" Vòng Tròn To, Vòng Tròn Nhỏ 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vòng Tròn To, Vòng Tròn Nhỏ Ebooks Nhóm Zalo Rita là tên thường gọi trong các hoạt động xã hội của Nguyễn Thị Diễm Trang, sinh năm 1988. Tuy tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Marketing, Rita đã rẽ hướng sự nghiệp và trở thành nhân viên công tác xã hội. Từ năm 2008 đến 2020, Rita từng điều phối nhiều dự án/chương trình nhằm bảo vệ môi trường và hỗ trợ các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương như người sống chung với HIV, người khuyết tật, thanh thiếu niên đường phố, cộng đồng LGBTQ, trẻ em nông thôn, v.v.. Hiện nay, Rita đang theo chương trình cao học và đóng góp xây dựng cộng đồng thông qua những trang sách. Tác giả hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Rita.book.life@gmail.com Trang Sách và Trang Đời www.trangsachvatrangdoi.com VÒNG TRÒN TO VÒNG TRÒN NHỎ Tiểu thuyết du ký Chủ đề: Bảo vệ môi trường sốngRita Nguyễn Tác phẩm này xin được dành tặng cho gia đình tôi, đặc biệt là hai người cháu Ti và Ni mà tôi ít có dịp gặp gỡ. Sau là, tôi muốn dành tặng cho ban cố vấn, ban tập huấn, tình nguyện viên, nhân viên xã hội, đối tác và thành viên của các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương mà tôi đã có dịp đồng hành trong các dự án xã hội trong suốt 12 năm qua cùng với nhóm Công tác Xã hội A New Day, mạng lưới Play for Peace Việt Nam, tổ chức Play for Peace tại Hoa Kỳ, Worldwide Orphans Foundation - WWO tại Việt Nam, SeriousFun Children’s Network, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên - ENV, Europejskie Forum Młodzieży tại Ba Lan, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển - DRD, Room to Read tại Việt Nam, Save the Children tại Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng - LIN, Trung Tâm Nghiên Cứu Tư Vấn Công Tác Xã Hội Và Phát Triển Cộng Đồng - SDRC, chương trình Liên minh châu Á vì Hành động cộng đồng - ACCA, Trung tâm Thực hành Công tác Xã hội thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các hội nhóm và tổ chức phi lợi nhuận khác. Cuối cùng, tôi muốn dành tặng tác phẩm này đến những người đã, đang và sẽ quan tâm tới môi trường. VÌ MỘT HÀNH TINH XANH – VÌ MỘT THẾ GIỚI AN BÌNH! LỜI MỞ ĐẦU Tôi và văn chương đã từng có duyên từ rất lâu, nhưng tới tận nửa đời người thì mới thật sự có phận. Sinh ra và lớn lên ở nơi “khỉ ho cò gáy” với bạt ngàn vườn trà và cà phê trải dài tứ phía trên cao nguyên Di Linh, tuổi thơ của tôi là những buổi vui chơi leo đồi núi, tắm suối mương. Lâu lâu, có dịp ra thị xã, tôi được dắt đến hiệu sách để mua vài cuốn sách văn học thiếu nhi. Tôi đã ngấu nghiến đọc sách dưới ánh đèn dầu leo lét trong căn nhà nhỏ trên sườn đồi như một sở thích đến thật tự nhiên. Tới bây giờ, cuốn sách mà tôi vẫn luôn nhớ về là tác phẩm Cò Trắng Vườn Chim của tác giả Kim Hải. Đồng bằng miền Tây Nam bộ hiện ra trong mắt tôi như một khu vườn cổ tích. Thời tiểu học, niềm đam mê ca hát dồi dào kết hợp với cảm xúc tự phát, tôi đã tự sáng tác giai điệu và lời cho vài bài hát về tình bạn, về tuổi thơ mà tôi và cậu em trai cùng nghêu ngao mỗi khi hai chị em “nổi hứng nghệ sĩ”. Thời trung học cơ sở, ở lứa tuổi dậy thì “nhiều nổi loạn”, sở thích “bất bình thường” của tôi là giam mình trong không gian riêng để viết “hồi ký” về cuộc đời mình. Những biến cố gia đình được tôi diễn giải trên giấy trắng học trò được 6 chừng 40 trang thì bỏ lửng. Tự thấy... tương lai mờ mịt và mất phương hướng, tôi không chắc sẽ viết gì tiếp nên dừng lại. Tuy nhiên, việc viết lách thời niên thiếu ấy thật sự giúp ích cho kỹ năng sử dụng ngôn từ sau này. Lên tới trung học phổ thông, trong những giờ học về động cơ hai thì và động cơ bốn thì của môn công nghệ khô khan, mắt tôi nhìn thầy giáo tỏ ra chăm chú nhưng trong đầu đang sắp xếp câu chữ để cho ra đời những bài thơ về kiếp nhân sinh, phận người, và khao khát được tự do vượt qua giới hạn khổ đau của cõi đời. Dẫu có những thành tích nhất định về văn chương ở trường lớp, tôi vẫn chưa bao giờ thấy thỏa mãn với khả năng của mình. Tôi đã chối bỏ tất cả những gì mình đã tạo ra, vậy nên tôi không thể nhớ được bất cứ một bài thơ hay bài văn ngắn nào mình đã từng viết. Thời đại học sống xa nhà, những tháng năm đầu tiếp cận với mạng xã hội Facebook, tôi đã chia sẻ tâm tư suy nghĩ qua những bài thơ và văn tự sự như cách người ta viết blog. Thế nhưng, sự bận rộn khi tham gia các hoạt động xã hội đã cuốn tôi đi thật xa. Tôi viết nhiều nhưng là viết kế hoạch, viết báo cáo, viết bài truyền thông, viết giáo án, v.v.. Ấy vậy mà, ấp ủ viết sách văn học vẫn chưa bao giờ Vòng tròn to vòng tròn nhỏ ngừng chảy trong tim. Tôi đã tự dặn bản thân, nếu lúc nào đó trong đời chính thức viết lách “đàng hoàng”, tôi sẽ viết tác phẩm đầu tiên hướng đến đối tượng thanh thiếu niên và chủ đề về môi trường. Ấy là vì thanh thiếu niên luôn đầy khao khát, ước mơ, hoài bão và mong muốn khám phá cuộc sống. Nếu các bạn trẻ “được kích” đúng và đủ, họ sẽ sẵn sàng hành động vì sự thay đổi tích cực và bền vững hơn 7 cho xã hội; đặc biệt là môi trường sống, tương lai thiết thực của cộng đồng toàn cầu. Ngày hôm nay, tác phẩm mong đợi của tôi đã chính thức hoàn thành, cũng là lúc tôi quyết định đóng góp cho xã hội qua hình thức mới mẻ hơn. Tác phẩm là câu chuyện kể về chuyến hành trình xuyên lục địa của một mảnh ni lông. Trong thế giới giả tưởng ấy, các loài sinh vật và đồ vật đều có ngôn ngữ và tư duy riêng không kém loài người. Ở chương 1 và chương 2, mảnh ni lông tên Ni Lô chia sẻ những trải nghiệm về cuộc sống ở giai đoạn đầu đời tại Việt Nam. Ni Lô trăn trở về kiếp sống bạc bẽo của những loài động vật hoang dã bị đối xử tệ bạc trong một vườn bách thú. Ni Lô hoang mang về sinh mệnh của bản thân khi bị chỉ trích là “kẻ tội đồ” phá hoại môi trường sống. Từ đó, Ni Lô quyết định đi thật nhiều và thật xa nhằm khám phá thế giới và tìm kiếm lời giải thích cho sự tồn tại của chính mình, cũng như vấn nạn ô nhiễm trên trái đất này. Từ chương 3 đến chương 6, Ni Lô kể về hành trình du lịch đến một số quốc gia cùng những nhân vật đồng hành như con người, con bò, con chim, con cá, chiếc ba lô, v.v.. Đồng thời, bằng những gì đã thấy và đã nghe, Ni Lô chia sẻ nhiều thông tin khoa học về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Thái Lan, Ấn Độ, Nepal và Mỹ. Chương cuối “Trở về và chuyển hóa”, Nilo nêu lên câu chuyện nguồn nước bị tàn phá nghiêm trọng đang diễn ra tại biển hồ Tonle Sap ở Campuchia nói riêng và sông Mekong nói chung. Cuối cùng, mảnh ni lông bé nhỏ mong manh, ham học hỏi và đầy trí tuệ ấy đã được tái chế trở thành một vật liệu vô cùng có ý nghĩa cho cuộc 8 sống của người dân Việt Nam thường hay sống chung với lũ. Đó cũng là lúc, mảnh ni lông nhận ra giá trị tồn tại của bản thân trong sự hòa hợp với đồng loại rác thải nhựa. Đó cũng là lúc, chân lý được nhận ra, kích cỡ vòng tròn của trái đất ngỡ thật to mà hóa ra nhỏ đến không ngờ. Để có những thông tin và số liệu về mặt khoa học nhằm phục vụ quá trình viết tác phẩm này, tôi đã tìm hiểu từ nhiều nguồn đáng tin cậy và vận dụng những kiến thức đã học tại trường Đại học Nebraska, Lincoln. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Margaret Huettl trong khóa học “Phụ nữ Bản địa Mỹ” cùng tài liệu có liên quan, nhóm tác giả cuốn sách Invitation to World Religions (Oxford University Press, ấn bản lần 3, 2019), tác giả Brian Eyler của cuốn sách Last Days of the Mighty Mekong (Zed Books Ltd, 2019), rất nhiều tác giả của những thước phim tài liệu và bài viết trên National Geographic, Time, the Washington Times, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress, v.v.. Bên cạnh đó, có những thông tin được sử dụng dựa trên kinh nghiệm làm việc và du lịch của tôi thời gian qua. Quan trọng không kém, tôi xin chân thành cảm ơn Vòng tròn to vòng tròn nhỏ những tác giả văn thơ mà tôi từng đọc sách của họ. Cảm ơn những người tôi luôn trân quý đã tin tưởng vào khả năng của tôi. Cảm ơn người bạn đời luôn ở bên cạnh để nhắc nhở mỗi khi tôi tỏ ra... lơ là. Tôi đã được truyền cảm hứng đủ mạnh để quyết định lựa chọn con đường nghiên cứu và viết lách nhằm góp phần nhỏ bé vào nguồn tri thức của nhân loại. Tôi tự nghĩ, ấy là cách “hay ho” để làm một mùa 9 xuân nho nhỏ cho đời! Năm 2020 với những khủng hoảng về dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu khiến tôi không thể đi đâu. Chính vì thế, chuyến du lịch của tôi về với thiên nhiên chính là quá trình viết tác phẩm này. Chưa bao giờ, việc có những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc và nơi để ngủ nghỉ trở nên đáng giá đến như thế! Chưa bao giờ, người ta nhắc nhiều về môi trường như thế! Chưa bao giờ, cái chết được nhắc liên tục đến thế! Và chưa bao giờ, tôi nghĩ rằng sẽ hoàn thành tác phẩm đầu tay trong hoàn cảnh như thế! Vì là tác phẩm đầu tay nên ít nhiều còn nhiều sai sót, tôi rất mong nhận được lời góp ý chân thành từ quý vị và bạn đọc. Giờ thì, chúng ta cùng đến với câu chuyện phiêu lưu của Ni Lô nhé! 10 MỤC LỤC Chương 1 RONG CHƠI 14 Chương 2 ĐIỆU NHẢY LẮC LƯ 39 Chương 3 VẪY VÙNG TRONG SÓNG NƯỚC 55 Chương 4 CÁI ĐUÔI TUNG TẨY, CÁI ĐẦU XOAY XOAY 83 Chương 5 CAO CHẤT NGẤT, RUN LẨY BẨY 107 Chương 6 ĐỎ MÀU DA, ĐỎ MÀU LỬA 155 Chương 7 TRỞ VỀ VÀ CHUYỂN HÓA 191 USA NEPAL INDIA VIETNAM cambodia THAILAND CHƯƠNG 1 RONG CHƠI Nếu sống được đến hơn ngàn năm để lang bạt khắp ngóc ngách thì vẫn không bao giờ học hết tất cả mọi sự. Ánh nắng chảy tràn bóng loáng xuống mặt nước đang lẳng lặng trôi nhè nhẹ, thư thả. Ánh nắng sáng chóa trên những bồn nước inox trên nóc nhà người ta. Ánh nắng hâm nóng từng phân tử nước trong không khí hừng hực. Mấy người đàn ông đạp xích lô qua lại nhễ nhại như trong phòng xông hơi, mồ hôi tuôn chảy ròng ròng. Không khí 14 thế này bảo sao người người không dễ phát điên mà cáu gắt với nhau. Ngay đây thôi, hai người đàn bà bán nước sâm tranh giành khách la ó nhau um sùm. Âm thanh chua chát đầy hằn học và bực dọc khiến người dân xung quanh chưa điên vì nóng cũng sẽ phát điên vì ồn. Cũng may, sau khi khẩu chiến bất bại, hai bà chắc vì kiệt sức mà quyết định chia đôi ngã. Bờ sông Hương êm đềm vào một trưa mùa hạ của tôi chỉ còn tiếng ve râm ran. Ít nhất là lúc này tôi không còn bị ảnh hưởng tiêu cực vì nguồn năng lượng xấu từ sự cãi nhau của loài người. Theo gió trời, tôi lang bạt tới Huế cũng đã đôi ba ngày. Nơi tôi được sinh ra là Hà Nội, trong một xí nghiệp sản xuất bao bì. Khoảnh khắc nhận thức được kích hoạt, tôi muốn hét lên vì sợ hãi. Xung quanh có quá nhiều thứ mới lạ. Những thứ có thể phát ra âm thanh to nhỏ, di chuyển qua lại mà sau này tôi biết được đó là loài người. Còn những thứ có thể thực hiện một hành động lặp đi lặp lại cả ngày với tốc độ cực nhanh không hề biết mệt, mà sau này tôi mới biết, chính là máy móc – “đấng sinh thành” ra tôi. Cả một không gian đậm đặc mùi nồng nồng và âm thanh cắt xén khiến tôi ngột ngạt. Lúc đó, tôi ước gì mình không Vòng tròn to vòng tròn nhỏ được sinh ra và có mặt trong cõi đời này từ những hạt nhựa trắng phau. Giống như bao túi ni lông khác được sản xuất cùng ngày, thân tôi có màu trắng đục, khá dày, tay cầm chắc, được in nổi dòng chữ “Cửa hàng Thời trang” ở trên và “XẤU LẠ” ở dưới. Sau này tôi nhận ra qua bao chuyến 15 hành trình, tôi được liệt vào dạng “sang chảnh” vì mẫu mã đẹp, sạch sẽ và có “thương hiệu” đóng dấu trên mình. Ngoài kia, có bao đồng loại được sinh ra chẳng có tên tuổi, thân hình mỏng dính, được tái chế thủ công nên trông đơn giản, xấu xí, không cùng đẳng cấp với tôi. Thế nên, tôi đã từng tự hào về bản thân biết bao nhiêu! Sau khi được chuyển về cửa hàng thời trang mang tên Xấu Lạ trong một cái bao đầy túi ni lông mới sản xuất, tôi được mang ra đặt trên một kệ tủ. Ngày này qua ngày nọ, tôi và đám ni lông đồng loại của mình trò chuyện về những điều mới lạ về thế giới của loài người. Sau đó, tôi phát hiện ra thế giới đồ vật có khả năng giao tiếp bằng một thứ ngôn ngữ chung và không bị rào cản với các khái niệm ngôn ngữ khác nhau của con người. Ngắn gọn thì ngôn ngữ tôi nói đến chính là ngôn ngữ của vũ trụ, là bản chất tự nhiên của vũ trụ mà không phân biệt tiếng Việt hay tiếng Đức, tiếng con người hay tiếng của ngọn gió, tiếng của túi ni lông hay tiếng con mèo. Đây đúng là thứ ngôn ngữ huyền diệu mà loài người chưa bao giờ phát hiện ra. Ấy là vì con người luôn sống trong giới hạn của họ tự đặt ra và cho mình là “chúa tể” của muôn loài. Theo loài người thì những loài sinh vật và đồ vật đều thấp kém về mặt trí tuệ và vô tri vô giác. Họ coi chúng tôi là công cụ nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ thuận tiện hơn mà thôi. Nói cho cùng, chính loài người còn phân biệt đối xử với loài người dựa trên màu da, tiền của, địa vị thì không có gì lạ khi họ chưa bao giờ lắng nghe ngôn ngữ của chúng tôi. 16 Tôi vừa hãnh diện mà vừa nhức đầu vì hiểu được hết những lời thầm thì to nhỏ xung quanh mình. Những chiếc móc thường hay than thở mỗi khi có người nào đó lấy đồ ra thử rồi ném cái móc xuống nền nhà cái “tạch” rõ mạnh, không tiếc thương. Những chiếc váy áo chảnh chọe, điệu đà được trưng bày bên ngoài thì suốt ngày ca hát líu lo. Những chiếc váy áo bị xếp đặt bên trong thì không ngừng cãi nhau chí chóe vì không được chú ý nhiều. Cái máy in hóa đơn hàng thì suốt ngày lải nhải thực hành các phép tính với con số hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu để làm sao cho ra kết quả nhanh nhất và chính xác nhất trong thời gian vô cùng ngắn. Phiền hà nhất là bà chủ cửa hàng cùng hai cô gái phụ việc. Cứ có khách hàng nào ghé thăm với phong cách ăn mặc bình thường, nét mặt ngây ngô kiểu sinh viên là y như rằng: “Cửa hàng có việc gấp nên sắp đóng cửa rồi nhá!”