🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình cây công nghiệp
Ebooks
Nhóm Zalo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
HÀ THỊ THANH ĐOÀN (CHỦ BIÊN)
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TOÀN, ThS. NGUYẺN thị cam m ỹ,
ThS. PHAN CHÍ NGHĨA, ThS. HOÀNG THỊ LỆ THU
Giáo trình
CÂY CÔNG NGHIỆPa NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
- , 03-59
MẢSÓ: —— r — r ĐHTN-2017
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Că\' Công nghiệp nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỳ thuật trồng một số cây công nghiệp chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ngành khoa học cây trồng.
Giáo trinh được kết cấu thanh hai phần, chia làm 6 chuơng. Các chương cụ thể được phân công biên soạn nhu sau: Chương 1: TS. Hà Thị Thanh Đoàn, ThS. Nguyễn Thị cẩm Mỹ; Chương 2: ThS. Nguyễn Thị Cẩm Mỹ; Chương 3: ThS. Hoàng Thị Lệ Thu, TS. Hà Thị Thanh Đoàn; Chương 4: ThS. Phan Chi Nghĩa; Chương 5: PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn, TS. Hà Thị Thanh Đoàn; Chương 6: TS. Hà Thị Thanh Đoàn.
Giáo trình là sự tồng hợp những kết quà nghiên cứu đạt được ữong thời gian qua của nhóm tác giả. Bên cạnh đó, để hoàn thành nội dung giáo trình, chúng tôi đã khai thác, tham khảo tài liệu, cập nhật các kết quả nghiên cứu mới cững nhu tình hình sàn xuất các cây công nghiệp chính trên thế giới và Việt Nam. Hy vọng giáo trình không chi cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ữong trường mà còn có thể giúp ích cho các nhà nghiên cứu, ngirời sản xuất và độc giả quan tâm.
Trong quá trình bicn soạn giáo trinh, các tác giả nhận được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vuơng, sự tham gia tích cực và những gợi ý khoa học rất quý báu cùa tập thể bộ môn Trồng trọt, các nhà khoa học trong và ngoài trường. Giáo trình đuợc hoàn thành với sự nỗ lực lớn cùa tập thể tác giả, nhưng chắc chắn không ừánh khỏi những thiếu sót, rất mong được sụ đóng góp ý kiến của bạn đọc ữong quá trinh sừ dụng tài liệu này.
Tập thể tác giả
3
PHẦN I
CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY
Chương 1
CÂY ĐẬU TƯƠNG
1.1. Giá trị kinh tế, tình hình sản xuất đậu tưong trên thế giói và Việt Nam
1.1.1. Giá trị kinh tế của cây đậu tương
Đậu tương (Glycine max (L) Merr.) còn gọi là đậu nành là một cây ữồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Đậu tương được coi là cây trồng chiến lược của thời đại, là cây đứng đầu trong các loại đậu đỗ làm thức ãn cho người và gia súc. Sản xuất đậu tương mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế nông nghiệp của các quốc gia. Vì thế cây đậu tương được gọi là "Ông hoàng trong các loại cây họ đậu".
Đậu tương là một loại hạt giàu protein, glucid, lipid, muối khoáng và vitamin. Do đó trong công nghiệp thực phẩm, đậu tương được xem là một nguyên liệu quan ữọng để sản xuất dầu thực vật và các sản phẩm lên men.
Đậu tương là nguyên liệu chế biến dầu thực vật, làm bánh kẹo, sửa đậu nành, làm rương,... đồng thời cũng là nguyên liệu quan trọng để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Trong đậu tuơng có hợp chất tuơng tự như kích thích tố nữ estrogen mà nhiều nghiên cứu khoa học cho biết là có hiệu quà trong việc ngừa và trị một số bệnh. Đó là hợp chất isoílavones. Nhiều nghiên cứu cho thày 4
đậu tương chứa nhiều isoílavone và được coi là thực phẩm gia tăng nữ tính và bảo vệ phụ nữ giảm các chứng bệnh như: Tim mạch, rối loạn tiền mân kinh, ung thư và loãng xương... vì vậy đậu tương còn được mệnh danh là “thần dược” của phụ nừ.
Trong hạt đậu còn chứa sắt, canxi, phốt pho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hóa. Vitamin trong đậu tương có nhiều nhóm B, đặc biệt là vitamin B], B2. B3, B6, vitamin A, vitamin E, vitamin K, vitamin D, vitamin c... Từ hạt đậu tuơng người ta chế biến ra nhiều loại thực phẩm khác nhau (trên 600 loại) như giá, đậu phụ, sữa đậu nành, tương, xi dầu, bánh, kẹo, patê,... Hạt đậu tương chứa nhiều đạm nên được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á châu. Tại Nhật Bản, Trung Quốc 60% đạm tiêu thụ hàng ngày đều do đậu tương cung cấp.
Trong công nghiệp, dầu đậu tương còn được sử dụng làm xi, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo, len nhân tạo, thuốc trừ sâu,... nhưng chủ yếu đậu tương được dùng để ép dầu. Hiện nay trên thế giới đậu tương là cây đứng đầu về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu tương chiếm 50% tồng lượng dầu thực vật.
Trong chăn nuôi, từ hạt và khô dầu đậu tương được dùng làm thức ăn gia súc, chiếm 60% giá trị toàn bộ thức ăn có đạm. Đối với sản xuất nông nghiệp, cây đậu tuơng là cây trồng có ý nghĩa ừong hệ thống canh tác, luân canh tăng vụ và cải tạo đất. Thân, lá đậu tương có hàm lượng đạm cao (trong thân chiếm 0,05%, trong lá 0,19%, Nguyễn Danh Đông,
1982). Các nghiên cứu cho thấy sau mỗi vụ trồng, đậu tương để lại trong đất khoảng 30kg đạm urê và từ 5 - 8 tấn chất hữu cơ. Ngoài ra đậu tương còn là vị thuốc chữa bệnh có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột, làm thức ăn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường, thấp khớp, người mới ốm dậy....
5
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong lOOg hạt đậu tương Chì tiêuHàm lưọng
dinh dưỡngChỉ tiêuHàm lượng
dinh dưỡng
Năng lượng 446 kCalo Histidin 1,097 g Cacbonhydrat 30,160 g Alanin 1,915 g
Đường 7,330 g Axit Aspartic
Chất xơ 9,300 g Axit Glutamic
5,112 g 7,874 g
Chất béo 19,940 g Glycine 1,880 g Chất béo bão hoà 2,884 g Proline 2,379 g Chất béo bão hoà 4,404 g Xerin 2,357 g đơn
Chất béo bão hoà 11,255 g Nuớc 8,540 g đa
Protein 36,490 g Vitamin A lng (0%) Tryptophan 0,591 g Vitamin B6 0,377mg (29%) Threonine 1,766 g Vitamin Bi2 0 ng (0%) Isoleucine 1,971 g Vitamin c 6,0 mg Leucine 3,309 g Vitamin K 47 |ig (45%) Lysine 2,706 g Canxi 277 mg (28%) Methionine 0,547 g Sät 15,70 mg (126%) Phenylalanine 2,122 g Magie 280 mg (76%) Tyrosine 1,539 g Phot pho 704 mg (101%) Valine 2,029 g Kali 1797 mg (38%) Argine 2,029 g Natri 2 mg (0%) Aspartic 3,153 g Kẽm 4,89 mg (49%)
Nguồn: ƯSDA Nutrient database
6
1.1.2. Tĩnh hình sản xuất cây đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây ừồng lấy dầu quan ttọng bậc nhất trên thế giới, về mặt diện tích đậu tương đứng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và ngô. Với khã năng thích ứng rộng và có giá trị kinh tế cao nên đậu tương được trỏng rộng rãi khắp các châu lục. Hiện nay có 78 nước trong đậu tương nhưng chù yếu tập trung ờ Châu Mỹ (73,03%), Châu Á (23,15%).
Bảng 1.2. Tinh hình sản xuất đậu tương trên thế giới giai đoạn 2010 - 2014
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha)Sản lượng (triệu tấn)
2010 102,84 2,57 264,96 2011 103,861 2,51 261,62 2012 105,48 2,29 241,73 2013 111, 16 2,48 277,67 2014 117,55 2,60 306,51
Nguồn: FAOSTAT, 2016
Diện tích đậu tương tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Argentina và Ấn Độ, ừong đó riêng nước Mỹ thường chiếm 1/3 diện tích đậu tương của toàn cầu (gần 31 tnệu ha hằng năm). Xu thế diện tích ừồng đậu tương ữên thế giới gia tăng trong thời gian tói do nhu cầu sử dụng của con người tăng nhanh, trong đó có diện tích sử dụng các giống biến đổi gen (GMO).
1.1.3. Tinh hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Cây đậu tuơng được trồng ở nước ta từ rất sớm, qua mấy nghìn năm nó luôn gắn liền với nền sàn xuất nông nghiệp. Cho đến nay, đậu tương vẫn giữ một vai trò quan trọng, đứng thứ 3 sau lúa và ngô về diện tích.
7
Thời gian gần đây, duới áp lực nhập khẩu đậu rương với số lượng lớn có giá thành thấp và thuận lợi trong vận chuyển. Diện tích đậu tương cùa Việt Nam bị sút giảm nghiêm trọng. Năm 2012, diện tích đậu tương Việt Nam chi đạt 119,6 nghìn ha, năng suất 14,4 tạ/ha, sản lượng 168,2 nghìn tấn; so với năm 2010 diện tích gieo trồng cà nước bị giảm gần 80 ngàn ha, và sản lượng giảm 130,4 ngàn tấn (Niên giám thống kê, 2013).
Bảng 1.3. Tinh hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 201 s NămDiện tích
(nghìn ha)Năng suất (tạ/ha)Sản lượng
(nghìn tấn)
2010 197,8 15,1 298,6 2011 181,1 14,7 266,9 2012 119,6 14,5 173,5 2013 117,2 14,4 168,2 2014 110,2 14,3 157,9 2015 100,8 14,5 146,4
(Nguồn: Tồng cục thống kê, 2016)
Diện tích giảm, năng suất thấp, nên nguồn nguyên liệu thiếu trầm ừọng. Hằng năm Việt Nam phải nhập nguồn nguyên liệu để chế biến dầu thực vật và thức ăn gia súc với tổng giá trị lên đến 3,7 tỷ USD, ữong đó ricng khô dầu đậu tương đa có 2,7 triệu tấn (tucnig đương 5,4 triệu tấn
hạt, cao gấp 15 lần so với sản lượng sản xuất đuợc tại Việt Nam) chủ yếu từ Mỹ và Arghentina.
1.2. Cơ sở sinh vật học và yêu cầu sinh thái của cây đậu tương 1.2.1. Nguồn gốc, phân loại
1.2.1.1. Nguồn gốc
Cây đậu tương (đậu nành) là một loại cây trồng đã có từ lâu đời, nguồn gốc từ Đông Á. Căn cứ vào “Thần nông bản thảo kinh” và một số
8
di tích cổ như hỉnh khắc trên đá, mai rùa... thi cây đậu tương được con người biết đến cách đây khoãng 5000 năm.
Dựa vào sự đa dạng về hình thái của hạt, Fukuda (1933) và nhiều nhà khoa học đã thống nhất rằng cây đậu tương có nguồn gốc từ vùng Mân Châu (Trung Quốc) xuất phát từ một loại đậu tương dại, thân mảnh, dạng dây leo, có tên khoa học là Glycile Soja Sieb và Zucc. Từ Trung Quốc đậu tương được lan truyền dần ra khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản vào khoảng 200 năm trước công nguyên, đậu tương được đưa vào Triều Tiên và sau đó phát triển sang Nhật. Đến giữa thế kỳ 17 đậu tương đuợc nhà thực vật học người Đức Engellbert Caempler đua về Châu Âu và đến năm 1954 đậu tương mới được du nhập vào Hoa Kỳ.
1.2.1.2. Phân ¡oại
Cây đậu tương có tên khoa học là Glycine max ( L) Merrill thuộc bộ đậu (Fatales), họ đậu (Fabaceaej, họ phụ cánh bướm (Leguminosae). Đậu tuơng là cây trồng rất đa dạng, để phân loại người ta căn cứ vào 7 loại đặc điểm hình thái quan trọng:
Màu sắc hoa: Có 2 nhóm hoa trắng và hoa tím
Lông ừên thân: Có 2 loại là lông ứắng và lông vàng nâu Hình dạng hạt: Hình tròn hoặc hình thon
Màu sắc hạt: Có 5 loại là vàng, xanh, nâu, đen và đốm
Độ lớn của hạt: Căn cứ vào trọng lượng và độ lớn của hạt để phân biệt Màu sắc rốn hạt: Rốn nâu hay đen, cùng màu hay khác màu vói hạt Hinh dạng lá chét: Có hình trứng, thon, dài, nhọn, luỡi mác.... 1.2.2. Đặc điểm thực vật học
1.2.2.1. Bộ rễ và sự hình thành nốt sần
Rễ đậu tuơng thuộc loại rễ cọc gồm có một rễ chính và các rễ bên. Rễ chính ăn nông, đặc biệt trong điều kiện tầng canh tác dày, tơi xốp và khô ráo, bộ rễ đậu tương có thể ăn sâu tói 150cm. Rễ chính xuất hiện sau
ữồng từ 1 - 2 ngày, đến ngày thứ 4 - 5, từ vị trí cách đầu rễ chính khoảng 4 - 5cm sẽ phát sinh các rễ phụ còn gọi là các rễ bên. Rễ bên tiếp tục phân nhánh thành nhiều cấp tạo nên một mạng lưới rễ dày đặc. Rễ bên phân nhánh theo chiều ngang, trong điều kiện thuận lợi có thể phát triển rộng ra 4 phía xung quanh.
Quá trình phát triển của bộ rễ có thể phân ra làm 2 thòi kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Phát triển lớp rễ đầu tiên, thời kỳ này rễ cái và rễ phụ đầu tiên phát triển mạnh kéo dài ra và sinh nhiều rễ con. Thời kỳ này thường kéo dài từ 30 - 40 ngày sau mọc.
- Thời kỳ thứ hai: Lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, rễ con không nhú ra nữa thậm chi có một số rễ con khô đi. Lúc này gốc thân gần cổ rễ các rễ phụ nhỏ kéo dài ra và phát triển cho tới khi gần thu hoạch, số lượng có thể 30 - 40 rễ phụ ăn ờ phía gần mặt đất. Lớp rễ này có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thân, lá và làm quả. Trong kỹ thuật ừồng nên chú ý thòi kỳ này, cần vun đất sao cho lớp rễ này phát triển mạnh.
Trong suốt quá trình sống, bộ rễ đậu tương phát triển không ngừng và đạt cực đại cả về thể tích lẫn khối lượng vào thời kỳ quả mẩy, sau đó giảm dần và ngừng lại trước khi hạt chín sinh lý. Bộ rễ phát triển mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào đặc tính giống, tính chất đất, kỹ thuật làm đất, lượng phân bón, loại phân bón,...
Một đặc điém hết sức quan ừọng cần lưu ý là ữên trên rề cây đậu tương có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn Rhizobium japonicum có khả năng cố định đạm của không khí tạo thành đạm dễ tiêu. Trong một nốt sần có khoảng 3 - 4 tỷ vi sinh vật, mà ta chi có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi phóng đại 600 - 1000 lần (Ngô Thế Dân, 1999). Vi sinh vật thuờng có dạng hình cầu hoặc hình que.
Nốt sần ở rễ đậu tương thường tập trung ờ tầng đất 0 - 20cm, từ 20 - 30cm nốt sần ít dần và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặc không có.
10
Ban đầu, vi khuẩn nốt sần tồn tại trong đất. Khi có rễ đậu tương, rễ tiết ra một số chất như đường Glactoza, axít Ưronic có tác dụng hấp dẫn vi khuân. Vi khuân xâm nhập qua màng lông hút, đến nội bì, chúng sinh sản làm cho tế bào rễ phân chia mạnh và phình to ra tạo nên nốt sần. Nốt sần bắt đầu được hình thành khi cây có 2 - 3 lá thật (sau trồng 1 0 -1 5
ngày) và đạt đinh cao ờ thời kỳ ra hoa. Nốt sần tập trung chủ yếu ờ tầng đất mặt, càng xuống sâu càng ít. Tại đây diễn ra quá trinh cố định đạm, nitơ phân ÚT cua không khí được khử thành NH3 nhờ sử dụng năng lượng hô hấp các sản phẩm quang hợp chuyển từ lá vào nốt sần. NH3 tò nốt sần được chuyển lên lá và các bộ phận quan trọng khác đặc biệt là quả, hạt. Quá trình từ khi vi khuẩn nốt sần xâm nhập đến khi nốt sần bat đầu có khà năng cố định đạm diễn ra trong vòng 30 ngày và tiếp tục cố định N2 ừong vòng 20 - 30 ngày tiếp theo cho đến khi nốt sần bắt đầu thoái hoá, vỡ ra, trả lại vi khuẩn nốt sần và đạm cho đất.
Nốt sần có hai loại là nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu. Nốt sần hữu hiệu là những nốt sần to, bên trong có chứa dịch màu hồng hoặc nâu đỏ mới có khả năng cổ định đạm. Dịch màu hồng đó có tên là Leghemoglobin chất này có vai ừò vận chuyển, cung cấp oxi cho quá trình cố định đạm. Sự cố định đạm cùa nốt sần đáp úng được 40 - 70% nhu cầu đạm của cây
Tuy nhiên giai đoạn vi khuẩn mới xâm nhập vào rễ (khi cây có 2 - 3 lá thật) vi khuẩn mang tính chất ký sinh vỉ chúng chưa đồng hoá được đạm do đó cây non có thể bị dừng sinh trưởng hoặc có biểu hiện lá vàng và yếu đi, cần phải bổ sung đạm cho cây ờ giai đoạn này.
1.2.2.2. Thân, cành, ì á
Các loài đậu tương ữồng ừọt đều thuộc loại thân thảo, một số dạng đậu tương hoang dại có thể có dạng thân bò, leo. Thân có tiết diện ừòn, khi còn non, thân có màu xanh hoặc tím, màu sẳc thân có tương quan chặt chẽ với màu sắc hoa, thân xanh hoa ữắng, thân tím hoa tím. Trên thân có nhiều lông tơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình thoát hơi nước và ngăn chặn sâu, bệnh xâm nhập.
Trên thân có nhiều lóng và đốt, tại mỗi đốt mang nhiều mầm. Tại các mầm có thể phát triển thành mầm cành, lá và mầm hoa. Tại vị trí nách lá có thể có cả cành, lá, hoa và sau này phát triển thành quà.
Chiều cao thân chính, số đốt và khả năng phân cành biến động lớn tuỳ theo đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện kỹ thuật chăm sóc. Các giống khác nhau, chiều cao thân chính, số đốt và khả năng phân cành khác nhau.
Cành đậu tương mọc ra từ các đốt ứên thân, tại vị trí nách lá. Sau khi trồng 20 - 30 ngày đậu tương phân cành, tập trung ở các đốt 2, 5, 6 cành mọc khoé nhất, số cành trên thân phụ thuộc vào giống, mật độ và thời vụ trồng. Giống chín sớm gieo vụ xuân chi có 1 hoặc 2 cành, giống chín muộn gieo vụ hè có thể có từ 4 đến 10 cành. Phân cành là phương thức tự điều chinh mật độ của cây đậu tuơng, trong trường hợp quần thể thiếu cây hoặc cây non bị mất ngọn do sâu hại thì 2 cành ờ nách lá mầm sẽ phát triển thành 2 thân mới làm cho năng suất đậu tương không bị ảnh hưởng nhiều.
Lá đậu tương gồm 3 loại: Lá mầm, lá đơn và lá kép (lá thật)
Lá mầm (lá song tử diệp), xuất phát từ hạt mầm, có tác dụng hút nước kích thích hạt nảy mầm và quang hợp nuôi cây trong giai đoạn mọc mầm, lúc đầu lá mầm có màu trắng, sau chuyển sang màu xanh lục, rồi vàng và teo rụng.
Lá đơn (lá nguyên) gồm 2 lá mọc đối xứng nhau ở đốt thứ 2, đây là các lá thật chưa hoàn chinh, chi có một lá chét. Lá đơn có khả năng quang hợp và bổ sung sản phẩm dinh dưỡng từ quang hợp cho cây. Lá đơn to, xanh, bóng biểu hiện về sau cây sinh trường khoè.
Lá kép (lá thật): Mỗi lá kép có 3 lá chét, cá biệt có 4, 5 lá chét. Lá kép mọc so le, mặt lá thường có nhiều lông ừắng. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khòe nhưng thường cho năng suất thấp. Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hcm. số lượng lá kép nhiều hay ít, diện
tích lá to hay nhò chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào thời vụ gieo ữồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào giữ vai trò chủ chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì quả ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép.
1.2.2.3. Hoa, qua, hạt
Hoa đậu tương thường mọc thành từng chùm ờ nách lá hoặc ngọn, mỗi nách lá mang một chùm hoa. mỗi chùm từ 2 - 5 hoa, hoa có màu tím hoặc màu ừắng. Hoa đậu tương rất bé, dài từ 6 - 7 mm, thuộc loại hoa lưỡng tính tự thụ, tỷ lệ tạp giao tự nhiên thấp 0,5%. Quá trình thụ phấn được tiến hành trước khi hoa nở vì vậy mà đậu tương rất khó bị thoái hoá giống. Hoa nở từ 8h sáng đến 12h trưa, mùa hè nở sớm hơn mùa đông.
