" Vô Hồn - Chuyện Về Một Người Không Chân Chính - Sergey Minaev full prc pdf epub azw3 [Truyện ngắn] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vô Hồn - Chuyện Về Một Người Không Chân Chính - Sergey Minaev full prc pdf epub azw3 [Truyện ngắn] Ebooks Nhóm Zalo Sergey Minaev VÔ HỒN Chuyện về một người không chân chínhNhật An, Trương Hồng Hạnh dịch Nhà xuất bản Trẻ 4 Tặng Julia Lasinnina Cảm ơn những người bạn của tôi – Igor Bukharov, Konstantin Rukov, Vitali Notov mà nếu thiếu sự giúp đỡ của họ, quyển sách này đã không thể ra đời. 5 Trong số những giá trị mà ông cha ta từng tôn sùng, liệu có bao nhiêu điều còn được chấp nhận nghiêm túc? Lòng yêu nước, tôn giáo, quyền uy, gia đình, lòng chung thủy, tình đoàn kết, sự nối dõi, dưỡng dục, danh dự, kỷ luật - giờ đây, trong khoảnh khắc, ai cũng có thể hoài nghi về những điều ấy. Nhưng rồi bạn sẽ đi tới đâu, sau khi chối bỏ những chân giá trị này?... G. Oruel Sống đã khá hơn, thưa các đồng chí! Đã dễ thở hơn! I.V. Stalin 7 HOÀI NIỆM VỀ NHỮNG GIẤC MƠ NGỌT NGÀO Thân tặng thế hệ sinh ra trong những năm 1970-1976, thế hệ đầy hứa hẹn và triển vọng. Sự khởi đầu của thế hệ này từng rực rỡ biết bao nhưng cuộc sống của họ lại uổng phí biết nhường nào. Hãy yên nghỉ những ước mơ về một tương lai hạnh phúc, một tương lai mà mọi thứ cần phải đổi khác... R.I.P.(1) ACTUNG, BABY(2)! Tất cả mọi sự trùng hợp về tên người, sự kiện và hình ảnh đều là ngẫu nhiên. Tất cả mọi sự kiện và nhân vật, tất cả sự đê tiện và kinh tởm của xã hội đều do tác giả hư cấu. Nhưng thực tế có lẽ còn đê tiện và kinh tởm hơn... 1 R.I.P: Viết tắt của Rest in Peace, thường được khắc trên bia mộ, là lời cầu nguyện yên giấc ngàn thu. 2 Tên album của ban nhạc U2 (Ireland) về đề tài tình yêu (các chú thích trong sách đều là của người dịch). 8 Hãy ngắm nhìn tất cả những gì đang tỏa sáng Em bé hiện sinh nơi thế gian này Và em biết điều đó Nếu như linh hồn ta sống động Thì tại sao lại không cho tôi phép màu để làm mưa như ta vẫn từng làm như vậy Ta chạy, ta trốn tìm, ta chờ đợi và mong muốn Một cuộc sống tốt đẹp Bạn tin chắc không Bạn đúng đấy Đó không phải là cuộc sống tốt đẹp như ta muốn sao A, mà là một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị Hãy thử để ý đến bao nhiêu tội ác Em bé hiện sinh nơi thế gian này Bởi em bé đang nợ nần cuộc đời Trang điểm cho cuộc đời của em bé Chẳng có gì hơn kém tạo nó thành Voodoo Ta chạy, ta trốn tìm, ta chờ đợi và mong muốn Một cuộc sống tốt đẹp Bạn tin chắc không Bạn đúng đấy Đó không phải là cuộc sống tốt đẹp như ta muốn sao A, mà là một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị Một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị 9 Hãy ngắm nhìn tất cả những gì đang tỏa sáng Em bé hiện sinh nơi thế gian này Và em biết điều đó Nếu như linh hồn ta có thật và nó lương thiện Thì tại sao lại không cho tôi phép màu để làm mưa như ta vẫn từng làm như vậy Ta chạy, ta trốn tìm, ta chờ đợi và mong muốn Một cuộc sống tốt đẹp Bạn tin chắc không Bạn đúng đấy Đó không phải là cuộc sống tốt đẹp như ta muốn sao A, mà là một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị Một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị (bạn có thể đúng, có thể chắc chắn, Bạn có thể đúng) A, một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị — bạn có thể đúng, một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị — bạn có thể chắc chắn, một cuộc sống thanh tao đã trôi qua vô vị — bạn có thể đúng INXS. “Elegantly Wasted”(1) 1 Elegantly Wasted: tiếng Anh trong nguyên bản, là tên bài hát đầu tiên trong album Elegantly Wasted do ban nhạc INXS – Úc trình bày (ND). 11 PHẦN MỘT HÃY THẬT GIÀU HOẶC CHẾT KHI GẮNG SỨC Vô hồn 13 Nhà hàng Các quý bà với dáng điệu Những gã trai trong tâm khí tính tình Đừng mải đứng đó, hãy thử làm ra vẻ sành sỏi Thời thượng Thời thượng Madonna. “Vogue” Mọi chuyện bắt đầu từ đây, tại Moskva này. Tôi ngồi với Timur, một trong những người quen mà ta vẫn thường tiện mồm gọi là bạn, mặc dù trên thực tế họ chẳng thân quen gì, chẳng qua chỉ là chỗ để ta gọi điện rủ đi lai rai bia bọt khi rỗi việc, và cũng là cái cớ để ta tiêu bớt đi vài trăm. Chúng tôi ngồi ở quán cà phê Vogue, một nơi vốn có tiếng là đồ ăn dở, bãi đỗ xe bất tiện, đám nhân viên phục vụ thô lỗ, và quầy bar thường xuyên chật cứng vì nhiều đám đông vây quanh. Mặc dù mang đủ loại tiếng xấu, nhưng quán này vẫn là một trong những địa điểm nổi tiếng ở Moskva. Có lẽ là do dân chơi tìm được cảm giác thỏa mãn khi ngồi đây, nơi mà sự kinh khủng, nếu chịu đựng nổi, được so sánh ngang với việc bị dồn vào trại tập trung của Đức Quốc Xã. 14 Sergey Minaev Vào những lúc ấy, thường có một tay chơi tên là Migel hay Den gì đó liên tục khua chân múa tay để cố gắng miêu tả cho bạn chuyện người ta đã “đối xử” với hắn ta như thế nào ở Vogue. Sau khi khoát tay đuổi gã bồi bàn đứng xớ rớ gần đó, hắn lại còn so sánh cái quán này với “Trại tập trung,... tên là gì nhỉ... cậu hiểu chứ... gọi là gì nhỉ... Muratau, tớ nghĩ thế”. Đến đây thì bạn hiểu ngay rằng, thứ nhất, kẻ thô thiển này ngay từ hồi đi học đã chẳng tài nào nhớ nổi cái tên Dahau, và cũng chẳng phải là Den hay Migel gì sất mà chỉ đơn giản là Misha hay Denis, và câu chuyện kia cũng là do gã vừa bịa ra hoặc vừa chôm chỉa từ một cuốn tạp chí thời trang nửa mùa nào đó, hệt như cái tên kệch cỡm mà gã cứ cố nói lái đi để nghe cho nó tây. Và bạn còn ngộ ra (vào thời khắc ấy, bạn sẽ có cảm giác kính trọng toàn thân, hệt như những thổ dân trông thấy các chiến thuyền Tây Ban Nha đang lừng lững tiến vào để bòn rút vàng bạc của họ vậy), hiểu ra sự vĩ đại đến nhường nào của ông chủ nhà hàng Arcadi Novinkov, người đã xây dựng cả một triều đại nhà hàng cho những mống súc sinh như thế. Tóm lại là chúng tôi đang ngồi ở “Vogue”. Cả hai đều đã khá say. Tôi vừa kể hết cho Timur nghe về ý tưởng mở một quán bia bẩn thỉu với thứ bia pha tạp và cá vofla(1) sấy khô quắt queo, với cái mùi lợm giọng của những bãi chất thải do các thực khách nôn ọe, trộn lẫn với loại cồn rẻ tiền 1 Loại cá khô đặc trưng của vùng Astrakhan, thường dùng để nhắm với bia hay rượu votca. Vô hồn 15 vương vãi khắp sàn nhà. Chỉ cần phục hồi lại trung tâm giải trí dành cho lũ học sinh trường nghề và đám thợ tiện sống ở khu Thợ May như hồi năm 83 là đủ. Mấu chốt vấn đề là nếu dự án này được Arcady khởi sự thì cả cái đám phù phèo kia sẽ phải cong chân mà đặt bàn trước cả tuần để mong được thanh toán cả mớ bạc cho sự “đồng điệu” giữa ví tiền của mình và cô nàng phục vụ to béo ục ịch khoác chiếc tạp dề cáu bẩn đang dọn cho họ món xúc xích mốc. Và điều thú vị nhất chính là ở chỗ này: thứ xúc xích mốc này còn cho họ cảm giác “phê” hơn cả khi tậu được con xe Limousin trị giá vài trăm ngàn euro. Cái đám này sẽ hùng hục nhai, nuốt, nghiến ngấu hả hê sung sướng rồi sau đó sẽ giới thiệu tiếp cho người quen, bạn bè. Còn mấy tay bồi bút chuyên sống bằng nghề lăng xê các chốn ăn chơi sẽ rên rỉ trong những bài báo của mình về “một nhà hàng mới của Arcadi Novikov với phong cách chế biến món ăn đặc sắc và độc đáo”. Sau khi đồng thanh cho rằng nhà hàng nhất định sẽ “chật ních” và “siêu đẳng”, chúng tôi cùng cạn thêm một ly whisky, và tôi lại rơi vào trạng thái trống rỗng quen thuộc, khi cuộc vui đã tàn, chỉ còn lại nỗi chán chường và mong muốn duy nhất còn lại là gã bạn rượu cùng bàn thôi lải nhải. Thế nhưng, vào những lúc như thế này, bạn rượu lại muốn kể một chuyện gì đó rất quan trọng. Timur nghiêng đầu sát vào tai tôi đến nỗi tôi bắt đầu cảm thấy từ miệng anh ta mùi cồn, mùi tương cà chua, mùi khói thuốc lá trộn lẫn với mùi sâu răng nồng nặc đến ngạt thở. Tôi cố né người 16 Sergey Minaev ra chút nữa, nhưng cái gã say này cứ nhích lại sát hơn, và với lối thì thầm bằng cái âm thanh mà đứng ngoài đường có khi vẫn còn nghe thấy, gã đề nghị tôi tham gia vào một dự án kinh doanh cá cảnh Đại Tây Dương ở vùng ngoại ô Moskva. Biết là không thể hãm phanh được ông bạn đang hồi cao hứng, tôi đành phải làm ra vẻ thích thú nói rằng rất muốn trở thành một đại gia cá cảnh, nhất là với một đối tác thông minh và biết tính toán mọi việc như anh ta. Và khoản đầu tư 300.000 đôla mà tôi sẽ phải đóng góp, tất nhiên (vì một dự án tuyệt như thế) “nhất định sẽ tìm ra thôi” (cũng như Timur vậy). Tôi làm ra bộ chịu khó nghe hết cái chuyện vô bổ này và để khỏi lé mắt, tôi chuyển sang ngó mấy cô nàng đang lượn lờ xung quanh. Cũng như ở bất kỳ nhà hàng thời thượng nào, tại “Vogue” có rất nhiều gái điếm giả nai đóng vai những thiếu nữ thủ đô ngây thơ ngơ ngác và vô số các cô con gái nhà lành thủ đô không hiểu tại sao lại thích giả điếm... Nhưng cái loại thứ nhất khác loại thứ hai ở chỗ nào thì tôi cũng chịu không phân biệt nổi. Vậy nên để cho đơn giản, tôi sẽ tạm gọi họ, cái mớ đặc biệt trong thế giới đàn bà này, là the telki(1). Liếc một vòng quanh phòng, mắt tôi chạm vào một đôi khá đặc biệt. Một lão già tuổi chừng năm mươi, trán hói bóng, đôi mắt như mắt heo, toàn thân được bọc trong bộ quần áo đắt tiền trông cũng khó coi như chính lão vậy. Một 1 Bò lạc (tiếng lóng). Vô hồn 17 tay lão nắm chặt ly “Chateau Margaux” bằng mấy ngón tay béo múp như xúc xích (chai rượu được cố ý đặt ở một vị trí trên bàn sao cho gần như cả nhà hàng có thể nhìn thấy gã đang chậm rãi “tợp” một ngàn bạc Mỹ như thế nào), còn tay kia lão đang sờ soạng một cô nàng chỉ khoảng hai mươi lăm, tóc vàng, ăn mặc sành điệu với cái túi “Vuitton” và móng tay dài ngoằng. Lão luồn tay xuống gầm bàn, nắn nắn đầu gối rồi véo vào mông một cái làm cô nàng ngả đầu cười ngặt nghẽo, đến nỗi cái kính đen gài hờ trên tóc suýt nữa thì rơi xuống sàn. Lại thêm một sự ngu xuẩn nữa mà tôi không thể nào hiểu nổi: tại sao kính đen cứ ngày đêm chễm chệ trên tóc đám gái thế nhỉ? Hơn nữa, cái đám này không bao giờ sử dụng những cặp kính đen kia theo đúng chức năng mà lại biến chúng thành đồ trang sức theo kiểu mấy telki Pháp giàu có vẫn thường cài trâm có gắn hột đá trên đầu. Có lẽ cái mốt này bắt nguồn từ thời Xô Viết, khi kính râm chưa từng xuất hiện, và nếu “tậu” được một “đôi mắt” đặc biệt như thế thì chắc hẳn họ sẽ đem chúng đi khoe khắp chốn, thậm chí mang cả vào phòng tắm. Lão già vẫn tiếp tục rót vào tai cô nàng điều gì đó, có lẽ lại là chuyện tiếu lâm nhạt phèo, cũ rích từ mớ chuyện tầm phào đời nảo đời nào. Cô nàng thì vẫn ôm ghì lấy cổ lão, mặt vô cảm. Lão gọi tính tiền. Trông cái cảnh dâm đãng này, tôi đoán là chỉ độ mươi phút sau khi thanh toán tiền, hẳn lão 18 Sergey Minaev già sẽ gặp phải vấn đề không đơn giản. Cứ nhìn cái cách lão vuốt ve, mân mó, cách lão đảo con ngươi như lạc rang khắp nhà hàng để cố thử xem mình đã gây ấn tượng thế nào với cô nàng và những người xung quanh thì có lẽ đúng là lão đang làm cái việc “tự giới thiệu” mình. Nói chung, cuộc sống luôn có loại người như thế − những lão già rủng rỉnh tiền bạc luôn tìm cách thể hiện rằng mình vẫn còn “ngon”. Thế nhưng, điều này chỉ đúng ở thời điểm nhiều năm trước đó thôi! Còn bây giờ, sau màn trình diễn, lão già sẽ khoác vai cô nàng vào khách sạn, thuê phòng, gọi champagne, và điều khủng khiếp sẽ đến với lão. Bởi vì, ngoài cách duy nhất là ép cô ả dùng miệng, lão chẳng còn khả năng nào khác. Lần cuối cùng “cái đó” của lão còn đứng lên được có lẽ đã mười năm về trước, khi lão bất ngờ làm tình được với mụ vợ ở nhà nghỉ ngoại ô của bạn bè. Khoái một cái là, ả đào cùng bàn có vẻ rất hiểu chuyện này, nhất là ả ta còn có cả lô tám chàng Don Juan già trong một tuần. Trong khi tôi còn mải nghĩ về chuyện ấy thì gã bạn nhậu đã lắc lư cái đầu hệt như một thằng ngố Tàu, đánh rơi cả tàn thuốc lên người và đang lè nhè tới đoạn chúng tôi kiếm được vài triệu đô la, lải nhải nào là góp tiền góp bạc, nào là những vi-la cạnh bờ biển và bất động sản ở Moskva. Tôi vỗ vai gã, đáp trả vài câu vu vơ về cuộc sống của đám đại gia rồi quay lại kêu tính tiền. Lúc này, cặp tình nhân lệch tuổi mà nãy giờ tôi luôn để mắt đến, cũng đứng lên. Ánh mắt tôi chạm vào mắt lão già, và tôi đọc được trong đó nỗi Vô hồn 19 sợ hãi của con chim bị thương. Tôi vội lấy tay bịt miệng để khỏi cười phá lên. Lão già hiểu tôi đang cười gì và cũng biết rõ rằng tôi đang đi guốc