"
Vết Khắc Hằn Trên Cát - Michel Bussi & Danh Việt (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vết Khắc Hằn Trên Cát - Michel Bussi & Danh Việt (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]
Ebooks
Nhóm Zalo
Michel Bussi sinh ngày 29 tháng Tư năm 1965 tại Normandie. Ông là nhà văn, nhà chính trị học, giáo sư địa lý tại đại học Rouen và được biết đến chủ yếu với những cuốn tiểu thuyết trinh thám. Theo tạp chí Le Figaro, ông
đứng thứ hai trong danh sách các nhà văn Pháp có tác phẩm bán chạy nhất năm 2018, với 975.800 bản. Các tác phẩm của Michel Bussi đã được dịch sang 34 thứ tiếng, một số được chuyển thể thành phim điện ảnh và phim truyền hình.
Vết khắc hằn trên cát là bản biên tập lại của cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tay Ohama crimes (tạm dịch: Tội ác ở Ohama) xuất bản năm 2007, từng nhận được nhiều giải thưởng như Sang d’encre, Octave Mirbeau…
Các tác phẩm khác của Michel Bussi đã được Nhã Nam xuất bản:
Hoa súng đen
Xin đừng buông tay
Mẹ đã sai rồi
Lờ ả
Cuốn tiểu thuyết này ra đời từ một ảo ảnh
Tuy cuốn tiểu thuyết này nay mới được nhà Presses de la Cité xuất bản lần đầu, dưới nhan đề Vết khắc hằn trên cát, nhưng tôi đã viết nó từ rất lâu rồi. Hai mươi năm, chính xác là vậy.
Dẫu các tiểu thuyết của tôi không được kết nối bằng một nhân vật chính xuyên suốt, cũng chẳng theo một trật tự nào; dẫu mỗi độc giả đều có thể bắt đầu khám phá những cuốn sách của tôi từ bất cứ câu chuyện nào, thì câu chuyện này vẫn có vị trí đặc biệt trong cuộc đời viết văn của tôi, bởi đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên tôi viết. Dù lúc đó tôi đã gần ba mươi, thì liệu có thể gọi Vết khắc hằn trên cát là tiểu thuyết của tuổi trẻ được không?
Được chứ, chắc chắn rồi!
Được chứ, bởi khi viết Vết khắc hằn trên cát, tôi không biết liệu một ngày nó có được xuất bản không (và thậm chí, nói thật lòng, tôi cũng không quá tin tưởng vào điều đó). Đó là điểm khác biệt cơ bản với những cuốn tiểu thuyết khác của tôi.
Được chứ, bởi khi viết Vết khắc hằn trên cát, tôi không biết bất cứ quy tắc viết tiểu thuyết trinh thám nào, tôi đã tạo ra, hình dung, biến đổi chúng. Có thể các miêu tả nơi chốn quá dài dòng, có thể viên thám tử tư quá lãng mạn, tên giết người thuê quá vụng về, nhưng bằng cách ấy hẳn tôi đã tạo ra
cách kể chuyện của riêng mình.
Được chứ, bởi tiểu thuyết này chứa đầy những ám chỉ, tham khảo, có thể cả ám ảnh, những thứ sẽ được dùng lại, có khi được phát triển thêm trong các tiểu thuyết sau của tôi, tôi để các bạn khám phá chúng qua từng trang…
Được chứ, bởi vào năm 1994, các nhà văn không có Internet, Google Earth, hay từ điển bách khoa trực tuyến… Họ không thể, chỉ bằng một cái nhấp chuột đơn giản, có được cả trăm bức ảnh về súng lục hay danh sách đầy đủ huân, huy chương của quân đội Mỹ từ thời Georges Washington. Năm 1994, cần phải lựa chọn, hoặc là lao vào một cuộc nghiên cứu tìm hiểu dài dằng dặc… hoặc là tự sáng tạo ra tất cả! Các tiểu thuyết về sau của tôi đều được thu thập tư liệu cẩn thận, miêu tả địa điểm chính xác (chí ít cũng gần như luôn chính xác), rồi được các biên tập viên thận trọng đọc đi đọc lại. Vết khắc hằn trên cát đã lọt qua lưới lọc của thực tế và độc giả có thể thỏa sức phân biệt đúng sai, phân biệt những gì có thật và những gì thuộc về trí tưởng tượng thuần túy của tác giả, người đã biến đổi hiện thực theo ý mình, mà sự hư hư thực thực của câu chuyện không hề bị ảnh hưởng. Thậm chí còn nhờ thế mà càng mạnh mẽ hơn, và ở đây tôi có thể thú nhận rằng đôi lúc tôi thấy giận tất cả các công cụ mới dành cho nhà văn; tôi ước mình có thể miêu tả các địa điểm như cách tôi hình dung về chúng chứ không phải như những gì hiện ra trên màn hình biết tuốt của tôi, có thể sáng tạo ra các nhãn hiệu ô tô, quần áo hay rượu, đi theo những trình tự tư pháp mà tôi nghĩ phải thế chứ không bị bó chặt vào những luật lệ, sắc lệnh hay quy định thực tế… Bạn có thể đáp lại rằng chẳng có gì ngăn tôi làm vậy và có lẽ bạn hoàn toàn đúng; đó chắc chắn là việc mà một ngày nào đó tôi sẽ làm. Vả lại, tuyệt đối chân thành mà nói, tôi cũng đã đôi lần làm vậy, một cách thầm lặng, tôi, người viết những cuốn tiểu thuyết trinh thám mà chưa một lần bước chân vào Sở cảnh sát!
Được chứ, bởi cuốn tiểu thuyết này đã trải qua nhiều cuộc đời. Chính xác là ba. Ở cuộc đời thứ nhất, nó ngủ yên mười năm trời trong ngăn kéo bàn làm việc của tôi, dưới nhan đề L’Ardoise (tạm dịch: Đá đen), trước khi có một nhà xuất bản đồng ý xuất bản. Ở cuộc đời thứ hai, khi được đặt lại tên là Omaha Crimes (tạm dịch: Những tội ác Omaha), nó hé lộ với tôi thế giới của tiểu thuyết trinh thám. Rồi từ nay trở đi với tên Gravé dans le sable (Vết khắc hằn trên cát), nó tiếp tục chuyến phiêu lưu tươi đẹp và bắt đầu cuộc đời thứ ba. Trước khi, biết đâu đấy, đến với cuộc đời thứ tư trên màn ảnh rộng…
Thực ra, ý tưởng của cuốn tiểu thuyết này ra đời từ một ảo ảnh điện ảnh. Theo những ký ức về bộ phim Le Jour le plus long (tạm dịch: Ngày dài nhất), tôi tin mình thấy cảnh các tay lính Mỹ đang tấn công một vách đá, một bức tường bê tông, theo thứ tự đã được ấn định trước do một viên trung úy hô lên. 1, 2, 3, 4… Và tôi xem lại bộ phim: chẳng có chút dấu vết nào của cảnh tượng rùng rợn đó. Nhưng trái lại, cũng không nhà sử học nào có thể khẳng định với tôi là không có một trật tự tấn công nhất định, hay các phương thức xác định trật tự đó. Do thiếu sự thật lịch sử, tôi đã tưởng tượng ra tất cả.
Chúc các bạn đọc sách vui vẻ cùng Alice, Lison, Nick, Ralph, Emilia, Lucky, Ted… Tất cả họ đều có vị trí đặc biệt trong tim tôi, như những người bạn ấu thơ mà ta sẽ nhớ đến nhiều hơn những người ta gặp sau này.
Tôi biết rằng với các độc giả đọc tôi từ đầu, những người từng biết đến Vết khắc hằn trên cát dưới tên Omaha Crimes, với bìa đen trắng có hình các sà-lan đổ bộ gợi đến một cuốn sách về ký ức chiến tranh, thì cuốn sách này vẫn mang phong vị riêng, và có lẽ vẫn là cuốn sách yêu thích của họ. Thậm chí họ có thể sẽ nhìn cuốn tiểu thuyết địa phương này lan đến khắp các hiệu sách tại Pháp, đến cả những hiệu sách vô danh, dưới tên mới, với
chút ghen tị. Cả một chút buồn nữa, gần giống như khi ta để cậu bé gần nhà ra đi sống cuộc đời mình ở nơi khác, nhưng lại dặn cậu đừng quên nơi mình từ đó ra đi.
Có điều gì đó thần kỳ khi một cuốn tiểu thuyết đầu tay, được một nhà xuất bản địa phương phát hành, vài năm sau, lại ra mắt khắp cả nước, rồi ra thế giới, và hơn cả một cuộc đời thứ ba, là hàng nghìn cuộc đời mới, bởi mỗi lần gặp gỡ với một độc giả là một lần cuốn sách sống thêm một cuộc đời.
M B
Dành tặng mẹ tôi
Cuốn sách ly kỳ về cuộc đổ bộ này sẽ khiến bạn thích thú, còn chúng tôi thì vô cùng yêu thích. Tác giả đưa chúng ta trở đi trở lại giữa Mỹ và Normandie, theo bước chân Alice, với những tình tiết hết sức ly kỳ và hồi hộp.
— F A
Bussi dẫn dắt những tình tiết hồi hộp tinh quái đến mức một lúc nào đó, độc giả phải tự hỏi mình có bị lừa hay không? Và cuốn tiểu thuyết cũng thật hài hước nhờ viên thám tử tư đầy hăng hái. Một cuốn trinh thám thật thú vị, cuốn hút.
— L P A’ E F
Tờ ầ 1944
Cế ở N
1ộ ấ
6 S 1944, ờ ể O, M G
Chiếc sà-lan mở bụng. Một trăm tám mươi tám biệt kích Mỹ nhào xuống làn nước lạnh rồi nhanh chóng tản đi. Nhìn từ trên cao Mũi Guillaume, họ trông chẳng lớn hơn những con kiến trên tấm khăn trải bàn nhàu nhĩ.
Khó mà ngắm bắn được họ.
Lucky Marry là người đầu tiên vào đến bờ biển, gần như đứt hơi. Anh nằm dài trên cát ướt, khuất sau một khối đá granite nhỏ và thùng chất nổ nặng trịch anh vừa đặt phía trước. Anh nghe thấy tiếng chân chạy nhanh sau lưng và hơi thở gấp gáp. Ralph Finn cũng lao vào nấp sau chỗ trú ẩn tạm bợ.
Còn sống!
Anh quan sát nhanh Mũi Guillaume, chìm trong sương mù tít trên cao, rồi đến bức tường bê tông nằm trước họ năm chục mét. Anh mỉm cười với Lucky, nụ cười của kẻ tử tế bị cuốn vào cảnh hỗn loạn của thế giới, nhưng vẫn sẵn sàng hành xử đến cùng như một anh hùng vô danh.
Một tiếng nổ vang lên cách họ chưa đầy mười mét. Không có tiếng hét nào. Những đám mây cát ướt bốc lên. Alan Woe hiện ra từ trong sương và nằm xuống cạnh Lucky và Ralph.
Anh ta cũng còn sống!
Anh ta nhìn sâu vào mắt Lucky. Một ánh mắt bình tĩnh, đầy chất trí tuệ. Chút nhân tính bổ sung. Điều đó giúp được gì cho anh ta, ở đây?
— Một! – trung úy Dean hô.
Ngay lập tức, như những cỗ máy vận hành trơn tru, Lucky, Ralph, Alan chĩa súng về phía Mũi Guillaume và bắn. Loạt đạn đột ngột vang lên đinh tai. Một cơn mưa đạn trút vào lô cốt nằm cheo leo trên đỉnh vách đá. Vừa ngắm, Lucky vừa tự ép mình nghĩ đến Alice. Anh sẽ bình an, nhờ có cô,như mọi khi.
Một tiếng thét xé rách tiếng đạn nổ ồn ào. Benjamin Yes khốn khổ đã không tiến được xa.
— Hai! – Dean hô.
Đã hai rồi ư?
Vừa tiếp tục bắn một cách mù quáng, Lucky vừa quay đầu lại. Giữa những con sóng đục ngầu trào lên rồi lại rút xuống, trong một thoáng, anh thấy thân xác những đồng đội đã ngã xuống, thân thể những đồng đội bị thương, cả thân thể trơ ì của những người không dám đánh đến cùng, không dám chạy trên bãi biển trống, chỉ nhô đầu lên khỏi mặt nước.
Trong số đó, có Oscar Arlington. Cuối cùng hắn cũng đến được bờ biển. Ướt sũng, bò trong bùn xám, hắn chậm chạp tiến gần đến thùng thuốc nổ.
Hắn run rẩy, không thể giữ chắc súng, đôi mắt đỏ ngầu.
Lucky bắt gặp ánh mắt kinh hoàng của Arlington.
— Ba! – trung úy Dean hô.
Một tiếng nổ dữ dội đáp trả loạt đạn của toán biệt kích Mỹ. Những vụn đất ướt màu son trùm lên họ. Oscar Arlington, người lấm lem đất, nước và nước mắt, gần như không thể nhận ra, đã đến được chỗ họ sau thùng thuốc nổ.
Lucky không nhìn hắn lấy một lần. Anh phải quên đi. Anh phải tập trung vào khuôn mặt Alice, vợ chưa cưới của anh, người vợ chưa cưới xinh đẹp của anh. Nhưng dẫu sao anh cũng sẽ thắng, như mọi khi, bằng cách này hay cách khác, anh sẽ chiến thắng mọi Arlington trên đời.
— Bốn! – trung úy Dean hô.
Một cơn rùng mình lan khắp người Lucky. Anh mỉm cười. Ngay cả khi chơi poker, anh cũng chưa từng cảm thấy kích thích đến thế. Ngay cả trước những món tiền đặt cược khủng nhất. Cuộc đời là một trò chơi tuyệt vời, trò chơi đáng giá 1,44 triệu đô-la! Anh nhắm mắt rồi lại mở mắt: khuôn mặt hiền dịu của Alice giờ đã thay thế màn sương bụi.
Anh là bất tử.
Anh cảm thấy bàn tay mềm oặt của Oscar Arlington tìm cách túm vạt áo rằn ri của anh.
Quá muộn.
Không chần chừ thêm nữa.
Cuối cùng anh cũng sắp biết. Sắp tìm ra câu trả lời cho thương vụ điên
cuồng được tiến hành ba ngày trước. Lucky là người điên rồ nhất hay tài giỏi nhất trong tất cả lính biệt kích của chiến dịch Overlord?
Ba ngày trước…
2 ổ ố ử ầ
3 S 1944, ả D, A
“Họ về trời vào một ngày mưa rất to.” Câu này ám ảnh Oscar. Hắn hẳn đã đọc được nó ở đâu đó, cách đây không lâu. Hoặc đã nghe thấy nó ở đâu đó, từ miệng một kẻ ngu ngốc. Chẳng thiếu những kẻ ngốc có thể nói câu đó, trên chiếc sà-lan này. Những tên ngốc tự coi mình là nhà tiên tri. Những tên ngốc trở nên thần bí, hai hay ba ngày trước Sự phán xét cuối cùng.
Oscar ấn cái đầu to tròn vào cửa sổ sà-lan và nhìn mưa rơi như trút. Chẳng nhìn rõ được gì ở bên ngoài nữa, không thấy nước ở cảng, bầu trời hay những tấm bạt xám cho các sà-lan, chỉ thoáng thấy ánh sáng nhấp nháy của một chiếc đèn pha, hay một quán bar, rốt cuộc, của một cuộc sống nào đó ngoài kia, phía đằng xa.
Chắc chắn là chúng sẽ rơi xuống, những giọt mưa, vào ngày 6 tháng Sáu chết tiệt này, trên bãi biển chết tiệt này, đằng trước mặt kia. Chắc chắn nước sẽ đóng băng, cát sẽ nặng và dính chặt vào giày của hắn, nếu hắn có thể đến được chỗ cát ấy… Chắc chắn thời tiết sẽ rất xấu, để họ không phải rời mảnh đất này với quá nhiều hối tiếc.
Chắc chắn là trời sẽ mưa ào ạt, những dòng nước mưa to như những sợi thừng!
Và Oscar ngu ngốc nghĩ rằng suốt cuộc đời mình, hắn chưa bao giờ leo lên được sợi dây nào, cả ở trường học lẫn khi tập luyện với đội biệt kích. Hắn luôn lơ lửng cách mặt đất một mét như con lợn béo bị treo. Hắn mỉm cười. Điều đó chứng tỏ rõ ràng hắn chẳng có gì để làm ở đây, trên cái sà-lan này, giữa những anh hùng vô thức kia…
Có tất cả chính xác một trăm tám mươi tám vị anh hùng, một trăm tám mươi bảy nếu không tính Oscar Arlington. Một trăm tám mươi bảy thanh niên Mỹ hợp thành Đội biệt kích số 9, tất cả chen chúc trên chiếc sà-lan này, cùng gánh trên vai sức nặng của một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất khi đổ bộ lên Normandie: chiếm Mũi Guillaume.
