"
Wabi Sabi: Bất Toàn, Hữu Hạn Và Dở Dang PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Wabi Sabi: Bất Toàn, Hữu Hạn Và Dở Dang PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
WABI SABI
(Phần tiếp theo của Viết thường hai chữ tình yêu) Tác giả: Francesc Miralles
Người dịch: Trần Mỹ Linh
Phát hành: WingsBooks
Nhà xuất bản Kim Đồng 07/2020
—★—
ebook©vctvegroup
Samuel duy trì mối quan hệ từ tám năm trước với Gabriela, nhưng vẫn tiếp tục sống trong căn hộ dành cho người độc thân của mình, bận rộn với các giờ giảng tiếng Đức và thỉnh thoảng giúp đỡ ông hàng xóm Titus biên soạn sách.
Buổi sáng đầu tiên của tháng Sáu, anh nhận được một tấm bưu thiếp có dấu tem từ Nhật Bản với hình ảnh một con mèo giơ cao chân trước và dòng chữ bí ẩn: “WABI SABI”. Nhiều ngày sau, một tấm bưu thiếp khác lại tới, lần này có hình ảnh một ngôi đền.
Một sự kiện không ngờ tới thúc đẩy anh đi tới đất nước Đông Á kia, nơi anh học được vẻ đẹp của những điều bất toàn và mở ra một cơ hội không ngờ tới cho tình yêu.
“Nếu chúng ta coi tình yêu như một nghệ thuật nhân sinh, thì theo người Nhật nó sẽ tuân theo các nguyên tắc của Wabi Sabi. Tình yêu không hoàn hảo, bởi vì các cặp đôi đều là sự tổng hợp và xung đột của hai cá thể không hoàn hảo. Tình yêu dang dở vì các mối quan hệ không bao giờ ngừng phát triển, dù là theo hướng tốt hay xấu. Tình yêu tạm thời và dễ hỏng, đương nhiên rồi. Cần phải tận hưởng khi nó vẫn còn.”
Tác giả
F
rancesc Miralles là nhà văn Tây Ban Nha đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá.
Sinh ra tại Barcelona, ông tốt nghiệp Khoa Văn học Đức của Đại học Barcelona và từng làm biên tập, viết báo, nghệ thuật trị liệu trước khi tập trung chính vào công việc viết lách.
Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như Un haiku para Alicia (Bài haiku cho Alicia); El cuaderno de Aroha (Cuốn sổ của Aroha); Ojalá estuvieras aquí (Ước gì em ở đây); La última respuesta (Lời đáp sau cuối) viết chung với Álex Rovira; El mejor lugar del mundo es aquí mismo (Nơi tuyệt vời nhất trên thế gian này chính là tại đây) viết chung với Care Santos; Ikigai: Los secretos de Japón para una vida larga y feliz (Ikigai: Bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật) viết chung với Hector Garcia…
Trong số các tác phẩm của ông, Viết thường hai chữ “tình yêu” đã được dịch ra hơn 28 thứ tiếng trên thế giới. Wabi Sabi - Bất toàn, hữu hạn và dở dang là phần tiếp theo rất được mong đợi của cuốn sách này.
“Đồng hành cùng hi vọng thì hơn là đến được tới nơi”. NGẠN NGỮ NHẬT BẢN
Mở đầu
C
húng ta đến từ hư vô và sẽ trở về với hư vô. Ở giữa khoảng này, chúng ta là một thứ gì đó. Và chúng ta gọi đó là cuộc đời. Một thời gian trước, tôi rất lo lắng về chuyện đánh lên tia lửa cuộc đời này trong bóng tối trước và sau chúng ta. Tôi nghĩ tới sự tồn tại như một cái túi chứa đầy giờ giấc, ngày, tháng và năm. Tôi thấy đau khổ khi nghĩ rằng mỗi phút trôi qua là thêm một phút đến gần hơn với nơi mà mình không hề biết tới, nhưng tôi cũng không vội gì để tới đấy cả.
Khi đó tôi vẫn chưa hiểu rằng một vài giây hạnh phúc mãnh liệt có thể để lại dấu ấn sâu đậm nơi một tâm hồn luôn trông đợi trong cả cuộc đời đơn điệu.
Cho tới năm ba mươi bảy tuổi, tôi sống khép kín trong một nhà tù của sự cô độc do chính tay mình dựng nên, từng viên gạch một. Sau khi đóng kín những bức tường xung quanh mình, tôi chôn chặt chìa khóa để không ai có thể vào.
Nhưng một con mèo hoang đã đào được chiếc chìa khóa đó lên với sự mưu mẹo của loài mèo, và khiến tôi mở cửa ra với thế giới. Kể từ đó, tôi sống cùng con mèo, tên thân mật là Mishima, và vài người bạn đồng hành kì lạ.
Ngay phía trên căn hộ của tôi tại quận Gracia ở Barcelona là Titus, một nhà biên soạn già chuyên viết những cuốn sách truyền cảm hứng, tôi hay giúp đỡ ông ấy khi không có lịch dạy ở trường đại học.
Mishima dẫn tôi đến với ông già và ông ấy đưa tôi trở lại với Gabriela, người tôi yêu dù chẳng biết gì về quá khứ của cô ấy, hay cả những khi cô ấy không ở bên tôi. Có lẽ vì thế mà cô ấy không muốn chúng tôi sống chung, và tôi buộc phải thấy bản thân trở thành một người đàn ông hiện đại: một cặp đôi, hai căn hộ.
Trong một thời gian, tôi sống cùng Valdemar, một con người lập dị thích khám phá phía khuất của Mặt Trăng. Anh ta đã biến mất vào một ngày đẹp trời, bỏ lại cái kính viễn vọng trong căn bếp của Titus. Valdemar cũng để lại cho chúng tôi tập bản thảo những nghiên cứu của mình, và sự trống vắng không thể bù đắp mà những người quan trọng hay để lại trong chúng ta.
Mỗi khi buồn, tôi và Titus lại dựng kính viễn vọng lên và hướng về phía Mặt Trăng, như thể Valdemar đã tìm được cách tới đó và có thể truyền tín hiệu cho chúng tôi bất kì khi nào.
Một ngày nào đó anh ta sẽ trở lại, hoặc chúng tôi sẽ quay lại với anh ta, vì chúng ta đều là một phần của “cái nồi” vũ trụ luôn nóng sốt, nơi không một nguyên liệu nào bị bỏ phí cả.
Thời gian trôi qua, tôi nhận ra được rằng ta không thể hiểu rõ bản thân mình thông qua sự cô đơn, mà là qua những người khác. Một khi bạn từ bỏ mọi thứ, việc trèo lên ngọn núi và đợi ngày tháng trôi qua tương đối dễ dàng. Điều khó nhất, thứ nghệ thuật tối cao, là kết nối với ai đó khác bạn, vì khả năng của chúng ta trong chuyện này cho ta phương thức đúng đắn như một con người.
Tôi hẳn là một thợ học việc đơn giản, vì tôi chưa bao giờ hết bất ngờ trước quyết định của những người xung quanh. “Xung quanh” có thể là cách nói hơi rộng quá, như buổi sáng đầu tiên của tháng Sáu xác nhận, khi tôi xuống cầu thang và mở hòm thư…
Maneki neko
Con mèo vẫy chào
V
ì đã ở giai đoạn cuối của năm học, nên tôi không chờ đợi thư từ nào khác ngoài thông báo triệu tập đến họp của trường đại học, chắc chắn là với những từ ngữ tồi tệ, hoặc chương trình nghiên cứu hè.
Nhưng thay vì những giấy tờ học thuật, trong hòm thư chỉ có duy nhất một tấm bưu thiếp. Tôi đưa nó ra chỗ sáng để nhìn rõ hơn: Trên bưu thiếp có hình một con mèo sứ trắng đang giơ chân trái.
Lật mặt sau, tôi trông chờ địa chỉ của một cửa hàng Trung Quốc mới mở trong khu phố, chỗ mà ta thường thấy những mô hình nhỏ như thế này, nhưng kì lạ thay, tấm bưu thiếp có tem gửi từ Nhật Bản. Ngoại trừ địa chỉ của tôi, được viết tay bằng bút lông nhỏ, ở chỗ dành để viết nội dung thiếp chỉ có duy nhất một cụm từ:
WABI SABI
Tôi bối rối đứng yên trước hòm thư mất một lúc, nhìn hết bức ảnh rồi đến cái từ lạ thường kia. Không hiểu ai đã gửi bưu thiếp cho tôi từ một nơi xa như vậy, và vì lí do gì, nhưng trực giác mách bảo tôi rằng con mèo vô tội kia, nếu nó đúng là vô tội, sẽ mang đến biến động. Con mèo cuối cùng gọi cửa nhà tôi, Mishima, đã gây ra một cơn bão các sự việc, thế nên tốt hơn hết là không nên coi nhẹ chuyện này.
Hiện tại thì con mèo trên bưu thiếp đã thay đổi kế hoạch buổi sáng của tôi. Thay vì đi ra đường, tôi leo lên tầng áp mái và gõ cửa nhà Titus.
Cửa mở ra với một tiếng rè rè, chứng tỏ là ông hàng xóm của tôi đang bận bịu với một cuốn sách được giao. Thật vậy, vừa mới đẩy cửa vào, tôi đã có thể nghe thấy tiếng gõ bàn phím lia lịa trên nền nhạc jazz. Trong không khí có vài làn khói nhẹ, càng khẳng định rằng ông ấy đang làm việc. Titus chỉ đốt nhang khi đang biên soạn.
Trước khi rời khỏi hành lang dẫn tới phòng khách kiêm phòng làm việc, tôi dừng chân trước Kẻ lãng du trên biển sương mù, bản sao bức họa của Caspar David Eriedrich mà Titus sở hữu. Mặc dù đã nhìn nó hàng chục lần, chàng trai lãng mạn leo lên đỉnh núi sương mù đó vẫn luôn gây ấn tượng với tôi.
“Anh định đứng đó suốt hả?” Titus đột ngột chào tôi. Tôi vào căn phòng chỉ có bàn làm việc, Titus đã ngừng tay và tò mò xem xét tôi.
“Ông đang làm việc…”
“Có vẻ là vậy, nhỉ?” ông ấy mỉa mai. “Còn đúng bốn ngày nữa là đến hạn nộp cuốn Một xu để cười mà tôi vẫn còn thiếu bốn phần và đoạn mở đầu về liệu pháp tiếng cười.”
“Tiêu đề gì mà lố bịch vậy… Nó nói về gì thế?”
“Đây là phiên bản chuyển thể từ một cuốn sách của Mỹ: một hợp tuyển gồm một ngàn truyện cười được bán với giá mười euro, có nghĩa là một xu cho mỗi liều tiếng cười.”
“Thật là khéo léo.”
“Không phải ý của tôi đâu. Và tôi cũng không thể đảm bảo mấy truyện này sẽ gây cười. Tôi thấy những câu chuyện mình tìm được chẳng có gì buồn cười cả,” ông ấy chỉ cho tôi đống giấy ghi chú ở một góc bàn.
“Vậy tôi để ông tiếp tục làm việc nhé.”
“Đợi đã, anh định nói gì với tôi?”
Sau khi đánh giá rủi ro của khả năng Titus sẽ bắt tôi tìm truyện cười phụ ông ấy, sự tò mò mà tấm bưu thiếp đem lại cho tôi lớn hơn, nên tôi thả nó xuống bàn. Rồi tôi ngồi xuống ghế sofa, chờ đợi lời bình luận của ông ấy.
“Thú vị đấy,” ông ấy cười. Ai gửi cho anh vậy?”
“Tôi không biết. Không có tên người gửi. Trên đó chỉ có một từ ghép thôi, ông có biết nghĩa của nó không?”
“Wabi Sabi.”
Titus đọc từ đó lên như thể nó là một câu thần chú. Ngay lúc đó. mô hình tàu hỏa trên cái bàn nhỏ sát tường bắt đầu chạy, vào và ra khỏi hầm trong khi phát tiếng còi nhè nhẹ.
“Nó làm tôi suýt chết khiếp đấy,” tôi nói. “Trên bàn ông có bao nhiêu công tắc vậy?”
“Có hai thôi: nút mở cửa và nút điều khiển mô hình tàu hỏa. Anh biết là nó giúp tôi tập trung mà… Nhưng hiện giờ tôi không thể cho anh câu trả lời, bởi vì tôi không biết khái niệm này. Hỏi Gabriela ấy. Cô ấy từng sống ở Nhật, đúng không?”
“Cô ấy đang ở Paris, phải tới tuần sau mới về. Trong lúc đó, có thể con mèo sứ sẽ cho ta manh mối nào đó.”
Titus lần ngón tay theo hình con mèo và nói: “Đây không phải bí ẩn gì cả. Đây là maneki neko, ở Nhật có hàng triệu con ấy.” “Maneki neko là con gì?”
“Xem cuốn thứ ba ở trên kệ kia đi,” Titus chỉ cho tôi cái kệ sách ở cuối phòng khách. “Kì lạ là anh không nhớ đấy, chính anh đã giúp viết ra nó mà.”
“Cuối cùng thì người viết là Valdemar mà, ông không nhớ ư?” Tôi lấy bản sao cuốn Khóa học nhỏ về phép lạ hằng ngày. Quả thật, trong chương “Triết lí loài mèo” có một phần dành cho nhân vật này:
MANEKI NEKO: CON MÈO MAY MẮN
Hình tượng phổ biến trong thương mại Nhật Bản này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào thế kỉ 9, người ta tin rằng mỗi khi mèo dùng chân lau tai là nhà sẽ có khách. Sự bồn chồn của loài mèo trước khi có người lạ đến thể hiện qua hành động rửa mặt.
Những nguồn khác lại khẳng định nguồn gốc của con mèo này tới từ một câu chuyện có thật trong thời Edo (1603 - 1868). Người ta luôn thấy một con mèo tên Tama trên thềm của một ngôi chùa, xây trước một cái cây to, ở phía Tây Tokyo. Vào một ngày mưa nọ có vị lãnh chúa trú mưa dưới cái cây và Tama liên tục giơ chân lên như để gọi ông. Tò mò, ông rời khỏi chỗ trú và lại gần con mèo. Đúng lúc đó, một tia chớp giáng xuống cái cây và mọi thứ quanh nó. Cảm động trước hành động của con mèo, vị lãnh chúa này trở thành người bảo trợ cho ngôi chùa.
Một câu chuyện khác kể rằng, có một người phụ nữ nghèo khổ tên Imada đã bỏ mặc con mèo của mình vì bà còn chẳng thể chăm sóc nổi cho bản thân. Con vật sau đó xuất hiện trong giấc mơ của bà, hướng dẫn bà cách nặn hình nó bằng đất sét để đem lại may mắn. Người phụ nữ làm theo và sau khi hoàn thành, một người qua đường nhìn thấy tượng con mèo và nhất quyết hỏi mua. Kể từ hôm đó, Imada làm thật nhiều tượng và rất nhiều người đã mua giúp bà bớt khó khăn.
“Rất rõ ràng,” tôi nói, có chút nhạo báng, “nhưng chuyện này chẳng giải thích thêm gì cả. Tại sao lại có người gửi cho tôi con mèo may mắn? Tôi có quen ai ở Nhật đâu.”
“Có lẽ là để thông báo có người lạ sẽ tới… Hoặc có lẽ anh cần một chút may mắn cho cuộc phiêu lưu sắp tới.”
Tôi đón nhận hai khả năng như một nhà tiên tri độc ác. Kinh nghiệm cho tôi thấy việc người lạ đến bao giờ cũng cũng kéo theo một chuỗi các rắc rối. Mặt khác, tôi gọi những chuyến phiêu lưu cần tới may mắn với cái tên đơn giản là “tai họa”.
Điều chưa được khám phá chính là ý nghĩa của từ “WABI SABI” kia, nhưng có điều gì đó mách bảo rằng tôi sẽ sớm biết thôi.
Động vật có nguy cơ tuyệt chủng
N
ăm học ở Khoa Văn học Đức đã kết thúc và thời gian của tôi được phân chia cho các cuộc họp soạn chương trình học, trông thi và vài giờ hướng dẫn mà hiếm khi có ai đến.
Sáng thứ Ba đó, tôi đang ngắm nhìn ánh nắng hè xuyên qua cửa sổ, chiếu rọi những vết nứt và bụi trên cái bàn làm việc cũ. Đột nhiên, tôi thở dài, khiến chính bản thân ngạc nhiên.
Từ khi tôi trở thành tiến sĩ Ngôn ngữ Đức và bắt đầu công việc giảng viên, tất cả đã thay đổi trong khuôn viên những bức tường của Khoa được dựng lên từ thế kỉ 19, mặc dù trông chúng có vẻ còn cổ hơn thế. Từ chính văn phòng này, nơi rất nhiều bài thi chờ đợi để được chấm, tôi thấy sự nghiệp mình từng bỏ công học hành đang dần biến mất.
Trong khóa gần nhất của Khoa Văn học Đức, chúng tôi chỉ có khoảng một tá sinh viên. Ít ỏi như một gia đình.
Rồi sau đó, bằng cấp này chính thức “tuyệt chủng”, như một con thú cổ xưa và không cần thiết, tôi được nhập vào Khoa Ngôn ngữ Anh.
