"
Vượt Khỏi Bạo Lực - Jiddu Krishnamurti full prc pdf epub azw3 [Tư Tưởng]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vượt Khỏi Bạo Lực - Jiddu Krishnamurti full prc pdf epub azw3 [Tư Tưởng]
Ebooks
Nhóm Zalo
VƯỢT KHỎI BẠO LỰC
J. Krishnamurti
Nguyên tác: Beyond Violence -
Haaper & Row Pubblishers
Lời dịch: Ông Không 2009
CHƯƠNG 1 : TỒN TẠI
CHƯƠNG 2 : TỰ DO
CHƯƠNG 3 : CÁCH MẠNG BÊN TRONG
CHƯƠNG 4 : TÔN GIÁO
CHƯƠNG 5 : SỢ HÃI
CHƯƠNG 6 : BẠO LỰC
CHƯƠNG 7 : THIỀN ĐỊNH
CHƯƠNG 8 : KIỂM SOÁT VÀ TRẬT TỰ CHƯƠNG 9 : SỰ THẬT
CHƯƠNG 10 : CÁI TRÍ TÔN GIÁO CHƯƠNG 11 : CÁI TRÍ KHÔNG BỊ QUY ĐỊNH
CHƯƠNG 12 : TÁCH RỜI VÀ HỢP NHẤT
CHƯƠNG 13 : CÁCH MẠNG TÂM LÝ
CHƯƠNG 1 : TỒN TẠI
“Thuộc công nghệ, con người đã tiến bộ không thể tin được, tuy nhiên anh ấy vẫn còn như anh ấy đã là trong suốt hàng ngàn năm, đánh nhau, tham lam, ganh ghét, chứa đầy đau khổ khôn cùng.”
Tôi muốn trình bày về toàn vấn đề của tồn tại. Giống như người nói, bạn cũng biết điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới – hỗn loạn, vô trật tự, bạo lực toàn bộ, những hình thức kinh khiếp của tàn bạo, những nổi loạn được kết thúc trong chiến tranh. Sống của chúng ta khó khăn, hoang mang và mâu thuẫn cực kỳ, không chỉ trong chính chúng ta – bên trong làn da như nó đã là – mà còn cả bên ngoài. Có sự hủy hoại toàn bộ. Tất cả những giá trị đang thay đổi từ ngày sang ngày, không còn sự kính trọng, không còn uy quyền, không người nào còn sự trung thành trong bất kỳ điều gì; cũng không còn sự trung thành trong Giáo hội, cũng không còn sự trung thành trong những người lãnh đạo, cũng không còn sự trung thành trong bất kỳ triết thuyết nào. Vậy là người ta được tuyệt đối bỏ lại một mình để tìm ra người ta phải làm gì trong thế giới hỗn loạn này. Hành động đúng đắn là gì? – nếu có một sự việc như hành động đúng đắn.
Tôi chắc chắn mỗi người chúng ta đều hỏi hành động đúng đắn là gì. Đó là một câu hỏi rất nghiêm túc, và tôi hy vọng những người của các bạn mà hiện diện ở đây thực sự có nghiêm túc, bởi vì đây không là một họp mặt dành cho sự giải trí tôn giáo hay triết lý. Chúng ta không buông thả trong bất kỳ lý thuyết nào, trong bất kỳ triết lý nào, hay mang từ phương Đông đến những ý tưởng kỳ dị nào đó. Điều gì cùng nhau chúng ta sắp sửa làm, là tìm hiểu những sự kiện như chúng là, rất cặn kẽ, khách quan, không cảm tính, không cảm xúc. Và muốn tìm hiểu trong cách đó, phải có sự tự do khỏi thành kiến, sự tự do khỏi bất kỳ tình trạng bị quy định nào, khỏi bất kỳ triết lý nào, khỏi bất kỳ niềm tin nào; cùng nhau chúng ta sắp sửa tìm hiểu rất chậm rãi, nhẫn nại, từ tốn, để
tìm ra. Nó giống như những người khoa học đang theo dõi qua một kính hiển vi và đang thấy chính xác cùng một sự việc. Bởi vì nếu bạn là một người khoa học trong phòng thí nghiệm đang sử dụng một kính hiển vi, bạn phải chỉ rõ điều gì bạn trông thấy cho một người khoa học khác, để cho cả hai đều trông thấy chính xác cái gì là. Và đó là điều gì chúng ta sắp sửa làm. Không có kính hiển vi của bạn, hay kính hiển vi của người nói; chỉ có một dụng cụ-chính xác qua đó chúng ta sắp sửa quan sát và học hỏi trong sự quan sát – không học hỏi tùy theo tánh khí của bạn, tình trạng bị quy định của bạn, hay hình thức đặc biệt của bạn về niềm tin, nhưng chỉ quan sát điều gì thực sự là, và qua đó học hỏi. Và trong đang học hỏi là đang làm – đang học hỏi không tách rời khỏi hành động.
Vậy là điều gì chúng ta sắp sửa làm, là hiểu rõ chuyển tải có nghĩa gì. Chắc chắn chúng ta phải sử dụng những từ ngữ, nhưng vượt khỏi những từ ngữ là điều gì còn quan trọng nhiều hơn. Mà có nghĩa bạn và người nói sắp sửa cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình của tìm hiểu, nơi mỗi người chúng ta đang hiệp thông kiên định cùng người còn lại; đó là đang cùng nhau chia sẻ, đang cùng nhau thăm dò, đang cùng nhau quan sát. Bởi vì từ ngữ chuyển tải đó có nghĩa đang tham gia, đang chia sẻ. Vậy là không có người thầy hay môn đồ, không có người nói mà bạn lắng nghe, hoặc đồng ý hoặc không-đồng ý – mà sẽ hoàn toàn vô lý. Nếu chúng ta đang chuyển tải, vậy thì không có vấn đề của đồng ý hay không đồng ý, bởi vì cả hai chúng ta đều đang quan sát, cả hai chúng ta đều đang tìm hiểu, không phải từ quan điểm của bạn, hay từ quan điểm của người nói.
Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải tìm ra làm thế nào để quan sát, làm thế nào để nhìn bằng đôi mắt trong sáng, làm thế nào để lắng nghe đến độ không còn sự biến dạng. Chính là trách nhiệm của bạn cũng như người nói phải chia sẻ cùng nhau – cùng nhau chúng ta sẽ làm việc. Điều này phải được hiểu rất rõ ràng từ ngay khởi đầu: chúng ta không đang buông thả trong bất kỳ hình thức nào của cảm tính hay cảm xúc.
Nếu điều này rất rõ ràng, rằng bởi vì được tự do khỏi những thành kiến của chúng ta, khỏi những niềm tin của chúng ta, khỏi hiểu biết và tình trạng bị quy định đặc biệt của chúng ta, bạn và người nói được tự do để tìm hiểu, vậy thì chúng ta có thể tiến tới; luôn luôn nhớ rằng chúng ta đang sử dụng một dụng cụ-chính xác – kính hiển vi – và rằng bạn và người nói phải thấy cùng sự việc; ngược lại sẽ không thể chuyển tải. Bởi vì đây là một vấn đề rất nghiêm túc, bạn không những phải được tự do để tìm hiểu nó nhưng còn phải được tự do để áp dụng nó, được tự do để thử nghiệm nó trong sống hàng ngày; không phải chỉ giữ nó như một lý thuyết hay như một nguyên tắc mà bạn đang vận hành hướng về nó.
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta. Có vô vàn những phân chia thuộc tôn giáo và quốc gia giữa những con người, mỗi người chống lại người khác, cả chính trị lẫn cá thể. Bởi vì thấy sự hỗn loạn cực kỳ này, sự đau khổ vô cùng này, bạn phải làm gì? Liệu bạn có thể nương dựa bất kỳ người nào đó để chỉ bảo bạn phải làm gì? – nương dựa người giáo sĩ, ngưòi chuyên gia, người phân tích? Họ đã không mang lại hòa bình hay hạnh phúc, hân hoan, tự do để sống. Vậy là bạn nhìn ở đâu? Nếu bạn gánh vác trách nhiệm của uy quyền riêng của bạn như một cá thể, bởi vì bạn không còn bất kỳ niềm tin nào trong uy quyền phía bên ngoài – chúng ta đang sử dụng từ ngữ “uy quyền” đầy thận trọng trong một ý nghĩa đặc biệt của từ ngữ đó – vậy thì bạn như một cá thể, liệu bạn sẽ tìm kiếm uy quyền riêng của bạn ở bên trong?
Từ ngữ “individuality” cá thể có nghĩa “indivisible” không thể phân chia được, không bị tách rời. Cá thể có nghĩa một tổng thể, nguyên vẹn, và từ ngữ “whole” có nghĩa lành mạnh, thiêng liêng. Nhưng bạn không là một cá thể, bạn không thông minh, bởi vì bạn bị vỡ vụn, bị tách rời trong chính bạn; bạn đang mâu thuẫn với chính bạn, bị phân chia, vậy là bạn không là một cá thể gì cả. Vì vậy từ sự phân chia này làm thế nào
bạn có thể yêu cầu rằng một mảnh đảm trách uy quyền trên những mảnh còn lại?
Làm ơn hãy thấy điều này rất rõ ràng, đây là điều gì chúng ta đang tìm hiểu; bởi vì chúng ta biết rằng giáo dục, khoa học, tôn giáo có tổ chức, tuyên truyền, chính trị, đã thất bại. Chúng đã không mang lại hòa bình mặc dù thuộc công nghệ con người đã tiến bộ không thể tin được. Tuy nhiên con người vẫn còn y nguyên như anh ấy đã là suốt hàng ngàn năm, đánh nhau, tham lam, ganh ghét, bạo lực, và chất đầy đau khổ vô cùng. Đó là sự kiện; đó không là một giả thuyết.
Vì vậy muốn tìm ra phải làm gì trong một thế giới quá hỗn loạn, quá tàn bạo, quá bất hạnh, không những chúng ta phải tìm hiểu sống là gì – thực sự như nó là –nhưng chúng ta còn phải hiểu rõ tình yêu là gì; và chết có nghĩa gì. Cũng vậy chúng ta phải tìm hiểu điều gì con người đã và đang cố gắng tìm được trong suốt hàng ngàn năm: liệu có một sự thật mà vượt trội hơn tất cả tư tưởng. Nếu bạn không hiểu rõ sự phức tạp của toàn bộ bức tranh này, khi nói, “Tôi phải làm gì với một mảnh?” chẳng có ý nghĩa gì cả. Bạn phải hiểu rõ tổng thể của sự tồn tại, không chỉ một phần của nó; dù một phần đó phiền hà bao nhiêu, đau khổ bao nhiêu, hung tợn bao nhiêu, bạn phải thấy tổng thể bức tranh – bức tranh của tình yêu là gì, thiền định là gì, liệu có một sự việc như Thượng đế, sống có nghĩa gì. Chúng ta phải hiểu rõ toàn hiện tượng của sự tồn tại này như một tổng thể. Chỉ đến lúc đó bạn có thể đặt ra câu hỏi, “Tôi phải làm gì?” Và nếu bạn thấy toàn bức tranh này, có thể bạn sẽ không bao giờ đặt ra câu hỏi đó – vậy là bạn sẽ đang sống và đang sống là hành động đúng đắn.
Vì vậy trước hết chúng ta sẽ thấy đang sống là gì, và không-đang sống là gì. Chúng ta phải hiểu rõ từ ngữ “quan sát” đó có nghĩa gì. Thấy, nghe và học hỏi – “thấy” có nghĩa gì?
Khi chúng ta đang cùng nhau nhìn cái gì đó, nó không có nghĩa “trạng thái cùng nhau”. Nó có nghĩa rằng bạn và người nói sắp sửa nhìn. Từ ngữ “nhìn” đó có nghĩa gì? Nhìn thật là khó khăn; người ta phải có nghệ thuật. Có thể bạn chưa bao giờ nhìn một cái cây; bởi vì khi bạn có nhìn, tất cả hiểu biết
thực vật nảy ra và ngăn cản bạn không quan sát nó thực sự như nó là. Có thể bạn chưa bao giờ nhìn người vợ của bạn, hay người chồng của bạn, hay người bạn trai của bạn, hay người bạn gái của bạn, bởi vì bạn có một hình ảnh về cô ấy hay anh ấy. Cái hình ảnh mà bạn đã dựng lên về cô ấy hay anh ấy, hay về chính bạn, sẽ ngăn cản bạn không nhìn. Vì vậy khi bạn nhìn có biến dạng, có mâu thuẫn. Vậy là khi bạn nhìn phải có một liên hệ giữa người quan sát và vật được quan sát. Làm ơn hãy lắng nghe điều này bởi vì nó cần sự chú ý nhiều. Bạn biết khi bạn chú ý cái gì đó bạn có quan sát rất cẩn thận; mà có nghĩa bạn có trìu mến vô hạn; lúc đó bạn có thể quan sát.
Vậy là cùng nhau nhìn có nghĩa quan sát bằng chú ý, bằng trìu mến để cho cùng nhau chúng ta có thể thấy cùng sự việc. Nhưng trước hết, phải có sự tự do khỏi hình ảnh mà bạn có về chính bạn. Làm ơn, hãy thực hiện nó khi điều này đang được trình bày; người nói chỉ là một cái gương và vì vậy điều gì bạn thấy là chính bạn trong cái gương. Vì vậy người nói không quan trọng gì cả; cái quan trọng là cái gì bạn thấy trong cái gương đó. Và muốn thấy rõ ràng, chính xác, không có bất kỳ biến dạng nào, mọi hình thức của hình ảnh phải biến mất – hình ảnh bạn là một người Mỹ hay một người Thiên chúa giáo, bạn là một người giàu sang hay một người nghèo khổ, tất cả những thành kiến của bạn phải biến mất. Và tất cả điều đó biến mất khi ngay khoảnh khắc bạn thấy rõ ràng cái gì trước mặt bạn, bởi vì cái gì bạn thấy quan trọng hơn cái gì bạn “nên làm” từ cái gì bạn thấy. Khoảnh khắc bạn thấy rất rõ ràng, có hành động từ sự rõ ràng đó. Chỉ có cái trí mà rối loạn, hoang mang, chọn lựa, cần nói, “Tôi phải làm gì?” Có hiểm họa của chủ nghĩa quốc gia, sự phân chia giữa những chủng tộc; sự phân chia đó là hiểm họa lớn nhất bởi vì trong phân chia có không an toàn, có chiến tranh, có hỗn loạn. Nhưng khi cái trí thấy hiểm họa của sự phân chia rất rõ ràng – không phải trí năng, không phải cảm xúc, nhưng thực sự thấy – vậy thì có một loại hành động hoàn toàn khác hẳn.
Vì vậy rất quan trọng phải học hỏi để thấy, quan sát. Và nó là gì khi chúng ta đang quan sát? Không chỉ hiện tượng
phía bên ngoài mà còn cả trạng thái bên trong của con người. Bởi vì nếu không có một cách mạng cơ bản, triệt để trong tinh thần, trong tận gốc rễ của thân tâm người ta, chỉ cắt tỉa, chỉ tạo tác luật pháp trên vùng ngoại vi, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Vì vậy điều gì chúng ta quan tâm là liệu con người, như anh ấy là hiện nay, có thể từ cơ bản tạo ra một thay đổi trong chính anh ấy; không phụ thuộc vào một lý thuyết đặc biệt, một triết lý đặc biệt, nhưng bằng cách thấy thực sự anh ấy là gì. Chính sự trực nhận anh ấy là gì, sẽ mang lại sự thay đổi cơ bản. Và thấy anh ấy là gì, có tầm quan trọng bậc nhất – không phải điều gì anh ấy nghĩ anh ấy là, không phải điều gì anh ấy được bảo anh ấy là.
Có một khác biệt giữa khi bạn được bảo rằng bạn đói và đang đói thực sự. Hai trạng thái hoàn toàn khác biệt; trong một trạng thái bạn biết thực sự qua sự nhận biết trực tiếp riêng của bạn và cảm thấy rằng bạn bị đói, sau đó bạn hành động. Nhưng nếu bạn được bảo bởi ai đó rằng bạn có lẽ bị đói, một hành động hoàn toàn khác hẳn xảy ra. Vì vậy tương tự như thế, người ta phải quan sát và thấy cho chính người ta thực sự người ta là gì. Và đó là điều gì chúng ta sắp sửa thực hiện: biết về chính mình. Mọi người đã nói rằng biết về chính mình là sự thông minh tột đỉnh, nhưng chẳng mấy người trong chúng ta đã thực hiện nó. Chúng ta không có kiên nhẫn, mãnh liệt hay đam mê, để tìm ra chúng ta là gì. Chúng ta có năng lượng, nhưng chúng ta đã trao năng lượng đó cho những người khác; chúng ta phải được chỉ bảo chúng ta là gì.
Chúng ta sắp sửa tìm ra điều này bằng cách quan sát chính chúng ta, bởi vì khoảnh khắc có một thay đổi cơ bản trong chúng ta là gì, chúng ta sẽ tạo ra hòa bình trong thế giới. Chúng ta sẽ sống tự do – không phải làm điều gì chúng ta thích, nhưng sống hạnh phúc, hân hoan. Một con người có hân hoan vô bờ bến trong tâm hồn của anh ta không hận thù, không bạo lực, anh ta sẽ không tạo ra sự hủy hoại cho một người khác. Tự do có nghĩa không chỉ trích về bất kỳ điều gì bạn thấy trong chính bạn. Hầu hết chúng ta đều chỉ trích, hay giải thích cho qua hay biện hộ – chúng ta không bao giờ nhìn mà không có biện hộ hay chỉ trích. Vì vậy điều đầu tiên phải
làm – và có lẽ nó là điều cuối cùng phải làm – là quan sát mà không có bất kỳ hình thức nào của chỉ trích. Điều này sẽ rất khó khăn, bởi vì tất cả văn hóa của chúng ta, truyền thống của chúng ta, là so sánh, biện hộ hay chỉ trích chúng ta là gì. Chúng ta nói “điều này đúng”, “điều này sai”, “điều này trung thực”, “điều này giả dối”, “điều này hay ho”, mà ngăn cản chúng ta không thực sự quan sát chúng ta là gì.
Làm ơn hãy lắng nghe điều này: bạn là gì là một sự việc đang sống, và khi bạn chỉ trích điều gì bạn thấy trong chính bạn, bạn đang chỉ trích nó bằng một ký ức mà chết rồi, mà là quá khứ. Vậy là có một mâu thuẫn giữa đang sống và quá khứ. Muốn hiểu rõ đang sống, quá khứ phải biến mất, để cho bạn có thể nhìn. Bạn đang thực hiện nó lúc này, khi chúng ta đang nói chuyện; bạn sẽ không trở về nhà để suy nghĩ về nó. Bởi vì khoảnh khắc bạn suy nghĩ về nó bạn đã chấm dứt rồi. Đây không là một điều trị theo nhóm, không là một xưng tội công khai – mà thiếu trưởng thành. Điều gì chúng ta đang làm là tìm hiểu vào chính chúng ta giống như những người khoa học, không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Nếu bạn tin cậy bất kỳ ai bạn bị lạc lối, dù bạn tin cậy người phân tích của bạn, người giáo sĩ của bạn, hay ký ức riêng của bạn, trải nghiệm riêng của bạn; bởi vì đó là quá khứ. Và nếu bạn đang nhìn hiện tại bằng đôi mắt của quá khứ, vậy thì bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ sự việc đang sống là gì. Vậy là chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu sự việc đang sống này, mà là bạn, cuộc sống, dù nó là gì; điều đó có nghĩa chúng ta đang nhìn hiện tượng của bạo lực này, đầu tiên bạo lực trong chính chúng ta rồi sau đó bạo lực bên ngoài. Khi chúng ta đã hiểu rõ bạo lực trong chính chúng ta vậy thì có lẽ không cần thiết phải nhìn bạo lực bên ngoài, bởi vì điều gì chúng ta là bên trong, chúng ta chiếu rọi ra bên ngoài. Qua tự nhiên, qua di truyền, qua tạm gọi là cách mạng, chúng ta đã tạo ra bạo lực này trong chính chúng ta. Đó là một sự kiện: chúng ta là những con người bạo lực. Có một ngàn giải thích tại sao chúng ta bạo lực. Chúng ta sẽ không buông thả trong những giải thích, bởi vì chúng ta có thể bị lạc lối, với một chuyên gia đang nói, “Đây là nguyên nhân của bạo lực”. Chúng ta càng có nhiều giải thích bao nhiêu,
chúng ta càng nghĩ chúng ta hiểu rõ nhiều bấy nhiêu, nhưng sự việc vẫn còn y nguyên như nó là. Vì vậy làm ơn hãy luôn nhớ rằng sự diễn tả không là điều được diễn tả; điều gì được giải thích không là cái gì là. Có nhiều giải thích khá đơn giản và rõ ràng – những thành phố đông đúc, dân số dư thừa, di truyền và mọi chuyện của nó; chúng ta có thể gạt đi tất cả điều đó. Sự kiện vẫn còn y nguyên rằng chúng ta là những con người bạo lực. Từ niên thiếu chúng ta được nuôi nấng để bạo lực, ganh đua, hung bạo đối với nhau. Chúng ta không bao giờ đối diện sự kiện. Điều gì chúng ta đã nói là: “Chúng ta sẽ làm gì về bạo lực?”
Làm ơn hãy lắng nghe điều này bằng trìu mến, đó là bằng thương yêu, bằng chú ý. Khoảnh khắc bạn đưa ra câu hỏi đó, “Chúng ta sẽ làm gì về nó?” trả lời của bạn sẽ luôn luôn bị lệ thuộc vào quá khứ. Bởi vì đó là việc duy nhất mà bạn biết: toàn tồn tại của bạn được đặt nền tảng trên quá khứ, sống của bạn là quá khứ. Nếu bạn đã có lần nhìn đúng đắn vào chính bạn, bạn sẽ thấy bạn đang sống trong quá khứ trầm trọng như thế nào. Tất cả suy nghĩ – mà chốc lát nữa chúng ta sẽ tìm hiểu – là sự đáp lại của quá khứ, sự đáp lại của ký ức, hiểu biết và trải nghiệm. Vậy là suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, không bao giờ tự do. Với qui trình suy nghĩ này bạn nhìn sống, và thế là khi bạn hỏi, “Tôi sẽ làm gì về bạo lực?” bạn đã tẩu thoát khỏi sự kiện rồi.
Vậy là liệu chúng ta có thể học hỏi, quan sát, bạo lực là gì? Lúc này, bạn nhìn nó như thế nào? Bạn chỉ trích nó? Bạn bênh vực nó? Nếu bạn không chỉ trích hay bênh vực, vậy thì bạn nhìn nó như thế nào? Làm ơn hãy thực hiện điều này khi chúng ta đang nói về nó – điều đó quan trọng cực kỳ. Bạn nhìn hiện tượng này, mà là chính bạn như một con người bạo lực, như một người đứng ngoài đang nhìn vào bên trong? Hay bạn nhìn nó mà không có người đứng ngoài, mà không có người kiểm duyệt? Khi bạn nhìn, bạn nhìn như một người quan sát, khác biệt sự việc mà bạn nhìn – như một người mà nói, “Tôi không là bạo lực, nhưng tôi muốn loại bỏ bạo lực”? Khi bạn nhìn trong cách đó bạn đang thừa nhận một mảnh quan trọng hơn những mảnh còn lại.
Khi bạn nhìn như một mảnh đang nhìn những mảnh còn lại, vậy thì một mảnh đó đã đảm trách uy quyền, và một mảnh đó tạo ra mâu thuẫn và thế là xung đột. Nhưng nếu bạn có thể nhìn mà không có bất kỳ mảnh nào, vậy là bạn nhìn tổng thể mà không có người quan sát. Bạn đang theo sát tất cả điều này chứ? Vậy là thưa bạn, hãy thực hiện nó! Bởi vì lúc đó bạn sẽ thấy một việc lạ thường đang xảy ra, lúc đó bạn sẽ không có xung đột gì cả. Xung đột là chúng ta là gì, chúng ta sống cùng điều gì. Ở nhà, trong văn phòng, khi bạn đang ngủ, luôn luôn, chúng ta ở trong xung đột, có trận chiến và mâu thuẫn liên tục.
Vì vậy nếu bạn không tự hiểu rõ gốc rễ của mâu thuẫn này – không phụ thuộc vào người nói, không phụ thuộc vào bất kỳ ai – bạn không thể có cuộc sống của hòa bình và hạnh phúc và hân hoan. Vì vậy điều tối thiết là bạn phải hiểu rõ điều gì gây ra xung đột và vì vậy mâu thuẫn, gốc rễ của nó là gì? Gốc rễ là sự phân chia này giữa người quan sát và vật được quan sát. Người quan sát nói, “Tôi phải loại bỏ xung đột”, hay “Tôi đang sống cuộc sống của không-bạo lực” khi anh ấy là bạo lực – mà là một giả vờ, đạo đức giả. Vì vậy tìm được điều gì gây ra sự phân chia này có tầm quan trọng bậc nhất.