Mũi Guillaume là một chỏm núi đá nhô cao trên vách đá bờ biển Normandie, đội trên đầu một cái lô cốt và tua tủa xung quanh là những khẩu đại bác; nó được các chiến lược gia nhìn nhận như một trong những vị trí quan trọng nhất của chiến dịch Overlord. Trên chiếc sà-lan này, chen chúc nhau là một trăm tám mươi bảy thanh niên tình nguyện Mỹ hăng hái, đủ khỏe mạnh để leo lên rồi tụt xuống các vách đá ở Anh suốt một tháng nay, giờ thì việc đó thật dễ dàng vì họ đã có đôi bàn tay rắn chắc và không còn thấy chóng mặt, tối tối họ đến ầm ĩ ở quán bar, uống rượu và cười nói rộn rã, tự tin vào chính mình, vào ngôi sao chiếu mệnh của họ, vào những ngôi sao trên lá cờ vệ quốc mà họ sẽ phải cắm trên đỉnh Mũi Guillaume.
Tuy vậy, trong căn phòng lớn nhất của sà-lan, căn phòng vẫn thường dùng làm quán bar, một sự im lặng tuyệt đối đang ngự trị. Họ đã xếp bài, bia, xúc xắc, tất cả những thứ để giết thời gian xuống dưới tấm bạt. Cả một trăm tám mươi tám lính biệt kích đứng chen chúc ở đây. Một số người tựa
vào cửa sổ giống Oscar, một số khác tìm được chỗ ngồi ở góc bàn hay trên ghế đẩu, một số ngồi dưới đất, đa số đang đứng. Một trăm tám mươi tám thanh niên Mỹ, đầu cạo trọc đầy vẻ hăm dọa, bình thường vốn đầy ắp những câu chuyện dâm dục và ý nghĩ tục tĩu, nhìn nhau trong im lặng. Không khí đầy mùi ẩm ướt, mùi mồ hôi lẫn lộn, những hơi thở nặng mùi, y như phòng thay đồ của một đội bóng đá. Nhưng không ai nói một lời…
Phòng thay đồ của một đội bóng có thể sẽ thua. Nơi mỗi người chờ đợi hình phạt, nơi mỗi người hy vọng hình phạt đó sẽ giáng xuống người khác. Một trăm tám mươi tám cặp mắt nhìn vào chiếc ghế đẩu ngu ngốc đặt ở chính giữa phòng, trên mặt ghế đặt một cái mũ.
Chỉ là một chiếc mũ, thế mà tất cả nhìn chằm chằm vào nó như nhìn một bức tượng quỷ.
Mình làm gì ở đây thế này? Oscar nghĩ.
Oscar vã mồ hôi, nhiều hơn bất cứ ai. Chuyện đó thật hiển nhiên, vì hắn chẳng có gì để làm giữa những vận động viên đầu trọc này. Hắn chẳng có gì để làm ở đây, giữa đám lính biệt kích này. Tất cả họ đều cao lớn, khỏe mạnh, rám nắng ngay cả trong màn mưa nước Anh. Còn hắn thì lùn và béo.
Mình làm gì ở đây thế này?
Mình sẽ làm gì trên cái bãi biển đó?
Chúng sẽ bắn hạ mình ngay tức khắc, mình to tướng thế này cơ mà… Mình thậm chí sẽ không thể nấp sau người khác. Ngay đến một tên lính Đức cận nặng nhất cũng không thể nào bắn trượt mình được!
Và tất cả những chuyện này đều là lỗi của một người.
Oscar Arlington nhắm mắt một lúc.
Emilia Arlington, mẹ đẻ của hắn. Bởi vì đương nhiên là mẹ hắn luôn mong con trai mình trở thành anh hùng. Đương nhiên bà đã nằn nì để con trai gia nhập đội biệt kích, nếu được vào đội đánh ở dốc đá Mũi Guillaume thì càng tốt.
Cảm ơn, mẹ. Chết tiệt! Anh hùng, con á! Trèo lên đỉnh vách đá theo lệnh triệu tập á! Nằm ở giường trên gác lửng con đã thấy Sợ rồi, mà không chỉ hồi bé. Bây giờ vẫn vậy. Nếu còn tồn tại cái gọi là bây giờ.
Và toàn bộ đám thanh niên biệt kích ngu ngốc mơ về vinh quang này, chúng tin rằng bọn Đức sẽ bỏ chạy ngay khi thấy bóng dáng một con tàu. Cả đám rồi sẽ chết rũ, người ướt nhẹp mặt vùi trong cát, trước bức tường đá phấn.
Oscar buồn bã nhìn những tay lính biệt kích ngồi im lặng bên cạnh mình.
Những thanh niên vô thức… Giá các cậu biết được… Tôi thì biết, tôi đã trò chuyện rất lâu với Teddy Baur, một trong những bộ óc phát triển hiếm hoi trên cỗ quan tài nổi này. Teddy Baur là một nghệ sĩ, chính anh cũng không hiểu mình đang làm gì ở đây. Nhưng trái lại, anh biết điều gì đang chờ đợi chúng ta. Anh đến Pháp từ trước chiến tranh, để vẽ. Anh thuộc lòng vùng bờ biển Normandie. Cũng bởi thế mà người ta tống anh vào đây. Bản thân anh cũng không đòi hỏi gì, anh là nghệ sĩ, không phải nhà leo núi. Anh đã vẽ chúng, những vách đá Normandie, anh đã quan sát chúng hàng giờ đồng hồ, anh đã đo đạc chúng. Nhất là Mũi Guillaume, anh đã vẽ nó dưới mọi kiểu ánh sáng ban ngày. Mũi Guillaume là một chỏm núi đá phấn, loại đá phấn đặc biệt cứng, cứng đến nỗi biển cả, gió và mọi thứ khác đều không thể bào mòn nó như những nơi khác, tạo thành tòa tháp canh giúp con người giám sát tốt hơn cái pháo đài, chính là vùng bờ biển Normandie. Có
vẻ như đứng trên đỉnh này, từ khi còn là đứa trẻ, vua Guillaume Kẻ chinh phục đã mơ một ngày nào đó chiếm được nước Anh. Và rồi chính tại nơi đây, theo Teddy, Guillaume Con hoang đã trở thành Guillaume Kẻ chinh
phục, và đương nhiên, núi đá này giữ cái tên Mũi Guillaume. Cha ông, Robert Vĩ đại, hay còn gọi là Quỷ Sứ, có một lâu đài nhỏ nằm trong đất liền, cách biển một kilomet. Tại đây Guillaume thuở bé, đứa con hoang của ông, thường đến ở. Ngày nay vẫn còn một ngôi làng giữ cái tên Lâu Đài Quỷ. Ít nhất đó là những gì Teddy Baur đã kể.
Lâu Đài Quỷ…
Mục tiêu thứ hai của đội biệt kích, sau chỏm núi đá và cái lô cốt… Tập hợp tại Lâu Đài Quỷ!
Chí ít thì chương trình hành động cũng được cái rõ ràng. Và những thanh niên điên rồ này tin rằng đường lên Thiên đường đang đợi mình! Theo Teddy Baur, đứng từ đỉnh mũi, ta sẽ có tầm nhìn cực khủng. Từ dưới chân núi cũng rất khủng, anh nói thêm. Một bức tường đá phấn đích thực, một bãi biển dài trống trải rồi đến bức tường lớn không một vết nứt. Ta sẽ chết trên vách đá đó như những con sóng khi triều cường. Sẽ chỉ còn hai, ba vệt đỏ trên lớp đá phấn, vài vết máu, rồi chẳng còn gì sau cơn thủy triều tiếp theo.
Cuối cùng, thứ hoàn thành bức tranh toàn cảnh chính là bức tường bê tông tuyệt vời này. Các sĩ quan mới chỉ nói về nó ngày hôm kia. Ngay cả Teddy Baur cũng không biết. Bức tường chính giữa bãi biển, quân Đức đã xây nó trong chiến tranh.
Để tăng độ phức tạp, Oscar nghĩ, để cho chắc. Như thể vách đá cao sáu mươi mét và đống súng máy trên đó chưa đủ. Thế là lũ người Đức tàn ác ấy
xây một bức tường bê tông để bảo vệ phần chân vách núi. Một bức tường cao nhiều mét, đủ xa vách đá để tránh móc bám ném lên, đủ thấp so với lô cốt để không thể nấp phía sau, chăng dây thép gai tua tủa đủ để không ai có thể leo lên mà không bị mắc lại, chờ một kẻ nào đó trên kia sẽ kết liễu đời mình. Nói tóm lại, những sĩ quan Mỹ tàn ác đó đã quyết định thông qua cái miệng của kẻ tàn ác nhất trong số họ, trung úy Dean, từ trước cả khi phát động tấn công, rằng cần phải thổi bay bức tường bê tông nằm giữa bãi biển, hoàn toàn trống trải.
Đó sẽ là một cuộc tàn sát, Dean nói bằng giọng nghiêm trọng. Một cuộc tàn sát… Và Dean dành ra một khoảng lặng, để cả một trăm tám mươi tám viên lính biệt kích này, gần như toàn bộ đều là lính tình nguyện, nắm rõ tình hình. Mọi người chờ đợi phần tiếp theo. Toán lính biệt kích không tin là sẽ có cuộc tàn sát ấy. Người ta sẽ không phái đi một đội biệt kích, một đội biệt kích Mỹ, để bị tàn sát, nhưng họ cũng biết bức tường đó không phải chuyện đùa. Vậy nên họ đợi giải pháp, chiến thuật tài tình do các sĩ quan tham mưu nghĩ ra để chống lại cái bẫy này của quân Đức. Họ chờ đợi trong tin tưởng, dán mắt vào miệng trung úy Dean. Khoảng lặng kéo dài.
Trừ phi, sau một lúc viên trung úy nói thêm, trừ phi chúng ta không để quân Đức tàn sát chúng ta, phải vậy không, các chàng trai? Chúng ta sẽ không rơi vào bẫy của chúng, phải không, các chàng trai? Chúng ta sẽ tìm ra giải pháp để giảm thiểu xuống mức thấp nhất thiệt hại về người.
Giảm thiểu xuống mức thấp nhất thiệt hại về người.
Ý tưởng bốc mùi đần độn! Oscar Arlington nghĩ ngay.
Và đó đúng thật là một ý tưởng đần độn. Thay vì toàn bộ đội biệt kích cùng bị súng máy bắn khi chạy về phía bức tường bê tông, ý tưởng của Dean và các sĩ quan là chỉ phái một số tay lính, từng người một, mang
thuốc nổ đến đặt quanh bức tường, sau đó quay về thật nhanh nếu có thể, rồi cho nổ tung tất cả để mở một lỗ hổng trên bức tường. Một số tay lính, họ đã nói vậy.
Ai?
Đây là phần tàn ác nhất trong ý tưởng của họ: chúng ta sẽ bốc thăm! Họ sẽ cho một trăm tám mươi tám mẩu giấy với một trăm tám mươi tám số, từ 1 đến 188, vào một cái mũ. Người nào bốc được số 1 sẽ lên đầu tiên, và cứ thế… Đây là giải pháp công bằng nhất, Dean cho rằng cần nói thêm như
thế, đương nhiên anh ta không tham gia bốc thăm, cách này sẽ giúp tiết kiệm tối đa sinh mạng.
Để xem nào, Oscar nghĩ. Ngay sau đó hắn nói chuyện với Teddy Baur. Teddy Baur rất dứt khoát: những người bốc trúng các số từ 1 đến 20 coi như đã mất mạng! Khoảng cách đến tường quá xa. Với trọng lượng thuốc nổ phải mang thì không thể nào bò được. Những người đầu tiên sẽ bị bắn chết như những con thỏ. Ta chỉ có thể tiến lên thật chậm, từng mét một, qua từng cái xác. Hai mươi gã bị kết án tử, Teddy nói. Như thế nghĩa là để chắc ăn, phải đặt cửa từ 30, thậm chí hơn nữa. Phải tránh bốc trúng các số trong khoảng từ 1 đến 40.
Mồ hôi Oscar toát ra mỗi lúc một nhiều khi nghĩ lại toàn bộ những điều đó.
Lần ấy, đứng trước chiếc mũ, hắn cùng mọi người tập hợp trong căn phòng để thực hiện trò bốc thăm chết tiệt. Chưa gì hắn đã run rẩy như một chiếc lá, chỉ là bốc một mẩu giấy thôi mà. Ở đó sẽ thế nào nhỉ? hắn nghĩ, giữa ban ngày, trên bãi biển… Dù sao thì mình cũng sẽ chết chìm trong nước, kể cả nước chỉ sâu có năm chục phân. Mình sẽ không bao giờ đến được bãi biển. Thế nên, dù mình có bốc trúng số 1 hay 188 đi nữa…
Tuy vậy, cũng giống như mọi người, hắn vẫn nhìn chằm chằm chiếc mũ đặt trên ghế đẩu.
Im lặng gần như không thể chịu nổi. Không ai dám tiến đến chiếc mũ. Mỗi người đều nghĩ về số phận mong manh của mình. Tôi, Oscar Arlington, đang làm gì ở đây thế này? Đáng ra mẹ có thể cho tôi phục viên hai mươi lần cũng được, nếu mẹ muốn làm thế. Mẹ có quen biết cá nhân với một nửa số sĩ quan Mỹ. Đáng ra mẹ có thể cho tôi làm việc trong văn phòng, trả lời điện thoại hay dán những con tem, một công việc an toàn, thậm chí cũng hữu ích, tôi không quan tâm, an toàn là được! Nhưng không, con trai mẹ phải là một anh hùng, anh hùng tử nạn thì vẫn là anh hùng. Điều quan trọng nhất là uy tín của gia đình. Và sự nghiệp chính trị của Emilia Arlington! Không được phép có quá mười phụ nữ làm chính trị tại Mỹ, và một trong số họ phải là mẹ tôi.
Gia đình đáng nguyền rủa!
Dòng họ Arlington chết tiệt! Từ mẹ tôi cho đến người nhà Arlington đầu tiên đi con đường ngược lại, từ Anh đổ bộ lên Mỹ. Còn tôi, tôi đã quá ngu ngốc không dám thốt ra bất kỳ điều gì, để phản kháng. Tôi sợ phải hỏi mẹ: Mẹ, mẹ thấy đấy, con không muốn đi đến đó, đến nơi có chiến tranh, nếu như có thể, con không muốn chết khi vẫn còn trẻ thế này, cho một cuộc chiến mà con chẳng liên quan gì cả. Vậy nên mẹ thấy đấy, giá mà có thể bỏ lại chỗ của con, chờ đợi một chút… Thêm nữa con cũng thiếu rèn luyện, và trên đất nước này có biết bao thanh niên chỉ mơ được thế, được đến đó và khoác lên mình vinh quang, đấy, mẹ ạ, ai thì cũng phải đến lượt, nhà Arlington đã cống hiến từ năm 1787 rồi. Nhưng không, người nhà Arlington không nói với nhau như thế! Rốt cuộc, lạy Chúa, những điều đó quá rõ ràng mà! Một người mẹ lẽ ra phải hiểu mà không cần ai nói chứ!
Một người mẹ lẽ ra phải khóc cho đứa con trai ra đi có lẽ không thể trở về chứ. Mẹ biết rõ nó không muốn đi đến đó, con trai yêu dấu của mẹ, để bị đạn bắn thủng người ở Normandie. Ai lại muốn thế chứ? Bất cứ người mẹ nào, nếu có khả năng, đều sẽ cố gắng cứu con mình. Bất cứ người mẹ nào nhưng không phải Emilia Arlington, bà đầm thép của bang Virginia, Emilia Arlington cánh hữu và sắt đá mà báo chí vẫn nhắc đến. Chết tiệt! Có lẽ mẹ mong tôi chết giống cha tôi. Tôi chỉ nhớ đến một cái xác sống mặc pyjama dành cả cuộc đời để khạc nhổ và ho. Cha mất năm ông 31 tuổi, còn tôi 6 tuổi. Ông bị viêm phế quản khi ở trong chiến hào, năm 1918. Khí độc, thứ gặm nhấm bạn từ bên trong từng chút một. Nhưng với Emilia Arlington, một anh hùng trong gia đình là chưa đủ. Bà đã bén mùi thứ vinh quang đó!
Oscar vẫn nhìn chằm chằm cái mũ, vẫn không tay lính biệt kích nào dám lại gần.
Không, thế này quá dễ dàng! Tôi sẽ thoát khỏi chuyện này! Tôi sẽ không chết ở đây nhân danh số phận bi thảm và anh hùng của gia đình. Con trai mẹ sẽ là một anh hùng, thưa mẹ, nhưng không phải một anh hùng thiệt mạng. Sự nghiệp của mẹ, vận may của mẹ, con cũng sẽ lợi dụng chúng, rất lâu đấy, tin con đi!
Trò xổ số tử thần bắt đầu.
Vài lính biệt kích đầu tiên bắt đầu bốc, vì dũng cảm hay vì mê tín. Người đầu tiên đọc to số mà anh ta bốc được, 123. Và những người khác nghĩ rằng bắt chước anh ta là chuyện đương nhiên, như thể đó là một phần của nghi thức.
Phải đến hơn mười lăm viên lính biệt kích đã bốc số. Chết tiệt, Oscar nghĩ, những số nhỏ không được bốc ra sớm. Hắn chờ. Cần phải chờ, chờ, chờ, hắn nghĩ. Không có gì phải sợ! Trên bãi biển, mày sẽ là tên lính tồi của
đội, nhưng tại đây, giữa đàn bò rừng này, mày có trí thông minh riêng của mình, vậy nên tính toán đi, lạy Chúa, hãy tính đi.
