🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giải Mã Sức Hút Cá Nhân - Cách Tạo Ấn Tượng Mạnh Mẽ Và Bền Vững
Ebooks
Nhóm Zalo
GIẢI MÃ SỨC HÚT CÁ NHÂN - CÁCH TẠO ẤN TƯỢNG MẠNH MẼ
GIẢI MÃ SỨC HÚT CÁ NHÂN
CÁCH TẠO ẤN TƯỢNG MẠNH MẼ
THE CHARISMA EFFECT
Tác giả: Andrew Leigh
Bản dịch tiếng Việt: LÊ HUY LÂM
PRENTICE HALL LIFE
Nếu cuộc sống do chính bạn tạo ra thì việc tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ bắt đầu từ đây.
Kiến thức chúng ta có được hôm nay có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai. Nó có thể thay đổi mục tiêu hay trí tuệ của chúng ta, mở ra những cơ hội mới hoặc đơn thuần thôi thúc chúng ta tạo nên sự khác biệt. Đó là lý do vì sao chúng tôi cho ra đời môt loạt sách mới - những công cụ giúp bạn tận dụng nhiều hơn nữa cuộc sống của chính mình.
Dù bạn muốn tự tin hơn hay bớt căng thẳng, muốn có một kỹ năng mới hay một quan điểm khác, chúng tôi cũng biên soạn loạt sách Prentice Hall Life nhằm giúp bạn tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Cùng với các tác giả, chúng tôi tin rằng loạt sách này sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng sáng giá nhất cũng như những phương pháp hiệu quả nhất để làm chủ cuộc đời, kiểm soát công việc và tài sản của bạn.
Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng cần thiết cho cuộc sống theo cách của riêng mình, Hãy cố lên và tự giúp chính mình.
Đó là những điều bạn có thể thực hiện được.
VỀ TÁC GIẢ
Andrew Leigh là giám đốc sáng lập Tổ chức Maynard Leigh - dịch vụ phát triển và tư vấn có nhiệm vụ khai mở tiềm năng của con người.
Ông từng là cây bút phụ trách mục thương mại cho tờ The Observer và sau đó đảm nhận chức vụ phó giám đốc ở khu vực công trong nhiều năm. Là tác giả của hàng chục quyển sách về quản lý, năng lực lãnh đạo và thuyết trình, ông còn là thành viên của Viện Đặc quyền về nhân sự và phát triển.
LỜI CÁM ƠN
Quyển Giải mã sức hút cá nhân đã nhận được sự đóng góp của nhiều cá nhân - những người có nhã ý đọc bản thảo, nhận xét và hỗ trợ theo cách của mình. Tác giả xin gởi lời cám ơn đến:
- Henry Stewart của công ty TNHH Happy - người đã giúp khởi động toàn bộ ý tưởng
- Những thành viên sau đây của Tổ chức Maynard Leigh: Michael Maynard, đồng giám đốc của tôi và là người đã có những nhận định hoàn chỉnh và sâu sắc; Bridget Brice, giám đốc khóa học về tác động cá nhân; Adrian Jones, Ann Walsh, Barbara Thorn, Bill Britten, Caroline Kennedy, Deena Gornick, John Spencer, Josie Maskell, Rosanna Mason, Steve Bolton và Siobhan stamp
- Những cá nhân bên ngoài Tổ chức Maynard Leigh: Roger Taylor của T-Mobile, Ian Cutler của skandia, Susan Coulson của Barclaycard, Simon Adams và Aiden Leigh
Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến: Darion và Aiden Leigh - những người đã giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho website charisma effect.com, Samantha Jackson của Nhà xuất bản Pearson Education - người đã ấp ủ cuốn sách từ giai đoạn khởi đầu cho đến khi xuất bản và luôn hỗ trợ đều đặn.
Cuối cùng, tác giả đặc biệt cảm ơn Gillian Leigh - người đã ra nhiều cải tiến và đề nghị hữu ích dù rất bận rộn.
Xin dành tặng Gilly quyển sách này.
LỜI CÁM ƠN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Chúng tôi chân thành cám ơn những cá nhân và tổ chức sau đã cho phép in lại những tài liệu có bản quyền:
Hình không có đánh số ở trang 17 © Tổ chức Maynard Leigh 2007, đã cho phép in lại; bảng không có đánh số ở trang 176 Copyright © 2005 Mitch Ditkoff, Dave Pollard, Tim Moore và Carolyn Allen, đã cho phép in lại; khung tiêu đề “Những từ gây tác động mạnh mẽ” ở trang 197, được cải biến với sự cho phép của shelle Rose charvet (1997) Words That Change Minds: Mastering the Language of Influence, ấn bản lần hai, Kendall/Hunt xuất bản www.WordsThatChangeMinds.com.
Trong một vài trường hợp, chúng tôi không thể tìm ra người sở hữu tài liệu có bản quyền và chúng tôi rất cảm kích nếu nhận được sự giúp đỡ từ các bạn.
GIỚI THIỆU: GIẢI MÃ SỨC HÚT CÁ NHÂN
“Phút giây anh bước đi trong quán, tôi có thể thấy anh là con người độc đáo. Một tay tiêu tiền như nước”. Đây là lời ca nổi tiếng do nữ danh ca Shirley Bassey thể hiện. Nó cho thấy người khác đánh giá chúng ta chỉ trong nháy mắt. Điều này trực tiếp xuất phát từ việc chúng ta có hay thiếu sức hút cá nhân.
Dạng sức hút cá nhân tuyệt đối xuất hiện ở những nhân vật có sức hấp dẫn đặc biệt như Ghandi, cựu tổng thống Bill Clinton, Nelson Mandela, Madonna, Oprah Winfrey, Mohammed Ali, Churchill, Mẹ Teresa và tổng giám mục Desmond Tutu.
Chúng ta cũng hoàn toàn không thể cá nhân có ảnh hưởng tiêu cực. Hitler, tất cả đều vận dụng sức hút ấy với kết quả vô cùng đáng sợ. Như vậy, sức hút cá nhân và “điều tốt lành” không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
Thuật ngữ “sức hút cá nhân” quen thuộc đến mức chúng ta ít khi dành thời gian nghĩ xem tại sao phần đông chúng ta có quan niệm về nó như vậy. Nếu không hiểu cơ cấu sức hút cá nhân hay cảm nhận vô thức của chúng ta về nó thì tiềm năng sử dụng sức hút này theo hướng tích cực sẽ bị hạn chế.
Người ta thường cho rằng sức hút cá nhân chỉ có ở một số người - những người xuất chúng. Quan điểm này dường như ngụ ý rằng sức hút cá nhân có những đặc tính bí ẩn, gần như là ma lực, và bạn có thể có hoặc không có sức hút ấy ngay từ lúc mới sinh. Tuy nhiên, như bạn sẽ thấy, sức hút cá nhân không phải hoàn toàn do bẩm sinh mà tùy vào việc tạo dựng mối quan hệ giữa bạn và người khác.
Chúng ta thường nghĩ rằng một nhân vật lịch sử, một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy, một nhà lãnh đạo có uy quyền hay một người có danh vọng mới sở hữu sức hút cá nhân mạnh mẽ. Nhưng địa vị và danh tiếng tạo ra sức hút cá nhân hay chính sức hút cá nhân tạo ra chúng, điều này không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng.
Về nhiều mặt, chúng ta cảm thấy thoải mái khi quan niệm sức hút cá nhân nằm ngoài tầm tay của mình và chỉ dành cho những con người kiệt xuất - những người sinh ra để cho chúng ta ngưỡng mộ, thèm muốn hay sợ hãi. Tuy nhiên, việc những nhân vật này có sức hút cá nhân phi thường phải chăng cũng đồng nghĩa với việc số người còn lại như chúng ta không thể tạo được tác động quan trọng và đáng nhớ đối với người khác? Sự thật hoàn toàn không phải như vậy.
Vì cứ yên tâm với suy nghĩ sức hút cá nhân vượt quá khả năng của mình, chúng ta đã hoàn toàn không nỗ lực nghiêm túc để khẳng định tiềm năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài của bản thân. Trở nên thật sự mạnh mẽ và có khả năng tác động hay ảnh hưởng quan trọng đến người khác dường như là điều chúng ta không thể thực hiện được hoặc khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi, hoặc thậm chí cả hai.
Một khía cạnh khác chi phối quan niệm của chúng ta về sức hút cá nhân là sức hút này thường liên quan đến số đông. Những nghệ sĩ danh tiếng, các lãnh tụ tôn giáo và tâm linh vĩ đại, các chính khách tên tuổi, những thiên tài quân sự đều là những bằng chứng về sức hút cá nhân siêu việt tác động đến phần lớn nhân loại.
Tuy nhiên, dù có ảnh hưởng đặc biệt đến đâu thì những nhân vật có sức hút cá nhân phi thường vẫn là con người. Dù màu sắc và thậm chí khó lý giải, những tác động của họ không phải là ma lực, có tính
siêu nhiên hay thậm chí vượt ngoài khả năng của chúng ta. Ở mức độ nào đó, mỗi chúng ta vẫn có thể tạo ra một sức thu hút có phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn gọi là sức hút cá nhân.
Tác động này hoàn toàn có thể học được. Đó là việc tận dụng khả năng vốn có của bạn để gây ấn tượng mạnh mẽ dù hiện tại điều này chỉ là tiềm năng hoặc chưa được khai thác triệt để. Tác động cá nhân (personal impact) của bạn chính là sức hút cá nhân (charisma Effect), và hai từ này được sử dụng như nhau trong quyển sách.
Tôi hoàn toàn không đơn độc khi khẳng định bạn có thể phát huy tác động của mình. Những người khác cũng kể lại sự thành công trong việc phát triển khả năng này, dù họ có thể có khác biệt đôi chút khi nhấn mạnh đến cách thực hiện. Chẳng hạn có người đã giải thích rằng khả năng đó có được khi người ta sử dụng nghị lực và trở nên toàn tâm toàn ý. Hiển nhiên đây là những yếu tố quan trọng, nhưng thật ra phương pháp giúp chúng ta có được sức hút cá nhân còn phức tạp hơn và chắn chắn đòi hỏi phải có thời gian để phát triển.
Trên sàn diễn và ngoài sàn diễn
Khi màn được kéo lên để bắt đầu một vở kịch, chúng ta lập tức có nhận xét về các nhân vật khác nhau nhằm cố gắng hiểu những gì đang diễn ra trên sân khấu. Nhưng cuộc đời thực phức tạp hơn vì không có tấm màn nào được kéo lên. Thay vào đó, chúng ta có thể nhận thấy mình đang diễn mà không phải lúc nào cũng xác định được thời điểm mình đang ở trên (hoặc ở ngoài) sàn diễn.
Có một câu chuyện về nữ minh tinh Marilyn Monroe được rất nhiều người biết. Một lần, Monroe đi mua sắm với người bạn, người này tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy dường như không ai nhận ra cô. Monroe giải thích do lúc ấy mình ở ngoài sàn diễn, và để chứng minh,
cô “bật” phẩm chất sao của mình. Thế là chỉ trong vòng vài phút, mọi người đã kéo đến xin chữ ký của cô.
Khi xin việc làm, bạn có thể tin rằng mình đang ở ngoài sàn diễn vì cuộc phỏng vấn chưa bắt đầu. Tuy nhiên, sự thật là bạn đã ở trên sàn diễn ngay cả trước lúc nhấn chuông hay đi qua cửa, sự thật là màn đã được kéo lên khi bạn nói chuyện với nhân viên tiếp tân, khi bạn ngồi đợi, khi bạn bắt tay hay có lẽ trong lúc bạn ngồi đọc trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Chủ tịch công ty Royal Mail của Anh, Alan Leighton, kể lại cuộc thí nghiệm ở một công ty nơi ông đã theo dõi mức độ tiến bộ của khoảng 50 người trong thời gian 10 năm. Ở độ tuổi còn khá trẻ, những người này đã từ những vị trí kém quan trọng lên đến vị trí chỉ đứng sau cấp điều hành, ông Leighton cho biết: “Điều gần giống nhất mà chúng tôi tìm thấy cho mẫu số chung của các trường hợp trên là ấn tượng ban đầu - một cảm nhận theo bản năng - của người quản lý cấp cao khi người ta tuyển dụng họ và điều này (ấn tượng ban đầu) đã trở thành một phần trong các tiêu chí tuyển dụng của chúng tôi”.
Tương tự, trong một văn phòng mà mọi người (kễ cả bạn) dường như đang miệt mài làm việc trong im lặng, bạn có thể nghĩ là chẳng ai chú ý đến ai, và mình đang ở ngoài sàn diễn. Kỳ thực là người ta đang nhận biết về bạn và hành vi của bạn. Dù thích hay không thì bạn vẫn đang ở trên sàn diễn.
Như vậy, tác động của bạn đối với người khác là điều quan trọng. Mặt khác, cái nhìn của người khác về bạn có thể tạo ra bước ngoặt cho cuộc đời bạn, ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn dù ở nơi làm việc hay ở nhà, tại cuộc họp ủy ban địa phương, cuộc họp
giữa giáo viên và phụ huynh hay khi bạn đến khiếu nại ở một cửa hàng v.v…
Tác động của bạn chính là việc cá nhân bạn được người khác công nhận ở mức độ nào, điều này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn đã gây ấn tượng cho người khác ở mức nào khi làm chủ sức hút cá nhân.
Phần đông mọi người đều muốn tạo ra một ấn tượng ban đầu tích cực để người khác yêu thích và nhớ mãi. Hơn thế nữa, đa số chúng ta sẽ rất vui sướng khi có thể giao tiếp một cách tự tin cũng như để lại ấn tượng tốt đẹp và lâu dài. Điều này hoàn toàn có thể trở thành sự thật.
Bạn có thể muốn gây ấn tượng đối với người khác, muốn làm điều này một cách tự nhiên chứ không khoác vẻ giả tạo hay ma mãnh. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một số phương pháp từ kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện của chúng tôi - những kinh nghiệm đã giúp nhiều người đạt được kết quả này. Rất đơn giản, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sức hút cá nhân độc đáo của bạn.
Sức hút này là bí quyết giúp bạn thành công trong giao tiếp với người khác, được họ đồng thuận, tin tưởng, gắn bó hay ngưỡng mộ. Những ai bộc lộ sức hút này mạnh mẽ sẽ có khuynh hướng hòa hợp và thoải mái khi giao tiếp với người khác, họ cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người. Chúng ta gọi họ là những người có nét hấp dẫn và sức lôi cuốn, cả về ngoại hình lẫn cảm xúc, trí tuệ và có lẽ ở mặt tâm linh nữa.
Sức hút cá nhân…
… là khả năng sử dụng mọi mặt của bản thân bạn để gây tác động mạnh mẽ và khó quên đối với người khác, ảnh hưởng đến cảm
xúc, thể chất và tinh thần (bao gồm tâm tư, thái độ và hành vi) của họ.
Theo cách dùng truyền thống, sức hút cá nhân tuyệt đối thường được định nghĩa là khả năng phi thường trong việc tác động đến người khác và khơi dậy sự tôn sùng nơi họ.
Trong sách này, tôi sẽ giới thiệu với bạn những yếu tố góp phần tạo nên sức hút cá nhân của bạn chứ không phải dạng cao nhất của sức hút cá nhân tuyệt đối. Đương nhiên không phải ai cũng đồng ý với những yếu tố này vì ngay cả ở thời điểm hiện nay, đây vẫn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đến nơi đến chốn. Tôi chỉ có thể nói rằng nhiều người đã thấy những yếu tố này là hữu ích qua các hội thảo về tác động cá nhân và các buổi học (một thầy một trò) do chúng tôi phụ trách trong nhiều năm ở nhiều công ty lớn.
Thông thường, người ta nghĩ rằng các nhà lãnh đạo chính trị và người đứng đầu công ty lớn phải là những nhân vật có sức hấp dẫn đặc biệt. Trong một cuộc họp thường niên của công ty Marks & Spencer, với sự tham dự của Stuart Rose - người mới lên nắm quyền điều hành, một nhà đầu tư đã hỏi chủ tọa một cách thô bạo: “Sao ông không có sức hút cá nhân như Stuart Rose?”.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy có một điểm khác biệt quan trọng giữa việc sở hữu, sử dụng sức hút cá nhân tuyệt đối để lòe và dụ dỗ người khác với việc chỉ đơn thuần sử dụng sức hút cá nhân tương đối nhằm mang lại hiệu quả. Một nhà nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực này giải thích: “về lâu dài, những nhà lãnh đạo có ít sức hút cá nhân thường thành công hơn những người có nhiều sức hút ấy”. Nghiên cứu quan trọng của Collins về các nhà lãnh đạo thành công đã cho thấy một điều lạ lùng: những người lãnh đạo tài giỏi của
các công ty thường “khiêm tốn, trầm lặng, kín đáo đến mức nhút nhát - một sự pha trộn đầy nghịch lý giữa tính cách nhún nhường và lòng quyết tâm trong lĩnh vực chuyên môn. Những người như thế giống Lincoln và Socrates hơn là Patton hay Caesar”.
