🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giải Phóng Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. NGUYỄN THỊ THÚY NGUYỄN VIỆT HÀ NGUYỄN CÔNG CƯỜNG PHẠM THÚY LIỄU LÂM THỊ HƯƠNG NGUYỄN THỊ THÚY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/12-347/CTQG. Số quyết định xuất bản:5620-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-6272-1. 4 ► GIẢI PHÓNG Nguyễn Hiền Thu dịch từ bản tiếng Anh Giai Phong: The Fall and Liberation of Saigon do Nhà xuất bản St. Martin’s Press xuất bản năm 1976 tại Hoa Kỳ. Ấn bản tiếng Anh này do John Shepley dịch từ nguyên tác tiếng Italia. Các ảnh tư liệu in kèm trong ấn bản tiếng Việt này do Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội tuyển chọn. Bản tiếng Việt cuốn sách Giải phóng do Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội giữ bản quyền. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Sau khi cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp kết thúc bằng Hiệp định Geneva năm 1954, nhân dân miền Nam và cả nước trực tiếp đương đầu với đế quốc Mỹ, đế quốc cầm đầu các thế lực phản động hiếu chiến trên thế giới, chẳng những muốn đặt ách thống trị thực dân kiểu mới trên miền Nam mà còn muốn xâm chiếm miền Bắc nước ta, uy hiếp trực tiếp phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới hòng giành quyền bá chủ thế giới. Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi nhất, một biểu tượng về sự đoàn kết, anh dũng chiến đấu để gìn giữ độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân; chấm dứt sự can thiệp quân sự của đế quốc Mỹ vào nước ta, đồng thời đánh dấu sự sụp đổ không thể cứu vãn của chế độ Việt Nam Cộng hòa - tay sai đắc lực của Mỹ. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam đã trở thành đề tài xuyên suốt trong đời sống chính trị, văn hóa, nghệ thuật không chỉ đối với văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà lịch sử ở nước ta mà còn đối với giới văn nghệ sĩ nước ngoài. Nhân kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975 - 30 tháng 4 năm 2020) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ hai cuốn sách 6 ► GIẢI PHÓNG Giải phóng của nhà báo, nhà văn nổi tiếng người Italia Tiziano Terzani, do Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông cùng dịch giả Nguyễn Hiền Thu tổ chức biên dịch. Được viết dưới dạng tiểu thuyết lịch sử chiến tranh, cuốn sách đã tái hiện một cách khách quan, chân thực chiến thắng của quân và dân ta cũng như sự thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa trong con mắt quan sát của một người nước ngoài. Thông qua việc miêu tả quá trình tiến hành cuộc di tản hỗn loạn của quân Mỹ và sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa, cuốn sách cho bạn đọc thấy rõ sức mạnh tổng lực của quân và dân cả nước tiến tới chiến thắng vang dội, thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách còn tập trung phản ánh quá trình tiếp quản Sài Gòn sau ngày giải phóng với những vấn đề cụ thể như: khắc phục thiệt hại về kinh tế; ổn định tình hình chính trị; đăng ký cán bộ, sĩ quan, binh lính ngụy để tiến hành đào tạo lại; chiến dịch chống văn hóa đồi trụy do lối sống Mỹ để lại; chống các thành phần ngoan cố, v.v.. Qua đó bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản cách mạng, những câu chuyện đồn đại về “các cuộc thảm sát đẫm máu” mà cơ quan tuyên truyền của đế quốc Mỹ và của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu nghĩ ra để làm mất uy tín của Quân Giải phóng, hòng củng cố tinh thần kháng cự trong người dân và trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, cũng là để thuyết phục Quốc hội Mỹ viện trợ dành thêm hàng tỷ đôla nhằm cứu vãn cuộc chiến đang đi đến hồi kết. Nhà TIZIANO TERZANI ◄ 7 báo, nhà văn Tiziano Terzani đã viết rõ trong cuốn Giải phóng rằng: “Sài Gòn được giải phóng, chứ không phải bị xâm lược. Quân đội giải phóng là người Việt Nam, giống như những người đến giải phóng. Họ không phải là lực lượng nước ngoài đến chiếm đóng”; “Trong ngày giải phóng, ở Sài Gòn không có sự thanh toán, trả thù lẫn nhau, không có việc lùng bắt những người theo chủ nghĩa phát xít; kẻ bại trận không bị phơi bày làm nhục trước công chúng. Không có những người phụ nữ khỏa thân với mái tóc cạo trọc bị đẩy qua đẩy lại giữa hai hàng người như tôi đã nhìn thấy trong suốt đợt giải phóng châu Âu khi tôi còn là một cậu bé. Ngày 30 tháng 4 và những ngày sau đó, ở Sài Gòn không có chuyện bắn những kẻ cộng tác với địch, những cảnh sát hay những kẻ tra tấn. Thật kỳ lạ, đối với một thành phố luôn thì thầm đồn đại những câu chuyện không có thật và khó tin nhất như Sài Gòn thì lại không có đến một lời đồn đại về một án tử hình ở đâu đó”. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều này đã được Tiziano Terzani - người chỉ mới sống ở Việt Nam 5 năm - thể hiện sâu sắc trong suốt chiều dài tác phẩm Giải phóng, chủ nghĩa nhân đạo trở thành biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất nhưng giàu lòng nhân ái, vị tha. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với tất cả những ai quan tâm đến cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của quân và dân ta. Trong cuốn sách có những thông tin, những ý kiến nhận định xuất phát từ góc nhìn cá nhân nên mang tính chủ quan 8 ► GIẢI PHÓNG của riêng tác giả và không phải là quan điểm của Nhà xuất bản. Tôn trọng ý kiến, nhận định của tác giả và để bạn đọc thuận tiện nghiên cứu, tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giữ nguyên các quan điểm ấy, đồng thời khẳng định đó là quan điểm riêng của tác giả. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 9 LỜI GIỚI THIỆU Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện lịch sử trọng đại. Đã hơn bốn thập kỷ trôi qua, nhưng sự kiện Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập và những ngày tháng đầu tiên của Sài Gòn giải phóng, nước Việt Nam thống nhất vẫn sống mãi trong tâm trí người dân Việt Nam và bạn bè thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975 - 30 tháng 4 năm 2020), Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức xuất bản lần thứ hai cuốn sách Giải phóng của Tiziano Terzani. Nhà báo, nhà văn nổi tiếng người Italia Tiziano Terzani (1938 - 2004) là người viết tin, bài, tường thuật các sự kiện chính trị - xã hội lớn diễn ra ở châu Á suốt 30 năm liền cho tuần báo Der Spiegel. Ông là một trong những phóng viên nổi tiếng ở Đông Á và Đông Nam Á và là đặc phái viên của tuần báo Der Spiegel tại Đông Nam Á, ông đến Sài Gòn vào năm 1971. Giữa tháng 3/1975, ông nhận được lệnh của chính quyền Sài Gòn trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam với lý do là một trong những bài báo 10 ► GIẢI PHÓNG của ông đã xúc phạm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ngay lúc đó, Tiziano Terzani đã linh cảm rằng ngày tàn của chế độ Việt Nam Cộng hòa đã đến, nên ông tìm mọi cách để ở lại miền Nam Việt Nam nhằm chứng kiến giây phút cuối cùng của chiến tranh. Tháng 4 năm 1975, ông là một trong số ít nhà báo phương Tây đã ở lại Sài Gòn và trở thành nhân chứng của thời điểm lịch sử đó. Ông được chứng kiến cảnh xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập - kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tiziano Terzani được phép ở lại Việt Nam thêm 3 tháng. Trong 3 tháng này, ông đã đi gần như xuyên suốt Việt Nam, gặp những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam; và chứng kiến những thay đổi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông là một trong những nhà báo tích cực chống lại sự can thiệp của người Mỹ tại Việt Nam và công khai coi cuộc chiến đấu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và miền Bắc Việt Nam là cuộc kháng chiến yêu nước của người Việt Nam cần được thế giới ủng hộ. Ba tháng sau ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, Tiziano Terzani rời Việt Nam từ Hà Nội. Trong chiếc vali của mình, ông đã mang theo 14 cuốn sổ ghi chép, 20 băng cátxét ghi lại các cuộc phỏng vấn, bài phát biểu, cuộc trò chuyện với người dân trên phố, và nhiều tập báo, tài liệu và các bản dịch. Chính từ các tài liệu đó, cuối năm 1975, ông cho ra đời tác phẩm Giải phóng kể lại 3 ngày cuối cùng của chiến tranh trước khi Sài Gòn được giải phóng và 3 tháng Tiziano Terzani quan sát đất nước Việt Nam TIZIANO TERZANI ◄ 11 sau khi thống nhất, bước vào giai đoạn đầu của xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách Giải phóng do John Shepley dịch từ tiếng Italia ra tiếng Anh và được Nhà xuất bản New York: St. Martin's Press xuất bản năm 1976. Cuốn sách này được tái bản tại Thái Lan năm 1997 với tên Sài Gòn 1975: “3 ngày và 3 tháng”. Nhà báo, nhà văn người Italia Tiziano Terzani qua đời vào ngày 28 tháng 7 năm 2004 ở tuổi 65. Cuốn sách này của ông đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả các nước, góp phần ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lên án chiến tranh phi nghĩa, hướng con người đến độc lập, tự do và hạnh phúc. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm Giải phóng nổi tiếng của ông. VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 12 ► GIẢI PHÓNG 13 LỜI TÁC GIẢ Cao Giao đẩy tung cửa phòng C-2, khách sạn Continental nơi tôi vừa đến. Chúng tôi mừng rỡ ôm chầm nhau. Cả hai chúng tôi đều rất vui khi lại được ở bên nhau tại Sài Gòn. Đó là buổi chiều Chủ nhật, ngày 27 tháng 4 năm 1975. Tôi đã lo sợ một cách phi lý rằng trong giây phút hoảng loạn, anh ấy đã rời đi cùng với những người Mỹ. Anh ấy cũng nghĩ rằng, khi đã bị cảnh sát của Thiệu hộ tống tới sân bay lần thứ hai trong 2 năm thì tôi sẽ không thể trở về thành công. Cao Giao không chỉ là phiên dịch, mà còn là hướng dẫn viên của tôi. Đối với anh và Bưu Chương - một cựu tù chính trị được phóng thích cuối năm 1971, người đã đồng hành cùng tôi xuyên suốt chiều dài đất nước Việt Nam, từ nơi bị tàn phá bởi chiến tranh cho tới vùng giải phóng ở đồng bằng sông Cửu Long - tôi nợ tất cả những gì tôi biết về Việt Nam, những điều tôi không thể tìm được trong các cuốn sách. Cao Giao xuất thân trong một gia đình thuộc giới văn chương ở miền Bắc. Trong chín thế hệ, ông bà tổ tiên của anh 14 ► GIẢI PHÓNG đã dành cả cuộc đời mình để viết các bài bình luận về Kinh Dịch, một bộ sách kinh điển của Trung Quốc. Bố anh đã từng là một thẩm phán huyện trong chính quyền thuộc địa Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, Cao Giao đã được giáo dục bởi một người cộng sản yêu nước làm việc dưới sự phân công của người Pháp, người mà sau nhiều năm ở tù đã bị quản thúc tại chính ngôi nhà của mình. Cao Giao vào miền Nam từ năm 1954 và sống cuộc sống “là người Việt Nam”, như anh vẫn gọi thế, bằng việc làm nhà báo, người tư vấn và phiên dịch cho báo nước ngoài. Ban đêm anh dành thời gian cho việc nghiên cứu, dịch tài liệu, ghi chép cho những người nước ngoài đến Việt Nam trong một thời gian ngắn nhưng muốn hiểu biết về tất cả mọi thứ giống như tôi. Một vài người Mỹ mà anh biết khi chạy khỏi Sài Gòn vào cái tuần kinh hoàng cuối cùng của tháng 4 đã hối thúc anh mang theo gia đình sang Mỹ cùng họ. “Anh biết tiếng, anh không bao giờ ngủ, anh có thể dễ dàng kiếm được một việc làm ca đêm tại một khách sạn”, họ nói với anh ấy như vậy. Nhưng anh ấy vẫn ở lại. “Trong một bộ phận người Việt Nam sẽ có nét của một tên quan lại, của một tên trộm, của một kẻ dối trá, nhưng cũng có nét của một người mơ mộng vẩn vơ” - anh nói với tôi. “Cách mạng đã bắt tôi phải mơ, và tôi muốn chính mắt mình nhìn thấy cách mạng”. Tôi cũng muốn nhìn thấy. TIZIANO TERZANI ◄ 15 Tôi bị tống khứ khỏi Việt Nam vào giữa tháng 3, ngay sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ. Nguyễn Quốc Cường - Giám đốc Trung tâm báo chí thuộc Bộ Thông tin dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, sau này cũng chạy trốn cùng với người Mỹ - đã nói với tôi rằng, một trong những bài báo vừa được đăng của tôi, đã xúc phạm người đứng đầu nhà nước và bôi nhọ Việt Nam Cộng hòa. Nguyễn Ngọc Bích - Giám đốc hãng thông tấn của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, người cũng chạy trốn theo những người Mỹ - cũng nói với tôi như vậy. Tôi đã bị trục xuất. Điều đó làm tôi tuyệt vọng. Tôi đã