🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đông Nam Á Học – Một Số Vấn Đề Về Ngôn Ngữ Và Văn Hóa
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
GIÁM ĐỐC – TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
NGUYỄN MAI ANH
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa: ĐẶNG CHU CHỈNH Chế bản vi tính: LÊ MINH ĐỨC Sửa bản in: VŨ THỊ THU NGUYỄN THỊ YẾN
Đọc sách mẫu: NGUYỄN MAI ANH VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/32-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 35-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6520-3.
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hồ Xuân Mai
Đông Nam Á học - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá / Hồ Xuân Mai. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 288tr. ; 21cm ISBN 9786045760574
1. Ngôn ngữ 2. Văn hoá 3. Đông Nam Á
306.440959 - dc23
CTF0502p-CIP
2
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Đông Nam Á là tên gọi một khu vực nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với Ôxtrâylia và châu Đại Dương. Trong lịch sử, đây là khu vực có vị thế địa - chính trị quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn minh lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú, nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nên đồng thời cũng là nơi các cường quốc thường xuyên cạnh tranh ảnh hưởng. Tuy nhiên, từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đông Nam Á đã có sự vươn mình, các quốc gia lần lượt tuyên bố độc lập, ra sức xây dựng, phát triển đất nước theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới và có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia với lịch sử phát triển và nền văn hóa đặc sắc, đa dạng. Kể từ khi chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam đã thể hiện là một thành viên hoạt động tích cực và có vai trò quan trọng trong khu vực. Mấy chục năm trở lại đây, nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trong
5
nước và quốc tế đã thành lập các bộ môn, khoa Đông Nam Á học, nghiên cứu và giảng dạy những kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung như địa lý, lịch sử; kinh tế, chính trị, ngoại giao; ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lối sống và bản sắc dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á...; trong đó ngôn ngữ là cầu nối không thể bỏ qua. Ngày càng nhiều công trình khảo cứu về Đông Nam Á học được công bố, nhiều tài liệu nghiên cứu trên nhiều phương diện của lĩnh vực này được ra mắt bạn đọc.
Mong muốn cung cấp cho đông đảo bạn đọc quan tâm một nguồn tài liệu tham khảo thú vị và hữu ích, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Đông Nam Á học - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa của TS. Hồ Xuân Mai, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tập trung nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa, cuốn sách chủ yếu trình bày các kết quả khảo sát của tác giả về lịch sử phân bố, phát triển của các ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á, những nghiên cứu bước đầu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cũng như một vài trăn trở, suy nghĩ của tác giả trước thực trạng sử dụng tiếng mẹ đẻ, nhất là ở một bộ phận lớp trẻ hiện nay.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 9 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
LỜI NÓI ĐẦU
1. Năm 2002 tôi có dịp gặp Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Ông say mê nói về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tôi cảm thấy mình bị thu hút. Thú thật, lúc ấy tôi đã có ý định nghiên cứu lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Những gì ông nói đã giúp tôi xác định hướng đi. Năm 2009, tình cờ gặp lại ông và điều thú vị hơn là tôi và ông cùng dạy một lớp, ông dạy buổi sáng còn tôi dạy buổi chiều. Tôi tranh thủ trao đổi với ông; đưa ra vấn đề mình đang ấp ủ và cùng ông tranh luận. Là để học thêm thôi. Về tới Hà Nội, ông gửi tặng tôi quyển Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á của ông. Tôi say mê đọc, phát hiện nhiều vấn đề thú vị nhưng cũng có những chỗ khiến tôi không khỏi phân vân.
2. Tôi đề nghị với lãnh đạo xin được đi điền dã ở một vài nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng điều kiện kinh phí không cho phép. Tôi đành phải lựa chọn giải pháp nghiên cứu thứ cấp. Cho nên, Chương hai của sách này không có gì mới, chỉ là những kết quả đã có, của những đàn anh, bậc thầy đi trước; tôi lược lại và nêu nhận xét. Tôi cố gắng trung thành nhất với những gì có lý và từ chối những gì tạm chưa phù hợp.
7
3. Bạn đọc tinh ý sẽ nhận ra chỗ chưa vừa ý: tên cuốn sách là Đông Nam Á học: Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa, nhưng phần lớn nội dung của cuốn sách là nói về ngôn ngữ. Thú thực, lĩnh vực văn hóa là chỗ giới hạn về chuyên môn của tôi. Cho nên, tôi không đi sâu vào lĩnh vực này, mà chỉ làm việc trên tinh thần “biết mới nói”. Cuối mục 3 của phần Dẫn nhập sẽ trình bày sau đây, tôi cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm khi trình bày sách: chỉ đề cập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nhằm giúp bạn đọc bước đầu hình thành cho mình phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ qua văn hóa và ngược lại. Chương năm sẽ giúp bạn đọc đạt được mục đích này.
4. Cuối mỗi trang tôi chú thích những tài liệu đã trích dẫn hoặc đề cập ở trên để bạn đọc dễ đối chiếu, kiểm chứng, nhằm tránh tình trạng đưa ra hàng loạt tài liệu, cả trong nước lẫn nước ngoài.
Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp ích cho nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên các ngành Đông phương học, Đông Nam Á học, Ngôn ngữ và văn hóa phương Đông.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng cuốn sách này khó tránh khỏi những hạn chế. Rất mong bạn đọc lượng thứ.
Tôi xin cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tạo điều kiện để cuốn sách đến với bạn đọc. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã dành thời gian đọc, góp ý cho bản thảo cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, mùa Thu 2020
Tác giả
TS. Hồ Xuân Mai
8
DẪN NHẬP
1. Về mặt địa lý, Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast, South East, South - East) là một khu vực nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu. Phía bắc của Đông Nam Á giáp Trung Quốc, phía tây giáp Ấn Độ, phía nam giáp Ôxtrâylia và phía đông giáp biển1. Tuy đã hiện diện từ rất lâu nhưng phải tới đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á mới chính thức được biết đến như một khu vực địa lý quan trọng2.
Trước đây Đông Nam Á gồm 10 quốc gia (theo thứ tự abc là Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma, Philíppin, Thái Lan, Việt Nam, Xingapo), trải dài trên một diện tích 4.494.047km2 (bằng khoảng 1/10 diện tích châu Á và 1/4 diện tích nước Nga). Ngày 03/5/2002, Đông Timo tách khỏi Inđônêxia, trở thành một
1. Theo Địa lý lớp 11, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018. 2. Xem Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh: Lược sử Đông Nam Á, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr. 5-13.
9
quốc gia độc lập và là thành viên quan sát của khu vực. Trong số 11 quốc gia này thì chỉ 5 nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và Việt Nam thuộc Đông Nam Á lục địa, các nước còn lại phần lớn là đảo1, gọi chung là quần đảo Mã Lai. Trong khối Đông Nam Á, Lào là quốc gia duy nhất không có biển.
Dân số của Đông Nam Á tính đến năm 2018 là 651.583.049 người, quốc gia đông dân nhất là Inđônêxia2. Đông Nam Á là khu vực có rất nhiều ngôn ngữ3, thuộc các ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo (Austronesia), Thái - Kađai (Tai - Kađai) và Hán - Tạng (Sino - Tibertan).
Tất cả các đặc trưng của Đông phương, từ chủng tộc, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, đặc điểm sinh sống, trình độ phát triển và đặc trưng kinh tế, v.v. đều có ở Đông Nam Á. Cho nên, nghiên cứu Đông Nam Á - Đông Nam Á học chính là góp một phần vào nghiên cứu Đông phương. Những đặc điểm của Đông Nam Á gần như hoàn toàn khác biệt so với những nơi khác, đặc biệt là phương Tây. Như ngôn ngữ chẳng hạn. Hầu hết các ngôn ngữ ở phương Tây, cụ thể là châu Âu, đều thuộc loại biến hình
1. Thực ra, phía Tây Malaixia là phần lục địa. Tuy nhiên, do diện tích phần này nhỏ nên có thể xem Malaixia là một quốc gia hải đảo. 2. Theo thông tin từ Liên hợp quốc ngày 18/10/2018 (Nguồn: https:// danso.org/dong-nam-a/).
3. Theo Mai Ngọc Chừ thì có khoảng 600 ngôn ngữ. Xem: Mai Ngọc Chừ: Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Nxb. Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr. 276-281.
10
hoặc/và chắp dính thì ở Đông Nam Á, phần lớn các ngôn ngữ đều thuộc loại đơn lập. Văn hóa cũng có sự khác biệt1. Do vậy, Đông Nam Á học (Southeast Studies) là một ngành khoa học nghiên cứu những thuộc tính, đặc điểm này của Đông Nam Á.
2. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của Đông Nam Á học là rất rộng, gồm tất cả những đặc trưng nói trên của Đông phương. Hoàn toàn có thể xem mỗi đối tượng là một chuyên ngành của Đông Nam Á học. Và, ngôn ngữ là đối tượng chính của cuốn sách này.
Có nhiều cách tiếp cận đối tượng: tiếp cận từ cội nguồn đến hiện tại hoặc ngược lại; tiếp cận theo hướng chú ý đến sự tác động của các yếu tố xã hội tại thời điểm đang xét (trục ngang, đồng đại - synchronic) để trả lời câu hỏi nó sẽ phát triển, biến đổi như thế nào và vì sao nó bị biến đổi, hệ quả của biến đổi đó là gì, kết quả của phát triển là gì. Chẳng hạn, nghiên cứu quá trình phát triển ngôn ngữ của một dân tộc không thể không tính đến những tác động của văn hóa - xã hội mà ngôn ngữ đó là một yếu tố hợp thành. Cũng có thể tiếp cận theo hướng xem xét quá trình phát triển của đối tượng (trục dọc, lịch
1. Xem Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 20; Mai Ngọc Chừ: Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Sđd, tr. 30; Phạm Đức Dương: Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr. 30-33 và một số tác giả khác.
11
đại - diachronic) để thấy được các giai đoạn phát triển nội tại của đối tượng và những tác động từ bên ngoài trong quá trình vận động, phát triển đó. Kết hợp cả hai phương pháp này trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, Đông Nam Á học nói riêng, sẽ giúp cho chúng ta thấy được mối quan hệ hai chiều giữa chúng, vai trò của đối tượng này trong quá trình phát triển của đối tượng kia, và ngược lại. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của khu vực Đông Nam Á cũng vậy. Chúng tôi lấy sự phát triển của các ngôn ngữ làm đối tượng nhưng đặt nó trong sự tác động của các yếu tố bên ngoài, nhằm xem xét vai trò của chúng trong suốt quá trình phát triển của mỗi ngôn ngữ. Đây chính là phương pháp nghiên cứu của chúng tôi trong cuốn sách này.
3. Đến lượt mình, ngôn ngữ học là một chuyên ngành có nhiều phân ngành, như ngôn ngữ học địa lý (geographical linguistics/geolinguistics), ngôn ngữ học - địa bàn sinh sống (linguistic - area), ngôn ngữ học - dân tộc học (ethnic linguistics), ngôn ngữ học lịch sử (historical linguistics), ngôn ngữ học và sự phát triển xã hội, chính sách ngôn ngữ (policy of language), giao thoa (interference), tiếp xúc ngôn ngữ (language contact), loại hình học (typology), ngữ hệ ngôn ngữ (language family/ family of languages), ngôn ngữ học so sánh (comparative linguistics), ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive
12
linguistics), ngôn ngữ học - văn hóa tộc người (ethnic - culture linguistics); ngôn ngữ - xã hội học (linguistic - sociology); ngôn ngữ - tâm lý dân tộc (linguistic - ethnic psychology); ngôn ngữ - tôn giáo, tín ngưỡng (linguistic - religion); ngôn ngữ và tâm lý giáo dục (linguistic - educational psychology),...
Mỗi phân ngành lại có riêng những mục tiêu, mục đích và phương pháp tiếp cận cũng như kết quả của nó. Chắc hẳn không ai có thể bao quát được hết chúng. Do vậy, cuốn sách này chỉ có thể đề cập những vấn đề cơ bản là quan hệ cội nguồn giữa một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á; sự phân bố các ngôn ngữ trong khu vực; tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á; tiếng Việt trong mối quan hệ với các ngôn ngữ Đông Nam Á; những ngôn ngữ họ Nam Á ở Việt Nam; quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; và chính sách ngôn ngữ.
4. Từ lâu, các nhà ngôn ngữ học, các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ của khu vực Đông Nam Á. Kết quả là có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ khu vực này. Hầu hết các công trình chủ yếu xoay quanh những vấn đề như quan hệ giữa các ngôn ngữ; loại hình của các ngôn ngữ; đặc điểm ngữ pháp và ngữ âm của một số ngôn ngữ cụ thể; đặc điểm cấu tạo từ; sự phân bố các ngữ hệ; chính sách ngôn
13
ngữ; và vấn đề bảo vệ, phát triển các ngôn ngữ có nguy cơ cao.
a) Trước hết là những công trình liên quan tới tiếng Việt và các ngôn ngữ ở Việt Nam. Những nghiên cứu đầu tiên về đối tượng này thuộc về các nhà nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học phương Tây.
A. de Rhodes là một trong những người phương Tây đầu tiên đề cập ngôn ngữ Đông Nam Á, cụ thể là tiếng Việt, trong Từ điển Annam - Lusitan - Latinh xuất bản lần đầu năm 16511 (được gọi tắt là Từ điển Việt - Bồ - La). Đây được xem là công trình đầu tiên về tiếng Việt, đặt nền tảng cho quá trình phát triển tiếng Việt sau này. Tuy còn hạn chế nhiều mặt, nhưng Từ điển Annam - Lusitan - Latinh có tính khoa học, giúp ích rất nhiều cho các nhà ngôn ngữ học, những ai muốn tìm hiểu lịch sử tiếng Việt.
Còn với Phép giảng tám ngày (tên đầy đủ Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà theo đạo thánh Đức Chúa Trời)2 cũng ra đời năm 1651 của A. de Rhodes, chúng ta thấy lần đầu tiên chữ quốc ngữ được in thành sách, phổ biến rộng rãi. Đây là một quyển sách quý hiếm, xưa nhất về chữ quốc ngữ.
1. Alexandre de Rhodes: Từ điển Annam - Lusitan - Latinh (1651), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
2. Alexandre de Rhodes: Phép giảng tám ngày (1651), Tủ sách Đoàn Kết, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
14
Từ điển song ngữ Việt - Latinh đầu tiên là của Pigneaux de Béhaine với tiêu đề Từ vị Annam - Latinh1, có sau Từ điển Annam - Lusitan - Latinh của A. de Rhodes 122 năm (1773), ghi lại tương đối đầy đủ từ vựng của người Việt lúc bấy giờ. Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là những người nghiên cứu ngữ âm lịch sử, thường phải dựa vào hai quyển từ điển nói trên để nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt thời kỳ cổ và trung đại.
Có lẽ tiếng Việt có nhiều yếu tố có thể đại diện cho loại hình ngôn ngữ đơn âm tiết nên rất nhiều người quan tâm. J.L. Taberd là một trong những người như vậy, với từ điển Dictionarium Annammitico - Latinum2, xuất bản năm 1838. Cũng giống như những quyển từ điển có trước đó, Dictionarium Annammitico - Latinum là từ điển song ngữ, tuy chưa thật đầy đủ nhưng có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là đối với quá trình phát triển của tiếng Việt cũng như cung cấp nguồn tư liệu quý báu cho những người làm công tác nghiên cứu.
