🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giảng lý Ánh sáng trên đường đạo Ebooks Nhóm Zalo Table of Contents Mục lục LỜI NÓI ÐẦU VÀI LỜI NÓI ÐẦU PHẦN THỨ NHẤT CHƯƠNG THỨ NHẤT LỜI NÓI ÐẦU CHƯƠNG THỨ HAI BỐN CÂU CÁCH NGÔN MỞ ÐẦU CHƯƠNG THỨ BA QUI TẮC THỨ NHẤT CHƯƠNG THỨ TƯ Qui tắc 2 – 4 CHƯƠNG THỨ NĂM Qui tắc 5 - 8 CHƯƠNG THỨ SÁU Qui tắc 9 - 12 CHƯƠNG THỨ BẢY Qui tắc 13 - 16 CHƯƠNG THỨ TÁM Qui tắc 17 - 19. CHƯƠNG THỨ CHÍN CHƯƠNG THỨ MƯỜI CHÚ GIẢI QUI TẮC 20 CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT Qui tắc 21 PHẦN THỨ HAI CHƯƠNG THỨ NHẤT LỜI GIẢNG LÝ MỞ ÐẦU CHƯƠNG THỨ HAI Qui tắc 1 - 4 CHƯƠNG THỨ BA Qui tắc 5 - 8 CHƯƠNG THỨ TƯ Qui tắc 9 - 12 CHƯƠNG THỨ NĂM Qui tắc 13 CHƯƠNG THỨ SÁU Qui tắc 14 - 21 Nguyên tác của: A. Besant và C. W. Leadbeater GIẢNG LÝ ÁNH SÁNG TRÊN ÐƯỜNG ÐẠO Dịch giả: Bạch Liên và Huyền Châu Chuyển thể ebook : Lâm Minh Ngọc 10/2011 LỜI NÓI ÐẦU ----*******---- Trong quyển sách nầy sưu tập những bài bình giảng của Ông C. W. Leadbeater hiện giờ là Giám Mục - và của tôi về ba tác phẩm nổi tiếng, khuôn khổ tuy nhỏ bé, nhưng nội dung thật quan trọng. Cả hai chúng tôi ước mong nó sẽ hữu ích cho những người chí nguyện và ngay cả những người đã vượt qua giai đoạn đó, vì người diễn giảng cao niên hơn thính giả và do kinh nghiệm, hiểu biết nhiều hơn về đời sống của người đệ tử. Những cuộc đàm luận nầy chẳng phải chỉ diễn ra ở tại một chỗ mà thôi. Chúng tôi đã nói chuyện với các bạn chúng tôi trong nhiều lúc, và nhiều nơi khác nhau, nhất là ở Adyar, Luân Ðôn (London) và Sydney. Rất nhiều chú thích đã được thính giả ghi lại. Tất cả những lời ghi chú có giá trị đều được sưu tập, và sắp xếp thứ tự rồi tập trung lại sau khi loại bỏ những phần trùng hợp với nhau. Rủi thay, vì chỉ còn có một số rất ít những chú giải thuộc phần I của quyển Tiếng Nói Vô Thinh, cho nên chúng tôi lấy những chú giải của một vị Thân hữu, bạn đồng nghiệp của chúng tôi, là Ông Ernest Wood đã dùng trong một khóa học ở Sydney. Những chú giải nầy nhập với những lời bình giảng của Giám Mục Leadbeater về đoạn đó. Không tìm lại được một ghi chú nào về những lời bình giảng của tôi, mặc dù tôi đã nói nhiều về quyển Tiếng Nói Vô Thinh song những lời diễn giảng đó không còn lưu lại. Tất cả những lời diễn giảng nầy đều chưa xuất bản, chỉ trừ vài bài diễn văn ngắn của Giám Mục Leadbeater nói với các sinh viên đã được chọn lựa về quyển Dưới Chơn Thầy. Một tác phẩm nhan đề "Những lời bình giảng Dưới Chơn Thầy" đã được xuất bản vài năm qua: Trong đó những lời chú thích của ông không được đúng như lời ông đã nói. Quyển nầy sẽ không in lại. Phần cốt yếu của quyển đó vẫn có trong quyển nầy, tất cả đều thu gọn lại rồi đem in. Cầu xin những trang sách nầy giúp cho vài huynh đệ trẻ tuổi của chúng ta hiểu biết rành rẽ những bài học vô giá nầy. Càng nghiên cứu, càng thực hành chúng nó thì càng nhận thức được nhiều hơn. ANNIE BESANT. VÀI LỜI NÓI ÐẦU ----****---- Như tôi đã nói trong quyển Tôi Học Dưới Chơn Thầy hiện giờ khắp hoàn cầu có có ba quyển sách đạo đức khuôn khổ tuy nhỏ song giá trị của nó cực kỳ lớn lao không có cuốn nào bì kịp, chẳng phải câu văn như gấm thêu hoa hay là ý nghĩa thâm trầm của câu chuyện mà bởi chưng chúng dắt con người từ Cửa Tử đến Cõi Trường Sanh Bất Tử, làm một vị Siêu Phàm thoát đọa Luân Hồi. Nói một cách khác là con người đạt được mục đích định sẵn cho nhân loại trong Thái Dương Hệ nầy. Ba quyển đó là:1.-Dưới Chơn Thầy (Aux Pieds du Maitre).2.- Tiếng Nói Vô Thinh (La voix du Silence).3.- Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo (La Lumière sur le Sentier). Quyển Dưới Chơn Thầy dắt sinh viên tới bực Ðiểm Ðạo lần thứ nhứt. Phật Giáo gọi là bực Tu Ðà Hườn (Sotapanna), sau khi trải qua ba bực Ðệ Tử: Ðệ Tử Nhập môn, Ðệ Tử Chánh Thức và Con của Thầy. Quyển Tiếng Nói Vô Thinh dắt sinh viên đến bực La Hán (Arhat) được bốn lần ÐiểmÐạo. Còn quyển Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo dắt sinh viên đến bực Tam Thanh: làm một vị Bàn Cổ (Manou), hoặc một vị Bồ Tát (Bodhisatva) hay một vị Văn Minh Ðại Ðế (MahaChohan) được bảy lần Ðiểm Ðạo. Thế nên quyển Dưới Chơn Thầy dễ hơn hết, còn quyển Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo khó hơn hết, vì mỗi câu có bảy nghĩa, thấp cao tùy theo bực. Hai vị Cao Ðồ của Chơn Sư là Ðại Ðức Annie Besant và Leadbeater có giảng lý ba quyển nầy đặng hướng dẫn các bạn tu hành mau bước tới Cửa Ðạo. Xét vì quyển Giảng Lý Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo rất hữu ích cho các bạn tu hành, nhất là các bạn chí nguyện làm Ðệ Tử, nên huynh Huyền Châu và tôi hiệp nhau lại dịch bản văn chữ Pháp “ Commentaires sur la Lumière sur le Sentier ” ra tiếng Việt. Quyển nầy với quyển Giảng Lý Dưới Chơn Thầy bổ túc lẫn nhau. Tuy nhiên, muốn thấy hiệu quả chắc chắn thì phải sửa trị Phàm Nhơn và bắt buộc nó sống in như những lời chỉ bảo trong đó. Phải nhẫn nại, phải bền chí, dù cho bị thất bại cả trăm lần đi nữa, cũng đừng ngã lòng, giữa đường bỏ cuộc. Hãy tiếp tục đi tới mãi. Chung qui Chơn Lý sẽ thắng. Mặt trời sẽ chói sáng lại rực rỡ như xưa, sau khi bị mây mù che khuất ánh dương quang vài giờ hay vài hôm chăng nữa. Chúng tôi xin quí bạn lưu ý. Chúng tôi chú trọng về việc dịch ý nghĩa của câu văn, chớ không cố dịch từ chữ nầy qua chữ kia. Chúng tôi biết rằng cách hành văn của những giống dân tộc trên Ðịa Cầu đều khác nhau. Những sách đạo đức đem dịch ra tiếng Việt từng chữ, y như nguyên văn tiếng ngoại quốc, thì nghe chướng tai và chắc chắn độc giả không hiểu chi hết hay là hiểu một các mập mờ. Học Ðạo phải thật tâm Hành Ðạo, không thật tâm Hành Ðạo thì không Ðắc Ðạo. Mà muốn Hành Ðạo phải biết Ðạo dạy cái chi. Không biết hay biết một cách mơ hồ mà thực hành thì không có kết quả tốt đẹp, nỗi e còn mang tai họa vào thân. Thế nên chúng tôi hết sức cố gắng tìm hiểu xem hai Ðại Ðức A. Besant và Leadbeater muốn dạy điều chi rồi dịch ra. Chúng tôi rất thận trọng trong sự chọn lựa những danh từ để dịch, nhưng dù sao cũng còn nhiều khuyết điểm cần phải bồi bổ sau nầy. Chúng tôi rất mừng nhận được những lời chỉ giáo. Tới những kỳ xuất bản sau chúng tôi sẽ sửa chữa những chỗ còn sơ sót; chúng tôi xin cảm ơn trước quí bạn. Chúng tôi rất phục thiện vì biết mình còn không biết bao nhiêu điều cần phải học hỏi. Hơn nữa, cho hay Biển Giác vô biên, dù ở dưới Trần thế chúng ta tài ba lỗi lạc đến đâu thì sự hiểu biết của chúng ta cũng chỉ bằng một giọt nước ở trong Ðại Dương. Chúng ta quan sát những hiện tượng, học hỏi chúng nó mà không tri ra được nguyên nhân đã sinh ra chúng nó. Nguyên nhân nầy vốn ở trên những cõi vô hình. Tỷ như một việc xảy ra trước mắt chúng ta là chuyện một cái trứng gà đem ấp nở ra gà con. Trong trứng gà chỉ thấy tròng trắng, tròng vàng (mình gọi là tròng đỏ) và một vòng trắng ở trên. Tại sao đem ấp thì ba thứ nầy lại thành ra một con gà trống hay mái. Vậy xin hỏi: Cái chi trong tròng đỏ, tròng trắng và vòng trắng biến thành ra mồng, mỏ, xương thịt, ruột gan, chân cẳng? Tại sao gà trống có cựa mà gà mái lại không, hình vóc của hai giống đều khác nhau? Cái chi làm ra màu sắc của lông cánh, gà điều khác với gà ô và không giống gà xám. Gà con lại thụ lãnh ít nhiều bản tánh của dòng giống nó nữa, như gà nòi đá hay hơn gà tre. Gà ô đạp mái, đẻ trứng ấp ra gà ô con, gà điều thì gà điều con, vân vân... Hoàn toàn bí mật. Về phần con người thì còn bí mật hơn nữa. Một tinh trùng và một noãn châu hợp lại thành một con người nam hay nữ, diện mạo đẹp đẽ hay xấu xa, tánh tình hiền hậu hay hung ác, khôn ngoan hay đần độn, thông minh hay dốt nát. Vì lẽ nào? Có tinh trùng đực và tinh trùng cái không? Tại sao màu da lại khác? Có giống da đen, da đỏ, da trắng, da vàng? Tại sao đứa nhỏ nước nào sinh ra rồi thì nói tiếng nước đó và hiểu được cha mẹ nó muốn nói chi? Từ bí mật nầy tới bí mật kia, không biết bao nhiêu mà kể.Nói cho đúng, ngày nay chúng ta học hỏi lại cũng có thể gọi là học lóm, nhưng bất toàn, những điều mà Ðấng Hóa Công đã tạo ra cả chục tỷ năm trước. Nếu chỉ dùng Hạ Trí học hỏi một cách gián tiếp những hậu quả chớ chẳng rõ nguyên nhân thì không biết phải trải qua mấy trăm triệu năm nữa mới đạt được mục đích đã định sẵn cho con người trong Thái Dương Hệ nầy, tức là làm một vị Siêu Phàm hoàn toàn sáng suốt không còn cái chi học hỏi trên Dãy Ðịa Cầu nầy nữa. Muốn tiến mau thì phải bước vào Cửa Ðạo, bởi vì trong Thánh Ðiện mới có việc dạy dỗ mục đích sự sinh hóa Thái Dương Hệ nầy đúng với sự thật và sinh viên cũng học trực tiếp những phương pháp biến đổi con người thành một vị Chơn Tiên, toàn năng, toàn thiện, trong vòng vài chục kiếp, thay vì theo đường tiến hóa bình thường phải trải qua mấy chục muôn lần sinh tử, tử sinh dưới Trần Thế mà chưa ắt đi đến bực Toàn Giác. Những vị ngự trong Thánh Ðiện là các Ðấng Cao Cả, Ðồ Tôn của những vị Ðại Thánh Ðế đã dự phần vào việc tạo lập Thái Dương Hệ nầy, cho nên không bao giờ lầm lạc. Các Ngài vốn Trường sinh bất tử, chớ không phải như chúng ta, những kẻ phàm phu tục tử mới sống có vài chục năm đã da mồi tóc bạc, trí hoá lu mờ. Chính là các Ngài mở cửa Ðạo đặng tiếp đón những ai xứng đáng bước vào đó. Mà muốn bước vào cửa Ðạo, sinh viên phải hội đủ những điều kiện do luật trời qui định, trước nhất là những Ðức Tánh đã kể ra trong bốn quyển: Dưới Chơn Thầy, Tiếng Nói Vô Thinh, Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo và Con Ðường Của Người Ðệ Tử. Riêng về quyển Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo, hai vị Ðại Ðức A.Besant và Leadbeater chỉ rõ nếp sống từ những người có lý tưởng và chí nguyện làm Ðệ Tử cho tới bực La Hán được bốn lần Ðiểm Ðạo. Tôi vẫn biết đối với những điều kiện sinh sống kim thời, thì việc luyện tập đặng Tự Giác và mưu hạnh phúc cho quần sanh là một điều cực kỳ khó khăn, bởi vì sinh viên sẽ gặp không biết bao nhiêu chướng ngại dựng lên trên mỗi chặng đường. Không vượt qua nổi thì không tiến tới được. Thế nên hai vị Ðại Ðức mới giảng lý từ đoạn rất tỉ mỉ đặng dìu dắt sinh viên từng bước một. Ai có chút kinh nghiệm về Ðường Ðạo mới thấy những lời giáo huấn nầy quí hơn vàng bạc và châu báu, bởi vì những của cải vật chất vốn phù du, mộng ảo, dùng được lâu lắm bất quá là một đời mà thôi, chúng thấy đó rồi mất đó. Nỗi e, chưa nhắm mắt từ giả cõi Trần, chúng đã qua tay người khác rồi. Trong quyển giảng lý nầy, tôi thấy có đoạn hai Ngài phải lập đi lập lại đặng sinh viên mới hiểu và mới nhớ rồi đem ra thực hành; nhất là ở phần nhì để riêng cho những vị Ðiểm Ðạo lần thứ nhứt. Vì thế phần nầy rất khó cho những ai chưa biết tự tỉnh, chưa biết tu tâm luyện tánh, chỉ mến Ðạo mà chưa Hành Ðạo. Gặp những đoạn dường như trùng với nhau xin quí bạn chớ thắc mắc. Tôi có thêm những chú giải để giúp quí bạn chưa quen với Thông Thiên Học hiểu được những danh từ chuyên môn. Tôi tưởng cũng nên biết điều nầy nữa, thường thường hai Ngài trả lời miệng những câu hỏi, thính giả viết bằng tốc ký rồi sau chép lại. Trong những lần diễn thuyết cũng vậy. Có nhiều bài diễn văn chép lại, hai Ngài không có thì giờ xem coi nữa, vì hai Ngài rất bận rộn. Việc nầy vừa thi hành xong thì việc khác tới. Hai Ngài phải dùng con đường hành động Karma Yoga đặng giúp đời. Về quyển Giảng Lý Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo nầy cũng như hai quyển giảng lý kia: Giảng Lý Dưới Chơn Thầy và Giảng Lý Tiếng Nói Vô Thinh tưởng nên đọc đi đọc lại, không phải hai ba bận, mà hai chục, ba chục bận. Mỗi lần đọc thì mỗi lần ánh sáng mới hiện ra, độc giả thành tâm mộ Ðạo sẽ hiểu hơn trước. Tôi dám quả quyết điều nầy không bao giờ sai. Các vị Cao Ðồ của Chơn Sư đã bước vào cửa Ðạo từ lâu và có nhiều kinh nghiệm hằng cầu chúc các bạn tu hành mau thành Chánh Quả đặng cứu vớt quần sanh khỏi chốn trầm luân khổ hải. Lời cầu chúc nầy rất cao quí. Mong rằng chúng ta đừng phụ lòng các Ngài. Chúng ta cứ vững lòng tiến tới, không chậm chạp, không thờ ơ mà cũng không vội vàng, hấp tấp, cứ nỗ lực ra tay phá vỡ những xiềng xích buộc trói con người vào bánh xe Luân Hồi. Luôn luôn kiếp nầy qua kiếp kia chúng ta phải tuân theo lời của Ðức Phật dạy là: Lánh dữ. Làm lành. Rửa lòng trong sạch. Tới một ngày kia, không biết chắc là bao nhiêu năm hay là bao nhiêu kiếp, khi đúng công phu thì cửa Ðạo sẽ mở rộng đặng rước ta vào. Ðây là Luật Nhân Quả: Gieo giống chi gặt giống nấy, không có chi gọi là thiên vị hay bất công. Chí công mài sắt chầy ngày nên kim. Cầu xin quí bạn thân tâm an lạc. Lành thay! Lành thay ! Bạch Liên Phạm ngọc Ða 53 Nguyễn đình Chiểu Châu Ðốc PHẦN THỨ NHẤT CHƯƠNG THỨ NHẤT LỜI NÓI ÐẦU A.B. - Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo thuộc về một bộ sách Huyền Bí Học do các Ðấng Chơn Sư lưu giữ và dùng để đào tạo Ðệ Tử. Ấy là một đoạn trích trong quyển Kim Huấn (Livre des Préceptes d' or) gồm nhiều quyển viết trong những thời đại khác nhau của lịch sử thế giới chúng ta, nhưng cả thảy đều phô bày một đặc điểm chung là chứa đựng Chơn Lý huyền diệu. Vì vậy, phải khảo cứu nó khác hơn loại sách thường. Sự hiểu biết chúng nó tùy thuộc trình độ của độc giả; khi một trong những quyển sách nầy được phép tiết lộ cho đời biết thì sự giải thích theo nghĩa từ chữ chỉ làm cho người ta đánh giá sai lầm giáo lý của nó. Bởi sách nầy chỉ dành riêng để thúc đẩy sự tiến hóa của con người đã bước vào Ðường Ðạo nên nó trình bày một thứ lý tưởng mà trong thế tục ít ai sẵn sàng chấp nhận. Muốn đủ năng lực lãnh hội nó thì phải dám cả quyết và có chí nguyện đem áp dụng những lời giáo huấn trong đời sống của ta, bằng không, những trương sách nầy sẽ bị niêm kín lại. Ðọc giả rán sức ăn ở theo đó thì ánh sáng sẽ hiện ra, nếu huynh thờ ơ thì chẳng những sự đọc sách chỉ đem lại cho huynh một lợi ích nhỏ nhen mà còn công kích quyển sách và chê là vô ích nữa. Sách nầy chia ra vài cương mục tự nhiên, Ðức Chơn Sư Hilarion, một trong những vị Giáo Chủ, nhân viên Quần Tiên Hội đem nó ra hiến cho đời. Ngài giữ một vai tuồng quan trọng trong công cuộc hoạt động của Học phái Cao Ðẳng Thần Học và Tân Triết Học Platon và cũng là một trong những bậc vĩ nhân đã cố gắng bảo tồn Thiên Chúa Giáo. Ngài đã đầu thai nhiều lần, nhất là ở Hy Lạp và La Mã, và đặc biệt chăm nom việc điều khiển cơ tiến hóa của các quốc gia Tây Phương. Trước kia, Ngài tiếp nhận quyển sách nầy y như hiện giờ chúng ta có đây, không có lời chú thích của Chơn Sư Vénitien. Ðức Chơn Sư Vénitien là một trong những vị Giáo Chủ mà Ðức Bà Blavatsky gọi là Ðức Ðế Quân. 15 qui tắc ngắn ở phần thứ nhứt và 15 qui tắc trong phần thứ nhì đã có từ ngàn xưa. Nó viết bằng một thứ cổ tự Bắc Phạn. Ðức Ðế Quân Vénitien mới thêm vô những câu khác trong những câu cách ngôn ngắn dùng làm nền tảng cho sự huấn luyện Ðệ Tử mà ngày nay thuộc về thành phần sách nầy và phải đọc luôn với phần thứ nhứt hầu góp thêm những tư tưởng bổ sung, nếu không, độc giả có thể hiểu lầm được. Trừ phi 30 câu cách ngôn ngắn, thì tất cả những qui tắc chứa đựng trong hai đoạn sách đều do Ðức Ðế Quân Vénitien viết ra và trao cho Ðức Chơn Sư Hilarion. Bản dưới đây trình bày 15 qui tắc ngắn của phần thứ nhứt y như trong bản thảo cổ viết tay, con số đứng trước mỗi câu là số chánh, còn sau câu là số ghi trong sách hiện hữu. ************************* I: Hãy diệt lòng tham vọng. II: Hãy diệt lòng tham sống. III: Hãy diệt lòng ham sung sướng. ************************* IV: Hãy hoàn toàn diệt tâm chia rẽ. V: Hãy diệt ý niệm cảm giác. VI: Hãy diệt lòng khao khát tăng trưởng. ************************* VII: Chỉ nên ham muốn cái chi ở nơi con. VIII: Chỉ nên ham muốn cái chi ở ngoài con. IX: Chỉ nên ham muốn cái chi không thể đạt được. ************************* X: Hãy ham muốn quyền năng một cách hăng hái. XI: Hãy ham muốn sự yên tịnh một cách nhiệt thành. XII: Hãy ham muốn những sở hữu trên tất cả mọi vật. ************************* XIII: Hãy tầm Ðạo. XIV: Hãy tầm Ðạo bằng phương pháp đi sâu vào nội tâm. XV: Hãy tầm Ðạo bằng phương pháp can đảm tiến ra ngoài. ************************* Trong bản trên đây (chỉ căn cứ vào phần thứ nhứt của sách) không ghi qui tắc 4, 8,12, 16, 20, và 21. Lý do là những qui tắc nầy không thuộc về phần cổ kính của sách. Cũng như những lời giảng lý đầu tiên và cuối cùng, những qui tắc nầy là phần bổ sung của Ðức Ðế Quân Vénitien giao lại cho Ðức Chơn Sư Hilarion, cũng có vài câu chú thích do chính Ðức Chơn Sư Hilarion viết ra. Trong kỳ xuất bản lần thứ nhứt (1885) sách chia ra làm ba phần: - Những câu cách ngôn của nguyên bản xưa. - Phần bổ sung của Ðức Ðế Quân Vénitien. - Lời chú thích của Ðức Chơn Sư Hilarion. Cả thảy đều do Bà Mabel Collins được sử dụng làm một khí cụ phàm trần đặng ghi chép lại. Ðức Chơn Sư chính mình dịch sách ấy và chuyển di vô bộ óc xác thịt của bà là người đứng làm trung gian và bàn tay cầm cây viết, là bàn tay của Ngài. Về sau, tạp chí Lucifer có đăng vài bài nhan đề giảng lý do Bà Mabel Collins viết ra dưới ảnh hưởng của Ðức Chơn Sư. Những bài nầy rất quí giá, đáng cho chúng ta đọc và học hỏi. Giờ đây, mở quyển sách ra, chúng ta gặp trước hết lời tuyên bố sau: Những qui tắc nầy viết ra cho tất cả các Ðệ Tử: Hãy tuân hành. Ở đây, xác định sự phân biệt giữa người thế và Ðệ Tử, xét một cách tổng quát thì sách nầy không phải viết để cho người thế tục dùng. Danh từ Ðệ Tử gồm hai nghĩa: người chưa được Ðiểm Ðạo và người đã được Ðiểm Ðạo. Ðọc chăm chỉ, ta tìm thấy có hai lời dạy phân biệt dùng trong một danh từ. Mỗi câu có hai nghĩa: một để cho kẻ tiến hóa cao, một để cho những kẻ kém tiến hóa hơn. Chúng ta sẽ cố gắng phân biệt cả hai khi chúng ta đề cập lời tuyên bố mở đầu. Phần thứ nhì dường như chỉ dành riêng cho Ðệ Tử đã được Ðiểm Ðạo, còn trong phần thứ nhứt, mỗi câu có hai nghĩa. Nhiều người còn lâu lắm mới được vào hàng Ðệ Tử nên không thể hiểu thấu nổi những qui tắc nầy. Họ thường hay chỉ trích và trách móc sao có trình bày một lý tưởng mà con người không thấy có chút gì êm dịu, dễ cảm mến. Thật quả như thế, khi độc giả đứng trước một lý tưởng quá cao siêu đối với