Một anh hầu bàn trẻ tuổi ở Denver với ánh mắt hiền lành mà Oscar không biết tên, vừa bốc phải số 3. Anh ta đứng sững người. Những người khác không dám nhìn vào ánh mắt vẫn hiền lành nhưng giờ đã ngấn nước của anh. Phù, Oscar nghĩ. Chọn phe phái thì luôn phải vậy đấy. Hãy cùng chờ tiếp.
Barry Monroe tiến lên bốc. Thường thì anh ta luôn là tay to mồm của đội, nhưng lần này lại không nói gì. Oscar ghét anh ta. Hắn thấy anh ta tầm thường, nhưng trên hết, điều không thể chịu đựng được ở Monroe, là anh ta
thích chiến tranh, anh ta là tên vua con ở đây, ông trời con của cái sà-lan. Anh ta có quyền làm ở đây những thứ thông thường anh ta bị cấm, được vận dụng sở trường của mình: hận thù và bạo lực. Chiến tranh cho anh ta
một cơ hội khó tin để tỏa sáng, ít nhất là một lần trong đời. Điều đó đã làm thay đổi sự tầm thường nơi anh ta phải sống hằng ngày, tại đây anh ta sẽ trả thù, trả thù ông chủ của anh ta, giáo viên của anh ta, cha mẹ anh ta, có lẽ cả vợ anh ta, tất cả những ai đã sỉ nhục anh ta suốt cuộc đời. Với Oscar, đây là điều tồi tệ nhất, tệ hơn cả bản thân cuộc chiến: bị buộc phải chung phòng
ngủ với những con lợn suốt ngày đánh rắm, ợ hơi và đóng đinh ảnh những cô ả trần trụi lên tường.
Barry Monroe bốc phải số 5. Đáng đời, Oscar hớn hở trong lòng, rốt cuộc mình sẽ tin vào Chúa mất thôi! Monroe hét lên, đầu tiên anh ta ngửa cổ lên trần, sau đó đấm mạnh vào tường, vẫn tiếp tục hét, cuối cùng anh ta
tìm một ánh mắt để bấu víu; tất cả mọi người cúi gằm, thế là đột ngột, Monroe bật khóc nức nở như một đứa trẻ.
Oscar vẫn đợi. Hắn sẽ là một trong những người cuối cùng lên bốc, hắn đã quyết định thế. Hắn bấu víu vào niềm hy vọng điên rồ rằng tất cả các số
từ 1 đến 20 sẽ sớm được bốc trước. Đội lính biệt kích tiếp tục nối nhau bốc số, từng người một, với mức độ may mắn không giống nhau; Teddy Baur, anh chàng họa sĩ, bốc phải số 19…
Vận may mong manh quá, Oscar nghĩ. 19… Anh chàng Teddy sẽ khó mà ngủ nổi. Anh ta sẽ cố đo đi đo lại trong đầu độ rộng của bãi biển, khoảng cách đến bức tường, số mét trung bình một viên lính biệt kích hy vọng có thể vượt qua khi mang theo thuốc nổ, nhân tất cả với 19. Anh ta gần như không ngủ. Đáng đời anh ta! Anh ta chỉ làm rệu rã tinh thần chúng ta. Ai rồi cũng đến lượt!
Lucky Marry lên bốc. Tên này Oscar cũng không thể ngửi nổi. Lucky, biểu tượng may mắn của trung đoàn, tên con rể lý tưởng, đẹp mã, không ngu, và luôn tươi cười, cái tên rác rưởi ấy. Anh ta như bước ra từ phim Hollywood, một Errol Flynn lạc vào hiện thực, nhưng vẫn tiếp tục diễn bộ phim của mình như thể những viên đạn đều không có thật; hình mẫu thu nhỏ của hình ảnh mà nước Mỹ thích khoác lên mình, của lý do mà họ ở đây, cuối cùng là cho hình ảnh của nước Mỹ và của mẹ hắn, bà Arlington. Bởi tất cả những điều đó mà hắn không thích anh ta, cái tên Lucky Marry đó. Bởi thế và bởi cả vận may khó tin của anh ta, thứ đã trở thành huyền thoại trên chiếc sà-lan này: vận may của quỷ sứ trong tất cả mọi việc, nhất là khi chơi bài poker. Anh ta đã lột sạch toàn trung đoàn, anh ta đã thắng hết toàn bộ tiền, vét tận đáy mọi chiếc túi, tất cả những gì còn lại của các thủy thủ, dễ chừng một nửa sà-lan đã thuộc về anh ta… Lucky là người duy nhất vừa tiến đến gần vừa mỉm cười. Anh ta lục nhanh chiếc mũ và bốc lên số 148. Lucky không có thêm biểu hiện gì, mọi người cảm thấy anh ta gần như xấu hổ, anh ta nhanh chóng rời đi.
Tên rác rưởi! Oscar nghĩ. Nếu đúng thật thì đây là trò gian lận! Số phận thật trớ trêu, ngay sau Lucky, một sinh viên trẻ ngành luật,
Benjamin Yes, bốc trúng số 1. Cậu là người nhút nhát, gần như không ai biết đến. Cậu nhắm mắt. Có lẽ cậu nghĩ về gia đình, cậu còn một hoặc hai ngày để sống, rồi người ta sẽ mở những cánh cửa của chiếc sà-lan to tướng và vài phút sau, cậu sẽ chết. Đó là ý nghĩa của số 1 này.
Chỉ còn mỗi số 4, Oscar nghĩ ngay. Tất cả các số từ 1 đến 25 đều đã được bốc, trừ số 4. Sau đó chỉ còn số 31 và 39. Nếu mình đếm đúng, còn khoảng mười lăm người chưa bốc. Rốt cuộc, mọi chuyện có vẻ tốt đẹp. Kiên nhẫn, kiên nhẫn thêm chút nữa, chỉ cần không sợ hãi, thật ra, một chút thông minh là đủ.
Một anh lính trẻ tiến lên, anh bốc được số 121. Tiếp theo, đến lượt người mà cả trung đoàn gọi là Thẩm Du tiến lên, anh ta bốc được số 69; tất cả phá lên cười. Không khí quái quỷ gì đang diễn ra trên những chiếc sà-lan vậy, Oscar nghĩ, chết tiệt, có lẽ thà ở lại trên bãi biển đó còn hơn phải chịu đựng những con bò này đến tận Paris… Các anh có thể chết sạch ngay ngày mai hoặc ngày kia đấy! Còn lại mấy người nhỉ? Mười hai, tôi nghĩ vậy, có thể ít hơn. Số 4 vẫn chưa được bốc! Một hình ảnh ám ảnh hắn: lúc càng có nhiều khả năng số 4 sẽ rơi vào hắn. Hiện tại, xác suất là một trên mười hai. Một người nữa tiến lên. Mình không quen người này, Oscar suy luận. Nhưng anh ta có vẻ ngây dại, khuôn mặt đờ đẫn của người bị kết án. Nào, cố gắng lên, thằng ngốc của ta, bốc số 4 đi!
Anh ta bốc được số 98.
Rác rưởi! Một trên mười một!
Một người nữa tiến lên… Nào nào Johnny, làm Oscar vui đi. 59.
Chết tiệt! Một trên mười! Oscar cảm thấy mình cần phải lên. Một trên mười. Đây là thời điểm lý tưởng. Nếu chậm hơn thì khó mà chịu đựng
được. Tuy thế Oscar không thể cử động. Nào nào, chết tiệt, giờ chỉ còn đám sợ sệt giống mày, những kẻ đang sợ rúm ró. Đi nào, chết tiệt! Nhưng cơ thể Oscar từ chối tuân theo. Hắn không nhúc nhích.
Một người gầy nhỏ, lưng còng và run lẩy bẩy, đến bốc số. Kiểu người chưa bao giờ gặp may, chỉ tin vào định mệnh, cam chịu từ trước cả khi cầm vào mẩu giấy, chắc chắn sẽ chọn số cuối cùng có một chữ số. Anh ta sẽ bốc
trúng số 4, số 4. Nào, lạy Chúa… Con thề với Người trên dòng họ Arlington thần thánh, con sẽ không có những ý nghĩ tục tĩu trong nhà thờ của Người nữa.
Con người bị kết án, trước sự kinh ngạc của Oscar, bốc được số 113. Một trên chín, chết tiệt… Và vẫn còn số 31 và 39! Nào, nào, lạy Chúa.
Oscar không tin mình có thể nhưng hắn cũng bước lên được. Hắn cảm thấy đè nặng lên lưng mình ánh nhìn của tất cả các tay lính khác. Oscar biết họ không thích hắn, bởi vì hắn khác biệt, vì mẹ hắn nổi tiếng, vì hắn giàu, vì hắn làm vấy bẩn họ và cuộc chiến chết tiệt này, vì hắn không có ý định chết ở Normandie!
Hắn thò tay vào mũ, chạm vào lớp thép lạnh ngắt, đầu ngón tay cầm vào một mẩu giấy, hắn do dự một lúc. Hắn cảm nhận thấy ánh nhìn thù địch của những gã Mỹ trung lưu, tâm trạng tiêu cực của họ. Hắn thả mẩu giấy xuống, khuấy lung tung đáy mũ rồi lấy mẩu giấy khác.
Oscar mở ra, đọc trên mẩu giấy: 4.
3ẻ ở
6 S 1944, ờ ể O, L Đ Qỷ
Trong suốt cả ngày 6 tháng Sáu năm 1944, Lison Munier và cha mẹ cô trú trong tầng hầm ngôi nhà nhỏ bằng đá của họ nằm giữa làng Lâu Đài Quỷ. Ngôi làng bị ném bom suốt ngày hôm nay. Ở dưới hầm, Lison có cảm giác giống như những ngày Chủ nhật trời mưa hồi cô còn nhỏ, khi đó cô không được phép ra khỏi nhà trong khi tất cả những đứa trẻ khác đều đang chơi bên ngoài. Buổi tối, mọi người nghe tiếng bom xa dần, như một cơn dông đi qua. Lison cùng cha mẹ bước ra ngoài nhìn lên vạt trời ngay trước nhà. Họ là những người đầu tiên trong làng liều lĩnh bước ra ngoài, vì phải nhượng bộ trước sự sốt ruột của Lison.
— Phải đi xem có người lính Mỹ nào bị thương không, – Lison nói với bố, – giọng kích động.
— Gì cơ?
— Trên bãi biển. Họ chắc chắn đang ở đó. Chúng ta không thể để mặc họ như thế! Chúng ta cách họ có năm trăm mét.
— Để xem đã, Lison, người Mỹ sẽ không bỏ mặc những người bị thương của họ. Họ sẽ mang những người đó đi và điều trị…
— Thật vậy sao! Bố nói xem liệu họ có thời gian để kiểm tra trong khi những tên Đức đang xả đạn trên đầu không… Những người bị thương, đó là trách nhiệm của dân thường!
Cha Lison nhún vai, mẹ cô không có vẻ muốn tham dự câu chuyện.
Bỏ cuộc trước sự bảo thủ của bố, điều mà hẳn là cô đã lường trước, Lison vừa nói vừa nhảy lên xe đạp.
Cô hai mươi tuổi, xinh đẹp, cô biết điều đó. Cô muốn dốc hết sức đạp xe đến vách đá, khiến chiếc váy thôn nữ bay bay trong gió, như một nữ anh hùng trong tiểu thuyết, một nữ anh hùng bất tử theo thời gian… Vùng Lâu Đài Quỷ hẻo lánh này ngẫu nhiên bị biến thành bãi biển nơi số phận nhân loại sẽ được định đoạt, và nơi mà các anh hùng đến để bại trận, khi chỉ cách vương quốc của họ có hai bước chân… Ôi không, Lison không muốn để lỡ cơ hội.
— Con ở lại đây, Lison! – Cha cô hét lên, cuối cùng ông cũng ý thức được quyết tâm của con gái. – Có mìn ở khắp nơi! Lison, nghe lời ta, ta cấm con đi tiếp! Chúng ta không sống sót qua năm năm chiến tranh để con tự giết chính mình vào ngày giải phóng đâu!
Lison dừng chân.
Khựng lại.
Chiếc xe đạp đổ xuống bùn, làm vấy bẩn chiếc váy công chúa của cô… Thực ra là chiếc váy phồng thôn nữ. Cô đột ngột không còn là nữ anh hùng trong tiểu thuyết. Những lời cha nói đã phá tan giấc mơ của cô. Cô là Lison Munier, con gái của Jean Munier, một người thợ xây nhỏ bé nhát gan, đặc
biệt là không có tinh thần kháng chiến, thậm chí cũng không hợp tác với địch. Nhát gan, chỉ vậy, nhát gan đến tận cùng. Cô vô cùng oán giận ông. Cô sẽ mãi mãi chỉ là con gái của ông Jean Munier này, và sự di truyền vớ vẩn này có vẻ bất công với cô, khiến cô thấy phẫn nộ, cô đáng giá hơn thế này rất nhiều, cô, Lison, muốn nhiều hơn thế này rất nhiều.
— Bố làm con thấy kinh tởm! – Lison bùng nổ. – Chính vì bố mà họ, những người Mỹ, đã chết ở đây… Họ trạc tuổi con, họ chẳng dính dáng gì đến chúng ta, thế mà họ đã đến và chết ở đây. Họ trèo lên vách đá và bị xả súng vào người, chỉ vì chúng ta… Còn chúng ta, trong lúc đó, chúng ta núp trong hầm. Và thậm chí sau đó, khi tất cả đã chết, tất cả trừ một vài vị cứu tinh của chúng ta chưa chết hẳn, có lẽ vậy, chúng ta vẫn núp, biết đâu đấy… Xin lỗi bố, con đi đây!
— Lison!
Nhưng cô đã đi và Jean Munier đứng ngây ra nhìn theo, rồi ông ném ánh nhìn bất lực cam chịu vào vợ, bà nhìn lại ông với ánh mắt dữ tợn.
Mẹ nào con nấy!
Jean Munier tội nghiệp không còn lựa chọn khác ngoài chạy đến chiếc xe đạp của mình rồi vừa đuổi theo con gái vừa nguyền rủa, cả cô lẫn mẹ cô.
Chỉ sau đó một chút, toàn bộ cư dân làng Lâu Đài Quỷ đổ ra nhìn bầu trời với con mắt nghi hoặc. Họ chỉ thấy cha con nhà Munier đang quả cảm đạp xe đến vách đá, trước ánh mắt tự hào và cương trực của bà Munier. Điều đó khiến họ hơi ngạc nhiên, nhất là về phần Jean Munier, người vốn không đặc biệt nổi tiếng trong làng về sự liều lĩnh. Nhưng cũng phải… Người ta chỉ có thể thực hiện những hành động đặc biệt trong những hoàn cảnh đặc biệt, và chính trong những thời điểm đặc biệt khi thế giới bị đảo lộn này, những anh hùng đích thực cũng đành tháo bỏ chiếc mặt nạ một
người giống như bao người của mình.
Lúc này, Jean Munier vừa đạp xe hộc tốc, rõ ràng không đuổi kịp con gái, vừa chửi rủa trảng đất, mà không biết rằng cuộc đi dạo không chỉ định này về sau sẽ mang đến cho ông vinh quang dài lâu trong vùng. Vài năm sau, việc ông khẩn trương hỗ trợ lính Đồng minh đã giúp ông có vị trí tốt trong hội đồng nhân dân vùng Lâu Đài Quỷ, và thậm chí ông còn trở thành thị trưởng từ năm 1958 đến năm 1977. Ở cấp tỉnh, ông vẫn bị những người kháng chiến đích thực tẩy chay.
Lison đạp xe ngược gió và ngược trảng đất méo mó đầy những hố rộng ngoác. Cha cô ở tít xa đằng sau. Lison nhìn chằm chằm mục tiêu của mình, vài thứ đồ vật lấp lánh phía xa trong ánh nắng nhạt. Chắc chắn là những chiếc mũ, mũ của quân đội Mỹ. Cùng lúc, cô thấy năm cái xác nằm rải rác, một trong số đó động đậy. Có thể là do gió, hoặc do cô tưởng tượng, nhưng trong nỗi ngờ vực, cô vẫn gắng sức đạp mạnh gấp đôi.
Đó không phải là tưởng tượng!
Trong một cái hố nhỏ, gần như bị vùi dưới bốn xác lính biệt kích, một người lính Mỹ đang rùng mình, run rẩy… thở!
Ngay cả khi Lison và người lính biệt kích sống sót có tính cách đối lập khủng khiếp, ngay cả khi một trong hai người lúc đó đang cực kỳ xấu xí, nhưng có vẻ họ vẫn yêu nhau. Hoàn cảnh thật quá khắc nghiệt. Lison nâng nhẹ đầu người lính Mỹ, cẩn thận cho anh uống nước, nhẹ nhàng lau mặt anh, hai con mắt to màu xanh lam và nụ cười với hàm răng trắng tinh hiện ra trên khuôn mặt đen đúa.