Henri Maspero quan tâm đặc biệt đến vấn đề ngữ âm lịch sử của tiếng Việt. Trong “Etude sur la phonetique
1. Pigneaux de Béhaine: Từ vị Annam - Latinh (1773), Hồng Nhuệ và Nguyễn Khắc Xuyền dịch và giới thiệu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
2. Jean - Louis Taberd: Dictionarium Annammitico - Latinum, J. Marshnam, Serampore, 1838.
15
historique de la langue Annamite: Les initiales”1, từ việc phân tích quá trình phát triển ngữ âm cũng như đặc điểm ngữ âm của ngôn ngữ này, tác giả đã khẳng định tiếng Việt thuộc ngữ hệ Thái2. Như chúng ta đã biết, đây là kết luận không chính xác nhưng vào thời điểm đó, nó được đông đảo các nhà ngôn ngữ học trên thế giới ủng hộ, thậm chí là những người nổi tiếng như W. Schmidt, H.J. Pinnow, R. Shafer3.
G. Aubaret là người nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt sớm nhất trong Grammaire de la langue Annamite4. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tác giả chỉ mới dừng lại ở miêu tả từ và cách sử dụng từ để đặt câu.
1. Henry Maspero: “Etude sur la phonetique historique de la langue Annamite: Les initiales”, BEFEO, XII, N0 1, 1912.
2. Trước đây tiếng Thái được xếp vào ngữ hệ Hán - Tạng (Sino - Tibertan), sau này mới được xếp vào ngữ hệ Nam Á, thuộc nhóm Tày - Thái nhưng cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, Jame A. Matisoff cho rằng nên xem tiếng Thái thuộc ngữ hệ Nam - Thái (Austro - Tai), tức là không có quan hệ với tiếng Việt. Về vấn đề này, xem thêm: a) Mai Ngọc Chừ: Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Sđd, tr. 290-293; b) Jame A. Matisoff: “Tonogenesis in Southeast Asia”, Southern California Occasional Papers in Linguistics, UCLA, Los Angeles, No.1, 1973.
3. Dẫn theo Mai Ngọc Chừ: Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Sđd, tr. 291. Tuy nhiên, chúng tôi hoài nghi tại sao Mai Ngọc Chừ dẫn tên tác giả mà không cho biết tên tài liệu, năm và nơi xuất bản cũng như số trang.
4. G. Aubaret: Grammaire de la langue Annamite, Paris, Impr. Imperial, VIII, 1864.
16
Từ năm 1885, E.F. Aymonier trong ghi chép về vùng đất Trung Kỳ “Notes sur l’Annam”1, đã nghiên cứu từ vựng các ngôn ngữ Chăm, Churu và Cơho ở khu vực Bình Thuận. Tuy những ghi chép ban đầu này còn nhiều thiếu sót nhưng đã giúp ích rất nhiều cho những người muốn nghiên cứu các ngôn ngữ trên.
S.E. Aurousseau đã điểm lại quyển Les Origines de la langue Annamite2 của Souvignet. Qua đó chúng ta thấy được nguồn gốc của tiếng Việt qua cái nhìn, cách đánh giá của các nhà nghiên cứu phương Tây nói chung. Dĩ nhiên có những vấn đề cần phải nghiên cứu thêm, có những vấn đề đã được các nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học chứng minh mức độ chính xác của nó, nhưng tất cả đều giúp cho chúng ta hiểu thêm về tiếng Việt thời kỳ này.
Maurice Abadie trong “Les races du Haut-Tonkin de Phong Thổ à Lạng Sơn”3, đã chứng minh sự gần gũi về mặt cội nguồn giữa các dân tộc (tác giả gọi là chủng tộc) ở khu vực Tây Bắc Việt Nam nhờ vào các chứng cứ về mặt từ ngữ giữa các ngôn ngữ của các dân tộc này.
1. E.F. Aymonier: “Notes sur l'Annam” (I. Le Binh-thuan; II. Le Khanh-hoa), Excursions et Reconnaissances IX-24 (1886), p. 199-340; XI-26 (1886), p. 179-208; XII-27 (1886), p. 5-20.
2. S.E. Aurousseau: “Les Origines de la langue Annamite”, BEFEO, 1922, pp. 168-172.
3. Maurice Abadie: “Les races du Haut-Tonkin de Phong Thổ à Lạng Sơn”, Société d’Editions Géographiniques, maritimes et coloniales, Paris, 1924.
17
B.F. Banker đã so sánh tiếng Bana và tiếng Việt trong “A comparison of Bahnar and Vietnamese”1. Theo đó, giữa hai ngôn ngữ này có những âm rất giống nhau nhưng hai ngôn ngữ không cùng một ngữ hệ.
J.E. Banker đã dành rất nhiều công sức cho tiếng Bana, như chú ý tới âm vị học của ngôn ngữ Bana trong “Bahnar phonology”; nghiên cứu ngữ pháp tiếng Bana qua sự cải biên các tiểu cú của ngôn ngữ này “Transformation paradigms of Bahnar clause”; nghiên cứu từ loại tiếng Bana trong “Bahnar word classes”; nghiên cứu các phụ âm tiền thanh hầu trong các ngôn ngữ Đông Nam Á “Preglottalized consonants in languages of Southeast Asia”2.
E. Barker Milton đã công bố các kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như phụ âm môi trong tiếng tiền Việt - Mường “Proto Viet - Muong initial labial consonants”; cấu trúc ngữ âm tiếng Mường trong The phonological of Muong; sự tương ứng Việt -
1. B.F. Banker đã so sánh tiếng Bana và tiếng Việt trong “A comparison of Bahnar and Vietnamese”, Institute of Linguistics, mimeo graphed, Saigon, 1960.
2. J.E. Banker: 1) “Bahnar phonology”, Vietnam Linguistics papers, Summer Institue of Linguistics (SIL), Saigon, 1961; 2) “Transformation paradigms of Bahnar clause”, Mon-Khmer studies, Vol 1, p.7-39, Linguistics Circle of Saigon and Summer Institute of Linguistics, Saigon,1964; 3) “Bahnar word classes”, Luận văn Thạc sĩ, Hartfort Seminar Foundation, V, 56p, 1965; 4) “Preglottalized consonants in languages of Southeast Asia”, SIL. U.N. Dakota, ms, 6p, 1978.
18
Mường về mặt thanh điệu trong Vietnamese - Muong tone correspondences1.
Trong khi đó, E. Banker nghiên cứu hiện tượng láy trong tiếng Bana trong “Bahnar redupplication”. Cũng năm này, E. Banker còn công bố kết quả nghiên cứu hiện tượng phụ tố hóa trong “Bahnaraffixation”2.
A.G. Haudricourt có quan điểm hoàn toàn khác với H. Maspero khi cho rằng tiếng Việt thuộc nhóm Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á. Để có kết luận này, trong “Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á”3, Haudricourt đã chứng minh sự có mặt với một số lượng lớn về mặt từ - thuộc lớp từ cơ bản - của các ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer trong tiếng Việt. Lớp từ này đã xuất hiện từ rất sớm trong lời ăn tiếng nói của người Việt chứ không phải mới vay mượn sau này như với lớp từ thuộc ngữ hệ Thái. Còn trong “Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt”4, Haudricourt đã cho thấy sự gần gũi giữa tiếng
1. E. Barker Milton: 1) “Proto Viet - Muong initial labial consonants”, VHNS, Vol 12, 13, 1963; 2) The phonological of Muong, Saigon, SIL; 3) Vietnamese - Muong tone correspondences, Studies comparative Austroasiatic linguistics, The Hague: Mouton, 1966.
2. E. Banker: 1) “Bahnar redupplication”, Mon - Khmer studies, Vol. 1, Linguistics Circle of Saigon and SIL, 1964, p. 119-134; 2) “Bahnar affixation”, Mon - Khmer studies, Vol. 1, Linguistics Circle of Saigon and Summer Institute of Linguistics, Saigon, 1964, p. 99-117.
3. A. G. Haudricourt: “Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á” (1953), in trong tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1991.
4. A. G. Haudricourt: “Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt”, 1954, in trong tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1991.
19
Việt và các ngôn ngữ Môn - Khmer khi chứng minh tiếng Việt cũng có phụ tố, đặc biệt là các tiền tố. Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã chứng minh rằng tiếng Việt xưa có tiền tố, chẳng hạn blời (trời/giời), blăng (trăng/giăng), tlâu (trâu), tlăng (trắng), mlời (lời/nhời), mlẽ (lẽ/nhẽ), tliêm (liêm)1,... Ngoài ra, Haudricourt còn chứng minh rằng tiếng Việt vốn không có thanh điệu như những ngôn ngữ khác trong nhóm Môn - Khmer. Về sau, quá trình rụng các phụ tố đã tạo ra thanh điệu cho ngôn ngữ này (và tăng dần lên tới sáu thanh như hiện nay)2.
A.G. Haudricourt trong “La place du Vietnamien dans les Languages Austro - Asiatiques”3 đã chứng minh rằng tiếng Việt có một vị trí vô cùng quan trọng trong
1. Về vấn đề này, xem thêm: a) Hoàng Thị Châu: Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr. 26-41; b) Trần Trí Dõi: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 47-51; c) Trần Trí Dõi: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2011, tr. 7-16.
2. Về vấn đề này, xem thêm: a) Hoàng Thị Châu: Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Sđd, tr. 26-41; b) Trần Trí Dõi: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Sđd, tr. 139-146, 155-168; c) Hoàng Tuệ: Cuộc sống ở trong ngôn ngữ, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr. 21. Riêng tác giả Hoàng Tuệ cho rằng, tiếng Việt có tám thanh điệu, không phải sáu thanh điệu; d) Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, Chương 3, mục 3; Chương 5, mục 2 và cả Chương 6.
3. A. G. Haudricourt: “La place du Vietnamien dans les Languages Austro - Asiatiques”, Vol. 49, et 138, 1953.
20
ngữ hệ Nam Á. Trong tất cả các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này, tiếng Việt là ngôn ngữ mà sự phát triển có tính liên tục; là ngôn ngữ có tất cả các đặc điểm của loại hình đơn lập, có khả năng làm đại diện cho cả ngữ hệ.
D. Thomas David và các cộng sự trong The Linguistics circle of Saigon1 cho rằng ngôn ngữ học ở Sài Gòn rất phong phú, quy tụ nhiều ngôn ngữ của các ngữ hệ khác nhau như Thái - Kađai, Nam Đảo, Nam Á, Hán - Tạng,...
F. Martini đã so sánh, đối lập danh - động từ trong tiếng Việt với tiếng Thái trong “L’opposition nom et verb en Vietnamien et en Siamois”2. Tác giả cho thấy giữa lớp danh - động từ của hai ngôn ngữ có rất nhiều điểm giống nhau về cấu tạo, ngữ âm và cách sử dụng.
Cũng như Henri Maspero và Andre Georges Haudricourt, L.C. Thompson cũng rất quan tâm tới ngôn ngữ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Trong 25 năm, từ năm 1954 đến năm 1979, ông đã có ít nhất 13 công trình, bài viết về tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, như: 1) “A grammar of spoken South Vietnamese”; 2) “Saigon phenemics”; 3) A Vietnamese reader; 4) “The problem of the word in Vietnamese”; 5) “Endocentricity in Vietnamese syntax”; 6) “Nuclear
1. D. Thomas David và các cộng sự: 1) The Linguistics circle of Saigon, 12 Vol., 1966; 2) Mon - Khmer Studies, Vol. 2-3, et Vol. 36, 37, 38, 1966-1969.
2. F. Martini: “L’opposition nom et verb en Vietnamien et en Siamois”, Bulletin de la societ linguistique de Paris, N0 46, 1950, fesc.1, p.183-196.
21
models in Vietnamese immediateconstituant analysis”; 7) A Vietnamese grammar; 8) “Some internal invidences for the history of Vietnamese tones”; 9) “Proto Viet - Muong phonology”; 10) “More on Viet - Muong tonal develpoment”1... Đặc biệt, công trình ngữ pháp tiếng Việt A Vietnamese Grammar2 của ông được giới Việt ngữ học xem như là một bước khai phá thật sự đối với Việt ngữ nói chung, ngữ pháp tiếng Việt nói riêng.
K.J. Gregerson trong “A Study of Middle Vietnamese phonology”3 nghiên cứu rất kỹ về ngữ âm khu vực miền Trung của Việt Nam. Kết quả của công trình này cho thấy gần như mỗi tỉnh, thậm chí là một địa phương nhỏ ở đây, đều có riêng một đặc trưng về ngữ âm, tới mức, chúng ta hoàn toàn có thể xem đó là một phương ngữ.
1. Xem L.C. Thompson: 1) “A grammar of spoken South Vietnamese” (Ph.D. Thesis), 1954; Review in Linguistics, 1965; 2) “Saigon phenemics”, Language, vol.35, 1959, p. 454-476; 3) A Vietnamese reader, University of Washington Press, XVI, Seattle, 1961 (viết chung với Nguyễn Đức Hiệp); 4) “The problem of the word in Vietnamese”, Word, vol.19, N0 1, 1963, pp. 39-52; 5) “Endocentricity in Vietnamese syntax”, Lingua, N0 15, 1965, pp. 17-29; 6) “Nuclear models in Vietnamese immediateconstituant analysis”, Languge, vol. 41, 404, 1965, pp. 610-618; 7) A Vietnamese grammar University of Washington Press, XXI, Seattle, 1965; 8) “Some internal invidences for the history of Vietnamese tones”, AS/BIHP, 39.1, pp. 415-423, 1969; 9) “Proto Viet - Muong phonology”, ASII, pp. 1113-1204, 1976; 10) “More on Viet - Muong tonal develpoment”, STMK: 241-246, 1979.
2. L.C. Thompson: A Vietnamese Grammar, Opcit.
3. K.J. Gregerson: “A Study of Middle Vietnamese phonology”, BSEL, 44 (2), 1969, pp. 131-193.
22
Từ điển A dictionary of the Mon inscriptions from the sixth to the sixteenth centuries1 của H.L. Shoro miêu tả rất đầy đủ hệ thống từ vựng của ngôn ngữ này. Có thể đối chiếu hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ khác cùng thời gian với từ điển nói trên để thấy chỗ giống và khác nhau về mặt từ vựng giữa các ngôn ngữ trong cùng ngữ hệ.
S.E. Jakhontov đã phân loại các ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á trong “Về sự phân loại của các ngôn ngữ ở Đông Nam châu Á”2. Kết quả phân loại của tác giả này cơ bản không khác so với cách phân loại của các nhà ngôn ngữ trước đó. Điểm khác biệt ở đây chính là Jakhontov đã phân chia cụ thể, đầy đủ và có hệ thống hơn.
M. Ferlus có ít nhất 20 bài viết, công trình về các ngôn ngữ Đông Nam Á, đặc biệt là với tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số như: 1) “Problem de mutations consonantiques en Thavung”, 2) “Vietnamien et Proto Viet - Muong”, 3) “L’inixe instrumental en Khamou et sa trace en Vietnamien”, 4) “Sự biến hóa của các âm tắc giữa (obstruentes) trong tiếng Việt”, 5) “Histoire abregee’ de l’e’volution desconsonnes initiales de Vietnam et du Sino - Vietnamien”, 6) “Essai de phonetique histoirique
1. H.L. Shoro: A dictionary of the Mon inscriptions from the sixth to the sixteenth centuries, Oxford University press, London, 1971. 2. S.E. Jakhontov: “Về sự phân loại của các ngôn ngữ ở Đông Nam châu Á” (1973), tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1991.
