"
Việt Nam Tây Sơn: Lịch sử Nội chiến - Tạ Chí Đại Trường full prc pdf epub azw3 [Lịch sử]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Việt Nam Tây Sơn: Lịch sử Nội chiến - Tạ Chí Đại Trường full prc pdf epub azw3 [Lịch sử]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tạ Chí Đại Trường
Tên sách: Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802
Tác giả: Tạ Chí Đại Trường
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Kích thước: 14,5x20,5 cm
Nămxuất bản: 2007
Nguồn: Quân sử Việt Nam Số hoá: ptlinh, chuongxedap
LàmEbook: Cotyba
Ngày hoàn thành: 19-07-2008
MỤC LỤC:
LỜI GIỚI THIỆU
MỞ ĐẦU
PHẦN THỨ NHẤT - TAN RÃ Ở NAM HÀ (1771 - 1785)
Chương 1. CÁC LỰC LƯỢNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẾN KHOẢNG1775
Tiết 1 BIẾN CHUYỂN TỚI 1775: TÂYSƠN KHỞI NGHĨA
Tiết 2 LỰC LƯỢNGNGOẠI QUỐC
Chương 2 - GIA ĐỊNH, ĐẤT TRANH CHIẾM QUYẾT LIỆT
Tiết 3 ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ CHÚA TÔI NHÀ NGUYỄN
Tiết 4 NGUYỄN PHÚC ÁNH VÀ QUYỀN UY Ở GIA ĐỊNH
Tiết 5 KỸ THUẬT TÂYPHƯƠNG RỤT RÈ BƯỚC VÀO CHIẾN TRANH NAM HÀ
Tiết 6 CHIẾN THẮNG TÂY SƠN TRƯỚC VIỆN BINH XIÊM LA
PHẦN THỨ HAI - SỰ TAN RÃ Ở BẮC HÀ VÀ PHẢN ỨNG DỘI NGƯỢC KHI TÂY SƠN BÀNH TRƯỚNG (1786 – 1789)
Chương 3 CHIẾN TRANHBẮC HÀ 1
Tiết 7 CHIẾN TRANH TIÊU DIỆT HỌ TRỊNH Tiết 8 NỒI DA XÁO THỊT
Tiết 9 ĐỐNGĐA: TỘT ĐỈNH CỦA TÂYSƠN
Chương 4 - HỌ NGUYỄN TRUNGHƯNG Tiết 10 NGUYỄN PHÚC ÁNH CẦU VIỆN TÂY PHƯƠNG
Tiết 11 NGUYỄN ÁNH VÀ TÂY SƠN CỦA GIA ĐỊNH
Tiết 12 TIẾPVIỆN CỦA BÁ-ĐA-LỘC
PHẦN THỨ BA - GIAI ĐOẠN THANH TOÁN NGUYỄN - TÂY SƠN (1789-1802)
Chương 5. SỰ CỦNG CỐ ĐÔI BÊN Ở THẾ GIẰNGCO
Tiết 13 NHỮNGLỰC LƯỢNGCHIẾN ĐẤU Tiết 14 DÂN ĐẠI VIỆT Ở CUỐI THẾ KỶXVIII Tiết 15 CHIẾN TRANH VỚI NGUYỄN NHẠC
Chương 6 - GIAĐỊNHVÀ PHÚXUÂN ĐỐI ĐẦU Tiết 16 CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN HUỆ
Tiết 17 DAO ĐỘNGÝTHỨC HỆ Ở GIA ĐỊNH Tiết 18 ĐÁNH VÀ GIỮ Ở QUYNHƠN
Tiết 19 CHIẾN TRANH Ở PHÚ XUÂN VÀ BẮC HÀ
Chương kết
Tiết 20 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ CHẤM DỨT PHÂN TRANH
PHỤ LỤC
NHỮNGBỨC THƯ NÔMCỦANGUYỄN ÁNH. SÁCH BÁO THAM KHẢO
NHẬT KÍ HÀNH QUÂN TRONG CHIẾN TRẬN NGUYỄN - TÂYSƠN
LỜI GIỚI THIỆU
Khởi nghĩa Tây Sơn là một đề tài luôn luôn hấp dẫn giới nghiên cứu Việt Nam. Đây không phải chỉ là một cuộc khởi nghĩa đã đánh đổ được hai dòng họ phong kiến trị vì trong nhiều thế kỷ ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, mà còn hoàn thành sự nghiệp chống ngoại xâm đánh lui hai kẻ thù hùng mạnh ở miền nam và miền bắc. Vì vậy trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, khi tinh thần dân tộc được nâng cao do tác động của các phong trào đấu tranh giải phóng, thì cuộc khởi nghĩa lại trở thành trọng tâm chú ý của nhiều nhà sử học. Tiếp đến trong những năm sau chiến tranh chống Pháp, trong xu hướng đề cao vai trò động lực lịch sử của nông dân, cuộc nổi dậy của những người anh hùng áo vải lại tăng thêm sức hấp dẫn các nhà sử học Mác xít ở miền Bắc, muốn chứng minh cho một định đề có sẵn. Thậm chí có tác giả còn đi đến nhận định đây là một cuộc cách mạng nông dân, hoặc đi xa hơn, cho đây là cái mốc đánh dấu sự hình thành của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, trong thư mục của Thư viện Quốc
gia Hà Nội, đã có không dưới 60 cuốn sách của các tác giả Việt Nam nghiên cứu về phong trào này, đấy là chưa kể hàng trăm hàng ngàn bài báo và tạp chí cứ mỗi năm đến ngày Tết nguyên đán lại nhắc đến chiến thắng Đống Đa lịch sử và đưa ra những đánh giá mới về cuộc khởi nghĩa.
Nhưng rồi những suy nghĩ cảm tính dần dần cũng lắng đọng để đi đến những phân tích lý trí. Các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến những tài liệu bổ trợ ngoài lịch sử chính thống, đặc biệt là những tài liệu dân gian và những văn bản của thời đó còn sót lại, mong dựng lại một bức tranh chính xác về bản chất cuộc khởi nghĩa. Phải thừa nhận rằng trong mấy thập niên qua, chúngg ta đã sưu tập được khá nhiều tài liệu mới về Tây Sơn, từ những văn bia bị bỏ quên, những gia phả trong các dòng họ, đến những văn thư trao đổi ở các đồn biên cảnh còn lưu giữ được, và nhất là những câu chuyện kể dân gian rất phong phú. Nhưng lúc này chúng ta đang đứng trước một thách thức, đó là tài liệu về thời Tây Sơn còn lại không đầy đủ, nhiều lỗ hổng chưa được chứng minh. Chẳng hạn riêng chuyện
các viên tướng Tây Sơn chỉ huy các mũi tấn công Thăng Long năm 1789, cũng đã làm tốn bao giấy mực tranh luận mà vẫn chưa làm người đọc thỏa mãn.
Chính vì vậy mà việc tái bản cuốn Việt Nam thời Tây Sơn của Tạ Chí Đại Trường là một đóng góp mới đối với việc nghiên cứu lịch sử cuộc khởi nghĩa. Có lẽ đây là một trong những công trình sớm nhất đã cố gắng thu thập tối đa những tư liệu viết về Tây Sơn của đủ các loại người, từ các sử gia chính thống, đến những người trong cuộc đương thời, và quan trọng hơn là lời chứng của các giáo sĩ, thương nhân và bọn phiêu lưu nước ngoài đã có mặt ở Đại Việt trong những thời kỳ đó (sách xuất bản lần đầu năm 1970 tại Sài Gòn). Tác giả đã làm công việc khảo cứu một cách có hệ thống, đi từ việc giám định các tư liệu được sử dụng, xác định tính chân xác của các tư liệu đó, từ tài liệu chữ Hán Nôm, đến các ghi chép và bút ký của người nước ngoài. Những địa danh bằng chữ Hán Nôm được xác định lại như Bân Thiết là Mang Thít, Xuy Miệt là Xoài Mút, Thán Lung là Thang Trông. Những tên người tên đất được
người nước ngoài ghi lại bằng, những cái tên kỳ quặc như Ou doi be, Hoe Hanh Loie, Choya, cua Heo đã được tác giả đối chiếu, tìm quy luật chuyển âm để dựng lại chính xác hoặc đưa ra giả định mới. Qua tham khảo một khối lượng tài liệu phong phú mà tác giả đã dựng lại được cả một giai đoạn lịch sử kể từ khi nổ ra cuộc khởi nghĩa ở Tây Sơn cho đến khi nhà Nguyễn thống nhất đất mrớc, kết thúc cuộc chiến tranh hơn 30 năm. Mỗi một sự kiện đều có sự so sánh giữa tài liệu ghi lại của các đại thần nhà Lê, đến các sử quan nhà Nguyễn, và tham chiếu những ghi chép của các nhân chứng ngoại quốc và tư liệu Trung Hoa. Tác giả không bỏ qua những tư liệu văn học và truyền thuyết dân gian để hiểu rõ thêm tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật và từng sự kiện lịch sử.
Nếu trong lần xuất bản đầu tiên tác giả lấy tên công trình là Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, thì trong khi trình bày, tác giả không dừng lại ở những xung đột giữa các tập đoàn quân sự Bắc Hà, Nam Hà và quân khởi nghĩa, mà còn đề cập đền nhiều hoạt động khác của xã hội mà nổi lên trên hết là hai
cuộc chiến chống ngoại xâm vang dội ở Rạch Gầm Xoài Mút và ở Đống Đa. Vì vậy trong lần tái bản này, được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi đã đổi lại tên sách là Việt Nam thời Tây Sơn, mang tính bao quát hơn. Như tác giả đã nhận định trong lời kết là “Tất cả đã tạo nên một hoàn cảnh sôi sục trong phát triển ở Nam Hà. Địa phương và trung ương trông chừng nhau ở cả hai bên sông Gianh, nhưng sức mạnh địa phương miền Bắc đã yếu thế nhiều vì quá khứ 10 thế kỷ kết tập chung sống. Cho nên biến cố có tên là Tây Sơn lại nổ bùng ra ở Nam Hà và đủ sức mạnh để đảo lộn tất cả: chiến tranh 32 năm chỉ là cái gút để tóm thâu kết quả của mấy trăm năm gầm gừ phân tranh, mấy trăm năm biến đổi dần dà trong xã hội Đại Việt ( ... ). Cho nên phải nói rằng những thừa hưởng của quá khứ, của trận chiến kết thúc phân tranh, đậm hay lạt, nhiều hay ít rồi sẽ hợp với những điều kiện mới nảy sinh để bắt đầu lịch sử Việt Nam. Đất nước sẽ càng ngày càng phức tạp hơn để theo những biến động thế giới mà bước vào thời cận đại với Gia Long”.
Việt Nam thời Tây Sơn là mộl giai đoạn bản lề
trong lịch sử đất nước ta. Đó là sự bùng nổ của những xung đột ngấm ngầm bên trong một xã hội đang trên đà phát triển, để san bằng tất cả mọi trở ngại trên con đường thống nhất dân tộc, phát triển quốc gia. Mong rằng việc tái bản cuốn sách này sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, muốn hiểu sâu thêm về một giai đoạn đầy biến động của dân tộc, có được cái nhìn đầy đủ hơn về những nhân vật anh hùng cũng như những kẻ phiêu lưu của một thời kỳ lịch sử.
ĐÀO HÙNG
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
MỞ ĐẦU
Hậu bán thế kỷ XVIII là một trong những giai đoạn rối ren nhứt và cũng là một trong những giai đoạn hiếm hoi mà người Việt sau khi chịu được cơn chuyển mình, thấy đất nước lớn mạnh hơn, dồi dào sinh lực hơn ngày trước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, biến cố tàn Lê, mạt Trịnh, sự phục hồi của họ Nguyễn, tất cả đầy sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đương thời vội vã ghi chép, người sau kiên nhẫn lục lọi làm nên những tổng hợp chuyên biệt, khoa học mà chúng ta chú ý ở đây. Hãy kể lấy một vài trường hợp. Thời đại lịch sừ kể trên tràn một phần khá lớn trong quyển Histoire moderne du pays d’ Annam (1529 - 1820) của Ch. Maybon[1]là “quyển sách có giá trị đặc biệt”, “một công trình có giá trị trong học giới” như PhạmQuỳnh đã tán tụng[2].