Quả đậu tương thuộc loại quà giáp, hơi cong, bên ngoài có nhiều lông bao phủ. số quả ứên cây tuỳ thuộc theo giống, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc, mỗi cây có từ 10 - 500 quả thường từ 30 - 50 quả. Mỗi quả có từ 1 - 4 hạt, trung bình 2 - 3 hạt, khi chúi quả tự mở, làm hạt rơi xuống đất. Quả đậu tương khi mới hình thành có màu xanh, khi chín quà chuyển sang màu vàng tươi hoặc màu vàng xám, cuối cùng quả mang màu sắc đặc trưng cho giống, có thể có màu vàng rơm, vàng đậm, nâu nhạt hoặc nâu đen. Trên quả cũng có lông, có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập cùa sâu, bệnh hại.
I lạt đậu lưưng có nhiều màu sắc kliác Iiỉiau nhu: Màu vàng, xanh, đen hoặc nâu... Hình dạng hạt, kích thước hạt và khối lượng hạt cũng khác nhau, hạt có thể hình bầu dục, hình tròn dẹt,...
Hạt đâu tương gồm vỏ hạt, hai lá mầm và phôi, hai lá mầm chiếm 90% trọng lượng hạt, ừên vỏ hạt có lỗ thông khi gọi là rốn hạt, rốn hạt càng lớn hạt càng khó bảo quản và dễ mất sức này mầm. Rốn hạt có nhiều màu sắc khác nhau: Màu trắng, màu nâu đậm, nâu đen hay hồng nhạt. Hạt có thể nhăn hay ứơn, hạt có thể nứt vò, hay không nứt vỏ đều phụ thuộc vào giống.
13
1.2.3. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây đậu tương
Sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương được chia thành 2 giai đoạn lớn là giai đoạn sinh tnrờng sinh dưỡng (V) và giai đoạn sinh trường sinh thực (R).
Giai đoạn V lại được chia thành các thời kỳ nhò: VE, VC, VI, V2, V3,....V(n). Ờ giai đoạn V, sau thời kỳ v c là các thời kỳ còn lại được đánh số thứ tự của lá ữên cùng đã phát triển đầy đủ. Một lá được coi là phát triển đầy đủ khi phía trên nó, ờ đinh sinh trường đã xuất hiện lá non thường không bao giờ dài hơn lá trường thành. Những thời kỳ V mới xuất hiện cứ sau 5 ngày một từ v c đến V5 và khoảng 3 ngày một từ V5 đến R5, sau đó sự phát triển diễn ra nhanh chóng khi số lá đạt mức tối đa. Thời kỷ cuối cùng của giai đoạn V được ký hiệu là V(n), trong đó n là số lá cuối cùng đặc trưng cho giống, n sẽ giao động tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 1.4. Các giai đoạn phát triển của cây đậu tương
Giai đoạn sinh trường sinh dưỡng Giai đoạn sinh trưởng sinh thực VE Náy mầm RI Bắt đầu ra hoa v c Mọc mẩm R_2 Ra hoa rộ
VI Lá thật thứ nhất R3 Hình thành vò quả V2 Lá thật thứ hai R4 Vỏ quả phát triển đẩy đủ V3 Lá thật thứ ba R5 Hình thành hạt R6 Quả mẩy
R7 Quả bắt đầu chín
Vn Lá thật thứ n R8 Quả chín hoàn toàn 14
1.2.3.1. Thời kỳ nay mầm - mọc
Đây là thòi kỳ đầu tiên ữong chu kỳ sống của cây. Hạt đậu tương bắt đầu này mầm khi nó hút được một lượng nước bàng khoảng 50% ừọng lượng hạt. Khi hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động sinh trường, sau đó mầm mọc lên khôi mặt đất nhờ sự duỗi ra của vòng cung của trục dưới lá mầm, lá mầm xoè ra. Thời kỳ này cây con sống chù yếu nhờ vào nguồn dinh dưỡng dụ trữ trong 2 lá mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm chuyển sang màu vàng rồi teo rụng đi. Thời kỳ này kéo dài từ 5 - 7 ngày trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Trong điều kiện nhiệt độ thấp và khô hạn, thời kỳ này kéo dài từ 10 - 15 ngày.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống liên quan nhiều tói mật độ thực tể vì vậy ứong thời kỷ này cần chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, nhưng không quá mịn dễ dẫn tới hiện tượng bí, dí khi gặp mưa.
Độ sâu gieo hạt tuỳ ẩm độ đất. Đa số các trường hợp đậu tuơng thường gieo ờ độ sâu 2,5 - 3,0 cm. Vụ xuân hạt giống cần được gieo sâu, lấp đất chặt đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, nếu khô hạn, khi gieo cần tưới nước. Vụ hè thu và vụ đông do đầu vụ thường có mua, cần gieo nông để tránh gây thối hạt
Bón lót đầy đủ đặc biệt là ưong vụ xuân, không nên bón phân quá gần hạt giống có thể ảnh hưởng tới sức nảy mầm.
1.2.3.2. Thời kỳ cây con (VI - V6)
Được tính từ khi lá thật đầu tiên xuất hiện đến khi ra hoa đầu tiên, tương ứng với các thời kỳ từ VI - V6. Ờ thòi kỳ V2, rễ bên phát triển mạnh, nhanh chóng đạt đến độ dài 15 cm và bắt đầu có sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium japonicum và hình thành nốt sần. Ờ một số điều
15
kiện, sự hình thành nốt sần có thề diễn ra ngay sau VE, nhưng sự cố định đạm sẽ chi bắt đầu ở thời kỳ V2 - V3.
Buớc sang thòi kỳ V5, trên cây có khoảng 5 lá thật, bắt đầu có hiện tượng phân hoá để hình thành các mầm hoa từ các chồi nách ữên các đốt thân. Trong tự nhiên, chồi nách ngăn cản sinh trường chồi ngọn, tuy nhiên chồi này có thể phát triển thành cành, chùm hoa, từ đó tạo thành quả hoặc nó có thể tồn tại ở ữạng thái ngủ. Cây ờ thời kỳ V6 lá mầm và lá đơn có thể bị hoá già và rụng. Mất 50% lá ờ thời kỳ V6 làm giảm 3% năng suất.
Thời kỷ này dài hay ngắn tuỳ thuộc từng giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh, trung bình kéo dài từ 30 - 40 ngày.
Trong thời kỳ này, nếu khô hạn cây sinh trưởng kém, lá nhò, cây thấp. Nếu độ ẩm quá cao, thiếu oxi, rễ hoạt động kém. Ánh sáng yếu, lóng vươn dài, cành ít, thân có xu hướng leo, năng suất thấp. Vì vậy phải xới xáo kịp thời, cung cấp oxy cho vi khuẩn hoạt động. Bón thúc phân sớm khi cây được 2 - 3 lá thật, cung cấp đầy đủ độ ẩm, ánh sáng. Giai đoạn cây con thuờng mắc bệnh bệnh lờ cổ rễ, sâu đục thân, giòi đục thân, sâu ăn lá,... cần chú ý phòng trừ kịp thời.
1.2.3.3. Thời kỳ ra hoa, làm quả và hình thành hạt (Rl - R6)
Thời kỳ ra hoa của cây đậu tương được bắt đầu kể từ khi hoa đầu tiên đến khi hoa cuối cùng xuất hiện trên cây. Khác vói một số cây khác, cây đậu tương khi đã ra hoa các bộ phận khác vẫn tiếp tục sinh trướng và phát triển.
Thời kỳ bắt đầu ra hoa (Rl) tuơng đương với thời kỳ V7 - V10 (ừên cây có 7 - 10 lá đã phát triển đầy đủ). Quá trình nở hoa bắt đầu từ đốt thứ 3 - đốt thứ 6 của thân chính, phụ thuộc vào thời kỳ V ở thời điểm ra hoa và diễn biến ra hoa để từ đó sự ra hoa hướng lên hay huớng xuống. Sự nở hoa ữên cành bắt đầu nở hoa muộn hơn vài ngày so với thân chính. Sự ra hoa và tạo quả hầu hết xuất hiện ờ chùm sơ cấp. Chùm hoa thứ cấp có thể phát triển bên cạnh chùm hoa sơ cấp ữong cùng 1 nách lá.
16
Giữa thời kỳ R2 - R3 xuât hiện nhiều hoa kém sức sống và việc ra hoa hoàn tất ơ R5 ơ thời kỳ RI tốc độ tăng trương cua rễ theo chiều thane dime tăng lẽn một cách nhanh chóng, sự tănẹ trương này ơ mức tương đối cao vào thời kỳ R4 - R5. Giai đoạn này diễn ra cùng VỚI quá trình phát triẻn theo chiều neans cua rễ thứ cấp và lône hút troniz phạm vi từ 0 - 25cm
Thời kỳ ra hoa rộ (R2), thuộc thòi kỳ V8 - V12 cua giai đoạn phát triẻn thân lá. ơ thời kỳ này, cây chi tích luỹ được 25% tông lượng chất khỏ và tạo ra khoảng 50% tổng số lá trươne thành. Nó cũng đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ tích luỹ một tỳ lệ chất khô và dinh dưỡng nhanh và đều đặn cho tới cuối thời kỳ R6. Sự tích luỹ lúc đầu diễn ra ờ các bộ phận dinh dưỡng (thân, lá, cuống lá và rễ). Nhưng sau đó vật chất chuyển vào quả và hạt để chửng tăng trường, lúc này cây kết thúc sinh trường thân lá. Trong thời hoa rộ, tốc độ cố định đạm của nốt sần cũng tăng lên nhanh chóng ờ R2.
Thời kỳ kết thúc nờ hoa và hình thành vỏ quà (R3), thuộc giai đoạn V I1 - V I7. Thòi kỳ này diễn ra cùng lúc các quá trình phát triên vỏ quả, hoa bị héo, hoa nở và quá trình hình thành nụ. Quá trình phát triển ờ những đốt thấp, nơi mà những hoa đầu tiên nờ. Những điều kiện bất thuận nhu: Nhiệt độ cao, thiếu hụt ẩm độ ứong thời kỳ này đều sẽ làm giảm đáng kề năng suất.
Tông thời gian ra hoa có thê kéo dài 20 - 30 ngây tuỳ vào giống, vào thời kỷ nở hoa rộ (R2) có thể đạt 5 - 7 hoa/cây/ngày, thời kỷ cuối có thể nở 1- 2 hoa/cây/ngày. Đậu tương ra hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ, vĩ độ (chủ yếu là độ dài ngày). Nở hoa ữong thời gian dài là đặc tính có lợi cúa cây đậu tương. Vì khi hoa nở gặp những điều kiện không thuận lợi làm rụng hoa thi những đợt hoa sau có khâ năng bồ sung. Tuy nhiên hoa nờ vào đợt hoa rộ cho số hoa hữu hiệu cao. Giống chín sớm trong vụ hè sau mọc 30 ngày ra hoa, giống chín muộn 45 - 50 ngày mới ra hoa. Vụ hè thời gian nờ hoa dài nhất 20 - 30 ngày, vụ đông thời
17
gian nở hoa ngắn nhất 1 2 -2 0 ngày, vì vậy vụ đông cần trồng và chăm sóc ngay sau khi cây ra lá thật.
Có 2 nhóm ra hoa là ra hoa hữu hạn và ra hoa vô hạn:
Nhóm ra hoa hữu hạn, hoa thường nỡ từ những đốt giữa thân lên ữên rồi xuống dưới, khi ra hoa cây ngừng sinh trường về chiều cao, tận cùng đinh là một chùm hoa.
Nhóm ra hoa vô hạn, hoa nở tù duới lẽn ữên khi ra hoa cây vẫn tiếp tục sinh trường về chiều cao, quả của nó phân bố tương đối đều ữên thân.
Sau thụ phấn thụ tinh khoảng 5 - 7 ngày, quả được hình thành, lúc này tại một trong bốn lóng trên cùng của thân chính xuất hiện những chùm quả đầu tiên cùng với một lá kèm đã phát triển hoàn chinh, bắt đầu thời kỳ làm quả kết hạt (R4 - R6), quả mới hình thành có độ dài 0,5 - 0,7cm. Thời kỳ này tương đương với thòi kỳ V13 - V20 và được đặc trung bời việc tăng nhanh cùa quả, hạt bắt đầu phát triển.
Thời kỳ từ R4 - R5 là thời kỳ tích luỹ chất khô nhanh chóng vào quả. Một vài quả riêng lẻ ở những đốt quả phía duới trên thân chính đạt kích thước đầy đủ, nhưng nhiều quả sẽ đạt kích thước này ở thời kỳ R5. Quá trinh nờ hoa diễn ra sau cùng ở đinh của thân, ờ đó xuất hiện một chùm hoa. Chùm hoa này gồm nhiều hoa hợp lại và chúng không tách rời, quá trình nở hoa của các nhánh diễn ra sau cùng.
Thời kỳ R4 đánh dấu sự bắt đầu một thòi kỳ thiết yếu ữong sự phát triển của cây ữồng để hình thành nên năng suất. Sự khủng hoảng: Thiếu hụt độ ẩm, ánh áng, dinh dưỡng, sương giá, rụng lá,... xuất hiện từ R4 đến R6 sẽ làm giảm năng suất nặng hơn so với khủng hoảng xảy ra ở những thời kỳ khác. Năng suất giảm ở thời điểm này là kết quả của việc giảm tổng số quả trên cây cùng với việc số quả đậu ít hom.
Bước sang thời kỳ hình thành hạt (R5), tương đương với thời kỳ V15 - V23. Đặc trưng của thời kỳ này là sự tăng trường nhanh của hạt, chất dinh dưỡng được cung cấp cho hạt tăng trường. Giữa thòi kỳ R5 và R6 có có một vài sự kiện xuất hiện gần như diễn ra đồng thời. Khoảng
cuối R5 cây đạt cực đại về chiều ca, số đốt và diện tích lá; sự cố định nitơ ở múc cao bắt đầu giảm dần; hạt bắt đầu thời kỳ tăng trường nhanh, đều đặn đồng thời diễn ra quá trình tích luỹ chất khô và dinh dưỡng. Ngay sau thời kỳ này, chất khô và dinh dưỡng tích luỹ ở lá, cuống lá, thân cây đạt mức cực đại và sau đó bắt đầu chuyên dần tới hạt. Thòi kỳ này diễn ra nhanh và đều đặn, hạt tích luỹ chất khô cho tới cuối R6, suốt quá trinh đó khoảng 80% tổng lượng chất khô vủa hạt được thu nhận. Điều kiện khùng hoàng trong thời kỳ này cũng có thể làm giảm 70% năng suất.
Thời kỳ quả may (R6), nam trong thời kỳ V16 - V25. Thời kỳ này quà có màu xanh lục và đặc trưng bời độ rỗng cùa lỗ hổng trong quả, đồng thời quà có nhiều kích cỡ khác nhau. Tốc độ tăng truờng của quả và toàn bộ cây vẫn còn rất nhanh. Tốc độ tích luỹ chất khô và dinh dưỡng bắt đầu chậm lại sau R6. Cuối thời kỳ này chất khô được tích luỹ vào hạt và đạt tối đa ờ giai đoạn R7. Ngay sau R6 lá bất đầu úa vàng nhanh và rụng.
Thời kỳ ra hoa làm quả là thời kỳ đặc biệt quan trọng với cây đậu tương, mọi khủng hoảng đều diễn ra trong thời kỳ này và gây thiệt hại nghiêm trọng tới nàng suất. Trong thời kỳ này cần chú ý:
- Đảm bảo đủ ẩm độ tối thích cho cây sinh trường, thiếu nước cần tưới bổ sung ngay.
- Bón phân thúc sớm vào thời kỳ trước có ý nghĩa quan trọng trong thòi kỳ này. Bón sớm và đầy đủ giúp cân bàng hai quá trình sinh trường sinh dường và sinh trương sinh thực, cây S1IÜ1 truớng tốt, ra hoa, kết qua tập trung, tỷ lệ quả chắc lớn, năng suất cao. Nếu bón quá muộn, bón không đầy đù, cây chậm kết thúc sinh trưởng thân lá, cạnh tranh dinh dưỡng giữa sinh trường sinh dưỡng và sinh trường sinh thực trở nên gay gắt, hoa nở rải rác, quả chúi không tập trung, quả lép nhiều, năng suất giảm.
- Thời kỳ này thân chính sinh trưởng mạnh, cần v\m cao chống đồ cho cây đặc biệt ữong vụ hè, nếu thân chính sinh trưởng quá mạnh, có thể bấm ngọn để hạn chế sinh truởng sinh dưỡng, giúp cây nhanh ra hoa đồng thời tăng khả năng chống đổ.
19
- Thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời đặc biệt lcác đối tượng sâu bệnh hại quả.
1.2.3.4. Thời kỳ chín (R7 - R8)
Được tính từ khi lá và quả chuyển màu vàng đến khi chín khô (thu hoạch). Vào thời kỳ này, cùng với sự biến đổi hình thái bên ngoài của quả và hạt, thi bên trong hạt có sự biến đồi về mặt sinh lý, sinh hoá theo. Độ ẩm ữong hạt giảm nhanh từ 90% xuống khoảng 20%, lúc này lá khô, quả khô vàng; hàm Iuợng đạm, glucoza giảm dần ừong quá trình chúi, đồng thòi protein và lipid được tích luỹ, đạt tối đa vào lúc thu hoạch. Trong thòi kỳ này yêu cầu ẩm độ đất giảm xuống còn 60% để đậu tương chín nhanh và thuận lợi cho quá trình thu hoạch quả.
1.2.4. Yêu cầu sinh thái
1.2.4.1. Nhiệt độ
Là yếu tố khi hậu ảnh hường sâu sắc đến quá trình sinh trường và phát triển của cây đậu tương. Đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không chịu được rét, nó đòi hòi nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ thích hợp là 22 - 28°c với tổng tích ôn biến động từ 1.700 - 3.000°c tuỳ vào giống và thòi vụ gieo trồng. Tuy nhiên ở từng thòi kỳ khác nhau, đậu tương yêu cầu nhiệt độ khác nhau.
Thời kỳ mọc mầm nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30°c, nhiệt độ thấp 15 - 18°c làm giảm tỳ lệ mọc, thời gian mọc mầm kéo dài. Nhiệt độ thấp duới 10°c phải ngừng gieo đậu tương, do mầm hình thành sẽ bị chết rét. Nhiệt
độ cao trên 30°c bắt đầu có ảnh hường tới khả năng nảy mầm của hạt. Nhiệt độ trên 40°c, đặc biệt kèm theo điều kiện khô hạn, hạt đậu tương rất dễ mất sức nảy mầm, rễ mầm mới hình thành có thể bị thui chột trong quá trình phát triển.
Thời kỳ cây con cây đậu tương có khả năng chịu rét khá, ờ giai đoạn lá đơn, có thể chịu đuợc nhiệt độ dưới 0°c. Tuy nhiên nếu nhiệt độ thấp kéo dài, cây con sẽ sinh trường chậm hom, ra hoa muộn hơn.
20
Sự sinh trường của cây ữong thời kỳ trước ra hoa tương quan chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ cao ữên 40°c ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành đốt, sinh trương lóng, phân hoá hoa và vận chuyển chất dinh dưỡng về quả, hạt làm chất lượng hạt kém. Ờ nhiệt độ thích hợp từ 22 - 27°c, cây có nhiều đốt, cành, qua đó tăng số lượng quả và năng suất.
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hường tới quá trinh ra hoa và tạo quả ở đậu tương. Nhiệt độ thấp làm giảm tỷ lệ đậu quả, nhiệt độ thấp dưới 10°c ngăn cản quá trình phân hoá hoa, dưới 15°c làm cho quả không đậu. Nhiệt độ cao trên 30°c cũng dẫn đến hoa rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả ít. Nhiệt độ thích hợp cho ra hoa, đậu quả của đậu tuơng là 20 - 25°c.
Nhiệt độ ảnh hương tới quá trình quang hợp của cây. Cây quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 25 - 30°c. Quang hợp tăng cùng vói sự tăng cùa nhiệt độ từ 25 - 40°c và sau đó bắt đầu giảm dần, ữong khi đó hô hấp thường tăng ành huờng tới khả năng tích luỹ chất khô. Nhiệt độ thấp hơn 20°c cây giảm quang hợp, tuy nhiên hoạt động của nốt sần là tốt nhất. Nếu nhiệt độ cao trên 30°c, hoạt động của vi khuẩn Rhizobium
japonicum bị hạn chế. Nhiệt độ thấp dirói 20°c nốt sần hình thành ít.
Nhiệt độ còn liên quan đến khả năng hút nước, dinh dưỡng và khả năng vận chuyển các chất trong cây. Nhiệt độ thấp làm giảm sự hút nước cùa rễ, gây ra thiếu nước và giảm tốc độ ra lá. Các quá trinh này sẽ tiến hành thuận lọi khi nhiệt độ trên 15°c, dưới 15°c các quá trình này bị
đình ữệ.
Nhiệt độ tối ưu cho quá trinh chín của quả là 25°c vào ban ngày và 15°c vào ban đêm. Nhiệt độ quá cao trong quá trinh chín làm giảm chất lượng nảy mầm của hạt. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến chất luợng hạt trong quá trinh bảo quản. Nhiệt độ cao hạt hô hấp mạnh làm tiêu hao nhiều dinh dưỡng, hạt nhanh mất sức nảy mầm.
Có thể tóm tắt các yêu cầu nhiệt độ của cây đậu tương qua các thời kỷ sinh trưởng như sau:
21
Bàng 1.5. Yêu cầu nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng cùa cây đậu tuvng
Thòi kỳ Nhiệt độ thích hợp (°C)
Nhiệt độ tối thấp (°C)
Nhiệt độ tối cao (°C)
Gieo - mọc 25-30 5 -7 40 Cây con 22-27 8 - 10 40-42 Ra hoa 20-25 <15 30
Hình thành quả
20-25 <15 30
Quả chín 20-25 - -
1.2.4.2. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố sinh thái ảnh hường lớn đến hình thái cây đậu tương vì nó làm thay đổi thời gian nở hoa và chúi quả, do đó ảnh hưởng đến sinh trường và phát triển cùa cây, liên quan đến chiều cao, số đốt, số hoa, diện tích lá, làm ảnh hường lớn đến năng suất đậu tương. Cụ thể ánh sáng là yếu tố quyết định đến quang hợp, sự cố định đạm và sản lượng chất khô cũng như nhiều đặc tính phụ thuộc và quang hợp.