. Khách hàng nào mặc đồ thiếu thốn không đủ che toàn thân nhưng khuôn mặt nhiều sắc màu đơ cứng như tượng là kiểu gì cũng được chào đón thật đon đả. Sau khi khách hàng rời tiệm, hội ba người lại tụ vào cười nói xôn xao về người khách vừa qua với đầy đủ “mỹ từ”: đã xấu mà Vòng tròn to vòng tròn nhỏ cứ tưởng mình đẹp, lúa lúa như đồ dở hơi, cái tướng con heo mà mặc đồ lộ bụng tràn cả mỡ, v.v.. Nhờ nghe loài người nói chuyện với nhau, tôi từ từ thấm nhuần lời khuyên nhủ từ các đồ vật khác về một nguyên tắc xưa nay chưa bao giờ bị phá vỡ trong thế giới tự nhiên. Ấy là, đừng bao giờ cho con người biết rằng chúng 17 tôi – đồ vật, động thực vật và đất nước gió trời – có khả năng giao tiếp với nhau và hiểu ngôn ngữ của loài người. Cũng đừng cho loài người biết đồ vật chúng tôi có các giác quan ẩn, cứ để họ nghĩ rằng đồ vật chỉ là thứ vô tri. Trong thế giới của chúng tôi, loài người không đáng tin cậy vì họ có sức mạnh quá lớn lao. Dẫu biết có người dễ thương nhiều, có người dễ thương ít hơn nhưng cũng có quá nhiều người chẳng hề sử dụng lý trí mình đúng cách. Chính loài người cho rằng, quyền lực cộng hưởng với sự gian tham sẽ cho ra đời sự phá hoại. Tôi thấy là cứ âm thầm lắng nghe thì tốt hơn cả, vì sự an toàn của chính mình. Một buổi trưa thanh bình với tiếng máy lạnh chạy xè xè trong cửa tiệm. Sau khi ngắm nhìn xe cộ chạy tới lui qua cửa kính trong veo đến chán, tôi bồng bềnh thả lỏng toàn thân và lạc vào giấc mơ. Tôi luôn háo hức mong chờ được sống trong giấc mơ vì chẳng khác nào được tương tác trong bộ phim sống động y như thật. Tôi thấy mình không còn ở trong cửa hàng quần áo. Theo bản năng, tôi giang đôi cánh sải rộng lượn từ mái nhà này sang mái nhà khác. Tôi đang bay. Tôi không thể tin được rằng tôi đang bay. Bay tự do như một chú chim chứ không phải một túi ni lông. Tôi hứng khởi cất tiếng cười vang lanh lảnh khắp không gian. Tiếng đập cánh sột soạt phía sau bỗng thoắt lên bên cạnh: “Này, họa mi bé nhỏ, hôm nay vui à? Hót hay thế! Đi chơi cùng tôi không?”. Tôi thoáng liếc nhanh qua cơ thể và đôi cánh mình. Ái chà, hóa ra... tôi là họa mi! Sống trong kiếp làm chim họa mi, há 18 chẳng phải là giấc mơ đẹp hay sao! Tôi mong mình không phải thức dậy nữa. Trò chuyện với bạn mới quen một lúc, tôi mới hay tôi là nàng họa mi nổi tiếng hát hay nhất vùng, còn đằng kia là chàng chích chòe có biệt danh Sấm Sét nổi tiếng tranh luận giỏi nhất khu vực trong thế giới các loài chim. Lần đầu sống với cảm giác có giới tính là nữ, cảm thấy sao thật lạ lùng! Sấm Sét hướng dẫn tôi cách chao nghiêng đôi cánh, cách phóng vụt lên như một tên lửa và cách tăng tốc hay giảm tốc đột ngột. Cùng nhau, chúng tôi lượn khắp vùng trời Hà Nội từ thành phố đến làng quê. Này thì những tòa nhà dày đặc, này thì các cánh đồng xanh rì. Tôi học được bao nhiêu điều mới mẻ từ bạn đồng hành. Chẳng hạn, Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam, cái hồ nho nhỏ nơi nhiều con người di chuyển vòng quanh gọi là Hồ Gươm, cái hồ to thật là to chứa bao nhiêu là nước với hàng cây xanh mát bao quanh được gọi là Hồ Tây. Những đống bầy hầy nhiều màu sắc ven đường được gọi là rác – thứ mà con người không còn sử dụng nữa nên quăng bỏ. Tôi nghe được tiếng khóc của những miếng xốp, túi ni lông, hay tiếng nỉ non của những cuốn vở, tờ lịch trong đống rác. Tôi bần Vòng tròn to vòng tròn nhỏ thần mất tập trung, xém đụng vào lá cờ cao ngất trước phủ Chủ Tịch. Tôi còn thấy được cái cửa hàng Xấu Lạ quen thuộc trong khu Phố Cổ, cả cái xí nghiệp nhỏ sản xuất bao bì nơi tôi được sinh ra ở khu ngoại thành thuộc huyện Thanh Trì. Nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi. Tôi nhói đau khi nhận ra họa mi chỉ là giấc mơ. Tôi không muốn trở về thực tại của một túi ni lông trên nóc tủ từ ngày này sang ngày 19 khác: bị chôn chặt trong không gian bé nhỏ, bị nghe lời cãi cọ của những bộ váy áo và bao lời đàm tiếu của những “bà cô” nhiều chuyện. Tôi tăng tốc hướng về phía tây bắc và cố gắng bay càng nhanh càng tốt để rời xa Hà Nội đông đúc chỉ toàn người và xe. Sấm Sét thoáng chút ngạc nhiên nhưng vẫn chao cánh bên cạnh tôi ngay tức khắc: - Hey cô gái nhỏ! Tính thi bay hay sao thế? - À không! Tôi chỉ muốn xem có gì hay ho ở phía xa này. - Haaaaaa! Dĩ nhiên là nhiều lắm chứ. Thế giới này rộng lớn vô cùng. Anh nghe nói trái đất là một hình tròn cực kỳ to, bay mãi vẫn không hết. Những gì chúng ta biết chỉ là một tí ti trong cái hình tròn ấy thôi! - Vậy anh đã đi xa đến những đâu rồi? - À…! Không nhiều lắm. Anh có bạn bè cùng đồng loại và gia đình sống quanh đây. Cứ bay để kiếm ăn, rồi tụ họp với đồng loại lanh quanh khu vực phía bắc Việt Nam này thôi. - Nhưng anh có muốn khám phá xem vòng tròn của trái đất này rộng thế nào không? 20 - Ừ, cũng muốn lắm! Mà loay hoay mãi vẫn chưa đi được đâu xa. - Hay là anh bay cùng tôi đi! Tôi sẽ bay để khám phá những vùng đất mới, dù chỉ một mình. - Ái chà, thật á! Thế thì em hơi bị liều rồi đấy. - Ha ha ha ha! Tôi cười sảng khoái rồi cất tiếng ca lảnh lót dưới bầu trời xanh ngắt. Thỉnh thoảng chao nghiêng liệng ngang liệng dọc để ngắm nhìn cỏ cây hoa lá được rõ hơn. Tôi hứng khởi chào hỏi mấy làn gió tạt ngang, cơn gió nào cũng vỗ nhẹ lên cái mỏ cứng cáp của tôi bằng lời thầm thì “Cảm ơn nhé cô gái đáng yêu!” đầy trìu mến. Sấm Sét diễn giải cho tôi hiểu màu xanh được sắp xếp thành từng làn ngay ngắn chạy dọc xếp lớp quanh sườn đồi được gọi là ruộng bậc thang. Nơi tôi đang dạo chơi chính là Sapa – thị trấn tây bắc giăng đầy mây và chập chùng đồi núi. Những ngọn lúa non mỡ màng trông mát mắt vô Vòng tròn to vòng tròn nhỏ cùng. Mỗi khi cơn gió thoảng qua, loạt màu xanh lăn tăn nghiêng mình theo sóng lúa; cứ rì rào, cứ lao xao. Sấm Sét chỉ cho tôi biết rằng những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt như thế là nhờ công cày bừa, lao động vất vả của biết bao con người xứ này. Cách ăn mặc của người ở đây trông thật khác với người ở Hà Nội. Họ mặc đồ che kín thân thể, những đường chỉ sắc màu trang trí dọc đó đây. 21 “Hey! Bắn con chim đó đi!”. Tôi giật nảy trên không trung khi đang lãng đãng nhìn xuống thung lũng Mường Hoa. Tiếng của vài người bé tí tóc vàng như ươm nắng đang ngước nhìn lên cao, tay chỉ trỏ, mắt sáng quắc, vài tiếng cười khanh khách rộ lên. Sấm Sét hét lạc giọng bên tai tôi: “Mấy đứa bé cầm chạng ná bắn chúng ta đấy! Rời xa chỗ này đi!”. Tôi hoảng loạn hướng theo đường bay của Sấm Sét mà đập cánh dữ dội. Được một đoạn, tôi ngoái nhìn lại phía sau và cảm giác yên tâm khi những đứa trẻ chỉ còn lại là vài chấm đen giữa một thung lũng xanh ngắt tuyệt đẹp. Sấm Sét cũng giảm tốc độ bay và nhìn tôi, giọng thấm buồn: - Mấy đứa trẻ con ở làng quê thích dùng cái chạng ná làm bằng thân cây. Chỉ cần buộc chặt dây thun cao su ở hai đầu và một viên sỏi, chúng nó mà có nhiều kinh nghiệm bắn chạng ná thì dễ bị bắn trúng như chơi. Đã bao lần anh thấy những đồng loại của mình bị bắn hạ thật thương tâm! - Chúng nó bắn loài chim chúng ta làm gì? Tôi ngơ ngác hỏi. - Để nướng thịt làm thức ăn. Vài trường hợp khác, nếu con chim nào bị thương nhẹ và có thể hồi phục thì chúng nó nuôi nhốt trong cái ngôi nhà bé xíu xiu, hay được gọi là lồng. Ở trong đó, chỉ nhảy cóc hai ba bước là hết cái nhà. Mà đôi khi, chúng cứ bắn vì chơi thách đố nhau xem ai bắn được nhiều chim hơn, thế thôi! 22 - Trời ơi….!!! Loài chim dang rộng cánh bay thế này mà bị bắt nhốt ở trong lồng thì còn gì cuộc đời của chim nữa! Gặp tôi, thà tôi chết còn hơn! Sấm Sét thở dài. Tôi im lặng vừa bay vừa ngẫm nghĩ về kiếp làm chim trời bị giam nhốt trong “ngôi nhà nhỏ”. Chẳng mấy chốc, tôi choáng ngợp với những ngọn núi cao ngất được phủ trắng bởi đám mây bềnh bồng. Nụ cười của mây và núi thật hạnh phúc khi quây quần bên nhau. Sấm Sét cất cao giọng: “Nhanh nhỉ! Đã đến dãy núi Hoàng Liên Sơn rồi đấy, nơi có đỉnh núi Phan Xi Păng cao nhất Việt Nam và một số nước lân cận chứ chẳng đùa!”. Tôi trố mắt lên nhìn cây cối bạt ngàn phủ màu xanh đậm một khu vực vô cùng rộng lớn. Trong lúc hạ cánh trên đỉnh một cành cây cao có những chùm hoa tươi sắc để nghỉ ngơi và ngắm nhìn không gian hùng vĩ xung quanh, Sấm Sét nhiệt tình đóng vai “hướng dẫn viên du lịch” cho khách duy nhất là tôi. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là nơi trú ngụ của rất nhiều cây có tên Hoàng Liên – một loại dược liệu quý hiếm. Cũng tại đây, con người có thể khám phá Vườn quốc gia Hoàng Liên ngày này sang ngày khác để tìm hiểu hơn 200 Vòng tròn to vòng tròn nhỏ họ cây với hơn 2024 loài thực vật khác nhau. Thú vị không kém, đây cũng là ngôi nhà của 555 loài động vật có xương sống sống trên cạn, 89 loài côn trùng và 304 loài bướm. Vì thế, nơi này được xếp hạng A và được công nhận là vườn di sản của thế giới vì sự đa dạng động thực vật. Tuy nhiên, đáng buồn thay, Sấm Sét kể rằng: “Thiên nhiên giàu và đẹp là thế nhưng lại không thể tồn tại và sinh sôi thêm. Em 23 biết sao không? Lại là bàn tay của con người đấy! Họ săn bắn các loài động vật hoang dã để bán buôn cho nhu cầu sử dụng vô lý của họ. Kiểu cái gì càng lạ với thế giới loài người thì họ càng cho là quý giá. Chưa kể nhá, họ chặt phá rừng để xây thêm những tòa nhà lớn phục vụ khách du lịch này, khai thác tài nguyên thiên nhiên để có thêm nhiều tiền này. Hậu quả là diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 30% thôi. Còn nữa, con người đi tới ngắm cảnh chưa đã, họ còn đốt lửa, chặt cây và xả rác bừa bãi khiến ngôi nhà sinh thái này dần trở thành bãi rác khổng lồ. May mắn là những người làm việc trong Ban quản lý Vườn Quốc gia và các hộ dân đã ký cam kết với nhau để cùng bảo hộ rừng từ 2003 một cách nghiêm ngặt, nên vấn đề tàn phá thiên nhiên cũng được cải thiện tốt hơn chút đỉnh.” Tôi chặc lưỡi không nói nên lời. Vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Phan Xi Păng, đèo Ô Quy Hồ, Cốc San, Thác Bạc hiện ra trước mắt như món quà vô giá của đất trời thiên nhiên. Tưởng tượng mà xem, những loài động vật hoang dã với những tạo hình phong phú khác biệt nhau cảm thấy hạnh phúc thế nào khi cùng tụ tập uống nước và vui đùa, hát ca, trò chuyện bên thác nước trong lành. Những loài cây tầm cao, tầm trung và tầm thấp, cũng như dây leo thì sống chan hòa, hỗ trợ nhau chia sẻ nguồn thức ăn màu mỡ trong lòng đất. Những cành lá, hoa quả đều rung rinh nhảy múa theo điệu nhạc xôn xao mà làn gió mang lại. Cuộc sống của các loài động thực vật giữa rừng già thanh bình và đẹp đẽ biết là bao giữa bồng bềnh mây nước. Sấm Sét nói cõi thần tiên mà loài người hay nhắc đến cũng chỉ có thể đẹp đến 24 thế mà thôi! Vậy mà, con người nghĩ gì khi phá hoại cõi thần tiên có thật trước mắt họ vì tiền, để rồi lấy tiền xây nên một cõi thần tiên ảo ảnh khác. Trước sau gì, đất trời cũng phẫn nộ mà đập tan hết những bức tường thành ảo ảnh ấy mà thôi! Tôi lãng đãng ngắm nhìn những bông hoa trắng chúm chím ngủ gật gù, khẽ dựa đầu vào vài chiếc lá xanh non trên một cành cây cao. Nhiều cảm giác lẫn lộn trong tôi lúc này đây, nhưng chắc chắn rằng, được là một cô chim họa mi tung cánh trên trời cao khiến tôi ngây ngất. Thế rồi, tiếng đất đá rung chuyển, tiếng cây cối đổ gãy và bật gốc, tiếng các loài vật hoảng hốt la hét bỏ chạy tứ tung, tiếng loài người cất tiếng thất thanh ở khu du lịch gần đó. Tôi mất vài giây thất thần nhận ra khoảnh khắc nguy hiểm đang diễn ra. Vị thần núi Hoàng Liên Sơn trỗi dậy, vươn người cao hơn, lớn hơn che khuất hết bóng nắng. Đám mây trắng tan đứt thành từng cụm nhỏ lãng đãng trong không gian và tìm chỗ nương náu. Tôi đưa mắt tìm Sấm Sét ngay phía sau mình đang trong tình trạng ánh mắt thất thần, cơ thể bất động. Tôi hét to: “Ba…a…ay, bay ngay thôi! Nhanh lên nào!”