Không khí phục cổ do báo Tri Tân (1940-1945) đưa tới phía người Việt, dưới sự thúc đẩy của ảnh hưởng Trường Viễn đông Bác cổ qua các ông Ứng
Hoè Nguyễn Văn Tố, Biệt Lam Trần Huy Bá, Mãn Khánh Dương Kỵ... hợp với không khí nghiêm trọng của Thế chiến thứ hai nuôi dưỡng ý hướng khảo sát, khiến thấy xuất hiện giữa những tác phẩm lịch sử khác, quyển Quang Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc của Hoa Bằng[3]. Cũng được sửa soạn thành hình trong thời kỳ đó, nhưng xuất hiện muộn màng trong thời chiến tranh (1945-1954) để nhân dịp biện hộ cho thái độ soạn giả trước thời cuộc là quyển La Sơn Phu Tử của Hoàng Xuân Hãn[4]. Hiện nay theo với sự tạo lập các chứng chỉ Sử học ở trường Đại học Huế, giáo sư Nguyễn Phương cũng khảo sát biến động Tây Sơn đăng dần trên các tạp chí Đại học, Bách khoa, Đại học Sư phạm Huế[5]. Và bắt đầu chúng tôi cũng thu nhặt tài liệu để khảo sát giai đoạn này trong tính cách toàn thể của nó dưới nhan đề là: “Lịch sử nội chiến ở Việt Namtừ 1771 đến 1802”.
Các thư viện: Thư viện quốc gia, Tổng thư viện và đặc biệt Thư viện Khảo cổ đã cung cấp tài liệu cho chúng tôi. Các bài chỉ dẫn thư tịch của L. Cadière và
P. Pelliot, E. Gaspardone, Trần Văn Giáp, Huỳnh Khắc Dụng, ở các sách tổng hợp cẩn thận theo tinh thần khoa học đã giúp chúng tôi dễ dàng trong khi tìm tòi. Nhưng ở đây chúng tôi vẫn vấp phải một điều mà người trước đã lưu ý tới: tài liệu khiếmkhuyết.
Lê Quý Đôn ngày trước đã thống trách về tình trạng sách vở lưu lạc, mất mát ở nước ta[6]. Hay nói như L. Cadière và P. Pelliot[7], “không ở đâu mà cái gia tài kiến thức của một dân tộc lại tan biến nhanh như vậy”. Thực ra, tình trạng hiếm hoi sách vở, nhất là sử ký, cũng được người xưa công nhận là tại người ta ít chuyên tâm chú ý sáng tác. Tham tụng đời Trịnh Khải là Bùi Huy Bích viết: “Nước ta về môn sử ký rất là sơ lược. Chép sử có hai lối, một là kỷ truyện, hai là biên niên. Lối kỷ truyện thời đã không có rồi, đến lối biên niên cũng lại thiếu thốn, nhiều chỗ sai lầm... Học giả có biết nghĩ đến cũng nên sửa sang lại sử, hay là làmlời bàn bạc, chứa vào kho vua để đợi hậu thế”[8].
Thế mà khí hậu và chiến tranh tàn hại lại đua nhau phá hoại những sách vở ít ỏi đã ra đời. Hai tác
giả Cadière và Pelliot từ năm 1904 còn có giọng bi quan huống là chúng ta bây giờ, trải qua chiến tranh tiêu thổ 1945-1954 và 1956 - ?. Bộ Thực lục chính biên đệ nhất kỷ của Viện Khảo cổ thiếu mất từ quyển 14 tới quyển 32 là một trong những ví dụ. Có những sách không dùng được hoặc thiếu hụt hiệu quả xác thực: quyển Hoàng Lê nhất thống chí theo bản dịch của Ngô Tất Tố có những lỗi in thật là tai hại. Tài liệu hiếmhoi dẫn đến sự cách biệt người và tài liệu: có thể thư viện ở Huế còn giữ những bộ Thực lục thiếu sót trên[9]. Vì lẽ đó mà tài liệu thường phải rải rác khiến chúng ta sử dụng không đều phần sách thamkhảo đã liệt kê.
Nhưng nếu bằng lòng với thực tế thì chúng ta cũng có thể sử dụng phần hiện có được. Tài liệu gồm có hai phần xét từ nguồn gốc: những giấy tờ, sử sách của người nước ta để lại hay của các nhân vật Tây phương có liên lạc với công cuộc truyền giáo, buôn bán với xứ này cung cấp.
Loại thứ nhất, phần thuộc những tài liệu xác đáng nhất, có thể là các đồng tiền Cảnh Hưng, Chiêu
Thống, Quang Trung, Cảnh Thịnh, các bộ giáp, khí giới của tướng binh Chà-và của Nguyễn Ánh (trưng bày ở Hội chợ Sài Gòn, khu lịch sử 1942), bản chụp ảnh các thư Nguyễn Ánh gởi người Tây phương, chiếu truyền La Sơn Phu Tủ của Quang Trung, sắc phong thần đời Quang Trung (trưng bày ở Hội chợ Hà Nội, khu lịch sử, 1940-1941)[10]... Trong những thứ này thì chính chúng tôi cũng chỉ thấy tận mắt, trong hình trạng thực của nó, các đồng tiền, các thư và tờ sắc thuộc Nguyễn Huỳnh Đức về chuyến đi sứ năm 1797 thôi. Tài liệu này cất trong nhà thờ Đức Nhuận hầu ở làng Khánh Hậu, tỉnh Long An và cảm giác đầu tiên của chúng tôi khi nhìn thấy là xứ sở đương thời quả thực nghèo nàn, từ đó mới hiểu rõ hơn nỗi thất vọng của bọn phiêu lưu Olivier, Barizy.
Cũng thuộc loại thứ nhất nhưng tiếp theo những tài liệu kể trước trong thứ tự cổ điển về tính cách xác thực là các thi văn, lời thuật của các nhân vật lịch sử (Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trịnh Hoài Đức...). Phần nhiều những loại này vì tính cách tiêu khiển, ngâm vịnh của chúng và một số những bản văn vì
hình thức vần đối của chúng vẫn được kể là tài liệu văn học.[11] Nhưng nếu nói như H. I. Marrou[12] “mọi thứ đều có thể là tài liệu”, thì ta vẫn dùng được chúng bởi vì, các văn thần của chúng ta ngày xưa làm thơ văn là để diễn tả mối xúc động của họ trước sự kiện xảy ra, nghĩa là tính cách nhân chứng lịch sử của họ vẫn có ngay khi họ để hồn mơ mộng. Đọc câu thơ Lê Ngọc Hân khóc Quang Trung:
“Mà nay áo vải cờ đào”
trong một tiếng kêu thất vọng dài 164 câu, triền miên nỗi niềm đau xót, ta thấy xúc động trước cảnh tử biệt sinh ly. Nhưng nếu dừng ở lãnh vực sử học, thì hai chữ “cờ đào” là một chứng cớ hoạt động của quân tướng Tây Sơn, chứng cớ thấy ở nơi khác, nơi các bức thư của L.M (linh mục) D. de Jumilla và L. Barizy.
Đương thời có một quyển lịch sử ký sự là quyển Hoàng Lê nhất thống chí. Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, quyển “lịch sử tiểu thuyết”[13]này còn có tên An Nam nhất thống chí chia làm 7 hồi, chép
công việc nhà Hậu Lê từ Trịnh Sâm đến lúc nhà Trịnh mất ngôi Chúa (1767- 1787). Một bản tục biên (hồi 7 - 17) chép tiếp từ lúc Chiêu Thống chạy sang Tàu đến khi di hài được đem về chôn ở Thanh Hoá. Giáo sư thắc mắc “không biết có phải Ngô Du đã soạn 7 hồi sau không” mà không lưu ý rằng bản tục như giáo sư dẫn có đến 10 hồi. Trong khi đó bản dịch của Ngô Tất Tố có đến 19 hồi tất cả. Xét theo hơi văn và chủ đích lộ ra, sách chắc phải do 3 tác giả viết. Ngô Thì Chí chắc viết 7 hay 8 hồi đầu với dụng ý hiểu chữ nhất thống là gồm-một-về-Lê nhân dịp Tây Sơn diệt Trịnh. Các hồi sau (đến trang 277 trong bản Ngô Tất Tố) có lẽ của Ngô Du viết trong thời kỳ họ Ngô có Ngô Thì Nhậm là sủng thần của Quang Trung, giọng văn đầy tính cách thán phục viên chủ tướng này. Giọng văn từ trang 277 đổi đi gọi Quang Toản là vua “Nguỵ Tây”, quân Gia Định là “quân của Hoàng Triều” khiến Ngô Tất Tố phải chú thêm là “dịch theo nguyên văn”. Tác giả đoạn này rõ là một kẻ bề tôi Nguyễn viết ra nối bản văn trước để cưỡng ép ý nhất thống do Ngô Thì Chí đề ra, quay về phục vụ cho công cuộc xây dựng sự nghiệp của Nguyễn Ánh.
Bài thơ dài Hoài nam khúc thì thuần nhất hơn. Người ta biết tác giả là Hoàng Quang và sự việc ghi lại vào khoảng 1774-1775. Khung cảnh là xứ Huế và đóng vai trò là đám quan liêu thất cơ lỡ vận của Chúa Nguyễn. Sử sự ghi khá rõ: tính cách chuyên quyền của Trương Phúc Loan, ngày Kinh thành thất thủ, cảnh khổ nhục trong khung cảnh đói rét chung ở Thuận Hoá... Nhưng đáng chú ý hơn là thái độ biểu lộ của tác giả khiến ta hiểu được một phần khuynh hướng chung của đương thời: người mà tác giả trông cậy không phải là Duệ Tông, càng không phải là Nguyễn Phúc Ánh mà là Hoàng tôn Dương. Lúc nào cũng là Hoàng tôn.
Mười mấy năm sau, bài thơ lại có một tác dụng khác. Nó nung nấu trong vùng Tây Sơn một khuynh hướng trông chờ ở Gia Định và thành một chất liệu kích thích tinh thần binh sĩ nơi này. Đến đây ta có một ghi nhận thích thú: giá trị minh chứng của một tài liệu không phải chỉ ở nội dung đã định rồi, lúc ban đầu, mà còn ở trong đời sống của nó, ở cách hiểu tài liệu của những người sau biểu lộ thái độ lịch sử của họ nữa.
Lịch sử trong thời đại này liên quan tới công nghiệp của ông vua khai sáng triều Nguyễn nên các sử quan chăm chú trước tập khá nhiều. Theo hai ông Cadière và Pelliot thì Quốc sử quán thiết lập năm 1821, đến năm 1841 viết xong Liệt Thánh thực lực tiền biên, Thực lục chính biên đệ nhất kỷ gồm 60 quyển và một quyển thủ. Năm 1852, Đại Nam liệt truyện tiền biên xong và in ngay, còn Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (33 quyển) thì làm tiếp sau đó, nhưng mãi đến năm1889 mới in.
Một quyển sách mà hai tác giả trên khen là tác phẩm quan trọng nhất về toàn thể lịch sử Việt Nam là Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Dụ sai làm ra ngày 23-1-1856. Người coi sóc là Tổng tài Phan Thanh Giản, phụ tá có một Phó Trọng tài, 6 Toản tu góp tài liệu, viết lên, 6 Khảo hiệu xét lại và 6 Đằng tả viết chữ ngay ngắn. Sách soạn trong 3 năm 1856- 1859, dâng lên Tự Đức coi lại các lần 1871, 1872, 1876, 1878 và có lời phê bên trên.
Sách có lẫn phép biên niên và cương mục. Cương mục là một hình thức ghi chép lịch sử có tính cách tổng hợp cao hơn phép biên niên. Người ta tóm thâu
ý chính của việc làm trong một tiêu đề (cương, bài cái) rồi thuật tự sự rõ ràng tiếp theo đó (mục, bài con) [14]. Trong các sách người ta có những lời chú chỉ rõ vị trí địa dư hiện tại, nhắc lại các việc liên quan nơi khác.
Lối biên niên đã khiến cho mọi người phàn nàn là làm cho độc giả khó thấy được mối liên lạc giữa các sự kiện có liên quan mà lại xuất hiện rải rác trong thời gian. Tuy nhiên chúng ta cũng lưu ý rằng sử quan cũng thường hay tóm lược câu chuyện sắp kể bằng một câu ngắn. Ví dụ:
“Tháng 8 ngày Đinh Dậu, lấy Gia Định: Vương từ Tam phụ về Nghi Giang, Phạm Văn Sâm bày dinh từ chợ Điều Khiển đến chợ Khung Dung. Sai Võ Tánh đi vòng ra đồng tập trận..”[15].
Đổi lại sự bất tiện kể trên, ta giữ được các việc còn nguyên tính cách sơ khởi của chúng, mới qua được chủ quan người ghi chép, chưa phải biến đổi lần nữa qua người tổng hợp. Ở điểm về sự chính xác này, người ta phân biệt dã sử và chính sử. Người ta hay
chê chính sử có nhiều thiên lệch như trường hợp sử quan nhà Nguyễn gọi Tây Sơn là nguỵ Tây, Tây tặc, gọi các cuộc chiếm đóng của anh em họ là “nhập khấu” (vào ăn cướp)... Sử quan chỉ chép những sự việc của Tây Sơn, Trịnh - Lê khi chúng có liên quan tới Chúa của họ thôi. Dã sử sẽ bổ khuyết vào sự thiếu sót đó.