Phản ứng với ánh sáng của đậu tương thể hiện ờ hai mặt là độ dài chiếu sáng trong ngày và cường độ chiếu sáng.
- về độ dài chiểu sáng: Đậu tương thuộc cây ngày ngắn điển hìnhchi ra hoa được khi độ dài chiếu sáng ttong ngày cùa vùng ừồng nhỏ hơn trị số giới hạn của giống. Nếu thời gian chiếu sáng ữong ngày ít hơn 12 giờ thì mọi giống sau khi mọc 25 - 30 ngày đều ra hoa. Tuy nhiên các giống khác nhau phản ứng với độ dài chiếu sáng khác nhau. Các giống thuộc nhóm chín muộn phản ứng chặt chẽ với độ dài chiếu sáng. Trong điều kiện ngày dài của miền Bắc nước ta các giống này sẽ không ra hoa. Các giống thuộc nhóm chín sớm, chín trung bình thường phản ứng ít chặt chẽ hơn với độ dài ngày so với các giống chúi muộn. Giai đoạn trước khi
22
ra hoa gặp ánh sáng ngày ngắn làm cho cây rút ngắn thời gian sinh trường, giảm chiều cao cây và số đốt. Neu sau khi ra hoa gặp điều kiện ánh sáng ngày dài nhiệt độ không khí cao, đậu tương rụng quả ít hạt. Trong thực tế vẫn có thể ữồng đậu tương được 3 vụ/năm và trồng được nhiều noi là do có tập đoàn giống phong phú thích ứng với từng vùng và mỗi vụ có tập đoàn giống khác nhau.
- về cường độ chiếu sáng: Đậu tương thuộc cây C3, cây đạt bão hoánh sáng ờ cường độ 23.680 lux (20% ánh sáng mặt Ười buổi trưa). Quá trinh phân hoá mầm hoa khi cường độ ánh sáng đat ữên 1.076 lux. Chất lượng ánh sáng ảnh hương nhiều đến sinh truờng cùa cây. Cuờng độ ánh sáng mạnh, cây sinh trương tốt cho năng suất cao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cường độ ánh sáng giảm 50% so với binh thường làm giảm số cành, đốt mang quả và năng suất giảm 50%. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây bị che bóng (trồng xen), cây thường vươn lóng dài, cây có xu hướng leo, phân hoá ít hoa, ít quả. Vì vậy trong trường hợp ứồng xen, không nên trồng với mật độ quá dày.
1.2.4.3. Âm độ và lượng mưa
Lượng mưa và độ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu đối với sản xuất đậu tuơng. Theo Tô cẩm Tú và Nguyễn Tất Cảnh (1998) giữa lượng chất khô tích lũy của đậu tương Đông và lượng nước bốc hơi có liên quan tuyến tính rất chặt (r = 0,89 - 0,98).
a) Ẩm độ đất và lượng mua
Đậu tương là cây ữồng cạn, có khả năng chịu hạn, nhu cầu lượng mưa không lớn. Để tổng hợp đuợc 1 đon vị chất khô cày đậu tuơng tiêu thụ khoảng 250 - 300 đơn vị nước, ữong khi đó lúa mì lấy đi từ 300 - 600 đơn vị nước, lúa 500 - 800 đơn vị nước, hướng dương 500 - 600 đơn vị nước. Trong suốt quá trình sinh trường, cây cần lượng mưa 350 - 600mm và tập trung vào thời kỳ ra hoa làm quả. Thời kỳ này chiếm 2/3 tổng luợng nước cây cần trong suốt chu kỳ sống của minh.
23
Trong mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây đậu tương đòi hòi những giói hạn độ ẩm thích hợp khác nhau.
Thời kỳ nảy mầm và mọc mọc mầm: Đây là thời kỳ quan trọng mang tính chất quyết định tới các thời kỳ sinh trường của cây về sau. Đất đủ ẩm cây mọc đều và đảm bào mật độ gieo ữồng, ngược lại nếu khô hạn hoặc ngập úng rất dễ dẫn đến hiện tượng thối hạt và thiếu cây. Độ ẩm thích hợp cho đậu tương nảy mầm và mọc mầm tốt nhất nằm trong giới hạn 70 - 80%.
Thời kỳ cây con: Đây là thời kỳ diễn ra nhiều quá trình biến đổi sinh lý đặc biệt quá trình phân hoá mầm hoa, do đó ảnh hưởng tới số hoa nở. Thời kỳ này, cây đậu tương có khả năng chịu hạn tốt. Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trường cân đối là 60 - 65% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Đất bị hạn hoặc ngập úng đều làm cho tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại.
Thời kỳ ra hoa làm quả: Đây là thời kỳ khủng hoàng nước của cây đậu tương, thiếu nước ứong giai đoạn này gây ảnh hưởng nghiêm ữọng tới năng suất. Ờ thòi kỳ này, ứong cây diễn ra hai quá trình sinh trường (sinh tnrờng sinh dưỡng và sinh trường sinh thực), cây cần rất nhiều nước và chất dinh dưỡng. Do đó cần đáp ứng đầy đủ phân bón và nước tưới cho cây. Nếu hạn (độ ẩm đất dưới 60%) hoặc úng (độ ẩm đất trên 90%) ừong thời kỳ này cũng rất dễ dẫn đến rụng hoa, tỷ lệ đậu quả thấp, quả rung nhiều. Độ ẩm thích hợp là 70% - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Thời kỳ chúi: Lúc này hạt đậu tương tích luỹ đủ dinh dưỡng và bước vào trạng thái chín sinh lý, lượng nước trong quả và hạt giảm dần. Trong thời kỳ này, độ ẩm đất ảnh hưởng lớn tới quá trình chín quả. Độ ẩm 60 - 70% ữong thòi kỳ này sẽ giúp quả chín nhanh và thu hoạch thuận lợi..
b) Độ ẩm không khí
Khi đậu tương ra hoa nếu gặp thời tiết khô ráo, không có mua lớn, không có gió tây nóng thì quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra thuận lợi tỷ
24
lệ đậu quà cao. Thời kỳ tạo quả yêu cầu độ âm không khí tăng lên tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển vật chất từ thân lá về quà, hạt làm cho quà ữòn căng, trọng lượng hạt tăng, năng suất cao. Thời kỳ chín ẩm độ không khí giàm, thuận lợi cho quá trình chín và thu hoạch.
“Hoa khô, quà ẩm ăn to
Quà khô, hoa ẩm thì vò lấy cây”
Như vậy trong 3 vụ thì vụ xuân thuận lợi hơn cả, vụ hè bấp bênh do mua bão và có gió nóng, vụ đông cần gieo sớm, nếu gieo muộn năng suất thấp.
1.2.4.4. Đất trồng đậu tương
Đậu tương là cây trồng không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất có kết cấu khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, phù sa trẻ ven sông. Những loại đất chặt, đất bị đóng váng hay các loại đất nặng mất kết cấu nhu đất sét, đất thịt nặng đều có thể làm giảm khả năng mọc mầm và năng suất.
Đậu tương chịu mặn và chịu chua kém hơn nhiều cây ừồng khác, độ pH đất 5,5 - 6,5 thích họp nhất cho cây sinh trường tốt, đây cũng là giá trị thích hợp cho vi khuẩn nốt sần hoạt động và hình thành nhiều, thuận lợi cho quá trình cố định đạm. Các loại đất chua cần phải bón vôi để cải tạo. Với đất bạc màu, cần bón đầy đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Với vùng đất cát ven biến, có die trồng đậu tương đạt năng suất khá. Với đất phù sa ven sông, trồng đậu tương cho năng suất cao. Vùng đất đồi thấp ở trung du Bắc Bộ, nếu ữồng đậu tương phải bón thêm vôi, lân và cải tạo tốt vẫn có thể trồng đậu tương cho năng suất khá. Vùng đất bazan rất phù hợp cho cây đậu tương sinh trường, phát triển, trồng đậu tuơng sẽ cho năng suất rất cao.
1.2.4.5. Dinh dưỡng khoáng cần thiết đoi với đậu tương
Có 16 nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng của cây đậu tương. Trong đó 3 nguyên tố c, H và 0 là thành phần chù yếu ứong chất
25
khô và được hấp thụ dưới dạng C 0 2, H20 và 0 2 tự do ưong không khi. Những nguyên tố cần thiết khác là N, p, K, Ca, Mg, s, Fe, Mn Mo, Cu, B, Zn và Cl. Bên cạnh đó Co là nguyên tố có ích cho cố định N và cũng được coi là nguyên tố cần thiết (Ngô Thế Dân, 1999). Các nghiên cứu về sự hấp thụ NPK ở các giống đậu tương với tập tính sinh trường vô hạn cho thấy kiểu hấp thụ N, p và K ở trong cây giống nhau và sự tích luỹ tối đa của nó xảy ra ờ giai đoạn chúi sinh lý (Ngô Thế Dân, 1999). Với các giống đậu tương sinh trưởng hữu hạn, cho thấy tỷ lệ hấp thụ các chất khoáng N, p, K, Ca và Mg tăng dần qua các giai đoạn hình thành hạt. Tỷ lệ hấp thụ tối đa tương ứng của chứng là 7,7, 0,41, 0,46; 2,4 và 0,77 kg/ha (Ngô Thế Dân, 1999).
Cây đậu tương phản ứng ít đối với phân đạm, tuy nhiên bón phân đạm vẫn làm tàng năng suất, tỷ lệ đạm ừong hạt và hàm lượng protein chứng tỏ cố định N2 không đủ để cung cấp cho cây.
Lân đóng vai trò quan trọng hình thành và phát triển nốt sần ở đậu tương. Kali (K) tích lũy ừong lá, đỉnh sinh trưởng và hạt táng lên khi bón kali tăng, kali (K) rất cần cho sự phát triển của nốt sần. Đối với đậu tương tỷ lệ Ca: P: K tối thích là 2: 1: 1,5. Đậu tương có thể hấp thụ lân của các photphat khó tan như AIPO4, FeP04. Đậu tương có nhu cầu cao với s, vi vậy bón thêm s sẽ tăng năng suất đậu (Đỗ Ánh, 1965).
Trên nền đất chua, bón vôi là cần thiết. Bón vôi có tác dựng giảm nồng độ các chất độc hại như: sắt (Fe), nhôm (Al), mangan (Mn) đồng thòi cung cấp dinh dưỡng caxi cho cây.
Vai trò của các nguyên tổ vi lượng thường thể hiện rõ hay không tùy thuộc vào đặc tính đất. Trên đất giàu caxi (Ca) có hiện tượng thiếu sắt (Fe), phun phân bón lá có chứa các chất vi lượng hòa tan ờ dạng chellat có thể bổ sung sự thiếu hụt này, mangan cũng rất cần cho cây đậu tương nhưng nếu ừong đất dư thừa hoặc bón quá nhiều sẽ có hiện tượng ngộ độc mà cụ thể là lá biến dạng, màu vàng và có những mô bị chết.
26
1.3. Kỹ thuật trồng trọt
1.3.1. Giống đậu tưững
1.3.1.1. Lựa chọn giong theo kha năng thích hợp
Giống đậu tương ở Việt Nam rất phong phú gồm các giống địa phương, giống nhập nội, giống chọn tạo trong nước bằng các phương pháp di truyền như lai hữu tính, đột biến thực nghiêm, do vậy có những giống thích hợp cho vụ lạnh (thu đông, đông xuân), có những giống thích hợp cho vụ nóng (hè, hè thu), trong các năm gần đây đã chọn tạo được bộ giống thích ứng rộng có thể trồng được 3 vụ/năm.
a) Nhóm giống chịu lạnh
Gồm các giống nhập nội như V74 (ĐT74), AK02, AK03, AK04, AK05, VX92, VX93, giống chọn tạo trong nước: DN42, ĐT92, TLA57, 98-04, ĐT2000, ĐT26, Đ2101..., ngoài ra còn có các giống địa phương như: Vàng xanh Hà Giang, Vàng Mường Khương, Xanh Bắc Hà).
b) Nhóm giống chịu nóng
Ờ các tinh phía Bắc gồm có các giống chủ yếu nhu ĐH4 (ĐT76), M103, ĐT80, Lơ Hà Bắc, Cúc, Đậu Lạng...
Ờ phía Nam có các giống: HL25, MTĐ176, HL92, G87-5, OMON 25- 20, OMDN 16-4, OMDN 22-11, OMDN 21-75, OMDN 16-5-2, VDN 1, TN12, Bông Trắng (Đắk Nông) và CM 60.... Các nhóm giống này thích ứng hẹp, thích hợp chuyên cho từng mùa vụ, vùng sinh thái, năng suất cao vào vụ lạnh hoặc vụ nóng nhưng kém ổn định ừong điều kiện khí hậu biến đổi cực đoan (nóng, lạnh, hạn, mưa úng, sâu bệnh), ở phía Bắc khỏ nhân giống, giá thành sản xuất giống cách vụ cao làm tăng giá trị đầu vào nên khó phát triển diện tích.
c) Nhóm giống trung tính
Đây là nhóm giống thích hợp 3 vụ/năm, có khả năng thích úng rộng, có thể trồng cả trong vụ nóng và vụ lạnh, phản ứng yếu với ánh sáng, thich ứng rộng với nhiều vùng sinh thái từ Bắc vào Nam, cho năng
suất cao, ổn định, thời vụ không đòi hoi nghiêm ngặt, chống chịu sâu bệnh khá, dễ đề giống, phù hợp với tập quán tăng vụ, tận dụng đất của nông dân.
Các giống thuộc nhóm này là: DT84, DT90, DT94, DT95, DT96, DT99, DT12, DT2001, DT2008, ĐVN6, ĐVN10, AK06, ĐT93... Các giống đậu tương 3 vụ điển hình như DT84, DT96, DT99, ĐT12, DT2001, DT2008... có chung các đặc điểm: Thích ứng rộng, năng suất cao khá ồn định tại các vùng sinh thái cả nước.
1.3.1.2. Lựa chọn giống theo thời gian sinh trương
Đe bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, cần lựa chọn giống có thời gian sinh trường phù hợp. Có thể chia ra làm 3 nhóm giống:
- Giống ngắn ngày: Có thòi gian sinh truờng duới 75 ngày, gồm các giống: DT99, ĐT12, Cúc Lục ngạn. Các giống này thích hợp với các cơ cấu đất tăng vụ, đặc biệt đất 4 vụ như ở một số tình như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...
- Giống trung ngày: Có thời gian sinh trưởng 76 - 100 ngày gồm các giống DT84, DT90, DT96, DT2001, ĐVN5, ĐVN6, ĐVN9, ĐT26, MTD176, HL02... Các giống này thích hợp cơ cấu cây trồng 2 - 3 vụ/năm như 2 vụ lúa + 1 đậu tương đông (gieo đến 5/10 ờ phía Bắc, gieo tháng 1, 2 ở phía Nam), 2 vụ ngô đông và xuân + 1 vụ đậu tương hè, 1 vụ ngô + 1 vụ đậu tương hè thu ờ miền núi.
- Giống dài ngày: có thời gian sinh trường >100 ngày gồm một số giống như: DT2008, ĐT2000, Đậu Lạng..., các giống này cho năng suất cao phù hợp cơ cấu đất 2 vụ, riêng DT2008 có thể ữồng vụ Xuân sớm hơn các giống khác tới 30 ngày do kháng được bệnh, chịu hạn, rét, có thể bố trí trên đất ruộng cao hạn vụ xuân gieo 25/1 - 10/2.
1.3.1.3. Lựa chọn giống theo mục đích sứ dụng
Tùy theo mục đích sử dụng lựa chọn các giống phù hợp. Hiện nay có 4 loại giống đậu tuơng gồm:
28
- Giống đậu tương ăn hạt: Phổ biến có vỏ màu vàng, xanh, được ữồng phô biến đê thu hoạch hạt già dùng chế biến các sàn phẩm đậu tương thông dụng như tương, đậu phụ, bột đậu tương, dầu đậu tuơng, thức ăn gia súc. Hạt thường có kích thước nhỏ <300g/1000 hạt, đặc điểm chính của hạt thuộc nhóm này có tỳ lệ protein, lipit cao, khi hầm nấu hoặc luộc ăn thường dai, không bở.
- Giống đậu tương rau: Trồng để ăn quả xanh (non) thu vào giai đoạn quả chín sừa R6, thường là các giống hạt to 300 - 400 g/1000 hạt, màu hạt khô thường xanh, vàng hoặc đen, hạt sau khi luộc thường bờ hơn, ít chất đạm, nhiều chất đường bột, gồm một số giống như: DT02, DT08 do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo, các giống AGS346, AGS398 do Viện Nghiên cứu Rau quả tuyền chọn, tại các tinh phía Nam phổ biến các giống nhập nội như Kaoshung 75, số 6..., ữồng đậu tương rau thường đem lại lợi nhuận cao hơn đậu tương ăn hạt.
- Giống đậu tương hạt màu, giàu chất béo Omega-3: Dùng làm thực phẩm chức năng. Đặc điểm của các giống này có các màu đen, nâu đen, nâu đỏ, kích thước hạt rất khác nhau dao động từ kích thước hạt từ nhỏ đến rất lớn 40 - 350 g/1000 hạt, loại hạt này dùng làm bột đậu tương, thuốc chừa bệnh, rau mầm.
- Giống đậu tương để thu hoạch chất xanh dùng cho chăn nuôi, thủy sản, cải tạo đất: Đây là giống đậu tương ăn hạt dài ngày, phát triển khỏe, có lượng chất xanh cao nhu các giống DT2008, DT95, AK04, Santamaría, Đậu Lạng.. .cho năng suất chất xanh 40 - 60 tấn/ha, phục vụ làm bột dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi (thu ở giai đoạn quả chúi sữa, sấy khô, nghiền thành bột giàu protein), làm thức ăn xanh ủ chua, hoặc thức ăn trực tiếp cho chăn nuôi, đặc biệt cho bò sữa, thức ãn nổi cho cá. Các giống đậu loại này có thể dùng để ép xanh, cải tạo đất, tạo thêm mùn, chống cỏ dại khe ưồng xen với các cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
29
1.3.2. Thời vụ gieo trồng
Cây đậu tương mẫn cảm với điều kiện thời tiết. Thời vụ không những ảnh hưởng tới sinh trường phát triển của cây, tới năng suất, phẩm chất của hạt mà còn ảnh huờng cả với những cây ừồng tiếp sau trong hệ thống luân canh (Trần Đình Long, 2001). Ở nước ta có thể trồng nhiều vụ ữong năm, nhưng xác định được thời vụ chính cho từng vùng là điều cần thiết cho sàn xuất.
Cữ sử đ ể xác định thòi vụ
Đất đai: Tuỳ theo chân ruộng thấp hay cao thoát nước hay không, mà phải gieo trồng đúng thời vụ, tránh lúc ra hoa và làm quà gặp mưa bị úng, rụng hoa, rụng quả nhiều.
Căn cứ vào chế độ canh tác: Tuỳ theo chế độ canh tác cùa từng nơi, luân canh hoặc trồng xen, gối mà bố trí thời vụ gieo ừồng đảm bảo năng suất cây trồng trước và cây trồng sau.
Căn cứ vào giống: Tuỳ theo giống chúi sớm, trung bình hay chín muộn, để bố trí thời vụ gieo ứồng thích hợp nhất.
Căn cứ vào điều kiện khí hậu: Đây là yếu tố chủ yếu nhất để bố trí thời vụ, hay phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện cho đậu tương sinh trường thuận lợi nhất, biểu hiện khi gieo ừồng gặp hạn không bị rét khi ra hoa và chúi có ẩm đô và nhiệt đô thích hợp khi thu hoach ầm đô phải khô.
Ờ nuớc ta có thể gieo ừồng nhiều vụ trong năm, nhưng ở miền Bắc có một số vụ gieo ữồng chính sau:
* Vụ xuân
Ở miền núi gieo ứên đất vụ xuân bỏ hoá, ở đồng bằng gieo trên đất ruộng mạ xuân và đất bãi ven sông. Nếu gieo sớm hay gặp nhiệt độ thấp và khô hạn, nếu gieo muộn thì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhưng ảnh hường đến vụ lúa mùa (miền núi: thu hoạch trước 31/5, đồng bằng trước 10/6). Từ Nghệ Tĩnh đồ vào cần tính toán ra hoa và làm quà tránh gió tây
nóng và thu hoạch trước lụt tiểu màn (lụt tiêu mãn có 2 cao điẻm: 10/5 - 15/5 và 25/5 -10/6).
Vụ xuân trên đất cấy giống lúa chín sớm và trung bình. Thời vụ gieo thích hợp nhất cho vùng miền núi phía Bẳc là: 15/2 - 10/3; Đồng bàng: 1'2 -15/2, Bắc Trung Bộ: 10/1 - 10/2. Bên cạnh vụ xuân là chính, còn có vụ xuân hè gieo từ tháng 10/3 - 10/4.
* Vụ hè
Hầu hết các giống có thể trồng được trong vụ hè, do điều kiện thuận lợi có thê eieo khắp nơi, nhưng tập trung nhiều ờ các tinh miền núi, ờ các chân ruộng đồi bãi, phù sa. Thuận lợi lúc gieo chua mưa to, nhưng lúc ấy ngô chưa chúi nên gieo gối vào lúc ngô thâm râu tránh những vùng bị ngập do nước sông dâng vào tháng 7. Thời vụ gieo trồng từng giống như sau:
+ Giống chín sớm: 25/5 - 30/6
+ Giống chín trung bình: 15/5 - 15/6
+ Giống chín muộn: 20/4 - 25/5
Ờ miền Bắc có một số nơi gieo vào tháng 7-8, khó khăn ữong vụ này là lúc làm đất và gieo hạt dễ gặp mưa to.