y. Một lý tưởng, dù là cao siêu đi nữa, cũng không bổ ích chi cho ai hết, nếu không thu hút được họ. Cho nên, trong khi giao thiệp với đời hãy giữ đúng cái nguyên tắc thực tiển nầy là chỉ nên đem trình bày những lý tưởng nào hấp dẫn họ được. Còn những thứ sách như loại nầy thì điều nào đọc giả hấp thụ được là vừa với tầm hiểu biết của họ, họ sẽ hiểu biết, nếu ho ïcó đủ khả năng ứng đáp với tư tưởng đã diễn tả. Những đồ vật hữu hình đối với ta có thật là khi nào ta mở những cơ quan đủ sức phản ứng lại ảnh hưởng của chúng nó. Chính ngay lúc đó, chúng ta bị bao bọc cả trăm thứ rung động mà chúng ta không đủ năng lực để cảm biết được. Một ngày kia, Ông William Crookes đưa ra một thí dụ rất hay. Ông cố giảng cho ta biết về điện học, kiến thức ta còn thấp kém lắm, mà khả năng tiến bộ mới mẻ của khoa Ðiện học thì thật lớn lao. Ông nói: "Nếu, thay vì mắt ta nhạy cảm với sự rung động của ánh sáng, chúng ta có những cơ quan ứng đáp với sự rung động điện khí thì tư tưởng của ta đối với cuộc đời sẽ thay đổi đến thế nào?" Sự khác biệt đối với chúng ta lớn biết là bao nhiêu. Trong bầu không khí khô ráo thì ta không biết chi cả, vì không khí khô ráo không dẫn điện. Căn nhà bằng kiến se õmờ đục, nhưng căn nhà thường thì trong suốt. Một sợi chỉ bạc sẽ giống như một cái lỗ, hoặc con đường hầm ở không trung. Cái điều mà ta hiểu biết về thế tục tùy thuộc cách chúng ta ứng đáp với những sự rung động của nó. Cũng thế đó, nếu ta không ứng đáp được với một Chơn Lý thì Chơn Lý ấy đối với chúng ta không còn là Chơn Lý. Lại nữa, nếu là sách do những nhà Huyền Bí Học viết ra thì chỉ có trình độ tiến hóa Tinh Thần của ta mới giúp ta thấu đáo được tư tưởng của họ thôi. Tất cả những phần tư tưởng của họ tinh vi quá, hay cao siêu quá, vượt qua sức hiểu biết của ta thì cũng như chúng nó không có thật. Sách nầy tưởng thưởng rất nhiều sự tham thiền hơn là việc đọc sách một cách nông cạn. Giá trị chánh của nó là hướng dẫn ta trong sự tham thiền. Hãy chọn một câu và nghiền ngẫm nó, ngưng hẳn mọi hoạt động của Hạ Trí và đánh thức nội tâm trực tiếp với tư tưởng, do đó ta thoát khỏi hình ảnh của trí cụ thể, ta có thể thấy Chơn Lý. Nhờ tham thiền ta đemvào óc của ta một phần lớn sự hiểu biết của Chơn Lý do Chơn Nhơn đạt được trên cõi đó: Tuy nhiên, người nào tham thiền mà không chịu đọc hoặc không tuân theo lời Thầy chỉ dạy, nếu cứ tin chắc rằng mình được tiến triển trên cõi Tinh Thần thì cũng tiến triển một cách chậm chạp thôi. Nhờ cái lợi thêm là vừa đọc, vừa nghe lời giảng dạy, anh sẽ tiến bước mau lẹ. Những bài diễn thuyết hay việc ngồi suy gẫm có thể chuẩn bị cho cái óc để nhờ có tham thiền mà mở mang thêm. Nhưng, đối với người chỉ biết có nghe lời dạy hay đọc sách mà không chịu tham thiền thì sự tiến tới hầu như không thể được, những sự tiến bộ sẽ chậm chạp lắm. Phải phối hợp cả hai lại. Tham thiền cho nhiều, thêm một ít bài học khẩu truyền và đọc sách, có thể dắt ta đi thật xa. C. W. L. - Bài tựa lần xuất bản đầu tiên của quyển Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo vào năm 1885 có kèm theo lời chỉ dẫn dưới đây: " Sách viết ra để đáp ứng lại những người không am hiểu Khoa Minh Triết Ðông Phương và mong cầu được tiếp nhận ảnh hưởng của nó". Tuy nhiên, sách lại bắt đầu tuyên bố rằng: " Những qui tắc nầy viết ra dành để cho tất cả những Ðệ Tử ". Sách nầy, hiện như chúng ta có đây, vốn do Ðức Chơn Sư Hilarion đọc cho Bà Mobel Collins chép ra. Bà là người có tiếng tăm trong giới Thông Thiên Học và hợp tác với Bà Blavatsky xuất bản tạp chí Lucifer. Chính tự tay Ðức Chơn Sư Hilarion tiếp nhận sách nầy của Ðức Sư Phụ Ngài là một Ðấng Cao Cả mà các sinh viên Thông Thiên Học gọi là Ðức Vénitien. Phần Ngài chỉ viết có một đoạn trong sách. Cho nên sách đã trải qua ba giai đoạn mà chúng ta sẽ lần lượt xem xét tới. Ngay hiện giờ, nó là quyển sách mỏng, nhưng dưới hình thức đầu tiên như ta đã thấy, nó còn mỏng hơn nữa. ấy là một bản thảo viết tay trên lá buông, có từ thời thượng cổ, khó mà xác định được từ thời nào, trước thời kỳ của Ðấng Christ ra đời, người đã quên ngày tháng và tên tác giả và xem như nguồn gốc của nó biến mất trong lớp sương mù của thời tiền sử. Nó gồm có mười tờ, mỗi tờ ba hàng, vì bản viết bằng lá buông, các hàng viết theo chiều dọc chớ không theo chiều ngang như hiện giờ. Mỗi hàng đủ trọn một câu cách ngôn ngắn, chữ viết là thứ Bắc Phạn rất cổ. Ðức Chơn Sư Vénitien dịch những câu cách ngôn chữ Phạn ấy ra chữ Hy Lạp để cho các đệ tử Ngài tại thành Alexandrie dùng, trong số đó có Ðức Chơn Sư Hilarion, hồi Chơn Sư đầu thai làm Jamblique. Chẳng những Ngài phiên dịch mà còn phụ thêm lời chú thích mà ta nên cho đi chung với nguyên văn. Thí dụ: nếu ta chọn ba câu cách ngôn thứ nhứt, ta sẽ thấy đoạn số 4 kế tiếp là lời giảng lý. Chi nên phải đọc: - Hãy diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ tham vọng vậy. - Hãy diệt lòng tham sống, nhưng hãy kính trọng sự sống như những kẻ tham sống muốn vậy. - Hãy diệt lòng ham sung sướng, nhưng hãy sung sướng như những kẻ sống vì hạnh phúc. Cũng thế đó, qui tắc 5, 6 và 7 lập thành một nhóm, kế tiếp qui tắc thứ 8 là lời giảng lý do Ðức Ðế Quân viết ra và cứ thế nối tiếp nhau trong nhiều trang. Nhóm ba qui tắc nầy trình bày như thế không phải chỉ là do sự ngẫu nhiên, ấy là có dụng ý. Trong khi khảo sát ta nhận thấy luôn luôn có sự liên quan giữa ba qui tắc. Vì thế, ba qui tắc kể trên nhắm vào sự thanh bạch của tâm hồn và sự áp dụng trong đời sống tinh thần. Có thể nói, nó vạch rõ điều mà con người phải muốn trở nên và những bổn phận bắt buộc hầu chuẩn bị để hành động. Nhóm thứ hai của ba câu cách ngôn (5 tới 8) bảo ta phải diệt tánh chia rẽ, mọi ý niệm cảm giác, mọi khao khát tăng trưởng. Nó nêu ra bổn phận con người đối với những kẻ xung quanh mình trên phương diện xã hội. Con người phải nhận thức rằng mình là một với đồng loại, cương quyết từ bỏ sự vui sướng ích kỷ và riêng biệt, diệt tất cả sự khao khát tăng trưởng cá nhân mình và làm việc cho sự tăng trưởng chung của đoàn thể. Trong nhóm qui tắc (9 đến 12) chúng ta họïc điều mà ta phải ham muốn, nghĩa là những điều ở trong tâm ta, ngoài ta và quá sức ta, cố nhiên đó là bổn phận của ta đối với Chơn Nhơn. Những câu cách ngôn (13 tới 16) chỉ về sự ham muốn quyền năng, ham muốn sự an tịnh và ham muốn sở hữu. Những sự ham muốn nầy thảy đều góp phần chuẩn bị ta đặng làm việc trên Ðường Ðạo. Những qui tắc (17 tới 18) bảo kẻ chí nguyện hãy tìm kiếm Ðường Ðạo. Những qui tắc hiện mang số 4, 8, 12, vân vân..., là những lời chú thích và bàn giải rộng ra của Ðức Chơn Sư Vénitien, hợp với những câu cách ngôn làm thành một quyển sách xuất bản lần đầu tiên vào năm 1885, bởi vì Ðức Chơn Sư Hilarion dịch chữ Hy Lạp ra tiếng Anh dưới hình thức nầy. Khi sách vừa in xong, Ngài có viết thêm một dọc chú thích rất quí giá. Kỳ xuất bản lần thứ nhứt, những lời chú thích nầy in ra trên những tờ riêng biệt, ngoài lề có thoa keo có thể dán vô tờ đầu và tờ chót. Trong những lần xuất bản sau, những lời chú thích mới được cho in vào đúng chỗ của nó. Phần tiểu luận ngắn và thú vị nói về Nghiệp Quả để ở phía sau cuốn sách cũng do tay Ðức Chơn Sư Vénitien viết. Phần nầy cũng có in trong kỳ xuất bản lần thứ nhứt. Bản viết tay bằng chữ cổ Bắc Phạn đã dùng làm nền tảng cho quyển Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo cũng được dịch ra bằng chữ Ai Cập. Vả lại, nhiều lời chú thích của Ðức Chơn Sư Vénitien bắt ta nhớ đến giáo lý Ai Cập hơn là giáo lý Ấn Ðộ. Học giả quen thuộc chút ít với tinh thần của nền văn minh cổ Ai Cập sẽ hiểu sách nầy khá hơn. Ðiều kiện sinh hoạt của cổ Ai Cập hoàn toàn khác hẳn hơn hiện kim, đến nỗi bây giờ ta cũng khó mà cho một ý thức về nó. Tuy nhiên, nếu ta có thể thấy lại được tinh thần của thời xưa, ta sẽ biết được nhiều sự việc mà hiện giờ ta không biết. Ngày nay, chúng ta hay phóng đại sự quan trọng của trí tuệ và thích khoe khoang rằng nền văn minh hiện hữu cao trội hơn nền văn minh cổ thời. Có lẽ, chúng ta hơn họ ở một vài điểm, nhưng ở những điểm khác, ta chưa có phần nào bằng họ được. Vả lại, sự so sánh có lẽ không được vô tư, vì lẽ nền văn minh của ta còn trẻ trung lắm. Trở lại ba thế kỷ về trước trong lịch sử Châu Âu, nhất là trong lịch sử nước Anh, chúng ta sẽ nhận thấy một tình trạng kém văn minh lắm. Ðem so sánh ba thế kỷ nầy, kể luôn 150 năm tiến bộ về khoa học và vai tuồng thật là quan trọng trong thời kỳ văn minh của ta, với bốn ngàn năm gần như không thay đổi của nền văn minh Ai Cập cường thạnh, ta nhận biết liền sự văn minh của ta không có gì quan trọng. Trọn cả nền văn minh bốn ngàn năm ấy có biết bao cơ hội cho họ thực hiện những cuộc thí nghiệm và thu hoạch nhiều thành tích mà ta chưa có. Cho nên, đưa chúng ra so sánh với nền văn minh vĩ đại đã tiến đến cực điểm là quá đáng, vì chúng ta mới bắt đầu văn minh thôi. Giống dân phụ thứ năm chúng ta còn xa mức tuyệt đỉnh của sự vinh quang rực rỡ của nó. Chúng nó đi đến mức ấy, nó sẽ nổi bật lên trên tất cả những nền văn minh khác, nhất là ở vài phương diện. Nó sẽ tạo đặc tính riêng và vài đặc tính có thể làm cho ta ít thỏa thích hơn những đặc tính của cuộc văn minh trước. Nhưng, tóm lại nó vẫn tiến tới, vì những dân tộc nối tiếp nhau ra đời giống như nước triều dâng lên. Mỗi giống dân đến rồi rút lui và giống dân khác tiến tới một chút nữa. Tất cảcác giống dân ra đời, cùng tiến tới tột độ rồi tàn tạ. Ðối với chúng ta, ấy là ngọn thủy triều đương lên, thế nên, trong vài phương diện, chúng ta chưa đi đến cái thế ổn định của vài cuộc văn minh cổ đã biểu lộ. Khốn nỗi! Ta chưa mở được lòng vị tha vong kỷ và sự tin chắc rằng đoàn thể là trọng hệ hơn chớ không phải cá nhân. Trong vài nền văn minh đã bị tiêu diệt, con người đã tiến đến một điểm, đối với ta dường như là một thứ ảo tưởng, nhưng trái lại ta sẽ mở được nhiều năng lực mà các dân tộc cổ thời chưa có. Lúc sơ khởi trong lịch sử La Mã có một thời đại ngắn, theo lời của Macaulay là "không có ai lo cho đảng phái, tất cả đều lo cho quốc gia thôi". Ðức Pythagore ngõ lời với dân chúng tại Taormine rằng:" Quốc gia tiêu biểu hơn cha mẹ, vợ con, và mọi người phải luôn luôn sẵn sàng đem tư tưởng, tình cảm và ý muốn của mình phục vụ quyền lợi cho đoàn thể, cho quốc gia, cho hạnh phúc của mọi người". Vì hạnh phúc chung đó, mỗi người phải vui lòng hy sinh quyền lợi cá nhân mình. Tại Anh Quốc cũng thế, thời kỳ Nữ Hoàng Elizabeth trị vì là một thời kỳ của tình cảm thống trị, có một phong trào hoạt động ái quốc chân chính. Tôi không muốn nói rằng trong xứ cổ Ai Cập và cổ Hy Lạp, hay xứ nào khác, mọi người đều có một tấm lòng vị tha vong kỷ, nhưng mà những người nào được giáo dục hoàn toàn đều xét đời về một phương diện rộng rãi hơn chúng ta hiện giờ. Họ vẫn nghĩ đến quốc gia nhiều hơn là nghĩ đến sự sung sướng hay sự tiến hóa riêng của họ. Cũng sẽ đến phiên chúng ta tiến đến trình độ đó khi thời giờ đến. Chúng ta sẽ phải hiểu rõ được những tư tưởng nầy hơn là những giống dân xưa đã hiểu và cũng sẽ tìm kiếm những áp dụng chúng nó mà các bậc tiền nhân chưa được biết. Cho nên, nếu ta có thể thấy lại cái tâm trạng ngày xưa của xứ Ai Cập nầy, ta sẽ hiểu rành rẽ hơn quyển Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo. Trong khi tham cứu từng chương, học giả cố gắng có cho kỳ được thái độ trên đây thì rất tốt, vì nó sẽ giúp huynh đặt mình vào địa vị của những kẻ hồi cổ thời, cũng đã chuyên tâm vào công việc tu luyện như mình bây giờ vậy. Ðiều ấy, không lấy làm khó cho những người trong chúng ta đã luyện tập để nhớ lại những tiền kiếp của chúng ta, tôi còn giữ được kiếp chót của tôi ở Hy Lạp, nơi đó, tôi đã tham dự những pháp môn huyền bí Eleusis, cũng như một kiếp khác rất xa xôi, vào thời đại những Ðại Pháp môn huyền bí Ai Cập đóng vai tuồng quan trọng mà vài tàng tích hiện còn trong Phái Tam Ðiểm Franc Maconnerie. Tôi học Ðạo trong một Tu Viện.. Những kỷ niệm ấy giúp tôi khi đọc những trang sách như thế thu thập được nhiều sự hữu ích hơn là nếu tôi không có chúng nó. Những cảm xúc thường hay những sự hồi ức cho ta có cảm giác như sống lại trong bầu không khí đó, chúng là một hộ lực lớn lao. Quyển sách nầy dù là viết bằng chữ Ai Cập hay chữ Ấn Ðộ, là một bảo vật hi hữu trong văn học sử Thông Thiên Học, không có quyển sách nào giúp ích cho ta nhiều bằng nó khi chúng ta khảo cứu nó một cách thật chăm chỉ và tỉ mỉ. Như chúng tôi đã giải thích, quyển Ánh Sáng Trên Ðường Ðạo là quyển thứ nhứt trong ba quyển đã chiếm một địa vị quan trọng duy nhất trong văn học sử Thông Thiên Học, bởi vì nó chứa đựng những lời giáo huấn của những Ðấng đã đi trên Ðường Ðạo đem dạy lại cho những ai có ý nguyện bước vào con đường đó. Tôi còn nhớ lời của Ðức Swami T. Subba Rao nói với chúng tôi một ngày kia rằng: " Những câu cách ngôn nầy trình bày nhiều ý nghĩa chồng chất nhau. Nó có thể dùng nhiều lần cho nhiều trình độ khác nhau. Trước tiên, nó hữu ích cho những kẻ có chí nguyện đang theo dõi con đường Nhập Môn. Kế đó, nó dùng cho những người có một trình độ cao hơn, ấy là những người qua ngưỡng cửa của cuộc Ðại Ðiểm Ðạo lần thứ nhứt, đã đặt bước vào con Ðường Ðạo chánh thức. Sau cùng, khi vị Ðệ Tử đã thành một vị Chơn Tiên, người ta lại nói với chúng tôi rằng một lần nữa: " Mấy câu cách ngôn nầy có một ý nghĩa cao thâm huyền diệu hơn, chúng có thể dùng để dìu dắt bậc Siêu Nhân muốn tiến xa hơn và cao hơn nữa". Cho nên, đối với kẻ đọc sách, biết nhận thức được ý nghĩa hoàn toàn huyền bí của sách nầy thì nó dắt chúng ta đi xa hơn tất cả các quyển khác. Những quyển sách nầy đặc biệt viết ra để thúc đẩy sự tiến hóa của những kẻ đi trên Ðường Ðạo, chúng trình bày những tư tưởng mà nói một cách tổng quát người đời chưa sẵn lòng chấp nhận. Chính trong những học giả, cũng có người còn phân vân về hình thức của giáo lý. Có một cách duy nhất tìm hiểu được giáo lý là thừa nhận nó và thử đem áp dụng vào đời sống của chúng ta. Quyển Dưới Chơn Thầy đã cảnh cáo ta rằng: "Những lời nầy cho là đúng và tốt đẹp thì chưa đủ. Người nào muốn thành công phải làm đúng theo lời dạy của Chơn Sư, chăm chỉ nghe từng tiếng, theo dõi từng dấu nhỏ nhặt. Những lời đó cũng vẫn đúng với quyển sách này. Kẻ nào không chịu khép đời mình để sống trong khuôn khổ của giáo lý, luôn luôn chạm trán với những điểm làm cho bối rối không thể nào thừa nhận chúng nó. Nếu, trái lại biết tìm cách đem ra áp dụng vào đời sống của mình thì cái ý nghĩa thật của giáo lý có thể khởi sự phát lộ. Tất cảsức cố gắng chân thành để sống theo giáo lý đưa đến kết quả là trí ta sáng suốt để thấu triệt được lý sách và đó là cách duy nhất có thể nhận đúng chân giá trị của những lời châu ngọc vô giá ấy. Những sách thuộc loại nầy chứa đựng nhiều nghĩa khác hơn là nghĩa từng chữ. Chi nên, mỗi người thu thập sự hiểu biết theo những điều mình đạt đến, nghĩa là tùy theo năng lực đồng hóa phần nào của sách và chỉ đạt được phần đó thôi. Chỉ đọc sách và khảo cứu nó cũng chưa đủ, cần phải lấy nó làm đề tài cho sự tham thiền. Hãy lấy những đoạn nào bề ngoài hơi khó hiểu, những câu ẩn nghĩa bí mật, huyền bí hay mâu thuẫn đem ra suy gẫm hay tham thiền. Nhờ đó, nó sẽ giúp huynh hiểu được nhiều hơn, mặc dù thường khi huynh kho ùdiễn tả tư tưởng ấy được. Trong khi tôi đã thử giải cho huynh biết cách thức mà tôi khảo sát mấy điểm khác nhau nầy và việc chúng nó đối với tôi, tôi có cảm tưởng rằng tôi không tỏ bày ý kiến một cách đầy đủ, tôi biết nhiều lúc tôi không sao tìm được danh từ nào giải thích trọn vẹn tư tưởng của tôi, nếu đem ra nói, tư tưởng ấy trở thành tầm thường, vô vị, tuy nhiên, tôi cảm biết trong lòng tôi nhiều ý nghĩa cao siêu, có lẽ với Thể Trí của tôi. Mỗi trình đo äđều như thế cả. Tất cả những điều chúng ta có thể nhận thức được bằng Thể Trí thì nên thêm vô đó tất cả những điều nào chúng ta chỉ có thể tự hiểu lấy bằng Thượng Trí và Trực Giác. Dù chúng tôi có phô diễn, luôn luôn cũng có cái gì cao sâu vi diệu cứ tiếp tục đơm hoa trổ nụ trong lòng chúng tôi. Con người là một biểu hiện của Ðấng Vô Thủy Vô Chung và ngoài Ðấng Vô Thủy Vô Chung ra, không ai có thể giúp chúng ta: đó là sự thật và đó là Chơn Lý mà tác giả quyển sách nầy ân cần nhắc nhở luôn. ** * CHƯƠNG THỨ HAI -----*****----- BỐN CÂU CÁCH NGÔN MỞ ÐẦU Trước khi thấy được, mắt phải ráo lệ. A.B. - Ấy là câu đầu của bốn câu cách ngôn xác định bốn đức tánh cần phải khai triển trước khi bước vào Ðường Ðạo chánh thức là năng lực thấy, nghe, nói và sau hết là đứng trước mặt Ðức Chơn Sư. Nhờ những năng lực ấy giúp ta phụng sự nhân loại đắc lực dưới quyền điều khiển của Ngài. Câu cách ngôn nầy cũng như ba câu cách ngôn kế tiếp đều liên quan đến hai hạng đe ätử. Thuộc về hạng thứ nhứt là những kẻ đang dõi bước trên con đường Nhập Môn, tập cởi bỏ tất cả những gì, theo chúng ta hiểu, là thuộc về Phàm Nhơn. Những lời giáo huấn mở đầu nầy để chỉ cho chúng nó việc làm trước tiên là phải lo diệt trừ bản ngã (Phàm Nhơn). Thuộc về hạng thứ hai là những Ðệ Tử đã được Ðiểm Ðạo. Người ta đòi hỏi ở hạng nầy nhiều hơn: học phải cởi bỏ cá tánh của mình hay là Chơn Nhơn còn bị chuyển kiếp luân hồi, hầu khi đi mút Ðường Ðạo, đời sống của họ phải hoàn toàn đặt dưới sự điều khiển của Chơn Thần. Cho nên, ta sẽ nhận thấy mỗi câu của bốn câu cách ngôn có thể thích dụng hoặc cho Phàm Nhơn, hoặc cho Chơn Nhơn. Sự hiểu biết những câu cách ngôn nầy tùy thuộc cách học giả đem thực hành trong đời sống của mình. Ta cần phải chịu khó chú ý và nhớ lại những câu cách ngôn nầy có thể có tới hai phương diện để hiểu khác nhau. Nếu những lời giáo huấn trên đây được các Ðấng Chơn Sưt rong Quần Tiên Hội đem ra dạy ta thì những vị chuyên luyện tà thuật để ám hại người cũng dùng những lời giáo huấn y hệt như thế để dạy Ðệ Tử của họ, có khi ta gọi là những anh em trong bóng tối. Có hai cách làm cho mắt có thể ráo lệ. Lý do thúc đẩy kẻ chí nguyện tiến bước chỉ định con đường nó theo dõi. Một trong những con đường ấy là con đường của kẻ muốn thành đệ tử của phái Bàng Môn, y sẽ giải thích câu