. Cùng nhau, chúng tôi bay về hướng đối diện của dãy núi và phải dùng kỹ năng sống Vòng tròn to vòng tròn nhỏ còn khi bay. Chao nghiêng tránh cây đổ, lách ngang dọc để tránh những tán cây rộng bị thần núi ném tung lên không gian, phóng vụt lên bất cứ khi nào có thể để an toàn với không gian thoáng đãng hơn. Vừa bay vượt qua chướng ngại, tôi vừa liên tục gọi: “Sấm Sét, anh có đó không?”. Anh chàng đáp trả với chất giọng run run dù cố gắng nói to cho tôi nghe rõ. 25 Chỉ trong tích tắc, tôi thấy một vùng trời tối sầm. Dự báo điều không hay, tim tôi nhói lại, nước mắt lã chã rơi, đôi cánh tôi nặng dần, nặng dần. Âm thanh khàn đục và vang dội làm hốt hoảng cả muôn loài: “Con họa mi giả tạo kia! Ngươi phải trả tội vì ngươi không phải là loài chim. Kiếp ni lông của ngươi phá vỡ mọi nguyên tắc trật tự của sự sinh diệt trong vũ trụ này. Ta vì thế giới tự nhiên mà bắt ngươi đền tội!”. Thần núi chỉ cần một giây ngay sau đó dùng bàn tay khổng lồ túm gọn tôi. Ánh sáng mặt trời trước mắt tôi khuất dạng, chỉ còn chút ánh sáng qua kẽ ngón tay le lói. Tôi kịp thấy Sấm Sét đập cánh lửng lơ ngay phía trước, hốt hoảng và gọi tên tôi không ngừng. Và rồi, mắt tôi nặng nề khép lại, bóng tối loang rộng trong tâm trí. Toàn thân tôi đau đớn vỡ vụn. Tôi chới với trong một cõi nào không còn khái niệm thời gian hay không gian. Thế rồi bất ngờ, tôi mở choàng mắt và cảm nhận toàn thân mình bị kéo tuột xuống bởi bàn tay vội vã. Hóa ra, giấc mơ chim họa mi của tôi đã tan biến. Tôi ngẩn ngơ một lúc để quay lại với cuộc sống thật của mình. Chủ cửa hàng dùng tôi để đựng chiếc váy cho một cô gái trẻ và cô gái ấy chẳng tiếc thương vò cái thân tôi lại quăng vào thùng rác ngay khi về nhà. Sáng hôm sau, bà người làm nhặt tôi lên và lẩm bẩm một mình, cứ như thể trò chuyện với tôi: “Ối giời, cái túi ni lông còn tinh tươm và đẹp quá nhể! Đi chợ mua thức ăn với bà nhá!”. Bà bỏ tôi vào một cái giỏ đan bằng các lát tre rồi cặp nách thủng thẳng bước ra đường. Tôi không thể thấy rõ 26 bên ngoài vì xung quanh bị che kín mít, nhưng không khí bên ngoài thật tấp nập. Được một lúc, tôi nghe âm thanh ngày càng đậm đặc và rối loạn bởi tiếng người thi nhau hét to “Mua hàng đê, mua hàng giá rẻ độc nhất đê bà con ơi!”. Ngoài ra, tiếng rên rỉ của cá tôm cua, tiếng thống thiết của mấy con gà còn sống, tiếng kể lể của rau củ quả về ký ức huy hoàng trước khi bị mang đến ngôi chợ “chồm hổm” này. Vốn dĩ không quen với sự ồn ào tột độ đến thế, tôi choáng váng, đau hết cả tâm thức, nhức hết cả các giác quan. Đột nhiên, tiếng leng keng vọng lại thật gần cùng giọng hét vội vã của một cậu bé: “Cẩn thận nào, cẩn thận nào! Nước nóng đây, nước nóng đây!”. Xoẹt! Rầm! “Ối giồi ơi, mày chạy xe đạp gì như ăn cướp thế! Ma đuổi mày à? Mày va phải bà cụ rồi này. Thằng khốn!”. Thật đông người xúm quanh lại bà và hỏi thăm bà có sao không. Một số ít đỡ thằng bé dậy, kiểm tra xem có vết thương trầy xước gì chăng, rồi cằn nhằn nó không ngớt vì tội chạy xe đạp ẩu trong đường chợ bé nhỏ. May sao, người phụ nữ gầy gò nhăn nhó mặt mày một lúc rồi có thể lồm cồm đứng dậy được, nhặt lấy cái giỏ tre và bước đi tập tễnh. Trong cái giỏ ấy, không có tôi. Trước sức mạnh của cú va Vòng tròn to vòng tròn nhỏ đập, cái giỏ bị văng ra, bay một đoạn. Trong lúc nó bay thì tôi bị rơi ra, nằm lay lắt trên mặt đường. Rồi thì, bao nhiêu là người hớt hải chạy lại chỗ va chạm không ngừng dẫm đạp lên tôi. Nước sình đen đúa, mùi cá tanh tưởi, dấu giày dép to nhỏ in hằn lên cái thân mọn này. Giờ thì tôi hiểu rõ hơn bao giờ hết cụm từ con người hay nói với nhau “bị chà đạp” là như thế nào. Thân thể xấu xí nhuốm bẩn, tâm hồn 27 bị tổn thương sâu sắc, tôi ngẫm nghĩ: “Ước gì đây chỉ là giấc mơ!”. Tôi muốn có lại cảm giác làm họa mi tung cánh trên trời cao kia. Thế mà, chẳng đợi lâu, một bàn tay nhấc bổng tôi lên, di chuyển một đoạn rồi thả tôi xuống một đống nhem nhuốc chồng chất những thứ con người không có nhu cầu sử dụng nữa, ngay sát mép một bức tường cuối đường hẻm chợ. Một túi ni lông mỏng dính đựng đầy vỏ trái cây cạnh phía này của tôi. Một hộp cơm xốp phía bên kia mở toang để lộ vài miếng xương, nơi thu hút một “phái đoàn” ruồi bu vào tranh giành miếng ngon. Cạnh đó nữa là cốc nhựa đựng thứ nước gì có màu đỏ au còn đọng lại ở đáy trong một túi ni lông. Đống rác chợ mà! Không lạ khi vô số vật phẩm bị bỏ đi chồng chất lên nhau. Chẳng ai buồn nói chuyện với ai. Dù mỗi vật phẩm có cuộc đời khác nhau, dù là hào quang hay không, thì cuối cùng cũng chỉ là thứ bị quăng đi trong một đống rác. Tương lai chẳng có gì hay ho để mà nói với nhau, chỉ tự thầm nghĩ này nọ trong tâm thức của chính mình để quên đi thời gian. Giữa trưa đứng bóng, một người đàn ông tiến đến. Người này kỳ quặc hơn bất cứ ai tôi từng thấy: bước đi xiêu vẹo, miệng lẩm bẩm lời không nghe rõ, quơ tay múa chân liên hồi. Mảnh carton nhanh nhảu cảnh báo: “Cẩn thận, ông ta làm ‘mưa nóng’ đấy!”. Ngay lập tức, tiếng tạch tạch vang lên. Thân tôi ướt đẫm thứ nước vàng vàng, ấm ấm, có mùi khai khái. Làm “mưa” xong, ông ta quay lưng đi, cười khanh khách. Cả đám rác được dịp bùng nổ ồn ào: “Cái gì 28 vậy trời ơi! Ỷ làm người rồi muốn làm gì thì làm hả?”, “Đã làm kiếp rác rưởi còn bị ông ta tè lên thúi quắc hà, chán quá đi mất!”, “Muốn ở đống rác văn minh cũng khó thế sao trời! Tôi phải làm gì đây chứ? Hu hu hu…”, “Dẹp ngay cái tư tưởng bệnh hoạn ấy đi, đã ở đống rác chợ chồm hổm mà đòi văn minh, văn miếc. Phát mệt!”. Ánh mặt trời dịu dần. Bóng tối dần lan. Chợ yên ắng. Vài người lầm lũi dọn dẹp hàng hóa rồi cũng rời bước. Tôi tận hưởng sự im lặng của khu chợ sau ngày dài, đồng thời cảm giác lòng dạ nôn nao khó tả. Tôi được sinh ra là để đựng vật dụng. Chức năng của tôi đã xong rồi thì tôi nên vui, tự hào với giá trị của cuộc đời mình mới phải. Tôi tin là, một khi đã cống hiến điều có ích cho đời thì được xem là đáng tồn tại lắm rồi. Trời vừa tối sầm thì tiếng sấm rền nổi lên khiến giác quan nghe của tôi giật liên tục. Gió mạnh bạo quét qua khoảng không, rồi luồn qua các chái nhà, rít lên từng hồi. Những tấm bạt dọc dãy hàng chợ bay phần phật như muốn rách toạc. Đám rác chúng tôi lần lượt bị bật lên, bay theo hướng gió, hoảng loạn và la hét om sòm. Thế là mưa to! Vòng tròn to vòng tròn nhỏ Cơ man nào là nước từ trên trời đổ xuống như thác lũ. Tôi bị trôi tuột xuống mặt đất, lắt lay cạnh cái túi ni lông mỏng đựng ly nhựa nằm bò càng. Âm thanh “tạch tạch… tạch tạch” của dòng nước trời quất lên thân tôi liên hồi. Khá là đau nhưng cũng là điều may mắn. Nước trời mạnh đến thế, kiểu gì chẳng gột rửa hết những vết sình dơ và mùi nồng nặc trên cơ thể tôi. Cũng may khả năng chịu nóng lạnh của 29 tôi đều khá nên cứ phó mặc cho cơn mưa trút lên thân này. Nước trên trời không nhiều để kéo dài lâu. Mưa chỉ còn nhỏ giọt tí tách lên mái nhà. Dưới ánh sáng của đèn đường và từ những ngôi nhà xung quanh, cành lá nhảy nhót tung tăng đầy rạng rỡ; vạn vật trở nên bóng loáng, long lanh. Đúng là sự tác hợp diệu kỳ của ánh sáng đèn điện trong đêm tối và nước mưa! Túi ni lông bên cạnh lên tiếng: “Đằng ấy ơi, thích nước mưa trong veo mà lạnh hay nước mưa vàng mà ấm nóng hơn?”. Tôi ngơ ngẩn một lúc, cố gắng hiểu nước vàng mà ấm nóng là gì. Khi hình ảnh người đàn ông bước đi xiểng niểng tặng “nước vàng quý hóa” hiện ra, tôi bật cười vang và kéo dài mãi không dứt. Túi ni lông và cộng đồng rác thải xung quanh cũng hòa giọng cười sảng khoái theo. Cả hội nhà rác rủ nhau rôm rả kể chuyện vui trong ngày, rồi khanh khách cười. Tôi không còn cảm thấy mình xa lạ như kẻ bên ngoài. Tôi ở đây, vượt qua bao thời khắc vui buồn cùng cộng đồng rác chợ, dù chỉ trong một ngày. Thế rồi, không gian trầm lắng, trầm lắng dần. Tất cả chìm vào giấc ngủ muộn. Quả là ngày dài! Đang trong trạng thái mơ màng, tôi giật phắt khi nghe tiếng rầm rập xen lẫn eo éo xé toạc không gian. Hóa ra hai con mèo từ nơi nào đang rượt đuổi nhau từ mái nhà tôn, rồi nhảy xuống hàng hiên của mấy gian hàng chợ và giờ chạy quanh đống rác này. Chúng rít qua kẽ răng âm thanh ghê rợn, rồi chửi nhau oang oảng vì tranh giành chỗ ngủ ấm áp trong nhà chủ của chúng. Con mèo đen mập mạp với toàn thân xù lông, trợn mắt cao giọng: “Mày chỉ 30 là kẻ đến sau! Mày nên biết thân phận kiếm ăn chỗ khác, ngủ chỗ khác. Đừng có lên mặt tranh giành địa bàn với tao, hiểu không con mèo nhãi kia! Tao mà phát hiện mày lần mò đến chỗ ngủ ấm áp của tao lần nữa, tao cắn đuôi mày! Tao cắn mày như này này!”. Nói xong con mèo đen với chân lấy cái túi ni lông bên cạnh tôi. Bằng hàm răng và móng chân sắc nhọn, con mèo đen xé nát cái túi thành từng mảnh, cốc nước đựng bên trong lăn long lóc một đoạn xa. Túi ni lông thảng thốt nhìn thân mình tan tác thành từng mảnh với hình thù và kích cỡ khác nhau, ú a ú ớ không nên lời. Dằn mặt xong, con mèo đen hếch mặt lên: “Mày hiểu chưa?”, rồi quay mặt bước đi. Con mèo xám cúi gằm mặt cho đến khi con mèo đen biến hút vào căn nhà nơi góc chợ. Nó nghiến răng tức giận cùng đôi mắt lăn sòng sọc: “Cái đồ mèo mun chết tiệt! Mày chỉ được mỗi cái ăn hiếp tao. Mày tưởng tao thua mày à? Tao chờ dịp trả thù. Mày hiểu chưa, hiểu chưa hả?”. Nó tiến lên vài bước, mạnh bạo dùng cái răng sắc bén cắn lên tay cầm trên thân ni lông của tôi. Nó hùng hục cắn, xé, dẫm, đạp. Vì thân tôi vốn dĩ dày hơn, chắc chắn hơn cái túi ni lông đựng cốc nước nên nó không dễ gì xé nát. Vòng tròn to vòng tròn nhỏ Càng khó, nó càng sinh ra bực dọc. Tôi khẽ bày tỏ: “Tôi làm gì mà đằng ấy muốn xé nát tôi?”. Nó trân mắt nhìn rồi gằn giọng: “Vì mày chỉ là cái túi ni lông. Thứ ni lông như mày chẳng làm quái gì cho đời, chỉ chuyên phá hoại thôi! Mày không biết là mày sống dai sống dài đến phát chán à? Đi đâu cũng thấy đồng loại mày hết! Trên đường, dưới kênh hồ sông suối, rồi biển cả núi non. Cả đống cả đống! 31 Sự hôi hám bẩn thỉu của chúng mày ám khắp nơi nơi. Tao nhìn tao ngứa mắt. Cho mày biến đi… biến đi, đồ nhiều chuyện!”. Rồi nó lại cấu xé tôi. Nát bấy. Ráng nhìn lắm thì cũng thấy nhiều chấm sáng trên bầu trời cao. Tôi dán mắt lên trời, im lặng một lúc lâu. Mảnh to nhất của cái túi ni lông kia yếu ớt: “Đằng ấy ơi, ổn chứ?”. Tôi liếc nhìn những mảnh nhỏ tan tành của thân mình lẫn vào các mảnh ni lông bị xé nát của chiếc túi kia rải đầy xung quanh. Chỉ còn tôi – mảnh ni lông to nhất – nơi tập trung năng lượng giác quan. Mảnh thân tôi bị kéo dãn, vài khoảng trắng kéo dài như vết xước, to như bàn tay người lớn. Tôi trả lời: “Chẳng phải con mèo hung dữ ấy nói sao? Chúng ta còn sống dai sống dài lắm! Có nát bấy thì vẫn ổn. Đằng ấy đừng có lo!”