" Vụ Giết Người Trên Sân Golf - Agatha Christie full prc pdf epub [Trinh Thám] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vụ Giết Người Trên Sân Golf - Agatha Christie full prc pdf epub [Trinh Thám] Ebooks Nhóm Zalo VỤ GIẾT NGƯỜI TRÊN SÂN GOLF (MURDER ON THE LINKS) Tác giả: Agatha Christie Người dịch: Bá Dung Nguồn : vnthuquan.net Người đánh máy : HanAn Người đóng gói : Parrot (Dịch từ nguyên bản tiếng Nga của V. Phêđôrôpxki) Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao (1986) CHƯƠNG MỘT CÔ BẠN ĐƯỜNG Có một giai thoại cũ về một nhà văn trẻ, muốn thu hút sự chú ý của các biên tập viên, đã bắt đầu truyện của mình bằng một câu độc đáo: “Khỉ gió!” - Nữcông tước thốt lên”. Dù kỳ lạ thế nào chăng nữa, câu chuyện của tôi cũng bắt đầu đúng như thế. Chỉ có điều người đàn bà nói câu trên không phải là nữ công tước. Lúc đó là đầu tháng bảy. Tôi làm xong công việc ởParis và đi chuyến tàu sớm trở về London, nơi tôi đang sống trong một căn hộ cùng với người bạn cũ của tôi, nguyên là nhà thám tử Bỉ Hercule Poirot. Chuyến tàu tốc hành đi Calais vắng khách một cách khác thường. Trong cupê của tôi thực tế chỉ có một hành khách nữa mà thôi. Lúc từ khách sạn ra ga tôi hơi vội, nên khi tàu chuyển bánh tôi mới kiểm tra lại đồ đạc. Trước đó tôi chỉ thoáng thấy cô bạn đường của tôi, nhưng bỗng nhiên cô ta làm cho người khác phải chú ý đến sự có mặt của mình một cách hết sức bất ngờ. Cô ta nhảy phắt lên, hạ cánh cửa sổ xuống, rồi thò đầu ra ngoài, nhưng lập tức lại thụt vào và kêu to: “Khỉ gió!”. Chà, tôi thì cho rằng phụ nữ phải thùy mị. Tôi không đủ kiên nhẫn mà nhìn những cô gái ngày nay nhảy suốt từ sáng đến tối, hút thuốc, thởra như ống khói tầu thủy và văng ra những từ buộc cả những chị hàng cá ở Billingsgate cũng phải dè mặt. Tôi khẽ cau mày ngước nhìn bộ mặt xinh xắn, linh lợi của cô gái đội chiếc mũ đỏ đỏm dáng. Hai tai cô khuất sau mớ tóc đen dày. Tôi đoán cô bé khoảng mươi bảy tuổi. Cô ta đón nhận cái nhìn của tôi không chút bối rối và rồi nhăn mặt một cách tình tứ: - Trời ơi! Quý nhài nhân từ nổi giận vì tư cách của chúng tôi - cô ta dường như nói với công chúng - Tôi xin lỗi về những lời nói của mình. Cái đó lẽ tất nhiên không được thùy mị, nhưng tôi nói thật đấy, tôi có đủlý do để hành động như vậy. Ngài có biết rằng tôi đã phải xa cách người em gái duy nhất của mình không? - Thật thế chăng? - tôi lễ phép trả lời - Thật là bất hạnh. - Anh ta kết tội! - cô gái kêu to với chính mình - Anh ta lên án em gái tôi, điều đó hoàn toàn bất công bởi vì anh ta thậm chí chưa gặp nó. Tôi toan cất tiếng, nhưng cô gái d9a4 nói trước: - Ngài đừng nói gì nữa. Không ai thương tôi cả. Tôi sẽ đi vào tận rừng sâu và sẽ ăn sâu bọ. Tôi tuyệt vọng lắm rồi. Cô ta giấu mình sau tờ tạp chí hài hước Pháp khổrộng. Mấy phút sau tôi thấy cô lén nhìn tôi qua phía trên tờ báo. Tôi bất giác mỉm cười. Cô ta lập tức bỏtờ báo và bật cười vui vẻ. - Tôi biết rằng ngài không phải là thằng ngốc nhưngài làm bộ - cô gái nói. Tiếng cười của cô ta dễ lây đến mức tôi không thểkhông bật cười, mặc dù từ “thằng ngốc” vị tất đã khiến tôi thích thú. Hành vi của cô gái là điều tôi hoàn toàn không thể chịu được, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải tỏ ra lố bịch. Tôi quyết định tỏlòng khoan dung. Thật sự là cô gái xinh thật. - Thôi nhé! Bây giờ chúng ta là bạn của nhau - cô bé tinh nghịch tuyên bố - Ngài hãy thú nhận là ngài lấy làm tiếc về sự vắng mặt của em gái tôi đi. - Tôi bị thất vọng… - Ngài thật là một cậu bé dễ bảo làm sao - cô bạn đường ngắt lời tôi. - Để tôi nói nốt đã… Tôi muốn nói thêm rằng mặc dù thất vọng tôi hoàn toàn có thể bằng lòng với sự có mặt của em cô - tôi nói và khẽ cúi chào. Cô gái khó hiểu nhất trong tất cả các cô gái chau mày: - Thôi đi ngài. Tôi thích sự không đồng tình được công khai bộc lộ ra hơn. Bởi vì bộ mặt của ngài nói lên rằng: “Cô ta không phải cánh mình”. Và như thếlà ngài đúng, mặc dù, ngài thử tính xem, hiện nay điều này tương đối khó xác định. Không phải bất kỳ ai cũng có thể phân biệt một người đàn bà không dữdằn với một nữ công tước. Nhưng thôi, tôi cảm thấy rằng tôi lại làm ngài phụ lòng rồi. Có lẽ người ta đã tìm thấy ngài ở một chốn thâm sơn cùng cốc nào đó chăng? Tôi thì chẳng sao hết, nhưng xã hội còn có thể cần đến một vài người như ngài. Tôi thật căm ghét những kẻ vô liêm sỉ, xấc láo. Bọn chúng làm tôi không tự chủ được mình. Cô ta giận dữ lắc đầu. - Thế khi cô giận thì trông cô như thế nào? - tôi cười hỏi. - Như một chú quỷ bình thường. Đối với tôi thì tôi nói hay làm đều không có gì quan trọng cả. Tôi đã có lần suýt giết chết một chàng trai. Thật đấy! Nhưng tiện thể nói thêm, hắn cũng đ1ng như thế. Tôi mang trong mình dòng máu Italia mà. Sẽ có lúc tôi lâm nạn vì điều đó thôi. - Thế thì, ít nhất cũng đừng giận tôi nữa - tôi nói giọng khẩn khoản. - Tôi sẽ không giận nữa. Tôi thích ngài, thích ngay từkhi mới gặp kia. Nhưng ngài đã nhìn tôi với vẻ khiển trách đến nỗi tôi không thể nào có thể nghĩ rằng chúng ta sẽ kết bạn với nhau. - Thì hãy xem như là chúng ta đã kết bạn với nhau. Cô hãy kể chuyện mình đi. - Tôi là một diễn viên. Không, không phải diễn viên như ngài nghĩ: ăn sáng ở khách sạn Savoir, trên mình đầy đá quý, ảnh đăng trên mọi tờ táo với lời chỉ dẫn: “Tôi thích lọai kem bôi mặt nào hơn”. Tôi nhào lộn trên sân khấu từ lúc sáu tuổi. - Xin lỗi, thế là thế nào? - tôi ngạc nhiên hỏi. - Lẽ nào ngài chưa được xem những đứa trẻ nhào lộn sao? - Ồ, bây giờ thì tôi hiểu. - Tôi sinh ở Mỹ, nhưng phần lớn cuộc đời tôi sống ởAnh. Hiện giờ chúng tôi có một tiết mục mới. - Ai kia? - Em tôi và tôi. Tiết mục gồm có hát, múa và nhào lộn. Tiết mục gây ấn tượng tốt. Chúng tôi hy vọng kiếm thêm đôi chút. Cô bạn mới quen của tôi nhoài người về phía trước và bắt đầu giải thích tiết mục của mình một cách dài dòng. Và phần lớn thuật ngữ mà cô bé sử dụng, tôi hoàn toàn không hiểu. Nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy là cô đã làm tôi chú ý. Cô ta vừa có vẻ trẻ con vừa có vẻ người lớn. Mặc dù, theo lời cô nói, cô là con sẻ đã trúng tên và có thể tự bảo vệ. Dù sao vẫn có một vẻ gì ngây thơ, chất phác trong quan điểm phiến diện của cô đối với cuộc sống và ý định chí thành muốn làm nên. Cái nhìn thèm khát hướng vềtương lai của cô mà tôi chưa từng thấy, có một sựhấp dẫn và tôi rất thú vị nhìn gương mặt dễ thương của cô bừng lên khi nói chuyện. Chúng tôi đã qua Amiens. Cái tên này bất giác làm thức dậy trong tôi những hồi ức về quá khứ. Cô bạn đường của tôi, có lẽ bằng trực giác đã hiểu tôi đangsuy nghĩ gì. - Ngài nghĩ về chiến tranh phải không? Tôi gật đầu. - Tôi đoán rằng ngài đã từng chiến đấu? - Đúng thế. Tôi bị thương và mang thương tật, sau đócòn làm được đôi việc trong quân đội. Còn bây giờ, đại thể tôi là thư ký riêng của một nghị viện. - Ôi! Có lẽ đây là công việc rất quan trọng? - Hoàn toàn không. Thực tế hầu như chẳng có việc gì để làm cả. Thường thường chỉ vài giờ là tôi làm xong mọi việc. Công việc này thậm chí rất buồn chán. Nói thật, tôi không hiểu tôi sẽ làm gì, nếu như tôi không có sở thích riêng. - Đừng nói ra, nếu như ngài sưu tập bọ dừa. - Không phải đâu. Tôi có một người bạn rất thú vịsống cùng căn hộ với tôi. Anh là người Bỉ, làm viện ởLondon như một thám tử tư, và công việc của anh kết quả khác thường. Anh thật sự là một con người tuyệt vời. Anh luôn giành thắng lợi trong những vụmà quan chức cảnh sát bị thất bại. Cô bạn đường của tôi trố mắt lắng nghe. - Điều đó mới thú vị làm sao, có đúng thế không nào? Tôi mê những chuyện phạm tội. Tôi xem tất cảnhững phim trinh thám. Mỗi khi có tin về vụ giết người nào là tôi đọa báo say mê, đọc ngấu, đọc nghiến. - Cô có nhớ vụ giết người ở Styles Court không? - Tôi hỏi. - Để tôi nghĩ xem. Đó là chuyện về người đàn bà có tuổi bị đầu độc có phải không ạ? Câu chuyện xảy ra đâu ở vùng Essex? Tôi gật đầu. - Đấy là vụ án lớn đầu tiên của Poirot. Rõ ràng là nếu không phải anh ta thì kẻ giết người đã không bị trừng phạt. Đó là công việc điều tra rất thú. Tôi vắn tắt thuật lại vụ án và kết thúc bằng việc tảđoạn mở nút thắng lợi và bất ngờ. Cô gái nghe rất say mê. Sự thực, cả hai chúng tôi đều bị cuốn hút vào câu chuyện đến nỗi không nhận thấy là tàu đã đến Calais. - Trời ơi - cô bạn đường nói lớn - Cái hộp phấn của tôi đâu rồi? Cô gái bắt đầu thoa phấn rất dày, sau đó bôi môi, mắt luôn luôn nhìn vào chiếc gương nhỏ bỏ túi xem đãđược chưa. Cô ta mỉm cười hài lòng cho cả gương cùng hộp son phấn vào xắc. - Bây giờ nom được rồi. Chăm sóc diện mạo của mình là một việc thật tốn thì giờ. Nhưng nếu một cô gái tôn trọng bản thân mình thì không thể lơ là. Tôi gọi hai người khuân vác và chúng tôi ra sân ga. Cô bạn đường chìa tay cho tôi và nói: - Xin tạm biệt, tôi hứa sẽ chú ý đến cách nói năngcủa mình sau này. - Nhưng cô cho phép tôi giúp cô xuống tàu thủy chứ? - Có lẽ không nên xuống tàu thủy ngay. Trước tiên tôi phải đi tìm em tôi, nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn ngài. - Dù sao thì chúng ta cũng sẽ phải gặp lại nhau, có đúng thế không? Tôi … - tôi lưỡng lự - Tôi muốn làm quen với em cô. Cả hai chúng tôi cùng cười. - Cảm ơn ngài đã có nhã ý. Tôi sẽ nói lại với em tôi. Nhưng tôi cảm thấy rằng chúng ta không nên gặp lại nhau, mặc dầu ngài đối với tôi rất tốt trong chuyến đivừa rồi, tuy tôi đã nói năng lỗ mãng với ngài. Nhưng những gì thể hiện qua nét mặt ngài lúc ban đầu là hoàn toàn đúng. Tôi không cùng giới với ngài. Mà điều đó sẽ dẫn đến tai họa, còn tôi thì lại biết khá rõ điều này. Nét mặt cô ta thay đổi. Thoáng một cái toàn bộ sựvui vẻ vô tư của cô biến mất. Vẻ mặt cô trở nên đứng đắn. - Thôi, từ biệt ngài - cô kết luận bằng một giọng dịu dàng. - Thế cô không nói cho tôi biết tên cô sao? - Tôi kêu lên khi cô ta quay mặt bước đi. Cô gái ngoái đầu lại. Trên má xuất hiện hai lúm đồng tiền. Cô ta giống như bức tranh tuyệt đẹp của Gros (họa sĩ Pháp Antoine Gros, người mở đầu chủ nghĩa lãng mạn).. - Cinderella - cô ta nói và cất tiếng cười vui vẻ. Thú thật là tôi ít tin rằng tôi sẽ còn gặp lại Cinderella một lần nữa. CHƯƠNG HAI YÊU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ Ngày hôm sau, đúng lúc 9.05 giờ sáng, tôi bước vào phòng ăn chung của chúng tôi định ăn sáng. Anh bạn Poirot của tôi, cực kỳ chính xác như mọi lần, vừa mới bắt đầu bóc vỏ quả trứng thứ hai. Nhìn thấy tôi anh tươi hẳn lên. - Anh ngủ tốt chứ? Anh đã lại sức sau một chuyến đithật kinh khủng rồi chứ? Thật ngạc nhiên là anh đãxuất hiện gần như đúng giờ vào sáng nay. Xin lỗi anh, nhưng cà vạt của anh bị lệch. Cho phép tôi sửa lại nào. Tôi đã mô tả Hercule Poirot trong nhiều bút ký khác. Thật là một con người khác thường: cao 5 feet 4 inch (khoảng 1,63m), đầu hình quả trứng hơi nghiêng, mắt lấp lánh ngọn lửa màu xanh khi lo âu hay giận dữ, hàng ria mép kiểu nhà binh cứng quèo và lòng tự trọng rất cao, Poirot rất cẩn thận, chỉnh tề và bao giờ cũng ănmặc bảnh bao. Anh có cái thú bẩm sinh là thích mọi thứ đều nề nếp, ngăn nắp. Nếu thấy ai có đồ trang sức cài lệch, bụi bám vào quần áo hay quần áo không được chỉnh tề thì anh sẽ lấy làm đau khổ cho đến khi nào chỉnh sửa xong được mọi chỗ lệch lạc đó. “Nềnếp” và “lo-gích” là những vị chúa của anh. Anh không giấu diếm sự khinh thường đối với những bằng chứng vật chất, như vết chân hoặc mẩu thuốc lá trên sàn nhà hoặc ở đâu đó, và khẳng định rằng, nếu tách rời những tang vật khác thì bằng chứng đó không bao giờ có thể giúp nhà thám tử tìm ra kẻ phạm tôi. Phá được một vụ án phức tạp, Poirot có thể vui sướng như trẻ con và đồng thời thích gõ ngón tay vào cái đầu hình quả trứng của mình và nói một cách dạy đời: “Công việc thực sự xảy ra ở đây này. Anh bạn của tôi ơi, hãy ghi nhớ là những tế bào xám bé nhỏcó thể giải quyết mọi chuyện”. Tôi ngồi vào bàn ăn và đáp lại lời chào của Poirot, tôi nhận xét qua rằng, chuyến đi một giờ trên đường biển từ Calais đến Dover vị tất có thể coi là “kinh khủng”. Poirot khua chiếc thìa cà phê để bác bỏ lời nhận xét của tôi một cách diễn cảm. - Không còn nghi ngờ gì nữa. Nếu trong suốt một tiếng đồng hồ con người thể nghiệm những tình cảm và cảm xúc kinh khủng nhất, thì có nghĩa là người đóđã sống nhiều giờ. Một nhà thơ người Anh các anh đã nói rất hình tượng rằng “thời gian không tính bằng giờ, mà bằng nhịp đập của trái tim”. - Tôi cảm thấy rằng Brownnile dù sao cũng muốn nói đến một cái gì lãng mạn hơn là bệnh say sóng. - Sỡ dĩ như vậy là vì ông ta là người Anh. Ôi chao, những người Anh các anh. Mọi việc ở các anh đều khác người. Bỗng nhiên anh ngừng lại và bằng một động tác rất kịch, chỉ tay vào lò bánh mỳ. - Đây chẳng hạn, cái đó cũng quá đủ rồi - Anh nói lớn. - Chuyện gì xảy ra vậy? - Mẩu bánh này. Anh có nhận thấy nó không? - Anh lấy mẩu bánh mỳ từ trong lò ra và chìa cho tôi xem. Phải chăng miếng bánh này hình vuông? Không phải. Hình tam giác ư? Cũng không phải. Có lẽ hình tròn? Không đúng. Liệu nó có một hình dáng nào vừa mắt không? Đâu là sự đối xứng ở đây? Không có. - Miếng bánh này cắt từ một miếng bánh hình tròn, Poirot ạ - tôi điềm tĩnh giải thích. Poirot nhìn tôi khinh thị. - Anh bạn Hastings của tôi giàu óc tưởng tượng làm sao - Poirot nói giọng châm biếm - Anh hiểu rằng tôi cấm dọn thứ bánh này. Đó là loại bánh chẳng có hình thù gì cả, được làm một cách cẩu thả, thứ bánh mà không một người thợ nướng bánh nào có quyền làm. Tôi chỉ vào đống thư mà người ta mới mang đến cho Poirot, định lái chuyện sang hướng khác: - Có gì đáng chú ý không? Poirot lắc đầu vẻ không hài lòng. - Tôi chưa xem qua thư, nhưng hiện nay chẳng có gì đáng chú ý cả. Những tên tội phạm lớn có phương pháp riêng của mình không còn tồn tại nữa. Những vụ mà thời gian qua tôi phải điều tra thật quá tầm thường. Nói thật, tôi đã đi đến chỗ phải tìm cả những con chó nhà bị mất cho các bà mệnh phụ đấy. Vụphạm tội ít nhiều đáng chú ý cuối cùng là vụ rắc rối nhỏ liên quan đến chuỗi ngọc kim cương của Jack Deli. Mà chuyện đó xảy ra cách đây mấy tháng rồi hở anh bạn? Anh đau buồn lắc đầu. - Đừng rầu rĩ nữa, Poirot, anh sẽ còn gặp may. Anh hãy bóc thư xem đi. Ai mà biết được là một vụ án lớn có lẽ đang chờ ta ở phía trước. Poirot mỉm cười và lấy con dao nhỏ sạch sẽ dùng đểmở phong bì rồi rọc mấy bức thư để trên mặt bàn ngay bên cạnh anh. - Phiếu trả tiền. Lại một phiếu trả tiền. Điều này có nghĩa là tôi trở thành một kẻ tiêu xài trong những năm tuổi già của mình. Còn đây là mẫu thư của Japp. - Thật à? - Tôi lắng tai nghe. Thanh tra viên ởScotland Yard là Japp đã nhiều lần mời chúng tôi tham gia những vụ đáng chú ý. - Ông ta chỉ cảm ơn tôi về lời khuyên nhỏ trong vụAberystwyth vì đã đưa ông ta đi theo con đường đúng. Tôi rất vui mừng đã giúp ông ta. - Thế ông ta cảm ơn anh bằng những lời ra sao? - Tôi tò mò hỏi vì biết khá rõ Japp. - Ông ta viết một cách lịch thiệp rằng tôi còn trẻ, tôi cần phải làm gì cho tuổi trẻ của mình và ông ta vui sướng có dịp mời tôi tham gia vào vụ án. Điều này rất tiêu biểu cho Japp đến mức tôi không kìm chế được và bật cười. Poirot tiếp tục bình tĩnhđọc thư vừa nhận được. - Người ta đề nghị tôi giảng bài cho các hướng đạo sinh địa phương chúng ta. Nữ bá tước Forfanock sẽrất cảm ơn nếu tôi đến thăm bà ta. Rõ ràng là lại có một con chó cảnh nữa bị mất đấy. Và đây là bức thưcuối cùng… Ôi chao! Tôi cảnh giác đề phòng khi nghe thấy tiếng than đó. Poirot chăm chú đọc. Một phút sau anh đưa thư cho tôi. - Rất đặc biệt, anh bạn ạ. Anh cứ xem đi sẽ rõ. Bức thư viết trên giấy viết thư nước ngoài bằng nét chữ rắn rỏi, có tính cách riêng: “Biệt thự Genevieve Merlinville trên bờ biển nước Pháp Kính thưa quý ngài! Tôi cần đến sự giúp đỡ của thám tử, nhưng vì những lý do mà tôi sẽ nói sau này, tôi không muốn mời cảnh sát. Tôi đã nghe nhiều người nói về ngài, và mọi người đều nói rằng ngài không chỉ là một con người tài năng vô điều kiện, mà còn biết giữ bí mật. Tôi không muốn kể chi tiết mọi việc trong thư; nhưng vì điều bí mật mà tôi biết nên cuộc sống của tôi hàng ngày đang gặp nguy hiểm rất lớn. Tôi tin rằng sự nguy hiểm là rất nghiêm trọng và vì thế tôi cầu khẩn ngài đừng chậm trễ đáp tàu biển sang nước Pháp ngay. Tôi sẽ cho xe đến Calais đón khi ngài đánh điện báo cho biết là ngài sẽ đến. Tôi sẽrất chịu ơn ngài khi ngài khước từ một vụ án mà ngài đang điều tra và tập trung sức lực của ngài vào công việc vì lợi ích của tôi. Tôi sẵn sàng trả số tiền cần thiết để đáp lại sự giúp đỡ của ngài. Tôi cần sựgiúp đỡ đó trong một khoảng thời gian dài, bởi vì có lẽ ngài phải đi Santiago là nơi tôi đã sống mấy năm. Xin nhắc lại, tôi sẵn sàng trả bất kỳ số tiền nào mà ngài yêu cầu. Một lần nữa tôi cam đoan với ngài là vấn đề không thể trì hoãn được. Kính chào Ngài, P.T. Renauld” Bên dưới chữ ký có một câu viết vội như gà bới khó lòng đọc được: “Lạy trời! Xin ngài thể nào cũngđến!” Tôi đưa bức thư trả Poirot, tim tôi đập mạnh hơn. - Có thế chứ! - tôi thốt lên - Ở đây có một điều rõ ràng là khác thường. - Đúng, quả thế thật. - Poirot nói đều đều. - Anh nhất định sẽ đi chứ? - Tôi tiếp tục nói. Poirot gật đầu, suy nghĩ rất lung. Cuối cùng, anh bừng tỉnh và nhìn đồng hồ. Nét mặt anh rất nghiêm trang. - Này anh bạn, hãy nhớ là chúng ta không thể bỏ phí thời gian. Chuyến tàu nhanh khởi hành từ ga Victoria lúc 11 giờ. Nhưng đừng lo. Chúng ta còn có thể dành 10 phút để thảo luận. Anh sẽ đi với tôi chứ? - Tôi cũng muốn… - Chẳng phải chính anh đã nói rằng “sếp” không cần đến anh mấy tuần nữa là gì. - Ồ, chuyện đó hoàn toàn đúng. Tôi chỉ bị cụt hứng vì lời ám chỉ của ngài Renauld nói rằng đây là chuyện riêng của ông ta. - Đừng vội kết luận. Nhân tiện nói thêm, tên ông ta tôi cảm thấy quen quen. - Có một nhà triệu phú Nam Mỹ nổi tiếng. Anh ta mang họ Renauld, mặc dù tôi nghĩ rằng ông ta là người Anh. Tôi chỉ không rõ một điều có phải là ông Renauld này không. - Không loại trừ khả năng đây chính là ông ta nếu chú ý là trong thư có nhắc đến Santiago. Santiago ởChile, mà Chile thì ở Nam Mỹ. Chà, chúng ta làm ăntuyệt đấy chứ! - Trời, Poirot này - tôi nói giọng ngày càng hồi hộp - vụ này sẽ cho ta món tiền lớn. Nếu gặp may, chúng ta sẽ gầy dựng được cơ đồ khá đấy. - Không nên lạc quan quá thế, anh bạn. Người giàu không dễ gì chịu bỏ tiền ra đâu. Đã có lần tôi thấy một nhà triệu phú nổi tiếng đuổi một người ra khỏi toa xe điện để tìm đồng nửa xu bị kẹt. Tôi gật đầu đồng ý. - Dù sao chăng nữa - Poirot nói tiếp - điều lôi cuốn tôi ở đây không phải là tiền. Điều thú vị là có toàn quyền hành động để tiến hành điều tra, nhưng tin là chúng ta không mất thì giờ vô ích cũng chẳng phải là điều xấu. Nhưng tôi chú ý đến một điều gì đó kỳ lạtrong vụ này. Anh có chú ý đến đoạn tái bút không? Đoạn đó gây cho anh cảm tưởng gì? Sau khi suy nghĩ tôi trả lời: - Rõ ràng là ông ta định tự kiềm chế khi viết thưnhưng cuối cùng thì không tự chủ được và bị tình cảm chi phối, ông ta đã viết nguệch ngoạc mấy chữcuối cùng này. Poirot lắc đầu không tán thành. - Anh sai rồi. Lẽ nào anh không thấy rằng trong khi chữ ký viết bằng mực đen, thì tái bút viết rất nhạt không? - Thế thì sao? - Tôi ngạc nhiên hỏi. - Trời, anh bạn, hãy động não một chút nào! Phải chăng không rõ ràng? Ngài Renauld viết bức thưkhông thấm mực và đọc lại nội dung cẩn thận. Sau đókhông phải do tình cảm tức thời, mà cố ý thêm vào mấy chữ cuối cùng và thấm mực đoạn này. - Nhưng ông ta viết đoạn đó để làm gì? - Khỉ thật. Để gây cho tôi ấn tương như đã gây cho anh vậy. - Tôi không hiểu. - Nói gọn lại, để bảo đàm là tôi sẽ đến. Ông ta đọc lại thư và không hài lòng về bức thư. Nó được viết ra không ấn tượng đủ mạnh. Ông im lặng một lát, sau đó nói thêm, giọng dịu dàng, còn mắt sáng lên ánh màu xanh. Điều này bao giờcũng là dấu hiệu nói lên sự hồi hộp từ bên trong: - Như vậy đó, anh bạn, bởi vì đoạn tái bút được viết thêm không phải do ảnh hưởng của tình cảm tức thời mà có chú ý và lãnh đạm. Tính cấp bách của vụ này hoàn toàn rõ ràng và chúng ta phải đến gặp ông Renauld càng sớm sớm càng tốt. - Merlinville - tôi đăm chiêu thì thầm - Tôi cảm thấy đã nghe nói đến địa danh này. Poirot gật đầu: - Đó là một miền xa xôi hẻo lánh. Nó nằm khoảng giữa đoạn đường từ Boulogne đi Calais. Việc đi đến vùng đó là một cái mốt. Những người Anh giàu có đitìm sự yên tĩnh rất thích vùng này. Ngài Renauld, tôi đoán, cũng có một ngôi nhà ở Anh. - Đúng, ở Rutland Gate, theo như tôi còn nhớ. Và còn có một thái ấp lớn ở nông thôn, đâu như ởHertfordshire. Nhưng đúng là tôi biết về ông ta rất ít, ông ta hầu như không làm công tác xã hội. Tôi nghĩ rằng ông ta có những khoản tiền lớn ở City (trung tâm thương nghiệp và tài chính ở London) và sống phần lớn cuộc đời ở Chile và Argentina.- Thôi chúng ta sẽ nghe bản thân ông ta kể chi tiết sau. Hãy đi thu xếp hành lý. Mỗi người mang một vali nhỏ thôi. Sau đó chúng ta sẽ đi taxi đến ga Victoria. - Thế còn bà bá tước thì sao? - Tôi cười hỏi. - Không cần chú ý làm gì. Vụ việc của bà ta rõ ràng chẳng đáng chú ý. - Tại sao anh tin như vậy? - Bởi vì nếu không thì bà ta phải tự đến, chứ không viết thư. Phụ nữ không biết chờ đợi, hãy nhớ lấy điều đó, Hastings ạ. * * * Lúc 11 giờ, chúng tôi rời ga Victoria đi Dover. Trước lúc khởi hành, Poirot đánh điện báo cho Renauld biết giờ chúng tôi sẽ đến Calais. - Tôi lấy làm lạ là anh không bỏ tiền ra mua mấy chai thuốc chống say sóng đấy, Poirot ạ. - tôi nhận xét với vẻ châm chọc khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa hai chúng tôi lúc sáng. Bạn tôi vẫn bình thản theo dõi thời tiết, nhìn tôi vẻtrách móc. - Phải chăng anh đã quên phương pháp rất hay mà Lavoir Didier phát hiện rồi sao? Tôi bao giờ cũng áp dụng phương pháp của ông ta. Cần phải lúc lắc đúngtheo nhịp con tàu lắc lư, nếu anh còn nhớ và lắc đầu lúc sang phải, khi sang trái, lúc thở ra, khi hít vào, đồng thời đếm đến sáu mỗi lần hít vào. - Hừm - tôi cười khẩy - Anh sẽ quá mệt khi lắc lư và đếm đến sáu, cho tới khi anh đến được Santiago đấy. - Một ý kiến thật là hay! Thế anh nghĩ rằng tôi sẽ điSantiago à? - Ngài Renauld đã đề nghị như vậy trong thư của mình mà? - Ông ta không biết các phương pháp của Hercule Poirot. Tôi không tất tả chạy đi chạy lại, đi chu du đây đó làm kiệt sức mình đâu. Công việc của tôi diễn ra ở bên trong, ở đây này - Poirot nói và gõ lên trán mình một cách kiêu kỳ. Như mọi lần, động tác đó làm thức dậy trong tôi máu tranh cãi. - Tất cả những cái đó thì rất tốt, Poirot ạ, nhưng tôi cảm thấy rằng anh đã rơi vào cực đoan khi coi thường một số chứng cứ. Dấu tay đôi khi dẫn đến việc bắt và nhận ra thủ phạm. - Và rõ ràng đã dẫn đến chỗ treo cổ không ít người vô tội - Poirot nhận xét một cách lạnh lùng. - Nhưng việc nghiên cứu dấu tay, dấu chân, các loại đất và những chứng cứ khác là việc rất quan trọng. - Đúng thế, tôi cũng không bao giờ quan niệm khác. Một con người có óc quan sát, một chuyên viên thành thạo tất nhiên là có ích. Nhưng những người như Hercule Poirot còn hơn cả chuyên viên kia. Các chuyên viên thì thu thập sự kiện, còn vai trò của nhà thám tử là đoán ra sự phạm tội bằng suy diễn lô-gic, dựng lại đúng cả chuổi cả sự kiện, liên kết chúng với các chứng cứ. Nhưng trên hết là hiểu tâm lý của phạm nhân. Anh đã đi săn cáo bao giờ chưa? - Chà, trước đây tôi có đi săn - tôi nói, hơi bất ngờ vềcách thay đổi đề tài đột ngột này - Nhưng sao cơ? - Tôi sẽ giải thích ngay bây giờ. Anh có sử dụng chó khi săn cáo không? - Chó săn - tôi nhẹ nhàng nói rõ thêm - Có, tất nhiên rồi. - Nhưng đồng thời - Poirot đưa ngón tay dọa tôi - anh không xuống ngựa và không chạy theo dấu vết, không chúi mũi và không kêu “gâu, gâu” chứ? Bất giác tôi cười lớn. Poirot gật đầu tỏ vẻ hài lòng. - Thế đấy, anh dành công việc nặng nhọc cho chó săn. Thế mà anh lại đòi Hercule Poirot làm trò cười cho thiên hạ, nằm xoài xuống bãi cỏ, cơ thể thì ướt sũng, để tìm các dấu chân có thể có. Anh hãy nhớ lại bí mật của vụ tàu nhanh Plymouth. Ngài Japp hiền lành đi kiểm tra đường sắt. Khi ông ta quay về tôi không cần ra khỏi phòng vẫn mô tả chính xác những gì ông ta tìm thấy. - Có nghĩa là anh cho rằng Japp đã tốn thời gian vô ích. - Không chút nào, bởi vì những tang vật mà ông ta tìm được đã khẳng định giả thuyết của tôi. Nhưng tôi sẽ tiêu phí thời gian vô ích nếu tôi đi tới đó. Với các chuyên viên cũng giống như vậy. Anh hãy nhớ lại vụCavendish (xin tìm đọc: Thảm kịch bí ẩn ở Styles). Trong thời gian công tố viên tiến hành hỏi cung đã xác định sựgiống nhau giữa các nét chữ, còn bên bào chữa thì bám lấy những lời khai nói rằng nét chữ không giống nhau. Tất cả những việc đó đều được tiến hành trên cơ sở pháp lý chặt chẽ. Còn kết quả thì sao? Nết chữmà chúng ta biết từ đầu, tức là nét chữ được đối chiếu, rất giống với nét chữ của John Cavendish. Và trước tư duy lôgic, một câu hỏi “tại sao” được đặt ra. Bởi vì đấy chính là nét chữ của anh ta. Hay là có ai đó muốn gợi ý cho chúng ta về điều đó? Tôi đã trảlời, anh bạn ạ, và đã trả lời đúng. Thế là Poirot đã thực hiện có hiệu quả việc buộc tôi phải im lặng, mặc dù chưa thuyết phục hoàn toàn, và ngả người trên ghế bành vẻ thỏa mãn. Tôi hiểu rằng, trên boong tàu thủy, tốt nhất là đừng nên làm bạn tôi buồn, và tôi đã đi ra chỗ khác. Trong chuyến đi, thời tiết thật là tuyệt, hiền lặng như mặt gương. Vì thế tôi không lấy làm ngạc nhiên khi Poirot tươi cười đến gặp tôi lúc lên bờ và nói rằng, phương pháp mà ông áp dụng để tránh say sóng một lần nữa xứng đáng với danh tiếng của nó. Nhưng ở đây chúng tôi thất vọng: ôtô không đến đón chúng tôi. Poirot đành giả định là bức điện anh đánh chưa đến nơi. - Bởi vì chúng ta được toàn quyền hành động, chúng ta đi thuê một chiếc xe - Poirot nói không chút âu sầu. Mấy phút sau chúng tôi đã đi về hướng Merlinville. Chúng tôi bị lắc nhẹ cùng với tiếng cót két trong chiếc xe cũ rích, thuộc loại cổ nhất trong tất cảnhững chiếc xe đã từng dùng để cho thuê. Tinh thần tôi phấn chấn lạ thường. - Không khí thật là tuyệt diệu! - Tôi thốt lên - Chuyến đi này hứa hẹn nhiều điều thú vị. - Đối với anh thì đúng. Còn tôi thì phải làm việc. Vềnhững cái tuyệt diệu của chuyến đi, chúng ta sẽ nói đến khi nó đã kết thúc. - Ái chà! - Tôi tiếp tục vẻ yêu đời - Anh sẽ phát hiện được mọi chuyện, sẽ đảm bảo an toàn cho ngài Renauld, sẽ tìm ra kẻ gây tội ác, và mọi chuyện sẽkết thúc trong vinh quang, chói lọi. - Anh lạc quan thật, anh bạn ạ. - Đúng, tôi hoàn toàn tin vào thắng lợi. Chả lẽ anh không phải là Hercule Poirot không ai sánh nổi sao? Nhưng bạn tôi không sa vào cái bẫy này mà quan sát tôi với vẻ nghiêm trang. - Chúng ta có tâm trạng mà người Hà Lan gọi là “bốc đồng” đấy Hasting ạ. Tiếp sau nó sẽ là một tai họa khủng khiếp. - Nhảm nhí. Thật tiếc rằng anh đã không chia sẻnhững tìn cảm của tôi. - Ngược lại, tôi cảm thấy sợ hãi. - Anh sợ cái gì? - Tôi không biết. Nhưng tôi linh cảm thấy một tai họa nào đó. Anh nói nghiêm chỉnh đến mức độ tôi bất giác cũngcó tâm trạng như anh. - Tôi có cảm giác - anh nói chậm rãi - rằng đây sẽ là một vụ phức tạp, một câu chuyện dài, rắc rối mà ta không dễ gì gỡ được mối. Tôi định lục vấn tiếp, nhưng lúc đó chúng tôi đã đến gần Merlinville và chúng tôi tạm dừng xe để hỏi người qua đường xem đến biệt thự Gienevieve đi lối nào. - Ngài cứ đi thẳng, qua thị trấn. Biệt thự Gienevieve chỉ cách thị trấn khoảng nửa dặm. Ngài sẽ không điquá đâu. Đấy là một biệt thự lớn, trông ra biển - người qua đường trả lời. Chúng tôi cảm ơn rồi đi tiếp, bỏ thị trấn lại phía sau. Trước mặt lại một ngã ba đường buộc chúng tôi phải dừng lại lần thứ hai. Một người nông dân lê bước vềphía chúng tôi. Chúng tôi đợi anh ta đến gần. Cách đường không xa là một ngôi nhà nhỏ bị phá hỏng một nửa. Không thể xem đấy là biệt thự cần tìm. Trong khi chúng tôi đứng đó, cổng vườn mở toang và một cô gái trẻ từ trong nhà bước ra. Người nông dân đến ngang chỗ chúng tôi và trả lời câu hỏi của người lái xe: - Biệt thự Gienevieve hả? Chỉ đi có mấy bước theo đường này rồi rẽ phải, thưa ngài. Nếu không phải là chỗ đường rẽ thì các ngài đã trông thấy biệt thự rồi. Người lái xe gật đầu và xe lại chuyển bánh, tôi nhưmê mẩn nhìn cô gái đang quan sát chúng tôi, tay tựa vào cổng vườn. Tôi tôn thờ cái đẹp, nhưng ở đây là một mỹ nhân, đẹp đến nỗi không ai có thể thờ ơ khi đi ngang qua. Người cao, thân hình cân đối, giống như một nữ thần trẻ, tóc vàng trải dài sau lưng, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Tôi có thể thề rằng đó là một trong những cô gái đẹp nhất mà tôi được trông thấy. Khi xe đi khuất trên đường làng, bất giác tôi ngoảnh lại. - Poirot, thề có trời chứng giám - tôi kêu lên - anh phải chú ý đến nữ thần trẻ này. Poirot nhướn lông mày. - Bắt đầu rồi đấy - anh lầu bầu - thì anh đã tìm thấy nữ thần đó thôi. - Thế phải chăng tôi không đúng hả? - Có thể, nhưng tôi không thấy cô ta có nét gì thần thánh cả? - Không? Có lẽ anh không nhận thấy. - Bạn ơi, hai người ít khi cùng nhận thấy một điều. Anh chẳng hạn, đã nhìn thấy nữ thần. Còn tôi… - anh nói chậm lại. - Sao? - Tôi chỉ nhìn thấy một cô gái có đôi mắt lo âu - Poirot nói nghiêm trang. Đúng lúc đó chúng tôi đến gần một cái cổng lớn màu xanh và chúng tôi cùng thốt kêu lên. Đứng cạnh cổng là một người cảnh sát vạm vỡ. Anh ta giơ tay cản đường chúng tôi. - Thưa ngài, có lệnh cấm không ai được qua đây. - Nhưng chúng tôi muốn gặp ngài Renauld. Cuộc gặp của chúng tôi đã được định liệu. Và đây chính là biệt thư của ông ta? - Vâng, thưa ngài, nhưng… Poirot nhoài người về phía trước: - Nhưng sao cơ? - Ngài Renauld đã bị giết sáng nay rồi! CHƯƠNG BA TẠI BIỆTTHỰ GIENEVIEVE Lập tức Poirot nhảy ra khỏi xe, đôi mắt anh lấp lánh vì xúc động. Anh nắm vai người cảnh sát: - Anh vừa nói gì vậy? Bị giết à? Bao giờ? Như thếnào? Người cảnh sát nhíu lông mày. - Tôi hiểu - Poirot suy nghĩ giây lát - Ngài cảnh sát trưởng hẳn có trong nhà? - Thưa ngài, vâng. Poirot rút tấm danh thiếp và ngoáy vội mấy chữ trên đó. - Đây, anh làm ơn tìm cách nào đưa ngay tấm danh thiếp này cho ngài cảnh sát trưởng giúp tôi. Viên cảnh sát cầm lấy tờ danh thiếp, xem xét kỹ sau đó bấm chuông ở cổng. Mấy phút sau người cảnh sát thứ ba xuất hiện và người cảnh sát thứ nhất đưa cho anh ta tờ danh thiếp của Poirot. Một lúc sau xuất hiện một người thấp béo, có hàng ria rậm. Ông ta chạy lon ton ra cổng. Viên cảnh sát chào ông ta và đứng lùi ra sau. - Ngài Poirot thân mến của tôi! - người mới tới kêu to - Tôi rất vui mừng gặp lại ngài. Sự có mặt của ngài thật sự là một thành công! Nét mặt Poirot sáng lên: - Ngài Bex! Đây thật sự là một niềm vui sướng - Poirot quay lại phía tôi - Còn đây là ông bạn người Anh của tôi, đại úy Hastings, và đây là ngài Lucien Bex. Viên cảnh sát trưởng và tôi chào nhau đúng nghi thức, sau đó Bex lại quay về phía Poirot: - Trời, chúng ta đã không gặp nhau từ sau vụ án ởOstend. Tôi nghe nói là ngài đã giã biệt ngành cảnh sát rồi? - Đúng, hiện nay tôi có một văn phòng tư ở London. - Ngài nói rằng có thể cung cấp cho chúng tôi những tin có thể giúp chúng tôi? - Không loại trừ điều đó. Ngài có biết là chúng tôi được mời tới đây không? - Không. Thế ai mời các ngài vậy? - Người quá cố! Hình như ông ta cảm thấy trước việc mưu sát bản thân mình đang được chuẩn bị. Tiếc rằng ông ta cầu cứu chúng tôi quá muộn. - Khỉ thật! - người Pháp thốt lên - Thì ra ông ta tiên đoán được vụ giết hại chính bản thân mình sao? Điều này thay đổi rất nhiều những giả định của chúng tôi. Nhưng mời các ngài, ta vào nhà đã. Viên cảnh sát trưởng mở cổng và chúng tôi đi về phía ngôi nhà, Bex tiếp tục nói: - Ngài Hautet, dự thẩm viên của chúng tôi, phải ghi lại ngay tất cả những điều này. Ông ta vừa mới xem xét xong nơi xảy ra trọng tội và chuẩn bị hỏi những người làm chứng. Ông ta là người dễ thương, Ngài sẽthấy mến ông ta ngay. Một con người rất có thiện chí, có ý kiến và phương pháp độc đáo. - Tội ác xảy ra khi nào? - Xác nạn nhân được phát hiện lúc gần 9 giờ sáng nay. Những lời khai của bà Renauld và kết luận của bác sĩ cho thấy vụ giết người có lẽ xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng. Xin mời Ngài vào. Chúng tôi đến gần cổng vào biệt thự. Trong hành lang của ngôi nhà còn một cảnh sát nữa. Người này thấy viên cảnh sát trưởng liền đứng dậy. - Ngài Hautet hiện đang ở đâu? - Viên cảnh sát trưởng hỏi. - Thưa ngài, trong phòng khách ạ. Viên cảnh sát trưởng mở cửa ở phía trái hành lang và chúng tôi bước vào phòng khách. Hautet và thư ký của ông ta đang ngồi quanh một chiếc bàn tròn lớn. Hai người rời giấy tờ khi chúng tôi bước vào. Viên cảnh sát trưởng giới thiệu chúng tôi và giải thích nguyên nhân sự xuất hiện của chúng tôi. Dự thẩm viên Hautet người cao gầy, đôi mắt đen sắc sảo, bộrâu quai nón bạc - mà ông ta có thói quen vuốt vuốt khi nói - được cắt xén cẩn thận. Cạnh lò sưởi là một người đứng tuổi hơi gù, chúng tôi được giới thiệu đólà bác sĩ Durand. - Rất lạ! - Hautet nhận xét khi viên cảnh sát trưởng ngừng câu chuyện - Ngài có mang theo thư không? Poirot chìa lá thư và dự thẩm viên đọc thư. - Hừ. Ông ta nói đến một điều bí mật. Thật đáng tiếc là ông ta không viết chi tiết hơn. Chúng tôi rất cámơn ông, ông Poirot ạ. Tôi hy vọng rằng các ông sẽgiúp đỡ chúng tôi trong việc điều tra vụ này. Hay các ông định trở về London? - Ngài dự thẩm viên, tôi muốn ở lại. Tôi đã không thểđến đúng lúc để tránh cho khách hàng của mình khỏi chết, nhưng tôi thấy mình có nghĩa vụ phải tìm ra kẻgiết người. Dự thẩm viên gật đầu: - Những tình cảm của Ngài đem lại vinh dự cho Ngài. Thêm vào đó, rõ ràng là bà Renauld cũng muốn được ngài giúp đỡ. Chúng tôi đang nóng lòng đợi Ngài Giraud từ Sở Cảnh sát Paris đến, và tôi tin rằng các ngài sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong việc điều tra. Còn bây giờ, tôi hy vọng ngài không chối từ dự buổi lấy lời khai của người làm chứng chứ? Liệu tôi có cần nói rằng nếu ngài cần sự giúp đỡ nào của chúng tôi thì ngài lập tức sẽ nhận được sự giúp đỡ đó ngay không? - Cám ơn ông. Ông hiểu cho rằng đến lúc này tôi hoàn toàn không biết gì. Tôi hoàn toàn không biết tí gì. Hautet gật đầu với viên cảnh sát trưởng và viên cảnh sát trưởng kể: - Sáng nay người hầu già, bà Francoise, bước xuống hà để dọn dẹp thì thấy cửa ra vào mở toang. Sợ trong nhà có thể có kẻ cướp, bà ta ngó vào phòng khách. Nhưng thấy vàng bạc vẫn y nguyên, bà ta yên lòng và không nghĩ gì đến chuyện đó nữa, vì cho là có lẽông chủ dậy sớm và đi ra ngoài dạo chơi. - Xin lỗi ngài vì tôi đã ngắt lời ngài, nhưng ông chủvẫn có thói quen đó chứ? - Không, ông chủ không có thói quen đó, nhưng ở bà già Francoise từ lâu đã khắc sâu trong đầu quan niệm ai cũng biết về người Anh, tất cả người Anh đều điêncả và bất kỳ lúc nào cũng có thể có những hành động khó hiểu nhất. Khi cô gái hầu bước vào phòng bà Renauld như mọi lần để đánh thức bà dậy, thì cô ta kinh ngạc nhìn thấy bà Renauld bị trói, mồm nhét giẻ. Trong lúc đó cũng phát hiện thấy xác đã cứng của ngài Renauld - ông ta bị giết bằng một nhát dao đâm vào lưng. - Ở đâu? - Đây chính là một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của biến cố xảy ra, ngài Poirot ạ. Ông Renauld nằm úp mặt trong một cái hố mới đào. - Sao? - Đúng thế. Cái hố mới đào - chỉ cách địa giới của khu biệt thự có vài ba yards. - Thế ông ta đã chết được bao lâu rồi? Người trả lời câu hỏi này là bác sĩ Durand: - Tôi đã khám nghiệm tử thi lúc mười giờ sáng nay. Nạn nhân phải chết trước đó ít ra là 7 hay 10 giờ rồi. - Hừ, từ đó rút ra kết luận là vụ giết người đã xảy ra khoảng từ nửa đêm đến lúc 3 giờ sáng. - Hoàn toàn đúng như vậy. Lời khai của bà Renauld khẳng định rằng vụ giết người xảy ra sau 2 giờ sáng. Có lẽ nạn nhân chết ngay lập tức và lẽ tất nhiên là chết vì bị giết, bởi vì không thể tự đâm mình một nhát đâm như thế được. Poirot gật đầu và viên cảnh sát lại tiếp tục: - Những người đày tớ khiếp đảm vội vã cởi trói cho bà Renauld. Bà ta rất yếu, hầu như bất tỉnh nhân sựvì đau và sợ. Bà Renauld kể lại rằng hai người đànông đeo mặt nạ đang đêm xộc vào phòng ngủ, nhét giẻ và mồm bà, trói bà lại và dùng sức mạnh lôi chồng bà đi. Trong lúc đó, kẻ hầu người hạ đang ngủyên cả. Khi biết cái tin thê thảm này, bà rơi ngay vào trạng thái thần kinh trầm trọng. Bác sĩ Durand lập tức cho bà ta uống thuốc ngủ và cho đến giờ chúng tôi chưa thể hỏi kỹ bà ta được. Nhưng dứt khoát là khi tỉnh dậy bà sẽ bình tĩnh hơn và có thể qua được trạng thái căng thẳng có liên quan đến cuộc điều tra. Viên cảnh sát trưởng ngừng lại. - Thế trong nhà còn ai nữa không, thưa ngài? - Có bà hầu già Francoise đã sống nhiều năm với các chủ cũ của biệt thự này và hai cô hầu trẻ, hai chị em Denise và Leonie Oulard. Hai cô hầu này người vùng Merlinville, xuất thân trong một gia đình hoàn toàn tử tế. Còn có một lái xe mà ông Renauld mang từAnh sang, nhưng hiện nay đang nghỉ phép. Và cuối cùng là bà Renauld và con trai họ là Jack Renauld. Anh ta hiện cũng đang đi vắng. Poirot cúi đầu. Dự thẩm viên Hautet gọi: - Marchaud! Một viên cảnh sát xuất hiện. - Hãy dẫn bà Francoise lại đây. Viên cảnh sát giơ tay chào và biến mất. Mấy phút sau anh ta trở lại dẫn theo bà già Francoise đang sợchết khiếp. - Bà tên là Francoise Arrichet? - Vâng, thưa ngài. - Bà đã làm ở biệt thự Genevieve này bao lâu rồi? - Tôi đã sống với bà bá tước mười một năm. Sau đó, khi bà ta bán biệt thự này vào mùa xuân, tôi đồng ý ởlại với nhà quý tộc Anh Renauld. Tôi không bao giờlại có thể nghĩ rằng… Dự thẩm viên ngắt lời bà: - Đúng thế, đúng thế. Còn bây giờ xin hỏi bà Francoise về cái cửa ra vào này. Ai có nhiệm vụkhóa cửa vào ban đêm? - Thưa ngài, tôi ạ. Tôi bao giờ cũng tự tay làm việc đó. - Thế tối hôm qua? - Tôi đã khóa cửa như mọi lần. - Bà tin chắc như thế chứ? - Tôi thề có quỷ thần chứng giám, thưa ngài. - Bà khóa cửa lúc mấy giờ? - Cũng như mọi khi, vào hồi 10 giờ 30, thưa ngài. - Thế lúc đó những người khác trong nhà làm gì? Họđã đi ngủ rồi à? - Bà chủ về phòng ngủ từ trước đó một lúc. Denise và Leonie cùng lên phòng với tôi. Ông Renauld ởtrong phòng giấy của mình. - Như vậy nếu như có ai sau đó mở cửa thì đó phải là chính ông Renauld? Bà Francoise nhún vai: - Ông chủ làm việc đó để làm gì kia chứ? Bởi kẻcướp và bọn giết người xục xạo khắp xung quanh đấy. Ấy chết! Ông chủ không phải là thằng ngốc. Phải chăng khi ông mở cửa cho bà ấy… Dự thẩm viên ngắt lời: - Bà nào? Bà muốn nói đến ai? - Còn ai nữa, chính người đàn bà đã đến thăm ông chủ lúc tối. - Như vậy là bà ta đến thăm ông Renauld vào tối hôm đó? - Chà, tất nhiên rồi, thưa ông. Trước đó bà ta đã đến thăm nhiều lần. - Thế bà ta là ai? Bà có biết bà ấy không? Trên khuôn mặt bà già xuất hiện vẻ láu lỉnh: - Làm sao tôi có thể biết được bà ta là ai - bà già làu bàu - Tôi không mở cửa cho bà ta vào tối hôm qua. - A ha - dự thẩm viên nổi nóng, đấm mạnh tay xuống bàn - Thôi đừng có đùa với cảnh sát nữa. Tôi yêu cầu bà phải lập tức nói cho tôi biết tên người đàn bà thường vẫn đến thăm ông Renauld vào buổi tối. - Cảnh sát với chả cảnh sát - bà Francoise lại làu bàu - Tôi chả bao giờ nghĩ rằng có ngày mình lại quan hệvới cảnh sát. Tuy vậy tôi biết rất rõ người đàn bà đólà ai. Đó là bà Daubreuil. Cảnh sát trưởng kêu to lên và nhoài người về phía trước, không giấu vẻ kinh ngạc: - Bà Daubreuil ở biệt thự Marguerite nằm ở phía dưới cạnh đường hả? - Thì tôi đã nói điều đó rồi mà, thưa ông. Ôi, bà ta đẹp làm sao! Quyến rũ hết sức - bà già nhăn mặt khinh thị. - Bà Daubreuil - cảnh sát trưởng thì thào - Không thểtưởng tượng được. - Tất cả các ông đều như nhau cả - bà già lẩm bẩm - Tôi đã nói sự thật, còn họ thì quên bẵng công việc. - Hoàn toàn không đâu - dự thẩm viên nói như thanh minh - Chúng tôi ngạc nhiên, và chỉ có thế thôi. Có nghĩa là bà Daubreuil và ông Renauld… - ông ta im lặng một cách tế nhị - Hả? Đó dĩ nhiên là quan hệthân tình. - Làm sao tôi biết được? Mà các ông nghĩ ra chuyện gì thế? Ông Renauld là một nhà quy tộc Anh rất giàu, còn bà Daubreuil, bà ấy nghèo, sống giản dị với cô con gái. Nhưng cả hai ăn mặc bảnh bao. Có lẽ bà Daubreuil là người đàn bà có một thời xa xưa oanh liệt. Bà ta chẳng còn trẻ gì, nhưng các ngài cứ yên tâm. Tự tôi đã trông thấy hàng tá đàn ông ngoảnh lại nhìn theo bà ta khi bà ấy đi trên đường phố đấy. Ngoài ra, gần đây, bà ấy lại có tiền, cả thị trấn ai cũng biết… Họ không còn phải tiết kiệm từng đồng xu lẻ nữa - Bà Francoise lắc đầu nhè nhẹ tỏ ý tin chắc chắn vào lẽ phải mà mình đã nói ra. Hautet đăm chiêu vuốt râu. - Còn bà Renauld thì sao? - cuối cùng ông ta hỏi - Bàấy tiếp nhận mối “tình bạn” này như thế nào? Bà Francoise nhún vai: - Bà Renauld bao giờ cũng rất thân ái, rất lịch sự. Xét bề ngoài thì có vẻ như bà chẳng nghi ngờ gì cả. Nhưng dù sao tôi cũng nghĩ đâu phải như vậy, bởi vì trái tim không biết lừa dối, thưa ngài. Dần dần tôi theo dõi thấy bà chủ gầy rộc đi và người xanh xao hơn. Bà không còn được như lúc đến đây một tháng trước. Ông chủ cũng thay đổi. Ông ấy có những điều riêng tư của mình. Ông ấy dường như phát khùng… Mà có gì đáng ngạc nhiên khi mối tình diễn ra theo cách như vậy. Chẳng biết kiềm chế, chẳng đắn đo gì sất. Rõ cũng là phong cách người Anh! Tôi phẫn nộ cựa quậy trên ghế, nhưng dự thẩm viên tiếp tục nêu câu hỏi, dường như không nhận thấy những lời công kích của bà già. - Có nghĩa là ngài Renauld tự tay mở cửa tiễn bà Daubreuil? - Thưa ông, đúng thế. Tôi nghe thấy họ ra khỏi phòng khách và đến gần cửa ra vào. Ông chủ chào tạm biệt và đóng cửa lại. - Lúc đó là mấy giờ? - Khoảng 11 giờ kém 5, thưa ông. - Thế khi nào ông Renauld đi ngủ? - Tôi nghe thấy ông ấy đi lên phòng ngủ độ 10 phút sau khi chúng tôi đi nằm. Cầu thang nhà đây kêu đến mức nghe rõ ai đi lên hoặc đi xuống. - Và chỉ có thế thôi? Bà không nghe thấy tiếng nói hay tiếng động gì khác trong đêm à? - Hoàn toàn không, thưa ông. - Trong số người làm, ai xuống hà trước nhất vào lúc sáng sớm? - Thưa ông, tôi ạ. Và lập tức nhìn thấy cửa mở toang. - Thế còn các cửa sổ tầng dưới? Các cửa sổ đều đóngcả chứ? - Tất cả đều đóng. Không chỗ nào có điều gì khả nghi cả. - Thôi được. Bà có thể đi được rồi. Bà lão lê bước ra cửa. Khi bước qua ngưỡng cửa, bà quay lại: - Thưa ông, tôi muốn nói thêm. Cái bà Daubreuil ấy là một nhân vật mờ ám. Ôi, đúng thế, phụ nữ dễ hiểu nhau. Bà ấy là người xấu. Hãy nhớ lấy lời tôi. Nói rồi bà lão lắc lắc đầu đầy ẩn ý và ra khỏi phòng. * * * - Leonie Oulard! - dự thẩm viên gọi. Leonie xuất hiện, mắt đẫm lệ và gần như loạn thần kinh. Nhưng dự thẩm viên Hautet đã nhanh chóng khắc phục được tình trạng đó. Lời khai của Leonie về căn bản chỉ gồm có việc cô ta nhìn thấy bà chủmồm bị nhét giẻ, tay chân bị trói. Cô ta cũng như bà Francoise không nghe thấy gì lúc đêm cả. Chị cô, là Denise, lúc lấy lời khai cũng khóc. Cô khẳng định là gần đây ông chủ rất thay đổi. - Dần dần ông ấy ngày càng u sầu hơn. Ông Renauld ăn rất ít, luôn luôn buồn rầu. Nhưng Denise có giả thuyết riêng của mình. - Rõ ràng là bọn bất lương đã theo dõi sát ông chủ - cô ta khẳng định - Hai người đàn ông đeo mặt nạ có thể là ai khác ngoài bọn ấy? Bọn khủng bố là một tổchức đáng sợ nhất. - Tất nhiên cũng có thể là như vậy - dự thẩm viên nói bình thản - còn bây giờ, cô gái, cô hãy nói xem có phải tối qua cô mở cửa cho bà Daubreuil vào nhà không? - Không phải tối qua, mà là tối hôm kia, thưa ngài. - Nhưng bà Francoise vừa mới nói với chúng tôi là tối qua bà Daubreuil có mặt ở đây mà? - Thưa ông, không phải. Thực tế có một phụ nữ nào đó tối qua đến thăm ông Renauld, nhưng đó không phải là bà Daubreuil. Dự thẩm viên sửng sốt không tin, nhưng cô gái không thay đổi ý kiến. Cô ta biết rất rõ bà Daubreuil qua hình dáng bề ngoài. Còn người phụ nữ này mặc dù cũng tóc đen, nhưng thấp hơn và trẻ hơn nhiều. Không gì có thể buộc Denise thay đổi lời khai. - Thế trước đây cô đã gặp người này bao giờ chưa? - Chưa khi nào, thưa ông - và sau đó cô gái nói thêm vẻ bẽn lẽn - Nhưng tôi nghĩ rằng đó là một phụ nữAnh. - Một phụ nữ Anh? - Thưa ông, đúng thế. Thứ tiếng Pháp mà bà ấy dùng để hỏi về ông Renauld là thứ tiếng Pháp hoàn toàn chuẩn, nhưng giọng thì lơ lớ. Dựa vào đó bao giờngười ta cũng có thể nhận ra người nước ngoài, có phải không ạ? Ngoài ra, khi hai người từ phòng giấy đi ra thì bà ta nói tiếng Anh với ông chủ. - Thế cô có nghe thấy họ nói gì không? Cô có hiểu nội dung câu chuyện của họ không? Tôi rất quan tâm đến điều ấy. - Tôi ấy à? Tôi nói tiếng Anh rất khá - Denise tự hào - Người phụ nữ này nói rất nhanh, vì thế tôi không thể nghe được tất cả những gì bà ta nói, nhưng nghe thấy những lời cuối cùng của ông Renauld, khi ông mở cửa. Người đàn bà dừng lại một lát ở cửa, còn ông Renauld nói thì thào: “Được, được, nhưng lạy Chúa! Còn bây giờ thì cô về đi!”. - “Được, được, nhưng lạy Chúa! Còn bây giờ thì cô về đi!” - dự thẩm viên nhắc lại câu nói và ghi vào sổ. Ông cho Denise ra và sau một phút suy nghĩ lại cho gọi bà Francoise. Ông ta hỏi bà lão là liệu bà có tin chắc tối qua bà Daubreuil đến thăm ông Renauld không. Nhưng bà lão quyết bảo vệ ý kiến của mình, xác nhận rằng đó là bà Daubreuil. - Denise dường như muốn tô vẽ cho bản thân mình, chỉ có thế mà thôi! Để làm việc đó, nó đã dựng ra cảcâu chuyện mỹ miều về người đàn bà không quen biết này. Cũng vì vậy mà nó đã tỏ ra là mình biết tiếng Anh. Có lẽ ông chủ không bao giờ nói câu đóbằng tiếng Anh, ngay dù ông chủ có nói câu đó thì cũng không xác nhận được điều gì, bởi vì bà Daubreuil nói tiếng Anh rất giỏi. Và nói chung trong nhà này tiếng Anh là tiếng dùng chính thức. Ngài phải thấy là Jack, con trai ông Renauld thường ở đâyvới cha mẹ, mà anh ta nói tiếng Pháp rất tồi. Vì vậy khi anh ta về đây mọi người vẫn nói tiếng Anh - bà Francoise giải thích. Dự thẩm viên gật đầu, sau đó hỏi về người lái xe và biết rằng, mới hôm qua ông Renauld nói với lái xe, Masters, là trong thời gian tới không cần dùng xe và anh ta có thể nghỉ phép. Những nếp nhăn hiển thị sự phân vân bắt đầu xuất hiện giữa đôi lông mày của Poirot… - Thế là thế nào? - Tôi thì thào. Poirot vội vã bước lên và hỏi: - Xin lỗi ngài Bex, nhưng chắc chắn là ngài Renauld có thể tự lái xe? Viên dự thẩm nhìn bà Francoise, và bà trả lời ngay: - Không, ông chủ không biết lái xe. Nếp nhăn trên trán Poirot càng sâu thêm. Tôi chán cảnh im lặng mãi rồi, và nói xen vào: - Tôi muốn anh giải thích rõ điều gì làm anh bănkhoăn… - Chả lẽ anh lại không hiểu sao? Trong thư ông Renauld nói là sẽ đưa xe đến đón tôi ở Calais. - Có thể ông ta thuê xe thì sao? - Tôi giả định. - Hoàn toàn đúng như vậy. Nhưng tại sao lại thuê xe trong khi có xe riêng? Và tại sao đúng hôm qua mới cần cho tài xế nghỉ phép đột ngột, vội vã? Phải chăngviệc đó được tiến hành vì một nguyên nhân nào đóông Renauld muốn đuổi anh ta đi trước khi chúng ta đến? CHƯƠNG BỐN BỨC THƯ CÓ CHỮ KÝ BELLA Bà Francoise ra khỏi phòng, viên dự thẩm đăm chiêu gõ tay xuống bàn. - Ngài Bex - cuối cùng ông ta nói - ta thu được những lời khai hoàn toàn trái ngược nhau, ta phải tin ai bây giờ - Francoise hay Denise? - Denise - viên cảnh sát trưởng nói dứt khoát - Bởi vì chính cô ta mở cửa cho người khách đến thăm. Bà Francoise thì già, ngoan cố và rõ ràng là không thích bà Daubreuil. Ngoài ra chúng ta còn biết là ông Renauld có quan hệ với một người phụ nữ khác. - Này! - Ông Hautet kêu to lên - Chúng tôi quên chưa báo cho ngài Poirot biết về việc này - ông ta lục lọi đống giấy tờ để trên bàn và đưa một tờ giấy cho bạn tôi - Thưa ông Poirot, đây là bức thư mà chúng tôi tìm thấy trong áo bành tô của người bị giết. Poirot cầm bức thư và mở ra xem. Đó là một tờ giấy sờn rách. Trên đó viết bằng tiếng Anh với nét chữrun run. “Anh vô cùng yêu quý của em, Tại sao lâu rồi anh chẳng biên thư cho em? Anh vẫn còn yêu em, có phải vậy không? Những lá thư gần đây của anh thay đổi quá nhiều, trở nên lạnh nhạt và xa lạ, còn giờ đây là sự im lặng kéo dài… Em bắt đầu lo sợ. Chuyện gì xảy ra nếu như anh không yêu em nữa? Nhưng làm gì có chuyện đó - sao mà em ngốc thế - toàn nghĩ ra những chuyện vớ vẩn. Còn nếu như anh thật sự không yêu em nữa, em không hiểu em sẽ làm gì, có lẽ em sẽ giết anh! Em không thể sống thiếu anh được. Đôi khi em cảm thấy có một người đàn bà khác đã xen vào giữa hai ta. Cô ta hãy coi chừng! Cả anh cũng vậy! Em thà giết chết anh còn hơn là để cô ta chiếm đoạt mất anh. Nhưng sao em lại viết những dòng cực kỳ vớ vẩn này nhỉ, anh yêu em và em yêu anh. Đúng thế, em yêu, rất yêu anh. Người lúc nào cũng tôn sùng. Bella” Thư chẳng có địa chỉ, ngày tháng gì cả. Poirot đưa trảlá thư với nét mặt nghiêm trang. - Thế ngài dự thẩm có giả định gì không? Hautet nhún vai: - Có lẽ ngài Renauld có quan hệ thế nào đó với người phụ nữ Anh tên là Bella này. Ông ta đến đây, gặp bà Daubreuil và bắt đầu chuyện trăng hoa với bà ta. Tình cảm của ông ta với Bella nguội đi và cô ta lập tức cảm thấy có điều đáng nghi. Trong thư rõ ràng có lời đe dọa. Ngài Poirot, mới nhìn, vụ án có vẻ rất đơn giản. Ghen tuông mà! Sự việc ông Renauld bị giết vì một nhát dao đâm vào lưng chứng tỏ tội lỗi này do một người đàn bà gây ra. Poirot gật đầu: - Một nhát vào lưng - đúng, nhưng không phải là cái hố mới đào. Bởi vì đó là một công việc nặng nhọc, khó khăn. Không, không phải người đàn bà đã đàocái huyệt này, có phải không thưa ngài? Đó là bàn tay của đàn ông. Viên cảnh sát trưởng thốt lên vẻ xúc động: - Đúng, đúng, ngài nói có lý! Chúng tôi không nghĩ đến điều này. - Như tôi đã nói - Hautet tiếp tục - thoạt nhìn vụphạm tội có vẻ đơn giản nhưng sự xuất hiện của những người không quen đeo mặt nạ và bức thư ông Renauld viết cho ngài đã làm cho vụ án trở nên phức tạp. Ở đây có những điểm hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau. Về bức thư viết cho ngài, ngài có nghĩ rằng, ở mức độ nhất định, nó có liên quan với người có cái tên là Bella này và những lời đe dọa của người đó không? Poirot lắc đầu: - Chưa chắc. Một người như ông Renauld, người đãsống cuộc đời đầy phiêu lưu ở nhiều nơi trên trái đất này không đời nào yêu cầu bảo vệ mình chống lại một người đàn bà. Dự thẩm viên gật đầu tán thành. - Điều đó trùng hợp với ý kiến của tôi. Bây giờ ta phải tìm cách giải thích bức thư này. - Lời giải thích ở Santiago! - viên cảnh sát trưởng tuyên bố - Tôi sẽ lập tức gởi điện cho cảnh sát thành phố này, yêu cầu gởi cho ta những dữ kiện đầy đủ vềcuộc sống của người quá cố: những câu chuyện tình, hoạt động kinh doanh, bạn và thù của ông ta. Sẽ rất là lạ, nếu sau đó chúng ta vẫn không có chứng cớchống lại thủ phạm bí ẩn. Viên cảnh sát trưởng nhìn xung quanh tìm dấu hiệu của sự tán thánh. - Tuyệt! - Poirot nói. - Bà vợ ông ta có lẽ cũng có thể chỉ cho ta hướng đidúng - dự thẩm viên bổ sung thêm. - Các ông không tìm thấy những lá thư khác của Bella trong số đồ đạc của ông Renauld à? - Không. Lẽ tất nhiên, trách nhiệm đầu tiên là chúng tôi phải xem mọi giấy tờ cá nhân của ông ta trong phòng giấy. Tuy nhiên chúng tôi chẳng tìm thấy một cái gì đáng chú ý cả. Mọi vật đều đúng nguyên tắc, đều ổn cả, kể cả giấy tờ giao dịch các loại. Duy nhất chỉ có cái này khác thường, đó là tờ di chúc của ông Renauld. Đây, nó đây. Poirot xem tờ di chúc. - Thế đấy. À, đây là 1000 đồng bảng Anh di chúc cho ngài Stonor, nhân tiện xin hỏi, ông ta là ai? - Thư ký của ngài Renauld. Ông ta sống ở Anh nhưng đôi lần có đến đây. - Còn tất cả để lại cho người vợ yêu quý của ông là Eloise. Về mặt tư pháp tất cả đều được trình bày đúng luật. Có chứng thực của hai nhân chứng - hai người hầu là Denise và Francoise. Không có gì khác thường trong này cả. Poirot đưa tờ di chúc trả lại cho dự thẩm viên. - Có lẽ - Bex bắt đầu - ngài không chú ý… - Ngày tháng? - nở nụ cười tươi - Chà, tất nhiên tôi có nhận thấy. Cách đây hai tuần lễ, có thể nó cho thấy thời điểm khi ông Renauld lần đầu tiên cảm thấy sự nguy hiểm. Nhiều người giàu có chết đi không đểlại di chúc bởi vì không nghĩ đến khả năng sắp chết. Tuy nhiên lời văn bản di chúc nói về sự quyến luyến và tình yêu lớn lao của ông Renauld đối với vợ, mặc dù có những sự dan díu yêu đương này nọ. - Dù thế nào thì thế - Hautet nói giọng đượm vẻ nghi ngờ - Nhưng như thế hơi bất công đối với cậu con trai, bởi vì làm cho anh ta hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ. Nếu như bà ta đi bước nữa và người chồng mới này có ảnh hưởng với bà ta thì chàng trai có thểchẳng nhận được đồng xun nào trong số tiền của ông bố cả. Poirot nhún vai: - Con người là một thực thể giàu tự tin. Có thể ngài Renauld cho rằng người đàn bà góa sẽ không đi bước nữa. Còn về cậu con trai thì, có lẽ thông minh hơn cảlà để tiền trong tay bà mẹ. Ai cũng biết rằng con cái các gia đình giàu có thường là những kẻ tiêu xài không giới hạn. - Có lẽ đúng như ngài nói. Còn bây giờ, ngài Poirot, có lẽ ngài muốn xem nơi xảy ra tội ác. Tiếc rằng, tửthi đã được chuyển đi, song tất cả đều đã được chụpảnh ở mọi cự ly và góc độ có thể được, và các bứcảnh sẽ đến tay ngài sau khi làm xong. - Xin cảm ơn ngài về sự giúp đỡ đó. Viên cảnh sát đứng dậy: - Xin mời các ngài đi theo tôi. Ông ta mở cửa, trịnh trọng cúi đầu mời Poirot đitrước. Poirot cũng không kém phần lịch sự, nhường cho ngài cảnh sát trưởng đi đầu. Cuối cùng họ cùng đi ra hành lang. - Đây là phòng giấy phải không? - Poirot hỏi, hất đầu về phía chiếc cửa bọc da. - Vâng, ngài muốn xem phòng giấy à? - Viên cảnh sát trưởng hỏi và mở toang cửa, bước vào. Mọi người bước theo sau. Căn phòng mà ông Renauld chọn làm nơi làm việc của mình là một phòng hẹp, nhưng bày biện rất trang nhã và đầy đủ tiện nghi. Một chiếc bàn viết thích hợp, tiện lợi, có nhiều ngăn để giấy tờ nằm đối diện cửa ra vào, ngay cạnh cửa sổ. Hai chiếc ghế bành lớn bọc da quay về phía lò sưởi, giữa hai chiếc ghế bành là chiếc bàn con hình tròn bày la liệt những sách và tạp chí mới xuất bản. Các giá sách trên có những cuốn sách bọc bìa đắt tiền che kín hai bức tường, cạnh bức tường thứ ba là một tủ đựng thức ăn bằng gỗ sồi màu sẫm với những hình khắc chạm trang trí tinh xảo. Các tấm màn gió xanh nhạt hài hòa với tấm thảm cùng màu. Poirot đứng một lát, sau đó bước lên một bước, bàn tay xoa nhẹ các lưng ghế bành bọc da, cầm tờ tạp chí đặt trên bàn và thận trọng xoa ngón tay vào mặt chiếc tủ gỗ sồi đựng thức ăn. Nét mặt anh biểu lộ sựhoàn toàn tán thành. - Không một tí bụi nào? - Tôi cười hỏi. - Không một hạt bụi nhỏ nào, anh bạn ạ. Nhưng lần này có thể là đáng tiếc. Cái nhìn tinh tường của Poirot lướt từ vật này sang vật khác. - Chà! - Poirot bất thình lình thốt lên với giọng nhẹnhõm hẳn - tấm thảm nhỏ trước lò sưởi lệch sang một bên - Poirot cúi xuống sửa cho tấm thảm ngay ngắn trở lại. Bất ngờ từ miệng anh bật ra một tiếng reo và anh đứng thẳng lên, tay cầm một mẩu giấy nhỏ. - Ở Pháp cũng như… à, ở Anh - Poirot nhận xét - người hầu quên không quét dưới thảm. Bex cầm lấy vật tìm thấy từ tay Poirot và tôi đi đến gần hơn để nhìn cho kỹ. - Anh có nhận ra vật này không, Hastings? Tôi lắc đầu trả lời không. Và dù sao thì màu hồng tiêu biểu của tời giấy này tôi cảm thấy quen quen. Óc tưởng tượng của viên cảnh sát trưởng nhanh hơn của tôi. - Một mẩu của tờ ngân phiếu - ông ta nói. Mẩu giấy bằng khoảng hai inches vuông và trên đóviết bằng mực chữ “Duveen”. - Tuyệt - Bex nói - Tờ ngân phiếu này viết cho Duveen hay ký tên Duveen. - Lần đầu tiên, nếu như tôi không lầm - Poirot nói - Chúng ta nhìn thấy nét chữ của ông Renauld. Lập tức tờ giấy này được đem ra so sánh với tờ di chúc lấy trong bàn viết ra. - Trời ơi! - Viên cảnh sát trưởng thì thào với vẻ phiền muộn - Trong thực tế tôi không thể hình dung được sao tôi lại bỏ qua không nhìn thấy cái đó. Poirot cười lớn: - Từ đây rút ra một đạo lý là phải luôn luôn nhìn xuống dưới các tấm thảm. Anh bạn Hastings của tôi có mặt ở đây sẽ nói với các ngài rằng, việc nhìn thấy bất kỳ vật nào không được ngay ngắn đối với tôi là nỗi đau khổ thực sự. Khi tôi vừa nhìn thấy tấm thảm trước lò sưởi bị lệch, tôi đã nói với mình: “Dừng lại!”. Anh bám tay vào ghế bành, khi người ta làm lệch chiếc ghế. Có thể dưới ghế bành có cái gì đó mà bà già Francoise bỏ sót. - Francoise à? - Hoặc Denise hoặc Leonie. Cái người dọn dẹp cănphòng này. Bởi vì ở đây hoàn toàn không có bụi, rõ ràng là căn phòng này được dọn dẹp sáng nay, tôi có thể khôi phục lại biến cố như sau. Có thể tối hôm qua ngài Renauld viết ngân phiếu cho một người tên là Duveen nào đó. Sau đó tấm ngân phiếu này đã bị xé và các mẩu vụn rơi vãi trên sàn. Sáng nay… Đột nhiên Bex bực tức ngắt lời anh, tay giật dây chuông. Francoise lập tức đến theo tiếng gọi. Đúng là trên sàn rất nhiều mẩu giấy. Bà ta đã làm gì với chúng? Lẽ tất nhiên bà đã ném chúng vào lò. Rồi còn sao nữa? Bằng cử chỉ thất vọng, Bex đưa bà ta ra. Sau đó nét mặt ông sáng lên, ông chạy đến gần bàn viết. Một phút sau ông lại mở quyển sổ séc của người quá cố. Sau đó ông lại làm một cử chỉ tuyệt vọng nữa. Tờcuối cùng trong cuốn sổ séc còn chưa ghi gì. - Hãy dũng cảm lên! - Poirot kêu lên, tay vỗ nhẹ vào vai ông ta - Rõ ràng là Renauld có kể cho chúng ta mọi chuyện liên quan đến nhân vật bí ẩn có tên là Duveen này. Nét mặt viên cảnh sát trưởng sáng lên: - Điều đó là đúng. Nào ta tiếp tục. Khi chúng tôi định rời phòng, Poirot cười nói: - Tôi cảm thấy ngài Renauld tiếp bà khách của mình tối hôm qua ở đây. - Thế các anh đoán ra sao? - Viên cảnh sát trưởng thận trọng hỏi. - Đây, theo cái này - Và Poirot dùng hai ngón tay nhặt một sợi tóc đen dài của phụ nữ từ lưng chiếc ghế bành bọc da. Chúng tôi qua cửa sau đi đến một cái kho nhỏ tiếp giáp với tường nhà. Viên cảnh sát trưởng lấy trong túi ra chiếc chìa khóa và mở kho. - Tử thi để trong này. Chúng tôi mới chuyển từ nơi xảy ra tội ác vào đây đúng lúc ngài tới, sau khi các nhiếp ảnh làm xong việc của mình. Ông ta mở cửa và chúng tôi đi vào nhà kho. Người bịgiết nằm trên mặt đất, trên phủ tấm trải giường. Bex nhanh chóng lật tấm vải phủ ra. Ông Renauld là một người tầm thước vừa phải, căn cứ theo dáng người. Trông bề ngoài có thể nói ông khoảng 50 tuổi, mái tóc bạc nhiều hơn đen. Mặt cạo nhẵn nhụi, mũi dài, nhỏ, giống như mỏ chim, đôi mắt tương đối gần nhau. Da màu đồng vì phơi nắng như ở mọi người sống phần lớn cuộc đời ở vùng nhiệt đới. Hai hàm răngnghiến chặt hiện rõ trong đôi môi hé mở. Nét mặt tái xanh thể hiện sự kinh ngạc và hoảng sợ tột độ. - Căn cứ vào nét mặt của nạn nhân thì thấy là nhát dao đâm vào lưng là hết sức bất ngờ - Poirot nhận xét. Anh thận trọng lật sấp tử thi. Trên lưng nạn nhân chỗgiữa hai xương bả vai trên chiếc áo khoác màu xám nhật có một vết sẫm tròn. Ở khoảng giữa áo, vải bịđâm rách. Poirot chăm chú nghiên cứu tử thi. - Thế các ngài phát hiện thấy vũ khí được dùng đểgiết người ở đâu? - Nó vẫn còn ở vết thương. Viên cẩm lấy từ trên giá xuống một chiếc bình thủy tinh lớn. Trong bình có một vật giống con dao rọc giấy hơn là một cái gì khác. Tôi nhìn kỹ chuôi dao màu đen và lưỡi dao sáng, nhỏ. Toàn bộ con dao không dài quá mười inches. Poirot thận trọng lấy ngón tay thử độ sắc của con dao. - Chà, khỉ thật! Dao sắc quá! Một vũ khí giết người thật đơn giản và quá xinh. - Thật không may, chúng tôi không nhận thấy trên đómột dấu tay nào - Bex nhận xét vẻ tiếc rẻ - Có lẽ thủphạm dùng găng tay. - Lẽ tất nhiên là có găng tay - Poirot nói vẻ coi thường - Ngay cả ở Santiago thủ phạm cũng biết khá rõ về chuyện này. Dù sao tôi cũng rất chú ý đến việc các ông không tìm thấy dấu tay. Bởi vì để lại dấu tay một cách dễ dàng như vậy không phải là kẻ giết người mà là của một người nào khác. Và làm cho cảnh sát sung sướng - Anh lắc đầu - Tôi rất ngại là tội phạm của ta hoặc là không chuyên nghiệp hoặc là có ít thì giờ. Nào bây giờ chúng ta thử xem. Poirot lật tử thi trở lại tư thế cũ. - Tôi thấy người bị giết dưới lần áo choàng chỉ mặc đồ lót - Poirot nhận xét. - Đúng - dự thẩm viên coi điều đó là một sự việc tương đối lạ lùng. Đúng lúc đó có tiếng gõ cửa. Bex đi lại phía cửa ra vào và mở ra. Đứng ngoài cửa là bà Francoise. Với sự tò mò không dấu giếm, bà lão định nhìn vào trong. - Này, còn chuyện gì nữa thế? - Bex hỏi một cách sốt ruột. - Bà chủ sai tôi đến thưa rằng bà đã khá hơn nhiều rồi và sẵn sàng tiếp ngài dự thẩm. - Tốt lắm - Bex nói nhanh - Báo ngay cho ông Hautet biết điều này và nói với bà chủ là chúng tôi sẽ tới bây giờ. Poirot dừng lại một lát đứng nhìn tử thi. Tôi thoáng nghĩ rằng anh đang thề với hương hồn người chết “chưa tìm ra thủ phạm thì không thiết gì đến nghỉngơi”. Nhưng khi Poirot bắt đầu nói thì những lời của anh lại tỏ ra tầm thường và được nói ra một cách ngộnghĩnh không đúng chỗ. - Ngài Renauld mặc chiếc áo khoác quá dài. CHƯƠNG NĂM LỜI THUẬT CỦA BÀ RENAULD Dự thẩm viên Hautet đã đợi chúng tôi ở hành lang và chúng tôi cùng đi lên gác. Bà Francoise đi trước chỉđường. Poirot đi theo đường chữ chi làm cho tôi bối rối cho đến khi anh che miệng nói nhỏ với tôi. - Việc kẻ ăn người ở nghe thấy tiếng chân ông Renauld lên cầu thang chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả, tiếng cọt kẹt này có thể đánh thức cả người chết. Phía trên cầu thang có một hành lang hẹp kéo dài, hai bên là những hàng cửa ra vào. - Các phòng của người làm - Bex giải thích. Chúng tôi đi đến cuối hành lang, bà Francoise gõ vào chiếc cửa cuối cùng phía bên phải. Một giọng nói yếu ớt mời chúng tôi vào và chúng tôi và chúng tôi đã ở trong một phòng lớn sáng sủa, cách cửa sổ một phần tư dặm là biển xanh lấp lánh. Trên giường, một người đàn bà cao lớn, xanh mét đang nằm tựa vào gối. Bà ta đã có tuổi, mái tóc xưa kia màu đen nay đã bạc gần hết, nhưng cái nhìn còn thể hiện sức mạnh bên trong. Ngay lập tức ta thấy đây là một người đàn bà có nghị lực. Bà cúi đầu đường hoàng chào chúng tôi. - Xin mời các ông ngồi. Chúng tôi ngồi cạnh giường, người thư ký của dựthẩm viên ngồi sau cái bàn tròn. - Thưa bà, tôi hy vọng - Hautet bắt đầu - là việc kểlại những sự kiện xảy ra tối qua sẽ không làm phiền bà chứ? - Thưa ông hoàn toàn không. Tôi biết giá trị của thời gian khi nói đến việc bắt giữ và trừng phạt những kẻgiết người hèn hạ. - Rất tốt, thưa bà. Tôi nghĩ rằng bà sẽ đỡ mệt hơn, nếu như tôi đặt câu hỏi, còn bà chỉ trả lời thôi. Thếtối hôm qua bà đi ngủ lúc mấy giờ? - Thưa ông, lúc 9 giờ 30. Hôm qua tôi bị mệt. - Thế còn ông nhà? - Theo tôi, sau đó một giờ. - Bà có cảm thấy là ông nhà lo lắng hoặc phiền muộn về một điều gì đó không? - Không, không có gì khác ngày thường. - Sau đó chuyện gì đã xảy ra? - Chúng tôi đi ngủ. Tôi tỉnh giấc khi bàn tay của một người nào đó bịt miệng tôi. Tôi định kêu nhưng không được. Trong phòng có hai người đàn ông. Cảhai đều đeo mặt nạ. - Bà có thể kể đôi nét về hình dáng của chúng được không, thưa bà? - Một tên cao, râu quai nón đen dài. Tên thứ hai thấp béo, râu hắn màu hung hung. Cả hai đều đội mũ sụp xuống che lấp mắt. - Hừ - dự thẩm viên nói đăm chiêu - tôi cảm thấy ởđây có quá nhiều râu. - Ngài nghĩ rằng đó là râu giả? - Vâng, thưa bà. Nhưng thôi, bà hãy kể tiếp đi. - Tên thấp béo giữ chặt tôi. Hắn lấy khăn ăn nhét vào miệng tôi, sau đó lấy dây trói chân tay tôi lại. Tên kia trong lúc đó đứng cúi xuống chúng tôi. Hắn lấy từtrên bàn trang điểm con dao rọc giấy của tôi và chĩamũi nhọn vào thẳng chỗ tim chồng tôi. Sau đó chúng buộc ông ấy đứng dậy và đi cùng chúng sang phòng bên cạnh - phòng treo quần áo. Vì khiếp sợ, tôi gần như bất tỉnh nhân sự, nhưng dù sao cũng vẫn cố chú ý lắng nghe xem chuyện gì xảy ra ở bên đó. Nhưng họ nói rất khẽ, tôi không thể nào hiểu được gì cả. Tôi chỉ nghe thấy câu chuyện diễn ra bằng thứ tiếng Tây Ban Nha trọ trẹ mà một số ở vùng Nam Mỹ người ta có nói. Có lẽ họ đòi hỏi ở chồng tôi cái gì đó và rất giận dữ. Sau đó tiếng của chúng to dần lên. Theo tôi tiếng nói của tên cao: “Mày có biết chúng tao muốn gì không? - hắn nói - Những giấy tờ bí mật. Hiện giờchúng ở đâu?” Tôi không biết là chồng tôi trả lời ra sao, nhưng tên kia giận dữ quát: “Mày nói dối! Chúng tao biết là mày giữ mà. Chìa khóa đâu?” Lúc đó tôi nghe thấy tiếng các ngăn tủ bị kéo ra. Trên tường, trong phòng treo áo chồng tôi có một tủ sắt, trong đó ông ấy luôn luôn cất rất nhiều tiền. Leonie nói rằng tủ sắt không bị cướp, nhưng có lẽ chúng không tìm thấy cái mà chúng cần, bởi vì sau đó tôi nghe thấy tiếng tên cao chửi tục ra lệnh cho chồng tôi cởi quần áo. Theo tôi, sau đó một tiếng động nào đó trong nhà làm chúng phải đề phòng, bởi vì chúng đẩy chồng tôi vào phòng gần như cởi trần. - Cảm ơn - Poirot ngắt lời - như vậy là phòng treo quần áo không có lối ra nào khác. - Thưa ông, không. Chỉ có cửa vào phòng tôi thôi. Chúng lôi chồng tôi đi rất vội, tên thấp béo đằng trước, tên cao đẩy đằng sau, tay nắm dao găm. Ông Paul định thoát ra chạy gần lại chỗ tôi. Tôi nhìn thấy hai mắt ông đầy đau khổ. Ông quay lại nói với bọn kẻcướp: “Tôi cần nói chuyện với bà ấy” - ông nói. Sau đó khi đến gần giường, ông cất tiếng nói: “Mọi chuyện đều tốt lành, Eloise, đừng sợ. Đến sáng anh sẽ về”. Nhưng mặc dù ông ấy cố nói bình thản, nhưng tôi thấy sự khủng khiếp hiện lên trong đôi mắt của ông ấy. Sau đó, chúng đẩy chồng tôi ra cửa, tên cao nói: “Hãy nhớ là chỉ cần một tiếng là mày sẽtịch”. - Sau đó - bà Renauld nói tiếp - có lẽ tôi bất tỉnh nhân sự. Khi tỉnh lại tôi nhìn thấy Leonie đang bóp tay cho tôi và đổ rượu mạnh vào mồm tôi. - Bà Renauld - dự thẩm viên cất tiếng nói - bà có biết bọn giết người tìm gì không? - Không biết, thưa ông. - Bà có biết chồng bà sợ hãi một điều gì đó không? - Có, tôi thấy ông ấy có thay đổi. - Lâu chưa? Bà Renauld suy nghĩ: - Có lẽ trước đây 10 hôm. - Không sớm hơn à? - Có thể, nhưng tôi nhận thấy điều đó mới gần đâythôi. - Bà có hỏi chồng bà vì sao lo sợ không? - Có một lần. Nhưng ông ấy lảng tránh câu trả lời. Tuy thế, tôi tin rằng ông ấy rất lo lắng. Nhưng bởi vì có lẽ ông ấy định giấu tôi điều này nên tôi cố làm ra vẻ không nhận thấy gì cả. - Thế bà có biết rằng ông ấy đã cầu cứu sự giúp đỡcủa nhà thám tử không? - Thám tử à? - Bà Renauld thốt lên vẻ ngạc nhiên. - Đúng, cầu cứu ngài Hercule Poirot đây - Poirot cúi chào - Ông ấy mới tới đây theo yêu cầu của chồng bà. Và ông ta rút trong túi ra bức thư của ông Renauld rồi đưa cho bà Renauld. Bà Renauld đọc bức thư với sự ngạc nhiên thật sự. - Tôi không biết gì về điều này cả. Có lẽ ông ấy hoàn toàn nhận rõ sự nguy hiểm. - Bây giờ, thưa bà, tôi yêu cầu bà cởi mở, chân thành. Liệu trong cuộc sống của chồng bà ở Nam Mỹcó trường hợp nào có thể rọi ánh sáng vào vụ án mạng này không? Bà Renauld suy nghĩ sâu sắc, sau đó lắc đầu phủđịnh. - Tôi không thể nhớ lại điều gì cả, lẽ tất nhiên chồng tôi có nhiều kẻ thù, những người bị chồng tôi vượt lên, nhưng tôi không thể nhớ lại một điều gì rõ ràng. Tôi không nói rằng không có trường hợp như vậy, tôi chỉ không biết đến mà thôi. Dự thẩm viên chậm rãi vuốt râu: - Bà có thể nói rõ hơn thời gian xảy ra tội ác được không? - Được, tôi nhớ chính xác là đồng hồ trên lò sưởi điểm hai tiếng - bà ta gật đầu chỉ chiếc đồng hồ lớn tám ngày lên giây một lần đặt ở chỗ lò sưởi, trên một cái giá. Poirot đứng dậy và chăm chú xem kỹ chiếc đồng hồ. Thỏa mãn với việc làm của mình, anh gật đầu và quay lại chỗ cũ. - Cái gì đây? - Bỗng viên cảnh sát trưởng kêu to, người cúi khom - Có lẽ đồng hồ đeo tay. Những kẻgiết người rõ ràng đã làm nó rơi từ trên bàn trang điểm xuống. Đồng hồ bị đập vỡ mặt kính. Có lẽnhững kẻ phạm tội không nghĩ rằng chiếc đồng hồnày có thể là tang chứng chống lại chúng? Ông ta bắt đầu thận trọng thu gom những mảnh kính vỡ. Bỗng nhiên nét mặt ông ta biểu lộ sự ngạc nhiên. - Thật là thú vị! Ông ta kêu to khi xem xét chiếc đồng hồ. - Thế là thế nào? - Kim đồng hồ chỉ 7 giờ. - Kỳ lạ thật! - Viên dự thẩm lầm bầm, đến gần chỗviên cảnh sát trưởng. Poirot cũng chú ý đến cái đồng hồ. Anh cầm lấy chiếc đồng hồ từ tay viên cảnh sát trưởng đang còn bối bối, đưa lên tai nghe và mỉm cười. - Đúng, kính vỡ, nhưng đồng hồ vẫn chạy. Tất cả cười vang. Chỉ có viên dự thẩm là không cười, ông ta nói vẻ phân vân: - Nhưng bây giờ tất nhiên không phải là 7 giờ. - Không - Poirot lịch sự tán thành - Bây giờ mới quá 5 giờ có vài phút. Có lẽ đồng hồ thường chạy nhanh, có phải không, thưa bà? Bà Renauld phân vân cau mày: - Đồng hồ có nhanh một chút - bà ta xác nhận - nhưng không bao giờ chạy nhanh như thế này cả. Dự thẩm viên làm một động tác chứng tỏ không còn gì cần hỏi về chiếc đồng hồ nữa, và hỏi tiếp: - Thưa bà, sáng nay cửa vào nhà bị phát hiện thấy mở toang. Có vẻ dứt khoát kẻ giết người đã lợi dụng cửa này. Tuy nhiên cửa không bị phá. Bà có thể giải thích vì sao không? - Có thể trước khi đi ngủ chồng tôi ra ngoài dạo chơi và khi quay về quên đóng lại. - Điều đó liệu có thể xảy ra được không? - Tất nhiên. Ông nhà tôi là một người rất đãng trí. Khi nói đến điều đó, một lần nữa bà ta lại hơi cau mày, dường như việc nhớ lại đặc tính của người quá cố làm cho bà đau lòng. - Tôi nghĩ, chúng ta có thể kết luận - đột nhiên viên cảnh sát trưởng nhận xét - là, vì các hung thủ bắt ông Renauld phải mặc quần áo, nên nơi mà chúng dẫn ông ta đến ở tương đối xa ngôi nhà này. Và ở đó cất giấu “những giấy tờ bí mật”. Dự thẩm viên gật đầu. - Xa, nhưng không xa lắm, bởi vì ông Renauld nói rằng đến sáng sẽ quay về. - Chuyến tàu rời ga Merlinville lúc mấy giờ? - Poirot hỏi. - Đi về phía Tây lúc 11,50 giờ, về hướng Đông lúc 12,17 giờ, nhưng có thể chúng có ôtô. - Tất nhiên - Poirot đồng ý. Trông anh có vẻ phiền muộn. - Liệu có đúng thế không? Chiếc xe sẽ giúp chúng ta phát hiện ra hung thủ? - dự thẩm viên nói - Chiếc xe với hai người nước ngoài có thể bị trông thấy. Phương án đi xe lửa cũng cần được kiểm tra nghiêm túc, thưa ngài Bex. Viên cảnh sát trưởng mỉm cười một lát, sau đó quay sang hỏi bà Renauld: - Tôi xin hỏi một câu nữa. Bà có biết ai tên là Duveen không? - Duveen? - bà ta nhắc lại vẻ đăm chiêu - Không, tôi không thể nhớ được. - Và bà cũng không bao giờ nghe