cách ngôn như một lời dạy nên lãnh đạm hoàn toàn đối với sự vui sướng cũng như đối với sự đau khổ. Sự lãnh đạm được bằng cách làm cho chai lòng và tránh tất cả mọi thiện cảm. Kẻ nào kiếm thế để làm cho mắt ráo lệ bằng cách diệt mất mọi cảm giác thì đi đến gần con đường tăm tối của Tả Ðạo. Trái lại, người theo Chánh Ðạo thì không được khóc nỗi đau khổ riêng của mình. Không phải bản tánh thấp hèn của nó làm cho nó lay động, nhưng vì nó rất chú trọng đến tình cảm của kẻ khác. Khó mà lãnh đạm trước nỗi đau khổ của con người mà không phương hại đến mình. Bảng kê dưới đây chứng minh sự tương phản của hai con đường: Tả đạo Chánh đạo Khép chặt tấm lòng không một mảy phiền não. Dựng một bức tường bao quanh mình đặng tránh mọi đau khổ. Bóp nghẹt đời sống của nó lại Mở mang năng lực cảm giác đến đỗi ứng đáp với tất cả những sự rung động của kẻ khác Lật đổ mọi tường rào chia rẽ không cho ta cảm động trước nỗi niềm đau khổ của kẻ khác. Mở mang đời sống của nó: Con người tìm cách hòa mình trong đời sống của Dắt đến sự chết, sự tiêu diệt, cõi A Tỳ. đồng loại Dắt đến sự sống, sự trường sanh, bất tử, cõi Niết Bàn Sự sai biệt chính yếu của hai phương pháp là phương pháp thứ nhứt không ngớt hướng về sự chia rẽ và sau cùng ở trong tình trạng cô lập tuyệt đối, trái lại, phương pháp thứ hai có một mục đích kiên cố về sự đoàn kết và đi đến một tình trạng hợp nhất hoàn toàn. Bên Chánh Ðạo, kẻ chí nguyện trong khi chung đụng với ngoại giới, phải lần lượt loại trừ tất cả cái chi biểu lộ ra bằng sự đau khổ riêng của mình, và làm lay chuyển con người nó với bao nỗi phiền muộn lo âu. Nó phải đạt đến một trình độ mà mọi sự lo buồn về tư lợi không còn nữa. Hẳn nhiên, nó phải từ bỏ tất cả lối sống cá nhân riêng biệt tự do đặng làm thế nào cho thể tình cảm (Thể Vía) của nó trở thành một khí cụ độc hữu của Chơn Nhơn. Hay nói một cách khác là nó không còn ưa thích hay chán ghét, không còn ham muốn hay ước mong, không còn hy vọng hay lo sợ, tất cả đều phải tận diệt. Huynh chớ lầm lạc, đây không phải là tiêu diệt thể tình cảm, nhưng nó phải tự dưng ngưng hẳn, không ứng đáp riêng cho nó những cảm giác từ ngoại giới đưa vào. Chỉ cần diệt mất lối sống chia rẽ, còn thể tình cảm phải bảo tồn để dùng vào việc phụng sự nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, sự cấu tạo của thể tình cảm chỉ cho con người Ðệ Tử biết phải sửa đổi tánh tình của nó thế nào. Nơi người Ðệ Tử thường thì Cái Vía (Thể tình cảm) hay thay đổi màu sắc luôn luôn, nhưng khi nó được tinh luyện rồi và đệ tử dứt tuyệt mọi cuộc sống chia rẽ thì Thể ấy trở thành một khí cụ không màu sắc và sáng chói, phản chiếu sự sống linh hoạt ở nội tâm. Nó không còn màu sắc riêng biệt mà chỉ lấy màu sắc của Chơn Nhơn truyền đạt qua. Lúc ấy, nó tựa như ánh trăng rọi xuống mặt nước, lóng lánh như xa cừ, phô bày một thứ rung động mà ta gượng cho là màu sắc. Sự biến đổi nầy thành tựu dần dần trong Thể Vía của người Ðệ Tử. Khi mà càng ngày nó càng cố gắng thực hiện công việc khó khăn là cảm động trước mọi thống khổ của đồng loại thì nó càng phải lãnh đạm thờ ơ với mọi thống khổ của chính mình nó phải gánh. Nó có thể đè nén dễ dàng tình cảm của mình, nhưng mà phải xúc động trước tình cảm của kẻ khác và đồng thời phải giữ đừng cho xen tình ý riêng của mình vào; ấy là một trách vụ rất đổi khó khăn bắt buộc kẻ chí nguyện phải thi hành. Tuy nhiên, càng chuyên cần tập luyện nó càng nhận thấy rằng những xúc động ích kỷ tiêu lần và biến thành những xúc động vị tha. Ðệ tử có một phương thế để thử xem mình quả thật có lòng thiện cảm hay không và tới bực nào; ấy là huynh có sinh lòng thiện cảm hay không, khi những nỗi khổ đau của thiên hạ không còn lọt vào mắt huynh nữa. Huynh gặp một kẻ khốn khổ, huynh chứng kiến một hành động hung bạo, có lẽ làm cho lòng huynh se thắt lại, nhưng huynh liệu có lòng thương xót như thế khi người đó đã khuất mắt huynh? Lòng thiện cảm của ta không đáng giá bao nhiêu, nếu cần phải có cảnh não lòng đặng khêu gợi nó. Thử đưa một người đến đô thị lớn như thành phố Luân Ðôn chẳng hạn, có thể những cảnh tượng thương tâm thảm mục mà y thấy bao bọc chung quanh mình y, làm cho y xúc động vô cùng. Hãy cho y ở một chỗ khác, y sẽ chóng quên những nỗi thống khổ y đã chứng kiến và thấy mình vẫn hoàn toàn sung sướng. Kẻ Ðệ Tử phải tập sống cách nào mà như toàn thể sự đau khổ của nhân loại luôn luôn hiện ra trước mắt nó; làm nhẹ bớt gánh nặng đau khổ chính là lý do thúc đẩy nó làm việc. Chưa ai đến trình độ mà tiếng gào thét đau thương làm cho nó xúc động như trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh đã nói, trừ phi động lực của đời sống nó là lo giúp đỡ nhân sinh, dầu những sự đau khổ của nhân loại ở trước mắt nó hay không, bởi vì đó mới quả thật la øđộng lực của Ðệ Tử. Phương tiện tốt nhất thoát khỏi Phàm Nhơn, để trở nên lãnh đạm đối với mọi niềm sung sướng hay đau khổ của riêng mình, để mắt phải ráo lệ là để cho Cái Trí suy nghĩ đến niềm đau khổ của thế gian, và phương pháp phải theo hầu làm giảm bớt đau khổ; như thế, điều nầy mới giúp ta thấy được cái bản ngã đúng vào chân vị trí của nó, kề bên bản ngã to lớn hơn mà tượng trưng là toàn thể nhân loại cô đơn nầy. Khi Ðệ Tử được Ðiểm Ðạo bắt đầu đạt được trạng thái Bồ Ðề Tâm, thì nó ráo lệ một cách khác nữa. Bấy giờ, nó mới bắt đầu hiểu đặng ý nghĩa của sự tiến hóa, và cảm biết rằng tiến hóa ở đây có nghĩa là sự phát triển của Ba Ngôi Cao (Atma, Bouddhi, Manas) ở con người. Nó khởi sự nhìn nhận giá trị và mục đích của tất cả mọi đau khổ và tất cả mọi phiền não. Dần dần mắt nó ráo lệ vì nhờ hiểu được sự ích lợi mà nỗi niềm đau khổ đã ban cho những kẻ gánh chịu và nghiệm thấy rằng nếu sự đau khổ đến cho một người nào đó là vì sự cần thiết tuyệt đối cho sự phát triển cao siêu của Linh Hồn nó. Về mặt lý thuyết, con người có lẽ tránh được sự đau khổ nầy, nếu khi xưa nó biết cách hành động khôn ngoan, bởi vì nếu sự đau khổ không do ở sự lầm lạc hiện tại thì nó cũng là kết quả của nghiệp quả xưa. Nhưng xét về mặt thực tế thì con người trước kia đã ăn ở sái quấy, thích chọn những bài học của sự thử thách ngày nay hơn là bài học Minh Triết, bởi vì nó không chịu chọn lựa con đường êm đẹp hơn mà đi, thành thử hiện giờ nó đành chịu đau khổ và nhờ có đau khổ mới giúp nó đạt được sự Minh Triết và thúc giục sự tiến hóa của nó. Ðệ tử am hiểu được tất cả điều nói trên vì đã tiến tới một tình trạng mà ta có thể gọi là một sự thiện cảm hoàn toàn hợp nhất với nó, mà không còn sự hối tiếc nào. Khi đời sống cõi Bồ Ðề chưa chiếu diệu đến Tâm Thức thì sự hối tiếc có thể còn. Ðến khi Bồ Ðề Tâm phát sinh, thì lòng thiện cảm của Ðệ Tử nẩy nở một cách lạ thường, sự hối tiếc lại tiêu mất. Càng tiến bước lên cao, và nhìn thấy chân trời mở rộng, Ðệ Tử mắt ráo lệ, vì đứng trước sự đau khổ khắc nghiệt của con người, nó phải tập làm sao sống lại trong cảnh khổ ấy để tự mình cảm biết nỗi lòng sâu xa đến bực nào, đồng thời nó nhận thức được mục đích và cứu cánh của sự đau khổ. Ðệ tử tiến đến chỗ hoàn toàn chia sớt nỗi niềm đau khổ với nhân loại, nhưng không hề có một mảy may nào mong mỏi cho sự đau khổ được sửa đổi. Muốn đừng có sự ước ao thoát khỏi sự đau khổ trước khi nó kết thành quả thì Tâm Bồ Ðề phải chói rạng. Ấy là điều kiện mà người ta đã gọi là Tâm Bồ Ðề phát hiện. Luật Trời là Minh Triết, Thiên ý là toàn hảo và sự đau khổ chuẩn bị một cứu cánh hoàn thiện, vì vậy, Ðệ Tử triệt để vui vẻ và bằng lòng số phận mình, nó cam chịu đau khổ chớ không hề than van, không hề phiền muộn. Khi Ðệ Tử đạt đến trình độ ấy, Tâm Thức nó trở thành một phần tử của đời sống thế gian. Nếu nghĩ đến nó và xưng "Tôi" thì cũng như nó thuộc về một phần tử của cái "Tôi" bao hàm tất cả những cái "Tôi" khác. Từ đó, đối với Ðệ Tử, không có cái gì sống ở ngoài nó, hay phân cách nó. Nó đồng hóa với đời sống duy nhất vĩ đại nầy, mặc dù ở vào trình độ nào. Mỗi khi đời sống ấy cần sự giúp đỡ, Ðệ Tử mất hẳn cái quan niệm rất phổ thông của cõi Thế gian nầy là có nhiều người còn biệt lập ở ngoài. Ðệ Tử ở trong tất cả và ở với tất cả. Việc thông hiểu được sự hợp nhất có ảnh hưởng sâu xa đến sự giúp đỡ của con người có thể thi thố cho đời. Nếu có trợ giúp ai, nó thông cảm được nỗi niềm đau khổ của người đó cũng như nỗi niềm của chính mình nó, chớ không phải những sự khó khăn của một kẻ khác hơn nó. Nó thấy những sự đau khổ đó cũng như chính người trong cảnh ngộ thấy, và vì vậy, thay vì giúp đỡ người ở bên ngoài, nó lại giúp đỡ ở bên trong. Giữa hai cách giúp ấy, sự sai biệt rộng lớn vô cùng. Cách thứ nhứt là giúp tạm thời và ngẫu nhiên, cách thứ nhì biểu lộ trong đời sống của con người một sự tiến triển về quyền năng. Ðệ Tử chỉ có thể đạt đến trình độ nầy là nhờ ở đào luyện được lòng thiện cảm, tập đồng hóa với nỗi niềm vui vẻ và sự thống khổ của kẻ khác, tạo cho đời mình thành một đời sống chung của tất cả mọi người; bằng chẳng vậy thì khó mà diệt được tánh chia rẽ. Mắt phải ráo lệ, đối với Ðệ Tử, chỉ có một ý nghĩa mà thôi, ấy là phải lãnh đạm đối với những gì liên hệ đến Phàm Nhơn mình, nhưng không được làm mất sự cảm xúc sâu sắc đối với tất cả những gì có ảnh hưởng đến những Linh Hồn khác. C. W. L. - Bà Chánh Hội Trưởng của chúng ta đã nói về bốn câu cách ngôn thứ nhứt của quyển sách nầy, khởi đầu bằng câu: " Trước khi thấy được, mắt phải ráo lệ" có thể bị giải thích sai lầm và vì thế, các anh Bàng Môn cũng như chúng ta đều thừa nhận nó. Ho ïcho ý nghĩa của câu đó như thế nầy: "Diệt tất cả mọi cảm xúc, bao mình một lớp vỏ và loại ra ngoài những phiền não và đau khổ của cuộc đời ". Ðó mới thật là trái ngược với lời giáo huấn đem dạy các Ðệ Tử bên Chánh Ðạo, ho ïphải tập khai triển tình cảm cho đến một trình độ có thể chia sớt một cách tuyệt đối nỗi niềm đau khổ của nhân loại. Người ta nói nhiều về các vị Bàng Môn Tả Ðạo, nhưng tôi tưởng ít người hiểu về họ. Nhờ gặp được nhiều đại diện bên phái đó, tôi dám nói rằng: Tánh tình của họ và phương pháp của họ dùng không xa lạ gì với tôi cả. Trong bọn họ có vài người đáng để ý, nhưng không nên thân thiện. Danh từ Bàng Môn Tả Ðạo để dùng cho nhiều hạng khác nhau. Thí dụ: người da đen ở Nam Phi Châu và quần đảo Antilles, có lẽ những thổ dân ở Úc Châu cũng vậy, rất giỏi luyện những phép tà thuật nhỏ mọn. Thật là đáng thương hại. Chính bọn thổ dân nầy nhìn nhận không có làm thương tổn đến người da trắng được. Trong vài trường hợp, đời sống của người da trắng bị họ khuấy rối rất khó chịu, nhưng phải nói thêm rằng tại cách ăn thói ở của mấy người nầy cho nên họ mới phá được. Muốn thành công, họ thường hay lợi dụng lòng lo sợ của những người bị họ trù ẻo. Ảnh hưởng của tà thuật tuy yếu ớt nhưng cũng có chút kinh nghiệm, những thổ dân nầy có vài thứ thuốc, họ biết thôi miên, tóm lại, ho ïbiết cách sử dụng được vài quyền năng sai khiến những vị Ngũ Hành ở trên mặt đất và những vị khác cùng loại. Họ có thể làm cho một người kia mắc bịnh hoạn hoặc trọn gia đình y hay là những thú vật trong bầy của y nuôi đau ốm, họ làm khô khan vườn tược, đồng ruộng và phá hoại mùa màn thất bát. Tuy nhiên, trong trường hợp sau nầy, họ hay dùng kèm thêm diêm tiêu để giúp sức cho tà thuật của họ. Một hạng khác, cao hơn, tìm luyện phép thần thông để mưu đồ lợi ích cho cá nhân mình. Họ học được vài cương yếu của Huyền Bí Học và chính đôi khi, họ còn tiến khá xa trên con đường đó, nhưng họ giữ lấy một mình quyền năng ấy đặng lợi dụng. Thường thường thì ho ïnhờ phép tắc đó để làm giàu và tạo uy thế cho mình và toại hưởng sung sướng suốt đời. Sau khi lìa bỏ trần thế rồi, đôi khi, họ thử dùng phép tắc để tạo một đời sống như hồi còn sanh tiền, nhưng rất ít khi thành công nên kế hoạch của họ không thực hiện được. Sớm muộn gì, họ không còn cái chi cả, và họ biï rơi vào một tình trạng nguy khốn cực điểm. Một hạng Bàng Môn khác, và tiến hóa hơn, không mong cầu gì cho mình hết, không màng tiền bạc, quyền năng hay thế lực hoặc những cái chi tương tợ, nhờ như thế, phép tắc của họ rất cao cường. Họ sống một cuộc đời trong sạch và có qui củ như trong huynh đệ chúng ta, nhưng họ chọn sự chia rẽ làm mục đích. Ho ïthích đời sống trên những cảnh cao siêu và tránh sự nhập vào Tâm Ðức Thượng Ðế. Họ ghê tởm những gì chúng ta cho là tối đại hạnh phúc. Họ muốn sống như tình trạng hiện thời của họ, họ tự phụ đạt được mục đích đó, vã lại ý chí con người có thể chống lại tới một điểm nào đó với ý chí của Thượng Ðế. Tôi đã gặp hạng người đó. Bà Chánh Hội Trưởng của chúng ta luôn luôn muốn cứu vớt những Linh Hồn lạc lỏng ấy đang lầm lỗi đi trên đường chia rẽ nên thử thuyết phục một đôi lần để cảm hóa họ, hầu dắt dìu họ trở lại với quan điểm của chúng ta, nhưng tôi e ngại ít khi được thành công. Có khi bà nói với họ: "Huynh biết được điều đó sẽ chấm dứt bằng cách nào. Huynh hiểu nhiều về Luật Thiên Nhiên và có đủ trí khôn để nhìn thấy con đường của huynh đưa về đâu. Sự đổ vỡ cuối cùng đang chờ huynh, điều đó chắc chắn rồi. Khi kỳ gian của một A tăng kỳ kiếp (Manvantara) mãn, khi dãy hành tinh nầy đúng thời kỳ tan rã, dù muốn dù không, huynh cũng sẽ nhập vào Tâm Ðức Thượng Ðế trên các cảnh giới cao siêu, chừng ấy số phận huynh sẽ ra thế nào?" Họ trả lời: "Kỳ thực, bà không biết gì hết. Lấy theo bề ngoài mà nói, chúng tôi công nhận việc sẽ xảy ra như thế, nhưng thật ra, chúng tôi không cần. Chúng tôi rất hài lòng tình trạng hiện hữu của chúng tôi. Chúng tôi đủ khả năng để bảo thủ cá tánh của mình chống lại mọi hành động bắt buộc chúng tôi nhập vô Tâm Ðức Thượng Ðế và sự đó kéo dài lắm, có lẽ đến ngày tận cùng của A tăng kỳ kiếp. Sau đó, chúng tôi sẽ thành công hay không, chúng tôi chẳng biết được, nhưng điều đó thây kệ. Dù chúng tôi làm được hay không, chúng tôi cũng có một lối sống mà chúng tôi chọn lựa". Ðiều nầy có thể tranh luận và người nào chọn lựa quan điểm trên, chưa hẳn thật là chánh trực, dĩ nhiên cũng không phải là kẻ ác đức, theo nghĩa thông thường của danh từ nầy. Họ tỏ ra là người cực kỳ kiêu căng phách lối, nhưng không muốn gây thù kết oán với ai hay mưu toan sâu độc hại ai. Trái lại, họ không biết ngần ngại là gì cả; người nào chống lại ý muốn của họ thì bị họ quét sạch, ít do dự hơn là họ giết một con muỗi. Tuy nhiên, họ có thể kết giao thân mật với kẻ nào không làm trở ngại ý muốn của họ. Tánh tình họ không có vẻ gì là hung bạo. Họ không phải là một con quái vật độc ác mà là người đã chọn lựa một phương hướng nào đó và đi theo nó, hy sinh tất cả điều gì, đối với ta, có nghĩa là tiến hóa. Chúng ta tin chắc rằng một hiểm họa lớn lao đang chờ họ, mà họ ít khi tin chắc điều đó như chúng ta, và dù sao, họ vẫn thích làm những chuyện mạo hiểm. Thường thường, những con người ấy, tự họ, cho thế là mãn nguyện. Họ có thái độ ngờ vực và khinh bỉ tất cả mọi người. Ðó luôn luôn là đặc tính của hạng người theo dõi con đường Tả Ðạo. Họ cho là họ hữu lý, còn kẻ khác thì lầm lạc và thấp kém hơn. Ðôi khi, người ta nghe nói đến Giáo đoàn Bàng Môn, nhưng không bao giờ có một giáo đoàn nào như thế được thành lập cả. Không có tình hữu nghị chân thật nào có thể phát triển nơi họ, nhưng gặp cơ hội nào là họ liên kết với nhau lại để chống với hiểm họa cấp bách, hoặc giả khi một trong những kế hoạch của họ bị hăm doạ. Bất quá đây là một cuộc liên minh lỏng lẻo, rời rạc, nếu cuộc liên minh nầy dữ dội, đáng sợ, là nhờ nơi pháp lực cao cường của vài người trong bọn họ. Thỉnh thoảng, những công trình giúp đỡ nhân loại của các Ðức Chơn Sư của chúng ta, ngăn cản ý muốn của họ, lập tức họ trở thành kẻ thù địch ghê gớm. Ðối với Chơn Sư, thì họ không làm gì được các Ngài - tôi tưởng họ cáu tiết lên được - đôi khi, họ nhắm vào đám môn đệ của các Ngài mà hãm hại hầu làm cho các Ngài vì đó phải khổ tâm chán nản, trong ý họ tưởng đâu tâm trạng các Ngài cũng như thế đó. Những lời khuyên dạy ta nên hoài nghi họ là hữu lý, vì bọn người nầy hay phỉnh phờ ta, làm cho ta lầm lạc. Ðức Bà Blavatsky biết rõ tung tích họ và cũng tỏ ra vị nể họ nữa. Bà xem họ không khác chi bọn quỷ sứ cám dỗ người, khoái làm điều ác chẳng vì lý do nào khác hơn là lòng vui thích gây ra tội lỗi. Ðó là hạng Bàng Môn còn thấp kém. Còn những người quyền lực cao siêu thì thấy không lấy làm vui bất cứ là việc nào, nhưng mà những kế hoạch họ thực hiện luôn luôn có tính cách hoàn toàn tư kỷ, có thể đem đến kết quả tai hại cho nhiều người. Họ cũng trầm tĩnh, cũng đủ năng lực tự chủ, cũng trừ tuyệt dục vọng như bất cứ người Ðệ Tử nào của Ðức Chơn Sư. Họ còn luyện mình hơn thế nữa, bởi vì họ cố tâm tiêu diệt tất cả mọi cảm giác. Họ không hề làm hại ai chỉ vì lòng thích thú muốn làm khổ người, nhưng như tôi đã nói, kẻ nào cản trở công việc riêng của họ thì họ không ngần ngại gì mà không thủ tiêu người đó. Những người có phận sự giúp đỡ những kẻ ở trên cõi Trung Giới cũng có đôi lần cứu những nạn nhân của họ bị họ khuấy rối, và trong trường hợp nầy, họ đương nhiên ra mặt đối địch ngay. Chúng ta hãy trở lại đầu đề chính. Thật là khó tập ứng đáp với tình cảm của kẻ khác mà không xen chút đỉnh Phàm Nhơn của ta vào, và cũng khó có lòng thiện cảm hoàn toàn đối với kẻ khác mà không pha lẫn tình cảm của ta. Nhiều người quá xúc động vì nỗi khổ của người khác, nhưng rồi họ quên đi khi cảnh khổ ấy không còn phô bày dưới mắt họ nữa. Thí dụ, trong một đô thị Luân Ðôn chẳng hạn, nhiều người phú hộ cảm động khi trông thấy cảnh nghèo khổ xơ xác của những ngôi nhà ẩm thấp, dơ dáy, họ lập tức vận dụng tất cả khả năng của mình đặng làm nhẹ bớt gánh nặng đau khổ riêng của những người mà họ đã chứng kiến. Rồi sau đó, cũng mấy vị ấy đi săn bắn, câu cá, hay là dự các cuộc vui chơi và quên mất cái cảnh sống thảm não kia đi. Trong trường hợp nầy, nỗi ưu sầu của họ không phải hoàn toàn do bởi sự đau khổ của kẻ khác mà phát sinh, ấy là một sự đau lòng riêng, vì chính họ đã mục kích những sự thống khổ đó. Lòng thiện cảm thuộc loại nầy không giá trị bao nhiêu, vì nó không phải là lòng thiện cảm chân thật. Khi chúng ta cảm thông toàn vẹn sự đau khổ của nhân loại, chúng ta lần lần quên