23
du Khmer (Du milieu du premier millenair de north être à l’e’poque actuelle)”1,v.v.. Đây là những công trình
1. Xem M. Ferlus: 1) “Problem de mutations consonantiques en Thavung”, BSLP, Tome LXIX, p. 311 - 323; 2) “Vietnamien et Proto Viet - Muong”, ASEMI, VI, 4, 1975, pp. 21 - 54; 3) “L’inixe instrumental en Khamou et sa trace en Vietnamien”, Cah. de Linguistique, Asie Oriental, N02, Septembre, 1977, pp. 51-55; 4) “Sự biến hóa của các âm tắc giữa (obstruentes) trong tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1981; 5) “Lexique Thavung - Francais”, Cah. de Ling, Asie. Oriental, N0 2, 1979, pp. 71-94; 6) “Histoire abregee’ de l’e’volution desconsonnes initiales de Vietnam et du Sino - Vietnamien”, Mon - Khmer studies, N0 20, 1988, pp. 111-125; 7) “Essai de phonetique histoirique du Khmer (Du milieu du premier millenair de north être à l’e’poque actuelle)”, 21st ICSTLL, Oct. Univ. de Lund, Suede; Mon - Khmer Studies, N21, 1988, p. 58-88; 8) “Vocalism du Proto Viet - Muong”, 24st ICSTLL, Ramkhamheang University and Chiangmai University, 7 - 11 Oct., 1991, 19p; 9) “Formation du systeme vocalique du Vietnam”, 27th ICSTLL, Pris, 12-16 Oct. 1994, 8p; 10) “Quelques particularités du Cuôi Cham, une languge Viet - Muong du Nghe An (Viet Nam)”, Neuviemes journeés de linguistique de l’Asie Orientale CRLAO (CNRS - EHSS), Paris, 5-6, mai, 1994, 4p; 11) “Particularités du dialetie Vienamien de Cao Lan Hạ (Quảng Bình, Việt Nam)”, Dexiemes journieés de linguistique de l’Asie Orientale CRLAO (CNRS - EHSS), Paris, 16-17, mai, 1995, 6p; 12) “Un cas de Vietnamistion d’un dialecte Vietnamien hétérodoxe du Quang Binh (Viet Nam)”, Onziemes journieés de linguistique de l’Asie Orientale CRLAO (CNRS - EHSS), Paris, 11-12, juin, 1996, 6p; 13) “Les systemes de tone dans les langues Viet - Muong”, 29th, ICSTLL, Univ. of Leiden, Netherlands, 12 - 16 Oct. 1996, 15p; 14) “Du taro au riz en Asie du Sud - est, petite histoire d’un glissment semantique”, Mon - Khmer studies, N0 25, 1996, p.39 - 49; 15) “Những sự không hài hòa thanh điệu trong tiếng Việt - Mường và những mối liên quan lịch sử của chúng”, tạp chí Ngôn ngữ, N3, 1997; 16) “Le maleng brô et le Vietnamien”, Mon - Khmer studies, N0 27, 1998, p.55-66; 17) “Les dialeces et les écritures des Tai (Thai) du Nghe An (Vietnam)”, Treiziemes journieés de linguistique de l’Asie Orientale CRLAO (CNRS - EHSS), Paris, 10-11, juin, 1999,
24
nói về ngữ âm của các ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ lớn của Đông phương là Nam Đảo (Austronesia) và Nam Á (Austroasiatic). Tác giả so sánh sự phát triển của ngữ âm các ngôn ngữ, sự gần gũi về mặt ngữ âm giữa các ngôn ngữ để qua đó chứng minh mối quan hệ giữa những ngôn ngữ đó.
N.V. Stankevich có “Một vài suy nghĩ bước đầu về việc nghiên cứu ngữ pháp lịch sử tiếng Việt”1. Đây là một trong số rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngữ pháp của tiếng Việt. Bởi, hầu hết những công trình trước đó (và sau này) đều chủ yếu tập trung nghiên cứu đặc điểm ngữ âm và từ vựng cũng như nguồn gốc của ngôn ngữ này. Nhưng điểm đặc biệt của bài viết là ở chỗ Stankevich đã mở đầu cho việc nghiên cứu ngữ pháp lịch sử của tiếng Việt - một lĩnh vực vô cùng khó khăn.
G. Diffloth đã công bố những kết quả mới về âm vực của tiếng Thà Vựng ở phía Bắc Việt Nam trong “Vietnamese tono - genesis and new data on the registers
21pp; 18) “L’origine de tons en Viet - Muong”, XIth, SALSC, Mahidol University, Bangkok, Thailand, 16-18, mai, 2001, 14p; 19) “A Layer of Dongsonian Vocabulary in Vietnamese”, the 17th Annual meeting of the SALS, University of Maryland, ISA, 31/8 - 02/9/2007, 15p; 20) “Etymology of *wat/yuè (Viet - “people principality”as in Beiyue)”, The 41st ICSTLL, 17 - 21 september, 2008 - SOAS, University of London.
1. N.V. Stankevich: “Một vài suy nghĩ bước đầu về việc nghiên cứu ngữ pháp lịch sử tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1978.
25
of Tha Vung”1. Theo đó, âm vực tiếng Thà Vựng không giống với hầu hết các ngôn ngữ trong khu vực nhưng không khác nhiều so với những ngôn ngữ cùng nhóm Việt - Mường. Cũng qua tài liệu này, chúng ta thấy tuy cùng nhóm Việt - Mường nhưng tiếng Thà Vựng thuộc loại song âm tiết, gần với các ngôn ngữ Arem, Chứt, Mã Liềng, Poọng hơn.
A.Ju. Efimov trong bài viết “Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt”2 đã đưa ra những giả thiết về sự xuất hiện của thanh điệu tiếng Việt như do rụng các phụ tố, quá trình phát triển về phía Nam, quá trình tụ cư của nhiều thổ ngữ, quá trình vay mượn,... Đây là những cơ sở làm nảy sinh thanh điệu trong tiếng Việt. Tuy nhiên, tác giả chưa giải thích rõ, vì sao cùng có những đặc điểm như trên nhưng nhiều ngôn ngữ - như tiếng Khmer chẳng hạn, không xuất hiện dấu thanh. Và vì sao tiếng Việt chỉ xuất hiện bấy nhiêu dấu thanh mà không thể nhiều hơn3. Efimov chưa trả lời những câu hỏi này.
1. G. Diffloth: “Vietnamese tono - genesis and new data on the registers of Tha Vung”, 23nd ICSTLL, 4 Oct. 1990, 4p.
2. A. Ju. Efimov: “Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1981.
3. Theo tác giả Hoàng Tuệ trong Cuộc sống ở trong ngôn ngữ, Sđd, tr. 21 thì tiếng Việt có tám thanh, không phải sáu. Xem thêm: Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, Sđd, Chương 3, mục 3; Chương 5, mục 2 và cả Chương 6.
26
Không đi vào một lĩnh vực, đối tượng cụ thể nhưng Roland Jaques đã giúp chúng ta biết được Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học1. Đó chính là Gaspar de Amaral António Barbosa, là Francisco de Pina. Riêng Francisco de Pina chính là người có công lớn nhất đối với tiếng Việt, là người có vai trò quyết định tới công trình sáng tạo của Alexandre de Rhodes sau này. Chính ông đã đặt nền tảng cho Alexandre de Rhodes hoàn thành bộ từ điển đã nhắc đến ở trên. Tuy nhiên, sở dĩ không nhiều người biết tới ông là vì những gì ông ghi chép chỉ mới ở dạng bản thảo, chưa phải là sách nên chưa được công bố rộng rãi như cuốn từ điển Việt - Bồ - La của Alexandes de Rhodes. Qua công trình hai tập này, chúng ta thấy tuy không liệt kê nhiều nhưng những người Bồ Đào Nha, qua nhiều thế kỷ, đã có công rất lớn đối với sự phát triển của tiếng Việt. Chính những khám phá ban đầu của các thương gia, giáo sĩ đã đặt nền tảng cho những người đi sau khám phá thứ ngôn ngữ đặc biệt này2.
1. Roland Jaques: Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
2. Xem thêm: a) Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, Sđd, Chương 3, mục 3; Chương 5, mục 2 và cả Chương 6; b) Lại Nguyên Ân: Tìm lại di sản, Nxb. Văn hóa văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013, tr. 27-48; c) Đỗ Doãn Chính, SJ.: Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2012.
27
N.D. Andreev đã lật lại “Vấn đề nguồn gốc tiếng Việt”1, một lĩnh vực được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nhưng các cuộc tranh luận chưa bao giờ có kết thúc. Theo đó, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của tiếng Việt nhưng tất cả đều có chung một quan điểm là tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn - Khmer, cùng một chi với ngôn ngữ Việt - Mường. Và cho dù trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt có tới hơn 65% từ gốc Hán nhưng hoàn toàn không có sự gần gũi về mặt nguồn gốc giữa hai ngôn ngữ này.
Còn rất nhiều nhà ngôn ngữ học, các học giả nghiên cứu về tiếng Việt không thể kể hết. Tất cả đều góp vào kho tàng tri thức nhân loại những hiểu biết về ngôn ngữ giàu thanh điệu - tiếng Việt.
b) Về các ngôn ngữ khác thuộc khu vực phương Đông nói chung, Đông Nam Á nói riêng, cũng được nhiều nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu
Trong hướng dẫn nghiên cứu các ngôn ngữ trên thế giới A guide to the languages of the world2, Marritt Ruhlen đã dành phần lớn thời gian giới thiệu các ngữ hệ, đặc biệt là các ngữ hệ ở phương Đông. Theo đó, đây là
1. N.D. Andreev: “Vấn đề nguồn gốc tiếng Việt”, tạp chí Đông Phương học Xôviết, 1958. Xem thêm: Bình Nguyên Lộc: 1) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Bộc xuất bản, Sài Gòn, 1971 và 2) Lột trần Việt ngữ, Nguồn Xưa xuất bản, Sài Gòn, 1972.
2. Marritt Ruhlen: A guide to the languages of the world, Standfort University, 1975.
28
một trong những khu vực có rất nhiều ngôn ngữ, phong phú, đa dạng và phức tạp, đặc biệt là phức tạp về mặt nguồn gốc.
P.K. Benedict có “Austro - Thai and Austroasiatic” và “Dòng xuyên ngữ ở Đông Nam Á”1. Theo đó, các ngôn ngữ ở khu vực Nam Á có quan hệ với nhau, cho dù chúng thuộc ngữ hệ nào. Chẳng hạn, giữa ngữ hệ Nam Thái (Austro - Thai) và Nam Á (Austroasiatic) gần như không có sự khác biệt nhiều và do đó hoàn toàn có thể xem là một. Điều này được khẳng định lại trong “Dòng xuyên ngữ ở Đông Nam Á”. Theo tác giả, khu vực Đông Nam Á, xét về mặt địa lý, là thống nhất; cho nên, ngôn ngữ ở đây có quan hệ với nhau về mặt cội nguồn. Điều này được thể hiện ở chỗ, trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ đều ít nhiều có dấu vết của (một số) ngôn ngữ khác. Ngoài ra, do sự phân bố đan xen của các ngôn ngữ thuộc những ngữ hệ khác nhau đã tạo ra sự giao thoa và vay mượn, làm biến đổi cơ bản ở mỗi ngôn ngữ. Tuy quan điểm của tác giả còn có những chỗ phải tiếp tục nghiên cứu, khảo sát nhưng nó đã cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn hơn về ngôn ngữ của khu vực.
1. P.K. Benedict: 1) Austro - Thai and Austroasiatic, Austroasiatic studies, part I, the University press of Hawaii, 1976, pp. 4-36; 2) “Dòng xuyên ngữ ở Đông Nam Á”, tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1998.
29
Trong ghi chép, so sánh ngôn ngữ Thái trong A handbook of comparative Tai1, F.K. Li đã chỉ ra những đặc điểm về mặt từ vựng của ngôn ngữ này so với những ngôn ngữ cùng ngữ hệ.
R. Parkin trong công trình A guide to Austroasiatic Speakers and their Languages2 đã giới thiệu những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic). Theo tác giả, những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này có sự giao thoa, vay mượn lẫn nhau. Tuy nhiên, vấn đề nguồn gốc của các ngôn ngữ vẫn chưa được tác giả chú ý đúng mức.
Trong khi đó, Masumoto Nobuhiro chỉ ra mối quan hệ giữa tiếng Nhật và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á trong “Le Japonaire et Les Langues Austroasiatiques”3. Theo đó, tiếng Nhật thuộc ngữ hệ Altai, nhánh phương Đông nhưng lại có quan hệ với các thứ tiếng thuộc Nam Á (Austroasiatic) và Mã Lai - Đa đảo của Nam Đảo (Austronesia). Điều đó chứng tỏ rằng giữa các ngôn ngữ trong khu vực phương Đông có những quan hệ nhất định về cội nguồn. Nhận xét này so với Nguyễn Ngọc Bích và Bình Nguyên Lộc có những chỗ giống nhau4.
1. F.K. Li: A handbook of comparative Tai, The University press of Hawaii, 1977.
2. R. Parkin: A guide to Austroasiatic Speakers and their Languages, University of Hawaii press, Honolulu, 1991.
3. Masumoto Nobuhiro: “Le Japonaire et Les Langues Austroasiatiques”, 1928.
4. Riêng Nguyễn Ngọc Bích trong “Tiếng Việt, tiếng Nhật và họ 30
Murayama Shichiro trong “The Melayu - Polynesian companent in the Japanese language”1 đã chứng minh rằng trong tiếng Nhật có một số lượng rất lớn các từ thuộc các ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo. Theo tác giả, chỉ bấy nhiêu cũng đủ giúp để xác định sự phức tạp về mặt nguồn gốc của ngôn ngữ này2.
K.L. Adams trong System of numeral classification in the Mon - Khmer, Nicobarese and Aslian subfamilies of Austroasiatic3 khảo sát hệ thống số từ trong các nhánh thuộc Môn - Khmer và Nicoba, Aslian trong ngữ hệ Nam Á. Theo đó, trong hầu hết các ngôn ngữ nhánh của ngữ
Mã Lai - Đa đảo” trong tuyển tập Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam, 1994, số 11, tập 2, Dòng Việt, cho rằng tiếng Nhật có mối quan hệ rất phức tạp: là ngôn ngữ Altai nhưng lại có quan hệ với các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, với các thứ tiếng Hàn, Mông Cổ, Ainu, Caoli, Hán và các thứ tiếng thuộc ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo của Nam Đảo (Austronesia); với họ Tạng - Miến, họ Ural - Altaic và họ Altaic (dẫn theo Mai Ngọc Chừ: Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Sđd, tr. 285-289). Xem thêm: Bình Nguyên Lộc, 1) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt, Sđd; 2) Lột trần Việt ngữ, Sđd.
1. Murayama Shichiro: “The Malayu - Polynesian companent in the Japanese language”, Journal of Japanese studies 2, 1976. 2. Nên xem đây là hiện tượng song hành: tiếng Nhật có cơ tầng Mã Lai - Đa đảo nhưng cơ chế Altai như quan niệm của tác giả Phạm Đức Dương trong “Nguồn gốc tiếng Việt: Từ Việt - Mường đến Việt - Mường chung”, trong Phan Ngọc - Phạm Đức Dương: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011.
3. K.L. Adams: System of numeral classification in the Mon - Khmer, Nicobarese and Aslian subfamilies of Austroasiatic, Ph.D., University of Michigan, 1982, 507p.
31
hệ Nam Á trên đều có một số lớn các số có cách đọc giống nhau như một (tiếng Việt); muôi (tiếng Khmer) chẳng hạn. Từ đó, tác giả kết luận rằng giữa các ngôn ngữ của các nhánh Môn - Khmer và Nicoba, Aslian có mối quan hệ cội nguồn. Cũng K.L. Adams, trong “A comparision of the numberal classsification of human in Mon - Khmer”1
đã khảo sát, so sánh hệ thống loại từ số đếm trong ngôn ngữ Môn - Khmer. Nhìn chung, cả hai công trình của K.L. Adams đều liên quan tới việc phân loại số từ trong ngôn ngữ Môn - Khmer.
