" Vì Sao Bạn Ế? - Vạch Trần 27 Định Kiến Sai Lầm Gán Lên Phụ Nữ Độc Thân - Sara Eckel full prc pdf epub azw3 [Self Help] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vì Sao Bạn Ế? - Vạch Trần 27 Định Kiến Sai Lầm Gán Lên Phụ Nữ Độc Thân - Sara Eckel full prc pdf epub azw3 [Self Help] Ebooks Nhóm Zalo vi-sao-ban-e Mục lúc 1. Những lời khen ngợi dành cho "Vì sao bạn ế?" 2. Mở đầu: Có vấn đề gì với em vậy? 3. 1. Bạn có vấn đề 4. 2. Bạn thiếu tự tin 5. 3. Bạn quá tiêu cực 6. 4. Bạn quá phóng khoáng 7. 5. Bạn quá đáng sợ 8. 6. Bạn quá tuyệt vọng 9. 7. Bạn cần hạnh phúc khi sống một mình cái đã 10. 8. Bạn quá kén chọn 11. 9. Bạn quan tâm quá nhiều 12. 10. Bạn không biết cách “chơi” 13. 11. Bạn phải trưởng thành lên 14. 12. Bạn quá ích kỷ 15. 13. Bạn cần nói cho cả vũ trụ biết! 16. 14. Bạn cần kế hoạch hành động! 17. 15. Bạn quá tuyệt vời để ổn định gia đình 18. 16. Bạn quá buồn bã 19. 17. Bạn là hằng số 20. 18. Bạn phải tiếp tục cố gắng! 21. 19. Bạn bị mắc kẹt 22. 20. Bạn lẽ ra phải cưới anh chàng đó rồi 23. 21. Bạn không thực sự muốn một mối quan hệ tình cảm 24. 22. Bạn cần luyện tập 25. 23. Bạn quá già 26. 24. Bạn không biết gì về tình yêu 27. 25. Bạn thật kém cỏi 28. 26. Bạn phải tìm được lý do “tại sao” 29. 27. Bạn sẽ độc thân cả đời! 30. Kết luận: Bạn đang ở đây 31. Tài liệu tham khảo và những nguồn nên đọc 32. Các bài viết và nghiên cứu đã trích dẫn 33. Các tài liệu vỡ lòng về phật giáo 34. Lời cảm ơn NHỮNG LỜI KHEN NGỢI DÀNH CHO "VÌ SAO BẠN Ế?" “Vì sao bạn ế? có vẻ ngoài là một cuốn sách kỹ năng, nhưng thực chất, nó là một tuyên ngôn, một tuyên bố đột phá về những điều vốn chẳng có gì khác thường. Sara Eckel đã làm điều mà chưa một tác giả viết về cuộc sống độc thân nào đủ dũng khí thực hiện. Cô ấy đã chỉ ra quan hệ tình cảm thường chỉ là do may mắn và những lời khuyên phổ biến về tình yêu chẳng thể nào thay thế được chân lý đích thực về cuộc sống – điều mà cô đã thu thập được rất nhiều từ kinh nghiệm sống của mình.” — MEGHAN DAUM, tác giả cuốn My Misspent Youth (tạm dịch: Thanh xuân uổng phí của tôi) “Thật may! Cuối cùng cũng có người nói ra điều này: Sống độc thân không có nghĩa là bạn có vấn đề. Cảm ơn Sara Eckel vì đã lên tiếng đáp trả những kẻ dám chỉ trích người độc thân lớn tuổi đang cố gắng tìm kiếm tình yêu. Vì sao bạn ế? cho người đọc một quãng nghỉ thông minh và hợp lý giữa những lời khuyên nhủ không ngớt đặt người độc thân vào vị trí phải cải thiện bản thân vô thời hạn. Eckel khéo léo giải thích tại sao bạn không cần thực hiện bất cứ điều gì trong số đó, và cô ấy sẽ khiến bạn nhìn nhận chuyện hẹn hò với con mắt hoàn toàn khác. Cuốn sách của cô ấy thật tươi mới, dễ tiếp cận, hài hước và truyền cảm hứng, tôi chỉ bực bội chút xíu vì cô ấy đã không viết nó sớm hơn. Tôi muốn tặng cho cô ấy một cái ôm, và chắc hẳn bạn cũng vậy.” — RACHEL MACHACEK, tác giả cuốn The Science of Single (tạm dịch: Khoa học của sự độc thân) “Bằng cách lật tẩy những điều hoang đường và các lời khuyên có dụng ý tốt mà người ta ném vào những phụ nữ độc thân ngày nay, Vì sao bạn ế? giống như lời hướng dẫn dễ chịu từ người bạn thân dưới dạng một cuốn sách. Dũng cảm, hài hước và thông thái, cuốn sách nhắc nhở những phụ nữ độc thân rằng cách đối mặt tốt nhất với các phản hồi tiêu cực quá phổ biến trong chuyện hẹn hò là lòng trắc ẩn với bản thân.” — AVA CHIN, tác giả chuyên mục “Urban Forager” và cuốn sách Eating Wildly (tạm dịch: Ăn một cách điên cuồng) “Sara Eckel đã đưa ra lời đáp trả đầy khí thế với một thế giới vẫn luôn gắn giá trị người phụ nữ với tình trạng hôn nhân. Vì sao bạn ế? là một sự lật tẩy logic và thấu đáo những lời buộc tội sai trái đổ lên đầu những phụ nữ vẫn chưa (hoặc không bao giờ) tìm thấy người bạn đời của mình. Eckel hài hước, đầy lòng trắc ẩn, đã phản kháng lại một cách chính đáng với những lời dối trá mà phụ nữ phải nghe về những khiếm khuyết đẩy họ vào con đường độc thân như thế nào, đồng thời bác bỏ định kiến cho rằng cuộc sống độc thân là sai trái.” — REBECCA TRAISTER, tác giả cuốn Big Girls Don’t Cry (tạm dịch: Cô gái trưởng thành thì sẽ không khóc) “Sara Eckel đã đối chọi lại những niềm tin hoang đường phổ biến về chuyện hẹn hò và kết hôn, đồng thời vỗ về an ủi và đưa ra lời khuyên vô cùng hữu ích cho những ai phải chịu cảnh độc thân trong thời gian dài. Hơn hết, cuốn sách này đồng cảm với người đọc thông qua cách Sara chia sẻ về trái tim đầy đấu tranh và tổn thương của chính cô ấy.” — GABRIEL COHEN, tác giả cuốn Storms Can’t Hurt the Sky (tạm dịch: Phong ba bão táp không thể xé nát bầu trời) “Vừa là người hướng dẫn về Phật giáo vừa là nhà phê bình xã hội, Sara Eckel nói với phụ nữ độc thân những điều mà người kết hôn muộn ước mình đã nói với bản thân hồi còn trẻ. Cuốn sách là một nghiên cứu khoáng đạt về những phụ nữ nhận ra tiềm năng tuyệt vời nhất của Chủ nghĩa nữ quyền: Chấp nhận một cách thực tế những thách thức và ưu điểm của việc sống theo cách của mình.” — PAULA KAMEN, tác giả cuốn Her Way (tạm dịch: Cách của cô ấy), All in My Head (tạm dịch: Chỉ là do tôi tưởng tượng) và Finding Iris Chang (tạm dịch: Đi tìm Iris Chang) Mở đầuCÓ VẤN ĐỀ GÌ VỚI EM VẬY? Chúng tôi gặp nhau trong một quán bar ở Brooklyn – phiên bản hippy của một câu lạc bộ cũ kỹ phong cách Ý. Anh ta khá ưa nhìn, tóc hơi bạc và nặng nề hơn so với ảnh đại diện, nhưng dĩ nhiên là cả tôi cũng thế. Chúng tôi tán gẫu đủ thứ chuyện về khu phố, công viên dành cho chó mà cả hai đều ưa thích, nhà hàng châu Á sắp đóng cửa khiến chúng tôi tiếc nuối – và trao đổi những số liệu thống kê quan trọng – đã sống ở New York bao nhiêu năm, gia đình có mấy anh chị em. “Lần cuối em yêu một ai đó cách đây bao lâu rồi?” Anh ta hỏi rành rọt, y như chuyên gia vệ sinh răng miệng tra hỏi việc dùng chỉ nha khoa của tôi. “3 năm,” tôi nói dối. Sự thật là gần 6 năm rồi. Anh ta ngả người ra sau, nhìn tôi bình thản với vẻ tò mò như thể tôi là một quán ăn vắng khách hay một ngôi nhà rao bán mãi không ai mua. “Có vấn đề gì với em vậy?” Anh ta hỏi. “Em không biết,” tôi đáp. “Nhưng em hấp dẫn lắm mà?” Anh ta hỏi cứ như thể chính mình cũng không dám chắc nữa. Như thể tôi có thể giải đáp cho anh ta vậy. “Phải nói với anh thế nào đây,” tôi nói. “Chính em cũng không biết.” Dĩ nhiên tôi giận sôi lên. Tôi uống nốt ly cocktail gừng, nói rằng sáng mai mình còn phải dậy sớm. Thực ra câu hỏi của anh ta cũng chẳng tồi tệ hơn câu nói tôi vẫn tự vấn hàng ngày là bao. Đây hoàn toàn không phải là sự ghê tởm bản thân, mà đúng hơn là một cảm giác đột ngột dâng trào, sự trống rỗng mà thỉnh thoảng tôi vẫn cảm thấy trong lồng ngực – một chuyến tàu điện ngầm thật dài về nhà sau buổi hẹn hò chẳng có gì đặc biệt; một cuộc tán gẫu qua điện thoại tối Chủ nhật với cô bạn đã có gia đình, rồi cô ấy đột ngột nói rằng phải cúp máy vì chồng cô ấy vừa lấy món thịt nướng ra khỏi lò. Tại sao tôi không thể tìm được điều quan trọng nhất với bản thân mình? Tôi đã cố gắng rất nhiều – nghe theo những lời thúc giục liên hồi “hãy bước ra ngoài kia đi”, tự đào sâu trong tâm thức để xem liệu có chướng ngại cảm xúc nào đang ngăn cản tôi tìm thấy tình yêu của đời mình không. Tôi bỏ ra hàng tiếng đồng hồ đi dự tiệc sinh nhật bạn bè của đồng nghiệp và các buổi diễn đêm muộn do mấy ban nhạc của người quen hồi đại học trình diễn. Tôi đổ không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc vào yoga, gym và các hình thức chăm sóc bản thân khác. Vậy mà chẳng có gì biến chuyển. Tôi vẫn là một phụ nữ gần 40 tuổi độc thân. Sao thế nhỉ? Có vấn đề gì với tôi vậy? Khi nói chuyện với những người dù đã khá nhiều tuổi rồi mà vẫn độc thân – dù đó không phải là lựa chọn của họ – tôi được nghe câu hỏi tai hại này nhiều hơn hết thảy. Họ đều rất thông minh, trưởng thành, có nghề nghiệp – phóng viên, giáo sư đại học, nhà sáng lập doanh nghiệp – những người thường lái xe chở mẹ mình đi khám bác sĩ và chăm sóc các cháu cẩn thận. Họ có nhiều bạn thân, những thói quen rèn luyện cơ thể lành mạnh, và một chân trong hội đồng địa phương. Nhưng vẫn còn thiếu một thứ, và rất nhiều người độc thân không thể vờ coi như nó chẳng có ý nghĩa gì với mình. Dù họ rất muốn sống với lý tưởng độc thân tự chủ hoàn hảo – linh hồn khao khát tự do cháy bỏng không để quan hệ tình cảm kìm hãm – nó lại không phải là thực tại của họ. Họ không muốn lập gia đình ổn định, nhưng họ vẫn muốn có người yêu. Và thế là họ đặt ra câu hỏi Tại sao. Khi nghiêm túc tự vấn bản thân, họ tìm thấy rất nhiều lời giải thích, thông thường là trái ngược nhau: “Mình khó tính quá!” “Mình tỏ ra tuyệt vọng quá!” “Mình độc lập quá!” “Mình lúc nào cũng đòi hỏi được quan tâm!” “Mình đáng sợ quá!” “Mình bi quan quá!” “Mình phi thực tế quá!” “Mình thiếu tự tin quá!” Khi bạn vẫn chịu cảnh độc thân dù không mong muốn, danh sách những “chứng bệnh” như vậy cứ kéo dài vô tận. Ngay cả khi bạn phản bác lại: “Nói tôi độc lập quá nghĩa là sao? Không lẽ tôi phải bỏ việc và quay về sống cùng bố mẹ à?” – chỉ riêng số lượng quá lớn lý do cũng có thể khiến một người độc thân tự tin nhất phải hoài nghi về bản thân mình. Chắc hẳn một trong số đó là sự thật rồi. Chúng ta đang sống ở một đất nước rất coi trọng tính hiệu quả về đời sống riêng tư – nếu có chuyện gì đó không như ý trong đời, chắc chắn điểm bắt đầu và kết thúc của nó nằm ở chính bản thân bạn. Ngay cả những người bị chẩn đoán mắc các chứng bệnh nghiêm trọng vẫn được chỉ định phải duy trì thái độ tích cực, cứ như thể làm vậy sẽ giúp khối ung thư ấy biến mất! Rất nhiều hướng dẫn kiểu này bắt nguồn từ dụng ý tốt – đương nhiên, rõ ràng việc tự lèo lái đời mình tới một tương lai hạnh phúc là ý tưởng hay. Tất nhiên, chúng ta hiểu rằng nếu muốn giành được những phần thưởng của cuộc đời – công việc thú vị, ngôi nhà đẹp, quan hệ xã hội rộng – thì phải cố gắng hết mình. Nhưng điều huyễn hoặc về khả năng chúng ta kiểm soát được 100% cuộc đời lại khiến ta vô cùng khắt khe với bản thân, đặc biệt là những người độc thân nóng lòng muốn giải đáp câu hỏi Tại sao này, họ thường sẵn lòng chấp nhận giả thuyết cho rằng một khiếm khuyết tính cách tai hại nào đó đang ngăn trở họ tìm thấy tình yêu của đời mình. Với tôi, niềm an ủi đến từ nơi mà những phụ nữ độc thân thường tìm tới: Các cô bạn độc thân khác. Chúng tôi sẽ tụ tập vào các tối thứ Sáu và thứ Bảy, chia sẻ những câu chuyện tức cười hay bi thảm về việc hẹn hò thảm hại của mỗi người, tự trấn an nhau về vẻ đẹp, sự thông minh và lòng tốt bụng của các thành viên trong nhóm, tự hỏi tại sao đám đàn ông ngu ngốc không nhìn thấy những điểm đó ở bạn mình. Trong những buổi gặp mặt đó, chúng tôi cố tìm lời giải thích cho mọi chuyện. Tại sao chuyện tình cảm không đến với chúng tôi? Phải chăng những người đã lập gia đình thực sự quyến rũ hơn hay ổn định hơn về mặt cảm xúc? Đôi khi, ai đó sẽ tuyên bố những phụ nữ đã lấy chồng thực ra rất khổ sở, và chính họ mới phải ghen tỵ với chúng tôi. Nhưng lý thuyết này chẳng bao giờ đứng vững được lâu – chúng tôi biết quá rõ những người bạn đã lập gia đình của mình sẽ chẳng bao giờ hoán đổi vị trí với chúng tôi, dù họ có than phiền về các ông chồng nhiều đến mức nào đi chăng nữa. Dĩ nhiên, có rất nhiều cuốn sách và chương trình truyền hình khắc họa chi tiết cuộc sống của những phụ nữ đó, nhưng trong các câu chuyện này, những người đàn ông đáng yêu, khiêm tốn bao giờ cũng gặp nhân vật nữ chính ở công viên hay điểm chờ xe buýt rồi mời cô ta đi ăn tối. Ngay cả trong những trường hợp sóng gió hơn, người phụ nữ độc thân trong chương trình sitcom không bao giờ ở vậy quá lâu. Thay vào đó, cô ta nhảy hết từ anh chàng này tới anh chàng khác, toàn một kiểu đẹp trai nhưng lắm tật. Tôi cùng các bạn mình đều đã từng hẹn hò và có những mối quan hệ tình cảm ngắn ngủi, nhưng phần lớn thời gian là chúng tôi độc thân. Đương nhiên chúng tôi vẫn còn có nhau, nhưng không phải theo kiểu tâm đầu ý hợp hoàn hảo như trên tivi. Chúng tôi không sống cùng một tòa chung cư, không đột ngột tới nhà nhau làm bánh kẹp pho-mát và thịt nướng hay bày cho nhau những chiêu trò phỏng vấn xin việc. Chúng tôi không phải lúc nào cũng có thời gian cùng nhau ăn bữa sáng muộn trong chớp nhoáng hay tham gia chuyến đi tới Jamaica được lên kế hoạch vào phút chót. Ngược lại, chúng tôi đều có cuộc sống riêng độc lập đầy phức tạp, đi theo những con đường khác nhau, kiểu cuộc sống đôi khi buộc chúng tôi phải làm việc tới 16 tiếng/ngày, di chuyển sang các bang khác, chăm lo một mối quan hệ tình cảm đang chớm nở. Chúng tôi gặp nhau theo đúng cách mà những người bận rộn sống trong thành phố vẫn làm – lên lịch hẹn trước mấy ngày hoặc mấy tuần. Nghĩa là, chúng tôi thường xuyên ở một mình dù có thời gian rảnh. Vì tôi tin vào lời khuyên “chính thống” rằng tôi có thể “tự cải thiện bản thân” để “sẵn sàng cho tình yêu”, tôi cố tiếp cận những buổi tối im ắng và các kỳ nghỉ cuối tuần sao cho hiệu quả nhất. Tôi biết nếu cố tìm người có thể khiến mình hạnh phúc, tôi sẽ chỉ thất vọng tột cùng mà thôi. Không ai có thể yêu tôi nếu tôi không học cách yêu bản thân mình. Vậy thì: Bắt tay vào việc thôi! Trên nhiều phương diện, đúng là tôi có “cải thiện” thật. Tôi đã vượt qua nỗi sợ phát biểu trước đám đông, tự học nấu ăn, học cách “trồng cây chuối” trên hai tay. Tôi cũng mở rộng các mối quan hệ của mình – tổ chức những buổi tiệc tối, thuê chung nhà nghỉ mùa hè, tham gia hội nghệ sĩ. Quả thực tôi đã có quãng thời gian rất vui vẻ và gặp gỡ nhiều người bạn mới. Nhưng tôi vẫn chưa sánh đôi với ai, và trong bóng tối đêm thứ Bảy, tôi tiếp tục băn khoăn: “Có vấn đề gì với mình vậy?” Trong buổi hẹn hò đầu tiên với Mark, anh ấy đã hỏi tôi đúng câu hỏi đáng sợ: “Bao lâu rồi?” Tôi nhìn xuống bàn, tay cầm cốc bia. Câu trả lời là 8 năm – điều mà tôi không muốn chia sẻ. Thực tình có nói ra cũng chẳng sao. Tôi và Mark đã làm việc cùng nhau được 2 tháng. Anh ấy thường có mặt ở văn phòng tôi, gửi những bức e-mail tán tỉnh và – điều tôi luôn cảm thấy thật đáng yêu còn anh ấy thì sợ hết hồn – mỗi lần nói chuyện với nhau là mặt anh ấy lại đỏ bừng lên. Hẳn là anh ấy đã mê tôi như điếu đổ rồi. Nhưng tôi vẫn không muốn trả lời. “Lâu rồi,” tôi nói và đảo mắt, hy vọng với anh ấy thì 6 tháng đã “lâu” lắm rồi. Tôi thú nhận với anh ấy vài tuần sau đó, khi chúng tôi trốn việc đi uống cà phê và trao cho nhau những nụ hôn. “Có điều này em phải nói với anh,” tôi nói với vẻ nghiêm trọng, hệt như sắp sửa tiết lộ một căn bệnh chết người hay ông chồng bí mật ở New Jersey. Tôi hít sâu một hơi rồi nói mình đã không có bạn trai suốt gần 10 năm nay, dù tôi đã cố gắng cật lực. Mark nhún vai: “Ồ, anh thật may mắn. Tất cả những gã đàn ông khác đều là lũ ngốc.” Hóa ra là thế. Với Mark, tôi không phải là một vấn đề cần giải quyết, một câu đố cần tìm lời giải. Tôi là cô gái mà anh yêu, cũng như tôi yêu anh ấy vậy. Mark không tìm kiếm một hình mẫu phụ nữ chuẩn mực đáng để cưới – có trời biết cụm từ này nghĩa là gì. Chỉ đơn giản là anh ấy yêu tôi, thế thôi. Gần một năm sau, tôi và Mark chuyển tới sống cùng nhau. Bốn năm sau, chúng tôi kết hôn. Bạn bè tôi tới dự buổi hôn lễ trong một công viên nhỏ ở Brooklyn – có người còn đưa cả chồng tới. Tôi có những người bạn hiện vẫn đang tìm kiếm tình yêu của mình, những người bạn đã lập gia đình, và những người bạn giờ đã ly dị. Tôi nhận thấy sự khác biệt chủ yếu là do ngẫu nhiên chứ không phải ở tính cách. Bởi lẽ sau chừng ấy năm tự dằn vặt bản thân, những người bạn lập gia đình muộn và cả chính tôi đều đã tìm được người đàn ông sẵn sàng yêu thương mình, dù chúng tôi vẫn gàn dở, bốc đồng, dù sự nghiệp vẫn chưa đâu vào đâu, dù thỉnh thoảng lại lớn tiếng hoặc uống rượu say, hay chửi thề khi nghe bản tin trên tivi. Tóc chúng tôi đã ngả muối tiêu, ăn vận lỗi mốt, thái độ thì tồi tệ. Vậy mà họ vẫn yêu thương chúng tôi. Có vấn đề gì với tôi vậy? Có vấn đề gì với bất kỳ ai trong số chúng ta? Thành thực mà nói, câu trả lời có lẽ là “rất nhiều”. Nhưng mấu chốt vấn đề không nằm ở đó. Ĩ Ì À BẠN NGHĨ MÌNH LÀ AI? Vào những năm 1960, khi học giả Phật giáo Tây Tạng Chögyam Trungpa lần đầu tới phương Tây để nghiên cứu Tâm lý học tại Đại học Oxford, ông đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra khái niệm “tội lỗi nguyên bản” không chỉ là một niềm tin tôn giáo mà còn là nền móng của những suy nghĩ thế tục. “Trong số các bệnh nhân, lý thuyết gia, chuyên gia