"Văn Hóa Nhân Học Châu Âu - Phạm Minh Thảo & Nguyễn Kim Loan full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Hóa Nhân Học Châu Âu - Phạm Minh Thảo & Nguyễn Kim Loan full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo] Ebooks Nhóm Zalo THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U) Tác phẩm Tuyển dịch Phát hành NXB VĂN HÓA NHÂN HỌC CHÂU ÂU Phạm Minh Thảo & Nguyễn Kim Loan Nhà sách 30 Hàn Thuyên Nhà xuất bản Hồng Đức 2017 —✥— ebook©vctvegroup 11/2019 LỜIGIỚI THIỆU Văn hóa nhân học - một bộ phận quan trọng của văn hóa học, phát triển mạnh ở các nước châu Mỹ đầu thế kỷ XIX. Cho đến nay, xu hướng nghiên cứu văn hóa này ngày càng đạt được những thành tựu to lớn. Bách khoa thư các nền văn hóa thế giới là một bộ sách chứa đựng bao tâm huyết của những nhà nghiên cứu văn hóa nhân học châu Mỹ và của nhóm biên dịch. Với sự tham gia nghiên cứu, điều tra điền dã trong nhiều năm của thập kỷ 90 thế kỷ XX, và sự cố gắng nhiều năm của nhóm biên dịch, Bộ sách sẽ giới thiệu trên 200 nền văn hóa nhân học ở khắp năm châu. Bộ sách gồm 5 tập: - Văn hóa nhân học châu Á. - Văn hóa nhân học châu Âu. - Văn hóa nhân học châu Phi. - Văn hóa nhân học châu Mỹ. - Văn hóa nhân học châu Đại Dương. Văn hóa nhân học lấy chủ thể văn hóa làm căn cứ để xác định một nền văn hóa. Chủ thể một nền văn hóa là một nhóm người hay một cộng đồng được xác định theo nhiều tiêu chí khác nhau, điều này tạo nên sự khác biệt của nhân học văn hóa với dân tộc học. Trong khi dân tộc học chỉ mô tả văn hóa tộc người thì nhân học văn hóa không chỉ mô tả văn hóa tộc người mà còn mô tả văn hóa các nhóm cộng đồng có những đặc thù riêng biệt như văn hóa Digan, văn hóa Hinjia, văn hóa Đông Nam Á ở châu Mỹ, v.v. Sự chọn lựa căn cứ xác định nền văn hóa nhân học đa dạng, linh hoạt này có thế mạnh là cung cấp rất chân thực bức tranh văn hóa của các nhóm, cộng đồng người trên toàn thế giới, lột tả được hết những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa đó. Cách tiếp cận này giúp tránh được nhiều khó khăn khi tìm hiểu những nền văn hóa có tính đặc thù về lối sống, tôn giáo, hay không gian văn hóa. Chẳng hạn, văn hóa các tộc người Đông Nam Á bản địa (các nước Đông Nam Á) rất khác so với văn hóa của người Đông Nam Á ở châu Mỹ. Những nền văn hóa có không gian văn hóa không phải bản địa này đã có sự tiếp biến văn hóa lớn tạo nên một nền văn hóa riêng vừa mang yếu tố văn hóa gốc, vừa tiếp thu văn hóa tại không gian văn hóa mới. Với một khối tư liệu khổng lồ, do gần một trăm nhà nghiên cứu văn hóa khảo sát tại thực địa và mô tả chúng theo một cấu trúc thống nhất, Bộ sách chắc chắn sẽ đóng góp nhiều cho khoa học nghiên cứu về văn hóa tộc người và các nhóm, các cộng đồng người vô cùng đa dạng và phong phú trong cuộc sống ngày nay. Bộ sách không chỉ mang tính khoa học nghiêm túc, nó còn là một cuốn sách lý thú dành cho những người yêu thích tìm hiểu văn hóa nhân loại. Không nơi nào có thể tìm thấy một cách hệ thống và đầy đủ những phong tục tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân loại như trong bộ sách này. Bộ sách ra đời do một số nguyên nhân rất căn bản. Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ sự biến đổi sâu sắc toàn cảnh văn hóa thế giới vào thập kỷ 90, thế kỷ XX. Những biến đối này vẫn tiếp tục tiếp diễn cho đến tận ngày nay. Biến đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa trong bối cảnh hiện đại khiến thế giới biến động và phức tạp hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại. Sự phân tán các nhóm văn hóa tới các vùng trên thế giới đem lại sự đa dạng lớn về hình thức: Trong các quốc gia Đông Phi, những người thuộc 12 nhóm dân tộc khác nhau đã tới cư trú, hình thành nên các đô thị mới; Mỹ và Bắc Mỹ là nơi số lượng người châu Á, châu Mỹ La Tinh có nguồn gốc châu Âu tới nhập cư nhiều nhất; còn ở châu Âu, những người lao động có nguồn gốc Trung Đông và Bắc Phi xuất hiện ngày càng nhiều. Gần với sự di dân này là sự phân tán, phân chia những nhóm văn hóa đã có thời thống nhất, riêng biệt thành hai hoặc nhiều nhóm có quan hệ hoàn toàn khác biệt, lối sống của các nhóm này đã phải thay đổi cho phù hợp với vùng đất mới mà nhóm tới định cư. Ngoài ra, trong hoàn cảnh phục hồi chủ nghĩa dân tộc, các phong trào đấu tranh đòi hỏi tự do chính trị, toàn vẹn lãnh thổ trên cơ sở đoàn kết dân tộc và các yêu sách cơ bản của dân tộc đối với đất nước cũng ngày càng phát triển, là cơ sơ để bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống của các nhóm tộc người. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ chỗ, thế giới đang tồn tại các kiểu mẫu về văn hóa vô cùng đa dạng: văn hóa vùng, nhóm dân tộc, nhóm bản địa, nhóm tôn giáo, nhóm dân nhập cư không bị đồng hóa. Như vậy, không có một tiêu chí riêng hoặc mốc cụ thể nào về văn hóa có thể phân biệt một cách thích đáng hàng trăm nhóm văn hóa nhân học cho phù hợp với kiểu mẫu chung này. Nguyên nhân thứ ba, một nền văn hóa đặc trưng một thời đã được xác định đều có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, mốc có thể xác định nền văn hóa ở một vùng hoặc một thời gian của nhóm tộc người không thể đại diện cho văn hóa ở từng nơi khác nhau trong những thời gian khác nhau. Điều này dẫn tới khái niệm văn hóa nhân học đã mở ra một cách thức mới hợp lý hơn khi nghiên cứu về văn hóa dân tộc. Chính vì những nguyên nhân nêu trên mà Bộ sách Bách khoa thư các nền văn hóa thế giới đã giới thiệu trên 200 nền văn hóa nhân học, chủ yếu dựa trên mấy tiêu chí: Nhân tố thứ nhất - hạt nhân liên kết nhóm chủ yếu là tộc người. Nhân tố thứ hai là môi trường gắn với phong cách sống trong quá trình phát triển lịch sử. Nhân tố thứ ba là tôn giáo, tín ngưỡng. Mỗi nền văn hóa nhân học đều được mô tỏ theo một câu trúc thống nhất, cụ thể: - Tên các tộc người, nhóm người chủ thể nền văn hóa. - Các tên khác của nhóm, tộc người đó. - Môi trường vật chất, lịch sử dân số và số dân, ngôn ngữ. - Lịch sử văn hóa của nhóm tộc người trong mối quan hệ với các nhóm khác. - Kiểu cư trú, thiết kế nhà và vật liệu. - Phân công lao động, cách thức sinh kế, trao đổi sản phẩm, luật lệ và quyền sở hữu, sử dụng đất. - Tính huyết thống, thị tộc, quan hệ họ hàng. - Hôn nhân và đơn vị gia đình cơ bản. Luật lệ thành văn và bất thành văn trong việc xã hội hóa và giáo dục. - Các tổ chức chính trị, xã hội, cơ chế kiểm soát xã hội và cách thức giải quyết mâu thuẫn. - Tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin và hiệu quả tôn giáo. Các nghi lễ. - Nghệ thuật, các đặc trưng của hoạt động nghệ thuật. - Y học truyền thống, ảnh hưởng của y học khoa học. Sau một thời gian đọc tư liệu và cân nhắc, câu châm ngôn “Không gì thuộc về con người lại xa la đối với tôi” đã được nhóm biên dịch lấy làm kim chỉ nam. Vì thế, tiêu chí tuyển chọn của chúng tôi trước hết là các nhóm tộc người không mấy quen thuộc với bạn đọc Việt Nam bởi cho tới nay chưa có nhiều tư liệu phản ánh về chúng. Do đó, trong bộ sách này, những tộc người quen thuộc với độc giả Việt Nam, chẳng hạn tộc Hán, tộc Mãn Thanh của Trung Quốc hay các tộc người tiêu biểu trong văn hóa Việt Nam sẽ không được nhóm biên dịch giới thiệu