🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đông Nam Á: Các Di Tích Lịch Sử, Danh Thắng Và Công Trình Kiến Trúc Tiêu Biểu Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN NGUYỄN ĐỨC TÀI NGUYỄN NGUYÊN NGUYỄN HOÀI ANH LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong lịch sử phát triển nhân loại, khu vực Đông Nam Á luôn được đánh giá là một trong những khu vực có vị trí địa chiến lược, là tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Không những vậy, với một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo, thống nhất trong đa dạng, có cội nguồn từ thời tiền sử và sơ sử, cư dân Đông Nam Á còn có một đời sống tinh thần vô cùng phong phú gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của các di tích lịch sử, công trình kiến trúc,... mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa và sự sáng tạo của người dân nơi đây. Vậy đến với khu vực Đông Nam Á, bạn nên ghé thăm những địa danh lịch sử nào, vui chơi ở đâu, tìm hiểu nét văn hóa bản địa ra sao?... Để trả lời cho những câu hỏi đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Đông Nam Á: Các di tích lịch sử, danh thắng và công trình kiến trúc tiêu biểu, do tập thể các tác giả biên soạn. Cuốn sách là một cẩm nang kiến thức cơ bản, được tổng hợp, chọn lọc, sắp xếp khoa học nhằm giúp bạn đọc hoàn thiện những hiểu biết về khu vực Đông Nam Á, cũng như hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của từng quốc gia trong khu vực. Từ đó nhận thức được đầy đủ hơn ý 5 nghĩa của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới nói chung, tại khu vực Đông Nam Á nói riêng. Tuy nhiên, trong lần xuất bản này, nội dung cuốn sách không đề cập các di tích lịch sử, danh thắng và công trình kiến trúc của Việt Nam. Chúng tôi sẽ dành thời lượng nghiên cứu mảng kiến thức này trong một cuốn sách khác. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 BRUNÂY 1. Làng nước/Làng nổi lớn nhất thế giới - Kampong Ayer Khi tới thăm xứ sở Hồi giáo Brunây, sẽ thật sự đáng tiếc nếu như không đến thăm các Kampong Ayer, một địa điểm du lịch nổi tiếng được xem như biểu tượng lịch sử, văn hóa và sự phát triển của đất nước Brunây. “Kampong” có nghĩa là “làng”, “Kampong Ayer” có nghĩa là “làng nước”, tức những làng trên mặt nước. Theo một số tài liệu cổ xưa thì Kampong Ayer được hình thành từ rất sớm, khoảng từ 600 năm trước do những nhóm người nhỏ, sống rải rác trên đảo Borneo vì lo sợ thú dữ và hiểm họa trên mặt đất đã dựng nên các căn nhà sàn đầu tiên trên mặt nước để cư ngụ. Họ đã khắc ghi một lời thề thiêng liêng là sẽ luôn gắn bó với nhau và chỉ sinh sống trên mặt nước. Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều những làng nổi rộng lớn tồn tại cho đến nay. Trải qua thời gian, hiện nay, dù cuộc sống đã phát triển cao hơn rất nhiều song nhiều người dân Brunây vẫn gắn bó với các làng nổi Kampong Ayer. Suốt dọc bờ biển Borneo có rất nhiều Kampong Ayer, trong đó nổi tiếng nhất là Kampong Ayer nằm dọc theo bờ sông Brunây, liền kề với thủ đô Bandar Seri Begawan, đây là làng nổi lớn nhất thế giới với 7 diện tích hơn 10km2 và có khoảng 30 nghìn cư dân sinh sống trong 42 làng. Với bề dày lịch sử, Kampong Ayer là niềm tự hào của người dân Brunây. Người ta cho rằng, trong thời kỳ cường thịnh nhất (1485- 1524), Kampong Ayer là trung tâm hành chính và là kinh đô của Brunây. Ngày nay, Kampong Ayer là địa điểm thu hút khách du lịch, một di sản sống động của người dân Brunây. Cách thức xây dựng đã tạo nên tên gọi của Kampong Ayer. Tất cả các ngôi nhà và các công trình công cộng trong làng đều được xây dựng bằng một loại gỗ đặc biệt trên đảo Borneo. Loại gỗ này rất cứng và chắc chắn, được dùng làm cột chống nhà nên có thể nâng trọng lượng một ngôi nhà khá nặng, đồng thời có thể chịu được sự ảnh hưởng của nước trong hàng trăm năm mà vẫn bền vững. Tất cả các ngôi nhà đều cao hơn mặt nước khoảng 2m và được nối liền chặt chẽ với nhau bởi hệ thống các đường đi bằng gỗ tạo không gian sống khá thân thiện, gần gũi cho tất cả cư dân. Người ta ước tính có khoảng gần 50km đường bằng gỗ nối kết trong làng và giữa các làng. Kampong Ayer được xem là một di sản kiến trúc nhà gỗ độc đáo với nội thất được trang trí công phu. Các ngôi nhà ở đây dài và rộng với nhiều cửa sổ cùng những bức tường sặc sỡ. Mỗi nhà đều có khoảng sân để trồng hoa, cây cảnh. Bên trong nhà, các phòng được bố trí hợp lý gồm phòng khách, phòng ngủ cho gia chủ, con cái và nhà bếp. Để di chuyển từ làng ra đất liền, người dân sử dụng phương tiện duy nhất là taxi nước (water taxi) hay còn gọi là Tam bang. Taxi nước giống 8 như chiếc ca nô, nhưng được làm bằng gỗ và được gắn động cơ. Du khách đến thăm Brunây thường ví Kampong Ayer như “Venice của phương Đông’’. Cách so sánh này vốn là của một du khách người Anh - Robert Forrest. Trong tập hồi ký được xuất bản năm 1779, ông đã viết rằng: “Thành phố nước chẳng khác gì thành phố Venice với những ngôi nhà được xây cất trên mặt nước san sát liền nhau như tạo nên một con đường trên nước”. Đến đây, khách thăm quan bị quyến rũ bởi những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu truyền thống độc đáo trải dài trên sông Brunây, những sản phẩm độc đáo, tinh xảo được làm bằng bạc, bằng đồng, đồ mộc, khăn thêu và đồ đan lát của các thợ thủ công. Ngoài ra, du khách đến thăm cư dân làng nổi còn có thể thưởng thức những điệu nhảy và bản nhạc truyền thống vui vẻ của những người dân rất hiền hòa và mến khách. 2. Thánh đường Jame Asr Hassanil Bolkiah Brunây được mệnh danh là vương quốc của thánh đường Hồi giáo. Với diện tích chưa đến 6.000km2 và số dân hơn 400.000 người nhưng Brunây có đến hơn 100 ngôi thánh đường Hồi giáo. Sự giàu có của quốc gia, sự ủng hộ của hoàng gia và sự sùng đạo của người dân Brunây là nguồn lực vật chất và cảm hứng lớn để tạo ra những công trình kiến trúc tôn giáo hoành tráng, tuyệt đẹp. Trong đó thánh đường Jame Asr Hassanil Bolkiah ở thủ đô Bandar Seri Begawan chẳng những là thánh đường Hồi giáo lớn nhất trong khu vực 9 Đông Nam Á mà còn lọt vào top những thánh đường Hồi giáo lớn nhất thế giới. Jame Asr Hassanil Bolkiah được khởi công xây dựng năm 1988 nhân kỷ niệm 25 năm ngày quốc vương Hassanal Bolkiah lên ngôi và hoàn thành năm 1994. Ước tính người ta đã sử dụng tới 5 tấn vàng để trang trí thánh đường này, đặc biệt là các đỉnh chóp của thánh đường. Toàn bộ thánh đường có 29 đỉnh chóp. Tất cả các bậc cầu thang xây trong thánh đường cũng có 29 bậc. Con số 29 gắn với ý nghĩa quốc vương Hassanal Bolkiah là vị vua đời thứ 29 của Brunây. Khu vực cầu nguyện bên trong thánh đường có sức chứa lên đến hàng nghìn người. Để vào được khu vực bên trong thánh đường, những người đến thăm hay tham dự các buổi lễ sẽ được cho mượn áo choàng nếu ăn mặc chưa đảm bảo kín đáo theo quy tắc. Sau đó họ được dẫn đến một nơi gọi là hồ nước Thánh (Holly Water) để làm nghi thức thanh tẩy trước khi vào khu vực cầu nguyện với ý nghĩa những người này phải rửa sạch những tội lỗi, những suy nghĩ hoặc điều xấu mình đã làm để trở nên trong sạch trước Thượng đế. Điểm nhấn gây ấn tượng đối với du khách khi thăm Jame Asr Hassanil Bolkiah là biểu tượng tháp dầu lửa đặt trong thánh đường được làm bằng vàng 24k, nặng 3,5 tấn. Toàn bộ các cột, cầu thang của công trình đều được làm bằng đá cẩm thạch. Thảm trải trong thánh đường được nhập từ Arập, tường lát bằng gạch của châu Âu với những chùm đèn pha lê nặng vài ba tấn lấp lánh. Xung quanh thánh đường, các đài phun nước và khu vườn xanh được đặt xen kẽ 10 nhau một cách khéo léo tạo nên một khung cảnh hết sức yên bình. Theo thống kê, tổng chi phí để xây dựng công trình lên đến 200 triệu USD. Là thánh đường lớn nhất Brunây lại ở ngay khu trung tâm của thủ đô, Jame Asr Hassanil Bolkiah trở thành địa điểm thu hút người dân địa phương và tín đồ Hồi giáo các nước đến cầu nguyện cả ngày và đêm. Thánh đường có hai cổng vào. Một cổng dành cho người dân và du khách. Một cổng dành cho quốc vương và hoàng gia. Cổng dành cho quốc vương được dát vàng với cầu thang máy đi thẳng vào cửa chính. Trước cửa có biển ghi tên nhà vua được làm bằng vàng 24k. Vào thứ sáu hằng tuần, quốc vương và các thành viên trong hoàng gia thường đến thánh đường này để cầu nguyện. 3. Thánh đường Hồi giáo Omar Ali Saifuddin Nằm giữa một hồ nước nhân tạo ở ven bờ sông Brunây, thánh đường Hồi giáo Omar Ali Saifuddin là một trong những công trình biểu tượng cho sự giàu sang và sung túc của đất nước Brunây. Tên của thánh đường này được đặt theo tên vị vua thứ 28 của Brunây là Omar Ali Saifuddien III, cha của đức vua hiện tại đời thứ 29 Hassanal Bolkiah. Thánh đường được khởi công xây dựng từ năm 1958, khánh thành vào ngày 26-9-1958 sau bốn năm thi công với kinh phí gần 10 triệu USD. Đây là thánh đường dành cho nhà vua và hoàng gia nên kiến trúc rất nguy nga, với chiều cao lên đến 52m, đỉnh mái vòm được mạ vàng, cột và tường lát đá cẩm thạch. 11 Ngay sau khi hoàn thành, Omar Ali Saifuddin đã trở thành một trong những thánh đường đẹp nhất châu Á - Thái Bình Dương, niềm tự hào của cộng đồng Hồi giáo Brunây nói riêng và cộng đồng Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói chung. Thánh đường là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách kiến trúc đền đài cổ của Brunây với phong cách kiến trúc Phục hưng Italia và phong cách Mughal của Ấn Độ, do một kiến trúc sư người Italia là Cavalieri R. Nolli thiết kế. Sự kết hợp đó đã mang lại cho thánh đường này một vẻ đẹp vừa hiện đại vừa toát lên vẻ xa hoa, sang trọng. Những hàng cột bằng đá cẩm thạch trắng muốt, cầu kỳ; những hành lang sang trọng lót đá hoa cương hài hòa với những tháp cao và mái vòm dạng củ hành; các mái vòm được dát vàng lộng lẫy tỏa ánh sáng bốn phía. Trong khuôn viên rộng khoảng 2 ha, không gian xung quanh thánh đường như một thiên đường trên mặt đất với đài phun nước, vườn hoa, bãi cỏ xanh... Nội thất bên trong của thánh đường được làm từ các vật liệu tốt, các loại gỗ quý. Toàn bộ nền bên trong thánh đường đều được trải thảm nhập từ Arập. Để phục vụ du khách và tín đồ, hiện nay, thánh đường được đặt thêm cả thang máy. Thánh đường còn có các đường hầm để vua sử dụng khi vi hành trong thành phố. Phía trước mặt của thánh đường là chiếc thuyền Mahaliya nằm trên một hồ nước. Chiếc thuyền được nối với thánh đường bằng chiếc cầu nhỏ. Thuyền cũng được trang trí tinh xảo với nghệ thuật Mosaic cùng các hoa văn kỷ hà đặc trưng của Hồi giáo. Đêm đến là 12 thời khắc thánh đường trở nên lộng lẫy. Nổi bật trên nền trời là mái vòm chính dát vàng tỏa sáng cùng hệ thống những đỉnh tháp nhỏ hơn tạo thành bức tranh tuyệt mỹ giữa bầu trời đêm. Không gian trở nên uy nghiêm, lắng đọng với những âm thanh trầm bổng từ tiếng nguyện cầu của các tín đồ thành kính. Có thể nói, cùng với thánh đường Jame Asr Hassanil Bolkiah, thánh đường Omar Ali Saifuddin là điểm đến hết sức hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm đất nước Brunây tươi đẹp. 4. Cung điện hoàng gia Brunây Cung điện hoàng gia Brunây được đặt tên là Istana Nurul Iman, theo tiếng Arập có nghĩa là “cung điện ánh sáng của các vị Thánh”. Cung điện Istana Nurul Iman là nơi ở của quốc vương Hassanal Bolkiah và hoàng tộc Brunây. Cung điện cũng là nơi ở và làm việc của Chính phủ Brunây và Văn phòng Thủ tướng. Tọa lạc trên một ngọn đồi phủ bóng cây xanh ở hạ lưu sông Brunây, mặt tiền của cung điện hướng về phía nam - nơi có thủ đô Bandar Seri Begawan. Với diện tích 200.000m2, hiện nay, cung điện hoàng gia Brunây là cung điện có diện tích rộng nhất thế giới (vượt xa cung điện Buckingham của Anh có diện tích 77.000m2 và cung điện Madrid của Tây Ban Nha có diện tích 135.000m2). Cung điện được thiết kế bởi kiến trúc sư người Philíppin là Leandro V. Locsin và được xây dựng bởi Công ty Ayala International năm 1984. Hoàng cung được xây dựng theo lối kiến trúc Hồi giáo 13 với 1.788 phòng, 257 phòng tắm, 564 đèn treo nhiều ngọn, 51.000 ngọn đèn, 44 cầu thang bộ, 18 cầu thang máy, 5 hồ bơi đầy đủ tiện nghi. Máy lạnh được gắn khắp nơi trong cung điện, kể cả chuồng nuôi ngựa của nhà vua (vua có 200 con ngựa), có 110 gara để đỗ xe ở tầng hầm (nhà vua có bộ sưu tập hơn 500 chiếc xe hơi đắt tiền, đáng kể là 165 chiếc Roll - Royce hạng sang làm theo đơn đặt hàng). Phòng khách của cung điện có thể tiếp cùng một lúc 4.000 người và thánh đường để vua cầu nguyện có thể chứa 1.500 người. Tất cả các căn phòng, đặc biệt là phòng làm việc của quốc vương đều được trang trí nội thất cao cấp, sang trọng với thiết kế tinh xảo, làm từ các kim loại quý như vàng, bạc,... Văn phòng, nơi quốc vương làm việc giống như một căn hộ của một khách sạn cực kỳ sang trọng. Những đồ đạc trong phòng có thể sánh với đồ đạc của vua Pháp Louis thứ XIV. Nóc của cung điện là một mái vòm bằng vàng khiến cho nó thêm phần lộng lẫy và nguy nga hơn. Tổng chi phí xây dựng cung điện lên đến 1,4 tỷ USD (tương đương với khoảng 29 nghìn tỷ đồng). Hằng năm, cung điện mở cửa ba ngày vào lễ hội Hari Raya Aidilfitri của người Hồi giáo (thường diễn ra sau khi kết thúc tháng ăn chay Ramadan), cho khoảng 110.000 người vào để nhận lời chúc phúc từ nhà vua. Cung điện cũng được mở khoảng 10 ngày trong tháng ăn chay Ramadan để các tín đồ Hồi giáo vào cầu nguyện cùng với nhà vua cho “quốc thái dân an”. Cung điện hoàng gia chính là biểu tượng cho quyền lực của nhà vua và sự giàu có của đất nước 14 dầu mỏ Brunây. Người dân Brunây tự hào về hoàng cung như là một địa điểm linh thiêng và cao quý của những người Hồi giáo. 5. Công viên Jerudong - Thiên đường giải trí lớn nhất