mất sự đau khổ của mình. Chúng ta quên nỗi đau khổ riêng của ta khi thấy cái đau khổ mênh mang vô tận đang đè nặng nhân loại. Dù sao, chúng ta nên biết rằng cái phần đau khổ đã định sẵn cho ta là một thành phần trong cái gánh nặng chung. Có được cái tinh thần hiểu biết như thế là người đã vượt cao lên trên Phàm Nhơn của mình rồi. Nó khổ tâm vì nhân sinh, chớ không vì cảnh đời bi đát của mình, mắt nó trở nên ráo lệ đối với niềm vui nỗi khổ riêng của nó. Hiểu cho đúng được những sự đau khổ của kẻ khác không phải là việc giản dị. Cách vài năm nay, Bà Chánh Hội Trưởng và tôi có khảo sát về vấn đề ảnh hưởng gây ra bởi sự đau khổ cho nhiều người, xét theo bề ngoài thì cũng là một thứ đau khổ chung về thể xác. Chúng tôi nghiệm thấy rằng trong trường hợp cực đoan, người nầy có lẽ đau đớn gấp ngàn lần hơn kẻ nọ và trong đời sống bình thường y cũng thường có thể đau khổ trăm lần nhiều hơn kẻ khác. Trong khi người nầy tỏ dấu đau khổ thì kẻ nọ lại thản nhiên như thường, bởi thế, chúng ta chớ nên kết luận rằng người sau có đủ can đảm hơn, hoặc sống một cách triết lý hơn, chưa hẳn đúng như vậy. Chúng tôi cũng nghiệm xét đến mức độ đau khổ của nhiều người khác nhau trong khi tủi nhục bị giam cầm. Người thì xem thường như không có gì hết, còn kẻ thì đau đớn về tinh thần và tình cảm đến tột độ. Ðừng nói như thế nầy vô ích: "Tôi không có cảm giác gì về việc đó, vậy thì những kẻ khác cũng phải không có cảm giác gì". Người ta không biết tới mức độ nào hay khuôn khổ nào mới làm cho kẻ khác cảm động. Tôi tìm thấy nhiều việc, đối với tôi không quan trọng tí nào, thế mà có thể làm cho đồng loại tôi đau khổ quá. Trái lại những tiếng vang động khó chịu thường xuyên là nguyên nhân khiến cho những người đã khai mở được những giác quan tinh vi đau đớn một cách dữ dội. Tôi đã thấy Bà Chánh Hội Trưởng của chúng ta có vẻ bức rức xốn xang khi vài ba chiếc xe lớn tiếp vận quân nhu, rần rộ kéo ngang qua chỗ ngụ của chúng tôi ở tại Ðại lộ Avenue Road, thành phố Luân Ðôn. Ðó không phải là bà chưa thống trị được thần kinh. Bà thường giải thích rằng nếu Ðệ Tử khai mở cảm giác mình thì đồng thời phải chế ngự thần kinh hệ đặng làm cách nào chịu đựng được sự đau khổ hay sự kinh động như thường, không hề nao núng. Trước khi được nghe, lỗ tai phải điếc. A.B. - Ðệ Tử phải hoàn toàn lãnh đạm đối với dư luận phê phán tình ý riêng của mình. Người ta có nghĩ hay là có nói điều gì tốt lành cho mình thì không nên lấy đó làm kiêu hãnh, bằng như nói xấu mình thì không nên đem lòng phiền muộn, nhưng đồng thời y cũng không nên lãnh đạm đối với những dư luận, vì dư luận ấy phản ứng lại chủ nó. Thế nên, Ðệ Tử không được xem thường những ý tưởng của kẻ khác đối với nó, do nó sinh ra, nếu vì cách cư xử của nó mà làm cho người ta phải tránh xa nó thì nó mất năng lực giúp đỡ họ. Ðệ Tử tiến bước trên Ðường Ðạo thì đạt được phép thần thông và cảm biết được kẻ khác tưởng nghĩ gì đến mình. Nó sống trong một bầu thế giới mà nơi đó, nó có thể nghe được những lời bàn tán về nó và thấy được tất cả những lời chỉ trích nó ở trong trí của kẻ khác bay ra. Nó tiến đến trình độ nầy khi vượt cao lên trên tất cả sự chỉ trích và không còn bị kích động vì những luồng dư luận của thiên hạ nữa. Có nhiều người ham muốn nồng nhiệt đạt cho được Thần Nhãn trước khi đi đến trình độ nầy, nhưng, nếu họ biết những điều tôi vừa nói đây thì sự hiểu biết cõi Trung Giới là mục tiêu mọi nguyện vọng của họ không còn quyến rũ họ nữa. C.W. L. - Người tiến hóa, khi nghe được những lời chỉ trích xúc phạm đến mình thì vẫn một mực thản nhiên. Huynh đừng tưởng rằng y giữ mình được như vậy là nhờ cương quyết dằn cơn nóng giận và nói rằng: "Ðiều ấy thật là gớm ghiếc, tôi không thèm lo nghĩ và để ý đến làm gì". Dĩ nhiên, y trải qua một giai đoạn tương tự như thế; nhưng y tiến rất nhanh đến một điểm mà lòng lãnh đạm của y trở nên tuyệt đối và hoàn toàn, do đó, những điều người ta nói về y, y vẫn xem như tiếng líu lo của chim hót hoặc tiếng ve sầu kêu. Những lời chỉ trích có thể chọc tức y, làm cho y khó chịu thật, nhưng chỉ có thế thôi. Nếu y không lựa chọn con ve riêng biệt đặng lắng nghe tiếng kêu của nó thì y cũng không kiếm được trong số những câu khiếm nhã mà y nghe được, cái tư tưởng nào hoặc lời nói nào đặc biệt. Cả thảy chúng ta phải cố gắng tiến đến trình độ nầy mà chúng ta hằng nói đến luôn, bởi vì đó là thái độ của các Ðức Chơn Sư của chúng ta trong cõi đời của các Ngài mà chúng ta ướm thử bước vào. Nhưng người ta sẽ nói: "Làm thế nào mong đạt cho được thái độ của các Ðấng Siêu Nhân ấy?" Ðành rằng không ai tiến đến trình độ đó tức khắc được, nhưng phải lấy đó làm mục tiêu và chúng ta cố gắng tiến lại gần, càng mau càng tốt, và một trong những phương pháp để thành công - thật là dễ - là đừng quan tâm mảy may nào đến những lời người ta nói về mình. Tiến đến đó rồi, bước kế là suy gẫm về quả báo xấu gây ra bởi những người đã nghĩ hoặc nói xấu chúng ta. Bấy giờ chúng ta có thể hối tiếc dùm cho họ và nhờ vậy chúng ta hết sức tránh những cơ hội khả dĩ làm cho người ta xét đoán lầm lạc và làm mích lòng mình, chẳng phải chúng ta bị xúc động vì những lời nói xấu ấy, nhưng mà, bởi vì chúng nó tạo ra quả xấu cho những người thốt ra chúng nó. Trước khi được nói trước mặt các Chơn Sư, lời nói phải mất hiệu lực lăng nhục. A.B. - Ðệ Tử phải từ bỏ tất cả điều gì có thể làm khổ cho đồng loại mình. Trong những giai đoạn đầu tiên, nó phải tập trừ khử, trong ngôn ngữ, cái chi có thể lăng nhục, chẳng những dứt sự chỉ trích chua cay hay những danh từ bất thiện cảm mà còn triệt hạ tất cả mọi lời nói xúc phạm đến người bằng cách, hoặc hạ danh giá họ, hoặc làm cho kẻ khác chú ý đến một trong những thói hư tật xấu của họ. Sự thật, có nhiều người ở vào địa vị mà họ có bổn phận đôi khi phải vạch những lỗi lầm của kẻ khác, nhưng họ làm quấy khi họ lầm tưởng rằng họ có quyền làm khổ người ta trong lúc họ làm bổn phận. Khi chỉ lỗi người một cách hoàn toàn thân mật thì không làm phật lòng ai cả: lời nói chỉ lăng nhục là khi nào bổn phận thi hành không đúng. Kẻ tình nguyện giúp đỡ người không đồng hóa với kẻ đối thoại mình thì lời khuyên bảo của y do ở bên ngoài đến nên người ta ít để ý tới. Nếu kẻ giúp mà hòa mình với người và thử giúp đỡ bằng cách chia sớt những ý kiến của họ thì y sẽ gây được tình thiện cảm trong những mối xúc động của họ. Nhờ nhận thức được mối thiện cảm ấy, họ sẽ làm thức tỉnh, trong bản tánh của mình, những khía cạnh tốt đẹp nhất, nhơn từ nhất và họ tiếp nhận lời khuyên bảo không xem như là cách bị lăng nhục. Nếu huynh có bổn phận chỉ trích người nào và nếu lời chỉ trích của huynh làm xúc phạm y, huynh hãy tự mình kiếm chỗ khuyết điểm, nguyên nhân xúc phạm ấy. Nếu chúng ta muốn mất hiệu lực lăng nhục thì cá nhân riêng biệt phải bị tiêu diệt, khi chúng ta cảm biết rằng đời sống vạn vật là một, thì chúng ta khó mà làm cho chúng sinh đau khổ vì tất cả đều là phần tử của chính mình chúng ta đây. Muốn tiến đến trình độ nầy, chúng ta phải bắt đầu gọt giũa dần dần lời nói của chúng ta, trước hết bằng cách sửa chữa những lỗi lầm nào dễ thấy hơn hết. C. W. L. - Tất cả những kẻ nào ước nguyện đến gần Ðức Chơn Sư cũng phải từ bỏ lòng ham muốn lăng nhục người bằng lời nói. Tuy vậy, cũng còn có thể lăng nhục được với một cách vô tình và vô ý thức, đó là do ở sự thiếu lòng trắc ẩn mà ra. Càng tiến bước thì càng nâng cao Tâm Thức chúng ta lên trên trình độ cao siêu, chúng ta nhận biết được, càng ngày càng rõ hơn, thế nào là phản ứng của kẻ khác. Những người đã nhiều năm dày công tham thiền cảm thấy mình trở nên nhạy cảm hơn và trong một phạm vi nào đó, người tiến gần đến sự hợp nhất. Vì vậy, họ biết những người xung quanh họ hơi rõ hơn những người không cố gắng trong sự tu tập đó. Trước mặt chúng ta, một người kia có một lối chỉ trích mà chúng ta xét ra thật quái ác. Nó chỉ trích một cách thành thật, nhưng không ngờ rằng lời mình nói là đáng trách và làm lăng nhục người. Nhờ suy gẫm, khảo cứu và cố gắng để sống một cuộc đời cao thượng mà chúng ta tinh luyện kha khá giác quan của chúng ta, tự nhiên, chúng ta cảm biết được người thứ ba sẽ có thái độ nào đối với lời chỉ trích đó mà chúng ta xét thấy rất tai hại và mong sao lời nói nên dùng một cách khác, nhã nhặn hơn. Ðức Chơn Sư không bao giờ nói một lời nào có thể làm lăng nhục người. Có khi Ngài xét ra cần phải khiển trách ai thì Ngài liền bày tỏ cách nào cho người bị quở không bị tủi nhục. Một vị Ðệ Tử đôi khi có bổn phận phải hành động một cách nghiêm khắc. Cái năng lực lòng thiện cảm riêng của nó liền thúc giục nó từ khước công việc ấy, nhưng nếu Chơn Nhơn xác nhận quyền lực của mình và nếu đó là điều cần thiết tuyệt đối, Ðệ Tử chẳng những sẽ nói một cách nghiêm khắc mà còn trầm tĩnh như một vị thẩm phán và không bao giờ nóng giận. Trước khi có thể đứng trước mặt Ðức Chơn Sư, Linh Hồn phải rửa chân nó trong máu của trái tim. A.B. _ Câu cách ngôn nầy, sau lưng nó có một truyền thuyết huyền bí rất lâu đời và di lưu cho con người bằng nhiều cách: nó liên quan đến giáo lý của sự hy sinh còn tìm thấy trong nhiều Tôn giáo dưới những hình thức khác nhau, mặc dù, xét về toàn thể, ý nghĩa của nó đã mất hết rồi. Danh từ đem dùng ở đây có liên hệ đến điều mệnh danh đôi khi là sự hy sinh của máu và sự liên kết của máu mà dấu vết kỳ lạ nhất còn roi truyền trong những bộ lạc còn sót lại trong những giống dân tộc xưa. Ngược dòng thời gian của những tiền kiếp, chúng ta đã ghi chép một việc xảy ra có thể làm cho chúng ta hiểu được cái ý tưởng chứa đựng trong sự hy sinh và sự liên kết của máu. Ðã lâu lắm rồi, Ðấng mà hiện giờ là Ðức Chơn Sư Morya, là một vị Hoàng Ðế. Ðứa con duy nhất của Ngài (là Ðức Bà H.P. Blavatsky) còn đương thời niên thiếu nên được phó thác cho vị Trưởng đoàn hộ vệ quân (là Ðại Tá Olcott). Ngày kia, Hoàng Tử ở một mình với ông Trưởng đoàn. Quân phiến loạn thừa dịp đó muốn hành thích Hoàng Tử; áp lại và thiếu chút nữa chúng giết được Hoàng Tử; nếu không có ông Trưởng đoàn liều mình, tả xông hữu đột che chở cho thì Hoàng Tử khó thoát nạn. Hoàng Tử chỉ có bất tỉnh, còn ông Trưởng đoàn nằm trên mình Hoàng Tử hoi hóp chờ chết, và dòng màu từ vết tử thương chảy ra ròng ròng, ông Trưởng đoàn lấy ngón tay thấm vào máu rồi chấm lên hai chân của Ðức Vua. Ðức Vua hỏi rằng: "Giờ đây Trẫm phải phải làm sao báo đáp công của Khanh đã liều mình với Trẫm và với con Trẫm". Ông Trưởng đoàn sắp tắt hơi bèn trả lời: " Xin Bệ Hạ cho phép Hoàng Tử và Hạ Thần được phụng sự Bệ Hạ mãi mãi trong những kiếp tái sinh". Ðức Vua liền đáp rằng: "Vì máu đã đổ cho Trẫm và cho dòng họ Trẫm mà sự liên kết cột chặt chúng ta sẽ không bao giờø dứt". Một thời gian sau, Ðức Vua thành một Ðấng Chơn Sư, sự liên kết vẫn tồn tại, nhưng với hình thức một sợi dây kết liên Ðức Chơn Sư và Ðệ Tử và mối liên kết nầy sẽ không bao giờ đứt đoạn. Nhờ hy sinh đời sống nhục thể của mình mà vị Trưởng đoàn đã tạo thành một sợi dây, nó ban cho Ngài một đời sống thật, một đời sống mà kẻ Ðệ Tử thọ lãnh của Ðức Thầy. Tôi thuật câu chuyện nầy lại cho huynh nghe vì nó chứa đựng một Chân Lý vĩ đại. Chúng ta càng có sức mạnh để hy sinh tất cả điều gì, đối với ta, là sự sống và rưới máu Phàm Nhơn dưới chân của Chơn Nhơn, thì thật ra, đời sống của ta thay vì sút kém đi, lại càng tăng trưởng thêm. Tất cả cuộc tiến hóa của nhân loại trẻ trung nầy thực hiện được là nhờ sự tình nguyện hy sinh đời sống thấp thỏi cho đời sống cao siêu. Khi sự hy sinh nầy được trọn vẹn, con người tìm thấy rằng, thay vì đời sống của mình bị tiêu diệt, nó lại trở nên trường sinh bất tử. Cái dấu hiệu bên ngoài của sự hy sinh giúp cho ta nhận thức được rõ ràng cái nguyên lý của sự hy sinh ấy, nó bắt ta chú ý đến cái Chân Lý căn bản nầy là đời sống thấp thỏi chỉ đạt được mục đích chơn thật cuộc tiến hóa của nó là khi nào nó hy sinh cho đời sống cao siêu. Cái Chân Lý nầy đầu tiên được tượng trưng bởi những sự hy sinh thường dùng trong nhiều tôn giáo. Sự liên kết của máu cũng tùy thuộc ở nguyên lý nầy. Ðời sống thấp thỏi hy sinh cho đời sống cao siêu và đời sống cao siêu nâng cao đời sống thấp thỏi bởi sợi dây liên kết đời đời, không bao giờ dứt. Ðệ Tử phải rửa chân mình trong máu của trái tim. Nó phải hoàn toàn hiến dâng tất cả những vật gì nó thương yêu và quí trọng, tất cả những điều gì nó xem như là tạo thành đời sống của nó, nhưng khi mất những vật ấy, nó đạt được đời sống cao siêu. Thường thường thì máu không có đổ thật sự, nhưng về thực tế, đôi khi máu phải đổ. Còn xét về mặt tượng trưng thì luôn luôn có sự đổ máu, nhưng chỉ liên quan đến Ðệ Tử trong thời kỳ hiện tại, bởi vì sự mất đó làm cho nó quá đau khổ. Thật sự nó hy sinh những gì, đối với nó, đã tạo thành đời sống nó và dường như những vật ấy mất đi, nó không sao tìm gặp lại được. Một cuộc thử lòng lớn lao xác định xem sự hy sinh của ÐệTử có được trọn vẹn không, và nhờ đó, mới thấy Linh Hồn có đủ năng lực tự ý lao mình vào cõi hư vô, rưới tất cả máu trong trái tim nó mà không mong gì sự ban thưởng. Nếu Ðệ Tử không đủ khả năng làm như vậy được thì nó chưa có thể đứng trước mặt Ðức Chơn Sư. Trái lại, ví như nó đạt đến trình độ từ khước tất cả những gì mà từ đó đến giờ nó cho là đời sống của nó thì lúc ấy cái bằng chứng của quákhứ và cái Chân Lý của Luật Trời tỏ cho nó biết rằng nó sẽ gặp lại tình trạng hiện hữu nầy trong một kiếp sống khác dõng mãnh hơn vàcao thượng hơn cái kiếp sống nó dứt bỏ. Sự hy sinh nầy phải thực hiện trước khi người Ðệ Tử bước qua đời sống cao siêu và đứng trước mặt Ðức Chơn Sư, nó đã mạnh mẽ vì nhờ một lòng cương quyết mà nó đã chứng tỏ trong khi thi hành sự hy sinh. C. W. L. - Câu nầy có nghĩa là con người ước nguyện đứng trước mặt các Ðấng Chơn Sư phải hy sinh Phàm Nhơn cho Chơn Nhơn. Chơn của Linh Hồn tức là Bản ngã của nó phải rửa trong máu của trái tim hay là của tình cảm, trước khi có thể tiến đến đời sống cao siêu. Ðó là định luật chung trong cõi đời nầy. Ðứa nhỏ rất vui thích với món đồ chơi của nó, nhưng lớn lên, những cuộc vui của đời thơ ấu không còn thích hợp với tuổi nó nữa. Nó bỏ đồ chơi ấy để đeo đuổi theo việc tập luyện đặng trở nên giỏi giắn trong các cuộc thao dợt đúng đắn hơn. Nơi học đường, kẻ thiếu niên muốn chăm học thì thường hay từ bỏ những cuộc nô đùa chơi giỡn ngoài trời, điều mà nó rất ưa thích, hay là nó bỏ thú vui đọc sách và cặm cụi hoặc trong những động từ Hy Lạp, hoặc trong các cuộc khảo cứu khác, đối với nó, không hữu ích bao nhiêu. Nếu nó tập dợt để tham gia một cuộc chạy thi đua, hoặc chèo thuyền thì nó từ chối những buổi ăn thịnh soạn và ép mình dùng những bữa ăn thanh đạm và chọn lựa kỹ lưỡng cho tới khi mãn cuộc đua. Trên đường Huyền Bí Học, người ta biết rằng nhiều thú vui ở thế gian chỉ là một việc làm mất thì giờ. Có nhiều trường hợp cần phải có một nỗ lực thực sự mới tránh xa chúng nó được; có tiếng gọi của đời sống cao siêu, kẻ ûchí nguyện đáp lời liền, nhưng phải thương tổn đến Phàm Nhơn mình. Muốn đạt cho được đời sống cao siêu, nó phải bỏ liền đời sống thấp thỏi; rồi về sau đó nó không còn quyến rủ huynh được nữa. Từ khi con người hiểu biết đầy đủ đời sống cao siêu thì đời sống thấp thỏi, đối với nó đã chấm dứt. Nhưng trong nhiều trường hợp nó bị bắt buộc phải dứt bỏ đời sống thấp thỏi trước khi thực sự bước chân vào sự vinh quang và sự an lạc của đời sống tinh thần. Tôi biết lắm người gặp cơ hội thuận tiện lại lùi bước trước điểm nhất định nầy. Họ sẽ thất bại vì không sẵn sàng hy sinh tất cả những điều họ đã thọ hưởng trước kia, bởi chưng bên ngoài, không thấy được cái gì đền bù lại. Thường thường, người ta sợ buông cái nầy ra trước khi có thể bắt cái khác, nên bấu víu vào cái ít cao hơn, nhưng cũng chưa được thỏa mãn, vì họ thoáng thấy cái cao hơn nữa. Tất cả đều phải hy sinh cho tiếng gọi của Ðức Chơn Sư ư? Người ta tự hỏi không biết hy sinh như thế có thể được không? Luôn luôn họ nghĩ đến điều đó và ước ao sẽ thi hành sự hy sinh cho kỳ được, nhưng khi cơ hội đến, liệu huynh có thể hy sinh một cách trọn vẹn và không phiền muộn chăng? Biết bao nhiêu người làm việc từ năm nầy qua năm nọ mà vẫn ngạc nhiên sao mình không đạt được kết quả và không có mặt trong số những vị Ðệ Tử được Ðức Chơn Sư kêu gọi đến bên cạnh mình Ngài. Lý do cũng luôn luôn thế nầy: ấy là Phàm Nhơn dưới hình thức nầy hoặc dưới hình thức khác ngăn trở họ không cho bước tới. Sự hy sinh hoàn toàn nầy không thực hiện được bởi họ kiếm cớ lần lựa qua ngày, hôm nay cho ra, ngày mai tìm cách lấy lại, cũng chẳng phải, với sự tự kiêu cho "Mình là kẻ đã cho tất cả". Thái độ nầy không giá trị gì hết. Phải thi hành sự hy sinh như là một việc rất tự nhiên và rất bình tĩnh. Người sắp thành công tự nhủ rằng chỉ có một thái độ là tự giải quyết khi nào gặp cơ hội hy sinh lớn lao. CHƯƠNG THỨ BA -----*****----- QUI TẮC THỨ NHẤT Hãy diệt... A.B. - Mỗi qui tắc ngắn đều khởi đầu bằng danh từ "diệt". Ðiều cần thiết phải hiểu cho đúng nghĩa chữ diệt ở đây. Có hai cách loại trừ hay tiêu diệt một tư tưởng xấu, một hành động xấu. Chúng ta hãy khảo sát tư tưởng trước nhất, vì bởi tư tưởng mà bị tiêu diệt rồi thì các thứ khác còn lại cũng bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Thí dụ: một tư tưởng xấu phát sinh trong trí một người nào đó, y nghiệm thấy rằng tư tưởng ấy có một khuynh hướng tự lập đi lập lại mãi. Thường thường hành động đầu tiên của y là chiến đấu với tư tưởng ấy bằng cách chống lại với tất cả sức mạnh của mình và đánh đuổi nó mãnh liệt như khi y đối địch với kẻ thù bằng thịt bằng xương vậy. Nhất định y phải tống khứ tư tưởng ấy ra khỏi trí, y chụp lấy hai vai nó và liệng quách nó ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp nầy chưa phải hoàn hảo, vì nó không biết cái định luật to tát đương vận hành khắp nơi trong thiên nhiên là sức động và sức phản động, vừa cân nhau vừa chống nhau. Huynh liệng một quả banh vô vách, banh sẽ dội trở lại, trúng huynh nhẹ nếu huynh liệng nó nhẹ, trúng huynh mạnh nếu huynh liệng nó mạnh. Cũng một nguyên tắc như thế đó