" Vùng Đất Nam Bộ Dưới Triều Minh Mạng PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vùng Đất Nam Bộ Dưới Triều Minh Mạng PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG VIỆT NAM TRONG QUÁ KHỨ: TƯ LIỆU NƯỚC NGOÀI Bộ sách được xuất bản với sự hợp tác của Khoa Sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG © 2004 Cornell Southeast Asia Program Printed in the United States of America Cover Design by Judith Burns, Publicaitons Services, Cornell University © Tiếng Việt 2011 Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TỔNG PHÁT HÀNH Công ty Cổ phần Từ Văn (Từ Văn Books) Địa chỉ: P403 - A3, KTX š ăng Long , đường Cốm Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04 6682 8009 ⧫ Fax: 04 6269 6587 Email: info@tuvanbooks.com Website: http://www.Tuvanbooks.com ISBN: Biên mục trên xuất bản phẩm của š ư viện Quốc gia Hà Nội PGS.TS. Choi Byung Wook VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG Người dịch: Hoàng Anh Tuấn, Lê … ùy Linh, Trần … iện … anh, Phạm Văn … ủy, Nguyễn Mạnh Dũng Người hiệu đính: PGS. TS Nguyễn … ừa Hỷ NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI MỤC LỤC Lời cảm ơn 7 Lời giới thiệu 11 Lời tác giả 21 Dẫn luận 23 phần i QUYỀN LỰC ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỰ TIÊU VONG CỦA NÓ 35 Chương I Di sản của hệ thống chính quyền Gia Định (1788 - 1802) 39 Chương II Gia Định thành tổng trấn (1808 - 1832) và Lê Văn Duyệt 79 Chương III Giải thể quyền lực ở vùng đất Nam Bộ 139 phần ii NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ DƯỚI THỜI MINH MẠNG 165 Chương IV Chính sách giáo hóa người Nam Bộ của Minh Mạng 169 Chương V Hậu quả của chính sách đồng hóa của Minh Mạng 203 Chương VI Đạc điền và bảo vệ tư hữu ruộng đất 253 Kết luận 2201 LỜI CÁM ƠN Cuốn sách này dựa trên bản luận án Tiến sĩ cùng tựa đề. Trong quá trình thực hiện chương trình nghiên cứu, chủ yếu tại Đại học Quốc gia Úc, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Giáo sư David Marr – người đã nhiệt tâm giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi sẽ không bao giờ quên được những động viên và khích lệ về chuyên môn hết sức chân thành, nhẫn nại và đầy uyên thâm của ông. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các giáo sư Anthony Reid và Mark Elvin. Họ không chỉ trả lời thấu đáo những câu hỏi tôi đặt ra về Đông Bắc Á và Đông Nam Á mà còn chỉ bảo thêm cho tôi nhiều điều liên quan. Tôi cũng may mắn nhận được từ TS. Nola Cooke và TS. Philip Taylor những tư vấn chuyên môn cũng như các góp ý cho bản thảo. Được đàm đạo với các học giả trên – những người hiểu biết thấu đáo về vùng đất và khung thời gian tôi nghiên cứu – thực sự là cơ hội không thể tốt hơn để tôi phát triển nhận thức và tư duy khoa học của mình. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới TS. David Koh và TS. Alexander Soucy. Cả trong lúc đi thực địa cũng như khi là lưu học sinh ngành Việt Nam học ở Canberra, tôi mắc nợ họ bởi tình bạn và sự giúp đỡ quý báu mỗi khi tôi gặp khó khăn. TS. James Greenbaum đã rất thịnh tình dành cho tôi thời gian để dịch ra tiếng Anh nhiều thuật ngữ Hán khó. 8 &+2, %<81* :22. Tôi cũng không thể không nhắc đến sự giúp đỡ tận tình của Giáo sư Phan Huy Lê, nguyên Giám đốc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam (tiền thân của Viện Việt Nam học) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình tôi làm thực địa, Giáo sư đã nhiệt tâm giúp đỡ tôi tiếp cận nhiều nguồn tư liệu quý trong các kho lưu trữ. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (nay là Viện trưởng Viện Việt Nam học, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã dành cho tôi nhiều tình cảm trong cuộc sống và hỗ trợ tôi nhiệt tình trong thời gian nghiên cứu tại Hà Nội. Ở Sài Gòn, tôi đã đến thăm nơi làm việc của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhiều lần và chưa có khi nào ra về mà không được ông giải đáp chi tiết các câu hỏi về vùng đất phương Nam. Tôi sẽ chẳng bao giờ có thể quên được những giúp đỡ của Giáo sư Nguyễn Phan Quang (Đại học Sư phạm Ø ành phố Hồ Chí Minh). Nhờ có sự giới thiệu của ông mà tôi tìm được sự giúp đỡ cần thiết khi đi khảo sát tại địa phương. Chuyến đi đến Cai Lậy (Tiền Giang) là một kỷ niệm đẹp bởi tôi hân hạnh được gặp Trương Ngọc Tường. Tôi trân trọng tính cởi mở của ông, sẵn lòng chia sẻ với tôi một cách vô điều kiện những tài liệu quý mà ông đã khổ công sưu tầm. Tôi cũng yêu thích chuyến đi đến Tiền Giang bởi ở đó tôi đã được gặp các nhà nghiên cứu nhiệt thành người miền nam – những người hồ hởi nghiên cứu về truyền thống và lịch sử của tổ tiên mình. Tôi đặc biệt biết ơn TS. Nguyễn Phúc Nghiệp, nhà sử học tại Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang – người sẵn lòng dành thời gian trao đổi với tôi như đồng nghiệp và bằng hữu đồng niên. Ông giới thiệu tôi với bất kỳ ai tôi muốn gặp để trao đổi, hướng dẫn tôi đi đến những địa điểm ở Mỹ Ø o và giúp tôi tìm kiếm những tài liệu tôi cần. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Giáo sư Yu Insun, Bộ môn Đông Nam Á học thuộc Đại học Quốc gia Seoul. Nhờ có sự định hướng của thầy mà 20 năm trước tôi đã đi vào thế giới Việt Nam học kỳ thú. Tôi cũng xin cám ơn Giáo sư Oh Keum-Sung ở cùng Bộ môn Đông Nam Á học. Vào năm 1981 khi tôi gặp khó khăn 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 9 và đang nản lòng với chương trình nghiên cứu, Giáo sư đã cho tôi nhiều lời động viên và khuyên nhủ chí tình. Tôi cũng xin được dành những lời cám ơn chân thành đến các đồng nghiệp rộng lượng, cởi mở nhưng cũng vô cùng nghiêm túc trong chuyên môn tại Bộ môn Lịch sử châu Á thuộc Đại học Korea – nơi tôi thực hiện luận văn thạc sĩ dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Yu Insun (khi đó giảng dạy tại Đại học Korea). Chương trình nghiên cứu tại Đại học Korea chính là bước chân đầu tiên của tôi trong dặm dài của hành trình khoa học để hoàn thành cuốn sách này. Tôi xin dành lời cám ơn đến Giáo sư Alexander Woodside, Giáo sư Nguyễn Ö ế Anh, TS. Đỗ Ö iên, Giáo sư Keith Taylor và các nhà phê bình khác đã đọc kỹ bản thảo cuốn sách và đóng góp những nhận xét và góp ý quý giá để tôi hoàn thiện bản thảo. Không có sự hỗ trợ nhiệt thành của Maxine McArthur (Trường Nghiên cứu châu Á Ö ái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc), TS. Mary Donnelly, Deborah Homsher và TS. Michael WakoÜ (Chương trình Đông Nam Á học của Đại học Cornell), tôi khó có thể hoàn thiện cuốn sách này bằng tiếng Anh một cách chuyên nghiệp. Tôi cũng phải kể đến đóng góp của những người bạn lâu năm Rhee Jong Sung và Han Jong Woo. Là bạn thân thiết, họ đã hiểu được sự say mê của tôi đối với lịch sử Đông Nam Á và ủng hộ tôi trong một thời gian dài bằng nhiều cách khác nhau. Từ đất nước Canada và Hoa Kỳ - nơi họ thành danh là những nhà khoa học tên tuổi - và cho dù khác chuyên ngành họ vẫn giúp đỡ tôi thu thập tư liệu và chỉnh sửa câu chữ để phục vụ việc xuất bản cuốn sách này. Tôi xin cám ơn vợ tôi, Kwon Hye Kyeong, hai con, Seo Jung và Seo Yong – những người đã không quản khó khăn, nhất là 5 năm gian khổ cùng tôi lưu học ở Úc. Họ là những người xứng đáng nhất được nhìn thấy việc xuất bản cuốn sách bởi chính họ đã chứng kiến quá trình gian khổ để đi đến sự hoàn thành tác phẩm, từ giờ phút đầu tiên đến ngày kết thúc. Cuối cùng, nhưng trên hết thảy, tôi dành lời cám ơn đến cha mẹ mình. Không có sự nhẫn nại, ủng hộ và động viên của cha mẹ, tôi đã chẳng bao giờ bắt đầu và kết thúc cuốn sách này. Choi Byung Wook LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang có trên tay bản dịch tiếng Việt của cuốn sách “Southern Vietnam under the Reign of Minh Mạng (1820 - 1841)” (Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng)” của PGS.TS. Choi Byung Wook, Đại học Inha (Hàn Quốc), chuyên gia Việt Nam học. Công trình dựa trên bản Luận án Tiến sỹ và đề tài nghiên cứu khoa học cùng tên của tác giả ở Đại học Quốc gia Australia, được chương trình Đông Nam Á của Đại học Cornell, New York xuất bản năm 2004. Trong lịch sử, những đóng góp về nghiên cứu chuyên sâu Việt Nam của các học giả nước ngoài hầu như đã tập trung vào 3 nước lần lượt là Trung Hoa, Pháp và Mỹ - các quốc gia có nhiều mối duyên nợ lịch sử, tích cực lẫn đau buồn với Việt Nam. Trong số đó, những công trình khoa học đề cập đến lịch sử - văn hóa Việt Nam trung cận đại của các học giả Pháp có phần vượt trội hơn cả. Từ mấy thập kỷ nay, các chuyên gia Việt Nam học người nước ngoài đã mở rộng hơn tới một số nước khác, trong đó có Hàn Quốc. Một cuốn sách được nhiều người trong giới nghiên cứu Việt Nam biết đến là tác phẩm “Law and Society in 17th and 18th Century Vietnam” (Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18) (Korea University 1990) của Giáo sư Insun Yu đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản năm 2002. Đi sâu vào nghiên cứu Việt Nam thời các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, chúng ta thấy có một cuốn sách được nhiều người biết đến, 12 &+2, %<81* :22. là cuốn “Vietnam and the Chinese Model” ( Việt Nam và mô hình Trung Hoa) của tác giả Alexander B. Woodside (Harvard University Press, 1971). Sau đó là những cuốn “L’empire vietnamien face à la France et à la Chine, 1847-1885” (Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa) của Yoshiharu Tsuboi (Paris, 1987) và cuốn “Nguyen Cochinchina Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries” (Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII) của Li Tana (Cornell University, 1998). Hai cuốn kể sau đều đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam. Cũng có thể kể thêm các chuyên luận < e Mekong Delta: Ecology, Economy and Revolution (Đồng bằng sông Cửu Long: Sinh thái, kinh tế và cách mạng) của Pierre Brocheux (1995), “Surface Orientations in Vietnam: Beyond Histories of Nation and Region” (Xu hướng phát triển vùng miền ở Việt Nam qua lịch sử quốc gia và vùng) của Keith Taylor (1998), “Southern Regionalism and the Composition of the Nguyen Ruling Elite” (Chủ nghĩa địa phương miền Nam và sự hợp thành giai tầng thượng lưu thống trị của nhà Nguyễn) của Nola Cook (1999). Công trình của Choi Byung Wook có một khung không gian – thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và cụ thể hơn nữa: vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng và vấn đề cũng được giới hạn: các chính sách của triều đình trung ương và phản ứng của địa phương, qua quá trình chuyển biến về chính trị - hành chính và những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, kinh tế, cư dân của vùng đất này. Chính phạm vi hạn hẹp đã được đền bù lại thích đáng bằng sự phong phú và chuyên sâu của tác phẩm, những sự kiện ở mức chi tiết và những lập luận khá vững chắc. Tác giả thừa hưởng và tận dụng khá triệt để kho tư liệu phong phú của những người đi trước bằng nhiều nguồn ngôn ngữ - văn tự: Hán Nôm, Việt, Pháp, Anh, Nhật… Đặc biệt, nét nổi trội và có phần ưu thế so với một số tác giả khác là phần nghiên cứu điền dã và khảo sát thực địa, với một lao động khoa học nghiêm túc và tốn nhiều công sức. Tác giả đã thực hiện những cuộc tiếp xúc, phỏng vấn để kiếm tìm những thông tin hồi cố qua những câu chuyện kể, 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 13 trao đổi với các nhà nghiên cứu, sưu tầm những bản gia phả, văn tự, hồi ký. Tác giả cũng tận dụng phương pháp phân tích định lượng qua những con số thống kê, bảng biểu so sánh. Dưới chiếc kính lúp phóng to của nhà nghiên cứu, nhiều chi tiết nhỏ đã được hiện lên rõ nét và nói lên ý nghĩa, được sử dụng làm dữ kiện chứng minh cho những luận cứ được định hướng của tác giả, mà trong một số trường hợp cũng có thể cần nên thảo luận. Nhìn một cách tổng quát, cuốn chuyên khảo của tác giả Choi Byung Wook là một công trình nghiên cứu bổ ích, có giá trị. Nó cung cấp cho chúng ta những tư liệu mới, một số lập luận kiến giải mới, một phương pháp tiếp cận khoa học và đưa ra những gợi ý mới, những vấn đề mới có thể trao đổi trong những cuộc thảo luận rộng mở sau này. Cuốn sách được thiết kế với hai phần chính có liên quan với nhau: quá trình vận hành và đặc điểm cấu trúc của vùng đất Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX. Mở đầu phần I: “Chính quyền địa phương và sự tiêu vong của nó”, tác giả phác họa sự hình thành vùng đất Gia Định đã dựa trên di sản và những điều kiện nào, từ giai đoạn trước vương triều Nguyễn (1788 - 1802) như một căn cứ địa về quân sự, chính trị và kinh tế của Nguyễn Ánh trong công cuộc chống Tây Sơn. Nguyễn Ánh xuất xứ là một di duệ của các vị chúa xứ Đàng Trong có đô thành là Phú Xuân ở miền Trung nhưng thực chất và chủ yếu là một con người của vùng đất Gia Định Nam Bộ, nơi ông trưởng thành và được tôi luyện thành một thủ lĩnh, quy tụ và cố kết các bạn chiến đấu, quân sĩ và thần dân của mình thành một lực lượng, nhóm quyền lực Gia Định. Tác giả cũng phân tích thái độ rộng lượng, bao dung và thuyết phục của nhân vật lịch sử này đối với các thành phần, tầng lớp xã hội khác nhau, các sắc tộc và những người tình nguyện ngoại quốc ( Xiêm, Hoa, Pháp), tạo nên một lợi thế và là một nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của Nguyễn Ánh. 14 &+2, %<81* :22. Gia Long là một vị hoàng đế lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam trị vì và cai quản một đất nước thống nhất có diện tích lớn nhất từ trước đến nay. Trong điều kiện đó, nhà vua có sáng kiến tích cực là thực hiện một kiểu chế độ phân quyền có điều kiện: trực trị miền Trung, gián trị miền Bắc và miền Nam qua việc lập ra Bắc thành Tổng trấn và Gia Định thành Tổng trấn. Tuy nhiên, tác dụng tích cực lúc ban đầu đã sớm bộc lộ điểm yếu và trở thành một trở lực, tạo nên một xu thế và những ý đồ mang tính chất ly tâm, cát cứ, muốn thoát khỏi dần sự kiểm soát của triều đình trung ương, thể hiện phần nào qua động thái của Nguyễn Văn Ò ành ở miền Bắc và đặc biệt là Lê Văn Duyệt ở miền Nam. Tác giả đã tạo dựng hình ảnh cận cảnh của vị Tả quân, Tổng trấn Gia Định thành này qua công việc gây dựng cơ đồ của ông, dựa chủ yếu vào những con người bản địa của vùng đất Nam Bộ, trong đó có 3 thành phần đáng lưu ý là các tù phạm, Hoa kiều và giáo dân đạo Ò iên chúa, với những biện pháp vừa kiên quyết cứng rắn, vừa thuyết phục mềm dẻo, giống như tính cách con người ông. Và phải nói là Lê Văn Duyệt đã thành công, chí ít là cho đến khi ông ta qua đời. Chính thể Gia Định đã tồn tại vững chắc, bất chấp sự không hài lòng dẫn đến thái độ phê phán và hành động can thiệp của vua Minh Mạng. Tuy nhiên vào lúc này, trong cuộc tranh chấp quyền lực giữa trung ương và địa phương phản ánh thực chất thế đối trọng giữa nhà vua và một số quyền thần có thế lực lớn, phía nhà vua đã thắng. Gia Long và Minh Mạng là những vị hoàng đế mạnh, đã trấn áp được các đại thần muốn vượt quyền như Nguyễn Văn Ò ành, Lê Chất, Lê Văn Duyệt. Điều này khác với triều Tự Đức sau này, khi cuộc tranh chấp vẫn tiếp tục nhưng cán cân lực lượng đảo ngược lại, các vị quyền thần sẽ o bế và áp chế được nhà vua. Cuối cùng thì Minh Mạng đã thành công trong việc giải thể Gia Định thành Tổng trấn trong cuộc cải cách hành chính năm 1831 - 1832, nắm lại quyền kiểm soát và cai trị trực tiếp vùng đất Gia Định, lúc này trở thành 6 tỉnh Nam Kỳ, đồng thời cho thi hành những chính sách mới theo quan điểm và ý kiến riêng của nhà vua. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 15 Tác giả Choi dành cả phần II của cuốn sách để trình bày quá trình thực hiện và phân tích những tác động hệ quả của những chính sách mới đó trên cả 3 bình diện: văn hóa, đối ngoại và kinh tế, bao trùm lên là việc xây dựng những thiết chế hành chính mới. Ngay từ thời Lê Văn Duyệt, đặc biệt là sau khi trấn áp được cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi, nhà vua đã đưa vào vùng đất Nam Bộ và cài cắm ở đó những “người của mình” - tầng lớp quan văn được tuyển lựa qua khoa cử, chủ yếu có quê gốc ở miền Trung và miền Bắc để thực hiện những đường lối chính sách mới, trung thành với quan điểm của nhà vua và triều đình trung ương, kiểm soát những ảnh hưởng còn lại của phái ly tâm Gia Định và xóa bỏ mọi uy tín của vị Tả quân trong dân chúng. Choi Byung Wook đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu những nền tảng địa - xã hội, địa - văn hóa của xứ Nam Bộ với tư cách một vùng lãnh thổ tương đối mới, đất đai phong phú, thiên nhiên hào phóng và ưu đãi, văn minh sông rạch và miệt vườn nổi trội để từ đó rút ra những nét đặc thù của con người Nam Bộ có phần khác biệt với cư dân các miền Trung và Bắc. Ö eo ông, người Nam Bộ ưa tự do thoải mái, thờ ơ với con đường sĩ hoạn, học hành để làm quan (mà tác giả gọi là tính lười nhác) nhưng lại chăm chú siêng năng vào các hoạt động kinh tế làm ăn buôn bán, nếp sống hồn nhiên thô mộc. Do vậy, để đưa miền đất này hòa nhập chung với toàn quốc và gò ép vào khuôn phép Nho giáo mà Minh Mạng là một tín đồ nhiệt thành, nhà vua đã cho thi hành nhiều biện pháp giáo hóa về văn hóa tư tưởng như lập nhiều trường học, mở khoa thi, ban bố các huấn điều chuẩn mực đề cao đạo đức luân lý Khổng giáo… nhằm cải hóa người dân Nam Bộ. Kết quả là tâm thức của con người vùng đất này có phần nào chuyển biến, một tầng lớp nho sĩ chính thống ở Nam Bộ được hình thành. Trong chương tiếp theo, tác giả Choi muốn đưa ra một cách tiếp cận mới về chính sách đối với các sắc tộc thiểu số và sự mở rộng lãnh 16 &+2, %<81* :22. thổ vương quốc của Minh Mạng sang Chân Lạp, lúc này được gọi là Trấn Tây thành, gắn liền với việc chuyển đổi quốc hiệu từ “ Việt Nam” thời Gia Long sang “Đại Nam” thời Minh Mạng. Tác giả muốn gọi đó là một quá trình đồng hóa, áp dụng chung cho cả đường lối chính sách của nhà nước phong kiến cũng như những quan hệ tiếp xúc giao lưu trong sự chung sống giữa các cộng đồng người Việt, người Khmer, người Hoa cùng những tộc người thiểu số. ° eo tác giả, hậu quả của quá trình đồng hóa đó đã phải trả giá khá đắt, đó là những mâu thuẫn, xung đột dân tộc và sắc tộc bùng nổ thành nhiều cuộc bạo loạn xảy ra dưới thời Minh Mạng. Sự thực, đây là một vấn đề tế nhị. Lịch sử vốn là một sự đan quyện phức tạp, hòa trộn hai dòng chảy: lịch sử của các nhà cầm quyền, những chính sách của nhà nước và hệ quả của nó, cùng với một lịch sử khác của quần chúng nhân dân trong thực tiễn nhiều mặt của đời sống. Hai dòng lịch sử đó, tuy có tác động ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không nên đánh đồng làm một. Một thực tế lịch sử nữa là trong quá trình chung sống giữa các cộng đồng dân cư, dân tộc và sắc tộc ở vùng đất Nam Bộ thời kỳ này, nét chủ đạo chính là một sự dung hợp, tiếp biến đa chiều, tích hợp hơn là một sự đồng hóa áp đặt về dân cư, văn hóa để tạo thành một thực thể không gian xã hội mới. Họ cùng gánh chịu chung sự áp chế của một chính quyền nhà nước chuyên chế, dẫn đến những hành động phản kháng, bạo động. Coi nhẹ yếu tố chung đó có thể là chưa khách quan và không công bằng. Chương cuối của cuốn sách dành cho sự phân tích những đặc trưng và các quan điểm, chính sách kinh tế của nhà nước thời Minh Mạng đối với vùng đất Nam Bộ qua công cuộc đạc điền, đặc biệt là về các mặt phương thức chiếm hữu, canh tác và quyền sở hữu ruộng đất. Tác giả Choi phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội của vùng đất Nam Bộ đã tạo cơ sở cho sự phát triển của chế độ tư hữu lớn và giai cấp đại địa chủ ở phần lãnh thổ này, đặc biệt là các hoạt động 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 17 khai hoang ở một vùng đồng bằng phì nhiêu dễ canh tác. Tác giả cho rằng tính dễ di chuyển của người nông dân Nam Bộ - thực chất là biểu hiện của hiện tượng nông dân lưu tán - đã dẫn đến nạn ẩn lậu ruộng đất và tạo điều kiện cho sự tích tụ ruộng đất. Tác giả cũng đã có lý khi phân tích về sự nghịch lý biện chứng giữa hai xu hướng đối lập: bảo hộ ruộng đất công và ủng hộ ruộng tư trong phép đạc điền của Minh Mạng, cũng như quan điểm thực dụng kinh tế của nhà vua này. Ông chấp nhận nhượng bộ một thực tế là phần ruộng công đã bị thu hẹp ngay cả khi đã điều chỉnh và mặc dù nó là biểu tượng của quyền lực nhà nước tập quyền. Ông coi trọng việc đạt tới mục đích chủ yếu là gia tăng nền sản xuất nông nghiệp quốc dân và nguồn lợi thu thuế của nhà nước, khi để cho giai cấp địa chủ và chế độ tư hữu lớn về ruộng đất phát triển. Toát lên trong toàn bộ cuốn sách, ngoài nhân vật Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Choi Byung Wook đã tập trung phân tích cá tính và vai trò của vua Minh Mạng, một nhân vật lịch sử lớn đầy mâu thuẫn. Trong khi thừa nhận tầm vóc lớn lao cũng như tính cách quyết đoán mạnh mẽ đến mức chuyên chế của nhà vua, tác giả phản bác những đánh giá có phần đơn giản hóa về tính bảo thủ cực đoan của nhà vua và cho rằng Minh Mạng là con người thông minh, sắc sảo, quan tâm nghiên cứu đến những cái mới, những hiện tượng canh tân trong các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, nghiêm túc xem xét những ý kiến về cải cách của các triều thần. Tuy nhiên, thực tế là vị hoàng đế đầy năng động này - như một phiên bản thu nhỏ và không được hoàn cảnh ủng hộ của mẫu thần tượng của ông là vua Lê â ánh Tông - vẫn chỉ tung hoành trong một vòng kim cô chật hẹp và xơ cứng, đó là chế độ phong kiến nhà nước quan lại trong giai đoạn hậu mô hình. Nhà nước đó lại dựa trên một bệ đỡ tinh thần là hệ tư tưởng Nho giáo chính thống, đến lúc đó đã mắc lỗi hệ thống với nhiều khuyết tật. Nó bị dồn ép vào thế biệt lập trong một toàn cảnh thế giới và khu vực đầy biến động, trước những sóng gió của những ý đồ và động thái can thiệp của các cường quốc thực dân phương Tây. Minh Mạng nghiên 18 &+2, %<81* :22. cứu và tìm hiểu kỹ thuật tiên tiến của châu Âu là để phục vụ cho một chiến lược phòng thủ chống lại, chứ không phải là một chọn lựa và chấp nhận một đường lối mới, với những cách nhìn và giải pháp mới. Đó chính là một bi kịch lịch sử, mà hệ quả tai hại đã bộc lộ rõ rệt trong những thập kỷ tiếp sau: một di sản yếu hèn của quốc gia và sự thất bại dẫn đến mất nước dưới thời vua Tự Đức. Cảm nhận bao trùm của người đọc cuốn sách của Choi Byung Wook là bằng một phương pháp nghiên cứu thực chứng và phân tích định lượng khá hiện đại, tác giả đã phục dựng cho chúng ta một toàn cảnh vùng đất Nam Bộ dưới thời Minh Mạng, một mảnh đất đầy tiềm năng, xung lực nhưng cũng hàm chứa nhiều mâu thuẫn nội tại. Tác giả đã có ý tô đậm hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa triều đình trung ương với thực thể di sản truyền thống địa phương và mâu thuẫn giữa các cộng đồng cư dân, trong đó có mâu thuẫn dân tộc và sắc tộc. Người đọc dễ dàng thấy một sự quan sát sắc sảo ở luận cứ thứ nhất, đồng thời còn băn khoăn về sự toàn diện và tính thuyết phục của luận cứ thứ hai. Có thể ở đây lý luận về một “chủ nghĩa địa phương - vùng” trong nghiên cứu là một lợi thế tích cực nhưng nó sẽ trở thành một điểm yếu nếu chúng ta quá tin cậy khi sử dụng, nhất là trong điều kiện những dữ liệu còn ở mức khiêm tốn. Điều đó cũng có thể áp dụng cho phương pháp phân tích định lượng. Lịch sử vốn là một ma trận phức hợp luôn luôn biến động ẩn hiện, với vô vàn những tham số. Mà sự tiếp cận, nắm bắt và hiểu hết được bản chất những sự kiện, thông tin xác thực của chúng ta thì chỉ hạn hẹp. Vậy mọi sự quy nạp, khẳng định và kết luận phải chăng nên để ngỏ và mềm dẻo? Tuy nhiên, đặt ra được câu hỏi, đã là tìm được một nửa câu trả lời. Cuốn sách được chọn dịch sang bản tiếng Việt do một nhóm các nhà nghiên cứu trẻ, nhiều tiềm năng và đầy nhiệt tình, trách nhiệm thực hiện. Công việc đọc lại và hiệu đính cũng được tiến hành nghiêm túc, trên cơ sở cố gắng tôn trọng tinh thần và cách diễn đạt ngôn ngữ của nguyên bản. Tuy nhiên, chúng tôi ý thức rằng sẽ còn 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 19 những hạt sạn trong khâu biên dịch, rất mong muốn được độc giả phát hiện và nhặt ra để có thể hoàn thiện trong lần tái bản. Mặt khác, chúng tôi cũng chờ đón những nhận xét cùng những ý kiến phản biện tranh luận đối với những thông tin và luận cứ của tác giả nguyên bản, với hy vọng có thể làm sáng tỏ hơn một số vấn đề trên hướng đi tiếp cận tới sự thực lịch sử, là điều mà mọi chúng ta mong muốn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày đầu năm Tân Mão 2011 PGS.TS. Nguyễn € ừa Hỷ Đại học Quốc gia Hà Nội LỜI TÁC GIẢ Khoa học lịch sử là một môn khoa học thời gian. Một sự kiện để trở thành sự kiện lịch sử cần có yếu tố là thời điểm và thời gian. ‘‘+ ời gian’’ trong khoa học thời gian ấy cũng lặp lại như thời gian đi qua những chiếc đồng hồ và những cuốn lịch. Nhưng, ‘‘thời gian’’ đó không chỉ đơn thuần lặp đi lặp lại mà nó có thể rẽ sang một hướng khác. Cũng giống như vậy, ngòi bút lịch sử có thể lặp lại, nhưng cũng có thể viết theo một hướng khác. Bản thân tôi cũng vậy, khi tôi thay đổi cách nhìn lịch sử, điều đó cũng có nghĩa là tôi phải chấp nhận một sự thay đổi khác về cách nhìn lịch sử của tôi trong tương lai. Tôi rất vui vì qua bản dịch này được chia sẻ cùng với quý độc giả Việt Nam những thông tin và cách nhìn về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX. Nội dung của cuốn sách không chỉ là ý kiến cá nhân của một người nước ngoài nghiên cứu lịch sử, mà là của một người bạn ở đất nước đồng văn láng giềng, một đất nước cũng giống như Việt Nam, từng trải qua những chặng đường lịch sử gian nan, với nhiều sự kiện lịch sử sôi động trong cả hai thế kỷ XIX và XX. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ mang lại cho độc giả Việt Nam những tri thức mới trên cả hai phương diện, một là tri thức về lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, hai là, tri thức về cách nhìn lịch sử của một người nghiên cứu lịch sử đến từ một đất nước có truyền thống lịch sử, văn hóa và những kinh nghiệm lịch sử rất gần gũi với Việt Nam. 22 &+2, %<81* :22. Tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp Việt Nam đã dành nhiều công sức để hoàn thành bản dịch này. Việc dịch thuật một cuốn sách có thể coi là một công trình sáng tác mới của dịch giả. Vì thế, tôi cũng muốn gửi lời chúc mừng tới các bạn vì đã đóng góp thêm một công trình mới cho nền học thuật của giới sử học Việt Nam. Tôi mong rằng cuốn sách này sẽ trở thành một tài liệu hữu ích cho những độc giả có quan tâm, nghiên cứu về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam và lịch sử triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Tôi hy vọng trong tương lai sẽ được chứng kiến những nghiên cứu sâu hơn nữa về triều Nguyễn, cũng như sự tích cực phối hợp với giới sử học thế giới trong các hoạt động nghiên cứu và đánh giá sâu sắc và khách quan hơn về Lịch sử Việt Nam và Đông Á (bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á) giai đoạn thế kỷ XIX của giới học giả Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Choi Byung Wook DẪN LUẬN Mục đích của cuốn sách này nhằm làm sáng tỏ một loạt những sự kiện chính trị quan trọng đã diễn ra ở Nam Bộ1 trong nửa đầu thế kỷ XIX. Từ vùng đất này, các đội quân đã hành quân ra Bắc để thống nhất Việt Nam và lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945). Tuy nhiên, năm 1833, một cuộc nổi dậy của người dân Nam Bộ (thường được gọi là cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi) đã nổ ra, tuyên bố nền cai trị độc lập cho Nam Bộ nhưng chỉ kéo dài được 2 năm thì bị dập tắt. Kéo theo nổi dậy là những cuộc xung đột giữa các tộc người càng phá hủy Nam Bộ nhiều hơn. Sau đó, vào năm 1859, người Pháp đổ bộ lên vùng đất này. Những hoạt động và phong trào chống Pháp của người Nam Bộ bắt đầu và được tiếp sức bởi lòng trung thành mạnh mẽ đối với triều đình Huế. Những sự kiện chính trị được đề cập trên đây thể hiện những mâu thuẫn sâu sắc trong thái độ của người Nam Bộ đối với chính quyền trung ương. Năm 1802, người Nam Bộ là những anh hùng của triều đại mới - một triều đại lần đầu tiên đã thực hiện được sự hợp nhất cả ba miền của Việt Nam2 như ngày nay. Tuy nhiên, 30 năm sau, 1 Trong cuốn sách này, “Nam Bộ” để chỉ khu vực địa lý rộng mở bao quanh vùng thấp của đồng bằng sông Mêkông. Vùng này được gọi là “ Gia Định”. Sau này, trong nửa đầu thế kỷ XIX, người ta gọi là “ Nam Kỳ”. 2 Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. 24 &+2, %<81* :22. các cuộc nổi dậy chống chính quyền đã bùng nổ và kết thúc bằng việc chính quyền trung ương xiết chặt sự quản lý đối với toàn khu vực. Đó là sự thay đổi đầy kịch tính về thân phận đối với người Nam Bộ - những con người đang ở địa vị người chiến thắng trở thành người thất bại chỉ trong vòng 3 thập niên ngắn ngủi. Người Nam Bộ không chỉ mất vai trò chủ động trong hoạt động chính trị ở trung ương, triều đình Huế còn coi vùng này như miền đất di thực vào giữa thập niên 30 của thế kỷ XIX. Tuy nhiên, vào thập niên 50 của cùng thế kỷ, chúng ta lại thấy người Nam Bộ chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và tuyên bố tuyệt đối trung thành với vua Nguyễn mặc dù họ tin rằng triều đình đã bán đứng Nam Bộ và bỏ mặc dân chúng trong vùng. Đây lại là một sự thay đổi vị trí của người Nam Bộ, chuyển từ người thất bại thành những người ủng hộ cho chính quyền trung ương. Điểm xuất phát trong nghiên cứu của tôi về Nam Bộ chính là sự dao động của những phản ứng của Nam Bộ đối với chính quyền trung ương trong nửa thế kỷ này. Trong khi đọc Đại Nam thực lục - bộ sử biên niên khổng lồ của triều đình Huế - tôi nhận thấy rằng những người thống trị của triều Nguyễn quan tâm sâu sắc đến sự kiểm soát Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, tôi đặc biệt tập trung vào các hành động của chính quyền trung ương về Nam Bộ. Dưới triều đại Minh Mạng (1820 - 1840), những mô tả về các công việc của chính quyền trung ương ở Nam Bộ tăng lên thường xuyên hơn, đúng vào khoảng thời gian mối quan hệ căng thẳng giữa Huế và Nam Bộ đạt đến đỉnh điểm. Tôi băn khoăn rằng liệu những hành động của Minh Mạng có gây ra những biến động chính trị sau đó ở Nam Bộ hay không. Để nghiên cứu những chính sách của Minh Mạng, chúng ta có cuốn sách nổi tiếng xuất bản năm 1971 của Alexander Woodside: Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyễn and Ch’ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 25 Century.1 Trong cuốn sách này, Woodside đã chỉ ra những phạm vi các yếu tố Hán đã du nhập vào các hệ thống chính quyền và giáo dục Việt Nam; quá trình Hán hóa tiến triển mạnh mẽ như thế nào trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX nói chung và dưới triều đại của Minh Mạng nói riêng: “Những vị vua Việt Nam đấu tranh để đảm bảo rằng chính quyền của họ đạt tới sự tương xứng với các chính quyền Trung Hoa. Họ tin rằng càng tiệm cận với mô hình chính quyền Trung Hoa thì tính hiệu quả của họ càng lớn”.2 Với sự giúp đỡ về mô hình Hán hóa của Woodside, chúng ta có thể đạt được sự hiểu biết sâu sắc về tầm nhìn mang tính thể chế của triều Nguyễn. Tuy nhiên, quan niệm có tầm ảnh hưởng của Woodside đôi khi lại ngăn cản các sử gia trong nỗ lực cao độ của triều Nguyễn nhằm quản lý lãnh thổ mới được thống nhất của họ. Có hai học giả khác cũng nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX từ một cách nhìn khác: một nghiên cứu về ảnh hưởng của chủ nghĩa địa phương Nam Bộ và những nguồn gốc sâu xa của triều đại mới ở Đàng Trong cũ.3 Năm 1990, Philippe Langlet xuất bản công trình nghiên cứu rất quan trọng của ông, L’Ancienne historiographie d’état au Vietnam,4 chỉ ra ảnh hưởng của quá khứ của Nam Bộ và nghi thức thờ cúng tổ tiên hoàng tộc dựa trên hệ tư tưởng của nhà Nguyễn thế kỷ XIX về tính chính thống, bắt đầu với thời kỳ của Nguyễn Hoàng - người tạo dựng nhà Nguyễn - đến các giai đoạn sau. Nola Cooke có một số bài nghiên cứu dựa vào tiểu sử của một 1 Alexander Woodside, Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyễn and Ch’ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century (Cambridge: Harvard University Press, 1971). 2 Alexander Woodside, Vietnam and the Chinese Model, p. 61. 3 Người Việt Nam sử dụng thuật ngữ “ Đàng Trong” để chỉ cả vùng ở phía Nam sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình ngày nay. Sông Gianh tạo nên biên giới tự nhiên, phân chia vùng của họ Nguyễn (thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII) phân cách với họ Trịnh ở phía Bắc Việt Nam; lãnh thổ của họ Trịnh được gọi là Đàng Ngoài. 4 Philippe Langlet, L’Ancienne historiographie d’état au Vietnam (Paris: École Française d’Extrême Orient, 1990). 26 &+2, %<81* :22. số nhân vật, lập luận rằng giới tinh hoa chính trị triều Nguyễn đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa địa phương. Trong một bài viết có tựa đề “Southern Regionalism and the Composition of the Nguyễn Ruling Elite”, bà đã trình bày “thiên hướng ủng hộ Đàng Trong” của các nhân vật cao cấp nhất của triều Nguyễn.1 Các nhà nghiên cứu thường chia đôi Việt Nam thành phía Nam và phía Bắc ( Đàng Trong/Đàng Ngoài), một thói quen có tính tiện ích tới mức nó giúp cho nhà nghiên cứu tránh được việc khái quát hóa về đất nước Việt Nam vốn đa dạng về văn hóa và lịch sử. Tuy nhiên, sự chia cắt này dường như không thích hợp khi chúng ta đang cố gắng tìm hiểu hoạt động chính trị địa phương ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX. Về khoảng thời gian này, mô hình lãnh thổ Việt Nam chia làm 3 (miền Bắc, miền Trung và miền Nam) được đưa ra là phù hợp và có ý nghĩa. Nam Bộ hoặc Gia Định là một trong ba phần của Việt Nam ở thế kỷ XIX và nó vẫn tồn tại đến ngày nay dưới những cái tên miền Nam hoặc đồng bằng sông Cửu Long.2 Một nghiên cứu khác đáng quan tâm có liên quan đến giai đoạn này là luận án của Nguyễn A ị A ạnh: ! e French Conquest 1 Nola Cooke, “Southern Regionalism and the Composition of the Nguyễn Ruling Elite”, Asian Studies Review 23,2 (1999): 205 - 231. 