Giữa vụ hè và vụ thu ta có thể gieo ữồng vụ hè thu là vụ chính và được ữồng lâu đời ở miền núi và Trung du Bắc Bộ. Thường ữồng trên các nương đồi luân canh với ngô xuân. Đồng bằng chỉ gieo trên chân ruộng cao, thoát nước.
* Vụ đông
Đưa đậu tương vào vụ đông sẽ tạo ra nhiều thay đồi ừong cơ cấu cây trồng ờ vùng ừọng điểm lúa. Vụ đông thường thường gặp rét, hạn và cây sống ừong điều kiện ánh sáng ngày ngắn nên năng suất không cao. Thời vụ gieo sớm cuối tháng 9 - đầu tháng 10, nói chung càng sớm càng tốt, cố gắng kết thúc trước 20/10. Khó khăn trong vụ đông khi làm đất gieo hạt gặp mưa, cuối vụ khi thu hoạch về cũng bị mưa phùn khó ra hạt.
31
Ờ miền Nam, điều kiện khí hậu ấm áp, đậu tương gieo từ 20/12 đến tháng 1, vụ hè thu gieo tháng 4 - 5, vụ thu đông gieo tháng 7-8.
1.3.3. Mật độ, khoảng cách trồng
Hạt trước khi gieo cần được phơi một vài nắng nhẹ (không nên phơi trên nền xi măng) vỉ nếu ờ nhiệt độ cao sự hoạt động của các men trong hạt bị giảm. Xử lý thuốc diệt nấm bệnh, có thể gây nhiễm khuẩn Rhizobium cho hạt truớc khi gieo trồng nhằm tăng khả năng hình thành nốt sần để tăng khả năng cố định đạm khí trời của cây.
Các \'ếu tố cẩu thành năng suất cây đậu tương
Năng suất cây đậu tuơng gồm 4 yêu tố tạo thành và được tính theo công thức:
Năng suất = Mật độ X số quà chắc/ cây X số hạt chắc/quả X M 1.000 hạt
Năng suất quan hệ với các yếu tố cấu thành năng suất là quan hệ toán học. Nhưng giữa các yếu tố cấu thành năng suất ừong một quần thể lại có quan hệ sinh học thông qua mối quan hệ quần thể và cá thể. Mối quan hệ này thể hiện tính mâu thuẫn và thống nhất. Nếu ta trồng dày quá thi số cây trên đơn vị diện tích nhiều vì thế diện tích dinh dưỡng cho một cây hẹp và cây sẽ thiếu dinh dưỡng và thiếu ánh sáng do vậy ít phân cành, sớm bị che phủ làm cho lá bị rụng nhiều, số hoa ít số quả/cây ít và khối lượng 1.000 hạt nhò, ngược lại nếu ữồng thưa quá, diện tích dinh dưỡng cùa cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa và số quả trên cây nhiều khối lượng 1.000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất không
cao (Nguyễn Thị Vân, 2001; Mayer, 1991).
Cơ sở để xác định mật độ
- Căn cứ vào đặc tính của giống: Giống chín sớm, thấp cây, phân cành ít trồng dày, với giống chúi muộn, cây cao, cành nhiều phải trồng thưa.
- Căn cứ vào thời vụ: Vụ xuân và vụ đông trong điều kiện nhiệt độ thấp hay bị khô hạn cây sinh trường kém thi ta trồng dày hơn so với vụ hè và hè thu nóng ẩm.
32
- Căn cứ vào đất đai: Đất tốt nhiều màu ta trồng thưa, đất xấu ít màu ta trồng dày.
- Căn cứ vào mức độ thâm canh: Đầy đủ phân bón, chăm sóc tốt thì trồng thưa, ừái lại ít phân chăm sóc kém thì phải ưồng dày.
Mật độ gieo cụ thế
- Giống chín sớm: Đảm bào 50 - 60 cây/m2, khoảng cách cụ thể: hàng cách hàng 30 - 35cm, cây cách cây 5 - 6cm, hoặc khóm cách khóm 20cm/2 - 3cây.
- Giống chín trung bình: Đảm bảo 40 - 50 cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng 35 - 40 cm, cây cách cây 7 - 8 cm, hoặc khóm cách khóm 20 cm/2 - 3 cây.
- Giống chín muộn: 15-20 cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng 40 - 45cm, cây cách cây 12 - 15 cm, hoặc khóm cách khóm 25 cm/ 2 cây.
1.3.4. Phăn bón
Đậu tirơng cần đầy đù các yếu tố dinh dirỡng cần thiết để sinh trường, phát triển bình thường. Neu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nào đều ảnh hường đến sự sinh trường và phát triển của cây. Đe phát huy đầy đù tác dụng của các loại phân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hoá và thành phần dinh dưỡng của đất, đặc điẻm tính chát cua loại phàn bón, đặc điẻm dinh dưỡng cùa cày đặu tương. Đậu tương cảm ứng với muối khoáng hơn các loại cây trồng khác. Do đó khi bón phân cho đậu tương, không nên rắc tập trung mà nên vãi đều ừên bề mặt để không ảnh hường đến sự nảy mầm của hạt. Trong tnrờng hợp đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít buộc phải bón tập trung thì nên rắc phân cách hàng 8-13 cm, lấp sâu 8 - 10 cm. Không nên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà không phát triển bề rộng. Bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy, không bảo đảm mật độ cây.
33
* Phân đạm
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất cùa cây đậu tương. Trong cây, đạm được tích luỹ nhiều ở thời kỳ đầu nhưng nhu cầu đạm tăng nhiều nhất vào thời kỳ ra hoa làm quả, đặc biệt từ ra hoa rộ đến khi hạt mẩy. Thếu đạm lá chuyển thành màu xanh vàng, dễ bị rụng, phiến lá nhỏ hẹp, cây còi cọc. Thời kỳ ra hoa tạo quả nếu thiếu đạm, tỷ lệ đậu hoa, đậu quả giảm nhiều, hạt lép, năng suất giám thấp.
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khi trời để cung cấp cho cây, do vậy người ta thường bón ít phân N cho đậu tương. Khả năng cố định N của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper (1974) thấy rằng việc cố định N2 và sử dụng nitrate (NO3) có tầm quan trọng để thu đuợc năng suất tối đa (Ngô Thế Dân, 1999). Tuy nhiên, ông thấy nếu NO3 dư thừa có hại tói năng suất vi lúc đó sự cố định N2 bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả cho thấy, bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều N, hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Trên các đất giàu dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu NO3 cho cây đậu tương thì bón đạm không có tác dụng tăng năng suất. Tuy nhiên trên đất nghèo chất hữu cơ, kém thoát nước và rất chua thì bón phân đạm với lượng 50 - 60N cho một ha sẽ có tác dụng tăng năng suất.
* Phân lân và vôi
Lân là một trong ba nguycn tố đa lượng có ảnh hưởng lớn tới sinh trường của cây đậu tương. Lân có tác dụng xúc tiến phát triển bộ rễ và hình thành nốt sần, cũng như các cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt,...). Bón phân lân cho cây giảm tỳ lệ rụng nụ, rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và tăng năng suất rõ rệt (Trần Văn Điền, 2001). Lân làm tăng hoạt động cố định đạm cùa vi khuẩn nốt sần. Tuỳ theo năng suất đậu tương cao hay thấp và thành phần lân có sẵn ừong đất để xác định mức bón lân hợp lý. Nhưng lượng phân lân thường được bón từ 30 - 100 kg P2O5 cho 1 ha, bón lót cùng với phân hữu cơ. Bón vôi cho đất chua để đạt pH khoảng 6 - 6,5 là yếu tố quan ửọng để sản xuất đậu tương có hiệu quả. Đất có độ
kiềm cao, pH > 7,5 có ảnh hường không tốt tới sản xuất đậu tương, nhưng không kinh tế khi ta cố gắng giảm pH đất. Trên các đất này, hàm lượng các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu, B, Zn thường giảm. Như vậy, đối với loại đất này, phải chọn các giống có tính chống chịu cao và bón nhiều phân vi lượng.
* Phân kali
Kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng, đứng thú hai sau đạm. Kali có vai trò quan ừọng ứong trao đổi đạm, chuyển hoá gluxit cũng như hàng loạt các phàn úng khác ữong cây. Kali đóng vài trò quan trọng ữong việc điều hoà cân bàng nước, tổng họp protein, tăng khả năng hình thành các mô cơ giới, tăng tính chống chịu bệnh và chống đổ.
Cây hút Kali ừong suốt quá trinh sinh trưởng, nhưng nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa. Thòi kỳ cuối kali chuyển từ thân lá về hạt. Thiếu kali mép lá bị cháy trong khi gân lá vẫn xanh. Thiếu kali trầm trọng ở thời kỳ quả chín sẽ làm cho thân có màu xanh lục và vẫn còn tuơi khi quả chúi, lá xanh vẫn tồn tại trên cây, hình thành quả không hat, thời gian thu hoạch
kéo dài. Thiếu Kali nốt sần khó hình thành và phát triển, cây không cố định được đạm, mầm bệnh dễ xâm nhập làm cho cây yếu.
Luợng phân kali bón thích hợp là 40 - 70 K20 , chia làm 2 lần; bón lót 50% kết họp với 1/2 số phân đạm và bón thúc số phân còn lại khi cây có 3 - 5 lá kép.
* Quy trình bón phân
Quy trình bón phân cho cây đậu tương (liều lượng phân bón cho lha): - Phân chuồng: 6 - 10 tấn
- Phân đạm: 10 - 30N
-Lân: 40 - 80 p20 5
- Kali : 40-70 K20
- Vôi: 300 - 500 kg vôi bột.
35
Cách bón:
- Bón toàn bộ vôi trước lúc bừa lần cuối cùng
- Bón lót vào rành hoặc hốc toàn bộ phân chuồng cộng toàn bộ lân và một nửa số đạm và số phân kali. Sau khi bón lót phân chuồng và phân vô cơ cần dùng đất nhò lấp kín toàn bộ phân dày 2 - 3 cm, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm tỉ lệ nảy mầm. Khi đất quá ướt (độ ẩm đất >90%) hoặc quá khô thi không nên bón lót phân đạm và kali mà để phân N và K lại tập trung cho bón thúc sớm khi cây có lá thật (lá kép), để phân không ảnh hường đến tỉ lệ nảy mầm.
- Bón thúc: Bón 1/2 lượng phân đạm và kali còn lại vào lúc cây có 3 - 5 lá kép. Bón cách gốc 3 - 5 cm sau đó xới vun lấp toàn bộ phân.
1.3.5. Chăm sóc đậu tương
1.3.5.1. Dặm, tia cây
Dặm cây nhằm đảm bảo số cây ữên đơn vị diện tích, cần tiến hành dặm vào lúc cây có 2 lá đom, nếu dặm muộn cây sinh trường không đều hoặc dùng hạt giống cùng giống để gieo dặm vào chỗ không mọc ngay sau khi hạt mọc mầm.
Tia cây trong tmờng hợp mật độ quá dày để đảm bảo mật độ, khoảng cách, ừánh hiện tượng tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng, cần tỉa sớm lúc cây có một lá thật.
1.3.5.2. Xới vun và làm cò
Xới vun tạo điều kiện cho đất tơi xốp, thoáng khí thích hợp hoạt động của bộ rễ và hệ thống nốt sần hiệu quả, đồng thời hạn chế được cò dại.
Kinh nghiệm cho thấy vun xới 2 - 3 lần trong vụ có thể làm tăng năng suất 12 - 23%. Vun xới cần căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng phát ưiền của cây đậu tương để tiến hành tù khi cây có 2 - 3 lá thật đến khi cây ra hoa. Sau ra hoa không nên xới vun nữa sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ.
- Xói vun lần 1: Thời kỳ 2 - 3 lá, làm đất tơi xốp, kết hợp bón thúc lần 1, trừ cò dại và vun nhẹ chống đổ cho cây.
- Xới vun lần 2: Trước khi đậu tuơng ra hoa, sau lần 1 khoảng 15 - 20 ngày. Xới nặng tay, sâu 5 - 7cm, kết hợp vun cao chống đồ, trừ cỏ dại.
- Tuỳ theo tình hình cụ thể như mưa nhiều, đất đóng váng có thề xới lần 3.
1.3.5.3. Điểu tiết nước
Tưới đủ nước cây đậu tương sẽ sinh trương, phát triển tốt và cho năng suất cao. Tưới nước cần căn cứ vào nhu cầu của cây ở từng giai đoạn, từng thời kỳ sinh trương. Nhìn chung cần đám bảo đủ nước tưới thời kỳ mọc, thời kì ra hoa và quà mẩy.
Tuới nước cũng cần căn cứ vào từng thòi vụ: Vụ xuân thường khô hạn vào đầu vụ, vụ đông cuối vụ và thời kì ra hoa đến làm quả cũng gặp hạn. Vụ hè, lượng mưa nhiều, cần chú ý thoát nước kịp thời, nếu ngập úng lâu cây vàng héo, hoa quà rụng nhiều, dẫn đến năng suất thấp. Nhìn chung tiến hành tuới nước khi độ ẩm đất giảm xuống đến 55 - 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Tưới nước cho đậu tương tốt nhất là tưới theo rãnh sau đó tháo ngay, khoảng 800 mVha.
1.3.5.4. Bấm ngọn
Bấm ngọn có tác dụng điều tiết được dinh dưỡng và điều khiển được tán cây cho sự phát triển cân đối, để tập trung dinh dưỡng cho mầm hoa phát tnên, quả nhiều. Cây sinh trương kém hay trong vụ xuân và vụ đông thì không bấm ngọn. Chi bấm ngọn với những giống sinh truờng vô hạn và gieo trong vụ hè sinh trường mạnh. Khi bấm phải đúng lúc, bấm quá sớm (5 lá kép) thì cây sẽ ít đốt, ít cành, nhưng bấm muộn quá (9 lá) cành đã dài thêm cao thì hiệu quả bấm cành thấp, cho nên bấm tốt nhất là lúc 6 - 8 lá.
1.3.5.5. Khừ ì á đậu tương trước khi thu hoạch
Khi cây đậu tương có 85 - 90% số quả chín (vỏ quả chuyển từ màu vàng sang vàng sẫm), đù có thể thu hoạch được. Lúc này trên cây, lá cây
37
đậu tương đã vàng úa kém tác dụng, nhung vẫn chưa rụng rời khỏi cây. Bộ lá này vẫn có thể bám dính trên thân cành một thời gian dài, kê cà khi quả ừên cây đã chúi khô. Lá không rụng gây khó khăn việc thu hoạch, vận chuyển và tách hạt. Có thể khử lá đậu tương trước khi thu hoạch bàng nhiều cách:
- Dùng 0,5 - 0,7kg phân Kali hoặc muối ăn (NaCl), hoà với 16 lít nước phun kỹ trên mặt lá, phun 2 binh/sào, sau 3 - 5 ngày lá rụng hết, có thể nhổ hoặc cắt cây đậu tương mang đi phơi.
- Những noi có hệ thống tưới tiêu chủ động, tháo nước vào ruộng sâu tà 10 - 15cm trước thu hoạch 5 - 7 ngày (không cho nước ngập quả đậu tương). Sau 2 ngày ngâm nước, thi rút sạch nước, lá sẽ rụng gần hết, rồi cắt cây mang về. Phương pháp này chi sử dụng cho nhũng ruộng đậu tương không bị đổ ngã.
- Dùng Ethrel 40% pha nồng độ 0,1% phun kỹ lẽn lá, chi 3 - 5 ngày sau cây sẽ rụng hết lá, không làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt đậu tuơng. 1.3.5.6. Biện pháp giàm sự rụng hoa, quà và quà lép
* Đặc điểm của sự rụng hoa và quả
- Hoa rụng chủ yếu là những hoa ra trước hoặc sau đợt hoa rộ. - Giống sinh trưởng về sau mạnh thì rụng nhiều, giống sinh trường vô hạn thì tì lệ rụng hoa nhiều hơn giống sinh trưởng hữu hạn.
- Hoa quả ờ đình và ờ gốc rụng nhiều hon ở giữa, quả ờ cành rụng hơn nhiều ớ thản.
- Hoa thường rụng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 sau khi hoa nở * Nguyên nhân cùa rụng hoa và quả
- Do đặc tính di truyền của giống: Các giống khác nhau thi ti lệ rụng hoa, quả lép khác nhau, tức là rụng hoa quả là một đặc tính di truyền của các giống đậu tương.
- Do các nguyên nhân sinh lý: Ti lệ rụng hoa quà ờ đậu tương cao do thiếu dinh dưỡng.
38
- Giống sinh trường hữu hạn ít rụng hoa hơn giống sinh trường vô hạn là vì giống sinh trường vô hạn thân lá phát triển nhiều, nên dinh dường tập trung cho thân lá làm cho hoa thiếu dinh duỡng, do vậy hoa sẽ bị rụng nhiều.
- Hoa ờ đỉnh và những hoa ờ phía gốc rụng nhiều hơn ở phần giữa là do lá ờ phía dưới bị che phủ, còn lá ở phía ữên phát triển chưa hoàn chinh, mặt khác diện tích các lá gốc và ngọn thấp hơn tầng lá giữa cho nên quang hợp kém hơn các lá ở giữa, cho nên rụng hoa quả nhiều hơn tầng lá giữa.
- Do điều kiện đất đai: Các loại đất khác nhau thì ti lệ rụng hoa khác nhau, ta thấy đất tốt tỷ lệ rụng hoa thấp hơn đất xấu, do đất xấu không cung cấp đù dinh duỡng cho cây nên hoa bị rụng nhiều. Dinh dưỡng không cân đối hoa quà cũng bị rụng nhiều.
- Do điều kiện khí hậu: Đậu tương ra hoa cần nhiệt độ cao 25 - 28(lc , khi chín cần nhiệt độ 21 - 23°c, ẩm độ khoảng 80%. Nếu cả nhiệt độ và ẩm độ đều quá cao hoặc quá thấp, quá trình thụ phấn và thụ tinh sẽ không được xẩy ra bỉnh thường hoa quà sẽ rụng nhiều và quả lép tăng lên.
- Các nguyên nhân khác:
+ Các biện pháp kỹ thuật: Các biện pháp kỹ thuật như mật độ và thời vụ gieo trồng không thích hợp hoặc bón phân không cân đối, đầy đủ thì tì lệ rụng hoa và rụng quả trên cây đậu tirơng sẽ cao.
+ Sâu bệnh: Sâu chủ yếu hại bộ lá rồi phá trực tiếp đến quả non. Bệnh chủ yếu phá hại bộ lá và các mạch dẫn ờ lá cũng nhu thân. Cho nên khả năng tạo thành và vận chuyển chất hữu cơ từ thân lá về cơ quan sinh sản kém làm tăng tỷ lệ rụng hoa quả.
* Nguyên nhăn quả lép
- Dinh dưỡng: Chủ yếu là do chất dinh dưỡng vì ừờ ngại nào đó không vận chuyển liên tục đến hạt. Có thể do dinh dưỡng không đù như thiếu lân và kali thì đạm vận chuyển về hạt kém nên bị quả lép.
39
- Do giống: Giống thấp cây, thưa cành, thời gian sinh trường ngắn thi tỳ lệ quả lép ít.
Những giống ra hoa hữu hạn thì những chùm quả ờ gốc cây hay bị lép. Những giống vô hạn thì những chùm quả ở phía ngọn hay bị lép.
- Sâu bệnh phá hoại cũng là một nguyên nhân dẫn đến quả lép. * Biện pháp khắc phục
Căn cứ vào những nguyên nhân trên, các biện pháp sau đây có tác dụng hạn chế khắc phục rụng nụ, rụng hoa, quả:
- Chọn giống có tập tính ra hoa hữu hạn và sinh trưởng cân đối có góc độ phân cành, góc độ lá với thân nhỏ.
- Bón phân đầy đủ cân đối 3 nguyên tố chính: NPK và chú trọng bón lót, trường hợp thiếu có thể bón thúc hoặc phun bổ sung bồ sung phân bón lá tniớc khi cây ra hoa.
- Gieo trồng với mật độ hợp lý
- Với những giống sinh trường vô hạn có thể bấm ngọn kịp thời để phân cành sớm tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, quả.
- Gieo trồng đúng thời vụ, khi ra hoa không gặp mua và gặp gió nóng, khi gặp hạn cần phải tưới kịp thòi.
- Kịp thời phòng trừ sâu bệnh, phòng là chính phun theo dự tinh dự báo.
1.3.6. Phòng trừ sâu, bệnh hại đậu tương
1.3.6.1. Sâu hại
Sâu hại là yếu tố ảnh huởng cả về năng suất và chất lượng đậu tương nếu không được phòng trừ kịp thời.
a) Sâu hại lá
Bộ lá đậu tương rậm rạp, nếu sâu bị gây hại một ít lá hầu như không gây ảnh hường đến năng suất, nhất là giai đoạn trước khi ra hoa. Ờ giai đoạn cây ra hoa, làm quả và hạt, sâu hại lá gây hại lớn đến năng suất do.
40
* Sâu xanh (Pìathypena scabra (F))
Là một trong số những loại đạt tới ngưỡng gây hại kinh tế ờ Mỹ. Khi trưởng thành sâu non dài 2 - 3 cm, màu xanh với sọc trắng nhạt ở hại bên cạnh. Sau khi giai đoạn sâu non kết thúc giai đoạn nhộng xảy ra ừên hoặc ngay dưới mặt đất, hoặc dưới tàn dư cây. Đôi khi nhộng dính vào cày bàng một vài sợi tơ. Mùa hè giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 10 ngày, bướm màu gi nâu xuất hiện và sau khoảng 7 ngày đè trứng trên hai mặt lá đậu, trứng nờ sau 5 ngày. Sâu sống qua đông dưới dạng nhộng hoặc sâu trường thành. Tuỳ thuộc vào khi hậu, mùa vụ có thể có 4 thế hệ trong một năm.