A. Bastian đã nhận xét về các bộ chữ viết sử dụng ở Đông Dương trong “Remark on Indo - Chinese alphabets”2. Theo tác giả, riêng khu vực Đông Dương cũng đã có nhiều loại mẫu tự và nhiều ngữ hệ, trong đó có một vài mẫu tự được sử dụng chung cho một vài dân tộc.
P.K. Benedict đã dành nhiều công sức cho việc nghiên cứu các ngôn ngữ châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như phân biệt sự khác biệt về ngữ nghĩa của các ngôn ngữ ở Đông Dương qua hai từ Hán cổ “lâp”và “nâ” trong “Semantic differentiation in Indo - Chinese”; nghiên cứu
1. K.L. Adams: “A comparision of the numberal classsification of human in Mon - Khmer”, Mon - Khmer studies, Vol. 21, 1992, p. 107-129. 2. A. Bastian: “Remark on Indo - Chinese alphabets”, JRAS, N.S. 3, 1868.
32
âm vị học các ngôn ngữ Đông Dương “Studies in Indo - Chinese phonology”; nghiên cứu về quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ ở Đông Nam Á trong luận án tiến sĩ “Kinship in Souhteast Asia”; nghiên cứu quan hệ giữa các ngôn ngữ Thái, Kađai và Inđônêxia ở khu vực Đông Nam Á, trong “Thai, Kadai and Indonesian a new alignment in Southeastern Asia”; nghiên cứu ngôn ngữ và văn chương Đông Nam Á trong “Languages in Literatures of Indochina”; nghiên cứu hệ thống thanh điệu ở Đông Nam Á trong “Tonal system in South - East Asia”; nghiên cứu quan hệ giữa các ngôn ngữ thuộc họ Nam - Thái và Nam Á trong “Austro - Thai and Austroasiatic”1.
G. Diffloth nghiên cứu về các ngôn ngữ Đông Nam Á trong “Austroasiatic langugages”; nghiên cứu các âm xát hẹp cuối từ của các ngôn ngữ tiền Môn - Khmer trong “Proto Mon - Khmer final spirants”; nghiên cứu quá trình hình thành và chuyển đổi các phụ âm cuối trong các ngôn ngữ Môn - Khmer phía Bắc trong “Copying and
1. P.K. Benedict: 1) “Semantic differentiation in Indo - Chinese”, HJAS, Vol. 4, p.313-329, 1939; 2) “Studies in Indo - Chinese phonology”, HJAS, Vol. 5, p. 101-127, 1940; 3) “Kinship in Southeast Asia”, Doctoral dissertation, Havard University, June, X, 562ps, 1941; 4) “Thai, Kadai and Indonesian a new alignment in Southeastern Asia”, Am. A., Vol 44, p. 576-601, 1942; 5) “Languages in Literatures of Indochina”, FEQ, VI, Vol. 4, 1947; 6) “Tonal system in South - East Asia”, JAOS, N. 68,p. 188-
191, 1948; 7) “Austro - Thai and Austroasiatic”, Opcit, p. 1-36, 1976. 33
transporting of the final consonant in Northern Mon - Khmer language”1.
A.G. Haudricourt, trong “Giới hạn và nối kết của ngôn ngữ Nam Á ở Đông Bắc”2 đã chứng minh mối quan hệ của một số ngôn ngữ giữa hai khu vực địa lý này như ngữ hệ Altai và Thái - Kađai. Còn trong Problemes de phonologie diachronique3, Haudricourt đã cho thấy sự phức tạp về mặt phương ngữ của các ngôn ngữ ở khu vực Nam Á trong quá khứ. Theo đó, thực ra, có thể một phương ngữ hiện tại (đồng đại - synchronic) là hình thức sót lại của một ngôn ngữ nào đó do bị biệt lập với nhóm số đông sử dụng nó; hoặc nó được bảo lưu - tức hóa thạch ngoại vi của một ngôn ngữ4.
1. G. Difloth: 1) “Austroasiatic langugages”(divides AA into thre major branches: Mon - Khmer, Munda and Nicobarese), EB. (15th ed.), Vol. 2, p. 480-484, 1974; 2) “Proto Mon - Khmer final spirants”, in Genetic relationship, diffusion and typological similarities of East and Southeast, Asian Language, Tokyo, the Japan society for the promotion of sciences, p.210 - 229, 1976; 3) “Copying and transporting of the final consonant in Northern Mon - Khmer language”, STC 12, 1979.
2. A.G. Haudricourt: “Giới hạn và nối kết của ngôn ngữ Nam Á ở Đông Bắc”, 1966, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1991.
3. A.G. Haudricourt: Problemes de phonologie diachronique, CNRS, Paris, 1972, 392p.
4. Về vấn đề này, xem thêm: Hoàng Thị Châu: Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Sđd, tr. 26-41.
34
Marie A. Marin trong “Les voyelles du Cambodgien parlé dans la province de Châu Đốc”1 cho rằng ngữ âm của người Khmer ở Châu Đốc, An Giang hoàn toàn giống với ngữ âm của người Khmer ở Campuchia (trong tài liệu của mình, tác giả gọi là “Cambode”). Do đó, nghiên cứu ngữ âm của người Khmer ở An Giang cũng có thể hiểu được đặc điểm ngữ âm của người Khmer ở Campuchia.
Georges Maspero nghiên cứu ngữ pháp tiếng Khmer trong Grammaire de la Langue Khmer2. Theo đó, ngữ pháp tiếng Khmer có rất nhiều điểm tương đồng với tiếng Việt cả về cấu tạo câu, từ lẫn các hình thức biến đổi câu. Tuy nhiên, chúng ta thấy ngữ pháp tiếng Khmer không phức tạp như ngữ pháp tiếng Việt, không nhiều mẫu câu, các loại câu như tiếng Việt.
Ở phạm vi rộng hơn và toàn diện hơn, Tiếng Khmer3 của Gérard Diffloth là một trong những công trình hoàn hảo nhất về ngôn ngữ này. Tác giả đã chỉ ra các đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Khmer. Qua đó chúng ta thấy tiếng Khmer có 33 phụ âm, 21 nguyên âm - một con số rất lớn so với tiếng Việt nhưng điều vô cùng lý
1. Marie A. Marin: “Les voyelles du Cambodgien parlé dans la province de Châu Đốc” (Sud Việt Nam) (STMK 131 - 41), 1979. 2. Georges Maspero: Grammaire de la Langue Khmer (Ouvrage publie Sous le Patronage de Ecole, Francaise - d’ Extrême - Orient), Cambodgien P., Impr. Nationale, 1915, VIII.
3. Gérard Diffloth: Tiếng Khmer (Đinh Lê Thư dịch), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
35
thú là tuy số lượng nguyên âm lớn nhưng khả năng kết hợp của chúng không phong phú như tiếng Việt. Cũng từ công trình này chúng ta thấy tiếng Khmer còn tồn tại ba loại hình âm tiết là đơn âm tiết (monosyllabic), song âm tiết (bisyllable) và một âm tiết rưỡi (sesquisyllabic). Quan điểm này giống với Thái Văn Chải trong Tiếng Khmer (Ngữ âm - Từ vựng - Ngữ pháp)1.
Asmah Haji Omar dành rất nhiều thời gian nghiên cứu tiếng Melayu của Malaixia như The Malay Peoples of Malaysia and Their Languages, An Introduction to Malay Grammar, Reconstruski fonologi Basha Melayu induk, Kepelbagaian fonologi dialek - dialek Melayu, Susur Galur Melayu2; Otman Sulaiman có Malay for Everyone3; Paquiti B. Bdayos có Filipino for Everyone4; Mukhataruddin Mohd Dain có Pembinaan Bahasha
1. Thái Văn Chải: Tiếng Khmer (Ngữ âm - Từ vựng - Ngữ pháp), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
2. Asmah Haji Omar: 1) The Malay Peoples of Malaysia and Their Languages, Dewan Bahasa dan Pustaka, Kuala Lumper, Malaysia, 1983; 2) An Introduction to Malay Grammar, Dewan Bahasa dan Pustaka, Malaysia, 1989; 3) Kepelbagaian fonologi dialek - dialek Melayu, Dewan Bahasa dan Pustaka, Malaysia, 1991; 4) Susur Galur Melayu, Dewan Bahasa dan Pustaka, Kuala Lumper, Malaysia, 1993; 5) Reconstruski fonologi Basha Melayu induk, Dewan Bahasa dan Pustaka, Malaysia, 1995.
3. Otman Sulaiman: Malay for Everyone, Pelanduk Publications, Malaysia, 1993.
4. Paquiti B. Bdayos: Filipino for Everyone, Pelanduk Publications, Malaysia, 1995.
36
Melayu1; Liaw Yock Fang có công trình Standar Malay made simple2, Tadahiko L.A. Shintani nghiên cứu tiếng Êđê trong “E’tudes phonology de la langue Ragdhé”3.
Tóm lại, bức tranh ngôn ngữ của Đông Nam Á được nghiên cứu khá đầy đủ, toàn diện. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn còn nhiều vấn đề thú vị chưa được khai thác, thậm chí còn nhiều điều bất ngờ khác đang chờ các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học khám phá.
5. Nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam
Ở Việt Nam, rất nhiều công trình về lĩnh vực ngôn ngữ được nghiên cứu và công bố. Tuy nhiên, một hạn chế rất lớn, rất cơ bản của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, là chủ yếu chỉ nghiên cứu tiếng Việt. Không nhiều người nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc khác như rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã làm.
a) Có rất nhiều công trình nghiên cứu cả đại cương lẫn chuyên sâu về ngôn ngữ
Bình Nguyên Lộc trong Lột trần Việt ngữ và Nguồn
1. Mukhataruddin Mohd Dain: Pembinaan Bahasha Melayu, Dewan Bahasa dan Pustaka, Malaysia, 1992.
2. Liaw Yock Fang: Standar Malay made simple, Times Books Internatinal Singapore & Kuala Lumpur, 1992.
3. Tadahiko Shintani L.A.: “E’tudes phonology de la langue Ragdhe”, Journal of Asian and African studies, N0 21, 1981.
37
gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam1 cho rằng trong tiếng Việt có mặt rất nhiều từ gốc Mã Lai. Nhận định này chỉ đúng một phần vì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, lại có quan hệ đan xen với hầu hết các ngôn ngữ của hai ngữ hệ lớn trong khu vực nên chắc chắn trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt không chỉ có từ có nguồn gốc Mã Lai, mà còn có thể có từ của một số ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ này2.
Tác giả Đặng Thai Mai cho rằng quá trình phát triển của lịch sử một dân tộc không thể không có vai trò tiếng nói của dân tộc đó. Ngược lại, quá trình phát triển tiếng nói của một dân tộc luôn gắn liền với lịch sử của dân tộc đó. Căn cứ vào sự phát triển hàng ngàn năm của tiếng Việt, tác giả khẳng định “Tiếng Việt Nam - một chứng cứ hùng hồn của sức sống dân tộc”3. Theo tác giả, nếu dân tộc Việt không đủ bản lĩnh thì chúng ta đã bị đồng
1. Bình Nguyên Lộc: 1) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sđd; 2) Lột trần Việt ngữ, Sđd.
2. Và chắc chắn không chỉ tiếng Việt mà rất nhiều, nếu không nói là tất cả, các ngôn ngữ trong khu vực, đều có hiện tượng như vậy: trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ này có hệ thống từ vựng của (một số) ngôn ngữ khác, thậm chí là những từ thuộc lớp từ cơ bản. Về vấn đề này, xem: Trần Trí Dõi: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Sđd, tr. 7-43; Hồ Xuân Mai: Tiếng Việt và sự phát triển văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, Chương 1.
3. Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt Nam - một chứng cứ hùng hồn của sức sống dân tộc”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1978.
38
hóa, đã bị tiêu diệt từ lâu. Tiếng nói của chúng ta cũng vì thế mà mất đi. Tiếng Việt “từ thuở ấu thơ”, vượt qua mọi thăng trầm của lịch sử đã tồn tại, phát triển cho đến hôm nay. Nói cách khác, ngôn ngữ và lịch sử một dân tộc luôn luôn tồn tại song song, không thể tách rời. Khi một trong hai yếu tố này mất đi, thì yếu tố kia cũng mất đi.
“Về lịch sử tiếng Việt”1 của tác giả Nguyễn Khánh Toàn có những nội dung chính như: nguồn gốc tiếng Việt, quá trình phát triển của tiếng Việt, tiếng Việt và sự vay mượn, tiếp xúc, cần có định hướng đúng cho tiếng Việt phát triển.
Tất cả các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là những nhà ngữ âm học, đều cho rằng tiếng Việt có tổ hợp phụ âm đầu. Tác giả Vương Lộc trong “Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỷ XV - XVI qua cứ liệu cuốn “An Nam dịch ngữ””2 cũng có chung quan điểm này. Tuy chỉ khảo sát tiếng Việt qua một tài liệu, trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Theo đó, tiếng Việt, cũng như hầu hết các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á khác, vốn đa âm tiết. Quá trình phát triển,
1. Nguyễn Khánh Toàn: “Về lịch sử tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1978.
2. Vương Lộc: “Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỷ XV - XVI qua cứ liệu cuốn “An Nam dịch ngữ””, tạp chí Ngôn ngữ, số 1+2, 1989. Xem thêm: Đinh Văn Đức (Chủ biên): Tiếng Việt lịch sử trước thế kỷ XX - Những vấn đề quan yếu, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, Phần 1, Chương 2; Phần 2, Chương 1.
39
dưới sự tác động của nhiều yếu tố, tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Việt rụng dần, làm thành một tiếng Việt đơn âm tiết như hiện nay. Đồng thời, quá trình đơn âm tiết này đã tạo ra thanh điệu cho tiếng Việt, tạo ra sự khác biệt đối với các ngôn ngữ xung quanh.
Trong “Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ”1, Hà Văn Tấn đã nghi ngờ rằng, từ rất lâu, người Việt cổ đã có văn tự. Kết luận này cho chúng ta nhiều suy nghĩ về nguồn gốc của người Việt, về quan hệ giữa người Việt cổ với các dân tộc trong khu vực. Tuy nhiên, đây chỉ là nghi ngờ bởi dấu vết về chữ viết của người Việt cổ không còn.
Theo tác giả Phạm Đức Dương trong “Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt - Mường”2, những ngôn ngữ trong nhóm Việt - Mường có chung một nguồn gốc và ban đầu có thể chỉ là một. Về sau, do điều kiện sinh sống và địa bàn cư trú thay đổi nên ngôn ngữ cội nguồn (proto language) bị tách ra, tạo nên những khác biệt. Chúng ta thấy nhận xét này hoàn toàn có cơ sở khoa học. Bởi lẽ, ngay trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thì tiếng Việt và tiếng Mường mới tách ra vào khoảng thế kỷ XIII đến XV, còn trước đó vẫn là ngôn ngữ tiền Việt -
1. Hà Văn Tấn: “Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ”, trong “Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, tr. 163-191.
2. Xem Phạm Đức Dương: 1) “Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt - Mường”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1979; 2) Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Sđd.
40
Mường, tức một ngôn ngữ chung1. Chính vì có quan hệ cội nguồn như vậy nên trong mỗi ngôn ngữ đều có một lớp từ chung của nhau.