Bạn đang lắng nghe một người nói mà không có uy quyền, mà không là người thầy của bạn, bởi vì không có đạo sư, không có người môn đồ; chỉ có những con người, đang cố gắng khám phá một cuộc sống không có xung đột, sống hòa bình, sống cùng sự dư thừa vô hạn của tình yêu. Nhưng nếu bạn theo sau bất kỳ người nào, bạn đang hủy diệt chính bạn và người đó. (Vỗ tay). Làm ơn đừng vỗ tay. Tôi không đang cố gắng giải trí cho bạn, tôi không đang tìm kiếm ngợi khen của bạn. Điều gì quan trọng là bạn và tôi hiểu rõ, và sống một loại cuộc sống khác hẳn – không phải cuộc sống xuẩn ngốc mà người ta đang theo đuổi. Và vỗ tay của bạn, đồng ý hay không đồng ý của bạn không thay đổi sự kiện đó.
Rất quan trọng phải hiểu rõ cho chính người ta, thấy, qua sự quan sát riêng của người ta, xung đột đó phải vĩnh viễn tồn tại chừng nào còn có một phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát. Và trong bạn có sự phân chia này, như cái
“tôi”, như cái “ngã”, như cái “tôi” đang cố gắng khác biệt người nào đó. Điều này rõ ràng chứ? Rõ ràng có nghĩa bạn tự thấy nó cho chính bạn. Đây không chỉ là sự rõ ràng thuộc từ ngữ, nghe một bộ những từ ngữ hay những ý tưởng; nhưng nó có nghĩa rằng chính bạn thấy rất rõ ràng, và thế là không chọn lựa, làm thế nào sự phân chia này giữa người quan sát và vật được quan sát tạo ra bất hòa, hỗn loạn, và đau khổ. Vì vậy khi bạn là bạo lực, liệu bạn có thể nhìn bạo lực đó trong chính bạn mà không có ký ức, bênh vực, khẳng định rằng bạn không được bạo lực – nhưng chỉ nhìn? Mà có nghĩa rằng bạn phải được tự do khỏi quá khứ. Nhìn có nghĩa bạn phải có năng lượng vô biên, bạn phải có mãnh liệt. Bạn phải có đam mê, trái lại bạn không thể nhìn. Nếu bạn không có đam mê và mãnh liệt vô biên, bạn không thể nhìn vẻ đẹp của một đám mây, hay những quả đồi tuyệt vời mà bạn có ở đây. Trong cùng cách, nhìn vào chính bạn mà không có người quan sát cần đến năng lượng và đam mê vô biên. Và đam mê này, mãnh liệt này, bị hủy diệt khi bạn bắt đầu chỉ trích, bênh vực, khi bạn nói, “Tôi không được”, “Tôi phải”, hay khi bạn nói, “Tôi đang sống một cuộc sống không-bạo lực”, hay giả vờ sống một cuộc sống không-bạo lực.
Đó là lý do tại sao tất cả những học thuyết là hủy hoại nhất. Ở Ấn độ họ đã nói về không-bạo lực từ thời gian không thể nhớ được. Họ đã nói, “Chúng ta đang thực hành không bạo lực” và họ cũng bạo lực bằng bất kỳ người nào khác. Lý tưởng đó trao tặng họ một ý thức nào đó của sự tẩu thoát đạo đức giả khỏi sự kiện. Nếu bạn có thể gạt đi tất cả những học thuyết, tất cả những nguyên tắc đạo đức và chỉ đối diện sự kiện, vậy thì bạn đang giải quyết cái gì đó thực tế, không hoang đường, không lý thuyết.
Vì vậy đó là việc đầu tiên: quan sát mà không có người quan sát; nhìn người vợ của bạn, con cái của bạn, mà không có hình ảnh. Hình ảnh có lẽ là một hình ảnh hời hợt hay được che giấu sâu thẳm trong tầng ý thức bên trong; người ta không những phải quan sát hình ảnh mà người ta đã xếp đặt phía bên ngoài, mà còn cả những hình ảnh mà người ta có sâu thẳm phía bên trong – hình ảnh của chủng tộc, của văn
hóa, toàn cảnh thuộc lịch sử mà người ta có về chính người ta. Vì vậy người ta phải quan sát không chỉ tại tầng ý thức bên ngoài mà còn cả tại tầng ý thức che giấu, trong những ngõ nghách sâu thẳm thuộc cái trí riêng của người ta.
Tôi không biết liệu bạn đã từng quan sát tầng ý thức bên trong? Bạn có hứng thú với tất cả điều này? Bạn có biết tất cả những điều này khó khăn đến chừng nào? Rất dễ dàng khi trích dẫn người nào đó, hay lặp lại điều gì người phân tích của bạn, hay giáo sư của bạn đã bảo bạn; đó là trò chơi trẻ con. Nhưng nếu bạn chỉ đơn thuần đọc những quyển sách về những điều này, lúc đó nó trở thành gian nan cực kỳ. Nó là thành phần thuộc thiền định của bạn để tìm ra làm thế nào nhìn vào tầng ý thức bên trong; không qua những giấc mộng, không qua trực giác, bởi vì trực giác của bạn có lẽ là ao ước của bạn, ham muốn của bạn, hy vọng giấu giếm của bạn. Vì vậy bạn phải tìm ra làm thế nào nhìn vào hình ảnh mà bạn đã tạo ra về chính bạn phía bên ngoài – biểu tượng – và cũng cả nhìn sâu thẳm bên trong chính bạn.
Người ta phải tỉnh thức được không chỉ những sự việc bên ngoài, mà còn cả chuyển động bên trong của sống, chuyển động bên trong của những ham muốn, những động cơ, những lo âu, những sợ hãi, những đau khổ. Lúc này, tỉnh thức không chọn lựa là tỉnh thức được màu sắc quần áo mà người nào đó đang mặc, mà không nói, “Tôi thích nó” hay, “Tôi không thích nó”, nhưng chỉ quan sát; khi bạn ngồi trong xe buýt, quan sát chuyển động thuộc suy nghĩ riêng của bạn mà không chỉ trích, mà không bênh vực, mà không chọn lựa. Khi bạn nhìn như thế bạn sẽ thấy không có “người quan sát”. Người quan sát là “người kiểm duyệt”, người Mỹ, người Thiên chúa giáo, người Tin lành; anh ấy là kết quả của sự tuyên truyền; anh ấy là quá khứ. Và khi quá khứ nhìn, chắc chắn nó phải tách rời, chỉ trích hay bênh vực. Một con người đang đói, đang thực sự đau khổ, anh ấy hỏi, “Nếu tôi làm cái này, tôi sẽ được cái kia?” Anh ấy muốn loại bỏ đau khổ hay anh ấy muốn nhét đầy bao tử của anh ấy; anh ấy không bao giờ nói về những lý thuyết. Vì vậy thưa bạn, trước hết, nếu tôi được phép đề nghị, hãy tự loại bỏ ý tưởng của “nếu”. Đừng sống
nơi nào đó trong tương lai; tương lai là điều gì bạn chiếu rọi lúc này. Lúc này là quá khứ; đó là điều gì bạn là khi bạn nói, “Lúc này tôi đang sống”. Bạn đang sống trong quá khứ, bởi vì quá khứ đang hướng dẫn và định hình bạn; những kỷ niệm của quá khứ đang bắt buộc bạn hành động trong cách này hay cách kia.
Vì vậy “sống” là được tự do khỏi thời gian; và khi bạn nói ‘nếu’, bạn đang giới thiệu thời gian. Và thời gian là đau khổ vô bờ bến.
Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể là chính chúng ta với lẫn nhau?
Krishnamurti: Lắng nghe câu hỏi này: “là chính chúng ta”. Tôi xin phép hỏi “chính bạn” là gì? Khi bạn nói “chính chúng ta với một người khác”, chính bạn là gì? Sự tức giận của bạn, sự cay đắng của bạn, những thất bại của bạn, những thất vọng của bạn, sự bạo lực của bạn, những hy vọng của bạn, sự thiếu vắng hoàn toàn tình yêu của bạn – đó là cái gì bạn là? Đừng, thưa bạn, đừng nói, “Làm thế nào tôi có thể là chính tôi với một người khác?” Bạn không biết về chính bạn. Bạn là tất cả điều này, và người khác cũng là tất cả điều đó – đau khổ của anh ấy, những vấn đề của anh ấy, những tâm trạng của anh ấy, những thất vọng của anh ấy, những tham vọng của anh ấy; mỗi người sống trong tách rời, trong loại trừ. Chỉ khi nào những rào chắn này, những kháng cự này, biến mất thì bạn mới có thể sống cùng một người khác đầy hạnh phúc.
Người hỏi: Tại sao ông tách rời tầng ý thức bên ngoài khỏi tầng ý thức bên trong khi ông không tin tưởng sự tách rời?
Krishnamurti: Đó là điều gì bạn làm – tôi không như thế! (Tiếng cười). Bạn đã được chỉ bảo, suốt vài thập niên vừa qua, rằng bạn có một tầng ý thức bên trong, và vô vàn quyển sách đã viết về nó; những người phân tích đang kiếm được cả một gia tài từ nó. Nước vẫn còn là nước: dù bạn đổ nó vào trong một cái ca bằng vàng hay trong một cái bình bằng đất, nó là nước. Trong cùng cách, đừng phân chia nhưng thấy tổng thể: đó là vấn đề của chúng ta, thấy tổng thể của ý thức,
không phải một mảnh riêng biệt như ý thức bên ngoài hay ý thức bên trong. Thấy tổng thể của nó là một trong những việc khó khăn nhất khi thực hiện, nhưng thấy một mảnh lại khá dễ dàng. Muốn thấy cái gì đó tổng thể, mà có nghĩa thấy nó một cách thông minh, lành mạnh, toàn bộ, bạn không được có trung tâm mà từ đó bạn nhìn – trung tâm như cái “tôi”, như cái “bạn”, như cái “chúng nó”, như cái “chúng tôi”.
Đây không là một thuyết trình, đây không là một nói chuyện hay giảng thuyết mà bạn nghe một cách tình cờ và đi khỏi. Bạn đang lắng nghe chính bạn; nếu bạn có đôi tai để nghe điều gì đang được trình bày, bạn không thể đồng ý hay không đồng ý – nó ở đó. Vì vậy chúng ta đang cùng nhau chia sẻ nó, chúng ta đang hiệp thông, chúng ta đang cùng nhau làm việc. Trong đó có tự do vô cùng, từ bi, thương yêu vô hạn, và cuối cùng, từ đó hiểu rõ hiện diện.
Santa Monica, California.
1 tháng ba 1970.
CHƯƠNG 2 : TỰ DO
“Nếu cái trí không được tự do tuyệt đối khỏi sự sợ hãi, mọi hình thức của hành động tạo ra nhiều xảo quyệt hơn, nhiều đau khổ hơn, nhiều hỗn loạn hơn.”
Chúng ta đang nói rất quan trọng phải có một thay đổi cơ bản trong tinh thần con người và thay đổi này chỉ có thể xảy ra qua sự tự do tuyệt đối. Từ ngữ “tự do” đó là một từ ngữ nguy hiểm nhất nếu chúng ta không hiểu rõ hoàn toàn và đầy đủ; chúng ta phải học hỏi trọn vẹn những hàm ý của từ ngữ đó, không chỉ nghĩa lý của nó tùy theo quyển tự điển. Hầu hết chúng ta sử dụng nó theo khuynh hướng, hay ưa thích, hay chính trị riêng của chúng ta. Chúng ta sẽ sử dụng từ ngữ đó không thuộc chính trị hay hoàn cảnh, nhưng trái lại tìm hiểu nghĩa lý thuộc tâm lý, bên trong của nó.
Nhưng trước đó, chúng ta phải hiểu rõ nghĩa lý của từ ngữ “học hỏi”. Như chúng ta đã nói ngày hôm trước, chúng ta sẽ hiệp thông cùng nhau – mà có nghĩa tham gia, chia sẻ cùng nhau – và học hỏi là thành phần của nó. Bạn sẽ không học hỏi từ người nói, nhưng bạn học hỏi bằng cách quan sát, bằng cách dùng người nói như một cái gương để quan sát chuyển động riêng của tư tưởng bạn, của cảm giác, tinh thần riêng của bạn, tâm lý riêng của bạn. Không có uy quyền được bao gồm trong tất cả việc này; mặc dù người nói phải ngồi trên một cái bục, bởi vì nó thuận tiện, vị trí đó không cho ông ta bất kỳ uy quyền nào cả. Vậy là chúng ta có thể gạt đi hoàn toàn và suy xét câu hỏi của học hỏi – không từ người khác, nhưng dùng người nói để học hỏi về chính người ta. Bạn đang học hỏi từ quan sát cái tinh thần riêng của bạn, cái tôi riêng của bạn – dù nó là bất kỳ điều gì. Muốn học hỏi, phải có sự tự do, phải có nhiều hiếu kỳ và phải có mãnh liệt, đam mê, một tức khắc. Bạn không thể học hỏi nếu không có đam mê, không có năng lượng để tìm ra. Nếu có bất kỳ loại thành kiến, bất kỳ xu hướng, của ưa thích hay không ưa thích, của chỉ
trích, vậy thì người ta không thể học hỏi, người ta chỉ làm biến dạng điều gì người ta quan sát.
Từ ngữ “discipline” có nghĩa học hỏi từ một người mà biết; vì bạn không biết, nên bạn học hỏi từ người khác. Từ ngữ “discipline” hàm ý điều đó. Nhưng ở đây chúng ta đang sử dụng từ ngữ “discipline” không như đang học hỏi từ một người khác, nhưng như đang quan sát về chính người ta, mà cần đến một kỷ luật không là kiềm chế, bắt chước hay tuân phục, hay thậm chí điều chỉnh, nhưng thực sự đang quan sát; chính quan sát đó là một hành động của kỷ luật – mà là đang học hỏi từ quan sát. Chính hành động của học hỏi đó là kỷ luật riêng của nó, trong ý nghĩa rằng bạn phải trao nhiều chú ý, bạn phải có năng lượng, mãnh liệt vô cùng, và sự tức khắc của hành động.
Chúng ta sẽ nói về sự sợ hãi, và trong đang tìm hiểu nó chúng ta phải suy xét nhiều sự việc, bởi vì sợ hãi là một vấn đề rất phức tạp. Nếu cái trí không tuyệt đối được tự do khỏi sợ hãi, mọi hình thức của hành động tạo ra nhiều xảo quyệt hơn, nhiều đau khổ hơn, nhiều hỗn loạn hơn. Vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hàm ý của sợ hãi và liệu có thể hoàn toàn được tự do khỏi nó – không phải ngày mai, không phải tại ngày tháng tương lai nào đó, nhưng để cho khi bạn rời sảnh đường này, cái gánh nặng, sự tối tăm, sự đau khổ và sự thoái hóa của sợ hãi không còn hiện diện.
Muốn hiểu rõ điều này bạn cũng phải tìm hiểu ý tưởng mà chúng ta có về sự dần dần này – đó là, ý tưởng loại bỏ dần dần sự sợ hãi. Không có sự việc như loại bỏ dần dần sự sợ hãi. Hoặc bạn tuyệt đối dược tự do khỏi nó, hoặc không gì cả; không có dần dần, mà hàm ý thời gian – thời gian không chỉ trong ý nghĩa tuần tự của từ ngữ đó, mà còn cả trong ý nghĩa tâm lý. Thời gian là chính bản chất của sự sợ hãi, như chốc lát nữa chúng ta sẽ giải thích rõ. Vì vậy trong hiểu rõ và được tự do khỏi sự sợ hãi và khỏi tình trạng bị quy định mà trong đó người ta được nuôi dưỡng, ý tưởng của làm nó dần dần, dẫn đến kết quả cuối cùng, phải hoàn toàn kết thúc. Điều đó sẽ là khó khăn đầu tiên của chúng ta.
Nếu tôi được phép nói rõ lại, đây không là một giảng thuyết; trái lại nó là hai con người thương yêu, thân thiện, cùng nhau tìm hiểu một vấn đề rất khó khăn. Con người đã sống cùng sợ hãi, anh ấy đã chấp nhận sợ hãi như bộ phận thuộc sống của anh ấy và chúng ta đang tìm hiểu liệu có thể được hay nói khác đi “không- thể được”, của kết thúc sự sợ hãi. Bạn biết điều gì “có thể được” được thực hiện rồi, được chấm dứt rồi – phải không? Nếu “có thể được” bạn có thể thực hiện nó. Nhưng điều gì “không thể được” trở thành có thể được chỉ khi nào bạn hiểu rõ rằng không có ngày mai gì cả – nói theo tâm lý. Chúng ta bị đối diện với vấn đề lạ thường của sợ hãi, và chắc chắn con người không bao giờ có thể loại bỏ nó hoàn toàn. Không phải phần thân thể, nhưng bên trong, tâm lý, anh ấy chưa bao giờ loại bỏ nó; anh ấy luôn luôn tẩu thoát khỏi nó qua vô vàn hình thức của giải trí, thuộc tôn giáo hay những thứ khác. Và những tẩu thoát là một lẩn tránh của “cái gì là”. Vì vậy chúng ta quan tâm đến “không thể được” của được tự do khỏi nó hoàn toàn – vì vậy điều gì “không thể được” trở thành có thể được.
Thật ra sợ hãi là gì? Những sợ hãi thân thể có thể được hiểu rõ tương đối dễ dàng. Nhưng những sợ hãi tâm lý phức tạp hơn nhiều, và muốn hiểu rõ chúng phải có sự tự do để tìm hiểu – không phải để hình thành một quan điểm, không phải một tìm hiểu thuộc biện chứng vào “có thể được” của kết thúc sự sợ hãi. Nhưng trước hết chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề của những sợ hãi thân thể, mà tự nhiên ảnh hưởng cái tinh thần. Khi bạn gặp gỡ nguy hiểm thuộc bất kỳ loại nào, có sự phản ứng thân thể ngay tức khắc. Đó là sợ hãi?
(Bạn không đang học hỏi từ tôi, chúng ta đang cùng nhau học hỏi; vậy là bạn phải chú ý thật nhiều, bởi vì chẳng tốt lành gì khi đến một họp mặt của loại này và đi khỏi cùng một vài bộ của những ý tưởng, hay những công thức – điều đó không làm tự do cái trí khỏi sợ hãi. Nhưng điều gì làm tự do cái trí khỏi sợ hãi một cách tuyệt đối và trọn vẹn, là hiểu rõ nó một cách tổng thể ngay lúc này – không phải ngày mai. Nó giống như thấy cái gì đó một cách tổng thể trọn vẹn; và điều gì bạn
thấy bạn hiểu rõ. Vậy thì nó là của bạn và không phải của người nào khác.)
Vậy là có sợ hãi thân thể, giống như thấy một vực thẳm, gặp một con thú hoang. Phản ứng khi gặp gỡ một nguy hiểm như thế là sự sợ hãi thân thể, hay nó là thông minh? Bạn gặp một con rắn, và bạn phản ứng tức khắc. Phản ứng đó là tình trạng bị quy định quá khứ mà nói “hãy cẩn thận” và toàn phản ứng của thần kinh cơ thể là tức khắc, mặc dù bị quy định; nó là kết quả của quá khứ, bởi vì bạn đã được bảo rằng con thú đó là nguy hiểm. Trong gặp gỡ bất kỳ hình thức nào của nguy hiểm thân thể, có sợ hãi à? Hay nó là phản ứng của thông minh đến nhu cầu của tự-bảo vệ?
Tiếp theo có sự sợ hãi của gặp lại một căn bệnh hay đau đớn thân thể lúc trước? Điều gì xảy ra ở đó? Đó là thông minh? Hay đó là một hành động của tư tưởng, mà là phản ứng của ký ức, đang sợ hãi rằng sự đau đớn mà người ta đã có trong quá khứ có lẽ xảy ra lại? Điều này rõ ràng, rằng tư tưởng sinh ra sợ hãi? Cũng có những hình thức khác nhau của những sợ hãi tâm lý – sợ hãi chết, sợ hãi xã hội, sợ hãi không được kính trọng, sợ hãi điều gì người khác có lẽ nói, sợ hãi bóng tối và vân vân.
Trước khi chúng ta tìm hiểu câu hỏi của những sợ hãi tâm lý này, chúng ta phải hiểu rõ điều gì đó rất rõ ràng: chúng ta không đang phân tích tâm lý. Phân tích không liên quan gì với sự quan sát, với đang thấy. Trong phân tích luôn luôn có người phân tích và vật được phân tích. Người phân tích là một mảnh của những mảnh còn lại khác mà chúng ta được pha trộn. Một mảnh gánh vác uy quyền của người phân tích và bắt đầu phân tích. Lúc này, điều gì được bao hàm trong đó? Người phân tích là người kiểm duyệt, thực thể mà giả sử rằng anh ấy có hiểu biết và vì vậy anh ấy có uy quyền để phân tích. Nếu anh ấy không phân tích trọn vẹn, đầy đủ, không có mọi biến dạng, sự phân tích của anh ấy không có giá trị gì cả. Làm ơn hãy hiểu rõ điều này rất rõ ràng, bởi vì người nói không ủng hộ sự cần thiết của bất kỳ phân tích nào, tại bất kỳ thời điểm nào. Nó là một viên thuốc khá đắng phải nuốt, bởi vì hầu hết các bạn hoặc đã được phân tích, hoặc sẽ
được phân tích, hoặc đã tìm hiểu sự phân tích là gì. Sự phân tích hàm ý không chỉ một người phân tích tách rời khỏi vật được phân tích, nhưng nó cũng bao hàm thời gian. Bạn phải phân tích dần dần, từng chút một, toàn xâu chuỗi của những mảnh mà bạn phụ thuộc, và điều đó phải mất hàng năm. Và khi bạn phân tích, cái trí phải tuyệt đối rõ ràng và tự do.
Vì vậy nhiều sự việc được bao hàm: người phân tích, một mảnh mà tự tách rời chính anh ấy khỏi những mảnh còn lại và nói, “Tôi sẽ phân tích”, và cũng cả thời gian, ngày sang ngày, đang nhìn, đang phê bình, đang chỉ trích, đang bênh vực, đang đánh giá, đang nhớ lại. Tất cả được bao gồm là toàn vở kịch của những giấc mộng; người ta không bao giờ hỏi liệu có cần thiết phải mơ mộng – mặc dù tất cả những người tâm lý đều nói bạn phải, nếu không bạn sẽ bị điên khùng.
Vậy là người phân tích là ai? Anh ấy là bộ phận của chính bạn, bộ phận thuộc cái trí của bạn, và anh ấy sẽ tìm hiểu những bộ phận còn lại; anh ấy là kết quả của những trải nghiệm quá khứ, hiểu biết quá khứ, nhận xét quá khứ; anh ấy là trung tâm mà từ đó anh ấy sẽ tìm hiểu. Trung tâm đó có thực, giá trị? Tất cả chúng ta đều vận hành từ một trung tâm và trung tâm đó là gì? Trung tâm đó là một trung tâm của sự sợ hãi, lo âu, tham lam, vui thú, tuyệt vọng, hy vọng, lệ thuộc, tham vọng, so sánh – chính từ đó chúng ta suy nghĩ và hành động. Đây không là một phỏng đoán, không là một lý thuyết, nhưng là một sự kiện hàng ngày, dễ thấy, tuyệt đối. Trong trung tâm đó có nhiều mảnh và một trong những mảnh đó trở thành người phân tích – mà quá vô lý, bởi vì người phân tích là vật được phân tích. Bạn phải hiểu rõ điều này, ngược lại bạn sẽ không thể theo sát khi chúng ta tìm hiểu vấn đề của sợ hãi sâu sắc thêm. Bạn phải hiểu rõ nó hoàn toàn, bởi vì khi bạn rời sảnh đường này bạn phải được tự do khỏi nó để cho bạn có thể sống, tận hưởng và nhìn thế giới bằng đôi mắt khác hẳn: để cho bạn có thể có những liên hệ của bạn không còn bị chất nặng bởi sợ hãi, bởi ghen tuông, bởi tuyệt vọng; để cho bạn trở thành một con người, không phải một con thú phá hoại, bạo lực.
Vậy là người phân tích là vật được phân tích, và trong sự tách rời giữa người phân tích và vật được phân tích là toàn qui trình của xung đột. Và sự phân tích bao gồm thời gian: trước thời gian bạn phân tích xong mọi thứ, bạn đã sẵn sàng đến nghĩa trang và bạn đã không sống gì cả. (Tiếng cười). Không, đừng cười; đây không là một giải trí, đây là một vấn đề rất nghiêm túc. Chỉ có một con người nghiêm túc, đúng đắn mới biết sống là gì, đang sống là gì – không phải con người tìm kiếm vui chơi. Vì vậy điều này đòi hỏi nhiều tìm hiểu nghiêm chỉnh.
Cái trí phải được tự do hoàn toàn khỏi ý tưởng của phân tích, bởi vì nó không có ý nghĩa. Bạn phải thấy điều này không phải vì người nói đã trình bày nó như thế, nhưng bằng cách thấy sự thật của toàn tiến hành của phân tích. Và sự thật sẽ mang lại hiểu rõ; sự thật là hiểu rõ – được sự giả dối của phân tích. Vì vậy khi bạn thấy điều gì là giả dối, bạn có thể gạt bỏ nó hoàn toàn. Chỉ khi nào chúng ta không thấy, chúng ta mới bị hoang mang.
