🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo Dục Khoa Cử Và Quan Chế Ở Việt Nam Thời Phong Kiến, Thời Pháp Thuộc Ebooks Nhóm Zalo Kính dâng Hương Hồn Song Thân; Tặng Thanh Mai và Thanh Dung, Quốc Dũng. i ii NGUYỄN CÔNG LÝ Chuyên khảo NHÀ XUẤT BẢN ðẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011 iii iv MỤC LỤC MỞ ðẦU ......................................................................................... vii PHẦN 1. CHẾ ðỘ GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN, THỜI PHÁP THUỘC ............................................................................ 1 Chương 1. Chế ñộ giáo dục Việt Nam thời phong kiến .............. 3 1.1. Tầm quan trọng của giáo dục Việt Nam thời phong kiến ......... 3 1.2. Chế ñộ giáo dục và hệ thống trường học ở Việt Nam thời phong kiến ............................................................................... 10 1.3. Công cuộc cải cách giáo dục của các sĩ phu Việt Nam ñầu thế kỷ XX ........................................................................... 31 Chương 2. Sách giáo khoa, chương trình và nội dung thi; cách thức tổ chức và quy chế thi ở Việt Nam thời phong kiến .......................................................... 45 2.1 Sách giáo khoa, chương trình và nội dung thi......................... 45 2.2 Cách thức tổ chức và quy chế thi .............................................. 64 2.3. Học vị công nhận trong các khoa thi ........................................ 89 2.4. Các lệ: Xướng danh, Ban áo mũ cân ñai, Ban yến, Vinh quy bái tổ .................................................................................... 97 Chương 3. Lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến (từ 1075 ñến 1919) .......................................................... 125 3.1. Khoa cử thời Lý - Trần .......................................................... 125 3.2. Khoa cử thời Hậu Lê - Tây Sơn ............................................. 134 3.3. Khoa cử thời chúa Nguyễn ở ðàng Trong và nhà Nguyễn .................................................................................... 173 v Chương 4. Chế ñộ giáo dục và thi cử thời Pháp thuộc .......... 202 4.1. Chính sách giáo dục của Pháp ở Việt Nam ............................ 202 4.2 Các trường học và chế ñộ giáo dục, thi cử của Pháp ở Việt Nam từ 1861 ñến 1945 ................................................... 206 PHẦN 2. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG QUAN CHẾ Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN, THỜI PHÁP THUỘC ................................... 231 Chương 5. Tổ chức Nhà nước và hệ thống quan chế Việt Nam thời phong kiến ....................................... 233 5.1. Tổ chức Nhà nước tại triều ñình trung ương qua các triều ñại ............................................................................................ 233 5.2. Tổ chức Nhà nước tại các ñịa phương qua các triều ñại ..... 278 5.3. Hệ thống quan chế và phẩm trật ............................................. 281 5.4. Chức năng, nhiệm vụ một số chức quan chủ yếu .................. 292 Chương 6. Tổ chức Nhà nước và hệ thống quan chế thời Pháp thuộc .............................................................. 305 6.1. Phủ Toàn quyền ðông Dương và mối quan hệ giữa Phủ Toàn quyền với triều ñình nhà Nguyễn ................................. 305 6.2. Tổ chức Nhà nước và quan chế tại các ñịa phương thời Pháp thuộc .............................................................................. 307 KẾT LUẬN ................................................................................... 312 HÌNH ẢNH MINH HỌA............................................................. 319 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................ 349 vi MỞ ðẦU Lâu nay, khi ñọc các tài liệu viết về lịch sử, văn hóa, xã hội, văn học - nghệ thuật của tiền nhân, người ñọc, nhất là giới trẻ lớn lên trong chế ñộ mới, không có vốn Hán học, hoặc có nhưng còn ít ỏi, thường khó nắm ñược nội dung, ý nghĩa, tính chất của vấn ñề thuộc các lĩnh vực giáo dục - khoa cử, hệ thống quan chế cùng tổ chức hành chính Nhà nước của nước ta thời phong kiến và thời Pháp thuộc. Ngay cả ñối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn cũng không hiếm có trường hợp lúng túng khi gặp phải những vấn ñề thuộc các lĩnh vực trên như xác ñịnh các chức tước, phẩm hàm ngạch trật; chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương ñến các làng xã; các học hàm, học vị; các quy cách học hành tổ chức thi cử ngày xưa… Thêm nữa, những vấn ñề này lại luôn thay ñổi theo các luật lệ ñược ñịnh ra của từng triều ñại phong kiến, hoặc theo các vùng miền khác nhau, nên càng gây khó khăn cho người ñọc nhiều hơn. Việc ñó ñòi hỏi phải có tài liệu ñể tra cứu, chỉ dẫn. ðiều mà chúng tôi muốn quý vị bạn ñọc lưu ý là trong các tài liệu xưa của các bậc tiên Nho viết về vấn ñề này, cũng có vài tài liệu ghi không nhất quán, có chỗ sai sót và nhầm lẫn năm tháng, niên hiệu, danh xưng, chức tước… nên khi ñọc, nếu không có trí nhớ và không tra xét, so sánh, ñối chiếu sử sách cho kỹ càng thì khó có thể nhận ra những nhầm lẫn ñó. Trên cơ sở kế thừa những công trình của các bậc tiên Nho viết dưới triều Hậu Lê, triều Nguyễn và những tài liệu của các nhà nghiên cứu trước ñây ở thế kỷ XX chung quanh vấn ñề này, dù bản vii thân còn nhiều hạn chế về kiến văn nhưng chúng tôi cũng không ngần ngại biên soạn chuyên khảo này nhằm hệ thống những vấn ñề sao cho lôgíc, rành mạch và giản ñơn, ñính chính vài chỗ nhầm lẫn trong vài tài liệu trước ñây, với mục ñích là ñể cho thế hệ trẻ hôm nay có tư liệu ñể tìm hiểu những vấn ñề trên khi cần thiết. ðồng thời, ñây cũng là tâm nguyện muốn ít nhiều góp phần vào việc bảo lưu những tinh hoa giá trị tinh thần truyền thống của cha ông. Vì thế, người viết vô cùng biết ơn nếu bạn ñọc xa gần, nhất là các vị cao minh thạc ñức quảng kiến ña văn, các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu vui lòng góp ý, chỉ bảo những sai sót ñể nội dung cuốn sách ñược hoàn thiện hơn. Cũng cần nói thêm rằng, xưa nay vấn ñề này ñã ñược nhiều người quan tâm tìm hiểu, có nhiều công trình viết về giáo dục khoa cử, về bộ máy Nhà nước và quan chế thời xưa, kể cả từ ñiển về vấn ñề này ñã ñược xuất bản. Chẳng hạn, dưới các triều ñại phong kiến, sử gia Lê Văn Hưu ñời Trần ñã viết ðại Việt sử ký 大越史記 chép từ thời lập quốc với họ Hồng Bàng cho ñến ñời Trần; rồi Phan Phu Tiên chép tiếp thành bộ Sử ký tục biên 史記續 編. Sau ñó, sử gia Ngô Sĩ Liên ñời Hậu Lê (triều ñại Lê Thánh Tông) kế thừa hai bộ sách trên của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên ñể viết bộ Sử ký toàn thư 史記全書, chép tiếp lịch sử ðại Việt ñến cuối thế kỷ XV. Năm 1665, công trình ñồ sộ này ñược Quốc sử quán ñời Lê trung hưng, do Phạm Công Trứ chủ trì, khảo ñính lại Sử ký toàn thư 史記全書 của họ Ngô và viết thêm phần Bản kỷ tục biên 本紀續編 thành bộ ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記 全書 chép tiếp lịch sử nước nhà ñến năm 1663; tiếp theo Lê Hy và Nguyễn Quý ðứcviii phụng lệnh vua Lê Huyền Tông và chúa Trịnh Căn, sửa chữa và viết tiếp phần Bản kỷ 本紀 từ năm 1663 ñến năm Ất Mão 1675 ñời vua Lê Gia Tông. Như vậy, bộ ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 không phải chỉ do một mình Ngô Sĩ Liên biên soạn mà là do nhiều sử gia của nhiều thế hệ chấp bút viết tiếp trong các giai ñoạn lịch sử khác nhau. Những bộ sử trên ñều chép lịch sử theo lối biên niên nên có ghi lại (dù rất vắn tắt) các khoa thi ñược tổ chức qua các triều ñại lịch sử. ðầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, lần ñầu tiên, học giả Phan Huy Chú ñã viết cuốn bách khoa thư: Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝憲章類志 chép 10 loại hiến chương trong ñó có Quan chức chí 官職志; Khoa mục chí 科目志, Binh chế chí 兵制志 v.v... Có thể nói, lần ñầu tiên lịch sử khoa cử nước ta, tổ chức hành chính cùng phẩm trật của quan lại hai ban văn, võ từ triều Lý ñến cuối ñời Lê trung hưng ñược sử gia Phan Huy Chú ghi lại ñầy ñủ, có hệ thống. Rồi những công trình mang tính quan phương của Quốc sử quán triều Nguyễn như Khâm ñịnh Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑑綱目 và Khâm ñịnh ðại Nam hội ñiển sự lệ 欽定大南會典事例, rồi Khâm ñịnh ðại Nam hội ñiển sự lệ tục biên 欽定大南會典事例續編 bên cạnh chép các ñiển lễ sự lệ…, những bộ sách trên ñều ít nhiều có chép về khoa cử và quan chế từ triều Nguyễn trở về trước. ðặc biệt là ñầu thế kỷ XX, dưới triều Nguyễn, có một số công trình chuyên sâu, có giá trị học thuật viết về khoa cử thời phong kiến bằng chữ Hán như ðại Việt lịch triều ñăng khoa lục 大越歷朝登科錄 của bốn vị tiên Nho ix là Nguyễn Hoàn, Uông Sĩ Lãng, Võ Miên và Phan Trọng Phiên. Riêng hai công trình của cụ Tổng tài Quốc sử quán Cao Xuân Dục là Quốc triều Hương khoa lục 國朝鄉科錄 và Quốc triều ðăng khoa lục國朝登科錄chép rất ñầy ñủ các khoa thi Hương, thi Hội và thi ðình ñược tổ chức dưới triều Nguyễn, cùng ghi tên tuổi với tiểu sử sơ lược của những người ñỗ ñạt trong các khoa thi trên. Trước năm 1945, học giả Trần Văn Giáp ñã căn cứ vào sử sách xưa ñể viết Lược khảo về khoa cử Việt Nam từ khởi thuỷ ñến khoa Mậu Ngọ, Trường Viễn ðông Bác Cổ ấn hành năm 1941. Có thể nói ñây là công trình viết có hệ thống về lịch sử khoa cử ở nước ta từ khoa thi ñầu tiên dưới triều Lý: khoa Tam trường năm Ất Mão (1075) ñến khoa Mậu Ngọ (1918) triều Nguyễn, dù chỉ ở dạng lược khảo. Còn trong bộ văn học sử ñầu tiên: Việt Nam văn học sử yếu (viết 1941, Nha học chính ðông Pháp xuất bản lần ñầu 1943), nhà giáo dục Dương Quảng Hàm có trình bày về giáo dục và thi cử dưới thời phong kiến dù còn rất vắn tắt và sơ lược. Tiếp bước các bậc tiền nhân, gần ñây các nhà nghiên cứu trong Nam ngoài Bắc cũng ñã bỏ nhiều công sức ñể tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước, về giáo dục khoa cử thời phong kiến ở nước ta như các công trình: của Huyền Quang Lược khảo về khoa cử Việt Nam (SG, 1960); của Lê Kim Ngân Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), SG, 1963; của Nguyễn Q. Thắng Khoa cử và Giáo dục ở Việt Nam (TP. HCM, 1993, tái bản nhiều lần, có sửa chữa bổ sung); của Nguyễn Thế Long Nho học ở Việt Nam: Giáo dục và thi cử (HN, 1995); của Nguyễn ðăng Tiến Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 (HN, 1996); của Nguyễn Thị Chân Quỳnh Khoa cử Việt Nam (Quyển thượng) Thi Hương (TP. HCM, 2003) và Khoa cử Việt Nam (Quyển hạ) Thi x Hội; Thi ðình (TP. HCM, 2007); v.v… Các công trình dịch thuật hoặc biên soạn về các nhà khoa bảng Việt Nam như hai công trình của Ngô ðức Thọ (chủ biên) Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 bia Tiến sĩ (HN, 2002) và Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919 (HN, tái bản 2006); của Trịnh Khắc Mạnh Văn bia ñề danh Tiến sĩ Việt Nam (HN, 2006); của Trần Hồng ðức Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều ñại phong kiến Việt Nam (2006), v.v..; ðỗ Văn Ninh với Văn bia Quốc tử giám Hà Nội (2001) và Tự ñiển Quan chức Việt Nam (HN, in lần ñầu 2002). Năm 1992, chúng tôi có biên soạn Lược khảo và tra cứu về Học chế - Quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước, NXB Văn hóa Thông tin, HN, 1997, cũng là ñể góp thêm tiếng nói về vấn ñề trên. Công bằng mà nói, những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ñã ñược xuất bản dù ít nhiều ñã có những ñóng góp về mặt này hay mặt khác, nhưng các soạn giả chỉ ñề cập hoặc là về giáo dục thi cử, hoặc là về tổ chức bộ máy Nhà nước, quan chế ngày xưa và cũng có tài liệu chỉ tìm hiểu vấn ñề này ở một triều ñại nhất ñịnh hay một giai ñoạn cụ thể chứ chưa có tài liệu nào ñề cập cả hai vấn ñề và trình bày xuyên suốt theo chiều dài lịch sử từ khi Ngô Quyền giành ñộc lập tự chủ vào năm 938 cho ñến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra kỷ nguyên mới, vận hội mới của dân tộc dưới chế ñộ mới như trong chuyên khảo này ñã làm. Vì ñối tượng ñược tìm hiểu là giáo dục - khoa cử và quan chế nên nội dung chính của chuyên khảo sẽ trình bày hai phần: phần một trình bày về Chế ñộ giáo dục và khoa cử Việt Nam trước năm 1945 với bốn chương: Chế ñộ giáo dục Việt Nam thời phong kiến; Sách giáo khoa, chương trình - nội dung thi, cách thức tổ chức - quy chế thi ở Việt Nam thời phong kiến; Lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến (từ 1075 ñến 1919); Chế ñộ giáo dục và thi cử thời xi Pháp thuộc. ðây là phần trọng tâm. Vấn ñề quan chế luôn gắn với tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước nên phần hai sẽ trình bày Tổ chức nhà nước và hệ thống quan chế Việt Nam trước 1945 với hai chương: Tổ chức Nhà nước và hệ thống quan chế Việt Nam thời phong kiến; Tổ chức Nhà nước và hệ thống quan chế thời Pháp thuộc. Cuối cùng là phần Kết luận và Tài liệu tham khảo chính. **** Trước ñây, vào các năm học 2005, 2006, 2007, rồi hiện nay, Bộ môn Hán Nôm, Khoa Ngữ văn và Báo chí (nay là Khoa Văn học và Ngôn ngữ), Trường ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ñã mời tôi giảng chuyên ñề Giáo dục, Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam cho sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Hán Nôm với hai tín chỉ (30 tiết) nên tôi ñã biên soạn lại có hệ thống ñầy ñủ hơn những gì trước ñây ñã tìm hiểu, ñó là quyển Lược khảo và tra cứu về Quan chế - Học chế ở Việt Nam từ 1945 về trước, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997. Chuyên khảo này còn là ñề tài khoa học năm 2006, ñược Hội ñồng Khoa học Trường ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiệm thu với kết quả loại tốt, ñề nghị xuất bản. Nhân ñây, tôi xin cám ơn Bộ môn Hán Nôm, Ban Chủ nhiệm khoa Văn học và Ngôn ngữ, Ban Giám hiệu cùng Hội ñồng Khoa học trường ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ñã tạo ñiều kiện ñể tôi hoàn thành ñề tài này. Xin cám ơn Nhà xuất bản ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ñã nhiệt tình ñể chuyên khảo ñược ñến với bạn ñọc. Rất mong nhận ñược những ý kiến ñóng góp của các bậc cao minh, quý vị thức giả, cùng các bạn sinh viên thân yêu ñể công trình sẽ hoàn thiện hơn trong lần tái bản. xii Tác giảxiii PHẦN 1 CHẾ ðỘ GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN THỜI PHÁP THUỘC 1 2 CHƯƠNG 1 CHẾ ðỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN 1.1.1. Có thể khẳng ñịnh nước Việt Nam ta ñã có một lịch sử giáo dục lâu ñời. Có giáo dục, tất phải có khoa cử. Khoa cử là hình thức ñể kén chọn nhân tài xây dựng ñất nước. Bài văn bia Tiến sĩ tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội do Hàn lâm viện thừa chỉ, ðông các ñại học sĩ Thân Nhân Trung phụng mệnh vâng sắc soạn năm 1484 ñời Lê Thánh Tông (1460-1497), khi dựng bia ghi tên những danh sĩ ñỗ ñại khoa dưới triều Hậu Lê, từ khoa thi ðại Bảo năm 1442 ñời Lê Thái Tông trở ñi, ñã có ghi: “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí.” 