"
Walden - Một Mình Sống Trong Rừng - Henry David Thoreau full prc pdf epub azw3 [Tư Tưởng]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Walden - Một Mình Sống Trong Rừng - Henry David Thoreau full prc pdf epub azw3 [Tư Tưởng]
Ebooks
Nhóm Zalo
Một Mình Sống Trong Rừng
Tác giả: Henry David Thoreau | Người dịch: Hiếu Tân Nhà xuất bản Tri thức | 06/2016
Tạo ebook: tudonald78
Ngày hoàn thành: 04/03/2020
Chúc các bạn đọc sách vui vẻ!
Walden
Một mình sống trong rừng
Tôi không định viết một bản tụng ca nỗi chán đời, mà chỉ gáy vang như một anh gà trống huênh hoang đứng trong sân nhà mình mà đánh thức những hàng xóm của tôi (Trích Chương hai).
Lời giới thiệu
Ngày nay chỉ có những giáo sư triết học, mà không có các triết gia... Là một triết gia không phải chỉ là có những tư tưởng siêu việt uyên áo, thậm chí cũng không phải là lập ra một trường phái, mà là yêu sự thông thái đến mức sống theo những tiếng gọi của nó, một đời sống đơn giản, độc lập, cao thượng, và tin tưởng. Đó là việc giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, không phải về lí thuyết, mà về thực tiễn.
Không gì mô tả Henry David Thoreau chính xác hơn những lời trên trong chính cuốn sách nổi tiếng nhất của ông: Walden - Một mình sống trong rừng, xuất bản lần đầu năm 1854. Người ta thường phân vân không biết nên xếp Walden vào thể loại nào: triết học, tiểu thuyết, hồi kí. Các nhà phê bình coi "Walden" như tác phẩm kinh điển của Mĩ, khám phá sự giản đơn, hài hòa và vẻ đẹp của thiên nhiên như những mẫu mực cho một xã hội và văn hóa xứng đáng.
Người ta trộn lẫn các linh hồn trong các sự vật; người ta trộn lẫn các sự vật trong các linh hồn. Họ trộn lẫn các cuộc đời và cho thấy bằng cách nào mỗi người và mỗi sự vật - được trộn lẫn với nhau - ra khỏi phạm vi của mình, rồi lại trộn lẫn vào nhau: Điều đó chính là hợp đồng và trao đổi.
Henry David Thoreau sinh năm 1817 và mất năm 1862 - 45 năm một cuộc đời phong phú, mạnh mẽ và độc đáo. Ông sinh ra trong một gia đình bình thường, tốt nghiệp đại học Harvard năm 1837. Ông nghiên cứu khoa hùng biện, cổ điển học Hi-La, triết học, toán học và khoa học tự nhiên. Trong cuộc đời khá ngắn ngủi của mình, ngoài những hoạt động khác, ông là nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà tự nhiên học, nhà trắc đạc, nhà sử học. Ông để lại hơn 20 tập sách, báo, tiểu luận, thơ. Suốt đời mình, Thoreau chống chế độ nô lệ, công kích đạo luật về Nô lệ bỏ trốn, bảo vệ thiên nhiên, lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do cá nhân. Ông viết: "Sẽ không bao giờ có một nhà nước thật sự tự do và khai minh cho đến khi nhà nước nhận thức cá nhân như một quyền lực cao hơn và độc lập, tất cả mọi quyền lực và quyền uy của nhà nước đều từ đó mà ra, và đối xử với cá nhân một cách tương ứng". Nhiều đóng góp của ông còn có giá trị đến tận ngày nay: ông viết lịch sử tự nhiên và triết học tự nhiên, ông đi trước trong nhiều phương pháp và phát hiện của sinh thái học và lịch sử môi trường, hai nguồn gốc của chủ nghĩa môi trường hiện đại.
Thoreau là một trong những triết gia tiên nghiệm (transcendentalism) tiêu biểu, triết gia của thiên nhiên và mối quan hệ của nó với đời sống con người. Chủ nghĩa tiên nghiệm cho rằng trạng thái tinh thần lí tưởng vượt lên trên vật chất và
kinh nghiệm, nó tin rằng con người đạt được thấu hiểu chân lí thông qua trực giác cá nhân hơn là những giáo thuyết tôn giáo. Thiên nhiên là biểu tượng bên ngoài của nội tâm, là "sự tương ứng căn bản của vật hữu hình với tư tưởng con người" (Emerson, 1836).
Niềm tin cốt lõi của chủ nghĩa tiên nghiệm là bản tính thiện của con người và thiên nhiên. Chủ nghĩa tiên nghiệm tin rằng xã hội và các thiết chế của nó cuối cùng sẽ làm hỏng sự trong sáng của cá nhân, và tin rằng con người tốt nhất khi sống tự lực, và độc lập. Trong Walden, chúng ta sẽ thấy Thoreau đã sống triết lí này như thế nào.
"Walden" là một hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời "hai năm hai tháng hai ngày” sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden, "Giọt nước của Trời", "đáng yêu hơn kim cương" trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình. Ở Walden, ông đã sống nhiệt thành say mê đầy tình thức "Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng mình chưa hề sống". Ông chủ trương sống đơn giản vì "Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người". Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.
Walden nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống giản đơn, tự chủ, trầm tư, gần gũi thiên nhiên, vượt lên trên "sinh tồn tuyệt vọng" này, vốn là số mệnh của đa số người. Trong chương "Trại Baker" Thoreau kể một buổi chiều lang thang trong rừng,
ông gặp mưa dông và phải vào trú nhờ căn nhà tối tăm nhếch nhác của John Field, một tá điền Ai Len không xu dính túi nhưng cần cù lao động, với vợ và con anh ta. Thoreau thuyết phục Field hãy sống đơn giản nhưng độc lập bằng cách vào rừng để thoát khỏi cả chủ đất lẫn chủ nợ, nhưng anh chàng người Ai Len này từ chối vì không sao dứt bỏ được những khao khát xa hoa và tiếng gọi của "giấc mơ Mĩ".
Bỏ đi những thứ dư thừa, ảo tưởng để tìm ra những nhu cầu thật sự thiết yếu của cuộc sống; ông nhiệt liệt tán dương văn học cổ điển mà ông thích đọc bằng nguyên bản cổ ngữ Hi Lạp và Latin, ông phàn nàn về cái xu hướng phổ biến (dường như ở mọi thời) tìm những thứ "dễ đọc" thay vì những tư tưởng sâu sắc nhưng mệt óc; ông mong ước mở một trường đại học cho người lớn, tại đó Concord có thể mời các nhà thông thái trên thế giới đến để giảng dạy và làm "cao quý tâm hồn" người dân bản xứ.
Thoreau suy ngẫm về cảm giác cô đơn: "cô đơn giữa đám đông nếu trái tim ta không mở". Ông không cảm thấy cô đơn vì ông thấm nhuần lợi ích của thiên nhiên trong sự giao cảm sâu xa với nó; "phương thuốc duy nhất" mà ông cần là "một ngụm khí trời ban sớm". Tiếng chuông nhà thờ, tiếng xe ngựa leng keng, tiếng bò rống, tiếng sơn ca, cú mèo, ếch nhái kêu, gà gáy cũng đem đến cho ông nhiều vui thú. Theo ông, việc mở rộng năng lực cảm thụ có cái lợi là giúp ta bớt nhàm chán. Ở trong rừng, ông có nhiều khách đến thăm hơn khi ở thành phố, tất nhiên là những khách chọn lọc, nhiều khi nhà ông chứa được đến "hai lăm, ba chục linh hồn cùng với cả thể xác của họ".
Đến mùa đông, Thoreau tiêu khiển bằng quan sát thế giới hoang dã. Và khi ông kể về thú vui của mình thì ta thấy hết tài năng của một nhà tự nhiên học. Ông kể về việc ông đo độ sâu của cái đầm mà nhiều người quả quyết là "không đáy" và liên hệ với chuyện thăm dò chiều sâu đạo đức con người, về những con cá sống trong đầm, về màu sắc của băng cũng như về sinh hoạt của các loài muông thú sống trong rừng: chim đớp ruồi, chim cổ đỏ, gà gô, chim dẽ gà, bồ câu Bắc Mĩ, chuột, rái cá, gấu trúc, rùa bùn, cáo, sóc, mèo rừng... Ông tả tỉ mỉ hành tung kì lạ của con chim lặn gavia, cuộc "chiến đấu" một mất một còn của mấy con kiến "Tôi không bao giờ biết bên nào chiến thắng, cũng không biết nguyên nhân chiến tranh là gì, nhưng suốt ngày hôm ấy tôi cứ có cảm giác mình bị kích động và tổn thương vì chứng kiến cuộc đấu đá ấy, dữ dội và đẫm máu, của cuộc chiến giữa con người trước cửa nhà tôi".
Có một sự kiện nổi bật trong những ngày Thoreau sống ở Walden: Ngày 25 tháng Bảy, 1846, Thoreau bị bắt giam vì từ chối đóng thuế, để bày tỏ sự phản đối của ông đối với cuộc chiến tranh Mexico và chế độ nô lệ "tôi bị bắt giữ và đưa vào nhà giam vì, như đã kể ở một chỗ khác, tôi không đóng thuế cho, hay thừa nhận thẩm quyền của, cái nhà nước mua bán đàn ông, đàn bà, trẻ em, như bán trâu bò ngay bên cửa của nhà Thượng viện". Sự kiện này tác động mạnh đến Thoreau. Tháng 5 năm 1849 ông xuất bản Bất tuân Dân sự. Chủ trương "Bất tuân Dân sự" của Thoreau sau này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Leo Tolstoy, Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.
Văn phong của Thoreau là sự đan xen giữa quan sát tự nhiên và trải nghiệm cá nhân, hùng biện, kiến thức lịch sử, biểu tượng ý nghĩa, chất thơ nhạy cảm, tính nghiêm cẩn triết học, và
chú trọng những chi tiết cụ thể. Các nhà văn Marcel Proust, William Butler Yeats, Sinclair Lewis, Ernest Hemingway... chịu nhiều ảnh hưởng của ông,
Tuy nhiên, Walden không dễ đọc, vì ba lẽ. Thứ nhất, đây là một giọng văn cổ, ngôn ngữ nghiêm. Câu phức dài, mô tả sinh động, chi tiết, ám chỉ sâu xa, đầy ẩn dụ, biểu tượng bóng gió, lối nói giảm nhẹ, cường điệu, nhân cách hóa, mỉa mai, châm biếm, hoán dụ, cải dung, nghịch hợp; nhiều chỗ ông chuyển từ quan điểm khoa học sang quan điểm tiên nghiệm ở giữa câu. Hai là, logic của nó dựa trên một cách hiểu khác về cuộc sống, hoàn toàn trái ngược với cái mà người thường gọi là lương tri. Nghịch hợp, nghịch lí, nước đôi. Ông thích trêu ghẹo, đánh đố, thậm chí lừa bạn đọc. Ba là, nhiều khi không có từ nào có thể diễn đạt thích đáng nhiều ý tưởng không thể nói ra cho rõ ràng. Có lúc Thoreau dùng ngôn ngữ của người không biết chữ mà người đọc phải cố vươn lên mà hiểu lấy. Trên đây là ý kiến của người bản ngữ. Còn về bản dịch, ngẫm khoảng cách về thời gian, văn hóa và ngôn ngữ, bạn đọc hình dung chắc chắn không thể đọc nó dễ dàng trơn tuột. Nếu cuốn sách này “kén" độc giả, thì đó là loại độc giả không kiếm loại sách "dễ đọc". Nhưng chắc chắn bạn đọc sẽ được đền bù xứng đáng. Bởi vì,
Nhà thơ Mĩ Robert Frost đã phải thốt lên khi nói về Thoreau và Walden: Chỉ trong một quyển sách, ông đã vượt qua tất cả những gì chúng ta đã có ở Mĩ".
Người dịch
Chương 1
Kinh tế
Khi tôi viết những trang dưới đây, hay đúng hơn phần chính của nó, tôi sống một mình, trong rừng, cách hàng xóm gần nhất một dặm [1], trong một ngôi nhà mà tôi tự dựng lấy, bên bờ đầm Walden, ở Concord, Massachusetts, và chỉ kiếm sống bằng lao động của chính đôi bàn tay mình. Tôi sống ở đó hai năm và hai tháng. Bây giờ tôi trở lại là người cư trú trong đời sống văn minh.
Lẽ ra tôi không nên đem chuyện của mình ra làm bận tâm bạn đọc, nếu không bị những người dân thành phố tôi quá quan tâm thăm hỏi về lối sống của tôi mà một số cho là không thích đáng, mặc dù tôi chẳng thấy có gì không thích đáng, trái lại, xét theo hoàn cảnh, nó còn quá tự nhiên và thích đáng. Một số người đã hỏi tôi có gì để ăn, hỏi tôi không thấy cô đơn à, hỏi tôi có thấy sợ không, và đại loại như thế. Những người khác tò mò muốn biết tôi dành bao nhiêu phần thu nhập của tôi để làm từ thiện, và một số gia đình đông con hỏi tôi đã cưu mang bao nhiêu trẻ em nghèo. Bởi vậy tôi xin những bạn đọc nào không đặc biệt cảm thấy quan tâm đến tôi lượng thứ cho nếu tôi trả lời những câu hỏi ấy trong cuốn sách này. Trong nhiều cuốn sách, nhân vật Tôi, hay ngôi thứ nhất, thường lánh mặt; nhưng trong sách này ngôi ấy sẽ hiện diện, đứng về phương diện duy ngã, đây là điều khác biệt chủ yếu. Chúng ta thường không nhớ rằng
thực ra bao giờ nhà văn cũng nói từ ngôi thứ nhất. Tôi không nên nói quá nhiều về bản thân mình nếu tôi có biết một người nào khác. Tiếc thay, tôi bị hạn chế trong chủ đề này bởi kinh nghiệm của tôi rất hẹp. Hơn nữa, đối với tôi, đòi hỏi đầu tiên hay cuối cùng của mọi người viết là mô tả đơn giản và chân thực về cuộc sống của bản thân hắn, chứ không phải chỉ những gì hắn nghe được về cuộc sống của những người khác; một sự mô tả như thế hắn có thể gửi cho người thân của hắn từ một vùng đất xa xôi; vì nếu hắn đã sống chân thành, thì theo tôi, phải là ở một vùng đất xa xôi. Có lẽ những trang này dành riêng để nói với những sinh viên nghèo thì đúng hơn. Còn về những bạn đọc khác, họ sẽ chấp nhận những phần mà họ áp dụng được. Tôi nghĩ chẳng có ai đi nối thêm vải vào chiếc áo khoác mặc không vừa, vì nó sẽ hợp với người một người khác mặc vừa nó.
Tôi muốn nói một điều gì đó, không phải về người Trung Hoa hay người dân đảo Sandwich[2], mà nói về bạn là người đọc những trang này, sống ở New England[3] này; một điều gì đó về hoàn cảnh sống của bạn, đặc biệt những điều kiện bên ngoài hay những hoàn cảnh trong thế giới này, trong thành phố này, là gì, liệu nó có đáng phải tồi tệ đến như thế không, liệu có thể cải thiện nó tốt hơn không. Tôi đã đi nhiều nơi ở Concord; và khắp nơi, đến những cửa hiệu, những công sở, những cánh đồng, những cư dân trước mắt tôi dường như đang làm phép giải tội bằng hàng ngàn cách lạ lùng. Những gì tôi đã nghe về những người Bàlamôn[4] ngồi trước bốn ngọn lửa và nhìn thẳng lên mặt trời; hoặc treo ngược người lên, hai tay thõng xuống, trên những ngọn lửa; hoặc nhìn qua vai lên bầu trời, "cho đến khi họ không thể nào trở lại tư thế tự nhiên, trong khi từ cái cổ
vặn xoắn lại không có gì khác ngoài chất lỏng có thể đi vào dạ day họ”; hoặc bị trói suốt đời vào gốc cây; hoặc dùng thân mình để đo, như con sâu đo, chiều rộng của những đế quốc rộng lớn [5] ; hoặc đứng một chân trên đỉnh cột, - ngay cả những hình thức sám hối tự giác này cũng chẳng khó tin hơn và đáng ngạc nhiên hơn những cảnh mà tôi chứng kiến hằng ngày. Mười hai là công của Hercules[6] cũng trở nên tầm thường nếu so với những gì mà các hàng xóm của tôi đã thực hiện; vì những kì công ấy chỉ có mười hai, và có kết thúc; nhưng tôi chưa bao giờ thấy những người ấy giết hoặc bắt sống một con quái vật nào cả, hay hoàn thành một kì công nào. Họ không có người bạn Iolas[7] để cùng nhau đốt trên thép bỏng cái gốc của đầu con rắn chín đầu Hydra[8] chặt đầu này lại mọc lên hai đầu khác.
Tôi thấy những người trẻ, những người cùng thành phố với tôi, nỗi bất hạnh của họ là đã thừa kế những trang trại, những tòa nhà, những kho thóc, trâu bò lừa ngựa, và những nông cụ; vì những cái ấy có được thì dễ mà bỏ đi thì khó. Nếu họ sinh ra trên đồng cỏ và được một con sói mẹ cho bú thì tốt hơn, vì họ có thể đã nhìn bằng con mắt sáng rõ hơn cánh đồng mà họ được gọi đến để làm lụng trên đó. Ai bắt họ làm những nô lệ của đất? Tại sao họ phải ăn sáu mươi mẫu[9], khi con người bị buộc chỉ được ăn thùng bùn đất[10] của mình? Tại sao họ phải bắt đầu tự đào mồ cho mình ngay từ khi mới sinh ra? Họ phải sống cuộc sống của con người, bằng cách đẩy tất cả những thứ trước mặt họ, và tiến lên bằng hết sức của mình. Nhiều linh hồn bất tử tội nghiệp mà tôi đã gặp, gần như bị đè bẹp dúm dó dưới gánh nặng của nó, lê lết trên đường đời, đẩy trước mặt một kho thóc dài bảy lăm rộng bốn mươi foot, những chuồng bò Augeas[11]
không bao giờ được rửa sạch của nó, và một trăm mẫu đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi và lô đất trồng cây lấy gỗ. Những kẻ không được chia phần, họ không phải vật lộn với những thứ phiền toái được thừa hưởng không cần thiết như thế, thấy rằng lao động của họ là đủ để nuôi sống thân xác họ rồi.
Nhưng con người thường lao tâm khổ trí vì một sai lầm. Phần tốt hơn của con người đã sớm bị cày lấp dưới đất để làm phân bón. Bởi một thứ có vẻ ngoài như định mệnh, thường được gọi là tất yếu, như đã nói trong một cuốn sách cổ[12], họ bận rộn tích trữ những kho báu để mối mọt làm cho hư nát và kẻ cắp đột nhập vào lấy mất. Đó là một cuộc sống ngu xuẩn, vì họ sẽ thấy khi họ đi đến cuối đời, nếu không phải là sớm hơn. Người ta kể rằng Deucalion và Pyrrha[13] tạo ra con người bằng cách ném những hòn đá qua vai mình về phía sau:
Inde genus durum sumus, experiensque laborum,
Et documenta damus qua simus origine nati.[14]
Mà Raleigh[15] đã diễn đạt theo cách văn vẻ của ông: Từ đó, cốt cách rắn rỏi của chúng ta, chịu đựng đau khổ và lo âu.
Chứng tỏ rằng thân thể chúng ta có nguồn gốc từ đá.
Tuân theo mù quáng một lời sấm truyền ngớ ngẩn, ném những hòn đá qua vai ra đằng sau mà không nhìn xem nó rơi vào đâu, thì thật chẳng còn gì để nói.
Phần lớn người ta, ngay cả trong đất nước tương đối tự do này, quá bận tâm với những nỗi lo giả tạo và những nhọc nhằn thô lậu không cần thiết của đời sống đến nỗi những hoa trái ngọt ngào nhất của nó họ không thể nào hái được. Những ngón
tay của họ, do cực nhọc quá mức, quá lóng ngóng và run rẩy để làm việc đó. Trong thực tế, người lao khổ không có thời gian nhàn rỗi để ngày qua ngày chăm sóc cho tính toàn vẹn của tâm hồn mình, anh ta không thể cố giữ được những mối quan hệ người nhất với những con người; công lao của anh ta bị coi rẻ ở thị trường. Anh ta không có thời giờ là cái gì khác không phải cái máy. Làm thế nào anh ta có thể nhớ được sự ngu dốt của anh ta - mà sự trưởng thành của anh ta đòi hỏi - ai sẽ phải sử dụng tri thức của anh ta thường xuyên đến vậy? Đôi khi chúng ta nên rộng lòng ban cho anh ta cơm ăn áo mặc, và phục hồi sức khỏe cho anh ta với những món rượu bổ của chúng ta, trước khi phán xét anh ta. Những phẩm chất tuyệt vời nhất của bản tính chúng ta, giống như nhụy hoa, chỉ có thể gìn giữ bằng cách xử lí tinh tế nhất. Thế nhưng chúng ta không đối xử với bản thân mình cũng như vói nhau một cách dịu dàng như vậy.