Đông Nam Á Cách thành phố Bandar Seri Begawan khoảng 10km, bên bãi biển Jerudong là công viên Jerudong, một công trình giải trí đặc biệt, được đánh giá là công viên giải trí lớn nhất và đắt giá nhất khu vực Đông Nam Á. Công viên Jerudong do quốc vương Hassanal Bolkiah bỏ vốn đầu tư để xây dựng trên diện tích 104 ha với tổng chi phí khoảng 1 tỷ USD. Sau một thời gian xây dựng, năm 1994, công viên đã chính thức đi vào hoạt động và lập tức trở thành công viên giải trí lớn nhất của khu vực Đông Nam Á (lớn hơn cả công viên giải trí Disneyland ở Hồng Kông trong giai đoạn 1). Trong những năm đầu, Ban quản lý công viên áp dụng chính sách ưu đãi nên du khách không phải trả tiền mua vé vào cửa, ngay cả các loại xe chuyên chở khách cũng miễn phí, vì thế, nơi này đã trở thành một điểm thăm quan nổi tiếng và thu hút rất đông du khách. Trong công viên có nhiều đảo nhỏ, sân chơi, công viên khủng long, rạp chiếu phim dành cho trẻ em,... Hàng loạt các dịch vụ ăn uống nhanh với rất nhiều món ngon hấp dẫn cũng luôn sẵn sàng cung ứng cho nhu cầu của khách thăm quan. Với việc bổ sung thêm các trò chơi dành cho người lớn, công viên đã thu hút thêm khá đông du khách đến thăm. Tuy nhiên, kể từ khi công viên áp dụng việc thu phí vào 15 cửa với mức 15 đô la Brunây/khách (gồm phí tham quan, các trò chơi, phí vận chuyển) thì số lượng khách tham quan đã giảm đi khá nhiều. Để khắc phục tình trạng giảm sút du khách, từ tháng 8-2006, công viên đã tiến hành cơ cấu lại và bổ sung thêm các hạng mục cũng như chương trình giải trí. Công viên đã dàn dựng các chương trình biểu diễn với sự tham gia của bảy đội nghệ thuật đến từ Philíppin. Từ tháng 12-2006, Ban quản lý công viên tiến hành bổ sung các nghệ sĩ địa phương vào các buổi biểu diễn cuối tuần. Sự thay đổi trong cách tổ chức và chương trình đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Mỗi đêm biểu diễn ở công viên thu hút khoảng 6.000 du khách tham dự. Tháng 12-2007, một sự kiện nổi bật với chủ đề “Vũ hội ánh sáng” đã được tổ chức thành công tại công viên, thu hút rất đông du khách đến với Jerudong. Sau thành công này, công viên đã trở thành tâm điểm, nơi thường xuyên được lựa chọn để tổ chức các sự kiện đặc biệt tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Một điều hấp dẫn khác của Jerudong đến từ Trung tâm Y khoa được xây dựng bên trong công viên với các phòng khám hướng ra bãi biển có thể cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cao cấp cho du khách. Trong Trung tâm Y khoa còn có cả một trung tâm tim mạch khá hiện đại, đội ngũ bác sĩ đều được đào tạo và tốt nghiệp loại giỏi tại nước ngoài. Đến với Jerudong, du khách sẽ có dịp đắm mình trong một không gian trong lành với những trò chơi giải trí hấp dẫn, những hoạt động nghệ thuật đặc sắc. Jerudong thực sự là thiên đường giải trí hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. 16 CAMPUCHIA 1. Đền Preah Vihear Preah Vihear trở nên nổi tiếng và thu hút được sự chú ý của du khách cũng như các nhà nghiên cứu không chỉ bởi đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới mà còn do đây là điểm nóng tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan. Đền được xây dựng trên một quả núi thuộc dãy Dangrek ở Campuchia, tên của ngôi đền đã được dùng để đặt tên cho tỉnh Preah Vihear. Do dãy núi Dangrek nằm ở khu vực khá nhạy cảm, là đường biên giới giữa Campuchia và Thái Lan nên trên thực tế, một nửa đền nằm bên vườn quốc gia Khao Phra Viharn thuộc huyện Kantharalak, tỉnh Sisaket, Thái Lan, nửa còn lại thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia. Người Campuchia gọi ngôi đền là Preah Vihear, còn người Thái Lan gọi là Prasat Khao Phra Viharn. Preah (tiếng Khmer) và Phra (tiếng Thái) cùng có nghĩa là “thánh”. Vihear (Khmer) và Viharn (Thái) cùng có nghĩa là đền thờ, điện thờ. Preah Vihear (Khmer) và Phra Viharn (Thái) cùng có nghĩa là “ngôi đền thánh”. Người Thái Lan bổ sung hai từ Prasat Khao. Prasat là cung điện và Khao là núi, gộp lại thành “Cung điện đền thánh trên núi”. Các nhà nghiên cứu cho rằng Preah Vihear được xây dựng từ khoảng thế kỷ IX đến thế kỷ XII. 17 Ban đầu, có lẽ đền Preah Vihear là nơi tu hành của một nhóm tu sĩ ẩn dật. Việc xây dựng ngôi đền này có liên quan tới một hoàng tử, con trai vua Jayavarman II, người đã cho xây dựng một ngôi đền thờ thần Siva vào đầu thế kỷ IX. Các di vật được tìm thấy tại đền cho thấy có một số yếu tố thuộc phong cách Banteay Srei cuối thế kỷ X. Tuy nhiên, những kiến trúc còn lại cho phép khẳng định rằng phần lớn ngôi đền được xây dựng dưới thời các vua Suryavarman I và Suryavarman II trong nửa đầu thế kỷ XI và nửa đầu thế kỷ XII. Bốn minh văn chữ Phạn và Khmer được phát hiện không những chỉ ra niên đại rõ ràng mà còn cho thấy vua Suryavarman I đã dồn nhiều tâm trí vào việc xây dựng ngôi đền. Vua đã cho dựng các linga dưới dạng các cột đá có khắc chữ tại nhiều nơi khác nhau trên vương quốc rộng lớn của ông và một trong số các cột đá này được dựng ở đền Preah Vihear vào đầu thế kỷ XI. Việc xây dựng đền Preah Vihear được hoàn thành vào thế kỷ XII khi vua Suryavarman II giao việc chỉ huy công trình này cho một trong những kiến trúc sư tốt nhất của mình là Divakarapandita. Đền Preah Vihear là một quần thể kiến trúc độc đáo, gồm một loạt các công trình được liên kết với nhau bằng một hệ thống đường lát gạch/đá và những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ. Có thể nói, Preah Vihear là một kiệt tác nổi bật của kiến trúc Khmer xét trên phương diện quy hoạch, điêu khắc và mối liên hệ của ngôi đền với khung cảnh tự nhiên xung quanh. Điểm đặc trưng nổi bật của đền Preah Vihear là những đường nét chạm khắc tinh xảo trên nền đá sa thạch 18 đỏ, một phong cách đặc trưng của Campuchia, gần giống với nét kiến trúc ở đền Banteay Srei nằm trong quần thể Angkor cách đó khoảng 150km. Kiến trúc phức hợp của ngôi đền chạy theo trục Bắc - Nam dài 800m, bao gồm một đường lát gạch/ đá và những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên đỉnh khu vực đền thờ ở phía nam (cao 120m so với khu phía bắc và 525m so với đồng bằng Campuchia). Xung quanh đền là các thư viện và tháp cao nhưng hiện nay phần lớn các kiến trúc phụ xung quanh đền đều bị đổ nát nghiêm trọng. Đường lên điện thờ có năm cột đá lớn được đánh số thứ tự tính từ bên ngoài ngôi đền và từ cao đến thấp (du khách sẽ gặp cột đá thứ năm đầu tiên). Mỗi cột đá có độ cao khác nhau và cách nhau bằng một vài bậc thang. Ở vị trí đứng của mỗi cột, khách tham quan đều không thể thấy toàn bộ quang cảnh ngôi đền trừ khi bước vào cổng chính. Cột thứ năm được xây theo kiểu kiến trúc Konker, trong khi cột thứ tư nằm ở phía sau được xem là một kiệt tác của Preah Vihear. Cột thứ ba lớn nhất và nằm giữa hai phòng lớn. Muốn đến được đền thờ phải đi thông qua hai sân liên tiếp nhau. Dù rất cổ kính nhưng đền Preah Vihear đã được bảo quản khá tốt. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến điều này. Thứ nhất, đền Preah Vihear nằm ở vị trí khá hẻo lánh và tương đối khó khăn khi tiếp cận. Từ phía Campuchia, chỉ có một con đường duy nhất dẫn lên ngôi đền nhưng lại phải leo dốc rất cao. Từ phía Thái Lan có thể đến ngôi đền dễ hơn nhưng trong thời gian trước đây, chính quyền Thái Lan ít quảng bá cho 19 ngôi đền. Thứ hai, cư dân chung quanh đền, từ người Campuchia đến người Thái Lan, đều tôn kính và hết sức chăm sóc nơi thờ cúng thiêng liêng này. Quyền sở hữu ngôi đền là chủ đề của những tranh chấp căng thẳng vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX giữa Pháp (khi đó đang thống trị Campuchia) và Thái Lan. Năm 1907, sau khi điều tra nghiên cứu, người Pháp đã đưa ra bản đồ, trong đó thể hiện chính xác khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận. Theo tấm bản đồ này, đền Preah Vihear nằm trong lãnh thổ của Campuchia. Năm 1954, sau khi quân đội Pháp rút khỏi Campuchia, Thái Lan đã chiếm giữ ngôi đền. Trước hành động của Thái Lan, Campuchia đã phản đối và yêu cầu tòa án quốc tế phân xử. Năm 1962, Tòa án Công lý quốc tế ở La Haye đã đưa ra phán quyết, khẳng định quyền sở hữu ngôi đền Preah Vihear thuộc về Nhà nước Campuchia và yêu cầu Thái Lan trả lại mọi di vật (kể cả những bức tượng thờ) đã bị đưa ra khỏi ngôi đền. Trong 20 năm sau đó, ngôi đền bị đóng cửa do tình trạng chiến tranh và sự hỗn loạn của lịch sử Campuchia. Năm 1982, ngôi đền được mở cửa trong một thời gian ngắn cho công chúng vào thăm nhưng ngay năm sau đó, lực lượng Khmer Đỏ đã tấn công và chiếm đóng khu vực đền Preah Vihear. Cuối năm 1998, đền Preah Vihear được mở cửa trở lại và Chính phủ Campuchia đã đẩy mạnh việc tu bổ lại ngôi đền. Năm 2003, việc tu bổ được hoàn tất và một con đường đến ngôi đền từ phía Campuchia đã được xây dựng. Năm 2007, Chính phủ Campuchia đã đề nghị UNESCO công nhận đền Preah Vihear là Di sản 20 thế giới nhưng đề nghị này không được chấp nhận do vẫn tồn tại những bất đồng giữa Campuchia với Thái Lan và sự phản đối từ phía Thái Lan. Tuy nhiên, ngày 7-6-2008, được sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao Thái Lan, Ủy ban Di sản thế giới họp tại Canađa đã công nhận đền Preah Vihear là Di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, sau quần thể kiến trúc Angkor (1992) và Điệu múa Hoàng gia (2003). Từ năm 2009, quan hệ giữa hai nước Campuchia - Thái Lan lại trở nên căng thẳng do tranh cãi về chủ quyền đối với ngôi đền này. Căng thẳng leo thang dẫn đến giao tranh quân sự giữa hai nước tại đây. Năm 2013, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết khẳng định đền Preah Vihear thuộc về Campuchia và yêu cầu phía Thái Lan phải rút quân đội, cảnh sát ra khỏi khu vực ngôi đền. Từ năm 2014, đền Preah Vihear đã tiếp tục mở cửa để đón du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Với những giá trị độc đáo, Preah Vihear thực sự trở thành một địa điểm có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách năm châu, một điểm sáng của du lịch tại đất nước chùa tháp. 2. Đền Banteay Srei Banteay Srei là một công trình kiến trúc tại một khu rừng thuộc tỉnh Siem Reap, cách Angkor Wat khoảng 35km, được xây dựng trong thời gian trị vì của vua Rajendravarman II (944-968) và con trai ông - vua Jayavarman V (968-1001) để thờ các vị thần của Hinđu giáo là Brahma, Visnu và Siva. Trong ngôn 21 ngữ Campuchia thì Banteay có nghĩa là “đền” và Srei có nghĩa là “phụ nữ”. Tuy vậy, người ta có nhiều cách gọi tên ngôi đền này. Có người gọi một cách đơn giản là “đền của người phụ nữ”. Theo nhà nghiên cứu Glaize thì Banteay Srei có nghĩa là “tòa nhà thánh của người phụ nữ”. Nếu như các ngôi đền khác ở Campuchia thường được xây dựng bởi các vị vua thì Banteay Srei lại được xây dựng bởi một viên quan vào năm 968 để dâng tặng cho nhà vua Jayavarman V. Vì vậy, về mặt kích thước, ngôi đền này khá nhỏ bé. Một điểm khác biệt nữa là trong khi hầu hết các ngôi đền khác ở Campuchia đều được xây dựng bằng gạch nung hoặc đá sa thạch xanh thì Banteay Srey là ngôi đền duy nhất trong quần thể di tích Angkor được xây dựng bằng vật liệu đá ong và đá sa thạch hồng. Sự kết hợp giữa hai loại chất liệu khá khác biệt về tính chất (đá ong rất cứng rắn, hầu như không thể chạm khắc được và đá sa thạch hồng khá mềm, phù hợp cho điêu khắc trang trí) đã tạo nên cho ngôi đền nhỏ này một vẻ đẹp của sự tương phản: trên nền đá ong thô ráp, vững chãi là những hàng cột, bức tường, mi cửa bằng đá sa thạch hồng phủ kín những bức phù điêu lộng lẫy, chạm khắc các nhân vật trong thần thoại, sử thi, những hoa văn trang trí tinh xảo, sắc nét và vô cùng mềm mại như bức tranh với hàng ngàn chi tiết được thêu bằng tay vừa mới hoàn thành, dù đã hơn một ngàn năm trôi qua. Trong ánh nắng mặt trời của xứ nhiệt đới, màu hồng của đá sa thạch toát lên cảm giác ấm áp và gần gũi, khác hẳn vẻ đồ sộ, oai nghiêm của 22 những ngôi đền tháp khác xây bằng đá sa thạch xám phủ đầy rêu phong. Khu trung tâm của Banteay Srei là một cụm tháp gồm ba ngôi tháp nhỏ, trong đó ngôi tháp ở giữa cao hơn là nơi thờ thần Siva, hai ngôi tháp ở bên cạnh nhỏ hơn để thờ thần Visnu và Brahma. Chiều cao ngôi tháp ở giữa cũng khiêm tốn chỉ cao 9,3m và kích thước nền cũng chỉ là 9,4m x 9,4m. Bao quanh khu trung tâm là ba vòng rào với các cổng phòng (Gopura) ở bốn hướng. Nhìn từ bên ngoài vào, Banteay Srei có cổng vào rất giống kiến trúc xây dựng cổng ở đền Preah Vihear với những chóp cổng cong vút đặc trưng. Cấu trúc của đền cũng tương tự như các đền đài khác thời kỳ Angkor với ba lớp: qua cầu đá đi vào cổng đền là vòng ngoài; đến cầu đá thứ hai qua hào nước (nhưng nay không còn) là cổng vào vòng giữa; cuối cùng là vòng trong gồm các đền thờ và hai tòa thư viện, nhưng hiện nay không còn do đã bị sụp đổ. Điểm hấp dẫn và đặc sắc nhất của Banteay Srei là nghệ thuật điêu khắc tinh tế, tỉ mỉ của công trình. Trong tổng số khoảng 1.800 ngôi đền tại Campuchia được xây dựng trong thời kỳ Angkor, người ta chọn ra được hai ngôi đền đại diện tiêu biểu nhất là Angkor Wat và Banteay Srei. Nếu như đền Angkor Wat là biểu tượng cho kiến trúc xây dựng hoành tráng thì Banteay Srei là đại diện cho đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc thời kỳ Angkor. Ở Banteay Srei, mỗi mảng tường, mỗi nét điêu khắc đều diễn tả một câu chuyện độc đáo liên quan đến các thần tích Hinđu giáo hay sử thi Ấn Độ, như thần rắn Naga, thần gió Rehu, 23 thần lửa Agni, thần Krishna,... Những câu chuyện, đề tài đều được chạm khắc trên đá cực kỳ điêu luyện. Người ta nhận định rằng nét điêu khắc của Banteay Srei gần với kỹ thuật chạm khắc trên vàng và gỗ hơn là trên đá. Chính sự tài hoa của những nghệ nhân đã tạo cho quần thể đền Banteay Srei một sức cuốn hút kỳ diệu. Banteay Srei thật xứng đáng với lời ca tụng là “Tràng hoa bằng đá”, “viên ngọc quý” của nghệ thuật Khmer. Cùng với các công trình khác như Bakong, Prerup, Banteay Srei được các nhà nghiên cứu xếp vào nghệ thuật kiến trúc Khmer thời kỳ đầu Angkor. 