"
Wilhelm Tell Xạ Thủ Huyền Thoại - Jürg Schubiger full prc, pdf, epub [Tiểu Thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Wilhelm Tell Xạ Thủ Huyền Thoại - Jürg Schubiger full prc, pdf, epub [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tên eBook: Wilhelm Tell - Xạ Thủ Huyền Thoại
Tác giả : Jürg Schubiger
Công ty phát hành: Khai Tâm Nhà xuất bản: NXB Văn Học Trọng lượng vận chuyển: 300 g Kích thước: 13 x 19 cm
Số trang: 160
Ngày xuất bản: 04/2013
Bìa Mềm
Giá bìa: 39.000 ₫
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - http://www.dtv-ebook.com
Giới thiệu:
Cuốn sách viết về một anh hùng dân tộc của Thụy Sĩ, có tài bắn cung, nhưng lại được lồng ghép dưới một cốt truyện hiện đại, qua lời kể của ông cho cháu.
Cậu bé được gửi về quê nội ở với ông bà tại vùng quê Altdorf, chính là quê hương của vị anh hùng "thần xạ" Wilhelm Tell.
Qua lời kể của ông nội, và bằng chính trí tưởng tượng của mình, cậu bé cùng ông nội đã dựng lại chân dung của thần xạ thật sống động, gần gũi, với những chi tiết hết sức tỉ mỉ của đời sống thường nhật.
Cuốn sách giúp bạn đọc nhỏ tuổi thêm hiểu biết về địa lý, lịch sử cũng như văn hóa của đất nước Thụy Sĩ, hiểu thêm về cuộc sống của người dân Thụy Sĩ hiện đại. Cậu bé, cũng giống như nhiều bạn nhỏ khác trên khắp thế giới, đều mong muốn được cha mẹ yêu thương và sống giữa gia đình.
Nỗi buồn về việc bố mẹ cậu không ở cùng nhau liệu có nguôi ngoai khi cậu
sống cùng ông bà? Và rồi mọi chuyện sẽ kết thúc ra sao với Wilhelm Tell và gia đình của anh? Và cậu bé của chúng ta có vơi nỗi nhớ nhà khi phải xa gia đình? Liệu bố mẹ cậu có quay lại với nhau để đem lại cho cậu một gia đình yên ấm hay không?
Chúng ta hãy cùng cậu bé nghe ông kể lại về huyền thoại Wilhelm Tell, và về cuộc sống của gia đình anh. Những tình tiết gay cấn sẽ hấp dẫn chúng ta đến trang sách cuối cùng.
Mời các bạn đón đọc.
1
Mẹ vui vì gửi được tôi về Altdorf bốn
tuần lễ. Ông bà nội vui vì cháu về chơi. Tôi thì cả hai, lúc vui, lúc buồn.
Không vui những khi bị nỗi nhớ nhà quấy rầy. Nó thường mò đến vào ban đêm. Những lúc ấy như có vật gì nặng chặn lên ngực tôi. Giống như bị con vật khủng khiếp mà ở đây người ta gọi là “Toggeli” đè, đó là một loài sinh vật nửa ma nửa thú hay luồn qua những lỗ hổng và kẽ nứt lan vào phòng ngủ.
Tôi vui những khi thời tiết đẹp và ấmáp, hoặc khi không gian đang nóng bức bỗng nhiên có một luồng gió mát rượi vụt như một cơn sấm chớp từ bầu trời trong trẻo giáng xuống thung lũng. Hay những khi ông kể chuyện về Wilhelm Tell và cậu con trai Walter.
Altdorf, nơi ông bà tôi ở, nằm ở rìa một bình nguyên bằng phẳng như một cái khuôn bánh ngọt. Cạnh đường cao tốc, giữa hai con đê chạy dài thẳng tắp là làn nước sông Reuss uốn lượn. Bức tường đá lởm chởm vươn lên ngay phía sau thành phố nhỏ. Ông đã chỉ cho tôi trên bản đồ tên những quả núi cao vây quanh là Gitschen, Geissberg, Bristen, Schwarzgrat, Waenghihorn. Xưa kia người ta tin rằng ở núi Bristen có những mạch rễ thật dài bằng vàng ròng, ngày nay người ta tìm thấy ở đó mã não.
Những cây ăn quả mọc rải rác trên các bãi cỏ trong lòng thung lũng, trong đó có cây đã trở thành cổ thụ cao lớn. Những con bò sữa gặm cỏ ở giữa thung lũng, chúng nhìn theo những đoàn tàu, lượn lên
hướng đèo Gotthard và đi xuống phía hồ, một số con thì nằm trong bóng râm và lúc lắc những cái đầu to tướng đuổi ruồi.
Ở giữa quảng trường trung tâm thành phố nhỏ này có một tượng đài lớn. Đài tượng cao bằng chiếc tủ, trên đó là người thợ săn râu quai nón mặc áo da hươu đứng trước phong cảnh núi rừng. Anh ta cầm một cây nỏ, tay kia đặt lên vai một cậu bé; đó là Wilhelm và con trai. Hai người khá to lớn, như thể được tạo ra cho một thế giới lớn hơn vậy.
2
“Trước đây nhiều thế kỷ, Tell thật sự đã đứng ở chính quảng trường này,” ông tôi kể, “và cả cậu Walter thật nữa. Giống như cháu đã thấy họ ngoài tượng đài, chỉ có điều cả hai nhỏ hơn nhiều và mặc quần áo cũ sờn, nhưng bằng xương bằng thịt. Cháu hãy tưởng tượng ở phía sau, giữa những bức tường lớn nhỏ là vài ngôi nhà gỗ thấp, thêm vào đó hai cái tháp lớn và một cây sồi to. Cháu hãy hình dung lúc đó mặt trời lên cao trên nền trời mờ đục.
“Tell và Walter đi đến giữa quảng trường. Một cảnh nực cười đã được bày ra, trên một chiếc sào dài là cái mũ có gắn lông vũ, nó lắc lư nhẹ trong làn gió
thổi từ ngoài hồ vào, chiếc mũ trông như một con chim xơ xác. Tell là người bên làng Buerglen, nên không rõ hết mọi chuyện ở Altdorf. Nhưng mỗi lần sang bên này anh không cảm thấy xa lạ. Vậy mà lúc đó anh nghi ngại đứng lại. Walter nép sát cha. Bên trái và bên phải cây sào là hai người đàn ông đang đứng, một người gầy gò và lòng khòng, gã kia thì nhợt nhạt như một miếng phó mát dê mà dẫu đói cồn bụng người ta cũng chẳng muốn ăn.
“Hai gã đàn ông chống những cây giáo dài đứng như thể đang canh cái mũ. Nhưng ai thèm trộm món đồ này chứ? Nếu có lấy thứ gì, cậu bé nghĩ, thì chắc là những ngọn giáo được rèn bằng loại thép tốt. Đúng vậy rồi, nên họ cứ khư
khư nắm chặt chúng trong tay. Cậu bé cười. Anh thợ săn râu quai nón vui vẻ nhìn xuống.
“Những người lính gác không cười, ngược lại, họ trở nên nghiêm trang rồi giận dữ. Họ chĩa vũ khí vào Tell và cậu bé. Hai bên đứng đối mặt nhau như vậy. Những người lính gác đi ủng sờn rách, anh thợ săn đi xăng-đan gỗ và cậu con trai đi chân trần. Tell cũng sợ gã mặt mày nhợt nhạt. Gã ta ở làng bên và thuộc hạng người từ vài chục năm nay dân chúng không thèm chào. Mỗi khi nhắc đến, mọi người rủa chúng là lũ ‘sâu mọt’, và điều đó diễn ra hàng ngày. Khi còn trẻ bọn chúng thường tụ tập phường hội đánh nhau. Chúng nện nhau bằng nắm đấm, gậy gộc và đôi khi dùng cả dao. Còn gã lòng
khòng thì Tell chẳng biết gì hơn ngoài việc gã là một kẻ nghèo xác xơ. Gã ở một thung lũng âm u, nơi thiếu tất cả, ngũ cốc và rau cỏ, chỉ quá thừa sỏi đá khô cằn và đám trẻ con nheo nhóc.