Bà Anita Roddick (nay đã qua đời), người sáng lập chuỗi cửa hàng The Body Shop, đã từng khẳng định: “Bạn không nhất thiết phải có sức hút cá nhân, bạn chỉ cần có niềm tin vững chắc là những gì mình đang làm sẽ trở thành hiện thực”. Nói khác đi một chút, theo nghĩa thực dụng, dạng cao nhất của sức hút cá nhân tuyệt đối là điều khó đạt được, do đó sách này chỉ tập trung vào dạng dễ thực hiện hơn là sức hút cá nhân.
Bạn có thể thích nâng cao sức hút cá nhân của mình nhưng một số người chung quanh có thể không muốn bạn thay đổi. Tình trạng này cũng gần giống như việc giảm cân: giảm cân hoàn toàn rất có lợi nhưng biết đâu người khác lại thích bạn tròn trịa và thoải mái. Vì vậy, khi phải thay đổi, bạn hãy chuẩn bị đối phó với sự phản kháng, nếu không xuất phát từ bản thân bạn thì cũng có thể từ những người chung quanh.
Phần đầu của sách này sẽ tìm hiểu các mục tiêu của bạn và tác động của chúng đối với cách bạn ứng xử với người khác cùng ấn tượng bạn tạo ra cho họ. Phần thứ hai của sách, thông qua các hành vi tự nhiên, sẽ chỉ ra phương pháp giúp bạn có thể bộc lộ con người thật của mình khi tác động đến cách cảm nhận của người khác về bạn. Phần thứ ba sẽ phân tích chỗ khó khăn trong sự hòa hợp thông qua mối quan hệ giữa bạn với người khác. Phần cuối của sách sẽ tổng hợp tất cả các yếu tố và qua đó cho thấy bạn có thể sử dụng những phần được chọn lựa trong phương pháp này để điều chỉnh,
nâng cao sức hút cá nhân của mình nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài.
Bất cứ khi nào tác động đến người khác, bạn hãy sử dụng dạng sức hút cá nhân của riêng mình. Dạng sức hút này sẽ mang lại hiệu quả mỗi khi bạn thành công trong việc ảnh hưởng đến một nhóm/đội, đến sếp, đồng nghiệp hay bất kỳ người nào bạn gặp. Mục đích của sách là giúp bạn phát triển hơn nữa khả năng vốn có này. Thông qua sách, bạn sẽ có một loạt bài tập thực hành giúp nhận biết bản thân mình tốt hơn và có điều kiện ứng dụng vào thực tế những khía cạnh khác nhau của việc sử dụng sức hút cá nhân.
Bạn có thể muốn đọc quyển sách này từ đầu đến cuối và đó là điều hay. Bạn cũng có thể thích đọc thẳng vào một lĩnh vực mà bạn biết mình cần phát triển. Ngoài việc sẵn sàng thử nghiệm những cách ứng xử mới, điều quan trọng nhất là bạn thật sự có thể phát triển được sức hút cá nhân của mình thông qua một số hình thức trợ giúp sẵn có.
Yếu tố con người
Trong chừng mực nào đó, ngay cả người sống ẩn dật cực đoan nhất, người đam mê kỹ thuật, dân nghiện vi tính đến mức lập dị, người quá mê say với chuyên môn hay người quản lý miệt mài cũng phải giao tiếp với những người khác. Giao tiếp giữa chúng ta và người khác là điều tự nhiên trong cuộc hàng ngày, dù nó diễn ra trong cuộc họp hay lúc chúng ta gặp sếp ở hành lang, lúc nói chuyện với khách hàng, dự phỏng vấn xin việc, gọi điện thoại hoặc khi là thành viên; một đội ngũ. Việc người khác đánh giá chúng ta như thế nào là điều rất quan trọng vì ý kiến và phản ứng của họ sẽ tác động đến phản ứng và mong muốn của chúng ta.
Nếu tạo được ấn tượng tốt nơi người khác, bạn sẽ được họ lắng nghe, hỏi ý kiến, đáp ứng các yêu cầu v.v… Khi có sức tác động mạnh mẽ đến mọi người, bạn không chỉ tồn tại trong cuộc sống mà còn tồn tại một cách tích cực. Quy trình này bao gồm ba yếu tố then chốt sau:
Muc đich
Aim
Hay la chinh ban
Be yourself
Hoa hop
Chemistry
Muc đich
Aim
Hay la chinh ban
Be yourself
Hoa hop
Chemistry
Vì yếu tố này có khi tác động đến yếu tố kia và ngược lại nên những tương tác như thế có thể trở nên phức tạp. Ví dụ, bạn có thể ghé thăm người hàng xóm với ý định nào đó nhưng rồi phải thay đổi theo phản ứng của người này; hoặc khi đưa ra một ý tưởng gây phản ứng mạnh trong gia đình, bạn cũng phải điều chỉnh lại ý kiến ban đầu theo cách nào đó.
Gần như trong bất cứ tình huống giao tiếp nào, khi bạn muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài, phương pháp A-B-C sẽ mang lại chuỗi dấu hiệu dễ nhớ. Việc kết hợp ba yếu tố trên cuối cùng sẽ tạo
nên sức mạnh cho sức hút cá nhân của bạn. Có thể tóm tắt toàn bộ quy trình này theo cách trực quan như sau:
Muc đich
Aim
Hay la chinh ban
Be yourself
Ho hop
Chemistry
Suc hut ca nhan
Suc hut ca nhan
Muc đich
Aim
Hay la chinh ban
Be yourself
Ho hop
Chemistry
Suc hut ca nhan
Suc hut ca nhan
Hãy xem sức hút cá nhân như những gợn sóng trên mặt hồ. Có những gợn sóng rất mạnh, lan xa nhưng cũng có những gợn sóng yếu, chỉ tác động trong phạm vi nhỏ hẹp.
Từ những gợn sóng do sức hút cá nhân của chúng ta tạo ra, người khác sẽ có những đánh giá về chúng ta. Thường thì những đánh giá này diễn ra rất nhanh, do đó không biết bạn có thấy lạ hay không trước việc vô số tạp chí tên tuổi liên tục tư vấn cho chúng ta về những điều cơ bản như ngoại hình, phong cách và màu trang phục. Thế nhưng đây chỉ là những mặt dễ nhận thấy của sức hút cá nhân. Thật ra nó còn có những khía cạnh tinh tế hơn mà chúng ta sẽ cùng khám phá.
Lần gần đây nhất khi bạn có phong độ đỉnh cao và tạo được ấn tượng mạnh mẽ là khi nào? Thử hoàn chỉnh bài tập về tác động dưới đây xem có khám phá được điều gì thú vị về tác động hiện nay của bạn đối với người khác hay không.
Bài tập về tác động
1. Trình bày ngắn gọn thời điểm bạn cảm thấy đã tạo được ấn tượng thật sự tốt đẹp đối với người hoặc nhóm người nào đó.
2. Việc này diễn ra ở đâu?
3. Kể một số yếu tố khiến sự việc diễn ra thuận lợi như vậy (ví dụ: cười thật nhiều, có tập dượt trước, nhớ tên mọi người).
4. Lúc đó bạn cảm thấy thế nào (ví du: tự tin, thoải mái, muốn tìm hiểu, sẵn sàng, quả quyết)?
Những thông tin vừa ghi cho thấy điều gì về tác động của bạn?
Nếu thấy khó xác định thời điểm tạo được ấn tượng thật sự tốt đẹp, hãy nghĩ đến lúc bạn tìm được một việc làm, có một mối tình, gặp người khác vào kỳ nghỉ, hoàn thành một dự án v.v… Có lẽ bạn cũng sẽ nhớ ra có một lúc nào đó bạn đã cảm thấy:
- “Người ta thật sự không lắng nghe tôi”.
- “Tôi không thể diễn đạt quan điểm của mình một cách hiệu quả.”
- “Tôi không cảm thấy tự tin trong tình huống đó”.
- “Người ta không bao giờ thấy được con người thật của tôi”. - “Chúng tôi đã bất đồng quan điểm”.
- “Tôi không nói chuyện phiếm”.
- “Tôi cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với cấp trên/ người lớn tuổi/những nhân vật quan trọng”.
- “Tôi thật sự muốn gây ấn tượng mạnh hơn”.
Bạn có thể thất vọng về bản thân mình khi thấy người khác gây ảnh hưởng, diễn đạt ý tưởng, ý kiến hay nhu cầu của họ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc đạt được sức hút cá nhân không có gì là bí ẩn. Cảm giác thất vọng nói trên xuất phát từ chỗ nhiều người không biết có những phương pháp và nguyên tắc có thể học và áp dụng.
Điều đáng tiếc là những người có sức hút cá nhân mạnh mẽ lại thường gần như không thể giải thích mình đã đạt được sức hút ấy bằng cách nào. Đối với họ, đây có thể là điều tự nhiên, vì vậy việc giúp những người bình thường muốn được như họ không phải là chuyện dễ dàng, Trong quyển sách này, chúng ta sẽ cùng tham gia vào quá trình tìm hiểu nguyên lý A-B-C của sức hút cá nhân, tìm hiểu những cách thức giúp bạn có thể tạo tác động tích cực trong nhiều
tình huống không trang trọng hoặc trong nhóm nhỏ như cuộc họp tay đôi, buổi thảo luận về công việc, buổi đối thoại với người khác, làm việc theo nhóm/tổ, cuộc trao đổi qua điện thoại v.v…
Hầu hết chúng ta thường gặp những tình huống không trang trọng hơn là một buổi thuyết trình phải đứng phát biểu hay một buổi đọc diễn văn trước hội nghị. Trong khi chỉ có một số ít người được tuyển chọn mới có quyền bước lên bục dành cho diễn giả thì tất cả chúng ta đều thường xuyên giao tiếp trong những tình huống không trang trọng - những tình huống đòi hỏi chúng ta phải tạo được tác động phù hợp.
Trong cách gây tác động tích cực, những quy tắc cứng nhắc hiếm khi mang lại hiệu quả. Chúng ta hãy thử nghĩ đến dáng vẻ không mấy sắc sảo của Bill Gates - chủ tịch Microsoft, tính tùy tiện cố ý của Richard Branson, phong cách của một anh chàng táo tợn mà thị trưởng Luân Đôn Ken Livingston đã thể hiện. Khó có thể nói những nhân vật này đã tuân thủ đúng cái gọi là quy tắc ăn mặc chỉnh tề. Vậy mà không ai có thể phủ nhận họ có sức hút cá nhân rất mạnh mẽ.
Sống với con người thật của bạn là đủ
Bạn là một nhân cách duy nhất, không giống với bất kỳ ai. Nếu cố gắng hành động như Madonna, vờ làm Mandela hay thậm chí bắt chước sếp để gây ấn tượng, có thể bạn sẽ thất bại thảm hại. Đó là lý do vì sao phương pháp A-B-C lại đặc biệt chú trọng đến tính chân thật. Khi áp dụng phương pháp này vào thực tế, bạn chỉ cần điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu cụ thể trong các tình huống khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy sức hút cá nhân một nửa là do bẩm sinh, một nửa do rèn luyện. Dĩ nhiên chúng tôi đã sử dụng nhiều ý tưởng
trong sách này cho các hội thảo về tác động cá nhân (do chúng tôi tổ chức và thường kéo dài), và đã có bằng chứng cho thấy gần như mọi người đều có thể khơi dậy tiềm năng sử dụng sức hút cá nhân vốn có của mình. Những công ty như Aviva, Bertelsmann, SES Astra, ngân hàng Ireland, BMW, Fidelity, DHL, Electronic Arts và Ernst & Young có lúc cũng đã sử dụng các hội thảo này.
Bạn có thể chủ động chọn cách phát triển sức hút cá nhân của mình. Khi phát triển sức hút này, yêu cầu quan trọng nhất lại cực kỳ đơn giản, đó là bạn sẵn sàng:
• Thử nghiệm
Thử nghiệm không có nghĩa là bạn trở thành một con người hoàn toàn khác hay thay đổi tính cách cơ bản của mình. Bạn vẫn là bạn, dù có thể bạn sẽ cảm thấy một ý thức tự tin mới đang hình thành trong bản thân mình sau khi thử những cách ứng xử mới.
Phát triển sức hút cá nhân nghĩa là sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới, khám phá những hành vi mới, tìm cách nâng cao nhận thức của bản thân về tác động thật sự của mình. Jacqueline Gold - lãnh đạo của chuỗi cửa hàng Anne Summers, một người rất có khả năng thuyết phục - đã phát biểu ngắn gọn nhưng rất rõ ràng: “Hãy tự thách thức bản thân rồi những điều kỳ diệu sẽ đến”.
Có thể nói khi đọc xong sách này, bạn chỉ mới bắt đầu áp dụng một số ý tưởng và gợi ý trong sách mà thôi, cũng như một người tham dự hội thảo về tác động cá nhân đã phát biểu như sau khi được hỏi cảm tưởng sau một vài tuần: “À, tốt lắm, nhưng tôi chưa có cơ hội thực hành”.
Muốn phát triển sức hút cá nhân, bạn cần liên tục rèn luyện, tìm cách thực hành và thử nghiệm hàng ngày. Bạn có thể làm điều này ở
bất cứ nơi nào bạn tiếp xúc với người khác, qua điện thoại, trong cửa hàng, khi đi ăn với bạn bè, khi đi du lịch, hội họp, lúc ở quanh máy bán nước giải khát hay bất kỳ nơi đâu. Khi đã hiểu rõ cách tạo tác động, bạn sẽ thấy có vô số cơ hội để thực hành. Muốn kiểm tra xem mình đã sẵn sàng để thử nghiệm hay chưa, bạn hãy xem bài tập với gương soi bên dưới. Nếu bạn đang di chuyển và đọc sách này trên xe lửa hay máy bay thì hãy cất sách đi cho đến khi có thể hoàn thành bài tập này một mình!
Bài tập với gương soi
Bạn cần:
- một đồng hồ đeo tay có kim giây hoặc máy đếm hiện số - một gương soi khá lớn để có thể cầm trước mặt
- một nơi yên tĩnh để có thể tập trung trong chốc lát
Dưới đây là những bước thực hiện:
1. Dành trọn năm phút để săm soi mình trong gương. Đừng gian dối, cứ nhìn vào gương và chỉ cần như vậy thôi. Bạn thấy gì?
2. Trong lúc nhìn vào gương, bạn phải hết sức nhạy bén. Bạn phát hiện được gì ngoài những đặc điểm quen thuộc của mình? Bạn thấy gì trong đôi mắt đang nhìn chăm chú của mình? Bạn có biểu hiện gì? Người bạn đang nhìn dường như có tính cách thế nào?
3. Một người khác sẽ đặc biệt nhận thấy điều gì về con người này?
Bạn thực hiện được bài tập trên liên tục trong năm phút hay bỏ cuộc sớm hơn? Nếu bạn ngừng trước thời gian thì tại sao bài tập với gương soi lại đòi hỏi phải thực hiện lâu và khó đến vậy? Trong trường hợp này, bạn hãy nghỉ giải lao và thử làm lại (cũng liên tục trong năm
phút), mặt khác hãy đặc biệt chú ý đến phản ứng của bạn trong thời gian thực hiện bài tập.
Nếu thành công trong năm phút trọn vẹn, bạn thấy gì? Dĩ nhiên là bạn sẽ thấy chính mình nhưng ngoài ra còn gì nữa? Người trong gương đang nhìn bạn là ai? Bạn nhận thấy gì ở người này? Điểm gì là nổi bật? Người này vui hay buồn?
Nhân đây cũng xin nói thêm là bạn có thể xem bài tập với gương trong bộ phim Angel-A của Jean-Luc Besson (2005). Trong phim, bài tập này đã được thể hiện sinh động cùng khả năng của nó là giúp nâng cao nhận thức bản thân.
Tại sao phải làm bài tập này?
Tại sao chúng ta phải làm bài tập dường như quá chú ý đến bản thân mình như vậy? Dù sao thì có lẽ ngày nào bạn cũng soi gương, thậm chí còn dành nhiều thời gian làm cho mình có dáng vẻ chải chuốt hoặc hấp dẫn hơn. Bài tập với gương nhằm giúp bạn biết rõ hơn về con người mình, nâng cao mức độ nhận biết bản thân, làm tăng khả năng “thấy” và hiểu các dấu hiệu cũng như thông tin.
Vậy người đang nhìn bạn từ trong gương thuộc loại người nào? Đó là một người nghiêm túc, một người luôn mỉm cười hay nhăn nhó, một người có vẻ vui, buồn, giận hay lo âu? chỉ qua cái nhìn, bạn biết gì về người này?
Bài tập về sức hút cá nhân
Bạn có thể có kiến giải riêng về những yếu tố khiến một người gây được ấn tượng mạnh hoặc không.