trị liệu, dường như tất cả đều lo lắng với ý nghĩ về một tội lỗi nguyên bản nào đó, điều này dẫn tới những đau khổ sau này – một thứ hình phạt cho tội lỗi đó,” ông viết trong cuốn The Sanity We Are Born With (tạm dịch: Sự minh mẫn bẩm sinh). “Việc con người cảm nhận cảm giác tội lỗi hay bị tổn thương diễn ra khá phổ biến. Dù người đó có thực sự tin vào khái niệm tội lỗi nguyên bản hay tin vào Chúa trời không, dường như họ cảm thấy mình đã làm điều gì sai trái trong quá khứ và giờ đang chịu sự trừng phạt.” Ông cũng giải thích rằng Phật giáo Tây Tạng có quan điểm khác hẳn: Mọi sự trên đời về cơ bản đều tốt. Một hình ảnh so sánh dễ hiểu là bức tượng bằng vàng bị chôn trong bùn. Thay vì lo lắng về những khiếm khuyết thâm căn cố đế cần phải loại trừ, chúng ta chỉ cần gột rửa tất cả những gì ô uế đã tự phủ lên mình trước đó – tôi quá thế này, tôi chưa đủ thế nọ. Khi đã lột bỏ những lớp phủ ngoài đen tối đó, chúng ta còn lại một sinh thể đơn giản không cần cải thiện gì thêm. Ý tưởng cốt lõi đó khác hẳn với nền văn hóa chúng ta đang sống, nơi những giọng nói thay nhau động viên và chê trách không ngừng thúc giục chúng ta phải cải thiện bản thân. Tôi không nói điều đó lúc nào cũng sai trái, nhưng theo tôi, đây cũng là một ý niệm nên suy nghĩ, nhất là với những người mắc phải cái bẫy “Có vấn đề gì với mình vậy?” Với mục đích đó, tôi đã viết cuốn sách này xoay quanh các thông điệp mà những người độc thân, đặc biệt là phụ nữ, phải nghe mãi rằng họ là ai và họ phải làm gì. Chúng tới từ các cuốn sách kỹ năng, bài phê bình xã hội, các câu chuyện nổi bật, những chương trình ghép đôi, dịch vụ hẹn hò qua mạng, bạn bè và gia đình – những người luôn mong muốn điều tốt nhất cho chúng ta nhưng thường không biết phải làm gì. Tôi không có ý đả kích các chuyên gia hẹn hò – những người mà nói thật, có thể là những mục tiêu di chuyển chậm chạp; cũng không nhằm kích động sự ác cảm trong bạn với những người quan tâm bạn. Tôi muốn gỡ bỏ hết những lời góp ý khiến người ta phát điên với hy vọng giúp bạn khám phá ra bản năng của mình. Trước khi bắt đầu, có vài điều cần chú ý: Tôi không phải là chuyên gia – tôi không có bằng Tiến sĩ hay sở hữu chương trình truyền hình thực tế. Tôi chỉ là một cây viết tự do đã từng thuật lại những câu chuyện về cân bằng cảm xúc trong nhiều năm, đồng thời là học viên mới nhập môn Phật giáo Tây Tạng. Tôi không dám mạo muội nói về tất cả những người đang độc thân. Đương nhiên là rất nhiều người trong số họ cảm thấy hạnh phúc với tình trạng này, hoặc đang tìm kiếm người yêu mà không bận tâm với câu hỏi “Có vấn đề gì với mình vậy?” Đối tượng tôi hướng tới khi viết cuốn sách này rất cụ thể – những phụ nữ trung lưu có xu hướng tình dục bình thường, da trắng, không con cái. Quan điểm của tôi không đại diện cho tất cả mọi người – không phải mọi điều trong cuốn sách này đều đúng với đàn ông, các ông bố bà mẹ đơn thân, người đồng tính, và người lớn lên trong những gia đình không giống chương trình hài kịch của thập niên 1950 như tôi. Dù vậy, tôi tin rất nhiều người độc thân lâu năm đều có chung một trải nghiệm – một trải nghiệm vượt qua mọi ranh giới về giới tính, chủng tộc hay xu hướng tình dục – và tôi hy vọng cuốn sách sẽ hữu ích với bất kỳ ai đang vật lộn với những vấn đề này. Những người mà tôi đã phỏng vấn khi viết cuốn sách này, dù được trích dẫn câu nói trực tiếp hay mô tả trải nghiệm chung chung, phần lớn đều là những phụ nữ như tôi, sống độc thân trong một khoảng thời gian dài khi đã trưởng thành – một số người đã lập gia đình, những người khác vẫn chưa. Tôi sử dụng cụm từ “lập gia đình” một cách tương đối – ý chỉ những mối quan hệ nghiêm túc giữa hai người, bất kể họ có quyền hưởng phúc lợi xã hội hay bảo hiểm của nhau hay không. Sau cùng, tôi tập trung vào phụ nữ vì họ chính là những người luôn phải nghe nhiều lời khuyên bảo nhất về việc họ phải là người như thế nào, và hãy cùng thành thật với nhau, chúng ta cũng thường tin vào chúng. Tuy vậy, khi câu chuyện đặc biệt của tôi được đăng trên tờ New York Times trong chuyên mục “Tình yêu hiện đại”, tôi nhận ra trải nghiệm của mình lan rộng hơn tôi tưởng rất nhiều. “Tôi là một nam giới 25 tuổi, đang sống ở Sao Paulo, Brazil. Tối qua, khi đi ngủ, tôi nghĩ đến chính xác những điều mà chị đã nhắc tới trong bài viết: ‘Có vấn đề gì với mình vậy?’” “Tôi là một nhà báo Ấn Độ, hiện đang sống và làm việc ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Một người bạn ở Mỹ đã gửi bài báo này cho tôi cách đây vài tuần khi tôi đang trong tâm trạng vô cùng bi đát. Tôi đã đọc đi đọc lại nó không biết bao nhiêu lần và chia sẻ cho những cô bạn dù đã lấy chồng hay chưa, tất cả đều cảm thấy y hệt như tôi sao mà đúng với mình thế!” “[Bài báo của chị] ngay lập tức gây ấn tượng mạnh với tôi và những người bạn độc thân của tôi, có rất nhiều người chia sẻ bài viết này sau khi đọc nó trên mạng xã hội ở Trung Quốc.” Gần nơi tôi ở hơn, một nhà đầu tư ngân hàng 33 tuổi viết thư kể rằng cô ấy đã đánh dấu bài viết trên trình duyệt Internet và đọc lại mỗi tuần một lần. Một sinh viên Y khoa 24 tuổi đang học ở Harvard chia sẻ rằng bài viết đã đem lại sự tĩnh tâm cho cô giữa những lời mời dự đám cưới bay đến tới tấp. Một phụ nữ 71 tuổi kể về hôn lễ đầu tiên của mình vào mùa hè năm ngoái. “Ơn trời tôi đã sống đủ lâu!” bà hóm hỉnh nói. Những phụ nữ độc thân nói với tôi rằng họ đã in bài viết đó ra và kẹp trong ví để đọc mỗi khi mất dũng khí. Nhiều nam giới độc thân chia sẻ họ cũng phải vật lộn với vấn đề tương tự mà không có được sự cảm thông từ bạn bè đồng giới (thực ra nhiều phụ nữ độc thân cũng nói vậy). Những phụ nữ đã lập gia đình, giống như tôi, đã tìm thấy người bạn đời sau bao năm cô đơn lẻ bóng cũng có chung trải nghiệm. Sau nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ tự dằn vặt bản thân, cuối cùng họ cũng gặp được người đàn ông thích mái tóc ngắn, lối nói đùa cay độc hay phần thịt thừa 10kg của họ. “Tất cả những điều tôi tưởng đàn ông không ưa (Này, tôi nuôi tận hai con mèo đấy!) thì anh ấy lại rất thích. Tất cả những điều kỳ quặc mà tôi tưởng cần phải xin lỗi, anh ấy đều hiểu được,” một phụ nữ 42 tuổi vừa kết hôn năm ngoái viết thư cho tôi. Điều kinh ngạc nhất ở những lá thư là chúng giống hệt nhau. Dù các độc giả ở độ tuổi và điều kiện sống rất khác nhau, nhưng những gì họ nói lại gần như giống hệt nhau – Cô cũng giống như tôi. Câu chuyện của cô cũng là của tôi. Với một cây viết, không gì mãn nguyện hơn khi khám phá ra mình đã kết nối trực tiếp với nhiều đối tượng đa dạng đến thế. Nhưng tôi nghĩ lý do chính khiến câu chuyện của tôi gây được tiếng vang không phải vì tôi kể ra điều gì đó mọi người chưa biết, mà vì tôi kể những điều họ đã biết. Tôi tin mình đã nhắc nhở họ về giá trị bên trong của họ, vốn bị vùi lấp trong vũng bùn của những lời khuyên và bàn tán. Tôi tin mình đã tái kết nối những người này với chân lý cốt lõi trong chính họ: Tôi không nghĩ mình cần thay đổi. Tôi hoàn toàn xứng đáng được yêu thương khi tôi là chính mình. Cuốn sách này không hướng dẫn bạn cách tìm bạn đời – bởi chính tôi cũng không biết. Nó cũng không phải là kế hoạch hành động làm mới tâm hồn để bạn “sẵn sàng” cho tình yêu; khi bạn cầm cuốn sách này lên, tôi tin bên trong bạn đã có đủ điều đó rồi. Đây cũng không phải cuốn bách khoa thư do một bà biết-tuốt-đã-lập-gia-đình viết – bởi nghiêm túc mà nói, tôi chỉ đơn giản gặp được một người đàn ông, chỉ vậy thôi. Thay vào đó, tôi muốn loại bỏ những rào cản xã hội đã kìm chân chúng ta, khiến chúng ta tự thấy xa lạ với bản năng của chính mình. Dĩ nhiên đây không phải là vấn đề của riêng ai – nó là vấn đề của tất cả mọi người. Nhưng khi bạn độc thân, đúng là cần phải lội qua hàng đống rác. Chỉ khi nào dừng lại việc phân tích tính cách mình, ngừng lật đi lật lại những mối quan hệ trước đó, thì khi ấy bạn mới giải phóng được tâm trí. Khi không để những lời nói bên ngoài khiến mình sợ hãi – “Trói chặt anh chàng đó đi!” “Cậu làm sao trẻ lại được nữa!” “Cậu nghĩ mình là ai?” – bước đầu bạn sẽ hiểu được ai và điều gì hợp với mình. 1BẠN CÓ VẤN ĐỀ Hồi 31 tuổi, tôi bỏ việc và chia tay bạn trai chỉ trong cùng một tháng. Sự trùng hợp về mặt thời gian này chỉ là ngẫu nhiên – nghỉ việc kéo theo một giai đoạn chuyển giao chậm rãi, có hệ thống sang nghề viết lách tự do, trong khi cuộc chia tay là hệ quả tất yếu của một quyết định nóng vội do những phút giây rung động nhất thời thoáng qua. Chỉ trong vỏn vẹn vài tuần, tôi đã phá nát cuộc đời mình. Tất cả những gì còn lại là một người phụ nữ điên rồ trong căn phòng chưa đầy 30m2 với một cái bàn nhỏ cùng chiếc ghế sofa nằm ọp ẹp, trái tim chất chứa sự chờ đợi vô vọng. Tôi thường thức giấc hằng đêm vào cái giờ chỉ dành cho phù thủy – 3, 4 giờ sáng – ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn trân trân qua ô cửa sổ duy nhất, tự dằn vặt bản thân đã làm cái quái gì thế này. Nhưng tôi không hối hận. Phải, tôi đã phá tan cuộc đời mình thành từng mảnh vụn, nhưng tôi sẽ làm lại! Từ nền móng bê tông lạnh lẽo này, từng viên gạch một, tôi sẽ xây dựng lại cuộc đời tôi muốn, trở thành mẫu người tôi mơ ước – một phụ nữ mà khi yêu ai cũng sẽ được yêu lại. Vậy là bắt đầu quá trình tái thiết Sara phiên bản 2.0, nhiệm vụ ăn khớp với sự nghiệp mới của tôi – viết các bài về quan hệ tình cảm và phát triển bản thân cho các tờ báo. Suốt vài năm sau đó, tôi phỏng vấn rất nhiều giáo sư Tâm lý học và nhà trị liệu, không ngần ngại thêm mắm muối vào cuộc thảo luận bằng vài mẩu chuyện từ cuộc đời của chính mình – những mối tình vô vọng, những cuộc hẹn hò thảm hại, những gã đàn ông hóm hỉnh và thông minh từ chối tôi một cách thẳng thừng. Tôi cũng gặp nhiều tác giả mảng sách kỹ năng, mỗi người đều có một cách giải quyết vấn đề riêng. Có người Phụ Nữ Cứng Rắn Đã Kết Hôn, tuyên bố chìa khóa để tìm ra bạn đời là thôi than vãn đi, cứng rắn lên và vì Chúa, tô chút son môi vào. Lại có người chủ trương tìm kiếm bạn đời bằng ma thuật, khuyên viết nhật ký, đi dạo giữa thiên nhiên, thắp nến quanh bồn tắm hay làm đủ thứ trò kỳ quặc khác. Ngoài ra, còn có Anh Chàng – một tác giả nam khá đáng yêu – chuyên đưa ra lời khuyên cho các cô gái phải làm thế nào để hẹn hò với mình, thông thường điều này bao gồm để tóc dài và không phê phán quá nhiều. Thế là tôi nuôi tóc dài, ngâm mình trong bồn tắm đầy bọt. Nhưng chủ yếu tôi bắt đầu soi xét bản thân mình. Có phải nguyên nhân thất bại của tôi là do chứng sợ ràng buộc (được ngụy trang khéo léo thành mong muốn ràng buộc người khác quá nhiều) theo như lý giải của một chuyên gia có kiểu đầu không khác gì chiếc mũ bảo hiểm? Có phải tôi cảm thấy bản thân mình đúng là đồ bỏ đi, đã thế lại còn bộc lộ sự thiếu tự tin ấy trước mọi gã đàn ông mà tôi gặp? (Đây cũng là một lời nhắc khéo nữa). Có phải vì “không yêu bản thân mình” mà tôi không thể yêu bất kỳ ai khác? Tác giả của lý thuyết sợ ràng buộc này là một người nhỏ thó với giọng nói the thé, có chữ “Tiến sĩ” đứng trước tên, được biết đến với một lô lốc câu cách ngôn rất vần điệu đều đã đăng ký bản quyền. Bằng giọng hơi trách móc, cô ta giải thích: Nếu cho rằng một người đàn ông thôi gọi điện cho mình vì sợ ràng buộc, hãy tự hỏi bản thân xem liệu có phải chính tôi mới là người sợ ràng buộc hay không. Tôi nhớ lúc ấy mình đang ngồi ở bàn làm việc, điện thoại kẹp dưới cằm, tự nhủ: Cô ta thật sến súa và đáng ghét, nhưng những gì cô ta nói cũng hợp lý đấy chứ! Vì khi nhìn lại tất cả những anh chàng tôi từng hẹn hò, họ đều rơi vào hai nhóm khác hẳn nhau – những người tôi chủ động chia tay và những người chia tay tôi. Với những người đàn ông mà tôi chủ động chia tay, có lẽ nếu tôi không quá sợ hãi bị ràng buộc thì giờ họ vẫn gặp tôi đều đều. Tôi chống lại nỗi sợ này bằng cách tỏ ra ưa thích những anh chàng chia tay tôi trước (hoặc ngay từ đầu đã chẳng hứng thú gì với tôi) hay có thể gọi là những người không thích ràng buộc tình cảm. Hẳn là tôi yêu những người như thế vì chính tôi cũng sợ bị ràng buộc. Thế là tôi lướt qua lướt lại những vòng tròn logic hoàn hảo đó; bỏ quên hết những lĩnh vực khác mà mình chẳng hề sợ bị ràng buộc – thuê nhà, công việc, kế hoạch ăn tối (điểm này chẳng thể đem lại cho tôi giải thưởng nhân văn nào, nhưng ở New York thì đây cũng là đức tính đáng nể đấy) – và gạt bỏ sự thật rành rành là những người đàn ông ngừng (hay chưa từng) tỏ ra quan tâm tôi rồi cũng sẽ gắn bó với người phụ nữ khác. Tôi như trút được gánh nặng vì đã tìm ra một cách giải thích: Có gì đó để “giải quyết”, để làm. Tôi có thể đối mặt với vấn đề sợ ràng buộc tình cảm của mình chỉ bằng việc cố tỏ ra đáng tin cậy: Nuôi một chú chó. Nhưng ngay cả khi tôi đã hài lòng với cách giải thích này, dĩ nhiên vẫn còn nhiều cách khác để khám phá. Có thể tôi lúc nào cũng đòi hỏi sự quan tâm hay do tôi quá độc lập? Quá tuyệt vọng, hay ngược lại, lúc nào cũng kén cá chọn canh? Quá giống bố, hay chưa đủ giống? Tôi chăm chú nghiền ngẫm các số liệu, lập hẳn một danh sách vô cùng chi tiết những nhược điểm và thiếu sót của mình. Kết quả là, tôi có được bức chân dung tự họa một con người luôn luôn ý thức về bản thân, lúc nào cũng mất ngủ vì lo lắng, thích uống rượu hơi quá mức, có khả năng biến hình thành quái vật Harpy1 với mái tóc đầy rắn độc mỗi khi tranh cãi về vấn đề chăm sóc sức khỏe hay kiểm soát súng đạn. 1 Quái vật Harpy: Quái vật mặt người mình chim trong Thần thoại Hy Lạp và La Mã. Trong ngữ cảnh thông thường, hình ảnh này được dùng để chỉ người phụ nữ đanh đá, khó chịu. Nhiều vấn đề cần giải quyết lắm đấy! Và đúng là tôi đã bắt tay vào giải quyết thật: Để cải thiện sự tự tin, tôi đi học diễn xuất. Để mở mang tâm hồn, tôi dạy viết chữ cho bọn trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Tôi cũng mua một căn hộ, nhận nuôi chú chó cứu nạn đáng yêu Taffy (thấy ràng buộc chưa!), sau đó trở thành thành viên tích cực ở trung tâm yoga. Tôi rà soát trong danh sách tất cả những thứ có thể đang là “vấn đề” với mình và đề ra phương pháp thật hiệu quả để cải thiện. Mỗi khi đi tiệc tùng hoặc gặp những người đàn ông thông qua hẹn hò trên mạng, bao giờ tôi cũng giữ dáng đi thật thẳng cùng nụ cười tự tin trên môi. Thấy tôi tuyệt vời chưa? Thấy tôi hạnh phúc thế nào chưa? Thấy tôi là một phụ nữ độc thân tự chủ hoàn hảo – mà vẫn thể hiện sự ấm áp và yếu đuối cần thiết để người khác tiếp cận chưa? Hồi đó, tôi đã có quãng thời gian rất vui vẻ, gặp gỡ thêm nhiều người bạn mới, đi du lịch nước ngoài – những đặc quyền của phụ nữ độc thân sung sướng. Nhưng mối quan hệ tình cảm của tôi, nếu có, chỉ toàn là những cuộc hẹn ngẫu nhiên, những màn hôn hít kỳ cục và những mối quan hệ vỏn vẹn 2 tháng chẳng ai hiểu nổi đấy là thứ của nợ gì. Trong khi đó, những người quanh tôi cứ vô tư yêu như thể đó chẳng phải chuyện gì to tát. Họ chuyển tới sống cùng nhau, kết hôn, có con – mà chẳng mấy ai đến lớp học yoga cả! Tôi không hiểu. Tôi đã đọc biết bao nhiêu là sách vở. Tôi là người đối mặt với những vấn đề của mình cơ mà. Sự bực bội trong tôi lên đến cực điểm trong chuyến thăm một người bạn ở Oregon. Cô ấy sống trong căn nhà gỗ bên hồ kiểu thập niên 1920 cùng người bạn trai nhạc công đáng yêu và thân thiện. Tôi ghen tỵ kinh khủng. Nhưng còn hơn thế, tôi thấy bối rối – tại sao mình chẳng bao giờ có được những điều đó? Tôi dành cả tuần để trút xả bực dọc, luôn miệng phàn nàn cuộc đời mới bất công làm sao, gào thét rằng có vấn đề gì với mình thế không biết. Dĩ nhiên, cô bạn tôi dần dà cũng thấy khó chịu. “Cậu sẽ không thể tìm được ai đâu, cho tới khi tự hài lòng với chính bản thân mình,” cô ấy nói. Tới đây, tôi không tài nào kiềm chế được nữa – cô ta tưởng bấy lâu nay tôi làm gì? Và hơn nữa, cô ta lấy đâu ra ý nghĩ rằng hài lòng với bản thân là tiền đề cho một mối quan hệ tình cảm? Tôi quen vô vàn cặp vợ chồng sống với nhau hạnh phúc nhưng trong lòng vẫn còn bao điều ngổn ngang. Nếu ai cũng phải “tự hài lòng với bản thân” trước khi tìm người yêu, chắc loài người đã tuyệt chủng từ lâu lắm rồi! Về sau, tôi phát hiện ra những điểm này cũng được nghiên cứu hẳn hoi. John Gottman – nhà tâm lý học thuộc Đại học Washington, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực hôn nhân nổi tiếng với khả năng dự đoán các cặp vợ chồng mới cưới sau này có ly dị hay không với độ chính xác tới 91% – đã khám phá ra những vấn đề thường