. Tiếng rưng rức khóc của túi ni lông kia làm tôi rối lòng. Tôi bắt thêm chuyện: - Này đằng ấy ơi, thế tôi hỏi nhá. Hồi trước đằng ấy thường sống ở đâu? - Tôi hay theo chân của cô bán trà chanh lề đường ấy. - Có thích không? - Cũng thích mà không thích. Ở ngoài đường ngày này sang ngày nọ mà chịu cảnh ồn ào, nóng nực, khói bụi thì không thoải mái đâu. Nhưng mà, tôi suốt ngày được nghe người người nói chuyện này kia nên học hỏi nhiều thứ về loài người lắm! 32 - Thế… đằng ấy có bao giờ ước ao được sống ở nơi mát mẻ, trong lành không? - À… ừm… thật ra cũng đôi khi. Có điều, nghĩ ngợi vài lần rồi cũng thôi. Mình là túi ni lông mà! Con người quyết định cuộc sống của mình như thế nào thì chịu thế đó. Chấp nhận thực tế để tự tìm niềm vui xung quanh, cũng không tệ! thế này… hic…! - Ừ… cuộc sống mà! Ai ngờ nhỉ! Tiếng khóc của túi ni lông kia lại khẽ khàng trong đêm. Tôi lại nhìn lên trời cao. Tôi lần lượt nghĩ về những gì đã qua từ ngày được sinh ra trong xí nghiệp sản xuất bao bì. Có ai ngờ rằng, từng tự hào vì phận ni lông có in chữ nổi tên cửa hàng với chất liệu và kiểu dáng sang bền đẹp ngày nào; thế mà hôm nay tôi bị cuốn vào vòng trôi của phận rác rưởi bên lề chợ. Đã vậy, có ai ngờ, tôi đây và cái túi ni lông mỏng dính chuyên dụng ở lề đường lại bị chung số phận. Bị xé nát, bị sỉ nhục. Tôi thấy trong mình không còn khái niệm của sự phân biệt: dày hay mỏng, sang hay hèn, sống nhục hay vinh với các vật dụng khác nữa. Tôi được sinh ra Vòng tròn to vòng tròn nhỏ và trải nghiệm cuộc sống của chính tôi, là duy nhất và có ý nghĩa riêng. Mỗi thứ tồn tại đều có câu chuyện của riêng nó. Sự so sánh hay tự cao đến mấy cũng không giúp tôi chống lại được những tai nạn xúi quẩy có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Cũng lúc này, những hình ảnh trong giấc mơ hôm 33 nào hiển hiện thật rõ trong tâm trí. Họa mi tôi giang rộng cánh chao nghiêng trên bầu trời không giới hạn để ngắm nhìn thành phố, thung lũng, dãy núi từ trên cao. Tôi đã nói với Sấm Sét rằng tôi sẽ ngao du và khám phá hết vòng tròn to rộng của Trái đất. Giờ đây, tôi có thể làm điều đó chăng bằng tấm thân ni lông rách nát bé nhỏ của mình? Tôi bần thần nhìn về sự thật. Bần thần hơn nữa là lời kể tội của Thần Núi Hoàng Liên Sơn muốn xử phạt tôi, cũng như lời gay gắt của con mèo xám. Thật hay không? Nếu là lẽ thật thì sự thật này như thế nào? Tôi được sinh ra để phá hoại cuộc sống này ư? Nhưng chẳng phải lúc nào tôi cũng muốn xây dựng cuộc đời tươi đẹp hơn bằng tấm lòng trong sáng của mình hay sao? Đôi cánh! Có đôi cánh nào dành cho tôi chăng?... Nước mắt hay nước mưa lăn tròn trên thân hình bé nhỏ trắng trong xen lẫn màu trắng đục của tôi. Tôi thấy mình tội nghiệp, chông chênh và trống rỗng! Tiếng rít của gió vang vọng từ xa. Lúc vừa kịp nhận ra làn không khí mạnh tạt qua, tôi đã bay lên một đoạn lửng lơ trên không gian rồi hạ xuống ngay trên mái hiên của một quán bán hàng. Mảnh ni lông tôi đây đã nhẹ hơn rất nhiều sau khi phải chia tay những phần thân thể bé nhỏ rách tả tơi còn lại. Trận gió mạnh đã quét đi những mảnh nhỏ khác của tôi bay tứ tán thật xa khỏi đống rác thân thuộc. Từ khoảnh khắc ấy, tôi biết mình sẽ đi. Tôi đi đến bất cứ nơi nào có thể để khám phá vòng tròn to của Trái Đất và để hiểu được lời kết tội từ Thần Núi thật sự là gì. Thế là, từng chặp, từng chặp. Các cơn gió nâng tôi bay từng đoạn… từng đoạn, xa dần… xa dần khu chợ. Gió 34 nâng tôi lên trong lòng không khí se lạnh và hỏi: - Này, đằng ấy có thích không? - Thích lắm! Tôi muốn được chu du đó đây cùng gió như thế này mãi thôi. - Thích thì chiều! Haaa. Thoải mái đi, đằng ấy nhẹ tênh thế này thì gió trời chúng tôi chỉ cần tốn một chút sức mạnh là đằng ấy tha hồ di chuyển xa. Để tôi báo cho đồng loại gió hỗ trợ đằng ấy. - Cảm ơn nhiều nhá! Thật là quý hóa quá! Tôi rối rít. - Thế đằng ấy tên gì? - Tên… tên gì á? Tôi… tôi không biết! Sực nhớ mình chẳng có tên tuổi gì. - Học theo loài người, chúng tôi cũng gọi nhau bằng tên cho tiện. Tôi là Nhanh Như Chớp. Thế từ nay tôi gọi đằng ấy là… là… A! Là Ni Lô được không? Ni Lô là viết Vòng tròn to vòng tròn nhỏ tắt của ni lông đấy! - Ni Lô… ? Được, hay đấy! Tôi là Ni Lô, Ni… iii Lô… ôôô….! Một dòng cảm xúc và năng lượng mới toanh đang tràn dâng trong thân tâm bé nhỏ, mỏng manh của tôi. 35 Từ đó, tôi theo gió trời di chuyển đó đây. Lắng nghe chuyện của loài người, loài chó mèo, côn trùng, cây cỏ hoa lá, vật dụng, đồ đạc, “tất tần tật” mà mở mang bao điều mới lạ. Cuộc sống này thật phong phú quá đỗi! Tôi tin rằng, nếu có sống đến hơn ngàn năm để lang bạt khắp ngóc ngách thì tôi vẫn sẽ không bao giờ học hết tất cả mọi sự. Vòng tròn trái đất to quá mà! Một ngày kia, tôi đến ga Hà Nội – nơi có tàu vận chuyển người và hàng hóa đi dọc khắp đất nước. Tôi nhờ sức gió nhấc thân bay nhẹ vào một cái túi lưới không khóa thuộc cái ba lô ở cạnh chàng thanh niên nọ. Tui tự cuộn mình lại để trở nên “vô hình” dưới đáy túi. Kết quả là tôi đang ở đây, nơi người ta gọi là Huế – thành phố của Cung Đình Nhã Nhạc. Tôi lang thang đó đây từ trong thành phố, đến các vùng ven, dọc bờ biển. Phải công nhận Huế thật khác Hà Nội về ngữ điệu nói, từ ngữ, phong cách sống, cảnh thiên nhiên, tòa nhà xây dựng, v.v.. Duy chỉ có vấn đề rác là không mấy khác biệt. Cái tivi la oang oảng cách đây mấy hôm rằng: mỗi ngày thành phố Huế ghi nhận 200 tấn rác thải chưa qua phân loại. Huế cũng là nơi có hàng chục làng nghề và ngành nghề nông thôn nhưng cơ sở hạ tầng xử lý rác thải chưa được quan tâm. Kết quả là người dân đổ hết rác thải xuống kênh mương, ao hồ và cả ra đường. Đồng loại ni lông của tôi tràn ngập ở những nơi nào gây ra mùi khó chịu nhất. Là một mảnh rác nhỏ, tôi tự cho mình cái quyền tung tăng theo gió trời bay đó đây. Tôi muốn biết vòng tròn 36 của quả đất này bao la rộng lớn đến thế nào. Đồng thời, tôi cũng muốn tìm hiểu bức tranh tổng thể nhất về thế giới rác thải – trong đó có đồng loại ni lông của tôi – đang gây ra hậu quả kinh hoàng ra sao theo lời của Thần Núi nơi dãy Hoàng Liên Sơn xanh ngắt một màu. Vòng tròn to vòng tròn nhỏ 37 CHƯƠNG 2 ĐIỆU NHẢY LẮC LƯ Gấu mẹ dùng vòng tay mình ôm lấy gấu con, rồi siết chặt cho đến khi gấu con chết. Ngay sau đó, gấu mẹ lao đầu vào bức tường tự giết chính mình. Xe đến điểm dừng cuối, người người vội vã xuống xe. Ở Huế, tôi bay vào túi áo khoác của một cô gái và không biết rằng hành trình của cô gái ấy đã giúp tôi có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Vòng tròn to vòng tròn nhỏ Thành phố không bao giờ ngủ này có nét đẹp của một cô gái độ tuổi xuân thì. Trẻ trung. Hiện đại. Sáng tạo. Say mê trong học tập, công việc lẫn ăn chơi. Học theo mấy ông già hay đi bộ trong công viên Lê Thị Riêng nói chuyện đời, tôi cũng thích dùng tên cũ của thành phố là Sài Gòn. Nghe vui vui. Có chút cổ cổ xen lẫn tây tây. 39 Ngày qua ngày, tôi trải nghiệm sự ồn ào và sự “ăn chơi quên ngày mai” ở khu phố Tây, sự bán buôn sôi động ở khu chợ Bến Thành, hoạt động tấp nập của chợ trời ngày cuối tuần tại khu công viên 23/9, nét đẹp “rất Pháp” của Nhà Thờ Đức Bà và bưu điện Thành Phố, sự lấp lánh của bến Nhà Rồng in hình xuống dòng sông Sài Gòn vào buổi đêm. Tôi cũng thích khoảnh khắc trời chuyển màu hoàng hôn trên dòng kênh dài dọc đường Trường Sa và Hoàng Sa. Người người sau một ngày dài lao động thì đi quanh bờ kè, hoặc là thể dục, hoặc là dạo mát, hoặc là dẫn chó ngắm cảnh. Dòng nước. Dòng người. Dòng xe chạy đôi bờ vẫn như con thoi chưa lúc nào ngừng nghỉ. Cứ thế từng phút giây qua, ánh sáng của thiên nhiên được thay thế bởi ánh đèn vàng. Khởi đầu một buổi tối dài tấp nập cho đến khi ánh sáng của ngày mới bắt đầu. Và tiếp tục vòng xoay của thời gian, người người lại đi vòng quanh… vòng quanh bờ kè để khởi đầu ngày mới. Những người lớn tuổi vẫn không ngừng hoài niệm về quá khứ của nơi này. Gần như ngày nào tôi cũng nghe được cuộc trò chuyện của những ông cụ bà cụ về sự thay đổi của thành phố và dòng kênh. Không ai có thể ngờ, chưa tới 20 năm trước đây, dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè này đen đúa đặc quánh ngập đầy rác thải với “mùi hương nồng” của động vật chết và tất cả các thể loại độc tố khác nhau; đến cá tôm cũng không thể sống nổi dưới dòng kênh chết. Người dân đi qua phải bịt mũi và ráng tăng tốc nhanh nhất có thể. Người sống hai bên bờ có điều kiện thì chuyển nhà đi nơi khác vì không thể chịu đựng nổi. Không ai có thể 40 ăn bữa cơm ngon miệng khi mùi hôi thối đậm đặc xộc lên tới não. Vậy mà lúc này đây, dòng nước đã được cải thiện, cảnh quan đã thông thoáng, mùi hôi không còn vương vấn đáng sợ như trước. Người ta còn mở hẳn quán cà phê ngay trên bờ kè, mở dịch vụ thuyền du lịch để người người có thể lãng đãng trên dòng nước mà ngó nghiêng đôi bờ hai bên. Người dân còn hào hứng kể về lễ hội đua thuyền rộn ràng diễn ra ngay trên mặt nước đã được hồi sinh. Tiếc thay, mỗi lần có trận mưa lớn đầu mùa, xác cá lại nổi đầy dưới dòng kênh, có khi cả hàng tấn hàng tấn. “Ấy là vì chất độc trên bờ nhiều quá, nước mưa cuốn xuống nước kênh là cá chết thôi!”. Một tiếng thở dài nhiều trăn trở. Một dịp, tôi theo một gia đình đi thăm vườn thú ở vùng ven Sài Gòn. Tới vườn thú, tôi tự cho mình bay loanh quanh đó đây, từ việc đậu trên cành cây cao để nhìn vào chuồng trại cho rõ, cho đến việc lách vào các thanh chắn hàng rào để nghe ngóng chuyện này chuyện kia của muôn loài. Nhìn những con vật thuộc thế giới hoang dã phải ngậm ngùi sống trong song sắt với không gian chật hẹp tháng này sang năm nọ, tôi mường tượng ra hình ảnh con chim nhỏ bé bị nhốt trong cái lồng bé nhỏ mà lòng lạnh Vòng tròn to vòng tròn nhỏ ngắt. Mùi hôi hám từ chuồng trại sau nhiều ngày không dọn dẹp thật khó mà cảm thấy dễ chịu. Tôi còn nghe được cả mùi của sự thất vọng và đớn đau, mùi của nước mắt. Trong chuồng sư tử, cả bầy mấy mẹ con lười biếng nằm dài ra cạnh nhau, những đôi mắt mệt mỏi nhắm hờ thể hiện sự chán ngán và mệt mỏi rã rời. Công việc hằng 41 ngày của chúng là ăn, ngủ, nằm dài, đi bộ dăm ba bước, nói chuyện vài câu để giữ tình gia đình ấm áp. Với mấy bé sư tử con sinh ra và lớn lên ở môi trường chuồng trại bé nhỏ như thế này, không rõ là khi trưởng thành, nếu được thả ra ngoài môi trường thiên nhiên, chúng có còn giữ được bản năng hoang dã như đồng loại chăng!? Tần ngần ngắm gia đình nhà sư tử ngoài song sắt thật lâu, tôi chỉ nghe duy nhất vài tiếng thở dài từ sư tử mẹ, vài giọt nước mắt chảy dài long lanh trong ánh mắt của sư tử cha, và khuôn mặt ngây thơ của vài sư tử con cứ dúi mũi vào nhau tìm chút hương quen thuộc của gia đình. Lòng tôi cũng nặng trĩu, có khi nào sư tử cha đang chìm đắm trong ký ức hào hùng của một thời tuổi thơ dữ dội nơi thảo nguyên hoang dã. Bay tà tà theo chiều gió sang các khu vực chuồng trại khác nhau, tôi đặc biệt quan tâm tới một bé hổ con, nhỏ như con mèo xám từng cắn xé thân ni lông tôi tan nát ở khu chợ ấy. Nó gối đầu lên một chân trước, chân trước còn lại khều khều đàn kiến nhỏ đang chăm chú khiêng những mảnh vụn thức ăn đi ngang qua một cách thẳng tắp. Trong khi những con hổ khác có màu vàng, đường vằn đen trên lưng. Bé hổ này lại có sắc trắng với đường viền màu xám sáng nổi bật. Tôi không rõ là do đặc điểm bất thường của cơ thể, hay vì bé hổ cần thời gian hơn nữa để sắc trắng đổi dần sang sắc vàng. Tuy nhiên, nét mặt của bé hổ này thật khiến ai nấy không khỏi nao lòng. Trên ấy có nét của sự ngây thơ trong sáng, nét buồn bã mong manh, nét trầm mặc tư lự, và dù thế nào vẫn toát lên sự đáng yêu vốn có của một bé hổ con sinh ra và lớn lên những tháng năm đầu đời 42 trong cái chuồng nhỏ hẹp. Đôi mắt hổ con trong veo, long lanh trong ánh nắng trưa chậm rãi trò chuyện với hổ mẹ đang nằm dài bên cạnh: - Mẹ ơi, mai mốt mẹ nhớ con quá thì mẹ làm gì? - Con nói gì đấy bé hổ của mẹ? Mình ở chung thế này thì tại sao lại nhớ nhau con nhỉ? - Mẹ đừng dấu con hay làm bộ không biết gì nha mẹ. Con biết hết rồi! - Chuyện gì mà con biết, mẹ lại không biết vậy ta? - Thì đó, mấy lần rồi, mấy người tới lui chỗ mẹ con mình nè. Họ bàn nhau là chừng thời gian ngắn nữa thôi, khi con trông cứng cáp hơn thì họ sẽ bán con ra nước ngoài, đi Trung Quốc á, mẹ nhớ chứ? Họ nói bán con được thì giá khá cao. Họ sẽ triển lãm con trong sở thú một thời gian, sau đó thì xẻ thịt xương con ra để nấu cao làm thuốc cho loài người. Người hưởng nhiều tiền nhất là ông Giám đốc vườn thú này chứ đâu. Ổng chỉ trông cho mẹ đẻ để ổng Vòng tròn to vòng tròn nhỏ đem con mẹ đi bán không hà. Người gì mà không có chút tình nhân ái mẹ nhỉ! Thử để ai bán con của ổng xem, ổng có chịu không mà đòi bán con đi. Ổng cũng hiểu là mẹ con mình yêu thương nhau thế nào chứ! Con ghét loài người quá à! - Con ơi, ổng nói vậy thôi, chứ không dễ làm việc 43 thất đức đó con à! Còn bao nhiêu đơn vị và tổ chức bảo vệ động vật hoang dã giám sát công việc của vườn thú nữa mà! Có gì bất ổn thì họ lên tiếng bảo vệ mẹ con mình liền hà, con đừng lo lắng quá! - Con cũng biết thế! Nhưng mà, mẹ không nhớ là ông Giám đốc còn nói với bên mua là ông ta sẽ làm đơn thông báo hổ con bị chết đó sao? Ổng mà muốn bán thì ổng sẽ dùng chiêu trò thôi mẹ ơi! Con người họ thông minh nên khi muốn làm điều gì ác ôn thì họ lại càng nghĩ ra cách này nọ kia. - Bé hổ à! Lại đây bên mẹ! Hổ con cúi đầu tiến chậm rãi về bên mẹ hổ, rồi nằm xuống rúc đầu vào lòng mẹ. Giọt nước mắt của hổ mẹ lẫn hổ con hòa vào nhau trong yên lặng. Mẹ hổ lấy chân trước nhẹ nhàng vỗ về hổ con trên lưng: “Bé hổ ơi, con biết là mẹ luôn yêu con, dù có chuyện gì xảy ra thì cũng nhớ là mẹ con ta từng hạnh phúc bên nhau như thế này, con nhé!”