賢才國家之元氣 (Hiền tài là nguyên khí1 của quốc gia); sau ñó tại sắc dụ của vua Lê Hiến Tông, năm Cảnh Thống thứ 2 (1499) có ghi lại câu trên và còn thêm: “Khoa mục sĩ tử chi thản ñồ.” 科目士子之坦途 (Khoa cử là con ñường rộng mở của kẻ sĩ). ðó là một chân lý mà lịch sử ñã chứng minh. Giở lại những trang lịch sử quá khứ của dân tộc, những bậc khai quốc công thần, những danh sĩ - văn nhân - thi gia, những chí sĩ yêu nước… ña phần ñều là 1 Nguyên khí: phần tinh túy cấu tạo nên các vật. Ở ñây chỉ sức sống của ñất nước. 3 những môn ñệ của Nho gia, từng ñắm mình nơi cửa Khổng sân Trình ñể dùi mài Thánh kinh Hiền truyện và rèn luyện phẩm chất ñạo ñức tư cách, xử kỷ tiếp vật. Họ ñều là những con người chân chính, yêu nước thương dân, có nhân cách cao ñẹp mà sử sách ñã nêu gương, nhân dân ñã tôn vinh, cho dù họ là những nhà nho hành ñạo, nhà nho ẩn dật hay nhà nho tài tử ñi chăng nữa. Có thể nêu ra ñây những nhân vật tiêu biểu cho ba loại hình nhà nho trên của từng triều ñại như Chu Văn Thường, ðàm Dĩ Mông, Nguyễn Công Bật, ðoàn Văn Khâm… ñời Lý; Phạm Ngũ Lão, Mạc ðĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Chu Văn An, Trần Nguyên ðán, Nguyễn ðại Phạp, Hồ Quý Ly, Nguyễn Phi Khanh… ñời Trần; Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Phan Phu Tiên, Nguyễn Trực, Thân Nhân Trung, ðỗ Nhuận… ñời Hậu Lê sơ; Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan… ñời Mạc; Nguyễn Hàng, Hoàng Sĩ Khải, Ngô Thế Lân, ðào Duy Từ, Lê Quý ðôn, Phạm Nguyễn Du, Lê Hữu Trác… thời Lê trung hưng; Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm và các danh sĩ thuộc Ngô gia văn phái; Phan Huy Ích, Phan Huy Chú và các danh sĩ của dòng văn Phan Huy; Phạm Thái, Bùi Huy Bích, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Phạm ðình Hổ… cuối thời Lê trung hưng - Tây Sơn - Nguyễn sơ; Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn ðình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn, Phan ðình Phùng, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Ngô ðức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… ñời Nguyễn; và còn rất nhiều những nhà Nho chân chính khác nữa. Nhân dân ta ñã tự hào về những con người tuyệt vời ấy. Nền giáo dục Nho học của Việt Nam kéo dài gần nghìn năm, nếu tính từ ngày dân tộc ta giành lại chủ quyền với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch ðằng vào mùa ñông năm 938 4 của Ngô Quyền, nhưng cũng có thể trước ñó rất lâu, nếu tính từ thời Bắc thuộc lần thứ hai (năm 43-544) với ít nhiều có sự góp công của các quan cai trị người Hán như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp (187-226), dù mục ñích là nhằm ñào tạo các quan viên lại thuộc ñịa phương ñể giúp việc cho bộ máy cai trị của họ. 1.1.2. Các nhà nghiên cứu ñã khẳng ñịnh Nho giáo 儒教 là một học thuyết chính trị xã hội, một trường phái tư tưởng rất coi trọng giáo dục. Không phải ngẫu nhiên mà các thế hệ Nho gia ở Trung Hoa và Việt Nam ngày xưa ñều tôn vinh Khổng Tử là bậc Vạn thế sư biểu 萬世師表. Giai cấp phong kiến Trung Hoa, Việt Nam ñều lấy Nho giáo làm chỗ dựa tinh thần ñể cai trị nhân dân, củng cố vương triều, bình ổn xã hội, xây dựng ñất nước. Hiện không có tài liệu nào nói về tình hình giáo dục thời nhà nước Văn Lang của Hùng Vương, nước Âu Lạc của nhà Thục: Thục Phán An Dương Vương, nước Nam Việt (257-208 TCN) của nhà Triệu, mà Triệu ðà (207-137 TCN) tức Triệu Vũ ðế thiết lập. Cuối ñời nhà Triệu, Triệu Ai Vương (112 TCN), rồi Triệu Vương Kiến ðức tức Thuật Dương Vương (111 TCN) còn nhỏ, Cù Thị ñã tư thông, cấu kết với tướng của “Thiên triều” là Lộ Bác ðức ñể dâng nước ta cho nhà Tây Hán (ñiều này bài văn hịch của Lữ Gia có chép lại với nội dung kể tội Cù Thị); mà Tây Hán là một triều ñại tôn sùng Nho học, ñưa Nho học lên ñịa vị ñộc tôn, nếu không muốn nói là Quốc giáo, bằng chứng là năm 136 TCN Hán Vũ ðế ñã tuyên bố “bãi truất Bách gia, ñộc tôn Nho thuật” 罷黜百家,獨尊儒術 (xoá bỏ học thuyết của trăm nhà - tức Bách gia chư tử - ñể tôn vinh một mình Nho học). Vì thế, sau khi thống trị nước ta, các quan cai trị của triều Tây Hán ñã truyền bá chế ñộ giáo dục của Trung Hoa sang nước ta, bắt 5 người nước Nam học chữ Hán, từ ñó chữ Hán trở thành văn tự chính thống dùng trong giáo dục thi cử, trong công văn giấy tờ hành chính quan phương, trong trước tác và trong lễ nghi tế tự… Cũng từ ñó, các sách của Nho giáo như Tứ thư 四書: ðại học 大學, Trung dung 中庸, Luận ngữ 論語, Mạnh Tử 孟子 và Ngũ kinh 五經: Thi 詩, Thư 書, Lễ (Lễ ký) 禮 (禮記), Dịch 易, Xuân thu 春秋; các bộ Bắc sử 北史 cùng các sách của Bách gia chư tử 百家諸子 trở thành Thánh kinh Hiền truyện 聖經賢傳 và các bộ Nam sử 南史 ñược các sĩ tử nước ta dùng làm sách giáo khoa (sách gối ñầu giường) chính thống. 1.1.3. Sau khi giành ñược ñộc lập, các vương triều phong kiến Việt Nam ñã rất coi trọng giáo dục vì các triều ñại ấy nhận thức ñược rằng ñó là biện pháp chủ yếu, hữu hiệu và thiết thực nhất ñể ñào tạo nhân tài, dựng xây ñất nước. Nếu ở các triều ñại Ngô (939- 967), ðinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) và vài ñời vua ñầu nhà Lý, việc giáo dục ñào tạo nhân tài cho ñất nước chủ yếu là do các nhà sư trong chốn Thiền môn thực hiện thì kể từ ñời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) về sau thường là do các nhà Nho ñảm nhận. Sự kiện vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn miếu 文廟 vào năm 1070, rồi sau ñó, con trai ông là vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho mở khoa thi ñầu tiên năm Ất Mão 1075 và thành lập Quốc tử giám 國子監 bên cạnh Văn miếu 文廟 vào năm 1076, chính là cắm cái mốc cho sự nghiệp chấn hưng giáo dục của nước ta. Có thể coi 6 ñây là trường quốc lập ñầu tiên ở Việt Nam với việc ñào tạo nhiều bậc học. Về khoa cử, nếu trước ñó triều ñình có lệ bảo cử và tiến cử ñể chọn người làm quan, giúp vua cai trị ñất nước thì từ ñời vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông về sau, bên cạnh lệ trên, triều ñình còn mở các khoa thi ñể tuyển chọn nhân tài mà khoa thi ñầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam là khoa thi Tam trường 三場 ñược vua Lý Nhân Tông mở vào năm 1075. ðây là khoa thi chọn người học rộng, tinh thông kinh sách sử ñể bổ dụng chức quan. Khoa này Lê Văn Thịnh ñỗ thủ khoa, sau làm quan ñến chức Thái sư. Từ ñó về sau, các vua nhà Lý ñều chú trọng việc học. Sang ñời Trần (1225-1400), việc giáo dục ñược triều ñình quan tâm và tổ chức có quy củ, chính quy hóa hơn. Ở kinh ñô, triều ñình lập Quốc học viện 國學院 (thay cho Quốc tử giám 國子監 trước ñó) ñể con em quý tộc, quan lại học tập và sau ñó còn mở rộng cho các nho sĩ vào nghe giảng Tứ thư 四書, Ngũ kinh 五經. Cuối ñời Trần, vua Trần Thuận Tông (1388-1398) còn mở trường học ở các Lộ, Phủ, Châu và ñặt các chức học quan trông coi. Nhà Hồ (1400-1407) tuy ngắn ngủi nhưng Hồ Quý Ly (1400- 1401) cũng ñã chú trọng giáo dục như mở khoa thi, mở rộng việc học ñến các Lộ, ñặt ra ngạch học quan, cải tiến thi cử… ðến ñời Lê sơ (1428-1527), sự nghiệp giáo dục ñược các vị vua triều ñại này rất coi trọng, nhất là dưới triều Lê Thánh Tông (1460-1497). Hồi này, từ vua chúa ñến quan lại ñều nhất trí rằng: “sự nghiệp trị nước lớn lao của ñế vương không gì cần kíp hơn nhân tài, ñiển chương chế ñộ ñầy ñủ của Nhà nước tất phải chờ ở 7 các bậc hậu thánh. Bởi trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào thánh nhân ñời sau thì ñều chỉ là cẩu thả tạm bợ mà thôi, sao có thể ñạt tới chính trị phong hoá phồn vinh, văn vật ñiển chương ñầy ñủ.”2Trước ñó, ngay từ buổi ñầu của triều ñại, Lê Thái Tổ cũng ñã coi trọng giáo dục, khuyến khích việc học mà sau này học giả Lê Quý ðôn có chép lại trong Kiến văn tiểu lục 見聞小錄:“Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1428), vua hạ chiếu trong nước dựng nhà dạy học, dạy dỗ nhân tài, trong kinh có Quốc tử giám, bên ngoài có nhà học các phủ. Nhà vua thân hành chọn con cháu các quan và thường dân tuấn tú sung bổ vào học các cục chầu cận, chầu ở ngự tiền và sung vào Quốc tử giám, lại hạ lệnh cho viên quan chịu trách nhiệm tuyển rộng cả con em nhà lương gia ở dân gian sung vào sinh ñồ ở các phủ ñể dạy bảo”. Bên cạnh khuyến học, các vua nhà Hậu Lê còn cho mở nhiều khoa thi ñể tuyển chọn nhân tài. ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書, tập 2, có chép vào năm 1434, vua Lê Thái Tông ñã hạ chiếu rằng: “Muốn có ñược nhân tài trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm ñầu. Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, người anh tài như lá mùa thu, bậc tuấn kiệt như sao buổi sớm. Thái Tổ ta trước, ban ñầu dựng nước, mở mang nhà 2 Văn bia Tiến sĩ (bia số 1) do Thân Nhân Trung vâng soạn năm 1484. Trong các bộ sử ðại Việt sử ký toàn thư; Lịch triều hiến chương loại chí ñều ghi rằng nhà vua sai các ông ðỗ Nhuận, Thân Nhân Trung soạn, vì thế mà nhiều tài liệu lâu nay ñã cho rằng ðỗ Nhuận là tác giả bài văn bia năm 1484 này, nhưng tại Văn miếu – Quốc tử giám Hà Nội, ở bia số 1, cuối bài bi ký có ghi: “Bề tôi, Phụng trực ñại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ, ðông các ñại học sĩ Thân Nhân Trung vâng sắc soạn. Bề tôi, Cẩn thị lang, Trung thư giám chính tự Nguyễn Tùng vâng sắc viết. Bề tôi, Mậu lâm lang, Kim quang môn ñãi chiếu Tô Ngại vâng sắc viết triện.” (ðỗ Văn Ninh, Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, NXB VHTT, HN, 2001, tr. 85). 8 học hiệu, dùng cỗ thái lao ñể tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng ðạo. Nhưng vì nước mới dựng nên chưa ñặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo ñược nhân tài ñể thoả lòng mong ñợi”3. Còn vị vua anh minh Lê Thánh Tông thì hạ chiếu “các sĩ nhân ñã từng ñi học, biết làm văn, có hạnh kiểm ñã thi ñỗ và ñược miễn tuyển thì miễn cho nửa phần thuế và sai dịch”4. Cũng dưới triều này, nhà vua còn quy ñịnh những người làm thuê mướn mà có biết chữ nghĩa nếu ñược Ty Thừa tuyên sở tại xác nhận, chuẩn y thì ñược miễn sung quân. ðặc biệt, lần ñầu tiên trong lịch sử nước ta, những kẻ sĩ ñỗ ñại khoa ñược Nhà nước tôn vinh hết mực như ñược khắc tên trên bia ở Văn Miếu, ñược vua ban ngự yến và tổ chức lễ vinh quy bái tổ rất long trọng. Nhìn lại lịch sử khoa cử ở nước ta thời xưa, danh sách các nhà khoa bảng ñã ñỗ Tiến sĩ ña phần là những vị sống dưới triều ñại nhà Hậu Lê sơ, nhiều nhất là dưới triều vua Lê Thánh Tông. ðiều ñó cũng ñủ ñể chứng minh triều ñại này rất coi trọng và ñề cao giáo dục. ðời Nguyễn (1802-1945), sau khi Gia Long (1802-1820) lên ngôi không bao lâu thì nhà vua ñã ra chiếu cầu hiền, mời các danh sĩ Bắc hà ra cộng tác với triều ñại mới, kể cả những vị trước ñây từng làm quan cho cựu triều (nhà Lê trung hưng, nhà Tây Sơn). Bộ sử ký triều Nguyễn ðại Nam thực lục chính biên 大南實錄正編 có chép năm Gia Long thứ 13 (1814), nhà vua từng phát biểu: “Học hiệu là nơi chứa nhân tài, phải giáo dục có căn bản thì mới có nhân tài, trẫm muốn bắt chước người xưa ñặt nhà học ñể nuôi học trò, ngõ hầu văn phong dấy lên, hiền tài ñều nối ñể cho Nhà nước 3 ðại Việt sử ký toàn thư, tập 2, bản dịch của Viện Sử học, NXB KHXH, H, tái bản 1985, tr 320. 4 ðại Việt sử ký toàn thư, tập 2, bản dịch của Viện Sử học, NXB KHXH, H, tái bản 1985. 