thấy chồng bà nhắc đến cái tên đó chứ? - Không bao giờ. - Thế bà có biết ai tên là Bella không? Khi đặt câu hỏi này ông chăm chú quan sát bà Renauld, cố phát hiện trên nét mặt bà những dấu hiệu của sự lúng túng hoặc bối rối, nhưng bà ta chỉlắc đầu. Dự thẩm viên tiếp tục nói: - Thế bà có biết tối hôm qua chồng bà có khách không? Bây giờ ông ta nhìn thấy bà Renauld hơi đỏ mặt, nhưng bà điềm tĩnh trả lời: - Không. Đó là ai vậy? - Một người phụ nữ. - Có thật thế không? Nhưng dự thẩm viên không dừng lại ở câu hỏi này lâu. Vị tất bà Daubreuil đã có quan hệ gì với vụ giết người, còn ông ta không muốn làm bà Renauld bị đaukhổ hơn là yêu cầu cần thiết. Ông ta nhìn ngài cảnh sát trưởng có ý hỏi, viên cảnh sát trưởng gật đồng ra hiệu đồng ý chuyển sang câu hỏi khác. Dự thẩm viên đứng lên đi qua phòng và trởlại với chiếc bình thủy tinh mà chúng tôi đã thấy ởnhà kho. Ông ta lấy từ trong đó ra con dao đã được dùng để giết người. - Thưa bà - ông ta nói nhẹ nhàng - bà có nhận ra cái này không? Bà ta khẽ kêu lên. - Có, đấy là con dao của tôi. Lúc đó bà ta nhìn thấy lưỡi dao dính máu và lùi lại, hai mắt bà trợn tròn vì kinh hãi: - Đây là… máu? - Vâng, thưa bà. Chồng bà bị giết bằng vật này. Dự thẩm viên nhanh chóng cất dao. - Bà hoàn toàn tin rằng đây chính là con dao nằm trên bàn trang điểm của bà tối qua? - Đúng. Đây là quà của con trai tôi. Trong thời gian chiến tranh con tôi ở không quân - giọng nói của bà đượm niềm tự hào của người mẹ - Con dao được làm bằng sắt máy bay và con trai tôi tặng tôi để kỷ niệm những ngày nó phục vụ trong quân đội. - Tôi hiểu, thưa bà. Thế thì xin có một câu hỏi nữa. Hiện nay con bà ở đâu? Cần nhanh chóng gởi điện cho anh ấy. - Jack ấy à? Nó đang trên đường đi Buenos Aires. - Đi đâu? - Vâng. Hôm qua chồng tôi gởi điện cho nó. Trước đóông ấy có đi công cán ở Paris, nhưng hôm qua mới biết là con tôi cần phải khẩn cấp đi Nam Mỹ. Tối qua có tàu thủy từ Cherbourg đi Buenos Aires, và chồng tôi gởi điện báo cho nó biết cần phải đi chuyến tàu này. - Thế bà có biết gì về công chuyện ở Buenos Aires không? - Thưa ông, không, tôi không biết gì về công việc đó, nhưng Buenos Aires không phải là điểm cuối hành trình. Từ đó nó còn phải đi Santiago. Cả dự thẩm viên và viên cảnh sát trưởng cùng thốt lên một lúc: - Santiago! Lại Santiago! Vào thời điểm khi mọi người còn đang ngạc nhiên vềviệc nhắc đến Santiago, Poirot tiến lại gần bà Renauld. Trước đó, anh đứng cạnh cửa sổ, hoàn toàn tập trung vào những suy nghĩ của mình, và đương nhiên đã chăm chú theo dõi những gì xảy ra. Poirot cúi chào, dừng lại cạnh giường. - Cám ơn bà, xin phép cho tôi được xem tay bà. Bà Renauld mặc dù hơi ngạc nhiên vẫn đưa tay cho Poirot xem. Xung quanh cổ tay bà Renauld có những vết lằn sâu màu đỏ do bị trói. - Chắc là bà rất đau? - Poirot hỏi có vẻ buồn rầu. Dự thẩm viên lo lắng ngắt lời Poirot: - Cần nhanh chóng liên lạc bằng vô tuyến điện với anh Jack Renauld. Cần phải biết tất cả những gì mà anh ta có thể kể về chuyến đi Santiago của mình - ông ta ấp úng - Nếu như anh Jack có mặt ở đây thì chúng tôi không phải làm bà đau lòng như vậy thưa bà. - Ông muốn nói đến việc nhận diện chồng tôi? - Bà Renauld hỏi nhỏ. Dự thẩm viên gật đầu. - Tôi là một phụ nữ kiên nghị, thưa ông. Tôi chịu đựng được tất cả những gì đòi hỏi ở tôi. Tôi sẵn sàng làm việc đó ngay bây giờ. - Ôi, ngày mai cũng chưa muộn mà. Tôi cam đoanvới bà… - Tôi thích làm xong việc đó ngay thì hơn. Trên mặt bà xuất hiện niềm đau khổ nội tâm: - Ông bác sĩ, ông làm ơn đưa tay cho tôi. Ông bác sĩ vội vàng đi lại phía bà Renauld và vắt chiếc áo khoác lên vai. Tất cả cùng chậm rãi đixuống. Viên cảnh sát trưởng Bex tiến lên trước đểmở cửa vào nhà kho. Độ hai phút sau, bà Renauld tiến đến cửa. Bà ta trông rất xanh xao nhưng kiên quyết. Trước khi nhìn tử thi thì bà đưa tay lên mặt. - Xin ngài đợi cho một phút, tôi trấn tĩnh lại ngay bây giờ. Bà Renauld bỏ tay xuống và nhìn người chết. Và lập tức tính tự chủ kỳ lạ, trước đó đã giúp cuộc điều tra, nay rời bỏ bà. - Paul! - bà kêu to - Chồng tôi! Trời ơi! Và lao người về phía trước, bà bất tỉnh nhân sự, ngã nhào xuống đất. Ngay lúc đó Poirot đã tiến đến cạnh bà. Anh khẽxem mắt, bắt mạch. Khi tin rằng bà Renauld thật sựbị ngất, Poirot lùi sang bên. Anh nắm tay tôi thì thào: - Anh bạn ạ, tôi là một thằng đại ngốc. Nếu như có khi nào tình yêu và niềm đau khổ vang lên trong giọng nói của người phụ nữ, thì bây giờ tôi đang nghe thấy chúng đây. Quan niệm của tôi đã sai lầm. Nhưng tốt thôi. Tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu. CHƯƠNG SÁU NƠI XẢY RA TỘI ÁC Ông bác sĩ và dự thẩm viên Hautet mang người phụnữ bị ngất vào nhà. Viên cảnh sát trưởng nhìn theo lắc đầu. - Một người đàn bà đáng thương! - Ông ta khẽ nói - Miếng đòn quá mạnh, tiếc rằng không có cách gì giúp bà ta được. Bây giờ, ngài Poirot, chúng ta hãy ra nơi xảy ra tội ác. - Xin tùy ngài, ngài Bex ạ. Chúng tôi quay vào nhà và ra đường theo cửa chính. Khi đi qua nhà, Poirot nhìn cầu thang và nói giọng không hài lòng. - Tôi không tin là những người giúp việc không nghe thấy gì cả. Khi ba người đi xuống cầu thang này, tiếng động có thể làm cả người chết cũng phải dỏng tai. - Ngài quên rằng chuyện xảy ra vào ban đêm. Mọi người đều ngủ say cả. Nhưng Poirot vẫn bực tức càu nhàu, không muốn đồng ý với lời giải thích như vậy. Đến chỗ ngoặt của hàng cây, anh dừng lại và nhìn ngôi nhà. - Trước hết, điều gì khiến các hung thủ vào nhà theo cửa chính? Bởi vì rất ít có khả năng làm như vậy sẽthành công. Đúng hơn chúng phải thử phá cửa sổ đã. - Nhưng mọi cửa sổ ở tầng một đều khóa bằng then sắt - viên cảnh sát trưởng phản đối. Poirot chỉ ô cửa sổ ở tầng hai. - Đấy là cửa sổ phòng ngủ, nơi chúng ta vừa có mặt khi nãy, có đúng thế không? Ngài hãy nhìn xem, leo tới đó theo cây này dễ như bỡn. - Có thể - viên cảnh sát trưởng đồng ý - Nhưng chúng không thể làm việc đó mà không để lại dấu vết trên luống hoa. Tôi cảm thấy câu nói này là đúng. Cả hai bên bậc thềm dẫn đến cửa chính có những bồn hoa lớn hình ôvan trồng hoa trúc quỳ đỏ. Cái cây được nói tới ởtrên mọc cạnh một bồn hoa và không thể tiến đến gốc cây mà không dẫm lên bồn hoa. - Ngài có thấy không - viên cảnh sát trưởng tiếp tục - do thời tiết khô mà cả trên các đường mòn và hàng cây đều không còn dấu vết nào, nhưng đất xốp ở các bồn hoa thì hoàn toàn lại là chuyện khác. Poirot tiến đến bồn hoa và bắt đầu chăm chú nghiên cứu. Như Bex nói, đất ở các bồn hoa bằng phẳng. Không có chỗ nào bị trũng sâu xuống cả. Dường như đã thỏa mãn, Poirot gật đầu và chúng tôi rời đi nơi khác. Nhưng bỗng nhiên anh nhìn chằm chằm vào một bồn hoa khác và bắt đầu ngắm nghía. - Ngài Bex - Poirot gọi - Ngài xem đây. Chỗ này có nhiều dấu vết. Viên cảnh sát trưởng lại gần Poirot và bật cười. - Ngài Poirot thân mến, rõ ràng đây là dấu giầy của người làm vườn. Trong bất kỳ trường hợp nào thì điểm này cũng chẳng có ý nghĩa gì, bởi vì ở phía đókhông có cây, do đó không có khả năng trèo lên lầu được. - Đúng - Poirot nói lạnh nhạt, có lẽ lòng tự ái của anh bị chạm nọc - Thế ngài cho rằng các dấu vết này không có ý nghĩa gì sao? - Không có ý nghĩa gì cả. Và lúc đó tôi hết sức ngạc nhiên nhìn thấy Poirot nói những lời sau đây: - Tôi không đồng ý với ngài. Tôi có một hy vọng nhỏnhoi là những dấu vết này là quan trọng nhất trong tất cả những cái mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay. Bex không nói gì cả, chỉ nhún vai. Ông ta rất lịch thiệp, không tranh luận với một thám tử đứng tuổi dù có tiếng. - Chúng ta tiếp tục chứ? - Ông ta hỏi. - Lẽ tất nhiên. Tôi có thể nghiên cứu các dấu vết sau này cũng được - Poirot sảng khoái trả lời. Đáng lẽ đi thẳng theo hàng cây ra cổng thì Bex lại rẽvào một con đường mòn chạy dọc trong vườn. Con đường này leo lên phía trên, theo một cái dốc thoai thoải vòng quanh ngôi nhà từ phía phải, và dọc đường trồng các bụi cây gì đó. Bỗng nhiên chúng tôi đã ở vào một khoảnh đất nhỏ nhìn ra biển, tại đây có một chiếc ghế dài và cách đó không xa có một mái lán tương đối cũ. Xa hơn một chút là đường ranh giới của biệt thự Genevieve - một hàng cây bụi thấp xén phẳng. Bex chui qua hàng cây, và chúng tôi tới một mảnh đất rộng lộ thiên. Tôi nhìn xung quanh, những điều trông thấy làm tôi ngạc nhiên. - Đây là một bãi chơi gôn! - Tôi reo lên. Bex gật đầu. - Bãi này còn chưa làm xong - ông ta giải thích - bãi chơi gôn dự định khánh thành vào tháng sau. Buổi sáng, một trong số công nhân đã phát hiện xác ông Renauld ở đây. Tôi nín thở. Bên trái tôi trông rõ một cái hố hẹp. Cạnh hố có một người nằm sấp. Tim tôi thắt lại, và trong khoảnh khắc tôi chợt có ý nghĩ kỳ quái là tấm thảm kịch được lập lại. Nhưng viên cảnh sát trưởng làm nỗi sợ của tôi tiêu tan khi tiến lên phía trước. Ông ta nói to và bực tức: - Cảnh sát làm gì cả không biết? Đã có lệnh nghiêm ngặt là không được cho ai vào đây nếu không có giấy tờ thích hợp. Người đang nằm trên mặt đất quay đầu lại: - Nhưng tôi có giấy tờ đây - người đó nói và đứng dậy. - Ngài Giraud thân mến! - viên cảnh sát trưởng kêu lên - Thế mà tôi không biết là ngài đã đến. Ông dựthẩm rất sốt ruột chờ đợi ngài. Tên của nhà thám tử nổi tiếng ở cơ quan cảnh sát hình sự Paris tôi đã được nghe nhiều lần và tôi rất thú vị được nhìn thấy ông ta. Đó là một người cao lớn, trạc tuổi ba mươi, tóc và ria màu hạt dẻ, mặc quân phục. Trong hành vi của ông ta toát lên vẻ tự cao tựđại, chứng tỏ ông ta hoàn toàn hiểu rõ giá trị của bản thân. Bex giới thiệu chúng tôi, trước hết là Poirot. Trong đôi mắt của nhà thám tử xuất hiện vẻ thích thú. - Tôi có nghe nói về ngài, thưa ngài Poirot - ông ta nói - Trước đây ngài là một nhân vật nổi bật. Nhưng bây giờ đã có những phương pháp khác. - Tuy thế, tội ác ít thay đổi - Poirot nhận xét nhẹnhàng. Tôi lập tức hiểu rằng Giraud có tâm trạng thù địch. Ông ta nổi giận vì nghĩ rằng Poirot cùng tham gia điều tra vụ này và tôi cảm thấy rằng, nếu ông ta tấn công vào dấu vết thì chắc chắn là sẽ giấu chúng tôi. - Dự thẩm viên… - Bex bắt đầu. Nhưng Giraud ngắt lời ông ta một cách thô bạo. - Tôi cóc cần dự thẩm viên dự thẩm viếc gì cả. Cần xem xét kỹ mọi cái khi trời hãy còn sáng. Chỉ nửa giờsau là không thể làm gì ở đây được. Tôi biết tất cả vềvụ này. Các cộng sự của tôi trong nhà sẽ lao động cho đến sáng. Nhưng nếu như chúng ta có tìm thấy chìa khóa để tìm ra thủ phạm, thì chỉ ở đây mà thôi. Đây có phải là cảnh sát đã dẫm nát miếng đất này không? Tôi nghĩ rằng trong thời đại chúng ta họ phải hiểu công việc của mình tốt hơn. - Tất nhiên họ hiểu công việc của mình. Những dấu vết mà ngài nói đến là do những người làm công phát hiện tử thi dẫm lên. Giraud gầm gừ khinh thị: - Tôi tìm thấy dấu vết ở chỗ mà cả ba đều đi qua bụi rậm. Nhưng các hung thủ rất tinh ranh. Chỉ còn lại dấu giày của ông Renauld ở giữa, còn ở hai bên, mọi dấu vết đều bị xóa cẩn thận. Sự thật, chưa chắc đã có thể nhìn thấy gì trên nền đất cứng này, nhưng bọn chúng quyết định không mạo hiểm. - Ngài tìm những chứng cứ trực tiếp - Poirot nói. Giraud chăm chú nhìn Poirot. - Lẽ tất nhiên. Một nụ cười dung dị xuất hiện trên môi nhà thám tửgià. Có lẽ Poirot định nói gì, nhưng kiềm chế được và cúi xuống chiếc xẻng dưới đất. - Chắc cái này dùng để đào huyệt - Giraud nói - Nhưng ở đây chẳng bấu víu vào cái gì được cả. Chiếc xẻng của ông Renauld, còn người sử dụng tối qua có đi găng. Kia là đôi găng tay - ông ta lấy chân chỉ vào đôi găng lấm đất sét nằm trên mặt đất - và đôi găngcũng của ông Renauld hoặc của người làm vườn của ông Renauld. Tôi đoán chắc với ngài là những người này suy nghĩ mọi điều, họ không muốn liều mạng. Một người bị đâm bằng chính con dao của nhà mình và bị đẩy xuống cái hố được đào bằng chiếc xẻng cũng của nhà mình. Chúng quyết định không để lại dấu vết gì. Nhưng tôi sẽ tìm ra chúng. Bao giờ cũngcó những chứng cứ nào đó để lại, và tôi sẽ tìm thấy. Poirot chú ý đến mẩu ống chì nằm lăn lóc bên cạnh cái xẻng. Anh thận trọng dùng ngón tay khô đẩy mẩuống chì. - Thế cái này cũng của người chết à? - anh hỏi và tôi nghe trong giọng nói có một sự châm biếm nhẹnhàng. Giraud nhún vai và tỏ ý là ông ta không biết và không muốn biết đến cái đó. - Vật này có thể lăn lóc ở đây bất kỳ lúc nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi cũng chẳng quan tâm đến làm gì. - Còn tôi, ngược lại, cảm thấy vật đó rất kỳ lạ - Poirot nói ngọt xớt. Tôi đoán rằng Poirot muốn chọc tức nhà thám tửParis mà thôi, và nếu thế thì anh đã thành công. Giraud đột ngột quay lại, càu nhàu nói rằng không thể để phí thì giờ vô ích. Ông ta cúi xuống và bắt tay vào việc nghiên cứu đất một cách chăm chú. Có lẽ, trong lúc đó, một ý nghĩ nào đó bỗng nhiên nảy ra trong đầu Poirot, anh bước qua bụi cây con và thử mở cửa nhà kho nho nhỏ ở sát hàng rào biệt thự. - Cửa kho khóa - Giraud nói qua vai - Ở đó người làm vườn để mọi thứ đồ bỏ đi. Chiếc xẻng không phải lấy từ đó ra, mà từ nhà kho chứa dụng cụ bên cạnh ngôi nhà chính. - Tuyệt vời - viên cảnh sát trưởng nói thầm với tôi một cách hào hứng - Ông ta ở đây chưa đầy nửa giờmà đã biết mọi việc. Con người tuyệt thật, hiển nhiên, Giraud là một nhà thám tử vĩ đại nhất của thời đại. Mặc dù tôi hết sức ghét Giraud, nhưng trong thâm tâm tôi rất sửng sốt. Con người đó toát ra sự thạo việc. Tôi không thể không cảm thấy rằng Poirot cho đến lúc này chưa có gì nổi bật và điều đó làm tôi bực tức. Có lẽ anh luôn luôn làm những việc không đâuvà nhảm nhí, chẳng có quan hệ gì với vụ án cả. Ngay lúc đó, Poirot hỏi một cách dè dặt. - Ngài Bex, ngài làm ơn cho biết đường kẻ trắng xung quanh hố này là gì vậy? Cảnh sát kẻ đường đóà? - Không, thưa ông Poirot, cái đó liên quan đến môn đánh gôn. Đường kẻ chứng tỏ ở đây sẽ dựng một boong-ke. - Boong-ke à? - Poirot quay lại phía tôi - Đây là cái hố đựng cát và ụ đất ở một phía, có phải không? Tôi xác nhận. - Ngài Renauld rõ ràng là đã chơi gôn. - Vâng, ông ta là một cầu thủ cừ. Như các ngài đãbiết, Merlinville đây tuy xa xôi thế đó, nhưng là một nơi nghỉ ngơi yên tĩnh và tuyệt đẹp dành cho những người sang trọng. Những người Anh giàu có rất thích nơi này. Chính vì thế ông Renauld, một người vừa là nhà triệu phú, lại vừa yêu thích thể thao, muốn trang điểm cho nơi nghỉ mát này một khu vui chơi thể thao thu hút bạn bè kinh doanh. Ông dự định xây dựng sân chơi gôn gần kề biệt thự của mình. Ông đã đầu tưvào quy hoạch xây dựng này không những về tiền bạc mà cả sức lực của mình. Công việc ở đây chạy được là nhờ ông ta, nhờ những hy sinh to lớn của ông ta. Ông ta thậm chí đã tham gia thảo một sự án. Công việc đang được tiến hành thì tai họa giáng xuống đầu ông. Poirot đăm chiêu gật đầu. Sau đó anh nhận xét: - Hung thủ đã chọn một chỗ rất không đạt để giấu tửthi và bị phát hiện ngay khi sự việc mới bắt đầu. - Hoàn toàn đúng - Giraud nói to vẻ đắc thắng - Điều đó chứng tỏ hung thủ không thông thạo địa hình. Đólà một bằng cớ gián tiếp rất tốt. - Đúng - Poirot nói không quả quyết - Kẻ nào hiểu rõ địa hình sẽ không giấu tử thi ở đây nếu không muốn để cho người ta thấy. Và điều đó hoàn toàn kỳ quặc, có đúng vậy không? Giraud thậm chí không buồn trả lời. - Đúng - Poirot nói tiếp giọng chán ngán - Đúng, rõ ràng là kỳ quặc! CHƯƠNG BẢY BÀ DAUBREUILBÍ ẨN Khi chúng tôi quay trở lại ngôi nhà, viên cảnh sát trưởng Bex xin lỗi và chia tay chúng tôi, nói là phải lập tức báo cho dự thẩm viên biết là Giraud đã tới. Tiếp theo đó, Poirot tuyên bố rằng đã nhìn thấy mọi cái muốn biết và có ý định rời khỏi đây, điều này rõ ràng làm cho Giraud vui mừng. Rời sân gôn, chúng tôi liếc nhìn từ biệt Giraud. Ông ta bò lồm cồm, tiếp tục tìm chứng tích một cách quá cẩn thận đến mức tôi không thể không bái phục ông ta. Poirot đoánđược ý nghĩ của tôi, bởi vì khi chỉ còn hai chúng tôi với nhau, anh nhận xét châm biếm: - Cuối cùng anh đã nhìn thấy một nhà thám tử thật sựlàm anh phải thán phục: một-người-chó-săn. Có đúngvậy không, anh bạn? - Dù sao thì ông ta cũng làm việc - tôi nói với vẻ lạnh lùng - Nếu như ở đó có cái gì thì ông ta sẽ tìm thấy. Trong khi đó anh… - Thôi được! Tôi cũng đã tìm thấy một cái gì đó chứ. Chẳng hạn mẩu ống chì… - Vớ vẩn. Poirot, anh biết khá rõ rằng cái đó chẳng liên quan gì đến công việc. Tôi muốn nói đến những bằng chứng trực tiếp, chẳng hạn như dấu chân, những dấu chân sẽ dẫn chúng ta tìm ra đúng thủphạm. - Anh bạn ạ, tang vật dài hai foot có giá trị không kém tang vật dài hai milimet. Chỉ có các nhà lãng mạn mới cho rằng mọi tang vật quan trọng đều có kích thước nhỏ. Còn về cái ống chì thì anh nói rằng nó không có quan hệ gì đến tội ác này, bởi vì Giraud đã nói thế. Nhưng ông ta có thể lầm và tôi sẵn sàng chứng minh điều đó. Nhưng khoan nói đến chuyện đó. Cứ để cho Giraud làm công việc tìm kiếm của ông ta, còn tôi làm công việc suy đoán của tôi. Vấn đề xem ra có vẻ tương đối đơn giản… Nhưng dù sao… dù sao, anh bạn ạ, tôi không hài lòng. Anh có biết vì sao không? Bởi vì rằng chiếc đồng hồ đeo tay nhanh hai tiếng. Và ngoài ra có mọi chi tiết nhỏ nhặt không ăn nhập gì với tình hình chung. Chẳng hạn, nếu mục đích của vụ giết người là trả thù, thì tại sao chúng không giết ông ta khi đang ngủ và không làm ngay việc đó? - Chúng cần tìm “những giấy tờ bí mật” - tôi nhắc cho Poirot nhớ. Với vẻ không hài lòng, Poirot vỗ bụi bám nơi ống tay áo. - Thế thì “những giấy tờ bí mật” ấy ở đâu? Có thểtương đối xa, bởi vì chúng ra lệnh cho ông ta mặc quần áo. Và dù sao thì ông ta cũng đã bị giết ngay gần nhà, chỉ cách nhà một khoảng, nếu nổ súng vẫn nghe thấy. Và lại còn con dao có sẵn hết sức ngẫu nhiên nữa. Poirot cau mặt lặng im một lát, sau đó nói tiếp: - Tại sao kẻ ăn người ở không ai nghe thấy gì cả? Họbị đánh thuốc mê ư? Liệu trong bọn họ có kẻ tòng phạm và có phải người đó lo làm sao cho cửa ra vào mở không? Thú vị thật… Anh dừng lại đột ngột. Chúng tôi đi tới đường cây trước cửa nhà. Bất ngờ Poirot quay lại phía tôi: - Anh bạn ạ, tôi phải làm anh ngạc nhiên và vui mừng. Tôi coi trọng những lời quở trách của anh, chúng ta sẽ nghiên cứu dấu giày. - Ở đâu? - Ở chỗ bồn hoa bên phải. Ngài Bex nói rằng đó là dấu chân người làm vườn. Chúng ta sẽ xem có đúngthế không. Anh xem kìa, ông ta đang đẩy xe lại đâyđấy. Thực thế, có một ông già đang đẩy một chiếc xe đầy cây con đang đi cắt ngang đường cây. Poirot gọi ông ta và ông để xe lại, tập tễnh bước về phía chúng tôi. - Sao, chúng ta sẽ lấy dấu giày của lão để so sánh với những dấu kia chứ? - tôi đùa, song niềm vui mà tôi gây ra đã làm Poirot “sống” lại đôi chút - Nếu anh cho rằng dấu giày ở bồn hoa bên phải là quan trọng thì có thể ở đó ẩn giấu chìa khóa tìm ra sự thật. - Chính thế - Poirot nói. - Nhưng liệu ông ta có thấy điều này là lạ lùng không? - Ông ta sẽ không đoán ra đâu. Chúng tôi không thể tiếp tục nói chuyện, bởi vì ông lão đã đến bên chúng tôi. - Các ngài cần hỏi gì phải không ạ? - Đúng. Ông làm ở đây đã lâu rồi, có phải không? - Thưa ông, hai mươi tư năm. - Thế tên ông là gì? - Thưa tôi là Auguste. - Tôi rất mê cây thiên trúc quỳ lộng lẫy này. Cây này thật tuyệt trần. Nó được trồng lâu chưa ông? - Tương đối lâu rồi. Nhưng tất nhiên để cho bồn hoa đẹp mắt không chỉ cần cắt đi các bông hoa đã tàn, mà còn phải thỉnh thoảng trồng những cây mới và nhổ những cây khô héo đi. - Hôm qua ông mới trồng mấy cây mới có phải không? Những cây ở giữa và ở bồn hoa kia nữa kìa. - Ngài có óc quan sát đấy. Cần phải một hai ngày nữa chúng mới đâm rễ được. Đúng, tối qua tôi đã trồng ởmỗi bồn ít cây mới. Tất nhiên ngài cũng biết rằng không thể trồng cây khi trời nắng - Auguste say sưa vì sự chú ý của Poirot và cũng thích nói ba hoa. - Đây kia tôi nhìn thấy một cành tuyệt đẹp - Poirot chỉ tay - Ngài có thể cắt cho tôi được không? - Tất nhiên thôi, thưa ông - ông già thận trọng bước lại vườn hoa và cắt một cành cây mà Poirot thích. Poirot luôn miệng cảm ơn và Auguste quay trở lại chỗ chiếc xe của mình. - Anh thấy không - Poirot cười nói, chỉ tay vào vết lõm do giày của người làm vườn để lại - Tất cả đều tương đối đơn giản? - Tôi không đoán ra. - Đế giày để lại dấu vết ấy à? Anh ít chịu động não đấy. Thế anh sẽ nói gì về dấu vết này. Tôi chăm chú nhìn kỹ bồn hoa. - Tất cả dấu vết đều do một chiếc giày để lại - tôi nói sau khi xem kỹ. - Anh nghĩ thế à? Thôi được! Tôi đồng ý với anh - Poirot nói. Có lẽ điều đó không làm cho Poirot chú ý nữa và anh đã nghĩ đến điều gì khác rồi. - Trong bất kỳ trường hợp nào - tôi nhận xét - đànong của anh nay cũng đã bớt một con. - Trời! Nói gì mà lạ thế? Thế nghĩa là thế nào? - Tôi nghĩ rằng bây giờ anh sẽ quên những dấu vết này. Tôi thật ngạc nhiên khi Poirot lắc đầu: - Không đâu, anh bạn ạ. Cuối cùng tôi đã đi theo con đường đúng. Hiện tôi vẫn còn chưa hiểu gì, nhưng như tôi đã nói bóng gió với Bex, những dấu giày này là cái quan trọng và đáng chú ý nhất trong vụ này. Tôi không ngạc nhiên nếu anh chàng Giraud đángthương đã không chú ý đến những dấu giày này. Lúc đó cửa chính mở ra, và Hautet cùng với viên cảnh sát trưởng xuống nhà. - Ôi, chào ngài Poirot, chúng tôi đang đi tìm ngài - dựthẩm viên nói - Trời đã bắt đầu tối, còn tôi thì lại muốn rẽ vào thăm bà Daubreuil. Rõ ràng cái chết của ông Renauld làm bà ta rất đau buồn. Nhưng có lẽchúng ta sẽ tìm được một chứng cứ nào đó nơi bà ta. Những “giấy tờ bí mật” mà ông Renauld không cho vợ biết có thể được cất giấu ở nhà người đàn bà mà tình yêu đối với người đó làm cho ông ta rất say đắm. Chúng ta biết chỗ yếu của những chàng Samson của chúng ta, có phải thế không? Không ai nói gì nữa và chúng tôi đi về phía ngọn đồi. Poirot và dự thẩm viên đi trước, còn tôi và viên cảnh sát trưởng đi sau. - Rõ ràng lời kể của bà Francoise căn bản là đúng - viên cảnh sát trưởng vẻ tin cẩn nói với tôi - Tôi đãthăm dò. Sáu tuần gần đây, tức là từ lúc ông Renauld đến Merlinville, bà Daubreuil gửi vào ngân hàng những khoản tiền lớn. Bà ta gửi cả thảy tới 20 ngàn frăng! - Trời! - Tôi nói sau khi tính xong - số tiền đó là gần 4 ngàn bảng. - Chính thế! Đúng! Rõ ràng là ông ta yêu đến điêncuồng. Nhưng chúng ta sẽ xem liệu ông ta có tin cậy gởi bà ta những “giấy tờ bí mật” không? Dự thẩm viên hy vọng, nhưng tôi không chia sẻ tinh thần lạc quan đó của anh ta. Khi nói chuyện, chúng tôi đi theo một lối nhỏ tiến đến gã ba đường nơi chiếc xe của chúng tôi đỗ lại sáng nay. Và chỉ đến bây giờ tôi mới được biết ngôi nhà nhỏ mà sáng nay cô gái đẹp từ đó đi ra là biệt thựMarguerite, nơi bà Daubreuil bí ẩn đang sống. - Bà ta đã sống ở đây nhiều năm - viên cảnh sát trưởng nói và hất đầu chỉ về phía ngôi nhà - một cách rất lặng lẽ, bình thường. Có lẽ bà ta chẳng có bạn bè, cũng không có người thân, chỉ có những người quen mà bà ta đã đặt quan hệ giao du ở Merlinville. Bà ta chẳng bao giờ nói đến quá khứ, đến chồng của mình. Thậm chí, chẳng ai biết ông ta còn sống hay đã chết. Anh nên biết rằng, bao quanh bà ta là cả một sự bí mật. Tôi gật đầu, cảm thấy ngày càng thích thú. - Thế còn… cô con gái? - tôi mạnh bạo hỏi. - Một cô gái đẹp thực sự, khiêm tốn, chân thành. Ai cũng thấy thương cho cô ta, bởi vì, có lẽ cô ta chẳng biết gì về quá khứ của cha mẹ. Nhưng người nào muốn kết duyên với cô ta nhất định sẽ chú ý đến điều đó, và khi ấy… - viên cảnh sát trưởng nhún vai đầy ý nghĩa. - Nhưng đó đâu phải lỗi của cô ta - tôi thốt lên, cảm thấy trong mình trào lên sự giận dữ. - Đúng, nhưng liệu ngài có lấy cô ta không? Bất kỳ người đàn ông nào cũng đều quá khe khắt đối với cha ông của vợ mình. Sự tranh cãi của chúng tôi gián đoạn vì chúng tôi đãđi tới cửa. Ngài Hautet bấm chuông. Mấy phút trôi qua, sau đó nghe thấy tiếng bước chân và cửa mở. Trên ngưỡng cửa xuất hiện nữ thần ban sáng của tôi. Khi nhìn thấy chúng tôi, má cô không còn hột máu nào, mặt trắng bệch như đã chết, hai mắt trợn trừng vì những linh cảm đen tối. Rõ ràng là cô ta rất sợ hãi. - Cô Daubreuil - Hautet nói, bỏ mũ - chúng tôi rất lấy làm tiếc phải làm bà và cô lo lắng, nhưng yêu cầu của luật pháp… cô hiểu chứ? Cho chúng tôi gởi lời chào mẹ cô liệu bà có vui lòng cho chúng tôi được nói chuyện với bà mấy phút không? Cô gái đứng ngây người ra một lúc. Tay trái cô áp sát ngực, dường như muốn làm dịu nhịp đập đột ngột và quá mạnh của trái tim. Rồi cô ta trấn tĩnh được và nói khẽ. - Tôi sẽ đi hỏi. Xin các ông chờ cho một chút. Cô ta đi vào phòng ở phía trái hành lang và chúng tôi nghe thấy tiếng thì thào cố ý nói nhỏ của cô. Sau đóđến một giọng nói khác cũng một thanh sắc như vậy, so với sự dịu dàng của nó thì ngữ điệu có vẻ sẵng: - Tất nhiên thôi. Con ra mời họ vào. Một phút sau chúng tôi đã đối mặt với bà Daubreuil bí ẩn. Bà ta không cao như con gái. Những đường cong mềm mại của thân hình thể hiện toàn bộ vẻ kiều diễm của một thời xinh đẹp. Tóc bà ta màu tối, khác với tóc của con gái, đường ngôi rẻ thẳng kiểu Đức Mẹ. Hàng mi đen viền quanh đôi mắt màu xanh lơ. Mặc dù bà ta rất khỏe, nhưng tất nhiên không thể gọi là còn trẻ, song bà ta có một sức quyến rũ và không phụthuộc vào tuổi tác. - Các ngài muốn gặp tôi? - Bà ta hỏi. - Vâng, thưa bà - Hautet ho, tay xoa họng - Tôi đangđiều tra vụ giết ngài Renauld. Lẽ tất nhiên bà có nghe nói về việc đó chứ? Bà ta lặng lẽ gật đầu, trong khi đó nét mặt không hềbiến đổi. - Chúng tôi đến hỏi xem liệu là… à… có thể làm sáng tỏ hoàn cảnh của vụ án không? - Tôi? - Giọng nói của bà ta lộ vẻ ngạc nhiên. - Vâng, thưa bà. Chúng tôi có cơ sở để cho rằng bà thường xuyên viếng thăm người quá cố tại biệt thựcủa ông ta vào buổi tối. Có đúng thế không? - Các ông không có quyền hỏi tôi những câu nhưvậy. - Thưa bà, tôi điều tra vụ giết người này. - Thế thì đã sao? Tôi không có quan hệ gì với vụ giết người cả. - Thưa bà, lúc này chúng tôi chưa khẳng định được điều đó. Nhưng bà có biết người chết. Liệu ông ấy có tin cậy nói với bà sự nguy hiểm đang đe dọa ông ấy không? - Không bao giờ. - Ông ấy có nhắc đến cuộc sống của mình ở Santiago và những kẻ thù của ông ta có thể hiện còn ở đókhông? - Không. - Bà có thể giúp chúng tôi được điều gì chăng? - Tôi sợ không giúp được gì các ông cả. Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao các ông lại đến đây. Chả lẽvợ ông ta không kể lể với các ông những gì mà các ông muốn sao? - Giọng nói của bà đượm vẻ châm biếm nhẹ nhàng. - Bà Renauld đã kể với chúng tôi tất cả những gì bàấy biết. - Hừ… - bà Daubreuil kéo dài giọng - … thú vị thật. - Cái gì làm bà thú vị? - Chẳng có cái gì cả. Dự thẩm viên nhìn bà ta, ông hiểu rằng mình phải chiến đấu với một đấu thủ mạnh. - Bà cứ khăng khăng tuyên bố là ông Renauld không nói gì với bà chứ? - Tại sao ông lại cảm thấy có thể ông ta nói với tôi điều gì đó? - Bởi vì, thưa bà - ông Bex nói với vẻ dữ tợn có tính toán - người đàn ông nói với nhân tình những điều không bao giờ ông ta nói với vợ. - Ôi! - bà ta nhảy phắt lên, đôi mắt như tóe lửa - Ông xúc phạm tôi, nhất là lại trước mặt con gái tôi. Tôi không thể nói gì với ông nữa. Các ông làm ơn hãy ra khỏi nhà tôi. Rõ ràng chiến thắng thuộc về bà ta. Giống như những học trò bị bẻ mặt, chúng tôi rời biệt thự Marguerite. Dự thẩm viên làu bàu khe khẽ một điều gì đó vẻ cáu giận, Poirot thì như đắm chìm trong suy tư, bỗng nhiên anh tươi tỉnh lên và hỏi ông Hautet là gần đâycó khách sạn không. - Ở phía này của thị trấn có một khách sạn nhỏ tên là Des Bains. Nó nằm cách đây vài trăm dặm phía dưới con đường này. Không loại trừ khả năng là tại đó có thể khai thác được những thông tin có ích cho cuộc điều tra. Tôi nghĩ rằng sáng mai chúng ta sẽ gặp lại nhau chứ? - Cám ơn ngài Hautet. Chúng tôi lịch thiệp chia tay nhau. Tôi và Poirot đi về Merlinville, những người còn lại về biệt thự Genevieve. - Hệ thống cảnh sát Pháp thật là tuyệt - Poirot nhìn theo họ nói - Thiệt đáng ngạc nhiên là họ nắm được biết bao thông tin về từng người, họ biết tất cả cho đến những chi tiết tầm thường. Mặc dù ông Renauld mới sống ở đây có 6 tuần, họ đã hiểu khá rõ mọi thịhiếu và thói quen của ông ta, trong một phút họ đã có thể hiểu hoàn cảnh vật chất của bà Daubreuil và sốtiền lớn mà bà ta đã gởi vào nhà băng hiện nay. Rõ ràng tiến hành lập hồ sơ là một việc làm vĩ đại. Nhưng cái gì thế này? - Poirot quay ngoắt lại. Trên đường, một cô gái cân đối đang đuổi theo chúng tôi. Đó là Marthe Daubreuil. - Xin lỗi - cô ta vừa thở hổn hển vừa kêu to khi đến gần chúng tôi - Tôi… tôi không được làm thế này, tôi hiểu. Đừng nói gì với mẹ tôi. Nhưng có đúng là trước khi chết ông Renauld có cầu cứu nhà thám tử và người đó là ông? - Đúng, cô ạ - Poirot nói nhẹ nhàng - Tất cả đều hoàn toàn đúng. Nhưng sao cô biết được điều đó? - Bà Francoise nói với con hầu Amelie nhà tôi - Marthe đỏ mặt giải thích. Poirot cắn môi. - Sự bí mật chẳng thể nào có được trong những vụnhư thế này. Nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Vậy thì, thưa cô, cô muốn biết điều gì vậy? Cô gái lưỡng lự. Hình như cô rất muốn hỏi nhưng lại sợ. - Người ta có nghi cho… người nào đó không? Poirot chăm chú nhìn cô ta và trả lời quanh co. - Lẽ tất nhiên có nghi, cô ạ. - Vâng, tôi biết, nhưng có nghi một người cụ thể nào không? - Tại sao cô lại quan tâm đến điều này? Dường như cô gái sợ chính câu hỏi của mình. Lập tức tôi nhớ lại câu nói của Poirot trước đó: “Cô gái với đôi mắt lo âu”. - Ngài Renauld bao giờ cũng rất tốt đối với tôi - cuối cùng cô ta trả lời - Lẽ tất nhiên, chuyện này làm tôi quan tâm. - Tôi hiểu - Poirot nói - Như vậy, thưa cô, sự nghi ngờ rơi vào hai người. - Hai người? Tôi có thể cam đoan rằng trong giọng nói của cô ta biểu lộ một sự yên lòng. - Tên chúng hiện chưa rõ, nhưng phỏng đoán đó là người Chilê từ Santiago tới. Bây giờ, thưa cô, hẳn cô thấy thế nào là trẻ và đẹp. Tôi đã nói lộ với cô bí mật nghề nghiệp rồi. Cô gái cười vui vẻ và chạy đi, trông giống như một kỵ sĩ mặc áo choàng. Tôi chăm chú nhìn theo cô ta. - Anh bạn ơi - Poirot nói hơi châm biếm - phải chăngchúng ta bị cột chặt vào chốn này chỉ bởi rằng anh nhìn thấy một phụ nữ trẻ đẹp và đầu óc anh quay cuồng? Tôi bật cười và nhận lỗi: - Nhưng cô ta đẹp thật sự, anh Poirot ạ. Bất kỳ ai cũng có thể mất đi sự yên tĩnh vì cô ta được. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Poirot lắc đầu nghiêm chỉnh. - Này, anh bạn thân mến, đừng say mê Marthe Daubreuil. Cô gái này không phải để cho anh. Cứ tin lão Poirot già này. - Nhưng tại sao chứ - tôi kêu to - viên cảnh sát trưởng cam đoan với tôi cô ta vừa tốt vừa đẹp mà. Bản thân cô ta là một phẩm hạnh. - Nhiều kẻ trọng tội mà tôi biết có bộ mặt thiên thần - Poirot nhận xét vẻ khuyên bảo - Sự đam mê bệnh lý dễ có thể kết hợp với vẻ mặt của Đức mẹ. - Poirot - tôi hoảng hốt thì thào - chẳng lẽ anh nghi đứa trẻ vô tội này sao? - Ta - ta - ta! Chớ nên lo lắng! Tôi không nói rằng tôi nghi cho cô bé đó. Nhưng anh phải thừa nhận rằng sựlo lắng và chú ý của cô bé đến vụ này là tương đối không bình thường. - Trong trường hợp này tôi nhìn xa hơn anh - tôi phản đối - Cô ta lo lắng không phải cho bản thân mà cho mẹ. - Anh bạn ơi - Poirot nói - cũng như mọi khi anh chẳng thấy gì cả. Bà Daubreuil có thể chăm lo đến bản thân rất tốt, con gái bà ta chẳng có gì phải lo lắng cả. Tôi hiểu rằng đã hơi làm anh bực mình, nhưng tôi nhắc lại lời khuyên chân thành: đừng say mê con gái này! Cô ta không phải để cho anh! Tôi, Hercule Poirot, tôi hiểu điều đó. Khỉ thật! Giá mà tôi có thểnhớ lại mình đã trông thấy bộ mặt này ở đâu? - Bộ mặt nào? - Tôi ngạc nhiên hỏi - Bộ mặt cô con gái? - Không. Bộ mặt bà mẹ. Nhận thấy sự ngạc nhiên của tôi. Poirot gật đầu với nhiều ý nghĩa. - Ái chà! Chính thế! Chuyện đó xảy ra đã lâu, khi tôi còn làm trong ngành cảnh sát bỉ. Tôi chưa bao giờnhìn thấy người đàn bà này, nhưng nhìn thấy ảnh bà ta nhân một vụ nào đó. Theo tôi… - Thật không? - Có lẽ tôi nhầm, nhưng theo tôi đó là vụ án về một vụ giết người. CHƯƠNG TÁM CUỘC GẶP GỠ BẤT NGỜ Sáng hôm sau chúng tôi tập hợp sớm tại biệt thự. Viên cảnh sát đứng ở cổng không ngăn đường chúng tôi như lần trước. Ngược lại anh ta đứng nghiêm chào và chúng tôi bước qua cổng vào nhà. Người ở gái Leonie lúc đó đang ở trên nhà đi xuống và không phản đối việc nói dăm ba câu chuyện. Poirot hỏi thăm sức khỏe bà Renauld. Leonie lắc đầu: - Bà ấy cực kỳ phiền muộn, thật tội nghiệp. Bà không ăn gì cả, hoàn toàn không ăn gì. Bà xanh như tàu lá. Nhìn bà ai cũng thấy rất ái ngại. Tôi thì chẳng việc gì phải phiền muộn vì một người đã lừa dối tôi để đi với người đàn bà khác. Poirot gật đầu thông cảm: - Những điều cô nói là rất đúng, nhưng biết làm sao được? Trái tim người đàn bà đang yêu tha thứ cho những quả đấm giáng vào bản thân nó. Nhưng dù sao tôi cũng tin rằng trong thời gian gần đây, giữa hai vợchồng họ có nhiều cuộc mắng nhiếc lẫn nhau. Leonie lại lắc đầu: - Thưa ông, không đâu. Chưa bao giờ tôi nghe thấy bà Renauld nói một lời quở trách hay phản đối cả. Bà có sức chịu đựng và tính cách của thiên thần, hoàn toàn trái ngược với tính cách ông chồng. - Thế có nghĩa là ông Renauld không có tính cách thiên thần? - Hoàn toàn không. Khi ông ấy nổi giận thì cả nhà biết điều đó. Hôm ông ấy cãi nhau với cậu Renauld Jack, trời ơi, đến cả ngoài chợ người ta cũng có thểnghe thấy hai bố con quát tháo om sòm nữa là. - Thực thế sao? - Poirot hỏi - Thế họ cãi nhau khi nào? - Ồ, chuyện đó xảy ra đúng trước lúc cậu Jack điParis. Cậu ấy suýt nữa thì nhỡ tàu. Cậu ấy từ trong thư viện đi ra, vớ vội chiếc vali ở hành lang lớn. Bởi vì ôtô đang phải sữa chữa nên cậu ấy đành chạy bộra ga. Tôi đang quét trong phòng khách và nhìn thấy cậu ấy đi qua, mặt cậu ấy trắng bệch, còn hai má có những vết đỏ. Chà, cậu ấy mới tức giận làm sao! Leonie rõ ràng rất khoái câu chuyện của mình. - Thế họ cãi nhau về chuyện gì? - Điều đó thì tôi đâu có biết - Leoni thừa nhận - Sựthật hai bố con hét lớn, nhưng giọng của họ to và họnói nhanh đến nỗi chỉ có ai thật rành tiếng Anh mới có thể hiểu được. Nhưng ông cha… Ông ấy suốt ngày như một đám mây giống. Cái gì ông ấy cũngkhông vừa lòng. Tiếng cửa đóng ở trên nhà cắt ngang câu nói của Leonie. - Ôi, bà Francoise chờ tôi - cô ta thốt lên, nhớ đến trách nhiệm của mình - Cái bà lão này lúc nào cũngla mắng. - Này cô, đợi chút đã! Thế ông sự thẩm bây giờ ởđâu? - Tất cả các ông ấy đi xem chiếc xe trong nhà xe. Ông cảnh sát trưởng nghĩ rằng chúng có thể dùng chiếc xe này đêm hôm xảy ra vụ giết người. - Ý nghĩ gì lạ thế! - Poirot thì thầm khi cô gái mất hút. - Anh có muốn nhập bọn với họ không? - Không, tôi đợi họ trở lại trong phòng khách. Có lẽvào một buổi sáng nóng nực như thế này thì ở đóthoáng mát. Sự bình thản của Poirot đối với tôi không hoàn toàn là điều có thể hiểu được. - Nếu như anh không phản đối… - tôi bắt đầu nói và im lặng ngay. - Không chút nào. Anh muốn điều tra độc lập, có phải không? - Chà, tôi muốn chú ý đến Giraud, nếu ông ta ở đâuđây và muốn biết ông ta đã nghĩ ra được điều gì. - Con-người-chó-săn - Poirot thì thầm, ngã người trong chiếc ghế bành thuận tiện, mắt nhắm nghiền - Xin mời anh cứ đi. Chúc mọi sự tốt lành. Tôi chậm rãi bước ra tới cửa chính và rẽ lên theo con đường hôm qua chúng tôi đã đi. Trời thực sự nóng bức. Tôi quyết định tự mình xem xét nơi xảy ra tội ác. Tuy nhiên tôi không đi thẳng đến chỗ đó, mà rẽvào phía bụi cây để đi ra sân chơi gôn, về phía phải cách chừng 100 dặm hoặc xa hơn. Nếu Giraud ở đó, tôi muốn từ xa quan sát thủ thuật của ông ta trước khi ông ta phát hiện được sự có mặt của tôi. Nhưng các bụi ở đây rậm quá sức, mà tôi phải rất vất vả mới chui qua được. Cuối cùng tôi đã vọt ra đến sân chơi gôn, nhưng bất ngờ và mạnh đến nỗi lao vào một phụnữ trẻ đang đứng quay lưng lại bụi cây. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người đó nén tiếng kêu, tôi cũng reo lên ngạc nhiên, bởi vì đó là cô bạn trên tàu của tôi, Cinderella! Cả hai đều ngạc nhiên: - Cô đấy à? - Ông đấy à? Chúng tôi reo lên cùng một lúc. Cô gái trấn tĩnh trước tiên: - Xin chào, ông bạn của tôi - cô ta nói - Anh làm gì ởđây? - Nếu đã thế, thì cô làm gì ở đây? - Tôi chống đỡ. - Khi tôi gặp ông lần cuối cùng hôm kia, ông phóng nhanh về nhà, về nước Anh như một chú bé con. Thếông được cấp vé khứ hồi dài hạn thay cho ông nghịviên của ông sao? Tôi làm như không nghe thấy đoạn cuối cùng. - Nhân tiện xin hỏi, sức khỏe em cô như thế nào? - tôi hỏi. Và tôi được thưởng bằng một nụ cười: - Ông thật là lịch thiệp khi hỏi đến em nó. Với nó, mọi việc đều ổn cả. Xin cảm ơn ông. - Cô ấy ở đây cùng với cô à? - Nó ở lại thành phố - cô ta trả lời đường hoàng. - Tôi không tin rằng cô có em gái - tôi cười to - Nếu như có cô em gái thật thì cô ấy tên là Satăng. - Thế ông có nhớ tên tôi không? - Cinderella. Nhưng bây giờ cô nói cho tôi biết tên thật của mình chứ? Cô ta lắc đầu vẻ tinh nghịch. - Thậm chí cô cũng không nói cô ở đây làm gì? - Tôi nghĩ rằng, ông có nghe nói đến những người “đinghỉ”. - Ở khu nghỉ mát đắt tiền của người Pháp trên bờbiển? - Cũng có thể ở đó được thu xếp rẻ tiền nếu biết nơi để nghỉ. Tôi chăm chú nhìn cô gái: - Dù sao thì cô cũng không có ý định đến đây khi tôi gặp cô hai ngày trước đây. - Mọi người ai cũng có những suy nghĩ lạ lùng nhưvậy - Cinderella nói bóng bẩy - Thôi, lúc này tôi nói thế đủ rồi. Những chú bé không nên quá tò mò. Còn ông vẫn chưa nói cho tôi biết ông làm gì ở đây. Chắc là kéo theo ngài nghị viên đến nô đùa ở bãi tắm. Tôi lắc đầu: - Cô đoán không ra đâu. Cô có nhớ là tôi đã nói rằng người bạn cũ của tôi là một thám tử không? - Có. - Và có thể cô đã nghe nói về một tội ác đã xảy ra ởđây, tại biệt thự Gienevieve? Cô ta nhìn tôi chằm chằm. Ngực cô ta phập phồng, đôi con mắt tròn xoe. - Ông muốn nói rằng ông có tham gia điều tra? Tôi gật đầu. Chẳng có gì nghi ngờ là tôi đã làm Cinderella ngạc nhiên. Những tình cảm của cô khi cô nhìn tôi bộc lộ rất rõ. Cô im lặng mấy giây, nhìn tôi chằm chằm, sau đó thốt lên: - Điều đó thật quả thú vị! Ông cho tôi đến đó đi. Tôi muốn nhìn thấy mọi điều kinh khủng. - Cô muốn nói gì? - Nói điều tôi đang nói. Trời ơi, thế tôi chẳng đã kểvới ông rằng tôi rất thích những vụ án là gì? Ông nghĩ thế nào, tại sao tôi lại bắt hai mắt cá chân mình phải nguy hiểm khi đi giầy cao gót trên đường đất sét này? Tôi quả đã đi lang thang ở đây mấy tiếng đồng hồ rồi. Tôi định lọt vào nhả qua cửa chính, nhưng mà lão ngốc già này - tên sen đầm Pháp - không muốn nghe. Tôi nghĩ rằng Helen tuyệt thế, Cleopatra và Maria Stuart - tất cả cộng lại - cũng không thể làm hắn ta siêu lòng. Tôi thật sự vô cùng may mắn đã gặp ông. Chúng ta đi nào, ông hãy cho tôi biết mọi việc theo đúng quy định. - Nhưng đứng lại đã, hãy đợi một phút, tôi không thểlàm thế được. Không ai được vào trong đâu. - Thế phải chăng ông và bạn ông không phải là nhân vật quan trọng? Tôi không muốn thừa nhận ngay sự kém giá trị của mình, và hỏi nửa đùa nửa thật: - Thế tại sao cô lại chú ý nhiều đến vụ án này vậy? Và cụ thể cô muốn nhìn thấy gì? - Ồ! Tất cả mọi thứ! Nơi xảy ra tội ác, vũ khí, tử thi, dấu vân tay và những vật đáng chú ý khác nữa. Trước đây chưa bao giờ tôi có điều kiện đi vào trung tâm các sự kiện liên quan đến một vụ giết người. Tôi sẽ giữ những ấn tượng này cho đến hết đời. Sự khát máu như vậy làm tôi hơi buồn nôn. Tôi đãđọc về đám các phụ nữ vây quanh tòa nhà xử án khi người ta kết án một kẻ bất hạnh nào đó về tội đángtreo cổ. Đôi khi tôi tự hỏi, những phụ nữ này phải là những người như thế nào? Bây giờ thì tôi hiểu. Tất cảbọn họ đều giống Cinderella: trẻ, bị cuốn hút bởi kỳ vọng muốn có những ấn tượng giật gân bằng mọi giá, làm mất mọi sự khiêm tốn và tình cảm cao thượng. Sự say mê kỳ lạ này làm tôi thích thú, trái với ý chí của bản thân. Và dù sao trong thâm tâm, tôi vẫn giữđược ấn tượng đầu tiên: một bộ mặt xinh tươi, còn đằng sau đó là những ý nghĩ khát máu! - Đừng làm bộ làm tịch nữa - cô gái đột nhiên nói - và đừng làm ra vẻ ta đây quan trọng. Khi người ta mời ông tham gia việc này, phải chăng ông quay mũiđi và tuyên bố rằng không muốn nhúng tay vào công việc bẩn thỉu này? - Có, nhưng… - Còn nếu như ông nghỉ ở đây thì phải chăng ông cũng không quan tâm đến những biến cố xảy ra tại địa phương như tôi? Lẽ tất nhiên là ông cũng sẽ quan tâm thôi. - Tôi là đàn ông, còn cô là đàn bà. - Đàn bà theo quan niệm của ông là một người nhảy lên ghế và hét tướng lên khi nhìn thấy chuột. Ông có những khái niệm từ thời tiền sử? Nhưng dù sao ông cũng dẫn tôi đi và chỉ cho tôi xem mọi cái chứ? Đối với tôi điều đó có ý nghĩa rất lớn. - Bằng cách nào? - Họ không cho các nhà viết phóng sự vào đây. Và tôi có thể kiếm được một món tiền lớn trong một tờbáo. Ông đã biết họ trả hậu như thế nào cho những tin tức giật gân. Tôi lưỡng lự. Cô gái đặt bàn tay ấm áp nhỏ nhắn vào tay tôi. - Rất mong ông làm ơn. Tôi đầu hàng. Trong thâm tâm tôi cảm thấy rất hài lòng đóng vai hướng dẫn viên. Cuối cùng tôi hoàn toàn không đụng đến quan điểm đạo đức của cô gái này. Tôi hơi lo lắng về thái độ của dự thẩm viên đối với việc này, nhưng tôi tự khích lệ mình, nghĩ rằng trong việc này sẽ chẳng có cái gì là xấu cả. Khởi đầu chúng tôi đi đến chỗ phát hiện ra tử thi. Ởđó có một cảnh sát canh gác, anh ta chào tôi lễ phép. Anh ta nhìn thấy tôi ngày hôm qua và không hỏi gì đến cô bạn đường của tôi. Có lẽ anh ta tưởng cô gái là một nhân viên hữu trách. Tôi giải thích cho Cinderella hiểu là tử thi đã được phát hiện như thếnào. Cô ta chăm chú lắng nghe, đôi khi nêu những câu hỏi hợp lý. Sau đó chúng tôi đi về phía lâu đài. Chúng tôi đi tương đối thận trọng, bởi vì nói thực, tôi hoàn toàn không muốn gặp ai cả. Tôi dẫn cô gái điqua hàng rào xanh ở sau nhà đến chiếc nhà kho nho nhỏ. Nhưng lập tức tôi nhớ lại là, tối hôm qua, sau khi viên cảnh sát trưởng khóa cửa, ông ta để chiếc chìa khóa lại ở chỗ viên cảnh sát Marchaud “phòng khi ngài Giraud có cần đến trong lúc chúng ta bận việc ở trong nhà”. Tôi nghĩ rằng, chắc là viên thám tửở Sureté sau khi dùng chìa khóa đã trả lại cho Marchaud. Để cô gái đợi ở hàng rào cây, tôi vào trong nhà. Marchaud đang đứng gác ở cạnh cửa ra vào phòng khách. Từ đó vẳng ra những tiếng nghe đãnhỏ đi. - Ông cần gặp dự thẩm viên Hautet? Ông ấy ở trong phòng khách, lại hỏi cung Francoise lần nữa. - Không - tôi vội vã nói - tôi không cần gặp ông ta. Nhưng tôi rất muốn mượn chiếc chìa khóa nhà kho, nếu việc đó không trái với quy tắc. - Tất nhiên là được, thưa ngài - anh ta đưa chìa khóa cho tôi - Đây ạ. Ngài dự thẩm viên ra lệnh phải giúp đỡ ông trong mọi việc cần thiết. Ông trả lại cho tôi khi nào xong việc ở đó, chỉ có thế thôi ạ. - Tất nhiên. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên và thú vị, vì dưới con mắt của Marchaud, ít ra tôi cũng là một người có tầm cỡnhư Poirot. Cô gái đợi tôi. Cô ta kêu lên vì phấn khởi khi thấy tay tôi cầm chiếc chìa khóa. - Thế là dù sao ông cũng kiếm được chìa khóa? - Chứ còn sao nữa - tôi trả lời bình thản - Dù sao cô cũng hiểu cho rằng tôi làm việc này là trái với quy chế. - Ông thật là một người khả ái, và tôi sẽ không quên chuyện này. Ta đi thôi. Ở trong nhà không có ai trông thấy tôi chứ? - Xin đợi một phút - tôi nói và giữ cô gái lại - Tôi sẽkhông cản trở cô nếu như cô thật sự muốn vào đó. Nhưng liệu việc này có cần thiết không? Cô đã nhìn thấy nơi giết người, vườn hoa, lâu đài, và nghe mọi chi tiết của vụ án. Phải chăng như thế chưa đủ đối với cô sao? Nhìn người chết sẽ rất kinh khủng và cô có biết là rất khó chịu không? Cô ta nhìn tôi một lát với vẻ mặt tôi không thể nào hiểu được. Sau đó bật cười khanh khách. - Tôi cần những sự khủng khiếp - cô gái tuyên bố - Ta đi thôi. Chúng tôi lặng lẽ tiếng đến cửa nhà kho. Tôi mởkhóa và chúng tôi đi vào trong kho. Tôi đến gần xác nạn nhân và khẽ kéo tấm vải phủ như hôm qua Bex đã làm. Một tiếng kêu ngắn, cố nén lại, buột khỏi miệng cô gái. Tôi quay lại và nhìn thấy sự khủng khiếp trên mặt cô ta, tất cả tâm trạng nhí nhảnh, đônhậu, lập tức biến mất. Cô ta không nghe theo lời khuyên của tôi và bây giờthì bị trừng phạt. Nhưng tôi cảm thấy không thương xót. Hãy để cho cô ấy thấm thía sự khủng khiếp mà cô ta rất muốn biết này. Tôi thận trọng lật xác chết nằm úp mặt xuống đất. - Hãy nhìn xem đây! - tôi giải thích - Ông ta bị giết bằng một nhát dao đâm vào lưng. Cô gái cất tiếng nói rất khẽ: - Ông ta bị giết bằng gì? Tôi hất đầu về phía chiếc bình thủy tinh: - Đấy, bằng con dao ấy. Bất giác cô gái lảo đảo và ngã lăn xuống sàn. Tôi chạy lại đỡ cô ta. - Cô bị chóng mặt à? Nào ta ra khỏi đây đi. Cảnh này không phải là để dành cho cô. - Xin nước - cô gái thì thào - Nước mau! Tôi để cô gái lại và chạy vào nhà. May qúa, không một người hầu nào ở gần đó cả. Tôi có thể lấy cốc nước và cho vào đó mấy giọt rượu mạnh trong bi đông. Cô gái vẫn nằm ở chỗ tôi đặt cô ta. Mấy giọt nước có pha rượu mạnh làm cho cô tỉnh lại rất nhanh. - Ôi, dẫn tôi ra khỏi đây ngay, nhanh lên, nhanh lên! - Cô gái run rẩy, miệng rên rỉ. Tôi xốc nách Cinderella đưa ra ngoài. Cô gái thở gấp gáp. - Bây giờ đỡ hơn nhiều rồi. Ôi, thật là kinh khủng! Tại sao ông lại dẫn tôi vào đây thế? Lời nói của cô gái cất lên rất đỗi đàn bà, đến nỗi tôi không thể kìm được nụ cười. Trong thâm tâm tôi rất hài lòng là Cinderella khổ sở trong lòng. Điều đóchứng tỏ là cô ta không phải là người không nhậy cảm như tôi nghĩ. Bởi vì cô ta chỉ già hơn đứa trẻ một chút, và sự tò mò của cô chắc có lẽ là tính trẻ con. - Cô biết đấy, tôi đã làm mọi việc để ngăn cô lại - tôi nói nhẹ nhàng. - Tôi nghĩ là có thế thật. Nào thôi, tạm biệt nhé. - Dừng lại đã, cô không nên đi một mình như thế. Cô còn rất yếu. Tôi khẩn khoản yêu cầu cô cho phép tôi tiễn cô về Merlinville. - Không đáng kể. Tôi đã cảm thấy khỏe rồi. - Thế bỗng nhiên cô lại bị ngất thì sao? Không, không, tôi sẽ đi với cô. Lúc đầu Cinderella rất kiên quyết khước từ lời đềnghị này. Cuối cùng cô gái nhượng bộ. Tôi được phép tiễn cô tới gần thị trấn. Chúng tôi đi trở lại con đường chúng tôi đã đi bên cạnh nơi xảy ra vụ giết người và đi vòng một chút rồi bước ra đường ở ngoại vi thị trấn, nơi có những cửa hàng đầu tiên, cô gái dừng lại và chìa tay cho tôi. - Xin từ biệt. Rất cảm ơn ông đã đưa tiễn. - Cô tin là hiện nay cô đã khỏe rồi chứ? - Hoàn toàn, cảm ơn ông. Tôi hy vọng ông sẽ không gặp những điều khó chịu vì ông đã cho tôi thấy tất cả. Tôi nói để cô gái yên tâm. - Thôi chào từ biệt. - Chào tạm biệt, hẹn gặp lại - tôi sửa lại - Nếu cô ởđây thì chúng ta phải gặp nhau lần nữa. Cô gái tặng tôi một nụ cười tươi rói: - Mong sẽ được như ông muốn, Hẹn gặp lại. - Đợi một lát, cô chưa nói cho tôi biết địa chỉ của mình. - Ồ, tôi nghỉ tại khách sạn Du Phare. Khách sạn nhỏ, nhưng hoàn toàn lịch sự. Ngày mai mời ông đến chơi. - Nhất định tôi sẽ đến - tôi nói, có lẽ với ngữ điệu quá thân tình. Tôi nhìn theo cô gái, cho đến khi cô đi khuất, sau đóquay lại và đi về phía biệt thự. Tôi nhớ lại là quên chưa khóa cửa nhà kho. Thật may không ai nhận thấy sự sơ suất này của tôi. Tôi khóa cửa, rút chìa ra khỏi ổ rồi trả cho Marchaud. Khi trả lại chìa khóa, bỗng nhiên tôi nghĩ rằng mặc dù Cinderella cho tôi biết địa chỉ, tôi vẫn chưa biết tên thật của cô ta. CHƯƠNG CHÍN GIRAUD TÌM TANG CHỨNG Trong phòng khách tôi thấy dự thẩm viên đang hỏi cung ông già làm vườn Auguste, Poirot ngồi bên cạnh. Cả hai chào tôi bằng cái chào lịch sự và nụcười thân ái. Tôi lặng lẽ ngồi xuống ghế bành. Hautet tỏ ra rất hay bắt bẻ và quá xét nét, nhưng điều đókhông giúp ông ta tìm được những sự thật quan trọng nào cả. Auguste thừa nhận rằng đôi găng tay làm vườn là của lão. Ông lão luôn luôn mang găng khi tỉa bụi anh thảo có chất độc. Nhưng khi nào mang đôi găng đó lần cuối thì không thể nhớ được. Lẽ tất nhiên ông lão không nhớ đến đôi găng. Chúng được cất ở đâu? Lúc chỗ này, lúc chỗ khác. Chiếc xẻng thường cất ở cái kho nhỏ để dụng cụ làm vườn. Kho có khóa riêng không nhỉ? Lẽ tất nhiên là có khóa. Còn chìa khóa đểở đâu? Khỉ thật, chìa khóa thường hay để ở ngay cửa vì trong kho chẳng có gí quý giá để có thể bị lấy cắp. Nào ai có chờ lũ kẻ cướp và giết người kia chứ? Thời bà bá tước - bà chủ cũ - chẳng bao giờ xảy ra chuyện như thế. Hautet vẫy tay và gấp hồ sơ. Ông lão hiểu rằng cuộc hỏi cung kết thúc và càu nhàu đi ra cửa. Nhớ đến sự chú ý khó hiểu của Poirot về những dấu vết trên các bồn hoa, tôi chăm chú theo dõi lão Auguste khi lão cung khai. Hoặc ông lão không có quan hệ gì với hung thủ, hoặc là một nghệ sĩ tuyệt vời. Đột nhiên khi ông lão vừa tiến ra đến cửa tôi nảy ra ý nghĩ. - Xin lỗi ngài Hautet - tôi thốt lên - cho phép tôi hỏi một câu được không? - Tất nhiên thôi. Tôi quay về phía Auguste: - Ông cất những chiếc ủng làm vườn của ông ở đâu? - Đôi khi trong hộp giấy - ông già nhấm nhẳn - Nhưng thường là tôi đi luôn. Còn biết để đâu nữa kia chứ? - Thế ban đêm lão để ở đâu? - Dưới gầm giường của lão. - Thế ai lau chùi chúng? - Chẳng ai cả. Mà cần gì phải lau chùi kia chứ? Tôi đâu có phải là một chàng công tử bột đi dạo trên đường ven biển. Chủ nhật tôi đi giày ngày hội, còn lúc khác thì… - lão nhún vai. Thất vọng, chán nản, tôi lắc đầu. - Ái chà - dự thẩm viên nói - Chúng ta chẳng tiến lên được mấy bước. Tất nhiên là chúng ta bị cản trở vì chưa có điện trả lời từ Santiago. Có ai trông thấy Giarud không? Ai lại thiếu lịch sự như thế. Tôi rất muốn tìm ông ta và… - Ông không phải cho người đi đâu xa cả, ngài dựthẩm ạ. Giọng nói điềm tĩnh buộc mọi người phải giật mình. Giraud đứng ngoài vườn và nhìn chúng tôi qua cửa sổ để ngỏ. Giraud chậm rãi bước qua bậc cửa sổ và đứng cạnh bàn. - Tôi có mặt, ngài dự thẩm, sẵn sàng theo lệnh ngài. Xin ngài tha lỗi về việc có mặt chậm trễ của tôi. - Không sao, không sao - dự thẩm viên rõ ràng là ngượng ngùng. - Lẽ tất nhiên tôi vẻn vẹn chỉ là một thám tử, tôi không thông thạo việc hỏi cung. Nhưng nếu như tôi hỏi cung, tôi cố gắng không làm việc đó khi mở cửa sổ. Bất cứ người qua đường nào cũng dễ dàng nghe thấy mọi chuyện diễn ra ở đây. Đó là nhân tiện nói luôn. Hautet đỏ mặt vì tức giận. Rõ ràng là sự yêu mến lẫn nhau không thể có được giữa dự thẩm viên và thám tử. Họ bắt đầu cãi nhau ngay từ đầu. Có thể điều đóđã được quyết định từ trước, bởi vì Giraud coi mọi dự thẩm viên đều ngốc cả, còn đối với Hautet, một con người coi trọng địa vị công tác của mình thì kiểu cách ngạo mạn của vị thám tử Paris không thể không coi là một sự xúc phạm. - Thôi được, ngài Giraud - dự thẩm viên nói tương đối gay gắt - Rõ ràng là ngài không phí thì giờ vô ích và đã đem lại cho chúng tôi danh sách những kẻ có ác ý, và bây giờ có thể chỉ chính xác nơi chúng đangở hiện nay. Không chú ý đến sự châm biếm, Giraud trả lời: - Ít ra thì tôi cũng hiểu chúng từ đâu đến. - Ngài nói sao? Giraud rút trong túi ra hai vật nhỏ và đặt chúng lên bàn. Chúng tôi xúm đông xung quanh. Đó là các vật rất bình thường: mẩu thuốc lá hút dở và que diêm chưa cháy. Nhà thám tử đột ngột quay lại phía Poirot: - Ngài trông thấy gì ở đây? - Ông ta hỏi Poirot. Trong giọng nói của ông ta có cái gì đó hầu như thô lỗ. Tôi nổi khùng, nhưng Poirot vẫn bình thản. Anh nhún vai. - Mẩu thuốc lá và que diêm. - Thế cái đó cho ngài thấy điều gì? Poirot khoát tay: - Nó chả cho tôi thấy điều gì cả. - A! - Giraud nói giọng thỏa mãn - Ngài chưa nghiên cứu kỹ các vật này. Que diêm không bình thường, ít ra là ở nước này. May là nó chưa cháy. Tôi sẽ không nhận ra nó trong trường hợp nó cháy hết. Rõ ràng là một tên trong bọn kẻ cướp vứt mẩu thuốc đi, và hút điếu thứ hai, trong lúc đó đánh rơi một que diêm từtrong bao ra… - Thế que diêm kia đâu? - Poirot hỏi. - Que diêm nào? - Que diêm mà hắn châm thuốc lá. Ngài cũng tìm thấy chứ? - Không. - Có lẽ ngài chưa tìm thật cẩn thật. - Tôi tìm chưa thật cẩn thận ấy à? - lập tức có thểthấy viên thám tử mất bình tĩnh vì giận dữ, nhưng ông ta đã cố kìm được chính mình - Tôi thấy là ngài thích đùa, ngài Poirot ạ. Nhưng dù có hay không có que diêm thì một mẩu thuốc lá cũng đủ rồi. Loại thuốc lá này là của Nam Mỹ có vỏ bọc bằng giấy cam thảo. Poirot cúi đầu. Viên cảnh sát trưởng lên tiếng: - Mẩu thuốc lá và que diêm có thể cũng của ông Renauld. Các ngài hãy nhớ là ông ta từ Nam Mỹ trởvề mới 2 năm trước đây. - Không! - người phản bác ông ta nói một cách tin tưởng - Tôi đã xem xét kỹ mọi đồ vật của ông Renauld. Thuốc lá mà ông ta hút và diêm ông ta dùng hoàn toàn khác. - Ngài không cảm thấy lạ lùng - Poirot nói - là kẻ lạmặt này xuất hiện không có vũ khí, găng tay và xẻng, và đã tìm đúng được tất cả những vật này ư? Giraud mỉm cười độ lượng. - Tất nhiên đó là một điều lạ lùng. Và không thể giải thích được ngoài giả thuyết của tôi về sự tòng phạm của một người nào đó trong nhà này. - Ái chà - Hautet kêu tên - Tòng phạm. Tòng phạm trong nhà. - Hoặc ở ngoài nhà - Giraud nói với nụ cười kỳ lạ. - Nhưng quả có ai đó phải mở cửa cho chúng vào chứ? Chúng tôi không thể tin rằng chúng thấy cửa mở nhờ một sự may mắn khó tin. - Tôi đồng ý, thưa ngài dự thẩm. Có người mở cửa cho chúng, nhưng có thể dễ dàng mở cửa từ phía ngoài hoặc phía trong nếu như ai đó có chìa khóa. - Nhưng ai có chìa khóa đó? Giraud nhún vai. - Vì chiếc chìa khóa, thì vị tất người giữ nó đã chịu thú nhận. Nhưng có thể mấy người có chìa khóa cửa. Như cậu Jack chẳng hạn. Sự thật cậu ta đang trên đường đi Nam Mỹ, nhưng cậu ta có thể đánh rơi hoặc bị đánh cắp chiếc chìa khóa đó. Sau đó đến người làm vườn. Lão ta phục vụ ở đây lâu năm. Một cô hầu phòng nào đó có thể có tình nhân. Lấy mẫu chìa khóa và đánh một chiếc mới là chuyện rất đơn giản. Có nhiều khả năng. Còn có một nhân vật nữa, theo như tôi có thể phán đoán, có lẽ có chìa khóa. - Đó là ai vậy? - Bà Daubreuil! - Nhà thám tử nói khô khan. - Ô! - dự thẩm viên lên tiếng, trong lúc đó mặt ông ta lập tức dài ra - Thế ngài cũng nghe nói về chuyện đóà? - Tôi nghe được mọi chuyện - Giraud nói trầm trầm đầy tự mãn. - Nhưng có một chuyện mà tôi cam đoan là ngài chưa biết - Hautet nói, đắc chí vì có thể chứng tỏ sự hiểu biết nhiều của mình, và chậm rãi kể về người khách bí mật tối qua đến thăm ông Renauld, về tấm ngân phiếu đề tên Duveen và cuối cùng tìm cho Giraud xem bức thư ký tên Bella. Giraud lặng yên nghe, chăm chú xem bức thư và sau đó đưa trả lại Hautet. - Tất cả những cái này rất đáng chú ý, thưa ngài dựthẩm, nhưng giả thuyết của tôi vẫn không thay đổi. - Thế giả thuyết của ngài thế nào? - Tôi chưa tiện nói đến giả thuyết đó lúc này. Hãy nhớ là tôi vừa mới bắt đầu điều tra thôi. - Ngài Giraud, ngài cho tôi biết - đột nhiên Poirot nói - giả thuyết của ngài cho rằng cửa có thể mở sẵn, nhưng không giải thích vì sao cửa bỏ ngỏ. Khi hung thủ đi rồi, phải chăng việc đóng cửa đối với chúng không phải điều tự nhiên? Nếu như cảnh sát ngẫu nhiên đến gần ngôi nhà, như chuyện đó vẫn thường xảy ra để xem xét mọi việc có đâu vào đấy không, thì chúng sẽ bị phát hiện và bị bắt tại chỗ. - Chúng đã phạm sai lầm. Tôi đồng ý với ngài là chúng thực đã quên mất chuyện này. Và tôi rất ngạc nhiên khi thấy Poirot nói chính những lời tôi đã nói với Bex tối hôm qua: - Nhưng tôi không đồng ý với ngài. Cửa để ngỏ hoặc là đóng vì cần thiết và mọi giả thuyết không thừa nhận sự thật này nhất định sẽ thất bại. Tất cả chúng tôi nhìn Poirot với một tình cảm hết sức là phân vân. Dường như sai lầm của anh trong việc đánh giá các tang chứng - mẩu thuốc lá và que diêm - phải làm cho anh thấy mình bị lép vế. Nhưng Poirot ngồi trước chúng tôi vẻ tự đắc hơn bao giờ hết và không chớp mắt nói với ngài Giraud những lời răndạy. Nhà thám tử vân vê ria mép nhìn bạn tôi với vẻ mặt hơi chế nhạo: - Ngài không đồng ý với tôi, cũng được thôi. Nếu thếhãy trả lời xem điều gì làm ngài đặc biệt sửng sốt trong vụ này? Tôi muốn biết ý kiến của ngài. - Có một điểm đúng được đặc biệt chú ý. Ngài Giraud, ngài cho biết ngài không cảm thấy một điều gì quen thuộc trong vụ này à? - Tôi không thể nói ngay. Mặc dù tôi cảm thấy rằng không. - Ngài sai lầm rồi - Poirot điềm tĩnh nói - Hầu nhưmột trọng tội đúng như thế này đã xảy ra trước đây. - Khi nào? Và ở đâu? - Chà, tiếc rằng điều đó lúc này tôi chưa thể nhớ lại được. Tôi hy vọng rằng ngài có thể giúp tôi. Giraud hầm hừ vẻ hoài nghi. - Có thể nhiều vụ án trong đó có những kẻ phạm tội đeo mặt nạ kia mà. Tôi không thể nhớ mọi chi tiết liên quan đến chúng. Mọi tội ác đều ít nhiều giống nhau. - Nhưng có một nhân tố là dấu ấn cá nhân - Poirot nói với tất cả chúng tôi nhưng một diễn giả - Bây giờtôi sẽ nói cho các ngài về tâm lý tội phạm. Ngài Giraud hiểu rất rõ rằng, mỗi kẻ phạm tội có một phương pháp đặc biệt của riêng mình và cảnh sát được mời nghiên cứu vụ án, chẳng hạn một vụ cướp, bao giờ cũng phải xác định tương đối chính xác nhân cách kẻ phạm tội theo phương pháp đã sử dụng đểphạm tội. Japp cũng sẽ nói với chúng ta đúng nhưvậy thôi, Hastings ạ. Con người là một thực thểkhông độc đáo. Con người không độc đáo trong khuôn khổ luật pháp, trong cuộc sống cá nhân hàng ngày của mình, nhưng nó cũng không độc đáo nhưvậy cả trong việc vi phạm pháp luật. Nếu nó phạm tội một lần nào đó thì mọi tội ác khác mà nó gây ra cũng sẽ giống trọng tội đầu tiên. Một kẻ sát nhân người Anh giết chết vợ bằng cách dìm vợ trong nhà tắm chính là một ví dụ như vậy. Nếu như nó thay đổi các phương pháp của mình thì có thể nó đã tránh được sự bắt bớ cho đến ngày hôm nay. Nhưng hắn trở thành nạn nhân của sự suy nghĩ rập khuôn, vì cho rằng một lần thắng lợi sẽ thắng lợi lần thứ hai và phải trả giá cho sự thiếu độc đáo của mình. - Chà, ý nghĩa lý luận tràng giang đại hải này là gì? - Giraud nói một cách nhạo báng. - Ý nghĩa của nó là ở chỗ, khi anh thấy hai tội ác tuyệt đối giống nhau về kế hoạch và việc thực hiện thì có thể giả định rằng đó là kết quả của cùng một bộ óc. Và tôi tìm bộ óc đó, thưa ngài Giraud, và tôi sẽtìm thấy. Đó là chiếc chìa khóa để giải đoán, một sựgiải đoán tâm lý. Có lẽ ngài biết tất cả mọi cái vềnhững điếu thuốc và những đầu que diêm, thưa ngài Giraud, còn tôi, Hercule Poirot, tôi biết con người suy nghĩ như thế nào. Và bạn tôi vỗ tay lên trán một cách đầy ý nghĩa. Nhưng những lời nói đó không gậy được ấn tượng gì với Giraud cả. - Tôi muốn cho ngài biết một sự thật nữa mà có lẽngài chưa được rõ - Poirot tiếp tục - Chiếc đồng hồđeo tay của bà Renauld trong một ngày sau khi xảy ra tấn bi kịch đã chạy nhanh hai giờ. Có lẽ điều này làm ngài chú ý. Giraud nhìn Poirot chằm chằm. - Có thể chiếc đồng hồ đó bao giờ cũng chạy nhanh thì sao? - Bà Renauld xác định đúng thế. - Chà, thế thì chẳng có chuyện gì cả. - Tuy nhiên hai giờ thì hơi nhiều - Poirot nói khe khẽ- Sau đó chúng ta còn có câu chuyện về những dấu vết nơi bồn hoa nữa. Poirot gật đầu về phía cửa sổ để ngỏ. Giraud bước hai bước đến bên cửa sổ và nhìn ra ngoài. - Ở đây, tại bồn hoa này à? - Đúng. - Nhưng tôi chả thấy dấu vết nào cả. - Ở kia cũng không có dấu vết nào - Poirot nói, tay sửa lại chồng sách trên bàn. Trong khoảnh khắc cơn giận ghê gớm là méo bộ mặt của Giraud. Ông ta bước hai bước về phía kẻ làm khổ mình nhưng đúng lúc đó cửa phòng khách mở và Marchaud tuyên bố. - Ông Stonor, thư ký, mới từ Anh tới. Ông ta vào có được không ạ? CHƯƠNG MƯỜI GABRIELSTONOR Người đàn ông vừa bước vào phòng là một nhân vật khác thường. Rất cao, thân hình cân đối, vạm vỡ, mặt và cổ xạm đen vì rám nắng, ông ta cao hẳn lên so với tất cả những người có mặt. Thậm chí Giraud cũng tỏ ra bé nhỏ trước sự có mặt của ông ta. Sau này tôi mới biết rằng Gabriel Stonor là một con người hoàn toàn khác thường. Gốc người Anh, ông ta đã đihầu khắp thế giới. Đã săn thú dữ ở châu Phi, làm ruộng ở California, buôn bán trên các đảo vùng biển miền Nam. Là thư ký của một trùm tư bản đường sắtở New York và lang thang suốt năm trên hoang mạc với một bộ tộc Ả Rập nào đó. Cái nhìn của ông ta dừng lại đúng vào Hautet: - Ông là dự thẩm viên điều tra vụ này? Rất sung sướng được làm quen. Một sự cố thật là khủng khiếp. Bà Renauld có được khỏe không ạ? Đây là một đònkhủng khiếp đối với bà ta. - Khủng khiếp, khủng khiếp thật - Hautet trả lời - Cho phép tôi giới thiệu với ông ngài Bex, cảnh sát trưởng. Đây là ngài Giraud ở Sureté. Còn ngài đây là Hercule Poirot. Ông Renauld gởi thư cầu cứu ông ấy, nhưng ông ấy đến quá muộn, không ngăn được bi kịch xảy ra. Đây là đại úy Hastings, bạn của ông Poirot. Stonor thích thú nhìn Poirot: - Ông ta yêu cầu ngài đến giúp? - Thế ông không biết rằng ông Renauld có ý định mời nhà thám tử à? - Bex nói chen vào. - Không, tôi không biết. Điều đó tuy vậy không làm tôi ngạc nhiên chút nào. - Tại sao vậy? - Tại vì ông già quá sợ hãi. Tôi không biết đó là chuyện gì. Ông ấy không thổ lộ với tôi những điều bí mật của mình. Chúng tôi có những mối quan hệ khác. Nhưng ông ấy đã rất sợ hãi. - Chà - Hautet nói - Và ông cũng không đoán được nguyên nhân của sự sợ hãi là gì à? - Chính thế, thưa ông. - Xin lỗi ông, ông Stonor, nhưng chúng tôi phải bắt đầu từ những hình thức nhỏ. Tên ông là gì? - Grabriel Stonor. - Ông trở thành thư ký của ông Renauld lâu chưa? - Gần hai năm trước đây, khi ông ấy lần đầu tiên đến Nam Mỹ. Chúng tôi gặp nhau do có một người bạn chung và ông Renauld đề nghị tôi giữ chức vụ đó. Nhân tiện xin nói thêm ông ấy là một ông chủ rất tốt. - Ông ấy có kể gì với ông về cuộc sống của mình ởNam Mỹ không? - Có, tương đối nhiều. - Ông có biết là ông ấy đã ở Santiago bao giờ chưa? - Tôi cho rằng ông ấy đã ở đó vài lần. - Ông ấy có nhắc đến một biến cố đặc biệt nào ởnhững vùng đó mà có thể là cái cớ để trả thù ông ta không? - Không bao giờ. - Ông ấy có nói gì đến một bí mật nào đó mà ông ta biết khi ở đó không? - Không. - Nói chung có bao giờ ông ấy nói đến bí mật không? - Theo tôi biết thì không. Nhưng mặc dù vậy, ở ông ta có một điều gì đó bí ẩn. Tôi chưa bao giờ nghe ông ta kể, chẳng hạn về thời thơ ấu của mình, hoặc vềmột đoạn đời nào đó trước khi ông ấy đến Nam Mỹ. Ông ấy là người Pháp gốc Canada, tôi nghĩ vậy, nhưng chưa bao giờ tôi nghe thấy ông ta nói về cuộc sống của mình ở Canada. Ông ta là người rất kín đáo. - Vậy là theo ý ông thì, ông ta không có kẻ thù và ông không thể giúp chúng tôi tìm ra điều bí mật mà có thể vì nó ông ta đã bị giết? - Chính thế. - Ông Stonor, ông có bao giờ nghe nói đến cái họDuveen không? Nếu có thì người đó quan hệ thế nào với ông Renauld? - Duveen, Duveen - Stonor nhắc lại mấy lần một cách đăm chiêu - Chắc có lẽ tôi chưa nghe thấy. Nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy quen quen. - Ông có biết người phụ nữ nào quen ông Renauld có cái tên là Bella không? Stonor Grabriel lắc đầu phủ định: - Bella Duveen? Đó là tên họ đầy đủ của bà ta? Kỳ lạthật! Tôi tin chắc rằng đã có lần nghe thấy tên họ. Nhưng hiện nay tôi không thể nhớ trong quan hệnào? Dự thẩm viên cất tiếng ho. - Ông Stonor, ông hiểu cho rằng vụ này rất nghiêm trọng. Ở đây không nến giấu diếm một điều gì cả. Có lẽ ông đang cố gắng giữ gìn tình cảm với bà Renauld, người mà theo tôi hiểu, ông đã có lòng kính trọng và thông cảm sâu sắc. Nhưng có thể bằng cách như vậy, ông đã dành cho bà ấy một sự giúp đỡ tai hại… - Lúc đó ông Hautet lúng túng và để tay lên ngực nói tiếp - Chà, nói tóm lại ở đây chả có gì phải bí mật cả. Stonor nhìn chằm chằm vào Hautet, dần dần mới hiểu người ta muốn gì ở mình. - Tôi không hoàn toàn hiểu ông muốn nói gì - ông ta bắt đầu một cách nhẹ nhàng - Bà Renauld dính dáng gì đến chuyện này? Tôi thật sự hết sức kính trọng và có cảm tình với bà ta. Đó là một người đàn bà đúngmực về mọi phương diện. Nhưng tôi không hoàn toàn hiểu vì sao sự kín đáo của tôi lại có ảnh hưởng đến bà ta. - Chà, ví dụ như Bella Duveen té ra đối với chồng bà ta không chỉ là một người bạn, mà con là một cái gì to lớn hơn… - Ái chà! - Stonor thốt lên - Bây giờ thì tôi hiểu ông. Nhưng tôi sẵn sàng đánh cuộc đến đồng đôla cuối cùng rằng ông không đúng. Ông già không bao giờthèm để ý đến một người đàn bà nào. Ông ấy chỉ mê có mỗi người vợ của mình thôi. Họ là một đôi yêu nhau nhất mà tôi từng thấy. Hautet khẽ lắc đầu: - Ông Stonor, chúng tôi có bằng chứng không thể bác bỏ được, đó là bức thư tình của Bella gởi Renauld buộc tội ông ấy lạnh nhạt với mình. Hơn nữa chúng tôi còn có một bằng chứng nữa là ông Renauld còn có quan hệ yêu đương với một người đàn bà Pháp là Daubreuil nào đó hiện thuê biệt thự bên cạnh đây. Thế mà đó là con người, theo tuyên bố của ông, không bao giờ nhìn vào đàn bà. Đôi mắt của viên thư ký nhỏ lại. - Ông dự thẩm, ông chớ vội, ông đang đi theo con đường sai lầm. Tôi hiểu rất rõ Paul Renauld. Những điều ông vừa nói hoàn toàn có thể xảy ra. Ở đây phải tìm một cách giải thích khác. Viên dự thẩm nhún vai. - Ở đây có thể giải thích thế nào khác được? - Điều gì buộc ông nghĩ rằng đây là một câu chuyện yêu đương? - Bà Daubreuil có thói quen thăm ông ta vào buổi tối. Ngoài ra, từ khi ông Renauld đến biệt thự này, bà Daubreuil đã gởi vào nhà băng số tiền bốn ngàn bảng Anh. - Tôi nghĩ rằng điều đó có thể - Stonor nói bình thản - Tôi đã chuyển giúp ông Renauld số tiền đó theo yêu cầu của ông. Nhưng số tiền đó không phải vì những sự dan díu yêu đương. - Ôi, trời! Thế thì vì cái gì? - Sự dọa tố giác - Stonor nói gay gắt, tay đấm xuống bàn - Đấy, vì cái đấy đấy! - Ôi! Một ý nghĩ thật lạ! - Dự thẩm viên kêu lên, rất ngạc nhiên vì điều nghe thấy. - Dọa tố giác! - Stonor nhắc lại - Ông già bị “hút máu” và với tốc độ rất nhanh, 4 ngàn trong 2 tháng. Chính thế đấy! Tôi đã nói với ông rằng ông Renauld có một điều bí mật. Có lẽ bà Daubreuil này biết khá rõ điều bí mật ấy để thít cổ ông già. - Điều này có thể xảy ra - Dự thẩm viên kêu to giọng xúc động - Rõ ràng điều đó có thể xảy ra. - Có thể à? - Stonor gào lên - Điều đó là chính xác! Xin ông cho biết, ông đã hỏi bà Renauld về điều tưởng tượng của ông với câu chuyện yêu đương chưa? - Chưa ông ạ. Chúng tôi không muốn làm bà ấy lo lắng. - Lo lắng à? Sao ông lại nghĩ thế? Bà ấy sẽ cười vào mũi ông cho mà xem. Tôi cam đoan với ông rằng họlà một cặp vợ chồng hòa thuận nhất mà tôi được biết. - Điều đó làm tôi nhớ lại một điều khác. Ông Renauld có nói với ông về kế hoạch viết di chúc của mình không? - Tôi biết mọi chuyện về di chúc, bởi vì tôi đưa di chúc cho trạng sư sau khi ông Renauld viết xong mà. Tôi có thể kể cho ông nghe tên các luật sư nếu ông muốn xem tờ di chúc. Hiện nó nằm trong tay các luật sư cơ. Di chúc thật đơn giản. Một nửa để lại cho vợ, nửa còn lại cho con trai. Tôi nhớ ông ấy có để cho tôi một ngàn. Sau đó kể đến vài ba người không được di chúc gì cả. - Di chúc ấy làm từ bao giờ? - Ồ, khoảng nửa năm trước đây. - Liệu ông, ông Stonor, ông có quá ngạc nhiên không nếu chúng tôi nói cho ông biết, chẳng hạn rằng, ông Renauld đã viết tờ di chúc mới chưa đầy hai tuần trước đây? Stonor rõ ràng là ngạc nhiên: - Tôi không hiểu tí gì về chuyện đó. Tờ di chúc đóthế nào ạ? - Toàn bộ tài sản to lớn này để lại không điều kiện cho bà vợ. Con trai thậm chí không hề được nhắc tới. Stonor rít lên một tiếng kéo dài: - Tôi có thể nói rằng như thế là tương đối tàn nhẫn đối với chàng trai trẻ. Lẽ tất nhiên bà mẹ yêu mến anh ta, nhưng đối với những người xung quanh thì như thế là tỏ ra thiếu tin cậy con trai. Đó sẽ là một đòn đánh vào lòng tự hào của anh ta. Tuy vậy, điều đó một lần nữa lại là bằng chứng nói lên rằng ông bà Renauld có quan hệ rất tốt với nhau. - Hoàn toàn có thể như vậy - Hautet nói - Chúng ta phải xem lại một số ước đoán của mình. Tất nhiên chúng tôi đã gởi điện đi Santiago và đang từng giờtừng phút đợi trả lời. Chắc là câu trả lời sẽ làm rõ vấn đề. Mặc khác, nếu như giả định của ông về vụ dọa tốgiác là đúng thì bà Daubreuil sẽ phải cung cấp cho ta những tin tức có giá trị. Poirot từ nãy vẫn im lặng, cất tiếng hỏi: - Ông Stonor, thế anh lái xe người Anh đã làm cho ông Renauld bao lâu? - Trên một năm. - Ông có biết đã có lần nào người lái xe ở Nam Mỹchưa? - Tôi hoàn toàn tin rằng anh ta chưa ở đó. Trước khi làm lái xe cho ông Renauld, anh ta đã nhiều năm là ởGloucestershire cho những người mà tôi biết khá rõ. - Có nghĩa là ông có thể bào đảm cho anh ta là một người không có gì đáng nghi chứ? - Hoàn toàn đúng. Poirot tỏ ra hơi buồn phiền. Trong khi đó dự thẩm viên gọi Marchaud: - Hãy chuyển lời chào của tôi tới bà Renauld và nói rằng tôi muốn nói chuyện với bà ta một lát. Hãy nói với bà là không nên lo lắng. Tôi sẽ nói chuyện với bàấy ở trên nhà. Marchaud chào và đi khuất. Chúng tôi chờ đợi mấy phút, sau đó chúng tôi đều ngạc nhiên khi cửa mở và bà Renauld xanh như tàu lá bước vào phòng. Dự thẩm viên Hautet đưa lại cho bà một chiếc ghế, lúng túng xin lỗi và bà Renauld cảm ơn ông ta bằng một nụ cười. Stonor cầm tay bà và giữ rất lâu đểchứng tỏ sự thông cảm của mình. Ông ta rõ ràng không thể nói được. Bà Renauld quay về phía Hautet. - Ông muốn hỏi gì tôi, ông dự thẩm? - Xin phép bà, thưa bà Renauld. Chúng tôi được biết chồng bà là người Canada gốc Pháp. Bà có thể nói gì về thời niên thiếu của ông nhà không? Bà Renauld lắc đầu. - Chồng tôi bao giờ cũng kín đáo về quá khứ của mình, thưa ông. Tôi cảm thấy rằng ông ấy có một thời thơ ấu đau buồn, bởi vì ông ấy không thích nói đến thời kỳ đó. Cuộc sống của chúng tôi chỉ diễn ra trong hiện tại và tương lai thôi. - Trong quá khứ của ông nhà liệu có điều bí mật nào không? Bà Renauld hơi mỉm cười và lắc đầu: - Ông dự thẩm, tôi cam đoan với ông rằng không làm gì có chuyện lãng mạn như thế. Hautet cũng mỉm cười: - Đúng, chúng ta không được rơi vào tình trạng đóngkịch với nhau. Nhưng có một điều gì đó… - ông ta lưỡng lự. Stonor vội vã ngắt lời Hautet. - Ông ấy nảy ra trong đầu một ý nghĩ siêu tự nhiên, thưa bà Renauld. Các ông ấy tưởng tượng không hơn không kém là ông Renauld có quan hệ yêu đương với bà Daubreuil, người hình như sống gần đây. Hai má bà Renauld đỏ ửng. Bà ta cúi đầu, sau đó cắn môi, mặt bà run rẩy. Stonor nhìn bà, ngạc nhiên, nhưng viên cảnh sát Bex nhô người về phía trước thận trọng hỏi: - Chúng tôi không muốn làm bà đau lòng, bà