trong bụng lão. Chính cái điều này cộng thêm 600 gram whisky khiến tôi gập bụng cười hô hố váng hết cả nhà hàng. Lão già tóm lấy khuỷu tay cô kia rồi bước vội ra ngoài. Còn tôi thì vừa nghĩ rằng chuyện này có lẽ là chiếc đinh đóng thêm vào quan tài tình dục đêm nay của lão hói, vừa rảo chân bước vào toilet. Đầu óc tôi quay cuồng. Mấy cái bệ xí mờ dần đi rồi hóa thành vô số cái giống nhau. Tóm lại là tôi cảm thấy chán nản. Không còn đứng nổi, tôi ngồi phịch xuống bệ xí và châm thuốc hút. Cơn buồn nôn trào lên họng. Tôi lại phải đứng lên, vã nước lạnh liên tục vào mặt mười phút. Cửa toilet mở ra. Timur bước vào, lải nhải: “Thanh toán rồi nhé, ra ngay thôi...” rồi bắt đầu nôn thốc nôn tháo. Chẳng muốn đứng đợi “đại gia” ói mửa này chút nào, tôi ra khỏi toilet và bước hẳn ra bên ngoài. Đồng hồ đã chỉ mười hai rưỡi đêm. Tôi dựng cổ áo lên cho đỡ lạnh, rít một hơi thuốc và cứ ôm cái đầu ong ong như thế dấn sâu vào màn đêm, vừa đi vừa cố nghĩ cách đón taxi ở đâu (mặc dù đến cả thằng đần cũng thừa biết ở đây chỉ có một cách duy nhất là đi dọc theo đường Neglina, vì làm gì có đường nào khác nữa). Đằng sau có tiếng người gọi. Tôi miễn cưỡng quay đầu lại và trông thấy một ả. Dồn toàn bộ nội lực vào cơ quan thị giác, tôi mới định dạng được đó là cô bạn cũ cùng khóa Oksana Grigorieva. Hồi đó, Oksana là một trong những 20 Sergey Minaev cô nàng hấp dẫn nhất, và giữa chúng tôi cũng đã từng có vài tháng lãng mạn. Cô nàng này luôn ảo tưởng về một tương lai rực rỡ (do bà mẹ là một cán bộ cao cấp nhồi nhét vào đầu), một dolce vita(1) với những chuyến bay như con thoi trên những chiếc phi cơ riêng giữa Paris và Milan, dập dìu với các ông hoàng trên những chiếc xe Limousin trắng muốt... cùng một mớ những món thường thấy trong các phim cổ tích rẻ tiền của Holywood. Sau đó thì cô nàng lấy chồng và nghe đồn là cuộc hôn nhân cũng không được tốt đẹp cho lắm. Và bây giờ, thậm chí khi đã say mèm, tôi vẫn đoán được cô nàng đang ở tập ba của bộ phim truyền hình nhiều tập “Những ảo vọng đã mất” của hãng phim “Này em, đấy là cuộc đời em”. Thật tình tôi cũng không biết phải nói gì. Trong trạng thái nửa tỉnh, nửa say, hình như tôi có lè nhè vài câu cửa miệng kiểu như: “Chào, khỏe không, đi đâu đấy?”, và vô tình đã châm ngòi nổ cho quả bom có tên là “Người đàn bà say và cô đơn”. Tôi cũng không nhớ rõ là mình đã lên xe cùng tới nhà cô nàng bằng cách nào. Trên đường đi và sau đó, trong gian bếp ở căn hộ của cô nàng, tôi được nghe một báo cáo tỉ mỉ đủ chuyện, nào là đám cùng khóa có ai đã thành ông nọ bà kia, ai đã kịp một bước lên voi rồi xuống chó chỉ trong vài tích tắc, ai bị vợ bỏ và ai đã bỏ mặc Lena một mình với một nách ba con. Vừa nói, Oksana vừa nhích lại sát gần tôi, 1 Tiếng Ý: dolce: ngọt ngào; vita: cuộc sống. Vô hồn 21 một tay vuốt ve mái tóc tôi, còn tay kia sửa lại mép váy. Nói chung, những cử chỉ này của cô nàng gây cho tôi cảm giác thật sống sượng và giả dối. Tôi ngồi đó, cảm thấy mệt mỏi hơn cả lúc mới chui ra khỏi quán cà phê Vogue, và tiếp tục nốc chai champagne mà Oksana vừa lôi ra từ tủ lạnh. Tôi thừa hiểu những chuyện đang xảy ra tại đây là hậu quả của một buổi tối không thành, sự thiếu vắng một “đối tác” nào đó mà cô nàng vẫn thường làm quen chớp nhoáng trong chốn nhà hàng khách sạn... Và cái trò “không có cá lấy cua làm trọng” này thực tình chẳng làm tôi thấy sướng chút nào. Tôi liên tục vừa rít thuốc vừa tính toán cách thoát thân. Rồi thì những câu chuyện của cô nàng về đám bạn học xưa kia cũng đến hồi kết thúc. Hóa ra tất cả cái đám ấy đều là những kẻ thất bại, nếu không là đệ tử lưu linh thì cũng đắm chìm trong cái thứ ma túy chết người, và nếu bọn họ còn chưa đồng loạt biến mất khỏi cõi đời này mà vẫn còn ngắc ngoải đâu đó trong hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương (so với cô nàng Oksana xinh đẹp và căng tràn sức sống đây), thì vấn đề chỉ còn là thời gian. Oksana bắt đầu tu rượu ừng ực, bọt mép sùi ra rồi ho và rên rỉ. Tóm lại là giống hệt bất cứ một ả say nào. Câu chuyện của cô nàng càng lúc càng rời rạc. Cô nàng nhầm lẫn, để rơi cả điếu thuốc đang cháy lên người, rớt cả xuống áo tôi. Tôi nghĩ không biết liệu điều gì sẽ diễn ra nhanh hơn: cô nàng sẽ đốt cái áo của tôi hay thiêu cháy chính bộ não của cô nàng bằng cái thứ men cay này? 22 Sergey Minaev Những gì xảy ra sau đó còn kinh khủng hơn thế. Cô nàng vào nhà tắm chừng mười lăm phút rồi quay trở lại bếp, vừa đi vừa trút bỏ chiếc áo khoác mỏng trên người. Nàng ta đi đến chỗ để giàn máy trong tư thế trần truồng như nhộng, bật nhạc lên và cả phòng tràn ngập một thứ âm thanh nhão nhoét đến buồn nôn. Đó chính là giai điệu trữ tình của nhóm “Enigma”, hình như có tên là Sadness hay Madness gì đó mà tôi thì lại chẳng rành nhạc lắm. Cô nàng lăn phịch xuống đi văng bên cạnh tôi, vô ý làm khuỷu tay đập mạnh xuống ghế (có vẻ như đó chính là chỗ tập trung các đầu dây thần kinh nên nếu lỡ bị va vào đâu sẽ đau điếng). Nàng ta nhăn mặt mất mấy giây vì đau (làm tôi suýt nữa thì phì cười) rồi bắt đầu thò tay cởi khóa quần tôi. Nếu cơ thể tôi là cái chai thì cái chai đó đã được đổ đầy rượu, không phải đến miệng, mà lên tận vạch lông mày. Thế nên tôi cũng chẳng buồn bận tâm xem “thằng bé” còn đứng được không, mà làm tình với cô nàng thì thực tình tôi cũng chẳng nỡ từ chối. Trong lúc cô nàng đang cố gắng cưng nựng, chiều chuộng “thằng bé” với cái âm thanh đặc trưng của những kẻ đang làm tình, tôi cứ miên man suy nghĩ về cái tình huống trớ trêu này, về một cô nàng mơ trở thành công chúa nay chỉ là một nhân viên phục vụ nhà hàng, về sự bất lực của mình và về công việc ngày mai. Và tôi còn nghĩ về hàng trăm nghìn công dân phương Tây hàng ngày vẫn đè ngửa các mụ vợ béo ú ra làm tình trên cái nền giai điệu này và một mớ những thứ vớ vẩn như thế, rồi thiếp đi lúc nào không hay, nhưng vẫn Vô hồn 23 còn kịp nhận thấy Oksana (dường như luôn bận bịu với cuộc sống kỳ dị của mình) đã không còn sức chiến đấu với những khối mỡ thừa và cuối cùng khối mỡ đã chiến thắng, y như đám cỏ dại ngày càng lấn chỗ những bông hoa người ta trồng trong nhà kính vậy. Tôi mơ thấy Timur chân đi một đôi ủng cao dành cho dân đi câu đang đứng trên boong một chiếc tàu lưới nào đó, xung quanh đầy ắp cá. Rồi tôi còn kịp nghĩ về việc đã đọc được ở đâu đó rằng nếu ai nằm mơ thấy cá thì sẽ có chửa. Sau đó lại là cảnh lão béo ở quán cà phê Vogue với điệu bộ đáng thương. Điều cuối cùng mà tôi còn nhớ là hoàn cảnh của tôi và lão thật giống nhau. Trong mơ, tôi giơ nắm đấm về phía lão chửi “Mẹ mày!”, rồi “đứt” hẳn... 24 Sergey Minaev Văn phòng Các công ty đa quốc gia với những thương hiệu nổi đình đám có thể rao giảng không biết chán về sự đa dạng, nhưng kết quả hoạt động của họ mà ai cũng nhìn thấy chỉ là một đội quân những thanh niên mới lớn, xếp thẳng hàng, theo cùng một kiểu giống nhau, như các chuyên gia tiếp thị thường nói, dập bước vào cái siêu thị toàn cầu. Naomi Klein. “No logo” Sáng hôm sau, tôi vẫn đi làm. Cũng nên nói ngay từ đầu, rằng công ty chúng tôi là chi nhánh của một hãng kinh doanh đồ hộp của Pháp với các sản phẩm khác nhau, từ ngô hạt cho tới đậu. Trước đây, khoảng chừng chục năm, có một gã vô tích sự đã mở văn phòng đại diện của công ty này tại đây. Thời đó, hắn ta sống một cuộc đời phóng đãng và hoàn toàn không cần phải suy nghĩ gì về chuyện tiền nong. Cũng giống như nhiều người vào đầu thập niên 90, hắn ta nghĩ rằng, cuộc đời này là một chuỗi những ngày vui bất tận, khi mà một đêm có thể nướng hết hai nghìn đô nhưng hôm sau lại có thể kiếm ra Vô hồn 25 năm nghìn mà chẳng biết tại sao, và cứ thế tiếp tục mãi mãi. Rồi rất nhanh, những kẻ cơ hội tranh thủ kiếm lời trong đủ loại áp phe cũng đến lúc hết đất sống, và thu nhập của hắn ta – những đồng tiền do chính bọn này mang lại – cũng theo đó biến mất. Trong khi đó, tiền bạc có được hắn vẫn thường đem nướng vào sòng bạc hoặc mang đi bao gái và rải khắp các tụ điểm ăn chơi suốt sáng thâu đêm. Số tiền hao hụt tăng lên chóng mặt. Và cái gì đến đã phải đến. Hắn buộc phải đi gõ cửa ngân hàng để mong vá víu vô số lỗ thủng trong ngân sách của văn phòng đại diện. Tất nhiên là số tiền được vay với ý định không hoàn trả. Cũng cần nói thêm là cái ngân hàng mà hắn ta đến vay nợ (cũng giống như hầu hết các ngân hàng lúc bấy giờ) chính là trụ sở của đám xã hội đen. Vào một ngày đẹp trời, thậm chí còn là một ngày đầy nắng ấm, ngay trước cửa văn phòng của hắn xuất hiện một đám thanh niên lực lưỡng trông vẻ khá ôn hòa. Chỉ bằng vài lời giải thích chóng vánh cùng vài cú móc hàm nổ đom đóm mắt, đám này đã làm cho gã trai kia hiểu ra rằng, hoặc là hắn phải liệu hồn nhanh nhanh mang tiền đến nộp lại cho ngân hàng, hoặc người ta sẽ buộc phải làm công việc khiêng hắn vào nhà xác. Sau khi nhận ra rằng cơ hội thoát thân thật mong manh, hắn đành phải nghĩ một kế nào đó để hòng đáo nợ. Hắn phát hiện ra ông bô của mình đã một thời từng giữ chức đại diện thương mại của Liên Xô tại Pháp và có quan hệ khá mật thiết với nhiều thương gia kinh doanh xuất nhập khẩu bên đó, và may sao đúng lúc 26 Sergey Minaev này, cái đám thương gia nửa mùa kia lại đang cần tìm đối tác để khởi sự lĩnh vực kinh doanh đồ hộp tại Nga. Sau khi mô tả một cách sống động và hùng hồn về một thị trường đầy tiềm năng (và cũng không kém phần nguy hiểm) với một đối tác Nga đáng tin cậy (có nên nghi ngờ về sự trung thực của chúng ta không nhỉ, ha ha), tay này đã ẵm được một hợp đồng cần thiết. Thế là, theo đúng trình tự, một văn phòng mới được khai trương, có thư ký, vài cái tủ đựng tài liệu với những tập bìa đựng hồ sơ rỗng ruột cùng một kho hàng có thể chứa đủ hai công ten nơ đồ hộp có giá trị bằng khoản tiền được vay cộng thêm một ít phần trăm. Khi hàng về tới nơi, hắn ta sẽ có trách nhiệm “đẩy” đi để chuyển mớ hộp sắt tây đựng toàn những rau đậu biến đổi gien đó thành tiền mặt. Việc bán hàng đợt đầu diễn ra trôi chảy đến nỗi cả tay này lẫn đám xã hội đen kia quyết định chưa thịt ngay con gà đẻ trứng vàng mà cùng xông vào kiếm lời từ hoạt động phân phối đó, tiện thể rút rỉa thêm ít tiền từ ngân sách quảng cáo mà mấy cha người Pháp ngờ nghệch phải chi. Kệ xác, mọi việc thế nào tính sau. Rồi hệt như trong bất cứ câu chuyện cổ tích nào, tất cả rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc mà không phải lúc nào cũng có hậu. Sau vài lần phát hiện ra bảng cân đối kế toán và báo cáo chi phí quảng cáo thiếu thuyết phục (thì đúng quá rồi còn gì, chẳng lẽ phong cảnh xung quanh 150 biển quảng cáo tại Moskva lại giống nhau đến thế, cứ như là chỉ có 5 tấm được chụp từ nhiều góc độ khác nhau vậy!), đám thương gia người Pháp Vô hồn 27 liền đáp máy bay sang Nga. Họ nhanh chóng tìm đến đúng những cơ quan chức năng thích hợp để giải thích rằng họ đang đầu tư hàng trăm nghìn hoặc còn có thể nhiều hơn nữa, nghĩa là hàng triệu dollar vào nước Nga, vậy mà ở đây lại có những con người, nói một cách nhẹ nhàng là thiếu trung thực, chỉ biết ngồi đó mà cản trở mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Các cơ quan này lập tức vào cuộc để củng cố mối quan hệ thương mại hai chiều và cuối cùng thì tay lãng tử nọ và đám xã hội đen nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Công ty mà hiện tôi đang làm việc với chức vụ Giám đốc kinh doanh đã ra đời như thế đấy. Từ một văn phòng nhỏ, dần dần công ty đã phát triển thành một tổ chức khổng lồ với cơ cấu cồng kềnh cùng hàng trăm nhân viên và một giám đốc (phía Nga) nghiện rượu, hơi thở nặng mùi với thói quen thích triệu tập cuộc họp hàng tuần đúng vào mười chín giờ không hai phút. Công việc kinh doanh diễn ra khá thuận lợi, giám đốc thì đang chuẩn bị nghỉ hưu. Đám người Pháp bay sang Nga để kiểm tra tình hình kinh doanh của công ty chỉ mải vui vẻ trong hộp đêm “Night Flight” với điếm. Trong khi đám nhân viên cấp dưới đang bị vắt kiệt sức chẳng khác gì công nhân tại mấy xí nghiệp may giày thể thao ở Indonesia thì đám quản lý cao cấp, trong đó có tôi, lại đang gây dựng chế độ độc tài nô lệ pha lẫn với kiểu cách thong dong như các bộ trưởng, nghĩa là vẫn nhận những món tiền thưởng 28 Sergey Minaev kếch xù, tiền công tác phí vô tội vạ và móc tiền công quỹ thoải