"
Văn Minh Vật Chất Của Người Việt PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Minh Vật Chất Của Người Việt PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
Phan Cẩm Thượng
s
Văn minh vật chat của người Việt (Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa)
Nhà xuất bản Tri Thức
2011
Tác giả cuốn sách xin gửi ĩời cảm ơn tới:
- U ỳ ba» toàn (Ịuếc các hội Liên biệp Văn học N ỹbệ tbtíật vờ bà Vũ Giánỹ Hương đ ã có những giúp ẩd to lớn cho cuốn sách được ra đời.
- N hà văn Nguyễn N gọc, boạ sỹ - nhà pbê bmb Nguyễn Quân, boạ sỹ Phan Bảo, nhà vãn Hoàng Giá, tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, đạo điễn Lương Tử Đức, (Ịiáo sư Cbu H ào đã theo ảõi suot ¿Ịuá trình biên soạn sách, đọc bấn thào và có những ỹóp ý sâu sắc. - N hà nỷhim cứu M ỹ tbuật Nguyễn Anh Tuấn đã đi chụp ảnb các tư liệtí minb họa trong suốt 6 năm cỊưa. H oạ sỹ Vũ Hiếu đ ã cho phép sử ảụtĩỹ tư ¡têu tại B ảo tàng Không gian Văn hoá Mườnỷ và có cung cấp nhiều kiến thức về đời sống dân gian T â y Bắc. H oạ sỹ B ài H oài M ai cho pbép nghiên cứu tại tư gia của ông. H ọa sỹ Tbành Chương đã cho pbểp nghiên cứu tại Việt phủ. H oạ sỹ Trịnh Quang Vũ và tiến sỹ.Đ oàn Thị Twfc đã gợi ý nbữný kiến thức về phục ựanỷ cổ.
- Các bảo tàng Dẩn tộc bọc và ÒÌ\(Ị Nỹuỵễn Văn Huỵ, B ảo tàn ỷ Lịcb sử V7ệf NtJw tại Hà N ội và T P H ề Chí' Minh, Bảo tànỹ M ỹ thuật Việt Nam, Bảo tằng Cung ề n h Huế, Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, B ảo tàng H à Nam, Bảo tàng Nam Địnb, Bảo tàng Thanh Hoá, B ảo tàncỊ Quàng Ninh, B ảo tàng H ải Phòng, B ảo tàný H ải Dương, Bảo \ànỷ Hưnỷ Yên, Bảo tàng B ắc Ninh, B ảo tàng B ắc Giang, B ảo tànỷ C ổ vật Cbàm Đ à Nằng, Bấữ tàng Quảng N gãi đã tạo điều kiện cho chúng tôi tổi nghiên cứu và chụp ảnb. W íbsite: belỉỉmảocbini.jree.frt N bà xuất bản T hế giới và cô & Thanh tiươný đã cho pbép sử ảụnỹ nhũng tư ỉiệu cịuý về văn hoá đời sống Việt Nam đầu tbế kỷ 20.
- H oạ sỹ Vương Lợi (Trung Q uốc) đã giúp ẩd tìm tồi tibữnỷ tư liệu nông nghiệp truyền thếng Trung Quốc, ỉịch sừ Pbục trang và giáp trụ, ỉịch sử hàný hải Trung Quéc. Tiến sỹ Pbạm Thị Thu Giang và bảo tàng Dân tục N ara (N hật Bản) đã (Ịiúp đd nbiều tư liệu cịưý về nông nghiệp và nông cụ cổ truyền N hật Bản. Ông bà Jobn và Ju ắ y D a y ẩ õ dành nhiều thời ỷiarỉ giúp đõ nghiền cứu tại Bảo tàtĩ(Ị Lịcb sử Tự nhiên N rn York. (M ỹ). Ông Tira Vanichtheeranont (T hái Lan) ầã cunỹ cấp nhiều tài liệu ặuý về văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
- N hà điêư khắc Đ ào Châu Hải, hoạ sỹ Lương Xuân Đoàn, hoạ sỹ L i Thiết Cươnỷ, nbà báo Vũ Lãm, bọa sỹLươnỷ Thị M inh Giang, họa sỹ Nguyễn Linh, hoạ sỹ Đ a o Vũ, họa sỹ Q uách N ỷọc An, họa sỹ Lê Thư, nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đã giúp ẩd tíbiều mặt trong cỊuá í rì» í) nýhibt cứu. Cô Phạm Tâm Hiếu ằ ã đành thời gian đọc và chữa chính tả.
VĂ N M IN H V Ậ T C H Ấ T CÙA N G Ư Ồ Ỉ V ĨỆ T
Cbịw trácb nbiệm xuất bản: Cbu H ảo - Giám đắc N hà xuất bàn Tri Thức. T ác giả biên soạn: Phan Cẩm Thượnỷ.
B ích tập: Chu Hảo.
Design: NtỊuỵẫ1 Anh Tuấn.
Ảnh: Nguyền Anh Tuấn.
K ỹ thuật vi tínk: Nguyễn Anh Tuần - Nguyễn Thị Phượng. M inh họa: Phan Câm Thượng.
V ĩbìữ : Trần Vũ.
Sửa bản itt: Pham Tâm Hiếu.
© T ác giả Pbatì Cầm Thượng giữ bản (Ịuỵền xuất bàn cịuỵầĩ sách này.
Mục lục
Lời giới thiệu 1. 7 Lời giới thiệu 2. 11 Lời nói đầu. 19 Lời dẫnẳ 23
Chương Một. Những mặt cắt lịch sử 29 1. Một ngày của người Việt. 31 2. Sống và chết trên con thuyền. 43 3. Đường đi lối lại. Giao thông đường thủy và đường bộ. 49 4. Xe cộ và thuyền bè. 65 5. Những mặt cắt lịch sử. 93
Chương hai. Từ bàn iay đếrí công cụ 135 6. Đồ vật quay tròn. 137 7. Chầy và cối. 153 8. Công cụ hay là vũ khí. 157 9ề Từ bàn tay đến công cụ. 163 10. Công cụ thông thường của nhà nông. 173 11. Đồ dùng mây tre đan. 201 12. Đồ gỗ gia dụng. 209 13. Đồ gốm và đồ kim khí trong đời sống thường nhật. 217
Chương baế Cơm tẻ là mẹ ruột 241 14. Cơm tẻ là mẹ ruột. 243 15. Ngô khoai sắn và cơm độn. 265 16. Bữa cơm hàng ngày. . ' 271 17- Cỗ bàn thịnh soạn. 281
5
18. Nước chấm. 287 19. Ản quà sáng và tối ở thành thị. 291 20. Bánh nếp, bánh tẻ và chè lam bánh khảo. 297 21. Chằn nuôi gia súc và đánh bắt cá. 309 22. Cây cối, hoa quả và vườn tược. 323
Chương bốn. sống dầu đèn chết kèn trống .341 23. Mộ táng. Từ con thuyền đến ngôi mộ. 343 24. Đồ thờ tự đơn sơ và sang trọng. 351 25. Đồ frang sức. 363 26. Tấm áo manh quần. 373 27. Thập bát ban vũ nghệ. 405 28. Giấy bút sách vở, nghề in khắc sách. 423 29. Phường bát âm và nhạc khí. 435
Chương năm. Nghệ thuật và hành vi 449 30. Công nghệ kiến trúc. 451 31. Điêu khắc Phật giáo, phù điêu đình làng và tranh dân gian. 495 32. Cử chỉ thông thường của người Việt 521 33. Lời ăn tiếng nói liên quan đến đời sống vật chất. 535 34. Tổng quan về đời sống vật chất của người Vỉệt hiện đại. 553
Phần kết 583 35. Những điều rút ra từ các mô hình sống. 583 36. Thay lời cuối sách. Quá khứ đã chết, quá khứ thay đổi và 599
quá khứ tiếp tục. 617 37. Phụ lục 1. Niên biểu lịch sử văn minh vật chất Việt Nam. 635 38. Phụ lục 2. Góp ý cho cuốn Văn minh vật chất của người Việt
của họa sỹ Phan Bảo. 661 39. Tài liệu tham khảo.
6
Lời giới thiệu 1
Một cuốn sách lạ. • ■
Trên tay chúng ta ỉà m ột cuốn sách lạ. Trong thư mục trước
tác của các tác giả Việt Nam tôi chưa thấy một cuốn nào cùng loại. 'Van minh vật chất của người Việt' là một chủ đề quá rộng dù tác giả đã giới hạn nó trong thời đại 'tiền công nghiệp'. Song chủ đề này cũng thật giản dị. Nó ỉà câu chuyện của các đồ vật do con người ỉàm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy ỉàm nên cái thế giới vật chắt nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó và cùng tiến hóa với nó. Quan hệ người với thiên nhiên, người với người được bàn luận, khảo cứu, nghiền ngẫm rất nhiều nhưng quan hệ tương tác người với đồ vật thì thường được coi là hiển nhiên đơn giản. Song cũng hiển nhiên là cái nhà vệ sinh, đồ vật ta dùng tắm rửa, trang điểm... không phải là quá nhỏ nhặt mà chừng mực nào đó chúng đánh dấu những cột mốc vãn minh nhân loại. Trong những đóng góp cửa người Việt vào văn hóa thế giới tôi cho rằng nhất định cố những cái bát, cái bình, cái lọ, cái thạp... gốm thời Lý-Trần. Sự phát minh và mỗi bước cải tiến của cái cầy hay các công cụ cấp thoát nước cho ruộng ỉúa rõ ràng ỉà quyết định đối với nền văn minh lúa nước v.v và v.v... Ở Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội khản giả thích thú học hỏi được bao điều từ các đồ vật của con người Việt Nam. Bộ bách khoa bằng hình ảnh Technique du peuple Annamỉte ảo H.Oger chủ biên và các nghệ sĩ Việt Nam minh họa thật quý giá về mặt nghiên
7
cứu và nghệ thuật. Phan cẩm Thượng không dừng ờ việc trình bày một lát cắt thời gian, một toàn cảnh đương đại của thế giới đồ vật mà xem xét vô vần đồ vật và công việc 'của người Việt' cả theo chiều ỉịch đại, bổ dọc lịch sử, nhằm cho thấy sự tiến hóa của thế giới ấy, và của cộng đồng chủ nhắn thế giới ấy, chủ yếu từ cái nôi của nó ỉà đằng bằng sông Hồng vào tới bắc Trung bộ, từ thời tiền, sơ sử tới thế kỷ 19. Làm một công việc đằ sộ, khảo cứu một diện tư liệu mênh mông quá sức một cá nhẵn chính ông bộc bạch : "Khi viết như được dẫn dắt hởi một người xưa nào đó, đọc cho chép, và viết theo cảm hứng, chứ nghiên cứu ở đâu ra được ngần ấy thứ..." (E-maiỉ gửi Nguyễn Quân, 29/ 6/2010)
Đó ỉà một cái may để tôi và quý độc giả được cầm trên tay m ột cuốn sách hay. Nhờ phương pháp khảo cứu và phong cách viết đặc sắc của riềng nền người viết mới bao quát được diện rộng, sắp xếp ngăn nắp, mạch lạc cấc chủ đề tưởng như sẽ quá dàn trải đồng thời tùy hứng đi sâu vào những chủ đề mình đặc biệt quan tâm, những lập ỉuận mình đặc biệt cam kết, những chi tiết mình đặc biệt hứng thú. Vãn phong ỉinh hoạt pha trộn cả cách làm nghiên cửu, tư biện, chuyên nghiệp lẫn cách viết tản văn sinh động; ngẫu hứng. Các tư tưởng uyên thâm trừu tượng; có khi khá cực đoan thách thức; chung sống với những tự sự trần trụi tươi sống và những cảm hứng nghệ sĩ vỗ cánh bay lên. Nhờ sự pha trộn khéo léo, tự nhiên ẩy mà mấy trãm trang sách rất hay, nhẹ nhàng 'đễ đọc', 'không khô khan giáo huấn.
Cuốn sách dầy với lượng minh họa ỉớn và đẹp là một món quà trí tuệ quý giá: Ta biết rất nhiều về thế giới vật chắt mà ông cha, tổ tiên ta ,chính chúng ta đã và đang tạo ra, sử dụng, hưởng thụ. Thế giới vật chất ấy ỉàm ta thành văn minh và tạo nên một phần quan trọng của
6
Văn Minh Việt rất đáng tự hào. Qua cách nhìn từ nhiều khía. cạnh, cả cái yếu và cái mạnh, cái hay và cái dở, cái 'tốt' và cái 'xấu', cái kém cỏi và cái giỏi giang, cái cấp tiến và cái hủ ĩậu v.v và v.v... của dấn mình, ta dường như tự nhìn lại mình và dân tộc mình rõ ràng hơn, âu yếm hơn. Một cuốn sách khó xếp gọn vào hạng mục ỉịch sử văn hóa, văn hóa học hay dân tộc học, xã hội học... nhưng đạt tới m ột chiều kích nghiên cứu đ án g n ể trọng.
Ba điều cảm nhận về cuốn sách cũng ỉà ba điều cảm nhận về tác giả Phan Cẩm Thượng.
Xin cảm ơn và chúc mừng ỉ
Nguyễn Quân
Tp Hồ Chí Minh
Tháng ? năm 2010
9
Từ trên xuống-. Bình đất nung thời Đông Sơn, mầm bồng [gốm Sa Huỳnh) và ấm men trắng thời Lý. Vẽ ìại từ hiện vật B ảo tàng Lịcb sủ Việt Nam tại H à Nội. Minh họa: Phan cẩm Thượng.
10
Lời giới thiệu 2
Ngôn ngữ của đồ vật
Từ làu tôi có nhận xét hình như trong những người làm văn học nghệ
thuật, hay cả những người ỉàm văn hóa nói chung, thường thấy các họa sĩ có kiến văn rộng và tốt hơn, hoặc ít ra quan tâm đến những điều đó nhiều hơn. Chắc rồi phải tìm cách cắt nghĩa, và những người làm văn hóa nghệ thuật thuộc các ngành khác -kể cả tôi đương nhiên - cũng nên ngẫm nghĩ để mà soi ỉại mình. Cũng chính các họa sĩ là những người thường quan tâm, hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ nhất đời sống thực của nhân dân, không phải nhân dân nói chung mà là những người ỉao động, đặc biệt ỉao động thủ công, cách thức lao động; sản phẩm ỉao động của họ, cặn kẽ và sâu sắc đến ý nghĩa từng động tác ỉao động của những người vô danh ấy, ý nghĩa tiềm ẩn đến mức có thể chứa đựng trong ấy hàng nghìn năm ỉịch sử không chỉ của nghề nghiệp, mà cả ỉịch sử của xã hội, của đất nước, của con người, phổ biến toàn nhắn loại, đồng thời ỉại đặc thù của từng dân tộc, dân tộc ta... mà ta chỉ có thể thật sự yêu đến thiết tha khi thấu hiểu tới tận cùng qua chính ỉao động và những sản phẩm ỉao động đó. Tôi thường để ý thấy các họa sĩ rất yêu các đồ vậtÉ đặc biệt các đồ vật thủ công, càng thô sơ càng quý. Họ nâng niu, ân cần gìn giữ chúng như những bảo vật trưng bày ở những chỗ đẹp nỉĩất, cao quý nhất trong nhà. Trong khi các đại gia và quan chức thì giành những vị trí ấy cho những chai rượu ngoại thượng hạng hay những của ỉạ mang từ bên tây bên Mỹ về. Cũng là hai thứ văn hóa vậy.
11
Trong các họa sĩ quen biết, tôi may mắn có một người bạn thân, một họa sĩ và là một nhà văn hóa thật độc đáo và đặc sắc: anh Phan cẩm Thượng.
