🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đô Thị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH TS. NGUYỄN THỊ TRANG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in: PHẠM THÚY LIỄU NGUYỄN QUỲNH LAN ThS. ĐỖ THANH HOÀNG Đọc sách mẫu: ThS. NGHIÊM THỊ TUẤN ANH NGUYỄN THỊ TRANG NGUYỄN VIỆT HÀ Số đăng ký xuất bản: 427-2021/CXBIPH/31-365/CTQG. Quyết định xuất bản số: 34-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. In xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2021. Mã số ISBN: 978-604-57-6519-7. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam §ç Thanh H−¬ng §« thÞ trong tiÓu thuyÕt ViÖt Nam ®−¬ng ®¹i / §ç Thanh H−¬ng. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 292tr. ; 21cm ISBN 9786045760000 1. Nghiªn cøu v¨n häc 2. V¨n häc hiÖn ®¹i 3. C¶m quan ®« thÞ 4. TiÓu thuyÕt 5. ViÖt Nam 895.9223009 - dc23 CTM0409p-CIP LỜI NHÀ XUẤT BẢN Nghiên cứu về đô thị trong văn học đã được giới văn hóa và văn học trên thế giới quan tâm từ lâu; nhưng ở Việt Nam, gần đây, vấn đề đô thị trong văn học mới thực sự được chú ý, nhất là sau hơn ba thập niên tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bối cảnh đó đã làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các lĩnh vực đời sống, với phạm vi ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Đô thị, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang bộc lộ những mặt trái đầy nhức nhối. Đô thị đã không còn là vấn đề riêng của đô thị học, xã hội học, văn hóa học mà là mối quan tâm của nhiều nhà văn, đặc biệt là về vấn đề nhân sinh trong môi trường đô thị. Để bạn đọc hiểu hơn về không gian, môi trường tự nhiên và xã hội của đô thị Việt Nam dưới góc nhìn văn học với những góc cạnh đa chiều thông qua góc nhìn của nhiều nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của TS. Đỗ Thanh Hương. Cuốn sách hướng đến việc bước đầu hệ thống hóa và phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống xã 5 hội và tri nhận của nhà văn về các giá trị và các mối quan hệ phức tạp trong đời sống đô thị hiện đại thông qua cái nhìn độc đáo và thông điệp của các nhà văn; phân tích những phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nội dung chính của cuốn sách gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và sự hình thành, phát triển của cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam; Chương II: Những phương diện cơ bản về đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; Chương III: Phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 10 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 MỞ ĐẦU 1. Nếu như ở các quốc gia phát triển, văn học đô thị đã xuất hiện từ lâu thì ở Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên cứu, mới có “văn học nông thôn” mà chưa có “văn học đô thị”. Nếu như ở Pháp, ngay từ khi tác phẩm Những bông hoa ác (1857) của Baudelaire ra đời, người ta đã nhận thấy nỗi chán chường đô thị thì trong văn học Việt Nam, mãi đến giai đoạn 1930 - 1945 mới bắt đầu xuất hiện tên gọi “khối sầu đô thị”. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì ở Việt Nam, phải đến khi người Pháp tiến hành khai thác thuộc địa thì mới bắt đầu hình thành các đô thị và quá trình đô thị hóa mới được các nhà văn chú ý. Vũ Trọng Phụng được coi là người tiên phong trong lĩnh vực này và hiện nay gần như chưa có tác phẩm nào có thể vượt qua tiểu thuyết Số đỏ về đề tài đô thị. Sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986, cùng với quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng bắt đầu diễn ra với mức độ ngày càng sâu rộng, với tốc độ ngày càng nhanh. Quá trình đô thị hóa đã được đề cập trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ, 7 Nguyễn Ngọc Tư... Cảm thức về sự cô đơn và những nỗi bất an, về sự biến mất của nhiều giá trị truyền thống, về lối sống hưởng thụ, coi trọng vật chất nhất thời... được đề cập trong các tác phẩm dưới góc nhìn là hệ quả tác động của cơ chế kinh tế thị trường và đô thị hóa. Điều đáng nói là khi xã hội càng phát triển, đô thị hóa diễn ra càng nhanh chóng thì những hệ quả trên càng sâu sắc. Nếu như việc nghiên cứu đô thị và đô thị hóa trong văn học đã được giới nghiên cứu văn hóa và văn học trên thế giới quan tâm từ lâu thì ở Việt Nam, gần đây, đô thị hóa trong văn học mới được chú ý. Đặc biệt, sau hơn ba thập niên tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện đô thị hóa và xây dựng nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đã có những biến đổi sâu sắc và toàn diện, phạm vi ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Đô thị hóa, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang bộc lộ những mặt trái đầy nhức nhối. Vấn đề đô thị đã không còn là vấn đề riêng của đô thị học, xã hội học, văn hóa học mà là mối quan tâm của nhiều nhà văn về vấn đề con người. Sau năm 1975, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Diện mạo xã hội thay đổi nhanh chóng khiến hiện thực càng trở nên bề bộn. Hiện thực ấy cần đến những thể loại văn học có sức bao chứa rộng lớn hơn như: trường ca, tiểu thuyết,... Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết sau năm 1975 là sự thăng hoa khá ấn tượng cả về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Dẫu chưa trở thành 8 “nhịp mạnh”1 nhưng tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay đã thể hiện ngày càng sâu sắc đời sống đô thị với những tác động của nó đến con người trong bối cảnh mới trên các bình diện đạo đức, lối sống và cả quan niệm giá trị. Điều đáng nói hơn là những cái nhìn ấy về đô thị chủ yếu được hình thành từ những nhà văn sống ở phố - viết về phố. Cảm quan đô thị, vì thế càng thêm đậm nét hơn. Cuốn sách Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại hướng đến việc bước đầu hệ thống hóa và xây dựng khung phân tích theo hướng tiếp cận văn hóa học; phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống xã hội và tri nhận của nhà văn về các giá trị và các mối quan hệ phức tạp trong đời sống đô thị hiện đại thông qua cái nhìn độc đáo và thông điệp của các nhà văn thông qua văn bản nghệ thuật; phân tích những phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cuốn sách đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận như: đô thị và đô thị hóa, tác động của đô thị hóa đến văn hóa và con người; về tư duy, lối sống, nhãn quan văn hóa, ứng xử của con người trước nhịp sống đô thị hiện đại...; cảm quan về các vấn đề đời sống đô thị; đi sâu phân tích các phương diện cơ bản trong cảm quan đô thị của tiểu thuyết Việt Nam đương đại; đồng thời tiến hành phân tích những phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. ________________ 1. Xem Đỗ Lai Thúy: Con mắt thơ, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1992. 9 Cuốn sách tập trung nghiên cứu cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; cụ thể là làm sáng tỏ sự tác động của đô thị hóa đến đời sống xã hội, đời sống tâm lý con người được phản ánh trong văn học và những hình thức nghệ thuật mới mẻ thể hiện đề tài đô thị của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thông qua các sáng tác của một số nhà văn như: Chu Lai, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Phấn, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú, Trần Trọng Vũ... Trên cơ sở nhận diện và cắt nghĩa đề tài đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, cuốn sách góp một cái nhìn toàn diện về chủ đề đô thị trong văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử. Từ đó, chúng tôi bước đầu đưa ra những kiến giải mới về sự cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh sự xâm nhập của tư duy nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại vào văn học Việt Nam là một thực tế. Cuốn sách góp phần giúp độc giả hiểu sâu hơn không gian, thời gian, cuộc sống con người đô thị của nhà văn trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, từ đó cắt nghĩa sâu hơn những biến đổi của đời sống xã hội, văn hóa, tâm lý con người trong xã hội hiện đại; đồng thời góp phần khẳng định sự xuất hiện của một khuynh hướng nghệ thuật mới mẻ đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn học đương đại, một diễn ngôn nghệ thuật mang đậm dấu ấn của thời đại mới; là tài liệu tham khảo cho việc mở rộng nghiên cứu và giảng dạy về văn học Việt Nam giai đoạn từ sau năm 1975 trong các nhà trường. 10 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM I- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Vấn đề đô thị trong văn học nước ngoài a) Khái lược về thực tiễn văn học đô thị ở một số quốc gia trên thế giới Người phương Tây giao thương, buôn bán từ rất sớm. Ngay từ thời cổ đại, họ đã xây dựng được những thành bang nổi tiếng như Athena, Sparta, nhưng đó chưa phải là đô thị hiện đại theo cách hiểu ngày nay. Đến thời hiện đại, khi nền văn minh công nghiệp đã phát triển sớm ở các quốc gia như: Anh, Đức, Pháp, Mỹ..., chủ nghĩa tư bản đã hình thành. Cùng với đó là sự thay đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự mở rộng của kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Như một tất yếu, những biến động về lịch sử và đời sống xã hội đã làm thay đổi nhãn quan, tâm lý, thị hiếu của con người. Theo đó, cảm quan 11 đô thị đã xuất hiện trong văn học, trước hết là ở các nghệ sĩ nhạy cảm và có nhiều trải nghiệm trước những biến thiên của đời sống và chứng kiến sự phát triển của văn minh, lối sống công nghiệp. Bởi thế, so với các quốc gia phương Đông, văn minh đô thị và văn học đô thị ở phương Tây phát triển sớm hơn nhiều. Ở Anh, sự phát triển của công nghiệp, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng đã biến nước Anh trở thành một trong những nước có chủ nghĩa tư bản phát triển nhất châu Âu thế kỷ XIX. Và như một tất yếu, xã hội tư bản càng phát triển càng bộc lộ những mặt trái trong sự tác động tới đời sống con người. Những nhà thơ Vùng hồ tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn tiêu cực ở Anh đã thể hiện tư tưởng muốn thoát ly thực tại xã hội tư sản, xa lánh chốn thị thành. Họ hướng thơ ca vào việc mô tả quá khứ, những con người và những hiện tượng đơn giản, bình thường, gần thiên nhiên. Còn những nhà văn hiện thực phê phán, họ phản ánh trung thành xã hội Anh nửa đầu thế kỷ XIX. Trong những trang viết của Charles Dickens, William Thackeray, Charlotte Bronte..., xã hội tư sản Anh hiện lên là một xã hội bất công và tàn ác. Ở đó, giai cấp thống trị chỉ là bọn tham tiền và quyền lực, kiêu căng, bất trị, nhân cách hèn hạ,... Ở Pháp, thế kỷ XVIII và XIX là thế kỷ của những sự thay đổi lớn với sự xuất hiện của các nhà tư tưởng Ánh sáng, các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng và những cuộc cách mạng: đại cách mạng tư sản năm 1789, cách 12 mạng tháng Bảy năm 1830 và cách mạng tháng Hai năm 1848. Tư tưởng tiến bộ cộng với sự phát triển của các đô thị lớn, đặc biệt là Paris đã khiến những nhà văn nhạy bén sớm nhận ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản. Victor Hugo - nhà văn lãng mạn ưu tú của nước Pháp - trong tất cả các sáng tác của mình đều thể hiện bức tranh chân thực của nước Pháp với những đau khổ của tầng lớp nhân dân cùng cực. Đặc biệt, trong tác phẩm lớn nhất của mình Những người khốn khổ, ông đã miêu tả những cảnh đau lòng dưới đáy xã hội Pháp với cả chiều rộng và chiều sâu. Mặt trái của xã hội Pháp được Victor Hugo thể hiện đậm nét ở ba vấn đề: “Sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm”1. Hiện thực luôn được nhìn bằng đôi mắt lãng mạn nên chan chứa lòng thương yêu với những khổ đau của cuộc đời. Các sáng tác của Honoré de Balzac thể hiện sức khái quát hiện thực lớn. Nội dung tiểu thuyết hiện thực của Balzac bao quát mọi hoạt động của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau trên những lĩnh vực khác nhau. Ông đã phản ánh trong các trang viết những mặt cơ bản của cuộc sống con người: đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Đặc biệt, Balzac đã vạch trần vai trò chế ngự của đồng tiền, đồng tiền đã trở thành động lực xã hội, ________________ 1. Đặng Anh Đào: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.412. 