1. Chọn một ngưòi nào đó khiến bạn có ấn tượng về khả năng tạo sức hút cá nhân, nghĩa là tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ, đáng
chú ý. Cần nhớ là phải chọn người mà bạn biết chứ không phải một người nổi tiếng xa vời nào đó như nhân vật xuất hiện trên truyền hình, tài năng thể thao hay ngôi sao điện ảnh.
2. Bằng cảm nhận của mình, bạn hãy kể ra tất cả những phẩm chất tạo nên sức hút cá nhân của người này.
Tên của người này:
Những phẩm chất nào góp phần tạo nên sức hút cá nhân của người này? Tại sao người này dường như gây được ấn tượng tích cực và lâu dài?
Ví dụ, người này thẳng thắn, ưa sự thử thách, có sức hấp dẫn v.v… Hãy kể ra thật cụ thể.
3. Trong số những phẩm chất kể trên, có bao nhiêu phẩm chất liên quan đến hành vi thật sự của người này và bao nhiêu phẩm chất có thể đươc lý giải bằng những yếu tố khó diễn tả chính xác như sự hòa hợp cá nhân?
Mục đích (Aim)
Bạn đang gặp người nào đó vì một lý do. Hãy xác định rõ mục đích của bạn - Bạn muốn đạt được điều gì?
Hãy là chính bạn (Be yourself)
Hãy mang theo cả con người bạn đến cuộc gặp, lưu ý đến phẩm cách của bạn.
Hòa hợp (Chemistry)
Nghe, đáp ứng và tìm sự hợp tác. Bạn sẽ có nhiều khả năng đạt được mục đích nếu có sự hòa hợp.
ABC về sức hút cá nhân
“Không bao giờ là quá muộn để trở thành người mà bạn từng mơ ước”.
Nhà văn George Eliot
Phần 1. Mục đích
Khám phá và xác định rõ mục đích thật sự của bạn
Phần đầu tiên này trong phương pháp A-B-C của chúng tôi nhằm phát triển sức hút cá nhản, tìm hiểu các cách thức giúp củng cố nhận thức bản thân, cho thấy ý nghĩa của việc làm người chọn lựa thay vì làm người thụ động, đưa ra những phương thức kiểm tra thực tế đối với tác động cá nhân và đề nghị những phương cách làm rõ mục đích nhắm đến sức hút cá nhân của bạn.
Chương 1. Mục đích
Củng cố sức hút cá nhân được bắt đầu bằng việc nâng cao mức độ nhận thức bản thân, nghĩa là bạn cần biết:
- bạn là ai và đại diện cho điều gì
- tác động của bạn đối với người khác
- tác động của người khác đối với bạn
- chuyện gì đang diễn ra quanh bạn
Việc nâng cao nhận thức bản thân nghe có vẻ khó khăn nhưng bài tập với gương soi (xem trang 23) chính là một sự khởi đầu theo hướng ấy, giúp bạn biết rõ hơn về bản thân mình và những điều người khác nhìn thấy ở bạn.
Bạn là người có nhận thức về bản thân khi:
- có thể tự đánh giá bản thân một cách điềm tĩnh và khách quan, có thể nhìn thấu suốt và phân tích toàn bộ con người mình với tất cả những thói hư tật xấu
- chấp nhận ý kiến đánh giá của người khác về mình mà không tự ái hay lo sợ cái tôi bị tổn thương
Phát triển nhận thức về bản thân, đặc biệt là những gì bạn đang cố gắng đạt được bằng sức hút cá nhân, đóng một vai trò rất lớn trong việc gây ảnh hưởng tích cực đến người khác. Đây là lý do giải thích vì sao việc này lại có tầm quan trọng, chẳng hạn, nếu nhận thức rõ về bản thân, bạn sẽ biết mình muốn nói gì hoặc thật ra không cần nói. Bạn cũng sẽ thấy thoải mái khi yêu cầu người khác nhận xét về năng lực của mình và có thể chấp nhận những lời chê bai. Bạn sẽ có khuynh hướng đón nhận những thông tin kiểu này như những nhận xét về công việc bạn làm chứ không phải về con người bạn.
Bài tập về nhân vật
Trong mỗi chúng ta đều có những nhân vật khác nhau được chúng ta cho hiện ra bên ngoài tùy theo tình huống. Bạn nhận biết những nhân vật này đên mức độ nào? Trong con người bạn có thể có con bạc, kẻ dọa nạt, người hùng hành động, anh chàng hay pha trò, kẻ hay trêu chọc người khác, nhà tư tưởng, nhà tổ chức, người có sức mê hoặc kẻ khác…
1. Trong con người bạn có những nhân vật nào?
2. Những nhân vật này có khuynh hướng hiện ra bên ngoài khi nào và có cần tác nhân kích thích để xuất hiện không?
3. Khi những nhân vật này hiện ra bên ngoài, chuyện gì sẽ xảy ra và bạn có khuynh hướng xử sự như thế nào?
4. Theo bạn, những nhân vật này ảnh hưởng thế nào đến tác động của bạn hoặc cách bạn gây ấn tượng với người khác?
Việc nâng cao nhận thức bản thân sẽ ảnh hưởng đến tác động của bạn đối với người khác vì bạn bắt đầu biết vận dụng ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của mình. Bạn sẽ thấy được hành vi của mình
tác động đến người khác như thế nào và cách họ phản ứng ra sao. Điều quan trọng nhất là bạn có thể phát biểu thẳng thắn và chính xác những cảm xúc của mình.
Qua sách này, bạn sẽ thấy còn nhiều cách nữa giúp nâng cao nhận thức bản thân.
Bạn thuộc loại nào?
Khi bắt đầu việc nâng cao nhận thức bản thân, nếu vẫn cảm thấy khó chịu thì có thể bạn có khuynh hướng rơi vào một trong ba loại dưới đây:
- than thân trách phận
- trách cứ người khác
- bàng quan
Cả ba loại người trên về cơ bản đều là những người thụ động. Khi mọi chuyện xảy đến với họ, họ luôn ở thế bị động thay vì đưa ra lựa chọn và tỏ ra chủ động.
Loại người thụ động hay than thân trách phận
Loại người này có khuynh hướng xót xa cho bản thân mình và hay thốt lên những câu như:
- “Tôi không có cá tính mạnh mẽ”.
- “Giá như tôi xinh hơn/dễ nhìn hơn/cao hơn/thấp hơn/khéo hơn”.
- “Tôi chẳng bao giờ có được giọng nói hùng hồn cả”. - “Tôi là trưởng phòng, vậy mà không ai nghe tôi cả”. - “Tôi không biết cách nói chuyện với người khác”.
- “Tôi không biết cách tán gẫu”.
- “Phải mất nhiều thời gian người ta mới hiểu tôi”.
- “Sao người ta không thấy là tôi dễ thương?”
- “Tôi không có khả năng làm việc theo nhóm/tổ”.
- “Người ta không thích tôi”.
Loại người thụ động hay than thân trách phận hiếm khi thừa nhận mình không có khả năng nâng cao sức hút cá nhân hay củng cố tác động của bản thân. Thay vào đó, nếu có cơ hội thực hành, họ ít khi nắm bắt. Ví dụ, họ ngần ngại khi phải nghe những ý kiến phê bình hoặc thậm chí từ chối việc này, ngược lại họ chỉ nghe người khác khen mình không tiếc lời. Những người này thấy rằng ý kiến phê bình thẳng thắn đối với cá nhân sẽ gây nên tình trạng mất ổn định, hoàn toàn thiếu công bằng hoặc thậm chí cả hai. Họ cũng có thói quen diễn giải lời phê bình hay nhận xét của người khác theo hướng tiêu cực chứ không phải tích cực.
Loại người thụ động hay trách cứ người khác
Loại người này luôn tìm được điều gì đó hoặc người nào đó và cho rằng đấy mới chính là nguyên nhân khiến mình có ít sức hút cá nhân. Họ hay thốt lên những câu như:
- “Không ai quan tâm đến ý kiến của tôi”.
- “Công ty không trân trọng tôi”.
- “Tại tôi thấp cổ bé họng nên nói cũng không ai nghe”. - “Tôi luôn bất đồng ý kiến với cha mẹ và anh chị em mình”. - “Trường của tôi thật khủng khiếp”.
- “Không ai thèm chỉ bảo cho tôi”.
- “Tôi không bao giờ có đủ thời gian để trình bày rõ ràng”. - “Đó là do giọng của tôi”.
- “Tôi chỉ không đủ thâm niên”.
Khi phải nâng cao sức hút cá nhân của mình, loại người này thường không thấy được những khả năng hoặc cách thức mới để thay đổi cách gây ấn tượng với người khác.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn cần chú ý đến sức thu hút của mình:
- “Tôi cảm thấy người ta không thật sự lắng nghe tôi trong các cuộc họp”.
- “Tôi được giao công việc hoặc dự án quá nhẹ nhàng so với năng lực của mình”.
- “Tôi ghét, sợ hoặc thấy không thoải mái khi phải thuyết trình hay nói chuyện”.
- “Tôi thấy khó chịu khi nhìn thẳng vào mắt người khác trong lúc nói chuyện”.
- “Người ta thường yêu cầu tôi lặp lại điều vừa nói”.
- “Người ta cựa quậy, ngắt lời hoặc nhìn lơ đãng khi tôi phát biểu”.
- “Tôi khó thuyết phục được người khác”.
- “Trong các tình huống không trang trọng và cần những câu xã giao, tôi cảm thấy líu lưỡi và vụng về”.
- “Người ta thường bảo tôi rằng tôi đã nêu vấn đề không đúng lúc hoặc đúng chỗ”.
- “Mỗi khi góp ý hay đề nghị với tôi điều gì, người ta thường nói: “Vâng, nhưng mà…””.
- “Tôi thường cảm thấy mình phải đối phó với người khác”. - “Tôi thấy khó thuyết phục được người khác hợp tác với mình”.
- “Tôi thật sự không quan tâm đến tiếng tăm địa vị. Có năng lực thực sự hay không mới là vấn đề”.
- “Tôi khó nhớ tên người khác, thậm chí ngay sau khi vừa được giới thiệu”.
- “Tôi không phải là người hòa đồng, tôi thích đơn độc”. - “Khi hội họp, tôi thích ngồi ở nơi ít bị chú ý”.
- “Khi bước vào phòng, tôi hay do dự, đi chậm và cúi đầu”. - “Nét mặt thường không diễn tả đúng cảm xúc của tôi”.
- “Tôi cảm thấy mình có tác động nhưng không phải lúc nào đó cũng là loại tác động đúng như tôi mong muốn”.
- “Tôi khó đưa ra quyết định, tôi hay nghi ngờ bản thân mình”. Nếu có từ một dấu hiệu nêu trên trở lên, bạn hãy đọc tiếp! Loại người thụ động có thái độ bàng quan
Kẻ bàng quan là loại người thụ động cuối cùng có liên quan đến sức hút cá nhân. Tất cả chúng ta thỉnh thoảng cũng trở thành loại người này khi có hoàn cảnh thích hợp. Ví dụ, chúng ta làm kẻ bàng quan khi nhất quyết không dính vào tranh chấp, khi luôn giữ thế cảnh giác và khi không bao giờ chịu “bỏ chiếc mặt nạ” đi.
Giữ thái độ khách quan và điềm tĩnh là điều tốt. Tuy nhiên, người bàng quan sẽ trở thành kẻ thụ động bởi cảnh giác quá mức và quá thường xuyên. Họ hay thốt lên những câu như:
- “Tôi sẽ không can dự vào”.
- “Tôi sẽ bình tĩnh xem tình thế ra sao đã”.
- “Cứ để thiên hạ xôn xao”.
- “Tôi không phí hơi đâu”.
- “Quan sát và chờ đợi là phương châm của tôi”.
- “Tôi thích trung lập”.
Người có thái độ bàng quan thâm căn cố đế ít khi chủ động và thường dùng im lặng làm vũ khí. Dù vô tình hay cố ý, họ cũng đã tạo ra một “lỗ đen giao tiếp” và mong người khác rơi vào. Trong giao tiếp, họ cũng giữ thế phòng thủ trước mọi sáng kiến nhằm vào họ, điều này khiến chúng ta khó biết được suy nghĩ của họ cũng như khó thiết lập quan hệ với họ.
Những người nhút nhát thật sự có thể cảm thấy dễ chịu với thái độ bàng quan ngay cả khi biết rằng thái độ này sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sức thu hút của mình, chẳng hạn khi được mời tham dự một buổi nói chuyện, họ không thích phát biểu và phó mặc mọi việc cho người khác.
Trong công việc, nhiều người dù không phải nhút nhát lắm nhưng cũng đóng vai kẻ bàng quan vì quan niệm sai lầm rằng thái độ này sẽ mang lại cho mình uy quyền và tránh được rủi ro. Do vậy, chẳng hạn trong cuộc họp, họ ngồi khoanh tay với tư thế phòng thủ như thách thức người khác làm cho họ phát biểu. Họ nghĩ rằng ngồi im và lạnh lùng như thế sẽ tạo ra một phong thái nghiêm túc được người khác kính nể.
Thái độ bàng quan có thể hữu ích nhưng nếu bạn biến nó thành một lối ứng xử gần như thường xuyên thì không có lợi. Vì như thế bạn
sẽ trở nên tiêu cực, không gây được ảnh hưởng và do đó trở thành người thụ động.
Bạn có khuynh hướng bàng quan không? Nếu có, bạn có lẽ sẽ là một người khó hiểu. Người khác có thể phải rất khó khăn khi muốn biết quan điểm của bạn về một vấn đề hay thậm chí muốn biết bạn có quan điểm nào hay không. Có lẽ từ trong vô thức, bạn thích vẻ bí ẩn khi vào vai kẻ bàng quan và lấy làm thú vị khi có uy lực của một người khó hiểu.
Bài tập về người thụ động
Trong cuộc họp tiếp theo ở sở làm hoặc ở nơi khác, bạn hãy thực hiện những việc sau:
1. Hết sức chú ý khi quan sát những việc người khác làm và lắng nghe những gì họ nói.
2. Bạn có nhận ra dấu hiệu nào cho thấy họ đang đóng vai kẻ than thân trách phận, kẻ trách cứ người khác hay kẻ bàng quan không?
3. Lời nói hoặc việc làm nào của họ đã cho thấy họ đang là kẻ thụ động?
4. Người khác đã phản ứng thế nào? Những người thụ động đã làm gì và tỏ thái độ ra sao?
5. Lối ứng xử thụ động này đã gợi lên trong bạn những cảm xúc gì? Chẳng hạn bạn có thấy tiếc cho họ, bực mình, tức giận hoặc thất vọng không?
Từ kẻ thụ động đến người chọn lựa
Làm kẻ thụ động chẳng đem lại cho bạn hứng thú gì và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức thu hút của bạn. Nếu cho rằng mình rơi
vào bất kỳ khuynh hướng thụ động nào trong ba loại nêu trên thì đã đến lúc bạn nên bắt đầu chuyển từ vị trí kẻ thụ động sang vị trí người chọn lựa.
Đôi khi tất cả chúng ta đều là những người thụ động và nguyên nhân sâu xa có thể bắt nguồn từ trong quá khứ gia đình, trường học hay những trải nghiệm khác đã khiến chúng ta, theo cách nào đó, cảm thấy thiếu tự tin, vô dụng hoặc không được người khác lắng nghe. Dĩ nhiên bạn không thể chỉ làm một động tác đơn giản như lắc người thật mạnh là loại bỏ ngay được những cảm xúc đó. Những nguyên nhân có gốc rễ sâu xa và kết quả là lối ứng xử thụ động đôi khi khó có thể thay đổi được. Tuy nhiên, chúng ta luôn có biện pháp đầu tiên để khắc phục, và trong trường hợp này hãy can đảm chấp nhận thất bại cay đắng để rút kinh nghiệm lần sau thì biện pháp đố đồng nghĩa với việc bắt đầu hành động như một người chọn lựa, một người tìm kiếm và nắm bắt cơ hội để thể nghiệm sức hút cá nhân của mình, chẳng hạn, nếu không tạo được tác động như mong muốn, thay vì trách cứ người khác hay cảm thấy khó chịu, bạn hãy can đảm chấp nhận thất bại cay đắng để rút kinh nghiệm lần sau.
Người chọn lựa tích cực là người tìm kiếm cơ hội để thử nghiệm sức hút cá nhân của mình, ví dụ nắm bắt cơ hội để thuyết trình (dù họ thấy khó chịu ngay cả khi chỉ nghĩ đến việc này), hoặc dồn dập nêu ý kiến như thường lệ thay vì chờ người khác hỏi ý kiến. Một cách nữa giúp bạn trở thành người chọn lựa là tạo ra những tình huống hoàn toàn mới để thực hành sức hút cá nhân của mình, có thể là nghĩ ra một dự án mới hay một công việc mà bạn có thể tỏa sáng và nâng cao được vị thế của mình, hoặc tạo điều kiện cho người khác biết đến bạn trong một tình huống mới mà không chờ đến lúc được giới thiệu v.v…
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các mẫu người thụ động và người chọn lựa ở địa chỉ www.charisma-effect.com, dưới mục “Resources” (Tài nguyên).