nhật không cản trở hạnh phúc hôn nhân. “Có thể bạn mặc định những người có vấn đề về cảm xúc thì không phù hợp với cuộc sống hôn nhân,” ông cùng đồng tác giả Nan Silver đã viết trong cuốn sách The Seven Principles for Making Marriage Work (tạm dịch: 7 nguyên tắc gìn giữ hạnh phúc hôn nhân). “Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có một sợi dây liên kết mỏng manh giữa những lo lắng thường nhật và tình yêu mà thôi. Lý do là: Tất cả chúng ta đều có những điều dễ khiến mình phát điên – những vấn đề mà ta không hoàn toàn xử sự theo lý trí. Chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc không phải là tìm được người ‘bình thường’ mà là người tâm đầu ý hợp với mình.” Hóa ra chúng ta có thể có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc ngay cả khi không bao giờ giải quyết nổi những vấn đề với mẹ mình hay cân nặng của bản thân – điều bỗng trở nên vô cùng dễ hiểu khi bạn nghĩ tới 3 người bất kỳ mình quen biết đã lập gia đình. Hiển nhiên, có những người bị rối loạn cảm xúc – từ những nỗi sợ hãi lặt vặt thầm kín tới vấn đề tính cách nghiêm trọng – ngăn trở quan hệ tình cảm. Vấn đề là những kết luận này đã được gán cho tất cả những người độc thân đang tìm kiếm một nửa của cuộc đời. Trừ khi bạn tuyên bố tình trạng độc thân của mình là hoàn toàn tự nguyện (điều sẽ làm dấy lên những mối nghi ngờ khác), câu hỏi “Có vấn đề gì với bạn vậy?” lúc nào cũng như đang treo lơ lửng trên đầu bạn. Nếu “vấn đề” duy nhất chỉ là bạn đang tưởng mình có vấn đề và chính nó ngăn trở đời sống tình cảm của bạn thì sao? Nếu bạn ngừng coi mình là kẻ sợ phải gần gũi hay luôn bị hấp dẫn bởi những người đàn ông không phù hợp với mình nữa thì sao? Nếu thay vào đó, bạn nhìn nhận mình dù có nhược điểm nhưng vẫn đáng được yêu thương thì sao? Nếu hiện giờ bạn vẫn cô đơn chẳng qua vì chưa gặp được ý trung nhân của mình thì sao? 2BẠN THIẾU TỰ TIN Sau 9 năm độc thân, cô bạn Marcella của tôi đã hoàn toàn chắc chắn rằng có thiếu sót gì đó nghiêm trọng với mình. Cô ấy dành không biết bao nhiêu thời gian phân tích chúng với bác sĩ tâm lý. Là một nghệ sĩ và nhà khởi nghiệp, Marcella dễ dàng thừa nhận rằng niềm say mê công việc cùng sự thờ ơ với mọi thứ liên quan tới thời trang và làm đẹp chính là một phần vấn đề. Cô ấy phấn khởi thực hiện ngay lời khuyên của bác sĩ tâm lý: Thuê chuyên gia trang điểm và người mua sắm cho riêng mình. Ngoài ra, cô ấy còn làm theo lời khuyên của một người bạn rằng lúc nào cũng phải cười lên. “Tôi đã tự nhủ: ‘Được thôi, mình sẽ đi chơi và mỉm cười suốt ngày.’ Cuối cùng, tôi duy trì được đúng 4 phút,” Marcella nói. Và dĩ nhiên, cô ấy cũng cố gắng cải thiện sự tự tin của mình. “Nhưng tôi khó mà thoải mái với bản thân được khi anh chàng mình thích nói chuyện chẳng gọi lại nữa. Đang cảm thấy thực sự rung động thì bỗng nhiên lại… chẳng còn gì. Tôi cố thấu hiểu vấn đề và sau cùng kết luận tất cả chỉ do bản thân mình mà thôi, tất cả là vì nhược điểm của mình,” cô nói. Marcella tiết lộ với tôi rằng trên khuôn mặt cô có những mạch máu nhỏ li ti bị vỡ – dù đã quen nhau hàng năm trời nhưng tôi chưa bao giờ để ý thấy chúng. “Có lúc tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ kết hôn được chỉ vì những mạch máu nhỏ xíu ấy. Ở vào hoàn cảnh này, người ta sẵn sàng soi xét mọi thứ từng tí một,” cô nói. Với một người quan sát bình thường, Marcella giống hệt như miêu tả trong sách giáo khoa về một phụ nữ độc thân cuồng loạn, cười nhiều đến mức điên rồ, luôn lo lắng vì những mạch máu hay niềm say mê công việc của mình, nghiên cứu về Klee và Kandinsky2 trong khi lẽ ra phải học cách thắt khăn quàng hay kẻ mắt. Và cô cũng cảm thấy đúng như vậy. Tuy nhiên, ở tuổi 38, Marcella cuối cùng cũng gặp được một người đàn ông dễ mến trong một chuyến du ngoạn bằng xe đạp, hai người đã kết hôn và sinh được một bé gái vài năm sau đó. 2 Paul Klee (1879-1940) và Wassily Kandinsky (1866-1944): Hai họa sĩ được coi là cha đẻ của trường phái biểu hiện. Đây rõ ràng là một ca khó phải không nào? Phải chăng những cảm xúc tiêu cực về bản thân đã khiến Marcella khó lòng yêu ai được? Chẳng phải thế đâu. Marcella đã thổ lộ rằng cả cô ấy và chồng mình đều không tự tin về bản thân, nhưng người này coi người kia là cả thế giới đối với mình. Bạn không thể yêu người khác khi chưa yêu thương bản thân mình. Chúng ta vẫn hay nói câu này với những người độc thân, thường là sau một biến cố đau đớn nào đó – anh chàng mà bạn đã có tới 5 buổi hẹn hò tuyệt vời bỗng dưng không gọi điện nữa, hay bạn vẫn cô đơn lẻ bóng vào đêm giao thừa hệt như năm ngoái. Bạn cảm thấy đau khổ, cô đơn, giống như một kẻ kỳ quặc bị gạt ra bên lề của thế giới đầy những cặp đôi hạnh phúc bên nhau. Vậy là bạn cầm một cuốn tạp chí lên, mở tivi xem một buổi đối thoại dành cho phụ nữ hay gọi điện cho bạn bè. Vì thế, bạn được nghe mãi lời chẩn đoán lặp đi lặp lại: Thiếu tự tin. Đặc biệt là với người độc thân, đây là căn nguyên của tất cả mọi tội lỗi, từ khó tính quá mức tới tỏ ra tuyệt vọng lộ liễu. Chúng ta được khuyên rằng hãy tự yêu bản thân, tin tưởng vào bản thân, tự hài lòng với bản thân. Vấn đề duy nhất là: Thế quái nào mà tự tin được khi trong lòng cảm thấy vô cùng tồi tệ? Câu trả lời vô cùng đa dạng, từ cách làm khiến người ta muốn rùng mình là đứng trước gương nói lời sáo rỗng ca tụng bản thân, tới những cách có lẽ cũng là ý tưởng hay ho như tham gia tình nguyện ở các quầy thực phẩm từ thiện. Ngoại trừ mục đích chính của bạn không phải là giúp đỡ người nghèo. Bạn làm vậy để nghĩ tốt đẹp hơn về bản thân mình – hơi giống với đi làm tình nguyện để gây ấn tượng với phòng tiếp nhận sinh viên trường Luật. Chỉ khác là lần này, người gác cổng trường Luật chính là bạn, trong khi lời chào mời – rằng bạn là người có tâm hồn hướng thiện và hào phóng thế nào – sẽ được đưa ra trước một nhà phê bình khắt khe bậc nhất. Nhưng kìa, làm gì mà chẳng được, miễn là đạt được mục đích, phải không? Chúng ta càng yêu bản thân, người khác càng yêu quý chúng ta mà? Thực ra thì không phải vậy. Nghiên cứu đã chỉ ra những người tự tin cũng không được ưa thích hơn những người kém tự tin – họ chỉ tự cho rằng mình được người khác ngưỡng mộ hơn thôi (theo Giáo sư Tâm lý học Kristin Neff thuộc Đại học Texas, Austin). Một nghiên cứu được thực hiện với các sinh viên đại học có độ tự tin cao đã chỉ ra: Những kẻ gièm pha vốn biết quá rõ sự thật – chính là bạn cùng phòng của họ, không hề ấn tượng với những người tràn đầy tình yêu bản thân – đối tượng của nghiên cứu, như các sinh viên này tự nghĩ về mình. Nhưng vấn đề lớn hơn với lòng tự tin là sự phụ thuộc vào thành công của người đó. Vậy nên, nó không phát huy tác dụng vào những lúc bạn cần nó nhất – ví dụ như khi anh chàng bạn gặp trong một cuộc hẹn hò tuyệt vời (hay ít ra là bạn nghĩ thế) rũ bỏ bạn không thương tiếc. Trong cuốn sách Self-Compassion (tạm dịch: Lòng trắc ẩn với bản thân), Neff giải thích rằng khi phải nghe những nhận xét không tốt, người tự tin cũng cảm thấy mình thật tồi tệ không kém gì người tự ti. Khi những người tự tin phạm sai lầm – như quên lời thoại vở kịch hay để thua trận bóng mềm – nhiều khả năng họ cũng suy nghĩ hệt như những người tự ti: “Mình là kẻ thất bại!” hay “Ước gì mình được chết ngay lúc này!” Bà viết: “Những người tự tin thường thất bại ở thời điểm quan trọng nhất.” Nhưng tin tốt là: Có những người có thể vượt qua sóng gió cuộc đời mà không cảm thấy giá trị bản thân bị hạ thấp. Khi gặp thất bại, tủi hổ hoặc phải nghe những nhận xét tiêu cực, họ không ôm mặt lẩm bẩm: “Đồ ngu, đồ ngu, đồ ngu!” Thay vào đó, họ tự nhủ: “Ai cũng có lúc phạm sai lầm” hay “Xét một cách tổng thể thì chuyện này cũng chẳng có gì.” Đó là những người có lòng trắc ẩn với bản thân, một khái niệm mới bắt đầu được nghiên cứu rộng rãi bởi Neff và nhiều nhà nghiên cứu khác. Những người có lòng trắc ẩn với bản thân không cố thuyết phục mình hoặc người khác về sự vĩ đại của họ; họ chỉ đơn giản tập trung đối xử tử tế với bản thân. “Hai điều này hoàn toàn khác nhau,” Neff nói. Khi độc thân, dĩ nhiên phản xạ đầu tiên của bạn là cố thể hiện mặt đẹp đẽ, tự tin của con người mình. Người ta thường nói điều này luôn hấp dẫn người khác giới. Nó cũng có thể giúp bạn duy trì lòng tự trọng giữa một thế giới vốn rất khắc nghiệt với người độc thân. Vấn đề là, trong khi cố gắng ngăn người khác tỏ ra thương hại mình, chúng ta lại vô cùng khắt khe với chính bản thân. Bạn buồn bã vì mình là người độc thân duy nhất trong bữa tiệc tối, nhưng thay vì thừa nhận thử thách về mặt cảm xúc lúc đó, bạn tự dằn vặt mình vì không vượt qua được nó. Trợ lý của bạn thông báo cô ấy vừa đính hôn, và chính bạn cũng phải ghê tởm sự dối trá trong giọng nói của mình: “Chúc mừng em!” Bạn dành 20 phút tự hỏi tại sao anh ấy chưa gọi điện, sau đó nhiếc móc mình sao suy nghĩ và cư xử giống mấy bộ phim tình cảm sến sẩm thế. Hầu hết chúng ta đều khắt khe với bản thân hơn với bạn bè – hay thậm chí cả kẻ thù – và đó chính là lý do Neff khuyên chúng ta hãy trò chuyện với bản thân hệt như với một người bạn tốt: “Thật tiếc hôm nay cậu xui xẻo quá. Nhưng những cảm xúc cậu có lúc này là hoàn toàn bình thường. Vậy sao cậu không bao dung với bản thân một chút nhỉ? Ai trong chúng ta chẳng có lúc yếu đuối hay lo lắng. Không phải chỉ mình cậu thấy thế đâu!” Kiểu nói chuyện với bản thân này có thể đem lại sự thay đổi to lớn, bạn không chỉ đối xử tử tế hơn với bản thân mình mà cả với người khác nữa. Ví dụ, hãy cùng xem xét trường hợp kinh điển dễ làm tổn thương cái tôi của bạn: Anh chàng hứa sẽ gọi điện cho bạn cuối cùng lại chẳng thấy tăm hơi đâu. Vài ngày sau, bạn gửi cho anh ta một tin nhắn ngắn nhận xét vui vẻ về một chuyện đùa giữa hai người. Anh ta chỉ hồi âm gọn lỏn: “LOL!3” và thế là hết. 3 LOL – Laugh Out Loud: Cười lớn. Vậy là bạn hiểu ngay. Anh ta chẳng thích bạn đâu. Bạn hiểu rằng mình không còn lựa chọn nào khác ngoài vứt bỏ, nhưng cảm giác thật đau đớn, vô cùng đau đớn. Lúc này, có nhiều cách đối thoại với bản thân. Bạn có thể tự tra tấn mình bằng câu hỏi Tại sao. Bạn không đủ xinh đẹp sao? Bạn không đủ thông minh ư? Có phải anh ta mất hứng vì bạn đã chia sẻ về sở thích xem phim truyền hình sến súa hay thú nhận mối quan hệ với em gái không được tốt? Cứ đặt ra những câu hỏi Tại sao như vậy khiến bạn cảm thấy mình đang làm một việc hữu ích – bạn đang học hỏi từ sai lầm của mình! – nhưng đó chỉ là một cách dằn vặt bản thân mà thôi! (Đặc biệt theo kinh nghiệm của tôi, câu hỏi dạng này nhanh chóng biến thành những khẳng định như: “Tôi không đủ xinh đẹp. Tôi không đủ thông minh…”) Bạn cũng có thể chửi bới gã đàn ông kia thậm tệ – chiến lược hay được người tự tin ưa dùng. Sao lại có loại đàn ông khốn nạn không muốn ở cùng một cô gái tuyệt vời như bạn chứ? Rõ ràng là hắn sợ những người phụ nữ mạnh mẽ. Có lẽ hắn không thể chấp nhận được chuyện bạn sở hữu một căn nhà hay quen biết vị bếp trưởng. Hoặc cũng có thể hắn là một gã lăng nhăng đáng khinh bỉ chuyên lợi dụng tình cảm phụ nữ. Dù là ai đi nữa, tên này đúng là có vấn đề nghiêm trọng. Sau cùng là cách tiếp cận bằng lòng trắc ẩn với bản thân. Thay vì đổ lỗi cho ai đó, hãy dừng lại một thoáng thừa nhận cảm giác thất vọng đau đớn của mình lúc này. Đừng cố thuyết phục mình hết buồn – vì đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên khi bị từ chối. Thay vào đó, hãy dẫn đường chỉ lối cho người bạn tốt bên trong mình: “Chà, mình cũng thấy khổ tâm vì cậu phải trải qua chuyện này. Mình biết hẳn là nó rất khó khăn và rối rắm. Giá mà mình giúp được gì để khiến cậu vui lên nhỉ, nhưng cảm giác này rồi sẽ trôi qua thôi. Tất cả chúng ta ai cũng có lúc bị từ chối. Bất chấp những chuyện đã xảy ra với anh chàng này, cậu xứng đáng có được một mối quan hệ tốt đẹp.” Khi có lòng trắc ẩn với bản thân, bạn không phải nâng mình lên hay hạ thấp ai xuống. Bạn không phải lãng phí năng lượng vào những câu hô hào động viên bản thân vì bạn hiểu mình vẫn ổn, bất kể gã này hay gã kia nghĩ gì. Lòng trắc ẩn với bản thân không chỉ làm dịu đi những vấp ngã trong cuộc đời, nó còn giúp bạn đứng dậy dễ dàng hơn. Neff giải thích: Dù chúng ta cho rằng tỏ ra khắt khe với bản thân sẽ thúc đẩy mình hành động, nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Thử nghĩ xem: Bạn có thể dành bao nhiêu ngày, bao nhiêu tuần sau khi bị bỏ rơi để nghiền ngẫm những lý do anh ta không coi bạn là người yêu – anh ta cho rằng thị hiếu âm nhạc của bạn tẻ nhạt, hay cảm thấy xấu hổ khi bạn không ném nổi cái đĩa Frisbee. Hoặc bạn có thể đối xử tử tế với bản thân – mua thẻ tập yoga, ăn trưa ngoài công viên, xem hai bộ phim liên tiếp của Bette Davis4. Con đường nào sẽ khiến bạn muốn hẹn hò trở lại hơn? 4 Ruth Elizabeth “Bette” David: Nữ diễn viên điện ảnh, truyền hình và sân khấu ngưỡi Mỹ từng 2 lần đoạt giải Oscar. 3BẠN QUÁ TIÊU CỰC Bạn lo lắng về vấn đề nóng lên toàn cầu? Kinh ngạc trước tình trạng tiền bạc làm lũng đoạn cả nền dân chủ? Để ý người quản lý quán ăn đang bắt nạt nhân viên? Nếu đang trong buổi hẹn hò, tốt nhất hãy giữ kín những gì mình quan sát được. Các chuyên gia có thể bất đồng ý kiến về chuyện nên tỏ ra quyết đoán, mềm yếu hay cởi mở với người khác giới, nhưng với chủ đề về thái độ lạc quan thì gần như tất cả đều nhất trí: Hãy cười lên! Ai có thể chống lại quan điểm đó cơ chứ? Chúng ta đều quen vài người luôn miệng than vãn, không ngừng phàn nàn, những người gần như bị chứng trầm cảm làm tê liệt. Vì vậy, rõ ràng mấy chuyện như ông bố nghiện ma túy hay ca phẫu thuật đầu gối của bạn thường là những chủ đề bắt chuyện rất tệ. Nhưng phần lớn mọi người đều có đủ sự khéo léo trong giao tiếp để không chia sẻ quá đà về kiểm toán thuế hay mụn cơm ở bàn chân. Tiếc thay, câu khẩu hiệu luôn được nhắc đi nhắc lại “Hãy tích cực lên” cũng ám ảnh những người không ưa công việc của mình hoặc có vấn đề trong quan hệ gia đình – chiếm số lượng khá lớn trong xã hội – buộc họ phải che đi sự thật phũ phàng này bằng những lời tâng bốc vô vị rằng mình có một ông sếp cực kỳ cứng rắn nhưng vẫn công bằng. Mặc dù luôn có những quan điểm sống mà tôi xem là… thực tế, tôi luôn cố gắng tuân theo những quy tắc thông thường, giữ cho không khí buổi hẹn hò lúc nào cũng nhẹ nhõm và vui vẻ. Có lúc không khí cuộc hẹn được duy trì đúng như vậy và chúng tôi có một buổi tối dễ chịu, cùng nhau tán gẫu về công việc mà cả hai đều ưa thích hay những chuyến nghỉ mát mình đang mong chờ. Nhưng những buổi hẹn như vậy hầu hết đều bị lãng quên. Cuộc hẹn hò thực sự tuyệt vời là những lần chúng ta vứt bỏ tấm mặt nạ tích cực thật nhanh, những lần chúng ta tâm sự về chuyện ly hôn, gia đình bố mẹ kế, băng tan ở hai cực Trái đất, những lần chúng ta quên đi việc tự kiểm duyệt điều mình nói, quên đi việc tự quảng bá bản thân mà sống thật với đúng bản chất của mình – hai con người cô đơn cố gắng thấu hiểu mọi thứ. (Một đặc điểm của việc hẹn hò qua mạng mà tôi rất thích là nó khiến tất cả mọi người đều trở về với bản chất thật của mình – khi gặp nhau qua mạng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy, bạn không thể giả bộ cuộc sống của mình hiện giờ đang rất tốt đẹp được.) Hiển nhiên tôi không phải là đối tượng hẹn hò trong mơ của tất cả mọi người. Chắc chắn một số người muốn khi được hỏi về công việc chán ngắt của mình, bạn sẽ trả lời đúng theo lời khuyên của các “nhà tâm lý học” hành nghề tràn lan trên thị trường: “Chà chà, tôi không chắc công việc của mình có gì thú vị, nhưng mọi người ở đó đều rất tuyệt!” Có người ghét phải nghe những chuyện không vui. Ngược lại, một số người khác lại ghét nghe những lời sáo rỗng. Họ muốn được nghe câu: “Anh biết đấy, tôi đã làm nghề này 15 năm rồi và tôi hoàn toàn không thích chiều hướng phát triển sắp tới của nó, thực sự tôi rất bối rối không biết phải làm gì đây.” Một người bị coi là kẻ “chuyên than vãn” hay được đánh giá là thật thà tới mức khiến người khác thấy khoan khoái chỉ đơn giản tùy thuộc vào ý thích riêng của mỗi cá nhân mà thôi. Tuy thế, ngay cả khi những chuyên gia hẹn hò đã nói quá nhiều, duy trì thái độ tích cực chẳng phải là điều nên làm hay sao? Không hẳn. Trong cuốn The Antidote: Happiness for People Who Can’t Stand Positive Thinking (tạm dịch: Thuốc giải độc: Hạnh phúc cho những người không thể chịu nổi lối suy nghĩ tích cực), nhà báo Oliver Burkeman đã giải thích việc dồn nén những