13 được đặt trong tay giai cấp tư sản nắm chính quyền. Đó là xã hội tư sản tối tăm mà để tồn tại, con người bắt buộc phải lựa chọn giải pháp bán linh hồn cho quỷ sứ. Bán linh hồn cho quỷ sứ là phương thức tất yếu và là quy luật của sự tha hóa nhân phẩm con người trong xã hội Paris đương thời. Đó cũng là phương thức nghệ thuật tiêu biểu để Balzac thể hiện sự phủ nhận quyết liệt đối với xã hội tư sản đó. Tuy nhiên, ngay cả với Honoré de Balzac hay Victor Hugo, những trang viết ấy vẫn chỉ là phản ứng quyết liệt đối với xã hội tư sản đương thời. Đô thị - ở đây là Paris - hiện lên trong cái nhìn không thể dung hòa như ác cảm đối với một tên xấu xa đã đánh cắp đi những điều nhân văn đối với con người. Sự phản ánh ấy vẫn kín đáo che giấu khát vọng hướng đến tương lai - nơi ấy có một xã hội nhân bản hơn. Vì vậy, cảm quan đô thị ở hai đại biểu lớn, đại diện cho khuynh hướng lãng mạn và hiện thực của văn học Pháp này vẫn chưa định hình cụ thể. Phải đến đại biểu lớn của chủ nghĩa tượng trưng trong nền văn học Pháp thế kỷ XIX - Baudelaire - thì cảm quan đô thị mới được định hình cụ thể và rõ nét. Đến Baudelaire, sự phản ứng đối với xã hội tư sản được đẩy lên đỉnh điểm. Đó là sự chán ghét đến hận thù thế giới tư bản. Baudelaire luôn mang một nỗi buồn sâu sắc, luôn luôn bị ám ảnh bởi tuổi già và cái chết. Chính ông đã viết trong một bức thư gửi cho bạn năm 1866 như sau: “Sự nhất quán chân thực của Những bông hoa ác là ở sự chân thành đau 14 đớn của nhà thơ, được thể hiện trọn vẹn trong đó. Cần phải nói với anh rằng trong cuốn sách dữ dội này, tôi đã gởi vào đó tất cả tư tưởng của tôi, tất cả tấm lòng tôi, tất cả tôn giáo của tôi, tất cả sự hận thù của tôi...”1. Tập thơ Những bông hoa ác đã làm chấn động dư luận khi Baudelaire đưa cái xấu, cái ác và nỗi đau lên ngôi. Đó là hệ quả tất yếu, là biểu hiện cao nhất của nỗi cô đơn và tình cảm suy đồi của con người trong thế giới tư bản hiện đại. Ở Mỹ, kết quả của cuộc nội chiến Bắc Mỹ và Nam Mỹ (1860 - 1865) đã cho ra đời nhà nước tư sản. Dẫu phát triển muộn hơn châu Âu nhưng chủ nghĩa tư bản sớm đưa Mỹ phát triển vượt cả “công xưởng của thế giới” về kinh tế. Văn học lãng mạn và văn học hiện thực Mỹ cũng thể hiện những phản ứng đối với xã hội tư sản. Nhưng không giống như những tác giả Anh, Pháp, các tác giả Mỹ đi theo khuynh hướng trở về với thiên nhiên thôn dã như một sự ứng xử tiêu cực với xã hội đương thời. Washington Irving hay Herman Melville - các đại biểu của dòng văn học lãng mạn - đều thể hiện sự phủ nhận đối với nền văn minh tư bản chủ nghĩa bằng cách quay về với cuộc sống bình lặng nơi thôn quê rừng núi ngày xưa hoặc cuộc sống của những người thổ dân. Trong sáng tác của Jack London - một nhà văn không ________________ 1. Theo Đặng Anh Đào: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Sđd, tr.427. 15 hề biết đến tuổi thơ - lại thể hiện rất rõ bức tranh của xã hội Mỹ vào hai thập niên cuối thế kỷ XIX. Những tháng ngày du thủ du thực, những năm tháng không thể nào quên khi Jack trở thành “hobos” - một kẻ vô danh trong đội quân cái bang khổng lồ, kiếm sống “như loài thỏ” theo các chuyến tàu hàng ngang dọc khắp nước Mỹ, những sự mạo hiểm trong cơn sốt tìm vàng ở Alaska... Những cuộc hành trình đó đã đem lại “một túi vốn sống khổng lồ” mà Jack có được trong suốt cuộc đời cơ cực của mình. Đó là hiện thực khắc nghiệt của nhà nước tư sản Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX được khắc họa trong các tác phẩm sau này đã trở thành kiệt tác của Jack: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Răng nanh trắng (1906),... Qua những trang viết, Jack muốn gửi tới người đọc bức tranh về sự khốn cùng của con người trong cuộc vật lộn, tranh giành sự sống với tự nhiên. Đó là biểu hiện mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên, nhất là trong Tiếng gọi nơi hoang dã. Truyện toát lên một nhân sinh quan rõ rệt của tác giả: tình yêu đối với loài vật. Ông cho rằng, chỉ có trên cơ sở một tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật, thậm chí là dữ tợn. Mark Twain - nhà văn lớn nhất của Mỹ thế kỷ XIX - cũng tìm về thiên nhiên nhưng với ngôn ngữ nói dân gian trong trẻo, duyên dáng, làm nên thắng lợi của miền viễn tây dân gian với những salon văn học ở Boston. 16 Ở châu Á, theo nghiên cứu một số nước thuộc khu vực văn hóa chữ Hán (Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên...), các đô thị ra đời ở thời hậu kỳ trung đại, kéo theo sự ra đời của văn hóa thị dân rồi văn học thị dân - khởi nguồn của văn học mang cảm quan đô thị. Ở khu vực văn hóa này, Nho giáo được coi như một công cụ bồi đắp tư tưởng và củng cố quyền lực, sản sinh một nền văn học giàu tính đạo đức, tư tưởng và lý tưởng (nền văn học cung đình). Khi kinh tế thị dân phát triển kéo theo sự thay đổi thị hiếu văn học ở tầng lớp này, một nền văn học mới được sản sinh nhằm phản ánh những sự việc của cuộc sống thường nhật, những tâm sự cá nhân, khước từ những cái cao cả mang tính đạo đức, thậm chí đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức phong kiến. Tầng lớp thị dân tìm đến với dòng văn học mới này với mục đích giải trí, để thỏa mãn những nhu cầu trần thế, khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân trong một xã hội trọng tập thể. Như vậy, “đô thị đã giải phóng... mang đến cho văn học đặc tính giải trí, cũng là một trong những đặc tính chung của văn học muôn đời”1. Đến thời kỳ hiện đại (từ đầu thế kỷ XX), văn học đô thị ở châu Á được hiểu theo nghĩa khác. Đó là dòng văn học phản ánh những vấn đề về ________________ 1. Nguyễn Thị Phương Thúy: “Văn học đô thị: Khái niệm và đặc điểm”, 2015, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. 17 đời sống đô thị trên mọi phương diện và phản ánh lối sống, cách tư duy của con người đô thị trong sự đối lập với nông thôn. Nhật Bản là đất nước tiếp xúc lớn nhất với phương Tây. Ngay từ thời Minh Trị, lối sống phương Tây và văn hóa phương Tây đã tràn vào xứ sở hoa anh đào, vì thế đô thị và văn học đô thị ở Nhật Bản phát triển tương đối sớm. Ngay những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một nền văn học đại chúng đã hình thành ở Nhật Bản. Đó là nền văn học thể hiện rõ xã hội tiêu dùng của thời đại mới khác xa xã hội tiêu dùng của đời sống văn hóa Nhật Bản cũ. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản từ một đất nước hùng mạnh đã trở thành một đất nước hoang tàn, kiệt quệ, hoàn toàn mất tinh thần. Sự bại trận, thảm họa bom nguyên tử và thời kỳ chiếm đóng của Mỹ trở thành những cú sốc tinh thần to lớn, để lại những vết thương sâu sắc trong tâm hồn người Nhật. Đây là giai đoạn khủng hoảng đối với nền văn hóa, đạo đức truyền thống Nhật Bản. Sau năm 1954, nền kinh tế Nhật được phục hồi và phát triển thần tốc, đặc biệt là vào những năm 1960 - 1970. Làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở Nhật, biến quốc gia này trở thành một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự phát triển kinh tế với trình độ cao ở Nhật đã hình thành nền văn minh “kỹ trị” ở đất nước này. Con người Nhật Bản với sức sáng tạo diệu kỳ đã 18 trở thành những chủ nhân của rôbốt, khiến mặt trời dường như không bao giờ lặn trên đất Nhật. Nhưng, như một hệ quả tất yếu, sống trong xã hội hiện đại, xa rời tự nhiên, con người càng ngày càng trở nên cô đơn, trống rỗng, họ hoạt động theo thói quen không khác gì những sản phẩm rôbốt. Trong những trang viết của Mori Ogai, Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunari, Mishima Yukio, Abe Kobo..., nhất là Murakami Haruki, người đọc luôn thấy sự trăn trở trước số phận con người trong xã hội hiện đại đầy bất an, phi lý. Xây dựng những hành trình đi tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nhân vật trong các tác phẩm của những nhà văn hiện đại Nhật rất đa dạng, phong phú và có tính phổ quát cao, phản ánh được những tồn tại sâu kín của con người Nhật Bản và nhân loại nói chung trong thời kỳ hậu tư bản. Những tác phẩm của văn học Nhật Bản đã chạm vào nỗi cô đơn, hoang mang sâu sắc của con người đô thị, vì thế Nhật Bản được coi là đi sớm hơn những nước Đông Á khác trên con đường đến với văn học đô thị. Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc bị các nước phương Tây xâu xé và một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đã bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây. Đặc biệt ở Thượng Hải, đời sống đô thị và sự phồn hoa của lối sống Tây hóa đã khiến cho đô thị hóa phát triển hết sức nhanh chóng và bắt đầu xuất hiện 19 những nhà văn viết về đô thị. Từ thập niên 90 thế kỷ XX trở lại đây, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt, thành thị đã trở thành một thế giới đa giá trị và sôi động. Trước đây, thành thị được coi là một không gian được “nuôi dưỡng” bởi nông thôn thì nay giữa thành thị và nông thôn đã hình thành một loại hình quan hệ mới: sự phát triển của thành thị kéo theo sự phát triển của nông thôn, thành thị đem lại văn minh cho nông thôn. Hình tượng chính trong văn học chuyển sang các sản phẩm tiêu dùng cao cấp của xã hội hiện đại như: rượu, thuốc lá cao cấp, xe hàng hiệu,... Từ thái độ phê phán đô thị, các tác giả mới của văn học Trung Quốc chuyển dần sang miêu tả và phản ánh trạng thái cuộc sống thường nhật của đô thị. Đóng góp cho đề tài đô thị trong văn học Trung Quốc phải kể đến các nhà văn nữ. Nếu như các nhà văn nam khá mặn mà và am hiểu về nông thôn (Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Lý Nhuệ...) thì các nhà văn nữ ít quan tâm đến đề tài này. Lý do rất đơn giản, những nhà văn nữ trẻ hầu hết đều sống ở thành thị, vốn sống, sở trường của họ là ở thành thị. “Họ hiểu biết về xe hơi đời mới nhiều hơn là thổ nhưỡng một vùng quê. Nội dung chủ yếu trong tác phẩm của họ là viết về đô thị với nhịp sống gấp gáp, hỗn độn. Đọc truyện họ ta thấy cảnh làm ăn, buôn bán, đầu cơ, giao dịch chứng khoán, hộp đêm, quán bar... Tóm lại là hình ảnh một thành phố vừa hấp dẫn, ma mị, quyến rũ, vừa đầy cơ hội 20 nhưng cũng đầy cạm bẫy, vô nhân...”1. Nông thôn trong cái nhìn của những nhà văn này đã trở thành xa lạ hoặc nếu có tìm về nông thôn thì hành trình đó giống một cuộc phiêu lưu hơn là sự tìm hiểu thực sự (Gia đình ngọt ngào của tôi - Vệ Tuệ). Trong các tác phẩm của Miên Miên (Kẹo), Xuân Thụ (Búp bê Bắc Kinh), Kha Lăng Yến (Khách không mời), đô thị giống như một cạm bẫy, ẩn chứa đằng sau những phồn hoa đô hội ấy là số phận lang bạt, thoi thóp của những người làm thuê, là cuộc sống phè phỡn của quan chức tham nhũng, chiếm đoạt... Những tác phẩm ấy giống như ngụ ngôn về cuộc sống đô thị của một đất nước đang phát triển như vũ bão. Như vậy, ra đời như là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường, đô thị hiện đại đã tác động mạnh mẽ tới đời sống của con người và đời sống văn học. Diễn biến của quá trình đô thị hóa như một vấn đề nóng bỏng của thời đại khiến văn học luôn có sự quan tâm đến đề tài này. Trong sự phản ánh của những nền văn học lớn được điểm danh trên đây, có thể thấy, các nhà văn luôn thể hiện sự phản ứng tiêu cực, trạng thái không thể hòa hợp với thành thị bằng cách này hay cách khác. Và Baudelaire với Những bông hoa ác đã trở thành nhà văn tiêu biểu cho cảm quan đô thị, cho sự ________________ 1. Phạm Xuân Nguyên: “Văn học Việt Nam - nỗi buồn tiểu thuyết”, tạp chí Văn học, số 2/2003, tr.69-73. 