“‘Nhân danh đức vua’, gã nhợt nhạt ré lên. Gã lòng khòng cũng kêu lên hệt như vậy. Rõ là gã làm theo gã nhợt nhạt kia, nhưng lại chẳng hét to bằng. Ngọn giáo của gã chĩa vào mặt Tell.
“Tell đứng lại. ‘Vua’ là một từ khủng khiếp, gây ấn tượng xấu cho anh như thể ‘quỷ dữ’ hay ‘cái chết’ hoặc ‘một nghìn’. Một nghìn là con số lớn nhất mà anh biết. Thật ra anh biết nhưng cũng chả cần đến nó làm gì. Những ngón tay của anh đủ để đếm những gì mình có: chín
con dê, năm con cừu và một con bò cái. Đám gà mái và những quả trứng thì vợ anh đếm rồi, và họ không nuôi ong. Và để đếm những gì mà Tell mang về sau chuyến đi săn thì đôi khi chỉ một ngón tay cái cũng đủ.
“‘Đi,’ Tell bảo cậu con trai. Họ bước đi vài bước. Tell hơi tập tễnh. Đó là một câu chuyện đen đủi đã xảy ra từ lâu rồi, một tảng đá nặng rơi xuống chân anh. Từ đó bàn chân như không còn là của anh mà giống đi mượn của ai đó. Chính Tell cũng gọi nó là ‘bàn chân đi mượn’.
“Người cha nắm lấy cánh tay cậu con trai. Anh là một người đàn ông lực lưỡng, rất khỏe mạnh, cao lớn gần như một người khổng lồ, nhưng lại không
thích nói nhiều. Và có vẻ như ở đây sắp xảy ra một cuộc cãi vã.
“‘Đứng lại!’ cả hai tên lính gác cùng thét lên, gã mặt nhợt còn nhảy lên một bước ngắn.
“Tell không thích to tiếng. Anh chỉ muốn có một điều: đến nhà mẹ vợ đúng bữa trưa. Bà Martha nấu ăn rất ngon và nhiều.
“‘Người ta không thể cấm lũ chó sủa đâu, con à,’ anh nói với con trai. Anh có một kho những câu ngạn ngữ và lúc nào cũng tìm được một câu thích hợp với hoàn cảnh.
“‘Đứng lại, đứng lại,’ bọn lính gác hét lên, vậy là chúng đã to tiếng rồi.
“‘Cha tôi không cần ai nói với mình khi nào đi và khi nào nên dừng lại, cả tôi cũng vậy,’ Walter hét lại. ‘Chúng tôi không phải những con bò.’
“Thật là xấc. Mà nếu như vào thời trung cổ thì còn là rất láo xược nữa. Láo đến mức bọn lính gác im bặt. Dường như chúng đợi điều gì đó, ví dụ như người cha sẽ bạt tai cậu con. Nhưng Tell chỉ lầm bầm. Cậu bé nói đúng ý cha, điều mà Tell vừa bắt đầu nghĩ đến. Vì anh nghĩ chậm. Anh Tell này không ngốc đâu, chắc chắn là vậy, nhưng anh rất cẩn thận, vì vậy luôn cần thời gian để cân nhắc.
“Gã lòng khòng nhìn sang gã nhợt nhạt. Hắn vẫn im như thóc.
“Trong lúc đó Tell quay đi. Walter
ngập ngừng đi theo bố. Em không hiểu, tại sao cha mình không xô bắn hai gã kia đi, hoặc túm lấy rồi đập đầu chúng vào nhau, mạnh đến nỗi chúng phải thấy cả trời sao giữa ban ngày. Tell và Walter đi vòng qua bọn lính gác. Nhưng vừa rẽ thì tên mặt nhợt gào lên, ‘Nhân danh hoàng đế, các ngươi bị bắt!’
“‘Còn lâu,’ Walter có vẻ nói với cha nhiều hơn là với những tên lính gác.
“‘Bị bắt?’ nhiều giọng nói lặp lại.
“Mọi người đứng lại, trẻ con chạy đến. Tất cả đã nhận ra: Ở đây có chuyện xảy ra rồi.”
Ông dừng lại một lúc. Chúng tôi ngồi trên cầu thang gỗ nối từ ban công ra
vườn. Bà đi ra cổng vườn. Những chiếc bản lề kêu cót két. Bà vẫy chào chúng tôi qua hàng rào và chúng tôi vẫy lại. Bà đi làm. Buổi chiều bà làm thêm tại ki-ốt ven nhà ga.
Trước mặt chúng tôi, trên một bãi cỏ nhỏ có một cây mận tím. Một con chimác là hót lói chói trong tầng lá.
“Bị bắt ạ?” tôi hỏi. Ông gật đầu.
Con ác là dập dờn bay sang phía nhà kho để đồ làm vườn.
3
“Vậy là,” ông nói tiếp, “có rất nhiều người trên quảng trường. Người ta thấy lạ, tại sao bỗng nhiên lại đông như vậy. Hôm nay có phải họp chợ phiên đâu. Cháu hãy hình dung ra những chiếc áo khoác màu nâu và màu xám của cánh đàn ông. Trên những tấm áo là thắt lưng, dưới lớp vải là những cái bụng đang đói. Lúc ấy sắp đến giữa trưa rồi. Người ta nhận ra những kẻ giàu có qua trang phục nhiều màu sắc và những đôi giày họ mang. Cháu hãy hình dung ra bầu không khí bụi bặm và tiếng cười của đám trẻ con, tiếng kêu của lũ lừa, tiếng rống của những con bò. Xen vào đó là tiếng cầu khẩn khàn khàn, lặp đi lặp lại của một người ăn mày van xin bố thí. Còn anh thợ
săn râu quai nón đứng giữa đó và hỏi, ‘Trời ơi là trời, làm gì đến nông nỗi này chứ?’
“‘Lệnh bắt giam,’ gã lòng khòng nói. “‘Vì tội gì chứ, trời đất ạ…?’
“Gã nhợt nhạt cắt lời anh: ‘Tội khi quân, khinh nhờn chủ nhân tối thượng của chúng ta,’ hắn ré lên.
“Lời nói của tên lòng khòng sau đó bị lẫn vào tiếng ồn ào của đám đông, không còn nghe nổi nữa.
“Tell nhận ra, chiếc mũ trên cây sào là của vị pháp quan và được coi là dấu hiệu của nhà vua.”
“Tại sao lại của nhà vua ạ?” tôi hỏi. “Vì vị pháp quan là khâm sai đại thần
được hoàng thượng sắc phong. Ông ta là quan tòa, ông ta là người thu thuế, ông ta và những người lính của ông ta bảo vệ những người lữ hành khỏi bị cướp và làm nhiều việc khác nữa.
“Tell không biết, trong tình huống này phải làm hay nói gì nữa. Cái cười của anh có vẻ không vui. Ông pháp quan ra ngoài nắng nhiều nên bị cảm rồi, anh đoán vậy. Trong cái đầu nóng của ông ta nảy ra ý nghĩ: Vì hoàng thượng ở Vienna và chưa bao giờ thân chinh đến tổng Uri và chính ông ta, vị pháp quan phải đi lại rất nhiều, vì vậy cần một vật thay thế, tượng trưng cho nhà vua và pháp quan để đám thảo dân cung kính cúi chào.
“‘Rõ cả chưa?’ gã nhợt nhạt hỏi. Tên
lòng khòng im lặng, chỉ ra vẻ dò xét.
“‘Tất cả,’ Walter khẳng định. ‘Vậy là cái mũ này đâu phải là một chiếc mũ, nó là một
vật tượng trưng. Có thể một cái áo sơ mi, một chiếc ủng, kể cả một chiếc tất dài của ngài pháp quan cũng có thể dùng vào mục đích đó.’
“Những tên gác không rõ ý cậu bé nói, nhưng chúng hiểu cậu đang chế nhạo chúng.
“Còn Tell, cha của cậu, những tên gác nhìn anh. Không hề có cái bạt tai nào, chẳng có gì.