* Sâu cuốn lá đậu tương (Lamprosema indícala)
Gây hại rất phổ biến ờ các vùng trồng đậu tirơng. Sâu phá hại lá bánh tè từ giai đoạn cây con cho đến khi có quả non. Sâu non lúc nhò gặm ờ mặt dưới của lá. Từ tuổi 3, sâu non bắt đầu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập 2 lá lại với nhau. Sâu non ờ bên ừong gây hại lá. Sâu phá hòng và làm giảm diện tích quang hợp của cây.
* Sâu đo đậu lương (Pseudoplusia includen Walker,)
Có một vài loại sâu đo hại đậu tuơng nhưng trên 90% tổng số sâu non phát hiện ở đậu tương là sâu đo (Pseudopìusia includens (Walker)). Sâu đo chủ yếu gây hại bộ lá và đôi khi cũng gây hại quả. Khi trường thành, sâu non của nó lớn hom sâu non sâu xanh, có màu xanh với những sọc sáng chạy đọc theo ca thể. Khi sâu di chuyển, phần giữa có thể tạo
thành hình cong cho nên nó có tên là sâu đo. Giai đoạn sâu non kết thúc trong vòng 14-21 ngày, sau đó nhộng suất hiện, nằm bám vào cây đậu bằng những sợi tơ. Trong những tháng hè, sau 14 ngày bướm xuất hiện. Bướm có cánh dài 3 - 4 cm màu nâu với 2 đốm trắng ờ giữa cánh trước. Qua đông dưới dạng nhộng, tới xuân bướm xuất hiện và đẻ trứng ừên những cây chủ khác (rau hoặc cây họ đậu khác).
* Sâu ăn lả (Cerotoma trifurcata)
Sâu ăn lá đậu gây hại tất cả tất cả các bộ phận cây và đồng thòi truyền virus đốm quả Con sâu trnờng thành thường ăn lá và đôi khi cũng 41
ăn hoa, quà. Đậu tương trồng trên đất nặng có mật độ sâu cao hơn. Sâu thường đục lá đậu thành lỗ. Vàovụ sâu trường thành ân quà, gây nên tổn thương nhiều do xâm nhập của các nấm khác vào quả. Sâu trường thành sống qua đông ở những chỗ kín đáo gần khu ruộng đậu tương. Vụ xuân sâu mới xuất hiện, sâu dài khoảng 5mm, vàng nâu hoặc đỏ có thể có hoặc không có chấm đen. Ờ giai đoạn này sâu ăn bề mặt dưới lá, mỗi khi bị động, nó rơi xuống đất. Con trương thành đè trứng ở duới đất gần gốc cây. Sau vài ngày nở ra sâu non nhỏ, màu trắng phá rễ và nốt sần. Nó hoá nhộng ở đất và vài ngày sau lại xuất hiện sâu trường thành ờ mỗi vụ đậu có khoảng 1 đến 3 thế hệ.
* Những côn trùng khác thuộc bộ cánh cứng
Một số côn trùng thuộc bộ cánh cứng khác như ban miêu, côn trùng cánh cứng hại dưa chuột (Coỉapsis sp.)... cũng gây hại trên đậu tương.
b) Sâu hại thân
Sâu hại thân bên ữong hoặc ngoài ít khi gây thiệt hại nghiêm ừọng. Sâu thường hại khi cây non, gây ảnh hưởng mật độ cây. Tuy nhiên, đậu tuơng có khả năng bù trừ tốt, trừ khi quá nghiêm ữọng mới gây ảnh hưởng năng suất.
* Bọ nhày (Spissistilusfestinus Sayj
Sâu trường thành và nhộng trần gây hại ờ thân đậu tương. Trên cây non, sâu này châm vào phần dưới gây ra thắt ngang thân. Khi thân cứng, sâu di chuyển lên phần trên và cuống lá. Con trường thành dài khoảng 6,4 mm màu xanh, hình dạng tam giác, phía trước và phía sau ngọn. Nhộng trần có hình dạng và màu sắc tuơng tự, nhưng không có cánh và có nhiều gai nhỏ. Loại sâu này phổ biến ờ những bang phía Nam nước Mỹ. Sâu trường thành ăn nhiều loại cây và di chuyển tới cây non đậu tương vào tháng 5 hoặc 6. Nó đẻ trứng ở trên thân cây, sau 10 ngày nở thành sâu non và nhộng tần gây hại đậu tuơng, qua vài lần lột xác tới sâu trưởng thành, mỗi vụ có một vài thế hệ.
* Ruồi đục thân (Melanagromyza sojae zahmer)
Ruồi đục thân là một trong những sâu hại chính ờ các vùng ữồng đậu tương ở nước ta. Ruồi phá hại ở giai đoạn cây con, ngay từ khi đậu tương mới có 2 lá đon và 3 lá kép. Ruồi đục rỗng các mô tế bào ở phần vỏ ngoài lớp gỗ làm cây bị chết. Những cây sống sót thì thấp lùn và ít quà. Thời kỳ cây lớn, ruồi thường đục trên cành nhưng không gây tác hại nhiều, cây vẫn sinh trường bình thường, chi héo từng bộ phận.
* Sâu xám (Agrotis ypsilon)
Sâu xám là loại sâu đa thực cũng gây hại nhiều cho cây đậu tuơng, sâu non có mình dày, dài 4 cm màu xám, cuộn ữòn lại khi bị tác động. Ban ngày sâu trú ngụ dưới đất đêm lên phá cây. Sâu thường phá hoại nhiều ở thời kỷ cây con.
c) Sâu hại quả
* Sâu đục quà đậu tương (Etieìỉa zinckenella Treit)
Đây là loại sâu gây hại rất nghiêm trọng ờ các vùng trồng đậu tương. Sâu phá hại mạnh từ khi đậu tương bắt đầu hình thành quả cho đến khi thu hoạch. Sâu non gặm vỏ quả đục vào bên trong quà ăn hạt và làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc đục rỗng bên ừong. Sâu hoá nhộng ừên đất hoặc trên cây. Bướm ira đè trứng trên các giống đậu tương có nhiều lông. Ờ miền Bắc, sâu phát sinh nhiều vào vụ xuân, hè và vụ thu, đậu tương đông ít bị sâu đục quà phá hại hơn. Biện pháp hiệu quã nhất lá phun thuốc hoá học 1 - 2 lần ngay sau khi đậu tương hình thành quả non.
* Côn trùng chích hút
Côn trùng chích hút quan ứọng nhất đó là bọ xít thường (Acrosternum hiìare (Say), và bọ xít xanh (Nezara viridula). Bọ xít trường thành cỏ cánh màu xanh hoặc nâu, dài 1,3 - 2,0 cm. Con trưởng thành và nhộng ứần có tuyến đánh hơi, nó rời bỏ mùi hôi thối mỗi khi gặp. Bọ xít chích hút nhựa cây, nhộng trần ăn hại quả, hại. Quả bị hại có hạt nhăn và đôi khi quà bị rụng. Những hạt phát triển đầy đủ mà bị hại thi
43
thường mất màu. Khi bọ xít phá hại trong giai đoạn đầu, nếu không phát hiện kịp thời, có thề gây mất hoàn toàn năng suất. Bọ xít thường xuất hiện nhiều khi ruộng đậu tương ra hoa và làm quả non.
* Các loại sâu hại qua khác
Quả non đậu tương có thể bị một số sâu hại khác như là sâu róm mèo, sâu đo, sâu xanh. Bọ cánh cứng hại quả bàng cách nhai vỏ ngoài quả để lộ ra hạt, hạt đó ngấm nuớc và biến màu. Qua vết bệnh này, các nấm bệnh khác có thể xâm nhập gây thiệt hại đến năng suất.
1.3.6.2. Bệnh hại đậu tương
a) Bệnh hại lá
* Bệnh gi sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow^
Bệnh gi sắt do nấm Phakopsora pachyrhizi Sydow gây ra, bệnh phổ biến ở Đài Loan, Trung Quốc, úc, Nga, các nước Đông Á và Đông Nam Á, Ấn Độ, Chầu Mỹ (nhất là Trung và Nam Mỹ). Ở Việt Nam, có tài liệu cho biết đã phát hiện ra nấm bệnh tò những năm 1940 và hiện nay bệnh có mặt và gây thiệt hại trên tất cả các vùng ữồng đậu tương từ Bắc vào Nam.
- Triệu chứng: Bệnh gây hại nặng nhất trên lá, có thề hại trên thâcành và quả. Lúc ban đầu ở mặt dưới lá, vết bệnh hình thành dưới dạng những chấm nhò màu vàng ừong. Sau đó vết bệnh nổi lên trên mặt lá có màu vàng nâu, biểu bì lá nát, võ ra đế lộ bào tử có màu vàng gạch non. Các bào tử được phát tán đi bởi gió. Ờ điều kiện nhiệt độ thích hợp (18 - 20°C), ẩm uớt bào tử nảy mầm và xâm nhập vào lá qua các mô khí khổng. Ờ nước ta, bệnh thường phát triển mạnh sau khi đậu tương ra hoa, từ những lá tầng thấp rồi lan dẫn lên những lá tầng trên, làm lá vàng khô rồi rụng hàng loạt. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện cho bệnh phát triển và lây lan rộng, nó có thể huỷ hoại toàn cây. Bệnh hại nặng làm năng suất đậu tương giảm tới 40 - 50%. Ở các tỉnh miền Bắc, bệnh gây hại nặng cho vụ đậu tương Xuân. Ờ miền Nam bệnh gây hại từ cuối vụ hè thu chuyển sang gây hại nặng trong vụ thu đông.
44
- Phòng trừ:
+ Chọn giống chống chịu: Chọn lọc những giống kháng hoặc nhiễm nhẹ bệnh gì sắt.
+ Biện pháp canh tác: Luân canh với các cây ữồng không thuộc họ đậu, tốt nhất là luân canh với lúa nước. Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư cây ứồng vụ trước, nhất là cây bị bệnh; xử lý hạt giống bàng thuốc Bayphidan 250EC .
+ Sử dụng thuốc hoá học trừ bệnh gi sắt: Baycor 25WP, Bayleton 25EC, Bayphidan 250EC, Anvil 5SC, Tilt super 300ND,....theo chi dẫn ứên bao bì
* Bệnh đốm nâu (Septoria gìycine HemmỤ
Bệnh đốm nâu thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu lạnh: Argentina, Brazin, Canada, Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Tư. Nó ít khi xuất hiện ở vùng khí hậu ấm áp trên thế giới.
- Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên là những đốm nâu, không hình dạng xuất hiện trên lá mầm. Tiếp theo là những đốm nâu đỏ có góc cạnh, với đường kính 1 - 5 mm xuất hiện trên hai lá đơn. Những lá này nhanh chóng chuyển sang màu vàng và rụng. Bệnh từ những lá tầng dưới phát triển lên tầng trên. Các vết tổn thương do bệnh hoà lẫn với nhau nên khó có thể phân biệt được từng vết riêng biệt.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra do nấm Septoria glycine Hemmi lần đầu tiên được phát hiện ở Nhật Bản năm 1915. Bào tử nấm sống qua đông trên thân và lá. Nấm xâm nhập vào lá qua lỗ khí khổng và sinh trường ở giữa các tế bào.
- Phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn cây bị bệnh.
+ Dùng hạt giống sạch, xử lý hạt với thuốc trừ nấm.
+ Luân canh cây trồng, ít nhất một năm đối với cây trồng không nhiễm bệnh đốm nâu.
45
+ Phun thuốc trừ nấm trong giai đoạn từ ra hoa đến đậu quả có tác dụng phòng trừ tốt.
* Bệnh sương mai (Peronospora manshurica)
Đây là một bệnh phổ biến ở tất cả các vùng trồng đậu tương trên thế giới. Bệnh đã được phát hiện sớm ở Mỹ từ năm 1923. Ở Việt Nam bệnh gây hại khá phổ biến, ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện và gây hại ữong vụ đông xuân. Ở miền Nam, bệnh xuất hiện trong mùa mưa.
- Triệu chứng: Trên lá có những vết bệnh là các vết đốm màu xanh vàng không định hình nằm rải rác ở mặt trên cùa lá. vết bệnh có thể nằm dọc các gân lá, có màu nâu vàng, gây cháy khô lá. Cây bị nặng, vết bệnh lan sang sang quả và xâm nhiễm vào hạt. Những ngày có độ ẩm cao và sáng sớm, ờ mặt dưới lá bệnh và bên ừong quả bị nhiễm bệnh cỏ lófp mốc ừắng xám. Hạt bị nhiễm bệnh thường bị lép và có một lớp bột màu trắng ờ trên bề mặt hạt.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Peronospora manshurica. Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là độ ẩm cao và nhiệt độ khoảng 20 - 22°c.
- Phòng trừ.
+ Chọn giống sạch bệnh
+ Luân canh đậu tương với lúa hoặc cây ữồng khác không thuộc họ đậu.
+ Xử lý hạt bằng thuốc trừ nấm, tiêu huỷ và dọn sạch tàn du sau khi thu hoạch.
+ Khi bệnh xuất hiện cần phun thuốc phòng trừ bằng Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 1%, Aliette 80WP, Rhidomil MZ 72BHN, ... theo chỉ dẫn trên bao bì.
b) Bệnh hại rễ và thân
* Bệnh thối thân màu nâu (Braanr stemrot)
46
- Triệu chúng: Dấu hiệu đầu tiên là tuỷ và bó dẫn màu nâu, giai đoạn này phía ngoài thân không có biểu hiện gì. Ờ điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, toàn thân bên trong chuyển sang màu nâu và bên ngoài, phần dưới thân có biểu hiện màu nâu. Neu sau khi bị nhiễm bệnh, thòi tiết nóng, khò, lá có thể bị héo, hoặc giữa gân lá, mô có thể bị chết do thiếu nuớc. Nấm bệnh tiết ra một chất ánh hưởng tới vận chuyển nước trong các ống dẫn. Cây bị bệnh nặng chi cho năng suất bằng 44% cây bình thường. Trong đó 2/3 năng suất giảm là do số hạt giàm và 1/3 do kích thước hạt giảm. Cây bị bệnh thường đổ, gây khó khăn cho thu hoạch.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Caphalosporium gregatum. Nấm bệnh có thể tồn tại trong đất vài năm mà không cần cây chủ là đậu tương.
- Phòng trừ: Luân canh là biện pháp tốt nhất để phòng chống. Trong hệ thống luân canh giữa ngô và đậu đã giảm mức độ nhiễm bệnh từ 100% còn 6%.
* Bệnh thối rễ (Phytophthora megasperma)
Bệnh thối rễ do Phytophora là một ữong những bệnh gây hại nhất đối với đậu tương. Bệnh được phát hiện ở hầu hết các diện tích ừồng đậu tương ở Mỹ, Canada, úc, Hungari, Nhật Bản. Bệnh xuất hiện nhiều trên đất thịt nặng, kém thoát nước. Nhiệt độ đất 10 - 15°c rất thuận lợi cho bệnh phát sinh. Bệnh phát triển nhanh ờ nhiệt độ không khí 25°c. Bệnh gây thối rề là chủ yếu, song cũng có thể gây thối thân hoặc lá. Cây con dễ nhiễm bệnh và tụ chết.
- Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên cùa bệnh là lá vàng và héo. Nhừng rễ phụ bị chết hoàn toàn và rễ chính có màu nâu sẫm. Màu nâu cô thề :tiến dần lên thân, có khi tới đốt thứ 2 hoặc thứ 3. Nhiều giống không chết ngay, cây có màu lá vàng, sinh trương kém giống nhu tnrờng họp đất ẩm, thiếu N.
- Tác nhăn gậy bệnh: Nấm gây bệnh là Phytophthora megasperma. Nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trường lá 25 - 28°c. Nó có thể tồn tại trong đất một thòi gian dài mà không cần cây đậu tuơng.
47
- Phòng trừ: Kết hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác, phun thuốc và dùng thuốc chống bệnh là biện pháp phòng trù hiệu quả. Làm đất kỹ, thoát nước có tác dụng hạn chế bệnh rất nhiều. Tuy nhiên trong sản xuất đậu tương, khuynh hướng dùng máy móc hiện đại, giảm làm đất, tăng sử dụng thuốc trù cỏ và luân canh đều làm tăng sự phát triển của bệnh. Dùng thuốc Metalaxyl có tác dụng vói Phytophthora.
* Bệnh ung thư thân (Diaporthe phaseoìorum)
Bệnh xuất hiện ữên diện tích rộng ở vùng trung tâm phía Bắc nước Mỹ từ những năm 1940. Bệnh nặng có thể làm nàng suất giảm 50 - 100% (Bachman và cộng sự, 1981).
- Triệu chúng: Cây chết với những lá khô là đấu hiệu cùa bệnh ung thư thân. Tuy nhiên dấu hiện ban đầu của bệnh là những vết nhỏ màu nâu đỏ ở cuống lá hoặc cành tại 1 trong 8 đốt đầu tiên của thân. Sau khi cuống lá bị rụng, vết nâu đỏ xuất hiện ở vết sẹo và sau đó lan rộng ra bao quanh thân làm cây bị chết. Thân cây bị bệnh rất giòn, dễ gẫy ờ chỗ bị chấn thương.
- Tác nhân gây bệnh: Nấm gây bệnh là Diaporíhe phaseolorum. Nấm bệnh tồn tại ữên thân và hạt bị bệnh
- Phòng trừ:
+ Dùng giống chống bệnh.
+ Dùng hạt giống sạcli bệnh, cày bùa kỹ đấl trồng có tác dựng phòng trừ tốt.
+ Luân canh vói cây ừồng khác, trừ cây bông.
* Bệnh ¡ở cồ rễ và thổi thân lá (Rhizoctonia solani Kunehn)
Bệnh lở cổ rễ ngày càng trở nên nghiêm trọng đối với các vùng sản xuất đậu tuơng. Trồng độc canh và dùng thuốc trừ cỏ là 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh phát triển mạnh. Bệnh hại vào thời kỳ cây con mới mọc, gây héo và chết cây con. vết bệnh có màu nâu đỏ, xuất hiện ở vùng vỏ cây sát mặt đất. vết đỏ phát triển rộng, bao quanh thân và làm cho cây bị
48
chết. Ớ những vùng đất ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, bệnh có thể tồn tại cho đến khi cây ra hoa, đậu quả. Phần duới rễ cọc và rễ phụ thường chết. Khi đất bị khô cây bị bệnh sẽ héo hoặc chết, cây sẽ ra thêm rễ, nhưng rễ này không có khả năng cung cấp nước cho cây khi đất khô. Bệnh có thể làm giảm năng suất đậu tương 42-48%. Nhiệt độ 25 - 28°c, độ ẩm đất >70% và pH>6,6 là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triền.
- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Rhizoctonia soìani Kunehn. - Phòng trừ:
+ Luân canh cây ữồng với cây lúa nuớc 2 - 3 năm
+ Cày sâu để chôn vùi hạch nấm, bừa đất kỹ, để ải, bón vôi để tiêu huỷ nguồn bệnh trong đất;
+ Chọn hạt giống tốt, sạch bệnh, gieo đúng thời vụ, đúng mật độ, ữánh gieo quá dày.
+ Bón lót phân chuồng hoai mục kết hợp với bón vôi. Bón thúc sớm phân lân và kali; phá váng sau khi mưa và xới xáo kịp thời.
+ Khi đậu tương bị bệnh, dùng các loại thuốc Ridomil MZ 72WP, Tospin M 50WP, 70WP, Rovral 50WP, Validacin 5SC,.. theo chi dẫn ứên bao bì. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để phòng trừ bệnh.
c) Bệnh hại hạt
* Bệnh đốm tím hạt (C crcospora kikuchii)
Bệnh đốm tím hạt là bệnh phổ biến nhất với hạt đậu tương và được phát hiện từ năm 1924 ở Mỹ. Bệnh này có mặt ở tất cả các vùng ừồng đậu tương ứên thế giới.
- Triệu chứng: Trên hạt xuất hiện những vết hơi tím tới tím sẫm, với kích thước từ nhỏ tới lớn và có thể bao trùm hết hạt. Chỗ vết bệnh, vỏ thường bị nứt, tạo ra bề mặt hạt ráp và xấu. Mặc dù nấm bệnh tấn công hạt lá chính, nhưng nó có thể gây nhiễm ở thân, lá, quà.
49
- Tác nhân gáy bệnh:
Jone (1959) chứng minh có tới 10 loại Cercospora có thể gây ra bệnh ờ đậu tương. Nấm bệnh có thể sống qua đông trên tàn du cây bệnh còn lại ữên ruộng. Sự xuất hiện hạt với vết đốm tím ở cây từ hạt bị bệnh và không bị bệnh không khác nhau. Tuy nhiên, khi hạt bị bệnh đem ữồng, nấm bệnh từ vỏ hạt vào lá mầm hơi kém hơn hạt không bị bệnh. Bào tò nấm bệnh có thể truyền đi do gió hoặc nước mưa sang cây khác. Tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh cao xảy ra ở giai đoạn hoa nở rộ.
- Phòng trừ:
+ Chọn giống với tính kháng cao, nguồn vật liệu với tính kháng cao hầu như miễn dịch với bệnh này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kháng có thể do 1 hoặc 2 gen lặn quyết định.
+ Dùng hạt giống tốt, sạch bệnh, xử lý hạt với thuốc trừ nấm. + Luân canh cây trồng với cây khác họ đậu.