. Tôi thở dài. Đôi mắt của bé hổ con vẫn còn ám ảnh tôi đến mãi sau này. Dọc theo các chuồng của dòng họ nhà chim gà, tôi thích ngắm cái đuôi sặc sỡ của chim công trống vô cùng. Tạo hóa sinh ra các loài màu mè sặc sỡ thật quá ấn tượng! Tôi mà là công mái, chắc tôi cứ lẽo đẽo theo sau chàng công nào đó để ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên không lẫn vào đâu được. Bên cạnh màu xanh xanh ánh tím của đuôi công là 44 màu hồng tươi dễ thương của đồng loại nhà hồng hạc. Gần chục con hồng hạc chân dài miên man đứng rải rác trên cạn, dưới hồ nước và gần như bất động. Đặc biệt là chúng cứ co một chân lên, chỉ dùng chân còn lại làm trụ và giữ nguyên tư thế như vậy thật là lâu. Có khi nào chúng mệt quá nên ngủ thiếp đi trong lúc đang bước không nhỉ?! Tôi tiếc là cái hồ nước trong vườn thú khá là nhỏ bé, đơn giản và đục ngầu. Giá mà hồng hạc vẫn giữ dáng đứng độc đáo một chân ấy nhưng ở một khu vườn hoang dã với dòng nước mát trong từ dòng thác cao ầm ầm đổ xuống, xung quanh hoa cỏ khoe sắc màu với rặng núi xanh sừng sững kéo dài nơi phía xa làm nền. Tôi nghĩ mình có quyền tưởng tượng, mà chắc hồng hạc cũng đang lim dim mắt tưởng tượng. Rẽ phải được một lúc, tôi nghe thấy âm thanh đục, thống thiết đầy khổ đau, vang lên từng hồi từng hồi liên tục. Từng tiếng ngắt quãng nhưng vọng lại không dứt khiến ai nghe thấy không khỏi xót xa. Tôi nương theo âm thanh ấy mà di chuyển theo. Chẳng mấy chốc, nơi góc vườn hiện ra với một chuỗi ba cái lồng sắt rất dày, cũ kỹ và chật chội. Diện tích của mỗi cái lồng chỉ vừa đủ để con vật đứng thẳng mà không đụng đầu, cũng như vừa đủ để nó di Vòng tròn to vòng tròn nhỏ chuyển trước sau chỉ mỗi một bước mà thôi. Những gì tôi chứng kiến trước mắt là ba con vật cứ nhấp chân bước lên bước xuống liên tục, cái đầu cứ lắc qua lắc lại và phát ra âm thanh đục, nghẽn trong cổ họng. Hành động ấy trông rất bất thường, không giống bất cứ con vật nào tôi từng thấy trước đây. Quan trọng là hành động ấy được lặp đi lặp lại không nghỉ khiến tôi vô cùng sửng sốt. Tôi ở đó khá lâu, 45 đậu trên ngọn cây ở bãi cỏ đối diện và nhìn về phía cái lồng, lòng không khỏi thắc mắc và hoài nghi. Chuyện gì đang xảy ra? Một lúc lâu sau, một nhóm người dần tiến đến. Có thể dễ dàng nhận ra đó là cô giáo và những người học trò của mình trong những bộ đồng phục. Con gái mặc váy ngang đầu gối, con trai mặc quần xanh. Tất cả đều diện áo trắng, chiếc khăn nhỏ màu đỏ được buộc dưới cổ áo. Nhìn những cô cậu bé quấn quanh cô giáo của họ, tôi đoán đây là nhóm học sinh vừa đi dã ngoại vừa học thực tế. Cũng giống như tôi, các cô cậu bé thoáng im lặng và sững sờ quan sát ba cái lồng sắt trong chốc lát. Ngay sau đó, chúng loi nhoi hỏi cô giáo bao điều: “Cô ơi, tại sao nó lại nhảy vậy cô?”, “Cô ơi, nó ăn gì mà lắc dữ vậy cô?”, “Trời ơi, sao cái chuồng bé xíu vậy ta?”,v.v.. Cô giáo gom đám trẻ vào bóng mát của một cái cây ngay bên cạnh đó và bắt đầu dẫn dắt: - Các con có biết đây là con vật gì không? - Dạ biết. Con gấu phải không cô? - Nhưng cụ thể là gấu gì? - Dạ, gấu đen phải không cô? Vì nó có màu đen. Người ta có gọi nó là gấu mun như con mèo mun không cô? - Các con nhớ thông tin này đây. Ở Việt Nam có hai 46 loài gấu là gấu chó và gấu ngựa. Nghe tên thì các con hình dung được con nào lớn hơn con nào chưa? - Gấu chó chắc phải nhỏ hơn gấu ngựa phải không cô? Vì con chó lúc nào cũng nhỏ hơn con ngựa mà. - Đúng rồi! Nếu gấu chó có trọng lượng nặng nhất khoảng 70 ký thì gấu ngựa nặng nhất đến 200 ký lận. Nếu gấu chó có yếm tròn sát cổ, đầu to và mõm có màu trắng nhiều thì gấu ngựa có yếm trắng dưới ngực hình chữ V sâu xuống ức, đầu bé, mõm đen nhiều. Theo các con đây là loài gấu nào? Đám trẻ con lao nhao nhìn về phía chuồng rồi nhanh chóng trả lời: - Gấu ngựa cô ơi, con thấy có cái dải lông trắng hình chữ V. - Con cũng nghĩ là gấu ngựa cô ơi, cái đầu và cái mõm toàn màu đen không à! Vòng tròn to vòng tròn nhỏ Cô giáo ra hiệu cho đám trẻ ngồi xuống và tiếp tục bài giảng của mình: - Loài gấu ngựa mà các con thấy có khu vực sinh sống trải rộng từ đông sang tây ở châu Á. Chúng thậm chí còn sống được ở những khu vực cao đến 3.000m. Để dễ hình dung, chúng ta có vài đỉnh núi ở Đà Lạt có độ cao 47 trên mặt nước biển chừng 1.500m, thì gấu ngựa có thể sống ở độ cao gấp đôi như thế. Chúng là loài ăn tạp, nghĩa là cái gì cũng có thể ăn được. Các con biết không!? Tuy to lớn như thế, nhưng gấu có khả năng leo trèo giỏi lắm vì muốn hái được hoa quả và các loại hạt ở trên cao. Ngoài ra, chúng còn ăn động vật thân mềm, mật ong và thịt nữa. Hiện nay, chúng được liệt kê vào danh sách các loài động vật dễ bị tổn thương có nguy cơ tuyệt chủng bởi Sách đỏ. Các con có biết tại sao không? - Vì người ta bỏ chúng vào vườn thú như thế này phải không cô? Học sinh thứ nhất phát biểu. - Con nghĩ là vì người ta giết gấu để làm rượu á cô! Hồi lâu rồi, lúc nhà con đi ăn ở nhà hàng kia trên Kon Tum á cô, con nghe chủ quán giới thiệu hũ rượu ngâm tay gấu tốt cho sức khỏe. Nhưng con ngăn ba con uống, con nói là nếu ba uống rượu đó vào, ba sẽ bị ác độc á! Học sinh thứ hai tiếp lời. - Vỗ tay cho hai bạn nào các con!... Ý kiến của các con đều đúng cả. Có hai nguyên nhân chính các con nha. Nghe kỹ nè! Một là do loài người xâm lấn đất rừng, chặt phá cây cối để làm nông trại và sinh sống. Gấu không còn chỗ ở an toàn nữa. Khi người ta thấy gấu xuất hiện gần khu vực gia cầm, gia súc nuôi và nương rẫy cây trồng thì người ta cho rằng gấu là mối đe dọa. Người ta giết gấu. Hai nữa là ở Việt Nam hay Trung Quốc từng có phong trào đi săn gấu lấy mật. Sau đó thì người ta bắt gấu ngoài thiên nhiên 48 để nuôi nhốt trong trang trại nhằm rút lấy mật gấu. Người ta tin rằng mật gấu có thể chữa được nhiều bệnh. Chưa kể, ngâm rượu tay chân gấu để uống như con kể. - Dạ, con biết á cô. Hồi trước bà ngoại con cũng có lọ mật gấu trong nhà. Ngoại nói mật gấu này giúp ích cho việc chữa sỏi mật của ngoại. Ngoại có khoe là giá mật gấu ngày càng giảm nên tiết kiệm được tiền. Nhưng sau đó, ngoại thấy mật gấu không chữa bệnh tốt nữa nên ngoại con bỏ dùng rồi á cô. - Cảm ơn câu chuyện của con. Thời trước, người ta mới bắt được ít gấu nên giá mật rất mắc. Sau này các trang trại Việt Nam nuôi gấu ngày càng nhiều, như ở thời điểm năm 2005 có tới 4.500 con gấu trong chuồng, nhiều gấu quá nên giá cả cũng rẻ hơn. Đó là chưa kể, người ta còn làm mật giả nữa nên lại càng rẻ. - Bây giờ còn bao nhiêu gấu trong chuồng vậy cô? - À, trên dưới chừng 1.000 con gấu con ạ! Vòng tròn to vòng tròn nhỏ - Người ta thả bớt gấu ra ngoài nên ít gấu bị nhốt hơn hả cô? - Không con à. Đáng tiếc là không! Vì giá mật ngày càng rẻ, chủ trại gấu không đủ tiền mua thức ăn cho gấu nên bỏ cho chúng chết đói, rồi bán cả thịt gấu. Người ta tin là thịt gấu cũng làm thuốc được. 49 - Trời ơi, sao người ta ác quá cô ha! - Các con có biết vì sao ba con gấu kia cứ lắc lư liên tục không? - Vì nó muốn chạy nhảy ở khu vườn thật to mà không được, nên nó cứ cố gắng tưởng tượng mình đang chạy ra khỏi chuồng phải không cô? - Cũng có thể là vậy con à! Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng gấu bị áp lực rất nhiều về thể chất lẫn tinh thần khi ở trong trại. Thứ nhất là nó khó sinh sản vì không thích ứng được với môi trường xa rời tự nhiên. Thứ hai là chủ chuồng trại lấy mật liên tục phục vụ nhu cầu kiếm tiền nhiều, trong khi cho gấu ăn uống thiếu thốn. - Bị lấy mật nhưng gấu chưa chết liền hả cô? - Con gấu có túi mật ở bên trong cơ thể, nơi chứa các dịch mật. Bộ phận này rất quan trọng vì thải độc cho gan này, chức năng miễn dịch bảo vệ sức khỏe cho gấu này. Khi muốn lấy mật thì người ta tiêm thuốc gây mê làm cho gấu xỉu tạm thời. Sau đó, trong lúc gấu xỉu thì người ta chọc ống tiêm vào rút dịch mật ra. Gấu cần nửa năm đến gần một năm để hồi phục lượng dịch mật mới với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, chủ trang trại cứ rút hằng tháng nên sức khỏe gấu yếu dần. Chưa kể, việc rút mật không đảm bảo vệ sinh nên gấu bị các loại bệnh khác nhau. Nhiều bạn gấu chết cũng vì bị nhiễm bệnh mà chủ nuôi không biết các 50 con à! Thêm là, thần kinh gấu không ổn định vì áp lực cuộc sống quá căng thẳng. Các con cứ tưởng tượng cuộc đời gấu chỉ ở trong song sắt bé xíu chỉ chứa đủ cái thân, thậm chí không đủ chỗ để bước một cái chân lên phía trước nữa. Ăn uống thì thiếu thốn. Tới giờ thì bị rút mật, bị hành hạ như thế năm này qua năm nọ. Hậu quả là gấu không còn kiểm soát được bản thân nữa nên cứ lắc đầu qua lại, bước chân tới lui và rên rỉ như các con thấy. Thậm chí gấu còn cắn và gặm song sắt khiến hàm răng, lợi, mô miệng bị hư hại hết. Vấn đề là, chất quan trọng trong mật gấu, người ta hoàn toàn có thể thay thế bằng một số loài thực vật có tính chất tương đương. Gấu không đáng bị đối xử như vậy! Nét mặt cô giáo đầy nghiêm trọng, mặt đỏ gay. - Cô ơi, con nghe chị con nói có chuyện gấu tự tử nữa phải không cô? Có thiệt không ạ? - Cô có biết đến câu chuyện về hai mẹ con gấu bị nuôi nhốt lấy mật trong điều kiện sống vô cùng tệ hại. Chuyện được kể diễn ra ở Trung Quốc các con à! Trong trang trại nuôi nhốt gấu nọ, có một gấu mẹ nghe thấy tiếng gấu con rít lên sợ hãi trước lúc bị công nhân chích vào bụng để rút Vòng tròn to vòng tròn nhỏ mật. Gấu mẹ vô cùng căm phẫn và tức giận, liền dùng hết sức vùng lên phá sập cái chuồng đang nhốt mình. Sau đó, gấu mẹ lao đến chuồng gấu con khiến những người lấy mật xung quanh sợ hãi mà bỏ chạy tán loạn. Gấu mẹ bằng tình yêu thương vô bờ bến muốn cứu lấy con mình nên giật lắc cái chuồng chứa gấu con liên tục. Nhưng cái chuồng chắc chắn quá, gấu mẹ không có cách nào cứu con mình được. 51 Thế rồi, các con biết gấu mẹ làm gì không? Gấu mẹ dùng vòng tay mình ôm lấy gấu con, rồi siết chặt cho đến khi gấu con chết. Ngay sau đó, gấu mẹ lao đầu vào bức tường tự giết chính mình. Tất cả những đứa trẻ đều lộ rõ nét mặt bàng hoàng, trợn mắt, cắn môi, nhăn trán. Thậm chí có cô bé ngấn lệ trên khóe mắt long lanh. Sự im lặng của niềm cảm thông, cảm động, ngạc nhiên và thấu hiểu lan tỏa khắp không gian. Một cậu bé cất tiếng hỏi cô giáo: - Sao mà ba con gấu này lại ở trong vườn thú hả cô? - Cô không rõ chi tiết tại sao. Nhưng chắc chắn là không thể thả gấu này về rừng được vì gấu đã mất khả năng sống còn trong môi trường tự nhiên rồi. Chắc người ta sợ gấu bị loạn thần kinh tấn công đồng loại nên nhốt riêng ở đây. - Con ghét mấy người chủ trại nuôi nhốt gấu quá cô ơi! Hay mình nói công an tới bắt họ, rồi bỏ hết vào tù được không cô? - Theo các con thì hình phạt cho những người nuôi nhốt gấu, hay các loài động vật hoang dã khác nên như thế nào? - Con! Con có ý kiến nè cô. Con đồng ý với bạn Ngọc Anh. Mình bỏ họ vào tù đi cô. 52 - Con thì nghĩ mình phạt họ thật nhiều tiền, lấy tiền đó mua thức ăn cho gấu và chữa trị bệnh cho gấu đi cô. - Cô ơi, con có cách này nè cô. Hay là ở trong vườn thú như thế này, mình tạo ra những cái lồng khác bé xíu vừa đủ cho con người bước vào không xê dịch được. Sau đó, nói mấy chú công an nhốt mấy người nuôi nhốt và rút mật gấu vào những cái lồng đó, cho họ ăn ít đi, không thả cho họ ra ngoài. Rồi cái, mình cho người tham quan đi qua ngắm nhìn họ và đọc cái bảng