suy nghĩ tiêu cực thực ra lại khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn, hiện tượng này gọi là “lý thuyết ngược đời”. Hầu hết chúng ta đều từng làm thí nghiệm về con voi màu hồng: không nghĩ tới con voi màu hồng, để rồi sau đó nhận ra càng cố ngăn tâm trí nghĩ tới một điều gì đó thì chỉ khiến nó càng sâu đậm thêm mà thôi – cố gắng không nghĩ tới con voi màu hồng khiến tâm trí bạn điên cuồng để tâm tới nó. Đây chính là lý do tại sao lời khuyên “Hãy suy nghĩ tích cực lên” chẳng có tác dụng gì. “Một người khi đã quyết tâm ‘suy nghĩ’ tích cực phải liên tục rà soát các ý nghĩ tiêu cực trong tâm trí mình – không có cách nào khác để tâm trí chúng ta đo lường tính hiệu quả của việc này – nhưng chính sự rà soát này khiến chúng ta chú ý tới những suy nghĩ tiêu cực,” Burkeman viết. Trong một thí nghiệm, những người được khuyên nhủ rằng đừng buồn sau một việc không may hóa ra lại khổ tâm hơn những người không được khuyên nhủ gì cả. Một nghiên cứu khác khám phá ra những người mắc hội chứng lo lắng khi nghe các cuộn băng thư giãn có nhịp tim nhanh hơn những người nghe audiobook về các chủ đề không mang tính thư giãn. Khi người thân qua đời, những ai dồn nén sự đau khổ của mình sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn những người tự cho phép mình cảm nhận nỗi đau đớn mất mát. Hóa ra những lời tích cực tâng bốc bản thân không chỉ đáng xấu hổ – một nghiên cứu đã chỉ ra người thiếu tự tin thực ra còn cảm thấy tồi tệ hơn sau khi nhắc lại câu: “Tôi là người đáng yêu.” “Theo quan điểm này, việc hô hào suy nghĩ tích cực bắt đầu không còn giống bày tỏ niềm vui nữa mà thành cố gắng gò ép xóa bỏ bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào… Một người suy nghĩ tích cực không bao giờ thư giãn được, bởi lẽ khi ấy ý thức về nỗi buồn và thất bại sẽ lại dâng lên,” Burkeman viết trên tờ New York Times. Lời khuyên “Hãy tích cực lên” khiến bạn e sợ bóng tối. Bạn bật tất cả đèn lên, lúc nào cũng thận trọng. Thay vì cố xóa bỏ sự tiêu cực, Burkeman lấy cảm hứng từ Phật giáo: Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta nhìn nhận rõ ràng những sự việc không may hay những cảm xúc không mấy dễ chịu theo đúng bản chất của chúng – chúng là một phần của cuộc sống, chẳng có gì khiến ta phải phát cuồng lên cả. Ông đã tóm tắt triết lý này bằng câu nói của Alan Watts, nhà triết học phản văn hóa từ những năm 1960: “Khi cố nổi trên mặt nước, bạn sẽ chìm xuống. Nhưng khi cố chìm xuống thì bạn lại nổi lên.” Đây là lời khuyên hay nhất tôi từng được nghe về chuyện hẹn hò. Thay vì dồn nén món cocktail đủ thứ cảm xúc – nào là lo lắng, mâu thuẫn, ham muốn – hòa lẫn vào nhau khi bước vào quán ăn, tại sao ta không thừa nhận chúng rồi cứ thế tiến lên? Hẹn hò là hành động thể hiện sự yếu mềm rõ ràng. Bạn rời khỏi ngôi nhà thoải mái và bạn bè để đặt mình dưới con mắt dò xét của những người xa lạ. Bạn lách mình vào bàn trong quán ăn, đặt máy tính xách tay và túi tập gym xuống rồi nói: “Xin chào, tôi là Sara. Hãy thử xem chúng ta có thể chuyển tới sống cùng nhau không nhé?” Không gì có thể lạc quan hơn thế được nữa! 4BẠN QUÁ PHÓNG KHOÁNG Năm 1970, một sinh viên đại học Úc đã viết dòng chữ Phụ nữ cần đàn ông như cá cần xe đạp lên tường hai phòng vệ sinh – một ở quán bar, một ở trường đại học. Cô nhại lại một câu nói trong sách triết học – “Con người cần Chúa như cá cần xe đạp” – chỉ để cho vui. “Tôi lấy cảm hứng từ việc tham gia phong trào nữ quyền hồi đó cùng với bản tính có phần thích tỏ ra biết tuốt của mình,” Irina Dunn viết. Cô gái ngày ấy sau này trở thành thành viên trong Quốc hội Úc. Từ đó trở đi, khoảnh khắc nổi loạn táo tợn ấy của Dunn đã được rất nhiều người dẫn ra để giải thích cho việc những phụ nữ thông minh, tự lập lại lận đận trong chuyện tình cảm. Giống như dự án Free to Be... You and Me5 và vụ đốt áo ngực (thực chất chưa từng diễn ra6), hình ảnh chú cá đi xe đạp trở thành biểu tượng văn hóa hữu ích giải thích cho việc phong trào nữ quyền đã làm rối loạn cuộc sống tình cảm của phụ nữ như thế nào. 5 Free to Be... You and Me: Một dự án giải trí cho trẻ em, do nữ diễn viên kiêm tác giả Marlo Thomas sáng lập và điều hành. Dự án này đề cao bình đẳng giới. 6 Để phản đối cuộc thi Hoa hậu Mỹ năm 1968, người ta đã bỏ áo ngực, thắt lưng, giày cao gót và mỹ phẩm vào sọt rác nhưng sau cùng không có ngọn lửa nào được đốt lên cả. Đa số mọi người đều nhất trí với việc phụ nữ thời nay có thể vào đại học, sở hữu tài sản hay chạy đua vào Quốc hội là tốt. Chúng ta có thể tự mình phiêu lưu, theo đuổi những ngành nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ, rèn luyện cái tôi, chiến đấu vì tình yêu đích thực. Chỉ có một vấn đề nhỏ: Chúng ta đã làm giảm cơ hội kết hôn một cách nghiêm trọng. Trong các thập kỷ trước, nhiệm vụ nói với những phụ nữ đầy tham vọng rằng họ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy tình yêu được đặt vào tay các nhà báo và biên tập viên nam – những kẻ trắng trợn tỏ vẻ khinh thường thế hệ những cô gái-quái vật đời mới (được gọi với cái tên “người phụ nữ của công việc”). Sau này, giới truyền thông để cho số liệu tự nói lên tất cả, do đó, chúng ta được xem những bài phân tích ví von cơ hội kết hôn của mình ngang với khả năng bị khủng bố giết (sau này ngẫm lại, đó quả là sự ví von đáng sợ đến rợn người). Bây giờ, nhiệm vụ thông báo tin xấu lại thuộc về phụ nữ – thường cũng là những phụ nữ độc thân, tự dùng câu chuyện cuộc đời mình để cảnh báo cho toàn thể nữ giới. Dù được trình bày như thế nào, câu chuyện “người phụ nữ có sự nghiệp nhưng chẳng có tương lai” này cũng xưa như truyện cổ tích trong phim của Disney vậy, cùng một chủ đề nhưng được thay đổi về hình thức rồi truyền lại cho các thế hệ. Dĩ nhiên, những người sắc sảo sẽ nhận ra ngay số liệu về khủng bố là sai sự thật. Susan Faludi đã cho chúng ta biết vậy trong cuốn Backlash (tạm dịch: Phản ứng). 20 năm sau, tờ Newsweek phải xin lỗi công khai vì đã viết những phụ nữ có bằng đại học gần như không còn cơ hội kết hôn sau tuổi 40, giải thích nghiên cứu họ từng trích dẫn không chính xác vì nó sử dụng những số liệu quá khứ để dự đoán tương lai mà không tính đến thay đổi trong quy luật hôn nhân vài thập kỷ gần đây – ai mà biết được phụ nữ ở năm 2006 sẽ xử sự khác hẳn với năm 1966? Các biên tập viên của tờ báo nói: “Những thay đổi không thể lường trước này khiến việc dự đoán các vấn đề nhân khẩu học trở nên vô cùng khó khăn, không khác gì dự báo thời tiết giữa cơn cuồng phong cả.” Những luận điệu giải thích cho việc một số phụ nữ khó lấy chồng vẫn còn một điểm chung nữa với cơn cuồng phong: Bao giờ cũng sẽ có cơn tiếp theo. Bất kể những tiến bộ về kinh tế và giáo dục giúp ích cho phụ nữ như thế nào, bao giờ cũng có ai đó nghĩ ra công thức để giải thích tại sao những phụ nữ thông minh, tự lập muốn kết hôn lại không thể đạt được ước muốn. Vấn đề chung với tất cả những điều này là: Chúng đều không đúng sự thật. Thực chất, phụ nữ sở hữu bằng đại học có khả năng kết hôn cao hơn người có học vấn thấp – và ít khả năng ly dị hơn. Bằng cấp và lương bổng cao không làm giảm cơ hội kết hôn của phụ nữ. Nhà xã hội học Christine Whelan đã chỉ ra những phụ nữ ở độ tuổi 30-44 kiếm được trên 100.000 đô-la/năm có khả năng kết hôn cao hơn những người có thu nhập thấp hơn cùng lứa tuổi. Phụ nữ thường được khuyên rằng chiến lược tốt nhất để sống sung sướng cả đời là nhắm sẵn một chàng trai khi còn đi học để cưới ngay sau khi tốt nghiệp. Những chân lý giả hiệu kiểu này đi ngược hoàn toàn với các số liệu về kết hôn và ly hôn. Thực tế là, cô dâu càng lớn tuổi, hôn nhân càng bền chắc. Nhà kinh tế học Dana Rotz tại Viện Nghiên cứu Chính sách Mathematica đã chỉ ra: Cứ mỗi năm trì hoãn lập gia đình, phụ nữ lại giảm được nguy cơ ly hôn. Phụ nữ lấy chồng lần đầu khi gần 30 tuổi (27-29 tuổi) có khả năng ly hôn thấp hơn 15% so với những người lấy chồng lúc 25 tuổi. Nếu người đó chờ tới đầu 3 (30-34 tuổi), nguy cơ ly hôn lại giảm thêm 15% nữa. Bà nói: “Cuộc sống hôn nhân của những phụ nữ lấy chồng khi đã gần 40 (35-39 tuổi) bền chặt hơn, khả năng ly hôn thấp hơn tới 46% so với những phụ nữ lập gia đình ở độ tuổi 23-36. Đến khi bạn tới đầu 4, trì hoãn lập gia đình sẽ làm giảm nguy cơ ly hôn.” Rotz cũng chỉ ra xu hướng này hoàn toàn có thể tiếp tục diễn ra với những phụ nữ kết hôn sau tuổi 40, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có đủ số lượng đối tượng cần thiết để tiến hành nghiên cứu. “Mặc dù ngày nay, kết hôn sau tuổi 40 không phải là chuyện hiếm, nhưng chúng tôi cần tìm những người đã kết hôn cách đây một khoảng thời gian đủ lâu để biết liệu họ có ly hôn hay không. Vì việc kết hôn muộn đang ngày càng trở nên phổ biến, chúng tôi không có số liệu để tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra,” Rotz nói. Tôi sẽ nhắc lại tin tốt lành này, bởi nó không hẳn là điều mà các quý cô chúng ta vẫn được nghe suốt bao năm nay: Nếu dành thời gian học tập, xây dựng sự nghiệp và cuộc sống của mình như một người trưởng thành độc lập, các nghiên cứu gần đây cho thấy bạn không chỉ dễ kết hôn hơn, mà còn duy trì được cuộc sống gia đình vững bền. Và bạn còn kiếm được nhiều tiền hơn nữa! Vậy tại sao đám “chuyên gia” truyền thông và những người hoạch định chính sách luôn tin rằng trí tuệ sắc sảo và tinh thần độc lập sẽ phá hỏng cơ hội tìm kiếm tình yêu của phụ nữ? “Vì đó đã từng là sự thật,” nhà sử học nghiên cứu gia đình Stephanie Coontz nói. Trong một khoảng thời gian rất dài, học thức đúng là tỷ lệ nghịch với cơ hội kết hôn của nữ giới. “Lời khuyên hãy tỏ ra ngây ngô để kiếm đàn ông đúng là đã có lúc chuẩn xác. Nhưng giờ thì không. Trước đây, phụ nữ bị hấp dẫn bởi những người đàn ông lớn tuổi quyền lực kiếm được nhiều tiền hơn họ. Nhưng giờ thì khác rồi,” Coontz viết trong cuốn Marriage, a History (tạm dịch: Lịch sử hôn nhân). “Thế nhưng, nhiều người vẫn tự lên kế hoạch cuộc đời mình và các nhà hoạch định chính sách vẫn đưa ra những chính sách xã hội dựa trên thành kiến lỗi thời đó.” Chính chúng ta cũng vô thức ủng hộ thành kiến đó. Chúng ta đã quá quen với việc coi thành công trong công việc và đời sống riêng tư như hai điều đối nghịch nhau, để rồi “tập trung vào sự nghiệp” trở thành câu trả lời thường trực của những người độc thân khi được hỏi về chuyện tình cảm. Bạn biết chuyện này thế nào rồi đấy. Ví dụ, bạn đang có mặt ở lễ cưới hay một bữa tiệc trưa tại chỗ làm, rồi người bên cạnh hỏi bạn đã lập gia đình chưa, và bạn đáp rằng chưa. Bỗng nhiên hai người cảm thấy có… một khoảng trống. Thế là bạn phải lấp đầy nó: “Công việc khiến tôi lúc nào cũng bận bịu. Thậm chí tôi còn không có thời gian nghĩ tới chuyện hẹn hò nữa” hay câu nào đó đại loại thế. Bạn nói vậy bởi đúng là như thế – công việc của bạn quả thực là rất bận rộn. Nhưng quan trọng hơn, đây không phải lúc để nhắc tới những yếu tố phức tạp dẫn tới tình cảnh bạn vẫn chưa lập gia đình ở tuổi 36. Giờ là lúc để nói tới giá euro hay chiến lược quảng bá mới của đối thủ cạnh tranh. Bạn không chỉ lái câu chuyện khỏi cuộc sống riêng của mình vì nó quá tối tăm ảm đạm – bạn làm thế để tỏ ra trưởng thành. Rủi thay, thủ thuật giao tiếp khéo léo này đã bị hiểu lầm nghiêm trọng. Rõ ràng chúng ta đã để lại ấn tượng với nhiều người rằng mình cũng lên kế hoạch cho cuộc sống riêng tư một cách chính xác hệt như với công việc – rằng chúng ta “trì hoãn” hôn nhân, như thể yêu đương là điều bạn có thể lên kế hoạch trước vậy. Như thể chúng ta nhìn thẳng vào đôi mắt long lanh của người đàn ông đang cầu hôn mình và nói: “Anh thật tuyệt, em yêu anh đến phát điên. Nhưng giờ em còn phải tập trung vào công việc. Về mặt thời gian thì đúng là phiền phức thật, nhưng đành chịu thôi.” Quả thực, người ta có nói những câu như thế khi chia tay. “Tôi không có thời gian dành cho quan hệ tình cảm lúc này” là câu nói xưa như Trái đất của cả đàn ông và phụ nữ. Đôi khi, bản thân chúng ta cũng tin vào điều đó – rằng vì lý do nào đó, ngồi lại muộn hoàn thành nốt bản báo cáo marketing này hấp dẫn hơn là đi ăn tối với Todd. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn đang quan tâm quá mức tới công việc – nhiều khả năng là bạn chỉ không yêu Todd nhiều đến mức hy sinh nó mà thôi. Bạn không chia tay người mình yêu chỉ vì “công việc thật điên rồ”. Khi yêu, bạn cố “đánh cắp” bất kỳ khoảng thời gian quý giá nào mình có. Bạn lái xe chở người ấy tới sân bay để có thêm thời gian bên nhau trên đường đi. Bạn hôn người ấy ở góc phố trước khi chạy về văn phòng. Bạn đi xe của công ty tới thẳng nhà người ấy lúc 11 giờ tối rồi lại vội vàng lên xe từ đúng chỗ đó lúc 5 giờ sáng. Bạn bè và gia đình bị bỏ quên. Cây cối trong nhà chết khô. Hóa đơn không ai thanh toán. Bát đĩa không ai rửa. Nhưng bạn tìm được thời gian dành cho người ấy. Vấn đề PR muôn thuở của phong trào nữ quyền, ngược đời thay, lại bắt nguồn từ chính thành công của nó. Thông điệp cốt lõi rằng phụ nữ có quyền và cơ hội bình đẳng như đàn ông đã hấp thụ vào văn hóa quá nhanh đến nỗi từ đó tới giờ chúng ta mặc định nó đã luôn là như thế. Người ta quên mất là đến tận thập niên 1970, vẫn có những phụ nữ không thể làm thẻ tín dụng hay mua ô tô nếu không được chồng cho phép. Thời những năm 1970, khi tôi còn là một đứa trẻ, ý niệm phụ nữ có thể có cái tôi không bị định đoạt bởi người đàn ông của đời mình vẫn còn rất mới mẻ và gây tranh cãi. Vậy nên, liệu câu nói về con cá và chiếc xe đạp có đúng là hình ảnh phóng đại kỳ quặc? Tôi phải thừa nhận là thế. Nhưng ở thời đó, nó lại có tác dụng tốt, trở thành điểm tựa cho phụ nữ trong một xã hội luôn luôn nói rằng họ chẳng là gì nếu không có đàn ông. Phong trào nữ quyền không hứa hẹn về một cuộc sống dễ dàng hơn cho nữ giới – một cuộc sống không còn những quyết định khó khăn và đánh đổi to lớn. Nó không bao giờ nhắc tới việc một viên luật sư không có ngày nghỉ cuối tuần nào suốt 4 tháng trời sẽ chẳng buồn ngắm nhìn cô vợ hipster đan túi đựng điện thoại di động trong khi các con chơi ngoài công viên. Nó chỉ đơn giản nói rằng cô ấy phải được tự do đưa ra những quyết định của mình – và thậm chí phạm sai lầm – vì cô ấy đủ thông minh để tự định đoạt cuộc đời mình. Vì vậy, sự tự do trong cuộc sống của bạn không làm giảm khả năng kết hợp bạn với người khác mà chỉ làm tăng khả năng đó lên thôi. 5BẠN QUÁ ĐÁNG SỢ Khi Suzanne mới chân ướt chân ráo bước vào nghề quan hệ công chúng, vị quản lý cảnh báo sự tự tin của cô có thể trở nên rất đáng sợ đối với người khác. Suzanne tôn trọng lời nhận xét này – mối quan hệ giữa cô và sếp khá tốt – nhưng cô không biết làm thế nào để cải thiện nó. “Chẳng lẽ tôi phải tỏ ra thiếu tự tin sao? Tôi không biết phải làm gì, nhưng lời khuyên ấy vẫn đeo đẳng tôi suốt 20 năm nay,” cô nói. Nhiều năm sau, với “tư cách” là một phụ nữ độc-thân-không-tự nguyện dù đã hơn 30 tuổi, cô lại tiếp tục phải nghe những nhận xét kiểu như thế. Những người bạn nam giới nói sự tự tin và thành công trong công việc của cô khiến nhiều đàn ông e sợ. Thêm một lần nữa, điều này làm Suzanne bối rối. Cô không phải là Giám đốc Điều hành của một công ty đa quốc gia hay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao – cô chỉ là nhà tư vấn marketing, sở hữu một căn hộ và vài chiếc xe, có đủ tự tin đi du lịch hay ăn tối ngoài hiệu một mình. “Mấy anh bạn của tôi nói những thứ đó khiến đàn ông phát sợ, vì khi đó làm gì còn chỗ cho họ nữa? Họ cảm thấy bị hạ thấp. Họ nói tôi cần phải tỏ ra yếu đuối một chút. Tôi không biết tỏ ra như vậy nghĩa là thế nào. Làm sao để cho mọi người thấy họ vẫn có chỗ đứng trong cuộc đời tôi mà không cần tỏ ra yếu đuối hay đòi hỏi sự quan tâm?” Suzanne hỏi. Vậy nên khi bạn trai cũ của Suzanne thốt lên rằng cô không giống với những người mà anh ta từng hẹn hò – điểm hấp dẫn ở những người đó là họ để anh ta lên kế hoạch tất cả các buổi hẹn – cô quyết định thực hiện một thử nghiệm. Trong buổi dã ngoại đi chơi bowling cùng một nhóm bạn, cô cố biến mình trở thành kiểu phụ nữ này. “Tôi quyết định sẽ hỏi han thật nhiều để được nghe những lời khuyên từ anh ấy và giữ mình không hành động quá mạnh mẽ. Tôi không cố tỏ ra yếu đuối mà chỉ hỏi anh ấy mình nên ăn gì – một chiếc hotdog hay hamburger? Ngoài ra, tôi liên tục cố tình ném bóng xuống rãnh. Anh ấy phản ứng rất tích cực với tất cả những điều đó.” Những người khác trong nhóm cũng để ý thấy điều này. “Một phụ nữ đi cùng chúng tôi nói: ‘Tôi nghĩ Keith hợp với cô đấy, vì hình như cô yếu đuối hơn hẳn khi ở bên anh ta.’ Tôi nhớ rõ lúc ấy mình đã nghĩ: Vậy mình phải tỏ ra như thế này mãi ư? Mình không tin là mình chịu đựng được.” Câu nói “Bạn khiến đàn ông phát sợ” chính là nhận xét phổ biến nhất trong các sách hướng dẫn hẹn hò. Và vì những phụ nữ thông minh, tự tin nhất sớm muộn gì cũng phải nghe câu nói này, đôi khi chúng ta hé nhìn giữa lớp bìa màu hồng của những cuốn sách này và biết chính những phẩm chất đem lại thành công cho chúng ta trong cuộc sống – có công việc ổn định, sở hữu một căn nhà, thích nhiều thứ khác ngoài quần áo và trang điểm – có thể chống lại chúng ta trong chuyện hẹn hò. Chúng ta thấy một bức chân dung kỳ lạ về đàn ông: Họ được khắc họa là người nắm tất cả quyền lực trong tay; ấy vậy mà cùng lúc đó, người ta lại nói họ chỉ là thứ hoa cảnh yếu ớt, phát hãi khi gặp phải bất kỳ phụ nữ nào biết sửa vòi nước bị rò hay hoán đổi nợ xấu. Những cuốn sách này giải thích đàn ông luôn muốn cảm thấy người khác cần đến mình. Nếu bạn đã sở hữu nhà riêng và hành nghề nha khoa, thì anh ta còn vai trò gì nữa? “Dù được viết ra với ý định tốt, những cuốn sách hướng dẫn loại này luôn ám chỉ rằng thành công của phụ nữ trong xã hội vài thập kỷ gần đây đã khiến họ thất bại trong chuyện tình cảm. Chính những gì phụ nữ đạt được – đây mới là vấn đề cốt lõi – khiến đàn ông không thể yêu người phụ nữ đó,” Giáo sư Mari Ruti của Đại học Toronto đã viết trong cuốn sách đặc sắc The Case for Falling in Love (tạm dịch: Hãy cứ yêu đi). Ruti quyết định kiểm chứng phát biểu “Việc thể hiện khả năng làm những việc cơ bản khiến phụ nữ trở nên kém hấp dẫn hơn”. Bà gửi cho những người bạn nam giới của mình bản khảo sát chỉ gồm một câu hỏi dựa trên lời khuyên trong một cuốn sách hướng dẫn hẹn hò: Họ có cảm thấy mất hứng khi nhìn thấy vợ/bạn gái mình thay bóng đèn không? Những người bạn của bà đều tỏ ra kinh ngạc – đương nhiên là không rồi. “Nếu một phụ nữ tiết lộ với tôi rằng cô ta không biết cách thay bóng đèn, đó đúng là dấu hiệu chứng tỏ cô ta là một cô nàng ngốc nghếch. Nói chung, tôi cảm thấy những người ngu ngốc không hấp dẫn chút nào,” một người bạn của bà cho biết. “Tôi sẽ tụt hứng trầm trọng nếu biết bạn gái mình không thể thay nổi một cái bóng đèn. Với tôi, tình cảm dành cho phụ nữ cũng bao hàm một phần rất lớn sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Khả năng làm được bất cứ điều gì chính là một trong những điều hấp dẫn tôi nhất,” một người khác viết. Bản khảo sát của Ruti không hề mang tính khoa học. Bà chỉ hỏi câu đó theo một cách nhất định với một nhóm người nhất định. Bà đã biết trước câu trả lời của họ. Đây chính là điểm mấu chốt – bà lặp lại phương pháp nghiên cứu của những cuốn sách hướng dẫn hẹn hò đã đọc. “Không phải tất cả đàn ông đều giống như những người bạn của tôi. Nhưng không phải tất cả bọn họ đều khác. Những người ‘đàn ông’ mà bạn đọc trong các cuốn sách kỹ năng – những kẻ không muốn bạn thay được dù chỉ cái bóng đèn – cũng chẳng mang tính đại diện cho ‘mọi đàn ông’ hơn những ông bạn sáng láng của tôi.” Vậy nên, trong khi bạn hoàn toàn có thể tỏ ra yếu đuối để nâng đỡ cái tôi dễ vỡ của một gã đàn ông nào đó, Ruti chỉ ra điều này thực ra lại có tác dụng ngược. “Bạn có thể nghĩ rằng tỏ ra yếu đuối sẽ đem lại cho bạn lợi thế trong chuyện tình cảm. Nhưng thực ra, nó chỉ xua đuổi hết những người đàn ông có tư tưởng bình đẳng mà thôi,” bà viết. Dĩ nhiên, nhiều phụ nữ sở hữu những kỹ năng vượt xa các công việc bình thường hàng ngày. Họ quản lý nhiều nhân viên, tranh tụng những vụ kiện chưa từng có tiền lệ, thực hiện phẫu thuật mổ tim. Những phụ nữ độc thân đầy quyền lực như vậy – hay thậm chí chỉ ở mức trung bình – lúc nào cũng bị người khác nói rằng chính những phẩm chất khiến họ thành công trong công việc đã chống lại họ trong tình cảm. Do đó, họ được khuyên rằng hãy tỏ ra là một con người khác hẳn khi rời khỏi văn phòng. Tuy nhiên, lý thuyết này mặc định tất cả phụ nữ thành công trong công việc đều có tính cách siêu nam tính – rằng họ thường vượt trội nhờ tỏ ra cứng rắn, mưu mẹo hoặc hung hăng. Nhưng sự thực có đúng như vậy không? Hãy thử nghĩ tới những người thành đạt nhất mà bạn biết – bất kể đàn ông hay phụ nữ. Chắc chắn sẽ có vài kẻ khốn nạn kiêu căng. Lịch sử các công ty cho chúng ta thấy có vô số người trở nên giàu có bằng phong cách làm việc không hề có tình người hay đoái hoài tới nhu cầu và cảm xúc của người khác. Nhưng liệu đó có phải là cách làm việc của đa số người thành công? Hãy nghĩ tới người quản lý tuyệt vời nhất bạn biết – người mà vì họ, bạn sẵn sàng hy sinh cả ngày thứ Bảy để làm việc, người có khả năng khiến bạn cảm thấy được trân trọng ngay cả khi thông báo rằng năm nay chẳng ai được tăng lương cả. Người ấy có lạnh lùng vô cảm không? Người ấy có khiến bạn cảm thấy bị hạ thấp và thừa thãi không? Hay cô ấy hiểu – giống như mọi nhà quản lý tốt khác – rằng cô ấy có thể khơi gợi lòng trung thành và sự chăm chỉ trong nhân viên của mình bằng cách cho họ thấy tầm quan trọng của họ. Những người thực sự thành công biết lời khen ngợi thể hiện sự trân trọng hay câu “Tôi biết phải làm sao nếu không có bạn đây?” đem lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều trong việc quản lý nhân viên so với việc tỏ thái độ kẻ cả, hách dịch. Vì vậy, nếu sự nghiệp của bạn đang thành công mỹ mãn, nó chẳng nói lên rất nhiều điều tốt đẹp về kỹ năng con người của bạn hay sao? Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy người khác cần đến mình, và tất cả chúng ta cũng muốn ở cạnh người có thể tự làm mọi thứ khi cần thiết. Vậy làm sao để phân biệt rạch ròi hai điều đó? Hãy thử tự hỏi bản thân mình đã từng nhìn một đồng nghiệp, một người bạn hay họ hàng và thực lòng nói những điều sau đây hay chưa: “Cảm ơn rất nhiều. Tôi không thể làm nổi việc này mà không có sự giúp đỡ của bạn.” “Bạn biết rõ phần mềm này không? Tôi đã vật lộn suốt 20 phút mà nó cứ báo lỗi.” “Này, bạn khiêng cùng tôi cái bàn này nhé. Nó nặng quá, tôi không bê một mình được.” Nói cách khác, bạn đã bao giờ nhìn người khác và nói: “Bạn có những kỹ năng và thế mạnh mà tôi không có, vì tôi không hoàn hảo 100% về mọi lĩnh vực, nên bạn có thể giúp tôi một tay được không?” Suzanne cũng vậy. Sau cùng, cô kết hôn với một người đàn ông có đủ tự tin để mặc cô chọn món sandwich ưa thích. 6BẠN QUÁ TUYỆT VỌNG Đó là những ngày cuối tháng Mười hai, tôi than phiền với một người bạn đã lập gia đình rằng lại thêm một mùa Noel nữa tôi phải chịu cảnh độc thân. Không lấy gì làm khó hiểu khi anh ta tỏ vẻ sốt ruột: “Sara này, về tất cả các lĩnh vực khác, cậu đều rất bình tĩnh, nhưng sao cứ động đến chuyện này là cậu lại trở nên kỳ quặc vậy?” Kết hôn và cuộc sống gia đình sẽ mãi mãi được ca ngợi là một điều quan trọng và đáng quý nhất cuộc đời – với những người có được nó. Nhưng nếu một phụ nữ độc thân nói: “Ừ, tôi cũng muốn thế” lại ngay lập tức bị gạt phắt đi, coi là ngớ ngẩn buồn bã. Khao khát được yêu bị xem là bằng chứng cho thấy bạn vẫn chưa sẵn sàng cho chuyện đó. Có một kiểu hạ thấp người độc thân khác trái ngược hẳn với kiểu “Bạn quá đáng sợ”-và-do-đó-chẳng-ra-dáng-phụ-nữ-thực-thụ-nữa. Ở đây, bất kỳ dấu hiệu ham muốn nào cũng chứng tỏ bạn là kẻ suốt ngày phàn nàn, đầu óc rỗng tuếch chẳng quan tâm đến gì khác ngoài mua sắm, sửa móng chân, và hỏi: “Liệu anh ấy có gọi không?” Tôi và những người bạn độc thân của mình chẳng hề quan tâm tới mua sắm hay móng chân, nhưng cũng vô cùng xấu hổ vì khao khát tình yêu của mình. Đó là lý do tôi cố gắng sống đúng với khẩu hiệu “Độc thân vui vẻ!” đến vậy. Này, hãy nhìn căn hộ đáng yêu của tôi đi! Sự nghiệp hoàn hảo của tôi! Những người bạn tuyệt vời của tôi! Phải, tôi đang hạnh phúc lắm – khỏi cần đàn ông nữa! (Mặc dù như đã nói, tôi biết mình không thể giở trò đó quá thường xuyên, nếu không sẽ lại phải nghe “dàn đồng ca” nhao nhao lên rằng cuộc sống quá tốt đẹp của tôi chẳng còn chỗ nào cho tình yêu nữa.) Tôi không hề nói dối. Gần như mọi lúc, tôi đúng là hạnh phúc thật – hay hạnh phúc vừa đủ. Thực ra, bình thường tôi không mấy khi nghĩ mình đang ở đâu trên thang đo hạnh phúc – tôi chỉ đơn giản sống cuộc đời của mình thôi. Tôi có hạn nộp bài viết, những buổi họp với biên tập viên, kế hoạch đi ăn tối. Tôi có căn nhà cần phải lau dọn và một chú chó cần cho ăn. Giống như bao người khác. Nhưng cũng có những đêm thứ Bảy lạnh lẽo của tháng Một, tôi nhìn ra những con phố phủ tuyết, suy ngẫm về cuộc sống độc thân này – cuộc sống vốn không phải lựa chọn của tôi. Tôi không cần ai mời tới bữa tiệc hào nhoáng hay đặt chỗ ở một quán ăn đông khách – tôi thậm chí chẳng ưa gì quán ăn như vậy. Tôi chỉ muốn có một người ngồi cạnh mình trên ghế sofa cùng xem những chương trình truyền hình thực tế dở tệ. Ai đó sẵn sàng hy sinh cơ bụng sáu múi để gọi món pad Thái và nói thẳng mình đang băn khoăn liệu Kayla cuối cùng có bị trừng phạt đích đáng không. Tôi muốn một người chồng, chỉ vậy thôi. Điều này khiến tôi cảm thấy thật tồi tệ. Thừa nhận mong muốn có chồng – rằng thực ra tôi rất khổ tâm khi không có ai như thế – khiến tôi cảm thấy mình đang khiến bản thân thất vọng, khiến toàn thể nữ giới thất vọng. Không có nhà đấu tranh vì phong trào nữ quyền nào nói nhu cầu kiếm người yêu là sai trái – những e-mail tôi nhận được từ Tổ chức Kế hoạch hóa Gia đình (Planned Parenthood) và Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (NOW) không bao giờ thể hiện quan điểm mong muốn gắn bó cả đời với ai đó là đáng xấu hổ hay không. Không, đó là cuộc tranh luận không hồi kết về việc liệu sự độc lập mà nữ giới chỉ vừa giành được có thực sự đem lại hạnh phúc cho chúng ta không. Buồn cười quá nhỉ? Tự do có lẽ là giá trị cốt lõi nhất của nước Mỹ – trừ khi nói tới lĩnh vực giải phóng phụ nữ. Mỗi khi đả động tới chuyện đó, đột nhiên chúng ta lại biến thành những nhà lý luận lạnh lùng, tranh cãi về ưu điểm và nhược điểm như kẻ độc tài vậy. Dĩ nhiên, tôi không hề muốn trở lại cái thời mà những người độc thân được mặc nhiên coi là tội nghiệp, khi người chưa kết hôn trở thành đối tượng đáng thương hại hay thậm chí là đối tượng nghi ngờ. Và tôi biết chắc chắn có rất nhiều người thực sự thích cuộc sống độc thân – được tự do, thoải mái đi du lịch, sự tĩnh tại đến từ ngôi nhà nơi mọi thứ được sắp xếp theo đúng ý muốn. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy, và thất bại này trở thành một điểm nữa trong danh sách “Các Vấn Đề” với tôi. Nhưng chính xác là tôi xấu hổ vì cái gì? Tại sao tôi cảm thấy nhu cầu tìm kiếm tình yêu của một người bình thường lại biến tôi thành con ngốc vậy? “Nhu cầu có ai đó cùng chia sẻ cuộc sống đã nằm sẵn trong gen và nó chẳng liên quan gì tới việc chúng ta yêu bản thân hay cảm thấy viên mãn đến đâu khi độc thân,” Amir Levince – nhà tâm lý và thần kinh học thuộc Bệnh viện New York-Presbyterian – đã viết trong cuốn sách Attached (tạm dịch: Gắn bó) mà anh chấp bút cùng Rachel Heller. Nếu bạn còn độc thân và cảm thấy có một khoảng trống – công việc, bạn bè, sách vở và du lịch vẫn không đủ – thì không phải do bạn bị loạn trí hay chưa đủ chín chắn, mà là vì bạn đang có một nhu cầu vô cùng chính đáng. “Chúng ta đang sống trong nền văn hóa luôn hạ thấp những nhu cầu cơ bản được yêu thương, gần gũi và đặc biệt là phụ thuộc vào người khác trong khi lại quá đề cao sự độc lập. Chúng ta có xu hướng chấp nhận thái độ này như một sự thật và điều này gây hại cho chính chúng ta,” Levine và Heller viết. Dĩ nhiên cảm giác gắn bó này không cần thiết phải đến từ một mối quan hệ tình cảm – và nhiều người độc thân đã bày tỏ sự giận dữ chính đáng khi người khác ám chỉ tình trạng độc thân của họ là do thiếu những kết nối cảm xúc bền chắc. Vấn đề là xã hội được xây dựng dựa trên các cặp đôi và gia đình – và nếu không thuộc một trong hai dạng đó, thường thì bạn phải xây dựng hệ thống hỗ trợ mình từ con số 0, một nhiệm vụ vô cùng to lớn. Bạn bè của bạn thay đổi chỗ ở, kết hôn hay bị cuốn vào những dự án choán hết thời gian. Nhưng họ có thường hỏi ý kiến bạn về những việc đó đâu. Tất cả những điều này có vẻ khá tàn khốc. Cưng à, nếu em đang cảm thấy khổ sở, chà chà, khoa học đã chỉ ra rằng có lý do hẳn hoi đấy. Đây cũng là một cái cớ nữa để bạn cuộn tròn trên ghế sofa hoặc điên cuồng lật tung cả ứng dụng hẹn hò OkCupid lên. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta dù ở hoàn cảnh nào cũng đều cố hết sức chấp nhận và trân trọng cuộc sống của mình – dù hiện tại có đang sống cùng ai hay không. Nhưng đôi khi, chúng ta lại không thể làm như vậy. Đôi khi, sự cô đơn, buồn bã, bức bối lấn át chúng ta. Đôi khi, lời từ chối phũ phàng không thể được rũ bỏ bằng lớp học Pilates7 hay một chiếc kem ốc quế. Đôi khi, chúng ta cảm thấy vô cùng đau đớn. 7 Pilates: Phương pháp giảm cân bằng cách kết hợp một chuỗi bài tập thể dục có kiểm soát để tăng sức mạnh cho cơ bắp và cải thiện sức khỏe. Dần dần tôi nghiệm ra như vậy cũng chẳng sao. Thực ra, nỗi buồn ập đến vào những tối thứ Bảy đó sau cùng đã giúp tôi thấu hiểu nỗi đau theo một cách khác, điều rất hữu ích với tôi cho đến cuối đời dù còn độc thân hay không. Tôi sẽ giải thích ở chương sau, giờ thì hãy cùng nhau ngẫm lại từ kinh khủng này: Tuyệt vọng. Stephanie Coontz đã chỉ ra việc dán cái nhãn này lên những phụ nữ chưa kết hôn thật là ngu xuẩn. “Chẳng có gì khó hiểu khi nhiều phụ nữ khao khát tìm được người chồng tốt,” Coontz viết trong cuốn Marriage, a History. “Nhưng chỉ một số ít phụ nữ hiện đại thèm muốn kết hôn tới mức tuyệt vọng. Trong lịch sử, muốn kết hôn tới mức tuyệt vọng nghĩa là đồng ý cưới một người đàn ông lớn tuổi hơn nhiều và có bề ngoài khiến bạn ghê tởm. Tuyệt vọng nghĩa là nhắm mắt làm ngơ lũ gái điếm và bồ bịch, cầu nguyện mình không mắc phải bệnh hoa liễu. Tuyệt vọng nghĩa là sinh hết đứa này tới đứa khác vì chồng không cho phép dùng biện pháp tránh thai hoặc che đi những vết bầm tối qua khi bạn chạy vội ra chợ mua đồ làm bữa tối. Phụ nữ ngày nay có thể rất muốn tìm được người bạn đời của mình, nhưng đa số không hề tưởng tượng tuyệt vọng tới mức ấy.” Bạn không vội vàng trở lại với những mối quan hệ tầm thường. Bạn không tặc lưỡi lao vào mối quan hệ không cảm xúc với một anh chàng dễ thương chẳng hiểu gì về mình. Đúng là có những người sợ cô đơn, sẵn sàng lao vào thân thể ấm nóng gần nhất sau mỗi cuộc chia tay hay duy trì các mối quan hệ khổ sở vì những lựa chọn khác với họ đều quá khủng khiếp. Nhưng bạn không phải người như thế, phải không? 