Ấn tượng ban đầu
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người trong chúng ta chọn cách mang mặt nạ để người khác không thấy được con người thật của mình. Có khi đó là mặt nạ của kẻ thụ động, nhưng cũng có thể nó tồn tại dưới dạng một tính cách không thật - tính cách cho phép chúng ta đối mặt với một cuộc sống đầy khó khăn, ví dụ, một người mang mặt nạ sẽ luôn nhấn mạnh “mọi việc phải đâu vào đấy” trong khi thực tế lại khác hẳn. Cũng vậy, khi được người khác hỏi thăm sức khỏe, một số người trả lời máy móc là “khỏe” trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại.
Chiếc mặt nạ che giấu cảm xúc thật của chúng ta, che giấu nỗi sợ những điều người khác có thể nhìn thấy như thiếu năng lực hay mục đích giao tiếp không rõ ràng. Trong cuộc hành trình nhằm nâng cao sức hút cá nhân, bạn cần tìm hiểu đặc điểm của chiếc mặt nạ mình đang đeo cùng những gì ẩn giấu đằng sau nó. Hãy thử làm bài tập về chiếc mặt nạ dưới đây:
Bài tập về phía sau chiếc mặt nạ
1. Hãy nghĩ xem bạn muốn được người khác nhìn nhận như thế nào.
2. Điền vào cột bên trái phía dưới năm đến tám từ miêu tả, ví dụ: vui vẻ, quyết đoán, đúng giờ, cẩn trọng, tận tâm, lập dị, chân thật, có tổ chức, khôn khéo, chín chắn, táo tợn, sôi nổi. Cân nhắc thật kỹ những từ bạn chọn.
3. Tiếp theo hãy nghĩ xem bạn sợ gây ấn tượng nào cho người khác. Ví dụ, họ có thể đánh giá bạn là người tàn nhẫn, tham vọng, lập dị, cẩu thả, thô lỗ, vụng về, trễ nải, non nớt hay không?
4. Xem lại những từ vừa liệt kê. Chúng cho thấy gì về những mong muốn và nỗi sợ của bạn? Theo bạn, chúng chính xác đến đâu? Bạn mong muốn phẩm chất nào nhất, ít mong muốn phẩm chất nào nhất? Bạn thấy có điều gì bất ngờ không?
Tôi muốn được nhìn nhận là
Tôi sợ bị xem là
5. Theo bạn, những từ liệt kê trên thật sự chính xác đến mức nào?
Trong cuộc sống, do những người khác cũng có cảm nhận về bạn nên họ có thể cho bạn một cách kiểm tra thực tế quan trọng. Ví dụ, bạn có thể thấy mình tạo được ấn tượng điềm tĩnh và chín chắn trong khi những người gặp bạn có thể cho bạn là hờ hững, hoặc bạn có thể tin là mình lập dị và hời hợt nhưng họ lại có thể có cảm nhận khác.
Muốn có dữ liệu đáng tin cậy hơn về tác động của bạn đối với người khác, hãy nghĩ đến việc sử dụng bảng kiểm tra thực tế nhanh hoặc bảng phân tích tác động cá nhân được trình bày bên dưới, cả hai cách này đều yêu cầu bạn phải tiếp cận người khác để tìm hiểu cảm nhận của họ về bạn. Việc này có thể làm bạn lúng túng, nhưng bạn không cần phải hỏi những người mình thiếu tin tưởng hoặc không thích. Bạn cứ chọn những người thân quen trước rồi hãy nghĩ đến người ngoài. Nên nhớ là bạn không việc gì phải nên nhớ là bạn không việc xấu hổ khi muốn thay đổi cách gây gì phải xấu hổ khi muốn ấn tượng với người khác thay đổi cách gây ấn tượng với người khác.
Sau khi nhận lại phiếu thăm dò đã hoàn chỉnh, hãy cộng các điểm đã được đánh dấu kiểm (tick) trong mỗi hàng để có tổng điểm. Tổng điểm cao nhất là 70 (7x10). Chia tổng điểm của bạn cho 70 rồi nhân với 100 để có chỉ số tác động cá nhân (PI). ví dụ:
- tổng điểm của bạn là 45
- tổng điểm cao nhất là 70
- chỉ số PI của bạn = 45/70 X 100 = 64%
Tổng điểm trên 75% cho thấy bạn có tác động cá nhân mạnh mẽ và có lẽ bạn nên tập trung phát huy những ưu điểm riêng của mình. Tổng điểm dưới 75% cho thấy bạn nên chú ý đến những mặt đặc biệt trong cả ưu lẫn khuyết điểm của mình.
Bây giờ hãy xem lại phần trả lời cho hai câu hỏi mở (open ended questions) ở cuối bảng kiểm tra. Bạn có nhận ra dạng thức hay nét chung nào trong các phần trả lời khác nhau không?
Bảng kiểm tra thực tế nhanh
Tôi đang tìm hiểu về tác động cá nhân của mình đối với người ác (nghĩa là hình ảnh của tôi trong mắt bạn). Xin hãy thành thật và đánh giá tôi theo thang điểm 10 bằng cách đánh dấu kiểm (tick) vào ô thích hợp cho mỗi phẩm chất.
Thấp
Cao
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
LƯU LOÁT - nói năng rõ ràng, lưu loát
TỤ TIN - sẵn sàng
chấp nhận những quan
điểm khác, không sợ
thử thách, không tự
ái, ứng xử linh hoạt
NHẠY BÉN - cực kỳ nhạy bén với tình huống hiện tại, điềm đạm, giao tiếp bằng mắt tốt, thể hiện được vai trò quan trọng và bản chất của mình
CHÂN THẬT - trung thực với bản thân, không che giấu, đáng tin cậy
CAN ĐẢM - sẵn sàng thay đổi, đón nhận thử thách, chất vấn, suy nghĩ táo bạo và chấp nhận rủi ro
NHIỆT TÌNH - chia sẻ các giá trị cá nhân, năng nổ, tận tụy, hăng hái, thu hút được người khác
PHONG THÁI - dáng
vẻ thanh lịch, luôn giữ
được nét hấp dẫn,
độc đáo
Trong cách gây ấn tượng của tôi đối với bạn, theo bạn, những điểm nào là tích cực?
Theo bạn, hình ảnh của tôi trong mắt bạn còn những điểm nào hạn chế?
(Hãy thành thật, tôi hứa sẵn sàng tiếp thu ý kiến của bạn!)
Có thể thấy rằng không phải chỉ có một cách duy nhất mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sức hút cá nhân mạnh mẽ (như luôn mỉm cười, có dáng vẻ quý phái, duy trì giao tiếp bằng mắt hay tài hùng biện). Trên thực tế, sức hút cá nhân toát lên từ sự kết hợp độc đáo nhiều hành vi hay phẩm chất, điều này cũng giống như các màu sắc khác nhau trên bảng màu của họa sĩ.
Khi người khác đối diện với bạn, họ có cảm nhận gì? Những hành vi hay “màu” nào trong sức hút cá nhân của bạn dường như mang lại hiệu quả nhiều nhất, chúng được kết hợp theo cách nào và xuất hiện trong tình huống nào? Phẩm chất nào được bạn phát huy tối đa và phẩm chất nào bạn phải hạn chế đến mức thấp nhất:
- lưu loát
- tự tin
- nhạy bén
- chân thật
- can đảm
- nhiệt tình
- phong thái (dáng vẻ thanh lịch, hấp dẫn và độc đáo) Bảng phân tích tác động cá nhân
Để có cách đánh giá sâu hơn về tác động của mình, bạn hãy nghĩ đến việc sử dụng một hệ thống trực tuyến toàn diện hơn. Hệ thống này cho phép bạn thu thập thông tin khuyết danh, chi tiết hơn từ đồng nghiệp để đối chiếu với phần tự đánh giá của mình, chẳng hạn, hệ thống trực tuyến Maynard Leigh sẽ cho điểm về chỉ số tác động cá nhân với tổng điểm tối đa là 100. Dù gần như không ai đạt được kết quả tối đa này nhưng người có sức hút cá nhân mạnh mẽ thường ghi ít nhất 70 - 75% tổng điểm tối đa. Dưới đây là bảng phân tích mẫu về tác động cá nhân của Frank Sinatra.
Bảng phân tích tổng thể cho Frank Sinatra (không phải ca sĩ!)
Nguồn: © Tổ chức Maynard Leigh 2007, đã cho phép in lại.
Nếu bạn muốn thử miễn phí bảng phân tích đầy thử thách này, hãy xem thêm thông tin ở cuối sách.
Trong trường hợp không đạt được một bảng phân tích sức hút cá nhân tuyệt vời thì bạn cũng không cần phải tự hành hạ mình vì có rất ít người được như vậy. Bảng phân tích này chỉ là một cách để trả lời các câu hỏi quan trọng như:
- Trong mắt người khác tôi là người thế nào?
- Đánh giá của tôi về cách gây ấn tượng của bản thân mình có giống với cảm nhận của người khác không?
- Sức hút cá nhân của tôi phải hướng đến mục đích gì? Đâu là phẩm chất cần bộc lộ cho người khác thấy nhiều nhất?
- Đâu là những ưu điểm trong sức hút cá nhân của tôi? Đâu là những điểm cần củng cố hơn nữa?
Xác định rõ mục đích của bạn
Dylan Moran - người trẻ tuổi nhất đoạt giải Perrier Comedy Award của Anh năm 1996 và xuất hiện trong nhiều bộ phim, kể cả Run Fat Boy Rim - có mục đích mang tiếng cười đến cho bạn. Năm 2006, anh đã đi lưu diễn ở nhiều nơi: từ Anh sang New York rồi trở về Milan, chuyến đi này được tờ Times miêu tả là đạt đến “đẳng cấp bậc thầy về sức hút cá nhân trong nghệ thuật hài”. Các nghệ sĩ hài có sức hút cá nhân lớn như Dylan biết rất rõ mình muốn đạt được tác động gì. Mang tiếng cười đến với khán giả là mục đích chính của họ, là tâm điểm tập trung toàn bộ sức lực, sức sáng tạo và sự chú ý của họ. Ví dụ, họ có thể dành nhiều thời gian tìm hiểu những loại khán giả khác nhau mà mình sẽ gặp để điều chỉnh cách biểu diễn cho phù hợp.
Cũng như với Dylan, mọi tình huống giao tiếp của bạn, dù ở nơi làm việc hay ở bên ngoài, đều bao gồm một mục đích và một loại khán giả. Người có sức hút cá nhân mạnh mẽ thường dành ưu tiên cho những yếu tố quan trọng nhất: xác định mục đích hoặc khán giả. Dĩ nhiên cả hai yếu tố này đều quan trọng nhưng bạn có thể không cần phải tuân theo thứ tự chính xác. vì đang dùng phương pháp A-B C để tạo tác động cá nhân nên chúng ta hãy bắt đầu với mục đích.
Nếu nghĩ đến bất kỳ người nào có sức hút cá nhân thật sự mãnh liệt, bạn sẽ thấy, giống như Dylan Moran, họ đều xác định rõ mình muốn đạt được loại tác động nào. Với nhà chính trị, đó là thuyết phục người khác về tầm nhìn của mình hoặc đưa ra những lựa chọn về việc chi tiêu tiền thuế, với một số người nào đó trong giới truyền thông, mục đích của họ chỉ là mang đến các chương trình giải trí và
tạo nên tranh luận, với những nhà quản lý công ty, mục đích có thể là thúc đẩy, nâng cao ý thức hoặc kích thích các hoạt động.
Rõ ràng phải là đặc điểm nhất quán
Nếu các mục đích giao tiếp của bạn đều mập mờ thì điều này đã phần nào giải thích tại sao bạn thường xuyên không đạt được tác động như mong muốn. Ví dụ, không xác định rõ mục đích trong một cuộc họp riêng với sếp có thể dẫn đến tình trạng nói năng lộn xộn và gây hiểu nhầm. Cũng vậy, nếu bạn đứng thuyết trình mà không biết mình muốn đạt được kết quả gì thì tác động của bạn có khả năng bị giảm rất nhiều.
Bây giờ, bạn hãy thử xem toàn bộ vấn đề mục đích giống như việc kể một câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm, trong đó:
- Mục đích: nhân vật chính muốn đạt được điều gì?
- Trở ngại: những trở ngại nào có thể ngăn cản nhân vật chính đạt được mục đích?
- Giải pháp: nhân vật chính vượt qua những trở ngại này bằng cách nào?
Mục đích Trở ngại Giải pháp
Nhân viên bán hàng nắm vững quy trình này khi họ tìm cách nhận biết những điểm khách hàng không vừa ý và đưa ra những biện pháp khắc phục. Người thuyết trình giỏi cũng tuân theo quy trình này khi cố gắng xác định những nội dung muốn trình bày và cách làm cho người nghe không ù lì hoặc có thái độ phản kháng.
Người có sức hút cá nhân mạnh mẽ rất khéo chọn mục đích giao tiếp dù không phải lúc nào họ cũng nhìn nhận như thế. Và dù chủ động hay không, họ đều đặt ra những mục tiêu cụ thể cũng như hình
dung ra phản ứng của người khác. Họ chọn những thông tin và cách ứng xử có khả năng mang lại hiệu quả theo cách riêng.
Phần quan trọng của mọi mục đích chính là yêu cầu cơ bản: phải tạo được một quan hệ nào đó với đối tượng. Đây là phần khó trong sự hòa hợp cá nhân mà chúng ta sẽ bàn đến sau.
Chọn tiêu đề
Dùng một tiêu đề để miêu tả mục đích giao tiếp có thể giúp xác định rõ hơn nữa ý định của bạn. Hãy thể hiện điều bạn mong muốn sẽ xảy ra vào lúc kết thúc một cuộc gặp bằng một câu ngắn gọn. Ví dụ, mục đích cơ bản của bạn có thể là:
- thuyết phục người khác tín nhiệm tôi
- khiến họ trả lại tiền cho tôi
- khiến họ cam kết thực hiện một hành động nào đó
- chấp nhận ý tưởng của tôi
- có được hai người mới làm đầu mối liên lạc
- truyền nhiệt tình cho người khác
- làm cho họ lắng nghe tôi với sự kính nể
- nâng cao hình ảnh của bản thân tôi
Mỗi mục đích trên đều nêu một kết quả nhất định trong một câu đơn. và mục đích tôi viết cuốn sách này sẽ được thể hiện dưới dạng tiêu đề là:
Giúp bạn thấy rằng phát triển sức hút cá nhân là việc hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tiêu đề của bạn càng rõ thì việc xử lý trở ngại và tìm ra giải pháp càng trở nên dễ dàng. Nếu tập trung vào kết quả chính xác mà
bạn mong muốn đạt được từ bất kỳ cuộc gặp nào thì bạn sẽ xác định được mục đích của mình một cách rõ ràng. Chẳng hạn, kết quả cuối cùng cho một cuộc gặp sắp đến có thể là:
- một nụ cười và cái bắt tay thật ấm áp khi bước ra cửa - một cam kết khởi đầu dự án vào thứ ba tới
- những tình nguyện viên mới xuất hiện
- đồng ý gặp lại vào tháng sau
Cần chú ý là kết quả phải cụ thể chứ không được chung chung. Điều này giúp bạn tránh được suy nghĩ cho rằng sức hút cá nhân là một cái gì gây ra cho người khác chứ không phải đạt được một kết quả mong muốn.
Hãy thử làm bài tập xác định mục đích dưới đây. Dĩ nhiên là bạn sẽ không tiến hành phân tích theo cách này cho mọi tình huống giao tiếp, nhưng khi thật sự muốn khơi dậy sức hút cá nhân của mình thì kiểu tư duy này có khả năng giúp bạn dễ đạt kết quả hơn.
Bài tập xác định mục đích
1. Điền vào khung trống bên dưới theo yêu cầu sau:
- Ghi ra một tình huống cụ thể ở sở làm mà qua đó bạn muốn có một tác động lớn hơn, có thể là một cuộc họp tổ, buổi nói chuyện với sếp, cuộc gặp khách hàng, cuộc nói chuyện qua điên thoại v.v…
- Kết quả cụ thể bạn muốn đạt được là gì? cố gắng xem xét từ quan điểm của người kia: kết quả này có đem lại cho họ điều gì không?
- Miêu tả xem “thắng lợi” sẽ như thế nào và mang lại cảm giác ra sao?
Điền vào bảng dưới đây (càng chi tiết càng tốt):
Tình huống để tạo tác động
Kết quả cụ thể tôi muốn đạt được
“Thắng Lợi” sẽ như thế nào và mang lại cảm giác ra sao?
Ví dụ:
Cuộc họp tổ thường kỳ của chúng tôi
Ví dụ:
Muốn người khác lắng nghe và xem xét ý tưởng của tôi một cách nghiêm túc.
Ví dụ:
Khi tôi nêu ý kiến trong các cuộc họp tổ, các thành viên khác thảo luận về ý kiến ấy và tôi cảm thấy mình được tôn trọng.