Tất cả chúng ta đều biết, một số người trong các bạn, là nghèo, cảm thấy sống là khó khăn, đôi khi, như đã từng xảy ra, đến thở cũng khó nhọc. Tôi không nghi ngờ gì rằng một số trong các bạn đọc cuốn sách này không đủ tiền để trả cho tất cả những bữa tối mà các bạn đã ăn, hoặc cho những áo khoác và giày dép còn bền hay đã sờn mòn mà các bạn đang mặc, và đến với những trang này bằng thời gian mà các bạn vay mượn hay ăn cắp, thó của người chủ các bạn một giờ. Thật quá rõ ràng cuộc sống mà nhiều người trong các bạn đang sống tầm thường và vụng trộm như thế nào; (vì cái nhìn của tôi đã được mài sắc bằng kinh nghiệm), luôn luôn bị hạn chế, cố gắng lao vào công việc và thanh toán được nợ nần, một nỗi tuyệt vọng rất xưa cũ - tiếng Latin gọi là aes alienum, những đồng bạc của người khác, vì
một số tiền xu được làm bằng đồng - vẫn còn sống, và đang chết, và được chôn bằng những đồng bạc của người khác này; luôn luôn hứa sẽ trả, hứa ngày mai sẽ trả, nhưng chết hôm nay, không trả được; tìm cách xun xoe xin ân huệ, tìm mối hàng, bằng bao nhiêu lối, chỉ miễn là đừng phạm tội nặng để bị tù trong nhà tù của bang[16]; nói dối, xu nịnh, gợi ý, tự thu mình vào chiếc vỏ hạt dẻ[17], hoặc trở nên xởi lởi với một vẻ rộng lượng hư hư thực thực, để bạn có thể thuyết phục anh hàng xóm để bạn làm cho anh ta đôi giày, hoặc cái mũ, hoặc chiếc áo khoác, hoặc cỗ xe, hoặc nhập hàng tạp hóa ; cho anh ta; làm cho bạn ốm, để bạn có thể để dành cái gì đó để phòng cho một ngày ốm, một thứ gì đó có thể giấu vào một cái hòm cũ, hay vào một chiếc bít tất đằng sau lớp vữa, hay, an toàn hơn, vào một cái kho bằng gạch; ở đâu cũng được, nhiều ít bao nhiêu cũng được.
Đôi khi tôi tự hỏi rằng chúng ta có thể phù phiếm đến thế sao? Tôi hầu như có thể nói về hình thức nô lệ thô bạo nhưng có vẻ ngoại quốc sao đó gọi là Nô lệ Da đen, có nhiều ông chủ sắc sảo và tinh tế đến nỗi bắt nô lệ cả miền Nam và miền Bắc. Khó mà có được một người giám thị miền Nam; có một người miền Bắc như thế còn khó hơn nữa, nhưng tệ nhất vẫn là bạn phải là tay quản nô của bản thân mình. Nói về tính thánh trong con người! Hãy nhìn người đánh xe trên đường quốc lộ kia, lao đến chợ ngày hay đêm; liệu có tính thần thánh nào khuấy động bên trong hắn không? Nghĩa vụ cao nhất của hắn là cho ngựa của hắn ăn và uống! Đối với hắn số phận của hắn là gì so với sự thích thú chở hàng bằng tàu biển? Hắn chẳng đánh xe cho Ông địa chủ Bắng Nhắng (Squire Make-a-stir[18]) đó sao? Hắn như thánh, hắn bất tử như thế nào? Hãy trông hắn co ro và lén lút
như thế nào, cả ngày hắn sợ bóng sợ gió ra sao, không bất tử cũng không thần thánh, mà là nô lệ và tù nhân của ý kiến riêng của hắn, một thứ tai tiếng mà hành vi của hắn tự chuốc lấy. Công luận chỉ là tên bạo chúa yếu ớt so với ý kiến riêng của chúng ta[19].
Một con người nghĩ gì về bản thân hắn, đó là điều quyết định, hay đúng hơn chỉ báo số phận của hắn. Wilberforce[20] nào có thể giúp những tỉnh Tây Ấn (West Indies[21]) tự giải phóng khỏi mộng mơ và tưởng tượng? Hãy nghĩ đến những quý bà ở đất liền, vẫn đeo những chiếc độn tóc trang điểm vào ngày cuối đời, để tỏ ra không quá bận tâm đến số phận của chính mình. Như thể bạn có thể giết thời gian mà không làm tổn hại đến cái vĩnh cửu.
Phần đông người ta sống một cuộc sống tuyệt vọng trong thầm lặng. Cái được gọi là sự cam chịu là sự tuyệt vọng được xác nhận. Từ thành phố tuyệt vọng bạn đi về miền nông thôn tuyệt vọng, và phải tự an ủi mình bằng sự can đảm của chồn vizon và chuột nước[22].
Một nỗi tuyệt vọng rập khuôn và vô thức được che giấu dưới cái mà chúng ta gọi là những trò chơi và trò tiêu khiển của loài người. Chẳng có gì vui chơi ở đó cả, vì chúng đến sau khi làm việc. Nhưng đặc tính của trí khôn ngoan là không làm những điều vô vọng.
Khi chúng ta xem xét, theo lối nói của sách giáo lí[23], mục đích chủ yếu của con người là gì, và những nhu cầu và phương tiện thật sự của đời sống là gì, có vẻ như con người đã cố ý lựa chọn lối sống thông thường bởi vì họ thích nó hơn cái khác. Tuy nhiên trong thâm tâm họ nghĩ rằng chẳng có gì để
mà chọn cả. Nhưng những bản chất tỉnh táo và lành mạnh nhớ rằng mặt trời đã mọc lên sáng tỏ. Rũ bỏ những thành kiến của chúng ta thì không bao giờ là quá muộn. Không có cách nghĩ hay cách làm nào, dù cổ xưa đến đâu, có thể tin được nếu không có bằng cớ. Những gì mà mọi người lặp lại hay hôm nay im lặng chấp nhận là đúng ngày mai có thể hóa ra sai, có những ý kiến nhẹ như làn khói mà có người đã tưởng là cả đám mây có thể làm thành trận mưa tưới cho đồng ruộng của họ. Những gì mà người già bảo bạn không thể làm, bạn hãy cố thử và thấy rằng bạn có thể. Việc cũ dành cho những người cũ, việc mới dành cho những người mới. Người cũ không biết lâu lâu tiếp thêm nhiên liệu để giữ cho ngọn lửa cháy mãi; người mới đưa một mẩu củi khô vào dưới một cái nồi[24], và được chở đi vòng quanh thế giới với tốc độ của loài chim, theo cách có thể giết chết người cũ, như người ta thường nói. Tuổi già làm thầy thì không hay hơn, hiếm khi hay bằng tuổi trẻ, vì lỗ nhiều hơn lãi. Người ta có thể hầu như nghi ngờ liệu một người khôn ngoan nhất có học được điều gì tuyệt đối có giá trị từ cuộc sống mà anh ta sống. Thật ra, người già không có lời khuyên nào thật quan trọng để nói với tuổi trẻ, kinh nghiệm riêng của họ thật phiến diện, và cuộc đời họ đã thất bại thảm hại, vì những lí do riêng tư, như họ phải tin; và có thể họ có một vài niềm tin còn lại cho thấy kinh nghiệm của họ là sai, và bây giờ họ chỉ thấy họ không còn trẻ trung như trước. Tôi đã sống khoảng ba mươi năm trên hành tinh này, và tôi vẫn phải nghe lời khuyên sơ đẳng quý giá hay tha thiết của những người lớn tuổi. Họ không nói với tôi điều gì, và có lẽ không thể nói vói tôi điều gì cả, theo mục đích ấy. Đây là cuộc sống, một thử nghiệm phần lớn tôi chưa trải
qua, mà việc họ đã trải qua chẳng giúp ích gí cho tôi. Nếu tôi có bất là kinh nghiệm gì mà tôi cho là có giá trị, tôi chắc chắn rằng những vị Thầy thông thái của tôi chẳng nói gì về nó.
Một nông dân nói với tôi: "Anh không thể chỉ sống bằng rau quả, vì nó không cung cấp thứ làm cho xương chắc khỏe" và như vậy ông ta thành kính dành một phần của ngày để cung cấp cho cơ thể ông ta nguyên liệu cho bộ xương; trong khi nói ông ta vẫn bước sau con bò, mà, với bộ xương làm từ cỏ, nó vẫn kéo ông ta đi phăng phăng bất chấp mọi vật cản.
Có một số thứ thật cần thiết cho đòi sống trong phạm vi nào đó, còn phần lớn thì vô dụng và không lành mạnh, ở những người này chúng chỉ là đồ xa xỉ, ở những người khác chúng hoàn toàn không được biết tới.
Đối với một số người dường như toàn bộ mảnh đất của đời người đã có người trước họ đi qua, cả những núi đồi và thung lũng và mọi vật cũng đã được quan tâm săn sóc đến. Theo Evelyn[25], "vua Solomon thông thái đã ra những sắc lệnh quy định cả khoảng cách giữa các cây, và các quan tổng trấn La Mã đã quyết định anh được vào đất của người hàng xóm bao nhiêu lần trong một tháng để nhặt những quả của anh rụng trên đó, mà không bị coi là xâm phạm, và phần dành cho người hàng xóm là bao nhiêu". Hippocrates[26] thậm chí đã để lại những chỉ dẫn chúng ta nên cắt móng tay của chúng ta như thế nào; tức là, ngang bằng với đầu mút các ngón tay, không được dài hơn hay ngắn hơn. Chắc chắn là chính sự buồn tẻ và chán ngán đã hút kiệt cái muôn màu muôn vẻ và những niềm vui của cuộc sống cũng xưa như Adam. Nhưng những khả năng của con người thì không bao giờ đo lường được, chúng ta cũng không
thể đánh giá hắn có thể làm được gì bằng những gì hắn đã làm, vì ít được thử. Dù cho đến nay ngươi thất bại thế nào, "hãy đừng đau khổ, con ta, vì ai sẽ giao cho ngươi những việc mà ngươi để lại chưa làm?” [27]
Chúng ta có thể thử cuộc đời ta bằng hàng nghìn phép thử đơn giản; chẳng hạn như, cùng một mặt trời làm chín đậu của chúng ta cùng lúc chiếu cả một hệ hành tình giống như trái đất của chúng ta. Những vì sao là đỉnh của những tam giác tuyệt vời nào! Những con người xa nhau và khác nhau trong những ngôi nhà muôn hình muôn vẻ trong vũ trụ đang ngắm nguyện điều gì với cùng một đấng và trong cùng một lúc! Thiên nhiên và đời sống con người cũng đa dạng như những thể tạng của chúng ta. Ai có thể nói cuộc đời sẽ đem tương lai nào đến cho người khác? Nhìn qua mắt của nhau có làm xảy ra một phép lạ nào không, chẳng hạn? Chúng ta có thể sống mọi thời đại của thế giới này trong một giờ, hay sống trong mọi thế giới của các thời đại? Lịch sử, Thơ ca, Huyền thoại! - tôi biết việc đọc kinh nghiệm của người khác không thể cho ta ngạc nhiên sửng sốt và nhiều hiểu biết như những thứ này có thể cho ta.
Phần lớn những gì những người láng giềng của tôi cho là tốt, tôi trong thâm tâm cho là xấu, và nếu tôi ăn năn về một việc gì đó, rất có thể nó là một hành vi tốt của tôi. Con quỷ nào ám tôi mà tôi hành động tốt thế? Bạn có thể nói điều khôn ngoan nhất bạn già ạ - bạn là người đã sống bảy mươi năm [28], không phải là không vinh quang theo cách nào đó - tôi nghe một giọng nói không cưỡng lại được kêu gọi tôi tránh xa khỏi tất cả những cái (khôn ngoan) đó. Một thế hệ bỏ mặc những công trình của người khác giống như những con tàu mắc cạn.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tin một cách an toàn nhiều thứ hơn chúng ta đã tin. Chúng ta có thể thôi khỏi chăm lo quá nhiều cho bản thân khi chúng ta đến ở nơi khác một cách lương thiện. Thiên nhiên thích hợp với sự yếu đuối của chúng ta cũng như với sức mạnh của chúng ta. Sự lo lắng và căng thẳng triền miên gần như là một dạng bệnh tật không thể chữa khỏi. Chúng ta thổi phồng quá đáng tầm quan trọng của những việc ta làm, thế mà còn bao nhiêu việc chúng ta chưa làm! Và rồi, nếu chúng ta bị bệnh thì thế nào? Chúng ta thận trọng quá chừng! Nhất quyết không sống bằng tín ngưỡng nếu chúng ta có thể tránh nó; cả ngày dài tỉnh giấc, đêm đến chúng ta miễn cưỡng cầu nguyện, phó thác bản thân cho những điều không chắc chắn. Chúng ta buộc phải sống chu đáo và chân thành như vậy, sùng kính cuộc sống của chúng ta, và từ chối khả năng thay đổi. Chúng ta bảo đây là cách duy nhất, nhưng từ một tâm có nhiều cách để vẽ các bán kính. Mọi thay đổi là một phép lạ để chiêm nghiệm; nhưng phép lạ xảy ra từng giờ từng phút. Khổng Tử[29] nói: "Biết, biết là mình biết; không biết, biết là mình không biết, ấy là biết vậy". Khi một người biến một sự vật trong tưởng tượng thành điều hiểu biết của anh ta, tôi thấy trước mọi người sẽ thiết lập cuộc sống của họ trên cơ sở đó.
Chúng ta hãy xem xét một chút, phần lớn những băn khoăn và lo lắng mà tôi đã nêu ra là cái gì, và chúng ta cần phải băn khoăn hay, ít nhất, thận trọng, đến mức nào. Sống một cuộc sống nguyên thủy và ở biên cương[30] có cái lợi của nó, dù ở giữa một nền văn minh vật chất, chỉ cần biết những nhu cầu thô sơ của cuộc sống là gì, và đạt được chúng bằng những phương pháp nào; hay thậm chí nhìn qua những sổ sách cũ của các
thương gia, để biết con người nói chung thường mua nhiều nhất cái gì ở các cửa hiệu, họ cất trữ gì, tức là, những tạp phẩm thô sơ nhất là gì. Vì những sự cải thiện của các thời đại đã ảnh hưởng rất ít đến những quy luật sống thiết yếu của con người; có lẽ do bộ xương của chúng ta không khác xương của tổ tiên ta là mấy.
Dùng chữ nhu cầu của đời sống, tôi muốn nói đến bất cứ cái gì mà con người đạt được bằng nỗ lực của chính hắn, là cái ngay từ đầu, hay qua sử dụng lâu ngày, đã trở thành quan trọng với cuộc sống của con người đến nỗi rất ít người, nếu có, hoặc man rợ, hoặc nghèo túng, hoặc triết gia, từng dám sống không có nó. Đối với nhiều sinh vật, theo nghĩa này chỉ có một thứ gọi là nhu cầu của đời sống: Thức ăn! Đối với con bò rừng bizon trên thảo nguyên, đó là vài tấc cỏ ngon, với nước để uống; trừ phi nó đi tìm chỗ trú trong rừng hoặc trong hốc núi. Không có loài vật nào đòi hỏi nhiều hơn Thức ăn và Chỗ ở. Nhu cầu đời sống của con người trong hoàn cảnh này, nói chính xác, là được phân phối Thức ăn, Chỗ ở, Quần áo và Chất đốt; vì nếu chưa bảo đảm chắc chắn những thứ này chúng ta chưa thể sẵn sàng theo đuổi những vấn đề thật sự của cuộc sống, một cách tự do và có triển vọng thành công. Con người đã sáng tạo ra, không chỉ nhà ở, mà cả quần áo và thức ăn nấu chín; và có thể từ ngẫu nhiên phát hiện thấy ngọn lửa ấm, rồi sau đó sử dụng nó, lúc đầu như một thứ xa xỉ, sinh ra cái nhu cầu ngồi bên nó. Chúng ta quan sát những con mèo con chó cũng đạt được cùng một bản chất thứ hai như thế. Bằng Nhà ở và Quần áo riêng, chúng ta giữ được một cách thích đáng nhiệt lượng bên trong chúng ta; nhưng vượt quá những cái này, với Nhiên liệu, tức là với một nhiệt lượng bên ngoài lớn hơn nhiệt lượng bên trong chúng ta, phải
chăng việc nấu nướng một cách đúng đắn đã bắt đầu? Nhà tự nhiên học Darwin[31], nói về những cư dân Tierra del Fuego[32], rằng trong một bữa tiệc của chính ông, ăn mặc đầy đủ và ngồi gần lửa, quan sát những người man rợ trần truồng, ở xa ngọn lửa nên không thể nào được coi là quá nóng, và ông hết sức ngạc nhiên thấy họ toát mồ hôi thành dòng khi chịu một sức nóng như thế". Người ta nói, người New Holland[33] thì trần truồng mà không sao cả, trong khi người Âu rét run lên trong quần áo của mình. Phải chăng không thể nào kết hợp sức chịu đựng dày dạn của những người man rợ này với trí tuệ của những người văn minh? Theo Liebig[34], thân thể người ta là một cái lò, và thức ăn là nhiên liệu giữ cho sự cháy bên trong ở những lá phổi. Khi trời lạnh chúng ta ăn nhiều, và khi ấm ăn ít hơn. Nhiệt của động vật là kết quả của sự cháy từ từ, và bệnh tật và cái chết diễn ra khi nó cháy quá nhanh; hoặc do thiếu nhiên liệu, hoặc do thông gió kém, ngọn lửa tắt. Tất nhiên không nên lẫn nhiệt lượng sống (vital heat) với ngọn lửa, nhưng chúng rất giống nhau. Do đó, từ những liệt kê ở trên, hóa ra cụm từ sự sống động vật gần đồng nghĩa với cụm từ nhiệt động vật; trong khi Thức ăn có thể được coi như Nhiên liệu giữ ngọn lửa bên trong chúng ta - và Nhiên liệu chỉ giúp chuẩn bị Thức ăn đó hoặc tăng hơi ấm cơ thể chúng ta bằng cách bổ sung từ bên ngoài, - Nhà ở và Quần áo cũng chỉ giúp giữ nhiệt được sinh ra và được hấp thụ theo cách đó.
Như vậy, điều cần thiết nhất cho cơ thể chúng ta, là giữ được ấm, giữ được lượng nhiệt sống còn trong chúng ta. Chúng ta phải khó nhọc như thế nào, không chỉ với Thức ăn của chúng ta, và Áo quần, và Nhà ở, mà còn với những chỗ nằm của chúng
ta, - những cái đệm ban đêm cũng làm ấm chúng ta như quần áo - bằng cách cướp tổ và lông của những con chim, để sửa soạn một tổ ấm bên trong một tổ ấm, giống như con chuột chũi có cái nệm bằng cỏ và lá cây ở cuối hang của nó! Người nghèo quen phàn nàn rằng thế giới này lạnh quá; và chúng ta quy trực tiếp phần lớn những nỗi đau khổ của chúng ta cho cái lạnh, cái lạnh xã hội không kém cái lạnh thể chất. Mùa hè, ở một số vùng khí hậu, có thể cho người ta một cuộc sống như ở thiên đường[35]. Nhiên liệu, trừ phi để nấu ăn, không còn cần thiết nữa; mặt trời là ngọn lửa của người, và nhiều thứ trái cây chín được bằng những tia của nó, trong khi Thức ăn thì đa dạng hơn nhiều và dễ kiếm hơn, và Quần áo và Nhà ở hoàn toàn hoặc có phần không cần thiết. Ngày nay, trên mảnh đất này, bằng kinh nghiệm của chính mình tôi tìm kiếm một ít đồ dùng, một con dao, một cái rìu, một cái mai, một chiếc xe cút kít, v.v. và để học hành, một ngọn đèn, ít giấy bút, và có thể tiếp cận vài quyển sách, những thứ ấy sắp xếp kế sau những nhu yếu, và có thể đạt được với cái giá tầm thường. Ấy thế mà có một số người, không khôn ngoan từng trải, đi đến phía bên kia của địa cầu, tới những vùng man rợ và độc địa, và dấn thân vào buôn bán trong mười hay hai mươi năm, để có thể sống, - tức là giữ được ấm áp dễ chịu - và cuối cùng chết ở New England. Sự giàu có xa hoa là không chỉ giữ được ấm áp dễ chịu, mà nóng một cách phi tự nhiên, như tôi đã ngụ ý trên kia, họ bị nấu, tất nhiên là à la mode[36].