mái. Nói chung, công việc kinh doanh được dựng lên đúng như nó phải có. Văn phòng đẹp đẽ của chúng tôi tọa lạc tại một trong những trung tâm kinh doanh đầu tiên của thành phố. Trong Riverside Tower − một tòa thành của sự kinh hãi có tên Tập đoàn. Chính tên gọi của nó, theo chủ ý ban đầu của các nhà thiết kế, đã phải gợi cho những người làm việc ở đây sự liên tưởng tới những lâu đài lộng lẫy bên dòng sông may mắn. Thế nhưng ngay từ ngày đầu đến làm việc tại đây, tôi chỉ thấy cái tháp này gắn với hình ảnh những lâu đài lạnh lẽo kiểu gôtích, hay những hang động của quỷ thần mà người ta vẫn thường bắt gặp trong các cuốn tiểu thuyết giả tưởng. Buổi sớm mùa đông, khi phố xá còn chưa sáng hẳn, những ô cửa sổ nhỏ trên các ngọn tháp xây bằng gạch kia cứ ánh lên cái sắc màu vàng vọt, trông xa tựa như những con mắt bằng sáp đang nhìn, khiến người ta ngỡ đây là tranh minh họa cho các cuốn sách của Tolkien(1). Và đặc biệt, vào khoảng 9 giờ sáng, khi đứng trên cái gò nhỏ ngay trước lối vào, bạn sẽ thấy dòng người và xe cộ lũ lượt chảy về cao ốc. Ai cũng vội để khỏi muộn. Nhiều người vừa đi vừa tranh thủ nói liến thoắng vào điện thoại di động, vừa cố gắng thoát khỏi cơn buồn ngủ còn chưa dứt giữa cảnh tất bật buổi sáng của thành phố này. (Điện thoại 1 Tolkien: tác giả của The Lord of the Rings - Chúa tể của những chiếc nhẫn. Vô hồn 29 di động, ngoài các chức năng chủ yếu, giờ đây còn đóng vai trò của chiếc đồng hồ báo thức bổ sung: hồi chuông thứ nhất đánh thức bạn dậy đi làm, còn tiếng chuông thứ hai nhắc bạn rằng ngày làm việc đã bắt đầu từ lâu rồi). Đôi khi, tôi tưởng tượng rằng, đám người này giống như nô lệ đang còng lưng làm thuê cho ông chủ lâu đài, ngày ngày nộp tô cho chủ bằng chính sức khỏe, tinh thần và tình cảm của mình. Điều kinh hãi và ngu xuẩn nhất là họ thực hiện những điều này một cách tự nguyện, chẳng hề bị điều gì ràng buộc hay thúc ép. Gần mười giờ sáng, những chiếc xe hơi sang trọng được sản xuất tại các hãng xe Tây Đức nối đuôi nhau chầm chậm tiến vào bãi đỗ. Các ÔNG CHỦ bước ra, dáng vẻ đầy tự mãn tiến vào văn phòng, vừa đi vừa ném những cái nhìn sắc lạnh vào đám nhân viên đến muộn hoặc đang đứng bên ngoài hút thuốc. Một ngày mới trong Riverside Mordors(1) bắt đầu... À, còn chuyện này nữa. Ở đây cấm hút thuốc trong văn phòng, ở hành lang và kể cả ngoài phố ngay gần lối ra vào. Thứ nhất, vì những kẻ hút thuốc thường làm việc ít hơn (NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG có giảm hay không thì không thấy nói đến). Thứ hai, thuốc lá là căn nguyên của nhiều loại bệnh tật (do đó, người ta phải trả nhiều viện phí hơn) như viêm phế quản, ung thư phổi v.v... và v.v... Những kẻ nghiện thuốc lá 1 Mordors: Địa phận của Chúa Tể Đen, pháo đài của sự độc ác vô hạn trong tiểu thuyết Chúa tể của những chiếc nhẫn. 30 Sergey Minaev có thể tắc tử với da mặt xám ngoét trong quan tài (trái ngược với bộ mặt hồng hào đã qua xử lý của đồng nghiệp không nghiện và chết do đột quỵ) và bởi vậy anh ta đã vi phạm Khoản 234 về “Diện mạo của Nhân viên trong các lễ hội, các sự kiện và những nơi công cộng, khi nhân viên có thể được hiểu là đại diện cho hình ảnh của Công ty”. Ngược lại, với đám quản lý cao cấp, trong đó có tôi thì khác: lũ chúng tôi được phép bí mật hút thuốc ngay trong phòng làm việc của mình. Bằng cách đó, có lẽ công ty muốn nhấn mạnh một điều rằng người ta chẳng thèm quan tâm bạn sẽ tắt thở vì lý do gì và màu sắc da mặt bạn khi khâm liệm trong quan tài ra sao. Công ty đã đổ cho bạn quá nhiều tiền, đến mức lãnh đạo công ty không chỉ tới dự đám tang của bạn, hơn thế nữa, họ còn làm dấu thánh ba lần khi hay tin bạn tịch. Đời là thế. Phần lớn thời gian của đời mình, bạn gò lưng leo dốc mong tìm một chỗ đứng dưới mặt trời, song khi có được nó rồi, bạn lại kiệt sức và thậm chí chẳng còn kịp tận hưởng những tia nắng đầu tiên. Như một kẻ tuân thủ tuyệt đối “văn hóa công ty”, tôi gọi điện trước cho thư ký riêng vào lúc chín giờ sáng và đề nghị thông báo cho tất cả mọi người rằng tôi có cuộc hẹn (tự bịa ra) vào đầu giờ sáng, rồi rẽ về nhà để thay quần áo, gắn cặp kính áp tròng lên mắt, sau hết mới đến văn phòng. Tôi đến nơi lúc mười một giờ kém mười lăm. Và đây, tôi bước ra khỏi cửa thang máy tầng tám, rồi mở Vô hồn 31 cửa văn phòng, vừa mở vừa “kích hoạt” một loạt những giá trị vĩnh cửu như: đúng giờ, mẫn cán, sáng suốt – những đức tính tốt đẹp của người lãnh đạo biết quan tâm tới lợi ích của Công ty. Ngay lối vào là quầy tiếp tân luôn có ba cô thư ký ngồi đó. Nghe tiếng tôi chào, cả ba đồng loạt ngẩng đầu lên, dứt khỏi mấy cuốn sách loại bỏ túi và đáp lại: “Chào buổi sáng!”. Mấy cái màn hình máy tính che gần hết khuôn mặt họ. Muốn nhận ra ai đang ngồi sau quầy tiếp tân, người ta chỉ còn cách là ghé mắt qua khe hở giữa các màn hình đó. Có cảm giác là các cô nàng này đang ngồi trên lô cốt “lửa” kiên cố. Hàng tuần, các nhân viên trong công ty “bao vây” một cách vô vọng cái lô cốt hiện đại này để đặt xe đi công tác, để nhờ nối máy với lãnh đạo hay để hỏi một vài thông tin cần thiết. Bổ sung thêm những cái trán lỳ như đá của mấy cô thư ký, cái kiểu nói liến thoắng như bắn súng liên thanh của họ, rồi những tiếng la mắng thô lỗ nổ như bộc phá khi họ quát tháo nhân viên tạp vụ, cái cảm giác kia sẽ biến thành hiện thực. Quả thật, chúng ta hiếm khi tìm được những kẻ dám cầm lựu đạn xông vào cái “lô cốt thư ký” để bảo vệ cả công ty khỏi sự hỗn xược, lười nhác và cả mớ những chuyện đau đầu khác bắt nguồn từ sự vô dụng của ả thư ký này. Bạn tưởng dễ mà tống cổ đám này đi và tìm những người mới, lịch sự, cẩn thận, chuyên cần về thay thế ư? Thứ nhất, bọn họ học cách ễnh bụng rất đúng lúc, khi cảm nhận được 32 Sergey Minaev mối đe dọa (bị đuổi việc) đang tới gần. Thứ hai, họ lập tức kéo mấy cô bạn gái − những con lừa cứng đầu và tối dạ như mình, đến lấp ngay vào chỗ trống đó. Mấy cô nàng này luôn khiến cho lãnh đạo tin rằng, thư ký không phải là một chức danh nghề nghiệp mà là một giống người đặc biệt được dạy cách hành xử ngu xuẩn và lỗ mãng với mọi người xung quanh mình ngay từ nhỏ. Cứ thế, bộ phận thư ký ở chỗ chúng tôi đã tồn tại như vậy từ năm này qua năm khác mà một nửa thường xuyên trong trạng thái nghỉ thai sản, nửa còn lại (tạm thời đang làm thay nửa thứ nhất) đang trong giai đoạn thử việc (dường như là vô thời hạn) và được bảo vệ bởi Luật lao động và Ụ súng(1). Bó tay! Tôi đi ngang qua họ về hướng phòng làm việc của mình. Đúng lúc đó, một cô ngẩng đầu lên nói: - Đợi chút! Có cái thư cho ông đây. - Ở đâu gửi vậy? − tôi hỏi. - À, tôi có ghi lại đâu đó... − cô ta đứng dậy và bắt đầu lục tìm trong mớ giấy nằm lộn xộn trên bàn. Rồi cô ta quên luôn mình đang tìm gì, cứ đứng thừ người ra. - Nếu tìm thấy thì mang tới cho tôi, OK? 1 Ở đây tác giả chơi chữ: từ “Bộ Luật lao động” trong tiếng Nga viết tắt là Kzot, còn từ “ụ súng“ là Dzot. Vô hồn 33 Riêng tôi biết rất rõ rằng, đám thư ký này là những cỗ người máy. Và rõ là cần phải cắm điện thì họ mới làm việc được. Mấy cái ổ cắm được hàn chặt vào ghế sẽ đảm bảo cho họ có đủ năng lượng để sống và làm việc. Chỉ cần họ đứng lên khỏi ghế thì ôi thôi, mạch điện sẽ bị ngắt và hệ thống thông tin của họ lập tức ngưng hoạt động. Sự cố có thể xóa sạch bộ nhớ của họ, thậm chí khiến cho hệ thống mất khả năng làm việc trong cả tháng. Khi không được nạp điện, năng lượng của họ chỉ đủ để di chuyển đến toilet hay phòng giám đốc. Còn lúc đi ăn trưa hay về nhà, họ chuyển sang chế độ “Đi đường” và chế độ này chỉ cho phép họ tiếp nhận thông tin từ mấy quyển sách kiểu bỏ túi mà thôi. Thấy tôi bước vào, cô bé thư ký của tôi vội vàng đóng mấy cái “cửa sổ” Explorer lại. Đúng là ngốc, cứ làm như tôi không biết em đang chúi mũi vào trang web damochka. ru(1) ngày này qua ngày khác với hy vọng tìm thấy tình yêu thánh thiện của mình hay chí ít cũng kiếm được một đêm vui vẻ. Có lần liếc trộm được cái nickname của cô ta trên damochka.ru, tôi bèn giả đò tán tỉnh cô nàng hết nửa ngày trên diễn đàn, lại còn gửi cho cô nàng dăm bức ảnh chôm từ Internet. Chiều đến, tôi hẹn cô nàng ở quán cà phê Internet “Max” trên đại lộ Novokuznetski và khoái chí nhìn cô ả đỏ mặt nài nỉ suốt năm phút đồng hồ để tôi cho về sớm nửa tiếng. Nói chung hôm đó tôi được một trận cười thỏa thuê. 1 Damochka: Cô, bà: web site damochka.ru – một website dành cho phụ nữ. 34 Sergey Minaev Kachia, thư ký của tôi, không khác gì nhiều so với mấy đồng nghiệp ngồi ở quầy tiếp tân. Nàng 25 tuổi, hơi đần, cái gì cũng hỏi đi hỏi lại dăm lần mới xong, nhưng được cái là biết vâng lời. Cô nàng không hấp dẫn cho lắm (có lẽ đó lại là ưu điểm, nếu như tính tới tai hại của việc bồ bịch với thư ký riêng), thích ăn trưa rồi tán gẫu hàng giờ với đám bạn gái trong công ty. Còn quan điểm của cô ta về các vấn đề hiện đại sẽ có thể làm người ta sửng sốt vì sự dốt nát, ấu trĩ và tính bảo thủ hết sức nông dân trước những quan điểm khác mình. Đã vài lần, cô nàng làm tôi chết đứng khi đưa ra ý kiến về các vấn đề xã hội, đạo đức, về gia đình và quan hệ nam nữ. Thế nên tới năm thứ hai trong quá trình làm việc chung, tôi và cô ta hoàn toàn không còn nói chuyện gì với nhau (ngoại trừ về công việc), để tôi khỏi phải nổi đóa và cô ta cũng khỏi phải đỏ mặt tía tai vì xấu hổ. Giờ thì tôi đã quen với cô ta như người ta phải làm quen dần với cái ngăn kéo vênh của bàn làm việc, hay với cái giá treo áo xộc xệch ở góc phòng. Tôi chào cô nàng (sau mỗi cơn say, tôi lại tỏ ra lịch sự quá mức, đến nỗi đôi khi chào một người tới vài lần), nhờ pha giúp một tách cà phê rồi ngồi xuống ghế. Trên mặt bàn, bao giờ cũng vậy, chật ních đủ loại giấy tờ như muốn khoe rằng tôi bận rộn và nhiều việc như thế đấy. Cũng nên nói rằng một số loại giấy tờ đã nằm xếp lớp ở đó cả nửa năm nay. Phía bên phải cái bàn làm việc khá rộng là một Vô hồn 35 màn hình phẳng, con chuột máy tính không dây, một bức ảnh chụp nhóm bạn cũ ở câu lạc bộ Spartac mà tôi đã từng tham gia từ những năm 1984-1988. Bên cạnh đó là ba chồng đĩa CD với những bản nhạc mà các hộp đêm thời thượng ở châu Âu, Moskva và Piter(1) vẫn hay bật, cùng băng video quay cảnh tôi ăn chơi nhậu nhẹt tại mấy cái quán “ruột”, từ Zeppelin cho tới Costes. Trong ngăn kéo bàn có những gì thì tôi không thể kể ra được, bởi vì tôi đã nhét đủ thứ linh tinh vào đó, đầy chặt, rồi chẳng bao giờ ngó vào dù chỉ một lần. Phía sau lưng tôi là chiếc cửa sổ lớn nhìn ra bờ sông Iauzưi, nơi tôi vẫn đứng hàng giờ để suy tư về những điều kỳ lạ của cuộc sống. Như lúc này đây, tôi vừa uống cà phê, vừa nhìn dòng xe cộ đang xuôi ngược trên đường. Chà, amigos(2), đã đến lúc tôi tự giới thiệu về mình chưa nhỉ? Tôi hai mươi chín tuổi và đã mài mông ở đây bốn năm với tư cách là một giám đốc kinh doanh, có thư ký riêng, xe riêng cùng mức lương ngất ngưởng và đặc biệt là có tiền thưởng hàng năm hậu hĩnh. Tôi có nhiệm vụ “bán hàng và phát triển hệ thống phân phối của công ty”, ít nhất thì trong bản mô tả công việc cũng ghi rõ như vậy. Còn trên thực tế, thời gian của tôi chủ yếu dành vào việc lên lớp cho nhân viên nhằm nâng cao sự nhiệt tình, tính mẫn cán của họ (cũng ngần ấy câu chữ, chỉ cần đổi nhãn hàng và năm tháng), khiển 1 Piter: tên gọi khác của thành phố Saint Peterburg. 