“‘Lũ lợn!’ tên mặt nhợt hộc lên. “Tell chẳng nhìn hắn. Anh đang tự hào
về con trai. ‘Nó nói như một cuốn sách và nghĩ như một cuốn sách, một cuốn sách kinh thật dày,’ anh nghĩ. ‘Cuốn sách dày đến mức một ông cha xứ đọc cả đời cũng không hết.’
“Trong lúc đó gã nhợt nhạt xoay người, tên lòng khòng cũng vậy. Chúng quay sang hướng đang có vài kỵ sĩ đang đến gần.
“Vị pháp quan Gessler đang ngồi trên một con ngựa ô đẹp tuyệt vời. Người ta gọi hắn là bạo chúa vì tính tình độc ác.
“Một lối đi được mở ra. Những kỵ sĩ cùng đám lính đông đúc mang vũ khí kéo lại giống như duyệt binh ngày lễ. Họ đến chỗ hai tên lính gác và Gessler ra hiệu cho mọi người im lặng.
“‘Lũ lợn nào thế?’ hắn hỏi.
“Walter đang đứng sát con ngựa ô của hắn, nói to, ‘Cả hai cha con tôi cũng nghĩ mãi điều ấy.’
“Những tên gác thông báo với viên pháp quan chuyện gì đã xảy ra.
“‘Lũ lợn,’ hắn cũng nói. Nhưng hắn không chỉ nhằm vào anh thợ săn và cậu con trai mà ám chỉ cả đám dân. Những tiếng nói xa lạ, những ánh mắt xa lạ. Hắn nhằm vào đám dân cứng cổ ở các thung lũng quanh hồ mà ngày nay người ta gọi là Hồ Bốn Tổng Vùng Rừng, lũ nông dân, thủy thủ và những nài dắt ngựa và lừa, đúng như người ta vẫn gọi là ‘đámngười rừng rú’. Gessler cảm thấy ở đây như đang ở trong khu rừng tối.
“Walter nghĩ đến những chiếc mũ. Cậu hình dung ra Gessler đầu trần. Nếu như cái mũ của ông ta treo trên cây sào, cậu bé suy nghĩ, thì chắc không thể cùng lúc chụp lên đầu được. Nhưng ông ta đang đội mũ, người ta thấy thế mà. Walter nhận ra là ngài pháp quan có nhiều hơn một chiếc mũ, ít nhất là hai cái cơ.”
4
Chúng tôi cười vì cậu bé. Ông và cả tôi nữa.
“Chà, cậu Walter.” Ông nhìn tôi – không biết trong ý nghĩ của mình ông đang nhìn ai, tôi hay cậu bé nông dân đó, hay là cả hai cùng lúc.
“Walter không ngừng nghĩ đến những chiếc mũ,” ông nói. “Lúc đó cậu quay sang gã lòng khòng, gã ta đang cố gắng đứng thẳng người lên: ‘Nếu ngài pháp quan có hai mươi cái mũ, cứ cho là thế đi, một chiếc trước nhà thờ, một chiếc trước nghĩa địa, một chiếc trước quán trọ, một chiếc trước trại người hủi, một chiếc ở bên mỗi cái giếng và mỗi cổng làng, liệu chúng ta có phải chào cả hai
mươi cái mũ không?’
“‘Hai mươi,’ tên lòng khòng trả lời. Hắn gà gật nhẹ, khó mà thấy cái đầu hắn động đậy.
“‘Thằng bé này con nhà ai?’ tên bạo chúa hỏi.
“Người thợ săn râu quai nón bước lên một bước. ‘Xin tạ tội,’ anh bắt đầu nói.
“Walter reo lên, ‘Ngài pháp quan ơi, đây là cha cháu, Wilhelm Tell. Nhà xạ thủ nổi tiếng.’ Và cậu chỉ vào mình, ‘Và đây là cháu, con trai ông ta. Cháu tên là Walter.’
“‘Con mình nói như một cuốn sách,’ Tell nghĩ, ‘mà người ta đọc rồi thì không thể gập lại. Nó được thừa hưởng trí tuệ
từ mẹ. Điều có từ mình, đó là lòng dũng cảm.’
“‘Nhà xạ thủ nổi tiếng!’ Gessler lặp lại.
“Walter kiêu hãnh, ‘Ngài pháp quan ơi, đó là người có thể bắn trúng một trái táo trên thân cây cách năm mươi bước cho ngài xem đấy.’
“‘Nhóc,’ Tell nhắc nhở, ‘con lắmchuyện quá.’
“Gessler cười. ‘Để ta thử xem nào.’ Gã quay sang Walter. ‘Mi nói, năm chục bước hả? Trên cây? Bất cứ chỗ nào hả? Tại sao lại không ở trên đầu mi chứ?’
“‘Trên đầu cháu?’ Walter để tay lên đỉnh đầu, nơi mà gã pháp quan vừa chỉ.
“‘Trên đầu nó hả?’ mọi người hỏi nhau. “Sau đó người ta nghe thấy tiếng Tell,
‘Xin tạ lỗi ngài, vì tôi không để ý thấy chiếc mũ tôn quý của ngài. Tôi xin hứa danh dự, lần tới sẽ chào nó.’
“Tên bạo chúa nhếch mép. Giống như một kẻ gượng cười nhưng nụ cười tắt lịm.
‘Có lẽ chẳng có lần sau đâu…!’
“‘Ôôôi,’ đám đông lo ngại và giận dữ thốt lên.
“‘Chúng tôi để ý tới tất cả những chiếc mũ, thưa ngài,’ ai đó la lên, ‘với điều kiện là ngài đội chúng trên đầu ạ.’
“Tiếng cười ha hả tiếp theo.
“Gessler làm như thể hắn không hiểu. Có lẽ hắn thật sự khó nghe thổ ngữ tổng Uri thật. ‘Tell, ngươi cầm chắc cơ hội trong tay đấy,’ hắn nói, khi bầu không khí trở lại yên lặng. ‘Nếu ngươi dám bắn, thì sẽ thoát khỏi hình phạt. Và cả đứa con trai láu lỉnh của ngươi nữa. Nếu ngươi không dám thì…’
“‘Thì sao ạ?’ Tell hỏi.
“‘Thì chẳng còn gì để nói.’ “‘Ôôôi!’ đám dân ồ lên.
“‘Năm mươi bước!’ Gessler nói với tên nhợt nhạt. Đó là một mệnh lệnh.
“Gã nhợt nhạt bắt đầu đo khoảng cách. Đám đông miễn cưỡng để hắn đi qua. Bà Martha lao ra lấy cả thân mình chặn
đường hắn. Người bà chắn hết lối đi. Vì vậy gã nhợt nhạt không còn cách nào đành chĩa giáo dọa bà. Những tiếng chửi rủa và những tràng cười lại rộ lên.
“Tên pháp quan thét, ‘Mang trái táo lại đây cho ta!’
“Mọi người nhìn như thể hắn vừa nói một quả dứa vậy. Một người đàn bà đang ôm một rổ táo trên tay bỗng nhiên mất hút.
“Gessler cúi mình xuống phía một bé gái,
‘M-ột tr-ái t-áo,’ hắn nói, như thể người ta nói với một kẻ nặng tai.
“Bé gái trốn mất sau rừng váy của các bà các chị.
“Gessler chờ đợi. Trên mặt hắn lại xuất hiện nụ cười gượng gạo. Tell không biết, như vậy có nghĩa là gì. Với đámnông dân và thợ săn thì người ta không tự nhiên mỉm cười. Người ta chỉ cười khi có ý nghĩa ngầm nào đó.
“Đám người tụ tập nhìn lên viên pháp quan. Khi bắt gặp ánh mắt của hắn thì họ quay đầu sang bên. Viên pháp quan trở nên giận dữ. Có lẽ hắn đói bụng rồi. Và hắn đã đoán ra, bé gái mà hắn sai đi không quay trở lại nữa.
“Thật sự là vậy! Chẳng ai thích hùa theo trò chơi độc ác của gã.