7BẠN CẦN HẠNH PHÚC KHI SỐNG MỘT MÌNH CÁI ĐÃ Những người như Sheba nghĩ họ biết thế nào là cô đơn. Họ hồi tưởng lại cảnh tượng chia tay bạn trai năm 1975 và chịu đựng suốt một tháng mới gặp người mới… Nhưng trong thời gian cô đơn chờ đợi đằng đẵng không hồi kết, họ chẳng biết gì hết… Họ không biết thứ gì đã bị bỏ quên lâu đến nỗi chỉ cần một cái chạm tay vô tình của người bán vé xe buýt lên vai cũng đủ làm nỗi khát khao dấy lên cồn cào. Tôi đã ngồi trên ghế băng trong công viên, trên tàu hỏa hay trong lớp học, cảm nhận những tình cảm vô nghĩa, bị xếp xó như tảng đá trong bụng tới khi tôi chắc chắn mình sẽ khóc ầm lên, lăn xuống đất giãy giụa. Về tất cả những điều này, Sheba và những người như cô ấy không hề hay biết. Đây là đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết ăn khách What Was She Thinking? Notes on a Scandal (tạm dịch: Cô ta nghĩ gì thế? Những ghi chú về một vụ bê bối) của Zoë Heller. Vài năm sau khi cuốn sách được xuất bản, tôi đã phỏng vấn Heller và nhắc lại đoạn văn này. “Đây là đoạn văn được trích dẫn nhiều nhất của tôi, hơn bất cứ điều gì tôi từng viết ra,” Heller nói. Bà cũng nhận xét rằng nó gợi nên sự tò mò ghê gớm: Làm sao bà biết được điều này? “Người ta coi sự cô đơn như một điều sỉ nhục. Cứ như thể tôi đã miêu tả chi tiết về một thứ bệnh hoa liễu nào đó vậy.” Sau khi bài viết của tôi trên tờ Times được xuất bản, nhiều phụ nữ trên khắp cả nước đã gửi thư cho tôi thú nhận nỗi hổ thẹn thầm kín của mình: Mặc dù họ vẫn nói với bạn bè và gia đình rằng họ thích cuộc sống độc thân, nhưng thực ra họ đều rất cô đơn. Thật lạ lùng! Người ta có thể nói công khai về tật nghiện rượu, trầm cảm, rối loạn ăn uống và nghiện sex. Vậy mà ngoài những góa phụ sau thời gian hôn nhân hạnh phúc, còn ai dám thừa nhận mình cô đơn? Đó quả là nỗi hổ thẹn tột cùng. Điều lạ lùng nhất là: Cô đơn không phải một chứng bệnh. Nhà thần kinh học John Cacioppo của Đại học Chicago đã trình bày trong cuốn sách (viết chung với William Patrick) mang tên Loneliness: Human Nature and the Need for Social Connection (tạm dịch: Nỗi cô đơn: Bản chất con người và nhu cầu kết nối xã hội): Cô đơn cũng giống như cảm giác đói khát – nó là phản ứng tự nhiên của con người với ý nghĩa đơn giản báo hiệu người đó cần được nuôi dưỡng. Sự cô đơn lại bị coi như điều cấm kị, đồng thời nó cũng bị xem là chuyện tầm phào. Một người ở tuổi 37 không nắm tay ai suốt 10 năm khi tới phòng khám cũng giống một thiếu niên 13 tuổi phát cuồng nhóm nhạc nào đó. Một lần nữa, tôi biết “độc thân” không đồng nghĩa với “cô đơn”. Có nhiều người đã kết hôn nhưng vẫn cô đơn, và rất nhiều người độc thân có mạng lưới quan hệ xã hội sâu sắc – bạn bè, chị em, con gái, cháu trai… – đang sống cuộc đời khác hẳn với những miêu tả ảm đạm của Heller. Nhưng với nhiều người, sống một mình trong một xã hội được xây dựng xung quanh các cặp đôi và gia đình hạt nhân quả là khó khăn về mặt tinh thần. Điều quan trọng là những cơn đau nhói bạn cảm thấy khi đi ngang qua những buổi picnic của các gia đình hay các cặp đôi sóng bước bên nhau trong công viên, không có nghĩa là bạn có khiếm khuyết – chúng là dấu hiệu cho thấy hệ thống báo động bên trong bạn vẫn hoạt động tốt. Cacioppo giải thích sự cô lập từng là mối nguy hiểm chết người. Bạn cần được cả cộng đồng bao bọc, bảo vệ chống lại thú dữ, những kẻ xâm lăng và nạn đói. Giờ thì sống một mình không còn nguy hiểm đến mức như vậy (dù sự cô đơn có thể gây hại cho sức khỏe). Bạn có thể sống trong ngôi nhà chỉ có một phòng ngủ mà vẫn thăng tiến trong công việc, đi thăm các cô cháu gái con nhà anh chị, sống lâu và hiệu quả. Nhưng hệ thống sinh học bên trong bạn không biết điều đó, và đó là lý do tại sao sự cô đơn lại gây ra nhiều đau đớn về mặt tinh thần đến vậy. Với tôi, nỗi đau đó có lúc không thể chịu đựng nổi – những đêm thứ Bảy lạnh lẽo, các kỳ nghỉ cuối tuần vào mùa hè khi tất cả những người tôi quen biết đều chạy trốn khỏi thành phố để đi nghỉ mát. Nhưng sau này nhìn lại, tôi nhận ra học cách kiểm soát nỗi đau đó là một trong những điều giá trị nhất tôi từng làm. Nỗi đau này bắt nguồn, giống như câu chuyện của nhiều phụ nữ độc thân khác, từ một lớp học yoga. Lúc đó đã gần tới buổi lễ sinh nhật trọng đại của tôi và tôi cảm thấy mình không còn nhiều thời gian nữa – nếu không thể tìm được mối quan hệ tình cảm nào, hẳn là sẽ chẳng dễ dàng gì hơn khi đồng hồ báo hiệu tôi đã bước sang tuổi 35. Tôi và một người bạn đã nói theo kiểu của chú lợn Porky8: “Th-th-thế là hết!” Tâm trí tôi chỉ có một luồng suy nghĩ liên tục về tương lai tồi tệ trước mắt. 8 Chú lợn Porky: Nhân vật hoạt hình của hãng Warner Bros, từng được đề cử giải Oscar, nổi tiếng với câu nói: “Th-Th-The, Th-Th The, Th-Th... That’s all, folks! (“Đ-Đ... Đấy... Đấy là toàn bộ câu chuyện!”). Giáo viên yoga của tôi, người có niềm tin đa tôn giáo mạnh mẽ tên Frank Jude Boccio đã hướng dẫn chúng tôi làm tư thế con bướm – gập đầu gối, ép gan bàn chân vào nhau – rồi gập người ra trước đồng thời ấn chân sát hết cỡ xuống sàn. “Một vài bạn hẳn đang thấy có cảm giác ở đùi,” anh ấy nói. “Tôi muốn các bạn đừng coi nó là đau đớn, hãy đơn giản cảm nhận nó mà không phán xét gì.” Tôi hiểu ngay. Nếu tôi không chống lại cảm giác nóng ran ở chân mà đơn giản để mặc nó tồn tại, không đế thêm ý nghĩ: “Ái chà, mình ghét cảm giác này. Khi nào nó mới kết thúc đây?” thì nó không còn quá tệ hại như trước nữa. Vấn đề không nằm ở sự đau đớn mà là ý nghĩ xung quanh nó. Cuối giờ học, Frank yêu cầu chúng tôi nhìn lại một việc nào đó gây nên những đau khổ về mặt cảm xúc và để ý xem nó tạo ra cảm giác như thế nào trong cơ thể. Sau đó, anh ấy yêu cầu chúng tôi đối xử với cảm giác đó với sự tò mò không thiên vị hệt như đã áp dụng với cảm giác ở hai đùi. Đây là bài học vỡ lòng đầu tiên của tôi về thiền định tĩnh tâm, một chiến lược thích nghi không chỉ được giảng dạy bởi những người thần bí và các giáo viên yoga, mà ngay cả những bệnh viện tốt nhất nước Mỹ như Sloan Kettering, Mayo Clinic và Bệnh viện Đại học Massachusetts cũng đi tiên phong trong việc sử dụng cách tiếp cận bằng tâm trí bên cạnh y học chính thống. Tôi đăng ký lớp học thiền định của Frank và nhanh chóng nhận ra nỗi đau khổ tôi cảm thấy trong những đêm đông ảm đạm không chỉ là sự cô đơn. Trong tôi cũng chất chứa đầy sự phán xét. Cảm giác cô đơn khiến tôi cảm thấy mình như một kẻ bỏ đi, một kẻ thất bại, một kẻ bị gạt ra ngoài lề. Với những cảm xúc đó, tôi tự tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp bốn lần nỗi đau của mình. Nhiều người cho rằng cốt lõi của thiền định là rũ bỏ mọi ý nghĩ. Thực ra, thiền định thực sự là nhận biết các ý nghĩ, lùi lại một bước và phân tích tâm trí mình. Tôi nhanh chóng nhận ra cuộc hội thoại bên trong mình diễn ra như sau: “Tại sao cuộc đời tôi lại trở nên thế này? Khi nào mọi sự mới thay đổi đây? Sao tôi chẳng bao giờ tìm được ai? Sao tôi không thể học cách sống vui vẻ một mình? Meghan cũng độc thân nhưng cô ấy tận hưởng sự tự do của mình chưa kìa. Tại sao tôi không thể làm được như thế? Có vấn đề gì với tôi vậy?” Xoa xà phòng, xả nước, lặp lại. Đúng như nữ tu sĩ Pema Chödrön từng nói, tôi đang “cố dập lửa bằng kerosene9”. Tôi tự biến ngọn lửa bếp thành ngọn lửa dưới địa ngục. 9 Kerosene hay parafin: Một chất dễ cháy chiết xuất từ dầu mỏ. Dần dần, tôi học cách bám lấy nỗi đau nguyên bản: Sự cô đơn thuần túy. Tôi học cách nói: “Giờ tôi cảm thấy cô đơn. Điều này hoàn toàn chấp nhận được. Ai cũng có lúc cô đơn cả.” Tôi học cách nhìn nhận cảm giác quặn thắt trong lồng ngực đúng như bản chất của nó: một cảm giác trung tính rồi sẽ qua đi, cũng giống như những thứ khác xảy đến với con người, bệnh cúm chẳng hạn. Tôi đối xử với nỗi đau khổ của mình giống như các vận động viên thể thao, đơn giản là cảm nhận chính nỗi đau đó. Đúng là chẳng ai muốn ngồi ở nhà gặm nhấm nỗi đau cho qua buổi tối thứ Bảy cả. Và dĩ nhiên nó không giải quyết được vấn đề cuộc sống cô độc của tôi. Điện thoại không reo chuông với lời mời hay tin tức về anh chàng tôi thích hỏi xin địa chỉ e-mail của tôi. Phố xá ngoài kia vẫn băng giá và tối mịt. Nhưng khi ngừng bỏ thêm củi vào lửa – “Sao anh ấy không gọi điện?” “Sao tôi lại có thể vô dụng đến thế này?” – nó sẽ dần dần lụi tắt. 8BẠN QUÁ KÉN CHỌN Vài năm trước, cô bạn Caitlin của tôi hẹn hò với một chàng trai. Khi vào quán, anh ta gọi ly Shirley Temple. Anh chàng đó vô cùng hay ho, nhưng buổi hẹn hò lại chẳng có gì đáng nhớ ngoại trừ món cocktail dành cho bé gái ấy. Caitlin cho đó là chi tiết khá buồn cười và kể lại với một người bạn. Người bạn kêu ầm lên: “Anh ta có thể là người sẽ đi cùng cậu cả đời! Thế mà cậu lại phát rồ vì ly Shirley Temple!” Dĩ nhiên, Caitlin cảm thấy tồi tệ khủng khiếp. Cô chỉ định kể lại một chuyện vui trong buổi hẹn hò mà thôi; vậy mà nó đã biến thành bản cáo trạng cho khả năng chọn bạn đời của cô. Vậy là lại thêm một bằng chứng nữa cho thấy tình trạng của cô đúng là vô phương cứu chữa, rằng bản tính kén chọn bệnh hoạn ngăn cô tìm được tình yêu của đời mình. Bạn-quá-kén-chọn. Khi tôi hỏi nhiều phụ nữ rằng bạn bè và gia đình họ nói lý do họ độc thân là gì, đây chính là câu trả lời phổ biến nhất, bỏ xa những lý do khác. Nó rất an toàn vì khó có cách nào vặn lại được. Có thể anh ta vô cùng nhạt nhẽo hoặc chỉ biết thao thao bất tuyệt về bản thân trong buổi hẹn tối qua, nhưng biết đâu tối nay chàng ta lại cực kỳ tuyệt vời thì sao. Nếu anh ta tỏ ra thô lỗ với cô hầu bàn, có lẽ đó là vì anh ta đã có một ngày tồi tệ. Hãy cho anh ta cơ hội nữa! Một cơ hội nữa! là câu khẩu hiệu của những người “biết suy nghĩ”. “Vậy cậu muốn tớ lập gia đình?” Tôi từng bực bội nói với bạn mình. “Chỉ vì chính cậu đã làm thế đúng không?” “Chà, không đâu,” cô ta cẩn trọng nói, “nhưng tớ đã phải từ bỏ một số thứ.” Giả định ngầm trong câu nói này – rằng tôi muốn mọi thứ phải hoàn hảo, bằng không thì chẳng cần người nào hết – khiến tôi tức điên lên vì tôi không dám chắc điều đó là sai nữa. Sao tôi có thể như vậy? Cả đời tôi đã thất bại vì cố tìm kiếm mối quan hệ tình cảm như thế. Để giảm bớt căng thẳng, những người đã lập gia đình khi khuyên nhủ người độc thân về vấn đề này thường tiết lộ điểm chưa lý tưởng ở người bạn đời của mình. Người không hoàn hảo mà họ đã kết hôn là kẻ ngớ ngẩn vụng về (hoặc bị tật sạch sẽ gọn gàng quá mức); không có óc hài hước (hoặc không thể ngừng đùa bỡn mà tỏ ra nghiêm túc nổi lấy một lần!); không biết thưởng thức phim nước ngoài (hoặc luôn thao thao bất tuyệt về nghệ thuật làm phim trong những tác phẩm giả mạo lố bịch họ bắt người khác phải xem). Điểm cốt lõi là người bạn đời của họ không hề hoàn hảo và nếu bạn cố tìm kiếm sự hoàn hảo, chà chà, vậy thì chúc may mắn nhé! Tôi và những người bạn độc thân của mình suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này – có phải tiêu chuẩn chúng tôi đặt ra quá nghiêm ngặt? Không ai đặt ra yêu cầu về mức lương cả – Chúng tôi không tìm kiếm người đàn ông chu cấp cho mình, mặc dù họ phải tự trang trải được cho chính họ. Một số người thích những anh chàng cao lớn hơn mình; những người khác thì không quan tâm. Một số cảm thấy xu hướng chính trị phù hợp cũng quan trọng; những người khác thì không cần như thế. Nhưng chúng tôi đều nhất trí ngay cả những điểm đó cũng có thể bị gạt sang một bên khi yêu thực sự. Thực tế là, chúng ta thường nhận được những nhận xét hoàn toàn trái ngược nhau rằng mình đang quá mơ hồ. Bạn phải biết mình muốn gì chứ! Như thế nghĩa là phải lập ra hẳn một danh sách phẩm chất cần có ở đức ông chồng tương lai – yêu thiên nhiên, thân thiện với trẻ nhỏ… Bởi làm sao mà bạn tìm được anh ta nếu không biết trước mình cần một người như thế nào? Nhưng hãy nghĩ thoáng thôi nhé! Tiêu chuẩn quan trọng duy nhất với tất cả phụ nữ tôi biết chính là điều đã được Caitlin diễn giải: “Tôi muốn tìm người khiến tôi vui vẻ và bất ngờ giống như bạn bè của mình, và còn phải khiến tôi muốn ôm hôn anh ta nữa.” Tôi vẫn chưa từng gặp ai có vợ hoặc chồng không vượt qua được tiêu chuẩn này cả. Khi bạn bè nói chúng ta quá kén chọn, họ thường nhắc tới một chi tiết rất cụ thể – ly Shirley Temple – nhưng tất cả chúng ta đều biết đây không phải lý do thực sự khiến buổi hẹn coi như vứt đi. Thực tế bạn đã hẹn hò cùng anh ta – một chàng trai rất tốt – anh ta hỏi những câu cần động não và không bực bội khi người bồi bàn đem lên nhầm đồ uống – nhưng vì lý do nào đó, bạn không có cảm xúc gì với anh ta cả. Sau đó, anh ta bắt đầu gây tiếng động kỳ quặc hoặc gõ thìa dĩa trên bàn, mà đây thường là chi tiết bạn chia sẻ với bạn bè. Vấn đề là không hề có sự gắn kết nào giữa hai người, nhưng những người bạn chỉ nghe thấy chi tiết anh ta gõ cái dĩa lên bàn – thế nên hẳn là do bạn quá kén chọn. Caitlin kết hôn trước tôi một năm – với một người đàn ông tuyệt vời. Nhưng trong thời gian độc thân, điều này khiến chúng tôi phát điên – những cái lừ mắt chán nản, bao cái lắc đầu mệt mỏi, câu hỏi thẳng thừng lặp đi lặp lại nhàm chán: “Cậu chắc chứ? Sao không thử hẹn hò với anh ta thêm lần nữa?” Đây là điểm chúng ta không nhận thấy: Bạn bè của chúng ta không hề muốn chúng ta cảm thấy tồi tệ. Họ chỉ đang cố gắng giúp đỡ mà thôi. Họ ném phi tiêu vào thẳng vấn đề, và trong tâm trí họ, câu “Cậu quá kén chọn” là kết luận logic nhất. Suy cho cùng, kết tội người độc thân quá kén chọn cũng là một kiểu khen ngợi. Nó giả định rằng rất nhiều người muốn kết đôi với bạn và điều này rõ ràng tốt hơn là thúc giục bạn cần giảm 10kg hay phải cười nhiều lên. Còn một lý do nữa giải thích cho việc tại sao chúng ta lại bị người khác nhận xét nhiều đến thế: Chính chúng ta tự xin điều đó. Hoặc có người lại luôn miệng than phiền đến nỗi bạn bè cảm thấy cần phải đưa ra lời khuyên. Giải pháp thực ra lại rất dễ dàng, khi tôi đã tĩnh tâm suy nghĩ: Đừng nhắc đến chuyện đó nữa. Nếu tôi đoán được một người bạn sẽ nói gì đó khiến tôi phật ý khi kể lại mối tình kéo dài 5 ngày của mình, tôi… sẽ không kể với cô ấy. Tránh đả động đến chủ đề tình trạng độc thân của mình đúng là thành công mỹ mãn – hóa ra bạn bè tôi thậm chí chẳng quan tâm đến những thất bại trong chuyện tình cảm của tôi nhiều như tôi tưởng. Sau khi ép mình phải nói sang những chuyện khác – ví dụ cuốn tiểu thuyết mới nhất của Lorrie Moore10 hay cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống – bản thân tôi cũng sẽ nghĩ về những chuyện đó; e-mail khó hiểu từ buổi hẹn hò trên mạng tối qua mờ dần khỏi tâm trí. 10 Lorrie Moore: Nhà văn người Mỹ nổi tiếng với những truyện ngắn hài hước và sâu sắc. Giữ im lặng về chuyện hẹn hò cũng có nghĩa là tôi phải dựa vào khả năng phán đoán của chính mình thay vì hỏi ý kiến 12 cô bạn thân nhất. Biện pháp này hóa ra lại giúp tôi thấy cực kỳ tự do. Bạn không phải tìm lý do giải thích tại sao tối qua mình không đến buổi hẹn hò thứ ba trên mạng nếu không ai biết về buổi đầu tiên. Vậy có phải tôi và những người bạn của mình đã phạm sai lầm khi độc thân? Có thể. Có phải chúng tôi đã kiêu ngạo gạt bỏ những người đàn ông sau này biết đâu sẽ là những ông chồng tuyệt vời? Có thể lắm. Nhưng tôi hài lòng vì đã không nghe theo lời khuyên: “Chọn chồng cũng giống như chọn nhà. Hãy lựa chọn trong số những phương án mình đang có.” Con người không phải là nhà cửa – bạn không thể bước vào và nói: “Nếu phá căn bếp và xây thêm một phòng tắm thứ ba nữa thì ổn” hay “Chỗ này không đẹp chút nào, nhưng nó nằm gần chỗ tôi làm việc và hiện tại tôi cũng chỉ có thể chi trả được từng này.” Không. Bạn yêu người ta vì chính con người họ, hoặc bạn sẽ để họ tìm kiếm người khác biết trân trọng họ hơn. 9BẠN QUAN TÂM QUÁ NHIỀU Những chuyện tình của Rose thường không kéo dài được lâu; ngoại trừ một mối tình kéo dài 3 năm, phần lớn chỉ dài 3-6 tháng. Cô liên tục xin lời khuyên từ những người bạn đã kết hôn của mình. “Tôi từng nhìn những người đã lập gia đình với ánh mắt tò mò. Tôi coi những lời khuyên của họ đều là vàng ngọc, vì họ đã kết hôn rồi mà,” Rose nói. Chẩn đoán của họ là: “Hầu hết mọi người đều nhất trí rằng tôi quan tâm tới đối phương nhiều quá, không biết làm cao mà lúc nào cũng gồng mình quá nhiều,” Rose nói. Rose thường đau khổ sau mỗi mối tình, và nhiều người bạn của cô cũng nhanh chóng mất kiên nhẫn. Những lời khuyên của họ pha lẫn sự ngầm khó chịu rằng sao cô ta có thể khổ sở đến thế vì một chuyện tình kéo dài có vài tháng (rõ là họ không hiểu được nỗi đau của việc những mối quan hệ của mình hiếm khi “sống sót” nổi qua một mùa bóng chày). “Tôi nhận được rất nhiều lời khuyên đại khái kiểu: ‘Có vấn đề gì với cậu vậy? Sao mãi không yêu ai được nhỉ?’ Câu nói này ẩn chứa sự miệt thị ‘và Tái bút: Cậu đúng là đồ điên!’” Rose nói. Những người bạn của Rose chỉ đang truyền bá lời khuyên kinh điển trong các cuốn sách hướng dẫn hẹn hò: Nếu yêu ai đó, đừng để cho họ biết. Phụ nữ không nên tỏ ra quá độc lập hoặc mạnh dạn, nhưng cũng không được tỏ ra tử tế quá. Phải lạnh lùng một chút. Để anh ta không biết đường nào mà lần. Đàn ông thích săn đuổi mà. Thậm chí nếu bạn chưa từng đọc những cuốn sách hướng dẫn hẹn hò khái quát quá mức hành vi của đàn ông và phụ nữ với những hình ảnh so sánh kỳ quặc – Đàn ông giống miếng bánh pho mát! Phụ nữ giống như chiếc cờ lê! – những lời khuyên trong các cuốn sách đó ăn sâu bám rễ vào văn hóa của chúng ta đến độ ngay cả những phụ nữ độc thân dị ứng với sách kỹ năng nhất cũng thuộc làu quy tắc này. Trong các cuộc đối thoại bàn tròn giữa những phụ nữ độc thân chúng tôi, kể cả người có bằng thạc sĩ hay nắm giữ vị trí quản lý trong công ty cũng phải miễn cưỡng thừa nhận rằng chủ động mời đàn ông hẹn hò cũng ngang với giết chết mối quan hệ trước khi nó kịp bắt đầu, rồi bạn nên để anh ấy trả tiền, trong khi đó hễ bạn hỏi câu: “Mối quan hệ này sẽ đi tới đâu?”, chắc chắn mọi sự sẽ tan vỡ hết. Ở một chừng mực nào đó, chúng tôi đều nhất trí rằng mình chính là miếng mồi, và nếu muốn duy trì sự quan tâm của đàn ông, ta cần chạy zig zag như một món đồ chơi có dây dành cho mèo. Quan trọng nhất là không bao giờ được để người đó biết mình thích anh ta đến mức nào. Chúng tôi căm ghét những cuốn sách đó, nhưng cũng tin rằng mình đang đánh cược khi chấp nhận một cuộc hẹn nữa vào thứ Bảy ngay sau buổi hẹn tối thứ Tư. Tôi thường được nghe những chân lý đúc rút từ các cuốn sách hướng dẫn hẹn hò thông qua kiểu thẩm thấu này; bên trong tôi phần nào hiểu rằng thực sự đọc các cuốn sách này sẽ chỉ làm mục ruỗng tâm hồn. Vì vậy, tôi có cảm giác thật kỳ lạ khi đọc chúng lần đầu tiên sau khi đã “gài bẫy” được một anh chàng. Làm sao tôi thành công được thế? Bằng cách phạm những sai lầm sau: Mở hộ chốt cửa xe bên ghế lái cho anh ấy sau khi anh mở cửa cho tôi ngồi vào ghế bên. Lẽ ra tôi phải ngồi im như công chúa trong khi anh ấy lục lọi chìa khóa. Chỉ với hành động nghiêng người vài phân và mở khóa, tôi đã tước đoạt ở anh ấy cái diễm phúc được quan tâm tôi (rõ ràng là lái xe chở tôi đi vẫn chưa đủ). Mars and Venus on a Date (Đàn ông Sao Hỏa, đàn bà Sao Kim trong hẹn hò). Nấu một bữa thật ngon trong buổi hẹn thứ ba. Hóa ra, tôi nên vứt cho anh ấy một gói bỏng ngô lấy từ lò vi sóng với bánh quy Oreo. Việc tôi nấu một bữa tối đàng hoàng và chuẩn bị sẵn những tiện nghi nhỏ nhặt khác như khăn ăn và cốc uống bia nghĩa là tôi đã cố gắng quá nhiều để làm hài lòng anh ấy, và vì thế sẽ bị xem thường. Why Men Love Bitches (tạm dịch: Tại sao đàn ông yêu gái hư). Đi chơi với anh ấy 7 đêm liền sau buổi hẹn hò đầu tiên. Every Dating Guide Ever Written (tạm dịch: Mọi hướng dẫn hẹn hò từng được ghi lại). Tôi đã liệt kê ra vài cuốn siêu dở, nhưng thông điệp cốt lõi của chúng – hãy giữ khoảng cách, đừng để anh ta biết mình quan tâm – đã được tôi và các bạn tiếp thu ngay cả khi chưa từng mở ra xem. (Thôi được rồi, có lẽ chúng ta đã mở ra xem một, hai cuốn.) Ý tưởng chính được trình bày dưới hình thức tự tạo sức mạnh cho bản thân – tạo hình ảnh một người tự tin tới mức không cần tự chứng tỏ mình hay tìm kiếm sự đồng thuận từ người khác. Lòng tự tôn của bạn cao ngất trời, đến nỗi hoàn toàn không thể bị tổn thương bởi những gì anh ta suy nghĩ. Cũng giống như những lời khuyên sai lầm khác, có một chút sự thật ở đây: Đừng để người khác quyết định giá trị của mình. Nhưng với việc khuyên phụ nữ cư xử như nữ hoàng băng giá, thông điệp ẩn phía sau là: Bạn phải giấu đi cảm xúc thật và đóng giả thành một người khác, vì nếu họ thấy được con người thật của bạn hay biết cảm xúc thực sự của bạn, họ sẽ rời đi ngay. Cái đó giúp bạn tự tin thế nào được đây? Tỏ ra kiêu kỳ chỉ là tự tin giả hiệu. Thổi phồng mình lên, làm người khác thấy bất an, kìm lại lòng tốt – không phải là cách xử sự của người thực sự tự tin. Hãy nghĩ tới người tự tin nhất bạn biết. Họ có thờ ơ, ích kỷ hay bủn xỉn không? Họ có cố gắng khiến bạn cảm thấy nhỏ bé và bất lực? Hay họ chính là người xin phép cầm hộ áo khoác, dành cho bạn toàn bộ sự quan tâm khi bạn kể với họ về cuốn sách mình đang đọc? Họ có thấy những điều bạn làm tốt và nói cho bạn biết? Hãy nghĩ tới bản thân mình khi cảm thấy tự tin nhất – bạn vừa mới được thăng chức hay khen ngợi, hoặc cũng có thể là vui vẻ chẳng vì lý do gì. Cảm giác hạnh phúc dâng trào này có khiến bạn thờ ơ hay xấu tính hơn? Bạn có muốn khiến người khác băn khoăn về bản thân mình? Bạn có muốn giữ lại những lời khen ngợi và biểu hiện tình cảm? Hay là bạn muốn nói: “Trông bạn thật tuyệt!” “Buổi thuyết trình tuyệt đỉnh!” “Tôi mang cho bạn một cốc cà phê kem không đường đây!” Giáo sư Brené Brown thuộc Đại học Houston đã dành cả thập kỷ để nghiên cứu sự khác nhau giữa những người tự tin vào giá trị bản thân và những người không cảm thấy điều đó. “Chỉ có một yếu tố phân biệt hai loại người này,” bà nói trong một bài diễn thuyết TED Talk năm 2010. “Những người cảm thấy được yêu thương và gắn bó tin rằng họ đáng được yêu thương và gắn bó. Vậy thôi.” Trong nghiên cứu của mình, Brown gọi những người có ý thức về giá trị bản thân này là “sống bằng cả trái tim”, và bà nhận thấy một trong những điểm đặc trưng nhất ở họ là sự sẵn sàng chịu đựng tổn thương. “Họ trân trọng sự yếu đuối của mình. Họ tin điều làm họ yếu đuối cũng khiến họ đẹp hơn. Họ không nói yếu đuối là dễ chịu hay khổ sở… Họ chỉ nói rằng nó là cần thiết. Họ sẵn lòng thổ lộ: ‘Em yêu anh’ trước, sẵn lòng làm những điều không thể biết trước kết quả, sẵn lòng chờ bác sĩ đọc hình chụp tia X, sẵn lòng đầu tư vào quan hệ tình cảm dù chưa biết nó có kết cục như mong muốn hay không.” Đây không phải là kiểu cố ra vẻ yếu đuối để thỏa mãn cái tôi của đàn ông – “Golly ơi, em yếu quá không mở nổi lọ dưa chuột này!” Đây là lòng dũng cảm thực sự để nói rằng bạn quan tâm đến người khác mà không cần gì đảm bảo họ cũng cảm thấy điều tương tự. Yêu là mạo hiểm. Nó bao hàm những cảm xúc chúng ta không thể điều khiển. Nó khiến chúng ta cảm thấy hoang dại, bất kham. Đây là điều tốt, nhưng cũng thật đáng sợ. Những cuốn sách hướng dẫn hẹn hò bán chạy bởi chúng nói rằng chúng ta có thể kiểm soát được một trong những yếu tố bất kham nhất trong cuộc sống. Và dù bạn là ai – tài xế xe buýt, người tạo mẫu tóc, nhà vật lý nguyên tử – tình yêu là thứ đôi lúc khiến bạn phải nhìn hai bàn tay và giật mình nghĩ thầm: “Hả?” Không hề bất ngờ khi có những công thức và chỉ dẫn được đặt ra cho khoảng không gian rộng lớn đáng sợ này. Nhưng thường thì, những lời khuyên “đã được thời gian thử thách” này thực chất chỉ khiến bạn nghi ngờ bản năng cốt yếu nhất của mình, nói với bạn rằng để được yêu thì hãy cư xử như một người khác. Điều này trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận cuộc sống của những chủ thể “sống bằng cả trái tim” trong nghiên cứu mà Brown tiến hành. Theo Brown, “Những người này đơn giản có lòng dũng cảm dám chấp nhận sự không hoàn hảo. Họ có lòng trắc ẩn để đối xử tử tế với bản thân mình trước, rồi sau đó là với người khác – bởi chúng ta không thể có lòng trắc ẩn với người khác nếu không đối tốt với chính mình. Và sau cùng, họ có sự kết nối – đây là phần khó nhất – vốn là kết quả của việc sống thành thật. Họ sẵn sàng bỏ qua lý tưởng về bản thân trong tương lai để được sống đúng với con người của hiện tại.” Bà cũng là tác giả của hai cuốn sách Daring Greatly (Sự liều lĩnh vĩ đại11) và The Gifts of Imperfection (Món quà của sự không hoàn hảo). 11 Cuốn sách đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản năm 2015. Dù phải chịu bao bực bội và nghi ngờ về bản thân, Rose vẫn mang trong mình một bản năng nhỏ bé nhưng mãnh liệt rằng một ngày nào đó cô sẽ gặp được người mà cô không phải gồng mình để khiến anh ta thích mình. “Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn tin rằng khi gặp được người phù hợp với mình, bạn sẽ biết ngay lập tức,” cô nói. “Tôi chưa từng hiểu được tại sao có những người hẹn hò với nhau suốt 4, 5 năm – vì còn gì để mà kiểm chứng nữa? Đây chính là bản năng mà tôi luôn giữ trong lòng nhưng không bao giờ nói ra, vì tôi biết mình sẽ bị vùi dập tơi tả. Bản năng của bạn cũng có thể bị đánh bật bởi những giọng nói từ bên ngoài.” Bản năng của Rose đã đúng. Cô gặp chồng mình khi 34 tuổi. Một năm sau, họ kết hôn. Khi nhìn lại những mối quan hệ không đi tới đâu trước kia, cô thực sự ước gì mình đã không quá luyến tiếc những người bỏ cô ra đi – “Tôi ước hồi đó mình đi chạy bộ còn hơn,” cô nói. Nhưng cô không nghĩ “quan tâm quá nhiều” là vấn đề của mình. Sau cùng, cô vẫn rất mực quan tâm tới chồng mình – và anh ấy cũng hạnh phúc về điều đó. Thái độ này giúp duy trì tuổi thọ hôn nhân, như nghiên cứu của Tiến sĩ Gottman đã chỉ ra: Thoải mái dành những lời yêu thương cho bạn đời sẽ giúp kéo dài hôn nhân hơn là tỏ ra thờ ơ hay giấu giếm. Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ – cũng giống như những câu chuyện khác trong cuốn sách này, kể cả câu chuyện của tôi, và chúng chẳng chứng tỏ điều gì cả. Phương pháp nghiên cứu của Brown là khoa học; của tôi thì không. Nhưng đúng như Mari Ruti đã chỉ ra, phần lớn các cuốn sách hướng dẫn hẹn hò cũng chẳng có cơ sở khoa học. Phụ nữ độc thân thường xuyên phải nghe các câu chuyện kể về những cô gái không may phạm phải “sai lầm ngớ ngẩn” và thế là bị người yêu bỏ rơi. Nhưng cũng chẳng khó khăn gì để tìm được những phụ nữ làm những điều y hệt và sau đó có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Bạn có thể duy trì quan hệ với một kẻ thất thường sáng nắng chiều mưa bằng cách giấu đi tình cảm của mình? Có thể lắm. Nhưng tại sao bạn lại muốn thế? 10BẠN KHÔNG BIẾT CÁCH “CHƠI” Giới truyền thông biến chuyện hẹn hò trở nên hệt như trận tennis khổng lồ – ở đó, phụ nữ ngoài 30 luôn bị coi là kẻ thua cuộc. Chúng ta luôn luôn phải nghe những lời cảnh báo rằng giá trị của mình đã xuống thấp đến thế nào trên “thị trường hôn nhân”: Cảnh báo về hàng loạt cô gái đôi mươi nhan nhản mà nam giới có thể lựa chọn. Trong khi đó, đàn ông độc thân lại là kẻ thắng lợi vĩ đại, tha hồ tận hưởng những lựa chọn hẹn hò đa dạng của mình, thích thú với sự tự do mà cuộc sống độc thân đem lại, hưởng bao trái ngọt của cuộc đời mà không phải đánh đổi gì cả. Họ chính là những người có được tiếng cười sau cùng của phong trào nữ quyền. Sao cơ? Cô sẽ ngủ với tôi mà tôi chẳng cần trả tiền bữa tối à? Chà chà, cảm ơn nhé, Gloria Steinem12! 12 Gloria Marie Steinem: Nhà hoạt động nữ quyền, nhà báo, nhà hoạt động chính trị xã hội người Mỹ, đồng thời là nhà lãnh đạo và phát ngôn viên cho phong trào nữ quyền tại Mỹ vào cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1970. Chính vì vậy, các cô gái thường có xu hướng phòng thủ. Dù gì thì chúng ta cũng ở thế yếu, có trách nhiệm phải canh giữ những pháo đài không lấy gì làm kiên cố – phẩm giá, giá trị bản thân, và cả cái đó nữa. Vậy nên, đôi khi chúng ta dấn thân vào quan hệ tình cảm với tâm thế phòng thủ và nghi ngờ, sẵn sàng chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào. Anh ta đã hoãn kế hoạch ăn tối? Không gọi điện đúng giờ đã hẹn? Dành nửa giây ngắm cô bồi bàn 23 tuổi kia? Thế thì, cô gái ơi, bỏ quách hắn đi. “Bất cứ khi nào một chàng trai không toàn tâm toàn ý 100% với bạn, bạn sẽ được nghe câu: ‘Bạn không đáng phải chịu đựng chuyện đó,’” Melanie Notkin nói. Bà là người sáng lập Savvy Auntie (cộng đồng trực tuyến dành cho những người dì và những phụ nữ yêu thương trẻ em), đồng thời là tác giả của cuốn sách cùng tên. Tất cả chúng ta đều đồng tình với việc rũ bỏ một mối quan hệ tình cảm khiến mình khó chịu. Và bản thân tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian biện minh cho những anh chàng không gọi điện cho tôi chỉ bởi vì họ không muốn làm thế. Trong tất cả những điều sáo mòn người ta ném cho tôi những năm độc thân, câu: “Anh ta không yêu cô nhiều đến thế đâu” đáng ra phải là câu tôi cần được nghe nhất. Nhưng giữa tỉnh táo và cứng nhắc có sự khác nhau rõ ràng. Cho tới giờ, hầu hết tất cả chúng ta đều khinh bỉ những cuốn sách “Quy tắc” của thập niên 1990, với những tác giả khoa trương ngớ ngẩn cùng các câu chuyện hôn nhân đáng ngờ (dẫn tới ly hôn chẳng bao lâu trước khi cuốn sách được xuất bản). Nhưng chúng ta vẫn chưa rũ bỏ sự nghi ngờ – một cuộc gọi nhỡ, một câu nhận xét thiếu suy nghĩ, một gợi ý là đủ để hai người chia tài sản và chia tay ngay lập tức! Vậy nên, hãy khiến anh ta không biết đường nào mà lần – hẹn hò giống như bà nội của bạn ấy. Nhưng đừng cố tỏ ra lẳng lơ hoặc đe dọa vì làm thế chỉ tổ chuốc vạ vào thân. Như Samhita Mukhopadhyay – tác giả cuốn sách Outdated (tạm dịch: Lạc hậu) – đã chỉ ra: Bạn phải tỏ ra lẳng lơ một cách đúng điệu, kiểu phụ nữ đòi ăn tối miễn phí và muốn hẹn hò thì phải lên lịch từ trước. Chứ không phải kiểu con gái có thể làm những việc như thương thảo hợp đồng hoặc giành phần thắng trong cuộc tranh luận chính trị. Bạn phải giả bộ mình có đầy quyền lực thay vì thực sự sở hữu quyền lực đó. Cách đây không lâu, có một chương trình sitcom được xây dựng kịch bản dựa trên một cuốn sách lấy ý tưởng từ blog giải thích với phụ nữ tại sao họ vẫn chưa thể kết hôn. Đó đúng là kiểu “mồi gây tranh luận” cổ điển với những luận điểm xấu xa gây chú ý – “Cô là đồ lẳng lơ,” “Cô là đồ đĩ thõa,” “Cô thật nông cạn.” Lời khuyên trong đó chẳng có gì mới, chỉ nhắc lại những lời cũ mèm rằng đừng kén chọn quá nhưng cũng đừng ngủ lang. Điểm hay ho ở đây là người viết kịch bản chương trình truyền hình đó lấy tư cách cá nhân của mình ra: Cô ta đã kết hôn – và ly hôn – 3 lần. Nói cách khác, tác giả đúng là một chuyên gia, không phải trong lĩnh vực hôn nhân hạnh phúc mà là về việc phải làm gì để đàn ông sẵn sàng cầu hôn mình. Người viết kịch bản này đúng là một mục tiêu dễ tấn công – cô ta tự đặt mình vào vị trí đó và hoàn toàn tin vào những tranh luận nảy lửa mình khơi mào. Nhưng thái độ của cô ta phản ánh góc nhìn vụ lợi kỳ quặc về chuyện tình cảm – trong đó vợ chồng được xem là chiến lợi phẩm phải nhét vào túi rồi treo trên tường, mục đích chỉ là gắn một viên đá lên ngón tay để chứng tỏ cho người ta thấy mình là người đáng yêu và hấp dẫn đến thế nào. Người ta nói với chúng ta rằng hôn nhân thực ra là một loại “thị trường”. Như thế khác nào ám chỉ chúng ta chỉ là những “món hàng”. Vì thế chúng ta được khuyến khích hãy tự “quảng bá bản thân” bằng cách duy trì các tiêu chuẩn chăm sóc nghiêm ngặt (có ai còn nhớ chuyện sơn móng chân từng là một thú vui đầy nữ tính thay vì bắt buộc như bây giờ?), tạo nên ảo giác khó khăn (“Lạy Chúa, Kyle à, giá mà anh gọi điện sớm hơn thì tốt biết mấy vì em đã có lịch hẹn kín hết tháng Ba rồi!”) và che giấu tất cả những khiếm khuyết trong tính cách dưới lớp vải vóc chân giường hay giảm bớt ánh sáng chiếu vào. Giữa những chiêu trò phòng thủ trong hẹn hò này, mục đích thực sự của cả hai người lại bị đánh mất: Muốn tìm kiếm một mối quan hệ yêu đương. Ai đã từng có quan hệ tình cảm đều hiểu đây không phải là một trò chơi với tổng số bằng 0. Những người đàn ông có cuộc sống gia đình hạnh phúc thường có những người vợ hạnh phúc – và ngược lại. Hoặc cả hai đều thắng, hoặc cả hai đều thua. (Và nếu thực sự có ai đó “thắng” trong việc tìm kiếm người tình, đó là đàn ông – các nghiên cứu về sức khỏe và hạnh phúc cho thấy đàn ông chứ không phải phụ nữ có được sự cải thiện lớn nhất từ hôn nhân.) Điểm buồn cười là phần lớn đàn ông đều hiểu điều này. Hiển nhiên là có những gã chỉ muốn làm tình rồi bỏ trốn, và đúng là đôi khi cũng khó phân biệt được đàn ông tốt với dạng hư hỏng – đặc biệt là khi lũ trai hư thường có vẻ ngoài cực kỳ đáng yêu. Những khát vọng che mờ tâm trí, và việc bạn chối bỏ chính điều mình muốn nghe rõ ràng là một trong những thử thách lớn nhất cuộc đời. Tất cả chúng ta dù là nam hay nữ đều từng có lúc biện minh cho một người không thực sự “sợ hãi” hoặc “rối loạn cảm xúc” mà chỉ đơn giản là không yêu chúng ta. Và nếu lời khuyên nhẹ nhàng “Quên anh ta đi” đến với bạn từ nhiều nguồn khác nhau, tốt thôi, hãy làm theo nó. Nhưng hãy nhớ: Những kẻ đối xử tệ bạc với bạn không đại diện cho tất cả đàn ông. Phần lớn đàn ông ở đây là đồng nghiệp, anh em trai của bạn và người đàn ông dễ mến bạn vẫn hẹn đi uống cà phê mà không yêu. Phần lớn đàn ông không coi mình là phần thưởng mà bạn đang cạnh tranh để có được – giống như bạn đang đóng một tập trong chương trình truyền hình The Bachelors (Thị trấn Tình yêu) hơn là ngồi ở Starbucks. Phần lớn đàn ông mong muốn có được điều tương tự như bạn: Có một người để yêu trong cuộc đời rối rắm này. Làm sao bạn biết được mình đang biện minh cho một kẻ vô lại? Khi nào bạn đang tỏ ra quá khắt khe với một anh chàng chỉ hơi đãng trí chút đỉnh? Với tôi, lời khuyên hay nhất ở đây là: “Anh ta khiến mình cảm thấy thế nào?” Gạt những ham muốn cuồng nhiệt sang một bên (tôi biết đây là một điều rất khó) – câu nhận xét vô ý ấy chỉ là lời vô tình thốt ra từ một người thực sự yêu thương bạn? Hay nó sẽ rung lên hồi chuông cảnh tỉnh, khiến bạn phải cuống quít dùng đến thủ thuật bán hàng do khách hàng đang bước ra khỏi cửa? Và bạn biết không, có lẽ bạn sẽ phạm sai lầm và đánh giá nhầm một người đàn ông – kẻ hóa ra chỉ là một gã vô lại. Tất cả chúng ta dù kết hôn hay chưa đều gặp rủi ro một ngày nào đó phát hiện ra người mà mình chọn gửi gắm tình yêu sẽ phản bội mình. Vậy nên thay vì thu mình trong các lời răn về những điều chúng ta nên chấp nhận hoặc không chấp nhận, chẳng phải sẽ mạnh mẽ và dũng cảm hơn khi dấn thân vào một mối quan hệ tình cảm – và những cuộc hẹn đầu tiên – trong khi biết rõ rằng mình có thể bị tổn thương, nhưng rồi cũng sẽ vượt qua? 11BẠN PHẢI TRƯỞNG THÀNH LÊN Những người