được xác nhận khắp mọi nơi. Giả tỉ huynh đuổi một tư tưởng ra khỏi trí huynh mãnh liệt khi có một sức phản động rõ rệt phát sinh. Huynh không chống nổi sức phản động ấy, huynh nhượng bộ tức là huynh cảm thấy mình đuối sức thực sự và tư tưởng nầy có thể trở lại trí huynh với một sức mạnh càng mãnh liệt thêm lên. Tinh lực huynh đem ra dùng thâm nhập vào tư tưởng, nó trở lại với huynh và bắt Ở huynh phải mở lại một cuộc chiến đấu khác nữa. Ở trong tình trạng nầy, người ta có thể đôi khi chiến đấu trong nhiều tuần lễ, nhiều tháng hoặc nhiều năm mà không thấy ích lợi gì cả. Tuy nhiên, nhờ thời gian, huynh có thể diệt được một tư tưởng xấu, nhưng phải chịu tiêu hao một phần lớn sức lực, tinh lực và trí lực của huynh cho đến đỗi cuộc chiến đấu ấy sẽ đưa đến kết quả là một phần nào trong lãnh vực của Thể Trí bị chai cứng và suy nhược đi. Có một phương pháp khác để diệt tư tưởng là cách thay thế tư tưởng xấu bằng một tư tưởng tốt cùng loại tương phản nhau. Huynh bắt đầu khảo cứu kỹ lưỡng vấn đề nầy và nhất định xem tư tưởng tốt nào trái nghịch với tư tưởng xấu đó. Huynh hãy phát sinh tư tưởng mới trong trí huynh một cách trầm tĩnh và khi nào tư tưởng xấu đột hiện, huynh hãy nghĩ đến tư tưởng tốt đối lập với tư tưởng xấu ấy đặng thay thế nó. Huynh có thể thay thế tư tưởng như thế nầy: Tánh kiêu hãnh thay thế bằng đức từ bi, sự nóng giận thay thế bằng tình thương yêu, sự lo sợ thay thế bằng lòng hâm mộ, lòng vật dục thấp hèn thay thế bằng tư tưởng trong sạch, tự trọng, danh dự và các tư tưởng tương tợ khác. Huynh cũng có thể chú định vào tư tưởng sùng kính Ðức Chơn Sư, vì đức tánh nầy biểu lộ luôn luôn nơi Ngài và huynh có thể quên mình đi bằng cách tưởng nghĩ đến Ngài. Thể Trí của con người không thể nào tập trung một lúc hai đối tượng khác nhau được, nếu huynh chú trọng vào một tư tưởng tốt thì tự nhiên tư tưởng xấu bị đuổi ra khỏi Trí mà không cần phải dùng sức đối kháng. Trí lực không bị phung phí và sinh lực cũng không bị tiêu hao. Tư tưởng tốt sẽ lấy sức lại liền, Thể Trí khỏi bị tư tưởng xấu tấn công và không còn ứng đáp với tư tưởng cùng loại đó nữa. Vì vậy, tóm lại, huynh đã diệt cái xấu bằng cách làm tăng sức và phấn khởi cái tốt tương phản với nó. Dường như khi rút hết sinh lực của tư tưởng xấu đi thì nó chỉ còn là một cái vỏ trống không. Diệt tư tưởng theo cách nầy thì rất hiệu nghiệm. Thế nên, chúng ta có hai phương pháp để diệt trừ tư tưởng: Phương pháp thứ nhứt là phương pháp tiêu diệt. Phương pháp thứ hai là phương pháp khai triển. Phương pháp thứ nhứt thường được những người mới bước chân vào đường Tả Ðạo đem ra dùng, nó trái nghịch với Thiên ý. Phương pháp thứ hai là sự tiến hóa đúng theo Thiên Cơ đã định. Hai con đường đó đều mở rộng cho chúng ta được tự do chọn lựa. Trong cõi thế gian nầy, tất cả đều tiến hóa, tất cả đều theo con đường nầy hoặc con đường nọ. Trong lãnh vực Thái Dương Hệ của Ðấng Tối Cao mà trong đó phát triển Hình Thức của Ngài, có một phần tự do ý chí nghĩa là những lãnh vực ấy có thể hoạt động hòa hợp với Thiên ý hay là hoạt động một cách độc lập như những cá nhân riêng biệt. Kẻ nào hợp tác với Ðấng Tối Cao, chung cuộc sẽ theo đường Chánh Ðạo, còn kẻ nào cố tâm chọn lối sống riêng biệt thì sắp sửa đi trên đường Tả Ðạo. Nói một cách tổng quát thì tất cả điều gì dẫn đến sự cô độc thì thúc giục con người qua bên Tả Ðạo, còn tất cả điều gì hướng về sự hợp nhất thì dắt con người qua bên Chánh Ðạo. Những người theo học phái Tả Ðạo, diệt mất thiện cảm, tình thương và lòng bác ái, bởi vì họ nhận thấy rằng những đức tánh nầy là nguyên nhân của sự đau khổ và ngoài ra chúng nó còn ngăn trở sự khai mở những phép thần thông. Cho nên, phương pháp tiêu diệt thường được những vị tìm luyện phép thần thông vào mưu đồ lợi ích khác ưa thích vì những việc ấy họ xem như là điều hoài bảo của kiếp sống hiện tại, và như thế, để củng cố và thỏa thích bản ngã riêng biệt. Họ không bao giờ nghĩ đến hạnh phúc chung của toàn thể, vì họ chăm chú vào sự tiến bộ và sự thắng lợi riêng của họ. Họ tiêu diệt mãnh liệt, trong bản tính của họ, tất cả những gì làm ngăn trở sự phát triển phép thần thông. Họ cũng tiêu diệt luôn tình thương vì họ cho đức tánh đó dẫn đến sự phiền não và họ tiến đến sự lãnh đạm rất dễ dàng bằng cách diệt mất tình thương hơn là bằng cách phát triển càng ngày càng sâu đạm thêm lòng cảm xúc. Phương pháp đem ra dạy chúng ta là phương pháp hợp nhất, ấy là con đường mà kẻ Ðệ Tử phải ứng đáp với tất cả những tiếng kêu đau thương trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh đã nhấn mạnh. Ðệ Tử không được thâu hẹp mà phải phát triển đời sống mình. Nó phải tùng phục Luật Trời mà không được chống lại, thì tự nhiên, lúc bấy giờ, Luật Trời sẽ đứng một bên nó. Phương pháp của Ðệ Tử nhắc nhở ta nhớ đến cách đấu vật của Nhật Bổn và trong cuộc chiến đấu ấy, người thắng trận là nhờ biết khéo nhượng tay cho kẻ nghịch. Y cứ nhượng và mãi nhượng cho đến lúc nguy cấp, y mới làm một cử động bắt buộc đối thủ phải dùng sức và chính sức ấy trở lại hại đối thủ. Ấy là đúng theo nguyên tắc về đạo pháp Yoga bên Chánh Ðạo. Ðức Krishna có nói về đạo pháp Yoga trong quyển Thánh Ca (Bhagavad Gita) như vầy: " Theo đó, thì không phí sức, không phạm pháp ". C. W. L. - Có nhiều người, khi nghe lời dạy bảo phải diệt sự ham muốn thì bắt đầu công kích dữ dội nó và muốn diệt tánh xấu nào, thì họ dùng toàn lực chống lại, gần như là tức giận lắm. Do đó, mới có cái kết quả nầy là họ khiêu khích sự đề kháng hung tợn nhất trong tất cả những lực lượng nghịch ở bên trong hoặc ở bên ngoài. Một cuộc chiến đấu nghiêm trọng, vì thế, bắt đầu. Người có đầy đủ ý chí, chung cuộc cũng đem lại sự thắng lợi cho mình, nhưng lắm lúc vì phí nhiều sức lực, tinh lực và trí lực mà sức y bị kiệt quệ và mòn mỏi đi. Tôi có thể quả quyết rằng phương pháp thay thế là rất hiệu nghiệm. Tôi đã đem áp dụng thử hai phương pháp đó, ấy là một lối võ Nhu thuật (Jiu Jitsu) tinh thần lợi dụng sức mạnh của đối phương giúp mình. Huynh ít tấn công kẻ nghịch hơn là tập trung tất cả sức chú ý của huynh vào đức tánh đối lập. Thí dụ, nếu một người kia có tánh lau chau mà hay nổi nóng, y không nên công kích ngay tánh xấu đó mà phải luôn luôn chú định tư tưởng của mình vào sự điềm tĩnh, an lạc và nhẫn nại. Nhờ thói quen tư tưởng nầy, sớm muộn gì, cũng sẽ trụ lại được. Y sẽ nhận thấy rằng tánh lau chau và sự thiếu bình tĩnh xưa kia đã tiêu mất, không chống lại một cách thất vọng nữa. Nếu y cứ bao bọc chung quanh mình những hình tư tưởng như thế nầy: "Ðừng nóng giận" vân vân... thì màu sắc của hình tư tưởng ấy luôn luôn là màu sắc của sự nóng giận và y lại bị phản ứng xấu xa của hình tư tưởng ấy nữa. Nhưng nếu y tưởng mạnh mẽ như vầy: "Hãy điềm tĩnh, tử tế, an lạc" thì nó phát sinh ra những làn rung động thuận lợi và những làn rung động ấy, tự nó, lại sinh ra sự bình tĩnh và sự điều hòa. Chúng ta không muốn lấy một tật xấu để chống lại với một tật xấu. Chúng tôi muốn không biết đến tật xấu nào cả và muốn khai triển đức tánh tốt đẹp mà thôi. Kết quả cũng sẽ được tốt đẹp vậy, và chúng tôi sẽ đạt được kết quả không có gì khó nhọc lắm. Chúng ta nói: "Hãy diệt lòng ham muốn" chớ không phải bảo: "Hãy diệt tình cảm". Những tình cảm thanh cao luôn luôn được khuyến khích, càng mạnh càng tốt, nhất là về tình thương chân thật và lòng sùng tín thì nên đào luyện cho có phương pháp. Khi trong lòng một người phát sinh loại tình cảm thanh cao nầy thì hào quang của y nở lớn ra. Thể Vía của y, trong trường hợp của một người thường, có thể chiếm thể tích mười lần lớn hơn lúc bình thường và càng nở lớn hơn nữa khi con người biết dùng những Thể cao siêu của mình. Khi thời kỳ nẩy nở cực độ của tình cảm chấm dứt, hào quang thu nhỏ trở lại, không như hồi trước, mà bây giờ to lớn hơn xưa chút đỉnh là nhờ nó vừa mới phát nở ra đó. Sự nẩy nở nầy đưa đến một kết quả đầu tiên là chất khí của Thể Vía kém đi rất nhiều, nhưng Cái Vía rút thật nhanh chất Thanh Khí lấp đầy khoảng mới nở lớn thêm ra và lấy lại gần đúng mật độ thường lệ của nó. Thể Vía rất cần thiết, nó giúp cho ta gây được thiện cảm với kẻ khác, hơn nữa, nó dùng làm tấm gương cho Kim Thân (Thể Bồ Ðề) dọi xuống. Ở nơi người tiến hóa cao, những màu sắc duy nhất lộ ra trong Thể Vía là phản ảnh của các cảnh giới cao siêu, Thể Vía chỉ phản chiếu và phô bày những màu sắc tốt nhất mà thôi. Chơn Nhơn có ba cách giao thông với Phàm Nhơn. Thượng Trí phản chiếu xuống Hạ Trí. Kim Thân hay là Thể Trực Giác phản chiếu xuống cõi thấp kế bên là Thể Vía. Giữa Tiên Thể và óc xác thịt cũng có sự liên quan với nhau. Mối liên quan nầy là một điều khó hiểu nhất. Ðây là sức mạnh phi thường của ý chí biểu lộ, không cần nghĩ đến phương tiện để đạt tới mục đích. Ấy là phương pháp của cung thứ nhứt, cung của Bà Annie Besant. Bà có một năng lực to lớn quyết định làm là không cần nghĩ đến phương tiện để đem ra thi hành, điều đó bà sẽ nghĩ sau. Giới hạn của ý chí con người không biết đến đâu là cùng. Người ta bảo đức tin có sức dời non lấp bể. Tôi không biết rõ sự ích lợi đặc biệt của đức tin nầy sẽ đem lại cho con người, nhưng quả thật tôi thấy những kết quả phi thường do ý chí con người tạo ra không biết đâu là bờ bến. Chỉ có ý chí mà thôi, nhất là trên những cảnh giới cao siêu, ý chí tạo ra nhiều kết quả không thể tưởng tượng được. Thí dụ, khi tôi nghiên cứu cách hiện hình, tôi phải học cho đúng cách thức thực hiện sự hiện hình ấy, theo như phương pháp tôi đem ra áp dụng, công việc đó hơi phiền phức cần có một sức hiểu biết khá chính xác về những chất khí khác nhau hợp lại và sắp lại cho có thứ lớp những chất khí ấy một cách khéo léo. Thế mà tôi được biết một người hoàn toàn không hiểu chi về tất cả những điều tôi nói trên đây, song nhờ có một ý chí mạnh mẽ vô cùng mà y hiện hình được tức khắc, khỏi phải hợp lại tất cả các yếu tố khác nhau cần thiết cho sự hiện hình đó, không cần biết phương pháp phải theo. Một ý chí hùng mạnh vừa nói trên là một trong những năng lực tiềm tàng ở trong giới chúng ta, nhưng rất ít ai biểu lộ được ý chí ấy hầu tạo nên một kết quả phi thường như thế, khỏi phải mất công phu nhiều năm chuyên cần học tập. Thường thường, tôi tưởng cách giao thông dễ dàng hơn hết với Chơn Nhơn là hợp nhất Thượng Trí với Hạ Trí, đi từ tư tưởng cụ thể đến tư tưởng trừu tượng, hay đi từ phân tích đến tổng hợp. Tuy nhiên, tôi thấy có nhiều trường hợp Bồ Ðề Tâm phát hiện nhưng không làm rối loạn mối giao thông thường lệ giữa HạTrí và Thượng Trí. Tôi nhờ một Ðấng Cao Cả dạy cho biết rằng sự hợp nhất giữa Kim Thân và Thể Vía là một con đường giao thông ngắn nhất, nhưng muốn đủ khả năng thực hiện sự hợp nhất ấy thì phải chịu nhiều đau khổ ở những tiền kiếp. Nhờ cố gắng mở rộng lòng bác ái và sùng tín mà nhiều người đem mình vượt cao lên đến cõi Bồ Ðề và hiệp nhất với Kim Thân. Tuy nhiên, Hạ Trí của họ chưa tiến đến thời kỳ có thể phát triển tới trình độ hợp tác được với Thượng Trí và chính Thượng Trí, tự nó, cũng chưa được mở mang. Khỏi phải nói, ta cũng biết rằng Thượng Trí và Hạ Trí đều cần phải được khai triển vì chưng hai thể ấy không phải là không quan trọng. Từ Thể Vía mà kẻ chí nguyện tác động đến Hạ Trí và vì có lòng bác ái và sùng tín mà nó sẽ rán sức khai triển Hạ Trí và học hỏi tất cả những điều gì phải học hỏi. Ðệ Tử có một tấm gương thương yêu thâm thúy đối với Ðức Sư Phụ mình nên nó sẽ cố gắng đạt được sự hiểu biết mong muốn và do đó, càng cần bao nhiêu thì nó càng mở mang trí thức của nó bấy nhiêu hầu để phụng sự Ngài. Trên cảnh giới cao siêu, Ðệ Tử cũng cảm đến Nhân Thể (Thể Thượng Trí). Nó truyền xuống Nhân Thể ý thức Bồ Ðề và bắt buộc Nhân Thể tiếp nhận sự hiểu biết đó trong phạm vi mà Thể nầy đủ năng lực lãnh hội tùy theo phương tiện của nó. Hãy diệt lòng tham vọng. A. B - Giờ đây chúng ta bắt qua qui tắc thứ nhứt đặc biệt đối với lòng tham vọng. Người chưa tiến hóa thì chịu bất lực dưới quyền lệ thuộc gắt gao của sức quyến rủ vật dục. Nó muốn cho được sung sướng tấm thân và hưởng những khoái lạc của xác thịt. Trước khi Thể Trí chưa thật khai triển rộng lớn và các năng lực trí thức chưa đủ sức mạnh thì nó không sinh lòng tham vọng hay là không có ý muốn quyền thế. Cái âm điệu riêng của cá nhân chính là âm điệu của trí tuệ, nó lại tạo cho con người có một ý thức là mình riêng biệt với kẻ khác, lẽ dĩ nhiên nó dắt con người đến việc ham muốn được sử dụng quyền thế, hồn con người nhờ ý muốn ấy mà củng cố đời sống riêng biệt của nó. Nó cảm thấy mình cao thượng hơn mọi người chung quanh, điều nầy phô diễn ra bằng sự ham muốn quyền thế thống trị về mặt vật chất, do đó mới toan tìm kiếm và sử dụng quyền hành chính trị và xã hội. Trong địa hạt chính trị xã hội, lòng tham vọng là động lực lớn vì con người nhờ trí khôn của mình mà gây được ảnh hưởng trong đồng loại và xuất hiện như là một vị lãnh tụ, đây cũng là một thứ hương thơm xông lên mũi con người kiêu căng và ngạo mạn. Kế đó, con người bắt đầu khinh thường cái quyền thế bên ngoài mà nó dùng để áp chế đồng loại mình. Nó lý hội được ý niệm của một thứ quyền thế tinh vi hơn mà nó tìm cách đạt cho được. Nó không còn nghĩ đến các qui định luật pháp nhờ sự thống trị hình thể. Lòng tham vọng của nó tinh vi hơn: nó muốn thống trị và chỉ huy những bậc trí thức - đó là lòng tham vọng về trí thức - lòng ham muốn trở nên là một lãnh tụ trí thức. Muốn có lòng tham vọng như thế thì phải là người được khai mở về mặt trí thức rất cao. Về sau, khi ý muốn nói trên, không hợp thời nữa, thì lòng tham vọng lại xuất hiện dưới một hình thức tinh vi hơn nữa, trong lúc con người bước qua đời sống tinh thần. Y cho rằng những bước tiến bộ về tinh thần của y vốn chính y thực hiện được và thực hiện cho, chính y muốn tăng trưởng, hiểu biết và tiến bộ. Kỳ thật, lòng tham vọng xưa vẫn còn nắm giữ y, nó càng trở nên nguy hiểm hơn khi mà nó cao siêu hơn và tinh vi hơn. Vì lẽ ấy mà lời chú thích bổ túc cho câu cách ngôn, Ðức Chơn Sư có phụ thêm mấy lời tuyên bố đặc sắc nầy: "Người nghệ sĩ chân thành làm việc vì lòng yêu nghệ thuật, đôi khi thành thật bước vào con đường ngay chánh hơn là nhà Huyền Bí Học, tưởng rằng không còn tham luyến cái gì cho bản thân mình nữa, nhưng mà, kỳ thật, y chỉ nới rộng giới hạn của sự kinh nghiệm và sự ham muốn và đem quyền lợi của y đặt lên trên những vật mà chân trời mở rộng của đời sống huynh đệ cung hiến cho y". Nếu nhà Huyền Bí Học không hạn định sự ham muốn của mình trong kiếp sống hiện tại thì lòng tham vọng của y rất có thể còn sống sót. Y không thiết làm một nhà lập pháp hoặc một vị đế vương hay là một viên trọng tài trong địa hạt trí thức nữa mà lại muốn chiếm một địa vị cao cả trong giới tinh thần. Y nghiệm thấy rằng những kiếp luân hồi liên tiếp chỉ là một kiếp sống và lòng tham vọng của y bao hàm tất cả thời gian của đời sống kéo dài nầy. Y cũng còn muốn cho được là người đứng đầu, sống biệt lập và thành cái gì mà những kẻ khác không thành được. Lòng ham muốn nầy cũng cần phải diệt trừ. Ðiều trước nhất để khuyên nhủ những kẻ nào có ước vọng chia sớt đời sống nhất quán là phải diệt yếu tố chia rẽ. Tuy nhiên, không ích lợi gì mà đem đặt một lý tưởng như thế dưới mắt của người thường, vì họ không đủ khả năng lao mình liền từ đời sống trần tục nầy vào đời sống tinh thần, nơi đây họ sẽ hoạt động mà không thực hành cái chi cho bản ngã hay là cá nhân mình. Nếu huynh bảo một người thường hãy diệt lòng tham vọng và kể như y đem thực hành lời nói ấy thì cũng thấy không ích lợi gì. Y sẽ sinh tật lười biếng và không làm việc gì hết. Thí dụ, một người kia tiến hóa hơn và đang đi trên con đường Nhập Môn, y sẽ hiểu qui tắc về lòng tham vọng đó như thế nào? Y sẽ áp dụng một cách rất khôn ngoan danh từ diệt theo như hình thức thấp thỏi của lòng tham vọng. Sự thật y phải xem chữ diệt ấy như à đồng nghĩa với sự thay đổi. Trong khi dứt lòng ham muốn những vật ở trần gian, y phải trù tính một mục đích cao cả hơn cho xứng đáng với lòng ham vọng của y: ấy là lòng tham vọng học hỏi và tăng trưởng về tinh thần. Ðến trình độ nầy con người cũng chưa hoàn toàn cởi bỏ được lòng tham vọng. Y bước qua một tình trạng trung gian và sẽ tiến bộ rất nhiều, nếu mục đích của y là đạt được sự hiểu biết tinh thần, hạnh ngộ Chơn Sư và sau rốt chính mình thành một Ðức Thầy (thành Chánh Quả). Kỳ thật, tất cả những điều ham muốn trên đây cũng còn là lòng tham vọng, nhưng chúng nó sẽ giúp kẻ Nhập Môn loại bỏ nhiều chướng ngại làm tê liệt Phàm Nhơn. Lòng tham vọng nầy mà vị Ðệ Tử phải lo diệt trừ không phải là không hữu ích cho y trong cuộc tiến hóa trước đây, vì nhờ có lòng ham vọng mà cá nhân y được củng cố và định hình. Trong những giai đoạn đầu tiên, con người mở mang là nhờ mình sống biệt lập. Sự tiến hóa của Thể Xác và Thể Trí bắt buộc phải tranh thủ và chiến đấu. Tất cả mọi giai đoạn của sự chiến đấu và tranh đua ấy có sự hữu ích của nó trong việc cấu tạo cá tánh và tạo cho nó một sức mạnh cần thiết để duy trì trung tâm điểm của nó. Cần cho nó có một chỗ trú ẩn đặng che chở những loạt tấn công bên ngoài mà nhờ ở trong đó nó mới có thể phát triển được sức mạnh của nó và cũng cần cho nó những thắng lợi vinh quang của cảnh phù hoa thế sự, mục tiêu của lòng tham vọng. Cũng như muốn cất nhà thì phải dùng giàn trò. Mới đầu, lòng tham vọng dùng được nhiều việc: dựng lên một bức tường và làm cho nó được kiên cố hơn, tăng cường nghị lực, giúp đỡ con người, từ bước một, trong những bước tiến thủ của nó. Người nào mà lòng tham vọng chiếm ưu thế cũng bóp nghẹt sự ham muốn ái ân và nhiều tật xấu khác, bởi vì chúng nó làm trở ngại sự phát triển tinh thần và sự thủ đắc tài năng. Như thế, con người chế ngự được những dục vọng thấp hèn của mình. Huynh không nên bảo người đời: "Hãy diệt lòng tham vọng", bởi vì lòng tham vọng kích thích nó và làm cho những tánh tình của nó hiện ra. Nhưng khi làm Ðệ Tử rồi con người phải tiến đến đời sống tinh thần, nó phải đạp đổ bức tường bao quanh mình nó trong những giai đoạn xa xưa. Ngôi nhà kiến tạo