Phần lớn những thứ xa xỉ, và nhiều thứ gọi là những tiện nghi của đòi sống, không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn là những trở ngại thực sự đối với sự phát triển của nhân loại, về
những những thứ xa xỉ và tiện nghi, người khôn ngoan nhất sống một cuộc sống đơn giản và đạm bạc hơn người nghèo. Các triết gia thời cổ, Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, Hi Lạp, về cái giàu có bề ngoài thì không ai nghèo hơn họ, về sự phong phú trong tâm hồn thì không ai giàu hơn họ. Chúng ta không biết nhiều về họ. Điều đáng kể là như thế chúng ta cũng đã biết khá về họ. Điều này cũng đúng khi nói về những nhà cải cách và những nhà từ thiện gần đây hơn của các dân tộc. Người ta chỉ có thể là người quan sát sáng suốt và vô tư về cuộc sống con người khi đứng trên một cao điểm mà chúng ta có thể gọi là nghèo nàn tự nguyện. Kết quả của một cuộc sống xa hoa chỉ là sự xa hoa, dù trong nông nghiệp, thương mại hay văn chương nghệ thuật. Ngày nay chỉ có những giáo sư triết học, mà không có các triết gia. Nói ra điều ấy là đáng khâm phục bởi vì sống là đáng khâm phục. Là một triết gia không phải chỉ là có những tư tưởng siêu việt uyên áo, thậm chí cũng không phải là lập ra một trường phái, mà là yêu sự thông thái đến mức sống theo những tiếng gọi của nó, một đời sống đơn giản, độc lập, cao thượng, và tin tưởng. Đó là việc giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, không phải về lí thuyết, mà về thực tiễn. Thành công của những học giả và những nhà tư tưởng lớn thông thường giống như thành công của triều thần, không phải vua, không phải thần dân. Họ sống tạm bợ chỉ bằng tuân phục, y như cha ông họ, và không hề là những người tiên phong của một giống người cao quý hơn. Nhưng tại sao con người cứ suy đồi đi? Điều gì làm các gia đình kiệt quệ? Bản chất của sự xa hoa, làm mòn mỏi và tàn phá các dân tộc, là gì? Chúng ta có dám chắc là không có phần nào của nó trong cuộc sống của chính chúng ta không? Triết gia đi trước
thời đại của mình ngay cả trong hình thức bên ngoài của cuộc sống của ông ta. Ông ta không ăn, mặc, ở sưởi ấm như những người cùng thời của ông. Làm sao một người có thể là triết gia mà không duy trì cái nhiệt lượng sống của mình bằng những phương pháp tốt hơn những người khác?
Khi một người được sưởi ấm bằng nhiều cách thức mà tôi đã mô tả, hắn sẽ muốn gì tiếp theo? Chắc chắn không phải là muốn ấm hơn, theo cùng một cách, như thực phẩm phong phú hơn, những ngôi nhà nguy nga và tráng lệ hơn, áo quần đẹp hơn và thừa thãi hơn, nhiều ngọn lửa nóng hơn và không bao giờ tắt, và những thứ tương tự. Khi hắn đã có được những thứ cần thiết cho đòi sống, sẽ có lựa chọn khác hơn để đạt được những sự thừa thãi; và đó là, để phiêu du trên cuộc sống, từ nay hắn bắt đầu thôi không phải làm những công việc nặng nhọc tầm thường hèn mọn nữa. Đất có vẻ như đã thích hợp với hạt giống, vì những rễ con đã đâm sâu xuống, và bây giờ có lẽ những mầm chồi cũng vươn lên với đầy tự tin. Tại sao con người cứ bám rễ chắc vào đất, trong khi hắn cũng có thể vươn lên trời với cùng tầm như thế? - vì những cây quý đươc quý do hoa trái của nó sinh ra trong không khí và trong ánh sáng, xa mặt đất, và không bị đối xử như những thứ ăn được tầm thường, là thứ mà, dù có thể hai năm mới ra một lần, chỉ được trồng đến khi bộ rễ của chúng đã hoàn thiện, và thường bị bấm ngọn để ra rễ, khiến cho người ta hầu như không biết đến chúng trong mùa ra hoa của chúng.
Tôi không có ý định đề ra những quy tắc cho những bản chất mạnh mẽ và can trường, những người bận tâm về chuyên của họ trên thiên đường hay dưới địa ngục, và những người
sống trong cảnh tráng lệ hơn, ăn tiêu phung phí hơn những người giàu nhất mà không sợ bị khánh kiệt (tôi không biết họ sống như thế nào nếu quả thật có những người như thế, như người ta thường tưởng tượng); cũng không cho những ai tìm thấy sự khích lệ và cảm hứng trong chính hoàn cảnh hiện tại này, và yêu nó bằng tình yêu và nhiệt tình của người đang yêu; - và, trong chừng mực nào đó, tôi cũng kể bản thân tôi trong số này; tôi không nói với những người được sử dụng tốt, trong bất kì hoàn cảnh nào, và họ biết họ có được sử dụng tốt hay không; mà chủ yếu nói với phần lớn những người bất mãn, và lười nhác ngồi than thở về số phận khắc nghiệt của họ, hay về sự khó khăn của thời thế, trong khi họ có thể cải thiện nó. Có một số người than phiền một cách hăng hái và không nguôi về bất cứ chuyện gì, bởi vì, như họ nói, họ đang làm bổn phận. Tôi cũng nghĩ đến những kẻ giàu có bề ngoài, nhưng lại là tầng lớp thật sự bần cùng hơn cả, những kẻ đã tích góp rác rưởi, nhưng không biết sử dụng nó, hay tống khứ nó đi, và họ đã quên đi những xiềng xích bằng vàng hay bạc của họ như vậy.
Nếu tôi cố gắng kể tôi đã muốn sống cuộc đời tôi thế nào trong những năm qua, có lẽ nó sẽ làm ngạc nhiên những ai trong số bạn đọc của tôi đã ít nhiều quen với câu chuyện thực của nó; chắc chắn nó sẽ làm sửng sốt những ai không biết gì về nó. Tôi sẽ chỉ gọi qua về những nỗ lực mà tôi đã quý trọng.
Trong bất kì thời tiết nào, vào bất kể giờ nào ngày hay đêm, tôi đã lo lắng tận dụng từng mẩu thời gian, và khắc cả lên cây gậy của tôi nữa; đứng vào vạch xuất phát tại điểm gặp gỡ giữa hai vĩnh cửu, quá khứ và tương lai, chính xác là thời khắc hiện tại. Bạn hãy bỏ quá cho tôi vài chỗ tối nghĩa vì trong công
việc của tôi có nhiều bí mật hơn của phần lớn những người khác, và tuy không tự ý giữ, nhưng không tách rời khỏi chính bản chất của nó. Tôi sẽ vui lòng kể lại tất cả những gì tôi biết về nó, và không bao giờ kẻ dòng chữ "KHÔNG ĐƯỢC VÀO" lên cổng nhà tôi.
Cách đây đã lâu tôi bị mất một con chó săn, một con ngựa tía, và một con bồ câu[37], và tôi vẫn còn đang truy tìm theo dấu vết của chúng. Nhiều du khách từng được tôi kể cho nghe về chúng đã mô tả những vết tích của chúng và chúng đáp lại kêu gọi nào. Tôi đã gặp một hoặc hai người đã từng nghe tiếng con chó săn, và tiếng bước chân nặng nề của con ngựa, và thậm chí đã thấy con chim câu mất hút sau một đám mây, và họ lo đến chuyện tìm lại chúng như thể chính họ đã đánh mất chúng vậy.
Thấy trước, không chỉ mặt trời mọc mặt trời lặn, mà cả bản thân Tự nhiên nữa, nếu có thể. Bao nhiêu buổi sáng, mùa hè và mùa đông, trước khi bất kì anh hàng xóm nào lăng xăng với công việc của anh ta, tôi đã lo đến công việc của tôi. Chắc chắn có nhiều người cùng phố với tôi đã gặp tôi trở về từ công việc bận rộn ấy, những nông phu bắt đầu đi Boston từ lúc còn tờ mờ đất, hay những thợ đốn gỗ đi làm công việc của họ. Đúng là tôi chưa bao giờ giúp cho mặt trời mọc lên, nhưng chắc chắn có mặt lúc mặt trời mọc là vô cùng quan trọng.
Nhiều ngày mùa thu hay mùa đông, tôi ra ngoài thành phố, nghe ngóng tin tức, nghe ngóng và nhanh chóng loan truyền! Tôi gần như ném tất cả vốn liếng của tôi vào nó, đứt hơi vì nó, chạy chọt xoay xở. Nếu nó có liên quan đến một đảng phái chính trị nào đó, phụ thuộc vào nó, chắc nó đã xuất hiện trên tờ Công báo với tin tức tình báo sớm nhất. Vào thời gian khác nhìn
từ đài quan sát của một vách đá hay một cái cây, đánh điện tín báo tin mới đến, hay ban tối từ trên những đỉnh đồi đợi cho trời sập xuống, để tôi có thể bắt được cái gì đó, mặc dù tôi chưa bao giờ bắt được cái gì, và đó, cái trí khôn như lộc trời[38] ban xuống, lại tan biến ngay dưới ánh mặt trời.
Trong một thời gian dài tôi làm phóng viên cho một tờ báo, phát hành không rộng rãi lắm, tổng biên tập của nó chưa bao giờ thấy phần lớn những gì tôi viết đáng để in, và, như rất thường xảy ra với những người cầm bút, để đền bù cho những cố gắng của tôi chỉ có công việc giao cho tôi nặng nề hơn. Nhưng trong trường hợp này, những cố gắng của tôi chính là phần thưởng cho chúng.
Trong nhiều năm tôi là một viên thanh tra tự bổ nhiệm, của những trận bão tuyết và những cơn bão nước, đã thi hành bổn phận của mình một cách trung thực; viên thanh tra, nếu không phải của những xa lộ, thì cũng của những con đường rừng, những con đường xuyên qua các lô đất, và những khe núi có cầu bắc qua và có thể qua lại cả bốn mùa, nơi mà những gót chân khách thập phương đã minh chứng cho ích lợi của chúng.
Tôi đã chăm nom cho bầy thú hoang của thành phố, cái lũ thường nhảy qua các hàng rào gây cho một người chăn dắt tận tâm quá nhiều phiền phức; và đã để mắt tới những xó xỉnh ít ai lui tới của nông trại; mặc dù tôi không phải lúc nào cũng biết Jona hay Solomon làm việc trong một mảnh ruộng cụ thể nào; đó không phải là việc của tôi. Tôi đã tưới nước cho cây việt quất đỏ, anh đào trên cát và cây tầm ma, cây thông đỏ và cây tần bì đen, cây nho trắng và viôlet vàng, nếu không chúng đã khô héo trong những mùa khô.
Tóm lại, tôi tiếp tục như thế trong một thời gian dài (tôi nói điều đó không hề khoác lác), tôi lo lắng cho công việc của mình một cách tận tâm, cho đến khi, cuối cùng ngày càng rõ ra là những người dân thành phố tôi không chấp nhận tôi vào danh sách những quan chức của thành phố, cũng chẳng cho tôi một chức vụ suông[39] với khoản tiền trợ cấp vừa phải. Những tài khoản của tôi, mà tôi có thể thề là tôi đã giữ một cách trung thực, thật ra tôi chưa bao giờ phải kiểm toán, ít thu, ít chi, và ổn định. Tuy nhiên, tôi không để tâm nhiều vào chuyện đó.
Cách đây không lâu, một người da đỏ bán hàng rong đến bán rổ ở nhà một luật sư nổi tiếng trong khu vực của tôi. "Ông có muốn mua rổ không?", anh ta hỏi. "Không, chúng tôi không cần rổ rá gì cả", là câu trả lòi. "Cái gì!" người da đỏ la lên khi ra khỏi cổng, "ông muốn chúng tôi chết đói hả?". Vốn thấy những người da trắng trong vùng cần cù sống sung túc, đứng theo dõi thấy người luật sư chỉ có đan những luận cứ của ông ta mà giàu có kì lạ, anh ta tự nhủ: ta sẽ lao vào làm ăn; ta sẽ đan những chiếc rổ, đó là việc ta làm được. Anh ta nghĩ rằng khi làm xong những chiếc rổ là anh ta đã xong phần việc của mình, và bây gờ việc của người da trắng là mua chúng. Anh ta chưa khám phá ra rằng anh ta cần phải làm ra chúng sao cho đáng cho người ta mua, hay ít nhất làm cho người ta nghĩ là đáng mua, hay làm cái gì khác đáng cho người ta mua. Tôi cũng vậy, cũng đan một loại rổ bằng một nghệ thuật đan rất tinh tế, nhưng tôi chưa làm cho người ta thấy đáng mua chúng. Tuy nhiên trong trường hợp của tôi, ít nhất tôi nghĩ tôi đã bõ công đan chúng, và thay vì nghiên cứu xem làm thế nào để người ta thấy đáng mua những chiếc rổ của tôi, tôi đã nghiên cứu xem làm thế nào để tránh cần phải
bán chúng[40]. Cuộc sống mà người ta ca ngợi và coi như thành công chỉ là một loại. Tại sao chúng ta lại quá đề cao một loại nào đó mà hạ thấp những loại khác?
Thấy rằng những người dân thành phố của tôi không muốn cho tôi bất kì chỗ đứng nào trong tòa án, hay chức cha phó hay sống ở nơi nào khác, nhưng tôi phải tự chuyển hướng cho mình, tôi quay đầu hướng về rừng một cách quả quyết hơn bao giờ hết, ở đó tôi được biết rõ hơn. Tôi quyết định lao vào làm ăn ngay, và không đợi có được số vốn thông thường, chỉ dùng những phương tiện ít ỏi mà tôi đã có. Mục đích của tôi khi đi đến Đầm Walden không phải để sống tằn tiện hay sống xa hoa ở đó, mà để giải quyết một số việc riêng[41] với ít trở ngại nhất; bị trở ngại không hoàn thành được, vì thiếu một chút lương tri, một chút tài năng kinh doanh và lập nghiệp, tỏ ra không tệ như một thằng ngu.
Tôi đã luôn cố gắng để có những thói quen kinh doanh nghiêm ngặt; chúng là vô cùng cần thiết cho mọi người. Nếu bạn giao dịch buôn bán với Trung Hoa[42] (Celestial Empire), thì cần đặt một phòng tài vụ nho nhỏ trên bờ biển, trong một bến cảng Salem [43] nào đó là đủ. Bạn sẽ xuất khẩu những mặt hàng nào mà đất nước có thể làm được, những sản phẩm thuần túy nội địa, kim cương và gỗ thông nguyên cây, và một ít đá hoa cương, luôn luôn trong những bụng tàu bản địa. Đó sẽ là những dự án tốt. Tự bản thân bạn phải thấy trước mọi chi tiết; vừa làm thủy thủ vừa là thuyền trưởng, là ông chủ và người bảo hiểm; mua và bán và giữ sổ sách kế toán; đọc mọi bức thư nhận được, viết hay đọc mọi bức thư gửi đi, giám sát hàng nhập ngày và đêm; ở trên nhiều phần của bờ biển hầu như cùng một lúc; -
những chuyến hàng giàu nhất thường bốc dỡ trên một bờ của đảo Jersey; - là điện báo viên của chính bạn, đưa mắt không mệt mỏi quét lên đường chân trời, nói chuyện với tất cả những tàu bè vượt qua ranh giới hải phận; duy trì việc gửi hàng đều đặn để cung cấp cho những thị trường xa xôi và đắt giá; luôn luôn nắm tin tức về tình hình các thị trường; những triển vọng chiến tranh và hòa bình ở khắp nơi, và đoán trước các xu hướng của thương mại và văn minh, - tận dụng các kết quả của mọi cuộc thám hiểm khám phá, sử dụng những con đường và những cải tiến mới trong ngành hàng hải, - nghiên cứu những hải đồ, nắm vững vị trí của những dải đá ngầm và những đèn biển và những phao mới, luôn luôn và luôn luôn, hiệu chỉnh các bảng tính logarit, vì chỉ cần một vài phép tính sai con tàu lẽ ra có thể đến được bến cảng thân thiện thì lại va vào đá tan xác, - hãy nhớ đến số phận bí hiểm của La Perouse[44]; - phải theo dõi sát sao các kiến thức khoa học phổ thông, nghiên cứu cuộc đời của tất cả những nhà phát minh lớn và những nhà hàng hải lớn, những nhà thám hiểm lớn và những nhà buôn lớn, từ Hanno[45] và Phoenicia[46] đến tận thời đại chúng ta, thường xuyên kiểm kê kho hàng để biết bạn có bao nhiêu. Đó là một công việc để giao cho một người đàn ông - những vấn đề đòi hỏi kiến thức phổ thông như lỗ và lãi, lợi tức, bao bì và chiết khấu, và các phép đo lường.
Tôi nghĩ rằng Đầm Walden sẽ là nơi tốt cho kinh doanh, không chỉ vì có đường sắt và buôn bán kim cương; nó còn đem đến những thuận lợi mà khôn ngoan thì không nên nói ra; nó là một cái cảng tốt và một cái nền tốt. Không phải lấp những đầm
lầy rộng như sông Neva[47] ; mặc dù chỗ nào bạn cũng phải xây
nhà trên những cột trụ bằng sức mạnh của chính bạn. Người ta bảo triều cường cùng với gió tây, và băng trên sông Neva, có thể quét bay St. Petersburg khỏi mặt đất.
Vì tôi khởi sự kinh doanh mà không có số vốn thường lệ, có lẽ bạn đọc khó đoán tôi kiếm đâu ra những phương tiện không thể thiếu được đối với mọi công cuộc như thế. Nói ngay đến phần thực tiễn của vấn đề, như Quần áo chẳng hạn, có lẽ lòng yêu chuộng cái mới, và xem xét ý kiến của mọi người thường xuyên dẫn dắt chúng ta nhiều hơn là cái tiện dụng thật sự. Kẻ nào đang muốn may sắm hãy nhớ lại rằng mục đích của quần áo, một là để giữ lượng nhiệt-sống-còn, và hai là, trong bình diện xã hội, để che thân khỏi lõa lồ; và anh ta có thể suy xét việc may sắm ấy quan trọng hay cần thiết đến mức nào để không phải tăng thêm tủ quần áo của anh ta. Các đức vua và hoàng hậu vận một bộ trang phục, dù được may bởi thợ may chuyên may những bộ triều phục cho hoàng gia, không thể biết được cái thoải mái của một bộ quần áo mặc vừa vặn. Trông họ không khác nào những con ngựa gỗ để người ta mắc những bộ quần áo sạch lên. Những bộ quần áo chúng ta mặc hằng ngày ngày càng bị đồng hóa với chính chúng ta, nhận lấy dấu ấn tính cách của người mặc chúng, cho đến khi chúng ta miễn cưỡng lìa bỏ chúng, mà không kéo dài tuổi thọ của chúng bằng cách chữa trị, can thiệp y khoa hay những cách trang trọng khác, giống như đối với cơ thể của chúng ta. Tôi không đánh giá ai thấp hơn vì có một miếng vá trên quần áo, tuy nhiên tôi chắc chắn rằng thông thường người ta lo lắng nhiều về việc có những bộ quần áo hợp thời trang, hay ít nhất sạch sẽ và lành lặn, hơn là có một lương tâm trong sạch. Nhưng cho dù chỗ rách không
được vá lại, có lẽ tật xấu tệ hại nhất là không biết lo xa. Tôi đôi khi thử những người quen của tôi như thế này; - ai có thể mang một miếng vá, hay chỉ là hai miếng may chần ("pich kê"), trên đầu gối? Phần lớn hành xử như thể tin rằng tiền đồ cuộc sống của họ có thể bị hủy hoại nếu họ dám làm thế. Đối với họ thà đi tập tễnh trên phố với một cái chân gẫy còn hơn là với một chiếc quần rách. Thông thường nếu tai nạn xảy ra với đôi chân của một quý ông, có thể chữa lành chúng; nhưng nếu tai nạn tương tự xảy ra với chiếc quần chẽn của ông ta, thì chẳng có cách gì, vì ông ta quan tâm không phải cái gì thật sự đáng tôn trọng, mà là cái gì được tôn trọng. Chúng ta chỉ biết một số ít đàn ông, nhưng một số lớn áo choàng và quấn ống túm. Bạn hãy mặc bộ quần áo bạn vừa thay ra cho một thằng bù nhìn giữ dưa, rồi lóng ngóng đứng bên cạnh, hỏi ai mà không mau mắn chào thằng bù nhìn trước? Hôm nọ đi qua một cánh đồng ngô, gần bên một chiếc mũ và một áo khoác trên một chiếc cọc, tôi nhận ra người chủ của trang trại. Ông ta chỉ hơi sạm nắng hơn khi tôi gặp lần trước. Tôi đã nghe kể về một con chó sủa tất cả người lạ quần áo chỉnh tề đến gần cơ ngoi của ông chủ nó, nhưng dễ dàng ngừng sủa trước một kẻ trộm trần truồng. Có một câu hỏi thú vị là con người còn giữ được tôn ti đến mức nào nếu họ bị lột bỏ toàn bộ quần áo? Trong trường hợp như thế, bạn có thể nói chắc chắn về tình bạn của những con người văn minh thuộc về một giai cấp đáng kính nào không? Khi Madam Pfeiffer[48] trong những chuyến phiêu lưu vòng quanh thế giới của bà, từ đông sang tây, đã về gần đến nhà, đến phần châu Á của nước Nga, bà nói bà cảm thấy cần mặc những bộ quần áo không phải trang phục du hành, khi bà đến gặp những nhà cầm quyền, vì
bà lúc nay đang ở một nước văn minh, nơi ...con người được đánh giá bằng quần áo của họ". Ngay cả trong những thành phố New England dân chủ của chúng ta, sự sở hữu tài sản ngẫu nhiên, và sự biểu lộ của nó chỉ qua quần áo và đồ đạc, đem lại cho chủ nhân của nó sự kính trọng hầu như phổ biến. Nhưng những người giành được sự kính trọng như thế, dù đông đảo, trong mức độ nào đó vẫn là những kẻ ngoại đạo, và cần gửi đến cho họ một đoàn truyền giáo. Ngoài ra, quần áo mở ra sự khâu vá, một loại công việc có thể nói là bất tận; ít ra, một bộ váy áo phụ nữ là chưa bao giờ được hoàn thành.