Phan Ngọc và Phạm Đức Dương trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á2 cho rằng các ngôn ngữ gần nhau trước sau cũng vay mượn lẫn nhau và lâu dần - tức càng xa thời gian mượn - từ được mượn sẽ bị mờ đi trong ngôn ngữ đi mượn và lúc đó chúng ta sẽ khó nhận diện chúng. Cũng qua công trình này, chúng ta thấy nguồn gốc của tiếng Việt trong “ngôi nhà chung” Đông Nam Á. Và như vậy, ngay từ đầu, tiếng Việt đã có quan hệ với các ngôn ngữ phía Nam. Rộng hơn, người Việt và các tộc người Đông Nam Á đã có quan hệ với nhau. Cho nên, cho dù trong kho từ vựng tiếng Việt có hơn 65% từ gốc Hán nhưng tiếng Việt hoàn toàn không cùng nguồn gốc với ngôn ngữ này. Ngoài ra, theo công trình này, nếu như tiếng Việt chịu ảnh hưởng về mặt nghĩa của chữ Hán nhưng chi phối nó, bắt nó phải tuân theo ngữ pháp của tiếng Việt, thì khi tiếp xúc với tiếng Pháp nói riêng, với
1. Về vấn đề này, xem thêm: a) Nguyễn Tài Cẩn: 1) “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ, số 6, 1998; 2) Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000; b) Trần Trí Dõi: Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Sđd, tr. 155; c) Phạm Đức Dương: “Nguồn gốc tiếng Việt: từ Việt - Mường đến Việt - Mường chung”, trong Phan Ngọc - Phạm Đức Dương: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Sđd.
2. Phan Ngọc và Phạm Đức Dương: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Sđd.
41
các ngôn ngữ châu Âu nói chung, tiếng Việt đã bị ngữ pháp của những ngôn ngữ này chi phối, quyết định. Đến nay, ngữ pháp chúng ta đang sử dụng chính là ngữ pháp châu Âu. Chính đây là sức sống của dân tộc Việt: chỉ vay mượn từ vựng chứ không để bị chi phối.
Khi “Tìm hiểu về sự hình thành thanh điệu trong tiếng Việt”1, Nguyễn Văn Tài cho rằng quá trình đơn âm tiết hóa các tổ hợp phụ âm đầu đã làm xuất hiện thanh điệu trong tiếng Việt. Đây cũng là ý kiến của nhiều nhà ngôn ngữ học khác. Có hai vấn đề cần lưu ý thêm là thời gian bắt đầu và kết thúc đơn âm tiết hóa cũng như vì sao nhiều ngôn ngữ cũng trong tình trạng đơn âm tiết hóa (như tiếng Khmer hiện nay chẳng hạn) nhưng không xuất hiện thanh điệu? Cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn để trả lời những câu hỏi này. Ngoài ra, trong Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn2, Nguyễn Văn Tài cho rằng có sự tương đồng trong quá trình phát triển giữa tiếng Mường và tiếng Việt: cùng một ngôn ngữ chung ban đầu, đều phát triển, tạo thành nhiều phương ngữ. Nhưng cũng có sự khác biệt. Tiếng Việt, nhờ phát triển xuống vùng đồng bằng, đã tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác (language contact), giao thoa
1. Nguyễn Văn Tài: Tìm hiểu về sự hình thành thanh điệu trong tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1980.
2. Nguyễn Văn Tài: Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, LAPTS, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1983.
42
(interference) và tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ, bổ sung cho vốn từ vựng; còn tiếng Mường có phần hạn chế hơn. Nhưng nhờ vậy mà tiếng Mường còn giữ lại được nhiều dấu vết cổ và chúng ta có thể tìm về cội nguồn của hai ngôn ngữ này. Trong tất cả các phương ngôn - vùng ngôn ngữ Mường - như Mường Hòa Bình (ở những địa phương như Ba Vì, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phúc và Hà Sơn Bình), Mường Thanh Hóa đều có dấu vết chung của hai ngôn ngữ Việt - Mường. Tiếng Việt sau khi tách khỏi ngôn ngữ Việt - Mường chung ở thế kỷ XVIII đã manh nha xuất hiện thanh điệu và có sáu dấu thanh như hiện nay1, còn tiếng Mường chỉ có năm thanh. Nhưng không phải năm thanh này xuất hiện đầy đủ trong tất cả các phương ngôn tiếng Mường, mà chỉ người Mường Bi ở vùng Hòa Bình mới có. Đặc điểm này giống với tiếng Việt vì chỉ người Hà Nội và những khu vực gần đó mới có đủ sáu thanh, còn ở khu vực Trung và Nam Bộ chỉ có năm thanh.
Nguyễn Văn Lợi đã dành nhiều công sức nghiên cứu các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường. Trong “Về quá trình hình thành sự đối lập âm vực thanh điệu trong các ngôn ngữ Việt - Mường”2, tác giả chỉ ra có hai nhóm nhỏ hơn là song âm tiết và đơn âm tiết. Tiếng Việt, tiếng
1. Tác giả Hoàng Tuệ trong Cuộc sống ở trong ngôn ngữ, Sđd, tr. 21, cho rằng tiếng Việt có tám thanh.
2. Nguyễn Văn Lợi: “Về quá trình hình thành sự đối lập âm vực thanh điệu trong các ngôn ngữ Việt - Mường”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1991.
43
Mường và tiếng Cuối thuộc nhóm đơn âm tiết. Cũng theo tác giả, tiếng Việt và tiếng Mường gần nhau nhất và giống nhau nhất1.
Nguyễn Hữu Hoành đã xác định những ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong “Về sự phân định các ngôn ngữ của nhóm Việt - Mường”2. Kết quả này, về cơ bản, không khác so với nhiều tác giả trước đó như Trần Trí Dõi, Nguyễn Văn Tài, Phạm Đức Dương, Nguyễn Văn Lợi. Đó là các ngôn ngữ Arem, Chứt, Mã Liềng, Pọng, Abeu, Cuối, Mường và Việt hiện nay - những ngôn ngữ rất khác nhau về ngữ âm, từ vựng nhưng tất cả đều có chung một cội nguồn.
Trần Trí Dõi là người có nhiều công trình về tiếng Mường, quan hệ Việt - Mường, như “Tìm hiểu thêm về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt ở những từ có âm cuối vang (trên cứ liệu các ngôn ngữ Việt - Mường)”, “Về quá trình hình thành thanh của một vài ngôn ngữ/
ngôn ngữ Việt - Mường”, “Về các âm đầu tiền thanh hầu hóa (preglottalisee) trong proto Việt - Mường”, “On some lexicalogical Equivalents between the Nyak Kur (in Thailand) and the Viet - Muong languages (in Vietnam)”, “Các ngôn ngữ thành phần của nhóm Việt -
1. Xem thêm Trần Trí Dõi: Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Sđd, tr. 47-57.
2. Nguyễn Hữu Hoành: “Về sự phân định các ngôn ngữ của nhóm Việt - Mường”, tạp chí Ngôn ngữ, số 5, 1999.
44
Mường”, “Khái quát về lịch sử tiếng Việt”, Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, “Vietnamese Tone in Cua Lo (Nghe An)”, Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa - xã hội1, v.v.. Còn rất nhiều bài viết, công trình khác nghiên cứu về tiếng Việt, tiếng Mường. Chẳng hạn, tác giả đã “Tìm hiểu thêm về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt ở những từ có âm cuối vang (trên cứ liệu các ngôn ngữ Việt - Mường)”. Như vậy, chúng ta có thể suy ra rằng có sự khác biệt về phương thức hình thành các thanh điệu tiếng Việt, cụ thể là ở những từ có âm cuối vang với những từ có âm cuối không vang; giữa những âm tiết mang thanh điệu thuộc những âm vực khác nhau. Một vấn đề thú vị khác từ nội dung bài viết là tác giả đã giải thích một hiện tượng tiếng Việt trên cứ liệu của các ngôn
1. Trần Trí Dõi: 1) “Tìm hiểu thêm về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt ở những từ có âm cuối vang (trên cứ liệu các ngôn ngữ Việt - Mường)”, trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990; 2) “Về quá trình hình thành thanh của một vài ngôn ngữ/
ngôn ngữ Việt - Mường”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1991; 3) “Về các âm đầu tiền thanh hầu hóa (preglottalisee) trong proto Việt - Mường”, tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1991; 4) “On some lexicalogical Equivalents between the Nyak Kur (in Thailand) and the Viet - Muong languages (in Vietnam)”, Proceedings of third ISSL Pan - Asiatic Linguistics, Bangkok, N08 - 1992, Volume 2, p. 665 - 672; 5) “Các ngôn ngữ thành phần của nhóm Việt - Mường”, tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1996; 6) “Khái quát về lịch sử tiếng Việt”, trong Cơ sở tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998; 7) Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; 8) “Vietnamese Tone in Cua Lo (Nghe An)”, Ramkhamheang University, Bangkok, 2) 6 Oct., p. 28 - 32; 9) Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Sđd.
45
ngữ thuộc nhóm Việt - Mường. Chính điều này cho thấy sự gần gũi về mặt ngữ âm, từ vựng giữa những ngôn ngữ này; đồng thời có một quy luật về sự hình thành và phân bố các thanh điệu ở tiếng Việt cũng như giữa các ngôn ngữ trong nhóm Việt - Mường. Bởi chỉ như vậy mới có thể căn cứ vào cứ liệu của những ngôn ngữ khác để xác định một ngôn ngữ như cách làm của Trần Trí Dõi.
Nhà ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ như “Hệ thống thanh điệu tiếng Chăm và cách ký hiệu”, Tiếng Việt trên các miền đất nước, “Sự hình thành một phương ngữ Việt ngoài lãnh thổ quốc gia”, Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số 1,v.v.. Sự phong phú và khác biệt của tiếng Việt trên lãnh thổ Việt Nam là một điểm đặc sắc của ngôn ngữ này. Nó chứng minh rằng, cùng một thứ tiếng nhưng khi xuất hiện ở những địa bàn khác nhau, hình thức thể hiện sẽ khác nhau.
Một điều vô cùng bất ngờ, vô cùng ngạc nhiên và thú vị đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ là trong “Sự hình
1. Hoàng Thị Châu: 1) “Hệ thống thanh điệu tiếng Chăm và cách ký hiệu”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1-2, 1986, 2) Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989; 3) “Sự hình thành một phương ngữ Việt ngoài lãnh thổ quốc gia”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2000; 4) Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Sđd.
46
thành một phương ngữ Việt ngoài lãnh thổ quốc gia”, tác giả đã chứng minh có một sự tồn tại rất hiển nhiên một cộng đồng người Việt cùng với tiếng Việt, ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đó là vào thế kỷ XV, một nhóm ngư dân Đồ Sơn, Hải Phòng, do gặp bão, đã tới sinh sống, lập nghiệp ở Vu Đầu, Vạn Vĩ, Sơn Tâm (thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay). Theo tác giả, hiện nay, hệ thống nguyên âm, hệ thống vần và hệ thống thanh điệu của cư dân ở đây hoàn toàn giống với tiếng Việt hiện đại. Phát hiện này không những có giá trị về mặt khoa học, mà còn có ý nghĩa lớn về phương diện lịch sử.
Trong “Từ Nam Á trong tiếng Việt”1, tác giả Hồ Lê cho biết trong tiếng Việt hiện nay có gần 200 từ có gốc Nam Á nhưng không dễ để nhận biết. Điều này càng chứng tỏ rằng tiếng Việt và các ngôn ngữ Nam Á có quan hệ rất gần gũi, lâu đời. Cũng từ công trình trên, chúng ta thấy có một sự chuyển dịch về mặt địa lý - ngôn ngữ từ Bắc và lùi dần xuống tận các quốc gia phía Nam. Quá trình này đã để lại dấu vết ngôn ngữ trong các ngôn ngữ trong khu vực. Đó là lý do tại sao trong hệ thống từ vựng của hầu hết các ngôn ngữ phía Nam sông Dương Tử đều có mặt của một số từ thuộc một số ngôn ngữ khác2.
1. Hồ Lê: “Từ Nam Á trong tiếng Việt”, trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc ở phía Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. 2. Xem thêm Trần Trí Dõi: “Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội”, Sđd, tr. 7-68.
47
Nhà ngôn ngữ học Hoàng Tuệ dành trọn đời nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là Việt ngữ. Ông để lại tổng cộng 86 bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và 5 cuốn sách chuyên ngành. Những lĩnh vực ông quan tâm là ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ và sự phát triển xã hội, ngôn ngữ và giáo dục, ngôn ngữ và vấn đề chính sách, rèn luyện ngôn ngữ, ngôn ngữ và tư duy, dân tộc và ngôn ngữ, lịch sử và ngôn ngữ, triết học và ngôn ngữ. Ông là một nhà khoa học lớn, là “một trong những nhà khoa học đầu tiên đặt nền móng cho ngôn ngữ học Việt Nam. Trong suốt hơn 35 năm vừa làm công tác giảng dạy, đào tạo, vừa nhận nhiệm vụ chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học, ông đã viết hơn 100 công trình, tác phẩm” - đúng như lời giới thiệu của nhà ngôn ngữ học Đào Thản trong Hoàng Tuệ - Tuyển tập Ngôn ngữ học1.
Nguyễn Tài Cẩn có rất nhiều công trình khoa học về ngôn ngữ. Tất cả đều có giá trị khoa học, học thuật cao và được giới ngôn ngữ học trong và ngoài nước biết tới như: “Một vài nhận xét thêm rút ra từ cách đọc cổ Hán - Việt”, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Sơ thảo), “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt”, Nguồn
1. Xem Hoàng Tuệ: 1) “Nhìn lại thời tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp”, tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1997; 2) Cuộc sống ở trong ngôn ngữ, Sđd; 3) Tuyển tập Ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
48
gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa1; v.v.. Đinh Văn Đức có Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt (thế kỷ XX), Tiếng Việt lịch sử trước thế kỷ XX, những vấn đề quan yếu, “Vài nhận xét về đặc điểm ngữ pháp của các từ phụ cho động từ trong tiếng Việt qua một số văn bản thế kỷ XVII của Giáo hội Thiên Chúa”(viết chung với Nguyễn Văn Chính, Phạm Tú), “Một vài nhận xét về các đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Việt thế kỷ XVII”(viết chung với Nguyễn Văn Ấp)2, v.v.. Trong đó, hai công trình Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt (thế kỷ XX) và Tiếng Việt lịch sử trước thế kỷ XX, những vấn đề quan yếu có ý nghĩa rất lớn về lịch sử tiếng Việt lẫn giá trị học thuật. Từ những tư liệu hiếm hoi có được, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của tiếng Việt ở thời điểm
1. Xem Nguyễn Tài Cẩn: 1) “Một vài nhận xét thêm rút ra từ cách đọc cổ Hán - Việt”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1991; 2) Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Sơ thảo), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995; 3) “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt”, Tlđd; 4) Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, Sđd; 5) Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
2. Xem Đinh Văn Đức: 1) Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt (thế kỷ XX), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) “Một vài nhận xét về các đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Việt thế kỷ XVII”(viết chung với Nguyễn Văn Ấp), tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1983; 3) Đinh Văn Đức
(Chủ biên): Tiếng Việt lịch sử trước thế kỷ XX, những vấn đề quan yếu, Sđd; 4) “Vài nhận xét về đặc điểm ngữ pháp của các từ phụ cho động từ trong tiếng Việt qua một số văn bản thế kỷ XVII của Giáo hội Thiên Chúa”(viết chung với Nguyễn Văn Chính, Phạm Tú), tạp chí Ngôn ngữ, số 3+4, 1981.