theo các sự kiện này trong 4 năm và không muốn mất đi cơ hội nhìn thấy kết cục mà tôi cũng như bất kỳ ai nhìn thấy nó sắp xảy ra. Tôi hoàn toàn ý thức được rằng, nếu tôi cố quay trở lại, tôi sẽ bị bắt và sẽ bị đưa trở lại chiếc máy bay khởi hành đầu tiên. Điều duy nhất cần phải làm là đến một chiếc máy bay không khởi hành: chiếc máy bay cuối cùng. Tôi đã may mắn. Khi chiếc máy bay của hãng hàng không Việt Nam từ Xingapo hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, hầu như tất cả cảnh sát cửa khẩu đã chạy trốn và chẳng ai đoái hoài đến “danh sách đen” trong đó có tên tôi. Tôi được ở lại Sài Gòn. Không lâu sau khi Cao Giao đến, Bưu Chương cũng đến tìm tôi ở khách sạn. Tôi đề nghị họ giúp đỡ tôi như trước, đó là ghi chép lại tất cả những gì xảy ra, tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy và nghe thấy. 16 ► GIẢI PHÓNG Chúng tôi sẽ đi khắp thành phố, nói chuyện với càng nhiều người càng tốt, thu thập tất cả các loại tài liệu và những ý kiến của các nhân chứng. Mỗi tối, chúng tôi đều ngồi lại cùng nhau để đối chiếu những gì chúng tôi thu thập được và hệ thống lại thành những ghi chép của chúng tôi. Trong suốt những năm chiến tranh, tôi đã đi khắp các chiến tuyến và sang cả chiến tuyến bên kia1 với mong muốn gặp được Việt Cộng và “một nước Việt Nam khác”. Điều đó chắc chắn đã giúp tôi thiết lập được mối liên hệ với các nhà chức trách mới khi lực lượng du kích cách mạng lên nắm quyền. Tôi được mời tới Dinh Độc Lập vài lần và đã có được cuộc phỏng vấn đầu tiên với ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, mà trên thực tế là người đã thay chỗ ông Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo chính quyền. Tôi đã có các cuộc nói chuyện dài và duy nhất với các sĩ quan của Quân Giải phóng và với các đảng viên có trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với Nayan Chanda của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, tôi là nhà báo phương Tây đầu tiên rời Sài Gòn giải phóng để tới các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long chứng kiến các khóa cải tạo dành cho “ngụy quân” trước đây, và sau đó thực hiện hành trình đi ngược từ Nam ra Bắc Việt Nam. __________ 1. Chỉ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (B.T). TIZIANO TERZANI ◄ 17 Ba tháng sau ngày giải phóng, tôi rời Việt Nam từ Hà Nội sau khi ở lại đó vài ngày. Và qua một loạt các cuộc gặp tôi đã có được một phiên bản khác của các sự kiện mà tôi đã trải qua ở một phần của chiến tuyến. Trong chiếc vali của mình, tôi đã mang theo 14 cuốn sổ ghi chép; 20 băng cátxét ghi lại các cuộc phỏng vấn, bài phát biểu, cuộc trò chuyện với người dân trên phố; và nhiều tập sách báo, tài liệu và các bản dịch. Chính từ các tư liệu đó mà cuốn sách này sau đó đã được hoàn thiện. Tôi không thể viết tất cả sự thật, bởi vì cho dù chỉ là một sự kiện, tôi chắc chắn sẽ không thể chứng kiến toàn bộ sự kiện đó. Nhưng tôi đã cố gắng hết sức để thấy rằng, tất cả những điều tôi viết đều đúng, bởi vì tôi tin rằng, nếu không có sự thật, thì chắc chắn sẽ có sự lừa dối. Mỗi sự việc, mỗi câu chữ, mỗi cái tên tôi ghi lại ở đây đều đã được kiểm chứng ở mức tối đa nhất có thể, trong một tình huống vừa khó vừa hỗn độn. Không có lý do gì để hư cấu hoặc tưởng tượng dù chỉ là một chi tiết nhỏ: Trong một câu chuyện như thế này, không có gì tuyệt vời bằng sự thực. Tôi làm việc cho Tạp chí Der Spiegel. Điều đó đã cho phép tôi ở Việt Nam trong thời gian lâu nhất có thể và giúp tôi được tự do viết theo ý mình. Vì thế, người của Thiệu gọi tôi là “Cộng sản”; còn Việt Cộng, sau khi biết tôi vài tháng, gọi tôi là “tư sản cấp tiến”. Tôi không cho rằng mình khách quan. Bản thân tôi cũng có những định kiến, những nguyên tắc, những đồng 18 ► GIẢI PHÓNG cảm và cảm xúc của riêng mình và chắc chắn những điều đó đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn những điều mà tôi đã nhìn thấy và ghi lại. Và những thứ đó là đây. Sài Gòn, tháng 4 đến tháng 7 năm 1975 Florence, tháng 8 đến tháng 10 năm 1975 TIZIANO TERZANI 19 I NHỮNG NGÀY TRƯỚC ĐÓ Thành phố bị bao vây Bầu trời là lối đi duy nhất còn lại. Giờ không còn con đường nào khác để vào hoặc ra khỏi Sài Gòn. Trên trời xanh sẫm; dưới biển, nước trong và sáng in rõ những đám mây nhẹ nhàng điểm những đốm màu cam và màu trắng. Sự im lặng hiện rõ trên mặt nước của con sông. Sự im lặng đó có thể thay đổi cùng sự trôi đi của thời gian. Nóc các ngôi nhà trong thành phố được trang hoàng bằng các lá cờ như trong buổi lễ kỷ niệm. Sau lệnh ngừng bắn năm 1973, tất cả các ngôi nhà và tòa nhà công cộng đều phải treo cờ của Việt Nam Cộng hòa, cờ vàng ba sọc đỏ, như một lời thề trung thành với chế độ của Thiệu mà một tuần sau đó là chế độ của Hương và sẽ là chế độ của một ai đó nữa nhưng không phải là Cộng sản, không phải là Việt Cộng. Việt Cộng. Trong 3 ngày, im lặng kéo dài và không bình thường bao phủ khắp chiến trường. Dường như họ 20 ► GIẢI PHÓNG đang ngắm xuyên qua con sông vào hai tháp chuông nhọn của nhà thờ. Mọi người cảm thấy họ rất gần. Đó không phải là một Chủ nhật bình thường khi các đám đông đi lễ nhà thờ buổi chiều và sau đó đi dạo trên đường Tự Do và dọc bến cảng, thưởng thức những con mực khô nướng bằng than củi với nước sốt nóng và ngắm nhìn những con tàu thả neo tại bến. Không ai đi dạo buổi chiều ngày 27 tháng 4 ở Sài Gòn. Mọi người vội vã, trên xe ô tô chở đầy người thân và vali, dưới đất ngổn ngang các gói và bọc: người thì cố gắng rời đi; người thì tìm kiếm ngôi nhà khác an toàn hơn để bảo vệ mình trước một cuộc tấn công mà người ta có thể cảm nhận được trong bầu không khí; người thì quay trở lại chợ để mua tích trữ gạo, cá khô, thịt hộp. Thực phẩm tươi sống không có nữa vì con đường từ Đà Lạt tới thành phố đã bị đóng và con đường từ vùng châu thổ sông Cửu Long tới cũng vậy. Những người không có hành lý gì thì cũng mang trong mình nỗi sợ hãi nặng nề giống như đang đeo một chiếc ba lô trên lưng. Mọi người len lén đi dọc theo những bờ tường, khom khom người như để tránh một thứ gì đó có thể rơi xuống đầu họ - có thể là một quả rốc két. Bốn quả rốc két đã rơi rạng sáng hôm đó. Một quả xuyên thủng mái của khách sạn Majestic, phá hủy một phòng VIP không có người và khiến một nhân viên khách sạn thiệt mạng. Những quả rốc két khác rơi xuống phố Phan Chu Trinh, phá hủy một dãy nhà tạm khiến nhiều người tị nạn bị thiệt mạng. Đây là những quả rốc két đầu tiên bắn vào Sài Gòn kể từ tháng 12 năm 1971 và đây TIZIANO TERZANI ◄ 21 chưa phải là một cuộc tấn công thực sự, mà chỉ là một sự cảnh báo của Việt Cộng để nói rằng họ đang ở đó. Cũng như những quả rốc két, những điều khác cũng có thể đến bất ngờ, người ta căng tai để nghe ngóng từng âm thanh. Nhưng trên bầu trời, người ta chỉ nghe thấy tiếng gầm rú không ngớt của những chiếc máy bay phản lực chở đầy người Mỹ và người Việt Nam Cộng hòa chạy trốn. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hương đã triệu tập phiên họp Quốc hội bất thường trong chiều hôm đó. Mỗi giờ, Đài Phát thanh Sài Gòn lại lặp lại lệnh triệu tập: Các thành viên của hai nghị viện sẽ họp ở Thượng viện vào 18 giờ. Nội dung thảo luận đầu tiên là “chọn ra một nhân vật để thay thế người lãnh đạo đất nước và đàm phán với phía bên kia”. Sau một tuần tranh cãi pháp lý về những thủ tục giải thích hiến pháp trong khi quân Việt Cộng vẫn đang tập trung bao vây Sài Gòn, tình hình chính trị có vẻ hạ nhiệt. Nhưng liệu đã quá muộn? Sự từ chức của Nguyễn Văn Thiệu vào thứ Hai, ngày 21 tháng 4 và việc Thiệu rời khỏi Việt Nam (theo yêu cầu trong nhiều tháng của Chính phủ Cách mạng lâm thời của Việt Cộng như một điều kiện để Việt Cộng tiến hành các cuộc đàm phán với Sài Gòn) đã thắp lên hy vọng rằng, một “nội các hòa bình” miền Nam mới gồm những nhân vật không liên quan tới chế độ cũ có thể sẽ chấm dứt chiến tranh. Mọi người đều nghĩ rằng, việc Hương kế vị Thiệu chỉ là vấn đề thủ tục và rằng, Tổng thống mới sẽ nhường quyền lực ngay cho người mà lúc đó tất cả mọi người đều cho rằng, đó là nhân vật duy nhất có thể chấp nhận được, 22 ► GIẢI PHÓNG cả với tư cách là một nhà đàm phán và với vị trí là người đứng đầu Việt Nam Cộng hòa: tướng Dương Văn Minh. Nhưng sau khi trở thành Tổng thống, Hương không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta sẽ từ chức. Trên thực tế, nhiều người cho rằng, ông ta muốn tại vị càng lâu càng tốt. Trong bài phát biểu tuyên thệ của mình, Hương cam kết sẽ chiến đấu “cho tới khi không còn một binh sĩ nào hoặc chế độ bị mất”. Và trước một nhà ngoại giao phương Tây - người đến văn phòng ông để hối thúc ông từ chức Tổng thống mới - Hương, một người bị bệnh hen và chứng xơ vữa động mạch, đã vênh vang đáp lại: “Thiệu đã chạy trốn vận mệnh. Vận mệnh giờ đã đến với tôi”. Và trò đổ trách nhiệm mệt mỏi, không có hồi kết được biện minh dưới cái tên “tôn trọng hiến pháp” đã bắt đầu. Hương nói rằng, nếu Quốc hội không muốn ông làm Tổng thống, thì Quốc hội phải bỏ phiếu miễn nhiệm ông. Quốc hội trả lời rằng, đã đến lúc Hương phải từ chức. Thứ Bảy, ngày 26 tháng 4, lưỡng viện Thượng và Hạ viện họp trong một khung cảnh tiêu biểu cho một chế độ sắp kết thúc. Lưỡng viện đã dành 10 giờ để tranh cãi nóng bỏng về cách giải quyết các vấn đề liên quan đến hiến pháp, những vấn đề ngày càng không phù hợp trong bối cảnh lực lượng Cộng sản đang gây sức ép ở các cửa ngõ thành phố. Ngày 24 tháng 4, tướng Minh từ chối vị trí Thủ tướng mà Hương, với nỗ lực làm dịu các phe đối lập nhưng không muốn từ bỏ quyền lực, đã đề nghị. Tướng Minh đã tự giam mình trong biệt thự của ông để đợi “lệnh triệu tập quốc gia”. TIZIANO TERZANI ◄ 23 Minh tin rằng, việc ông lên làm Tổng thống sẽ ngăn cản đường tiến lên của quân Cộng sản, và rằng sẽ có một lệnh ngừng bắn sau các cuộc đàm phán với Chính phủ Cách mạng lâm thời của Cộng sản về việc thành lập một chính phủ liên minh như trong Hiệp định Paris năm 1973. Ông quá chắc chắn rằng, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đồng ý đàm phán với ông đến nỗi ông đã giao cho Nguyễn Phước Đài, một nữ luật sư, dẫn đầu đoàn đại biểu Sài Gòn tới Paris để tái khởi động các cuộc đàm phán chính trị. Minh dự định lên nắm quyền không phải với tư cách là đại diện cho Lực lượng thứ ba mơ hồ đã chỉ định ông là ứng viên, mà là người kế vị Thiệu, đại diện cho Lực lượng thứ nhất ngang tầm với Chính phủ Cách mạng lâm thời của Việt Cộng. Không phải ngẫu nhiên mà ông giữ khoảng cách với các thành phần phe cánh tả được gọi là “Thành phần thứ ba” như bà Ngô Bá Thành1, người mà viên tướng này không bao giờ bàn bạc xin ý kiến. Bà và những người khác không công nhận sự hợp pháp của chế độ trước và yêu cầu giải tán hoàn toàn quân đội, cảnh sát và bộ máy hành chính lập pháp của chính quyền trước - bộ máy mà sẽ được tiếp tục duy trì nếu Minh trở thành người kế vị của Hương. Mặc dù không bao giờ liên lạc với Chính phủ Cách mạng lâm thời của Việt Cộng, nhưng Minh tin rằng, ông là người mà Cộng sản sẽ chấp nhận để nắm quyền ở Sài Gòn. Người thuyết phục ông điều này là Jean-Marie Merillon, __________ 1. Tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành là tên chồng của bà), là đại diện của Lực lượng thứ ba (B.T). 