3. Quần thể kiến trúc Angkor Angkor là tên gọi để chỉ vùng đất ở phía tây bắc Biển Hồ, thuộc tỉnh Siem Reap, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 240km về phía đông bắc. Vùng đất này đã trở nên nổi tiếng vì từng là kinh đô của Campuchia trong một thời gian dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV. Angkor cũng là tên gọi thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử Campuchia - thời kỳ Angkor (802- 1434). Angkor vốn là chuyển âm của một từ tiếng Phạn là Nagara có nghĩa là “đô thành” hay “kinh đô”. Người Khmer phát âm thành Nokor, người Pháp đọc và ghi lại thành Angkor. Vua Yasovarman I (889- 900), vị vua thứ tư của triều đại Angkor là người đầu tiên đặt kinh đô tại địa điểm Angkor và đặt tên nơi này là Yasodrapura. Nói tới Angkor, người ta nghĩ ngay tới một đô thị với những đền tháp kỳ vĩ, niềm tự hào về nghệ thuật kiến trúc không chỉ của dân tộc 24 Khmer mà còn của cả nhân loại. Thời kỳ Angkor đã chứng kiến sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của kiến trúc đền núi độc đáo có một không hai của người Khmer. Năm 1992, UNESCO đã công nhận quần thể di tích Angkor là Di sản văn hóa thế giới. Trong số hàng loạt các công trình kiến trúc thời kỳ này, nổi bật lên hai công trình lớn là Angkor Wat và Angkor Thom. Angkor Wat (Angkor Vat) Angkor trong tiếng Phạn có nghĩa là “kinh đô” hay “đô thành”, còn Wat trong tiếng Khmer có nghĩa là “đền”, vì vậy, Angkor Wat có nghĩa là kinh đô đền hay đền của kinh đô. Ở Việt Nam, chúng ta quen gọi Angkor Wat là đền Đế Thiên. Angkor Wat là quần thể kiến trúc lớn được xây dựng trong thời gian trị vì của vua Suryavarman II (1113-1150). Công trình được khởi công từ năm 1122 và hoàn thành vào năm 1150, đúng năm nhà vua qua đời. Được phát hiện năm 1861, Angkor Wat đã gây ra một sự bàng hoàng, sửng sốt lớn đối với các nhà nghiên cứu phương Tây. Henri Mouthot - người phát hiện ra Angkor Wat - đã phải kinh ngạc thốt lên: “Có lẽ công trình kiến trúc này không có và có lẽ không bao giờ có công trình nào sánh ngang với nó ở trên mặt quả địa cầu này”. Lúc đó, người ta đã đưa ra nhiều giả thiết về chủ nhân xây dựng nên công trình này. Có người cho rằng những người đã xây dựng kim tự tháp Ai Cập đã đến đây để xây dựng Angkor Wat. Những người khác lại phỏng đoán phải có bàn tay của người Hy Lạp trong việc tạo dựng ngôi đền đá kỳ vĩ này. Tuy nhiên, những nghiên 25 cứu sau đó đã vén bức màn bí ẩn về Angkor Wat và chỉ ra chủ nhân đích thực đã xây dựng công trình này là những người Khmer. Đối với người Khmer, Angkor Wat trở thành niềm tự hào của họ, vì vậy, họ cũng sáng tác ra những truyền thuyết để nói về nguồn gốc thần thánh của Angkor Wat. Theo đó thì ngày xưa, thần tối cao Indra có con với một phụ nữ dưới trần gian ở đất Campuchia cổ. Vì là con của hoàng hậu nên cậu bé trở thành hoàng tử và sẽ nối ngôi vua của Campuchia. Thần Indra vì mê vẻ khôi ngô, tuấn tú của cậu bé nên đã đem cậu về trời sống với mình. Không bằng lòng với việc con người dưới trần gian có thể cùng chung sống trên thiên giới nên các thần đã đòi Indra phải trả cậu bé về trần gian. Không còn cách nào khác, thần Indra đành phải chiều lòng các thần. Quen với cuộc sống trên thiên giới, khi về trần gian sống trong cung điện, cậu bé cảm thấy vô cùng buồn bã nên lại xin thần Indra cho mình lên thiên giới. Tuy nhiên, Indra không thể làm việc đó do bị sự phản đối của các thần. Để cậu bé hết buồn, thần Indra đã ra lệnh cho vị kiến trúc sư vĩ đại nhất của các thần xây một cung điện tráng lệ giống hệt cung điện của các thần trên thiên giới tại đất Campuchia. Chỉ trong một đêm, các thần đã xây xong cung điện đó và nó chính là Angkor Wat. Từ khi được phát hiện, Angkor Wat đã thu hút rất đông khách du lịch và cả các nhà nghiên cứu đến tham quan và khám phá. Người ta đã dùng tất cả những lời hay, ý đẹp để ca ngợi kỳ quan này. Một nhà nghiên cứu đã viết rằng để có thể ca ngợi hết vẻ đẹp 26 của công trình kiến trúc như Angkor Wat cần phải có kiến thức của một nhà kiến trúc sư khéo léo, sức tưởng tượng của một nhà thơ, sự nhạy cảm của một nghệ sĩ thiên tài và ngòi bút trơn tru của một nhà văn bậc thầy. Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh, về mặt loại hình và phong cách kiến trúc thì Angkor Wat là sự hoàn thiện ở mức độ cao của kiến trúc đền núi ở Campuchia thời Angkor; về mặt nghệ thuật thể hiện thì không có một kiến trúc Khmer nào trước và sau nó có thể so sánh nổi. Sự kỳ diệu của Angkor Wat khiến cho ngay cả các nhà nghiên cứu phương Tây, những người vốn quen với tính logic, tính hài hòa của kiến trúc cổ Hy - La cũng phải khâm phục và kính nể. Nằm ở góc đông nam của kinh thành, Angkor Wat được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật kích thước 1.500m x 1.300m. Bao quanh khu đất này là một hồ nước rộng 190m với chu vi 5.600m và một bức tường thành bằng đá ong và đá sa thạch có chiều dài 1.000m, rộng 850m. Vượt qua hồ phía tây là một con đường lát đá dẫn tới cổng chính dài 230m. Hai bên đường là hai hàng lan can bằng đá hình rắn thần Naga khổng lồ. Cổng chính có ba cửa, cửa chính giữa mở ra một con đường rộng 9,5m, dài 350m dẫn tới khu hồi lang kín. Các hồi lang này cũng có các tháp ở góc và các cổng phòng ở bốn phía. Dọc theo các tường của hồi lang là các bức phù điêu lớn, cao 2m, dài hàng trăm mét. Các bức phù điêu thể hiện các tích lấy từ thần tích của Hinđu giáo, từ các sử thi như Ramayana,.... Các phù điêu cũng mô tả cảnh vua Suryavarman II 27 đang thiết triều hay xung trận. Đặc biệt ở tầng hai, bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ đã tạo nên cả một thiên giới bằng đá qua các bức phù điêu với gần 2.000 tiên nữ Apsara. Tất cả các tiên nữ Apsara đều được chạm khắc với thân hình mềm mại, cân đối, căng tràn sức sống và đang nhảy múa tưng bừng. Khu trung tâm của Angkor Wat là một khối kiến trúc đồ sộ bằng đá hình kim tự tháp ba tầng, đáy vuông kích thước 75m x 75m. Mỗi tầng được bao bọc bằng một hồi lang kín với những dãy cột lớn. Trên tầng ba là năm ngọn tháp được bố trí theo sơ đồ ngũ điểm (tháp lớn nhất ở trung tâm và bốn tháp nhỏ hơn ở bốn góc). Tháp lớn nhất cao 42m và cách mặt đất 65m. Tại tháp lớn nhất này có đặt một bức tượng của vua Suryavarman II dưới hình dạng của thần Visnu bằng vàng. Angkor Wat là kiến trúc duy nhất của Campuchia mở cửa ở hướng tây. Điều này đã gây ra không ít những tranh luận trong giới nghiên cứu. Tuy nhiên, theo chứng minh rất thuyết phục của G. Coedes thì việc mở cửa ở hướng tây là hợp lý vì Angkor Wat là kiến trúc đền mộ táng. Một điểm đặc biệt nữa là tỷ lệ vàng và luật xa gần của người Hy Lạp cổ đại dường như đã được người Khmer áp dụng khi xây dựng Angkor Wat. Theo các kiến trúc sư của Hy Lạp cổ đại, muốn bao quát toàn bộ một công trình kiến trúc cần phải lùi xa một khoảng gấp hai lần kích thước lớn nhất của kiến trúc đó. Ở Angkor Wat, quãng đường từ cổng vào khu đền tháp dài gấp đôi chiều rộng mặt tây của đền. Tỷ lệ của ba tầng ở khu trung tâm của Angkor Wat 28 cũng là tỷ lệ vàng (tầng một cao 6m; tầng hai cao 13m (6m + 7m); tháp chính cao 42m (6m x 7m). Các thành phần kiến trúc từ tháp chính tới tháp phụ, từ bậc tam cấp đến các hồi lang đều được bố trí rất hoàn hảo đến mức chúng vừa là các công trình kiến trúc riêng biệt, vừa hòa vào tổng thể kiến trúc chung hết sức cân đối. Ngày nay, Angkor Wat là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Campuchia, nơi thu hút đông đảo nhất du khách trong và ngoài nước khi đến thăm đất nước chùa tháp. Angkor Wat thực sự là ngôi đền kỳ diệu, niềm tự hào của người dân Khmer, của kiến trúc Đông Nam Á và nhân loại. Angkor Thom Trong tiếng Khmer, Thom có nghĩa là “lớn” nên Angkor Thom có nghĩa là “kinh đô lớn”. Angkor Thom là kinh đô của vương quốc Campuchia, được vua Jayavarman VII xây dựng sau khi đánh đuổi quân xâm lược Champa, giành lại độc lập cho đất nước năm 1181. Toàn bộ kinh thành được bảo vệ bởi một bức tường thành bằng đá ong vững chắc, cao 8m và một hào nước rộng 100m, dài 4km bao quanh. Xung quanh thành có năm cửa mở ra ở bốn trục, trong đó cổng chính ở phía đông gọi là cổng chiến thắng (khải hoàn môn). Các cổng đều có các cổng phòng (gopura). Cổng chính lớn nhất rộng 16m, cao 20m, phía trên cổng là ba ngọn tháp có hình mặt người ở bốn mặt. Hai bên đường đi vào Angkor Thom là 54 bức tượng lớn bằng đá, bên trái là các vị thần, bên phải là các con quỷ đang gắng sức ôm ngang một con rắn Naga khổng 29 lồ. Đại dương được thể hiện cụ thể qua hình ảnh hào nước rộng bao quanh kinh đô, còn trục núi vũ trụ Meru chính là đền Bayon. Theo sự tính toán của các nhà nghiên cứu thì ở Angkor Thom có khoảng một triệu dân, là thành phố lớn hơn bất cứ thành phố châu Âu nào thời trung đại. Trung tâm của kinh đô là đền Bayon, Hoàng cung nằm chếch về phía bắc của đền này. Trong thành, Jayavarman VII còn cho xây dựng nhiều đền miếu khác như Banteay Kdei, Ta Prohm, Preah Khan, Neak Pan,... Theo bia ký thì Ta Prohm được xây dựng năm 1186 để thờ mẹ của vua dưới dạng mẹ của tất cả các vị Phật. Đền Preah Khan có niên đại khoảng năm 1191 để thờ cha của nhà vua dưới dạng Bồ tát. Giống với các vị vua Angkor khác, Jayavarman VII cũng xây dựng cho mình một ngôi đền núi - đền Bayon. So với Angkor Wat, đền Bayon nhỏ hơn nhiều nhưng nó vẫn hấp dẫn khách du lịch, các nhà nghiên cứu và những người ưa khám phá bởi sự phá cách, thần bí và kỳ vĩ. Xung quanh Bayon đã diễn ra nhiều tranh luận về niên đại, nội dung tôn giáo và phong cách nghệ thuật. Trước những năm 30 của thế kỷ XX, người ta vẫn cho rằng Bayon được xây dựng vào thế kỷ IX. Sau đó các nhà nghiên cứu lại thống nhất rằng Bayon được xây dựng trước Angkor Wat. Chỉ sau này người ta mới xác định chính xác niên đại của Bayon là cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, dưới thời Jayavarman VII. Vấn đề nội dung tôn giáo của Bayon cũng diễn ra nhiều tranh luận. Lúc đầu người ta cho rằng những mặt người tạc trên các tháp ở Bayon là mặt của thần 30 Brahma, sau đó lại cho đó là của thần Siva. Chỉ đến năm 1925, sau khám phá của H. Pacmangchie thì người ta mới nhận ra đây chính là khuôn mặt của Bồ tát. Trên cơ sở đó, G. Coedes đã chỉ ra rằng các mặt trên các tháp Bayon chính là chân dung của vua Jayavarman VII được thể hiện dưới hình dáng của Bồ tát từ bi cứu khổ cứu nạn. Có thể nói Angkor Thom và đại diện là Bayon đã đánh dấu bước chuyển trong đời sống tôn giáo của Campuchia từ Hinđu giáo sang Phật giáo Đại thừa. Nếu như Angkor Wat là công trình kiến trúc Hinđu giáo thì Angkor Thom là công trình kiến trúc Phật giáo. Bayon là ngôi đền núi ở trung tâm kinh đô Angkor Thom và là biểu trưng cho núi Meru, trung tâm thế giới trong thần thoại Hinđu giáo và Phật giáo. Bayon cũng đồng thời biểu trưng cho quyền lực của vương triều, của Jayavarman VII, ông vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Campuchia. Đền Bayon là đền tháp ba tầng mở ra bốn hướng. Tầng một và tầng hai là hai hồi lang kín đồng tâm theo truyền thống kiến trúc Khmer với kích thước thu hẹp dần. Tầng một kích thước 160m x 140m. Tầng hai kích thước 80m x 70m. Khu vực trung tâm của Bayon gồm 16 tháp lớn, tượng trưng cho 16 khu vực hành chính của Campuchia. Tháp chính cao 23m nằm trên nền tròn, đường kính 25m. Trên tất cả bốn mặt của 52 tháp đều tạc những mặt người với nụ cười bí ẩn. Trong điện thờ chính ở Bayon có đặt một pho tượng Phật. Theo các nhà nghiên cứu, hình mặt người trên các tháp chính là hình ảnh của vua Jayavarman VII được đồng nhất với Bồ tát nhằm khẳng định quyền 31 lực cũng như ước mong cứu vớt dân chúng của nhà vua. Pierre Loti, một nhà nghiên cứu phương Tây lần đầu tiên nhìn thấy Bayon khi ấy còn bị rừng cây bao phủ đã ghi lại cảm xúc kỳ lạ rằng “... tôi bỗng rùng mình với một niềm kinh hãi không rõ rệt khi tôi bị nhìn từ nụ cười cố định, rộng mở trên khuôn mặt từ trên cao nhìn xuống tôi dưới này... những nụ cười ấy có ở khắp nơi và tôi cảm thấy mình bị bí mật theo dõi từ mọi ngóc ngách của ngôi đền”. Còn H. Parmentier, nhà khảo cổ hằng ngày tiếp xúc với các di tích Khmer cũng không thoát khỏi cảm giác bị ám ảnh bởi Bayon. Ông đã viết: “Trước khi chúng tôi bắt đầu công tác tại đấy, ngôi đền Bayon là một mê hồn trận khó hiểu, thậm chí nguy hiểm nữa, cho nên mặt khác nó bám chặt lấy trí tưởng tượng của người ta và gây ra một tác động kỳ lạ và lãng mạn lên cảm giác của con người”. Bayon cũng là công trình kiến trúc duy nhất của Khmer không có tường rào bao quanh. Đây cũng là điều khiến các nhà nghiên cứu băn khoăn. Song có lẽ hợp lý và thuyết phục nhất cho đến nay vẫn là ý kiến cho rằng tường thành và hào bao quanh Angkor Thom cũng chính là tường rào của đền Bayon. Chủ đề trên các bức phù điêu của Bayon cũng khác so với Angkor Wat. Nếu như các cảnh diễn đạt trên các bức phù điêu dọc tường các hồi lang ở Angkor Wat là các cảnh lấy từ thần thoại Ấn Độ thì các bức phù điêu ở Bayon mang chủ đề huyền thoại tôn giáo đã bớt đi nhiều, thay vào đó là các cảnh liên quan đến sinh hoạt thường ngày của người dân Khmer. Trên các hồi lang bên ngoài ta có thể thấy các cảnh 32 chọi gà, lễ hội hay cảnh hành quân và chiến tranh với Champa. Cũng vẫn là những cảnh sinh hoạt đời thường nhưng các bức phù điêu trên tường ở hồi lang phía trong lại mô tả chủ yếu cuộc sống trong cung đình với các cảnh vũ nữ đang múa, vua đang thiết triều hay cưỡi voi ra ngoài thành. Có thể nói, đời sống văn hóa, xã hội của Campuchia thời Jayavarman VII được phản ánh khá đầy đủ và hết sức sinh động qua các bức phù điêu ở Bayon. Vì thế, có người cho rằng phù điêu ở Bayon là một tư liệu lịch sử vô giá, là bộ bách khoa bằng đá đồ sộ phản ánh sinh hoạt của người dân Khmer thời xưa. Chỉ ở tầng trên cùng, các bức phù điêu của Bayon mới mang nội dung tôn giáo với các cảnh thể hiện các tích về nhà Phật hoặc các tiên nữ Apsara. Cũng như Angkor Wat, Bayon trước đây hết sức lộng lẫy. Các dấu vết còn lại cho thấy nhiều chi tiết kiến trúc, điêu khắc trước đây được dát, trang trí bằng vàng, bạc và đá quý. Một bia ký nói rằng để trang trí cho Bayon người ta đã phải dùng đến 5 tấn vàng, 5 tấn bạc và 40 nghìn viên đá quý. Công phu, tiền của, tài trí đổ ra để xây dựng Bayon là vô cùng lớn. Theo tính toán của nhà nghiên cứu mỹ thuật người Pháp là Grosolie thì chỉ riêng việc chạm khắc tất cả những hình bằng đá ở Bayon đã cần tới 1.000 nhà điêu khắc giỏi làm việc chuyên cần trong 20 năm. Trong lịch sử Campuchia thời kỳ cổ trung đại, Jayavarman VII được đánh giá là ông vua vĩ đại nhất, tương ứng với thời kỳ hoàng kim của lịch sử Angkor. Người ta ước tính trong thời gian trị vì của mình, Jayavarman VII 33 đã sử dụng số lượng đá để xây dựng các công trình nhiều hơn tất cả các ông vua trước đó của Angkor cộng lại. Vì vậy, Angkor đã suy yếu nhanh chóng ngay sau khi Bayon được xây dựng xong. Bayon là ánh sáng của một ngôi sao băng trong lịch sử kiến trúc Khmer. Lịch sử vẫn tiếp tục cuộc hành trình của nó và biết bao triều đại, con người đã thay đổi, nhưng Bayon, ngôi đền kỳ vĩ và lãng mạn nhất của dân tộc Khmer với nụ cười huyền bí, vẫn trường tồn cùng đất nước Campuchia. 