Chính tôi đã trở thành một động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các lớp văn học Đức của tôi bị cắt giảm xuống chỉ còn duy nhất một học phần tiến sĩ. Ngoài ra, giờ tôi còn dạy cả ngôn ngữ của Goethe cho các sinh viên vốn coi nó như một cơn ác mộng thực sự. Tiếng Đức giống như một người tình chỉ tôn trọng ta khi ta dành hết sự chú ý cho nàng. Nếu trở thành môn học phụ cho sinh viên Ngôn ngữ Anh, nó có thể trở thành địa ngục. Những danh sách dài ngoằng các danh từ với thể số nhiều bất quy tắc và các cách thể[1] là món ăn khó nuốt cho những ai chỉ học một hoặc hai lần một tuần.
Vì điều này, từ lúc sự nghiệp của tôi kết thúc, tôi đã trở thành giáo sư của một ngôn ngữ gây ra nhiều đau khổ cho sinh viên hơn là sự hài lòng.
Điều tốt đẹp duy nhất của việc không thường xuyên có sinh viên lớp văn học chính là sự đánh giá trở nên gần như không thể trong thời kì của Google. Chữa bài làm về một tác giả nào đó và tác phẩm của họ giờ là một cuộc điều tra toàn diện những gì có trong bài viết, để biết sinh viên đó đã chép từ đâu, theo phong cách “cắt và dán” thuần túy.
Nếu trông thi, tôi cần phải cực kì thận trọng để sinh viên không dùng điện thoại thông minh đã được biến thành một loại phao vô tận.
Khi tôi đang suy nghĩ về tất cả những chuyện này, cửa văn phòng mở ra và một cô gái tóc vàng loăn xoăn xin phép vào. Tỉnh giấc khỏi nỗi luyến tiếc của một giáo sư bốn mươi lăm tuổi, tôi nhìn cô gái với gương mặt nhọn làm tôi nhớ đến mặt mèo.
Cô gái đủ tuổi để học bằng tiến sĩ, nhưng tôi chưa nhìn thấy cô này bao giờ.
“Em tìm ai vậy?”
“Em không rõ.”
Cô gái tiến lại gần và đặt lên bàn tôi một cái đĩa nhạc. Trên bìa đĩa là một hình tròn được vẽ bằng nét bút lông, giống như các bậc thầy thư pháp Nhật Bản.
Sau tấm bưu thiếp bí ẩn với hình mèo maneki neko, giờ việc một cô gái với gương mặt giống mèo cho tôi xem một cái đĩa nhạc với dấu hiệu của Nhật Bản hẳn phải là một tín hiệu nào đó, nhưng tôi chưa biết là cho điều gì.
“Em muốn biết lời bài hát trong cái đĩa này có ý nghĩa gì,” cô gái bắt đầu nói với giọng nhẹ nhàng và du dương. “Thầy có thể nghe thử một chút không?”
Cô gái lấy ra cái máy nghe đĩa, một vật dụng lỗi thời trong thời đại kĩ thuật số này. Một giống loài sắp tuyệt chủng khác. Trong lúc
cô gái đưa cái tai nghe với giọng nam đang hát, tôi sắm vai vị giáo sư tiếng Đức không thích phung phí thời gian.
“Em cần phải tới Trường Ngôn ngữ Chính thức[2],” tôi đề nghị, “ở Khoa này không dạy tiếng Nhật.”
“Đây không phải là tiếng Nhật,” cô gái đính chính, “mà là một ngôn ngữ chết em muốn hiểu. Ha. Ít nhất thì biết đó là tiếng gì…” Bị bất ngờ, tôi đeo tai nghe lên. Trên nền hợp âm guitar, một chàng trai ca một khúc hát u sầu lạ lùng. Tôi không thể nhận ra một từ nào mà anh ta hát. Ngay từ đầu, tôi thấy đó không giống một ngôn ngữ Semit[3] nào cả. Cũng không giống ngôn ngữ cổ nào gốc German.
Cô gái tóc vàng sốt ruột chờ đợi phán quyết của tôi.
“Xin lỗi đã làm em thất vọng,” tôi trả lại máy nghe đĩa, “nhưng tôi không hề biết…”
“Lúc đầu em nghĩ nó là tiếng yêu tinh,” cô gái cắt ngang, “nhưng một người bạn của em từng làm luận văn về Tolkien[4] đã nói rằng chúng không có liên quan gì cả.”
Điện thoại của cô gái mèo kia bắt đầu kêu đúng lúc đó. Việc này cho tôi cái cớ hoàn hảo để kết thúc buổi tư vấn lố bịch này. Tôi đứng dậy để chào tạm biệt, nhưng cô gái ngắt cuộc gọi và nói với tôi: “Em nghi ngờ nó là tiếng Atlantis[5].”
Tôi cứng người. Tôi đã làm việc ở Khoa này mười bảy năm và chưa bao giờ gặp phải một buổi tư vấn khác thường đến vậy. Niềm yêu thích những điều kì quặc của tôi vượt qua sự thận trọng, nên tôi hỏi: “Điều gì khiến em nghĩ đó là tiếng Atlantis?”
Chỉ cần nói rõ câu đó thôi, tôi đã thấy nó vô lí và lố bịch thế nào khi phát ra từ miệng của một giảng viên đại học. Atlantis chỉ được Plato[6] đề cập đến vài lần một cách mơ hồ. Tôi thậm chí còn chưa từng nghe nói tới có ngôn ngữ của nơi này.
Tôi chuẩn bị đưa trả máy nghe đĩa thì điện thoại của cô gái lại vang lên. Cô gái bực tức nhìn màn hình rồi cuối cùng cũng nghe máy, như thể đang ở nhà mình chứ không phải trong văn phòng của trường đại học.
“Tôi đã nói là không muốn biết thêm gì về anh nữa. Anh rõ chưa?”
Nhìn vẻ mặt khó chịu của cô gái mèo, tôi hiểu rằng người ở đầu dây kia vẫn giữ vững lập trường. Cô gái cố chấp trả lời lại trong khi đi lùi lại chỗ cửa ra vào. Khi đi ra đến hành lang, cô giơ tay lên chào rồi đóng cửa lại.
Bất ngờ vì những gì vừa xảy ra, tôi đứng trước cửa sổ một hồi lâu. Đúng lúc đó, một con hải âu kinh khủng vừa kêu vừa dang cánh bay qua.
Khi quay lại nhìn cái bàn, tôi hơi giật mình. Bên cạnh đống bài thi chưa chấm là cái đĩa với thứ ngôn ngữ chưa biết. Tôi chạy ra cửa, nhưng cô gái tóc xoăn không còn ở đó nữa.
Hành lang lại trống trải như những bài luận văn về ngôn ngữ Atlantis.
Anh có nói tiếng Atlantis không?
K
hi về nhà, vào buổi chiều ngày thứ Ba, tôi đã không ngờ rằng cuộc gặp gỡ trong văn phòng đó lại là món khai vị cho một ngày thất bại về mọi mặt.
Con mèo đã hất cái lọ hoa của bà Gabriela xuống sàn. Đó là món đồ duy nhất có giá trị tình cảm mà Gabriela để lại trong nhà tôi, cô ấy hẳn sẽ bực bội lắm khi quay về từ Paris. Tôi nhìn đồng hồ treo tường chỉ 18 giờ 12 phút. Có thể cô ấy vẫn đang làm việc tại Hội chợ Nghệ thuật Đương đại và có wifi, nên tôi gửi một tin nhắn qua Whatsapp.
Anh có tin xấu, em à.
Mishima mới hất cái bình của bà em xuống đất.
Sứ có vẻ mỏng hơn ta nghĩ, vì nó đã thành trăm mảnh rồi.
Anh sợ là mình không cứu được nó.
Yêu em
SAM
Sau khi thông báo tin buồn, tôi đi tìm con mèo khắp nhà nhưng không thấy. Chắc chắn nó đã nhận thức được rằng mình vừa gây rắc rối.
Trong lúc chờ tin nhắn trả lời của người yêu - biểu tượng hai dấu tick có nghĩa là tin đã được gửi thành công - tôi ngồi ở ghế sofa với máy tính đặt trên đùi và cái cặp bên cạnh.
Tôi đang tìm danh thiếp của một giáo sư mà mình cần phải gửi email thì lại thấy cái đĩa với vòng tròn Nhật Bản. Tôi đã mang nó theo, vì sợ rằng một giáo sư khác sẽ vứt đi và rồi cô gái điên kia
quay lại đòi tôi. Vì bản chất tò mò, tôi không thể ngăn mình bỏ cái đĩa vào máy nghe nhạc cầm tay.
Giọng hát của ca sĩ bắt đầu với một giai điệu trầm bổng, giống như tàu lượn siêu tốc của cuộc đời. Tôi căng tai ra nghe lần nữa, để xem có thể nhận ra từ nào không, nhưng chẳng có từ ngữ nào quen thuộc cả. Cùng lúc đó, sự mãnh liệt và say mê của ca sĩ khiến tôi nghĩ rằng mình hoàn toàn hiểu hết lời ca.
Cảm thấy ngứa ngáy vì niềm đam mê giống như cô gái mặt mèo, tôi săm soi cái bìa đĩa cho đến khi phát hiện một chữ kí nhỏ ở mặt sau: Daniel Lumbreras.
Một cái tên thích hợp cho người duy nhất trên thế giới biết tiếng Atlantis, thấy thú vị nên tôi thử gõ tên anh ta vào Google và sau đó là Facebook. Có rất nhiều người mang tên này, mặc dù nó không phải là một cái tên phổ biến, nhưng bức ảnh mờ ảo của một chàng trai Barcelona với kiểu tóc vuốt ngược ra sau khiến tôi nghĩ rằng đấy chính là anh ta.
Đã đến nước này, tôi đánh liều gửi một tin nhắn cho anh ta:
SAMUEL DE JUAN
Xin chào Daniel,
Có thể là tôi nhầm người, nhưng tôi mới nhận được một đĩa nhạc tự phát hành với hình tròn trên bìa và tôi muốn hỏi xem liệu nó có phải là của anh không.
Cô gái bỏ quên cái đĩa ở văn phòng của tôi nói rằng anh hát tiếng Atlantis.
Nếu đúng là vậy thì tôi có thể hỏi anh đã học ngôn ngữ đó ở đâu không? Cảm ơn anh và xin lỗi vì sự đường đột này.
Sau khi nhấn ENTER để gửi tin nhắn đến người có thể không biết gì về chuyện này, tôi tự nhủ rằng bản thân chẳng thay đổi gì mấy kể từ khi đọc cuốn từ điển những từ không thể dịch để giải trí.
Mishima chọn đúng lúc đó để tái xuất với cái đuôi dựng đứng, như thể nó muốn thăm dò không khí trong phòng ăn sau vụ nghịch
ngợm của mình. Nó nhìn tôi dò xét và kêu một tiếng meo gần như không thể nghe thấy.
“Lên đây đi, nào…” Tôi cho phép nó. “Tao đã dọn hết mảnh vỡ và báo cho Gabriela rồi.”
Mishima nhảy lên ghế sofa rồi dụi đầu vào người tôi. Ngay lúc đó, điện thoại của tôi kêu lên.
“Là cô ấy đấy,” tôi nói với con mèo. “Để xem cô ấy phản ứng ra sao nào.”
Samuel,
Đừng buồn vì cái bình. Chả có gì kéo dài mãi mãi cả mà.
Khoảng mười giờ tối anh có ở nhà không?
Chúng ta cần nói chuyện.
xxx GAB
Hãy chào vận may và vận may sẽ chào lại bạn
V
ài tiếng trước thời điểm mười giờ, tôi đọc cuốn sách của Titus về maneki neko, con mèo may mắn đã đến với tôi qua tấm bưu thiếp bí ẩn từ Nhật Bản.
“Wabi Sabi,” tôi nhắc lại.
Chuyện anh chàng ca sĩ Atlantis đã làm tôi quên mất việc tìm ý nghĩa của từ được viết trên bưu thiếp. Giờ thì máy tính đã tắt mất rồi.
Cuốn Con mèo may mắn do một người Đức tên Christopher A. Weidner viết. Lúc đầu tôi nghĩ đó là bút danh, giống như những cái tên Titus dùng để viết những cuốn sách truyền cảm hứng, nhưng ở bìa gập bên phải có tiểu sử khá dài khiến tôi nghĩ đó thực sự là tên của anh ta.
Cuốn sách tổng hợp nhiều câu chuyện về việc loài mèo mang đến may mắn với tiên đề: “Hãy chào vận may và vận may sẽ chào lại bạn.”
Bị hấp dẫn vì không biết phải chào vận may thế nào. Tôi mở thẳng tới phần cuối của cuốn sách, nơi tác giả giải thích cách biến điều ước thành hiện thực. Theo Weidner, điều ước cần phải đạt được sáu yêu cầu sau:
1. Phải là một điều ước thực sự nhỏ.
2. Phải dễ để có thể thực hiện ngay lập tức hoặc muộn nhất là ngày mai.
3. Phải là sự khởi đầu cho thứ gì mới và không phải chuyện có thể bỏ giữa chừng.
4. Phải là điều ta có thể thực hiện mà không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, như thời gian hay sự trợ giúp của người khác. 5. Phải có thể tự thể hiện một cách rõ ràng.
6. Phải truyền được cảm giác rằng sự thay đổi là có thể.
Trong khi cố nghĩ một điều ước cho mình, tôi đứng dậy để hâm nóng bữa tối. Mishima đi theo tôi vào bếp, nơi tôi đổ một lon ravioli[7] sốt cà chua ra đĩa và bỏ vào lò vi sóng.
Khi nhìn cái đĩa quay quay với món ăn phổ biến kia, tôi nghĩ đến một cảnh trong phim Seinfeld[8]. Nhân vật chính cùng một người bạn đến cửa hàng giặt là tự phục vụ. Khi quần áo đã giặt sạch, trong lúc xem xét mấy chiếc tất và các món đồ quay trong máy sấy như thế nào, ông diễn viên hài thú nhận: “Tôi nghĩ đây là khoảnh khắc buồn chán nhất trong đời mình.”
Tôi không thể nói điều tương tự, vì tin nhắn của Gabriela làm tôi căng thẳng. Tôi không lo việc cô ấy muốn nói chuyện lúc mười giờ tối, vì chúng tôi nói chuyện bất cứ lúc nào có thể khi cô ấy đi xa. Điều khiến tôi bồn chồn chính là việc cô ấy không tức giận vì cái bình chứa linh hồn của bà cô ấy đã bị vỡ.
Với tính cách bốc đồng của Gabriela, tôi đã dự đoán một cơn thịnh nộ qua điện thoại, nhưng thay vào đó, cô ấy chỉ nói “Đừng buồn vì cái bình”. Có chuyện lớn gì đã xảy ra, đến mức cô ấy bàng quan trước chuyện này?
Tiếng chuông điện thoại bàn cho thấy tôi sẽ sớm biết chuyện đấy là gì.
Tôi chạy ra nghe máy. Giọng điệu không chắc chắn của Gabriela xác nhận rằng có gì đó không ổn. Sau khi bỏ lửng vài câu nói, cô ấy hỏi: “Anh đang làm gì vậy?”
“Đang đọc một cuốn sách về maneki neko,” tôi trả lời, che giấu sự lo lắng của mình. “Có sáu quy tắc để tập trung may mắn và hoàn thành một điều ước.”
“Và anh đã ước rồi ư?”
“Không, thực ra thì, anh mới nhận ra điều ước duy nhất của mình là được nói chuyện với em và giờ thì anh đang thực hiện rồi. Ngay lúc này, ngay tại đây, anh không cần thêm gì cả.”
Sự yên lặng bên kia đầu dây kéo dài quá lâu.
“Gabriela, em nghe rõ chứ?”
“Em nghe rồi. Em chỉ đang nghĩ…”
“Em đang nghĩ chuyện gì vậy?”
Tôi nghe tiếng cô ấy thở, nhanh và rõ, ở đầu dây bên kia. Không rõ chuyện gì đang xảy ra, trong khi Gabriela quyết định nói điều cần nói với tôi, tôi tiếp tục: “A, anh quên mất! Trước khi đọc về con mèo may mắn, vì anh có nhận được một tấm bưu thiếp không rõ người gửi, anh đã làm một chuyện khác thường. Anh đã gửi tin nhắn cho một người đàn ông lạ mặt có vẻ biết hát tiếng Atlantis. Có lẽ là người duy nhất. Có phải…?”
“Samuel,” Gabriela cắt ngang. “Em nghĩ chúng ta cần tạm nghỉ.” Giống như một lời tiên tri được thực hiện ngay lập tức, những điều đã nói ra như thế này gây nên sự tĩnh lặng kéo dài và nặng nề. Giờ tôi mới là người không nói nên lời. Tôi cảm thấy mồ hôi lạnh thấm sau gáy. Tay nắm chặt ống nghe như thể đó là phao cứu sinh, tôi đợi cô ấy nói nốt.
“Đừng nghĩ là em đang ở bên người đàn ông nào đó, hay em yêu ai khác. Em biết là mọi thứ thường diễn ra như vậy, nhưng chuyện này không phải thế. Em đang ở một mình.”
“Anh cũng vậy,” tôi trả lời, có chút nhẹ nhõm. “Chúng ta là hai tâm hồn cô đơn đã gặp được nhau giữa cơn bão. Đây không phải là điều ta luôn nói sao? Vì thế nên mỗi người vẫn sống riêng.” “Và mọi thứ đã rất tốt đẹp, Samuel à.”
Đến lúc này, giọng cô ấy vỡ ra. Tôi có thể nghe tiếng nức nở, dù cô ấy đã để ống nghe xa ra. Trong lúc sững sờ chờ đợi cô ấy quay lại, cái chữ “đã” kia nổ tung trong đầu tôi như một quả bom có sức công phá hạng nặng.