giải thích tại sao họ bị ở trong lồng như vậy. Họ đối xử với gấu thế nào, mấy chú công an đối xử lại họ y như thế. Xong cái, người ta đi qua lại còn học được bài học tốt nữa. Hay không cô? - Cô đồng ý là ý kiến của con rất hay! - Con cũng đồng ý cô ơi! Cho họ biết gấu khổ như thế nào. Đáng đời họ cô ơi! Tiếng trẻ em rộn ràng bày tỏ nghĩ suy. Đúng là các cô cậu bé này thật đáng yêu, lém lỉnh và thông minh quá chừng. Cô giáo dặn học sinh về nhà kể cho gia đình nghe Vòng tròn to vòng tròn nhỏ về bài học hôm nay và gởi cho các em tờ rơi về số điện thoại của tổ chức chuyên bảo vệ động vật hoang dã. Nhìn về phía gấu bị cách ly trong chuồng hẹp cứ lắc lư điên cuồng, tôi lại thấy rùng mình. Thả buông mình theo làn gió để được bay một đoạn, tôi chưa bao giờ cảm thấy sự tự do có ý nghĩa lớn lao với bản thân như lúc này. 53 54 CHƯƠNG 3 VẪY VÙNG TRONG SÓNG NƯỚC Đôi khi chịu lùi lại một bước để có thể tiến thêm ba bước, đôi khi trăn trở để lựa chọn giữa tiền bạc và sự sinh tồn của loài san hô cũng đủ tạo nên sự đổi thay. Tôi dừng lại ở một cái cây, ráng cuộn thân nhỏ lại và chen vào một góc khuất của cành lá vì biết rằng giờ này hay có nhân viên dọn rác làm việc. Ở Sài Gòn một thời gian khá lâu, tôi chọn được một số nơi mình yêu thích để lang thang tận hưởng cuộc sống. Vòng tròn to vòng tròn nhỏ Sau một hồi lâu nghe các chàng trai cô gái nói nói cười cười trước mặt, tôi biết được vài điều. Willis là chàng sinh viên đến từ Mỹ, cao to vạm vỡ hơn bất cứ người Việt Nam nào tôi thấy. Chloe là cô sinh viên đến từ Na Uy, đôi mắt xanh trong veo, tóc vàng ươm cuộn thành một cục bù xù trên đỉnh đầu. Dian là cô sinh viên đến từ Singapore, 55 da nâu và thân hình gầy mỏng manh, tóc đen kết thành hai bím, cùng hình xăm đầu sư tử mình cá ở bên vai trái. Họ gặp nhau qua chương trình trao đổi sinh viên tại một trường đại học ở Anh, hợp tính cách và kết thành nhóm bạn đi du lịch trải nghiệm cuộc sống ở các nước Đông Nam Á mùa hè này. Họ kể nhau nghe những chuyện vui trong hành trình du lịch tại Sài Gòn thời gian qua. Tôi cũng bất giác cười trong lòng vì tôi cũng như họ, cũng là kẻ lạ đến với Sài Gòn bằng trái tim hăm hở muốn khám phá nhiều điều mới lạ. Họ đi qua những nơi tôi đã đi qua nên tôi cảm được niềm vui của họ. Khi biết nhóm bạn sắp sửa ra sân bay để sang một đất nước khác, tôi bám theo ngay, lòng dạ rộn ràng như mở hội. Tôi nghe được một số điều về Thái Lan – nơi tôi sắp đến – khi chăm chú lắng nghe cuộc trò chuyện của những người bạn trẻ trong lúc chờ ở sân bay. Thái Lan là đất nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á không bị thực dân đô hộ. Nhiều chuyên gia sử học đã phân tích dưới nhiều góc độ để tìm ra nguyên nhân và một trong số đó là do… may mắn (ưm... tôi thích ý này!). Tên đất nước có ý nghĩa riêng của nó. Thứ nhất, “Thai” có nghĩa là “độc lập” trong ngôn ngữ Thái Lan. Điều này thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ về tinh thần bảo vệ đất nước của cha ông. Thứ hai, “Thai” cũng là cách gọi trại đi từ tên “Tai” và “Tai” là tên của nhóm sắc tộc phổ biến nhất tại đất nước này. Theo chia sẻ của Willis, cách đây 1.000 năm, nhóm dân tộc thiểu số Tai từ miền Nam Trung Quốc di dân đến miền thung lũng 56 trung tâm của Thái Lan bây giờ, hòa hợp và đồng hóa cùng với hai nhóm dân đặc trưng của vùng này vốn nói tiếng Môn và Khmer. Tôi ngạc nhiên là nhóm người Tai này cũng có mặt tại Việt Nam dưới tên gọi là dân tộc Tày. Cách đây không lâu, nhà sử học Charnvit của Thái Lan cho rằng đất nước nên dùng lại tên gọi cũ từ xa xưa là Xiêm. Vì như thế, hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số khác đang sinh sống tại Thái Lan sẽ không bị cảm giác phân biệt đối xử về phong tục, truyền thống và ngôn ngữ. Ấy là do cả quốc gia dường như chỉ dành cho người Tai vì tên đất nước đã chỉ rõ như thế rồi. Ông Charnvit tin rằng, việc đổi tên sẽ giúp cho đất nước trở nên đa dạng, giàu có và phồn vinh hơn khi tất cả các nhóm cộng đồng và lý tưởng sống khác nhau được trân trọng. Chloe bảo rằng Thái Lan được biết đến như Vùng Đất Của Những Nụ Cười, nơi người dân lúc nào cũng tươi tắn phục vụ khách du lịch. Đất nước này có tài nguyên thiên nhiên rất trù phú và đa dạng. Lại thêm sự may mắn chưa từng bị đô hộ và ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh thời cận đại nên sự phát triển về kinh tế vượt bậc so Vòng tròn to vòng tròn nhỏ với Việt Nam. Ngành du lịch mang lại lợi nhuận vô cùng lớn vì thu hút quá chừng khách từ mọi miền trên thế giới. Người ta đến để ngắm nhìn cảnh vật ở vùng biển đảo, sông nước, đồng ruộng, núi cao; để khám phá văn hóa có vua và hoàng gia thời hiện đại; có thức ăn mặn mà, chua ngọt và cay nồng; có môn Muay Thái đặc trưng nổi tiếng; có những buổi biểu diễn lộng lẫy của cộng đồng chuyển đổi 57 giới tính; có những ngôi chùa nguy nga tráng lệ; có những lễ hội mang tính cộng đồng vui “tẹt ga” như lễ hội tạt nước, vân vân và vân vân. Thái Lan trong đầu tôi hiện lên như một thiên đường! Mà đã là thiên đường thì tại sao không chứa chấp một kẻ ham khám phá như tôi?! Khuya hôm đó, chúng tôi có mặt ở Thái Lan. Willis muốn đi ăn nên dù mệt lả thì Chloe và Dian cũng ráng lê bước đi cùng cho có bạn có bè. Bangkok không khác Sài Gòn là mấy – thành phố không ngủ, đặc biệt là không khó tìm kiếm những quán ăn bình dân mở cửa xuyên đêm suốt sáng. Willis đói bụng nên anh chàng lia mắt rất nhanh. Nhóm bạn đã có một bữa ăn tối tại quán lề đường trong cái hẻm nhỏ bên cạnh khách sạn và luôn miệng tấm tắc khen ngon. Họ thích vị thức ăn đậm đà, chua chua, ngọt ngọt và đặc biệt rất cay. Chặng hành trình của họ mới chỉ bắt đầu và ai cũng náo nức. Ngày đầu tiên khép lại với một đêm yên giấc nồng. Khí hậu ở đây cũng giống Sài Gòn vì sự nắng nóng đáng sợ. Thế nhưng, điều ấy không ảnh hưởng lắm đến kế hoạch tham quan của các bạn trẻ. Tôi yên vị trong ngăn túi bé xinh với lớp ngoài màu trong đục, có thể thấy được vạn vật xung quanh mình. Căn bản là đi đâu thì Chloe cũng đeo cái ba lô nhỏ với những vật dụng cần thiết mang theo nên tôi được ung dung đồng hành một cách thầm lặng. Có lẽ đây là chuyến đi đặc biệt nhất của tôi từ trước đến giờ vì tôi chẳng cần phải nhấc mình theo làn gió, không phải bay mà vẫn vi vu đi nhiều, học được nhiều. Cảm giác gắn kết 58 với những người đi cùng thú vị thay! Nhóm bạn thăm cung điện Hoàng Gia Thái Lan và vài ngôi chùa nổi tiếng trọn hết ngày đầu tiên. Dian kể chuyện người Thái ngưỡng mộ và tôn trọng vị Vua thứ IX như một vị thánh sống ra sao. Vị Quốc vương này cũng là người trị vì đất nước lâu nhất thế giới được người dân cả nước mến yêu vì sự đức độ, tài năng và tấm lòng nhân ái. Tôi không biết cuộc sống của một người được xem là “trên vạn người” thì khó hay dễ thế nào, nhưng tôi biết chắc con người sống sao mà khi chết đi có triệu người khóc tiếc thương chắc không dễ tí nào đâu. Willis cười: “Thế giới này đâu còn mấy nước có Hoàng gia đâu! Ở thời đại con người cố gắng xây dựng quyền bình đẳng như thế này mà vẫn còn giữ truyền thống vua hay con dân thì… đặc biệt thật chứ! Như ở đây, đâu đâu chúng ta ngang qua cũng thấy hình ảnh long trọng của Vua và Hoàng Hậu được đặt ở nơi công cộng. Có khi hoành tráng hơn cả Hoàng gia Anh quốc ấy! Quả là trải nghiệm mới mẻ nhỉ!”. Hôm sau nữa, họ dành thời gian khám phá khu Sukhumvit, nơi được xem là “thánh địa mua sắm”. Dian Vòng tròn to vòng tròn nhỏ có nhắc đến việc đất nước Thái Lan thu được nguồn tiền khoảng 20% từ ngành du lịch. Chẳng thế mà họ cũng rất thành công trong việc bán hàng. Trung tâm thương mại thì nhiều và nơi nào cũng đông người tấp nập. Người ta mua nhiều hàng như thế, vậy thì một món hàng được sử dụng bao nhiêu lần? Ấy thế mà, nhà nhà mua sắm, người người mua sắm. Vòng xoáy không bao giờ có điểm dừng! Vật 59 dụng bỏ đi lại chất thành đống rác cao thành núi. Chiều đến, nhóm bạn quyết định sử dụng dịch vụ tàu thuyền để đi dọc bờ sông Chao Phraya nổi tiếng ngay trung tâm Bangkok. Họ tỏ ra hài lòng. Tôi cũng rất thoải mái. Gió thổi hơi nước lồng lộng vào không gian, thật mát mẻ! Dòng sông được chăm sóc khá tốt, bằng chứng là có rất ít rác thải lửng lơ. Chỉ thỉnh thoảng khi tàu dừng ở các trạm đón và trả khách lên xuống bờ, tôi thấy vài con cá ú nù đã chết bập bềnh theo sóng nước dưới cầu tàu mà không ai quan tâm đến. Nổi bật hơn cả là cảnh trí hai bên bờ đáng để người ta dán mắt lên ngắm nghía. Ấy là Wat Arun, hay còn gọi là chùa Bình Minh, với bốn ngọn tháp ở bốn hướng cùng vươn lên trời cao như những người lính vững chãi bảo vệ tòa tháp chính ở giữa thật to và đồ sộ in hình trên nền trời cam tím dưới ánh hoàng hôn. Ấy là toàn khu cung điện Lớn và chùa Phật Ngọc nổi bật bởi màu xanh lá cây và màu cam trên mái với vài tháp nhọn màu vàng, bao quanh bởi tường trắng và những tán cây xanh um, ngay bên dòng sông lãng đãng. Vẻ đẹp đáng kinh ngạc khiến ai nấy ngơ ngẩn nhìn, đi xa một đoạn vẫn ngoái cổ lại nhìn. Tối đó, nhóm bạn đi dạo ở con đường Khao San, nơi được xem là tương tự như đường Bùi Viện, Sài Gòn dành cho Tây ba lô. Nguyên một con đường sầm uất, hàng quán nối tiếp nhau trưng bày la liệt sản phẩm lưu niệm, quần áo mang phong cách hippy, nhà hàng, quán bar, dịch vụ mát xa, dịch vụ xăm trổ theo các quy mô lớn nhỏ khác nhau và được trang hoàng, quảng cáo sao cho độc đáo nhất. Bên 60 cạnh đó là những chiếc xe đẩy dọc hai bên đường bán biết bao nhiêu mặt hàng ăn uống đa dạng và hấp dẫn. Những quán ăn có bàn ghế ở lề đường cũng thu hút nhiều tốp khách hàng muốn thưởng thức món ăn bình dân. Willis thách thức hai cô bạn dám ăn xiên bọ cạp chiên giòn và “làm gương” bằng cách nhai hai xiên ngay và liền, rồi thích thú cười hô hố, liên tục khen ngợi vị cay cay, giòn giòn, béo béo. Hai cô nàng đẩy đưa qua lại một lúc rồi quyết định thực hiện điều “kỳ dị” trong cuộc đời. Chloe bị anh bạn đồng hành chọc ghẹo vì ăn bọ cạp nhưng không dám mở mắt. Dian thì lựa chọn chiến thuật nhai thật nhanh, nuốt thật nhanh để vượt qua thử thách khó nhằn này. Sau cùng, Chloe chia sẻ rằng: “Nói thật, so với ăn trứng vịt lộn lúc ở Việt Nam thì bò cạp vẫn dễ nuốt hơn!”. Nhóm bạn cười thả phanh khi nhớ lại cảnh tượng dù ăn chỉ một trái trứng vịt lộn mà ói tới mấy lần, kể cả Willis. Nghỉ chân ở một quán bar có mái hiên rộng rãi, gọi nước uống và ngắm nhìn từng dòng người qua lại, nhóm bạn hứng khởi trò chuyện về thành phố Bangkok đầy tấp nập và sôi động. Chloe dành cho chiếc ba lô một vị trí “trang trọng” ở chiếc ghế nhỏ bên cạnh, thế là tôi được dịp Vòng tròn to vòng tròn nhỏ nhìn ngắm phố xá với cảm giác như là một thành viên của nhóm. Cây bút chì và cục tẩy cùng ngăn túi với tôi không ngừng nhìn nhìn ngó ngó xung quanh, vẫn giữ im lặng như mọi khi. “Lần đầu tới Thái Lan à?”, một giọng nói cất lên. Ba người bạn đồng loạt nhìn sang bàn bên cạnh. Người đàn 61 ông ngồi một mình, đang cười thân thiện. - À, chúng em mới đến Thái Lan lần đầu thôi! Willis đại diện nhóm lên tiếng. - Chào đón các bạn đến với thiên đường nhiệt đới Đông Nam Á rất thú vị! Tôi là Scott. Scott đứng lên đưa cánh tay sang làm quen với nhóm bạn trẻ. Ba người bạn đứng dậy, lần lượt bắt tay Scott và giới thiệu tên mình. Dian nhìn các bạn rồi người đàn ông mới quen: “Này, hay là mời anh Scott qua bàn chúng ta ngồi cho vui nhỉ!”. Tất cả đều vui vẻ ưng thuận. Câu chuyện về việc đã đi những đâu, định đi những đâu, thích món gì hay điều gì ở Thái Lan được rôm rả bàn luận cùng nét mặt rạng rỡ của mọi người. Chloe hỏi Scott: - Anh có vẻ ở đây khá lâu rồi? Anh biết tiếng Thái phải không? Chloe hỏi sau khi quan sát rất tinh tế. - À, anh ở Thái được 5 năm rồi. Anh vốn sinh ra tại thành phố Lincoln, bang Nebraska, vùng Trung tây của Mỹ. Chắc các em nghe tên bang Nebraska xa lạ lắm phải không? Haaa..., nhiều người Mỹ còn không để ý cái tên ấy. Nhưng nếu nhắc đến tên của tỷ phú Mỹ Warren Buffett thì nhiều người nhận ra. Ông ta sinh ra ở cùng bang anh đấy, ngay thành phố Omaha cạnh Lincoln. Sau này, anh 62 di chuyển đến Chicago làm việc cho đài truyền hình của thành phố. Vài năm sau, anh nộp hồ sơ làm nhà báo cho CNN nhưng ở Thái Lan. Thế là anh có mặt ở đây. - A ha, em cũng từ Chicago này! Mà sao anh lại quyết định rời Mỹ đến Thái Lan làm việc? Willis tỏ vẻ phấn khích lẫn ngạc nhiên. - À, anh luôn nghĩ cuộc đời ngắn có mấy khi. Trải nghiệm cuộc sống đó đây ở nửa bán cầu bên kia thú vị phết! Anh săn việc ở Châu Á khá lâu, cho đến khi CNN tuyển dụng thì anh nộp ngay. Đi lang thang trải nghiệm và viết lách về vấn đề xã hội đúng là ước mong của anh mà. Anh nghĩ là mình may mắn! Haaaa…! - Thế cuộc sống của anh bao năm qua ở đây thế nào? Dian hỏi. - Anh không hối hận vì quyết định của mình. Dù là văn hóa hoàn toàn khác biệt nhưng anh thấy mình thay đổi và cởi mở nhiều. Càng thích ứng với văn hóa ở đây, anh càng cảm được giá trị của cái gọi là sự kết nối giữa người Vòng tròn to vòng tròn nhỏ và người. Anh cảm thấy sự phân biệt người da trắng, da nâu, da vàng, da đỏ, da đen hay sự phân biệt tính văn minh của phía thực dân hay lạc hậu của phía bị đô hộ thật nực cười! Nói cho cùng, thực tế chứng minh rõ ràng, chúng ta đều là những con người rất dễ bị tổn thương và phụ thuộc lẫn nhau trong cùng một mái nhà mang tên là Trái Đất. Ở đầu bên kia quả đất xảy ra điều gì thì bên này cũng bị ảnh 63 hưởng trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều. Trái đất này chỉ là vòng tròn nhỏ thôi. Anh không thấy cuộc sống của mình khác biệt lắm dù ở Mỹ hay ở đây! Scott có một chất giọng ấn tượng bởi sự trầm ấm rất đàn ông lẫn sự phóng khoáng mang đậm tính châm biếm và hài hước. - Thế anh có thể chia sẻ cho chúng em thêm về Thái Lan được không? Những điều anh quan tâm và thật sự thấy nó quan trọng, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống ấy. Là khách du lịch, hiện tại chúng em chỉ cảm nhận được không khí sôi động, cũng như văn hóa ẩm thực và kiến trúc của nơi này mà thôi! Chloe tiếp chuyện. - Ừm… câu hỏi của em hay đấy! Để anh xem nào… Nếu nói ra ngay mà không phải suy nghĩ nhiều thì có vài điều đang lẩn quẩn trong đầu anh ngay lúc này. Đấy là chuyện sống còn của Bangkok các em ạ! Thành phố này, cũng như các thành phố giáp biển khác như Jakarta của Indonesia hay thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, đang bị đe dọa vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì vùng thung lũng trung tâm Bangkok quanh sông Chao Phraya trước đây chỉ cao hơn mực nước biển chừng 1,5m. Trong khi mỗi năm bề mặt thành phố lại bị lún sâu từ 1 đến 2cm và kết quả hiện nay là có nhiều vùng đang ở dưới mực nước biển. Cùng lúc đó, vì hậu quả của biến đổi khí hậu mà nước biển của vịnh Thái Lan lại không ngừng dâng lên 4mm mỗi năm. Thế nên, nhiều chuyên gia và tổ chức cảnh báo rằng khoảng 40% diện tích thủ đô Bangkok có nguy cơ bị nước nhấn chìm trong vòng chục năm tới. Chục năm sẽ qua như 64 một cái nháy mắt! Liệu là chính quyền có phản ứng kịp với vấn đề này hay không khi tốc độ đô thị hóa vẫn không ngừng tăng lên? Anh đã có trải nghiệm bơi xuồng tại thành phố này sau trận mưa lớn nhất lịch sử trong vòng 25 năm diễn ra vào tháng 6 năm 2016. Vấn đề là Thủ tướng Thái Lan cũng thẳng thắn với dân rằng, chuyện biến Bangkok thành đô thị không còn ngập lụt là điều không tưởng. - Hèn gì em đọc đâu đó nói rằng Bangkok được so sánh như thành phố sông nước Venice của Châu Á. Willis chặc lưỡi. - Đúng là hệ thống sông ngòi và giao thông đường thủy phổ biến nơi trung tâm thành phố, khiến nơi đây được xem như Venice thật. Tuy nhiên, khả năng cao là người dân sẽ luôn phải di chuyển bằng thuyền quanh thành phố trong thời gian không xa nữa. Haaa…!!! Quan trọng là chính quyền có thích ứng kịp và có khả năng để xây dựng được thành phố nổi trong biển nước hay không đây! Tất cả người dân Bangkok mà chạy lên núi cao ở hết thì lại là đại nạn khác đúng không?! Vòng tròn to vòng tròn nhỏ - Lúc đó anh sẽ ở đâu ạ? Mỹ, Thái, hay nước nào khác? Chloe cười. - Ở đâu á? Tháng sau sẽ làm gì đã là một kế hoạch xa với anh rồi, thế nên nếu em hỏi về chục năm tới thì anh xin lỗi, anh nợ lại câu trả lời! Haaaa…! 65 - Không sao ạ! Chloe nở nụ cười gượng trên môi. - Anh Scott, còn gì khác để kể tiếp không ạ? Chẳng mấy khi có dịp gặp phóng viên nhà báo CNN như anh trên đất Thái Lan này! Willis nháy mắt. - À há...!? Để nhớ xem nên kể chuyện gì tiếp đây!... Theo các em, rác điện tử như máy tính, điện thoại hư hỏng, hay phụ kiện của chúng thường được xử lý như thế nào? - Huumm..., em nghĩ là người ta sẽ tái chế bằng cách nào đó trong các nhà máy. Willis trả lời. - Em nghe nói Trung Quốc từng là một quốc gia tiêu thụ rác, đặc biệt là rác điện tử từ nhiều quốc gia khác để xử lý, tái sử dụng phần nào đó. Dian tiếp lời. - Xử lý rác thải điện tử chưa bao giờ là dễ dàng vì tính chất hóa học và vật lý phức tạp của chúng. Trong khi đó, mới năm ngoái đây thôi, toàn bộ loài người trên trái đất thải ra hơn 70 triệu tấn rác điện tử. Các em nghĩ điều gì khiến chúng ta loại bỏ nhiều đến thế? - Em cho rằng, nguyên nhân là chủ nghĩa tiêu dùng và đặc tính của hàng hóa công nghệ. Đặc biệt người tiêu dùng trẻ luôn có xu hướng cập nhật sản phẩm mới và hiện đại liên tục, họ phải săn thiết kế mới nhất để cảm thấy hợp thời và thỏa mãn. Hơn nữa, càng ngày thì công nghệ càng lan rộng đến các quốc gia đang và kém phát triển, nên càng 66 có thêm nhiều sản phẩm được sản xuất ra thêm. Em nghĩ rằng, nhu cầu tăng thì rác điện tử chỉ tăng lên chứ không bao giờ giảm! Dian nhăn trán tỏ vẻ trăn trở. - Haaa! Không ai có thể trả lời câu này tốt bằng chính các bạn thanh niên trẻ! Scott nhìn Dian nháy mắt và tiếp tục. Trung Quốc từng là bến cảng nhập khẩu rác điện tử từ khắp nơi trên thế giới để tái sản xuất. Nhưng gần đây, dưới sức ép của vấn đề môi trường và sức khỏe của người dân, chính quyền Trung Quốc đã ngưng việc này. Thế thì rác điện tử đi về đâu khi các quốc gia phát triển bên phương Tây không muốn làm vẩn đục môi trường sống của họ? Chính là các quốc gia Đông Nam Á nhìn thấy cơ hội này. Các ông chủ tận dụng nguồn lao động giá rẻ cùng nguồn rác vô cùng lớn để tái chế kiếm lời bất chấp rủi ro. Tỉnh Chachoengsao ở phía đông Bangkok hiện là trung tâm của ngành công nghiệp tái chế rác điện tử tại khu vực. Mặc dù về mặt luật pháp, Bộ Công nghiệp Thái Lan đã đưa ra lệnh cấm tái chế rác thải độc hại này. Nhưng về mặt thực thi, rõ ràng có dấu hiệu “bật đèn xanh” cho các nhà máy hoạt động. Vòng tròn to vòng tròn nhỏ - Anh Scott này, vậy rủi ro cụ thể ở đây là gì hả anh? Dian ngắt lời. - Các em biết hợp chất dioxin chứ? Nó là kết quả của việc nung chảy đồ điện tử ở nhiệt độ không đủ cao. Chất này xâm nhập vào không khí và nguồn thực phẩm gây ung thư. Các kim loại nặng khác thì thấm vào đất và nguồn 67 nước ngầm. Thế là, cây trồng héo tàn, người dân quanh khu vực bị đau đầu nôn mửa. Nhiều trường hợp phải bỏ xứ ra đi, đến tu sĩ Phật Giáo cũng đành bán rẻ ngôi chùa và đất chùa của mình. Vài trường hợp chống đối thì gặp nguy hiểm vì sự trả thù bạo lực. Những người công nhân thấp cổ bé họng ư? Họ không có sự lựa chọn nào tốt hơn. Ở hoàn cảnh ấy, họ không có quyền lựa chọn không khí để thở. Người dân hoàn toàn đúng khi phẫn nộ cho rằng: Thái Lan không phải là bãi rác của thế giới, tại sao phương Tây không tự xử lý rác của mình? Vẫn là quy luật bất thành văn của cơ chế: các nước giàu có tiền và quyền thì có cơ hội xây dựng cuộc sống xanh sạch đẹp hơn trên nỗi tuyệt vọng của các quốc gia đang và kém phát triển. Scott kết thúc câu chuyện bằng một quan điểm vô cùng “chắc tay”. Tất cả đều im lặng, thở dài. Thái Lan là điểm đến hàng đầu trong khu vực cho du khách quốc tế thả ga ăn, chơi, ngủ, nghỉ và mua sắm. Tuy nhiên, có những nỗi đau thầm lặng cùng sự tổn thương tại đất nước này thì chỉ có người ở đủ lâu như Scott với đặc thù nghề nghiệp là một nhà báo mới có thể hiểu rõ hơn cả. Ngoài đường, từng tốp khách du lịch, đặc biệt là đi theo đoàn lớn với lá cờ nhỏ phất phơ làm dấu của người hướng dẫn, vẫn nhộn nhịp qua lại. Họ luôn miệng nói cười bằng thứ tiếng Việt Nam quen thuộc cũng như tiếng Trung Quốc xôn xao. Theo lịch trình đã bàn bạc từ trước, vé máy bay cũng đã mua, ngày mai họ sẽ khám phá miền nam Thái Lan – Phuket và Krabi trong những ngày cuối cùng. Chloe mở 68 nhiều đoạn phim ngắn trên máy tính để tìm kiếm thông tin về hai nơi này. Phuket là hòn đảo nhiệt đới với rất nhiều bãi biển có làn nước xanh ngọc trong veo cùng hàng loạt khách sạn, resort và nhà hàng từ bình dân đến cao cấp. Mấy công ty du lịch vẫn luôn quảng bá nơi này là thiên đường nghỉ dưỡng tốt nhất thế giới. Dian nhìn vào bản đồ và gọi tên một loạt các bãi biển phía tây đảo Phuket như Nai Han, Kata Noi, Kata, Karon, Merlin, Tri Trang, Patong, Hua, Kamala, Surin, Bang Tao, Nai Thon, Naiyang, Mai Khao. Còn Krabi thì nổi tiếng với những vách đá vôi tuyệt đẹp, hệ thống rừng ngập mặn dày đặc và phù hợp cho khách tham quan thích khám phá hơn trăm hòn đảo ngoài khơi. Trời ơi! Nghe là xốn xao nỗi lòng muốn đi ngay, dù tôi chỉ là mảnh ni lông, huống chi con người! Trưa hôm sau, tôi được mang trên lưng Chloe đi dọc bãi biển Patong, bãi biển chính sầm uất nhất trên đảo Phuket. Bãi biển sôi động với những cái dù ngũ sắc siêu to đưa người bay trên biển nước, dựa vào sức gió và sức kéo của chiếc ca nô. Ca nô di chuyển qua lại trên mặt biển với tốc độ cực nhanh, để lại những làn sóng tung bọt trắng xóa. Ngoài ra, còn là những người lái mô tô nước tạo âm thanh Vòng tròn to vòng tròn nhỏ brừm brừm ầm ĩ. Thỉnh thoảng, vài người bị lật mô tô do chưa có kinh nghiệm giữ thăng bằng, người cứu hộ lướt ca nô tới ngay để tiếp ứng. Nhóm người đàn ông cung cấp các dịch vụ trên bãi biển chỉ mặc quần sọt dài quá đầu gối với hình thù cỏ cây nhiệt đới sặc sỡ. Thân họ cháy nắng một màu nâu đen giòn. Thay phiên nhau hỗ trợ khách hàng bay dù, những người đàn ông còn lại tụ tập, nói chuyện và cười 69 đùa rất sảng khoái dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Bờ biển dài ơi là dài! Nhóm bạn trẻ thả dép xỏ ngón ra, cầm trên tay và để đôi chân trần được vuốt ve bởi làn nước trong vắt trên mặt cát trắng lóng lánh. Ở đây, màu xanh ngọc của nước biển dưới ánh mặt trời không đậm mà tươi nhẹ với sắc độ rất sáng và vô cùng trong. Tuyệt đẹp! Đi bộ một lúc, cả ba chọn chỗ khô ráo, thả dép, giữ ba lô túi xách trước mặt và ngẩn ngơ ngồi ngắm từng đợt sóng cao liên tục vẫy vùng, cuộn trào bọt trắng xóa rồi lăn tăn xô vào bờ. - Trên bờ biển không thấy rác người ta vứt bỏ, mà sao sóng đánh dạt vào nhiều rác thế nhỉ? Này, đó… đó! Có thấy mấy cái túi ni lông trên ngọn sóng kia không? Trông như sứa á nhỉ? Dian lấy tay chỉ chỉ phía trước mặt. - Ừa, dọc bờ biển có rác nhiều đấy! Nhưng có vẻ toàn là rác ngoài khơi xa trôi dạt về thì phải. Willis nhận định. - Học kỳ rồi, một người bạn của tui viết bài luận nghiên cứu về vấn đề môi trường ở Thái Lan. Bạn ấy kể rằng, trước đây nước này xếp ở vị trí thứ 6 trên thế giới về lượng rác thải ra biển. Nhờ chính phủ ra tay thực hiện nhiều chính sách và chiến dịch giảm thiểu túi ni lông trong toàn xã hội thời gian qua mà Thái Lan đã hạ được vài bậc rồi đó. Vào đầu năm 2022, dự định là người dân sẽ không còn được phép sử dụng các hộp xốp chứa thực phẩm dùng một lần, ống hút nhựa và cốc nhựa. Biết gì nữa không? 