Một người đàn ông cuối cùng đã tìm thấy công việc của đời mình sẽ không cần một bộ quần áo mới để mặc khi làm công việc đó, đối với ông ta quần áo cũ cũng được, bộ quần áo đã nằm trong bụi bặm trên gác xép một thời gian vô hạn. Những đôi giày cũ sẽ phục vụ cho một nhân vật quan trọng lâu hơn chúng đã phục vụ cho người đầy tớ của ông ta - nếu nhân vật ấy có một đầy tớ - những bàn chân trần cũ hơn những đôi giày, và ông ta có thể khiến chúng làm thế. Chỉ có những người đến các buổi dạ hội và những tòa nhà lập pháp mới phải có những áo choàng mới, những áo choàng thay đổi liên tục như người mặc chúng. Nhưng nếu áo vét và quần của tôi, mũ và giày của tôi, là thích hợp mặc để thờ phụng Chúa, thì chúng là tốt, sao không? Có ai từng xài quần áo cũ của mình, chiếc áo choàng cũ chẳng hạn, đến nát bươm, đến mức đem cho một người nghèo, rồi người này có thể lại đem cho một người khác còn nghèo hơn cũng không thể coi là một việc làm từ thiện, hay chúng ta có thể nói: người giàu hơn là người cần ít hơn? Tôi khuyên bạn, hãy cẩn thận với những công việc cần những bộ
quần áo mới, chứ không phải với người mới mặc những quần áo ấy. Nếu không có một người mới, thì những bộ quần áo mới được làm ra cho ai? Nếu bạn phải làm một công việc gì quan trọng, hãy thực hiện nó trong bộ quần áo cũ của bạn. Tất cả những gì người ta muốn, không phải là cái mà người ta làm với nó, mà là cái mà người ta làm hay đúng hơn là cái mà người ta là. Có lẽ, dù quần áo cũ rách hay bẩn đến đâu chúng ta cũng chỉ nên sắm một bộ mới, khi mà trong hành xử chúng ta luôn cảm thấy mình như những con người mới trong bộ quần áo cũ, và như thế việc giữ lại những quần áo ấy chẳng khác nào đựng rượu mới trong bình cũ[49]. Mùa thay lông đổi cánh của chúng ta, giống như ở loài chim, phải là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống của chúng ta. Khi thay lông, con chim lặn gavia rút lui về những cái đầm cô đơn để sống qua mùa ấy. Rắn cũng lột da của nó, con sâu bướm lột lớp vỏ sâu của nó như vậy, bằng một hoạt động ráo riết và nở ra bên trong, vì quần áo chỉ là lớp biểu bì ngoài cùng của chúng ta. Nếu không, người ta sẽ thấy chúng ta đang bay lượn trong màu cờ sắc áo của người khác, và cuối cùng đằng nào cũng phải trút bỏ đi, theo ý kiến của chính chúng ta, hay của người khác.
Chúng ta mặc hết quần áo này đến quần áo khác, như thể chúng ta lớn lên như những cây ngoại sinh[50] mà không thêm thứ gì. Quần áo bên ngoài của chúng ta thường mỏng và kì cục, là biểu bì hay lớp da giả của chúng ta, chúng không tham dự vào sự sống của chúng ta, và ở chỗ này chỗ kia có thể lột bỏ chúng mà không gây thương tích trầm trọng; những quần áo dày hơn, liên tục mòn đi, là lớp vỏ tế bào, nhưng những chiếc áo sơ mi của chúng ta là lớp vỏ cây thật sự, không thể bị cởi ra mà không
lột đi lớp vỏ quanh thân cây và như vậy phá hủy thân người. Tôi tin rằng tất cả mọi giống người trong một số mùa mang một thứ gì đó tương đương với áo sơ mi. Điều đáng mong muốn là một người đàn ông phải ăn mặc đơn giản đến mức anh ta có thể đặt tay lên thân mình trong bóng tối, và trong mọi phương diện anh ta sống cũng phải đơn giản để sẵn sàng đến mức nếu một kẻ thù chiếm thành phố, anh ta có thể, giống như một nhà triết học già, tay không bước ra khỏi cổng không hề lo sợ. Trong khi một bộ quần áo dày, hợp với phần lớn mục đích, tốt gấp ba lần một bộ quần áo mỏng, và quần áo rẻ tiền có thể kiếm được với những cái giá thật sự phù hợp với các khách hàng; trong khi một áo choàng dày có thể mua với năm đô la, có thể dùng nhiều năm, chiếc quần dày với hai đô la, đôi giày da bò một đô la rưỡi, một chiếc mũ mùa hè hai mươi lăm xu, và chiếc mũ ấm mùa đông sáu mươi hai xu rưỡi, hay một chiếc tốt hơn làm ở nhà với giá không đáng kể, ở đâu mà anh ta nghèo đến nỗi, mặc bộ quần áo như thế, bằng tiền anh ta kiếm được, mà không thể tìm thấy những người đàng hoàng tỏ lòng kính trọng anh ta?
Khi tôi yêu cầu may một bộ quần áo có dạng đặc biệt, chị thợ may của tôi nói với tôi giọng nghiêm trọng, "bây giờ người ta không mặc những thứ ấy", không nhấn mạnh chữ "người ta" như thể chị ta dẫn lời một uy quyền cũng vô nhân xưng như thần Định mệnh[51], và tôi thấy khó mà đặt làm được cái tôi muốn, đơn giản bởi vì chị ta không tin rằng tôi đã nói điều tôi định nói, rằng tôi thiếu suy nghĩ đến vậy. Khi nghe câu tối nghĩa này, trong một lúc tôi bị chìm đắm trong suy nghĩ, nhấn mạnh cho tôi từng từ tách biệt để tôi có thể tìm đến ý nghĩa của nó, để tôi có thể tìm ra người ta và tôi có quan hệ họ hàng gần gũi đến
mức độ nào, và họ có quyền gì đối với một công việc tác động đến tôi sát sườn như thế, và, cuối cùng, tôi sẵn sàng trả lời chị ta bằng một câu bí ẩn ngang như thế, và cũng không hề nhấn mạnh chữ "người ta" - "Đúng đấy, gần đây người ta không mặc những thứ ấy, nhưng bây giờ họ mặc". Đo người tôi thì có tác dụng gì nếu chị ta không đo tính cách của tôi, mà chỉ đo bề rộng của đôi vai tôi, như thể nó là một cái mắc áo để mắc cái áo choàng lên đó. Chúng ta không thờ nữ Thần sắc đẹp[52], cũng không thờ thần Định mệnh[53], mà thờ nữ thần Thời trang. Nàng xe và dệt và cắt với đủ uy quyền. Con khỉ đầu đàn ở Paris đội chiếc mũ của khách qua đường lên đầu, và tất cả mọi con khỉ ở Mĩ làm theo y hệt. Đôi khi tôi muốn có được một cái gì đó hoàn toàn đơn giản và ngay thật được làm ra trong thế giới này bởi con người, nhưng tôi thất vọng. Họ đáng phải cho qua một máy ép mạnh, để ép cho những khái niệm cũ kĩ bật ra khỏi người họ, sao cho họ không thể lại đứng lên trên hai chân ngay, rồi trong bọn lại có kẻ có một con mọt ở trong đầu, nở ra từ một quả trứng vùi ở đó không ai biết từ bao giờ, vì lửa cũng không diệt được nó, và thế là mọi nỗ lực của chúng ta sẽ uổng công. Nhưng chúng ta không nên quên rằng một số hạt lúa mì đã được trao lại cho chúng ta hôm nay bởi một xác ướp Ai Cập.
Về tổng thể, tôi nghĩ rằng không thể cho rằng việc ăn mặc, ở nước này hay bất cứ nước nào khác, đã vươn tới giá trị của một nghệ thuật. Ngày nay con người dùng để mặc những gì mà họ có thể kiếm được. Giống như những thủy thủ đắm tàu, họ mặc lên người bất cứ thứ gì họ có thể tìm thấy trên bãi biển, và ở một khoảng cách ngắn, về không gian hay thời gian, cười những thứ giả trang của nhau. Mọi thế hệ cười những mốt cũ, nhưng
theo mốt mới một cách sùng tín. Nhìn những bộ trang phục của Henry VII. hay Nữ hoàng Elizabeth, chúng ta cũng thích thú như những bộ trang phục của Hoàng đế hay Nữ hoàng Quần đảo Cannibal. Mọi thứ quần áo rời khỏi con người đều là đáng khinh hoặc kệch cỡm. Chỉ khi người mặc nó có con mắt nghiêm túc và cuộc sống thành thật, mới có thể chống chọi lại tiếng cười và làm cho quần áo của họ thành tôn nghiêm. Hãy tưởng tượng một Harlequin trong cơn đau bụng, trang phục của gã cũng sẽ phải giúp biểu lộ sự quằn quại của gã. Khi người lính trúng mảnh đại bác, thì những mảnh áo rách bươm cũng phù hợp như quần chầu áo tía[54].
Sở thích ấu trĩ và hoang dại của đàn ông và đàn bà về những mẫu mới khiến nhiều người phải xoay và nheo mắt ngắm qua những kính vạn hoa để tìm ra những hình mẫu đặc biệt mà thế hệ ngày nay đòi hỏi. Các nhà chế tạo mẫu biết rằng sở thích này chỉ là tưởng tượng mà thôi. Trong hai mẫu khác nhau chỉ vài đường chỉ, cái này sẵn sàng để bán, cái kia còn nằm lại trên giá, mặc dù rất thường xảy ra là sau một mùa cái thứ hai trở thành thời thượng nhất. Nói một cách tương đối, xăm mình không phải là một tập tục đáng ghét như người ta nói. Nó không dã man chỉ vì hình in ăn sâu vào da và không thay đổi được.
Tôi không thể tin rằng những hệ thống xưởng máy của chúng ta là phương thức tốt nhất nhờ nó con người có quần áo mặc. Điều kiện của công nhân đang trở nên ngày càng giống với điều kiện ở Anh[55]; và người ta không thể ngạc nhiên về điều đó, vì, trong phạm vi tôi đã nghe và thấy, mục tiêu chủ yếu của nó không phải là để cho loài người được ăn mặc tốt và trung
thực, mà, chắc chắn là để cho các công ti có thể làm giàu hơn. Trong dài hạn con người chỉ đạt những gì mà anh ta nhằm tới. Do đó, cho dù anh ta có thể thất bại ngay, anh ta cũng nên nhằm tới một cái gì cao hơn.
Còn về Nơi ở, tôi không phủ nhận rằng ngày nay nó là một nhu cầu của đời sống, mặc dù có những trường hợp con người đã sống không cần đến nó trong những khoảng thời gian dài trong những nước còn lạnh hơn thế này. Samuel Laing[56] nói rằng "những người Láp[57] trong những bộ quần áo da của họ, và trong những túi da mà họ trùm lên đầu và vai, ngủ hết đêm này qua đêm khác trên tuyết... trong một độ lạnh có thể giết chết người trong bất lừ bộ đồ len nào". Ông đã thấy họ ngủ như thế. Tuy nhiên ông nói thêm: "Họ không chịu rét giỏi hơn những người khác". Nhưng, có lẽ, con người đã không sống lâu trên mặt đất nếu họ không khám phá ra cái tiện lợi ấm cúng trong một ngôi nhà, sự thoải mái trong nhà, cụm từ này có thể có ý nghĩa ban đầu là những thỏa mãn về cái nhà hơn là về gia đình; mặc dù những thỏa mãn này hoàn toàn chỉ là một phần và chỉ thỉnh thoảng trong những vùng khí hậu nơi mà chúng ta chủ yếu nghĩ đến ngôi nhà khi nhớ đến mùa đông hoặc mùa mưa, còn lại hai phần ba thời gian trong năm, nó không cần thiết ngoài tác dụng như một cái ô. Trong vùng khí hậu của chúng ta, vào mùa hè, trước đây nó hầu như đơn thuần chỉ là một mái che ban đêm. Trong những tờ báo của người da đỏ, một cái lều là biểu tượng của một ngày đi bộ, và một dãy lều được khắc hoặc vẽ trên vỏ cây có nghĩa là họ đã dựng lều trại ở đây nhiều lần. Con người không được sinh ra với chân tay to khỏe vạm vỡ cho nên hắn muốn tìm cách thu hẹp thế giới của hắn lại,
và xây tường bao một khoảng không gian sao cho phù hợp với hắn. Ban đầu hắn ở trần và ở ngoài trời; nhưng mặc dù như thế là đủ thoải mái khi thời tiết trong sáng và ấm áp, dưới ánh ngày, nhưng mùa mưa và mùa đông, chưa nói đến cái nắng như thiêu, có lẽ đã bóp chết giống loài của hắn từ trong trứng nước nếu hắn không vội vàng che thân hắn bằng cái vỏ bọc của một ngôi nhà. Theo ngụ ngôn, Adam và Eve che thân bằng những cành cây trước khi dùng các thứ quần áo. Con người muốn có một ngôi nhà, một nơi ấm áp, thoải mái, trước hết là cái ấm áp về sinh lí, rồi mới đến cái ấm áp của tình thương yêu.
Chúng ta hãy tưởng tượng, trong thời ấu thơ của nhân loại, một số người cố sức khoét một cái hốc trong đá để trú ẩn. Mọi đứa trẻ lại bắt đầu thế giới của nó, trong chừng mực nào đó, thích ở ngoài trời, thậm chí trong mưa và lạnh. Trò chơi xây nhà, cũng như chơi ngựa, có một bản năng trong đó. Ai mà không nhớ khi còn nhỏ, đã thích thú như thế nào khi nhìn thấy những vách đá thoai thoải, hay khi đến gần một hang động. Đó là sự khao khát tự nhiên của cái phần thuộc về những tổ tiên nguyên thủy vẫn còn sống trong chúng ta. Từ những hang động này chúng ta đã tiến tới những mái lớp bằng lá cọ, bằng cành và vỏ cây, bằng lanh dệt, bằng cỏ và rơm rạ, bằng ván lợp, bằng đá và ngói. Cuối cùng, chúng ta không còn biết sống ngoài trời ra sao, và cuộc sống của chúng ta là cuộc sống ở trong nhà theo nhiều nghĩa hơn chúng ta nghĩ. Từ lò sưởi ra đến cánh đồng là một khoảng cách lớn. Có lẽ sẽ là tốt nếu chúng ta dành nhiều hơn những ngày và đêm của chúng ta để sống không có bất kì vật cản nào giữa chúng ta và các vì sao, nếu thi sĩ đã không nói quá nhiều dưới một mái nhà, hoặc vị thánh ở trong đó quá lâu.
Chim chóc không bao giờ hót trong hang, những con bồ câu cũng không thể hiện vẻ ngây thơ của chúng trong những chuồng chim câu.
Tuy nhiên, nếu một người thiết kế để xây một ngôi nhà ở, anh ta nên có một chút khôn ngoan Mĩ, đừng để rốt cuộc anh ta thấy mình trong một trại cải huấn, một mê cung không manh mối, một bảo tàng, một nhà tế bần, một nhà tù, một lăng mộ tráng lệ thay vì một ngôi nhà. Trước hết hãy xem cái ý tưởng về sự tuyệt đối cần thiết của một nơi ẩn náu nó mong manh như thế nào. Tôi đã thấy những người Anhđiêng Penobscot[58], trong thành phố này, sống trong những túp lều bằng vải bông mỏng, trong khi tuyết dày đến một foot xung quanh họ, và tôi nghĩ họ có lẽ thích nó dày hơn để chắn gió. Trước đây, khi vấn đề làm thế nào để kiếm ăn một cách lương thiện mà vẫn giữ được tự do cho những mục đích đúng đắn mà tôi theo đuổi, làm tôi bận tâm hơn bây giờ nhiều (vì không may bây giờ tôi đã trở nên chai lì thế nào đó), tôi thường thấy một chiếc hộp lớn bên đường tàu, dài hai mét rộng một mét, mà công nhân cất đồ nghề của họ vào ban đêm, và nó gợi cho tôi nghĩ rằng một người túng quẫn có thể có được một cái như thế này với một đô la, và, sau khi khoan vài lỗ để lấy khí trời, chui vào đó tránh mưa ban đêm, móc cái nắp lại, và như vậy đã có tự do trong tình yêu của hắn, và linh hồn hắn được tự do. Điều này đã không tỏ ra là tệ nhất, cũng không hề là một lối thoát hạ cấp. Anh có thể thức khuya đến đâu tùy ý, và, bất cứ khi nào anh thức dậy đi ra ngoài không có bất cứ ông chủ hay bà chủ trọ nào lẵng nhẵng theo anh đòi tiền thuê nhà. Một người lo lắng đến chết để trả tiền thuê một chiếc hộp to hơn và hào nhoáng hơn, sẽ không ớn lạnh đến chết trong
một chiếc hộp như cái này. Tôi hoàn toàn không nói đùa. Kinh tế là một chủ đề có thể bị coi nhẹ, nhưng không thể bỏ qua. Một ngôi nhà tiện nghi cho một giống người hoang dã và dày dạn thường sống chủ yếu ngoài trời, đã có lần được làm ở đây hầu như hoàn toàn bằng những vật liệu tự nhiên sẵn có trong tay họ. Gookin[59], người đã từng trông coi các thần dân Anhđiêng của Thuộc địa Massachusetts, viết năm 1674 rằng "những ngôi nhà của họ được lợp rất gọn gàng, khít và ấm, bằng những vỏ cây bong ra từ những thân cây khi chúng lớn lên, và được làm thành những giàn, dùng những cây gỗ nặng ép khi chúng còn xanh... Loại tầm thường nhất được lợp bằng những tấm thảm dệt bằng một loại cây bấc, và cũng khít và ấm, nhưng không tốt như loại trước. ... Một số ngôi nhà tôi đã thấy sáu mươi hay một trăm foot dài ba mươi foot rộng [khoảng 20 (hay 30) X 10 m]. Tôi thường nghỉ trong những lều của họ, và thấy chúng ấm như những nhà của người Anh". Ông nói thêm, rằng nói chung chúng được trải thảm và lót bên trong bằng những tấm thảm thêu rất khéo, và được trang bị nhiều dụng cụ gia đình. Người Anhđiêng đã tiến bộ đến mức biết điều hòa tác động của gió bằng một chiếc chiếu treo trên một lỗ trên mái, và được di chuyển bằng một sợi dây. Một nơi ở như thế được dựng trong một đến hai ngày là cùng, và được dỡ xuống hay dựng lên trong vài giờ, mỗi gia đình đều có một chiếc lều, hay một ngăn trong đó.