Bây giờ, liệu chúng ta có thể nhìn sự sợ hãi như một tổng thể – không phải nhìn vô số những sợ hãi khác nhau, nhưng sợ hãi? – chỉ có một sợ hãi. Mặc dù có lẽ có những nguyên nhân khác nhau của sợ hãi, được tạo ra bởi vô số những phản ứng và những ảnh hưởng khác nhau, chỉ có sợ hãi. Và sợ hãi không tồn tại một mình, nó tồn tại trong liên hệ đến cái gì đó, mà khá đơn giản và rõ ràng. Người ta sợ hãi điều gì đó – tương lai, quá khứ, không thể thành tựu, sợ hãi không được thương yêu, sống một cuộc sống đau khổ, cô độc, sợ hãi tuổi già và chết.
Vậy là có sợ hãi, cả thấy được lẫn che giấu. Điều gì chúng ta đang tìm hiểu là – không phải bất kỳ hình thức nào của sợ hãi nhưng tổng thể của nó, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong. Làm thế nào nó xảy ra? Trong khi đưa ra câu hỏi đó bạn cũng phải hỏi: vui thú là gì? Bởi vì sợ hãi và vui thú theo cùng nhau. Bạn không thể loại bỏ sợ hãi mà không hiểu rõ vui thú; chúng là hai mặt của một đồng tiền. Vì vậy trong hiểu rõ sự thật về sợ hãi, bạn cũng hiểu rõ sự thật về vui thú. Chỉ muốn vui thú và không có sợ hãi, là một điều không thể
được. Trái lại nếu bạn hiểu rõ cả hai, bạn sẽ có một đánh giá hoàn toàn khác hẳn, một hiểu rõ khác hẳn về chúng. Mà có nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi về cấu trúc và bản chất của sợ hãi cũng như của vui thú. Bạn không thể được tự do khỏi một cái và bám vào cái còn lại.
Vậy thì sợ hãi là gì và vui thú là gì? Như bạn có thể quan sát trong chính bạn, bạn muốn loại bỏ sợ hãi. Tất cả sống là một tẩu thoát khỏi sợ hãi. Những thần thánh của bạn, những nhà thờ của bạn, những luân lý của bạn đều được đặt nền tảng trên sợ hãi, và để hiểu rõ điều đó bạn phải hiểu rõ làm thế nào sợ hãi này hiện diện. Bạn đã làm điều gì đó trong quá khứ và bạn không muốn một người khác phát hiện; đó là một hình thức của sợ hãi. Bạn sợ hãi tương lai bởi vì bạn không có việc làm, hay bạn sợ hãi điều gì khác. Vậy là bạn sợ hãi quá khứ, và bạn sợ hãi tương lai. Sợ hãi hiện diện khi tư tưởng nhìn lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ, hay nghĩ về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Tư tưởng chịu trách nhiệm cho điều này. Bạn đã lẩn tránh rất cẩn thận – đặc biệt ở Mỹ – phải suy nghĩ về chết: nhưng nó luôn luôn ở đó. Bạn không muốn suy nghĩ về nó, bởi vì khoảnh khắc bạn suy nghĩ, bạn bị sợ hãi. Và bởi vì bạn sợ hãi, bạn có những lý thuyết về nó; bạn tin tưởng sống lại, đầu thai – bạn có hàng tá niềm tin – tất cả chỉ bởi vì bạn sợ hãi và tất cả điều đó nảy sinh từ tư tưởng. Tư tưởng tạo ra và duy trì sự sợ hãi của ngày hôm qua và của ngày mai, và tư tưởng cũng duy trì vui thú. Bạn đã trông thấy một cảnh hoàng hôn đẹp; tại khoảnh khắc đó có hân hoan vô cùng, vẻ đẹp của ánh sáng trên dòng nước và chuyển động của những cái cây; có sự sảng khoái cực kỳ. Rồi thì tư tưởng chen vào và nói, “Tôi ước tôi có thể có lại nó”. Bạn bắt đầu suy nghĩ về nó và ngày mai bạn đến lại nơi đó và bạn không thấy nó. Bạn có vui thú ái ân và bạn suy nghĩ về nó, bạn ấp ủ nó, bạn dựng lên những hình ảnh, những bức tranh; và tư tưởng duy trì điều đó. Có tư tưởng đang duy trì vui thú và tư tưởng đang duy trì sợ hãi. Vì vậy tư tưởng chịu trách nhiệm. Đây không là một công thức dành cho bạn học hỏi, nhưng một thực tế để cùng nhau hiểu rõ; vì vậy không có đồng ý hay không-đồng ý.
Vậy là, tư tưởng là gì? Chắc chắn tư tưởng là sự đáp lại của ký ức. Nếu bạn không có ký ức bạn sẽ không có tư tưởng. Nếu bạn không có ký ức về con đường dẫn đến nhà bạn, bạn sẽ không về nhà được. Vậy là tư tưởng không chỉ nuôi dưỡng và duy trì sợ hãi , mà tư tưởng cũng còn cần thiết để vận hành, để hành động một cách hiệu quả. Hãy thấy nó đã trở thành khó khăn đến chừng nào: tư tưởng phải được tận dụng một cách trọn vẹn, khách quan, khi bạn vận hành theo công nghiệp, khi bạn làm điều gì đó, và tư tưởng cũng nuôi dưỡng sợ hãi và vui thú và vì vậy đau khổ.
Vậy là người ta tự đặt câu hỏi: tư tưởng có vị trí gì? Đâu là đường biên giới giữa nơi tư tưởng phải được tân dụng một cách trọn vẹn và nơi nó không được can thiệp – như khi bạn trông thấy cảnh hoàng hôn đẹp nhất và sống cùng nó tại khoảnh khắc đồng thời quên nó tại khoảnh khắc đó. Toàn tiến hành của suy nghĩ không bao giờ được tự do bởi vì nó có những gốc rễ của nó trong quá khứ; tư tưởng không bao giờ mới mẻ. Không có vấn đề của tự do trong sự chọn lựa bởi vì tư tưởng đang vận hành khi bạn chọn lựa. Vậy là chúng ta có một vấn đề rất tinh tế, đó là: người ta thấy sự nguy hiểm của tư tưởng mà tạo ra sự sợ hãi – sự sợ hãi hủy hoại, biến dạng, làm cái trí sống trong tối tăm, trong đau khổ – tuy nhiên người ta thấy rằng tư tưởng phải được sử dụng một cách hiệu quả, khách quan, không cảm xúc. Trạng thái cái trí của bạn là gì – khi bạn quan sát sự kiện này?
Hãy nhìn, thưa các bạn, hiểu rõ vấn đề này rất rõ ràng là điều quan trọng nhất, bởi vì chẳng tốt lành gì khi bạn ngồi ở đó đang lắng nghe vô số từ ngữ mà chẳng có ý nghĩa gì cả, khi tại khúc cuối của nó, bạn vẫn còn sợ hãi. Khi bạn rời khỏi đó bạn phải không còn sợ hãi, không chỉ bởi vì bạn tự ru ngủ rằng không có sợ hãi, nhưng bởi vì bạn đã hiểu rõ một cách thực sự, tâm lý, bên trong, toàn cấu trúc của sự sợ hãi.
Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải học hỏi, nhìn. Điều gì chúng ta đang làm là quan sát rất cặn kẽ làm thế nào sợ hãi hiện diện. Khi bạn suy nghĩ về chết, hay về mất việc làm của bạn, khi bạn suy nghĩ về một tá sự việc, hoặc của quá khứ hoặc của tương lai, chắc chắn có sợ hãi. Khi cái trí thấy
sự kiện rằng tư tưởng phải vận hành và cũng thấy sự nguy hiểm của tư tưởng, chất lượng của cái trí đang thấy điều này là gì? Bạn phải tìm ra, đừng chờ tôi nói cho bạn.
Làm ơn lắng nghe cẩn thận; thật ra nó rất đơn giản. Chúng ta đã nói sự phân tích là không đúng đắn, và chúng ta đã giải thích tại sao. Nếu bạn thấy sự thật của nó bạn đã hiểu rõ nó. Trước kia, bạn đã chấp nhận sự phân tích như thành phần thuộc tình trạng bị quy định của bạn. Bây giờ, khi bạn thấy sự vô lý, sự giả dối của phân tích, nó đã rơi rụng. Vì vậy trạng thái của cái trí mà đã loại bỏ sự phân tích là gì? Nó được tự do hơn, phải không? Do đó nó sinh động hơn, năng động hơn và do đó thông minh hơn, sắc bén hơn, nhạy cảm hơn. Và khi bạn đã thấy sự kiện, làm thế nào sợ hãi hiện diện, đã học hỏi nó và cũng đã quan sát tiến trình của vui thú, lúc đó hãy quan sát trạng thái cái trí của bạn, mà đang trở nên sắc bén hơn nhiều, rõ ràng hơn nhiều, do đó thông minh cực kỳ. Thông minh này không liên quan gì với hiểu biết, với trải nghiệm; bạn không thể đạt được thông minh này bằng cách đi đến trường đại học và học cách được nhạy cảm. Thông minh này hiện diện khi bạn đã quan sát rất cặn kẽ toàn cấu trúc của sự phân tích và điều gì được hàm ý trong nó – thời gian được bao gồm và sự ngu ngốc của suy nghĩ rằng một mảnh sẽ dọn dẹp sạch sẽ toàn tiến trình – và khi bạn đã thấy bản chất của sợ hãi và hiểu rõ vui thú là gì.
Vậy là khi sợ hãi – mà đã trở thành một thói quen – bất chợt ập vào bạn ngày mai, bạn sẽ biết làm thế nào để gặp gỡ nó và không trì hoãn nó. Và chính sự gặp gỡ nó là sự kết thúc nó tại khoảnh khắc đó, bởi vì thông minh đang vận hành. Điều đó có nghĩa kết thúc không chỉ những sợ hãi biết được, mà còn cả những sợ hãi che giấu, sâu thẳm.
Bạn biết, một trong những sự việc lạ lùng nhất là sự thanh thản mà chúng ta bị ảnh hưởng. Từ niên thiếu chúng ta được nuôi nấng để là người Thiên chúa giáo, người Tin lành, người Mỹ, hay bất kỳ người nào. Chúng ta là kết quả của sự tuyên truyền lặp lại và chúng ta tiếp tục lặp lại nó. Chúng ta là những con người phó bản. Vì vậy hãy tỉnh táo để không bị
ảnh hưởng bởi người nói, bởi vì bạn đang giải quyết sống của bạn, không phải sống của ông ta.
Muốn tìm hiểu vấn đề của vui thú, người ta cũng phải hiểu rõ sự thưởng thức thực sự là gì, vì nó không liên quan gì đến vui thú. Vui thú, ham muốn có liên quan gì đến tình yêu? Muốn tìm hiểu tất cả điều này người ta phải tự quan sát mình. Người ta là kết quả của thế giới; người ta là một con người mà là bộ phận của những con người khác, mà tất cả đều có cùng những vấn đề, có lẽ không phải những vấn đề thuộc kinh tế hay xã hội, nhưng những vấn đề thuộc con người – mọi đánh nhau, tạo ra những nỗ lực lớn lao và nói với chính họ rằng cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì cả như nó được sống. Thế là người ta sáng chế những công thức cho sống. Tất cả điều đó hoàn toàn trở nên không cần thiết khi bạn hiểu rõ cấu trúc của chính bạn, và của sợ hãi, vui thú, tình yêu, và ý nghĩa của chết. Vậy thì chỉ đến lúc đó bạn có thể sống như một con người tổng thể và không bao giờ làm bất kỳ điều gì sai trái.
Vậy là, nếu bạn muốn đưa ra những câu hỏi, hãy luôn nhớ rằng câu hỏi và đáp án ở trong chính bạn.
Người hỏi: Nếu sợ hãi được sinh ra bởi một cái không biết được và ông nói rằng sử dụng tư tưởng là một cách sai lầm khi tìm tòi hiểu rõ nó . . .?
Krishnamurti: Bạn nói bạn bị sợ hãi cái không biết được, hoặc là sợ hãi cái không biết được của ngày mai, hoặc là sợ hãi cái không biết được thực sự. Có phải rằng bạn sợ hãi cái gì đó mà bạn không biết? Hay bạn sợ hãi cái gì đó mà bạn có biết, mà bạn quyến luyến? Vậy là bạn sợ hãi buông bỏ cái đã được biết? Bạn đã hiểu chứ, thưa bạn? Khi bạn sợ hãi chết, bạn sợ hãi cái không biết được? Hay bạn sợ hãi tất cả những sự việc bạn đã biết đến một kết thúc, những vui thú của bạn, gia đình của bạn, những thành tựu của bạn, thành công của bạn, đồ đạc của bạn? Làm thế nào người ta có thể sợ hãi cái gì đó mà người ta không biết? Và nếu bạn sợ hãi nó, tư tưởng muốn đem nó vào lãnh vực của cái đã được biết, thế là tư tưởng bắt đầu tưởng tượng. Vì vậy Thượng đế của bạn là sản phẩm của sự tưởng tượng của bạn hay sự sợ hãi của bạn. Thưa bạn, vì vậy đừng phỏng đoán về cái không biết được.
Hãy hiểu rõ cái đã được biết và được tự do khỏi cái đã được biết.
Người hỏi: Tôi đã đọc câu nói, “Lạy Cha, con tin tưởng, hãy giúp con không tin tưởng”. Làm thế nào chúng ta có thể thành tựu bất kỳ điều gì với sự xung đột rõ ràng của niềm tin và ngờ vực này?
Krishnamurti: Tại sao bạn tin tưởng bất kỳ điều gì bạn đọc? Không đặt thành vấn đề dù nó trong Bible hay Gita hay trong những quyển sách thiêng liêng của những tôn giáo khác. Làm ơn hãy nhìn nó – tại sao bạn tin tưởng? Bạn tin tưởng mặt trời mọc ngày mai? Bạn tin tưởng một ý nghĩ – bạn nghĩ nó sẽ mọc. Nhưng bạn tin tưởng thiên đàng, bạn tin tưởng một Cha, bạn tin tưởng cái gì đó – tại sao? Bởi vì bạn sợ hãi, bạn bất hạnh, cô độc, bởi vì sợ hãi chết, bạn tin tưởng cái gì đó mà bạn nghĩ là vĩnh cửu. Làm thế nào một cái trí bị chất đầy những niềm tin có thể thấy rõ ràng? Làm thế nào nó có thể được tự do để quan sát? Làm thế nào một cái trí như thế thương yêu? Bạn có niềm tin của bạn và một người khác có niềm tin của anh ấy. Trong hiểu rõ toàn vấn đề của sợ hãi, người ta không có niềm tin gì cả. Lúc đó cái trí vận hành đầy hạnh phúc, không biến dạng và thế là có hân hoan, ngây ngất vô cùng.
Người hỏi: Tôi đã đọc những quyển sách của ông và tôi lắng nghe ông nói và tôi nghe ông nói những sự việc tốt lành. Tôi nghe ông nói về sợ hãi và chúng ta nên loại bỏ sự sợ hãi như thế nào; nhưng bản chất của cái trí lại đầy ắp ham muốn, đầy ắp những tư tưởng. Làm thế nào chúng ta sẽ trải nghiệm sự tự do của cái trí nếu cái trí liên tục đang hoạt động? Hệ thống nào?
Krishnamurti: Thưa bạn, ham muốn là gì? Tại sao cái trí huyên thuyên vô tận?
Người hỏi: Không thỏa mãn.
Krishnamurti: Làm ơn đừng trả lời, tìm ra. Hãy nhìn: bạn muốn một hệ thống, một phương pháp, một kỷ luật để làm yên lặng cái trí, để hiểu rõ điều này hay điều kia hay để gạt bỏ ham muốn. Thực hành một hệ thống có nghĩa một công việc máy móc, đang làm cùng một sự việc lặp đi và lặp lại; đó là
điều gì một hệ thống hàm ý. Điều gì xảy ra khi cái trí làm việc đó? Nó trở thành một cái trí đần độn, vô tri. Người ta phải hiểu rõ tại sao cái trí huyên thuyên, tại sao cái trí chuyển từ một suy nghĩ này sang một suy nghĩ khác.
Tôi không nghĩ rằng tôi có thể tìm hiểu nó sáng nay – bạn không mệt chứ? (Những tiếng la lớn: Không.) Bạn đã trải qua một ngày dài trong văn phòng; ở đó nó là thói quen đều đặn. Ở đây bạn nói bạn không mệt, mà có nghĩa bạn không đang làm việc. (Tiếng cười) Bạn đã không duy trì sự tìm hiểu nghiêm túc. Điều đó có nghĩa bạn chỉ đang được giải trí và sẽ đi khỏi kèm theo những sợ hãi của bạn. Và vì Chúa, thưa các bạn, điều đó dẫn đến đâu?
Santa Monica, California.
4 tháng ba 1970.
CHƯƠNG 3 : CÁCH MẠNG BÊN TRONG
“Thay đổi trong xã hội có tầm quan trọng phụ; điều đó sẽ xảy ra một cách tự nhiên, chắc chắn, khi bạn như một con người, tạo ra sự thay đổi này trong chính bạn.”
Chúng ta đang tìm hiểu sự phức tạp lạ thường của sống hàng ngày, bất hòa, xung đột, đau khổ, hỗn loạn mà người ta ở trong nó. Nếu người ta không thực sự hiểu rõ bản chất và cấu trúc của sự phức tạp này, làm thế nào người ta bị trói buộc trong cái bẫy này, người ta không có tự do – cũng không có tự do để tìm hiểu lẫn không có tự do mà theo cùng hân hoan vô cùng trong đó có tự-từ bỏ tổng thể. Tự do như thế không thể được nếu sợ hãi còn tồn tại trong bất kỳ hình thức nào, hoặc hời hợt hoặc trong những ngõ ngách sâu kín của cái trí người ta. Chúng ta đã vạch rõ sự liên hệ giữa sợ hãi, vui thú và ham muốn. Muốn hiểu rõ sợ hãi người ta phải hiểu rõ bản chất của vui thú.
Sáng nay chúng ta sẽ bàn về cái trung tâm mà từ đó sinh ra cuộc sống của chúng ta và những hoạt động của chúng ta và liệu có thể thay đổi cái trung tâm đó. Bởi vì sự thay đổi, một chuyển đổi, một cách mạng bên trong, chắc chắn là cần thiết. Để thực hiện sự thay đổi đó, người ta phải tìm hiểu rất cặn kẽ sống của chúng ta là gì, không tẩu thoát khỏi nó, không buông thả trong những niềm tin và những khẳng định thuộc học thuyết, nhưng quan sát rất cặn kẽ sống của chúng ta thực sự là gì, và thấy liệu có thể thay đổi nó một cách trọn vẹn. Trong sự thay đổi của nó, bạn có lẽ gây ảnh hưởng bản chất và cấu trúc của xã hội. Phải có thay đổi trong xã hội, bởi vì có quá nhiều những xấu xa và những bất công trong xã hội, có một nhai lại kinh hoàng của sự tôn sùng và vân vân. Nhưng thay đổi trong xã hội có tầm quan trọng phụ; điều đó sẽ xảy ra một cách tự nhiên, không tránh khỏi, khi bạn như một con người trong sự liên hệ với một người khác, tạo ra sự thay đổi này trong chính bạn.
Sáng nay chúng ta sẽ tìm hiểu những sự việc cốt lõi này: sống là gì? – cuộc sống mà chúng ta theo đuổi hàng ngày; từ bi, đam mê là gì? Và vấn đề thứ ba, chết là gì? Chúng có liên quan gần gũi, trong hiểu rõ một vấn đề, chúng ta sẽ hiểu rõ hai vấn đề còn lại. Như chúng ta đã thấy, bạn không thể nhận những mảnh của sống, chọn một phần của sống mà bạn nghĩ xứng đáng hay thu hút bạn, hay khuynh hướng của bạn đòi hỏi. Hoặc bạn nhận tổng thể của sống – trong đó được bao gồm chết, tình yêu và sống – hoặc bạn chỉ nhận một mảnh của nó mà dường như có lẽ gây thỏa mãn, nhưng chắc chắn sẽ tạo ra hỗn loạn to lớn hơn. Vậy là chúng ta phải nhận tổng thể của nó và trong tìm hiểu sống là gì, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta đang trình bày một vấn đề tổng thể, thông minh và thiêng liêng.
Người ta quan sát trong sống hàng ngày của những liên hệ đều có xung đột, đau khổ và phiền muộn; có sự lệ thuộc liên tục vào một người khác, trong đó có tự-thương xót và so sánh; đây là điều gì chúng ta gọi là sống. Làm ơn hãy cho phép tôi lặp lại: chúng ta không quan tâm đến những lý thuyết, chúng ta không đang tuyên truyền bất kỳ học thuyết nào – bởi vì chắc chắn những học thuyết không có giá trị gì cả; trái lại chúng tạo ra hỗn loạn to lớn hơn, xung đột to lớn hơn. Chúng ta không buông thả trong quan điểm, trong nhận xét, cũng không trong chỉ trích. Chúng ta chỉ quan tâm đến sự quan sát điều gì thực sự xảy ra để thấy liệu điều đó có thể được thay đổi.
Người ta có thể thấy rất rõ ràng trong sống của người ta nó quá mâu thuẫn, quá hỗn loạn; sống của người ta như nó được sống lúc này, hoàn toàn vô nghĩa. Người ta có lẽ sáng chế một ý nghĩa; những người trí năng có sáng chế một ý nghĩa và người ta tuân theo ý nghĩa đó – mà có lẽ là một triết lý rất thông minh, nhưng chẳng có ý nghĩa gì cả. Trái lại nếu người ta chỉ quan tâm đến “cái gì là”, mà không sáng chế ý nghĩa nào đó, hay tẩu thoát, hay buông thả trong những lý thuyết hay những học thuyết, nếu người ta tỉnh thức cực kỳ, vậy thì cái trí của bạn có thể đối diện “cái gì là”. Những lý thuyết và những niềm tin không thay đổi sống của người ta –
con người đã có chúng được hàng ngàn năm và anh ấy đã không thay đổi; có lẽ, chúng đã trao tặng anh ấy một đánh bóng bề mặt; có lẽ, anh ấy ít hoang dã hơn, nhưng anh ấy vẫn còn hung ác, bạo lực, thất thường, không có khả năng duy trì sự nghiêm túc. Chúng ta sống một cuộc sống đau khổ vô cùng từ khoảnh khắc chúng ta được sinh ra đến khi chúng ta chết đi. Đó là một sự kiện. Không số lượng những lý thuyết phỏng đoán nào về sự kiện đó sẽ gây ảnh hưởng nó. Điều gì có gây ảnh hưởng “cái gì là” là khả năng, năng lượng, mãnh liệt, đam mê mà người ta dùng để nhìn sự kiện đó. Và người ta không thể có đam mê cùng mãnh liệt, nếu cái trí của người ta đang theo đuổi ảo tưởng nào đó, học thuyết phỏng đoán nào đó.
Chúng ta sắp sửa tìm hiểu cái gì đó khá phức tạp mà bạn cần tất cả năng lượng của bạn, tất cả chú ý của bạn – không chỉ khi bạn ở đây trong sảnh đường này, mà còn cả xuyên suốt sống, nếu bạn có sự nghiêm túc. Điều gì chúng ta quan tâm là sự thay đổi của “cái gì là”, đau khổ, xung đột, bạo lực, lệ thuộc vào một người khác – không phải lệ thuộc vào người bán tạp phẩm, người bác sĩ, hay người đưa thư, nhưng sự lệ thuộc trong liên hệ của chúng ta với một người khác, cả phần tâm lý lẫn phần thần kinh cơ thể. Sự lệ thuộc vào một người khác này luôn luôn nuôi dưỡng sợ hãi: chừng nào tôi còn lệ thuộc vào bạn để duy trì tôi, thuộc cảm xúc, tâm lý hay tinh thần, tôi còn là người nô lệ của bạn và thế là sợ hãi. Đây là một sự kiện. Hầu hết những con người lệ thuộc vào một người khác và trong sự lệ thuộc này có sự tự-thương xót mà xảy ra qua so sánh. Vậy là, nơi nào có sự lệ thuộc tâm lý vào một người khác – vào người vợ của bạn, hay vào người chồng của bạn – không những phải có sợ hãi và vui thú mà còn phải có đau khổ của nó. Tôi hy vọng bạn đang quan sát điều này trong chính bạn, và không chỉ đang lắng nghe người nói.
Bạn biết, có hai cách lắng nghe: lắng nghe một cách ngẫu nhiên, nghe một bộ của những ý tưởng, đồng ý hay không đồng ý chúng; hay có một cách lắng nghe khác, mà không chỉ lắng nghe những từ ngữ và ý nghĩa của những từ
ngữ đó, mà còn cả lắng nghe điều gì đang thực sự xảy ra trong chính bạn. Nếu bạn lắng nghe trong cách này, vậy là điều gì người nói trình bày có liên quan đến điều gì bạn đang lắng nghe trong chính bạn; vậy là bạn không chỉ đang lắng nghe người nói– mà không liên quan – nhưng lắng nghe toàn nội dung của thân tâm của bạn. Và nếu bạn đang lắng nghe trong cách đó bằng mãnh liệt, tại cùng thời điểm và tại cùng mức độ, vậy là cả hai chúng ta đều đang tham gia, đang cùng nhau chia sẻ, trong điều gì thực sự đang xảy ra. Vậy là bạn có đam mê mà đang xảy ra để thay đổi cái là. Nhưng nếu bạn không lắng nghe trong cách đó, bằng tất cả cái trí của bạn, bằng tất cả quả tim của bạn, vậy thì một gặp gỡ của loại này trở thành hoàn toàn vô nghĩa.