Lấy hết can đảm, tôi định gỡ rối vấn đề bằng cách tỏ ra lạnh lùng, mặc dù tôi đang sụp đổ trong chính những giây phút này. “Đừng đau khổ vì anh, Gabriela. Chúng ta sẽ nói chuyện khi nào em về Barcelona. Bây giờ em đi ngủ đi.”
Một khoảng im lặng trước đòn đánh cuối cùng:
“Em sẽ không quay về đâu, Samuel.”
Âm nhạc tỏa sáng giúp chữa lành ta từ bên trong G
ửi bạn hữu,
Tôi cảm thấy hãnh diện vì một giảng viên đại học như anh (tôi cũng đã điều tra về anh và thấy email của khoa anh dạy, tôi thích nó hơn Facebook) đã nghe đĩa nhạc của tôi và thích nó.
Tôi biết là chất lượng âm thanh chưa được tốt. Tôi quyết định thu lại mấy bài hát này vì tôi đã bắt đầu quên chúng. Tôi có quá nhiều vấn đề phức tạp và đầu tôi thì không chứa nổi nữa. Rồi trong khi thu âm, tôi thấy là mình có thể làm bản demo đầu tiên.
Dù âm thanh như vậy, nhưng tôi nghĩ là chất lượng các ca khúc không bị mất đi. Ngoài ra, tôi cũng đi theo một khuôn mẫu thống nhất: luôn chỉ có giọng hát và tiếng guitar. Hoàn toàn trần trụi. Và thu trong một lần. Một sự đồng nhất có thể khiến việc nghe đơn điệu, đúng vậy.
Về câu hỏi liên quan đến ngôn ngữ, thì sự thật là chẳng có ngôn ngữ nào cả. Tôi chỉ đơn giản là dùng giọng ca như một nhạc cụ thôi. Hoàn toàn là ứng biến. Giai điệu vẫn giữ nguyên, nhưng giọng hát thay đổi. Không bao giờ lặp lại. Điều này cho phép tôi tạo ra thời điểm hiện tại chặt chẽ và thể hiện các xúc cảm trong chính khoảnh khắc đó. Kì lạ, nhưng tôi nghĩ rằng người nghe có thể cảm nhận được sự tức thì này bằng cách nào đó.
Từ kinh nghiệm cá nhân của mình, mỗi khi hát theo cách này, tôi thể hiện được những tình cảm không thể diễn tả bằng từ ngữ. Tôi luôn ngưỡng mộ sự tài hoa và sức mạnh (tinh thần) của các nhạc sĩ. Một thứ âm nhạc tỏa sáng có thể chữa lành cho ta từ bên trong, mở ra một nơi chốn hạnh phúc, trao cho ta sức mạnh cùng sự can đảm, và mang đến hi vọng.
Nếu có ngày tôi có thể truyền tải được những giá trị này, tôi nhất định sẽ cảm thấy vô cùng mãn nguyện.
Tôi hay thích nói rằng dù không có quốc gia nào hiểu được ngôn ngữ tôi hát, nhưng đồng thời, cả thế giới cũng có thể hiểu được tôi. Có một bản chất phổ biến trong tất cả những điều này.
Mặt khác, bên cạnh đấy là một kiểu hòa tan. Tôi nghĩ rằng ngôn ngữ là một phần cơ bản trong việc xây dựng bản sắc riêng của mỗi chúng ta. Giúp chúng ta nghĩ tới chính bản thân mình.
Khi hát, tôi thực sự không cảm thấy rằng mình đang hát. Tôi cảm nhận một sự trống rỗng. Chẳng có ai ở đó. Hoặc là ngược lại: Tôi được là chính mình hơn bao giờ hết. Bằng cách tự tạo ra ngôn ngữ riêng, thay đổi theo từng khoảnh khắc, giống như đời thực vậy.
Tôi rất hâm mộ Nietzsche[9], Wittgenstein[10], Foucault[11], cả những nghiên cứu của họ về ngôn ngữ nữa. Về cách mà ngôn ngữ quyết định việc chúng ta nhìn và hiểu thế giới như thế nào.
Nhưng tất cả chỉ là những từ ngữ mà thôi. Tôi biết mình đang tự làm mọi thứ phức tạp lên. Nhưng điều quan trọng là âm nhạc, và sự thôi thúc khiến tôi hát theo cách này là tự nhiên và tự phát. Tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ một tinh thần ngây thơ và hồn nhiên.
Thật ra, tôi đã hát như vậy từ lúc còn nhỏ, khi ngủ cùng em trai trên giường tầng, trong cùng một căn phòng. Nó luôn ngủ được ngay lập tức. Thế nên tôi bắt đầu hát, trong bóng tối, ở giường trên. Tôi còn chẳng biết mình hát gì. Khi đó tôi còn nhỏ và không có một cái đĩa hay bài hát yêu thích nào. Chỉ đơn giản là hát thôi.
Nhưng vậy đấy, như tôi đã được nghe rất nhiều lần rồi, sự ngây thơ của con trẻ đến từ tiêu chuẩn. Sự ngây thơ của người lớn là kết quả của khoe mẽ. Tôi không biết liệu mình còn chút ngây thơ này không, liệu mình có tìm lại được nó, hay liệu tôi có nó không và trên thực tế thì tôi không hề có nó.
Cuối cùng, như anh có thể thấy, tôi đam mê nói về những chủ đề này. Tôi mất kiềm chế. Và cuối cùng thì tôi không nói được mấy về âm nhạc.
Gửi anh một cái ôm thật chặt và hẹn gặp lại!
DANIEL LUMBRERAS
Khảo cổ tình cảm
B
ây giờ là bốn giờ sáng và tôi vẫn chưa có phản ứng gì. Ngâm mình trong bồn nước đã lạnh ngắt, suy nghĩ của tôi xoay chuyển giữa cuộc gọi của Gabriela và bức thư điện tử dài dòng nhưng không kém phần sâu sắc kia.
Trong cuộc sống, mọi chuyện không diễn ra như mong muốn quá thường xuyên. Tôi đã dự đoán trước một cuộc cãi vã về cái bình vỡ, nhưng thay vào đó. Ít nhất là bây giờ, điều đổ vỡ lại là mối quan hệ của chúng tôi. Tôi đã nghĩ rằng câu hỏi của mình cho anh chàng ca sĩ Atlantis sẽ không được hồi đáp hay chỉ nhận được vài dòng, và rồi tôi nhận được một lá thư khiến tôi phải đọc lại nhiều lần trong những ngày sau đó.
Ta không thể đoán trước được điều gì sẽ diễn ra trên thế giới, nhưng những người khôn ngoan khăng khăng rằng tất cả sẽ diễn ra vào đúng thời điểm. Và đây chính là điều đáng lo nhất. Tôi không hiểu tại sao, sau tám năm bên nhau, Gabriela lại đánh chìm Atlantis của chúng tôi xuống đáy biển.
Mặc kệ bản thân đang chết cóng, tôi xem xét lại mọi chuyện, để hiểu tại sao chúng tôi lại đi đến nước này. Đến mức cô ấy không quay trở lại từ chuyến công tác vốn chỉ kéo dài vài tuần.
Khởi đầu mối quan hệ của chúng tôi vừa kì lạ vừa thú vị. Tôi đã quen Gabriela khi còn nhỏ và chúng tôi gặp lại nhau vào năm ba mươi lăm tuổi. Sau vài tháng do dự, chúng tôi bắt đầu hẹn hò. Hai thập kỉ rưỡi không biết gì về nhau khơi nguồn cho rất nhiều cuộc trò chuyện, chúng thường đi theo một kịch bản đã định sẵn cho các cặp đôi mới yêu nhau.
Sau giai đoạn làm tình như điên dại là đến lúc bắt đầu khảo cổ tình cảm. Mỗi người đều cảm thấy có nghĩa vụ phải ôn lại tình sử của mình và giải thích vì sao những mối quan hệ đó thất bại. Việc
này có thể rất nhàm chán, đặc biệt là trong giai đoạn chớm nở, khi một người chỉ nghĩ tới chuyện lao vào người kia. Nhưng đó là một vấn đề an toàn để trò chuyện khi đi dạo trong công viên, ăn tối hay đùa giỡn trên giường sau một đêm tình tứ.
Có một “sức hút” nhất định trong việc biết điều gì ở ta kích thích bạn tình, vì họ rất khác chúng ta. Cũng theo cách đó, chúng ta muốn tìm hiểu “chuyện gì đã xảy ra” trong những mối quan hệ trước để không phạm phải những sai lầm đó nữa. Ta đang yêu và mong muốn điều hai người đang xây dựng sẽ tồn tại.
Trong giai đoạn đầu này, tôi không có nhiều thứ để kể, vì tôi có nhiều tình yêu thuần khiết hơn là thật. Kể từ năm ba mươi tuổi thì tôi thậm chí còn không có cả tình yêu thuần khiết: Tôi đã tự nhốt mình trong vỏ ốc, biến cả thế giới thành lãnh thổ thù địch.
Về phần mình, Gabriela đã giải thích cho tôi về ba mối tình mà cô ấy coi là quan trọng. Tôi nghĩ rằng đám còn lại đều chỉ là chơi bời. Cô ấy không đi vào chi tiết bởi vì cô ấy luôn muốn xóa đi quá khứ, như thể thay vì đất sét đã tạo nên con người chúng ta thì đó lại là một vật liệu không xứng đáng và cần phải chôn vùi.
Cô ấy đặc biệt khó khăn khi nói về những năm tháng sống ở Nhật Bản, nơi cô ấy từng dạy tiếng Anh. Cô ấy sống ở Osaka và khi không phải đi dạy, cô ấy đọc các tuyển tập truyện ngắn bằng tiếng Anh ở căn hộ đã thuê.
Có chuyện gì rất lớn đã xảy ra ở đó khiến cô ấy quay về nhà ngay lập tức. Cô ấy chưa bao giờ giải thích lí do cho tôi. Chỉ đơn giản là không muốn nói đến.
Quay lại với việc khảo cổ tình cảm, sau khi kết thúc giai đoạn này, khi các câu chuyện đã được bảo đảm, thách thức thật sự mới bắt đầu. Cặp đôi không còn có thể ỷ lại vào quá khứ mà chỉ có hiện tại đang diễn ra, thường là không có bữa tiệc lớn nào cả, chỉ ngày này qua ngày khác.
Thay vì làm nóng không khí bằng việc kể chuyện bạn từng làm với một cô nàng cùng lớp ở giữa hai cái ô tô, bạn lại tóm tắt ngày làm việc của mình như thế nào. Ban đầu thì cũng vui đấy, vì bạn không biết các diễn viên của vở kịch hằng ngày sẽ diễn trong nhà
hát lao động. Nhưng khi đã nghe một câu chuyện hàng trăm hàng nghìn lần, mọi thứ bắt đầu trở nên mệt mỏi.
Các vấn đề luôn là vậy và những lời khuyên bạn có thể đưa ra cho người yêu mình cũng chỉ có thế.
Đây chính là lúc sức hút đã nuôi dưỡng tình yêu bắt đầu chết dần.
Những lí do của thiên thần
N
ăm giờ sáng, vì chắc sắp viêm phổi đến nơi rồi, nên tôi đổi vị trí từ bồn tắm sang nằm ở sofa với tấm chăn mỏng. Tìm kiếm một mỏ neo nào đó cố níu kéo bản thân với hạnh phúc của quá khứ, tôi xem [12]
lại phim Bầu trời Berlin
lần thứ không biết bao nhiêu nữa.
Thật thú vị khi xem xét việc thời gian đã ảnh hưởng như thế nào đến các tác phẩm kinh điển hiện đại, như với bộ phim này của Wenders. Thiên thần nhân vật chính của phim quyết định trở thành con người, anh ta duy trì vẻ đẹp của mình qua những thước phim phần lớn là đen trắng và những câu thoại truyền cảm hứng của Peter Hanke, người đã viết kịch bản cùng đạo diễn.
Tuy nhiên, nhịp phim lại chậm đến mức không chịu nỗi trong thời đại của điện thoại thông minh và mạng xã hội. Chúng ta không còn biết cách ngồi yên trước một màn hình không có gì đang diễn ra. Hoặc gần như không có gì.
Mặc dù vậy, có lẽ do rối loạn vì cơn sốc, cái lạnh của bồn tắm và thiếu ngủ, tôi muốn xem lại một lần nữa những lí do để từ bỏ sự vĩnh cửu của thiên thần.
Sống trong tinh thần, ngày này qua ngày khác, vĩnh viễn, trao niềm tin tâm linh cho mọi người thì tuyệt vời đấy. Nhưng thi thoảng tôi thấy chán ngán với sự tồn tại tinh thần vĩnh cửu của mình. Thế nên tôi muốn từ bỏ việc trôi nổi trên các tầng cao mãi mãi, muốn nhận ra mình cũng có sức nặng, phá bỏ sự thiếu vắng ranh giới và buộc mình vào Trái Đất.
Với mỗi bước chân, với mỗi cơn gió, tôi muốn khẳng định: “Chính là bây giờ, bây giờ đây!”
Và không còn nói “luôn luôn” hay “mãi mãi” nữa.
Ngồi trên một cái ghế trống trong một ván bài. Người ta sẽ chào tôi… dù chỉ bằng một cái gật đầu nhẹ.
Tôi nhắm mắt lại, bằng cách nào đó, tôi đã cảm thấy như vậy khi hạ thế từ thiên đường của các tác giả Đức và những nhà soạn nhạc cổ điển để yêu Gabriela.
Người đàn ông đã tách khỏi thế giới nhờ đôi cánh của nghệ thuật và văn hóa, nơi nương náu của tôi với hiện thực bên ngoài, đã quay trở lại Trái Đất để sống với những thú vui đơn giản.
… về nhà sau một ngày mệt mỏi và cho mèo ăn giống như những gì Philip Marlowe làm thật là dễ chịu. Bị sốt, tay lấm bẩn vì đọc báo, cảm thấy hào hứng không chỉ với những thứ tâm linh, mà còn với đồ ăn, đường cong nơi gáy hay một cái tai.
Nói dối. Như một tên trộm. Cảm nhận được khung xương di chuyển khi bước đi.
Giả định mọi việc, thay vì biết rõ mọi thứ. Có thể nói: “A! Ồ!” và “Ối!” thay vì “Phải” và “Amen”.
“A!”, “Ồ!” và “Ối!” là ba thứ mà tôi có thể nói và nhắc lại, đặc biệt là trong hoàn cảnh của mình. Đây là suy nghĩ cuối cùng của tôi trước khi chìm vào giấc ngủ.
Kim Các Tự
T
ôi tỉnh dậy khi chưa tới chín giờ sáng. Một cảm giác còn cay đắng hơn lúc bình minh bao trùm lấy tôi.
Trong màn đêm rối loạn, thảm kịch của tôi có vẻ như là một phần của cơn ác mộng hay cơn say, mặc dù tôi thậm chí còn chẳng uống li nào. Tôi cảm thấy có quyền được hòa vào với thiên thần của bộ phim trong khi toàn bộ nhân loại đang say ngủ chờ đợi ngày mới đến.
Dưới ánh sáng chướng mắt của ban ngày, tôi chỉ còn cách chấp nhận điều đã thay đổi mình: một người đàn ông đơn độc chống lại ý chí của mình.
Trong khi cạo râu để chuẩn bị đến Khoa, dù sáng hôm đó không có kì thi hay buổi hướng dẫn nào, tôi ngắm nhìn mái đầu sắc bạc đã chiếm ưu thế với những sợi đen. Cả quầng thâm dưới mắt tôi cũng rõ hơn, dù việc khóc trong đêm có thể mới là điều ảnh hưởng đến chuyện này.
Có lẽ mày nên gọi xem cô ấy thế nào. Tôi bôi kem dưỡng sau cạo râu lên mặt. Người ta nói rằng người ra đi thường thấy tồi tệ hơn người ở lại.
Tôi mặc toàn đồ đen, đồng điệu với tinh thần hiện tại, rồi lê bước đến cửa như một con thú mỏi mệt. Tôi đang đi ra ngoài rồi mới nhận ra là có một tấm bưu thiếp khác ở dưới chân.
Tôi cho là bưu tá đã để nó ở đây từ sáng sớm, tranh thủ lúc đưa bưu kiện nào đó cho Titus.
Tấm bưu thiếp in hình một ngôi chùa phương Đông thanh mảnh ở giữa khung cảnh núi non. Chẳng mất gì để đoán rằng nó có cùng xuất xứ với tấm bưu thiếp hình con mèo đã đem đến vận xấu cho tôi.
Con dấu và tem bằng tiếng Nhật, nhưng ở một góc tem có ghi rằng ảnh của ngôi chùa mang tên Kim Các Tự[13] này được chụp ở Kyoto. Giống như tấm bưu thiếp trước, tên và địa chỉ của tôi được viết bằng bút máy với nét bút chỉn chu.
Tôi cảm thấy bối rối vì không biết ai đã gửi tấm bưu thiếp này, trên hết là vì tôi chưa bao giờ đến Nhật. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là khoảng trống dành để viết thư.
Nó hoàn toàn trống rỗng.
Umami
Q
uá hoang mang và buồn ngủ để làm việc gì có ích, tốt nhất là tôi nên thay đổi lịch trình ngày thứ Ba đó. Tôi lên nhà Titus để tìm chút hơi ấm con người.
Giống như mọi ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi bắt gặp ông ấy ngồi trước máy tính ở bàn làm việc, bao quanh bởi đống sách. Nhà biên soạn già có khả năng làm việc không ngừng nghỉ, mặc dù cơ thể ông ngày càng nhỏ lại. Với cái đầu cạo trọc, ông khiến tôi nghĩ đến những nhà sư trong đền chùa như ở Kim Các Tự.