21 hình thành văn học đô thị trên thế giới từ thế kỷ XIX đến nay. Nỗi hận thù với xã hội, sự cô đơn và những tình cảm đồi trụy mà Baudelaire đã trải nghiệm đến nay vẫn còn nóng bỏng trong văn học viết về đô thị trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. b) Các công trình nghiên cứu về văn học đô thị ở nước ngoài Có thể điểm tên một số công trình tiêu biểu bàn luận về văn học đô thị trình như: Tiểu thuyết đô thị Mỹ (The American city novel) của Blanche Gelfant; Hình tượng đô thị trong văn học hiện đại (The image of the city in modern literature) của Burton Pike; Văn học và sự trải nghiệm đô thị (Literature and the urban experience) của Michael Jaye và Ann Chalmers Watts; Thơ ca và đô thị (The poet and the city) của John H. Johnston; Độc giả và đô thị trong văn học Mỹ thế kỷ XIX (The spectator and the city in nineteenth century American literature) của Dana Brand... Trước hết, phần lớn các nhà nghiên cứu, các học giả tâp trung trả lời câu hỏi văn học đô thị là gì và đâu là những vấn đề trung tâm của văn học đô thị. Về vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau: Một là, các học giả như Richard Lehan, Mary Ann Caws, và David Seed có xu hướng xem sự hình thành các thành phố là yếu tố căn bản để xác định một văn bản là văn học đô thị. Hai là, các học giả như Diane Levy, Michael Jaye và Ann Chalmers Watts 22 có xu hướng xem nhân vật là trung tâm của việc xác định một văn bản là văn học đô thị. Đối với những học giả có xu hướng nhìn nhận vai trò quan trọng của bối cảnh thành phố, “văn học đô thị” được sử dụng như một thuật ngữ tính từ đơn giản làm nổi bật các thành phố như yếu tố trung tâm của nó, chẳng hạn như: Đô thị và tiểu thuyết (The city and the novel - David Seed), Đô thị trong văn học: Lịch sử văn hóa và tri thức (The city in literature: An intellectual and cultural history - Lehan), hoặc Những hình tượng đô thị (City images - Caws). David Seed lập luận rằng, văn học đô thị bao gồm các thay đổi vai trò của cách thiết lập thành phố: “tiểu thuyết đô thị đặc trưng khám phá tiến độ của sự thay đổi xã hội và môi trường”. Trong luận đề “Những dấu hiệu đô thị: Hướng tới một định nghĩa về văn học đô thị”, Diane Levy cho rằng, văn học đô thị vẫn đang trong giai đoạn hình thành và thử nghiệm; Levy không đi sâu hơn mà chỉ gợi ý văn học đô thị là gì. Bằng việc so sánh ba văn bản: Dubliners (1914) của James Joyce, The Buddha of Suburbia (1990) của Hanif Kureishi và Glue (2001) của Irvine Welsh, trong cuốn sách Đô thị trong văn học: Lịch sử tri thức và văn hóa (The city in literature: An intellectual and cultural history), tác giả Lehan Richard đã chứng minh rằng, nhân vật - con người - chính là yếu tố quan trọng nhất để xác định một văn bản là văn học đô thị. Theo ông, 23 đô thị không chỉ được tạo ra bởi các thiết lập thành phố mà còn được tạo bởi một thái độ và trạng thái thể hiện qua nhân vật. Như vậy, góc nhìn, tâm thế của con người đô thị là một yếu tố quan trọng xác định tính đô thị của một tác phẩm văn chương. Và tâm lý đô thị là điều mà các nhà văn đặt lên vị trí hàng đầu. Greg Guldin và Aidan Southall trong cuốn sách Nhân loại học đô thị ở Trung Quốc (Urban anthropology in China) cũng cho rằng, các đô thị ra đời là do kết quả của sự phát triển kinh tế và những chuyến di cư. Điều đó làm cho các đô thị trở thành môi trường cộng đồng đa sắc tộc, vì thế để nghiên cứu về đô thị, cần có một cái nhìn đa diện từ các góc nhìn nhân chủng học đô thị, kinh tế học, thậm chí cả học thuyết sắc tộc... Đồng quan điểm với Lehan Richard, Daniel Paul McKeown B.A. trong cuốn Hình tượng đô thị và văn học đô thị (The image of the city and urban literature) cũng đã đề cập vấn đề nhân vật - con người - như một vấn đề trung tâm của văn học đô thị. Trong chuyên luận này, Lehan Richard tập trung vào chủ đề chính là những mô tả về sức mạnh của văn học trong việc làm tái hiện hình ảnh đô thị xung quanh chúng ta. Lehan đã tìm hiểu sự chuyển đổi từ những thành phố công nghiệp non trẻ cuối thế kỷ XVIII đến những thành phố công nghiệp hiện đại cuối thế kỷ XX, nghiên cứu nhiều tiểu thuyết, nhiều tác phẩm thơ, dựa vào nền tảng triết học, xã hội học và nhân học để viết 24 nên cuốn sách. Cuốn sách được chia thành hai phần: những tác phẩm văn học châu Âu và những tác phẩm văn học châu Mỹ. Ở mỗi phần, Lehan Richard đều quan tâm đến những câu trả lời cho vấn đề: sự phát triển đa dạng của thành phố công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến xã hội thế tục. Ông cho rằng, các tác phẩm của Dickens, Balzac, Gogol và Dostoyevsky về thành phố đã cho thấy những dòng người đàn ông và đàn bà trẻ tuổi rời bỏ những ngôi làng của mình để đi vào thành phố, kiếm tìm những nhu cầu thiết yếu cao hơn của bản thân họ; hay sự đổ vỡ gia đình khiến những anh hùng đi con đường riêng của mình để kiếm tìm thành công trong một thế giới lắm tiền nhiều của, thế giới thương mại. Vì thế, câu hỏi trung tâm của cuốn sách: Làm thế nào để nguồn năng lượng cá nhân mới đổ vào thành phố được chuyển đổi? Nó có phục vụ cho lợi ích của nhân loại hay không? Nó sẽ phù hợp với mô hình xã hội mang tính lịch sử và tự nhiên hay chỉ dẫn đến tội ác? Qua nghiên cứu về một số tác phẩm như: Robinson Crusoe (1719) của Daniel Defoe, Bleak House (1853) của Dicken, The man without qualities (1943) của Robert Musil, We (1924) của Eugene Zamyatin, Lehan Richard đã nhận thấy: nếu như trong Robinson Crusoe, một cá nhân duy nhất có thể biến một vùng hoang dã thành một khu canh tác nông nghiệp, nếu như thanh tra Bucket trong Bleak House còn có thể kết nối thế giới bị biến mất với thành phố 25 thương mại thì ở hai tác phẩm sau (The man without qualities và We), nhân vật không thể kiểm soát được xung quanh. Họ bị bao bọc trong một thành phố mà xung quanh toàn là những bức tường thủy tinh. Ở đó, sự tự do cá nhân đã bị triệt tiêu. Qua các tác phẩm từ thời Khai sáng đến thời kỳ hiện đại, Lehan Richard cũng cho thấy hình ảnh trống rỗng và hủy diệt của các thành phố khi thương mại phát triển: “Khi tiền điều chỉnh nhịp tim của thành phố, các động mạch có thể dẫn đến một thung lũng tro tàn”1. Như vậy, vấn đề mà Lehan Richard quan tâm trong cuốn sách của mình là vấn đề về con người cá nhân, cuộc sống của con người cá nhân trước quá trình đô thị hóa. Đó cũng là yếu tố cốt lõi để làm nên giá trị nhân văn của văn học đô thị. Thứ hai, các nhà nghiên cứu và các học giả nước ngoài luôn đặt ra vấn đề ảnh hưởng của đô thị đối với môi trường sinh thái. Trong rất nhiều thế kỷ, con người đã tự cho mình là trung tâm của thế giới và coi việc chinh phục tự nhiên là một phương thức để khẳng định sức mạnh, địa vị của con người trong vũ trụ. Tư tưởng đó đã dẫn đến những hậu quả khôn lường do việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Không ít người đã dự đoán, nguy cơ lớn nhất ________________ 1. Lehan Richard: The city in literature: An intellectual and cultural history, Berkeley: U of California P., 1998. 26 của con người trong thế kỷ XXI là nguy cơ sinh thái, vì thế, các nhà văn, các nhà phê bình theo hướng phê bình sinh thái đã đưa ra một nền tảng tư tưởng khác: lấy sinh thái làm trung tâm luận. Greg Garrad cho rằng: “Vấn đề môi trường không chỉ cần phân tích từ góc độ khoa học, mà còn cần phân tích từ góc độ văn hóa”1. Nhà phê bình Lý Khánh Bản khẳng định: “Tư tưởng hạt nhân của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái là coi lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái là giá trị cao nhất; lấy sự có ích hay không có ích đối với việc bảo vệ, duy trì hoàn chỉnh, hài hòa, ổn định, cân bằng hệ thống sinh thái làm thước đo, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như phương thức sống của nhân loại”2; “Trên cơ sở sinh thái chỉnh thể luận, chủ trương của mỹ học sinh thái là thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, con người và bản thân chứ không phải là con người chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên, không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp”3. Điểm qua các công trình nghiên cứu về đô thị trong văn học nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, các công trình ________________ 1, 2, 3. Theo Đỗ Văn Hiểu: “Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân”, 2012, http:// tonvinhvanhoadoc.vn. 27 xoay quanh hai vấn đề lớn: nội hàm của khái niệm văn học đô thị và vấn đề tâm lý đô thị. Trong các công trình, các nhà nghiên cứu đề cao vấn đề con người, vấn đề tâm lý đô thị như một vấn đề trung tâm của các thành phố cũng như việc xác lập nội hàm của khái niệm văn học đô thị. Theo đó, văn học đô thị không chỉ là viết về thành phố mà quan trọng hơn, viết về thành phố với cái nhìn và tâm lý của thị dân. 2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về đô thị trong văn học Việt Nam a) Những vấn đề chung * Vấn đề đô thị trong văn học từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Những trang viết về đô thị trong văn học Việt Nam không phải bây giờ mới xuất hiện. Đề tài đô thị đã xuất hiện nhiều trong các sáng tác từ thời trung đại và đã để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều sáng tác của các nhà văn, nhà thơ đầu thế kỷ XX như: Tản Đà, Thạch Lam, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,... Suốt hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc, đề tài này chưa được quan tâm nhiều thì từ sau năm 1975, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới (từ năm 1986), đề tài đô thị đã trở lại đầy khởi sắc. Đi kèm với sự nở rộ các tác phẩm là sự xuất hiện của hàng loạt các ý kiến, các bài viết, các công trình nghiên cứu. 28 Ngay từ khi mới ra đời, những tác phẩm viết về đô thị trong giai đoạn “lọt lòng” của quá trình đô thị hóa trong xã hội Việt Nam đã hấp dẫn giới nghiên cứu. Trong cuốn sách Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930, Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng đã cho thấy sự hình thành của một nền văn học từ môi trường đô thị đầu thế kỷ XX. Chính sự thay đổi trong đời sống đô thị, tâm lý và thị hiếu của tầng lớp thị dân là điều kiện ra đời của một nền văn học mới. Nội dung của nền văn học ấy “chủ yếu phản ánh cuộc sống thành thị tư sản hóa”1. Tác giả Trần Văn Toàn trong nghiên cứu Tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xuôi hư cấu (fiction) giao thời đã khái quát những chuyển biến lớn lao trong môi trường đô thị đầu thế kỷ XX ở phương diện văn hóa, tinh thần. Chính sự biến đổi xã hội ấy đã hình thành một “cảm quan về thời hiện tại luôn thay đổi với những chân dung và cảnh ngộ chưa từng có trong tiền lệ”2. Đến lượt nó, cảm quan này chi phối yếu tố tả thực trong văn xuôi hư cấu đương thời. ________________ 1. Xem Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930, Nxb. Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988. 2. Trần Văn Toàn: Tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xuôi hư cấu (fiction) giao thời, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008, tr.74. 29 Đến giai đoạn văn học những năm 1932 - 1945, đề tài đô thị được quan tâm sâu sắc hơn trong rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết. Tác giả Nguyễn Thị Tố Nga thông qua đề tài nghiên cứu “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình Lạp trong văn xuôi về đề tài dân nghèo thành thị 1930 - 1945 đã khái quát được đặc điểm chung nhất của văn xuôi viết về đề tài dân nghèo thành thị. Đó là “tái hiện sinh động một bức tranh đô thị Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó”1. Đối với tên tuổi lớn nhất viết về đề tài đô thị trong văn học giai đoạn này - Vũ Trọng Phụng, “một người thành phố chính cống”, đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về đề tài đô thị trong sáng tác của ông, có thể kể đến các nghiên cứu như: Một lớp người thành thị, một kiểu nhà văn: Trường hợp Vũ Trọng Phụng (Vương Trí Nhàn); Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” (Đỗ Đức Hiểu); Sáng tác của Vũ Trọng Phụng trong tiến trình văn học dân tộc - hiện đại thế kỷ XX (Nguyễn Ngọc Thiện); Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (nhiều tác giả); Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết (Nguyễn Văn Phượng)... Qua những ________________ 1. Nguyễn Thị Tố Nga: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình Lạp trong văn xuôi về đề tài dân nghèo thành thị 1930 - 1945, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008. 30 công trình trên, các tác giả đều thống nhất rằng: Chất thành thị rất đậm đặc trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng và dưới ngọn bút tài hoa ấy, thành thị có thêm những biểu hiện mới. Dẫu cái đô thành ấy có nhố nhăng, bát nháo, hỗn tạp thế nào thì đó cũng là “gương mặt chân thực của thành thị Việt Nam thời kỳ ấy”1. Chính “cảm quan hiện thực bạo liệt” ấy đã chi phối tất cả các cấp độ từ nội dung đến hình thức trong tác phẩm của nhà văn họ Vũ. Với những đóng góp ấy, ông xứng đáng trở thành “người được lựa chọn trong việc diễn đạt một cảm quan mới về thời đại”2. * Vấn đề đô thị trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 Đến giai đoạn 1945 - 1975, do hoàn cảnh lịch sử, đề tài đô thị tạm thời nhường chỗ cho đề tài phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược trong cả nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đề tài đô thị chỉ còn được nhắc đến trong một bộ phận văn học đô thị miền Nam (1954 - 1975). Trong bài viết “Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975”, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang đã có một cái nhìn khái quát để đánh giá những thành tựu và khuynh hướng phát ________________ 1. Nguyễn Văn Phượng: Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002, tr.7. 