Cuốn sách các bạn đang cẩm trong tay đây là công trình mới nhất của anh: Văn minh vật chất của người Việt. Hẳn có thể có nhiều cách hiểu thế nào là "văn minh vật chất". Thôi thì ở đây chắc không có gì trở ngại ỉắm khi ta tạm đồng ý với cách hiểu của Phan cẩm Thượng: cái cách con người, trong khi tất yếu phải va chạm với tự nhiên, đã ỉàm ra các công cụ để mà tồn tại, từ tồn tại vật chất cho đến tồn tại về tinh thần, và cũng chính qua đó mà hình thành, phát triển các mối quan hệ với nhau, giữa con người vói con người. Ở phương Tầy có một thứ chủ nghĩa gọi ỉà "chủ nghĩa, đồ vật" (chosisme), tôi không hiầi ĩắm về cái chủ nghĩa đó, nhưng hóa ra có thể đọc ỉịch sử của loài người qua những đồ vật do con người làm ra, 'và có thể đó ỉà lịch sử khách quan và chính xác nhất. Ai cũng biết có nhiều thứ lịch sử: lịch sử của cấc triều đại, ỉịch sử của cấc vị vua, ỉịch sử của các tướng lĩnh ỉừng danh, lịch sử của cấc anh hùng, ỉich sử của các danh nhân đủ loại, ỉịch sử của các chế độ, ỉịch sử của những biến động xã hội..., ỉịch sử được viết nên bởi cuộc đời, hành tung của các nhân vật ỉớn ỉao và bởi các sự kiện vang đội đó. Nhưng thử nghĩ lại mà xem: tất cả những thứ ỉkh sử to tát và oai phong ấy đều bắt đầu, đều ảo, đều được quyết định, biến đổi, phát triển, nảy nở, tàn lụi... bởi cải công cụ bàn tay con người ỉàm ra, sử dụng, cách con người sử dụng chúng. Hơn nữa tất cả những thứ ụch sử trên kia đều ảo con người viết sau khi chúng đã diễn ra, mà con người thì bao giờ cũng được (hay bị) những động cơ riêng, hoặc chủ quan hoặc khách quan thúc đẩy, họ viết vì một cái gì đó, cho một cái gì hay một ai đó. Cho nên, nói cho cùng và nói thế này hẳn cũng ỉà không quá đáng đâu, tất cả cắc thứ ỉkh sử ấy đều không thật hoàn toàn đáng tin. Chúng đều vị lợi. Duy chỉ có những đồ vật do con người làm ra trong khi đối mặt với tự nhiên để tồn tại, và từ đó để sử dụng trong gmo tiếp với nhau, là "trung thực" hơn cả, chúng cho ta một ỉịch sử khách quan và chính Xắc nhất về con người, đương nhiên nếu ta biết cách
12
đọc được ở chúng, qua chúng. Phan cẩm Thượng đã cố gắng ĩàm công việc ấy, cuốn sách này của anh cung cấp cho ta một ỉkh sử của dân tộc và đất nước mình, qua các đồ vật do con người từng sống, từng ỉao động để có thể sống, tồn tại, phát hiển, thịnh vượng, suy vong, ừầm ỉuân, đau khổ và hạnh phúc... từ ngày trên đất này có con người cho đến hôm nay. Và hóa ra đó ỉà một ỉịch sử không chỉ cụ thể mà còn hết sức toàn diện, có ìẽ không hề thiếu mặt nào, góc độ và cấp độ nào trong sự sống của con người Việt từ thượng cổ cho đến nay. Người ta thường gọi thời kỳ chưa được ghi chép lại bằng chữ viết ỉà thời tiền sử; chưa hẳn đâu: đồ vật do con người làm ra, kể từ cây gậy để ném chết con thú của người hồng hoang, cũng ỉà lịch sử, chứ saoỉ Phan cẩm Thượng gọi đó ỉà ỉịch sử "văn minh vật chất của người Việt". Cũng có thể gọi đó ỉà ỉịch sử văn hóa Việt. Và không chi là văn minh, vân hóa "vật chất". Bộ mặt con người in rõ, cồ thểỉà rõ và ừung thực hơn hết, trên cái "vật chất" được con người nhào nặn và sáng tạo ấy,
Trước hết ỉà lịch sử của thiên nhiên Việt Nam. Bằng cách nào để biết được thiên nhiên nước ia, sông nước, núi non, đất đai, bùn ỉầy, nắng mưa, giỗ bão, lụt lội, hạn hán, nóng ỉạnh... trên dải đất này từ khi tổ tiên xa xôi nhất của chúng ta có mặt ở đây ĩ Bằng cách nào để biết được tổ tiên xa xưa của chúng ta đã vất vả và can trường ỉặn lội từ đâu đến đâu, từ những vùng núi hiểm trở nơi đất rắn như đã đến những châu thổ bủn ỉầỵ cồn chưa kịp sánh đặc, theo những con đường khó nhọc quanh co nào? Và châu thổ bùn lầy đã được con người Việt cổ chinh phục, thuần hóa vì con người như thế nào, từ đất bùn đẩm nước và hoặc còn mặn chát hoặc còn nồng nặc chua phèn, đã được vắt khô dần, chỉ còn ướt át đủ độ nước trong ỉành ra sao để có thể trồng cấy được mà sinh sống? Học giả Đào Duy Anh đã gọi cuộc vật lộn gian nan và anh hừng của người Việt với đất đai thuở sớ khai đó bằng mấy từ cảm động; ông gọi đó ỉà sự nghiệpààthảm đạm kinh dinh " của tổ tiên ta... Và rồi từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã ngày càng trờ nên chật chội, người Việt đã mở đường đi về Nam - cũng là Đào Duy Anh nói: tẮđể mở
13
rộng hy vọng cho tương lai" - trên con đường vạn dặm ấy họ đã gặp và phải tiếp tục chinh phục không chỉ những vùng đất mới nào, mà cả những chất đất mới chưa hề quen, vượt qua được sức kháng cự của chúng để làm ra cái ăn, cái mặc..., những cái đầu tiên giản dị và thô sơ vậy đó mà lại ỉà cơ bản và quyết định đề xây đựng gùrng sơn ra sao?... Hóa ra toàn bộ lịch sử cụ thể rứmt và chân thật nhất đó, cái đây thật sự của ỉịch sử, cái nền để làm nên mọi thứ lịch sử hào nhoáng khác của người Việt đó, ỉại có thể đọc được, và đọc được một cách đáng tin cậy nhất chẳng hạn qua những... chiếc cày; qua cách cấu tạo và thay đổi theo thời gian dằng dặc hình dáng, cấu tạo, cả chất ỉiệu tạo thành của những chiếc cày và từng bộ phận của chiếc cày, từ cái cấn cày, cái điệp cày, cải lưỡi cày, cái dây buộc và cái ách tròng vào vai cổ con những thay đổi thoạt nhìn chẳng có gì ghê gớm, to tát ỉắm, nhưng ỉại ghi dấu sâu hơn và thật hơn rtiọi sách vở uyên bác. Dấu vết của những chất đất người Việt từng phải gặp và khuất phục trên suốt cuộc trường chinh vạn dặm qua hàng nghìn mm được in rõ, rõ nhất, rõ hơn bất cứ ở đâu khác, bằng bất cứ cấch gì khấc, trên cái công cụ tưởng chừng vô tri ấy.
Vậy đó, cái cày không hề vô trinó cũng không câm. Nó có ngôn ngữ, bản thân nó là một ngôn ngữ, thậm chí ngôn ngữ chỉnh xác và đáng tin cậy nhất. Vì trằn trọc nhất và ỉạỉ vô tư nhất, mặc các triều đại, mặc cấc hệ tư tưởng, các vua chúa và các vị anh hùng. Bởi vì bất cứ ai thuộc về triều đại hay hệ tư tưởng nào, bất cứ vua chúa hay anh hùng nào rồi cũng phải ăn cơm do cái cày được biến đổi tài tình ấy để cày xới ỉoạỉ đất đặc biệt ấy làm ra. Hơn thế nữa, chính những triều đại và những hệ tư tưởng ấy nói cho cùng cũng từng biến đổi, thịnh suy do chính sự thay đổi ở cái cán, cái điệp, cái lưỡi cày ấy... Phan cẩm Thượng cho ta thấy điều đó, cho ta nghe ngôn ngữ đó, cụ thể, sinh động. Cái cày của người Việt. Cả cái thuổng, cải cuốc; cái bừa, cái rìu, cái rựa, con dao, cái rắ, cái ráề.v cho đến cái bát ăn cơm, cái gáo múc nước; cái chum muối dưa, cái nồi, cái chảo; cái ông đầu rau, cái kiềng đặt nồi trên bếp... Chúng đều nói, và không chỉ nói về đất đai của con người; còn về trời đất của con người và của xứ Việt, về gió bấc và gió nam,
14
mưa phùn mùa xuân, mưa giông mùa hạ, mưa ngâu mùa thu và mưa dầm mùa đông, lụt hiền ỉành và lủ hung dữ, về những con sông và những núi non, về các cồn cát chan chan dằng dặc ven biển và những cánh đồng phì nhiêu nuôi nấng hay khô cằn khắc nghiệt thách thức con người..., về tất cả những gì con người Việt phải ứng phó, thích nghi, gìn giữ hay biến đổi kiên trì có thể qua hàng nghìn năm miệt mài, thông minh và dũng cảm để mà trường tồn... Và cuối cùng, qua tất cả những cái đó, tất cả những công cụ con người phải sáng tạo ra và cái cách sáng tạo ra chúng, biến đổi chúng, hiện lên ỉồ lộ chân dung của chính con người ấy, C01Ĩ người Việt trải suốt ỉịch sử tồn tại của mình. Khuôn mặt dãi dầu của người Việt. Và nữa, tâm hồn họ, tâm tính của họ, thất bại và thành công của họ, đau khổ và hạnh phúc, nỗi buồn và niềm vui, hy vọng và tuyệt vọng của họ, ước mơ và chịu đựng của họ..:, cái nền ỉàm nên điều ta vẫn gọi là nền văn mịnh tinh thần của họ, sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ; cả nữa đời sống tấm ỉinh của họ, tôn giáo, tín ngưỡng và cả mê tín của họ, các vị thánh, cấc vị thần cùng ma quỷ của họ...
Cả một thế giới Việt, có thể không thiếu bất cứ phương diện nào, và ỉại suốt trường kỳ lịch sử. Tất nhiên là một ỉkh sử chậm chạp, chậm chạp ĩắm đến mức không thật chăm chú thì sẽ bỏ qua mất, song có ỉẽ chính vì thế mà nó càng đáng tin, nó được "viết ra", khác mọi thứ ỉịch sử khác, không bị, hay được, thúc đầy bởi bất cứ động cơ nào khấc ngoài nhu cầu tồn tại và phát triển tự nhiên, thiết yếu, không thể cưỡng ỉại của con người trên đất đai này và giữa thiên nhiên riêng biệt này.
Cuốn sách quý này Phan cặm Thượng tặng cho chúng ta không chỉ có thế, Còn đáng khâm phục vô cùng sự chăm chút, nâng niu, tận tụy, và cả uyên bác nữa trong công phu của anh để có thể cung cấp cho người đọc số ỉượng hình ảnh đồ sộ với 959 ảnh, 505 hình minh họa thật sự đặc sắc do anh say mê và kỳ
15
công sưu tầm, hoặc tự anh nghiên cứu hẳn cũng phải rất chăm chú và với rất nhiều quý trọng cùng tình yêu để vẽ lại. Thậm chí có thể nói chỉ cần in riêng một cuốn sách gồm toàn những hình minh họa ấy thôi cũng đã thành một bộ sử độc đáo về "văn minh vật chất" của người Việt rồi.
Vậy mà vẫn còn chưa hết. Cuối sách còn có hai "công trình" đặc sắc: Một niên biểu tỉ mỉ và có thể gần như hoàn chỉnh về văn minh vật chất của người Việt từ 300.000 năm về trước, khi tổ tiên xa xôi của chứng ta sáng tạo ra những công cụ đá thô sơ ở Núi Đọ... cho đến tận nãm 1930 khi người họa sĩ tài hoa Cát Tường sáng tạo ra chiếc áo dài đã trở thành một trong những biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam ngày my... Theo tôi, trước Phan cẩm Thượng chưa ai ỉộp được bộ niên biểu cần thiết và nhiều ý nghĩa như thế này. Cững ỉà một bộ sử quý vậy.
Và còn một bản góp ý cho cống trình của Phan cẩm Thượng do họa sĩ Phan Bảo viết, dài đến mấy chục trang, chi tiết, kỹ ỉưỡng, hết sức giàu hiểu biết, sâu sắc; tận tình, nhiều tỉnh phản biện, mà Phan cẩm Thượng đã giữ nguyên, đăng trọn. Tôi nghĩ cả hai người đều thật hay, người góp ý và người đã đăng trọn, không cắt một dòng nào. Thêm một ỉần nữa tồi muốn nói ỉại ý đã nói tử đầu bài viết này: quả thật trong giới nghệ thuật nói chung, các họa sĩ là những người thật sự "có văn hóa", đắng nể, theo nghĩa thật nhất, đúng nhất của khái niệm văn hóa.
Tôi có được xem một số tranh của Phan cẩm Thượngñ, và dù chẳng hiểu gì mấy về hội họa tôi cũng có thể nhận ra màu chủ đạo trong tất cả các tác phẩm của anh ỉầ màu nâu sồng của đất. Nó đem lại một cảm giác đậm đà sâu lắng đặc biệt chỉ có đất đai của con người mói tạo nên được. Tôi cũng muốn nói thêm điều này: hình như trong cấc nghệ sĩ thuộc cấc ngành văn học và nghệ thuật ở ta chính cắc họa sỉ, dù họ thường rất hiện đại đi đầu trong hiện đại, ỉạị cũng thường Việt hơn cả. Họ gần với Đất và với Việt hơn chúng ta. Và theo tôi Phan cẩm Thượng
16
là một trong những người đứng ở hàng đầu trong số đó. Cũng ỉà người ỉuôn có những suy ngẫm trăn trở về một mối quan hệ trông chừng rất ỉạ giữa đồ vật do con người ỉàm ra, ích dụng, sự cần thiết có ý nghĩa sinh tử của chúng cho sinh tồn của con người trên thế gian..., và ỉạ lùng thay, với cái nguy cơ chúng có thể trở ỉại thống trị và ỉàm băng hoại con người, khi con người trở ỉại thành nô ìệ của những đồ vật do chính mình ỉãm ra.
Hãy đọc những dòng cuối sách này của anh:
"Khi tôi viết những trang cuối cùng của cuốn sách này cũng ỉà lúc người Việt đang sôi lên vì kiếm tiền, kiếm việc làm và mua sắm bất tận. Hàng ngày tôi ngồi ở một quán nước trà ngoài đường và nhìn những dòng xe lúc chạy rầm rầm đến chóng cả mặt, ỉúc chen chúc nhau đến mức người và xe ỉèn đầy đường không thể đi được nửa trong hàng tiếng đồng hồ. Tôi tự hỏi vì sao người ta ra đến nông nỗi này, vì sao vật chất mà ta sử dụng không còn có ý nghĩa văn minh nữa mà chỉ là một đồ vật hữu dụng thuần túy. Xưa km người theo học thuỵết Lão Trang thì cho rằng cơ giới sẽ sinh ra cơ tâm, càng nhiều phương tiện con người càng xa với cái bản thể của mình. Những người theo Phật Thích Ca thì mặc áo nột tử trên người chỉ có mỗi cái bất khất thực. Nhưng ngay cả tôn giáo ngày nay cũng thay đổi, các nhà tu hành cũng đi ô tô, dùng vi tính và ãn mặc rất sang trọng, thì chúng sinh tại sao ỉại phải khổ hạnh. Cái lý tưởng xã hội thời Nghiêu Thuấn, đi ngủ không nhà nằo đóng cửa, ra đường không ai nhặt của rơi có lẽ đã quá xa vời như quá khứ của con người vậy".
Một lời than thở, hay một cảnh báo?
Hãy cầm cuốn sách này lên, và cùng suy nghĩ.
Nguyên Ngọc
Thu 2010
1?
M õ trâu, ầao và bao ấao bằng g ỗ và tre. V ỉ lại từ hiện vậi B ảo iàng Không gian Vãn hóa Mường (H òa Bình). M inb họa-. Phan cầm Thượng.
18
Lời nói đầu
Thủa nhỏ khi sống ở Hà Tầy, tôi thường ngắm nhìn những
bà cụ bận váy sồi vuông, thắt bao tượng xanh, yếm trắng và khoác bên ngoài áo cánh, đầu đội nón thúng, hông giắt xà tích, mà thấy rất ấn tượng. Các bà cụ ấy như một bảo tàng nhân học và văn hóa di động, mà mãi sau này tôi mới cảm thức được. Không chỉ là y phục, lời ăn tiếng nói, những truyện thơ Nôm thuộc lầu, công cụ lao động sử dụng, hành vi ứng xử... những ngựời bà của tôi có tất cả những cái mà có thể gọi là văn minh Việt Nam. Cúộc sống thay đổi chóng mặt trong vòng thế kỷ qua, những dấu ấn đẹp đẽ và lạc hậu, như cách chúng ta thường gọi, biến mất dần, nhưng trong tâm trí tôi nó đọng lại như một vết hằn, một cuốn phim, hay một cuốn truyện tranh mà thực sự đa phần tôi có thể vẽ ra, nhưng không cắt nghĩa được. Những cái đó làm tôi lưu luyến với quá khứ, mỗi khi đi qua cửa hàng đồ cổ, qua các bảo tàng dù sưu tầm rất ít ỏi, và qua những đống đồ thải mà nhà nông không còn đoái hoài đến, đến mức tôi thường không ý thức được mình đang sống trong quá khứ hay hiện tại, và giục giã tôi phải đọc từ những đồ vật câm lặng đó những câu chuyện
thường ngày của người xưa. Biết là một chuyện còn viết ra được . hay không là chuyện khác, khi quả thật tôi không có nhiều kiến thức về làng nghề và lại chẳng bao giờ có thể biết hết ngọn nguồn của những đồ vật mà con người đã dùng chúng.
19
Vào những năm 1990, tôi bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này. Năm 1992, khi ra khỏi biên chế, theo kiểu "về một cục", tôi nhận được một triệu tám, vừa lúc đó có người bạn bảo tôi nên mua cuốn sách Tam tài đồ hội, tại triển lãm sách Trung Quốc giá hơn một triệu đồng. Cuốn sách rất đắt, so với đời sống bấy giờ, nhưng lại tụ họp những kiến thức bằng hình vẽ về trời đất và con người, từ thời cổ cho đến thời đại nhà Minh, thế kỷ 15, trong đó tôi tìm thấy vô số nông cụ cầy bừa, guồng nước tương tự như ở nước ta. Tôi nói những băn khoăn của mình với cụ Hữu Ngọc, người mà đến nay đã 90 tuổi vẫn đi làm bình thường, về việc nên viết cuốn sách như thế nào. Cụ bảo ở Pháp có ông Fernand Braudel ngồi tù mấy chục nãm, không một chút tài liệu trong tay, viết cuốn Văn minh vật chất, kỉnh tế và chủ nghĩa tư bản thế kỷ 15-18, vô cùng giá trị. Cuốn sách đã được xuất bản ở nước ta với cái tên cấu trúc vật chất trong
đời sống sinh hoạt thường ngày đã gợi ý cho tôi rất nhiều điều về phương pháp luận. Nhưng cuốn sách đó cũng gây cho tôi không ít mặc cảm, đại loại tác giả viết rằng: vào một căn nhà của một gia đình châu Phi ở một bộ ỉạc gần như không có gì có thể gọi ỉà vật chất, hay
người Trung Hoa không biết chăn nuôi ngựa, và bữa ăn ở phương Đông gần như không biết thịt là gì. Dưới góc độ của người phương lầy, người phương Đông và người châu Phi rất ít sáng tạo và rất nghèo nàn về đời sống vật chất. Tôi nghĩ rằng ít sáng tạo thì có thể, nhưng nghèo về vật chất hẳn không phải, nếu không muốn nói là trái lại. Loanh quanh gần hai chục nãm, tôi mới viết thử được vài bài ngắn như Cái bát, Cái ghế và bây giờ tập trung san định lại những gì mình biết và theo đuổi suy nghĩ. Qua những vật chất thường dùng, để thấy người Việt đã sinh sống như thế nào, và các đồ dùng có mối tương quan, gợi ý cho nhau ra đời như thế nào,
20
cuối cùng là cái văn minh của người Vỉệt Nam được biểu chương ra sao trong từng cái bát, đôi đũa, và giường tủ bàn ghế. Nếu giở các cuốn lịch sử hầu hết là lịch sử chính tn và chiến tranh, đời sống vật chất ngày thường chẳng có giá trị gí dưới các góc độ ấy. Lịch sử nghệ thuật cũng đã gỡ cho nhân loại mặt khác, ít nhất bến cạnh chiến tranh còn có sáng tạo, nhưng nghệ thuật là thứ sang trọng quá, còn hàng ngày, đời thường, dân thường cũng có vị thế nhất đinh trong lịch sử như một văn minh sống động, mà ta không hay nhắc tới.
Chắc chắn cuốn sách của tôi không thể hoàn thiện và có nhiều khiếm khuyết, vì một cá nhân dù tài đến đâu cũng không thể biết hết chiều lịch sử và chiều không gian của đời sống dân tộc. Nhớ đến câu: Chỉ có sự im ỉặng mênh mông mới không xúc phạm chân ỉý,
trong Áo nghĩa thư (Upanisad), mà giật mình. Mình viết nhiều thế này thì sai lầm lắm lắm. Tôi mong những nhà nghiên cứu trẻ có thể bổ sung, mở rộng cho cuốn sách này theo cách mà các bạn suy nghĩ, và coi cuốn sách như là của chính mình cần viết tiếp, sửa chữa.
Phan Cẩm Thượng
2008
21
Cối x ay ihóc đan bằný ire lèn đất. V ĩ lại từ biện vật Bảo tồuỹ Không gian Vãn hóa Mường (H òa Bình). Minh bọa: Phau Cẩm Thượng.