Trong hiểu rõ “cái gì là”, cuộc sống kinh hoàng, thực sự mà người ta sống, người ta thấy rằng người ta đang sống một cuộc sống cô lập – mặc dù người ta có lẽ có một người vợ và con cái, tuy nhiên trong chính người ta có một tiến hành tự-cô lập đang xảy ra. Người vợ, người bạn gái hay người bạn trai, mỗi người thực sự đang sống trong cô lập; mặc dù đang sống cùng nhau trong cùng ngôi nhà, mỗi người bị cô lập, với những tham vọng riêng của anh ấy, với những sợ hãi riêng của anh ấy, với những đau khổ riêng của anh ấy. Đang sống như thế này được gọi là liên hệ. Lại nữa, đây là một sự kiện: bạn có hình ảnh về cô ấy của bạn và cô ấy có hình ảnh về bạn của cô ấy và bạn có hình ảnh riêng về chính bạn của bạn. Sự liên hệ là giữa những hình ảnh này và không là một liên hệ thực sự. Vì vậy trước hết người ta phải tìm ra làm thế nào những hình ảnh này được dựng lên, làm thế nào chúng hiện diện, tại sao chúng phải hiện diện, và sống không có những hình ảnh như thế có nghĩa gì. Tôi không biết bạn có khi nào suy nghĩ liệu một cuộc sống trong đó không có hình ảnh, không có công thức, có thể được hay không và một cuộc sống không có những hình ảnh sẽ có nghĩa gì. Chúng ta sẽ tìm ra.
Chúng ta luôn luôn có nhiều trải nghiệm. Chúng ta hoặc biết được hoặc không biết được về chúng. Mỗi trải nghiệm để lại một dấu vết; những dấu vết này tích lũy lại ngày sang ngày
và chúng trở thành hình ảnh. Người nào đó sỉ nhục bạn và tại khoảnh khắc đó bạn đã thiết lập hình ảnh về người còn lại rồi. Hay người nào đó nịnh nọt bạn và lại nữa một hình ảnh được thiết lập. Vì vậy chắc chắn mỗi phản ứng dựng lên một hình ảnh. Và bởi vì đã dựng lên nó, liệu có thể kết thúc nó?
Muốn kết thúc một hình ảnh, trước hết chúng ta phải tìm ra làm thế nào nó hiện diện; và chúng ta thấy rằng nếu chúng ta không đáp lại trọn vẹn đến bất kỳ thách thức nào, nó phải để lại một hình ảnh. Nếu bạn gọi tôi là một người dại dột, ngay lập tức bạn trở thành kẻ thù của tôi, hay tôi không thích bạn. Khi bạn gọi tôi là một người dại dột, tôi phải tỉnh táo cực độ tại ngay khoảnh khắc đó, không có bất kỳ chọn lựa, không có bất kỳ chỉ trích, chỉ đang lắng nghe điều gì bạn đang nói. Nếu không có sự đáp lại thuộc cảm xúc đến câu nói của bạn, lúc đó bạn sẽ thấy rằng không có hình ảnh đang được thiết lập.
Vậy là người ta phải tỉnh thức được phản ứng và không cho nó thời gian để bám rễ; bởi vì khoảnh khắc phản ứng đó bám rễ, nó đã thiết lập một hình ảnh. Lúc này, liệu bạn có thể thực hiện nó? Muốn thực hiện nó bạn cần sự chú ý – không chỉ lang thang đầy mơ mộng suốt cuộc sống – chú ý tại ngay khoảnh khắc của một thách thức, bằng toàn thân tâm của bạn, đang lắng nghe bằng quả tim của bạn và bằng cái trí của bạn, để cho bạn thấy rõ ràng điều gì đang được trình bày – dù nó là sỉ nhục hay nịnh nọt hay một ý kiến về bạn. Vậy là bạn sẽ thấy chẳng có hình ảnh gì cả. Hình ảnh luôn luôn thuộc điều gì đã xảy ra trong quá khứ. Nếu nó là một hình ảnh vui thú, chúng ta bám chặt nó. Nếu nó gây đau khổ, chúng ta muốn loại bỏ nó. Thế là ham muốn hiện diện; một điều chúng ta muốn bám, điều còn lại chúng ta muốn khước từ; và ham muốn mang xung đột. Nếu bạn tỉnh thức được tất cả điều này, đang trao chú ý vào nó mà không có bất kỳ chọn lựa, chỉ đang quan sát, vậy thì bạn có thể tìm ra cho chính bạn, vậy thì bạn không đang sống tùy theo người tâm lý nào đó hay giáo sĩ nào đó hay bác sĩ. Muốn tìm được sự thật, bạn phải hoàn toàn được tự do khỏi tất cả điều đó, đứng một mình. Và đứng một mình là quay lưng lại xã hội.
Nếu bạn đã tự quan sát chính bạn cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng một phần thuộc bộ não của bạn, mà đã tiến hóa được nhiều ngàn năm, là quá khứ – quá khứ là trải nghiệm, ký ức. Trong quá khứ đó có an toàn. Tôi hy vọng bạn đang quan sát tất cả điều này trong chính bạn. Quá khứ luôn luôn đáp lại tức khắc; và trì hoãn sự đáp lại của quá khứ khi bạn gặp gỡ một thách thức, để cho có một khoảng ngừng giữa thách thức và đáp lại là kết thúc hình ảnh. Nếu điều này không xảy ra, chúng ta sẽ luôn luôn đang sống trong quá khứ. Chúng ta là quá khứ và không có tự do trong quá khứ. Vì vậy, đó là sống của chúng ta, một trận chiến liên tục, quá khứ, được bổ sung bởi hiện tại đang chuyển động vào tương lai – mà vẫn còn là chuyển động của quá khứ, mặc dù được bổ sung. Chừng nào chuyển động này còn tồn tại, con người không bao giờ có thể được tự do, anh ấy phải luôn luôn trong xung đột, trong phiền muộn, trong hỗn loạn, trong đau khổ. Liệu sự đáp trả của quá khứ có thể được trì hoãn, để cho không có sự hình thành tức khắc của một hình ảnh?
Chúng ta phải nhìn sống như nó là, nhìn sự hỗn loạn lẫn đau khổ vô tận và sự tẩu thoát khỏi nó để vào sự mê tín tôn giáo nào đó hay vào sự tôn sùng của chính thể, hay vào vô số hình thức của vui chơi. Chúng ta phải nhìn làm thế nào người ta tẩu thoát vào những chứng loạn thân kinh – bởi vì một chứng loạn thần kinh cống hiến một ý thức lạ thường của an toàn. Cái người mà “tin tưởng” là loạn thần kinh; cái người mà tôn sùng một hình ảnh là loạn thần kinh. Đây là những chứng loạn thần kinh mà trong đó có sự an toàn vô vùng. Và điều đó không tạo ra một cách mạng cơ bản trong chính người ta. Muốn làm điều đó bạn phải quan sát không chọn lựa, không bất kỳ gây biến dạng nào của ham muốn hay của vui thú hay của sợ hãi – chỉ quan sát thực sự bạn là gì mà không tẩu thoát. Và đừng đặt tên điều gì bạn thấy, chỉ quan sát. Vậy là bạn sẽ có đam mê, năng lượng, để quan sát,và trong sự quan sát đó xảy ra một thay đổi lạ thường.
Tình yêu là gì? Chúng ta nói nhiều về nó – tình yêu Thượng đế, tình yêu nhân loại, tình yêu tổ quốc, tình yêu gia đình – tuy nhiên lạ lùng thay, kèm theo tình yêu đó có hận thù.
Bạn thương yêu Thượng đế của bạn và căm ghét Thượng đế của người khác, bạn thương yêu quốc gia của bạn, gia đình của bạn, nhưng bạn phản đối một gia đình khác, phản đối một quốc gia khác. Và mỗi lúc một nhiều hơn, tình yêu được gắn chặt với tình dục. Chúng ta không đang chỉ trích, chúng ta không đang bênh vực, chúng ta không đang đánh giá; chúng ta chỉ đang quan sát điều gì đang thực sự xảy ra; và liệu bạn biết làm thế nào để quan sát mà cho bạn năng lượng lạ thường.
Tình yêu là gì và từ bi là gì? Từ ngữ “compassion” từ bi có nghĩa đam mê vì mọi người, chăm sóc mọi thứ – kể cả những thú vật mà bạn giết chết để ăn. Đầu tiên chúng ta hãy quan sát điều gì thực sự là – không phải điều gì nên là – thấy điều gì thực sự là, trong sống hàng ngày. Bạn biết thương yêu có nghĩa gì, hay bạn chỉ biết vui thú và ham muốn, mà chúng ta gọi là tình yêu? – dĩ nhiên theo cùng vui thú, theo cùng ham muốn, có hòa nhã, chăm sóc, thương yêu và vân vân. Vì vậy tình yêu là vui thú, ham muốn? Với hầu hết chúng ta chắc chắn nó là như vậy. Người ta lệ thuộc vào người vợ của người ta, người ta thương yêu người vợ của người ta, tuy nhiên nếu cô ấy nhìn một người khác, người ta tức giận, thất vọng, đau khổ – và cuối cùng có tòa án ly dị. Đó là điều gì bạn gọi là tình yêu! – và nếu người vợ của bạn chết bạn lấy một người khác, sự lệ thuộc quá to tát. Người ta không bao giờ hỏi tại sao người ta lệ thuộc vào một người khác (Tôi đang nói về sự lệ thuộc tâm lý). Nếu bạn tìm hiểu nó, bạn sẽ thấy bạn cô độc làm sao, sâu thẳm, bạn tuyệt vọng và bất hạnh làm sao. Bạn không biết phải làm gì với cô độc này, cô lập này, mà là một hình thức của tự tử. Và thế là, bởi vì không biết phải làm gì, bạn lệ thuộc. Lệ thuộc đó trao tặng bạn sự thanh thản và tình bầu bạn vô cùng nhưng khi tình bầu bạn đó hơi hơi thay đổi bạn trở nên ghen tuông, tức giận.
Bạn sẽ đưa con cái của bạn vào chiến tranh nếu bạn thương yêu chúng? Bạn sẽ cho các em loại giáo dục chúng có lúc này, chỉ giáo dục chúng phần công nghệ, để giúp chúng có một việc làm, để đậu vài kỳ thi, và lơ là phần còn lại thuộc tổng thể của sống kỳ diệu này? Bạn chăm sóc kỹ càng các em
cho đến khi chúng được năm tuổi rồi sau đó quẳng chúng cho bầy sói. Đó là điều gì bạn gọi là tình yêu. Liệu có tình yêu, khi có bạo lực, căm hận, thù địch?
Vậy là bạn sẽ làm gì? Trong bạo lực và hận thù này là đạo đức của bạn và luân lý của bạn; khi bạn phủ nhận điều đó, vậy thì bạn là đạo đức. Điều đó có nghĩa thấy tất cả những hàm ý của tình yêu là gì; vậy là bạn có thể đứng một mình và bạn có thể thương yêu. Bạn lắng nghe điều này bởi vì nó là sự thật. Nếu bạn không sống cùng nó, sự thật trở thành một độc dược; nếu bạn nghe điều gì đó đúng thực và bỏ qua nó, điều đó tạo ra một mâu thuẫn khác trong sống và thế là đau khổ nhiều thêm. Vì vậy hoặc lắng nghe bằng quả tim của bạn và bằng toàn cái trí của bạn hoặc không lắng nghe gì cả. Nhưng bởi vì bạn có mặt ở đây, bạn đang lắng nghe, tôi hy vọng như thế!
Tình yêu không là đối nghịch của bất kỳ điều gì. Nó không là đối nghịch của hận thù và của bạo lực. Thậm chí nếu bạn không lệ thuộc vào bất kỳ ai và sống một cuộc sống đạo đức nhất – làm công việc xã hội, biểu tình lên xuống con đường – nếu bạn không có tình yêu nó chẳng có giá trị gì cả. Nếu bạn thương yêu vậy thì bạn có thể làm bất kỳ điều gì. Bởi vì con người thương yêu không có lỗi lầm – hay nếu có một lỗi lầm, anh ta sửa chữa nó ngay tức khắc. Một con người thương yêu không có ghen tuông, không có hối tiếc; với anh ta không có tha thứ, bởi vì không có một khoảnh khắc trong đó một sự việc phải được tha thứ xảy ra. Tất cả điều này đòi hỏi sự tìm hiểu thâm sâu, sự chăm sóc và chú ý vô hạn. Nhưng bạn bị vướng trong cái bẫy của xã hội hiện đại; bạn đã tự tạo ra cái bẫy đó và nếu bất kỳ người nào vạch nó ra cho bạn, bạn không đếm xỉa đến nó. Và thế là những chiến tranh và hận thù tiếp tục.
Tôi không hiểu bạn suy nghĩ về chết như thế nào; không phải lý thuyết, nhưng thực sự đối với bạn chết có nghĩa gì – không phải như cái gì đó mà chắc chắn sẽ xảy ra qua tai nạn, từ một căn bệnh hay từ tuổi già. Điều đó xảy đến cho mọi người: tuổi già và những thái độ tự phụ mà theo cùng tuổi già, của cố gắng còn trẻ trung. Tất cả những lý thuyết, tất cả hy
vọng, có nghĩa bạn đang tuyệt vọng; bởi vì đang tuyệt vọng, bạn nương dựa điều gì đó để cho bạn hy vọng. Bạn có khi nào nhìn tuyệt vọng của bạn để thấy tại sao nó tồn tại? Nó tồn tại bởi vì bạn đang so sánh chính bạn với người nào đó, bởi vì bạn muốn thành tựu, trở thành, là, đạt được.
Một trong những sự việc lạ lùng nhất trong sống là chúng ta bị quy định bởi động từ “to be” là. Bởi vì trong nó có quá khứ, hiện tại và tương lai. Tất cả tình trạng bị quy định của tôn giáo được đặt nền tảng trên động từ “là” đó; trên nó được đặt nền tảng tất cả thiên đàng và địa ngục, tất cả những niềm tin, tất cả những đấng cứu rỗi, tất cả những vô giới hạn. Liệu một con người có thể sống không có động từ đó – mà có nghĩa sống và không có quá khứ, không có tương lai? Nó không có nghĩa “sống trong hiện tại” – bạn không biết nó có nghĩa gì khi sống trong hiện tại. Muốn sống trọn vẹn trong hiện tại bạn phải biết bản chất và cấu trúc của quá khứ là gì – mà là chính bạn. Bạn phải tự biết về chính bạn thật trọn vẹn, đến độ không còn ngõ ngách được giấu giếm nào; “chính bạn” là quá khứ, và cái tôi đó phát triển mạnh nhờ vào động từ “là” đó, trở thành, đạt được, hồi tưởng. Hãy tìm ra nó có nghĩa gì khi sống mà không có động từ đó thuộc tâm lý, bên trong.
Chết có nghĩa gì? Tại sao tất cả chúng ta quá kinh hãi từ ngữ đó? Tất cả những con người Châu á đều tin tưởng sự đầu thai; trong đó có hy vọng vô bờ bến – tôi không biết tại sao – và con người tiếp tục nói và viết về nó. Khi bạn nhìn cái vật mà sắp sửa đầu thai, nó là gì? – tất cả quá khứ, tất cả đau khổ của bạn, tất cả hỗn loạn của bạn, tất cả điều đó mà bạn là ngay lúc này? Và bạn nghĩ cái “bạn” (ở đây bạn dùng từ ngữ soul “linh hồn”) là cái gì đó vĩnh cửu? Liệu có bất kỳ cái gì đó trong sống mà vĩnh cửu? Bạn muốn có cái gì đó vĩnh cửu và thế là đẩy chết ra khoảng cách thật xa khỏi bạn, không bao giờ nhìn nó, bởi vì bạn sợ hãi. Vậy là bạn có “thời gian” – thời gian giữa cái gì là và cái gì chắc chắn sẽ xảy ra.
Hoặc bạn chiếu rọi sống của bạn vào ngày mai và tiếp tục như bạn là ngay lúc này, đang hy vọng rằng sẽ có một loại sống lại, hóa thân nào đó, hoặc bạn chết đi hàng ngày; chết đi hàng ngày chính bạn, phiền muộn của bạn, đau khổ của bạn;
bạn gạt đi tất cả gánh nặng đó hàng ngày để cho cái trí của bạn trong sáng, tươi trẻ, hồn nhiên. Từ ngữ “innocence” hồn nhiên có nghĩa “không thể bị tổn thương”. Có một cái trí không thể bị tổn thương, không có nghĩa rằng nó đã tích lũy nhiều kháng cự – trái lại, một cái trí như thế đang chết đi mọi thứ mà nó đã biết trong đó có xung đột, vui thú và đau khổ. Chỉ đến lúc đó cái trí là hồn nhiên; điều đó có nghĩa nó có thể thương yêu. Bạn không thể thương yêu bằng ký ức, tình yêu không là một vấn đề của hồi tưởng, của thời gian.
Vậy là tình yêu, chết và sống, không tách rời nhưng là một tổng thể toàn bộ, và có thông minh. Thông minh không thể hiện diện khi có hận thù, tức giận, ghen tuông, khi có sự lệ thuộc mà nuôi dưỡng sợ hãi. Nơi nào có thông minh, sống trở thành thiêng liêng; có hân hoan vô cùng và bạn có thể làm bất kỳ điều gì bạn muốn; lúc đó điều gì bạn làm là đạo đức, là đúng thực.
Chúng ta không biết tất cả điều này – chúng ta chỉ biết đau khổ của chúng ta – và bởi vì không biết, chúng ta cố gắng tẩu thoát. Ước gì chúng ta không tẩu thoát, nhưng có thể thực sự quan sát, không bao giờ chuyển động thậm chí một tích tắc khỏi “cái gì là” bằng cách đặt tên nó, bằng cách chỉ trích hay bênh vực nó – nhưng có thể chỉ quan sát nó. Muốn quan sát cái gì đó bạn cần chú ý – chú ý có nghĩa từ bi. Vậy thì một sống mà được sống thật hoành tráng và trọn vẹn có thể thâm nhập vào cái gì đó mà chúng ta sẽ trình bày ngày mai, mà là thiền định. Nếu không đặt một nền tảng như thế, thiền định là tự-thôi miên. Đặt nền tảng này có nghĩa bạn đã hiểu rõ sống lạ thường này, vậy là bạn có một cái trí không xung đột và bạn sống một cuộc sống có từ bi, vẻ đẹp và thế là trật tự. Không phải trật tự của một bản thiết kế, nhưng một trật tự mà hiện diện khi bạn hiểu rõ vô trật tự là gì – mà là sống của bạn. Sống của bạn ở trong vô trật tự. Vô trật tự là mâu thuẫn, sự xung đột giữa những đối nghịch. Khi bạn hiểu rõ vô trật tự đó mà ở trong chính bạn, vậy thì từ đó trật tự hiện diện – trật tự mà chính xác, toán học trong đó không có sự biến dạng. Tất cả điều này cần đến một cái trí thiền định, một cái trí có thể nhìn một cách tĩnh lặng.
ể
Người hỏi: Tại một trong những quyển sách của ông ông nói những phép lạ là một trong những việc dễ dàng nhất để thực hiện. Ông làm ơn giải thích về những phép lạ ông đã đề cập.
Krishnamurti: Tôi ước rằng bạn đã không trích dẫn từ một quyển sách – kể cả những quyển sách của người nói. (Tiếng cười) Tôi thực sự có ý như thế, đầy nghiêm túc. Đừng trích dẫn bất kỳ ai. Sống dựa vào những ý tưởng của người khác là một trong những việc khủng khiếp nhất khi làm. Và những ý tưởng không là sự thật, “Tại một trong những quyển sách nó được nói rằng những phép lạ là những việc dễ dàng nhất trong thế giới” – đúng không? Nó không là một phép lạ khi bạn đang ngồi đó và tôi ngồi đây và chúng ta đang cùng nhau nói chuyện hay sao? Bởi vì nếu bạn lắng nghe không nỗ lực bạn sẽ biết nó có nghĩa gì khi sống trọn vẹn, tổng thể; nếu bạn sống trong cách đó, có một phép lạ, phép lạ vĩ đại trong tất cả.
Người hỏi: Tôi đã đi khỏi đây được hai mươi bảy năm và đã trở lại cách đây ba tháng. Tôi phát hiện những sợ hãi khủng khiếp đang bùng ra ở đây. Từ sự quan sát riêng của tôi và từ sự quan sát của những người bạn tôi, tôi tin rằng có sự tiếp quản của Mafia và sự phát triển của một chính thể hoàn toàn cảnh sát. Liệu ông có thể giúp dỡ chúng tôi như những cá thể, cho chúng tôi giải pháp để chống cự lại những quy định như thế. Tôi nhận ra rằng chống cự lại sẽ rất khó khăn, tôi cũng nhận ra rằng nếu chúng tôi chống cự lại chúng tôi có thể bị vào tù. Mỗi cá thể có thể làm gì cho chính anh ấy để chống lại những lực lượng dễ sợ này?
Krishnamurti: Thưa bạn, đây không là một lẩn tránh câu hỏi, nhưng: liệu bạn như một cá thể có thể hòa bình? Bạn có là một cá thể hay không? Bạn có lẽ có tài khoản ngân hàng của bạn, bạn có lẽ có một ngôi nhà tách rời, một gia đình tách rời và vân vân, nhưng bạn là một cá thể? Cá thể có nghĩa không thể phân chia trong chính anh ấy, không bị tách rời. Nhưng chúng ta bị tách rời, bị vỡ vụn, vì vậy chúng ta không là những cá thể. Xã hội là gì, chúng ta là như thế. Chúng ta đã
tạo ra xã hội này. Vì vậy làm thế nào một con người bị vỡ vụn có thể làm bất kỳ điều gì ngoại trừ đến trạng thái đó mà trong nó anh ấy hoàn toàn là tổng thể? Lúc đó một loại hành động hoàn toàn khác hẳn sẽ xảy ra. Nhưng chừng nào chúng ta còn đang hành động trong những mảnh vỡ, chúng ta chắc chắn tạo ra hỗn loạn nhiều hơn trong thế giới. Tôi chắc chắn câu trả lời này không gây thỏa mãn cho bất kỳ ai; bạn muốn giải pháp và giải pháp ở trong chính bạn. Bạn phải nỗ lực tạo ra giải pháp đó.
Người hỏi: Nhưng thời gian quá ngắn ngủi và dường như tôi không thể tìm được chính xác làm thế nào để giải quyết nó.
Krishnamurti: “Thời gian quá ngắn ngủi” – liệu bạn có thể thay đổi ngay tức khắc? Không thay đổi từ từ hay ngày mai. Liệu bạn có thể có sự nhận biết của một sống “tổng thể” này mà trong đó có tình yêu – tất cả mọi điều đó mà chúng ta đã nói sáng nay – ngay tức khắc? Người nói trình bày rằng đó là điều duy nhất phải thực hiện – thay đổi trọn vẹn, cơ bản, tức khắc. Muốn thực hiện điều đó bạn phải quan sát bằng toàn quả tim và cái trí của bạn; không tẩu thoát vào bất kỳ điều gì, chủ nghĩa quốc gia hay những niềm tin của bạn; dứt khoát buông bỏ tất cả những điều này và trở nên hoàn toàn tỉnh thức. Vậy là có một thay đổi cơ bản, ngay tức khắc, và từ sự thay đổi tức khắc đó bạn sẽ hành động hoàn toàn khác hẳn.
Người hỏi: Tình yêu có một mục tiêu hay không? Liệu người ta có thể thương yêu một người trong cuộc đời của người ta?
Krishnamurti: Bạn đã nghe câu hỏi? Liệu bạn có thể thương yêu một người cùng lúc như nhiều người? Đặt ra một câu hỏi như thế thật lạ lùng. Nếu bạn thương yêu, bạn thương yêu một người và nhiều người. Nhưng chúng ta không thương yêu. Thưa bạn nhiều người có thể ngửi một bông hoa có hương thơm – hay chỉ một người có thể ngửi nó – nhưng bông hoa không thèm quan tâm, nó ở đó. Và đó là vẻ đẹp của tình yêu: nó có thể dâng hiến cho một người hay cho nhiều người. Điều đó chỉ có thể được khi có từ bi, khi không có
ghen tuông, không có tham vọng, không có thành công; và đó là sự phủ nhận tất cả mọi điều mà con người đã xây dựng trong chính anh ấy hay quanh anh ấy. Qua tiêu cực sự tích cực hiện diện.
Santa Monica, California.
7 tháng ba 1970.
CHƯƠNG 4 : TÔN GIÁO
“Vậy là tôn giáo là cái gì đó không thể được diễn tả ra từ ngữ; nó không thể được đo lường bởi tư tưởng . . .”