Nhưng ta không nên quá tách bạch hai nguồn tài liệu để chúng chống đối nhau về quan điểm, từ đó, về giá trị sự kiện ghi chép. Điều trước nhất là người viết dã sử cũng là những nhà nho có tài. Chính sử quan nhà Nguyễn cũng biết bổ khuyết tài liệu mình có được bằng cách tham bác dã sử khi viết về tổ chức quân chính triều Tây Sơn chẳng hạn[16]. Họ cũng đã dùng những chữ rất kêu để khen tài Nguyễn Huệ, cũng không giấu tật xấu say sưa của Nguyễn Văn Thành, tật ham chơi trong tình trạng chiến tranh của Thành, Duyệt, Huỳnh Đức... Cho đến cả việc quan quân Gia Định có người đi cướp của dân, sách nhiễu dân chúng, họ cũng ghi rõ.
Thiếu sót có chăng là do không khí hiểu biết, tình
trạng bẩn chật của kinh tế tạo sự thấp kém kỹ thuật mà các sử gia xưa phải đắm ghìm vào đó. Thực ra, có những nhà nho như Bùi Huy Bích quá già lại ở trong mạt kiếp của một triều đại nên làm Tể tướng bị người ta chê trách[17], nhưng cũng đã tỏ ra có kiến thức hơn người. Theo lời Kính phủ Nguyễn Ánh, năm 1740, Bùi làm Đốc đồng đem quân đến biên giới Ai Lao giữ giặc, đã “bắc thang trèo lên núi xem bài văn bia chữ to bằng bàn tay, khắc vào đá sâu một tấc, lấy mực in bài bia về”6. Phương pháp khảo sát thực là mới mẻ, không phải là mới mẻ ở hành động mà là ở ý tưởng áp dụng: người xưa in chữ ở các bài bia để lấy mẫu viết thiếp (tháp), còn ông in chữ bia để làm tài liệu như đã chứng tỏ ở luận cứ của ông về việc khảo sử. Chính ông đã bàn về một cách ghi chép sử sách sao cho chính xác, bao gồm nhiều sự kiện, bày tỏ được tình trạng sinh hoạt kinh tế, văn hoá trong nước: “Các việc sau này cũng là cần lắm: tra xét nguồn gốc sông núi, địa danh biến đổi, nhân vật kẻ hay người dở, phép tắc lúc đổi khi theo, thói dân nơi tốt nơi xấu, sản vật chỗ ít chỗ nhiều, hay là phép
chầu, cách đón các nước láng giềng, chữ tốt văn hay của các người đời trước, cùng là phép tắc thường dùng của các quan, nhà dân, những điều ích lợi về việc canh cửi, người lành kẻ ác, chuyện hay chuyện lạ mà có báo ứng từ trước đến nay, rất nhỏ cho đến tờ buồi vụn vặt, bài thuốc kinh nghiệm, chia ra từng loại, biến ra từng pho sách để cho người sau có chỗ mà dò. Làm những công việc ấy, so với nặn nọt các câu vô dụng chẳng ích lợi gấp mấy mươi ru?
“Đành rằng thế, những nhà trước thuật cũng nên tra xét cho rõ ràng chỗ nào nghi ngờ thì nên bỏ ngờ, có thể mong rằng sau này có người biết chăng. Ví bằng ngờ mà cũng cho là tin, nhiều ít có không cũng chỉ nghe theo người ta nói, như thế không phải là cách làm sách? Các bậc quân tử có thể khen sao được?”[18].
Ý tưởng chỉ dẫn đành rằng khá tiến bộ nhưng cũng cho ta thấy tính cách vụn vặt, tản mát của phương pháp. Nhất là chủ đích luân lý trong sự biên chép còn đè nặng ở đây: “người lành người ác, chuyện lạ chuyện hay mà có báo ứng từ trước đến
nay”. Quan điểm của sách Xuân Thu đó chi phối rất nhiều các nhà viết sử xưa từ sử quan của triều đình tới những nhà nho sáng tác riêng tư nhưng vẫn có ý định dùng lịch sử làm gương đạo đức cho người đời. Thế rồi đứng trước sự thử thách của thực tế, giáo lý trung trinh của họ bị lung lay, khiến họ phải lúng túng. Kẻ theo thì tán tụng triều mới nhưng còn nhớ triều cũ, kẻ chống lại vì đã trót làm tôi một ông chúa nhưng cũng thấy đối phương có nhiều khả năng...
Tuy nhiên trở ngại vẫn không hẳn là giới hạn của quan niệm đạo đức lúng túng đó. Tài liệu đòi hỏi được giải thích. Và lịch sử là sự hiểu thấu tài liệu của sử gia. Điều này lại còn tăng tiến và tuỳ thuộc theo với kiến thức, khuôn mẫu tư tưởng mà người đọc sách chịu thu nhận. Chính vì lẽ đó, lịch sử triều Tây Sơn với các sử quan phải chịu tuỳ thuộc vào hành động của Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương, Phúc Ánh. Vậy mà dưới ảnh hưởng của các thuyết cách mạng Tây phương và những biến động mới đây, nó đã trở thành một triều đại với Trần Trọng Kim, rồi bỏ chữ “triều đại” còn mang dấu tích phong kiến, nó trở thành lịch sử một cuộc cách mạng, để nhân tiện tác
giả quyển sách đặt chen vào đó những ý tưởng chính trị giai đoạn bây giờ[19].
Vì lẽ đó, tuy sử quan trong Thực lục kể chuyện quan chức thuyên chuyển lòng thòng, chép việc chính trị, quân sự nhiều, ta vẫn có thể tìm được ở đấy những ý nghĩa kinh tế, văn hoá. Qua sự sắp đặt cai trị Ba Thắc, Trà Vinh, ban đầu Nguyễn Ánh giết tù trưởng phản kháng Ốc-nha Ốc, cai trị bằng quân tướng rồi rút lui đi để “phiên liêu” Gia- tri-giáp coi sóc, dẹp loạn rồi cho họ tự trị một phần qua chính quân đội, một phần qua đám người Trung Hoa ngụ cư, chúng ta biết được mối tăng tiến tiếp xúc của các nhóm chủng tộc, trình tự Việt hoá của các nhóm thiểu số vùng Hậu Giang (tiết 14). Qua vụ định cư lưu dân Phú Yên, Bình Thuận ở Gia Định, ta biết được chênh mực kinh tế giữa 2 vùng thù nghịch...
Có những giải thích phải được chứng thực thêm khi phối hợp với những tài liệu Tây phương để có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn. Tài liệu thuộc loại này gồm một phần là những hình ảnh, đồ bản... của người Tây phương về những nhân vật đương thời, ghi bằng
những con số chính xác các vị trí sông biển trong xứ. Nhờ có thói quen làm việc đúng đắn của họ, ta biết được hình ảnh trung thực của cậu bé Hoàng tử Cảnh non trẻ mà vẫn làm dáng oai nghiêm, khuôn mặt một Nguyễn Phúc Ánh rắn rỏi rõ ra của một vị vua từng trải phong sương, khuôn mặt một Bá-đa-lộc đầy tự tin và đáng chú ý vì hoàn cảnh hơi khác lạ là hình dáng một Chaigneau có vẻ Việt Nam hẳn đi với chiếc khăn quấn đầu, bộ áo quần rộng nhiều nếp, thắt chẽn ngang lưng và chân quấn xà cạp, đi đất. Ta thấy được các bản đồ vụng về vẽ của Thi Nại, cửa Thuận An của L. Barizy kề bên các bản đồ khá chính xác do J.M. Dayot cung cấp tài liệu. Một sự phối hợp nhỏ bé của các tài liệu ta và Tây xuất hiện trong đồ bản thành Diên Khánh có hình thức một công sự Vauban mà bên góc lại ghi 4 chữ Hán “Diên Khánh đại đồn”.
Vì sự có mặt của giáo sĩ ở khắp nơi, của những nhà buôn, lính tráng Tây phương trên đất nước này mà chúng ta có thêmmột lô những tài liệu gồmnhững bức thư kể cho nhau nghe về tình hình trong, ngoài nước, nhận xét của họ về những nhà cầm quyền bản xứ, về tương quan giao tiếp giữa chính quyền, dân
chúng bản xứ và người ngoại quốc. Các giáo sĩ Phăng-xi-cô: Diego de Jumilla, J.M. de Castuera, Ginestar..., thương nhân Chapman... đã làm nhân chứng cho những ngày đầu Tây Sơn khởi nghĩa, những ngày lao đao của Duệ Tông, rồi những ngày đầu phục hưng của Nguyễn Ánh. Các giáo sĩ De Gire, Serard, Ceram... ở vùng Trịnh, Labartette, Doussain ở vùng Tây Sơn, Lelabousse, Lavoué, J. Liot - không cần kể tới Pigneau - và các tướng Olivier, J.M. Dayot, L. Barizy... ở vùng Nguyễn đều làm đầy đủ nhiệm vụ quan sát với thói quen đòi hỏi tính cách xác thực và với sự tò mò được kích thích thêm vì thấy gì chung quanh cũng lạ, cũng mới. Giá trị chứng nhân được ghi nhận ngay lúc đương thời: Nguyễn Ánh sai Olivier viết thư cho người đại diện các phái đoàn Truyền giáo là Letondal ở Macao đã lâu để xin dò xét về chi tiết cuộc giao thiệp hoà bình hay chiến tranh giữa Tây Sơn và nhà Thanh vì những tài liệu do ông này cung cấp thì “chắc chắn hơn từ những nơi khác đưa đến”.
Chuyện họ ghi lại thường nhiều chi tiết. Điều đó có một phần là do họ có những tiếp xúc cá nhân
trong những vụ liên quan đến họ. Lelabousse, Pigneau, Lavoué... ghi rất rõ hành vi, cử chỉ của Hoàng tử Cảnh lúc mới về, thay đổi như thế nào lúc lớn lên và sự xung đột giáo sĩ - nho sĩ trong triều một cách tỉ mỉ, chân xác trong khi sử quan chỉ nhắc nhở bên lề vụ chống tăng chúng rằng: “Nghe Ngô Tòng Châu bài bác tả đạo, Bá-đa-lộc cũng ghét”, hay vụ Tống Viết Phước bị cách chức vì thường “hay nói hỗn với Bá-đa-lộc” nhưng quên luôn ý định cải giáo của Hoàng tử.
Sự tỉ mỉ còn từ quan điểm nhận xét của nhân chứng nữa. Ta thấy sử quan cũng đã tỉ mỉ trong việc liệt kê quan tước, thuyên chuyển chức vụ, chăm chú trong khi ghi chép lời vàng ngọc của vua họ. Trong khi đó, L.M. Jumilla tỉ mỉ khi kể cuộc khởi loạn, không lưu ý đến chính, nguỵ, Chapman cho thấy tình trạng lúng túng của nền kinh tế Tây Sơn qua sự vuốt ve thương nhân này của Nguyễn Nhạc, qua cảnh tàn phá ở Hội An kéo theo sự biến mất lớp người Hoa làm trung gian buôn bán với bên ngoài. Các giáo sĩ vùng Trịnh khiến chúng ta lưu ý đến một tầng lớp thương nhân các lái ở Thanh, Nghệ, xứ “cậy thế, cậy thần”,
vạch rõ sự cấu kết của một thứ thương ban không chính thức với văn, vũ, giámban của họ Trịnh. Nhưng không phải những tài liệu này không có khuyết điểm. Những khuyết điểm này chính là bề trái của điều mà ta khen là ưu điểm. Đứng ngoài một khuôn mẫu văn hoá, người Tây phương có những nhận xét khách quan, nhưng đồng thời, họ cũng bị bó trong những thành kiến sinh ra vì giáo dục đã hấp thụ được, nên những thiên lệch trong phán đoán lại xảy ra. giống như bề tôi Tây Sơn khinh bỉ gọi người Tây phương là “những xác chết trôi từ biển Bắc xuống”, các giáo sĩ cũng chê trách những tay phù thuỷ, gọi đạo Phật là “đạo Thần tượng”, lễ Văn Miếu, tục thờ cúng tổ tiên là “dị đoan, mê tín”. Họ không ngớt lời dài dòng ca tụng một ông Hoàng hứa cải giáo, một ông Giám quân tỏ thiện ý với Bá-đa-lộc trong khi họ đả kích mạnh những nho sĩ chống đối lại họ là những Sa tăng tranh đấu vì tước vị, quyền lợi mà không thấy trong đó một chống đối vì lý tưởng, vì ý thức hệ. Đó là chưa kể họ cũng theo thời mà gọi Tây Sơn là “bọn phản loạn”, “bọn vô đạo”, “tên bạo chúa”...