Anh lính biệt kích thấy cô đến như một điều kỳ diệu. Anh thấy mình
đang chết dần dưới cái hố pháo đầy bùn đã bốc mùi xác của các bạn anh, và sự giải thoát đến với anh dưới hình dáng chiếc váy hoa tung bay quanh cặp chân trần mà anh được dịp chiêm ngưỡng đến tận giữa đùi. Hai vị anh hùng
không thể làm gì khác ngoài yêu nhau vào thời khắc đó! Họ yêu nhau, và họ còn yêu nhau rất lâu sau đó nữa.
Jean Munier thấy anh lính Mỹ đã ở trong tay mình đúng lúc ông xuống xe định nghỉ lấy hơi. Hai người đưa anh lính về nhà để cầm máu; anh ta trúng một viên đạn vào lưng.
Sau đó không lâu, anh ta kể lại những ký ức cuối cùng: năm người họ tách ra từ đội biệt kích để đi trinh sát quanh làng Lâu Đài Quỷ. Họ chẳng thấy gì, cũng chẳng hiểu gì. Chỉ trong tích tắc, họ nghe thấy Stan Robinson, người đi sau cùng đội trinh sát, hét lên. Một tràng súng máy át đi đoạn cuối câu nói của anh ta. Họ không kịp quay đầu lại, cả năm người bị bắn vào lưng, không biết do ai và vì sao. Có lẽ họ đã đi qua một tên lính Đức đơn độc mà không thấy. Tên lính đang ẩn nấp và sợ hãi này có lẽ đã hy vọng đội lính Mỹ trinh sát sẽ đi tiếp mà không thấy hắn. Stan Robinson, người đi cuối hàng, có lẽ đã quá cảnh giác, một ánh mắt có lẽ đã dừng lâu quá một giây, và ngay sau đó năm thanh niên Mỹ ngã xuống đáy một cái hố mà không kịp chống trả, và sẽ không ai nghĩ đến việc tìm họ ở dưới ấy.
Bác sĩ của thị trấn đến làng Lâu Đài Quỷ ngay trong ngày hôm đó để phẫu thuật cho anh lính biệt kích. Ông nói thêm rằng anh cần được nghỉ ngơi, phải báo chuyện này cho quân Mỹ, họ đã đặt một bệnh viện dã chiến ở Colleville, cách đây mười lăm kilomet. Lison nói cô sẽ lo chuyện đó, nhưng cô chẳng làm gì cả. Cô giữ anh lính Mỹ ở nhà mình và anh cũng không đòi đi.
Từng chút một, anh lính biệt kích sống sót dần hé lộ về bản thân với những người cứu mạng mình: anh nói với họ anh tên là Alan Woe. Anh
không có gia đình tại Mỹ, gần như không có người thân nào để khóc cho anh. Ở Mỹ, chẳng ai biết đến sự tồn tại của anh. Với những người Mỹ ở đây, anh đã chết. Alan không hề muốn tiếp tục chiến đấu, kể cả chỉ trong
vài tháng. Anh có cảm giác đã cống hiến đủ cho cuộc chiến này rồi. Với lại, anh cứ nằm bẹp trên giường, như xác ướp quấn băng, là tù nhân trong căn phòng này bên cạnh cô gái Normandie xinh đẹp chăm lo cho anh, cả ngày lẫn đêm. Chuyện này cho anh rất nhiều lý do hợp lý để đào ngũ.
Và anh đã đào ngũ; anh ở lại làng.
Sau chiến tranh, trước tiên, anh làm gần như tất cả những công việc có ở đây. Không thiếu đá phải chuyển, gỗ phải đốn hay phải kéo, những xó xỉnh phải xây lại hoàn toàn. Do anh khỏe hơn mức trung bình của một người Normandie, và anh học tiếng Pháp cũng nhanh như Lison học tiếng Anh, nên anh nhanh chóng được người trong vùng chấp nhận.
4 ấ ạ §
19 Mườ Mộ 1944, N
Trong chiếc xe khách đi từ Caen đến làng Lâu Đài Quỷ, Alice Queen nhẩm trong đầu bài thơ về nước Pháp mà cô Porcy đã dạy họ, bài thơ viết trong chiến tranh. Của một tác giả mà Alice chưa bao giờ nghe nói đến. Jacques Prévert. Bài thơ nói về chim thiên cầm. Tên loài chim lạ này khiến Alice tò mò. Bài thơ cũng nói về vách đá.
Phấn lại thành vách đá.
Những bức tường lặng lẽ sụp đổ.
Kính lại trở thành cát.
Mực lại trở thành nước.
Alice chầm chậm nhắm mắt, cô muốn quên đi tất cả, quên đi những gì cô đang thấy, quên đi chiếc xe khách chậm chạp lăn bánh trên những tàn tích còn lại của con đường, không nghĩ đến thứ cô sẽ gặp ở cuối con đường này, không nghĩ đến gì khác ngoài bài thơ…
Phấn lại thành vách đá.
Kính lại trở thành cát.
Nhắc lại nào! Cô giáo nói. Trước khi lũ chim thiên cầm bay qua… Nhắc lại nào!
Alice lại nhắm mắt thật chặt, cô đang ở xa đống đổ nát này, trong một lớp học màu trắng ở Washington, cùng những cô gái trạc tuổi cô, cô Porcy mỉm cười với cô.
Nhắc lại nào!
Hai thêm hai là bốn.
Bài thơ của Prévert bắt đầu bằng một phép cộng, một phép cộng đơn giản dễ thuộc.
Hai thêm hai là bốn.
Bốn thêm bốn là tám.
Tám thêm tám mười sáu.
Nhắc lại nào! Cô giáo nói.
Alice nhắc lại. Lần thứ mười lăm, cô lần trong đầu chuỗi tràng hạt thế tục. Nhưng giờ cô đã thuộc đến nỗi nó không còn đủ để ngăn cô nghĩ đến thứ khác. Chẳng hạn như nghĩ đến con đường sụt hỏng vùng Normandie khiến lưng cô đau điếng này. Alice ngồi ở ghế ngay trên bánh xe, cách tài xế hai hàng. Cô đã không để ý, cô không nghĩ rằng đường sá tại Pháp lại có thể tồi tệ như thế. Với cô, nước Pháp, vùng Normandie, là một bức tranh theo trường phái ấn tượng. Là ánh sáng, cỏ cây, vài bông hoa, biển, gió khuấy đảo tất cả và hòa trộn các màu điểm xuyết, xanh lá cây, vàng, xanh lam. Cô biết rất rõ Normandie, cô đã ngắm vô số cảnh quan nơi đây từ Bảo
tàng Mỹ thuật Quốc gia nằm trong công viên National Mall ở Washington. Normandie là bức tranh màu phấn, là sự pha trộn hài hòa của những cánh đồng màu lục bảo, những cánh buồm trắng, những chiếc mũ vàng rơm và vải đăng ten.
Chiếc xe khách nẩy lên khi lăn bánh qua những cục đá trên con đường gồ ghề, còn phải đi tiếp nửa giờ đồng hồ nữa mới đến làng Lâu Đài Quỷ. Alice muốn nghĩ đến nước Mỹ, đến ngôi làng của cô, làng Litchfield, đến thời gian trước đây, cô muốn nghĩ đến Lucky, đến Lucky còn sống. Cô muốn nhắm mắt và không thấy những ngôi làng Normandie khủng khiếp vẫn đang mù mịt khói nữa, cô những muốn thấy ở đây một mái nhà sơn, một ngôi nhà tranh, một vũng nước, một cây dương, cô những muốn nghĩ về Litchfield, ngôi làng của cô, ngôi làng vĩnh cửu của cô.
Khi đến làng Litchfield, bang Ohio, Alice vừa tròn mười lăm tuổi. Thời đó, đến Litchfield chẳng khác nào đến địa ngục. Còn tệ hơn cả trại trẻ mồ côi nơi cô lớn lên: cô được xếp làm người học việc bán hàng trong cửa hàng tạp hóa Litchfield, nơi hẻo lánh nhất nước Mỹ. Với nơi ngủ là căn phòng áp mái ba mét vuông nằm phía trên hiệu tạp hóa. Bây giờ khi nghĩ lại, cái chuyện đi đến Litchfield ấy, cô thấy thật đáng sợ. Cô đã khóc và van xin rất nhiều để không phải rời trại trẻ. Và rồi ngay lập tức, Lucky Marry xuất hiện khiến tất cả thay đổi. Alice nhớ Lucky khi anh cũng mười lăm tuổi. Trong vòng ít nhất một tháng, cô không nhìn thấy cảnh tượng nào khác ngoài Lucky chạy trên đường, con đường duy nhất của làng, và vừa chạy vừa cười.
Anh không phải một chàng trai, mà là một vòi rồng. Anh cười với bạn chỉ vừa đủ để bạn xao lòng, rồi chạy vụt đi mất, thậm chí còn không để lại cho bạn một hình ảnh đủ rõ nét để mơ về anh. Dần dần, Lucky nhận ra
trong cửa hàng duy nhất ở Litchfield có một người lạ, một cô gái không phải người ở đây. Và điều kỳ diệu xảy ra, anh cũng thấy xao lòng. Biểu tượng may mắn của làng, đội trưởng đội bóng chày Litchfield yêu một người ngoài làng. Ban đầu, điều đó cũng gây chút đàm tiếu. Nhưng người dân ở Litchfield không độc ác, ít ra cũng không độc ác một cách vô lý, và họ chẳng có lý do gì để giận Alice, cô bé mồ côi đáng yêu làm việc suốt ngày suốt đêm mà không bao giờ kêu than. Alice nhanh chóng rời bỏ căn gác áp mái và đến ở với cha mẹ Lucky. Họ nhận cô làm con gái. Rồi Alice lại được đi học, học tiếng Pháp. Cô tỏ ra rất có năng khiếu. Litchfield không còn là nơi địa ngục trần gian, mà trở thành ngôi làng trong truyện cổ tích, của nàng Bạch Tuyết, nhưng không có các chú lùn mà có chàng hoàng tử quyến rũ.
Đó là quãng thời gian vui vẻ. Cô nhanh chóng trở thành một điều đặc biệt, thậm chí một thanh danh nho nhỏ về những khả năng biểu đạt tinh tế nhất. Cô có khả năng biến khuôn mặt khả ái của mình thành gương mặt quỷ dữ chỉ trong tích tắc, rồi ngay lập tức lại trở lại khả ái khi cô phá lên cười. Đó cũng chính là điều quyến rũ Lucky, vẻ xinh đẹp tự nhiên của Alice, vẻ xinh đẹp thường ngày, xinh đẹp ngay cả khi ở sau quầy hàng, trong đám khói bụi trên vỉa hè hay khi cô mồ hôi nhễ nhại đứng trên bậc sân vận động. Xinh đẹp ngay cả khi cô ăn mặc kiểu tomboy, xinh đẹp ngay cả khi cô nhăn nhó mặt mày. Cô thật xinh đẹp trong mắt Lucky.
Đôi mắt Lucky…
Chiếc xe khách đi nhanh dần. Một cú phanh gấp làm Alice mất tập trung. Cô nhăn trán thật mạnh để tiếp tục nhắm nghiền mắt. Thật xinh đẹp trong mắt Lucky… Giờ làm sao cô có thể xinh đẹp, nếu Lucky không ở đây? Không có anh, cô sẽ không bao giờ có thể nhăn mặt nữa. Cô sẽ không bao giờ còn xinh đẹp, hay xấu xí, cô sẽ chẳng còn là gì. Không có Lucky,
cô lại trở nên trong suốt.
Chiếc xe chạy chậm lại để tránh đống đất đá choán hết một nửa con đường. Lẽ nào ta sẽ không bao giờ đến nơi? Alice muốn tua nhanh hơn dòng ký ức. Những hình ảnh chớp nhoáng diễu qua, những buổi khiêu vũ ngày 4 tháng Bảy dưới ánh mặt trời, giữa tiếng cười của tất cả các thế hệ cư dân Litchfield tụ họp lại. Alice gào hét trên đường biên của sân bóng chày. Hét lên vì Lucky, người lại một lần nữa một mình giúp cả đội giành chiến thắng. Lucky được cả làng công kênh sau khi giành cúp, năm 41. Và Alice tự hào, tự hào được ôm hôn người anh hùng của cả làng, được là người phụ nữ duy nhất mà người anh hùng yêu, anh hùng bé nhỏ của một ngôi làng bé nhỏ ở Ohio. Trung tâm thế giới của riêng mình cô.
Chiếc xe phanh gấp. Alice phải mở mắt dù không muốn. Một bà béo mặt đỏ húp híp thở phì phò, loay hoay mất một lúc lâu mới trèo được lên xe. Bà ta ngồi hàng ghế đầu, gần tài xế. Bà ta lại mất một lúc nữa để luồn qua được mấy cái ghế với chiếc váy hoa bẩn thỉu và cặp chân to dưới gấu váy xơ chỉ.
Alice thấy một sự ghê tởm dâng lên trong người. Nước Pháp là thế này ư?
Đây chính là điều mà những tác giả cô hằng yêu mến giấu giếm phải không, chính là nền văn minh thời kỳ Ánh Sáng, của Zola, của Hugo phải không? Những người Normandie mang số phận đặc biệt mà Maupassant hay Flaubert mô tả?
Những bà già hay rên rỉ.
Chính vì nó, một vùng nông thôn xấu xí đầy những con người xấu xí mà thanh niên Mỹ đã lên đường để không trở về ư? Sự ghê tởm dâng lên, nhưng Alice kìm lại: không, không nên nghĩ như thế.
Không…
Kể cả khi bà ta bốc mùi, bà nông dân vừa lên xe đó. Kể cả khi bà ta hôi nồng nặc như lũ bò ở Litchfield. Kể cả khi bà ta không ngừng ngọ nguậy. Kể cả khi giờ đây bà ta bắt đầu nói chuyện. Kể cả khi bà ta nói chuyện rất to với ông tài xế. Alice cố nhắm mắt và quên đi tất cả những chuyện đó. Không, Lucky không thể chết được, cô không thể tin chuyện đó, anh luôn gặp may mắn, Lucky luôn thành công trong mọi việc anh làm, anh biến mọi thứ mình chạm tay vào thành vàng; anh là thế, Lucky, hạnh phúc, được các vị thần ban phúc lành và bảo vệ!
— Ông dừng ở Deux-Jumeaux nhé, – bà già Normandie hét lên với tài xế. – Ôi chuyến đi chết giẫm, đường sá gồ ghề quá!
Một con bò, Alice nghĩ. Mụ đàn bà Normandie này là một con bò.
Họ ở đâu, những quý cô với chiếc váy dài che ô, những quý cô dùng bữa trưa trên bãi cỏ và tắm khỏa thân?
Khi tất cả thanh niên làng Litchfield phải lên đường đến Anh để chiến đấu ở Normandie, các cô gái trong làng Litchfield đều khóc. Tất cả trừ Alice.
— Hình như cả ở Colleville cũng đánh nhau phải không?
Alice không khóc trên sân ga nơi đoàn tàu đưa toàn bộ trai tráng làng Litchfield ra đại dương. Cả cô lẫn Lucky đều không khóc. Lucky biết mình là bất khả chiến bại. Anh biết rõ rằng không chuyện gì có thể xảy đến với mình. Alice cũng biết điều đó. Lucky không phải một người như bao người khác, và một cuộc chiến sẽ chẳng thể nào chia lìa họ.
Một cuộc chiến, một cuộc chiến là cái thá gì mà đòi sánh với tình yêu và tuổi trẻ của họ? Nhất là một cuộc chiến ở tít xa, tận châu Âu. Và thêm nữa, Lucky, chết ư? Không, không thể nào hình dung được Lucky mà lại chết.
Lucky tự tin lên đường và Alice yên tâm đợi anh. Có một niềm tin chắc chắn là người ta không chết ở Normandie!
— Ở Deux-Jumeaux cũng thế, tan hoang lắm! Mà không chỉ có bọn Đức. Cũng rơi từ trên đó…
Alice muốn bịt tai lại.
Người ta không chết ở Normandie!
Bịt tai, nhắm mắt, không còn nhìn thấy gì khác của Normanide này ngoài những bức vẽ ấn tượng, các mặt tiền nhà cảng Vieux Bassin d’Honfleur, nhà thờ lớn Rouen từ bình minh đến hoàng hôn, các vách đá ở Etretat.
— Margot, những gì họ kể có đúng không, về cuộc ném bom ấy? – vị tài xế hỏi.
— Ờ thì, lại còn có đúng không nữa, – bà nông dân hóa ra tên là Margot ấy trả lời. – Ngôi làng bị phá hủy 99%. Là hiến binh đã nói thế: 99%! Tôi không biết họ tính toán thế nào. Nhất là cái 1% còn lại. Tôi chẳng thấy cái 1% còn lại đó. Trừ phi họ tính cả các tầng hầm và giếng… Không kể mười bảy người chết. Mười bảy người chết trong một cuộc chiến tranh, đó không phải điều gì to tát, chắc chắn vậy, nhưng với một ngôi làng có một trăm ba mươi cư dân thì lại khác! Tôi chẳng mất ai… Đó là lợi ích của việc sống một mình. Ngoại trừ con chó của tôi… Với tôi, thế đã là đau khổ lắm rồi, tôi không nói dối đâu, nhưng dù sao tôi cũng không phải người nên than vãn nhất. Với họ, những người Anh ấy, thì không nhẹ nhàng chút nào…
Người ta không chết ở Normandie, Alice cố nghĩ.