Bây giờ hãy viết những thông tin về chính bạn vào đây.
2. Mục đích của bạn có rõ ràng không? có thể làm rõ hơn nữa được không?
Khi chọn mục đích giao tiếp, thử áp dụng các tiêu chí CAN DO (CÓ THỂ làm được), ví dụ, mục đích giao tiếp của bạn (dưới dạng tiêu đề) có đáp ứng được năm tiêu chí đơn giản dưới đây không:
- Rõ ràng (Clear): Phải ngắn gọn để viết thành một tiêu đề đơn giản.
- Có thể đạt được (Achievable): Một việc mà bạn cảm thấy nằm trong khả năng củamình.
- Cần thiết (Needed): Một việc mà bạn thật sự muốn đạt được.
- Có thể chia nhỏ (Divisible): Có thể phân thành các mục tiêu nhỏ hơn nếu cần.
- Kết quả (Outcome): Giải thích thắng lợi sẽ như thế nào và mang lại cảm giác ra sao.
Hãy dùng các tiêu chí CAN DO mỗi khi bạn muốn đạt được tác động cá nhân thật sự mạnh mẽ.
Các mục tiêu phụ, nhỏ hơn có thể trực tiếp hay gián tiếp chi phối hành vi của bạn và do vậy cũng chi phối cả tác động của bạn ở phút cuối cùng, chẳng hạn bạn phải bước vào một căn phòng có đầy người đang đứng tán gẫu. Mục đích tổng thể của bạn (ở dạng tiêu đề) có thể là:
Tôi muốn có ít nhất năm đối tác mới.
Dù mục đích của bạn hoàn toàn thiết thực và cụ thể thì bạn vẫn phải đối diện với căn phòng rất đông người, hơn nữa họ lại đang tán gẫu chứ không chút bận tâm đến sự hiện diện của bạn. Nếu cũng là người hay căng thẳng hoặc nhút nhát, bạn có thể thấy dễ xử lý hơn khi theo những mục tiêu phụ dưới đây chẳng hạn:
Bước vào: bước vào phòng và xem như đây là buổi tiệc do tôi tổ chức còn họ là khách mời của tôi. Mỉm cười: đi đến gặp năm người hoặc năm nhóm và tự giới thiệu. Hỏi: “Quý vị thấy có thoải mái (hoặc bổ ích) không?”. Mời: khách dự tiệc cho tôi biết về bản thân và công việc của họ. Thu thập: yêu cầu năm người trao đổi danh thiếp với tôi.
Các mục tiêu phụ như trên có thể đặc biệt hữu ích khi bạn chuẩn bị một bài phát biểu, một buổi thuyết trình, chuẩn bị những lý lẽ khi bán hàng hoặc trong các cuộc gặp khác trang trọng hơn.
Bài tập về mục tiêu phụ
1. Chọn một mục đích bạn cảm thấy cần phải đạt được với tác động cá nhân của mình.
2. Viết nó dưới dạng một câu tiêu đề.
3. Kiểm tra lại để bảo đảm câu tiêu đề đáp ứng được các tiêu chí CAN DO là rõ ràng, có thể đạt được, cần thiết, có thể chia nhỏ thành các mục tiêu phụ với kết quả rõ ràng. Nếu chưa được thì hãy điều chỉnh lại.
4. Kể ra một số mục tiêu phụ cụ thể, phải bảo đảm mỗi mục tiêu đều có một kết quả rõ ràng để sau này bạn có thể đánh giá.
Trở ngại
Phần lớn các mục tiêu khi thực hiện đều gặp phải một loại trở ngại nào đó. Ví dụ, bạn có thể muốn gây ấn tượng với sếp về ý tưởng thực hiện một dự án mới nhưng sếp của bạn lại không phải là người dễ gây ấn tượng, hoặc bạn muốn thuyết phục cả tổ của mình làm việc gì đó nhưng các thành viên lại có khuynh hướng không hào hứng lắm với những ý tưởng mới.
Mặt khác, bạn cũng không thể xử lý tất cả những trở ngại có khả năng xảy ra và có thể ngăn bạn vươn đến mục tiêu, vì nếu như thế thì có lẽ bạn sẽ không làm được gì cả. Thay vì vậy, bạn hãy xác định ba hay bốn khó khăn chủ yếu có thể cản trở bạn thật sự. Như trong bài tập trước, có thể bạn cần phải miêu tả một tình huống thắng lợi đối với cả đôi bên, tình huống ấy sẽ như thế nào và mang lại cảm giác ra sao cho cả bạn lẫn đối tượng bạn đang giao tiếp. Khi đó, bạn chỉ cần xác định những trở ngại nào có thể ngăn cản tình huống này xảy ra.
Giải pháp
Làm sao để biết giải pháp của bạn có hiệu quả và khắc phục được trở ngại? Người ta sẽ đứng dậy vỗ tay? Hay họ sẽ bắt đầu xem xét ý tưởng của bạn một cách nghiêm túc? Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã vượt qua được những trở ngại trong giao tiếp?
Nếu thấy khó tìm ra giải pháp thì đây chính là dấu hiệu nhắc bạn nên điều chỉnh lại mục đích của mình, ví dụ, thay vì cố gắng gây bất ngờ cho sếp - người không dễ tạo ấn tượng - về ý tưởng làm một dự án mới, bạn có thể điều chỉnh lại mục đích của mình như sau: “Làm bà ấy chú ý đến những khả năng thăng tiến của bản thân nếu bà nhận thực hiện dự án này”. Hoặc nếu các thành viên trong gia đình bạn có khuynh hướng tranh nhau nói mà không có ý định làm một việc cần thiết nào đó thì mục đích đầu tiên của bạn có thể là: “Làm cho mọi người nhận ra rằng có một vấn đề cần giải quyết”.
Giản lược mục đích của bạn
Thử giản lược mục đích của bạn thành một động từ miêu tả tác động mà bạn muốn đạt được, ví dụ:
Mục đích của tôi là: thông tin, tán thành, báo động, khám phá, thúc đẩy, gây sốc, tuyển mộ, động viên, cảnh báo, thuyết phục, tạo dựng, kích động.
Mục đích của chúng ta thể hiện qua cơ thể, và chúng ta thường không cần phải cố gắng để ý đến điều này. Tập trung vào mục đích có thể giúp bạn gây tác động mạnh mẽ hơn một cách tự nhiên. Bởi khi bạn có mục đích giao tiếp, cơ thể sẽ lên tiếng thay bạn.
Vì cách gây ấn tượng của bạn thể hiện qua cơ thể chứ không phải chỉ qua lời nói nên cử chỉ, điệu bộ của bạn phải phù hợp với mọi ý định đã chọn. Nếu bạn nói “Đây là một cơ hội tuyệt vời cho tổ chúng ta, hãy tận dụng nó” bằng một giọng đều đều tẻ nhạt với đôi mắt nhìn
xuống nền nhà thì câu nói trên sẽ chẳng gây được ấn tượng gì cho các thành viên khác. Hoặc nếu bạn tuyên bố cảm thấy hối tiếc về một tình huống nghiêm trọng nào đó mà nét mặt vẫn tươi cười rạng rỡ thì lời tuyên bố của bạn cũng sẽ chẳng mang lại hiệu quả.
Khi sức hút cá nhân có mục đích hoàn toàn tương hợp với cảm xúc thì gần như chắc chắn rằng mục đích này sẽ làm cho bạn tăng thêm sức ảnh hưởng. Bởi như chúng ta sẽ thấy ở Chương 5, chân thật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hút cá nhân mạnh mẽ.
Hình dung ra mục đích
Việc xác định mục đích quan trọng đến mức bạn vẫn còn một cách khác rất hiệu quả có thể làm cho mục đích ấy trở nên sinh động. Trong phương pháp này, bạn hãy tưởng tượng một câu chuyện có ba phần (phần mở đầu, phần giữa và phần cuối) về kết quả chính xác mà bạn muốn đạt được và xem nó như một cuộn phim chiếu trong đầu mình.
Giả sử bạn nhận được email mời tham gia một dự án mới, hấp dẫn và bạn muốn được trưởng phòng chấp thuận cho bạn tham gia. Lúc này, cuộn phim về mục đích có thể diễn ra trong đầu bạn như sau:
Phần mở đầu
- Tôi cười thật tươi khi bước vào phòng làm việc của trưởng phòng.
- Tôi ngồi vào chiếc ghế thường lệ.
Phần giữa
- Bà chăm chú lắng nghe.
- Tôi nói với bà về những ích lợi mà dự án mang lại cho cả bà và công ty. Bà liên tục đáp: “Đồng ý”.
- Khi thấy bà mỉm cười hay gật đầu, tôi hỏi bà về thời gian có thể bắt đầu dự án.
- Bà đồng ý ngay về thời gian này.
- Tôi mỉm cười cám ơn.
Phần cuối
- Tôi đứng dậy từ biệt, miệng vẫn tươi cười.
- Khi đến cửa, tôi quay lại chào.
- Tôi thấy bà mỉm cười với tôi.
Kịch bản này hoàn toàn có khả năng xảy ra hay không, điều đó không quan trọng, chẳng hạn, bạn vẫn có thể tưởng tượng ra nó dù biết rằng trên thực tế, trưởng phòng của bạn hiếm khi mỉm cười, nói gì đến chuyện chăm chú lắng nghe.
Hơn nữa, bạn cũng không cần phải có óc trực quan đặc biệt mới tạo ra được các cảnh như vậy trong đầu. Bạn chỉ cần là người mơ mộng! Hãy để tâm trí bạn nhẹ nhàng viết nên câu chuyện theo từng chi tiết một cho đến khi nó đạt đến một dạng thức nào đó và miêu tả được những sự việc bạn muốn xảy ra.
Bạn cũng cần biết rằng khi đã có một kịch bản tưởng tượng trong đầu, nếu càng thử nghiệm nó thì bạn càng có khả năng điều chỉnh nó cho phù hợp với mục đích của mình. Mặt khác, việc thường xuyên hình dung ra mục đích như một cuộn phim có thể giúp bạn xác định rõ những gì muốn đạt được, đồng thời điều này còn có thể tác động trực tiếp đến cách ứng xử, đến ngôn ngữ cơ thể và do đó có thể ảnh hưởng đến sức hút cá nhân của bạn. Bạn đừng vội phủ nhận
giá trị của cuộn phim trong đầu cho đến khi đã thử áp dụng nó trong giao tiếp, bởi nó thật sự có thể mang lại hiệu quả cho bạn!
Tóm lại, bạn hãy liên tục chiếu cuộn phim tưởng tượng này trong đầu và hình dung ra kết quả mình muốn. Đây có thể là phim trắng đen, phim màu, phim câm hay phim tư liệu sống động. Thậm chí bạn có thể “xem nó” ngay trước khi vào gặp trưởng phòng.
Đa mục đích
Cho đến thời điểm này, chúng ta chỉ mới sử dụng một mục đích chính ở dạng tiêu đề để phân tích chi tiết, nhưng trong cuộc sống có thể bạn phải xử lý cùng lúc nhiều tiêu đề hoàn toàn khác nhau, ví dụ, bạn có thể không chỉ muốn gây tác động mạnh hơn đối với sếp mà còn muốn nâng cao hình ảnh của mình trong mắt các thành viên cùng tổ, tạo dựng quan hệ lâu dài với một khách hàng và có được sự đồng thuận của đồng nghiệp để thực hiện một công việc nào đó. Dù tất cả các mục đích này có thể hài hòa với nhau nhưng bạn cũng sẽ khó mà tập trung tâm lực để tạo sức hút cá nhân của mình. Bởi khi cố gắng đạt được nhiều mục đích cùng lúc, có thể bạn sẽ không phát huy được hết tác động của mình ở tất cả các mục đích. Cuối cùng, vì bạn có thể rối trí trước nhiều mục đích ở dạng tiêu đề nên hãy cố gắng xác lập ưu tiên cho chúng như sau:
1. Liệt kê từng tiêu đề chính của bạn.
2. Xếp hạng mỗi tiêu đề theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.
3. Chọn mục đích quan trọng nhất để nhắm đến trước tiên, sau đó chọn mục đích có mức độ quan trọng kế tiếp v.v…
Các mục đích cần đạt được với tác Xếp hạng (1 = quan
động cá nhân của bạn trọng nhất)
Gây tác động mạnh hơn đối với sếp
1
Nâng cao hình ảnh của bản thân trong mắt các thành viên
2
Tạo dựng quan hệ với khách hàng
3
Có được sự đồng thuận của đồng nghiệp khi thực hiện dự án mới
4
“Trước đây tôi luôn muốn trở thành một người khác, nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng lẽ ra mình phải có một phong cách riêng”.
Diễn viên Lily Tomalin
Phần 2. Hãy là chính bạn
Bảy hành vi tạo nên sức hút cá nhân
Đây là phần tiếp theo trong phương pháp A-B-C của chúng tôi nhằm giúp bạn phát triển sức hút cá nhân. Phần này bàn đến bảy hành vi quan trọng và tất cả đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cách gây ấn tượng của bạn:
- lưu loát
- tự tin
- nhạy bén
- chân thật
- can đảm
- nhiệt tình
- phong thái
Trong phần này, chúng tôi cũng đưa ra những cách điều chỉnh và phát triển bảy hành vi trên nhằm giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn và tạo được ấn tượng mong muốn.
Chương 2. Lưu loát
“Con muốn có được tài ăn nói lưu loát, trôi chảy ấy”. Đó là mong muốn của nhân vật Cordelia (trong vở kịch Vua Lear của Shakespeare) khi cô nhận ra những lời phát biểu của mình không có sức thuyết phục. Người có sức hút cá nhân mạnh mẽ thường nói năng rõ ràng. Và dù bạn gọi đó là tài ăn nói trôi chảy hay khả năng hùng biện thì sự thành công của một cá nhân trong (và thường là bên ngoài) nhiều tổ chức đòi hỏi cá nhân đó phải có khả năng nhất định về ngôn từ.
Hiện nay, nói năng lưu loát khi làm việc gần như đã trở thành điều bắt buộc
Ở đây, chúng ta không chỉ bàn đến khả năng diễn thuyết trước công chúng dù điều này quan trọng. Hiện nay, nói năng lưu loát khi làm việc gần như đã trở thành điều bắt buộc. Do đó, để nâng cao sức hút cá nhân, có lẽ bạn cần phải phát triển khả năng diễn đạt của mình để có thể diễn đạt một cách dễ dàng bằng ngôn từ các ý tưởng, giá trị, vấn đề, cảm xúc và thông tin trong giao tiếp nói chung.
Trong khi lĩnh vực nghiên cứu này còn đang gây tranh cãi thì đã có bằng chứng cho thấy ngôn từ chỉ đóng vai trò thứ yếu trong cách gây ấn tượng của chúng ta đối với người khác. Chính các khía cạnh phi ngôn từ mới có thể giữ vai trò quan trọng hơn nhiều.
Vì giao tiếp là quy trình hai mặt nên thông điệp bạn truyền đi cũng cần được người khác tiếp nhận. Khả năng diễn đạt của bạn chỉ được xem là hoàn toàn rõ ràng khi người kia tiếp thu được thông điệp của bạn.
- Nếu người kia không nghe được thông điệp thì điều đó có nghĩa là bạn đã không nói.
Bằng ngôn từ: chỉ có ngôn từ
7%
Bằng giọng nói: giọng điệu, độ cao của giọng, tốc độ và ngữ điệu
38%
Phi ngôn từ: ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, cách biểu lộ và tư thế
55%
Cách giao tiếp
Khả năng nói lưu loát chắc chắn có thể nâng cao sức thu hút của bạn, như trường hợp bài phát biểu của David Cameron tại hội nghị của Đảng ông vào năm 2007. Nhiều người đã rất có ấn tượng trước khả năng diễn thuyết của ông. Ông đã nói trên một giờ mà không cần bài viết sẵn và gần như không nhìn vào ghi chú. Thật sự Cameron không cần đến ghi chú vì ông chủ yếu tập trung vào thính giả chứ không phải từ ngữ.
Nhân vật Hamlet trong vở kịch cùng tên của Shakespeare đã bảo phường kép hát rằng: “Động tác phải ăn nhịp với lời nói, lời nói phải khớp với động tác”. Qua đó có thể thấy lưu loát đồng nghĩa với việc lời nói và động tác của bạn phải tương hợp với nhau, về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn trong chương 5. Bên cạnh đó, để có khả năng diễn đạt lưu loát, bạn cũng cần phải:
- nói dễ dàng
- giải thích những ý tưởng phức tạp một cách đơn giản - diễn đạt thuyết phục
- làm cho thông điệp trở nên sinh động
- nói rõ ràng và dễ nghe
- biết im lặng đúng cách và tạo được hiệu quả
Nói dễ dàng
Qua cách bạn sử dụng ngôn ngữ, người khác sẽ nhận biết ngay trình độ học vấn, năng lực và khả năng tạo ấn tượng của bạn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa thành công và vốn từ vựng phong phú.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người trong chúng ta chỉ sử dụng một phần rất nhỏ trong kho từ vựng mênh mông của mình.