24 ► GIẢI PHÓNG một trong những nhà ngoại giao phóng khoáng và tài giỏi nhất của Quai d’Orsay, người mà Tổng thống Giscard d’Estaing đã cử đến làm Đại sứ của Pháp tại Sài Gòn đúng 1 năm trước. Trước và sau khi chính quyền Thiệu sụp đổ, Merillon (tất cả mọi người gọi ông một cách thân thiện là “Memé”) đã qua lại không biết mệt mỏi giữa Dinh Tổng thống, Đại sứ quán Mỹ và mỗi chính trị gia được nhắc tới của “thủ đô” Việt Nam Cộng hòa. “Chính phủ Cách mạng lâm thời khẳng định rằng, họ muốn đàm phán, và đó là giải pháp mà chúng tôi ủng hộ. Pháp muốn đóng vai trò trung gian; đó là trách nhiệm của chúng tôi để ngăn chặn cuộc chiến đẫm máu ở Sài Gòn. Chúng tôi hành xử hoàn toàn giống như một lãnh sự Thụy Điển, người đã cứu Paris bằng việc làm trung gian hòa giải với đảng viên Đảng Quốc xã Đức, những người muốn phá tung những cây cầu và đốt cháy thành phố” - Merillon nói với tôi vài tuần sau đó. Trên thực tế, trò chơi của Pháp xảo quyệt và mơ hồ hơn thế. Người Pháp - bằng việc có mặt như những nhà hòa giải nhân danh “Hiệp định Paris” được tất cả các bên yêu cầu đã không còn bất kỳ giá trị nào vì tình hình đã thay đổi rất nhiều - đã thúc đẩy ký kết nhanh hiệp ước về chính phủ liên minh. Ý tưởng đằng sau chính sách này đơn giản là: Việt Cộng đại diện cho thực tế không thể chối cãi ở Nam Việt Nam. Tốt hơn là chia sẻ cho họ chút quyền lực ngay lập tức để ngăn chặn họ giành tất cả quyền lực trong thời gian không xa. Merillon đưa ra chính sách chính phủ của ông bằng cách trực tiếp lập ra một mạng lưới liên lạc từ Đại sứ Mỹ TIZIANO TERZANI ◄ 25 Martin tới Tổng thống Hương và tới các tướng lĩnh ủng hộ Pháp như Trần Văn Đôn - Phó Thủ tướng của Thiệu và sau này là Bộ trưởng Quốc phòng. Đằng sau các cuộc họp chính thức là một số cuộc gặp kín ban đêm tại một biệt thự trên đường Lê Văn Duyệt do Chân Ngọc Thái, thư ký riêng trong tất cả các chính phủ trước, người có mối quan hệ rất mật thiết với người Pháp bố trí sẵn. Cuộc gặp cuối cùng được bố trí là cuộc gặp giữa Tổng thống Hương và tướng Dương Văn Minh vào chiều thứ Bảy ngày 26 tháng 4 tại trang trại của Mai Hữu Xuân ở ngoại ô Sài Gòn, nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận nào. Buổi chiều hôm đó, xe ô tô của Hương phải trở về thành phố bằng các con đường tránh, bởi hàng nghìn người tị nạn do sợ bị bắt giữa trận đánh và trốn về Sài Gòn trước khi Cộng sản tới đã tập trung làm tắc nghẽn quốc lộ từ Biên Hòa về Sài Gòn. Cảnh sát cơ động và lính dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã được đưa tới để bảo vệ Sài Gòn, lập các hàng rào chắn để ngăn chặn dòng người tị nạn tràn vào thành phố và gây hoảng loạn như đã từng xảy ra ở Đà Nẵng, Huế và Nha Trang. Việc chống lại hiến pháp của Hương khiến khó có giải pháp nào được đưa ra với hy vọng có được một lệnh ngừng bắn. “Lạy Chúa, không biết những người này có nhận ra rằng, hàng nghìn con người đang ở ranh giới giữa sự sống với cái chết?” - Merillon phát biểu với một nhà báo chiều ngày 26 tháng 4. 26 ► GIẢI PHÓNG Ông không phải là người duy nhất tin rằng, việc Sài Gòn bị bao vây chỉ còn được tính bằng giờ. Chờ đợi Đến giờ, có một điều dường như không thể tránh được: Nếu các cuộc đàm phán không bắt đầu ngay lập tức, có thể sẽ không ngăn được chiến sĩ của Cộng sản nữa và chiến tranh sẽ kết thúc trong trận chiến tổng lực và đẫm máu cuối cùng trên các đường phố của Sài Gòn. Trong những ngày đó, nhiều người dưới hầm ngầm đã bí mật sẵn sàng. Các nhóm sinh viên đã cất trữ gạo, thuốc men ở nhiều nơi trong thành phố, giấu vũ khí và những chiếc máy rônêô ở “các cơ sở mật”. Trung tâm của họ là Vạn Hạnh, một trường Đại học Phật giáo ở phố Trương Minh Giảng, một tổ hợp các tòa nhà xi măng màu vàng được xây dựng một cách tồi tàn trên nền đất nện của một mảnh đất nhỏ, nơi trở thành biển bùn trong mùa mưa. “Chúng tôi chọn Vạn Hạnh bởi vì nó gần tầng lớp lao động; hầu hết mọi người xung quanh theo Chính phủ Cách mạng lâm thời và có thể giúp được chúng tôi” - Nguyễn Hữu Thái, lãnh đạo phong trào sinh viên mà tôi đã gặp nhiều năm trước và thường gặp lại trong khoảng thời gian ngắn anh được tự do trước khi bị giam tại một nhà tù khác - nói với tôi. Nhận thức rõ tư tưởng chống Cộng sâu sắc trong thành phố và để không gợi sự nghi ngờ, cũng là để làm việc hiệu quả hơn, các sinh viên quyết định thể hiện mình TIZIANO TERZANI ◄ 27 như một bộ phận của “Lực lượng thứ ba”. Họ bắt đầu bằng việc gọi chính họ là “Hội sinh viên Phật giáo” và đeo băng tay màu cờ xanh có chữ thập đỏ để nhận dạng. Màu này gần giống với màu cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Các sinh viên thay đổi hình ảnh của họ khi tình hình phát triển. Khi trận chiến bắt đầu, Trường Vạn Hạnh sẽ hoạt động như một trung tâm tiếp nhận những người bị thương nhưng mục tiêu thực sự của các sinh viên là: 1) Làm suy yếu phong trào phản kháng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa; (2) Truyền bá tư tưởng hòa bình trong nhân dân. Liên lạc viên của họ với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam là một sinh viên hằng ngày tiếp xúc với một nhóm lãnh đạo Việt Cộng trong thành phố. Người ta thâm nhập vào thành phố ở khắp nơi. Người thì đi một mình, người thì đi cùng người khác, người thì đi trên những chiếc xe tải và xe buýt trong làn sóng người tị nạn đầu tiên. Người khác đi bộ hoặc đi trên những chiếc Honda, qua các rào chắn của cảnh sát hoặc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bằng thẻ căn cước giả. Tất cả họ là những tình nguyện viên. Nhiều người trong số họ đến từ Hà Nội. Mặc dù họ không biết Sài Gòn, nhưng họ đã nghiên cứu kỹ về Sài Gòn từ bản đồ và ghi nhớ các đường phố để đi, các địa chỉ mà họ sẽ có mặt. Khi đã ở trong thành phố, họ tổ chức lại thành các nhóm từ 10 - 15 người. Mỗi nhóm có một mục đích riêng: nhóm tấn công doanh trại, nhóm tấn công kho đạn, nhóm tấn công đồn cảnh sát. Nhiệm vụ chung của họ là bảo vệ các cây cầu bằng mọi giá. Dự kiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ cố 28 ► GIẢI PHÓNG rút lui vào vòng phòng thủ bên trong thành phố vào giây phút bị tấn công và sẽ cố phong tỏa sự tiến công của bộ binh và lực lượng bọc thép của Việt Cộng bằng việc cho nổ tung các cây cầu. Khi các sĩ quan cấp cao chỉ huy các cuộc tấn công giải thích với tôi vài tháng sau tại Hà Nội, 1.500 binh sĩ đặc công của Cộng sản đã thâm nhập bao vây sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 25 tháng 4. Với sự giúp đỡ của cơ sở địa phương thuộc Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - những người sống sót sau chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch Phượng Hoàng1 - họ đã chuyển được 4 khẩu đại bác 105 ly, chuyển theo từng mảnh. Bộ Chỉ huy quân sự của Cộng sản khu vực Sài Gòn được thành lập tại Quận 7 và được đặt dưới sự chỉ huy của một thiếu tướng. Thậm chí tất cả các ủy viên của Ủy ban Trung ương Đảng phụ trách thành phố Sài Gòn cũng có mặt vào đêm 26 tháng 4. “Sài Gòn giống như một miếng bọt biển” - anh trai của Cao Giao nói với tôi vài ngày sau đó. Anh đã vào thành phố cùng với một nhóm nhà báo Bắc Việt được phân công đi lấy tư liệu về trận chiến dự kiến sẽ xảy ra sau đó. Một phóng viên truyền hình đã mang chiếc máy quay và các cuộn phim giấu trong bao tải trên suốt tuyến đường từ Hà Nội vào. __________ 1. Tên tiếng Anh là Phoenix Program, là chiến dịch tình báo, ám sát bí mật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa phối hợp với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhằm bắt giam, chiêu hàng, giết hoặc kiềm chế các cán bộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nằm vùng (B.T). TIZIANO TERZANI ◄ 29 Tại trại Davis - khu vực có hàng rào vây quanh giữa sân bay Tân Sơn Nhất - 200 binh sĩ của Chính phủ Cách mạng lâm thời đang đợi. Tình thế của họ, giống như bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc chiến tranh này, vô lý đến khó tin. Họ đã đến vào ngày 30 tháng 1 năm 1973 theo các điều khoản của Hiệp định Paris. Họ đã đồn trú ngay giữa guồng máy chiến tranh ở Sài Gòn, trong các khu nhà mà trước đây dành cho các sĩ quan Mỹ. Họ đã quét vôi trắng doanh trại, đào các mảnh đất trồng chuối và đu đủ. Lệnh ngừng bắn mà họ đến để đàm phán với đại diện của Thiệu và đại diện của Mỹ đã không bao giờ trở thành hiện thực. Nhiều tháng trôi qua, cây của họ đã ra hoa kết trái. Về mặt hình thức, đoàn đại biểu của Chính phủ Cách mạng lâm thời ở trại Davis được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, nhưng đương nhiên, các nhà chức trách Sài Gòn đã làm mọi thứ để có thể đưa đoàn đại biểu đó quay trở lại khu rừng nơi họ đã từng ở. Các tuyến điện thoại, nguồn nước và điện bị cắt định kỳ, nhưng Việt Cộng đã không từ bỏ nơi mà họ gọi là “khu vực giải phóng” đầu tiên ở Sài Gòn. Mỗi Thứ Bảy, Võ Đông Giang, một đại tá to cao và là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản1, đồng thời cũng là một nhà đàm phán xuất chúng, đều tổ chức một buổi họp báo. Các buổi họp báo đó thường bị ngắt quãng bởi tiếng gầm rú của những chiếc máy bay phản lực của __________ 1. Ở đây tác giả có sự nhầm lẫn, Đại tá Võ Đông Giang không phải là Ủy viên Trung ương Đảng (B.T). 30 ► GIẢI PHÓNG Việt Nam Cộng hòa cất cánh đi ném bom các vị trí quân sự của Cộng sản. Buổi họp báo cuối cùng được tổ chức vào Thứ Bảy ngày 26 tháng 4. Có phóng viên đã hỏi: Liệu lực lượng của Cộng sản có thực sự sẵn sàng tấn công Sài Gòn? Ông Giang trả lời: “Quân của chúng tôi đang tiếp tục tiến lên”. Những gì anh ấy biết còn nhiều hơn thế. Đêm hôm trước, một bức điện đã được mã hóa từ Lộc Ninh, thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời, đã cảnh báo đoàn đại biểu ở trại Davis rằng, cuộc tấn công tổng lực vào Sài Gòn sắp diễn ra. Lúc đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời không thể đến để đưa đoàn đại biểu ra khỏi trại Davis, điều đó sẽ làm lộ kế hoạch tấn công. Đoàn đại biểu sẽ phải tự lo liệu. “Chúc may mắn. Hẹn gặp lại các đồng chí ở Sài Gòn” - cuối bức điện viết. “Chúng tôi bắt đầu đào boongke dưới doanh trại” - anh Giang nói với tôi một tuần sau đó - “nhưng chúng tôi phải đào ban đêm để không bị phát hiện. Chúng tôi không có công cụ đào thích hợp và chúng tôi đã sử dụng áo sơ mi của chúng tôi để chuyên chở đất”. Trại Davis bị cô lập giữa sân bay Tân Sơn Nhất. Cách không xa, Văn phòng Tuỳ viên quân sự Mỹ - nơi trở thành trung tâm di tản của Mỹ - binh sĩ Mỹ bắt đầu tháo chạy đã vây kín. Có tin đồn rằng, các đơn vị của không quân Việt Nam Cộng hòa đang có kế hoạch tấn công chớp nhoáng vào 200 người của Việt Cộng đang ở khu vực của Mỹ. Tiêu diệt được số người này chỉ là chuyện nhỏ. ◄ ► TIZIANO TERZANI ◄ 33 Người đầu tiên dẫn đoàn đại biểu đến trại Davis và rời về khu vực chiến tranh du kích sau 3 tháng đàm phán không hiệu quả về lệnh ngừng bắn lại một lần nữa có mặt ở ngay sát Sài Gòn. Ông Trần Văn Trà, một người Cộng sản huyền thoại, đã tham gia xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, giờ là Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng1, đã đến bắc Biên Hòa cùng với Sở chỉ huy cơ động của mình vào đêm 25 tháng 4. Năm sư đoàn dưới sự chỉ huy của ông đã tiến sát Sài Gòn, các sư đoàn khác đang hành quân hết tốc lực theo quốc lộ 1 tiến vào Sài Gòn. Miền Bắc Việt Nam đã tuyên bố lệnh Tổng động viên. Năm quân đoàn lục quân, mỗi quân đoàn có 3 sư đoàn, mỗi sư có ít nhất 10 nghìn binh sĩ, đang tiến vào miền Nam. Ngày 28 tháng 3, một quyết định chiến lược quan trọng được đưa ra tại Hà Nội và được chuyển tới ông Trần Văn Trà: “Chuẩn bị đánh giải phóng Sài Gòn”. Lệnh đó đã được chuyển tới các binh sĩ vào ngày 17 tháng 4. Đó là chỉ thị rõ ràng, ngắn gọn được chuyển tới các binh sĩ tham gia trận đánh giải phóng Sài Gòn. Chính ủy của nhiều đơn vị đã giải thích rằng, đây sẽ là một trận đánh khó khăn, lâu dài, trận đánh có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, nhưng đây sẽ là trận đánh quan trọng để truy đuổi kẻ thù đến tận sào huyệt cuối cùng của chúng. __________ 1. Tác giả có sự nhầm lẫn, đồng chí Trần Văn Trà là Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, đồng chí làm Phó Tư lệnh chiến dịch (B.T). 34 ► GIẢI PHÓNG Ngày 19 tháng 4, “Chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại” giải phóng Sài Gòn bắt đầu. Một trong những khẩu lệnh đó là: “Khi cây tre đã được đánh dấu, một ngọn gió cũng đủ để làm gãy”. Phiên họp cuối cùng Bốn quả rốc két cảnh báo rơi xuống khu thương mại Sài Gòn ngày 27 tháng 4 đã có hiệu lực hơn bất kỳ tranh cãi nào từ phía các nhà ngoại giao và các cố vấn của Trần Văn Hương. Nó đã khiến Trần Văn Hương hiểu ra rằng, đã đến lúc phải ra đi. Nếu ông còn cố giữ cương vị Tổng thống, Sài Gòn sẽ trở thành “một biển lửa và một đống xương tàn” như chính ông đã từng dự báo một tuần trước đó. Trần Văn Hương đã dành cả buổi sáng ở Dinh Độc Lập để tham khảo ý kiến của các tướng lĩnh, sau đó qua người đưa thư quân sự, gửi một bức thư tới Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm, người đang đợi ở biệt thự của tướng Minh. Bức thư có đoạn kết: “... Nếu kỳ họp Quốc hội trong phiên họp chung đã chọn được người để giao phó nhiệm vụ quan trọng, tôi sẵn sàng chuyển giao tất cả quyền lực Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cho người đó, càng sớm càng tốt”. Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đã được triệu tập họp qua radio. Khoảng 5 giờ, một số người bắt đầu đến trụ sở Thượng viện cũ, được xây bởi người Pháp trên đê sông Bạch Đằng, gần Ngân hàng Quốc gia. Bầu không khí căng thẳng. TIZIANO TERZANI ◄ 35 Ở hành lang, trên bậc nhà dẫn từ sảnh trung tâm tới phòng nghệ thuật, các nhóm nghị sĩ lo lắng bàn tán. Một thượng nghị sĩ nói với tôi tại tiệm rượu: “Chúng tôi sẽ chấp nhận Minh, bởi vì Cộng sản muốn ông ấy làm. Nhưng liệu họ có sẵn sàng đàm phán?”. Tại sao họ nên đàm phán? Họ đã sắp có được Sài Gòn. Các luật sư, giáo sư, các cựu quân nhân, nay lại là các chính trị gia, các nhà kỹ trị được đào tạo tại Mỹ, những kẻ bon chen và những kẻ trục lợi lên nắm quyền thông qua người em họ mafia của Thiệu tên là Hoàng Đức Nhã, những nhà làm luật, tất cả họ đều quen xuất hiện trước công chúng và quen với ống kính camera truyền hình Mỹ giờ lại tìm kiếm các nhà báo, không phải để tuyên bố, mà để hỏi: “Liệu chúng tôi có còn cơ hội không? Chúng tôi còn bao nhiêu thời gian nữa?”. Vào hồi 6 giờ 45 phút, Trần Văn Lắm bấm chuông và triệu tập họp để công bố, các nghị sĩ thấy phòng họp trống một nửa. Họ mất hết tinh thần, nhìn xung quanh và đếm: trong số 219 người lẽ ra phải có mặt, chỉ có 136 người. Những người khác đã chọn hướng bảo vệ tính mạng mình bằng cách bỏ trốn. Trần Văn Lắm phát biểu ngắn gọn. Ông tuyên bố khai mạc phiên họp và tuyên bố rằng đó là “phiên họp kín”. Khi các nhà báo và công chúng rời phòng nghệ thuật, tướng Cao Văn Viên, Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa; tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư lệnh cảnh sát và tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Sài Gòn bước vào phòng họp, theo sau là các binh sĩ với những chiếc cặp bản đồ và tài liệu căng phồng. 36 ► GIẢI PHÓNG Trần Văn Lắm đã yêu cầu họ chuẩn bị báo cáo về tình hình quân sự trước Quốc hội. Họ đã vẽ ra một bức tranh thảm họa. Kể từ khi lực lượng Cộng sản bắt đầu cuộc tấn công ở miền Nam Việt Nam đêm mùng 1 tháng 1, cùng lúc với cuộc tấn công của lực lượng cách mạng Khmer ở Campuchia (cuộc tấn công này kết thúc vào ngày 17 tháng 4 với kết quả lực lượng cách mạng Campuchia chiếm được Phnôm Pênh), binh sĩ của Quân đội Việt Nam Cộng hòa phải chịu hết thất bại này đến thất bại khác. Phước Bình thất thủ ngày 7 tháng 1. Quận này không có ý nghĩa chiến lược, nhưng đây là quận lỵ đầu tiên Việt Cộng chiếm được sau Hiệp định Paris. Theo quan điểm của Cộng sản, đây là biện pháp để thử phản ứng của Mỹ. Nhưng đã không có phản ứng nào từ phía Mỹ. Về phần mình, Thiệu phòng thủ không đủ chắc chắn, cũng không sử dụng quân dự bị để chiếm lại quận này. Có thể ông đã để quận này thất thủ như một hình thức hăm dọa đối với Mỹ. Dường như Thiệu muốn nói: “Xem đó, nếu các ông không giúp chúng tôi, không cung cấp thêm đôla cho chúng tôi, mọi thứ sẽ kết thúc tồi tệ tại đây”. Chiến thuật hăm dọa của Thiệu đã không hiệu quả. Ngày 10 tháng 3, sau khi đánh lạc hướng bằng việc tập trung quân quanh Pleiku và Kon Tum, Việt Cộng đã tấn công Buôn Ma Thuột. Thành phố với 90 nghìn dân, cách Sài Gòn 250km về phía bắc, đã thất thủ chỉ trong một đêm. Thiệu đến Phan Rang để đàm phán với tướng Phạm Văn Phú. Tại đó, tối 14 tháng 3, không cần tham vấn các tướng lĩnh khác, Thiệu đã tự quyết định di tản tất cả lực TIZIANO TERZANI ◄ 37 lượng ở cao nguyên và tập trung lực lượng của mình dọc bờ biển, nơi ông nghĩ Việt Cộng sẽ phải đi qua nếu có kế hoạch tấn công Sài Gòn. Đó là một quyết định vô cùng ngớ ngẩn. Binh sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu cuộc hành quân với 3 nghìn phương tiện và 10 nghìn dân thường, những người tin rằng họ sẽ an toàn hơn và có thể tránh được những trận bom nếu theo binh sĩ Việt Nam Cộng hòa. Họ đã bị các đơn vị của Việt Cộng giam chân ở quốc lộ 7 và tiêu diệt. Quảng Trị thất thủ vào ngày 19 tháng 3, An Lộc thất thủ vào ngày 20 - hai thành phố năm 1972, Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã phải bảo vệ bằng mạng sống của hàng nghìn binh sĩ. Không thể tin được sự thất bại nhanh chóng và thảm hại này. Ở Sài Gòn lan truyền tin đồn rằng, người Mỹ chuẩn bị giao cho Cộng sản những gì họ đã hứa trong một thỏa thuận bí mật được ký cùng thời điểm với Hiệp định Paris. Không ai có thể chứng minh được điều này hay chứng minh Thiệu đang mưu đồ gì đó. Nhưng có nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kỳ lạ mà nhiều người nhận thấy ở Sài Gòn, đó là, nhiều cố vấn quân sự Mỹ liên tục đến và rời Sài Gòn ngay sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ. Người Sài Gòn khi đó nhớ lại những gì mà Kissinger đã nói với cộng sự của ông ở Paris rằng, nhiệm vụ của Mỹ ở Việt Nam hiện nay là bảo đảm “một quãng thời gian phù hợp” mà sau đó điều không thể tránh được sẽ xảy ra. “Quãng thời gian phù hợp” đó trôi qua chính xác là 2 năm sau Hiệp định Paris? Nhiều người đã nghĩ như vậy 38 ► GIẢI PHÓNG khi ngày 26 tháng 3, cố đô Huế cũng rơi vào tay Việt Cộng1 và câu chuyện về việc rời bỏ cố đô cũng đã được những người trốn thoát thành công tính tới. Nhiều người nghe thấy rằng, Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh trưởng Thừa Thiên, hôm nay nhận được lệnh bằng mọi giá phải chống cự, hôm sau lại nhận được lệnh phải rút lui ngay lập tức. Quá hoang mang, ông lên trực thăng tới Đà Nẵng để gặp tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1. “Sài Gòn đang phản bội chúng ta” - Nguyễn Hữu Duệ nói - “Chúng ta phải làm gì đó đi chứ”. Al Francis - Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng, người cũng có mặt tại cuộc gặp - đã kéo Duệ sang một bên và nói: “Đại tá, lệnh là lệnh. Hãy tuân lệnh và chúng ta sẽ có dịp gặp lại nhau”. Họ đã gặp lại nhau. Trên đường trở về Huế, Nguyễn Hữu Duệ đã tập hợp binh sĩ, đi 60km tới biển, nơi bố trí sẵn điểm lên tàu và đã được cứu. Trong suốt cuộc hành quân, Việt Cộng không bắn một viên đạn nào vào đội hình đang rút lui của Việt Nam Cộng hòa. Có thể, “mưu tính của Mỹ” chỉ tồn tại trong tưởng tượng của các tướng lĩnh và các chính trị gia Việt Nam Cộng hòa, những người đã phải tìm một lý do để giải thích cho những lỗi lầm của mình. Một sự thật khác nằm ngay dưới những gì đã xảy ra trong những tháng đầu năm 1975: Việt Cộng và người Bắc Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp quân sự để chiếm những __________ 1. Huế được giải phóng hoàn toàn ngày 25 tháng 3 (B.T). TIZIANO TERZANI ◄ 39 gì mà họ có thể đạt được bằng biện pháp chính trị nếu Thiệu đề cao Hiệp định Paris. Ngày 24 tháng 3, Tam Kỳ thất thủ, Quảng Ngãi thất thủ vào ngày 251, Đà Nẵng vào ngày 29. Nửa triệu binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa bảo vệ miền Nam theo cách gọi của họ đã bị thiệt mạng, cùng với đó là sự tổn thất phân nửa kho vũ khí, xe tăng, máy bay và đạn dược. Ngày 1 tháng 4, Quy Nhơn thất thủ; ngày 3, Nha Trang thất thủ; ngày 4 đến lượt Đà Lạt. Hằng ngày, người dân Sài Gòn xì xào về một cuộc đảo chính, nhưng không ai dám làm điều đó. Thiệu đã lên kế hoạch thành lập một khu vực giống như tuyến phòng thủ Maginot2 ngay phía bắc Sài Gòn để bảo vệ khu vực miền Nam Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, bao gồm Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long. Tất cả những người tị nạn chạy trốn theo binh sĩ Việt Nam Cộng hòa sẽ được định cư tại khu vực này. Một nhóm các tướng lĩnh, trong đó có Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Trung và Đô đốc Chung Tấn Cang, đã lập kế hoạch rút lui, thậm chí ra khỏi Sài Gòn và thành lập một chính quyền kháng chiến tại Cần Thơ. Nhưng sự tiến công của Cộng sản tiếp tục diễn ra nhanh hơn tất cả mọi dự đoán, với tốc độ khiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải ngạc nhiên. __________ 1. Quảng Ngãi được giải phóng ngày 24 tháng 3 (B.T). 2. Được xây dựng từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nhằm bảo vệ nước Pháp khỏi sự tấn công của Đức và Italia (B.T). ► ◄ 42 ► GIẢI PHÓNG Tất cả giơ tay biểu quyết. Dương Văn Minh được bầu làm Tổng thống bằng cách biểu quyết nhất trí. Lễ nhậm chức của ông được tổ chức ngay ngày hôm sau. Sau khi xe ô tô của các nghị sĩ rời đi dọc theo đường đê Bạch Đằng và rẽ vào các ngả của thành phố, đường phố vắng tanh. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 20 giờ. Đài phát thanh ngay lập tức phát đi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống và nhắc đi nhắc lại vài lần. Thông báo đó hướng đặc biệt tới lực lượng của Việt Cộng. Người dân Sài Gòn khóa cửa ở bên trong nhà đang chờ đợi câu trả lời từ phía bầu trời, dưới hình thức những quả rốc két. Nhưng đêm đó lại bình yên. Điều đó đã thắp lên niềm hy vọng rằng, nếu Dương Văn Minh gấp rút thành lập chính phủ và đạt được một kế hoạch hòa bình của chính mình, thì thành phố Sài Gòn có thể có được quãng thời gian dễ thở. 43 II BA NGÀY LÀM TỔNG THỐNG Tìm kiếm một chính phủ Tướng Dương Văn Minh gặp khó khăn trong việc thành lập chính phủ và lễ nhậm chức của ông, theo như tuyên bố là vào 11 giờ sáng đã phải hoãn lần đầu tiên đến 3 giờ chiều, sau đó đến 5 giờ chiều. Cả buổi sáng, các phát ngôn của giới chính trị Sài Gòn, các tướng lĩnh, doanh nhân, những kẻ đầu cơ trục lợi và cả những người bạn của Dương Văn Minh đã có mặt tại cửa sau biệt thự của ông tại số 3, đường Trần Quý Cáp, rất gần với đường Pasteur. Một số người được triệu tập để tham khảo ý kiến, một số người khác đến chỉ đơn giản là muốn đưa ra lời khuyên tự nguyện cho Tổng thống mới được chỉ định. Bây giờ, mọi người thường vào nhà Minh theo cửa sau, cửa mặt tiền đã đóng từ sau khi ông trở thành Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng trong vụ đảo chính lật đổ Diệm năm 1963 đã bị người đồng sự của mình là Nguyễn Khánh phế truất sau 4 tháng. 44 ► GIẢI PHÓNG Từng tốp người đứng ở sân trong sau chiếc cổng màu xanh được mở liên tục để đón các vị khách, các thượng nghị sĩ đến không theo hẹn, những người hiếu kỳ. Họ bàn tán về việc mở các vòng đàm phán với “phía bên kia”, về việc sẵn sàng bảo vệ Sài Gòn, nhưng trên tất cả là về việc phải làm gì đó thật nhanh. Không còn thấy sự tuyệt vọng, thực tế đã thấy có sự lạc quan nhất định. Không ai nói về việc đầu hàng. Vanussème - một tướng người Pháp đã nghỉ hưu, người đã từng chiến đấu như một sĩ quan trong Quân đoàn viễn chinh Pháp 20 năm trước và đã phải thất bại trong cuộc chiến tranh đầu tiên chống lại “những người Việt” như ông vẫn gọi các nhà cách mạng - đi đi lại lại, nặng nề và ướt đẫm mồ hôi, hết từ tốp này sang tốp khác. Ông đang cố thuyết phục tất cả mọi người rằng, Sài Gòn vẫn có thể chiến thắng, rằng “những người Việt” quá yếu, rằng ông có một nguồn tin tin cậy ở Paris nói rằng, người Nga và người Trung Quốc không muốn Việt Cộng chiến thắng và rằng đây là giờ phút hứa hẹn triển vọng để phản công. Vanussème đã đến Việt Nam 2 tháng trước theo lời mời của Thiệu. Thiệu muốn ông làm cố vấn quân sự. Ông đã ở lại, được công nhận là phóng viên cho một tờ báo ít tiếng tăm của Pháp, tờ Carrefour. Ở cổng, Lý Quý Chung - một nghị sĩ đối lập trẻ tuổi có tài, nhiều năm làm việc cho tướng Minh và là Bộ trưởng Thông tin của tướng Minh - đang thể hiện vai trò là chủ nhân của ngôi nhà. TIZIANO TERZANI ◄ 45 Minh tiếp khách trong phòng khách ở tầng trệt. Ông ngồi trên một chiếc đivăng dài màu xanh, trong bể cá rộng của ông có rất nhiều loài cá nhiệt đới với đủ sắc màu. Hành lang dẫn ra vườn ngập tràn phong lan. Đây là niềm đam mê lớn của vị tướng này trong những năm ông bị thất thế và bị người Việt lãng quên, nhưng vẫn còn giá trị về chính trị đối với các nhà quan sát (chủ yếu là người nước ngoài). Họ tiếp tục coi ông như là người duy nhất có thể thay thế Thiệu, là người duy nhất có thể khôi phục hòa bình. Bằng việc đề xuất một chính phủ liên minh gồm Chính quyền Sài Gòn (Lực lượng thứ nhất), Chính quyền Việt Cộng (Lực lượng thứ hai) và một lực lượng gần như đã được xác định như thành phần thứ ba hay Lực lượng thứ ba, Hiệp định Paris đã giúp ấn định cho Minh vai trò của một người có vận mệnh đang chờ. Không cần phải tuyên bố, không cần Lực lượng thứ ba nếu như lực lượng này đã tồn tại công nhận ông như vậy, Minh vẫn tự động trở thành biểu tượng của người ủng hộ chủ nghĩa trung lập và “Thành phần thứ ba” phi Cộng sản, thành phần muốn chấm dứt chiến tranh và tuân thủ Hiệp định Paris. Trên thực tế, Minh đã thể hiện nước đôi, nhưng sự nước đôi đó thuận tiện cho tất cả mọi người. Đối với Thiệu, người không có gì để Minh phải sợ, Minh là một vị tướng không quân và một chính trị gia không qua bầu cử. Đối với người Mỹ, những người biết Minh (CIA đã giúp đỡ Minh trong suốt cuộc đảo chính của ông năm 1963), ông có thể được coi như một con át chủ bài cho một chế độ trung hòa hơn ở Sài Gòn. Đối với Việt Cộng, những người đã để mọi 46 ► GIẢI PHÓNG người hiểu rằng, họ đồng ý đàm phán với Minh, ông là một phương tiện để đẩy Thiệu ra khỏi Dinh Tổng thống. Đối với Lực lượng thứ ba, lực lượng đã bị phá hoại, chia cắt, phá rối và không có lãnh đạo uy tín, Minh là một nhân vật phù hợp, là điểm gặp gỡ, là chỗ mà mỗi bè cánh có thể lôi kéo vào thời gian thích hợp. Không giống như nhiều đồng sự khác của mình (các tướng hèn nhát, gió chiều nào xoay chiều ấy, thường bị cáo buộc tham nhũng và liên quan đến hầu hết các thương vụ mờ ám), Minh là một binh sĩ trung thực, là người chỉ huy được binh sĩ kính trọng, là người can đảm và có ý thức truyền thống về thanh danh. Khi ông là một sĩ quan của Pháp, người Nhật đã tra tấn ông nhiều ngày, bẻ tất cả răng của ông, ông cũng không chịu khai. “Tôi chỉ mất một bộ răng giả để bảo vệ được chế độ” - có lần ông nói với tôi khi nhớ lại tình tiết đó. Ông thích hiện diện trước công chúng, nhưng không thích bộc lộ mình. Khi những người theo ông hy vọng ông sẽ đưa ra một tuyên bố hoặc một quan điểm vào những thời điểm khủng hoảng, ông thường né tránh bằng việc đưa ra những tuyên bố chẳng làm hài lòng, cũng chẳng chọc tức ai. Ông thường do dự vì sự cẩn trọng, vì khôn ngoan, nhưng sự im lặng của ông chỉ là một dấu hiệu cho thấy ông không có gì để nói. Ông là người ngược với những người trí tuệ: một người không có ý tưởng, không có tầm nhìn. “Nét đặc trưng rõ nhất của ông ta là chiều cao” - một người bạn Việt Nam của tôi có lần đã nói với tôi. Chiều cao ngoại cỡ 1,8m của một người châu Á đã khiến Minh TIZIANO TERZANI ◄ 47 có biệt danh là “Minh Cồ”, nhưng chiều cao ấy cũng cho ông một dáng vẻ oai nghiêm là đặc trưng riêng. Nếu không có nhóm người thông thái trẻ tuổi như Lý Quý Chung và Nguyễn Văn Ba - những người đứng sau và chỉ đạo Minh - Minh không thể trở thành một Tổng thống chỉ định của chế độ Việt Nam Cộng hòa đang suy yếu, mà đến chiều thứ Hai đã giảm quy mô xuống chỉ như một Sài Gòn Cộng hòa. Sau 4 ngày tương đối yên tĩnh, sáng 28 tháng 4, trên tất cả các mặt trận, chiến sự lại tiếp tục dữ dội tại ngoại ô Sài Gòn. Có thể nghe thấy rõ tiếng súng cối, đại bác trên tất cả tuyến đường tới phố Trần Quý Cáp. Việt Cộng đã chiếm lối vào cầu Newport trên quốc lộ Biên Hòa, chỉ cách trung tâm Sài Gòn 5km và không có dấu hiệu sẽ bị bật khỏi vị trí chiếm được đó. Binh sĩ Sài Gòn đã triển khai một đơn vị bọc thép, nhưng những chiếc xe bọc thép đầu tiên đã bị trúng đạn B-40 và bốc cháy trên đường, chặn đường tiến của các phương tiện đi sau. Trong phòng khách của Minh, giữa những bể cá, người người đến hỏi thăm, trong suốt các cuộc gặp này, thời gian cứ trôi đi. Vị tướng này đã tìm được một Phó Tổng thống, một Thủ tướng và một vài người khác, nhưng danh sách vẫn chưa hoàn thiện. Những người ông muốn lại không chấp nhận hoặc còn lưỡng lự, những người tự nguyện thì ông không muốn nằm trong chính phủ của ông. Nhưng bây giờ, khi lễ tuyên thệ không thể trì hoãn lần thứ ba, 16 giờ 45 phút, Minh trong bộ comlê màu xanh sẫm sẵn sàng đến Dinh với bất kỳ một chính phủ nào mà ông có. 48 ► GIẢI PHÓNG “Minh Cồ” Dinh Độc Lập được xây dựng bằng bê tông và kính nhờ tiền của Mỹ sau khi dinh bên cạnh của Diệm bị phá hủy một nửa do đạn súng máy năm 1962. Dinh Độc Lập đã trở thành một tác phẩm hoàn hảo, một biểu tượng của chế độ Thiệu: màu xám, biệt lập, đồ sộ, được phòng thủ chắc chắn, ngăn chặn người dân ngay cả ở trung tâm thành phố. Dinh Tổng thống nằm cách Nhà thờ xây bằng gạch đỏ trên Đại lộ Thống Nhất - đại lộ chạy vuông góc với đường Tự Do (thời Pháp thuộc là đường Catinat) - khoảng 2km. Đại lộ Thống Nhất là đại lộ rộng với nhiều cây cổ thụ và những cây khác mới được trồng, nối Thảo cầm viên Sài Gòn tới cổng sắt rộng vào Dinh Độc Lập. Trên tuyến đại lộ này trong phạm vi khoảng hơn 800m là Đại sứ quán Mỹ, một tòa nhà chắc chắn màu trắng, không cửa sổ, trông giống như một pháo đài với nhiều chiếc ăngten dựng đứng, bên cạnh là một nhà thờ Tin lành, nơi cựu Đại sứ Bunker vẫn thường tới trong suốt những năm chiến tranh mà ông trực tiếp chỉ đạo để cầu nguyện vào Chủ nhật. Dọc đại lộ cũng có Sở chỉ huy Nha chiến tranh tâm lý, Văn phòng Thủ tướng, Đại sứ quán Anh và lối phụ vào Đại sứ quán Pháp. Dinh Độc Lập nằm giữa một công viên nhỏ. Những cây cổ thụ ở đây đều có vỏ hung đỏ. Dưới thời Thiệu, không thể động vào thậm chí là cổng dinh: những cuộn dây thép gai, hàng rào, tường ngăn bằng sắt đã ngăn cách dinh với đại lộ và tất cả các đường phố xung quanh. Binh sĩ trong trang phục chiến đấu, súng đeo bên hông luôn đứng gác tại các TIZIANO TERZANI ◄ 49 điểm cách nhau 20m. Nếu ai dừng lại chỉ đơn thuần là do cảnh sát tuýt còi thì lập tức bị đuổi đi ngay. Thiệu thích di chuyển bằng trực thăng, ở dinh luôn có 2 chiếc trực thăng đậu trên khu đất trồng cỏ dọc dinh. Giữa các cây là các khẩu đội pháo phòng không, hàng chục xe bọc thép và các bốt của lực lượng bảo vệ dinh. Thiệu thường sợ bị Việt Cộng tấn công bất ngờ hoặc bị các tướng lĩnh đảo chính. Nhưng cả hai điều vẫn chưa xảy ra và Thiệu đã rời dinh vào ngày 21 tháng 4, chuyển chức vụ Tổng thống cho một người 71 tuổi, mắc bệnh hen và bị mù một mắt là Trần Văn Hương. Chiều ngày 28 tháng 4, lần đầu tiên trong lịch sử, Dinh Độc Lập lại cho phép nhiều người đến như vậy. Cổng phía nam trên đường Nguyễn Du được mở, và khi bạn trình diện, một cảnh sát sẽ chỉ cho bạn cầu thang giữa hai tầng nhà tới hội trường rộng sát phòng họp mà không cần kiểm tra giấy ủy nhiệm. Đập ngay vào mắt, giữa bức thảm màu xanh là bộ giàn giáo bằng sắt rất cao, trên đó nhiều người đang làm việc. Họ đang sửa chữa những chỗ bị phá hủy do cuộc oanh tạc ngày 8 tháng 4. Giữa ban ngày, giữa bầu trời yên tĩnh, một chiếc A-37 của Không quân Việt Nam Cộng hòa đã lao xuống giữa 2 tháp chuông của nhà thờ và bổ nhào xuống Dinh Tổng thống 1, 2, 3 lần, ném lượng bom mà theo dự định ban đầu sẽ được ném vào Cộng sản. Sài Gòn như ngừng lại. Còi báo động rú lên những tín hiệu của lệnh giới nghiêm, đường phố không một bóng người, trong khi những cột khói nghi ngút bốc lên từ phía Dinh Độc Lập. Thiệu xuất hiện mà không bị vết trầy xước nào. Chiếc máy 50 ► GIẢI PHÓNG bay do Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung của Không quân Việt Nam Cộng hòa điều khiển đã mất hút theo hướng bắc, nơi Quân đội Giải phóng đang kiểm soát phần lớn diện tích. “Không có việc gì để làm với tôi. Đó không phải là một cuộc đảo chính của không quân” - Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố. “Đó chỉ là một hành động phạm tội của một cá nhân, một kẻ nổi loạn” - Thiệu nói - nhưng cũng đề phòng bằng cách cấm tất cả các máy bay bay trên bầu trời thành phố kể từ giờ phút đó. Các báo Sài Gòn đưa tin rằng, phi công lái máy bay đâm vào Dinh Độc Lập đó bị loạn trí và để hướng lái một chút về tinh thần ái quốc, các báo này thêm thắt rằng, Trung úy phi công đã nổi cáu vì không thể cứu gia đình mình ra khỏi Đà Nẵng trước khi Cộng sản tới, hành động của phi công chỉ là một sự phản đối trước việc mất miền Bắc. Ba tháng sau, khi nói chuyện với Đại tá Trần Công Mẫn, biên tập viên tờ Quân đội nhân dân, tờ báo của quân đội tại Hà Nội, tôi được nghe những điều khá khác về sự vụ này: “Nguyễn Thành Trung là đảng viên Đảng Cộng sản từ khi anh là sinh viên. Đảng đã ra lệnh cho anh gia nhập Không quân Việt Nam Cộng hòa và tới Mỹ để lấy bằng phi công. Một người như vậy rất quan trọng trong những tình huống quyết định và đây là lý do Trung không để lộ mình và cũng không bao giờ được sử dụng trước đó. Vụ ném bom Dinh Độc Lập là một đòn đánh đáng giá. Không quân là vũ khí tin cậy của Thiệu, là một trong những nền tảng quyền lực của ông ta. Với vụ đánh bom ngày 8 tháng 4, chúng tôi muốn phá đi niềm tin đó, muốn lan truyền sự nghi ngờ TIZIANO TERZANI ◄ 51 trong chính lực lượng không quân của Thiệu. Vụ tấn công thành công một cách tuyệt diệu”. Từ trên tầng cao nhất của giàn giáo sắt, các công nhân tò mò nhìn xuống đám đông không bình thường đang tập trung ở hội trường lớn của dinh và ở dãy đường ra vườn. Các nghị sĩ, thẩm phán tòa án tối cao lần lượt đến và được đón tiếp bởi các phụ tá của Tổng thống sắp mãn nhiệm và sắp đắc cử. Các sĩ quan quân sự được phân công tới dinh trông vụng về trong những bộ quân phục dã chiến màu xanh được là phẳng phiu và nghi thức, chân lúng túng trong những đôi giày ống bằng da, không vũ khí, không dây lưng bảo vệ nên áo sơ mi của họ thõng xuống eo. Họ đến gặp các vị khách già hơn, chân khập khiễng hơn và đưa các vị khách này tới chỗ ngồi của họ. Trận bão dữ dội sắp xảy ra. Cơn gió mang hơi ấm và sự ẩm ướt bắt đầu xuất hiện và giờ cuốn xuyên các hành lang của dinh, quét qua đại sảnh, làm cho những tấm rèm dài vải muslin màu trắng của các cửa sổ trong phòng lễ tân bay phần phật như bóng ma trong không khí. Căn phòng được treo đèn kết hoa như là dành cho một lễ kỷ niệm. Hai binh sĩ đứng chỉnh tề bên chiếc ghế bành màu đỏ tươi cuối cùng. Những quan chức của chế độ và các thành viên của chính phủ sắp mãn nhiệm (ít nhất là những người vẫn chưa chạy trốn) ngồi ở hai hàng ghế đầu; sau họ là những người khác. Quân đội có đại diện là hai vị tướng trẻ trong quân phục chỉnh tề với đầy đủ dải ruy băng, huân chương và dây kim tuyến vàng trên vai phải. Tham mưu trưởng Cao Văn Viên vắng mặt. Ông cùng vợ con, các sĩ quan tuỳ 52 ► GIẢI PHÓNG tùng và toàn bộ gia đình đã tới sân bay Tân Sơn Nhất để bắt chuyến máy bay đi Mỹ mà không hề quan tâm đến việc chuyển giao khi ông từ chức. Trên tấm bảng rộng treo ở tường sau là một chỉ huy của Việt Nam thời trung cổ đang cưỡi ngựa lao theo một nhóm kẻ thù xâm lược thường lệ của Việt Nam, đó là người Trung Quốc. Phía dưới, ở giữa là một chiếc bục có 2 micrô. Hai bên cạnh là 2 lá cờ vàng 3 sọc đỏ, cờ của Việt Nam Cộng hòa. Trần Văn Hương, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong 1 tuần, phát biểu trước. Người ông còng xuống, dáng vẻ già nua, động tác run run, đôi kính râm rộng càng làm cho ông trông mù hơn bình thường. Phụ tá phải hỗ trợ ông. Ông giới thiệu tướng Minh, sau đó quay sang tướng Minh và kết thúc: “Trọng trách của ngài rất lớn, ngài Đại tướng”, sau đó ông lê chân và batoong rời sân khấu. Trên bục vẫn trống. Tướng Minh đứng không đụng đậy. Một binh sĩ điều chỉnh ánh sáng từ những chiếc đèn phản chiếu, hạ hai lá cờ và mang đi. Anh ta quay trở lại tháo huy hiệu của Việt Nam Cộng hòa khỏi bục sân khấu. Một binh sĩ khác dán vào chỗ vừa treo huy hiệu hình một bông hoa 5 cánh trắng xanh, ở giữa là biểu tượng âm - dương của Trung Quốc, biểu tượng của các bên đối lập tạo nên một thể thống nhất của vũ trụ. Trong phòng, mọi người thì thào bàn tán kéo dài. Việt Nam Cộng hòa đã thay đổi bộ mặt của mình. Minh chậm rãi đếm từng bước lên bục. Ánh nhìn của ông nghiêm nghị. Sân khấu tràn ngập cảm xúc. Hai làn TIZIANO TERZANI ◄ 53 chớp loé lên gần đó cùng với tiếng sấm ghi dấu cho tất cả mọi người ý nghĩa lịch sử của giây phút đó. Minh phát biểu giữa tiếng mưa rào trút xuống dinh, xuống vườn và xuống Sài Gòn. “Tôi không hứa hẹn nhiều với đồng bào. Những ngày sắp tới sẽ vô cùng cam go. Các quyết định đưa ra là rất quan trọng, tình thế của chúng ta vô cùng khó khăn”. Chúng tôi nghĩ, giây phút đó, ông đang chuẩn bị tuyên bố đầu hàng, khi ông tiếp tục: “Tôi đã từng có thời gian nghĩ rằng, việc sử dụng lực lượng không phải là giải pháp tốt đối với chúng ta”, nhưng sau đó ông tiếp tục: “Tôi yêu cầu các binh sĩ phải giữ vững hàng ngũ, giữ vững vị trí để tiếp tục thi hành nhiệm vụ của mình, canh phòng cẩn mật, không cho ai phá hoại”. “Tôi chấp nhận trọng trách để thực hiện lệnh ngừng bắn, mở lại đàm phán với tinh thần hòa bình trên nền tảng của Hiệp