2 Amigos (tiếng Tây Ban Nha): Những người bạn, các bạn. 36 Sergey Minaev trách họ hàng tuần vì lý do chưa đạt doanh số và đùn đẩy công việc của bản thân sang vai những người khác. Vậy, Giám đốc kinh doanh thật ra là ai? Là một biến thể hiện đại của loại điếm cao cấp, vừa phải chiều chuộng đám chủ luôn yêu cầu doanh số quá cao, vừa phải làm hài lòng nhân viên cấp dưới – những kẻ chẳng bao giờ muốn biến các kế hoạch đó thành hiện thực. Vì phải “phục vụ” một ngày vài lần, nên toàn bộ cố gắng của tôi dồn cả vào việc làm sao để thỏa mãn các sếp thật nhanh chóng, và lại vừa đúng cách, để khỏi bị cắt mất khoản tiền thưởng thêm. Là cave chuyên nghiệp nên “dịch vụ” của tôi cũng khá đa dạng: • cổ điển (như đã nói ở trên); • gái bao theo yêu cầu của khách hàng (cùng đá bóng, câu cá, cùng thưởng thức thơ Exenhin, hát karaoke, rồi cùng lập kế hoạch kinh doanh vào ngày nghỉ cuối tuần); • kích dục thể nhẹ (mỗi khi có chuyến viếng thăm của nữ giám đốc tài chính năm mươi tuổi từ Pháp bay sang); • kích dục thể nặng (điều này được thể hiện ngay dòng đầu tiên trong lịch làm việc của riêng tôi với ghi chú: “Không quá nhiệt tình”); • đồng tính nữ (các cuộc nói chuyện với lãnh đạo bộ phận bán hàng từ văn phòng tổng công ty, có cả sếp trực tiếp); • phục vụ các cặp vợ chồng (cứ hai năm một lần, khi các ông chủ tập đoàn - CÁC ÔNG LỚN - từ Paris bay sang). Vô hồn 37 Bản chất công việc của Giám đốc kinh doanh chính là nghệ thuật “đi trên lưỡi dao cạo”, khi mà cấp trên không chịu suy nghĩ, còn cấp dưới thì không có khả năng. Với người này, bạn sẽ nói rằng, trong vai trò của một giám đốc kinh doanh, trước hết anh phải quan tâm tới lợi ích công ty và viễn cảnh kinh doanh chứ không phải như đám nhân viên kia, tối ngày chỉ biết quanh quẩn nghĩ đến đồng lương của họ. Còn với người khác, bạn lại thuyết phục rằng “thì tôi cũng là dân bán hàng giống như họ thôi, anh bạn ạ”, và biết cách làm sao để đạt kết quả kinh doanh một cách tốt nhất đồng thời thấu hiểu nỗi vất vả trong công việc của nhân viên mình. Tôi đã tồn tại như thế được bốn năm rồi. Sương mù buổi sáng từ từ nhường chỗ cho cái nắng của công việc buổi trưa rồi âm thầm lùi vào bóng tối của một ngày làm việc căng thẳng. Xuân đến, đông tàn, thu về, hạ qua. (Đấy là nói theo các mùa trong năm, còn nếu nói theo tên các hộp đêm thì cũng na ná như vậy). Mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, mặt mũi nhân viên cũng thay đổi luôn xoành xoạch như kính vạn hoa vậy, và bạn đã nhầm lẫn lung tung tên tuổi một nửa trong số đó, còn nửa kia thì bạn hoàn toàn không hề biết họ tên là gì. Thậm chí có khi mọi việc tệ tới mức, muốn nhớ được tên gọi chính xác đầy đủ của công ty mình, bạn cũng phải móc cái danh thiếp ra ngó lại. 38 Sergey Minaev Sau khi xem đống thư từ, chính xác hơn là chuyển tiếp mớ thư của khách hàng và đối tác cho cấp dưới, tôi bước sang phòng của các nhân viên bán hàng. Xét về tổng thể thì đây là những người hiếm hoi trong công ty mà tôi có thể nói chuyện mà không cảm thấy khó chịu. Hình thức trả lương công bằng nhất mà các ông chủ tư bản nghĩ ra chính là phần trăm hoa hồng được trích trực tiếp từ doanh số bán ra. Đây là chỉ số chính xác nhất về tính năng động và nghệ thuật bán hàng, là thứ không thể bị bóp méo, bị thay đổi, bị biến dạng bởi những bản báo cáo hoang đường. Đây là sự thật trần trụi và không có gì khác ngoài sự thật. Đó là điều làm cho đội ngũ bán hàng trở thành những nhân tố quan trọng nhất đối với mọi công ty thương mại. Và việc thối nhất mà lãnh đạo của họ có thể làm là lấy bớt thời gian quý báu của họ bằng những cuộc họp, những chương trình trao đổi triền miên và các buổi điểm danh vô bổ. Đấu tranh với vấn nạn họp hành này có lẽ là điều duy nhất mà tôi còn để tâm tới. Có lẽ, kinh nghiệm cay đắng của thời mới tập tọe đi làm dưới trướng của mấy tay lãnh đạo xuất thân là cán bộ quèn của chế độ ban bệ thời Xô Viết chẳng hiểu mô tê gì về nền kinh tế thị trường – những kẻ vẫn quen với một hệ thống động viên duy nhất là lương tháng thứ mười ba, đã khiến tôi cố gắng để nhổ bật gốc cái chế độ quan liêu này. Giá như bản thân mình bớt lười biếng đi một chút và có tài hơn một chút thì có lẽ tôi đã viết một “Bản tụng ca về những người bán hàng” Vô hồn 39 và đã bắt tất cả cái đám sếp siếc phải học thuộc, để họ biết bánh mì mà họ đang ăn, rượu cognac mà họ đang uống là từ đâu mà chui ra. Lúc này, trong phòng kinh doanh, tay trưởng phòng đang trao đổi công việc với nhân viên dưới quyền. Tức là hắn ta đang làm cái việc “thâm nhập” thị trường bằng cách nghe nhân viên báo cáo. Còn chuyện kiểm tra tình hình thị trường bằng cách tự đến tận nơi để xem xét thì hiển nhiên là không rồi. Kể từ sau khi được ngồi vào chiếc ghế bành êm ái dành cho trưởng phòng thì đầu của nhiều kẻ có lẽ đã biến thành cái mông. - Trong bản báo cáo hàng tuần có mục “Thông tin thị trường. Cạnh tranh”, vậy mà tại sao đã hai tháng nay không thấy cậu ghi gì vào đó cả? – Tay trưởng phòng hỏi anh chàng nhân viên – kẻ đã bị những câu hỏi ngớ ngẩn của ông sếp hành cho phát ốm. - Thì không có gì mới, cũng chẳng có sản phẩm cạnh tranh nào xuất hiện, biết viết gì bây giờ? - Ờ... thì cũng phải viết cái gì đi chứ. Đã có mục đó, thì phải điền vào cho đầy đủ! Tôi chợt nhớ lại, có lần, một nhân viên bán hàng cừ khôi, do quá mệt mỏi vì cứ phải nghe đi nghe lại mãi những câu hỏi như vậy, đã viết đại vài dòng về sản phẩm đậu hạt, rằng hiện trên thị trường vừa xuất hiện một loại sản phẩm mới đóng trong hộp hình tam giác, còn nhãn hiệu thì bắt 40 Sergey Minaev chước gần giống như của chúng tôi. Khi tay trưởng phòng xấu số của anh ta mang bản báo cáo đó chạy lên phòng tôi, vẻ mặt của hắn như muốn thét lên rằng tai họa đang sắp giáng xuống đầu, rồi hắn bắt đầu nói với tôi về lối cạnh tranh khác thường của đối thủ. Tôi liền ra lệnh cho tất cả các trưởng phòng đi lùng bằng được mẫu hàng lạ thường này. Có lẽ bạn cũng đoán được, khi trở về tay không, họ làu bàu theo kiểu: - Đấy là một đợt quảng bá chớp nhoáng của đối thủ cạnh tranh, có lẽ là một thử nghiệm không thành, bởi vì sau đó không còn thấy sản phẩm loại này xuất hiện. Tôi đã được một trận tha hồ xỉ vả mấy tay trưởng phòng đã dốt nát lại chỉ quen đánh giá thị trường theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, chỉ biết quan sát đối thủ từ cửa sổ phòng làm việc. Sau đó cả tháng tôi vẫn còn xem lại bản báo cáo đó và nháy mắt với cậu nhân viên nọ về trò đùa của chúng tôi. Thấy tôi bước vào, tay trưởng phòng liền làm bộ mặt nghiêm trọng hơn và nói: - Được rồi, Alecxandr. Tôi chấp nhận báo cáo của cậu, các chỉ số hoạt động trong tháng đều tốt, có điều cậu viết về những lần đến thăm khách hàng còn chưa rõ ràng. Nói chung là niềm tin của tôi đối với công việc của cậu đã sứt mẻ rồi, hiểu không? Thôi, cậu đi đi! Vô hồn 41 Khi anh chàng nhân viên bán hàng đã ra ngoài, tôi ngồi xuống đúng chỗ của anh ta và nói: - Pasa, anh nói đi, tại sao anh cứ phải hành hạ người khác vì những thứ vớ vẩn như vậy chứ? Cậu ta có hoàn thành kế hoạch không? - Vâng, cũng có. - Kế hoạch quý có hoàn thành không? Doanh thu có tăng không? - Cũng có, nhưng đây là chuyện báo cáo. Quy định như vậy mà. - Anh cho rằng cậu ta sẽ bán hàng tốt hơn, nếu cứ bắt bẻ cậu ta bằng mấy thứ này sao? Nếu anh quan tâm tới những gì cậu ta đã thảo luận với mấy tay cung ứng của cửa hàng, sao không trực tiếp đi cùng cậu ta. Anh thử nói xem, trong tuần vừa rồi, anh đã mấy lần đi thực tế nào? - Tôi...(Pasa nhăn trán) tôi còn bận công việc văn phòng, vả lại, tình hình cũng không đến nỗi làm cho cấp dưới phải cần đến việc outsourcing(1) của tôi. - Không cần đến cái gì chứ? - Tôi chọc. - Outsourcing. - Anh có thể nói từ đó bằng tiếng Nga được không? “Sự tham gia của tôi” chẳng hạn. 1 Outsourcing: một hình thức sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài. 42 Sergey Minaev - Nhưng rõ ràng là có một số thuật ngữ đã được công nhận rộng rãi trong kinh doanh, và tôi cho rằng... - Pasa, lẽ ra anh phải mừng vì cậu ta đã không outsource anh, như cách anh diễn đạt. Còn anh, chắc là đã quên cách thỏa thuận với khách hàng thì phải? - Không, tôi không quên, có điều là cần phải phân tích các báo cáo, và từ những kết quả phân tích đó sẽ xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, vì thế tôi mới yêu cầu nhân viên của mình... - Vậy thì theo anh, ai sẽ phân tích? Ai sẽ lập kế hoạch trên cơ sở những báo cáo đó? - Thì... sếp chứ ai. – Hắn ta chỉ tay lên trên, nơi mà theo hắn, những cư dân của thiên đình – các nhà quản lý cấp cao – đang cư ngụ. - Pasa, anh nhớ đây này. Những báo cáo này không phải tôi cần, mà là anh cần. Để anh phân công nhiệm vụ cho nhân viên được hợp lý hơn, chứ không phải là để anh hành tỏi họ, bắt họ viết những câu chuyện ly kỳ về các sản phẩm mới. Còn tôi, anh bạn thân mến ạ, tôi sẽ không viết bản kế hoạch bán hàng dựa trên số lần mà tay nhân viên bán hàng của anh trò chuyện với bà cô Klava ở cửa hàng thực phẩm “Hy vọng” đâu. Anh hiểu chưa? - Hiểu rồi. - Hiểu thì tốt. – quá ngán ngẩm, tôi bước ra phía cửa. – Mà này, Pasa, suýt nữa thì quên. Nhớ tới gặp tôi vào lúc Vô hồn 43 11 giờ ngày thứ sáu. Mang theo bản báo cáo về những lần anh đi gặp khách hàng cùng kế hoạch thăm viếng khách hàng trong tuần sau nhé, tôi sẽ cùng anh phân tích. Mà này, anh cũng có thể outsource thư ký của tôi, nàng gõ máy tính nhanh ra trò đấy. Tôi quay trở lại phòng làm việc, mở tập hồ sơ có các số liệu bán hàng theo tuần của công ty để đánh giá tình hình ở bộ phận bán hàng do tay outsourcing Misa này phụ trách. Tất cả chúng ta đều nói đến toàn cầu hóa, nói đến những công ty đa quốc gia đang nuốt chửng cả hành tinh và biến trái đất thành một nhà máy khổng lồ với điều kiện lao động khắc nghiệt cùng đồng lương chết đói. Chúng ta lập luận một cách hết sức nghiêm túc, rằng McDonald’s, Coca-Cola và Microsoft đang bắt chúng ta phải làm việc nọ, việc kia. Thật vớ vẩn! Bạn có biết rằng đây là chuyện hết sức vớ vẩn không? Ở đây, đã từ lâu chẳng ai bắt ép ai nữa. Tất cả đều tự nguyện cắm đầu cắm cổ lao vào cái “Tập đoàn không biên giới” bằng đôi hài bảy dặm. Thử nghĩ mà xem, tại sao các nhân viên của tôi, những thanh niên sáng sủa, hấp thụ nền giáo dục tốt đẹp của nước Nga – một nền giáo dục theo nghĩa cổ điển của nó, không phải theo chuyên ngành hẹp, mà là chương trình đào tạo tổng hợp – lại cố làm ra vẻ ngu đần hơn chính bản thân họ? Cứ cho là nền giáo dục đó không 44 Sergey Minaev phải lúc nào cũng đủ sâu, nhưng nó lại mở ra những chân trời cho sự cố gắng, nỗ lực, chuyên cần, là nền giáo dục biết đặt sự tư duy một cách hệ thống lên trên nhu cầu sử dụng nhất thời, trước mắt. Liệu được mấy người trong số họ biết trân trọng điều này chứ? Thay vì sử dụng nền tảng kiến thức của mình, cả lũ lại đi học đòi cái đám người Mỹ cứng đầu, từ điệu bộ, kiểu nói cười cho đến hành vi ứng xử. Rồi cái cung cách ngu xuẩn nói nhại theo mấy câu khẩu hiệu quảng cáo trên truyền hình nữa chứ. Tại sao những con người thông minh lại đang ngày đêm cố biến mình thành đồ ngốc như vậy? Bạn biết không, tôi ghét họ không phải vì họ là dân “cổ cồn trắng”, mà vì họ đang mơ ước được trở thành những kẻ như vậy - những tên lính của của Đội quân Tập đoàn Quốc tế. Xin Chúa nhân từ đừng tước đi của họ ước mơ này! Trong khi tôi còn đang mơ màng về đội quân Quốc Tế này thì cửa phòng bật mở và Xasa bước vào. Xasa là cấp phó của lão Petrovich, trưởng phòng hành chính công ty. Cả Xasa lẫn Petrovich đều đã từng có thời phục vụ trong quân ngũ. Khoảng một tháng trước, tôi có nhờ Petrovich kiếm cho một cái máy hủy tài liệu của Đức và treo giúp bức ảnh đen trắng rất đẹp chụp những cặp đùi thiếu nữ trên mặt bàn casino. Thế nhưng, suốt cả tháng trời mấy tay này cứ lờ đi và hi vọng là mệnh lệnh của tôi sẽ được bãi bỏ hoặc chính tôi đã quên mất. Cô bé thư ký của tôi thì cứ đều đặn mỗi tuần Vô hồn 45 một lần gọi điện nhắc nhở, và giờ đây điều đó đã xảy ra. Xasa khệ nệ bê cái máy hủy tài liệu vào phòng một cách trịnh trọng. Anh ta đang đeo cái mặt nạ của một kẻ đã hoàn thành nhiệm vụ. - Sao lâu thế, Xas?(1) Nó phải tự đi bộ từ cửa hàng về hả? - Không hiểu ý anh nói gì. Ai đi cơ? - Cái máy hủy tài liệu ấy. - Anh có làm sao không đấy? Hàng đang hiếm. Để mang được nó về đây, chúng tôi đã phải... Và sau đó là một bài diễn văn rườm rà về việc khó mà tìm ra loại máy hủy tài liệu của Đức ở thành phố Moskva vào năm 2004 này. Chắc chỉ một phút nữa thôi là tôi sẽ phải nghe những “khó khăn, mất mát mà chúng tôi từng trải qua trong quá trình đi tìm cái máy”. Tôi gật đầu, còn Xasa cũng quay bước ra cửa. - Đợi đã, – tôi nói, – thế còn bức ảnh thì sao? Thậm chí tôi đã lồng khung sẵn rồi đây này. Khuôn mặt Xasa cứ như được đẽo từ đá vậy. Hắn ta coi như hôm nay đã làm việc quá nhiều. - Hay để mai tôi ghé? – hắn ta định chuồn đây mà. – Chứ bây giờ tôi còn phải chạy qua phòng kế toán có chút việc. - Xas, làm đi mà, việc nhỏ xíu, chỉ năm giây là xong thôi. 1 Tên gọi thân mật của Xasa. 46 Sergey Minaev Xasa bước lại bàn làm việc của tôi, nhấc ống nghe và quay số nội bộ cho Petrovich. Hắn ta báo cáo tình hình và được cấp trên đồng ý, sau đó đặt ống nghe xuống và nói với giọng khá quan cách: - Được, chúng ta sẽ treo lên. Thế khoảng cách từ mép sàn lên là bao nhiêu? Tôi ngây người ra. Một câu hỏi thú vị đấy chứ? Bạn sẽ trả lời ra sao nhỉ? “Đến ngang tầm mắt” à? Tôi cũng định nói vậy, nhưng sợ anh ta sẽ hỏi lại: “Nghĩa là bao nhiêu xăngtimet?”