“Chẳng ai cả chỉ trừ Walter. Cậu bé ấm ức vì cha cậu chẳng chịu tỏ rõ mình là ai, cha là xạ thủ lừng danh khắp vùng
mà! Đây là dịp để cha chứng minh điều ấy. Chẳng mấy khi có được cơ hội này, giữa Altdorf và trước mắt nhiều bà con làm chứng, thậm chí còn cả mấy ngài quý tộc nữa. Tất cả những gì cần thiết đã có đủ, cả cây nỏ nữa, những mũi tên và cái đầu dùng để làm bệ để trái táo. Thiếu mỗi táo thôi.
“Walter nghĩ đến cây táo sau nhà bà Martha, chỉ cách đây một tầm ném đá. Cậu bé chạy đi, với tay lên cành và hái quả đẹp nhất. Tell chỉ nhận ra khi Walter đã chạy đi, cậu bé quay lại bước đến trước viên pháp quan và giơ trái táo lên cao.
“Một quả táo, to bằng nắm tay cậu ta. Với một trái táo thời trung cổ thì như vậy
là không tệ đâu,” ông nói. “Vì ở thời trung cổ, cháu trai à, thì quả cây nhỏ hơn, những con bò nhỏ hơn, con người cũng bé hơn. Chỉ có những quả núi là lớn, như đỉnh Bristen chẳng hạn, hồi đó còn chẳng có tên gọi. Người ta chưa leo lên những đỉnh của chúng và chưa đặt tên. Chúng vẫn còn đáng gờm với con người.
“Trong lúc đó Walter đứng trước thân cây sồi, cách chỗ Tell đứng năm mươi bước,” ông nói tiếp. “Cậu bé mang quả táo trên đầu, tia nắng mặt trời rọi xuống cậu bé qua lỗ hổng của những cành cây. Cậu đứng, sắc mặt tươi tỉnh giữa bóng râm của tàng lá. Cậu chờ đợi. Tất cả mọi người chờ đợi. Đó là một quả táo đẹp, xanh nhưng hai bên đã đỏ hồng. Giữa Tell và con trai là một tầm bắn thẳng
không bị hạn chế. Tell cầm nỏ trong tay. Mọi người nhìn anh. Anh không biết phải làm gì.
“‘Cha ơi!’ cậu bé reo lên. Trái táo lăn khỏi đầu cậu, nhưng cậu chộp lại được. ‘Cha!’ cậu bé cầm trái táo giơ lên vẫy vẫy.
“‘Nhóc con!’ Martha nói. Lẽ ra bà về nhà lâu rồi. Bà cho đó là một trò ngớ ngẩn nhưng muốn xem cái chuyện dấmdớ này kết thúc như thế nào.
“‘Có nhất định phải là một trái táo không?’ một người phụ nữ sau lưng bà gọi, bà ta ôm một quả bí bên hông. Bà nâng cái vật nặng màu đỏ đó lên trên không. Tiếng cười ré lên the thé và sau đó vang lên lanh lảnh, lan ra tưởng như
kéo dài bất tận.
“Tên lòng khòng xông lại. Hắn cậy có ngọn giáo. Hắn định ép bà con trật tự. Nhưng một ông cụ giật ngọn giáo sang bên và những người khác đứng hai bên cũng ra tay. Trong phút chốc quang cảnh diễn ra như bắt đầu một trận chiến. Người phụ nữ cố mang quả bí ra khỏi đám lộn xộn nhưng chỉ uổng công. Lúc ấy Gessler vẫy tay làm hiệu cho đámlính. Chúng lùi lại vài bước và cánh đàn ông cũng hạ những cánh tay xuống. Người phụ nữ cúi xuống, quả bí vỡ tan trên nền đất.
“Những con ngựa trở nên bồn chồn. Người ta thấy chúng trợn trắng mắt lên. Gessler cố kìm con ngựa ô của hắn.
Người ta nghe thấy những tiếng la ó và nguyền rủa.
“Tell vẫn bình tĩnh im lặng. Còn hơn cả bình tĩnh. Anh gan lì trong cảnh huyên náo như thể được tạc bằng gỗ.
“Người thứ hai cũng rất bình tĩnh: Walter. Cậu bé đứng im lặng bên gốc cây. Đôi má cậu ửng đỏ như hai bên gò trái táo.”
5
“Vậy là anh ấy nên làm gì nhỉ, anh Tell ấy?” ông hỏi tôi. “Nếu như anh không nghe gã pháp quan thì anh sẽ bị làm sao? Còn cả con trai anh ta nữa. Nhưng nếu anh ta vâng lời và bắn thì có thể sẽ làmcon trai mình bị thương hoặc giết chết cậu bé.”
Tôi cho là Tell nên lấy nỏ bắn gã Gessler chết ngay tại chỗ. Ông giải thích là còn bọn lính, chúng sẽ nhào vào bắt ngay nhà xạ thủ và con trai anh cùng tất cả mọi người ở đó nữa.
“Anh ấy nên làm gì đây?” ông khẽ nhắc lại lần nữa. Sau đó ông kể tiếp. “Tell lên dây nỏ. Lấy một mũi tên từ bao đựng ra rồi giấu mũi thứ hai vào ngực
áo. Tì khuỷu tay vào đầu gối, áp thân nỏ vào vai, anh nghiêng đầu ngắm qua rãnh tên nhằm về hướng cây sồi, nơi có cậu con trai cứng đầu mà ngay giây phút này anh muốn được ôm chặt vào lòng.
“Gessler xuống ngựa. Hắn đi mấy bước cứng đờ. Có thể hắn ta bị đau mông. Hắn ta dùng một chiếc yên mới, nên ban đầu bị đau vì chưa quen.”
Mặc dầu tôi biết, Tell bắn mũi tên trúng vào trái táo ngay, vậy mà vẫn hồi hộp chờ nghe đoạn sau.
“Sau đó sao ạ?”
“Sau đó à?” ông suy nghĩ. “Tell làmvẻ mặt như thể… Ông không biết như thế nào. Trong lòng anh phẳng lặng như tờ.
Và rồi lại xen lẫn cơn giận dữ.” Ông gầmlên.
“Một cơn thịnh nộ. Nhưng rồi sau đó anh lại nén xuống. Anh ngắm mục tiêu. Anh hạ cây nỏ xuống.”
“Tại sao ạ?” tôi la lên.
“Hai con chó vờn và cắn nhau trước cây sồi.” Lời kể dừng lại. Ông nhún vai và làm vẻ mặt láu lỉnh.
Tôi phật ý. Nhưng ngay lập tức tôi bật cười.
“Tiếp theo như thế này, người ta xua những con chó đi và giữ chặt tay bọn trẻ hơn. Người ta cầu khẩn tất cả các vị thánh. Và đột nhiên: Phựt!” Ông bắt chước tiếng dây cung bật và thở phào.
“Trúng ạ?”
“Đúng. Và thế nào nhỉ? Trúng ngay giữa. Mũi tên xuyên vào thân cây cách đầu Walter một gang tay. Quả táo…”
“Nó vỡ tan,” tôi reo lên, “phập! Bắn vào táo là vậy mà.”
Ông nói, “Dân chúng reo hò giống như đi xem một trận bóng đá ấy. Walter hớn hở cười. Cậu chạy ra với cha lúc ấy vẫn còn đang quỳ gối, anh quàng tay ghì chặt con vào vai mình.
“‘Đồ của nợ, cả hai cha con nhà nó’, Martha xúc động lầm bầm.
“Thậm chí gã nhợt nhạt cũng ứa nước mắt. Gã lòng khòng thì đứng đờ người ra. Gã nhận thấy lúc bấy giờ là một khoảnh
khắc tuyệt vời mà chính gã đã được chứng kiến. Về nhà nơi thung lũng đầy bóng râm của mình, gã sẽ kể nhiều về câu chuyện này.
“Ai bắn được giỏi như vậy, Gessler nhận ngay ra, người đó sẽ rất nguy hiểm. Và nguy hiểm gấp đôi nữa vì đám đông ồn ào kia ủng hộ hắn.
“Cậu võ đồng, đứa đang giữ con ngựa của hắn, giúp hắn lên ngựa. Ngay lập tức xung quanh hắn trở nên yên lặng. Tên bạo chúa hơi ngả người về hướng anh thợ săn râu quai nón. ‘Chúc mừng,’ hắn nói. ‘Đúng là thần xạ.’