Chúng ta đã nói chúng ta sẽ bàn về tôn giáo và thiền định chiều nay. Chúng tạo nên một chủ đề thực sự rất phức tạp, cần nhiều kiên nhẫn và sự tìm hiểu từ từ, không bao giờ giả thiết bất kỳ điều gì, không bao giờ chấp nhận hay tin tưởng bất kỳ điều gì. Con người luôn luôn đang tìm kiếm điều gì đó còn hơn cả sống hàng ngày, với đau khổ, vui thú và phiền muộn của nó; anh ấy đã luôn luôn muốn tìm được điều gì đó vĩnh cửu nhiều hơn. Và trong sự tìm kiếm điều gì đó không thể đặt tên được của anh ấy, anh ấy đã xây dựng những đền chùa, những nhà thờ, những thánh đường. Những sự việc lạ lùng đã được thực hiện trong danh nghĩa của tôn giáo. Đã có những chiến tranh mà tôn giáo phải chịu trách nhiệm; con người đã bị hành hình, thiêu cháy, hủy diệt; bởi vì niềm tin còn quan trọng hơn sự thật, tín điều còn cần thiết hơn sự nhận biết trực tiếp. Khi niềm tin trở thành quan trọng nhất, vậy thì bạn sẵn lòng hy sinh mọi thứ cho nó; dù niềm tin đó là đúng thực hay không có giá trị đều không đặt thành vấn đề chừng nào nó còn cho sự thỏa mãn, an toàn, một ý thức của vĩnh cửu.
Nếu bạn tìm kiếm điều gì đó, rất dễ dàng để tìm được nó; nhưng điều đó có nghĩa rằng trước khi người ta khởi sự tìm kiếm nó người ta phải có một nền tảng, một ý tưởng về điều gì được tìm kiếm. Trong tìm kiếm, có nhiều sự tiến hành được bao gồm; không những chỉ có ham muốn và hy vọng rằng điều gì bạn công nhận sẽ là sự thật, mà cũng còn cả động cơ đằng sau sự tìm kiếm đó. Nếu có một động cơ của sự tẩu thoát khỏi sợ hãi, một mong muốn có sự thanh thản và an toàn, vậy thì chắc chắn bạn sẽ tìm được điều gì đó mà sẽ gây thỏa mãn bạn; nó có lẽ là niềm tin vô lý nhất, nhưng chừng nào nó còn gây thỏa mãn và hoàn toàn gây thanh thản, dù ảo
tưởng đó lố bịch đến mức nào, bạn bám vào nó. Vậy là có sự nguy hiểm vô cùng cho những người mà đang tìm kiếm để tìm ra.
Nếu có sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào, giấu giếm hay lộ liễu, tìm kiếm trở thành một lảng tránh, một lẩn trốn khỏi thực tế. Và nếu trong sự tìm kiếm của bạn bạn khám phá điều gì đó, sự khám phá đó được đặt nền tảng trên sự công nhận – bạn phải công nhận nó, ngược lại nó không có giá trị. Nhưng sự công nhận, nếu bạn quan sát, thuộc quá khứ, thuộc điều gì đó mà bạn đã biết rồi, ngược lại bạn không thể công nhận nó. Tất cả điều này được bao hàm trong sự tìm kiếm mãi mãi này cho điều gì mà người ta nghĩ nó là sự thật; nhưng cái gì đó mà vượt khỏi sự đo lường của cái trí, không được đặt nền tảng trên sự công nhận.
Tôn giáo, trong ý nghĩa được chấp nhận của từ ngữ đó, hiện nay đã trở thành một vấn đề của truyền bá, của quyền lợi được bảo đảm bất di bất dịch, cùng nhiều tài sản, cùng một giai cấp quan liêu, chức sắc vô cùng của “tinh thần”. Tôn giáo đã trở thành một vấn đề của giáo điều, niềm tin và lễ nghi – cái gì đó mà hoàn toàn tách rời khỏi đang sống hàng ngày. Bạn có lẽ, hay bạn có lẽ không, tin tưởng Thượng đế, nhưng sự tin tưởng đó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong sống hàng ngày, nơi bạn lừa gạt, nơi bạn phá hoại, tham vọng, tham lam, ghen tuông, bạo lực. Bạn tin tưởng Thượng đế hay một đấng cứu rỗi, hay một vị đạo sư nào đó, tuy nhiên đưa nó ra thật xa để cho nó thực sự không tác động sống hàng ngày của bạn.
Như nó là hiện nay, tôn giáo đã trở thành một hiện tượng lạ lùng mà chẳng có giá trị gì cả. Suốt hai ngàn năm vừa qua, người Thiên chúa giáo đã bị quy định để tin tưởng. Làm ơn hãy quan sát trong chính bạn, không phê bình, không chỉ trích, chỉ quan sát. Người ta có lẽ không thích nó, nhưng người ta phải đối diện sự kiện rằng người ta, nếu người ta là một người Thiên chúa giáo, cũng bị quy định như người Cộng sản hay người vô thần. Cả người tin tưởng hay người không tin tưởng đều bị quy định bởi văn hóa của thời đại của họ, bởi xã hội, bởi tiến trình lạ lùng của tuyên truyền. Nó cũng đã và đang xảy ra ở Châu á suốt hàng ngàn năm.
Tất cả cấu trúc vật chất, những khẳng định tâm lý, những niềm tin mãnh liệt, vì nó mà người ta sẵn lòng hủy diệt và bị hủy diệt, đều được đặt nền tảng trên quan điểm khẳng định, biện luận, liên quan đến vấn đề làm thế nào để tìm được điều gì là đúng thực; nhưng “quan điểm đúng thực”, dù khôn khéo, dù có lý lẽ, đều không có thực tế gì cả: nó vẫn chỉ là một quan điểm. Hiện nay những tôn giáo khắp thế giới đều hoàn toàn vô nghĩa. Chúng ta muốn được giải trí phần tinh thần và thế là chúng ta đi đến nhà thờ hay đền chùa hay thánh đường và việc đó cũng chẳng liên quan gì đến sự đau khổ, rối loạn, hận thù hàng ngày của chúng ta. Một con người thực sự nghiêm túc, thực sự muốn tìm ra liệu có cái gì đó tốt đẹp hơn cái sự việc khủng khiếp được gọi là tồn tại này, chắc chắn phải được tự do hoàn toàn khỏi giáo điều, khỏi niềm tin, khỏi tuyên truyền, anh ta phải được tự do khỏi cấu trúc trong đó anh ta đã được nuôi dưỡng để là một “con người tôn giáo”.
Trong sự phủ nhận của “cái gì là”, trong tạm gọi là những tôn giáo, bạn đến được sự tích cực. Chúng ta sẽ tìm ra, liệu chúng ta có thể, cái sự việc này là gì mà con người đã tìm kiếm – không qua mọi niềm tin, không qua mọi đấng cứu rỗi, hay qua một vị đạo sư, hay qua người nói. Chúng ta sẽ tìm ra cho chính chúng ta liệu có hay liệu không có, cái gì đó mà không là sự chiếu rọi của những hy vọng riêng của người ta, của những sợ hãi riêng của người ta, cái gì đó mà không bị sáng chế bởi một cái trí ma mãnh hay được nuôi dưỡng từ sự cô độc cực độ của chúng ta.
Muốn tìm được, người ta phải được tự do khỏi niềm tin; bởi vì niềm tin là chất lượng của cái trí cam kết trong điều gì đó mà sẽ cho nó sự hy vọng, thanh thản, an toàn nào đó, một ý thức của vĩnh cửu. Muốn được tự do để tìm hiểu, người ta phải được tự do khỏi sợ hãi, khỏi lo âu, khỏi sự ham muốn được an toàn về tâm lý. Đây là những yêu cầu rõ ràng cho một con người rất nghiêm túc và khẩn thiết mà muốn tìm ra.
Công cụ có khả năng tìm hiểu là một cái trí rõ ràng, không có những biến dạng, hay thành kiến của sự kết luận, của công thức hay niềm tin. Hãy thấy sự khó khăn lạ thường
làm sao để có một cái trí không trong xung đột; bởi vì nó có nghĩa một cái trí đã hiểu rõ xung đột và được tự do khỏi nó. Cái trí – mà có nghĩa không chỉ cái trí nhưng còn cả quả tim, toàn bản chất thuộc thần kinh cơ thể và tâm lý của con người – phải nhạy cảm cực kỳ; bởi vì nhạy cảm hàm ý thông minh. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó một chút ít, bởi vì tất cả nó đang đặt nền tảng cho sự thiền định. Nếu bạn không đặt nền tảng của trật tự, vậy thì thiền định – mà là một trong những sự việc lạ thường nhất trong sống – chỉ trở thành một tẩu thoát đang dẫn đến tự-hoang tưởng, tự-thôi miên. Một cái trí tầm thường có thể học những ma mãnh, có thể luyện tập tạm gọi là thiền định, nhưng nó sẽ vẫn còn là một cái trí ngu dốt, tầm thường.
Hầu hết chúng ta chẳng có bao nhiêu năng lượng; chúng ta hao tổn nó trong xung đột, trong đấu tranh, chúng ta lãng phí nó trong vô vàn cách – không những trong ái ân, nhưng còn bị lãng phí trong những mâu thuẫn và trong sự phân chia của chúng ta mà tạo ra xung đột. Xung đột chắc chắn là một lãng phí vô cùng của năng lượng – những suy giảm “điện áp”. Không chỉ năng lượng vật chất là cần thiết, nhưng năng lượng tâm lý cũng cần thiết ngang bằng, với một cái trí rất rõ ràng, hợp lý, lành mạnh, không bị biến dạng, và một quả tim không có cảm tính, không có cảm xúc, nhưng có chất lượng của dư thừa tình yêu, từ bi. Tất cả điều này trao tặng một mãnh liệt, đam mê vô cùng. Bạn cần nó, ngược lại bạn không thể thực hiện chuyến hành trình vào cái sự việc được gọi là thiền định này. Bạn có thể ngồi kiết già, hít thở, làm những công việc phi thường, nhưng bạn sẽ không bao giờ đến được nó.
Thân thể phải nhạy cảm lạ thường; đó là một trong những sự việc khó khăn nhất, bởi vì chúng ta đã làm hư hỏng sự thông minh của thân thể qua nhậu nhẹt, qua hút thuốc, qua phóng đãng, qua vui thú; chúng ta đã làm cho thân thể thành thô thiển. Hãy quan sát thân thể mà đáng ra phải sinh động và nhạy cảm cực kỳ, và bạn sẽ thấy chúng ta đã làm sa sút chúng biết chừng nào! Thân thể gây ảnh hưởng cái trí và cái trí gây ảnh hưởng thân thể, và bởi vì lý do này, sự nhạy cảm của thân thể, các bộ phận, là cần thiết. Sự nhạy cảm này
không được tạo ra qua ăn uống kiêng khem, qua áp dụng mọi loại ma mãnh vào nó. Cái trí phải canh chừng nó đầy bình thản. (Tôi hy vọng bạn đang thực hiện điều đó lúc này, khi người nói đang thâm nhập vào chủ đề – không phải ngày mai hay ngày mốt – bởi vì như chúng ta đã nói, chúng ta đang cùng nhau tham gia trong chuyến hành trình, trong chuyến thám hiểm)
Sự quan sát “cái gì là”, là sự hiểu rõ sự kiện đó. Hiểu rõ có từ quan sát “cái gì là”; thực hiện nó trong đang sống hàng ngày dẫn đến sự hiểu rõ trải nghiệm. Hầu hết chúng ta ao ước những trải nghiệm lạ thường bởi vì sống riêng của chúng ta quá bị giới hạn, quá nhàm chán. Chúng ta ao ước những trải nghiệm tốt lành, bền vững, sâu thẳm. Nhưng thậm chí chúng ta đã không hiểu từ ngữ “trải nghiệm” đó có nghĩa gì, và cái trí đang tìm kiếm một trải nghiệm không thể hiểu rõ “sự thật” là gì. Cuộc sống mà chúng ta sống hàng ngày phải được thay đổi; phải có một kết thúc đến sự hận thù này, bạo lực này trong chính chúng ta, sự lo âu, tội lỗi, sự thúc đẩy để thành công, để là người nào đó; và nếu tại cơ bản không thay đổi điều đó, cố gắng tìm kiếm “trải nghiệm” nào đó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Một cái trí hy vọng thấy sự thật qua thuốc men, để có những trải nghiệm lạ thường, hay để được giải trí qua thuốc men, trở thành một nô lệ cho chúng và kết cuộc chúng làm cho cái trí ngu dốt và đờ đẫn.
Chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu vấn đề của cái trí tôn giáo – không phải tôn giáo là gì – nhưng một cái trí mà là tôn giáo, mà có khả năng tìm ra sự thật là gì. Nghĩa lý gốc của từ ngữ “religion” tôn giáo không rõ ràng lắm; chúng ta có thể cho bất kỳ nghĩa lý nào mà chúng ta ưa thích, và thông thường chúng ta làm như thế. Nhưng không có quan điểm về tôn giáo là gì, là được tự do để tìm hiểu nó, tìm hiểu chất lượng của cái trí mà là tôn giáo. Chất lượng của cái trí đó không được tách rời khỏi sống hàng ngày của đau khổ, vui thú, phiền muộn và rối loạn.
Muốn tìm hiểu diều này, phải có sự tự do khỏi tất cả uy quyền. Bạn đứng một mình để tìm ra, không quyển sách nào,
không người nào sẽ giúp đỡ bạn. Làm ơn hãy thấy điều này quan trọng đến mức nào, bởi vì chúng ta đã trao sự tin cậy của chúng ta, sự trung thành của chúng ta cho những người khác – cho những giáo sĩ, cho những đấng cứu rỗi, cho những người thầy và vân vân – và bởi vì đã trao sự trung thành của chúng ta, chúng ta đã nương dựa vào họ để dẫn dắt chúng ta và họ chẳng dẫn dắt chúng ta đến nơi nào cả.
Trong sự tìm hiểu này không có vấn đề của uy quyền – bạn đang tìm hiểu, giống như một người khoa học thực sự, mà không tìm kiếm một kết quả. Khi không có bất kỳ uy quyền nào, vậy là không có hệ thống, không có luyện tập. Một hệ thống, một phương pháp, hàm ý một lề thói, một hình thành của thói quen. Nếu bạn luyện tập một hệ thống nào đó, chắc chắn cái trí của bạn trở thành đờ đẫn. Điều này khá rõ ràng và đơn giản. Vì vậy những hệ thống, những phương pháp, những luyện tập phải hoàn toàn biến mất. Hãy thấy điều gì đang xảy đến cho cái trí mà không sợ hãi, không đang tìm kiếm vui thú hay đang theo đuổi giải trí, một cái trí không lệ thuộc uy quyền, nhưng thực sự đang tìm hiểu; với một cái trí không lệ thuộc bất kỳ điều gì, không có sợ hãi và thế là nó có thể tìm hiểu. Một cái trí như thế đã trở nên sắc bén, sinh động, mãnh liệt, nghiêm túc. (Khi chúng ta sử dụng từ ngữ “cái trí”, chúng ta có ý tổng thể của nó, gồm cả các cơ quan thân thể, quả tim). Chất lượng của cái trí đó có vẻ đẹp; bởi vì không dùng phương pháp, nó rõ ràng, đang tìm hiểu, đang quan sát và đang học hỏi khi nó đang quan sát. Đang học hỏi không khác biệt hành động. Học hỏi là hành động. Nếu bạn học hỏi về dân tộc, những nguy hiểm của sự tách rời, của sự phân chia con người, nếu bạn quan sát nó và hiểu rõ nó, vậy là chính sự hiểu rõ nó chấm dứt sự phân chia này trong hành động. Vì vậy sự quan sát có tầm quan trọng cực kỳ.
Tất cả các bạn có thể biết về yoga. Có quá nhiều sách được viết về nó, mỗi ông Tom, Dick, Henry mà đã dành ra vài tháng ở Ấn độ và đã thực hành vài bài học, trở thành một “yogi”. Từ ngữ “yoga” đó có nhiều ý nghĩa; nó hàm ý một cách sống, không chỉ luyện tập vài bài tập nào đó để giữ cho trẻ trung. Nó hàm ý một cách sống không phân chia và thế là
không xung đột – mà là cách người nói nhìn nó. Dĩ nhiên sự luyện tập đều đặn của loại đúng đắn nào đó là tốt lành, nó làm cho thân thể mềm dẻo. Người nói đã luyện tập nhiều bài tập trong nhiều năm, không phải để đạt được trạng thái lạ lùng nào đó qua sự hít thở và mọi chuyện như thế, nhưng để giữ cho thân thể mềm dẻo. Bạn phải có loại luyện tập đúng đắn, thực phẩm đúng đắn, không phải nhồi nhét vào mình vô số thịt – cùng tất cả hung ác và vô cảm mà do ăn uống như thế tạo ra. Mỗi người phải tìm ra loại ăn uống đúng đắn cho chính anh ấy, anh ấy phải thử nghiệm và tìm ra.
Tiếp theo lại có một ma mãnh khác mà đã được lén lút dồn vào bạn: Mantra Yoga “câu chú mật”. Chỉ cần năm, hay ba mươi đô la, bạn đã được dạy câu chú nào đó – một lặp lại của những từ ngữ, đặc biệt bằng tiếng Phạn. Những người Thiên chúa giáo có kinh lần chuỗi và lặp lại Ave Maria – hay bất kỳ câu gì họ lặp lại. Bạn biết điều gì xảy đến khi bạn liên tục lặp lại một chuỗi những từ ngữ? Bạn tự thôi miên vào sự tĩnh lặng. Hay bạn lướt trên âm điệu của từ ngữ. Khi bạn liên tục lặp lại một từ ngữ nào đó nó tạo ra một âm thanh, bên trong; và âm thanh bên trong đó liên tục rung động – nếu bạn lắng nghe nó; nó trở nên sinh động cực kỳ và bạn nghĩ nó là một việc tuyệt vời nhất. Nhưng không phải vậy đâu, nó là một hình thức của tự-thôi miên. Cũng vậy điều đó phải được khước từ hoàn toàn.
Vậy là chúng ta đến được điều gì đó hoàn toàn khác hẳn, đó là: tỉnh thức và chú ý. Tôi không biết liệu bạn đã tìm hiểu điều này – không bằng cách đọc những quyển sách, không bằng cách được chỉ bảo làm thế nào để được tỉnh thức trong một trường phái ở Châu á, trong tu viện nào đó – nhưng nếu bạn đã tìm hiểu, bạn sẽ tự thấy được nó có nghĩa gì khi không được chỉ bảo bởi một người khác. Bạn phải tự học hỏi sự tỉnh thức có nghĩa gì; tỉnh thức được cái sảnh đường mà bạn đang ngồi trong đó, tỉnh thức được sự cân đối của sảnh đường và những màu sắc của nó; không nói nó xấu xí hay đẹp đẽ, chỉ đang quan sát. Khi bạn đi xuống con đường, tỉnh thức được những sự việc đang xảy ra quanh bạn, quan sát những đám mây, cây cối, ánh sáng trên dòng nước, con chim
đang bay. Tỉnh thức không có bất kỳ sự can thiệp nào của tư tưởng mà nói: “điều này đúng”, “điều này sai”, “điều này nên”, “điều này không nên”. Tỉnh thức được những sự việc đang xảy ra bên ngoài, sau đó cũng tỉnh thức được bên trong – nhìn ngắm mỗi chuyển động của tư tưởng, nhìn ngắm mỗi cảm giác, mỗi phản ứng; điều đó làm cho cái trí sinh động lạ thường.
Có một khác biệt giữa sự tập trung và sự chú ý. Tập trung là một qui trình của loại trừ, một qui trình của kháng cự và vì vậy một xung đột. Bạn có khi nào quan sát cái trí của bạn khi bạn đang tập trung vào cái gì đó? Nó lang thang đi khỏi và bạn cố gắng kéo nó lại và thế là một trận chiến xảy ra; bạn muốn gom tụ sự chú ý của bạn, tập trung vào cái gì đó, và tư tưởng lại thích thú nhìn ra ngoài cửa sổ, hay suy nghĩ điều gì khác. Trong xung đột này có một lãng phí của năng lượng và thời gian.
Người ta tìm hiểu tại sao cái trí huyên thuyên, nói chuyện liên tục với chính nó hay với một người khác, hay muốn được bận rộn mãi mãi, đọc một quyển sách, mở máy thâu thanh, giữ mình năng động. Nếu bạn đã quan sát, có một thói quen của luôn luôn động đậy, thân thể của bạn không bao giờ có thể ngồi yên lặng trong một thời gian dài, nó luôn luôn đang làm cái gì đó hay đang cựa quậy. Cái trí cũng huyên thuyên; ngược lại điều gì sẽ xảy đến cho nó? – nó bị kinh hãi, vì vậy nó phải được bận rộn. Nó phải được bận rộn bởi sự đổi mới xã hội, bởi điều này điều kia, bởi niềm tin nào đó, bởi điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ – nó đang suy nghĩ liên tục.
Như chúng ta đang nói: sự chú ý hoàn toàn khác hẳn sự tập trung. Tỉnh thức và chú ý theo cùng nhau – nhưng không phải tập trung. Một cái trí chú ý mãnh liệt có thể quan sát rất rõ ràng, mà không có bất kỳ biến dạng, mà không có bất kỳ kháng cự, và tuy nhiên vận hành đầy hiệu quả, khách quan. Chất lượng của một cái trí như thế là gì? (Tôi hy vọng bạn hứng thú điều này, bởi vì nó là thành phần của sống. Nếu bạn khước từ tất cả điều này, bạn cũng khước từ tổng thể của sống. Nếu bạn không biết ý nghĩa và vẻ đẹp của thiền định, bạn không biết bất kỳ điều gì của sống. Bạn có lẽ có một cái
xe đời mới nhất, bạn có lẽ đi lại tự do khắp thế giới, nhưng nếu bạn không biết vẻ đẹp thực sự, sự tự do và hân hoan của thiền định là gì, bạn đang bỏ lỡ một phần vĩ đại của sống. Điều này không khiến bạn phải nói, “Tôi phải học tham thiền”. Nó là một việc xảy đến tự nhiên. Một cái trí đang tìm hiểu chắc chắn phải đến được điều này; một cái trí tỉnh thức, quan sát “cái gì là” trong chính nó, là hiểu rõ về chính mình, biết về chính mình).
Chúng ta đang hỏi: chất lượng của một cái trí mà đã tiến xa, một cách tự nhiên, không có bất kỳ nỗ lực nào là gì? Nếu bạn quan sát một cái cây hay một đám mây, khuôn mặt người vợ của bạn hay người chồng của bạn hay người hàng xóm của bạn, chỉ từ sự tĩnh lặng bạn mới có thể quan sát rất rõ ràng. Bạn chỉ có thể lắng nghe khi không có sự nhiễu loạn tự chiếu rọi. Khi bạn đang huyên thuyên với chính mình, đang so sánh điều gì đang được nói với điều gì đã biết rồi, vậy thì bạn không đang lắng nghe. Khi bạn đang quan sát bằng đôi mắt của bạn và tất cả mọi loại thành kiến lẫn hiểu biết đang can thiệp, bạn thực sự không đang quan sát. Vậy là khi bạn thực sự quan sát và lắng nghe, bạn chỉ có thể làm như thế từ sự tĩnh lặng.
Tôi không biết liệu bạn có khi nào tiến xa như thế. Nó không là cái gì đó bạn vun quén, mất nhiều năm để bắt gặp, bởi vì nó không là sản phẩm của thời gian hay của so sánh; nó là sản phẩm của sự quan sát trong sống hàng ngày, sự quan sát về những tư tưởng của bạn và sự hiểu rõ về tư tưởng. Khi cái trí hoàn toàn tỉnh thức, nó trở nên yên lặng, tĩnh lặng lạ thường; nó không ngủ quên, nhưng tỉnh thức cao độ trong tĩnh lặng đó. Chỉ cái trí như thế có thể thấy sự thật là gì, có thể thấy liệu có cái gì đó vượt khỏi hay không. Chỉ một cái trí như thế là một cái trí tôn giáo, bởi vì nó đã buông bỏ hoàn toàn quá khứ – mặc dù nó có thể sử dụng ký ức của quá khứ. Vậy thì tôn giáo là điều gì đó không thể được diễn tả thành từ ngữ; nó không thể được đo lường bởi tư tưởng – bởi vì tư tưởng luôn luôn đang đo lường; như chúng ta đã nói, tư tưởng là phản ứng của quá khứ. Tư tưởng không bao giờ tự
do; nó luôn luôn đang vận hành trong lãnh vực của cái đã được biết.
Vì vậy một cái trí mà có thể hiểu rõ sự thật là gì, chân lý là gì – nếu có một sự việc như là chân lý – phải được tự do tuyệt đối khỏi tất cả những ma mãnh, những dối gạt, những ảo tưởng của con người. Và điều này cần nhiều công việc. Nó có nghĩa một kỷ luật bên trong; một kỷ luật mà không là sự bắt chước, sự tuân phục hay điều chỉnh. Kỷ luật hiện diện trong sự quan sát “cái gì là” và đang học hỏi về nó; học hỏi về chính nó này là kỷ luật riêng của nó. Thế là có trật tự và cùng nó là sự kết thúc của vô-trật tự trong chính nó. Tất cả điều này, từ khởi đầu của những nói chuyện này cho đến lúc này, là thành phần của thiền định.
Chỉ đến khi bạn biết làm thế nào để nhìn một đám mây hay thấy vẻ đẹp của ánh sáng trên biển, làm thế nào để quan sát người vợ của bạn – hay cậu trai hay cô gái – bằng một đôi mắt trong sáng, bằng một cái trí hồn nhiên mà không bao giờ bị tổn thương, mà không bao giờ rơi lệ, lúc đó cái trí mới có thể thấy sự thật là gì.