Sở hữu một vốn từ lớn là điều thuận lợi nếu bạn có khả năng sử dụng được chúng khi cần. Bởi việc chỉ biết nhiều từ thật sự không mang lại hiệu quả bằng khả năng kết hợp từ để tạo ra thông điệp thu hút toàn bộ sự chú ý của người khác.
Nói dễ dàng còn đòi hỏi bạn không được lặp lại hay ngập ngừng trong lúc phát biểu. Bạn cảm thấy thế nào với những từ hay được lặp lại liên tục như “ưm”, “a” và “ơ”? Nếu bạn cũng thường lặp lại những từ như thế trong cả bài phát biểu của mình thì hãy luyện tập để loại bỏ chúng. Việc lặp từ như trên chính là một cách câu giờ và vấn đề là chúng ta thậm chí thường không nhận ra mình đã lệ thuộc vào những cách này đến mức nào. Đây cũng là một lý do nữa khiến bạn phải kiểm tra lại mức độ lệ thuộc của mình với sự trợ giúp của những người mà bạn tin cậy.
Để có một vốn từ phong phú và có thể sử dụng khi cần, Shakespeare đã tạo ra gần 2.000 từ. Dylan Thomas và James Joyce cũng làm như vậy khi thấy việc này phù hợp với mình! Ngoài ra, còn một cách nữa cũng giúp bạn sở hữu nhiều từ mới nhưng ít đòi hỏi sự
sáng tạo hơn cách trên đôi chút, đó là nâng cao vốn từ của bạn một cách đều đặn.
- Trước hết bạn cần kiểm tra vốn từ vựng của mình để đánh giá mức độ phong phú của nó. Bạn có thể thực hiện việc này qua một trang web kiểm tra từ vựng như www.javacamp.org.
- Mỗi ngày hãy học một từ mới để trong ba tháng bạn sẽ có và sử dụng được gần 100 từ mới. với cách này, thậm chí mỗi ngày bạn còn có thể biết được một từ mới kèm theo định nghĩa và các câu mẫu. Hãy truy cập trang web http://dictionary.reference.com.
- Kết hợp: xem cách kết hợp từ tại www.visualthesaurus.com.
- Hoàn chỉnh câu: bạn sẽ rất hứng thú với việc hoàn chỉnh từ và kiểm tra từ vựng tại www.majortests.com.
- Đọc: tạo điều kiện tiếp xúc với những từ mới và tìm ra nghĩa của chúng bằng cách đọc những sách hay, có sử dụng những từ bạn chưa biết.
- Đăng ký học thêm: hãy đăng ký học những môn như nghệ thuật, âm nhạc, kịch, văn chương, ngôn ngữ, triết học, khoa học và tâm lý để tiếp cận những cách nhìn và cách diễn đạt mới.
- Nghe: tận dụng mọi cơ hội để nghe những người biết cách diễn đạt nói chuyện. Tuy nhiên, bạn cần tránh bắt chước chính trị gia, vận động viên và những nhân vật nổi tiếng khác vì đa số họ thường lặp đi lặp lại những từ sáo mòn.
- Nói chuyện: tìm cách tham gia các cuộc đàm thoại đòi hỏi sự sâu sắc và kích thích trí tuệ.
Giải thích những ý tưởng phức tạp một cách đơn giản
Colin Powell, một vị tướng của Mỹ, đã nhận xét: “Các nhà lãnh đạo vĩ đại gần như luôn luôn là những“nhà giản lược” vĩ đại. Họ có thể trực tiếp đưa ra một giải pháp rất dễ hiểu mà không cần viện đến lý lẽ, tranh luận và đặt ra nghi vấn”. Trên thực tế, do người bình thường chỉ chú ý được khoảng 15 giây nên chúng ta cần biết cách truyền đạt thông điệp nhanh chóng. Điều này càng trở nên cần thiết khi hầu như mọi người đều có thể làm cho một vấn đề trở nên phức tạp, kể cả cách pha trà ngon (hướng dẫn chính thức của Anh về việc này dài đến sáu trang!).
Người có sức hút cá nhân mạnh mẽ luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc đơn giản hóa các vấn đề phức tạp và họ đã giản lược thông điệp của mình đến mức tối đa để dễ dàng tạo được tác động, chẳng hạn, những người thật sự hiểu được công nghệ sinh học không nhiều, nhưng điều đó vẫn không ngăn được những nhà khoa học xuất sắc nhất như tiến sĩ Michio Kaku (nhà vật lý học lý thuyết hàng đầu, nhà tương lai học đồng thời là người dẫn chương trình truyền hình) nói về đề tài này để phần đông chúng ta có thể hiểu được một cách tổng quát.
Có một số người đã phạm sai lầm nghiêm trọng là phản đối sự đơn giản. Họ thường là những nhà chuyên môn rất tận tụy, là những người ưa thích và thậm chí ủng hộ sự rối rắm. Về sai lầm này, có thể kể đến trường hợp công ty dịch vụ tài chính ING Direct. Đây là công ty cố ý tuyển dụng nhân viên không có nghiệp vụ ngân hàng để thách thức tình trạng tuyển dụng hiện tại. Công ty cho rằng nghiệp vụ vững vàng sẽ dẫn đến sự thiển cận và tạo ra những chuyên viên chủ chốt hiếm khi có cùng quan điểm với khách hàng.
Đơn giản hóa ý tưởng phức tạp nghĩa là không sử dụng thuật ngữ (jargon). Tuy là lối nói tắt tiện dụng xuất hiện trong giới chuyên
môn nhưng thuật ngữ có thể làm giảm tác động cá nhân, ngay cả khi được sử dụng giữa những người trong giới này.
- Tránh dùng thuật ngữ nếu bạn muốn giản lược thông điệp của mình.
Giải thích “đại ý” cũng là một cách giản lược khác, với cách này, bạn có thể giản lược những điểm phức tạp liên quan đến chuyên môn để chỉ ra những ý nghĩa ẩn sau một vấn đề. Trước các quan chức của Paramount, đạo diễn Cecil B. De Mille có lần đã tóm tắt bộ phim dự định sẽ là “bom tấn” về Samson và Delilah như sau: “Đây là cuộc gặp gỡ giữa một chàng trai phi thường và một cô gái phi thường!”.
Và trong một thời gian, việc đơn giản hóa các ý tưởng đến mức tối đa đã trở nên phổ biến ở Hollywood. Do đó nếu ai muốn đóng góp ý tưởng cho một bộ phim thì phải có khả năng diễn đạt ý tưởng đó chỉ bằng một vài từ hoặc vài câu. Chẳng hạn:
- Hai cô gái gặp nhau và họ lái xe lao xuống vách đá.
- Người sao Hỏa chinh phục thế giới nhưng bị một loài virus tiêu diệt.
- Một chú cá nhỏ dễ thương lạc mất bố mẹ và sau đó đã tìm được họ.
Bây giờ, bạn hãy thử làm bài tập giản lược bên dưới: Bài tập giản lược
Bài tập này chủ yếu tạo cho bạn hứng thú, đồng thời còn giúp bạn thực hành tìm đại ý. Vì vậy, bạn hãy thử xem mình có thể diễn đạt được bao nhiêu trong số những phim dưới đây chỉ bằng một câu ngắn gọn:
Phim Diễn đạt đại ý
The Matrix (Ma trận)
Lord of the Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn) (bạn có thể chọn bất kỳ tập nào)
The Godfather (Bố già)
Pulp Fiction (Tiểu thuyết giật gân)
Jaws (Hàm cá mập)
The Terminator (Kể hủy diệt)
Alien (Người lạ)
Fight Club (Câu lạc bộ chiến đấu)
Wuthering Heights (Đồi gió hú)
Pretty Woman (Người đàn bà đẹp)
Bạn cũng có thể tập giản lược bằng cách khác: chọn sáu phim bạn biết rõ và tóm tắt chúng chỉ trong một dòng.
Diễn đạt thuyết phục
Khi nhà khoa học đầu ngành của chính phủ (với tư cách là một chuyên viên tư vấn độc lập) ngồi đối diện với thủ tướng Anh và nói rằng đất nước này cần mở rộng việc sử dụng năng lượng nguyên tử, thì lời nói của ông có sức thuyết phục hơn người đứng đầu công ty TNHH British Nuclear Fuels có cùng quan điểm. Tuy nhiên, vị trí hay nghề nghiệp của bạn chỉ quyết định một phần tính thuyết phục. Nghiên
cứu về nhà lãnh đạo thành công trong các công ty hoạt động có hiệu quả cho thấy nhiều người trong số này không có sức hút cá nhân mạnh mẽ cho lắm nhưng vẫn có khả năng nói thuyết phục.
Ngoài mục đích rõ ràng (xem chương 1) và các yếu tố phi ngôn từ (xem các chương về sự hòa hợp ở Phần 3), các yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn diễn đạt thuyết phục là niềm tin vững chắc (sức mạnh và nhiệt tình ẩn sau cách truyền đạt của bạn) cùng nội dung thông điệp.
Niềm tin vững chắc
Khi người ta có nhiệt tình hay sự hăng hái đối với việc gì thì nhiệt tình ấy sẽ lan nhanh và giúp họ thuyết phục được người khác. Do vậy, hãy khơi dậy trong bạn niềm tin vững chắc bắt đầu từ những gì gây hưng phấn hoặc khiến bạn quan tâm đến thông điệp của mình.
Nếu chính bạn cũng không tin vào những điều mình muốn nói thì tại sao người khác phải tin? Vậy bạn hãy thử chia nhỏ thông điệp của mình xem có thể khám phá được khía cạnh nào khơi dậy trong bạn sự quan tâm hoặc niềm hào hứng hay không. Chẳng hạn bạn phải nói chuyện với khách hàng về sản phẩm mới của công ty nhưng lại cảm thấy không hào hứng lắm. Thay vì chờ đợi một tình huống tốt đẹp, bạn hãy tìm một khía cạnh nào đó (dù nhỏ nhặt đến đâu) về sản phẩm này mà bạn thấy thú vị hoặc tạo được sức thuyết phục rồi tập trung vào đó.
- Muốn thuyết phục người khác, trước hết phải thuyết phục chính bạn.
Nội dung
Tuy ngôn từ chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc diễn đạt thuyết phục nhưng nội dung thông điệp (được chuyển tải qua ngôn từ) cũng có thể ảnh hưởng đến thái độ tin tưởng của người khác (dù khả năng này còn tiềm ẩn). Cụ thể, điều này được thể hiện qua ba câu hỏi sau:
- Bạn có đưa ra đủ dữ kiện cho trường hợp của mình không? - Những điều bạn nói có hợp lý và dễ thực hiện không? - Nội dung có ngắn gọn để người nghe tiếp thu không?
Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, để tránh nghe có vẻ khoác lác, bạn có thể đưa ra chứng cớ đáng tin cậy về kinh nghiệm trước đây của mình không? Bạn có những ví dụ cụ thể, số liệu thống kê, thư giới thiệu hay giấy xác nhận cho trường hợp của bạn không? Khi thảo luận với sếp về vấn đề nào đó, bạn có luôn dùng sự kiện xác thực làm nền tảng cho những điều mình nói không hay chỉ đơn thuần khẳng định chúng? Tóm lại, khi hội họp hoặc thảo luận, bạn hãy dùng sự kiện và chứng cớ cụ thể làm cơ sở cho ý kiến của mình, củng cố nội dung theo cách này có thể đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị hơn, nhưng nếu chuẩn bị không đúng cách thì bạn sẽ thất bại trong giao tiếp, đặc biệt ở các buổi thuyết trình trang trọng.
Thông điệp có nội dung hợp lý và dễ hiểu sẽ giúp bạn gây được tác động mạnh đối với người khác. Phần đông mọi người chỉ có thể chú ý trong một thời gian ngắn và thường chỉ nhớ được hai hay ba điểm trong cuộc đối thoại, vì vậy, thứ tự trình bày thông tin cũng là điều quan trọng.
- Quy tắc cơ bản để tạo sức thuyết phục trong giao tiếp bằng lời là trình bày thông tin quan trọng nhất trước tiên.
Làm cho thông điệp trở nên sinh động
Để tạo những thông điệp sinh động nhằm gây tác động mạnh cho người nghe, những người có khả năng nói lưu loát thường sử dụng lối nói sáng tạo. Khi nói về những khác biệt có thể xuất hiện trong hội đồng quản trị, người đứng đầu Citibank là Chuck Prince đã diễn đạt như sau: “We are still dancing” (chúng ta vẫn còn chưa thống nhất, dancing: nhảy múa). Từ đó, có thể thấy một hình ảnh trực quan dễ nhớ có thể là nhân tố quan trọng để hình thành sức hút cá nhân.
Về nội dung này, cũng có thể kể đến trường hợp của giáo sư Hans Rosling. ông đã từng thuyết trình tại hội nghị TED với sự theo dõi của hơn 500.000 người qua mạng Internet. Trong buổi thuyết trình đó, sau khi tuyên bố điều dường như không thể thực hiện được lại có thể trở thành hiện thực (nghĩa là một thế giới tốt đẹp hơn), ông đã kết thúc bài nói của mình (giờ đây đã trở nên nổi tiếng) bằng cách nuốt một lưỡi kiếm lớn.
Ẩn dụ và so sánh
Ẩn dụ và so sánh khắc họa những hình ảnh dễ nhớ trong đầu người khác qua việc dùng sự vật, hiện tượng này để nói đến sự vật, hiện tượng khác, chúng góp phần làm rõ những khái niệm, diễn tả những ý tưởng phức tạp và mang lại cách hiểu thống nhất, đồng thời cho phép chúng ta diễn đạt cô đọng. Dưới đây là các ví dụ về ẩn dụ:
- “This family has rock solid values” (Gia đình này có những giá trị bền vững, rock solid: cứng như đá).
- “There are a few rotten apples in that team” (Trong tổ ấy có tình trạng con sâu làm rầu nồi canh, rotten apple: quả táo thối).
- “Weve got to bust the speed limit on this one” (chúng ta phải phá vỡ giới hạn tốc độ của vật này, bust: làm vỡ).
Bạn có thể cho rằng ẩn dụ chỉ được sử dụng trong văn chương, nghệ thuật. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều sử dụng nó khi nói chuyện hàng ngày và thường là ngẫu nhiên. Nhờ diễn đạt nhanh chóng và hiệu quả những thông tin cụ thể lẫn trừu tượng nên ẩn dụ đã đi vào ngôn ngữ Anh. Khi cố gắng giải nguy cho công ty Chrysler, tổng giám đốc Lee Iacocca đã rất thận trọng. Ông không xin chính phủ Mỹ “gói giải nguy” (rescue package) mà lại nói về một “tấm lưới an toàn” (safety net) nhằm giúp công ty khỏi phải sa thải nhiều nhân viên.
Trong biện pháp so sánh, người ta dùng từ “as” hay “like” (như) để so sánh sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Ví dụ:
- “Hes as hard as nails” (Hắn là người lạnh lùng, cứng rắn, hard as nails: cứng như đinh).
- “She’s as tough as old boots” (Bà ấy là người cứng rắn, tough as old boots: dai như giầy ủng cũ).
- “Turns up here on Tuesdays like clockwork” (Có mặt ở đây đều đặn vào các ngày thứ ba, like clockwork: như bộ máy đồng hồ).
Nếu bạn muốn truyền đạt cho đồng nghiệp một ý tưởng hoặc thông điệp nào đó, hãy thử chọn một vật hay hành động hoàn toàn không liên quan đến nó. Ví dụ, bạn muốn thuyết phục các thành viên trong tổ về một hoạt động mới và bản thân bạn cũng thích môn lái bè trên sông (whitewater rafting), vậy bạn có thể tạo được các mối liên hệ nào giữa chúng? Dù mong manh đến đâu thì những mối liên hệ như thế cũng tạo ra một số từ ngữ dễ nhớ và có sức thuyết phục.
Nói rõ ràng và dễ nghe
Chúng ta quen nghe giọng nói của mình đến mức có khuynh hướng ít chú ý đến cảm nhận của người khác về nó. Nguyên nhân là
do nhiều cuộc giao tiếp của chúng ta mang tính ngẫu nhiên, ở mức độ thông thường và phần lớn không gặp vấn đề. Bạn bè dường như dễ dàng hiểu được chúng ta cũng như chấp nhận con người và giọng nói của chúng ta. Tuy nhiên, muốn đạt được sức hút cá nhân, chúng ta cần chú ý xem mình nói gì và nói như thế nào, nghĩa là phải chú ý đến những yếu tố sau:
- Cách nói: bạn phát âm các từ và câu đã rõ ràng chưa. - Độ cao của giọng: bạn lên giọng hay xuống giọng ở mức nào. - Âm lượng: người khác có nghe được bạn nói hay không.
- Giọng điệu: giọng nói của bạn biểu lộ tâm trạng nào (thân thiện, giận dữ…).