“Tell gạt hai giọt nước mắt trên khuôn mặt.
“Gessler nhìn lên. Hắn kéo dây cương. Người ta thở phào. Nhưng sau đó hắn ngoái lại nhìn ra sau, như thể chợt nghĩ ra điều gì mà hắn suýt quên. ‘Còn nữa,’ hắn nói với Tell. ‘Ngươi đã giấu một mũi tên thứ hai vào áo. Ta muốn hỏi, nó dùng để làm gì?’ “‘Ôi!’ Tell lầm bầm. Anh rút mũi tên đó ra.
“Walter giải thích, ‘Nó để dùng cho mọi trường hợp.’
“‘Nhưng chính xác là dùng để làmgì?’ tên pháp quan muốn biết. Cậu bé nhìn cha. “‘Để… đường cùng,’ Tell bối rối lắp bắp.
“‘Ta muốn nghe sự thật,’ tên bạo chúa nói, ‘cho dù nó thế nào đi nữa. Và ta hứa sẽ tha mạng ngươi. Nếu như người không
bắn trúng quả táo thì…’
“‘Đúng,’ Tell khẳng định, trước khi tên pháp quan nói hết lời. ‘Nếu vậy tôi sẽ nhằm mũi tên thứ hai vào ngực ngài.’
“‘Và trúng,’ Walter reo lên, ‘có Chúa chứng giám đó chẳng phải là trò ảo thuật đâu, thật đấy.’
“‘Làm thế là đúng!’ người ta nghe thấy ai đó reo lên.
“Gessler xoay mình. Rồi hắn từ từ quay về hướng anh thợ săn râu quai nón. ‘Ta tha mạng cho ngươi, điều đó ta đã hứa. Nhưng ngươi sẽ sống ở đâu và thế nào thì ta không nói nhé.’
“Phần sau nghe khó hiểu, vì những quả chuông nhà thờ reo lên báo đã trưa.
Chúng gọi mọi người đi ăn, cải hoặc đậu, có thể với thịt mỡ, một chút cá đánh ở dưới hồ.”
Ông đùa với tính thiếu kiên nhẫn của tôi lần nữa. Thay vì kể tiếp câu chuyện, ông cứ nói mãi thời ấy không có những món nào. Đầu tiên là không có khoai tây. Thực ra là nó có rồi, nhưng ở nơi khác, ở nơi xa lắm, vẫn còn chưa có tên gọi, sau này mới là châu Mỹ. Thứ hai là hồi ấy không có gạo, thứ ba là không có ngô, thứ tư là không có cà chua. Không có, không có… Trong đầu tôi hiện lên một bức tranh điểm xuyết bằng những chấmmờ nhạt.
Ông đứng lên. “Tell không thể ăn trưa ở nhà bà mẹ vợ Martha được,” ông nói.
“Tại sao ạ?”
“Đám lâu la của Gessler túm lấy anh, lũ chặn đằng sau, lũ quây đằng trước. Chúng giật cây nỏ khỏi tay anh. Dao săn và túi tên cũng bị lấy khỏi thắt lưng anh. Chúng trói quặt hai tay anh ra sau và dắt anh đi. Anh bị mang ra một chiếc thuyền của tên bạo chúa.
Ở trong thành trì của Gessler tại Kuessnacht nơi tận cùng của hồ, người tù bị nhốt ở đó. Sâu đến mức anh ta chẳng thấy nổi một tia sáng nào nữa.”
6
Tôi đã đoán là câu chuyện xảy ra chẳng tốt lành gì, nhưng đến bây giờ thấy cảnh khủng khiếp như vậy thì tôi vẫn giận sôi lên.
“Lũ lợn,” tôi nguyền rủa.
Ông vẫn bình tĩnh. Ông lấy một chai bia trong bếp. Ông rót cho tôi một cốc trà. Thứ đồ uống đó ngọt lờ lợ và quá nóng.
Tôi nghĩ tới Walter cúi mình xuống thành giếng uống nước hoặc dùng một chiếc gầu gỗ múc lên, chỉ là nước lạnh buốt.
Tôi hình dung ra cậu trong đám lính đông lúc nhúc và tua tủa những ngọn
giáo. Trông cậu rất thất vọng. Chắc chắn là cậu muốn bị bắt còn hơn là bất lực đứng đó. Cậu đã cùng cha chia sẻ hành động dũng cảm vừa rồi, nhưng bây giờ chẳng làm được gì nữa.
“Vậy bây giờ chẳng cần đến Walter nữa hả ông?” tôi hỏi.
Ông nhìn tôi. “Tell còn cần cậu ấy, và Helwig, mẹ cậu ấy cũng cần. Cậu ấy là con trai cả trong nhà.
“Walter bấy giờ đi bên cạnh người cha bị trói. Đám giáo mác tua tủa dựng lên như rừng sậy vây quanh hai người. Tell tập tễnh đi. Anh cố an ủi cậu con trai, ‘Nơi nào một có cánh cửa đóng lại thì lại có một cánh cửa được mở ra.’
“Walter đi sát bên cha, chính cậu cũng đã hơi tập tễnh một chút. Cậu rất muốn đi cùng cha tới làng Flueelen, nơi những con thuyền độc mộc của Gessler nằm đó. Nhưng Tell nói, ‘Đi đi, bà ngoại Martha đợi con đó.’”
Ông gật đầu. Trông như thể ông đang gật với những ý nghĩ của mình.
Những ý nghĩ của tôi thì quay trở lại chỗ cây sồi, đến với Walter, cậu đang đứng không mảy may nhúc nhích, nghĩ đến quả táo dễ lăn trượt đang đặt trên đầu cậu. Tôi nói, “Vậy mà không hề sợ, hoàn toàn chẳng sợ chút nào.”
“Ai?” “Walter.”
“Không.” Ông tìm một lời giải thích.
“Không khí lúc ấy hồi hộp lắm. Cậu bé không hề sợ hãi. Sợ là kẻ khác, chính là gã nhợt nhạt đấy. Gã bỗng nhiên lo lắng cho cậu bé. Gã định bịt mắt cậu lại, để không phải nhìn thấy mũi tên phóng lại. Nhưng Walter không chịu.”
Tôi cho là Walter chẳng phải sợ, chừng nào cậu bé còn nhìn thấy cha. Với đôi mắt bị che khuất, trong bóng tối cậu sẽ vô cùng cô đơn. Như vậy mới đáng sợ.
“Như thế đấy,” ông nói rồi ngừng lại một quãng. “Cậu ta đã đến nhà bà ngoại Martha. Bên bàn vắng mặt Tell. Nhưng Hedwig, vợ của Tell, mẹ Walter ở đó. Một bà hàng xóm, người hay bàn tán về các tin đồn và thích phóng đại, đã kể cho
chị nghe câu chuyện khủng khiếp về quả táo. Hedwig không muốn tin bà ta. Chị tự hỏi, tại sao Tell lại bắn vào một quả táo mà nó còn ở trên đầu con mình nữa chứ, táo năm nay mọc thừa thãi quá hay sao? Chị thấy đúng ra bắn táo là trò của những người làm xiếc khiến đám người xemphải sửng sốt chứ không phải dành cho chồng chị.
“Hedwig muốn biết sự thật. Chị đến nhà Martha với bộ dạng sửng sốt.
“Walter cầm thìa múc súp trong chiếc tô lớn và lắng nghe những người phụ nữ nói chuyện. Cậu tự hào một chút nhưng khá buồn bã. Và cậu cũng tức giận. Nhưng trước hết là đói. ‘Một cái bao rỗng chẳng thể nào đứng được,’ cha đã
nói vậy mà.
“Món rau cải và thịt ba chỉ thật ngon. Martha nổi tiếng là người nấu ăn ngon nhất vùng. Nhiều người đến chơi nhà bà để học hỏi các kinh nghiệm. Bà biết hết, người ta phải chăm một em bé tè dầm ra giường như thế nào, chăm sóc một vết thương khó lành ra sao, và cần làm gì để chống lại những cơn ác mộng. Bà thường khuyên dùng mỡ rắn. Walter không rõ là để cho những bệnh gì nữa.