4. Quần thể kiến trúc Hoàng Cung Campuchia Tọa lạc tại thủ đô Phnom Penh trên một khu đất có diện tích 183.135m2, Hoàng Cung Campuchia được xây dựng và hoàn thiện dần dần qua nhiều đời quốc vương trong suốt hơn một thế kỷ qua với những điện, đền mái hình tháp kiên cố - vốn là kiến trúc tiêu biểu của người Khmer. Đây không chỉ là nơi làm việc, sinh hoạt của gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài mà còn là địa điểm diễn ra các nghi thức ngoại giao và nghi lễ của hoàng gia. Tên gọi đầy đủ của Hoàng Cung trong tiếng Khmer là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Các vua Campuchia đã ở đây từ năm 1866 khi cung điện được xây dựng, ngoại trừ một thời kỳ gián đoạn khi lực lượng Khmer Đỏ cai trị Campuchia. Hoàng Cung là một khu phức hợp các di tích bao gồm cung điện hoàng gia với chùa Bạc và sự kết hợp của rất nhiều công trình khác tạo thành một quần thể kiến trúc nổi bật ở thủ đô Phnom Penh. Tọa lạc tại bờ tây, nơi gặp nhau của bốn nhánh sông Mê Kông 34 và quay về hướng đông, nhìn ra bờ sông thoáng mát, Hoàng Cung là một địa điểm thăm quan không thể thiếu trong cuộc hành trình khám phá đất nước Campuchia tươi đẹp. Trừ khu vực sinh sống của hoàng gia (cung điện Khemarin), các nơi khác trong Hoàng Cung và chùa Bạc được mở cửa cho du khách thăm quan. Cũng giống như một số nước khác, chính quyền Campuchia quy định khá nghiêm ngặt đối với du khách khi tham quan Hoàng Cung. Khi thăm Hoàng Cung, du khách không được mặc quần ngắn trên đầu gối, áo thun sát nách, đi dép lê hay ăn mặc hở hang. Mọi người cũng bị cấm mang theo súc vật, vũ khí. Tại phòng Khánh tiết và chùa Bạc, du khách không được phép mang dép vào bên trong. Hoàng Cung hiện nay được thiết kế bởi kiến trúc sư Neak Okhna Tepnimith Mak và được xây dựng dưới sự bảo trợ của Pháp năm 1866. Cũng trong năm đó, nhà vua Norodom đã rời Oudong về sống trong cung điện này và Phnom Penh lại trở thành kinh đô của đất nước. Mấy thập niên sau đó, một số công trình kiến trúc được xây dựng thêm bao gồm điện Chanchhaya và điện Khánh tiết (nơi đặt ngai vàng và là nơi thiết triều của nhà vua). Việc xây dựng cung điện hoàng gia chính thức hoàn thành vào năm 1871. Năm 1873, những bức tường bao quanh cung điện cũng được xây dựng. Trong thế kỷ XIX, ngoại trừ điện Napoleon III - một món quà từ nước Pháp, năm 1876 - là mang đậm kiến trúc châu Âu, còn lại toàn bộ cung điện được xây dựng theo môtíp kiến trúc truyền thống Campuchia. 35 Đầu thế kỷ XX, quốc vương Sisowath (1904-1927) tiếp tục hoàn thiện và cho xây dựng thêm một số công trình khác như đại sảnh Phochani (bắt đầu xây dựng năm 1907, khánh thành năm 1912). Ông cũng cho mở rộng điện Chanchhaya và phòng Khánh tiết trong những năm 1913-1919. Các công trình xây dựng trong thời gian này mang đậm phong cách kết hợp giữa kiến trúc Khmer với kiến trúc Tây Âu, nhất là phòng Khánh tiết. Trong những năm 1930, thời vua Monivong cầm quyền, người ta xây thêm điện thờ Hoàng Cung, khu cấm thành Khemarin (1931). Năm 1953, công trình độc đáo Damnak Chan dùng làm nơi làm việc của Hội đồng cao cấp của nhà vua được xây dựng. Năm 1956, khu biệt thự Kantha Bopha được xây dựng làm nơi ở cho các vị khách nước ngoài khi viếng thăm hoàng gia. Điện Khánh tiết Tiếng Khmer gọi là Preah Thineang Vinnichay, có nghĩa là “Thánh vị phán xử”. Điện Khánh tiết là nơi nhà vua cùng nội các thiết triều. Ngày nay, nơi này được sử dụng để cử hành nghi lễ hoàng gia và tôn giáo, như lễ đăng quang, lễ kết hôn của những người trong hoàng gia và nơi nhà vua tiếp khách. Điện Khánh tiết đã được xây dựng hai lần. Lần đầu tiên, nó được xây dựng bằng gỗ vào năm 1869-1870 dưới thời vua Norodom và đã bị dỡ bỏ năm 1915. Điện Khánh tiết ngày nay được xây dựng năm 1917 và được khánh thành năm 1919 bởi nhà vua Sisowath. Tòa nhà được thiết kế hình chữ thập, diện tích 30m x 60m, viền bằng ba mái chóp. Ở trung tâm có mái chóp cao 59m 36 màu trắng, tượng Brahma. Phía trong có ngai vàng và bốn bức tượng bán thân của các vị vua trước đây. Cánh trái của tòa nhà có một ngai vàng có hình dạng một chiếc kiệu và một bức tượng bằng đồng kích thước bằng người thật của vua Sisowath. Như tất cả các ngôi nhà và công trình xây dựng trong Hoàng Cung, điện Khánh tiết quay về hướng đông nên công trình này rực rỡ nhất vào buổi sáng. Trong điện Khánh tiết, ngai vàng được đặt trang trọng ở chính giữa phòng. Chiếc ngai vàng này chỉ được sử dụng để làm lễ cho các vị vua vào ngày đăng quang. Trần của điện có cấu trúc mái vòm, được trang trí họa tiết rực rỡ, mô tả sử thi Reamker (sử thi Ramayana đã được Khmer hóa). Tại điện Khánh tiết, khách thăm quan không được ồn ào và bị cấm chụp hình hay quay phim. Điện Chanchhaya Điện Chanchhaya hiện nay là công trình đã được xây dựng lần thứ hai. Trước đó, dưới thời vua Norodom, đây là một công trình bằng gỗ. Năm 1913-1914, dưới thời vua Sisowath, công trình được tái xây dựng cùng kiểu dáng thiết kế với công trình trước đó. Điện Chanchhaya là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật của hoàng gia (như các điệu múa cung đình,...), vì vậy, người ta còn gọi Chanchhaya là sân khấu Ánh trăng. Đây cũng là khán đài để nhà vua diễn thuyết trước nhân dân và tổ chức các bữa tiệc lớn của hoàng gia. Năm 2004, nhân ngày quốc vương Norodom Sihamoni lên ngôi, Chanchhaya đã được sử dụng để tổ chức bữa tiệc lớn mừng tân quốc vương đăng quang. 37 Hor Samran Phirun (Điện nghỉ yên tĩnh) Đây là nơi nghỉ ngơi và thư giãn trong Hoàng Cung, nơi nhà vua đợi để lên lưng voi trong các dịp rước lễ của hoàng gia được xây dựng năm 1917. Đây cũng là nơi cất giữ các nhạc cụ, đạo cụ biểu diễn. Ngày nay, điện dùng để trưng bày những vật kỷ niệm của các nhà lãnh đạo nước ngoài tặng cho hoàng gia. Hor Samrith Phimean (Cung điện đồng) Được xây dựng năm 1917, đây là nơi cất giữ những trang phục và vật tượng trưng của hoàng gia. Ngày nay, tầng một của ngôi nhà dùng là nơi trưng bày những trang phục và đồ dùng biểu trưng của hoàng gia. Hầu hết các trang phục của vua chúa, hoàng hậu, chén, bát và các trang phục cung nữ trong nhiều đời vua của Campuchia được lưu giữ tại đây. Điện Napoleon III Được xem là công trình khác biệt so với các công trình mang phong cách Khmer xung quanh, ngôi điện trên thực tế là công trình đầu tiên trong khu vực Hoàng Cung được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Đây là một công trình độc đáo dành cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III. Năm 1869, điện từng được sử dụng trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Năm 1876, hoàng đế Napoleon III đã gửi tặng công trình này cho nhà vua Norodom. Do tên của nhà vua Norodom cũng bắt đầu bằng chữ N nên các biểu tượng của hoàng gia với chữ “N” trên các cửa và các mặt của ngôi nhà vốn dùng để vinh danh Napoleon đã không cần phải đổi lại khi ngôi nhà được tặng cho nhà vua của Campuchia. 38 Điện Napoleon III được trùng tu vào năm 1991 với sự trợ giúp tài chính từ Chính phủ Pháp. Ngày nay, điện này trở thành một bảo tàng trưng bày các bức ảnh và những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia. Tuy nhiên, điện Napoleon III không mở cửa cho du khách vào tham quan bên trong nên họ chỉ được chiêm ngưỡng công trình này từ bên ngoài. Toàn cảnh ngôi điện đẹp nhất là vào buổi sáng sớm nên du khách thường đến đây từ sớm để ngắm và chụp ảnh công trình. Điện Phochani Với sân khấu rộng, điện Phochani được dùng để tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong Hoàng Cung. Công trình được khánh thành năm 1912 do các nghệ nhân làm mộc nổi tiếng ở Hưng Hà, Thái Bình, Việt Nam thiết kế và xây dựng. Ngày nay, công trình này được sử dụng làm nơi đón tiếp khách và tổ chức các hội nghị của hoàng gia. Damnak Chan Được xây dựng năm 1953, Damnak Chan vốn là nơi dành riêng cho Hội đồng cao cấp của nhà vua họp bàn. Ngày nay, Damnak Chan trở thành nơi làm việc của các nhân viên trong Hoàng Cung. Ngôi điện được sử dụng làm trụ sở của Bộ Văn hóa trong những năm 1980 và Ủy ban cấp cao quốc gia Campuchia từ năm 1991 đến năm 1993. Damnak Chan là sự pha trộn giữa phong cách nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật truyền thống Khmer. Trong khi mái nhà mang phong cách kiến trúc Khmer thì tường bao quanh lại mang phong cách kiến trúc phương Tây. Điện không 39 mở cửa cho du khách vào thăm nên họ chỉ có thể chiêm ngưỡng công trình từ xa. Chùa Bạc Tọa lạc ở phía trái trong quần thể kiến trúc Hoàng Cung Campuchia là chùa Bạc/chùa Vàng/chùa Phật ngọc lục bảo, ngôi chùa đẹp nhất và nổi tiếng nhất của đất nước chùa tháp. Tên chính thức của chùa là Wat Preah Keo Morakat. Trước đó chùa được xây dựng bằng gỗ vào năm 1892 dưới thời vua Preah Norodom và có tên là Wat Uborsoth Rothannaream. Tên gọi ngày nay của chùa được lấy theo tên một Phật tử, người đã bỏ nhiều công sức để tạc rất nhiều tượng Phật từ đá quý và dâng cúng cho các chùa. Năm 1902, chùa được tháo dỡ để xây mới bằng gỗ và gạch. Công trình này được khánh thành tháng 2-1903. Năm 1962, do chùa bị hư hại nhiều nên hoàng hậu Sisowath Kossomak đã đề nghị vua Sihanouk cho xây cất lại chùa bằng vật liệu kiên cố. Người ta đã sử dụng xi măng để xây dựng công trình và ốp các cột trong chùa bằng đá nhập từ Italia. Nền của ngôi chùa được lát bằng 5.239 tấm bạc làm từ phương pháp thủ công. Mỗi tấm bạc có kích thước như một viên gạch lát nền (20cm x 20cm), nặng 1,125kg. Tên gọi chùa Bạc chính là xuất phát từ lý do này. Người ta còn gọi chùa này là chùa Vàng vì trong chùa có một pho tượng Phật Di Lặc bằng vàng ròng, kích thước lớn bằng người thật. Bức tượng Phật này được vua Sisowath cho đúc năm 1904 theo di huấn của vua Norodom, tượng nặng 90kg được gắn hàng nghìn viên kim cương, trong đó có viên 25 cara gắn trên trán và viên 20 cara gắn ở ngực. 40 Người Campuchia thường gọi chùa bằng một tên khác nữa là chùa “Phật ngọc lục bảo”. Tên gọi này cũng bắt nguồn từ một báu vật trong chùa - pho tượng Phật đang tọa thiền làm bằng ngọc xanh rất quý hiếm, cao khoảng 60cm (có tài liệu nói cao 30cm). Trên thế giới rất ít nơi có tượng Phật làm từ ngọc xanh như vậy. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay, ngoài Campuchia chỉ có bốn nước là có pho tượng Phật ngọc xanh, gồm Thái Lan, Xrilanca, Mianma và Ôxtrâylia. Bao quanh ngôi chùa là các bức tường được bố trí như các dãy hồi lang có mái che, tổng chiều dài là 642m. Trên tường là các bức tranh có chiều cao 3m, mô tả những nội dung trong sử thi Riemke của Campuchia, vốn là sáng tạo của người Khmer trên cơ sở sử thi Ramayana của Ấn Độ. Một phần của những bức tranh này đã bị hỏng hoặc xuống cấp do thời gian và sự khắc nghiệt của tự nhiên. Những hồi lang này trước đây đã từng là nơi để các nhà sư học tập kinh điển trước khi trường dạy tiếng Pali được mở vào năm 1930. Chính điện của chùa ở vị trí trung tâm của khuôn viên. Trong nội điện của chùa Bạc không có các cột. Tháp chính ở ngay giữa điện với tượng Phật ngọc lục bảo đặt ở phía trên. Phía trước tháp chính là tượng Phật Di Lặc làm bằng vàng ròng được đặt trong tủ kính. Một chiếc kiệu được phủ và trang trí bằng 23kg vàng với hai cáng dọc hai bên dưới kiệu được đặt sau tháp chính. Trong lễ đăng quang, nhà vua sẽ ngồi và được rước trên chiếc kiệu này. Tại đây còn có xá lợi Phật để trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc cùng 41 rất nhiều tượng Phật đủ kích cỡ được làm từ vàng, bạc, gỗ, ngà voi,... Ngoài ngôi chính điện, trong khuôn viên chùa còn có hàng loạt các công trình khác bố trí xung quanh tạo nên sự cân đối và hài hòa cho cấu trúc tổng thể của kiến trúc. Một thư viện nhỏ được xây dựng để lưu giữ Tam Tạng kinh điển Pali và tranh voi đực Nanđin. Tòa nhà Dhammasalas dành cho các chư tăng tụng kinh trong dịp lễ Phật hoặc để hoàng gia tiếp khách. Trên đỉnh đồi nhân tạo nhỏ Mondop tượng trưng cho núi Kailasa trong thần thoại Hinđu giáo có đặt một tháp làm gian để thờ, trong đó có để một dấu chân của đức Phật và 108 tượng nhỏ diễn đạt 108 tiền kiếp của Phật trước khi ngài giác ngộ thành Phật. Một tháp chuông ở góc phía sau với mô hình Angkor Wat phản ánh những dấu tích của nền văn minh Khmer. Phía trước chính điện là bức tượng vua Norodom đang cưỡi ngựa với tư thế nhìn thẳng về phía trước. Đây là tác phẩm của các nghệ nhân Pháp tạc năm 1875 tại Paris, do vua Napoleon III tặng và được đặt trong khuôn viên chùa Bạc từ năm 1892. Phần mái che của bức tượng được vua Sihanouk cho làm thêm năm 1953 nhằm tôn vinh vua Norodom như là vầng ánh sáng soi đường cho đất nước Campuchia độc lập. Hai bên chính điện là hai tháp mộ của vua Ang Duong (1845-1860) và vua Norodom (1834- 1904) đều được xây năm 1908. Ở phía sau chính điện còn có hai tháp mộ của thân mẫu và thân phụ của vua Sihanouk - ông bà nội của quốc vương Sihamoni hiện nay - tháp mộ của vua Suramarit và hoàng hậu Sisowath Kossomak. 