9 dùng”. Sau ñó, vào năm 1827, vua Minh Mệnh cũng ñã bàn với quần thần rằng: “Trẫm từ khi nối nghiệp ñến nay, chưa từng lúc nào không lấy việc ñào tạo nhân tài làm việc ưu tiên… ðế vương ngày xưa dùng người có phải vay mượn nhân tài ở ñời khác ñâu”. Bấy nhiêu viện dẫn trên cũng ñủ ñể khẳng ñịnh một ñiều là, mặc dù dưới thời phong kiến, những người có ñiều kiện ñi học không nhiều, những người lều chõng ñi thi ñược ñỗ ñạt thì lại càng ít, nhưng có thể nói so với các nước trong khu vực và trên thế giới ở cùng thời ñiểm thì nước ta là một trong số rất ít quốc gia có nền giáo dục có quy củ và tương ñối phát triển. ðó là nhờ các triều ñại phong kiến, hết ñời này ñến ñời khác, ñều chăm lo việc học, quan tâm dến việc ñào tạo bồi dưỡng nhân tài ñể xây dựng ñất nước, coi giáo dục là quốc sách hàng ñầu. 1.2. CHẾ ðỘ GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG TRƯỜNG HỌC Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN 1.2.1. CHẾ ðỘ GIÁO DỤC THỜI PHONG KIẾN 1.2.1.1. Trường học nước ta có từ khi nào? Câu hỏi tưởng chừng như giản ñơn nhưng nan giải bởi cho ñến nay chưa tìm thấy một tài liệu lịch sử nào ñể xác tín và minh ñịnh cho việc trả lời câu hỏi trên. Chỉ có thể nói rằng, nước ta ngày xưa trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng trực tiếp, có thể nói là khá nặng nề của văn hoá, tư tưởng, học thuật của Trung Hoa, trong ñó có giáo dục. Ở Trung Hoa từ xa xưa khoảng năm 2255 TCN ñến năm 1818 TCN ñã có trường học với thể chế khá quy củ. Theo Phan Khoang trong Trung Quốc sử lược thì khoảng thời gian trên, tức vào thời nhà Ngu, nhà Hạ ở kinh ñô ñã lập ra nhà ðông tự và nhà Tây tự ñể dạy học. ðây là hai trường Quốc học xưa nhất ở 10 Trung Hoa. Có thể coi Nhà ðông tự tương ñương bậc ñại học, còn nhà Tây tự thì tương ñương bậc tiểu học. ðến ñời nhà Thương Ân (1388 TCN-1154 TCN), ðông tự 東序 ñược gọi là Hữu học 右學 và Tây tự 西序 thì gọi là Tả học 左學. Trường ðông tự (Hữu học) hồi ấy không chỉ dạy chữ nghĩa Thánh kinh Hiền truyện mà còn dạy ñủ sáu nghề là lễ nghi, âm nhạc, cỡi ngựa, bắn cung, sách vở, bói toán (tức lục nghệ 六藝: lễ 禮, nhạc 樂, xạ 射, ngự 御, thư 書, số 數); còn trường Tây tự (Tả học) thì dạy cho học sinh học lễ phép, ứng xử; học chữ nghĩa trong sách vở Thánh Hiền. ðó chính là “tiên học lễ, hậu học văn” 先學禮, 後學文 như xưa nay cha ông ta thường nói. Ở nước ta, theo các bộ sử phong kiến thì Nho học cùng với Hán tự truyền vào sớm nhất là thời Bắc thuộc lần thứ nhất (111 TCN-39 SCN) với công lao của các quan cai trị người Trung Hoa. Lúc này, Tích Quang (ñầu ñời ðông Hán) làm Thái thú quận Giao Chỉ dạy cho dân ta biết những ñiều tín, nghĩa, phép tắc, giao thiệp “ñã lấy lễ nghĩa dạy dân”; tiếp theo, Nhâm Diên làm Thái thú quận Cửu Chân (năm 29-năm 33 SCN) dạy cho dân ta cấy cày, biết lễ cưới hỏi, dựng vợ gã chồng: “dạy dân khai khẩn ruộng ñất ñể cày cấy, dân nghèo không có sính lễ cưới vợ, Diên bảo các trưởng lại trở xuống bớt bổng lộc ra ñể giúp ñỡ, cùng một lúc lấy vợ ñến 2000 người”. Bên cạnh việc truyền bá lễ nghĩa, các quan cai trị còn mở trường khuyến khích việc học. ðiều này quan Thái thú ñất Hợp Phố là Tiết Tổng có viết bài sớ tâu lên vua Ngô Tôn Quyền vào năm 231 như sau: “Triệu ðà nổi dậy ở Phiên Ngung, vỗ về thần phục ñược vua Bách Việt, ñó là phần ñất về phía Nam quận Châu Nhai, 11 vua Hiếu Vũ nhà Hán ñã giết Lữ Gia, mở 9 quận ñặt chức Thứ sử ở Giao Chỉ, dời những người phạm tội ở Trung Quốc sang ở lẫn vào các nơi ấy, cho học sách vở ít nhiều, hơi thông lễ hoá. ðến khi Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ, Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân, dựng nhà học, dẫn dắt bằng lễ nghĩa. Từ ñấy trở ñi (tức từ sau thời Triệu ðà) hơn 400 năm, dân tựa hồ ñã có quy củ”5. ðặc biệt, Sĩ Nhiếp khi làm Thái thú quận Giao Châu (187-226) có công chăm lo việc học hành, truyền bá chữ Hán cùng sách vở Nho học vào nước ta, nên ñược tôn vinh là Nam giao học tổ, là Sĩ vương như ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 có ghi “Nước ta thông Thi, Thư, học Lễ, Nhạc làm một nước văn hiến là bắt ñầu từ thời Sĩ vương, công ñức ấy không những chỉ ở ñương thời mà còn truyền mãi ñến ñời sau, há chẳng lớn sao?”6. ðó là những gì ñược chép trong ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ, những gì vừa nêu trên có thể là do các sử gia Việt Nam ngày ấy quá tôn sùng Nho học, vọng ngoại, chịu ảnh hưởng nặng nề và sâu ñậm văn hoá Hán nên mới viết như thế. Mặc dù, ta ñã thừa nhận rằng, các quan cai trị người Hán hồi ấy ít nhiều ñã có công truyền bá Nho học vào nước ta, nhưng chẳng lẽ có các quan cai trị Trung Quốc thì nước ta mới có nền giáo dục, mới có sự giáo hoá, giáo huấn hay sao? Thực tế là tổ tiên ta từ xa xưa ñã có một nền giáo dục lâu ñời, mà nền giáo dục này khởi phát từ thời ñại các vua Hùng dựng nước và mở nước cho ñến lúc ta bị mất nước vào năm 111 TCN dưới thời cháu của Triệu ðà. Hơn nữa, giáo dục có nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ là việc mở trường dạy học. Chuyện lễ nghĩa cưới xin 5 ðại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sñd, tr. 157. 6 ðại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sñd, tr. 157. 12 từ thời các vua Hùng, dân ta ñã có tục lệ tốt ñẹp ñậm tình thắm nghĩa rồi, cần gì phải chờ ñợi các quan cai trị phương Bắc như Tích Quang, Nhâm Diên ñem ñến? Câu chuyện Sự tích Trầu Cau chẳng phải là một minh chứng ñầy sức thuyết phục ñó sao? Và nếu không có phương thức giáo dục mang ñậm bản sắc của người Việt phương Nam với nền văn hoá văn minh lúa nước này thì có lẽ ta ñã bị mất gốc bởi chính sách ñồng hoá và diệt chủng ñầy thủ ñoạn thâm ñộc, xảo quyệt của ñế chế phương Bắc trong hơn nghìn năm lệ thuộc rồi! Trong suốt một thời gian dài và có thể trước ñó, bản sắc văn hoá Việt vốn rộng mở, linh hoạt, mềm dẻo nên ñã mở cửa ñón nhận những luồng tư tưởng từ nước ngoài như tư tưởng Phật giáo, một hệ tư tưởng cũng rất rộng mở và dân chủ từ Ấn ðộ trực tiếp truyền sang, rồi ta còn tiếp thu cả Lão, Nho từ phương Bắc ñưa xuống với sự dung hoà Việt hóa ba hệ tư tưởng trên, mà hồi này, Phật giáo có phần vượt trội, ảnh hưởng sâu ñậm trong mạch sống dân tộc hơn cả nên chùa chiền, thiền viện ngày ấy chính là nơi ñóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp giáo dục. Vai trò này vẫn còn tiếp diễn cho ñến khi ta giành ñược ñộc lập tự chủ vào ñầu thế kỷ thứ X và phát triển ở các thế kỷ tiếp theo dưới các triều ñại nhà Tiền Lê, nhà Lý và ñầu nhà Trần (các thế kỷ XI, XII, XIII). ðến ñây có thể nói ngay từ thời ñại Hùng Vương, nước ta có thể ñã có một nền giáo dục mang nét riêng của phương Nam nhưng hồi ñó có trường học hay chưa thì không thể biết, bởi thời gian phôi phai, chiến tranh binh hỏa, thiên tai lũ lụt nên hiện không còn sử sách nào ghi lại. Còn việc dân ta bắt ñầu học chữ Hán, học Thánh kinh Hiền truyện lẫn ñọc ngoại thư của Trung Quốc là bắt ñầu từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất với chứng cứ như ñã nêu trên. Lúc này, 13 các quan cai trị không chỉ truyền bá ñạo lý Nho gia mà còn mở trường khuyến khích việc học. Như vậy, sự nghiệp giáo dục hồi ấy vừa có sự áp ñặt lại vừa có cả sự bảo trợ của các quan cai trị phương Bắc. 1.2.1.2. Quan niệm về việc học của người xưa Mặc dù trong thời gian cai trị, giai cấp phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo, mở trường dạy học nhưng xét ñến cùng, mục ñích tối hậu của việc làm ñó không phải là ñể khai hóa dân trí mà chủ yếu là ñể ñào tạo một số rất ít trí thức bản ñịa ñể giúp việc và cũng có thể là ñể làm tay sai cho chúng; mặt khác, có thể còn mục ñích nữa là dạy cho dân ta biết ít chữ nghĩa ñể viết ñơn từ, giấy tờ …; ñồng thời trên cơ sở ñó, truyền bá những nguyên tắc ñạo lý thông thường cho người Nam ta ñể chúng dễ bề cai trị theo kiểu thể chế phong kiến chư hầu. Chính vì thế, theo nhận ñịnh của nhiều nhà Nho lớp trước, người xưa ñã quan niệm rằng ñi học có ba mục ñích chính: Một là, ñể hiểu biết cương thường ñạo lý mà sống với ñời, với mọi người xung quanh; Hai là, ñể biết chút ít chữ nghĩa mà viết một văn tự, một bằng khoán mua bán ruộng ñất, trâu bò, nhà cửa ñể khỏi bị người khác lừa lọc hay ñể ñọc ñược bản gia phả của dòng họ v.v... Chính vì thế mà người dân quê khi xưa dù khó khăn ñi nữa cũng cố gắng cho con ñi học ñể kiếm dăm ba chữ; Ba là, ñối với những người khá giả hơn cho con ñi học, dùi mài kinh sử cốt là ñể ñi thi ñỗ ñạt làm quan, làm rạng rỡ gia ñình dòng họ, trước là mang tài sức ra giúp vua trị nước an dân, làm tròn trách nhiệm của kẻ sĩ ñối với vua với nước với dân, sau là ñể hưởng công danh phú quý tước lộc lâu dài. Với quan niệm ấy nên ngày xưa người ta coi trọng việc học, ở ñó vai trò của người thầy và người ñi học ñược ñề cao. Nho giáo ñã từng xếp vị trí của 14 người thầy ñứng dưới ông vua và trên người cha với quan niệm Quân 君, Sư 師, Phụ 父 thật rõ ràng. 1.2.2. HỆ THỐNG TRƯỜNG HỌC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN 1.2.2.1. Hệ thống trường Quốc lập (trường công) + Trường học ở kinh ñô - Lớp học thời Bắc thuộc Như trên có ñiểm qua dù còn sơ lược, theo những bộ lịch sử ñược viết dưới thời phong kiến, có thể khẳng ñịnh những trường học sớm nhất ở nước ta do các quan Thái thú người Trung Hoa mở ra tại Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Long Biên (nay thuộc Hà Nội). Thời ấy, Luy Lâu và Long Biên là trụ sở làm việc của các quan cai trị phương Bắc. Các trường học này ñược mở ra ñể ñào tạo con em các quan lại ñô hộ và người dân bản ñịa thuộc tầng lớp trên ra giúp việc cho chúng. Kết quả là hồi ấy ñã ñào tạo ñược một vài trí thức người Việt ñể bổ sung vào hàng ngũ quan lại như Trương Trọng, Lý Cầm, Lý Tiến v.v… Trương Trọng sống vào thế kỷ thứ I, dưới thời vua Hán Minh ðế (58-75), ông ñược cử làm chức Kế lại 計吏 (như kế toán) ở quận Nhật Nam, sau ñược thăng chức làm Thái thú ñất Kim Thành. Lý Cầm, Lý Tiến sống vào thế kỷ thứ II. Hai ông này ñã sang Trung Quốc ñi thi và thi ñỗ rồi làm quan dưới triều Hán Linh ðế (167-189), Hán Hiến ðế (190-220). Lý Tiến ban ñầu giữ chức Công tào 工曹(người ñứng ñầu phụ trách cơ quan tiểu thủ công nghiệp) ở 15 quận, sau ñược thăng làm Thái thú 太守 ñất Linh Lăng, ñến năm 184 làm Thứ sử 刺史Giao Châu. Nhờ có uy tín và ñược “Thiên triều” tin dùng nên Lý Tiến ñã dâng sớ xin cho một số trí thức người Việt ñược công nhận là Mậu tài 茂才, Hiếu liêm 孝廉 (tương ñương học vị Tú tài 秀才, Cử nhân 舉人 ở thời kỳ sau) và các vị này ñược cử giữ chức Trưởng lại 長吏 ở Giao Châu. Còn Lý Cầm thì ban ñầu giữ chức Túc vệ 宿衛 ở kinh ñô Lạc Dương, sau ñược thăng chức Tư vệ hiệu uý 司衛校尉 cũng ở kinh ñô (ñây là những chức quan võ). Lúc Sĩ Nhiếp làm Thái thú 太守 Giao Châu vào cuối ñời ðông Hán ñầu thời Tam Quốc, bên Trung Quốc loạn lạc bởi nạn cát cứ giữa ba tập ñoàn Nguỵ-Thục-Ngô, nên có nhiều danh sĩ gốc Hán tộc chạy sang nước ta tránh loạn, trong số ñó có những vị như Lưu Hy, Hứa Tĩnh. Hai ông này ñã mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên. Hồi này, nước ta bị lệ thuộc nhà Ngô. Một nhà Nho có tên là Ngu Phiên vì chống ñối nên bị Ngô Tôn Quyền (222-252) ñày sang nước ta, tại ñây, ông ñã mở trường dạy học, tuy là thân tù tội nhưng ông ñã giảng dạy không biết mệt mỏi. Dưới ñời nhà Tấn (265-420) cai trị, triều Tấn An ðế, năm 411, có ðỗ Tuệ ðộ (ðỗ Tuệ) sang nước ta làm quan Thứ sử, có mở trường truyền bá Nho học. ðến ñời ðường (618-907) thì giáo dục ở ta có phát triển hơn, trường học ñược mở thêm, trí thức bản ñịa không chỉ học ở trong nước mà còn có một số người ñược các quan cai trị tiến cử ñưa sang Trung Quốc học tập và thi cử như hai anh em Khương Công Phụ và Khương 16 Công Phục. Hai ông này ñã thi ñỗ Tiến sĩ, ñược cử làm quan to ngay tại kinh ñô Trung Quốc. Như vậy, ngay từ thời Bắc thuộc, việc học ở nước ta ñã bước ñầu phát triển và gắn liền với nó là một số trường học ñược các quan ñô hộ thành lập. - Trường học thời Lý-Trần Lý-Trần là một thời ñại lịch sử kéo dài ngót 500 năm với các triều ñại: Ngô (939-965), ðinh (968-980), Tiền Lê (981-1009), Lý (1009-1225), Trần (1225-1400), Hồ (1400-1407) và mấy năm ñầu của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược vào ñời Hậu Trần (1407-1413), tức từ năm 939 ñến năm 1413, trong ñó hai triều ñại Lý và Trần là tiêu biểu hơn cả nên các sử gia, các nhà nghiên cứu văn học gọi ñó là thời ñại Lý - Trần. Thời ñại này ñã tạo nên một nền văn hoá Thăng Long rực rỡ, khó lòng tìm thấy ở các giai ñoạn lịch sử sau. Như trên có ñiểm qua, hiện chưa tìm thấy một tài liệu lịch sử nào ghi chép về trường học do Nhà nước ñứng ra tổ chức trong buổi ñầu sau khi nước nhà giành ñược ñộc lập, do vậy tình hình giáo dục dưới các vương triều Ngô, ðinh, Tiền Lê và ñầu nhà Lý chưa minh ñịnh ñược, chỉ biết chắc chắn rằng, hồi ấy việc ñào tạo nhân tài xây dựng ñất nước ñược diễn ra trong nhà chùa và do các nhà sư trí thức ñảm nhận. Những vị cao tăng thạc ñức bác học bấy giờ như Ngô Chân Lưu, ðỗ Pháp Thuận, Nguyễn Vạn Hạnh và còn nhiều vị nữa ñã ñược Ngô Quyền, ðinh Tiên Hoàng, Lê ðại Hành mời tham dự triều chính với tư cách là cố vấn của triều ñình và việc Lý Công Uẩn (vua Lý Thái Tổ) lúc còn nhỏ ñã ñược thiền sư Khánh Vân, Vạn Hạnh dạy dỗ dưới mái chùa là một minh chứng. Kết quả là hồi 17 ấy, nhà chùa ñã ñào tạo ñược một ñội ngũ trí thức có ñủ khả năng ñể ñảm ñương công việc ñối nội và ñối ngoại của Nhà nước. ðến triều Lý (1010-1225), dưới ñời vua Lý Thánh Tông (1054- 1072) thì trường học do Nhà nước thành lập mới bắt ñầu có. Sách ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 chép “Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho làm Văn Miếu, ñắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng tử ñến học ở ñây”7. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông (1072-1128), cho thành lập Quốc tử giám 國子監 bên cạnh Văn miếu 文廟, sau ñó nhà vua ñã “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào học ở Quốc tử giám”. Từ cái mốc này, việc học ñược khuyến khích và mở rộng, nếu ban ñầu Quốc tử giám 國子監 chỉ dành cho con em hoàng thân, quý tộc, quan lại cấp cao thì về sau mở rộng thêm cho những sĩ tử bình dân vào học. Triều ñại nhà Trần (1225-1400), năm 1253, vua Trần Thái Tông (1225-1258) cho lập Quốc học viện 國學院 trên cơ sở Quốc tử giám triều Lý. Sách ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 chép “lập Quốc học viện, ñắp tượng Khổng Tử, Chu Công, Á Thánh (Mạnh Tử), vẽ tranh 72 người hiền ñể thờ” và ngay sau ñó, nhà vua còn “ban chiếu vời các nho sĩ trong nước ñến Quốc học viện nghe giảng tứ thư lục học”. Dưới triều nhà Hồ (1400- 1407), trường học ở kinh ñô cũng gọi là Quốc học viện 國學院 như nhà Trần. 7 ðại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Viện Sử học, Nxb KHXH, HN, 1967, tập 1, tr. 234. 