Trong trạng thái dã man, mỗi gia đình sở hữu một nơi ở tốt nhất có thể được, và đủ cho những nhu cầu thô sơ và đơn giản nhất của nó. Mặc dù mọi con chim trong không trung đều có tổ, mọi con sói đều có hang, những người dã man có lều của họ, nhưng trong xã hội văn minh hiện đại không quá một nửa
số gia đình có nhà ở - tôi cho rằng nói thế là còn dè dặt. Trong những thị trấn hay thành phố lớn, nơi văn minh đặc biệt ngự trị, số người sở hữu một chỗ ở là một phần rất nhỏ trong toàn thể. Số còn lại trả một khoản thuế đặc biệt hằng năm cho thứ che thân ngoài cùng này, trở nên không thể thiếu vào mùa hạ và mùa đông, khoản tiền có thể mua được một làng những túp lều của người Anhđiêng, nhưng bây giờ dùng để giữ cho họ nghèo suốt đời. Ở đây tôi không có ý nhấn mạnh sự bất lợi của việc thuê so với sở hữu, nhưng rõ ràng là người dã man có những chiếc lều của họ bởi vì chúng rất ít tốn kém, trong khi người văn minh thường thuê nhà bởi vì anh ta không thể mua nổi một cái; về lâu dài, anh ta cũng không thể thuê chỗ tốt hơn. Nhưng, người ta trả lời, chỉ bằng cách trả khoản phí này, người văn minh nghèo yên tâm về một nơi ở coi như một lâu đài nếu đem so với túp lều của người dã man. Khoản phí hằng năm từ hai mươi lăm đến một trăm đô la - đây là mức giá của nhà nước - cho anh ta hưởng những sự cải tiến của nhiều thế kỉ, những căn hộ rộng rãi, tường sơn và dán giấy sạch sẽ, lò sưởi Rumford[60], tường cách âm, những bức rèm Venetia, bơm nước băng đồng, khóa lò xo, một tầng hầm thênh thang, và nhiều thứ khác. Nhưng có phải ngẫu nhiên khi kẻ được cho là hưởng thụ những thứ này rất thông thường chỉ là người văn minh nghèo, trong khi người dã man, không có chúng, là người dã man giàu? Nếu khẳng định rằng văn minh là sự phát triển vượt bậc thật sự trong điều kiện sống của con người - và tôi nghĩ nó là thế, mặc dù chỉ có những người khôn ngoan mới biết tận dụng những thuận lợi của họ - cần phải chỉ ra rằng nó đã tạo ra những điều kiện ở tốt hơn mà không làm cho chúng đắt hơn, mà giá của
một vật là cái mà tôi sẽ gọi là phần của cuộc sống được đòi hỏi đánh đổi lấy nó, trước mắt hay lâu dài. Một cái nhà trung bình trong khu này giá khoảng tám trăm đô la, và để kiếm được số tiền đó cần mười đến mười lăm năm lao động cực nhọc của cuộc đời, ngay cả khi chưa có gia đình làm vướng bận - ước tính giá trị bằng tiền công lao động của một người là một đô la một ngày, vì nếu một người nhận được nhiều hơn thì có người khác nhận ít hơn - do đó thông thường hắn phải tiêu hơn nửa cuộc đời hắn trước khi có được căn lều của hắn. Nếu chúng ta giả thiết hắn trả tiền thuê, thì đây chỉ là lựa chọn cái xấu một cách đáng ngờ.
Nếu người dã man mà trao đổi căn lều của hắn lấy một lâu đài với những điều khoản như thế có phải là khôn không? Có thể đoán rằng tôi giảm hầu như toàn bộ cái thuận lợi của việc giữ một tài sản dư thừa này thành một cái quỹ để dành cho tương lai, đây là nói về một cá nhân, chủ yếu để thanh toán cho ma chay. Nhưng một con người không cần phải chôn cất chính mình. Tuy nhiên ở đây cho thấy một khác biệt quan trọng giữa người văn minh và người dã man; và, rõ ràng vì phúc lợi của chúng ta mà cuộc sống của một dân tộc văn minh trở thành một thể chế, trong đó cuộc sống của mỗi cá nhân ở một mức độ rất lớn bị hòa tan trong mục đích chung: để bảo tồn và hoàn thiện cuộc sống của giống loài. Nhung tôi muốn chỉ ra rằng để đạt được thuận lợi ấy ngày nay chúng ta phải hi sinh điều gì, và gọi ý rằng chúng ta có thể sống sao cho vẫn giữ được tất cả những thuận lợi ấy mà không phải chịu bất kì sự bất lợi nào. Bạn định nói gì khi nói rằng cái nghèo luôn luôn bám theo bạn, hay "đời cha ăn mặn đời con khát nước"[61]?
"Khi Ta đang sống, Chúa Trời phán, ngươi sẽ không có dịp dùng câu cách ngôn này ở Israel".
"Hãy nhớ tất cả mọi linh hồn đều thuộc về ta: linh hồn của cha, cũng như linh hồn của con: linh hồn có tội sẽ phải chết"[62].
Khi xem xét những người láng giềng của tôi, những người nông dân của Concord, những người ít ra cũng khá giả như những giai cấp khác, tôi thấy rằng phần lớn làm việc cực nhọc hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm, để họ có thể trở thành người chủ thật sự của những trang trại của họ, mà họ thường được thừa hưởng với những văn tự cầm cố, hoặc nếu không thì mua bằng tiền thuê, và chúng ta có thể coi một phần ba công sức nặng nhọc đó như giá của những ngôi nhà của họ - nhưng thông thường thì họ chưa trả hết. Thật ra, những gánh nặng ấy đôi khi nặng hơn giá trị của cái trại, do đó bản thân cái trại trở thành một gánh nặng lớn, thế mà vẫn có người muốn thừa hưởng nó, vì đã quá quen với nó, như anh ta nói. Khi tiếp xúc với những người định giá tài sản để lấy thông tin, tôi ngạc nhiên biết rằng họ không thể nêu ngay tên của một chục người trong thành phố tự do sở hữu những trang trại của họ và đã sạch hết nợ. Nếu bạn muốn biết lịch sử của những nhà cửa vườn tược này, cứ hỏi những ngân hàng nơi chúng được thế chấp. Người trả tiền mua trang trại của anh ta bằng chính lao động của mình trên đó là hiếm đến nỗi mọi hàng xóm có thể chỉ anh ta cho bạn. Tôi ngờ không có nổi ba người như thế ở Concord. Điều người ta đã nói về những lái buôn, rằng tuyệt đại đa số họ, đến chín mươi bảy phần trăm, chắc chắn là thất bại, cũng đúng với những trại chủ. Tuy nhiên, về những lái buôn, một người trong
số họ đã nói rất đúng rằng phần lớn những thất bại của họ không phải là những thất bại thật sự về tiền bạc, mà chỉ là không giữ được chữ tín, tức là phá sản về đạo đức. Nhưng điều đó làm cho vấn đề càng xấu hơn, và ngoài ra, nó gợi lên rằng thậm chí ba phần trăm kia cũng khó thành công trong việc cứu lấy linh hồn họ; mà có khi còn thất bại thảm hại hơn những người phá sản một cách trung thực.
Phá sản và khước từ là những tấm ván bật nhảy từ đó nhiều nền văn minh của chúng ta nhảy vọt lên rồi lộn nhào, nhưng người dã man đứng trên tấm ván không đàn hồi của nạn đói. Tuy nhiên cuộc triển lãm thú nuôi Middlesex[63] diễn ra ở đây hằng năm đầy tính chất phô trương, như thể tất cả các khâu khớp của cỗ máy nông nghiệp vẫn đang làm việc nhịp nhàng.
Người nông dân đang cố gắng giải quyết vấn đề sinh kế bằng một phương thức phức tạp hơn bản thân vấn đề đó. Để kiếm được món tiền nhỏ, hắn mơ tưởng đến việc chăn nuôi gia súc. Với tài khéo tuyệt vời hắn đã cài bẫy để bắt sung túc an nhàn và độc lập, rồi sau đó, hắn quay đi, và đạp chân đúng vào cái bẫy đó. Đó là lí do hắn nghèo; và cũng vì lí do tương tự tất cả chúng ta đều nghèo về hàng ngàn cái thoải mái nguyên thủy, cho dù sống giữa đủ thứ xa xỉ. Như Chapman[64] đã viết:
Cái xã hội giả dối của con người
Nhân danh của cái nơi trần thế
Mà coi khinh mọi nguồn an ủi siêu phàm.
Và khi người nông dân có được ngôi nhà của hắn, hắn có thể không giàu hơn mà nghèo đi vì nó, và chính ngôi nhà có hắn. Như tôi hiểu, đó là sự phản đối có hiệu lực mà Momus[65]
đưa ra chống lại ngôi nhà mà Minerva đã tạo ra, rằng "nàng đã không làm cho nó di chuyển được, để có thể tránh xa những láng giềng xấu"; và nó có thể còn khẩn thiết hơn, vì ngôi nhà của chúng ta là thứ tài sản cồng kềnh đến nỗi chúng ta thường bị cầm tù hơn là trú ngụ trong đó, vì kẻ láng giềng cần phải tránh chính là cái bản ngã tầm thường của chúng ta. Tôi biết ít nhất một hay hai gia đình trong thành phố này trong gần một thế hệ, đã muốn bán những ngôi nhà của họ ở vùng ngoại ô và chuyển về làng, nhưng đã không thể thực hiện ý nguyện đó, và chỉ cái chết mới trả lại cho họ tự do.
Cứ cho rằng đa số cuối cùng có thể sở hữu hay thuê ngôi nhà hiện đại với tất cả những cải tiến của nó. Trong khi nền văn minh đã và đang cải tiến những ngôi nhà của chúng ta, nó không cải tiến được như vậy những con người sống trong ngôi nhà đó. Nó đã tạo ra những lâu đài, nhưng nó không dễ dàng tạo ra những nhà quý tộc và những bậc quân vương. Và nếu mục đích mà người văn minh theo đuổi không cao quý hơn của người dã man, nếu hắn sử dụng phần lớn hơn của đời hắn chỉ nhằm đạt những nhu cầu và tiện nghi thô thiển, thì sao có thể nói hắn có chỗ trú ngụ tốt hơn người dã man?
Nhưng thiểu số người nghèo sống ra sao? Có lẽ sẽ thấy rằng chỉ một tỉ lệ nào đó được đặt vào những hoàn cảnh bên ngoài cao hơn người dã man, số còn lại bị suy sụp xuống thấp hơn. Một bên là lâu đài, bên kia là nhà tế bần và "người nghèo câm lặng"[66]. Vô vàn người xây kim tự tháp làm lăng mộ cho các Pharaoh được nuôi sống bằng tỏi, và bản thân họ có thể không được chôn cất tử tế. Người thợ nề làm xong một gờ nổi trên trần một lâu đài đêm đến trở về túp lều của mình có khi
không được bằng lều của người nguyên thủy. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng trong một nước có tồn tại những bằng chứng rõ ràng của nền văn minh, điều kiện sống của số đông dân cư không bị suy sụp tồi tệ như của người dã man. Tôi nhắc đến người nghèo suy sụp, chứ không nói người giàu suy sụp. Để biết điều này tôi không cần nhìn xa hơn những ngôi nhà lụp xụp gần bên những đường sắt của chúng ta, bước tiến mới nhất của nền văn minh, ở đó ngày ngày đi bộ qua tôi thấy những con người sống trong những túp lều bẩn như chuồng heo, và cả mùa đông vẫn phải mở cửa lấy ánh sáng, mà vẫn không nhìn rõ, thậm chí không hình dung ra hình dạng của cả người già lẫn người trẻ lúc nào cũng thu mình lại bởi một thói quen lâu ngày phải co ro vì lạnh và vì khốn khổ, va sự phát triển của chân tay họ cũng như những khả năng của họ đều bị chặn lại. Chắc chắn là đúng khi nhìn vào giai cấp mà lao động của họ thực hiện cái công trình nhận biết thế hệ này. Trong một phạm vi rộng hơn hay hẹp hơn, điều kiện sống của mọi hạng công nhân ở Anh - trại tế bần lớn nhất của thế giới - cũng thế. Hoặc tôi có thể nhắc bạn nghĩ tới Ai Len, nó được đánh dấu bằng những điểm trắng hay sáng trên bản đồ. Tuy nhiên ta thử so sánh điều kiện vật chất của người Ai Len với của người Anhđiêng Bắc Mĩ hay người dân đảo Biển Nam, hay bất kì giống người dã man nào trước khi nó bị xuống cấp do tiếp xúc với con người văn minh. Thế nhưng tôi tin rằng những người cai trị các dân tộc ấy cũng khôn ngoan không kém những người trung bình trong số người cai trị văn minh. Điều kiện của họ chỉ cho thấy sự dơ dáy nào có thể phù hợp với nền văn minh. Tôi chẳng cần nhắc đến những người lao động ở các bang miền Nam sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của đất nước, và bản thân họ là những mặt hàng sản xuất của miền Nam. Nhưng tôi tự giới hạn trong những người được coi là ở những hoàn cảnh vừa phải.
Phần lớn người ta dường như chưa bao giờ xem xét một ngôi nhà là thế nào, và trên thực tế mặc dù cả đòi chịu nghèo túng một cách không đáng, bởi vì họ nghĩ rằng họ phải có cái mà người hàng xóm của họ có. Như thể người ta thường sẵn sàng mặc bất kì chiếc áo choàng nào mà ngươi thợ may có thể cắt cho họ, hay dần dần bỏ chiếc mũ bằng lá cọ hoặc chiếc mũ lưỡi trai bằng lông chuột chũi[67], than khổ than sở vì không mua nổi cho mình một chiếc mũ miện! Có thể nghĩ ra một ngôi nhà còn tiện nghi và sang trọng hơn chúng ta có, mà mọi người đều thừa nhận rằng con người không tài nào mua nổi. Liệu chúng ta có luôn luôn suy ngẫm để đạt được nhiều hơn những thứ này, và đôi khi không vừa lòng với ít hơn không? Chẳng lẽ một công dân đáng kính cứ phải lên giọng quan trọng và dùng những châm ngôn và ví dụ, dạy thanh niên phải kiếm cho được, trước khi chết, một số lượng thừa thãi những giày và ô vô dụng, và những phòng khách trống rỗng cho những vị khách rỗng tuếch hay sao? Tại sao đồ đạc nội thất của chúng ta không đơn giản như của người Arập hay người Anhđiêng? Khi nghĩ tới những nhà từ thiện của loài người, mà chúng ta tôn vinh như những thiên sứ từ trên trời xuống, những vị mang các món quà thần thánh cho con người, tôi không thấy trong trí tôi có đoàn tùy tùng nào theo gót họ, một xe đồ đạc hợp thời trang nào cả. Hay sẽ thế nào nếu tôi sẵn sàng chấp nhận - chẳng phải là một sự chấp nhận kì quặc sao? - rằng đồ đạc của chúng ta nên phức tạp hơn của người Arập, cho tương ứng với sự ưu việt về đạo đức
và trí tuệ của chúng ta so với họ! Ngày nay nhà ở của chúng ta hỗn tạp và thô vì đồ đạc, và một người nội trợ đảm đang phải quét phần lớn chúng vào hố rác, để hoàn thành công việc buổi sáng của bà. Công việc buổi sáng! Bằng những ánh hồng của Aurora[68] và âm nhạc của Memnon[69], công việc buổi sáng của con người nên là gì trong thế giới này? Tôi có ba hòn đá vôi đặt trên bàn làm việc, nhưng tôi đã khiếp sợ khi thấy cứ phải phủi bụi cho chúng hằng ngày, khi trong trí tôi đồ đạc là phải không bám bụi, và tôi ghê tởm ném chúng qua cửa sổ. Như vậy thì làm sao tôi có thể có một căn nhà trang bị sẵn đồ đạc? Tôi thích ngồi ngoài trời hơn, vì không có bụi bám trên lá cỏ, trừ phi người ta vừa xới đất lên.
Chính những kẻ ưa xa hoa và phung phí đã bày đặt ra những thời trang, mà bầy đàn cắm cúi đi theo. Người lữ khách nghỉ lại ở những ngôi nhà tốt nhất, sớm nhận ra điều này, vì những chủ quán coi anh ta là một Sardanapalus[70], và nếu anh ta sẵn sàng nhận sự chăm sóc của họ, anh ta sẽ bị lột sạch. Tôi nghĩ rằng trong toa tàu chúng ta có xu hướng tiêu tốn nhiều cho những thứ xa hoa hơn là cho sự an toàn và thoải mái, và nếu không có những thứ này nó có nguy cơ trở thành một phong khách hiện đại xoàng xĩnh trong toa xe, với những đi văng, và những ghế dài có đệm, những dù che nắng, và hàng trăm vật dụng phương Đông khác mà chúng ta đưa về phương Tây với chúng ta, những thứ được chế ra cho những cung nữ và hoạn quan của Trung Hoa, mà Jonathan[71] nếu biết tên chắc sẽ phải hổ thẹn. Tôi thà ngồi một mình trên một quả bí ngô còn hơn là chen chúc trên một cái đệm nhung. Tôi thà đi trên một chiếc xe bò ngang dọc mặt đất thở không khí trong lành, còn hơn là đi
lên trời trong một toa hào nhoáng của một đoàn tàu tham quan tập thể và thoi thóp trong một cơn bệnh sốt rét trên suốt quãng đường.
Chính cái tính giản đơn và trần trụi của cuộc sống con người trong thời nguyên thủy ít nhất đã bao hàm thuận lợi này, để hắn vẫn chỉ là kẻ cư ngụ trong thiên nhiên. Khi hắn lấy lại sức nhờ thức ăn và giấc ngủ, hắn lại suy ngẫm chặng đường đi của hắn. Hắn đã ở, đúng thế, trong một túp lều trong thế giới này, và hoặc là đang len lỏi qua những thung lũng, hoặc băng qua những bình nguyên, hoặc trèo lên những đỉnh núi. Nhưng trông kìa! Con người đã trở thành công cụ cho những công cụ của nó, Con người trước đây tùy ý giơ tay hái quả khi đói, bây giờ trở thành một nông dân; và kẻ trước đây lấy một gốc cây làm nơi trú ngụ, nay quản lí một ngôi nhà. Chúng ta bây giờ không còn cắm trại qua đêm nữa, nhưng đã đậu trên mặt đất và quên mất bầu trời. Chúng ta đã theo đạo Thiên Chúa chỉ như một phương pháp cải tiến của nông nghiệp, hay “địa văn”[72]. Chúng ta đã xây cho thế giới này một mái nhà cho gia đinh, và cho thế giới bên kia, một nấm mồ gia đình. Những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất biểu hiện cuộc đấu tranh của con người giải phóng bản thân hắn khỏi những điều kiện này, nhưng tác động của nghệ thuật của chúng ta chỉ làm cho cái lãnh địa thấp này trở nên sung túc, và cái lãnh địa cao hơn kia bị quên lãng. Trong ngôi làng này thật sự không có chỗ cho một tác phẩm mĩ thuật - nếu có cái nào đến được với chúng ta - ủng hộ cho cuộc sống của chúng ta, những ngôi nhà và những phố xá của chúng ta, mà không tạo ra sự ngưỡng mộ thích đáng đối với nó. Không có một cái đinh để treo một bức tranh lên, không có một cái kệ để
đặt một bức tượng bán thân một vị anh hùng hay một vị thánh. Khi xem xét những ngôi nhà của chúng ta được xây dựng như thế nào, tôi ngạc nhiên thấy sàn nhà không để lối đi cho khách khi ông ta đang chiêm ngưỡng những đồ trang trí vô giá trị trên mặt lò sưởi, và để ông ta qua đó xuống tầng hầm, đến một nền móng vững chắc và hợp lí tuy mộc mạc. Tôi không khỏi nhận thấy rằng cuộc sống gọi là giàu có và sang trọng tinh túy này là một thứ giàu mới nổi, và tôi không ưng cái thứ mĩ thuật tô điểm cho nó; toàn bộ sự chú ý của tôi bị thu hút vào cái sự giàu mới nổi đó; vì tôi nhớ rằng bước nhảy vọt thật sự ngoạn mục, chỉ nhờ vào cơ bắp con người, đã ghi được kỉ lục, là của những người Arập lang thang, những người nghe nói đã nhảy xa hai mươi lăm foot[73] trên đất bằng. Không có sự ủng hộ giả dối, con người chắc chắn trở về thực tại vượt qua cự li đó. Câu hỏi đầu tiên mà tôi muốn đặt ra cho chủ nhân của cái kỉ lục giả dối ấy là: Ai đã ủng hộ anh? Anh có phải là trong số chín mươi bảy phần trăm thất bại không? Hay là trong số ba phần trăm thành công? Hãy trả lời những câu hỏi này của tôi, và sau đó có lẽ tôi có thể nhìn vào của anh và thấy chúng chỉ để trang trí. Đặt cỗ xe trước con ngựa thì vừa không đẹp lại vừa vô ích. Trước khi chúng ta có thể trang hoàng cho ngôi nhà của mình bằng những món đồ đẹp đẽ thì những bức tường phải để không, và cuộc sống của chúng ta cũng phải trần trụi, và phải đặt một nền tảng cho công việc quản gia đẹp và cách sống đẹp: bây giờ sở thích cái đẹp chủ yếu được vun trồng ngoài trời, nơi không có nhà mà cũng chẳng có quản gia.