* Bệnh hại thân và quà (Diaporthe sojae)
Bệnh phổ biến ở nhiều nước trồng đậu tương trên thế giới. Khi đậu tương chúi trong điều kiện thòi tiết ấm, ẩm và thu hoạch chậm thi thân và quả gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh. Hạt bị bệnh trông rất xấu dẫn đến chất lượng hạt giảm. Nấm gây bệnh còn gây haị nhiều cây trồng khác và cỏ dại.
- Triệu chứng: Trên thân, cuống lá và quả xuất hiện những hàng túi bào tử phấn màu đen. vết bệnh cũng xuất hiện ở phiến lá. Hạt bị bệnh thường có vỏ hạt nhăn, nứt và phủ một lớp nấm ừắng. Những hạt bị bệnh nhỏ hon hạt binh thường, nhưng nấm bệnh đôi khi cũng có ờ trên những hạt bình thường. Hạt bị bệnh thường không nảy mầm hoặc nếu có này mầm thì cây con rất yếu. Trên lá mầm của hạt bị bệnh có vết mô bị chết hoại, kích thước nhỏ tới to có thể phủ hết lá mầm. Vò hạt bị bệnh thường dính chặt với lá mầm sau khi mọc.
50
- Tác nhân gáy bệnh: Nấm gây bệnh là Diaporthe sojae, lần đầu tiên được phát hiện ờ Mỹ năm 1920.
- Phòng trừ:
+ Luân canh cây ữồng, cày bừa kỹ có hiệu quà phòng trừ tốt, xử lý hạt với thuốc chống nấm cũng hạn chế nấm bệnh nhiều.
+ Phun thuốc trừ nấm có tác dụng giảm tỷ lệ hạt bị bệnh. 1.3.6.3. Các bệnh virus
Bệnh do virus có thể thấy ở tất cả các khu vực trồng đậu tucmg. Yeu tô quyết định sự phát triển của virus ở một vùng là sự có mặt của vật môi giới và trồng các giống dễ nhiễm.
- Triệu chứng:
Triệu chứng bệnh virus rất khác nhau, biến động tò dạng không biểu hiện ra bên ngoài tới dạng bị lùn nghiêm trọng hoặc chết. Ờ một số trường hợp, vết bệnh có thể mờ, không rõ, như vết bệnh do virus khảm lá đậu tương gây ra ờ cây trồng ngoài đồng ruộng, nó có thể biến mất nếu nhiệt độ ban ngày tối đa 30°c. Một số virus gây ra triệu chứng rõ ràng trên lá non như virus đốm quả, ngược lại virus khảm lá đậu tương thường làm cho lá già nhăn lại.
Một vài triệu chứng do virus thường gặp: Khảm hoặc đốm vàng xanh ừên lá, hình dạng lá biến dạng, nhàn nheo và chết hoại, lá còi cọc, mầm nhú ra từ gân lá.
- Sự truyền nhiễm bệnh:
Bệnh virus ờ đậu tướng thường truyền qua rệp, ruồi trắng, bọ cách cứng, châu chấu, bọ xít, tuyến trùng hạt và phương tiện cơ giới. Đậu tương là cây ký chủ của 50 loài virus, nhưng có dưới 20 loài ảnh hưởng nghiêm trọng, vấn đề này có thể liên quan đến môi trường truyền bệnh.
- Phòng trừ:
+ Chọn giống kháng bệnh virus.
51
+ Phòng trừ môi giới bằng thuốc hoá học.
+ Phòng trừ cỏ dại và vệ sinh đồng ruộng.
+ Phòng trù bệnh virus truyền qua hạt.
1.3.7. Thu hoạch, bảo quản đậu tương
Quả đậu tương khi chín rất dễ nhận biết, ngoài vỏ từ màu vàng chuyển sang màu xám, hoặc xám đen. Khi lá khô, vàng rụng khoảng 50%, cây khô vàng, có 90% số quả ừẽn cây có màu chín đặc trưng thi thu hoạch. Có thể thu hoạch đậu tương bằng máy gặt đập liên hợp hoặc bằng tay tùy theo cơ sờ vật chất từng nơi.
Khi thu hoạch, cắt cây về phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay, hoặc đập sau ủ 1 - 2 ngày. Hạt đậu tương được đập ra phải qua khâu sàng sảy kỹ để loại bỏ những tạp chất, những hột lép... trước khi đem phơi.
Đối với thu hoạch đậu tương giống: Chọn ruộng đậu tương tốt, đồng đều, sai quả, không bị sâu bệnh, thu riêng để làm giống cho vụ sau.
Phơi khô và bảo quản
Đậu tuơng có thuỷ phần 10% hoặc thấp hơn có thể bảo quản an toàn ừong 4 năm, với thuỷ phần 12% có thể bảo quản được gần 3 năm, mặc dù nảy mầm và sức sống giảm Ưong giai đoạn đó, với thuỷ phần
13% có thể bảo quản trong 1 năm, nhung với 14% chi bảo quản được vài tháng. Thông thường hạt đậu tương có thuỷ phần cao hơn 15% thì phải phoi khô rồi mới cất vào kho. Khi dùng khí nóng để sấy để ừánh vỏ hạt bị vỡ, độ ẩm khi dùng để sấy khô phải ừên 40%, nhiệt độ sấy không nên quá 43°c.
Đối với đậu tương làm giống, sau khi phoi đập, cần phải sàng sảy, quạt sạch vỏ và tạp chất, loại bỏ hạt xấu, hạt sâu bệnh. Phơi hạt dưới nắng dịu, nhẹ và phơi trên vải đệm, nong nia, không phơi hạt trực tiếp trên nền gạch hoặc xi măng dễ làm nứt vò hạt ảnh hường tới sức sống và tỷ lệ nảy mầm của hạt, để hạt nguội trước khi đưa vào bảo quản.
52
- Bảo quàn bằng bao nilon: Hạt đậu tương sau khi phơi khô, để hạt nguội cho vào bao nilon đáy có lót một lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 15 - 20cm, buộc chặt miệng bao cất ờ nơi cao ráo thoáng mát. Sau 1 tháng kiểm ữa nếu thấy hạt ẩm phải phơi lại rồi tiếp tục cho vào bào quản.
- Bào quản bằng chum, vại: Chum, vại đã được vệ sinh sạch sẽ, khô, sau đó rải 1 lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 15 - 20cm, có lót 1 lớp giấy ngăn, đổ hạt đậu đã phơi khô vào cho đầy chum (vại), phủ 1 lóp giấy, rải 1 lóp ừo bếp khô hoặc vôi bột khô dày 20 - 25cm, bịt kín miệng chum bang nilon. Sau 1 - 1,5 tháng kiểm ưa nếu thấy hạt ẩm phải phơi lại.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương9
2. Đặc điểm thời kỳ ra hoa của cây đậu tương? Các biện pháp kỹ thuật chú ý ữong thòi kỳ này?
3. Đặc điểm thời kỳ ra hoa, hình thành quả ở cây đậu tương? Các yếu tố ngoại cành ảnh hưởng đến thời kỳ này?
4. Cơ sở xác định thời vụ và mật độ trồng đậu tương? Lấy ví dụ minh họa?
5. Nguyên nhặn rụng hoa, qua đậu tương? Biện pháp hạn chế sự rụng hoa, quà đậu tưcmg?
6. Kỹ thuật khử lá đậu tương trước khi thu hoạch?
7. Yêu cầu và kỹ thuật bảo quản hạt đậu tương thương phẩm và đậu tương giống?
8. Xây dựng quy trình thâm canh trồng đâu tương phù hợp với điều kiện địa phuơng anh (chị).
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), Trồng - chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh đậu nành - đậu xanh, NXB Nông nghiệp.
2. Vũ Đỉnh Chính, Đinh Thái Hoàng (2010), Cây đậu tương và kỹ’ thuật trồng trọt, NXB Nông nghiệp.
3. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long (1999), Cây Đậu tương, NXB Nông nghiệp
4. Trần Văn Điền (2007), Giáo trình cây đậu tương, NXB Đại học Nông nghiệp.
5. Nguyễn Danh Đông (1982), Trồng Đậu tương, NXB Nông Nghiệp
6. Trần Đình Long (2005), “Kết quà chọn tạo và phát triển các giống đậu đỗ 1985 - 2005 và định hướng phát triển 2006 - 2010”, Báo cáo Tiêu ban Chọn giống cây trồng - Hội Nghị Khoa học Công nghệ cây trồng, Hà Nội, tr. 60- 73.
7. Mai Quang Vinh (chù biên), Phạm Thị Bào Cung, Nguyễn Vàn Mạnh, Lê Thị Ánh Hồng (2012), Kỹ thuật gieo trồng các giống đâu tưcmg mới, NXB Nông nghiệp.
8. Nguyễn Thị Vân và cộng sự (2001), “Ảnh hưởng của mật độ gieo ữồng đối với một sốgiống đậu tuơng nhập nội”, National Soybean Conference in Vietnam, 22-23 March, 2001, Hà Nội.
9. FAO Statistic Database (2016).
10. Lawn R. J. and Hume D. J. (1985), “Response of ứopical and temperate soybean genotypes to temperature during early reproductive growth”, Crop Science 25: pp. 137 - 142.
54
Chưottg 2
CÂY LẠC
2.1. Giá trị kinh tế, tình hình sản xuất lạc trên thế giói và Việt Nam 2.1.1. Giá trị kinh tế của cây lạc
Lạc (Arachis hypogaea) là cây công nghiệp ngấn ngày, cây lấy dầu có giá tn kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến đồng thời là một trong những cây thực phẩm quan ữọng của nước ta.
Giá trị làm thực phẩm cho con nguời
Hạt lạc chế biến được nhiều món ăn khác nhau như lạc rang, lạc luộc, bơ lạc, sữa lạc, pho mát, bánh kẹo.... vi trong hạt lạc có chứa:
Lipit: 40 - 60%
Protein: 26 - 34%
Gluxit: 6 - 22%
Xenlulo: 2-2,4%
Nước: 8 - 10%
Dầu lạc chứa 80% axít béo chưa no, 20% axít béo no và ừong dầu lạc có 3 axít béo quan ưụng là axit oleic; ax.il linoleic và axit panmitic, 3 axít này chiếm 90% trọng lượng dầu. Ngoài ra trong thành phần của dầu lạc còn có cacbuahyđrô thơm và các vitamin hoà tan như vitamin Bi; B2; B6; BP; E; F nên nó có hương thơm và mùi vị độc đáo.
Giá trị trong chăn nuôi: Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá ừên các mặt: Khô dầu lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm cùa dầu lạc. Khô dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối với các loại khô đầu khác. Trong khẩu phần thúc ăn gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25 - 30%. Vò quả lạc và quả lạc non nghiền
thành cám làm thức ăn gia súc, cám vò quả lạc có thành phần dinh duỡng tương dương với cám gạo. Thân lá lạc dùng làm thức ăn cho trâu bò ăn trực tiếp, thành phần dinh dưỡng của thân lá lạc không kém các loại cỏ chăn nuôi khác.
Giá trị cải tạo đất: Cây lạc có ý nghĩa to lớn ữong việc cải tạo đất nó có tác dụng che phù chống sói mòn rửa trôi cung cấp lượng chất xanh lớn cho đất (8 - 10 tẩn thân lá/ha). Nốt sần ở rễ lạc có khả năng cố định đạm cung cấp đạm cho đất với lượng từ 70 - 110 kg N/ha/vụ .
Giá trị xuất khẩu: Sản phẩm lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Nguồn xuất khẩu từ hạt lạc, dầu lạc hàng năm thu ngoại tệ lớn về cho đất nước.
2.1.2. Tinh hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày trên thế giới, cây lạc đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích cũng như sản lượng và được ữồng ờ 115 nước trên thế giới. Trong giai đoạn 2010 - 2014, diện tích lạc ữên thế giới tưcmg đối ổn định đạt từ 25,1 - 26,88 triệu ha, năng suất bình quân đạt 16,28 - 17,05 tạ/ha, sản lượng tà 40,86 - 45,83 triệu tấn (Faostat, 2016).
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới giai đoạn 2010 - 2014
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) S ản Iu-ọng (triệ u tấn)
2010 26,14 16,61 43,42 2011 25,10 16,28 40,86 2012 25,19 16,39 41,31 2013 26,88 17,05 45,83 2014 26,54 16,55 43,92
Nguồn: FAOSTAT, 2016
56
Lạc được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Indonesia, Sudan. Sàn xuất lạc trên thế giới chù yểu để khai thác dầu thực vật, đặc biệt là ờ những nước phát triển. Năng suất lạc ờ mỗi vùng và quốc gia có những biến động khác nhau tuỳ vào quy mô sản xuất, điều kiện sinh thái và trình độ canh tác. Các quốc gia có năng suất lạc vỏ cao là Israel (7,11 tấn/ha), Malaysia (5,16 tấn/ha), Mỹ (4,49 tấn/ha), Ả Rập Saudi (4,ltấn/ha), Trung Quốc (3,61 tấn/ha).
2.1.3. Tinh hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Sàn xuất lạc ở nước ta được phân bố ờ hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp với diện tích ữồng lạc chiếm khoảng 28% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương và thuốc lá), tập trung chủ yếu ờ các vòmg như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các vùng khác có diện tích ữồng lạc thấp hơn.
Theo Faostat (2012), giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82 tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 - 50 triệu USD/năm.
Bàng 2.2. Tinh hình sản xuất lạc ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 Năm Diện tích (ÌOOO ha) Năng suất (tạ/lia) Sản lirựug (1000 lân) 2010 231,4 21,1 487,2 2011 223,8 20,9 468,7 2012 219,2 21,4 468,5 2013 216,4 22,7 491,9 2014 209,0 21,7 454,5 2015 200,0 22,6 451,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2016)
57
Từ năm 2010 đến nay, diện tích lạc trong nước đã giảm dần theo thời gian, tuy nhiên năng suất lạc được cài thiện và có chiều hướng tăng. Sơ bộ đến năm 2015, diện tích lạc cả nước đạt 200 ngàn ha, năng suất đạt 22,6 tạ/ha, sản lượng đạt 451,8 ngàn tấn.
2.2. Cơ sử sinh vật học và yêu cầu sinh thái của cây lạc 2.2.1. Nguồn gốc, phân loại
2.2.1.1. Nguồn gốc
Lạc (Arachis hypogeae L.) - còn gọi là “đậu phộng” có nguồn gốc Nam Mỹ.
Krapovickas (1968) cho rằng vùng Bolovian (Nam Bolovia - Tây bắc Achentina) là vùng nguyên sản cùa loài lạc trồng. Theo ông, vùng này có 5 trung tâm phát nguyên của lạc ừồng. Gregory (1976) bổ sung thêm trung tâm thứ 6, đó là các vùng sau:
- Vùng Guarani (Paragoay, Parama)
- Vùng Goias và Minas Gerais (Tocantin, San.Franxisco)
- Vùng Rondonia và tây bắc Mato (nam Amazon)
- Vùng Bolovian (tây nam Amazon)
- Vùng Peruvian ( trên Amazon và ven biển miền tây)
- Đông bắc Braxin (Bổ sung của Gregory)
Theo Gregory (1979, 1980), tất cả các loài hoang dại thuộc chi Arachis chỉ tìm thấy ở Nam Mỹ và phân bố từ đông - bắc Braxin đên tây - nam Achentina và từ bờ biển nam Uruguay đến tây bắc Mato Grosso. Tức là phía nam sông Amazon và từ sườn đông dãy Andes đến bờ Đại Tây Dương.
Bằng nhiều con đuờng lạc đã được đưa đến khắp nơi ứên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và các vùng khí hậu ẩm như châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Lạc được trồng rộng rãi ở châu Phi rồi từ đây, theo các thuyền buôn nô lệ, lạc lại
được đưa ứờ lại châu Mỹ và châu Âu. Chính sự giao lưu chéo rộng rãi này đã hình thành nhiều vùng gen thứ cấp và làm phong phú thêm hệ gen của lạc.
2.2. ì. 2. Phân loại
Cây lạc có tên khoa học là Arachis hypogaca L. thuộc họ đậu. Hiện nay dựa theo đặc tính phân cành và đặc điểm nở hoa người ta chia làm 2 nhóm:
a) Nhóm phân nhánh xen kẽ: (Dạng Virginia)
* Đặc điêm chính: Thân chính không có hoa quả và phân cành nhiều cấp. Trên cành thứ cấp, 2 đốt đầu tiên luôn phát sinh cành dinh dưỡng. Đốt mang cành và đốt mang hoa xen kẽ nhau theo thứ tự 2 đốt mang cành dinh dirỡng xen kẽ với 2 đốt mang cành sinh thực. Cứ kế tiếp như vậy tới gần đầu cành tận cùng bằng một số đốt bất dục.
- Số lượng cành và số cấp cành nhiều, cấp cành có thể đạt tới n+4 và n+5.
- Dạng cây có thể dạng bò (phổ biến) hoặc nửa bò, dạng bụi. * Một số đặc điếm phụ (không áp dụng cho giống lai):
- Lá chét nhỏ, cứng, màu xanh đậm.
- Quà phần lớn có 2 - 3 hạt.
- Vo lụa hạt có vân. Hạt dài.
- Hoa: Cánh hoa hình tam giác, phần ữên cành có vân rõ. Đài hoa không bao giờ lõm vào ở phần cuối. Ống đài và ống nhị làm thành một góc tù.
- Chu kỳ sinh trưởng dài 110 - 160 ngày ở điều kiện nhiệt đới xích đạo có thể kéo dài tới 180 ngày hoặc hơn nếu gặp điều kiện nhiệt độ 20 - 25°c ừong thời kỳ sinh trường.
- Hạt có thời gian ngủ nghi sau thu hoạch khá dài, có thể tới 3 - 5 tháng. 59
- Dầu ữong hạt nghèo axit béo không no. Tỳ lệ axit oleic/axit linoleic lớn hơn 2.
- Chống bệnh đốm lá, có một số giống chống virut
b) Nhóm phân cành liên tục: (Dạng Valencia và Spanish) thuộphụ Fastigiata
* Đặc điêm chính:
- Có hoa ữên thân chính
- Trên cành thứ cấp, những đốt đầu tiên thường phát sinh cành sinh sản. Có thể thấy 6 - 8 đốt mang cành sinh sản liên tục. Sau đó các đốt dinh dưỡng và các đốt sinh thực kế tiếp nhau không đều. Thực tế, các đốt dinh dưỡng hầu hết là bất dục nên số cành không nhiều.
- ít cành cấp cao, thường chi có tới n +2, rất ít giống có tói n +3. - Dạng cây luôn đứng.
* Đặc điêm phụ (không áp dụng cho giống lai):
- Lá chét lớn, màu xanh nhạt hơn nhóm Vừginia, lá cũng mềm hơn. - Vỏ hạt ừơn, căng.
- Cánh hoa hình bướm, có vân từ trên xuống dưới. Đài hoa thường lõm ở gốc khi gặp độ ẩm cao. Ống đài và nhị đực làm thành góc vuông. - Chu kỳ sinh trưởng ngắn: 85 - 110 ngày ở điều kiện nhiệt đới, xích đạo. Gặp điều kiện nhiệt độ thấp trong thời kỳ sinh trường chu kỳ sinh trường có thể kéo dài 120 - 135 ngày.
- Hạt không có thời gian ngủ nghi sau thu hoạch, hoặc thời gian này rất ngắn (9-15 ngày).
- Dầu ừong hạt giàu axit béo không no, tỷ lệ axit oleic/axit linoleic luôn nhỏ hơn 2.
2.2.2. Đặc điểm thực vật học
2.2.2.1. Bộ rễ và sự hình thành nốt sần
Rễ lạc thuộc loại rễ cọc, rễ cái có thể ăn sâu tới 1,3 m, rễ bên phân nhánh nhiều cấp và phân bố chù yếu ờ độ sâu 0-30 cm. Sự phát triển của
bộ rễ phụ thuộc vào giống, chất đất. điều kiện canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Trên rễ có rất nhiều nốt sần do vi khuân cộng sinh cố định đạm có tên là Rhizobium Vigna tạo nên khi sâm nhập vào rễ lạc. Vi khuân sâm nhập vào rễ lạc ờ miền lông hút sau đó di chuyên lên trên. Các tế bào gần gốc rễ bị vi khuẩn sàm nhập phân chia nhanh và phình to tạo thành nốt sần, quá trình cố định đạm được diễn ra ớ nốt sần. Nốt sần đầu tiên xuất hiện khi cây có 4 - 5 lá thật và tăng dần về số lượng và đạt đình cao ờ thời kỳ ra hoa kết quả. Nốt sần có 2 loại là nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu, nốt sần hữu hiệu là những nốt sần to, bên trong có dịch màu hồng, dịch màu hồng đó có tên là Leehemoelobin, chất này có nhiệm vụ vận chuyển oxi giúp cho quá trình cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Nốt sần tập chung chủ yếu ờ phần gốc rễ vi vi khuẩn nốt sần là loại vi sinh vật hảo khí, 40 - 50% nốt sần ờ lớp đất 0 - 25 cmcàng xuống sâu nốt sần càng giảm.
Để bộ rễ phát triển tốt và quá trinh cố định đạm cùa vi khuẩn nốt sần diễn ra thuận lợi ữong sản xuất cần chãm sóc cho cây lạc ngay ờ giai đoạn đầu để cây sinh trường phát triên tốt và có bộ rễ phát triển, phải xói xáo sớm và thường xuyên để cung cấp oxi cho vi khuẩn hoạt động, đối vói đất chua bón vôi rất có hiệu quả, phải bố trí thời vụ thích họp cho cây sinh trường phát triền tốt mới có sản phẩm quang hợp cung cấp cho vi khuẩn hoạt động.