49
chữ quốc ngữ mới đi vào ổn định. Theo đó, tiếng Việt đã vượt qua tất cả những “rào cản” của chữ Hán, của truyền thống và những khó khăn về loại hình, mẫu tự để khẳng định mình. Nếu không có tiếng Việt trước thế kỷ XX, nếu không có công sức của các giáo sĩ và nhà buôn phương Tây và không có sự cống hiến của những người Việt cấp tiến lúc bấy giờ thì không có tiếng Việt ngày nay.
Cũng khảo sát tiếng Việt thời kỳ manh nha như Đinh Văn Đức, nhưng tác giả Lê Quang Thiêm trong Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858 - 19451 chỉ khảo sát chuyên sâu một lĩnh vực - lĩnh vực từ vựng. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm từ vựng của tiếng Việt trong giai đoạn này, từ quá trình phát triển, đặc điểm phát triển đến những thay đổi, vay mượn. Công trình giúp chúng ta hiểu hơn về cấu trúc từ, những biến đổi của nó cũng như dấu vết ngoại lai của từ tiếng Việt.
Nguyễn Văn Khang có nhiều công trình, bài báo về tiếng Việt và các ngôn ngữ trong khu vực như: Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt (Chủ biên), Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản, Từ tiếng Việt: Hình thái - cấu trúc - từ láy - từ ghép - chuyển loại (Đồng tác giả), Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính (Chủ biên), Kế hoạch hoá ngôn ngữ - Ngôn ngữ
1. Lê Quang Thiêm: Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858-1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
50
học xã hội vĩ mô1,... Những công trình này bao quát khắp các lĩnh vực của tiếng Việt, từ ngữ âm đến ngữ pháp, cấu tạo từ, nghĩa của từ, chính sách xã hội và chính sách ngôn ngữ,...
Hoàng Văn Ma khảo sát tình hình nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong “Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta trong 30 năm qua”2. Theo đó, ngôn ngữ của hầu hết các dân tộc thiểu số, ở những khía cạnh và góc độ khác nhau, đều được các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học, quan tâm khảo sát. Đây là cơ sở để Nhà nước có chính sách bảo vệ, bảo tồn các ngôn ngữ và phục hồi chữ viết của một số dân tộc. Cũng Hoàng Văn Ma, trong Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam: Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học3, đã đặt vấn đề về việc nhất thiết phải xác định và xác định lại nguồn gốc và loại hình của các ngôn ngữ ở phía Nam Việt Nam. Tài liệu này sẽ rất có ích cho những ai nghiên cứu về ngôn ngữ, cụ thể là loại hình học của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
1. Nguyễn Văn Khang có gần 200 công trình, bài viết về tiếng Việt và các ngôn ngữ trong khu vực, bao quát mọi lĩnh vực, từ ngữ âm, ngữ nghĩa đến cấu trúc từ,...
2. Hoàng Văn Ma: “Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta trong 30 năm qua”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1975. 3. Hoàng Văn Ma: Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam: Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.
51
Đọc tập sách gồm 20 bài Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa - xã hội1 của Trần Trí Dõi, chúng ta thấy nhiều địa danh và tên gọi sự vật, sự việc như “Cửa Lò”, “Cà Lồ”, “Phú Lỗ”, “Cán Khê”... ở khu vực Bắc Trung Bộ và “Nậm Rốm” ở Điện Biên thuộc họ Nam Đảo. Cũng qua tập sách, chúng ta thấy có những danh từ tưởng thuộc gốc Hán nhưng thật ra đó chỉ là biến đổi về sau, còn cội nguồn của nó thuộc họ Nam Á hoặc Nam Đảo.
Nghiên cứu ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á nói chung, rất đa dạng và phong phú, tùy vào góc nhìn của mỗi người. Chỉ riêng với tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học đã khai thác mọi góc độ, khía cạnh. Chẳng hạn, lĩnh vực dạy và học tiếng Việt cũng đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà ngôn ngữ học.
Nguyễn Văn Khang đã tiếp cận theo hướng riêng của mình trong “Từ thực tế giảng dạy tiếng Việt ở một vùng dân tộc không có chữ viết, góp thêm một cái nhìn về dạy - học tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc ít người”2. Bài viết giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cách dạy, phương pháp và mục đích dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
1. Trần Trí Dõi: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa - xã hội, Sđd. 2. Nguyễn Văn Khang: “Từ thực tế giảng dạy tiếng Việt ở một vùng dân tộc không có chữ viết, góp thêm một cái nhìn về dạy - học tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc ít người”, trong Nguyễn Văn Khang: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
52
Tương tự, trong Báo cáo đề dẫn “Vấn đề dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc ít người trong trường tiểu học Việt Nam”1, Bùi Thị Ngọc Diệp cho rằng hiện tại còn quá nhiều bất cập trong dạy và học tiếng Việt đối với học sinh các dân tộc thiểu số. Chính những khó khăn từ phía chương trình, chiến lược là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chưa khả quan trong dạy và học ở khu vực dân tộc thiểu số.
Vấn đề dạy và học tiếng Việt ở khu vực người Khmer Nam Bộ cũng được quan tâm đặc biệt.
Đào Trọng Hùng đưa ra một giải pháp áp dụng trong việc dạy và học tiếng Việt ở khu vực dân tộc Khmer đồng bằng sông Cửu Long trong “Giải pháp phát huy kết quả đạt được về giáo dục tiểu học cho học sinh Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hậu dự án “Giáo dục cơ sở cho học sinh Khmer””2. Theo đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ cả về phương pháp dạy, chương trình, đội ngũ giáo viên, chính sách khuyến khích của Nhà nước,... để bảo vệ và phát huy những kết quả đã có trong việc
1. Bùi Thị Ngọc Diệp: “Vấn đề dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc ít người trong trường tiểu học Việt Nam”, Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo song ngữ do Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức tại Ninh Thuận, 1999.
2. Đào Trọng Hùng: “Giải pháp phát huy kết quả đạt được về giáo dục tiểu học cho học sinh Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hậu dự án “Giáo dục cơ sở cho học sinh Khmer””, trong Nhiều tác giả: Phát triển giáo dục vùng Khmer Nam Bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
53
dạy và học tiếng Việt ở khu vực đông người Khmer nhất nước này.
Ban Dân tộc Tỉnh ủy Sóc Trăng thể hiện sự băn khoăn về chủ trương, chính sách đối với ngôn ngữ của người Khmer, đặc biệt là chữ viết qua “Những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ngôn ngữ chữ viết dân tộc Khmer Nam Bộ”1. Theo đó, cần phải tìm cách bảo vệ và phát triển cả tiếng nói lẫn chữ viết của người Khmer. Chỉ khi nào làm được điều đó thì mới phát triển được đời sống của cộng đồng này.
Tương tự, Ban Dân tộc Tỉnh ủy Trà Vinh cũng rất lo lắng về vấn đề bảo vệ và phát triển tiếng nói và chữ viết của người Khmer trong “Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục về ngôn ngữ và chữ viết dân tộc”2. Đó là việc làm cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, vấn đề này liên quan tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau như chính sách ngôn ngữ đối với tiếng Khmer, chính sách xã hội, triển khai chương trình,... Nó hoàn toàn nằm ngoài khả năng của một tỉnh,
1. Ban Dân tộc Tỉnh ủy Sóc Trăng: “Những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ngôn ngữ chữ viết dân tộc Khmer Nam Bộ”, trong Nhiều tác giả: Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các dân tộc ít người ở các tỉnh phía Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
2. Ban Dân tộc Tỉnh ủy Trà Vinh: “Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục về ngôn ngữ và chữ viết dân tộc”, trong Nhiều tác giả: Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các dân tộc ít người ở các tỉnh phía Nam, Sđd.
54
cho nên, rất cần một chủ trương đúng để có thể bảo vệ và phát triển ngôn ngữ của một cộng đồng lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam1, các tác giả đã cố gắng chứng minh mối quan hệ cội nguồn giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ, vai trò của tiếng Việt trong quá trình phát triển ngôn ngữ các dân tộc tại chỗ ở Nam Bộ. Theo đó, số lượng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á rất lớn, phân bố tương đối đều khắp trong khu vực. Một số ngôn ngữ đang có nguy cơ mai một.
Không nghiên cứu khái quát như các tác giả ở trên, đến với tiếng Khmer, tác giả Trịnh Thới Cang đề nghị “Cần có một hệ thống phiên âm như một ngôn ngữ dạng bắc cầu khi dạy tiếng Khmer”2. Khi đó, chúng ta sẽ có phương pháp dạy tiếng Khmer cho con em dân tộc này tốt hơn.
Thái Văn Chải nghiên cứu “Tiếng Khmer” ở các mặt ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp3 như đã thấy. Đây là công trình nghiên cứu có tính toàn diện trên các bình diện của
1. Nhiều tác giả: “Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
2. Trịnh Thới Cang: “Cần có một hệ thống phiên âm như một ngôn ngữ dạng bắc cầu khi dạy tiếng Khmer”, trong Nhiều tác giả: Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
3. Xem Thái Văn Chải: Tiếng Khmer (Ngữ âm - Từ vựng - Ngữ pháp), Sđd.
55
một ngôn ngữ - tiếng Khmer. Công trình của tác giả đã đặt nền móng cho những ai muốn tiếp cận ngôn ngữ này. Những nguyên nhân chính và những lỗi chính tả thường mắc khi học sinh Khmer viết tiếng Việt là gì cũng như phương pháp khắc phục được Phan Trần Công đề cập trong “Những lỗi chính tả thường mắc của học sinh người Khmer khi viết tiếng Việt”1. Như vậy, nếu khắc phục được những nguyên nhân chính thì cũng đồng nghĩa chúng ta đã loại được những lỗi thường gặp khi đối tượng này học tiếng Việt.
Viện Ngôn ngữ học đã đặt ra nhiều câu hỏi khi nghiên cứu Những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á2. Đó là những vấn đề gì? Có phải là xác định ngữ hệ, cội nguồn? Có phải là sự phân bố của các ngôn ngữ? Là việc phải cấp bách bảo vệ, bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ? Hay phải xây dựng bộ chữ viết cho các dân tộc và chung cho một số dân tộc? Giải đáp những câu hỏi này là vấn đề, nhiệm vụ của các nhà ngôn ngữ học, của chính phủ mỗi quốc gia.
b) Ở cấp vĩ mô, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều quan tâm tới việc phát triển chính sách ngôn ngữ, chính
1. Phan Trần Công: “Những lỗi chính tả thường mắc của học sinh người Khmer khi viết tiếng Việt”, trong Nhiều tác giả: Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ, Sđd.
2. Viện Ngôn ngữ học: Những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
56
sách giáo dục ngôn ngữ để tạo điều kiện bảo vệ, phát triển các ngôn ngữ
Tác giả Nguyễn Như Ý trong “Tính quy định chính trị của chính sách ngôn ngữ”1 cho rằng, chính sách ngôn ngữ luôn có tính áp đặt, mang tính chính trị của chế độ. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ luôn phải tuân theo sự định hướng nhất định. Nếu sự định hướng đó phù hợp thì các ngôn ngữ trong một quốc gia sẽ phát triển tốt. Ngược lại, nó sẽ gây khó khăn cho các ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.
Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam2 của Viện Ngôn ngữ học cho thấy chính sách ngôn ngữ của Việt Nam còn nhiều bất cập và chưa thật sự ổn định, cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội và của các ngôn ngữ.
Tác giả Phạm Đức Dương đặt vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ chủ thể với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong “Giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ các dân tộc ít người ở Việt Nam - Vấn đề và giải pháp”3. Theo đó, chúng ta thấy có một mâu thuẫn
1. Nguyễn Như Ý: “Tính quy định chính trị của chính sách ngôn ngữ”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1985.
2. Viện Ngôn ngữ học: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
3. Phạm Đức Dương: “Giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ các dân tộc ít người ở Việt Nam - Vấn đề và giải pháp”, tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2000.
57
rất khó giải quyết là làm sao để vừa phát triển tiếng Việt trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, lại vừa bảo vệ các ngôn ngữ dân tộc thiểu số một cách hiệu quả. Đây cũng là bài toán khó cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Lý Toàn Thắng (Chủ nhiệm) có “Chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lĩnh vực ngôn ngữ” và “Ngôn ngữ với sự nghiệp nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”1 cho rằng chính sách ngôn ngữ của Việt tuy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn cần phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình chung. Chính sách ngôn ngữ đúng của Việt Nam giúp chúng ta ổn định xã hội, tránh được những mâu thuẫn, góp phần phát triển xã hội.
Trong Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở quốc gia đa dân tộc và “Mấy vấn đề về cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam - Thực trạng và triển vọng”2,
1. Lý Toàn Thắng: 1) (Chủ nhiệm) “Chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lĩnh vực ngôn ngữ”, trong Chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lĩnh vực ngôn ngữ”(Đề tài khoa học cấp Nhà nước), 2001; 2) “Ngôn ngữ với sự nghiệp nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong Viện Ngôn ngữ học: Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Sđd.
2. Hoàng Văn Hành: 1) Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở quốc gia đa dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, 1997; 2) (Chủ biên): Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.
58
Hoàng Văn Hành cho rằng chính sách ngôn ngữ của chúng ta chưa thật sự giúp ngôn ngữ các dân tộc phát triển đồng đều cũng như rất khó khăn để bảo vệ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những ngôn ngữ có số dân ít, điều kiện kinh tế khó khăn.
Viện Ngôn ngữ học trong Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam và Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam1 đều cho rằng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam tương đối ổn định, cơ bản giải quyết được những vấn đề ngôn ngữ - dân tộc. Tuy nhiên, để phát triển tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc, nhất thiết phải có những điều chỉnh. Cũng theo đó, thực trạng ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là ngôn ngữ những dân tộc có dân số ít, điều kiện kinh tế khó khăn đang có nhiều nguy cơ. Cho nên, cần thiết phải điều chỉnh chính sách ngôn ngữ để bảo vệ những ngôn ngữ này.
Tác giả Lê Quang Thiêm trong “Về vấn đề ngôn ngữ quốc gia”2 cho rằng tất cả các mấu chốt của bài toán ngôn ngữ quốc gia nằm ở chỗ vừa bảo vệ vừa phát triển tất cả các ngôn ngữ, sao cho các dân tộc vừa sử dụng tốt ngôn ngữ chung, vừa bảo vệ được tiếng nói và chữ viết (nếu có)
1. Viện Ngôn ngữ học: 1) Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Sđd; 2) Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Sđd. 2. Lê Quang Thiêm: “Về vấn đề ngôn ngữ quốc gia”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 2000.
59
của dân tộc mình. Đồng thời, họ phải sử dụng được một ngoại ngữ để có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Đây cũng chính là khó khăn đối với tất cả các quốc gia khi hoạch định chính sách ngôn ngữ.
Cùng quan điểm trên, tác giả Phạm Đức Dương đặt vấn đề cần phải “Giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ các dân tộc ít người ở Việt Nam - Vấn đề và giải pháp”1. Bởi hiện nay có một thực trạng là thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số có khuynh hướng sử dụng tốt tiếng Việt hơn tiếng mẹ đẻ, thậm chí nhiều trường hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ rất khó khăn. Nếu để thực trạng này kéo dài, nguy cơ biến mất đối với ngôn ngữ các dân tộc là không nhỏ.
Để khắc phục những khó khăn trong xây dựng chính sách, chương trình giáo dục ngôn ngữ cho học sinh các dân tộc, tác giả Hoàng Thị Châu trong “Có thể xây dựng một bộ chữ viết chung cho nhiều ngôn ngữ dân tộc”2 đề nghị xây dựng một bộ chữ chung cho các dân tộc. Để thực hiện được ý tưởng này, cần phải tìm những điểm tương
1. Phạm Đức Dương: “Giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ các dân tộc ít người ở Việt Nam - Vấn đề và giải pháp”, Tlđd.