xong, giàn trò phải phá bỏ. Cũng thế, sự tiến hóa sau nầy của nhân loại là làm sao cho những bức tường ấy trong suốt, hầu tất cả sự sống nào cũng có thể xuyên qua được. Vì thế, những qui tắc nầy để cho Ðệ Tử chớ không phải để cho người ngoài đời. C.W. L. - Người chưa tiến hóa thì lòng tham vọng biểu lộ, thí dụ, như là ham muốn của cải hầu thỏa mãn ý muốn được sung sướng và những khoái lạc của xác thân. Về sau, khi trí tuệ mở mang, con người lại ham muốn quyền tước. Dù mà con người đã vượt cao lên trên lòng tham vọng và sức quyến rủ của cõi đời nầy, và tình nguyện làm việc để giúp đỡ chúng sinh thì thường khi nó cũng còn lòng tham vọng là muốn thấy kết quả những sự cố gắng của mình. Nhiều người rất sẵn lòng và rất đúng đắn đem dùng thời giờ của mình để làm việc lành, nhưng họ lại thích cho những kẻ khác biết và nói tốt cho họ như vầy: "Thật mấy ông đó nhân đức và hữu ích quá". Ấy cũng còn là lòng tham vọng, có lẽ nhẹ hơn nhiều tánh khác, tuy đó là lòng tham vọng riêng biệt của cá nhân, nhưng hễ tất cả điều gì riêng biệt của cá nhân thì làm chậm bước người Ðệ Tử. Phàm Nhơn phải hoàn toàn bị tiêu diệt. Ðây là việc làm khó khăn vì rễ đã ăn rất sâu, khi rễ ấy bị bứng lên thì con người nhỏ máu và hình như chính quả tim của nó bị cắt đứt đi. Sau khi diệt được ý muốn thấy kết quả công việc của mình làm, chúng ta cũng còn có ý muốn thấy việc làm đó được ban thưởng một cách trọng hậu hơn. Có lẽ chúng ta còn tham muốn tình thương; chúng ta mong được thiên hạ hoan nghinh. Ðắc nhân tâm, được thiên hạ yêu mến mình là điều tốt đẹp và hữu ích, nhờ đó thế lực mà người sẵn có lại tăng gia. Nó giúp con người hoàn thành được nhiều công việc mà huynh không thể làm nếu không có chuyện đắc nhân tâm và nó cũng bao bọc mình nó một lớp không khí êm đềm khiến cho mọi thứ công tác đều dễ dàng. Nhưng cái ý muốn được lòng dân chúng, nếu có tính cách tham vọng thì ta cũng nên tránh xa. Nói một cách hợp lý thì chúng ta có thể nếm hạnh phúc của chúng ta nếu tình thương đến với chúng ta: Ðiều đó tốt đẹp và chánh đáng, ấy là quả lành. Nhưng nếu tình thương quay đi chỗ khác thì đừng mơ ước nó. Chúng ta không thể chụp lấy một người nào và nói với họ rằng: "Tôi bảo anh phải thương tôi, tôi bảo anh phải thích tôi". Nếu kẻ đối thoại sẵn lòng, nó sẽ thi hành theo lời ta, bằng như nó không chịu thì không có gì xấu hơn hết là muốn bắt buộc người. Khi vượt lên trên tất cả mọi giai đoạn của lòng tham vọng, còn tồn tại trong cõi thế gian nầy, chúng ta phải cho vì lòng vui thích mà cho, dù là công việc của ta, dù là của bố thí của chúng ta, dù là tình thương của chúng ta hoặc là lòng sùng tín của chúng ta, luôn luôn cứ cho ra một cách rộng rãi với tấm lòng vui vẻ, thành thật, không hề nghĩ đến sự ban thưởng nào. Ấy đó mới là tình thương chơn thật, chớ không phải là người không ngớt tự nói rằng: "Người đó thương tôi đến bực nào?" Trái lại phải nói: "Làm sao đem đặt dưới chân người tôi thương, trọn vẹn tấm thân tôi để cung hiến cho người? Làm cái gì cho người đây?" Chỉ có tình thương duy nhất ấy mới xứng đáng mang cái danh từ tốt đẹp là tình thương. Tất cả những điều trên đây, chúng ta đều hiểu biết rành mạch hết, nhưng cần phải đem nó ra thực hành. Dường như điều ấy đôi khi cũng khó khăn, vì cần phải loại trừ một phần còn lại của bản ngã thấp hèn (Phàm Nhơn). Ðối với người thường, có lẽ cũng như đối với người bước gần đến Thánh Ðạo, tôi tưởng, tốt hơn là chỉ rõ đến một điểm nào đó và nói rằng: " Hãy diệt lòng tham vọng thấp hèn". Không có ai bảo đưa ra cho một người tân tín đồ một kiểu mẫu hạnh kiểm mà nó chỉ mong mỏi có thể trau sửa tâm tánh theo đó sau nhiều năm cố công, gắng sức. Một người kia bị lòng ham muốn những sự phù hoa kích thích, làm sao hy vọng cho y loại bỏ tất cả những thứ đó mà không có cái gì khác đằng thay thế vô. Vả lại, dù y dứt lòng tham vọng đó đi nữa cũng không có cái chi chứng tỏ rằng một sự thay đổi quá đột ngột như thế mà thuận lợi cho y. Trước nhất y phải biến đổi lòng tham vọng của y, y có thể tùy ý thích như ham muốn học hỏi, tiến bộ trên con đường Huyền Bí Học, mở rộng thêm lòng vị tha; sau lại, y có thể ước nguyện đến gần Ðức Chơn Sư và được thâu nhận làm Ðệ Tử. Hầu hết cả thảy chúng ta đều có sự ham muốn như thế mà chúng ta gọi là nguyện vọng. Sự thay đổi danh từ, suy ra hình như là thay đổi toàn diện trong thái độ của chúng ta, dĩ nhiên, đó luôn luôn là lòng tham vọng. Chúng ta sẽ tiến đến một trình độ mà những sự ham muốn đó tự chúng nó sẽ tiêu tan mất, bởi vì chừng đó chúng ta sẽ hoàn toàn chắc chắn rằng sự tiến bộ của chúng ta chỉ tùy thuộc riêng nơi sự nỗ lực của chúng ta thôi, từ đó chúng ta sẽ không còn ham muốn cái chi cả. Ðức Chơn Sư một ngày kia có nói rằng: "Ðừng ham muốn gì hết, vì lòng ham muốn cũng còn yếu ớt, phải cả quyết". Khi tưởng đến một đức tánh nào mà con tìm cách mở mang, thì con không nên nói: "Tôi sẽ mong mỏi có đức tánh ấy". Mà phải nói rằng: "Tôi muốn có đức tánh ấy". Và hãy làm cách nào đạt cho được nó. Chỉ có một phương pháp là thực hành theo cách đó, vì lẽ chúng ta được hoàn toàn tự do trong sự cố gắng hoặc không cố gắng cần thiết. Chúng ta có quyền chọn lựa. Trước hết, ấy là vấn đề biến đổi. Lòng ham muốn tăng trưởng về tinh thần là một trong những sự ham muốn mà những người bước gần đến Thánh Ðạo không nên tự khuyến khích lấy mình, nhưng mà trong giai đoạn trung gian thì đó là lẽ tự nhiên. Là sinh viên, chúng ta sẽ phải đến giai đoạn mà trong đó chúng ta vận dụng tất cả tinh lực của chúng ta đặng giúp đỡ đồng loại mình và xem sự tiến hóa tinh thần của chúng ta như là điều phụ thuộc. Trước nhất một lý do riêng tư là cần thiết. Kế đó, con người tiến lần lần đến sự quên mình, chính vì Ðức Sư Phụ và muốn làm đẹp lòng Ngài mà nó cầu mong cho được tiến bộ; sau rốt, nó tập làm một vận hà hữu ích cho đời, không màng gì đến kết quả. Vì vậy, nó hết sức thận trọng không cho điều gì ở bản thân mình ngăn cản nó không để nó biểu hiện đời sống thiêng liêng và biểu hiện đời sống ấy không sai lạc chừng nào thì càng tốt chừng nấy. Và sự biểu hiện đó không làm xáo trộn sự an tĩnh của nó. Nó không mong mỏi cho sức mạnh của nó được đem ra dùng cách nầy hơn là cách khác, nó chỉ là một khí cụ thường trong tay Ðức Thượng Ðế, Ngài sẽ dùng nó cách nào và đặt nó ở nơi nào tùy Ngài thích. Lẽ tự nhiên chỉ lần hồi chúng ta mới có thể đạt được thái độ đó, nhưng mà phải xem nó như là khuynh hướng của tư tưởng đáng tìm kiếm. Chúng ta phải bắt đầu quên mình và kỹ lưỡng nhổ tận gốc bản ngã. Chúng ta không đạt được sự tiến bộ mà dường như chúng ta phải hoạch đắc sau nhiều năm suy gẫm và học hỏi ư? Những kẻ thọ ơn ta mà vẫn không thấy tỏ ý gì là biết ân nghĩa, như trường hợp thường thấy? Tất cả những điều nầy không mấy quan trọng. Hãy quên mình đi, làm việc và đừng nghĩ gì đến sự ban thưởng. Ðừng lo sợ, quả báo sẽ lãnh phần thưởng phạt. Những định luật vĩ đại của Vũ Trụ sẽ không làm mất sự bất di bất dịch của nó hầu làm tổn thương một cách bất công bất cứ là người nào trong chúng ta đâu. Cứ vững niềm tin chắc như vậy. Những định luật ấy cầm cân công bình và hành động không hề sai lạc, dù có đến chậm đi nữa. Hãy quên mình đi; ấy là lời khuyên đầu tiên mà cũng là lời khuyên cuối cùng trên con đường Huyền Bí Học: ngoài ra không có phương pháp nào khác. Công việc nầy có vẻ quá nặng nhọc, nhưng phải làm cho xong và làm cho trọn vẹn. Giờ đây, chúng ta đã đến câu chú thích thứ nhứt của Ðức Chơn Sư Hilarion bổ túc cho qui tắc thứ nhứt mà tôi sẽ khảo cứu từng chi tiết. Nó khởi đầu bằng những dòng chữ sau đây: Lòng tham vọng là nỗi đau đầu tiên của chúng ta, nó là tên cám dỗ đại tài của con người vượt cao trên đồng loại mình. Chính trong hình thức đơn giản nhất của nó là việc tìm kiếm sự ban thưởng. Ý niệm nầy được diễn tả bằng những danh từ lạ lùng, nó vẫn đúng mà không thể ngờ vực được. Khi một người kia tự thấy mình cao hơn đồng loại về vài phương diện thì sự cám dỗ đầu tiên đến thử thách y là tự xem mình như một nhân vật quan trọng, điều nầy lại càng thúc đẩy y lên cao hơn nữa hầu tìm một sự khoái lạc càng tăng gia thêm trong sự kiêu hãnh của y. Luôn luôn nó đổi chiều hướng những mục đích cao thượng nhất của những người thông minh và có giá trị. Phải mở được Thần Nhãn mới biết những lời nói trên đúng tới bực nào. Tôi tưởng rằng những môn đồ của các Ðấng Chơn Sư đều có thói quen xem coi khả năng của tất cả những người mà họ gặp về phương diện trở nên những người Ðệ Tử. Kìa là một người, xét về vài phương diện thì tốt thật. Cái tư tưởng đầu tiên mà y khêu gợi trong đầu óc chúng ta là thế nầy: "Ðộ còn bao xa nữa y mới đến mức mà y sẽ có thể trở nên Ðệ Tử Chơn Sư. Ðối với chúng ta sự ban thưởng trọng hậu nhất, sự tiến bộ quí báu nhất có thể ban cho một người nào đó là y phải đến trình độ mà y sẽ xứng đáng được một trong các Ðấng Siêu Nhân ấy nắm tay dìu dắt, hầu bước đường tiến hóa tương lai của y có thể được đảm bảo. Từ đó, sự thành công chỉ còn là vấn đề của thời gian và lẽ tự nhiên cũng là của sự kiên tâm trì chí và của công phu khó nhọc. Ðối với mỗi người, sự tiến bộ có lẽ chỉ là một vấn đề thông thường của thời gian thôi, nhưng đối với đa số đó là một thời gian kéo dài cho đến đỗi có thể nói là họ có thể nhập chung vào một khối và được đãi ngộ như là một toàn thể. Khi con người tiến đến trình độ mà người ta nghĩ rằng một vị Chơn Sư có thể săn sóc y, dìu dắt y thì các môn đệ của Ngài đặc biệt chú ý đến y và họ luôn luôn có ý muốn giúp đỡ y tiến đến điểm mà sự tiếp xúc sẽ có thể thực hiện được. Ðừng bao giờ quên rằng: "Ðây chỉ là điều mà con người xứng đáng mới được thọ lãnh chớ không hề có sự thiên vị nào cả". Vì rằng đối với Ðức Chơn Sư nếu đáng ra công khó nhọc dùng tinh lực cần thiết đặng huấn luyện một người nào thì Chơn Sư sẽ thực hiện ngay, nhưng với điều kiện là Ngài nhờ người Ðệ Tử nầy mà đạt được một kết quả cao hơn kết quả cũng do thứ tinh lực đó dùng vào một công việc khác. Chúng tôi gặp nhiều người dường như không còn cách xa bao nhiêu điểm nầy, họ rất có thiện tâm không cách nầy thì cách khác: Vài người, ở trong tất cả mọi phương diện, đều tỏ ra có nhiều triển vọng mà theo ý chúng tôi tưởng, nếu họ biết cách điều khiển tinh lực của họ chính chắn một chút nữa trong chiều hướng tốt đẹp, họ sẽ có thể sẵn sàng được thâu nhận vào hàng Ðệ Tử. Sau đó, chúng tôi lại thất vọng khi biết rằng việc đó không thành và họ vẫn sống một cuộc đời thường tục. Tôi đặc biệt nhận xét điều đó ở những trẻ em nam nữ mà tôi luôn luôn có bổn phận tìm kiếm trong đám đó những em nào tỏ ra có nhiều kỳ vọng. Có lắm em rất gần đến điểm có đủ năng lực thực hiện sự tiến bộ nầy nếu tinh lực các em được điều khiển vào đường ngay chánh, thế mà các em vẫn không chụp lấy cơ hội. Mảng tranh đua cao thấp trong cuộc sống thường ở học đường, các em bước vào một thế giới mà nơi đó tư tưởng thấp hèn ngự trị, không phải tư tưởng nầy xấu - tôi không muốn nói thế, mặc dù đôi khi tư tưởng ấy cũng có thể xấu thật - nhưng mà các em bị lôi cuốn trong một thứ gió lốc cấu thành bởi những tư tưởng, nói một cách tương đối thì thấp kém thật. Thường thường thì mục đích trù định cho các em là sự thành công về vật chất như trở nên những đại kỹ sư, đại luật gia hay là thành công trong sự điều khiển một xí nghiệp. Chẳng những cha mẹ em mong mỏi được thấy con mình đeo đuổi theo một chức nghiệp ở Trần gian mà khuynh hướng chung của dư luận người đời cũng muốn cho chúng nó được như thế. Dĩ nhiên, khó mà tránh khỏi hiệu lực của dư luận quần chúng không ngớt tác động đủ mọi cách vào đời sống của ta, và vì thế, những trẻ em nầy dường như tập hợp được nhiều đức tánh cần thiết lại ít khi đạt được mục đích cao cả. Chính chúng nó thích chức nghiệp có giá trị và hữu ích nào đó, nhưng đó lại không phải là mục đích cao cả. Tôi đã theo dõi và khảo cứu nhiều trường hợp dường như cho tôi nhiều niềm hy vọng đặc biệt và tôi nhận thấy rằng cũng cùng một việc như thế xảy ra cho nhiều Linh Hồn trong một số kiếp luân hồi. Trong mười hai hoặc hai chục kiếp, chúng nó thâu thập được hầu hết những đức tánh mong muốn, nếu cố gắng thêm một chút nữa thì chúng nó sẽ bước tới cửa Ðạo, nhưng mỗi lần như vậy là chúng nó quay mình đi chỗ khác, và tóm lại, chính cũng luôn luôn vì lòng tham vọng những sự vật Hồng trần làm cho chúng nó mất đi những khả năng cao cả. Khi nói rằng những bậc thông minh và có giá trị luôn luôn thay đổi chiều hướng, không theo mục đích cao thượng nhất của họ, hình như Ðức Chơn Sư Hilarion đã có nghĩ đến nhiều thí dụ tương tợ như trước đây, bởi vì những người mà các mục đích cao siêu mở ra trước mắt phải là những bậc thông minh và có giá trị chớ không phải là kẻ tầm thường. Ngài không nói rằng lòng tham vọng giết hại cuộc đời của họ mà Ngài chỉ nói có những khả năng cao thượng để cung hiến cho những kẻ bị lòng tham vọng làm cho mê muội, lầm đường lạc lối. Thật vậy, một đứa trẻ muốn trở nên một đại kỹ sư, một đại luật gia hay một y sĩ đại tài cũng không phải là điều xấu, đó là những chức nghiệp tốt đẹp, nhưng mà còn những mục đích khác hữu ích lớn hơn nữa và nếu có thể phân biệt và chọn lựa trong mấy mục đích ấy thì chắc chắn rất là tốt cho nó lắm. Chúng tôi không thể nói rằng tất cả mọi hoạt động ở thế gian nầy đều là xấu mà chỉ nói có những hoạt động cao quí nhất mà thôi. Người ta có thể thích những hoạt động cao quí nhất đó mà chẳng quên những chức nghiệp nói trên và giá trị của chúng nó ở dưới thế gian. Tôi muốn nói rằng phần đông những người có giáo dục, có năng lực bậc trung sẽ có thể thành công trong các chức nghiệp đó, hoặc nhiều, hoặc ít, nhưng mà chỉ có những người nào có một quá khứ về phương diện thần bí mới có thể theo đuổi và thành công trên đường chật hẹp và khó khăn của kỹ luật Huyền Bí Học. Những kẻ theo dõi con đường nầy có thể làm được nhiều việc tốt đẹp hơn những vị đại diện ưu tú nhất của một nghề nào đó. Vì vậy, nếu một đứa trẻ muốn theo con đường Huyền Bí Học và nếu tất cả mọi việc đều làm cho ta có ý nghĩ rằng nó có khả năng làm được thì bất cứ là ai không nên cản trở nguyện vọng của nó. Và, tuy nhiên nó [1a] là một ông thầy cần thiết. Những kết quả của nó còn trong miệng thì đã biến thành ra tro bụi rồi. Cũng như sự chết và sự tan rã, cuối cùng nó chỉ cho con người biết rằng làm việc gì cho bản ngã mình tức là rước lấy sự thất vọng. Người mà muốn đạt cho được điều nó ham muốn nhiệt liệt từ lâu, về sau sẽ thường thấy rằng việc ấy hoàn toàn không phải là điều của nó mong mỏi. Những ai ngấp nghé quyền thế và những địa vị cao sang đều nhận thấy rằng quyền thế một phần lớn là việc hão huyền, tư bề đều bị hạn chế. Ðó là trường hợp của nguyên lão Nghị sĩ Beaconsfield đã kể qua. Có lẽ chính khách nầy sẽ làm được nhiều việc lành hơn bằng cách đem tất cả tinh lực của mình để khảo cứu và truyền bá Huyền Bí Học. Tác phẩm của người nầy nay ít ai đọc, nhưng nội dung cho ta thấy được kiến thức của người về Huyền Bí Học như quyển tiểu thuyết kỳ dị của người viết nhan đề là Alroyd. Nhưng, mặc dù qui tắc thứ nhứt nầy xem như tầm thường và dễ dàng quá đi nữa, con cũng đừng vội vàng bắt qua câu kế tiếp, bởi vì những tật xấu của người thường biến đổi một cách tinh vi và hiện ra dưới một hình thức khác trong tâm của người Ðệ Tử. Người Ðệ Tử bị những sự cám dỗ, những sự khó khăn đặc biệt. Người thường có thể kiêu hãnh về kết quả nào đó đã đạt được. Ðệ Tử Chơn Sư thì hiểu rõ rằng không có sự tiến bộ nào cho nó được quyền kiêu căng phách lối. Vả lại, khi biết được Ðấng Chơn Sư rồi thì lòng kiêu hãnh khó mà phát sinh, bởi vì người mà thật biết Ngài thì không còn khoe mình nữa. Có lẽ y có đủ khả năng thi hành được nhiều việc mà kẻ khác không làm nổi, phần khác là lẽ đương nhiên, vì cuộc đời đưa đẩy y luôn luôn hội kiến với một hay nhiều vị Huynh Trưởng có thể hoàn thành công việc vô cùng khéo léo hơn y, vì vậy phải nói cho công bình rằng ít khi gặp những Ðệ Tử Chơn Sư có tánh kiêu hãnh. Ðồng thời, tất cả điều nói trên đây là hết sức tinh vi. Người Ðệ Tử nếu không đề phòng sẽ nhận thấy mình cũng còn hãnh diện cho rằng mình không có lòng kiêu hãnh; hãnh diện cho rằng mình ăn ở khiêm tốn, dẫu rằng nó có thể làm, tưởng và nói những điều phi thường. Hoặc giả, y có thể, ướm thử tiến lên hàng đầu bằng cách thúc đẩy người nầy, lấn người kia, tìm một lối đi riêng, bởi chưng vì lòng kiêu hãnh y tưởng tượng rằng công việc của y làm mới là tốt đẹp và sự hiện diện của y trên tuyệt đỉnh là điều cần thiết. Nhưng, như Bà Blavatsky đã nói trong quyển Những bước đầu tiên trên con đường Huyền Bí Học rằng: "Không ai có thể tự nói rằng tôi xứng đáng hơn hay là tôi làm đẹp lòng Ðức Sư Phụ của tôi nhiều hơn là các bạn tôi mà vẫn còn làm Ðệ Tử của Ngài". Riêng về phần Bà Bác sĩ Besant, bà có nói một ngày kia rằng: "Ðối với nhà Huyền Bí Học, một trong những qui luật thứ nhứt là giữ một địa vị khiêm tốn chừng nào tốt chừng nấy, hầu cho Phàm Nhơn của nó ít được người ta để ý đến chừng nào thì lại càng tốt chừng nấy". Những người khảo cứu về Huyền Bí Học mà chưa được nhận vào hàng Ðệ Tử Chơn Sư có thể rất dễ bị lầm lạc vì lòng kiêu hãnh và đó là điều khó khăn lớn lao cho những kẻ đã luyện được những phép thần thông. Họ nhận thấy rằng họ có thể thấy được nhiều vật vô hình mà kẻ khác không thấy, họ có thể đạt được nhiều sự hiểu biết mà kẻ khác không biết, họ bắt đầu cảm thấy mình cao hơn đồng loại, vì thế kết quả trên đây thường khá khốc hại. Khi chúng ta gặp những người có phép thần thông kiêu hãnh thái quá, tôi tưởng chúng ta có thể quả quyết rằng họ chưa phải là bực cao siêu và nếu những quyền năng cao siêu của họ phát triển thì họ cũng chưa giao tiếp được với Ðức Chơn Sư, vì lẽ không kiêu hãnh là đặc tính hoàn toàn của người phải học bài học của y. Rất dễ mà nói rằng: "Tôi không muốn có lòng tham vọng"; nhưng không phải dễ mà nói rằng: " Khi Ðức Chơn Sư nhìn vào tâm tôi, Ngài sẽ thấy nó hoàn toàn trong sạch ". Ðiều nầy rất khác nhau xa. Chúng ta tin tưởng quá dễ dàng rằng chúng ta không có lòng tham vọng, không hề