🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đổng thị chính kinh kỳ huyệt học Ebooks Nhóm Zalo ĐỔNG CẢNH XƯƠNG ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC Ðương Ðại Châm Thánh ĐỔNG CẢNH XƯƠNG Sinh năm 1916 Mất năm 1975 Giới tính: Nam Người phá bỏ quy tắc gia tộc, truyền tuyệt kỹ châm cứu Ðổng Thị ra thế giới. Nhóm dịch: 1. Ths. Bs Nguyễn Văn Trỗi 2. Ncs Th. Bs Phí Thị Thanh Hoa 3. Bs Nguyễn Tiến Thành 4. Ts. Bs Nguyễn Đình Tú 5. Bs Nguyễn Tùng Anh 6. Bs Dương Thị Ngọc Lan 7. Nsc Ths. Bs Phạm Bích Phương 8. Sinh viên Y4 Nguyễn Thị Dảnh 9. Sinh viên Y 4 Nguyễn Hồng Hà 10. Sinh viên Y5 Trần Văn Thành MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI NÓI ÐẦU 05 TIỂU SỬ ÐỔNG CÔNG BỘ 77 Huyệt Cẳng Chân 109 BỘ 88 Huyệt Ðùi 08 11 39 51 68 86 91 CẢNH XƯƠNG BỘ 11 Huyệt Ngón Tay BỘ 22 Huyệt Bàn Tay BỘ 33 Huyệt Cẳng Tay BỘ 44 Huyệt Cánh Tay BỘ 55 Huyệt Ngón Chân BỘ 66 Huyệt Mu Bàn chân 138 BỘ 99 Huyệt Tai 171 BỘ 1010 Huyệt Ðầu Mặt 180 BỘ Huyệt Vùng Lưng 206 BỘ Huyệt Vùng Ngực 224 CHỦ TRỊ BỆNH CHỨNG CỦA “HUYỆT VỊ THUỘC 230 14 KINH CHÍNH” CÁC MÓN ĂN ÐƠN GIẢN CHỮA BỆNH 235 ÐẶC HIỆU LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Tôi cầm trong tay quyển Đổng Thị Kỳ Huyệt Châm Cứu Học của Dương Duy Kiệt từ những năm 2012-2013. Nhưng cũng chỉ đọc lướt qua, chưa bao giờ đọc kỹ cũng như đem vào ứng dụng trong lâm sàng. Quyển sách quý cứ mãi nằm im trên giá sách như thế nếu không có một ngày mẹ tôi bị đau dây thần kinh tọa vào tháng 5-2020. Trong lúc tra cứu tìm cách châm cho mẹ tôi thì tôi đã vô tình chọn đúng Đổng Thị và đúng trang có phương huyệt chữa đau dây thần kinh tọa, trong phương có 2 huyệt Linh Cốt, Đại Bạch. Mẹ tôi đau, nằm trên giường không đi lại được đã 1 tuần, hôm tôi về châm cứu, dùng phương của Đổng Thị. Quá là thần kỳ khi mà tôi vừa dứt tay thì bà đã nói hết đau, từ từ đứng dậy đi lại trong ánh mắt kinh ngạc của 2 cậu con trai. Cứ thế tôi đem Đổng Thị ứng dụng lên các bệnh nhân khác, và tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì sự hiệu quả thần kỳ. Đổng Thị làm cho tôi say mê và cuốn hút, tôi đã lao vào nghiên cứu rất rất nhiều. Tôi lập nhóm cùng anh em phát triển môn châm cứu mới này, dần dần lan ra cả nước. Vô tình tôi được chọn là người truyền bá Đổng Thị ở Việt Nam, mặc dù trước đó đã có rất nhiều người biết và ứng dụng, nhưng vì lí nào đó họ không chia sẻ đến với các y bác sĩ xung quanh?! Quyển này do nhóm dịch xong từ rất lâu, mặc dù bỏ ra nhiều tiền để dịch thuật, chỉnh sửa ảnh... Nhưng tôi vẫn không thể bán sách lấy tiền khi mà sách của thầy được các học trò phát hành miễn phí trên mạng. Hôm nay tôi cũng làm điều tương tự ở Việt Nam - phát hành trên mạng miễn phí để có thể giúp ích cho nhiều người hơn. Bạn đọc chú ý, hệ thần kinh mà trong sách nói khác hệ thần kinh trong giải phẫu hiện đại. Một số huyệt vị tôi đã sắp xếp lại nhóm cho chuẩn hóa với các hiệp hội Đổng Thị trên toàn cầu. Hà Nội, Ngày 1 -1 - 2022 Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Trỗi ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 5 LỜI NÓI ĐẦU SÁCH ĐIỆN TỬ LỜI NÓI ĐẦU SÁCH ĐIỆN TỬ ĐỔNG CẢNH XƯƠNG TÁI BẢN LẦN 3 Trong suốt cuộc đời mình, tiên sinh Đổng Cảnh Xương đã xuất bản 3 quyển sách đúc kết những ghi chép và tài liệu có liên quan đến châm cứu nhà họ Đổng. Quyển đầu tiên là quyển “Chính Kinh Kỳ Huyệt Học” xuất bản vào năm Dân Quốc thứ 57 (tức Công Nguyên năm 1968), đây đều là những tài liệu nội bộ dành cho đệ tử nhập môn bái sư lúc bấy giờ, hay còn gọi là du ấn giản nghĩa, quyển này ghi chép 163 huyệt đạo trong châm cứu nhà họ Đổng. Quyển này hiện nay không còn tái bản, không thể mua được nữa. Quyển thứ hai là “Đổng Thị Châm Cứu Chính Kinh Kỳ Huyệt Học” xuất bản vào tháng 8 năm Dân Quốc thứ 62 (tức năm 1973), quyển này do đệ tử bái sư - tiên sinh Viên Quốc Bản hỗ trợ biên soạn, do nhà xuất bản Tân Á của Đài Bắc in ấn phát hành. So với quyển trước, quyển này công bố nhiều huyệt đạo hơn, ghi chép tổng cộng 207 huyệt của nhà họ Đổng. Quyển sách này cũng đã sớm không còn tái bản, không cách nào mua được. Quyển thứ ba là “Tung’s Acupuncture” xuất bản tháng 9 năm Dân Quốc thứ 62 (tức năm 1973), do đệ tử bái sư - Dechen Paldan hỗ trợ phiên dịch, do nhà xuất bản Hsin Ya của Đài Bắc in ấn phát hành, quyển sách này giảng giải huyệt đạo của Châm cứu Đổng Thị hoàn toàn bằng tiếng Anh, trong sách ghi chép 207 huyệt đạo của nhà họ Đổng. Quyển sách này cũng sớm không còn tái bản, không có cách nào mua được. Tháng 7 năm Dân Quốc thứ 98 (tức năm 2009) chúng tôi có phỏng vấn đệ tử bái sư Viên Quốc Bản, lúc ấy ông đã đồng ý lưu những quyển sách lưu hành nội bộ không còn tái bản này chuyển thành bản điện tử và công bố trên mạng cho những người mong muốn học châm cứu Đổng Thị trong tương lai 6 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC LỜI NÓI ĐẦU SÁCH ĐIỆN TỬ có thể đọc và tải xuống miễn phí. Ông và chúng tôi mong muốn tài sản quý báu của tiên sinh Đổng Cảnh Xương không những được lưu truyền lại, mà còn có thể phát triển và truyền thừa Châm cứu Đổng Thị mãi mãi về sau. Mặt khác, vẫn còn một quyển xuất bản nhân dịp kỷ niệm nghiên cứu Châm Cứu Đổng Thị, quyển này xuất bản tháng 4 năm Dân Quốc thứ 66 (1977), đây là quyển sách được in sau khi Đổng Cảnh Xương mất, chủ yếu do tiên sinh Viên Quốc Bản cùng với những huynh đệ khác xuất bản làm kỷ niệm. Trong sách có rất nhiều những bức ảnh quý, có tất cả ảnh, tên của 75 đệ tử bái sư Đổng Công. Do đó những tài liệu và ảnh trong sách đều có giá trị rất lớn, cho nên cũng được liệt kê trong quá trình chuyển 3 quyển sách của tiên sinh Đổng Cảnh Xương thành bản điện tử. Năm đó, Đổng Công đã có rất nhiều cách làm đi trước thời đại, ví dụ như: Ông không những hủy bỏ quy định xưa nay chỉ truyền cho người nhà của Châm cứu Đổng Thị, bắt đầu truyền rộng ra bên ngoài, đồng thời còn xuất bản sách Châm cứu Đổng Thị bằng tiếng Trung và tiếng Anh, Có thể thấy Đổng Công rất vui khi nhìn thấy Châm cứu Đổng Thị phát triển mạnh ra toàn thế giới. Sau khi Đổng Công mất không bao lâu sau, những quyển sách này cũng ngừng xuất bản, do đó, chúng tôi muốn tiếp nối chí khí và nguyện vọng của Đổng Công lúc ấy, hy vọng có thể đem những quyển sách quý đã bị dừng xuất bản này, chuyển thành bản điện tử, để mọi người có thể đọc miễn phí và lưu truyền rộng rãi, thực hiện hóa giấc mộng chưa thành của Đổng Công, khiến cho Châm cứu Đổng Thị có thể càng phổ biến hơn nữa, càng có có sức ảnh hưởng để truyền mãi về sau. Ngày 30 tháng 8 năm 2009 Học trò Đổng Thị - Trần Kình Văn kính viết. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 7 TIỂU SỬ ĐỔNG CÔNG CẢNH XƯƠNG TIỂU SỬ ĐỔNG CÔNG CẢNH XƯƠNG Đương Đại Châm Thánh ĐỔNG CẢNH XƯƠNG Sinh năm 1916 Mất năm 1975 Giới tính: Nam Người được chân truyền tuyệt kỹ “Đổng Thị Kỳ Huyệt” và truyền tuyệt kỹ châm cứu này ra thế giới. Tiên sinh Đổng Cảnh Xương, người gốc huyện Bình Độ, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), Sinh ngày 23 tháng 5 năm Dân Quốc thứ 5 (tức năm 1916), mất ngày 7 tháng 11 năm Dân Quốc thứ 64 (tức năm 1975) (Âm lịch ngày 5 tháng 10). Qua đời tại nhà do tuổi cao, hưởng thọ 60 tuổi. An táng tại nghĩa trang Dương Minh Sơn – Đài Bắc. Tổ tiên của tiên sinh Cảnh Xương ở Sơn Đông đã dùng y thuật châm cứu để hành y cứu người, vì thế tiên sinh tiếp tục nối nghiệp tổ tiên học tập châm cứu Đổng Thị, phương pháp châm này có những điểm khác biệt so với châm cứu truyền thống, hiệu quả kỳ lạ ngay từ cách chọn huyệt, trong giới học thuật châm cứu đã sớm tự đứng thành một học phái riêng. Tiên sinh Đổng Công Cảnh Xương đã từng kể như thế này “Thuật châm cứu mà tổ tiên truyền lại khác với 14 kinh lạc, phần lớn các vị trí huyệt đạo cũng khác so với 365 huyệt truyền thống, coi trọng châm mà xem nhẹ cứu, phương pháp chữa 8 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC TIỂU SỬ ĐỔNG CÔNG CẢNH XƯƠNG đơn giản mà hiệu quả rõ ràng, rất nhiều chứng được chẩn đoán là nan y đã được Cảnh Xương dùng châm thuật của tổ truyền chữa khỏi một cách thần tốc. Đổng Thị châm cứu của chúng ta có nguồn gốc riêng, tự đứng thành một học phái. Tiếc rằng di thư của tổ tiên đã bị hủy trong khói lửa chiến tranh, vô cùng đáng tiếc! May thay trí nhớ của Cảnh Xương vô cùng tốt, vẫn có thể nhớ rõ yếu quyết của những châm thuật được truyền thừa.” Năm Dân quốc thứ 23 (tức năm 1939) Cảnh Xương tiên sinh mở phòng mạch châm cứu ở huyện Bình Độ, tỉnh Sơn Đông, càng hiếm có khi mà phòng mạch không lấy phí điều trị để phục vụ quê hương. Sau đó vì thời kỳ kháng chiến, không thể không rời quê nhập ngũ, sau khi kháng chiến thắng lợi, cởi giáp xuất ngũ về quê cũ, lại mở một phòng mạch ở huyện Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Sau này chiến tranh với Trung Cộng lại nổi dậy, năm Dân quốc thứ 38 (tức năm 1949) tiên sinh lại một lần nữa nhập ngũ, sau đó cùng với Quốc Dân Đảng tiến về Đài Loan, năm Dân Quốc thứ 42 (tức năm 1953) Với lý do là bệnh cũ tái phát, xin giải ngũ và định cư tại Đài Bắc, đồng thời mở lại phòng khám hành nghề, nhưng đa phần là chữa trị miễn phí cho những người trong quân ngũ. Từ năm Dân Quốc thứ 23, Cảnh Xương tiên sinh bắt đầu cầm kim cứu người, hơn 40 năm lâm sàng trong cuộc đời, số người chẩn trị lên đến hơn 40 vạn. Trong đó do biến động thời cuộc mà đầu quân làm lính 13 năm, nhưng trong quân ngũ cũng làm nhiệm vụ trong đơn vị quân y cứu chữa cho chiến sĩ. Tiên sinh Cảnh Xương luôn mang trong mình một tinh thần Bồ Tát, thời gian ở Đài Loan, ông đã nhiều lần tổ chức các buổi khám từ thiện cho quân nhân, công nhân viên, giáo viên và các nhân dân nghèo khó, cứu chữa gần 10000 người, từng nhiều lần được vinh danh người tốt việc tốt. Đồng thời, trong thời gian từ năm 1971 đến năm 1974, 5 lần nhận được lời mời đến Cam puchia điều trị bán thân bất toại cho tổng thống Lon Nol. Tổng thông Lon Nol sau khi bị tai biến mạch máu não đã từng đi Mỹ điều trị bằng Tây y nhiều tháng không khỏi, sau khi về nước, nhiều lần mời các châm cứu y sư từ Thái Lan, Campuchia, Hongkong và Đài Loan đến điều trị nhưng không hiệu quả, nhờ đôi bàn tay thần diệu của tiên sinh Cảnh Xương bệnh của tổng thống Lon Nol đã được điều trị khỏi hoàn toàn, đồng thời nhận được lời cảm ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 9 TIỂU SỬ ĐỔNG CÔNG CẢNH XƯƠNG ơn từ tổng thống Lon Nol, nhận được “Học vị Tiến sỹ y khoa”, phong tặng “Huân chương quốc phòng cấp quân đội”, đồng thời được tặng bức tượng Phật bằng đồng và ngà voi điêu khắc. Cũng nhờ thành tích tại nước bạn đó mà vinh dự được Tổng thống Đài Loan lúc bấy giờ - Tưởng Giới Thạch tặng bằng khen danh dự cao quý nhất, là người đầu tiên của giới YHCT nhận được bằng khen này, đồng thời nhờ đó vang danh khắp thế giới, lan truyền trong và ngoài nước. Vì muốn truyền lại báu vật của nền châm cứu Trung Quốc - “Châm cứu Đổng thị” truyền lại cho đời sau, tháng 8 năm Dân quốc thứ 62 (tức Công Nguyên năm 1973) Tiên sinh Cảnh Xương xuất bản sách “Đổng Thị châm cứu chính kinh kỳ huyệt học”, công khai tài liệu giảng dạy của châm cứu Đổng Thị ra toàn thế giới, đồng thời phá vỡ quy tắc không truyền cho người ngoài của châm cứu Đổng thị, bắt đầu truyền bá rộng rãi đồng thời thu nhận đệ tử bái sư mà không thu bất kỳ chi phí gì, phong thái đức độ sáng ngời này, bất kể từ trước tới nay, thậm chí là trong tương lai cũng rất ít gặp. Cả cuộc đời mình tiên sinh Cảnh Xương đã thu nhận 75 đệ tử, những đệ tự này như Phật pháp nhiệm màu, mỗi đóa hoa tỏa ra năm cánh ngũ sắc, sau khi tiên sinh qua đời 30 năm, đã đưa châm cứu Đổng Thị đi khắp nơi trên toàn thế giới, đồng thời dần dần khẳng định được vị thế nhất định trong giới châm cứu lâm sàng trên trường quốc tế. Nếu như trong tương lai, châm cứu Đổng Thị có thể cứu giúp được thêm nhiều bệnh nhân, đây đều phải cảm ơn tầm nhìn xa trông rộng của tiên sinh Cảnh Xương lúc ban đầu, thầy đã phá bỏ gia của của châm cứu Đổng Thị, truyền bá ra ngoài, phát huy và truyền bá châm cứu Đổng Thị, đây chính là ân huệ của tiên sinh, phúc phần đời này của tôi! Công Nguyên, ngày 24 tháng 8 năm 2009 Học trò Đổng Thị - Trần Kình Văn kính bút 10 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC T 1B T 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 T 11.01 Huyệt Đại Gian T 11.02 Huyệt Tiểu Gian T 11.03 Huyệt Phù Gian T 11.04 Huyệt Ngoại Gian T 11.05 Huyệt Trung Gian T 11.06 Huyệt Hoàn Sào T 11.07 Huyệt Chỉ Tứ Mã T 11.08 Huyệt Chỉ Ngũ Kim, Chỉ Thiên Kim T 11.09 Huyệt Tâm Tất T 11.10 Huyệt Mộc Hoả T 11.11 Huyệt Phế Tâm T 11.12 Huyệt Nhị Giác Minh T 11.13 Huyệt Đởm T 11.14 Huyệt Chỉ Tam Trọng 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 T 11.15 Huyệt Chỉ Thận T 11.16 Huyệt Hoả Tất T 11.17 Huyệt Mộc (Còn gọi huyệt Cảm Mạo) T 11.18 Huyệt Tỳ Thũng T 11.19 Huyệt Tâm Thường T 11.20 Huyệt Mộc Viêm T 11.21 Huyệt Tam Nhãn T 11.22 Huyệt Phục Nguyên T 11.23 Huyệt Nhãn Hoàng T 11.24 Huyệt Phụ Khoa T 11.25 Huyệt Chỉ Diên T 11.26 Huyệt Chế Ô T 11.27 Huyệt Ngũ Hổ BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.01 Huyệt Đại Gian Vị trí: Chính giữa đốt 1 ngón trỏ ra ngoài sang trái 3 phân. Giải phẫu: Nhánh dưới da của thần kinh quay, phân nhánh thần kinh tạng tâm và lục phủ. Chủ trị: Bệnh tim mạch, đau khớp gối, thoát vị ruột non, các chứng thoát vị (đặc biệt hiệu quả), đau khóe mắt. Cách lấy huyệt: Nằm ngửa, lòng bàn tay hướng lên trên, huyệt nằm ở chính giữa đốt 1 ngón trỏ ra ngoài sang trái (về phía ngón cái) 3 phân. Thủ pháp: Dùng kim 5 phân, châm thẳng xuống 1 phân là phân nhánh thần kinh của tim thực thể; châm thẳng 2 đến 2,5 phân là thần kinh tiểu trường. Chú ý: Nghiêm cấm đồng thời châm cả 2 bên. 12 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.02 Huyệt Tiểu Gian Vị trí: Đốt thứ nhất ngón trỏ lệch ra ngoài lên trên, cao hơn huyệt Đại Gian 2 phân. Giải phẫu: Nhánh dưới da của thần kinh quay, phân nhánh thần kinh phế, phân nhánh thần kinh tạng tâm và lục phủ. Chủ trị: Viêm phế quản, khạc đờm vàng, tức ngực, tim đập nhanh, đau khớp gối, sa ruột, thoát vị bẹn, đau khóe mắt. Cách lấy huyệt: Nằm ngửa, lòng bàn tay hướng lên trên, từ chính giữa đốt thứ nhất lệch ra ngoài lên trên (về phía ngón cái), cách huyệt Đại Gian 2 phân. Thủ pháp: Dùng kim 5 phân, châm thẳng xuống 1 phân để điều trị bệnh lý của tim thực thể, 2 đến 2,5 phân là phân nhánh thần kinh phổi. Chú ý: Nghiêm cấm đồng thời châm cả 2 bên. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 13 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.03 Huyệt Phù Gian Vị trí: Chính giữa đốt thứ 2 lệch ngoài 2 phân, cách lằn đốt ngón thứ ba 3,3 phân. Giải phẫu: Nhánh dưới da của thần kinh quay, phân nhánh thần kinh tạng tâm và lục phủ. Chủ trị: Thoát vị bẹn, viêm đường tiết niệu, sa ruột non, đau răng, đau dạ dày. Cách lấy huyệt: Từ chính giữa đốt thứ 2 ngón trỏ lệch ra ngoài (về phía ngón cái) 2 phân, cách lằn đốt thứ ba 3,3 phân. Thủ pháp: Châm sâu từ 1 đến 2 phân. Chú ý: Nghiêm cấm đồng thời châm cả 2 bên. 14 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.04 Huyệt Ngoại Gian Vị trí: Đường chính giữa đốt thứ 2 ngón trỏ lệch ngoài (về phía ngón cái) 2 phân, cách lằn đốt thứ ba 6 phân. Giải phẫu: Nhánh dưới da của thần kinh quay, phân nhánh thần kinh tạng tâm và lục phủ. Chủ trị: Thoát vị bẹn, viêm niệu đạo, sa ruột non, đau răng, đau dạ dày. Cách lấy huyệt: Đường chính giữa đốt thứ 2 ngón trỏ lệch ngoài (về phía ngón cái) 2 phân, cách lằn đốt thứ ba 6 phân. Thủ pháp: Châm sâu từ 1 đến 2 phân. Chú ý: Nghiêm cấm đồng thời châm cả 2 bên. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 15 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.05 Huyệt Trung Gian Vị trí: Chính giữa đốt thứ nhất ngón trỏ. Giải phẫu: Nhánh dưới da của thần kinh quay, phân nhánh thần kinh phế, phân nhánh thần kinh tạng tâm và lục phủ. Chủ trị: Tim đập nhanh, tức ngực, đau khớp gối, hoa mắt, chóng mặt, thoát vị bẹn. Cách lấy huyệt: Lòng bàn tay hướng lên trên, huyệt ở chính giữa đốt thứ nhất ngón trỏ. Thủ pháp: Dùng kim 5 phân, châm sâu từ 1 đến 2,5 phân. Châm sâu 1-2 phân trị các vấn đề về tim ngực, đầu, mắt. Châm sâu 2,5 phân trị thoát vị bẹn, đau khớp gối. Vận dụng: Phương huyệt chữa thoát vị bẹn: Ngoại Gian, Đại Gian, Tiểu Gian, Trung Gian, 4 huyệt châm đồng thời đặc trị thoát vị bẹn. Chú ý: Nghiêm cấm đồng thời châm cả 2 bên. 16 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.06 Huyệt Hoàn Sào Vị trí: Nằm ở chính giữa phía ngoài đốt thứ 2 của ngón áp út (phía gần ngón út) Giải phẫu: Thần kinh phụ của can, thần kinh phụ của thận. Chủ trị: Đau tử cung, u tử cung, viêm tử cung, rối loạn kinh nguyệt, bệnh khí hư, tắc ống dẫn trứng, lệch tử cung, tiểu tiện nhiều, sưng âm hộ, an thai. (tài liệu năm 1968 có ghi chép chữa trị lưu thai) Cách lấy huyệt: Chính giữa phía ngoài đốt thứ 2 của ngón áp út (phần tiếp giáp với ngón út). Thủ pháp: Kim 5 phân, châm sâu 1 đến 3 phân. (Bản 1963 có chú thích thêm sát mép trên xương ngón tay) Chú ý: Nghiêm cấm đồng thời châm cả 2 bên. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 17 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.07 Huyệt Chỉ Tứ Mã Vị trí: Huyệt gồm 3 điểm, thuộc lưng đốt thứ 2 ngón trỏ, nằm trên đường cách đường chính giữa 2 phân. Giải phẫu: Thần kinh quay, thần kinh giữa, phân nhánh thần kinh của Phế. Chủ trị: Viêm và đau cơ bên sườn, bệnh ngoài da, nám tàn nhang vùng mặt, viêm mũi, ù tai, viêm tai. Cách lấy huyệt: Điểm chính giữa đốt thứ 2 trên lưng ngón tay trỏ cách ra ngoài về phía ngón út 2 phân là huyệt thứ nhất, từ huyệt thứ nhất lên trên 3 phân, xuống dưới 3 phân là huyệt thứ 2 và 3, tổng cộng 3 huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. 18 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.08 Huyệt Chỉ Ngũ Kim, Chỉ Thiên Kim Vị trí: Thuộc lưng đốt thứ nhất ngón trỏ, nằm trên đường cách đường chính giữa 2 phân. Giải phẫu: Thần kinh quay, phân nhánh thần kinh của Phế. Chủ trị: Viêm đại tràng, đau bụng. Cách lấy huyệt: Lưng đốt thứ nhất của ngón trỏ, cách đường chính giữa về phía ngón út 2 phân, cách vân đốt tay thứ hai 3,3 phân là huyệt Chỉ Ngũ Kim, cách 6,6 phân là huyệt Chỉ Thiên Kim. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 19 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.09 Huyệt Tâm Tất Vị trí: Là 2 điểm chính giữa mặt lưng 2 bên đốt thứ hai của ngón tay giữa. Giải phẫu: Thần kinh giữa, phân nhánh thần kinh tạng tâm Chủ trị: Đau khớp gối, đau bả vai. (Bổ sung: Do tức giận mà đờm thấp bế tâm gây ra bệnh động kinh.) Cách lấy huyệt: Điểm chính giữa mặt lưng 2 bên của đốt thứ 2 ngón tay giữa, gồm 2 huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. 20 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.10 Huyệt Mộc Hoả Vị trí: Nằm ở chính giữa lằn đốt thứ 2, phía lưng ngón tay trỏ. Giải phẫu: Thần kinh giữa, phân nhánh thần kinh tạng tâm quay qua Can. Chủ trị: Bán thân bất toại (huyệt này từng được dùng để điều trị chứng bán thân bất toại của cựu tổng thống Campu chia - Nguyên soái Lon Nol, hiệu quả vô cùng) Cách lấy huyệt: Phía lưng ngón tay giữa, chính giữa đường vân giữa đốt thứ 2 và đốt thứ 3. Thủ pháp: Châm ngang dưới da 0,5 phân. Chú ý: Lần đầu châm có thể lưu kim 5 phút, 5 ngày sau lưu kim 3 phút, 5 ngày tiếp theo lưu kim 1 phút. Thời gian và số lần đều không được vượt quá quy định. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 21 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.11 Huyệt Phế Tâm Vị trí: Nằm trên đường chính giữa mặt lưng đốt thứ hai ngón tay giữa. Giải phẫu: Thần kinh giữa, phân nhánh thần kinh tạng tâm và phế. Chủ trị: Đau nhức xương cột sống, đau cổ gáy, đau tức bắp chân. Cách lấy huyệt: Trên đường chính giữa mặt lưng đốt thứ hai của ngón tay giữa, cách lằn đốt tay trên và dưới 3,3 phân là huyệt, tổng cộng gồm 2 huyệt. Thủ pháp: Châm ngang dưới da 0,5 phân. 22 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.12 Huyệt Nhị Giác Minh Vị trí: Nằm trên đường chính giữa mặt lưng đốt thứ nhất của ngón tay giữa. Giải phẫu: Thần kinh giao thoa hỗn hợp của thần kinh trụ và quay, thần kinh thận. Chủ trị: đau lưng cấp do vận động sai tư thế, đau thận, đau xương cung lông mày, đau xương vùng mũi. Cách lấy huyệt: Trên đường chính giữa mặt lưng đốt thứ nhất ngón giữa, cách lằn đốt thứ hai 3,3 phân là huyệt 1, cách 6,6 phân là huyệt 2, tổng cộng gồm 2 huyệt. Thủ pháp: Châm ngang dưới da 0,5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 23 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.13 Đởm Vị trí: Nằm tại trung điểm 2 bên đốt thứ nhất của ngón giữa. Giải phẫu: nhánh dưới da của thần kinh quay và trụ, thần kinh đởm. Chủ trị: Tâm kinh hãi, trẻ con khóc đêm Cách lấy huyệt: Trung điểm 2 bên của đốt thứ nhất ngón tay giữa, tổng cộng hai huyệt. Thủ pháp: Dùng kim tam lăng chích máu. 24 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.14 Huyệt Chỉ Tam Trọng Vị trí: Bờ ngoài đốt giữa ngón áp út. Giải phẫu: Thần kinh trụ, thần kinh phụ của can, thần kinh phụ của thận. Chủ trị: Trừ phong, liệt mặt, sưng vú, cơ teo nhẽo. Cách lấy huyệt: Điểm chính giữa đốt thứ hai ngón áp út lệch về phía ngón út 2 phân là huyệt thứ nhất, từ huyệt thứ nhất lên 3 phân, xuống 3 phân là các huyệt thứ 2 và thứ 3, tổng cộng gồm 3 huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 25 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.15 Huyệt Chỉ Thận Vị trí: Phía ngoài (về phía ngón trỏ) đốt giữa ngón áp út. Giải phẫu: Thần kinh trụ, thần kinh phụ của can, thần kinh phụ của thận. Chủ trị: Khô miệng, thận suy, tim thực thể suy yếu, đau lưng Cách lấy huyệt: Điểm chính giữa đốt thứ nhất ngón áp út lệch về phía ngón út 2 phân là huyệt thứ nhất, từ huyệt thứ nhất lên 3 phân, xuống 3 phân là các huyệt thứ 2 và thứ 3, tổng cộng gồm 3 huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. Vận dụng: Trị đau lưng nên châm đồng thời cả 3 huyệt. 