Một khuyết điểmnữa cũng do nơi tính cách ngoại quốc của họ. Họ quan sát, ghi trung thành sự việc - tuy qua lăng kính văn hoá của họ - kiểm điểm được ngày tháng chính xác mà không làm sao ghi đúng được tên người, tên xứ nên có khi bỏ luôn không thèm nói tới. May mắn là khi nhắc về một người có thành tích, họ chỉ tên bằng cách nói vòng quanh đến công việc của những người này nên ta cũng dễ biết: ví dụ như khi L. Barizy nói đến một ông Giám quân từng qua Pháp (Phạm Văn Nhân), ông tướng thuỷ quân trước kia theo Tây Sơn (Nguyễn Văn Trương). Còn ngoài ra là những tên người kỳ quái: Ou doi be, Hoe Hanh Loie, Noe Hau Loée, Dou Doue Cane, Bahaa, les Sang leys (lính của Lý Tài), những tên đất tức cười: Dou hau, Choya, ong Datte, cua Heo...
Để chỉ định người, vật họ đã dùng những chữ không tương đương vì thế có nghĩa hoặc thiếu sót, hoặc dư thừa. Những người Pháp dùng chữ “oncle maternel du roi” để chỉ một viên tướng tài ba của Tây Sơn (ta đoán là Trần Quang Diệu) mà không lưu ý rằng với sự minh định quá tỉ mỉ trong tông tộc Việt Nam xưa, chữ đó có thể chỉ từ Bùi Đắc Tuyên sang
Phạm Văn Sâm, Phạm Văn Hưng đến Trần Quang Diệu, ông dượng của Cảnh Thịnh (bà con qua Bùi Thị Xuân, nếu có thể gọi là bà con vì Bùi Đắc Tuyên là anh em cùng cha khác mẹ với Phạm Hoàng hậu, mẹ Cảnh Thịnh). Thấy những tên to lớn “Tây dương dạng thuyền”, “Đại hiệu thuyền”, “Hải đạo thuyền”, sử quan dùng mà không tả ra, ta muốn tìm ở các tài liệu Tây phương để rõ hơn thực lực thuỷ quân Nguyễn Ánh, thì lại không khỏi ngơ ngẩn trước các tên: frégate, corvette, chaloupe canonière, demi canonière... lẫn lộn với Thao, ghequienne... trong các bức thư.
Nho sĩ và Tây nhân thường không chú ý lắm hoặc ghi sót những câu ca dao, truyền thuyết của dân chúng. Có khi loại tài liệu này xuất hiện dưới hình thức những sấm ký có mục đích “tuyên truyền chính trị”, nói theo lối bây giờ. Chẳng hạn như câu:
Đầu cha lấy làmchân con,
Mười bốn nămtròn, hết kiếp thì thôi.
Hay:
Cha nhỏ đầu, con nhỏ chân,
Đến nămNhâmTuất (1802) thì thân chẳng còn.
[Chữ “tiểu” trên đầu chữ “quang” (trung) xuất hiện dưới chữ “cảnh” (thịnh)].
Có khi là một ước mơ thốt nên lời, chứng tỏ được chuyển biến tâmlý trong dân chúng:
Đục cùn thì giữ lấy tông (tên Trịnh Khải), Đục long, cán (Trịnh Cán) gẫy còn mong nỗi gì. Có khi là lời ghi nhận sự kiện, một sử sự ngắn,
trống trơn hoặc bao gồmcả nguyên nhân, kết quả: - Binh Triều: Binh Quốc phó; Binh ó: Binh Hoàng tôn.
- Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần.
- Sự này chỉ tại Bà Chè (Đặng Thị Huệ),
Cho Chúa mất nước, cho nghè làng xiêu.
Nguồn tin từ dân chúng tuy mơ hồ và lẫn lộn cả pháp thuật vì tính cách thần thánh hoá do óc tôn sùng của họ dựng lên, nhưng ta cũng không thể từ đó mà tước bỏ, không công nhận phút sự thực nào. Về việc Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi để chiếm thành Quy Nhơn trong tay Tuần vũ Nguyễn Khắc Tuyên, có người như ông Nguyễn Phương[20]nghi ngờ và bài bác hẳn. Việc này Cương mục (144. 22b) có chép
và Chính biên liệt truyện thì ghi lại bằng chữ nhỏ. Liệt truyện viết ra xây dựng trên các tài liệu lấy ở sách vở cũ đã đành mà còn thu nhặt ở các gia phả, tin tức trong dân chúng nữa[21]. Việc Liệt truyện viết bằng chữ nhỏ không phải là tỏ ý hoài nghi tính cách xác đáng của nguồn tin nhưng là ghi thêmmột lời nói cho dồi dào, cho xác thực hơn câu chuyện như chính sử quan đã chú về việc “khuyết họ”, về địa điểm đích xác lúc họ viết sách. Có thể Liệt truyện nhặt được câu chuyện Nhạc chui vào cũi ở Bình Định vì dư luận truyền thuyết còn mạnh tới nỗi cuối thế kỷ XIX một người Pháp tới xứ này còn nghe đồn về chuyện ấy [22]. Sự thực là mưu đó có thể đem ra dùng thực như những mưu cướp thành có nhan nhản trong truyện xưa, với ai ngồi trong cũi không biết nhưng Nguyễn Nhạc ở địa vị chủ tướng thừa hưởng sự thán phục gan dạ đó từ dân chúng. Dân chống đối vốn có những hành động bất ngờ mà luận lý thông thường không thể bàn tới được[23].
Chính từ những nguồn tài liệu khác nhau đó mà
chúng tôi phối hợp với những nhận xét riêng tư để lập nên quyển sách.
Phải nhận rằng công việc đã nhẹ bớt một phần: phần phê bình ngoại diện tài liệu, về xuất xứ và điều kiện khả tín của nó. Điều này có nguyên nhân là giai đoạn lịch sử tương đối gần cận, sách vở sáng tác hoặc có cơ quan chính thức như Quốc sử quán in ra, hoặc dễ dàng xác định tác giả, thời gian sáng tác như Hoài nam khúc. Mặt khác, thời kỳ này, như đã nói ở đầu, kích thích được óc tìm tòi của học giả. Về phía người Pháp, thời kỳ này với sự can thiệp của Bá-đa lộc và bọn phiêu lưu Tây phương ở Gia Định, như là một chứng minh cho lòng tốt của “mẫu quốc” với thuộc địa, hay đứng đắn hơn, là sự kiện đánh dấu kéo dài sự thành lập đế quốc Đông Pháp lùi về trước trên dưới 100 năm, một giai đoạn mà sự tiếp xúc Đông - Tây, rụt rè từ trước đó mấy trăm năm, bỗng trở nên mạnh mẽ, mật thiết hơn. Họ gia công tìm tòi tài liệu, hình ảnh, thư tờ. Chúng ta có hình ảnh xưa cũ trong tập Iconographie historique de l'Indochine của P. Boudet và A. Masson. Chúng ta có các thư từ trong Correspondance générale (Paris 1906-1907, E.J.Vrill)
của H. Cordier, 3 tập Histoire de la Mission de Cochinchine của A. Launay mà ta dùng tập 3 (1925) rất nhiều... Một tài liệu đưa ra dù ít ỏi vẫn được biện chính kỹ càng về giá trị xác tín cũng như về nội dung sự kiện: chúng ta hãy xemviệc làmđầy tính chất khoa học của L. Cadière khi đưa ra những bức thư Nômcủa Nguyễn Ánh.
Về phía người Việt, chiến thắng Đống Đa như là một chứng minh trong thời kỳ ngoại thuộc (Pháp thuộc) về tính chất quật cường của dân tộc; cuộc khởi nghĩa Tây Sơn có dáng một cuộc khởi nghĩa của dân chúng, quyến rũ, dễ say mê trong thời kỳ tư tưởng cách mạng, dân chủ lôi cuốn con người. Được đào luyện trong lò khoa học Pháp, một số học giả tiếp tục truyền thống cũ, đi về các nơi thôn dã sưu tập tài liệu, cung cấp cho đám quần chúng ưa men say ái quốc quá khứ oai hùng của dân tộc, dĩ vãng phức tạp, dồi dào sinh lực của quốc gia. Nhưng phải nên nhận rằng trên bước đầu chủ quan đó, tinh thần khoa học vẫn có để chứng minh giá trị của tác phẩm.
Việc tìmlạisự thực lịch sử căn cứ vào sự đối chiếu các loại tài liệu tìmra đó. Phương pháp luận giáo khoa
vẫn bảo ta rằng một tài liệu được chứng bày ở nơi các tài liệu khác xuất xứ thì được công nhận là đúng. Song một đòi hỏi khắt khe về nguyên tắc như vậy không bao giờ áp dụng được vì những căn cứ luận lý chung và tâm lý người chứng. Hơn nữa nguyên tắc đòi phải có sự đồng ý của các tài liệu khiến cho sử sự trở nên nghèo nàn thực chất hơn[24]. Đằng khác, như ở trường hợp tập sách này, tài liệu có khi chỉ một, hay cùng một loại của người cùng phe. Từ đó, người ta nêu ra một phương pháp xét định như sau:
“Khi chúng ta đứng trước một tài liệu, một người chứng, điều quan tâm lớn của chúng ta không phải là tự hỏi xem có thể đem đối chiếu với những thứ khác không (thực ra... (...) chứng cớ hầu như luôn thuộc cùng một loại, cùng nội dung, cùng khuynh hướng), không phải là xem thử người chứng có muốn lừa ta không..., nhưng trước hết là phải hiểu xem hắn ta có hiểu những gì hắn nói với chúng ta hay không (hay là nếu đó không phải là một chứng cớ cố ý mà là một chứng tích tài liệu dính líu tới thì phải xem thử hắn ta trình bày ra được không), đến mức nào thì hắn ta hiểu
hay đã trình bày ra, đến độ chính xác nào, nghĩa là về sự dồi dào phức tạp sâu sắc mà hắn ta phản chiếu, ghi nhận, từ đó đã chuyển cho chúng ta sự thực tế nhị của con người mà chúng ta muốn nắmlấy”.
Bằng vào thái độ rộng rãi đó - rộng rãi sau khi thấu suốt tính cách phức tạp của vấn đề, chứ không vì không giải quyết được mà dễ dãi, buông thả - một tài liệu đơn độc có thể đứng tạm để người ta đào sâu ý nghĩa nội tại của nó, hay qua khả năng của người chứng. Lúc bấy giờ mớ kiến thức tổng quát hay chuyên môn của các khoa học bàng phụ sẽ giúp ích ta rất nhiều để cho tài liệu thêm vững vàng giá trị. Ví dụ sử quan kể chuyện Nguyễn Ánh gặp nước ngọt giữa biển như là một bằng cớ về đế mệnh của ông ta, Nguyễn Văn Thành cũng có nhắc tới bằng chữ “hải lễ” (nước ngọt ở biển) trong bài “Văn tế trận vong tướng sĩ” đọc ở Bắc thành cuối năm 1802. Nhưng tài liệu gồm lại chỉ là của một phe: bề tôi Nguyễn Ánh. Chứng cớ đã đơn độc lại khoác thêm cái vỏ huyền hoặc như có dụng ý bày ra để lôi kéo ông Trời về phe mình. Bỏ đi chăng? Không, sử sự vẫn có thật duy trình độ hiểu biết của sử quan không tới, mới giải
thích theo một lối vừa dễ dãi vì có sẵn, vừa có lợi cho họ thôi. Dùng một mớ kiến thức về địa lý thiên nhiên, nhìn vào địa điểm lênh đênh (từ cửa Ma Ly đi ra), xét lưu lượng sông Cửu Long là ta có thể hiểu rõ sự kiện ngay.
Mở rộng nguyên tắc xét đoán tài liệu đã xong, ta phải đi sâu vào chi tiết. Trong những khảo luận đã thành, những kê cứu của người Pháp, có khi phải bỏ lơ những chi tiết về tên người, tên đất để chỉ chú ý tới sử sự vì người ta cũng gặp phải những xa lạ khó giải quyết như người trước. Về phía các soạn giả Việt, tên người tên đất lại có vẻ quen thuộc quá nên không chú ý tới vấn đề nêu ra, nhất là khi vấn đề không hẳn dễ giải quyết.