Ông già Johnson[74], trong cuốn Những Tiên tri Mầu nhiệm nói về những người định cư đầu tiên của thành phố này, là
người đồng thời với ông, cho chúng ta biết "họ đào bới đất để làm chỗ trú đầu tiên dưới sườn đồi, và, đắp đất cao trên những cây gỗ, và đốt lửa có khói trên mặt đất, ở phía cao nhất””. Ông nói, “họ không làm nhà, cho đến khi đất đai, nhờ hồng phúc của Chúa, đem đến cho họ bánh để nuôi sống họ" và mùa màng năm đầu tiên kém đến mức "họ phải cắt bánh thật mỏng để sống qua cả một mùa dài". Viên chức của tỉnh New Netherland [75], trong một văn bản viết bằng tiếng Đức, năm 1650, để thông tin cho những ai muốn lấy đất ở đó, hướng dẫn rất cụ thể, rằng những ai ở New Netherland, và đặc biệt ở New England, những người không có phương tiện để xây dựng nhà trại lúc đầu như ý nguyện của họ, hãy đào một cái hố vuông, sâu sáu hay bảy foot, dài và rộng tùy theo ý họ, dùng gỗ đóng bốn xung quanh thành hình hộp, lát sàn bằng ván và ốp trên đầu làm trần, nâng một cái mái bằng xà dọc, và lợp bằng vỏ cây hoặc cỏ, sao cho tất cả những gia đình của họ có thể sống trong những căn nhà khô ráo và ấm áp đó trong hai, ba, hay bốn năm, bên trong làm những vách ngăn thành nhiều gian theo cỡ lớn nhỏ của các gia đình. Những người giàu có và quan trọng ở New England, vào thời gian đầu của thuộc địa này, khởi đầu những căn nhà ở đầu tiên của họ theo cách này trong hai mùa; thứ nhất, để không phải phí thời gian xây nhà, và để khỏi lo thiếu thức ăn cho mùa sau; thứ hai, để không làm tủi thân những người lao động nghèo, mà họ đưa từ tổ quốc sang. Trong khoảng thời gian ba bốn năm, khi đất nước đã thuần thục với nghề nông, họ xây cho mình những tòa nhà to đẹp, tốn hàng ngàn đồng.
Trong thời gian đầu tổ tiên chúng ta đã tỏ ra ít ra là thận trọng, như thể nguyên tắc của các cụ là trước tiên phải thỏa
mãn những nhu cầu cấp thiết hơn. Nhưng ngày nay những nhu cầu cấp thiết hơn có được thỏa mãn không? Khi muốn kiếm cho mình một nơi ở thật sang trọng, tôi hơi nản, bởi vì đất nước này chưa thuần thục với văn hóa con người[76], nhân-văn; và chúng ta vẫn còn phải cắt chiếc bánh tinh thần của mình mỏng hơn cha ông chúng ta cắt chiếc bánh bằng bột mì của họ. Những trang trí kiến trúc không bị bỏ qua ngay cả trong những thời kì khắc nghiệt nhất, nhưng hãy để cho những ngôi nhà của chúng ta trước hết được đẹp từ bên trong, nơi chúng cọ xát với cuộc sống của chúng ta, như những chiếc vỏ xà cừ của loài sò hến, mà không bị che khuất bởi trang trí. Nhưng, hỡi ôi! Tôi đã ở bên trong một hay hai ngôi nhà như thế, và biết chúng bị che phủ bởi cái gì.
Mặc dù chúng ta không đến nỗi suy thoái như thế nhưng ngày nay chúng ta cũng có thể sống trong một cái hang hay một túp lều hay mặc da thú, nó chắc chắn là tốt hơn để nhận những thuận lợi, dù được mua với giá đắt như thế, mà phát minh và công nghiệp của nhân loại đem đến cho ta. Trong những khu vực như khu này, ván lợp và ván ốp, vôi và gạch, hoặc cả gỗ nguyên cây mới đốn, hoặc vỏ cây với số lượng đủ, hoặc thậm chí đất sét nung hoặc đá phiến, đều rẻ hơn và dễ kiếm hơn những hang động thích hợp. Tôi nói một cách thấu hiểu về chủ đề này, vì tôi đã làm quen với nó về cả lí thuyết lẫn thực hành. Với chút khôn ranh nữa chúng ta có thể sử dụng những vật liệu ấy để trở nên giàu có hơn cả người giàu nhất hiện nay, và làm cho nền văn minh của chúng ta thành một phúc lành. Người văn minh là người dã man khôn hơn và có kinh nghiệm hơn. Nhưng thôi ta hãy trở lại ngay thí nghiệm của tôi.
Gần cuối tháng Ba năm 1845, tôi mượn một cái rìu và đi vào mấy khu rừng gần đầm Walden, sát ngay chỗ tôi định dựng một ngôi nhà, và bắt đầu đốn hạ những cây thông xanh cao hình mũi tên, vẫn còn đang trong thời trẻ trung của chúng, để lấy gỗ. Khó mà bắt đầu công việc nếu không mượn cái gì, nhưng có lẽ đấy là cách thông thường nhất để các bạn của anh chú ý đến công trình của anh. Người chủ của chiếc rìu, khi buông ra cho tôi mượn, nói rằng nó là con ngươi trong mắt anh ta; nhưng khi tôi trả nó sắc hơn khi tôi mượn. Nơi tôi làm việc là một sườn đồi thoai thoải, được bao phủ bằng những rừng thông, tôi nhìn qua đó xuống đầm, và một cánh đồng trống nhỏ giữa rừng mọc đầy thông và cây mại châu. Trên đầm băng chưa tan, mặc dù có những chỗ đất đã hở ra, và tất cả là một màu sẫm và đẫm nước. Trong những ngày tôi làm việc ở đó có những con mưa tuyết nhỏ; nhưng phần lớn thời gian khi tôi đi ra đường sắt, trên đường về nhà, đống cát vàng của nó trải dài và lấp lóa trong bầu không khí mù sương, và những thanh ray lóe lên dưới ánh nắng xuân, và tôi nghe tiếng chim chiền chiện, chim ruồi và nhiều loại chim khác đã chào mừng một năm mới đến với chúng tôi. Đó là những ngày xuân thú vị, trong đó mùa đông của sự bất mãn của con người[77] đang tan ra như băng trên mặt đất, và sự sống đang nằm mê mụ bắt đầu trở mình. Một hôm, khi chiếc rìu của tôi bị long ra, và tôi chặt một cây mại châu xanh để làm một cái nêm, dùng một hòn đá để đóng vào, và nhúng tất cả vào một cái lỗ trên đầm để cho gỗ nở ra, tôi thấy một con rắn sọc dưa lao xuống nước, và nó nằm dưới đáy, rõ ràng là khá thoải mái, suốt thời gian tôi lẳng lặng ở đó, tới hơn mười lăm phút, có lẽ vì nó chưa hoàn toàn ra khỏi trạng thái ù lì. Tôi có cảm tưởng rằng
con người vẫn ở trong trạng thái nguyên thủy và thấp kém hiện nay của họ vì một lí do giống nhau; nhưng nếu họ cảm được cái tác động của mùa xuân đang bừng dậy thức tỉnh họ, họ sẽ thấy cần vươn lên một cuộc sống thanh cao thánh thiện hơn. Trước đây trên đường đi tôi đã từng nhìn thấy những con rắn trong những buổi sáng sương giá một phần thân chúng vẫn tê cứng đang đợi nắng lên cho tan giá. Ngày mồng một tháng Tư trời mưa và băng tan, và trong buổi sớm của ngày hôm ấy, sương mù rất dày, tôi nghe thấy một con ngỗng lạc đang mò mẫm đi trên đầm, kêu quác quác như thể bối rối, hay rầu rĩ như linh hồn của sương mù.
Như vậy mấy hôm liền tôi tiếp tục chặt và đẽo cây, rồi dựng cột lắp rui, tất cả chỉ bằng chiếc rìu nhỏ của tôi, trong đầu chẳng có ý nghĩ nào trọn vẹn để nói ra với ai, tôi hát một mình: Người đời nói họ biết cả mọi thứ;
Nhưng trông kìa! Họ đã cất lên đôi cánh,-
Nghệ thuật và Khoa học,
Và một ngàn dụng cụ;
Ngọn gió đang thổi
Là điều ai cũng biết.
Tôi đẽo những cây gỗ lớn thành hình vuông mỗi chiều sáu inch (15cm), còn phần lớn những cây dùng làm cột chỉ đẽo hai mặt, và những cây gỗ làm rui và sàn chỉ đẽo một mặt, phần còn lại để nguyên vỏ cây, để chúng thẳng bằng và khỏe hơn những cây đã được cưa. Mỗi đầu cột đầu xà được cưa mộng hoặc khoét lỗ mộng thật khéo, vì lúc này tôi đã mượn đủ các dụng cụ khác. Những ngày của tôi trong rừng không dài, tuy nhiên tôi
thường mang theo bữa ăn gồm bánh và bơ, và đọc mảnh báo dùng để bọc chúng, vào buổi trưa, ngồi giữa những cành thông xanh mà tôi đã chặt xuống, để miếng bánh của tôi được thấm chút hương thơm của chúng, vì hai bàn tay tôi bị bọc bởi lớp hắc ín dày. Trước khi làm xong tôi đã là một người bạn hơn là một kẻ thù của cây thông, mặc dù tôi đã chặt một số cây, khi đã trở nên quen biết nhiều hơn với chúng. Đôi khi một người đi lang thang trong rừng nghe tiếng rìu của tôi tìm đến, và chúng tôi ngồi trên những khoanh gỗ mà tôi cưa ra, chuyện trò thoải mái.
Vào giữa tháng Tư, vì công việc của tôi không có gì phải vội vã, do phần lớn công việc đã xong, ngôi nhà của tôi đã lên khung và sẵn sàng để dựng. Tôi đã mua cái chòi của James Collins, một người Ai Len làm việc cho công ti đường sắt Fitchburg, để bóc lấy những tấm ván. Cái chòi của James Collins được coi là tuyệt vời. Khi tôi đến để xem nó ông ta không có nhà. Tôi bước quanh bên ngoài, lúc đầu không có ai từ bên trong nhìn thấy, vì cửa sổ vừa sâu vừa cao. Nó có kích thước nhỏ, mái có đỉnh nhọn, và không có gì khác đáng nhìn, bùn đất bẩn lên đến năm foot (một mét rưỡi) khắp xung quanh, như một đống phân. Cái mái là phần trông khả quan nhất, mặc dù đã bị cong queo rất nhiều và giòn vì nắng. Ngưỡng cửa chẳng có, mà dưới cánh cửa là một lối đi cho gà mái quanh năm ra vào. Bà C. bước ra cửa và bảo tôi vào xem bên trong. Lũ gà mái thấy tôi đến gần chạy tán loạn. Bên trong tối, phần chủ yếu là một cái sàn lấm đất bùn, ẩm ướt, nhớp nháp, sốt rét, đây đó chỉ có những tấm ván còn lại chỉ vì chúng khó bị bóc ra. Bà ta thắp đèn lên để chỉ cho tôi thấy phần bên trong của mái và tường, và ván sàn thò ra bên dưới gầm giường, cảnh báo để tôi khỏi thụt
xuống hầm, một thứ lỗ hổng bẩn thỉu sâu hai foot. Theo lời bà ta thì "những tấm ván trên mái tốt lắm, ván lát xung quanh tường tốt lắm, và có một cái cửa sổ tốt", ban đầu đủ cả hai ô kính, chỉ vì con mèo mới làm vỡ gần đây thôi. Có một lò sưởi, một cái giường, và một chiếc ghế, một đứa bé sơ sinh, một chiếc ô bằng lụa, một gương soi khung mạ vàng, và một cối xay cà phê mới có bằng sáng chế đóng đinh vào thân cây sồi non, nói lên tất cả. Cuộc mặc cả diễn ra chóng vánh, vì lúc này ông James vừa về đến. Tôi phải trả bốn đô la và hai mươi lăm cent ngay tối nay, ông ta sẽ dọn đi vào năm giờ sáng mai, trong thời gian đó không được bán cho người khác: sáu giờ sáng tôi sẽ sở hữu nó.
Ông ta bảo tốt nhất nên đến sớm, trước khi họ đến đòi hỏi lằng nhằng vô lí về tiền nợ thuê đất và nhiên liệu. Ông cam đoan với tôi đó là điều phiền toái duy nhất. Lúc sáu giờ tôi đi ngang qua ông ta và gia đình trên đường. Tất cả gói gọn thành một bó lớn, - giường, cối xay cà phê, gương soi, lũ gà mái - tất cả chỉ thiếu con mèo, nó đã vọt vào rừng và thành con mèo hoang, và, sau này tôi biết, bị mắc vào một cái bẫy chuột chũi, và cuối cùng đã chết như thế.
Tôi tiếp quản chỗ ở ấy ngay sáng hôm ấy, nhổ đinh, dỡ nó ra chở đến bên bờ đầm bằng mấy chuyến xe tải nhỏ, trải những tấm ván trên cỏ để phơi nắng cho trắng ra và uốn cho phẳng lại. Một chú sơn ca ban sớm tặng tôi mấy tiếng hót véo von khi tôi đi ngang qua đường rừng. Một thằng bé tên Patrick[78] mách tôi rằng lão láng giềng Seeley, một người Ai Len, trong khoảng giữa những chuyến xe của tôi, đã tuồn những đinh, đinh ghim, đinh dài còn thẳng và dùng được vào túi lão, rồi khi tôi quay lại để nghỉ, lão đứng thoải mái ngước nhìn lên, tỉnh bơ như không có
chuyện gì xảy ra và vô can với sự phá hoại đó; "bây giờ kiếm việc làm khó quá", lão nói. Lão đứng đó đóng vai khán giả, và giúp biến cái sự kiện dường như vô nghĩa này thành một sự kiện các vị thần thành Troy ra khỏi đền miếu của mình.
Tôi đào tầng hầm của mình ở một sườn đồi dốc về hướng nam, ở đó trước đây một con chuột chũi đã đào cái hang của nó, xuyên qua rễ những cây sơn, cây mâm xôi và các loại cây cỏ khác; vuông mỗi chiều sáu foot, sâu bảy foot, đến một lớp cát mịn, nơi khoai tây không bị đóng băng lại dù mùa đông lạnh giá cỡ nào. Các mặt bên tôi làm thành bậc, không ốp đá, nhưng mặt trời không bao giờ chiếu vào đến đó, nên cát không bị rời ra. Tất cả chỉ mất hai giờ làm việc. Tôi hết sức thích thú với hốc đất này, vì hầu như tại mọi vĩ độ, con người đào sâu vào đất chỉ để kiếm một nhiệt độ tương đối điều hòa. Dưới ngôi nhà tráng lệ nhất ở thành phố cũng có thể thấy những tầng hầm để bảo quản rau quả, và sau khi phần kiến trúc phía trên của tòa nhà đã biến mất từ lâu, thì hậu thế vẫn có thể nhận thấy dấu ấn của nó trên mặt đất. Ngôi nhà vẫn chỉ là cái cổng ở lối vào một cái hang mà thôi.
Cuối cùng, vào đầu tháng Năm, nhờ sự giúp đỡ của một số người quen, không chỉ là cần giúp, mà còn muốn nhân dịp này cải thiện mối quan hệ láng giềng, tôi dựng khung của ngôi nhà. Chưa có ai từng được những người giúp đỡ mình ca ngợi như tôi. Tôi nghĩ rằng họ đã dự tính giúp dựng một kiến trúc kì vĩ hơn thế này nhiều. Tôi bắt đầu vào ở ngôi nhà của mình từ ngày 4 tháng Bảy, ngay khi nó được lát ván và lợp mái, vì những tấm ván đã được viền và chồng mép lên nhau cẩn thận, để mưa không lọt qua được; nhưng trước khi lót ván tôi đặt móng cho
một cái bếp lò, bằng hai xe đá mà tôi khuân bằng tay từ dưới đầm lên đồi. Tôi xây cái lò sau khi cuốc đất vào mùa thu, trước khi cần lửa để sưởi ấm, trong thời gian ấy tôi nấu ăn ngoài trời, lúc sáng sớm, tôi vẫn nghĩ cách ấy ở một vài khía cạnh thuận tiện hơn và dễ chịu hơn cách thông thường. Khi trời mưa mà chưa làm xong bánh, tôi gác mấy tấm ván phía trên đống lửa, và ngồi bên dưới để quan sát ổ bánh, và trải qua vài giờ thoải mái theo cách ấy. Trong những ngày ấy, khi đôi bàn tay thường xuyên bận rộn, tôi vẫn đọc tuy rất ít, chỉ vài mảnh báo rơi trên sàn hay khăn trải bàn, cũng làm tôi tiêu khiển chẳng khác nào một bản Iliad[79].
Có lẽ cũng đáng chậm rãi hơn tôi đã làm, nếu để ý nghiền ngẫm chẳng hạn, một cái cửa, một cửa sổ, tầng hầm một gian áp mái có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, và đừng vội dựng lên bất kì phần kiến trúc nào bên trên cho đến khi chúng ta tìm ra một lí do xác đáng hơn cái nhu cầu nhất thời của chúng ta. Trong việc con người xây dựng một ngôi nhà cũng có sự thích hợp tương tự như con chim xây cái tổ của nó. Có ai biết nếu con người dựng lên ngôi nhà cho bản thân hắn, với đôi bàn tay của chính hắn, và cung cấp thực phẩm cho hắn và gia đình một cách đơn giản và lương thiện, thì năng khiếu thi ca trong hắn cũng luôn trỗi dậy như những con chim luôn luôn hót khi chúng đang bận rộn? Nhưng trời hỡi! Chúng ta giống như những con chim chìa vôi hay chim cu cu, chúng đẻ trứng trong những tổ do loài chim khác xây, và chẳng chào mừng ai bằng tiếng hót chẳng lấy gì làm thánh thót của chúng. Chúng ta có nên giao trọn vẹn niềm vui xây cất cho thợ mộc không? Công việc kiến trúc chiếm bao nhiêu trong kinh nghiệm của số lớn
người? Trong mọi chặng đường tôi đã đi, tôi chưa bao giờ gặp một người dấn mình vào cái công việc thật đơn giản và tự nhiên là xây một ngôi nhà cho mình. Chúng ta thuộc về cộng đồng. Không phải chỉ có thợ may mới là một phần chín con người[80]; mà nhà truyền giáo, nhà buôn, và nông dân cũng thế. Đến đâu sự phân chia lao động này mới chấm dứt? Và thật ra làm thế để làm gì? Chắc chắn có người có thể suy nghĩ cho tôi; nhưng không phải vì thế mà mong rằng anh ta làm thế để tôi khỏi phải suy nghĩ cho mình.
Đúng là trong nước này có những người gọi là kiến trúc sư, và tôi đã nghe nói trong số họ ít nhất có một người bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng những trang trí kiến trúc có cốt lõi của chân lí, của tất yếu, và vì thế của cái đẹp, như thể điều đó là một khải ngộ đối với anh ta. Điều đó với quan điểm của anh ta có thể là tốt, nhưng chỉ hơn tinh thần tài tử thông thương một chút. Một nhà cải cách đa cảm trong kiến trúc, ông ta bắt đầu ở mái đua, chứ không phải ở nền móng, vấn đề là lo làm thế nào đưa cốt lõi chân lí vào trong trang trí, như mọi thứ kẹo phải có nhân hạnh đào bên trong - mặc dù tôi vẫn cho rằng hạnh đào không có dường vẫn bổ như thường - chứ không phải là làm thế nào để người cư ngụ, người sống bên trong, có thể thật sự xây bên trong và bên ngoài, còn để mặc cho những trang trí tự lo cho chúng.