Vết thương lòng từ cú đâm tôi vừa nhận được còn quá mới, nên tôi bắt đầu từ phía khác: “Tấm bưu thiếp thứ hai vừa tới.” Tôi đặt nó xuống bàn để buộc Titus rời mắt khỏi máy tính. Sau khi liếc nhìn một cái, ông ấy bỏ kính xuống để lau và xem xét cả hai mặt tấm bưu thiếp.
“Có vẻ anh có một người bạn trung thành ở Kyoto đấy. Tấm kia cũng được gửi từ thành phố này.”
“Người bạn trung thành? Tôi không quen ai ở Kyoto hay bất kì nơi nào ở Nhật hết. Chắc là nhầm lẫn rồi.”
“Chẳng có ai nhầm đến hai lần theo cùng một cách cả. Hơn nữa, tên và địa chỉ của anh được viết ở chỗ người nhận. Không thể là nhầm lẫn được.”
Tôi kéo ghế ngồi xuống cạnh ông ấy, giống như đứa trẻ cần lời khuyên và sự bảo bọc của người cha. Tôi cần cả hai vì cảm thấy tổn thương và lạc lối, giống như một con cún trên đường vậy.
Chắc Titus nhận ra điều gì đó. Vì thế ông ấy đặt tay lên vai tôi và [14] và chúng ta sẽ bình tĩnh
nói: “Để tôi đi pha một ấm kabusecha
nói chuyện.”
Tôi ngồi đó, yên lặng, nhìn mô hình tàu hỏa Titus đã bật lên khi bản thân cần cảm hứng. Dưới cái bàn mà Mishima coi là chỗ nằm của nó, con mèo - nó đã theo tôi lên đây - ngồi nhìn khung cảnh với ánh mắt mong đợi.
Ông chủ nhà quay lại với ấm trà bằng gang và hai cái tách có hình dạng kì lạ.
“Đây là đồ Nhật, giống như bạn anh,” ông ấy nháy mắt. “Chúng ta uống vì sức khỏe của người đó với trà kabusecha này, nó ở giữa [15]. Tất cả là vấn đề về umami[16] thôi.”
sencha và gyokuro
“Titus, tôi không hiểu một từ nào ông vừa nói cả.”
Nhà biên soạn già ngồi xuống gần bàn làm việc, quay ghế về phía tôi và rót trà ra hai tách. Mùi hương thảo mộc nhẹ nhàng và sảng khoái lan tỏa trong phòng.
“Gần đây tôi cảm thấy hứng thú với thế giới của trà,” ông ấy giải thích. “Cơ thể tôi không còn quá nhiều thời gian, thế nên tôi uống hết tất cả các loại chất chống oxy hóa có thể để trì hoãn thời điểm mà mọi thứ sẽ hỏng bét.”
Tôi nhớ đến cơn đau tim Titus trải qua vài năm trước khiến cho tôi phải thay thế ông ấy làm công việc biên soạn. Tôi đã thất bại ê chề.
“Ba loại mà tôi vừa kể chỉ khác nhau ở cách trồng của cùng một loại cây,” ông ấy nói tiếp, tự hào vì có thể kể cho ai đó về niềm đam mê mới nhất của mình. “Sencha là trà xanh tự nhiên, được trồng dưới nắng cho đến khi thu hoạch, ở đầu đối nghịch thì chúng ta có gyokuro, rượu champagne của các loại trà xanh. Lá của nó được cố tình che lại trước khi hái. Và ở giữa hai loại này là thứ chúng ta đang uống đây. Anh thử đi…”
Tôi đưa tách trà lên môi và thử một ngụm trà, nhẹ nhàng và có chút đắng.
“Kabusecha có một điểm rưỡi về độ umami, vì nó được hưởng ít ánh nắng mặt trời khi lá đang phát triển.”
“Nhưng… Umami là cái quái gì thế?”
“Đó là vị đắng của trà,” đôi mắt sâu của Titus xem xét nét mặt tôi. “Và bây giờ nghĩ đến nó thì, có tính biểu tượng giữa umami và các vấn đề của con người.”
Ông ấy đưa tách trà lên mũi và ngửi mùi hương kabusecha trước khi uống một ngụm. Tôi yên lặng cho ông ấy nói tiếp. “Cây trà càng nhận ít ánh sáng khi lớn lên thì càng có nhiều umami hơn. Điều tương tự xảy ra với tình cảm của con người. Nếu không xả một mối lo thì nó sẽ tích tụ trong người anh cho đến khi anh trở nên cay đắng.”
“Ông nhận thấy điều đó trên gương mặt tôi ư?” Tôi nhảy dựng lên.
“Phải. Kể đi, Samuel. Chuyện gì đã xảy ra với anh vậy?”
Vũ trụ luôn dịch chuyển
T
ôi kể lại từng chút một cuộc điện thoại tối hôm trước trong khi Titus cho tàu chạy vòng vòng trên đường ray. Mỗi khi tàu chạy phía trên Mishima, con mèo lại phe phẩy đuôi đập vào mặt sàn gỗ. Khi tôi nói xong, Titus vẫn ngồi yên nhìn mọi chuyện với vẻ mặt tập trung. Rồi ông ấy từ từ quay về phía tôi và phán: “Giờ thì anh không thể làm gì cả. Chỉ có thể chấp nhận bản chất Wabi Sabi của mọi thứ, bao gồm cả tình yêu.”
“Đấy là cụm từ viết trên tấm bưu thiếp đầu tiên,” tôi hô lên ngạc nhiên, “ông tìm hiểu được Wabi Sabi là gì rồi ư?”
“Phải! Gottfried Kerstin đã viết hẳn một cuốn hướng dẫn về chủ đề này. Tôi có một nhà xuất bản muốn ra sách và hôm nay tôi đã viết phần mở đầu rồi.”
Tôi cảnh giác ngay lập tức. Tôi không thể quên được chuyện lúc Titus bắt đầu cuốn Khóa học nhỏ về phép lạ hằng ngày, và đã trút hết công việc lên tôi khi ông ấy bị bệnh.
“Đọc đi rồi anh sẽ hiểu tôi đang nói gì.”
Tôi click đúp vào văn bản trên màn hình máy tính. Ngay lập tức, Grottfried Kerstin giới thiệu cho tôi một khái niệm đã bám rễ sâu trong văn hóa Nhật Bản.
Có một quan niệm thẩm mĩ và đồng thời là một triết lí về cuộc sống trong cụm từ “Wabi Sabi”.
Wabi Sabi đề cập đến vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo, tạm thời và chưa hoàn thiện. Khái niệm này giống như vô số điều khác trong văn hóa Nhật Bản, được lấy cảm hứng từ việc quan sát thiên nhiên. Không có gì là hoàn hảo trong tự nhiên, hay ít nhất là không phải theo ý nghĩa của hình học Euclid chúng ta quan niệm sự
hoàn hảo của phương Tây, vì tự nhiên có đầy nét bất đối xứng. Không có gì là vĩnh cửu trong tự nhiên, vì mọi thứ trong cuộc sống đều sinh ra và chết đi và luôn luôn thay đổi, không có gì trong tự nhiên là hoàn thiện hay kết thúc, vì tính đầy đủ chỉ là một khái niệm trừu tượng do trí óc con người tạo ra.
Triết lí của Wabi Sabi được sinh ra như để chống đối lại sự cầu toàn của Trung Hoa vào thế kỉ 16, và đã có mặt trong nghi thức trà đạo, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản (ikebana), thơ haiku và kịch [17]
Noh
.
“Không có gì là vĩnh cửu…” Tôi nhắc lại. “Đây là điều ông muốn nói về chuyện tình yêu ư?”
Nếu chúng ta coi tình yêu như một nghệ thuật nhân sinh, thì theo người Nhật, nó sẽ tuân theo các nguyên tắc của Wabi Sabi. Tình yêu không hoàn hảo, bởi vì các cặp đôi đều là sự tổng hợp và xung đột của hai cá thể không hoàn hảo. Tình yêu dang dở vì các mối quan hệ không bao giờ ngừng phát triển, dù là theo hướng tốt hay xấu. Tình yêu tạm thời và dễ hỏng, đương nhiên rồi. Cần phải tận hưởng khi nó vẫn còn.”
“Vậy, ông không tin rằng tình yêu có thể tồn tại vĩnh cửu, như trong sách truyện và những bộ phim tình cảm Hollywood.” Titus ngừng đoàn tàu lại, như thể ý kiến của ông về chủ đề này đã quá rõ ràng, ông ấy khom người trước mặt tôi, nhìn tôi với ánh mắt mệt mỏi và tuyên bố: “Tình yêu không thể tồn tại vĩnh cửu dù theo bất kì cách nào. Một cặp đôi hợp nhau đến mấy thì đến lúc nào đó, tình yêu cũng sẽ chấm dứt, vì một người lìa đời trước,” ông ấy trầm ngâm một lúc. “Trừ phi họ cùng nhau làm điều gì đó điên rồ, đương nhiên.”
“Có thể ông có lí,” tôi thở dài, “nhưng cũng chẳng an ủi được gì khi ông bị giáng một đòn như vậy.”
“Giờ anh đang bị tổn thương, nhưng cảm xúc này sẽ qua thôi.” Tôi không biết nói gì. Trong khi trò chuyện cùng nhà biên soạn già, tôi tự hỏi lần cuối Titus tận hưởng tình yêu là khi nào. Chúng tôi
quen biết khi ông ấy đã chỉ còn một mình và gần đây tôi cũng mới biết rằng ông cũng từng có vợ, nhưng mọi chuyện đã kết thúc, theo ông ấy là bởi vì bà vợ khiến đầu óc ong ong trong khi điều ông ấy cần là sự yên tĩnh.
“Gabriela cũng không nói là mọi thứ đã kết thúc,” tôi biện minh cho bản thân. “Cô ấy chỉ nói là cần tạm nghỉ. Có lẽ cô ấy sẽ quay lại sau một thời gian sống cùng bạn.”
“Hoặc là sẽ không bao giờ quay về. Anh đừng kì vọng gì hết, không thì có nguy cơ vỡ mộng đấy.”
“Tôi đã nghĩ ông sẽ cổ vũ tôi đấy, Titus,” tôi phản đối, “thế mà ông lại làm tôi thấy mỗi lúc một tệ hơn. Tại sao chúng tôi không thể có cơ hội thứ hai? Tôi không cảm thấy chuyện đã chấm dứt mãi mãi.”
“Vũ trụ luôn dịch chuyển.”
Câu nói gây bối rối này kết thúc cuộc trò chuyện của chúng tôi. Vài phút trôi qua và Titus muốn tiếp tục với bản thảo của mình. Tôi cảm ơn ông ấy vì tách trà và ý định giúp đỡ tôi, mặc dù tôi cảm thấy kinh khủng hơn cả trước lúc lên gặp ông ấy. Tôi chuẩn bị đi thì Titus ngẩng đầu lên và nói thêm: “Nếu tôi là anh, tôi sẽ đi thăm bạn mình, tận dụng năm học vừa kết thúc. Sẽ tốt nếu anh rời xa không gian quen thuộc một thời gian.” “Ông đang nói bạn nào cơ?”
“Người gửi bưu thiếp cho anh từ Kyoto ấy. Chẳng có gì xảy ra vì… anh biết tôi nghĩ thế nào rồi đấy. Nếu chúng đã dẫn anh tới thời điểm này thì là vì anh cần đi theo con đường đấy và khám phá điều gì đó. Nếu tôi là anh thì tôi sẽ làm thế.”
Tình yêu Wabi Sabi
T
ôi nằm trên giường, chờ đợi một cuộc gọi không bao giờ đến trong suốt phần còn lại của ngày thứ Ba. Tôi đã gửi vài tin nhắn cho Gabriela, và cô ấy trả lời lại rất ngắn gọn. Cô ấy rất kiên quyết và chỉ có Chúa mới biết bao giờ cô ấy mới phản ứng lại.
Với cái máy tính đặt trên đùi, tôi làm mình phân tâm bằng cách lục lọi trong vẻ đẹp của sự thiếu hoàn hảo mà giờ Titus sẽ viết. Lang thang trên Google, tôi tìm thấy một cuốn sách kĩ năng phát hành từ [18]
năm 2012 với tên gọi Tình yêu Wabi Sabi
, mỉa mai thay, với nội
dung về nghệ thuật gìn giữ tình yêu, và một ca khúc với cùng tên được ra mắt hai năm trước đó[19].
Tôi nghe bài hát trên Spotify. Một giọng ca khàn khàn trên nền vài hợp âm guitar bị bóp méo.
Where is magic gone?
Clouds wrap your bright soul
Embrace me,
I’m a child now
[20]
begging for a smile.
Như mọi thứ thường xảy ra trong những trưởng hợp thế này, ca khúc có vẻ như đang nói về câu chuyện không may của chúng tôi. Có lẽ đúng là vậy, vào một lúc nào đó trong tám năm bên nhau, phép màu đã biến mất mà cả tôi lẫn Gabriela đều không nhận ra vì quá đắm chìm trong cuộc sống hằng ngày.
Đó có thể chỉ đơn giản là một điều gì đấy khác với kì vọng. Mặc dù chưa bao giờ sống chung, nhưng tôi thích những thói quen được đặt ra giữa chúng tôi. Vài lần trong tuần, tôi sẽ đợi cô ấy
ở chỗ làm - Gabriela đã chuyển việc từ cửa hàng đĩa nhạc sang một phòng tranh - hoặc cô ấy sẽ tới tìm tôi. Chúng tôi đi xem phim, luôn là những bộ phim nước ngoài có phụ đề, rồi sau đó đi ăn tối. Cuối cùng chúng tôi về nhà một trong hai để làm tình. Tuần này sang tuần khác. Hầu như chúng tôi không đi chơi ngày cuối tuần; Gabriela nói rằng cô ấy cảm thấy chán nản nếu phải gia nhập vào đám đông và thích ở nhà đọc sách hơn.
Stop complaining now,
life is pure imperfection.
Things are bumpy and rough
[21]
that’s what’s so funny about it.
Một lần nữa, tôi nhận ra trong lời bài hát Tình yêu Wabi Sabi điều mà Gabriela luôn chỉ trích. Cô ấy nói rằng tôi phản đối như một ông già vì thế giới không diễn ra theo ý mình, và rằng tôi không có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống như nó vốn vậy.
Theo quan điểm của tôi, mọi trở ngại thể hiện rằng con người đã bị ném vào một thế giới không có công lí vũ trụ. Mọi thứ diễn ra vì đúng như vậy - trong chuyện này tôi suy nghĩ khác với Titus - và không cần phải tìm lí do. Chúng ta là những người sống sót của số phận.
Gabriela không thích quan điểm của tôi về mọi thứ. Cô ấy tin vào một số mệnh dẫn dắt, và giờ thì nó khiến cô ấy cắt đứt với tôi. Có lẽ cô ấy nghĩ rằng tôi đã cho cô ấy mọi thứ có thể. Tôi đã trở nên dễ đoán. Liệu sau lần tạm nghỉ này, cô ấy có tìm thấy ai đó điên khùng hơn không? Một nghệ sĩ chẳng hạn, trong số những người phòng tranh của cô ấy quảng bá?
Chắc chắn họ sẽ có nhiều điều để trò chuyện hơn một giảng viên tiếng Đức sống cùng một con mèo.
Nằm yên vị trên chân tôi, Mishima kêu meo một tiếng như thể có nghe thấy lời than vãn của tôi. Bài hát đã hết, giống như khép lại mối tình đầu - và có thể là cuối cùng - của tôi.
Wabi Sabi love,
circles never close. Let’s crash
our unwise dream [22]
against the world.
Cách chống lại nỗi cô đơn
K
hông thoát ra khỏi trạng thái thờ ơ kia, tôi chọn trên Spotify một album của Wilco[23], một trong những ban nhạc mà tôi thích - có lẽ vì sự tương đồng với The Beatles - khi tôi không nghe nhạc cổ điển.
Tôi chưa bao giờ hiểu được tiêu đề của album Summerteeth, nhưng nó có một trong những bài hát tôi yêu thích nhất của nhóm nhạc từ Chicago này. Đặc biệt là How to fight loneliness[24] mà tôi mới thuộc nằm lòng, mặc dù đó không phải là lời khuyên cho người như tôi.
Drag your blanket blindly
Fill your heart with smoke
And the first thing that you want
[25]
Will be the last thing you ever need
Tiểu sử của tôi giống một người đàn ông lỗi thời khóc khi nghe nhạc của Bach[26] hơn là nhạc của ngôi sao nhạc rock lao đầu vào ma túy để quên đi những mối tình tồi tệ của anh ta.
Làm theo những gì một bác sĩ tâm lí sẽ nói trước tình trạng thảm hại của tôi, nếu muốn vượt lên thì cần phải hòa nhập xã hội. Ở nhà cùng với Mishima chỉ khiến tình yêu Wabi Sabi của tôi đi lòng vòng không lối thoát. Một mối quan hệ mà có lẽ đã không thể nào hồi sinh được, giống như một chiếc lá đã rơi.
Tuy nhiên, chẳng dễ dàng gì để có nhiều bạn bè khi ta trải qua một cuộc đời không hẹn hò cùng ai - trừ Gabriela - và đời sống xã hội chỉ bó hẹp trong một con mèo và một nhà biên soạn già luôn bận rộn.