2. Hoàng Thị Châu: “Có thể xây dựng một bộ chữ viết chung cho nhiều ngôn ngữ dân tộc”, tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1993; in lại trong Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Sđd, tr. 410-415.
60
đồng về ngôn ngữ - đặc biệt là ngữ âm, về văn hóa nhằm tránh những bất lợi cả về ngôn ngữ lẫn tâm lý - dân tộc. Ngoài ra, còn có hàng trăm tác giả, nhà ngôn ngữ học khác của Việt Nam như Đoàn Thiện Thuật1, Hoàng Tuệ2, Mai Ngọc Chừ3, Nguyễn Ngọc Bích4, Nguyễn Tương Lai5, Nguyễn Văn Huệ6, Nguyễn Quang Hồng7, Đoàn Văn Phúc8, Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến9, Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật -
1. Đoàn Thiện Thuật: 1) Ngữ âm tiếng Việt, Nxb. Đại học - Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980; 2) Chữ quốc ngữ thế kỷ XVIII, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007.
2. Hoàng Tuệ: “Ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ thế giới”, tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1992.
3. Mai Ngọc Chừ: 1) Tiếng Melayu (Bahasa Melayu), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000; 2) “Các phụ tố cấu tạo danh từ trong tiếng Melayu và quy luật biến đổi ngữ âm của chúng”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2000; 3) “Cộng đồng Melayu: Một số vấn đề đang được đặt ra về ngôn ngữ”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2001.
4. Nguyễn Ngọc Bích: “Tiếng Việt thống nhất và họ Mã Lai - Đa đảo”, Tlđd.
5. Nguyễn Tương Lai: Sách học tiếng Thái Lan, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
6. Nguyễn Văn Huệ: “Nguyên âm mũi hóa trong tiếng Raglai”, trong “Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Raglai”, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
7. Nguyễn Quang Hồng: Âm tiết và các loại hình ngôn ngữ (tái bản), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
8. Đoàn Văn Phúc: Ngữ âm tiếng Êđê, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
9. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tái bản lần thứ 5, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.
61
Nguyễn Minh Thuyết1, Đinh Lê Thư2, Hoàng Cao Cương3, Cao Xuân Hạo4, Đỗ Quang Chính5, La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn6, Huình Tịnh Paulus Của7, Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên8, Philiphê Bỉnh9, Hoàng Phê10, Hồ Xuân Mai11, v.v..
*
* *
1. Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết: Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007.
2. Đinh Lê Thư - Y Tông Drang: Từ điển Việt - Mnông, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
3. Hoàng Cao Cương: 1) “Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu F0”,tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1989; 2) “Về chữ quốc ngữ hiện nay”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 2004.
4. Cao Xuân Hạo: 1) “Hai vấn đề âm vị học trong phương ngữ Nam Bộ”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1988; 2) Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1988; 3) Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
5. Đỗ Quang Chính, S.J.: Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Sđd. 6. La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn: Bích câu kỳ ngộ, tập III, phần III (Văn học), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 527-663. 7. Huình Tịnh Paulus Của: Đại Nam quấc âm tự vị, Saigon Imprimerie, REY, CURIOL & Cie, 4, rue d’Aran, 4. 1895-1896. 8. Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên (phiên âm, chú giải, giới thiệu): Hồng Đức quốc âm thi tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1982. 9. Philiphê Bỉnh: Sách sổ sang chép các việc, Viện Đại học Đà Lạt xuất bản, 1968.
10. Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
11. Hồ Xuân Mai: 1) “Tiếng Việt và sự phát triển văn hóa Việt Nam”, Sđd; 2) Ngôn ngữ văn hóa Nam Bộ, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015; 3) Ngôn ngữ miền sông nước (đồng tác giả), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014 và gần 20 bài tạp chí khác.
62
6. Như vậy, nghiên cứu ngôn ngữ Đông Nam Á đã được đề cập từ nhiều thế kỷ trước. Ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ cũng đã quan tâm đến vấn đề này. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều trường đại học có môn học liên quan như ngành Đông phương học, Đông Nam Á học, Châu Á học, Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á. Tất cả những khoa, chuyên ngành này đều có các môn học, chuyên đề liên quan đến vấn đề ngôn ngữ. Hy vọng sẽ có thêm nhiều công trình khoa học ra đời, góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề của khu vực, trong đó có ngôn ngữ.
Đây là quyển sách dành cho sinh viên, những người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ, đồng thời cũng giúp ích cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về khu vực. Do đó, chúng tôi điều chỉnh nội dung các chương nhằm đáp ứng cả hai yêu cầu này.
Ngoài Dẫn nhập và Kết luận, quyển sách có sáu chương, cụ thể:
Chương một: Những vấn đề chung: trình bày những nội dung chính như: tiếp xúc ngôn ngữ, giao thoa ngôn ngữ, xác định ngữ hệ các ngôn ngữ và xác định nguồn gốc tiếng Việt.
Chương hai: Tình hình phân bố ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á: trình bày thực trạng phân bố các ngữ hệ ở Đông Nam Á, quan hệ giữa các ngữ hệ ở Đông Nam Á.
63
Chương ba: Nhận định về sự phát triển của các ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á: nhận định, đánh giá về các ngôn ngữ ở khu vực, nhận định về tình hình ngôn ngữ ở Việt Nam.
Chương bốn: Vài nét về chính sách ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á: phân tích đặc điểm của chính sách ngôn ngữ của một vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Chương năm: Tìm hiểu về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa: tập trung nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ như thế nào, vai trò của mỗi yếu tố trong quá trình phát triển của yếu tố kia, lịch sử nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Chương sáu: Suy nghĩ về tiếng Việt: trình bày những vấn đề của tiếng Việt như thực trạng của tiếng Việt, thuận lợi và khó khăn trong bảo vệ và phát triển tiếng Việt, khả năng tự vệ trước các ngôn ngữ có thế lực, các yếu tố ngôn ngữ phải bảo vệ.
64
Chương một
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Sự phát triển ngôn ngữ của một dân tộc luôn chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ xung quanh, như tiếp nhận, vay mượn, giao thoa cho dù giữa chúng cùng hay khác ngữ hệ. Tiếng Việt là một ví dụ. Vì vậy, xem xét ngôn ngữ của một dân tộc, chúng ta phải để ý cấu trúc nội tại - những đặc điểm bên trong của nó nhưng đồng thời cũng phải chú ý dấu vết của yếu tố ngoại lai trong ngôn ngữ đó.
I. TIẾP XÚC NGÔN NGỮ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Khái niệm tiếp xúc ngôn ngữ
Khái niệm “tiếp xúc” đã có từ lâu1. Theo Phan Ngọc và Phạm Đức Dương: “Nói tiếp xúc ngôn ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra ngay trong cấu trúc
1. Xem Vương Toàn: “Tiếp xúc ngôn ngữ - vay mượn và sao phỏng”, trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - Lĩnh vực - Khái niệm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986, tr. 287-288.
65
của A do B đưa đến, hay nói khác đi, nếu trong quá trình phát triển lịch sử, A không tiếp xúc với B thì tự nó không có cái diện mạo ngày nay, hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn rất nhiều, và kết quả cũng không thể hệt như ngày nay được”1. Chúng tôi cho rằng đây là một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ nhất về tiếp xúc ngôn ngữ. Theo đó, để có tiếp xúc ngôn ngữ phải có ít nhất hai ngôn ngữ. Những ngôn ngữ đó phải có tác động lẫn nhau và tạo ra sự thay đổi sâu sắc bên trong của mỗi ngôn ngữ, khiến cho nó khác với ban đầu và có diện mạo như tại thời điểm hiện tại (đồng đại - synchronic). Như vậy, sẽ không có một ngôn ngữ nào ở mặt đồng đại mà không có tiếp xúc, cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ hiện tại đều rất khác, và có khi khác hoàn toàn, so với chính nó trước đây, bởi trong suốt quá trình phát triển của mình, tất cả các ngôn ngữ đều có tiếp xúc với các ngôn ngữ khác.
Nhưng cũng có cách hiểu khác về tiếp xúc. Đó là “cách tiếp cận song ngữ luận” (bilingualism)2. Cách hiểu này đơn giản, ít khắt khe hơn, vì khi hai ngôn ngữ có sự vay mượn từ (borrow language) của nhau thì hoàn toàn có thể xem đó là tiếp xúc. Từ đây chúng ta suy ra, một ngôn ngữ cùng lúc vay mượn của nhiều ngôn ngữ khác nhau thì nó vẫn được xem là tiếp xúc, còn thời gian tiếp
1, 2. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Sđd, tr. 10, 11.
66
xúc sớm hay muộn hơn không quan trọng. Chúng tôi gọi đây là tiếp xúc song ngữ đa phương. Đây là tình hình chung của tất cả các ngôn ngữ hiện nay trên thế giới. Vấn đề là chúng ta sẽ giải quyết như thế nào trường hợp vay mượn thứ cấp (tức ngôn ngữ A mượn từ của ngôn ngữ B nhưng từ đó được ngôn ngữ B mượn của một ngôn ngữ C khác - chẳng hạn từ “plaza” chúng ta mượn trong tiếng Anh lại có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha). Nên xem trường hợp này là tiếp xúc và là tiếp xúc trực tiếp. Bởi ta tiếp xúc với ngôn ngữ B thì tất cả những gì thuộc nó là của nó, cho dù trong quá khứ đó là yếu tố vay mượn. Ta mượn từ “xam xấp”, “cau xấp” của tiếng Khmer, nhưng đây là từ tiếng Trung Quốc, do người Khmer mượn1.
Nếu xem “một ngôn ngữ là một thể thống nhất biện chứng giữa cái cấu trúc nội tại đã có với những khả năng phát triển do một cấu trúc khác đưa lại”2 thì sự thay đổi ngữ âm của một ngôn ngữ cũng phải được xem là kết quả của quá trình tiếp xúc. Bởi chính vì có tiếp xúc mà có sự thay đổi về mặt ngữ âm của một ngôn ngữ. Điều đó cũng có nghĩa là có tiếp xúc ngôn ngữ thì tất cả các mặt của một ngôn ngữ đều chịu sự tác động của ngôn ngữ khác. Đồng thời, khi xảy ra tiếp xúc thì tất cả các ngôn ngữ tham gia đều bị thay đổi, chỉ là ít hay nhiều. Tiếng
1. Xem Thái Văn Chải: Tiếng Khmer (Ngữ âm - Từ vựng - Ngữ pháp), Sđd.
2. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Sđd, tr. 11.
67
Khmer tiếp xúc với tiếng Việt thì quá trình đơn âm tiết diễn ra nhanh hơn. Mặt ngữ nghĩa của từ cũng có sự thay đổi và dĩ nhiên cái cấu trúc của nó trước sau gì cũng sẽ phải thay đổi. Ngược lại, tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Khmer đã thay đổi rất nhiều, mà trước hết là ngữ âm, sau đó là từ ngữ, làm thành cái gọi là tiếng Việt Nam Bộ như hiện nay.
2. Hiện tượng song ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ sẽ dẫn tới hiện tượng song ngữ. Theo Vương Toàn, khái niệm “song ngữ” gồm có nhiều nội dung như song ngữ cá nhân, song ngữ tập thể, song ngữ hoàn toàn, song ngữ không hoàn toàn, song ngữ tự nhiên, song ngữ giáo dục...; bên cạnh đó còn có đời sống song ngữ, xã hội song ngữ1. Tuy nhiên, trước hết, cần phải làm rõ khái niệm “song ngữ”. Theo A. Martinet, “Trường hợp một người sử dụng hai ngôn ngữ [của hai dân tộc khác nhau - TG] với trình độ hoàn thiện như nhau” gọi là song ngữ (bilingual)2. Nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới như Vương Toàn trong “Tiếp xúc ngôn ngữ - vay mượn và sao phỏng”3 và “Lĩnh vực nghiên cứu
1. Xem Vương Toàn: “Lĩnh vực nghiên cứu song ngữ”, trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - Lĩnh vực - Khái niệm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986, t. 2.
2. Xem A. Martinet: La Linguistique synchronique, Paris, 1965. 3. Vương Toàn: “Lĩnh vực nghiên cứu song ngữ”, trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - Lĩnh vực - Khái niệm, Sđd, t. 2.
68
song ngữ”1, E. Haugen trong “Bilingualism in the America: A bibliography and a research guide”2 cũng hiểu tương tự. Thực tế cho thấy, có những trường hợp có khả năng sử dụng hơn hai ngôn ngữ, tức đa ngữ. Tuy nhiên, dù có hoàn thiện tới đâu thì trong giao tiếp người ta cũng chỉ có thể sử dụng song ngữ. Mặt khác, khó có thể đánh giá thế nào là sử dụng hai ngôn ngữ “với trình độ hoàn thiện như nhau”, bởi chúng ta không thể trả lời thế nào là “hoàn thiện”. Cho nên, theo chúng tôi, nên hiểu đơn giản như quan điểm song ngữ luận ở trên, cứ có vay mượn thì có tiếp xúc, sẽ khoa học hơn.
Trong một cộng đồng, có khả năng những nhóm nhỏ sử dụng những ngôn ngữ không giống nhau, làm thành xã hội đa ngữ. Tuy nhiên, cho dù đa ngữ thì trong giao tiếp, cá nhân hay cộng đồng đều chỉ sử dụng hai ngôn ngữ, tức song ngữ. Vậy, song ngữ tập thể hay song ngữ cộng đồng là trong đời sống, họ phải sử dụng hai ngôn ngữ để giao tiếp mà ít gặp khó khăn3.
1. Vương Toàn: “Tiếp xúc ngôn ngữ - vay mượn và sao phỏng”, trong Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - Lĩnh vực - Khái niệm, Sđd, t. 2. 2. E. Haugen: “Bilingualism in the America: a bibliography and a research guide”, Publications of the American Dialect Society, N0 26, University of a Alabama Press, 1956.
3. Chúng tôi không đặt vấn đề phải “sử dụng hai ngôn ngữ với trình độ hoàn thiện như nhau” mới gọi là song ngữ (bilingual) như A. Martinet. Bởi chúng ta khó có thể hiểu thế nào là hoàn thiện. Cho nên chúng tôi cho rằng trong giao tiếp song ngữ, nếu những người tham gia giao tiếp hiểu được thì đó là song ngữ. Song ngữ tập thể, song ngữ cộng đồng cũng vậy.
69
Một cá nhân hay tập thể, cộng đồng sử dụng song ngữ trong mọi lĩnh vực được xem là song ngữ hoàn toàn. Ngược lại, nếu họ chỉ sử dụng song ngữ để giao tiếp trong một lĩnh vực cụ thể nào đó thì đó là song ngữ không hoàn toàn. Tuy nhiên, khả năng này ít xảy ra. Bởi lẽ một người đã sử dụng song ngữ thì nhất định họ hiểu về các lĩnh vực, nội dung khác nhau, có thể sử dụng ngôn ngữ đó để giao tiếp. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đề nghị nên xem trường hợp này là song ngữ hoàn toàn có chủ đích.