Renauldạ, nhưng liệu bà có căn cứ để nghĩ rằng bà Daubreuil là nhân tình của chồng bà không? Với tiến nức nở đau đớn, bà Renauld lấy tay che mặt. Hai vai bà run mạnh. Cuối cùng bà ta ngẩng đầu và nói giọng mệt mỏi: - Bà ta có thể là như vậy. Trong suốt đời mình tôi chưa từng bao giờ thấy một sự ngạc nhiên không thể tả được thể hiện qua vẻ mặt của Stonor. Ông ta hoàn toàn bị sửng sốt. CHƯƠNG MƯỜI MỘT JACK RENAULD Khó có thể nói câu chuyện sẽ tiếp tục phát triển ra sao, bởi vì lúc đó của mở đột ngột và một chàng thanh niên cao to bước nhanh vào phòng. Thoạt đầu tôi có ý nghĩ vô lý là người chết sống lại. Sau đó tôi nhìn kỹ người vừa bước vào phòng một cách bất nhã, thấy anh ta có mái tóc đen chưa hềđiểm một sợi bạc nào. Thực tế đó là một thanh niên tương đối đáng chú ý. Anh ta lao thẳng về phía bà Renauld, không chú ý gì đến những người có mặt. - Mẹ! - Jack! - bà ôm lấy Jack - Con thân yêu của mẹ. Nhưng tại sao con lại ở đây? Con phải từ Cherbourg đáp tàu Aurora đi từ cách đây hai ngày kia mà? Sau đó bỗng nhớ đến những người có mặt, bà Renauld quay lại với lòng tự trọng: - Giới thiệu với các ngài, đây là con trai tôi. - Rất thú vị - Hautet nói, đáp lại cái chào của chàng trai - Như vậy là anh không đi tàu Aurora? - Thưa ông, không ạ. Tàu Aurora khởi hành chậm 24 giờ vì động cơ bị trục trặc. Tôi phải ra đi tối qua thay cho tối hôm kia, nhưng ngẫu nhiên mua được số báo buổi chiều, tôi đọc được tin nói về tấn bi kịch khủng khiếp của gia đình chúng tôi - giọng nói của anh ta bịđứt quãng, và mắt ứa lệ - Cha tội nghiệp của con, người cha đáng thương của con. Nhìn chằm chăm vào Jack như thể trong giấc mơ, bà Renauld nhắc lại: - Thế là con không đi à? - Và sau đó với sự mệt mỏi vô hạn, bà nói nhỏ dường như với bản thân mình - Rốt cuộc, bây giờ điều đó không có ý nghĩa gì. - Mời anh ngồi, anh Renauld, xin mời anh - Hautet nói, tay chỉ chiếc ghế - Tôi hết sức thông cảm với anh. Đây quả là một đòn khủng khiếp, cần phải biết mọi chuyện như anh đã tìm hiểu. Tuy nhiên, có lẽmay là anh không phải đi. Tôi hy vọng rằng anh có thể cho chúng tôi biết chính xác những điều sẽ giúp làm rõ bí mật này. - Tôi sẵn sàng tuân lệnh ông. Xin cứ hỏi những gì ông muốn. - Trước hết, chuyến đi này có lẽ là do yêu cầu của cha anh? - Thưa ông, hoàn toàn đúng như thế. Tôi nhận được bức điện trong đó cha tôi yêu cầu tôi lập tức đóBuenos Aires, từ đó vuột qua dãy Andes điValparaiso và đi tiếp đến Santiago. - Được. Vậy mục đích chuyến đi là gì? - Tôi không có chút khái niệm nào cả. - Thật thế không? - Đúng. Mời ông xem bức điện đây. Dự thẩm viên cầm bức điện và đọc to: - “Đi ngay khỏi Cherbourg, đáp tàu Aurora hôm nay đi Buenos Aires. Đích cuối cùng là Santiago. Những chỉ thị tiếp sau con sẽ nhận được ở Buenos Aires. Đừng để nhỡ tàu. Công việc cực kỳ quan trọng. Renauld”. Thế trước đó anh và cha anh có nói chuyện với nhau về việc này không? Jack Renauld lắc đầu: - Không. Lẽ tất nhiên tôi hiểu rằng cha tôi sống lâu ởNam Mỹ và cha tôi có vốn đầu tư. Nhưng trước đâychưa bao giờ cha tôi bảo tôi đi tới đó cả. - Anh Renauld, tất nhiên anh đã đến Nam Mỹ nhiều lần chứ? - Tôi đã ở đó khi còn nhỏ. Tôi học ở Anh và phần lớn thời gian tôi sống ở nước này. Vì thế trong thực tế tôi biết về Nam Mỹ ít hơn rất nhiều so với mức mà người khác tưởng. Ông phải biết là chiến tranh bắt đầu khi tôi mới mười bảy tuổi. - Anh đã phục vụ trong không quân Anh? - Vâng, thưa ông. Giraud gật đầu và tiếp tục hỏi cung, nêu ra những câu hỏi mà chúng tôi biết khá rõ. Jack Renauld tuyên bố hoàn toàn rõ rằng, anh không biết gì về các kẻ thù có thể xuất hiện tại nơi ở của cha anh ở Santiago hayở một nơi nào khác tại Nam Mỹ, rằng trong thời gian gần đây anh không nhận thấy một thay đổi nào trong hành vi của người cha và anh chưa bao giờ nghe cha mình nhắc đến những “giấy tờ bí mật” nào đó. Anh cho rằng chuyến đi Nam Mỹ là do những nguyên nhân thuần túy mang tính chất kinh doanh. Hai dự thẩm viên im lặng một lát, Giraud cất tiếng nói bình thản. - Về phía mình, tôi cũng muốn có một vài câu hỏi, ông dự thẩm ạ. - Tất nhiên là được thôi, ông Giraud - dự thẩm viên nói giọng lạnh lùng. - Anh Renauld, quan hệ giữa anh và cha anh tốt đẹp chứ? - Lẽ tất nhiên - chàng thanh niên tự hào trả lời. - Anh khẳng định điều đó chứ? - Vâng. - Hai cha con anh không cãi nhau bao giờ à? Jack nhún vai, bất giác lúng túng: - Người ta ai chẳng có những bất đồng ý kiến đôi lần với nhau. - Chính thế, chính thế. Nhưng nếu có ai bắt đầu khẳng định rằng hôm anh đi Paris anh và cha anh cãi nhau to, thì rõ ràng là kẻ đó nói dối à? Tôi không thể không thán phục óc sáng trí của Giraud. Lời khoe khoang của ông ta: “Tôi biết tất cảmọi chuyện” không phải là lời nói trống rỗng. Jack Renauld rõ ràng bị lúng túng trước câu hỏi. - Chúng… tôi… có cãi nhau - anh ta thừa nhận. - Như thế có nghĩa là có cãi nhau. Và trong lúc cãi nhau, anh có nói câu này: “Khi nào ông chết, tôi muốn làm gì thì làm” có phải không? - Có lẽ - Jack lẩm bẩm - tôi không nhớ. - Có phải cha anh đã trả lời câu nói của anh: “Nhưng tao còn chưa chết kia mà!” - đáp lại, anh đã nói: “Còn tôi thì mong muốn điều ấy”, đúng không? Chàng trai không trả lời. Hai tay anh ta lật đi lật lại những đồ vật trên bàn một cách cáu kỉnh. - Hãy nói đi, anh Renauld, tôi yêu cầu anh phải trảlời - Giraud nói gay gắt. Mất tự chủ, chàng thanh niên có một cử chỉ thiếu thận trọng và đánh rơi xuống sàn con dao rọc giấy bằng sừng. - Điều đó có ý nghĩa gì? - Anh ta thốt lên - các ông chắc chắn đã biết tất cả rồi. Đúng, giữa tôi và cha tôi thực sự có một cuộc cãi nhau. Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã nói tất cả những lời như thế. Tôi giận dữđến mức tôi không thể nhớ là tôi đã nói gì. Tôi rất giận dữ, lúc đó suýt nữa thì tôi đã giết cha tôi. Các ông hãy rút ra kết luận của mình đi - Toàn thân đỏbừng vì xúc động, Jack ngã người trên lưng ghế. Giraud cười, sau đó khẽ đẩy ghế, nói: - Tôi không hỏi gì nữa. Còn ông, ông Hautet, rõ ràng ông còn muốn tiếp tục hỏi cung? - Ồ vâng, chính thế - Hautet nói - Thế nguyên nhân làm anh và cha anh cãi nhau là gì? - Tôi từ chối không trả lời. Hautet đứng thẳng lên: - Anh Renauld, không được đùa với pháp luật! - giọng ông dự thẩm gầm lên - Nguyên nhân cuộc cãi nhau là gì? Chàng thanh niên Renauld tiếp tục im lặng. Anh ta ngồi trông dữ tợn và rầu rĩ. Nhưng một giọng nói khác, giọng của Hercule Poirot, vang lên điềm tĩnhvà không chút bối rối. - Nếu ngài muốn, tôi sẽ nói cho ngài rõ điều đó, thưa ngài. - Ông biết à? - Lẽ tất nhiên là tôi biết. Đối tượng của cuộc cãi nhau là Marthe Daubreuil. Vô cùng kinh hãi, Renauld-con nhảy chồm lên. Ngài dự thẩm nhích lên một chút. - Đúng thế ư, anh Renauld? Jack gật đầu. - Đúng, anh ta nói. Tôi yêu cô Daubreuil và muốn lấy cô ta. Khi tôi nói điều đó với cha tôi, ông nổi giận. Lẽtất nhiên tôi không thể nghe cha tôi xúc phạm đến người con gái mà tôi yêu, và tôi cũng nổi xung lên. Hautet nhìn bà Renauld: - Bà có biết về… sự gắn bó này của con trai bà không? - Tôi sợ điều đó - bà Renauld trả lời đơn giản. - Mẹ! - chàng thanh niên kêu to - Và mẹ cũng thế? Marthe vừa hiền vừa đẹp. Sao mẹ lại chống lại cô ta? - Mẹ không có ý gì chống lại cô Daubreuil. Nhưng mẹ thích con lấy một người Anh hơn, còn nếu lấy một phụ nữ Pháp thì không phải là người có bà mẹmang một quá khứ đáng ngờ như thế. Trong giọng nói của bà Renauld rõ ràng có chứa đựng một sự thù địch giấu kín đối với bà Daubreuil, và tôi bắt đầu hoàn toàn hiểu rằng, khi bà ta biết vềviệc đứa con trai duy nhất của mình say mê con gái của kẻ tình địch thì đối với bà ta, đó là một đòn nặng nề. Bà Renauld quay về dự thẩm viên tiếp tục nói: - Có lẽ tôi nên nói điều đó với chồng tôi, song tôi kỳ vọng rằng đó chỉ là thói trăng hoa của tuổi trẻ, nó sẽchấm dứt nhanh hơn nếu ta không chú ý đến nó. Bây giờ tôi thấy mình có lỗi khi im lặng, nhưng chồng tôi, như tôi đã nói với ông, tỏ ra lo lắng và dằn vặt, thay đổi đến mức tôi cố không làm cho ông ấy nói chung phải lo lắng. Hautet gật đầu và hỏi Jack: - Khi anh nói với cha anh về những dự định của mình đối với cô Daubreuil, cha anh có ngạc nhiên không? - Đối với cha tôi, đó hoàn toàn là điều bất ngờ. Ông dứt khoát ra lệnh cho tôi phải vứt bỏ chọn lựa này ngay. Ông thề rằng không bao giờ đồng ý với cuộc hôn nhân ấy. Tôi bị thương tổn và muốn biết tại sao cha tôi lại phản đối cô Daubreuil. Cha tôi không thểđưa ra một lời giải thích thỏa đáng. Ông chỉ giới hạn trong những lời ám chỉ về một bí mật vây quanh cuộc sống của hai mẹ con. Tôi trả lời rằng tôi sẽ cưới Marthe chứ không phải cưới nguồn gốc của cô ấy. Song cha tôi bắt đầu quát tôi và khước từ không thảo luận vấn đề đó nữa. Tôi phải quên cô gái đó. Sự bất công và độc đoán làm tôi tức giận, đặc biệt bởi vì bản thân cha tôi thì lại đối xử với cô và bà Daubreuil một cách lịch thiệp khác thường và thường xuyên yêu cầu mời hai mẹ con đến thăm chúng tôi. Tôi không tựchủ được và chúng tôi đã cãi nhau kịch liệt. Cha tôi nhắc tôi nhớ rằng, tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ông và có thể để đáp lại lời nhắc nhở đó, tôi có thể làm gì mình muốn sau khi cha tôi chết. Poirot ngắc lời Jack bằng câu hỏi bất ngờ: - Có nghĩa là anh biết nội dung tờ di chúc của cha anh? - Tôi biết rằng cha tôi để lại cho tôi một nửa gi sản, nửa khác để dưới sự bảo trợ của mẹ tôi, mẹ tôi sẽchuyển cho tôi sau khi mất - chàng trai trả lời. - Anh kể tiếp đi - dự thẩm viên yêu cầu. Sau đó chúng tôi cãi nhau kịch liệt cho đến khi tôi sực nhớ là có thể nhỡ chuyến xe lửa đi Paris. Thời gian còn lại rất ít và tôi phải chạy bộ ra ga. Tôi vẫn còn chưa bình tĩnh lại. Nhưng, khi đi khỏi nhà, tôi dần dần bình tâm. Sau đó tôi viết cho Marthe biết tất cả những gì xảy ra. Thư trả lời của cô ta cũng an ủi tôi. Cô ta viết rằng chúng tôi phải cứng rắn và kiên trì và khi đó mọi sự chống đối sẽ bị bẻ gẫy. Cần lấy thời gian để thử thách tình cảm của chúng tôi đối với nhau và khi nào cha mẹ tôi hiểu đó không phải là sựsay mê hời hợt của tôi thì nhất định hai người sẽ dịu đi. Lẽ tất nhiên tôi không báo cho Marthe biết chi tiết về lý do phản đối chủ yếu của cha tôi chống lại cuộc hôn nhân của chúng tôi. Dần dần tôi hiểu rằng sựbướng bỉnh chẳng đem lại kết quả gì cả. - Để kết thúc xin hỏi một câu nữa. Hãy cho biết anh có quen ai tên là Duveen không, anh Renauld. - Duveen? - Jack nhắc lại - Duveen? - Anh chậm rãi cúi xuống và cầm con dao rọc giấy lên, con dao anh đánh rơi lúc nãy. Khi anh ngẩng đầu, cái nhìn của anh bắt gặp cái nhìn chăm chú của Giraud - Duveen? Không, tôi không biết. - Anh Renauld, anh đã đọc bức thư này chưa? Và anh cho biết, anh có biết người viết bức thư cho cha anh là ai không? Jack Renauld cầm bức thư và đọc từ đầu đến cuối. Anh bỗng đỏ mặt. - Viết cho cha tôi? - Trong giọng nói của anh rõ ràng có sự lo lắng và bực tức. - Đúng, chúng tôi tìm thấy bức thư này trong túi áo ngoài của ông. - À… - Jack ấp úng, liếc nhanh về phía bà mẹ. Dự thẩm viên hiểu rằng Jack thương mẹ và hỏi: - Anh có giả định gì về tác giả bức thư không? - Tôi không có chút khái niệm nào cả. Hautet rùng mình: - Một việc hết sức bí ẩn. Thôi được, chúng ta có thểđể lại vấn đề bức thư. Như vậy chúng ta dừng lại ởchỗ nào nhỉ? Ồ, công cụ giết người! Tôi sợ điều này có thể làm cho anh đau lòng, anh Renauld ạ. Theo như tôi biết, đó là món quà của anh tặng mẹ. Jack Renauld nhoài người về phía trước, nét mặt đỏbừng khi đọc thư giờ trở nên tái mét. - Ông muốn nói rằng cha tôi đã bị giết chính bằng… con dao tự tạo từ sắt máy bay này ư? Song điều này không thể xảy ra được! Bằng một thứ đồ trang sức đểrọc phong bì! - Than ôi, anh Renauld, hoàn toàn đúng như vậy. Tôi sợ rằng đó là một vũ khí lý tưởng. Một thứ vũ khí sắc và tiện sử dụng. - Con dao ấy đâu? Tôi có thể xem nó được không? Con dao vẫn còn… ở thi thể cha tôi? - Ồ không, con dao đã được lấy ra. Anh muốn nhìn thấy nó à? Để tin là thật? Có thể điều đó là tốt, mặc dù bà cụ đã nhận ra con dao. Dù sao… Ngài Bex, có thể phiền ngài được không? - Tất nhiên. Tôi sẽ đi lấy nó ngay. - Có lẽ tốt hơn, nếu anh Renauld tự mình đến nhà kho chăng? - Giraud nói ngọt xớt - Rõ ràng là anh ấy cần trông thấy thi thể cha mình. Sau khi rùng mình, chàng thanh niên làm một động tác không đồng tình, và dự thẩm viên, người lúc nào cũng thích làm trái ý Giraud khi nào có thể được, đãtrả lời: - Không, không phải lúc này. Chúng ta nhờ đến sựgiúp đỡ của ông Bex, ông ấy sẽ mang con dao tới đây. Viên cảnh sát trưởng ra khỏi phòng. Stonor đến gần Jack và xiết chặt tay anh ta. Poirot đã kịp đứng lên sửa lại những chiếc chân đèn hơi bị lệch. Dự thẩm viên đọc lại bức thư tình bí ẩn đến lần thứ mấy rồi, bám một cách tuyệt vọng vào giả thuyết đầu tiên của mình cho nguyên nhân của vụ giết người là do ghen tuông. Bất ngờ cánh cửa mở toang, và viên cảnh sát trưởng chạy bổ vào phòng. - Ông dự thẩm! Ông dự thẩm! - Có tôi đây. Chuyện gì đã xảy ra thế? - Con dao! Con dao không có ở đó nữa! - Sao lại không có được? - Bị mất! Biến đi rồi. Chiếc bình thủy tinh đựng con dao khi trước trống rỗng. - Sao?! - Tôi kêu lên - Không thể như thế được. Chính sáng nay tôi vừa trông thấy… - câu nói bỗng dừng lại trong cổ họng tôi. Tôi đã làm mọi người có mặt phải chú ý đến. - Đúng, tôi đã nhìn thấy con dao ở đó sáng nay - tôi nói chậm rãi - Đúng hơn là cách đây một giờ rưỡi. - Có nghĩa là ông đã vào nhà kho? Ông lấy chìa khóaở đâu? - Tôi mượn chìa khóa ở người cảnh sát. - Và ông đã đi đến đó? Để làm gì? Tôi lưỡng lự, nhưng cuối cùng quyết định tốt nhất là nên nói hết sự thật. - Ông Hautet - tôi bắt đầu - Tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng mà tôi phải xin ngài lượng thứ cho. - Ông nói tiếp đi. - Vấn đề là ở chỗ - tôi nói, muốn chui xuống một chỗnào đó hơn là ở đây - là tôi đã gặp một cô gái trẻquen biết. Cô ta tỏ ý thiết tha muốn nhìn thấy mọi cái có thể, và tôi… Thôi, nói tóm lại tôi mượn chìa khóa và cho cô ta xem tử thi. - Ồ! - Dự thẩm viên giận dữ kêu to - Điều mà ông đãlàm là một sai lầm nghiêm trọng , đại úy Hastings ạ! Nói chung, điều đó ngược lại mọi nguyên tắc. Ngài không được phép có một hành động ngu ngốc nhưvậy mới phải. - Tôi biết - tôi nói ngắn - Mọi điều ông nói ra đều không phải là quá khắt khe đâu, ông dự thẩm. - Ông không mời cô ta tới đây? - Tất nhiên là không. Tôi bắt gặp cô ta hoàn toàn ngẫu nhiên. Cô ta là người Anh và ghé lại đây trên đường đi Merlinville, mặc dù tôi không biết điều đótrước cuộc gặp gỡ bất ngờ của chúng tôi. - Được, được - dự thẩm viên đã có phần dịu đi - Đólà sự vi phạm mọi thể lệ, nhưng rõ ràng là cô gái trẻvà đẹp. Trẻ là như thế đó! - và ông ta thở dài đầy tình cảm. Nhưng viên cảnh sát trưởng ít lãng mạn hơn và thực tiễn hơn, trở lại vấn đề: - Nhưng phải chăng ông không khóa cửa khi rời nhà kho? - Vấn đề chính là ở chỗ đó - tôi nói chầm chậm - Chính vì thế tôi tự trách mình rất nhiều. Cô bạn quen của tôi có bộ mặt ưu phiền. Cô ta đã gần ngất đi. Tôi mang lại cho cô ta cốc nước pha rượu mạnh, còn sau đó khẩn khoản được tiễn cô ta về thị trấn. Vô cùng lo lắng, tôi quên khóa cửa. Tôi chỉ làm việc đó khi quay về lâu đài. - Khi ấy nhà kho không khóa ít nhất là hai mươi phút… - viên cảnh sát trưởng chậm rãi nói và lại im lặng. - Chính thế - tôi xác nhận. - Hai mươi phút - viên cảnh sát trưởng đăm chiêu nhắc lại. - Thật đau buồn - Hautet kết luận với sự nghiêm nghịđã trở lại - Thật chưa từng thấy. Bỗng nhiên một tiếng nói mới cất lên: - Ông cho rằng điều đó là đau buồn? - Giraud hỏi. - Tất nhiên. - Còn tôi cho đó là đáng khâm phục - Giraud nói một cách điềm tĩnh. Sự xuất hiện của người đồng minh bất ngờ làm tôi bối rối. - Đáng khâm phục à, ông Giraud? - dự thẩm viên hỏi lại, thận trọng nhìn ông ta bằng khóe mắt. - Chính thế đây. - Nhưng tại sao? - Bởi vì hiện nay chúng ta biết rằng thủ phạm hoặc kẻ tòng phạm một giờ trước đây còn ở quanh biệt thựnày. Sẽ thật kỳ lạ nếu đã biết như vậy mà chúng ta không mau chóng tóm hắn - trong giọng nói của ông ta chứa đựng một sự đe dọa. Giraud tiếp tục nói - Hắn rất mạo hiểm để đoạt lấy con dao. Có thể hắn sợngười ta tìm thấy đấu tay. Poirot quay về phía Bex: - Có lẽ ông đã nói rằng không có dấu tay nhỉ? Giraud nhún vai: - Có thể, con dao đã được xem xét chưa thật cẩn thận? Poirot nhìn ông ta: - Ông không đúng, ông Giraud ạ. Thủ phạm mang găng tay, hắn phải tin tưởng chứ. - Tôi không nói rằng đó chính là kẻ giết người. Đó có thể là kẻ tòng phạm không biết rõ điều đó. Người giúp việc dự thẩm viên thu thập giấy tờ trên bàn, Hautet nói với chúng tôi: - Công việc của chúng ta hôm nay kết thúc. Anh Renauld, nếu muốn, anh có thể tìm hiểu những lời khai của anh. Tôi có ý định tiến hành điều tra trong hoàn cảnh không chính thức trong chừng mực có thểđược. Người ta gọi những phương pháp của tôi là độc đáo, nhưng tôi khẳng định rằng, để bảo vệ tính độc đáo có thể nói nhiều điều. Công việc hiện nay đangnằm trong hai bàn tay khéo léo của ông Giraud nổi tiếng. Rõ ràng ông ta nổi bật. Trong thực tế thật đángngạc nhiên là thủ phạm vẫn chưa nằm trong tay ông ta. Bà Renauld, cho phép tôi một lần nữa biển lộ sựthông cảm chân tình của chúng tôi đối với bà. Chúc các ngài thành công. Có người giúp việc và viên cảnh sát trưởng đi kèm ông ta rời khỏi phòng. Poirot kéo chiếc núm đồng hồ to của mình ra và nhìn nó. - Này anh bạn, ta quay về khách sạn ăn trưa thôi - Poirot nói - Và anh hãy kể chi tiết cho tôi nghe vềnhững hành vi nông nổi của mình ban sáng. Không ai nhìn chúng ta đâu. Chúng ta có thể ra về không cần chào. Chúng tôi lặng lẽ ra khỏi phòng. Dự thẩm viên vừa mới đi về bằng xe của mình. Tôi đang định bước xuống cầu thang thì tiếng nói của Poirot giữ tôi lại: - Đợi mấy phút, anh bạn. Anh nhanh nhẹn lấy trong túi ra chiếc thước dây và dáng điệu nghiêm túc bắt đầu đo cái áo bành tô treoở hàng lang lớn. Trước đây tôi không nhìn thấy cái áo đó ở đây và đoán rằng đó là áo của Stonor hoặc Jack Renauld. Sau đó miệng khẽ hát thầm một điệu gì đó, Poirot cất thước vào túi và bước theo tôi ra ngoài. CHƯƠNG MƯỜI HAI POIROTLÀM SÁNG TỎ MỘT VÀI VẤN ĐỀ - Anh đo áo bành tô làm gì? - Với vẻ tò mò không dấu giếm, tôi hỏi Poirot khi chúng tôi đi chậm rãi trên con đường nóng bỏng. - Khỉ gió! Để biết nó dài bao nhiêu chứ còn để làm gì? - Poirot giận dữ trả lời. Tôi rất tức. Thói quen không sửa được của Poirot là giữ bí mật cả những điều vớ vẩn đã làm tôi giận. Tôi im lặng và để cho những ý nghĩ của mình được tự do phát triển. Tôi nhớ lại lời bà Renauld nói với con trai: “Thế ra con không đi” - bà ta nói và sau đó nói thêm - “Rốt cuộc bây giờ điều đó không còn ý nghĩa gì”. Bà ta muốn nói đến điều gì vậy? Có thể là bà ta biết nhiều hơn chúng ta tưởng chăng? Bà ta khẳng định rằng, mình không biết tí gì về nhiệm vụ bí mật mà chồng đã tin cậy giao cho con trai. Nhưng thực tế có phải bà ta không biết như bà giả vờ không? Liệu bà ta có thể làm sáng tỏ điều bí mật nếu bà ta muốn, và sự im lặng của bà có phải là một phần của kế hoạch được suy nghĩ và chuẩn bị cẩn thận không? Càng nghĩ về điều đó tôi càng tin tưởng nhiều hơn là mình đúng. Bà Renauld biết nhiều hơn là bà ta kể. Sựngạc nhiên của bà ta khi nhìn thấy con đã phản lại mình. Tôi tin rằng bà ta biết, nếu không là hung thủthì ít ra cũng là những nguyên nhân của vụ giết người. Nhưng những lý do xác đáng nào đó buộc bà phải im lặng. - Anh bạn nghĩ gì thâm thúy thế? - Poirot nhận xét, làm đứt đoạn dòng suy nghĩ của tôi - Điều gì đã khêu gợi sự tò mò của anh ghê thế? Tôi kể về những kết luận của mình, mặc dù cho rằng Poirot có thể cười nhạo những mối ngờ vực của tôi. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Poirot đăm chiêu gật đầu. - Hastings ạ, anh hoàn toàn có lý. Ngay từ đầu tôi đãtin là bà Renauld che dấu một điều gì đó. Thoạt đầu tôi đã nghi là nếu bà ấy không đóng kịch thì ít ra cũng dung túng cho sự phạm tội. - Anh nghi bà ta à? - tôi thốt lên. - Lẽ tất nhiên. Thực tế là bà ta có lợi lớn nhờ tờ di chúc mới. Bà ta là người duy nhất nhờ bản di chúc mà được lợi to. Vì thế ngay từ đầu tôi đã đặc biệt chú ý đến bà ta. Có lẽ anh cũng nhận thấy là, ngay khi có điều kiện là tôi xem xét hai tay bà ta. Tôi muốn xác định xem liệu có phài bà ta tự nhét giẻ vào mồm mình, rồi tự trói tay chân mình không. Nhưng than ôi, lập tức tôi thấy rằng dây trói cột chặt đến nỗi thít vào da thịt. Điều này loại trừ khả năng bà ta một mình phạm tội. Nhưng dù sao vẫn còn khả năng bà ta dung túng sự phạm tội hoặc xúi giục phạm tội và bà ta có kẻ tòng phạm. Ngoài ra lời kể của bà ta tôi cảm thấy quen thuộc một cách khác thường: những người đànông mang mặt nạ mà bà không nhận ra được, việc nhắc đến “giấy tờ bí mật” - tất cả những điều này tôi đã nghe hoặc đã đọc trước đây. Còn một chi tiết nhỏnữa củng cố niềm tin của tôi là bà ta không nói sựthật. Đó là chiếc đồng hồ đeo tay. Hastings ạ, chiếc đồng hồ đeo tay! Lại đồng hồ đeo tay! Poirot tò mò nhìn tôi. - Anh có cảm thấy thế không, anh bạn? Anh có hiểu không? - Không! - tôi trả lời giận dữ - Tôi không cảm thấy và không hiểu. Bao giờ anh cũng có những câu đố rắc rối mà anh không muốn giải thích. Bao giờ anh cũngthích dấu giếm một điều gì đó đến cùng. - Đừng nổi nóng, anh bạn - Poirot cười nói - Nếu anh muốn tôi sẽ giải thích. Nhưng đừng nói gì với Giraud, anh có thỏa thuận thế không? Anh ta nói với tôi nhưvới một ông già lú lẫn. Nhưng để rồi xem! Vì lợi ích công việc, tôi đã khuyên anh ta. Nếu anh ta không nghe thì đó là việc của anh ta. Tôi cam đoan với Poirot là, anh có thể tin vào sự im lặng của tôi. - Được! Khi đó ta hãy động não một chút nhé. Anh bạn của tôi, theo anh thì tấn bi kịch xảy ra lúc nào? - Sao lại lúc nào? Vào lúc hai giờ, hoặc trước, sau lúc đó - tôi ngạc nhiên trả lời - Anh hãy nhớ là bà Renauld đã nói là bà ta nghe thấy tiếng đồng hồ điểm hai giờ khi bọn người đó ở trong phòng mà. - CHhính thế! Và dựa trên cơ sở đó các anh - anh, dựthẩm viên, Bex, và mọi người khác - không hỏi gì thêm, đã xác định thời điểm phạm tội. Nhưng tôi, Hercule Poirot, tôi nói rằng bà Renauld nói dối. Tôi phạm xảy ra ít nhất là hai giờ trước đó. - Nhưng bác sĩ… - Sau khi khám nghiệm tử thi họ tuyên bố là nạn nhân chết trước đó từ 7 đến 10 giờ. Anh bạn, vì những nguyên nhân nào đó mà hung thủ rất cần phải tạo raấn tượng là tội phạm xảy ra sau đó, xảy ra muộn hơn là trong thực tế. Anh đã đọc những chuyện nói vềnhững chiếc đồng hồ đeo tay và đồng hồ báo thức bịđập tan ghi lại thời gian phạm tội chưa? Để thời gian được xác định không chỉ dựa trên lời khai của bà Renauld, một kẻ nào đó đã vặn chiếc đồng hồ đeotay nhanh lên hai giờ và lấy hết sức đập xuống sàn. Nhưng hắn đã không đạt được mục đích của mình, như điều đó vẫn thường xảy ra. Kính vỡ, nhưng máy vẫn chạy tốt. Về phía các hung thủ, đó là một bước đi hấp tấp. Bởi vì điều đó tạo căn cứ để giả định rằng, một là, bà Renauld nói dối và, hai là, hung thủ cần phải thay đổi thời gian tội ác xảy ra. - Nhưng những nguyên nhân nào có thể dẫn đến việc đó? - Ồ, đó là toàn bộ vấn đề, toàn bộ bí mật phải tìm. Hiện nay tôi chưa giải thích được điều đó. Tôi chỉ có một ý nghĩ có thể quan hệ đến việc này. - Thế ý nghĩ đó thế nào? - Chuyến tàu cuối cùng rời Merlinville lúc 12 giờ 17 phút. Tôi bắt đầu đoán ra một cách chậm chạp. - Có nghĩa là nếu tội ác diễn ra hai giờ sau đó thì bất kỳ người nào đi chuyến tàu đó cũng có bằng chứng không chối cãi được là mình vô tội chứ gì? - Tuyệt, Hastings ạ! Anh đoán rất đúng. Tôi đứng phắt dậy. - Chúng ta phải thu thập tin tức ở nhà ga. Chắc có lẽhọ nhận thấy hai người nước ngoài đi chuyến tàu này. Chúng ta phải đến đó ngay. - Anh nghĩ như thế à, Hastings? - Lẽ tất nhiên. Ta đi thôi. Poirot làm nguội lạnh sự hăng hái của tôi khi khẽđụng vào tay tôi: - Nào, thì đi, nếu anh bạn muốn thế, nhưng đừng có nói đến những dấu hiện đặc biệt của hai người nước ngoài đấy. Tôi nhìn chằm chằm vào Poirot, còn anh thì sốt ruột hỏi: - Ô la la, thế anh tin vào sự bịa đặt về những người mang mặt nạ và toàn bộ câu chuyện này à? Lời nói của anh làm tôi lúng túng đến nỗi tôi không biết trả lời thế nào. Còn Poirot chậm rãi tiếp lời. - Anh có nghe thấy tôi nói với Giraud là mọi chi tiết của vụ án tôi đều đã quen không? Vậy thì tôi đã rút ra kết luận sau đây: hoặc là người thực hiện tội ác thứ nhất đã thực hiện cả tội ác mới này, hoặc là trong trí nhớ của kẻ giết người còn ghi lại trong tiềm thức tin tức về một vụ án vang dội và điều này gợi ra cho hắn kế hoạch phạm tội. Tôi có thể nói dứt khoát điều này khi… - Poirot im lặng một lát. Tôi ngẫm nghĩ mọi điều Poirot nói: - Nhưng còn bức thư của ngài Renauld? Trong đó rõ ràng có nhắc đến điều bí mật về Santiago? - Rõ ràng là trong cuộc đời của ông Renauld có một bí mật, mà không thể không tin điều này. Mặt khác, chuyện Santiago theo tôi là tin vịt thường gặp trên đường, được tung ra để đánh lạc hướng chúng ta. Có thể nó được dùng để hướng sự nghi ngờ của ông Renauld đi xa hơn đây. Ôi, Hastings anh hãy tin rằng điều nguy hiểm đang đe dọa ông ta không phải ởSantiago, mà ở gần thôi, ở ngay nước Pháp này. Poirot nói nghiêm trang, tin tưởng đến mức tôi không thể không tin. Nhưng tôi định phản đối lần cuối cùng: - Còn que diêm và mẩu thuốc lá tìm thấy bên cạnh xác chết? Ta giải thích chuyện đó ra sao đây? Nét mặt Poirot sáng lên niềm khoái trá thật sự: - Chúng được để lại! Chúng được cố ý ném lại cho Giraud và những người giống anh ta. Ôi, Giraud tinh ranh, anh ta biết đạt tới cái của mình. Cũng giống như một con chó săn tốt, anh ta rất bằng lòng vềmình. Anh ta bò sấp hàng giờ đồng hồ. “Hãy xem cái tôi tìm thấy này” - anh ta nói. Và sau đó lại nói: “Các anh nhìn thấy gì ở đây?” Còn về phần tôi, tôi hoàn toàn chân thành trả lời: “Chả thấy gì cả”. Còn Giraud, Giraud vĩ đại thì cười, anh ta tự nghĩ: “Ôi, lão già này mới ngốc làm sao”. Nhưng chúng ta còn xem xem đã… Lập tức những ý nghĩ của tôi hướng vào sự kiện chính. - Thế thì tại sao có toàn bộ câu chuyện với những người mang mặt nạ này? - Câu chuyện được bịa ra để làm rối trí mọi người. - Thế điều gì đã xảy ra trong thực tế? Poirot nhún vai: - Chỉ có một người có thể nói lại được điều đó là bà Renauld. Nhưng bà ta không nói. Những lời đe dọa và cầu khẩn không làm bà ta lay chuyển. Bà ta là một phụ nữ cực kỳ, Hastings ạ. Khi tôi vừa nhìn thấy bà ta, tôi đã hiểu rằng tôi đã gặp mặt một phụ nữ có tính cách khác thường. Lúc đầu, như tôi đã nói với anh, tôi thiên về nghĩ bà ta bị lôi kéo vào cuộc giết người. Sau này tôi đã thay đổi ý kiến. Đó là nỗi đauchân thành của bà ta khi nhìn thấy chồng. Tôi có thểthề rằng trong tiếng kêu của bà ta là cả một nỗi đaukhổ thật. - Được - tôi trầm ngâm đồng ý - ở chỗ này không được mắc sai lầm. - Xin lỗi anh bạn, lúc nào cũng có thể phạm sai lầm được. Anh hãy xem một nữ diễn viên cỡ lớn mà xem, phải chăng cách thức người đó diễn tả nỗi đau lại không thu hút và chinh phục chúng ta bằng tính hiện thực của mình sao? Không, dù niềm tin của tôi có mạnh đến đâu chăng nữa thì trước khi cho phép mình rút ra kết luận, tôi cần có những bằng cứ xác đáng. Một tên tội phạm lớn cũng có thể là một diễn viên cỡlớn. Niềm tin của tôi vào việc này không chỉ dựa trên cảm xúc, mà trên một sự thật không thể bác bỏ được, là bà Renauld thật sự ngất xỉu. Tôi đã nhìn dưới mi mắt bà ta và bắt mạch bà ta. Tôi thấy không có sựlừa dối, ngất xỉu là thật. Vì thế tôi tin là nỗi đau thật sự chứ không phải giả vờ. Ngoài ra, một chi tiết nhỏ, phụ, nhưng đáng chú ý là bà Renauld không nhất thiết phải biểu lộ nỗi đau không kìm được. Bà ta đãbất tỉnh nhân sự khi được tin chồng mình đã chết, và chẳng có gì cần phải diễn lại việc đó lần thứ hai, khi nhìn thấy xác chồng. Không, bà Renauld không phải là kẻ giết chồng mình. Nhưng tại sao bà ta nói dối? Bà ta nói dối về chiếc đồng hồ đeo tay, về những người đeo mặt nạ, và còn về một điều gì đó nữa. Hastings, anh hãy cho biết anh giải thích thế nào vềviệc cửa ra vào để mở. - Chà - tôi hơi lúng túng - Tôi cho rằng sự sơ suất. Chúng quên không đóng cửa. Poirot lắc đầu và thở dài: - Đó là sự giải thích của Giraud. Điều đó không làm tôi thỏa mãn. Chiếc cửa để ngỏ này có một ý nghĩamà hiện nay khó xác định được. Tôi tin một điều: Chúng không đi ra qua cửa ra vào. Chúng leo qua cửa sổ. - Cái gì? - Chính thế! - Nhưng ở luống hoa phía dưới không có dấu vết. - Không thấy, nhưng chúng phải có. Hãy nghe đây, Hastings. Ông già làm vườn Auguste, như anh đãnghe nói, đi trồng luống hoa này một ngày trước khi xảy ra vụ giết người. Trên luống hoa này còn có nhiều dấu giày lớn, ở luống thứ hai không có dấu vết nào cả. Anh có hiểu không? Một kẻ nào đó đã đến đây để xóa dấu vết và dùng cào san phẳng mặt luống. - Nhưng chúng lấy cào ở đâu? - Ở chính nơi chúng đã lấy xẻng và bao tay làm vườn - Poirot sốt ruột nói - Điều đó là cơ bản. - Thế cái gì buộc anh nghĩ rằng chúng trèo qua bằng đường này? Có lẽ chắc chắn hơn là chúng vào bằng cửa sổ và ra bằng cửa ra vào… - Lẽ tất nhiên có thể như vậy. Nhưng dầu sao tôi hầu như tin rằng chúng ra qua cửa sổ. - Theo tôi, anh sai lầm đấy. - Có lẽ, anh bạn ạ. Tôi suy nghĩ về những sự kiện mới được mở ra trước mắt tôi nhờ những kết luận của Poirot. Tôi nhớ lại tôi ngạc nhiên như thế nào trước những nhận xét bí ẩn của Poirot về luống hoa và chiếc đồng hồ đeo tay. Những nhận xét của Poirot lúc đó vô nghĩa làm sao, còn bây giờ tôi đã hiểu là nhờ những chi tiết rất nhỏ, Poirot đã đoán ra một cách thật tuyệt nhiều điều bí mật đang bao trùm vụ án này. Tôi tỏ lòng tôn kính bạn tôi, dù có hơi muộn. - Tuy thế - tôi nói vẻ tiếc rẻ - mặc dù chúng ta biết nhiều hơn trước, nhưng chúng ta chưa tiến gần đến chỗ đoán ra được kẻ nào đã giết ông Renauld. - Đúng - Poirot nói sảng khoái - Về cơ bản, hiện chúng ta còn lâu mới đoán định được. Hình như sự thật đó làm cho Poirot hài lòng một cách kỳ lạ. Tôi kinh ngạc nhìn chằm chằm vào Poirot. Anh hiểu cái nhìn của tôi và cười. Bỗng nhiên sự sáng ý nảy ra trong óc tôi. - Poirot! Bà Renauld! Bây giờ thì tôi hiểu. Nhất định bà ta bảo vệ một người nào đó. Poirot bình thản đón nhận ý kiến của tôi làm tôi hiểu rằng anh cũng có ý nghĩ như vậy. - Đúng - anh đăm chiêu nói - Bảo vệ hoặc che dấu một người nào đó. Một trong hai trường hợp. Sau đó, khi chúng tôi về đến khách sạn, Poirot ra hiệu cho tôi im lặng. CHƯƠNG MƯỜI BA CÔ GÁI CÓ ĐÔI MẮTLO ÂU Chúng tôi ăn trưa hết sức ngon miệng. Chúng tôi im lặng ngồi ăn một hồi, sau đó Poirot nói vẻ chế giễu: - Nhân tiện nói thêm chúng ta đã hoàn toàn quên những hành vi kinh suất của anh. Anh kể lại chuyện đó chứ? Tôi cảm thấy mình đỏ mặt. - Ồ, đó là anh muốn nói đến chuyện sáng nay? - Tôi rất muốn tránh cuộc nói chuyện này. Nhưng những chuyện đó không xong với Poirot được. Chỉ sau mấy phút, bằng những cái nháy mắt, anh đã moi được ở tôi toàn bộ câu chuyện. - Thì ra thế đấy! Câu chuyện hết sức lãng mạn. Và cô gái kiều diễm đó tên gì vậy? Tôi buộc phải thừa nhận là không biết. - Lại còn lãng mạn hơn. Thoạt đầu là cuộc gặp gỡ bất ngờ trên chuyến tàu rời Paris, rồi sau đó là ở đây. Thật giống hệt tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. - Poirot, xin anh đừng chế nhạo nữa. - Hôm qua, đó là cô Daubreuil, hôm nay, đó là cô… Cinderella. Hastings, rõ ràng là anh có trái tim của người Thổ Nhĩ Kỳ! Anh chỉ cần lập hậu cung thôi - Renauld cười nói. - Tôi chẳng thấy có gì đáng cười cả. Cô Daubreuil là một cô gái rất đẹp và tôi vô cùng thán phục cô ta. Tôi không giấu điều đó. Còn cô gái khác chả có gì đặc biệt, tôi không nghĩ rằng có một lúc nào đó lại gặp lại cô ta. - Anh không định gặp lại cô gái này à? Trong câu nói của anh có sự quan tâm chân thành và tôi nhận thấy là anh nhìn tôi một cách thấu hiểu. Tôi nhớ đến tấm biển “Khách sạn du Phare” viết bằng những chữ cái to và việc tôi đã vội vã hứa: “Tôi nhất định sẽ đến”. Cố gắng giữ vẻ mặt vô tư, tôi trả lời. - Cô ta mời tôi đến chơi, nhưng tôi tất nhiên là không đi. - Tại sao lại “tất nhiên”? - Chà, tôi không thích. - Anh nói rằng cô Cinderella ở khách sạn d’Angletter, có phải không? - Không, ở khách sạn du Phare. - Ái chà, tôi quên. Trong óc tôi nảy ra sự nghi ngờ trong giây lát. Tôi không nói gì dứt khoát với Poirot về khách sạn cả. Tôi nhìn Poirot và yên tâm. Anh cắt hành thành nhưng hình vuông nhỏ đều đặn và hoàn toàn bị thu hút vào công việc đó. Có lẽ anh cảm thấy rằng tôi đãnói nơi cô gái nghỉ lại. Chúng tôi uống cà phê ngoài hiên nhà, mắt nhìn ra biển. Poirot hút một điếu thuốc bé tí xíu của mình, sau đó lấy trong túi ra chiếc đồng hồ. - Chuyến tàu đi Paris khở hành lúc 2g25 - Poirot nhận xét - Đến giờ tôi phải đi rồi. - Đi Paris? - tôi hỏi. - Tôi đã nói thế rồi mà, anh bạn. - Anh đi Paris? Nhưng tại sao? Poirot trả lời rất nghiêm túc: - Tìm kẻ giết ông Renauld. - Anh nghĩ rằng hắn ở Paris? - Tôi hoàn toàn tin rằng không. Tuy thế tôi phải tìm hắn ở Paris. Anh không hiểu, nhưng khi nào cần, tôi sẽ giải thích. Tôi sẽ đi không lâu. Có lẽ ngày mai tôi trở về lại. Tôi đề nghị đừng tiễn tôi. Hãy ở lại đây và theo dõi Giraud. Ngoài ra hãy làm quen với Renauld - con. - Được - tôi nói - Cho phép tôi hỏi, làm sao anh biết được những quan hệ thân tình giửa Jack và Marthe? - Anh bạn thân mến, tôi biết bản tính của con người. Cứ để một thanh niên như Jack Renauld và một cô gái đẹp như cô Marthe ở cạnh nhau thì những tình cảm thân tình là không tránh khỏi. Sau nữa là việc cãi nhau với ông bố. Việc cãi cọ chỉ có thể vì tiền hoặc đàn bà. Xét theo sự mô tả của Leonie về cơn giận của chàng trai, tôi giả định là vì đàn bà. Và hóa ra tôi đúng. - Anh nghi ngay cô ta yêu Renauld - con à? Poirot cười: - Dù sao thì tôi cũng đã nhìn thấy đôi mắt lo âu của cô ta. Từ đó cô Daubreuil đối với tôi là cô gái có đôimắt lo âu. Giọng nói nghiêm trang của Poirot tạo cơ sở để giảđịnh rằng anh còn đọc được điều gì đó trong đôi mắt của cô gái. - Anh muốn nói đến cái gì, anh Poirot? - Anh bạn ạ, tôi cảm thấy rằng sắp tới chúng ta sẽhiểu điều đó. Nhưng tôi phải đi đã. - Tôi sẽ tiễn anh - tôi đứng dậy và nói. - Anh đừng làm bất cứ điều gì tương tự. Tôi cấm. Tôi cấm đấy. Poirot dứt khoát đến mức tôi ngạc nhiên nhìn anh chằm chằm. Anh gật đầu đầy ý nghĩa. - Anh đã hiểu đúng tôi, anh bạn ạ. Tạm biệt. * * * Khi Poirot đi rồi tôi trở nên buồn. Tôi đi ra bãi tắm và bắt đầu nhìn những người đang tắm mà không đủ nghị lực để làm theo họ. Tôi đã nghĩ là trong số họthế nào cũng có cô gái Cinderella mặc bộ quần áo lạkỳ nào đó đang vui đùa, nhưng chẳng trông thấy cô ta… Tôi bước đi vô mục đích trên bãi cát dọc bờbiển. Bất giác tôi có ý nghĩ là, cuối cùng phép lịch sựđòi hỏi, tôi phải đến thăm cô gái. Và câu chuyện kết thúc ở đó. Còn nếu tôi hoàn toàn không tới, cô ta rất có thể đến thăm tôi tại biệt thự. Nghĩ vậy tôi rời bãi tắm và đi về phía thị trấn. Sau đótôi tìm thấy khách sạn du Phase. Đó là một tòa nhà tương đối nhỏ. Thật là bất tiện khi không biết tên cô gái mà mình định