Người hỏi: Vừa lúc nãy tôi đã tự xác thực cho mình điều gì ông nói – rằng đáp án cho sự tự do bên trong là trải nghiệm rằng người quan sát và vật được quan sát là một. Tôi đã có công việc rất cực nhọc và chán ngắt phải làm, bởi vì nó tôi đã phát triển một kháng cự mạnh mẽ. Tôi nhận ra rằng tôi là kháng cự đó và rằng chỉ kháng cự nhìn kháng cự. Vậy là bỗng nhiên kháng cự tan biến – nó giống như một phép lạ – và thậm chí tôi đã có sức mạnh thân thể để hoàn tất công việc.
Krishnamurti: Bạn đang cố gắng khẳng định điều gì tôi đang nói, đang cho tôi hay khán giả sự khuyến khích? (Tiếng cười).
Người hỏi: Nó cần năng lượng vô cùng trước khi người ta đến được điểm mấu chốt của rằng người quan sát và vật được quan sát là một.
Krishnamurti: Quý ông này nói rằng người quan sát là vật được quan sát; đó là: khi có sợ hãi, người quan sát là bộ phận của sợ hãi đó. Anh ấy không tự đồng hóa mình với sợ
hãi; người quan sát là bộ phận của chính sợ hãi đó. Nhận ra điều đó khá dễ dàng. Hoặc bạn nhận ra nó bằng từ ngữ, lý thuyết – hiểu rõ nghĩa lý của những từ ngữ, hoặc bạn thực sự thấy rằng người quan sát và vật được quan sát là một. Nếu bạn thực sự thấy điều đó, nó có tạo ra một khác biệt quyết liệt trong sống của bạn; nó kết thúc xung đột. Khi có một phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, một khoảng trống, có một khoảng cách thời gian, và thế là có xung đột. Khi bạn thực sự thấy và thí nghiệm bằng cách quan sát rằng thật ra người quan sát và vật được quan sát là một, vậy là bạn kết thúc tất cả xung đột trong sống, trong tất cả những liên hệ.
Người hỏi: Khi chúng ta nhận ra rằng quá khứ, như ký ức, bị đặt vào giữa cái gì đó sâu thẳm hơn và phía bên ngoài, chúng ta có thể làm gì? Chúng ta không thể chặn đứng nó – nó cứ tiếp tục.
Krishnamurti: Ký ức tự chen vào giữa phía bên ngoài và phía bên trong. Có phía bên ngoài và phía bên trong, và cái trí là ký ức là cái gì đó tách rời, là quá khứ. Vậy là lúc này có ba thứ, phía bên ngoài, phía bên trong, và cái trí là quá khứ. Làm ơn thưa bạn đừng cười – đây là sống của bạn, đây là điều gì chúng ta đang làm; mặc dù bạn có thể đặt câu hỏi một cách khác, đây thực sự là điều gì đang xảy ra trong sống hàng ngày của chúng ta. Bạn muốn là điều gì đó; cái trí nói, “Đừng làm nó, hay, làm nó cách nào đó”, vậy là có một trận chiến đang xảy ra. Cái trí đang can thiệp; cái trí là tư tưởng, cái trí là quá khứ. Tư tưởng chen vào giữa cái thực tế, phía bên ngoài và phía bên trong; vì vậy người ta phải làm gì? Chức năng của tư tưởng là phân chia; nó đã phân chia sống như quá khứ, hiện tại, và tương lai. Cũng vậy tư tưởng đã phân chia phía bên ngoài khỏi phía bên trong. Tư tưởng nói: “Làm thế nào tôi có thể lấp được hai cái này và hành động như một tổng thể “. Liệu tư tưởng có thể thực hiện điều này? – khi chính nó là nhân tố của sự phân chia?
Người hỏi: Nơi nào có ý muốn có một phương cách. Krishnamurti: Không, thưa bạn: bạn có phương cách của bạn trong thế giới; bạn có ý muốn để hủy diệt người khác
của bạn và bạn đã thành công, bạn đã tìm được phương cách. Chúng ta không quan tâm đến ý muốn; ý muốn là việc hủy hoại nhất, bời vì ý muốn được đặt nền tảng trên vui thú, trên ham muốn, và không trên hân hoan tự do.
Bạn đang hỏi làm thế nào tư tưởng có thể được giữ yên lặng. Làm thế nào tư tưởng có thể tĩnh lặng? Đó là câu hỏi đúng phải không? – bởi vì nếu bạn đặt ra câu hỏi sai luôn luôn bạn nhận được đáp án sai.(Tiếng cười). Không, thưa bạn, đây không là vấn đề đùa giỡn. Bạn phải đặt câu hỏi đúng. Liệu nó là câu hỏi đúng hay sao khi hỏi: “Làm thế nào tư tưởng có thể kết thúc?” Hay người ta phải tìm ra chức năng của tư tưởng là gì? Nếu bạn kết thúc tư tưởng – nếu điều đó có thể thực hiện được – vậy thì làm thế nào bạn có thể hoạt động khi bạn phải đi đến văn phòng? Chắc chắn, tư tưởng là cần thiết.
Chúng ta đang nói tư tưởng là nguy hiểm trong một phương hướng nào đó, bởi vì nó phân chia; và vẫn vậy tư tưởng phải vận hành một cách hợp lý, thông minh, khách quan, lành mạnh, trong một phương hướng khác. Làm thế nào điều này có thể thực hiện được? Làm thế nào tư tưởng không thể can thiệp? Bạn thấy vấn đề chứ? Nó không là “làm thế nào kết thúc tư tưởng”. Khi bạn đã đặt câu hỏi rất rõ ràng, bạn sẽ thấy nó cho chính bạn. Tư tưởng, mà là phản ứng của quá khứ, can thiệp, phân chia như phía bên ngoài và phía bên trong và hủy diệt sự thống nhất. Vậy là chúng ta nói, “Chúng ta hãy hủy diệt tư tưởng, chúng ta hãy giết chết cái trí.” Đây là một vấn đề hoàn toàn sai lầm. Nhưng nếu bạn tìm hiểu toàn cấu trúc của tư tưởng, thấy vị trí của nó là gì, nơi nào nó không cần thiết, vậy là bạn sẽ phát hiện rằng cái trí sẽ vận hành một cách thông minh khi tư tưởng không hoạt động cũng như khi nó phải hoạt động.
Người hỏi: Tại sao ông có một tỉnh thức mãnh liệt được “cái gì là” hơn tôi có? Điều bí mật của ông là gì? Krishnamurti: Thật ra tôi không bao giờ suy nghĩ về điều đó. Chỉ nhìn thử: sự khiêm tốn là điều gì đó phải được vun quén? Nếu bạn vun quén sự khiêm tốn, nó vẫn còn là sự kiêu ngạo. Nếu bạn vun quén trạng thái tỉnh thức được “cái gì là”, bạn không đang tỉnh thức. Nhưng nếu bạn tỉnh thức khi bạn
ngồi trong một chiếc xe buýt, hay lái một chiếc xe hơi, khi bạn nhìn, nói chuyện, hay đang vui thích, vậy là từ đó, một cách tự nhiên, dễ dàng, trạng thái tỉnh thức được “cái gì là hiện diện”. Nhưng nếu bạn cố gắng vun quén bằng cách chú ý nhiều đến “cái gì là’, tư tưởng đang hoạt động, không phải trạng thái tỉnh thức.
Người hỏi: Ông đã nói: muốn được tự do chúng ta không nên có những người thầy? Tôi đã hiểu điều đó đúng chứ?
Krishnamurti: Chức năng của một người thầy là gì? Nếu ông ấy biết một chủ đề như y khoa, khoa học, làm thế nào để vận hành một cái máy vi tính và vân vân, chức năng của ông ấy là giải thích cho một người khác về hiểu biết và thông tin mà ông ấy có. Điều đó khá dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta đang nói về người thầy mà nói ông ấy biết, và muốn giảng giải cho người đệ tử, vậy thì hãy nghi ngờ, bởi vì cái người mà nói ông ấy biết, không biết. Bởi vì sự thật, vẻ đẹp của sự khai sáng, bất kỳ cái tên nào bạn gọi nó, không khi nào có thể diễn tả được – nó là. Nó là một vật đang sống, một vật chuyển động, nó là năng động, nó là không trọng lượng. Bạn chỉ có thể nói về một vật chết rồi; và người thầy mà dạy bảo bạn về những vật chết rồi không là một người thầy.
Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể đặt vào cùng nhau sự tập trung, sự học hỏi, và sự chú ý? Krishnamurti: Từ ngữ “discipline” có nghĩa học hỏi từ một người khác. Người đệ tử là người học hỏi từ người thầy. Bạn có khi nào đã suy xét hay tìm hiểu vấn đề của học hỏi là gì? Hiện tại năng động của động từ “học hỏi” – nó có nghĩa gì? Hoặc bạn đang học hỏi với mục đích thêm vào điều gì bạn biết rồi, mà trở thành hiểu biết – giống như khoa học – hoặc có học hỏi mà không là một tích lũy của hiểu biết nhưng một chuyển động. Bạn hãy thấy sự khác biệt giữa hai học hỏi? Hoặc tôi học hỏi với mục đích kiếm được hiểu biết, có hiệu quả, thuộc công nghệ và vân vân. Hoặc lúc nào tôi cũng đang học hỏi điều gì đó mà luôn luôn mới mẻ và vì vậy hành động luôn luôn mới mẻ. Làm ơn hãy lắng nghe điều này: tôi muốn biết, tôi muốn học hỏi về chính tôi. Tôi là một thực thể rất
phức tạp, có cả những giấu giếm lẫn những lộ liễu. Tôi muốn biết về toàn bộ tổng thể của chính tôi. Vậy là tôi tự quan sát về chính tôi, và tôi thấy tôi bị sợ hãi; tôi thấy nguyên nhân của sự sợ hãi đó; trong quan sát tôi đã học hỏi và điều đó đã trở thành hiểu biết của tôi. Nhưng nếu lần tới sự sợ hãi nảy sinh, tôi nhìn nó bằng hiểu biết có trước, vậy là tôi đã ngừng học hỏi. Tôi chỉ đang nhìn nó bằng quá khứ và không đang học hỏi về điều gì đang thực sự xảy ra. Muốn học hỏi về chính tôi, phải có sự tự do, để cho có sự quan sát liên tục mà không có sự can thiệp của quá khứ – mà không có sự can thiệp của tư tưởng.
Vậy là “học hỏi” có hai ý nghĩa: học hỏi để kiếm được hiểu biết mà với nó tôi có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất trong những lãnh vực nào đó, hay học hỏi về chính tôi, để cho quá khứ – mà là tư tưởng – không luôn luôn can thiệp: trong cách đó tôi có thể quan sát, và cái trí luôn luôn nhạy cảm.
Người hỏi: Tôi muốn hỏi ông liệu ông có ăn thịt hay cá không?
Krishnamurti: Điều đó thực sự gây hứng thú cho bạn à? Suốt cuộc đời của tôi, tôi không bao giờ sờ đến cá hay thịt – tôi không bao giờ nếm nó, không bao giờ hút thuốc hay uống rượu; nó không hấp dẫn, không có ý nghĩa gì với nó. Điều đó cũng khiến cho bạn là một người ăn chay? (Tiếng cười). Nó sẽ không. Bạn biết, những người anh hùng, những mẫu mực, là những người tồi tệ nhất mà bạn có thể có. Hãy tìm ra tại sao bạn ăn thịt, tại sao bạn buông thả trong hút thuốc và nhậu nhẹt, tại sao bạn không sống một cuộc sống đơn giản – mà không có nghĩa một bộ quần áo, hay một bữa ăn một ngày, nhưng một chất lượng của cái trí mà đơn giản, không có tất cả những biến dạng của những vui thú và những ham muốn, những tham vọng và những động cơ – để cho bạn có thể nhìn trực tiếp và nhận biết vẻ đẹp của thế giới.
Người hỏi: Tôi chỉ muốn hỏi sự hài hước là gì. Krishnamurti: Tôi nghĩ nó thực sự có nghĩa, cười đùa về chính người ta. Chúng ta có quá nhiều nước mắt trong những tâm hồn của chúng ta, quá nhiều đau khổ – chỉ nhìn vào chính
chúng ta bằng hóm hỉnh, quan sát bằng rõ ràng, bằng nghiêm túc và vẫn vậy bằng tươi cười, nếu người ta có thể.
Santa Monica, California.
8 tháng ba 1970.
CHƯƠNG 5 : SỢ HÃI
“Liệu bạn có thể quan sát mà không có cái trung tâm, không đặt tên sự việc được gọi là sợ hãi khi nó nảy sinh? Nó cần đến sự kỷ luật nghiêm ngặt.”
Người ta phải nghiêm túc, bởi vì chỉ những người nghiêm túc một cách năng động mới có thể sống một cuộc sống mà tổng thể và trọn vẹn. Và nghiêm túc đó không loại trừ sự hân hoan, hạnh phúc; tuy nhiên chừng nào còn có sợ hãi người ta không thể biết trải qua sự hân hoan vô cùng là gì. Dường như sự sợ hãi là một điều thông thường nhất trong sống; lạ lùng thay chúng ta đã chấp nhận nó như một cách sống – giống như chúng ta đã chấp nhận bạo lực trong tất cả những hình thức khác nhau của nó như một cách sống – và chúng ta đã trở nên quen thuộc với sự sợ hãi thuộc tâm lý.
Tôi nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề của sợ hãi một cách trọn vẹn, hiểu rõ nó một cách đầy đủ, để cho khi chúng ta rời nơi này chúng ta sẽ loại bỏ nó. Nó có thể thực hiện được; nó không chỉ là một lý thuyết, hay một hy vọng. Nếu người ta trao chú ý trọn vẹn đến vấn đề của sợ hãi này, đến làm thế người ta tiếp cận nó, nhìn nó, lúc đó người ta sẽ phát giác rằng cái trí – cái trí mà đã trải qua đau khổ quá nhiều, mà đã chịu đựng quá nhiều phiền muộn, mà đã sống cùng bất hạnh và sợ hãi vô bờ bến – sẽ được hoàn toàn tự do khỏi nó. Muốn tìm hiểu điều này người ta phải tuyệt đối cần thiết không có thành kiến mà sẽ ngăn cản người ta không hiểu rõ sự thật của “cái gì là”. Cùng nhau thực hiện chuyến hành trình này hàm ý không có cả chấp nhận lẫn phủ nhận; cũng không nói với chính mình rằng loại bỏ sự sợ hãi là điều tuyệt đối không thể được, cũng không có thể được. Người ta cần một cái trí tự do để tìm hiểu vấn đề này; một cái trí mà, bởi vì đã không có kết luận nào, được tự do để quan sát, để tìm hiểu.
Có quá nhiều sợ hãi thuộc tâm lý và thuộc hệ thần kinh thân thể. Muốn tìm hiểu mỗi hình thức khác nhau của sợ hãi này, tìm hiểu mỗi khía cạnh, cần một lượng thời gian quá
nhiều. Nhưng người ta có thể quan sát chất lượng thông thường của sợ hãi; người ta có thể quan sát bản chất và cấu trúc thông thường của sợ hãi mà không bị lạc lối trong chi tiết của một hình thức đặc biệt thuộc những sợ hãi của người ta. Khi người ta hiểu rõ bản chất và cấu trúc của sợ hãi như thế, vậy là người ta có thể tiếp cận, cùng hiểu rõ đó, sự sợ hãi đặc biệt.
Người ta có lẽ sợ hãi bóng tối, người ta có lẽ sợ hãi người vợ hay người chồng của người ta, hay điều gì công chúng nói hay suy nghĩ hay làm; người ta có lẽ sợ hãi ý thức cô độc, hay sự trống rỗng của sống, sự nhàm chán của tồn tại không ý nghĩa mà người ta sống. Người ta có lẽ sợ hãi tương lai, sự không-chắc chắn và không-an toàn của ngày mai – hay quả bom. Người ta có lẽ sợ hãi chết, sự kết thúc sống của người ta. Có quá nhiều hình thức của sợ hãi, những sợ hãi loạn thần kinh cũng như những sợ hãi hợp lý và khôn ngoan – không hiểu sợ hãi có khi nào hợp lý và khôn ngoan. Hầu hết chúng ta sợ hãi quá khứ, hôm nay và ngày mai một cách loạn thần kinh; đến độ thời gian được bao hàm trong sợ hãi.
Không những chỉ có những sợ hãi bên ngoài mà người ta ý thức được, nhưng còn cả những sợ hãi giấu giếm, không phát hiện được trong những ngõ ngách sâu thẳm của cái trí người ta. Làm thế nào người ta sẽ giải quyết những sợ hãi biết được cũng như những sợ hãi được giấu giếm? Chắc chắn sợ hãi đang ở trong chuyển động đi khỏi “cái gì là”; nó là sự tẩu thoát, lẩn trốn, bỏ chạy khỏi “cái gì là” thực sự; do bởi sự tẩu thoát này mới tạo ra sợ hãi. Cũng vậy, khi có sự so sánh, thuộc bất kỳ loại nào, có nuôi dưỡng sợ hãi – so sánh cái gì bạn là với cái gì bạn nghĩ bạn nên là. Vì vậy sợ hãi ở trong chuyển động đi khỏi cái gì là thực sự, không phải trong cái vật mà bạn chuyển động khỏi nó.
Không điều gì trong những vấn đề của sợ hãi này có thể giải quyết được qua ý chí – tự nói với mình, “Tôi sẽ không sợ hãi.” Những hành động của ý chí như thế không có ý nghĩa.
Chúng ta đang suy xét một vấn đề rất nghiêm túc mà người ta phải trao trọn sự chú ý của người ta. Người ta không thể trao trọn chú ý nếu người ta đang diễn giải hay đang giải
thích hay đang so sánh điều gì đang được nói với điều gì người ta biết rồi. Người ta phải lắng nghe – một nghệ thuật mà người ta phải học hỏi, bởi vì thông thường người ta luôn luôn đang so sánh, đang đánh giá, đang chỉ trích, đang đồng ý, đang phủ nhận, và người ta không lắng nghe gì cả; thật ra người ta đang ngăn cản mình lắng nghe. Lắng nghe trọn vẹn hàm ý rằng người ta trao toàn chú ý của người ta – nó không có nghĩa người ta đồng ý hay không-đồng ý. Không có đồng ý hay không-đồng ý khi chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu; nhưng “cái kính hiển vi” qua đó người ta nhìn có lẽ không rõ ràng. Nếu người ta nhìn qua một dụng cụ rõ ràng vậy thì điều gì người ta thấy cũng là điều gì người khác sẽ thấy; vì vậy không có vấn đề của đồng ý hay không-đồng ý. Trong cố gắng tìm hiểu toàn vấn đề của sợ hãi người ta phải trao chú ý trọn vẹn của người ta; và vẫn vậy, nếu sợ hãi không được giải quyết nó làm chết cái trí, khiến cái trí vô cảm, đờ đẫn.
Nó xảy ra như thế nào để cho những sợ hãi giấu giếm được phơi bày? Người ta có thể biết những sợ hãi lộ liễu – làm thế nào để giải quyết khi chúng sẽ đến trong chốc lát nữa – nhưng có những sợ hãi giấu giếm mà có lẽ còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy làm thế nào người ta sẽ giải quyết chúng, làm thế nào người ta sẽ phơi bày chúng? Liệu chúng có thể được phơi bày qua sự phân tích, tìm kiếm nguyên nhân của chúng? Sự phân tích sẽ làm tự do cái trí khỏi sợ hãi, không phải một sợ hãi loạn thần kinh đặc biệt nào, nhưng toàn cấu trúc của sợ hãi? Trong sự phân tích được bao hàm, không chỉ thời gian mà còn cả người phân tích – mất nhiều, nhiều ngày, năm, thậm chí nguyên cuộc đời của người ta, tại khúc cuối của nó có lẽ bạn đã hiểu rõ một chút ít, nhưng bạn đã sẵn sàng cho nấm mồ. Ai là người phân tích? Nếu anh ấy là một người chuyên nghiệp, chuyên gia mà có một bằng cấp, anh ấy cũng sẽ tiêu tốn thời gian; anh ấy cũng là kết quả của nhiều hình thức bị quy định. Nếu người ta tự phân tích chính mình, cũng được hàm ý người phân tích, người kiểm duyệt, và anh ấy sẽ phân tích sự sợ hãi mà chính anh ấy đã tạo ra. Trong bất kỳ biến cố nào, sự phân tích cần thời gian; trong khoảng trống giữa điều bạn đang phân tích và kết thúc nó,
nhiều nhân tố khác sẽ nảy sinh mà cho nó một phương hướng khác hẳn. Bạn phải thấy sự thật rằng sự phân tích không là phương cách đúng, bởi vì người phân tích là một mảnh trong số nhiều mảnh khác mà tạo thành cái “tôi”, cái ngã, bản ngã – anh ấy là kết quả của thời gian, anh ấy bị quy định. Khi thấy sự phân tích hàm ý thời gian và không mang lại sự kết thúc của sợ hãi có nghĩa rằng bạn đã hoàn toàn loại bỏ toàn ý tưởng của thay đổi tăng từ từ; bạn đã thấy rằng ngay nhân tố của thay đổi là một trong những nguyên nhân chính của sự sợ hãi.
(Đối với tôi, đối với người nói, đây là một việc quan trọng, vì vậy ông ta cảm thấy rất mãnh liệt, ông ta nói mạnh mẽ; nhưng ông ấy không đang tuyên truyền – chẳng có gì cho bạn để gia nhập, chẳng có gì cho bạn để tin tưởng; nhưng hãy quan sát và học hỏi và được tự do khỏi sợ hãi này.)
Vậy là sự phân tích không là cách đúng đắn. Khi bạn thấy sự thật của điều đó, nó có nghĩa bạn không còn đang suy nghĩ dựa vào người phân tích mà sắp sửa phân tích, sắp sửa nhận xét và đánh giá, và cái trí của bạn được tự do khỏi gánh nặng đặc biệt được gọi là phân tích; thế là nó có khả năng nhìn trực tiếp.
Làm thế nào bạn sẽ nhìn sợ hãi này; làm thế nào bạn sẽ làm lộ diện tất cả cấu trúc của nó, tất cả những phần giấu giếm của nó? – qua những giấc mộng? Những giấc mộng là sự tiếp tục thuộc hoạt động của những tiếng đồng hồ thức giấc trong suốt giấc ngủ – phải không? Trong những giấc mộng bạn thấy rằng luôn luôn có hành động, điều này hay điều kia đang xảy ra trong những giấc mộng giống như trong những tiếng đồng hồ thức giấc, một tiếp tục mà vẫn còn là thành phần của nguyên một chuyển động. Vì vậy những giấc mộng không có giá trị. Bạn thấy điều gì đang xảy ra: bạn đang loại bỏ những sư việc mà bạn quen thuộc, phân tích, những giấc mộng, ý chí, thời gian; khi bạn loại bỏ tất cả những điều đó, cái trí trở nên nhạy cảm lạ thường – không những nhạy cảm mà còn cả thông minh. Lúc này cùng nhạy cảm và thông minh đó chúng ta sẽ nhìn sợ hãi. (Nếu bạn thực sự thâm nhập điều này, bạn sẽ quay lưng lại toàn bộ cấu trúc xã hội mà
trong đó thời gian, sự phân tích và ý chí đang hoạt động.) Sợ hãi là gì? – làm thế nào nó hiện diện? Sợ hãi luôn luôn liên quan đến cái gì đó; nó không tồn tại một mình. Có sự sợ hãi của điều gì đã xảy ra ngày hôm qua liên quan đến có thể lặp lại nó vào ngày mai; luôn luôn có một điểm cố định từ đó sự liên quan có xảy ra. Làm thế nào sự sợ hãi chen vào điều này? Tôi đã trải qua đau khổ ngày hôm qua: có ký ức của nó và tôi không muốn nó lặp lại vào ngày mai. Suy nghĩ về đau khổ của ngày hôm qua, suy nghĩ mà liên quan đến ký ức của đau khổ ngày hôm qua, chiếu rọi sự sợ hãi của lặp lại đau khổ đó vào ngày mai. Vậy là do bởi tư tưởng mới tạo ra sự sợ hãi. Tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi; tư tưởng cũng nuôi dưỡng vui thú. Để hiểu rõ sợ hãi bạn cũng phải hiểu rõ vui thú – chúng có liên quan qua lại; nếu không hiểu rõ điều này bạn không thể hiểu rõ điều còn lại; nó có nghĩa rằng người ta không thể nói, “Tôi phải có toàn vui thú và không có sợ hãi”; sợ hãi là mặt bên kia của cùng đồng tiền kẽm mà được gọi là vui thú.
Suy nghĩ bằng những hình ảnh của vui thú ngày hôm qua, tư tưởng tưởng tượng rằng bạn có lẽ không có vui thú đó vào ngày mai – vậy là tư tưởng sinh ra sự sợ hãi. Tư tưởng cố gắng duy trì vui thú và thế là nuôi dưỡng sợ hãi.
Tư tưởng đã tự tách rời chính nó như người phân tích và vật được phân tích – cả hai dều là những bộ phận của tư tưởng đang chơi những trò ma mãnh với nhau. Trong đang làm tất cả điều này nó đang khước từ tìm hiểu những sợ hãi giấu giếm; nó mang vào thời gian như một phương tiện để tẩu thoát sợ hãi và tuy nhiên cùng lúc lại duy trì sợ hãi.