26 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.16 Huyệt Hoả Tất Vị trí: Cách góc móng tay phía ngoài của ngón tay út 2 phân. Giải phẫu: Thần kinh trụ, thần kinh tạng tâm. Chủ trị: Đau khớp gối, đau bả vai. (Bổ sung: Do tức giận mà đờm thấp bế tâm gây ra bệnh động kinh.) Cách lấy huyệt: Phía sau cách góc móng tay phía ngoài của ngón tay út 2 phân là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 27 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.17 Huyệt Mộc (Còn gọi huyệt Cảm Mạo) Vị trí: Phía lòng bàn tay, phía trong (phía gần ngón út) đốt thứ nhất của ngón trỏ. Giải phẫu: Thần kinh giữa, thần kinh các ngón tay phía mặt lòng bàn tay, thần kinh can. Chủ trị: Can hỏa vượng, tính khí nóng nảy. (Bổ sung: Cảm mạo, khô mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chỉ hãn, cảm mạo mồ hôi nhiều, các bệnh da liễu vùng tay, da tay thô cứng). Cách lấy huyệt: Phía lòng bàn tay, về phía trong (phía gần ngón út) đốt thứ nhất của ngón trỏ, trên đường thẳng cách đường chính giữa 2 phân, huyệt thứ nhất cách vân đốt thứ hai 3,3 phân; huyệt thứ 2 cách 6,6 phân, tổng cộng gồm 2 huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. 28 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.18 Huyệt Tỳ Thũng Vị trí: Nằm ở đường chính giữa đốt thứ 2 ngón giữa, phía lòng bàn tay. Giải phẫu: Thần kinh giữa, thần kinh tỳ. Chủ trị: Lách to, viêm lách, lách xơ hóa. Cách lấy huyệt: Đường chính giữa đốt thứ 2 của ngón trỏ, phía lòng bàn tay, cách vân đốt thứ ba 3,3 phân là huyệt thứ nhất, 6,6 phân là huyệt thứ hai, tổng cộng có huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 29 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.19 Huyệt Tâm Thường Vị trí: Phía lòng bàn tay, đường chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa lệch ngoài (về phía ngón út) 2 phân. Giải phẫu: Thần kinh giữa, thần kinh tạng tâm, thần kinh các ngón tay phía mặt lòng bàn tay. Chủ trị: Tim đập nhanh, các bệnh về tim mạch, các bệnh phong thấp của tim Cách lấy huyệt: Phía lòng bàn tay, đường chính giữa đốt thứ nhất ngón giữa lệch ngoài (phía ngón út) 2 phân, cách lằn đốt tay thứ hai 3,3 phân là một huyệt, cách 6,6 phân là một huyệt, tổng cộng là hai huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 2 phân. 30 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.20 Huyệt Mộc Viêm Vị trí: Phía lòng bàn tay, nằm ở đốt thứ 2 của ngón vô danh, từ trung tâm sang ngang 2 phân Giải phẫu: Thần kinh quay, thần kinh can, thần kinh các ngón tay phía mặt lòng bàn tay. Chủ trị: Viêm gan, gan sưng to, xơ gan Cách lấy huyệt: Phía lòng bàn tay, nằm ở đốt thứ 2 của ngón vô danh, từ trung tâm sang ngang 2 phân, huyệt 1 cách lằn đốt thứ 3 là 3,3 phân, huyệt thứ 2 cách lằn đốt thứ 3 là 6,6 phân. Tổng cộng 2 huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. PPhía lòng bàn tay, nằm ở đốt thứ 2 của ngón vô danh, từ trung tâm sang ngang 2 phân Giải phẫu: Thần kinh quay, thần kinh can, thần kinh các ngón tay phía mặt lòng bàn tay. Chủ trị: Viêm gan, gan sưng to, xơ gan Cách lấy huyệt: Phía lòng bàn tay, nằm ở đốt thứ 2 của ngón vô danh, từ trung tâm sang ngang 2 phân, huyệt 1 cách lằn đốt thứ 3 là 3,3 phân, huyệt ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 31 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.21 Huyệt Tam Nhãn Vị trí: Phía lòng bàn tay, nằm ở phía trong (phía ngón cái) của ngón áp út. Giải phẫu: Thần kinh giữa, thần kinh các ngón tay phía mặt lòng bàn tay. Chủ trị: Bổ khí, tác dụng giống Túc tam lý của chính kinh. Cách lấy huyệt: Phía lòng bàn tay, đường chính giữa đốt thứ 2 ngón áp út lệch trong ( phía gần ngón cái) 2 phân, cách lằn đốt tay thứ hai 2 phân là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. 32 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.22 Huyệt Phục Nguyên Vị trí: Phía lòng bàn tay, đường chính giữa đốt thứ nhất ngón áp út lệch ngoài (về phía ngón út) 2 phân. Giải phẫu: Thần kinh quay, thần kinh can, thần kinh các ngón tay phía mặt lòng bàn tay. Chủ trị: Tiêu gai xương, viêm màng xương Cách lấy huyệt: Lòng bàn tay, đường chính giữa đốt thứ nhất ngón áp út lệch về phía ngón út 2 phân, trên đường dọc này lấy điểm chính giữa của đốt thứ nhất là huyệt 1, trên dưới 3 phân là huyệt 2 và huyệt 3. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 33 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.23 Huyệt Nhãn Hoàng Vị trí: Phía lòng bàn tay, huyệt nằm chính giữa đốt thứ 2 của ngón út. Giải phẫu: Thần kinh trụ, thần kinh đởm. Chủ trị: Bệnh vàng mắt Cách lấy huyệt: Phía lòng bàn tay, chính giữa đốt thứ 2 của ngón út. Thủ pháp: Châm sâu 0,5 phân. 34 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.24 Huyệt Phụ Khoa Vị trí: Phía ngoài (phía ngón út) đốt thứ nhất của ngón cái. Giải phẫu: Thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh tử cung. Chủ trị: Viêm tử cung, đau tử cung cấp và mãn tính, u tử cung, bụng dưới căng tức, vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, kinh nguyệt lượng quá nhiều hoặc quá ít. Cách lấy huyệt: Phía lưng của ngón cái ở đốt thứ nhất lệch ngoài (về phía ngón trỏ) 3 phân, cách lằn ngón tay trên 1/3 là huyệt thứ nhất, cách 2/3 là huyệt thứ 2, tổng cộng 2 huyệt. Thủ pháp: Dùng kim 5 phân, châm sâu 2 phân, châm cả 2 huyệt. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 35 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.25 Chỉ Diên Vị trí: Phía trong đốt thứ nhất của ngón cái (phía ngón trỏ) Giải phẫu: Thần kinh quay, thần kinh các ngón tay phía mặt lòng bàn tay. Chủ trị: Trẻ con chảy nước miếng. Cách lấy huyệt: Phía trong đốt thứ nhất của ngón cái (cách đường chính giữa lưng ngón cái lệch vào trong 2 phân), cách lằn đốt ngón tay 1/3 là huyệt thứ nhất, cách tiếp 1/3 là huyệt thứ hai (tóm lại 2 huyệt chia khoảng cách đốt tay thành 3 phần đều nhau) Thủ pháp: Châm sâu 2 phân. 36 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.26 Huyệt Chế Ô Vị trí: Đường chính giữa đốt thứ nhất của mặt lưng ngón tay cái. Giải phẫu: Nhánh nông thần kinh quay. Chủ trị: Vết thương lâu ngày ko lành, các vết mổ, vết thương hở miệng chảy nước không khô hoặc không liền miệng. Cách lấy huyệt: Đường chính giữa đốt thứ nhất của mặt lưng ngón tay cái. Thủ pháp: Dùng kim chích máu chích ra máu đen sẽ có hiệu quả tức thì. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 37 BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN NGÓN TAY T 11.27 Ngũ Hổ Vị trí: Phía ngoài đốt thứ nhất mặt trong lòng bàn tay của ngón cái Giải phẫu: Nhánh nông thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh các ngón tay ở phía mặt lòng bàn tay, thần kinh tỳ. Chủ trị: Điều trị toàn thân cốt thũng. (Bổ sung: Đau gót chân, đau chân, đau tay, đau đỉnh đầu. Ngũ Hổ 1 chữa đau các ngón tay, Ngũ Hổ 2, 3 chữa đau các ngón chân. Ngũ Hổ 3 chữa đau đỉnh đầu. Ngũ Hổ 4 chữa đau mu bàn chân. Ngũ Hổ 5 chữa đau gót bàn chân.) Thủ pháp: Châm 2 phân. Cách lấy huyệt: Phía ngoài đốt thứ nhất mặt trong lòng bàn tay của ngón cái, mỗi 2 phân 1 huyệt, tổng cộng 5 huyệt. 