. Thế nên tôi trả lời với vẻ quyết đoán: “Một mét chín mươi hai”. - Để tôi chạy đi kiếm cái thước – Xasa nói và bỏ đi. Lạy Chúa, mong sao một tháng nữa anh ta sẽ quay lại. Hầu như tất cả cái đám hành chính văn phòng này trước kia đều từng đảm nhiệm vị trí trưởng kho quân nhu, quân trang, quân dụng thì phải. Nói tóm lại, đó là một lũ trì trệ, hủ lậu, không dính dáng gì đến tầng lớp sĩ quan Nga – những người đang bảo vệ Tổ quốc. Chỉ vì nhầm lẫn mà tất cả cái đám này cùng được gọi bằng một cái tên chung là “bộ đội”. Họ thường là nhân vật chính của vô số các câu chuyện tiếu lâm, kiểu như “Đào đất từ hàng rào tới bữa ăn trưa...” hoặc “Sơn lại cỏ bằng thuốc Vô hồn 47 tím(1) để đón thủ trưởng” v.v... Thật ra, ở ngoài đời họ cũng chẳng khác nhiều lắm so với các nhân vật trong những câu chuyện tiếu lâm đó. Ở văn phòng, nếu sử dụng cho đúng thuật ngữ của cái đám này là “trong điều kiện dân sự” thì họ vẫn tiếp tục kiểu hành xử y như thời còn trong quân đội. Ví dụ, ngân sách rửa xe công vụ được cấp phát không phải khi nào xe bẩn, mà là “theo kế hoạch”, X lần mỗi tháng vào mùa đông và Y lần vào tiết xuân - thu. Mùa hè nói chung không được rửa xe, vì khí hậu khô thì làm gì có bụi bặm hay bùn đất bám vào mà phải rửa. Thế nên cũng dễ hiểu tại sao mấy cái xe rơ-mooc của quân đội chỉ rửa mỗi năm đúng một lần, khi có cấp trên xuống thăm. Bút bi, kẹp giấy, văn phòng phẩm được phân phát không phải khi nào bạn cần, mà căn cứ vào biên bản kiểm kê, mỗi năm một lần. Khi nhờ họ kiếm cho một cái đục giấy, bạn sẽ luôn nghe thấy câu trả lời: - Cái cũ của anh đâu? - Không biết, chắc ai đó cầm mất rồi. Tóm lại là không có. - Anh có hiểu là... Và sau đó là nửa tiếng độc thoại với nội dung chính là lỗi làm mất cái đục giấy chẳng khác nào việc đánh mất quân 1 Trong tiếng Nga, từ “thuốc tím” viết là zelenka, nghĩa là “nước màu xanh”. 48 Sergey Minaev kỳ của trung đoàn mà nếu ở vào thời chiến, với lỗi đó, đã bị đưa ra xử trước tòa án binh rồi. Bạn cố nhẫn nại nghe hết cái mớ hổ lốn đó với hy vọng là cuối cùng sẽ nhận được món văn phòng phẩm đang cần. Song, hóa ra là “Người ta vẫn chưa chở đến”. Tôi đã từng toát mồ hôi lạnh khi nghe thấy câu trả lời như vậy. Mẹ kiếp, ai chưa chở đến cơ chứ? Ủy ban Quốc tế chuyên cung cấp đục giấy, hay là Siêu nhân Đục giấy trong phim hoạt hình? Hay chính là cái đồ súc sinh lười biếng kia, thay vì đảm bảo cho nhân viên công ty có đủ văn phòng phẩm để “thuận tiện cho việc sản xuất và kinh doanh”, lại lăng xăng đi mua cho đúng kế hoạch, rồi hết ngày này qua ngày khác chỉ lo mỗi việc dán tem kiểm kê lên tuốt tuột mọi thứ, thậm chí lên cả từng chiếc kẹp giấy? Có khi vào một ngày nào đó, hắn ta còn mang tem dán cả lên lưng mỗi nhân viên chưa biết chừng! Mà rất có thể, tất cả bọn họ là thành viên của một tổ chức bí mật – Liên minh nhân viên hành chính, quản trị toàn liên bang Nga, viết tắt là RUA mà mục đích của liên minh này là gài người vào các doanh nghiệp để phá hoại, để phát tán dịch quan liêu, để ăn cắp vặt, lười nhác, chọc phá nhằm làm hỏng các quy trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sẽ tới thời, khi mà tất cả các công ty thương mại sẽ biến thành những Nhà Kho Lớn: kho ô tô, kho thực phẩm, kho văn phòng phẩm – tùy theo lĩnh vực kinh doanh đã bị Vô hồn 49 đám thành viên của RUA phá hủy trước đó. Và như vậy, cả nước Nga sẽ biến thành lãnh địa của cái đám hạ sĩ quan này. Từ Murmansk(1) cho tới Vladivostock(2) các mệnh lệnh ngớ ngẩn, xuẩn ngốc sẽ được ban bố theo đường bưu chính và điện thoại, (Internet thì dứt khoát sẽ phải bỏ, vì nó truyền thông tin nhanh quá), những mệnh lệnh mà không ai vội thực hiện trong khi đợi người ta hủy bỏ nó. Tôi dường như nghe được những cuộc điện đàm tương lai này: - Petrovich, xin chúc sức khỏe đồng chí (đương nhiên, chúng ta sẽ gọi tất cả các sếp tạp vụ này là Petrovich) - Tuyệt, Petrovich, có chuyện gì thế? - Ở Leningrat chúng tôi, bà con đang chết cóng như thời bị phong tỏa vậy. Cái Kho của đồng chí có thể chuyển đến cho chúng tôi ba toa củi khô được không? Nếu không, tới mùa xuân, một phần ba quân số (nghĩa là số dân) sẽ chết. - Làm sao tôi gửi cho đồng chí được? Tôi cần lệnh xuất kho từ bộ tham mưu, đồng chí Petrovich ấy. - Nhưng mà đồng chí đó mới mất cách đây hai tháng, lại chưa có người mới thế chỗ, làm sao tôi có thể lấy được lệnh xuất kho đây? - Thì tôi làm gì được bây giờ. Không được phép thiếu lệnh 1 Phương Bắc nước Nga. 2 Vùng Viễn Đông của Nga. 50 Sergey Minaev xuất kho. Hãy gửi cho tôi lệnh xuất kho, rồi muốn làm gì thì làm, thậm chí chặt cả rừng tai-ga cũng được. Còn không có thì tôi không thể. Không được phép. - Thôi được... đành đợi bổ nhiệm mới vậy. Quân lệnh là quân lệnh. Đồng chí sao rồi, vợ con thế nào? - Tạm ổn, không ốm đau, bệnh tật gì. Đồng chí cũng giữ gìn sức khỏe nhé, đừng có chết cóng, đồ ấm đủ chứ? - Có lẽ không, bọn tôi đang đóng quân trong một bảo tàng nào đó, trên một quảng trường rất lớn. - À, có phải cái quảng trường, ở giữa có cái cột rất to phải không? - Chính xác! Bọn tôi đang ngồi sưởi đây, khung tranh và đồ gỗ cổ thì chẳng thiếu. Cố chịu đựng tới mùa xuân. Đến lúc đó, biết đâu có gì mới từ tổng tham mưu. - Ừ, cũng có thể đấy, Petrovich, tạm biệt, có cần gì cứ gọi. - Tạm biệt. Trong khi chúng ta đốt thời gian ở những câu lạc bộ, hộp đêm, chính những tay Petrovich này ngày ngày đục khoét thân cây kinh doanh của chúng ta hệt như đám mối vậy. Và tai họa ở chỗ, cái đám này đã kịp nhân giống cả một đội quân hậu bị những kẻ như Xasa, Volodia – những kẻ đang làm công việc tạp vụ hoặc nhân viên hành chính. Một ngày đẹp trời, khi mấy tay này đủ cứng cáp, tất cả chúng ta có nguy cơ nhận án hai mươi lăm năm khổ sai vì đã đánh mất hai cái bút mực, một cái bút lông. Vô hồn 51 Trong mấy tiếng đồng hồ trước khi hết giờ làm việc, khi tôi đang mông lung nghĩ về cái đám quản lý hành chính và trưởng các bộ phận thì chuông điện thoại vang lên. Cô nàng thư ký của SẾP TỔNG thông báo cho tôi với cái giọng của con nhân sư bằng đá: - Mời ông tới gặp Aleksei Andrevich – tên họ của nhân vật này được cô ta nhắc tới với một giọng thật dễ chịu. Tôi khoác thêm cái áo vét, thắt cà vạt, cầm cây bút và sổ tay (để nếu chẳng may nghe được lời giải định lý Ferma hoặc cách tìm ra viên đá triết học thì còn có cái mà ghi) và thẳng tiến tới phòng của SẾP TỔNG. Aleksei Andreevich Kondratov rõ ràng là đang trong tình trạng còn tệ hại hơn tôi. Mặt ông ta hằn rõ dấu vết của rượu bia cùng những cơn say cộng với chứng thiếu ngủ, những vệt nám loang lổ hệt như cái cầu vồng. Chỉ trong vài giây khi tôi đứng đó, da mặt của NGÀI đã kịp đổi từ màu tím bệch sang màu xám ngoét. Tôi định nói ngay là “Sao anh uống nhiều vodka thế, anh có tuổi rồi chứ đâu còn ở cái thời bẻ gãy sừng trâu, thời hai mươi bảy cũng đã trôi qua lâu lắm rồi”. Tôi chào sếp tổng và hỏi xem tại sao mình được gọi lên và nhận được cái hất đầu về phía góc trái phòng làm việc. Tôi nhận ra Alan Garrido – tay phó giám đốc tài chính người Pháp cám hấp đang ngồi đó. Tôi đã từng nói với Kondratov rằng, bấy lâu nay những mớ thối tha mà trụ sở 52 Sergey Minaev chính ở Paris liên tục đổ lên đầu chúng tôi đều được khơi mào từ cái miệng của me-xừ Garrido này. Nhưng có lẽ tay này quá gần gũi với công ty mẹ (bởi dù sao cũng là cùng huyết thống) nên không thể “vẩy” hắn đi được. Đã ba năm nay, tôi và Garrido luôn ở trong tình trạng chiến tranh lạnh. Thay vì cùng nhau làm việc là đủ thứ chuyện, từ nói sau lưng cho đến đập bàn, đập ghế. Cuộc chiến được khơi mào sau khi tôi đả kích Garrido trong một cuộc họp, khi tay này yêu cầu cắt giảm ngân sách bán hàng trực tiếp, thay vào đó là tăng khoản chi chung cho công ty đồng thời chuyển toàn bộ hoạt động quảng cáo, tiếp thị cho chi nhánh của một công ty Pháp, nơi Garrido đã từng làm giám đốc. Tôi mường tượng cảnh cái đám này sẽ làm rối tung ngân sách chung như thế nào, quảng bá quảng cáo được cái con mẹ gì. Từ đó trở đi, quan hệ giữa tôi và Garrido lúc nóng, lúc lạnh, và tên khỉ đột vẫn không từ bỏ ý định trả thù tôi vì vụ này. - Đây, thử xem bộ phận tiếp thị đã nghĩ ra cái gì – Kondratov nói với tôi. Garrido đưa cho tôi bản phác thảo tờ quảng cáo ngô hộp với hình ảnh một người đàn ông hiện đại, nét mặt đầy chí khí, râu quai nón chưa cạo và ngồi sẵn sàng vục mặt vào đống ngô trên bàn kính. Xung quanh đống ngô nhỏ là một mớ những đồng xu và giấy bạc. Phía trên là câu slogan “Ngô ngọt Tanduel – VÀNG RÒNG”. - Gì nhỉ? – Tôi hỏi – Việc ta phải làm là tạo ra một mẫu quảng cáo cho các địa phương, với ý tưởng chủ đạo là một Vô hồn 53 sản phẩm dành cho những người đàn ông đích thực, hay cái gì đó tương tự. Trong yêu cầu từ phía công ty mẹ có ghi rất rõ ràng và rồi họ đã làm ra cái tờ này. Vậy tóm lại là có chuyện gì nhỉ? - Nhưng anh Alan lại có ý kiến khác đấy – Kondratov nói. - Đúng thế, tôi muốn nòi giằng cái hình ành này kha-á là khiêu khích đấy. - Cái gì khiêu khích ở đây nào? Tôi bắt đầu nổi đóa. Từ khóe mắt, tôi thấy Kondratov rất muốn chui xuống trốn dưới gầm bàn để khỏi phải thấy tận mắt cảnh chúng tôi sắp xé xác nhau. - Cái hình ảnh này zống như gang-xta(1) trong phim “Scar Faced” với diễn viên Al Pachino (hắn ta tiếp tục với ba thứ tiếng Nga, Anh, Pháp hổ lốn). Cái đống ngô này look like(2) (gã nghỉ hơi một chút) drug(3), you see? Consumer(4) của chúng ta không phải là gang-xta. Do đó, cái này có thể damage(5) hình ảnh của brand(6) và có thể tạo cho consumer felling(7) không tốt. OK? Đó là chuyên cân phải giải quyết mà tôi muốn nói. 1 Kẻ cướp, găngxtơ. 2 Trông giống như. 3 Ma túy. 4 Khách hàng. 5 Làm hỏng, gây thiệt hại. 6 Thương hiệu, nhãn hiệu. 7 Cảm giác. 54 Sergey Minaev Không thể tưởng tượng được. Thậm chí một kẻ hư hỏng như tôi cũng không thể nghĩ ra chuyện ngớ ngẩn như thế này: đi so sánh ngô với thuốc phiện. Đã thế, cái gã khùng Garrido này thậm chí không nói cho rõ được từ Cocain nữa mặc dù vẫn đàn đúm với mấy tay đầu bếp và chuyên gia quảng cáo người Pháp. Kondratov ngồi quay mặt đi, trong khi Garrido thì làm ra bộ chán chường. Không khí trong phòng lúc này giống hệt như cảnh mà các đạo diễn thường mô tả là “chết lặng trong nuối tiếc”. Cả hai đều ra vẻ không thể hiểu nổi, tại sao tôi lại “có thể bỏ qua chuyện nghiêm trọng như thế này”. Và cả hai đều hết sức khó khăn khi nói về vấn đề ấy tại văn phòng sang trọng của chúng tôi. Tất cả chúng tôi đang gắng sức xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng và chúng tôi hoàn toàn không muốn kích động ai cả, bởi vì công ty đang “kinh doanh trong lĩnh vực liên quan tới sức khỏe” (đồ hộp, thực phẩm biến đổi gen, v.v...). Cả hai, Garrido và Kondratov đang thực hiện nghĩa vụ công dân của mình là đấu tranh với những thói hư tật xấu vốn tồn tại trong “tất cả những con người bình thường”. Mặc dù chính Kondratov, một tay nghiện nặng, đức lang quân và đồng thời là bố của hai đứa con, tối nay sẽ có cuộc vi hành tới thăm đám gái điếm, còn Garrido thì đang được đám đồng nghiệp của hộp đêm Pháp chờ đón với đôi môi mọng ướt, những cái bắt tay rất chặt và thẻ hội viên S&M trong ví. Vô hồn 55 Trong cái không khí cao ngạo và đầy giả tạo vào lúc này thì đúng là không nên nói lên thành tiếng. Cả thành phố Moskva giống như một công ty lớn, nơi bị cấm truy cập vào các web site đồi trụy nhưng tất cả vẫn xả láng trong lúc nghỉ trưa, sau khi đã nháy mắt với mấy tay quản trị mạng. Đồng tiền đã lâu không còn ngự trị thế giới mà ông vua thực sự của thế gian này bây giờ là sự giả dối và cao ngạo. Đầy rẫy những kẻ hít cocain lảo đảo trên hè phố, nhưng tuyệt nhiên trên mặt báo chẳng ai nhìn thấy chúng bao giờ vì dường như người ta đang cố né chúng. Tất nhiên là chẳng ai muốn tự bêu xấu mình bởi ta là những người văn minh chứ đâu phải đám đầu gấu găngxtơ nào đó trong mấy bộ phim maphia rẻ tiền. Ta mắc bệnh viêm mũi kinh niên do khí hậu Moskva ẩm ướt, mỗi ngày phải dùng hết mấy xấp khăn giấy, gặp đồng nghiệp hoặc người quen trong toilet thì cúi đầu ngoảnh mặt đi (đã là lần thứ mười trong một buổi tối rồi thì phải), nhưng nếu thấy bộ mặt khổ sở của nhân viên thì ta làm bộ khó chịu lắm, ta ra vẻ chê bai nếu thấy trên bàn của bạn mình có cuốn sách của Berrouz(1), ta cấm tiệt những ý tưởng quảng cáo mới, nếu nó có những từ giống hoặc từa tựa như mớ tiếng lóng của các đại lý. - Slogan kiểu gì thế này? “Đường lên Thiên Đàng”? Để quảng cáo cho tuyến đường sắt tới sân bay? Các anh có hiểu 1 W. Berrouz: nhà văn Mỹ, sinh năm 1914, một trong những thủ lĩnh của phong trào hippi (nên xem “Beat generation”), tác giả của tiểu thuyết “The naked Lunch” (1959). 