2.2.2.2. Thân, cành, lá lạc
Thân: Thuộc loại thân thảo có một ít gỗ, khi còn non tròn đặc, khi già thường có cạnh và giồng giữa. Thân có thể cao tới 100 - 150cm, bình thường cao 30 - 50cm. Thân thường có màu xanh ít khi có màu đỏ tím và có nhiều lông tơ màu ừắng. Từ khi mọc đến khi cây có 3 lá thật thân vươn nhanh sau đó chậm dần, đến khi cây ra hoa tốc độ tăng trường thân cành mới tăng và đạt tốc độ tối đa khi tắt hoa. Trên thân chia làm nhiều đốt, đốt phía dưới thường ngắn, đốt giữa thân dài ra và đốt ở ngọn ngắn
Cành: Lạc có khả năng đâm cành rất lớn, số cành và cấp cành trên cây phụ thuộc theo từng giống, nhóm. Có nhóm có 2 - 3 cấp cành với số 61
cành từ 6 - 12 cành, có nhóm có tới 4 - 7 cấp cành số cành đạt 20 - 30 cành. Ờ nước ta trồng chủ yếu nhóm phân cành liên tục nhóm này có 2 cấp cành vói tổng số cành từ 6-10 cành ữong đó cành cấp 1 từ 4 - 6 cành, cành cấp 2 từ 2 - 4 cành. Cành cấp 1 mọc từ nách lá thân chính, hai cành đầu tiên( cành số 1 và số 2 ) mọc đối nhau ở nách 2 lá mầm tạo nên cập cành số 1. cành 3 và 4 mọc ờ nách lá thật 1 và 2 cành 5 và 6 mọc ở nách lá thật 3 và 4. Vì đốt 2 và đốt 4 ngắn nên nhìn quan sát ta thấy trên cây tạo nên 3 cặp cành. Cành cấp 2 thường chi xuất hiện ở cặp cành cấp 1 số 1, vị trí ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1 như vậy thường chi có 4 cành cấp 2, cành cấp 2 xuất hiện khi lạc có từ 5 - 6 lá trên thân chính. Cành cấp 1 số 1 và số cành cấp 2 của nó chiếm 50- 70% số hoa quả. Cặp cành cấp 1 số 2 chiếm 20 - 30% số hoa quả. Cặp cành cấp 1 số 3 chiếm dưới 10% số hoa quả .
Lá: Gồm có 3 loại lá là lá mầm, lá thật và lá kèm.
Lá mầm gồm 2 lá tồn tại ở thời kỳ đầu cung cấp dinh dưỡng cho cây sau đó teo rụng đi.
Lá thật thuộc loại lá kép hình lông chim có 4 lá chét mọc đối nhau, hình dạng lá chét khác nhau phụ thuộc vào giống có thể hình trứng, bầu dục, đầu lá nhọn bàng hoặc lõm. Dựa vào đặc điểm của lá để chuẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của cây, lá vàng thiếu đạm hoặc ẩm ướt rễ không phát triển, lá đỏ huyết dụ thiếu lân.
Lá kèm nằm ờ cuống lá thật có 2 lá kcm hình mũi mác hoặc mỏ chim. 2.2.2.3. Hoa, quà, hạt
- Hoa: Hoa lạc có màu vàng mọc thành chùm ở nách lá mỗi chùcó từ 3 - 7 hoa. Hoa thuộc loại hoa lưỡng tính tự thụ phấn là chủ yếu. Hoa có 2 loại là hoa binh thường và hoa ngậm. Hoa ngậm là những hoa ờ gần gốc cây, cánh hoa không mở to có màu vàng nhạt và có ống đai ngắn, hoa ngậm có khả năng thụ phấn thụ tinh, ra hoa kết quả như hoa binh thuờng. cấu tạo của hoa lạc gồm lá bắc, 5 đài, 5 cánh, 10 nhị thoái hoá 2 còn 8 nhị trong đó 4 nhị dài và 4 nhị ngắn xếp xen kẽ nhau, 4 nhị
62
dài có bao phấn hoàn chinh hình bầu dục có 2 ngăn, 4 nhị ngắn không có bao phấn hoàn chình, bao phấn hình tròn có 1 ngăn. Nhụy gồm có vòi nhụy núm. nhụy và bầu nhụy
- Quả: Sau khi thụ phấn thụ tinh xong thì bầu hoa phát triền thành tia đâm xuống đất để hình thành quả lạc. Quả lạc có 2 dạng là dạng kén tằm và dạng ngón tay, dạng kén tằm thường có 2 nhân, dạng ngón tay có từ 3 - 4 nhân. Vò quà có 3 lớp là nội trung và ngoại b ì, vò quâ có từ 10 - 16 gân dọc và nhiều gân ngang tạo thành hình mạng nhện xù xi, mò quả hơi dài, tù hoặc hơi cong giúp ta phân biệt được giống lạc. Quả có eo lưng và eo bụng, eo có thể thắt hoặc không thắt, thát quá cũng không tốt
- Hạt: Các hạt trong 1 quả có thể đều hoặc không đều nhau, hạt có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, ừ ắng, đỏ, tím. Màu ứắng và hồng là tốt nhất được thị trường ưa chuộng, cấu tạo của hạt gồm vò lụa, 2 lá mầm và mầm. mầm gồm có đình mầm thân mầm và rễ mầm. Khối lượng hạt tuỳ thuộc theo giống và kỹ thuật chăm sóc, trung bình trọng lượng 100 hạt từ 50 - 70 gam.
2.2.3. Các thời kv sinh trưởng và phát triển
2.2.3.1. Thời kỳ nay mầm và mọc
Là thời kỳ mở đầu cho hoạt động sống của cây, thời kỳ chuyển từ trạng thái tiềm sinh của hạt sang ứạng thái sống của cây non. Hạt lạc muốn nảy mầm được phải hút một lượng nước tối thiểu bàng 35 - 40% trọng lượng hạt, thời gian hút nuớc chủ yếu trong 24 giờ đầu tiên sau khi gieo, nếu điều kiện thuận lợi 8 giờ đầu đã hút được 70 - 90% lượng nuớc cần. Sau đó là quá Ưình hoạt động của các men phân giải protein và lipit chủ yếu là men Lipaza và men Deroxynaza, dưới tác dụng của các men lipit được chuyển hoá dần dần thành đường gluco và protein chuyển hoá thành các axít amin, đây là những đơn vị đầu tiên để cung cấp cho quá trình hình thành tế bào mới ờ các bộ phận non đang sinh trường mạnh như ở đầu rễ, đinh mầm. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng hạt giống, điều kiện ngoại cành và
63
rất cần oxi để phân giải lipit thành gluco vì vậy yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng và đủ ẩm.
2.2.3.2. Thời kỳ cây con
Thời kỳ này được tính từ khi mọc đến khi cây bắt đầu ra hoa, thời kỳ này dài hay ngan tuỳ thuộc vào giống và thời vụ, binh thường từ 25 - 45 ngày. Thời kỳ này cây sinh trường thân lá chậm rễ phát triển mạnh luôn dài hơn thân, ữên rễ nốt sần bắt đầu hình thành và tăng nhanh về số lượng. Sự phân hoá đốt và mầm hoa cũng diễn ra trong giai đoạn này. Nếu giai đoạn này thân chính sinh trường quá mạnh sẽ ức chế sự phân cành và phân hoá mầm hoa. Giai đoạn này thường thân chính sinh trường mạnh ữong điều kiện thiếu ánh sáng, vì vậy trong sản xuất yêu cầu phải xới xáo tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển cung cấp oxi cho vi khuẩn hoạt động, bón thúc đạm sớm để cây sinh trường phát triển ngay ở giai đoạn đầu tạo cho cây mập, diện tích lá lớn, phân cành nhiều và chú ý phòng trừ sâu bệnh.
2.23.3. Thời kỳ ra hoa đâm tia
Thời kỳ này biến động từ 25 - 45 ngày, thời kỳ này cây sinh trưởng thân lá rất mạnh, số lượng hoa biến động khoảng 50 - 200 hoa và chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn chớm hoa kéo dài từ 2 - 3 ngày mỗi ngày ra trung binh từ 1 - 3 hoa.
Giai đoạn hoa rộ kéo dài từ 15 - 20 ngày mỗi ngày binh quân từ 5 - 10 hoa, có thể tới 20 hoa. số hoa nở trong thời kỳ hoa rộ chiếm 70 - 90% tổng số hoa của cây và hầu hết hoa có ích nằm trong giai đoạn này.
Giai đoạn hết hoa kéo dài từ 10 - 15 ngày mỗi ngày từ 0 - 5 hoa hầu hết là các hoa vô hiệu hoặc rụng hoa hoặc tia quả quá dài không đâm được vào đất. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ cao, mưa nhiều, dinh dưỡng đầy đủ thời kỳ này có thể kéo dài tới khi thu hoạch. Trong sản xuất phải tạo cho lạc ra hoa tập chung và kết thúc ra hoa sớm. Hoa lạc thường nở vào buổi sáng (từ 6 - 8 giờ sáng) quá trình thụ phấn được 64
tiến hành trước khi hoa nờ từ 5 - 10 giờ, thụ tinh diễn ra sau 10 giờ khi thụ phấn. Sau khi thụ phấn, thụ tinh, tế bào ờ đầu cuống hoa phân chia mạnh thành tia quả, tia phát triển nhanh đưa tế bào noãn đã dược thụ tinh đâm xuống đất. Sau khi hoa nỡ 4 ngày xuất hiện tia, sau khi hoa nỡ 8 - 11 ngày tia đâm xuống đất. Tia đâm xuống ờ độ sâu 3 - 7cm thì phình ra hình thành quả. Điều kiện đê hình thành quà là bóng tối và độ ẩm ngoài ra còn cần oxi đê hô hấp và các chất dinh dưỡng khác nhất là canxi.
Trong thời kỳ này nếu sinh trường thân lá quá mạnh dẫn đến cây lạc lốp ít hoa, ít quả, quả không mẩy, năng suất giám. Đê khắc phục có thể bón vôi bột bằng cách tung vôi lên mặt lá lạc vào buổi sáng sớm hạn chế quá trinh sinh trường sinh dưỡng, xúc tiến quá trinh chuyển hoá đạm từ thân lá về quả, hạt.
2.2.3.4. Thời kỳ hình thành qua hạt
Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn là hình thành vỏ quả và hình thành hạt.
Giai đoạn hình thành vỏ quả được tính 20 ngày đầu từ khi tia đâm xuống đất. Giai đoạn này các tế bào nhu mô của vỏ quả chiếm hàu hết các khoang quả, hạt lớn rất chậm. Sau 20 ngày tia đâm xuống đất quả đạt kích thước tối đa (quà định hình).
Giai đoạn hình thành hạt: Sau khi quà định hình 10 ngày (tức 30 ngày sau khi tia đâm xuống đất) thì hạt được định hình. Sau khi tia đâm xuống đất 45 ngày quả có gân rõ, sau khi tia đâm xuống đất 60 ngày quả chín. Giai đoạn này nếu gặp điều kiện bất thuận như nhiệt độ quá cao, quá thấp, hạn, thiếu dinh dưỡng thì thời gian ừên bị rút ngắn làm giảm ừọng lượng quả, hạt.
2.2.3 5. Thời kỳ chín
Từ khi hạt định hình đến khi hạt chín hoàn toàn, kéo dài 30 - 40 ngày trước thu hoạch. Đây là quá trình tích luỹ chất khô ở hạt. Các vật chất từ thân, cành, lá được tích luỹ về hạt, lượng nước và đường trong
65
hạt giảm xuống, hàm lượng lipit và protein tàng lên, lá chuyển vàng và khô rụng
2.2.4. Yêu cầu sinh thái
2.2.4.1. Nhiệt độ
Lạc là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, cây ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp trong suốt quá trinh sinh trường từ 25 - 30°c, tồng tách ôn 2.600 - 4.800°c tuỳ theo giống, tuy nhiên trong từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu nhiệt độ khác nhau.
Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30°c, tốc độ nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32 - 34°c, nhiệt độ cao tốc độ nảy mầm nhanh nhưng cây con yếu. Nếu nhiệt độ > 54°c hoặc < 5°c thi hạt mất sức nảy mầm. Nhiệt độ tối thấp cho quá trình nảy mầm là 12°c. nhiệt độ dưới 12°c không được gieo lạc vì khi nhiệt độ thấp làm giảm tỷ lệ nảy mầm hoặc nảy mầm nhưng không mọc được (hiện tượng đùi gà).
Thời kỳ cây con: Yêu cầu nhiệt độ trung bình từ 20 - 30°c tối thích 25°c nếu nhiệt độ < 18°c sẽ ức chế quá trình sinh trưởng cản ưở sự phân hoá mầm hoa. Nếu nhiệt độ quá cao 30 - 35°c thòi kỳ sinh trường dinh dưỡng bị rút ngắn tích luỹ chất khô giảm, năng suất thấp vì vậy lạc thu năng suất thường thấp do thời gian sinh trường ngắn, tuy nhiên ở thời kỳ này lạc có thể chịu rét ở nhiệt độ từ 5 - 10°c trong thời gian ngắn.
Thời kỳ ra hoa kết quà: Yêu cầu nhiệt độ cao tìr 24 - 33°c (nhiệt độ ban ngày 29°c, ban đêm 23°C) là thích hợp nhất, ở nhiệt độ này hệ số hoa có ích cao nhất.
Thời kỳ chín: Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 28°c, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 8 - 10°c thuận lợi cho quá trình tích luỹ chất khô vào hạt. Nếu Iihiệt độ dưới 16°c quá trình chúi bị ngừng trệ, hạt không chín được, biểu hiện bên ngoài của hiện tượng này là bộ lá xanh kéo dài nhưng hạt không phát triển được, hàm lượng nước ữong hạt cao, vỏ quả không cứng và gân không nổi rõ, lạc thu và lạc thu đông hay gặp tinh ữạng này.
66
2.2.4 2. Ánh sáng
Lạc là cây ngắn ngày phản ứng trung tính với ánh sáng, ữong điều kiện ngày ngan hay ngày dài lạc vẫn ra hoa kết quà bình thirờng. Tuy nhiêr. trong điều kiện đầy đủ ánh sáng thì quá trình phân cành, ra hoa, thụ phấn thụ tinh đuợc thuận lợi hơn, năng suất thường cao hơn. Neu thiểu ánh sáng lạc thường vóng, lốp, ít hoa quả năng suất thấp.
2.2.43. Độ ám
Là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc, tuy được coi là cây trồng chịu hạn xong lạc chi chịu hạn ờ một số giai đoạn nhất định. Trong quá trình sinh trường yêu cầu ẩm độ trung binh từ 70 - 80% Tuy nhiên mỗi then kỳ khác nhau yêu cầu ẩm độ khác nhau. Nếu cây bị hạn thi tán lá sẽ nhò hơn, cành và hoa ít, chiều dài thân giảm, các lá mọc sít nhau.
Thời kỳ mọc mầm ẩm độ thích hợp là 70 - 80%.
Thời kỳ cây con yêu cầu ẩm độ 60 - 70% đây là thời kỳ cây lạc chịu hạn ốt nhất. Thòi kỳ ra hoa kết quả yêu cầu ẩm độ 80 - 85% đây là thời kỳ cây lạc cần nhiều nước nhất chiếm 2/3 nhu cầu nước cùa cây vì lạc vừa ra hoa vừa phát triển thần lá nên cần nhiều nước, nếu hạn ờ giai đoạn này bầu hoa bị teo không phát triển thành quả được, tỷ lệ đậu quả giảm, năngsuất thấp Nấu han vào thời kỳ làm quà sẽ làm giảm trong lượng của quả và hạt, hạt không mẩy và tỳ lệ nhân giảm.
Thời kỳ chín yêu cầu ẩm độ 70%. Thời kỳ này nếu mưa nhiều ẩm độ ca) dễ thối quả hoặc bị mọc mầm ngay tại ruộng.
2.2.44. Đất đai
Lạc là cây trồng không khắt khe về đất nhimg để sinh trưởng phát triển tốt đất trồng lạc phải đảm bào luôn tơi xốp, có thành phần cơ giới nhẹ cát pha đến thịt nhẹ), đất có kết cấu viên có khả năng giữ và thoát nước tốt. Đất cỏ độ pH từ 5,5 - 7, đất có màu sáng, hàm lượng chất hữu
67
cơ duới 2%. Những đất này quả đạt kích thước lớn, vò quả sáng, chất lượng quả, hạt cao, dễ thu hoạch.
2.2.4.5. Yêu cầu dinh dưcmg
- Đạm
Đạm giữ vai trò rất quan ưọng ừong đời sống cây trồng. Ờ ứong cây đạm nằm ở dạng hợp chất hữu cơ, đạm có trong thành phần cùa các enzim là chất xúc tác quan trọng của các phản ứng sinh lý, sinh hoá ứong câỵ Trong tự nhiên đạm tồn tại ở dạng nitơ phân tử. Đối với cây lạc đạm là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự sống cùa cây. Thiếu đạm cây lạc sinh trường còi cọc, lá vàng, rễ phát triển kém, thân chuyển sang mẫu nâu đỏ, ảnh hường xấu đến quá trình hình thành phát triển của quả lạc.
Cây lạc là cây đậu đỗ có khả năng cố định nitơ phân từ do cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để lấy nitơ cung cấp cho bản thân và làm giàu cho đất. Chính vì lẽ đó người ta ví các nốt sần ờ rễ cây như nhà máy phân đạm mi ni. Tuy nhiên trong thâm canh cây đậu đỗ nói chung, cây lạc nói riêng cần bón một lượng phân đạm thích hợp vào thời kỳ đầu của cây, đạm này có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trường của cây, xúc tiến cho quá trình cố định nitơ phân tử cùa cây được sớm hom, mạnh hơn.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hiệu lực của phân đạm đối vói cây lạc tại Trung Quốc cho thấy: Đất có hàm lượng đạm tổng số nhỏ hem 0,045% thì ngưỡng bón phân đạm để tăng năng suất lạc là 94,0 kg N/ha, đất có hàm lượng đạm tổng số từ 0.045 - 0.065% thì nguỡng bón phân đạm để tăng năng suất lạc là 56,0 kg N/ha và đất có hàm luợng đạm tổng số lớn hơn 0,065% thì bón phân đạm sẽ không làm tăng năng suất lạc.
Theo đánh giá của Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999), bón tăng lượng phân đạm lên trên 40kg N/ha sẽ làm giảm năng suất lạc vì sinh khối phát triển mạnh.
-L ân
Lân là yểu tố dinh dưỡng quan trọng của cây lạc và cũng là một trong những yếu tố hạn chế năng suất ữên các loại đất trồng lạc có thành
68
phần cơ giới nhẹ. Lân tồn tại trong cây ở dạng hữu cơ và vô cơ. Tỷ lệ lân hữu cơ và vô cơ thay đổi tuỳ theo các bộ phận của cây. Ở hạt lân chủ yếu tồn tại ở dạng hữu cơ còn ở lá thì dạng vô cơ nhiều hơn. Lân có tác dụng kích thích sự sinh trường cùa cây lạc, làm cho lạc chín sớm. Lân thúc đẩy sự phát triển cùa nốt sần, có tác dụng tốt đến việc ra hoa, đậu quà cũng như làm tăng sức sống của hạt. Thiếu lân ngay ờ giai đoạn đầu sự phát triẻn cùa rễ gặp khó khăn, cây hút dinh dưỡng kém dẫn đến còi cọc. Lân còn tham gia vào thành phần tăng cường tính chống chịu của cây trước sụ thay đổi của môi trường. Lân còn ảnh hường đến quá trinh quang hợp, tham gia vào thành phần các họp chất cao năng, nên nó có liên quan chặt chẽ đến sự sống của cây, thiếu lân lạc sinh trương kém lá chuyển sang mẫu tím hoặc nâu đò. Tnệu chứng thiếu lân thường xẩy ra ờ thời kỳ cây con nhất là khi gặp thời tiết rét. Đủ lân cây phát triển tốt, lá dầy hơn, có màu xanh đậm hn đặc biệt lân có tác dụng rất lớn đến bộ rễ của cây. Đủ lân rễ cây phát triển dài hơn, rộng hơn. tạo điều kiện cho quá trình hút dinh dưỡng khoáng trong đất của cây mạnh hơn.
Ket quả thừ nghiệm một số mô hỉnh bón phân họp lý trên đất bạc màu của Đoàn Văn Điểm và cộng sự (1995) cho thấy: Bón lân cho lạc tăng năng suất lạc từ 1,25 tấn/ha lên 1,57 tấn/ha, bội thu 0,32 tấn/ha. Hiệu suất phân bón của 1 kg p20 5(dạng supe photphat) ở mức 60 kg p20 5/ha cho từ 4,5 - 5,0kg lạc vò so với 3,6 - 4,0kg lạc vỏ ở mức bón 90kg p20 5/ha.
-K ali
Kali tồn tại trong cây dưới dạng muối vô cơ hoà tan và muối ảnh hưởng xít hữu cơ trong tế bàọ ờ các bộ phận non, hoạt động sinh lý mạnh thường chứa nhiều kali. Kali có thể chuyển một phần từ bộ phận già sang bộ phận non của cây. Kali tham gia vào hoạt động của các men, ờ đó nó đóng vai ữò làm chất xúc tác và điều chỉnh. Các quá trình sinh lý ừong cây sẽ không thực hiện được binh thường nếu thiếu kali. Thiếu K làm xuất hiện nhiều quả một hạt. Lạc hút một lương kali lớn, hàm lượng kali lên đến 4% trong cây ờ thòi kỳ sinh trường đầu là hiện tuợng phổ biến.
69
Tuỳ thuộc vào tính chất đất đai và chế độ luân canh mà hiệu quà của việc bón kali khác nhau. Lạc có thể hút nhiều kali hơn nhu cầu của nó khi được ứồng ở đất giàu kali. Do đó đánh giá nhu cầu kali của cây lạc theo lượng kali hút có thể dẫn đến những kết luận sai lầm, ờ điều kiện đất thiếu kali nhưng nhờ hệ rễ phát triển rộng có thể khai thác được chất dinh dưỡng trong một lượng đất lớn nên có thể lạc vẫn cho năng suất khá. Đất Việt Nam có hàm lượng kali thường không thiếu, nhưng do nhu cầu của thâm canh, nên cần phải bón kali cho cây lạc.