Không nghe cuộc trò chuyện của họ. Nghĩ đến Lucky. Lucky vẫn còn sống!
— Họ là người Anh à? – vị tài xế hỏi. – Chắc chắn chứ?
— Chắc chắn. Chúng tôi đã nhìn thấy họ, lúc đi ẩn nấp, dẫu cũng không nấn ná nhìn trời quá lâu. Sau đó hiến binh cũng nói với chúng tôi. Họ giải thích toàn bộ: thật ra, Rémi ạ, ông có biết vì sao họ lại thả bom không, những người Anh ấy?
— Ừ thì, tại bọn Đức. Để giết bọn Đức, còn gì nữa… Dĩ nhiên không dễ mà nhắm trúng bọn Đức từ trên máy bay, nên có chút vạ lây ra xung quanh, nhưng dẫu sao chúng ta cũng không thể giận họ, những người Anh đó…
— Ông nói thế nào. Hoàn toàn không phải thế! Chẳng có lấy một tên Đức nào, hay của quý của tên Đức nào trong làng. Và họ, những người Anh, biết rõ điều đó. Thật ra, Rémi ạ, họ làm nổ tung ngôi làng để chặn đường!
— Để chặn đường?
— Đúng vậy, Rémi ạ. Họ biến nhà cửa của chúng tôi thành đống gạch vụn để chặn đường.
— Họ làm nổ tung cả ngôi làng để biến nó thành chướng ngại vật sao? Mong cho họ im đi! Alice không thể tập trung được nữa.
Hãy giữ nỗi bất hạnh lại cho riêng họ đi! Đau buồn thực sự đâu cần phải gào toáng lên như thế. Bất hạnh là thứ dễ lây!
— Đúng vậy, đó chính xác là ý định của họ, – Margot nói tiếp. – Biến trang trại của chúng tôi thành chướng ngại vật. Họ làm vậy để cắt đường quốc lộ, từ Isigny đến Caen. Ở Isigny có một đội quân đồn trú của Đức, thế nên không thể để chúng đến được bãi biển quá nhanh khi quân Mỹ đổ bộ. Vậy là họ đã quyết định chặn đường bằng cách đánh bom Deux-Jumeaux.
— Nhưng, – Rémi hỏi sau một thoáng suy nghĩ, – chúng, quân Đức ấy,
đâu còn ở Isigny nữa. Chúng đã lên đường từ hôm mùng. 3 tháng Sáu. Ở đây ai cũng biết chuyện đó.
— Ừ đúng…
— Bà muốn nói với tôi vụ ném bom Deux-Jumeaux chỉ để chặn đường những tên Đức đã đi qua đó từ hai ngày trước rồi à? Lạy Chúa! Vậy là họ đã chết vô ích cả sao? Cha Duval… Léonard de Corneville và đứa con trai… các xơ ở Carrouges… Tóm lại là mười bảy người thiệt mạng ấy… Tất cả họ đã chết vô ích ư?
Một khoảng lặng bao trùm trong xe, hay đúng hơn không còn nghe thấy gì khác ngoài tiếng kêu thất thường của động cơ và lớp sắt han gỉ rung bần bật. Alice không thể tập trung thêm vào những kỷ niệm.
Giờ thì quá yên lặng. Cô lắng nghe.
Rémi bực tức bóp còi đuổi ba con gà đang lề mề sang đường, thờ ơ với nỗi bất hạnh của con người.
— Chết tiệt, – vị tài xế rít lên. – Và các vị đã mở tiệc mừng khi họ, đám người Anh đó, đến ư?
— Tất nhiên… Ông muốn làm gì nào, đây là chiến tranh… Vả lại chàng trai leo lên vách đá không phải là người đã trút bom xuống từ máy bay, yên ổn ở trên cao đó… Và cũng tương tự, cái cậu trút bom xuống từ máy bay lại không phải người đã bảo cậu ta làm vậy, kẻ hẳn đã nấp trong một tầng hầm ở London… Với một tấm bản đồ Normandie to tướng trên một cái bàn lớn,
và bé tí tẹo trên tấm bản đồ là làng Deux-Jumeaux. Một chấm đen nhỏ xíu. Và gã đó đã tự nhủ: “Chà, nếu ném bom vào đây cũng không tồi, sẽ làm bọn Đức chậm lại.” Gã cũng vậy, gã chỉ làm việc của mình. Thậm chí cả bọn Đức, phần lớn họ chỉ làm việc của mình, họ thấy thế là tốt, ông biết mà, những gã trai chẳng ai độc ác hơn ai, họ tin mình làm điều tốt. Trong chiến
tranh ai cũng tin mình làm điều tốt. Đó chính là điều ngu ngốc nhất…
Alice không nhắm mắt nữa. Bà già Normandie trước mặt không còn bốc mùi nữa. Bà ta cũng giống cô, người phụ nữ đơn độc giữa những người đàn ông chơi trò anh hùng. Alice nhìn những trang trại với lũ bò xung quanh đang thờ ơ gặm cỏ.
Chừng đấy ngôi làng Litchfield nhỏ bé! Là trung tâm thế giới đối với các cư dân ở đó. Chỉ là những chấm đen nhỏ bé trên tấm bản đồ to đối với những người khác.
Giờ đây, với hai mắt mở to, cô nghĩ về bức thư mà cha mẹ Lucky nhận được ba tháng trước: bức thư thông báo Lucky đã chết, anh là một trong những người ngã xuống đầu tiên trong cuộc tấn công tại một vách đá ở Normandie, Mũi Guillaume. Alice không muốn tin điều đó.
Không phải Lucky!
Không thể nào, người ta không chết ở Normandie. Và Lucky càng không thể như người khác! Vậy là cô đến tận đây, đến tận nước Pháp, ngay khi có thể. Cha mẹ Lucky đã trả cho cô chi phí chuyến đi để tìm Lucky, để giải quyết mối hiểu lầm, để mang về tin tốt cho toàn Litchfield. Giờ, khi đi qua cảnh hoang tàn này, niềm tin trong cô rạn nứt. Normandie là vùng đất bi thương. Từ giờ, dù nhìn về hướng chân trời nào, cô cũng chỉ thấy cái chết, kể cả khi nhắm mắt.
Chiếc xe đi vào Deux-Jumeaux. Chẳng còn ngôi làng, không còn gì khác ngoài những đống đổ nát, những ngôi nhà mất nóc che bằng tôn tạm bợ.
Chiếc xe dừng lại một lúc. Margot xuống xe, một mình. Người ta còn có thể sống ở đây ư? Họ đóng một cọc gỗ để đánh dấu bến xe buýt, cùng một
tấm biển carton nhỏ. Họ nhìn thấy lờ mờ đằng xa là những bóng người rầu rĩ lom khom đẩy những chiếc xe bò hay xe rùa dùng để dọn dẹp đống đất đá và gạch vụn nằm rải rác. Nằm giữa những cái bóng đó, trong đó có bóng của Margot đang chầm chậm xa dần, và chiếc xe, có một khoảng đất trống rất lớn. Vị tài xế nhìn sang Alice:
— Đó là vị trí của nhà thờ. Cả đời tôi chẳng mấy khi đi lễ, chắc chắn rồi. Nhưng một ngôi làng không có nhà thờ thì cũng thật buồn cười!
— Họ sẽ xây lại một nhà thờ mới, – Alice khẽ trả lời, – một nhà thờ hiện đại…
— Đó sẽ không phải một nhà thờ! Một nhà thờ đích thực phải già cỗi, phải là thứ cổ xưa nhất của ngôi làng. Xây nhà thờ mới chẳng để làm gì, chỉ là nó phải như vậy, như món đồ mỹ nghệ đặt trên lò sưởi. Nó là để trang trí!
Giống như kỷ vật của gia đình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một nhà thờ hiện đại sẽ luôn nhắc chúng tôi chuyện gì đã xảy ra ở đây. Xét cho cùng, đó sẽ không phải một nhà thờ. Nó giống như một công trình tưởng niệm người chết!
Ông nổ máy. Biển chỉ cách vài kilomet nữa. Từ đây đường đi thu lại thành con đường đất gồ ghề cắt qua trảng cỏ dại. Đi hết đường, vị tài xế cho Alice xuống trước khi vòng lại đường lớn.
— Đây, thưa cô, chính là đây, làng Lâu Đài Quỷ!
Ông nói thêm, gần như ngượng ngùng:
— Can đảm nhé!
Làng Lâu Đài Quỷ chỉ là một xóm nhỏ. Có tất cả chừng hai chục ngôi nhà nằm rải rác quanh một ngã tư. Dấu vết duy nhất của sự sống nằm ở quán cà phê nhỏ góc phố, ngay trước bến xe buýt. Một tấm biển tên treo trên cửa
quán: Le Conquérant§. Có vài bông hoa trên cửa sổ, những tấm rèm ca-rô đỏ: chút màu sắc giữa lớp bụi, chút niềm vui nhỏ nhoi. Toàn bộ phần còn lại của ngôi làng đều buồn bã và hoang vắng. Nhưng đúng là mới 8 giờ sáng.
Alice xuống xe. Cô chỉ phải đợi một lúc. Một chiếc xe Jeep lao hết tốc lực từ con đường dẫn đến vách đá. Một tay lính Mỹ bước xuống.
— Cô là Alice?
Tay lính nhìn chòng chọc Alice, cô ngây thơ coi đó là thái độ của giới nhà binh.
— Vâng.
— Tôi là trung úy Dean. Tôi chỉ huy đội biệt kích thực hiện cuộc tấn công. Tôi đã nhận được thư của cô. Tôi rất tiếc về Lucky. Tôi hiểu việc cô đến đây, tôi nghĩ cần phải đến đây thì mới hiểu. Ở đó, nước Mỹ ấy, người ta không thể hình dung được, phải đến đây cảm nhận cái chết và bụi. Nếu cô đủ can đảm, hãy đi cùng tôi đến bãi biển, cô sẽ hiểu rõ hơn nữa.
Alice bước lên chiếc xe Jeep và ngồi cạnh viên trung úy.
— Tôi…
Alice do dự dùng thì hiện tại. Cuối cùng cô vẫn dùng nó:
— Tôi không thể tin là Lucky đã chết.
Viên quân nhân quay sang Alice:
— Tất nhiên rồi… Tôi có thể đặt mình vào vị trí của cô, tôi cũng quen Lucky, một chút. Cậu ấy, nói thế nào nhỉ, giống như một đứa trẻ. Dường như khó mà hình dung được cảnh cậu ấy chết trong chiến tranh. Chiến tranh, đó không phải trò chơi dành cho cậu ấy. Nhưng không nên ảo tưởng, thưa cô, Lucky đã chết tại đây. Tôi đã thấy cậu ấy, giống như hàng trăm lính biệt kích khác. Cậu ấy là một trong những người đầu tiên ngã xuống trước
khi cuộc tấn công bắt đầu, trong lúc đang mang thuốc nổ. Chừng mười, hai mươi người chúng tôi đã nghiêng mình và khóc bên xác cậu ấy. Đây không phải cuộc chiến dành cho cậu ấy… Nhưng cậu ấy đã chết như một anh hùng, Alice ạ, một anh hùng đích thực, cô hãy tin điều đó…
Viên trung úy đưa chiếc xe Jeep vào bãi đậu ở cuối đường. Họ đi bộ vài mét, vòng qua một lô cốt đã hơi bị rung chuyển vì đạn bắn, rồi lên đỉnh vách đá, nhìn xuống sườn dốc dựng đứng cao sáu mươi mét. Dưới chân dốc là bãi biển màu xám và bẩn thỉu trải rộng, bị những con sóng đang từ từ rút đi bỏ lại. Các binh sĩ, giống những con côn trùng màu xanh lá cây, xếp hàng khẩn trương gỡ mìn, tháo dỡ, dọn sạch hàng tấn sắt vụn vô dụng.
Sao họ có thể đến đâm đầu vào bức tường này? Alice nghĩ. Sao lại như thế?
Cô thấy bãi biển rộng mênh mông, còn vách đá thì cao ngất.
Đã bao nhiêu binh sĩ phải ngã xuống trước khi chiếm được lô cốt này? Làm sao họ có dũng khí để dấn thân? Để chạy trên bãi biển mênh mông trống hoác này và chỉ cầu cho khẩu súng trường trên kia sẽ không chĩa về phía mình?
Cái chết của Lucky, giờ cô đã cảm nhận được, giờ cô đã cảm thấy nó từ tận đáy lòng. Chẳng có chỗ cho vận may ở đây. Cô phải đến đây để tin vào điều đó. Nhưng cô vẫn đặt một câu hỏi:
— Nhưng, thưa trung úy, Lucky là người gặp rất nhiều may mắn… Nếu như… Nói thế nào nhỉ? Anh ấy là người hùng trong làng, anh biết đấy, ở làng Litchfield. Anh ấy không bao giờ thất bại trong bất kỳ việc gì, anh ấy rất…
— Rất tươi vui… Rất được yêu quý… Và cậu ấy đã đến chết ở đây, như hàng nghìn thanh niên Mỹ may mắn, tươi vui và được nhiều người trong
làng yêu quý khác. Chiến tranh không trừ một ai!
— Như hàng nghìn người khác, – Alice nhắc lại.
Họ đứng đó, im lặng. Dean tìm lời an ủi. Cuối cùng anh ta cũng tìm được:
— Nhưng ít nhất Lucky cũng có điều này đặc biệt: có lẽ cậu ấy là chàng lính biệt kích được yêu mến nhất.
Alice quay sang anh ta, ngạc nhiên.
— Alice, cô là người duy nhất, ít ra là người bạn gái đầu tiên của một lính biệt kích hy sinh, đã đến đây. Tháng này tôi đã tiếp vài vị cha mẹ, nhưng cô là người bạn gái đầu tiên. Vậy cũng là sự tưởng nhớ tuyệt vời rồi.
— Tôi có thể ở lại đây một lúc được không?
— Tất nhiên, thậm chí cô có thể đi xuống bãi biển. Chỉ cần chú ý, không đi ra khỏi các đường đánh dấu là được. Mìn vẫn ở khắp nơi…
Trung úy Dean nhìn Alice đi xa dần. Dù có thể không được khách quan, dù suốt mười tám tháng nay gần như chỉ có đàn ông ở quanh, nhưng anh ta không nhớ mình đã từng gặp cô gái nào xinh đẹp như Alice Queen. Anh ta ngắm bóng dáng cô nổi bật đằng xa, trong đám thạch thảo của Mũi Guillaume. Ngay cả khi nhìn từ sau lưng, anh ta vẫn lưu giữ trong trí nhớ hình ảnh ánh mắt cô, đôi mắt to xanh nhạt, màu xanh đã nhiều tuần trời anh ta chưa thấy, giữa vùng biển bẩn thỉu và bầu trời thối rữa này của Normandie. Hàng lông mày bán nguyệt ngự trên đôi mắt Alice, đường cong thuần khiết thanh mảnh đến nỗi tưởng như chúng đã được nhổ đi và vẽ lại bằng bút chì, đôi lông mày làm ánh mắt cô thêm mạnh mẽ, như hai dấu thanh đặt trên các nguyên âm.
Phía xa, Alice bắt đầu bước xuống các bậc thang đục vào vách đá dẫn ra biển. Vóc dáng cô cũng hoàn hảo: Cơ thể thiếu nữ, những đường nét thanh mảnh. Sự hòa trộn giữa vẻ trẻ trung và sự trưởng thành sớm mang đến cho cô vẻ quyến rũ khiến người ta phải bối rối. Hỡi ôi, chẳng bao lâu anh ta chỉ còn được ngắm mái tóc dài vàng óng của Alice, rồi không còn gì nữa.
Alice bước xuống chậm rãi, thậm chí còn không nắm vào tay vịn. Lucky đã chết… Như một anh hùng, với tất cả danh dự và sự tôn kính. Nhưng anh đã chết, vô danh…
Giờ Alice biết điều đó.
Cô bước đi hồi lâu trên bãi biển, nói chuyện với các binh sĩ, chăm chú nhìn mọi thứ để khắc ghi những ký ức này vào trái tim giờ đã hóa đá. Cô đứng lâu trước bức tường đá phấn khổng lồ. Bài thơ của Prévert trở lại với cô.
Và phấn lại thành vách đá.
Và kính lại trở thành cát,
Mực lại trở thành nước…
Cô tự nghĩ ra đoạn sau.
Và da thịt lại thành cát,
và máu lại thành biển.
Thiên nhiên luôn mạnh nhất, mãi mãi là vậy. Các binh sĩ dọn sạch tất cả và sẽ sớm không còn sót lại một dấu vết nào của toàn bộ cuộc tàn sát trên bãi biển này. Thủy triều sẽ đến xóa mọi vết phấn đỏ, vết lốp xe, vết ủng, vết thân người trưòn hay đã thôi trườn trên cát. Như trên một tấm bảng đen
khổng lồ. Một nhát xóa bằng bọt biển và ta sẽ lại dùng phấn vẽ nên những trang sử mới. Và rồi tất cả sẽ lại như trước, lũ trẻ lại đến tắm dưới ánh mặt trời, giữa những tiếng cười và đám ô che nắng đủ màu sắc. Và chắc chắn trên cùng bãi biển này, khi người với người đã tha thứ cho nhau, người ta luôn tha thứ rất nhanh, đặc biệt là những điều ghê tởm nhất, để quên đi nhanh hơn, mình trần và rám nắng, không có những bộ quân phục để ngụy trang, người ta sẽ nói tiếng Pháp, Đức, Anh, Nga, Ý… Người cha của một gia đình Đức sẽ tươi cười nhặt quả bóng của một chàng trai Mỹ.