Số lượng bạn bè của tôi có thể khiến bất cứ ai chán nản. Đột nhiên tôi nhớ tới Valdemar, người đàn ông lập dị nghiên cứu phía khuất của Mặt Trăng. Anh ta không phải người dễ dãi, nhưng thỉnh thoảng tôi nhớ lại các cuộc trò chuyện dông dài của chúng tôi về những chủ đề lố bịch nhất. Tôi đã đón nhận anh ta vào nhà mình. Chính xác hơn thì là nhà của Titus khi ông ấy đang nằm viện. Anh ta biến mất vào một ngày nọ như cái cách anh ta đã xuất hiện, để lại tập bản thảo về Mặt Trăng, và tôi chưa bao giờ biết thêm được điều gì về anh ta. Tôi không thấy bóng dáng của anh ta trên Facebook, hay ít nhất là Linkedin, vì Valdemar không có việc làm từ rất lâu rồi.
Mất tích khi chiến đấu.
Mọi thứ liệu có kết thúc tương tự với Gabriela không? Không sống chung cũng có cái lợi là cô ấy không có đồ đạc gì ở nhà tôi, ngoài cái lọ hoa không còn tồn tại nữa. Dù có trở lại từ Paris hay không, có lẽ rồi cô ấy cũng sẽ biến mất khỏi cuộc đời tôi.
Cố gắng thoát khỏi những suy nghĩ tệ hại này, ngay lúc đó tôi phản hồi bức thư dài ngoằng của Daniel Lumbreras. Tinh thần của tôi không phù hợp để dông dài, nhưng tôi cho anh ta biết rằng tôi rất thích bức thư và muốn được một lần đến buổi hòa nhạc của anh ta.
Khi đã gửi email đi, cảm giác trống rỗng và sự cô đơn quay trở lại phòng với sức mạnh to lớn hơn.
Chính lúc đó tôi nghĩ tới Meritxell. Hơn cả một bác sĩ thú y cho Mishima kể từ khi gặp nhau - một nửa đời mèo đã trôi qua rồi - mối quan hệ của chúng tôi giống như một tình bạn với ít sự mãnh liệt.
Cũng đã gần một năm rồi chúng tôi không nói chuyện, nên tôi quyết định gọi đến số di động của cô ấy với bất kì lí do gì. Như thể đọc được số điện thoại mà tôi đang bấm, con mèo nhảy khỏi giường và phi ra khỏi phòng ngủ.
“Samuel, là anh ư?”
“Phải,” tôi không chắc rằng chuyện này sẽ tiếp diễn đúng. “Cũng lâu rồi tôi không đưa Mishima đi kiểm tra.”
“Nó bị làm sao à?”
“Không. Ít ra thì tôi không biết…” Tôi vội vàng ứng biến. “Thì, gần đây nó hay gãi tai lắm. Có lẽ chúng ta nên kiểm tra xem có kí sinh trùng không.”
“Nếu nó gãi tai nhiều, anh cứ đưa nó đến khám, mặc dù tôi không thể giúp anh,” cô ấy nói với giọng điệu thẳng thắn đặc trưng. “Vì vấn đề sức khỏe nên tôi sẽ không thể chạm vào mèo trong một thời gian.”
“Vậy là giờ cô không đi làm ư?”
“Hiện giờ thì không.”
Đến lúc này tôi mới nhận thấy cuộc trò chuyện vừa rồi ngớ ngẩn đến mức nào. Chắc là tôi đã quá chú tâm đến việc tìm hơi ấm con người nơi cô bác sĩ thú y, nhưng đột nhiên Meritxell nói: “Tôi đang ở rất gần nhà anh đấy. Tôi qua quận Gracia để mua ít đồ. Nếu anh muốn…”
“Chúng ta đi uống cà phê nhé?” Tôi nói luôn.
“Được. Gặp nhau ở quán Canigó nhé. Tôi có chuyện quan trọng cần nói cho anh.”
Một đề nghị bất ngờ
T
ôi gặp Meritxell lúc năm giờ mười phút chiều tại cửa quán cà phê cổ của Gracia. Sau đó tôi biết ngay điều quan trọng mà cô ấy muốn nói cho tôi là gì.
Cái bụng to cho thấy cô ấy đang mang bầu ở giai đoạn sau của thai kì. Ngoài chuyện này ra thì cô ấy vẫn là cô gái trầm lặng với những đường nét đẹp mà tôi biết tám năm trước. Cô ấy cười với tôi như thể vẻ ngạc nhiên của tôi trước tình trạng của cô ấy rất thú vị.
“Chúc mừng cô,” tôi cúi xuống, hôn lên mỗi bên má một cái. “Tôi không biết…”
“Cách đây một năm tôi cũng không biết. Nó cứ to dần lên như vậy, tuần này qua tuần khác.”
Trong khi ngồi trong quán cà phê trần cao có quạt trần, cô ấy nói rằng chắc hẳn tôi phải ngốc lắm. Tôi không hiểu ý nghĩa điều cô ấy vừa nói. Bắt chước thói quen mới của Titus, tôi gọi một tách trà xanh trước khi đùa: “Tuần này qua tuần khác ư? Cô nói nhẹ nhàng như một người trồng nấm trong chậu ấy.”
Meritxell cười trước ý nghĩ dí dỏm của tôi, tôi tranh thủ nhìn ngắm sự hài hòa của đường nét trên mặt cô ấy, có gì đó đem lại sự an lành trong đó. Cô có giọng nói trầm ấm và không chói tai cũng góp phần cho điều đó.
“Tôi không có chồng hay người yêu,” cô ấy đột nhiên nói ra. “Đứa trẻ này sẽ phải lớn lên mà không có bố.”
Lời thú nhận thẳng thừng này làm tôi bất ngờ. Tôi rót trà ra tách trong lúc thử hỏi: “Bố đứa bé đã bỏ cô ư?”
“Tôi không biết anh ta là ai.” Meritxell thú nhận với nét mặt vui vẻ trước sự ngạc nhiên của tôi. “Tôi đã làm thụ tinh nhân tạo.”
Tôi đưa tách trà lên môi - chất lượng tệ hơn hẳn so với trà của Titus - nghĩ rằng cô bác sĩ thú y còn dũng cảm hơn tôi nghĩ. Tôi cũng hiểu điều cô ấy muốn nói về chuyện nghỉ việc. Người ta thường khuyên phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với mèo.
Cô ấy uống một ngụm nước có ga của mình trước khi giải thích: “Tôi chuẩn bị bước sang tuổi bốn mươi rồi và đã chán phải chờ đợi một người đàn ông đến để xây dựng gia đình. Sau vài lần bị lừa dối, tôi quyết định thực hiện ước mơ của mình mà không phải phụ thuộc vào ai cả.”
“Cô sẽ là một người mẹ tuyệt vời,” tôi buột miệng nói. “Ít nhất thì tôi cũng sẽ cố gắng. Tình yêu tôi cảm thấy với đứa trẻ tôi còn chưa biết mặt này sẽ giúp tôi chiến đấu.” “Có lẽ ban đầu sẽ khó khăn…” Tôi nói ra suy nghĩ của mình. “Khi đứa bé được khoảng bốn tháng và cô phải quay lại làm việc. Cô có người thân nào ở gần không?”
“Chẳng có ai cả. Tôi không có anh chị em, và bố mẹ tôi thì mất lâu rồi. Họ sinh tôi ra khi tuổi cũng khá cao.”
“Nếu thế thì quyết định này của cô rất đáng ngưỡng mộ đấy. Có những ông bố bà mẹ tương lai rất hoảng sợ và vẫn có nhiều người thân ở xung quanh.”
Meritxell cảm ơn tôi vì lời nhận xét với một nụ cười khiến đôi mắt cô ấy bừng sáng. Sau đó cô ấy hỏi tình hình của tôi. Tôi không giấu điều gì, nhưng tôi cũng không đi sâu vào các chi tiết. Cô ấy cũng không tập trung vào lí do chia tay, điều mà tôi thấy biết ơn, bởi vì hiện tại tôi cũng không biết chúng là gì.
Tuy nhiên, như chuyện xảy ra với Titus, chủ đề về hai tấm bưu thiếp mê hoặc Meritxell và cô ấy cũng đưa ra lời khuyên y như vậy: “Nếu là anh thì tôi sẽ đi tìm người bạn lạ hoắc này.”
“Tôi không biết ai là người gửi bưu thiếp. Chỉ biết là họ đến từ Kyoto.”
“Cố đô của Nhật Bản,” cô ấy thì thầm. “Tôi luôn muốn tới đó. Sẽ mất nhiều thời gian để tôi có thể thực hiện việc này. Vậy anh không có địa chỉ của người gửi ư?”
“Tôi nghĩ là không, mặc dù tôi có phát hiện ra rằng tấm bưu thiếp đầu tiên, tấm có hình con mèo vẫy chào ấy, có ghi địa chỉ của một xưởng ở đằng sau.”
“Xưởng làm maneki neko ư?”
“Tôi không nghĩ vậy… Mấy con mèo chắc chắn là của Trung Quốc. Họ ghi từ atelier[27] bằng chữ Latinh thế nên tôi nghĩ nó có liên quan gì đó đến Wabi Sabi.” Tôi đã giải thích ý nghĩa của từ được viết bằng bút máy. “Hoặc là không, ai mà biết được.”
“Hãy đi và hỏi xem có ai trong cái xưởng này gửi nó cho anh không.”
“Điều đó thật lố bịch! Tôi không quen ai ở đó và không hiểu làm cách nào họ có được địa chỉ của tôi.”
“Càng thêm lí do để đi! Hơn nữa, không phải anh nói sẽ được nghĩ hè trong vài tuần nữa sao?”
“Cô nói như thể Kyoto chỉ ở ngay góc phố thôi ấy,” tôi gầm gừ, lần đầu tiên tính toán đến khả năng thực hiện cái việc điên rồ này. “Chắc phải mất mười lăm, mười sáu tiếng bay mất.”
“Cũng đâu có khác gì khi anh ở nhà đọc sách,” cô ấy khích tôi. “Thời gian trôi vèo ấy mà. Chỉ cần đảm bảo là anh sẽ ở đây vào cuối tháng Bảy thôi.”
“Tôi cũng phải ở đây vì các vấn đề của Khoa nữa…” Tôi nói thêm, hoang mang. “Tại sao cô lại nói vậy?”
“Thực ra tôi thấy hơi xấu hổ nói với anh chuyện này.” Đôi mắt khá nhỏ của cô ấy liếc về phía cửa kính, qua đó nhìn được Plaza de la Revolución[28] dưới ánh nắng chiều. Sau đó cô ấy nhìn thẳng vào tôi và hỏi:
“Anh có muốn làm cha đỡ đầu của đứa bé không?”
Chuẩn bị cho chuyến đi
T
âm trạng tôi những ngày sau đó nhảy ngẫu nhiên giữa nỗi buồn, hoang mang và hi vọng từng hồi. Cái cảm xúc sau cùng này được thôi thúc bởi lời đề nghị kì lạ của Meritxell, tôi đã chấp nhận nó dù không biết vì sao.
Hiện tại thì tôi biết điều này: Trong cái vực thẳm sống còn mà tôi đã rơi vào - tôi đã thấy cánh cửa của trầm cảm - việc một người mẹ đơn thân coi tôi như cha đỡ đầu cho con cô ấy ít nhất cũng là một sự kiện tốt.
Chắc chắn cô ấy chỉ là bác sĩ cho con mèo của tôi và phải một năm rồi chúng tôi không gặp nhau, nhưng tôi cảm thấy được an ủi khi biết rằng, trong một vài tuần nữa, sẽ có người ở đâu đó chờ đợi tôi.
Mặt khác, khi chấp nhận việc Gabriela đã rời bỏ mình, tất cả những gì liên quan đến cô ấy đều khiến tôi bị tổn thương, bao gồm cả chính thành phố của mình. Là một sinh vật của thói quen, tuyến đường thông thường của tôi - với tư cách một người đàn ông độc thân một lần nữa - trở thành một bãi mìn, bởi vì tôi đã cùng cô ấy đi mọi nơi.
Gabriela đã cùng tôi đến Khoa rất nhiều lần sau khi qua đêm ở nhà tôi. Chúng tôi cùng nhau đi từ đầu đến cuối phố Verdi, uống rượu ở quán Baignoire, mày mò trong hiệu sách Taifa hay vào rạp [29]
Verdi xem một bộ phim indie
nào đó.
Cả thế giới của tôi đều chỉ ra sự thiếu vắng cô ấy.
Cái suy nghĩ thoát khỏi nơi này, dù lí do có ngớ ngẩn đến mức nào, đã bắt đầu hình thành trong đầu tôi. Kyoto, tại sao lại không? Titus và Meritxell đều kiên quyết là tôi nên đi, mặc dù tôi đã thử gửi email liên lạc xưởng Wabi Sabi kia nhưng không nhận được câu trả lời.
Ngay cả Daniel Lumbreras cũng biến mất sau bức thư dài ngoằng.
Độc thân và có cả một mùa hè dài phía trước, tôi chắc chắn cần thay đổi không khí, và Kyoto cổ kính sẽ là một địa điểm tuyệt vời như bất kì nơi nào khác.
Tâm lí Đức hóa của mình khiến tôi nghĩ ngay đến chuyện hậu cần của kế hoạch này. Lãnh sự quán Nhật Bản cho tôi biết là mình không cần bất kì loại visa nào, miễn là thời gian ở lại không quá chín mươi ngày.
Tôi liên lạc với một văn phòng du lịch Nhật Bản. Họ thuyết phục tôi mua thẻ đi tàu mười lăm ngày để đi lại quanh đất nước bằng tàu cao tốc Shinkansen, mặc dù tôi không có ý định tham quan gì cả. Họ cũng sắp xếp được bốn ngày lưu trú lại một nhà trọ truyền thống [30]
ryokan
của Kyoto với cái giá khá cao.
Tôi đặt chuyến bay chưa có ngày về với Qatar Airways, chuyển tiếp qua Doha. Một cuốn cẩm nang về Nhật Bản của Lonely Planet hoàn thành bộ đồ nghề du lịch của tôi.
Khi đã có tất cả mọi thứ trên bàn làm việc ở nhà, tôi nhận ra là chỉ còn một việc chưa giải quyết được: Ai sẽ chăm sóc cho Mishima trong thời gian tôi ở đất nước là xuất xứ cái tên của nó? Câu trả lời nằm ở tầng trên.
Đã sang ngày Chủ Nhật khi tôi quyết định lên tầng nói với Titus rằng tôi sắp đi và sẽ để con mèo lại dưới mô hình tàu hỏa trong vài tuần. Tôi nghi ngờ mình có thể chịu đựng được lâu hơn ở một đất nước quá khác biệt so với những gì tôi quen thuộc.
Cửa nhà ông ấy mở với một tiếng rè rè thông thường. Khi đi qua hành lang treo bức tranh Kẻ lãng du trên biển sương mù, tiếng gõ bàn phím liên tục cho tôi biết là việc soạn cuốn Wabi Sabi đang có đà rất tốt.
“Konnichiwa,” tôi chào bằng từ đầu tiên học được từ cuốn cẩm nang.
“Chào! Tôi mừng khi biết là anh cuối cùng cũng đã quyết định.” “Tôi cần biến mất khỏi Barcelona một thời gian.”
“Không cần phải giải thích đâu. Mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp và anh sẽ khám phá ra điều gì đó quan trọng, tôi có cảm giác vậy.” Tôi đẩy vài cuốn tuyển tập về hẹn hò khỏi ghế để ngồi xuống cạnh ông ấy. Với đống giấy tờ bên cạnh máy tính - Titus có thói quen sửa chữa công việc hoàn thành trong ngày vào giấy mỗi ngày - tôi có thể xác nhận là bản thảo đang tiến triển với tốc độ tốt. “Nếu ông cần thứ gì từ Nhật, tôi nghĩ mình sẽ có thừa thời gian để tìm nó.”
“Chuyện đó thì không biết được đâu. Thời gian ở Kyoto trôi qua thế nào là một bí ẩn. Einstein có nói thế này: Thời gian chỉ là tương đối, nhưng nó bị ảnh hưởng bởi chuyển động và không gian.”
“Ông nói cứ như tôi chuẩn bị lên tên lửa để sang hành tinh khác vậy.”
Nhà biên soạn già giơ kính lên và nhìn tôi nghiêm trọng trước khi kết luận: “Trong trường hợp của anh, tôi ngờ là sẽ chính xác như vậy đấy.”
Kyoto
Cái chết của Mishima Yukio
K
hi chiếc Airbus 350 cất cánh, tôi có cảm giác như tất cả mọi thứ là một trò ma thuật. Không chỉ vì cục phế liệu nặng trịch này đã chống lại được trọng lực. Việc một người đàn ông ít vận động như tôi, không có chút liên quan gì đến Nhật Bản, đã vướng vào chuyến đi này vì vài tấm bưu thiếp khiến tôi nghĩ rằng mình đã bị bỏ bùa.
Ngồi cạnh tôi là một cô gái đến từ vùng vịnh Ba Tư[31], tôi đoán vậy do làn da ngăm và cách cô ấy kết hợp khăn chador[32] với một đôi giày cao gót có giá phải lên đến năm trăm euro. Cô ấy đang chăm chú vào một trận golf trong cái màn hình ở phía trước ghế ngồi, trong khi tôi thay thế quyển sổ tay bằng một cuốn tiểu thuyết.
Titus giao tôi trách nhiệm mang về cho ông ấy ba loại trà ít ai biết đến, và nhờ tôi tìm hiểu tất cả những gì có thể về Wabi Sabi nữa. Ông ấy chỉ mới kiếm được ba hay bốn cuốn sách cung cấp thông tin ít ỏi về nét đẹp của sự không hoàn hảo này.