Tuy nhiên, đặc tính của đối tượng sử học là tính cách độc nhất trong thời gian, với những người có tên họ riêng tham gia, nơi một địa điểm có thực. Cho nên phải giải quyết vấn đề trong chừng mực và phương tiện có được. Tên họ các tướng Gia Định nhiều lúc còn phải tìm mới ra. Vì sử quan sau này thì chép cả tên lẫn họ, nhưng thư từ, sắc chỉ đương thời chỉ kêu tên tước mà thôi. Có may chút ít là khác với
triều Lê và về trước, chức tước Nguyễn được hợp bằng tên và một tính từ thành một danh xưng có ý tốt đẹp như Chấn Võ hầu Nguyễn Văn Chấn (Vannier), Tĩnh Thành hầu Ngô Nhân Tĩnh, Đức Nhuận hầu Nguyễn Huỳnh Đức. Thế mà điều này còn làm cho L.M. Cadière tuy biết trước, vẫn tưởng Khiêm Quang hầu là Nguyễn Văn Liêm mà người ta đã viết lộn khi sao lại (謙 và 廉) và phân vân không biết Quý Ngọc hầu, Long Chính hầu ai là Phạm Văn Nhân[25]. So với Thực lục, Liệt truyện, tìm hiểu hành động những người can dự đến, ta biết Khiêm Quang hầu là Nguyễn Văn Khiêm, Quý Ngọc hầu là Ngô Công Quý và Long Chính hầu là Nguyễn Long.
Thế còn tránh sao được những lầm lộn về phía Tây Sơn, nguỵ triều! Thực Lục, Liệt truyện đầy rẫy những lời chú “khuyết tính” (thiếu họ). Nguyễn Trấn của Trịnh Hoài Đức, Đặng Văn Chân, Đặng Văn Chấn, Nguyễn Văn Chấn của sử quan, Ngô gia văn phái là một. Tên người cũng bất nhất trong cùng một xuất xứ của sách: Phạm Văn Hưng, Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Hưng. Tên Chân hay Trấn sai lạc là do
giọng đọc, khó mà có thể nói tên nào là trúng. Nhưng họ Nguyễn thì sai là chắc vì ta nhớ tới thói quen cải họ theo dòng vua ngày trước. Giữa Phạm Văn Hưng và Phạm Công Hưng, ta lấy tên Phạm Văn Hưng vì chữ “công” có ý nghĩa tôn trọng hơn là ý nghĩa một chữ lót trong khi những người đồng họ giữ địa vị quan trọng (chắc xuất thân từ phía ngoại Quang Toản) đã có tên là Phạm Văn Sâm, hay trống trơn: Phạm Ngạn. Tên của những người chưa được xác định đành phải chịu viết theo thói quen đã thành trong khi chờ các chứng cớ khác để quyết định rõ ràng hơn. Trường hợp PhạmVăn Sâmlà một may mắn. Tên viên Thái bảo của Nguyễn Lữ này rất ít khi được đọc là Sâm mà vẫn được gọi là Tham, không chút phân vân nào giữa hai lối đọc cho cùng một chữ 寥. Thư của G.M (giám mục) Labartette ở vùng Bố Chính gởi ngày 23-7-1788 khiến ta bỏ thói quen để thích nghi với chữ mới. Trường hợp của Vũ Văn Nhậmcũng vậy Sử quan nhà Nguyễn phân vân giữa hai tên Nhậm 任 và 仕 Sĩ của người con rể Nhạc. Không có chữ “Chuong Nha” (Chưởng Nhậm) của các giáo sĩ thì ta còn lầmlâu.
Địa danh mới còn gây nhiều lôi thôi hơn nữa. Ông Aurousseau khi phê bình Ch.B. Maybon đã chỉ trích rằng ông này không lưu ý đến khoa học địa lý lịch sử để viết lịch sử Việt Nam cho chính xác hơn. Ông còn có nhã ý chỉ cho Maybon một số sách địa lý Việt, Hoa để kê cứu[26]. Thực ra vấn đề không dễ dàng như ông tưởng. Lê Quý Đôn đi sứ Tàu bị người ta hỏi vị trí tuỳ thuộc của một địa điểm xưa mà không trả lời được. Phạm Đình Hổ kể lại chuyện đó để làm bằng chứng cho công trình tìm tòi của ông về sự thay đổi duyên cách, địa lý[27].
Đằng khác, địa danh cũng không được ghi trong sử sách như tên gọi thông thường: các làng Mọc, làng Tó... ở Bắc đều có tên “chữ” khác. Thế mà sử sách lại viết bằng chữ Hán để ghi nhưng âm Nôm, tất có sự sai lạc khó hiểu, nhất là khi sự chuyển âm lại không theo một tiêu chuẩn nhất định theo thói quen viết chữ Nôm.
Có những địa danh được phiên âm bằng những chữ Hán đọc gần cận: Bân Thiết ..?..切 là Mang Thít,
Phan Thiết, Xuy Miệt 吹 蔑 là Xoài Mút, Trà Luật 茶 律 là Trà Lọt, Mỹ Thu 夷 秋 là Mỹ Tho... Có những địa danh phải được dịch ra mới hiểu. Lam Kiều 藍 嬌 là Cầu Chàm (Bình Định), Lộ Cảnh giang 鷺 勁 江 là
sông Cổ Cò (An Xuyên), Tam Phụ 三 埠 là Ba Giồng, Giá Khê 架 溪 là Rạch Giá. Có khi sự ghi nhận địa danh thật bất ngờ: Thán Lung 炭 籠 thật vô nghĩa khi ta muốn dịch ra, mà thực không kết quả khi ta muốn dò âm gần cận. Đó là địa điểm ấp Thang Trông do sự kết hợp của một chữ dịch nghĩa theo giọng miền Nam và một chữ Nômlạ (lung tín đọc là trông tin).
Khó khăn càng đi sâu càng hiện ra. Một vài chữ là một trường hợp khác nhau. Âm Hán không có vần R nên Bà Rịa phải viết là Bà Địa, Hà Riêu là Hà Liêu, nhưng Đồng Lam nếu không tìm được địa điểm Đồng Chàmth có phải gọi là Đồng Ramnhư sông Xích Ram ở Phước Hải bây giờ mà sách viết là Xích Lam? Có những khó khăn gây ra chính vì thói quen không quy định một chữ có nghĩa đích xác, dùng trong những trường hợp nhất định (có lẽ bất cứ dân tộc nào cũng vấp phải). Bởi vậy, bắt đầu bằng chữ “hòn” mà các địa điểm Hòn Đất, Hòn Chông (Hà Tiên), Hòn Khói
(Khánh Hoà) lại ở trên đất liền, trong khi hòn Tre, hòn Thổ Châu (Nam Phần), hòn Ngang, hòn Đất (Bình Định) lại là những hòn đảo, làm sao người ta không phân vân trước các tên Điệp Thạch Dự, Chông Dự...? Và trước một dãy chữ “dự” để dịch chữ “hòn” (chỉ cần sát nghĩa), làm sao người ta hiểu rằng Yên Cương là Hòn Khói nếu không tìm được lý lẽ chứng dẫn thêm? Chưa đủ rắc rối, Phú Quý Cương (Bình Định) lại là một ngọn đèo ở giữa núi rừng trùng điệp.
Có những khó khăn vì thay đổi duyên cách, địa lý. Tên xứ ở ta luôn luôn thay đổi vì chính quyền sau tỏ ý không phải kế tục chính quyền trước nên đổi thay để giữ riêng biệt cho mình. Trường hợp rõ rệt khi Nguyễn Ánh chiếm lấy Quy Nhơn (1799) bèn đổi tên là thành Bình Định rồi sau này cất thêm một thành mới gần đó lại chuyển tên về vị trí mới. Phần nữa vì tính cách khai thác những vùng đất đai càng ngày càng sâu rộng. Hưng Phúc ngày xưa đã phải chia thành Phước Hưng thượng, Phước Hưng hạ...
Lịch sử thêm ý nghĩa khi địa danh được xác định vị trí của nó, như khi thấy Phước Hưng là một tiền đôn của Nguyễn Ánh ta mới thấy thế lực của ông còn
quanh quẩn ở vùng Bà Rịa.
Việc xác định địa danh đòi hỏi nhiều tài liệu. Có khi với một bản đồ cỡ nhỏ (1/2.000.000 của Service Géographique de Dalat in ra), chúng ta cũng tìm được địa điểm Hòn Khói, Ba Ngòi (Khánh Hoà), Vũng Liêm (Vĩnh Bình)… Có khi cần những bản đồ lớn hơn, những chuyên thư hàng tỉnh (loại của nhà cầmquyền Pháp trước đây, của chính quyền VNCH và của Hội Nghiên cứu Đông Dương), nhờ đấy chúng tôi xác định được cửa Xích Ramchứ không đọc Xích Lam, Ba Vác chứ không là Ba Việt... Những sách địa chí xưa (Gia Định thành thông chí với các bản dịch của Aubaret và Trần Kinh Hoà, Phương đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán) cũng góp phần xác định tuy nhiên phải được kiểm chứng trong hiện tại: địa điểm Quang Hoá thuộc xã Cẩm Giang tỉnh Tây Ninh thấy ở sách Phương đình cũng như ở chuyên thư về tỉnh Tây Ninh; Lương Phú Giang là rạch ở quận lỵ Bến Tranh cũ (Lương Phú, tên chợ, tên ấp chiến lược), Nhất thống chí còn gọi là Tranh Giang 爭 江, phân biệt với rạch Chanh (Tranh Giang 橙 江 ) ở Đồng Tháp, Long
An, Định Tường (nhưng vẫn còn có chỗ phân vân: rạch Lương Phú được đề cập, lúc nào ở Bến Tranh, lúc nào chỉ một phụ lưu của sông HàmLuông?)
Có trở ngại là ngay đến những bản đồ quân sự cũng không ghi hết các tên đất trong khi khoa địa danh học ở ta chưa phát triển mấy. Các chuyên thư địa phương vẫn thường mang khuyết điểm chung: các tác giả vốn là nhân viên hành chánh hay không chuyên môn nên yếu về kỹ thuật đồ bản và không biết tìm tòi sâu trong quá khứ. Nên để ý rằng các địa điểm nổi danh ngày xưa trải qua những biến thiên có khi đã mất tích trên bản đồ ngày nay để các tên mới thay thế vào. Ví dụ trên các bản đồ Bình Định dù lớn đến đâu cũng không có các tên Nước Mặn, An Thái. Chỉ có các làng Nho Lâm, Mỹ Thạnh thôi. Phải tìm hiểu đến tận nơi mới moi ra các sự kiện tương tự. Vậy mà các chuyên thư ta đang có phần nhiều lại chỉ là những loại vẽ ranh giới hành chánh, ngay đến những địa điểm có bàn đến trong sách cũng không xác định đủ.
Ở đây chiến tranh cũng có đôi chút ích lợi: các trận đánh xảy ra tận hang cùng ngõ hẻm - cũng như
ngày xưa, nên cột tin tức chiến sự trên báo cũng là một nguồn kiểm nhận quý giá. Tất nhiên không phải khi tìm ra một địa điểm trong thực tế đúng in hay gần giống như trong sách là ta vội quyết xác ngay.
Do những trở ngại đó, các địa danh có khi còn một khoảng trống xác định khá lớn để chờ đợi các bằng cớ khác. Cùng trong tỉnh Định Tường có 2 con rạch Trà Tân và Trà Lọt mà các sử quan hình như cũng không phân biệt rõ ràng. Họ nói nhiều đến Trà Tân và chỉ một lần Trà Lọt nhưng lại đúng vào cùng một sự kiện xảy ra. Biết rằng chữ “tân” 津 có thể lẫn với chữ “luật” 律 ta dựa vào chữ “trà luật” nơi bức thư Nôm của Nguyễn Ánh mà xác định một chuyện ở một con rạch chảy từ Mỹ Lợi (Đồng Tháp) ra Tiền Giang qua chợ Cái Nứa, tuy không biết rõ là sự việc xảy ra ở vào khúc nào.
Nhiều khi lý luận phải bạo một chút. Thị Dã 棉 野 của Thục lục mà Barizy gọi là Dung Thi (Đồng Thị) là nơi nào? Theo chi tiết các trận đánh vùng này phải ở miền núi phía nam Bình Định ngày nay ăn thông với con đường liên tỉnh Bình Phú mà Nguyễn Văn Thành kéo quân ra. Đó chỉ có thể là đồng Cây Cầy (Gò Cầy)
nằm cách đường tiến quân bằng đèo Phú Quý ở phía nam. Tên Cây Cầy lấy từ một chút biến đổi âmđọc khi dịch chữ “thị” là “cây cậy” cũng như vùng Mã Cảnh Sơn mà dân Phú Yên đọc không phân biệt Cổ ngựa (dịch đúng chữ trên) hay Cỏ ngựa. Trường hợp chữ Thán lung trên cũng có thể sắp vào đây nếu Đại Nam nhất thống chí (Lục tỉnh Nam kỳ) không ghi rõ là Vọng Thê 望 梯 (Thang Trông).