Lời dẫn
ô n ỹ đếm cái'
Ôn (Ị tất b ể
Ồnỷ k ể sao
Ô »g đào sông
ôncỊ trồnỹ cây
Ông x â y rú
Ônỹ írụ trời
Ồng cời cuo
Ông ỉùa chim
Ônỹ câu cá...
(Đồng daoJ
ời sống vật chất luôn tràn ngập bên cạnh con người, ta sử dụng chúng theo công năng và thói quen, nhưng thường không suy nghĩ về chúng cả. Chúng sinh ra từ
đâu, từ thiên nhiên hay nền văn hóa nào? Chúng hoàn toàn chỉ để sử dụng rồi lại tan biến vào ừong lòng đất, hay còn ý nghĩa tinh thần nào khác? Càng vào thời hiện đại, người ta càng lười suy nghĩ hơn về đồ vật (hay vật chất nói chung), đồ gì cũng được, ai sản xuất cũng được, miễn là tốt và giá rẻ, tốt hơn là hàng hiệu. Dấu ấn dân tộc còn rất ít giá trị/ và do đó tính thần dân tộc trong một đồ vật cúng còn rất ít giá trị.
Ở một số nền văn hóa kinh tế tiên tiến, được coi là những nơi phát minh hay sáng tạo đồ vật, như phương Tầy và Mỹ chẳng
23
hạn, những nơi khác hoặc chỉ là nơỉ sản xuất hoặc nơi tiêu thụ. Những nơi khác ấy theo một cách nhìn nào đó chẳng có gì, chẳng có gì đáng gọi là vật chất. Đó là cách nói của nhiều nhà nghiên cứu khi khảo sát đời sống của một số bộ tộc ở châu Phi. Những bộ tộc này nghèo đến mức không chế tạo ra bất cứ sản phẩm nào, mà tất cả dùng sẵn trong tự nhiên. Cái này ngược hoàn toàn với xã hội Mỹ/ nơi mà vật chất mới được sinh ra hàng ngày, các kiểu dáng khác nhau từ ngay một đồ vật liên tục xuất hiện cám dỗ túi tiền đến mức con người có thể chết ngập trong thế giới đồ vật. Ấy thế nhưng nơi giầu nhất và nghèo nhất, nếu có được phản ánh bằng các mức độ vật chất, lại không phản ánh được sự phong phú hay nghèo nàn của đời sống tâm hồn. Vật chất có mối quan hệ hai chiều với con người/ nó sinh ra để được sử dụng và tiêu hủy, rồi ngược lại phản chiếu sự sử dụng, người sử dụng có đủ điều kiện hình thành một nền văn minh vật chất hay không.
Một đất nước có lịch sử lâu dài với nhiều mức độ phát triển ắt có những lớp văn minh vật chất phong phú, trái lại nhiều dân tộc đã trường tồn, nhưng rất ít thay đổi so với trạng thái ban đầu bất chấp thời gian và thời đại, văn minh vật chất không phong phú, (như các dân tộc ít người Tầy Nguyên) trong đó mỗi đồ vật đều là tích tụ sâu sắc của tâm hồn và văn hóa. Người Việt có lịch sử lâu dài, nếu kể cả văn minh Đông Sơn là 4000 năm, ở mặt này vẫn là dân tộc khá nghèo về vật chất, khi phần lớn chủng loại đồ vật đều chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc, ở mặt khác lại là dân tộc có đời sống vật chất phong phú, không thua kém bất cứ dân tộc dân tộc giầu có nào, khi có một nền sản xuất tự cung tự cấp có chiều sâu. Nếu ta nhìn một phụ nữ Dao chẳng hạn, với
24
tất cả y phục trang trí sặc sỡ và đồ dùng của cố, cô ta giống như một bảo tàng sống động. Phần lớn những con người của sắc tộc là như vậy, từng người một mang đủ đặc điểm văn minh của sắc tộc đó. So với một số sắc tộc, người Kinh hay Việt không như vậy,, họ đã tạm tách cái bản thân họ ra khỏi đời sống vật chất cụ thể. Văn minh vật chất của họ được thể hiện bằng cả lối sống, quá trình canh tác, chợ búa. Và điều này cũng giống như một con người thời hiện đại, anh ta đi người không ra đường, nhưng có rất nhiều thẻ và các trong ví để có thể huy động rất nhiều phương tiện vật chất hỗ trợ cho cuộc sống cá nhân và công việc của anh ta. Cái đó nói lên vai trò của cá nhân trong xã hội hiện đại và khả năng phục vụ lại cá nhân của xã hội rộng lớn, mặt ngược lại của nó, vật chất sẽ mất đi tính đặc thù dân tộc, chỉ còn thuần túy là phương tiện.
Khi bà tôi đi chợ, bà bận chiếc áo cánh, quấn quanh cạp váy cái ruột tượng xanh trong đó có bao tiền, đầu đội nón thúng rộng vành, hông cắp cái rổ, chân đi guốc gỗ cao. Hình ảnh này là một đời sống vật chất đặc trưng cho người đàn bà Việt khi đi ra đường, mà mỗi đồ vật người ấy mang trên mình có tác dụng nhất định ữong sinh hoạt, cũng như có ý nghĩa nào đó của một dân tộc. Tại sao như vậy, có lẽ vì rất nhiều người đàn bà khác đi chợ cũng ăn vận như vậy, cũng ngần ấy đồ dùng có cùng chức năng, và hình dáng đồ đùng cũng cùng một khoa tạo dáng được đúc kết thành khuôn mẫu trong văn hóa dân gian. Đấy chi là nói về một người bình dân, mà người bình dân thì không có quá nhiều vật chất có tính chất sang trọng hay tượng trưng lớn cho đời sống tinh thần. Nếu xem xét hình ảnh một ông quan, hay ông vua thi vấn đề khác
25
hẳn, mọi đồ dùng của họ đều vượt lên cái thông thường, mang ý nghĩa lớn lao của đấng bề trên, hay tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh của một vương triều, số lượng vật chất bám theo họ cũng nhiều hơn, chế tác tinh tế hơn, đến mức có cả một công xưởng thủ công của triều đình chế tạo và một đội ngũ thị tòng mang vác đồ cho vua khi xuất cung. Nhưng sự nghèo nàn của vật chất bình dân mang tính muôn thủa, thì sự giầu sang của một ông vua lại mang tính nhất thời. Ý nghĩa vật chất của giai tầng hoàn toàn khác nhau, cái muôn thủa nhìn chung lại ít giá trị nghệ thuật, cái nhất thời thì tinh túy và diêm dúa vô cùng. Xâu chuỗi chúng lại có thể nhìn thấy cả quá trình phân chia giầu nghèo xã hội hay quy trình thống nhất từ giản đơn đến tinh túy của sản xuất công nghệ.
Xưa kia khi làng Bát Tràng làm gốm, mỗi năm nhặt ra vài mươi món đồ tiến cống dâng vua. Như vậy phần lớn bát đĩa được làm đại trà, một số cũng hình thù như vậy được chế tác cẩn thận tinh tế đưa vào triều đình, gọi là đồ ngự dụng. Đồ ngự dụng không chỉ là dành những cái tốt đẹp nhất cho vua chúa, mà vì còn đấy là nơi lưu trữ những sản vật tiêu biểu của làng nghề, nên làng nghề cũng muốn giới thiệu những gì tốt nhất. Chiều không gian và chiều thời gian của đời sống vật chất là cái gì đó rất thú vị. Không gian là sự tương đồng về hoàn cảnh của tất cả các đồ vật mà ta đồng thời sử dụngề Thời gian là lớp vật chất của thời nọ, thời kia, mang phong cách của thời đại sinh ra nó, yà trong những trường hợp nhất định, con người thời này dùng đồ của thời kia, như những cổ vật hoặc như đồ củ còn hữu dụng.
26
Lời đồng dao đề từ trên cho thấy quá trình sáng tạo vật chất của người Việt bắt đầu từ những gì lớn lao như trời đất biển cả, cho đến những cái bé nhỏ như chim cua cá. Ý tưởng này chung cho mọi dân tộc trong các truyền thuyết của họ không phụ thuộc vào đó là dân tộc nhỏ hay lớn. Đẻ đất đẻ nước, rồi đến đẻ con người. Từ con người công cụ đồ dùng và lương thực thực phẩm sản sinh. Không phải dân tộc nào củng có thể sáng tạo ra đầy đủ các hình thức vật chất, mà mỗi dân tộc chỉ có thể sản sinh ra một số sản vật mà thội. Đồ gốm, công cụ lao động bằng đá bằng đồng, đồ thờ tự thì mang tính phổ cập, nhưng xe cộ, thuyền bè, thuốc nổ, la bàn, rồi sau này các loại máy móc chạy bằng động cơ đốt trong hay động cơ điện thì chỉ xuất phát từ vài địa bàn như Trung Hoa và phương Tây. Thế giới vật chất của người Việt, truớc thế kỷ 19, hoàn toàn nằm trong sản xưất thủ công và nông nghiệp, cũng như sinh ra từ đời sống nông nghiệp. Chúng ta xa lạ với máy móc, các loại năng lượng đốt trong và điện và kỹ thuật của thời đại công nghiệp. Công nghiệp là hoàn toàn học và nhập từ phương TầyẾ Tuy nhiên, như trên đã nói cái tam giác vật chất - kỹ thuật - văn minh không phụ thuộc vào trình độ phát triển của kỹ thuật, mà phụ thuộc vào mức độ nhân văn dù cho đời sống có nghèo nàn. Và ở mức độ như vậy sáng tạo vật chất của người Việt hoàn toàn có thể tạo ra nền văn minh cho người Việt.
X a cịuaỵ sợi cùa ntf'fờtế H'Mônÿ. Vẽ lại từ hiện vậị Bảo Xàng Không (Ịian Văn hóa Mườný (H òa Bìnb). M inh họa: Phan Cẩm Thượng.
C hương M ột
N h ữ n g m ặ t♦ • c ắ t l ịc h s ử
náy bác mẹ smk ra
Lọt íònỷ ông khóc oa oa
B â y giờ ông bể tí
ít nữa ônỹ lớn UỉổncỊ
Sau rốt ông v ì già
T h ế rồi ồng hóa ra ma.
(Truyện cười dân gian )
Buổi tối chúng ta đi ngủ, buổi sáng chúng ta thức dậy và đi làm, một trăm năm sống trên trần gian nếu cứ thế cuộc đời con người thật nhàm chán không có gì đáng nói. Nếu so với tuổi của trời đất, thì trăm năm của đờỉ người chỉ là cái chớp mắt. May thay và không may thay, cuộc đời cửa mỗi cá ntiân thường không mấy khi suôn sẻ. Không mấy ai tự nhận mình là người hạnh phúc. Và chính sự không suôn sẻ trong đời người phá đi cái nhàm chán mà ai nấy cũng vậy thôi. Người Việt sống trên dải đất nắng lắm mưa nhiều, sông vồ rừng đều nhiều sản vật, so với dân xứ tuyết và dân sa mạc, quả là có nhiều may mắn, Thế nhưng dải đất này chiến tranh liên miên. Nơi qua lại của nhiều nền văn hóa. Nơi các nhà nước phong kiến rất nhược tiểu và luộm thuộm trong nền hành chính của mình. Nên người Việt cũng thật đa sự, đa tình, vừa thực tế vừa ảo tưởng trong suốt hành trình của mình. Ý thức dân tộc thì rất mạnh mẽ, nhưng ý thức cá nhân thì rất nhợt nhạt.
29
C ầy cải tiến ỉưdi đúc Jjẫền. Vẽ tù’ sưu tập Pbạtn H uy Hàný. M ink bọa Pban Cẩm Thượng.
30
1. Sỹ nông công thương
Một ngày của người Việt
M ỗi người đều có mội nghề
Con cônỹ tỉtí múa, con nghê thì cbầu
(Ca đao)
Cực là may, công đăng hòa có gì đâu, theo đồi vừa phận ỉại vừa ảuyêtì, (ịuan trong năm sáu tháng, {Ịuan ngoài b ẩ y tám năm, n ày cờ n ày biển, này mũ n ày ấaiẻ n ày kèo hoa gươm bạc, n àỵ võng tía dừ xanh, mặt tài tình mà giữa cbốn kiếm CUỈỈÍì, khắp b ể B ắc trời Nam tíức pbươný đanh, vị thế tbử chơi coi đã tbỏa.
T bôi chằng nghĩ, cuộc phong trằn chi nữa tá, nỹất ngưởng bán tiền mà bá» tục, bầu trai dăm b ẩ y cậu, bầu g ái một đôi cô, nào cờ nào kiệu, nào rượu nào thơ, nào ẩàn n(Ịọt bát bay, nào chè chuyên chén mâu, Xay ch í kh í mà ngoài vòng cương tỏa, lẩy g ió mát trãng thanh làm tri thức, tuổi đời thêm thắt thế là hơn.
(Câu đối giữa Nguyền Công Trứ và Nguyễn Q u ý Tân, tức Nghè T ân} Sinh hoạt vật chất của một con người, một gia đình hay một
cung đình có lẽ không có gì bí ẩn, nhưng cũng không quá hiển hiện với trí tò mò của ta. Đôi khi chỉ là chuyện nhỏ như một người bình dân thì ăn uống và làm việc thế nào, đôi khi là chuyện ông quan một ngày lên phủ huyện như thế nào, rồi một ngày của vị hoàng đế ra sao đều phản chiếu tập tục sinh hoạt vật chất của một dân tộc. Tại sao người Việt ăn xong hay ngậm một chiếc tăm, tại sao người nông dân thích đi ị ngoài đồng, và tại sao trong cả hoàng cung đồ sộ lại không có lấy một cái phòng vệ sinh, đấy là cả những câu chuyện thú vị. Khảo sát một ngày thường của người Việt với bốn giai tầng sỹ nông công thương,
31
Vua Thành Thái ( Ì889 - Ì907). Hình trích trong sách "Việt Nam trong cịuá kbứ cịua tranh khắc P háp”, N hà xuất bấĩi Vãn bóa Dân tộc, Í997.
Cbậu vàng của tỉ hà vua. Làm vào văm Í91 i, tbời vua D uy Tân. Hiện vật Bào tàný Lịch sứ Việt Nam tại H à Nội. Ảnh: Nỹuyễn Anh Tuấn.
ngõ hầu cho chúng ta biết dân Việt đã có một đời sống như thế nào, cái gì trong đời sống ấy đã mất, cái gì còn tiếp tục, và cái gì mới được du nhập.
* *
*
1. Nhà vua thường thức giấc vào cuối giờ dần, khoảng bốn rưỡi sáng, để còn kịp chỉnh trang buổi đăng triều, nếu không phải lên triều, ngài có thể dậy muộn hơn một canh giờ. Một thái giám bưng cho ngài một chén trà thuốc súc miệng, sau khi nhấp trước một ngụm, mới đến hoàng đế, rồi ngài nhổ ngụm nước vào ống nhổ bạc miệng rộng. Ngài vén quần ngồi vào chiếc ghế vệ sinh, dưới có đặt một chậu sànhằ Hoàng cung phong kiến từ thời Hán có một ông vua bị ám sát ngay trong nhà xí, nên nó không bao giờ được xây nữa. Vua, hoàng hậu và cung nữ đều đại tiểu tiện bằng chậu. Riêng chậu của vua được ngự y giữ lại còn nghiên cứu sức khỏe của ngài ngự qua phân. Xong xuôi, thái giám dùng khăn mềm lau sạch, rồi thấm một chút mật ong vào hậu môn của ngài. Vua khoan thai đi một bài quyền dưỡng sinh trên phương đình của ngự uyển, cũng tại đó, thái hậu đã chuẩn bị bửa sáng đạm bạc, gồm một ấm trà sâm, một đĩa bánh nhỏ bằng bột gạo trứng
và mật ong do đích tay bà làm, một bát miến gà. Tất cả món ăn đều được thái hậu kiểm tra và cho người nếm thử. Hai tên thị nữ sẽ lau người cho ngài bằng nước ấm, thay quần áo trong, rồi khoác ra ngoài áo trong một bộ hoàng bào mầu trắng, thêu rồng vàng, nếu ngài không lên triều. Vua được chải tóc vấn thành búi giữa đỉnh đầu rồi lồng vào đó một mũ miện vàng khít với nhục
32
kháo (búi tóc), xỏ giầy đen bằng nhung. Ngài đến ngự thư phòng bắt đầu duyệt tấu sớ. Trên án thư một dàn bút lông các cỡ đã được rửa sạch sẽ, một nghiên mực đen đã được mài đầy và sánh, một nghiên son thắm cũng đầy như vậy, vài ba cái chặn giấy bằng đá ngọc Tuyền châu, một cuốn sổ giấy vàng ghi lịch trình công việc, và hai chồng công văn từ khắp nơi gửi đến, cái bằng thẻ tre kết sách, cái là sách gấp bìa lụa, cái viết thành quyển trên lụa và giấy cuộn tròn. Sau hai canh giờ phê bút, ngài ngự thay áo và thưởng một ấm trà sen dưỡng tâm. Quá ngọ chút đỉnh, ngài ra phòng ngoài dùng bữa trưa với ba mươi món, ngài dừng lại đó mươi phút, không đụng tay vào món nào, rồi ban hết cho quần thần thị vệ, rồi lui về phòng riêng dùng một bữa trưa khác lại do đích thân thái hậu, đôi khi chỉ là niêu cơm nhỏ, niêu cá kho tộ, và chút rau luộc. Ngự y sẽ xoa nhẹ lưng cho ngài, dâng một xuyến trà bát bảo, ngài ngủ trưa chừng nửa canh giờ. Hai tên cung nữ quỳ gần đầu long sàng, hai tên khác dùng quạt lông phẩy nhẹ dưới chân, hai tên nữa đứng xa hơn cũng quạt nhẹ vào tạo một luồng khí mát quanh giường, bốn tên thị vệ tay không, mình trần lực lưỡng đứng bốn góc phòng. Trên long sàng, ngài gối trên một gối gỗ sơn son cổ hơi cao, dưới là đệm gấm, bụng phủ chăn lụa mềm, xung quanh buông màn the trắng ngà dệt lồng cảnh Thần kinh thập nhị cảnh (Mười hai phong cảnh đẹp đất đế đô).
Thức giấc trưa/ ngài dùng một bát yến hấp đường phèn, xuống thư phòng viết vài bức thư pháp, điểm nhỡn cho một bức họa được vẽ đã nhiều hôm, rồi gặp gỡ vài quan lục bộ đại thần, chiều muộn ngài luyện Thái cực kiếm cùng võ sư, tắm rửa, rồi ra hồ Tịnh tâm, ngắm hoa sen. Sau bữa tối, ngài thay quần
33
X
An "Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền <Ịuếc t ỷ t h ờ i Nguyễn, tb ếk ỷ i9. Đ á bạch nỹọc. Hiện vật Bảo tànỹ Lịch sử Việt Nam tại H à Nội.