“‘Ôi, anh Wilhelm này,’ cậu nghe thấy mẹ thở dài. ‘Đi ngang qua cái mũ của viên pháp quan mà cứ kệ như một cái cây ngoài đồng không mông quạnh ấy. Lúc nào anh ấy cũng sa vào những khó khăn, anh ấy luôn có mặt ở nơi nguy hiểm
đe dọa. Và mỗi khi ngồi im thì anh ấy luôn làm vẻ mặt sửng sốt và nói, ‘Trời ơi là trời.’ Chị nâng chiếc tạp dề lên lau mắt rồi đưa hai bàn tay vò nát nó. Chị chợt khóc òa lên. Sau đó chị quệt mũi và nói, ‘Con đã chịu đựng đủ rồi. Mùa thu trước, khi đi phát rẫy ở Oberen Egg, anh ấy suýt bị một cái cây đè chết.’
“‘Suýt thôi!’ bà Martha cố gắng an ủi chị, nhưng giọng bà vang lên có vẻ cứng rắn.
“Walter, lúc ấy cũng có mặt khi đốn cây, khẽ cười. Chỉ vậy thôi, chừng nào cậu còn ăn. Nhưng dù là đang chén đầy miệng cậu cũng có thể nhớ lại. Cha lúc ấy sợ quá kêu lên, ‘Úi trời ơi’, khi bị thân cây đổ sát người. Thật sự là nguy
hiểm nếu cha chỉ còn nói được mỗi tiếng ‘ơi’ thôi.
“Ngày hôm trước Tell và Walter đã đến núi Alp. Họ cùng trông coi công việc ở đó với anh vợ của Tell là Jakob, người tối nay lại đợi hai cha con đến. Tell thì đi săn thú. Walter thì trông những con dê, chúng được chăn chung với lũ bò trên núi Alp. Cậu vẫn đến đó dù không có cha đi cùng.
“‘Con chịu đựng đủ rồi,’ Hedwig nói thêm lần nữa. ‘Anh ấy đuổi theo một con sơn dương, nó leo núi tốt hơn anh ấy, và leo lên một mỏm đá mà không thể tiến hay thoái được nữa. Tối rồi đêm đến, anh ấy suýt chết rét trên ấy.’
“‘Nhưng nó vẫn sống mà,’ bà Martha
nói.
“Không nghe mẹ nói, Hedwig vẫn tiếp tục. ‘Anh ấy cứu thoát một người bị truy đuổi, trèo một chiếc thuyền độc mộc qua hồ, mặc giông tố và đó là việc mà chẳng ai dám làm.’
“Hedwig kể về việc chồng chị đã làmmà sau này mới đến tai chị. Câu chuyện về hành động dũng cảm của anh cứ lan mãi ra, được truyền tụng thành huyền thoại anh hùng.
“Chuyện đó xảy ra như thế này. Một người nông dân tổng Nidwalden đã giết chết một tên pháp quan. Lúc đó bọn kỵ sĩ truy đuổi anh ta. Kẻ đào tẩu chỉ còn một đường thoát là vượt qua hồ.
“Tên pháp quan đã quấy rầy vợ anh nông dân khi chị ở nhà một mình. Hắn ép chị phải chuẩn bị bồn tắm cho hắn. Sau đó, khi hắn trần truồng nằm trong bồn thì giở trò cưỡng ép chị. Nhưng chị chạy thoát để gọi chồng. Anh nông dân nổi giận lao ra khỏi rừng. Anh đang đốn củi, và với chính cây rìu đó anh bổ chết kẻ lạ mặt. Hắn có thể làm ông chủ ở chỗ nào hắn muốn, nhưng trong căn nhà này thì đừng hòng.
“Anh nông dân đào tẩu loạng choạng chạy đến bờ hồ. Anh xin người đánh cá chở anh qua hồ. Trời nổi sấm chớp. Người đánh cá từ chối. Hai người đứng trong ánh chớp giật nhạt nhòa. Sau đó, trời tối sầm lại, mịt mù, đen như mực. Rồi lại một tia sáng vụt lóe lên và tiếng
sấm rền vang. Người nông dân van nài bác đánh cá nhưng vô ích.
“Lúc đó, ngay chính khoảnh khắc cuối cùng, người thợ săn râu quai nón hiện ra, anh là người giỏi tay chèo cũng như bắn nỏ. Người nông dân tổng Nidwalden tuyệt vọng kể cho anh nghe nỗi bất hạnh của mình, trong lúc tiếng vó ngựa vang lên. Tell nhảy lên thuyền độc mộc. Anh dũng cảm chèo thuyền vượt hồ và cứu được mạng sống của người nông dân tội nghiệp đó.
“Câu chuyện mạo hiểm này Tell giấu không kể cho vợ. Không phải vì khiêmtốn, mà anh sợ chị trách. Những lúc như vậy giọng Hedwig sẽ cao vút lên. Hơn nữa, chị có lý. Tell không biết anh nên
nói gì, anh chẳng thể nào phân trần nổi. Và vì anh cứ im lặng và chỉ im lặng, nên giọng Hedwig cứ cao rồi cao hơn nữa. Người vợ cứ tuôn ra cả tràng dài những lời giận dỗi, Tell đứng bên cạnh, đôi tay thõng xuống.
“‘Wilhelm Tell, người cứu tinh và kẻ báo thù,’ anh nghe thấy vợ nói, ‘mặc kệ vợ con gặp tai họa. Người nhà thì cứ chờ đợi anh. Muộn rồi, họ vẫn luôn chờ đợi, nhưng có lẽ chỉ uổng công thôi.’
“Mỗi lần Tell ra ngoài, cánh cửa sập lại sau lưng, hai ngày sau anh mới quay về với một con sóc, một con gà gô, một con thỏ và trứng chim đầy vốc tay. Vậy là có một bữa ngon. Cả nhà đều ăn thật no đến mức sau đó hơi khó chịu một
chút, nhưng điều đó không làm giảm đi niềm vui của họ.
“Walter từng lấy cây nỏ của cha trên tường. Cậu muốn dùng nó để bắn. Tell lấy lại món vũ khí trên tay con. ‘Đầu tiên con phải tự lên dây được đã,’ anh cả quyết.
“Cậu bé hiểu rằng cậu phải kiên nhẫn đợi thêm thời gian nữa.”
7
Tôi chẳng biết câu chuyện đến đâu nữa.
“Ông kể chẳng theo trình tự gì cả,” tôi nói. Ông nhìn tôi suy nghĩ. Ánh mắt ông nhìn thẳng vào gương mặt tôi. “Có những câu chuyện,” ông nói, “dài thẳng tắp hàng cây số – như sông Reuss của chúng ta khúc trước khi chảy vào hồ. Chuyện về Wilhelm Tell thuộc về một thể loại khác. Nó giống như sông Reuss ở đoạn trên, quanh co uốn thành những khúc nhỏ và tỏa nhánh vào các ao chuôm.
“Vậy đấy,” ông nói, “lại quay về bếp nhà bà Martha ở Altdorf nào. Tất cả đồ vật vẫn ở nguyên vị trí. Chiếc giường, những chiếc tràng kỷ, những cửa sổ nhỏ
hẹp, ngọn lửa bên cạnh cánh cửa để ngỏ, hai người phụ nữ – và cậu bé.”
“Ai ạ?” tôi hỏi như thể không biết ông nhắc đến ai.
“Walter, chứ còn ai nữa. Mẹ cậu ấy đập tay lên đùi. ‘Con làm ơn kể cho mẹ toàn bộ câu chuyện đi, về cái trò độc ác bắn quả táo trên đầu trẻ con. Cho dù nó đã xảy ra nhưng chẳng ai có thể nghĩ nổi là có thể như vậy.’
“‘Cháu nó còn sống đấy thôi,’ Martha khẳng định.
“Hedwig bấy giờ mới nhìn – hay bắt đầu nhìn cậu con trai. Tiếng cười của chị bật lên giống như tiếng khóc nấc. Chị sờ vào vai Walter và ấn tay xuống rồi lại bỏ
ra rồi lại ấn xuống. Chị nói, ‘Hãy hứa với mẹ, Walter, hãy hứa với mẹ đi con.’ Và không biết nói gì hơn nữa.