Dưới bút danh Gottfried Kerstin, nhà biên soạn già mong đợi đạt được một điều gì đó hơn cả việc hoàn thành hợp đồng với một nhà xuất bản nhỏ chuyên về sách phát triển bản thân.
“Tôi muốn xuất bản một cuốn sách về Wabi Sabi hoàn chỉnh hơn tất cả những gì từng được viết trước đây. Vì thế tôi cần anh thu thập các tài liệu gốc. Một khi được xuất bản và bán bản quyền dịch sang các ngôn ngữ khác, tôi sẽ chia phần lợi nhuận cho anh.”
Tôi đã nói với ông ấy việc đấy là không cần thiết, rằng tôi sẽ vui vẻ làm việc này để đổi lại việc ông ấy chăm sóc con mèo, nhưng Titus kiên quyết rằng chúng tôi là đối tác trong vấn đề này. Thậm chí, ông ấy còn đưa cho tôi ba cuốn sách từ kho tư liệu của mình sau khi đã xem qua những chương mà ông ấy quan tâm.
Tuy nhiên, trên chuyến bay tới Doha, tôi vẫn chưa chuẩn bị để đắm mình vào thế giới của những điều bất toàn, phù du và dang dở.
Đời tôi cũng đang khá bấp bênh rồi.
Thay vào đó tôi mở cuốn tiểu thuyết của Murakami[33] mà tôi muốn đọc lại: Cuộc săn cừu hoang[34].
Thỉnh thoảng tôi lại tức giận khi thấy cách tác giả này đã trở thành một ngôi sao ở châu Âu như thế nào. Murakami trở nên nổi [35] nhưng với tôi thì nó không phải là
tiếng với cuốn Kafka bên biển
tác phẩm hay nhất của ông ấy, trong đó còn có một con mèo biết [36]thuyết phục. Mặc dù có lối
nói nữa chứ. Tôi cũng không bị 1Q84
kể chuyện gây nghiện với những nhân vật cuốn hút, nhưng tôi thấy thất vọng với kết cục của mọi thứ. Tôi ngờ rằng tác giả đã ứng biến sau khi làm mọi thứ phức tạp lên.
Với tôi, hai tiểu thuyết tình cảm lớn nhất của Murakami là Phía [37] và Rừng Na Uy
Nam biên giới, phía Tây mặt trời
[38], có vẻ hai
cuốn này không có nhiều người đọc. Tiểu thuyết Cuộc săn cừu hoang mà tôi đang chuẩn bị đọc lại dù đã xuất bản ở Tây Ban Nha nhưng hoàn toàn chẳng được ai biết tới trong khi tôi lại coi đây là một tuyệt tác.
Câu chuyện mở ra bằng cách gợi lên cuộc sống của nhân vật chính vào đầu những năm 1970. Đọc lại đoạn này làm tôi nổi da gà:
Tôi vẫn nhớ như in buổi chiều định mệnh ngày 35 tháng Mười Một năm 1970 ấy, cái ngày Mishima Yukio tự sát. Lá bạch quả nhàu nát do mưa lớn, nhuộm vàng các con đường rừng, khiến chúng trông như một lòng sông khô cằn. Chúng tôi đi dạo lòng vòng qua những cung đường này, tay đút sâu trong túi áo khoác. Không có một tiếng động nào, ngoài tiếng giấy đạp trên lá rụng và tiếng hót sắc lạnh của những con chim.
Cặp đôi đi dạo đầy u sầu này bắt đầu tranh cãi về những điều ngớ ngẩn, như chuyện thường xảy ra khi một mối quan hệ ngưng hoạt động theo một cách bí ẩn nào đó.
Anh giải thích cho cô rằng mình liên tục gặp ác mộng, bị một cái máy bán hàng tự động nuốt hết tiền của mình.
Ngay trong cuộc nói chuyện nhỏ nhặt đó, Murakami đã đưa câu chuyện quay lại với phép màu thiết yếu của những câu chuyện cổ Nhật Bản, và đó chính là điều làm tác giả này vĩ đại. Ông ấy có khả năng pha trộn những chi tiết đời thường dường như không có chút liên quan nào với cảnh tượng hùng vĩ này.
Bằng một cái đập cánh, hai con chim bay lên từ mặt đất rồi biến mất, như thể bị bầu trời quang đãng kia nuốt mất. Chúng tôi đứng vài giây trong yên lặng, ngắm nhìn nơi những con chim vừa biến mất. Rồi cô ấy dùng cành cây khô vẽ nguệch ngoạc lên nền đất vài nét không ra hình thù gì.
“Khi ngủ với anh, thi thoảng em cảm thấy rất buồn.”
Câu này làm tôi rung động, vì nó khiến tôi nghĩ tới cảm xúc thường trực của mình khi ở cùng Gabriela: Cái cảm giác rằng cô ấy sắp xa rời tôi, dù không có một lí do rõ ràng nào. Tôi thường xuyên nhận thấy nó sau khi làm tình. Tất cả mọi thứ đều ổn, nhưng sau khi kết thúc, cô ấy sẽ nằm nhìn trần nhà.
Nếu tôi hỏi cô ấy đang nghĩ gì, cô ấy sẽ chỉ trả lời “Chẳng có gì cả”, và có lẽ đó là sự thật.
Sau khi nhận thấy sự tương đồng này, tôi quay lại với cuốn tiểu thuyết.
Vào ngày Mishima Yukio mất, có điều gì đó giữa hai người đã chết dù họ không thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra.
Trận động đất cuối cùng ở Tokyo
M
áy bay hạ cánh, xuống sân bay ở Doha khiến tôi bất ngờ vì mất cảnh giác. Tôi đã ngủ nhiều nhất là khoảng hai mươi phút, giờ giấc kinh khủng buổi sớm và bầu không khí hơn bốn mươi độ cuối cùng cũng đã hạ gục tôi.
Nơi đáng lẽ phải là một sân bay rộng rãi và hiện đại với hàng trăm chuyến bay lại chưa được hoàn thành, vì thế chúng tôi chen chúc trong một cái xe buýt để đi chuyến hành trình bất tận từ đường băng vào nhà ga hướng đến miền Viễn Đông.
Ở đó tôi bị kẹt giữa một đám đông những giám đốc, nạn nhân của thời trang và các du khách quấn khăn để qua cửa an ninh. Tiếp theo, tôi tìm cổng cho chuyến bay tới Tokyo - sân bay Narita sẽ cất cánh trong vài tiếng nữa.
Đầu tôi lơ mơ buồn ngủ và tôi không thể chờ đến lúc được ngồi trên máy bay, dù chật chội đến mấy, để chợp mắt.
Tôi muốn gọi đồ uống gì đó ở quầy bar của nhà ga, nhưng có một hàng dài cả cây số trước duy nhất một cậu thanh niên đang pha cappuccino không xoay xở kịp. Ngược lại, trong các cửa hàng sang trọng, có hẳn hai nhân viên cho mỗi khách hàng.
Quá mệt để đọc sách, nên tôi tận dụng wifi miễn phí của sân bay để đọc tin tức trên điện thoại. Tôi tắt máy đi sau khi đọc tin một ngân hàng ở Nga đề nghị những khách hàng không có khả năng trả nợ thì hãy tự tử đi. Thông tin này gây nên làn sóng phẫn nộ và một trong những nhà quản lí đã tranh cãi rằng tờ rơi đó “chỉ là một trò đùa để dọa những khách hàng không trả nợ tín dụng và không muốn liên lạc với ngân hàng”.
Tôi chuẩn bị quay lại với cuốn tiểu thuyết của Murakami thì được người đàn ông ngồi chờ bên cạnh bắt chuyện. Với làn da rám nắng
và mái tóc nhuộm vàng, tôi thấy anh ta giống một gã vô tích sự điển hình của dân Anh - hay ít nhất thì giọng của anh ta giống vậy. “Anh đi công tác hay đi chơi?”
Tôi suýt nói “Cả hai đều không phải”, nhưng như thế thì phải giải thích nhiều quá, nên tôi dùng nhiệm vụ của Titus để thoát khỏi tình huống này.
“Tìm tư liệu. Tôi cùng một người bạn đang viết một cuốn sách về Wabi Sabi và tôi cần thực hiện vài cuộc phỏng vấn để hoàn thành nó.”
[39]…” Anh ta ngạc nhiên. “Rõ ràng là anh cần phải trộn
“Wasabi
nó với nước tương và chấm sushi rồi. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được người ta có thể viết sách về nó đấy.”
“Tôi đoán hẳn phải có cuốn sách nào đó về cải ngựa Nhật Bản đấy,” tôi sửa lời anh ta. “Nhưng Wabi Sabi là thứ khác.” Anh chàng người Anh cũng không hỏi tôi nó có nghĩa là gì và cuộc trò chuyện dừng ở đó. Sau hai tuần quá cô đơn, đột nhiên tôi muốn giao tiếp, thế nên tôi hỏi chuyện anh ta.
“Còn anh thì sao? Anh đi làm gì vậy?”
“Tôi làm việc ở Tokyo, trong một trường ngôn ngữ. Anh không thể tưởng tượng việc dạy tiếng Anh trong môi trường văn hóa này khó khăn thế nào đâu. Họ cũng chậm chạp như người nước anh vậy.”
Tôi cảm thấy bị xúc phạm vì anh ta đã phát hiện ra phát âm tệ hại của tôi, mặc dù tôi là một giảng viên tiếng Đức. Dẫu vậy, tôi vẫn hỏi tiếp.
“Vậy cuộc sống ở Nhật thế nào?”
[40]thì cũng khá là thoải mái. Các học sinh tôn
“Với một gaijin
trọng anh và những phụ nữ Nhật bị chúng ta cuốn hút, thế nên cuộc sống rất ngọt ngào nếu như anh không quá quan tâm đến ô nhiễm môi trường và phóng xạ ở Fukushima[41].”
“Phải…” Tôi lo lắng nhớ lại thảm họa hạt nhân đó. “Vấn đề đấy thế nào rồi?”
“Cũng khá ổn. Bất chấp tất cả thì vận động viên của họ vẫn thắng được vài môn ở Olympic. Kể từ khi thua trận[42], thì người Nhật đã biết cách sống chung với thiên tai rồi. Chính tôi đã trải qua một trận động đất mạnh bảy độ Richter khi vừa mới tới đó. Tôi bị kẹt trên tầng hai mươi của tòa nhà chỗ tôi dạy tiếng Anh cho các cán bộ cấp cao. Tôi thực sự đã nghĩ đó sẽ là kết thúc.”
Tôi nghĩ anh ta kể chuyện rất hay. Chắc học sinh đánh giá cao anh ta lắm.
“Tòa nhà lắc lư từ bên này sang bên kia như một cái máy đếm nhịp,” anh kể tiếp. “Tôi thì bị ở yên một chỗ, nhìn thấy được nhiều khu vực của Tokyo trong khi chờ tòa nhà tách ra làm đôi và tất cả chúng tôi xuống địa ngục.”
“Rồi chuyện gì xảy ra?” Tôi hỏi, cảm thấy bị ấn tượng. “Tòa nhà đó vẫn chịu được. Người ta đã xây các tòa nhà rất linh hoạt với nền móng vững chắc. Họ có chuẩn bị hết rồi.” Anh ta nói với sự tự hào về đất nước đón nhận mình. “Phải đấy, trong nhiều ngày không hề có phương tiện đi lại. Người dân đi bộ hai mươi kilomet để tới chỗ làm. Hoặc họ ngủ lại văn phòng luôn để không mất thời gian làm việc.”
“Đáng ngưỡng mộ.”
“Đúng vậy! Nhưng anh sẽ không bao giờ tưởng tượng được những thiệt hại bên lề là gì đâu.”
Tôi im lặng trong khi anh chàng người Anh nhìn tôi chăm chăm với ánh mắt của sói già háo hức được kết thúc câu chuyện. “Chỉ trong vài giờ, cả thành phố hết sạch giấy vệ sinh. Hoàn toàn không thể tìm được ở bất cứ cửa hàng nào ở Tokyo.” “Tại sao lại vậy?”
“Không phải vì có nhiều phân đâu…” Anh ta đùa. “Lí do bất ngờ hơn thế. Mọi người đều nhớ điều xảy ra ở trận động đất trước, vì họ đã trải qua hoặc được kể lại. Những vấn đề về nguồn cung ứng kéo dài rất lâu sau đó và các cửa hàng không có giấy vệ sinh. Sự khó chịu này trong trí nhớ của tập thể khiến người dân vội vàng đi tích trữ giấy, mặc dù họ có thừa, và thế là mọi nơi đều cạn kiệt.”
Chờ đợi núi Phú Sĩ
V
ượt qua cổng an ninh, tôi trải qua vài phút hoang mang ở sân bay cho đến khi có người chỉ cho tôi nhà ga ngầm của Narita Express[43]. Tôi phát hiện ra rằng tiếng Anh là ngôn ngữ lạ với dân ở đây, giống như tiếng Nhật đối với người dân Tây Ban Nha vậy.
Tôi kích hoạt thẻ đi tàu của mình ở một văn phòng với sự im lặng ngự trị. Sau đó tôi lên chuyến tàu tới Kyoto, với một lần chuyển tàu ở giữa, và có đi qua thủ đô.
Ngồi gần cửa sổ, tôi lôi ra từ trong túi mấy cuốn sách về Wabi Sabi mà Titus đưa.
Tính thẩm mĩ của Wabi Sabi chứa trong nó rất nhiều sự chín chắn và sầu muộn. Đó là nét thẩm mĩ có liên quan tới các vật thể hữu cơ có thể lão hóa khi sử dụng và nói cách khác thì chúng có sự sống riêng. Gỗ, cây gai dầu, kim loại gỉ, vải thô, gốm. Bề mặt của những vật này không bóng bẩy, sạch sẽ hay bình thường, chúng thô ráp và không hoàn hảo.
Có nét u sầu đầy lôi cuốn trong việc mọi thứ không phải vĩnh cửu, mà bị kết án phải biến mất hoặc thay đổi.
Thật khó để nghĩ về thế giới bất toàn tuyệt đẹp đó khi ngồi trên một đoàn tàu với các đường thẳng. Tuy nhiên, khi đi ra ngoài, tôi nhận ra rằng Wabi Sabi tồn tại cả trong sự hiện đại, mặc dù ở dạng ít thơ mộng hơn.
Khu vực giữa sân bay Narita và vùng ngoại ô rộng lớn của Tokyo - dân số ba mươi lăm triệu người - là một chuỗi các khu dân cư không bị chia cắt, chẳng tòa nhà nào có liên hệ với tòa bên cạnh.
Phần lớn là những khối vuông với ăng ten ở bên ngoài như những con côn trùng kì lạ bằng kim loại.
Xa hơn dãy các tòa nhà liên tục này là bóng hình những cánh đồng với các ngọn núi ở sau.
Tôi từng đọc được một vài lần rằng có sự thay đổi rõ rệt khi ta đi từ thành phố về miền quê ít dân cư ở đất nước này. Dân Nhật là những người sống thành tập thể và thích ở cùng nhau. Rất ít người bị thu hút bởi cuộc sống đơn độc giữa thiên nhiên. Với họ, đó chắc là một ý nghĩ đáng lo ngại.
Khi tàu Shinkansen chạy qua khỏi vành đai của các thành phố, một Nhật Bản bắt đầu với các cánh đồng hoa màu và những địa điểm chưa được khai phá không làm người ta nghĩ đến một quốc gia với 130 triệu dân.
Sau khi đổi tàu, tôi chờ đợi sự xuất hiện, của Phú Sĩ với đỉnh tuyết phủ quanh năm. Theo sách hướng dẫn du lịch, chúng tôi sẽ đi qua rất gần nó trên đường đến cố đô Kyoto. Đó là hình ảnh mà tôi lưu lại trong những bức vẽ thuở nhỏ, và tôi mong có thể thấy nó trước khi hoàng hôn phủ kín cảnh vật.
Dự tính thời gian tới nơi là 9 giờ 15 phút tối.
Mặc dù chỉ ngủ một chút trên máy bay, nhưng tôi quá phấn khích để gà gật trên tàu. Tôi phân chia sự chú ý của mình giữa cảnh vật qua cửa sổ, cuốn sách của Titus và hành khách trong toa.
Tất cả mọi người đều đang gõ gì đó trên điện thoại hoặc xem phim trên máy tính bảng. Đàn ông ăn mặc không tì vết, còn phụ nữ thì tóc tai như thể vừa mới đi ra từ hiệu làm tóc. Hình ảnh đầu tiên về Nhật Bản là sự sạch sẽ cực điểm và sự dè đặt.
Mặc dù là người nước ngoài - gaijin - duy nhất trong toa, chưa lần nào tôi thấy có ánh mắt nhìn mình. Tất cả mọi người đều có vẻ chú tâm vào việc của họ, như thể thế giới xung quanh không tồn tại.
Ráng chiều chiếu một cách u buồn xuống các tòa nhà, khu nhà ở mỗi lúc một thưa thớt hơn, bị bao quanh bởi các cánh đồng và núi non chuẩn bị cho sự xuất hiện của đỉnh núi huyền thoại.
Bớt cảnh giác một chút, đột nhiên tôi mong rằng Gabriela đang ngồi cạnh mình, ngắm nhìn cảnh sắc mà có thể sẽ không bao giờ thấy được lần nữa. Chia sẻ vẻ đẹp của những điều sẽ rời khỏi chúng ta và biến mất. Giống như cô ấy vậy.