18 - Trường học thời Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn Cũng như các triều ñại trước, hệ thống trường Quốc lập ở kinh ñô dưới hai triều Hậu Lê và triều Nguyễn vẫn là Quốc tử giám 國子監, có ñiều nơi xây dựng Quốc tử giám 國子監 ở hai triều ñại này có khác, bởi do nơi ñóng ñô của vương triều trị vì. Quốc tử giám 國子監 của triều Hậu Lê ñược ñặt tại kinh ñô Thăng Long (các triều ñại Hậu Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng) còn Quốc tử giám 國子監 của triều Tây Sơn, triều Nguyễn thì ñược ñặt tại kinh ñô Phú Xuân, Huế. Quốc tử giám 國子監 triều Hậu Lê sơ (1428-1527) ñược gọi là Thái học viện 太學院 (nhà Thái học). Như trên có nói, Quốc tử giám 國子監 là cơ quan giáo dục cao nhất trong nước. Về việc ñiều hành trường Quốc tử giám 國子監 thì ở mỗi triều ñại có khác. Hiện chưa tìm ra tài liệu sử cũ ghi chép cụ thể về người ñứng ñầu Quốc tử giám 國子監 dưới triều nhà Lý và ñầu ñời Trần cũng như các chức quan quản lý và giảng dạy của trường, nhưng cũng từ các bộ sử ñược viết thời phong kiến, có thể nói vào ñời Lý và ñầu ñời Trần, người ñứng ñầu Quốc tử giám 國子監 thường là do các vị ñại thần, có thể là quan Thượng thư 尚書 kiêm nhiệm, mà phẩm hàm, chức tước của vị Thượng thư này lại cao hơn chức vụ học quan ở Quốc tử giám 國子監 nên sử sách hồi ấy không ghi rõ. những vị này thường là Thượng thư tri Quốc tử giám 19 尚書知國子監 hay Thượng thư tri Quốc học viện 尚書知國學院. Từ giữa triều Trần, tức gần cuối thời thịnh Trần, dưới ñời vua Trần Minh Tông (1314-1329), lần ñầu tiên triều ñình bổ dụng chức quan chuyên trách với người ñứng ñầu Quốc tử giám (Quốc học viện) là quan Tư nghiệp 司業 (như chức Hiệu trưởng hiện nay) mà theo ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 thì Văn Trinh Chu Văn An (1292-1370) là vị Tư nghiệp ñầu tiên, ông ñược giới Việt Nho tôn vinh là bậc Nhất thế sư biểu 一世師表. Nhà Hồ (1400-1407), người ñứng ñầu Quốc tử giám 國子監 là vị Tế tửu 祭酒. Sang triều Hậu Lê sơ, hệ thống các chức học quan của trường mới ñược quy ñịnh rõ ràng với những phẩm trật cụ thể. Người ñứng ñầu Quốc tử giám 國子監 dưới triều Hậu Lê sơ là quan Tế tửu 祭酒 (như Hiệu trưởng), tiếp theo là quan Tư nghiệp 司業 (như Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn), các giảng viên mỗi người với mỗi nhiệm vụ khác nhau gồm Trực giảng直講, Bác sĩ 博士, Giáo thụ 教授. ðời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), bên cạnh các học quan trên còn có Ngũ kinh bác sĩ 五經博士. Và chức học quan Ngũ kinh bác sĩ 五經博士 này bị bãi bỏ dưới triều Lê trung hưng, ñời vua Lê Trang Tông (1533-1548), còn các chức khác thì vẫn giữ như cũ. Các chức học quan ở Quốc tử giám 國子監 dưới triều nhà Mạc, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn cũng như thế, không thay ñổi. Về phía người ñi học, tức học viên (sinh viên) ñang theo học ở Quốc tử giám 國子監 ñược gọi là giám sinh 監生. Nhà Lý, khi mới 20 thành lập trường, giám sinh 監生 là các con của vua, hoàng thân và các ñại thần; sang nhà Trần, giám sinh 監生 có mở rộng hơn, bên cạnh các ñối tượng trên còn có con em các quan lại và thường dân vào học. Trước ñây khi chưa có lệ thi Hương, thi Hội thì giám sinh 監生 không có hạn ñịnh về học lực. Về sau, những sĩ tử bị hỏng thi Hội nếu ñược xét thì mới ñược vào học trường này. Dưới ñời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), giám sinh 監生 ñược gọi là xá sinh 舍生 và chia làm ba hạng: thí sinh ñã ñỗ Hương cống và thi Hội ñỗ nhất trường gọi là Hạ xá sinh下舍生, học bổng ñược cấp mỗi tháng là 8 tiền; những người thi Hội ñã ñỗ nhị trường vào học ñược gọi là Trung xá sinh 中舍生, học bổng mỗi tháng 9 tiền; những thí sinh thi Hội ñã ñỗ tam trường vào học gọi là Thượng xá sinh 上舍生 và ñược cấp học bổng mỗi tháng 01 quan. Thời gian học ở Quốc tử giám 國子監 là 3 năm, sau ñó dự thi Hội, nếu ñỗ kỳ thi này thì ñược vào thi ðình ñể xếp loại thứ bậc Tiến sĩ 進士, còn nếu rớt thì có thể xin học lại ñể chờ khoa thi sau. Ở ñàng Trong, dưới thời các chúa Nguyễn do chiến tranh Trịnh - Nguyễn nên không tổ chức hệ thống trường Quốc lập, việc học giao phó cho dân gian tự lập trường tư. Sang triều Nguyễn (1802- 1945), năm 1803, vua Gia Long (1802-1820) cho xây dựng ở kinh ñô Huế Nhà Quốc học. Năm 1821, vua Minh Mệnh (1820-1840) ñổi Nhà Quốc học thành Quốc tử giám 國子監 và trường này tồn tại cho ñến năm 1919 là năm tổ chức kỳ thi Hội, thi ðình cuối cùng 21 của triều ñại nhà Nguyễn, kết thúc nền Hán học, nhường chỗ cho Tây học. + Các trường học khác ở kinh ñô Bên cạnh Quốc tử giám 國子監, ở kinh ñô còn có các trường Quốc lập sau ñây: Triều Trần có Tư thiện ñường 滋善堂 là nhà học dành riêng cho thái tử, hoàng tử. Triều Hậu Lê sơ, các trường thuộc loại này có Ngự tiền cận thị cục 御前近諟局, Chiêu văn quán 昭文舘, Tú lâm cục 秀琳局, Trung thư giám 中書監, Sùng văn quán 崇文舘. - Ngự tiền cận thị cục 御前近諟局 là trường ñào tạo các quan lại cấp dưới. Mãn khoá học, học viên phải dự một kỳ thi do bộ Lại tổ chức, người nào trúng tuyển thì ñược bổ làm Huyện thừa. - Chiêu văn quán 昭文舘 là trường học dành riêng cho con các quan nhất phẩm, nhị phẩm, con trưởng của quan tam phẩm. Học viên theo học ở ñây ñược gọi là Nho sinh. - Tú lâm cục 秀琳局 là trường dành riêng cho con các quan từ bát phẩm ñến tam phẩm ñến học nhằm bổ túc kiến thức. Học viên cũng ñược gọi là Nho sinh 儒生. - Trung thư giám 中書監 là trường ñào tạo thư lại. Tiêu chuẩn tuyển sinh là những người ñã trúng tuyển kỳ thi viết và thi tính toán, học viên ñược gọi là Hoa văn học sinh. 22 - Sùng văn quán 崇文舘 là trường dành riêng cho con các quan ñại thần cao cấp, con em quý tộc. Thời gian học tập là 3 năm. Mãn khoá, học viên phải dự một kỳ thi do bộ Lại 吏部 tổ chức. Nội dung thi gồm 3 bài: 01 bài ám tả 暗寫 và 02 bài kinh nghĩa 經義 lấy trong Tứ thư 四書, Ngũ kinh 五經. Người trúng tuyển ñược bổ các chức quan văn hoặc võ. ðây là trường hợp ñặc cách ñược tập ấm, bởi họ không phải trải qua kỳ thi Hương hoặc thi Hội, thi ðình mà vẫn ñược bổ chức quan. Triều Tây Sơn (1789-1802), vua Quang Trung ban chiếu ñưa chữ Nôm lên ñịa vị chữ viết chính thức của Quốc gia và cho lập Sùng Chính viện 崇政院 ñể dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Lúc này chữ Hán không còn ñịa vị ñộc tôn như trước nữa. Triều Nguyễn, bên cạnh Quốc tử giám 國子監 còn có nhà học riêng của vua, của hoàng tử và con cháu các hoàng thân. Những trường này ñược gọi bằng những cái tên khác nhau. Chẳng hạn, năm 1810 vua Gia Long (1802-1819) sai dựng Dưỡng Tâm ñiện 養心殿 ñể làm nơi ñọc sách. Năm 1821 vua Minh Mệnh (1820- 1840) cho xây Trí Nhân ñường 智仁堂 ñể làm nơi ñọc sách và sáng tác. Năm 1848 vua Tự ðức (1847-1883) cho dựng Tập Hiền viện 習賢院 ñể nghe giảng bài. Nhà học này ñược khai giảng vào ngày tốt sau khi nhà vua thân hành làm lễ tế Nam giao. Mỗi tháng nhà vua chỉ học 06 ngày vào các ngày 02, 08, 12, 18, 22, 28. Mỗi năm, nghỉ học 02 tháng (tháng 11 và tháng chạp). Các vị học quan làm việc nơi ñây gồm 02 Giảng quan 講官, 06 Nhật giảng quan 日講官23 và 04 Chuyên viên bút thiếp 專員筆帖. Năm 1887, vua ðồng Khánh (1885-1888) cho xây Thái bình Ngự lãm thư lâu 太平御覽書樓 làm nơi tàng trữ sách và ñọc sách. Sau ñó nó bị ñổ nát nên năm 1919, vua Khải ðịnh (1916-1925) cho làm lại và ñặt tên là Thái bình lâu 太平樓, hiện vẫn còn tại ðại nội Huế. ðây cũng là nơi nhà vua ñến ñọc sách, tự học. Còn nhà học dành cho các hoàng tử nhà Nguyễn lúc ñầu chỉ có Tập thiện ñường 習善堂 ñược xây dựng vào năm 1817. ðể quản lý và giảng dạy cho các hoàng tử, vua Minh Mệnh (1820-1840) ñã ñặt các chức giáo quan sau: 01 Giáo ñạo 教道 (quan văn tam phẩm trở lên), 02 Tán thiện 贊善 (quan văn tứ phẩm, ngũ phẩm) và 04 Bạn ñộc 伴讀 (quan văn lục phẩm, thất phẩm). Nội dung học tập từ sơ học, tiểu học trở lên và do vậy, sách học từ Tam tự kinh 三字經, Minh tâm bảo giám 明心寶監 ñến Tứ thư 四書, Ngũ kinh 五經. Về sau, số hoàng tử tăng lên nhiều nên các ñời vua còn mở thêm các nhà học mới như Dưỡng Chính 養政, Quảng Thiện 廣善, Quảng Phước 廣福, Quảng Nhân 廣仁, Quảng Học 廣學, Càn ðông 乾東. Vua Tự ðức (1847-1883) còn mở thêm 03 nhà học dành riêng cho 03 người con nuôi của ông và ñặt tên các nhà học là Dục ðức ñường 育德堂, Chánh Mông ñường 政蒙堂, Dưỡng Thiện ñường 養善堂. Năm 1851, vua cho dựng nhà học dành riêng cho con cháu các hoàng thân, có tên là Tôn Học ñường 尊學堂. Tuổi của học sinh vào học ở ñây ñược quy ñịnh như sau: con cháu các hoàng thân tuổi từ 12 ñến 24 25; chắt của vua tuổi từ 12 trở lên, về sau có thay ñổi tuổi từ 10 ñến 35. Học sinh ở ñây ñược cấp học bổng theo thứ hạng: hạng nhất 05 quan, hạng nhì 04 quan, hạng ba 03 quan và hạng tư 02 quan. Cuối mỗi quý, mỗi năm ñều có ñánh giá xếp loại theo các hạng ưu, bình, thứ, liệt và có phần thưởng. ðến năm 1871, do học sinh hoàng tộc nghỉ học nhiều nên nhà vua ñã bãi bỏ Tôn học ñường 尊學堂. + Các trường công lập ở ñịa phương Năm 1281, vua Trần Nhân Tông (1279-1292) cho lập nhà học ở phủ Thiên Trường. Nơi ñây chính là quê hương của vương triều ñang trị vì. Cuối ñời Trần, vào năm 1397, vua Trần Thuận Tông (1388-1398) cho lập trường học ở các châu trấn và ñặt chức học quan ñể trông coi việc học. ðiều ñó ñược thể hiện rõ trong bài chiếu do vua ban mà sách ðại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 ñã chép lại như sau: “ðời xưa, nước có nhà học, ñảng có nhà tự, toại có nhà tường là ñể tỏ rõ giáo hóa giữ gìn phong tục, ý trẫm rất chuộng như vậy. Nay quy chế ở kinh ñô ñã ñầy ñủ, mà ở châu huyện thì còn thiếu, làm thế nào ñể rộng ñường giáo hoá cho dân? Nên lệnh cho các phủ lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải ðông ñều ñặt một học quan, ban cho quan ñiền theo thứ bậc khác nhau: phủ châu lớn thì 15 mẫu, phủ châu vừa thì 12 mẫu, phủ châu nhỏ 10 mẫu ñể chi dùng cho việc học trong phủ châu mình (một phần ñể cúng ngày mùng một, một phần cho nhà học, một phần cho ñèn sách). Lộ quan và quan ðốc học hãy dạy bảo học trò cho thành tài nghệ, cứ ñến cuối năm thì chọn người ưu tú tiến cử lên triều ñình, trẫm sẽ thân hành thi chọn và cất nhắc”8. Sử gia Ngô Sĩ Liên ñã bàn về việc này 8 ðại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sñd, tr 220-221. 25 rằng: “Bấy giờ có chiếu lệnh này, còn gì tốt bằng nữa? Song lệnh này không thấy thi hành, vì ñó không phải là bản ý của nhà vua, chỉ vì Hồ Quý Ly muốn làm việc cướp ngôi nên mượn việc ấy ñể thu phục lòng người mà thôi”9. Như vậy ngay từ giữa ñời Trần, việc học tại các ñịa phương ñã ñược triều ñình quan tâm. Trông coi việc học ở các lộ có quan ðốc học 督學, ở các phủ có quan Giáo thụ 教授, ở các châu huyện có quan Huấn ñạo 訓導. Sang triều Hậu Lê [Lê sơ (1428-1527), Lê trung hưng (1533- 1788)], việc học ở ñịa phương ñược triều ñình chăm lo nhiều hơn, bằng chứng là các trường học ñược mở nhiều ở các vùng ñồng bằng và xung quanh kinh ñô. Ở các trấn, các thừa tuyên ñặt chức ðốc học 督學 trông coi việc học; còn ở các phủ, huyện vẫn là Giáo thụ 教授, Huấn ñạo 訓導. Các trường ở trấn ñều có xây dựng Văn miếu 文廟, còn ở phủ huyện thì có Văn chỉ 文址 thờ Khổng Tử và các vị Tiên Nho cùng ghi danh những người ñã ñỗ ñạt của ñịa phương nhằm nêu gương cho các học trò noi theo. Ngoài việc học thường ngày thì vào các ngày sóc vọng tức ngày rằm và mùng một hàng tháng, học sinh phải tập trung ñến trường nghe giảng kinh sử, tập văn, bình văn. Triều Tây Sơn (1788-1802), vua Quang Trung (1788-1792) ban Chiếu lập học 立學詔 ñể khuyến khích các ñịa phương cấp xã 9 ðại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sñd, trang 221. 26 mở Nhà xã học và chọn người giảng dạy gọi là Xã giảng dụ 社講諭. Triều Nguyễn (1802-1945), các tỉnh có trường tỉnh do quan ðốc học 督學 trông coi, ở phủ có trường phủ do quan Giáo thụ 教授 trông coi và ở huyện có trường huyện do quan Huấn ñạo 訓導 phụ trách. Ở tỉnh có lập Văn miếu 文廟, ở phủ huyện có lập Văn chỉ 文址 như ñời Hậu Lê. Theo con số thống kê của Quốc Sử quán triều Nguyễn thì dưới ñời vua Tự ðức (1847-1883), nước ta có 31 tỉnh và ñạo (ðạo là ñơn vị hành chính ở miền núi, tương ñương cấp tỉnh ở ñồng bằng, mà vị quan ñứng ñầu là Quản ñạo 管道) gồm 321 phủ và huyện, thì số trường học mỗi tỉnh ñều có, còn trường phủ và huyện là 158 trường. Như vậy, bình quân cứ 02 phủ, huyện có 01 trường học. Về cách thức lề lối học tập: tại các trường công (trường Quốc lập) ở tỉnh (trường ðốc), ở phủ (trường Giáo), ở huyện (trường Huấn) thường tổ chức theo lề lối với 03 công việc chính là giảng sách, tập văn, bình văn. Giảng sách 講冊: mỗi tháng, các vị học quan sở tại ấn ñịnh những kỳ giảng sách trong tháng ñó. ðây chính là thời khoá biểu học trong tháng. ðến kỳ, học trò từ các trường Hương của các thầy ñồ tập trung về cùng với học trò trường phủ, trường huyện ñể nghe các vị học quan giảng sách, giảng kinh truyện. 27 Tập văn 習文: cũng theo ñịnh kỳ mỗi tháng, các quan ðốc học 督學 (ở trường tỉnh), Giáo thụ 教授 (ở trường phủ), Huấn ñạo 訓導 (ở trường huyện) ñến kỳ hạn ra ñầu bài cho học trò tập làm. Có hai dạng tập văn: văn kỳ và văn nhật khắc. Dạng văn kỳ 文期, học trò chép ñầu bài về nhà làm, làm xong, ñúng kỳ hạn thì ñem bài ñến lớp nộp cho thầy. Còn văn nhật khắc 文日刻 thì quy ñịnh thời gian cụ thể, nội trong một ngày hoặc một buổi, người học phải làm bài xong tại trường lớp và nộp quyển cho thầy. Bình văn 評文: khi ñã ñọc chấm xong các bài của học trò ñã nộp quyển kỳ tập văn 習文 ñợt trước, các vị học quan ñịnh ra ngày bình văn. Có thể coi ñây là ngày học thú vị. Trong ngày này, học trò cả lớp tập trung ñông ñủ ñể nghe thầy hoặc các bạn có giọng tốt ñọc những bài văn hay, những ñoạn văn hay. Thầy bình, trò bình; có khi thầy còn treo những giải thưởng nên buổi bình văn thật lý thú, sinh ñộng và hào hứng. Nó thật sự là ngày hội của học trò. Và ngày này thường ấn ñịnh vào cuối mỗi tháng. Ở các trường tư tại các thôn xóm (hương trường), các thầy ñồ cũng thường cho học trò tập trung lại với nhau ñể tập văn, bình văn và không khí buổi học này cũng thú vị, sôi nổi không kém gì ở trường phủ, trường huyện. Nơi trường tỉnh, quan ðốc học thỉnh thoảng cũng tổ chức những buổi giảng sách, tập văn, bình văn cho sĩ tử. Và những buổi học này thường nêu ra những ñiều cao sâu, những nghĩa lý uẩn súc trong Thánh kinh Hiền truyện ra mà bàn bạc. Bởi lẽ, người học ở trường này có trình ñộ cao hơn, ñang chuẩn bị ñi thi Hương. 