Biển lại dâng lên. Không, vận may chẳng có gì liên quan đến tất cả những chuyện này. Lucky đã chết ở đây và biển gần như đã xóa sạch tất cả. 12 giờ 45, Alice quay lại làng Lâu Đài Quỷ để lên chuyến xe khách.
Chuyến xe đến muộn. Alice không phải người duy nhất đứng đợi. Một tay Normandie ria rậm đã dừng con ngựa già cùng cỗ xe còn già cỗi hơn bên cạnh cô, trên cỗ xe chất đầy cả trăm tấm ván mỏng và hẹp màu trắng. Có lẽ chúng để dùng làm hàng rào, hay thứ gì đó tương tự.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn ở Normandie, Alice nghĩ. Cuộc sống đang được tái thiết từng chút một.
Những ngôi nhà, những khu vườn và những hàng rào để ngăn cách nhà và vườn.
Ánh nắng gắng sức xuyên qua một khoảng trời xanh vuông vức mong manh. Trước mặt Alice, bên kia đường, một cô gái Normandie tóc nâu tươi cười đang miệt mài lau những cửa kính bụi bặm của quán bar–nhà hàng Le Conquérant, màu hồng ửng trên má, tay và chân cô gái.
Lison Munier.
Làn da gợi cảm của cô lộ ra, ánh lên dưới hai tay áo xắn và chiếc váy
ngắn màu đỏ vichy, cùng màu với rèm trong nhà hàng. Mười phút trôi qua, chẳng thấy bóng dáng chiếc xe khách nào. Alice không nhúc nhích. Con ngựa vẫn canh giữ cỗ xe của vị chủ ria rậm đã đi vào quán bar trước mặt.
Cuối cùng, Lison cũng xoay người lại: không chỉ tươi vui và rạng rỡ, cô rất xinh. Xinh như con búp bê tròn trĩnh với đôi mắt to sáng trong, như một sự xúc phạm với tất cả đống đổ nát xung quanh. Cô cười nụ cười hồn nhiên với Alice. Có lẽ cô bằng tuổi Alice, suýt soát hai mươi. Alice chỉ đáp lại
bằng cách ngước mắt nhìn cô buồn rầu. Lison hiểu ngay và không nấn ná thêm.
Một cô gái Mỹ, điều này thật dễ nhận ra.
Vậy đấy, một cô gái Mỹ trẻ trung buồn bã lạc lõng giữa Normandie… Lý do cho nỗi đau khổ của cô ấy thật hiển nhiên.
Nụ cười đông cứng trên gương mặt Đức Mẹ Normandie của đống đổ nát. Như một sự day dứt, như thể niềm vui sống chợt biến thành nỗi hổ thẹn. Lison đứng sững, yên lặng, tư lự, nhìn Alice, ngại ngùng và lúng túng. Chiếc xe khách rốt cuộc cũng đến và giải cứu cho cô bé Normandie, chia cắt dứt khoát bên vỉa hè của hạnh phúc với bên vỉa hè của tuyệt vọng. Alice lên xe.
Chiếc xe dừng một lúc trước khi khởi động lại. Tài xế – không phải Rèmi mà là người khác – rõ ràng đang đợi chủ nhân cỗ xe ngựa. Tay ria rậm vội vàng chạy ra khỏi quán bar và bắt đầu cùng vị tài xế chất đống ván lên giá trên nóc xe.
Lison tranh thủ chiếc xe đến để quay mặt đi, nhưng cô vẫn đứng trên bậc cửa quán. Đến lượt Alan Woe bước ra khỏi quán Le Conquérant. Anh bước đi hơi khập khiễng. Tay trái bó bột và được đeo chéo lên vai. Mặt vẫn quấn
đầy băng.
Alice nhìn anh chằm chằm hồi lâu.
Anh chàng Normandie này có dáng dấp của một người lính Mỹ hoặc Canada. Nhưng không… Anh ta mặc thường phục trong một quán bar ở Normandie. Anh quàng cánh tay còn cử động được qua eo Lison.
Ngu ngốc! Alice nghĩ. Một số người Pháp, một số người Normandie cũng tham gia cuộc chiến tranh này, mà không chết, họ sống sót và quay về yêu thương vợ mình.
Alice quay mặt đi để không làm cơn giận dữ dâng lên trong lòng. Chiếc xe khách vẫn chưa khởi động lại, tài xế và tay ria rậm vẫn đang nhẩn nha.
— Cậu chuyển giùm chúng đến Colleville, – tay ria rậm nói. – Người Mỹ biết cách rồi. Không khó đâu, họ sẽ hiểu ngay, chỉ việc ghép hai tấm, một ngắn một dài, với nhau. Tôi đã đánh dấu giữa để đóng đinh.
— Quả là đơn hàng ra trò, – tay tài xế nhận xét. – Chừng đó chắc phải cả trăm cây thập tự?
— Chừng này đã là gì, – tay thợ mộc ria rậm trả lời, – chỉ mới là hàng thử thôi. Nếu người Mỹ hài lòng với những gì tôi làm, họ sẽ yêu cầu đến ba mươi nghìn cây thập tự!
— Ba mươi nghìn?
— Phải, ba mươi nghìn cây thập tự giống hệt nhau! Vụ làm ăn của đời tôi! Vậy nên để ý chút, đừng làm gì ngốc nghếch khi giao hàng nhé. Tôi đã tự đi nếu không phải lái xe ngựa rồi.
— Đừng lo, tôi sẽ lo chuyện giao hàng cho ông…
Tay tài xế lên xe.
Ba mươi nghìn cây thập tự trắng, Alice nghĩ. Lucky chỉ là một trong ba mươi nghìn cây thập tự trắng nhỏ bé…
Alice ngoái nhìn lần cuối ngôi làng này, làng Lâu Đài Quỷ. Cô quan sát anh chàng Normandie có cánh tay bị thương. Thật lạ lùng, anh ta nhìn cô đăm đăm, vẻ mặt cực kỳ tập trung, như đang cố nhận ra điều gì trên gương mặt Alice, qua lớp kính mờ của chiếc xe, cố khơi lại một kỷ niệm, cố giải một câu đố bí ẩn.
Ánh mắt đăm đăm đó làm Alice thấy lúng túng, còn hơn cả tình yêu của hai người Normandie này. Thật may, chiếc xe đã khởi động.
Phía sau, trong đám mây bụi đất mà chiếc xe cuốn lên, Alice không thấy anh chàng người Mỹ chạy theo vài mét, vừa khập khiễng vừa cố sức ra những dấu hiệu tuyệt vọng bằng cánh tay lành. Tài xế cũng không thấy, và chiếc xe tiếp tục hành trình đến Caen qua Colleville.
Trên đường đi, qua những ụ đất và vết bánh xe, chiếc xe khách đánh rơi những tấm ván trắng gắn lỏng lẻo trên giá… Hàng chục mảnh thập tự nhỏ màu trắng rơi rải rác trên con đường mà quân Đồng minh đã kịp đặt tên là đường Tự Do.
Sau khi chạy được chừng trăm mét, anh chàng Mỹ dừng lại, thở hổn hển giữa đường. Anh húng hắng ho trong đám bụi. Rốt cuộc anh cũng tìm ra điều mà khuôn mặt của cô gái trẻ có ánh mắt buồn trên chiếc xe khách đó đã gợi lại cho anh. Nhưng anh đã mất quá nhiều thời gian để phản ứng. Anh không hề muốn thế. Cô gái đã đi thật rồi.
Trước đó anh chỉ lỡ mất cô có vài giây, nhưng giờ đã quá muộn. Thật sự quá muộn.
— Alan! Alan? Ai đấy? – Lison hét lên từ đằng xa, vẫn không rời bậc cửa quán Le Conquérant.
— Không có gì, không có ai chả, chắc anh nhầm thôi, – Alan trả lời.
— Ai đấy? – Lison gặng hỏi. – Đó là một cô gái Mỹ, em chắc chắn! Anh quen cô ấy từ trước à? Anh nhận ra cô ấy à?
— Không. Anh tưởng thế, thế thôi…
—Cô ấy cũng dễ thương nhỉ, – Lison vẫn tiếp tục. – Buồn, nhưng rất xinh. Alan, cô ấy là ai?
Alan chậm chạp quay về quán bar, vừa đi vừa thở hổn hển.
— Anh tưởng cô ấy là vợ một người bạn. Một người bạn trong đội biệt kích. Anh tưởng thế, nhưng anh không chắc, em biết đấy. Anh chỉ biết cô ấy qua một tấm ảnh, vậy nên em thấy đấy… Có thể không phải là cô ấy… Thậm chí chắc chắn không phải!
— Một người bạn trong đội biệt kích à. Ai vậy?
— Một người bạn đã chết. Đã chết vì cô ấy!
Lison và Alan đứng bên lề đường, trước quán Le Conquérant, khá lâu sau khi chiếc xe khách đi Caen đã rời khỏi.
— Người bạn đó là ai? – Lison vẫn gặng hỏi.
— Em không quen cậu ấy đâu, – Alan trả lời. – Cậu ấy chỉ cho anh xem đúng một lần bức ảnh người bạn gái, trước cuộc đổ bộ. Chỉ có thế!
— Và anh vẫn nhớ cô ấy! Chỉ nhờ một bức ảnh! Đúng là cô ấy đẹp thật, cái cô người Mỹ đấy.
— Có thể đấy không phải cô ấy mà! Mà cũng chẳng quan trọng.
Alan nhún vai và tìm kiếm quanh mình một cái cớ để đổi chủ đề câu chuyện.
— Alan này, – Lison tiếp tục, – đây là lần đầu tiên em thấy anh chú ý đến một người thuộc về quá khứ của anh. Cô ấy thật sự không hề quan trọng với anh?
— Không, anh nói với em rồi mà. Đó là chuyện quá khứ, tất cả! — Còn người bạn của anh?
— Cũng là chuyện quá khứ.
— Em không quen người bạn nào của anh, Alan. Em không biết gì về anh ngoại trừ tên anh. Hãy nói với em về người bạn đó. Làm ơn…
— Cậu ấy chết rồi!
— Chính xác! Anh không nên giữ trong mình những cơn ác mộng cũ đó. Anh ta tên là gì, cậu bạn của anh ấy?
Alan tỏ vẻ cam chịu.
— Nếu em thật sự muốn biết tất cả, cậu ấy tên là Lucky. Cậu ấy là bạn tốt nhất của anh, thậm chí, là người bạn duy nhất, trên chiếc sà-lan.
— Tiếp đi…
— Lucky… Lucky là đứa điên nhất anh từng gặp. Cậu ấy, nói sao nhỉ, cậu ấy gặp may mắn trong tất cả mọi việc mình làm. Cậu ấy luôn thành công. Cậu ấy luôn thắng hết của anh trong trò poker, anh và tất cả mọi người.
— Anh chơi poker à! – Lison đùa, giả vờ phẫn nộ.
— Cậu ấy gần như là một hình mẫu, đối với bọn anh. Em thấy đấy, chỉ riêng bạn gái cậu ấy thôi, mỗi lần cậu ấy cho bọn anh xem ảnh, tất cả bọn
anh đều đã mơ sẽ có được cô ấy rồi.
Lison bĩu môi thích thú.
— Trước khi gặp em, ý anh là thế, – Alan sửa lại. – Lucky là đứa hẳn đã có giao kèo với Chúa, có lẽ trên đầu cậu ấy luôn có một thiên thần.
— Thiên thần á?
Lison nhìn về đường chân trời.
— Vậy có lẽ thiên thần của anh ta đã bị đại bác quân Đức bắn hạ ngay trước ngày 6 tháng Sáu! Anh đang nói về may mắn… Đến chết tại đây trên bờ biển!
Cô ôm lấy cổ Alan.
— Tình yêu của em, anh còn may mắn hơn anh ta gấp mười lần… Anh đã sống sót thoát khỏi cuộc đổ bộ! Và anh có người vợ xinh đẹp hơn thế nhiều, không phải vậy sao?
Alan không trả lời và Lison lại bĩu môi lần nữa, lần này kém thích thú hơn.
— Số phận của cậu ấy, – Alan khẽ khàng giải thích, – Lucky luôn làm chủ được nó. Cái chết trên bờ biển, là cậu ấy đã lựa chọn.
Alan im lặng một lúc trước khi nói tiếp.
— Được bảo vệ bởi một thiên thần cũng không ngăn được việc bán mạng cho quỷ sứ.
— Như thế nào cơ?
— Là những chuyện của cánh đàn ông, Lison ạ. Những câu chuyện của đàn ông Mỹ. Những câu chuyện thuộc về quá khứ. Anh tin rằng tốt hơn hết em không bao giờ nên nghe về chúng.
— Anh đã nói quá nhiều về chúng, Alan, – Lison phản đối. – Em cần được biết!
Tuy vậy Lison không bao giờ biết. Alan rất biết giữ bí mật. ← Một câu trong bài thơ Page d’écriture (tạm dịch: Trang viết) của Jacques Prévert. ← Có nghĩa là Người chinh phục.
5 ơ …
20 Mườ ộ 1944, L B, P
Sau chuyến tàu hỏa từ Caen đến Paris, Alice đi taxi đến tận sân bay Le Bourget. Máy bay đi New York khởi hành vào 18 giờ 59. Alice, vẫn lơ đãng, nhìn chăm chú cái tên này trong sảnh sân bay Le Bourget. N Y.
New York không có Lucky.
Litchfield không có Lucky.
Nhưng có cha mẹ của Lucky, những người bạn của Lucky, tất cả những người thân thuộc với Lucky, hàng chục con người tử tế để an ủi cô, cật vấn cô, quấy rầy cô, bắt cô phải quên.
Bắt cô phải hạnh phúc bất chấp tất cả.
Không, ở Litchfield, họ không phải kiểu người sẽ bỏ mặc cô gái mồ côi trẻ tuổi!
Hỡi ôi… Nhưng đó lại là tất cả những gì Alice ao ước: bị bỏ mặc trong
một xó và không có việc gì khác để làm ngoài nghĩ đến Lucky. Không phải tỏ ra vui vẻ hay buồn bã tùy theo hoàn cảnh. Tất cả những gì Alice ao ước, là được trở nên trong suốt…
New York, 18 giờ 59.
Đây là chuyến bay duy nhất. Sân bay vừa mới trở lại là một sân bay dân dụng. Vài điểm đến hiếm hoi khác được thông báo.
London, 17 giờ 13.
Stockholm, 19 giờ 24.
Sydney, quá cảnh London, 17 giờ 13.
Trở nên trong suốt…
Alice nhìn chăm chú lần cuối các tấm bảng, rồi, như người mộng du, cô tiến tới quầy vé gần nhất. Sydney hay nơi nào đó…
Kể từ giờ, điều gì là quan trọng với cô? Đi thật xa, đơn giản là thế, xa khỏi mọi thứ và xa khỏi mọi người, nếu chừng nào nỗi đau khổ còn tồn tại.
Mãi mãi, cô nghĩ.
Thực tế, lại sớm hơn cô nghĩ rất nhiều.
6 ậ ủ
Từ Mườ H 1944 ế Mộ 1964, L Đ Qỷ, N
Năm 1945, Victor Munier, chủ quán Le Conquérant, cũng là chú của Lison, quay về Provence, quê vợ ông, người chưa bao giờ thực sự đánh giá cao chất hài hước của quán rượu ở Normandie. Victor Munier, giữa ly calvados cuối cùng và ly pastis đầu tiên của mình, đã đề nghị cô cháu gái tiếp quản công việc. Lison đồng ý và Le Conquérant trở thành nơi được ưa chuộng trong vùng: họ được phục vụ ở đó cùng với nụ cười, hoặc của cô gái xinh đẹp nhất vùng, hoặc của anh chàng Mỹ.
Và, về hai sức hút này, có vẻ anh chàng Mỹ không hề kém cạnh…
Người ta chen nhau để xem Alan vừa rót những ly vang trắng hay calvados nhỏ, vừa nói tiếng địa phương theo giọng Mỹ khiến những người nông dân trong vùng cười phá lên còn các cô gái trẻ thì mê mẩn, trước ánh mắt cảnh giác của Lison. Alan gần như trở thành niềm tự hào của ngôi làng: anh chàng Mỹ của họ! Những người bạn của anh, những người bạn đích thực, bắt đầu gọi anh là tên đào ngũ. Đó là câu đùa của họ. Thực ra, tất cả
những người hay lui tới quán bar này đều yêu quý anh chàng cao lớn hoạt bát trung thực, hơi nhút nhát, luôn tươi cười, người đến từ rất xa và bị bắn tại đây. Điều họ tự hào nhất là anh chàng đến từ đầu kia thế giới này đã dừng chân tại đây, trên mảnh đất nhỏ bé bên bờ biển, và bị thôi miên bởi sự quyến rũ của cô gái xinh đẹp nhất vùng. Ở Normandie, có những ngôi làng sở hữu bảo tàng quân sự, những ngôi làng khác sở hữu nghĩa trang, những ngôi làng khác nữa có công trình tưởng niệm, khác nữa thì có nhà thờ mới.