2. Nguyễn Văn Phượng: “Văn học và nền kinh tế thị trường trong mười năm cuối thế kỷ”, http://vietvan.vn. 31 triển về bộ phận văn học này. Tác giả đã đi đến kết luận: “Đi qua những thành kiến cực đoan cá nhân, những xung đột về chính trị, những cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề truyền thống và hiện đại, những biến hóa nhiều chiều của văn chương đương thời..., tác phẩm của nhiều nhà văn như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, Trang Thế Hy, Nguyễn Văn Xuân, Minh Quân... viết ở thập niên 1950, 1960 trong lòng đô thị miền Nam vẫn còn được nhiều người yêu thích. Điểm chung nhất và là chỗ dựa vững bền của nó là hướng đến những giá trị văn hóa dân tộc, là bản sắc văn hóa mỗi vùng miền và tình yêu quê hương chân thành, tha thiết. Họ làm thành một dòng chảy riêng, không tách biệt nhưng cũng không nhập cuộc vào những trào lưu khác vẫn thường được coi là thịnh hành đương thời như “hiện sinh”, “phân tâm”, “ý thức”... Từ tác phẩm của những nhà văn có kiểu viết rất “truyền thống” và “cổ điển” này, người đọc có thể nhìn thấy bức tranh đa dạng của văn hóa miền Nam những năm trước 1975, những sự kiện làm đổi thay đời sống văn hóa, đặc biệt là đời sống tinh thần của người dân”1. Với đề tài Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975, ________________ 1. Xem Nguyễn Thị Thu Trang: “Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975”, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5/2007, tr.94-107. 32 tác giả Nguyễn Thị Việt Nga đã mạnh dạn nghiên cứu về con người trong văn học đô thị miền Nam dựa trên nền tảng triết học và văn học hiện sinh. Theo nghiên cứu của tác giả, con người xuất hiện trong một xã hội đầy phi lý nên mang trong mình sự cô độc định mệnh. Con người tìm mọi cách để cải hóa, nổi loạn cả về tư tưởng và hành động nhưng bất thành. Từ đó, tác giả đánh giá về giá trị của văn học đô thị miền Nam: “Trong tư tưởng chủ đề của các tác giả tiểu thuyết đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, dù có thuyết minh cho triết lý hiện sinh thì sáng tác của họ vẫn là hình ảnh về số phận con người trong xã hội hiện tại. Giá trị mà tiểu thuyết đô thị miền Nam mang lại về mặt tác động khách quan là tiếng nói bất bình của con người trước xã hội hiện tại, bất bình với chiến tranh. Điều này khiến cho văn học đô thị miền Nam, trừ những sáng tác có nội dung chống cộng, dường như đang đồng hành với các nhà văn hiện thực để cất lên tiếng nói phê phán xã hội”1. * Vấn đề đô thị trong văn học sau năm 1975 Sau năm 1975, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận sự trở lại của đề tài đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại với cái nhìn vừa mừng rỡ, vừa hoài nghi. ________________ 1. Nguyễn Thị Việt Nga: Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012, tr.195. 33 Trong bài viết “Cuộc “di cư đề tài” của người cầm bút”, tác giả Hà Anh đã rất vui mừng khi nhận thấy sự “di cư” từ đề tài nông thôn sang đề tài thành thị trong văn học Việt Nam sau đổi mới: “Cuộc “di cư đề tài” của người cầm bút đã và đang có xu hướng diễn ra rất tự nhiên. Nó cho thấy đô thị là mảnh đất đầy tiềm năng, có quá nhiều vấn đề để dung chứa. Người viết đang dần thân thuộc với đô thị và người đọc cũng phần lớn ở đô thị”1. Nhưng tác giả cũng băn khoăn về vấn đề có hay chưa một dòng văn học đô thị trong văn học Việt Nam theo đúng nghĩa của nó. Bàn về vấn đề này, đáng chú ý là tọa đàm diễn ra vào tháng 3/2015 tại Hà Nội do Tạp chí Người đô thị tổ chức với chủ đề: “Văn học đô thị hôm nay”. Trong cuộc tọa đàm này, các nhà nghiên cứu đã thảo luận xoay quanh ba vấn đề quan trọng: nội hàm của khái niệm văn học đô thị, diễn tiến của văn học đô thị Việt Nam trong quá khứ, những thành tựu của văn học Việt Nam đương đại. Về nội hàm của khái niệm văn học đô thị, đây vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương đặt câu hỏi: “Đường biên văn học đô thị quá rộng, vậy những cuốn tiểu thuyết không viết về đô thị nhưng vẫn mang tính hiện đại thì có phải là một ________________ 1. Xem Hà Anh: “Cuộc “di cư đề tài” của người cầm bút”, http://vanhocquenha.vn. 34 tiểu thuyết đô thị hay không?”. Nhà văn Nguyễn Việt Hà cho rằng, nhà văn chỉ viết những cái gì rất gần mình, những thói tật trong đời sống mà họ nhìn thấy. Với Nguyễn Việt Hà, đô thị là xung quanh những chuyện phố phường. Trong bài viết “Văn học đô thị: Khái niệm và đặc điểm” tác giả Nguyễn Thị Phương Thúy cũng đã nghiên cứu thuật ngữ “văn học đô thị” dưới các góc nhìn khác nhau: được xem như hiện tượng đối lập với các hiện tượng văn học như văn học cung đình thời kỳ hậu trung đại Đông Á, văn học nông thôn thời kỳ hiện đại; hoặc mang nghĩa văn học đường phố ở các nước Âu - Mỹ, văn học Sài Gòn giai đoạn 1955 - 19751. Trong bài viết “Vấn đề đô thị trong văn chương Việt Nam hiện đại”, nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương đã đưa ra khái niệm: “Văn chương đô thị có thể được hiểu là văn chương của/về đô thị; tức văn chương viết về đô thị và có tính đô thị, ở đây là tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy”2. Dù hiểu thuật ngữ “văn học đô thị” theo cách nào, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, văn học đô thị ở Việt Nam là một bức tranh chưa định hình hoàn chỉnh. ________________ 1. Xem Nguyễn Thị Phương Thúy: “Văn học đô thị: Khái niệm và đặc điểm”, Tlđd. 2. Xem Đoàn Ánh Dương: “Vấn đề đô thị trong văn chương Việt Nam hiện đại”, 2017, http://vanvn.net. 35 Trong bài viết “Văn học đô thị - mảnh đất bị bỏ hoang”, tác giả Ngân Hà đã nhận định: “Cái gọi là “văn học đô thị” mới chỉ tồn tại trong tương quan so sánh giữa nông thôn và thành phố, giữa cái cũ và mới, cái đang tồn tại và cái đã mất ở cả phạm vi không gian và thời gian. Trong bức tranh đó, người đọc dễ dàng nhận ra sự đổ vỡ của nền tảng và những choáng ngợp nảy sinh từ cái mới, dẫn đến định kiến trước cái mới - từ cuộc sống đô thị mang tới với cái tốt - xấu đan xen, nhưng con người dễ bị mất thăng bằng và rơi vào cái xấu. Vì thế, cái nền của đô thị mờ đi và bối cảnh của nông thôn lại hiện lên. Nông thôn tồn tại ở dạng hoài niệm hoặc hiện thực trong hành trình trở về với cuộc sống cao cả con người. Nên “văn học đô thị” thuần nhất mà phản ánh được đa chiều cái cốt lõi xâu xa bên trong hầu như chưa có”1. Nguyên nhân chính, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Tùng: “Đô thị Việt Nam không có lõi, và khi không có lõi, tính hiện đại trong văn học đô thị của Việt Nam chỉ là tính hiện đại bắt chước, chưa phải là tính đô thị”2. Nguyễn Thị Phương Thúy cũng khẳng định: “Việt Nam chưa hoàn toàn ________________ 1. Ngân Hà: “Văn học đô thị - mảnh đất bị bỏ hoang”, 2009, http://www.thotre.com. 2. Dẫn theo Hồ Bá Thâm: “Con người sinh thái - con người tâm linh”, http://chutluulai.net. 36 thoát khỏi đặc trưng nông thôn nên văn học viết về đời sống đô thị vẫn chưa thật sự mang đầy đủ những đặc điểm của dòng văn học này”1. Về thành tựu của văn học Việt Nam đương đại ở đề tài đô thị, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy cho rằng, tiểu thuyết đô thị Việt Nam còn ít các tác phẩm về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn nhận bằng sự hoài niệm nông thôn. Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở phương diện thể loại. Tác giả cũng đã có bài tham luận “Văn học đô thị Việt Nam nhìn từ thể loại tiểu thuyết” để bàn về tính đô thị, hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Theo tác giả, tiểu thuyết đã có sự chuyển đổi không gian, bao gồm: chuyển đổi không gian địa lý (từ không gian nông thôn ra không gian thành thị), chuyển đổi không gian xã hội (từ quan hệ dòng họ, gia đình sang con người cá nhân); chuyển đổi hệ hình - “tiểu thuyết thành thị miền Nam 1954 - 1975 đã sớm chuyển đổi hệ hình, từ tiền hiện đại chủ nghĩa sang hiện đại chủ nghĩa, trong khi miền Bắc và sau đó cả nước chỉ thực hiện được bước nhảy này từ đổi mới và mở cửa, 1986”2. Tác giả đã liệt kê khá nhiều ________________ 1. Nguyễn Thị Phương Thúy: “Văn học đô thị: Khái niệm và đặc điểm”, Tlđd. 2. Phan Văn Tú: “Cõi người rung chuông tận thế - Nhìn từ vài con số thống kê”, in trong Cõi người rung chuông tận thế, Nxb. Đà Nẵng, 2004. 37 những cây bút viết về đô thị nhưng ông vẫn khẳng định văn học đô thị vẫn chưa thành nhịp mạnh. Cũng trong tọa đàm này, nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh cũng đã đưa ra những quan ngại: khi nói đến văn học đô thị, người ta hình dung nó luôn tồn tại sự hấp dẫn từ phía đô thị mang lại như một thứ bùa ngải, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa mối đe dọa (sự tha hóa nhân cách, đe dọa môi trường sống). Sự quan ngại ấy cũng là sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu về đô thị theo hướng phê bình sinh thái. Phê bình sinh thái là phương thức lý luận phê bình văn nghệ thâm nhập vào vấn đề sinh thái từ góc độ phê bình văn học. Một mặt muốn giải quyết vấn đề quan hệ tầng sâu giữa văn học và môi trường tự nhiên, mặt khác muốn chú ý đến quan hệ bên trong giữa văn học - nghệ thuật và sinh thái xã hội, sinh thái văn hóa, sinh thái tinh thần. Sứ mệnh của phê bình sinh thái là nhìn nhận lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán văn hóa, chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái. Nhà văn, nhà phê bình phải thông qua cải tạo văn học, cải tạo quan niệm văn học để hạn chế mắc lỗi với tự nhiên và thậm chí chuộc lỗi với tự nhiên1. Sự xuất hiện của lý luận sinh thái gắn với hai nguy cơ lớn của toàn cầu hóa: nguy cơ sinh thái tự nhiên ________________ 1. Xem Đỗ Văn Hiểu: “Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân”, Tlđd. 38 đang ngày một xấu đi và nguy cơ sinh thái tinh thần nhân văn trong xã hội tiêu dùng hiện đại của nhân loại. Xã hội Việt Nam đương đại với sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa cũng đã và đang đặt ra vấn đề về hai nguy cơ trên. Sự xâm lấn của không gian đô thị đối với không gian làng quê đã phá vỡ chỉnh thể tự nhiên ở nhiều vùng lãnh thổ. Làn sóng “Tây hóa toàn cục”; sự phát triển nhanh chóng của xã hội theo hướng hiện đại làm mất gốc văn hóa và nảy sinh những căn bệnh của chủ nghĩa tiêu dùng mang đến nguy cơ sinh thái tinh thần đối với con người. Đây là nguy cơ lớn nhất và đáng quan tâm nhất trong xã hội hiện đại. “Trong sự phát triển nhanh và cuồng hoan tiêu dùng bất chấp tín ngưỡng vài thế kỷ, loài người không ngờ phải đối mặt với hai hiện trạng nghiêm trọng: một là “vấn đề cắt đứt với văn hóa truyền thống trong “xung đột cổ kim”, một vấn đề khác là ý thức hạnh phúc giả tạo của “giai cấp trung tư sản mới””1. Con người đối mặt với cục diện thành thị lớn phát triển nhanh, nông thôn dần dần thu nhỏ, tạo nên vấn đề va chạm hai hướng giá trị nông thôn - thành thị liên đới. Một mặt, nhân khẩu nông thôn chuyển tới thành thị, giá trị nông thôn, niềm tin quê hương và phương thức sống ở nông thôn tiền hiện đại mang đến ấn ________________ 1. Đỗ Văn Hiểu: “Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân”, Tlđd. 39 tượng sâu đậm đã vấp phải sự va chạm và công kích của phương thức sống đa nguyên của thành thị. Do xã hội nông nghiệp buộc phải chuyển hướng sang xã hội công nghiệp trong sự phát triển của nhân loại, nên trong sự chuyển hướng này, nông dân nằm ở tầng diễn ngôn chưa dứt nhưng không thể thực sự xâm nhập của quyền lực xã hội. Sự di dân và lìa bỏ nông thôn trở thành sự giải thể xã hội nông thôn hiện đại tính trong phạm vi toàn thế giới, trung tâm gia tộc biến mất, lý tính tập thể thay bằng sự bắt đầu tính hợp pháp của chủ nghĩa bản vị cá nhân. Mặt khác, trong tầng lớp trí thức, giai cấp tư sản bậc trung mới đã xuất hiện hiện tượng nhục thể con người sắp đặt trong không gian kiến trúc to lớn, nhưng lại không tìm thấy nơi để tinh thần trú ngụ. Cuộc sống mất đi tín ngưỡng khiến tiền bạc trực tiếp trở thành tín ngưỡng của con người đương đại, cùng với sự thăng cấp nhiều lần của tiền bạc, con người không ngừng cảm thấy ngày càng rời xa hạnh phúc có ý nghĩa siêu việt. Các tầng lớp nhân sĩ đương đại phần rất lớn không thể nói được bản thân có hạnh phúc hay không, vì sao hạnh phúc hoặc bất hạnh - bất hạnh của con người mất đi gia viên ở đâu cũng có, bất hạnh sống trong nhà cao cửa rộng cũng mất đi cảm giác sống. Như vậy, cuộc sống hạnh phúc làm thế nào mới có thể có? Liệu có phải trong tưởng tượng “nâng cấp”, nhà cửa càng nhiều, tiền bạc càng nhiều thì nhất định càng hạnh phúc? 40 Trạng thái thiếu thốn hạnh phúc ấy, đã dẫn đến một vấn đề to lớn - chủ nghĩa tiêu dùng”1. Vì thế, trong bài viết “Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay”, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã rất chú ý đến khuynh hướng phê bình sinh thái tinh thần trong văn học. Theo tác giả, phê bình sinh thái tinh thần theo cách hiểu của các nhà phê bình sinh thái Mỹ và phê bình sinh thái Trung Quốc là kiểu phê bình văn học lấy tư tưởng sinh thái làm trung tâm, qua đó giải quyết các vấn đề sinh thái xã hội, xác lập lý