28 1.2.2.2. Các trường tư thục Có thể coi hệ thống các trường tư thục là cơ sở giáo dục ñào tạo chủ yếu của nước ta thời phong kiến. Những trường lớp này ñược mở khắp nơi trong cả nước từ phố thị cho ñến các thôn xóm. Có thể gọi ñó là các Hương học 鄉學 (Hương trường 鄉場). Những trường học này ñã giúp cho con em nhà nghèo, ở vùng xa mà hiếu học, không có ñiều kiện theo học ở trường phủ, trường huyện. Lớp học có thể là nhà riêng của thầy; cũng có thể là nhà của chủ - những người khá giả - ñã mời thầy về nhà dạy học cho con em mình và lúc này lớp học tư gia có thể trở thành trường học chung cho cả xóm, cả làng; ñối với những làng khá giả thì dân cùng góp tiền xây nhà học chung cho cả làng (vì nhà nước không chu cấp kinh phí cho các trường học kiểu này, nên có thể xem ñây như là trường tư của từng làng, do làng tự lo liệu). Trong Hội ñồng chức sắc của làng bao giờ cũng có một người thông chữ nghĩa sách vở Thánh hiền trông coi việc học cho cả làng, vị này cũng có thể trực tiếp giảng dạy, ñược gọi là Hương sư 鄉師. Hồi ấy, bất kỳ Nho sĩ nào cũng có thể mở trường lớp dạy học mà không cần phải xin phép chính quyền ñịa phương hay học quan sở tại. Tuỳ theo sức học của thầy mà những trường học này có thể dạy nhiều bậc học từ lớp khai tâm cho ñến lớp cao hơn ñủ trình ñộ và ñiều kiện ñể ñi thi khảo hạch ở tỉnh hay thi Hương ở vùng. Thầy giáo là những thầy ñồ am hiểu, không có ñiều kiện học cao hơn; cũng có thể những vị này ñã từng ñi thi nhưng chưa ñỗ ñạt, hoặc chỉ ñỗ Tú tài; cũng có thể là những ông Cử, ông Nghè ñã từng làm quan rồi vì lý do nào ñó từ bỏ chốn quan trường lui về vườn mở trường dạy học, sống cảnh an bần lạc ñạo, hoặc những vị này tuy ñã ñỗ ñạt nhưng không muốn làm quan, ở chốn quê nhà lấy nghề dạy học như một nghĩa vụ cao cả 29 nhằm truyền thụ tri thức Thánh hiền cho hậu thế, lấy ñó làm thú vui tinh thần. ðối với những thầy ñồ từng ñỗ ñạt, làng xã ñều kính trọng, có khi các quan ðốc học, Giáo thụ, Huấn ñạo ñến thỉnh giáo và những học quan này bao giờ cũng tỏ vẻ khiêm cung ñối với các vị ấy. Nhờ thế mà có sự liên lạc giữa các trường Quốc lập ở ñịa phương với các trường tư nơi thôn xóm. Về cách thức tổ chức sinh hoạt của một trường tư ngày xưa thì có thể nói là khá ñơn giản. Theo sử sách ghi chép và các nhà Nho kể lại, ñại lược như sau: Trẻ con lên 6-7 tuổi thì bắt ñầu ñi học. Trước ñó, cha mẹ ñứa trẻ ñã ñến xin phép thầy ñồ rồi coi ngày tốt ñể ñưa con ñến lớp. ðến ngày ñã ñịnh, cha mẹ dẫn ñứa bé ăn mặc chỉnh tề, với lễ vật mang theo như khay trầu rượu, hoa quả, ñèn hương ñến chỗ thầy ở (nếu nhà nào khá giả thì có thêm mâm xôi, 05 ñến 10 trứng vịt luộc cùng con gà trống thiến luộc chín). Thầy vui vẻ nhận lời, sắp lễ vật, thắp hương tế cáo trời ñất. Sau ñó thầy cùng cha mẹ ñứa trẻ ngồi chuyện trò uống trà, uống rượu, coi tử vi ñứa trẻ rồi ñặt cho nó một cái tên mới thay thế cho cái tên cũ, bởi ở nhà quê khi xưa hay kiêng kỵ nên người ta thường ñặt những cái tên chưa ñược hay, ñược ñẹp, và lúc này thầy ñồ thường dựa vào sách vở kinh ñiển hoặc dựa vào các bộ nét cấu tạo chữ Hán mà ñặt tên cho học trò mới. ðó là lễ khai tâm hay lễ nhập môn. Kể từ hôm ñó cho ñến vài tháng ñầu, thầy ñồ sẽ dạy cho trẻ những thói quen tốt, những phép tắc thông thường, cách ứng xử khi giao tiếp mà ngày xưa gọi là “sái tảo, ứng ñối, tấn thối” 灑早, 應對, 晉退 tức cách thức rưới nước khi quét nhà quét sân, cách trả lời khi có người hỏi, cách thức ñi thưa về trình. Trong mấy tháng ñầu này, thầy ñồ viết bài trên giấy ñã ñóng thành tập cho học trò 30 học (phóng bài), mỗi ngày vài ba chữ lấy từ sách Nhất thiên tự 一千字, Tam thiên tự 三千字, Tam tự kinh 三字經… Những học trò lớn phải có nhiệm vụ giúp thầy, hướng dẫn những học trò nhỏ học thuộc lòng những chữ mà thầy ñã cho. Những học trò lớn còn giúp các trò nhỏ tập viết ban ñầu, viết bằng thanh tre nhỏ chấm nước lã viết trên bảng con bằng gỗ, viết trên lá chuối hoặc viết trên khay cát (làm thế cho ñỡ tốn giấy, vì hồi ấy giấy khan hiếm và rất ñắt). Khi nào các trò ñã viết thuận tay, thuộc mặt chữ thì thầy mới cho tập ñồ trên giấp vở. ðây là lớp vỡ lòng hay lớp khai tâm. Về kỷ luật học tập, ñể quản lý lớp học, thầy ñồ chọn hai người trong số học sinh lớn, những anh này thường học giỏi và ngoan ngoãn làm Trưởng tràng 長場. Một anh làm trưởng tràng nội 長場內 với trách nhiệm giúp thầy trông coi việc học của lớp; một anh khác làm trưởng tràng ngoại 長場外 chịu trách nhiệm ngoài phạm vi lớp học, trường học. Nếu có chuyện gì xảy ra thì anh trưởng tràng nội 長場內 sẽ giải quyết (nếu là chuyện nhỏ) hoặc trực tiếp báo cáo với thầy (nếu là chuyện lớn). Khi dạy, thầy ngồi trên ghế bên án thư (bàn nhỏ ñể sách vở của thầy), học trò nhỏ ngồi cạnh thầy, còn học trò lớp lớn thường ngồi xếp bằng trên phản ở cuối lớp. Những học trò lớp lớn phụ giúp thầy ñể dạy những học trò nhỏ như ñã nói ở trên. Nhờ thế, trong một lớp học, thầy có thể dạy nhiều học trò với các trình ñộ khác nhau. ðây là dạng hình thức lớp ghép thường thấy nơi những vùng giáo dục còn khó khăn ở nước ta hiện nay, tuy có khác ñôi chút. 31 Về thời gian học, buổi sáng khoảng giờ Mão (từ 5 ñến 7 giờ), học trò ñến lớp ñể trả bài. Sau ñó, trò ñược nghỉ về nhà ăn sáng, học trò ở xa thường mang cơm theo ñể ăn. Ăn xong, tiếp tục học cho ñến cuối giờ Mùi (lúc 3 giờ) mới nghỉ. Mỗi năm, học trò ñược nghỉ hai ñợt: ñợt 1 nghỉ một tháng vào mùa gặt tháng 5; ñợt 2 nghỉ Tết khoảng hai tháng từ rằm tháng chạp cho ñến rằm tháng hai. Trong mỗi lần nghỉ, cha mẹ học trò phải ñóng góp một số tiền tuỳ theo khả năng của gia ñình ñể tỏ lòng biết ơn thầy, ñưa thầy về quê. Nếu thầy ở xa, anh trưởng tràng ngoại 長場外 phải lo tổ chức sắp xếp việc ñưa tiễn này. Về học phí, học trò ngày xưa không phải ñóng học phí theo ñịnh kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm như các trường tư thục dưới thời thuộc Pháp hay như các trường tư thục, dân lập, bán công hiện nay.Tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng kinh tế tài chính gia ñình của người học mà số tiền ñóng góp có khác nhau ñể thầy chi dùng trong sinh hoạt hàng ngày; còn về ăn ở thì theo thông lệ, thường là gia chủ và các bậc phụ huynh lo cho thầy (nếu thầy ở xa ñến, dạy tại nhà chủ). Ngoài ra, học sinh còn ñóng tiền ñể tiễn ñưa Thầy về quê vào dịp lễ tết hay dịp nghỉ hè, như trên có nói. Học trò khi ñã thành ñạt làm ăn khá giả hoặc thi ñỗ làm quan thỉnh thoảng ñến thăm thầy, tặng phẩm vật. Thầy cho ñó là niềm hãnh diện vì ñã góp phần ñào tạo nên những con ngưòi có ích cho xã hội, những bậc khoa bảng, danh sĩ cho triều ñình. Học trò ngày xưa còn phải góp một khoảng tiền khác nữa là là tiền ñồng môn. Tiền này học trò phải góp vào lúc tứ thân phụ mẫu (cha mẹ ñẻ, cha mẹ vợ) của thầy qua ñời, hoặc cô (vợ thầy) hay chính bản thân thầy mệnh một lâm chung. ðây là khoản tiền bắt buộc học trò phải ñóng dù ñang theo 32 học hay thôi học lâu ngày, dù ở quê nhà hay ñương chức. Truyền thống “tôn sư trọng ñạo” 尊師重道 và ñạo ñức tâm lý xã hội sẽ không tha thứ cho những ai trốn tránh ñóng số tiền này, vì thế dù học trò có nghèo ñến mức nào ñi nữa cũng phải cố gắng chạy vạy cho ñược dù ít dù nhiều ñể ñóng số tiền trên cho anh trưởng tràng lo lễ phúng ñiếu. Cũng cần lưu ý là từ nhỏ ñến lớn học với bao nhiêu thầy thì người ñó phải ñóng bấy nhiêu lần. Xã hội coi ñó là món nợ thiêng liêng mà người ñi học phải trả, khi nào chết thì mới hết ñóng số tiền này. Trường hợp thầy qua ñời thì các thế hệ học trò phải ñể tang cho thầy. Tang thầy như tang cha mẹ ñẻ, ñể tang ñúng hai năm ba tháng (27 tháng). Ngày xưa ở Trung Quốc, khi ngài Khổng Tử mất, học trò của ngài ñã có người che nhà ở bên mộ thầy ñể hương khói thờ phụng sớm hôm. ðấy là cái ñạo của học trò. Xem ra, học phí ngày xưa tuy nhẹ nhưng ñậm ñà tình cảm và nặng dày ân nghĩa. 1.3. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA CÁC SĨ PHU VIỆT NAM ðẦU THẾ KỶ XX 1.3.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu yêu nước bị thực dân Pháp dìm vào trong bể máu, phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại. Sang ñầu thế kỷ XX, trong khi các sĩ phu yêu nước ñang loay hoay bôn tẩu tìm ñường cứu nước, người sang Tàu, người sang Nhật, thì lúc này ở nước ta, thực dân Pháp hầu như ñã bình ñịnh xong và ñang tiến hành công cuộc khai thác tài nguyên của ñất nước. Ở Nam kỳ thuộc ñịa, nền Hán học với hệ thống giáo dục của nó ñã bị thực dân Pháp xoá sổ từ lâu, thay vào ñó là hệ thống giáo dục Tây học. Còn ở Bắc và Trung kỳ, hệ thống giáo dục 33 Hán học cùng thi cử kiểu cũ vẫn còn tồn tại cho ñến 1915 kỳ thi Hương cuối cùng trên ñất Bắc và 1918 kỳ thi Hương cuối cùng ở Trung kỳ, ñể năm sau 1919 tổ chức kỳ thi Hội, thi ðình cuối cùng tại Huế ñánh dấu sự cáo chung nền Hán học với hệ thống giáo dục khoa cử kéo dài gần chín thế kỷ (1075-1919). Trong tình hình bối cảnh như trên thì ở Trung Quốc ñang diễn ra phong trào Duy Tân do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ñề xướng. Cuộc biến pháp năm Mậu Tuất (1898) tuy chỉ kéo dài ñúng 103 ngày nhưng hai nhà cải cách Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ñã xuất bản, phổ biến và tuyên truyền ñược nhiều sách mới (tân thư), trong ñó có một số là các tác phẩm dịch của các nhà tư tưởng trong thời kỳ Khai Sáng ở phương Tây như cuốn Dân ước của Jean Jacque Rousseau (Giăng Giắc Rutxô), cuốn Dân quyền của Montesquieu (Môngtexkiơ)… Tình hình nước láng giềng Trung Quốc là như thế, còn Nhật Bản, xa hơn một chút, cũng là nước có nền văn hóa ñồng văn như ta, nhờ cuộc Minh Trị duy tân mà Nhật Bản trở thành một quốc gia hùng cường giàu có. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, từ năm 1858, ở Nhật Bản ñã thành lập một trường học kiểu mới theo mô hình Âu Mỹ, ñó là trường Khánh Ứng nghĩa thục 慶應義墊 (Keio Gijuku). ðến năm 1905, trường học này ñã mở ñược 5 khoa: kinh tế, chính trị, pháp luật, văn học và kinh doanh. ðây là những ngành học thực dụng, có ích và thiết thực ñối với xã hội bấy giờ. Những biến ñổi mới mẻ mang tính cách mạng ñó của các nước ñồng văn ñã ảnh hưởng mạnh mẽ và to lớn ñến tư tưởng các sĩ phu của nước ta vào ñầu thế kỷ XX. Nước mất, nhà tan, dân nô lệ, triều ñình phong kiến cùng vua quan thì nhu nhược ươn hèn; chế ñộ giáo dục Hán học ñang tồn tại ở Bắc kỳ, Trung kỳ thì lạc hậu, không 34 giúp gì cho quốc kế dân sinh; sĩ khí nho phong thì thảm hại, không còn cái vẻ cao ñẹp của một thời vang bóng, nói theo nhà thơ Tú Xương, người thư ký của thời ñại bấy giờ, là “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo; Văn chương liều lĩnh ñấm ăn xôi”, v.v... Trước tình hình ñó, các sĩ phu yêu nước ñầu thế kỷ XX ñã vận ñộng cải cách giáo dục sâu rộng trong xã hội, trong quần chúng nhân dân; kêu gọi xoá bỏ chế ñộ giáo dục kiểu cũ lỗi thời và lạc hậu ñể thay bằng một chế ñộ giáo dục kiểu mới mang tính thiết thực và có ích ñối với xã hội dân sinh với mục ñích “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” 開民智, 振民氣, 厚民生. 1.3.2. PHONG TRÀO DUY TÂN VÀ TRƯỜNG ðÔNG KINH NGHĨA THỤC TRONG CUỘC VẬN ðỘNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC ðẦU THẾ KỶ XX 1.3.2.1. Xưa nay, nhiều người thường nghĩ rằng phong trào Duy Tân 維新 (1902-1908) và hoạt ñộng của trường ðông Kinh nghĩa thục 東京義墊 (1906-1908) như hai phong trào riêng biệt nhau. Thực tế không phải vậy, hai phong trào này chỉ là một nhưng ñược biểu hiện ở hai dạng thức khác nhau, và người khởi xướng ñầu tiên chính là cụ Phó bảng Tây Hồ Phan Chu Trinh (1872-1926). Cũng như cụ Giải nguyên Sào Nam Phan Bội Châu (1967-1940), cụ Phan Chu Trinh tuy ñỗ ñại khoa, ñược triều ñình nhà Nguyễn bổ chức Thừa biện Bộ Lễ 承辨禮部 nhưng ông sớm nhận ra chân tướng của quan trường nên năm 1905 ông từ quan, rồi bôn ba hoạt ñộng cách mạng nhằm canh tân ñất nước. Trước lúc sang Nhật (tức trước năm 1906), khi còn ở quê nhà, cụ Phan Chu Trinh cùng với các cụ Tiến sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908), Tiến sĩ Huỳnh Thúc 35 Kháng (1876-1947), Phan Thúc Duyện, Trương Bá Huy… ñã vận ñộng, tổ chức và thành lập ñược một số trường học kiểu mới nhằm mở mang dân trí tại các tỉnh thuộc Trung kỳ như trường Dục Thanh ở Bình Thuận, các trường Phước Bình, Phú Lâm, Diên Phong… ở Quảng Nam. Về ngôn ngữ văn tự, các trường này ñều dạy chữ Quốc ngữ là chính, bên cạnh dạy chữ Hán, tiếng Pháp và các môn học khác như Sử ký, ðịa dư, Cách trí, Vệ sinh, Hát, Thể dục, tập diễn thuyết... ðến năm 1906, chỉ riêng ở Quảng Nam ñã có 40 trường lớn nhỏ ñược tổ chức theo kiểu mới này. Ngoài việc mở trường học vận ñộng cải cách giáo dục, hoạt ñộng của phong trào Duy Tân còn phổ biến rộng rãi trong quần chúng từ Trung ra Bắc, cụ thể là lập các Hội như Hội thương, Hội nông; tổ chức diễn thuyết công cộng, tuyên truyền các bài ca vè, củng cố và tổ chức có quy củ các cơ sở văn hoá giáo dục của phong trào, nhất là ở Quảng Nam. Lúc này, một số chí sĩ yêu nước ñã tiến hành chấn hưng thực nghiệp, mở nhà buôn, lập thương hội như các cụ Phó bảng Hoàng Tăng Bí (1883-1939), Tú tài Huấn ñạo Nguyễn Quyền (1869-1941) lập Quảng Nam hiệp thương công ty; Tiến sĩ Trương Gia Mô cùng một số nhân sĩ lập hãng Liên Thành nước mắm công ty ở Phan Thiết, Phó bảng ðốc học ðặng Nguyên Cẩn (1867-1922), Tiến sĩ Ngô ðức Kế (1878-1929) mở Triêu Dương thương ñiếm ở Vinh. Một số sĩ phu khác thì tổ chức Nông hội, kêu gọi nông dân vỡ ñồi trồng quế, làm vườn, cổ ñộng dùng hàng nội hoá và ñẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp. Về chủ trương lý thuyết, phương pháp và cơ cấu tổ chức các trường học ở các tỉnh Trung kỳ ñều do Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng… ñề xướng; còn việc thực hành, áp dụng tại các ñịa phương ở mỗi xã huyện ñều do người từng ñịa phương ñảm nhiệm. ðiều này, sau này cụ Huỳnh Thúc Kháng trên báo Tiếng Dân vào tháng 8 năm 1932 có viết bài xác nhận. Trong các 36 trường học kiểu mới này thì trường ðông Kinh nghĩa thục 東京義墊 ở Hà Nội là trường có tiếng vang và có ảnh hưởng lớn nhất. Các nghĩa thục tại các tỉnh ñều dựa vào tài liệu của nghĩa thục Hà Nội biên soạn và phát hành ñể giảng dạy. 1.3.2.2. ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội 河內東京義墊 ñược thành lập vào tháng 03 năm 1907 tại Hàng ðào, Hà Nội. ðến tháng 5 năm 1907, chính quyền thực dân cho mở trường với ñiều kiện “theo phương châm khai hoá của chính quyền bảo hộ”. Nhưng ñáng tiếc là trường chỉ hoạt ñộng trong chín tháng thì bị chính quyền thực dân ñóng cửa vào tháng 12 năm 1907 cùng lúc với phong trào Duy Tân bị thực dân khủng bố trắng, bắt giam hoặc lưu ñày biệt xứ những người ñã sáng lập ra nó. Người sáng lập ra trường ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội là những sĩ phu yêu nước, trong ñó người ñược giao nhiệm vụ Thục trưởng là cụ Lương Văn Can và Giám học là Nguyễn Quyền. Có lẽ cũng nên nói sơ lược vài nét về hành trạng của hai nhà chí sĩ yêu nước này. Cụ Lương Văn Can (1854-1927) quê ở Thường Tín, Hà ðông (nay thuộc tỉnh Hà Tây), ñậu Cử nhân nhưng không ra làm quan. Sau vụ cho nổ bom tại khách sạn Hà Nội vào ñêm 23/4/1913 của Việt Nam Quang phục hội thì cụ bị bắt vì bọn thực dân cho rằng các nhà lãnh ñạo ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội ñã cầm ñầu vụ bạo loạn này. Cụ bị bọn thực dân ñưa ñi an trí ở Phnôm Pênh gần 10 năm mới cho về nước. Còn cụ Nguyễn Quyền (1869-1941) quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh, ñỗ Tú tài, từng làm Huấn ñạo một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, sau cụ từ chức. Vì vụ ñầu ñộc lính Pháp tại Hà Nội, cụ bị Pháp tình nghi bắt giam, bị kết án tử hình, sau giảm xuống chung thân, ñày ra Côn ñảo ñược một thời gian thì bọn thực dân ñưa cụ về an trí ở Bến Tre rồi mất tại Sa ðéc vào năm 1941. Bên cạnh hai vị trên, 37 cần phải nói ñến vai trò của những nhà yêu nước khác trong việc sáng lập trường như các cụ Hoàng giáp ðào Nguyên Phổ (1861- 1907) và Dương Bá Trạc (1884-1944) là hai trong những người tham gia ñầu tiên; Lê ðại (1865-1952) tham gia Ban Tu thư và Ban Giáo dục, cụ ñã dịch tác phẩm Hải ngoại huyết thư 海外血書 của cụ Phan Bội Châu ra Quốc văn ñể làm tài liệu giảng dạy và học tập của trường; Võ Hoành (1873-1946) tham gia cổ ñộng và liên lạc. Giảng viên của trường, cùng với các trí thức Nho học còn có một số trí thức Tây học, với các tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Phan Lãng (1870-1951); Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936); Phạm Duy Tốn (1883-1924); Nguyễn Bá Học (1857-1921); Phan ðình ðối (?