định Paris. Tôi sẵn sàng chấp nhận bất kỳ đề nghị nào theo hướng này”. Và Minh đã không bỏ cuộc. Những gì ông đề nghị đã bị Chính phủ Cách mạng lâm thời phớt lờ hoặc bác bỏ. Không có gì mới trong bài phát biểu của ông, không có gì gợi sự hy vọng về một giải pháp tức thì tối hôm đó. Minh phát biểu chậm rãi, đọc từng từ một từ một tờ giấy. Sau đó, ông gấp tờ giấy lại, nhét vào túi. Và với một giọng nói mới đầy cảm xúc và chân thật, ông giải thích tình thế của ông tốt hơn bất kỳ lời nói nào: “Anh em chiến sĩ thân mến! Trong giờ phút khó khăn này, tôi chỉ có thể cầu xin anh em một điều: Anh em phải 54 ► GIẢI PHÓNG can đảm lên, không được từ bỏ, không được chạy trốn. Mồ mả tổ tiên của chúng ta ở đây, đây là đất của chúng ta, tất cả những thứ ở đây thuộc về chúng ta”. Cả hội trường vỗ tay. Minh giới thiệu cựu Chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền, người theo Công giáo, làm Phó Tổng thống cho ông, phân công nhiệm vụ thực hiện các cuộc đàm phán và Vũ Văn Mẫu, lãnh đạo phe đối lập theo Phật giáo, làm Thủ tướng. Ông nói rằng, nội các đầy đủ sẽ có mặt vào ngày hôm sau. Lại một lần nữa tiếng vỗ tay vang lên. Buổi lễ kết thúc. Lúc đó là 17 giờ 50 phút và chúng tôi đổ xô ra lối ra. Các thượng nghị sĩ, thẩm phán, hạ nghị sĩ, quan chức cao cấp của nhiều bộ đang đứng ở bậc dinh để chờ những đầy tớ trong đồng phục trắng mở cửa sau ô tô của họ khi những chiếc xe này đang nhích dần theo đoạn dốc ngắn ở lối vào chính của dinh. Tất cả họ đều nghiêm nghị, trong những bộ comlê đen thắt cà vạt, ngoại trừ một thầy tu trong bộ áo thầy tu rộng và một thầy tu trong bộ áo quần màu nâu sẫm. Họ sẽ biết điều gì đang xảy ra trong đất nước họ, nhưng họ vẫn bàn tán, khoác tay nhau, thì thầm vào tai nhau những bí mật riêng. Màu cờ của chế độ có thể thay đổi, nhưng “thế giới” Sài Gòn cũ vẫn đang còn đó, với tất cả sự thỏa hiệp, với một chút âm mưu và với sự thỏa thuận của chính phủ. Cơn bão đã qua, bầu trời có những ánh mặt trời cuối cùng chiếu xuống các cây cao ở quảng trường và nóc nhà thờ. Hơi đất ẩm ướt tạo cho bầu không khí tươi mát lạ thường. Sài Gòn đang yên ả, giống như một thành phố bình thường sôi động trở lại sau một trận mưa như trút. TIZIANO TERZANI ◄ 55 Cùng với một vài đồng nghiệp, tôi đến đường Tự Do. Những người bán báo rong đang bán những bản phôtô đầu tiên của tờ Bưu điện Sài Gòn đề ngày 29 tháng 4. Tiêu đề các bài báo là: “Minh Cồ là người lãnh đạo chính phủ”, “Lệnh ngừng bắn có thể có”, “Dân Sài Gòn cảm thấy khuây khỏa và hy vọng”. Ba chiếc xe ô tô chạy với các quảng cáo rực rỡ bên sườn thông báo các chương trình của các nhà hát: ở rạp Capitol, vở La CIA méne la danse (CIA chỉ đạo điệu nhảy); ở rạp Rex, vở La maison du diable (Ngôi nhà ma quỷ); ở rạp Eden, vở La belle et le clochard (Người đẹp và kẻ lang thang). Chúng tôi nghe thấy 3 tiếng nổ như tiếng bom. Chúng tôi dừng lại. Một người nhìn lên bầu trời vẫn còn nhiều mây nói: “Là tiếng sấm!”. Sau đó là loạt của 3, 4, 5 tiếng nổ giống như vậy khác. Chúng tôi cảm thấy tiếng sấm từ dưới đất, từ dưới chân chúng tôi. “Đó là những quả bom”. Bom ai ném? Ném nhằm vào ai vậy? Các khẩu đội pháo phòng không ở Dinh Độc Lập bắt đầu điên cuồng bắn. Bất thình lình, súng máy, súng trường, tất cả Sài Gòn đều bắn. Chúng tôi nghe thấy tiếng đạn rơi xuống mái nhà như mưa đá. Khi tôi chạy được tới văn phòng tòa soạn báo Reuters, tôi nhìn thấy nhiều cảnh sát đang quỳ, cánh tay dang thẳng bắn súng ngắn về phía nhà thờ. Liệu đó có phải là một cuộc đảo chính? Nhưng ai là người thực hiện? Tiếng còi báo động vang lên báo hiệu lệnh giới nghiêm ngay lập tức và lâu dài. Trong tích tắc, đường phố vắng tanh. Xe ô tô dừng lại, người dân núp trong 56 ► GIẢI PHÓNG những ô cửa. Một số xe mô tô đẩy nhanh tốc độ để về nhà. Tàu thuyền neo đậu ở bến tàu đã khai hỏa súng hạng nặng của họ và bầu trời loé nhiều vệt đỏ của các đường đạn được bắn ra. “Đó là một cuộc rải thảm đường không, chúng tôi nhận được cảnh báo từ sân bay Tân Sơn Nhất” - một sĩ quan cảnh vệ tại Dinh Độc Lập xúc động trả lời trên điện thoại. Có 5 chiếc A-37 của Không quân Việt Nam Cộng hòa bị Việt Cộng chiếm giữ đã thực hiện các vụ đánh sân bay, nhà chứa máy bay, kho đạn, những bãi đỗ, nơi hàng nghìn người đang chờ các máy bay lớn của Mỹ đưa tới Guam. Trung úy Nguyễn Thành Trung đã thực hiện đợt tấn công trên không lần thứ hai. Một đại tá ở Hà Nội sau này đã giải thích với tôi: “Các máy bay cất cánh từ Phan Rang và trở về Phan Rang. Trung là chỉ huy phi đội. Anh hiểu rất rõ về sân bay và hệ thống phòng thủ của sân bay. Trong 1 tuần, chúng tôi đã huấn luyện cho 4 phi công khác, bởi vì họ đã quen với máy bay MiG. Trong suốt cuộc tấn công, họ để chế độ im lặng vô tuyến để không bị phát hiện. Sự bất ngờ là điều rất quan trọng. Chúng tôi vì thế mà đã thành công trong việc đánh trúng nhiều máy bay của địch vẫn còn trên mặt đất. Bọn ngụy nghĩ chúng tôi không bao giờ tấn công sân bay, bởi vì đồng đội của chúng tôi vẫn ở trại Davis. Thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ điều đó trong thời gian dài, nhưng chúng tôi phải hành động. Lực lượng không quân là lực lượng phòng thủ cuối cùng của Sài Gòn và tấn công sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Biên Hòa là tuyệt đối cần thiết”. TIZIANO TERZANI ◄ 57 Sau 15 phút, các loạt bắn thưa dần rồi dừng hẳn, nhưng Sài Gòn đã phải nếm trải cái gọi là trận chiến nhà - nhà, phố - phố. Cảm giác khuây khỏa trong lễ nhậm chức Tổng thống của Minh chỉ có trong giây lát. Giờ, mọi thứ dường như đã quá muộn. Minh vẫn chưa có chính phủ và phía bên kia dường như không muốn chấp nhận ông như một nhà đàm phán. Ông sẽ đàm phán như thế nào? Làm thế nào để ông có thể dừng cỗ máy chiến tranh dường như đang tiến tới để đè bẹp Sài Gòn? Nghe Đài Giải phóng - Đài Mặt trận tự do - đêm hôm đó, chúng tôi rùng mình. Bình luận về sự phê chuẩn của Tổng thống mới, đài này nói về “bè nhóm Minh - Huyền - Mẫu”, bè lũ kiên quyết kéo dài cuộc chiến với hy vọng duy trì chủ nghĩa thực dân của Mỹ. Sau đó, ở cuối bản tin viết “vùng dậy đi Sài Gòn bất khuất”. “Đó là dấu hiệu tấn công” - Cao Giao nói - “Cuộc tấn công tương tự đã diễn ra ở Đà Nẵng, Huế, Nha Trang...”. “Đó chỉ là tuyên truyền, họ đang làm vậy để giữ thể diện. Có thể đã có một thỏa hiệp chung” - có người nói. Hy vọng có thể vẫn sẽ có các cuộc đàm phán và có thể ngăn chặn được sự thảm bại đã tắt ngấm. Liệu đó có phải là ảo tưởng? Câu trả lời sẽ sớm có. Nếu Việt Cộng chấp nhận lời mời của Minh để “hạ vũ khí và ngồi vào bàn đàm phán” thì đêm đó sẽ bình yên. Nếu không, những quả rốc két sẽ tiếp tục được phóng xuống Sài Gòn. Nghe nói, Việt Cộng có hàng nghìn quân đang bao quanh Sài Gòn. Sài Gòn phải làm gì để chống lại những quả rốc két. Tôi đi ngủ, vùi mình vào tấm đệm. 58 ► GIẢI PHÓNG NGÀY 29 THÁNG 4 Bình minh nhầm phía Tôi chìm trong giấc ngủ mà vẫn nghĩ về những quả rốc két. Trong giấc mơ, tôi nghe thấy những quả rốc két rơi rất gần, với tiếng nổ bị nghẹt lại, trong loạt 4 hoặc 5 quả rốc két lúc đó. Tôi chạy ra cửa sổ và nhìn xuống quảng trường trước tòa nhà Quốc hội và đường Tự Do vắng vẻ. Chỉ có người cảnh sát bảo vệ ngồi bất động ở bậc dưới cùng của tòa nhà với khẩu M-16 đặt giữa hai chân, mắt nhìn chằm chằm vào khoảng trời tối đen hướng ra phía sông. Đêm đó có vẻ giống như một đêm bình thường khác của Sài Gòn với những tiếng gầm rú của súng máy. Chiến tranh không xa, nhưng thực tế chưa bao giờ thấy ở Sài Gòn. Mọi người vẫn ngủ bình yên và tin rằng, sau tất cả, thành phố vẫn không bị đụng tới. Nhưng đêm đó Sài Gòn lặng yên đã không ngủ. Trong cái im lặng bị phá vỡ bởi tiếng nổ liên tục của những quả rốc két ấy, hàng nghìn, hàng nghìn người đang tính cho cuộc sống của họ, đang lập kế hoạch sẽ trốn đi vào lúc bình minh, đang tìm kiếm một ai đó để nhờ giúp đỡ, đang sẵn sàng phản bội gia đình, bạn bè và tất cả những mối quan hệ của nhiều năm chỉ để tìm kiếm một con đường chạy trốn. Chạy trốn. Bằng cách nào? Chỉ có rất ít, rất ít người mới biết bằng cách nào để chạy trốn được. TIZIANO TERZANI ◄ 59 Rốc két được bắn tới nhiều hơn, dường như gần hơn và người cảnh sát bảo vệ kia chạy đến trú dưới vòm lối vào tòa nhà Quốc hội. Ở hướng tây, phía sau của các ngôi nhà, bạn có thể thấy một vệt sáng trải dài cùng vệt sáng hung đỏ. Lúc đó vẫn là giữa đêm, nhưng dường như sáng hôm đó, mặt trời sẽ mọc ở Sài Gòn trước thời gian, từ phía khác. “Tất cả mọi thứ ở đây đang bốc cháy. Khoảng 20 quả rốc két đã được phóng vào đường băng, kho đạn. Trông chúng giống như tên lửa loại 122 ly. Whiskey Joe, Whiskey Joe, anh có nghe thấy tôi nói không?”. “OK, Whiskey Joe đây, Roger”. Cả khách sạn thức giấc lúc 4 giờ sáng. Ở hành lang, ai đó đã điều chỉnh thành công bảng mạch an ninh của Đại sứ quán Mỹ với radio FM bình thường và chúng tôi nghe thấy giọng nói xúc động của một lính thủy đánh bộ nói từ Phòng Tuỳ viên quân sự Mỹ ở sân bay Tân Sơn Nhất. Hành lang chật kín người. Dường như đây là nơi an toàn nhất trong khách sạn để phòng trường hợp rốc két tấn công tòa nhà. Các vị khách duy nhất đến lúc này là các nhà báo (hầu hết là nhà báo Mỹ) và các thành viên người Ba Lan thuộc Ủy ban Kiểm soát và Giám sát quốc tế, ủy ban được thành lập sau Hiệp định Paris. Chúng tôi đứng đó, dán tai vào radio, trong khi dưới chân chúng tôi, sàn nhà rung lên bởi sức ép mỗi đợt tấn công mới. Radio bỗng im bặt, sau đó là tiếng u u báo hiệu rằng, mạch tiếp tục thông. Một lần nữa, chúng tôi nghe thấy giọng nói từ sân bay Tân Sơn Nhất: 60 ► GIẢI PHÓNG “Rốc két vẫn đang rơi xuống xung quanh đây. Hai lính thủy đánh bộ đã chết ở Cửa số 4. Chúng tôi phải làm gì với hai thi thể đó?”. Không có tiếng trả lời. Vụ tấn công sân bay là rất nghiêm trọng. Trong những ngày đó, các chuyên gia quân sự đã nói rằng, Việt Cộng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất sẽ là một dấu hiệu cho thấy họ sẽ tấn công Sài Gòn. Nếu sân bay thất thủ, Sài Gòn cũng sẽ thất thủ. Việc người Mỹ phải di tản đến giờ dường như là điều chắc chắn sẽ xảy ra, sắp xảy ra. Một số nhà báo lao vào phòng và gói ghém ba lô. Một đồng nghiệp người Mỹ, người có máy telex trong khách sạn đã đến giơ cho mọi người một mảnh giấy. “Văn phòng của tôi ở Washington đã nghe được thông tin này từ Lầu Năm Góc. Cuộc di tản sẽ được bắt đầu sau 2 giờ nữa”. Có ai đó đã gọi cho Đại sứ quán Mỹ để xác nhận thông tin. Không ai biết gì về điều đó. Giọng nói trên radio đang nói về một cuộc họp khẩn cấp vào 6 giờ; một lần nữa sân bay lại gọi Whiskey Joe, vẫn là về việc sẽ phải làm gì với thi thể 2 lính thủy đánh bộ. “Đưa những thi thể đó về Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm” - Đại sứ quán trả lời. Một đại tá người Ba Lan cầm máy điện đài xách tay lên tầng 3 của khách sạn để liên lạc với các sĩ quan của mình đang bị mắc kẹt ở nơi cư trú của họ ở Tân Sơn Nhất. Ông đi xuống cầu thang và nói: “Đang diễn ra trận chiến xung quanh sân bay. Binh sĩ của tôi nói, họ còn nghe được tiếng súng AK-47”. TIZIANO TERZANI ◄ 61 Liệu Việt Cộng có bắt đầu cuộc tấn công bộ binh? Nếu có, thì việc sơ tán bằng đường không là không thể. Ngay cả khi lính thủy đánh bộ từ Hạm đội 7 đến và thiết lập một hàng rào an toàn dọc theo đường băng thì Việt Cộng giờ có thể ngăn chặn các hoạt động cất, hạ cánh. Trong khi chúng tôi nói chuyện, việc Cộng sản tấn công càng được khẳng định khi có một giọng nói mới gọi Whiskey Joe: “Jacobson đây. Tình hình rất nghiêm trọng. Kế hoạch di tản phải thay đổi, thay đổi. Phương án 1-2-3 không còn hợp lý nữa”. Người Mỹ và những người “da trắng” khác quyết định rời khỏi Sài Gòn hiểu điều này có nghĩa là gì. Đó là di tản bằng trực thăng. Trong những ngày gần đó, Đại sứ quán Mỹ và các đại sứ quán khác nhận được sự bảo lãnh giúp đỡ của Washington về việc di tản công dân của họ đã phân phát các tờ hướng dẫn “tối mật” để mọi người tuân theo trong trường hợp di tản khẩn cấp. Mỗi người đều được giao các địa chỉ đến để được đón và được trực thăng đưa đến các tàu sân bay của hạm đội đang tuần tra ngoài khơi Sài Gòn. Thứ Hai ngày 28 tháng 4, Tiến sĩ Schostal, Thư ký thứ nhất Đại sứ quán Italia, đã nhắc tôi nhớ rằng, do tôi không có visa, nên tôi vào Việt Nam là bất hợp pháp và tôi cần phải thỏa thuận ngay lập tức với các nhà chức trách. Trong khi hướng dẫn tôi di tản cùng người Mỹ, bởi vì Đại sứ quán Italia dù có mở cửa cũng không thể cho tôi trú ẩn (dạng hỗ trợ đó không phải là công việc của các phái đoàn ngoại giao), anh đưa cho tôi tài liệu sau đây với những lời cảnh báo được lặp đi lặp lại về độ bảo mật của tài liệu. 62 ► GIẢI PHÓNG Tài liệu đó giống như những tài liệu do các đại sứ quán khác ban hành. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân Italia nên làm theo hướng dẫn sau: 1) Cho hộ chiếu của mình và của vợ con vào túi. Phải chắc chắn đó là hộ chiếu của Italia. 2) Khẩn trương đến một trong các điểm tập trung sau đây, chỉ được mang theo 1 chiếc vali kích thước vừa phải: a) Những người sống gần Đại sứ quán, tới số 192 Công Lý; b) Những người sống gần khách sạn Continental tới số 22 Gia Long; c) Những người sống gần khách sạn Majestic tới số 2 Phan Văn Đạt. Cách nhận biết tình trạng khẩn cấp: - Đại sứ và Thư ký thứ nhất sẽ thông báo bằng điện thoại, trong trường hợp điện thoại vẫn hoạt động được; - Đại sứ sẽ điện thoại cho Đại tá Andrei, Đại tá Andrei sẽ thông báo cho Cảnh sát trưởng Pimpinella, Tiến sĩ Schostal nếu ông vẫn chưa được biết và thông báo cho ngài Esposito. Ông sẽ cử lái xe và ngài Venuti tới thông báo cho những người khác. Tiến sĩ Schostal sẽ thông báo cho các nhà báo ở khách sạn Majestic, Continental và Caravelle. Nếu điện thoại không hoạt động, ông sẽ trực tiếp đi tới những điểm đó. Tuy nhiên, trong trường hợp tình huống diễn biến quá nhanh và điện thoại không còn hoạt động nữa, tất cả mọi người nên chuẩn bị một chiếc radio FM để nghe thông báo TIZIANO TERZANI ◄ 63 sẽ được radio của Mỹ phát ở Sài Gòn. Thông báo sẽ bao gồm cả những nội dung về thời tiết: “105 độ và trời có trăng”... Sau 30 giây, sẽ có một bài hát: “I’m dreaming of a white Christmas - Tôi đang mơ về một lễ Nôen trắng”... Cứ sau 15 phút, thông báo sẽ được lặp lại một lần. Nhiều khả năng, tất cả những điều đó sẽ xảy ra trong đêm. Nếu điều đó xảy ra, mỗi người sẽ phải tới điểm tập trung gần nhất bằng phương tiện cá nhân, sẽ không có sự hỗ trợ của bất kỳ ai. Cần nhớ mang theo tất cả số tiền mình có, bằng đồng piát1 hoặc bằng đôla để đưa cho khối cảnh sát nếu cần thiết. Không được quên hộ chiếu. Chỉ bằng cách trình hộ chiếu Italia, bạn mới có thể được trợ giúp. Thông tin trên được coi là tối mật. Không ai được nói cho bất kỳ người nào khác biết. Không được nói cho người Việt Nam, cũng không được nói cho người quốc tịch khác. Đặc biệt, nếu bạn có người thân là người Việt Nam, bạn không được liên lạc với người đó (Tài liệu ghi chú - N.D). Bình minh lên, một quả cầu lửa màu cam và những cột khói màu đen bay lên từ phía sân bay Tân Sơn Nhất. Những kho đạn tạm thời bị rốc két tấn công đang phát nổ. Chúng tôi nhìn thấy 2 chiếc máy bay F-5 cất cánh và bay đi ném bom các vị trí của Cộng sản trước khi mất hút vào đường chân trời phía nam. Một chiếc DC-3 cũ chầm chậm hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất và mất hút sau hàng cây. Một máy bay quan sát L-119 nhỏ nổ tung trên __________ 1. Đồng tiền được lưu hành trong chế độ Nguyễn Văn Thiệu (B.T). 64 ► GIẢI PHÓNG không trung do trúng đạn phòng không của Cộng sản đang bay trên bầu trời như pháo hoa. Ở các hành lang của khách sạn Continental, mọi người đang hỗn loạn. Những người quyết định rời đi mang theo những chiếc vali tới hành lang và phân phát các chai rượu và champagne, máy chữ, áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho những người ở lại. Nhiều người ngồi dán tai vào chiếc đài bán dẫn của họ để chờ lệnh di chuyển. Tin mới nhất, thông báo cũ “105 độ và trời có trăng” đã được thay đổi do hiện nay tất cả Sài Gòn đã biết. Thông báo mới là “Mẹ muốn con gọi điện về nhà”, nhưng radio của Mỹ tiếp tục bản nhạc như thông báo cũ. Một nhóm khác vẫn ngồi nghe các cuộc liên lạc giữa các cố vấn Mỹ với những lính thủy đánh bộ ở sân bay và với Whiskey Joe. Từ 5 giờ sáng, cứ khoảng 15 phút, mọi người lại nghe thấy giọng nói: “Tôi là Father Devlin, Father Devlin ở đường Yên Đổ, khi nào thì di tản?”. Whiskey Joe trả lời như mọi lần: “Đến giờ chưa có lệnh. Hãy gọi lại sau”. Khoảng 7 giờ, Father Devlin gọi lại một cách tuyệt vọng: “Hãy nói cho tôi biết, bao giờ thì di tản, tôi sẽ đến địa điểm trực thăng đỗ bằng cách nào? Tôi ở đường Yên Đổ. Ở đó ngày nào cũng có lệnh giới nghiêm; tôi sẽ di chuyển bằng cách nào? Hãy nói cho tôi biết tôi nên làm gì?”. Không có câu trả lời. Trong khi giọng nói quen thuộc đang nói từ sân bay, chúng tôi có thể nghe tiếng điện thoại reo trên radio. Sau đó: TIZIANO TERZANI ◄ 65 “Xin chào, tôi là Watanabe từ Đại sứ quán Nhật Bản. Có tin tức gì về việc di tản chưa?” - Whiskey Joe yêu cầu anh ta thay đổi tần số. Ở khách sạn, những người Mỹ và những người nước ngoài khác đang chờ di tản cảm thấy lo lắng. Mọi người hoảng loạn khi nghe thấy giọng nói của Jacobson, cố vấn tại Đại sứ quán Mỹ, nói với Whiskey Joe: “Chú ý. Hãy nói với Đại sứ rằng, cần hết sức thận trọng khi tới sân bay Tân Sơn Nhất”. Liệu việc di tản đang diễn ra? Liệu Đại sứ Martin đang đi và để lại cánh nhà báo đằng sau? Tổng đài điện thoại của khách sạn hỗn loạn. Ông già trực đêm Annamalay, một người Ấn Độ mà ngay cả trong lúc điềm tĩnh hiếm hoi cũng không chuyển thành công một cuộc gọi từ bàn tổng đài đến một phòng, đã bỏ vị trí, bỏ lại nhiệm vụ ấn và rút những phích cắm thích hợp để gọi Đại sứ quán tới nhóm các đồng nghiệp đang lo lắng. Có ai đó đã thành công. Không, cuộc di tản vẫn chưa bắt đầu, cũng chưa được quyết định. Tất cả mọi người nên ngồi cạnh radio. Martin không tin vào các cộng sự của mình, những người bị ông cho là ủng hộ học thuyết thủ bại và người báo trước tai hại. Ông làm ra vẻ kiêu ngạo bằng cách tới sân bay Tân Sơn Nhất để trực tiếp kiểm tra tình hình. Từ bản tin 8 giờ, chúng tôi biết được rằng, Tổng thống Ford đã triệu tập phiên họp Hội đồng An ninh quốc gia khẩn cấp vào 9 giờ (giờ Sài Gòn). Không có việc gì để làm ngoài chờ đợi. Điện thoại liên tục reo. Những người gọi đến là những người Việt Nam hỏi về làm cách nào để thoát được; những đồng nghiệp báo ở các khách sạn khác muốn 66 ► GIẢI PHÓNG biết những điều chúng tôi biết; các nhà ngoại giao tìm những kiều bào để cảnh báo họ hãy sẵn sàng. Trong khi những người phục vụ ở khách sạn vẫn đang gấp những chiếc giường nhỏ mà họ vẫn ngủ thường ngày và khoác những chiếc áo màu trắng tuy đã sờn nhưng được là phẳng phiu với những chữ cái đầu viết tắt C.P (Continental Palace) màu xanh ở mặt trước, thì một nhóm khách lo lắng, sợ hãi và mất bình tĩnh đã tập trung tại khu vườn để ăn sáng. Tất cả trong bể máu Joseph, một trong những nhân viên già của khách sạn đã có 45 năm phục vụ, nhưng xét ở góc độ công việc vẫn chỉ như những người dọn dẹp bình thường. Với khoảng 20 từ tiếng Pháp, đôi giày đen mũi nhọn ngoại cỡ lố bịch mà vị khách nào đó đã để lại cho ông vài năm trước, ông chạy đi chạy lại giữa các bàn để nhận đơn đặt món và giải thích cho các khách hàng đang quẫn trí của ông rằng, sáng hôm đó sẽ không có bánh mì ngọt và có thể những ngày sau cũng sẽ không có. “Tại sao vậy? - có ai đó hỏi. “Peut-être aujourd'hui c'est finir la querre - Có lẽ hôm nay chiến tranh kết thúc ở đây” - ông trả lời. Một nhà báo Mỹ có vai rất rộng, mặc áo nịt len, đi đôi giày quần vợt và một lính thủy đánh bộ trở thành phóng viên chiến tranh của tờ Chicago hằng ngày đi hết từ bàn này đến bàn khác, ghi tên từng đồng nghiệp muốn rời khỏi Sài Gòn. TIZIANO TERZANI ◄ 67 Đối với mỗi khách sạn, Đại sứ quán Mỹ đã chỉ định lãnh đạo nhóm. Người đó sẽ chịu trách nhiệm về việc di tản các nhà báo nước ngoài. Trong trường hợp khẩn cấp, lệnh trốn sẽ được chuyển tới lãnh đạo nhóm và lãnh đạo nhóm này sẽ dẫn nhóm tới điểm tập trung. Nhiều người vẫn do dự. Một số người vẫn hy vọng về một lệnh ngừng bắn và một chính phủ liên minh. Một người Anh liên tục nhắc đi nhắc lại: “Người Mỹ không thể cho phép xe tăng của tướng Giáp diễu hành trên đường Tự Do. Những xe tăng này chỉ là một chiến thuật vu hồi. Chắc hẳn đã có một thỏa thuận”. Nỗi sợ hãi và bất an đã khiến một số người luôn miệng ba hoa, một số khác lại im lặng và mỉm cười một cách dễ thương. “Có thể sẽ có một cuộc di tản tổng thể” - một nhà báo và là trưởng nhóm, người vừa nói chuyện qua điện thoại với một ai đó ở Đại sứ quán - nói. “Ai không đăng ký tên sẽ có nguy cơ bị bỏ rơi trong lúc hoạn nạn”. Danh sách đăng ký tên tăng dần trong khi bữa sáng còn đang diễn ra. Đối với hàng nghìn, hàng nghìn người Việt Nam Cộng hòa thì đây là những giờ phút kinh hoàng. Khi rốc két rơi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, họ hiểu rằng, họ đã mất “vé bảo vệ” vĩnh viễn. Cuộc di tản những người được cho là nằm trong “danh sách đen của Việt Cộng” tới các trại tị nạn ở đảo Guam với tốc độ 7.000 người/ngày đã được người Mỹ thực hiện một tuần trước và bây giờ phải gián đoạn. Trong nhiều giờ, không ai nghe thấy tiếng động cơ gầm rú của những chiếc 68 ► GIẢI PHÓNG máy bay vận tải C-141 khổng lồ của không quân Mỹ mà trong những ngày trước đó vẫn liên tục cất, hạ cánh cả ngày và đêm. Không thể vượt qua được đường băng. Đối với những người đã bán hết tất cả tài sản và lên kế hoạch từng chi tiết trong chuyến đi của họ thì đây giống như là một án tử hình. Cuộc ném bom do 5 máy bay A-37 của Việt Cộng thực hiện đêm hôm trước đã biến sân bay Tân Sơn Nhất thành một cơn ác mộng. Hàng nghìn người đã tá túc tại phòng tập thể dục và phòng ăn tập thể của Văn phòng Tuỳ viên quân sự Mỹ khi những chiếc máy bay phản lực tấn công từng tòa nhà một. Hàng trăm người khác với những thẻ lên máy bay đang cầm trong tay đang ở khu vực đỗ trực thăng. Bom trút xuống, một số người bị kẹt giữa đám đông hoảng loạn với đầy hành lý và dẫn theo trẻ em... Hai chiếc máy bay ở đường băng đã cất cánh; một chiếc máy bay quân sự cất cánh mà các cửa vẫn mở và mọi người chạy theo sau. Cuộc di tản đã bị hoãn lại, nhưng những người sống sót vẫn ở lại thêm thời gian nữa, họ không bỏ cuộc. Nhiều giờ liền, họ ở trên đường, giữa những xác chết và các vali vỡ. Tai họ lắng nghe màn đêm. Mắt họ căng ra nhìn bầu trời lúc bình minh để chờ đợi chiếc máy bay khác đến đón. Máy bay đã không đến và nhiều người trong số những người tuyệt vọng đó đã trở thành nạn nhân của những đợt tấn công bằng rốc két. Trong những ngày đó, người dân Sài Gòn cho rằng, Việt Cộng đến có nghĩa là sẽ có một cuộc tàn sát khủng khiếp, TIZIANO TERZANI ◄ 69 vì vậy, họ sẵn sàng trốn chạy bằng mọi giá, làm những điều ngu xuẩn nhất để trốn chạy. Trong những tháng đó, người Mỹ đã nói về một “cuộc thảm sát đẫm máu” khủng khiếp có thể sẽ xảy ra ở Sài Gòn nếu Việt Cộng tiến công vào thành phố. Theo tính toán của người Mỹ, sẽ có khoảng từ 150.000 - 200.000 người sẽ trở thành nạn nhân của những cuộc trả thù của Cộng sản. Những tưởng tượng về một cuộc thảm sát đẫm máu đó lan truyền rộng, không chỉ trong các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, các cảnh sát, những người đã cộng tác với “những người theo chủ nghĩa đế quốc” và các binh sĩ, những người chiến đấu chống lại Việt Cộng, mà còn cả trong các thư ký, nhân viên làm việc trong các cơ quan của Mỹ, các cô gái phục vụ quán bar, gái mại dâm sống dựa vào những đồng đôla của Mỹ; những người hầu, đầu bếp, lái xe làm việc cho các gia đình người Mỹ; các bác sĩ, kỹ sư và những thanh niên chỉ đơn thuần là học tại Mỹ. Tất cả họ đều cảm thấy mình là mục tiêu tấn công. Người ta đã đưa ra những lời đồn đại sởn tóc gáy về một cuộc tàn sát và trả thù quy mô lớn khi Cộng sản tiến từ cao nguyên tới bờ biển, từ Bắc vào Nam. Ở Đà Nẵng, 12 cảnh sát Việt Nam Cộng hòa bị diễu trần truồng qua các đường phố, rồi sau đó bị chém đầu từng người một; Giám mục nhà thờ Buôn Ma Thuột bị Việt Cộng bắt và bị chặt thành 3 mảnh; cha và những thành viên còn lại của đội trưởng đội cảnh vệ dinh của Thiệu đang sống ở Tây Nguyên bị đâm xuyên qua người và trưng bày nhiều ngày cho mọi người xem. Một nhà tu nói là đã 70 ► GIẢI PHÓNG nhìn thấy 300 người bị đánh bằng gậy cho tới chết ở chợ Buôn Ma Thuột. Tất cả Sài Gòn biết và nhắc lại những câu chuyện kiểu như vậy. Không ai khi đó có thể tin rằng, vài ngày sau đó, Giám mục nhà thờ Buôn Ma Thuột lại có thể đến thành