2 Trong bài nghiên cứu lịch sử của mình, với những phân tích rất sâu sắc về những vùng khác nhau của Việt Nam, Keith Taylor đã trình bày 6 phần của Việt Nam - Đông Kinh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Quảng, Bình Định và Nam Bộ. Xem Keith W. Taylor, “Surface Orientations in Vietnam: Beyond Histories of Nation and Region”, The Journal of Asian Studies 57,4 (1998). Một cách riêng rẽ, “Nam Bộ” là thuật ngữ được chấp nhận một cách rộng rãi để chỉ vùng Gia Định, trong khi đó, Bắc Bộ và Trung Bộ để chỉ vùng phía Bắc và miền Trung trong khái niệm chia làm 3 vùng. Pierre Brocheux đưa tới chúng ta thông tin sai lầm rằng “Ở Việt Nam, người Pháp đặt lại tên vùng [Nam phần Việt Nam] là Nam Kỳ”. Pierre Brocheux, The Mekong Delta: Ecology, Economy, and Revolution, 1860 - 1960 (Wisconsin: Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, 1995), tr. 223. Tuy nhiên, “ Nam Kỳ” là thuật ngữ có từ sớm. Triều Nguyễn đã đặt tên vùng này là Nam Kỳ sau cải cách hành chính những năm 1830. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 27 of Cochinchina, 1858 - 1862.1 Mặc dù luận án tập trung chủ yếu vào những năm 1850 - 1860 nhưng tác giả cũng cung cấp một lượng lớn những phân tích của mình để nghiên cứu giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX làm nền tảng cho những sự kiện trình bày ở phần sau. Tuy nhiên, dường như tác giả đã không thoát ra khỏi quan điểm phổ biến của những nhà cách mạng thế kỷ XX - vốn thường coi triều Nguyễn mang đặc trưng của chế độ phong kiến phản động. Nguyễn É ị É ạnh kết luận: “Chính sách kinh tế và chính trị của triều Nguyễn gây ra một bi kịch cho lịch sử Việt Nam giữa thế kỷ XIX”.2 Trong những bàn luận về hoạt động chống Pháp, tác giả chỉ ra rằng “những trí thức theo quan điểm lý tưởng hóa” lãnh đạo phong trào kháng chiến, nông dân tập hợp lại với nhau thành lực lượng chiến đấu, còn các “ địa chủ tư hữu” góp tiền để duy trì phong trào kháng chiến ở Nam Bộ từ năm 1861 đến 1862.3 Có một quan điểm phổ biến nhưng khá lãng mạn và có khuynh hướng đơn giản hóa, đó là lực lượng vũ trang Nam Bộ kháng chiến chống Pháp thực chất là “phản kháng của những người nông dân chống lại sự hiện diện của ngoại bang”;4 khi so sánh với quan điểm này, chắc chắn là những luận điểm của Nguyễn É ị É ạnh đã sâu sắc hơn. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm của mình về triều Nguyễn, tác giả cho rằng trí thức, nông dân và địa chủ tham gia vào hoạt động chống Pháp chỉ để bảo vệ những quyền lợi của riêng họ ở vùng đất Nam Bộ. Tôi tin rằng chúng ta có thể tìm thấy những nguyên nhân quan trọng khác cho các cuộc chiến đấu của họ nếu chúng ta nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn về các chính sách của triều Nguyễn ở Nam Bộ trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX. 1 Nguyễn Thị Thạnh, “The French Conquest of Cochinchina, 1858 - 1862” (Luận án Tiến sĩ, Đại học Cornell, 1992). 2 Nt, tr. 106. 3 Nt, tr. 422. 4 Milton E. Osborne, The French Presence in Cochinchina and Cambodia: Rule and Response (1859 - 1905) (Bangkok: White Lotus, 1997), tr. 65. 28 &+2, %<81* :22. Ở Việt Nam, một số lượng lớn công trình nghiên cứu về khu vực phương nam được xuất bản từ đầu những năm 1990. Những nhà nghiên cứu phương Nam đã khảo cứu các vấn đề liên quan đến Gia Định dựa trên quan điểm của họ về truyền thống, những nhận xét còn lại có tính lịch sử và những phát hiện tài liệu địa phương. Trong số đó, Sơn Nam có sức viết dồi dào nhất, xuất bản nhiều sách báo và ấn phẩm về con người Gia Định. Cụ thể là cuốn sách có tựa đề Đất Gia Định xưa1 mô tả rất sống động về cuộc sống Gia Định. Tuy nhiên, trong các công trình khác của Sơn Nam, sự tập trung của tác giả về cuộc sống hàng ngày của con người Gia Định đã đặt ra giới hạn trong những luận cứ của ông. Chẳng hạn, ông không quan tâm nhiều đến những thay đổi chính trị do chính sách của chính quyền trung ương, những phản ứng của người Gia Định đối với các chính sách này và hệ quả là những biến đổi xã hội bởi chúng có liên quan đến từng giai đoạn phát triển chính trị giai đoạn trước và sau thập niên 30 của thế kỷ XIX. Cuốn sách của tôi nghiên cứu về những hình thái đặc thù của chủ nghĩa địa phương ở miền Nam - chủ nghĩa địa phương ở Gia Định và Nam Kỳ - và những loại chính sách đặc thù mà chính quyền trung ương thực thi để phá vỡ bản sắc vùng và bằng cách hợp nhất hoàn toàn vùng đất này vào vương quốc của nhà Nguyễn để hướng lòng trung thành của người dân đối với triều đình. Chương thứ nhất của cuốn sách nghiên cứu một số yếu tố truyền thống Nam Bộ bắt nguồn từ chế độ cai trị Gia Định thế kỷ XVIII trên cơ sở vùng đất Nam Bộ. Trong chương II và chương III, tôi đề cập đến chính quyền địa phương Gia Định (1808 - 1832) mà tiếng Việt gọi là “ Gia Định thành Tổng trấn” và nghiên cứu sự xung đột giữa triều đình trung ương với hệ thống cai trị địa phương cũng như những phản ứng của người phương Nam với triều đình trung ương. Từ chương IV đến chương VI, tôi nghiên cứu 3 chính sách quan trọng của Minh Mạng thực hiện sau khi xóa bỏ chính quyền 1 Đất Gia Định xưa (Thành phố Hồ Chí Minh; Nxb. Tp. HCM, 1993). 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 29 địa phương Gia Định: giáo hóa người phương Nam, “Việt hóa” các nhóm tộc người (bao gồm cả người Hoa) và chính sách đạc điền mới dẫn đến sự thừa nhận chính thức các chủ đất tư nhân và sự tích tụ đất đai ở Nam Bộ. Việc nghiên cứu những vấn đề này nhằm đạt 3 mục tiêu. A ứ nhất, chúng ta sẽ tìm ra được những nguyên nhân đằng sau những sự kiện chính trị ở Nam Bộ vào thời điểm đó. A ứ hai, chúng ta có thể đánh giá được triều Nguyễn thế kỷ XIX đã đạt được những gì trong những nỗ lực thu phục vùng ngoại biên dưới sự điều hành của chính quyền trung ương trước năm 1859; thời gian sau đó, sự thất bại của chế độ cai trị này ngày một tăng lên do chủ quyền đất nước rơi vào tay người Pháp. Cuối cùng, tôi hy vọng sẽ mang đến cho người đọc cách hiểu Việt Nam là một dân tộc có những cội nguồn lịch sử đặc thù - những cội nguồn đã cố kết đất nước này lại dưới một thực thể địa lý và chính trị đơn nhất từ đầu thế kỷ XIX. Vương triều Nguyễn là mô hình nhà nước nhất thể đầu tiên và cuối cùng của thời tiền thuộc địa Việt Nam bởi đã cùng một lúc cai trị được cả ba miền. Những biện luận của tôi về thể chế thế kỷ XIX có thể cung cấp những cơ sở để hiểu các khía cạnh của Việt Nam thời hiện đại - vốn có liên quan đến các mối quan hệ cũng như những mối tương tác và sự căng thẳng giữa trung ương và địa phương. Có thể chia những nguồn tài liệu quan trọng được sử dụng trong cuốn sách này thành 3 loại: tài liệu do triều đình trung ương biên soạn; những nghiên cứu cá nhân của những nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam từ các khu vực khác về Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX và những ghi chép của chính con người phương Nam như gia phả, khế ước, giao kèo mướn người, di chúc. Bằng cách sử dụng nhiều nguồn tài liệu do nhiều đối tượng viết, từ quan lại triều đình tới những người ở làng mạc xa xôi, tôi tập trung phục dựng lại bức tranh về Nam Bộ. Dưới đây, tôi giới thiệu một số nguồn tài liệu trong ba loại đã kể trên. 30 &+2, %<81* :22. Đại Nam thực lục là nguồn tài liệu cơ bản đối với nghiên cứu của tôi. Bộ chính sử biên niên này do các quan lại triều đình biên soạn trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Nó có những dữ kiện liên quan đến vấn đề tôi quan tâm. Đại Nam thực lục gồm có Tiền biên (1558 - 1777, 12 tập) và Chính biên (1778 - 1888, 441 tập). Người thời sau chia nhỏ hơn thành 5 thời kỳ, mỗi thời kỳ tương ứng với một triều vua: Nguyễn Phúc Ánh1 (1762 - 1820), sau đó được biết đến là Gia Long (1802 - 1820, 60 tập); Minh Mạng (1820 - 1841, 220 tập); [ iệu Trị (1841 - 1847, 72 tập), Tự Đức (1848 - 1883, 70 tập), Dục Đức - Hàm Nghi (1883 - 1885, 8 tập) và Đồng Khánh (1885 - 1888, 11 tập). Đặc biệt, những tài liệu liên quan đến Minh Mạng là chi tiết và đáng tin cậy nhất, cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu rất hay về các vấn đề kinh tế và xã hội cũng như các hoạt động và kế hoạch của chính quyền. Một trong những bản sao gốc của Đại Nam thực lục có đính kèm tiểu sử của các nhân vật nổi tiếng Việt Nam dưới triều Nguyễn được tập hợp lại trong Liệt truyện,2 do Matsumoto Nobuhiro - nhà nghiên cứu người Nhật Bản đưa sang Nhật năm 1933 và biên soạn lại từ năm 1961 ở đại học Keio. Tôi sử dụng bản được biên soạn lại này. 1 Mâu thuẫn trong cách viết tên người Việt, khác nhau giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài là điều khó tránh khỏi. Về cơ bản, tôi theo tiêu chuẩn phát âm thông dụng. Do đó, trong trường hợp xuất hiện trong các văn bản chữ Hán, tôi chọn cách viết Phúc, Nhân, Nhất, Sinh, Bảo thay cho lối viết Phước, Nhơn, Nhứt, Sanh, Bửu của miền Nam. Nhưng tôi cũng theo phép sử dụng phổ biến. Ngày nay, người miền Nam viết danh hiệu của vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn là Minh Mệnh. Tuy nhiên, tôi chọn Minh Mạng vì ông được biết đến nhiều hơn không chỉ ở Việt Nam mà cả nước ngoài với tên Minh Mạng. Nếu tôi chỉ có thể tìm những danh tính trong các văn bản gần đây, tôi sẽ tôn trọng những danh tính bằng cách như người ta gọi. Ví dụ, Trần Thị Sanh là một phụ nữ sống ở Gò Công gần Sài Gòn trong thế kỷ XIX nhưng tôi chỉ bắt gặp tên của bà trong những văn bản của thế kỷ XX. Tôi biết rằng từ “Sanh” là từ chữ Trung Quốc “Sinh” theo chuẩn phát âm hiện nay. Trong trường hợp này, tôi sẽ không thay đổi tên của bà thành “Trần Thị Sinh”. 2 Liệt truyện gồm có Tiền biên (1558 - 1777, 6 tập) và Chính biên (1778 - 1888, 79 tập). Phần đầu tiên (33 tập) của Chính biên mô tả những nhân vật làm việc dưới thời Gia Long nhưng mất trước khi Minh Mạng lên ngôi năm 1820 và phần 2 (46 tập) gồm tiểu sử của các nhân vật từ thời Minh Mạng. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 31 Có nhiều phần của Đại Nam thực lục dựa trên Châu bản triều Nguyễn, do đó các nhân vật là nguồn bổ sung cơ bản cho nghiên cứu của tôi.1 Châu bản tập hợp những chỉ dụ, của chính quyền trung ương, thông báo của chính quyền địa phương và điều trần của quan lại. Vì Châu bản đang được lưu trữ tại Hà Nội dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của các cơ quan nên người ta chưa được biết đến toàn bộ khối tư liệu này. B ật không may là tôi đã không được phép tiếp cận với những tài liệu lưu trữ này. Tuy nhiên, vào năm 1996, một số phần của Châu bản đã được micro% lm và lưu hành ở một số thư viện của Hoa Kỳ. Nguồn gốc của những tài liệu này xuất phát từ việc chính quyền Ngô Đình Diệm tặng cho nội các của Tổng thống Kenedy. Bản chụp vi phim của Châu bản gồm một số thời kỳ của triều Gia Long và Minh Mạng, tới năm 1837. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vi phim rất khó đọc vì các chữ quá mờ và nhỏ. Vì vậy, tôi quyết định tập trung vào các năm 1836 và 1837, đến khi kết thúc cuộc nổi dậy của người dân phương Nam. Các văn bản do quan lại của Minh Mạng ở Nam Bộ gửi về thường đầy đủ và chi tiết hơn những văn bản do quan lại Nam Bộ gửi ra kinh đô giai đoạn trước đó - khi vùng đất phương Nam còn do chính quan lại Nam Bộ cai quản và họ được quyền tự quyết định nhiều vấn đề. Trong loại tài liệu thứ hai - những tập ký sự và nghiên cứu cá nhân - nguồn tài liệu của tôi gồm có Hoàn vũ kỷ văn của Nguyễn Thu2, Doãn Tướng công hoạn tích của Doãn Uẩn3, Lương Khê văn thảo và Lương Khê thi thảo của Phan Thanh Giản4, Bà Tâm Huyền Kính Lục của Trần Tân Gia5 và Thoái Thực ký văn của Trương 1 Châu bản triều Nguyễn (Thư viện ANU) cuộn vi phim 60 - 64 [1836 - 1837]). 2 Nguyễn Thu, Hoàn vũ kỷ văn (Không rõ niên đại, Hà Nội: Viện Hán Nôm A585). 3 Doãn Uẩn, Doãn Tướng công hoạn tích (hoặc Tuy Tĩnh Tử tạp ngôn) (1842, Hà Nội: Viện Hán Nôm A2177). 4 Phan Thanh Giản, Lương Khê thi thảo (1876. Hà Nội: Viện Hán Nôm VHv151) và Lương Khê văn thảo (1876. Hà Nội: Viện Hán Nôm A2125). 5 Trần Tân Gia, Bà Tâm Huyền Kính Lục (1897. Hà Nội: Viện Hán Nôm A2027). 32 &+2, %<81* :22. Quốc Dụng.1 Hầu hết những tác phẩm này đều gắn với những trải nghiệm và quan sát về Nam Bộ của các tác giả. Tôi đọc những tài liệu này trong Thư viện Hán Nôm ở Hà Nội. Bên cạnh đó là những nghiên cứu của người nước ngoài như: Hải Nam tạp trứ của Thái Đình Lan - một học giả người Hoa sống ở Việt Nam năm 18352; các tác phẩm văn học của những giáo sĩ người Pháp đã được xuất bản; những quan sát của một người Mỹ tên là John White - người đã từng đến thăm Việt Nam trong những năm 1819 - 18203; những mô tả của John Crawfurd và George Finlayson trong chuyến lưu lại Nam Bộ trong năm 1822.4 Tổng hợp những tài liệu phong phú giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Việt Nam những năm 1820 - 1830. Tôi muốn giới thiệu một tài liệu địa phương ở Nam Bộ: Trương gia từ đường thế phả toàn tập.5 Tôi đọc tài liệu này ở Viện Hán Nôm năm 1997. Bộ thế phả toàn tập này có rất nhiều những mô tả về một gia tộc phương Nam ở một ngôi làng gần Sài Gòn.6 Được biên soạn năm 1886, bộ gia phả viết về 7 đời trong khoảng 2 thế kỷ, từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX. Gia phả mô tả mỗi cá nhân theo cách làm sáng tỏ được xã hội Nam Bộ trong thời gian này: liệt kê ra từng người với vị trí xã hội, tình trạng hôn nhân, chi tiết đến vợ/chồng 1 Trương Quốc Dụng, Thoái Thực ký văn (hoặc Công hạ ký văn) (Không rõ niên đại. Hà Nội: Viện Hán Nôm A1499). 2 Ts’ai T’ing Lan, Hải Nam tạp trứ (1836. Hà Nội: Viện Hán Nôm HVv80). 3 John White, A Voyage to Cochin China (1824. Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1972). 4 John Crawfurd, Journal of an Embassy from the Governor - General of India to the Courts of Siam and Cochin China (1828. Singapore Oxford University Press, 1987) và George Finlayson, The Mission to Siam and Hue, the Capital of Cochin China, in the Years 1821 - 1822 (1826. Singapore: Oxford University Press, 1988). 5 Trương gia từ đường thế phả toàn tập (1886. Hà Nội: Viện Hán Nôm A3186). 6 Một thành viên của gia tộc này là Trương Minh Giảng (1792 - 1841) - một viên quan nổi tiếng dưới triều Nguyễn phụ trách việc cai quản Campuchia cuối triều Minh Mạng. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 33 của họ, nơi mỗi người sinh sống, ngày sinh, ngày mất (bao gồm cả trẻ em), lý do mất và nơi ông/bà đó được chôn cất. Gia phả có phụ lục đính kèm gồm 6 bản khế ước (của những năm 1830 - 1846), 2 bản di chúc (của năm 1818, 1857) và 1 giao kèo thuê mướn người của địa chủ (của năm 1859). Những người dân thường ở trong làng đã viết gia phả này, không có sự can thiệp của các quan lại triều đình. Do đó, chúng giúp nâng cao nhận thức của chúng ta về những hoạt động thực tế liên quan đến sở hữu đất đai, tích tụ điền địa, các tập tục khai hoang và chuyển nhượng điền địa, phân chia tài sản, kèm theo đó là danh sách sở hữu, thuế, tô của tá điền…1 Ngoài ra, tôi phải kể đến một loạt chuyên khảo về miền Nam trong thời gian gần đây, từ Bạc Liêu xưa và nay (1966) đến Gia Định xưa và nay (1973) đều của tác giả Huỳnh Minh.2 Xem xét diện rộng và số lượng của những chuyên khảo này, tôi nghĩ rằng không phải chỉ một tác giả viết mà đó là kết quả sưu tầm của nhiều nhà nghiên cứu ẩn danh người miền Nam trong suốt thời gian này. ' eo quan điểm của tôi, nội dung những chuyên khảo này khá tốt và đáng tin cậy. Quan tâm đến nội dung của những cuốn sách, tôi đặc biệt thích thú với những sự tích, những câu chuyện và những ký ức của người Nam Bộ trong những năm 60 - 70 thế kỷ XX. Tôi tin rằng có thể sử dụng tài liệu này để hiểu hơn về xã hội Nam Bộ thế kỷ trước với điều kiện nội dung của nó được được giám định cẩn thận về phương diện bối cảnh lịch sử. 1 Tôi nhận được bản sao của các tài liệu này của học giả người miền Nam là Trương Ngọc Tường trong chuyến đi điền dã năm 1997. 