tưởng sống cao đẹp, khắc phục các ô nhiễm tinh thần, làm cho tinh thần trong sạch, cân bằng, góp phần làm ổn định xã hội. Còn trong bài viết của mình, tác giả đã “vận dụng tư tưởng sinh thái để xem xét quan hệ giữa văn học và môi trường văn hóa, tinh thần xã hội như một vấn đề sinh thái, không tập trung vào quan hệ con người và tự nhiên, mà xem xét môi trường tinh thần xã hội như là môi trường sống của văn nghệ, sự tương tác giữa môi trường văn hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ”2. ________________ 1. Đỗ Văn Hiểu: “Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân”, Tlđd. 2. Trần Đình Sử: “Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay”, 2015, https://trandinhsu. wordpress.com. 41 Trong bài viết “Vấn đề sinh thái đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới”, tác giả Đặng Thị Thái Hà cũng nhận thấy: “Trong văn học đương đại Việt Nam, đô thị dần dần đã trở thành một không gian sinh tồn ám ảnh. Người ta vừa sống trong nó, vừa nỗ lực tìm đường đến với nó, lại vừa chối bỏ nó. Những thành phố (đang phát triển theo hướng hiện đại) không chỉ là trung tâm của sức quyến rũ mới về kinh tế - chính trị, mà còn là nơi làm nảy sinh những chấn thương mới, những nỗi âu lo và sự khủng hoảng mới về nhân tính. Với một cảm quan sinh thái nhất định, nhiều tác phẩm về đề tài đô thị đã bước đầu nhận ra bên dưới mọi bất an tâm lý - xã hội này là một sự bất ổn nghiêm trọng hơn trong quan hệ giữa con người với môi trường sống xung quanh”1. Qua các tác phẩm như Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu), Tâm hồn mẹ và một số truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp, các tác giả đã nhận thấy quá trình đô thị hóa đã làm một cuộc “tuyệt giao với tự nhiên” của con người. Trong một số sáng tác khác của Nguyễn Ngọc Tư (Khói trời lộng lẫy), Đỗ Phấn (Dằng dặc triền sông mưa), Nguyễn Quang Thiều (Có một kẻ rời bỏ thành phố),... các tác giả còn nhận thấy sự chán chường, chối bỏ đô thị dẫn đến bi ________________ 1. Đặng Thị Thái Hà: “Vấn đề sinh thái đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới”, 2015, http://vannghequandoi.com.vn. 42 kịch không thể trở về của con người. Nguyên nhân chính vẫn là sự phát triển của đô thị đã dẫn đến sự suy thoái và hủy diệt những không gian sống khác của con người. Vì vậy, văn học đô thị luôn mang trong mình dự cảm hoang mang trước thực trạng xã hội và sự hủy diệt môi trường sống. b) Những tiểu thuyết tiêu biểu viết về đề tài đô thị Mặc dù chưa định hình thành một dòng chảy mạnh nhưng văn học đô thị cũng đã khẳng định chất lượng qua một số tiểu thuyết nổi trội. Tác giả Hoài Nam (Sống ở phố, viết về phố) đã đưa ra ý kiến về những tác phẩm văn chương đô thị theo đúng nghĩa: “Nếu buộc phải lấy ví dụ cho một vài trường hợp viết về đô thị gây được ấn tượng trong văn xuôi đương đại - theo cái nghĩa đô thị đúng là đô thị, với những vấn đề thực sự của đô thị, với tâm thế sống đô thị và với những chân dung người thị dân sắc nét - người viết bài này nghĩ đến mấy tác giả: Hồ Anh Thái (với tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, các tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột, v.v.), Nguyễn Việt Hà (với tập truyện ngắn Của rơi, các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, gần đây là tạp văn Con giai phố cổ) và Đỗ Phấn (với các tiểu thuyết Vắng mặt, Rừng người, Chảy qua bóng tối, Gần như là sống). Các tác giả này viết về đô thị với cái nhìn từ 43 bên trong. Hình ảnh đô thị và chân dung người thị dân đương đại trong những tác phẩm của họ không phải bao giờ cũng đẹp, thường xấu là đằng khác, nhưng không thể phủ nhận rằng bao giờ những cái viết ấy cũng thể hiện một sự thân thuộc đô thị, bao giờ cũng đau đáu một tâm thế thị dân. Một điểm chung nữa: nếu họ bộc lộ một sự phản ứng tiêu cực trước đối tượng của mình, thì đó là sự phản ứng của người “thị dân căn cốt” - con người của nền nếp gia phong, của chế độ giáo dục nghiêm cẩn, của sự ngăn nắp trong lối sống và sự tinh tế nhạy cảm trong tâm hồn - trước những “thị dân mới”, trước đô thị hiện tại, cụ thể là trước tất cả những gì đại diện cho cái tạp nham, bát nháo, xô bồ, hãnh tiến và phản văn hóa mà nó đang bày ra”1. Tác giả Đoàn Ánh Dương (Vấn đề đô thị trong văn chương Việt Nam hiện đại) cũng đã kiểm diện các nhà văn viết về đề tài đô thị trong thời kỳ đổi mới. Theo tác giả, trong các sáng tác của “Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải đến Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần Trung Chính, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải..., đô thị được hiện lên với nhiều băn khoăn, trong sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn, sự đa dạng, phức tạp ________________ 1. Hoài Nam: “Sống ở phố, viết về phố”, http://daotao.vtv.vn. 44 thời bình và tính một chiều thời chiến, cảm hứng thế sự đời tư và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; rồi các phân vân, trăn trở trong những khác biệt về giới và tính dục, về không gian sống, vấn đề cá nhân cá tính, tình yêu, hạnh phúc...”1. Sang thế kỷ XXI, thế kỷ của hội nhập, đô thị đã mở rộng phạm vi không gian. Trong sáng tác của “Nguyễn Đình Tú (Nháp, Kín), Đỗ Bích Thúy (Cửa hiệu giặt là), Nguyễn Xuân Thủy (Nhắm mắt nhìn trời)... Người ta có thể chứng kiến đồng thời sự đổ vỡ, cảm giác xa lạ, ý muốn chinh phục và khẳng định... của một lớp thị dân mới, thường xuất thân từ các vùng quê hay đô thị tỉnh lẻ, thâm nhập vào lõi các đô thị lớn và hiện đại, trong sáng tác của các nhà văn này”2. Đến thế hệ 8x, 9x - thế hệ sống hoàn toàn trong bầu khí quyển đô thị thì đô thị đã trở thành một phần của họ chứ không còn là đề tài quan tâm. Vì thế, đô thị đã “trở thành trú xứ an toàn hơn cho cá nhân cô đơn và cô độc”3. Trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người, Của rơi, và nhiều tập tản văn), Đỗ Phấn (Đêm tiền sử, Rừng người, Dằng dặc triền sông mưa)..., tác giả Đoàn Ánh Dương cho rằng “Đô thị hiện lên rất đặc trưng và khác biệt”4. ________________ 1, 2, 3, 4. Đoàn Ánh Dương: “Vấn đề đô thị trong văn chương Việt Nam hiện đại”, 2017, http://vanvn.net. 45 Như vậy, trong những tác phẩm của các nhà văn như Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú, Đỗ Phấn,... chất đô thị hiện lên khá đậm nét và xứng đáng là những nhà văn viết về đô thị. Trong lời giới thiệu cuốn sách Cơ hội của Chúa, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định chất đô thị trong tiểu thuyết này ở những khái quát “xanh rờn” của Nguyễn Việt Hà về xã hội Việt Nam những năm đầu đổi mới với hàng ngũ các giám đốc, cánh buôn lậu, người Việt ở Đông Âu (đủ loại), “cái thời buổi nhố nhố nhăng nhăng..., ông không ra ông, thằng không ra thằng”, bức tranh khái quát Hải Phòng những năm đầu đổi mới... Xã hội đô thị hiện lên với cái nhìn vừa trào lộng, vừa hiện thực. Trong đó, nhà văn đã dành tặng độc giả một số mẫu hình lập thân lý thú của xã hội với cái nhìn đầy tin tưởng. Còn Khải huyền muộn thì lại được đánh giá nhiều hơn ở phương diện nghệ thuật: “Khải huyền muộn là những câu chuyện trong nhiều câu chuyện của một nhà tiểu thuyết trẻ, vật vã với ý tưởng và các nhân vật nửa thật - đang sống chung với mình và nửa không thật - ấy là các nhân vật của cuốn tiểu thuyết mà nhà văn trẻ đang viết với những khao khát của họ, của anh, và của chúng ta, trước tình hình biến chuyển chung của đất nước. Nói thì to thế, nhưng gom lại, đó cũng chỉ là 46 những điều hết sức nhỏ nhặt của đời thường, với những tình cảm rất đời thường (tiểu thuyết mà!) được bộc lộ đan xen khéo léo đầy dụng ý của tác giả” (nhà văn Trung Trung Đỉnh); “Khải huyền muộn là một kiểu siêu văn bản của nhiều văn bản dở dang” (họa sĩ Lê Thiết Cương)...1. Với Cõi người rung chuông tận thế, các tác giả Nguyễn Đăng Điệp (Hồ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc, 2002), Trần Thị Hải Vân (Một chiêm nghiệm cõi người, 2009), Võ Anh Minh (Cõi người rung chuông tận thế - từ góc nhìn Phật giáo, 2004),... mỗi người một góc nhìn khác nhau, nhưng đều nhấn mạnh thông điệp nhân văn về cõi trần thế, cõi người. Với Đỗ Phấn, Hà Nội là không gian duy nhất trong các sáng tác của ông: “Dù tôi có xuất bản bao nhiêu đầu sách đi nữa thì người đọc vẫn có thể hình dung rằng cả đời Đỗ Phấn chỉ viết một cuốn sách duy nhất - cuốn sách về Hà Nội”2. Dù là Rụng xuống ngày hư ảo, Con mắt rỗng hay Chảy qua bóng tối, Ruồi là ruồi..., người đọc cũng thấy ở đó là một Hà Nội hỗn tạp. ________________ 1. Dẫn theo Nguyễn Thanh Tâm: “Sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của công chúng văn học sau đổi mới”, http://www. sachhay.org. 2. Quỳnh Anh: “Một Hà Nội hỗn tạp trong tiểu thuyết Đỗ Phấn”, lời giới thiệu sách Rụng xuống ngày hư ảo, 2015, http:// giaitri.vnexpress.net. 47 Đỗ Phấn nhìn sự thay đổi của thành phố mình với con mắt thị dân bản địa. Các nhân vật trong sáng tác của ông đều mang một nỗi cô đơn, lạc lõng giữa dòng đời ngược xuôi, muốn tìm một nơi nương náu tâm hồn nhưng bất thành. Như vậy, có thể nói, tiểu thuyết Việt Nam đương đại về đề tài đô thị đã trở thành một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo của văn học Việt Nam từ sau năm 1975. Tuy nhiên, văn chương đô thị vẫn chưa trở thành một dòng mạnh do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Đã có nhiều hướng nghiên cứu xoay quanh đề tài này nhưng hầu như vẫn dừng ở góc độ lý luận như: vấn đề có hay chưa một dòng văn học đô thị, quá trình hình thành và phát triển của văn học đô thị Việt Nam hay vấn đề sinh thái đô thị trong văn học... Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế rằng, so với văn học viết về nông thôn, văn học viết về đô thị ở Việt Nam còn khiêm tốn hơn rất nhiều; cũng chính vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ở nước ta chưa xuất hiện một nền văn học đô thị theo đúng nghĩa của nó. Theo sự quan sát của chúng tôi, dù còn khiêm tốn, nhưng ở Việt Nam, sự hiện diện văn học đô thị và tiểu thuyết về đô thị đã là một thực tế, số lượng nhà văn hướng đến đề tài đô thị ngày càng đông đảo. Đây là thực tiễn văn học, đòi hỏi chúng ta giải quyết và có những nghiên cứu chuyên sâu về mảng đề tài này. 48 Đặc biệt sau năm 1986, khi tiến trình hội nhập ở Việt Nam đã bắt đầu hội đủ những điều kiện để hình thành một khuynh hướng văn học đô thị và sự phát triển của văn học đại chúng. “Chính sự phân hóa thị hiếu thẩm mỹ, sự đa dạng về tâm lý, giới tính, tuổi tác, trình độ tiếp nhận, mục đích tìm kiếm loại văn hóa phẩm phù hợp của người đọc mới là nhân tố căn bản quy định sự đa dạng của đời sống văn học đương đại. Văn học thị trường, văn học đại chúng hay văn học bình dân... đều có cơ hội phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và xã hội tiêu dùng”1. Có thể coi sự ra đời của văn học đại chúng gắn liền với sự phát triển đô thị. Những công trình của các nhà nghiên cứu về văn học đô thị và cảm quan đô thị mặc dù đã đề cập trên nhiều phương diện khác nhau nhưng đều là những bài viết tản mạn chưa thành hệ thống. Vì thế, cuốn sách này tập trung tìm hiểu về đô thị và cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại như một cách cắt nghĩa vấn đề đô thị trong văn học Việt Nam, kỷ nguyên của hội nhập và giao lưu quốc tế. Để thực hiện được mục đích khoa học, tác giả tiếp cận vấn đề này trên nền tảng ________________ 1. Nguyễn Đăng Điệp: “Kinh tế thị trường, xã hội tiêu dùng và văn học đại chúng”, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11/2016, tr.3-12. 49 tri thức của đô thị học, sinh thái học cũng như những biểu hiện của thi pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết về đề tài đô thị. Do đó, những lý giải của các nhà nghiên cứu đi trước là một trong những tài liệu định hướng để cuốn sách tìm hiểu sâu hơn về đề tài đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. II- CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1. Đô thị Việt Nam và các vấn đề cơ bản của đô thị a) Khái niệm “đô thị” và “đô thị hóa” * Khái niệm “đô thị” Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa: “đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp”1. Như vậy, đô thị vừa mang nội hàm của một đơn vị địa lý hành chính vừa định vị một không gian sinh sống với những hoạt động kinh tế của con người. Theo định nghĩa chung của quốc tế, đô thị được hiểu là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng ________________ 1. Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2006, tr.332. 