Những xác định trên không bao gồmđược hết các địa danh. Tập sách còn phải đành cam chịu ghi nguyên văn chữ dùng của sách vở xưa để chờ kết quả những tìmtòi tiếp sau, nếu phương tiện cho phép mở rộng kiến thức và chờ công việc của người khác phụ thêm vào. Những thành quả thu được về địa danh được tập trung một phần lớn vào 2 bản đồ đính kèm.
Tiến lên một mực nữa là việc xác định sử sự. Ta đã nói đến 2 nguồn tin tức, tài liệu cùng tính chất và ưu khuyết điểm của chúng. Nhưng thực là may khi ta có được 2 tài liệu khác nhau như vậy. Chúng sẽ bổ túc cho nhau để lịch sử mà chúng ghi nhận thêm dồi dào sắc thái, chất liệu.
Sự thực, ngay những tài liệu trong nước đã có sự bổ túc đó rồi. Lịch sử Tây Sơn chỉ là phụ vào sử nhà Nguyễn đối với sử quan của triều này, nhưng quyển Hoàng Lê nhất thống chí lại đặt trọng tâm để các sự việc xoay quanh là sự hưng vong của triều đình Lê, Trịnh ở Thăng Long. Chính vì phối hợp hai nguồn tài liệu này với tài liệu của các văn võ thần Tây Sơn ở Phú Xuân mà ông Hoa Bằng viết tỉ mỉ về Quang Trung thành 2 tập sách dày.
Ta thấy tài liệu trong nước nêu rõ những người, sự việc này một cách tỉ mỉ nhưng lại bỏ quên sự việc khác. Ví dụ sử quan chỉ nói một cách sơ sài về trận Bến Ván ở đó quân Nguyễn Nhạc bị đánh lui phải về Bến Đá. L.M Diego de Jumilla lại kể một trận đánh “gần Tiên Đoả” với ngày tháng, chi tiết về tiến lui, tỉ số thương vong, các hàng rào làm chiến luỹ chống cự. May mắn hơn nhưng lần khác như lúc xem ai là “hai người bà con với Chúa”, lần này ta nhìn vào địa điểmBến Ván (Quảng Nam), thấy câu “dựa luỹ chống cự” của Thực lục, ta có toàn bộ chi tiết trận đánh Bến Ván ngày 22-12-1773. Trong cuộc xung đột ý thức hệ ở Gia Định năm 1795, thư các giáo sĩ nói đến đầu mối
là một ông Giám quân có đi trấn Diên Khánh, không về tới Gia Định mà chết dọc đường. Liệt truyện đoạn Tống Phúc Đạm cùng Thực lục thời gian xảy ra chuyện vây cứu, cho ta biết đó là ông này. Thư giáo sĩ cũng nhắc tới 2 viên quan trong số 19 người tố cáo Bá-đa-lộc làm hư Hoàng tử Cảnh, đã bị cầm ngục vì bỏ quân bạn khi Tây Sơn tiến đánh. Thực lục cho ta biết đó là 2 ông Tổng trấn sau này: Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành. Tuy họ không nhắc gì đến vụ Tống Phúc Đạm cả, nhưng ta thấy rõ là Nguyễn Ánh nhân dịp hài tội, cho lệnh tống giam 2 người để làm vừa lòng Bá-đa-lộc. Như vậy, ta chắp nối được một câu chuyện xung đột ở Gia Định, hình thức đại giá của sức mạnh nơi này (tiết 17).
Sử quan chú trọng đến chính trị, quan chức, việc kế vị, nhưng một thương nhân như Chapman tất nhiên phải quan sát về tài nguyên trong nước, nhận xét về điều kiện buôn bán tương quan với thái độ của chính quyền bản xứ như thế nào. Nhờ Chapman mà ta biết được tình hình Quy Nhơn vào khoảng 1778 khi sử quan Nguyễn chú ý vào việc Nguyễn Ánh vội vã xây dựng quyền binh sau chuyến tàn sát diệt tộc của
Nguyễn Huệ, còn Hoàng Lê thì đang lo kể chuyện tranh giành phế trưởng lập thứ ở Phủ Liêu, Thăng Long. Nhìn tình hình chung ta thấy Tây Sơn trong thời gian này có đủ yên ổn để củng cố và lo bành trướng thực lực. Nhưng qua Chapman cho biết, Tây Sơn cũng phải lúng túng. tuy đó là sự khủng hoảng lớn lên: Lý Tài vừa đi mang cả 1/2 thuỷ quân của họ, họ hết cả tiền vì phải nhập cảng thực phẩm, họ định quân bình lại khủng hoảng và nếu có thể, phát triển xứ sở hơn bằng gạ Chapman đến buôn bán không lấy thuế, nhắc cho người Anh rằng họ sẵn sàng mời giúp, đổi bằng một thương điếm trên đất họ. Qua tình trạng lúng túng đó, ta mới hiểu vì sao họ không chiếm hẳn được Gia Định mà chỉ vào rồi ra, ta mới thấy chữ “vào cướp bóc” (nhập khấu) của sử quan dùng, tuy có dụng ý thiên lệch nhưng đã tả đúng được thực trạng.
Nhưng điều quan trọng hơn, chính là từ những khó khăn đó, ta thấy rõ nhược điểm của triều Tây Sơn, nhược điểm mà họ cố gắng khắc phục để xây dựng một chế độ quân chính mạnh mẽ từ Phú Xuân trở ra, nhược điểm làm suy yếu chính họ và nhất là
đám anh em còn để lại ở Quy Nhơn, Gia Định. Nguyễn Ánh len vào lợi dụng nhược điểm đó để lớn mạnh. Tây Sơn không dùng được thương nhân Trung Hoa, giáo sĩ để làm trung gian thu nhận kỹ thuật Tây phương thì Nguyễn Ánh phục hưng được vậy. Tắt một lời, đứng nhìn từ Quy Nhơn năm 1778, với nhân chứng Chapman, ta phăng lần ra sợi dây cộng thông lịch sử giải rõ sự lớn mạnh của Tây Sơn để xô đổ Nguyễn, Trịnh, Lê, thắng trận Đống Đa, giúp ta hiểu sự thất bại của Nguyễn Hữu Chỉnh cũng như chính sự thất bại của Tây Sơn có những liên quan nào đưa đến thành công cho Nguyễn Phúc Ánh.
Bằng vào các ý tưởng hướng dẫn, ta bắt tay vào việc tổng hợp các tài liệu để vẽ lại lịch sử hậu bán thế kỷ XVIII theo những đường nét lớn, gạt sang bên những ân oán, hờn giận riêng tư, phe phái của người đương thời và về sau.
Đây là giai đoạn kết thúc phân tranh, một cuộc phân tranh kéo dài mấy trămnăm, bề ngoài là sự tranh giành địa vị của các họ phong kiến mà bề trong là một phần do sự phân rã của xã hội Đại Việt mà dân tộc phản ứng lại bằng con đường về Nam. Phân tranh lại
cũng có nguyên cớ từ trong giải pháp xây dựng đó mà sự tiến bộ kỹ thuật của quốc gia, sự tăng tiến ý thức của dân chúng chưa đủ trưởng thành để nối kết nhau lại.
Tình trạng đó phải gây ra một sự đổ vỡ lớn lao. Tây Sơn tưởng như là lực lượng đáp ứng nhu cầu của tình thế. Cho nên ta không lấy làm lạ về sức tàn phá của họ. Khởi nghĩa ở Quy Nhơn, họ đánh tan quân chúa NamHà đang chia kéo bè phái, họ nã tróc kẻ thù đến tận hang cùng ngõ hẻm, diệt Duệ Tông, Tân Chính Vương và xô đổ cố gắng trung hưng của Nguyễn Ánh. Từ Nam họ ra Bắc bởi vì chính trong bản thân và quân ngũ họ đã chứa mầm mống làm tan rã họ phong kiến Bắc Hà (tiết 7). Chiếm rồi nhả, họ phải lưỡng lự vì chống đối với thành kiến địa phương, tông tộc, vì sự phân rã ngay trong lực lượng của họ. Cho nên cuối 1786, đầu 1787, ta thất đất nước chia 5: Nguyễn Lữ ở Gia Định, Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn, Nguyễn Huệ ở Phú Xuân. Hữu quân ly khai của Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nghệ An và Trịnh Bồng gượng gạo ở Thăng Long. Chính đó là điều mà ta gọi là “phản ứng dội ngược” trong sự bành trướng của
Tây Sơn vậy. Nguyễn Huệ cố vươn lên bằng trận thắng Đống Đa để đưa dòng họ mình lên hàng một triều đại Việt Nam. Lại chính “phản ứng dội ngược” kia đã nuôi sống một triều cũ: Nguyễn Phúc Ánh ở Vọng Các lần về Gia Định.
Tất nhiên không nên quên cố gắng riêng của ông ta. Hậu bán thế kỷ XVIII có 3 họ phong kiến bị biến cố xua đuổi. Thế mà Trịnh Bồng khóc than “chẳng may đẻ vào nhà Chúa (...) bị một lũ tiểu nhân xúi khôn, xúi dại...” Lê Chiêu Thống không có phản ứng nào trước sự thay đổi của vua tôi nhà Thanh nên phải ngậm ngùi chết ở đất khách. Chỉ có Nguyễn Ánh theo quân Xiêm về nước mà vẫn có một đạo quân riêng, lưu vong vẫn có quân khai thác đồn điền, gặp dịp thì lẻn trốn về phục nghiệp. Ta phải nghĩ rằng hoàn cảnh Chiêu Thống và Nguyễn Ánh khác nhau. Tây Sơn ở Gia Định yếu kém không đủ làm áp lực với Xiêm vương như Nguyễn Huệ ở Thăng Long đã gần như là yêu sách với Càn Long vậy. Tuy thế, Ánh cũng đã phải chịu những khổ nhục vì các đối xử của bộ tướng Xiêm, chịu đựng sự nghi ngờ của vua Xiêm, nghĩa là những yếu tố đã gây nên thất vọng cho
Trịnh Bồng, Lê Chiêu Thống.
Chính khả năng vượt khó khăn đó của Nguyễn Ánh và bề tôi khi gặp dịp Tây Sơn không giải quyết được khó khăn của họ, đã giúp ông trở về Gia Định tổ chức quân lính mở rộng chiến tranh phục thù đưa đến trận thắng cuối cùng.
Trong tập sách có những tiểu mục của mỗi tiết tómthâu những vấn đề phải xét đến. Ví dụ: TIẾT 13: NHỮNGLỰC LƯỢNGCHIẾN ĐẤU Tính cách chung của đôi bên * Tổ chức quân chính của Tây Sơn * Vai trò bổ khuyết của những chiếc thuyền Tề Ngôi * Tổ chức khai thác Gia Định * Ưu thế vũ khí, công sự phòng thủ và thuỷ quân của Nguyễn Ánh.
Trong tiết này, ta sẽ xét, như đã nói, “những lực lượng chiến đấu” mà hai kẻ thù mạnh nhất, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh nắm giữ. Tất nhiên những lực lượng đó được đặt trên một căn bản tổ chức kinh tế, chính trị... dựa theo điều kiện khả đắc của từng đối phương. Cho nên, ở Phú Xuân ta xét đến chế độ quân chính của Tây Sơn và ở miền Nam ta nói đến công cuộc khai thác đất đai ở Gia Định. Chế độ quân chính
đó bắt nguồn từ đâu, phát triển như thế nào, kết hợp với những điều kiện mới (tổ chức nông nghiệp, thương nghiệp ở Phú Xuân, Bắc Hà, sự hợp tác của Lê thần...). Trong vị trí đó ta giải thích được mối bang giao Tây Sơn - Thanh cùng ý định đánh chiếmLưỡng Quảng, ta hiểu thấu được lực lượng Tây Sơn cùng vai trò kỳ lạ của bọn cướp biển Tề Ngôi như là lực lượng thuỷ quân phụ tá và một đội thương thuyền có võ trang, trong một chừng mực giống như loại của bọn Corsaire Anh, Pháp những thế kỷ trước. Nhưng cũng từ đó, ta chớmthấy nhược điểmcủa chế độ Phú Xuân mà mãi đến tiết 16 ta mới phải bàn đến.
Về phía Gia Định, ta xét tới việt quy thuận của nhóm nho sĩ Bình Dương như là một nhắc nhở, khêu dậy ý thức tổ chức xã hội trên cơ sở Khổng giáo, nông nghiệp “dĩ nông vi bản”, nơi một vùng mà đất, người đang chờ đón khai thác. Phát triển nông nghiệp đi đôi với sự phát triển thương nghiệp có trợ giúp của các tay phiêu lưu Tây phương (tiết 12) quy định tính chất và khả năng lực lượng của Nguyễn Ánh. Cho nên ta có thể nói đến “ưu thế vũ khí, công sự phòng thủ và thuỷ quân của Nguyễn Ánh” vậy.