2 Huỳnh Minh, Địa linh nhơn kiệt, tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre) ( Sài Gòn, 1965); Bạc Liêu xưa và nay ( Sài Gòn, 1966); Cần Thơ xưa và nay ( Sài Gòn, 1966); Vĩnh Long xưa và nay ( Sài Gòn, 1967); Gò Công xưa và nay ( Sài Gòn, 1969); Định Tường xưa và nay ( Sài Gòn, 1969); Sa Đéc xưa và nay ( Sài Gòn, 1971); Tây Ninh xưa và nay ( Sài Gòn, 1972) và Gia Định xưa và nay ( Sài Gòn, 1973). Pầ I QUYỀN LỰC ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỰ TIÊU VONG CỦA NÓ CHƯƠNG I Di sản của hệ thống chính quyền Gia Định (1788 - 1802) Mục đích của chương này là nghiên cứu một số khía cạnh của Gia Định trước thế kỷ XIX - những khía cạnh liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu của tôi về Nam Bộ trong thế kỷ XIX. Để đạt tới mục tiêu này, tôi sẽ nhấn mạnh vào vấn đề tổ chức chính trị được gọi là hệ thống chính quyền Gia Định - một chính quyền được xây dựng bằng sự chủ động của những con người Gia Định. Giai đoạn này của chính quyền chưa thực sự thu hút được sự quan tâm đặc biệt nào của các nhà nghiên cứu. Đó có thể do giai đoạn này luôn được đặt trong lịch sử Việt Nam như là giai đoạn cuối của thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII) hoặc là giai đoạn khởi dựng của vương triều Nguyễn.1 Tuy nhiên, rõ ràng là chế độ này có những đặc điểm riêng dựa trên nền văn hóa Gia Định và 1 Cao Tự Thanh cho rằng những năm từ 1778 - 1802 nên được coi là một giai đoạn riêng. Xin Xem Cao Tự Thanh, Nho giáo ở Gia Định, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM, 1998, tr. 48. Tuy nhiên, giai đoạn này liên quan tới sự xuất hiện của Nguyễn Phúc Ánh với vai trò là người chỉ huy đội quân của nhà Nguyễn. Bàn luận về thời gian này, đôi khi tác giả cũng sử dụng cụm từ “chính quyền Gia Định” hoặc “chế độ Gia Định” nhưng chỉ có ý nghĩa để chỉ một cách chung chung nhóm của Nguyễn Phúc Ánh. 38 &+2, %<81* :22. việc tìm hiểu về chính quyền này sẽ cung cấp cho chúng ta những đầu mối để tìm hiểu về Nam Bộ trong thế kỷ XIX. Chương sách này bắt đầu với cái nhìn tổng quan về chính quyền Gia Định - chính quyền sẽ xuất hiện ở cuối thế kỷ XVIII - và tập trung vào hai yếu tố của chế độ này: những mối quan hệ giữa các thành viên và tính đa dạng tộc người của nó. Đây là những yếu tố đặc trưng quan trọng nhất của chính quyền và là những khía cạnh làm cho chính quyền mang tính chất địa phương này có thể tiếp quản được toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cũng vào thời gian này, những mối quan hệ nội bộ và sự đa dạng tộc người về sau sẽ trở thành những yếu tố chính gây nên những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Gia Định và chính quyền trung ương trong nửa đầu thế kỷ XIX. 1. SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐỊNH Gia Định và các tộc người Địa danh Gia Định1 lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử miền đất phía Nam vào năm 1698. Trong năm đó, phủ Gia Định được thành lập theo luật của chính quyền chúa Nguyễn về những vùng ngoại vi ở 1 Nguồn gốc của địa danh Gia Định chưa được tìm hiểu đầy đủ. Đó là sự liên kết của các ký tự Trung Quốc: “Gia” và “Định”. “Gia” có nghĩa là tốt đẹp và hạnh phúc, trong khi “Định” có nghĩa là quyết định hoặc làm cho yên bình. Ở miền đất phương Nam, trước năm 1820, một tổng và một xã đều dùng để gọi Gia Định với những ký tự Trung Quốc giống nhau. Xin xem Dương Thị The, Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, tr. 278. Vì cái tên “trấn Gia Định” gây ra sự nhầm lẫn đối với “ Gia Định thành” nên năm 1820, chính quyền trung ương đổi “trấn Gia Định” thành “trấn Gia Bình”. Xem trong Phan Thúc Trực, Quốc sử di biên (không có niên đại, Hong Kong: New Asia Research Institute, 1965, p. 108). Tuy nhiên, nếu tên địa danh này tồn tại vào khoảng thời gian đó thì không có bằng chứng nào cho thấy nhà Nguyễn mượn tên Gia Định của phương Bắc, trong khi miền đất phía Nam Việt Nam được đặt tên là Gia Định vào năm 1698. Theo quan điểm của tôi, cách nói “ Gia Định” ở miền Nam không chỉ có nghĩa của các chữ Hán đã được đề cập đến ở trên mà còn phản ánh ngôn từ địa phương 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 39 phía Nam, ngày nay là Biên Hòa và Sài Gòn. Cũng từ năm này, chính quyền chúa Nguyễn đưa nông dân tới đây để xây dựng làng mạc và bắt đầu tổ chức hệ thống thuế ở phương Nam.11 Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XVIII, Gia Định mới bắt đầu đại diện cho miền đất phương Nam này, tương ứng với Nam Bộ Việt Nam ngày nay, từ Biên Hòa tới Hà Tiên. Cuộc nội chiến giữa đội quân Tây Sơn và lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh đã góp phần cho sự phát triển này. Năm 1771, nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Bình Định là một phần đất của chúa Nguyễn. Kết quả của cuộc của vùng này như từ “Sài gòn”. “Sài gòn” cho thấy ảnh hưởng của ngôn ngữ Khmer. Xin xem Trần Văn Giàu, Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1987, tr. 215 - 224. Mặt khác, “ Gia Định” dường như cũng liên quan đến ngôn ngữ Mã Lai. Đây có thể là một khả năng có thực nếu chúng ta nhớ rằng khu vực này đã từng sử dụng rộng rãi tiếng nói Mã Lai trong suốt thế kỷ XVII. Bạn đọc tham khảo Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí (không có niên đại, Ecole Française d`Extrême-Orient microY lm A. 1561), 4:3. Bên cạnh đó, những tộc người thiểu số thuộc về nhóm ngôn ngữ Mã Lai vẫn còn sinh sống ở vùng này trước khi người Việt đến. Trong cách phát âm của người phía Nam, Gia gần giống Ya. Trong tiếng Mã Lai, những từ được phát âm là ya (hoặc ayer) có nghĩa là nước, dòng suối hoặc con sông. Xin tham khảo Bình Nguyên Lộc, “Việc mãi nô dưới vòm trời Đông Phố và chủ Đất thật của vùng Đồng Nai”, Tập san Sử Địa 19 và 20 (1970), tr. 254. Có thể người Việt đã mượn cách phát âm của tiếng Mã Lai hoặc cụm từ trong ngôn ngữ Mã Lai để sáng tạo ra cái tên mang tính Trung Quốc: “ Gia Định” để chỉ vùng đất mới của họ mà nhiều phần đất bị ngập trong nước. Giáo sư Anthony Johns gợi ra một khả năng khác nữa mà chúng ta cần lưu ý là những từ Mã Lai dingin hoặc hering có nghĩa là “mát mẻ hoặc lạnh lẽo” và “sạch sẽ hoặc trong sạch”, tách biệt ra khi họ có phát âm gần với Định (thảo luận tại ANU, tháng 2 năm 1999). Nếu chúng ta biết những con sông ở khu vực này như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây - những dòng sông trong xanh hơn sông Mekong, chúng ta không thể bác bỏ khả năng địa danh Việt Nam: “ Gia Định” có mối liên hệ với những dòng sông trong xanh của miền đất này (do đó, cách nhìn nhận cũng thoáng rộng). Hoặc là nếu chúng ta liên hệ với những thuyết này, chúng ta có thể đưa ra giả thuyết địa danh “ Gia Định” bắt nguồn từ tên địa phương “Ya (hoặc Ayer) Dingin (hoặc Hering)” với ý nghĩa là nước (những con suối, những dòng sông) trong xanh (sạch sẽ, mát mẻ hoặc lạnh). 1 Đại Nam thực lục tiền biên (1844. Tokyo: Keio Insitute of Linguistic Studies, 1961), 7: 14. 40 &+2, %<81* :22. khởi nghĩa là sự chia cắt khác về mặt chính trị. Cho đến thời điểm đó, trong vòng khoảng 2 thế kỷ, Việt Nam đã bị chia cắt thành 2 phần, ngăn cách nhau bởi sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình ngày nay. Dựa vào trung tâm chính trị truyền thống š ăng Long, chúa Trịnh cai trị miền Bắc, chúa Nguyễn cai trị vùng đất từ phía Nam sông Gianh trở vào trong. Dưới sự lớn mạnh của đội quân Tây Sơn, lãnh thổ của chúa Nguyễn ngày càng bị phá vỡ bởi những xung đột và rắc rối nội bộ và buộc chúa Nguyễn chạy trốn vào Gia Định. Lợi dụng cơ hội này, năm 1775, quân đội họ Trịnh tiến vào chiếm đóng Phú Xuân - thủ phủ của chính quyền họ Nguyễn. Năm 1777, vương quốc của họ Nguyễn kết thúc sau khi vị chúa cuối cùng bị đội quân Tây Sơn bắt giữ và giết chết ở Gia Định. Một thập niên sau đó, vào năm 1786, ở phía Bắc, quân Tây Sơn cũng lật đổ chúa Trịnh. Một thời gian ngắn sau đó, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn là Nguyễn Huệ lật đổ vương triều Lê (kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII) - một vương triều tồn tại trên danh nghĩa dưới sự nhiếp chính của nhà Trịnh từ thế kỷ XVII. Năm 1788, nhân lúc nội tình bất ổn ở Đại Việt, triều đình Mãn š anh tiến hành can thiệp nhưng bị quân Tây Sơn đánh bại ở miền Bắc trong năm 1789. Với chiến thắng này, quân Tây Sơn có thể tiến hành cai trị không chỉ vùng lãnh thổ thuộc chúa Nguyễn trước đây mà cả miền Bắc của chính quyền Lê - Trịnh. Tuy nhiên, cũng chính trong thời điểm này, một nhân tố vững chắc đang hình thành ở Gia Định dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Phúc Ánh (1762 - 1820) - một hoàng tử của dòng họ Nguyễn và sau này trở thành vua Gia Long (1802 - 1820). Với sự trỗi dậy của lực lượng Nguyễn Phúc Ánh, Việt Nam thêm một lần bị chia cắt: quân Tây Sơn chiếm giữ miền Bắc và miền Trung còn Nguyễn Phúc Ánh chiếm giữ vùng Gia Định. Sự chia cắt lãnh thổ đánh dấu sự xuất hiện của Gia Định như một đơn vị độc lập về chính trị.1 1 Liên hệ với quan điểm này, Keith Taylor rất đúng khi cho rằng: “ Nguyễn Phúc Ánh là người đầu tiên trong số những người nói tiếng Việt tổ chức được Nam Bộ thành 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 41 Gia Định: Lãnh thổ của một chính quyền Năm 1788, sau hàng loạt những thất bại trong nỗ lực chiếm đóng và củng cố vùng Nam Bộ, cuối cùng, Nguyễn Phúc Ánh cũng thiết lập được căn cứ địa ở xung quanh Sài Gòn.1 Từ năm này trở đi, Gia Định được ghi nhận là một đơn vị chống lại sự sát nhập vào địa bàn của quân Tây Sơn. Cùng từ đó, những cái tên như “người Gia Định”, “ quân Gia Định”, “đất Gia Định”… bắt đầu xuất hiện trong lịch sử Việt Nam. Từ một nhóm quân lưu động, thế lực Nguyễn Phúc Ánh đã chuyển thành một chính quyền chắc chắn đóng ở Sài Gòn. Một trong những hoạt động chính trị tiêu biểu của chính quyền này là việc tuyển dụng lực lượng văn quan. Những học trò tiêu biểu của học giả người Gia Định Võ Trường Toản đã tham gia tích cực vào lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh và đóng góp cho sự hình thành của chính quyền mới.2 Năm 1788, chúa Nguyễn lập ra Công Đồng Ù ử - một hội đồng quan chức cao cấp bao gồm cả văn quan và võ quan.3 Một hệ thống tổ chức một khu vực có đủ khả năng tham gia một cách thành công vào chiến tranh cũng như chính trị” và Nam Bộ là “biểu hiện khác của tiếng nói Việt bắt đầu bổ sung cho uy lực đối với các vùng người Việt khác”. Keith Taylor, “Surface Orientations in Vietnam”, pp. 966 - 67. 1 Sử biên niên triều Nguyễn cho rằng năm 1778, Nguyễn Phúc Ánh trở thành người lãnh đạo của nhà Nguyễn và xưng vương ở Sài Gòn năm 1780. Tuy nhiên, vào năm 1781, ông chỉ là một chỉ huy hư danh dưới thực quyền của Đỗ Thanh Nhân. Một năm sau đó, Sài Gòn bị quân Tây Sơn chiếm. Quân đội Tây Sơn truy đuổi Nguyễn Phúc Ánh nên ông không có cơ sở quyền lực ổn định cho tới tận năm 1784, khi ông rời miền Nam để tới ẩn náu ở Bangkok. Cũng trong năm đó, ông trở lại Gia Định cùng với quân Xiêm. Tuy nhiên, ông buộc phải rút quân về Bangkok sau khi lực lượng của ông và quân Xiêm bị quân Tây Sơn đánh bại. Ông ở lại Bangkok 3 năm, tới năm 1788. 2 Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ (viết tắt: DNTL1) (1848. Tokyo: The Insitute of Cultural and Linguistic Studies, Keio University, 1968), 3: 20a. Họ gồm có Lê Quang Định, Phạm Đăng Hưng, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Châu và Ngô Nhân Tĩnh. 3 DNTL1, 3: 16a. Công Đồng Thử tồn tại dưới triều Gia Long (1802 - 1820) và đóng vai trò giống như Cơ Mật Viện sau này. Xin xem Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập 1 ( Huế, Đại học Huế, 1960), tr. XXXIII. 42 &+2, %<81* :22. với 6 bộ cũng được chính quyền lập ra.1 Các quan chức địa phương được bổ nhiệm từ năm 17882 và chính quyền bổ nhiệm người đứng đầu của mỗi xã vào năm sau.3 Dưới sự điều khiển của những quan chức này, hệ thống thuế khóa được tổ chức để đảm bảo sự ổn định của ngân khố quốc gia.4 Từ năm 1788, có quy định một nửa số đinh của Gia Định phải được huy động cho quân đội.5 Năm 1790, các đồn điền được lập nhằm tập trung và huấn luyện không chỉ người Việt mà cả người Hoa và người Khmer.6 Năm 1789, thành Gia Định được xây dựng theo hình bát quái làm nơi ở của hoàng tộc. “Cung điện hoàng gia được đặt ở trung tâm của tòa thành” và khu vực bao quanh thành được gọi là “Kinh Gia Định” [thủ đô của Gia Định].7 Trên thực tế, trong thời gian này, ranh giới lãnh thổ của lực lượng Nguyễn Phúc Ánh không bị giới hạn tại Biên Hòa và các vùng nằm về phía Tây Nam. Lãnh thổ đó bao gồm Bình Ú uận, Khánh Hòa và Phú Yên về phía Bắc. Tuy nhiên, do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau mà những vùng này có biên giới lỏng lẻo đối với chính quyền trung ương. Ú ời gian đó, Bình Ú uận là vùng đất sinh sống chủ yếu của dân tộc Chăm, hai vùng còn lại chỉ có giá trị đối với các hoạt động quân sự. Lính Gia Định rất khó có cơ hội giao tiếp với người sống ở đất Biên Hòa bởi vì trừ việc luyện tập trên biển, các hoạt động khác của quân đội không được tổ chức ngoài địa phận này. Do đó, trung tâm lãnh thổ của Nguyễn Phúc Ánh giới hạn tới Nam Bộ. Mặc dù thỉnh thoảng quân Gia Định xâm lấn tới các vùng Khánh Hòa và Phú Yên nhưng cơ sở quyền lực vững chắc 1 Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (viết tắt LTST) (1889, Tokyo: Keio Insitute of Linguistic Studies, 1962), 11: 4b. 2 DNTL1, 3: 15b. 3 Như trên, 4: 34b. 4 Như trên, 4: 16. 5 Như trên, 3: 21B. 6 Như trên, 5: 6a; 5: 15a. 7 Như trên, 4: 31a - 32a. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 43 của Nguyễn Phúc Ánh vẫn dựa chủ yếu vào khu vực từ Biên Hòa tới phía Đông. Nguyễn Phúc Ánh có lý do chính đáng để giới hạn cương giới của mình vào vùng đất Gia Định: ông hy vọng sẽ kiểm soát được lúa gạo của vùng này. Trước khi Nguyễn Phúc Ánh có cơ hội đánh trận quyết định vào đội quân Tây Sơn, ông chưa bao giờ mở rộng lãnh thổ vượt ra ngoài phạm vi Gia Định. Mặc dù Gia Định là vùng đất màu mỡ nhưng không phải lúc nào thóc gạo xứ này cũng đủ để cung cấp cho cư dân mạn Đông Bắc Biên Hòa. Năm 1792, khi có ý kiến đề xuất về việc chiếm Bình × uận, Nguyễn Phúc Ánh lập tức bác bỏ vì không đủ lương thực. × eo ông, “hoạt động quân sự nên dựa vào nguồn lương thực dự trữ đặt bên phía quân địch. Hiện nay, từ Bình × uận về phía Bắc là khu vực hàng năm chịu nạn đói, đánh chiếm vùng đó liệu có ích lợi gì?”1 Gia Định có thể liên hệ trực tiếp với Chân Lạp và Xiêm - những nước có quan hệ ngoại giao bền vững và có thể tiếp tục hỗ trợ hiệu quả. Bên cạnh đó, tuyến đường biển quanh Gia Định mở ra lối đi tới những vùng xung quanh eo biển Malacca - nơi trao đổi, buôn bán nhiều vũ khí của phương Tây. Từ năm 1788, Nguyễn Phúc Ánh bắt đầu gửi các phái đoàn tới khu vực này.2 Người Gia Định cũng được quân Tây Sơn gọi là người Nam Bộ. Vùng Nam Bộ cũng được biết đến dưới tên gọi Đồng Nai. Sự mô tả địa lý thế kỷ XIX đã tiết lộ nguồn gốc của cái tên Đồng Nai: “Khi người Việt tới vùng này, vùng này chỉ có hàng đàn nai sinh sống. Do đó, vùng đất này được người dân gọi là Đồng Nai hoặc cánh đồng của nai”.3 Trước khi địa danh Gia Định trở nên thông dụng, dường như cái tên “Đồng Nai” thường được dùng cả ở Việt Nam cũng như 1 Như trên, 6: 8b. 2 Như trên, 3: 17b. 3 Nguyễn Thu, Hoàn vũ kỷ văn (không có niên đại, Hà Nội, Viện Hán Nôm, A585), tập 3. 44 &+2, %<81* :22. nước ngoài1 để chỉ toàn bộ khu vực phía Nam. Quân Gia Định cũng thường bị quân Tây Sơn gọi là quân Đồng Nai.2 Dù được gọi dưới tên “Đồng Nai” hoặc “Gia Định” đi nữa, từ cuối thế kỷ XVIII trở đi, vùng Nam Bộ từ Biên Hòa tới Hà Tiên3 bắt đầu được nhận công nhận như một thể chế.4 2. QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHÍNH QUYỀN GIA ĐỊNH Các nhóm quyền lực của Gia Định Liên quan đến vấn đề người nắm giữ quyền lực, những người lãnh đạo của chính quyền Gia Định thể hiện những đặc điểm trội 1 Miền Nam cũng được triều đình Trung Hoa ghi chép là vùng đất Đồng Nai. Xin xem Ch’ing Shih Kao Hsiao Chu (Lược sử nhà Thanh, chú giải đi kèm) (Taipei: Kuo Shih Kuan, 1990), p. 12103. Dấu hiệu nhận biết này được nước láng giềng khác tiếp nhận. Đối với các quan chức Hàn Quốc giữa thế kỷ XIX, Nguyễn Phúc Ánh được biết đến là “hoàng tử của Đồng Nai hoặc ông hoàng xứ Nông Nại” trước khi ông đánh bại quân Tây Sơn. Ch’oe Sang Su, Han`gukkoa Weolnamgoaeui Kwan`gye (Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam) (Seoul: Hanwoelhyeophoe, 1966), p. 150. 2 DNTL1, 10: 37. 3 Từ năm 1707, Hà Tiên trở thành phần đất của nhà Nguyễn do sự quy phục của Mạc Cửu nhưng nó được coi là vùng bán tự trị của người Hoa họ Mạc. Trong khoảng thời gian 1771 - 1780, Hà Tiên bị quân Xiêm của Taksin phá hủy hoàn toàn và tất cả thành viên của họ Mạc bị sát hại. Trong bối cảnh này, sự trống vắng quyền lực diễn ra ở Hà Tiên nên hệ quả là lực lượng Gia Định dễ dàng mở rộng ảnh hưởng của họ tới vùng này. Từ đây, Hà Tiên được xem như một phần của Gia Định. Xin xem TB, tập 6, Mạc Thiên Tử. 4 Trước khi vùng đất này được gọi là Gia Định, nó còn được gọi là Ngũ Dinh. Trong đó có 3 dinh Biên Trấn, Trấn Phiên và Long Hồ thuộc về Gia Định sau này và 2 dinh ở phía Bắc là Bình Khang và Bình Thuận. Đến khi Nguyễn Phúc Ánh nắm quyền ở Gia Định, vùng đất ngoại vi phía Nam thường được coi như 5 dinh, gồm cả vùng của người Chăm và Khmer trước đây. Binh lính được gọi là “ngũ dinh tướng sĩ”, TB, 11: 20a. Tuy nhiên, cái tên và quan khái niệm này không tồn tại lâu. Khi quân Tây Sơn mở rộng tới phía Nam gồm cả khu vực cạnh Gia Định, cả tên và khái niệm “ngũ dinh” đều bị biến mất. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 45 biệt so với những nhà cai trị họ Nguyễn của xứ Đàng Trong trước đây. Quá trình xây dựng chính quyền Gia Định có nhiều điểm tương đồng với chính quyền Đàng Trong. Cả hai đều có mối quan hệ tới sự liên kết của nhóm quyền lực từ miền Bắc với những người bản địa phương Nam. Tuy nhiên, sự khác biệt sâu sắc giữa hai thể chế chính quyền trong thời gian này nằm ở yếu tố con người. Những thành viên cốt cán của chính quyền Đàng Trong đến từ ž anh Hóa - quê hương của Nguyễn Hoàng - người có công lập ra chính quyền. Những thông tin trong các tiểu sử chính thức chỉ ra rằng bên ngoài triều đình, hầu hết những vị trí lãnh đạo ở cấp địa phương đều do người ž anh Hóa, đôi khi là do các thành viên gia đình hoàng tộc nắm giữ.1 Trái lại, chính quyền Gia Định khởi đầu được xây dựng bởi chính những con người Gia Định. Nếu chúng ta chỉ dựa vào quan điểm “trung hưng” mà các nhà sử học chính thống thế kỷ XIX dùng để mô tả sự thành lập của vương triều Nguyễn thì chúng ta rất khó có thể hình dung được sự tương phản này. ž eo thuật viết sử dựa trên quan điểm “trung hưng”, Nguyễn Phúc Ánh đã khôi phục lại chính quyền nhà Nguyễn, đánh bại quân Tây Sơn, thống nhất Việt Nam và xây dựng nên vương triều Nguyễn. Rõ ràng, quá trình này phù hợp với quan điểm “trung hưng”. Tuy nhiên, khái niệm “trung hưng” được truyền đạt một cách chung chung và thiếu chính xác, cách hiểu cho rằng Nguyễn Phúc Ánh là hoàng tử còn sống sót và chính thống của hoàng tộc được đưa lên ngôi sau khi vị chúa cuối cùng của nhà Nguyễn bị quân Tây Sơn giết hại. Do đó, ông ta và những thần dân của ông ta đã huy động người Gia Định đánh trả quân Tây Sơn. Quan điểm này khuyến khích những nhà sử học quan tâm tới thông tin về chính quyền Gia Định như là một căn cứ của giai cấp thống trị, bao gồm cả hoàng tử từ Huế và những người dân Gia Định nói chung 1 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Lê Xuân Giáo dịch ( Sài Gòn: Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, 1973), 3: 130. Về ảnh hưởng của Thanh Hóa với nhà Nguyễn, xin xem Nola Cooke, “Regionalism and the Nature of Nguyen Rule in Seventeenth - Century Vietnam”, Journal of Southeast Asia Studies 29 (1998): 142 - 157. 46 &+2, %<81* :22. được nhà Nguyễn huy động. Tuy nhiên, điều mô tả này không trình bày được bản chất thực của chính quyền Gia Định. Để tìm được sự thật, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu xem Nguyễn Phúc Ánh đã tập hợp được lực lượng của ông ta như thế nào. Vào quãng thời gian Nguyễn Phúc Ánh xây dựng cơ sở vững chắc ở vùng Gia Định năm 1788, lực lượng của ông ta gồm có 4 nhóm chính: tàn quân chiến đấu của dòng họ chúa Nguyễn, ba nhóm quân của Đỗ É anh Nhân, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh. Tàn quân của lực lượng nhà Nguyễn và một số thành viên của hoàng tộc đã thể hiện lòng trung thành với Nguyễn Phúc Ánh khi chú của ông ta là Duệ Tông (1765 - 1776) và người em họ tên là Tân Chính Vương (chúa cuối cùng của dòng họ Nguyễn, 1776 - 1777) bị giết hại năm 1777. Tuy nhiên, sự thực là quy mô của những nhóm trên - những binh lính và người hoàng tộc còn lại của dòng họ Nguyễn - khó có thể được coi là đáng giá. Năm 1776, khi Tống Phúc Hợp, người cầm quân thực thụ của năm doanh trại bị chết, hệ thống quân đội chính thức của nhà Nguyễn đã hoàn toàn bị phá hủy. É ay thế vào đó, những nhóm quân đội độc lập đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những trận đánh trả quân Tây Sơn hoặc đánh lẫn nhau. Có ba nhóm quân dẫn đầu được gọi là “Gia Định Tam Hùng” (có ba người anh hùng Gia Định): Đỗ É anh Nhân, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh. Sau năm 1776, quân Tây Sơn chiếm Sài Gòn 4 lần vào các năm 1776, 1777, 1782 và 1783. Lần thứ nhất và lần thứ hai, Đỗ É anh Nhân đánh chiếm lại Sài Gòn, lần thứ ba là Châu Văn Tiếp và vào năm 1788, Võ Tánh có công chính trong việc khôi phục lại vĩnh viễn đất Sài Gòn. Sự phân chia quyền lực và sự tan rã của các lực lượng quân đội ở Gia Định liên quan đến việc thiếu tính hợp pháp của những người cai trị cuối cùng của dòng họ Nguyễn như Duệ Tông, Tân Chính vương và Nguyễn Phúc Ánh. Để hiểu vấn đề này, chúng ta cần lưu ý đến những gì đã xảy ra trước khi Duệ Tông tới Gia Định năm 1775. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 47 Một thời gian ngắn trước khi Võ Vương1 băng hà năm 1765, câu hỏi về một hoàng tộc chính thống được đặt ra là vấn đề chính trị quan trọng trong nội bộ nhà Nguyễn. Vì người con trai cả của Võ Vương chết sớm nên ông chọn người con trai thứ 9 lên nối ngôi. Tuy nhiên, sự lựa chọn này cho thấy một sự thất bại khác: hoàng tử mới nối ngôi cũng mất sớm ngay sau đó. Sau khi Võ Vương băng hà, Trương Phúc Loan - quan nhiếp chính của nhà Nguyễn thời gian đó - tự mình quyết định sự kế vị. Người con thứ 16 của Võ Vương được chọn, về sau có tên hiệu là Duệ Tông.2 ¾ eo kết quả của sự chuyển đổi ngôi chúa này, vị trí của Duệ Tông tương đối bấp bênh. Một sự lựa chọn khác cho sự kế vị là người cháu đích tôn của Võ Vương, tức con trai cả của người con thứ 9 của Võ Vương - người thể hiện được quyền uy đối với nhiều người có thế lực (dù họ là người của Tây Sơn hay lực lượng đối lập) như một ứng viên hợp lý nhất cho việc kế ngôi.3 Quân Tây Sơn luôn tuyên bố rằng họ muốn ủng hộ cho người cháu nội của Võ Vương mặc dù liên minh này không thành công bởi tham vọng lớn lao của Tây Sơn và việc người con cả của Võ Vương không muốn nhận sự ủng hộ của quân Tây Sơn. Đỗ ¾ anh Nhân - người lãnh đạo của một trong những nhóm quân độc lập - cũng ủng hộ cho người cháu nội của Võ Vương. Ngay sau khi bỏ chạy vào tới Gia Định, Duệ Tông đã bị Đỗ ¾ anh Nhân ép phải tuyên bố cháu nội (tức hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương - ND) là người nối ngôi vào năm 1775. Cuối cùng, một năm sau, Duệ Tông buộc phải nhường ngôi cho cháu nội, sau này trở thành Tân Chính vương ở Sài Gòn.4 Đỗ ¾ anh Nhân là cựu võ tướng của họ Nguyễn, sinh ra ở Hương Trà, gần Huế. Sau khi tới Gia Định, ông đã tuyển 1 Võ Vương là miếu hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (ND). 2 TB, 11: 1. 3 Chỉ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương (ND). 4 Như trên, 12: 1; 12: 14. 48 &+2, %<81* :22. mộ được 3.000 trai tráng xung quanh Ba Giồng tới Bắc Mỹ ˆ o ở tỉnh Định Tường gia nhập đội quân có tên là Đông Sơn, giải phóng Sài Gòn năm 1776.1 ˆ ời gian này, Nguyễn Phúc Ánh chưa phải là nhân vật nổi bật mà chỉ là con trai thứ 3 của người con trai thứ 2 không mấy thành công của Võ Vương. Các sử gia triều đình thế kỷ XIX luôn khẳng định rằng “ Võ Vương mong muốn (trong ý nghĩ) làm cho người con trai thứ 2 của mình được thành công”2 nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Võ Vương chính thức công nhận người con này là người kế vị. Do đó, sự chính thống của Nguyễn Phúc Ánh vẫn còn là điều nghi ngờ. Năm 1777, quân Tây Sơn giết chết Duệ Tông và Tân Chính vương3, Nguyễn Phúc Ánh mới 15 tuổi và không có bất kỳ một sự bảo trợ đặc biệt nào. Năm 1777, Đỗ ˆ anh Nhân chọn Nguyễn Phúc Ánh - một cậu bé mới 15 tuổi - làm tôn chủ của mình. Được sự ủng hộ của đội quân Đông Sơn, Nguyễn Phúc Ánh xưng vương năm 1780. Tuy nhiên, ông khó có thể thu được hoàn toàn lòng trung thành của Đỗ ˆ anh Nhân - người chỉ huy có quyền lực nhất lúc bấy giờ. Trong con mắt của người lãnh đạo quân Đông Sơn, Nguyễn Phúc Ánh chỉ là người kế vị trên danh nghĩa của dòng họ Nguyễn mà thôi. ˆ ậm chí biên niên sử của triều đình cũng không giấu giếm địa vị thấp kém của Nguyễn Phúc Ánh lúc bấy giờ. Quyền sinh quyền sát nằm trong tay Đỗ ˆ anh Nhân. Ông ta quyết định cả việc cắt ngân khố nhưng ông không đồng ý cung cấp bất kỳ một món tiền tiêu nào cho hoàng tộc [...] Khi hoàng đế4 [Nguyễn Phúc Ánh] đến thăm dinh thự của ông, họ Đỗ cũng không 1 LTST, 27: 21b - 22a. 2 TB, 11: 1b. 3 Như trên, 12: 19 - 20a. 4 Sự thực lúc này, Nguyễn Phúc Ánh chưa lên ngôi hoàng đế [HĐ] 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 49 bày tỏ cách ứng xử phù hợp nào và người của ông ta cũng kiêu căng, ngạo mạn theo lối của ông ta.1 Nguyễn Phúc Ánh tìm cách để kiềm chế quyền lực của Đỗ š anh Nhân, dẫn đến cuộc mưu sát Đỗ š anh Nhân năm 1780. Bằng việc hạ được người chỉ huy, vị hoàng tử đã giành được sức mạnh của đội quân Đông Sơn. Việc lật đổ được Đỗ š anh Nhân còn thêm một ý nghĩa khác: Nguyễn Phúc Ánh được giải phóng khỏi ảnh hưởng của Huế và giành được khả năng liên lạc trực tiếp với Gia Định. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Phúc Ánh, những binh lính Đông Sơn như Nguyễn Huỳnh Đức bị thay thế. Tuy nhiên, Nguyễn Phúc Ánh không thành công trong việc thu phục hoàn toàn lòng trung thành của đội quân Đông Sơn. Nhóm của Nguyễn Phúc Ánh cố gắng để thanh minh cho hành động mưu sát Đỗ š anh Nhân là không có vấn đề gì. Họ có thể thuyết phục tất cả các thành viên của Đông Sơn rằng hành động đó là cần thiết. Một số binh lính đã bỏ doanh trại của Nguyễn Phúc Ánh để thành lập nên những nhóm quân riêng và tổ chức chống lại Nguyễn Phúc Ánh.2 Với những binh lính phương Nam này, lòng trung thành đối với người chủ của họ quan trọng hơn lòng trung thành đối với hoàng tộc. Châu Văn Tiếp là người chỉ huy đội quân độc lập khác ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên. Giống như anh em nhà Tây Sơn, ông đã từng buôn bán với những người dân tộc thiểu số miền núi và có mối quan hệ với anh em Tây Sơn. Khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, Châu Văn Tiếp đã lập một nhóm quân riêng của ông ở vùng rộng lớn các dân tộc thiểu số miền núi. Căn cứ của ông dựa vào vùng núi. Bằng việc hợp quân không liên tục với Tây Sơn ở cánh tả, thương lượng với chính quyền nhà Nguyễn ở cánh hữu, ông ta đã tăng cường được sức mạnh của mình. Vị trí chiến lược của Châu Văn Tiếp là nằm giữa Gia 1 LTST, 27: 24b - 25a. 2 Như trên, 27: 25a. 50 &+2, %<81* :22. Định và vùng của quân Tây Sơn nên ông ta là mối đe dọa tiềm ẩn đối với cả hai phía. Vì Châu Văn Tiếp đã sớm tuyên bố ủng hộ cho người cháu nội của Võ Vương nên Nguyễn Phúc Ánh phải đợi cho đến khi xưng vương năm 1780 mới có thể thu phục được Châu Văn Tiếp.1 Đội quân Kiến Hòa của Võ Tánh tham gia vào quân Gia Định muộn hơn các cánh quân của Đỗ µ anh Nhân và Châu Văn Tiếp. Quá trình hoạt động trước đó của Võ Tánh tới khi lên nắm quyền chỉ huy đội quân của ông không rõ ràng nên chúng ta cũng không thể xác định được năm ông lên nắm quyền. Nghiên cứu tiểu sử của ông được ghi chép trong sử của triều đình, một điều có thể nhận thấy rằng gia đình ông chuyển từ vùng Sài Gòn tới Biên Hòa từ đời ông của Võ Tánh và sinh sống ở Gia Định lâu hơn bất kỳ người dân nào khác, ít nhất là đã ba thế hệ. Khởi đầu là một người trẻ tuổi ưa mạo hiểm, Võ Tánh đã trở thành một chỉ huy quân đội ở vùng Sài Gòn và sau đó là Gò Công.2 Không giống như Đỗ µ anh Nhân và Châu Văn Tiếp, Võ Tánh chưa bao giờ tuyên bố lòng trung kiên của ông. Tới năm 1788, ông đã duy trì được quyền kiểm soát tới lãnh thổ riêng ở vùng Gò Công. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh rời Gia Định năm 1784 để chuyển tới Xiêm, đội quân của Võ Tánh là lực lượng duy nhất dàn trận đánh lại quân Tây Sơn ở Gia Định. Năm 1787, khi Nguyễn Phúc Ánh chuẩn bị đổ quân vào Sài Gòn, ông gợi ý hợp quân với Võ Tánh. Tuy nhiên, vị hoàng tử mới lên ngôi của Huế dường như không có quyền lực gì trong mắt của Võ Tánh - người nắm giữ sức mạnh quân sự địa phương. Do đó, gợi ý của Nguyễn Phúc Ánh bị Võ Tánh từ chối. Một năm sau đó, Võ Tánh quyết định tham gia với Nguyễn Phúc Ánh nhưng Nguyễn Phúc Ánh vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với người chỉ huy quân đội này. Một thời gian ngắn sau khi Võ Tánh liên minh chặt chẽ hơn với Nguyễn Phúc Ánh nên Võ Tánh được Ánh gả em 1 Như trên, 6: 22b. 2 Như trên, 6: 1. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 51 gái cho làm thiếp.1 ‚ ậm chí, chúng tôi còn tìm được tài liệu về mối quan hệ giữa các thành viên trong đội quân của Võ Tánh. Một người lính tên là Võ Văn Lạng từ chối cúi chào vợ của Nguyễn Phúc Ánh đã nói rằng: “Khi là người chỉ huy, tại sao ta lại phải cúi chào một người đàn bà?”.2 Lúc bấy giờ, tình hình của Gia Định được thể hiện bằng sự đấu tranh giữa các thế lực quân sự. Nguyễn Phúc Ánh xuất hiện chỉ là một trong số những người nắm giữ các thế lực địa phương. Bên cạnh những lực lượng quân của Đỗ ‚ anh Nhân, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh như đã đề cập đến ở trên, còn có một số cướp biển người Hoa, những thám hiểm phương Tây và những giáo sĩ rải rác trong vùng. Có nhiều khu vực bị cô lập bởi sông suối và các khu rừng nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của những người chỉ huy ở địa phương bị cách ly với các cuộc xung đột chung đó. Đối với những người lãnh đạo này, quan điểm về lòng trung thành đối với hoàng tộc chỉ được chấp nhận một cách chung chung. Họ có thể không tìm thấy bất kỳ động cơ thực tế nào cho việc gửi gắm lòng trung thành với người kế tục của hoàng tộc. Vai trò chính của Nguyễn Phúc Ánh là vận động sự cân bằng của quyền lực trong nhóm hỗn tạp của ông. Giữa các thành viên của các nhóm khác nhau, địa vị chính thức hầu như vô nghĩa. Ví dụ, Lê Văn Quân là lính cũ của Châu Văn Tiếp, sau khi được cử làm người chỉ huy quân đội của chính quyền Gia Định, ông không bao giờ chấp nhận địa vị được nâng cao của Võ Tánh.3 ‚ ời gian trôi qua, các nhóm quân độc lập được tổ chức lại dưới những danh hiệu do chính quyền Gia Định ấn định. Ví dụ, sau khi Đỗ ‚ anh Nhân bị ám sát, đạo quân Đông Sơn được chia thành những phân đoàn như Tả quân, Hữu quân, Tiền quân, Hậu quân và Trung quân. Tuy nhiên, họ vẫn giữ những bản chất của những đội quân độc 1 Như trên, 6: 2b. 2 Như trên, 16: 2b. 3 Như trên, 6: 3. 52 &+2, %<81* :22. lập, chủ yếu do cách hành xử của những lính mới được tuyển. Tiêu biểu là việc nếu một người muốn trở thành chỉ huy của lực lượng Gia Định, anh ta phải tập hợp được những người tình nguyện. Sau đó, anh ta phải kiểm tra tất cả những nhóm của lực lượng Gia Định tới khi anh ta trao đổi với người chỉ huy về nhóm này và được phân công một vị trí thích hợp theo khả năng của anh hoặc theo số lượng binh lính mà anh đưa đến. Nếu anh ta được thăng cấp, điều này sẽ thường xuyên diễn ra trong đội quân của anh ta. Nếu anh ta đạt tới một vị trí cao hơn, anh ta có thể chuyển sang đội khác cùng với những thuộc hạ và binh lính của mình. Làm thế nào để người chỉ huy tăng số lượng binh lính của họ? Cách thông dụng nhất là tuyển lính trực tiếp. Khi anh muốn trở thành chỉ huy, anh có thể tự tuyển lính hoặc cho những người tình nguyện khác kiểm tra sau khi anh ta đã tuyển. Một cách khác là tập trung những người bị bắt giữ - lính Tây Sơn bị lạc, những người thiểu số, bất kỳ lính đào ngũ nào mất tôn chủ - để trở thành binh lính. Dưới quy định năm 1790 của chính quyền Gia Định, việc các chỉ huy riêng lẻ tuyển mộ binh lính được khuyến khích. Bất kỳ người nào tuyển được lính thì có độc quyền chỉ huy họ.1 Sự có mặt của những binh lính Tây Sơn đã đầu hàng muốn gia nhập lực lượng Gia Định là một đặc điểm thú vị của đội quân này. Chắc chắn điều này cũng làm tăng tính không đồng nhất của đội quân. Khi kẻ thù tỏ thiện ý đầu hàng, anh ta được quân Gia Định chấp nhận. Nếu phát hiện thấy quân Tây Sơn bị bắt giữ bị đối xử độc đoán, đến lượt người thực hiện bị chém đầu.2 Việc chống lại những người lính Tây Sơn đã đầu hàng rất hiếm khi xảy ra. Ü ậm chí, những người chỉ huy cũ của Tây Sơn cũng được phép duy trì lực lượng trước đây của họ. Lê Chất là một ví dụ. Lê Chất là chỉ huy cũ của quân Tây Sơn nhưng sau khi gia nhập quân Gia Định, ông vẫn được chỉ huy 1 DNTL1, 5: 11b - 12a. 2 Như trên, 6: 27b. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 53 quân của mình.1 Sau đó, ông được thăng đến chức cao nhất trong hàng tướng lĩnh, trở thành Tổng trấn Bắc thành. Mối quan hệ của Nguyễn Phúc Ánh và thuộc hạ Binh lính của Nguyễn Phúc Ánh chủ yếu được chọn lựa, huy động từ các nhóm quân độc lập khác và những thuộc hạ của riêng ông - những người ở các tầng lớp xã hội khác nhau đã chiến đấu cùng ông từ buổi ban đầu. Điều đó cho thấy Nguyễn Phúc Ánh mở cơ hội phát triển cho những người có tài năng bất kể địa vị xã hội của họ. Do đó, không phải là điều ngạc nhiên khi thấy một gia nhân người Khmer trở thành người chỉ huy đáng biểu dương như trường hợp của Nguyễn Văn Tồn. Một dân chài cũng có thể làm nên công trạng vì những đóng góp của anh ta với vai trò là một phái viên.2 Lê Văn Duyệt ban đầu là chỉ là một hoạn quan phụ trách toàn bộ người hầu trong hoàng tộc nhưng về sau, ông ta có cơ hội thể hiện tài năng quân sự của mình và trở thành một chỉ huy được nhà vua sủng ái. Cậu bé nghèo khổ, đáng thương Nguyễn Văn Trương làm công việc chăm sóc đàn trâu, đã chuyển lòng trung thành của mình đối với anh em nhà Tây Sơn sang Nguyễn Phúc Ánh, cuối cùng trở thành người chỉ huy của Gia Định.3 Nguyễn Phúc Ánh vừa đối phó với những nhóm quân khác, vừa tìm cách thích nghi với tập quán của người dân Gia Định. Khi biểu dương lực lượng, ông đã có thể thu hút ngày càng nhiều người về phía mình. Những người này không giống như những người trước đây ở triều đình Huế như những sử quan thế kỷ XIX đã chỉ ra: “không có người chỉ huy nào [được huy động ở Gia Định] biết cách cư xử hợp lễ trước hoàng đế [Nguyễn Phúc Ánh]”.4 Trong số khác, Nguyễn Phúc 1 LTST, 6: 11a. 2 Nguyễn Văn Mại, Việt Nam phong sử (không có niên đại, Hà Nội: Viện Hán Nôm AB 320), tr. 76. 3 LTST, 8: 1. 4 Như trên, 8: 28b. 54 &+2, %<81* :22. Ánh phải chịu đựng Nguyễn Văn † ành - người đem tất cả tiền dự trữ mua quân lương để trả nợ tiền đánh bạc của lính Gia Định ở Xiêm.1 Nguyễn Phúc Ánh cũng không thể chấn chỉnh những thói quen của Lê Văn Duyệt - người thường xuyên đến muộn trong những buổi thiết triều vì mải xem chọi gà.2 Cho tới khi Nguyễn Phúc Ánh phải can thiệp vì một tướng Gia Định tên là Tống Viết Phúc thường công khai lăng mạ Pigneau de Béhaine - giám mục truyền giáo địa phương người Pháp và là người cố vấn thân cận của Nguyễn Phúc Ánh - mặc dù vị tướng này biết rất rõ rằng Pigneau được Nguyễn Phúc Ánh chọn làm thầy giáo của hoàng tử Cảnh.3 Cả ở cấp làng xã, thái độ phớt lờ hoặc thiếu tôn trọng đối với quyền lực hoàng gia cũng được thể hiện. Một lần, Nguyễn Phúc Ánh cùng đoàn tùy tùng đến một ngôi làng để tìm lương thực và nơi ẩn nấp, người làng phản ứng sợ hãi nhiều hơn là giúp đỡ. Để có được sự ủng hộ của họ, Nguyễn Phúc Ánh phải kêu gọi người đứng đầu của vùng này là ông Bõ đến nói chuyện với họ.4 Về sự linh hoạt, mềm dẻo, so sánh mối quan hệ giữa Nguyễn Phúc Ánh và thuộc hạ của ông, sử biên niên của triều đình cung cấp cho chúng ta những sự việc khác hầu hết xảy ra ở trong triều. Năm 1803, một năm sau khi Nguyễn Phúc Ánh thiết lập được triều đại mới, ông yêu cầu binh lính Nam Bộ xây dựng thành lũy của kinh đô mới ở Huế. Lê Văn Duyệt - một tướng được trọng dụng của Nguyễn Phúc Ánh đã phản ứng lại mạnh mẽ: Khi Hoàng thượng còn ở Gia Định, người đã hứa với binh lính rằng sẽ cho họ trở về quê quán và nghỉ ngơi ngay khi chúng thần vượt qua kinh thành. Bây giờ, chúng thần đã chiến thắng không chỉ ở kinh thành mà cả vùng phía Bắc nhưng vẫn phải phục vụ trong những 1 LTST, 21: 4. 2 Huỳnh Minh, Gia Định xưa và nay ( Sài Gòn, 1973), tr. 85. 3 LTST, 13: 8. 4 Huỳnh Minh, Vĩnh Long xưa và nay ( Sài Gòn, 1967), tr. 227 - 28. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 55 pháo đài quân sự xa xôi hơn hoặc phải xây dựng thành lũy cho kinh đô […] Do đó, Hoàng thượng sao có thể mong muốn người Gia Định tin tưởng vào triều đình trong tương lai?1 Đáp lại những lời phàn nàn này, hoàng đế cố gắng giải thích một cách kiên nhẫn với vị tướng của mình. Tuy nhiên, vị tướng kiên quyết nhắc lại những yêu cầu của ông ta đối với hoàng đế nhằm rút lại mệnh lệnh. Hoàng đế trả lời với nhiều nỗ lực thuyết phục.2 Sử sách không ghi lại cuối cùng hoàng đế đã thuyết phục Lê Văn Duyệt như thế nào nhưng một thực tế rõ ràng là: sự bất đồng này không gây ảnh hưởng thù địch tới mối quan hệ giữa hai bên. Sự việc này phản ánh bản chất của mối quan hệ giữa Nguyễn Phúc Ánh và thuộc hạ trong chính quyền Gia Định. Nhìn chung, mối quan hệ giữa Nguyễn Phúc Ánh và những người của ông, gồm cả những nhóm quân độc lập trước đây không có thứ bậc chặt chẽ như mối quan hệ thông thường giữa vua với thần dân. Mối quan hệ đó dựa trên cơ sở của lòng trung thành cá nhân đối với Nguyễn Phúc Ánh được coi như người lãnh đạo quân binh hơn là lòng trung thành chính thống đối với một vị hoàng tử trước đây của nhà Nguyễn.  ái độ đối với người  iên chúa giáo Trong bối cảnh các mối quan hệ chính trị của chính quyền Gia Định, vai trò của ! iên chúa giáo là vấn đề cần được nghiên cứu. Tôi sẽ bắt đầu từ việc xem xét giai đoạn trước, khi Gia Định lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam. Cuối thế kỷ XVII, khi các quan lại người Việt bắt đầu nắm quyền kiểm soát vùng Gia Định, một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với họ là sự lan tỏa nhanh chóng của đạo Kitô trong vùng. Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập, cũng là năm lệnh bắt giữ những người theo ! iên chúa giáo được 1 LTST, 22: 10b. 2 LTST, 22: 11a. 56 &+2, %<81* :22. đặt ra. Nhằm bảo vệ đất nước trước các thế lực truyền giáo phương Tây, tất cả người phương Tây trong vùng Gia Định đều bị trục xuất khỏi Việt Nam.1 Rõ ràng, những chi tiết này đã chỉ ra rằng trước khi phủ Gia Định được thành lập, › iên chúa giáo từng rất phổ biến ở vùng này. Trong suốt thế kỷ XVIII, dù thỉnh thoảng bị chính quyền nhà Nguyễn khủng bố nhưng › iên chúa giáo vẫn tiếp tục lan rộng trong dân chúng Gia Định. Là vùng ngoại biên của nhà Nguyễn nên Gia Định trở thành điểm đến cuối cùng của nhiều người Kitô giáo. Đặc biệt, trong cuộc đàn áp cấm đạo những năm 1750, Gia Định tiếp nhận một lượng lớn người tị nạn › iên chúa giáo chạy trốn khỏi miền trung Việt Nam.2 Dân › iên chúa giáo ở Gia Định có những đóng góp đáng kể làm nên những đặc điểm của chính quyền Gia Định là sẵn sàng thỏa hiệp với những giáo sĩ . Rõ ràng, thái độ này dẫn tới sự hợp tác giữa Nguyễn Phúc Ánh và Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) - một nhà truyền giáo với tổ chức Société des Mission Étrangères (Hội truyền giáo ngoại quốc). Từ Pigneau, Nguyễn Phúc Ánh hy vọng sẽ nhận được sự viện trợ về mặt vật chất, nhân lực và những hiểu biết về quân sự. Trong khi đó, Pigneau lại hy vọng sẽ giành được sự bảo trợ của hoàng đế cho những hoạt động truyền giáo còn nhiều khó khăn ở Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai phía đều tỏ ra không sẵn sàng đáp ứng những mong muốn, thậm chí là không thể hiện sự hợp tác với đối phương. Nghiêm trọng nhất là họ bất đồng trong việc thông qua những vấn đề liên quan đến những nghi lễ truyền thống của Việt Nam thể hiện sự tôn kính đối với các đồ vật, nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên. Sau đây là một ví dụ minh họa cho sự việc khó xử này. Hoàng tử Cảnh là con trai trưởng của Nguyễn Phúc Ánh tới nước Pháp năm 1783, do Pigneau hộ tống và trở lại Sài Gòn năm 1789 khi hoàng tử lên 10 1 TB, 7: 15b. 2 Nguyễn Văn Hầu, “Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long - Chặng cuối cùng của cuộc Nam tiến”, Tập san Sử Địa 19 - 20 (1970): 13 - 14. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 57 tuổi. Trong khoảng thời gian 6 năm xa đất nước, hoàng tử hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Pigneau. Từ quan điểm của Pigneau, đây là một cơ hội hoàn hảo để tạo dựng nên một ông vua tương lai theo • iên chúa giáo ở Việt Nam. Trong chuyến trở lại Việt Nam, hoàng tử Cảnh đã từ chối theo tấm gương của cha mình và không cúi mình trước tổ tiên trong điện thờ hoàng tộc. Nguyễn Phúc Ánh và những người thân cận của ông ta rất hoang mang, lo sợ.1 Vậy sự liên minh giữa hội truyền giáo Pháp và hoàng đế Việt Nam bắt đầu như thế nào? Khi trốn khỏi Huế năm 1775, Nguyễn Phúc Ánh mới 13 tuổi. Đối với một hoàng tử trẻ đang trong hoàn cảnh như vậy, thật không dễ dàng tiếp nhận hệ thống giáo dục theo đạo Khổng. Năm 17 tuổi, hoàng tử gặp giám mục Pigneau lần đầu tiên. Chúng ta có thể công nhận rằng Pigneau đã nhận ra được khả năng ươm mầm những giá trị của Kitô giáo nơi vị vua này. Năm 1779, Pigneau xây dựng thành công một trường dòng ở vùng Biên Hòa. Trước năm 1782, khi còn ở Sài Gòn, thỉnh thoảng Nguyễn Phúc Ánh cũng tham dự những bài thuyết giáo của giám mục với giáo dân. 2 Đáp lại sự khoan dung và tình hữu nghị của nhà vua, Pigneau đóng góp những kiến thức về quân sự cho lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh. Mối quan hệ của họ ngày càng phát triển và khi đến thời hạn Pigneau bắt đầu hành trình trở về Pháp, Nguyễn Phúc Ánh đã giao người con trai cả của mình khi đó mới 4 tuổi cho giám mục như một “con tin”.3 Để hiểu hơn bối cảnh của sự kiện này, một điều cần được biết rằng các quan lại được giáo dục theo tư tưởng Khổng giáo4 đã đóng 1 Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ (viết tắt DNTL2) (1861, Tokyo: Keio Institute of Linguistic Studies, 1963), 196: 14a. 2 Trương Bá Cần, Thiên chúa giáo Đàng Trong: thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799) (Thành phố Hồ Chí Minh: tủ sách Đại Kết, 1992), tr. 49 - 50. 3 Từ quan điểm của Nguyễn Phúc Ánh, con trai của ông là con tin. DNTL1, 2: 5a. 4 Tôi không thiên vị về từ tiếng Anh này nhưng tôi sẽ sử dụng nó bởi tôi không có từ thay thế nào có nghĩa tương tự như vậy. Giống như với “Christianity” (đạo 58 &+2, %<81* :22. vai trò chủ động trong chính quyền Gia Định trước khi Pigneau từ Sài Gòn về Pháp cùng hoàng tử. Đó cũng là sự tìm kiếm tích cực để lấp đầy khoảng trống do sự ra đi của vị giám mục này tạo ra. Trên thực tế, các quan chức Khổng giáo ở Gia Định càng có cơ hội phát triển quyền lực trong khoảng thời gian 6 năm Pigneau vắng mặt. Sau khi Pigneau trở lại Gia Định năm 1789 và những tin tức về thái độ của hoàng tử Cảnh lan rộng, cuộc xung đột bắt đầu ngấm ngầm diễn ra. Pigneau giữ hoàng tử Cảnh bên mình tới tận khi ông ta chết năm 1799. Ông luôn luôn ở bên hoàng tử với vai trò là người cố vấn và Nguyễn Phúc Ánh truyền cho hoàng tử Cảnh phải kính trọng Cơ đốc) (tôn giáo của chúa Jesus), hai từ tiếng Anh “Buddhism” ( đạo Phật) và “Confucianism” (đạo Khổng) được sáng tạo ra trong khi sử dụng danh từ “Buddha” (Đức Phật) và “Confucius” (Khổng Tử). Cái tên “Buddhism” ( đạo Phật) phù hợp với thực tế, ít nhất là ở các nước Đông Bắc Á - nơi đạo Phật được hiểu là tôn giáo hoặc những chỉ dẫn của đức Phật. Tuy nhiên, thuật ngữ “ Confucianism” (đạo Khổng) tương đối khó hiểu. Nó hàm ý sâu sắc đạo Khổng là những quan niệm của Khổng Tử (K`ung Tzu). Tiếng Trung Quốc có từ tương ứng là “k`ung chiao” (Khổng giáo) (bài giảng của K`ung Tzu). Tuy nhiên, thuật ngữ và hệ quả của từ k`ung chiao được các nước láng giềng dùng chữ Trung Quốc và “đạo Khổng” sử dụng. “Đạo Khổng” còn được gọi là Nho giáo ở Việt Nam, yu gyu ở Hàn Quốc và ju kyo ở Nhật Bản. Đây là tất cả những cách phát âm khác của ru chiao trong từ tiếng Trung - từ có nghĩa mở rộng của “những chỉ dẫn của con người theo quan niệm bắt nguồn từ Khổng Tử và Mạnh Tử”. Theo khái niệm này, người theo quan niệm đó không nhất thiết phải là người Trung Quốc. Họ có thể là người Nhật, Hàn Quốc hoặc Việt Nam cùng chung thế giới quan về thế giới cổ vùng Đông Bắc Á. Trong trường hợp Việt Nam, dùng thuật ngữ “nho sĩ” (nhóm người học vấn uyên thâm và được giáo dục theo định hướng nho giáo) sẽ chính xác hơn việc dùng thuật ngữ “Confucians” (những người ủng hộ Khổng Tử, những người theo nho giáo), “Confucian scholars” (những người học theo Khổng Tử, những người học theo nho giáo) hoặc chỉ là “scholars” (những người có học thức) để chỉ một cách rộng rãi những nhóm người học theo giá trị của nho giáo. Trong cuốn sách này, thuật ngữ “Confucianism” (đạo Khổng) và “nho giáo” hoặc “Confucians” (những người theo nho giáo) và “nho sĩ” sẽ được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trong những hoàn cảnh nhất định nào đó. Ví dụ, tôi sẽ cố gắng tránh dùng những thuật ngữ khó hiểu “Confucianism” (đạo Khổng) hoặc “Confucians” (những người theo nho giáo). Tôi sẽ gọi những người được giáo dục (bởi việc học nho giáo) ở cấp địa phương là nho sĩ hoặc sĩ. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 59 Pigneau như người thầy.1 Tuy nhiên, cùng thời gian đó, Cảnh đang được một nhóm nhà nho Gia Định dạy dỗ. Người đóng vai trò chủ chốt trong nhóm này là Ngô Tòng Châu - một trong những học trò của Võ Trường Toản.2 Ông đạt được thành công tới mức sau một vài năm, các giáo sĩ đã thất vọng nặng nề về hoàng tử Cảnh.3 Mối quan hệ giữa các giáo sĩ và các nhà Nho trong chính quyền Gia Định đôi lúc rất căng thẳng. Trong cuộc tranh luận về Nho giáo Gia Định, Cao Tự Ñ anh theo quan điểm này4 và nói rõ rằng chính bản thân hoàng đế - Nguyễn Phúc Ánh - đã từ bỏ quan điểm bài đạo. Để minh chứng điều này, ông đã dẫn ra chỉ dụ “hương đường điều lệ” của Gia Long được ban hành năm 1804 nhằm điều chỉnh cuộc sống của nhân dân làng xã miền Bắc Việt Nam, trong đó bao gồm cả những quy định về Ñ iên chúa giáo.5 Khi Cao Tự Ñ anh đưa ra vấn đề này, có nhiều khả năng đang tồn tại mâu thuẫn giữa các nhà Nho và giáo sĩ người Pháp trong chính quyền Gia Định. Mặc dù tình hình căng thẳng và ảnh hưởng của Pigneau bao trùm lên người con trai trưởng của hoàng đế, Nguyễn Phúc Ánh cũng không hành động chống lại người Ñ iên chúa giáo. “Hương đường điều lệ” do Cao Tự Ñ anh trích dẫn chỉ ra bằng chứng về quan điểm bài đạo của Gia Long nhưng nếu nghiên cứu cẩn thận chỉ dụ này cho thấy không đúng trong trường hợp này. Chỉ dụ có ý chỉ điều chỉnh lại việc xây dựng và tu bổ các nhà thờ Kitô trong vùng họ Trịnh cai quản trước đây, hoặc Bắc Hà. Ngoài ra, chỉ dụ có cả những quy định với các truyền thống tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Lão và các phép thuật 1 DNTL1, 11: 16a. 2 LTST, 6: 18a. 3 Xin xem Geoges Taboulet, La geste FranÁaise en Indochine: histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914 (Paris: Librairie D`Amérique et D`Orient, Adrien - Maisonneuve, 1955) Tom 1, p. 255. 4 Cao Tự Thanh, Nho giáo ở Gia Định, tr. 81. 5 Như trên, tr. 89. 60 &+2, %<81* :22. phù thủy. Quy định về nhà thờ † iên chúa giáo chỉ là một trong hàng loạt những quy định nhằm khôi phục việc tiến hành các tôn giáo.1 Xu hướng chung của những người theo Nho giáo và † iên chúa giáo trong chính quyền Gia Định là cố gắng để thỏa hiệp với nhau. Dù không thành công nhưng Pigneau cũng đã kêu gọi tòa thánh Vatican xem xét lại việc cấm tục thờ cúng tổ tiên.2 Chiều theo ý của các giáo sĩ, chính quyền Gia Định đã miễn lao dịch và nghĩa vụ quân sự cho học sinh trường dòng.3 Đồng thời, chính quyền vẫn đảm bảo cho sự phát triển tự do của các hoạt động truyền giáo. Nguyễn Phúc Ánh tiếp tục duy trì sự mềm dẻo đối với người † iên chúa giáo vì trong thời gian chiến tranh, ông cần huy động tất cả lực lượng sẵn có. Lãnh đạo quân Tây Sơn cũng ở trong tình thế tương tự như vậy nhưng họ thất bại trong việc tranh thủ sự ủng hộ của người † iên chúa giáo. Vì thế dẫn đến kết quả là người † iên chúa giáo địa phương coi đội quân Gia Định của Nguyễn Phúc Ánh giống như các † ập tự quân. Điều này càng được thể hiện sâu sắc hơn khi đội quân Gia Định hành quân ra phía Bắc. Nếu vùng nào do binh lính của Nguyễn Phúc Ánh cùng giáo sĩ nắm giữ, họ sẽ được người † iên chúa giáo địa phương chào đón nhiệt tình. Trong những cuộc nổi dậy chống lại quân Tây Sơn, bất cứ khi nào lực lượng Gia Định tiến đến vùng của họ , những người † iên chúa giáo địa phương cũng đóng vai trò nổi bật như những người lãnh đạo phong trào.4 Năm 1799, Pigneau ốm và chết ở Quy Nhơn. Sau đó 2 năm, học trò cũ của ông là hoàng tử Cảnh cũng qua đời. Từ đó dẫn đến hệ quả là cơ hội gia nhập vào lực lượng cầm quyền trong chính quyền Gia Định của người † iên chúa giáo giảm một cách đáng kể vào cuối thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, chính sách khoan hòa của Nguyễn Phúc Ánh 1 Xin xem DNTL1, 23: 7b - 11a. 2 Taboulet, La gests Fransaise en Indochine, p. 229. 3 Trương Bá Cần, Thiên chúa giáo Đàng Trong, tr. 126. 4 LTST, 30: 49b - 50a. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 61 đối với người „ iên chúa giáo ở Gia Định vẫn được duy trì. „ iên chúa giáo tiếp tục lan rộng ở Gia Định cho tới thế kỷ sau dưới sự bảo trợ của Nguyễn Phúc Ánh và thuộc hạ của ông. 3. CÁC NHÓM TỘC SẮC TỘC Lướt qua tiểu sử của những thần dân của Gia Long, chúng ta nhanh chóng nhận ra tính đa dạng về quốc tịch và nguồn gốc tộc người của đội quân này. Bên cạnh người Pháp, Tây Ban Nha, người Anh, Lào và binh lính người Trung Quốc, các đội quân người Xiêm, Khmer, Mã Lai và Chăm cũng tham gia vào những cuộc hành quân của Nguyễn Phúc Ánh. Những cướp biển và các dân tộc thiểu số miền núi Trung Quốc cũng là những binh lính của ông. Vào thời điểm đó, dường như tất cả nhân lực sẵn có đều tập trung vào quân đội của ông. Trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX, chúng ta không thể tìm thấy ở đâu đội quân đa dạng về chủng tộc hơn đội quân của Nguyễn Phúc Ánh. Đội quân Tây Sơn tương đối đồng nhất hơn mặc dù không phải vì quân Tây Sơn mong giữ thế cô lập với các lực lượng ngoại quốc. Họ cũng đã từng rất tha thiết xây dựng liên quân với Xiêm1 và từng gửi ít nhất một phái bộ tới Trung Quốc để cầu viện trợ.2 Trong lực lượng của quân Tây Sơn có các thành viên của „ iên Địa hội, cướp biển người Trung Quốc3 và những người Chăm ở vùng Bình Định đã góp phần làm nên những đội quân Tây Sơn hùng mạnh nhất.4 Điểm khác biệt là chính quyền Gia Định đã giành được và mở rộng được sự ủng hộ của số đông, trong khi Tây Sơn lại thất bại trong việc này. 1 DNTL1, 7: 21b. 2 LTST, 30: 52b. 3 Như trên, 30: 41b. 4 Trong mắt binh lính Gia Định, những người Chăm tiên phong trong kiểu đầu Trung Quốc được mô tả là lực lượng mạnh mẽ, khủng khiếp nhất. Xin xem LTST, 30: 3a. 62 &+2, %<81* :22. Chính quyền Gia Định vẫn duy trì được tính đa nguyên của mình thông qua sự khoan dung đối với các nhóm sắc tộc khác nhau. Trong số đó, vai trò của hai tộc người chính là Khmer và Hoa kiều sẽ được phân tích ở phần tiếp theo. Trong lịch sử của vùng đất Nam Bộ Việt Nam, đây là hai nhóm chính thường xuyên đóng vai trò trung tâm trong các vấn đề quan trọng. Nghiên cứu những nhóm người này sẽ làm sáng tỏ một trong những thử thách quan trọng nhất mà triều Nguyễn phải đối mặt trong suốt thế kỷ sau. Để hiểu được bối cảnh Nam Bộ trong thế kỷ XIX, chúng ta cần phải hiểu được thái độ của chính quyền Gia Định đối với hai tộc người này từ giai đoạn trước đó. Người Khmer Chính sách cơ bản của chính quyền Gia Định đối với người Khmer là đảm bảo quyền tự trị của họ và cùng nhau chung sống. Đây cũng là thái độ kiên định của chính quyền trong mối quan hệ với các nhóm tộc người khác nhau. Điều này khác rất nhiều so với chính sách đồng hóa được đặt ra vào cuối triều Nguyễn. Trong khi người Việt cai quản những vùng khác thì đơn vị hành chính được gọi là phủ ở biên giới Việt Nam được lập nên ở Trà Vinh và Sóc Trăng năm 1789 là những vùng đất của người Khmer.1 Tuy nhiên, vị trí người cầm quyền hoặc người đứng đầu của đơn vị hành chính này được chỉ định là người Khmer. Từ năm 1790, những đồn điền quân sự được mở khắp Nam Bộ. Do đó, từ năm 1791, người Khmer được sắp xếp sống trong các đồn điền2 nhưng những binh 1 DNTL1, 4: 8; 4: 13a. 2 Xin xem DNTL1, 5: 15a. Những đồn điền quân sự Khmer có nguồn gốc từ đồn Xiêm Binh được lập năm 1787. Trong năm này, Nguyễn Phúc Ánh từ nước Xiêm trở về tấn công vào Sài Gòn. Trên đường tới Sài Gòn, bằng cách tổ chức các đồn Xiêm Binh, ông huy động được dân tộc Khmer ở vùng Trà Vinh. Tổ chức này được giao cho Nguyễn Văn Tồn - một vị tướng người Khmer. DNTL1, 3: 6b. Bản thân cái tên đồn Xiêm Binh đã có nghĩa là “đồn quân sự của những binh lính người Xiêm”. Có một khả năng là những người lãnh đạo của chính quyền Gia Định muốn ngụy tạo quân Xiêm. Trước đó, vào năm 1784, Nguyễn Phúc Ánh chạy trốn sang Xiêm 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 63 lính mới được tuyển mộ được đưa tới những đồn điền quân sự riêng biệt về mặt tộc người. Chính sách cơ bản của chính quyền Gia Định là chia mỗi tộc người thành một nhóm riêng, cho phép họ duy trì quyền tự trị của mình và bảo vệ một cách chắc chắn những quyền của họ. Ví dụ, năm 1791, khi Nguyễn Phúc Ánh nhận được thông tin người Việt xâm lấn vùng Trà Vinh, Sóc Trăng và khai quang đất đai ở đó theo ý của họ, ông đã yêu cầu tất cả người Việt dừng ngay việc xâm lấn và phải trả lại tất cả những đất được yêu cầu cho người Khmer .1 Nguyên nhân sâu xa của những chính sách này là mong muốn không kích động người dân Khmer nhưng cũng còn có một lý do khác. Đó là ý tưởng của Nguyễn Phúc Ánh về “người Việt và những người rợ phải có một đường biên rõ ràng” hoặc “ hán di hữu hạn”.2 Đây không phải là một thành ngữ mang tính chất phân biệt chủng tộc trong vùng Gia Định nhưng là minh chứng cho quan điểm của Phúc Ánh là người Việt và những nhóm dân tộc khác phải sống tách ra. Đối với ông, quan điểm đồng hóa không tồn tại, người Việt không nên đi vào khu vực của các dân tộc khác. Sau này, trong thời gian trị vì, vào năm 1815, ông yêu cầu những người Việt sống ở lãnh thổ Chân Lạp trở về bởi vì “trong tương lai, họ có thể gây rắc rối với người Chân Lạp”.3 Chỉ sau đó vài năm, năm 1818, người Trung Quốc, Khmervà Mã Lai4 sinh và trở lại Gia Định cùng 300 thuyền lớn và 20.000 quân Xiêm. DNTL1, 2: 12a. Tuy nhiên, những đội quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh bại và Nguyễn Phúc Ánh một lần nữa phải chạy trốn sang Bangkok năm 1785. Hai năm sau, Nguyễn Phúc Ánh rời Bangkok và trở lại Gia Định nhưng không có quân Xiêm. Có thể ông nghĩ rằng sự tồn tại của quân đội Xiêm sẽ đe dọa được quân Tây Sơn, ít nhất là về mặt tâm lý. 1 DNTL1, 5: 23. 2 Như trên, 5: 23b. 3 Như trên, 51: 13a. 4 Trong các tài liệu thế kỷ XIX, có một từ đặc biệt để chỉ người Mã Lai. Đó là “Đồ Bà”. Một điều chắc chắn rằng từ Trung Quốc này: Đồ Bà (She Po trong cách phát âm Trung Quốc) là cách dùng phổ biến của người Trung Quốc và Việt Nam để chỉ Java. Xin xem Phan Huy Chú, Hải trình chí lược (Récit sommaire d`un voyage en mer) (1833) do Phan Huy Lê, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp dịch và biên soạn 64 &+2, %<81* :22. sống và cải tạo đất Châu Đốc. Nguyễn Phúc Ánh (lúc này được gọi là Hoàng đế Gia Long) từng cảnh báo các quan lại phụ trách vấn đề này “ngăn ngừa việc người của ta dính líu đến cuộc sống của họ”1. Đây là quan điểm chủ đạo được Nguyễn Phúc Ánh giữ vững trong suốt triều đại của ông, tạo nền tảng cho truyền thống chung sống hòa bình giữa các tộc người trên khắp vùng đất Gia Định. ° ái độ của Nguyễn Phúc Ánh đối với người Khmer khiến họ nhìn nhận và ủng hộ ông như một quốc vương tôn kính người Việt. Một niềm tin phổ biến trở thành huyền thoại về một hồn ma của người con gái thỉnh thoảng hiện lên trong giấc mơ của Nguyễn Phúc Ánh để giúp ông đánh lại quân Tây Sơn (sự tích này nhắc đến núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh).2 ° eo hiểu biết của tôi, trong số những nhà vua triều Nguyễn, Nguyễn Phúc Ánh là người duy nhất tưởng tượng ra truyền thuyết để thu phục những thủ lĩnh và nhân dân người các nhóm sắc tộc. Do có mối quan hệ vững vàng với người dân Khmer , chính quyền Gia Định có thể huy động được nhân lực một cách hiệu quả. Binh lính đồn Xiêm Binh là đội quân quan trọng trong lực lượng quân đội ở Gia Định. Mối quan hệ này không chỉ giúp cho chính quyền Gia Định huy động nhân lực mà cả những nguồn tài nguyên quan trọng khác. Gỗ đóng thuyền được đưa tới từ những vùng của người Khmer như Đồng Môn, Quang Hóa và Ba Can ở phần Bắc của (Paris: Cahier d`Archipel 25, 1994), p. 130. Tuy nhiên, ở Nam Bộ, Đồ Bà có những ý nghĩa khác. Trên tất cả, họ là những người Mã Lai sống ở Nam Bộ hoặc ở Chân Lạp. Thứ hai, Đồ Bà là cách sử dụng rộng rãi để chỉ người Mã Lai. Ví dụ “Đồ Bà hải phỉ” là những cướp biển người Mã Lai mà đôi khi người Việt Nam phải chống lại ở các vùng duyên hải Nam Bộ cũng như tuyến hải thương tới vùng eo biển Malacca trong suốt thế kỷ XIX. Theo bản tâu của tỉnh Định Tường năm 1837, “vợ của Nguyễn Văn Quyền là Huỳnh Thị Thiếp sống ở làng Minh Đức, huyện Kiến Hòa bị hải phỉ Đồ Bà tấn công năm 1832 khi bà đi buôn bán bằng tàu”. Châu bản triều Nguyễn (ANU Library, vi phim), ngày 29 tháng 7 năm Đinh Dậu (tức năm 1837 dương lịch). 1 DNTL1, 58: 10a. 2 Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa và nay ( Sài Gòn, 1972), tr. 46. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 65 Nam Bộ, gần Sài Gòn.1 Nguồn thuế thu ổn định ở những vùng người Khmer cũng cung cấp nguồn ngân khố quốc gia quan trọng đối với chính quyền Gia Định. Bằng cách nắm quyền thu thuế ở Sóc Trăng, chính quyền có thể bảo đảm nguồn tài chính lâu dài. Sóc Trăng là nơi cung cấp gạo và muối chủ yếu cho Chân Lạp qua đường thủy và trở thành một trong những điểm thương mại quốc tế của Chân Lạp vào cuối thế kỷ XVIII.2 ° êm vào đó, Chân Lạp thường xuyên cung cấp voi cho Gia Định.3 Người Trung Quốc a) Phân cách người Hoa ra khỏi quân Tây Sơn ° ái độ khác nhau của chính quyền Gia Định và Tây Sơn thể hiện rõ ràng nhất ở sự quan tâm tới người Hoa. Mặc dù ban đầu Tây Sơn thành công trong việc giữ vững sự hợp tác với những người Hoa định cư nhưng cuối cùng, phần đông lại ủng hộ cho lực lượng Gia Định. Cuộc thảm sát năm 1782 đôi khi được đưa ra như một nguyên nhân khiến người Hoa tách khỏi Tây Sơn . Hơn mười nghìn người Hoa, binh lính, dân thường và thương nhân ở Gia Định đã bị quân Tây Sơn giết hại.4 Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của cuộc tàn sát này không được biết một cách rõ ràng. Fujiwara Riichiro đưa ra luận thuyết rằng cuộc tấn công đó có liên quan đến những người Hoa tham gia quân đội nhà Nguyễn và xu hướng của Tây Sơn hướng tới là chủ nghĩa dân tộc.5 Những học giả Việt Nam cũng cho rằng việc người Việt bóc lột người Hoa có liên quan tới sự chia tách này.6 1 DNTL1, 3: 21a; 5: 21b. 2 Binh chế biểu sớ (không có niên đại, Hà Nội: Viện Hán Nôm A 1543), tr. 71. 3 DNTL1, 8: 28b. 4 Như trên, 1: 17a. 5 Fujiwara Riichiro, “Vietnamese Dynasties’ Policies Toward Chinese Immigrants”, Acta Asiatica 18 (1970): 60. 6 Huỳnh Minh, Gia Định xưa và nay, tr. 182. 66 &+2, %<81* :22. Tuy nhiên, tôi sẽ tranh luận rằng: những hoạt động của người Hoa chống lại quân Tây Sơn , đặc biệt là ở Sài Gòn, là nguyên nhân cơ bản gây nên những ác cảm của Tây Sơn đối với họ. Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Tây Sơn ác cảm với người Hoa, chúng ta cần tập trung tới Lý Tài, một lính đánh thuê người Hoa lúc bấy giờ. Lý Tài là một trong những nhân vật gây nên sự thù địch mạnh mẽ của quân Tây Sơn đối với người Hoa ở Việt Nam. Người ta không rõ nguyên nhân ông ta gia nhập đội quân Tây Sơn nhưng ông đã đóng vai trò nổi bật trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa. Năm 1775, quân đội họ Trịnh ở phía Bắc đã tiến đến đèo Hải Vân. Lý Tài và một đồng sự người Hoa tên là Tập Định cùng chỉ huy 2/3 binh lính Tây Sơn .1 Sau đó không lâu, người anh cả của Tây Sơn cách chức Tập Định. Lý Tài trở thành người lãnh đạo duy nhất của đội quân người Hoa của Tây Sơn có tên gọi là Hòa Nghĩa. Tuy nhiên, có thể do người bạn Tập Định của ông bị cách chức và do chính những tham vọng của bản thân, Lý Tài đã sớm rời bỏ đội quân Tây Sơn . Năm 1775, ông ta đầu hàng tướng nhà Nguyễn Tống Phúc Hợp. Một năm sau, ông được giới thiệu với vua Duệ Tông (tức Nguyễn Phúc Û uần) ở Sài Gòn nhưng ông lại ở vị trí đối lập với một trong những tướng của Duệ Tông là Đỗ Û anh Nhân. Trong mắt Đỗ Û anh Nhân, người đáng tin cậy phải bắt đầu sự nghiệp của mình là một chỉ huy quân đội ở Huế. Lý Tài - một người từng là thương nhân, chỉ huy cũ của quân Tây Sơn và là người Trung Quốc - thì chỉ “giống như chó hoặc lợn”.2 Trước đó một thời gian dài, Lý Tài bỏ trại của Duệ Tông, sang vùng Biên Hòa với đội quân Hòa Nghĩa của ông, xây dựng một nhóm quân độc lập và tuyên bố ủng hộ người con trưởng của Võ Vương. 1 LTST, 30: 6. 2 Như trên, 27: 22b. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 67 Vào thời điểm đó, hàng loạt trận đánh diễn ra giữa đội quân Đông Sơn (của Đỗ  anh Nhân) và đội quân Hòa Nghĩa.  eo Trịnh Hoài Đức, “ông ta [ Lý Tài] tuyển mộ thêm Đường nhân, hay là những người Hoa định cư ở trong vùng nên sức mạnh đội quân của ông lên tới trên 8.000 […]. Ông tập hợp cả người Hoa Minh hương và " anh hà”.1 Đội quân người Hoa này giống đội quân của người Mãn Châu, chia lá cờ thành các phần: vàng, đỏ, xanh và trắng.2 Cùng trong năm đó, người con cả của Võ Vương vào Sài Gòn và được đội quân Hòa Nghĩa hộ tống, bảo vệ. Khi trưởng nam của Võ Vương lên ngôi, Lý Tài trở thành người nắm giữ quyền lực. Không lâu sau đó, đội quân Đông Sơn của Đỗ  anh Nhân, gồm cả vua Duệ Tông và Nguyễn Phúc Ánh thua đội quân Hòa Nghĩa của Lý Tài và rút lui về Định Tường. Năm 1777 bắt đầu cuộc tấn công lần thứ hai của Tây Sơn chống lại Gia Định. Ở Sài Gòn, quân Tây Sơn chiến đấu chủ yếu với đội quân người Hoa của Lý Tài. Không giống như những nhóm quyền lực khác ở thời điểm đó thường dựa vào vùng nông thôn, quân của Lý Tài dựa vào các thành thị nơi người Hoa sinh sống chủ yếu. Dựa vào những địa điểm này, ông mong muốn sẽ có được sự ủng hộ vật chất cũng như nhân lực và hỗ trợ về tài chính của người Hoa. Vùng do đội quân này bảo vệ có đông đúc người Hoa sinh sống, về sau có tên là Chợ Lớn.3 Trong năm này, Tây Sơn đánh bại đội quân Hòa Nghĩa, sau 1 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, 5: 29. Đối với các thuật ngữ đường nhân, minh hương và thanh hà, xin xem những thảo luận của tôi về “Những thuật ngữ chỉ người Hoa định cư” dưới đây. 2 Như trên. 3 Theo Nguyễn Thế Anh, nơi này bắt đầu được gọi là Chợ Lớn từ năm 1813. Nguyễn Thế Anh, “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” ( Sài Gòn, Lửa Thiêng, 1971), tr. 47. Trong hầu hết tài liệu Việt Nam thế kỷ XIX, vị trí này được ghi chép là “ Sài Gòn”. Do đó, bất kỳ từ tên “ Sài Gòn” nào trong bài viết của tôi cũng chỉ khu vực xung quanh Chợ Lớn. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh giành lại được vào năm 1788, Sài Gòn được mở rộng hơn về phía Đông. Thành Gia Định được xây dựng năm 1789 nằm về phía Đông của Sài Gòn cũ. Đó là vùng Bến Nghé, vùng trung 68 &+2, %<81* :22. đó, Lý Tài bị quân Đông Sơn giết chết.1 Đội quân Hòa Nghĩa bị tan tác đã được tổ chức lại dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phúc Ánh . Trước đây, khi quân Đông Sơn và Hòa Nghĩa còn đang xung đột thì dường như quá trình đồng hóa lẫn nhau có chút gì bất thường. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi vị tướng kiêu ngạo của Nguyễn Phúc Ánh là Đỗ À anh Nhân bị ám sát năm 1781. Sự ra đi của Đỗ À anh Nhân đã mở đường cho vị chỉ huy người Hoa và những người Hoa khác tham gia vào phe của Nguyễn Phúc Ánh . Đội quân Hòa Nghĩa mới là lực lượng thường đánh lại quân Tây Sơn khi họ thực hiện cuộc tiến quân lần thứ ba năm 1782.2 Tới đây, một lần nữa quân Tây Sơn gặp lại những đội quân người Hoa với vai trò là lực lượng chính như trong cuộc tiến quân thứ hai của Tây Sơn tới Gia Định. Tôi cho rằng cả trong năm 1777 và 1782, cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn đã đóng góp cho đội quân Hòa Nghĩa dưới nhiều hình thức khác nhau. Những sự kiện này đã tạo tiền đề cho cuộc thảm sát năm 1782. Tức giận vì cái chết của một trong những người bạn thân ở trận đánh gần Sài Gòn do quân Hòa Nghĩa khiêu chiến, Nguyễn Văn Nhạc - một người trong số anh em Tây Sơn - đã tuyên bố đuổi hết người Hoa khỏi vùng đất của ông vào năm 1782. Đối với Nhạc, binh lính Hòa Nghĩa dưới quyền chỉ huy của Lý Tài hay Nguyễn Phúc Ánh đều không quan trọng, vấn đề là tất cả thành viên của Hòa Nghĩa đều là người Hoa. Anh em Tây Sơn tin rằng rất có khả năng, binh lính Hòa Nghĩa được người Hoa ở Sài Gòn ủng hộ. Tôi tin là tâm của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Vào cuối thế kỷ XIX, Sài Gòn và Bến Nghé được coi là những vùng riêng biệt. Trong một bức thư Nguyễn Phúc Ánh gửi cho những nhà truyền giáo người Pháp năm 1788, hai vùng trên được đề cập đến là những vùng riêng biệt: “Ta đánh bại quân Tây Sơn và giành lại Ba Giồng, Sài Gòn, Bến Nghé, Đồng Nai, Bà Rịa”. Tạ Chí Đại Trường, “Những bức thư chữ Nôm của Nguyễn Ánh do Giáo sư Cadière sưu tập”, Tập san Sử Địa 11 (1968): 121. 1 LTST, 27: 23a. 2 DNTL1, 1: 17a. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 69 cuộc thảm sát của Nguyễn Văn Nhạc xảy ra vì ông ta mong muốn quét sạch cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn vốn được coi là cản trở lớn nhất đối với họ khi chiếm thành phố này. Trên thực tế, cuộc thảm sát năm 1782 là sự kiện có tính chất quyết định đối với người Hoa, dẫn đến việc những người trốn thoát đó kiên quyết đứng lên chống lại quân Tây Sơn. b) Những thuật ngữ chỉ người Hoa định cư Những thuật ngữ để chỉ người Hoa định cư ở Việt Nam: “ Đường nhân”, “ # anh nhân”, “Khách nhân”, “# anh hương”, “ Minh hương xã nhân” được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ XIX. Người Hoa duy trì rất tốt tổ chức bang và xã1 ở Việt Nam cũng như những tính đồng nhất của riêng họ. Khách nhân và thanh nhân là những người Hoa định cư giữ vững được quan điểm của mình. Từ thanh nhân thường được dùng để chỉ những người Trung Quốc nhập cư trong thế kỷ XVIII và XIX.2 Đường nhân có ý nghĩa bao hàm rộng hơn, không chỉ là người Trung Quốc nhập cư mà còn chỉ bất kỳ người Trung Quốc nào.3 Tóm lại, đây là cụm từ người Việt Nam dùng để chỉ người Trung Quốc. Trong số những nhóm người Hoa này, minh hương và thanh nhân là hai nhóm đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII. 1 Woodside nhận định thuật ngữ này có nghĩa là “Người Hoa ở Trung Quốc”. Woodside, Vietnam and the Chinese Model, p. 19. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đặc biệt trong những mô tả của thế kỷ XVIII, định nghĩa của ông là đúng. Ví dụ, trong một ghi chép về năm 1790, sử biên niên của triều đình Thực Lục ghi rằng “ Thanh nhân vận động lính Lưỡng Quảng [Quảng Đông (Kuang Tung) và Quảng Tây (Kuang Hsi)] tấn công Tây Sơn”. DNTL1, 5: 2a. Trong trường hợp này, Thanh nhân rõ ràng là “người Hoa ở Trung Quốc”. Tuy nhiên, nó chỉ là một trong một số trường hợp đặc biệt. Cách sử dụng từ thanh nhân thông thường là để chỉ những người Hoa sinh sống ở Việt Nam. Xin xem những bàn luận của tôi về những người Hoa định cư này trong chương II. 2 Xin xem Ts’ai T’ing Lan, Hải Nam tạp trứ (1836. Hà Nội: Viện Hán Nôm HVv80), tr. 7. 3 TB, 5: 22b. 70 &+2, %<81* :22. c) Minh Hương: Những người tị nạn trung thành với nhà Minh Năm 1679, nhà Nguyễn cấp đất Gia Định cho 3.000 người Minh chứng tỏ một bước ngoặt trong lịch sử của người Hoa nhập cư và vùng đất Gia Định. Từ đây, trung tâm cư trú của người Hoa chuyển từ Hội An tới Sài Gòn. Sau khi người Minh tị nạn định cư ở vùng Gia Định, đặc biệt là ở Mỹ š o và Biên Hòa, hai vùng này đã phát triển thành những trung tâm thương mại mà “các thương nhân người Hoa, người phương Tây, người Nhật và Mã Lai luôn hối hả”.1 Trong suốt thế kỷ XVIII, người Hoa chuyển dần dần tới lưu vực sông Sài Gòn cho tới khi họ tìm được địa điểm lâu dài để định cư là Sài Gòn. Trên thực tế, người Trung Quốc đóng vai trò quan trọng nhất, là những người đi tiên phong trong việc truyền bá văn hóa Đông Bắc Á hoặc làm nhạt đi ảnh hưởng của Khmer đối với vùng Gia Định. Việc người Việt đã sinh sống khắp Gia Định trước khi người Hoa tị nạn đến vào năm 1679 là điều không thể phủ nhận.2Tuy nhiên, sự định cư của người Việt diễn ra trong thời gian dài và liên tục của nhiều nhóm nhỏ từ khu vực trung tâm. Trong khi đó, người Hoa nhập cư với những nhóm lớn và thể hiện sự truyền bá văn hóa và kinh tế mạnh mẽ hơn, từ đặc trưng Khmer sang đặc trưng Trung Hoa và cuối cùng là Việt Nam. Như triều đình Huế ghi nhận, khi những người Minh tị nạn đầu tiên vào Việt Nam, vùng đất màu mỡ xung quanh Sài Gòn vẫn còn thuộc về “ lãnh thổ Chân Lạp”.3 1 Năm 1883, Nguyễn Bảo khẳng định rằng vào năm 1647, nhà Nguyễn đã tìm thấy nông dân người Việt chuyển đến và sinh sống ở vùng Biên Hòa. Nguyễn Bảo, Sử cục loại biên (1883. Hà Nội: Viện Hán Nôm A 9), 8: 4. Nguyễn Đình Đầu chỉ ra rằng người Việt được tìm thấy sớm hơn ở vùng Gia Định từ thế kỷ XVI. Nguyễn Đình Đầu, Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh (Hà Nội: Hội Sử học Việt Nam, 1992), tr. 31. 2 TB, 5: 22a. 3 Như trên, 7: 14a. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 71 Cần quan tâm đến một thực tế là khi phủ Gia Định được lập năm 1698, số lượng gia đình người Việt được ghi là hơn 40.000.1 Điều này được cho rằng trong hai thập niên trước (từ 1679 đến 1698), người Hoa đã xây dựng Gia Định để thu hút nhiều hơn lượng người Việt đến sinh sống. š eo các sử gia thế kỷ XIX khẳng định: “Sau khi [người Minh tị nạn định cư ở Mỹ š o và Biên Hòa] khu vực quanh Sài Gòn ngày càng bị ảnh hưởng bởi hán phong”.2 š eo cách dùng từ của thế kỷ XIX, hán phong thể hiện phong tục Việt Nam, bao gồm cách sống, trang phục, ngôn ngữ… Đồng thời, nó cũng chỉ ra sự chia sẻ những yếu tố văn hóa phổ biến của các dân tộc Đông Bắc Á như đạo Khổng, Phật giáo Đại thừa và chữ Hán.3 Trong vòng hai mươi năm sau khi người Hoa nhập cư sinh sống ở đất Gia Định, phủ Gia Định được thành lập . Cũng trong năm này, người Minh tị nạn ở Sài Gòn lập nên tổ chức xã hội gọi là minh hương xã, còn thanh hà xã do một nhóm người Minh tị nạn khác sống ở Biên Hòa lập nên.4 d) Bản sắc người Minh hương Về nguồn gốc, người Minh tị nạn chủ yếu là những người lính độc thân nên họ thường lấy vợ người Việt. Hệ quả là trong nhiều trường hợp, các thành viên của minh hương có nguồn gốc lai với người Việt.5 Tuy nhiên, trên thực tế, những đặc tính người Hoa của họ và sự gắn bó với chế độ gia trưởng Trung Quốc rất chặt chẽ. 3.000 người Minh tị nạn đã tách khỏi một trong những nhóm người ở Trung Quốc để ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Trung Hoa “Hán tộc” chống lại 1 Như trên, 5: 22b - 23a. 2 Liên quan tới vấn đề hán phong, xin xem chương 5. 3 TB, 7: 14b. Sau đó, cái tên thanh hà xã biến mất. Thay vào đó, minh hương xã được dùng rộng rãi hơn để chỉ bất kỳ hiệp hội nào dân tị nạn người Minh. 4 Fujiwara Riichiro, Tonanajiashi no Kenkyu (Nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á) (Kyoto: Hozokan, 1986), pp. 263 - 64. 5 Hai ông đều là thành viên của minh hương và tham gia vào chính quyền Gia Định. 72 &+2, %<81* :22. ảnh hưởng “man rợ” của người Mãn Châu nhà ˆ anh. Người Minh tị nạn tự khẳng định một cách tự hào và mạnh mẽ, có phần hơn thực tế về bản thân họ là người Hán “thuần khiết” hơn những người Hoa triều ˆ anh nhập cư sau đó - những người đã trải qua và chấp nhận giống như người Mãn Châu trong các vấn đề như trang phục và kiểu tóc. Triều Minh là một trong những triều đại của Trung Quốc được thiết lập lên do những người Hán thuần tộc và duy trì được những nhận thức mang tính chất của người Hán về thế giới. ˆ ật khó có thể tưởng tượng được những người tị nạn này tự nguyện quên những đặc tính người Hán trong một đất nước “man di” là nước Việt Nam. Do ảnh hưởng bởi những người mẹ Việt nói riêng và người Việt Nam nói chung, một số đứa trẻ người minh hương mất đi ý thức về nguồn gốc người Trung Quốc nhưng khi chúng đăng ký là những thành viên của minh hương xã, chúng sẽ giữ được những đặc điểm hình dáng bên ngoài là hậu duệ của người Trung Quốc. Có những bằng chứng giúp chúng ta đánh giá được sức mạnh về sự đồng nhất hóa của các thành viên minh hương đối với tổ quốc của họ. Ngày nay, ở số 380 phố Trần Hưng Đạo, quận 5, Sài Gòn có một ngôi đình tưởng niệm Gia ˆ ịnh Minh Hương. Bài vị của Chu Nguyên Chương (hoàng đế khai quốc của vương triều Minh) được đặt ở giữa án thờ. Phía bên trái có các bài vị của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh.1 Phía bên phải có bài vị của Trần ˆ ượng Xuyên (lãnh đạo của người Minh tị nạn định cư ở Biên Hòa) và Nguyễn Hữu Cảnh (trấn thủ đầu tiên của phủ Gia Định) - người có quan hệ gần gũi với người minh hương. Trên cột gỗ trong đình, có một bài thơ rất hay của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) - một người minh hương đến từ Phúc Kiến: “Hương mãn kiền khôn hinh Việt địa, long bàn 1 “Hương mãn kiền khôn hinh Việt địa, long bàn thường cứ thịnh văn chương”. Hương thơm tiềm ẩn gấp đôi để chỉ minh hương và hương thơm của người Minh Trung Quốc. Trái lại, con rồng để chỉ đấy nước Trung Hoa hoặc người Trung Hoa. Nhóm dịch trân trọng cám ơn PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học) đã giúp đỡ dịch nghĩa hai câu thơ trên. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 73 thường cứ thịnh văn chương” (Hương thơm đầy khắp đất trời, làm ngào ngạt đất Việt, thế đất như rồng uốn lượn thường chầu về khiến cho văn chương phát triển thịnh vượng).1 Những người này thể hiện thiện ý gia nhập vào xã hội Việt Nam bằng cách mặc trang phục Việt, nói tiếng Việt và sống theo phong cách người Việt nhưng họ vẫn giữ nguồn gốc và đặc tính riêng là hậu duệ người Hán. Tuy nhiên, bản sắc minh hương của họ không cản trở việc những người đứng đầu Gia Định tuyển họ vào những vị trí có quyền lực. Dựa vào những người quen biết của họ với xã hội Việt Nam, người minh hương được bổ vào nhiều vị trí cao trong chính quyền Gia Định. Đặc biệt, các thành viên của Bình Dương + i Xã2 nắm giữ những vị trí có ảnh hưởng tới trung tâm chính quyền Gia Định. Người Hoa minh hương bắt đầu đóng vai trò chủ động quyết định ở cấp triều đình trong thời gian chính quyền Gia Định. e) ! anh nhân - người ! anh Nhóm người Hoa khác định cư ở Việt Nam được gọi là thanh nhân. Họ công khai tuyên bố họ là người Hán nhưng có nguồn gốc từ người Mãn Châu - thống trị được quốc gia của người + anh Trung Hoa. Do đó, họ có tóc đuôi sam và trang phục giống với người + anh, người Mãn Châu. Họ chống lại sự đồng hóa và chỉ học một ít tiếng Việt. + eo nguồn gốc địa phương ở Trung Quốc, họ có những hội đoàn riêng của mình, gọi là bang. ! anh nhân đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam trong suốt thế kỷ tiếp theo. Sau khi quân đội của Lý Tài bị đánh bại vào năm 1777 và sau đó là cuộc thảm sát người Hoa định cư năm 1782, người ta khó có 1 Một câu lạc bộ được đặt tên theo tỉnh Bình Dương trong khu vực quanh Sài Gòn. Tổ chức này cũng được gọi là “Sơn Hội”. Đây là câu lạc bộ văn học Trung Quốc của những người có bút danh kết thúc với từ “Sơn” (Núi). Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn và Diệp Minh Phụng là những thành viên. Xin xem Nam Xuân Thọ, Võ Trường Toản [tiểu sử] ( Sài Gòn: Tân Việt, 1957), tr. 46. 2 DNTL1, 5: 15a. 74 &+2, %<81* :22. thể tìm thấy một nhân vật quan trọng nào là thanh nhân trong bất kỳ nhóm nắm giữ quyền lực nào ở Gia Định. Tình hình cũng tương tự như vậy trong suốt giai đoạn của chính quyền Gia Định. Từ năm 1789, thanh nhân được huy động làm binh lính theo số lượng của từng bang ở Gia Định. Người Hoa ở những vùng ngoại vi xa xôi hơn như Trà Vinh, Sóc Trăng và Hà Tiên được tổ chức thành những đơn vị đồn điền quân sự.1 Vai trò nổi bật nhất của người Hoa trong chính quyền Gia Định là cung cấp quân nhu và trang thiết bị. Từ năm 1789, người Hoa trao đổi sắt, chì đen và lưu huỳnh cho Gia Định để lấy gạo, vải bông và tơ sống.2 Khi biên giới của vùng đất Gia Định được mở rộng về phía Bắc thì vùng này phải trải qua sự bất ổn của giá gạo. Gạo được nhập từ Xiêm để làm dịu tình hình. Năm 1791, khi những người đứng đầu Gia Định quyết định nhập khẩu gạo, họ nhận thấy rằng cần thiết phải dựa vào người Hoa minh hương để làm công việc này.3 Những nhóm người khác Bên cạnh người Khmer và người Hoa, có những nhóm dân tộc thiểu số khác trong chính quyền Gia Định. Một điều chắc chắn là có một số binh lính người Mã Lai dưới quyền chỉ huy của các lực lượng Gia Định.4 Khoảng 1.000 binh lính thuộc các dân tộc thiểu số khác nhau ở Biên Hòa không được kể tên cụ thể cũng tham gia vào các lực lượng ở Gia Định.5 Có được điều đó là nhờ những chủ trương hòa bình và thành công của chính quyền Gia Định đối với các dân tộc thiểu số, để từ đó có thể khai thác được tuyến đường vòng tới Nghệ An qua vùng đất của Lào trong năm 1802.6 f ời gian đầu, họ gặp phải 1 Như trên, 4: 12b; 8: 5. 2 Như trên, 5:23a. 3 Như trên, 6: 36a. 4 DNTL2, 64: 27b. 5 Như trên, 16: 10a. 6 Như trên, 12: 13a; 12: 20a. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 75 phản ứng giận dữ của người Chăm. Tuy nhiên, lực lượng quân Gia Định xoa dịu người Chăm bằng cách hủy bỏ chính sách đồng hóa đã được đặt ra từ đầu thời Nguyễn. Binh lính người Chân Lạp, Xiêm và phương Tây được tuyển mộ từ bên ngoài. Năm 1800, 5.000 binh lính Chân Lạp cùng lực lượng Gia Định mở rộng vùng đất Quảng Nam.1 Năm 1784, 20.000 lính Xiêm đổ bộ vào Gia Định để ủng hộ Nguyễn Phúc Ánh . Có bằng chứng cho rằng chậm nhất là năm 1780 đã có người phương Tây làm việc cho Nguyễn Phúc Ánh .2 Đối với quân đội Gia Định, có được sự cung cấp vật chất từ bên ngoài là vấn đề quan trọng thiết yếu và Xiêm là nguồn cung cấp không thể thiếu. Bất cứ khi nào nạn đói kém xuất hiện trong vùng, chính quyền Gia Định đều hướng đến Xiêm để tìm kiếm nguồn tiếp tế gạo. Sắt và lưu huỳnh dùng cho mục đích quân sự cũng được nhập từ Xiêm.3 Û uốc lá của Xiêm là một trong những mặt hàng xa xỉ có giá trị nhất phân phát cho các binh lính Gia Định.4 Đổi lại, Gia Định cũng xuất sang Xiêm các sản phẩm như vải bông5 và gạo.6 Với sự giúp đỡ của người phương Tây, người của chính quyền Gia Định đã khai thác được những tuyến đường tới eo biển Malacca, Batavia, Philippines và Bengal.7 Vào các năm từ 1788 đến 1801, khi có gió mùa đông bắc, sứ thần của Gia Định đi thuyền tới những vùng này. Do đó, Gia Định được cung cấp những đạn dược tiên tiến nhất. 1 LTST, 28: 7. 2 DNTL1, 9: 31b. 3 Như trên, 12: 27b. 4 Như trên, 9: 31. 5 Như trên, 4: 10b; 6: 37b; 9: 31. 6 Như trên, 6: 35a. 7 Người kế vị ông là Minh Mạng đã trải qua tình trạng đối lập với ông. Minh Mạng được sinh ra ở Gia Định nhưng về Huế năm 11 tuổi và lớn lên ở đây. 76 &+2, %<81* :22. KẾT LUẬN Tôi đã nghiên cứu chính quyền Gia Định và nhiều yếu tố của nó. Từ những năm 1770, Gia Định xuất hiện là một đơn vị độc lập và chính quyền Gia Định được thành lập từ năm 1788 dựa trên sự chủ động và sáng tạo của con người Gia Định. Nguyễn Phúc Ánh đóng vai trò trung tâm trong chính quyền này. Ông không chỉ giành được vai trò lãnh đạo với đầy đủ tính hợp pháp của người kế vị ngôi vua mà còn do khả năng thu hút được lòng trung thành và sự tham gia của các nhóm quân sự độc lập ở Gia Định cũng như các dân tộc khác ở vùng này. Một điều chắc chắn là thái độ của ông được định hình bằng những kinh nghiệm ông đã tích lũy. Mặc dù được sinh ra ở Huế nhưng năm 13 tuổi ông đã rời quê hương vào đất Gia Định. Tính cách của ông được hình thành chủ yếu ở Gia Định và thông qua việc giao tiếp với nhân dân trong vùng. Sự liên hệ này chắc chắn đã giúp ông học cách ứng xử với các tầng lớp dân cư đa dạng, phức tạp.1 Mối quan hệ giữa ông và thuộc hạ mang tính chất cá nhân, riêng tư hơn là quan cách. Ông bãi bỏ chính sách bài đạo Kitô truyền thống của họ Nguyễn và tiếp tục thu hút được sự ủng hộ của những giáo dân Kitô 1 Niên hiệu của Nguyễn Phúc Ánh từ năm 1802-1820. Niên hiệu này có nghĩa là Nguyễn Phúc Ánh khởi dựng sự nghiệp ở Gia Định và thống nhất đất nước tại Thăng Long. Xem Thái Đình Lan, Hải Nam tạp trứ (1836. Hà Nội: Viện Hán Nôm HV v80), tr. 31; Nguyễn Gia Cát, Đại Nam hoàng triều Bi Nhu Quận công phương tích lục (1897. Hà Nội: Viện Hán Nôm A 1187), tr. 9. Nghĩa gốc của từ gốc Hán “Long” trong “Thăng Long” là “rồng”. Năm 1805, (hoặc năm 1803. Xem Phan Trúc Thực, Quốc sử di biên [từ đây viết tắt là QSDB] [Hong Kong: New Asia Research Institute, 1965], tr. 30), từ “Long” (rồng) được thay thế bằng một từ khác cũng được đọc là “Long” nhưng có nghĩa là “vươn lên” hoặc “phát đạt”. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ (viết tắt là DNTL1) (1848. Tokyo: The Institute of Cultural and Linguistic Studies, Keio University, 1968), 27:7b. Theo tôi, nguyên nhân của sự thay đổi này là do từ “long” (rồng) ám chỉ vua, trong khi đó nhà vua không còn đóng đô ở đây nữa. Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua năm 1806, vì vậy có thể niên hiệu của ông được cấu thành từ hai từ, một từ chỉ Gia Định và một từ chỉ Thăng Long. 9¼1* ïś7 1$0 %ų 'óĽ, 75,Ŧ8 0,1+ 0ą1* 77 Gia Định. Tính đa dạng tộc người cũng là một trong những nét đặc trưng của chính quyền này. Cho đến khi những người khác từ khu vực miền Trung và miền Bắc trở thành người nắm giữ quyền lực trong triều đình Huế từ thập niên thứ ba của thế kỷ XIX, các nét đặc trưng của Gia Định vẫn được duy trì trong vùng đất này. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem di sản của chính quyền Gia Định bộc lộ như thế nào ở vùng đất Nam Bộ và nó có ảnh hưởng thế nào đối với chính quyền trung ương, cuối cùng là sự kích động cuộc xung đột nghiêm trọng giữa vùng đất Nam Bộ và chính quyền trung ương. CHƯƠNG II Gia Định thành tổng trấn (1808 - 1832) và Lê Văn Duyệt Năm 1802, sau khi nhà Nguyễn được thành lập, Nam Bộ một lần nữa được đặt tên là Gia Định. Như đã đề cập ở chương I, chính quyền Gia Định là chính quyền địa phương với những bản sắc địa phương rõ nét. Người Nam Bộ tự xác định là người dân và binh lính của chính quyền Nam Bộ - nơi đã nhiều năm liền tồn tại như một vùng đất tách rời, khác biệt với những vùng khác của Việt Nam. Tuy nhiên , sau năm 1802, người Nam Bộ trở thành tầng lớp thống trị ở triều đình Huế do Nguyễn Phúc Ánh đứng đầu. Họ tự thấy mình có trách nhiệm cai quản tất cả các vùng đất khác của Việt Nam như một lãnh thổ thống nhất. Ô ách thức này đòi hỏi chính quyền phải có những phương sách cai trị mới. Đây không chỉ là vấn đề cai trị lãnh thổ đã được mở rộng mà còn là vấn đề thống nhất ba vùng lãnh thổ khác biệt: phần đất trước đây của họ Trịnh ở miền Bắc, vùng đất trung tâm của họ Nguyễn ở miền Trung và Gia Định ở miền Nam. Để cai trị lãnh thổ mới được thống nhất đó, Gia Long1 lựa chọn cách cai trị phần lớn đất nước một cách gián tiếp bằng cách đặt các 1 Đặc biệt là vùng Thanh Hóa và Nghệ An. Trong suốt 2 thế kỷ trước, cả 2 vùng này đều thuộc miền Bắc dưới sự cai trị của chúa Trịnh. Từ thế kỷ XIX, Thanh Hóa và Nghệ An thuộc miền Trung Việt Nam. """