thăm. Để khỏi rơi vào tình trạng dại dột, tôi quyết định rẽ vào và nhìn khắp một lượt. Có thể tôi sẽ gặp cô ta ở hành lang lớn. Tôi đi vào, nhưng không thấy cô ta đâu cả. Tôi chờ đợi khi sự kiên nhẫn của tôi còn cho phép. Sau đó tôi kéo người gác cửa ra một chỗ vắng vẻ và nhét vào tay anh ta 5 frăng. - Tôi muốn gặp một cô gái nghỉ lại đây. Một cô gái trẻ người Anh thấp bé tóc đen. Tôi không nhớ chính xác tên cô ta. Người đàn ông lắc đầu, cố nén cái cười mỉm. - Ở chỗ chúng tôi không có cô gái đó. - Nhưng cô gái nói với tôi rằng cô ấy nghỉ lại đâymà. - Có lẽ ngài lầm hoặc chắc là cô gái lầm vì mới đâymột ngài cũng đã đến hỏi về cô ta. - Anh nói gì thế? - Tôi ngạc nhiên kêu lên. - Vâng, đúng thế, thưa ngài. Một ông người phong nhã cũng tả cô gái giống hệt như ông vậy. - Ông ta người như thế nào? - Ông ta nhỏ người, ăn mặc lịch sự, râu cạo nhẵn nhụi, hàng ria cứng, đầu hình kỳ lạ, mắt xanh. Poirot rồi! Đấy chính là lý do vì sao anh không cho phép tôi tiễn ra ga. Táo tợn thật! Tôi sẽ rất biết ơnnếu như anh không can thiệp vào công việc của tôi. Phải chăng anh nghĩ rằng cần phải coi chừng tôi? Sau khi cảm ơn người gác cửa, tôi bối rối ra về, vẫn còn tức giận người bạn đa nghi của tôi. Nhưng còn cô gái ở đâu đây? Tôi nguôi giận và định phân tích. Có lẽ cô gái vì lầm mà nói không đúng tên khách sạn. Nhưng sau đó trong đầu tôi lại nảy ra một ý nghĩ khác. Liệu đó có phải là sai lầm không? Có lẽ, cô ta cố tình giấu tên và cho địa chỉ sai? Càng suy nghĩ tôi càng cho rằng cách suy đoán sau của tôi là đúng. Vì những lý do nào đó cô ta không muốn để cho sự quen biết của chúng tôi chuyển thành tình bạn. Và mặc dù nửa giờ trước tôi đã nghĩ đúng như thế, tôi không thích thay đổi vai trò. Toàn bộ biến cố này làm tôi hết sức buồn và với tâm trạng rất không vui, tôi trở về biệt thự Genevieve. Tôi không vào nhà, mà đi theo con đường mòn tiến đến chiếc ghế dài nhỏ gần nhà kho và cau có ngồi xuống đó. Ý nghĩ của tôi bị gián đoạn bởi những tiếng nói vang lên gần đó. Lập tức tôi hiểu rằng những tiếng nói đótừ vườn của biệt thự Marguerite đưa tới và người nói đang tiến nhanh gần tôi. Giọng phụ nữ cất lên và tôi nhận ra Marthe Daubreuil. - Anh thân yêu - cô gái nói - phải chăng đó là sựthật? Phải chăng mọi tai họa của chúng ta đã kết thúc? - Em biết điều đó rồi, Marthe - Jack Renauld trả lời - Hiện nay không có gì chia rẽ chúng ta được, em thân yêu. Trở ngại cuối cùng đối với cuộc hôn nhân của chúng ta đã bị loại bỏ. Không gì có thể chiếm đoạt em trong tay anh được. - Không có cái gì sao? - cô gái thì thào - Ôi, Jack, Jack, em sợ. Tôi quyết định rời khỏi nơi đây vì không muốn nghe trộm bí mật của đôi trai gái yêu nhau. Khi đứng dậy tôi nhìn thấy hai người qua hàng rào. Họ đứng ngay gần, mặt quay về phía tôi. Jack, tay ôm cô gái, nhìn thẳng vào mắt cô. Họ là một cặp rất xứng đôi: chàng thanh niên thân hình cân đối, tóc đen và một nữ thần trẻ tóc vàng. Họ đứng đó như là được sinh ra vì nhau, hạnh phúc tràn trề, bất kể tấn bi kịch khủng khiếp đãlàm đen tối cuộc sống tươi trẻ của họ. Nhưng nét mặt cô gái lộ vẻ lo âu và có lẽ Jack Renauld hiểu rõ điều đó, bởi vì anh ta ghì chặt cô vào lòng và hỏi: - Nhưng em sợ cái gì kia, em thân yêu? Bây giờ thì sợgì? Và ngay lúc đó tôi nhìn thấy cái nhìn của cô ta, cái nhìn lo âu mà Poirot đã nói đến. Cô gái thì thào trảlời, nhưng tôi đoán được ý nghĩ của câu nói: - Em sợ cho anh. Tôi không nghe được câu trả lời của Jack bởi vì một hiện tượng khác thường đã làm tôi mất tập trung. Trong hàng rào cây có một cây với những chiếc lá đãngả màu vàng, một điều ít ra cũng kỳ lạ vào đầu mùa hè. Tôi bước đến gần để nhìn bụi cây cho rõ hơn, nhưng khi tôi tới gần bụi cây thì vội lùi ra xa và tôi nhìn thấy một ngón tay đặt lên môi. Đó là Giraud. Ông ta kéo tôi vào bóng cây và giữ tôi ở lại đó cho đến khi không nghe thấy tiếng nói nữa. - Ông làm gì ở đây thế? - Tôi hỏi. - Giống như anh thôi: tôi nghe. - Nhưng tôi làm việc này không chủ tâm. - Chà! - Giraud nói - Còn tôi thì chủ tâm. Giống như mọi khi, tôi khâm phục ông ta và đồng thời cảm thấy không ưa. Ông ta nhìn tôi từ đầu đến chân với vẻ bài xích khinh thị. - Sự xuất hiện của anh ở đây không giúp gì cho công việc. Vì anh mà tôi đã không nghe được một điều gì đó rất quan trọng. Thế anh để ông già Khotabit của anh đâu rồi? - Ông Poirot trở về Paris - tôi lạnh lùng trả lời. Giraud búng ngón tay vẻ coi thường. - Thế là ông ta đã đi Paris rồi. Chà, điều đó tốt thật. Ông ta càng ở đấy lâu càng tốt. Nhưng ông ta mong tìm thấy cái gì ở đó nhỉ? Tôi nghe thấy trong giọng nói của Giraud có chút lo ngại. - Điều đó thì tôi không thể nói với ông - tôi điềm tĩnhtrả lời. Giraud nhìn tôi chằm chằm: - Có lẽ ông ta đủ thông minh để không nói điều đóvới anh - ông ta nhận xét thô bạo - Xin chào. Tôi bận. Và vừa nói câu đó, ông ta quay lưng lại phía tôi và đikhỏi một cách bất lịch sự. * * * Có vẻ mọi vật trong biệt thự Genevieve đều câm lặng. Rõ ràng là Giraud không tin nhóm của tôi và sau những điều vừa nhìn thấy, tôi hoàn toàn thấy rõ rằng Jack Renauld cũng không cần tôi. Tôi trở về thị trấn, tắm một cách khoái trá và quay lại khách sạn. Tôi đi ngủ sớm, trong đầu đoán xem liệu ngày mai có mang lại những gì thú vị không. Ngày hôm sau tôi hoàn toàn không sẵn sàng để đónnhận tin về việc đã xảy ra. Tôi ăn sáng trong quán ănđiểm tâm. Người hầu bàn, sau lúc nói chuyện với ai đó ngoài cửa, đã quay vào với sự xúc động rõ rệt. Anh ta lưỡng lự một phút, tay mó máy chiếc khăn ănmột cách vô nghĩa, rồi buột miệng nói ra: - Xin ngài tha lỗi, nhưng liệu người đó có quan hệđến các sự kiện ở biệt thự Gienevieve không? - Sao? - tôi sốt ruột hỏi - Có chuyện gì thế? - Có nghĩa ngài chưa nghe tin mới? - Tin gì? - Ở đó đêm qua lại xảy ra một vụ giết người nữa. - Sao? Bỏ dở bữa ăn, tôi chộp lấy mũ và chạy thật nhanh. Vụ giết người thứ hai, còn Poirot thì vắng mặt. Thật không may làm sao. Nhưng ai bị giết? Tôi lao vào cổng biệt thự. Một đám người đang đứng nói chuyện và giơ tay làm hiệu ở trên đường đi. Tôi đến gần bà già Francoise. - Chuyện gì xảy ra thế? - Ôi, thưa ông. Lại một cái chết nữa! Thật là khủng khiếp. Nhà này có ma ám. Đúng thế, tôi tin là có ma. Cần phải mời cha xứ để cha mang nước thánh đến. Tôi không ở lại đây một đêm nào nữa. Có lẽ ngày mai đến lượt tôi, ai mà biết được? Bà ta làm dấu thánh. - Đúng thế - tôi nói - Nhưng ai bị giết? - Làm sao mà tôi biết được. Một người đàn ông không quen biết. Người ta thấy xác ông ta ở kia, trong nhà kho, cách nơi người ta tìm thấy ông chủđáng thương chưa đầy một trâm yard. Và như thếchưa hết đâu. Ông ta bị đâm, bị đâm vào tim bằng chính con dao đã giết ông Renauld! CHƯƠNG MƯỜI BỐN XÁC CHẾTTHỨ HAI Tôi lập tức quay lại và chạy theo con đường mòn đến nhà kho. Những người đứng cạnh tránh đường cho tôi đi và tôi cố nén sự hồi hộp đưa mắt nhìn vào trong. Ánh sáng trong nhà kho chỉ lờ mờ. Đó là một nếp nhà làm vội bằng gỗ để chứa dụng cụ cũ. Tôi đứng lại trên ngưỡng cửa, rất ngạc nhiên trước cảnh tượng mởra trước mắt. Giraud đang bò lồm cồm với chiếc đèn pin trong tay và đang nghiên cứu từng tấc đất. Ông ta cau mày nhìn tôi, sau đó nét mặt hơi dịu đi biểu lộ một cái gì đó giống như là sự khinh thị hiền lành. - Ở đằng kia kìa - Giraud nói, tay chiếu đèn pin vào góc xa. Tôi đi vào nhà kho. Người chết nằm ngửa. Đó là một người tầm thước, trung bình, sạm đen, có lẽ tuổi chưa quá 50. Ông ta mặc bộ comple xanh đen bằng vải tốt, có thể do một người thợ giỏi may, nhưng không còn mới. Mặt người chết bị méo xệch đi vì những cơn co giật kinh khủng, và ở bên trái, ngay phía trên trái tim thò lên chuôi đen bóng của con dao. Tôi nhận ra con dao này. Đó chính là con dao tôi đã nhìn thấy sáng hôm qua trong chiếc bình thủy tinh. - Tôi đợi bác sĩ từng giây từng phút - Giraud giải thích - Mặc dù vị tất đã cần đến ông ta. Không có gì nghi ngờ về nguyên nhân cái chết của người này cả. Ông ta bị đâm vào tim và có lẽ chết ngay lập tức. - Chuyện này xảy ra khi nào? Tối qua à? Giraud lắc đầu: - Chưa chắc. Tôi không phải là chuyên viên y tế, nhưng người này chết đã hơn 12 giờ rồi. Anh nói anh trông thấy con dao lần cuối cùng khi nào? - Khoảng 10 giờ sáng qua. - Thế thì tôi nghiêng về ý nghĩ cho rằng tội phạm xảy ra sau đó một ít. - Nhưng quanh nhà kho này thường có người qua lại. Giraud cười hí hí. - Anh nói thật kỳ quá. Ai nói với anh rằng người này bị giết trong nhà kho? - Này - tôi cảm thấy bực tức - tôi… tôi giả định điều đó. - Anh là một thám tử thật khác thường! Hãy nhìn người chết mà xem. Phải chăng một người bị dao đâm lại ngã như thế này. Hai chân đặt ngay ngắn, còn hai tay áp vào sườn. Và liệu con người có thểnằm ngửa và chờ đợi bị đâm mà không làm gì để tựvệ? Điều đó thật phi lý, có đúng thế không? Nhưng hãy nhìn đây - ông ta chiếu đèn xuống đất, và tôi nhìn thấy trên nền đất mềm nhiếu vết lõm - Người chết bị hai người kéo tới đây sau khi chết. Dấu vết của chúng không nhìn thấy trên nền đất cứng từ bên ngoài và chúng đã khá thận trọng khi xóa dấu vết ởđây. Nhưng dù sao tôi cũng có thể xác định được rằng, một người trong bọn đó là phụ nữ. - Phụ nữ à? - Đúng. - Nhưng sao ông biết điều đó nếu dấu vết đã bị xóa? - Dù chúng cố sức xóa dấu vết của mình thế nào thì đôi chỗ vần còn thấy dấu giầy của phụ nữ. Và đây là một bằng chứng khác. Cúi người về phía trước, Giraud gỡ một cái gì đó từchuôi dao và đưa cho tôi. Đó là một sợi tóc đen dài của phụ nữ như Poirot đã phát hiện trên thành ghếbành trong thư viện. Với nụ cười hơi mỉa mai, Giraud lại quấn sợi tóc quanh con dao. - Chúng ta giữ nguyên hiện trạng trong chừng mực có thể được - Giraud giải thích - Điều đó sẽ làm cho ngài dự thẩm hài lòng. Anh còn thấy gì đáng chú ý nữa không? Tôi buộc phải lắc đầu phủ định. - Hãy nhìn tay của người chết xem. Tôi nhìn kỹ. Những móng tay không màu sắc bị cắn đứt và lớp da thô chẳng cho tôi thấy điều gì cả. Tôi nhìn Giraud có ý hỏi. - Đây là đôi tay rõ ràng không phải của một người sang trọng - ông ta giải thích - Thế mà ngược lại. Ông ta ăn mặc như một người giàu có. Thật kỳ lạ, có phải không? - Rất lạ - tôi đồng ý. - Trên quần áo không đánh dấu. Điều đó chứng tỏ cái gì? Chứng tỏ rằng, người này định mạo xưng là một người nào khác. Tại sao vậy? Anh ta sợ điều gì đóchăng? Định chạy chăng? Hiện chúng ta chưa biết điều này, nhưng chúng ta rõ một điều là anh ta rất muốn dấu nhân cách của mình, còn chúng ta thì tìm cách nhận ra nhân cách đó. Giraud một lần nữa nhìn tử thi: - Cũng như lần trước đây, ở chuôi dao không có dấu tay. Hung thủ lại mang găng tay. - Có nghĩa là ông nghĩ rằng hung thủ trong cả hai trường hợp chỉ là một? - Tôi sốt ruột hỏi. Giraud trở nên kín đáo: - Tôi nghĩ điều đó không quan trọng. Chúng ta sẽthấy rõ… Marchaud. Một cảnh sát xuất hiện trên cửa ra vào. - Tại sao bây giờ bà Renauld vẫn chưa có mặt? Tôi đã cho gọi bà ta mười lăm phút trước đây rồi mà. - Bà ta đang tới cùng với con trai. - Được, nhưng tôi cần gọi từng người một. Marchaud chào và sau một phút trở lại với bà Renauld. Giraud khẽ gật đầu chào và tiến về phía bà Renauld. - Mời bà lại đây - ông ta dẫn bà Renauld vào góc nhà kho và sau đó bất giác lùi sang bên hỏi - Đây là người bị giết. Bà có nhận ra người này không? Hai mắt Giraud như những chiếc kim găm nhỏ nhìn chòng chọc vào mặt bà Renauld. Ông ta cố đọc những ý nghĩ của bà Renauld, không bỏ qua một cửa động nào của bà. Nhưng bà Renauld vẫn hoàn toàn bình thản, thậm chí rất bình thản - theo cảm giác của tôi. Bà ta nhìn xác chết chẳng có chút quan tâm nào, không hề tỏ dấu hiệu lo lắng. - Trong đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy người này - bà Renauld nói. - Bà tin như thế? - Tôi hoàn toàn tin. - Bà không nhận ra đó là một trong hai người tấn công bà sao? - Không - tôi cảm thấy bà ta lưỡng lự trong giây lát - Tôi không nghĩ. Những người kia để râu, quả thật ông dự thẩm cho rằng râu giả, nhưng dù sao cũng không phải - Tôi cảm thấy bà Renauld đã có quyết định rõ ràng - Tôi tin rằng chẳng có tên nào trong bọn chúng giống người này. - Xin cám ơn bà. Xin hết. Bà Renauld ngẩng cao đầu bước ra khỏi nhà kho, mặt trời lấp lánh trên những sợi tóc bạc của bà. Jack Renauld cũng không thể nhận ra xác chết và trong lúc hỏi cung thái độ hoàn toàn tự nhiên. Giraud gầm gừ khe khẽ. Khó có thể nói là ông ta hài lòng hay buồn bã. Ông ta quay về phía Marchaud. - Bà kia cũng ở đây chứ? - Có, thưa ông. - Thế thì dẫn bà ấy vào đây. Bà kia là bà Daubreuil. Bà ta tức giận và rõ ràng đãchứng tỏ sự bực tức của mình. - Tôi phản đối, thưa ông. Đó là cưỡng bức. Tôi có quan hệ gì đến tất cả những việc này? - Thưa bà - Giarud nói khô khan - tôi điều tra không phải một, mà là hai vụ giết người. Theo như tôi được biết, bà có thể thực hiện cả hai vụ giết người đó. - Sao ông lại dám thế? - bà ta kêu to - Sao ông lại dám xác phạm tôi? Đó là một việc đê tiện. - Đê tiện à? Thế bà nói gì về cái này? - Giraud gỡ sợi tóc từ con dao ra và chìa cho bà ta xem - Bà có nhìn thấy cái này không hả? - ông ta tiến gần đến bà ta - Cho phép tôi xem sợi tóc này có giống tóc của bà không? Sau khi thét lên, bà Daubreuil lùi lại, môi bà tái nhợt: - Đây không phải là tóc tôi, tôi xin thề. Tôi không biết gì về vụ án này, đúng hơn là về cả hai vụ án. Bất kỳ kẻ nào vu khống cho tôi đều nói láo. Ôi trời ơi, tôi biết làm gì đây? - Xin bà bình tâm - Giraud lạnh lùng ngắt lời bà ta - Không ai buộc tội bà điều gì lúc này cả. Nhưng hành động tốt nhất là bà cố gắng trả lời đúng những câu hỏi của tôi. - Câu hỏi gì tùy ngài. - Mời bà xem người chết. Bà trông thấy người này bao giờ chưa? Trên mặt bà Daubreuil lại xuất hiện màu hồng nhạt. Tiến gần hơn, bà Daubreuil tò mò nhìn xác chết. Sau đó lắc đầu. - Tôi không biết người này. Không thể nghi ngờ lòng chân thật của bà Daubreuil, bà ta nói rất tự nhiên. Giraud gật đầu cho bà ta lui. - Ông thả bà ta à? - tôi hỏi khẽ - Việc này có hợp lý không? Có lẽ sợi tóc đen này là của bà ta. - Đừng có múa rìu qua mắt thợ - Giraud sẵng giọng - Bà ta bị quản thúc. Hiện nay tôi chưa muốn bắt giam bà ta. Sau đó Giraud cau mày chăm chú nhìn xác chết. - Theo anh, người chết có giống người Tây Ban Nha không? - Bỗng nhiên ông ta hỏi. Tôi chăm chú nhìn tử thi: - Không, tôi cảm thấy rõ ràng người này là người Pháp. Giraud nói nghiêm trang: - Tôi cũng nghĩ như vậy. Ông ta đứng im một lát, sau đó lấy tay gạt mạnh tôi sang một bên và lại bò lồm cồm nghiên cứu đất trong nhà kho. Giraud thật là vĩ đại! Không ai có thể qua mắt ông ta được. Ông ta nghiên cứu đất từng tí một, lật các chậu hoa, lục lọi trong các bị cũ. Ông ta chú ý đến cái túi ở gần cửa, trong đó chỉ có chiếc áo vét và cái quần nhàu nát. Giraud vứt các thứ vào một xó, làu nhàu chửi. Hai đống găng cũ làm ông ta nghi ngờ, nhưng rốt cục ông ta lắc đầu và đặt chúng sang bên. Sau đó ông ta quay lại những cái chậu, lật đi lật lại từng cái một cách khéo léo. Sau khi lục lung tung mọi thứ, ông ta đứng dậy và đăm chiêu lắc đầu. Có lẽ ông ta bị rối trí, đang không tìm ra lối thoát. Trong lúc đó tiếng ồn từ ngoài dội vào và một phút sau người bạn cũ của chúng tôi - ông dự thẩm - xuất hiện ngoài cửa cùng người giúp việc và ông cảnh sát trưởng Bex. Bác sĩ vào sau cùng. - Ngài Giraud, thế này thì tệ thật! - dự thẩm viên Hautet kêu to - Lại một vụ án nữa! Rõ ràng là chúng ta đã không kịp tìm ra những nguyên nhân sâu xa của vụ này. Có lẽ ở đây còn có một bí mật nào đó thật đáng sợ. Lần này ai là nạn nhân? - Không ai có thể nói điều đó, ông ạ. Không ai nhận ra người này. - Tử thi đâu? - Bác sĩ hỏi. Giraud lùi ra một bên: - Ở đây, trong góc này. Như ông đã thấy đấy, người này bị đâm vào tim bằng con dao bị lấy cắp sáng qua. Tôi cảm thấy rằng vụ giết người diễn ra ngay sau khi mất dao, nhưng xin mời ông có ý kiến. Ông có thể tựdo cầm dao xem, trên dao không có dấu tay. Bác sĩ quỳ xuống cạnh người chết, còn Giraud quay về phía dự thẩm viên: - Lại một bài toán nữa, đúng không? Nhưng tôi sẽgiải được. - Như thế nghĩa là không ai nhận ra nạn nhân? - Dựthẩm viên suy nghĩ rồi lẩm bẩm hỏi - Có thể đây là một trong hai kẻ giết người? Chúng có thể cãi nhau. Giraud lắc đầu: - Người này là người Pháp, tôi có thể cam đoan nhưvậy. Vừa lúc đó, bác sĩ đang ngồi chồm hổm, ngắt lời họ, nét mặt ngỡ ngàng: - Ông nói người này bị giết sáng qua? - Tôi xác định giờ xảy ra vụ giết người theo thời gian mất con dao - Giraud giải thích - Lẽ tất nhiên người này có thể bị giết muộn hơn. - Muộn hơn à? Vớ vẩn! Người này đã chết cách đâyít nhất là 48 tiếng, mà có thể còn lâu hơn. Chúng tôi nhìn nhau hết sức kinh ngạc. CHƯƠNG MƯỜI LĂM NHỮNG TẤM ẢNH Lời nói của bác sĩ bất ngờ đến nỗi đột nhiên làm mọi người sửng sốt. Chúng tôi nhìn người chết bị đâmbằng chính con dao bị mất cắp mới có 24 giờ trước đây. Còn bác sĩ Durant tiếp tục khẳng định rằng, người này đã bị chết ít ra là đã 48 tiếng rồi. Tất cảnhững cái đó thật khó tin. Chúng tôi chưa kịp trấn tĩnh lại sau lời tuyên bố đángngạc nhiên của bác sĩ thì có người mang đến cho tôi một bức điện. Sau khi xé phong bì, tôi biết đó là bức điện của Poirot. Anh báo tin sẽ trở lại bằng chuyến tàu đến Merlinville vào lúc 12 giờ 28 phút. Có lẽ, tôi tự lập luận, Poirot đã dễ dàng tìm thấy tại Paris cái mà anh muốn. Điều này được khẳng định bằng việc trở lại mau chóng của anh. Tôi không thểhình dung anh sẽ tiếp nhận những tin tức mà tôi sẽbáo cho anh như thế nào. Chuyến tàu đến chậm và tôi sốt ruột đi đi lại lại trên sân ga. Bất ngờ tôi nảy ra một ý nghĩ là tôi có thể giết thời giờ bằng cách tìm hiểu xem ai rời khỏi Merlinville trên chuyến tàu cuối cùng vào hôm xảy ra tấn thảm kịch. Tôi tiến lại người phu khuân vác nhiều tuổi trong có vẻ nhân hậu, và dễ dàng bắt chuyện với ông về vấn đề mà tôi đang quan tâm. - Thật là xấu hổ khi cảnh sát để cho những tên kẻcuớp này đi dạo mà không bị trừng phạt - ông già tuyên bố một cách hăng hái. Tôi nói bóng gió rằng, có thể chúng đã rời khỏi Merlinville bằng chuyến tàu lúc nửa đêm. Nhưng ông già kiên quyết bác bỏ điều đó. Ông lão tin rằng, ông sẽ nhận ra hai người ngoại quốc ngay nếu chúng đitàu. Đi chuyến tàu này cả thảy có 20 người và ông lão không thể nào lại không nhận thấy chúng. Không hiểu tại sao tôi lại nảy ra ý nghĩ hỏi ông già khuân vác về Jack Giraud. Có lẽ chuyện đó xảy ra vì sự lo ngại thể hiện qua lời nói của Marthe Daubreuil mà tôi đã nghe lỏm được. Nói tóm lại tôi đã hỏi bất ngờ: - Thế cậu Renauld không đi chuyến tàu này à? - Ồ, không, thưa ông. Về rồi lại đi sau nửa tiếng thì thật là nực cười. Tôi nhìn chằm chằm vào ông già khuân vác, không hiểu được ý nghĩa của lời ông lão nói. Sau đó thì tôi hiểu. - Cụ nói rằng cậu Jack Renauld về Merlinville tối hôm đó? - Tôi hồi hộp hỏi. - Tất nhiên thế, thưa ông. Đi chuyến tàu sau, cũngđến ga lúc 12 giờ kém 20. Đầu óc tôi quay cuồng. Đấy chính là lý do vì sao Marthe lo âu đến đau đớn như vậy. Jack Renauld có mặt ở Merlinville vào đêm xảy ra vụ giết người! Nhưng tại sao anh ta lại im lặng không nói đến điều đó? Tại sao anh ta nói lúc đó mình đang ởCherbourg? Nhớ lại bộ mặt cởi mở, trẻ thơ của anh ta, tôi thật không thể nào bắt mình tin rằng anh ta có quan hệ nào đó trong vụ án. Và dù sao thì, tại sao anh ta không đả động gì đến một sự kiện quan trọng như vậy? Chỉ biết một điều là Marthe biết rõ điều đó. Do đó mà cô gái lo lắng và sốt ruột hỏi Poirot xem người ta có nghi ngờ cho ai không? Nhưng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang vì tàu đã vào ga và một phút sau tôi đã chào đón Poirot. Ông già tươi vui, cười sảng khoái, nói rất to, và quên mất tính Ăng-lê điềm tĩnh của mình, đã nồng nhiệt ôm hôm tôi tại sân ga. - Anh bạn thân mến, tôi rất thành công và thắng lợi tuyệt vời. - Có thực thế không? - Tôi vui mừng nghe anh nói vậy - Nhưng anh có nghe nói về những tin sau chót ởđây không? - Làm sao anh lại cho rằng tôi có thể biết mọi việc trên thế gian này? Nghĩa là ở đây sự kiện cũng phát triển? Ngài Giarud dũng cảm, anh ta đã cho bắt giam? Hoặc có thể một vài cuộc bắt giam? Nhưng tôi sẽ làm cho anh ta tỏ rõ sự ngu xuẩn của mình. Anh kéo tôi đi đâu thế này? Chúng ta không về khách sạn à? Tôi cần sửa bộ ria, bộ ria của tôi trông thảm hại quá vì nóng nực trong thời gian đi tàu. Ngoài ra tôi tin rằng chiếc áo khoác của tôi cũng đầy bụi. Còn chiếc cravat của tôi nữa này, tôi phải thay chiếc khác… Tôi ngắt lời Poirot bằng sự thổ lộ không kìm lại được. - Anh Poirot, hãy vứt mọi thứ lại đã. Chúng ta phải nhanh chóng đến biệt thự. Ở đó đã xảy ra thêm một vụ giết người nữa! Tôi thường bị thất vọng khi tưởng là mình đã thông báo những tin quan trọng cho bạn của mình. Anh ta, hoặc là đã biết, hoặc là gạt bỏ những tin tức đó nhưlà những điều chẳng có can hệ gì đến công việc cả. Trong trường hợp sau các sự kiện thường xác nhận là anh ta đúng. Nhưng lúc này tôi không thể phàn nàn về hiệu quả thu được. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một người sửng sốt hơn. Quai hàm anh bạnh ra. Sự vui nhộn của anh biến mất. Anh há hốc mồm nhìn tôi chằm chằm. - Anh nói cái gì kia? Lại một vụ giết người à? Chà, thế thì tôi không đúng rồi. Tôi đã dựng chuyện. Giraud có thể chế giễu tôi, anh ta có căn cứ để làm như vậy lắm. - Có nghĩa là anh không chờ đợi điều này? - Không bao giờ! Điều đó đánh đổ giả thuyết của tôi, điều đó giết chết nó, điều đó… trời ơi, không! - Poirot đứng như trời trồng và gõ tay lên trán - Không thể như thế được. Tôi không thể nào lầm. Những sựthật được lựa chọn có phương pháp và sắp xếp theo trật tự đúng đắn chỉ đưa lại một cách giải thích. Tôi phải đúng! Tôi đúng! - Nhưng thế thì… Poirot ngắt lời tôi. - Hãy đợi một chút, anh bạn, tôi phải đúng, vì thế vụgiết người mới không thể có được, miễn là, miễn là, tôi đứng lại, tôi van anh. Đừng nói gì cả… Poirot im lặng một lát, sau đó bắt đầu nói với kiểu nói bình thường của mình, bằng giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào: - Nạn nhân là một người đàn ông trung niên. Thi thểngười này được tìm thấy trong một nhà kho khóa chặt ở gần nơi ông Renauld bị giết và người này đãchết ít nhất trước đó 48 giờ. Và rất có thể là người này bị đâm cũng giống như ông Renauld, mặc dầu không nhất thiết phải đâm vào lưng. Bây giờ đến lượt tôi lên tiếng và tôi đã lên tiếng. Trong suốt thời gian tôi biết Poirot, chưa bao giờ anh để lộ những điều kỳ lạ như vậy. Vì thế trong lòng tôi thoáng có chút nghi ngờ. - Poirot - tôi thốt lên - anh đánh lừa tôi! Anh đã nghe tất cả những chuyện này rồi. Anh trách móc nhìn tôi bằng cái nhìn trung thực của mình. - Phải chăng tôi có thể làm như vậy? Tôi cam đoanvới anh rằng, tôi hoàn toàn không nghe nói gì cả. Chính anh cũng thấy là những tin mới của anh đã nện tôi một cú như thế nào rồi. - Nhưng làm sao àm anh có thể biết rõ mọi việc ấy? - Tôi chẳng đúng sao? Tôi tính toán điều đó. Những tế bào xám nhỏ bé của tôi, anh bạn ạ, những tế bào xám bé nhỏ. Chúng kể cho tôi hay. Cái chết thứ hai chỉ có thể xảy ra như vậy, chứ không thể khác được. Còn bây giờ, hãy kể cho tôi nghe mọi chuyện đi. Nếuở đây ta rẽ trái, chúng ta sẽ đi ngang qua sân chơi gôn và đến biệt thự Gienevieve nhanh hơn nhiều. Trong khi chúng tôi đi theo con đường mà Poirot chỉ, tôi đã kể lại mọi điều tôi biết. Poirot chăm chú nghe. - Anh nói rằng con dao găm vẫn còn để lại nơi vết đâm? Kỳ đấy! Thế anh tin rằng đó chính là con daoấy à? - Tôi hoàn toàn tin. Không thể làm con dao thứ hai giống như vậy. - Trên thế gian này chẳng có điều gì là không thể xảy ra cả. Dao cũng có thể có hai con. Tôi nhướng lông mày. - Nhưng tất nhiên điều đó là hết sức khác thường, có thể làm hai con dao găm hoàn toàn giống nhau. - Anh bao giờ cũng nói khi chưa suy nghĩ kỹ, Hastings ạ. Trong một số trường hợp hai mẫu vũ khí giống nhau thực sự không thể nào có được. Nhưng không phải trong trường hợp này. Vũ khí là vật kỷniệm được làm theo đơn đặt hàng của Jack Renauld. Tất nhiên có thể giả định là anh ta đặt làm không phải một con dao. Rất có thể anh ta còn có một con khác để dùng. - Nhưng chẳng thấy ai nhắc đến điều đó. Giọng của Poirot trở thành giọng diễn giả: - Anh bạn ạ, khi tiến hành điều tra một vụ như thếnày, không được chỉ dựa vào những sự việc mà người ta nói đến. Không có lý do để nhắc đến nhiều sự vật có thể là rất quan trọng, cũng như có những nguyên nhân để không nhắc đến chúng. Anh có thểchọn một trong hai điều đã nêu trên. Tôi im lặng. Lời của Poirot đã thuyết phục tôi, mặc dù tôi có ý kiến riêng. Sau mấy phút chúng tôi đi đến gần cái kho nhỏ. Các bạn của chúng tôi còn tất cả đó. Sau khi chào mọi người, Poirot bắt tay vào xem xét. Tôi nhớ lại Giraud đã làm việc này như thế nào và bây giờ thích thú theo dõi Poirot. Anh chỉ liếc nhìn nhanh hoàn cảnh. Điều duy nhất mà anh xem xét chăm chú là bộ comple vứt bừa bãi cạnh cửa ra vào. Nụ cười nham hiểm trên môi của Giraud và, đường như nhận thấy nụ cười đó, Poirot ném mấy thứ đóxuống… - Bộ quần áo cũ của người làm vườn à? - anh hỏi. - Đúng như thế - Giraud trả lời. Poirot quỳ xuống cạnh xác chết. Những ngón tay của Poirot chuyển động nhanh và có phương pháp. Anh nghiên cứu thứ vải được dùng để may bộ comple và biết rằng trên bộ quần áo này chẳng có dấu. Anh nghiên cứu hết sức cẩn thận đôi giày, cũng nhưnhững móng tay bẩn và bị cắn cụt trên tay người chết. Dừng lại một lúc xem móng tay người chết, Poirot hỏi Giraud: - Ngài có nhìn thấy những móng tay này không? - Có, tôi có nhìn thấy - Giraud trả lời. Trong lúc đónét mặt ông ta vẫn không biểu lộ điều gì. Bỗng nhiên Poirot đứng lặng tại chỗ: - Bác sĩ Durant! - Gì thế? - bác sĩ tiến lại gần. - Trên miệng người chết có bọt mép. Ông có nhận thấy không? - Phải thú nhận là tôi không nhận thấy. - Nhưng bây giờ thì ông thấy chứ? - Chà, tất nhiên. Poirot lại hỏi Giraud: - Chắc ngài phải nhận thấy cái đó chứ? Giraud không trả lời. Poirot tiếp tục xem xét. Con dao đã được rút ra khỏi vết thương và để vào chiếc bình thủy tinh đặt cạnh xác chết. Poirot xem kỹ con dao, sau đó đến vết thương. Khi Poirot ngước mắt nhìn lên, trong mắt anh có sự lo lắng và đôi mắt anh rực ánh sáng màu xanh mà tôi rất quen. - Một vết thương mới kỳ lạ làm sao! Nó không chảy máu. Trên áo lót không có vết máu. Lưỡi dao hơi nhạt màu, chỉ có thế mà thôi. Ông bác sĩ, ông nghĩ gì về điều này? - Tôi chỉ có thể nói rằng vết thương rất không bình thường. - Chẳng có gì không bình thường ở đây cả. Tất cảđều rất đơn giản. Người này bị đâm bằng dao sau khi đã chết - và lấy tay làm động tác cho những người xung quanh ngừng tiếng kêu ngạc nhiên, Poirot quay về phía Giraud - Ngài Giraud có đồng ý với tôi nhưvậy không? Dù trong thực tế Giraud có ý kiến như thế nào thì ông ta cũng đồng ý mà không nháy mắt. Ông ta nói điềm tĩnh và hơi coi thường. - Lẽ tất nhiên, tôi đồng ý. Những tiếng kêu ngạc nhiên và hứng thú lại vang lên. - Nhưng mục đích gì - Hautet thốt lên - Dùng dao đâm người khi người ấy đã chết. Thật dã man! Thật chưa từng có! Có lẽ là sự căm thù không khoan nhượng chăng? - Không, ông dự thẩm ạ - Poirot nói - Tôi có thể hình dung là tất cả những việc này đã được thực hiện một cách hoàn toán điềm tĩnh nhằm tạo ra một ấn tượng nhất định. - Ấn tượng gì? - Ấn tượng mà nó gần như đã đạt được - Poirot trảlời bằng giọng của nhà tiên tri. Viên cảnh sát trưởng Bex không hiểu: - Bởi vì người này đã bị giết rồi kia mà? - Người này không bị giết, ông ta đã chết. Ông ta đãchết, thưa ông dự thẩm, nếu tôi không lầm thì vì một cơn động kinh. Lời tuyên bố này của Poirot một lần nữa lại tạo ra sựtrao đổi náo nhiệt. Bác sĩ Durant lại quỳ xuống xem xét xác chết. Cuối cùng, ông ta đứng dậy. - Có đúng vậy không, thưa bác sĩ. - Ông Poirot, tôi nghiêng về phía cho là ông đúng. Tôi đã đi theo con đường không đúng. Sự thật không đúng. Sự thật không thể bác bỏ được là người này bịđâum bằng dao đã làm tôi không chú ý đến các chi tiết khác. Poirot trở thành người anh hùng của ngày hôm nay. Viên dự thẩm và viên cảnh sát trưởng Bex hết lời cám ơn. Poirot lịch sự từ chối và viện cớ đói và mệt sau chuyến đi, đã tỏ ý muốn trở về khách sạn. Khi chúng tôi đã sửa soạn rời nhà kho thì Giraud tiến đến gần chúng tôi. - Còn một chứng cứ nữa, ông Poirot - Giraud nói bằng giọng trầm, kiêu ngạo của mình - sợi tóc phụ nữnày quấn quanh chuôi con dao. - Tóc phụ nữ à? - Poirot nói - Thật thú vị, nó thuộc về người phụ nữ nào thế? - Tôi cũng quan tâm đến điều đó - Giraud càu nhàu đikhỏi. - Cái anh chàng Giraud này rất láu cá và kín đáo - Poirot đăm chiêu nói khi chúng tôi đi đến gần khách sạn - Tôi muốn biết tại sao anh ta muốn hướng tôi đitheo con đường sai lầm. Tóc phụ nữ, hừm! Chúng tôi ăn trưa rất ngon miệng, nhưng tôi nhận thấy rằng Poirot hơi buồn rầu và lơ đãng. Sau bữa ăn, chúng tôi lên phòng khách. Tại đây tôi bắt đầu yêu cầu Poirot kể lại chuyến đi Paris đầy bí ẩn. - Sẵn sàng, anh bạn. Tôi đi Paris để tìm cái này Anh rút trong túi ra một mẩu cắt trong báo đã phai màu. Trên đó có in ảnh một người đàn bà. Anh chìa cho tôi xem mẩu báo cắt ra. Tôi kêu lên vô cùng ngạc nhiên. - Anh có nhận ra bộ mặt này không? Tôi gật đầu. Mặc dù bức ảnh chụp đã nhiều năm rồi và kiểu tóc của người đàn bà hoàn toàn khác, nhưng sự giống nhau thì không thể lầm được. - Bà Daubreuil! - tôi kêu lên. - Không hoàn toàn đúng, anh bạn ạ. Khi đó bà ta có cái tên khác. Đây là chân dung của bà Belrody nổi tiếng một thời! Bà Belrody! Lập tức tôi nhớ lại một vụ giết người đãlàm cả thế giới quan tâm theo dõi. CHƯƠNG MƯỜI SÁU VỤ ÁN BELRODY Khoảng 20 năm trước ngày câu chuyện này xảy ra, Arnold Belrody, người Lion, đến Paris có dẫn theo một người vợ xinh và cô con gái nhỏ, hoàn toàn còn là con nít. Belrody là một người đàn ông đứng tuổi, béo phí, thích tận hưởng cuộc đời chung thủy với bà vợ kiều diễm của mình và không thành đạt trong một lĩnh vực nào cả, là hội viên của một hãng buôn rượu vang. Hãng buôn nhỏ và mặc dù hoạt động kinh doanh của hãng thuận lợi, nhưng không đem lại cho Belrody khoản thu nhập đặc biệt. Gia đình Beldrody có một căn hộ nhỏ và ban đầu họ sống rất tằn tiện. Mặc dù địa vị bình thường của thương gia Belrody, vợ ông ta nhanh chóng chen chân được vào giới thượng lưu của xã hội Paris. Trẻ và xinh xắn, có kiểu cách hành vi hấp dẫn, bà Belrody lập tức khơi dậy sựchú ý của mọi người, đặc biệt là khi bắt đầu lan truyền tin đồn về một bí mật hấp dẫn nào đó bao quanh sự ra đời của bà ta. Người ta nói rằng, bà ta là con gái ngoài giá thú của một bà bá tước Nga vĩ đại. Người khác lại cam đoan rằng, bà ta là con gái của hoàng thân Áo và cuộc hôn nhân là hợp pháp, mặc dù không môn đăng hộ đối. Nhưng mọi câu chuyện đều gặp nhau ở một điểm, là có một bí mật nào đóbao quanh việc ra đời của Jeanne Belrody. Khi những người hiếu kỳ quấy rầy Jeanne bằng những câu hỏi, bà Belrody không bác bỏ tin đồn này. Ngược lại, bà ta cho thấy là, mặc dù bà ta phải ngậm miệng, tất cả những tin đồn này đều có cơ sở cả. Với những người bạn thân, bà ta “cởi mở” nhiều hơn một chút bằng cách kể về các âm mưu chính trị, những giấy tờquốc gia và những nguy cơ chưa từng biết dường nhưđang đe dọa bà ta. Cùng với điều đó, bà ta nhắn qua về sự trung gian sắp tới của mình trong việc bán đáquý trong ngân khố của sa hoàng. Trong số bạn bè người quen của gia đình Belrody có một trạng sư tên Georges Conneau. Sau này người ta bắt đầu hiểu rõ rằng, cô Jeanne đầy sức quyến rũ đãhoàn toàn làm chủ trái tim chàng trai. Bà Belrody khuyến khích sự ve vãn của chàng thanh niên, nhưng không khi nào quên nhấn mạnh sự chung thủy của mình đối với người chồng không còn trẻ nữa. Tuy nhiên những miệng lưỡi độc ác đã cam đoan rằng, chàng Conneau là nhân tình của Jeanne, hơn nữa còn là nhân tình duy nhất. Khi gia đình Belrody sống gần 3 năm ở Paris, trên “sân khấu” còn xuất hiện một nhân vật nữa. Đó là Hiram P. Trapp, người Mỹ, rất giàu có. Người ta giới thiệu anh ta với bà Beldory kiều diễm và bí ẩn, và anh ta mau chóng trở thành nạn nhân của sắc đẹp Jeanne. Tình yêu của anh ta là rõ ràng, mặc dầu anh ta cố gắng giấu điều này. Khoảng thời gian đó, bà Belrody trở nên “cởi mở” hơn trong các ý kiến của mình. Với một vài người bạn tin cậy bà thông báo rằng bà rất lo lắng về người chồng của mình. Ông ta dường như bị lôi kéo vào một trò chơi chính trị lớn và được tin cậy giao cho giữ những giấy tờ quý giá nào đó có chứa đựng một “bí mật” có tầm quan trọng đối với toàn châu Âu. Người ta đang săn lùng những giấy tờ đó. Vì thế, bà Beldory dường như hoàn toàn mất ăn mất ngủ và trởnên bẳn tính. Đặc biệt bà ta lo sợ về mối quan hệ của chồng với những nhà cách mạng nguy hiểm ở Paris. Tai họa xảy ra ngày 28 tháng 11. Người phụ nữ hàng ngày đến quét dọn và nấu ăn cho gia đình Beldory rất ngạc nhiên khi thấy cửa nhà bị mở toang. Khi nghe thấy những tiếng rên khẽ từ phòng ngủ, người giúp việc chạy vào đó. Trước mắt bà ta hiện ra cảnh tượng khủng khiếp. Bà Beldory nằm trên giường tay chân bị trói, miệng khẽ rên rỉ, bởi vì bà ta đã làm tuột được miếng giẻ nhét vào mồm. Trên sàn, Beldory nằm trên vũng máu, bị dao đâm vào tim. Lời kể của bà Beldory tương đối đơn giản. Bị đánhthức bất ngờ, bà ta nhìn thấy hai người đàn ông cúi xuống ngay trước mặt mình. Bà ta chưa kịp kêu thì đã bị nhét giẻ vào mồm và bị trói. Sau đó họ đòi ông Belrody phải cung cấp “điều bí mật” quan trọng. Nhưng nhà kinh doanh rượu vang không biết sợ đãkiên quyết từ chối việc thỏa mãn yêu cầu của chúng. Tức giận vì bị từ chối, một trong hai tên hung thủ đãđâm dao vào tim ông ta. Bằng chìa khóa lấy được của người chết, chúng mở két đặt ở góc phòng và lấy đi nhiều giấy tờ. Cả hai người đàn ông đều rậm râu và mang mặt nạ. Nhưng bà Beldory tuyên bố dứt khoát rằng đó là người Nga. Vụ án đã gây ra một ấn tượng mạnh mẽ. Vụ án được gọi là “Bí mật Nga”. Thời gian trôi qua, còn những người rậm râu bí ẩn thế là không tìm thấy được. Và chính sự hứng thú của công chúng đối với vụ này bắt đầu giảm thì lại xảy ra những sự kiện kỳ lạ, bà Beldory bị bắt và bị buột tội giết chồng. Vụ án lại làm mọi người chăm chú theo dõi. Tuổi trẻvà sắc đẹp của bị cáo, nguồn gốc bí ẩn của bà ta đãlàm cho vụ án có tiếng vang lớn. Công chúng bị chia rành rọt ra thành phái ủng hộ và phái chống bị cáo. Nhưng những người bảo vệ bị cáo bị liền mấy đònnặng nề: quá khứ lãng mạn, dòng máu quý tộc của bà ta và những âm mưu bí ẩn chỉ là kết quả trong trí tưởng tượng của bà ta mà thôi. Người ta đã chứng minh được rằng, cha mẹ Jeanne Beldory là những người khiêm nhường và rất được kính trọng, làm nghề bán hoa quả ở ngoại ô Lion. Còn vị bá tước Nga vĩ đại, những âm mưu ở chốn cung đình, những mưu toan chính trị và các huyền thoại khác là kết quả của trí tưởng tượng của chính Jeanne. Người ta cũng đã chứng minh được là Jeanne đã lấy một số tiền khá lớn của những người tin cậy bà ta, tin vào câu chuyện bịa đặt về “đá quý trong ngân khố của Sa hoàng”. Những đá quý nói trên té ra chỉ là đồ giả làm bằng đất