Chén bịt vàng trong cung đình triều Nguyễn. T hế k ỷ i 9. Hiện vật Bào tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội.
Anh trong trang-. Nguyễn Anh Tuấn.
Xin chữ tbằy đề. Hìnb vẽ trích trong sổcb "Kỹ thuật của người ẤM Nanr của Henri Ogtr, NXB Thế giói 2009.
R a đồng cuốc đất. Hình vẽ trích trong sách "Kỹ tbuặt của người An Nam" của Henri Oỹtr, NXB Tìĩếgiói 2009.
áo, duyệt công văn tới tới cuối giờ hợi. Bốn tên cung nữ khỏa thân nằm trước trong chăn để hơi ấm đầy long sàng. Ngài cùng với một ái phi mới tuyển từ thôn quê tuổi trăng tròn long vân khánh hội.
2. Thầy đồ thức dậy muộn, khi mặt trời đã chiếu vào hiên nhà. Ngài vạch quần lá tọa, tồ một bãi vào bụi cây vườn sau, rồi ngâm mấy câu trong Kinh Thi: Quan quan thư cưu. Súc miệng bằng nước chè, lấy vỏ cau khô đánh răng, vục mặt vào chậu nước sành đặt trên chạc cây, ngài vuốt tóc mai vắt qua tai, gọi là tóc mai gọng kính, búi lại búi tóc thấp về phía gáy, ngài nghiêm trang đánh một bát xôi với vừng, ngồi vào án thư nhỏ đặt trên sập, xem qua mấy quyển Tứ thư, Ngủ kinh, chuẩn bị cho kỳ lều chõng tới. Đàn trẻ mươi đứa từ vài làng đã ríu rít ngoài hiên. Chúng xộc vào nhà, đứa đun nước, đứa rửa ấm chén pha trà, đứa bê nghiên đi mài mực, đứa trải chiếu. Thầy đồ bận áo dài đen ra ngoài áo cánh, đội lên đầu khăn xếp, bắt đầu ê a đọc thi thư cho lũ trẻ bò lom khom dưới chiếu viết ám tảề Sau bữa trưa đạm bạc, ngài ngủ dài trên võng, rụi mắt sang chiều, ngài thong thả sang chùa đàm đạo với sư cụ, hoặc ngắm hoa, hoặc thũng thẵng đến chơi nhà một sinh đồ làng bên, cùng nhau nói chuyện thế sự và ngâm thơ. Tối đến mẹ thầy đồ đã sắp sẵn lưng cút rượu, đĩa lòng lợn, đĩa lạc rang đặt trên chõng tre thấp ngoài sân, sau đó ngài chong đèn mài mực chép vài đoạn trong kinh sách. Chiếc đèn dầu lạc cứ chập chờn, thỉnh thoảng lại phải khêu bấc, ngài thắp thêm cây nến cho sáng, cháy hết cây nến thì đi ngủ.
34
3. Khi tiếng chuông chùa điểm lúc cuối giờ dần, chàng nông dằn thức giấc rửa mặt qua loa bằng chiếc gáo dừa, quét vội cái sân bằng chổi sể, rồi đánh ba bát cơm với rau dền và muối rang trên mâm chõng tre nhỏ đặt góc sân. Quá giờ mão ( từ 5 - 7 giờ sáng) một chút, trời còn mờ sương, chàng dắt trâu, vai đeo cầy ra đồng, giữa giờ thin, khi nắng đã chói chang, thửa ruộng cũng đã cầy xong, rít một hơi thuốc lào dài, bèn ưở về nhà, không quên cắp theo sọt phân trâu ỉa vãi, và ba con ếch bắt được bên bờ ruộng. Cởi bộ quần áo đi làm, treo lên con sào đầu cối giã gạo sườn nhà, chàng mặc bộ cánh nâu chưa sờn, tuy có vá vài mụn. Bữa cơm trưa độn sắn, nhưng lại có đĩa ếch xào măng. Chàng ngủ một mạch đến đầu giờ chiều, rồi vác cuốc ra bãi xớỉ mầu, chiều tối tranh thủ mò cua bãi, nhẩy xuống sông bơi, rồi quay về rào lại mảnh vườn đến tối mịt. Cả nhà chong ngọn đèn dầu tí xíu, ăn cơm ngoài sân, một ấm nước vối, một rổ khoai. Cô vợ còn giã gạo và giặt quần áo, khi cô cùng chồng chùi chân vào cái chổi lúa, đập mấy cái, leo lên gường và quấn chặt vào nhau một hồi, quay ra thủ thi câu chuyện tiếu lâm Tay ải tay ai, rồi ngủ say bí tỉ.
4. Cha con ông phó mộc đến nhà chủ ở làng bên từ tối hôm qua. Gia chủ muốn đóng một rương thờ. Ngủ trên sập và đắp chiếu, hai người dậy sớm, rửa mặt mũi qua loa, rồi đánh một nồi cơm to với rau luộc, cá kho giềng. Trà lá hút thuốc lào chừng đàm đạo với chủ nhà nửa canh giờ, họ giở hòm đồ nghề gồm nhiều tràng, đục, búa, khoan, bào, thước, mực, còn cưa và rìu cầm theo tay. Gỗ đã được pha sẵn, giờ thì họ chỉ việc chế tinh. Thoạt tiên đo gian giữa, nơi sẽ đặt rương thờ, sau tính mực thước sao cho
35
Đèn đầu treo. Hình vẽ trích trong sách "Kỹ tbtíật của người An Nam" của Henri Oger, NXB T h í giói 2009.
Cưa mộnỷ. Dụnỹ cụ thợ mộc H à T ây. Hiện vật Bào tàng Dân tộc học (Hà Nội). Ảnh: Nguỵểt1 Anh Tuần.
Thợ mộc đo thước. Hìnb vẽ trích trong sách “K ỹ ỉbuật của nỹười Aỉi Nam" của Henri Oÿer, NXB T b ếçjiối 2009.
Số đo toàn rơi vào những cung tốt phát về phúc đức và sinh nam tử. Trước tiên họ dựng khung, sau đó sẽ quây ván, trổ và chạm khắc hoa văn, kết thúc là sơn thếp... công việc còn phải kéo dài đến cuối năm, ngày đầu mới tính toán và dựng việc đại khái. Tuy nhiên đầu năm sau họ phải tiến triều, vào bộ lễ sửa sang một số đồ thờ tự trong Thái Miếu. Mặt trời đã đứng bóng, hai cha con thợ mộc, nhẩn nha uống tuần trà, rửa lại điếu bát, đợi ông chủ về uống rượu. Bữa cơm trưa đầu tiên có cả tiết canh vịt và vò rượu đầy. Gả ba sau đó lăn ra phản gỗ gáy khò khò. Giờ mùi họ tỉnh giấc, xúm lại đánh vài ván cờ trêu chọc nhau om xòm, rồi lại bắt tay vào công việc. Buổi tối lại cơm no rượu say, cậu con trai chạy vào làng làm quen với cô hàng xóm, ông bố cùng gia chủ đánh tổ tôm cho tới giờ hợi. Cả đời một người thợ mộc giỏi lắm là dựng được ba chục bộ bàn thờ, nhưng bộ nào cúng đáng là tác phẩm.
5. Chàng lái buôn chít lại khãn đầu rìu, xốc hầu bao có túi tiền rủng rẻng, bao khăn khoác vai đựng quần áo, bước khỏi quán phở/ rồi ra bến thuyền Sơn Tây. Trên thuyền những người dân Mường đã chất vài bao hương liệu, thảo dược, qua Hương Canh, lái buôn sẽ nhập thêm ít gốm sành, rồi xuôi Thăng Long và Phố Hiến. Đám dân Đểu Cáng đã về hết (Chỉ người gánh thuê, Đểu
là một người gánh hai thúng hai bên, Cáng là hai người gánh chung một đòn, thúng ở giữa). Từ Sơn Tầy xuống Kẻ Chợ chừng năm sáu mươi cây, nhưng theo đường sông Hồng phải bẩy tám mươi cây, một ngày đò mới tới. Quá trưa thuyền dừng quãng Phúc Yên, cập bến nghỉ ăn và mua đồ gốm, chiều đò xuôi tiếp
36
bến Chương Dương, khách và chủ thuyền cởi dải rút quần lá tọa, vạch chim đái tồ tồ xuống mặt sông, xốc lại áo quần rồi chuyển hương liệu lên bờ. Ở lại Thăng Long chừng ba hôm, chàng lái buôn nhập thêm ít lụa Hà Đông, đi chơi cô đầu và nghe hát ả đào, chàng trọ nhà một người quen ở phố Thuốc Bắc. Thuyền lại đi tiếp xuống Bát Tràng, chàng mua vài chục lô bát chiết yêu, lục bình cỡ lớn, rồi đi phố Hiến giao hàng. Hàng chục ngày lênh đênh trên sông, gặp bến thì lên bờ ăn nghỉ, còn không thì thổi nấu trên thuyền, nếu đi quá lâu, chủ thuyền cũng đành đồng ý cho gã lái buôn cắp theo một cô đào quá lứa cho vui chuyện. Tắm rửa thông thường dùng nước sông, trừ khi khan hiếm còn không chủ thuyền thường tích nước mưa nấu ăn và pha trà. Đêm ngồi đầu thuyền ngắm trăng, thưởng ữà củng thật là thanh cảnh.
Phố Au Nam. Trên tường nhà có ghi: "Đ. mẹ cba đứa nào ở trong cấi nhà n à y ”. Hình vẽ trích trong sách "Kỷ thuật của người An Nam" của Hen ri Oỷer, NXB T hế giói 2009.
3?
N hà giầu ở kỉnb kỳ. Anh trích tronỹ sách "Việt Nam trouý cịuả khứ cỊtía tranb kbắc P báp ", N hà xuấi bản Vãn hóa Dân tộc, i 997.
6. Đêm qua tay cán bộ vừa xem trận bóng đá vòng chung kết Euro năm 2000, nên bẩy rưỡi sáng mới dậy. Bình thường anh ta dậy từ năm rưỡi và đi tập thể dục ngoài bờ hồ. Đánh răng rửa mặt và tắm, mặc sơ mi giắt trong quần, đi giầy Thái đen bóng, không quên giắt chiếc điện thoại di động Samsung, anh đèo thằng con trai đến trường, rồi phóng đến cơ quan, lúc này là tám rưỡi. Ăn phở và uống cà phê ở một hàng gần cơ quan, đọc báo Thể thao vãn hóa, tán phét vài câu với đồng nghiệp, bước vào phòng làm việc đã chín rưỡi. Anh ta giúp thủ trưởng chạy mấy dự án xây nhà chừng vài tỷ, và đương nhiên thầy tớ họ có 20% là vài trăm triệu. Buổi trưa rủ cô thư ký phòng bên đi ăn cơm văn phòng, quay về cơ quan làm vài ván tá lả đến hai giờ, chiều họ có cuộc họp với ban giám đốc, cả cơ quan hút thuốc phun khói đầy phòng. Bốn rưỡi chiều thầy tớ nháy nhau chạy vội ra sân tennis, tất cả ăn mặc quần sóc áo phông thể thao trắng đẹp mắt, vợt đắt tiền. Họ sẽ chơi đến bẩy giờ rồi kéo nhau đi ra quán bia. Nhanh nhất là chín rưỡi họ mới về tới nhà, thay quần áo, tắm rửa, và sà vào mâm cơm đầy thịt/ trứng và rau luộc, nước mắm ớt tỏi bà vợ đã phần sẵn. Hai đứa con đã vào phòng học. Hai vợ chồng, bật điều hòa, kẻ quần đùi may ô, kẻ váy mỏng hở vai, liền quần, bắc ghế ngồi trước tivi xem phim tình Hàn Quốc và kể cho nhau nghe những mánh làm ăn đã trúng quả tháng này. Họ dự định sẽ mua thêm vài ha đất ở Hà Tầỵ, cũng như một căn hộ chung cư đắt tiền. Cô vợ nhờ chồng chủ nhật này đèo đi xem bói ở Hải Dương, nghe nói có ông thầy cao tay lắm.
* *
*
T h ầy bói ậ k o {¡uẻ. Hình vè trích
trong sách “K ỹ ihuât của người
An N am ẫ’ của Henri Oger, NXB
Tín ỷiối 2009.
38
Năm cảnh tượng trên của bốn giai tầng Sỹ - Nông - Công - Thương diễn ra thường nhật từ thế kỷ 19 đổ về quá khứ, được chúng ta mô tả một cách khái quát mà thôi. Và một cảnh tượng điển hình của một viên chức đang thành đạt hiện nay. Mỗi giai tầng có hoàn cảnh sống và đồ dùng riêng, nói lên đặc điểm lao động nghề nghiệp và chức phận riêng, do đó cách sinh hoạt vật chất cũng hoàn toàn riêng biệt. Chế độ phong kiến trọng kẻ đi học làm quan, nên giới dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm này đặc trưng vật chất của họ là bút nghiên mực giấy. Nhà nông là căn bản của xã hội, nên cũng được coi trọng không kém/ tuy nhiên sinh hoạt vật chất của nhà nông chủ yếu là tự cung tự cấp với các đồ nông cụ, sinh hoạt và thờ cúng không kém phần phức tạp. Thợ thủ công là cồng dân hạng ba, tùy thờỉ con cái của họ không được tham gia thi cử, nhưng do đều là người có nghề có tài nên nhiều lúc được miễn phu phen và được bảo vệ trong chiến tranh. Sinh hoạt vật chất của họ chủ yếu diễn ra trong làng nghề, phường hội với đồ nghề chuyên biệt với nhiều kỹ xảo bí truyền. Giới thương nhân và đám xướng ca bị coi thường nhất, nhất là con buôn thuế nặng, nhiều nghĩa vụ phu phen (có thể nộp tiền thay việc), không được tham gia thi cử. Sinh hoạt vật chất của họ lại thường phú quý/ với nhiều phương tiện buôn bán và các mặt hàng tùy theo thị trường và lựa chọn nghề buôn. Việc mô tả sinh hoạt thường nhật của bốn giai tầng trên chỉ mang tính tiếu biểu, chứ ngay trong một giai tầng cũng rất nhiều hạng người khác nhau. Ví như từ vua, quan, đồ Nho, thầy thuốc, thầy bói, thầy địa lý, nhà sư, ẩn sỹ, thi nhân... đều nằm trong Sỹ cả, cũng có vài thợ kiến trúc, điêu khắc được phong phẩm trật, cũng được nâng từ thợ thủ công lên Sỹ.
39
T h ầy lang bếc thuốc. Hình vẽ trícb irong sách "Kỷ thuật của người An Nam" của Hen ri O ỹơ, N XB T bếỷiói 2009.
Con người hiện tại có nhiều những đặc điểm riêng trong sinh hoạt vật chất, nhất là chưa bao giờ đời sống vật chất được sùng bái như bây giờ, một cái gì đối lập với gịai đoạn Bao cấp đã qua. Tôi nhớ láng máng một bài hát rất vui thời đầu hòa bình như thế này: Buổi sớm hôm nay
Có anh công nhân
Vác búa ra công trường
Anh búa như ỉhế này, anh búa như thế kia
Như thế này ỉà như thế kia
Hoan hô anh công nhân.
Buổi sớm hôm nay
Cố anh nông àân
Vác cuốc ra thẵm đồng
Anh cuốc như thế này, anh cuốc như thế kia
Như thế này là như thế kia
Hoan hô anh nông dân.
Buổi sớm hôm nay
Có anh chiến sỹ
Vác súng ra thao trường
Anh ngắm như thế này, anh ngắm như thế km
Như thế này là như thế km
Hoan hô anh chiến sỹ
Hoan hô công nông binh.
Cái thời của những con người giản đơn đã qua, sự phân biệt giai cấp, giai tầng không như thời phong kiến, nhưng lại có sự phân chia giầu nghèo sâu sắc, và phân chia con người theo những chuyên môn lao động khác nhau, do đó mà sinh hoạt vật chất
40
cũng khác nhau. Để có thể kể hết những đặc điểm của sinh hoạt vật chất ngày thường hiện tại, có lẽ chúng ta cần đến những khảo cứu đồ sộ, vì con người bây giờ có mức tiêu thụ năng lượng và vật chất lớn hơn rất nhiều người ngày xưa, cũng như nhiều phương tiện và chủng loại vật chất so với người xưa. Người xưa bước vào cuộc sống là có quân sư phụ (vua, thầy và cha) ở trên đầu, và họ phải thực hiện ngay chức phận của mình đối với gia đình và xã hộỉ, đời sống vật chất của họ cũng là để chỉ rõ chức phận ấy, và cách thức hành xử với chức phận.
41
2. Sống và chết trên con thuyền
Những năm 1987 - 1990, đi dậy học ở trường trung học
Vãn hóa Nghệ thuật Hà Nam Ninh đặt tại Phủ Lý, tan giờ tôi thường ra sông chơi. Phủ Lý giống như một hòn đảo nhỏ nằm giữa sông Châu Giang và sông Đáy, phong cảnh rất ngoạn mục, kề sát thị xã có nhiều làng vạn chài. Chập tối, chúng tôi ra mép nước gọi người quen, lúc sau, một con đò nhỏ từ giữa sông cập vào bờ, đưa chúng tôi ra thuyền chính của một gia đình. Con thuyền này ít khi di chuyển, trừ khi gia đình muốn đến khúc sông khác ở. Hàng trăm con thuyền lớn tụ thành một làng chài cũng có trưởng thôn, bí thư chi bộ và đoàn thanh niên. Vào giờ đi lễ phần lớn họ ỉên bờ đến một nhà thờ nhỏ ven sông, những người còn lại tụng kinh ngay ữong thuyền, tiếng lầm rầm vang cả mặt sông, hai buổi sớm tối.
43
Sík/j hoạt ấưới mui thuyền. Hình vẽ trícb trong sách ã‘K ỹ tiniật của người An Nam" của Henri Oger, NXB T hếgiáì 2009..
Cảnb sông Nam Định năm í 887 Anh trích trong sácb "Việt Nam trong cịuá khứ (Ịua tranh khắc Pháp", N hà xuất bản Vãn hóa Dân tộc, i 997.
Thuyền chài có mái che ảành cho gia đình có tbểsinh hoạt, Hiện vật mô bìnb của Bảo tàng Dấn tộc bọc (H à Nội).
Thuyầỉ đân chài trên sông M ã, huyện Cẩm (T baub H óa) có khoang đ ể đồ chài lưói, khoang chứa cá Ưồ nơi ắành cbo s/itk b oãt ỷiữ đình.
Ảtih trong trang: Nguyền Anh Tuần.