56 Sergey Minaev là cụm từ này có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau không? Nó có thể gây hiểu nhầm, hoặc ít nhất, cũng tạo cảm giác trái ngược. Không, nhiều người thậm chí có thể nghĩ rằng... Có chuyện đấy... Này khệnh, hình như chính mày mới là vấn đề đấy. Không phải là họ, mà chính là mày đang cố moi móc khắp nơi những từ ngữ và hình ảnh quen thuộc, rồi khoái chí mỗi khi tìm được ra những từ ngữ như vậy. Nếu mày mà có thực quyền thì có lẽ mày đã cấm quảng cáo bột giặt có chứa những từ như “ trắng” , “nhanh”... Chỉ mới nghe tới những từ này, mày đã lập tức nổi cơn, quay tít điện thoại di động trong tay và toát mồ hôi trong hy vọng nhìn thấy cái tên quen thuộc với mỗi tay chơi đêm trên màn hình điện thoại, mấy cái tên như XasaDil hay Vova Đệ Nhất. Chính mày mới có chuyện đấy, nghe không, thằng dở hơi ngu xuẩn kia. Mày có muốn nói chuyện đấy không? Tất nhiên là không... Garrido không muốn nói tới chuyện đó. Toàn bộ con người hắn ta toát ra cái vẻ chẳng còn gì để nói sau chuyện KINH KHỦNG như vậy. Hắn ta đang hả hê tận hưởng mùi vị chiến thắng cho cuộc đọ sức tay đôi này. - Này, từ khi nào bỗng nhiên lại có sự quan tâm đặc biệt tới chuyện tài chính của bộ phận tiếp thị thế nhỉ? Hay là bây giờ vấn đề này đã thuộc quyền quản lý của phó giám đốc tài chính, không còn là của phó giám đốc kinh doanh? – Tôi hỏi. - Bởi vì chúng ta đang làm việc cùng một nhóm nên tôi cho Vô hồn 57 rằng, tất cả mọi chuyện liên quan đến công việc của công ty, đều là trách nhiệm của mỗi nhân viên. Chúng ta đang cùng làm một công việc chung. Các anh call it team spirit(1), is it? Tôi đã làm việc khá lâu trong môi trường muntinational(2) ở châu Âu, châu Mỹ. Believe me(3), đang tồn tại các principles(4) và rules(5), và những thứ này nay đã tới nước Nga. Cả cái hình ảnh brand của chúng ta, cả hình ảnh của công ty chúng ta, đều là nền tảng cho sự thành công. Tôi lấy làm lạ là các anh vẫn còn chưa hiểu điều đó dù đang ở chức vụ cao như vậy. Lạ thật đấy. Khi tôi còn làm việc ở Mỹ – hắn ta hất đầu về phía Kondratov, mẹc-xì Aleksix sẽ hiểu tôi định nói gì, tôi đã học được gì trong khóa special brand(6). Và Garrido “mở màn” tiết mục “ Chuyên gia nước ngoài hướng dẫn những tên người Nga vô công rồi nghề Xô Viết”... Những expat(7)... Đầu thập niên chín mươi, hầu như tại tất cả những công ty lớn, các vị trí quan trọng đều phải là chuyên gia nước ngoài. Thời đó, điều này có thể được giải thích vì do thiếu người giỏi, nhưng bây giờ thì khó mà giải thích được. Tất nhiên, không kể đến một số chuyên gia cao 1 Gọi nó là tinh thần đồng đội. 2 Đa quốc gia. 3 Hãy tin tôi. 4 Nguyên tắc. 5 Luật lệ. 6 Thương hiệu đặc biệt. 7 Expat – Từ chỉ những người nước ngoài đang làm việc tại các công ty trong nước. 58 Sergey Minaev cấp người nước ngoài đang làm việc tại những công ty tên tuổi như Bony hay British Petroleum – những người được trả lương rất cao để nâng công ty lên tầm cỡ quốc tế. Thường thì chi phí đó thực sự xứng đồng tiền bát gạo. Với tôi, expat là một đám ngoại quốc thường đảm nhận những công việc như quản lý khách sạn, giám đốc nhà hàng, chuyên viên tư vấn đủ loại, chuyên gia quảng cáo, tiếp thị, giám đốc điều hành, giám đốc bán hàng v.v... Đa số đều là những tên láu cá hoặc là những kẻ không thành đạt ngay ở quê nhà và tới đây từ đầu hoặc giữa những năm chín mươi, lập nghiệp ở một đất nước gần như còn mông muội với ý định làm giàu bằng việc “đổi giày thủy tinh lấy vàng” cho những kẻ nhẹ dạ. Dễ nhận thấy là trong số đó, những kẻ không biết điều chỉnh mô hình kinh doanh phương Tây cho phù hợp với cách thức làm ăn, buôn bán của Nga đều bị thất bại. Song mỗi khi động tới vấn đề này thì họ lập tức ca bài ca muôn thuở, nào là món lời béo bở đã bị quan chức chiếm đoạt, nào là bị đầu gấu mạn Taganka cướp mất. Dễ thấy rằng, người đang có công ăn việc làm tử tế không dễ gì bỏ ra nước ngoài làm ăn, nếu không phải là để mở rộng hoạt động kinh doanh lên tầm quốc tế hoặc là hoán đổi vị trí làm việc trong một công ty đa quốc gia. Tất cả những xê-ri phân bua kiểu như “Đơn giản là tôi thích đi du lịch” hay là “Phụ nữ nước bạn đẹp thế” Vô hồn 59 chỉ là những câu sáo rỗng không hơn không kém. Và thế là trong một thời gian ngắn, những kẻ thất bại trong cuộc cạnh tranh ở nước mình bỗng dưng trở thành những người thầy dẫn dắt chúng ta làm thương mại. Họ được trả lương cao kinh hoàng, (nhất là khi so với mức lương của họ ở nhà), được cho xe hơi và căn hộ cao cấp, được thanh toán các chi phí nhà hàng, khách sạn, tiền bao gái và giúp họ chứng tỏ sự thành đạt của mình cho dân Nga ta, những người còn chưa kịp trở thành ông chủ của họ. Cứ thế hình thành một nếp nghĩ như thế này: dân ngoại quốc thì dứt khoát phải có giá hơn và luôn làm việc tốt hơn các đồng nghiệp bản địa. Còn lý lịch của đám quản lý và tư vấn này thì như tờ giấy trắng. Mấy ông chủ Nga thường nói về các quản lý ngoại quốc của mình thế này: - Sao, chẳng lẽ cậu lại không biết Jimmy chỗ tôi? Ba năm trước anh ta có một công ty thành công lắm, sau mới chuyển sang làm cho tôi đấy. Hoặc: - Ồ, Mark tuyệt lắm, cậu ấy là một bồ kinh nghiệm làm việc ở các công ty tư vấn hàng đầu Pháp. Công ty rất thành công là công ty nào, công ty tư vấn hàng đầu của Pháp nay ở đâu chẳng thấy nhắc tới. Truyền thống thuê nhân viên ngoại quốc có từ thời Pi-e Đại đế. Còn kiểu thuê mấy tên gian thương thì có từ sau cuộc chiến tranh 60 Sergey Minaev 1812, khi những tù binh Pháp phải phục vụ cho giới quý tộc Nga bằng cách dạy nhạc, dạy múa, dạy tiếng Pháp hay dạy các thể thức kiểu cách. Đúng là vậy, đã là người Pháp thì anh ta có thể nhảy múa tốt, có hiểu biết về âm nhạc và các lối cư xử. Ở Paris thì ai mà chẳng thế. Và những tù binh chiến tranh lập tức bới tìm cho ra ưu thế của mình để được phục vụ giới quý tộc Nga. Họ đã sống như thế, dạy dỗ chúng ta với mức lương khá cao, với uy tín nhất định (nhất là trong giới quý tộc địa phương). Và đôi khi tất cả kết thúc giống như trong tác phẩm bất hủ của Puskin: Đầu tiên là Madame bước theo sau anh ta Sau đó thì Monsieur thay thế Madame ... Khi cái thời thanh niên sôi nổi Vút nhanh qua cuộc đời Evghenhi Cái thời của hy vọng cùng những nỗi buồn thoang thoảng Người ta đuổi Monsieur ra khỏi triều đình. Ở cái nước Nga thời nay mọi việc cũng hệt như vậy. Đầu tiên là những vụ xì căng đan về nạn trộm cắp và biển thủ tiền bạc, tài sản, sau đó là những cáo buộc về trình độ chuyên môn “lùn”, về kiểu dẫn dắt kinh doanh đã đưa công ty tới bờ vực phá sản. Lúc này, nguồn nhân lực trong nước cũng đã mạnh dần lên. Thậm chí, tại các chi nhánh của các công ty đa quốc gia, những nơi mà trước kia người bản địa tuyệt Vô hồn 61 đối không được tham gia quản lý, thì nay những người Nga đã xuất hiện cả ở những vị trí lãnh đạo cao cấp. Nhưng trong cái đám mà tôi vừa mô tả vẫn còn lại ở nước Nga một số kẻ lì lợm nhất, và có lẽ, khó mà tống khứ đi đâu được. Trở thành công dân lơ lớ nửa Nga nửa tư bản, dày dạn kinh nghiệm, kinh qua lửa, nước và ống đồng của bao vụ sa thải và phá sản, đám này bằng mọi cách cố bấu víu lấy chỗ làm việc của mình. Đã không còn sự cao ngạo xưa kia, không còn những chi phí khổng lồ cho cái đám người nói cùng lúc cả mấy thứ ngoại ngữ hổ lốn nửa mùa, song thỉnh thoảng từ ánh mắt họ vẫn thoáng lên cái vẻ “chỉ bảo” hoặc làm bộ “tao là người nước ngoài, và tao rành kinh doanh hơn mày”. Như gã Alen đây chẳng hạn. Gã đang ngồi với bộ mặt của một vị “quản lý chuyên nghiệp” và ba hoa, khoác lác về những gì gã ta đã học được ở mấy khóa đào tạo về thương hiệu (có lẽ gã vừa mới đọc lỏm đâu đó trong tờ tạp chí kinh doanh chứ thực ra chưa chắc gã đã được tham dự những khóa huấn luyện như thế). Gã dài dòng ba hoa về đạo đức, về giá trị tinh thần, về nền tảng gia đình, về một xã hội lành mạnh và coi đó là cách thức duy nhất để quảng bá sản phẩm của chúng tôi và của ngành quảng cáo nói chung. Và theo như lời gã nói thì chỉ có những kẻ ngớ ngẩn với trình độ chuyên môn, văn hóa “lùn” mới kích động người tiêu dùng, đặc biệt phản cảm nếu các cách kích động có liên quan tới ma túy. 62 Sergey Minaev Có lẽ hắn ta cho rằng điều thú vị nhất là đã đột ngột nêu ra được chuyện xuống cấp của bộ phận tiếp thị trực thuộc sự quản lý của tôi vào mục những vấn đề trước mắt. Tuy nhiên, chúng tôi đang sống ở Nga chứ không phải ở Mỹ – nơi Alen rêu rao đã từng làm việc mười năm. Ở đây lãnh đạo không sẵn sàng lập tức vò đầu, bứt tai vì đã bỏ qua sự khiêu khích “động trời” như thế của cấp dưới, ở đây người ta đã quen với việc đáp trả những kẻ vờ vịt như Alen – đó là nện lại bằng chính vũ khí của nó. Và càng phũ phàng càng tốt. - Aleksei Andrevich, anh có phát hiện ra rằng cái quảng cáo này có hai ý nghĩa cùng lúc không? Tôi muốn nói đến sự liên tưởng tới ma túy. - Tôi ấy hả, không, đấy là do Alen ghé qua và đưa tôi xem, nếu không thì đã bỏ qua – Kondratov trả lời. - Vậy là Alen..., tôi ngừng khá lâu – Alen, anh có biết là nhóm thử nghiệm nghĩ gì về tờ quảng cáo này không? Bộ phận tiếp thị của chúng ta đã lấy ý kiến của hơn hai trăm người ở nhiều địa phương khác nhau, và anh có biết là họ nghĩ gì không? - Không, mà có chuyện đó à, có nhóm thử nghiệm sao? Tôi đã không biết về chuyện này, và họ đã nói gì? - Vấn đề là ở chỗ đó, thưa các ngài! Người tiêu dùng địa phương khi được hỏi đã liên tưởng người đàn ông này tới một kẻ vừa thắng cuộc ở sòng bạc hay cá ngựa (hình mấy tờ tiền giấy). Rồi người thắng cuộc đó bỗng chợt hiểu ra Vô hồn 63 một điều, còn có cái gì đó quan trọng hơn tiền. Alen, anh hiểu chưa? Có cái gì đó còn giá trị hơn. Và không một ai trong số những người được hỏi ý kiến có liên tưởng tới ma túy. Ngoài anh, dĩ nhiên. Nhưng ý kiến của anh rất có giá trị với tôi, rất có thể có vài trăm người tiêu dùng sẽ có liên tưởng nào đó như anh, và tôi sẽ cho anh em chỉnh lại tờ quảng cáo này. - Rất thú vị nếu biết được ý kiến của khách hàng ra sao, anh có thể cho tôi xem báo cáo kết quả khảo sát được không? Garrido hỏi lại, mặt xanh xám. - Sáng mai. Parkhomenko hôm nay nghỉ phép, mọi thông tin anh ta lưu giữ, nhưng những gì tôi nhìn thấy thì hoàn toàn mâu thuẫn với giả tưởng của anh về ma túy. Kondratov nhẹ người vì cuộc tranh luận đã kết thúc. Ông ta thở phào một cái rồi nói: - Thấy chưa, Alen. Tôi đã nói với anh là chúng tôi không bỏ lọt điều gì không được kiểm soát. Tôi hoàn toàn tin tưởng bộ phận tiếp thị đang phối hợp chặt chẽ với giám đốc kinh doanh và các bộ phận có liên quan khác, đồng thời đã thực hiện những phân tích cần thiết về thị trường tiêu dùng. Mà này, tôi vừa có ý tưởng như thế này, tại sao chúng ta không để một cô nàng thế vào hình ảnh của gã đàn ông kia nhỉ? Một cô nàng thật khêu gợi để tạo ra hiệu ứng cho mẩu quảng cáo... Ông ta vừa nói, vừa vẽ vẽ mấy ngón tay vào không khí, cố tìm cho ra câu chữ phù hợp. 64 Sergey Minaev - ... cho thật hấp dẫn? Aleksei Andreievich, chúng tôi cũng đang chuẩn bị một mẫu quảng cáo khác đồng thời với mẫu này. Ông thấy thế nào nếu chúng ta đưa hình một người mẫu khêu gợi trên nền biển xanh hay bãi tắm hoặc thiên nhiên hoang dã? - Đúng, đúng, tôi đang định nói cái đó. Bãi tắm đi, sẽ rất hợp. - Alen, – tôi hỏi – thế chủ đề sex sẽ không làm tổn hại tới thương hiệu của sản phẩm chứ? Anh nghĩ thế nào về phụ nữ đẹp? – Tôi muốn nói là trong quảng cáo... - Rất hay. Vâng. Tôi hoàn toàn đồng ý. Có điều, tôi muốn hỏi thêm một chút về nhóm khảo sát... - Các bạn có thể về phòng mình tiếp tục thảo luận được không, tôi cần gọi một cú điện quan trọng. - Kondratov đuổi khéo chúng tôi ra ngoài. Tôi đứng lên, liếc nhìn và nhận thấy ông ta đang gật đầu chào tôi. - Aleksey Andreyevich, vậy chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện ý tưởng quảng cáo với hình ảnh phụ nữ mà anh nêu ra, đúng thế không? – Tôi hỏi với. - Đúng đấy, triển khai đi. Tuần sau cho tôi xem. Garrido không nói thêm câu nào và lẳng lặng đi về phòng làm việc của mình, thậm chí cái lưng của hắn cũng phát ra mùi hận thù với tôi. Biết làm sao được, hoàng đế bao giờ mà chẳng lắm tì thiếp, chỉ có điều, cô nàng nào biết chiều chuộng giỏi thì sẽ chiến thắng thôi. Vô hồn 65 Nói cho cùng, cả hệ thống kinh doanh hoạt động như những cái máy bơm liên hoàn vậy. Như tôi đây thì mút từ sếp tổng, nhân viên và các trưởng bộ phận thì mút từ tôi rồi nhân viên trực tiếp bán hàng lại mút từ bọn họ. Ngài Tổng thì mút từ ông Chủ Tịch ở Paris, ông này, đến lượt mình thì lại mút từ các cổ đông, các cổ đông thì bằng các chương trình giới thiệu sản phẩm, qua các chương trình truyền hình lại mút từ người tiêu dùng (trong cái đội ngũ đó có cả mấy tay bán hàng trực tiếp) để tăng nhu cầu tiêu dùng với nhóm sản phẩm. Cứ thế, cứ thế, cuối cùng là một vòng tròn luẩn quẩn của cái đám “mút” quốc tế. Và chẳng hiểu là ai được thỏa mãn từ cái động tác mút này: tất cả đều thỏa mãn, hay chẳng có ai? Tôi vừa bước vào phòng, vớ lấy chìa khóa xe, vừa ngâm nga trong đầu giai điệu “The winner takes it all”(1) rồi đi xuống, định đến ăn tối ở nhà hàng Galerea. Trên đường đi, tôi bấm máy gọi cho trưởng phòng marketing: - Parkhomenko hả, chào, đang nghỉ phải không? - Ừ, cậu sao? - Đồ chết tiệt – đầu máy bên kia có tiếng thở phì phò... – cái mẫu quảng cáo ngô hộp cho dân nhà quê là cậu làm phải không? 