- Canxi
Canxi vừa có tác dụng khử độ chua của đất, vừa là nguyên tố dinh dưỡng cho cây. Canxi là thành phần chất kết gắn các tế bào với nhau, nên nó cần thiết cho sự phân chia tế bào, canxi cũng là chất hoạt hoá cho một số hệ thống men. Thiếu canxi quả lạc kém mẩy, thân mầm bị đen, vỏ quả giòn, tỳ lệ đậu hoa thấp. Trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng thi lá bị rụng, ngọn héo, rễ phát triển vô tổ chức. Hiện tượng quả lốp thuờng xảy ra khi đất có hàm lượng canxi thấp hoặc do ảnh hường các loại phân khoáng khác và thòi tiết hạn chế việc hút canxi của cây. Đủ dinh dưỡng canxi cây lạc phát triển tốt làm cho vỏ cù lạc dầy, chắc củ, không bị thổi và bị nẩy mầm ỡ ruộng khi đất có độ ẩm cao.
- Magiê, lưu huỳnh và một số nguyên tố vi lưọng
+ Magiê
Là thành phần của diệp lục và có trong nhiều hệ thống men. Thiếu magiê lá vàng cây còi cọc, thiếu nghiêm trọng cây mất màu xanh và chết.
+ Lưu huỳnh
Là thành phần của các axít amin quan trọng trong cây, có vai ừò quan ữọng trong sự tạo thành protein. Lun huỳnh còn tồn tại trong cây ờ dạng sun phát có vai ừò kiểm tra phản ứng và cân bằng thẩm thấu. Lưu huỳnh kích thích sự ra hoa cùa cây và kéo dài thời gian ra hoa. Ờ trong đất lạc lưu huỳnh là yếu tố thường thiếu, ít được chú ý hơn các yếu tố khác.
70
- Các nguyên tổ vi lượìĩg
Ngoài các yếu tố cây hút nhiều như N, p, K thì các nguyên tố vi lượng như Mo, Bo, Cu, Zn... là những yếu tố cây hút ít nhưng rất quan ứọng. Đặc biệt Mo ảnh hương tới sự phát ừiển của cây và màu sắc bộ lá, ảnh hường đến số lượng và trọng lượng nốt sần do đó ảnh hường đến quá trình cố định đạm của cây. Bo ảnh hướng đến quá trình ra hoa kết quà cua lạc, thiếu Bo hoa ra ít và thường gây hiện tượng hạt lạc phát triển không bình thường (rỗng ruột) đê lại một vùng lõm ờ giữa và thường có màu nâu hoặc biến thành mầu nâu khi rang. Các nguyên tố vi lượng khác cũng đóng vai ữò quan trọng trong đời sống cây lạc nhưng nhìn chung ít thiếu trong đất trồng lạc.
2.3. Kỹ thuật trồng trọt
2.3.1. Bộ giống lạc đang trồng phổ biến trong sàn xuất - Giống lạc L14
Giống lạc L14 do Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện cây lương thực và cây thục phẩm chọn lọc ra từ tập đoàn nhập nội năm 1996 và được công nhận giống Quốc gia năm 2002. Giống lạc L 14 có thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm, kháng bệnh lá (Đốm nâu, đốm đen, ri sắt...) khá, kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) khá. Quả to, eo nông, có gân quả không rõ, vỏ lụa màu hồng. Chịu thâm canh cho năng suất caọ Thời gian sinh trường: 120 - 135 ngày (vụ xuân); 90 - 110 ngày (vụ thu và thu đông). Chiều cao thân chính 30 - 50cm, khối lirợng 100 quả 150 - 160g, khối lượng 100 hạt 50 - 60g, tỷ lệ nhân/quả 72 - 74%, năng suất 40 - 55 tạ/hạ
- Giống lạc L08
Giống lạc L08 do Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc ra. Giống lạc L08 có thân cứng, tán hơi xoè, cuống lá vươn dài, lá to hình trứng thon mầu xanh, eo quả nông, gân quả không rõ. L08 nhiễm bệnh thối lá và bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức trung binh. Thòi gian sinh trường 120 - 125
71
ngày (vụ xuân) và 110 ngày (vụ thu - đông). Chiều cao thân chính từ 28 - 36cm. Đặc điểm nổi bật của giống lạc L08 là có phẩm cấp hạt đạt giá trị xuất khẩu cao hơn hẳn các giống ữong sản xuất hiện nay đó là: Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 67 - 72 gam đạt 135 - 160 hạt/lOOg hạt, vỏ lụa mỏng mầu hồng cánh sen và căng đều đẹp không bị nứt vỏ, tỷ lệ nhân 74
- 77%. Năng suất 35 -40 tạ/ha.
- Giống lạc L15
Giống lạc L15 là giống nhập nội từ Trung quốc được Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm Đậu đỗ - Viện cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc và phát triển. Giống lạc L15 là giống lạc có tiềm nàng năng suất cao, chịu thâm canh và có nhiều đặc điểm nông học tốt. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm, kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm đen, ri sắt), kháng bệnh chết èo (héo xanh vi khuẩn) khá. Quả to, eo rõ, gân quả rõ, vò lụa màu hồng. Giống lạc L15 có thời gian sinh trường 120 - 135 ngày ưong vụ xuân, 90 - 110 ngày trong vụ thu và thu đông. Chiều cao thân chính 30 - 45 cm, khối lượng 100 quả 150 - 165 g, khối lượng 100 hạt 50 - 65g, tỷ lệ hạt/quả 70 - 73%, năng suất 40 - 60 tạ/ha. Giống lạc L 15 là giống lạc cho vùng thâm canh tuy nhiên nó cũng có thể trồng trong vùng nước trời.
- Giống lạc L12
Giống lạc L 12 được Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc ra từ tổ liợp lai V79/ICGV87157 (1992). Giống lạc L12 thuộc dạng hình thực vật Spanish, sinh truởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, lá màu xanh vàng, nhiễm bệnh lá (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt...) trung binh, vỏ quả mỏng, nhẵn, vỏ lụa màu hồng cánh sen. Chịu hạn khá, cho năng suất cao trên chân đất bạc màu nghèo dinh dưỡng. Thòi gian sinh trưởng 120 - 125 ngày (vụ xuân); 90 - 105 ngày (vụ thu và thu đông). Chiều cao thân chính 40 - 65cm, khối luợng 100 quả 140 - 150 g, khối lượng 100 hạt 55 - 60g, tỷ lệ nhân/quả 74 - 77%, năng suất 40 - 50 tạ/ha.
72
- Giống lạc L17
Giống lạc L17 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) chọn lọc từ tổ họfp lai hữu tinh giữa L08 và TQ6, được thực hiện năm 2001 và được công nhận là giống sàn xuất thừ năm 2012. Giống lạc L 17 thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm, sinh traờng khòe, ra hoa kết quà tập trung. Chiều cao thân chính từ 30 - 45cm. Khối luợng 100 quả đạt từ 165 - 170 gam, khối lượng 100 hạt đạt từ 60 - 75 gam, tỳ lệ nhân đạt 72 - 75%. Tiềm nâng năng suất đạt từ 45 - 50 tạ/ha. Thời gian sinh trường 125 ngày (vụ xuân) và 95 - 105 ngày (vụ thu đông). Đây là giống duy nhất hiện nay kháng trung bình đối với bệnh mốc vàng.
- Giống lạc L18
Giống lạc L18 được nhập nội từ Trung quốc do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn lọc. Giống lạc L 18 có khả năng cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nông học tốt. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đồ tốt, lá xanh đậm, kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm đen, ri sắt) và kháng héo xanh vi khuẩn khá. Quả to, eo trung bình, có gân rõ, vỏ lụa màu hồng. Là giống chịu thâm canh cao, thời gian sinh trường tò 120 - 130 ngày (vụ xuân); 95 - 115 ngày (vụ thu đông). Chiều cao thân chính từ 35 - 45cm. Khối luợng 100 quả 168 - 178g, khối lượng 100 hạt 60 - 65g, tỷ lệ nhân 69 - 71%, năng suất từ 55 - 70 tạ/ha.
- Giống lạc L23
Giống lạc L23 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ (Viện Cây lương thực và Cây thục phẩm) chọn lọc ra từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc năm 2001 và được công nhận cho sản xuất thử năm 2008. Giống lạc L23 có thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, sinh trưởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm đen, gi sắt) và kháng bệnh chết ẻo khá. Quả có gân rõ, eo nông, vỏ hạt màu hồng. Là giống chịu thâm canh caọ Thời gian sinh truờng 120 ngày
73
(vụ xuân ), từ 95 - 110 ngày (vụ Thu đông). Chiều cao thân chính từ 35 - 50cm. Khối lượng 100 quả 140 - 155g, khối lượng 100 hạt 55 - 60g, tỷ lệ nhân: 70 - 71%, tiềm năng năng suất từ 50 - 55 tạ/ha.
- Giống lạc L24
Giống lạc L24 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) chọn lọc từ tập đoàn nhập nội cùa Trung Quốc năm 2001 và đang đuợc khảo nghiệm. Giống lạc L24 có thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, sinh trương khoẽ, ra hoa kết quả tập trung, kháng bệnh lá và bệnh chết ẻo khá. Quả có gân trung binh, eo nông, vỏ hạt màu hồng. Thời gian sinh trường 120 ngày (vụ xuân), từ 95-110 ngày (vụ Thu đông). Chiều cao thân chính từ 35 - 50cm. Khối lượng 100 quả 160 -180g, khối lượng 100 hạt 60 - 70g, tỷ lệ nhân: 70 - 71%, tiềm năng năng suất từ 50 - 55 tạ/ha.
- Giống lạc L26
Giống lạc L26 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa L08 và TQ6, được thực hiện năm 2001 và đang được khảo nghiệm. Giống lạc L26 thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đúng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm, sinh trường khỏe, ra hoa kết quả tập trung, nhiễm trung bệnh với bệnh lá (đốm nâu, đốm đne và gỉ sắt). Chiều cao thân chính từ 30 - 45cm. Khối lượng 100 quả đạt từ 175 - 180 gam, khối lượng 100 hạt đạt tù 68 - 81 gam, tỷ lệ nhân đạt 73 - 75%. Tiềm
năng năng suất đạt từ 45 - 50 tạ/hạ Thời gian sinh trưởng 125 ngày (vụ xuân) và 95 - 105 ngày (vụ thu đông).
- Giống lạc L27
Giống lạc L27 được chọn ra bằng phương pháp lai hữu lính đáp ứng nhu cầu của sản suất và thị hiếu người tiêu dừng. L27 thuộc dạng hình Spanish có thòi gian sinh trưởng 95 - 125 ngày và có thể gieo ữồng trong cả vụ xuân và vụ thu đông, ừên nhiều trân đất khác nhau.
74
Giống L27 là giống có tiềm năng năng suất cao (35 - 45,4 tạ/ha), ư u điểm nổi bật của giống L27 là số quả chắc/ cây nhiều (13 - 20 quả), ra hoa kết quả chín tập trung, vỏ quả mông (tỷ lệ nhân 68 - 73% tùy vụ), eo qua trung bình, gân trên quà rõ trung binh, mò quà rõ trung bình, vỏ lụa hạt màu hồng cánh sen và không bị nứt vò hạt. Khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỳ lệ nhân tương đương vói giống L14 song lại kháng khá với các bệnh lá chính (gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn so vói các giống L14; L26; L17.
2.3.2. Thời vụ gieo trồng
* Cơ sơ đê xác định thời vụ
- Dựa vào đặc điểm cua giống chín sớm hay chín muộn.
- Dựa vào yêu cầu sinh thái của cây lạc cần nhiệt độ cao, đầy đủ ánh sáng và độ ẩm vị vậy không thể gieo và những tháng có nhiệt độ thấp, khô hạn.
- Dựa vào cơ cấu cây trồng ừong vùng.
* Thời vụ cụ thê
- Vụ lạc xuân: Gieo từ 25/1 - 10/3, tốt nhất là gieo trong tháng 2 xung quanh tiết lập xuân, đây là vụ lạc chính ở miền Bắc.
Đặc điểm của vại này đầu vụ thường gặp rét, khô hạn khó khăn trong quá trinh mọc mầm vi vậy cần chú ý tưới nuớc và ừánh rét cho cây. v ề sau, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng tăng dần nên có tiềm năng cho năng suất cao. Cuối vụ thường hay gặp úng vì có mua lớn chú ý tiêu nuớc, đối với những vùng đất bãi ven sông nên chọn giống ngắn ngày.
- Vụ lạc thu: Gieo từ 1/7 - 30/7, vụ này ứồng để giữ giống là chính vi lạc thu có tỷ lệ nảy mầm cao.
Đặc điểm vụ này đầu vụ nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nên hạt này mầm tốt, đầu vụ hay có mưa lớn khó khăn trong việc làm đất. Thời kỳ cây con gặp nhiệt độ cao thời gian sinh tnrỡng bị rút ngan, lạc ra hoa sớm khối lượng thân lá nhỏ, hoa ít. Thời kỳ kết quả, ẩm độ, nhiệt độ đều thấp
dần làm cho quá trình tích luỹ vật chất về quả không thuận lợi nên quả thường nhỏ, hạt không mẩy. Mặt khác vụ này bệnh đốm lá thường hại rất nặng làm giảm diện tích quang hợp vì vậy năng suất lạc thu thường thấp.
Để khắc phục nguời ta điều tiết bằng mật độ, chọn đất cao, làm luống nhỏ và chú ý phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu.
- Vụ lạc thu đông: Gieo tò 15/8 - 30/9 tốt nhất từ 15/8 - 10/9. Sử dựng giống ngắn ngày (giống có thời gian sinh traờng 90 - 110 ngày).
2.3.3. Mật độ khoảng cách
Mật độ là yếu tố quan trọng để quyết định năng suất và sản lượng lạc.
Năng suất = số quà/ cây X trọng lượng trung bình 1 quả X số cây/ đơn vị diện tích.
Xác định mật độ cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Dựa vào đặc diểm sinh trưởng của từng giống, giống sinh trường mạnh, phân cành nhiều thì ừồng thưa và ngược lại.
- Dựa vào điều kiện sinh thái từng vùng và từng mùa vụ cụ thể, vụ xuân gieo thưa hơn, đất tốt gieo thưa hơn.
- Dựa vào điều kiện canh tác cụ thể, điều kiện thâm canh cao gieo thưa hom.
Mật độ 33 cây/m2, khoảng cách 30cm X 10cm hoặc 30cm X 20cm.
Gieo 2 hạt/1 hốc có ưu điém không bị mất cây vì khả năng đội đất khoẻ và hạn chế ra cành vô hiệu, tỷ lệ đậu hoa cao.
Lượng giống cần cho 1 ha từ 180 - 190kg.
Kỹ thuật gieo hạt: Khi gieo cắm phôi rẽ xuống dưới để mầm không bị cong, không để hạt tiếp xúc với phân hoá học, độ sâu lấp hạt tuỳ theo độ ẩm đất, đất ẩm lấp sâu 3 - 4cm, đất khô lấp sâu 4 - 6cm. Nếu có phân vi khuẩn ừộn với hạt rồi đem gieo chú ý không để tiếp súc với ánh sáng làm chết vi khuẩn.
76
2.3.4. Phân bón
Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân hữu cơ 8 - 12 tấn
Đạm 20 - 40 N
Lân 60 - 90 p20 5
Kali 30 - 60 K20
Vôi bột 500 - 800kg
Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng, 100% P2O5; vôi bột bón lót 100% hoặc 50% (nếu để lại 50% thì bón vào thời kỳ ra hoa bàng cách tung lên lá vào lúc sáng sớm để vôi dính vào lá khắc phục tình trạng lạc lốp); đạm có thể bón lót 50% ữong trường hợp thiếu phân chuồng còn lại bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật; kali 50% bón lót, 50% bón thúc.
2.3.5. Chăm sóc
2.3.5.1. Dặm tia
Dặm tia nhằm mục đích đảm bào số cây trên một đơn vị diện tích vì đây là cơ sở để đảm bảo cho lạc có năng suất cao. Yêu cầu phải dặm sớm muộn nhất khi lạc có một lá thật. Khi dặm ủ hạt nứt nanh để thời gian mọc được rút ngắn.
2.3.5.2. Xới vun
Mục đích: Làm cho đất tơi xốp, cung cấp oxi tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển và vi khuẩn nốt sần hoạt động, tia quả đâm xuống dễ dàng, tạo độ ẩm và bóng tối để quả phát triển tốt, diệt trừ cỏ dại và hạn chế bệnh.
Yêu cầu: Xói 2 lần: Lần 1 lúc lạc có 2 - 3 lá thật, xói sâu 3 - 5cm không đuợc vun; lần 2 xới tnrớc khi lạc ra hoa (sau đợt 1 từ 15 - 20 ngày) xới sâu 5 - 7 cm không được vun.
Sau khi lạc ra hoa rộ xới nặng tay kết hợp vun cao lấp cặp cành cấp 1.
77
23.53. Tưới tiêu cho lạc
Tưới tiêu nước là biện pháp quan trọng đối với cây lạc vi các giai đoạn cây lạc cần nước thì không có mưa và có những lúc mưa to ruộng lạc bị ngập úng.
ở miền bắc thời kỳ gieo hạt vụ lạc xuân và thời kỳ ra hoa và chúi ở vụ lạc thu thường gặp hạn, thời kỳ chín vụ lạc xuân và thời kỳ cây con vụ lạc thu thường gặp mưa bị ngập úng. Vì vậy tưới tiêu cho lạc là biện pháp quan trọng để lạc đạt năng suất cao.
Chú ý 2 giai đoạn:
- Giai đoạn mới gieo xong mà trời nắng khô hanh, kiểm ữa nếu thấy hạt không nảy mầm phải tiến hành tưới nước bổ sung. Nếu trời có mưa kiểm ưa thấy đọng nước thì tăng cường khơi rãnh, rút kiệt nước.
- Giai đoạn từ khi ra hoa đến chúi: Thời kỳ này cần nhiều nước và cũng là thời kỳ mà thiếu nước sẽ gây ảnh hường trực tiếp tới năng suất lạc. BỊ hạn bất cứ giai đoạn sinh trường nào từ ra hoa rộ - tia đâm - hình thành quả và chín đều làm giảm nghiêm trọng năng suất. Biện pháp tưới có thể áp dụng tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều sau đó tháo cạn.
2.3.6. Phòng trừ sâu bệnh
2.3.6.1. Sâu hại lạc
* Sâu xám
- Triệu chúng gây hại: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mói mọc làm mất khoảng trên ruộng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bắt bằng thủ công.
+ Dùng các loại thuốc hoá học như Dylan, Sherpa 25 EC, Basudin 10H ...
78
* Sâu khoang
- Triệu chứng gây hại: Phát sinh gây hại ữong suốt quá trình sinh truởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hương đến sinh truờng của lạc, sâu hại nặng ờ giai đoạn lạc ra hoa bói.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Luân canh cây ữồng và vệ sinh đồng ruộng.
+ Dùng bả chua ngọt để diệt trừ.
+ Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp.
+ Khi mật độ cao dùng thuốc Fastac, Dylan, Map Winner,... * Rệp hại lạc
- Triệu chứng gây hại: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trường kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.
+ Dùng thiên địch để diệt trừ.
+ Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Trebon 10EC,... để diệt rệp. * Sâu cuến lá
Triệu chứng gây hại: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.
- Biện pháp phòng trừ
+ Tổ chức bắt bàng thủ công.
+ Sừ dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC, Dylan,...
79
2.3.6.2. Bệnh hại lạc
* Bệnh chết ẻo (héo xanh) lạc (.Pseudomonas soỉanacearum Smith)
- Triệu chứng tác hại: Ờ những cây bị bệnh cá lá ngọn héo rũ trước có màu xanh tái, một số lá phía dưới cành cũng dần héo rũ và chết nhanh, ban đầu các lá héo rũ về ban ngày qua đêm có thể hồi phục được nhưng sau đó vài ngày cây héo rũ hẳn và không hồi phục được nữa, chót rễ có màu nâu đen và thổi. Khi cắt ngang thân cây bị bệnh thấy bó mạch dẫn có màu nâu thâm đen, bóp mạnh vết cất ở bó mạch thấy dịch nhờn vi khuẩn tiết ra có màu ừắng sữa.
- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên. Vi khuẩn có dạng hình gậy, hai đầu hơi tròn, ngắn, có 1 đến 3 lông roi ở một đầu.
- Đặc điểm phát sinh phát triển:
+ Vi khuẩn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ: 26 - 30°c, tối thấp 18°c, tối cao 37°c.
+ Nguồn gây bệnh tồn tại chủ yếu ở đất, tàn dư và hạt giống.
+ Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm uớt, cây phát triển kém, ở những chân đất cao, ữồng độc canh hoặc luân canh với cây họ cà (cà chua, khoai tây).
+ Vụ lạc xuân bị hại nặng hơn lạc thu.
+ Giai đoạn ra hoa —> quà non bị hại nặng.
- Biện pháp phòng trừ:
Luân canh cây lạc với lúa hoặc các cây trồng khác ký chù (tránh cây họ cà) nhằm hạn chế nguồn bệnh và cải tạo đất. Bón phân đầy đù cân đối NPK và vôi bột nhằm tăng sức chống chịu của cây. cần nhổ bỏ cây bị héo xanh sớm, giảm bớt nguồn bệnh và sự lan truyền, cần phả; sử dụng giống chống bệnh, chọn hạt khoẻ, sạch bệnh là biện pháp hiệu quả nhất.