Con thuyền chúng tôi thường đến gồm bốn người: cha mẹ và hai cô con gái. Lòng thuyền phần lớn làm nơi nghỉ ngơi/ khi ngủ kéo ri đô ngăn thành hai buồng. Đầu thuyền có hầm đựng chum nước, chum gạo và thực phẩm, cuối thuyền có bếp và giá để nồi niêu, bên cạnh là một chú lợn béo quay rất sạch, khi ỉa đái nó luôn chĩa đít ra mặt sông. Một con chó nhỏ nằm cuộn đuôi bên con lợn. Vòm thuyền cuốn cong và thấp, khi ra vào phải lom khom, có vài cửa sổ trổ ra có cánh cửa kéo, thò tay ra ngoài khua vào mặt nước, nhìn lên trên thấy trăng soi. Vách vòm có treo vài ảnh thánh: ảnh chúa Giê-su trên thập giá và bức tranh Bữa ãn cuối
cùng vẽ nhái theo phong cách Phục hưng. Gia đình ngăn nắp này mời chúng tôi ăn cháo trai. Cháo nấu riêng rất nhừ và đặc, trai thì đầy một đĩa xào riêng, chứ không nấu chung như món cháo trai ở Hà Nội. Quanh con thuyền lớn có cột hai thuyền nhỏ để đi lại. Nhưng trừ cô con gái út, ba người còn lại rất ít lên bờ.
Hiện người Việt Nam sống chủ yếu định cư trong các làng mạc và thành phốr nhưng có lẽ vào một thời rất xa họ sống phần nhiều trên mặt nước, do vậy khấc hẳn với các dân tộc khác gọi quốc gia
44
của mình là Nước. Con thuyền gia đình này làm tôi nhớ đến con thuyền Việt Khê, một di chỉ khảo cổ thời Đông Sơn đào được ở Hải Phòng. Đó là một mộ thuyền dài hơn 5m, giữa thuyền có bộ xương của người đàn ông khá tầm vóc, còn xung quanh chất hơn một trăm món đồ tùy táng: trống minh khí, vạc, nồi, thố, dao găm,
■kiếm, mũi giáo, rìu các loại và đồ trang sức. Con thuyền được làm nguyên từ một cây gỗ lớn đốt lòng, có thể vượt biển, và những đồ tùy táng nói lên chủ nhân của nó có lẽ là một tù trưởng giầu có, một chiến binh chuyên nghiệp, khi chết người ta chôn theo những tài sản riêng của ông. So với những nhà thuyền mà tôi đã từng bước chân lên trong vài mươi năm qua không có cái nào giầu có như vậy. Người Việt hiện tại những ai còn phải sống bằng thuyền đều là những người rất nghèo, nói theo cách nói của người xưa là họ không một mảnh đất cắm dùi. Đồ đạc và thiết bị gia đình đều ở mức tối thiểu, trẻ em không đi học, người lớn không giấy tờ tùy thân, và gần như không có gì để mất. Chòm xóm vạn chài mà họ sống cũng khá thanh bình, không có trộm cắp, rất hiếm khi câi cọ, xô xát và cũng khá tự do khi lênh đênh trên mặt nước qua tỉnh'này tỉnh kia.
M ộ thuyền Việt Kbề, trong
lòng chứa nhiều đồ tùy
láng bằng đấìỉý, văn hóa
Đông SơH [cách nỷày m y
2000-2500 năm). Hiện vật
' Bảo tàng Lịch sừ Việt Nam
tại Hà Nội.
Ánh trong tran<Ị: Ngưỵễ}'.
Ảnh Tuấn.
45
Tbạp ẩồnỷ Hợp M inh và trích đoạn cbạm kbắc boa văn thuyền trền thân thạp. Văn hóa Đông Sơn [cách ngày n ay 2000-2500 năm). Hiện vật B ảo tàng Ụ cb sủ Việt Nam tại H à Nội.
Hìub thuyền chạm khắc trền thạp Hợp M inb (trẽn) và trống đồng Hoàng H ạ (ảưới), thời Đông Sơm. Hình vẽ trích trong sách "Hoa văn Việt Nam" của Nguyễn Du Cbi.
Có lẽ chủ nhân của những con thuyền Đông Sơn là một diện mạo khác, những người có con thuyền lớn có khả năng vượt biển, chiến đấu và ngang dọc giang hồ, cũng có thể họ có cả một đội quân giống như hạm đội, hàng trăm chiến thuyền cho một bộ lạc lớn, cư trú trên mặt đất bằng những nhà sàn và di chuyển trên sông nước bằng thuyền độc mộc có trang bị nhiều vũ khí đánh xa và đánh gần. Qua thời Đông Sơn những đội quân thuyền chiến như vậy tan rã dần, người Việt định cư trong các công xã nông thôn và sinh hoạt trên mặt đất nhiều hơn, nhưng đường thủy vẫn đóng vai trò quan trọng trong giao thông, ngay cả thời phong kiến. Nói như nhà khảo cổ học Trịnh Cao Tưởng: Một nghìn nẵm Bắc thuộc đã biến cải biển Đại Việt thành cái ao. Ý của ông rằng người Việt Nam vốn dòng Đông Nam Á, có khả năng đi biển xa, nhưng sau thời kỳ bị đô hộ kéo dài, người Việt không còn biết đi biển, và sống quần cư trong các làng xã ao tù nước đọng.
Hiật vật Bảo tàng Dân tộc học (H à Nội).
X ác thuyền độc mộc cổ, ẩài kboàný í 07M.
Khoảng ịhế k ỷ i 3. Hiện vật B ào Imiý Lịch sử
Việt Nam Í(!Í TP. Hồ C hỉ Minh.
Ảnh trong trang: Nỹuyễn Anh Tuấn.
46
Thực ra cho đến nay không ít ngư dân sống trên thuyền ở nhiều vừng ven biển và trên sông, cũng như cư dân sống bán thủy bán địa đồng bằng ngập nước sông Cửu Long, mà con thuyền chẳng khác nào ngôi nhà. Người ta canh tác thu lượm bằng thuyền, đi chợ búa bằng thuyền và có chợ nổi do nhiều thuyền họp lại, có cả những thuyền lớn như một cửa hàng di động và biểu diễn vãn nghệ. Kỹ thuật đóng thuyền cũng hoàn hảo, lòng thuyền rộng, mũi và thân nổi cao, nội thất được bố trí tiện nghi như một ngôi nhà. Sinh hoạt trên mặt sông biển đã hình thành nhiều làng chài bố trí thành các bè nổi, đặc biệt khu vực vịnh Hạ Long. Tình trạng lấn chiếm biển bằng các nhà bè ảnh hưởng không ít đến môi trường biển. Còn con cái ngư dân do sống dưới nước thường không được học hành và tiêm chủng, khiến nhiều địa phương cũng phải lập các trường học trên nhà bè. Con thuyền hiện tại do đóng ghép bằng gỗ rời nên tạo chiều ngang lòng thuyền rộng hơn, có thể cơ giới hóa phần nào, nhưng rõ ràng nó chỉ đạt mức sinh hoạt tối thiểu, còn lâu mới đạt được tính văn hóa và văn minh như con thuyền độc mộc Đông Sơn.
4?
Tfcwyền chỏ thóc đậu tại sôrtý Sài Gòn. Aỉíb của R.Caucbetừr chụp1 Sài Gòm năm i 9 5 5 .
N guồn: belleindocbine.Jree.jr
Xóm cbài hên bờ sông. Bưu ảnh Đông Dương đầu thế kỷ 20. Nguồn: NXB T hếỹiối.
H ìỉib tbuyầí chạm khắc ỉrên thạP Đ ào Thịnb, thời Đông Sơn. Hìnb vẽ irích trong sách "Hoa văn Việt Nam" của
Nguyễn Du Chi.
D ao (Ị ăm, kiếm ngắn và mũi giáo, những binh kh í đánh tầm x a và gần trẽn thuyầ 1 độc mộc thời Đôný Sơn. Hiện vật Bảo lặng Lịch sử Việt Nam tại H à Nội.
Nếu nhìn những hình ảnh con thuyền khắc trên thạp đồng Đào Thịnh và những trống đồng Đông Sơn, tuy khác nhau đôi chút qua từng đồ vật cụ thể, nhưng chúng cũng gần gũi với những con thuyền khảo cổ được chôn như những lăng mộ. Đó là những thuyền dài và cong lên ở hai đầu, lòng thuyền sâu có thể chở mười lăm hai mươi người mà đa phần là chiến binh, có cả lâu thuyền, động vật mang theo như chó và chim lạc, thậm chí người ta còn tổ chức giết tù binh làm tế lễ trên thuyền. Chiến đấu trên thuyền thoạt tiên là đánh tầm xa, nên cung tên để bắn, mác để quãng, và dáo dài để lao là những vũ khí hàng đầu. Sau khi áp sát thuyền đối phương, thì dao găm, kiếm ngắn và đặc biệt là rìu với lực bổ rất khỏe vô cùng tác dụng. Khi có người chết, con thuyền lại trở thành chiếc quan tài hay ngôi mộ cho người chiến binh như lúc anh ta còn sống, nay sống ở cõi vĩnh hằng cũng cần
có một con thuyền đưa rước linh hồn qua chín suối. Con thuyền chính là ngôi nhà của người Việt cổ, ngôi nhà cho cả lúc sống lẫn lúc chết.
Trong cuốn Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng ngoài của Jean Baptiste Tavernier có đoạn: "Người Đàng ngoài thích ở trên nước hơn là ở trên cạn. Cho nên, phần nhiều sông ngòi đầy những 'thuyền bè được dùng thay cho nhà của họ. Thuyền rất sạch sẽ ngay cả khi họ nuôi gia súc trong đó". (Nhà xuất bản Thế giới, 2007. Lê Tư Lành dịch). Ý kiến này bị nhiều người phê phán là không chính xác, như S. Baron, nhưng tôi lại rất chia sẻ.
3. Đường đi lối lại.
Giao thông đường thủy và đường bộ
1Ệ Địa hình Việt Nam núi thì chạy hướng tây bắc đông nam, sông
thì hướng bắc nam tây đông trên một đất nước kéo dài hơn
1300km. Tất nhiên trong thời kỳ phong kiến, đến thế kỷ 15, vẫn
phân cắt bởi ba quốc gia phong kiến Đại Việt, Chiêm Thành và
Chân Lạp, giao thông giữa ba quốc gia chủ yếu dựa vào đường
biển. Ở miền bắc từ bắc xuống nam cứ đi vài mươi cây số lại gặp
một con sông cắt ngang và ưước khi người Pháp sang/ người Việt
không hề bắc được chiếc cầu nào qua sông lớn. Muốn qua sông
Thương, sông cầu và sông Hồng đều phải dùng thuyền cả. Dịch
chuyển vào miền trung, lại phải qua sông Mã, sông Gianh, đều
là những sông sâu nước cả. Tất nhiên những đường bộ lớn hình
thành, người xưa gọi đường cái quan, hay là quốc lộ, tỉnh lộ, với
ba con đường chính. Một từ Mục Nam quan qua Lạng Sơn đến Ai Nam Quan (Lạnỹ Sơ«J. Bưu àtíh Đôttỹ Dươný đầu thế kỷ 20.
phủ Lạng Thương vào Kinh Bắc rồi đến Thăng Long, một từ Nguồn: beỉỉeinảochme.free.fr 49
Người cb ạ y trạm đê đưa thư. Anh trích trong sácb "Việt Nam tronậ Ợuá khứ cỊuữ trcmb khắc Pháp", N hà xuất bản Vân hóa Dẩn tộc, í 997.
Vân Nam qua Lào Kay, theo tả ngạn sông Hồng xuống Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên rồi vào Thăng Long, một từ Móng Cái men theo Quảng Yên vào Hả.i Phòng và Hải Dương, có con đường cổ từ Phả Lại xuyên qua huyện Thuận Thành vào Luy Lâu nơi từng là thủ phủ của chính quyền đô hộ Trung Quốc, rồi cũng đến Thăng Long. Những con đường cái quan này đều được đắp cẩn thận bằng đất nện, ở những chỗ hay sạt lở người ta có thể kè đá. Vào thời Lý Trần, thế kỷ 11-14, ba con đường này có thể rộng bốn đến năm thước Tây, đủ cho đạo quân với năm người lính dàn hàng ngang, hay hai cỗ xe ngựa chạy song song. Cứ mươi dặm, tùy theo địa hình, người ta lại đặt một quấn trạm, gọi là trạm đinh, hay dịch đình, cho người qua lại nghỉ ngơi hoặc là nơi đổi ngựa trạm cho lính chạy thư từ của triều đình. Qua từng đạo, người đi lại gặp một cửa quan, hoặc thành nhỏ trấn thủ, và người đi cần xuất trình giấy tờ/ thông báo lộ trình cho quan chức, nếu buôn bán thì đóng thuế. Những cửa quan lớn là Mục Nam quan, Lạng Sơn quan/ thành Xương Giang/ Như Nguyệt quan, và Chương
Tuỵến ẳường sắt ch ạy từ Phiì Lợi, cịua Quảng Yến đến Hồng Gaì, Quảng Ninh. Bưu ảnh Đông Dương đầu thế kỷ 20. Nỷuồỉì: beỉ!ehirfocbmeJr?e.fr
50
Dương độ. Tình hình trên rõ ràng là không thuận lợi cho thông
thương, mà chỉ phù hợp với việc phòng thủ quân phương Bắc.
Từ Lạng Sơn đến Kinh Bắc theo con đường một, ít núi đá mà chỉ
thuần núi đất, cũng không quá đèo dốc, nên đây cũng là con
đường tương đối thuận tiện. Nhưng con đường Quảng Yên
thông Thuận Thành hình như mới là một huyết mạch cổ xưa. Con
đường này phía Quảng Ninh men theo biển với một bên là núi,
tương đối dễ đi, vào đến Hải Đông và huyện Siêu Loại cổ địa hình
đã bằng phẳng, từ đây có thể theo đường bộ và đường sông đến
mọi nẻo đồng bằng Bắc bộ. Còn con đường từ \ân Nam xuống
Vĩnh Yên và xứ Đoài thì thật lam chướng nghìn trùng cho đến
tận đầu thế kỷ 20.
Những con đường đất liên tình và liên huyện còn kéo dài đến
thời bao cấp. Mặc dầu được đắp kỹ lưỡng và tu sửa thường xuyên,
nhưng khí hậu Việt Nam vào mùa hè những con đường đất trở
nên rất bụi bặm, vào mùa mưa mưa phùn gió bấc thì trơn trượt
Đường ỉiên xã và ỉiên buyện ỏ x ã ìsAônậ Pbụ (Sơti T ay, Mà Nội). Com đường được đắp bằng đắt ấỏ, mùa mưa sẽ trở nên rất lầy ỉội và kbó ải chuyổi. Ánh: Nguyễn Anb Tuấn.
51
Gánh củi, ỷ ánh hànỹ và xe cbỏ đồ đ ẩ y tay bánh đặc. Hìnb vẽ trích \ronỹ sách é'Kỹ thuật của người An N am " của Henri Oger, NXẼ T h ế giói 2009.
và lầy lội vô cùng, nhất là khi xuất hiện các phương tiện cơ giới. Tình hình của các phương tiện thô sơ cổ cũng không khá hơn là bao. Cho nên với giao thông như vậy, người nông dân ít muốn đi đâu, chưa kể việc ra khỏi làng đi xa nhà đã là một khó khăn. Người đi buôn hình thành hai'loại phương tiện hoặc dùng xe trâu, xe bò chở hàng, mà chủ yếu là xe ừâu, hoặc thuê người gánh vã thành từng thương đoàn không chuyên nghiệp lắm, và tốt nhất là chất hàng lên thuyền đi theo các dòng sông kết hợp với dân gánh vã tại chỗ. Trên tôi đã nói về người gánh theo hai hình thức đểu cáng, mà dân gánh thuê thường hay thó hàng của chủ, nên từ đểu cáng dần dần dùng để chỉ những người không đứng đắn. Người nông dân Việt Nam khi tham gia buôn bán không thường xuyên, trong một ngày họ có thể đi lại bằng đi bộ, trong phạm vi ba mươi cây số. Đó củng chính là khoảng cách giữa các đô thị và thị trấn được hình thành từ khả năng dịch chuyển của con người. Ví dụ từ phủ Quốc Oai đến Thăng Long, Thuận Thành - Thăng Long, Bắc Ninh - Thảng Long, Thường Tín và Phú Xuyên - Thăng Long, và Thường Tín, Phú Xuyên - Phủ Lý, Phủ
Lý - Nam Định, Phủ Lý - Ninh Bình, Nam Định - Ninh Bình, Nam Định - Thái Bình... cự ly 25, 30 cây số dường như trở thành mốc cho sự hình thành từ dịch trạm đến đô thị. Trên những chặng ba mươi cây này, lại được chia ra nhiều chặng nhỏ năm cây số, mười cây số, mốc thường là những chợ chung của nhiều làng hoặc thị trấn nhỏ. Tốc độ đi bộ của người bình thường và xe trâu xe bò tương đối ngang nhau, chừng 4-5km/giờ, nên một người Phủ Quốc muốn đi chợ Thăng Long phải đi từ nửa đêm, đến sáng rõ là đến trung tâm Kẻ Chợ, hàng hóa giải tỏa chừng vài tiếng đồng hồ, người ta có thể đi chơi kinh kỳ, rồi đầu giờ chiều quay về làng.
52
Sự đi ỉại như vậy củng khá vất vả, nên người buôn có thể trọ lại một đêm, cũng tốn kém hơn. Do vậy ở ngoài các cửa ô kinh đô hình thành những chợ ngoại thành đón hàng và mua bán trưng chuyển. Từ xứ Đoài vào có chợ Hà Đông và cầu Giấy, từ Kinh Bắc xuống, Hải Đông sang có chợ Gia Lâm, từ xứ Nam lên có chợ Giáp Bát, Văn Điển. Mặc dầu là đất kinh kỳ, nhưng không phải đoạn đường nào trong thành phố cũng được lát gạch. Cho đến thế kỷ 19, nhiều phố phường chợ vẫn là đường đất, và ra khỏi các cửa ô, thì hoàn toàn như nông thôn. Đầu các phố phường có cửa ngăn như cổng làng, trong đó có đình chùa và đền riêng của từng phường thợẾ Con đường dọc phường thợ, nay trở thành đường phố cũng khá rộng tương tự với các phố cổ hiện nav, chiều ngang từ năm đến tám thước, không kể vỉa hè chừng hai ba thước. Việc lát gạch cho phố hoàn toàn do phường thợ tình nguyện đóng góp, khồng phải phường thợ nào cũng làm đường được ngay, và một con đường củng chỉ được lát dần trong nhiều năm tháng.
CôncỊ ngăn của một phường tbợ tronỹ khu phế cổ Hà Nội, í 889. Anh trích trong sách "Việt Nam troncỊ cịỉíá kỉ)ứ (ịua tranh khắc Pháp", Mbà xuất bàn Văn hóa Dân tộc, í 99?.
Một phố ngoại ô Hà Nội, pboný cành hoàn toàn nônỷ tbôn, có thé thầy rõ x e đẩỵ tay bánh ỹ ẫ và xe kéo bai bánh ici pbííơìicỊ tiện giao thônỹ và vận cbuỵển pho bia 1- Bưu ảnh Đông Dương đầu thế kỷ 20. Nguồn : NXB Thế giới.