“Bây giờ đến lượt cậu bé khóc. ‘Vâng,’ cậu sụt sịt nói, ‘vâng, vâng.’ Cậu không biết phải hứa gì. Tốt nhất là hứa tất cả. ‘Nơi nào có một cánh cửa đóng lại thì có cánh khác mở ra,’ cậu nói.
“Mẹ cậu vội gật đầu.
“Nhưng bà Martha phản đối. ‘Những ngục thất mẹ biết,’ bà nói khẽ và rõ ràng, ‘chúng chỉ có một cánh cửa thôi.’
“Bà bước ra và ngay sau đó mang vào ba quả táo. Những trái táo xanh với những cái má đỏ. Bà đưa một trái cho Hedwig, một cho Walter và giữ lại cho
mình một trái.
“Ngoài đường có ai đó rủa xả. Lần đầu ngắn thôi rồi sau đó lần thứ hai dài hơn.
“Martha cắn mạnh vào trái táo. Thật buồn cười, vết cắn của bà khá nham nhở, vì bà bị mất ba chiếc răng cửa.
“Tiếng chửi rủa nghe gần hơn. Một tràng dài những từ ngữ văng ra, không hề nghỉ lấy hơi. Qua khung cửa người ta có thể nhìn thấy anh ta. Một người dắt súc vật thồ. Đó là cách anh ta nói chuyện với con sóc của mình, nó chả hiểu hoặc khó mà nghe nổi thứ ngôn ngữ lạ lùng đó.
“Hedwig làm dấu thánh. Đó là một cách để chống lại tà độc của những lời
nguyền rủa gọi con quỷ đến. Người ta tin vậy đấy, nhưng phần lớn thì không thể đoán được con quỷ như thế nào. Đôi khi người ta gọi thì nó đến, có những lúc thì nó không đến. Và có những lúc chả gọi nó cũng đến.
“Martha luồn tay xuống chiếc mũ trùm để gãi đầu.
“Walter lắng nghe một khúc hát trầmbuồn. Một đoàn hành hương. Chắc là dài lắm. Những giọng hát ở xa ngân lên như tiếng vang của những giọng hát ở gần hơn.
Cậu bé bước ra cửa. Cậu quỳ xuống chào cây thập tự đang nghiêng ngả theo bước đi của những người hành hương mộ đạo.
“Sau đó cậu ngồi lên ngưỡng cửa. Ở đây, trước căn nhà của bà Martha, cả thế giới đi qua. Dân buôn bán với những chiếc xe đẩy chất cao hàng hóa, những hiệp sĩ mặc quần áo nhiều màu sắc, những học giả, tu sĩ, thương gia với những chiếc sọt, hòm, thùng, bao tải. Những người hướng đạo dân thung lũng, họ có thể tìm ra những con đường khó thấy, kể cả trong sương mù và tuyết ngập, đi cùng với những đoàn lữ hành.
“Trong mùa đông, đôi lúc Tell cũng làm người dẫn đường. Anh đi trước dùng một cây sào dài chọc tìm những lỗ tuyết phủ, dò độ sâu của những lỗ hổng. Chỉ có một lần anh bị lạc còn nhiều lần anh đã tìm ra những con đường bị che phủ và giải cứu những người lữ hành bị thương
khỏi bão tuyết.
“Đoạn nguy hiểm nhất trên con đường mòn Gotthard là chỗ vực thẳmSchoellenen. Ở đây những ván gỗ mục nát treo bên thành vách đá dựng đứng. Cây cầu nhỏ đến mức những người cưỡi ngựa phải xuống để lùa đám gia súc đi qua. Một số lữ khách đi qua nơi hoang dã này phải nhắm nghiền hai mắt lại. Họ cầu nguyện với hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, trong khi đó mặt nước nổi sóng chỉ chực túm lấy chân họ. Ở chỗ nguy hiểm nhất có một nhịp cầu đá bắc qua vực thẳm. Đó là một công trình xây dựng hết sức khó khăn. Không thể nào hình dung nổi con người đã dựng nên kỳ tích đó. Có lẽ một sức mạnh siêu nhiên nào đó giúp đỡ.
“Những người dân vùng Uri đã thỏa thuận một giao ước với con quỷ, nếu nó dựng lên một cây cầu qua vực thẳm, thì kẻ đầu tiên đi qua sẽ thuộc về nó.
“Ba ngày sau nhịp cầu đã đứng đó, một vòm cầu bằng đá, nối vách đá bên này với bên kia. Dân chúng Uri sửng sốt. Điều tuyệt vời đó chỉ có một lỗi lầm, ai đi qua cầu đầu tiên, người đó sẽ chạmmặt với con quỷ đang ngồi chờ ở bờ bên kia. Ai muốn là người đầu tiên đây? Chẳng ai muốn xuống địa ngục cả.
“Những người Uri bàn bạc mãi với nhau. Sau đó họ im lặng thật lâu. Bỗng nhiên một người mà mọi khi chẳng tỏ ra là kẻ khôn ngoan nhất, có một ý kiến. Anh ta đứng dậy, đi xuống thung lũng và
sau gần một giờ anh quay trở lại dắt theo một con dê. Con thú không quen bị dắt bằng sợi dây. Lúc thì nó kéo đi, lúc thì nó cố ghì lại. Nhưng khi con dê nhỏ nhìn thấy sinh vật mang sừng bên bờ bên kia, trông khá giống họ hàng, dê ta cúi đầu chĩa sừng ra và nhảy bổ vào nó. ‘Đấy, bắt nó đi, bắt kẻ đầu tiên đi,’ dân Uri reo hò và cười vang vọng khắp những vách đá.
“Con quỷ giận dữ đến mức muốn phá sập ngay cây cầu. Nó chạy xuống thung lũng. Nó biết ở dưới đó có một tảng đá khổng lồ, chỉ cần dùng nó đập một cái là tan vụn cây cầu. Con quỷ lay đi đẩy lại tảng đá rồi vác đi.
“Bên một con dốc ngược có một bà cụ
đang ngồi. ‘Đừng gắng sức quá như thế,’ bà nói.
“Con quỷ thở hổn hển.
“‘Cậu đổ hết mồ hôi rồi kia,’ bà lại nói. “Con quỷ rên rỉ.
“‘Cậu nên ngồi nghỉ chút đi,’ bà bảo.
“Lời nói đó làm ấm trái tim con quỷ. Đó là một cảm giác ấm áp không có ở dưới địa ngục. Nó sững sờ. ‘Bà thấy thế à,’ nó nói.
“Trong khi nó ngồi thở lấy sức, bà cụ nhanh tay cầm một viên đá cuội lên và gạch một chữ thập lên tảng đá.
“Con quỷ nhận ra thì quá muộn. Nó uổng công lay mà tảng đá không nhúc nhích.
Tảng đá giờ nặng như một quả núi. Nó đành chịu để tảng đá nằm lại.”
Ông bảo, “Hôm nay đủ rồi nhé.” Ông đứng dậy và vươn vai. Ông rên lên và mỉm cười. Ông có một cái “chân độc ác.” Ông gọi như vậy. Nó sẽ rất ác, nếu ông phải ngồi lâu.
8
Ông biến mất trong căn nhà vườn trồng cà chua. Nó có góc cạnh như một cái tủ, gồm những cánh cửa sổ nhỏ được xếp lại để trồng các loại rau cỏ sợ mưa. Qua lớp kính tôi nhìn thấy cái bóng mờ mờ của ông.
Tôi lấy chiếc kéo cũ trên bậu cửa nhà để dụng cụ làm vườn rồi cắt một nắm lá của hàng xà lách mọc sát ra rìa luống. Tôi đã biết một chút việc ở nhà ông bà. Tôi biết buổi tối thường có món rau trộn và sau khi dùng kéo phải mang ngay về đặt lại nơi bậu cửa.
Tôi rửa rau trong nhà bếp. Ông trộn nước xốt. Trên bàn là một miếng bánh pizza đã làm sẵn, chỉ cần làm nóng lại là
xong.