Gọi đó là những “vấn đề” không phải là để chối bỏ tính cách biến động trong thời gian nhưng là để nhấn mạnh rằng lịch sử không xảy ra quá rời rạc, tách biệt với nhau như phép biên niên đã cho ta có cảm tưởng như vậy. Những sự kiện về con người xã hội không nên được kết tập theo quy định của năm tháng, quy ước để tính xoay vần của vũ trụ, mà là theo những điều kiện lịch sử, văn hoá của tập đoàn đó.
Cho nên lịch sử “nội chiến” không phải chỉ xét về giai đoạn 1771-1802 của Nam Hà, Tây Sơn, Bắc Hà hay rõ hơn, của Đại Việt cô lập trong thời gian, không gian. Vượt trên tính cách quy ước của sự phân chia giai đoạn lịch sử, lịch sử nội chiến từ 1771- 1802 chỉ là nối tiếp của lịch sử phân tranh của Đại Việt, không phải bắt đầu vào năm 1558, năm Nguyễn Hoàng trốn vào Nam mà là manh nha từ sau triều đại huy hoàng của Lê Thánh Tông (1460 - 1497), bộc phát khi Trần Cao nổi loạn dẫn đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi để Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm mưu đồ chống lại ở Thanh Hoá.
Bài trừ được thành kiến riêng biệt, tự tôn hay tự
ty, về quốc gia chủng tộc, ta sẽ thấy lịch sử Đại Việt trong giai đoạn này tương quan với mối liên hệ văn hoá của dân Việt khi tiếp xúc với các dân tộc phương Nam, các dân tộc xa tận phương Tây theo thương thuyền tràn đến. Đồng thời họ cũng vẫn đào sâu những khả năng văn hoá từ phương Bắc đem lại đã lâu đời.
Hiện tượng này không phải là riêng rẽ độc nhất. Lịch sử các dân tộc vẫn để chúng ta lấy ra được những ví dụ chứng dẫn về sự phối hợp văn hoá: lịch sử văn minh Trung Hoa qua sự thành lập các triều Đường, Nguyên, Thanh chẳng hạn, nói rõ đặc điểm phối hợp của vùng Trung Nguyên với các dân tộc phía tây, phương bắc. Nhưng trong tính cách đặc thù của một trường hợp giao tiếp, chúng ta cũng vẫn thấy có sự riêng biệt: vì lẽ đó, chúng tôi coi biến động Tây Sơn như một kết quả của cuộc phối hợp văn hoá, chủng tộc ven biển Đông từ thế kỷ XV, biến động được tiếp nối một cách oái oăm bởi một nhân vật còn sót lại của dòng chúa phong kiến cũ.
Ta thấy trung tâm những biến động chính trị quy mô của Đại Việt cứ dời dần về phương Nam: Nguyễn
Kim, Trịnh Kiểmở Thanh Hoá, con cháu họ Nguyễn ở Phú Xuân, Tây Sơn ở Quy Nhơn, cuối cùng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Nhắc lại, trong giai đoạn phá vỡ phân tranh này, lịch sử nhìn theo sự nảy nở của Tây Sơn, biến động kết hợp sự thu nhận văn hoá phương Nam và văn hoá kỹ thuật Tây phương do thương thuyền đưa đến. Xếp Nguyễn Nhạc, Châu Văn Tiếp, Nguyễn Hữu Chỉnh vào cùng bọn thương nhân nội địa kết tập phần nào do phong trào giao thương Âu - Á đem lại, không phải ta đã mắc vào lý luận quá thô thiển của Nguyễn Bách Khoa chỉ nhìn thấy một trong hai yếu tố văn hoá gây biến động thôi. Ở đây, chúng ta không nói đến sự thành lập một giai cấp thương nhân, phú hào, nhưng là sự chớm phát những nhà giàu vì buôn bán, buôn với trên nguồn, buôn với dưới biển. Không thể nào chối cãi được tính chất đại biểu của những người cầmđầu một biến động.
Duy ở đây không phải chỉ có yếu tố tư sản mà thôi. Những nhà giàu, thương nhân xuất hiện ở Đại Việt vào thế kỷ XVIII tất nhiên mang dấu vết đặc thù của xã hội này, không thể nào là khuôn mẫu in lại của những nhà tư sản Tây phương đã làm Cách mạng
1789 cả. Sự nồng nhiệt, lòng hăng say của Tây Sơn có tính chất rừng rú thật đặc biệt. Khi phát triển ra, họ sẽ đemtính chất này truyền thụ cho những người mới kết hợp. Nhưng thảm hoạ của Tây Sơn đã bắt đầu ngay từ bản chất của tập thể họ đại diện. Xúi được nông dân nổi loạn, họ phải lấn át hoặc bỏ rơi nho sĩ - hay bị nho sĩ bỏ rơi. Thế mà trong khuôn khổ ý thức hệ truyền thống, nho sĩ chính là lớp người hướng dẫn chính sách nông nghiệp trong nước. Bỏ rơi nho sĩ, không có chính sách nông nghiệp trong buổi đầu, họ lại gặp những biến động do họ gây ra khiến cho chính sách thương nghiệp của họ phải thất bại. Mất hướng tiến hợp với bản chất phát sinh của họ, họ quay về phủ dụ được nho sĩ đầu hàng thì chính sách nông nghiệp truyền thống lại tỏ ra thiếu sinh khí vì được thi hành đi lại mãi trên đất cũ: Tây Sơn Nguyễn Huệ bỏ đất Quy Nhơn đi về phía Bắc, có hùng mạnh hơn thực đấy nhưng phải chui vào lề lối sinh hoạt cũ để khiến phải tự tan rã. Nguyễn Ánh thừa hưởng được tất cả những thiếu sót Của Tây Sơn: một chính sách nông nghiệp mới trên đất Gia Định chứng tỏ hiệu lực của nó, một chính sách thương nghiệp trông
chừng cho không làm hại cơ cấu chính thể mà vẫn có ích, tất cả đã làm dồi dào sinh lực quốc gia, điều hoà tạm thời cho không có mâu thuẫn trong quốc gia. Công trình đó đã thêm một bước cho sự hoàn thiện cuộc thống nhất (xemkết luận).
Cho nên, lịch sử, nhìn qua là lịch sử chiến tranh mà thực mang đầy ý nghĩa văn hoá. Ta có dịp dừng lại để nhìn - một cách thiếu sót - sinh hoạt của dân Đại Việt vào cuối thế kỷ XVIII (tiết 14). Ta dành một tiết (tiết 17) để bàn về mối dao động có thể gọi là ý thức hệ ở Gia Định. Từ đó, chiến sự không phải nổ bùng một cách lẻ loi mà hoặc là kết thúc của một chuyển biến văn hoá, hoặc là mở ra cho một chuyển biến văn hoá mới, lúc tiến, lúc lùi, chuyển đổi lặng lẽ hay ồ ạt: lịch sử diễn tả sẽ có đủ chiều sâu, chiều rộng, sống động, dồi dào hơn. Chúng ta đã gắng đem lại ý nghĩa đích thực, đặt đúng giá trị của quan niệm lịch sử về biến cố vẫn thường hoặc được quá chú trọng hoặc bị quá coi thường vậy.
Trên đây là trình bầy tất cả lề lối làm việc cùng những ý tưởng hướng dẫn việc xây dựng tập sách này. Không có người ghi chép con người vẫn mang
sử tính - nhưng ta không hiểu được lịch sử nếu nó không xuất hiện trên trang giấy. Ấy thế mà có biết bao nhiêu khó khăn cho người thu xếp: giới hạn số lượng tài liệu còn lại, khả năng phê phán, tổng hợp mớ tài liệu ấy, giới hạn gặp phải khi diễn đạt thành lời...
Nhưng những điều đó không phải để ngăn một giai đoạn lịch sử mang hình thức diễn tả là tập sách này. Chúng ta chỉ tạm dừng lại, chờ những tổng hợp khác gần vớisự thực của quá khứ hơn.
Lời phụ thêm:
Tập sách này được viết vào các năm 1962, 1963, 1964. Đến 1969, một số tài liệu được phổ biến thêm nên chúng tôi có sửa chửa một ít chi tiết cho rõ ràng hơn. Còn đại thể, dàn bài, những ý tưởng giải thích giai đoạn lịch sử vẫn còn như cũ, không đổi.
PHẦN THỨ NHẤT - TAN RÃ Ở NAM HÀ (1771 - 1785)
Chương 1. CÁC LỰC LƯỢNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẾN KHOẢNG 1775
Tiết 1
BIẾN CHUYỂN TỚI 1775: TÂY SƠN KHỞI NGHĨA
Biến động Tây Sơn và những bạo động ở Bắc Hà * Sự suy đồi quyền bính ở Nam Hà với khả năng phản kháng của dân chúng * Chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn. * Quân Trịnh vào Phú Xuân * Chúa Nguyễn vào Đồng Nai.
Sự kiện quan trọng nhất xảy ra trong lịch sử Đại
Việt vào giữa hậu bán thế kỷ XVIII là “loạn” Tây Sơn. Từ trước không phải không có những người thường dân lên làm vua, dựng nên một triều đại mới, nhưng họ lập nghiệp bằng cách đánh đuổi ngoại xâm (Lê Lợi), hoặc bằng cách phụ tá triều đại trước, mang quan tước của dòng họ này rồi tìm cách soán đoạt (Trần, Mạc). Chỉ riêng có anh emTây Sơn truất quyền các triều đại có mặt bằng mưu mô binh lực, đem vào lịch sử những tên mà bình thường là anh buôn trầu, chị đàn bà giữ con, ông thầy đồ ở làng và cả những kẻ sống ngoài vòng pháp luật nữa[28].
Biến động Tây Sơn có tính cách dân chúng làmta liên tưởng những cuộc chống đối ở Bắc Hà dưới thời Trịnh Doanh, Trịnh Giang. Những Nguyễn Cừ. Nguyễn Tuyển, Nguyễn Danh Phương... đều dựa vào đám nông dân cùng khổ, lập riêng triều đình có khi đến hàng 10 năm trời. Tuy nhiên, họ làm loạn sát kinh đô, trong một xã hội quá thuần nhất về kỹ thuật, ý thức, nên phải chịu thất bại, ngậmthở ngùi than:
Hỏisao sao luỵ cơ trần,
Bận tài bay nhảy, xót thân tang
bồng?
Nào khi vỗ cánh rỉa lông?
Hót câu thiên túng trong vòng
lao lung?
(Nguyễn Hữu Cầu)
Họ không đủ sức phá vỡ chính quyền Trịnh, nhưng ngược lại họ Trịnh nằm trong sự đổ nát của chính mình, trong sự rạn nứt của thời đại cũng không thể nào bóp nghẹt được sức phản kháng của dân chúng vốn lúc nào cũng hi vọng, chờ đợi:
Mặc bay đông ngữ, tây đàm,
Chờ khi phong tiện dứt dàm
vân lung.
(Nguyễn Hũu Cầu)
Trong khi ở Bắc Hà chính quyền và dân chúng trông chừng nhau thì ở Nam Hà nhóm lên loạn Tây Sơn ngang ngửa, tàn bạo dứt đứt những gì tạo lập thế phân tranh kéo dài 200 năm có hơn. Tất nhiên đã có những điều kiện chủ quan và khách quan đem đến sự thành công cho họ, giúp họ từ một tiền đồn di dân
hẻo lánh ào xuống xô đổ ngôi vị Nguyễn, trườn ra đất Bắc chấm dứt Trịnh, Lê, cũng như sau này có những điều kiện mới nảy sinh đưa đẩy họ tới thất bại, trao công trình thống nhất lần đầu mà họ mở lối kiến tạo vào tay một ông hoàng còn sót lại của NamHà.