Đột nhiên, những hành khách trên Shinkansen rời bỏ màn hình và dán mình vào cửa sổ. Họ điều chỉnh máy ảnh và điện thoại để chụp được sự xuất hiện đáng mong đợi của ngọn núi.
Một giọt nước mắt chảy xuống khi tôi chiêm ngưỡng sự tồn tại vĩnh cửu của núi Phú Sĩ. Nó truyền cho tôi cảm giác thanh bình của một người khổng lồ nhìn thấy và thấu hiểu mọi thứ trong yên lặng.
K
Kyoto
hi tới nơi, Kyoto rất khác so với những gì tôi mong đợi. 1.600 ngôi chùa ở đây, số lượng theo Lonely Planet, có vẻ ở rất xa nhà ga với kiến trúc kim loại phi thường này. Trần nhà cao vút là một đường cong tuyệt hảo mà ta có thể lên tới bằng những thang cuốn dài bất tận, kết nối với tuyến đường trên cao với rất nhiều cửa hàng.
Chóng mặt với kích thước của nhà ga đã bị biến thành một cái lò sưởi vào giờ tối muộn này, tôi mất vài phút để ra tới đường. Đối điện với điểm dừng taxi, cái ăng ten tivi retro hiện đại khiến tôi nghĩ tới Đông Berlin nhiều hơn là thành phố Nhật Bản của những tinh hoa cổ này.
Tôi đưa cho tài xế taxi tờ giấy đặt phòng ở lữ quán Ếch Lam - tên dịch ra đúng như vậy đấy - và ông ấy gật đầu một cách kính cẩn, rồi khởi động xe một cách cực kì nhẹ nhàng. Chiếc xe nhìn hoàn hảo cả bên ngoài lẫn bên trong, với vải sợi móc che phủ ghế ngồi và cả vô lăng.
Thật thất vọng, đường phố trung tâm là một dãy các công trình hiện đại như những gì tôi thấy trên tàu. Đó là những khối nhà chức năng với nhiều nhất là mười hoặc mười một tầng. Nếu không vì những bảng hiệu sáng lóa viết bằng kanji[44] thì đây hoàn toàn có thể là một thành phố nhỏ ở Mỹ.
Trên thực tế thì cố đô này còn ít dân cư hơn cả Barcelona. Vẻ ngoài cực đoan của vài thanh niên trên phố thu hút sự chú ý của tôi, cũng như những thiết kế lòe loẹt của các tiệm trò chơi, nơi chiếu đèn cùng với các giai điệu nhạc điện tử điếc tai. Tối thứ Tư đó, ở Kyoto không có chút chất thiền nào cả. Chiếc taxi rẽ từ phố chính vào một con ngõ, nơi mở ra một không gian thành phố khác.
Giống như thể chúng ta đã quay ngược trở lại năm thế kỉ, các tòa nhà hai tầng sáng ánh đèn lồng trên con đường lát gạch nơi các cặp đôi cùng đi dạo. Vài người mặc đồ truyền thống: các cô gái mặc kimono thanh nhã và đi guốc gỗ, các chàng trai để búi tóc samurai và bộ đồ bằng lụa vừa vặn với cơ thể cùng chiếc thắt lưng.
Một chiếc xe hơi sang trọng dừng lại ngay trước mặt, chắn đường chúng tôi. Một cô geisha[45] bước ra khỏi xe và đi vào quán trà chỉ trong vòng một phần mười giây. Tôi há hốc miệng, có ấn tượng như mình vừa mới gặp ảo giác.
Ngay sau đó chúng tôi tới ryokan.
Lữ quán này có nhiều nhất là bảy hoặc tám phòng được chia ra ở hai tầng lầu của một căn nhà bằng gỗ với rèm tre. Bảng hiệu cũng được làm bằng gỗ, với cái tên được viết bằng chữ Nhật. Tôi biết mình đã đến nơi vì hình ảnh những con ếch màu xanh lam được vẽ trên tấm bảng.
Tôi trả 3.000 yên - khoảng hai mươi euro - cho người tài xế thầm lặng, ông ấy mở cửa xe bằng một thiết bị ở gần vô lăng. Tại cửa lữ quán, một phụ nữ cao khoảng một mét rưỡi nhòm tôi từ sau tấm rèm. Khi thấy tôi đi về phía nhà trọ, bà ấy lùi lại đứng chỗ cái bàn gỗ được dùng làm quầy lễ tân.
Bà ấy cúi thấp đầu chào trong khi nói: “Irasshaimase…” Tôi hiểu từ này có nghĩa là chào buổi tối.
Sau đó, tôi đưa hộ chiếu và giấy đặt phòng. Trong lúc bà ấy viết tên tôi một cách chậm rãi và cẩn thận vào cuốn sổ bìa vải, tôi hỏi liệu mình có thể dùng bữa tối không.
Nhìn vẻ mặt hốt hoảng của bà ấy thì tôi đoán là bà chủ không hiểu tiếng Anh.
Bà ấy dẫn tôi đi qua tầng một, một cánh cửa trượt, và rồi tôi đã thấy phòng của mình. Căn phòng khá mộc mạc. Một cái đệm futon đặt trên sàn với cái bàn nhỏ cũng thấp tương ứng. Có cả tủ quần áo và một phòng tắm nhỏ.
Tôi thấy giá 180 euro một đêm thật vớ vẩn so với tiện nghi ít ỏi thế này, nhưng tôi nghĩ là có lẽ mình đang trả giá cho vị trí của quán
trọ tại Kyoto cổ kính.
Giờ là mười rưỡi tối và tôi vẫn chưa ăn gì kể từ khi hạ cánh xuống sân bay Narita lúc trưa nay. Sau khi tắm nhanh với nước ấm, tôi thay đồ, chuẩn bị kiếm gì đó để ăn trong con ngõ mộng mơ kia.
Tiếng đàn dây và tiếng hát của một cô gái vọng lại từ xa khiến tôi nghĩ tới nàng geisha tôi đã nhìn thấy. Đắm chìm trong hình ảnh đó vài giây, tôi tự hỏi liệu mình có nhìn thấy cô nào nữa không hay đó chỉ là may mắn.
Lần đầu tiên kể từ khi rơi xuống hố, tôi tự làm bản thân bất ngờ vì mong muốn điều gì đó. Và đó là tin tốt lành.
Đừng kể chuyện này với trời xanh
C
ác cặp đôi người Nhật tôi nhìn thấy lúc trên taxi đã đi khỏi con ngõ, giờ chỉ còn các hàng quán đã đóng cửa, một vài lữ quán và mấy đèn lồng được thắp sáng mời mọc.
Trong khi đi qua thế giới nhà cửa nhỏ xinh này, tôi có thể nhìn thoáng thấy bóng người ở các tầng thấp. Qua lớp rèm hay các tấm chắn bằng giấy hiện rõ lên bóng người di chuyển một cách hài hòa. Có lẽ một trong số đó là bóng của nàng geisha giờ đang trổ tài ở quán trà tư nhân.
Tuy nhiên, tiếng hát và tiếng đàn mà tôi mới nghe cách đây vài phút đã không còn.
Tôi đang sợ phải quay về đệm với cái bụng rỗng thì chợt nhìn thấy đằng sau một cái đèn tông vàng, một tấm bảng sắt với các chữ cái Latinh không thể nhầm lẫn: BAR.
Tôi đẩy cánh cửa màu đen.
Ở bên trong là một không gian chưa tới mười mét vuông. Quán nhỏ này có một quầy bar hình chữ L, nếu đông khách thì có thể có chỗ cho bốn người ngồi thoải mái ở đấy.
Đằng sau quầy bar, một phụ nữ gầy gò hơn bảy mươi tuổi cúi chào tôi. Bà ấy đưa tay ra mời tôi ngồi lên một cái ghế đẩu. Ở đầu kia của chữ L, một người đàn ông lớn tuổi nhìn chằm chằm một chai rượu sake gần cạn.
Như thể muốn lôi ông ta khỏi tư thế tê liệt của bản thân, bà chủ rót đầy cái li sứ với chỗ rượu còn lại. Người đàn ông gật đầu. Có lẽ là do ngoại hình kì lạ, thật khó để xác định tuổi của ông ta. Ông ta mặc một bộ com-lê và đeo cà-vạt, với mái tóc bạc bù xù và mắt kính trầy xước.
Ông ta dò xét tôi trong giây lát, như thể cố gắng suy nghĩ xem tôi làm gì ở đây, trước khi quay trở lại với cái li của mình. Cái tivi cổ với màn hình khoảng hai mươi inch treo ở một góc trên trần đang chiếu một video ca nhạc với giọng hát chói tai và hình ảnh có vẻ cợt nhả, nhưng không phải kiểu đen tối. Tôi nhận thực đơn món đặc biệt với một cái cúi đầu nữa. Nhẹ nhõm là có phần dịch tiếng Anh phía dưới mỗi món, chủ yếu là các loại sake, bia và cocktail. Không có gì để ăn ngoại trừ các loại hạt để nhắm rượu.
Chấp nhận nguy cơ bị say khi bụng đang đói, tôi gọi một bia Asahi với cái giá đắt đỏ: 900 yên, gần bảy euro. Bà chủ đang rót bia lạnh vào một cái cốc to cho tôi, thì đột nhiên, người đàn ông đeo kính trầy xước bắt đầu hát.
Tôi kinh ngạc nhìn ông ta cầm cái micro không dây lên và bắt đầu hát ca khúc có chữ hiện trên màn hình tivi, cảnh nền là trẻ em mặc đồ hình nấm đang nhảy múa.
Bà lão phục vụ tăng âm lượng để người đàn ông có thể hát thỏa thích trên nền hợp âm gợi nhớ đến nhạc dân gian Nga. Giai điệu [46], thậm chí càng đậm chất
thanh nhạc lặp đi lặp lại và rất kitsch
hơn khi phát ra từ người nhìn như vừa mới chạy khỏi một trận ẩu đả với mèo.
dokonoko no kinoko kono kinoko dokono
dokonoko no kinoko morino kinoko
morino kinoko wa rappa ni natte
onpu ga knmo made tondetta
puppuru pappa~ purupappa
puppuru pappa~ purupappa
[47]
sora niwa naisho no hanasi dayo
Vài nốt quá cao với người đàn ông kì lạ kia, ông ta hát sai nhạc nhưng không có chút xấu hổ nào. Tay khoanh lại trên bộ kimono dài
tay, bà chủ có vẻ hài lòng trước buổi trình diễn cho hai người, tính cả bà ấy.
Kinh hoàng, tôi nhận ra rằng dù không muốn, tôi đã vào quán karaoke dành cho những người cô đơn.
Sau màn kết thúc đặc biệt lố bịch với nhịp điệu polka, người đàn ông tóc bạc quay về ghế ngồi một cách đĩnh đạc. Ông ta lại trưng ra vẻ mặt đắm chìm trong suy nghĩ u ám.
Tôi lấy một ít hạt nhắm để chống đói trước khi uống bia. Tôi cảm thấy thực sự lạc lõng.
Ngay lúc đó, người đàn ông nói tiếng Anh một cách khá dễ hiểu: “Anh không biết bài hát này ư?”
Okamura
N
hư đã sớm kiểm chứng, thật bất thường khi thấy ai đó nói tiếng Anh ở Nhật nên tôi lịch sự trả lời lại. Tôi không thể ngờ rằng, từ đó về sau, ngôi sao karaoke cô đơn này sẽ trở thành cái bóng của tôi vào mỗi tối.
“Tôi không biết,” tôi thừa nhận mà không rời khỏi cái góc của mình ở quầy bar chữ L. “Tôi vừa mới tới đây thôi.”
“Vậy là đủ hiểu,” ông ta cười. “Không có ai ở đây không biết bài Dokonoko no Kinoko cả.”
“Nghe cứ như thử thách xoắn lưỡi[48] vậy.”
“Đó là một ca khúc thiếu nhi, nhưng lại khá nổi tiếng với người lớn nhờ sự đa âm sắc. Rất nhiều người lưu bài này trong điện thoại, và nghe nhiều đến mức làm nó lọt được vào bảng xếp hạng các bài hit. Có cả điệu nhảy cho nó và mọi thứ.”
Tôi uống nốt cốc bia, cảm ơn trời đất rằng người đàn ông này không đứng lên để nhảy, vì tôi sẽ không thể nhịn cười được. Chỉ để nói gì đó, tôi kể: “Tôi chưa bao giờ vào quán karaoke, tôi là người thích nghe nhạc cổ điển.”
“Tôi cũng vậy,” ông ta nhíu mày như thể bị xúc phạm, “đặc biệt là Tchaikovsky và những nhà soạn nhạc người Nga sau đó, cho tới Prokofiev. Tôi không có hứng thú với những người thế hệ sau đó.”
Ngưỡng mộ người đàn ông hát karaoke yêu thích những nhà soạn nhạc Nga vĩ đại, tôi không thể ngăn bản thân hỏi: “Vậy thì tại sao ông lại quyết định hát một ca khúc thiếu nhi hiện đại?”
“Tôi làm điều này như để trị liệu,” ông ta cười ngại ngùng trong khi mở một chai sake mới. “Chống lại chứng trầm cảm, anh biết chứ? Vợ tôi mất cách đây gần một năm và bác sĩ nói tôi cần phải bị phân tâm. Khi từ chỗ làm về, tôi đi qua đây và muốn hát bài gì đó.
Rũ bỏ nỗi sợ bị chế giễu rất tốt cho đầu óc. Tôi thực sự khuyến khích anh làm điều này đấy.”
“Tôi không thể dù có muốn đi nữa,” tôi nói, sợ rằng ông ta sẽ yêu cầu bà lão phục vụ mở bài nào đó. “Kiến thức tiếng Nhật của tôi là con số 0, ngoại trừ một vài từ.”
“Cháu gái tôi sẽ viết phiên âm để anh đọc được. Giai điệu cũng dễ nhớ và dễ thuộc, giống như bài về cây nấm này.” “Nấm ư?” Sau đó tôi nhớ ra trong video karaoke có những đứa trẻ mặc đồ hình nấm nhảy múa. “À, bài Kino gì đó…” “Dokonoko no Kinoko.” Ông ta nhắc lại. “Lời bài hát kể về những cuộc phiêu lưu của cây nấm trong rừng. Nhân tiện, tôi tên là Okamura. Xin lỗi vì không mang theo danh thiếp.”
Ông ta trịnh trọng cúi chào, và tôi làm theo mà không rời khỏi chỗ của mình. Bà chủ nhìn chằm chằm vào cái cốc rỗng của tôi, chờ đợi tôi gọi cốc thứ hai nhưng đột nhiên tôi cảm thấy mệt mỏi quá sức.
Khi đặt 900 yên lên bàn, người phụ nữ lùi lại một bước, nhìn tôi hoảng hốt và lắc đầu. Sau đó, bà ấy tìm bút và viết một con số lớn lên giấy: 1.400.
Phẫn nộ, tôi cầm menu lên và chỉ vào cái giá ghi trên đó. Bà lão vừa lắc đầu vừa xua tay theo cái cách mà tôi không thể hiểu cho đến khi Okamura xen vào.
“Bà ấy tính giá cố định cho đồ uống đầu tiên. Các quán bar nhỏ mở cửa buổi tối đều làm việc này.”
Tôi rút ra trong túi một tờ 500 yên với hình núi Phú Sĩ rồi giận dữ đặt lên quầy. Hơn mười euro cho một cốc bia là một sự ngớ ngẩn với một quán bar tệ hại và một gã say hát về nấm trong rừng.
Okamura nhìn thấy sự tức giận trên nét mặt tôi và hạ giọng: “Đây là điều đầu tiên anh nên nhớ khi đi uống gì đó: Ở Nhật, quán rượu càng nhỏ, giá cả lại càng cao.”
Ít chính là nhiều, tôi nhớ tới một câu châm ngôn thường xuất hiện trong những cuốn sách của Titus.
“Việc đấy cũng có lí,” ông ta nói tiếp. “Bà chủ đây cần phải tính tiền cho khách hàng của mình một khoảng bằng với những người có quán lớn hơn. Chi phí cho cuộc sống là giống nhau cho tất cả mọi người.”
Tôi cảm thấy xấu hổ bởi đã tức giận như vậy chỉ vì mười euro. Sau tất cả thì hộp đựng tiền tối thứ Tư này sẽ rất ít ỏi cho bà chủ hiện đang lau cái cốc của tôi. Nếu không phải vì cơn buồn ngủ khiến tôi mơ màng, chắc tôi sẽ uống thêm một cốc nữa.
“Cảm ơn đã cho tôi biết, ông Okamura,” tôi chào tạm biệt. “Đừng bận tâm. Phần lớn người ta sẽ ra các quán lớn để tránh phải trả nhiều tiền hơn, nhưng họ sẽ không thấy được những gì có ở đây.”
“Ý ông là quán karaoke?”
“Không! Quán karaoke có ở khắp nơi, nhưng ở đây tôi và anh lại gặp nhau, đó mới là một phước lành. Lần tới tôi sẽ dẫn theo cháu gái. Con bé nói tiếng Anh hoàn hảo và chắc sẽ muốn gặp anh. Chính nó là người dạy tiếng cho tôi hai lần một tuần.”
Tôi cúi chào trước khi rời khỏi quầy bar, thuyết phục bản thân một cách sai lầm rằng sẽ không có lần thứ hai.
“Có phải… Quán này tên là gì vậy?” Tôi chỉ hỏi vì lịch sự. “Có thể đêm nào đó tôi lại phải tìm nơi này.”