70 Nhiều khách sạn là thành viên của Hiệp hội Khách sạn Phuket với tổng sức chứa hơn chục ngàn phòng trên đảo đã cam kết giảm khối lượng và các loại nhựa sử dụng một lần. Họ cũng thực hiện việc loại bỏ chai nước bằng nhựa trong phòng rồi đó! Chloe đầy phấn khởi. - Chắc nhờ vậy mà thấy bớt rác hơn những bờ biển khác mà chúng ta đã đi qua. Tuy nhiên, rác vốn đã ngập tràn trong lòng đại dương rồi! Dù rằng người dân có ý thức tốt hơn, nhưng rác đã ở đó rồi thì khó xử lý triệt để lắm! Willis tỏ ý nghiêm trọng. - À, mấy bồ có hay theo dõi tin tức các loài động vật chết vì nhựa không? Chloe thở dài. - Tui có xem, mà không dám xem nhiều vì dễ bị ám ảnh lắm! Dian lắc đầu, chặc lưỡi. Chloe mở điện thoại, tìm kiếm hình ảnh và chuyền cho hai người bạn ngồi hai bên. - Trời ơi, trông đáng yêu quá bồ ạ! Dian xuýt xoa, Vòng tròn to vòng tròn nhỏ mắt sáng rỡ. - Nhìn nó mập mạp, mũm mĩm quá! Chắc không bơi nhanh được đâu ha? Haaaaa!!! Willis bật cười rộn rã. - Đây là một con bò biển trong khoảng vài trăm con còn lại đang sinh sống ở Thái Lan. Chúng có thể sống đến 71 70 năm tuổi và thực hiện chế độ một vợ một chồng rất chung thủy đấy nhé! Chloe cười tủm tỉm. - Wow! Sống thọ tương đương loài người rồi còn gì! Loài vật này đáng ngưỡng mộ quá chứ! Willis tròn mắt đầy ngạc nhiên. Chloe tiếp tục: - Thường thì bò biển con ở gần mẹ tới một năm rưỡi cơ! Nhưng đôi khi người ta vẫn tìm thấy cá thể con bơi bơ vơ một mình. Có thể là chúng lạc mẹ và thậm chí bị con bò biển đực khác tấn công. - Trời! Không những xảy ra ở thế giới loài người, mà ở loài vật như bò biển, con đực ỷ mạnh ăn hiếp kẻ yếu cùng đồng loại luôn hả ta? Dian chặc lưỡi. - Òm! Vậy mới nói! Thiệt tình! Năm ngoái, trong chuyến ghé thăm vài làng chài đánh cá ở tỉnh Trang – phía nam Krabi, bạn tui bắt gặp nhiều loài động vật đã chết như rùa biển xanh và cá với đầy túi ni lông và phế liệu nhựa trong dạ dày khi người ta mổ chúng ra. Kinh khủng hơn, họ kéo lên một bé bò biển còn nhỏ dưới một tuổi. Cán bộ khám nghiệm cho rằng nó bị kẹt vào lưới đánh cá nên ngạt và chết đuối. Bò biển là động vật có vú mà! Chúng cần ngoi lên mặt nước để thở, khi không đủ không khí thì… “ra đi” thôi. Chloe lắc đầu, giọng buồn thiu. 72 - Dian tiếp lời. Tui có đọc tin tức về những trường hợp cá voi, cá heo chết đi do bị nhiễm khuẩn trong dạ dày. Người ta mổ bụng ra, nguyên một ổ bụng toàn lưới đánh cá, rồi dây thừng, dép xỏ ngón, bao tay, đủ loại cả! Nhìn hình ảnh mà hết muốn ăn gì luôn! - Ôi! Rác thải nhựa! Willis buông lời rồi ngả lưng dài xuống mặt cát. Chloe và Dian lặng im ngắm nhìn những túi ni lông bập bềnh trong cơn sóng vội vã xô bờ. Những mảnh rác lớn nhỏ với tuổi thọ từ vài chục đến trăm năm được sóng cuốn vào, rồi bị nước kéo ra xa, rồi lại theo ngọn sóng đẩy vào. Cứ thế, cứ thế… Tôi chắc rằng những đồng loại của mình – túi ni lông đựng mì ăn liền, đựng snack vị tôm chua cay, hay chỉ là túi ni lông trong suốt vô danh – đang thích thú cười đùa trong làn nước kia, dù rằng đó không phải là nơi thuộc về chúng. Và quan trọng là, tôi không dám tưởng tượng chúng nằm trong bụng của một loài động vật nào khác. Tôi không muốn giết loài sinh vật nào cả, dù tôi rất thích vẫy vùng trong biển nước. Vòng tròn to vòng tròn nhỏ Hội bạn trẻ đi đảo. Đảo này nằm giữa Phuket và Krabi, chính là đảo thiên đường mang tên Phi Phi. Lên tàu và bồng bềnh giữa đại dương chừng hai tiếng đồng hồ, nhóm bạn dành hết thời gian trên boong tàu cao nhất không có mái che. Tôi nghĩ họ thích tắm nắng nhưng cũng để ngắm nhìn những tảng núi đá vôi vươn mình giữa biển nước, những bãi cát trắng óng ánh dưới nắng sớm mai nơi 73 những hòn đảo bé xinh. Dù khi con tàu đã rời xa khỏi bờ, khi xung quanh chỉ còn hai đường rẽ nước đầy bọt trắng phía sau đuôi tàu, thì nền xanh đậm đà của nước biển xung quanh, nền xanh trong vắt của bầu trời phía trên kia thật đáng để hưởng thụ. Sự bát ngát của trời biển. Sự bé nhỏ của người ta. Trên đường đi bộ từ cảng tàu đến khách sạn, Willis hào hứng cho rằng đây là trải nghiệm đầu tiên trong đời khi phải đóng phí bảo vệ môi trường ngay khoảnh khắc bước chân lên đảo. Phí dọn rác này tuy không nhiều nhưng chắc chắn ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch về ý thức. Kiểu là: “Này! Cùng nhau tạo nên môi trường trong lành trên hòn đảo thiên đường này đấy! Chúng tôi làm việc cật lực, giữ gìn sạch sẽ cho các bạn hưởng thụ thì các bạn cũng nên biết điều!”. Thế nên, dù phải đóng phí để được phép bước chân qua trạm kiểm tra “nhập cư lên đảo” thì ba bạn trẻ đều rất vui vẻ. Và sự thật là các con đường bé nhỏ được lát gạch nối kết các ngóc ngánh đầy hàng quán ở trung tâm đảo đều không có bóng rác nào cả. Sạch và gọn. Ba người bạn của tôi cũng như bao chàng trai cô gái trẻ trung khác trên trái đất này: khoái khám phá, ưa mạo hiểm. Thế nên, họ leo lên quả núi cao kia, từ trạm ngắm cảnh số một đến số hai. Trời không nắng gắt, bóng râm của mây che phủ đó đây nhưng cảm giác nóng bức thì đáng sợ. Lưng áo ai nấy đều ướt đẫm sau hành trình bước lên mấy trăm bậc thang có độ dốc cao ở con đường xoắn hẹp. Với thân hình to cao như Willis, anh chàng đã phải uống hết ba 74 chai nước to khi leo đến điểm cao nhất. May thay, kết quả xứng đáng với chuyến “hành xác” này! Từ trên điểm ngắm cảnh cao nhất, một không gian rộng lớn mở ra kéo dài đến cuối chân trời. Ở ngay phía dưới, các tảng đá vôi thật lớn được phủ xanh bởi cây cối quanh sườn như nhô lên giữa biển khơi. Những rặng dừa đậm chất nhiệt đới um tùm cạnh bãi biển. Đặc biệt thay, hai eo biển như hai đường vòng cung có điểm giữa gần sát vào nhau với màu nước xanh ngọt ngào ở các sắc độ từ đậm tới tươi hơn, khi hướng dần vào bãi cát trắng. Chloe đùa rằng hình dạng của eo biển này trông như vóc dáng của mấy cô người mẫu vai gầy. Mây dần tan, mặt trời chiều muộn bung tỏa nguồn năng lượng cuối cùng lên mặt nước biển và những rặng dừa một màu vàng rượm. Ba người bạn ngồi đấy, nhìn về phía trước và đắm chìm trong thế giới tâm tưởng của riêng mình. Tuy nhiên, địa điểm mà các bạn trẻ thật sự mong đợi được đặt chân tới trên đất Thái Lan này chính là bãi biển Maya Bay. Maya Bay được bao quanh bởi những vách đá hùng vĩ và làn nước xanh biếc, từng là nơi được lựa chọn để Vòng tròn to vòng tròn nhỏ quay bộ phim nổi tiếng năm 2000 mang tên The Beach do diễn viên nổi tiếng thế giới Leonardo DiCaprio đóng vai chính. Kể từ đó, số lượng khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về nơi này tăng vọt. Dù không gian nhỏ hẹp nhưng có đến 5.000 lượt khách tham quan mỗi ngày. Người ta đến tham quan Maya Bay vì không thể 75 cưỡng nổi vẻ đẹp của tạo hóa thiên nhiên. Sự hòa hợp của màu xanh ngắt trên nền trời bát ngát, xanh tươi của các cụm cây trên núi đá vôi, đặc biệt là sắc xanh trong màu ngọc bích tươi sáng của nước biển đẹp mê hồn và rất yên ả ôm quanh bãi cát trắng tinh khôi. Bên dưới làn nước kia là hệ thống sinh vật biển và các rặng san hô vô cùng đa dạng, phong phú đầy màu sắc. Ba người bạn của tôi không thể đi ngược trào lưu – ước mong một lần được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp mỹ miều ấy. Chloe dùng hình ảnh của Maya Bay để làm hình nền. Cứ mỗi tối mở máy tính ra, Chloe lại nôn nao: “Dian ơi, hồi hộp chờ đợi đến lúc được tới bãi biển Maya Bay quá hà! Tui yêu bãi biển này và mơ về nó biết bao lần kể từ hồi xem phim của Leo á. Mình sẽ làm gì khi tới đó đây?”. Dian cười, đôi mắt sáng tinh anh: “Dĩ nhiên là chụp hình rồi nè! Sau đó thì phơi nắng ngắm thiên nhiên, lặn biển ngắm san hô, bơi thuyền kayak. Xong lại chụp hình, phơi nắng, lặn biển… Chừng nào chán thì thôi!”. Chloe xuýt xoa: “Ối! Chắc là không chán đâu! Trốn trong hang hốc nào đó, khỏi phải về! Haaaa!”. Hôm ấy, hội bạn đi lang thang trong khu trung tâm hàng quán trên đảo Phi Phi. Trước là để tận hưởng một buổi ăn tối với các món Thái quen thuộc rất chi đậm đà. Đó là vị chua cay đặc trưng cùng hương sả rất thanh len lỏi vào mũi và xông thẳng vào não bộ, để lại dư âm thèm thuồng tới bữa ăn tiếp theo. Chloe chọn Tom Yum Goong, Dian thích Plah Kah Pung Neung Manow và Willis thử món Phat Kaphrao. Willis nói rằng, khi về lại Mỹ sẽ học cách nấu mấy món ăn theo phong cách Việt và Thái vì anh 76 chàng rất thích nấu ăn. Đẫy đà no nê rồi, hội bạn đi hỏi thăm đại lý du lịch về chuyến tham quan ra Maya Bay ngày hôm sau. Maya Bay nằm trên hòn đảo Phi Phi Le, vốn cách đảo Phi Phi chỉ chừng 30 phút đi tàu. - Hey! Chào bạn! Dian hớn hở. - Xin chào! Mình là Chimlin, mình có thể giúp gì không nhỉ? - Chúng tớ muốn tham quan Maya Bay vào ngày mai. Nhờ bạn tư vấn nha! - À… Ơ… Xin lỗi các bạn! Hiện nay không còn tàu thuyền được phép ghé đến đó nữa. - Hả? Thật á? Chloe thốt lên âm thanh nghe nhói lòng. Sao trên mạng không thấy thông báo gì nhỉ? Mình đọc tin về Maya Bay mỗi ngày mà! Vòng tròn to vòng tròn nhỏ - Công ty mới nhận được văn bản thông báo về việc này chiều nay thôi bạn ạ! Chắc mai mốt gì đó thì thông tin sẽ được phổ biến rộng rãi trên báo chí truyền thông và mạng xã hội. Nguyên do là vì hệ thống động thực vật ở Maya Bay bị tàn phá nặng nề vì lượng khách đến quá lớn. Chưa kể, rác thải thì chất thành đống trên bãi cát xinh đẹp bởi các chai nước nhựa. Thế nên, từ tháng 06/2018 thì 77 chính quyền đã quyết định không khai thác tuyến tham quan đến nơi này nữa! Mình mong các bạn thông cảm nhé! - Vậy bạn có biết chừng nào thì được cấp phép hoạt động trở lại không? - Hiện là vô thời hạn. Phải chờ đến lúc hệ thống rạn san hô cũng như động thực vật được phục hồi ở mức độ tốt thì mới có thông tin mới. - Ồ! Cảm ơn bạn nhiều lắm! Dian mỉm cười và ra hiệu cho hai người bạn rời đi. Bước đi lầm lũi trong trạng thái thất vọng một lúc, Dian phá tan im lặng: - Chẳng phải như vậy là điều quá tốt sao mấy bồ? - Chloe tỏ ra phấn chấn hơn. Thật lòng là ước mong mấy tháng qua của tui sụp đổ cái rầm! Nhưng đúng là chính quyền đã làm việc nên làm, ít nhất họ không chấp nhận đánh đổi tiền bạc với sự hủy hoại môi trường. Quyết định rất đáng ủng hộ vì đâu phải nơi nào cũng sáng suốt như thế! - Loài người chúng ta thật tham lam đúng không mấy bồ? Có cần thiết không khi số đông cứ theo xu hướng của đám đông để được trải nghiệm một điều gì đó được cho là đặc biệt, để rồi phá hủy những giá trị vô giá mà không có 78 cơ hội phục hồi? Có hai phương án. Một là chỉ ngắm Maya Bay qua hình ảnh hay các thước phim nhưng biết chắc vẻ đẹp của nó là vĩnh cửu. Hai là bản thân mình được tới tận nơi trải nghiệm cùng với hàng tỷ con người khác và biết chắc vẻ đẹp ấy sẽ bị tàn phá. Mấy bồ chọn phương án một hay hai? Willis tỏ ra triết lý. - Một! Cả hai cô gái trả lời đồng nhất không cần nghĩ ngợi. Cả ba bật cười khanh khách vì sự trùng hợp này. Họ đi dọc biển đêm, bàn tính ngày mai làm gì vì chuyến tham quan Maya Bay không thực hiện được. Cuối cùng, những người bạn trẻ thống nhất sẽ dành một ngày cuối trên đảo để tận hưởng thiên nhiên, khám phá ẩm thực, tắm biển lai rai từ sáng đến tối trước khi họ chia tay nhau. Mỗi người sẽ trở về nhà ở một phương trời khác nhau trên trái đất này. Buổi chiều hôm sau, nhóm bạn ngồi trên bãi cát ngắm hoàng hôn đỏ ối cuối chân trời. Quả cầu lửa tròn vành vạnh, to và in hình trên nền trời cam tím lửng lơ trên mặt biển. Gió trời bay ngang qua từng đợt đầy mạnh mẽ Vòng tròn to vòng tròn nhỏ khiến hàng cây xào xạc lắc lư, mặt biển xao động. Cứ mỗi phút trôi qua, quả cầu lửa lại nhích xuống gần mặt biển hơn, rồi ngang mặt biển, rồi chìm từng chút… từng chút xuống dưới đường chân trời. Một lòng đỏ trứng gà đang rụng giữa không trung. Rụng từ từ như một thước phim quay chậm. Lộng lẫy căng tràn, rồi dần biến mất trong làn mây đen tím. Vẻ đẹp rụng rời ấy để lại bao nỗi xuyến xao. 79 Im lặng một lúc cho đến khi ánh nắng cuối cùng trong ngày tắt lịm. Ba người bạn đứng lên vươn vai và đi vào phố tận hưởng bữa ăn Thái thơm nồng và cay xé. Mới buồn rười rượi đó mà giờ thì trông mặt ai cũng phấn khích khi nghĩ đến bữa ăn tối. Tôi bật cười. Hóa ra cái bao tử của loài người tạo nên nền tảng của cảm xúc và hạnh phúc đơn giản đến vậy. Nhìn ba người bạn rời bước đi xa dần, tôi cũng thoáng nghẹn ngào. Thái Lan – đất nước của những nụ cười – là hành trình trải nghiệm đầu tiên ở nước ngoài của một mảnh ni lông “made in Vietnam” như tôi. Tôi rất thích Willis, Dian và Chloe vì họ là những con người đồng hành thú vị: dồi dào sức trẻ, sáng tạo, thông minh, đôi lúc có chút trẻ con nhưng tràn đầy lòng nhân ái với thiên nhiên đất trời. Thái Lan đẹp thì không phải bàn, Thái Lan độc đáo thì ai cũng nói tới. Tuy nhiên, đất nước này đang phải đối mặt với sự sống còn do khủng hoảng ô nhiễm môi trường gây ra. Tương lai của nền kinh tế phụ thuộc ngành du lịch sẽ là một thách thức lớn. Đôi khi chịu lùi lại một bước để có thể tiến thêm ba bước, đôi khi trăn trở để lựa chọn giữa tiền bạc và sự sinh tồn của loài san hô cũng đủ tạo nên sự đổi thay. Đêm ấy, một người khách du lịch đến ngồi trên bãi cát khá lâu, mở nhạc nghe và lẩm bẩm hát theo. Tôi cảm được người này đang tận hưởng niềm vui khó cưỡng với âm nhạc dù chỉ đơn chiếc một mình. Tôi liếc thấy một ngăn túi đeo chéo mở ra mà quên đóng, thế là tôi chui tọt vào. Tôi tin là người yêu âm nhạc như thế sẽ mang lại cho tôi cảm 80 """