Những người dân làng Lâu Đài Quỷ sở hữu anh chàng Mỹ!
Lison chưa từng hy vọng được hạnh phúc đến thế. Nữ anh hùng trẻ tuổi cuồng nhiệt băng qua trảng đất đã nhanh chóng lột xác thành người phụ nữ xinh đẹp và tươi vui, nhưng đúng mực. Đơn giản là cô hạnh phúc, không cần phải mơ đến thứ khác ngoài những gì cô đang có. Mãn nguyện với một niềm hạnh phúc vừa đủ, niềm hạnh phúc không chút mây mù đã gắn kết cô với Alan. Hay gần như không chút mây mù, có một hai chú cừu trên bầu trời luôn xanh ngắt của cô.
Vấn đề em bé chẳng hạn. Lison khăng khăng muốn có đứa bé này, thật nhanh, nhưng Alan không chịu nhượng bộ. “Cứ hai mươi năm lại có một cuộc chiến tranh, anh nói. Anh không muốn có một đứa con, nuôi nấng, dạy dỗ nó đến khi trưởng thành, rồi nhìn nó trở thành tên sát nhân, hay xác chết, hay cả hai, ở một góc nhớp nháp trên hành tinh này.” Và khi Lison phản đối, anh trả lời rằng cô không thể hiểu được, cô chưa từng bị động viên, cô chưa từng bị nhồi nhét trên một chiếc sà-lan trong bão tố, cô chưa từng chạy trên bờ biển giữa làn đạn, cô chưa từng bắn những con người trạc tuổi mình chỉ đơn giản vì họ không nói cùng ngôn ngữ với mình. Lison không thể nói gì. Cô vẫn kiên nhẫn, cô nghĩ rằng theo thời gian Alan sẽ thay đổi, cuối cùng Alan sẽ bị thuyết phục. Dù sao, cả hai đều còn trẻ.
Nhưng thời gian chẳng giúp ích gì, và sự bướng bỉnh của Alan khiến
Lison tò mò, dù cô không dám gặng hỏi anh. Alan rất yêu con của những người khác, khi chúng đến quán bar. Vậy sự cự tuyệt này là sao? Liệu có một nguyên nhân khác không, từ trước khi chiến tranh xảy ra, ở Mỹ?
Alan không thích nói về quá khứ của mình, anh hầu như không bao giờ nhắc về nó, dù sao cũng không bao giờ nhắc đến một cách nghiêm túc. Anh chỉ nói mình không còn gia đình, không còn ràng buộc nào, không còn gì cả. Lison cũng đành bằng lòng với câu trả lời đó, dù rằng đôi khi, cô không thể ngừng những suy nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu: nếu như tên thật của bạn trai cô không phải là Alan Woe? Lỡ như anh đã có gia đình Mỹ? Lỡ như anh đã có vợ ở đó? Lỡ như anh đã có con? Điều đó hẳn sẽ giải thích được… Lison không muốn nghĩ như vậy, đám mây nhỏ này thật vô nghĩa trước bầu trời mênh mông xanh ngắt của cô. Nhưng lại có cả những bức thư. Con cừu nhỏ thứ hai trên bầu trời.
Một cách đều đặn, Alan nhận được thư từ Mỹ, luôn từ cùng một người gửi, nét chữ phụ nữ và phong bì có mùi thơm. Alan luôn trả lời thư, không cho Lison xem phong bì, lén lút đi gửi như một cậu thiếu niên vụng về. Ban đầu, Lison nài nỉ, lúc do tò mò, lúc do ghen tuông. Đây thậm chí là lý do duy nhất, độc nhất khiến cả hai cãi cọ, nhưng Alan luôn từ chối nói bất kỳ điều gì về những bức thư ấy. Không có gì quan trọng cả, anh thề, đơn giản chỉ là một bí mật anh muốn chỉ mình anh phải mang. Sau vài năm, Lison nhượng bộ và không nài nỉ nữa, nhưng dẫu vậy, trí tưởng tượng của cô đôi lúc vẫn lạc theo hướng tồi tệ nhất, với chu kỳ đều đặn, theo nhịp của những bức thư đến từ Mỹ.
Tháng Một năm 1964, toàn bộ vùng bờ biển Normandie chuẩn bị kỷ niệm hai mươi năm cuộc đổ bộ. Tại làng Lâu Đài Quỷ, đơn giản hơn, họ đã lên kế hoạch tổ chức một lễ hội vào mùa xuân nhân dịp hai mươi năm cuộc gặp
gỡ giữa Lison và Alan, ngay cả khi cả hai chưa bao giờ làm lễ kết hôn. Hộ tịch của Alan không được hợp pháp cho lắm.
Sáng ngày 10 tháng Một, một buổi sáng mùa đông bình thường, Alan đứng trước mặt Lison, vẻ mặt lạ lùng. Thông thường, trong hai người, Lison mới là người khó chịu khi thức dậy. Nhưng đêm trước đó, Alan đã không ngủ. Điều này chưa bao giờ xảy đến với anh kể từ sau những cơn ác mộng vào năm 1945. Mà hôm qua, Alan và Lison còn trải qua một tối cười nói vui vẻ với những người bạn trong làng: Chaventré, anh họ của Lison; Téton, tình yêu thời thơ ấu của cô; Paul Teyssier, người ta gọi anh là anh giáo mà không biết liệu anh có thật đã từng là thầy giáo không; Fernand Prieur, viên chức ở sở lưu trữ Caen. Quán bar đóng cửa muộn, họ ôn lại vô số những kỷ niệm cũ.
Lúc này, Alan và Lison đang ở trước mặt nhau, ngồi trong căn bếp lạnh lẽo, chỉ ngăn cách bằng một chiếc bàn nhỏ và một tấm vải dầu trắng đen. Alan có vẻ suy sụp, Lison run rẩy khi thấy anh như vậy.
— Lison, – anh nhẹ nhàng nói, – anh cần phải về Mỹ.
Lison không trả lời.
— Anh sẽ không đi lâu, chỉ là một việc phải giải quyết thôi.
Lison cố nghĩ, Alan gần đây không nhận được thư, cũng không có ai ghé thăm. Cô tự hỏi điều gì có thể khiến anh bồn chồn đến mức này, cô liền hỏi anh.
— Không, Lison, anh xin lỗi, anh không có quyền nói với em về chuyện đó. Em hiểu mà. Tốt hơn em nên đứng ngoài tất cả những chuyện này.
Suốt hai mươi năm đã qua, Lison chỉ có duy nhất một nỗi sợ: rằng một ngày
Alan sẽ ra đi, vì chán ngấy, rằng anh sẽ trở về với cuộc đời anh đã bỏ lại vì cô vào năm 1944. Vì vậy, cô rất sợ hãi những lá thư đó, những lá thư như sợi dây tiếp tục kết nối Alan với nước Mỹ. Nhưng tại sao lại đi vào lúc này, sau hai mươi năm, thậm chí còn vào lễ kỷ niệm hai mươi năm ngày họ gặp nhau?
Hai mươi năm lưu vong, thế là đủ với anh?
Lison bùng nổ.
— Hai mươi năm ở Pháp, thế là đủ với anh rồi à? Anh chán ngấy em, anh chán ngấy con bé Pháp của anh! Nếu anh không đi ngay, anh sợ rồi mình sẽ quá già. Sẽ kết thúc cuộc đời mình tại Pháp.
— Không, Lison, anh thề với em. – Alan cố gắng trả lời một cách bình tĩnh nhất có thể.
— Là người phụ nữ đó, – Lison cắt lời. – Người phụ nữ đã viết thư cho anh phải không? Bạn gái anh à? Vợ chưa cưới à?
Cô thoáng im lặng.
— Vợ anh à? Cô ấy đợi anh ở đó, thậm chí có thể là cùng với một đứa con?
— Không, Lison.
— Vậy thì giải thích cho em đi, Alan! Tại sao? Tại sao bây giờ anh lại ra đi? Giải thích cho em ai viết những bức thư đó.
— Không nên thế… Lison, bình tĩnh nào, anh sẽ chỉ đi vài tuần thôi. — Thế thì đưa em đi cùng.
— Không, anh không thể, anh phải đến đó một mình!
Lison cảm thấy cơn dông bùng nổ trong cô đã qua.
— Xa lắm đấy, Alan, nước Mỹ ấy.
— Anh sẽ viết thư cho em… Vài tuần, Lison ạ, sẽ qua nhanh thôi.
Cơn dông trong Lison đã biến thành cơn mưa nhỏ lất phất buồn bã, tựa cơn mưa phùn vùng Normandie mà người ta tưởng như không bao giờ dứt.
— Em sẽ đợi anh, Alan, – cô nói, – dù anh có trở về hay không. Dù anh ra đi có phải vì một người phụ nữ khác hay không, em sẽ đợi anh. Mãi mãi…
— Lison, hãy tin anh, anh xin em! Phải, anh đến đó vì một người phụ nữ, người phụ nữ đã viết thư cho anh! Nhưng không phải vì anh yêu người ấy, ôi không, hãy tin anh, không phải vì anh yêu người ấy, mà vì ngược lại cơ!
Alan dừng lại ở đó. Những giọt lệ trào ra từ khóe mắt Lison, rơi xuống tấm vải dầu, như chiếc khăn mùi soa lạnh băng, không vỡ ra mà tiếp tục lăn xuống đất.
Alan không quen nói những lời dịu dàng, nhưng vẫn xoay xở không đến nỗi tệ.
— Lison, anh sẽ cho em một đứa con, nếu em muốn, khi anh quay về… Chúng ta chưa đến bốn mươi tuổi. Nếu may mắn, đứa bé sẽ quá trẻ cho cuộc chiến tranh tiếp theo và quá già cho cuộc chiến tranh tiếp nữa. Nhưng trước đó, anh cần phải đi, đó là một lời hứa mà anh phải giữ thực hiện, một lời hứa cũ, anh không có lựa chọn.
Lison ngồi lại hồi lâu và khóc trên tấm vải dầu. Lison vẫn còn khóc đằng sau chiếc xe khách khởi hành đến Caen.
— Em sẽ đợi anh, – cô nói thầm trong màn bụi.
Cô đã đợi anh.
Nhưng cô không bao giờ gặp lại Alan.
Cơn mưa phùn buồn bã xám xịt đã vĩnh viễn ngự trị trong cô.
Tờ ứ 1964
M ủ ẻ ả ộ
7 ườ
T N 1964, B H, O
Cơn mưa rào bất ngờ đổ xuống Blue Hill, đặc biệt xuống trường Blue Hill, một lúc trước khi lũ trẻ tan học. Những chiếc ô bật mở gần như ngay lập tức, như một phép mầu, như những cây nấm mọc khi có hơi ẩm. Đã quen chuyện này, các bà mẹ tiếp tục nói chuyện, bất chấp tiếng mưa rơi lộp độp trên lớp vải căng ra, những chiếc ô đứng sít gần nhau của họ tạo thành một căn lều ngẫu hứng nhiều màu sặc sỡ.
Alan Woe, đứng hơi lùi lại phía sau, là một trong số những người đàn ông hiếm hoi đứng đợi trước cổng trường. Anh cũng là một trong số những người hiếm hoi không che ô. Alan nghĩ hẳn họ coi anh như một kẻ tà dâm, khi anh ôm chặt chiếc áo mưa ướt sũng vào người, đứng lấp ló cách cổng trường ba mươi mét, chăm chăm rình mò các bà mẹ và con họ. Dẫu sao, anh cũng chẳng quan tâm, ở đây chẳng ai quen anh. Đã nhiều tuần nay anh hầu như không nói chuyện với ai, có lẽ ngoại trừ bà Park, chủ quán trọ Le Lac.
Mưa rơi nặng hạt hơn. Vài chiếc ô tô trên quốc lộ 108 đi qua ngôi làng
quá nhanh làm bắn bùn ra xung quanh. Không, với cơn mưa này, không ai chú ý đến anh. Không ai chú ý đến những kẻ rình rập. Thêm nữa, cuộc điều tra của anh đang đến hồi kết… Cô ta đang ở đây, người phụ nữ tóc đỏ đó, giữa hàng chục người mẹ đang đợi con mình.
Một người phụ nữ tóc đỏ?
Tất cả các bà mẹ đều đội mũ, trùm mũ hay che ô. Người phụ nữ nào trong số những người này là bóng ma mà anh đã đuổi theo từ một tháng nay?
Mary Tanner, cô giáo trường tiểu học, huýt gió và lũ trẻ đầu trần ùa ra tựa cơn bão, như thể chúng hy vọng mình sẽ chạy nhanh hơn những giọt mưa. Giữa đám đông chật ních, Alan cố gắng phân biệt các mái tóc: hai đứa bé tóc đỏ…
Khi lũ trẻ chạy đến, những tán ô tách rời nhau, từng bà mẹ chuẩn bị che chắn cho con mình. Đám đông tự động giải tán và mỗi đứa trẻ chạy đến trú dưới mái nhà bằng vải của chúng.
Hai đứa bé tóc đỏ, bé trai mười ba tuổi và bé gái bốn tuổi, chạy ào về phía một người phụ nữ.
Vậy đây là cô ta rồi!
Alan đi theo họ suốt dọc quốc lộ 108. Người phụ nữ đi khom người để che cho hai đứa bé. Bởi thế ba người họ đi không nhanh lắm. Với Alan, vụ theo dõi này không hề dễ dàng, càng khó khăn hơn khi ngôi làng chủ yếu nằm gọn hai bên con đường họ đang đi, thực sự không có chỗ nào để anh nấp. Anh bắt buộc phải để khoảng cách giữa mình và gia đình tóc đỏ che ô lúc một lớn thêm. Cách anh hai trăm mét về phía trước, người phụ nữ và hai đứa con sang đường và biến mất trong một con phố nằm vuông góc. Alan bước nhanh hơn.
Sau lưng anh, một chiếc ô tô đang đậu bật đèn pha. Hai cần gạt nước xua cơn mưa. Động cơ bắt đầu quay, chiếc xe từ từ khởi động. Cuối cùng anh cũng đến đối diện con phố nằm vuông góc mà gia đình như ảo ảnh kia đã đi vào. Anh bước nhanh hơn dưới cơn mưa rào để không mất dấu người mẹ trẻ và hai đứa con. Anh băng qua phố mà thậm chí không chú ý đến chiếc xe đang đi rất chậm, chỉ ở sau lưng anh chừng trăm mét.
Chậm đến mức nguy hiểm.
8 ụ ữ ườ
T S 1964, L Đ Qỷ, N
Dịp kỷ niệm hai mươi năm cuộc đổ bộ, thời tiết âm u bao phủ khắp Normandie, trời không đủ đẹp để tổ chức lễ hội, cũng không đủ u ám để gợi nhớ thời tiết mùa xuân năm 44 cho những người có tuổi.
Alice ngồi phía sau chiếc xe khách. Cô đã do dự rất lâu liệu có nên tham gia lễ kỷ niệm này tại Normandie không, nhưng cuối cùng chuyến viếng thăm cũng khá dễ chịu. Kỷ niệm ùa về với cô từng đợt, trong chiếc xe này, trên con đường Normandie từ Caen đến Isigny, qua Mũi Guillaume. Tuy vậy chuyến đi này không có gì to tát so với chuyến đi cô thực hiện hai mươi năm trước trên cùng hành trình: chiếc xe khách ngày nay tiện nghi hơn rất nhiều, quốc lộ nhân dịp này được trải nhựa mới và nhẵn nhụi đến hoàn hảo; Alice không ngồi sau tài xế mà ở phía sau xe; những ngôi làng họ đi qua chỉ đầy những lá cờ tung bay, những dây trang trí chăng khắp nơi, lũ trẻ con ca hát và cười đùa. Tất cả dường như đều đã quên đi chiến tranh, hoặc ít ra là muốn vậy.
Alice thì không, hoặc chỉ muốn rất ít. Cô gần như là người phụ nữ duy
nhất trong nhóm, ngoại trừ vài người bà, hay đúng hơn là vài phụ nữ có tuổi, đến khóc cho con trai mình, những người đã chết trước khi kịp giúp họ trở thành bà. Không kể một hay hai người vợ lính, những người có vẻ ngán ngẩm ghê gớm và hối tiếc vì đã đến tận Normandie cùng người chồng dành cả ngày để kể với đám đàn ông khác những giai thoại cợt nhả. Như thể toàn bộ cuộc chiến này chỉ là một trò đùa khổng lồ. Cuộc hội ngộ của các cựu binh Đội biệt kích số 9 còn tệ hơn cuộc nhậu sau trận bóng chày, không gian nơi phụ nữ bị xua đuổi. Những người phụ nữ hiếm hoi này định trò chuyện với Alice, nhưng Alice chưa bao giờ lấy làm thích thú với việc chia sẻ những kỷ niệm của cô.