ị c o l o n i e s f r a n ç a i s e s
' ị ”' ] N D O - C H I N E — U n e R u t indigène à Hanoï
53
Đường đê sông Đuống, nối từ cầu Đuéng huyện Gia Lâm (H à N ội) đến buyện Tbuận Tbànb và ch ạ y suốt ỉên đến P hả Lại.
Thực ra những con đê cũng chính là những đường giao thông huyết mạch, chủ yếu là đê sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lô, sông Chẩy, sông Đáy, sông Mã, mà đê sông Hồng đã được đắp ngay từ thời Lý Trần. Làng xã Việt phần nhiều bám theo các triền đê hai bên sông, do đó theo đường đê có thể đi đến các địa phương và chuyển sang đường thủy dễ dàng. Đê thường được đắp cao, tùy theo địa hình và nhu cầu chắn lũ, đoạn đê qua Hà Nội có thời lên đến ll-12m so với mặt nước, có khả năng chắn lũ những năm cao nhất. Mặt đê tối thiểu rộng bốn mét khi chân choãi rộng, hoàn toàn thích hợp với các phương tiện xe thô sơ ngày xưa, dù hoàn toàn là đất đắp. Từ đê có những đường nối vào đường làng ngõ xóm, và bản thân đê chính là đường liên xã/ liên huyện và liên tỉnh/ nhưng củng có nhược điểm là chất lượng đường đê không đồng đều và do sông chạy vòng vèo nên đi đường đê cũng dài hơn. Nhiều đình - chợ, tức là đình thờ thành hoàng làng của một làng kết hợp với nơi họp chợ nằm sát đê chứng tỏ giao thông đường đê đóng vai trò quan trọng trong đời sống Việt cổ.
Đường ắê sổHj? Đ uốĩig, đoạn ch ạy cỊua huyện Thuận Thành (B ắc Ninh). Ánh trong tranỹ: Nguyễn Anh Tuấn. 54
Nếu như các quốc lộ và đường liên địa phương vốn thuần bằng đất, thì đường trong làng xã từ lâu đã được xây dựng tốt, với cách thức lát gạch xếp đứng, tuy tốn nhiều gạch hơn, nhưng đường có độ dầy và bền hơn, cũng như không trơn. Để kết cấu đường được vững, nhiều nơi đã lát gạch theo hướng nghiêng, hoặc hình mũi tên, chiếm 2/3 phía trong, phía ngoài hai bên thì lát thẳng. Để có thể làm được những đường làng công cộng như vậy, các làng thường có lệ mỗi đôi trai gái làm lễ cưới phải lát cho làng từ 10 đến 15 thước đường với làng giầu, một thước đến một thước rưỡi với làng nghèo, tùy theo địa phương. Tục lệ này dường như phổ biến toàn đồng bằng Bắc bộ nhất ở các tỉnh xung quanh Thăng Long, khiến cho đường trong ỉàng hơn hẳn đường công ngoài làng. Tuy nhiên đường làng không rộng, chỉ khoảng từ 80 phân đến 120 phân, đủ cho người đi bộ và một chiếc xe thô sơ đi lại, không kể khoảng đất lưu không hai bên rộng thêm từ 50 phân đến 100 phân mỗi bên, hoặc hơn, như vậy đường làng đạt chiều rộng tới hai mét, ba mét, khi chuyển thành đường bê tông như hiện nay nó có thể cho một chiếc ô tô con chạy, và thường xuyên là xe kéo công nông. Đường trong làng và đường nối giữa các làng, các địa phương do thói quen đi ngang về tắt của người Việt hình thành rất nhiều đường mòn và đường phụ, khiến số lượng đường giao thông trong cả nước rất lớn, nhưng chất lượng đường chưa bao giờ tốt cả, đó cũng chính là di sản về đường xá cho đến tận hiện nay.
■A
Đường làng Đường Lâm (Sơn T ây, Hà N ội), toằn bộ con đườnỹ được lát bằ)\ỹ gạch mộc Ằo Ấân làng tự xÂy ầựnỹ irong nhiều năm.
Đường lànỹ Phù Luu (Từ Sơn, Bắc Ninh), ầải chính giữa đường được lát bằng đá xanh ỉớn, phầu CÒ11 lợi lát bang ỹạch'. mộc. M ột trong những đường làng cô có cbất lượng tốt nhất ' CÒ11 ĩại cbo ẳến nay.
Anh trong trang-. Nguyẫì Anb Tuấn.
CổncỊ ìànỹ Đường Lâm (Mônt) Phụ, Sơn T ây, H à N ội).
Cổng ỉàng Ninh Hiệp (G ia Lâm, H à N ội), Chiếc cổng đề sộ được x â y khoảng thế k ỷ i9 bằng gạch, vữa đắp nổi hoa vãn xứ li/ĩb, tứ íỊtiý.
Anh ịronỹ trang-. Nỹuyễn Anb Tuén.
Những làng ở Kinh Bắc, đặc biệt các huyện bắc sông Đuống có hệ thống đường lát gạch tương đối phát triển do quy hoạch làng xã tốt và kinh tế giầu có hơn do có nghề phụ thủ công. Tiếp đó một số vùng, làng phát triển ở xứ Đoài, Hải Đông và Sơn Nam. Làng Phù Lưu ở Từ Sơn, Kinh Bắc xây cả hệ thống đường lát đá và hệ thống cống rãnh thoát nước, làng Trang Liệt và Đình Bảng đường xuyên làng ngay từ thời cổ đã rộng đến bẩy, tám thước. Song quy hoạch tốt có lẽ thuộc về một số làng ven biển vùng Nam Định, Ninh Bình, huyện Kim Sơn do Nguyễn Công Trứ và dân lưu đãng khai khẩn đã tổ chức hệ thống kênh rạch hoàn thiện đến mức dù nước to bao nhiêu cũng không lụt lội, dù không có đê và người ta có thể đi đến mọi nơi bằng thuyền. Đường bộ cũng bám theo các kênh rạch này. Mặc dù hệ thống đường đi đã rộng khắp, nhưng những sông lớn vẫn không bắc được cầu. Irừ trong trường hợp chiến ữanh người ta bắc cầu phao tạm thời bằng những bè tre ghép lại với nhau. Ví dụ là cầu phao bắc qua sông Hồng, khi quân Thanh theo Lê Chiêu
Thống vào Thăng Long, nhưng cầu này do quân Thanh bắc. Bình thường là những cầu nhỏ hơn từ 20, đến 100 thước qua những sông và kênh không quá rộng và sâu. Những cầu của làng xã không quá lớn thường được làm bằng đá, nếu lớn hơn người ta thường xây cầu có mái, gọi ỉà cầu ngói hay đình kiều, các nhịp bằng gỗ tốt, trên lắp vì kèo và lợp mái đôi khi còn làm hai hàng ghế dài theo thành cầu. Những cầu đá và gỗ như vậy đều là những tác phẩm nên thơ.
56
2. Cầu đá và cầu gỗ là hai sản phẩm đặc trưng của khoa cầu
đường ngày xưa, mặc dầu nó không đóng vai trò lớn trong giao
thông quan trọng, vì tầm cỡ của nó quá nhỏ bé, nhưng tính nghệ
thuật lại có thừa và hình như người xưa chú trọng đến mặt này
nhiều hơn. Làng Cự Trữ ở Nam Định, vốn làm nghề dệt vải nên
dẫn những con kênh lớn chạy trong làng, vừa để sinh hoạt vừa
giặt vải, trên kênh có vài ba chiếc cầu đá thấp gần mép nước, với
các trụ và dầm đá, mặt cầu bằng đá được đặt trên trụ và dầm. cầu
đá ở đảo Cát Hải, ở đền thờ Sỹ Nhiếp trong thành Luy Lâu, ở Phủ
Giầy và ở nhiều địa phương khác thực sự là những tác phẩm,
chúng có độ cong vừa phải, có chạm khắc trang trí hoa văn đầu
cột mép dầm và thành phiến mặt cầu. Bề ngang mặt cầu đá không . cầu đá cbừa Bút Tháp (Thuận
rộng, từ lOOcm đến 120cm, đủ cho một người gồng gánh hoặc dắt trâu đi lại. cầu đá có tính tượng trưng làm đẹp cho kiến trúc chính là chiếc cầu đá nối từ tòa Thượng điện xuống tòa Tích Thiện am, chùa Bút Tháp, được làm trong thế kỷ 17. cầu gỗ thì rất nhiều.
Dạng đơn giản là lát những ván gỗ bằng trên nhịp gỗ. cầu kỳ hơn người ta làm thành cầu theo kết cấu cong của cầu như cái cầu vồng, cầu gỗ Thê Húc ở đền Ngọc Sơn, Hà Nội, là chiếc cầu đẹp của đầu thế kỷ 20. Thê Húc là vịn tay vào mặt trời.
Cầu g ỗ Thề Húc, đẫn vào đềnN gọc Sơn (H à N ội). Anh trong trang: Nỹuỵễn Anh Tuấn. 5?
Thành, B ắc Ninh), dẫn từ tòa Thượng ắiện sang Tòa Tícb Thiện am. Kiến trức thế kỷ Ì 7.
Kiến frúc bền ỉronỹ cầu Nguyệt tiên kiều (chùa T hầy). C ác lớp vì kèo gồ tạo thànìĩ bộ mái ngói cho cầu, giúp bảo vệ nắnỹ mưa.
CẦ» ngói Nguyệt tiên kiều trong quần tbê kiấĩ tnĩc chùa T bằỵ, 'xây đựng vào thế kỷ i 7.
Áfib trong trang: Nguyễn Aỉib Tuấn.
Năm 1965, lên huyện Thanh Ba, Phú Thọ, đứng từ một ngọn núi cao nhìn xuống thung lũng, tôi thấy một cây cầu ngói mái ngả nâu đen, xinh xắn nằm im trên cánh đồng. Con suối mà nó bắc qua cũng nhỏ hẹp, có lẽ nó để trang trí cho cảnh vật nhiều hơn, vì vùng này cũng rất ít người qua lại. Sau này tôi còn thấy nhiều cầu ngói ở Hành Thiện, Kim Sơn, Hà Tầy. Đặc biệt hai chiếc Nhật Nguyệt tiên kiều trong quần thể kiến trúc chùa Thầy, và chiếc chùa cầu Hội An. Nếu là cầu đá, người ta không cần làm mái, vì cầu đá có thể chịu mưa nắng tốt, nhưng cầu gỗ phải bảo vệ tốt hơn cho khỏi chóng mục và nứt, do đó mới cần làm mái. Nhưng vào những ngày mưa, những chiều tối đi dạo đứng trong cái cầu ngói mà ngắm cảnh vật sông nước cũng thật tình tứ. Thoạt tiên người ta thả những nhịp gỗ nêm chặt xuống lòng sông, sau đó lao dầm, bắc ván, rồi lập thành cầu và dựng vì kèo lợp ngói. Mái ngói nặng giữ chiếc cầu đứng vững hơn trong mưa bão, chiếc cầu ngói ở Bắc Ninh người ta còn dựng cả vách gỗ che thành cầu như một ngôi nhà kín. Những bia đá nói về việc dựng cầu, gọi là Thạch kiều b i k ý , được dựng khắp nơi.
58
cổtt ngói vàng
Kim Sơn (N/iiií
ßittfcj, (Ịầĩì M ÍJíi
thờ Phát Diệm.
Hữ ì bền tbànb
cầu ắược Ầựng
hàng lan can g ỗ
để bào vệ vcỊtíòi
oà xe cịtta lại.
Cầu đá, một đậc
sản của vùn0
nông thôn Nũỉiỉ
Định, T hái Bìjii>
■ pt
Hiện vật Bào
tàng. Nam Định.
Anh trong traniỊ:
Nỷuỵễiỉ Anh
Tuấn.
59
Cầu kbỉ, phổ biến ở vùng đồng bằnỹ Nam bộ. Átỉb Nadal, kboảný i 926, chụp ỏ Tân Bình, một huỵậĩ ngoại ô S ài Gòn, Nguồn: belỉònđochm e.Ịreejr
Nếu như cầu ngói và cầu gỗ được làm cầu kỳ như vậy, nhưng hình như người xưa chỉ đặt những cây cầu ấy vào những nơi có cảnh đẹp, còn phần lớn cầu bắc qua kênh rạch và sông nhỏ nông thôn là cầu khỉ, hay cầu tre. cầu tre được kết cấu chặt chẽ, chủ yếu dùng bắc qua những sông vừa chiều ngang chừng 50 - 70m, trong vùng khí hậu ổn định, ít gặp bão lớn, nhưng do cây tre dài nên cầu tre có thể làm ở những sông nước sâu và bờ cao. Ở nông thồn, người ta cho phép đấu thầu những cầu tre, khi khách qua phải nộp vài trinh mãi lộ. Vùng Sơn Tầy có nhiều cầu tre. Còn lại là cầu khỉ, một dạng cầu tối đơn giản, mà lối đi chỉ là một cây tre vắt vẻo trên những nhịp sào cao. Người già và trẻ con vô cùng khó khăn nếu phải đi qua cầu khỉ. Đầu những năm I960, cầu khỉ còn phổ biến ở Hải Dương và ở miền Nam, có lẽ đến tận ngày nay, nếu bạn đi xe đạp, thì phải vác xe lên vai khi qua cầu khỉ. Kiến trúc cầu cổ đẹp thì có đẹp, nhưng kết cấu còn thô sơ, chịu tải yếu, nhịp vượt không lớn, chiều cao không cao, không đáp ứng với sông lớn và thuyền bè lớn đi qua gầm cầu.
Cầu ngói vùng Sơ« T ây . Bưu ảnh Đông Dương đầu tbế kỷ 20. Nguồn: betteindocbme.free.jr 60
3. Giao thông đường bộ có vai trò quan trọng với khách bộ hành và vài phương tiện xe cộ, nhưng nếu chuyên chở nặng buộc cậy đến giao thông đường thủy vốn từ thượng cổ là huyết mạch lai vãng. Ở Thăng Long người ta có thể dùng sông Hồng và hai con sông trong nội thành là sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch. Ở cố đô Hoa Lư đi lại theo hệ thống sông Hoàng Long và những sông nhỏ tự nhiên chẩy quanh các dẫy núi đá. Ở Tầy Đô và Lam Kinh theo sông Mã và sông Chu. Ở kinh thành Huế thì theo sông Hương và các con kênh đào dẫn quanh Phòng Thành. Như vậy các đô thị quan trọng trọng lịch sử đều có thể ra vào bằng đường sông được cả, và những con sông đó đều thông ra biển. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình tạo ra một mạng lưới sông ngòi chằng chịt ở đồng bằng Bắc bộ, tinh nào cũng có sông lớn sông nhỏ, theo sông có thể đi đến hầu hết các trung tâm địa phương và làng xã. Buôn bán và đi lại ữên sông tự nhiên là quan trọng. Việc xây dựng Thăng Long, Tầy Đô và Huế chủ yếu nhờ cậy đến vận tải đường sông, ngay cả khi xây nhà thờ Phát Diệm cuối thế kỷ 19, các khối đá lớn chuyển từ Thanh Hóa ra Ninh Bình cũng bằng thuyền bè. Tuy nhiên vận tải đường biển lại chủ yếu do người Hoa kiểm soát.
Cảiib thuyền bè tấp nập ỏ Cửa Đ ại (Hội A m, Đà Nằng). Đ ây là một cảng thông tbươncỊ cỊuan trọng cùa Việt Nơm với các
nước ỉân cận, cbâu A và châu Au. Anh trích trong sách "Việt Nam trong ¿Ịuá khứ cỊua iratĩh
khắc Pháp", N bà xuất bàn Văn hóa Dân tộc, í 99?.
Một âạnỹ đò ẩọc, thuyền cbắc chắn và có mải che cho hành khách. Hmh vẽ trích Irong sách "Kỹ tbuật của người An Natn" của Henri Oỹer, NXB Tbếgiới 2009.
Một dạng ầò đọc. Mô hình iỉ?uyền trưnỷ bày trong Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội).
Thực ra đò ảọc và ẩò nganỹ chỉ cách ìưu cbuyển tbeo đọc COH sông hay cắt nỹanỹ con sông. Còn dùng đò nào cũng ắược. Dầỉĩ dà í/jì khái uiệm đò ngang mang tính f(?»t thời.
Đ ò 11gang, có tbểỉà ảạng thuyền ibúncỊ dài boặc thuyền gỗ. Hiện vật Bào tàiỉt} Dân tộc bọc (Hà Nội). Anb trong trcỊíỉặ: Nguyễn Anh Tuấn
ĐÒ dọc và đò ngang là hai khái niệm người xưa chỉ việc chuyên chờ trên sông. Đi đò dọc tức là đi theo dòng sông đành cho những người đi đường dài, buôn bán xuyên các địa phương, từ cửa biển lên đến miền ngược. Thuyền đi đò dọc thường phải tốt, to rộng, người chèo đò dọc phải khỏe, có điều kiện đi lâu xa nhà và thông thuộc con nước dòng sông. Nhưng thực ra chèo đò dọc ít rủi ro hơn đò ngang, đa số vụ đắm đò rơi vào đò ngang cả. Đò ngang tức là chèo thuyền ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia và ngược lại, thường do người địa phương đảm nhiệm. Tùy theo khúc sông và địa lý giao thông, các bến đò ngang hình thành, song ít nhất một huyện ăn theo bờ một con sông có một bến đò lớn, nằm kề đường liên huyện hay tình lộ, rồi vài ba làng có một bến đò ngang loại nhỏ. Những bến nhỏ thường không cố định, ít nhất trong hai mươi năm, hoặc có thể ít hơn, do địa hình con sông thay đổi. Để
62
người từ xa có thể tìm được ra bến đò ngang người ta thường trồng một cây đa to ở bến đò (cả hai bên bờ), những bến đò lớn còn được xây một giang đình, tức là đình ven sông, một ngôi nhà công cộng cho khách dừng chân, quanh đó là vài ba quán nước mái lá tạm bợ. Vào mùa nước to, ngày xưa thường là tháng bẩy, tháng tám âm lịch, sông trở nên mênh mông, nhiều đò ngang phải tạm dừng khi qua sông rất nguy hiểmể Ở sông Hồng, tuy lượng khách qua sông nhiều, nhưng bến đò ngang rất ít, do bình thường nước sông luôn rộng và lớn. Lênh đênh trên ba cây số nước quả là liều mạng, nên người ta chỉ chọn vài quãng lòng sông hẹp làm bến đò. Trong thời bao cấp có một đò ngang sông Hồng, quãng Đông Anh và bên này bờ khoảng Hàng Than. Mùa cạn bờ sông trở nên rất cao, từ mép nước tới bờ dốc thẳng tới hai, ba mươi thước, rất vất vả cho người gánh gồng buôn bán và xe thồ.