-?); Trần ðình ðức (?-?); Lương Trúc ðàm (1879-1908) tức Lương Ngọc Liên (ông là em của Lương Ngọc Quyến, con cụ Thục trưởng Lương Văn Can) ñã tham gia Ban Tu thư và Ban Giáo dục)… Mục ñích của trường ñược xác ñịnh: Một là, biểu dương và nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng; Hai là, truyền bá một nền học thuật mới và nếp sống văn minh; Ba là, phối hợp hành ñộng với các sĩ phu yêu nước, ñưa học sinh xuất dương và hỗ trợ cho phong trào yêu nước. Về tổ chức, trường ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội ñã thành lập 04 ban chuyên môn sau: - Ban Giáo dục có nhiệm vụ chiêu sinh, xếp lớp, tổ chức giảng dạy, phân phát tài liệu học tập. - Ban Cổ ñộng có nhiệm vụ tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn với nội dung thường xoay quanh các vấn ñề lịch sử xã hội ñời sống, bài trừ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị ñoan, cổ ñộng học chữ Quốc ngữ. 38 - Ban Tu thư có nhiệm vụ in ấn, biên soạn và biên tập các tài liệu học tập, tuyên truyền. Ban ñầu, trường có 8 lớp học với hai cấp: Tiểu học và Trung học; có lớp học ban ngày, có lớp học ban ñêm. - Ban Tài chính có nhiệm vụ quản lý nguồn tài chính, các khoản chi tiêu của trường. Kinh phí này có ñược là nhờ 03 nguồn ñóng góp: từ các hội viên ðông Kinh; từ các nhà tài trợ, những người hảo tâm có cảm tình với nghĩa thục; từ học phí của học sinh (?), nhưng thực tế hiện có nhiều tài liệu chép rằng học sinh học tại trường này không phải ñóng học phí, ñược phát miễn phí sách vở giấy bút, những học sinh nghèo hoặc ở xa ñược bố trí ăn ở tại ký túc xá của trường. ðiều ñó khẳng ñịnh hoạt ñộng của trường không mang màu sắc kinh doanh, ñúng như tên gọi là Nghĩa thục 義墊. Về sách giáo khoa, các môn tự nhiên ñược xây dựng theo chương trình học của Pháp; các môn xã hội thì hoàn toàn do thầy giáo của trường tự biên soạn như Văn minh tân học sách 文明新學冊 (Sách học mới về văn minh), Quốc dân ñộc bản 國民讀板 (Sách ñọc của quốc dân), Nam quốc giai sự 南國佳事 (Việc hay của nước Nam), Nam quốc vĩ nhân truyện 南國偉人傳 (Truyện vĩ nhân nước Nam), Luân lý giáo khoa thư 倫理教科書 (Sách giáo khoa về luân lý), v.v… Bên cạnh, nhà trường còn cho dịch ra Quốc ngữ nhiều tài liệu từ tân thư Trung Quốc, Nhật Bản ñể cổ xuý duy tân như Vạn quốc sử ký 萬國史記 (Lịch sử thế giới), Trung Quốc hồn 中國魂 (Hồn Trung Quốc), Nhật Bản tam thập niên duy tân sử 39 日本三十年維新史 (Lịch sử ba mươi năm duy tân của Nhật Bản), v.v… Về văn chương cổ ñộng, tuyên truyền có nhiều bài do nhà trường làm, có những bài do các cộng tác viên gởi ñến. Ví dụ: Á Tế Á ca, Kêu gọi tinh thần tự chủ, Phen này cắt tóc ñi tu, Tỉnh quốc hồn ca, Chiêu hồn nước, v.v...; cũng có những bài chọn từ các báo chí tiến bộ, hoặc từ hải ngoại gởi về như Hải ngoại huyết thư 海外血書 của cụ Phan Bội Châu, Cáo hủ lậu văn, Lời kêu gọi dùng hàng nội hóa, v.v... Bên cạnh học chính khóa, nhà trường còn tổ chức học ngoại khoá như tổ chức các kỳ bình văn, nói chuyện thời sự hoặc khoa học, diễn thuyết cổ ñộng học chữ Quốc ngữ, kêu gọi canh tân, chấn hưng công kỹ nghệ, bài trừ mê tín hủ tục, v.v... mà những buổi bình văn, diễn thuyết ấy ñã thu hút số ñông quần chúng tham gia, như lời thơ của ðông Kinh nghĩa thục có viết: “Buổi diễn thuyết người ñông như hội, Kỳ bình văn khách tới như mưa”. 1.3.2.3. Cùng với phong trào Duy Tân, trường ðông Kinh nghĩa thục chủ trương ñổi mới phong hoá, cải cách lối sống, vận ñộng ăn mặc Âu hoá, cắt tóc ngắn: “Phen này cắt tóc ñi tu, Tụng kinh ñộc lập ở chùa duy tân. ðêm ngày khấn vái chuyên cần, Cầu cho ích nước lợi dân mới là”- Nguyễn Quyền, Phen này cắt tóc ñi tu,1905), ñể răng trắng, bài trừ mê tín dị ñoan, những hủ tục xôi thịt; chấn hưng và ñổi mới cái học cũ, ñề cao và phát huy cái học thực nghiệm, tuyên truyền phổ biến hô hào việc học chữ Quốc ngữ, bởi theo những người chủ trương của phong trào thì chữ Quốc ngữ là hồn thiêng của ñất nước, là phương tiện có thể dễ dàng biểu ñạt 40 tư tưởng tình cảm của dân tộc, là thứ văn tự dễ học, thuận lợi cho việc truyền bá tư tưởng cách mạng và nâng cao dân trí. Bài thơ Chiêu hồn nước, cụ Trần Quý Cáp ñã viết: ... Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước, Phải ñem ra tính trước dân ta. Sách Âu Mỹ, sách Chi na, Chữ kia chữ nọ dịch ra tỏ tường. Nông, công cổ trăm ñường cũng thế, Họp bàn nhau thì dễ toan lo. Á Âu chung lại một lò, ðúc nên tư cách mới cho rằng người…10 hoặc: Trước hết phải học ngay Quốc ngữ, Khỏi ñôi ñường tiếng, chữ khác nhau; Chữ ta, ta ñã thuộc làu, Nói ra nên tiếng, viết câu nên bài, Sẵn cơ sở ñể khai tâm trí, Rồi sẽ ñem các thứ giáo khoa, Chữ Tàu dịch lấy chữ ta, Chữ Tây cũng phải dịch ra chữ mình.11 10Theo Thơ văn yêu nước và cách mạng ñầu thế kỷ XX (1900-1930), Nxb Văn học, Hà Nội, tái bản 1976, trang 359, do Nguyễn ðình Chú giới thiệu; Chương Thâu, Triêu Dương, Nguyễn ðình Chú biên soạn thì bài thơ trên của Trần Quý Cáp còn có tên là Khuyên người nước học chữ Quốc ngữ. 41 Những cuộc hội họp công cộng là dịp ñể mọi người nghe, học những ñiều mới lạ, chưa hề biết trước ñó: Chuông tự lập vang ñình diễn thuyết, Trống hoan nghênh dội bể ðông Dương12. Ngoài ra còn có các bài ca, bài vè ngắn về Hội nông, Hội thương, Hội mặc ñồ Tây, Hội khuyên học chữ Quốc ngữ… ñược phổ biến khắp cả Trung kỳ và sau ñó lan ra cả Bắc và Nam kỳ. Về việc học, Duy Tân hội 維新會 và ðông Kinh nghĩa thục 東京義墊 chủ trương học thực dụng, học có nghề có nghiệp: Học là học có nghề có nghiệp, Trước giữ mình sau giúp người ta, Trâu cày ruộng, chó giữ nhà, Người không nghề nghiệp ắt là hư sanh! Cuộc hoàn hải cạnh tranh lắm lúc, Chỉ ñua nhau sự học thế nào? Anh em kìa hỡi ñồng bào! Không lo tiến tới sống sao ñặng giờ? 13 11Nguyễn Phan Lãng, Cần phải học ñúng, 1907, trong Thơ văn yêu nước và cách mạng ñầu thế kỷ XX (1900-1930), sñd, tr. 517. 12Trần Quý Cáp, Chiêu hồn nước, trong Thơ văn yêu nước và cách mạng ñầu thế kỷ XX (1900-1930), sñd, tr. 359. 13 Huỳnh Thúc Kháng, Khuyên con ñi học, dẫn lại: Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và Giáo dục Việt Nam, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2005, tr. 156. 42 Chính vì thế mà Duy Tân hội cùng ðông Kinh nghĩa thục ñã có một ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng ở trong nước lẫn ngoài nước, nhất là về lĩnh vực giáo dục. Về ñại thể, ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội thực hiện theo nội dung của tác phẩm Văn minh tân học sách 文明新學冊 ñề ra. Văn bản này viết bằng chữ Hán, bản in gỗ, do cụ ðặng Thai Mai dịch ra Quốc văn, có thể nói ñây là một tài liệu giảng dạy quan trọng, ñồng thời là cương lĩnh của nhà trường. Muốn mở mang dân trí, bài văn sách nêu ra 06 ñiều: Một là, dùng văn tự nước nhà; Hai là, hiệu ñính sách vở; Ba là, sửa ñổi phép thi; Bốn là, cổ vũ nhân tài; Năm là, chấn hưng công nghệ; Sáu là, mở toà báo. Trên cơ sở nội dung bài Văn minh tân học sách 文明新學冊 và dựa vào thực tế hoạt ñộng của trường, có thể nêu lên những nội dung chính về ñường lối chủ trương cải cách giáo dục của ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội như sau: - Kêu gọi bãi bỏ chế ñộ giáo dục và khoa cử kiểu cũ: bài văn sách ñã công khai phê phán nội dung học tập lạc hậu, cái học phi thực tế, không thiết thực của chế ñộ giáo dục khoa cử kiểu cũ như sau:“Người Châu Âu ñặt giáo dục chia làm 3 bậc: tiểu học, trung học và ñại học, cứ 4 năm là một kỳ. Khi vào học, lấy những món văn tự nước nhà ngày nay, cổ văn La Mã, văn tự tiếng nói ngoại quốc, toán học, ñịa dư làm những môn học ñầu tiên. Khi học ñã mãn khoá, lần bậc tiến lên thì cứ tuỳ theo năng khiếu của học sinh hợp với môn học nào thì cho dạy môn học ấy: chia ra luật học, thiên văn học, võ bị học, y học, cách trí học, v.v... Học thành tài rồi mới dùng, dùng làm có ñược việc thì sau mới thăng chức. Nước ta có thế không? Những món ta học và nhớ ấy chỉ là sách Tàu; những 43 bài ta chú thích ấy chỉ là lời của cổ nhân; những thứ ta thi ấy chỉ là kinh nghĩa, thơ ngũ ngôn, biền ngẫu tứ lục! ðó là ñiều ta trái với người về giới giáo dục”14. Sau ñó không lâu, trên tờ ðăng Cổ tùng báo số 798 ra ngày thứ sáu 28 tháng 3 năm 1907, cụ Nguyễn Văn Vĩnh ñã viết bài phê phán lối học cũ: “Chữ Hán quả là hàng rào hiểm, chắn ngang ñường văn minh, làm cho kẻ ñi học mỏi lưng, tốn biết bao cơm gạo mới dùng ñược chữ. Khi dùng ñược chữ thì trán ñã nhăn, lưng ñã còng vì nỗi dùi mài một ñời học các ñiều cao xa quá. Chữ thảm, chữ hại, làm cho ai mó ñến cũng phải quên cả việc thường ñời nay ñể học việc ñời xưa…” - Tuyên truyền học chữ Quốc ngữ: cùng với thơ ca hô hào, tuyên truyền, cổ ñộng toàn dân học chữ Quốc ngữ mà ở trên có ñề cập, ở ñây xin nhấn mạnh thêm là những bài báo ñã công bố trên ðăng cổ tùng báo ñều nhằm mục ñích ñề cao chữ Quốc ngữ dễ học dễ nhớ dễ thuộc, tiếng nào viết ra chữ ấy, hoàn toàn khác với văn tự Hán. Bài Văn minh tân học sách ñã viết: “Gần ñây, mục sư người Bồ ðào Nha chế ra chữ Quốc ngữ, lấy 26 chữ cái Châu Âu phối hợp với 6 âm, 11 vận, ñánh vần theo lối hài thanh mà ñọc ra tiếng ta, rất là giản dị nhanh chóng. Tưởng nên một loạt học theo. Phàm người trong nước ñi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện ñầu tiên, ñể cho trong thời gian vài tháng ñàn bà trẻ con cũng ñều biết chữ; và người ta có thể dùng chữ Quốc ngữ ñể ghi việc ñời xưa, chép việc ñời nay và thư từ có thể chuốt lời mà ñạt ý. ðó thực là bước ñầu tiên trong việc mở mang trí khôn vậy.”15 14 Thơ văn yêu nước và cách mạng ñầu thế kỷ XX (1900-1930), sñd tr. 635. 15 Thơ văn yêu nước và cách mạng ñầu thế kỷ XX (1900-1930), sñd tr. 639. 44 - Chủ trương học các môn học thiết thực và chú trọng thực tiễn Việt Nam: Chương trình học của ðông Kinh nghĩa thục chủ trương cho học sinh học các môn học thiết thực có ích cho cuộc sống và cho chính bản thân người học, cụ thể là học sinh sẽ học các môn: Việt văn, Hán văn, Pháp văn, Lịch sử, ðịa dư, Toán pháp, Thể dục và Hát. Theo các nhà cải cách thì sách cần học trước hết là sách Việt Nam, lịch sử cần học trước hết là lịch sử nước Nam, còn lịch sử Trung Quốc thì chỉ ñọc qua cho biết ñại lược, lịch sử phương Tây thì cần bỏ bớt những chỗ rườm rà, rắc rối. ðiều này ñã ñược xác ñịnh cụ thể trong bài Văn minh tân học sách: “Nước ta từ xưa tới giờ, các nhà viết văn kể cũng khá nhiều, như Khâm ñịnh Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通監綱目, như Thực lục 實錄, Liệt truyện 列傳, Nhất thống chí 一統志, Lịch triều chí 歷朝志, Vân ðài loại ngữ 蕓臺類語, Công hạ kiến văn 公暇見聞, Dư ñịa chí 輿地志, Gia ðịnh chí 嘉定志, Nghệ An phong thổ thoại 乂安風土話, ðồ Bàn thành ký 圖磐城記, Hưng Hoá thập lục châu ký 興化十六州記, Phủ biên tạp lục 撫邊雜錄,v.v... ñều ñủ ñể cung cấp tài liệu về sơn xuyên, phong tục, văn vật, ñiển chương, và ñể cho người ñời sau mượn ñó làm gương nữa. Vậy mà người mình, một khi ñi học thì học là ñọc ngay sách Tàu, bỏ sách nước ta không thèm nhìn ñến!”16 Cho nên theo các sĩ phu ðông Kinh nghĩa thục thì học lịch sử phải “lấy Nam sử làm phần chính”, còn “sử Tàu thì chỉ ñọc qua loa cho biết ñại lược”; “sử Tây thì cần phải bỏ bớt những chỗ 16dẫn lại: Thơ văn yêu nước và cách mạng ñầu thế kỷ XX (1900-1930), sñd tr. 640. 45 rườm rà ñể cho người ñọc dễ hiểu là ñược rồi.”17 Nhờ chủ trương thiết thực, thực dụng, thực tiễn nên ðông Kinh nghĩa thục vừa mới ra ñời ñã nhanh chóng lan toả ảnh hưởng không chỉ ở Trung kỳ mà còn ảnh hưởng mạnh ñến Hà Nội và các tỉnh khác ở Bắc kỳ. Tại các tỉnh như Hà ðông, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận…ñã thành lập nghĩa thục phỏng theo ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội tuy quy mô có nhỏ hơn. Những trường học kiểu mới này ñã thu hút rất ñông thanh thiếu niên theo học, có trường như nghĩa thục Hà Nội lúc cao ñiểm có hơn một nghìn học sinh theo học. Rõ ràng, ðông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng hoạt ñộng công khai, hợp pháp. ðây là một phong trào văn hoá lớn hồi ñầu thế kỷ XX, ñã cổ ñộng và phổ biến chữ Quốc ngữ thành chữ phổ thông. ðông Kinh nghĩa thục Hà Nội là một trung tâm lớn của phong trào Duy Tân trên ñất Bắc, có tác ñộng mạnh mẽ trong việc thức tỉnh lòng yêu nước của con Hồng cháu Lạc, góp phần mở ñường cho tư tưởng mới tràn vào, tạo tiền ñề về mặt tư tưởng cho các phong trào cách mạng lúc bấy giờ và sau này. Chính vì thế mà thực dân Pháp khẳng ñịnh “ñây là một cái lò phiến loạn” vì ñã nhận ra tính chất cách mạng của trường học kiểu mới này. Kết cục là vào tháng 12 năm 1907, phủ Thống sứ Bắc kỳ ñã thu hồi giấy phép hoạt ñộng của trường ðông Kinh nghĩa thục với lý do nhà trường ñã làm cho lòng dân náo ñộng. Chúng ñã bắt giữ rồi kết án những người lãnh ñạo nhà trường; các tài liệu học tập và tuyên 17dẫn lại: Thơ văn yêu nước và cách mạng ñầu thế kỷ XX (1900-1930), sñd, tr. 641. 