Tuy vậy, cô có cảm tình với mẹ của một người lính đến từ Wyoming, Christina Adams. Bà có phần gợi cho cô nhớ đến mẹ của Lucky. Con trai Christina cũng ngã xuống trong cuộc tấn công Mũi Guillaume. Christina một mình nuôi nấng cậu: bà đã mất tất cả, buổi sáng tháng Sáu ấy. Christina Adams cũng hiểu những năm tháng cô đơn đằng đẵng là như thế nào. Đó có lẽ là điều khiến họ xích lại gần nhau. Lần đầu tiên, giữa những chuyến đi dài trên xe khách và những đêm khách sạn, Alice kể chuyện đời mình cho một ai đó.
Alice ở lại Úc mười lăm năm. Tại đó, cô nhanh chóng trở thành giáo viên tiếng Pháp, nhưng chưa bao giờ thay thế Lucky, cả ở trong tim lẫn trên giường. Đầu những năm 50, Alice nối lại liên lạc với gia đình Lucky, bằng
thư, sau hơn năm năm im lặng. Ở Litchfield, mọi người nghĩ cô đã tự tử, đâu đó trên đất Pháp. Thư từ giữa Úc và Litchfield dần trở nên đều đặn hơn, những bức thư từ Litchfield được viết với giọng ngày càng nài nỉ hơn.
Cách đây khoảng hơn năm năm, năm 1959, Alice đã nhượng bộ. Cô quay về sống tại Litchfield: khi đó họ đang tìm kiếm giáo viên tiếng Pháp cho trường cấp hai, Alice hoàn toàn phù hợp. Và Alice đã lấy lại một cuộc
sống gần như bình thường, một cuộc sống chỉ thiếu tình yêu; cô đã gạt đi nhiều lần, ở Úc hay ở Litchfield, những đồng nghiệp trẻ mê mẩn sự quyến rũ nguyên sơ của góa phụ xinh đẹp. Cô từ bỏ mãi mãi chuyện yêu đương. Cô mỉa mai chuyện đó. Và cô cũng gặp nhiều phụ nữ cùng hoàn cảnh với
mình, những người hoàn toàn không màng đến tình yêu, vì bị đám đàn ông phán xét là xấu xí, bị lừa vào một cuộc hôn nhân và phải có con sớm, hay vì đủ loại lý do khác… Alice ở tuổi bốn mươi cảm thấy mình không có gì phải
phàn nàn. Ít nhất, cô cũng từng biết mùi yêu đương, hai mươi năm trước. Một tình yêu đến giờ vẫn còn nguyên vẹn, so với thứ tình yêu đã mòn vẹt của những người phụ nữ cùng tuổi cô.
Chiếc xe khách đi qua làng Deux-Jumeaux mà không dừng lại. Ở phía sau xe, Alice mở to mắt. Cô chỉ kịp nhìn thấy một bãi đậu xe lớn bao quanh ngôi nhà thờ mới, ngôi nhà thờ vuông vức bằng bê tông, không có gác chuông. Alice thoáng nghĩ đến người phụ nữ đã sống ở đây, hai mươi năm trước. Margot. Cô vẫn chưa quên tên bà. Bà ấy giờ ra sao rồi?
Vài phút sau, chiếc xe khách đi đến ngã tư giao với làng Lâu Đài Quỷ. Quán bar Le Conquérant vẫn nằm ở góc đường, với những tấm rèm ca-rô đỏ. Chiếc xe từ từ chậm lại để quay sang Mũi Guillaume. Họ đã bị chậm so với chương trình chính thức, vào lúc trưa, vì nán lại nhà hàng tại Cabourg. Các cựu binh đã hơi quá chén, tiếng cười tiếng hát tưng bừng khắp xe. Một viên đại úy ngà ngà say, đứng phía sau xe, cất giọng hát bài Five Piggies.
Alice, thờ ơ, nghĩ về cặp vợ chồng người Normandie nọ, ở cửa quán Le Conquérant hai mươi năm trước. Họ có vẻ rất hạnh phúc, giữa tấn bi kịch. Cô gái Normandie đó có vẻ rất xinh đẹp…
Ngay sau đó, khi chiếc xe tăng tốc trên con đường nhỏ dẫn đến vách đá,
Alice nhận ra một gương mặt trên cửa sổ tầng ba quán Le Conquérant. Một người phụ nữ đang buồn bã nhìn đoàn người Mỹ hân hoan đi qua.
Một giây đó là đủ để Alice nhận ra gương mặt của cô gái Normandie. Vừa đẹp vừa sầu thảm. Lúc này, Alice tưởng như đang nhìn thấy mình trong gương. Alice những muốn xuống xe, đến nói chuyện với cô ta, an ủi cô ta, cô cảm thấy người phụ nữ ấy lôi cuốn mình, như thể hai người có duyên số gì đó với nhau. Xưa kia cô ta rạng rỡ và vô tư. Có vẻ một nỗi bất hạnh đã giáng xuống cô ta sau đó.
Chiếc xe chở đoàn người Mỹ đi qua lô cốt trên Mũi Guillaume, rồi dừng lại cách đó chừng trăm mét, trên khoảng đất để đậu xe, ngay đối diện tấm biển bằng đá hoa cương mà họ đến để khánh thành, trên tấm biển khắc vài dòng chữ tưởng nhớ Đội biệt kích số 9 và những người anh hùng của đội đã ngã xuống trong cuộc tấn công. Tấm biển được gắn trên một công trình hiện đại và phức tạp có nhiều mũi nhọn, hẳn là để gợi nhắc hình ảnh những chiếc neo móc được quăng ra, nhưng trông giống mạng nhện hay bụi tầm ma hơn. Trong xe, viên đại úy đang đứng ra phía trước và chỉ huy mọi người hát, bắt chước lợn và các loài vật nuôi khác ở trang trại, là người đầu tiên nhận ra cái lô cốt, công trình và vách đá. Ông lập tức im bặt và toàn bộ xe cũng im theo. Lần đầu tiên trong suốt hành trình, không khí nặng nề bao trùm đoàn người hành hương.
Đám lính biệt kích ra khỏi xe trong im lặng, giữa cái lô cốt vẫn còn nguyên vẹn, vách đá bị gió quất tơi bời, bãi biển mênh mông như càng rộng lớn hơn nữa mỗi lần triều rút. Mỗi người như lại lần nữa đối diện với những kỷ niệm, những nỗi sợ của riêng mình, họ chưa từng quên chúng, và lúc này không ai có đủ can đảm đùa cợt để đẩy lùi chúng, như họ đã làm rất tốt từ lúc chuyến đi bắt đầu, từ hai mươi năm nay với một số người. Mấy người phụ nữ trong chuyến hành trình tranh thủ cơ hội mà họ không còn mong đợi
sẽ xuất hiện này để nắm tay hoặc ôm lấy chồng mình.
Cùng Christina Adams, Alice là người phụ nữ duy nhất cô độc. Vài tay lính biệt kích có thể nhận ra Alice không phải vợ lính như những người khác. Lúc này, một tay lính biệt kích có lẽ nghĩ rằng nói chuyện với người phụ nữ xinh đẹp cô độc là cách tuyệt vời để xua đi những lo lắng của chính anh ta.
— Cô không phải vợ của ai hết phải không? – anh ta vụng về hỏi. Sự vụng về của anh ta làm Alice xúc động.
— Có chứ. Đừng nghĩ rằng tôi chỉ có một mình. Người tôi yêu đang ở đây.
Tay lính biệt kích có vẻ không hiểu. Anh ta nhìn quanh. Alice mỉm cười.
— Hay nói đúng hơn, – Alice nói tiếp, – vách đá này là nơi đưa tôi đến gần với anh ấy nhất trên trái đất.
Tay cựu binh cuối cùng cũng hiểu.
— Tôi xin lỗi…
Anh ta cảm thấy mình hơi ngốc và tự đấm một cú mạnh lên trán, khiến Alice mỉm cười. Anh ta cố gắng tìm một lời đối đáp thông minh.
— Hẳn anh ấy phải tự hào lắm, tôi nghĩ vậy, vì hai mươi năm sau, cô vẫn không quên anh ấy.
— Cảm ơn.
— Tôi tin rằng phần lớn những chàng trai đã ngã xuống ở đây đều không có vợ, hay bạn gái, nói chung là ai đó, khóc thương họ lâu như vậy.
Alice im lặng. Tay lính biệt kích mạnh dạn hơn.
— Dù sao cũng thật uổng phí! Chết ở đây trong khi được một cô gái
xinh đẹp như cô chờ đợi ở Mỹ. Liệu cô có phiền không khi tôi hỏi cậu ấy là ai, chàng trai xấu số đó?
— Lucky Marry.
— Alice! – tay lính biệt kích lập tức đáp lại. – Cô là Alice! Tôi thật ngu ngốc làm sao! (Anh ta lại tự đấm mạnh vào trán.) Đáng nhẽ tôi phải nghĩ đến rồi.
Lần này, Alice là người mở to mắt hoài nghi.
— Chắc chắn rồi, – tay lính biệt kích nói tiếp, – hẳn cô ngạc nhiên lắm khi tôi biết tên cô. Nhưng có những chi tiết ta sẽ nhớ suốt đời như vậy. Khuôn mặt cô, có lẽ tôi không nhận ra, sau hai mươi năm. Lucky chỉ cho tôi xem ảnh cô một hay hai lần gì đó. Nhưng tên cô, thì… Cô biết đấy, Lucky, cậu ấy là ngôi sao của chiếc sà-lan. Ai cũng biết cậu ấy. Cậu ấy kể chuyện đời mình với tất cả mọi người. Mọi người còn nghĩ hẳn cậu ấy đã nói hơi quá. Và cậu ấy cũng nói cả về cô, tình yêu lớn của cậu ấy, Alice. Cậu ấy coi thường chúng tôi, cậu ấy giơ ảnh của cô cho chúng tôi, hôn lên nó mỗi khi thắng poker. Cô đã trở thành một huyền thoại trên chiếc sà-lan, chúng tôi tự hỏi liệu cô có tồn tại thật không hay Lucky chỉ bịp chúng tôi với một tấm ảnh cắt ra từ tạp chí. Khi đó cô rất xinh đẹp, phải nói thật là vậy…
Tay lính biệt kích nhìn Alice và lại cảm thấy ngu ngốc, nhưng kìm lại không đấm thêm cú nữa lên trán.
— Tóm lại, tôi muốn nói, cô vẫn luôn xinh đẹp, cô biết đấy. Nhưng, nói sao nhỉ, khi đó, ý tôi là trên bức ảnh, cô trông vô cùng tươi vui, vô cùng hạnh phúc… Phải nói là… Tất cả chúng tôi đều ghen tị với cậu ấy, tên Lucky khốn kiếp đó.
Ngay lúc ấy, anh ta nhận ra có vẻ mình đã đi quá xa.
— Tôi xin lỗi, thưa cô, – anh ta lúng túng. – Chắc cô thấy tôi ngốc lắm…
— Không sao đâu, – Alice mỉm cười trả lời. – Tôi thích người ta nói về anh ấy như thế.
Tay lính biệt kích tranh thủ mạnh dạn hơn một chút.
— Dẫu sao cũng thật khó tin, – anh ta nói tiếp. – Tôi vẫn luôn nghĩ cô là một huyền thoại. Người ta không được quyền chết khi có một người phụ nữ như cô chờ đợi. Làm sao có thể coi thường cái chết khi được người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới yêu?
— Coi thường cái chết, – Alice đáp lại vẻ ngẫm nghĩ, thản nhiên thấy rõ trước những lời khen ngợi của tay lính. – Lucky đã đây cũng giống toàn bộ các anh. Anh ấy không lựa chọn cuộc chiến này.
— Tất nhiên, tôi biết… Chỉ là trong chiến tranh, ta đã phải trải qua đủ những bất trắc như vậy rồi. Lucky không cần phải làm thêm điều gì ngu ngốc…
Alice do dự giây lát.
— Anh muốn nói gì? Lucky đã làm gì hơn những người khác? — Ồ cô biết mà.
Tay cựu binh mỉm cười vẻ đồng lõa và nói tiếp:
— Cái trò thêm vào đó… Một trò ngu ngốc hay ho, chắc chắn rồi, nhưng là trò ngu ngốc phải trả giá rất đắt. Như tôi đang thấy cô đây, có lẽ cô là góa phụ buồn bã nhất nước Mỹ… nhưng cũng là người giàu có nhất…
Alice lộ rõ vẻ ngạc nhiên.
— Anh đang nói đến chuyện gì vậy? Lucky làm gì có tiền… Bố anh ấy
là công nhân còn mẹ là phục vụ bàn.
Tay lính nhìn cô, vẻ hoài nghi.
— Cô đùa tôi đấy à? Dù sao cô cũng phải biết rõ câu chuyện… — Như thế nào cơ, câu chuyện nào?
— Cô không định nói với tôi là cô chưa hề nhận được khoản tiền ấy đấy chứ?
— Tôi với Lucky, chúng tôi còn chưa cưới nhau. Vậy nên khoản tiền, anh thấy đấy…
— Không, không phải thế, chắc chắn rồi… Cô thật sự chưa nhận được gì ư? Cô không đùa tôi đấy chứ?
Bàn tay nắm chặt của anh ta đập mạnh lên trán.
— Chết tiệt… Thằng khốn đó! Tên đê tiện hèn hạ!
Gương mặt Alice đanh lại.
— Anh nói thế về Lucky ư?
— Không phải, đừng hiểu nhầm, Lucky là một vị thánh. Một vị thánh và một kẻ ngốc nhất lịch sử, theo những gì cô nói cho tôi.
Lần đầu tiên Alice cao giọng:
— Tôi chẳng hiểu anh đang cố nói đến chuyện gì. Rốt cuộc anh có định giải thích không?
— Lạy Chúa! Lucky bị chơi một vố đau rồi! Vậy đấy! Đợi chút, tôi sẽ gọi Barry… Anh ta sẽ phải giải thích với cô. Tên Barry đần độn này mà còn sống ngày hôm nay chính là nhờ Lucky. Hãy tưởng tượng cậu ấy biết cô đã không nhận được đô-la nào!
— Barry! – tay lính biệt kích hét.
Một cựu binh hói đầu bụng phệ quay lại. Alice nhận ra anh ta ngay, anh ta thuộc cái nhóm nhỏ ngồi phía trước xe, ngay từ đầu chuyến đi đã tuôn ra toàn những chuyện và bài hát thô tục.
— Gì, gì thế, Jimmy? – Barry trả lời.
— Đến đây gã béo. Đoán xem ai đây?
— Eisenhower§ à? – anh ta thốt ra.
Anh ta quay đầu lại và nhận ra Alice.
— Chết tiệt, không, con gái của Eisenhower.
— Đến đây, gã đần… Giới thiệu với cậu đây là vợ chưa cưới của Lucky. Phải, Alice đấy!
Tay lính biệt kích húng hắng ho, mặt đỏ bừng, vừa xòe bàn tay to bè vừa ấp úng:
— Barry Monroe, xin lỗi, ờ… Rất hân hạnh, thưa cô!
— Đừng vội cảm ơn cô ấy, – tay lính biệt kích có tên là Jimmy nói tiếp, – cô ấy không biết gì hết. Câu chuyện về Oscar Arlington, tôi muốn nói. Phải, cô ấy đã không nhận được xu nào!
Barry mất một lúc mới phản ứng được, khoảng thời gian để hiểu rằng tình huống tưởng như không thể tin nổi này lại là sự thật. Rồi đến lượt anh ta gào lên:
— Thằng con hoang! Tên chó đẻ! May cho hắn là hắn không tham gia chuyến đi, thằng đểu! Đấy, tôi mà tóm được hắn…
Suốt nhiều phút, anh ta cứ gào to như thế trên vách đá, gió đưa những lời chửi rủa tan vào chân trời.
← Vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ kiêm tổng thống Hoa Kỳ thứ 34, từ 1953 đến 1961. Ông tham gia Thế chiến II với tư cách tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công vào Pháp và Đức năm 1944–1945 từ mặt trận phía Tây.
9ễ ỷ ệ
T S 1964, ạ S C C, W
Căn phòng lớn nhất trong khách sạn Sheraton City Center chật ních người. Những dãy người mặc quân phục ngồi trên ghế và những lá cờ rủ xuống từ trần nhà, tất cả đều là cờ sao. Oscar Arlington ngẩng đầu và đếm các lá cờ. Hắn nghĩ làm vậy trông mình sẽ có vẻ mơ mộng, suy tư, tập trung, chứ không phải là gì khác.
Đếm các lá cờ…
Việc này sẽ khiến hắn mất thời gian. Có vẻ ở đây còn nhiều cờ hơn cả trên phố, tức là rất nhiều cờ.
Oscar tự hỏi liệu đã từng có ai nghĩ đến việc tính toán số lá cờ bay trên Washington. Những lúc bình thường thôi, thậm chí không phải vào dịp lễ kỷ niệm như ngày hôm nay. Tổng số lá cờ hẳn phải thách thức trí tưởng tượng. Vì sao nước Mỹ lại phải cảm thấy có nhu cầu tự an ủi quá đỗi phô trương như vậy? Nhất là kể từ sau khi John Fitzgerald bị bắn! Tất cả số cờ sao này tung bay trên bất cứ mái nhà nhỏ xíu nào… Người ta cứ ngỡ sẽ
"""