ích kỷ, không bao giờ nóng giận. Chúng ta tin tưởng nhiều việc khác nữa, nhưng mà Ðức Chơn Sư với cái nhìn không bao giờ lầm lạc, phân biện những sự vật chớ không phải lớp sơn giả dối mà chúng ta tô lên chúng nó khi chúng tự kiểm điểm lấy mình. Người nghệ sĩ chân thành làm việc vì lòng yêu nghệ thuật đôi khi thành thật bước vào đường ngay chánh hơn là nhà Huyền Bí Học tưởng rằng mình không còn tham luyến cái chi cho bản thân mình nữa, nhưng mà, kỳ thật y chỉ nới rộng giới hạn của sự kinh nghiệm và sự ham muốn và đem quyền lợi của y đặt lên trên những vật mà chân trời mở rộng của đời sống y đem cung hiến cho y. Một người cố chấp sẽ lưu ý chúng ta rằng người chân nghệ sĩ, hiểu theo ý nghĩa nầy, không ai tìm đâu cho ra. Ðiều đó không đúng. Tôi có giao thiệp nhiều với nghệ sĩ bên Anh cũng như bên Pháp. Nghệ sĩ thường hay đố kỵ và phê bình nghệ thuật thiếu hẳn sự dịu dàng nhã nhặn, nhưng tôi biết có một vài nghệ sĩ sống và làm việc vì lòng yêu nghệ thuật chớ không vì giàu sang phú quí. Cách làm việc như vậy khiến cho y từ chối những cơ hội thúc đẩy y bước vào đời, vì y nghĩ rằng không thể nào lợi dụng những cơ hội đó mà không phản bội nghệ thuật. Người mà vì tình yêu nghệ thuật tình nguyện hy sinh như thế thì đã cởi bỏ hẳn bản ngã mình trong một phạm vi nào đó. Nếu một hình thức cao siêu của lòng tham vọng riêng tư còn ở trong lòng y, ít ra y cũng diệt được một phần lớn cái bản ngã tầm thường khi y đã dứt được lòng ham muốn tiền tài danh vọng. Có một giai đoạn mà nhà Huyền Bí Học đã hoàn toàn chế ngự được tất cả mọi dục vọng liên quan đến Phàm Nhơn, nơi đó vượt lên trên những điều tham vọng của người đời, nhưng y cũng còn lòng tham vọng cho cá nhân riêng biệt của y hay là Chơn Nhơn mà sự tiến bộ có lợi cho y hơn là điều lành, điều phải mà y có thể đem thi thố cho đời. Vì vậy, rất có thể một nghệ sĩ hoàn toàn hy sinh mọi tư tưởng lợi kỷ mặc dù không hiểu chi về Huyền Bí Học cũng bước vững vàng trên đường ngay chánh hơn là một nhà Huyền Bí Học ích kỷ nói trên. Cũng nguyên tắc ấy được áp dụng cho hai qui tắc khác nhau, bề ngoài cũng giản dị như nhau. Con hãy nghiền ngẫm thâm sâu hai qui tắc nầy và đừng để tâm con bị gạt gẫm. Ở đây, Ðức Chơn Sư đề cập đến những qui tắc 2 và 3 mà chúng ta sẽ bàn đến ở chương sau và những qui tắc nầy bắt buộc ta phải diệt lòng ham sống và lòng ham sung sướng. Ngài phòng bị cho ta chống lại ba loại dục vọng, bởi vì Thể Trí chứng tỏ một sự xảo quyệt phi thường và cực kỳ tinh quái bằng cách tìm cho ta những lời bàu chữa và viện đủ ngàn lý lẽ để hành động như thật là ta có lòng ham muốn như vậy. Có thể chúng ta không xem mình như là người có đặc tài hay thông minh, nhưng nếu chúng ta kiểm điểm lại những lời bàu chữa do chúng ta bày đặt ra đặng thi hành những điều ta muốn thì chúng ta buộc lòng phải nhìn nhận - một cách tổng quát ở điểm nầy, chúng ta tỏ ra có nhiều khả năng phi thường. Bởi vì, hiện giờ đây, trước thềm Thánh Ðạo, một sự sai lầm còn có thể sửa chữa được, nhưng nếu con ấp ủ nó trong lòng con, nó sẽ trưởng thành và đơm bông kết trái; ít ra con phải chịu đau đớn dữ dội mới hòng tiêu diệt nó được. C. W. L. - Ðến đây thì chấm dứt lời chú thích dài dòng do Ðức Chơn Sư Hilarion thêmvào qui tắc thứ nhứt. Con người càng tiến bước trên con đường phát triển về Huyền Bí Học thì càng chôn sâu trong lòng mình tất cả các tánh xấu chưa khai trừ được. Thí dụ lòng ích kỷ, tánh xấu nặng nhất và thông thường nhất trong tất cả các tánh xấu, vì nó là nguồn gốc của nhiều tánh xấu khác. Con người mà mọi biểu hiện bên ngoài của lòng ích kỷ đã dứt, có thể tưởng mình đã hoàn toàn giải thoát được tánh đó nhưng không dè tánh xấu ấy, tự nó, có thể chưa chịu bại trận lần nào. Người càng tiến bước trên Ðường Ðạo thì nó càng ẩn núp kín đáo bên trong. Trong khi chờ đợi, con người tăng cường dần dần những sự rung động các thể của nó cho đến đỗi tất cả các tánh, dù tốt dù xấu, đều tăng cường mãnh liệt một lượt. Nếu còn một tánh xấu nào mà chính mình con người và bạn thân nó chưa thấy được thì tánh xấu đó càng ngày trở nên mạnh mẽ thêm và tới một ngày kia, không sao tránh khỏi, nó sẽ dấy lên và bộc lộ ra ngoài. Rồi chính vì sự tiến bộ lớn lao đã thực hiện được mà tánh xấu đó sẽ sinh ra một tai họa thảm khốc nhiều hơn là lúc nó còn ở trong một giai đoạn trước và sự diệt trừ nó chắc chắn sẽ làm cho ta đau khổ không ít. A.B. - Trên Ðường Ðạo, công việc phải làm cho kỹ càng triệt để. Trên thềm Thánh Ðạo, những sự sai lầm còn sửa chữa dễ dàng, nhưng trừ phi khi nào vị Ðệ Tử không ngớt ham muốn triệt để quyền năng trong những giai đoạn đầu tiên của thời kỳ Nhập Môn thì sự ham muốn nầy sẽ càng ngày càng mạnh thêm; nếu không nhổ tận gốc của nó ở nơi nào mà nó có căn cứ như tại cõi Trần, cõi Trung Giới và cõi Thượng Giới, vị Ðệ Tử cho sự ham muốn xâm nhập vào cõi Tinh Thần của Chơn Nhơn thì rất khó mà diệt trừ nó được. Lòng tham vọng ẩn trú trong Nhân Thể (Thể Thượng Trí) rồi thì nó theo mãi con người từ kiếp nầy qua kiếp khác. Những thể: Xác, Vía và Trí chết đi, con người sẽ lấy các thể mới khác, nhưng Nhân Thể nó chỉ chờ đến khi chấm dứt kỳ gian của một dãy hành tinh (Kalpa) mới tan rã. Cho nên, Ðệ Tử phải thận trọng đừng để lòng tham vọng tinh thần xâm nhập vào Nhân Thể và đưa vào đó những yếu tố chia rẽ để càng ngày càng giam hãm đời sống của nó. Hãy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc. A.B. - Mặc dù câu cách ngôn nầy được đặt vào chỗ khởi đầu của Qui tắc 4, tôi muốn đem khảo sát nó nơi đây là chỗ nó được áp dụng đặc biệt. Ðây là lời giảng lý Qui tắc 1 do Ðức Ðế Quân viết ra. Ðồng thời, chúng ta sẽ đề cập qui tắc và lời chú thích của Ngài, rồi đem đối chiếu lại thì thấy được nghĩa lý của nó. Cho nên, chúng ta hãy đọc: 1.-"Hãy diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc vậy". 2.-"Hãy diệt lòng ham sống, nhưng hãy kính trọng sự sống như những kẻ ham sống vậy". 3. - "Hãy diệt lòng ham sung sướng, nhưng hãy sung sướng như những kẻ sống vì hạnh phúc". Ham muốn quyền tước, ham sống và ham muốn hạnh phúc, đó là những điều thúc giục con người hành động ở thế gian nầy. ấy là phần thưởng của Ðấng Tối Cao hiến cho tất cả mọi người, nhờ đó mà sự tiến hóa phát triển. Tất cả mọi nỗ lực của con người để đạt cho được những phần thưởng ấy làm nảy sinh những tánh tình và thuận lợi cho sự tiến hóa. Nếu hết thảy những điều đó đột nhiên biến mất thì con người sẽ mất hết lòng tham vọng, lòng ham sống và lòng ham sung sướng. Chính đó là một giai đoạn mà chúng ta đều trải qua trước khi sự ham muốn nồng nhiệt đời sống tinh thần hoàn toàn phát khởi trong tâm ta - giai đoạn đó gọi là vairagya: đoạn tuyệt - nó sinh ra do sự nhàm chán. Con người nếm được mùi quyền thế và không tìm thấy hạnh phúc ở đó, họ làm việc hầu đạt cho được nó và nắm giữ lấy nó, nhưng họ nhận thấy rằng, đối với Chơn Nhơn, quyền thế là một điều thất vọng, không như điều người ta tưởng và không làm cho họ thoả mãn. Chúng ta hãy lấy thí dụ cố Hoàng Ðế Nga. Ở trên ngôi vị tuyệt đỉnh của quyền lực con người, Ngài quá chán ngán và hết sức ao ước thoát ly sự ràng buộc của nó. Không phải là chuyện hiếm có khi gặp trong lịch sử một người nắm giữ trong tay một quyền hành tuyệt đối và khi lòng đoạn tuyệt bị kích thích thì liền từ bỏ ngôi báu của mình. Kết quả: một cuộc sụp đổ, một sự suy nhược của tất cả mọi lý do, từ đó đến giờ, thúc giục con người hành động. Nó nói trong sự chán nản rằng: " Ích gì phải có sự nỗ lực mới? Tôi không ham muốn quyền thế nên chi tôi không có ý do để mà làm việc. Tôi không ham sống, tại sao phải tiếp tục sống hoài? Tôi không ham sung sướng vì nó không làm cho tôi thoả mãn, tại sao tôi phải chịu lao tâm khổ trí để đạt cho được nó?". Ðối với chúng ta thì câu hỏi như thế nầy: "Làm thế nào khích lệ người nầy trở lại hành động hầu y tiếp tục sự phát triển và tiến đến mức chót của cuộc tiến hóa của y? Làm thế nào kéo y ra khỏi giấc mộng hôn mê? " Phương pháp duy nhất là đánh thức trong tâm y, sự hoạt động của Sự Sống Thiêng Liêng, sự sống nầy trưởng thành bằng cách cho ra chớ không phải bằng cách thâu vô. Y đi đến một điểm biến chuyển của cuộc đời y là y muốn còn bấu víu vào bản ngã chia rẽ thì kiếp tái sinh sau nầy của y sẽ là sự mệt mỏi và chán nản. Người ta có thể đánh thức trong tâm y, lòng ham muốn cái đời sống chân thật nó tự ban rải ra ngoài để phụng sự chớ không phải khư khư nhốt mình trong sự ích kỷ trơ trơ. Trong tình trạng hiện hữu, người ấy, ở thế gian, là một phần tử vô dụng, vô dụng cho chính mình nó, vô dụng cho tất cả. Trước khi đi đến mức đó, y đã là một mãnh lực phụ trợ cho sự tiến hóa chung của thế gian, vì bởi y chịu ảnh hưởng của những vật có sức hấp dẫn những kẻ thường nhơn để giúp họ tiến hóa. Trong tình trạng sụp đổ và vô dụng mà y đã nhốt mình vào đó vì mất những lý do thường tình và thấp thỏi thì có một tiếng gọi đặc biệt kêu y - một tiếng gọi kêu đến ba trạng thái của con người - đã mất những lý do hành động. Có lịnh truyền cho y: "Hãy làm việc như những kẻ tham vọng vậy". Câu cách ngôn nầy kèm theo qui tắc I: "Hãy diệt lòng tham vọng", khi đứng một mình thì nó sẽ dắt đến sự bất động. Bản ngã chia rẽ bị tiêu diệt rồi, con người không còn lý do gì để làm việc nữa thì nó nhận được lời kêu gọi nầy: "Hãy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc vậy". Kế đến lệnh thứ II: "Hãy kính trọng sự sống như những kẻ ham sống muốn vậy". Và tiếp đến lệnh thứ III: "Hãy sung sướng như những kẻ sống vì hạnh phúc". Ðó là ba huấn lệnh mới, khởi điểm của một cuộc đời sống mới thay thế cho ba lý do cũ. Huynh hãy nhìn người nằm dài duỗi thẳng người ra, hình như chết. Quả thật, đời sống hình thể đã bị tiêu diệt. Giờ đây, chính là đời sống Tâm Thức mà nó cần phải thức tỉnh. Ba tiếng gọi ấy đã giúp nó làm được việc nầy. Nó phải khởi sự làm việc lại, nhưng chính hiện giờ con người Tinh thần phải sống và hoạt động, khi mà Phàm Nhơn sẽ động tác như một cái máy. Con người sẽ sống mãnh liệt hơn bao giờ hết, mặc dù tất cả sự ham sống, ham sung sướng và ham quyền thế đã tắt hẳn trong lòng nó. Ấy là câu trả lời cho câu hỏi nầy: Tại sao phải làm việc? Người nào không tìm được câu trả lời thì không chịu hành động và sự tiến hóa của y bị ngưng trệ. Ðó là điểm, theo Cơ Học, có tên là tử điểm (điểm chết) là tình trạng quân bình mà trong đó không còn sức xúc động. Những mãnh lực cao siêu thì cân phân với những mãnh lực thấp thỏi và tiêu diệt tánh ích kỷ và lòng tham vọng xưa kia, nhưng chúng nó chưa đủ khả năng thúc đẩy con người tiến tới trước; y sẵn sàng đem hết tinh lực và ý chí của y cung ứng cho những mãnh lực cao siêu ấy. Sự quân bình nầy không phải là mục đích của cuộc tiến hóa. Nào là những lý do mới đưa ra cho con người hầu đánh thức nó và làm cho nó hoạt động? Một lý do duy nhất thôi, tác động ở nội tâm, có thể làm khích động Linh Hồn; nó vốn ở trong sự đồng hóa với đời sống của Ðức Thượng Ðế trong thế gian và hoạt động như là phần tử của đời sống ấy, thay vì hoạt động với lòng ham muốn cho được sự ban thưởng. Không có sự chú thích nào của câu cách ngôn nầy hay hơn hết bằng một đoạn ở trong phần đàm thoại thứ III của quyển Thánh Ca (Bhagavad Gita) nơi đó chỉ cho biết những lý do phải làm việc sau khi đã mất những lý do thường tình là lòng ham muốn những kết quả của sự hành động: “Kẻ nào gặp sự hoan hỉ nơi Chơn Ngã (Chơn Nhơn) thỏa mãn với Chơn Ngã và chỉ đẹp lòng với Chơn Ngã, kẻ ấy mới đích thật là không còn gì phải thi hành ở thế gian nầy. Sự hành động cũng như sự bất động không còn liên hệ đến nó ở thế gian nữa, nó không còn lệ thuộc một sinh vật nào ở cõi đời nầy. Thế nên, con hãy thoát ly và phải hành động; sự hành động là bổn phận của con, vì khi hoàn thành sự hành động mà không tham luyến, con người đạt được Ngôi Cao Cả. Janaka và những vị khác, quả thật đã tiến đến bậc toàn thiện bằng sự hành động. Con hãy cố gắng hành động bằng cách nhắc nhở lấy con rằng mục đích của con là phụng sự thế gian”. (Bhagavad Gita, chương III, 17 - 20) Những điều diễn tả trên đây là một trình độ cao diệu hơn trình độ của con người màchúng ta hiện đang đề cập đến. Chúng ta chỉ nói tới chỗ khởi điểm của con Ðường Ðạo dắt đến sự thực hiện hoàn toàn Chơn Ngã. Tuy nhiên, lý do đã được trình bày trong quyển Thánh Ca đem áp dụng cho con người nói trên đây, khi mà y đã nhận thấy rằng Phi Ngã (Non Soi) không hứa gì cả, thì y tới trình độ đáp lời kêu gọi của Chơn Ngã duy nhất. Y sẵn sàng làm việc cho lý do nầy là lo cho hạnh phúc của chúng sinh. Một người như thế, hiện giờ, có thể nghĩ đến cách hoạch đắc cho được sự hiểu biết thiêng liêng, không phải để cho mình trở nên minh triết và cao quí, mà để giúp đỡ nhân sinh, ấy là mục tiêu mà y dung nạp từ từ, mục tiêu ở ngoài bản ngã riêng biệt của cá nhân y. Rốt cuộc, y sẽ bỏ lý do nầy, lòng ham muốn nầy, từ đó chỉ còn có một sự muốn duy nhất thôi, ấy là có thể trở nên một bộ phận của cái gì cao hơn y và để hoàn thành Thiên ý. Y sẽ tập cần phải dứt lòng ham muốn, dù là ham muốn sự hiểu biết thiêng liêng hay là mong ước được trở nên một Ðấng Chơn Sư, mà chỉ ham muốn là một khí cụ của Ðời Sống Cao Siêu. Vì thế, y trở lại hoạt động như những kẻ có lòng tham vọng, nhưng đối với lý do là làm một vận hà cho Ðời Sống Cao Siêu, con người sẽ loại bỏ những dấu vết cuối cùng của lòng tham vọng. Tiến đến điểm nầy, tinh lực của y, ngay lúc đó, thâm nhập vào Thiên ý. Ấy là lý do thúc đẩy y làm việc. Trong những chương của Thánh Ca mới vừa kể trên, Ðức Shri Krishna giải thích phải làm việc cách nào để đạt đến Ngôi Cao Cả, để nhận thức được sự hiện diện và quyền lực của Ðức Thượng Ðế. Kế đó, Ngài chỉ cho biết rằng sự kiện đạt đến Ngôi Cao Cả và nhận thức được Ðức Thượng Ðế, dắt đến một sự hoạt động của Ðấng Tối Cao là để bảo tồn tất cả vạn vật: “Nầy Partha, Ta không còn cái chi phải hoàn thành hoặc hoạch đắc ở trong ba cõi thế giới và trong khi đó Ta vẫn tham gia vào sự hành động. Bởi vì, nếu Ta không tham dự một phần việc kiên cố trong sự hành động, nầy Partha, nhân loại sẽ theo bước chân Ta khắp nơi. Ba cõi thế giới nầy sẽ bị hủy diệt, nếu Ta không hành động.” (Bhagavad Gita, chương III, 20 - 24) Ngài làm việc cho hạnh phúc nhân loại, đặng duy trì sức chuyển động của bánh xe Vũ Trụ. Sự hoạt động của Ngài chỉ có một lý do là giúp cho thế gian tăng trưởng và phát triển cho đến khi chấm dứt chu kỳ của Ðịa Cầu [2a]. Kế đó, Ðức Shri Krishna chỉ mục đích nhắm vào sự làm việc của chúng ta là nó phụng sự và bảo tồn cõi Thế gian và nhân loại. Dứt hẳn sự đồng hóa với mọi hình thức chia rẽ hầu đưa chúng nó đến chỗ hoàn thiện. Như thế, con người đồng hóa với Sự Sống thì nó phải hiến dâng tất cả mọi công tác cho hạnh phúc, cho công việc phụng sự đồng loại và trọn cả Thế gian, hầu tất cả muôn loài, từ động vật cho đến bất động vật, có thể tiến đến mức cuối cùng đã dành sẵn cho chúng nó, có thể trở nên cái gì mà Ðấng Tối Cao muốn cho chúng nó trở nên, mặc dù, trong đời sống biểu hiện, chúng nó chưa tiến đến điểm đó [3a]. Tất cả Vũ Trụ của Ðấng Tối Cao đã có sẵn và toàn thiện trong tư tưởng của Ngài, dần dần và trải qua nhiều giai đoạn, Ngài đem tư tưởng nầy làm thành hình thức trong vật chất. Người ta không thể nào nhận thức được một phần Sự Sống của Ngài mà không làm việc như chính Ngài đã làm việc cho sự biểu hiện hoàn toàn tư tưởng nầy, nghĩa là làm chuyển động bánh xe của Sự Sống cho đến kỳ hạn chỉ định. Bất tất con người phấn khởi vì lý do chính đáng và thiêng liêng nầy mà tin tưởng đến Ðức Thượng Ðế hay là chú ý đến Ngài; dù sao y cũng cảm biết được Sự Sống thiêng liêng trong Thế gian, y ứng đáp lại và phụng sự Sự Sống thiêng liêng nầy với tấm lòng sùng kính tuyệt vời. Ðó là trường hợp, thí dụ, của ông bạn già của tôi. Ông Charles Bradlaugh, mặc dù ông không tin tưởng ở Ðức Thượng Ðế như thời đó người ta đã tin, nhưng ông luôn luôn sẵn sàng đương đầu với mọi sự đau khổ và nguy hiểm, đem thân của mình lấp ngang miệng hố để cho kẻ khác làm phương tiện tiến lên, như một cái cầu, đến đời sống cao siêu. Tuy nhiên, những kẻ nào cảm biết được Thiên ý đến đỗi lấy đó làm lý do chính của đời sống mình thì nên giữ mình đừng làm rối trí kẻ khác chưa đủ sức suy nghĩ như họ và còn hành động dưới ảnh hưởng của lòng ham muốn. Kế đó, Ðức Shri Krishna nói rằng: “Cũng như kẻ vô minh hành động vì quyến luyến sự hành động, nầy Bharata, cũng thế, bậc Thánh Nhân phải hành động mà lòng không tham luyến với mục đích duy nhất là giúp đỡ Thế gian. Bậc Thánh Nhân không nên làm rối trí những kẻ vô minh còn quyến luyến sự hành động, nhưng, khi hành động trong sự hợp nhất với Ta, nó cần phải làm cho mọi hành động đều được vui thích”. (Bhagavad Gita, III, 25 -26) Người tinh thần hết lòng làm việc cho đời và treo gương mẫu bởi vì lẽ người thế noi theo cách hiểu biết của các vị Thánh Hiền mà làm việc. Một người làm mục tiêu cho quảng đại quần chúng trông vào có ra một gương mẫu gì thì kẻ khác sẽ bắt chước cách hành động của y. Nếu y lãnh đạm với sự hành động thì những kẻ thấp hơn y cũng làm thế; sự lãnh đạm của y có lẽ có một lý do cao thượng mà họ không biết, và lẽ dĩ nhiên họ sẽ nghĩ đến một lý do khác. Ðối với họ, lòng lãnh đạm có tính cách bất động và sự tiến hóa của họ vì thế bị ngưng trệ. Một người nào đó sẽ có thể nói rằng:"Tôi không thiết đến kết quả ở thế gian cũng như ở trên cõi Thiên Ðường; như vậy tại sao giúp đỡ đồng loại tôi theo dõi con đường dắt đến sự thỏa mãn nầy? Tại sao thúc giục họ hành động nhắm vào những mục tiêu mà tôi xét thấy vô ích, nhắm vào những thắng lợi hão huyền? Tại sao tôi tận lực cho ra những điều không dung nạp được?" Câu trả lời không còn làm cho người ta phải hoài nghi nữa. Những kết quả của sự hành động nầy hết sức cần thiết cho đa số người; trừ phi họ không ham muốn những cảnh vui vẻ Hồng Trần nầy, những sự sung sướng nầy, những điều tham vọng nầy, những mục tiêu nầy, chúng thúc giục họ hành động, thì sự tiến hóa họ bị ngưng trệ. Nếu con người không tìm những sự thỏa mãn ở thế gian, có thể mục đích của họ hướng