46 truyền của nhà trường ñều bị tịch thu, cấm lưu hành. Dù chỉ hoạt ñộng trong một thời gian rất ngắn nhưng phong trào ðông Kinh nghĩa thục ñã ñể lại một di sản hết sức quý báu, ñó là những sáng tác thơ văn dùng ñể giảng dạy và tuyên truyền. Những áng văn chương ấy hừng hực một tinh thần yêu nước thiết tha và một lòng tự hào dân tộc vô bờ bến. Nó là những lời hiệu triệu giúp thức tỉnh ñồng bào hãy ñứng lên ñồng tâm hiệp lực ñưa nước nhà lên ñịa vị ñộc lập, phú cường, sánh vai cùng hoàn vũ. Thơ văn ấy còn là bản cáo trạng ñanh thép và hùng hồn tố cáo tội ác cùng chính sách cai trị của thực dân, phong kiến. Những sáng tác văn chương này còn có tác dụng bồi dưỡng mọi người chí tiến thủ, ñổi mới, ñưa ñất nước tiến lên theo gương các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Vì thế, dù một trăm năm ñã trôi qua, nhưng những tâm huyết của các chí sĩ phong trào Duy Tân và ðông Kinh nghĩa thục ñã ñề xuất và bước ñầu ñã thực hiện cải cách giáo dục, hiện tại ít nhiều cũng còn là bài học quý báu cho cháu con hôm nay, nhất là trong thời buổi ñổi mới giáo dục theo hướng hiện ñại mà Nhà nước ta ñang thực hiện. 47 CHƯƠNG 2 SÁCH GIÁO KHOA, CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG THI; CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ QUY CHẾ THI Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN 2.1. SÁCH GIÁO KHOA, CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG THI 2.1.1. SÁCH GIÁO KHOA Có thể nói sách giáo khoa của học trò ngày xưa hầu hết là sách của Trung Quốc. Cũng có vài cuốn sách do người Việt soạn ra ñể dạy cho học trò. Chẳng hạn như cụ Chu Văn An ñời Trần khi giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám 司業國子監 có soạn Tứ thư thuyết ước 四書說約 ñể giảng cho học sinh trường Giám. Cuối ñời Trần, Hồ Quý Ly ñã dùng chữ Nôm giảng giải Tứ thư 四書, Ngũ kinh 五經. ðầu ñời Nguyễn, Bùi Huy Bích ñã soạn sách Tiết yếu diễn nghĩa 節要演義 ñể giảng dạy cho học trò. Ngoài ra, còn có những cuốn sách do người nước ta soạn như Nhất thiên tự 一千字, Tam thiên tự 三千字, Ngũ thiên tự 五千字, Sơ học vấn tân 初學問津, Ấu học ngũ ngôn thi 幼學五言詩, v.v.. 45 2.1.1.1. Sách giáo khoa do người Việt Nam soạn - Nhất thiên tự 一千字: tên sách có nghĩa là một nghìn chữ nhưng thực ra sách có 1015 chữ, ñược ñặt theo thể lục bát cho người học dễ nhớ dễ thuộc, cứ một chữ Hán thì liền sau là nghĩa tiếng Việt của chữ ấy. Các chữ sắp ñặt không theo một thứ tự nào cả. Ví dụ: Thiên 天: trời, ðịa 地: ñất, Vân 雲: mây; Vũ 雨: mưa, Phong 風: gió, Trú 晝: ngày, Dạ 夜: ñêm. Tinh 星: sao, Lộ 露: móc, Tường 祥: ñiềm; Hưu 庥: lành, Khánh 慶: phúc, Tăng 增: thêm, ða 多: nhiều… - Tam thiên tự 三千字: tên sách có nghĩa là ba nghìn chữ. Các chữ sắp xếp không theo một quy tắc nào cả, cũng không xếp theo loại mục, ý nghĩa gì. Chữ nào nghĩa ñó liên tiếp nhau, có vần với nhau nên dễ nhớ. Ví dụ: Thiên 天: trời, ðịa 地: ñất; Cử 舉: cất, Tồn 存: còn; Tử 子: con, Tôn 孫: cháu; Lục 六: sáu, Tam 三: ba; Gia 家: nhà, Quốc 國: nước; Tiền 前: trước, Hậu 後: sau; Ngưu 牛: trâu, Mã 馬: ngựa… - Ngũ thiên tự 五千字: tên sách có nghĩa là năm nghìn chữ. Chữ và nghĩa ghép lại với nhau ñặt theo thể lục bát như cuốn Nhất thiên tự 一千字. Sách xếp chữ và nghĩa theo thành từng mục như: thiên văn, ñịa lý, quốc chính, luân thường, ẩm thực…Ví dụ: Thừa 承: vâng, Nhàn 閒: vắng, Hạ 暇: rỗi (rồi); Càn 乾: trời, Khôn 坤: 46 ñất, Tài bồi 栽培: trồng vun. Tích 昔: xưa, Tự 字: chữ, Do 猶: còn; Quan 觀: xem, Soạn 撰: soạn, Viên 圓: tròn, Thiên 偏: thiên (thiên vị)… - Sơ học vấn tân 初學問津: tên sách có nghĩa là bắt ñầu học hỏi bến (tân 津: bến). Hỏi bến ở ñây ñược hiểu theo nghĩa bóng, tức là hỏi về ñường lối cách thức, về việc học ñến nơi ñến chốn. Sách gồm 270 câu, mỗi câu có 4 chữ, câu ñặt không có vần, nhiều câu không có ñối nhau, chia làm 3 phần. Phần thứ nhất có 130 câu, tóm tắt lịch sử nước Trung Quốc từ khởi thuỷ ñến ñời vua ðạo Quang (1821-1850) nhà Thanh. Phần thứ hai có 64 câu, tóm tắt lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng ñến triều nhà Nguyễn. Phần thứ ba có 76 câu, những câu này là lời khuyên học trò về việc học và cách xử thế. Ví dụ: ðây là ñoạn văn viết về cội nguồn nước Nam, thuộc phần thứ hai của sách: “Kỳ tại quốc bản, cổ hiệu Việt Thường, ðường cải An Nam, Hán xưng Nam Việt. Thần Nông tứ thế, thứ tử phân phong, viết Kinh Dương Vương, hiệu Hồng Bàng thị”. 其在國本,古號粵裳,唐改安南,漢稱南越,神農四世,次子分封,曰 經陽王,號鴻龐氏. (Gốc gác nước ta xưa hiệu là Việt Thường, nhà ðường ñổi là An Nam, nhà Hán gọi là Nam Việt. Cháu bốn ñời của vua Thần Nông, con thứ ñược phong, gọi là vua Kinh Dương Vương, hiệu là họ Hồng Bàng) [Ghi chú thêm: theo cụ ðào Duy Anh thì họ Hồng Bàng với 18 ñời làm vua xưa nhất ở nước ta, từ năm 2877-258 TCN, nhưng theo thiển ý của chúng tôi thì khó chấp nhận, bởi lẽ nếu tính bình quân thì mỗi ñời vua kéo dài hơn 145 năm, chẳng lẽ Tổ tiên ta ngày xưa sống thọ ñến thế sao?]. 47 - Ấu học ngũ ngôn thi 幼學五言詩: tên sách có nghĩa là thơ năm tiếng (ñể) trẻ học. Sách gồm 278 câu thơ ngũ ngôn nói về thú vui và kết quả của việc học, nêu cái mộng tưởng của học trò mong sau này thi ñậu Trạng nguyên, vì vậy sách còn có tên gọi là Trạng nguyên thi 狀元詩. Ví dụ: “Di tử kim mãn doanh, Hà như giáo nhất kinh. Tính danh thư quế tịch, Chu tử liệt triều khanh. Dưỡng tử giáo ñộc thư, Thư trung hữu kim ngọc. Nhất tử thụ hoàng ân, Toàn gia thực thiên lộc”. 遺子金滿盈,何如 教一經,姓名書桂籍, 朱紫列朝卿,養子教讀書,書中有金玉,一子受皇恩,全家食天祿.( ðể cho con ñầy rương vàng, sao bằng ñể cho con một quyển sách. Họ tên ñược chép vào sổ quế (sổ chép tên những người thi ñậu, thi ñậu ñược gọi là bẻ quế), mặc áo màu ñỏ tía (màu áo ñại triều) ñứng ngang hàng với các bậc công khanh trong triều. Nuôi con dạy cho con ñọc sách, trong sách có vàng ngọc. Một người con ñược chịu ơn vua, cả nhà ñược hưởng lộc trời). Hoặc: “Xuân du phương thảo ñịa, Hạ thưởng lục hà trì, Thu ẩm hoàng hoa tửu, ðông ngâm bạch tuyết thi”. 春遊芳草地,夏賞綠河池, 秋飲黃花酒,冬吟白雪詩.(Mùa xuân dạo chơi miền cỏ thơm, Mùa hè thưởng thức nước ao trong xanh, Mùa thu uống rượu hoa cúc, Mùa ñông ngâm thơ tuyết trắng). 2.1.1.2. Sách giáo khoa do người Trung Quốc soạn - Hiếu kinh 孝經: sách do thầy Tăng Tử (tên là Tăng Sâm, tự là Tử Dư) học trò ngài Khổng Tử biên soạn. Nội dung sách chép lại lời dạy của Khổng Tử ñối với các môn ñệ về ñạo hiếu của con cái ñối với cha mẹ. 48 - Minh tâm bảo giám 明心寶鑑: tên sách có nghĩa là tấm gương báu soi sáng cõi lòng. Nội dung sách là những câu cách ngôn, những lời nói của các bậc thánh hiền ngày xưa, mà những lời này ñã ñược chép trong các kinh truyện, sau ñó người biên soạn sách sưu tầm rồi chép lại. ðây là những lời khuyên dạy con người cần phải tu tâm dưỡng tính sao cho tốt ñẹp hơn, hay hơn. Sách gồm 20 thiên, mỗi thiên trình bày một vài vấn ñề, lĩnh vực có liên quan với nhau. Ví dụ: Mở ñầu cuốn sách, ở thiên thứ nhất, thiên Kế thiện 計善 có chép: “Tử viết: Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc; vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa”. 子曰: 為善者,天報之以福; 為不善者,天報之以禍. (ðức Khổng Tử nói: người làm ñiều lành thì trời lấy phúc mà báo cho; người làm ñiều ác (ñiều chẳng lành) thì trời lấy tai vạ mà giáng cho). - Minh ðạo gia huấn 明道家訓: tên sách có nghĩa là sách dạy trong nhà của Trình Minh ðạo (Minh ðạo là ông Trình Hiệu (Trình Hạo, 1032-1085), là anh ruột của Trình Y Xuyên (Trình Di, 1033-1108), cả hai anh em cùng là học trò của Chu ðôn Di (Liêm Khê, 1017-1073), thi ñậu Tiến sĩ, làm quan dưới triều vua Tống Thần Tông (1068 –1086), viết nhiều sách về Nho giáo, cùng với thầy và anh xiển dương Nho học ñời Tống, nên khi ñề cập ñến Tống Nho người ñời sau thường nói cái học của Chu - Trình. Tống Nho có ảnh hưởng mạnh ñối với Nho giáo ở nước ta). Sách gồm 500 câu thơ tứ ngôn, mang nội dung khuyên răn về luân thường ñạo lý và chỉ bảo về cách tu thân xử thế. Có nhiều câu lời gọn ý hay nên trở thành những câu châm ngôn, cách ngôn ñược người ñời truyền 49 tụng. Ví dụ: Khai quyển hữu ích. Chí giả cánh thành. 開卷有益. 志者竟成. (Mở sách thì có ích. Người có chí thì nên). Tích cốc phòng cơ. Tích y phòng hàn. 積穀防饑.積衣防寒 (Trữ thóc phòng ñói. Trữ áo phòng rét). - Tam tự kinh 三字經: tên sách có nghĩa là kinh ba chữ, vì các câu trong sách này, mỗi câu ñều có ba chữ. Các chữ cuối các câu chẵn ñều có vần, cứ hai vần trắc lại ñổi sang hai vần bằng. Theo truyền văn thì tác giả sách này là Vương Ứng Lân sống vào cuối thế kỷ XII ñời Tống soạn ra. Nhưng gần ñây có người cho soạn giả của sách này là Vương Bá Hậu hoặc Khu Thích Tử cũng sống vào cuối ñời Tống. Sách gồm 358 câu, chia ra làm bảy ñoạn. ðoạn 1 nói về tính người và sự giáo dục; ðoạn 2 nói về lễ nghi hiếu ñễ và bổn phận của trẻ con; ðoạn 3 giải thích những khái niệm thường thức như tam tài 三才(thiên, ñịa, nhân 天地人: trời, ñất, người), tam quang 三光 (nhật, nguyệt, tinh 日月星: mặt trời, mặt trăng, ngôi sao), tam cương 三綱 (ba giềng mối: quân thần 君臣, phụ tử 父子, phu phụ 夫婦) v.v..; ðoạn 4 giới thiệu các sách như Tứ thư 四書, Ngũ kinh 五經, Hiếu kinh 孝經, Chư sử 諸史…; ðoạn 5 giới thiệu và kể tên các triều vua trong lịch sử Trung Quốc từ khởi thuỷ ñến thời Nam Bắc triều; ðoạn 6 kể những tấm gương của các nhân vật chăm học ngày xưa mà sử sách có ghi ñể ñộng viên học trò; ðoạn 7 ghi lại những lời khuyên trẻ con nên cố gắng học hành ñể sau này ñược hiển vinh. Ví dụ: ðoạn 1 có viết: Tử bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi noạ (ñoạ). 子不教, 父之過. 50 教不嚴,師之惰. (Không dạy con là lỗi của cha. Dạy không nghiêm là tội của thầy). Học xong những bộ sách trên, học trò sẽ ñược học Nam sử 南史, Bắc sử 北史. Ngoài ra còn học Cổ văn 古文, Thơ ðường 唐詩, Thơ Tống 宋詩 với tám tác giả lớn (ðường Tống bát ñại gia 唐宋八大家), tập làm câu ñối, thơ, phú, kinh nghĩa, văn sách và nghe giảng kinh truyện. Kinh truyện ở ñây chính là Tứ thư 四書,Ngũ kinh 五經, Bách gia chư tử 百家諸子, v.v… Trước hết là bộ Tứ thư. Tứ thư 四書 là bốn bộ sách gồm ðại học 大學, Trung dung 中庸, Luận ngữ 論語, Mạnh Tử 孟子. - ðại học 大學 là sách của bậc học cao, bậc ñại học, mang nội dung dạy cái ñạo của người quân tử. Sách do thầy Tăng Tử chép lại và diễn giải lời dạy của ngài Khổng Tử (551-479 TCN). Về nguồn gốc, sách này với sách Trung dung 中庸 khi xưa vốn là hai thiên chép ở sách Lễ ký 禮記. ðến ñời Tống, các Nho gia mới ñem in riêng ra ñể cùng với sách Luận ngữ 論語 và Mạnh Tử 孟子 làm bốn bộ sách gọi là Tứ thư 四書. Về kết cấu, sách gồm hai phần. Phần trên gọi là Kinh 經, gồm một chương, chép lại lời dạy của Khổng Tử. Phần dưới gọi là Truyện 傳, gồm 10 chương, ghi lại lời 51 giảng giải của thầy Tăng Tử về lời dạy trên của thầy Khổng. Sách ðại học 大學 nêu lên cái tôn chỉ của người quân tử mà câu văn ñầu tiên của bộ sách ñã tóm lược là “ðại học chi ñạo, tại minh minh ñức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hậu hữu ñịnh, ñịnh nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng ñắc. Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thuỷ (thỉ), tri sở tiên hậu, tắc cận ñạo hĩ.” 大學之道, 在明明德, 在親民, 在止於至善.知止而後有定,定而後能靜,靜而後能安,安而後能 慮,慮而後能得.物有本末,事有終始,知所先後,則近道矣. (Cái ñạo của bậc ñại học (bậc quân tử) là cốt làm cho sáng cái ñức sáng, cốt ở sự thân yêu người, cốt dừng lại ở cõi chí thiện. Có biết ñến cùng thì sau mới có ñịnh, ñịnh thì sau mới có thể tĩnh, tĩnh thì sau mới có thể yên, yên thì sau mới có thể suy nghĩ tinh tường, suy nghĩ tinh tường thì sau mới có thể ñược cái hay cái phải. Vật có gốc có ngọn, sự việc có cuối có ñầu, biết rõ trước sau, thì gần ñạo vậy). Theo tôn chỉ trên, người quân tử trước hết phải tu sửa ñức tính của mình cho tốt ñẹp, cho hay, rồi mới lo giáo huấn người khác, lấy sự chí thiện làm cứu cánh. Muốn ñạt mục ñích trên, người quân tử cần “tu, tề, trị, bình” 修齊治平, tức “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” 修身,齊家,治國,平天下, tức phải tu tâm dưỡng tính, sửa mình, có như thế mới chỉnh ñốn việc nhà, rồi mới cai trị ñất nước, làm cho cả thiên hạ ñược bình yên, sống hạnh phúc. ðây là bốn phương pháp mà người quân tử phải tuân thủ và tiến hành theo thứ tự. Trong những ñiều trên thì quan trọng nhất, thiết yếu nhất, khó khăn nhất là việc sửa mình (tu thân). Bởi có sửa ñược mình thì mới 52 có thể thực hiện ñược những việc tiếp theo. Chính vì thế trong sách ðại học 大學 có nói: “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả, phủ hĩ; kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu dã”. 自天子以至於庶人,壹是皆以修身為本.其本亂而末治者,否矣; 其所厚者薄,而其所薄者厚,未之有也 (Từ ông vua cho ñến kẻ thường dân, ai nấy cũng ñiều lấy việc sửa mình làm gốc. Cái gốc loạn mà cái ngọn trị thì chưa có vậy; cái gốc ñáng hậu (dày) mà bạc (mỏng), cái ngọn ñáng bạc mà hậu, là chưa có bao giờ vậy). Trong mười chương của phần Truyện thì bốn chương ñầu nói về ba cương lĩnh: minh minh ñức 明明德, thân dân 親 民, chỉ ư chí thiện 止於至善; sáu chương sau nói kỹ tám ñiều mục là: cách vật 格物, trí tri 致知, thành ý 誠意, chính tâm 正心, tu thân 修身, tề gia 齊家, trị quốc 治國, bình thiên hạ 平天下. Muốn sửa mình, người quân tử trước hết phải cách vật 格物 tức hiểu thấu rõ cái lẽ của mọi sự vật, rồi trí tri 致知 tức hiểu biết ñến nơi ñến chốn, biết tường tận rốt ráo, biết ñến cùng cực, sau ñó mới thành ý 誠意 nghĩa là ý phải thành thực, cuối cùng là chính tâm 正心 tức cõi lòng phải ngay thẳng. Có thực hiện những ñiều trên thì mới thành người quân tử. 53 - Trung dung 中庸 là bộ sách ghi lại những lời tâm pháp của Khổng Tử. Tăng Tử là học trò của Khổng Tử truyền cái học này lại cho Tử Tư (tức Khổng Cấp, là cháu nội ngài Khổng Tử). Tử Tư nối nghiệp dạy học, ñem cái phần uyên áo của Khổng giáo mà nói rõ ở sách Trung dung 中庸 gồm 23 thiên. Nội dung bộ sách trình bày lối sống theo chủ nghĩa chiết trung của người quân tử, tức cái ñạo của người quân tử phải ăn ở sao cho ñúng mực, không thái quá cũng không bất cập. Trung dung là cái ñức hạnh của con người. Trước hết, sách nói cái bản nguyên của ñạo là tự Trời mà ra, không thể thay ñổi. Và cái thực thể ấy có ñủ cả ở mình, không thể xa lìa ñược. Thứ ñến, sách nói cái cốt yếu tồn 存 (gìn giữ), dưỡng 養 (nuôi giữ), tỉnh 省 (xét kỹ), sát 察 (xem xét, thấy rõ); rồi nói cái cùng cực, rốt ráo của thánh 聖, thần 神, công 功, hoá 化. Như vậy, cái ñạo ấy căn bản ở Trời, từ ñó diễn giải ra hết mọi lẽ, khiến người ta giữ mình cho kính cẩn trong hành ñộng và khi im lặng một mình. Con người theo cái ñạo ấy cốt phải ñạt ba cái ñức trí 智, nhân 仁, dũng 勇. Trí 智 là ñể nhận biết rõ các sự lý, nhân 仁 là ñể hiểu ñiều lành mà làm, dũng 勇 là ñể có cái chí khí cường kiện mà làm theo ñiều lành cho ñến cùng. Sách viết: “Hiếu học cận hồ trí, lực hành cận hồ nhân, tri sỉ cận hồ dũng”. 