đã kết hôn hay nói: Lấy nhau là phải bỏ “công sức” – như thể họ phải đi cày cả ngày trong khi những người độc thân thì ngồi khểnh thưởng thức Martini táo vậy. Hồi còn độc thân, tôi đã tin vào điều này. Đúng là có lúc tôi cảm thấy cô đơn thật, nhưng những hoạt động chính của tôi ngoài việc viết lách còn có học yoga, hẹn hò qua mạng và đi chè chén với hội bạn gái. Ít ra tôi không phải nấu bữa tối cho mẹ chồng hay đi mua rèm cửa. Thực ra là tôi có đi mua rèm cửa – vì tôi muốn sống trong căn nhà có cửa sổ được trang trí thật đẹp. Với lại, bữa tối đâu phải tự nhiên mà có! Một ngày, tôi đang nói chuyện với một người bạn về tài khoản lương hưu cá nhân của mình. Tôi dự tính cần phải đầu tư đa dạng hơn và kiếm danh sách trái phiếu thật tốt. Cô bạn tôi nhún vai và nói cô không biết nhiều về chủ đề này: Chồng cô lo liệu hết chuyện hưu trí. Lúc ấy, tôi mới sực tỉnh: Tôi đang tự làm tất cả mọi thứ. Tôi tự nấu nướng, lên kế hoạch lương hưu, khai thuế. Tôi vay tiền mua nhà, lo liệu tài chính, mua đồ đạc xếp vào căn hộ, mua đồ ăn chất đầy tủ. Tất cả đều tự tay tôi làm. Khi đường ống bị vỡ, tôi gọi người sửa ống nước. Khi muốn đặt vé máy bay, tôi săn vé tốt nhất. Khi cần thay pin máy dò khói, tôi lôi thang ra và lắp pin vào. Và dĩ nhiên, khi phải trả hóa đơn – tiền vay mua nhà, tiền điện, bảo hiểm y tế – tất cả đều được trừ vào tài khoản ngân hàng của tôi. Từng việc kể trên không có cái nào thực sự quá khó – chỉ là khối lượng công việc quá lớn mà thôi. Và phải làm chúng với nguồn lực eo hẹp hơn, bởi thu nhập từ việc viết lách của tôi thấp hơn hẳn tất cả những gia đình hai vợ chồng cùng đi làm. Sau khi chi trả cho hãng điện Con Ed và hãng cho vay thế chấp Chase Mortgage, tôi chẳng còn lại nhiều tiền để mua túi xách và kem dưỡng da nữa. Và mặc dù tôi đi ăn ngoài khá thường xuyên – vì dù sao thì có lúc một cô gái cũng phải được ra khỏi nhà chứ – tôi không đủ tiền để tới những nhà hàng tiếng tăm 4 sao mà những người bạn đã kết hôn của tôi thường ca ngợi. Những phân tích số liệu của Cục Lao động Hoa Kỳ cho thấy lối sống của phần lớn phụ nữ độc thân khác hẳn với định kiến về sự phô trương của họ. Năm 2008, trung bình một phụ nữ độc thân tiêu khoảng 2.500 đô-la vào quần áo, dịch vụ và giải trí. Phần lớn thu nhập của họ dùng để trang trải thực phẩm và nhà cửa, chứ không phải để mua giày dép hay quần áo. Vậy tại sao tôi lại phải sống giữa định kiến của người đời rằng độc thân là chuyến du ngoạn mê ly, còn tôi thực chất chỉ là một thiếu niên mới lớn có thẻ ghi nợ? Nếu những người đã kết hôn được quyền khoe khoang cuộc hôn nhân của mình là “tốn bao công sức”, vậy sao tôi lại xấu hổ không dám thừa nhận sống một mình thực chất còn nhiều việc hơn? Bạn đừng hiểu lầm – dĩ nhiên tôi hiểu làm cha mẹ là việc cực kỳ khó khăn và tốn thời gian. Nhưng việc so sánh kia là vô cùng sai lầm – tất cả chúng ta đều biết tới sự tồn tại của các ông bố bà mẹ đơn thân hay những cặp đôi không con cái. Một số thăm dò gần đây cho thấy những phụ nữ độc thân không con cái cũng gặp khó khăn trong việc cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư ngang với những phụ nữ đang làm mẹ, theo bài báo “Single and Stepping Off the Fast Track” (tạm dịch: Độc thân an nhàn) trên tờ Wall Street Journal. Sau bài báo đó, tôi đọc bài viết của một phụ nữ độc thân lo ngại rằng liệu nó có khiến những người đã kết hôn có thêm cớ để thương hại người độc thân hay không. Hình ảnh bóng bẩy sung túc mà họ đã dày công xây dựng liệu có phải nhường chỗ cho hình ảnh một kẻ nghiện công việc khốn khổ suốt ngày chỉ ăn sandwich cá ngừ? Tuy nhiên, tôi cho là chúng ta chỉ cần hiểu tất cả những thành kiến đó đều sai lầm. Sống độc thân có thể rất sung sướng, và cũng có thể rất khổ sở. Bạn sẽ thấy vô cùng tự do vì chẳng phải hỏi ý kiến ai nếu muốn chuyển tới California hay gia nhập Lực lượng Gìn giữ Hòa bình. Nhưng có thể bạn sẽ rất căng thẳng khi thương thảo mua nhà hay tự mình bươn chải ở nước ngoài. Ấy vậy, người độc thân vẫn làm những điều này thường xuyên. Họ mua nhà, tổ chức tiệc tối trong kỳ nghỉ, dạy tiếng Anh ở Hàn Quốc. Không chỉ thực hiện những việc đó với nguồn lực tài chính ít ỏi hơn những người đã kết hôn, họ còn phải chịu đủ thiệt thòi về tiền bạc ở gần như tất cả các khía cạnh trong xã hội – bảo hiểm xe, bảo hiểm y tế, thẻ tập gym, dịch vụ an ninh – theo Bella DePaulo – nhà tâm lý xã hội học, Giáo sư thỉnh giảng của Đại học California và là tác giả cuốn sách Singlism (tạm dịch: Chủ nghĩa độc thân). Những chi phí cuộc sống phát sinh của một người phụ nữ độc thân có thể lên tới 1 triệu đô-la, Lisa Arnold và Christina Campbell – đồng sáng lập trang Onely.org, đã đưa ra kết luận sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng số liệu. DePaulo còn chỉ ra luật pháp cũng công khai kỳ thị người độc thân (đây là một lý do khiến cộng đồng LGBT đấu tranh giành quyền kết hôn). Ví dụ, Đạo luật Gia đình và nghỉ phép vì lý do y tế chỉ cho phép vợ chồng, con cái đã lớn và cha mẹ được nghỉ phép để chăm sóc người thân bị ốm. Nếu một người độc thân không có con đổ bệnh, chỉ cha mẹ cô ta mới có quyền nghỉ phép để chăm sóc cô ta. Nếu họ đã chết hoặc không thể thực hiện việc này, cô ta đã không gặp may. Ngay cả khi cô ta có chị em gái, cháu gái hoặc bạn thân sẵn sàng xin nghỉ phép để chăm sóc, họ cũng không có quyền hợp pháp để làm điều đó. Không ai có quyền chăm sóc cô ta cả. Điểm cốt lõi ở đây không phải là bạn nên cảm thấy buồn bã hoặc cho những người đã kết hôn thêm cớ để thương hại. Đây là để ghi nhận sự thật rằng bạn vẫn sống ổn dù phải chịu nhiều thiệt thòi. Tôi không nói kết hôn lúc nào cũng dễ chịu hơn. Tôi khẳng định sống với một kẻ ăn bám không lấy nổi bát đĩa ra khỏi máy rửa – hiển nhiên con số này không ít – chắc chắn sẽ vô cùng vất vả cho bạn. Đó chính là lý do phụ nữ buộc phải kén chọn. Kết hôn với nhầm người sẽ rất vất vả. Kết hôn với một gã vô lại sẽ rất vất vả. Và chắc chắn, trao đời mình cho một gã đàn ông mà bạn phải “cắn răng chịu đựng” sẽ rất khổ cực – đặc biệt khi anh ta phát hiện ra cuộc hôn nhân này là do sợ hãi nhiều hơn là yêu thương. Nhưng bạn có biết điều gì sẽ xảy ra khi bạn kiên nhẫn chờ đợi một người tử tế và biết suy nghĩ, người mà bạn hết lòng yêu thương và tôn trọng? Khi bạn chờ đợi tới khi mình đủ trưởng thành trước lúc gắn bó cuộc đời với một người khác? Đa số những phụ nữ kết hôn muộn mà tôi phỏng vấn nói rằng cuộc sống hôn nhân thực ra… chẳng đến nỗi vất vả như vậy. Chắc chắn là đôi khi cũng có tranh cãi xích mích. Nhưng vẫn còn nhàn nhã chán so với sống độc thân. Ở nhiều khía cạnh, kết hôn đem lại cho chúng ta không ít cơ hội để tạm thời được trở lại như trẻ con. Mỗi lần tôi và Mark thuê một căn nhà nghỉ mát, chúng tôi đều nhận được bản hướng dẫn chi tiết cách mở và đóng các vật dụng trong nhà – máy sưởi, điện, nước… Tôi chưa từng đọc qua chúng – thay vào đó, tôi giao phó hết cho Mark, yên tâm mọi thứ sẽ được lo liệu đàng hoàng. (Anh ấy cũng là người phải tìm đường rồi lái xe đưa cả hai tới đó.) Đây không phải kiểu phó mặc cho hôn nhân như thời xưa, để người đàn ông là trụ cột gia đình. Tôi chỉ phân chia các công việc của mình khác đi mà thôi – khi chúng tôi bán căn hộ cũ để mua một căn nhà, tôi là người nói chuyện với nhân viên môi giới và luật sư, lo liệu hầu hết giấy tờ (vì tôi đã mua căn hộ đó khi còn độc thân, tôi là chủ nhân hợp pháp của nó). Đôi lúc, Mark cảm thấy không thoải mái vì điều này, nhưng hôn nhân là vậy; bạn có thể hoàn toàn mù tịt về một vài khía cạnh cơ bản trong cuộc sống mà vẫn được hoàn toàn thừa nhận là một người trưởng thành – hơn là tự lo liệu tất cả một mình. Giờ thì tôi đã hiểu những năm sống độc thân ấy đã buộc tôi phải phát triển những cơ bắp lẽ ra chẳng bao giờ dùng đến nếu kết hôn ở tuổi 26 (và nói thật là đang có nguy cơ thoái hóa). Trên nhiều phương diện, tôi chẳng hề trưởng thành hơn chút nào so với hồi độc thân. 12BẠN QUÁ ÍCH KỶ Sau chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2012, các bình luận viên của kênh Fox News đã thảo luận về lý do đa số phụ nữ độc thân bầu cho Đảng Dân chủ chứ không phải Đảng Cộng hòa. Họ rút ra kết luận: Những phụ nữ đã kết hôn quan tâm nhiều hơn tới tương lai của đất nước. “Những phụ nữ đã lập gia đình thường ổn định hơn, họ phải quan tâm tới con cái, lo nghĩ tình hình đất nước sẽ thế nào khi chúng trưởng thành,” một bình luận viên nói. Những phụ nữ độc thân thì khác, họ chủ yếu chỉ quan tâm tới việc nạo phá thai và xin trợ cấp Chính phủ dành cho “y tế” – một bình luận viên khác nói, tay làm dấu ngoặc kép tỏ ý nhạo báng. Toàn một lũ lẳng lơ, ích kỷ chuyên ăn bám Chính phủ. Quan điểm của đa số người Mỹ về phụ nữ độc thân không đến nỗi ghê tởm như vậy, nhưng không chỉ những bình luận viên đầu óc bảo thủ mới cho rằng cuộc sống độc thân thật nông cạn và hẹp hòi, những người độc thân không bao giờ quan tâm đến thế giới ngoại trừ mấy hộp sơn móng chân, trong khi những người đã lập gia đình thì lao vào xây dựng cộng đồng. Hai nhà nghiên cứu xã hội học là Naomi Gerstel và Natalia Sarkisian đã khám phá ra điều trái ngược hoàn toàn. Sau khi phân tích những số liệu từ cuộc Khảo sát các gia đình và hộ dân, cùng số liệu từ Khảo sát chung toàn xã hội, họ phát hiện ra nhiều điều đáng kinh ngạc: Những người độc thân dành nhiều thời gian hơn cho họ hàng, bạn bè và cộng đồng hơn so với những người đã kết hôn. Những phụ nữ và đàn ông độc thân thường xuyên gọi điện, tới thăm và giúp đỡ bố mẹ già trong các công việc hàng ngày (làm việc nhà, lái xe chở bố mẹ tới khám bác sĩ…) hơn là những người đã lập gia đình. Trái với hình ảnh người cô đơn ngoài rìa xã hội mà người ta vẫn hay gán cho người độc thân, chính những người này lại có nhiều bạn bè hơn và cũng quan tâm tới họ nhiều hơn – gọi điện và tới thăm nhiều hơn, giúp đỡ việc nhà… Những người độc thân cũng thường xuyên giúp đỡ hàng xóm và anh chị em hơn. Những phụ nữ cả đời không kết hôn cũng tới dự các buổi sinh hoạt chính trị và ký vào nhiều yêu sách hơn những người đã lập gia đình – hai tác giả đã viết trong bài báo có tựa đề “Marriage: The Good, the Bad, and the Greedy” (tạm dịch: Hôn nhân: Người tốt, kẻ xấu và kẻ tham lam). Khi lần đầu tiên nhìn vào các số liệu, Giáo sư Gerstel đã nói với tôi rằng họ mặc định sự chênh lệch là do khả năng có con của những người đã lập gia đình cao hơn. Suy cho cùng, nghĩa vụ nuôi ăn và tắm rửa cho bọn trẻ cũng là lý do chính đáng để không tới dự sinh nhật bạn bè hay một buổi đọc thơ. Vì vậy, hai tác giả này đã giảm bớt tầm quan trọng của biến số nghĩa vụ làm cha mẹ trong công thức khi tính toán và phát hiện lũ trẻ hóa ra không phải “thủ phạm”. Thực ra, những người tách rời xã hội nhất lại chính là những cặp vợ chồng không con. Việc đưa con tới trường và dự các hoạt động ngoại khóa kéo các cặp cha mẹ hòa nhập trở lại với đời sống xã hội. Con cái cũng là lý do chính, ngoài việc đi lễ nhà thờ, khiến những người đã kết hôn thường được coi là hay tham gia các hoạt động tình nguyện hơn người độc thân – họ sẵn sàng giúp gây quỹ cho nhà trường hay huấn luyện bóng đá. Thế nhưng, những hoạt động tình nguyện phổ biến nhất với những người Mỹ độc thân là dạy dỗ và hướng dẫn con cái của gia đình khác, gây quỹ từ thiện và phân phát thực phẩm. Vậy nên trong khi chúng ta có thể ca tụng các cặp vợ chồng về thành tích tham gia hoạt động từ thiện của họ, cũng nên chú ý rằng gây quỹ cho ban nhạc của trường nơi con bạn đang theo học chẳng thể nào so sánh được về khía cạnh vị tha so với việc rửa bát cho cửa hàng phân phát súp. Nghiên cứu này không nhằm so sánh người độc thân và người đã kết hôn xem ai cao quý hơn, mà chỉ đơn giản là để xem xét kỹ hơn những thành kiến mà mọi người gán cho người độc thân, tự hỏi đâu mới là sự thực và đâu là những điều chúng ta hấp thụ từ các quảng cáo son môi. Ngoài ra, điều này cũng là để ghi nhận vai trò quan trọng của người độc thân trong đời sống cộng đồng. Eric Klinenberg đã chỉ ra trong cuốn Going Solo (tạm dịch: Sống một mình), những người độc thân đơn giản đi ra ngoài nhiều hơn – dành nhiều thời gian hơn so với những cặp vợ chồng để đi ăn tiệm, đi bar, mua sắm và tới dự các sự kiện công cộng. Họ cũng thường xuyên tới các lớp học nhạc hơn. Trong khi đó, những người độc thân chiếm tới một nửa dân số. Klinenberg chỉ ra rằng năm 2012, 49% người Mỹ trưởng thành chưa kết hôn, 28% các hộ dân ở Mỹ chỉ có một người ở (con số này đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 1960). Vì vậy, giờ đã tới lúc chúng ta rũ bỏ thành kiến rằng người độc thân chỉ sống ngoài rìa xã hội, chẳng quan tâm tới chuyện gì ngoài làm đẹp cho bản thân và chăm lũ mèo. Họ không hề sống ngoài rìa xã hội – họ chính là bản thân xã hội. 13BẠN CẦN NÓI CHO CẢ VŨ TRỤ BIẾT! Có những phụ nữ dường như lúc nào cũng như đang rơi vào lưới tình. Tại điểm bán hàng xả kho, bến xe buýt, hiệu giặt là. Có người xinh đẹp, có người không. Có người cực kỳ thân thiện hoặc nhanh nhẹn, tháo vát; còn một số người thì, chà… Với nhiều người chúng ta, mỗi lần tới tiệm giặt là chẳng gặp chuyện gì hay ho hơn ngoài tẩy sạch vết bẩn trên quần áo, những phụ nữ thích rơi vào lưới tình này đúng là khó hiểu. Có thể bạn không có vóc dáng như người mẫu, nhưng cũng chải chuốt đàng hoàng và đánh son môi cơ mà. Và được rồi, có lẽ bạn không thể đùa những câu thâm thúy, sắc sảo kiểu dân nội thành Washington – nhưng nói chung bạn là người thân thiện, biết cách tương tác với những người xung quanh mà không cần tới điện thoại. “Hãy nói cho cả vũ trụ biết đi!” người ta sẽ lên lớp cho bạn. “Hãy nhắn gửi” rằng bạn đang tìm kiếm bạn đời (như thể vũ trụ là một tổng đài điện thoại khổng lồ). Bản chất của bạn sẽ được thể hiện ra ngoài trong khi chờ đèn giao thông hay đi đổ rác. Ngoài ra, nó cũng không kỳ quặc hay trông tuyệt vọng như khi bạn gửi tín hiệu sẵn sàng yêu đương tới tất cả mọi người ở nơi quay xổ số Quick Pick. Chỉ là, bạn biết đấy, sức hút ấy mà. Kiểu lời khuyên như thế này có vẻ tử tế và gợi cảm hứng nhiều hơn là “hãy cư xử và hành động sao cho tử tế”. Và còn giàu chất thơ hơn nữa. Bạn có thể ngồi trên đỉnh núi mường tượng ra người bạn đời của mình. Bạn có thể đứng trên vách đá ném một lời nhắn trong chai xuống mặt biển như đang sục sôi. Bạn có thể viết những ý nghĩ sâu kín vào một cuốn nhật ký bọc vải trong khi ngâm mình trong bồn tắm sực mùi oải hương. Có điều gì đó cực kỳ sôi nổi và lãng mạn trong việc tin tưởng vào vũ trụ. Nó sẽ giúp bạn bớt cô đơn khi biết các vì sao đang phù hộ cho bạn. Và khi lại tới dịp sinh nhật hay năm mới, kiểu suy nghĩ này có sức hấp dẫn thật khó cưỡng. Tôi ước ao được sống như những câu chuyện lãng mạn về hai người sinh-ra-để-dành-cho-nhau ấy. Đó là điều kỳ lạ nhất. Tôi đang lái xe thì đột nhiên có gì đó mách bảo tôi cần phải tới hàng thịt – điều này thật vô lý vì tôi đã ăn chay 12 năm nay. Tôi cũng muốn một lần được sống trong câu chuyện thần tiên đó. Tôi muốn tận hưởng cảm giác chắc chắn Chúa trời đang phù hộ cho mình. Rằng mọi thứ đều có tiền định. Một con đường định sẵn. Một cái gì đó. Tôi muốn thế lực siêu nhiên nào đó hướng dẫn mình tới đúng quán cà phê ấy, đúng điểm chờ taxi ấy, đúng điểm xếp hàng ở siêu thị Bed Bath & Beyond. Tôi muốn kết thúc một ngày với nhiều hơn một cái bánh việt quất và những tấm chăn dày. Tôi tin chắc nhiều người đã thu được lợi ích lớn từ kiểu lời khuyên này. Nó đem lại cảm giác an toàn trong một thế giới đầy loạn lạc, thậm chí có thể dẫn đến sự hiển linh của thế lực siêu nhiên. Có thể việc im lặng suy tưởng đã khiến bạn nhận thấy mình cần phải từ bỏ công việc tư vấn quản trị hiện tại để đi học nấu ăn (hoặc từ bỏ quán ăn nơi bạn đang làm việc để đi học kinh doanh). Có thể bạn nhận ra đã tới lúc gạt bỏ người bạn xấu xa kia ra khỏi cuộc đời mình. Nhưng nếu bạn đã lôi quả cầu pha lê ra và bắt đầu tìm hiểu các luân xa để nhanh chóng tìm được bạn đời, hẳn sẽ rất đau khổ nếu người đó không hề có thật. Giờ bạn không chỉ cô đơn mà còn lạc nhịp với cả vũ trụ. Và điều này thật đáng buồn. Đặc biệt là khi mọi người cố gắng khiến bạn vui lên bằng những câu chuyện thần kỳ “chúng tôi đã gặp nhau như thế nào” của mình. Những câu chuyện kiểu này đôi khi cũng có tác dụng khích lệ, nhưng chúng cũng gợi ra câu hỏi: “Tại sao những chú lùn và nàng tiên lại cứ mãi gạt bỏ bạn? Tại sao mỗi khi bạn gặp được một anh """