42 Là một ngôi chùa của hoàng gia, chùa Bạc là nơi lưu giữ các bảo vật tôn giáo hơn là nơi tiến hành các nghi lễ tôn giáo. Hiện nay, chùa đang lưu giữ hơn 1.050 báu vật của quốc gia. Cùng với Hoàng Cung, chùa Bạc là địa điểm thu hút mọi du khách khi đến thăm đất nước chùa tháp xinh đẹp và hiếu khách. 5. Khu di tích núi Bokor Nằm cách thành phố Kampot khoảng 10km, núi Tà Lơn mà người Campuchia gọi là Bokor từ lâu đã nổi tiếng về tâm linh với những ai theo tín ngưỡng huyền thuật ở khu vực Đông Nam Á. Ngọn núi này được đặt tên là Bokor bởi hình dạng của nó tựa như cái gù trên lưng con bò (Bokor theo tiếng Khmer có nghĩa là “cái gù của con bò”). Bokor là đỉnh cao nhất của quần thể núi Tà Lơn (cao 1.079m) trong công viên quốc gia núi Bokor. Theo truyền thuyết của người Khmer, núi Bokor được cai quản bởi một vị nữ thần tên là Veang Kh’mau (người Việt gọi là bà Mau). Trước đây, người quanh vùng chỉ biết hái lượm. Nhờ nữ thần dạy mà người dân biết cách trồng lúa nước, cuộc sống của họ không còn đói kém. Người dân tôn thờ nữ thần và bà trở thành thánh nữ đại diện cho lòng nhân ái mang lại hạnh phúc cho người dân Campuchia. Với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động trong khoảng 16 - 22oC, Bokor được người dân Việt ví như một “Đà Lạt của Campuchia”. Đó cũng là lý do khiến cho việc du lịch đến Bokor trở thành một trong những tour phổ biến nhất khi du khách đến thăm Kampot. Vào những ngày mưa, sương mù ở đây dày đặc đến nỗi chỉ cách xa chừng 5-6m nhưng không gian trước 43 mặt đã trở thành khoảng không mờ mờ ảo ảo. Đầu những năm 1920, chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng tại Bokor hàng loạt các công trình như nhà thờ, bưu điện, trường học cùng hệ thống giải trí phức hợp gồm khách sạn và casino dành cho giới thượng lưu Pháp muốn tránh xa cái nóng của thủ đô Phnom Penh. Trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, Bokor được chọn làm nơi nghỉ mát và thư giãn cho vua Sihanouk, những người trong hoàng tộc và giới thượng lưu Campuchia. Đây có thể xem là thời hoàng kim của Bokor trước khi bị bỏ hoang và trở nên điêu tàn vì sự tàn phá của chiến tranh và thời gian. Sự điêu tàn đó còn thể hiện rõ trên những công trình còn sót lại ở Bokor ngày nay. Để lên đến đỉnh Bokor, du khách phải vượt qua quãng đường đèo quanh co dài hơn 30km. Trên quãng đường ấy, bạn có thể nhìn ngắm từ xa Vịnh Thái Lan và đảo ngọc Phú Quốc của Việt Nam. Vượt khoảng 16km đường đèo, bạn sẽ gặp tượng nữ thần Veang Kh’mau cao khoảng 20m, địa điểm mà bất kỳ người dân mộ đạo nào khi đến Bokor đều dừng lại để dâng hương hoặc khấn niệm, cầu mong sự bình an và hạnh phúc với lòng tôn kính. Điểm đến tiếp theo là Bokor Hill Station (trạm dừng chân trên đồi Bokor) do người Pháp xây dựng, từng là địa danh nổi tiếng một thời. Do tình trạng chiến tranh và những hỗn loạn chính trị của Campuchia, sau những năm 1970, nơi này đã bị chìm vào quên lãng. Năm 1993, khi nền hòa bình được thiết lập và tình hình Campuchia ổn định trở lại, công viên 44 quốc gia núi Bokor mới được vua Sihanouk chú ý và cho cải tạo thành khu du lịch sinh thái hàng đầu của Campuchia. Khi đặt chân đến Bokor Hill Station, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp hoang sơ cùng những phế tích đã nhuốm màu thời gian. Tâm điểm của Bokor Hill Station cũ chính là phức hợp giải trí khách sạn và casino Bokor Palace Hotel. Trong dự án xây dựng lại công viên quốc gia núi Bokor, Chính phủ Campuchia đã cho xây dựng Thansur Bokor Highland thành một chuỗi giải trí phức hợp gồm: casino, nhà hàng và khách sạn thay thế cho Bokor Palace Hotel mà Pháp đã xây dựng trước đây để phục vụ du khách nước ngoài cả ngày lẫn đêm với các dịch vụ cao cấp. Cách Bokor Palace Hotel không xa là ngôi chùa cổ Sampov Pram mà những người cao niên mộ đạo gọi là chùa Năm Thuyền hoặc Nam Thiên. Tương truyền, ngôi chùa này ban đầu là một cái am nhỏ mà nhà vua Monivong xây dựng cho hoàng tử Preah Thoong làm nơi tu đạo. Theo truyền thuyết của người dân Campuchia, hoàng tử Preah Thong chán nản vì vua cha không truyền ngôi cho mình nên đã bỏ đi chu du khắp nơi và tình cờ gặp nàng Nagani, vốn là con gái của Long vương. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, hoàng tử đã dành tất cả tình yêu của mình cho cô gái lạ. Cô gái cảm động trước tình yêu mà chàng trai dành cho mình đã dẫn hoàng tử về long cung ra mắt vua cha. Long vương sau đó đã tặng hai người năm chiếc thuyền chứa đầy ngọc ngà châu báu làm của hồi môn. Preah Thong và Nagani đã cùng các gia nhân đến cao nguyên Bokor 45 lập ra vương quốc riêng của mình. Theo thời gian, nước biển rút dần và mặt đất cao lên, riêng năm chiếc thuyền đã hóa đá nằm trơ trọi đến bây giờ. 6. Biển Hồ Tonle Sap - Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á Trên đất nước Campuchia có hai con sông giữ vai trò rất quan trọng đó là Mê Kông và Tonle Sap. Đoạn phình to của Tonle Sap tạo nên một hồ rất lớn mà người Việt quen gọi là Biển Hồ. Trong tiếng Khmer, Tonle nghĩa là “sông”, Sap là “ngọt”, vì thế, Tonle Sap nghĩa là sông nước ngọt. Như vậy, không nên hiểu Tonle Sap là Biển Hồ vì đó là một con sông lớn ở Campuchia, còn Biển Hồ chỉ là một phần của con sông đó. Là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, năm 1997, Biển Hồ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tên gọi Biển Hồ bắt nguồn từ kích thước khổng lồ của hồ này. Vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, hồ khá hẹp và nông, chiều sâu nước chỉ khoảng 1m và diện tích hồ khoảng 2.700km2. Tuy nhiên vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 6, nước lũ từ sông Mê Kông tràn về khiến Tonle Sap đổi dòng chảy ngược vào Biển Hồ, biến nơi này thành một hồ nước mênh mông với chiều sâu đạt khoảng 9m và diện tích lên tới 16.000km2. Đến tháng 10, nước rút đi theo Tonle Sap đổ ra sông Mê Kông. Do địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm, Biển Hồ là hồ nước ngọt có hệ sinh thái hết sức đa dạng và phong phú. Theo thống kê, ở đây có trên 200 loài cá nước ngọt, trong đó có nhiều loài quý như cá huyết rồng, cá hô khổng lồ,... 46 Nằm trên địa bàn sáu tỉnh và thành phố của vương quốc Campuchia, Biển Hồ không chỉ là khu dự trữ sinh quyển có tầm quan trọng toàn cầu mà còn là một vựa cá khổng lồ, cung cấp 70% thức ăn thủy sinh và 60% lượng đạm cho cư dân đất nước chùa tháp. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu cư dân Campuchia và là nguồn mưu sinh cho hàng nghìn ngư dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Biển Hồ còn có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nước ở hạ lưu sông Mê Kông. Vào mùa lũ, Biển Hồ tiếp nhận một lượng nước lớn từ sông Mê Kông đổ về, chia bớt lũ cho khu vực hạ lưu. Vào mùa khô, nước từ Biển Hồ lại chảy xuống, bổ sung nguồn nước tưới quan trọng cho cả một vùng rộng lớn. Nghề đánh bắt cá trên Biển Hồ đã hình thành từ rất lâu đời. Người dân Biển Hồ sống trên những nhà bè nổi trên mặt nước. Khi nước lên, họ theo dòng nước để di chuyển vào sát bờ, gần với thị xã Siem Reap. Khi nước rút họ cũng theo con nước di chuyển ra xa, có khi tới 2km. Cư dân trên các nhà bè này sống tập trung tạo nên những làng nổi độc đáo trên hồ. Có khá đông người Việt sinh sống trên Biển Hồ bằng nghề đánh cá và dần hình thành các làng của người Việt ở Biển Hồ. Cuộc sống tại các làng nổi khá tấp nập với những chiếc thuyền buôn di chuyển giữa các “con phố nước” quanh co chở mọi loại vật phẩm đến bán cho từng nhà. Trước đây cá ở Biển Hồ rất nhiều, nhất là vào mùa khô, khi nước ở các nhánh sông đổ vào Biển Hồ rút đi để lại vô vàn các loài cá, ngư dân chỉ cần dụng 47 cụ thô sơ cũng có thể đánh bắt được. Những con cá nặng trên 100kg như cá đuối gai, cá hô, cá tra dầu,... cũng đánh bắt được thường xuyên. Nhưng gần đây, cá khan hiếm dần do việc đánh bắt tràn lan, tận diệt như nổ mìn, thả thuốc đã khiến Chính phủ Campuchia phải vào cuộc để có biện pháp bảo vệ. Hiện nay, hoạt động du lịch tại Biển Hồ đang từng bước được Chính phủ Campuchia thúc đẩy. Những chuyến du lịch theo kiểu du lịch sinh thái quy mô nhỏ đã được tổ chức. Dịch vụ ăn uống với các món đặc sản tươi sống phục vụ du khách ngay trên hồ ngày càng phong phú hơn. Rất nhiều thuyền máy gọi là “thuyền buýt” được cho thuê đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá cảnh đẹp Biển Hồ của du khách, biến hoạt động này thành một tour rất hút khách. 48 INĐÔNÊXIA 1. Di chỉ khảo cổ của người tiền sử ở Sangiran Sangiran là một khu vực khảo cổ nằm ở miền Trung đảo Java đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một trong những địa điểm quan trọng cho biết về sự tiến hóa của loài người trên đất nước Inđônêxia nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Toàn bộ khu di chỉ khảo cổ Sangiran có diện tích khoảng 48km2. Địa tầng, địa chất của khu di chỉ này được ước tính có niên đại khoảng 2 triệu năm. Khu vực di chỉ khảo cổ này đã có thời kỳ bị xói mòn và trở thành hồ nhưng sau đó hàng nghìn năm lại được bồi đắp và trở thành khu vực canh tác nông nghiệp phục vụ cho cư dân bản địa trong khu vực. Đến năm 1934, khi các di vật, gồm các công cụ săn bắt bằng đá lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà khoa học Gustav Heinrich von Koenigswald, khu vực này mới được khoanh vùng để các nhà khoa học, khảo cổ tiến hành tìm hiểu, khai quật và nghiên cứu. Năm 1938, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên đã được tiến hành ở Sangiran. Đến năm 1941, công việc này mới được hoàn thành. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều xương hóa thạch của các động vật như voi, tê giác, sừng trâu,... Đặc biệt nhất là khoảng 60 hóa 49 thạch sọ người tiền sử đã được tìm thấy tại khu di chỉ này. Sau khi phân tích, các nhà khoa học đã kết luận đây là di cốt hóa thạch của người Pithekanthropus, về sau thường được gọi là người vượn Java. Bên cạnh các mẫu xương hóa thạch, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều công cụ lao động bằng đá của thời kỳ tiền sử. Đây là bằng chứng cho thấy dấu hiệu sinh sống của người tiền sử tại khu vực này từ khoảng 1,5 triệu năm trước. Những phát hiện khảo cổ học từ năm 1938 đến năm 1941 tại Sangiran đã đem lại một bức tranh khá rõ nét về quá trình tiến hóa của con người và cuộc sống của họ trên đất Inđônêxia. Nó cũng cho phép khẳng định Inđônêxia là một trong những địa điểm quan trọng đã chứng kiến những bước đi đầu tiên của loài người, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử sơ khai của nhân loại. Chính vì vậy, năm 1996, tổ chức UNESCO đã công nhận di chỉ khảo cổ của người tiền sử ở Sangiran là Di sản văn hóa thế giới. 2. Borobudur - Ngôi đền núi kỳ vĩ trên đất nước vạn đảo Ngay chính giữa vùng đồng bằng Kedu trù phú ở trung tâm đảo Java nổi lên một quần thể đền tháp Phật giáo lớn có tên gọi là Borobudur. Ngôi đền kỳ vĩ này được xây dựng vào khoảng năm 850 - dưới thời trị vì của vương triều Phật giáo Sailendra ở miền Trung đảo Java. Nằm sừng sững trên đỉnh một đồi cao, Borobudur mang dáng vẻ vừa uy nghi, đồ sộ, vừa cổ kính, tôn nghiêm, ẩn chứa vô vàn triết lý sâu xa của đạo Phật. 50 Rất nhiều nhà khoa học đã tìm cách giải thích ý nghĩa tên gọi của ngôi đền này. Người đầu tiên là một nhà khoa học người Anh. Khi nghiên cứu kiến trúc Borobudur vào đầu thế kỷ XIX, ông đã giải thích Borobudur có nghĩa là ngôi đền của làng Boro. Thế nhưng, làng Boro lại không phải là nơi có đền Borobudur. Ông còn đưa ra một cách lý giải khác, Borobudur có nghĩa là đức Phật vĩ đại. Các nhà khoa học Java thì giải mã tên gọi Borobudur có nghĩa là chùa hoặc đó là quả núi tập hợp các phẩm hạnh. Song, tất cả đó chỉ là phỏng đoán và đến nay, ý nghĩa thật sự của tên gọi ngôi đền này vẫn còn là một ẩn số. Toàn bộ ngôi đền cao 42m với chín tầng tháp. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123m. Để có thể đi hết các bậc, các hành lang của Borobudur, ước tính phải mất một quãng đường dài hơn 5km. Borobudur là một stupa (tháp) lớn hình chuông. Kiến trúc của ngôi đền chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ và được phân chia thành ba lớp, tượng trưng cho Tam giới (ba thế giới) trong triết lý của Phật giáo, bao gồm: dục giới (Kamadhatu), sắc giới (Rupadhatu) và vô sắc giới (Arupadhatu). Lớp thứ nhất của ngôi đền (gồm hai tầng dưới cùng) có bình đồ hình vuông với bốn cạnh hướng về bốn hướng. Giữa mỗi cạnh có một lối đi lên tầng trên và hai con sư tử đá được chạm trổ tinh xảo chầu hai bên. Thông qua 160 bức phù điêu được chạm nổi công phu, lớp kiến trúc này là sự minh họa sinh động “Dục giới” (thế giới của lòng dục) theo quy luật “nghiệp báo”: ai ăn ở độc ác sẽ bị đày xuống địa ngục, ai sống 51 hiền lành, phúc đức sẽ được lên thiên đường. Ở đây, ta có thể bắt gặp cảnh địa ngục bên cạnh hàng loạt hình ảnh thiên đường với chim kêu, hoa nở, tiên nữ múa ca,... Lớp thứ hai (gồm bốn tầng ở giữa) cũng có bình đồ hình vuông với các bức tường được phủ kín phù điêu nối tiếp nhau mô tả các tích truyện về cuộc đời đức Phật, các vị Bồ Tát, những con người giác ngộ vượt qua mọi tội lỗi,... Đây là lớp “Sắc giới” phản ánh cõi tu hành, cảnh giới cao hơn “Dục giới”, khi con người đã biết hướng tới cái thiện, dù chưa đạt được giới cao nhất của Phật pháp. Tất cả đều thể hiện sự “giải thoát” theo giáo lý Phật giáo. Toàn bộ những bức phù điêu ở lớp thứ nhất và lớp thứ hai của Borobudur đều mang dấu ấn của phong cách cổ điển Ấn Độ: lặng lẽ, trang nghiêm và đầy vẻ quyến rũ. Qua khỏi thế giới của nhà Phật, qua những bức tường dày đặc phù điêu là tới lớp kiến trúc thứ ba của Borobudur gồm ba tầng lộ đài hình tròn với 72 tháp Phật (stupa) được chạm trổ ô hình mắt cáo chứa 72 tượng Phật ngồi ở tư thế thuyết pháp trầm tư, siêu thoát. Theo quan niệm vũ trụ của Phật giáo, nơi đây tượng trưng cho “Vô sắc giới” - thế giới của sự vô cùng, vô tận; thế giới của hư vô. Trên cùng của ngôi đền, tại chính giữa là ngọn tháp chuông lớn như đưa tâm trí người xem thoát khỏi mọi ràng buộc của trần thế để hòa đồng vào thế giới đó. Nhìn vào kết cấu ba lớp tượng trưng cho Tam giới theo quan niệm của Phật giáo ở Borobudur, người ta 52 có thể dễ dàng nhận ra con đường tu luyện thành Phật thật gian nan, phải trải qua tất cả các tầng tu luyện từ thấp đến cao; nếm trải sinh, lão, bệnh, tử; vượt qua các dục vọng tầm thường để giác ngộ được cõi thiện và vô thường; sau cùng là sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi. Sau khi vương triều Sailendra sụp đổ, ngôi đền tháp Borobudur đã bị bỏ hoang và dần rơi vào quên lãng trong suốt gần 10 thế kỷ. Toàn bộ ngôi đền đã bị đất, tro bụi của núi lửa và cây cối phủ kín. Đến năm 1814, một phái đoàn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu của châu Âu được sự hỗ trợ của chính quyền Hà Lan đã phát hiện ra Borobudur. Nhưng do bị bỏ hoang quá lâu nên ngôi đền đã đổ nát và hư hỏng nhiều. Năm 1970, Chính phủ Inđônêxia đã gửi thông điệp xin trợ giúp tới UNESCO. Sau đó, một ban phục chế Borobudur của UNESCO đã được hình thành. Sau 12 năm làm việc với sự tham gia của 600 nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ và phục chế có tên tuổi trên thế giới cũng như phải tiêu tốn mất gần 50 triệu đô la, công việc trùng tu Borobudur mới được hoàn thành. Hiện nay, Borobudur là một trong những địa điểm được du khách viếng thăm nhiều nhất khi tới Inđônêxia. Borobudur là một bài ca trên đá về con đường giải thoát của đạo Phật. Nhưng hơn thế, đó còn là bài ca tuyệt vời về bàn tay lao động tài hoa, sáng tạo của con người. Ngôi đền không chỉ là một kỳ quan tuyệt vời của quốc gia vạn đảo, mà còn là một di sản vô giá của nhân loại. Vì thế, năm 1991, công trình kiến trúc kỳ vĩ này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. 53 3. Loro Gionggrang - Ngôi đền Hinđu giáo đẹp nhất trên thế giới Vào giữa thế kỷ IX, ở trung tâm hòn đảo Java của Inđônêxia đã nổi lên hai vương triều hùng mạnh là vương triều Phật giáo Sailendra và vương triều Hinđu giáo Sanjaya. Mỗi triều đại đều ra sức xây dựng các công trình kiến trúc kỳ vĩ để khuếch trương sức mạnh hùng cường của mình. Nếu như ở vùng đồng bằng Kedu có công trình Borobudur nổi tiếng của vương triều Sailendra, thì tại phía đông của đồng bằng Prambanan (cách thành phố Yogyakarta hiện nay 18km về phía đông) có quần thể kiến trúc gồm hàng trăm ngôi đền lớn nhỏ do vương triều Sanjaya xây dựng, có tên gọi là Loro Gionggrang. Theo truyền thuyết xưa, Loro Gionggrang là ngôi đền được xây theo lời thách cưới của một cô gái đẹp tên là Loro Gionggrang. Buộc phải lấy kẻ thù của mình, Loro Gionggrang không dám từ chối mà chỉ yêu cầu quà cưới gồm sáu cái giếng sâu nằm trong sáu tòa lâu đài lộng lẫy, 1.000 bức tượng tổ tiên và các thần linh ở quê hương nàng. Tất cả những thứ đó đều phải hoàn thành trong một đêm. Chàng trai si tình đã cố thực hiện lời thách cưới đó. Nhưng đến giờ phút cuối cùng, Loro Gionggrang đã dùng pháp thuật khiến cho việc hoàn thành bức tượng thứ 1.000 bị dở dang. Biết được điều này, chàng trai đã trả thù bằng cách biến cô gái thành pho tượng thứ 1.000 trong công trình kiến trúc đó. Tương truyền, đó chính là pho tượng đặt ở gian phòng phía bắc của ngôi đền chính. Và đó cũng là lý do khiến công trình kiến trúc mang tên Loro Gionggrang - nghĩa là “cô gái đẹp”. 54 Loro Gionggrang là một quần thể kiến trúc gồm hàng trăm ngôi đền lớn nhỏ, trong đó nổi bật nhất là ba ngôi đền thờ ba vị thần tối cao của Hinđu giáo là Brahma (thần sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn) và Siva (thần hủy diệt). Kích thước của ba ngôi đền này lớn hơn hẳn những ngôi đền phụ xung quanh. Đền thờ thần Siva cao 27m, còn đền thờ thần Brahma và thần Visnu cao 23m. Cả ba cửa đền đều quay mặt về hướng đông - hướng của sự sống - đây cũng là phong cách kiến trúc quen thuộc thường thấy ở các đền đài Hinđu giáo. Cửa hướng đông là cửa mở duy nhất, ba cửa còn lại của mỗi ngôi đền đều được bịt kín, gọi là cửa dụ, vì người Hinđu giáo quan niệm rằng cửa mở chỉ dành cho người phàm, còn thần linh có phép thần thông sẽ ra vào các cửa dụ. Ngôi đền chính - đền thờ thần Siva là mẫu hình, điển hình đối với tất cả các đền tháp khác trong quần thể kiến trúc này. Đền hình chữ thập, gồm có một gian thờ chính ở giữa và bốn gian phụ. Ba gian phụ ở phía tây, nam, bắc đều có cổng riêng đi vào trong đền nhưng không nối thông với gian thờ chính, chỉ có gian phụ phía đông có lối thông vào gian thờ chính và cũng là hướng chính của đền. Cả năm gian chính và phụ đều có chung một bộ mái hình tháp tạo nên bởi bốn tầng nhỏ dần thu về đỉnh. Mỗi tầng là một vòng những hình tháp chuông (stupa) của Phật giáo. Đỉnh của ngôi đền cũng là một tháp chuông lớn. Phần giữa của ngôi đền là những bức tường phẳng, chia làm hai bậc bởi một dãy gờ ngang nổi cao, được trang trí bởi những cửa giả ở trong từng ô khám một. Đặc 55 biệt, ngôi đền không cao lắm nhưng lại tạo cho người xem cảm giác bề thế, uy nghi nhờ 14 bậc tam cấp thoai thoải dẫn lên khu lan can của đền, rồi được kết thúc bằng một tháp cổng vươn cao lên đến hết bậc tường thứ nhất. Mỗi tháp cổng lại được vây quanh bởi những tháp nhỏ hơn, phỏng theo mô hình thu nhỏ của cả ngôi đền. Một hàng tháp stupa đứng đều đặn, bao quanh dãy lan can, cân đối hài hòa với tháp cổng và những cửa giả ở mặt tường. Theo truyền thuyết, ở Loro Gionggrang có sáu cái giếng nhưng thực tế có tới 224 cái giếng trong khu vực đền. Dưới đền thờ Siva, trong cái giếng sâu 5,75m, người ta đã tìm thấy chiếc bình mai táng có chứa tro than đất; bên cạnh đó là các mảnh đồng, than củi, tiền bạc, đồ dùng quý và các mảnh thủy tinh. Từ đó, các nhà khoa học nhận định có khả năng công trình kiến trúc này là mộ táng của một vị vua ở thời đại Trung Java. Loro Gionggrang không chỉ là mộ táng mà còn là đền thờ các vị thần của Hinđu giáo. Trải qua thời gian, tượng các vị thần vẫn còn được bảo lưu gần như nguyên vẹn ở đây. Ở gian chính của đền thờ thần Siva, tượng thần Siva Mahadeva (thần vĩ đại) cao 3m, đứng trên một bệ cao, mặc áo nhẹ bằng vải mỏng, đeo nhiều đồ trang sức ở cổ và cổ tay. Trong ba gian phòng ở ba hướng nam, tây và bắc có bức tượng Loro Gionggrang, tượng Ganesa (con trai Siva) và tượng Gura (còn gọi là Agastia - nhà thông thái, thầy giáo của các vị thần). Pho tượng Loro Gionggrang thực ra là hình tượng Durga tám tay (vợ thần Siva). Nữ thần 56 được tạc trong tư thế chiến binh, với bộ mặt đen sì, hai chân đạp lên con “quỷ trâu” mà bà vừa giết chết, tay cầm binh khí. Đặc biệt, tay phải bên dưới của nữ thần đang túm tóc con quỷ tí hon Mahesa - tượng trưng cho sự ngu dốt, tối tăm trong thần tích của Hinđu giáo. Đứng ở hai bên gian phòng phía đông là tượng Siva Mahakla và Siva Nandisvara cưỡi trên mình bò thần Nandin. Trong đền thờ thần Brahma có bức tượng thần Brahma cao 2,4m; còn trong đền thờ thần Visnu có tượng thần Visnu bốn tay. Ngoài ra, trong các đền nhỏ có tượng thần bò Nandin, thần Mặt trời Surya, thần Mặt trăng Sandra,... Tuy nhiên, cũng giống như Borobudur, chính phù điêu trang trí mới đem lại giá trị lớn lao cho Loro Gionggrang. Tổng thể 43 bức phù điêu ở đền thờ thần Siva và 30 bức phù điêu ở đền thờ thần Brahma đã tập trung khắc họa lại nội dung của bộ sử thi vĩ đại Ramayana. Chính vì thể hiện nội dung của sử thi nên các bức phù điêu của Loro Gionggrang không chỉ rất sinh động mà còn đầy kịch tính. Nếu như các bức phù điêu cũng như toàn bộ kiến trúc của Borobudur đưa người xem tới trạng thái siêu thoát thì phù điêu của Loro Gionggrang lại mang đến hình ảnh về ba thế giới: thế giới thực - thế giới của người trần tục, thế giới của các bậc tăng đạo và thế giới của thần linh mà hiện thân của các thần trên mặt đất là vua. Vì vậy, ở đây ta sẽ bắt gặp hình vũ nữ, nhạc công, các vị thần linh và cả các thiên nhân; thậm chí là những hình ảnh đời thường như: đồ dùng, bát đĩa, chim muông, gia cầm, gia súc,... 57 Đến thế kỷ X, khi vương triều Sanjaya dời đô về Đông Java thì ngôi đền Loro Gionggrang dần dần bị bỏ hoang và hư hỏng theo thời gian. Đến thế kỷ XVI, một trận động đất lớn xảy ra tại Inđônêxia đã khiến cho tháp chính và nhiều đền tháp nhỏ trong quần thể sụp đổ. Do không có kinh phí và không còn được quan tâm như thời hoàng kim nên chính quyền địa phương thời kỳ đó đã bỏ mặc khu phế tích này. Vào năm 1811, dưới thời kỳ đô hộ của vương quốc Anh, nhà thám hiểm Collin Mackenzie đã tình cờ tới Loro Gionggrang và phát hiện ra quần thể đổ nát này. Ngay lập tức, chính quyền vương quốc Anh đã cho khám phá toàn bộ khu phế tích. Tuy nhiên sau đó, khu vực này không những không được trùng tu mà còn bị người Hà Lan và Anh lấy trộm các bức phù điêu về trang trí tại vườn nhà riêng của mình. Đến năm 1880, nhiều nhà khảo cổ tâm huyết đã tìm đến khám phá, nghiên cứu khu vực phế tích song những việc làm đó chỉ càng khiến cho quần thể đền tháp được biết đến nhiều hơn và các hiện vật bị mất trộm nhiều hơn. Cho đến tận năm 1918, việc trùng tu, tôn tạo mới thực sự được bắt đầu và đến năm 1930 thì công việc này bắt đầu quy chuẩn với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Nhưng vì có quá nhiều tác phẩm bằng đá, các bức phù điêu đã bị lấy mất nên việc phục chế không thể hoàn tất. Cho đến hiện nay, nhiều đền tháp nhỏ vẫn chưa được phục dựng lại, chỉ thấy nền móng xưa còn sót lại vẫn hiện rõ trên mặt đất. Với những giá trị về kỹ thuật xây dựng, bố cục kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc, 58 Loro Gionggrang được coi là đỉnh cao, là nhịp đập huy hoàng cuối cùng của nghệ thuật Inđônêxia thế kỷ VII - X. Năm 1991, UNESCO đã công nhận quần thể Loro Gionggrang của Inđônêxia là Di sản văn hóa thế giới. 4. Vườn quốc gia Komodo Vườn quốc gia Komodo tọa lạc tại khu vực thuộc quần đảo Nusa Tenggara của Inđônêxia, trên khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat. Vườn quốc gia gồm ba hòn đảo lớn là Komodo, Rinca và Pudar cùng một vài hòn đảo nhỏ khác. Tổng diện tích vườn quốc gia là 1.817km2. Năm 1980, vườn quốc gia nổi tiếng này đã được thành lập với mục đích ban đầu là để bảo vệ một loài thằn lằn duy nhất còn sót lại từ thời tiền sử có tên gọi là rồng Komodo. Được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1910 tại đảo Komodo (Inđônêxia), rồng Komodo có tên khoa học là “Varanus komodoensis” thuộc họ Kỳ đà (Varanidae), là một trong số những loài thằn lằn lớn nhất thế giới với chiều dài cơ thể là 3m và nặng trên 160kg. Một số thông tin cho rằng hiện vẫn còn loài rồng Komodo sống ở các khu rừng nhiệt đới phía bắc Ôxtrâylia với kích thước lớn gấp ba lần nhưng thực tế vẫn chưa được kiểm chứng. Song các nhà khoa học đã phát hiện được những hóa thạch loài rồng Komodo ở bang Queenland (Ôxtrâylia) được cho là đã biến mất cách đây 19.000 năm, với kích thước lớn gấp hai lần rồng Komodo đang tồn tại ở Inđônêxia. Do rồng Komodo thuộc loài bò sát hung dữ và rất nguy hiểm nên không thể thuần dưỡng 59 chúng như những loài động vật có vú ăn thịt khác. Trong khi đó, theo kết quả điều tra, hiện nay, trong thế giới hoang dã có tổng cộng khoảng 4.000 - 5.000 con rồng Komodo nhưng chỉ còn khoảng 300 con cái là có khả năng sinh sản. Vì vậy, tuy rồng Komodo là một sinh vật rất nguy hiểm (trong thực tế chúng đã nhiều lần tấn công và ăn thịt người), nhưng do trên thế giới chỉ duy nhất tại Inđônêxia còn hiện diện rồng Komodo trong đời sống hoang dã với số lượng không nhiều nên loài vật đặc biệt này vẫn được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Trước sự xâm lấn của con người, tình trạng cháy rừng cũng như hiện tượng núi lửa phun trào, Chính phủ Inđônêxia đã quyết định thành lập vườn quốc gia Komodo nhằm bảo vệ môi trường sống của loài vật này cũng như cứu chúng thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ năm 1986, vườn quốc gia Komodo đã mở rộng mục đích hoạt động, hướng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học, hệ động thực vật nói chung, bao gồm hệ động thực vật dưới biển và trên mặt đất. Diện tích của vườn cũng tăng từ 1.817km2 lên 2.321km2. Vì thế, cũng ngay trong năm 1986, vườn