phố Sài Gòn, được tự do và nguyên vẹn; rằng, đúng là có 300 người chết ở Buôn Ma Thuột thật, nhưng họ là nạn nhân của một trận ném bom do Thiệu ra lệnh sau khi thành phố này được giải phóng; rằng, những người thân của đội trưởng đội cảnh vệ dinh của Thiệu vẫn an toàn và lành lặn, chính họ đã bịa đặt ra những tin đồn đó để ôm tất cả số tiền của họ trốn vào Sài Gòn được dễ dàng hơn. Tất cả những lời đồn đại này hằng ngày được những người phát ngôn của Quân đội Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn phối hợp với Washington khẳng định. Ngày 16 tháng 4, James Schlesinger, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã báo cáo Quốc hội rằng ít nhất 200.000 người dân của Việt Nam Cộng hòa có thể bị giết trong sự kiện Cộng sản chiến thắng. Ngày 18, Đại tá Robert Burke, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, đã tuyên bố rằng, theo các báo cáo mật, những cuộc trả thù đẫm máu đang được tiến hành trong những khu vực Cộng sản chiếm đóng và những chi tiết trong những sự vụ đó rất “kinh hoàng”. Cùng ngày hôm đó, Kissinger phát biểu trước Ủy ban cứu trợ khẩn cấp của Hạ viện rằng, ở những khu vực bị chiếm đóng gần đây ở Việt Nam, “chúng tôi cho rằng, Cộng sản đang cố thanh toán tất cả các thành phần có thể. Sẽ có nhiều hơn các án tử hình nữa”. TIZIANO TERZANI ◄ 71 Tờ Stars and Stripes, tờ báo của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đưa một dòng tít gây sự chú ý ở một trong những số báo mới nhất: “Sẽ có ít nhất một triệu người Việt Nam Cộng hòa bị tàn sát”. “Sài Gòn sẽ tồi tệ hơn gấp trăm, gấp nghìn lần Huế trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968” - người dân Sài Gòn nói mà không biết rằng, nhiều nạn nhân của “những cuộc tàn sát” của Cộng sản ở cố đô là do những cuộc ném bom của Mỹ và nhiều xác chết được quay phim, chụp ảnh và chôn trong những ngôi mộ chung được phát hiện khi lính thủy đánh bộ Mỹ và binh sĩ của Thiệu chiếm lại thành phố này là xác của những binh sĩ Cộng sản được chôn cùng với thường dân khi họ rút lui khỏi thành phố. Nỗi kinh hoàng về “một cuộc thảm sát đẫm máu” tăng dần khi chiến tranh đến gần Sài Gòn. Thời điểm Buôn Ma Thuột thất thủ, một cô gái làm tại văn phòng du lịch ở khu thương mại Sài Gòn có mái tóc đen dài được tết ngang lưng đã hỏi tôi: “Chú có nghĩ là Cộng sản sẽ cắt tóc của cháu không?”. Sáu tuần sau, cô gái đó và hàng nghìn cô gái khác tin rằng, Cộng sản sẽ rút móng tay của từng cô gái một chỉ đơn giản bởi vì họ sơn móng tay. Những người phụ nữ có con với người Mỹ tin rằng, Cộng sản sẽ bắt và giết những đứa con của họ, bởi vì họ được nghe nói rằng, điều này đã xảy ra ở tất cả những khu vực mà Cộng sản chiếm đóng. Sau giải phóng, tôi gặp hai bà mẹ trẻ đang tuyệt vọng bởi vì do lo sợ, mà đã đẩy những đứa 72 ► GIẢI PHÓNG con lai của họ lên chuyến bay đón những đứa trẻ mồ côi. Họ hy vọng sẽ được đưa sang Mỹ và tìm được con ở Mỹ sau này nhưng họ đã bị bỏ lại phía sau. Ngày 17 tháng 4, Khmer Đỏ chiếm Phnôm Pênh. Những câu chuyện không rõ ràng và không bao giờ được kiểm chứng về các cuộc thảm sát và bạo lực được cho là xảy ra ở Campuchia đã được đăng trên trang nhất của các tờ báo ở Sài Gòn thời đó. Điều đó một lần nữa lại gợi lên những hình dung trong công chúng về những điều được cho là sẽ xảy ra ở Sài Gòn, nhưng ở mức độ lớn hơn và bằng cách thận trọng hơn. Người dân Sài Gòn hình dung rằng, khi thành phố bị thất thủ, các nhóm ám sát của Việt Cộng sẽ đi từ nhà này tới nhà khác với những danh sách sẵn có từ lâu (như họ vẫn nghe thấy) tìm người để bắn. Tất cả mọi người nghĩ rằng, họ biết ít nhất một lý do tại sao điều đó sẽ xảy ra với họ. “Họ sẽ giết tôi, tôi chắc chắn điều đó” - một người phụ nữ chừng 40 tuổi nói với tôi vào một ngày giữa tháng 3. Trước đây, cô ấy đã làm nhân viên điều khiển tổng đài 2 nằm trong Đại sứ quán Ôxtrâylia. Giáo dân Công giáo nằm trong số những người cảm thấy sợ hãi nhất. Người ta nghe thấy rằng, những người đã trốn khỏi miền Bắc năm 1954 sẽ bị buộc phải quay trở về chỗ cũ, bằng con đường cũ nhưng theo hướng ngược lại, đi bộ, vượt qua rừng, theo đường mòn Hồ Chí Minh; người ta cũng nghe thấy rằng, những cô gái sẽ bị ép cưới những người mù, người què, những cựu chiến binh tàn tật của Bắc Việt Nam. TIZIANO TERZANI ◄ 73 Trong những tuần đầu tiên sau giải phóng, những lời đồn đại này tiếp tục được truyền bá và các nhà thờ chỉ đủ thời gian để tổ chức hôn lễ tập thể cho những cô gái trẻ vội vàng cưới bất kỳ người chồng nào chỉ để không thấy mình phải đẩy chiếc xe lăn của người chồng Việt Cộng. Những câu chuyện và những đồn đại về các cuộc tàn sát, “thảm sát đẫm máu” là do cơ quan tuyên truyền của Mỹ và của Thiệu nghĩ ra và tuyên truyền để làm mất uy tín của đối phương, để củng cố tinh thần kháng cự trong người dân và trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cũng là để thuyết phục Quốc hội Mỹ viện trợ thêm hàng tỷ đôla để cứu chính quyền Việt Nam Cộng hòa, hoặc ít nhất là cứu một số lượng lớn những người miền Nam Việt Nam khỏi “gông xiềng của Cộng sản”. Nhưng nó lại tác dụng ngược lại đối với chính những tác giả tạo ra nó và trở thành một trong những yếu tố khiến miền Nam trở nên hỗn độn, bạo lực và hỗn loạn hơn. Người Mỹ đã lên các kế hoạch đến một thời điểm nào đó sẽ di tản không chỉ toàn bộ kiều bào Mỹ và người thân của họ, mà còn tất cả những người Việt Nam mà cuộc sống của họ có thể bị đe dọa khi họ rơi vào tay Việt Cộng vì họ đã hợp tác với Mỹ. Bộ phận CIA của Đại sứ quán đã chuẩn bị một danh sách dài những người cần di tản, có phân chia thứ tự ưu tiên di tản khác nhau phụ thuộc vào mức độ bị đe dọa của mỗi người: Đầu tiên là các quan chức cấp cao, các bộ trưởng đương chức hoặc đã nghỉ hưu; các đặc vụ, những cảnh sát mật và bất kỳ ai đã từng liên quan tới chiến dịch Phượng Hoàng được bắt đầu năm 1968 nhằm tiêu diệt một 74 ► GIẢI PHÓNG cách có hệ thống bất kỳ người nào ở các thành phố và làng quê có liên quan hoặc thậm chí là nghi ngờ có liên quan đến Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Sau đó là di tản các lãnh đạo tỉnh, huyện, các nghị sĩ, các quan chức cao cấp của một số bộ nhất định, các tướng và nhân viên ngoại giao đã nghỉ hưu; tiếp đến là những người có mối liên hệ với chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã tính toán, tối thiểu là khoảng 130.000 người cần được di tản. Thêm những danh sách khoảng 200.000 người Việt không thể không di tản khỏi Việt Nam nếu Mỹ giữ lời hứa của mình với “những đồng minh” của họ rằng, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến là vì họ. Danh sách di tản đã sẵn sàng. Một phi đội máy bay đã được Lầu Năm Góc chỉ định, nhưng Đại sứ Martin ở Sài Gòn và Kissinger ở Washington kiên quyết không đưa ra tín hiệu hành động do lo sợ rằng, điều này sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của một chế độ vốn đã lung lay. Khi cuộc tấn công của Cộng sản bắt đầu đạt được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, Đại sứ quán vẫn chưa tuyên bố di tản nhưng đã bí mật di tản những gia đình Mỹ mà không gây sự chú ý quá mức. “Mỗi sáng, chúng tôi phát hiện ra rằng, một biệt thự khác đã bị bỏ trống, rằng không còn lại gì trong một căn hộ ngoài những chiếc tủ trống rỗng” - một người phụ nữ dọn dẹp thuê trong khu phố chủ yếu là người nước ngoài sinh sống, gần nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi - nói với tôi. Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger muốn tất cả “những người Mỹ bình thường nhất” được rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt bằng mọi giá, nhưng Martin tiếp tục nói là TIZIANO TERZANI ◄ 75 không cần phải vậy và cương quyết rằng, tất cả sự khởi hành của người Mỹ phải phù hợp với luật pháp Việt Nam. Đối với những người có vợ, con là người Việt, điều này có nghĩa là họ phải trả tới 2 hoặc 3 triệu piát để có được những visa xuất cảnh. Martin tin, hoặc muốn thuyết phục người khác tin rằng, tình thế không bấp bênh đến nỗi ông từ chối gói ghém hành lý và cho lên máy bay nội thất, đồ sứ và thư viện cá nhân của ông. Mọi thứ đã khiến Thiệu phải từ chức nhanh. Cuộc di tản được tuyên bố chính thức, nhưng thay vì 7 nghìn người Mỹ được cho là vẫn ở Việt Nam, Đại sứ quán Mỹ bất ngờ khi không ai tính đến những người đào ngũ già, những thương gia và những người nghỉ hưu. Cùng với gia đình và người thân Việt Nam của họ, con số di tản đó lên tới 35 nghìn người. Các thủ tục quan liêu bị gạt sang một bên và tại phòng chiếu phim của khu Văn phòng Tuỳ viên quân sự Mỹ, trước đây là Bộ Chỉ huy hỗ trợ quân sự tại Việt Nam, Sở chỉ huy của lực lượng viễn chinh Mỹ, các thẻ lên máy bay được phát đều để mọi người lên những chiếc “Freedom Birds - Những chú chim tự do”, những chiếc máy bay rời đến Guam hoặc Philíppin. Để các nhà chức trách nhập cư Việt Nam im lặng, Đại sứ quán Mỹ hứa rằng, tất cả các bảo vệ và cảnh sát ở sân bay sẽ được phép tị nạn ở Mỹ. Cuộc di tản bắt đầu cùng với chiến dịch chống Cộng và chiến dịch quảng cáo nhân đạo được cho là che giấu sự thất bại và các chuyến bay của Mỹ. Hàng trăm đứa trẻ, trẻ mồ côi hoặc những đứa trẻ khác được đưa lên những chiếc máy bay quân sự cất cánh bay qua Thái Bình Dương tới Mỹ. 76 ► GIẢI PHÓNG Tổng thống Ford ra chào đón chiếc máy bay đầu tiên. Ông cười và bế trên tay cậu bé đầu tiên “được cứu khỏi chủ nghĩa cộng sản” để chụp ảnh. Có thể sẽ không có ai nghi ngờ gì về ý định của việc di tản những đứa trẻ này. Ngày 2 tháng 4, Tiến sĩ Phan Quang Đán, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề xã hội ở Sài Gòn, đã viết cho Thủ tướng Khiêm của mình: Việc di tản một số lượng đáng kể các trẻ mồ côi sẽ gây được ấn tượng sâu sắc trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, điều đó sẽ có lợi cho Việt Nam Cộng hòa. Đại sứ Mỹ sẽ hỗ trợ chúng ta bằng tất cả các cách có thể, bởi vì bản thân ông ấy tin rằng, việc di tản hàng trăm trong số hàng nghìn nạn nhân chiến tranh sẽ giúp công chúng Mỹ có thiện cảm hơn với Việt Nam Cộng hòa. Khi những đứa trẻ tới Mỹ, báo chí, truyền hình và phát thanh sẽ đưa tin rộng về sự kiện này và tác dụng của nó sẽ là rất lớn. Bản thân người Việt Nam phần nào phản ứng khinh rẻ đối với chiến dịch bắt cóc này. Khi chiếc máy bay Galaxy của hãng hàng không Mỹ nổ trong khi cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất làm 206 trẻ mồ côi thiệt mạng, một quan chức Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ New York Times cũng có mặt tại sân bay lúc đó: “Tôi rất vui khi thấy các bạn, những người Mỹ, mang về đất nước những món đồ lưu niệm của đất nước chúng tôi khi các bạn rời khỏi nước chúng tôi, đó là những con voi bằng sứ và những đứa trẻ mồ côi. Thật tồi tệ khi một số người trong số đó đã bị thiệt mạng hôm nay, nhưng chúng tôi còn nhiều trẻ mồ côi nữa”. ◄ 78 ► GIẢI PHÓNG Theo tính toán của Mỹ, chiến dịch di tản sẽ kéo dài tới ngày 13 tháng 5. Tuy nhiên, rõ ràng chiến dịch này có thể bị ngưng lại sớm hơn, Đại sứ quán đã xong kế hoạch của họ, xem xét lại danh sách và thay đổi thứ tự ưu tiên di tản. Nhiều người nhận được sự bảo lãnh và lời hứa rằng có thể được di tản. Họ đã bán tất cả mọi thứ tài sản, đổi những đồng tiền piát cuối cùng của mình sang đồng đôla với giá chợ đen. Họ cảm thấy tiêu tan hy vọng và thấy mình bị bỏ rơi. Một cựu đại tá đã từng làm việc nhiều năm tại Văn phòng Thủ tướng đã kể cho tôi nghe về những điều xảy ra với ông: “Họ đã cho tôi địa chỉ và hẹn tôi, hướng dẫn tôi chính xác là: Mỗi người chỉ mang 1 vali và chỉ được mang theo những người thân nhất”. “Tôi đi cùng vợ tôi đến một ngôi biệt thự đẹp. Tôi bước ra khỏi xe ô tô và đứng trước cửa biệt thự. Một người Mỹ đón chúng tôi, dẫn chúng tôi vào phòng khách. Ở đó cũng có những gia đình khác. Họ đưa cho chúng tôi một tập phong bì với tất cả các tài liệu và yêu cầu chúng tôi ngồi đợi. Họ sẽ tới đón chúng tôi bằng xe buýt khi trời tối. Với lệnh giới nghiêm và đường phố vắng, chúng tôi sẽ ít gây sự chú ý hơn”. “Tới nửa đêm, người Mỹ đó quay trở lại và nói rằng có điều gì đó không ổn đã xảy ra, lịch trình đã bị thay đổi. Chúng tôi phải trở về nhà. Khi tôi bước ra khỏi ngôi biệt thự, xe của tôi không còn ở đó nữa. Có ai đó đã nhận ra điều gì đang xảy ra và đã chạy khỏi cùng với chiếc xe của tôi”.