好學近乎智, 力行近乎仁,知恥 近乎勇 (Thích học là ñã gần có trí, cố sức mà làm là ñã gần có nhân, biết hổ thẹn là ñã là gần có dũng). Người nào ñạt ba ñiều ấy thì mới sửa ñược mình, trị ñược người và trị ñược quốc gia, thiên hạ. 54 Bộ sách còn ñề cập ñến cái ñạo của thánh nhân. Suy cái lý ấy ra cho ñến sự nhân nghĩa ñể khiến cho thiên hạ ñược bình trị và lại tán dương cái công hiệu linh diệu của ñạo cho ñạt ñến tinh thần vô thanh, vô sắc. - Luận ngữ 論語 là bộ sách do môn ñệ ngài Khổng Tử chép lại khi nghe ông dạy các học trò hoặc nói chuyện với người ñương thời về nhiều lĩnh vực như luân lý, triết lý, chính trị, học thuật v.v.. Sách chia làm hai quyển thượng và hạ, gồm 20 thiên. ðây là bộ sách dạy cái ñạo người quân tử một cách thực tiễn bằng cách mô tả tính tình, cử chỉ, ứng xử, ñức ñộ của ngài Khổng Tử như là phác hoạ một chân dung mẫu mực ñể học trò và hậu thế noi theo. Sách còn cho người ñọc hôm nay hiểu về phương pháp dạy học rất khoa học và mang tính sư phạm cao của Khổng Tử. Hồi ấy, Khổng Tử không chỉ giảng dạy trên lớp mà còn giảng dạy thông qua thực tiễn thực tế cuộc sống, và dạy sát ñối tượng người học, tùy theo trình ñộ của từng người mà Khổng Tử có cách nói, cách giảng khác nhau. Qua các lời giảng, lời khuyên, lời chuyện trò với môn ñệ, có thể thấy Khổng Tử quả là người thầy mẫu mực, một bậc sư biểu rất hiểu tâm lý học trò, nên ñã dạy học sát ñối tượng, hợp trình ñộ và cảnh ngộ cùng chí hướng của từng người, nói như hôm nay là dạy học theo phương pháp tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm. - Mạnh Tử 孟子 là một bộ sách do Mạnh Tử viết ra. Ông người ñất Sơn ðông, sống thời Chiến Quốc (403-221 TCN) là học trò của Tử Tư (tức Khổng Cấp, cháu nội Khổng Tử). Mạnh Tử hiểu rõ ñạo của Khổng Tử, lại có tài hùng biện, thường ñi du lịch các nước lúc bấy giờ ñể ñem cái ñạo của thánh nhân ra cứu ñời. Ông là người có công xiển dương, phát triển Nho học nên ñược tôn vinh là 55 bậc Á thánh. Sách Mạnh Tử gồm 07 thiên, các chương trong mỗi thiên thường có quan hệ nhau và cùng bàn về một vấn ñề. Nội dung sách trình bày hai vấn ñề lớn là luân lý và chính trị. Về luân lý, Mạnh Tử quan niệm tính người vốn thiện, ví như nước chảy từ trên cao xuống chỗ thấp, nhưng vì do tập quán, hoàn cảnh, môi trường sống, vật dục ñã làm cho con người tiêm nhiễm, tính người sai lạc, hư hỏng ñi. Muốn giữ ñược bản tính vốn có ban sơ, con người phải ñược giáo dục ñể nuôi dưỡng lòng thiện, giữ lấy bản tính. Giáo dục bằng cách nào? Theo Mạnh Tử, giáo dục có 04 ñiều cốt yếu là dưỡng tính 養性 (nuôi giữ lấy tính thiện), tồn tâm 存心 (giữ lấy lòng lành), trì chí 持志 (cầm giữ chí hướng cho vững), dưỡng khí 養氣 (nuôi lấy khí phách cho mạnh). Trong bộ sách, Mạnh Tử thường nói nhiều về phẩm chất của người quân tử mà ông gọi là bậc ñại trượng phu hay ñại nhân, người ñó phải có ñủ bốn ñức nhân 仁, nghĩa 義, lễ 禮, trí 智. Về chính trị, Mạnh Tử cho rằng người làm vua trị dân phải là người có ñức nhân 仁, trọng nhân nghĩa 仁義, không nên trọng tài lợi 財利, có như thế mới tránh ñược sự biến loạn và nạn binh ñao. Có thể nói Tứ thư 四書là bộ sách trình bày những ñiều cốt tuỷ của Nho giáo. Trong bộ sách này có nhiều câu châm ngôn, cách ngôn ñúng ñắn như là chân lý rất ñáng ñể hậu thế học tập, noi theo. Nhờ cái ðạo do Khổng - Mạnh nêu ra mà con người qua bao thời ñại, bao thế hệ biết sống chừng mực, xã hội ñược ổn ñịnh. ðiều này ñã ñược lịch sử chứng minh. 56 Thứ ñến là bộ Ngũ kinh 五經 gồm 5 quyển. Cùng với Tứ thư 四書, ñây là những bộ sách mà các sĩ tử, các nhà Nho khi xưa làm sách gối ñầu giường trong những ngày dùi mài kinh sử nơi cửa Khổng sân Trình. Ngũ kinh 五經 ban ñầu gồm Thi 詩, Thư 書, Lễ 禮, Nhạc 樂, Xuân thu 春秋. Về sau thêm Kinh Dịch 易經 nên gọi là Lục kinh 六經. Sau nạn phần thư khanh Nho 焚書坑儒 (ñốt sách chôn sống học trò) của Tần Thuỷ Hoàng ñế mà Kinh Nhạc 樂經 bị mất ñi, hiện chỉ còn lại một thiên, người ñời sau chép chung trong Kinh Lễ 禮經 (Lễ ký 禮記), ñó là thiên Nhạc ký 樂記, nên nay chỉ còn lại 5 bộ kinh là Thi 詩, Thư 書, Lễ 禮, Dịch 易, Xuân thu 春秋. - Kinh Thi 詩經: Ban ñầu sách này ñược gọi là Thi 詩 (thơ) hoặc Thi tam bách thủ 詩三百首, sau này vào ñời Hán, Nho giáo thịnh hành, phát triển, các bậc túc Nho mới tôn vinh làm sách kinh ñiển nên có tên gọi là Kinh Thi. Sách do Khổng Tử san ñịnh. ðây là tập thơ ñầu tiên và là một tác phẩm văn học lớn của nền văn học Trung Quốc thời cổ ñại. Những bài thơ trong Kinh Thi là những sáng tác tập thể, phần lớn là của nhân dân lao ñộng. Kinh Thi phản ánh nhiều mặt của hiện thực cuộc sống như lịch sử, chính trị, kinh tế, phong tục, tập quán, tâm tình của người Trung Quốc trong một thời gian hơn 500 năm, từ thế kỷ XI ñến thế kỷ VI TCN, khoảng từ ñầu ñời Tây Chu ñến giữa thời Xuân thu, bao quát một miền rộng lớn gồm lưu vực sông Hoàng Hà, miền bắc lưu vực sông Trường Giang, cho nên nó là tác phẩm tiêu biểu cho nền văn hoá cổ miền 57 Bắc Trung Quốc (riêng Dương Quảng Hàm ñã căn cứ vào các thiên trong Thương tụng 商頌 mà cho rằng Kinh Thi có lẽ làm từ ñời nhà Thương (1783 –1135 TCN), còn các thiên khác thì ñược làm từ ñời Chu trở về sau, tức từ thế kỷ XII ñến thế kỷ VI TCN). Theo sử gia Tư Mã Thiên trong bộ Sử ký 史記 thì Kinh Thi vốn có hơn 3000 bài, nhưng khi san ñịnh, Khổng Tử ñã gạt bỏ hết chín phần mười nên nay chỉ còn 305 bài (thiên). Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng ý kiến trên của Tư Mã Thiên không có căn cứ: Một là, sinh thời Khổng Tử rất coi trọng tác dụng giáo dục của Kinh Thi; Hai là, những ñoạn trong bản Kinh Thi cổ (trước khi Khổng Tử san ñịnh) ñược dùng ñể dẫn chứng trong các sách xưa phần nhiều ñều có thấy trong bản Kinh Thi hiện nay. Trong 305 thiên ñó ñược chia làm ba phần: Phong 風, Nhã 雅, Tụng 頌. Phong 風 còn gọi là Quốc phong 國風, gồm 160 bài. ðó là những bài dân ca ñược thu thập từ các ñịa phương, trong ñó có 25 bài của Chu nam 周南 và Thiệu nam 邵南, những bài này không phải của một nước nào, mà là của những vùng ñất do Chu công và Thúc công (em của Võ vương) cai quản. Nhã 雅 gồm Tiểu Nhã 小雅 và ðại Nhã 大雅, thành Nhị Nhã 二雅, gồm 105 bài. Tụng 頌 có Chu Tụng 周頌, Thương Tụng 商頌 và Lỗ Tụng 魯頌, gồm 40 bài. - Kinh Thư: Thư 書 có nghĩa ñen là ghi chép, ñây là bộ sách do Khổng Tử sưu tập, chép các ñiển, mô, huấn, cáo, thệ, mệnh 典,謨,訓,告,誓,命 (phép tắc, mưu chước, lời dạy dỗ, lời truyền bảo, lời răn lời thề, mệnh lệnh) của các vua Trung Quốc từ ñời Nghiêu, 58 Thuấn ñến thời ðông Chu (khoảng từ năm 2357 ñến năm 771 TCN). - Kinh Dịch: Dịch 易 có nghĩa ñen là thay ñổi, ñây là bộ sách tượng số 象數 dùng vào việc bói toán, ñồng thời là sách lý học, nhằm giải thích lẽ biến hoá của trời ñất vũ trụ và sự vận hành của vạn vật. Nguyên trước ñó, vua Phục Hy ñã dựa vào Hà ñồ Lạc thư 河圖洛書 mà ñặt ra bát quái 八卦 (tám quẻ), tám quẻ này lần lượt ñặt chồng lên nhau thành 64 trùng quái 重卦 (quẻ kép); mỗi trùng quái có 6 nét vạch, vạch liền là dương, vạch ñứt là âm, ñược gọi là hào爻, có tất cả 384 hào. Khổng Tử nhân ñó mà giải thích nghĩa của các quái 卦, các trùng quái 重卦, các hào 爻. - Kinh Lễ: còn gọi là Lễ ký 禮記, sách chép về các lễ nghi trong gia ñình, hương ñãng và triều ñình, do Khổng Tử san ñịnh lại. Bộ Lễ ký 禮記 hiện ñang lưu truyền phần nhiều là văn thời Hán Nho, chứ chính văn do Khổng Tử san ñịnh vào thời Xuân Thu hiện không còn là bao. - Kinh Xuân thu 春秋 (xuân thu tức mùa xuân và mùa thu, ở ñây dùng khái niệm này ñể chỉ bút pháp chép sử phải trung thực và chính xác). ðây là sử ký của nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử, do chính Khổng Tử san ñịnh lại, chép công việc theo lối biên niên từ năm ñầu của ñời vua Lỗ Ẩn Công cho ñến năm thứ 14 ñời vua Lỗ Ai Công (từ năm 722 ñến năm 481 TCN), tất cả là 242 năm. - Bách gia chư tử 百家諸子 là sách của trăm nhà, tức của trăm học giả sống vào thời Xuân thu - Chiến quốc. Ở ñó, các học 59 giả trình bày tư tưởng quan ñiểm của mình về một vấn ñề nào ñó trong cuộc sống (xin lưu ý: con số một trăm chỉ là biểu tượng. Thật ra, tính tất cả các nhà lập thuyết thời này chỉ khoảng vài chục mà thôi). Trên ñây là những sách giáo khoa dùng trong các nhà trường ngày xưa, những cuốn sách ñó có cuốn dùng cho học trò ở giai ñoạn Mông học 蒙學 và Ấu học 幼學, có cuốn dùng cho học trò ở giai ñoạn Trung tập 中習 và ðại tập 大習. Thường thì học trò ở cuối giai ñoạn Trung tập trở lên mới có ñủ trình ñộ ñể có thể nghe giảng về kinh truyện. Ngoài kinh truyện 經傳 ra, trong chương trình học ñể ñi thi, học trò còn phải học những sử sách và thơ văn gọi là ngoại thư 外書. ðó là những bộ Cổ văn 古文 chừng vài chục cuốn, gồm các tác phẩm của các văn nhân thi sĩ Trung Quốc từ thời Tiên Tần, Chư tử ñến ñời ðường, ñời Tống. Riêng văn học ðường - Tống thì chú trọng nghiên cứu học tập tám tác gia lớn, tức ðường Tống bát ñại gia 唐宋八大家 (Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Vương An Thạch, Tăng Củng). Bên cạnh, học trò cần phải có một bộ ðường thi 唐詩 và vài cuốn Thi vận ñời ðường 唐詩韻. Về sử, học sinh phải học Bắc sử 北史, tức lịch sử nước Tàu từ thời Thượng cổ ñến thời Cận kim. Dưới triều nhà Nguyễn, sĩ tử còn ñược học thêm Nam sử 南史, tức lịch sử nước Việt Nam từ thời Thượng cổ ñến triều nhà Nguyễn. 60 2.1.2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG THI Tuỳ theo từng triều ñại mà chương trình thi Hương, thi Hội có chút ít thay ñổi, sửa chữa nhưng ñại thể thì các môn thi thường là những môn kinh nghĩa 經義, văn sách 文策, thi 詩, phú 賦, chiếu 詔, chế 制, biểu 表. Thỉnh thoảng có khi triều ñình còn yêu cầu sĩ tử thi các môn khác như ám tả, tập viết, luật pháp, toán pháp, cách trí v.v... Chẳng hạn, năm Giáp Thìn (1304) ñời vua Trần Anh Tông (1293 –1314) thi trường nhất có thi môn ám tả 暗寫, tức thí sinh phải viết trầm (chép thuộc lòng) về Thiên y quốc (Chữ Hán?) và Truyện Mục tử 牧子傳 (theo từ ñiển Từ Hải thì Mục tử là một truyện rất xưa của Trung Quốc viết về Châu Mục vương Tây du, sách này tìm thấy về ñời nhà Tần trong ngôi mộ vua Nguỵ Tương Vương, sau nó ñược Quách Phát ñem ra chú giải; còn Thiên y quốc thì chưa rõ). Dưới triều nhà Lý, nhà Trần, triều ñình còn tổ chức nhiều kỳ sát hạch ñể chọn những người biết viết chữ, làm toán và hình luật ñể làm nhân viên hành chính (thừa lại). Nhà Hồ (1400 – 1407) Hồ Quý Ly còn cho thi thêm ám tả 暗寫 và toán pháp 算法. Nhà Nguyễn (1820-1945), dưới thời Pháp thuộc, theo ñạo dụ ngày 31 tháng 5 năm 1906 của Nam triều và chính quyền bảo hộ thì chương trình thi Hương, thi Hội thí sinh còn thi thêm chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp. Tiếng Pháp trước ñó là môn tự chọn, về sau là môn thi bắt buộc. Các môn thi chữ Quốc ngữ gồm một bài luận, một bài trả lời các câu hỏi về ñịa dư, cách trí (khoa học thường thức), toán pháp. Các môn thi trên ñược gọi là văn trường thi, chúng có những quy ñịnh cụ thể và nghiêm ngặt. Có lẽ cũng nên tìm hiểu dù còn sơ lược về các thể văn trường thi ñó. 61 - Kinh nghĩa 經義: Kinh 經 có nghĩa ñen là sách chép lời dạy của thánh hiền. Tứ thư 四書 và Ngũ kinh 五經 hợp lại gọi chung là kinh (cửu kinh 九經). Kinh nghĩa 經義 là một bài văn giải thích rõ ý nghĩa một câu trích trong kinh sách, tức muốn hỏi xem sĩ tử có tinh thông kinh sách hay không, vì thế Kinh nghĩa 經義 còn ñược gọi là Tinh nghĩa 精義. Bài Kinh nghĩa 經義 thường ñược viết theo lối văn bát cổ 八股 (tám vế), một dạng của thể biền văn 駢文, một thể văn mà yêu cầu mỗi câu (liên) có hai vế ñối nhau (như hai con ngựa chạy sóng ñôi: biền 駢), có thể có vần hay không vần cũng ñược. Về bố cục, bài kinh nghĩa 經義 buộc phải có tám ñoạn: Phá ñề 破題 (mở bài, 2 câu); Thừa ñề 承題 (nói thêm ý của ñoạn phá ñề 破題 gồm vài ba câu), hai ñoạn này là lời của người viết, không cần phải ñối; khởi giảng 起講 (trình bày khai mào ñại ý của ñề mục, có thể có ñối hay không cũng ñược); khai giảng 開講 (mở ý của ñầu bài, cuối ñoạn này có một câu hoàn ñề 還題 với mục ñích là nhắc lại câu ñầu bài); trung cổ 中股 (thích thực 釋實, giảng rõ nghĩa của ñầu bài, còn gọi là thượng ty上絲); hậu cổ 後股 (nghị luận, bàn bạc ñể mở rộng ý của ñầu bài, còn gọi là hạ ty下絲); kết cổ 結股 (ñóng lại ý của ñầu bài, ñoạn này còn có tên gọi khác là kết ty); thúc ñề 束題 (gồm một vài câu ñóng lại ý của ñầu bài). Từ ñoạn 62 khai giảng 開講, trung cổ 中股, hậu cổ 後股, kết cổ 結股, mỗi ñoạn phải có hai vế ñối nhau, tạo thành tám vế nên gọi là bát cổ 八股. Cần lưu ý là khi làm bài sĩ tử phải nhắm vào câu ñầu bài, rồi nương theo sự chú giải của các tiên Nho mà giải thích rộng ra; ñồng thời phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, tác giả của câu ñề bài ñể người làm bài ñóng vai trò của thánh hiền mà chú giải, luận bàn. Trong bài làm, nếu có dùng ñiển cố thì cần lưu ý ñến những chữ từ ñời ñó trở về trước mà dùng cho ñúng cách. - Văn sách 文策: Sách 策 có nghĩa là sách lược, mưu kế, mưu lược, hoạch ñịnh. ðây là bài văn dùng ñể trả lời những câu hỏi của ñầu bài nhằm bày tỏ những hiểu biết, mưu lược, mưu hoạch của mình. Thể văn này không có vần, thường thì có ñối, viết theo dạng biền ngẫu, có khi viết theo dạng văn xuôi (tản văn) cũng ñược. Về nguồn gốc, thể văn này có từ ñời nhà Hán bên Trung Quốc. Hồi ấy, triều ñình có lệ cho mời các sĩ tử vào sân rồng rồi ñặt ra những câu hỏi về thời sự chính trị, giáo dục, xã hội, cách trị nước an dân… ñể cho sĩ tử giải ñáp bằng cách dùng hiểu biết, mưu lược của mình mà trả lời cho rõ ràng, gãy gọn. Tuỳ theo nội dung của ñề bài mà người xưa chia Văn sách 文策 ra làm hai loại là Văn sách mục 文策目 và Văn sách ñạo 文策道. Văn sách mục 文策目 là loại văn có ñầu bài ra thật dài, ñem một hay nhiều vấn ñề ra mà hỏi. Trong ñề bài, trước hết nêu lên một câu phủ ñầu mang ý nghĩa bao quát ñầu bài gọi là ñề án, tiếp theo dẫn các lời trong kinh truyện và các việc trong lịch sử ra mà hỏi, những lời dẫn này phải có sự liên hệ ñến ñề bài, cuối cùng là một vài câu hỏi về thời sự cũng thuộc về ñề mục ấy. Vì thế nó còn ñược gọi là Thời vụ sách 時務策. Còn Văn sách 63