Bà nấu ăn vào Chủ nhật. Những ngày làm việc thì ông có nhiều thời gian hơn, ông chỉ chăm khu vườn. Cả hai ông bà đã nghỉ hưu rồi, nhưng có thể nói là ông nghỉ hưu nhiều hơn bà.
“Ồ!” bà thốt lên vẻ thán phục, khi ngồi trước bàn ăn đã bày biện. Bà vừa mới để vào tủ lạnh một chiếc kem cho tôi. Mỗi tối đi làm về bà thường mang về cho tôi một thứ gì đó ở ngoài ki-ốt. Thậm chí có lần cả một con dao gấp. Một con dao tốt, con dao hảo hạng có hình chữ thập Thụy Sĩ.
Bà hỏi thăm xem Wilhelm Tell thế nào, cứ như là ông cháu tôi vừa gặp anh ngoài vườn ấy.
Tôi thông báo, “Không dễ chịu lắmđâu ạ. Lúc này anh ấy đang bị trói ngồi trên một chiếc thuyền độc mộc.”
Bà làm vẻ mặt thâm trầm suy nghĩ. Bà có vẻ thích Tell. Tôi tin là bà thích những câu chuyện làm bà phải thấy lo lắng một chút. Bố tôi, người con trai út của bà cũng luôn làm bà bận tâm. Tất nhiên bà cũng lo lắng cho ông tôi, nhưng theo một cách khác.
Trên bức tường phía sau bà, treo một bức ảnh cũ đã vàng úa. Trong đó ông tôi mặc quần áo ngày lễ giống như WilhelmTell. Khó mà nhận ra ông, thời ấy ông râu ria xồm xoàm và rất trẻ.
Tôi thử hình dung bố tôi cũng hóa trang, ăn mặc kiểu Tell và để râu tóc
bờm xờm như cỏ khô. Và tôi là cậu con trai Walter. Bố nắm tay tôi và có thể sẽ nói với tôi, “Người ta không thể cấm lũ chó sủa đâu, con à.”
Bố tôi thì cũng chẳng ít lầm lì hơn người thợ săn râu quai nón. Và cũng kiệm lời như vậy. Bố chịu được thời tiết nóng, lạnh và cơn đau đầu. Chỉ có những câu hỏi mà bố không chịu nổi. Đen đủi cho bà, người muốn biết tất cả. Vì từ nhiều tháng nay bà không nhận được câu trả lời nghiêm túc nào của con trai mình nên bà hỏi tôi.
Bà quan tâm đến bố sống như thế nào kể từ khi chia tay mẹ con tôi. Tôi không thể thông báo đầy đủ những gì bà muốn nghe.
Ông im lặng. Ông gật đầu. Tôi không biết, chuyện này gì có gì đáng để gật đầu. Tôi thấy là ông gật đầu quá mức cần thiết rồi.
“Nói đi,” bà lại bắt đầu. “Nói xem cô Cornelia này…” Bà muốn biết rõ hơn về cô bạn gái của bố.
“Cô ấy là trợ lý cho bác sĩ răng,” tôi trả lời. Nhưng bà biết điều ấy rồi. “Cô ấy dễ thương,” tôi tiếp tục. Chuyện này thì mới với bà.
“Bạn gái mới thì bao giờ chả dễ thương,” ông nói chen vào.
“Nhưng cô ấy cũng không mới đâu ạ,” tôi nói.
“Không hả?” Bà tò mò nhìn tôi. Mới
và không mới như thế nào, bà không muốn hỏi rõ nữa.
Chúng tôi chúc nhau một đêm tốt lành. Với tôi thì đó là một đêm rất tệ. Nỗi nhớ nhà chất đầy giường và tôi lại nằm chính giữa. Thà đứng ở Altdorf đội một quả táo để đợi bắn còn hơn nghỉ hè ở đây. Ít nhất thì đêm nay tôi cảm thấy như vậy.
Tôi thử hình dung ra bố tôi, bố đưa nỏ lên và áp má vào. Tôi chỉ tưởng tượng ra được một nửa. Hoặc chỉ được một phần tư thôi.
Đêm ấy giống như một đường hầmkhông có lối ra.
9
Buổi sáng tôi tự hỏi, bóng tối bỗng nhiên biến mất hút đi đâu vậy nhỉ.
Ánh sáng đẹp đến bất ngờ.
Chúng tôi ngồi trên cầu thang, ông và tôi. “À,” tôi nói.
Ông khẳng định, “À. À, được rồi,” và kể tiếp câu chuyện.
“Lúc này Walter đang trên đường đến dãy núi Alp. Trên lưng cậu mang một gùi đựng đủ mọi thứ mà bác Jakob cần đến. Vật nặng nhất là một túi vải lớn đựng muối. Đậu khô và bó dây chão thì nhẹ hơn.
“Bầu trời trên đầu Walter xanh trơ trụi. Ở phía tây những đám mây dồn lại
che mặt trời, chúng nhanh chóng phồng lên thành những khối sần sùi, đám nọ che đám kia. Không gian trông có vẻ bệnh hoạn. Có thể do ánh sáng màu lục nhạt gây ra cảm giác đó.
“Cậu bé đổ mồ hôi.
“Những ngọn gió thổi đến, từng đợt giữa những khoảng trống người ta cảmthấy cái nóng bốc lên từ những sườn núi lởm chởm đá nhỏ hay từ những bụi cây nhỏ bốc lên.”
Ông nói về thời tiết như thể một nhà báo nói về một trận bóng đá. Từng câu một ông nói theo những đám mây hạ xuống, khí lạnh của những cơn gió sắp thổi tới, rồi sấm chớp giật và tiếng sấmnổ, sau đó là từng cơn gió thốc và mưa
như trút nước.
“Con đường mòn trên núi đã thành con suối. Walter sợ chỗ muối sẽ tan ra và nhỏ giọt xuống sau lưng cậu. Cậu gom lá dương xỉ lại để đậy gùi, và đi tiếp trong bóng tối nhập nhoạng đang rền tiếng sấm.
“Một lần cơn gió thốc thổi tung Walter ra khỏi con dốc ngược. Cậu chộp lấy một nhánh cây và giữ chặt lấy, rồi cố leo lên được trên mặt đường.
“Dưới một mỏm đá cậu ngồi thở lấy hơi. Cậu chợt nghĩ đến những mụ phù thủy mưa bão, những phù thủy hô gió gọi mưa, họ ngồi bên những đống lửa cùng thổi ra những cơn bão tố. Họ ném sâu bọ vào những chiếc nồi lớn, khuấy lên và hát những khúc ca phù phép, và luyện
sấm sét giống như con người vẫn nấu súp.”
“Những bà phù thủy đó có làm ra thời tiết đẹp không ạ?” tôi hỏi. Ông ngẫmnghĩ. “Ông cũng không biết nữa.”
“Có lẽ không,” tôi nói. “Họ không thể làm gì hơn là cho trời rạng lên một chút thôi.”
Tâm trí tôi nhảy chồm chồm như một con cún con. Về bà phù thủy tóc vàng làm ra thời tiết đẹp, về mẹ tôi và nhiều chuyện mà tôi lại quên ngay lập tức. Tôi hình dung theo lời kể của ông. Họ imlặng lượn lờ như những con quạ núi mà có lần chúng tôi thoáng thấy.
“Walter nghĩ đến cha,” ông nói, “giờ
này anh đang bị trói hai tay ngồi trên chiếc thuyền độc mộc chao đảo ngả nghiêng. Cơn bão càng mạnh hơn, thì nỗi lo của cậu bé cho cha mình càng ít hơn. Cơn bão cũng thuộc về Wilhelm Tell giống như lòng dũng cảm, sức mạnh và cây nỏ.”
Ông đứng lên vươn vai. “Hú!” ông vui vẻ hú vọng ra ngoài vườn. Ông bắt chước tiếng gió gào mà giờ đây Walter đang nghe rất rõ trong cơn bão.
“‘Hú, hú, hú!’
“Cậu bé cũng trả lời. ‘Hú, hú, hú!’
“‘Cháu đấy à,’ người đàn ông đứng trước mặt cậu nói. Đó là bác Jakob. Bác ấy hỏi về cha của Walter.
"""