Q?fO dò đó» khách. Đằm Vân Long (Giữ Viễn. Ninh Bình}.
Đò ngang. Ảnh chụp tại bến đò đầm Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bh\ìj). Anh trong tra lĩ (Ị: Nguyễn Anh Tuấi1. 63
Cbèo ibuỵền. Hình vẽ trích trong sách "Kỹ thuật cùa ngươi Aií Nam" của Henri Oger, NXB Tì?ế giói 2009.
Đò ngang. Hiện vật Bảo
tàng Dân tộc học (Hà Nội). Ánh Nguyễn-Anh Tuấn.
Những bến đò ngang đóng vai trò quan trọng trong giao thông các địa phương ngày xưa, nhưng hơn thế nó là hình ảnh rất thơ mộng, những cuộc tình qua một chuyến đò. Người lái đò được coi như người chở cái gì hơn thế, hơn là chở con người và hàng hóa. Ông Bảo Sinh có bài thơ :
Cũng cùng một chuyến đò ngang
Người thì ở lại người toan đi về
Lái đò nửa tỉnh nửa mê
Đi về chẳng biết mình về hay sang.
Trừ những chợ phiên, đò ngang ngày thường cúng vắng người. Đôi khi đò đã qua sông, lại phải đợi kha khá khách rồi mới quay trở lại, khi đò thưa khách phải chờ và hò đò sang đón mình, cũng là một khoảng khắc nên thơ khác.
Đò dọc bao gồm hai loại. Một là những gia đình ngư dân sống ỉang thang trên sông, đôi khi họ có thở thuê, nhưng căn bản sống bằng chài lưới hoặc lấy cát. Hai là có những đò chỉ dùng để vận tải hàng hóa và hành khách đi dọc theo các bến sông đến các vùng miền, trong đó bao gồm cả những gia đình chuyên buôn bán miền ngược miền xuôi bằng đò dọc. Ca dao có câu: Gió đâu
gió mát sau lưng/ Bụng đâu bụng nhớ người dưng thế này, chính là chỉ người đi đò dọc xuôi theo chiều gió, và chợt nhớ đến một khuôn mặt đáng yêu nào đó từng gặp ở một bến xa lạ.
64
4. Xe cộ và thuyền bè
1. Nhiều ỷ kiến cho rằng ở Việt Nam cái thuyền xuất hiện trước cái xe, thậm chí với ý kiến này, đến thế kỷ 11, Đại Việt cũng chưa dùng đến phương tiện xe. Dấu tích lịch sử để lại không khẳng định cái xe ra đời ở nước ta như thế nào, nhưng người Trung Hoa có xe ngựa từ hàng ngàn năm trước công nguyên, và khi quan thái thú Trung Hoa sang cai trị ở Việt Nam cũng đi lại bằng xe ngựaẾ Việc đó diễn ra khoảng đầu Công nguyên đến thế kỷ 2. Hình ảnh bánh xe có trong điêu khắc Champa vào thế kỷ 10, còn trong vãn thơ của Nguyễn Trãi thế kỷ 15 cũng nhắc đến xe cộ. Khi các vua Trần chạy giặc Nguyên, người ta gọi là xa giá hai vua (Thái thượng hoàng và hoàng đế). Chúng ta không rõ xa giá chi là từ để chỉ đoàn vi hành của vua, hay là nhất thiết vua phải ngồi trên xe ngựa. Sự thô sơ của những cỗ xe vận tải trong thế kỷ 19, khiến người ta nghi ngờ về sự có mặt của những cỗ xe cổ xưa. Đặc biệt là xe đẩy một bánh bằng gỗ đặc cho thấy khoa chế tạo xe ở nước ta rất lạc hậu.
Xe chồ lợn ấẩỵ tay, bảnh làm bằný g ỗ đặc. Hình vẽ trích trong sácb 'K ỹ thuật cùa người An Nam" của Henri Oger, NXB Thế giới 2009.
Một góc đài thờ Khương M ỹ (Quảng Nam) cbạm khắc kỵ sỷ và bánh xe, điều khắc Champa thế kỷ 7-8, đá ĩ a thạch. Hiện vật Bảo iànỹ ẩiễu khắc Champa (Đà Nẵng). Ảnb: Đào Châu Hải.
ỐS
Chày và bàn nghiền đá, đi chỉ Làng Vành (Hòa Bìnỉĩ), hậu kỳ đề đá mói (cách ngày nay 3000- 40 0 0 nãm). Hiâỉ vật Bảo \àng Lịch sừ Việt Nam tại Hà Mội.
Chày và cối, văn hóa Ó c Eo (i - Õ30). Hiện vật Bào iàný Kiền Giang và Bảo tàng Lịch sứ Việt Nam tại TP.HỒ Chí Miĩib. Anh trong ircmỹ: Nguyễn Anb Tuán.
Cái bánh xe đã ra đời như thế nào với nguyên lý quay duy nhất. Có lẽ bàn nghiền thời nguyên thủy cho người ta cảm giác rõ rệt về sự quay, khi người ta dùng một chiếc chầy đá ngoáy dọc, hoặc lăn ngang trên bàn nghiền bằng đá để nghiền nhỏ các hạt ngũ cốc, giống như hiện nay các bà già dùng một chiếc chai nghiền đỗ xanh trên mâm đồng. Sau đó là cối xay lúa, bàn xoay làm gốm đã gợi ý cho việc chế tạo bánh xe. Người ta cho rằng bánh xe chỉ là mặt chiếc cối xay đá quay dọc lên. Nhưng trong lịch sử làm gốm người ta chế tạo những bàn xoay bằng đá, để giảm độ nặng người ta đã trổ những khoảng rỗng trong bàn nghiền khiến nó rất gần chiếc bánh xe với những nan hoa. Thực ra ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên, những chiếc xe ngựa Hy Lạp đã rất hoàn thiện, bánh xe được làm bằng gỗ hoặc đúc bằng kim loại có nan hoa quay trên trục rất trơn tru. Trong nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên, xe ngựa kéo đã xuất hiện. Người Maya trong nền văn minh cổ xưa Mexico đã biết làm bánh xe cho đồ chơi của trẻ con,
nhưng không hiểu tại sao họ lại không vận dụng trong đờỉ sống ít *
và xây dựng. Trong nen văn minh An Độ bánh xe lại ra đời khá sớm, nhưng là nguyên lý luân hồi, bánh xe mặt trời và từ đó đến cái bánh xe thật cũng mất nhiều thời gian nữa.
Chúng ta không còn một chiếc xe nào cổ xưa để có thể khảo cứu chính xác, nhưng có thể hình dung những cỗ xe thời phong kiến qua những xe ngựa .xe trâu bò kiểu thức không thay đổi nhiều từ thế kỷ 19 đến thời bao cấp gần đây. Những cỗ xe phong kiến có bánh gỗ, có nan hoa nối từ ổ trục ra vành ngoài tương đối khỏe, chuyển động tròn trên một trục gỗ cứng. Tuy nhiên trục này vẫn tỳ trực tiếp vào ổ trục nên ma sát rất lớn, khiến bánh xe khó có thể quay, và tuổi thọ của ổ trục không cao. Người Trung Hoa thường làm trục xe bằng gỗ cức hay gỗ lê, gỗ táo những loại gỗ rất cứngẽ Ở Vỉệt Nam không thiếu gỗ cứng như vậy. Để ổ trục có thể giữ cho bánh xe chạy đều và bền người ta phải làm ổ trục rất dầy và lớn đồng thời bôi mỡ động vật vào lòng trong ổ trục cho trơn. Ở miền Bắc về căn bản người ta chỉ thiết kế những xe do một động vật kéo, trong khỉ người Trung Hoa có thể điều hành xe hai ngựa, ba ngựa và bốn ngựa, nhưng ở miền Nam không hiếm những xe hai động vật kéo, đặc biệt là xe bò và có loại xe cổ chỉ có một bánh lớn ở giữa. Người nông dân miền Bắc cũng chỉ cầy bừa bằng một trâu kéo, nhưng nông dân miền Nam có thể cầy bằng đôi trâu hoặc đôi bò. Thay vì một động vật kéo không khỏe, những vùng trung du đến vùng cao miền Bắc sử dụng trâu kéo xe phổ biến. Đó là những con trâu đặc biệt, nặng đến cả tấn,
6?
Trục bấtỉb xe, ýỗ, thế kỷ 4. óăn hóa Ó c Ho. Hiện vật Bảo tànỷ Long An. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Xe bò kểo. Ánh Jean Haejflinÿer, cbụp tại ấồng bant'Ị Níim bộ khoảný Ì9 4 8 -Ì9 5 i. Nguồn: beỉỉeinảochine.free.fr
Xe kéo tay và xe ngựa. Ánh Louis Lanảucci, chụp tại Sài Gòn năm í 949.
Nguồn: beỉỉeinẩochine.free.fr .
Hình trên: Song truy ẩộc viên xa (xe hai ngựa một bánh).
Hìnb ảưâi: Hợp cịuải đại xa (xe ỈỚH nhiều ngựa kéo).
Tranh vẽ trích trong sácb "Tbiẽn côm/ khai vật" in vào thế kỷ í 5, thời Minh (tài liệu tham khảo Trung Quốc).
sừng cong dài, khi đi các bàn chân đặt đúng vào một đường thẳng và lưng có thể đặt một bát nước mà không đổ. Bánh xe miền Bắc hầu như không bao giờ cao quá thành xe, nhưng những bánh xe miền Nam, có thể cao hơn thành xe, đường kính lên đến hai thước, thành xe ỉọt thỏm vào hai làn bánh đang quay. Ngựa và bò cũng được dùng phổ biến trong kéo xe, nhưng hai động vật này ở nước ta thường thấp bé, sức kéo cũng hạn chế, cho nên xe ngựa chủ yếu dùng chuyên chở khách đi xuyên huyện và làng gọi là xe thổ mộ, và có xe ngựa và xe bò vận tải hàng hóa không quá nặng ở thành phố và nông thôn đường bằng. Khi kỹ nghệ phương Tầy du nhập, người Việt bắt đầu biết đến ổ bi rời bằng kim loại lắp thêm vào ổ trục gỗ, trục xe tỳ khít vào những viên bi trong ổ quay, làm cho bánh xe triệt tiêu bớt ma sát, quay nhanh và trơn tru. Chiến tranh đã để lại nhiều ô tô hỏng, dân vận tải bèn lấy bánh xe ô tô lắp vào xe động vật kéo, khiến một con bò có thể kéo một khối lượng hàng hóa lớn.
Xe bò. Hình vẽ trícb troný sách "Kỹ thuật của Hỷ ười An Nam" của Henri Oger, NXB Thế giới ' 2009.
Xe nỹựa kéo ở Sài Gòn đầu thế kỷ 20. Hiện vật Bảo tàng Thành phế Hồ ChíM inb. Ảr\b: Nýuyển Anh Tuấn.
Xe kéo một ngựa và song mã dùng phổ biến trong hoàng cung và quân đội. Đây là loại xe hai bánh gỗ được làm chắc chắn bằng những loại gỗ tốt có ngâm tẩm lâu năm nên bền và nhẹ. Trên sàn xe dựng một mái chắn còn bên trong ÇÔ một ghế ngồi dài, đôi khi người ta để xe trần và cắm một chiếc lọng che cho vua, hoặc mái chỉ có bốn cột trống mà không quây buồng kín. Loại xe này người Việt học được từ các loại xa giá của triều đình Trung Hoaẽ Người Trung Hoa sớm phát minh vai kéo và ách ngựa, dây kéo không tỳ thẳng vào ngực ngựa nên ngựa có thể chạy nhanh mà không bị khó thở, khác với lối xe ngựa Hy Lạp. Nếu là xe song mã, đòn kéo nằm giữa xe và vai kéo dàn ngang ra hai con ngựa, song mã có không gian thoáng hơn hai bên, nên chạy có thể thoải mái hơn. Lối xe đơn mã cổ còn giữ hình dáng trong xe thổ mộ, người ta đóng hai hàng ghế chạy dọc thân xe cho khách ngồi, buồng xe thông thống từ trên xuống dưới. Xe ngựa thường được đóng nhẹ nhàng do nhu cầu chạy nhanh chở nhẹ, phù hợp với sức ngựa,
Xe ngụa vùng biên ải. K ý họa mầu mtóc của họa sỹ Phan Thông năm Ì9Ủ2. Sưu tập Tira Vanichtbeeranovt {Thái Lan). ?0
trái lại xe trâu và xe bò tương đối nặng nề, dầm xe to, càng xe dài,
ván sàn lát dầy, có thể chuyên chở hàng tốt, nhưng cũng khá
nặng cho trâu bò, nhất là khi lên xuống dốc. Trâu bò kéo thường
mắc bệnh đi phân lỏng quanh năm, và chỉ đôi ba năm là thải.
Trong thành phố người ta buộc chủ xe trâu bò phải mắc túi đựng
phân ngay sau đít chúng để phân thải không rơi ra đường, đồng
thời trâu bò ỉa vãi phải hót ngayẳ Chủ xe ngồi ngay sau túi phân
cũng không thơm tho gì. Những chiếc xe trâu bò chuyên chở
hàng nặng là hình ảnh của thời lao động cực nhọc của cả người
lẫn động vật. Họ thường dầm mưa dãi nắng quanh năm trên mọi
nẻo đường.
Mặc dù xe hai bánh có động vật kéo ra đời từ lâu, nhưng nông
thôn vẫn sử dụng nhiều loại xe không bánh và một bánh tối thô
sơ. Đó là một cái khung trượt với hai đòn cong có đòn ngang kết
lại như một cái giá để đồ vật, thường được sử dụng trong các vùrig
Xe ngựa. Bản rập hìnb chạm kbắc trên Huyền ầỉnb trong bộ Cứu ẩỉrib (i835 - i 837), đặt tại Tìiái miếu, Đại nội Huế. Trícb trong tập "Sưu lập các bản rập những hííìh chạm nổi trên Cửu đỉnh" của Bủi Tbị Thanh Bình và Mai Khắc úng.
71
Xe đẩy iaỵ bánb gỗ. Hình vẽ trích trong sách "Kỹ thuật của nỷười An Nam" của Henri Ogtr, NXB Tbếgiới 2009.
Xe đẩy tay bánb g ỗ của nông đẵn Nam Định. Hiện ưậỉ Bảo tàng Nam Định. Ảnh Nguyễn Anh Tuấn.
miền núi để trâu kéo củi hoặc lâm sản trên đó. Đương nhiên không có bánh xe thì chuyển động không mau lẹ, nhưng loại xe này chỉ dùng chở ít hàng hóa trong các con đường rừng. Một loại xe một bánh, có lẽ có nguồn gốc từ Trung Hoa, một bánh gỗ đặc lấy nguyên từ khoanh cây được lồng trục và gắn với một giá đỡ dài có hai đòn tay để đẩy, trên giá gỗ người ta làm một khung nổi để chất bao hàng, thậm chí có thể gắn một chiếc ghế vào đó để đẩy một người già ngồi trên đó, dưới tay đẩy có gắn hai chống đỡ, khi dừng xe, xe có thể đứng vững trên mặt đất. Đôi khi xe còn được mắc một cánh buồm để đẩy cho nhanh. Ở Trung Hoa loại xe này còn được dùng đến những năm 1950, còn ở nước ta, cuối thế kỷ 19, đầu 20, xe một bánh gỗ được dùng nhiều trong làng xã. Không biết phương Tầy có loại xe này không, nhưng có một loại xe tương tự gọi là xe cút kít một bánh có gắn một thùng nhỏ chuyên để cho một công nhân chở vật liệu xây dựng và rác thải. Xe cút kít còn được dùng đến gần đây. Khi xe đạp phương Tầy xuất hiện ở phương Đông, người phương Đông đã dùng hai bánh
Xe ảẩ y tay bánh gỗ. Atìb trícb tronỹ sách Le Tonkin en í 900 (Bắc kỳ nãm i900) của R.Dubois, Paris, Ì900. Nỷuồìh beỉìeitìđochine jree.jr
72
xe đạp có lốp cao su chế thành loại xe kéo tay và xe đạp ba bánh X
(xích lô). Xe kéo tay được người bản xứ An Độ, Trung Hoa và Việt Nam dùng chở những khách người phương Tầy và người trong nước giầu có. Nghề kéo xe tay rất vất vả, phu kéo chạy cả ngày ngoài đường chỉ cốt kiếm vài xu, là hình ảnh đáng buồn của một thời nô lệ. Loại xe ba bánh, ở Thượng Hải phổ biến loại xe lôi, mà người đạp ngồi phía trên, còn chỗ chở khách đặt phía sauẵ Loại xe này khi sang nước ta được cải tiến lại, người đạp ngồi phía sau, ghế khách đặt phía trước. Người Hoa gọi là Tam luân xa, còn ta gọi là xe xích lô. Đầu thế kỷ 20, Sài Gòn có cả một nghiệp đoàn phu kéo xe tay. Mặc dù xe gỗ ba bánh được chế tạo cho động vật kéo, nhưng không phải lúc nào cũng có động vật người Vỉệt bèn cải tiến xe kéo cho thanh nhỏ lại, để cho một người kéo hàng, bánh xe cũng thường dùng loại lốp xe ba bánh to và khỏe hơn đôi chút so với bánh xe đạp. Người ta gọi là xe ba gác, hoặc là xe cải tiến, sau khi đã được sửa chữa đôi chút cho nhẹ hơn. Nhất là chuyển từ bánh gỗ sang bánh lốp cao su, có vòng bi ổ trục.
Xe kéo tay tại Sài Gòĩi, ảnh chụp năm Ì903. Bưu ảnh Đôný DươHỊ} đầu thế kỷ 20. Npưằtí:
Xe ba gác. Hình vẽ trích trong sácb "Kỹ tbuật của người An Nữm" của Hen ri Oỷơ, NXB Thế giới 2009.
Xe héo tay. Hìnb oẽ trích trong sách 'ấ.Kỹ thuật của người An Nam" của Henri Oỷer, MXB Thế giới 2009.
2. Thuyền là phương tiện giao thông xuất hiện sớm. Khái niệm
Thuyền có nguồn gốc từ chữ Hán chỉ các loại thuyền nói chung.
Đò là một khái niệm Việt, cũng tương tự như khái niệm Thuyền,
nhưng không biết nó có liên quan gì với chữ Đà có nghĩa là cái
bánh lái thuyền, nếu như ta đặt vào trường hợp gọi là đò đưa.
Tuy nhiên các thuyền cỡ nhỏ lưu thông trên sông phổ biến
không có bánh lái, mà chi bơi chèo, và người Việt chèo theo hai
cách, gọi theo tượng hình chữ Hán là chèo kiểu chữ Bát, tức là
dùng hai mái chèo do một người điều khiển bằng hai tay, hai bơi
chèo chéo xuống nước như hình chữ Bát, và chèo kiểu chử Cận,
tức là một người đứng chèo một bơi chèo. Ngoài ra còn có cách
Chèo tbuyền kiểu chữ Cận. Hỉnh chống đẩy bằng sào. Thực ra đây là những cách bơi thuyền phổ I>ẽ trích tronú sách "Kỹ tbuât của , Ề£ „
' ■VI ' k 1 ..." ’ u Z W biên của nhân loại. nỹưoi An N am của nenn Uỹer,
/VXB Thế giói 2009.