Trước nhất là sự rối loạn ngay trong triều chúa Nguyễn ở Thuận Hoá. Ở đây mọi tội lỗi đều được bề tôi họ Nguyễn trút vào đầu Trương Phúc loan. Xử sĩ Hoàng Quang kể tội Loan với giọng hậm hực, có khi ngây ngô: quan Quốc phó đem tinh binh giữ biệt thự Phấn Dương của mình, để binh lão nhược ra ngoài chống giặc; quan thu thóc lúa, bạc vàng cho đầy túi bằng những mưu mô làm suy bại nước: quan thu dụng, mua chuộc triều thần để họ phải chịu “giọng miệng xôi chùa” …[29]
Võ vương Nguyễn Phúc Khoát mất đi (1765), Hoàng trưởng tử Chương đã qua đời (1763) mà Thái tử Hiệu, con thứ 9, lại còn mất trước đó nữa (1760) [30]. Đáng lẽ cha Nguyễn Phúc Ánh là Chương Võ, con thứ 2 Võ vương lên cầm quyền, nhưng bị Trương
Phúc Loan giam vào ngục “ưu uất mà mất”. Việc này hại lây đến cả 2 đại thần: Trương Văn Hạnh và Lê Cao Kỷ[31]. Phúc Thuần con thứ 16 của Võ vương được lên ngôi (12 tuổi), chiếm địa vị của con Thái tử Hiệu thường được gọi là Hoàng tôn Dương. Rối loạn trong việc thế tập này còn ảnh hưởng rất lâu, đến mãi khi họ Nguyễn chạy vào Đồng Nai.
Đã được Duệ Tông phong làm Quốc phó, quản Tượng cơ, kiêm Tàu vụ, Trương Phúc Loan còn đặt vây cánh bên ngoài, cho các con lấy công chúa Ngọc Nguyện, Ngọc Chú để làm thế lực bên trong. Quyền uy có thì tiền cũng theo đó mà dồi dào. Chúa cho ông lấy sản thuế các nguồn Thu Bồn, Trà Sơn, Trà Vân, Đồng Hương làm bổng riêng, mỗi năm thu bạc đến 200 lượng có dư với ngà voi, sáp vàng, mật trắng, “đồ quý chất như núi”[32]. Gọi là “Chúa cho”, nhưng chắc gì Chúa đủ trí khôn và đủ quyền để biết và có thể làm gì? Gia tư của Phúc Loan lại được tăng bội bằng nhiều hình thức ám muội khác. P. Poivre đã cho ta biết việc ông gạt tiền của người khách thương này
[33].
Vai trò của Trương Phúc Loan trong việc xô đẩy triều chúa Nguyễn đi vào chỗ suy sụp thật không thể chối cãi[34]. Nhưng không phải chỉ mình ông thối nát.
An làm nơi chuyển tiếp ra ngoài. Nguồn Đồng Hương ở Bình Khang (Khánh Hoà, vùng Vạn Ninh) mà ĐNNTC tỉnh Khánh Hoà gọi Động Hương, là nơi sản xuất sáp ong vàng với các đội Hoàng lạp hoạt động thường xuyên. Như vậy có thể nói Trương Phúc Loan đã bao thầu hết các nguồn lợi trên rừng của Nam Hà và còn nắm quyền xuất cảng nữa (ông coi chức Tàu vụ). Sự việc này còn chứng tỏ sinh hoạt rộn rịp của ngành buôn nguồn, khai thác lâm, khoáng sản vào thế kỷ XVII, XVIII ở vùng này.
6. L. Cadière, “Quelques figures sous la Cour de Võ vương”, BAVH, 1918, t. 262-264.
7. L.M Cadière (bđd, t.270, 271) không phủ nhận lầm lỗi của Trương Phúc Loan, nghĩ rất đúng rằng người chung quanh ông cũng làm bậy như vậy,
nhưng lại cho rằng sở dĩ sử quan nhà Nguyễn ghét ông vì ông đã gạt cha Gia Long không cho lên ngôi và vì ông một phần nào có cảm tình với người ngoại quốc. L.M không lưu ý rằng Trương Phúc Loan đón tiếp niềm nở P. Poivre chẳng hạn là để lợi dụng đổi tiền lấy bạc và khi thấy Poivre đòi ông thoả mãn việc đổi bạc riết quá, ông bèn tìm cách tống khứ đi ngay. Thêm nữa có nhiều chứng cớ cho biết mọi người đã kết tội Loan từ lúc Nguyễn Ánh chưa ló diện trên chính trường (Trịnh đưa hịch kể tội Loan để làm cớ tiến quân, Tây Sơn tôn phù Hoàng tôn Dương).
Không đợi đến Duệ Tông mới có trò hư hỏng vì Loan dạy cho cách ăn chơi. Võ vương lúc sanh tiền cũng chỉ nghĩ tới lạc thú riêng, P. Poivre được một ông Cai bộ cho biết như thế. Người khách thương đại diện cho Dupleix này được cho biết rằng các quan dưới quyền Võ vương có đủ cách dối gạt Chúa để cản trở Poivre. Đến nỗi ông phải kêu lên một cách tức giận: “Phải cho họ hiểu rằng chúng ta từ hơn 6.000 dặm lại đây không phải chịu mất cơ nghiệp làm giàu cho cả bầy háu đói này”[35]. Chúa có nhiều con bèn
nghĩ ra cách gây dựng bằng cách bắt các quan nuôi các hoàng tử và phải chia của cho họ. “Nhưng họ không thiệt thòi vì nhờ sự che chở của Chúa họ sẽ được những gì họ muốn... Họ cướp bóc mà không bị trừng phạt và khi có của, họ sẽ đem giấu đút cho các con riêng của họ, bù ngay lúc bọn này còn sống phần gia tài mất đi kia”[36](phần chia cho các hoàng tử). Binh lính, tướng lãnh bấy giờ thì lão nhược, nhút nhát, nghe đến phải đi đánh giặc vội vàng đem vàng bạc đút lót quan Quốc phó để cắt đặt người khác thay[37].
Tất nhiên tiền đó trong lúc trên không tuân cương kỷ này thì dưới, người ta không nề hà gì mà không vơ vét của dân đen.
An ninh không được chính quyền lưu tâm, trộm cướp tha hồ hoành hành. Rồi đói khổ, mất mùa càng làm cho dân chúng cùng quẫn. Chưa phải những trận đói kinh hồn của Cương mục, Thục lục tả vắn tắt, của các giáo sĩ ở Huế, Quảng Nam kể tỉ mỉ vào cuối năm
1774, đầu 1775. Đó là hậu quả của chiến tranh hơn là
nguyên nhân của chiến tranh. Đói kém bắt đầu từ năm 1768 vì một sự sai lầm về chính sách tiền tệ: tiền kẽm được tha hồ đúc từ vua chí dân gây nên một tình trạng lạm phát khiến dân chúng mất tin tưởng, đua nhau với đám đúc tiền lậu mua lúa tích trữ, trong khi nhà giàu không dám tung gạo ra. Tệ trạng ấy kéo dài từ Phú Xuân đến Ba Thắc trong cả những năm không mất mùa[38]. Lại thêm tham vọng của Mạc Thiên Tứ, vùng Hà Tiên phải lâm vào cảnh chiến tranh với Xiêm, ảnh hưởng đến tình trạng sản xuất của một vùng vốn được coi là “vựa lúa của quốc gia”[39].
Rốt cục trong triều Chúa phân rẽ, năm phe ba phía. Chất men lý tưởng trung trinh không có đối tượng để nối kết lòng người. Dân chúng không nhờ cậy được ở chính quyền, phải quay về những người nào hứa hẹn và thực hiện được một phần nào hứa hẹn đemlại ấmno cho họ.
Nhưng không phải sự rối loạn triều chính, sự oán ghét của dân chúng đủ đem lại sự sụp đổ cho họ Nguyễn. Quan lại nhũng nhiễu hầu như là một chứng
bệnh kinh niên của xã hội xưa, trước đó và mãi sau này nữa (cả dưới thời Tây Sơn). Ta đã thấy Nguyễn Hữu Cầu dõng mãnh, Nguyễn Danh Phương bền dai với dân chúng Bắc Hà phụ hoạ cũng không phá được họ Trịnh. Trái lại tình thế Nam Hà lúc này thuận tiện cho một cuộc nổi dậy thành công cho những người chống đối có mộng tưởng, có khả năng làmviệc lớn.
Những điều kiện đó, anh emTây Sơn đã có đủ, và nếu thiếu, đã biết tạo ra. Bởi vì đồng thời phản đối Trương Phúc Loan không phải chỉ có họ. Mùa hạ 1770, vùng Quảng Nam có loạn[40]. Nhưng cuộc loạn không có ngày mai. Chỉ còn anh emTây Sơn.
Họ là 3 người: Nguyễn Văn Nhạc, Nguyên Văn Lữ, Nguyễn Văn Huệ. Sử quan nhà Nguyễn không cho biết rõ hơn. Nhưng trong một bức thư, giáo sĩ Labartette thêm một ít chi tiết: Nhạc là anh lớn, người thứ hai là “Đức ông bảy”, người thứ ba là “Đức ông tám”[41]. Nhiều tài liệu cho ta biết “Đức ông tám” là Nguyễn Huệ[42]. Lúc mới khởi nghĩa, Huệ mới 18 tuổi đầu. Cách biệt thứ bực với người em nhỏ cho ta
thấy Nhạc là người chủ xướng cuộc chống đối. Anh em Tây Sơn là dòng dõi Hồ Quý Ly. nguyên quán ở đất Hưng Nguyên (Nghệ An). Ông bà họ bị quân Nguyễn bắt vào Nam nhân lúc Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật đem quân ra lấy 7 huyện phía nam sông Cả, thời Thịnh Đức nhà Lê (1653-1657, nhưng trận chiến kéo dài từ 1655-1661). Một nhân vật chính trong họ bị bắt có thể là Hồ Phi Phúc. Họ được đưa về làng Tây Sơn thuộc huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn[43] Đến đời cha Nhạc mà Liệt truyện gọi tên là Phúc, mới dời xuống ấp Kiên Thành sinh ra 3 anh em, lấy mẫu tính để gọi Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Huệ[44].
Cứ theo sử sách thì nguyên nhân khởi loạn của Nhạc rất tầm thường: ông làm biện lại ở đất Vân Đồn (?) gá bạc, tiêu lạm tiền thuế, bị Đốc trưng Đằng đòi hỏi gắt gao “mới trốn vào rừng tụ đảng ăn cướp”. Chi tiết đòi tiền thuế phù hợp với bằng chứng của Chapman cho biết một nguyên nhân bùng ra rối loạn: Trương Phúc Loan đã đánh thuế vào khoảng một
dollar espagnol cho tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, giàu nghèo gì hết[45]L.M Jumilla kể chuyện vào khoảng tháng 5-1773, một viên quan đi thâu thuế ở Quy Nhơn có mang lính hộ tống, bị quân Tây Sơn chặn lại đòi giấy tờ, tiền bạc, đâm cho một nhát ở vai trái phải cùng lính hầu bỏ chạy[46].
Nhạc thua bạc, quỵt thuế, túng cùng làmloạn hay đứng về phía dân chúng chống đối chế độ thuế má khắt khe rồi bị chính quyền vu cáo? Chúng ta đã có đủ tài liệu để trả lời dứt khoát. Việc viên quan thu thuế bị đâm tháng 5-1773 và việc Đốc trưng Đằng thúc thuế ở Nguyễn Nhạc rõ là một. Nhưng Tây Sơn đã khởi loạn từ năm 1771 và kéo nhau xuống đồng bằng cả lúc ban ngày từ tháng 4-1773 thì vụ gọi là quỵt thuế đâu phải là nguyên nhân của cuộc nổi dậy? Vả lại, địa vị của Nhạc không phải của một anh cờ bạc tầm thường: một người đứng đầu công cuộc làm ăn buôn bán của cả một vùng mới được chính quyền trung ương cho coi việc thu thuế rồi lại nhờ vào chức phận này mà tăng uy tín với dân địa
phương[47], thì chống đối với chính quyền - tất nhiên là sống ngoài vòng pháp luật - đâu có phải đợi đến cái thế cùng mới bạo gan làmviệc?
Quan sát vùng đất và cư dân, ta thấy rõ sự thực hơn. Làng Tây Sơn có thể coi như một tiền đồn di dân Việt ở về phía Tây, sâu vào trong xứ người Thượng. Là một tiền đồn di dân, thực vậy, vì tuy sử sách không nói rõ hơn, nhưng việc bắt người Hưng Nguyên đem lên vùng này có thể coi là họ Nguyễn đã áp dụng chính sách khai phá cổ truyền trên đất mới với tính cách cưỡng bách mà thôi. Có lẽ đợi đến 2 đời sau, thành người địa phương, thoát tính cách tù binh cưỡng bách kia, họ Hồ mới dời xuống Kiên Thành, sửa soạn cho con dựng nghiệp lớn.
Vị tri cư trú mới lại đắc thế cho công cuộc làm ăn của họ này. Kiên Thành cũng ở trên bờ sông Côn như các sông nhỏ miền Trung khác, nối liền đồng biển và núi rừng, đóng vai trò rất quan trọng về nhân văn, kinh tế. Những sông này tạo nên những vùng đất nhỏ hẹp nhưng rất phì nhiêu. Chúng là con đường giao thông trao đổi phẩm vật trên rừng, dưới
"""