“Hiện tại nơi này chưa có tên. Bà chủ mới nhận nó sau khi được chuyển nhượng cách đây một tuần và bà ấy không thích cái tên cũ. Anh có gợi ý gì không?”
Tôi nhún vai như để trả lời trước khi bước ra ngoài với sự tĩnh lặng của màn đêm. Mặt Trăng phản chiếu xuống con đường lát đá của Kyoto cổ kính, hứa hẹn rằng cuộc gặp gỡ trong quán bar không tên chỉ là khúc dạo đầu cho những cuộc phiêu lưu.
Có tồn tại sự u sầu toàn thế gian không?
M
ặc dù đã đặt lưng xuống đệm sau mười hai giờ với sự mệt mỏi của chuyến đi dài, việc chênh lệch múi giờ khiến tôi mở mắt lúc bốn giờ sáng. Tôi đã hoàn toàn tỉnh ngủ rồi.
Trong đồng hồ sinh học của tôi chắc phải có một giờ hoàn toàn tỉnh táo và tôi không thể thuyết phục cơ thể mình tiếp tục ngủ được. Tôi đấu tranh trong vài giây trên cái đệm quá cứng cho xương của mình.
Cuối cùng tôi bỏ cuộc và ngồi dậy.
Còn mười lăm phút nữa mới đến năm giờ vào lúc tôi đụng tới những cuốn sách của Titus. Tôi nghĩ đến chuyện đọc nó khi ngâm mình trong onsen, bể tắm nước nóng mà lữ quán nào cũng có, phần nào biện minh được cho giá cả của chúng.
Tôi mặc áo choàng tắm và đi dép, mang theo khăn tắm và cuốn sách xuống bể tắm ở tầng dưới.
Như đã đoán trước, vì giờ giấc nên chẳng có ai ở trong không gian như được đào vào đá ngầm này. Trong đó có một bể tắm tự nhiên dựa vào cửa kính dẫn ra một khu vườn hoang dại và lộn xộn. Trước lối vào, ở bên tường có hai cái vòi nước với xô bằng kim loại ở phía dưới.
Tôi hiểu rằng cần phải tráng người trước khi ngâm mình trong suối nước nóng lưu huỳnh. Quyết định thoát khỏi cơn buồn ngủ mà bản thân không cảm thấy nữa, tôi cởi đồ trong khi lấy nước vào xô. Tôi đổ nước từ trên đầu xuống, dòng nước lạnh xả xuống như một cú sốc điện.
Tôi nhanh chóng vào bể nước với cuốn sách trên tay. Nước ấm một cách dễ chịu.
Ngồi trên một tảng đá phẳng dưới nước, tôi chuyển sự quan tâm đến cái khái niệm đã chiếm lĩnh công sức của nhà biên soạn già ở cách nơi đây hơn mười nghìn kilomet.
Với tư cách là nhà ngôn ngữ, tôi luôn cảm thấy hứng thú với nguồn gốc của từ ngữ, nên tôi bắt đầu từ chỗ đó.
Có vẻ khái niệm Sabi vốn được dùng để miêu tả vẻ đẹp tinh tế của thơ ca Nhật Bản thế kỉ 12 và 13, khá buồn và ảm đạm. Tác giả của nghiên cứu đảm bảo rằng từ này gợi ra cảm xúc u buồn, “giống như chim sẻ tìm đồ ăn giữa đống lá thu rụng”.
Theo cuốn sách - không có tác giả, chỉ là tập hợp của nhiều đoạn văn đã được biên tập - từ Wabi ở vế kia của phương trình gợi ra sự khiêm nhường và khổ hạnh, cái nghèo tao nhã sinh ra từ cách biệt đối với sự giàu có và phô trương.
Bị thu hút bởi cảm giác tinh tế đó, tôi tìm trong các trang sách sự diễn tả riêng biệt cho từng khái niệm. Kamo no Chomei, một nhà sư ẩn sĩ đã sống trên ngựa giữa thế kỉ 12 và 13, khẳng định:
Wabi là cảm giác mà trời đất gợi nên vào lúc chiều tà mùa thu, nét u buồn của màu sắc, khi tất cả âm thanh đã lặng yên. Trong những giây phút như vậy vì lí do nào đó mà tâm trí không thể giải thích, nước mắt không ngừng rơi.
Ngâm mình trong nước nóng, tôi nghĩ nhiều đến bức họa của David Friedrich được treo trong phòng làm việc của Titus. Tất cả những cảnh sắc đó đều thể hiện sự u buồn.
Tôi tự hỏi có phải chính những cảm xúc này đã truyền cảm hứng cho thơ haiku và tranh màu nước của các họa sĩ Nhật Bản. Có lẽ đất nước này có cách khác để trải nghiệm vẻ đẹp của những gì chúng ta không thể giữ lại.
Có tồn tại nỗi u sầu chung cho toàn thế gian không? Vẫn ngâm mình trong dòng nước lưu huỳnh, tôi đang khôi phục lại bản chất của mình về người đàn ông lãng mạn giúp xua tan nỗi
cô đơn bằng những câu hỏi kiểu đó. Một cách giải trí như bao cách khác.
Có một định nghĩa thứ hai về Wabi của một tác giả đương dại, Ueda Makoto, giáo sư Văn học Nhật Bản ở Stanford:
Wabi là sự thể hiện của cái đẹp như một cách biểu hiện của năng lượng sáng tạo chảy qua các vật sống và vật vô tri. Đó là một vẻ đẹp giống như chính thiên nhiên, vừa tối vừa sáng, vừa vui vừa buồn, vừa cứng rắn vừa ngoan hiền, vẻ đẹp của sức mạnh thiên nhiên này không hoàn hảo mà luôn luôn thay đổi và ngoài tầm với của chúng ta.
Trước khi có thể phân tích đoạn này, một người đàn ông cao so với hình thể của người Nhật bước vào onsen và dội nước lên người mà không kêu tiếng nào. Sau đó anh ta đi tới bể tắm, giống như một con thú nặng nề, với khăn tắm quấn quanh cổ.
“Ohayougozaimasu.”
Anh ta lẩm bẩm câu chào mà tôi hiểu là chào buổi sáng. Lúc đó là năm rưỡi và khách đi công tác trọ tại lữ quán bắt đầu hối hả. Như thể nước nóng đã chữa lành những vết thương hằng ngày, người đàn ông thở dài thỏa mãn vài lần.
Người Nhật quen với việc tắm chung ở nơi công cộng như thể ở nhà, nhưng tôi cảm thấy không thoải mái khi ở trong bể tắm với anh chàng to cao này. Một lần nữa, cuốn sách nhỏ lại giải vây cho tôi. Chính giáo sư Ueda kia kết nối hai tư, Wabi và Sabi, để giải thích điều sau:
Wabi có nghĩa gốc là “nỗi buồn của sự nghèo đói”. Nhưng dần dần nó đã trở thành từ để gọi tên một thái độ với cuộc sống, khi mà một người cố cam chịu điều kiện khắc nghiệt của mình và học cách tìm kiếm sự bình yên và thanh thản trong tâm ngay cả trong những
hoàn cảnh đó. Sabi, chủ yếu là một khái niệm thẩm mĩ, có liên quan mật thiết với Wabi, một ý niệm triết học.
Bộ não học thuật của tôi, vừa mới tận hưởng những khoa học về thẩm mĩ và lịch sử của tư tưởng, không thể nào bỏ qua sự kết hợp đầy khiêu khích mà tôi còn lâu mới hiểu.
Tôi không ra khỏi bể tắm nước nóng cho đến khi cảm thấy toàn thân nóng rực lên. Một xô nước lạnh lo liệu được hết. Tôi đã sẵn sàng cho buổi sáng đầu tiên ở Kyoto, bất kể điều này nghĩa là gì đi chăng nữa.
Quãng thời gian hạnh phúc với những chú chó già B
ữa sáng ở lữ quán gồm cơm và cá, được phục vụ tại mấy cái bàn thấp đến nỗi tôi phải là bậc thầy yoga để có thể ngồi được. Nếu không phải vì chưa ăn tối, thì cái thực đơn buổi sáng này sẽ làm tôi thấy kì lạ lắm.
Tôi đứng dậy với cơn đau lưng. Trước khi ra thăm thú Kyoto ban ngày, tôi dừng lại ở phòng đọc. Tôi sẽ tìm trong cuốn Lonely Planet địa chỉ của cái xưởng kia, mặc dù tôi không thực sự tin rằng nó sẽ dẫn được tôi tới chỗ người gửi bí ẩn đã kéo mình đến tận đây. Đúng hơn thì tôi cho rằng người đó đã mua bưu thiếp ở cái xưởng đấy, và thế thì cũng chẳng giúp ích được gì cả.
Hơn nữa, con mèo sứ được sản xuất hàng loạt thì có liên quan gì đến triết lí Wabi Sabi chứ?
Câu trả lời là chẳng có gì cả.
Tôi đặt lưng xuống một cái ghế sofa vải kiểu Tây. Ở bên cạnh ghế có giá để tạp chí tiếng Nhật, còn ở phía bên kia là ba kệ sách đa dạng chủ đề và ngôn ngữ.
Tôi đoán chúng được các du khách để lại đấy vì không muốn mang theo những cuốn sách mình đã đọc. Chỉ có đúng một cuốn sách bằng tiếng Anh và tiêu đề của nó kì quặc đến mức tôi phải lôi nó xuống khỏi kệ để xem thử.
QUÃNG THỜI GIAN HẠNH PHÚC
VỚI NHỮNG CHÚ CHÓ GIÀ[49]
Bìa sách là hình hai chú chó lông đã bạc, vẻ mặt mệt mỏi và nhẫn nại. Tôi gần như có thể nghe thấy tiếng sủa yếu ớt của chúng khi cố đe dọa hàng xóm nào đó đi ngang qua nhưng không thành.
Tôi tìm ở bìa sau xem cuốn sách dành cho độc giả Mỹ này nói đến điều gì. Nội dung sách là về lợi ích của việc sống cùng với
những chú chó cao tuổi sau nhiều năm chung sống với nhau. Những chú chó này có ít năng lượng đi và cần được quan tâm hơn, nhưng bù lại chúng hiểu được tâm tính thay đổi của chủ.
Tất cả những điều này đều rất Wabi Sabi.
Tôi trộm nghĩ, nếu chủ của con chó cũng là người cao tuổi, thì sẽ có một giai đoạn bí ẩn khi chủ và chó hợp nhất và cả hai trở nên giống nhau, không chỉ là về cách đi đứng, mà cả về biểu cảm nữa.
Tôi đặt cuốn sách trở lại kệ, nghĩ ngợi về việc tuổi già của mình sẽ còn tệ hơn những con chó câm lặng này. Ít nhất thì chúng còn có ai đó để đi theo và yêu thương. Ngoại trừ một con mèo thích làm việc riêng của mình và không thể sống quá mười năm, tôi chẳng còn ai trên thế giới này.
Suy nghĩ đau khổ kia khiến tôi kết nối điện thoại với mạng của quầy lễ tân, phủ sóng tới tận thư viện.
Vòng tròn với số ba bên trong liền xuất hiện ở trên biểu tượng ứng dụng Whatsapp: Số người đã gửi tin nhắn cho tôi kể từ lần kết nối gần nhất ở Doha.
Tôi mở ngay tin nhắn đầu tiên, chị tôi trách móc chuyện tôi quên tới nhà chị ấy ăn tối vào hôm trước. “Em xin lỗi vì đã quên mất, hiện giờ em đang đi du lịch Nhật Bản,” tôi xin lỗi ngắn gọn rồi chuyển sang tin nhắn tiếp theo.
Trái với tất cả dự đoán, đó là của Daniel Lumbreras. Tôi quên mất là đã cho anh ta số điện thoại di động của mình ở bức thư trước để anh ta có thể thông báo về buổi biểu diễn tiếp theo.
Tin nhắn lần này được viết theo phong cách thẳng thắn và hiệu quả.
Hiện giờ tôi đang ở Gracia.
Chúng ta gặp nhau uống cà phê nhé?
DANIEL
Tôi trả lời lại rằng tôi rất muốn đi uống với anh ta, nhưng hiện giờ tôi đang ở rất xa để có thể quay trở lại đó vào thời gian hợp lí.
Tôi chào tạm biệt với lời hứa sẽ liên lạc với anh ta khi quay về, trước khi mở tin nhắn thứ ba và cũng là cuối cùng.
Đó là tin nhắn từ Gabriela và nó làm tôi xúc động suốt cả ngày hôm đó.
Gửi Samuel,
Em nghe từ Titus rằng anh đã đi Kyoto. Đó là quyết định đúng. Nếu là anh thì em sẽ không bận tâm đến chuyện tìm người đã gửi mấy tấm bưu thiếp đâu.
Nếu muốn thì anh ta đã tìm ra anh rồi.
xxxx
GABRIELA
Địa chị cấm kị
C
uộc dạo chơi đầu tiên ở Kyoto vào ban ngày đưa tôi qua những con phố truyền thống của khu Gion, nơi có nhà trọ tôi đang ở. Vài cửa hàng đã mở cửa, có những hàng bán cổ vật hay quần áo, quán cà phê và nhà hàng nhỏ đến mức bạn có thể ngửi thấy mọi hoạt động.
Đi qua những con phố địa phận của các geisha và maiko - những người học việc - tôi tới với Pontocho nhỏ hẹp, con phố đi bộ chạy song song với sông Kamo. Trong khi đi bộ giữa các quán trà và câu lạc bộ bí mật, ngay cả vào ban ngày, tôi tự hỏi liệu có thể tìm được xưởng Wabi Sabi ở đâu đó quanh thành phố này không.
Vẫn còn quá choáng váng bởi cuộc hành trình, tôi đã quên không hỏi han luôn ở lữ quán, nhưng tôi có đem theo bằng chứng tội phạm: những tấm bưu thiếp.
Tôi dựa vào một cái cây mọc lên trên vỉa hè như một cây nấm. Đằng sau tấm bưu thiếp con mèo, tôi thấy toàn màu mực xanh biển của chữ Wabi Sabi sáng lên một cách đặt biệt.
Tôi xem xét kĩ dòng chữ nhỏ “Atelier”, sau đó là vài kí tự kanji và con số 27.
Chắc chắn đó là địa chỉ của xưởng rồi, tôi nhìn đi nhìn lại tấm bưu thiếp Kim Các Tự. Ngoài điều này, manh mối duy nhất về nguồn gốc của chúng là dấu bưu điện. Con dấu trên hai tấm bưu thiếp giống hệt nhau: Một phần tư đường tròn với những kí tự kanji giống nhau và con số 4032 ở phía sau.
Điều này có thể có nghĩa là chúng đã đi qua bưu điện của cùng một quận.
Mặc dù có dấu mực giống nhau, mấy con tem lại khác nhau và rất kì lạ. Một con tem có hình chó Akita - tôi biết giống chó này qua
bộ phim của Richard Gere[50] - với cái đuôi cuộn tròn và hào quang phát sáng xung quanh. Con tem kia là hình bốn người phụ nữ mặc áo choàng dài màu tím với một cái kính viễn vọng kiểu cổ. Một trong số họ đang chăm chú nhìn qua kính ngắm trong khi những người còn lại thích thú xem xét. Người thứ tư nhìn thẳng lên trời, như thể tin tưởng đôi mắt của mình còn hơn cả dụng cụ kia.
Ở góc trái bên dưới của hai con tem đều có dòng chữ NIPPON 820. Tôi đồ rằng đây là giá bưu chính của chúng: khoảng hơn sáu euro.
Trong khi nghĩ xem liệu giá đó là đắt hay rẻ cho một lần vận chuyển xuyên đại dương, một người phụ nữ khoảng bảy mươi tuổi dừng lại trước mặt tôi. Người phụ nữ mặc áo vest cúi chào nhẹ, rồi chìa tay về phía tấm bưu thiếp tôi đang nhìn: tấm có địa chỉ của cái xưởng.
Tôi hiểu rằng bà ấy muốn giúp tôi. Lòng tràn đầy biết ơn, tôi vừa cúi chào vừa đưa tấm bưu thiếp cho bà ấy. Đôi mắt được phóng to qua lớp kính quá dày của bà ấy mở to đầy kinh ngạc khi đọc dòng chữ.
Như thể vừa mới thấy hiện thân của quỷ dữ trong địa chỉ đó, bà ấy liền trả lại tấm bưu thiếp cho tôi và đi nhanh xuống đường sau khi cúi chào.
Đứng trơ như phỗng ở đó. Tôi tự hỏi đấy là nơi như thế nào mà lại có thể khiến một người phụ nữ bỏ chạy trong kinh hoàng như vậy. Sự tò mò khiến tôi dò xét đám đông người Nhật đi dạo qua Pontocho trong buổi sáng đẹp trời này, háo hức để phát hiện ra ai đó có thể nói tiếng Anh.
Người được chọn là một cậu trai tóc dài cầm theo tập tài liệu với hình nhóm Sex Pistols[51] ở bìa.
Tôi dùng ngôn ngữ của Sid Vicious và Johnny Rotten[52] để tiếp cận cậu ta: “Xin lỗi, cậu có thể cho tôi biết địa chỉ này nằm ở khu nào không?”
Cậu ta cầm lấy tấm bưu thiếp, theo tôi nghĩ là vì cậu ta hiểu tôi nói gì, nhưng rồi trả lại ngay sau đó với một nụ cười lo lắng.
“Địa điểm này có vấn đề gì vậy?” Tôi hỏi, càng lúc càng hoang mang.
“Xin lỗi, tôi không thể nói cho anh biết được,” cậu ta đáp, nhún vai và rảo bước đi cùng tập tài liệu của mình.
"""