38 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC T 22B T 22 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 T 22.01 Huyệt Trọng Tử T 22.02 Huyệt Trọng Tiên T 22.03 Huyệt Thượng Bạch T 22.04 Huyệt Đại Bạch T 22.05 Huyệt Linh Cốt T 22.06 Huyệt Trung Bạch (còn có tên là huyệt Quỷ Môn) T 22.07 Huyệt Hạ Bạch T 22.08 Huyệt Uyển Thuận 1 T 22.09 Huyệt Uyển Thuận 2 T 22.10 Huyệt Thủ Giải T 22.11 Huyệt Thổ Thủy BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.01 Huyệt Trọng Tử Vị trí: Từ hổ khẩu[1] xuống khoảng 1 thốn, nằm giữa xương đốt bàn tay ngón cái và ngón trỏ mặt lòng bàn tay. Giải phẫu: Phân bố của thần kinh quay và động mạch quay, phân nhánh thần kinh phế. Chủ trị: Đau vùng lưng, viêm phổi (đặc hiệu), cảm mạo, khái thấu, khí suyễn (trẻ con là hiệu quả nhất). Cách lấy huyệt: Lòng bàn tay hướng lên trên, huyệt ở giữa xương bàn tay ngón cái và ngón trỏ, tại vị trí hổ khấu xuống 1 thốn. Thủ pháp: Dùng kim 1 thốn, châm sâu từ 0,3 - 0,5 thốn. [1] Danh từ “Hổ khẩu” xuất phát từ Linh khu, là một tên khác của huyệt Hợp cốc, qua nhiều năm danh từ Hổ khẩu dùng để chỉ vị trí giao nhau giữa ngón cái và ngón trỏ, trong trường này cũng vậy. 40 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.02 Huyệt Trọng Tiên Vị trí: Nơi hai xương bàn tay ngón cái và ngón trỏ gặp nhau, cách hổ khẩu 2 thốn, tương thông với huyệt Linh Cốt đối diện ở mặt mu tay. Giải phẫu: Nơi phân bố của thần kinh quay và động mạch quay, phân nhánh thần kinh phế, phân nhánh nhỏ thần kinh tâm. Chủ trị: Đau lưng, viêm phổi, hạ sốt, nhịp tim nhanh, đau khớp gối. Cách lấy huyệt: Huyệt nằm ở nơi giao nhau của xương đốt bàn tay ngón cái và ngón trỏ mặt bàn tay, cách hộ khẩu 2 thốn. Thủ pháp: Dùng kim 1 thốn, châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Vận dụng: Châm đồng thời hai huyệt Trọng tử và Trọng tiên có hiệu quả đặc biệt trong chữa đau lưng. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 41 BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.03 Huyệt Thượng Bạch Vị trí: Huyệt nằm trên mặt mu tay giữa xương ngón trỏ và ngón giữa, từ vị trí xương ngón tay tiếp giáp xương bàn tay xuống 0,5 thốn. Giải phẫu: Giao thoa của phân nhánh nhỏ thần kinh tâm và phế. Chủ trị: Mắt đỏ, đau thần kinh tọa, đau dưới ngực (phía tim). Cách lấy huyệt: Đặt sấp bàn tay, huyệt nằm cách khớp bàn – ngón tay 0,5 thốn, tại vị trí khe bàn ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Thủ pháp: Châm kim 1 thốn, châm sâu từ 0,3 - 0,5 thốn. 42 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.04 Huyệt Đại Bạch Vị trí: Nằm trên mặt mu tay, chỗ lõm giao nhau giữa xương bàn tay ngón cái và ngón trỏ. Tức chỗ lõm giữa hai xương bàn tay ngón 1 và ngón 2. Giải phẫu: Gân cơ ngón cái, động mạch quay, thần kinh quay, phân nhánh thần kinh phế. Chủ trị: Hen ở trẻ nhỏ, sốt cao (đặc hiệu), đau thần kinh tọa do công năng của phế không được đủ. Cách lấy huyệt: Nắm tay vào để chọn huyệt (ngón tay cái gập dưới đốt một ngón trỏ), từ đáy hổ khẩu ra ngoài (từ phía cổ tay ra phía ngón tay) 5 phân là huyệt. Thủ pháp: Dùng kim 1 thốn, châm sâu từ 0,4 - 0,6 thốn, trị đau thần kinh tọa; dùng kim tam lăng để điều trị hen ở trẻ nhỏ, sốt cao và viêm phổi cấp tính (đặc hiệu). ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 43 BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.05 Huyệt Linh Cốt Vị trí: Nằm trên mặt mu tay, nơi giao nhau giữa xương bàn ngón cái và ngón trỏ, là nơi tiếp giáp của xương bàn ngón tay 1,2 tương thông nhau (đối xứng) với huyệt Trọng tiên Giải phẫu: Gân gian cốt mu bàn tay ngón 1, động mạch quay, thần kinh quay, phân nhánh thần kinh phế. Chủ trị: Đau thần kinh tọa do công năng của phế không đủ, đau lưng, đau chân, liệt mặt, bán thân bất toại, bệnh to đầu chi, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, khó sinh, đau lưng, ù tai, điếc tai, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau đại tràng, váng đầu căng đầu. Cách lấy huyệt: Nắm tay để lấy huyệt, từ vị trí giao nhau của xương bàn ngón 1 và 2, lên cách huyệt Đại Bạch 1 thốn 2 phân, tương thông với huyệt Trọng tiên. Thủ pháp: dùng kim 1,5 - 2 thốn, có thể châm sâu thấu đến huyệt trọng tiên (châm quá sâu). 44 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T22.06 Huyệt Trung Bạch (còn có tên là huyệt Quỷ Môn). Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, khe bàn ngón út và ngón áp út, cách khớp bàn - ngón tay 0,5 thốn. Giải phẫu: Phân nhánh thần kinh thận. Chủ trị: Đây là huyệt trọng yếu trong điều trị các bệnh lý thuộc tạng thận như đau thắt lưng, đau lưng, váng đầu, loạn thị, mệt mỏi, đau thần kinh tọa do tạng thận, đau mắt cá ngoài cổ chân, tứ chi phù thũng. Cách lấy huyệt: Huyệt nằm ở khe bàn ngón tay út và ngón áp út, cách khớp bàn - ngón tay 0,5 thốn. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 - 5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 45 BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.07 Huyệt Hạ Bạch Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, khe bàn ngón út và ngón áp út, cách khớp bàn - ngón tay 1,5 thốn. Giải phẫu: Nơi giao thoa của phân nhánh thần kinh phế can. Chủ trị: Ê răng, đau gan nhẹ, và các chứng bệnh mà huyệt Trung bạch chủ trị. Cách lấy huyệt: Nắm tay để lấy huyệt, khe bàn ngón tay 4,5 cách khớp bàn - ngón tay 1,5 thốn (tức cách huyệt Trung bạch 1 thốn) là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 3 - 5 phân. 46 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.08 Huyệt Uyển Thuận 1 Vị trí: Mé ngoài xương bàn ngón tay út, cách lằn chỉ cổ tay 2,5 thốn. Giải phẫu: Gân xoay ngoài ngón tay út, động mạch và nhánh động mạch bên của cổ tay mặt mu bàn tay, thần kinh trụ, phân nhánh thần kinh thận. Chủ trị: Đau đầu do thận suy, mắt hoa, đau thần kinh tọa, mệt mỏi, viêm thận, tứ chi cốt thũng, đau nặng hai bên thắt lưng, đau lưng (có hiệu quả rất đối với phụ nữ, không nên châm hai bên cùng 1 lần châm) Cách lấy huyệt: Huyệt nằm ở mé ngoài xương bàn tay ngón út, cách lằn chỉ cổ tay 2,5 thốn. Thủ pháp: Châm sâu 0,2 - 0,4 thốn. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 47 BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.09 Huyệt Uyển Thuận 2 Vị trí: Huyệt nằm ở mé ngoài xương bàn ngón tay út, cách lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn. Giải phẫu: Gân xoay ngoài ngón tay út, động mạch và nhánh động mạch bên của cổ tay mặt mu bàn tay, thần kinh trụ, và phân nhánh động mạch thận. Chủ trị: Chảy máu mũi, và các chứng mà huyệt Uyển thuận 1 điều trị. Cách lấy huyệt: Huyệt nằm ở mé ngoài xương bàn ngón tay, cách lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn, tức từ huyệt Uyển thuận 1 đo xuống phía cổ tay 1 thốn. Thủ pháp: Châm sâu từ 0,2 - 0,4 thốn. Chú ý: Khi châm huyệt Uyển thuận 1 và Uyển thuận 2, mỗi lần châm chỉ nên dùng một huyệt là được. 48 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 22 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.10 Huyệt Thủ Giải Vị trí: Huyệt nằm ở khe bàn ngón tay 4, 5 mặt, khi nắm bàn tay lại thì vị trí đầu ngón út chạm vào lòng bàn tay ở chỗ nào thì chỗ đó là huyệt (trùng với vị trí huyệt Thiếu phủ của kinh tâm trong chính kinh) Giải phẫu: Thần kinh mẫn cảm của tạng thận. Chủ trị: Vựng châm với các triệu chứng cảm giác tê bì, đau như châm chích sau khi châm do khí huyết thác loạn. Cách lấy huyệt: Lòng bàn tay hướng lên trên, tại khe xương bàn ngón tay út và ngón áp út, gập ngón tay út vào thì vị trí ngón tay út chạm tay vào bàn tay chính là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 3 - 5 phân. Sau khi châm 10 đến 20 phút thì khỏi hoặc lấy kim tam lăng chích máu thì khỏi. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 49 BỘ T 2 2 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN BÀN TAY T 22.11 Huyệt Thổ Thủy Vị trí: Huyệt nằm trên mé trong xương bàn ngón tay 1. Giải phẫu: Cơ đối ngón tay cái, thần kinh quay, phân nhánh thần kinh tỳ, phân nhánh thần kinh thận. Chủ trị: Viêm dạ dày, bệnh đau dạ dày lâu năm. Cách lấy huyệt: Huyệt nằm trên mé trong xương bàn tay ngón 1, cách đầu nhỏ xương bàn ngón tay 1 thốn là huyệt thứ nhất, cách cổ tay 0,5 thốn là huyệt thứ hai, xuống tiếp 0,5 thốn là huyệt thứ ba. Tổng có 3 huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 0,2 - 0,5 thốn. 50 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC 33B T 33 52 53 54 55 56 57 58 59 T 33.01 Huyệt Kỳ Môn T 33.02 Huyệt Kỳ Giác T 33.03 Huyệt Kỳ Chính T 33.04 Huyệt Hỏa Xuyến T 33.05 Huyệt Hỏa Lăng T 33.06 Huyệt Hỏa Sơn T 33.07 Huyệt Hỏa Phủ Hải T 33.08 Huyệt Thủ Ngũ Kim 60 61 62 63 64 65 66 67 T 33.09 Huyệt Thủ Thiên Kim T 33.10 Huyệt Trường Môn T 33.11 Huyệt Can Môn T 33.12 Huyệt Tâm Môn T 33.13 Huyệt Nhân Sĩ T 33.14 Huyệt Địa Sĩ T 33.15 Huyệt Thiên Sĩ T 33.16 Huyệt Khúc Lăng BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T33.01 Huyệt Kỳ Môn Vị trí: Ở bờ ngoài xương quay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn. Giải phẫu: Gân duỗi ngắn ngón cái, tĩnh mạch đầu cánh tay, nhánh động mạch xương quay, thần kinh dưới da vùng sau dưới cánh tay, thần kinh quay, phân nhánh thần kinh phế. Chủ trị: Phụ nữ kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ, đại tiện thoát giang, đau do trĩ sang. Cách lấy huyệt: Huyệt nằm ở bờ ngoài xương quay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn. Thủ pháp: Cánh tay thả lỏng, châm nghiêng gần như song song mới mặt da, châm sâu 2 đến 5 phân. 52 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T33.02 Huyệt Kỳ Giác Vị trí: Ở bờ ngoài xương quay cách lằn chỉ cổ tay 4 thốn. Giải phẫu: Giống huyệt Kỳ Môn. Chủ trị: Giống huyệt Kỳ Môn Cách lấy huyệt: Cách huyệt Kỳ Môn 2 thốn. Thủ pháp: Giống huyệt Kỳ Môn. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 53 BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.03 Huyệt Kỳ Chính Vị trí: Ở phía ngoài xương quay cách lằn chỉ cổ tay 6 thốn. Giải phẫu: Giống huyệt Kỳ Môn Chủ trị: Giống huyệt Kỳ Môn Cách lấy huyệt: Cách huyệt Kỳ Môn 4 thốn, hay cách huyệt Kỳ giác 2 thốn. Thủ pháp: Giống huyệt Kỳ Môn. Vận dụng: Kỳ Môn, Kỳ giác, Kỳ chính 3 huyệt cùng dùng (nhất dụng tam châm). 54 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.04 Huyệt Hỏa Xuyến Vị trí: Ở mặt lưng cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 3 thốn, tại chỗ lõm giữa hai cân xương. Giải phẫu: Gân duỗi các ngón tay, động mạch gian cốt, thần kinh dưới da vùng sau dưới cánh tay, thần kinh quay, phân nhánh thần kinh phế, nhánh thần kinh phụ của tâm. Chủ trị: Táo bón, tim đập nhanh, đau cẳng tay. Cách lấy huyệt: Tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống dưới, từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 3 thốn là huyệt; nắm bàn tay gấp khuỷu tay lòng bàn tay hướng xuống dưới thì nơi xuất hiện rãnh lõm là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 đến 5 phân. Vận dụng: Đau cẳng tay bên trái thì châm huyệt bên phải, đau cẳng tay bên phải lấy huyệt bên trái. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 55 BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.05 Huyệt Hỏa Lăng Vị trí: Cách huyệt Hỏa Xuyến 2 thốn. Giải phẫu: Động mạch gian cốt, nhánh sau thần kinh quay, nhánh thần kinh phụ của tâm. Chủ trị: Ngực đau tức, căng chướng, tay co rút. Cách lấy huyệt: Tay áp vào ngực để lấy huyệt, cách huyệt Hỏa Xuyến 2 thốn. Thủ pháp: Châm sâu 5 phân đến 1 thốn. 56 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.06 Huyệt Hỏa Sơn Vị trí: Cách huyệt Hỏa Lăng 1 thốn 5 phân. Giải phẫu: Giống huyệt Hỏa Lăng Chủ trị: Giống huyệt Hỏa Lăng. Cách lấy huyệt: Tay áp vào lồng ngực để lấy huyệt, cách huyệt Hỏa Lăng 1thốn 5 phân. Thủ pháp: Châm sâu 1 thốn đến 1 thốn 5 phân. Vận dụng: Tay trái co rút lấy huyệt tay phải, tay phải co rút lấy huyệt bên trái; vùng ngực đau tức, căng trướng thì châm cùng lúc 2 huyệt Hỏa Lăng, Hỏa sơn, nhưng cần chú ý chỉ châm một bên, không thể châm đồng thời 2 tay. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 57 BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.07 Huyệt Hỏa Phủ Hải Vị trí: Cách huyệt Hỏa Sơn 2 thốn, sờ dọc theo khối cơ nổi, huyệt ở đuôi khối cơ. Giải phẫu: Có gân gấp dài ngón cái, động mạch quay, tĩnh mạch giữa đầu cánh tay, thần kinh dưới da cánh tay ngoài, thần kinh quay, phân nhánh thần kinh phế, nhánh thần kinh phụ của tâm. Chủ trị: Khái thấu, khí suyễn, cảm mạo, viêm mũi, đau dây thần kinh tọa, đau chân, mỏi thắt lưng, thiếu máu, váng đầu, hoa mắt, mệt mỏi quá độ. Cách lấy huyệt: Áp tay vào ngực để lấy huyệt, huyệt nằm cách huyệt Hỏa sơn 2 thốn. Thủ pháp: châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn. Vận dụng: Trị thiếu máu, váng đầu, hoa mắt, mỏi chân, mệt mỏi quá độ…, châm lưu kim 10 phút rồi rút, sau đó chuyển cứu từ 3 đến 5 mồi (không cần châm, cứu 3 đến 5 mồi cũng được). Cách ngày cứu 1 lần, cứu trên 3 tháng có thể kéo dài tuổi thọ. Cứu đến lần thứ 5, lần thứ 10, lần thứ 15 thì cứu từ 7 đến 9 mồi (mồi lớn), tức mỗi tháng cứu mồi lớn 3 lần, mồi nhỏ 12 lần. 58 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.08 Huyệt Thủ Ngũ Kim Vị trí: Ở bờ ngoài xương trụ, cách xương đậu vùng cổ tay 6 thốn 5 phân. Giải phẫu: Phân nhánh thần kinh can. Chủ trị: Đau thần kinh tọa, đau bụng, căng cẳng chân, chân đau, chân tê bì. Cách lấy huyệt: Tay áp vào ngực để lấy huyệt, ở bờ ngoài xương trụ, cách xương đậu cổ tay 6 thốn 5 phân, từ huyệt Hỏa sơn ra ngoài 5 phân là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 đến 5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 59 BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.09 Huyệt Thủ Thiên Kim Vị trí: Ở bờ ngoài xương trụ, cách huyệt Ngũ Kim 1 thốn 5 phân. Giải phẫu: Phân nhánh thần kinh phế. Chủ trị: Giống huyệt Thủ ngũ kim. Cách lấy huyệt: Áp tay vào ngực để lấy huyệt, ở phía ngoài xương trụ, cách xương đậu cổ tay 8 thốn, cách huyệt Thủ Ngũ Kim 1 thốn 5 phân là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 3 phân đến 5 phân. Vận dụng: Châm Thủ ngũ kim huyệt và Thủ Thiên Kim huyệt cùng nhau, tuy nhiên cấm châm đồng cả 2 tay. 60 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.10 Huyệt Trường Môn Vị trí: Ở bờ trong xương trụ, cách xương đậu cổ tay 3 thốn. Giải phẫu: Nhánh lưng động mạch trụ và thần kinh trụ, phân nhánh thần kinh can, nhánh thần kinh phụ của thận. Chủ trị: Viêm gan, viêm ruột, đầu váng mắt hoa. Cách lấy huyệt: Áp tay vào ngực để lấy huyệt, ở giữa bờ trong xương trụ và lớp cân mạc, cách xương đậu cổ tay 3 thốn là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 3 đến 5 phân. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 61 BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.11 Huyệt Can Môn Vị trí: Ở bờ trong của xương trụ, cách xương đậu cổ tay 6 thốn. Giải phẫu: Gân duỗi chung các ngón, nhánh ra trước cánh tay của động mạch gian cốt, nhánh thần kinh can. Chủ trị: Viêm gan cấp (đặc hiệu). Cách lấy huyệt: Áp tay vào ngực để lấy huyệt, giữa bờ trong xương trụ, cách xương đậu cổ tay 6 thốn là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 3 đến 5 phân. Sau khi châm xuống lập tức hết đau gan, hướng mũi kim xoay sang bên phải, tức ngực liền được giải, hướng mũi kim xoay sang bên trái, đau ruột cũng được giải. Vận dụng: Khi đồng thời châm huyệt Trường Môn và Can Môn có thể điều trị được chứng viêm ruột do viêm gan. Chỉ dùng huyệt bên tay trái, cấm kị châm đồng thời cả 2 tay. 62 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.12 Huyệt Tâm Môn Vị trí: Ở đầu trên mỏm vẹt đầu dưới xương trụ, chỗ lõm cách khuỷu tay 1 thốn 5 phân. Giải phẫu: Ở giữa gân cơ nhị đầu cánh tay, có động mạch quặt ngược trụ sau, nhánh thần kinh quay, nhánh thần kinh tâm. Chủ trị: Viêm tim, tim đập nhanh tức ngực, nôn mửa, can hoắc loạn. Cách lấy huyệt: Tay áp vào ngực để lấy huyệt, tại chỗ hõm phía trong xương trụ, cách khuỷu tay 1 thốn 5 phân là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu từ 4 đến 7 phân. Vận dụng: Cấm kị dùng huyệt 2 tay. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 63 BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.13 Huyệt Nhân Sĩ Vị trí: Bờ trong mặt trước cẳng tay đầu trên xương quay, cách lằn chỉ cổ tay 4 thốn. Giải phẫu: Đây là phía trên các khớp cận xương quay, có nhánh động mạch quay, thần kinh dưới da cánh tay ngoài, nhánh dưới da của thần kinh quay, thần kinh phế, nhánh thần kinh tâm. Chủ trị: Khí suyễn, bàn tay và ngón tay đau, vai cánh tay đau, bối thống. Cách lấy huyệt: Tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên, từ lằn chỉ cổ tay lên trên 4 thốn, ở trước phía trong xương quay là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 5 phân đến 1 thốn. Vận dụng: Châm sâu 5 phân trị khí suyễn, trị đau bàn tay, ngón tay, và vai cánh tay, đau lưng (bệnh nhân bị bên phải chọn huyệt bên trái, bệnh bên trái dùng huyệt bên phải), châm sâu 1 thốn trị bệnh tạng tâm, tim đập nhanh. 64 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.14 Huyệt Địa Sĩ Vị trí: Bờ trong mặt trước cẳng tay vùng giữa xương quay, cách huyệt Nhân Sĩ 3 thốn. Giải phẫu: Đây là bờ trong gân cơ cánh tay quay, bờ ngoài gân cơ gấp dài ngón cái, nhánh thần kinh giữa, thần kinh quay và khu phân bố của thần kinh cánh tay, có động mạch quay, tĩnh mạch đầu cánh tay, thần kinh phế, nhánh thần kinh tâm. Chủ trị: Khí suyễn, cảm mạo, đau đầu, thận suy, bệnh lý tạng tâm. Cách lấy huyệt: Tay duỗi thẳng, ngửa bàn tay, cách lằn chỉ cổ tay 7 thốn, trên huyệt Nhân Sĩ 3 thốn, huyệt ở bờ trong xương quay cẳng tay. Thủ pháp: Châm sâu 1 thốn trị khí suyễn, cảm mạo, đau đầu và thận suy. Châm sâu 1,5 thốn trị bệnh lý tạng tâm. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 65 BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.15 Huyệt Thiên Sĩ Vị trí: Ở bờ trong mặt trước cẳng tay đầu dưới xương quay, cách huyệt Địa Sĩ 3 thốn. Giải phẫu: Bờ ngoài cơ cánh tay quay, thần kinh quay, thần kinh cánh tay và khu phân bố của thần kinh giữa, động mạch quay, tĩnh mạch đầu cánh tay, nhánh thần kinh phế, nhánh phụ thần kinh thận. Chủ trị: Khí suyễn, viêm mũi, đau cánh tay, cảm mạo, căng tức ngực. Cách lấy huyệt: Huyệt nằm ở bờ trong mặt trước cẳng tay đầu dưới xương quay, cách huyệt Địa Sĩ 3 thốn. Thủ pháp: Châm sâu 1,5 thốn. Vận dụng: Châm phối hợp ba huyệt Thiên Sĩ, Địa Sĩ, Nhân Sĩ với Linh Cốt 2 tay cùng lúc có tác dụng đặc hiệu trong điều trị hen suyễn. 66 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 33 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CẲNG TAY T 33.16 Huyệt Khúc Lăng Vị trí: Ở chỗ nếp gấp khuỷu tay sờ thấy một sợi gân lớn, bờ ngoài sợi gân đấy là huyệt. Giải phẫu: Gân cơ nhị đầu, thần kinh bì cẳng tay và thần kinh quay, khu phân bố thần kinh giữa, động mạch quay, tĩnh mạch đầu cánh tay, nhánh thần kinh tâm, nhánh thần kinh phế. Chủ trị: Cân co rút, hoắc loạn, khí suyễn, viêm khớp khuỷu, tim đập nhanh. Cách lấy huyệt: Để thẳng tay lấy huyệt, huyệt nằm trên nếp gấp khuỷu tay, lấy ngón cái ấn xuống bờ ngoài sợi gân to, khi gấp duỗi khuỷu tay thấy một chỗ lõm lớn là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 đến 5 phân. Vận dụng: Dùng kim tam lăng chích động mạch phía trong huyệt Khúc Lăng cho xuất huyết có thể trị chứng dương hoắc loạn, can hoắc loạn, đột quỵ tim. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 67 4B T 44 69 70 71 72 73 74 75 76 77 T 44.01 Huyệt Phân Kim T 44.02 Huyệt Hậu Chùy T 44.03 Huyệt Thủ Anh T 44.04 Huyệt Phú Đỉnh T 44.05 Huyệt Hậu Chi T 44.06 Huyệt Kiên Trung T 44.07 Huyệt Bối Diện T 44.08 Huyệt Nhân Tông T 44.09 Huyệt Địa Tông 78 79 80 81 82 83 84 85 T 44.10 Huyệt Thiên Tông T 44.11 Huyệt Vân Bạch T 44.12 Huyệt Lý Bạch T 44.13 Huyệt Chi Thông T 44.14 Huyệt Lạc Thông T 44.15 Huyệt Hạ Khúc T 44.16 Huyệt Thượng Khúc T 44.17 Huyệt Thủy Dũ BỘ T 44 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T44.01 Phân Kim Vị trí: Bờ trước mặt sau cánh tay xương cánh tay, trên nếp gấp hố khuỷu 1,5 thốn. Giải phẫu: Có cơ nhị đầu cánh tay, thần kinh dưới da cánh tay, khu phân bố của thần kinh giữa, động mạch cánh tay, tĩnh mạch đầu, nhánh thần kinh tâm, thần kinh giao thoa của phế. Chủ trị: Cảm mạo, đặc hiệu trong điều trị viêm mũi và viêm họng. Cách lấy huyệt: Áp tay vào ngực để lấy huyệt, chính giữa đầu dưới mặt sau cánh tay xương cánh tay cách nếp lằn hố khuỷu 1,5 thốn là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu từ 5 phân đến 1 thốn. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 69 BỘ T 44 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.02 Huyệt Hậu Chùy Vị trí: Bờ ngoài mặt sau cánh tay xương cánh tay, cách nếp gấp khuỷu 2,5 thốn. Giải phẫu: Thần kinh phụ của can, thần kinh phó giao cảm của tâm, trực thuộc thần kinh cột sống. Chủ trị: Trượt đốt sống lưng, đau căng cột sống lưng, viêm thận, đau thắt lưng. Cách lấy huyệt: Thả xuôi cánh tay, tại bờ ngoài mặt sau cánh tay xương cánh tay, cách nếp gấp khuỷu 2,5 thốn là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 đến 5 phân. 70 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.03 Huyệt Thủ Anh Vị trí: phía sau mặt sau cánh tay xương cánh tay cách nếp gấp khuỷu 4,5 thốn. Giải phẫu: Giống huyệt Hậu Chùy. Chủ trị: Giống huyệt Hậu Chùy. Cách lấy huyệt: Để xuôi cánh tay, ở phía sau mặt sau cánh tay xương cánh tay cách huyệt Hậu Chùy 2 thốn là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 3 đến 5 phân. Vận dụng: Châm đồng thời hai huyệt Thủ Anh và Hậu Chùy (tức dùn gđảo mã châm) hiệu quả cực nhanh lại tốt. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 71 BỘ T 44 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.04 Huyệt Phú Đỉnh Vị trí: Bờ ngoài mặt sau cánh tay xương cánh tay, cách huyệt Thủ Anh 2,5 thốn, cách nếp gấp khuỷu 7 thốn. Giải phẫu: Nhánh phụ của thần kinh can, phân nhánh thần kinh tâm Chủ trị: Mệt mỏi, suy giảm chức năng gan, huyết áp cao, váng đầu, đau đầu. Cách lấy huyệt: Để xuôi cánh tay , huyệt nằm ở bờ ngoài mặt sau cánh tay xương cánh tay, từ huyệt Thủ Anh lên 2,5 thốn. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 - 5 phân, châm nông trị mệt mỏi, suy giảm chức năng gan, châm sâu trị đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao. 72 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.05 Huyệt Hậu Chi Vị trí: Nằm trên đường nối huyệt Kiên Trung và khuỷu tay, cách huyệt Phú Đỉnh 1 thốn, cách khuỷu tay 8 thốn. Giải phẫu: Phân nhánh thần kinh tâm Chủ trị: Huyết áp cao, váng đầu, đau đầu, sát khuẩn, bệnh ngoài da, xơ cứng mạch máu Cách lấy huyệt: Để xuôi cánh tay, huyệt nằm trên bờ ngoài mặt sau cánh tay của xương cánh tay, cách huyệt Phú Đỉnh 1 thốn. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 đến 7 phân Vận dụng: Châm phối hợp Phú Đỉnh, Hậu Chi trong điều trị đau cổ gáy khó vận động và liệt mặt. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 73 BỘ T 44 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.06 Huyệt Kiên Trung Vị trí: Bờ ngoài mặt sau cánh tay xương cánh tay, cách mỏm vai 2,5 thốn Giải phẫu: Cơ tam đầu, nhánh sau tĩnh mạch đầu, động mạch mũ trên cánh tay, thần kinh nách, phân nhánh thần kinh tâm. Chủ trị: Đau khớp gối (đặc hiệu), bệnh ngoài da (đặc hiệu bệnh da vùng cổ gáy), bại liệt trẻ em, liệt nửa người, nhịp tim nhanh, xơ cứng mạch máu, chảy máu mũi, đau vai. Cách lấy huyệt: Đặt xuôi cánh tay, trên đường giữa từ chính giữa xương vai xuống 2,5 thốn Thủ pháp: Châm sâu 5 phân đến 1 thốn Vận dụng: Đau vai trái châm vai phải, đau vai phải châm bên trái 74 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.07 Huyệt Bối Diện Vị trí: Chính giữa mỏm vai, chỗ lõm ở giữa khớp vai khi nâng cánh tay Giải phẫu: Cơ delta, động mạch mũ trên cánh tay, nhánh tĩnh mạch đầu, nhánh thần kinh xương đòn, thần kinh đan điền Chủ trị: Tức bụng, nói không có sức Cách lấy huyệt: Khi nâng cánh tay, chỗ lõm chính giữa mỏm vai là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 -5 phân Vận dụng: Dùng lăng châm có thể trị cơ thể mệt mỏi, mỏi hai chân, nôn mửa, can hoắc loạn, trường hoắc loạn, âm dương hoắc loạn. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 75 BỘ T 44 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.08 Huyệt Nhân Tông Vị trí: Chỗ lõm giữa cơ nhị đầu – cánh tay và bờ trong xương cánh tay mặt sau cánh tay, cách nếp gấp khuỷu 3 thốn Giải phẫu: Bên cạnh gân cơ nhị đầu có nhánh phụ động mạch quay, tĩnh mạch đầu và thần kinh bì mặt trong cánh tay, nhánh phụ thần kinh phế, nhánh phụ thần kinh can, nhánh phụ thần kinh tâm Chủ trị: Đau chân, đau tay, sưng, đau, hạn chế vận động khuỷu và cánh tay, mặt vàng (bệnh túi mật), tứ chi phù thũng, lách to, cảm mạo, khí suyễn. Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay, lòng bàn tay ôm ngực, huyệt nằm trên chỗ lõm giữa cơ nhị đầu cánh tay và bờ trong xương cánh tay mặt trong cánh tay, cách nếp gấp khuỷu 3 thốn. Thủ pháp: Dùng hào châm, châm sâu 5 phân trị cảm mạo, khí suyễn, châm sâu 8 phân trị sưng cánh tay, châm sâu 1,2 thốn trị bệnh can, đởm, tỳ. Chú ý: Lúc châm, lùi ra ngoài sẽ tổn thương xương cánh tay, lệch vào trong sẽ tổn thương cơ nhị đầu cánh tay, nên cần lấy huyệt chính xác 76 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.09 Huyệt Địa Tông Vị trí: Từ huyệt Nhân Tông lên 3 thốn, cách nếp lằn khuỷu tay 6 thốn Giải phẫu: Tĩnh mạch đầu sau, động mạch mũ trên cánh tay, thần kinh hố nách, nhánh thần kinh tâm. Chủ trị: Có thể khiến Dương chứng khởi tử hồi sinh, bệnh tim, xơ cứng mạch máu. Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay, cánh tay ôm ngực, từ huyệt Nhân Tông lên 3 thốn là huyệt. Thủ pháp: Châm sâu 1 thốn trị bệnh nhẹ, châm sâu 2 thốn trị bệnh nặng, châm đồng thời cả hai bên. Chú ý: Lúc châm, nếu lệch ra ngoài sẽ tổn thương xương cánh tay, nếu lệch vào trong sẽ tổn thương cơ nhị đầu, nên cần lấy huyệt chính xác. ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 77 BỘ T 44 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.10 Huyệt Thiên Tông Vị trí: Chỗ lõm giữa vùng sau cơ nhị đầu cánh tay và bờ trong xương cánh tay mặt sau cánh tay, cách Địa Tông 3 thốn, cách lằn khuỷu tay 9 thốn Giải phẫu: Tĩnh mạch đầu sau, động mạch mũ trên cánh tay, thần kinh hố nách, thần kinh lục phủ, thần kinh bắp chân. Chủ trị: Ngứa âm đạo, đau âm đạo, xích bạch đới hạ (hiệu quả nhanh), đau bắp chân, bại liệt ở trẻ em, hôi nách, tiểu đường. Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay, lòng bàn tay ôm ngực, huyệt nằm ở chỗ lõm giữa vùng sau cơ nhị đầu và bờ trong xương cánh tay mặt sau cánh tay, cách huyệt Địa Tông 3 thốn Thủ pháp: Châm sâu từ 1 - 1,5 thốn Chú ý: Lúc châm, nếu lệch ra ngoài sẽ tổn xương cánh tay, nếu lệch vào trong sẽ tổn thương cơ nhị đầu, nên cần xác định chính xác huyệt. 78 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.11 Huyệt Vân Bạch Vị trí: Cách mỏm cùng vai khoảng 2 thốn, chéo ra 2 thốn theo hướng từ huyệt Bối Diện đến ngực. Giải phẫu: Cơ Delta, động mạch mũ trên cánh tay, nhánh tĩnh mạch đầu, thần kinh đòn, thần kinh lục phủ, nhánh phụ thần kinh phế. Chủ trị: Viêm âm đạo, ngứa âm đạo, đau âm đạo, xích bạch đới hạ, bại liệt trẻ em. Cách lấy huyệt: Xuôi cánh tay, huyệt ở phía trước khớp vai, chỗ lõm cách mỏm cùng vai 2 thốn, cũng chính là huyệt Bối Diện chéo ra phía ngực 2 thốn. Thủ pháp: Châm sâu từ 3 - 5 phân ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 79 BỘ T 44 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.12 Huyệt Lý Bạch Vị trí: Từ huyệt Vân Bạch hướng ra ngoài và xuống dưới 2 thốn Giải phẫu: Tĩnh mạch đầu sau, động mạch mũ trên cánh tay, thần kinh hố nách, nhánh thần kinh thận, nhánh thần kinh phế Chủ trị: Hôi nách, đau chân, đau bắp chân, bại liệt trẻ em Cách lấy huyệt: Huyệt ở phía ngoài cánh tay, từ huyệt Vân Bạch hơi hướng ra ngoài và xuống dưới 2 thốn. Thủ pháp: Châm sâu từ 3-5 phân 80 | ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC BỘ T 11 | CÁC HUYỆT VỊ TRÊN CÁNH TAY T 44.13 Huyệt Chi Thông Vị trí: Bờ sau trên cánh tay, từ huyệt Thủ Anh ra sau và sang ngang 1 thốn Giải phẫu: Tĩnh mạch đầu, nhánh sau động mạch mũ trên cánh tay, thần kinh bì sau, nhánh thần kinh phụ của can, nhánh thần kinh thận, thần kinh lưng sau. Chủ trị: Huyết áp cao, xơ cứng mạch máu, chóng mặt, mệt mỏi, mỏi thắt lưng Cách lấy huyệt: Từ phía sau vai thẳng xuống, cách lằn khuỷu tay 4,5 thốn là huyệt, tức từ huyệt Thủ Anh ra sau và sang ngang 1 thốn. Thủ pháp: Châm sâu từ 6 phân đến 1 thốn Chú ý: Châm sát bờ sau xương cánh tay ĐỔNG THỊ CHÍNH KINH KỲ HUYỆT HỌC | 81