1 Một bài hát của ban nhạc ABBA. 66 Sergey Minaev - Ừ, mà sao? - Thế cậu nghĩ cái mẫu quảng cáo đó ngon lắm hả? - Cũng được... cho đám dân địa phương chắc là được thôi. Giống như thằng cha mafia Al Pachino ấy. Cậu có nhớ cảnh tay này gục mặt vào chiếc gáo dừa không? Tớ thấy ngồ ngộ nữa là khác. Nói chung mọi chuyện sẽ tốt thôi. - Cậu không thể tự nghĩ ra cái gì khác, thay vì chôm cái của người ta rồi gí nó vào ngô hộp? Tại sao không cho tớ xem trước phác thảo? - Thì có kịp đâu, mãi chiều thứ sáu mới làm xong, cậu lại về sớm, thứ hai, thứ ba thì tớ nghỉ phép, mà có chuyện gì vậy chứ, nếu cần thì làm lại chứ có sao đâu? - Chẳng có mẹ gì cả! Chỉ có điều là tớ phải đỡ đòn cho cậu trước mặt sếp và Garido. - Thằng Pháp mặt mo ấy cần gì vậy? - Chẳng có gì cả. Nó liên tưởng tới cái gáo dừa, mẹ nó chứ. Cậu đúng là thằng hề, thằng hề trong làng quảng cáo. Và nó đã kể tường tận cho sếp rằng cậu đã chôm chỉa ý tưởng từ bộ phim nào, rồi những hạt ngô của cậu giống cái gì, cậu hiểu chưa, chỉ còn thiếu con dao cạy đồ hộp cùng vài vệt bột trắng nữa là hoàn hảo đấy. Thế đấy. - Chết mẹ, rồi sao, có to chuyện không? - May cho cậu, tớ đã dập được vụ này. - Vậy là tớ nợ cậu rồi. Vô hồn 67 - Cậu có một đêm để bịa ra nhóm khảo sát, có điều, phải kiếm công ty quảng cáo nào thật đàng hoàng, xin mẫu của họ. Cậu thử gọi cho Vadim xem, chắc hắn sẽ lo được. Nhóm khảo sát cần phải nói như thế này, thế này... (tôi kể lại cho cậu ta câu chuyện tưởng tượng của mình) - Chuyện vớ vẩn thật, đúng không? - Ừ, vớ vẩn là khi mấy tay găngxtơ quảng cáo ngô hạt. Còn cái này chẳng có vớ vẩn tý nào. Đây là cơ hội để cứu cái ghế của cậu đấy. - Hiểu rồi, sẽ làm, còn cái tờ quảng cáo thì vẽ gì đây? - Kiếm mấy em cho đẹp, cảnh đẹp và thêm ngô hạt vào đấy. Còn slogan thì nghĩ ra cái gì cho vừa tai. - Hiểu, như mọi khi hả? Môi mọng, ngực đầy, mông nở, áo tắm? - Đúng thế. Sếp đã OK. Cậu đừng có vẽ mấy em đổi giới là được. - Đùa vừa thôi ông bạn. Xin lỗi nhé, do quá gấp vơ vội ý tưởng đầu tiên nên... - Cậu thì cái gì cũng gấp, lúc nào cũng thế. Thôi, cố lên, nhớ gửi qua e-mail mấy cái báo cáo của nhóm khảo sát và mẫu quảng cáo, OK? - Rõ, thưa thủ trưởng. Em đã sẵn sàng! - Cậu thì lúc nào chẳng sẵn sàng. Rồi, chết tiệt. 68 Sergey Minaev Tôi tắt máy và có cảm giác thật thanh thản pha lẫn chút tự hào vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó là cảm giác mệt mỏi, rồi thoáng nhận ra cả ngày mình chẳng làm được việc gì tử tế, rồi chỉ còn lại cái cảm giác đói bụng và ham muốn xả hơi. Xe tôi đỗ xịch trước cửa Galere lúc nào không hay. Vô hồn 69 Nhân viên quảng bá sản phẩm Này, hãy thắt đai an toàn Tôi vọt ngay giờ đây Sẽ chẳng ai thấy chúng ta một chỗ Bởi bọn ta sẽ nằm mỗi đứa một nơi. Mumil Trol “Vận tốc” Ủy ban kiểm soát buôn bán ma túy liên bang hoạt động tuân theo hiến pháp của Liên Bang Nga, các luật hợp hiến của liên bang, luật liên bang, sắc lệnh và chỉ thị của tổng thống Liên Bang Nga, Quy định và chỉ thị của Chính phủ Liên Bang Nga, các công ước quốc tế của liên bang và theo chính bản quy định này. http://www.gnk.gov.ru/ index.php?module=ContentExpress&func=display&ceid=1 Mặc dù hôm nay là một ngày làm việc bình thường, song tại Galere – nơi được coi là xứ Mecca(1) hoặc Medina với đám nhân viên thủ đô rỗi việc, vẫn chật cứng như nêm. Một đám đông vây quanh quầy bar, trong khi đám khác đang rồng 1 Tên một thánh địa nổi tiếng, Mecca một trong ba địa danh du lịch nổi tiếng của Tiểu vương quốc Ả Rập. 70 Sergey Minaev rắn xếp hàng vào phòng vệ sinh, và ở phòng thay đồ cũng thế. Tôi bước vào phòng đầu tiên và ngó một lượt những bộ mặt quen thuộc để kiếm chỗ ngồi chung, vì chắc chắn hôm nay rất khó mà có một chỗ riêng biệt cho mình. Tại một bàn trong góc phòng có ba cô gái mà hai trong số họ tôi đã quen, cùng ba thanh niên tôi chỉ nhớ mang máng. Quanh đám này có thêm vài người nữa đang đứng quay lưng lại. Tôi đi vào phòng theo cách để họ có thể nhìn thấy tôi trước. Khi mấy cô gái đưa mắt nhìn, tôi lập tức vẫy tay chào và nhận được nụ cười đáp lại. Tôi bước lại bàn, thắm thiết hôn các cô gái, và bắt tay mấy gã thanh niên. Cả tôi cũng như họ, vừa siết tay nhau, vừa cố vắt óc nhớ xem đã gặp nhau ở đâu, vào lúc nào. Khi cô nàng có tên là Natasha mà tôi có dịp làm quen trong phòng vệ sinh nhân buổi tiệc đóng cửa quán ZIMA giới thiệu tôi với mọi người, tôi nở một nụ cười đáp lễ. Mấy thanh niên ngồi đó cũng cười rồi tất cả bắt đầu nghệch miệng ra, hệt như những kẻ dở hơi ngớ ngẩn vậy. Nhưng tuồng như chẳng mấy ai để ý tới chuyện đó, vì ở đây lúc nào cũng vậy. Cả đám đang bàn luận về chuyện của Ilona – cô bạn gái của Natasha, người đến đây cùng bạn trai vừa trở về từ Ibisa(1). Da cả hai đều rám nắng và rất hợp với nội thất màu sôcôla của nhà hàng. Ilona đeo khá nhiều nhẫn vàng và với cánh tay hun đen rám nắng trông nó tựa như một cây gỗ mun ở nước Nup vậy. Tất nhiên Ilona không 1 Một trong những hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha – nơi mà từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, các DJ trên thế giới đổ về đây tham gia lễ hội âm nhạc. Vô hồn 71 biết nước Nup ở đâu, bù lại, bạn trai của cô nàng, Farit, lại là một tay có dính dáng tới kinh doanh dầu mỏ, và mấy cô bạn gái của Ilona rất hay ghen tỵ với nàng này vì Farit ít nói, chỉ cười và toàn bao cả bàn bằng thẻ Visa Gold. Ilona tự cảm thấy mình như nữ hoàng của bữa tiệc vậy, nói gì cũng bằng cái giọng thỏ thẻ hệt như một người Ý. Thậm chí, cả cái giọng của cô ta tôi cũng cảm thấy nó đang “rám nắng”. Ở bàn bên cạnh là một nhóm khác đang vừa xem tạp chí “Robb Report” vừa ồn ào bàn chuyện về mấy mẫu du thuyền và đồng hồ mới. Một tay trong bọn họ có nét mặt như hoàng tử vùng Chechen đang kể chuyện về chuyến bay tới Milan để tham dự chương trình thời trang Golfstream, dù rượu champagne hết sớm đồng thời lại gặp thời tiết xấu song họ vẫn kịp xem buổi biểu diễn thời trang “Prada”, và thế cũng đáng một chuyến đi. Trong lúc này, cô bạn gái tóc vàng của gã vừa uống cocktail Daikiry vừa âu yếm, tình tứ nhìn gã, hệt như trong một đoạn phim quảng cáo vậy. Điều này khiến gã rất thích thú đồng thời cũng khiến cho cô nàng thêm mong manh hy vọng. Quả thực là một đôi rất đẹp, có điều, tay này sẽ chẳng bao giờ cưới cô gái. Mà suy cho cùng, cái việc đó có gì quan trọng đâu. Một vài mống khác bước lại bàn chúng tôi với màn chào hỏi bằng hai câu phổ biến “ Các bác nghỉ ngơi thế nào?” hoặc “ Thế định đi nghỉ ở đâu?”. Nói chung thì chẳng ai nghe câu trả lời mà ngay lập tức kể về chuyện mình đã nghỉ ngơi thế nào. Chỉ sau độ vài chục 72 Sergey Minaev phút, tôi đã kịp biết đủ thứ chuyện từ “thông tấn xã vỉa hè”, những đề tài nổi nhất của mùa hè năm nay, từ chuyện nghỉ ngơi ở Sardini, bộ sưu tập mới nhất của Galiano, buổi trình diễn của đám thiết kế tạo mẫu tại “Plaza Athenee” ở Paris, chuyện nhà hàng “Nobu” đã trở nên tệ hơn ra sao, thời tiết ở London đang trở nên quá lạnh, rồi chuyện về câu lạc bộ bóng đá Chelsia cho tới chuyện “Prada” dạo này không còn mốt như xưa nữa. Sau đó là những lời bàn tán về các nhân vật thuộc giới thượng lưu Thủ đô cùng những lời chúc mừng cho Anhia giờ đang cặp kè với Fedia, những câu pha trò về đám cưới mới của Ksiusi, những bình phẩm về chuyện Anton đã cho cô nàng xinh đẹp Tanhia leo cây (có ai đó thì thầm gọi Tanhia là con phò). Rồi những chuyện về nguy cơ khủng hoảng trong hệ thống Ngân hàng Nga, nhưng người vừa nêu ra vấn đề này lập tức được an ủi bằng câu “Quên mẹ chuyện này đi!”. Không ai muốn bàn những chuyện loại ấy bởi nó quá căng thẳng. Đơn giản là tất cả chúng tôi chỉ muốn được giải tỏa, được nghỉ ngơi. Tôi nhìn Natasha, người mời tôi đến bàn này, bằng ánh mắt dò hỏi về cơ hội của tôi đêm nay. Vừa nhìn về phía Farid, cô nàng vừa lắc đầu. Điều này không khiến tôi cảm thấy thất vọng gì cả, và tôi đáp lại cô nàng bằng câu “Hay đấy!”, và Natasha cũng đáp lại: “Một em” và chỉ ngón tay vào cô thứ ba, một cô nàng còn rất trẻ với món tóc xoăn và đôi mắt rất to. Tôi cảm ơn Natasha bằng cách đưa hai ngón tay lên môi và khẽ gật đầu. Vô hồn 73 Tiếng ồn ào của đám đông ùa vào tai tôi hệt như tiếng vọng của vỏ ốc khi bạn gí sát nó vào tai vậy. Ai đó gọi đó là tiếng của biển khơi, còn tôi thì thấy nó giống như tiếng ồn ào của một đám đông. Giống như anh chàng hoa tiêu trên tàu ngầm, tôi đang cố dò tìm bản chất của cuộc nói chuyện từ mớ âm thanh hỗn độn, vô nghĩa này, nhưng ngoài một mớ thương hiệu, tên nhà hàng, tên người, tôi chẳng nghe thấy gì hơn. Nói chung, để bắt được trạng thái tình cảm của câu chuyện hoàn toàn là một điều không đơn giản. Chỉ có các cặp môi hoạt động, và phần còn lại của cơ mặt mọi người hầu như không được sử dụng. Những gương mặt vô cảm, không buồn, không vui, không thất vọng, không hoan hỉ, cứ như là bất động vậy. Nếu uống quá một chút, thì có thể thấy như ai đó vẽ những cái miệng màu đỏ lên những cái sọ bằng đá đang mấp máy môi hệt như những nhân vật trong phim hoạt hình và đôi khi còn không khớp với lời nói. Nhưng tôi lại biết đến một nửa những nhân vật kiểu này. Họ là những kẻ hôm qua mài đít ở “Vogue”, ngày mai sẽ dặt dẹo ở “Verande”, và nói chung là một đám tứ thời đánh võng ở những chốn vậy. Và ở đây, chẳng ai thích ai, song dường như có một quy ước ngầm nào đó là không được thể hiện cảm xúc của mình. Nếu để bọn họ thoải mái bộc lộ cảm xúc thì bạn hẳn sẽ được nhìn thấy toàn những mặt mo đầy ghen tỵ hoặc buồn rầu. Thế đấy. Có hai cô nàng với bộ mặt lạnh băng đi ngang qua chỗ chúng tôi. Hai ả chẳng nhìn ai cả nhưng lại như đang để ý 74 Sergey Minaev ai cặp kè với ai hoặc đang tìm kiếm mục tiêu để tấn công. Một trăm phần trăm là bọn họ có con mắt thứ ba, hoặc ở trán, hoặc ở gáy để thăm dò trận chiến sắp tới. Ngoài ra, con mắt thứ ba đó còn dùng tia hồng ngoại để có thể định lượng được những gì nằm trong ví của đối thủ. Mọi người di chuyển liên tục trong nhà hàng, từ bàn này sang bàn khác. Ai đó kêu đồ uống rồi lại bê mông sang bàn kia. Khi nhân viên phục vụ mang tới thì mới vỡ lẽ ra rằng thượng đế của nhà hàng đã ngồi lê đánh dậm ở bàn nào rồi. Cuối cùng thì chẳng ai biết ai kêu món gì gì, và quan trọng hơn, ai là người sẽ thanh toán cho tất cả? Mà suy cho cùng thì điều này cũng đâu có gì quan trọng. Tôi bắt đầu thấy chán và tiến lại sau lưng cô nàng mà Natasha đã chỉ, đặt tay lên vai cô ta và nói: - Chào em! Cô bé hất lọn tóc xõa trên trán