Những con thuyền cổ xưa nhất vừa có hình khắc trên các thạp
và trống đồng Đông Sơn, vừa có di tích khảo cổ thực, tiêu biểu là
hai con thuyền được dùng làm mộ táng Việt Khê (Hải Phòng) và
Châu Khê (Hà Tầy). Đây đều là hai con thuyền độc mộc cỡ lớn
được làm từ một cấy gỗ nguyên, có thể chở đến mười người. Cho
đến đầu thế kỷ 20, người Tầy Nguyên vẫn còn đẽo những chiếc
áo quan độc mộc giống như con thuyền. Vỉệc làm như vậy khá
tốn kém/ đồng thời độ to dài của thuyền hoàn toàn phụ thuộc
vào cây gỗ, khi gỗ rừng ngày càng khan hiếm, thì đóng những
con thuyền độc mộc không còn thích hợp nữa. Ở nông thôn Vỉệt
Cỉrèo thuyền, chạm khắc trên
trống đồng Ngọc Lũ, thời
Đôný Sơn. Hình vẽ irícb
trong sách "Hoa văn Việt
N am ,ể của Nguyễn Du Chi.
Hình ibuyầ1 chạm kbắc trên
trống ẳềnỷ Đông Sơíi. Hiậí
vật Bấo tàng Quản (Ị Ninh.
Ánh: Nguyễn Anb Tuấn.
Nam, để kiếm gỗ đóng thuyền là cả vấn đề, khi cuối thế kỷ 19,
rừng đã lùi xa khỏi làng xã. Để thay thế người ta đan những con
thuyền bằng nan tre, nguyên liệu là những cật tre được chẻ, vuốt
to chừng hai phân, tương đối dầy, được ngâm và hun kỹ chống
mối mọt, sau khi cạp vành, còn được quét vài lớp sơn ta cả trong
lẫn ngoài, một chất liệu không ngấm nước, tăng cường độ bền
của thuyền đan. Trong nội địa đồng bằng, phổ biến các loại
thuyền đan, gọi chung là thuyền thúng, mặc dù có dáng dài. Cái
nhỏ dùng cho một người đi hái rau bèo, bắt cá, dài chừng l,5m G>èo thuỵềtì thúng. Hình vẽ trỉch
đến 2m, hoăc 2,5111, chiều ngang 50 - 60cm; lòng khum chỉ sâu trAonV ấcì T ° ° v o j4íi Nứm của Hmri Oặer, NXB khoảng 20cm từ đáy đến cạp. Cái to dài tới 4-5m, rộng 1- 1,2111/ Tkếgiâi 2009.
sâu lòng tới 35cm. Nhưng bơi thuyền thúng thường không an
toàn, rất dễ lật nếu một chút không thăng bằng. Hầu hết các gia
đình nông dân Bắc bộ đều gác một chiếc thuyền đan lên vì kèo
sát mái nhà, phòng cho những năm lụt lội.
Thuyền độc mộc mổ hình (ảnh
trên), và chiếc thuyền tbật (ảnb
âưói), được ỉàm Kýuỵêtt từ một
thân cây, ảài kboẳný lom.
Hiện vật Bảo tànỷDân tộc bọc
75
Cảnh vót bỉo bằng thuyền thúng ưà Kết bè gỗ. Hình vẽ irích ĩronỹ sácb "Kỹ thuật của người An Nam" cùn I Im ti (ÌỢer, NXB Tỉx giói 2009.
Những vùng đồng chiêm trũng, và những nơi nhiều ao hồ, chẳng hạn như huyện Thanh Liêm, Bình Lục (Hà Nam), huyện Gia Lương (Bắc Ninh), thuyền thúng và thuyền gỗ nhỏ dùng phổ biến. Ngoài sông, ao hồ, đầm chiếm một diện tích không nhỏ trong các làng xã, thậm chí có những làng, nhà nào cũng có ao riêng. Nông dân thường bơi thuyền thúng bằng đôi đũa chèo, dài chừng 50 phân như một thẻ gỗ mỏng bẹt, vừa bơi vừa gõ vào mạn thuyền lùa cá vào khu vực chăng lưới. Do tiếp xúc với sông nước từ nhỏ nên đại bộ phận nông dân đều biết bơi và có thể bơi bằng nhiều phương tiện tạm bợ. Bè bằng bèo lục bình kết cho thật dầy có thể cho một người đứng lên đó, bè chuối kết bằng 5 ,6 thân cây chuối cũng có thể vượt sông. Khi có đôi trai gái nào phạm tội gian phu dâm phụ, lệ của nhiều làng buộc họ lại cho lên bè chuối thả trôi sông. Song chắc chắn hơn, những người đi bè thường dùng bè nứa kết bằng những cây nứa dài tới mười thước thành một khối chắc chắn, vào mùa nước nhiều người lên rừng đẵn gỗ kết bè gỗ xen kẽ với bè tre nứa, từ nhiều mảng nhỏ hợp thành một
bè lớn rồi theo sông cái về xuôi. Họ phải vượt nhiều thác ghềnh nguy hiểm, mỗi khi bị tan bè vì đâm vào đá, người lái bè thường không chết, nhưng cơ nghiệp đi tong và dân tứ xứ tha hồ được vớt gỗ trôi.
Bè (Ịỗ, tre vồ nứa trên sông Hồng. Đ ây ỉà cácb vận chuyển ỷ ẽ từ miền núi về xuôi vẫn còn được nỹười Việt sử dụng đến ngày nay. Anh: Nguyễn Anb Tuấn.
M 5 f số loại thuyền sử đụng trên ao, hồ. đồng chiêm trũng-, thuyền thúng, thuyền nan, mảng, tbuỵền g ỗ nhỏ.
M ột số ĩoạì tbuỵền sử ảm g ải cbuyáĩ trê» sông, nýòi, kênh, rạch: thuyền có mui, thuyền g ổ không mwỉ, gbe gỗ, thuyền có khoant} kín. Hiện vật mô hình tại Bảo tàng Dârỉ tộc bọc (Hà Nội).
Một sê ỉoại thuyền sử đụng đi biển: thuyền buồm đánh cá cõ vừa, thuyền mũi cao, thuỵềỉì buồm đánh.cà cỡ lớn. Hiện vật tnô bhĩh và hiện vật thật tại Bảo tànỹ Dân tộc bọc (Hà Nội]. Anb trong trang-. Nguỵễn Aĩỉb Tuấn.
n
Vạn tài đường thủy. Hình trên: Phảng (Thuyền vận tải Ỉổn). Hình ả ư â ilụ c tưởng kbóa thuyền (Thuyền sáu bơi chèo). Trích trong sách 'Thiền công khai vật" in vào thế kỷ ì 5, thời Minh (tham khảo tài liệu Trung Quốc).
78
3. Thuyền gỗ nhỏ và vừa chạy đường sông thường có đáy bằng, không có bánh lái và chèo bằng bơi chèo, đôi khi còn được trang bị thêm cột buồm, có thể giương buồm chạy cho nhanh theo chiều gió. Những con thuyền này đóng ghép từ nhiều ván gỗ, hơi vát lên hai đầu thuyền, ở haỉ đầu lát sàn, còn lòng thuyền để trũngễ Trên cơ sơ kết cấu đơn giản như vậy, người ta có thể đóng những con thuyền cầu kỳ hơn, lát sàn toàn bộ để tầng đáy làm nơi chứa đồ vật, làm mui thuyền có cửa ra vào và cửa sổ như một căn nhà nhỏ, vài con thuyền làm một mui cố định và một mui tạm thông thoáng, chi có mái mà không có tường bao. Thời hiện đại người ta có thể lắp thêm máy chạy có guồng quay kết hợp với bánh lái. Khi ra đến biển, những con thuyền gỗ được đóng đáy khum có sống thuyền, có bánh lái, và chạy bằng bơi chèo và buồm. Những con thuyền lớn đóng một mủi bằng, một mũi cong rất cao, và dùng từ năm đến mười, hoặc mười hai đôi tay chèo, thuyền này có thể vượt được biển và chiến đấu được cũng như dùng chuyên chở nhiều hàng hóa. Theo một bức vẽ của người Pháp về thuyền chiến, thuyền buồm và thuyền chỉ huy thời vua Tự Đức (1847 - 1883) đều là thuyền chạy bằng chèo và sức gió, chưa biết dùng động cơ hơi đốt. Thuyền chỉ huy một mũi cao có lẽ lới 9m tính từ mặt nước, đuôi bằng và mạn cao chừng 4m vuốt cong dần lên mũi, tuy nhiên lại không thấy bơi chèo nằm ở đâu cả, và chắc chắn bơi chèo phải rất dài và xỏ qua mạn thuyền ở
79
G>Ể0 thuỵền. Hình vẽ trích trong sấcb "Kỹ thuật của người An Nơm" của Henri Oger, NXB Tĩĩế giới 2009.
Tìĩuỵềtỉ chim, thuyền buồm và thuyền cbỉ huy tbời Tự Đức ( i 8 47 - í 883). Ảnh trích trong sácb "Việt Nam trong cịuá khứ cỊua tranh khắc Pháp", Nhà xuắỉ bản Văn hóa Dân tộc, i 997.
phần thấp. Đầu mũi có bưng một ván chạm khắc trang trí, và bưng rộng ra hai thành đầu mạn thuyền. Cuối thuyền có nhà chỉ huy đặt bánh lái, hai bên mạn còn có lan can. Một thuyền chiến bình thường khác cong lên cả hai đầu, nhà thuyền nằm giữa, quan chỉ huy đứng ở một mũi, phía trên có bốn đôi tay chèo và phía dưới cũng có bốn đôi tay chèo, thành thuyền thấp, có thể chuyển từ đánh thủy sang đánh bộ và tiếp cận trên sông nước dễ dàng. Thuyền buồm với hai buồm xếp như cái quạt tay, một lớn một nhỏ/ một mũi cao một thấp có lẽ dùng để vận tải và đánh cá. Một bức họa khác vẽ thuyền vũ trang đi hộ tống, đuôi bằng và mũi cao vút, với 12 đôi tay chèo và khoảng ba chục lính, trên thuyền đặt cả máy bắn đá, bắn lao và súng thần công, kiểu dáng thon dài nom rất cơ động, Nhưng theo sử sách, thì hạm đội của triều đình nhà Nguyễn sau thời vua Gia Long rất yếu, có lúc bị cướp biển tấn công ngay ngày vua duyệt binh. Chúng không thể đương đầu với tầu chiến chạy bằng động cơ hơi nước của Pháp và Tầy Ban Nha, cũng như súng thần công bắn rất chậm, đạn bay không xa.
80
Tuy nhiên những người phương Tầy cũng đánh giá cao kỹ thuật đóng tầu thuyền của người Việt Nam, trong thế kỷ 18. Sau đây là nguyên văn đoạn văn nói về kỹ thuật đóng tầu biển Đàng Trong, được J. Barrow ghi lại trong cuốn Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà . (1792 - 1793):
Ngành kỹ nghệ đặc biệt mà ngày nay có thể nói ỉà người xưa Nam Hà nổi trội hơn cả ỉà kỹ thuật đóng tầu biển của họ: chẳng thiếu ỉoại kích cỡ nào cũng như có đủ các ỉoại chất ỉượnggỗ dùng để đống. Những du thuyền dùng mái chèo là những chiếc thuyền thật xinh đẹp. Những chiếc thuyền này, chiều dài từ 50 đến 80 bộ (tức 15,2m - 24Ậm), đôi khi được ghép bằng năm tấm ván gỗ nguyên bản, trải dài từ đầu đến cuối, các gờ lắp mộng, đóng khít bằng chốt g ỗ bu ộc chặt bằng các ỉạt tre xoắn, mà không cần đến những thanh chống hoặc những ỉoại xà ngang, nào, mũi thuyền và đuôi thuyền được nâng lên khá cao, chạm trổ cầu kỳ những hình thù rồng rắn kỳ dị, trang trí sơn thếp. Một số cột và các thanh long đao có cắm cờ hiệu và cờ đuôi nheo, các giáo mác trang hoàng các chùm ỉông đuôi bò nhuộm đỏ, đèn lồng và dừ lọng, cùng các biển hiệu ghi phẩm trật của những người đi thuyền, được dựng ỉên ở đầu và cuối thuyền. Vì rằng dân tộc này, cũng giống như người Trung Quốc, đã rất ỉạ trong hầu hết quan niệm so với phần lớn các nước khác trên thế giới, nên các du khách luôn luôn ngồi ở phần trước của thuyền. Nhưng vì sẽ ỉà bất ỉịch sự nếu những người chèo thuyền quay lưng lại với du khách, nên họ đã đứng hướng mặt về phía mũi thuyền, đẩy mái chèo ra thay vì kéo mái chèo lại, kiều như vẫn thường làm trong cấc nước phương Tây.
Những người hầu và hành ỉý chiếm phần khoang đuôi thuyền. Những tầu thuyền này được dùng trong công việc buôn bán ở vùng duyên hải và đánh cá. Và những tầu thuyền đi thu ỉượm giống trepan (hải sâm) và
M ổ hình thuyền sử ảụnỷ troncỊ (Ịuân đội thời phong kiến, với các
tay bơi chèo ảọc tbeo mạn và buồng chỉ huy nằm ở vị trí cao nơi
đuôi thuyền. Hiện vật cùa Bảo tàng Dân ịộc học (Hà Nội).
ẢhbỀ--Nguyễn Anh TuẩM. . . =‘ • .Ị
«1
Đóng tbưỵền. Hình vĩ trích troný sách “K ỹ thuậi của người An Nam" của Henri Oỹer, NXB Thế giới 2009.
Thuyền buồm của ẩân chài ở vịnh Hạ Lonỹ. Bưu ảnb Đông Dương đầu thế kỷ 20, Nguồn: beỉỉeiĩìđochitt e.free.fr
Thuyaì tam bàn đậu trên bờ sôn(Ị Honỹ (Hà Nội). Ảnh Aỉbert Kant chụp y\ăm Ì9Í5. Nguồn: belỉeindocbint.free.fr
những chim yến trong quần đảo có tên gọi ỉà Paraceỉs (Hoàng Sa) thuộc nhiều loại được mô tả khấc nhau. Nhiều chiếc trong số đó giống như những thuyền sampan (tam bản) của Trung Quốc, dựng chòi phủ chiếu bạt, cả gia đình thường xuyên ở dưới mái che. Những chiếc khác giống như những chiếc thuyền buồm proa thông dụng của người M ã Lai ở cả thân thuyền lẫn dây chão neo thuyền. Những tầu buôn với người nước ngoài của họ được đóng theo cách thức tương tự như các thuyền mành Trung Quốc, hình thức và cách thức đóng chắc hẳn không được đưa ra làm những mẫu mực hoàn hảo của kỹ thuật đóng tầu biển. Tuy vậy, vì chúng đã từng tồn tại vài nghìn năm nay mà không thay đổi nên chi ít chúng có quyền được kính nể đôi chút về tính cổ xưa của việc phát minh. Củng vì người ta chưa bao giờ có ý định dòng những tầu thuyền này ỉàm tầu chiến, nên không cần thiết nó phải cố tính năng thật mau lẹ đ ể truy đuổi hoặc chạy trển, mà mục đích của chủ tầu chỉ ỉà sự an toàn hơn là tốc độ. Vì cá nhân không có những số vốn lớn đùng trong buôn bán, và người
thương nhân đồng thời là người chủ tầu và nhà hàng hải chỉ huy tầu, một tải trọng hạn chế củng đủ chở số hàng hóa của riêng họ, nên vì thế đ ể khỏi bất tiện, con tầu được chm thành những khoang riêng biệt, sao cho một con tầu có thể thích hợp cho nhiều thương nhân. Những vách ngăn tạo ìỉĩành sự phẫn chia đó gằm có những phiến gỗ dầy tới 2 inch (5cm), được trám bịt kỹ ỉưỡng để đảm bảo cho nước không thể thấm qua được.
82
Mặc dù người ta có thể đưa ra những lời phản đoi chống lại việc phân chia ỉòng tầu, và có thể việc trở ngại khi chất hàng hóa vào tầu ỉà dễ nhận thấy nhất, nhưng không thề phủ nhận rằng nó đã đem ỉại cho chiếc tầu nhiều lợi thế. Một con tầu,r khi đã được củng cố bằng những vách ngăn như vậy, có thể va đập vào tảng đá mà không hư hại nghiêm trọng. Nước rò rỉ vào một khoang ngăn của ỉòng tầu sẽ không gây thiệt ìĩũi cho những hàng hóa đặt trong các khoang ngăn khác. Và bởi vì con tầu được ghép nối chặt chẽ với nhau như vậy; nó sẽ trở nên đủ vững chắc để chịu được một cú va chạm mạnh hơn bình thường. Những người đi biển đều biết rõ rằng, khỉ một con tầu đụng phải mặt đáy, dấu hiệu đầu tiên của sự vỡ ra từng mảnh ỉà khi những gờ mép của sàn tầu bắt đầu bong ra từ hai bên sườn, Nhưng sự tách rời sẽ không bao giờ xẩy ra một khi hãi bên sườn và sàn thuyền đã được đóng ghép chặt chẽ vào nhau bằng những vách ngăn như vậy. Thực vậy, phát minh cổ xưa này của người Trung Hoa ngày nay đang được hải quân Anh áp dụng như một sự thể nghiệm mới. Hơn nữa ở trong nước, nhiều kế hoạch khác cũng được dự kiến nhằm đẩy cho tầu chạy khi trời ỉặng gió, bằng những mái chèo đôi lớn, bằng bánh xe nước đặt hai bên sườn tầu hoặc dưới bụng tầu v à còn bằng nhiều cách thức khác nữa. Tất cả những điều đó, mặc dù được mang tên ỉà những phát minh, nhưng thực ra chúng đã được phổ biến bởi người Trung Hoa từ hơn 2000 năm v ề trước.
(Nhà xuất bản Thế giới 2008, Nguyễn Thừa H ỷ dịch)
Hmm mũi thuyền. Hình ƯĨ trích trong sách "Kỹ thuật cảa người An N am " của Henri Oger, NXB Thế giói 2009.
Ảnh ảưói {trái): Thuyền buồm đi biển, ảnh cbụp của Jean
tìaeỊỊlinỷer năm Ì955.
Ánh ảưới (phải): Thuyền buồm ấạnỹ tam bản của dân chài ở Vịnh Hạ Long. Ảnh Albert Kant chụp ĩiãtn Í9Í6.
NýuồM: belleindocbine.jree.jr
"""