Tư tưởng nuôi dưỡng sự sợ hãi – mà không liên quan gì đến hân hoan; hân hoan không là sản phẩm của tư tưởng, nó không là vui thú. Bạn có thể vun quén vui thú, bạn có thể suy nghĩ vô tận về nó; bạn không thể thực hiện điều đó với hân hoan. Khoảnh khắc bạn suy nghĩ về hân hoan nó đã trôi qua rồi, nó đã trở thành cái gì đó mà từ đó bạn rút ra được vui thú và thế là cái gì đó mà bạn sợ hãi bị mất mát.
Tư tưởng sinh ra trạng thái cô độc nhưng lại chê trách nó và thế là sáng chế những phương cách tẩu thoát khỏi nó, qua vô vàn hình thức của giải trí thuộc văn hóa hay tôn giáo, qua
sự tìm kiếm vô tận để có những lệ thuộc rộng rãi hơn và sâu thẳm hơn.
Tư tưởng chịu trách nhiệm cho tất cả những sự kiện thấy được hàng ngày này; chúng không là sự sáng chế của người nói, hay triết lý hoặc lý thuyết kỳ dị của ông ta. Người ta phải làm gì? Bạn không thể giết chết tư tưởng, bạn không thể hủy diệt nó, bạn không thể nói, “Tôi sẽ quên nó”, bạn không thể kháng cự nó; nếu bạn làm như thế, lại nữa nó là hành động thuộc một hình thức khác của tư tưởng.
Tư tưởng là sự đáp lại của ký ức: ký ức đó được cần đến để vận hành trong sống hàng ngày, đi đến văn phòng, ngôi nhà của bạn, có thể nói chuyện; ký ức là kho lưu trữ của hiểu biết thuộc công nghệ. Vậy là bạn cần ký ức và bạn cũng thấy ký ức qua tư tưởng duy trì sự sợ hãi như thế nào. Ký ức được cần đến trong tất cả sự trong sáng và rõ ràng của tư tưởng ở một phương hướng – thuộc công nghệ, để hoạt động hàng ngày, để kiếm sống và vân vân – và cũng vậy bạn thấy sự thật rằng nó cũng nuôi dưỡng sợ hãi. Vì vậy cái trí phải làm gì? Làm thế nào bạn sẽ trả lời câu hỏi này, sau khi đã trải qua những sự kiện khác nhau của phân tích, của thời gian, của tẩu thoát, của lệ thuộc, sau khi đã thấy làm thế nào chuyển động đi khỏi “cái gì là” là sợ hãi; chính chuyển động là sợ hãi? Sau khi quan sát tất cả điều đó, thấy sự thật của tất cả điều đó – không phải như một quan điểm, không phải như sự nhận xét ngẫu nhiên của bạn – câu trả lời của bạn cho câu hỏi này là gì? Làm thế nào tư tưởng có thể vận hành một cách hiệu quả, thông minh và tuy nhiên chính tư tưởng đó không trở thành một hiểm họa, bởi vì nó nuôi dưỡng sự sợ hãi?
Trạng thái đó của cái trí mà đã trải qua tất cả điều này là gì? Cái trí, mà đã tìm hiểu tất cả những nhân tố khác nhau này mà chúng ta đã phơi bày, mà đã được giải thích hay được quan sát, có trạng thái hiểu rõ như thế nào? – lúc này chất lượng của cái trí là gì? – bởi vì câu trả lời của bạn phụ thuộc vào chất lượng đó. Nếu bạn đã thực sự thực hiện chuyến hành trình, từng bước một, và thâm nhập vào mọi thứ mà chúng ta đã bàn luận, vậy thì cái trí của bạn, bạn sẽ thấy, đã trở nên thông minh, sinh động và nhạy cảm lạ thường, bởi vì
nó đã quẳng đi tất cả gánh nặng mà nó đã tích lũy. Lúc này làm thế nào bạn quan sát toàn tiến hành của sự suy nghĩ? Có một trung tâm từ đó bạn suy nghĩ? – trung tâm là người kiểm duyệt, người nhận xét, đánh giá, chỉ trích, bênh vực. Bạn vẫn còn suy nghĩ từ trung tâm đó? – hay không có trung tâm để từ đó suy nghĩ, tuy nhiên vẫn có suy nghĩ? Bạn thấy sự khác biệt chứ?
Tư tưởng đã tạo ra một trung tâm như cái “tôi” – cái “tôi”, quan điểm của tôi, quốc gia của tôi, Thượng đế của tôi, trải nghiệm của tôi, ngôi nhà của tôi, đồ đạc của tôi, người vợ của tôi, con cái của tôi, bạn biết, cái “tôi”, cái “tôi”, cái “tôi”. Đó là trung tâm từ đó bạn hành động. Trung tâm đó gây phân chia. Trung tâm đó và sự phân chia đó là nguyên nhân của xung đột, chắc chắn như thế – khi nó là quan điểm của bạn ngược lại quan điểm của người nào đó, quốc gia của tôi, quốc gia của bạn, đó là tất cả sự phân chia được tạo ra bởi tư tưởng. Bạn quan sát từ trung tâm đó và bạn vẫn còn bị trói buộc trong sự sợ hãi, bởi vì trung tâm đó đã tự tách rời chính nó khỏi sự việc nó đã gọi là sợ hãi; nó nói, “Tôi phải loại bỏ sợ hãi”, “Tôi phải phân tích nó”, “Tôi phải khuất phục nó”, “Tôi phải kháng cự nó”, và vân vân; vậy là bạn đang củng cố sự sợ hãi.
Liệu cái trí có thể nhìn sợ hãi mà không có trung tâm? – liệu bạn có thể nhìn sợ hãi mà không đặt tên nó? – khoảnh khắc bạn đặt tên nó là “sợ hãi”, nó ở trong quá khứ rồi. Khoảnh khắc bạn đặt tên cái gì đó, bạn tách rời nó ra. Vì vậy, liệu bạn có thể quan sát mà không có trung tâm đó, không đặt tên sự việc được gọi là sợ hãi, khi nó nảy sinh? Nó cần đến sự kỷ luật nghiêm ngặt. Vậy là cái trí đang nhìn không có trung tâm mà nó đã thân thuộc và có sự kết thúc của sợ hãi, cả những sợ hãi giấu giếm lẫn những sợ hãi hiển lộ.
Chiều nay nếu bạn đã thấy sự thật của nó, đừng mang nó về nhà như một vấn đề phải suy nghĩ. Sự thật là điều gì đó mà bạn phải thấy ngay tức khắc – và muốn thấy điều gì đó rõ ràng bạn phải trao quả tim của bạn cùng cái trí của bạn cùng toàn thân tâm của bạn vào nó ngay tức khắc.
Ô ẩ
Người hỏi: Ông đang nói rằng, thay vì cố gắng tẩu thoát khỏi sự sợ hãi –tại cốt lõi nó là cái đang kinh hãi sự sợ hãi – chúng ta nên chấp nhận sự sợ hãi?
Krishnamurti: Không, thưa bạn. Đừng chấp nhận bất kỳ điều gì. Đừng chấp nhận sự sợ hãi nhưng nhìn nó. Bạn chưa bao giờ nhìn sự sợ hãi, phải không? Bạn chưa bao giờ nói, “Ồ, tôi bị sợ hãi, hãy để tôi nhìn nó.” Trái lại bạn đã nói, “Tôi sợ hãi, hãy để tôi bật máy thâu thanh lên” – hay đi đến nhà thờ hay nhặt một quyển sách, hay nương nhờ một niềm tin – bất kỳ chuyển động thoát khỏi nào. Bởi vì bạn chưa bao giờ nhìn sự sợ hãi, bạn chưa bao giờ đã thâm nhập trực tiếp trong hiệp thông cùng nó; bạn chưa bao giờ nhìn sự sợ hãi mà không đặt tên nó, mà không chạy trốn, mà không cố gắng khuất phục nó. Chỉ ở cùng nó, mà không có bất kỳ chuyển động nào thoát khỏi nó và nếu bạn thực hiện điều này, bạn sẽ thấy một sự việc rất lạ thường xảy ra.
Người hỏi: Sau khi ông gặp gỡ sự sợ hãi, ông có thể trở thành nó?
Krishnamurti: Bạn là sự sợ hãi; làm thế nào bạn có thể trở thành nó? Bạn là sự sợ hãi, chỉ tư tưởng đã tự tách rời chính nó khỏi sự sợ hãi, vì không biết làm gì với nó, kháng cự nó; bởi vì tự phân chia chính nó khỏi sự sợ hãi, nó trở thành “người quan sát” của sợ hãi đó mà kháng cự hay tẩu thoát khỏi nó. Nhưng “người quan sát”, cái đó mà kháng cự, cũng là sự sợ hãi.
Người hỏi: Thưa ông, nhiều thất vọng tồn tại bởi vì người ta không được phép thâu băng những bài giảng, riêng tư. Làm ơn, ông có thể giải thích cho chúng tôi?
Krishnamurti: Tôi sẽ nói cho bạn – nó rất đơn giản. Trước hết nếu bạn đang thực hiện một thâu băng của nói chuyện này, nó đang gây bực dọc cho người gần bên – bạn đang lãng phí với cái dụng cụ này, mọi chuyện của nó. Thứ hai, điều gì quan trọng nhiều hơn: lắng nghe, trực tiếp, ngay lúc này, đến điều gì đang được nói, hay đem về nhà một bài giảng thâu băng và nghe nó lúc nhàn rỗi? Khi người nói đang trình bày, “Đừng cho phép thời gian can thiệp”, trái lại, bạn nói, “Ồ, tôi sẽ thâu băng điều gì ông nói và đem nó về nhà.”
Chắc chắn, sợ hãi là ngay lúc này; bạn có nó trong quả tim của bạn, trong cái trí của bạn, ngay lúc này.
Người hỏi: Nếu điều đó đúng thực vậy thì tại sao Foundation lại bán những cuộn băng?
Krishnamurti: Đó không là điều quan trọng nhất: lắng nghe trực tiếp điều gì đang được nói, trong khi bạn đang ở đây? Bạn đã vượt qua bao nhiêu phiền toái để đến đây và người nói cũng phải vượt qua bao nhiêu phiền toái để đến đây. Chúng ta đang cố gắng hiệp thông cùng nhau, cố gắng hiểu rõ điều gì đó mới mẻ. Và hiểu rõ ngay lúc này có tầm quan trọng nhất, vì vậy bạn phải trao toàn chú ý của bạn vào nó. Bạn không thể trao toàn chú ý của bạn nếu bạn đang ghi chú, nếu bạn đang trao một nửa sự chú ý của bạn đến một cái máy thâu băng.
Bạn có lẽ không hiểu rõ điều này vào lúc này, vì vậy bạn có lẽ muốn lắng nghe nó lại. Vậy thì hãy mua một cuốn băng, hay đừng mua một cuốn băng, hãy mua một quyển sách, hay đừng mua một quyển sách – đó là tất cả. Nếu bạn có thể thẩm thấu tất cả mọi điều đã được nói chiều nay trong suốt một tiếng đồng hồ và mười phút, trọn vẹn, để cho bạn hấp thụ nó hoàn toàn, bằng quả tim và cái trí của bạn, nó hết việc. Bất hạnh thay, bạn đã không thực hiện nó; trước kia bạn đã không trao cái trí của bạn đến tất cả điều này; bạn đã chấp nhận sợ hãi, bạn đã sống cùng sợ hãi và sợ hãi của bạn đã trở thành thói quen của bạn. Điều gì người nói đang trình bày là đập vỡ tất cả điều đó. Và người nói yêu cầu, “Hãy thực hiện điều đó ngay lúc này, không phải ngày mai”. Những cái trí của chúng ta không quen thuộc khi nhìn bản chất tổng thể của sự sợ hãi và điều gì được bao hàm trong nó. Nhưng nếu bạn có thể thấy nó ngay tức khắc, bạn sẽ rời sảnh đường này bằng cái trí ngây ngất. Nhưng hầu hết chúng ta đều không thể thực hiện điều đó, và thế là những cuộn băng.
Người hỏi: Ông quan sát sự sợ hãi và phát giác chính ông đang chuyển động khỏi nó. Ông sẽ làm gì? Krishnamurti: Trước hết, đừng kháng cự chuyển động đi khỏi. Muốn quan sát sự sợ hãi bạn phải trao chú ý, và trong chú ý bạn không đang chỉ trích, không đang nhận xét, không
đang đánh giá, nhưng chỉ đang quan sát. Khi bạn chuyển động đi khỏi, do bởi chú ý của bạn đã lang thang, bạn không đang chú ý – có không-chú ý. Hãy là không-chú ý, nhưng tỉnh thức rằng bạn đang không-chú ý – chính sự tỉnh thức được không-chú ý của bạn đó, là chú ý. Nếu bạn tỉnh thức được không-chú ý của bạn, tỉnh thức được nó, không làm bất kỳ điều gì về nó, ngoại trừ tỉnh thức rằng bạn là không-chú ý; vậy thì chính sự tỉnh thức đó là chú ý. Nó quá đơn giản. Ngay khi bạn thấy điều này bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn xung đột; bạn tỉnh thức mà không-chọn lựa. Khi bạn nói, “Tôi đã chú ý, nhưng lúc này tôi không chú ý và tôi phải trở nên chú ý”, có sự chọn lựa. Tỉnh thức có nghĩa tỉnh thức mà không chọn lựa.
Người hỏi: Như ông nói, nếu sợ hãi và vui thú có liên quan với nhau, liệu người ta có thể xóa sạch sợ hãi và thế là hoàn toàn tận hưởng vui thú?
Krishnamurti: Tuyệt vời, nó sẽ như thế? Xóa sạch tất cả những sợ hãi của tôi để cho tôi có thể tự mình tận hưởng những vui thú của tôi. Mọi người khắp thế giới đều muốn cùng sự việc, một số rất thô thiển, một số rất tinh tế – tẩu thoát khỏi sợ hãi và bám vào vui thú. Vui thú – bạn hút thuốc, nó là một vui thú, tuy nhiên có đau khổ ẩn bên trong nó bởi vì có lẽ bạn vướng phải một căn bệnh. Bạn đã có vui thú, dù như người đàn ông hay người phụ nữ, tình dục hay cách nào khác, thanh thản và vân vân: khi người khác không còn thương yêu bạn ghen tuông, tức giận, tuyệt vọng, bị tổn thương.
Chắc chắn vui thú mang lại đau khổ (chúng ta không đang nói chúng ta không thể có vui thú); nhưng hãy thấy toàn cấu trúc và vậy là bạn sẽ biết sự hân hoan, sự tận hưởng thực sự đó, vẻ đẹp của tận hưởng, sự tự do của nó, không có liên quan gì đến vui thú và vì vậy với đau khổ hoặc sợ hãi. Nếu bạn thấy điều đó, sự thật của nó, vậy là bạn sẽ hiểu rõ vui thú và đặt nó vào vị trí thích hợp.
San Diego State College.
6 tháng tư 1970.
CHƯƠNG 6 : BẠO LỰC
‘Chừng nào “cái tôi”còn tồn tại trong bất kỳ hình thức nào, rất tinh tế hay thô thiển, phải có bạo lực.’ Chúng ta sẽ thảo luận điều gì sáng nay? Từ ngữ “discussion” thảo luận không đúng lắm, nó giống như một đối thoại chính thức. Những quan điểm không dẫn chúng ta đến đâu cả và buông thả trong sự khôn ngoan thuần túy thuộc trí năng sẽ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, bởi vì sự thật không thể tìm được qua sự trao đổi những quan điểm hay những ý tưởng. Vì vậy nếu chúng ta muốn cùng nhau nói chuyện về bất kỳ vấn đề gì, nó phải ở trên mức độ không thuộc trí năng, cảm xúc hay cảm tính.
Người hỏi: Tôi nghĩ trong một ý nghĩa nào đó chiến tranh chống lại chủ nghĩa Cộng sản là có lý do chính đáng. Tôi muốn cùng ông tìm ra liệu tôi hiểu đúng hay sai. Ông phải hiểu ró, tôi đã sống dưới chủ nghĩa Cộng sản được mười năm, tôi đã ở trong một trại tập trung ở Liên xô, tôi cũng ở trong một nhà tù Cộng sản. Họ hiểu rõ một ngôn ngữ duy nhất, đó là quyền lực.
Krishnamurti: Tôi tin rằng mỗi nhóm mà tạo ra chiến tranh luôn luôn nói rằng nó là một chiến tranh tự-phòng vệ. Đã luôn luôn có những chiến tranh, tấn công hay phòng vệ; nhưng có những chiến tranh mà đã là một trò chơi quỉ quái và kỳ quặc xuyên suốt những thế kỷ. Bất hạnh thay, chúng ta là những con người tạm gọi là có văn hóa và có giáo dục, tuy nhiên chúng ta vẫn buông thả trong những hình thức man rợ của giết chóc. Vì vậy liệu chúng ta có thể tìm hiểu câu hỏi: sự bạo lực sâu thẳm này, sự hung hăng này trong con người là gì? – liệu chúng ta có thể được tự do khỏi nó?
Đã có những người nói, “Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không biểu lộ bạo lực”, điều đó hàm ý sống một cuộc sống hòa bình mặc dù bị vây quanh bởi những con người rất hung hăng, bạo lực; nó hàm ý một loại hạt nhân ở trong những con người man rợ, hung dữ, bạo lực. Nhưng làm thế
nào chính cái trí được tự do khỏi bạo lực được tích lũy của nó, bạo lực có văn hóa, bạo lực tự-phòng vệ, bạo lực của hung hăng, bạo lực của ganh đua, bạo lực của cố gắng là người nào đó, bạo lực của cố gắng kỷ luật chính mình theo một khuôn mẫu, cố gắng trở thành người nào đó, cố gắng tự đè nén và tự-ép buộc mình, tự-hành hạ mình, với mục đích để không-bạo lực – làm thế nào cái trí được tự do khỏi tất cả những hình thức bạo lực như thế?
Có quá nhiều loại bạo lực khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu mỗi loại bạo lực hay chúng ta sẽ tìm hiểu toàn cấu trúc của bạo lực? Chúng ta có thể tìm hiểu toàn hiện tượng của bạo lực hay chỉ một phần của nó?
Nguồn gốc của bạo lực là cái “tôi”, cái ngã, bản ngã, mà tự biểu lộ chính nó trong quá nhiều cách – trong phân chia, trong cố gắng trở thành hay là người nào đó – mà tự tách rời chính nó như cái “tôi” và cái “không tôi” như ý thức bên trong và ý thức bên ngoài; cái tôi mà đồng hóa với gia đình hay không với gia đình, với cộng đồng hay không với cộng đồng và vân vân. Nó giống như một hòn đá bị rơi xuống một cái hồ: những gợn sóng lan ra và lan ra, tại trung tâm là cái tôi. Chừng nào cái “tôi” còn tồn tại trong bất kỳ hình thức nào, rất tinh tế hay thô thiển, phải có bạo lực.
Nhưng khi đặt câu hỏi, “Điều gì là nguyên nhân gốc của bạo lực?”, khi cố gắng tìm ra nguyên nhân là gì, không nhất thiết phải loại bỏ nó.
Tôi nghĩ, nếu tôi muốn biết tại sao tôi hung tợn, tôi sẽ phải chấm dứt nó. Lúc đó tôi trải qua nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, tìm kiếm nguyên nhân, hay đọc những giải thích được đưa ra bởi những chuyên gia, về vô số nguyên nhân của bạo lực hay hung hăng; nhưng cuối cùng tôi vẫn còn bạo lực. Vì vậy, chúng ta tìm hiểu vấn đề của bạo lực này qua sự khám phá nguyên nhân và hậu quả? – hay chúng ta nhận tổng thể và nhìn nó? Chúng ta thấy rằng nguyên nhân trở thành hậu quả và hậu quả trở thành nguyên nhân – không có nguyên nhân và không có hậu quả khác nhau rõ rệt – nó là một chuỗi mắt xích, một nguyên nhân đang trở thành một hậu quả và một hậu quả đang trở thành một nguyên nhân – và
chúng ta luôn luôn sống theo tiến trình này. Nhưng nếu chúng ta có thể nhìn toàn vấn đề của bạo lực, chúng ta sẽ hiểu rõ nó vững vàng đến độ nó sẽ kết thúc.
Chúng ta đã xây dựng một xã hội là bạo lực và chúng ta, như những con người, là bạo lực; môi trường sống, văn hóa trong đó chúng ta sống, là sản phẩm của nỗ lực của chúng ta, của đấu tranh của chúng ta, của đau khổ của chúng ta, của những hung tợn khủng khiếp của chúng ta. Vậy là câu hỏi quan trọng nhất là: liệu có thể kết thúc bạo lực kinh hoàng này trong chính người ta? Đó thực sự là câu hỏi.
Người hỏi: Liệu có thể chuyển đổi bạo lực? Krishnamurti: Bạo lực là một hình thức của năng lượng; nó là năng lượng được sử dụng trong một cách nào đó mà trở nên hung hăng. Nhưng lúc này chúng ta không đang cố gắng chuyển đổi hay thay đổi nó nhưng lĩnh hội nó và hiểu rõ nó trọn vẹn đến độ người ta được tự do khỏi nó; cái trí đã vượt khỏi nó – dù cái trí đã tốt hơn nó hay đã chuyển đổi nó, đều không liên quan lắm. Liệu có thể được? – liệu không thể được? – nó có thể được – những từ ngữ này! Người ta suy nghĩ về bạo lực như thế nào? Người ta nhìn bạo lực như thế nào? Làm ơn hãy lắng nghe câu hỏi: làm thế nào người ta biết rằng người ta bạo lực? Khi người ta bạo lực, người ta có ý thức rằng người ta bạo lực? Làm thế nào người ta biết sự bạo lực? Vấn đề của biết này rất phức tạp. Khi người ta nói, “Tôi biết bạn”, “Tôi biết” có nghĩa gì? Tôi biết bạn như bạn đã là khi tôi đã gặp gỡ bạn ngày hôm qua, hay cách đây mười năm. Nhưng giữa cách đây mười năm và bây giờ tôi đã thay đổi và bạn đã thay đổi, vì vậy tôi không biết bạn. Tôi biết bạn chỉ như của quá khứ, vì vậy tôi không bao giờ có thể nói “Tôi biết bạn” – làm ơn trước hết hãy hiểu rõ sự việc đơn giản này. Vì vậy tôi chỉ có thể nói, “Tôi đã bạo lực nhưng lúc này tôi không biết sự bạo lực là gì.” Bạn nói điều gì đó cho tôi mà kích động hệ thần kinh của tôi và tôi bị tức giận. Một giây sau, bạn nói, “Tôi đã tức giận.” Tại khoảnh khắc của sự tức giận bạn không công nhận nó, chỉ sau đó bạn mới công nhận điều đó. Bạn phải tìm hiểu cấu trúc của sự công nhận; nếu bạn không hiểu rõ điều đó bạn sẽ không thể gặp gỡ sự tức giận
mới mẻ lại. Tôi bị tức giận, nhưng tôi nhận ra sự tức giận một tích tắc sau. Sự nhận ra là sự công nhận rằng tôi đã bị tức giận; nó đang xảy ra sau khi tôi đã bị tức giận – ngược lại tôi không thể biết nó như sự tức giận. Hãy thấy điều gì đã xảy ra: sự công nhận can thiệp vào điều thực tế. Tôi đang diễn giải điều thực tế hiện tại dựa vào quá khứ.
Vì vậy, không diễn giải hiện tại dựa vào quá khứ, liệu người ta có thể nhìn sự phản ứng mới mẻ lại, bằng một cái trí trong sáng. Bạn chê tôi là một người ngu dốt và toàn máu huyết của tôi hừng hực lên và nói, “Bạn cũng như thế.” Và điều gì đã xảy ra trong tôi, phía bên trong, thuộc cảm xúc? Tôi có một hình ảnh về chính tôi như điều gì đó mà tôi nghĩ là ao ước, cao quý, xứng đáng; và bạn đang sỉ nhục hình ảnh đó. Chính là cái hình ảnh đó phản ứng, mà là cái cũ kỹ. Vì vậy câu hỏi kế tiếp là: liệu phản ứng có thể không là cái cũ kỹ? – liệu có thể có một khoảng ngừng giữa cái “cũ kỹ” và cái thực tế mới mẻ? – liệu cái cũ kỹ có thể ngập ngừng, để cho cái mới mẻ xảy ra? Tôi nghĩ đó là nơi toàn vấn đề bắt đầu.
Người hỏi: Ông đang nói rằng tất cả bạo lực chỉ là sự phân chia giữa cái gì không là và cái gì là?
Krishnamurti: Không, thưa bạn. Chúng ta hãy bắt đầu lại. Chúng ta là bạo lực. Suốt sự tồn tại những con người đã là bạo lực và là bạo lực. Như một con người, tôi muốn tìm ra làm thế nào để tốt hơn sự bạo lực này, làm thế nào để vượt khỏi nó. Tôi sẽ phải làm gì? Tôi thấy bạo lực đã làm gì trong thế giới, nó đã phá hoại mọi hình thức của liên hệ như thế nào, nó đã tạo ra đau khổ, phiền muộn hằn sâu trong chính người ta như thế nào – tôi thấy tất cả điều đó. Và tôi nói với chính mình, tôi muốn sống một cuộc sống hòa bình thực sự trong đó có sự dư thừa vô bờ bến của tình yêu – tất cả bạo lực phải biến mất. Bây giờ tôi phải làm gì? Trước hết tôi không được tẩu thoát khỏi nó; chúng ta hãy chắc chắn điểm đó. Tôi không được tẩu thoát khỏi sự kiện tôi là bạo lực – “tẩu thoát” là chỉ trích hay bênh vực nó, hay đặt tên nó như bạo lực – đặt tên là một hình thức của chỉ trích, một hình thức của bênh vực.