Có hai con đường dẫn tới song ngữ - giáo dục ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ tự nhiên. Giáo dục song ngữ có tính bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Cho nên, hầu như không một học sinh nào không được học ít nhất là một ngoại ngữ. Song ngữ giáo dục có ưu thế là có tính định hướng, nằm trong chiến lược phát triển của quốc gia và phần nào đó có tính ép buộc để người học phải đạt một trình độ ngoại ngữ nhất định. Nó thiên về các kỹ năng nhiều hơn. Song ngữ tự nhiên thì ngược lại. Trong tiếp xúc tự nhiên, các cá nhân, tập thể sẽ bị “nhiễm” ngôn từ: họ sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng đan xen một cách tự nhiên và gần như vô thức. Lâu dần, ở những đối tượng đó hình thành cơ chế song ngữ. Hai ưu thế lớn nhất của song ngữ tự nhiên là không bị cưỡng ép vào tính khuôn mẫu của ngôn ngữ giáo dục - thứ đã tước mất sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ; và sử dụng đúng nhất bản chất của một ngôn ngữ.
70
Cuốn sách này sẽ xem xét cả hai con đường dẫn tới thực trạng song ngữ của một cộng đồng.
3. Vay mượn ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ sẽ dẫn đến việc vay mượn. Nhưng thế nào là vay mượn ngôn ngữ (borrow languge)? Đó là “Trong sự giao tiếp giữa tộc người A và tộc người B, khi tộc người A bắt gặp những đồ vật, những sự vật mà nó không có tên gọi, và nó cũng chưa tìm được cách dịch sang ngôn ngữ của mình, tất yếu nó sẽ gọi bằng những từ để chỉ đồ vật, sự vật của tộc người B...”1.
Như vậy, có vẻ quá trình tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra trước khi vay mượn. Tuy nhiên, về lý luận, có thể thấy cả hai hình thức này xảy ra cùng lúc. Người Pháp phải học tiếng Việt nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị và ngược lại, người Việt cũng có nhu cầu học tiếng Pháp nhằm tiếp cận những tinh hoa của người Pháp2. Trong quá trình này chắc chắn không thể tránh khỏi việc vay mượn từ của nhau. Nói cách khác, quá trình học và sử dụng một thứ tiếng nào đó chính là quá trình tiếp xúc và bản thân hành động sử dụng ngôn ngữ B đó chính là vay mượn, một hình thức vay mượn đơn giản nhất. Khi sử dụng từ
1. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương: Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Sđd, tr. 11.
2. Đây là nói về lý thuyết, trên thực tế tiếp xúc tiếng Việt và tiếng Pháp đã có từ trước đó.
71
của ngôn ngữ khác trong ngôn ngữ mẹ đẻ như một sự bắt buộc thì đó là vay mượn chiều sâu. Trong tiếp xúc, nếu có ngôn ngữ chiếm ưu thế thì nó được ngôn ngữ kia vay mượn nhiều hơn chiều ngược lại, trường hợp tiếng Việt và tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Khmer là những ví dụ. Khi vay mượn đạt tới mức sâu rộng thì khả năng tự vệ của ngôn ngữ vay mượn sẽ yếu dần và trong một chừng mực nào đó, nó bị ngôn ngữ kia lấn át.
Đây là vấn đề cần đặc biệt chú ý khi nghiên cứu ngôn ngữ Đông Nam Á.
4. Hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ
Ảnh hưởng của vay mượn sẽ là pha trộn, làm biến đổi ngôn ngữ vay mượn. Sự biến đổi xảy ra ở tất cả các mặt của ngôn ngữ, từ ngữ âm đến từ vựng, ngữ pháp - ngữ nghĩa. Thực tế của tiếng Việt đã chứng minh điều đó. Thế hệ trẻ người Việt đã “lai căng” khi phát âm; đã sử dụng cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh để diễn đạt tiếng Việt như “Tôi đến từ...”, “được làm bởi...”, “được tìm thấy bởi...”; đã sử dụng sai quy chiếu, dẫn tới sai nghĩa như “xin cảm ơn bài phát biểu...”, “xin cảm ơn sự có mặt/sự giúp đỡ...”, hoặc thường xuyên sử dụng đan xen từ nước ngoài trong câu “no biết”, “pro lắm”, v.v. là bằng chứng của sự biến đổi khi vay mượn. Tiếng Melayu ở Philípin - Bahasa Melayu cũng vậy. Nhưng hậu quả lớn nhất của
72
việc vay mượn là lâu dần, dấu vết vay mượn sẽ bị mờ, đồng thời ngôn ngữ vay mượn sẽ bị thay đổi, khiến cho việc truy nguyên khó khăn hơn mà từ gốc Hán hoặc gốc Nam Á trong tiếng Việt là một bằng chứng1.
Tiếp xúc ngôn ngữ còn có những hệ quả khác, như hình thành ngôn ngữ mới mà trường hợp tiếng Melayu ở Philíppin, tiếng Anh là những ví dụ. Theo đó, tiếng Melayu được người dân ở một số khu vực nông thôn Philíppin sử dụng theo cách riêng của họ và thường được biết tới là tiếng “Bahasa Melayu” hay “Melayu chợ trời”. Ở Việt Nam, tiếp xúc hai ngôn ngữ Việt - Pháp và Việt - Mỹ tạo thành thứ “tiếng bồi” như “xì tay”, “no thới bô”, “gạc bu rê”, “on, đơ, troi, cách”... Chắc chắn người bản ngữ không thể hiểu. Chúng tôi gọi đây là “lớp ngôn ngữ của thế hệ thứ ba” - những người trẻ. Nếu tình hình này không được chấn chỉnh kịp thời, nguy cơ biến mất đối với mỗi ngôn ngữ sẽ không nhỏ.
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU KHI XÁC ĐỊNH NGỮ HỆ Ở ĐÔNG NAM Á
Việc xác định ngữ hệ của các ngôn ngữ Đông Nam
1. Về vấn đề này, xem:
- Nguyễn Văn Khang: Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013;
- Bình Nguyên Lộc: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sđd; - Nguyễn Tài Cẩn: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Sđd.
73
Á chỉ có tính tương đối vì trên thực tế, chưa có sự thống nhất ý kiến giữa các nhà khoa học. Bởi, “Khoảng trống về ngôn ngữ chính là ở chỗ chúng ta chưa tìm thấy mối quan hệ cội nguồn giữa Nam Á và Nam Đảo, giữa Nam Á và Thái - Kađai và sự không rõ ràng về cội nguồn của ngôn ngữ Tày - Thái (khi được xếp vào dòng Nam Á, khi được xếp vào dòng Nam Đảo, khi được xếp vào dòng Hán - Tạng). Vì vậy có rất nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc các ngôn ngữ ở Đông Nam Á và cũng có xu hướng là muốn quy về một cội nguồn”1. Thêm vào đó, tình trạng di cư tự do với quy mô lớn đã làm thay đổi đáng kể thực trạng các ngữ hệ, tạo thành một bức tranh ngôn ngữ đa dạng, đan xen. Vì vậy, trong cuốn sách này, khi nói tới vấn đề ngữ hệ của Đông Nam Á, chúng tôi chỉ đề cập những ngữ hệ có mặt lâu đời, ổn định.
Có lẽ vì chỗ khó khăn như trên nên Benedict cho rằng khu vực này chỉ có ngôn ngữ Thái - Kađai và Austro - Thái, còn “A.G. Haudricourt chỉ công nhận ở Đông Nam Á có hai ngữ hệ: Nam Á (bao gồm cả Thái - Kađai, Mèo, Dao) và Nam Đảo”2.
Mai Ngọc Chừ thì cho rằng khu vực này có bốn ngữ hệ là Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo
1. Phạm Đức Dương: Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Sđd, tr. 9.
2. Paul Benedict: “Austro - Thai and Austroasiatic”, Austroasiatic studies, part 1, Opcit, p. 6. Dẫn lại của Phạm Đức Dương: Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Sđd, tr. 9.
74
(Austronesia), Hán - Tạng (Sino - Tibertan), và Thái - Kađai (Tai - Kađai)1. Một số tác giả lại cho rằng Đông Nam Á chỉ có ba ngữ hệ là Nam Á, Nam Thái và Hán - Tạng2 hoặc Nam Á, Nam Đảo và Hán - Tạng3. Có tác giả như Phạm Đức Dương thì cho rằng Đông Nam Á chỉ có hai ngữ hệ là Đông Nam Á và Hán - Tạng4.
1. Xem Mai Ngọc Chừ: Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Sđd, tr. 281 - 283.
2. Xem P.K. Benedict: “Austro - Thai and Austroasiatic”, Opcit, p.1 - 36. Xem thêm Trần Trí Dõi: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Sđd, tr. 38 - 40.
3. Xem Henri Maspero: Etude sur la phonetique historique de la langua Annamite: Les intitiales, Opcit, pp.1 - 127. Trong Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Sđd, tr. 126 - 127; Phạm Đức Dương đã phê phán Henri Maspero và A.G. Haudricourt vì chỉ đối chiếu lớp từ vựng rồi đưa ra kết luận [về tiếng Việt - TG] mà không tìm hiểu cơ tầng của các ngôn ngữ. Chúng tôi cho rằng nhận xét của Phạm Đức Dương là đúng và khoa học: chúng ta không thể chỉ dựa vào số lượng từ vựng mà kết luận về nguồn gốc, họ hàng của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có tới hơn 65% từ gốc Hán nhưng rõ ràng tiếng Việt không cùng một nguồn gốc với tiếng Hán. Thêm vào đó, rất nhiều từ chúng ta tưởng là từ gốc Hán nhưng thật ra nó có nguồn gốc từ Nam Đảo, Nam Á như Bình Nguyên Lộc đã chứng minh trong Lột trần Việt ngữ và Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sđd; và Hồ Lê trong “Từ Nam Á trong tiếng Việt”, trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam, Sđd; Trần Trí Dõi trong Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa - xã hội, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001.
4. Đây là nhận xét của Trần Trí Dõi trong Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 38. Không thấy Trần Trí Dõi ghi số trang tài liệu dẫn chứng. Trong phần tài liệu tham khảo của Chương 1 quyển sách này không có tài liệu liên quan đến tác giả Phạm Đức Dương, mà nó được đưa vào “Tài liệu tham khảo chính” ở cuối sách, với số thứ tự 45. Đó là quyển Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc
75
Nhưng cũng có tác giả như Trần Trí Dõi cho rằng Đông Nam Á, có năm họ ngôn ngữ “Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, tuy vẫn còn có những ý kiến khác nhau nhưng (...) Đông Nam Á (...) có năm họ ngôn ngữ”1 là Nam Á, Nam Đảo, Hán - Tạng (Sino - Tibertan), Mông - Dao (hay Mèo - Dao, H’mông - Mien, Miao - Yao) và ngữ hệ Thái - Kađai (Tai - Kađai)2.
Trong Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Phạm Đức Dương cho rằng khu vực Đông Nam Á có bốn dòng ngôn ngữ: Nam Á, Thái - Kađai, Nam Đảo và Tạng - Miến3. Như vậy giữa Phạm Đức Dương với những tác giả vừa đề cập giống nhau ở ba ngữ hệ trước, chỉ khác nhau ở ngôn ngữ Tạng - Miến,
người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Trần Trí Dõi nhầm hoặc chưa đọc kỹ bởi trong quyển sách này, mục “IV. Sự phân bố ngôn ngữ dân tộc ở Đông Nam Á”, tác giả Phạm Đức Dương viết rất cụ thể là khu vực Đông Nam Á có bốn dòng ngôn ngữ: Nam Á, Thái - Kađai, Nam Đảo và Tạng - Miến (tr. 186 - 192).
1, 2. Xem Trần Trí Dõi: Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Sđd, tr. 33. 3. Xem Phạm Đức Dương: Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Sđd, tr. 187 - 192. Thật ra, Tạng - Miến chỉ là một tên gọi khác của Hán - Tạng. Cần lưu ý là, cũng Phạm Đức Dương, trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á (viết chung với Phan Ngọc), tái bản lần 1, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011, tr. 88, có cách gọi khác là “dòng Môn - Khmer”: “Chúng tôi không dùng thuật ngữ Nam Á - Austronesien” (lưu ý tác giả viết không thống nhất: - sian/sia/sien) và dòng Mã Lai thay cho Nam Đảo.
76
Mông - Dao. Riêng tác giả Hồ Lê thì gọi chung là ngôn ngữ “họ Hán - phương Nam”1.
Như vậy, việc xác định số lượng các ngữ hệ ở Đông Nam Á vẫn chưa thống nhất. Tùy vào quan điểm và góc nhìn mà các nhà ngôn ngữ học đưa ra những cách lý giải khác nhau. Ngay việc sắp xếp các thành viên của các ngữ hệ cũng chưa thống nhất. Chẳng hạn, với Benedict thì đó là Nam Đảo, Mông - Dao và ngữ hệ Thái - Kađai (Tai - Kađai); H. Maspero gộp Mông - Dao và Thái - Kađai vào Hán - Tạng2; v.v..
Các nhà ngôn ngữ học cũng chưa thống nhất tên gọi. Chẳng hạn, Robert Parkin gọi là “các ngữ hệ”3. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
1. Xem Hồ Lê: 1) Dẫn luận Ngôn ngữ học, Đại học Mở bán công, 1994, tr. 245; 2) “Ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc ở Việt Nam”, trong Lịch sử Việt Nam, Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng chủ trì, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, t. 1, tr. 201.
2. Xem Henri Maspero: Etude sur la phonetique historique de la langua Annamite: Les intitiales, Opcit, pp.1 - 127.
3. Xem Robert Parkin: A guide to Austroasiatic speakers and their language, Opcit. Mai Ngọc Chừ trong Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Sđd, khi dẫn lại ý kiến của Robert Parkin cũng gọi là “ngữ hệ” nhưng cho rằng cần phải thêm dòng Mông - Dao. Tuy nhiên, tác giả không cho biết cụ thể đó là ý kiến của những ai mà chỉ nói chung chung là “theo quan niệm truyền thống được nhiều nhà khoa học thừa nhận...” (Sđd, tr. 276). Đồng thời, cả hai tác giả này đều không cho biết Đông Nam Á có những ngữ hệ/họ ngôn ngữ nào.
77
trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt không gọi là “họ” hay “ngữ hệ” mà gọi là “dòng”1. Trong khi đó, Trần Trí Dõi trong Giáo trình lịch sử tiếng Việt gọi là “họ ngôn ngữ”. Tuy nhiên, cho dù gọi là “họ”, “dòng” hay “ngữ hệ”, tất cả đều dịch từ “family language” hay “proto - language”; nhưng theo chúng tôi, nên sử dụng thống nhất tên gọi và nên gọi là “ngữ hệ” thì phù hợp hơn. Theo Trần Trí Dõi, Đông Nam Á có năm họ: Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo (Austronesia), Thái - Kađai (Tai - Kađai, Krađai), Mông - Dao (hay Mèo - Dao; H’mông - Miến, Miao - Yao) và Hán - Tạng (Sino - Tibertan)2. Còn với Mai Ngọc Chừ thì “họ” Nam Á có bốn ngữ hệ là Nam Á, Nam Đảo, Thái - Kađai và Hán - Tạng3. Trong khi đó, với Jame A. Matisoff, Đông Nam Á có ba ngữ hệ chính là Nam - Thái (Austro - Thái, gồm Nam Đảo/Mã Lai - Đa Đảo, Thái - Kađai, Môn - Dao), Nam Á và Hán - Tạng (Sino - Tibertan)4.
Như vậy là có sự thống nhất cao ở các ngữ hệ ở Đông Nam Á là Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo (Austronesia), Thái - Kađai (Tai - Kađai, Krađai), và Hán - Tạng (Sino -
1. Xem Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Sđd, tr. 54.
2. Xem Trần Trí Dõi: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Sđd, tr. 33.
3. Xem Mai Ngọc Chừ: Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Sđd, tr. 276 - 279.
4. Xem Jame A. Matisoff: Tonogenesis in Southeat Asia, Larry M. Hyman (ed.), Opcit.
78