- Tốc độ: bạn nói nhanh ở mức nào.
Cách nói
Một nguyên nhân khiến người ta nói năng thiếu rõ ràng là do không kiểm tra kỹ xem thông điệp của mình có tác động đến người nghe hay không. Đây chính là chỗ giao tiếp bằng mắt thật sự có thể hỗ trợ cho cách nói.
Hãy dũng cảm đón nhận thông tin phản hồi từ phía người nghe để biết mình nói có rõ ràng hay không. Bạn cũng có thể tự ghi âm rồi nghe lại để đánh giá xem mình nói rõ ràng, súc tích và dễ hiểu đến mức nào. Ngoài ra, trong lúc đàm thoại, bạn có thể hỏi người kia xem mình nói có rõ không. Dù cách này có thể làm bạn khó chịu đôi chút nhưng bạn sẽ có được thông tin mình cần. Bạn cũng có thể thử những cách sau:
- Hãy nói và quan sát mình trong gương. Bạn có ấn tượng ban đầu như thế nào về giọng nói của mình?
- Thực hành phát âm các từ bạn nói. Để tập nói cho rõ hơn, nhà hùng biện người Hy Lạp là Demosthenes đã ngậm viên sỏi trong miệng và nói cho đến khi người khác có thể hiểu ông. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ nuốt viên sỏi nếu áp dụng cách này. Thay vì vậy, hãy thử đặt một cây bút chì nằm ngang trong miệng để bắt mình phải phát âm các từ rõ hơn. (Hãy thận trọng đừng để bị ngạt thở!)
- Thực hành nói chậm lại. Nói chậm một hai giây thật sự có thể nâng cao tác động cá nhân. Tạm ngưng một lúc trong khi nói chuyện cũng là một biện pháp hữu ích vì nhờ đó người nghe có thể hiểu kịp lời bạn (xem thêm trang 81).
Tóm lại, nói rõ ràng là điều rất quan trọng trong giao tiếp. Dù chắc chắn mình có thể tự xử lý vấn đề này, bạn cũng nên dành thời gian luyện tập dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia về giọng.
Bài tập về giọng nói
1. Hãy cười thật tươi khi đọc đoạn dưới đây:
“This team is doing really well, we have surpassed all our targets and are on track for a record-breaking month. Well done!”
2. Bây giờ đọc đoạn trên đồng thời nhăn mặt và giữ chặt hàm.
3. Ghi nhận xem nét mặt đã làm thay đổi giọng nói như thế nào khi bạn truyền đạt thông điệp trên.
Độ cao của giọng
Những người ít có sức hút cá nhân thường không nhận ra mình nói chuyện bằng một giọng rất đơn điệu. Đây thường là kết quả của nhiều nguyên nhân khá phổ biến như: nội dung tẻ nhạt, quá lệ thuộc vào bài soạn sẵn và thiếu linh hoạt trong việc thay đổi độ cao của giọng (nghĩa là giọng không có nhạc điệu).
Ngoài ra, việc đọc lớn bài thuyết trình chắc chắn cũng khiến người khác cảm thấy buồn tẻ và biến giọng nói của bạn thành một chuỗi âm thanh đều đều mất hết sức thu hút. Ngay cả những diễn viên tài năng cũng thấy khó nói hết lời thoại bằng một giọng hấp dẫn.
Muốn thay đổi độ cao của giọng, cơ thể bạn cũng phải chuyển động! Cách này thật sự mang lại hiệu quả! Dưới đây là một số phương pháp khác cũng có thể giúp bạn trong việc này:
- Thở sâu hơn và thư giãn.
- “Tựa vào” những từ và cụm từ quan trọng, làm cho chúng trở nên sinh động.
- Nói thật diễn cảm.
- Nhấn mạnh phần kết thúc của các câu phát biểu và câu hỏi.
Xin nhắc lại đây là một lĩnh vực phát triển mang tính cá nhân và rất tinh tế, và một chuyên gia về giọng có thể nhanh chóng giúp bạn nói linh hoạt và hấp dẫn hơn.
Âm lượng
Theo nhận xét của tờ Guardian vào tháng mười năm 2007, nhà doanh nghiệp Karen Darby, một nhân vật tiếng tăm đã bán được website về so sánh giá cả SimplySwitch của mình với giá 22 triệu bảng Anh, nói chuyện “như đang cam đoan rằng bà từng đến những chỗ ngồi giá rẻ, dù chỉ có hai chúng tôi đang ngồi trong căn phòng nhỏ”. Ngược lại, Dorothy Parker, nhà văn và diễn giả khôi hài nổi tiếng người Mỹ, lại cố ý nói nhỏ đến mức cử tọa phải chồm người hướng về phía bà mới nghe được. Đổi lại, họ được thưởng thức những câu nói dí dỏm, sâu sắc và mang dấu ấn đặc biệt của nữ văn sĩ. Khi chọn
cách nói nhỏ như thế, bà biết chính xác hiệu quả của việc mình đang làm. và bà chỉ diễn đạt vừa đủ để thu hút sự chú ý của người nghe.
Nói quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể làm cho bạn mất hết sức thu hút. Do đó, bạn cần kiểm tra xem giọng nói hiện thời của mình có âm lượng quá cao hay quá thấp. Người ta có thường yêu cầu bạn nói lớn hơn hay lặp lại không? Nếu có thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn nói khá nhỏ, dù bạn có thể thấy giọng như thế là hoàn toàn bình thường.
Tăng cường luyện tập giọng nói của bạn
1. Đứng thẳng người. Tư thế này cho phép phổi giãn ra đến mức tối đa và cơ hoành không bị hạn chế.
2. Hít một hơi thật sâu cho không khí vào đầy buồng phổi. 3. Nói như thể luồng hơi xuất phát từ bụng bạn.
4. Nói đều đặn, không cho toàn bộ luồng hơi tập trung vào một cụm từ để tránh dẫn đến hậu quả là bạn sẽ la lớn. Khi đã hít thật sâu và cảm thấy dễ chịu, bạn sẽ có nhiều hơi để nói trôi chảy hết một câu.
Kỹ thuật này đòi hỏi phải có thời gian để hoàn thiện, vì vậy bạn nên luyên tập nhiều.
Nếu sợ mình có giọng khàn hoặc the thé, bạn hãy chú ý những dấu hiệu như người khác né tránh bạn (dù chỉ trong giây lát) hoặc nhăn mặt khi bạn nói. Ngoài ra, còn có một cách nữa là hãy dũng cảm yêu cầu một số đồng nghiệp tin cậy cho bạn nhận xét trực tiếp.
Thực hành về âm lượng
1. Nói nhỏ mỗi câu sau:
- I didn’t say that!
- Leave me alone.
- Give it to me.
- Get out of here.
- I want it now.
2. Tiếp theo hãy xem độ lớn của mỗi từ trong câu như hướng dẫn, tăng âm lượng theo độ lớn của từ:
- I didn’t say that!
- Leave me alone.
- Give it to me.
- Get out of here.
- I want it now.
Ghi lại sự thay đổi về nghĩa của những câu trên theo âm lượng. Giọng điệu
Giọng điệu cho biết bạn đang thân thiện, giận dữ, phấn chấn hay kiên nhẫn… và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tác động của bạn.
Khi đứng trước công chúng, dù cựu thủ tướng Anh John Major cố làm ra vẻ thoải mái đến đâu thì giọng nói của ông lúc nào nghe cũng xa lạ và như bị tắc nghẽn. Thật khó mà tạo được vẻ phấn chấn, tự tin hay thuyết phục nếu giọng nói của bạn tiết lộ cho người nghe biết rằng bạn đang căng thẳng.
Để tạo giọng điệu ấm áp, mượt mà, người nói cần sử dụng cơ hoành, dây thanh âm và lượng âm tạo tiếng vang trong cổ họng,
miệng và đầu. Tôi biết điều này nghe có vẻ khá phức tạp, vì vậy bạn nên có chuyên gia hướng dẫn khi luyện giọng.
Để luyện giọng theo cách đơn giản, hãy thử làm bài tập dưới đây. Nếu thấy không có tác dụng, bạn nên tìm trợ giúp bên ngoài (đến gặp một chuyên gia hay người nào đó có khả năng chuyên môn về lĩnh vực này để nhờ hướng dẫn). Một chuyên gia giỏi về giọng có thể hướng dẫn bạn cách thay đổi giọng điệu để làm cho lời nói trở nên giàu nhạc điệu và hấp dẫn hơn.
Bài tập về giọng điệu
1. Nói ậm ừ nhẹ nhàng và liên tục.
2. Nhẹ nhàng đặt tay quanh cổ (xem tay bạn như chiếc cà vạt). 3. Cảm nhận tất cả các cơ trong cổ và dưới hàm thư giãn.
4. Nói “ưm… hưm” theo giọng tự nhiên của bạn. Khi đó, bạn phải cảm thấy độ rung ở mặt và dưới bàn tay đặt trên cổ, đồng thời cảm nhận phần “hưm” trong chuỗi “ưm… hưm” thoát ra thật dễ dàng.
5. Đến đây, bạn đã nói được tiếng ậm ừ dễ dàng. Bây giờ nói tiếng ậm ừ ấy theo giọng của bạn. Duy trì cảm nhận về nó trước mặt bạn. Đừng gắng sức. Để giọng nói của bạn phát ra từ tiếng đó. Nếu không nói được tiếng ậm ừ này thì bạn đang có vấn đề về hơi thở.
6. Nếu để phần thân trên (gồm vai, cổ, các cơ bụng dưới) được thư giãn thì giọng của bạn sẽ nghe nhẹ nhàng và hay hơn.
Tốc độ
Dân buôn xe hơi cũ, chính trị gia và luật sư là những người nói nhanh như súng vãi đạn. Trong khi đó, những người nói chậm lại kéo dài từ ngữ một cách không cần thiết khiến bạn phải chú ý đến từng lời
của họ. Cả hai loại người này đều cố gắng dùng tốc độ để kiểm soát người nghe và hy vọng nâng cao tác động của mình.
Văn nói thông thường diễn ra dưới dạng những tràng âm thanh xuất hiện rất nhanh, do vậy việc nói chậm hơn thường mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành sức hút cá nhân. Dưới đây là một số cách giúp bạn nói chậm lại:
- thêm các quãng ngừng để người nghe có thời gian suy nghĩ - thay đổi tốc độ khi nói (lúc nhanh lúc chậm)
- dùng ít năng lượng hơn khi nói, như vậy từ sẽ tuôn ra trôi chảy và ít bị khựng hơn
Nếu bạn nghĩ mình nói quá chậm thì trước hết hãy kiểm tra lại điều này với sự giúp đỡ của đồng nghiệp vì đây có thể là một ưu điểm thật sự.
Dưới đây là một số cách giúp bạn nói nhanh hơn:
- dùng nhiều năng lượng hơn khi nói để từ tuôn ra nhanh hơn
- khởi động trước khi nói bằng các bài tập ngôn từ (diễn viên và thuyết trình viên chuyên nghiệp gần như luôn làm việc này trong phần chuẩn bị)
- đọc lớn một danh mục nào đó và tự kiểm tra với đồng hồ bấm giờ. Thực hành cho đến khi bạn đọc danh mục này với tốc độ ngày càng nhanh hơn
Im lặng đúng cách
Những người có sức hút cá nhân mạnh mẽ đều nhận biết họ có thể sử dụng im lặng theo lối tích cực bằng cách tạo khoảng thời gian trống để suy ngẫm và để người khác “điền vào các chỗ trống”. Nhà
văn khôi hài người Mỹ Josh Billings cũng đã từng đề cập đến điều này khi nói: “Im lặng là một trong những lý lẽ khó phản bác nhất”.
Im lặng có thể tạo ra một cảm giác cởi mở và thoải mái cho bạn lẫn người khác. Nó còn có thể làm cho ấn tượng bạn tạo ra thêm phần trang trọng. Khi im lặng, nói cách khác là khi không vội lấp đầy những khoảng im lặng của người khác, bạn đã cho họ thời gian suy nghĩ và thể hiện thái độ tôn trọng họ.
Bên cạnh loại im lặng tích cực như trên, còn có một loại im lặng hoàn toàn khác có thể làm bạn mất hết sức hút cá nhân. Cụ thể, nó tạo ra nơi bạn vẻ thô bạo, thái độ lãnh đạm hay đơn thuần là không thân thiện. Bạn có thể nghĩ đến những lúc đã dùng im lặng làm vũ khí (chẳng hạn sau khi tranh cãi với bạn hay người thân) không? Một khi đã có ý thức về việc mình làm thì vấn đề sẽ dễ xử lý hơn. Vì vậy, cùng với thời gian, khi ý thức của bạn được nâng cao, khuynh hướng này sẽ giảm đi. Dưới đây là những việc bạn nên làm:
- Có ý thức về sự im lặng của bạn.
- Nâng cao ý thức của bản thân về thái độ phản ứng đối với im lặng.
- Tập cho quen với im lặng.
- Im lặng theo cách tích cực chứ không tiêu cực.
Bài tập về im lặng
1. Gọi điện nói cho một người bạn biết bạn muốn thực hiện một thí nghiệm.
2. Giải thích là cả hai bạn đều sẽ nhìn vào đồng hồ của mình và giữ im lặng trong suốt 15 giây. Hãy thử xem. Các bạn đều biết nội
dung cuộc thí nghiệm nhưng sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy việc giữ im lặng là rất khó.
3. Tiếp theo, thử đối diện nhau và giữ im lặng suốt một phút. Bạn cảm thấy thế nào về thí nghiêm này? Khi nào bạn bắt đầu có cảm giác khó chịu, những dấu hiệu của nó là gì? Bạn có thể nhìn người kia trong suốt thời gian im lặng không hay phải tránh cái nhìn của người này sau một giây nào đó? Bạn có mỉm cười, cười thành tiếng hay gây ra tiếng động do căng thẳng trong suốt thời gian làm thí nghiệm không?
4. Thử cho phép bản thân im lặng với một mục đích cụ thể, ví dụ để gây ấn tượng trong khi nói chuyện hoặc để tiếp thu ý kiến nhận xét của người khác.
Khi im lặng đúng cách, bạn sẽ có khuynh hướng tỏ ra tinh tế và tập trung hơn. Im lặng tích cực đồng nghĩa với việc tâm trí bạn không vận hành như chiếc mô-tơ quay liên tục mà đang tĩnh tại và thanh thản. Những người chung quanh cũng dễ dàng cảm nhận được thái độ điềm đạm này và tỏ thái độ đáp lại.
Không những thế, im lặng còn có tác dụng khiến người khác im lặng, ví dụ, nếu ai đó cứ nói huyên thuyên khiến bạn có ít hoặc không có cơ hội phát biểu thì bạn có thể im lặng để chấm dứt tình trạng này một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần không biểu lộ thái độ đáp lại theo cách tích cực như gật đầu, bày tỏ cảm xúc qua nét mặt và những hình thức khích lệ khác bằng lời nói. Vấp phải một thái độ lạnh lùng như vậy, người bình thường sẽ có khuynh hướng ngừng nói và tự im lặng chỉ trong khoảng hai phút.
Những nhà quản lý có thể ngồi một cách thoải mái và im lặng theo cách tích cực để tạo được tác động cá nhân cũng như tạo điều
kiện cho người khác phát biểu. Họ có thể “moi” thông tin không thể biết bằng cách khác, chẳng hạn trực tiếp gặp một nhân viên kém năng lực hay bị cáo buộc có hạnh kiểm xấu.
Khi im lặng đúng cách, bạn sẽ tận dụng được những lợi ích của quãng ngừng. Ngừng đúng lúc, đúng chỗ, bạn sẽ có thời gian để thở, để xem xét nội dung sẽ nói tiếp, để tiếp nhận và hiểu rõ những ý kiến phản hồi từ phía người nghe.
Những nhà lãnh đạo có tài diễn đạt thường chăm chú lắng nghe khoảnh khắc im lặng của cử tọa và nhận biết được thái độ đồng thuận nhiệt thành, sự phản kháng gay gắt hoặc những mối nghi ngại âm thầm. Đó là nhờ khả năng tập trung, sự nhạy bén và thái độ biết lắng nghe thật sự (xem chương 4). Khi có những phẩm chất này, thông thường nhà lãnh đạo có thể đạt được sức hút cá nhân mạnh mẽ và không cần phải nói gì.
“Có ai đó làm tôi chán ngán. Tôi nghĩ người ấy là tôi”. Dylan Thomas - nhà thơ, nhà văn và nhà soạn kịch
Chương 3. Tự tin
“Nếu bạn không cho mình là tuyệt vời thì tại sao người khác phải nghĩ như thế?”. Đó là câu hỏi của Mae West -một nữ diễn viên có tính khôi hài. Tính tự tin của cô không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự quan tâm rèn luyện.