Tôi đã nhận ra rằng cái trí không được xao lãng khỏi sự kiện bạo lực này, cũng không trong tìm kiếm nguyên nhân hoặc trong giải thích nguyên nhân, cũng không trong đặt tên sự kiện tôi là bạo lực, cũng không trong bênh vực nó, chỉ trích nó, cố gắng loại bỏ nó. Đây là tất cả những hình thức của xao lãng khỏi sự kiện bạo lực. Cái trí phải tuyệt đối rõ ràng rằng không có tẩu thoát khỏi nó; cũng không được có sự áp đặt của lý trí mà nói, “Tôi sẽ chinh phục nó” – ý chí là chính bản thể của bạo lực.
Người hỏi: Tại cơ bản, chúng ta đang cố gắng tìm ra bạo lực là gì bằng cách tìm ra trật tự trong nó. Krishnamurti: Không, thưa bạn. Làm thế nào có thể có trật tự trong bạo lực? – bạo lực là vô trật tự.
Phải không tẩu thoát khỏi nó thuộc bất kỳ loại nào, không bênh vực thuộc trí năng để thanh minh – thấy sự khó khăn của điều này, bởi vì cái trí rất ma mãnh, rất lanh lẹ để tẩu thoát, bởi vì nó không biết phải làm gì với bạo lực của nó. Cái trí không thể giải quyết nó – hay nó suy nghĩ nó không thể – vì vậy nó tẩu thoát. Mọi hình thức của tẩu thoát, xao lãng, của chuyển động đi khỏi, đều duy trì bạo lực. Nếu người ta nhận ra điều này, vậy là cái trí đối diện với sự kiện “cái gì là” và không còn gì nữa.
Người hỏi: Làm thế nào ông nói nó là bạo lực nếu ông không đặt tên nó?
Krishnamurti: Khi bạn đặt tên nó bạn đang liên quan nó qua cái tên của quá khứ, vậy là bạn đang nhìn nó bằng đôi mắt bị nhuốm bởi quá khứ, vậy là bạn không đang nhìn nó mới mẻ lại – đó là tất cả. Bạn nắm được mấu chốt chứ?
Bạn nhìn bạo lực, bênh vực nó, nói rằng bạo lực là cần thiết cho mục đích sống trong xã hội quỷ quái này, nói rằng bạo lực là bộ phận của tự nhiên – “nhìn kìa, tự nhiên giết chóc” – bạn bị quy định để nhìn bằng chỉ trích, bênh vực hay kháng cự. Bạn chỉ có thể nhìn nó trong sáng lại, mới mẻ lại, khi bạn trở nên ý thức rằng bạn đang đồng hóa điều gì bạn thấy với những hình ảnh của điều gì bạn biết rồi và rằng do đó bạn không nhìn nó trong sáng lại. Vậy là lúc đó câu hỏi nảy sinh: những hình ảnh này được hình thành như thế nào, cơ
cấu mà hình thành những hình ảnh là gì? Người vợ của tôi nói với tôi, “Anh là một người ngu dốt.” Tôi không thích nó và nó để lại một dấu vết trên cái trí của tôi. Cô ấy nói điều gì khác nữa; nó cũng để lại một dấu vết trên cái trí của tôi. Những dấu vết này là những hình ảnh của ký ức. Bây giờ khi cô ấy nói với tôi, “Anh là một người ngu dốt”, nếu tại ngay khoảnh khắc đó tôi tỉnh thức, trao sự chú ý, vậy là không có dấu vết gì cả – cô ấy có lẽ đúng.
Vậy là không-chú ý nuôi dưỡng những hình ảnh; chú ý làm tự do cái trí khỏi hình ảnh. Điều này rất đơn giản. Trong cùng cách, nếu khi tôi tức giận tôi trở nên hoàn toàn chú ý, vậy là không có không-chú ý đó mà cho phép quá khứ chen vào và can thiệp sự nhận biết thực tế của cơn tức giận tại khoảnh khắc đó.
Người hỏi: Đó không là một hành động của ý chí? Krishnamurti: Chúng ta đã nói: “Trong bản thể ý chí là bạo lực.” Chúng ta hãy tìm hiểu ý chí là gì: “Tôi muốn làm điều đó” – “Tôi sẽ không có cái đó” – “Tôi sẽ làm điều đó” – tôi kháng cự, tôi đòi hỏi, tôi ham muốn, mà là những hình thức của kháng cự. Khi bạn nói, “Tôi muốn cái đó”, nó là một hình thức của kháng cự và kháng cự là bạo lực.
Người hỏi: Tôi theo sát ông khi ông nói rằng chúng ta lẩn tránh vấn đề bằng cách tìm kiếm một câu trả lời; điều đó đi khỏi “cái gì là”.
Krishnamurti: Vậy là, tôi muốn biết làm thế nào để nhìn “cái gì là”.
Lúc này, chúng ta đang cố gắng tìm ra liệu có thể vượt khỏi bạo lực. Chúng ta đã nói: “Đừng tẩu thoát khỏi nó; đừng chuyển động khỏi sự kiện trọng điểm của bạo lực.” Câu hỏi được đưa ra; “Làm thế nào bạn biết nó là bạo lực?” – bạn biết nó chỉ bởi vì bạn có thể công nhận nó như đã là bạo lực? Nhưng khi bạn nhìn nó mà không đặt tên, mà không bênh vực hay chỉ trích (mà tất cả đều là tình trạng bị quy định của quá khứ) vậy là bạn đang nhìn nó trong sáng lại – phải không? Vậy thì nó là bạo lực? Đây là một trong những việc khó khăn nhất khi thực hiện bởi vì tất cả sống của chúng ta bị quy định bởi quá khứ. Bạn biết sống trong hiện tại có nghĩa gì không?
Ô
Người hỏi: Ông nói, “Hãy được tự do khỏi bạo lực” – điều đó bao gồm nhiều hơn nữa; sự tự do có thể tiến xa đến chừng nào?
Krishnamurti: Thâm nhập vào tự do; nó có nghĩa gì? Có tất cả những kháng cự, những tuyệt vọng, những tức giận sâu thẳm; cái trí cũng phải được tự do khỏi những điều đó, phải không? Tôi đang hỏi: liệu cái trí có thể được tự do khỏi sự bạo lực năng động trong hiện tại, được tự do khỏi tất cả những tích lũy giấu giếm của hận thù, tức giận, đau khổ, mà ở đó, sâu thẳm? Làm thế nào điều này có thể thực hiện được?
Người hỏi: Nếu người ta được tự do khỏi bạo lực này trong chính người ta, vậy thì khi người ta thấy bạo lực phía bên ngoài của chính người ta, người ta không bị phiền muộn hay sao? Người ta phải làm gì?
Krishnamurti: Người ta phải làm gì là giảng giải cho một người khác. Giảng giải cho một người khác là nghề nghiệp cao quý nhất trong thế giới – không phải vì tiền bạc, không phải vì tài khoản ngân hàng to tát của bạn, nhưng chỉ giảng giải, nói chuyện với những người khác.
Người hỏi: Cách dễ dàng nhất để . . .
Krishnamurti: Cách dễ dàng nhất là gì? . . .(Tiếng cười.) . . . Một gánh xiếc! Thưa bạn, bạn giảng giải cho một người khác và bằng cách giảng giải bạn đang học hỏi về chính bạn. Không phải rằng trước hết bạn đã học hỏi, đã tích lũy, sau đó bạn nói cho mọi người. Bạn, chính bạn là bạo lực; hiểu rõ về chính bạn là giúp đỡ một người khác hiểu rõ về chính anh ấy, vậy là đang giảng giải là đang học hỏi. Bạn không thấy vẻ đẹp của tất cả điều này.
Vậy là, chúng ta sẽ tiếp tục. Từ tận đáy lòng bạn không muốn biết tình yêu là gì hay sao? Trong hàng thiên niên kỷ, nó không là tiếng kêu than của nhân loại để tìm ra làm thế nào sống trong hòa bình, làm thế nào có sự dư thừa thực sự của tình yêu, từ bi hay sao? Bạn hiểu rõ, điều đó chỉ có thể hiện diện khi có ý thức thực sự của “không cái tôi”. Và chúng ta nói: Hãy nhìn, muốn tìm ra điều đó – dù nó từ cô độc, hay tức giận, hay đau khổ – hãy nhìn, mà không có bất kỳ tẩu thoát.
Tẩu thoát là đặt tên nó, vì vậy đừng đặt tên nó, nhìn nó. Và sau đó thấy – không đặt tên – liệu đau khổ còn hiện diện. Người hỏi: Ông ủng hộ loại bỏ tất cả bạo lực, hay bạo lực nào đó là lành mạnh trong sống của người ta? Tôi không có ý bạo lực vật chất, nhưng loại bỏ những thất vọng. Liệu điều này có thể hữu ích, cố gắng duy trì không bị thất vọng?
Krishnamurti: Không, thưa bà. Câu trả lời ở trong câu hỏi: Tại sao chúng ta bị thất vọng? Bạn có khi nào đã tự hỏi chính mình tại sao bạn bị thất vọng? Và để trả lời câu hỏi đó bạn có khi nào đã hỏi: Sự thành tựu là gì? – tại sao bạn muốn thành tựu? Có một sự việc như thành tựu? Nó là gì mà đang thành tựu? – có phải nó là cái “tôi”, cái “tôi” mà là bạo lực, cái “tôi” mà gây tách rời, cái “tôi” mà nói, “Tôi quan trọng hơn bạn”, mà theo đuổi tham vọng, nổi tiếng tốt, nổi tiếng xấu? Bởi vì nó muốn đạt được, nó bị thất vọng khi nó không thể đạt được; thế là nó trở nên cay đắng. Bạn thấy rằng có một sự việc như cái “tôi” đang muốn lan rộng chính nó, mà, khi nó không thể lan rộng, cảm thấy thất vọng và thế là cay đắng? – cay đắng đó, ham muốn để lan rộng đó, là bạo lực. Bây giờ khi bạn thấy sự thật của điều đó, vậy là không còn ham muốn để thành tựu gì cả, vậy là không có thất vọng.
Người hỏi: Cả rau cỏ lẫn thú vật đều là những sự vật sống, cả hai đều cố gắng tồn tại. Ông vẽ ra một phân biệt rõ ràng giữa giết thú vật để ăn và giết rau cỏ để ăn? Nếu như thế, tại sao?
Krishnamurti: Người ta phải tồn tại, vì vậy người ta giết vật ít nhạy cảm nhất mà sẵn có để dùng. Tôi không bao giờ ăn thịt trong suốt cuộc đời của tôi. Và tôi tin tưởng vài người khoa học cũng đang dần dần đến được quan điểm đó: nếu họ nói ra, vậy thì tất cả các bạn sẽ chấp nhận nó!
Người hỏi: Dường như đối với tôi, mọi người ở đây quen thuộc lối suy nghĩ của Aristote, và ông đang sử dụng phương thức không-Aristote, và khoảng cách quá hoàn toàn đến độ tôi bị kinh ngạc. Làm thế nào chúng ta có thể truyền đạt rất gần gũi?
Krishnamurti: Đó là sự khó khăn, thưa bạn. Bạn quen thuộc một công thức hay ngôn ngữ đặc biệt, với một nghĩa lý nào đó, và người nói không có quan điểm đặc biệt đó. Vì vậy có một khó khăn khi truyền đạt. Chúng ta đã tìm hiểu điều đó: chúng ta đã nói, từ ngữ không là sự việc, sự diễn tả không là vật được diễn tả, sự giải thích không là vật được giải thích. Bạn cứ liên tục bám vào sự giải thích, bám vào từ ngữ: đó là lý do tại sao có sự khó khăn.
Vậy là: chúng ta thấy bạo lực là gì trong thế giới – thành phần của sợ hãi, thành phần của vui thú. Có một động cơ vô hạn cho sự hứng khởi; chúng ta muốn điều đó, và chúng ta khuyến khích xã hội trao tặng nó cho chúng ta. Và sau đó chúng ta chê trách xã hội; trái lại chính chúng ta là người chịu trách nhiệm. Và chúng ta đang tự hỏi mình liệu năng lượng to tát của bạo lực này có thể được sử dụng khác hẳn. Muốn bạo lực cần năng lượng: liệu năng lượng đó có thể được chuyển đổi hay được chuyển động trong một phương hướng khác? Lúc này, trong ngay khi đang hiểu rõ và đang thấy sự thật của điều đó, năng lượng đó trở nên hoàn toàn khác hẳn.
Người hỏi: Vậy là ông đang nói rằng không-bạo lực là tuyệt đối? – bạo lực đó là một hành động khác thường của điều gì có thể là?
Krishnamurti: Vâng nếu bạn muốn giải thích nó theo cách đó.
Chúng ta đang nói rằng bạo lực là một dạng của năng lượng và tình yêu cũng là một dạng của năng lượng – tình yêu mà không có ghen tuông, không có lo âu, không có sợ hãi, không có cay đắng, không có tất cả bi thảm mà theo cùng điều tạm gọi là tình yêu đó. Bây giờ, bạo lực là năng lượng, và tình yêu được bao bọc quanh nó, được vây quanh bởi ghen tuông, là một hình thức khác của năng lượng. Để thăng hoa cả hai, để vượt khỏi cả hai, hàm ý cùng năng lượng được chuyển động trong một phương hướng hay kích thước hoàn toàn khác hẳn.
Người hỏi: Thật ra tình yêu có ghen tuông là bạo lực?
Krishnamurti: Dĩ nhiên nó là như thế.
Người hỏi: Vậy là ông có hai năng lượng, ông có bạo lực và tình yêu đó.
Krishnamurti: Nó là cùng năng lượng, thưa bạn. Người hỏi: Khi nào chúng ta nên có những trải nghiệm tinh thần?
Krishnamurti: Điều đó phải liên quan đến bạo lực? Khi nào bạn nên có những trải nghiệm tinh thần? Không bao giờ! Bạn biết để có trải nghiệm tinh thần có nghĩa gì? Muốn có trải nghiệm tinh thần, trải nghiệm trực nhận vượt khỏi những giác quan, bạn phải chín chắn lạ thường, nhạy cảm lạ thường, và thế là thông minh lạ thường; và nếu bạn thông minh lạ thường, bạn không muốn trải nghiệm tinh thần. (Tiếng cười.)
Làm ơn hãy chú ý điều này: những con người đang hủy hoại lẫn nhau qua bạo lực, người chồng đang hủy hoại người vợ và người vợ đang hủy hoại người chồng. Mặc dù họ ngủ chung với nhau, đi dạo với nhau, mỗi người sống trong cô lập cùng những vấn đề riêng của anh ấy, cùng những lo âu riêng của anh ấy; và cô lập này là bạo lực. Bây giờ khi bạn thấy tất cả điều này rất rõ ràng ngay trước mắt bạn – thấy nó, không chỉ suy nghĩ về nó – khi bạn thấy sự nguy hiểm của nó, bạn hành động, phải không? Khi bạn thấy một con thú nguy hiểm, bạn hành động; không có do dự, không có cãi cọ giữa bạn và con thú – bạn chỉ hành động, bạn chạy thoát hay làm cái gì đó. Ở đây chúng ta đang cãi cọ bởi vì bạn không thấy sự nguy hiểm khủng khiếp của bạo lực.
Nếu thực sự bạn, cùng tâm hồn của bạn, thấy bản chất của bạo lực, thấy nguy hiểm của nó, bạn kết thúc nó. Bây giờ, làm thế nào người ta có thể vạch rõ sự nguy hiểm của nó, nếu bạn không muốn thấy? Ngôn ngữ Aristote hoặc không Aristote sẽ không giúp bạn.
Người hỏi: Làm thế nào chúng ta gặp gỡ bạo lực trong những người khác?
Krishnamurti: Đó là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn, phải không? Người hàng xóm của tôi bạo lực: tôi sẽ giải quyết điều đó như thế nào? Đưa má còn lại ra? Anh ấy khoái trá. Tôi sẽ làm gì? Bạn sẽ đặt ra câu hỏi đó nếu bạn thực sự không-bạo lực, nếu không có bạo lực trong bạn? Làm ơn hãy
lắng nghe câu hỏi này. Nếu trong quả tim của bạn, trong cái trí của bạn, không có bạo lực gì cả, không hận thù, không cay đắng, không ý thức của thành tựu, không muốn được tự do, không bạo lực gì cả, bạn sẽ đặt ra câu hỏi làm thế nào để cư xử với một người hàng xóm mà bạo lực? Hay lúc đó bạn sẽ biết phải làm gì với người hàng xóm đó? Những người khác có lẽ gọi điều gì bạn làm là bạo lực, nhưng bạn có lẽ không bạo lực; tại khoảnh khắc người hàng xóm của bạn hành động bạo lực, bạn sẽ biết làm thế nào để xử lý tình huống đó. Nhưng một con người thứ ba, đang quan sát, có lẽ nói, “Bạn cũng bạo lực”. Nhưng bạn biết bạn không-bạo lực. Vì vậy điều gì quan trọng là hãy tự mình tuyệt đối không-bạo lực – và không đặt thành vấn đề một người khác gọi bạn là gì.
Người hỏi: Niềm tin trong sự hợp nhất của tất cả những sự vật như con người không là niềm tin trong sự phân chia của tất cả những sự vật?
Krishnamurti: Tại sao bạn muốn tin tưởng bất kỳ điều gì? Tại sao bạn muốn tin tưởng sự hợp nhất của tất cả những con người? – chúng ta không hợp nhất, đó là một sự kiện; tại sao bạn muốn tin tưởng cái gì đó mà không-sự kiện. Có toàn vấn đề của niềm tin này; chỉ suy nghĩ, bạn có niềm tin của bạn và một người khác có niềm tin của anh ấy; và chúng ta đánh nhau và giết chết lẫn nhau chỉ vì một niềm tin.
Tại sao bạn có bất kỳ niềm tin nào? Bạn có niềm tin bởi vì bạn bị sợ hãi? Không à? Bạn tin rằng mặt trời mọc? – nó ở đó để thấy, bạn không phải tin tưởng điều đó. Niềm tin là một hình thức của phân chia và thế là của xung đột. Được tự do khỏi xung đột hàm ý sự tự do khỏi mọi thứ mà con người đã áp đặt vào một người khác, niềm tin, giáo điều, những nghi lễ, quốc gia của tôi, quốc gia của bạn, chúa của bạn và chúa của tôi, quan điểm của bạn, quan điểm của tôi, lý tưởng của tôi. Tất cả những điều đó giúp đỡ phân chia những con người và vì vậy nuôi dưỡng bạo lực. Và mặc dù những tôn giáo có tổ chức đã rao giảng về sự hợp nhất của nhân loại, mỗi tôn giáo lại nghĩ nó cao quý hơn những tôn giáo khác.
Người hỏi: Tôi diễn giải điều gì ông đang nói về sự hợp nhất có nghĩa là thực ra những người rao giảng sự
hợp nhất đang giúp đỡ sự phân chia.
Krishnamurti: Hoàn toàn đúng, thưa bạn.
Người hỏi: Mục đích của sống chỉ để có thể đương đầu với sự tồn tại?
Krishnamurti: Bạn nói, “Đây là mục đích của sống?” – nhưng tại sao bạn muốn một mục đích để sống? – sống. Đang sống là mục đích riêng của nó; tại sao bạn muốn một mục đích của sống? Nhìn: mỗi người có mục đích riêng của anh ấy, người tôn giáo có mục đích riêng của anh ấy, người khoa học có mục đích riêng của anh ấy, người lo toan gia đình có mục đích riêng của anh ấy và vân vân, tất cả đang phân chia. Sống của một con người có một mục đích là nuôi dưỡng bạo lực. Điều đó quá rõ ràng và đơn giản.
San Diego State College.
8 tháng tư 1970.
CHƯƠNG 7 : THIỀN ĐỊNH
“Nếu bạn có sự việc lạ thường này đang thâm nhập trong sống của bạn, vậy thì nó là mọi thứ; vậy thì bạn trở thành người thầy, người môn đồ, người hàng xóm, vẻ đẹp
của đám mây – bạn là tất cả điều đó, và đó là tình yêu.”
Thiền định là gì? Trước khi chúng ta tìm hiểu vấn đề rất tinh tế và phức tạp đó, chúng ta nên rất rõ ràng về vấn đề chúng ta theo đuổi điều gì. Chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm điều gì đó, đặc biệt với những người có đầu óc tôn giáo; thậm chí với những người khoa học, tìm kiếm đã trở thành một chủ đề quan trọng – tìm kiếm. Nhân tố này, của tìm kiếm, phải được hiểu dứt khoát và rõ ràng trước khi chúng ta tìm hiểu thiền định là gì và tại sao người ta nên thiền định, ích lợi của nó là gì và nó dẫn bạn đến đâu.
Từ ngữ “seek” tìm kiếm – theo đuổi, tìm được – hàm ý, phải không, rằng chúng ta biết rồi, nhiều hay ít, điều gì chúng ta theo đuổi. Khi chúng ta nói chúng ta đang tìm kiếm sự thật, chúng ta đang tìm kiếm Thượng đế – nếu chúng ta có đầu óc tôn giáo – hay chúng ta đang tìm kiếm một cuộc sống hoàn hảo và vân vân, chúng ta phải có trong những cái trí của chúng ta một hình ảnh hay một ý tưởng. Để tìm được cái gì đó sau khi tìm kiếm nó, chúng ta chắc chắn đã biết rồi đường nét của nó, màu sắc của nó, vật chất của nó là gì và vân vân. Liệu không được hàm ý trong từ ngữ “tìm kiếm” đó, rằng chúng ta đã mất cái gì đó và chúng ta sẽ tìm được nó và rằng khi chúng ta tìm được nó chúng ta sẽ có thể nhận ra nó – mà có nghĩa rằng chúng ta đã biết nó rồi, rằng tất cả mọi điều mà chúng ta phải làm là theo đuổi nó và tìm được nó?
Trong thiền định, điều đầu tiên chúng ta phải nhận thức rõ là sự tìm kiếm không có ích lợi gì cả; vì điều gì được tìm kiếm bị khẳng định trước bởi điều gì bạn ao ước; nếu bạn không vui, cô độc, tuyệt vọng, bạn sẽ tìm kiếm hy vọng, bầu
bạn, cái gì đó để duy trì bạn, và chắc chắn bạn sẽ tìm được nó.
Trong thiền định, người ta phải đặt nền tảng, nền tảng của trật tự, mà là đúng đắn – không phải sự kính trọng, luân lý của xã hội mà không là luân lý gì cả, nhưng trật tự mà hiện diện thuộc về hiểu rõ vô trật tự – một sự việc hoàn toàn khác hẳn. Vô trật tự phải tồn tại chừng nào còn có xung đột, cả bên trong lẫn bên ngoài.
Trật tự, mà hiện diện thuộc về hiểu rõ vô trật tự, không lệ thuộc vào một mẫu thiết kế, lệ thuộc vào uy quyền nào đó, hay trải nghiệm đặc biệt riêng của bạn. Chắc chắn trật tự này phải xảy ra mà không có nỗ lực, bởi vì nỗ lực gây biến dạng – nó phải xảy ra mà không có bất kỳ hình thức nào của sự kiềm chế.
Chúng ta đang trình bày về điều gì đó rất khó khăn khi nói rằng chúng ta phải tạo ra trật tự mà không có sự kiềm chế. Chúng ta phải hiểu rõ vô trật tự, làm thế nào nó hiện diện; nó là sự xung đột mà ở trong chính chúng ta. Trong quan sát nó, nó được hiểu rõ; nó không là vấn đề của khuất phục nó, đàn áp nó, đè nén nó. Quan sát mà không có bất kỳ sự biến dạng, mà không có bất kỳ sự thúc đẩy chi phối hay ép buộc, là một công việc rất gian nan.
Sự kiềm chế hàm ý hoặc đàn áp, khước từ hay loại trừ; nó hàm ý một phân chia giữa một người điều khiển và vật được điều khiển; nó hàm ý xung đột. Khi người ta hiểu rõ điều này, điều khiển và chọn lựa hoàn toàn kết thúc. Dường như tất cả điều này có lẽ khá khó khăn và khá mâu thuẫn với mọi thứ mà bạn đã suy nghĩ về nó. Bạn có lẽ nói: làm thế nào có thể có trật tự mà không kiềm chế, mà không có hành động của ý chí? Nhưng, như chúng ta đã nói, sự kiềm chế hàm ý phân chia, giữa người kiềm chế và vật phải được kiềm chế; trong sự phân chia này có xung đột, có biến dạng. Khi bạn thực sự hiểu rõ điều này, vậy là có kết thúc của sự tách rời giữa người kiềm chế và vật được kiềm chế và vậy là có hiểu rõ, thấu triệt. Khi có sự hiểu rõ của cái gì là thực sự, vậy là không cần thiết phải kiềm chế.
"""