sét. Toàn bộ lịch sử cuộc đời Jeanne bị bóc trần một cách không thương tiếc. Cái cớ dẫn đến việc giết người là Hiram P. Trapp mà Jeanne đã quyết định sẽ lấy làm chồng. Người Mỹgiàu có này định lẩn tránh, nhưng trong cuộc hỏi cung chéo cứng rắn đã phải thừa nhận là có yêu Jeanne và nếu Jeanne là một phụ nữ không chồng thì sẽ hỏi làm vợ. Jeanne Belrody định biện hộ bằng cách viện dẫn đến tính chất lý tưởng của các mối quan hệ với P. Trapp nhưng việc đó chỉ làm cho tình cảnh của bà ta xấu đi. Người ta đã chứng minh được rằng, bà ta không có khả năng trở thành nhân tình của người Mỹ, vì bản tính đơn giản và trung thực của người này, nên đã nghĩ ra một kế hoạch ghê tởm nhằm thoát khỏi người chồng đứng tuổi và chả có gì nổi bật cả. Trong suốt thời gian vụ án, bà Belrody đã giữ được toàn vẹn tính tự chủ và bình tĩnh. Lời khai của bà ta không bao giờ thay đổi. Bà ta một mực tuyên bố rằng mình xuất thân từ một gia đình quý tộc và đã bị đổi làm con một người bán hoa quả từ lúc còn bé. Và mặc dù mọi lời tuyên bố này đều là phi lý và hoàn toàn không có căn cứ, nhiều người vẫn tin tuyệt đối vào tính chân thực của chúng. Nhưng công tố viên là người không biết thương xót. Ông ta chứng minh rằng, những người Nga đeo mặt nạ chỉ là huyền thoại, còn tội phạm do chính bà Belrody và nhân tình của bà ta là Georges Conneau thực hiện. Sau đó đã có lệnh bắt Conneau, nhưng ông ta đã khôn ngoan biến mất kịp thời. Kết quả giám định xác nhận rằng, những sợi dây dùng để trói bà Belrody buộc rất lỏng và bà ta có thể dễ dàng thoát ra khỏi tình trạng bị trói. Cuối vụ án, công tố viên nhận được một bức thưđánh rơi ở Paris. Bức thư của Georges Conneau. Không cho biết nơi mình đang ở, ông ta hoàn toàn thú nhận đã phạm tội. Conneau tuyên bố rằng, thực tế ông ta thực hiện tội ác này là do bà Belrody xúi giục. Tôi này do cả hai người cùng nghĩ ra. Tin rằng chồng bà Belrody đối xử không tốt với vợ và bị tình yêu say đắm làm cho mất trí, ông ta đã đánh một đònchí tử nhằm giải phóng người đàn bà mình yêu khỏi những xiềng xích đáng căm thù. Conneau tin rằng Jeanne cũng yêu mình đến điên cuồng. Bây giờ, khi nghe nói về Hiram P. Trapp, Conneau hiểu rằng người đàn bà mà mình yêu đã phản bội mình. Bà ta muốn tự do không phải vì mình, mà là để có thế lấy một người giàu có. Bà ta đã biến Conneau thành công cụ của mình. Bây giờ, sua khi đã sáng mắt ra và nổi cơn ghen, ông ta quyết định kể lại trung thực mọi chuyện để trả thù cho sự phản bội. Đến lúc này bà Belrody đã chứng tỏ rằng mình là một phụ nữ khác thường. Bà ta dứt khoát từ bỏ lối bảo vệ trước đây của mình và thú nhận rằng mình đãnghĩ ra câu chuyện hoang đường về những “người Nga” có râu, rằng hung thủ thật sự chính là Georges Conneau. Bị tình yêu làm cho mù quáng, ông ta đãthực hiện tội ác này và đe dọa, nếu bà ta không im lặng thì sẽ trả thù thật khủng khiếp. Bị những lời đedọa làm cho sợ hãi, bà ta đã im lặng. Ngoài ra, bà ta dường như sợ nói ra sự thật còn bởi vì bà ta có thể bịnghi là tòng phạm. Nhưng bà ta khẳng định chắc chắn là không dính gì đến kẻ đã giết chồng mình. Vì thế Conneau đã trả thù bà ta bằng cách viết thư buộc tội. Bà ta trịnh trọng thề rằng không tham gia vào việc chuẩn bị gây tội ác. Quả là bà ta đã tỉnh giấc vào cái đêm đáng nhớ này và nhìn thấy Georges Conneau cầm con dao dính máu. Các quan tòa lưỡng lự, vì hiểu rằng vị tất đã có thểtin hoàn toàn vào lời khai của bà Belrody. Nhưng người đàn bà này, người được những người xung quanh tin một cách quá dễ dàng vào những huyền thoại của mình, có một nghệ thuật kỳ lạ bắt mọi người phải tin bà ta. Những lời bà ta nói với các hội thẩm là mẫu mực của nghệ thuật đó. Với bộ mặt giàn giụa nước mắt, bà ta nói về đứa con nhỏ của mình, về danh dự của người phụ nữ, về nguyện vọng muốn giữ cho danh tiếng khỏi bị hoen ố vì đứa con. Bà ta thú nhận rằng Georges Conneau là nhân tình của bà ta nên có lẽ bà ta chịu trách nhiệm về mặt đạo đức trước tội ác này, nhưng chỉ trước Chúa và chỉ có thếmà thôi. Bà ta biết rằng đã phạm một sai lầm to lớn là không tố cáo Georges Coneau trước tòa, nhưng bà ta nói bằng giọng mệt mỏi rằng không một người đàn bà nào lại có thể làm việc đó. Bà ta yêu Georges Conneau. Liệu bà ta có thể đẩuy Conneau lên máy chém bất chấp tình cảm vĩ đại này được không? Bà ta có lỗi nhiều, nhưng không phải trong tội trạng khủng khiếp mà người ta định buộc cho bà. Dù sao chăng nữa thì sự khả ái và khéo léo của bà ta cũng đã giành được thắng lợi. Sau vụ án không ai nghe nói gì hơn về bà Belrody nữa. Mang theo đứa con, bà ta rời Paris để bắt đầu một cuộc đời mới. CHƯƠNG MƯỜI BẢY CHÚNG TÔI TIẾP TỤC ĐIỀU TRA Tôi đã kể lại đầy đủ vụ án Belrody. Lẽ tất nhiên tôi không thể nhớ hết mọi chi tiết. Tuy vậy tôi đã tái lượm lại tương đối lôgic. Hồi đó vụ án được công chúng rất chú ý và đã được trình bày chi tiết trên báo chí Anh, nhờ thế mà tôi mới được rõ. Lập tức tôi cảm thấy bây giờ mọi điều trở nên rõ ràng. Tôi thú nhận là mình bồng bột. Poirot chỉ trách tôi vì thói quen kết luận vội vã. Nhưng có lẽ trong trường hợp này có thể tha thứ cho tôi. Khám phá tuyệt diệu của Poirot lập tức làm tôi kinh ngạc. - Poirot - tôi kêu to - Chúng mừng anh. Bây giờ thì tôi đã hiểu hết cả. - Nếu thật sự như vậy thì tôi phải chúc mừng anh. Bởi vì thường anh không được nhanh trí lắm, có phải thế không? Tôi cảm thấy hơi bực mình. - Thôi đủ rồi, đừng xát muối vào vết thương của nhau nữa. Anh thì luôn luôn bí ẩn với lời nói bóng gió rằng, bất kỳ ai ở địa vị tôi cũng không thể đoán được anh muốn nói gì. Poirot hút điếu thuốc lá nhỏ xíu thường ngày của mình. Sau đó anh nhìn tôi. - Nào, nếu như anh đã hiểu tất cả thì xin anh bạn hãy nói cho tôi biết chi tiết những điều mình đã hiểu chứ? - Còn cái gì nữa? Tôi hiểu là bà Daubreuil - Belrody đã giết ông Renauld. Sự giống nhau giữa hai vụ án đãchứng minh rõ ràng điều đó. - Có nghĩa là anh cho rằng bà Belrody đã được biện hộ một cách sai lầm à? Rằng thực tế bà ta có lỗi trong việc xúi giục giết chồng mình? Tôi trợn tròn hai mắt. - Tất nhiên! Chả lẽ anh không cho như vậy à? Poirot đi lại trong phòng, sửa lại chiếc ghế cho ngay ngắn, sau đó đăm chiêu nói. - Đúng, tôi cũng có ý kiến như thế. Nhưng anh bạn ạ,ở đây không có sự thật “tất nhiên” nào cả. Nói theo ngôn ngữ luật thì bà Belrody không có lỗi. - Không có lỗi trong vụ án kia thì có thể, nhưng không phải trong vụ này. Poirot ngồi xuống, nhìn tôi vẻ suy nghĩ: - Thế anh có ý kiến chắc rằng bà Daubreuil đã giết ông Renauld, hả anh Hastings? - Đúng thế. - Nhưng tại sao? Poirot hỏi tôi câu đó bất ngờ đến nỗi tôi đâm thất vọng. - Sao lại tại sao? - tôi bắt đầu nói - Là bởi vì rằng… - đến đây tôi ấp úng. Poirot gật đầu: - Anh thấy đấy. Anh lập tức va phải đá ngầm. Tại sao bà Daubreuil lại giết ông Renauld? Tôi thậm chí không thể tìm thấy một chút động cơ nào. Cái chết của ông ta không mang lại chút lợi nào cho Daubreuil cả. Nếu cho rằng bà ta là tình nhân hoặc kẻ dọa tốgiác thì bà ta vẫn là kẻ thua cuộc. Không bao giờ có những vụ giết người không có lý do. Tội ác thứ nhất thuộc loại khác, trong đó có sự lôi kéo của vị hôn thê giàu có muốn thay thế vị trí người chồng. - Tiền bạc không phải bao giờ cũng là động cơ duy nhất của việc giết người - tôi phản đối. - Đúng thế - Poirot điềm tĩnh đồng ý - Có nhiều nguyên nhân để phạm tội. Chẳng hạn, có vụ giết người do dục vọng, hoặc giết người là kết quả của một ý nghĩ luôn ám ảnh mà tiền đề là hình thức rối loạn tâm lý nào đó của kẻ giết người. Sự say mê giết người và bệnh cuồng tín tôn giáo thuộc loại này. Chúng ta có thể loại chúng ra khỏi trường hợp này. - Thế còn về sự phạm tội trên cơ sở tình yêu? Anh cũng loại ra à? Nếu bà Daubreuil là nhân tình của ông Renauld, nếu bà ta phát hiện thấy sự gắn bó của ông ta giảm dần, hoặc nếu sự ghen tuông của bà ta được khơi dậy bởi một hoàn cảnh nào đấy, phải chăng bà ta không thể lấy dao đâm ông ta trong lúc giận dữ? Poirot lắc đầu. - Nếu như, hãy nhớ rằng tôi nói “nếu như”, bà Daubreuil là nhân tình của ông Renauld thì ông ta không có thì giờ mệt mỏi vì bà ta. Và trong bất kỳ trường hợp nào anh cũng lầm về tính cách của bà: đólà người đàn bà có khả năng giả vờ có tình cảm mãnh liệt. Bà ta là một nghệ sĩ cỡ lớn. Nhưng nếu nhìn kỹbà ta thì thấy đường đời của bà ta không phải bao giờcũng suôn sẻ. Suốt đời bà ta buộc phải thận trọng và tính toán trong tình cảm và hành động của mình. Bà ta rắp tâm giết chồng không phải để lấy người tình trẻtuổi của mình. Mà chính người Mỹ giàu có, mà bà ta có thể coi rẻ, là mục đích của bà ta. Nếu bà ta thực thi tội lỗi đó vì tính toán lợi lộc, thì có khả năngphạm các tội khác cũng vì lợi. Mà ở đây không có lợi lộc gì. Ngoài ra anh giải thích cái huyệt được đào nhưthế nào? Bởi vì đó là công việc của người đàn ông. - Bà ta có thể có kẻ tòng phạm - tôi nêu giả định, không muốn từ bỏ suy tưởng của mình. - Tôi chuyển sang sự phản đối khác. Anh đã nói đến sự giống nhau giữa hai tội lỗi này. Sự giống nhau này là ở chỗ nào? Tôi kinh ngạc nhìn Poirot chằm chằm: - Tất nhiên là như vậy, Poirot, chính anh cũng nhận thấy điều đó. Câu chuyện về những người đàn ông đểrâu đeo mặt nạ, điều bí mật, giấy tờ của nhà nước. Poirot khẽ mỉm cười: - Đừng nôn nóng như vậy, tôi xin anh. Tôi không bác bỏ điều gì cả. Sự giống nhau của các hoàn cảnh tất yếu phải cố kết hai vụ án lại với nhau. Còn bây giờ, anh hãy nhớ lại một điều kỳ lạ. Bởi vì không phải bà Daubreuil đã kể cho chúng ta câu chuyện này. Chuyện do bà Renauld kể. Thế là thế nào? Bà ta có liên kết với bà Daubreuil à? - Thật không thể tin được - tôi nói chậm rãi - Nếu như thế thì bà Renauld phải là một nghệ sĩ giỏi nhất mà thế giới đã từng biết? - Ta-ta-ta - Poirot sốt ruột nói - Anh lại nghĩ theo tình cảm chứ không phải theo lôgic rồi. Khi một nữ phạm nhân thông minh cần phải trở thành một nghệ sĩ khéo léo, thì thị thường đóng vai trò của mình rất thành công. Nhưng ở đây vấn đề hơi khác. Tôi cũng không tin là bà Renauld liên minh với bà Daubreuil vì mấy nguyên nhân mà tôi đã nêu ra. Vì thế ta hãy loại bỏkhả năng này và sẽ tiến gần đến một chân lý mà bao giờ cũng rất kỳ lạ và đáng chú ý. - Poirot - tôi kêu to - anh còn biết gì nữa? - Anh bạn thân mến, anh cần phải có kết luận của riêng mình. Anh có khả năng tiếp cận các sự thật. Hãy động não một chút. Hãy suy luận không nhưGiraud, mà như Poirot! - Nhưng anh tin chắc? - Anh bạn thân mến, tôi đã hơi ngốc trong đôi ba việc. Nhưng cuối cùng tôi nhìn thấy rõ nhiều điểm. - Anh rõ tất cả? - Tôi đã phát hiện ra những gì mà ông Renauld muốn tôi thấy. - Và anh đã biết hung thủ? - Tôi biết một hung thủ. - Anh muốn nói gì trong trường hợp này? - Rằng ở đây không phải là một, mà hai tội phạm. Tội phạm đầu tôi đã khám phá, còn tội phạm thứ hai, thú thật, tôi còn chưa tin. - Nhưng tôi nhớ rằng anh đã nói là người nằm trong kho nhỏ đã chết một cái chết tự nhiên kia mà? - Ta-ta-ta! - Poirot lại dùng tiếng than yêu thích của mình, để biểu thị sự sốt ruột - Anh vẫn còn chưa hiểu. Vụ án có thể không có kẻ giết người, nhưng cần có hai xác cho vụ đó. Câu nói của Poirot làm tôi kinh ngạc vì thiếu lương tri đến mức tôi nhìn Poirot với ít nhiều băn khoăn, nhưng anh tỏ ra hoàn toàn bình thường. Đột nhiên anh đứng dậy và đến gần cửa sổ. - Mà anh ta kia rồi - Poirot nói. - Ai kia? - Jack Renauld. Tôi gởi thư cho anh ta và yêu cầu anh ta đến đây. Điều này làm thay đổi hướng suy nghĩ của tôi và tôi hỏi Poirot xem anh có biết Jack Renauld có mặt ởMerlinville đêm xảy ra sự cố không? Tôi hy vọng người bạn sắc sảo của mình sửng sốt, nhưng, như lệthường, anh đã biết mọi việc: thì ra Poirot cũng đãhỏi điều đó ở ga. - Anh không nghĩa rằng… - tôi bắt đầu và dừng lại - Chà! Không, điều này rất là khủng khiếp! Poirot nhìn tôi có ý hỏi, nhưng tôi không nói gì nữa. Tôi chỉ có nghĩ là, tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào vụ này có bảy người phụ nữ là bà Renauld, bà Daubreuil, con gái bà ta, người khách bí ẩn và ba người ở. Còn đàn ông chỉ có một, trừ ông già Auguste mà vị tất đã cần tính đến… Và người đó là Jack Renauld… Mà cái huyệt chỉ có đàn ông mới đào được. Tôi không có thời gian để tiếp tục phát triển ý nghĩ khủng khiếp đó, vì Renauld-con đã bước vào phòng. Poirot chào anh ta với vẻ xã giao: - Mời anh ngồi. Tôi rất tiếc là buộc phải làm anh phiền lòng. Nhưng có lẽ anh cũng hiểu rằng không khí tại biệt thự rất không thuận lợi đối với tôi chứ? Ngài Giraud và tôi không cùng quan điểm. Ông ta không được lịch sự đối với tôi lắm. Còn tôi, như anh hiểu, tôi không muốn cho anh ta lợi dụng những điều khám phá nhỏ mà tôi có thể làm được. - Tất nhiên, thưa ông Poirot - chàng thanh niên nói - Cái ông Giraud đó là một kẻ lỗ mãng, hay gây gổ và tôi rất vui mừng thấy anh ta chiến bại. - Thế thì liệu tôi có thể nhờ anh một việc nhỏ được không? - Tất nhiên là được. - Tôi nhờ anh ra ga và đi tàu hỏa đến ga Abbalac. Anh hỏi phòng gởi đồ ở đó xem hai người ngoại quốc có gửi lại vali vào đêm xảy ra sự việc không. Nhà ga nhỏ và các nhân viên chắc là nhớ trường hợp này. - Được - người thanh niên nói, rõ ràng là bị khêu gợi trí tò mò và sẵn sàng hành động ngay lập tức. - Tôi và anh bạn tôi tiếc rằng bận việc ở nơi khác - Poirot giải thích - Mười lăm phút nữa thì tàu chạy và tôi đề nghị anh đừng quay lại biệt thự, vì tôi không muốn Giraud biết việc anh được giao. - Tôi sẽ đi thẳng ra ga. Anh ta đứng dậy, nhưng Poirot ngăn anh ta lại. - Anh Renauld, còn một điều nữa, đó là câu hỏi nhỏlàm tôi băn khoăn. Tại sao sáng nay anh không nói với ông Hautet là anh có mặt ở Merlinville vào đêmxảy ra vụ án? Mặt Jack Renauld đỏ như gấc. Anh ta cố làm chủbản thân: - Ông nhầm rồi. Tôi ở Cherbourg như tôi đã nói sáng nay với ông dự thẩm. Poirot nhìn Jack chăm chú, mắt anh nheo lại: - Nhưng các nhân viên ga hỏa xa lại đồng ý với sai lầm đáng tiếc này của tôi. Họ nói rằng anh trở vềbằng chuyến tàu đến lúc 11 giờ 40. Jack Renauld im lặng một phút, sau đó nói bằng giọng khàn khàn: - Mà ngay dù nếu như tôi có mặt ở đấy thì sao? Tôi nghĩ ông không định buộc tội tôi đã giết cha tôi chứ? - Jack nói giọng thách thức. - Tôi chỉ muốn anh giải thích nguyên nhân việc anh trở lại đây. - Điều này thật là đơn giản. Tôi trở về để chia tay vợchưa cưới của mình là cô Daubreuil. Tôi sắp phải thực hiện một chuyến đi dài và không biết khi nào sẽtrở về. Tôi muốn gặp cô ấy trước khi đi xa để chứng tỏ lòng chung thủy bất di bất dịch của tôi. - Và anh thật sự có gặp cô ấy? - Poirot không rời mắt khỏi bộ mặt của chàng trai. Một lúc lâu Jack mới trả lời. Anh ta nói: - Có. - Thế còn sau đó? - Khi biết là không kịp đi chuyến tàu cuối cùng tôi đãđi bộ đến St. Beauvais từ đó thuê xe quay trở lại Cherbourg. - St. Beauvais? Chỗ đó cách đây 15 cây số. Một cuộc dạo chơi dài đấy, anh Renauld. - Tôi… tôi muốn đi một chút. Poirot cúi đầu dường như cho thấy là anh chấp nhận cách giải thích như vậy. Jack Renauld cầm mũ, batoong và chia tay chúng tôi. Lập tức Poirot đứng phắt dậy. - Mau lên, Hastings. Chúng ta đi theo anh ta. Giữ một khoảng cách vừa phải giữa chúng tôi và Jack, chúng tôi đi trên đường phố Merlinville. Chỉđến khi Poirot tin rằng Jack đi về phía ga, chúng tôi mới dừng lại. - Tất cả đâu vào đấy. Anh ta rơi vào tròng rồi. Anh ta đến Abbalac và sẽ hỏi về chiếc vali huyền thoại do những người ngoại quốc huyễn hoặc để lại. Đúng, anh bạn ạ, tất cả những cái đó là sự bịa đặt nho nhỏcủa tôi. - Anh muốn thoát khỏi anh ta một thời gian chứ gì? - tôi kêu lên. - Lần này thì sự sáng suốt của anh đáng ngạc nhiên đấy, Hastings ạ. Còn bây giờ chúng ta đến biệt thựGienevieve đi. CHƯƠNG MƯỜI TÁM GIRAUD HÀNH ĐỘNG - Nhân tiện nói luôn, Poirot ạ - tôi nói khi chúng tôi đang đi trên con đường nóng bỏng đầy bụi - tôi bất bình với anh lắm. Tôi tin rằng anh chỉ muốn điều tốt cho tôi nhưng không hiểu sao anh rẽ vào khách sạn du Phase mà không báo trước cho tôi là nhằm mục đích gì. Poirot nhìn tôi rất nhanh: - Thế do đâu mà anh biết tôi đã đến đó? - anh hỏi. Mấy phút im lặng khó chịu trôi qua và tôi cảm thấy hai má tôi ửng đỏ. - Tôi ngẫu nhiên rẽ vào đó khi đi ngang qua - tôi giải thích với sự trang nghiêm tối đa mà tôi có thể bộc lộra. Tôi chờ đợi sự chế nhạo của Poirot nhưng tôi rất ngạc nhiên khi anh chỉ lắc đầu và nói với vẻ nghiêm trang khác thường: - Nếu tôi có điều gì làm xúc phạm đến anh thì tôi mong anh hãy thứ lỗi cho tôi. Nhưng anh hãy tin rằng tôi làm mọi việc có thể làm được để mau chóng khám phá vụ này. - Tôi biết điều đó - tôi nói và cảm thấy xáu hổ vì lời xin lỗi của Poirot - Tôi biết rằng anh rất lo lắng vềnhững điều không may của tôi. Nhưng tôi có thể tựmình quan tâm tốt đến bản thân. Hình như Poirot muốn nói đều gì đó nữa, nhưng đãkìm lại. Khi chúng tôi về đến biệt thự, Poirot đi đến nhà kho, nơi phát hiện thấy xác chết thứ hai. Tuy nhiên anh không vào trong kho, mà đi tới chiếc ghế dài đặt cách nhà kho mấy mét mà trước đây tôi đã có nói đến. Poirot trầm ngâm nhìn chiếc ghế, sau đó thận trọng đo bằng bước chân khoảng cách từ đó tới bụi cây ởhàng rào ngăn cách biệt thự Gienevieve với biệt thựMarguerite. Trong lúc đó anh luôn luôn gật đầu. Đứng bên hàng rào cây, anh lấy tay rẽ bụi cây. - Nếu như chúng ta gặp may - Poirot nói thầm qua vai tôi - cô Marthe có thể ở trong vườn. Tôi muốn nói chuyện với cô ta nhưng tôi cảm thấy không nên đến thăm chính thức biệt thự Marguerite thì hơn. Tôi thấy mọi chuyện đã đâu vào đấy, kia, cô ta kia kìa. Này cô! Xin lỗi, có thể gặp cô một phút chứ? Tôi đứng lên bên cạnh Poirot khi Marthe Daubreuil ngạc nhiên chạy đến gần hàng rào cây. - Xin hỏi cô một câu, nếu như có thể được? Marthe im lặng gật đầu, trong đôi mắt của cô ta hiện ra vẻ lo âu và sợ hãi. - Cô có còn nhớ là cô đã chạy theo tôi trên đường cái, hôm tôi cùng ông dự thẩm đến thăm nhà cô không? Khi đó cô có hỏi, tôi có nghi ai là thủ phạm trong vụ này không? - Còn ông đã trả lời là nghi hai người Chile - cô ta sửa mái tóc và đặt tay trái lên sát ngực. - Cô có muốn hỏi lại câu đó không? - Ông muốn nói gì khi hỏi như vậy? - Như thế này này. Nếu bây giờ cô lại hỏi như thế thì tôi có thể trả lời khác. Có người nào đó bị nghi ngờ, nhưng không phải là người Chile. - Thế là ai vậy? - đôi môi hé mở của cô ta khẽ thốt lên những lời này. - Jack Renauld. - Sao lại thế được? - cô ta kêu lên - Jack à? Không thể được. Ai dám nghi cho anh ấy? - Giraud. - Giraud - mặt cô gái trở nên tái mét - Tôi sợ con người đó. Ông ta độc ác. Ông ta… ông ta… Cô bất ngờ im lặng. Vẻ mặt kiên quyết của Marthe biểu hiện rõ là cô ta đã dốc hết sức. Lúc đó tôi hiểu rằng cô ta sẽ đấu tranh. Poirot càng chăm chú theo dõi cô gái. - Lẽ tất nhiên cô biết rằng Jack có mặt ở đây đêmhôm xảy ra vụ giết người chứ? - Poirot hỏi. - Có - cô ta trả lời không suy nghĩ - Anh ấy có nói với tôi. - Điều rất không hay là anh ta giấu sự việc này - Poirot nói nghiêm trang. - Đúng, đúng - cô gái vội vã đồng ý. - Nhưng chúng ta không được phí thì giờ vào việc thương cảm. Chúng ta phải làm cách nào cứu anh ấy. Anh ta không có tội. Nhưng việc này không giúp gì anh ấy trong cuộc đấu tranh với Giraud là người cần đến sự nổi tiếng. Bây giờ ông ta cần bắt giam một người nào đó và người đó sẽ là Jack. Sự thật chống lại anh ta - Poirot tiếp tục nói - Cô có hiểu điều đókhông? Cô gái nhìn thẳng vào mặt Poirot và trả lời: - Tôi không phải là đứa trẻ, thưa ông. Tôi sẽ dũngcảm nhìn thẳng vào sự thật. Anh ấy không có tội và chúng ta phải cứu anh ấy. Cô gái nói với sức mạnh tuyệt vọng nào đó, sau đónhíu lông mày im lặng, đắm mình trong những suy nghĩ của mình. - Này cô - Poirot phá tan sự im lặng, mắt nhìn cô gái chăm chú - thế liệu có điều gì cô chưa nói ra và cô lại muốn nói với chúng tôi không? Cô gái gật đầu vẻ phân vân: - Có, tôi có điều muốn nói, nhưng vị tất các ông đãtin tôi, điều này có vẻ vô lý lắm. - Dù sao cũng xin cô cứ kể với chúng tôi. - Thì đấy. Ngài Giraud đi tìm một người có thể nhận mặt được người chết nằm ở kia - cô gái gật đầu chỉvề phía nhà kho - Ông ta gọi nhiều người, trong đó có cả tôi. Tôi không thể nhận ra người bị giết. Ít ra là không thể vào lúc đó. Nhưng từ đó tôi đã nghĩ… - Và cô nghĩ gì? - Điều này có vẻ rất kỳ lạ và dù sao tôi cũng hầu nhưtin. Tôi sẽ kể cho ông theo thứ tự. Buổi sáng sớm hôm ông Renauld bị giết, tôi đi dạo trong vườn này và bỗng nghe thấy tiếng nói của đàn ông. Tôi vạch bụi cây và nhìn. Hai người đàn ông đang cãi nhau. Một người là ông Renauld, người thứ hai là một tên du đãng, một người gớm ghiếc mặc quần áo cũ rách. Hắn lúc thì kêu ca, lúc thì đe dọa. Tôi hiểu rằng hắn đòi tiền. Nhưng lúc đó mẹ tôi gọi tôi vào nhà. Chuyện chỉ có thế. Nhưng bây giờ hầu như tôi tin rằng kẻ du đãng này và người chết trong nhà kho chỉlà một. Poirot kêu to: - Nhưng tại sao cô không kể điều đó với Giraud, hảcô gái? - Bởi vì lúc đầu tôi nghĩ rằng nét mặt người đó tôi trông hơi quen. Bởi vì hắn mặc cái áo khác và rõ ràng thuộc giai cấp nghèo khổ. Nhưng ông Poirot, ông nói thử xem, phải chăng không thể xảy ra được việc tên du đãng này tấn công ông Renauld và giết ông ta, sau đó lấy quần áo và tiền của ông ta. - Cô gái ạ, đó là một ý kiến đáng chú ý đấy - Poirot nói chậm rãi - Quả thật ý kiến đó chưa giải thích được nhiều điều, nhưng dứt khoát đó là một ý kiến. Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó. Ở trong nhà vang lên tiếng ai đó gọi Marthe. - Mẹ - cô gái nói thầm - Tôi phải đi đây. Và cô biến mất giữa vườn cây. - Ta đi thôi - Poirot nói và khoác tay tôi dẫn về phía biệt thự. - Anh thực sự nghĩ gì thế? - tôi tò mò hỏi - Câu chuyện này là thật hay cô gái bịa ra để làm cho người ta không nghi anh bạn Jack của chúng ta? - Một câu chuyện kỳ lạ - Poirot trả lời - Nhưng tôi tin vào sự đúng đắn tuyệt đối của nó. Vô tình cô Marthe đã nói với chúng ta sự thật về Jack Renauld. Anh có nhận thấy sự lưỡng lự của anh ta khi tôi hỏi anh ta có gặp cô Marthe đêm xảy ra vụ án không? Anh ta im lặng một lát, rồi sau đó mới nói “Có”. Tôi nghĩ anh ta nói dối. Tôi cần gặp cô Marthe trước khi anh ta có thể bàn trước với cô ấy. Mấy tiếng ngắn gọn đã cho tôi thông tin mà tôi cần. Khi tôi hỏi là, cô có biết Jack Renauld có mặt ở đây đêm đó không, cô ta đã trả lời: “Anh ấy có nói với tôi”. Còn bây giờ, Hastings, rất thú vị được biết Jack Renauld làm gì vào buổi tối nhiều sự kiện đó và nếu anh ta không gặp Marthe, thì gặp ai đây? - Poirot, anh nói thật xem - tôi giận dữ kêu lên - phải chăng anh tin là chàng trai này có thể giết chính cha mình. - Anh bạn của tôi ơi - Poirot nói trìu mến - anh lại tiếp tục mơ mộng rồi. Tôi đã trông thấy những người mẹ giết con nhỏ của mình để lĩnh tiền bảo hiểm. Sau khi đó thì có thể tin bất cứ điều gì. - Còn nguyên cớ? - Lẽ tất nhiên là tiền. Anh hãy nhớ lại xem, chính Jack tin rằng anh ta sẽ được một nửa gia tài của cha để lại sau khi ông chết. - Nhưng còn tên du đãng? Vai trò của hắn là gì? Poirot nhún vai: - Có lẽ Giraud sẽ nói rằng đó là kẻ tòng phạm đã giúp Renauld-con thực hiện tội ác, là kẻ đã bị Jack giết sau đó, như thủ tiêu một nhân chứng. - Thế còn sợi tóc trên chuôi con dao? Bởi đó là sợi tóc phụ nữ mà. - Ồ, ồ - Poirot vừa cười vừa rên rỉ - Có lẽ Giraud không đồng ý với điều này. Nhận xét theo lời tuyên bố của anh ta, đấy hoàn toàn không phải là tóc phụnữ. Giraud có thể khẳng định điều này, bởi vì trong thời đại chúng ta, nhiều thanh niên để tóc như phụnữ. - Và anh cũng tin rằng nó không phải là tóc phụ nữà? - Hoàn toàn tin - Poirot trả lời và cười một cách kỳ lạ- Tôi chỉ biết rằng đó là tóc của phụ nữ và ngoài ra tôi còn biết là tóc của người phụ nữ nào. - Của bà Daubreuil! - tôi nói đầy tin tưởng. - Có thể lắm - Poirot nói, nhìn tôi chế giễu. Nhưng tôi không cho phép mình nổi giận. * * * - Thế ta sẽ làm gì bây giờ? - tôi hỏi khi chúng tôi đi vào hành lang của biệt thự Gienevieve. - Tôi muốn xem đồ đạc của Jack Renauld. Đó là lý do vì sao tôi muốn thoát khỏi anh ta trong mấy giờ. - Thế phải chăng trước đây Giraud chưa xem? - tôi ngạc nhiên. - Tất nhiên là xem rồi. Anh ta xây dựng lời buộc tội của mình như dã tràng xe cát, với nhiệt tình cao độ. Nhưng chắc là không tìm thấy những vật mà tôi cần. Anh ta không đánh giá đúng tầm quan trọng của chúng, cho dù chúng có đập vào mắt anh ta. Nào ta bắt đầu. Poirot mở hết hòm này đến hòm khác một cách cẩn thận, chậm rãi và xem từng thứ một trong đó, sau đóxếp lại như cũ. Đó là một việc làm buồn tẻ và chảhứng thú gì. Poirot lục lọi trong các cổ áo, quần áo ngủ và tất. Tiếng xe ôtô buộc tôi phải tiến lại phía cửa sổ. Tôi lập tức kêu to: - Poirot! Ôtô đang đến! Trong xe có Giraud, Jack Renauld và hai cảnh binh. - Chó má thật! - Poirot càu nhàu - Con vật mang cái tên Giraud không thể nào chờ đợi được. Tôi còn kịp kiểm tra kỹ hòm cuối cùng. Nào, mau lên! Poirot vứt lung tung mọi vật trong hòm xuống bàn. Trong hòm này phần lớn là caravat và musoa. Bất chợt, với tiếng reo đắc thắng, Poirot vớ lấy miếng các tông vuông nhỏ, có lẽ đấy là một bức ảnh. Nhét miếng các tông vào túi xong, Poirot vứt vội đồ đạc vào hòm, rồi kéo tay tôi ra khỏi phòng đi xuống nhà. Trong hành lang lớn, Giraud đang đứng nhìn người bịbắt. - Xin chào ngài Giraud - Poirot mỉm cười - Ngài có cái gì thế này? Giraud gật đầu về phía Jack. - Hắn định chuồn, nhưng tôi đã đoán ra điều đó. Hắn bị bắt vì bị nghi giết cha mình, ông Paul Renauld. Poirot quay phắt lại phía chàng thanh niên mặt tái mét. Anh chàng đứng dựa vào rầm cửa một cách thiểu não. - Anh chàng trẻ tuổi, anh nói gì về việc này? Jack Renauld nhìn chằm chằm vào Poirot với sự thờơ lãnh đạm. - Chẳng nói gì cả - Jack nói. CHƯƠNG MƯỜI CHÍN TÔI SỬ DỤNG NHỮNG TẾBÀO XÁM CỦA MÌNH Tôi rất kinh ngạc. Cho đến lúc đó không thể bắt mình phải tin vào sự phạm tội của Jack Renauld. Khi Poirot hỏi anh chàng, tôi chờ câu trả lời phẫn nộ phủnhận tội lổi. Nhưng bây giờ nhìn anh ta tái nhợt và nhu nhược đứng tựa vào tường, và nghe thấy anh ta, thay cho lời biện hộ, bật ra tiếng “Chẳng có gì nói cả” một cách thờ ơ, thì tôi không nghi ngờ gì nữa. Trong lúc đó, Poirot quay về phía Giraud: - Ông dựa vào đâu để bắt người? - Phải chăng ông nghĩ rằng tôi sẽ trình bày với ông bây giờ sao? - Đúng, theo phép lịch sự. Giraud khinh thị nhìn Poirot. Ông ta lưỡng lự, không biết nên từ chối thô bạo hay tỏ rõ sự đắc thắng trước đối thủ: - Tôi nghĩ rằng ông cho là tôi đã sai lầm - ông ta cười khẩy. - Tôi không thể ngạc nhiên được - Poirot trả lời hơi độc địa. Nét mặt Giraud tối sầm: - Thôi được, hãy đi với tôi, tự ông sẽ tin thôi. Ông ta mở tung cửa phòng khách và chúng tôi bước vào, để Jack Renauld cho hai cảnh binh canh. - Ngài Poirot, bây giờ - Giraud nói hết sức châm biếm, đặt mũ xuống bàn - tôi thết ông một bài giảng ngắn về công tác truy tìm. Tôi sẽ cho thấy cách làm việc của những người thám tử hiện đại chúng tôi. - Tuyệt! - Poirot trả lời, chuẩn bị nghe - Còn tôi sẽcho ông biết “Đội cận vệ Già” biết nghe một cách tuyệt vời như thế nào - Nói rồi Poirot ngả người trên lưng ghế, nhắm mắt lại. Nhưng lập tức anh lại hé mắt để nói thêm - Đừng sợ tôi ngủ thiếp đi. Tôi sẽ nghe hết sức chăm chú. - Thế đấy - Giraud bắt đầu - tôi nhanh chóng nhận rõ toàn bộ sự nhảm nhí về người Chile ấy. Thực tế có hai người bị lôi kéo, nhưng không phải là người nước ngoài bí ẩn. Tất cả những cái đó là sự đánh lừa. - Hiện tại mọi điều đều rất lôgic, ông bạn Giraud thân mến ạ - Poirot làu bàu nói - Đặc biệt là sau câu chuyện bịa đặt láu lỉnh với mẩu thuốc lá và que diêm của chúng. Giraud nhìn Poirot một cách dữ tợn rồi tiếp tục: - Trong thực tế cần phải phát hiện người đàn ông đãđào huyệt và có lợi nhờ vụ án. Người đàn ông ấy chỉcó thể là một người. Chúng ta biết cuộc cãi vã nhau giữa Jack với bố và về những lời đe dọa của anh ta. Từ đó đẻ ra động cơ phạm tội. Bây giờ nói về các phương tiện giúp Jack Renauld đêm hôm đó có mặt ởMerlinville. Anh ta giấu kín chuyện này, việc đó biến sự nghi ngờ thành niềm tin. Sau đó chúng ta tìm thấy nạn nhân thứ hai bị đâm bằng chính con dao đó. Qua câu chuyện của đại úy Hastings, chúng ta biết con dao bị đánh cắp khi nào. Tôi đã phân loại mọi người sống trong nhà này và chỉ có Jack Renauld từCherbourg trở về là có thể lấy dao mà thôi. Poirot ngắt lời Giraud: - Ông không đúng. Còn một người nữa có thể lấy dao. - Ông muốn nhắc đến ngài Stonor à? Ông ta đến cửa chính bằng chiếc ôtô thẳng từ Calais đến. Ồ, ông cứtin tôi, tôi đã cân nhắc mọi lẽ. Từ lúc anh ta có mặt ởnhà này và lúc tàu đến là một giờ. Rõ ràng là anh ta nhìn thấy đại úy Hastings và cô bạn từ nhà kho đi ra, anh ta đã đi qua đây và lấy dao, sau đó đâm kẻ tòng phạm của mình trong nhà kho. - Người đã chết rồi! Giraud nhún vai: - Có thể anh ta không nhận thấy điều đó. Anh ta có thể nghĩ rằng ông kia đang ngủ. Rõ ràng trước đó họđã gặp nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào anh ta cũng biết rằng vụ giết người thứ hai này làm rắc rối thêm vụ án. Thế là chuyện đó đã xảy ra. - Nhưng việc đó đã không thể đánh lừa được ngài Giraud - Poirot lẩm bẩm. - Ông chế nhạo tôi! Nhưng tôi sẽ cho ông thấy bằng chứng cuối cùng không thể bác bỏ được. Lời kể của bà Renauld là bịa đặt, một sự nói dối từ đầu đến cuối. Chúng ta tin rằng bà ta yêu chồng. Và dù sao bà ta cũng đã nói dối để che dấu kẻ giết người. Phụ nữ nói dối vì ai? Đôi khi vì mình, vì người đàn ông mà mình yêu, và luôn luôn vì con cái. Điều sau cùng này là bằng chứng không thể bác bỏ. Chẳng làm gì được với bằng chứng này. Giraud, mặt đỏ bừng và đắc thắng, im lặng. Poirot luôn nhìn anh ta bằng hai con mắt nheo lại. - Đó là những bằng chứng của tôi - Giraud kết thúc - Ông có thể nói gì về điều này? - Ông không tính đến một điều. - Điều gì? - Jack Renauld có lẽ biết khá rõ quy hoạch của sân gôn. Anh ta biết rằng xác chết sẽ bị phát hiện gay khi người ta bắt đầu đào boong-ke. Giraud cười to: - Điều ông nói thật là phi lý! Jack Renauld đích thịmuốn xác chết được tìm thấy. Khi chưa tìm thấy xác chết thì không thể thừa nhận cái chết và không thểbắt đầu sở hữu tài sản thừa kế. Tôi nhìn thấy những ánh lửa lấp lánh trong đôi mắt của Poirot. Anh đứng dậy: - Nhưng thế thì tại sao lại đem chôn? - Poirot hỏi rất nhẹ nhàng - Ông Giraud, ông thử nghĩ xem. Nếu vì lợi ích của Jack Renauld mà cần tìm thấy ngay xác chết thì nói chung đào hố để làm gì? Câu hỏi đặt ra bất ngờ và Giraud không trả lời, ông ta chỉ nhún vai; dường như cho thấy rằng điều đó không quan trọng. Poirot đi ra cửa, tôi đi theo anh. - Ông còn chưa tính đến một điều nữa - Poirot vừa đivừa nói. - Còn điều gì nữa? - Mẩu ống chì - Poirot nói nghiêm chỉnh và đi ra khỏi phòng. * * * Jack Renauld vẫn đứng ngoài hành lang lớn, nét mặt tái nhợt, đờ đẫn. Nhưng khi chúng tôi từ trong phòng khách đi ra, anh tà rùng mình và nhìn chúng tôi chằm chằm. Lúc đó ở cầu thang có tiếng chân bước nhẹ, đó là bà Renauld đang đi xuống. Khi nhìn thấy con trai đang đứng giữa hai người thi hành pháp luật, bà ta dừng lại như hóa đá. - Jack! - Bà Renauld kêu, giọng nghẹn ngào - Jack, thế này là thế nào? Jack nhìn mẹ với cái nhìn hững hờ và nói: - Người ta bắt con, mẹ ạ. - Cái gì? Bà Renauld thốt lên một tiếng và trước khi có người kịp đỡ, bà lảo đảo và ngã mạnh xuống cầu thang. Cảhai chúng tôi chạy lại gần và nâng bà dậy. Poirot lên tiếng trước tiên: - Đầu bà ấy bị đập mạnh vào cạnh bậc thang. Và tôi cảm thấy bà ta bị chấn động não nhẹ. Nếu Giraud muốn lấy cung bà ấy thì ông ta phải đợi. Có thể bà ấy bất tỉnh ít ra là một tuần. Denise và Francoise đỡ bà chủ. Để cho hai người hầu gái trông coi bà Renauld, Poirot rời khỏi nhà. Anh đivới dáng điệu băn khoăn, đầu cúi xuống. Một lúc lâu tôi không nói gì, nhưng cuối cùng mạnh dạn nêu câu hỏi. - Có nghĩa là anh tin rằng, dù thế nào mặc lòng, Jack Renauld không có tội? Poirot không trả lời ngay, sau một lúc im lặng anh nói: - Tôi không biết, Hastings ạ. Có khả năng như vậy. Lẽ tất nhiên Giraud không hoàn toàn đúng từ đầu đến cuối. Nếu Jack Renauld có tội thì điều đó không liên quan gì đến chứng cứ của Giraud cả. Chỉ có tôi mới biết chứng cứ nặng nhất chống lại anh ta. - Chứng cứ gì vậy? - tôi ngạc nhiên hỏi. - Nếu như anh động não và cùng xem xét vụ án một cách chăm chú như tôi thì anh sẽ đoán ra thôi, anh bạn ạ. Đó là một trong những câu trả lời của Poirot làm tôi bực nhất. Không đợi tôi tự biện hộ, anh lại tiếp tục: - Ta hãy đi ra bờ biển, ngồi lại đó và phân tích vụnày. Anh đã biết mọi điều mà tôi biết. Nhưng tôi muốn anh tự hiểu sự thật bằng cố gắng của bản thân, chứ không cần tôi phải dắt tay anh. Chúng tôi ngồi tại mỏm đồi mọc đầy cỏ mà Poirot chọn, từ đó nhìn ra biển thật tuyệt vời. - Hãy suy nghĩ xem, anh bạn - Poirot nói vẻ khích lệ- Hãy sắp xếp các ý nghĩ sao cho có trật tự. Hãy suy nghĩ đúng phương pháp, hợp lôgic. Đó là bí quyết của thành công. Tôi cố gắng phục tùng Poirot, sắp xếp lại trong óc mọi chi tiết của vụ án. Và bỗng nhiên tôi rùng mình - trong óc tôi nảy sinh sự phỏng đoán hết sức rõ ràng. Tôi nhắm mắt tập trung phân tích mọi chi tiết của vụán. - Anh bạn thân mến, tôi thấy trong óc anh có một ý nghĩ sáng sủa nào đó rồi! - giọng nói thân tình của Poirot vang lên bên tai tôi - Thật tuyệt, chúng ta thắng lợi đến nơi rồi. Hút xong một tẩu thuốc và mặt mày rạng rỡ vì một nụ cười vui sướng, tôi thốt lên: - Poirot, tôi cảm thấy tất cả chúng ta đều rất coi thường các chi tiết của vụ án. Tôi nói “chúng ta” mặc dù đúng hơn phải nói là “tôi”. Nhưng anh phải chịu sự trừng phạt vì tính kín đáo bẩm sinh của mình. Vì thế tôi nhắc lại: chúng ta rất coi thường. Còn có một người nào đó mà chúng ta đã quên. - Và đó là ai vậy? - Poirot chớp mắt, tỏ vẻ quan tâm. - Georges Coneau! CHƯƠNG HAI MƯƠI LỜI KHẲNG ĐỊNH KHÁC THƯỜNG Poirot đứng phắt dậy và hôn má tôi. - Có thế chứ! Anh đã đoán ra! Và hoàn toàn độc lập. Thật tuyệt! Hãy suy luận tiếp đi. Anh đang đi trên con đường đúng. Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi quên mất George Conneau. Tôi bị xiêu lòng vì những lời khen của con người nhỏbé này đến mức không thể thốt lên một lời nào. Nhưng sau đó tôi đã tập trung tư tưởng và tiếp tục. - Georges Conneau đã biến mất 20 năm trước đây, song chúng ta không có lý do để nghĩ rằng ông ta đãchết. - Hoàn toàn đúng - Poirot đồng ý - Xin mời tiếp tục. - Do đó, cần giả định rằng ông ta còn sống. - Hoàn toàn đúng. - Hoặc là ông ta còn sống cho đến gần đây. - Anh suy nghĩ ngày càng khá hơn. - Ta giả thử - tôi tiếp tục với nhiệt tình ngày một tăng- rằng trong thời gian gần đây ông ta lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ. Ông ta đã trở thành một kẻ phạm tội, một tên ăn cướp, du đãng hoặc một kẻ đại loại như vậy. Ngẫu nhiên hắn đến Merlinville và gặp lại người đàn bà mà hắn vẫn yêu tha thiết. - Đừng đa cảm, Hastings - Poirot nhắc nhở. - “Ở đâu có tình yêu thì ở đấy có căm thù” - tôi nhắc lại câu nói đã được đọc ở đâu đó - Trong bất kỳ trường hợp nào, Georges Conneau cũng nhận ra được người tình cũ nay mang một cái tên giả. Nhưng người đó đã có tình nhân mới là ông Renauld giàu có. Những niềm say mê đã tắt nay lại bùng lên trong Conneau và hắn đã cãi nhau với ông Renauld. Hắn rình ông Renauld khi ông này đến thăm tình nhân và đã giết ông ta bằng nhát dao đâm vào lưng. Sau đó sợhãi trước việc mình đã làm, hắn bắt đầu đào huyệt. Có thể cho rằng lúc đó bà Daubreuil ra gặp người tình cũ của mình. Giữa bà ta và Conneau diễn ra một cuộc cãi vã kịch liệt. Hắn kéo bà Daubreuil vào nhà kho, nhưng tại đây hắn bất ngờ lên cơn động kinh và chết gục. Trong lúc đó Jack Renauld xuất hiện, bà Daubreuil kể cho Jack nghe tất cả những chuyện xảy ra và giải thích cho anh ta hiểu rằng con gái bà sẽchịu những hậu quả nặng nề như thế nào nếu quá khứ bê bối của họ lộ ra. Kẻ giết cha Jack đã chết, nhưng họ cần phi tang. Bà Daubreuil nêu lên câu chuyện hoang đường về những người rậm râu, Jack Renauld đồng ý và về nhà hỏi ý kiến mẹ. Bà Renauld chấp nhận kế hoạch của họ và quyết định tự nhét giẻvào mồm và tự trói tay chân mình. Vậy, Poirot, anh nghĩ gì về điều đó? Tôi ngã người ra sau, tự hào về những phỏng đoán có kết quả của mình. Poirot nhìn tôi đăm chiêu. - Tôi nghĩ anh nên viết cho nhà làm phim, anh bạn thân mến ạ - cuối cùng anh bình luận. - Anh muốn nói rằng… - Tôi muốn nói là sẽ làm được một bộ phim tốt dựa theo câu chuyện anh trình bày với tôi vừa rồi. Nhưng câu chuyện đó hoàn toàn không giống những gì xảy ra trong thực tế. - Tôi thừa nhận là mình có thể chưa tính đến mọi chi tiết, nhưng… - Tôi có thể nói rằng anh đả khéo xoay xở đến kỳ lạđể nói chung không chú ý đến các chi tiết đó. Thếanh sẽ nói gì về quần áo của những người bị giết? Hay anh cho rằng sau khi giết nạn nhân của mình rồi, Conneau mới cởi quần áo của ông ta và mặc vào mình, sau đó cắm dao vào vết thương? - Tôi không hiểu điều đó có ý nghĩa gì - tôi tuyên bốtương đối tự tin - Hắn có thể có quần áo và tiền nhờnhững lời đe dọa từ trước đó với bà Daubreuil. - Đe dọa à? Hừ! Anh nghiêm túc nêu ra giả thiết ấy đấy chứ? - Tất nhiên. Hắn có thể đe dọa là sẽ nói cho gia đìnhRenauld biết tên thật của bà ta, điều này có thể làm tiêu tan mọi hy vọng gả chồng cho cô con gái. - Anh nhần rồi, Hastings ạ. Hắn không thể dọa tốgiác bà ta, bởi vì chuôi dao do bà ta nắm. Anh hãy nhớ là Georges Conneau vẫn bị truy nã về tội giết người. Một tiếng nói của bà ta là Georges Conneau có thể bị chém. - Giả thuyết của anh - tôi nhận xét có ác ý - rõ ràng có tính đến mọi chi tiết. - Giả thuyết của tôi, đó là chân lý - Poirot nói bình tĩnh - Mà chân lý bao giờ cũng đúng. Trong lập luận của mình, anh phạm một sai lầm. Anh đã để cho óc tưởng tượng làm cho anh đi chệch đường bởi những cuộc gặp gỡ bí ẩn lúc nửa đêm và những cảnh yêu thương say đắm. Nhưng trong việc điều tra, chúng ta không thể dựa trên những điều vô vị. Anh có muốn tôi nói những phỏng đoán của tôi không? - Ôi! Xin mời, hãy cho tôi có được niềm vui thíchấy. - Tôi cũng sẽ bắt đầu từ nhân vật bị bỏ quên là Georges Conneau, như anh đã nghĩ. Vậy thì, câu chuyện huyền thoại về những “người Nga rậm râu” mà bà Belrody kể trước tòa theo sự thừa nhận chung chỉ là điều bịa đặt. Nếu bà ta không bị lôi kéo vào tội ác thì vì cớ gì bà ta cần bịa ra huyền thoại này? Đúng hơn cần giả định rằng, bà ta dù sao cũng là tòng phạm. Trong trường hợp này huyền thoại có thể do bà ta hoặc Georges Conneau nghĩ ra. Trong vụ án mà ta đang điều tra lại xuất hiện câu chuyện về những người rậm râu như thế. Nhưng tôi đã nói với anh rằng, bà Daubreuil không quan tâm đến cái chết của ông Renauld, vì thế ít có khả năng bà ta tung ra câu chuyện này. Do đó chúng ta chỉ còn cách giả định là kế hoạch gây ra tội phạm mới nảy sinh trong đầu Georges Conneau. Như vậy là Georges Conneau đã mưu toan gây ra vụ giết người, còn bà Renauld trở thành tòng phạm của Conneau. Bà ta xuất đầu lộ diện, còn đằng sau bà ta là một nhân vật giấu mặt mà hiện nay chúng ta chưa biết tên thật là gì. Ta hãy phân tích một lần nữa vụ giết ông Renauld từđầu, bằng cách sắp xếp các sự kiện quan trọng theo trình tự thời gian. Anh có sổ tay và bút chì không? Tốt. Nào, sự kiện gì anh sẽ ghi đầu tiên đây? - Bức thư gởi cho anh chăng? - Đó là điều đầu tiên mà chúng ta biết. Nhưng đókhông phải là sự mở đầu thích hợp với vụ án. Tôi có thể nói rằng sự kiện đầu tiên có ý nghĩa là sự thay đổi trong hành vi của ông Renauld khi ông mới đến Merlinville và được nhiều người làm chứng xác nhận. Đồng thời là phải chú ý đến tình bạn của ông ta với bà Daubreuil và số tiền lớn mà ông ta phải đưa cho bà ta. Từ đó chúng ta có thể chuyển thẳng sang ngày 23 tháng 5. Poirot im lặng một lát, cất tiếng ho và ra hiệu cho tôi ghi: 23-5. Ông Renauld cãi nhau với con trai vì anh ta muốn cưới Marthe Daubreuil. Jack Renauld đi Paris. 24-5. Ông Renauld viết lại di chúc, để cho vợ quyền hoàn toàn sử dụng tài sản. 7-6. Cãi nhau với tên du đãng trong vườn có Marthe Daubreuil chứng kiến. Bức thư viết cho ông Hercule Poirot yêu cầu giúp đỡ. Bức điện gởi cho Jack Renauld ra lệnh cho Jack đáptàu đi Buenos Aires. Anh lái xe Masters được nghỉ phép và cho về nhà. Một cô gái nào đó đến thăm Renauld vào buổi tối. Khi tiễn cô ta, Renauld nói: Được, được, nhưng lạy Chúa, bây giờ cô về đi… Poirot im lặng một lát. - Thế đấy, Hastings ạ, anh hãy xem xét mọi sự kiện có trình tự, suy nghĩ kỹ về những sự kiện đó, tách riêng từng sự kiện và liên kết chúng lại với nhau và anh có thấy vụ án này dưới ánh sáng mới không? Tôi hết lòng cố gắng thực hiện điều Poirot nói. Sau một vài phút tôi bắt đầu không được tin tưởng lắm. - Về điểm thứ nhất thì vấn đề có lẽ là ở chỗ đó, cái gì là nguyên nhân làm ông Renauld thay đổi mạnh nhưthế? Sự dọa tố giác hay là sự say mê bà Daubreuil? - Nhất định là sự dọa tố giác. Anh đã nghe Stonor nói về tính cách và thói quen của ông ta. - Bà Renauld không xác nhận quan điểm đó - tôi phản đối. - Chúng ta đã thấy rằng không thể trông đợi vào sựxác nhận của bà Renauld một chút nào. Trong vấn đềnày chúng ta phải tin Stonor. - Dù sao đi nữa, nếu ông Renauld có quan hệ thân tình với người phụ nữ có tên là Bella thì không thểxảy ra và không tự nhiên trong việc ông ta có thể yêu bà Daubreuil. - Đồng ý, Hastings, không có gì không tự nhiên. Nhưng có đúng thế không? - Còn bức thư, Poirot ạ, anh quên bức thư. - Không, tôi không quên. Nhưng tại sao anh nghĩ rằng bức thư gửi cho ông Renauld? - Bởi vì nó được tìm thấy trong túi áo của ông ta và… - Và hết - Poirot ngắt lời tôi - Trong thư không nhắc đến một cái tên nào cho thấy nó gởi cho ai. Chúng ta đã giả định rằng nó thuộc về người chết, bởi vì nó ởtrong túi áo người đó. Nhưng, bạn thân mến, có cái gì đó trong cái áo này tôi thấy không bình thường. Tôi đã đo áo và nói rằng áo quá dài so với ông Renauld. Nhận xét đó phải làm anh suy nghĩ chứ. - Tôi nghĩ rằng anh chỉ nói điều đó vậy thôi - tôi thú nhận. - Thật là một ý nghĩ kỳ lạ! Sau này anh đã theo dõi tôi đo cái áo khoác của Jack Renauld. Thì ra chiếc áo này quá ngắn đối với anh ta. Hãy đối chiếu hai sựkiện này với sự kiện thứ ba, đó chính là việc Jack Renauld đi Paris trong tình huống lúc ra khỏi nhà rất vội vã, và anh hãy rút ra kết luận của xem. - Tôi bắt đầu đóan ra - tôi nói chậm rãi - Bức thư là viết cho Jack Renauld, chứ không phải cho Paul Renauld. Trong lúc vội vã và hồi hộp anh ta đã lấy nhằm áo khoác. Poirot gật đầu: - Đúng! Chúng ta có thể quay lại vấn đề này sau. Lúc này ta tạm bằng lòng với giả thiết cho rằng, bức thưkhông có quen hệ gì đến ông Renauld và chuyển sang điểm tiếp theo. - “23-5 - tôi đọc - Ông Renauld cãi nhau với con trai vì con trai muốn cưới Marthe Daubreuil. Jack Renauld đi Paris”. Tôi không thấy có thể rút ra điều gì ở đây. Sự thay đổi di chúc cũng có vẻ hoàn toàn hợp lý. Đó là kết quả trực tiếp của việc cãi nhau. - Ý kiến của chúng ta trùng hợp nhau, anh bạn thân mến, ít ra là về nguyên nhân. Nhưng anh nói gì vềđộng cơ thực sự là cơ sở của hành động nói trên của ông Renauld? Tôi trợn tròn mắt vì ngạc nhiên: - Lẽ tất nhiên là sự tức giận con trai. - Dù sao thì ông ta cũng đã viết cho con trai ở Paris những bức thư nồng thắm. - Jack Renauld nói thế, nhưng anh ta không thể cho xem những thứ đó. - Được, ta hãy để cái đó lại. - Bây giờ chúng ta phải sang ngày xảy ra tấn bi kịch. Anh đã sắp xếp các sự kiện xảy ra buổi sáng theo một trật tự xác định. Anh giải thích thế nào về những chuyện đó? - Tôi thấy rõ là bức thư viết cho tôi được gởi đi cùng lúc với bức điện dành cho Jack. Masters được cho biết là anh ta có thể nghỉ phép ngay sau đó. Theo tôi, việc cãi nhau với tên du đãng xảy ra trước các sựkiện này. - Tôi không nghĩ rằng anh có thể khẳng định điều này nếu không hỏi rõ thêm cô Daubreuil về những điều đó. - Việc này chẳng cần. Tôi tin như vậy. Và nếu anh không hiểu điều này thì anh không hiểu gì cả, Hastings ạ. Tôi bực mình nhìn Poirot một phút: - Tất nhiên! Tôi là thằng ngốc. Nếu tên du đãng là Georges Conneau thì chính sau cuộc nói chuyện với Conneau, ông Renauld cảm thấy sự nguy hiểm. Ông ta cho người lái xe nghỉ phép vì nghĩ rằng anh ta đãbị mua chuộc, ông ta đã gởi điện cho con trai và gởi thư cho anh. Nụ cười nửa miệng hiện ra trên môi Poirot. - Anh không cảm thấy kỳ lạ việc ông ta sử dụng trong bức thư chính những cách nói mà bà Renauld sau đó đã sử dụng trong các lời khai của mình ư? Nếu việc nhắc đến Santiago là sự lừa dối thì ông Renauld nói đến điều đó để làm gì và ngoài ra lại sai con đến đó? - Tôi công nhận điều đó là khó hiểu, nhưng có lẽ sau này chúng ta sẽ tìm được cách giải thích nào đó cho việc này. Bây giờ chúng ta chuyển sang buổi tối có một cô tiểu thư bí ẩn nào đó đến thăm ông Renauld. Tôi thú nhận là, nếu trong thực tế người đó không phải là bà Daubreuil như bà Francoise khẳng định, thì điều đó đặt tôi vào thế bí. Poirot lắc đầu: - Này anh bạn, những ý nghĩ của anh chập chờn nơi đâu? Hãy nhớ lại mẩu ngân phiếu và việc Stonor có quen cái tên “Bella Duveen”. Tôi nghĩ có thể xem Bella Duveen là tên họ của người viết thư cho Jack mà ta chưa rõ và chính cô ta đã thăm biệt thưGienevieve đêm hôm đó. Cô ta định gặp Jack, hay ngay từ đầu đã nghĩ đến việc nói chuyện với bố anh ta, chúng ta không biết, nhưng tôi nghĩ, chúng ta có thể giả định rằng điều sau đó đã xảy ra. Cô ta nêu yêu cầu gặp Jack, có thể cô đã đưa cho xem cảnhững thư mà Jack viết cho cô và người cha định đúttiền bằng cách viết cho cô một ngân phiếu. Bella phẫn nộ xé tấm ngân phiếu. Bức thư của cô chan chứa tình yêu chân thành và có lẽ món tiền được đềnghị làm cô rất bực mình. Cuối cùng, ông Renauld đãthoát khỏi cô ta và ở đây câu nói của ông có ý nghĩađặc biệt. - “Được, được. Nhưng lạy Chúa, bây giờ cô về đi”. - tôi nhắc - Theo tôi, trong câu nói đó có chứa đụng một sự bực tức nhẹ, nhưng chỉ thế thôi. - Như vậy cũng đủ rồi. Ông Renauld đã nổi cáu. Ông ta muốn cô gái về ngay. Tại sao? Không phải tại cuộc nói chuyện không thú vị, mà bởi vì ông ta vội, thời gian rất quý đối với ông ta… - Nhưng tại sao chứ? - tôi phân vân hỏi. - Tại sao à? Ta thử cùng nhau đoán điều đó. Hãy nhớđến chiếc đồng hồ đeo tay. Có ai đã vặn chiếc đồng hồ nhanh lên hai giờ. Điều đó lại một lần nữa chứng tỏ rằng thời gian đóng một vai trò rất quan trọng trong vụ án này. Như vậy, Bella Duveen ra về lúc 10 giờ 30. Lúc này chúng ta đã tiến đến ngay gần tấn bi kịch mà theo tôi, có lẽ xảy ra ở quãng nào đấy trước lúc nửa đêm. Điều đó rút ra từ việc đối chiếu tờ khai của bà Renauld và sự chứng thực của chiếc đồng hồđeo tay. Chúng ta đã xem xét mọi sự kiện xảy ra trước vụ giết người. Nhưng còn một sự kiện vẫn chưa được tính tới - đó là cái chết của tên du đãng. Theo sự xác nhận của bác sĩ khám nghiệm tử thi, người này bị chết ít nhất 48 giờ trước đó và tối đa là 62 giờ. Dựa trên cơsở đó và các sự kiện mà chúng ta đã thảo luận, tôi rút ra kết luận là tên du đãng chết sáng ngày 7-6. Bị sửng sốt, tôi nhìn Poirot chằm chặp. - Tôi không hiểu gì cả. Anh đã tính toán điều này nhưthế nào? - Bởi vì chỉ có như vậy mới có thể giải thích một cách lôgic trình tự của các sự kiện. Anh bạn thân mến, tôi dẫn anh đi từng bước. Chẳng lẽ bây giờ anh không nhìn thấy một điều hết sức rõ ràng như vậy sao? - Poirot thân mến, tôi chả thấy có gì là sáng tỏ cả. Trong thực tế, tôi nghĩ rằng tôi đã hiểu một điều gì đó, nhưng bây giờ tôi lại hết sức lơ mơ. Lạy Chúa, anh hãy nói xem ai đã giết ông Renauld? - Điều đó bản thân tôi hiện nay cũng chưa biết đíchxác. - Nhưng anh đã nói rằng anh thấy mọi chuyện đều sáng tỏ kia mà. - Chúng ta không hiểu nhau. Đừng quên rằng chúng ta đang điều tra hai vụ án, trong vụ thứ nhất chúng ta đã có xác chết. Chà, đừng nổi giận. Tôi sẽ giải thích tất cả. Chúng ta còn quên chiếc hố mới đào trên sân gôn. Nhưng trước hết chúng ta hãy xem ba thời điểm khi ông Renauld bộc lộ sự thay đổi rõ rật trong lời nói và hành vi. Lần đầu tiên xảy ra ngay sau khi ông ta đến Merlinville, lần thứ hai sau khi cãi nhau với con trai, lần thứ ba sáng ngày 7-6. Bây giờ nói vềnguyên nhân. Cbu1ng ta có thể cho nguyên nhân đều là việc gặp bà Daubreuil. Nguyên nhân thứ hai liên quan đến bà ta, bởi vì nó đụng chạm đến sự kết hôn của con trai ông Renauld và con gái bà ta. Nguyên nhân thứ ba chúng ta còn chưa biết. Chúng ta phải vạch ra một cách lôgic. Bây giờ, bạn thân mến, cho phép tôi đặt câu hỏi: theo anh ai âm mưu thực hiện vụ án? - Georges Conneau - tôi nói không được tin tưởng và rụt rè nhìn Poirot. - Hoàn toàn đúng. Hãy nhớ lại tiền đề của Giraud: người phụ nữ có thể nói dối vì bản thân, vì người đànông mà mình yêu và vì con. Bởi vì chúng ta tin rằng chính Georges Conneau đặt ra cho bà Renauld câu chuyện về những người rậm râu và bởi vì Georges Conneau không phải là Jack Renauld, chúng ta loại ra trường hợp thứ ba. Và, thừa nhận người đặt kếhoạch thực hiện tội ác là Georges Conneau, chúng ta phải loại trừ trường hợp thứ nhất theo cách lập luậnở trên. Như vậy chúng ta phải giả định điều thứ hai - bà Renauld nói dối vì người đàn ông mà bà ta yêu, nói cách khác là vì Georges Conneau. Anh đồng ý chứ? - Đúng - tôi công nhận - điều này có vẻ tương đối lôgic. - Tốt. Bà Renauld yêu Georges Conneau. Vậy Georges Conneau là ai? - Tên du đãng. - Anh có chứng cứ gì nói rằng bà Renauld yêu tên du đãng không? - Không, nhưng… - Rất tốt. Nhưng đừng bám vào những lý thuyết không được sự kiện thực tế khẳng định. Thay vào đó, hãy tự hỏi mình xem liệu bà Renauld yêu ai. Tôi bối rối lắc đầu. - Trời ơi, anh biết rõ mà. Thế bà Renauld yêu ai mạnh đến mức khi nhìn thấy xác người ấy bà đã bất tỉnh nhân sự? Tôi lúng túng nhìn Poirot. - Bà ta yêu chồng mình? - tôi thở dài. Poirot gật đầu: - Bà ta yêu chồng mình hoặc Georges Conneau, anh muốn gọi thế nào thì gọi. - Nhưng không thể như vậy được! - Tại sao lại không thể? Chẳng phải chúng ta đã xác định là chỉ có bà Daubreuil mới có thể dọa tố giác Georges Conneau là gì? - Đúng, nhưng… - Và chẳng phải là bà ta đã dọa tố giác ông Renauld tương đối có hiệu quả sao? - Điều đó hoàn toán đúng, nhưng… - Và chẳng phải là sự thật việc chúng ta không biết tý gì về thời thanh niên và việc giáo dục ông Renauld sao? Và cả việc ông ta xuất hiện bất ngờ trên sân khấu như một người Canada gốc Pháp đúng 22 nămtrước đây? - tất cả đúng là như vậy - tôi nói chắc chắn hơn - nhưng tôi cảm thấy rằng anh đã bỏ qua một chi tiết nổi bật. - Chi tiết gì, anh bạn? - Còn sao nữa, chúng ta đã xác định rằng Georges Conneau mưu tính tội ác này. Việc này dẫn chúng ta đến sự khẳng định nực cười là ông ta mưu tính việc giết mình! - Chính thế, anh bạn ạ - Poirot điềm tĩnh nói - Ông ta đã làm chính điều đó. CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT HERCULEPOIROT NÊU Ý KIẾN Poirot bắt đầu giải thích bằng giọng đều đều: - Anh bạn thân mến, anh cảm thấy kỳ lạ là con người đã phải đặt kế hoạch giết bản thân mình. Thật hết sức lạ lùng là anh thích tưởng lầm chuyện tưởng tượng là chân lý và lại quay trở lại câu chuyện giết người vì ghen tuông, câu chuyện thực là không tưởng gấp mười lần. Đúng là ông Renauld đã mưu tính cái chết của bản thân, nhưng ở đây có một chi tiết nhỏ có lẽanh chưa nắm được: ông ta không định chết. Tôi phân vân lắc đầu. - Trong thực tế tất cả những cái đó đơn giản hơn - Poirot tiếp tục một cách hiền từ - Bởi vì đối với vụán mà Renauld dự tính không cần có kẻ giết người, như tôi đã nói với anh, chỉ cần có xác chết. Nào, chúng ta hãy khôi phục lại các sự kiện, nhưng bây giờ dưới một góc độ khác. Georges Conneau chạy trốn công lý sang Canada. Ởđây với cái tên mới, Conneau cưới vợ và cuối cùng có một cơ nghiệp lớn ở Nam Mỹ. Nhưng ông ta thấy nhớ tổ quốc. Hai mươi năm đã trôi qua, hình dạng bên ngoài của ông ta đã thay đổi nhiều. Ngoài ra, bây giờ ông ta đã có địa vị cao đến nỗi vị tất đã có ai dám gắn tên ông ta với tên của một kẻ phạm tội chạy trốn công lý nhiều năm trước đây. Ông ta tin rằng có thểhoàn toàn yên tâm trở về. Conneau chọn nơi sống chủ yếu của mình là nước Anh. Sau đó quyết định mùa hè sống ở Pháp. Và một trường hợp đen đủi, công lý tối cao quyết định số phận con người và không cho bất kỳ ai tránh khỏi bị trừng phạt vì điều đã làm, đưa ông ta trở về Merlinville. Và tại đây, trên đường đi của ông ta đã xuất hiện một người duy nhất trong toàn nước Pháp có thể nhận ra ông ta. Chính việc xây dựng sân gôn tại miền biển yên tĩnh này đãlàm bà Daubreuil, người láng giềng bí ẩn, chú ý. Một nhà triệu phú hào hoa phong nhã xuất hiện ở đây mới vài ba tháng, lại ham thú chơi gôn, đã khơi dậy trong ký ức bị chôn vùi của bà ta hình ảnh một người mà bà đã từng quen biết và gần gũi từ hồi bà còn là “phu nhân Beldory trẻ đẹp và lãng mạn”. Bà Daubreuil đãdễ dàng nhận ra người tình cũ Conneau của mình chính là nhà triệu phú chịu chơi ở ngay cạnh biệt thựcủa bà ta… Lẽ tất nhiên cuộc gặp gỡ này mở ra cho bà Daubreuil khả năng nhận được tiền của ông Renauld. Và bà ta lập tức tận dụng cơ hội này. Renauld hoàn toàn chịu sự chi phối của bà ta. Nhưng ở đây lại xảy ra điều không thể tránh khỏi. Jack Renauld yêu cô gái xinh đẹp hầu như gặp mặt hàng ngày. Anh ta quyết định lấy cô gái. Cha anh nổi giận. Ông sẵn sàng bằng bất kỳ giá nào cũng phải ngăn ngừa việc con trai cưới con gái của kẻ độc ác này. Jack Renauld không biết gì về quá khứ của bốnhưng bà Renauld thì biết tất cả. Bà là người phụ nữcó tính cách cứng rắn và hết sức chung thủy với chồng. Họ trao đổi với nhau. Renauld thấy chỉ có một con đường giải thoát là “chết”. Ông ta phải trởthành một người “đã chết” và bắt đầu lại từ đầu dưới một cái tên khác, ở một nước khác, còn bà Renauld, sau khi đóng vai trò người đàn bà góa một thời gian có thể “lấy” ông ta. Cần làm sao để cho bà ta nắm được quyền kiểm soát tiền nong và ông Renauld đãviết lại di chúc. Bằng cách nào họ kiếm được xác chết thì tôi không hiểu: ăn cắp xác chết của những sinh viên học giải phẫu, làm cho xác chết biến dạng đến mức không nhận ra được hay cái gì đó đại loại thế. Nhưng khi họ lập kế hoạch thì xảy ra một trường hợp tiếp tay cho họ. Một tên du đãng bẩn thỉu, dữtợn, hay cãi lộn đột nhập vào vườn nhà họ. Renauld cố đuổi hắn ra, nhưng bỗng nhiên một cơn động kinh làm hắn ngã lăn ra đất và chết. Ông Renauld gọi vợ. Hai người kéo xác chết vào cái kho nhỏ. Chúng ta biết rằng trường hợp xảy ra ngay bên cạnh kho. Vợchồng Renauld hiểu rằng họ gặp được trường hợp may mắn làm sao. Tên du đãng có bộ mặt không giống ông Renauld chút nào, nhưng có thân hình tương tự. Thế cũng đủ rồi. Tôi hình dung là họ ngồi trên chiếc ghế dài này, nơi những người trong nhà không thể nghe lỏm được và họ xây dựng kế hoạch. Lập tức họ nảy ra ý định. Việc nhận dạng phải được thực hiện chỉ dựa trên lời khai của bà Renauld. Jack Renauld và người lái xe đãlàm cho nhà Renauld hai năm phải đi xa nơi này. Còn mấy người Pháp giúp việc trong nhà vị tất đãdám đến gần xác chết. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào ông Renauld cũng có ý định thi hành các biện pháp để đánh lừa bất kỳ ai không chú ý đến các chi tiết. Masters được cho đi nghỉ phép. Jack nhận được điện đi Buenos Aires, hơn nữa địa điểm này được chọn để làm cho toàn bộ câu chuyện mà ông Renauld quyết định dựa vào có vẻ như thật. Ông ta nghe nói về tôi như một thám tử đứng tuổi nào đókhông xác định và ông ta đã gửi thư yêu cầu tôi giúp đỡ, vì biết rằng khi tôi đến và đưa bức thư này ra, bức thư sẽ gây cho ông dự thẩm một ấn tượng mạnh mẽ, và nhân tiện nói thêm, điều này đã xảy ra. Họ lấy bộ quần áo của ông Renauld mặc cho người chết, còn bộ quần áo rách thì để trong nhà kho cạnh cửa ra vào, không định mang vào nhà. Sau đó để làm cho lời kể của bà Renauld giống sự thật hơn, họ đâmcon dao bằng sắt máy bay vào tim người chết. Đêmhôm sau, Renauld-cha phải trói vợ và nhét giẻ vào mồm, sau đó lấy xẻng vùi xác chết xuống một nơi trên sân gôn mà ông ta biết là sẽ đào một boong-ke. Điều quan trọng là làm sao xác chết sớm được phát hiện. Bà Daubreuil không thể có chút nghi ngờ nào. Sau đó Renauld mặc quần áo của người chết và lỉnh ra ga rồi đi chuyến tàu lúc 12 giờ 10 phút. Bởi vì sựcố theo giả định sẽ xảy ra sau đó 2 giờ, nên ông ta không thể bị nghi ngờ chút nào. Bây giờ thì anh hiểu sự nổi nóng của ông ta do cuộc viếng thăm không đúng lúc của cô gái Bella gây ra. Mỗi phút chậm trễ là rất tai hại đối với kế hoạch của ông ta. Dù sao thì ông ta cũng thoát khỏi cô gái một cách tương đối nhanh. Bây giờ bắt tay vào việc thôi. Ông ta để cửa vào hơi mở để tạo ra ấn tượng là hung thủ ra bằng đường này. Sau đó trói chặt bà Renauld để sữa chữa sai lầm của hai mươi năm trước, khi sợi dây trói không chặt đã làm cho người ta nghi người đàn bà tòng phạm của ông ta. Nhét giẻ vào mồm bà Renauld và đi khỏi sau khi đã mớm trước lời khai, vềcơ bản cũng giống hệt như ông đã nghĩ ra trước đây, bằng việc đó xác nhận sức cản vô ý thức của đầu óc độc đáo. Đêm mát mẻ và ông ta khoác chiếc áo ngoài với dự định sẽ ném xuống huyệt cùng với người chết. Ông ta trèo ra qua cửa sổ và tụt xuống theo thân cây, cẩn thận san phẳng luống hoa và bằng cách đó đã tạo ra những chứng cứ hoàn toàn xác định chống lại bản thân. Ông ta đi ra sân chơi gôn, bắt đầu đào và lúcấy… - Sao? - Và khi ấy - Poirot nhắc lại vẻ u sầu - công lý mà ông ta chạy trốn đã quá lâu đã tóm được ông ta. Một bàn tay chưa rõ nào đó đã đâm ông ta vào lưng… Và bây giờ, Hastings, anh sẽ hiểu tôi muốn nói gì khi nói đến hai tội ác. Tội ác thứ nhất đã được phát hiện. Đólà tội mà ông Renauld rất tự tin yêu cầu chúng ta điều tra. Ở đây, ông ta đã phạm một sai lầm cực kỳ lớn! Ông ta đã không đánh giá đúng Hercule Poirot. Nhưng đằng sau tội này là một nhiệm vụ phức tạp hơn - tìm ra kẻ đã giết ông Renauld. Và việc này giải quyết rất khó, bởi vì kẻ giết người đã suy luận thông minh, hài lòng với việc sử dụng những thứ mà ông Renauld đã chuẩn bị. Đây là một câu chuyện rắc rối và bí ẩn cần được gỡ ra. Một nhân viên trẻ nhưGiraud, một người hoàn toàn không dựa vào tâm lý, có lẽ hầu như sẽ thất bại. - Poirot, anh thật kỳ lạ - tôi nói vẻ thán phúc - Hoàn toàn kỳ lạ. Không một người nào trên trái đất này ngoài anh có thể đoán ra mọi điều như vậy. Tôi nghĩ rằng anh sẽ thích lời khen của tôi. Lần đầu tiên trong đời anh tỏ ra như xấu hổ. - Chà, bây giờ anh không định coi khinh lão già đángthương Poirot rồi chứ? Anh phải trả lại cho tôi sựkính trọng mà gần đây anh đã dành cho con-người chó-săn chứ? Tên lóng mà Poirot đặt cho Giraud bao giờ cũngbuộc tôi phải bật cười - Không nghi ngờ gì nữa. Anh đã thắng Giraud rất đẹp. - Giraud đáng thương - Poirot nói với sự thông cảm chân thành - Lẽ tất nhiên không thể coi sai lầm của ông ta là ngu ngốc. Ông ta đã đôi lần không gặp may, sợi tóc đen quấn quanh đuôi dao chẳng hạn. Nó đãlàm ông ta đi lầm đường. - Poirot, nói thật - tôi thú nhận - đến nay tôi vẫn chưa hiểu đó là sợi tóc của ai? - Của bà Renauld, tất nhiên. Ông ta không gặp may với sợi tóc của bà ta. Tóc của bà ta trước khi chồng bị giết là tóc đen có điểm những sợi bạc, còn sau đóhầu như hoàn toàn bạc trắng. Vì thế trên chuôi dao có thể có cả sợi tóc bạc của bà ta - và khi đó Giraud không thể có cách nào tự nói với mình rằng đó là tóc của Jack Renauld. Đó là tất cả các mắc mớ của một sợi dây xích. Sự thật bao giờ cũng phải phù hợp với sự phỏng đoán. Phải chăng Giraud không tìm ra dấu vết của hai người trong nhà kho, một đàn ông và một đàn bà? Và cái đó phù hợp như thế nào với sự“phỏng đoán” của ông ta về vụ án? Tôi nói với anh: không phù hợp chút nào và vì thế chúng ta không nghe thấy nói đến chúng nữa. Tôi hỏi anh: phải chăngđó là cách làm việc lôgic? Ngài Giraud vĩ đại! Ngài Giraud vĩ đại chỉ là quả bóng cao su để chơi được thổi bằng tầm quan trọng của bản thân mình. Nhưng Hercule Poirot, người mà anh ta coi khinh, sẽ là chiếc kim nhỏ chọc thủng quả bóng thổi căng này, rồi anh xem. Và anh làm một cử chỉ đầy kiêu hãnh. Sau đó anh bình tĩnh trở lại và tiếp tục: - Rõ ràng là khi bà Renauld hồi tỉnh, bà ấy sẽ lên tiếng. Bà ta không bao giờ nghĩ rằng có khả năng con trai bà có thể bị buộc tội giết người. Mà làm sao có thể xảy ra điều đó được khi bà ta tin rằng con mình đáp tàu Aurora một cách thuận lợi? Đó chính là người phụ nữ đấy, Hastings ạ! Kiên cường làm sao! Tự chủ làm sao! Bà ta chỉ phạm mỗi một sai lầm. Khi con trai bất ngờ trở về, bà ta đã nói: “Bây giờ điều đókhông có ý nghĩa gì!”. Và không ai nhận thấy, không ai đánh giá đúng ý nghĩa của những từ này. Bà ta là một người đàn bà đáng thương phải đóng một vai trò khủng khiếp làm sao. Hãy tưởng tượng sự xúc động mạnh của bà ta khi đã nhận diện xác chết và trái với điều chờ đợi, bà ta nhìn thấy xác chết của người chồng mà bà nghĩ rằng hiện đã ở cách đây hàng trămdặm. Bà ta bất tỉnh nhân sự và điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhưng từ giây phút đó, mặc dù có nỗi buồn và sự thất vọng, bà ta đã đóng vai của mình một cách tin tưởng làm sao và đồng thời cũngđau khổ biết là chừng nào! Bà ta không thể nói một lời nào để hướng chúng ta đi theo dấu vết của những kẻ giết người thật sự. Vì con trai, bà ta phải im lặng để không ai biết rằng: Paul Renauld là Georges Conneau, kẻ phạm tội. Đòn kết thúc khốc liệt nhất là việc bà ta công khai thừa nhận rằng bà Daubreuil là tình nhân của chồng bà bởi vì một sự ám chỉ đến việc dọa tố giác có thể là vô cùng nguy hại đối với điều bí mật của bà. Bà ta thông minh làm sao khi thoát khỏi viên dự thẩm lúc ông ấy hỏi rằng liệu trong quá khứchồng bà có điều gì bí mật không. “Thưa ông dựthẩm, tôi tin là không làm gì có chuyện lãng mạn nhưthế!”. Điều đó thật là tuyệt vời, một giọng nói khoan dung, một sự ám chỉ đến một sự chế nhạo buồn rầu. Lập tức dự thẩm viên Hautet cảm thấy mình ngu ngốc và mất tự nhiên. Đúng là một người đàn bà tuyệt vời. Mặc dù bà ta yêu kẻ phạm tội, bà ta làm việc đó một cách cao thượng. Poirot đắm mình trong suy tư. - Poirot, còn một vấn đề nữa là tại sao cần đến mẩuống chì? - Để làm biến dạng bộ mặt tên du đãng đến mức không nhận ra được. Vật tìm thấy đầu tiên này đãhướng tôi đi đúng đường. Còn tên đần độn Giraud kia chỉ bò ngang bò dọc tìm các que diêm. Chẳng phải tôi đã nói với anh rằng, bằng chứng hay tang vật dài hai cm không kém giá trị chút nào so với tang vật dài hai mét là gì? - Chà, bây giờ Giraud sẽ hát giọng khác - tôi vội vã nhận xét để lái câu chuyện khỏi những sai sót của bản thân. - Chưa chắc! Nếu ông ta thu được tang vật bằng phương pháp không đúng, thì anh ta cũng không nghĩ đến chuyện cắn rứt lương tâm. - Nhưng, rõ ràng… - tôi ngừng lại vì thấy Poirot đangđăm chiêu suy nghĩ. - Hastings, anh thấy rằng bây giờ chúng ta phải bắt đầu tất cả từ đầu. Ai giết Paul Renauld? Một người nào đó, một người có mặt gần biệt thự đúng lúc gần 12 giờ đêm hôm ấy, một người nào đó có lợi do cái chết của Paul Renauld đem lại. Những tiền đề này rất thích hợp với Jack Renauld. Không nhất thiết là tội trạng phải được trù tính từ trước. Và sau đó, con dao… - Lẽ tất nhiên - tôi nói - Con dao mà chúng ta phát hiện thấy ở trên ngực tên du đãng là của bà Renauld. - Nhưng nếu thế phải có hai con dao. - Nhất định thế, và bởi vì chúng giống nhau, nên có thể giả định là cả hai đều của Jack Renauld. Nhưng điều này không làm tôi lo lắng. Về việc này tôi có một ý nhỏ. Không, lời buộc tội nghiêm trọng nhất rơi vào Jack - lời buộc tội về mặt tâm lý - là tính di truyền, anh bạn ạ, là tính di truyền! “Giỏ nhà ai quai nhà nấy” mà! Jack Renauld rốt cuộc là con của Georges Conneau. - Thế còn cái ý nhỏ mà anh vừa nhắc tới là gì thế? - tôi hỏi. Thay cho câu trả lời, Poirot nhìn chiếc đồng hồ củhành của mình và sau đó nói: - Mấy giờ thì chuyến tàu thủy ban ngày cuối cùng rời Calais nhỉ? - Theo tôi gần 5 giờ. - Thế thì hoàn toàn thích hợp. Chúng ta vừa kịp. - Thế chúng ta đi Anh sao? - Đúng, anh bạn ạ. - Để làm gì? - Tìm nhân chứng có thể có. - Ai? Với nụ cười tương đối kỳ lạ, Poirot trả lời: - Cô Bella Duveen. - Nhưng làm sao anh tìm được cô ta. Anh biết gì vềcô ta? - Tôi chưa biết gì về cô tả cả, nhưng tôi đoán ra nhiều điều. Chúng ta có thể nói một cách tin tưởng rằng, cô ta tên là Bella Duveen bởi vì cái tên này Stonor hơi quen. Rõ ràng không phải liên quan đến gia đìnhRenauld, rất có thể cô ta có quan hệ với sân khấu. Jack Renauld là thanh niên có nhiều tiền, anh ta mới 20 tuổi. Tôi tin rằng sân khấu là nơi xảy ra mối tình đầu của anh ta. Ý định của ông Renauld muốn thoát khỏi cô gái bằng tờ ngân phiếu đã nói lên điều đó. Tôi nghĩ rằng nhất định sẽ tìm thấy cô ta, nhất là nhờcái này. Và Poirot lấy ra tấm ảnh mà anh lấy được trong phòng Jack Renauld. Dòng chữ “Bella thân tặng” đãđược viết chéo sau tấm ảnh, nhưng điều đó không làm tôi chú ý. Không phải giống như in, nhưng dù sao cũng là giống. Tôi cảm thấy lạnh người, dường nhưmột tai họa không thể hiểu được đã đổ lên đầu tôi. Đó là bộ mặt của Cinderella. CHƯƠNG HAI MƯƠI HAI TÔI GẶP TÌNH YÊU Trong một hai khoảnh khắc, tôi ngồi không động đậy, dường như bị tê cóng. Bức ảnh cứng đờ trong tay tôi. Sau đó, tập trung tất cả lòng dũng cảm để tỏ ra bình tĩnh, tôi đưa tấm ảnh trả lại Poirot. Đồng thời tôi nhìn nhanh Poirot. Liệu anh có nhận thấy điều đó không? Nhưng, tôi nhẹ cả người, anh dường như chẳng chú ý gì đến tôi. Hành vi khác thường của tôi có lẽ anh không hề nhận thấy. Poirot vội vàng đứng dậy: - Chúng ta không thể để mất thời gian. Chúng ta phải lên đường càng nhanh càng tốt. Thời tiết thuận lợi, biển sẽ lặng. Trong lúc vội vã chuẩn bị lên đường, tôi chẳng có thời gian để suy nghĩ, nhưng khi bước lên boong tàu và tin rằng Poirot không chú ý đến mình - anh, nhưmọi khi, vẫn đang vận dụng vào thực tế phương pháp Lavoidier yêu thích của mình - tôi bắt tay vào phân tích sự kiện một cách điềm tĩnh. Liệu Poirot có biết nhiều không? Anh có biết rằng cô bạn quen của tôi trên tàu hỏa và Belle Duveen là một người? Anh đã đến khách sạn du Phase để làm gì? Có lẽ là anh lo lắng về tôi? Hay là tôi nhầm và anh đến khách sạn vì mục đích khác? Trong bất kỳ trường hợp nào cũng vậy, tại sao anh cốsức tìm cô gái này? Liệu anh có nghĩ là cô ta nhìn thấy Jack Renauld thực hiện tội ác không? Hay là anh nghi bản thân cô ta, một điều hoàn toàn không thể có được. Cô gái không có ác ý chống lại Renauld, không có nguyên cớ gì để chống lại ông ta hết. Cái gì đã dẫn cô đến nơi xảy ra vụ án? Tôi cẩn thận phân loại, sắp xếp mọi sự kiện. Có lẽ cô ta xuống tàu ởCalais, nơi tôi và cô chia tay nhau hôm đó. Chẳng có gì lạ là tôi không tìm thấy cô ta trên tàu thủy. Nếu như cô ăn trưa ở Calais và sau đó đáp xe hỏa đi Merlinville, cô có thể đến biệt thự Gienevieve đúng vào lúc mà bà Francoise nói đến. Cô đã làm gì khi ra khỏi nhà, ngay sau 10 giờ đêm? Có thể giả định rằng cô đến khách sạn hoặc trở về Calais. Còn sau đó? Tấn thảm kịch xảy ra vào đêm thứ hai rạng ngày thứba. Sáng ngày thứ năm cô lại có mặt ở Merlinville. Nói chung, liệu cô có rời khỏi nước Pháp không? Tôi rất nghi ngờ về điều này. Điều gì đã giữ chân cô lại đây? Hy vọng gặp Jack Renauld? Tôi đã nói với cô ta, như lúc đó bản thân chúng tôi cũng nghĩ thế, rằng Jack Renauld đang ở ngoài biển trên đường đi Buenos -Aires. Có thể cô ta biết rằng chiếc tàu thủy Aurora không lên đường. Nhưng để biết được điều đó, cô ta phải gặp Jack. Liệu có phải hiện nay Poirot đang muốn biết điều này? Liệu có phải Jack Renauld quay về để chứng kiến Marthe Daubreuil đối mặt với Bella Duveen, người mà anh ta nhẫn tâm vứt bỏkhông? Trước mắt tôi lóe lên ánh sáng yếu ớt. Nếu trong thực tế câu chuyện đã diễn ra như vậy thì Jack có thểcó tình trạng ngoại phạm mà anh ta cần. Và dù sao, trong những hoàn cảnh như vậy, sự im lặng của anh ta thật là khó giải thích. Tại sao anh ta không mạnh dạn kể lại mọi chuyện? Hay là anh ta sợ mối tình trước đây của mình đến tai Marthe Daubreuil? Tôi lắc đầu phủ định. Việc anh ta say mê Bella Duveen chắc chỉ tạm thời và không nghiêm túc. Tôi trơ trẽn nghĩ rằng, vị tất con trai một nhà triệu phú lại vì thếmà bị Marthe Daubreuil - một cô gái Pháp không có đồng xu dính túi, một người yêu anh ta cũng cuồng si - khước từ. Sau khi phân tích hết nhẽ, tôi thấy câu chuyện này rắc rối và không rõ ràng. Tôi rất không thú vị gì khi cùng với Poirot tham gia săn lùng cô gái, nhưng tôi không có khả năng nào để tránh được việc đó nếu không nói hết với anh. Mà điều này thì, vì một lý do nhất định, tôi hoàn toàn không muốn làm. Poirot rời tàu thủy lên bờ ở Dover trong trạng thái sảng khoái và tươi cười. Cuộc hành trình tiếp theo của chúng tôi đến London chẳng có chuyện gì đặc biệt. Chúng tôi đến nơi sau 9 giờ và tôi nêu dự kiến: chúng tôi sẽ về phòng ở và sẽ chẳng làm gì cho tới sáng. Nhưng Poirot có kế hoạch khác: - Chúng ta không thể để mất thời gian, anh bạn ạ - anh trả lời xẵng giọng. Tôi không hoàn toàn hiểu diễn biến những lập luận của anh và hỏi thẳng xem anh định tìm cô gái ra sao. - Anh còn nhớ Joseph Aarons, một nhân viên nhà hát không? Không à? Tôi đã có lần giúp anh ta làm sáng tỏ một vấn đề nhỏ liên quan đến một võ sĩ Nhật. Đó là một sự làm quen ngắn ngủi, nhưng thú vị. Tôi sẽnói chuyện với anh về anh ta, khi có dịp. Anh ta rõ ràng là có thể hướng chúng ta đến nơi mà chúng ta có thể tìm thấy cái chúng ta cần tìm. Quá nửa đêm thì chúng tôi tìm được ngài Aarons. Anh ta chào Poirot và cam đoan sẽ vui mừng giúp đỡchúng tôi. - Trên thế gian này ít có những điều mà tôi không biết về nghề diễn viên - anh ta tuyên bố với nụ cười hiền hậu. - Thôi được, anh Aarons, tôi muốn tìm một cô gái tên là Belle Duveen? - Bella Duveen? . Tôi có biết cái tên này, nhưng không thể nhớ lại ngay lập tức cô ta là ai. Thể loại biểu diễn của cô ta là gì nhỉ? - Điều đó thì tôi không biết, nhưng có ảnh của cô ta đây. Aarons nghiên cứu bức ảnh trong một phút, sau đó nét mặt anh ta rạng rỡ hẳn lên. - Tôi nhớ ra rồi - anh ta vỗ tay vào đùi - Tôi thề có Chúa, đó là hai cô gái nhà Dulcibella. """