Anthony Howard là một trong những bình luận viên chính trị xuất sắc và nổi tiếng nhất của Anh. Ông thường xuất hiện trên truyền hình. Khuôn mặt ông có những nét kỳ lạ mà một số người cho là khó coi. Tuy nhiên, với cung cách tự tin, Howard dễ dàng khiến người ta
không chú ý đến diện mạo của mình. Khi nói chuyện, ông đã nhanh chóng tạo được sức thu hút.
Tự tin đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành sức hút cá nhân và là “điều kiện cần có trước tiên để làm những việc lớn”. Đó là lập luận của Samuel Johnson - một trong những nhân vật xuất chúng của nước Anh, đồng thời cũng là một trong những người có diện mạo hết sức xấu xí.
Tự tin tạo ra sức mạnh - một sức mạnh có tác động và ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người khác. Nếu biểu lộ tính tự tin, bạn sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc tạo được tác động như mong muốn.
Nói chung, tự tin có nghĩa là bạn cảm thấy tin tưởng chính bản thân mình trong những tình huống nhất định chứ không nhất thiết là trong mọi tình huống. Phẩm chất này đặc biệt quan trọng trong giao tiếp giữa các cá nhân. Đây là giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả và tác động của hành vi ngôn từ và phi ngôn từ mà bạn thực hiện.
Ngay như Winston Churchill, không phải lúc nào ông cũng hoàn toàn tự tin. Có lần ông than phiền với Clementine - vợ ông - rằng là tuy là thủ tướng đương chức, ông vẫn cảm thấy bất lực và không tạo được tác động mạnh đối với những nhân vật quan trọng cũng như những diễn viên đặc biệt trên sân khấu thế giới. Mặc dù vậy, ở Churchill, quyền lực của một thủ tướng lớn đến mức sức thu hút của ông cùng với kỳ vọng của người nghe đã góp phần che giấu những lúc ông thiếu tự tin.
Đôi khi giữa tính tự tin bên trong con người bạn và vẻ tự tin bạn bộc lộ ra bên ngoài có sự khác biệt. Ví dụ, ngay cả những diễn viên
sân khấu xuất sắc nhất cũng phải thú nhận có lúc họ thấy lưỡng lự và thiếu tự tin khi nhận những vai quan trọng. Tuy nhiên, khi họ đã xuất hiện trên sân khấu, bạn sẽ không bao giờ biết họ cảm thấy thiếu tự tin đến vậy.
Mặc dù có điểm khác biệt như trên nhưng thông thường, giữa sự tin tưởng bên trong và cách biểu lộ ra bên ngoài (mà người ta vẫn gọi là tự tin) có mối liên hệ mật thiết, đúng như lời của một bình luận viên: “Nếu nghĩ rằng mình tự tin, bạn sẽ là người tự tin; ngược lại, nếu nghĩ rằng mình thiếu tự tin thì ngay cả khi thật sự có phẩm chất này, bạn vẫn là người không tin vào bản thân mình”.
Có thể thấy tính tự tin bền vững có được nhờ rèn luyện. Rèn luyện hình thành nên năng lực - một khả năng mới giúp bạn tin tưởng ở bản thân mình nhiều hơn (tự tin):
Ren luyen
Nang luc
Tu tin
Ren luyen
Nang luc
Tu tin
Hành vi tự tin thể hiện qua tư thế, qua những mặt khác khó nhìn thấy hơn trong cách xử sự của bạn như các biểu hiện tinh tế của cơ thể (ngôn ngữ cơ thể), ví dụ, người khác có thể cảm nhận bạn:
- thư thái chứ không cứng nhắc
- linh hoạt (nói bằng nhiều giọng điệu và có động tác uyển chuyển)
- có khả năng kiểm soát (các động tác của bạn vững chãi, không vụng về)
- có mục đích rõ ràng
Bạn có thể rèn luyện tất cả những phẩm chất trên, chẳng hạn xác định rõ ràng hơn ý định của mình hoặc có ý thức hơn về ngôn ngữ cơ thể (xem thêm chương 8 về phong thái).
Bây giờ, bạn hãy thử áp dụng những cách dưới đây để chủ động tạo cho mình một hình ảnh tự tin trong mắt người khác:
- Ý định: thể hiện ý định rõ ràng, mạnh mẽ về tác động bạn muốn đạt được và nhận thức thật đầy đủ về nó.
- Thư thái: tạo ra dáng vẻ cởi mở cho thấy bạn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì.
- Giọng nói: có giọng nói dễ nghe và biết thay đổi giọng điệu để thể hiện sự tự tin.
- Câu hỏi mở: sử dụng loại câu hỏi này để thu hút người khác và để tránh câu trả lời hạn chế (chỉ trả lời “có” hoặc “không”), tiếp đó đưa ra những nhận xét thích hợp và câu hỏi bổ sung.
- Câu phát biểu: loại câu này trực tiếp hướng về người kia (không phải theo cách buộc tội mà thể hiện sự quan tâm riêng và chân thành), ví dụ: “Bạn có đồng ý không?”, “Bạn thấy thế nào về việc ấy?”.
- Không sử dụng ngôn ngữ tiêu cực: tuyệt đối tránh những câu phát biểu diễn tả mối nghi ngại, bởi chúng khiến bạn nói chuyện giống một người thụ động (xem chương 1) hoặc dường như đang tự dằn vặt mình quá đáng.
- Chủ động: hãy là người mở đầu trong quá trình đối thoại, đưa ra vấn đề hay quan điểm để người khác đóng góp ý kiến.
- Hãy nhìn thẳng người đối diện trong một khoảng thời gian để thể hiện rằng bạn là người tự tin và đang quan tâm đến họ.
Những biện pháp trên đây tuy đơn giản nhưng nếu bạn thực hành thì chúng không chỉ giúp bạn thể hiện vẻ tự tin mà còn khiến bạn trở thành người tự tin thật sự.
Hãy hành xử như thể
Khi gặp rất nhiều tình huống như bước vào một căn phòng toàn người lạ, có buổi nói chuyện hay phải tranh luận trong một cuộc họp tổ, chỉ bằng cách giả định mình tự tin, bạn thật sự có thể trút bớt những nỗi lo sợ và những nghi ngại đang rối bời trong tâm trí. Nếu bạn xử sự với người khác như đem lại cho họ niềm vui vì được gặp bạn, có nhiều khả năng họ sẽ có cảm giác như thế. Nếu bạn có những việc làm như khiến người khác muốn nghe những điều bạn nói thì họ sẽ có khuynh hướng làm như vậy. Và nếu bạn hành xử như thể khiến người khác kính trọng bạn thì họ sẵn sàng đối xử với bạn theo cách ấy. Cuối cùng, những ứng xử và hành động nói trên sẽ không còn là giả định nữa.
Nguyên tắc “hành xử như thể” đòi hỏi bạn phải quan tâm rất nhiều đến người kia hay những thành viên trong nhóm. Và thay vì phí công sức đối phó với mối nghi ngại về khả năng của mình, bạn chỉ cần đừng bận tâm đến nó.
Như vậy, bằng cách tập trung vào những gì đáng diễn ra bên ngoài bản thân, bạn sẽ có khuynh hướng tin tưởng chính mình và người khác nhiều hơn. Nói cách khác, càng tập trung vào bên ngoài, bạn sẽ càng bớt nghi ngờ bản thân. Thông qua thực hành đều đặn,
việc này sẽ trở nên tự nhiên và phát triển thành một khuôn mẫu hành vi vô thức.
Trong trường hợp ngược lại, nếu bạn xử sự như một người thụ động thì chắc chắn người khác cũng sẽ cảm nhận về bạn như vậy. Và nếu bạn nghĩ rằng người khác không quan tâm đến mình thì điều này sẽ xảy ra. với sức hút cá nhân, bạn luôn luôn phải chọn lựa: “Mình sẽ trở thành người thế nào?”.
- Người khác sẽ nghĩ về bạn theo cách bạn nghĩ về bản thân mình: Các thái độ của bạn sẽ ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ, nếu bạn nghĩ các thành viên trong tổ không quan tâm đến bạn thì cuối cùng điều này sẽ trở thành sự thật. Nếu bạn nghĩ mình không có ý kiến, người khác cũng sẽ nhận thấy bạn không có gì để phát biểu. Nếu bạn nghĩ mình là người hấp dẫn, thông minh và giàu có thì cuối cùng người khác chắc chắn sẽ nhận định về bạn như thế.
- Người khác sẽ có khuynh hướng phản chiếu tâm trạng hiện thời của bạn: Nếu bạn hăng hái, người khác cũng sẽ có khuynh hướng hăng hái; nếu bạn thấy không vui khi ở trong phòng với người khác thì họ cũng sẽ thấy như thế đối với bạn; nếu bạn quan tâm đến người khác thì họ cũng sẽ có khuynh hướng quan tâm đến bạn.
- Bạn muốn người khác xử sự thế nào thì họ sẽ xử sự như thế: Nếu bạn nghĩ sếp ghét bạn thì có khả năng sự việc cuối cùng sẽ diễn ra đúng như thế; nếu bạn không muốn người khác chú ý khi bạn đến, họ sẽ hiểu và làm theo ý bạn.
Quy trình tự thực hiện (self-fulfilling) này diễn ra như thế nào? Có phải người khác đọc được ý muốn của bạn? Ở một mức độ nào đó điều này đúng, nhưng đó không phải là do sử dụng thần giao cách cảm. Thay vào đó, người khác đọc được những thông điệp rõ ràng
lẫn tiềm ẩn được thể hiện qua dáng dấp, nét mặt, cử chỉ và những dấu hiệu khác thuộc ngôn ngữ cơ thể của bạn. Bởi khi “hành xử như thể”, bạn đang truyền đi những thông điệp tạo tác động tích cực.
Kịch bản và câu khẳng định
Các “bài thể dục tinh thần” nêu trên còn có tác động đến cách bạn tiếp cận những thử thách trong giao tiếp, từ việc phát biểu trước hội nghị đến việc bước vào một căn phòng toàn người lạ, từ việc gặp sếp đến việc nêu vấn đề trong cuộc họp tổ. Bạn có thể hình dung ra toàn bộ những hành động của mình để thích ứng với tình huống. Dưới đây là ba kịch bản khác nhau:
1. Bạn là chủ buổi tiệc: Bạn giả định những người bạn gặp trong một sự kiện là khách mời tại buổi tiệc do mình tổ chức, và chú ý đặc biệt đến mỗi người trước khi chuyển sang người tiếp theo. Đây là cách tuyệt vời giúp bạn tự tin vì đương nhiên bạn có quyền hiện diện ở buổi tiệc của mình!
2. Tìm hiểu do hiếu kỳ: Bạn tự đặt cho mình một mục tiêu để tập trung, chẳng hạn tìm hiểu lý do người ta tham dự một cuộc họp, tìm hiểu quan điểm của họ về một vấn đề hoặc tại sao mắt họ có màu xanh. Bạn có thể nghĩ ra bất kỳ chuyện gì, miễn là tự đặt cho mình một mục tiêu hiếu kỳ để tập trung. Việc này biểu lộ ý nghĩ của bạn và xác lập giao tiếp.
3. Người truyền thông điệp: Bạn xem mọi cuộc gặp đều tạo cho mình cơ hội có một không hai để truyền đi thông điệp quan trọng, và bạn hãy nói chuyện với người khác như thể họ rất muốn nghe thông điệp của bạn.
Trong các tình huống, những câu khẳng định sẽ giúp bạn luôn cảm thấy yên tâm, nói cách khác đó là một cách để củng cố lòng tự
tin. Mỗi câu khẳng định miêu tả hiện trạng như thể giống với mong muốn của bạn. Ví dụ:
- “Tôi là người thật sự hấp dẫn”.
- “Người ta rất muốn nghe tôi nói”.
- “Buổi thuyết trình này là một thành công kỳ diệu”.
- “Tôi nói lưu loát và suy nghĩ nhanh”.
- “Ý kiến của tôi thật sự quan trọng”.
Tóm lại, hãy nghĩ ra bất kỳ câu khẳng định nào bạn thích, miễn là bạn có thể tin và nhớ được lâu. Sau đó, trong ngày hay trên đường đi đến cuộc gặp, hãy lặp lại đều đặn câu khẳng định này trong đầu như một câu chú (mantra). Cuối cùng, bạn sẽ xử sự như thể điều khẳng định này là có thật và thái độ này lại tác động đến cách xử sự của bạn đối với người khác.
Thông minh về cảm xúc
Thông minh về cảm xúc (emotional intelligence hay EI) là khả năng nhận biết những gì xảy đến với cảm xúc của người khác, đồng thời cũng biết cảm xúc của mình bị ảnh hưởng như thế nào. Ví dụ, nếu kém thông minh về cảm xúc, bạn sẽ không nhận biết rằng mình đang làm người khác cảm thấy bị xem thường, thiếu năng lực, bị đe dọa, giận dữ, thất vọng hay tội lỗi.
Dù người ta vẫn chưa thống nhất về việc có thể phát triển trí thông minh bình thường đến mức nào nhưng bạn hoàn toàn có thể phát triển dạng thông minh cảm xúc. Khả năng hiểu được động lực giao tế (hay những diễn biến trong mọi thời điểm của quá trình giao tiếp (xem chương 12)) là đặc điểm của thông minh cảm xúc và khiến nó khác với những kỹ năng của người bình thường.
Phát triển dạng thông minh cảm xúc còn đồng nghĩa với việc bạn có ý thức về giao tế và điều này có thể tạo nên sức hút cá nhân. Do đó, tạo cho mình một tính cách có sức hấp dẫn là điều nằm trong khả năng của tất cả chúng ta. Khi đó, bạn hấp dẫn người khác vì họ cảm nhận được bạn rất quan tâm đến họ (nói theo cách của ngành công nghiệp giải trí thì khán giả là thượng đế chứ không phải bạn).
Thông minh cảm xúc giống như một loại ra-đa đặc biệt có khả năng nhận biết các tình huống cũng như diễn giải các hành vi, ý định, các trạng thái cảm xúc và mong muốn của người khác trong giao tiếp, vấn đề là ở chỗ đôi lúc chúng ta gặp những “điểm mù” trên màn hình ra-đa khiến chúng ta hiểu sai hoặc hoàn toàn không hiểu một tình huống nào đó. Ví dụ, nếu bạn thấy thoải mái khi bước đến chỗ người khác, đồng thời phát biểu thẳng rằng công ty của bạn thật tuyệt vời bất chấp họ có muốn nghe hay không thì bạn đã hiểu sai tín hiệu ra đa. Hoặc nếu bạn phát biểu một câu khiến người khác phật ý nhưng lại không nhận ra thì một lần nữa ra-đa của bạn đã phát tín hiệu sai.
Các phương pháp giúp bạn phát triển dạng thông minh cảm xúc
Các chương khác cũng có đề cập đến các khía cạnh giúp phát triển dạng thông minh này như mục đích (chương 1), chân thật (chương 5), nhạy bén (chương 4) và quan hệ tốt (Chương 12). Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào việc nhận thức tình huống - khả năng “đọc” được màn hình ra-đa đang chuyển tải các tình huống.
Dưới đây là các công cụ giúp bạn nhận biết tình huống: - Không gian: bức tranh không gian trong tình huống này là gì? - Hành vi: bạn quan sát được gì trong tình huống này?
- Hoạt động giác quan cao cấp: điều gì đang xảy ra trong tình huống này?
- Từ ngữ và ký hiệu: những dấu hiệu của tư duy và ý nghĩa trong tình huống này là gì?
Không gian
Con người luôn tồn tại trong một không gian và thông qua việc họ tồn tại trong không gian đó như thế nào, bạn có thể biết được nhiều điều. Ví dụ, khi tham dự cuộc họp sắp tới, lúc bước vào phòng, bạn hãy nhìn quanh xem mọi người có ngồi giãn ra hay không, họ thu mình lại hay hướng về phía trước; ngoài ra bạn còn có thể nhìn thấy những tín hiệu nào khác nữa trong bức tranh không gian trước mặt.
Tiếp theo, bạn thử quan sát xem cách bố trí không gian như thế tạo nên vẻ hiệu quả, êm dịu, sắc sảo, căng thẳng hay chỉ là một phần của nghi thức? Những người tham dự có vẻ thoải mái hay khó chịu? Bức tranh không gian có gợi lên không khí chào đón hay không? Ai ngồi ở vị trí nào và tại sao (ví dụ người có chức vụ cao nhất luôn ngồi ở đầu bàn). Đâu là vị trí thích hợp nhất dành cho bạn trong không gian này và tại sao?
Lần sau khi bước vào phòng làm việc của một người, bạn hãy quan sát kỹ hơn các cách bố trí không gian. Nó có nhằm tôn vinh quyền lực của chủ nhân không? Nó tạo hay không tạo điều kiện cho giao tiếp, tăng cường hay hạn chế sự thân tình? Bạn còn nhận biết được điều gì nữa thông qua cách bố trí không gian?
Hành vi
Khi áp dụng dạng thông minh cảm xúc, bạn hãy quan sát kỹ hành vi của người khác và chủ động tìm thông tin phi ngôn từ về tình