quốc gia Komodo đã được Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới (MAB) trực thuộc UNESCO đưa vào mạng lưới Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Komodo không chỉ nổi tiếng bởi loài bò sát khổng lồ mà nơi đây còn có dải bờ biển đẹp như tranh vẽ. Bãi biển với cát mịn trắng phau, nước biển trong vắt, chưa kể đến dọc bờ biển dài quanh khu vực vườn quốc gia còn có nhiều đá, san hô. Ở đây 60 tập trung hơn 260 loài san hô và quá trình kiến tạo những rặng san hô mới vẫn đang tiếp diễn. Hệ thực vật và các sinh vật biển ở đây phát triển tốt nhất so với các bờ biển trong khu vực với khoảng 70 loài khác nhau của bọt biển, các loài động vật giáp xác, sụn, bao gồm cả cá đuối và cá mập; hơn 1.000 loài khác nhau của các loài cá có xương, các loài bò sát biển, bao gồm cả rùa biển, động vật có vú như bò biển, cá voi (14 loài), cá heo, cá nược,... Các loài động vật trên cạn không nhiều, trong đó có một số loài quý hiếm như rồng Komodo, nai Timor, chuột rừng đặc hữu Rinca, gà chà chân cam, khỉ đuôi dài, dơi ăn quả, cầy hương, ngựa hoang dã, trâu, heo rừng,... cùng một số loài bò sát nguy hiểm như rắn hổ mang, rắn hổ Russel,... Rừng chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ trong quần thể vườn quốc gia Komodo song nơi đây cũng nuôi dưỡng một hệ thực vật vô cùng phong phú. Với giá trị về cảnh quan và đa dạng sinh học của một vườn thiên nhiên quốc gia được xếp vào hàng lớn nhất thế giới, năm 1991, UNESCO đã công nhận vườn quốc gia Komodo là Di sản thiên nhiên thế giới. 5. Đảo Bali - Hòn đảo của những đền đài và lễ hội Đất nước Inđônêxia nổi tiếng vì có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong số đó Bali nổi lên như một viên ngọc bích rực rỡ. Nơi đây được tạp chí Du lịch quốc tế nhiều lần bình chọn là hòn đảo đẹp nhất địa cầu. Đảo Bali nằm ở cực Tây của quần đảo Nusa Tenggara, có hình dáng giống một chú gà với chiếc mỏ hướng về Ấn Độ Dương. Hàng thập niên qua, Bali luôn 61 hấp dẫn du khách với trập trùng đồi núi nguyên sơ, những bãi biển trải dài xanh biếc, những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh, những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa tranh vẽ, những mặt hồ yên ả xung quanh rợp bóng cây nằm trên các miệng núi lửa đã tắt,... Ruộng bậc thang ở đây đã có từ khoảng 2.000 năm trước và do những người nông dân sử dụng công cụ thô sơ để canh tác trên những dải đất ở sườn đồi tạo nên. Nói đến nền nông nghiệp Bali không thể không kể đến hệ thống canh tác Subak đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2012. Cảnh quan khu vực có hệ thống canh tác bao gồm năm ruộng bậc thang, các đền thờ, hệ thống thủy lợi rộng đến 19.500ha. Trong đó các ngôi đền là trọng tâm của hệ thống, bao gồm nước, kênh mương, đập tràn, được gọi chung là Subak. Trong đời sống tôn giáo của người dân bản địa trên đảo Bali, gạo là món quà của thượng đế, hệ thống canh tác Subak là một phần của văn hóa đền thờ. Nước từ các suối và kênh rạch chảy qua các đền thờ, kênh rạch rồi đến các cánh đồng lúa gạo. Từ thế kỷ XI, các kênh rạch, hệ thống thủy lợi và các đền thờ đã được quản lý chặt chẽ. Có khoảng 400 nông dân cùng tham gia vào việc quản lý các hệ thống cung cấp nước này. Subak trở thành tài sản chung gắn liền với nền văn hóa truyền thống và điều kiện sinh sống tự nhiên của người dân bản địa. Bali không chỉ thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà còn mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Được mệnh 62 danh là vùng đất của những ngôi đền, Bali nổi tiếng với hàng vạn ngôi đền khác nhau. Đền hiện diện khắp mọi nơi ở Bali, từ những ngôi đền lớn đã tồn tại qua hàng thế kỷ, cho đến những ngôi đền nhỏ ở các góc phố, bên đường, trong nhà ở của người dân, hay trường học,... Ở Bali, đền được chia thành hai nhóm: đền riêng cho mỗi gia đình để thờ cúng tổ tiên, dòng họ và đền chung được xây dựng bằng sự đóng góp của người dân để thờ cúng thần linh. Những ngôi đền chung không chỉ là những công trình kiến trúc tôn giáo nguy nga, tráng lệ mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác. Theo truyền thuyết kể lại, vào năm 1546, một tu sĩ Ấn Độ thông thái tên là Danghyang Nirartha đã đi ngang qua Bali. Ông thấy cảnh vật tại đây đẹp nên đã thuyết phục người dân xây dựng đền và miếu thờ để truyền bá đạo Hinđu. Các ngôi đền ở Bali thường xây theo một lối kiến trúc quen thuộc, gồm ba tầng tượng trưng cho ba thế giới: thế giới trần gian, thế giới tâm linh và thế giới của các vị thần. Ở chính diện đền, khu trung tâm thường là ba toà tháp cao thờ ba vị thần tối cao của Hinđu giáo là Brahma, Visnu và Siva. Đền thờ thần Siva thường nằm ở giữa, đền thờ hai vị thần còn lại ở hai bên. Ấn tượng nhất trong số đó là ngôi đền Tanah Lot nằm phủ trọn trên một hòn đảo giữa bốn bề biển xanh, sóng vỗ. Muốn đến được ngôi đền này phải đi qua một hành lang dài 50m được tạo nên bởi đá và cát đen. Tương truyền, vị thần bảo vệ của ngôi đền là con cháu của thần rắn Basuki. Người dân ở đây tin rằng, những con rắn sẽ bảo vệ ngôi đền khỏi linh hồn 63 ác độc cũng như kẻ muốn xâm phạm nơi này. Ngày nay, Tanah Lot đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa và điểm du lịch nổi tiếng của hòn đảo Bali xinh đẹp. Tôn giáo là một phần không thể thiếu của người dân nơi đây. Inđônêxia có khoảng 85% số dân theo Hồi giáo, nhưng ở Bali, đa số người dân lại theo Hinđu giáo. Vào mỗi buổi sáng trước cửa bất kỳ ngôi nhà nào ở Bali, ta đều bắt gặp những tín đồ đạo Hinđu đang thực hiện nghi lễ tôn giáo cúng thần. Họ tin rằng trong đời sống hằng ngày, các vị thần linh hiện diện khắp nơi, nhìn thấy mọi chuyện và chứng kiến cho lòng thành của họ. Lễ vật là những thứ rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân như hoa, gạo, muối, bánh, trái cây. Các lễ hội cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo nên vẻ đẹp của Bali. Dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ quá trình hiện đại hóa cũng như sự du nhập những giá trị văn hóa của nền văn minh phương Tây nhưng người Bali vẫn trung thành với nền văn hóa truyền thống của họ. Mỗi ngôi đền trên đảo đều có ngày lễ riêng, do vậy, người dân ở đây gần như ngày nào cũng được sống trong không khí lễ hội. Có lẽ điểm ấn tượng nhất của các lễ hội là hình ảnh các cô gái Bali trong trang phục Batik truyền thống, đầu đội những tháp hoa quả cao dâng thần linh và ngay sau đó lại đắm mình trong những điệu nhảy mềm mại, uyển chuyển. Hòn đảo Bali với hàng nghìn ngôi đền, bãi biển trải dài đầy cát trắng, ruộng bậc thang ngút ngàn, những miệng núi lửa cao chót vót, những mặt hồ 64 nguyên sơ, sự thân thiện và hiếu khách của người dân bản địa,... đủ để nơi đây trở thành một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của đất nước Inđônêxia. 6. Toba - Hồ núi lửa lớn nhất thế giới Nằm ở phía bắc vùng đảo Sumatra, cách thành phố Medan 176km, Toba là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và là hồ núi lửa lớn nhất thế giới. Với cảnh quan tự nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng, hồ Toba đã được mệnh danh là “viên ngọc bích” của hòn đảo Sumatra. Hồ Toba được hình thành từ vụ phun trào của siêu núi lửa Toba cách đây khoảng 69.000 - 77.000 năm. Khi siêu núi lửa Toba hoạt động, thế giới đã trải qua một mùa đông dài tới sáu năm. Sau khi phun trào, miệng núi lửa này đã được lấp đầy nước, giống như một đại dương khổng lồ. Hồ Toba kéo dài trên một khu vực rộng lớn với chiều dài khoảng 100km và chiều rộng 30km, điểm sâu nhất đo được là 505m, mở ra một vùng cảnh quan ngoạn mục với đảo Samosir ở giữa hồ và các dãy núi bao quanh. Samosir là hòn đảo lớn nhất nằm ở giữa lòng hồ, có diện tích gần bằng diện tích của quốc đảo Xingapo. Đảo Samosir có nhiều ngôi làng như làng Tuk Tuk là doi đất của hồ; kế bên là làng Tomok có những ngôi mộ đá của các vị vua Batak từng trị vì vùng đất này; làng Ambarita là nơi có di tích những chiếc ghế đá 300 năm tuổi; làng Simanindo là nơi có bảo tàng của bộ lạc Batak và Pangururan là thị trấn lớn nhất, nằm ở phía bờ tây đảo Samosir. Bức tranh thiên nhiên trên 65 đảo Samosir đa dạng về màu sắc với những ruộng lúa bậc thang vàng ươm ven đồi; những bãi cỏ thênh thang rợp màu tím, đỏ, vàng của hoa dại; những vườn cây nhiệt đới xanh mát đầy sức sống,... Điểm nổi bật của đảo Samosir là những ngôi nhà sàn bằng gỗ nằm san sát nhau với hai mái vòm cong vút như những chiến thuyền được trang trí nhiều hình vẽ và chạm khắc rất tinh tế. Đây là kiến trúc đặc trưng của người Batak, một trong 250 dân tộc ở Inđônêxia - những con người nổi tiếng tài hoa và dũng cảm. Sự kết hợp giữa tôn giáo với đời sống dân gian, tín ngưỡng bản địa được thể hiện qua hình ảnh quen thuộc của đời sống như hình trâu, bò hay các vị thần da ngăm,... Khi người Hà Lan đến truyền giáo ở vùng đất này, họ đã cho xây dựng tại đây những nhà thờ Thiên Chúa giáo cũng mang dáng hình mũi thuyền và mái cong đặc trưng của người Batak nhưng có quy mô hoành tráng hơn và được chạm trổ hoa văn khá tinh xảo. Hồ Toba thực sự là một “báu vật” vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Inđônêxia. Do vậy, du khách cũng nên chọn đây là một điểm dừng chân trong hành trình khám phá Sumatra. 66 LÀO 1. Cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng Cánh đồng Chum (trong tiếng Lào gọi là Thồng Háy Hín) là một khu vực văn hóa - lịch sử thuộc tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, nơi có hàng nghìn chiếc chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc cao nguyên Xiêng Khoảng, tại điểm cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Sự ra đời và tồn tại của địa danh nổi tiếng này cho đến nay vẫn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn đối với giới khảo cổ học trên thế giới. Toàn bộ cánh đồng Chum có khoảng 630 chiếc chum đá với đủ kích cỡ khác nhau. Nhìn từ xa, cánh đồng Chum như một bàn cờ với những chiếc chum như những quân cờ có dáng vẻ độc đáo. Đa phần trong số chum đó không có nắp (chỉ duy nhất một chiếc chum có nắp trên toàn bộ cánh đồng). Chúng nằm lẫn lộn vào nhau trên cánh đồng và sắp xếp tự nhiên không theo bất kỳ một quy luật nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Hình dáng của những chiếc chum cũng rất đa dạng: cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa,... Chiều cao trung bình của các chum là 1,5m, đường kính trung bình cũng là 1,5m. Có chum nặng tới 14 tấn và đường kính tới 3m. Chum có kích thước lớn nhưng lòng chum thường nông và không đều nhau. 67 Có chum cao gần 3m nhưng lòng chỉ sâu chừng 0,5m, nhưng có chum có thể đủ cho 10 người đứng lọt và sâu lút đầu. Tất cả những chiếc chum trên đều được làm từ chất liệu đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica. Bên trên mỗi chiếc chum còn có những chạm khắc hình dáng người hay động vật cùng một số biểu tượng khác. Người Lào không rõ đích xác những chiếc chum này có từ đâu, bởi có quá nhiều huyền thoại về cánh đồng Chum. Có truyền thuyết cho rằng những chiếc chum đá đó là những chiếc cốc của những người khổng lồ - tổ tiên xa xưa của người Lào Thơng (người phương Tây gọi là người Khạ) thường mang theo để uống rượu khi đi săn. Lúc nghỉ ngơi, họ thường ngồi trên những chiếc đôn (là những phiến đá hình nón cụt hay lăng trụ nằm rải rác bên cạnh các chum) để cùng chuyện trò, uống rượu và khi say đã vứt cốc lại bên đường. Một truyền thuyết khác kể rằng, vào khoảng thế kỷ VI - VIII, thủ lĩnh Khún Chương đem quân tiến đánh mường Dạ Căn (ở Xiêng Khoảng). Ông chiếm được mường Dạ Căn và giết được Chậu mường (vua) là Chậu Eng Ka. Khún Chương đã cho làm lễ ăn mừng chiến thắng suốt bảy tháng liền. Ông còn cho làm hàng trăm chiếc chum đá lớn để đựng rượu khao quân. Những chiếc chum đá hiện còn lại ở cánh đồng Chum chính là những chum rượu của Khún Chương thời đó. Lại có giả thuyết cho rằng vì Xiêng Khoảng nằm ở cao nguyên nên có hai mùa rõ rệt, mùa mưa 68 thối đất, mùa khô hạn đến quắt queo, do đó người xưa đã làm nên những chiếc chum khổng lồ này để tích nước... Những truyền thuyết đó đã góp phần tạo nên một lớp màn bí ẩn bao trùm vùng cao nguyên mênh mông này. Năm 1909, lần đầu tiên thế giới biết tới sự tồn tại của những chiếc chum khổng lồ này do phát hiện của Vinet - một viên thuế quan người Pháp. Đến năm 1923, Henri Parmentier - nhà khảo cổ người Pháp đã có dịp đến cánh đồng Chum nhưng cả Vinet và Henri Parmentier đều không lý giải được về nguyên nhân hình thành địa điểm kỳ bí này. Mãi đến năm 1930, cánh đồng Chum mới được nghiên cứu tường tận bởi một nhà nghiên cứu của trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (École Française d’Extrême Orient) - bà Madeleine Colani. Trong cuốn Mégalithes du Haut-Laos (Cự thạch cổ vùng Thượng Lào - 1935), bà Madeleine Colani đã khẳng định những chiếc chum khổng lồ này không phải là những chiếc chum ủ rượu vì không có dấu vết nào chứng minh điều đó. Từ đó bà đã đưa ra giả thuyết mỗi chiếc chum là một cái quách chôn người chết, mỗi chiếc chum là nơi cất giữ tro xương không phải chỉ của một người mà của một số người chết. Chum đá là loại hình hiện vật gắn liền với táng thức của cư dân theo tục hỏa thiêu và là vật đựng tro xương sau khi đã tiến hành hỏa thiêu ở một địa điểm gần đó. Giả thuyết của Madeleine Colani càng được củng cố khi bà phát hiện ra những dấu vết xương, răng người, những vòng tay bằng đồng thau, những hạt chuỗi bằng thủy tinh và đá carnelian,... 