Người có suy nghĩ cho rằng trang trí chỉ là thứ bề ngoài và ở ngoài da, - rằng con rùa có cái mai lốm đốm, con trai có cái vỏ màu xà cừ, thì cũng như những cư dân ở Broadway có Nhà thờ Chúa Ba Ngôi của họ. Nhưng con người không liên quan đến phong cách kiến trúc ngôi nhà của anh ta hơn là con rùa với cái
mai của nó: cũng như người lính không cần phí công bày tỏ lòng dũng cảm của anh ta trên màu cờ hiệu. Kẻ thù sẽ phát hiện ra ngay, và anh ta sẽ xanh mặt khi gặp thử thách. Con người này dường như nhoài người ra khỏi mái đua và thầm thì nói ra một nửa sự thật của mình với những kẻ chiếm giữ thô bạo là kẻ thật sự biết điều ấy rõ hơn anh ta. Còn vẻ đẹp kiến trúc mà tôi thấy ở đây, từ bên trong càng ra ngoài càng đẹp hơn, là do nhu cầu và tính cách của người cư ngụ ở trong - người xây dựng duy nhất, là do sự đúng đắn và cao quý vô thức, không hề có một ý nghĩ về bề ngoài; và tất cả những vẻ đẹp tương tự được tạo ra một cách có ý thức để bổ sung, sẽ có một vẻ đẹp vô thức của cuộc sống như thế đi trước. Nơi cư ngụ thú vị nhất trong nước này, như người họa sĩ biết, là những túp lều xoàng xĩnh, khiêm tốn nhất, và những ngôi nhà tranh tầm thường của người nghèo; chính là cuộc sống của những cư dân có những nơi ở như thế, chứ không phải những nét kì khu chỉ có trên bề mặt chúng khiến chúng thành ngoạn mục; và cũng thú vị như thế là căn nhà tồi tàn của cư dân ngoại ô, khi cuộc sống của anh ta giản đơn và hợp với trí tưởng tượng và ít căng thẳng dưới tác động của phong cách ngôi nhà của anh ta. Một phần rất lớn những trang trí kiến trúc thật ra là trống rỗng, và một cơn gió mạnh tháng Chín cũng có thể làm chúng bong ra, giống như bộ lông đi mượn, mà không làm tổn hại đến phần chính[81]. Những người không có cả rượu nho lẫn ô liu trong tầng hầm thì không cần đến kiến trúc. Giả sử người ta cũng bỏ công như thế để tô điểm cho phong cách trong văn học[82] thì sao nhỉ, và các kiến trúc sư của những quyển kinh thánh của chúng ta cũng tiêu tốn bằng ấy thời gian cho các mái đua như các kiến trúc sư của các nhà thờ của chúng ta? Văn
chương và mĩ thuật[83] và những người phụng sự chúng cũng được làm ra như thế. Thực ra, điều quan hệ đến một con người, là một vài tấm ván được lợp trên đầu và lát dưới chân anh ta ra sao, và những màu nào được quét lên căn nhà của anh ta. Nếu, theo một nghĩa nghiêm chỉnh, anh ta tự mình lợp và lát những tấm ván và quét sơn, thì còn có chút ý nghĩa nào đó, nhưng khi linh hồn người cư ngụ đã rời bỏ anh ta, thì cũng chỉ như đóng chiếc quan tài cho chính anh ta, - kiến trúc của ngôi mộ, và "thợ mộc" chỉ là cái tên khác gọi "người đóng quan tài". Có người nói, trong nỗi thất vọng hay sự thờ ơ của anh ta với cuộc đời, hãy bốc một nhúm đất dưới chân anh, và sơn ngôi nhà anh màu đó. Có phải anh ta nói về ngôi nhà hẹp, cuối cùng, của anh ta đó không? Nào ta cùng đánh cuộc nhé. Anh chàng này hẳn phải rảnh rỗi lắm đây! Tại sao anh lại bốc một nhúm đất? Tốt nhất là sơn nhà theo nước da anh, để nó tái xám hay đỏ bừng cho anh. Một cố gắng để cải tiến phong cách kiến trúc ngôi nhà tranh! Khi bạn làm xong phần trang trí của tôi, tôi sẽ mang chúng.
Trước khi mùa đông đến tôi xây một bếp lò và lót ván các mặt bên ngôi nhà, nó đã kín không còn dột, với những tấm ván không hoàn hảo và còn tươi, bóc từ những lớp ngoài cùng của cây gỗ, các mép của chúng tôi phải lấy bào bào phẳng.
Như vậy tôi đã có ngôi nhà được ốp tường và trát vữa, rộng ba mét, dài năm mét, cột cao hai mét tư[84], với một gian áp mái và một buồng nhỏ, mỗi mặt có một cửa sổ rộng, hai cửa lật, một cửa đi ở cuối, và một lò sưởi bằng gạch ở phía đối diện.
Chi phí chính xác cho ngôi nhà (trả theo giá bình thường tôi vẫn mua những vật liệu này, không tính công, vì toàn bộ là do tôi làm), như sau; và tôi ghi thật tỉ mỉ, vì không mấy người
biết thật chính xác ngôi nhà của họ tốn hết bao nhiêu, và số người biết từng chi phí cho các vật liệu khác nhau còn ít hơn nữa.
Ván, ………………………… $8.03 1/2, phần lớn từ lều dỡ ra. Gỗ cũ làm mái và tường,........4.00
Gỗ thanh, …………………….1.25
Hai cửa sổ cũ có kính, ............2.43
Một nghìn gạch cũ, ………......4.00
Hai thùng vôi ………………....2.40 cái này đắt.
Lông[85]…...............................0.31 nhiều hơn cần thiết. Sắt làm lò, …………………...0.15
Đinh, ………………………….3.90
Bản lề và đinh vít, ………........0.14
Then cửa, …………………….0.10
Phấn, ………………………....0.01
Vận chuyển, ………………….1.40 phần lớn tôi tự vác. ---------------------------
Tổng cộng, $28.12 1/2
Đây là toàn bộ vật liệu, trừ gỗ cây, đá và cát, mà tôi chiếm được bằng quyền của người ngụ cư bất hợp pháp trong rừng. Tôi còn dựng một kho chứa củi bên cạnh nhà, chủ yếu làm bằng những mẩu gỗ tận dụng.
Tôi có ý định xây cho mình một ngôi nhà vượt trội hơn bất kì ngôi nhà nào trên đường phố chính ở Concord về độ lớn
và sang trọng, với điều kiện nó làm tôi thích bằng ngôi nhà hiện tại mà không tốn kém hơn.
Như vậy tôi thấy rằng một sinh viên muốn có một chỗ ở có thể kiếm cho mình một ngôi nhà để ở suốt đời với chi phí không lớn hơn tiền thuê nhà mà anh ta trả hằng năm. Nếu tôi có vẻ nói khoác thì đó là nói khoác cho nhân loại chứ không phải cho bản thân tôi; và những thiếu sót cũng như thiếu nhất quán của tôi không ảnh hưởng đến điều tôi khẳng định. Cho dù giả dối và đạo đức giả thế nào, - thứ trấu mà tôi thấy khó tách ra khỏi gạo, nhưng tôi lấy làm tiếc về điều đó như bất cứ ai - tôi sẽ cảm thấy dễ thở và thư dãn, một sự nhẹ nhõm về cả thể xác lẫn tinh thần; và tôi nhất quyết sẽ không chịu chấp nhận sự nhún nhường mà làm kẻ biện hộ cho ma quỷ. Tôi sẽ cố gắng có một lời cho sự thật. Ở Đại học Cambridge[86], chỉ riêng tiền thuê phòng cho một sinh viên, chỉ rộng hơn nhà tôi một chút, là ba mươi đô la một năm, dù công ti đã có thể giảm giá thành bằng cách xây ba mươi hai phòng liền nhau dưới một mái nhà, và người thuê phải chịu bất tiện là có nhiều hàng xóm ồn ào, và có thể phải ở trên tầng bốn. Tôi chỉ có thể nghĩ rằng nếu chúng ta thật sự sáng suốt trong lĩnh vực này, thì không chỉ cần ít học vấn hơn, vì thật ra, chúng ta cũng đã có khá nhiều rồi, mà còn cần giảm thật mạnh phí tổn tài chính để có được học vấn. Những tiện ích mà sinh viên cần ở Cambridge hay ở nơi khác khiến họ tốn gấp mười lần hơn so với khi có sự quản lí tốt hơn ở cả hai phía. Những thứ mà sinh viên phải tốn nhiều tiền nhất lại không phải là thứ họ cần nhất. Học phí chẳng hạn, là mục quan trọng nhất trong phí tổn của một học kì, cho một sự giáo dục có giá trị hơn nhiều mà anh ta nhận được nhờ tiếp xúc với những
người có học vấn cao nhất đương thời, thì lại không mất đồng nào. Cách thành lập một trường đại học thông thường là người ta thu tiền những người đăng kí nhập học, rồi mù quáng theo một nguyên tắc phân công lao động cực đoan, một nguyên tắc lẽ ra phải được xem xét hết sức thận trọng - để gọi một nhà thầu, tay này thấy đây là một dịp kiếm ăn to, hắn sẽ thuê những người Ai Len và những công nhân khác để đặt móng, rồi những sinh viên tương lai vào nhập học; và những thiếu sót này các thế hệ kế tiếp nhau sẽ phải trả. Tôi nghĩ sẽ tốt hơn, nếu sinh viên hay những ai muốn được lợi trong chuyện này, hãy tự mình đặt nền móng. Người sinh viên cố gắng giành được sự nhàn rỗi và yên tĩnh đáng thèm muốn của mình bằng cách trốn tránh một cách có hệ thống những công việc lao động cần thiết cho con người thì chỉ có được thứ nhàn rỗi ti tiện và vô bổ, tự tước đi của mình kinh nghiệm mà chỉ có nó mới làm cho sự nhàn rỗi thành hữu ích. “Nhưng”, người ta nói, "anh không có ý nói rằng các sinh viên nên làm việc bằng tay chân thay vì bằng trí óc của họ đấy chứ?". Tôi không có ý nói đúng như thế, nhưng tôi muốn nói một điều mà tôi nghĩ rất giống như thế; tôi muốn nói rằng họ không nên chơi cuộc sống, hoặc chỉ biết có học thôi, trong khi cộng đồng ủng hộ họ trong trò chơi đắt đỏ này, mà hãy sống một cách nghiêm chỉnh từ đầu đến cuối. Làm sao cho tuổi trẻ học cách sống tốt hơn bằng cách thử trải nghiệm ngay cuộc sống? Tôi cho rằng điều này có thể luyện tập cho trí óc của họ ngang với môn toán. Nếu tôi muốn một thanh niên biết một điều gì đó về nghệ thuật hay khoa học chẳng hạn, tôi sẽ không theo một khóa trình thông thường, tức là chỉ gửi cậu ta đến chỗ một giáo sư nào đó, nơi người ta dạy và cho thực hành mọi thứ chỉ trừ
nghệ thuật sống; để quan sát thế giới qua kính viễn vọng hay kính hiển vi, và không bao giờ bằng mắt thường của cậu ta; nghiên cứu hóa học, và không biết bánh mì cậu ta ăn được làm ra sao, hoặc cơ học, mà không biết nó làm ra tiền như thế nào, khám phá ra những vệ tinh mới của Hải vương tinh, mà không phát hiện ra hạt bụi trong mắt mình, hay bản thân cậu ta đang là vệ tinh của tên du đãng nào; hoặc đang bị nuốt chửng bởi đám quái vật nhung nhúc quanh cậu ta, trong khi ngắm nhìn những quái vật trong một giọt giấm. Sau một tháng ai sẽ tiến bộ hơn, cậu bé làm được con dao xếp cho mình bằng quặng kim loại cậu ta tự đào và nấu, đọc đủ sách cần cho việc đó, hay cậu sinh viên trong thời gian đó dự các bài giảng ở học viện luyện kim, và được cha cho một con dao nhíp Roger? Cậu nào dễ tự làm đứt tay mình hơn? Tôi rất ngạc nhiên khi rời khỏi trường đại học người ta thông báo tôi đã nghiên cứu hàng hải! - Tại sao, nếu tôi đã đi một vòng xuống bến tàu, chắc tôi đã biết nhiều hơn về nó. Ngay cả sinh viên nghèo cũng học và chỉ được dạy khoa kinh tế chính trị, trong khi kinh tế của đời sống là môn đồng nghĩa với triết học thì thậm chí không được dạy trong các trường đại học của chúng ta. Hậu quả là, trong khi anh ta đang đọc Adam Smith[87], Ricardo[88], và Say[89], anh ta làm cho cha mình mắc nợ không trả nổi.
Có một ảo tưởng về những trường cao đẳng của chúng ta, cũng như với hàng trăm "sự cải tiến hiện đại"; không phải luôn luôn có một bước tiến thật sự. Quỷ sứ tiếp tục đòi hỏi đến cùng những món lợi phức tạp cho phần đóng góp ban đầu của nó, và nhiều khoản đầu tư kế tiếp. Những phát minh của chúng ta thường giống như những đồ chơi xinh đẹp, chúng làm sao
nhãng sự chú ý của chúng ta khỏi những vấn đề nghiêm túc. Chúng chỉ có những biện pháp đã được cải tiến cho một mục đích chưa được cải tiến, một mục đích quá dễ dàng đạt được, như những đường sắt đến Boston hay New York. Chúng ta đã quá vội vã xây dựng đường điện báo từ Maine đến Texas; nhưng Maine và Texas, có thể chẳng có gì quan trọng để liên lạc với nhau. Cũng như một người đàn ông khao khát được giới thiệu với một quý bà kiệt xuất[90].] bị điếc, nhưng khi ông ta được giới thiệu, và một đầu ống nghe của bà được trao cho ông, ông bỗng thấy mình không có gì để nói. Cứ như thể mục đích chính là nói cho nhanh chứ không phải nói cho có lí lẽ. Chúng ta hăm hở xây đường ống ngầm xuyên Đại Tây Dương để đưa cựu thế giới đến gần hơn vài tuần với tân thế giới, nhưng có khi tin tức đầu tiên lọt đến lỗ tai nặng và nghễnh ngãng của người Mĩ chỉ là Công chúa Adelaide[91] đã húng hắng ho. Nói cho cùng, người có con ngựa chạy một dặm trong một phút không mang thông điệp gì quan trọng, anh ta chẳng phải là người truyền bá Phúc âm, đi lang thang, ăn châu chấu và mật ong rừng[92]. Tôi không tin những con Flying Childer[93] đã từng chở một thùng ngô đến nhà máy xay.
Có người bảo tôi "Tôi ngạc nhiên thấy ông không để dành tiền; ông thích ngao du, ông có thể đi xe và đến Fitchburg[94] để ngắm nhìn vùng nông thôn ấy”. Nhưng tôi khôn ngoan hơn thế. Tôi biết rằng người đi nhanh nhất là người đi bộ. Tôi nói với bạn tôi, nào ta thử xem ai đến đó trước. Khoảng cách là ba mươi dặm, vé xe là chín mươi cent. Đó là cả một ngày lương. Tôi nhớ khi đó tiền lương là sáu mươi cent một ngày, cho công nhân trên chính con đường này. Được, tôi bắt đầu ngay bây giờ, đi bộ,
và đến đó trước khi đêm xuống, tôi đã đi với tốc độ đó cả tuần liền. Trong khi đó bạn có thể kiếm được tiền vé, và đến đó vào sáng hôm sau, hoặc có thể tối hôm nay, nếu bạn gặp may và kiếm được việc làm đúng lúc. Thay vì đi đến Fitchburg, bạn sẽ làm việc ở đây phần lớn thời gian trong ngày. Và như vậy, nếu đường tàu chạy vòng quanh thế giới, tôi nghĩ rằng tôi luôn đi trước bạn; còn nếu để ngắm nhìn đất nước và thu được những trải nghiệm loại đó, chắc chắn bạn không bao giờ đuổi kịp được tôi.
Một quy luật phổ biến như thế, không người nào có thể thoát được, còn về đường sắt thì chúng ta có thể nói nó rộng như nó dài. Việc làm một đường sắt vòng quanh thế giới cho cả loài người, khó tương đương với việc san phẳng toàn bộ bề mặt hành tinh này. Nhiều người có một quan niệm mơ hồ rằng chỉ cần theo đuổi hoạt động chứng khoán đủ lâu, thì cuối cùng tất cả sẽ được đi tàu, cực nhanh và không mất tiền, nhưng dù cho có cả một đám đông lao đến ga, và trưởng tàu có hô lên "tất cả lên tàu!" thì khi khói tan đi và hơi nước ngưng tụ lại, người ta mới nhận ra rằng chỉ có ít người đang đi trên tàu, số còn lại bị tàu cán chết, - và sẽ được gọi là, và sẽ là, "một tai nạn đáng buồn". Chắc chắn cuối cùng những ai mua được vé sẽ được đi tàu, tức là, nếu họ sống được đến lúc đó, nhưng có thể vào lúc đó họ đã mất hứng và không còn muốn du lịch nữa. Việc tiêu phần tốt đẹp nhất của cuộc đời vào kiếm tiền để hưởng một thứ tự do không chắc chắn trong phần ít giá trị nhất của nó, nhắc tôi nhớ đến một người Anh đến Ấn Độ để làm giàu, để rồi sau đó anh ta có thể về Anh sống cuộc đời của một nhà thơ[95]]. Lẽ ra anh ta nên leo ngay lên một căn phòng áp mái. "Cái gì?" một
triệu người Ai Len đứng lên từ những căn lán lụp xụp trên đất này kêu lên, "đường sắt mà chúng tôi đã xây dựng không phải là một điều tốt hay sao?" - Vâng, tôi trả lời, tương đối tốt, tức là, các bạn có thể đã làm tồi hơn; nhưng các bạn là bạn của tôi, tôi mong các bạn có thể tiêu dùng thời gian của mình tốt hơn là đào vào trong đất này.
Trước khi hoàn thành ngôi nhà, muốn kiếm mươi mười hai đô la bằng một phương pháp lương thiện và dễ chịu, để chi tiêu thường ngày, tôi trồng trên mảnh đất pha cát gần nhà khoảng hai acre[96] rưỡi chủ yếu là đậu, và một ít khoai tây, ngô, đậu Hà Lan, và củ cải. Toàn bộ mảnh đất rộng mười một acre, phần lớn mọc thông và cây mại châu, và mấy mùa trước đã được bán tám đô la tám cent một acre. Một nông dân nói rằng nó "vô dụng ngoại trừ để nuôi sóc". Tôi không bỏ phân lên đất ấy, tôi không phải chủ đất mà chỉ là người ở tạm trên đó, và không mong trồng trọt nhiều lần nữa, và cũng chưa cuốc hết cả lên. Khi cày tôi nhổ bật lên được mấy khối gốc cây, đó là củi để tôi dùng lâu dài, để lại mấy miếng tròn nhỏ đất tươi xốp, dễ dàng nhận biết qua mùa hè vì đậu ở chỗ ấy sum sê hơn. Những cây chết và phần lớn không bán được ở sau nhà và gỗ trôi nổi trên đầm, cung cấp cho tôi số củi còn lại. Tôi buộc phải thuê một đôi bò và một người để cày, mặc dù chính tôi cầm cày. Chi tiêu cho công việc trồng trọt mùa đầu tiên, chủ yếu là dụng cụ, hạt giống, nhân công, v.v. là $14.72. Hạt giống ngô tôi xin được. Chi phí này chẳng bao nhiêu, không đáng nói, trừ phi anh muốn trồng nhiều hơn cần thiết. Tôi thu được mười hai giạ[97] đậu, mười tám giạ khoai tây, ngoài một ít đậu Hà Lan và ngũ cốc. Ngô vàng và củ cải thì quá muộn nên không thu được gì.
Toàn bộ thu nhập từ trồng trọt của tôi là.........$ 23.44. Trừ đi chi phí………………………..................14.72 1/2 Còn lại………………………………….............$8.71 1/2
Ngoài sản phẩm đã sử dụng, và còn dự trữ vào thời gian ấy ước tính trị giá $4.50, - lượng dự trữ còn dư ra một ít cỏ mà tôi chưa trồng. Xem xét mọi mặt, tức là xem xét tầm quan trọng của linh hồn một người và của hôm-nay, dù thời gian thí nghiệm của tôi ngắn ngủi, không, một phần thậm chí do tính chất ngắn ngủi của nó, tôi tin rằng tôi đã làm tốt hơn bất kì người nông dân Concord nào đã làm trong năm ấy.
Năm tiếp theo tôi còn làm tốt hơn nữa, vì tôi đã xới toàn bộ đất mà tôi cần lên, khoảng một phần ba acre, và từ kinh nghiệm của cả hai năm tôi biết, không còn khiếp sợ vì nhiều công trình nổi tiếng về canh nông, Arthur Young[98] trong số những người khác, rằng nếu một người có thể sống đơn giản và chỉ ăn những thứ tự tay mình trồng, và trồng nhiều hơn ăn, và không đổi nó lấy một số lượng không đủ những đồ sang trọng và đắt tiền hơn, thì anh ta chỉ cần canh tác vài thước[99] đất, và dùng mai để đào thì rẻ hơn cày bằng trâu bò, và lâu lâu chọn lấy một ít đất ới hơn là bón phân cho đất cũ, thì anh ta có thể làm toàn bộ công việc đồng áng cần thiết của mình với tay trái và chỉ dùng những giờ lẻ vào mùa hè, và như vậy anh ta không bị buộc vói con bò, hay con trâu, hay con ngựa, hay con lợn, như hiện nay.