50 đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Tuy nhiên, khái niệm đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Việt Nam quy định đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hệ thống hạ tầng thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. Đặc trưng quan trọng nhất của đô thị là sự tập trung, tích tụ cư dân phi nông nghiệp. Vì vậy, phải đặt đô thị trong tương quan với làng quê, nông thôn thì mới thấu thị được đặc thù của nó. Ở nông thôn, môi trường thiên nhiên sinh thái theo mối giao hòa nhà, vườn - lũy tre làng - đồng lúa (rau, hoa), còn ở đô thị, môi trường thiên nhiên sinh thái theo kết cấu nhà (chung cư) - đường phố (ngõ, hẻm) - công sở (doanh nghiệp). Dưới góc độ xã hội học, khái niệm đô thị được đặt trong tương quan đối lập với khái niệm nông thôn và được phân biệt dựa trên ba đặc trưng cơ bản: (1) Về các nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp: Ở đô thị chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn các tầng lớp 51 tư sản, tiểu tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức,... Ở nông thôn chủ yếu là giai cấp nông dân và tầng lớp thợ thủ công, buôn bán nhỏ... (2) Về lĩnh vực sản xuất: Ở đô thị phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; còn ở nông thôn chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (3) Về văn hóa, lối sống: Ở đô thị là lối sống thị dân, ở nông thôn là văn hóa làng xã. Đặc trưng này được xác lập trên nhiều phương diện: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, phong tục, tập quán, hệ giá trị, các chuẩn mực... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt vật chất. Ngay cả hệ thống đường sá, nhà ở cũng nói lên đây là hai cộng đồng với lối sống khác biệt. Quan hệ cư trú, ứng xử ở nông thôn theo kết cấu gia đình - họ mạc - xóm giềng - làng xã - xã hội, còn đô thị lại có kết cấu gia đình - đường phố - xã hội. Sự khác biệt trên cho thấy quan hệ cư trú, ứng xử ở nông thôn qua nhiều tầng nấc trong nhà, ngoài ngõ mới ra đến xã hội; còn ở đô thị thì từ gia đình ra phố đã là xã hội. Đây là đặc trưng quan trọng nhất trong sự phân biệt đô thị với nông thôn, tạo ra diện mạo riêng, bản sắc riêng của hai hệ thống này. Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử, tổ chức xã hội và trình độ phát triển kinh tế, đô thị Việt Nam có những đặc thù so với các đô thị phương Tây. Nếu như các đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu và mang tính tự trị cao thì các đô thị Việt Nam vẫn 52 thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu và chịu sự quản lý của Nhà nước. Phần lớn các đô thị Việt Nam được hình thành không dựa trên sự phát triển của kinh tế công nghiệp và thương mại mà sau khi đã trở thành đô thị thì ở những nơi đó mới phát triển kinh tế công thương nghiệp, hoạt động giao thương, buôn bán mới trở nên sầm uất. Vì vậy, trong đô thị Việt Nam, yếu tố “đô” (trung tâm hành chính) vẫn được quan tâm hàng đầu. * Khái niệm “đô thị hóa” Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa: đô thị hóa là “quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội”1. Nói một cách đầy đủ hơn, đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế, xã hội, văn hóa và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đổi lối sống theo xu hướng ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao. ________________ 1. Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.332. 53 Quá trình đô thị hóa gắn liền với việc mở rộng không gian đô thị, không gian kiến trúc như một tất yếu. Công nghiệp hóa là động lực của đô thị hóa. Vì vậy, ở những trung tâm kinh tế lớn, quá trình đô thị hóa diễn ra càng mạnh. Ở Việt Nam, đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao, đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Quá trình này vốn đã có từ lâu trong lịch sử nhưng thật sự tăng tốc từ những năm đổi mới đến nay và tốc độ đô thị hóa càng về sau càng mạnh và có xu hướng mở rộng ra những vùng lân cận. b) Quá trình hình thành đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam Đô thị cổ ở Việt Nam đã hình thành từ trước Công nguyên. Ở lưu vực sông Hồng, Việt Trì là đô thị cổ nhất ở Bắc Việt Nam, nó xuất hiện khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên với thời đại các Vua Hùng. Tiếp theo là sự xuất hiện và phồn thịnh trong khoảng thế kỷ III và II trước Công nguyên của đô thị Cổ Loa, trung tâm của nước Âu Lạc. Cũng trong bối cảnh lịch sử giao dịch Ấn - Hoa, giao dịch Đông - Tây bằng đường ven biển nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và trên nền tảng phát triển của nghề nông trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, ở hạ lưu các sông miền Nam Trung Bộ đã ra đời một loạt đô thị - cảng, mà nổi tiếng nhất là Chiêm Cảng ở hạ lưu sông Thu Bồn, tiền thân của cảng Hội An sau này. 54 Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, chúng ta có thể tạm phân chia các đô thị Việt Nam thành các loại, gắn với các giai đoạn lịch sử khác nhau: - Đô thị thời cổ, tiêu biểu là Cổ Loa, Luy Lâu, Đại La. - Đô thị thời trung cổ, là các đô thị hình thành sau khi đất nước giành được độc lập, tiêu biểu là Hoa Lư (Ninh Bình), Thăng Long (Hà Nội), Đoàn Thành (Lạng Sơn), Phú Xuân (Huế), Vị Hoàng (Nam Định), Thanh Hoa (Thanh Hóa), Vĩnh Dinh (Nghệ An), Hội An (Quảng Nam), Trấn Biên (Đồng Nai), Sài Gòn - Bến Nghé (Thành phố Hồ Chí Minh)... Trong đó, Thăng Long (thế kỷ XI - XVII) và Phú Xuân - Huế (thế kỷ XVIII - XIX) là kinh đô, đô thị lớn nhất cả nước. Đô thị thời kỳ này bao gồm cả các cảng thị như: Hội An, Phố Hiến, đến thời Nguyễn xuất hiện thêm các cảng mới như Hải Phòng, Đà Nẵng... - Đô thị thời cận đại, tiêu biểu là Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng... - Đô thị hiện đại, bên cạnh các thành phố lớn tiếp tục phát triển và mở rộng như Hà Nội, Huế, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thì hàng loạt các đô thị với vị trí là các thành phố loại 2, 3 và các thị xã, thị trấn, thị tứ hình thành và phát triển ở khắp mọi miền của đất nước từ sau các năm 1945, 1954 và đặc biệt là sau năm 1975, nước nhà hòa bình và thống nhất1. ________________ 1. Xem Trần Quốc Vượng: “Đô thị cổ Việt Nam”, theo http//www. vanhoahoc.edu.vn. 55 (1) Đô thị truyền thống (đô thị thời phong kiến) Xã hội Việt Nam cổ truyền dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước, do đó, cơ cấu xã hội nền tảng, đơn vị tụ cư, quản lý và phân phối đất đai là làng. Các đô thị truyền thống nước ta nhìn chung có hai chức năng: hành chính và kinh tế. Trong đó, chức năng hành chính là chủ yếu, chức năng kinh tế chỉ là thứ yếu. Cơ cấu đô thị thường bao gồm hai bộ phận: “đô” - nơi đặt trấn, xây thành, trung tâm hành chính cai trị và “thị” là phố phường, nơi sinh sống, nơi kinh doanh, buôn bán, trao đổi của thị dân. Phần “đô” luôn gắn liền với các “thành”, “dinh”, “trấn”... là những trung tâm cai trị của chính quyền quân chủ, tiêu biểu là Thăng Long. Đô thị truyền thống chưa có những cách biệt quá lớn, đến mức đối lập với làng quê. Những thị dân phần lớn có nguồn gốc từ nông thôn nên họ để lại dấu vết làng xã trong cuộc sống sinh hoạt đô thị khá nhiều. Đó là các ngôi đình bên cạnh các chùa, đền, miếu; là những cánh đồng lúa, cánh đồng hoa... ngay giữa lòng đô thị. Kinh thành Thăng Long cổ có một sự quy hoạch thông minh, độc đáo của một đô thị phương Đông cổ, một đô thị đậm đà sắc thái dân tộc - dân gian và không quá cách bức với các xóm làng thôn dã bao quanh. Nước ta là một nước có truyền thống văn hóa nông nghiệp “trọng tĩnh”. Làng xã là trung tâm, là sức mạnh 56 nên tính cộng đồng và tính tự trị cao. Nước “như một thực thể siêu làng”. Vì vậy, các đô thị truyền thống luôn bị nông thôn “bao vây” và “xâm lược”, đô thị mang tính nông thôn đậm nét và luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa trở lại. Nhịp sống ở đô thị dẫu có nhộn nhịp, tấp nập hơn nông thôn nhưng nhìn chung vẫn là một nhịp sống chầm chậm, đủng đỉnh, khoan thai, bình lặng. Vì lẽ đó, người ở quê ra thành thị không có cảm giác lạc loài, cô đơn dù ban đầu còn nhiều ngơ ngác. Đối với họ, đô thị truyền thống chỉ có lực hút chứ không có lực đẩy. Đô thị là nơi con người có thể thi cử, tranh tài, đỗ đạt, làm quan. Nó gắn với giấc mộng công danh, sự nghiệp của kẻ sĩ bao đời. Nó cũng là nơi phồn hoa đô hội, biểu trưng cho cuộc sống giàu sang, đủ đầy. Tuy nhiên, với những người ở thôn quê ra đô thị trước đây, phần “đô” có sức hấp dẫn lớn, còn phần “thị” lại có phần bị kỳ thị. Một phần đó là do tư tưởng “phi thương bất phú”, “vi phú bất nhân” trong nhân dân và chính sách “trọng nông ức thương” của các triều đình phong kiến. Những nhân tố này đã kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp, do đó, chức năng kinh tế của đô thị cũng không được phát huy, đô thị manh mún, ngưng đọng gắn với nền sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ. (2) Đô thị Việt Nam hiện đại Mô hình đô thị truyền thống tồn tại cho tới khi thực dân Pháp đặt được ách đô hộ lên toàn cõi nước ta, 57 thiết lập bộ máy cai trị và khai thác. Văn hóa phương Tây theo bước chân của kẻ xâm lược ồ ạt tràn vào Việt Nam khiến lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đầy những bão táp, biến động dữ dội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đô thị Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc biến thiên ấy: nền kinh tế thị trường manh nha phát triển; sự du nhập của tư tưởng dân chủ phương Tây khiến con người cá nhân được đề cao hơn bao giờ hết, dẫn đến sự thay đổi lối sống, tâm lý, thị hiếu,... của con người. Đó là những tiền đề dẫn đến sự ra đời của đô thị hiện đại. Như vậy, nếu như đô thị truyền thống chú trọng đến chức năng hành chính thì ở đô thị hiện đại, chức năng giao thương đã được quan tâm. Trong đó, sự giao thương về văn hóa (văn hóa phương Tây là chủ yếu) đã trở thành một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành của các đô thị hiện đại ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Điểm khác biệt đầu tiên giữa đô thị hiện đại và đô thị truyền thống là sự mở rộng mạng lưới đô thị ở phạm vi cả nước dựa trên sự phát triển nhanh chóng của kết cấu hạ tầng đô thị. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX biến nước ta từ một xã hội phong kiến với nền văn minh nông nghiệp tự cấp tự túc thành xã hội thuộc địa thực dân nửa phong kiến với hình thái kinh tế của thời kỳ tiền công nghiệp tư bản 58 chủ nghĩa. Để phục vụ cho công cuộc khai thác và cai trị, một số cơ sở công nghiệp, mạng lưới đô thị hành chính cùng hệ thống đường bộ, đường sắt xuyên Việt được xây dựng. Đây là một nhân tố thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của đô thị Việt Nam. Sài Gòn, Chợ Lớn, Hà Nội, Đà Nẵng trở thành những thành phố đúng nghĩa của nó. Huế cũng biến đổi thành một trung tâm thành thị. Những thành phố khác nổi lên như Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh, Đà Lạt, Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá... Sự phát triển các thành phố được thể hiện qua việc nới rộng diện tích đất đai, qua cách bố trí đường sá, nhà cửa, qua sự thiết lập các cơ sở thương mại và kỹ nghệ... Đô thị Việt Nam có một diện mạo mới. Thực dân Pháp cho xây dựng nhiều công trình theo mô hình, kiến trúc hiện đại ở các đô thị như: các dinh thự, nhà máy, xí nghiệp và các công trình công cộng khác (trường học, thư viện, bệnh viện, câu lạc bộ, khách sạn, công viên...). Trong không gian phố, bên cạnh đô thị cổ đậm bản sắc dân tộc và những dấu ấn văn hóa phương Đông, những khu phố Tây mọc dần lên, mang phong cách châu Âu hiện đại. Các đô thị chuyển hướng theo xu thế tất yếu là hiện đại hóa. Sau khi giành được chính quyền năm 1945, cả nước lại phải tiếp tục kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ xâm lược. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống 59 Pháp (năm 1954), miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chú ý phát triển các trung tâm kinh tế. Ở miền Nam, trong vùng kiểm soát của chính quyền Mỹ - ngụy, các đô thị phát triển khá sầm uất. Năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hệ thống đô thị được phát triển mạnh mẽ trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến trước năm 1990, các đô thị ở Việt Nam vẫn phát triển chậm; quy mô đô thị nhỏ bé và tính chất không thuần nhất. Từ năm 1990 đến nay, khu vực đô thị đã có sự tăng trưởng đáng kể. Hiện nay, cả nước có 673 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và trên 500 thị trấn, bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế1. Hiện nay, dân cư đô thị chiếm 35% dân cư cả nước. Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2050 Việt Nam sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đô thị, với tỷ lệ đô thị hóa là 59%2. ________________ 1. Xem Trần Minh Tơn: “Đô thị hóa và xây dựng văn hóa đô thị Việt Nam hiện đại”, 2007, http://www.tapchicongsan.org.vn. 2. Xem Vũ Oanh: “Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh chung của đô thị hóa thế giới”, 2015, http://thanhtravietnam.vn. 60 Hơn nữa, trong thời kỳ hiện đại, giao thông quốc tế phát triển với nhiều cảng biển lớn (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cam Ranh...), các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc...) và sân bay nội địa (Côn Đảo, Cà Mau, Pleiku, Điện Biên Phủ...). Đó là cơ sở để mở rộng mạng lưới liên kết giữa các đô thị trong nước với đô thị quốc tế. Đây là điều kiện giao lưu và phát triển cho các đô thị hiện đại, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn trên nhiều phương diện cho các đô thị trong thời kỳ hội nhập. Điểm khác thứ hai của đô thị hiện đại so với đô thị truyền thống là sự phát triển của lối sống đô thị, văn hóa đô thị. Đô thị hiện đại gắn liền với công nghiệp, thương nghiệp. Tính chất công nghiệp hóa, thương mại hóa ở đô thị hiện đại dẫn đến hình thành tâm lý thị dân song hành với lối sống thị dân. Đời sống vật chất của tầng lớp thị dân được cải thiện đáng kể, từ giao thông, đi lại đến các tiện ích sinh hoạt, giải trí. Những nhu cầu vật chất không chỉ được đáp ứng đủ mà còn để hưởng thụ. Không những thế, sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm thay đổi căn bản cách thức sinh hoạt của thị dân. Việc ở nhà lầu, đi xe hơi, ăn cơm tiệm, uống rượu Tây, nói tiếng Tây, nhảy đầm, chơi thể thao, mặc theo “mốt”... dần trở nên phổ biến và được coi là dấu hiệu thời thượng. Không chỉ ảnh hưởng tới lối sống, ngay từ khi mới hình thành các đô thị hiện đại, văn hóa phương Tây đã 61 đi tới mọi ngóc ngách sâu nhất trong đời sống vật chất và tinh thần của thị dân Việt Nam, nó làm lung lay đến tận gốc rễ những quan niệm, tư tưởng đã tồn tại hàng nghìn năm, vốn tưởng rằng bất biến. Một nền văn minh mới dần được xác lập, đối lập với nông thôn ở cả phẩm chất và kết cấu xã hội. Cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội đô thị Việt Nam có nhiều thay đổi. Lúc này, giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân tăng lên đáng kể cùng với các tầng lớp tiểu thương, viên chức, dân nghèo thành thị. Một lớp thị dân mới ra đời với những nhu cầu mới, văn hóa mới. Hệ quả của những biến đổi về văn hóa và cấu trúc xã hội trong đô thị hiện đại là cuộc sống bình lặng trước đây bị xáo trộn. Vật chất, tiền bạc có thể phá vỡ luân thường đạo lý truyền thống. Xã hội trở nên phức tạp, cuộc sống trở nên gấp rút, thay đổi muôn hình muôn vẻ. Lối sống năng động, nhịp sống vội vàng, gấp gáp thay thế cho lối sống tĩnh lặng, nhịp sống chậm chạp, đủng đỉnh trước đây. Ưa thích cái mới lạ và sự thay đổi là nét tâm lý phổ biến của những thị dân ở đô thị hiện đại. Họ không bằng lòng với những cái bằng phẳng, tĩnh tại mà ưa sự vận động. Họ không thích những cái mơ hồ hay những công thức đóng khuôn cứng nhắc, họ ưa cái cụ thể, chuộng sự “sốt dẻo”, tươi mới, cập nhật của thông tin. Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây cũng mở ra một bầu không khí dân chủ trong xã hội đô thị hiện đại. 62 Ý thức cá nhân được giải phóng khỏi vòng phong tỏa chặt chẽ của tư tưởng phong kiến và nông thôn. Cái tôi cá nhân vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của nền văn hóa mới. Văn hóa đô thị vận động, phát triển chính là do sự vươn lên không ngừng của những cái tôi. Có thể nói, ý thức cá nhân, chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm tinh thần quan trọng nhất được khai sinh từ môi trường đô thị hiện đại. Nhưng khi không còn đứng đằng sau đoàn thể, cái tôi mất đi một điểm tựa vững chãi. Nó trở nên cô đơn, lạc lõng, nhất là khi cái tôi ấy va chạm với nền văn minh đô thị hiện đại với những phức tạp và cả những mặt trái của nó. Với ánh sáng tươi mới, rực rỡ, đô thị hiện đại đã hấp dẫn nhiều người dấn bước với bao hoài bão, ước mơ, khát vọng. Nhưng họ thường không lường trước được tính chất phức tạp và sự nghiệt ngã của đô thị hiện đại với những thách thức và cạm bẫy của cơ chế thị trường nên dễ chán nản, thất vọng, từ đó nảy sinh tâm lý cô đơn, lạc lõng, hoài nghi, thậm chí là chối bỏ văn minh đô thị. Như vậy, đô thị ở nước ta đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, đô thị hiện đại mới thực sự hình thành. Trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, chịu những tác động của các nhân tố lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau nên đô thị Việt Nam mỗi thời kỳ cũng mang những sắc thái riêng. Ở đô thị cổ, 63 chức năng hành chính vẫn là chủ yếu, chức năng kinh tế là thứ yếu. Đô thị hiện đại vẫn giữ chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa nhưng đồng thời cũng là những trung tâm kinh tế thực sự. Quy hoạch, kiến trúc đô thị có nhiều thay đổi theo phong cách châu Âu hiện đại, đồng thời vẫn lưu giữ những nét bản sắc riêng. Đô thị hiện đại có nhiều nét đối lập với nông thôn hơn so với đô thị truyền thống, tuy nhiên dấu vết của làng quê vẫn còn. Lối sống ở các đô thị truyền thống nhìn chung vẫn là lối sống chậm, tĩnh tại; còn lối sống ở đô thị hiện đại là lối sống nhanh, gấp gáp. Ý thức cá nhân là sản phẩm tinh thần quan trọng nhất của xã hội đô thị hiện đại. Tâm lý con người ở đô thị cổ chưa có sự cô đơn, lạc lõng, hoài nghi như con người ở đô thị hiện đại. Đô thị hóa đã đặt ra rất nhiều vấn đề trong đời sống xã hội: sự gia tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; sự thay đổi quy mô dân số đô thị; lối sống chạy theo vật chất và tệ nạn xã hội; sự mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường... Đó thực sự là một thách thức lớn với con người trong tương lai. Dường như để có được sự phát triển, văn minh, chúng ta phải đánh đổi. Các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã thể hiện sâu sắc những biến đổi và sự tác động ấy của xã hội lên con người, dưới cả góc nhìn xã hội học, nhân học, văn hóa học và thậm chí là sinh thái học trên các trang viết về đô thị. 64 2. Quá trình hình thành và phát triển cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam a) Cảm quan đô thị * Khái niệm Cảm quan của nhà văn là những tri giác, cảm xúc, cảm nhận, nhận định của nhà văn về thời đại anh ta tồn tại và được thể hiện qua các tác phẩm văn học. Từ đó, cảm quan đô thị trước hết được hiểu là nhận thức trực tiếp về đô thị. Đô thị trở thành đối tượng quan sát, tri nhận của nhà văn. Cảm quan đô thị còn được hiểu là cái nhìn của con người, trong đó có một bộ phận lớn là thị dân về hiện thực đô thị. Người thị dân mang một hệ thống tư tưởng khác người nông dân và trí thức phong kiến. Cảm quan đô thị không chỉ dừng lại ở cách nhận thức trực tiếp về đô thị mà còn là những nhận thức về cuộc sống và con người sống trong môi trường đô thị. Cảm quan đô thị là một phần trong hệ thống cảm quan của văn học, nhất là văn học hiện đại. Văn học đã chứng minh sự hiện diện của các loại cảm quan như: cảm quan nông thôn, cảm quan cung đình, cảm quan tôn giáo, cảm quan hậu hiện đại... Xã hội Việt Nam có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời. Vì thế, dòng văn học viết về nông thôn có chiều “thuận tay” hơn ở nhiều tác giả và cảm quan 65 nông thôn cũng là cảm quan chủ yếu của văn học trong suốt thời gian dài. Đó là sự nhìn nhận, đánh giá về người nông dân và cuộc sống nông thôn với không gian làng quê truyền thống. Ở đó, lối sống hòa thuận với thiên nhiên được đề cao và là khát vọng của nhiều nho sĩ chốn kinh thành đông đúc. Mỗi khi muốn trốn chạy khỏi chốn kinh thành “lao xao”, các nhà nho thường tìm về với nông thôn, với thiên nhiên hoang dã, coi đó như là chốn di dưỡng tinh thần: “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào [...] Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Mang cảm quan nông thôn, con người nhìn kinh thành như một nơi gắn với giấc mộng công danh nhưng cũng nhiều cạm bẫy, lọc lừa và dối trá; là cái nôi của những đổi thay, sự bất an và tha hóa. Tuy nhiên, con người và lối sống nông thôn lại khá bình lặng, khép kín và đặc biệt bị o bế trước cường quyền và thần quyền. Văn học thời phong kiến còn mang đậm cảm quan cung đình. Đó là cái nhìn và thái độ của tầng lớp quan lại phong kiến với lý tưởng trung quân ái quốc, một lòng phò vua giúp nước... Với cảm quan này, cuộc sống được phản ánh ở một phạm vi nhỏ hẹp: cuộc sống chốn cung đình. 66 Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Sự xuất hiện của tôn giáo trong các tác phẩm văn học không chỉ thể hiện một thế giới đầy màu sắc tâm linh, hướng con người đến những điều cao cả, tốt đẹp mà còn thể hiện thế giới hiện thực đa chiều, khám phá con người trong những tương quan mới. Phía sau màu sắc tôn giáo của các tác phẩm luôn luôn là nỗi niềm trắc ẩn của nhà văn về sự tồn vong của con người trong thế giới trần tục đầy biến động. Đối diện với một xã hội chuyển mình liên tục trong cơn lốc “đô thị hóa”, cảm quan đô thị tiếp tục được in dấu đậm nét trong các tác phẩm từ sau năm 1975 đến nay. Đó là cách thức tiếp cận đề tài đô thị của các nhà văn thời kỳ đổi mới. Thông qua bức tranh cuộc sống được khắc họa, các nhà văn bộc lộ những cảm xúc, những quan niệm riêng về không gian sống và con người nơi đây. Và cũng từ cảm quan ấy, người đọc thấy được cá tính sáng tạo, quan niệm nhân sinh và quan niệm thẩm mỹ của tác giả. * Cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ (1) Trong văn học trước thế kỷ XX: Văn hóa Việt Nam chủ yếu là văn hóa nông nghiệp định cư, sản xuất chủ yếu là tiểu nông với nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong suốt thời kỳ trung đại, đô thị Việt Nam thường là những trung tâm văn hóa - hành chính hơn là trung tâm kinh tế. Mặt khác, đô thị truyền thống 67 chưa có những cách biệt quá lớn, đến mức đối lập với làng quê, luôn bị nông thôn “bao vây và xâm lược”. Vì vậy, đô thị mang tính nông thôn đậm nét và luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa trở lại. Xã hội thời trung đại mới chỉ xuất hiện những thị tứ, thị trấn và những trung tâm hành chính mà chưa có đô thị theo đúng nghĩa. Bởi thế, dấu ấn về đô thị mới chỉ là dấu ấn ban đầu, còn mờ nhạt, chưa phải là cảm quan chủ đạo trong văn học trung đại Việt Nam. Với các nhà nho, cảm quan đô thị trong khuynh hướng văn học này thường ở dạng nguyên phiến: hoặc ngợi ca hoặc phê phán hoặc tiếc nhớ. Từ cuối thế kỷ XIX, đô thị được mở rộng dưới sự tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Lối sống đô thị trong giai đoạn giao thời khiến con người thấy ngỡ ngàng. Một số nhà nho lãnh đạm với cuộc sống, co mình với quá khứ bình yên, một số khác quay sang trào lộng, tiêu biểu là Tú Xương. Cuộc sống của ông gắn liền với thành Nam, vì thế cuộc sống của phố phường Nam Định - một đô thị mới tiêu biểu cho những đô thị xuất hiện cùng sự xâm lược của thực dân Pháp trên cả nước - in hình trong thơ ông. Trước hết là sự đổi thay của không gian: “Trời kia xui khiến nên sông bãi Ai khéo xoay ra phố nửa làng”. (Sông Lấp). Từ sự thay đổi làng nên phố ấy đã kéo theo sự thay đổi về con người và lối sống. Trong xã hội đã xuất hiện 68 một lớp người mới. Đó là những thầy thông, thầy phán với cuộc sống “Sáng vác ô đi tối vác về”. Không chỉ có thế, lối sống đô thị còn được thể hiện ở sự thay đổi những chuẩn mực, những giá trị đạo đức: “Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”. (Đất Vị Hoàng) Bằng giọng giễu nhại, trào lộng, Tú Xương đã lật tẩy lối sống của xã hội giao thời. Đô thị ấy, lối sống ấy khác lạ trong mắt nhìn của mọi người. Họ chưa quen với lối sống Âu hóa, nhưng rồi họ buộc phải chấp nhận và sống chung với nó. Với văn xuôi, truyện Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản đã thoát ra khỏi đề tài cũ kỹ của văn học phong kiến mà bám sát vào những điều ngổn ngang của cuộc sống đang dần dần thay đổi. Có thể nói, đô thị trong văn học trung đại Việt Nam chưa phải là một đề tài chủ đạo. Cảm quan đô thị từ đó cũng chưa đậm nét, mới chỉ là những khám phá ban đầu về cuộc sống thị thành. (2) Trong văn học giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945: Sang đầu thế kỷ XX, nền kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa manh nha phát triển. Đó là cơ sở ra đời của nhiều tầng lớp, giai cấp mới như: tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị... Đặc biệt, 69 cơ sở kinh tế đó đã tạo điều kiện để hình thành các đô thị, trung tâm kinh tế - văn hóa lớn. Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (đặc biệt là văn hóa Pháp) làm xuất hiện lối sống theo kiểu phương Tây ở các thành phố lớn, chú trọng hơn về đời sống tinh thần của con người. Mặt khác, chữ quốc ngữ thời kỳ này đã khá phổ biến khiến dân trí được nâng lên rõ rệt, tạo điều kiện cho sự phát triển các nhu cầu văn hóa, nhất là văn hóa đọc. Như vậy, sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn đến sự hình thành các đô thị, đời sống thị dân và làm nảy sinh nhiều dịch vụ trong xã hội, nhất là các dịch vụ văn hóa. Văn chương cũng trở thành hàng hóa và nghề văn trở thành nghề để kiếm sống, văn học thời kỳ này đã phát triển với một tốc độ mau lẹ, đa dạng. Đề tài đô thị được phản ánh đậm nét hơn trong sáng tác của các nhà văn trên nhiều thể loại: phóng sự, ký sự, tiểu thuyết, truyện ngắn và một số tác phẩm trữ tình... Về văn xuôi, cả ở miền Nam và miền Bắc, các nhà văn đã bắt đầu nhận thấy sự chuyển dịch mô hình xã hội và lối sống Âu hóa, quá trình đô thị hóa làm biến đổi đời sống con người và thị hiếu thẩm mỹ. Ở thể loại truyện ngắn, tác phẩm Hoàng Tố Oanh hàm oan (Trần Chánh Chiếu) dù chưa thật sự thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn học phương Đông về kết cấu, văn phong nhưng nội dung của tác phẩm này đã phản ánh chính cái phồn tạp của cuộc sống đô thị đang đổi thay. Nước đời lắm nỗi (Phạm Duy Tốn) thể hiện sự 70 thay đổi, tha hóa của con người, của cuộc sống mới khi phản ánh một bộ phận thanh niên Việt Nam bị đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện của thực dân Pháp. Hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Bá Học như: Câu chuyện gia tình, Chuyện cô Chiêu Nhì, Câu chuyện một tối tân hôn, Có gan làm giàu... phản ánh rất đa dạng con người đô thị thuộc nhiều tầng lớp, nhiều nghề nghiệp, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cành hoa điểm tuyết (Đặng Trần Phất) thể hiện sự tha hóa của con người. Con người khi bước sang cuộc sống phồn hoa đã không đủ bản lĩnh giữ mình mà dần dần băng hoại về đạo đức dẫn đến tha hóa về nhân cách. Như vậy, ở những năm đầu thế kỷ XX, văn chương đã phản ánh rõ nét hơn về môi trường đô thị. Tuy nhiên, cách nhìn cuộc sống đô thị chưa thật toàn diện. Phải mất một thời gian dài thử nghiệm, đến những năm 30 thế kỷ XX, xã hội đô thị và con người đô thị mới hiện lên trong văn học một cách thực sự rõ rệt. Đô thị hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Răng con chó của nhà tư sản, Thật là phúc...) có phần nhố nhăng, bỉ ổi như những tấn bi hài kịch đầy bất công; ở đó kẻ giàu phè phỡn, ức hiếp người nghèo. Đô thị trong cảm quan của Thạch Lam lại hoàn toàn khác. Đó là đô thị kiểu phố huyện bé nhỏ, tiêu điều, tối tăm (Hai đứa trẻ, Cô áo lụa hồng...); ở đó, không có sự đông đúc, huyên náo với nhà cao cửa rộng mà chỉ được hiện lên với những ga xép, những phiên chợ tàn. Con người đô thị vì thế 71 hiện lên cũng tù túng, quẩn quanh với cuộc sống mòn mỏi. Hà Thành và những phố huyện trong sáng tác của Thạch Lam, qua góc nhìn của nhà văn lãng mạn ấy, hiện lên thật đẹp, thật yên bình, nhưng vẫn không hề đánh mất vẻ chân quê. Sống trong môi trường ấy, con người trong sáng tác của Thạch Lam bế tắc, tội nghiệp với nỗi buồn mênh mang xâm lấn tâm hồn. Ở thể loại tiểu thuyết, tác phẩm Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hình thành và phát triển cảm quan đô thị. Tác phẩm đi sâu vào câu chuyện tình tuyệt vọng của Tố Tâm và Đạm Thủy - đôi trai gái yêu nhau nhưng không vượt qua được khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Hoàng Ngọc Phách đã đem đến cho độc giả luồng tư tưởng mới về quyền tự do, hạnh phúc và tình yêu. Sự phóng túng, tự do, những biểu hiện cực đoan của ý thức cá nhân không thể tránh khỏi gây ra sự đổ vỡ trong mối quan hệ gia đình. Sự tuyệt vọng trong tình yêu của hai nhân vật chính cho thấy xã hội Việt Nam đang tiếp nhận dè dặt ảnh hưởng của lối sống đô thị. Hồ Biểu Chánh - một cây viết miền Nam - cũng có nhiều tác phẩm (Cay đắng mùi đời, Tiền bạc - bạc tiền, Thầy thông ngôn, Kẻ làm người chịu...) tái hiện bức tranh đô thị với nhiều tầng lớp người khác nhau, từ giới giang hồ ở nhà ga, bến xe tới những trí thức tân học. Khi nhóm Tự lực văn đoàn được thành lập, các tác giả tiếp nhận mạnh mẽ nền văn minh đến từ phương 72 Tây. Không chỉ viết về cuộc sống yên ả chốn thôn quê, họ còn hướng ngòi bút đến các đô thị lớn. Nhân vật ở chốn phồn hoa này phong phú, tiến bộ, mạnh mẽ và có cá tính hơn. Họ mạnh bạo thể hiện cái “tôi” cá nhân cùng các quan điểm của mình. Các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đều đề cao những cô gái tân thời, những chàng trai tiến bộ dám vượt qua mọi rào cản để xây dựng tình yêu. Tuy nhiên, trong tác phẩm của họ cũng không bỏ qua mặt trái của đô thị hoa lệ. Đó là cuộc sống trụy lạc với rượu cồn và thuốc phiện... Nhiều nhà văn theo khuynh hướng hiện thực phê phán cũng đã quan tâm đến đề tài đô thị trong cái nhìn đa diện, phức tạp. Nguyễn Đình Lạp với hai tiểu thuyết đầu tay: Ngoại ô (1941) và Ngõ hẻm (1943) khắc họa những con người sống ở thành thị, đặc biệt là những thị dân nghèo cũng chịu số phận đau thương, tăm tối, đầy bi kịch chẳng kém những người nông dân. Tam Lang (Giọt lệ sông Hương, Đời Hoàng Oanh) đã vẽ nên bức tranh về đô thị tạp nham, cuộc sống khốn khó đến cùng cực. Ở đó, con người bị bóc lột, bị xô đẩy đến bước đường cùng. Nguyên Hồng lại cảm nhận ở một góc độ khác, với tiểu thuyết Bỉ vỏ, tác giả đã dựng lại quá trình tha hóa của con người. Tám Bính từ một người con gái quê mùa, trhót trao thân cho kẻ bội tình để rồi phải sống tủi cực khi sinh nở một mình. Những hủ tục của xã hội phong kiến đã làm cô phải chạy trốn lên thành phố. Từ đây, đô thị hiện lên dưới con mắt của Nguyên Hồng thật hỗn 73 tạp. Đó là nơi lọc lừa, gian xảo. Tám Bính từ một cô gái nhà quê lên phố đi tìm lại người yêu đã bị cưỡng ép thành một gái điếm. Cuộc đời xô đẩy khiến cô đi với những tên cướp lừng danh và bản thân trở thành một “bỉ vỏ”. Nam Cao lại không đi vào lột tả cái xấu xa, đê tiện của cuộc sống đô thị mà tập trung khai thác cuộc sống bế tắc của người trí thức nơi đô hội (Sống mòn). Họ là những con người có tài năng, có lý tưởng, có khát vọng nhưng bị gánh nặng cơm áo gạo tiền ghì sát đất “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Nam Cao đã gióng lên hồi chuông khẩn thiết về quyền sống, nhân cách của con người đang bị bóp nghẹt trong xã hội ngột ngạt, bế tắc. Xã hội đô thị hiện lên sinh động nhất có lẽ qua tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Số đỏ - cuốn tiểu thuyết “vô tiền khoáng hậu” đã dựng lên một thế giới vô cùng phong phú, độc đáo, phản ánh đầy đủ bộ mặt tiêu biểu của xã hội thành thị đang chạy theo phong trào Âu hóa vào những năm 30 thế kỷ XX. Số đỏ được đánh giá là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu vừa là đô thị, vừa là của đô thị, giễu nhại cuộc sống của đô thành Hà Nội đang trên đà Âu hóa. Ở thể loại phóng sự - một thể loại văn học mới mang đặc trưng báo chí - cảm quan đô thị có phần đậm nét và phong phú hơn rất nhiều, tuy chưa có nhiều cây bút tiêu biểu. Tôi kéo xe, Đêm sông Hương (Tam Lang) khắc họa một đô thị tạp nham, ở đó, con người bị xô đẩy đến khốn cùng. Nguyễn Đình Lạp (Thanh niên trụy lạc, 74 Chợ phiên đi tới đâu, Từ ái tình đến hôn nhân...) hướng đến cảnh tỉnh đối với sự tha hóa trong xã hội nhưng vẫn thiết tha đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của họ. Tiêu biểu và gây dấu ấn lớn nhất ở thể loại này là Vũ Trọng Phụng - “ông vua phóng sự đất Bắc”. Với các tác phẩm Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô... Vũ Trọng Phụng đã lật tẩy cuộc sống bẩn thỉu, nhếch nhác, tối tăm của xã hội đương thời. Ông đã phơi bày mặt trái đầy ung nhọt của xã hội với những trò cờ bạc bịp bợm, ma cô gian manh; ở đó, đô thị là một mớ những giả dối, lừa lọc, xảo trá. Làm nên bộ mặt của đô thị là sự hợm hĩnh, háo danh của bọn thượng lưu hãnh tiến mà những gương mặt làm nên sự văn minh đô thị là những kẻ vô đạo đức, thiếu lương tâm. Ông đã chỉ thẳng và gọi tên đó là một “xã hội chó đểu”. Về thơ ca, cảm nhận về sự thay đổi rất rõ nét ngay từ Tản Đà, cũng có sự hăm hở khi dấn thân vào môi trường đô thị, mang theo hy vọng về một xã hội lý tưởng. Song không có điều gì lý tưởng dành cho ông. Những bon chen, giả dối, lọc lừa, những nghiệt ngã của cuộc sinh tồn, của nghề văn cứ từ từ thấm thía: “Giấy người mực người thuê người in Mướn cửa hàng người bán phường phố Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó”. (Hầu Trời - Tản Đà) 75 Thật đúng là “Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Sự phát triển của kinh tế thị trường dưới chế độ thực dân nửa phong kiến khiến văn chương cũng trở thành một thứ hàng hóa và văn hóa đã trở thành một dịch vụ tinh thần trong xã hội. Đối với các nhà thơ lãng mạn, quá trình đô thị hóa với những tư tưởng phương Tây như một sự thay da đổi thịt đầy tươi mới. Tư tưởng dân chủ, tự do đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp, tù túng của họ. Đô thị thật choáng ngợp, lung linh. Nó có sức hút đặc biệt bởi ở đó con người không còn bị trói buộc bởi những định kiến phong kiến. Nhưng phần nhiều nghệ sĩ vừa thích thú với đô thị lung linh, hào hoa, vừa sầu muộn vì sự cô đơn, giả dối ở nơi bon chen ồn ào: “Ghét những cảnh sửa sang tầm thường giả dối Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng...”. (Nhớ rừng - Thế Lữ) Đô thành, thì ra chỉ là một sân khấu diễn tấn kịch đời, nó cũng vênh lệch, đổ vỡ. Mang háo hức, say mê tìm đến với đô thị bao nhiêu thì giờ đây những nhà thơ của phong trào Thơ mới lại bị tuyệt vọng bấy nhiêu. Họ tìm các ngả đường khác nhau để chối từ, khước bỏ đô thị. Điểm đến ở cuối những ngả đường ấy, ngẫu nhiên thay, lại là làng quê. Từ đó, sự đối lập đô thị với làng quê được thể hiện rõ rệt trong hành trình đi tìm điểm tựa cho những cái “tôi” trong Thơ mới. Sự đối lập ấy, có 76 lẽ đươc thể hiện rõ nét nhất, ám ảnh nhất trong thơ Nguyễn Bính: “Bắt tôi sống giữa phồn hoa Giữa nơi cát bụi, nhưng mà... than ôi! Ngẩn ngơ đứng giữa chợ đời Tôi tìm đâu thấy mảnh trời thần tiên”. (Tôi tìm đâu thấy mảnh trời thần tiên - Nguyễn Bính) Như thế, trong sáng tác của các nhà thơ mới, đô thị hiện lên như một tín hiệu nghệ thuật. Với tâm thế của mỗi nghệ sĩ, đô thị được cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau, có thể là sự hấp dẫn, tươi mới, cũng có thể là sự chán ghét; qua đó thể hiện cá tính sáng tạo và dấu ấn riêng của thi nhân. Có thể nói, ở giai đoạn này, cảm quan đô thị đã đặt dấu ấn riêng khá đậm nét trong văn học. Nó đã chiếm ưu thế trong việc phản ánh thế giới khách quan. Dù văn học theo xu hướng thẩm mỹ nào thì đô thị cũng hiện lên khá rõ nét. Nếu như các nhà văn lãng mạn muốn thoát ly thực tại để cổ xúy cho cuộc sống mới thì các nhà văn hiện thực phê phán lại phơi bày tất cả sự nhố nhăng, bát nháo, đảo điên của xã hội. Chính điều này đã tạo nên một bức tranh toàn diện về đô thị hiện đại Việt Nam trong buổi giao thời. (3) Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975: Ngay sau khi tuyên bố nền độc lập (năm 1945), dân tộc Việt Nam phải trải qua 30 năm chiến tranh với hai 77 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại: kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Văn chương nghệ thuật vì thế cũng có sự chuyển mình cơ bản. Văn học cách mạng kháng chiến ra đời ở chiến khu và các vùng tự do, văn học đô thị ở trong vùng tạm chiếm. Lực lượng cầm bút chủ yếu vẫn là thế hệ nhà văn trước năm 1945, nhưng có sự phân hóa nhất định về tư tưởng cũng như về nghệ thuật. - Đô thị ở miền Bắc: Đất nước chia hai miền, văn học tồn tại hợp thức dưới hai chính thể nhà nước thuộc hai phía đối địch nhau. Văn học miền Bắc (và vùng giải phóng miền Nam) vừa kế thừa lớp người cầm bút trong kháng chiến chống Pháp vừa có thêm nhiều lực lượng trẻ góp mặt, mục tiêu quán xuyến là xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống Mỹ - ngụy. Xu hướng chính trị hóa ngày càng rõ nét hơn, văn học trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đến mọi tầng lớp nhân dân và các lực lượng kháng chiến. Đô thị lúc này không còn là đề tài nổi bật trong dòng văn học cách mạng. Cả miền Bắc đâu đâu cũng một không khí, một sắc màu, một hình ảnh không còn sự phân biệt giữa đô thị và nông thôn. Trong văn học, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa phổ biến cho toàn miền nên không có tác phẩm nào chỉ đề cập riêng đặc trưng của vùng đất mang danh đô thị. Sau khi giành 78