69 trong những chiếc chum khổng lồ tại cánh đồng Chum và đặc biệt là việc tìm thấy một hang động trong đồi đá vôi gần Bản Ang, lòng động xuyên thẳng lên đỉnh đồi tựa như hai ống khói tự nhiên với nhiều vết nám đen trên vách đã giúp bà đoán định là nơi đây từng được sử dụng làm lò hỏa thiêu người chết. Cũng theo Madeleine Colani, chum được dùng làm bình đựng tro xương đặt giữa trời thì chắc không thể dùng một cách tùy tiện, tức trong mỗi chiếc chum đó không thể đặt tro xương của bất cứ ai hay bao nhiêu người cũng được, mặc dù dung tích của nó có thể rất lớn. Dường như số chum gắn với từng bản có thể tương ứng với số gia đình của mỗi công xã thời sơ sử và mỗi chiếc chum có thể là một dạng “nhà mồ” chung cho cả một gia đình. Ngày nay, vùng Xiêng Khoảng gồm có nhiều làng bản như: Bản Ban, Bản Hin, Bản Áng, Bản Si, Bản Hót,...Ở Bản Hin đã tìm thấy 16 chum, Bản Hót là 28 chum, Bản Sua là 155 chum, Bản Áng là 250 chum. Kế tục những thành quả nghiên cứu của bà Madeleine Colani, ngày nay, sau khi đào và khảo sát kỹ các chum đá, với tất cả những cứ liệu về công cụ lao động, vũ khí, đồ gốm, đồ trang sức..., các nhà khoa học đã khẳng định rằng cánh đồng Chum có niên đại vào khoảng đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên và những chiếc chum đá là những vật gắn liền với tục hỏa táng, dùng để đựng tro xương. Chủ nhân của những chiếc chum này chính là tộc Kăm - Mụ (một bộ phận chủ yếu của người Lào Thơng ở Lào). Sự hiện diện của những chiếc chum đá độc đáo cùng với nhiều 70 nguồn sử liệu khác đã góp phần không nhỏ trong việc phản ánh một giai đoạn lịch sử quan trọng tại vùng đất Xiêng Khoảng của Lào. Hiện nay, các chuyên gia thuộc tổ chức UNESCO đang tiến hành nghiên cứu, khảo sát lại vị trí, đánh dấu toàn bộ số chum trên cánh đồng Chum để đưa địa danh này trở thành Di sản văn hóa thế giới - một di sản bằng đá trên nóc mái nhà Đông Dương. 2. Luang Prabang - Cố đô yên bình Nằm cách thủ đô Viêng Chăn 425km về phía bắc, thuộc vùng núi Thượng Lào, tại nơi gặp nhau của hai dòng sông Mê Kông, Nậm Khan trên độ cao 300m so với mực nước biển và lọt thỏm giữa thung lũng của hai dãy núi Thạo, Nang bạt ngàn các thảm rừng nguyên sinh, Luang Prabang là cố đô của vương quốc Lan Xang - Triệu voi. Nơi đây nổi tiếng bởi sự thanh bình và vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa nguy nga lộng lẫy. Lịch sử phát triển của Luang Prabang gắn liền với những bước lịch sử thăng trầm của đất nước Lào. Câu chuyện cổ về việc xây dựng Luang Prabang gắn liền với sự du nhập của Phật giáo đến vùng đất này. Truyền thuyết kể rằng, từ xa xưa, có hai nhà sư từ những vùng xa xôi tới đây và họ kinh ngạc nhìn thấy một cây Thoong (cây bằng đồng) có chiều cao 117 sải tay đang nở hoa sáng rực. Hai nhà sư nhìn thấy vùng đất này có nhiều điểm tốt lành nên quyết định ở lại, dựng chùa dưới gốc cây Thoong để truyền bá đạo Phật. Từ đó, cư dân đến sinh sống ngày càng đông đúc và lập nên thành thị ở đây. Ban đầu, người ta gọi vùng đất này là Xiềng Thoong. Trong tiếng Lào, Xiềng 71 có nghĩa là “mường”, “thành thị”; Xiềng Thoong có nghĩa là “thành thị có cây Thoong”. Do nằm giữa bốn bề núi non hiểm trở nên Xiềng Thoong còn có tên gọi khác là Xiềng Đông (thành thị nằm giữa núi rừng). Sau đó, khi người Lào Lùm bắt đầu di cư xuống khu vực này thì tên gọi Xiềng Đông, Xiềng Thoong được đổi thành Mường Xoa. Đến cuối thế kỷ XIII, Mường Xoa đã là một trung tâm quần cư khá phát triển và trở thành trung tâm của toàn bộ đất nước từ thời sơ sử. Năm 1353, sau khi chinh phục các mường Lào, Pha Ngừm lên ngôi vua, lập ra vương quốc Lan Xang. Mường Xoa được chọn làm kinh đô của vương quốc. Năm 1563, vua Sệttha Thilạt quyết định dời đô từ Mường Xoa về Viêng Chăn, còn Mường Xoa được đổi tên thành Luang Prabang (có nghĩa là kinh thành Phật). Khi Lan Xang bị phân chia thành ba tiểu quốc, Luang Prabang trở thành kinh đô của vương quốc Luang Prabang từ năm 1707 đến năm 1893. Từ năm 1893 đến năm 1946, vùng đất này là thủ phủ của tiểu quốc Luang Prabang dưới sự bảo hộ của Pháp. Năm 1947, khi vương quốc Lào thống nhất được thành lập, Luang Prabang trở thành Hoàng cung của vua Lào. Năm 1975, vua Lào thoái vị, Luang Prabang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Luang Prabang. Nếu Luang Prabang từng được biết đến là trung tâm của Phật giáo Lào thì không có gì lạ khi nơi đây hiện diện rất nhiều ngôi chùa (trong tiếng Lào gọi là Wat) được xây dựng ở những triều đại khác nhau. Các ngôi chùa ở Luang Prabang mang nét kiến trúc đặc trưng của Lào và đa phần được lưu giữ gần như 72 nguyên vẹn, hoặc nếu được trùng tu tôn tạo thì vẫn bảo tồn được nét độc đáo cổ xưa. Tại đây có hơn 30 ngôi chùa cổ nổi tiếng như: Wat Sala Pha Bang, Wat Saen, Wat Sop, Wat Sirimungkhun, Wat Si Bun Heuang, Wat Paphai, Wat Xieng Muan, Wat Visoun, Wat Mai Suwannaphumaham,... Wat Xiềng Thoong hay chùa Xiềng Thoong là một trong những ngôi chùa cổ lớn và đẹp nhất của Luang Prabang. Wat Xiềng Thoong có nghĩa là “chùa của thành phố vàng”. Chùa được xây dựng dưới thời vua Sayasetthathirat và được hoàn thành vào năm 1560. Nằm bên bờ sông Mê Kông, Wat Xiềng Thoong có khuôn viên rộng, gồm chính điện, một nhà thờ nhỏ, tháp treo trống và một thư viện lưu giữ các hiện vật. Chính điện nằm ở ngay giữa khuôn viên chùa, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với ba lớp mái chồng lên nhau, hai bên mái áp vào nhau, cong vút ở phía trên và buông sâu dần hướng về mặt đất. Mỗi lớp mái đều có đầu đao hình Naga vút lên trời xanh. Tường bao quanh gian chính điện đều được làm bằng gỗ và được chạm khắc rất tinh xảo. Đề tài được chạm khắc là những câu chuyện về đức Phật, về địa ngục và thiên đường nhằm giáo dục cho con người luôn phục thiện... Chạm khắc trên hai cánh cửa gỗ được coi là những bức chạm khắc đẹp nhất của Wat Xiềng Thoong. Hai cánh cửa chùa, mỗi cánh chạm hình một cô tiên đang múa. Cô tiên bên cửa trái đứng trên lưng một đàn voi, cô tiên bên cửa phải đứng trên lưng một chú hươu. Trên đầu hai cô tiên là hình ảnh Đức Phật đứng trên vòng hào quang. 73 Bên cạnh những ngôi chùa cổ kính, trầm mặc là những công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ của Hoàng gia được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XIV. Ấn tượng nhất trong số đó là Bảo tàng quốc gia Luang Prabang. Bảo tàng quốc gia Luang Prabang trước đây chính là cung điện hoàng gia, do thực dân Pháp xây dựng cho vua Sisavangvong. Các đời vua sau đó cũng ở tại cung điện này. Năm 1976, quân giải phóng Lào tiếp quản và chuyển địa điểm này thành bảo tàng. Nơi đây còn lưu giữ hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời vàng son của vương quốc Lào. Luang Prabang có một cấu trúc đô thị khá đặc biệt, đó là những “lõi” phố: bắt đầu từ một ngôi chùa làm “hạt nhân”, rải rác chung quanh là nhà dân, tạo thành một cụm. Các cụm ấy giao hòa với nhau bằng những khoảng trống, con đường, hẻm nhỏ rất khó phân biệt ranh giới. Ngõ hẻm ở Luang Prabang là một mẫu mực về cảnh quan và đời sống cư dân đô thị, về sự cân bằng giữa du lịch và nếp sống bản địa (sạch, xanh, yên tĩnh trong khi vẫn phơi bày một đời sống tự nhiên). Kiến trúc nhà ở đây thật sự phong phú và đa dạng. Bên cạnh hàng trăm ngôi nhà cổ bằng gỗ được sắp xếp trật tự dọc theo các dãy phố nhỏ là những ngôi nhà với màu sơn và hàng rào trắng theo phong cách kiến trúc Pháp, tạo nên nét châu Âu lãng mạn trong lòng cố đô cổ kính này. Không chỉ có những công trình kiến trúc tinh hoa cổ kính, Luang Prabang còn có những thắng cảnh tự nhiên rất nổi tiếng như thác nước Kuang Si với những hồ nước tuyệt đẹp hay núi Phousi hùng vĩ. Nét trầm 74 mặc của những ngôi chùa, dấu ấn hoài niệm trên những ngôi nhà gỗ, nét tinh tế của kiến trúc Pháp và sự hoang sơ của tự nhiên, tất cả đã tạo nên giá trị riêng biệt và đặc sắc cho vùng đất cố đô yên bình này. Chính vì thế, năm 1995, Luang Prabang đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. 3. Thạt Luổng - Ngôi tháp tâm linh của đất nước Lào Là đất nước sùng bái đạo Phật, xứ sở triệu voi sở hữu vô số những công trình kiến trúc Phật giáo cổ kính, hoành tráng. Tọa lạc trên khu đất cao, rộng và bằng phẳng ở phía đông Viêng Chăn, với kiến trúc riêng khá đặc biệt, Thạt Luổng được đánh giá là công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, một trong những tháp Phật giáo lớn nhất ở Lào. Trong tiếng Lào, tên gọi Thạt Luổng có nghĩa là “tháp lớn”. Sự ra đời của ngôi tháp tâm linh độc đáo này gắn liền với tên tuổi của vị vua trẻ tuổi tài ba Xệt Tha Thi Lạt. Theo truyền thuyết, Xệt Tha Thi Lạt thuộc dòng dõi của vua Pha Ngừm - người đã lập ra vương quốc Lan Xang. Vào năm 1563, sau khi giành được một loạt chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện, vì những lý do chiến lược, vua Xệt Tha Thi Lạt đã dời đô từ Luang Prabang về Viêng Chăn. Tại đây, ông đã cho xây dựng nhiều thành quách, lâu đài, cung điện, trong đó có Thạt Luổng. Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566, trên nền một ngôi chùa cũ cách Viêng Chăn 2km. Tương truyền bên trong tháp có chứa xá lợi là một sợi tóc 75 của Đức Phật và nhiều vàng bạc châu báu. Đây là một công trình đồ sộ, một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90 x 90m, cao 45m. Cấu trúc của Thạt Luổng gồm có ba phần chính. - Tầng dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m (từ phía tây, đông) và 68m (từ phía bắc, nam), cả bốn cạnh được ốp bằng 323 phiến đá. - Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m, vòng quanh cả 4 cạnh được tạo hình những bông hoa sen lớn với 120 cánh. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ màu vàng bao quanh. Các tháp nhỏ này có hình dáng tương tự như thạt trung tâm. Trên thân mỗi tháp nhỏ có đắp nổi một câu kệ Phật giáo viết bằng tiếng Pali. Xung quanh các tháp nhỏ là hồi lang vuông, có lan can cao ở phía ngoài. Trên dãy lan can có 228 hình lá nhọn, giữa mỗi lá có một khám nhỏ, bên trong đặt một bức tượng Phật đứng. Mỗi mặt lan can có trổ một ô cửa hình cánh cung, trên vòm trang trí hình tháp nhọn. Ở bốn góc của lan can cũng có bốn tháp nhọn và cao. - Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình dáng quả bầu, được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang nở bung ra bốn phía. Miệng quả bầu đỡ một tháp nhỏ, có đỉnh nhọn vút lên trên nền trời xanh. Toàn bộ khối trung tâm được phủ một màu vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một dáng vẻ uy nghi, lộng lẫy với hình dáng vút cao như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng. Toàn bộ ngôi tháp được ngăn cách với không gian xung quanh bằng một dãy hồi lang lớn màu xám, có tường bao bọc với bốn cửa vào nằm chính giữa mỗi mặt. 76 Giống như nhiều công trình kiến trúc cổ đại đồ sộ khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng khá đậm nét của phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru - dãy núi Hymalaya thần thoại quanh năm tuyết phủ và rực rỡ ánh mặt trời, trung tâm của vũ trụ, nơi cư trú của các vị thần linh Ấn Độ giáo. Đỉnh trung tâm của tháp là đỉnh thần sơn Meru, các tháp nhỏ bao quanh là các vòng núi, những bậc tam cấp trang trí hình thủy quái Macara và thần rắn Naga biểu trưng cho nước của đại dương... Cấu trúc ba phần của tháp biểu thị cho quan niệm của Phật giáo tiểu thừa về sự giải thoát con người ra khỏi ba loại khổ gắn liền với Tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) nhằm đạt đến trạng thái vô tướng (anamitta) và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của Tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới. Mô hình Thạt Luổng hiển nhiên là mô hình tháp Phật giáo có nguồn gốc Ấn Độ. Có thể dễ dàng bắt gặp bóng dáng của mô hình này trong rất nhiều công trình kiến trúc của Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á. Thạt Luổng vừa có sự kế thừa những ảnh hưởng từ mô hình đó, lại vừa có những sắc thái kiến trúc riêng của Lào. Hình dáng cao vút như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng không làm cho nó tách rời mà lại hòa nhập vào khối trung tâm như một thể hoàn chỉnh, mặc dù nó gợi cho người xem phảng phất hình bóng của các tháp Thái Lan thời Ayutthaya ở các thế kỷ XV - XVIII. Khối thân hình bán cầu của tháp tuy 77 khá lớn, nhưng lại có các vòng tháp nhỏ bao quanh khiến ta có cảm giác như nó chỉ có tác dụng làm bệ cho phần đỉnh chứ không vươn cao ngạo nghễ và bề thế như tháp Sanchi ở Ấn Độ. Cuối cùng là chân tháp với những vòng hồi lang liên tiếp và các tháp nhỏ xung quanh nhác trông như hình kim tự tháp nhiều bậc thường thấy ở các tháp Miến Điện, nhưng các hồi lang của Thạt Luổng có vẻ rộng rãi, phóng khoáng hơn. Tất cả các hình thể ấy càng trở nên sinh động hơn, ấn tượng hơn bởi các màu sắc phủ lên chúng: màu vàng chói chang như nắng, hừng hực như lửa của vòng tháp nhỏ bao quanh; màu trắng xóa như tuyết của khối kệ bên dưới và màu xám thâm trầm, uy nghiêm của nền tường hồi lang. Sự pha trộn màu sắc tưởng chừng như tương phản ấy đã tạo cho Thạt Luổng một vẻ đẹp riêng, rất uy nghi nhưng cũng không kém phần thanh nhã. Hằng năm, đúng tuần trăng tròn tháng 11 là bắt đầu lễ hội Thạt Luổng. Hội thường kéo dài ba đêm. Bắt đầu hội là lễ tắm Phật. Đêm cuối cùng là lễ rước nến. Vào đêm đó, mọi người dân đều đến đặt hoa quanh Thạt Luổng và cầu khấn trời, Phật ban cho mình cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp. Từ lâu, Thạt Luổng đã trở thành biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo và tình đoàn kết keo sơn, gắn bó của các tộc người ở Lào. Thạt Luổng không chỉ là biểu tượng của Phật giáo mà còn là biểu tượng của quốc gia Lào thống nhất. 4. Wat Phou - Ngôi đền thiêng trên núi Wat Phou còn được gọi là “chùa Núi” bởi nó tọa 78