về cõi Thiên Ðường. Dù sao, họ phải được khuyến khích để hành động, để tăng trưởng, để tiến hóa. Nếu huynh làm cho họ tin rằng (thuyết phục) tất cả điều đó là vô ích thì họ sẽ không tiến bước. Cho nên, đối với sự tiến bước của nhân loại, điều quan trọng là có một gương mẫu đưa ra, gương mẫu của một công việc được hoàn thành trọn vẹn, đầy đủ. Luôn luôn khó mà thực hiện sự toàn thiện ngày nào mà công việc làm còn bị lòng ham muốn giục giã; mặc dù, trong trường hợp nầy, con người có thể làm được gương mẫu đáng khen về nghị lực kiên nhẫn, nhưng việc làm của y có pha chút đỉnh tính cách lợi kỷ sẽ không cho gương mẫu của y trở nên toàn thiện. Y sẽ có thể làm việc với một cách đúng đắn lắm, nhưng đó là điều y sẽ thực hiện cho y. Kỳ thật, y không tận lực thi hành, tư tưởng của y không hoàn toàn hướng về công việc làm, mà cố bám vào một phần kết quả riêng biệt cho cá nhân y. Ðức Thượng Ðế làm việc trong sự toàn thiện hầu cho sự tiến bộ của Thế gian được vững bền, thế nên, chúng ta hãy làm việc với một tinh thần như thế. Chúng ta phải làm việc giỏi giắn hơn những thế nhân có nhiều khả năng hơn hết, vì lẽ chúng ta có lý do là phụng sự Ðức Thượng Ðế và nhân loại chớ không phải cho quyền lợi riêng của chúng ta. Chúng ta muốn làm việc là vì nhân loại. Chúng ta từ khước việc đi tìm khắp nơi những hoạt động chỉ vì lòng vui thích tầm thường mà hoạt động. Có lắm người làm việc như thế để thỏa thích sự hoạt động của họ vì nếu họ sống nhàn hạ, không làm gì hết thì họ chết mòn trong sự buồn chán, khuynh hướng đó không giống chút gì với khuynh hướng của con người đã đẹp lòng vì Chơn Ngã (Chơn Nhơn). Không bao giờ họ buồn chán, không bao giờ họ tìm kiếm một phương thế để thỏa mãn sự cần phải hoạt động của họ. Họ làm việc vì cho là bổn phận của họ, và nơi nào không có bổn phận bắt buộc họ phải làm thì họ không ham muốn hoạt động. Trong phần đối thoại thứ IV của Thánh Ca, Ðức Shri Krishna giải thích bằng những lời nầy về sự hành động, sự hành động xấu và sự bất động: “Thế nào là hành động? Thế nào là bất động? Chính những bậc Hiền Triết cũng bối rối về điều đó. Bởi thế, ta sẽ giải thích cho con biết thế nào là hành động, khi biết rồi con sẽ giải thoát được sự khổ. Cần phải học hỏi cho biết sự hành động và phân biệt thế nào là hành động không chân chính và thế nào là bất động. Huyền bí thay con đường hành động. " Kẻ nào có thể thấy được bất động trong hành động và hành động trong bất động [4a], kẻ ấy là bậc Hiền Triết ở giữa nhân loại, nó vẫn hòa hợp với mọi người, dù khi có hành động”. (Bhagavad Gita, IV, 16 - 18) Người ta nói chính những bậc Hiền Triết cũng không nhận thức được rõ ràng giới hạn của tất cả những điều trên đây. Sự hành động tốt, đối với con người, là một bổn phận, bổn phận biểu thị sự sống của Ðức Thượng Ðế mà vẫn tồn tại vị trí của mình. Như thế, y cần phải làm một vận hà hoặc như một nhân viên và làm việc với sự hiểu biết, sự chính chắn và thận trọng mà con người không tham vọng đã chứng tỏ. Huynh hãy so sánh công việc của y với công việc của người tham vọng, huynh sẽ thấy công việc ấy cũng đàng hoàng và tốt đẹp vì nó đã được hoàn thành với một tinh thần hy sinh tuyệt đối và sự quân bình triệt để. Nếu huynh gặp một người không làm việc như thế và cũng không cầu mong kết quả của sự hành động, vậy mà y tỏ ra ít hoạt động hơn là y phải làm, y làm việc kém nghị lực, kém hứng thú và kém mực thước vì y không còn lý do riêng tư nữa thì huynh đứng trước mặt một người, trước khi đi đến sự bất động, y chưa học xong bài học "bổn phận phải hành động". Tôi được nghe nói về nhiều người rằng: "Mấy người đó chưa hành động mà đã bắt đầu bất động, vì họ đã nhận thức được trong trí họ rằng kết quả của sự hành động là hão huyền, trước khi họ tiến đến điểm mà họ sẽ có thể làm việc một cách bất vụ lợi. Trong thế gian nầy, họ là những người vô dụng, không làm việc gì cả. Họ cũng không phải là những người tinh thần để cung hiến tinh lực mình cho sự tiến hóa của nhân loại". Người tiến đến trình độ mà kết quả của sự hành động không còn quyến rũ y nữa thì được quyền chọn lựa giữa hai lối sống: y có thể lánh mình vào rừng sâu, sống cuộc đời cô độc, hoặc là tích cực tham gia vào những công việc của người đời. Nếu y tiến hóa khá cao để làm việc mạnh mẽ trên cõi Thượng Giới hay là cõi Tinh Thần (cõi Bồ Ðề) thì đời sống bất động nầy ở Thế gian, đối với y, có thể tốt nhất. Y giúp ích kẻ khác đắc lực hơn là việc mà y không thể làm được trong khi xung quanh y đầy những náo động của Trần ai. Tuy nhiên, Ðức Sư Phụ thường cho y thác sinh xuống Trần thế đặng mà trong kiếp chót nầy, y làm gương mẫu cho sự hành động chân chính ở Thế gian, y sống một cuộc đời hoàn toàn hoạt động và biểu lộ tất cả tinh lực làm ra đặc tính của con người đầy tham vọng nhất. Ở trên Thế gian nầy, khi một người kia sống một cuộc đời sống tinh thần thì thường khó mà xác định, do theo triệu chứng bên ngoài, xem có phải y hoạt động vì lòng ham muốn hay là vì bổn phận, nhưng mà có một sự thử thách không sai lầm, luôn luôn giúp cho chúng ta nhận xét lý do riêng cho chúng ta. Huynh có cảm giác gì khi kết quả của sự hành động bày ra trước mắt huynh? Nếu lòng tham vọng đóng vai tuồng tối thiểu trong công tác của y thì là: ví như thất bại, y sẽ tỏ ra chán nản, mà thành công, y sẽ hớn hở vui mừng. Nếu sự thất bại ấy không làm cho y đau khổ chút nào thì không có một yếu tố riêng của bản ngã xen vào công việc của y. Y đã làm việc vì bởi chính Ðức Thượng Ðế làm việc cho hạnh phúc nhân loại, y sẽ nhận biết rằng sự thất bại không phải là sự thất bại của Ðấng Tối Cao mà nó thuộc về Cơ huyền diệu của Ngài. Về quan điểm của Ðấng Tối Cao thì sự thất bại không hề có, nhưng trong đời sống con người, sự thất bại thường cũng rất cần thiết cho sự thành công cuối cùng, cũng như sự thành công cần thiết cho sự thành công tối hậu. Vai trò của các con của Ðấng Tối Cao, đôi khi phải chịu cảnh thất bại hầu chúng trở nên dõng mãnh hơn và hiểu được rằng không có sự thất bại nào mà không có sự thành công tương ứng. Thật sự, con người làm việc như một thành phần của đời sống của Ðức Thượng Ðế chăng? Chính đó là điều chứng tỏ lòng hoan hỉ hoàn toàn của nó, dù nó thành công hay thất bại. Nếu lòng hoan hỉ của nó hoàn toàn không một mảy tức tối, giận hờn thì công tác của nó có mục đích đặc biệt là bảo tồn nhân loại, và không trói buộc người chủ động nó, dù ở trong sự hành động đi nữa, cũng giải quyết được vấn đề bất động và cũng tập sử dụng các thể và những vật tính (gounas)(những đặc tính của vật chất) [5a] nhưng mà không còn đồng hóa với chúng nó nữa. Trong trường hợp thông thường, những vật tính (gounas) dẫn dắt con người, nhưng trên Ðường Ðạo, chính con người dẫn dắt những vật tính. Phần đông con người bị những nguồn lực thiên nhiên lay chuyển và thúc giục họ làm việc, nhưng khi con người để chân trên Ðường Ðạo rồi thì sử dụng lại những nguồn sinh lực ấy như là khí cụ để làm việc, y tách ra khỏi chúng nó và dùng lại chúng nó. Người thamvọng là món đồ chơi của vật tính, bị chúng nó sai khiến, trong khi y tưởng rằng y làm việc, nhưng kẻ nào chế ngự được chúng nó, bắt chúng nó đi theo con đường tiến hóa do Ðấng Tối Cao phác họa thì không còn đồng hóa với chúng nó nữa. Trong Thánh Ca có dạy chúng ta về điều đó như vầy: “Kẻ nào từ bỏ tất cả tham luyến về kết quả của sự hành động, luôn luôn bằng lòng lấy mình và không tìm đâu làm nơi nương tựa, kẻ đó không hoạt động, mặc dù y làm một việc nào đó. Không ham muốn, làm chủ được Thể Trí và bản thân mình, từ bỏ tất cả mọi khát vọng thì nó chỉ hoàn thành sự hành động về mặt Thể Chất thôi và không phạm tội. Bằng lòng với tất cả cái chi hoạch đắc được một cách tự nhiên, lòng không có sự xung đột phản khắc nhau, không đố kỵ, thản nhiên trong sự thành công cũng như trong sự thất bại thì nó không bị trói buộc, mặc dù nó hành động. Ðối với bực siêu thoát không lòng tham luyến mà Thể Trí ở trong sự minh triết và tất cả mọi hành động đều là sự hy sinh thì Nghiệp Quả hoàn toàn tiêu tán” (Bhagavad Gita, IV,20 -23) Người mà đặt mình ở vào tử điểm rồi, như lòng lãnh đạm, thì phải lo tìm kiếm phương thế đặng tăng cường trong tâm mình những ảnh hưởng cao siêu hầu nhờ sức kích thích của chúng nó mà y chọn lấy đời sống hoạt động về tinh thần. Y phải thực hành tham thiền; y phải lợi dụng tất cả mọi tình cảm sẵn có; y phải nắm lấy một cách cẩn thận tất cả mọi cơ hội phụng sự; y phải hoạt động, dù không ham muốn sự hoạt động, dù trái với ý muốn thích ngồi một chỗ, bất động, y cần phải triệt để hành động. Nếu y biết được một người mà y đem lòng kính trọng và gương mẫu của người đó khuyến khích y hoạt động thì y sẽ trải qua một trình độ trung gian nầy rất nhanh chóng, bằng không sự tiến hóa của y có thể bị gián đoạn. Nếu y muốn làm đẹp lòng một người mà y kính mến, y có thể dùng lòng ham muốn ấy như là chất kích thích cho đến lúc y sẽ cảm thấy được sự thúc giục của Sự Sống thiêng liêng, vì thế, lòng ham muốn ấy sẽ kéo y ra khỏi ngay tình trạng nản chí ấy. C. W. L. - Khi đã diệt được lòng tham vọng riêng tư, con nhận được huấn lệnh:"Hãy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc". Thường thường, có ba giai đọn nối nhau tiếp diễn: trước tiên là làm việc đặng đạt cho được kết quả ở Trần gian, kế đó đến giai đoạn mà con người vẫn tiếp tục làm việc, cũng còn vì một kết quả được về cõi Thiên Ðường. Nhiều Giáo Hội khác nhau xác định mạnh mẽ các điều trên đây là phải từ bỏ cõi Thế gian đặng sống trường cửu ở trên trời; chúng ta sẽ càng đến gần bệ ngọc của Ðức Thượng Ðế hơn và vân vân. Hầu hết cả thảy mọi người đều trảiqua hai giai đoạn nầy: làm việc cho một mụctiêu ở Thế gian, kế đó làm việc cho một mục tiêu ở Thiên Ðường. Ðôi khi, người ta đi xa hơn, làm việc hầu để làm đẹp lòng các Ðấng Thần Minh của họ. Nhiều tín đồ Cơ Ðốc Giáo, thí dụ, làm việc vì lòng yêu Ðức Chúa Jésus, điều nầy thật đáng kính, vì ở đây không còn lòng ích kỷ nữa; ấy là một trình độ cao hơn trình độ của kẻ nào làm việc vì một kết quả riêng, dù là được về cõi Thiên Ðường. Có một trình độ cao hơn nữa; là người ta làm việc vì lòng ham mến sự làm việc, ít ai hiểu được như thế, nhưng có nhiều nghệ sĩ lại hiểu. Vài người trong bọn họ, làm việc vì lòng yêu nghệ thuật, dù ở ngành nào mà ho ïtrau luyện cũng vậy. Một nhà đại thi hào nói rằng: "Nếu tôi ca hát, ấy là tôi không làm gì khác hơn được", có ý nói rằng ông bị bắt buộc phải phô diễn cái điều do ông chuyển đạt lại cho đời như một bức thông điệp. Một người khác cũng có ý tưởng như thế, nói rằng ông quí chuộng thi phẩm của ông không phải vì ông là tác giả của bài ấy, mà trái lại, vì chúng nó không phải là của ôâng. Cũng thế, có lắm người làm việc vì lòng yêu nghệ thuật, không vì họ, không vì danh tiếng của họ, không vì làm vừa ý kẻ khác, cũng không vì làm đẹp lòng Ðức Thượng Ðế - trong ý nghĩa mà thường hiểu như vậy - nhưng vì họ có cảm tưởng như mình được giao phó một sứ mạng mà họ phải làm cho xong. Ðến mức nầy mới thật là điều hết sức tốt đẹp. Sau rốt, đến trình độ cao hơn hết là con người làm việc vì biết mình là một phần tử của Ðức Thượng Ðế và như thế, nó nguyện ước hoàn thành Cơ Tạo Hóa. Nhiều kẻ, đôi khi, lầm tưởng rằng đó là mục đích của họ trong bầu không khí của những tư tưởng thấp hèn không ngớt bao phủ họ. Ở vào phương diện nầy, chúng ta có thể luôn luôn tự mình thử thách lấy mình, có lẽ, có ích lợi là khi nào chúng ta bị thất bại, điều nầy, thỉnh thoảng xảy đến cho chúng ta. Như Bà Chánh Hội Trưởng đáng kính của chúng ta thường giải thích rằng, nếu chúng ta chân thành và tận tâm làm việc như những phần tử của Thượng Ðế, như những phần tử của toàn thể thì không có cảnh thất bại nào có thể làm rối trí chúng ta được, bởi vì chúng ta biết rằng Ðức Thượng Ðế không bao giờ lầm lạc. Nếu, hiện giờ, sự hoạt động nầy hay sự hoạt động nào khác, đối với chúng ta dường như là một sự thất bại thì sự thất bại ấy đã được Thiên Cơ dự liệu trước, vì thế, nó cũng cần thiết và tóm tắt rằng đó không phải thật sự là một việc thất bại. Xét về mặt Thiên lý, không có sự nỗ lực nào vô ích cả, như thế, chúng ta không có gì phải buồn rầu. Một điểm duy nhất cần phải khảo xét lại là xem có phải lỗi ở chúng ta chăng? Nhưng nếu chúng ta cố sức hành động mà việc làm của chúng ta không thành công thì chúng ta biết rằng tất cả đều tốt đẹp. Tuy nhiên, những lýdo như thế không nên làm cho chúng ta trở nên hờ hững hay lãnh đạm để mặc cho thời gian đi qua. Một trong những bổn phận của chúng ta, là làm cho đồng loại chúng ta từ bỏ cái thuyết bất động và dắt họ đi trên con đường phụng sự. Chỉ nội sự thành công nầy cũng đem lại cho đời một ích lợi chắc chắn. Quả thật, tất cả đều làm cho tốt đẹp hơn, nhưng chỉ khi nào chúng ta thật tâm cố gắng. Nếu con người, trong phần việc được giao phó cho mà không rán sức hành động thì kết quả thu được phải kém hơn kết quả của nó phải có, bởi vì kết quả nầy đáng lẽ phải tốt đẹp hơn. Khi chúng ta triệt để thi hành tất cả và chỉ khi đó, chúng ta mới có quyền nương dựa vào tư ưởng nầy: "Tôi đã làm tất cả những điều tôi có thể làm được; mặc dù tôi không thành công, tôi xin nghiêng mình trước một quyền lực cao hơn quyền lực của tôi". Tôi dám cả quyết rằng điều gì đã làm trọn vẹn thì thật không mất mát đi đâu và rốt cuộc, mỗi người đều đạt được những điều thuận lợi cho nó nhất. Dẫu cho huynh có đạt được một kết quả trong ngày hôm nay hay là trong một triệu năm nữa, việc đó không có gì quan trọng; nếu tư tưởng triết lý cao siêu nầy chỉ là một ảo tưởng thôi thì chính đó là một ảo tưởng rất dõng mãnh. Cảm thấy ảo tưởng ấy đối với tôi, có giá trị, tôi tưởng, đối với kẻ khác, cũng có gí trị như thế và nếu chúng ta có thể khuyên bảo họ nắm lấy cơ hội đầu tiên để tiến bước thì chúng ta sẽ giúp ích cho họ thật lớn lao. Về lâu, điều đó có sự sai biệt như thế nào đối với Ðức Thượng Ðế mà nơi Ngài tất cả đều di chuyển, tôi không biết rõ, nhưng chắc chắn Thiên ý muốn cho chúng ta tiến bộ và nếu quả thế thì Ngài cũng muốn cho sự tiến hóa của chúng ta được hoàn thành càng sớm càng tốt. Lẽ cố nhiên, chúng ta phải ăn ở thuận theo Thiên ý bằng cách bước mau trên Ðường Ðạo, dắt đến sự hợp nhất với Ngài và bằng cách giúp đỡ kẻ khác cùng đi một đường với chúng ta. Vì thế, tôi không thấy tại sao nó có thể lãnh đạm khi người ta bước vào cửa Ðạo (Nhập lưu) trong thời kỳ nầy tại thế gian, hoặc trong kỳ gian của dãy hành tinh hiện thời, hoặc người ta chờ dãy hành tinh sau. Tôi sẽ hết sức cố gắng giúp đỡ đồng loại tôi bước vào cửa Ðạo tại dãy hành tinh nầy. Một sự thách thức khác, có lẽ sẽ được xác định xem ta có bằng lòng thi hành công tác nào đó thuộc về công tác của Ngài không? Xem chúng ta có bằng lòng giúp đỡ những người cao thượng hơn hết cũng như những người thấp thỏi hơn hết không? Ðối với Ðức Thượng Ðế thì trong phạm vi của sự tiến bộ không có gì cao mà cũng không có gì thấp, dẫu rằng trong sự tiến bộ nầy, phần tử nầy của Cơ Tạo Hóa có thể tiến đến một điểm cao, còn phần tử khác thì tiến đến một điểm thấp. Ðiều đó cũng giống như một bánh xe quay: trong sự chuyển động nầy, có một phần nào của bánh xe đến gần đỉnh, nhưng trong lúc quay tròn, toàn thể bánh xe đều tiến tới. Phận sự của chúng ta là trợ lực cho sự chuyển động tiến tới trước và thúc đẩy bất cứ là phần tử nào của bánh xe. Sự sống ở tất cả mọi trình độ là sự sống thiêng liêng. Ở nhiều giai đoạn, sự sống nầy phát triển hơn sự sống khác - sự phát triển trong con người hơn sự phát triển trong thú vật, sự phát triển trong thú vật hơn sự phát triển trong thảo mộc, sự phát triển trong thảo mộc hơn sự phát triển trong khoáng vật - nhưng mà, khắp mọi nơi, đều là sự sống thiêng liêng, và nếu chúng ta giúp đỡ cho sự tiến bộ của một trong những phần tử của nó là chúng ta hối thúc sự hoàn thành Thiên Cơ. Cái gì cao cả hơn hay thấp thỏi hơn, ấy là hình thể dùng để làm khuôn mẫu cho Sự Sống. Hình thể giúp cho sự phát triển được lớn lao nhiều hay ít, nhưng Sự Sống vẫn là một. Quan điểm của Ðức Thượng Ðế khác hơn quan điểm của chúng ta lắm, dĩ nhiên nó phải bao gồm một chút tư tưởng nầy: kỳ thật, tất cả Sự Sống như nhau, ở phương diện nầy, không có gì cao hay thấp, vì toàn thể đang chuyển động. Ðiều nầy không làm trở ngại nhiều người mà Sự Sống phát triển hơn, có nhiều khả năng để giúp đỡ, còn lắm kẻ khác chỉ có thể giúp đỡ một cách ít oi thôi. Huynh hãy nhớ kỹ điều nầy: Những người nhận thấy rằng việc làm của họ được thành tựu nhất, tốt đẹp nhất mà bị thường xem là thấp kém thì dù sao chớ nên nản chí ngã lòng, ho ïcũng thúc đẩy bánh xe ấy, họ cũng góp phần vào sự phát triển Sự Sống thiêng liêng ấy. CHƯƠNG THỨ TƯ Qui tắc 2 – 4 2.- Hãy diệt lòng tham sống. Hãy kính trọng sự sống như những kẻ ham sống muốn vậy. A.B. - Những điều khảo sát trước đây có liên quan đến một điểm nào đó của câu cách ngôn nầy và câu kế tiếp. Cũng những nguyên tắc chung ấy áp dụng cho sự diệt lòng thamvọng (trừ phi những hoạt động của kẻ làm việc như y có lòng tham vọng) cũng được đem áp dụng luôn cho cả hai câu trên đây. Vị Ðệ Tử phải diệt lòng ham muốn đời sống cá nhân riêng biệt, tất cả điều gì làm tăng trưởng tinh lực của bản ngã và nuông chiều điều ham muốn riêng tư của y. Niềm vui thích phát triển đời sống của y bằng cách không ngớt đưa vào những yếu tố bên ngoài nhiều hơn trước cũng chưa phải là đủ cho hạnh phúc của y. Khắp cả thế gian, người ta thấy những người tìm kiếm một cách nồng nhiệt, một đời sống thung dung hơn, phong lưu hơn, họ chiếm đoạt nó bằng cách biểu lộ những dục vọng khác nhau, họ phấn đấu, họ tranh đua hầu hoạch đắc và tích trữ không ngớt những vật do sự tưởng tượng cuồng nhiệt và vô kỷ luật của họ đòi hỏi, đó là nguyên nhân của sự hỗn loạn vô biên về phương diện cá nhân và xã hội. Nhưng vị Ðệ Tử chính mình, phải diệt lòng ham muốn nầy là sự tăng trưởng và khai triển đời sống cá nhân và chia rẽ. Y bước vào đời sống cao siêu và chỉ có một điều ham muốn là có mặt ở khắp cả bốn phương trời trong vũ trụ mà nơi đó sự hiện diện của y có thể biểu