và cười với tôi. Tôi bắt đầu cuốn cô ta vào chuyện: - Em có muốn uống chút gì đó không? - Ôi, em uống khá nhiều rồi, nếu chỉ một chút champagne thì được. - OK. Trong khi đợi champagne, cô bé đã kịp tự giới thiệu tên là Lena và hỏi tôi định đi nghỉ ở đâu, thường hay lui tới Vô hồn 75 những chỗ nào và một mớ những thứ mà một cô gái trẻ cần biết trước khi qua đêm với một gã đàn ông lạ. - Em đang đi làm à? – tôi hỏi. - Em còn đi học. Và thỉnh thoảng tranh thủ kiếm thêm ở sàn diễn thời trang... Thế còn anh? - Anh cũng là người mẫu. Xe tăng T-34, em biết chứ? Từ bộ phim “Tự lắp ráp” ấy. Kết với anh đêm nay nhé? – tôi trả lời và đặt một nụ hôn vào cổ cô bé. Cô nàng hơi né ra và làm như muốn nói – Gớm, đùa vừa thôi! - Xin lỗi, anh không muốn làm em giận đâu. - Không sao, em chỉ hơi ngại với những người đàn ông mới quen - Cô bé trả lời và nhìn tôi với ánh nhìn thách thức. Tôi nhanh chóng nhớ lại những gì mà mấy cậu bé dẫn chương trình trong MTV hay nói và trả lời cô nàng rằng cô ta không giống như đám con gái dễ dàng bắt quen ngay lập tức, rằng tôi cũng không đời nào lại thế, chỉ là vụng về và xúc động thôi. Tôi mời cô nàng uống thêm champagne, còn cô bé thì khen đồng hồ của tôi đẹp. Tôi vừa vuốt ve mấy lọn tóc của cô nàng vừa nghe cô ta kể về người bạn gái vừa mới bị gãy chân vì trượt tuyết đâu đó ở Alpơ. Cái đĩa “Costes” “La Suite” lặp đi lặp lại dường như cả thế kỷ với độc một bài duy nhất là “Doris Day”. Đám đông xung quanh di chuyển cứ như những người mẫu trên sàn diễn 76 Sergey Minaev thời trang, đầy khêu gợi. Tôi có cảm giác cả lũ chúng tôi hệt như những nhân vật trong những đoạn phim được lặp đi lặp lại vô tận của Fashion-TV. Và ngay lúc đó, từ gian phòng thứ hai xuất hiện nhân vật chính của Fashion TV. Đó là Misa với biệt danh là VooDoo – người mang linh hồn của văn hóa vũ trường, một trong năm kẻ rành rẽ hộp đêm nhất Moskva. Nghe nói Misa sang New York làm việc hai năm, mới quay trở lại quê nhà với nhiều ý tưởng táo bạo và quyết tâm mở một hộp đêm xịn nhất thành phố. Chủ nhật vừa rồi, ai đó đã kể cho tôi nghe rằng Misa đã bắt tay vào thực hiện dự án của mình. Năm năm trước, khi mới bắt đầu đi làm, tôi với Misa thường chung một hội. Ngoài ra, bọn tôi cũng đã có thời kỳ học chung trường, cho đến khi Misa bị đuổi vì điểm thi không đạt do quá chăm lui tới hộp đêm. Nói chung, bọn tôi biết nhau khá rõ và tôi rất mừng khi nhìn thấy Misa. - Ê, ông bạn, Misa gọi tôi từ cửa – Cậu vẫn còn sống hả? Thật là tài! Tồn tại được ở thời này, đó thật sự là một tài năng lớn! - Thế hả? – tôi cũng cười. – Cậu hình như cũng vẫn chưa chết? Hay đây chỉ là bản sao, trong khi bản chính thì vẫn đang ngồi đâu đó ở London? - Tớ đang gắng tạo một London quanh mình đây, người anh em. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau, rồi Misa quay ra chào mấy Vô hồn 77 người cạnh tôi và kéo tôi cùng cô bạn gái mới quen về bàn mình. Bên phòng thứ hai, đám bạn bè của Misa ngồi đầy hai bàn, khoảng chục mống cả nam lẫn nữ, hai vị trung niên đầu hói, một thương gia người quen với tên lóng là “Râu” cùng một thanh niên tuổi chừng ba mươi có tên là Xasa – một kẻ theo như lời Misa giới thiệu là đối tác làm ăn của mình. Xung quanh bàn cũng có khoảng mươi người đang bắt tay, chào hỏi một số nhân vật nổi tiếng nhất trong nhóm của Misa, có lẽ để mọi người thấy được mối quan hệ của mình với nhóm chúng tôi. Trên bàn bày đầy shushi, champagne, vài người đang hút xì gà, một số uống cognac. Trên mặt nhóm khách của Misa có hình vẽ của sự thành đạt và vô lo. Rồi tất cả đều hỏi nhau: “Hôm nay là thứ mấy nhỉ, hôm nay là ngày bao nhiêu?”. Và được nghe cùng một câu trả lời “Ôi giời, thứ mấy cũng đâu có gì quan trọng gì”. Ở Moskva, vào mùa này hay bất cứ mùa nào trong năm, việc thể hiện rằng ngày nào trong tuần đối với bạn cũng là ngày chủ nhật, đang trở thành mốt thời thượng. Có cảm tưởng như thời gian đã ngừng lại và mùa hè sẽ tiếp diễn mãi mãi, cho dù có đang là mùa đông. Và hạnh phúc sẽ không có ngày kết thúc, tất cả sẽ uống một thứ cocktail được pha trộn giữa buồn và vui. Và tất cả đều tin tưởng rằng, bữa tiệc này sẽ không bao giờ kết thúc... Xasa kể chuyện tiếu lâm về một tay chơi nghiện ma túy: - Hôm nay thứ sáu hả? - Không, hôm nay là thứ ba. 78 Sergey Minaev - Thế à, thế thì hôm qua là thứ sáu, đúng không? - Không, ông bạn, hôm qua là thứ hai chứ. - Hiểu rồi, vậy mai là thứ sáu nhỉ? - Mai sẽ là thứ tư. - Mà này, sao tuần này lại không có thứ sáu? Tất cả đều cười hô hố, ai đó nói “chuyện về chúng ta đấy”. Và rồi câu chuyện lại nhẹ nhàng chuyển qua đề tài hộp đêm. Nói chung, toàn bộ cuộc nói chuyện nếu nghe sẽ thấy chỉ gồm ba câu “Vớ vẩn”, “ Quên đi” và “ Đâu có quan trọng gì”. Có cảm tưởng mọi người tụ họp ở đây chỉ để nói mấy câu đó vào tai người khác. Và tất cả những câu khác cũng chỉ để làm nền. Tôi cũng tham dự vào cuộc trao đổi ngớ ngẩn như mọi người, thỉnh thoảng nói vài câu: - Nghe nói là “First” sẽ đóng cửa để sửa chữa... - Thế hả? Thế sửa xong khéo tệ hơn? - Chẳng hiểu, nhưng thấy bảo sẽ rất xịn. - Gorobi sắp mở “ZIMA-2”đấy. - Em nghe nói quán sẽ được đặt tên là “Mùa thu” cơ. - Ôi, độc đáo thế! - Ngớ ngẩn thì có! - Quên đi! - Giờ chẳng có chỗ nào mà lui tới nhỉ. - Garri đang định mở lại “XIII”. Hay đấy chứ, nhỉ? Vô hồn 79 - Chuyện tiếu lâm này đã diễn ra ba năm rồi, ông bạn ơi. - Như bộ complê của cậu ấy hả? - Quên đi! - Có ai biết “Zeppelin” chuyển đi đâu không? - À, chuyển sang mạn sân bay Tusino, ha ha ha! - Thế khi nào Oganhezov mở quán “Tỷ phú” đấy? - Kiếp sau, thỏ ơi. - Ở “Kabere” vẫn chán vậy hả? - Có lẽ thế, mà có quan trọng gì đâu chứ. - Tớ sẽ không bao giờ bước chân vào “Fabrique” nữa đâu, ở đó toàn con nít. - Nhưng lại có thể kiếm được mấy em sinh viên đấy. - Đám ấy không lẽ ở đây không có đủ hay sao? - Mùa thu này ở “Mercury” có gì mới nhỉ? - Nghĩa địa haute couture(1). Áo quan theo đơn đặt hàng. Thời hạn cung cấp: nửa năm. - Cậu đang đùa đấy hả, thế xác ướp đặt đâu trong suốt thời gian đó? - Bọn họ yêu cầu khách hàng thông báo chính xác ngày chết, để kịp chuẩn bị. Cố mà kịp nhé! - Điên à, mấy chuyện đùa của cậu đúng là vớ vẩn! 1 Chuỗi cửa hiệu thời trang cao cấp tại Pháp chuyên may đo quần áo theo mốt mới nhất dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng. 80 Sergey Minaev - Này, không phải chuyện đùa đâu nhé! - Mà cũng có quan trọng gì đâu! - Quên đi! - Nghe này, tháng chín này, “First”,”Poison” và “Bad” sẽ tổ chức chuyến bay vào mấy ngày cuối tuần tới Thổ Nhĩ Kỳ đấy. - Không, em không tới đó đâu, bên đó toàn dân hút chích thôi à. - Thế còn em thì sao? Ha-ha-ha! - Đồ ngốc (giọng giận dỗi), lần cuối cùng em thử cách đây cũng hai tuần rồi, mà chỉ có một tí thôi (giơ ngón trỏ và ngón cái). - Thế cậu sẽ đón năm mới ở đâu? - Ôi trời, giờ mới tháng bảy. - Đâu có gì quan trọng đâu! - Thế tháng Giêng này, tất cả lại tụ tập ở Kursevel chứ? - Chỗ đó ngán chết, nhưng hết cách rồi, đành vậy thôi. - Chỗ đó lại y như thế. Chán lắm! - Nếu tất cả đều chán, có thể cùng tới Iakhrom, chỗ đó cũng có thể trượt tuyết và nghỉ ngơi đấy. - Vớ vẩn. Tôi ngắt khỏi cuộc nói chuyện lúc nào không hay và lặng lẽ nhìn mấy cái khăn giấy. Cô bạn mới quen đang Vô hồn 81 mải mê với cuộc sống hộp đêm, có lẽ đã quên mất sự có mặt của tôi - Chúng ta đang già đi phải không người anh em? Misa đặt tay lên vai tôi - Đúng thế, đó là quá trình một chiều, không thể đảo ngược, tôi trả lời và nhìn vào mắt Misa. - Cậu chán chỗ này hả? - Đâu chẳng thế, cậu thứ lỗi, các bạn cậu rất vui, nhưng có lẽ tớ sắp phải đi rồi. Tớ chỉ muốn tóm em này đi theo, nếu như nàng vẫn còn nhớ đến tớ. - Ôi, thật khó mà quên được mấy tay có cá tính như cậu. – Misa cười. Nào, hãy kể xem công việc của cậu dạo này thế nào, đã lâu lắm không gặp nhau. – Misa quay lưng lại với cả nhóm, như muốn thể hiện sự tập trung toàn bộ vào cuộc nói chuyện với tôi. Tôi kể cho hắn về công việc, về các cô em chân dài của mình, về ma túy, các vũ trường, hộp đêm, về sự mất định hướng cho tâm hồn, về những chuyện buồn bã và chán nản. Chúng tôi cùng nhớ lại đám bạn bè, ai còn, ai mất, ai đã ra nước ngoài định cư, về những cô bạn gái của chúng tôi và những cuộc hôn nhân có thành, có bại của họ. Rồi đến lượt Misa kể cho tôi một cách rất thú vị về công việc của mình ở New York, về chuyện suýt nữa thì gã cưới vợ, về những hộp đêm mà gã đã từng được nhận vào làm việc, về những buổi 82 Sergey Minaev dạ tiệc ở Milan hay Berlin, về những DJ ở London, về những tay “xăng pha nhớt” ở San Fransico, về đám gái ở Maiami, về đám người Nga mới ở Marbele, về những chuyến bay trên phi cơ riêng, về những đợt bố ráp ma túy ở Paris, chuyện kiếm tiền ở Santrope và Kursevole, về những bệnh viện tư nhân chuyên dành cho những tay chơi giàu có ở Thụy Sĩ, về đám đồng cậu đồng cô ở Thái Lan. Misa thuộc vào một nhóm người đặc biệt mà bạn sẽ bị cuốn hút mãi mãi ngay từ lần đầu gặp gỡ. Hắn rất dễ bắt chuyện với mọi người, rất thoải mái với tiền bạc, biết tất cả và tất cả đều biết Misa. Hắn cũng là một tay anh chị có hạng đồng thời lại là kẻ có phong cách hào hoa và khá sang trọng. Kiểu nói chuyện và cử chỉ của Misa thường cuốn hút người xung quanh ngay từ những phút đầu tiên. Tự nhiên bạn sẽ có cảm giác muốn nghe hắn ta nói và cho dù có mệt mỏi hay chán nản thì cái tâm trạng ấy cũng sẽ tự nhiên biến mất. Nói chung Miska(1) là một người mà bạn sẽ rất muốn gắn kết, và hơn thế nữa, muốn được trở thành bạn thân. Tôi có cảm tưởng Miska chưa đi đâu khỏi thành phố, vì dường như hắn nắm rõ như lòng bàn tay mọi chuyện đang diễn ra ở đây. Song lại cũng thấy rõ là hắn đã có một thời sống ở nước ngoài, chứng cứ là con người hắn đã thay đổi. Tôi phàn nàn với Misa về sự buồn chán triền miên của mình, về sự giả dối của những người xung quanh, về sự cao 1 Tên gọi thân mật của Misa. Vô hồn 83 ngạo và đểu cáng của họ. Tôi kể về sự mệt mỏi của mình với những cô nàng rỗng tuếch cùng những người bạn một đêm, mệt mỏi vì cả cái đám dân chơi này. - Cậu biết chứ, với tớ, – gã vung tay một vòng khắp phòng – TẤT CẢ BỌN HỌ đều không phải là người. Tớ đã làm rất nhiều, đã tổ chức vô số những đêm như thế này, những buổi dạ hội hay vũ trường và đã hiểu ra một điều là: Sự trừng phạt lớn nhất cho sự ngu xuẩn và khao khát muốn được thiêu đốt cuộc đời của họ chính là tấm vé bước vào cái xã hội này của mình. Và điều ngu xuẩn là với cái giá gấp đôi. - Ý cậu muốn nói gì? - Không nên căm ghét họ. Nên kiếm tiền từ họ. Hãy vẽ cho họ ý tưởng cầu kỳ nhất, món ăn vớ vẩn nhất với cái giá trên trời nhất. Hãy tẩn họ bằng cách như vậy. Hãy cho họ những đêm giải trí ngu xuẩn nhất. Và họ sẽ tự mang tiền tới cho cậu. - Đấy là ý tưởng chính của hộp đêm mới mà cậu sắp mở chăng? - Gần như vậy. - Tiện thể, bao giờ cậu khai trương? - Định tuần sau, nhưng tớ với Xasa lại đang gặp một chuyện nho nhỏ, cậu biết anh ta chứ. Tay này sống năm năm ở Tây Âu, chủ yếu là ở London. Bọn tớ quen nhau ở đấy. - Có chuyện gì vậy? 84 Sergey Minaev - Chuyện cũng vớ vẩn thôi. Vấn đề rất thường gặp khi hợp tác đầu tư ấy mà. Tớ với Xasa đã gom được khoảng năm trăm nghìn, đã đặt đồ gỗ từ Ý, ánh sáng, âm thanh đầy đủ cả, đã trả tiền cho mấy tay thiết kế nội thất. Nhưng đến phút chót thì cổ đông thứ ba chạy mất. Tay này làm ăn trong lĩnh vực ngân hàng, mà hình như đang chuẩn bị có khủng hoảng trong hệ thống tài chính, nên hắn ta quyết định không đầu tư nữa. Bây giờ còn thiếu khoảng một trăm năm mươi nghìn. Tớ vừa ngồi với hai tay thương gia hói đầu, họ muốn tham gia hai mươi phần trăm, nhưng không hiểu sao, tớ lại không muốn hợp tác gì với họ. Với mấy tay này có thể là rất mệt. - Chỉ vì mấy xu mà bỏ cả thì quá phí. Không còn ai để mời nữa sao? - Người thì đầy thành phố, nhưng cậu biết đấy, tớ chỉ quen làm việc với những ai đồng cảm. Tớ không cần đám bò đực kia, chúng sẽ biến vũ trường thành nhà xông hơi mất. Cậu thế nào? - Về việc gì cơ? - Tham gia dự án này, cậu muốn không? Có nhớ là mười năm trước, bọn mình đã từng mơ ước có một quán cà phê đúng điệu... - À nhớ, có điều tớ thì đâu làm được gì. Trong lĩnh vực này thì tớ mù tịt. Tụ tập, chơi bời là một chuyện, còn phục vụ những người tụ tập chơi bời lại là chuyện hoàn toàn khác. """