Tôi muốn nói một cách công bằng về điểm này, và như một người không quan tâm đến thành công hay thất bại của những thỏa thuận kinh tế và xã hội hiện nay. Tôi độc lập hơn
bất cứ nông dân nào ở Concord, vì tôi không bị buộc vào ngôi nhà hay ruộng đất, mà có thể theo đuổi thiên hướng của tài năng tôi, là thứ rất quanh co, từng khoảnh khắc. Ngoài việc sung túc hơn trước, nếu ngôi nhà của tôi bị cháy hay hoa màu của tôi thất thu, tôi cũng vẫn sung túc gần như trước.
Tôi thường nghĩ chẳng biết con người chăn dắt gia súc hay gia súc chăn dắt con người, vì gia súc tự do hơn con người. Con người và trâu bò đổi công cho nhau; nhưng nếu chúng ta chỉ xét công việc cần thiết, thì sẽ thấy trâu bò thuận lợi hơn nhiều, trang trại của chúng to hơn. Con người làm phần việc trao đổi của hắn trong sáu tuần cắt cỏ, nhưng đó không phải là trò chơi của trẻ con. Chắc chắn không có dân tộc nào sống đơn giản trong mọi phương diện, tức là, không có dân tộc nào toàn các triết gia, mắc sai lầm ngớ ngẩn là sử dụng lao động của súc vật. Quả thật chưa bao giờ có và chắc sẽ không sớm có dân tộc toàn triết gia, tôi cũng không chắc điều ấy có đáng mong muốn hay không. Tuy nhiên, tôi không bao giờ nuôi và thuần dưỡng một con ngựa hay bò vì bất kì công viêc gì nó có thể làm cho tôi, vì tôi sợ tôi sẽ biến thành một người chăn ngựa, hay một người chăn gia súc thuần tuý, và nếu xã hội dường như là kẻ thắng cuộc vì làm như thế, chúng ta có chắc chắn rằng cái người này được không phải là cái người khác mất không, và rằng gã chăn ngựa có lí do để tin rằng gã cũng thắng như ông chủ của gã không? Cứ cho rằng một số công trình công cộng nếu không có sự trợ giúp này thì không xây dựng được, và hãy để cho con người chia sẻ vinh dự ấy với bò và ngựa; nhưng từ đó có thể suy ra rằng con người trong trường hợp ấy không thể hoàn thành những công trình xứng đáng hơn với bản thân mình không? Khi
con người bắt đầu làm những công việc không chỉ không cần thiết và nghệ thuật, mà còn phù phiếm và vô ích, với sự giúp đỡ của chúng, không tránh khỏi là một số người làm những công việc đổi công với súc vật, hay nói cách khác, trở thành nô lệ cho kẻ mạnh nhất. Như vậy con người không chỉ làm việc cho con vật trong bản thân hắn, mà, nói một cách hình tượng, hắn còn làm việc cho con vật bên ngoài hắn. Mặc dù chúng ta có nhiều ngôi nhà chắc chắn bằng gạch hay đá, sự giàu có của người nông dân vẫn còn được đo bằng mức độ khu chuồng trại đồ sộ lấn át ngôi nhà ở của anh ta như thế nào. Nghe nói thành phố này có những tòa nhà to nhất cho bò và ngựa quanh đây, và chúng không thua kém những công thự của thành phố; nhưng trong quận này có rất ít nhưng gian nhà lớn dành cho việc thờ cúng tư do hay diễn thuyết tự do. Các dân tộc tự tưởng niệm mình, có lẽ không nên bằng kiến trúc, nhưng sao không bằng sức mạnh của những tư tưởng trừu tượng của mình? Kinh Bhagvat-Geeta[100] đáng ngưỡng mộ hơn mọi phế tích phương Đông nhiều! Những tháp, những đền đài là sự xa xỉ của các ông hoàng bà chúa. Một trí óc giản dị và độc lập không chịu vất vả vì mệnh lệnh của bất cứ ông hoàng nào. Thiên tài không phải là nô tài hay tài sản của bất cứ hoàng đế nào, chất liệu của nó cũng không phải là vàng hay bạc, hay cẩm thạch, ngoại trừ trong một phạm vi tầm thường. Có nhiều đá được đẽo gọt như thế, xin hỏi, để làm gì? Khi tôi ở Arcadios[101], tôi không thấy một viên đá được đẽo gọt nào cả. Các dân tộc bị ám ảnh bởi một tham vọng điên rồ là làm cho kí ức của họ trở nên vĩnh cửu bằng số lượng những tảng đá đẽo mà họ để lại. Nếu cũng bằng ấy công lao khó nhọc được dùng để làm cho phong tục của họ trở nên hòa mục
và tao nhã thì sao nhỉ? Một mẩu lương tri đáng ghi nhớ hơn cả một tượng đài cao đến mặt trăng. Tôi thích nhìn đá ở nguyên chỗ của nó. Cái vĩ đại của Thebes[102] là cái vĩ đại dung tục. Một tường đá bao quanh cánh đồng của một người lương thiện có lí hơn là bức thành một trăm cổng của Thebes khiến người ta quên đi mục đích thực sự của cuộc sống. Tôn giáo và văn minh là dã man và vô đạo vì đã xây những đền đài nguy nga tráng lệ, nhưng cái mà ta có thể gọi là Thiên Chúa giáo không làm thế. Hầu hết những hòn đá mà một dân tộc đẽo gọt chỉ dẫn đến ngôi mộ của nó mà thôi. Nó tự chôn sống nó. Như các Kim Tự Tháp, không có gì đáng ngạc nhiên trong chúng hơn cái sự thật là bằng ấy con người có thể hèn kém đến mức tiêu phí sinh mạng mình để xây mộ cho một kẻ khùng tham vọng, kẻ mà lẽ ra nếu khôn ngoan và can đảm hơn họ đã dìm xuống sông Nile, rồi ném xác hắn cho chó. Tôi có thể bịa ra một lời biện hộ cho họ và hắn, nhưng tôi không rỗi hơi làm chuyện đó. Về tôn giáo và tình yêu nghệ thuật của những nhà xây dựng, trên khắp thế giới này chỗ nào cũng giống nhau, dù là xây dựng đền đài Ai Cập hay Ngân hàng Mĩ. Chi phí bao giờ cũng lớn hơn giá trị thực. Động lực chính là phù phiếm, được trợ lực bằng tình yêu đối với tỏi, bánh mì và bơ. Ông Balcom, một kiến trúc sư trẻ có triển vọng, thiết kế nó trên bìa cuốn Vitruvius[103] của ông, bằng bút chì cứng và thước kẻ, và công việc được trao cho nhà thầu Dobson & Sons, những thợ đẽo đá. Khi ba mươi thế kỉ bắt đầu nhìn xuống nó, thì nhân loại bắt đầu ngước lên nhìn nó. Còn về những ngọn tháp và những tượng đài cao của bạn, có một gã khùng trong thành phố này đã từng cam đoan đào qua tới Trung Hoa, và gã đã tiến xa đến mức, theo lời gã, gã đã nghe thấy tiếng những
ấm, những nồi Trung Hoa sôi xinh xịch; nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ không thừa hơi mà đi ngưỡng mộ cái hố mà gã đã đào. Nhiều người quan tâm đến những tượng đài ở phương Tây và phương Đông, - muốn biết ai đã dựng chúng, về phần tôi, tôi muốn biết ai trong thời ấy đã không dựng chúng - những người đã vượt cao hơn sự tầm thường ấy. Nhưng thôi, ta hãy quay lại vói những thống kê của tôi.
Trong làng thời gian ấy, tôi làm thêm một số công việc như đo ruộng, làm mộc, và những loại công nhật khác, vì tôi có dăm bảy nghề, tôi kiếm được $13.34. Chi phí cho thực phẩm trong tám tháng, tức là từ 4 tháng Bảy đến 1 tháng Ba, khoảng thời gian của những ước tính này, mặc dù tôi sống ở đó trên hai năm, - không tính khoai tây, một ít ngô, ít đậu Hà Lan, mà tôi trồng được, cũng không tính giá trị những thứ tôi có trong tay vào cuối đợt ấy, là
Gạo………………………….1.73 1/2
Mật đường……………….....1.73 loại đường rẻ nhất.
Bột lúa mạch đen……….......1.04 3/4
Bột ngô……………………….0.99 ¾ rẻ hơn bột lúa mạch. Thịt lợn……………………….0.22
Tất cả những thí nghiệm thất bại:
Bột mì……………………………0.88 Đắt hơn bột ngô, cả về tiền và những phiền
phức
Đường…………………………..0.80
Mỡ lợn…………………………..0.65
Táo……………………………….0.25
Táo khô…………………………0.22
Khoai lang……………………….0.10
Một quả bí ngô………………….0.06
Một quả dưa hấu……………….0.02
Muối……………………………..0.03
Vâng, tôi đã ăn hết $8.74 cả thảy, nhưng lẽ ra tôi đã không công bố tội lỗi của mình một cách trơ trẽn như vậy, nếu tôi không biết rằng phần lớn bạn đọc của tôi cũng tội lỗi không kém, và hành động của họ nếu in ra cũng không tốt đẹp gì hơn. Năm sau, đôi khi tôi câu một mẻ cá cho bữa ăn chính, và có lần thậm chí đã giết một con chuột chũi lông nâu tàn phá ruộng đậu của tôi - khi đang thực hiện cuộc di cư của nó, như người Tarta thường nói - và tôi đã chén nó, một phần là thử, tuy có mùi xạ hương, nó cũng cho tôi một thoáng chốc thích thú, còn về lâu dài tôi thấy rằng ăn mãi thứ này không hay, nhưng có thể đem bán cho ông hàng thịt trong làng.
Quần áo và những chi tiêu phụ bất thường trong cùng thời gian, lên đến .........................8.40 3/4
Dầu và một số đồ dùng trong nhà…………............................................................................2.00 Do đó toàn bộ số tiền chi ra, trừ giặt giũ và vá, phần lớn phải làm ở ngoài, và hóa đơn của chúng vẫn chưa nhận được - và những khoản này lớn hơn tất cả những khoản chi tiêu cần thiết ở chỗ chúng tôi - bao gồm:
Nhà……………………………….$28.12 1/2
trồng trọt một năm………….........14.72 1/2
Thực phẩm tám tháng……...........8.74
Quần áo tám tháng,………….......8.40 3/4
Dầu v.v. tám tháng,…………........2.00
Tổng cộng……………………….$61.99 3/4
Và bây giờ tôi liệt bản thân tôi vào số bạn đọc của tôi tự làm để nuôi sống mình. Để trang trải chi phí trên tôi có số nông sản bán được là $23.44
Thu nhập hằng ngày……………………........13.34
Tổng cộng……………………………………$36.78
Đem trừ vào tổng số tiền chi ra, một mặt còn thiếu $25.21 ¾ - rất gần với số tôi có ban đầu, và mức chi phí phải chịu, và mặt khác, ngoài sự nhàn rỗi và độc lập và nhờ đó mà giữ được sức khỏe, còn có một ngôi nhà tiện nghi mà tôi muốn ở bao lâu tùy ý.
Những thống kê này, cho dù là ngẫu nhiên và vì thế không có vẻ thuyết phục lắm, nhưng vì sự hoàn chỉnh của chúng nên cũng có một giá trị nhất định. Tôiđ ã trả sạch nợ. Từ những tính toán trên, thấy rằng chỉ riêng phần ăn uống đã tốn đến hai mươi bảy cent mỗi tuần. Đấy là, trong gần hai năm sau đó, lúa mạch và bột ngô không có men, khoai tây, gạo, rất ít thịt lợn muối, mật đường, và muối, và nước uống. Gặp sự phản đối của những người hay lí sự, thì tôi có thể tuyên bố rằng, nếu thỉnh thoảng tôi có ăn ở ngoài, như trước đây tôi thường ăn và tin rằng sau này còn rất nhiều dịp ăn như thế, thì thường chỉ là tốn thêm cho những tính toán thu chi trong nhà mà thôi. Nhưng việc ăn ở ngoài, như tôi đã nói, là một yếu tố không đổi,
hoàn toàn không ảnh hưởng đến một cân đối thu chi như thế này.
Kinh nghiệm trong hai năm cho tôi thấy, việc kiếm những thực phẩm thiết yếu ngay trong vùng này cũng ít phiền phức đến mức khó tin, rằng một người có thể ăn uống hằng ngày đơn giản như những con vật, mà lại giữ được khỏe mạnh. Tôi đã làm những bữa ăn thỏa mãn, thỏa mãn về nhiều phương diện, đơn giản với rau sam (Portulaca oleracea) mà tôi hái ở cánh đồng ngô của tôi, luộc và chấm muối. Tôi chú thêm tiếng Latin vào cái tên tầm thường cho thêm hương vị. Thử hỏi một người đàn ông biết điều còn muốn gì hơn, trong những thời khắc yên bình, vào một buổi trưa bình thường, một số lượng đủ bắp ngô ngọt luộc, thêm một chút muối? Thậm chí thay đổi đôi chút cho linh hoạt cũng vì khẩu vị chứ không phải vì sức khỏe. Thế nhưng con người đã đi đến chỗ họ thường xuyên chết đói, không phải vì thiếu những thứ cần thiết, mà vì muốn những thứ xa xỉ; và tôi biết một người phụ nữ tốt, bà ta nghĩ con trai bà mất mạng vì nó chỉ uống nước (chứ không uống rượu?).
Bạn đọc sẽ nhận ra rằng tôi đang xét chủ đề này từ quan điểm kinh tế học chứ không phải dinh dưỡng học, và anh ta sẽ không liều đưa sự điều độ của tôi vào trắc nghiệm trừ phi anh ta có một chạn thức ăn đầy ắp.
Bánh mì lúc đầu tôi làm bằng bột ngô và muối, những chiếc bánh ngô chính hiệu, mà tôi nướng trên ngọn lửa ngoài trời bằng việc đốt một tấm ván hay những đầu gỗ cưa ra khi làm nhà, nhưng nó thường ám khói và có mùi nhựa thông. Tôi cũng thử dùng bột mì, nhưng cuối cùng tìm ra một hỗn hợp bột gạo và bột ngô, tiện và ngon. Khi trời rét thật thích thú nướng nhiều
ổ bánh nhỏ, chăm nom và lật chúng cẩn thận như một người Ai Cập chăm nom những gà con mới nở. Chúng thật sự là những quả ngũ cốc mà tôi đã làm cho chín, với các giác quan của tôi chúng có mùi thơm phức như những thứ quả quý khác, mà tôi giữ thật lâu bằng cách bọc trong vải.
Tôi đã làm một nghiên cứu về nghệ thuật làm bánh cổ xưa và vô cùng cần thiết, tham khảo các tác giả được gợi ý, trở về thời nguyên thủy vói phát minh đầu tiên làm bánh không men, khi từ sự hoang dại của các loại hạt và thịt quả, con người lần đầu tiên với đến cái êm dịu và thanh nhã của loại đồ ăn này, rồi dần dần du hành qua những nghiên cứu của mình, tôi gặp sự lên men ngẫu nhiên của bột nhào, coi như nhờ đó học được quy trình lên men, và qua nhiều quá trình lên men khác nhau về sau, cho đến khi đạt tới thứ bánh mì "ngon, ngọt, bổ" nuôi sống con người. Sự lên men, mà nhiều người coi là linh hồn của bánh mì, cái spiritus[104] ấp đầy mô tế bào của nó, được bảo quản một cách thành kính như ngọn lửa trinh bạch[105], - một chai quý báu lần đầu tiên được chở trên con tàu Mayflower[106], đến châu Mĩ, và từ đó ảnh hưởng của nó cứ lớn lên, phồng lên, lan ra, trong biển ngũ cốc trên mảnh đất này, - thứ men này tôi thường xuyên và chắc chắn mua được trong làng, cho đến khi, cuối cùng một buổi sáng tôi quên mất quy tắc, và đun men quá nhiệt làm chết nó, từ sự cố này tôi phát hiện ra rằng, ngay cả thứ này cũng không phải cần thiết đến mức không thể thiếu được, - vì những phát hiện của tôi không phải bằng quá trình tổng hợp mà bằng quá trình phân tích, - và từ đó tôi vui vẻ bỏ qua, mặc dù nhiều bà nội trợ hăng hái thuyết phục tôi rằng không có men thì không thể làm bánh mì ngon và lành được, và
những người lớn tuổi tiên đoán tôi sẽ nhanh chóng mất hết sức lực. Nhưng tôi thấy nó không phải là một thành phần thiết yếu, và sau khi không dùng nó trong một năm tôi vẫn còn sống trên mặt đất; và tôi vui mừng thoát khỏi cái cảnh cứ phải kè kè mang một chai trong túi, đôi khi nó nổ bốp và tràn ra làm tôi cực kì bối rối. Bỏ nó đi thì đơn giản và dễ chịu hơn. Con người là một động vật hơn bất kì loài nào khác có thể thích nghi với mọi khí hậu và mọi hoàn cảnh. Tôi cũng không bỏ bất kì loại muối natri hay acid hay chất kiềm nào vào bánh mì của tôi. Có vẻ như tôi đã làm theo công thức mà Marcus Porcius Cato đã cho trước Christ khoảng hai thế kỉ. "Panem depsticium sic facito. Manus mortariumque bene lavato. Farinam in moriarium indito, aquae paulatim addito, subigitoque pulchre. Ubi bene subegeris, defingito, coquitoque sub testu"[107]. Tôi hiểu cách làm thứ bánh bột nhào như thế này. "Rửa tay và máng nhào bột thật sạch. Cho bột vào máng, thêm nước từ từ, và nhào thật kĩ. Khi đã nhào thật nhuyễn, nặn nó, và nướng nó dưới một lớp vỏ", tức là, trên một lò nướng. Không có lời nào về lên men. Nhưng không phải tôi luôn luôn dùng bánh mì. Có khi, vì túi tiền rỗng không, trong hơn tháng trời tôi chẳng có miếng bánh nào.
Mọi người dân New England có thể dễ dàng trồng ra toàn bộ bột mì của họ trên mảnh đất của lúa mạch và ngô này và không phải phụ thuộc vào khoảng cách (địa lí) và sự lên xuống (giá cả) của thị trường để có nó. Thế mà chúng ta sống xa tính đơn giản và độc lập đến mức, ở Concord, hiếm có bột mới bán ở cửa hàng, còn ngô và ngũ cốc ở dạng thô hơn thì rất ít được dùng. Phần lớn nông dân đem ngũ cốc mà họ tự trồng cho gia súc ăn, và mua bột mì ở cửa hàng, là thứ ít nhất không lành
bằng, giá lại cao hơn. Tôi thấy rằng tôi có thể dễ dàng trồng một hai giạ lúa mạch hoặc ngô, vì lúa mạch có thể trồng ở loại đất bạc màu nhất, còn ngô không đòi hỏi đất tốt nhất, rồi xay chúng bằng cối xay tay, và như thế có thể sống mà không cần gạo và thịt lợn; và nếu tôi cần một ít đường tinh, bằng thử nghiệm tôi thấy rằng tôi có thể làm mật đường rất tốt bằng một quả bí ngô hay ít củ cải đường, và biết rằng tôi chỉ cần một ít gỗ thích (maple) là có nó còn dễ dàng hơn nữa, và trong khi những cây ấy đang lớn lên tôi có thể dùng nhiều thứ khác để thay thế những thứ mà tôi đã nêu tên, "Vì" như tổ tiên đã hát:
Chúng ta có thể làm rượu cho ngọt môi,
Bằng bí ngô và quả óc chó và cây củ cần[108].
Cuối cùng là muối, thứ tạp phẩm thô nhất, để kiếm được nó có thể là một dịp tốt để ra thăm bờ biển, hay, nếu tôi hoàn toàn không dùng đến nó, có lẽ tôi có thể uống ít nước hơn. Tôi không biết rằng người Anhđiêng không bao giờ mất công chạy theo nó.
Như vậy tôi có thể tránh được mọi sự mua bán đổi chác, về thực phẩm, và đã có nhà rồi, giờ chỉ còn kiếm quần áo và chất đốt. Những chiếc quần mà tôi đang mặc bây giờ được dệt trong một ngôi nhà nông dân - nhờ trời trong con người vẫn còn có nhiều lòng tốt đến thế, vì tôi nghĩ sự sa sút từ người nông dân xuống thành người công nhân cũng to lớn và đáng nhớ như sự sa sút từ con người xuống thành người nông dân - còn củi thì, ở một nơi mới như chỗ tôi, không biết để đâu cho hết. Về cư trú, nếu không có quyền ở, tôi có thể mua một acre với giá đất trồng trọt, tức là tám đô la tám cent.
"""