do đã có nhiều tư liệu khác phong phú và được khảo sát kỹ càng hơn. Một số nhóm tộc người di cư được chúng tôi xếp vào vùng văn hóa khởi nguyên, không xếp vào vùng đất mới mà các nhóm đó di cư đến (chẳng hạn nhóm người Âu ở Mỹ xếp vào văn hóa nhân học châu Âu, nhóm người Đông Á ở Canada và Mỹ xếp vào văn hóa nhân học châu Á) nhằm làm sáng rõ hơn sự biến đổi và bảo lưu các đặc trưng văn hóa nhóm. Với gần 200 nền văn hóa nhân học được trình bày, hy vọng bạn đọc sẽ có cơ hội thâm nhập vào thế giới tâm linh huyền bí, quan sát chiêm nghiệm đời sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ thông qua các phong tục kỳ lạ, độc đáo, tìm hiểu và khám phá những bí ẩn của văn hóa nhân loại. Tập thứ nhất: Văn hóa nhân học Châu Âu sẽ đưa bạn đọc đến với những nền văn hóa có lịch sử lâu đời, tạo ra chiếc nôi cho văn minh nhân loại. Trong bối cảnh hiện nay những gì đã tạo nên bản sắc của các nền văn hóa này? Xin hãy đọc sách. Bộ sách “Bách khoa thư các nền văn hóa thế giới” với 5 tập ứng với Văn hóa nhân học 5 châu hân hạnh được ra mắt độc giả. Nhóm biên dịch TỘCNGƯỜIANH VÙNG ĐẢO LỚN NHẤT THUỘC VƯƠNG QUỐC ANH ✧✧✧ Tên dân tộc học khác: Engl. Nhận diện Anh không giống như Scotland, Wales hoặc Bắc Ireland, không tồn tại căn cứ theo hiến pháp hợp hiến do đó không có các quyền riêng biệt, không có chính quyền và không có khoa học thống kê chính thức. Nhà thờ ở Anh là một tổ chức quan trọng khác biệt. Nước Anh vẫn duy trì một sự khác biệt hoàn toàn trong các môn thể thao (bóng đá, bóng bầu dục và crikê), điều này thể hiện rõ trong chế độ quân chủ, trong tầng lớp quý tộc, trong các cảnh phô trương ngoạn mục, trong nghị trường và trong tình yêu đối với vùng đất này của người dân ở đây. Văn học, thơ ca và nghệ thuật của Anh cũng mang đặc trưng riêng. Cùng với việc phát triển công nghiệp hóa, mở rộng thị trường, tăng nhanh dân số, sự khác biệt của nước Anh dường như không còn giữ được như trước nữa. Tuy nhiên, các biện pháp như khôi phục và bảo vệ các trung tâm thành phố, các vùng quê, các căn nhà đã được xây dựng trước đây gắn với phong trào đòi quyền kiểm soát thực sự và tham gia vào các công việc ở vùng đất này đã giúp cho nước Anh chống lại xu thế bị đồng nhất. Vị trí Nước Anh là vùng đảo lớn nhất, có mật độ dân số cao nhất trong bốn đơn vị hợp thành vương quốc Anh. Nó cũng là vùng tập trung công nghiệp hóa cao nhất. Nằm xa ở bờ biển Tây Bắc vùng lục địa châu Âu, phía Bắc giáp Scotland, phía Tây với xứ Wales. Nó nằm ở khoảng giữa 49°56′ và 55°49 Bắc, 1°50′ và 50°46′ Tây (không tính eo biển Island). Về địa lý, nước Anh rộng 130.863km2 hoặc chiếm 53% vùng đảo thuộc vương quốc Anh, được chia thành vùng đất cao phía trên và vùng đất thấp phía dưới. Theo con đường nối cửa sông Tees và Exe, vùng đất cao phía Tây Bắc là vùng núi và núi đá trong khi vùng đất thấp phía Đông Nam được bao quanh bằng một số ngọn đồi. Nhìn toàn bộ, vương quốc Anh có địa hình chung là 30% đất có thể trồng trọt được, 50% là đồng cỏ, 12% là đất bỏ hoang và đất đô thị, 7% là rừng, 1% là đất đảo có nước. Khí hậu ở đây rất đa dạng, vùng ở giữa là khí hậu ôn hòa. Lượng mưa ở phía Nam là 90cm, Tây Nam từ 105 tới 158cm một năm trong khi phía Đông lượng mưa cao nhất là 63cm một năm. Nhiệt độ chủ yếu trong tháng Bảy ở nước Anh là 16°C, tháng Giêng và tháng Hai là 5°C. Tuy nhiên, phía Bắc vẫn thường lạnh hơn phía Nam. Trong mùa đông ở phía Bắc, có 70 ngày sương giá trong khi ở phía Nam là 13 ngày. Dân số Số dân của nước Anh theo ước tính là 46.186.120 người, chiếm 81,5 % trong tổng số dân của vương quốc Anh. Trong số dân này, tỷ lệ giữa già và trẻ ngày càng tăng lên do tỷ lệ sinh giảm giữa những năm 1921 và 1942 sau đó tỷ lệ sinh lại tăng lên sau chiến tranh thế giới thứ hai. Số dân này chủ yếu là dân sống trong đô thị và vùng ngoại ô. Năm 1921, hơn 40% số người sống trong sáu khu tập trung dân cư lớn nhất ở vùng trung tâm London. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có một phong trào di cư từ trung tâm thành phố ra ngoại ô do vậy số dân trong thành phố giảm đáng kể. Tuy nhiên, mật độ dân số ở nước Anh vẫn cao nhất trên thế giới, trung bình là 840 người trên 1 dặm vuông năm 1981 đối với nước Anh và xứ Wales và tăng cao nhất tới 12.600 người đối với vùng London. Ngôn ngữ Tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu. Xuất phát của ngôn ngữ này thuộc nhóm Tây Đức họ Proto - Ấn - Âu. Những ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với tiếng Anh là tiếng Đức, Netherland và Frisian. Có rất nhiều phương ngữ khác nhau và phương ngữ khác biệt rõ rệt là Lancashire, Cornwall và toàn bộ phương ngữ vùng Đông London. Hệ thống phát thanh, truyền hình và truyền tin đã làm cho sự khác biệt này giảm đi và phong cách ngôn ngữ ở vùng Đông Nam đã trở thành phong cách chuẩn mực. Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt trong cách viết giữa các vùng. Lịch sử và giao lưu văn hóa Mở đầu cho lịch sử nước Anh đánh dấu bằng sự di cư. Người Celt đến vùng này khoảng 2.500 tới 3.000 năm trước. Nước Anh trở thành một phần của đế chế La Mã năm 43 sau Công nguyên. Sau cuộc rút lui của người La Mã năm 410 sau Công nguyên, làn sóng những người Jutes, Angles, Saons đã tràn đến vùng này và thiết lập sự thống trị của họ bất chấp việc người Đan Mạch đã xâm nhập vào vùng này từ thế kỷ VII cho tới thế kỷ XI. Khoảng thế kỷ thứ V sau Công nguyên, thuật ngữ “Engish” (Anh) - “Angelcynn” nghĩa là “dòng họ thánh thần” được dùng để chỉ những người Giecmanh. Khoảng thế kỷ XI, thuật ngữ này bao hàm cả các thành tố Celt và Scandinavian và tất cả các tộc người ở nước Anh, trừ người Norman, những người vẫn duy trì sự tách biệt của họ qua vài thế hệ sau khi họ xâm chiếm vùng này năm 1066. Việc ký hiệp ước Magna Carta năm 1215 đã đảm bảo quyền thống trị qua luật pháp, một điểm đầy tự hào của người Anh. Năm 1301, Edward ở vùng Caernarvon, con trai của vua Edward đệ nhất của Anh đã trở thành hoàng tử xứ Wales. Cuộc chiến tranh hơn 100 năm (1338 -1453) dẫn tới việc đòi phần lớn đất của Pháp bị mất và cuộc chiến tranh Hoa hồng (1455 - 1485) đã dẫn tới chế độ quân chủ Tudor; điều này khiến nền văn minh Anh trở nên khác biệt. Năm 1534, sự độc lập về tôn giáo thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hoàng đã được thiết lập. Dưới sự trị vì của nữ hoàng Elizabeth đệ nhất, Anh đã trở thành một nước có hải quân mạnh nhất, ngày càng mở rộng việc buôn bán và mở rộng các thuộc địa. Năm 1603, James VI người vùng Scotland đã thành công trong việc đoạt ngôi vị của nước Anh và trở thành vua James đệ nhất, hòn đảo của Anh đã được hợp nhất dưới sự thống trị của gia đình hoàng tộc. Sau cuộc nội chiến (1642 - 1649) nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell hình thành nhưng chế độ quân chủ đã được phục hồi năm 1688, xác nhận quyền độc lập tối cao của quốc hội Anh và bản tuyên ngôn nhân quyền của Anh. Cùng với việc thuộc địa hóa ngày càng tăng và quyền lực công nghiệp trong thế kỷ XVIII, vương quốc Anh trở thành một nước có quyền lực trên thế giới, nền công nghiệp của nó vẫn tiếp tục phát triển. Suốt thời kỳ hậu chiến, các chính quyền của đảng Lao động đã thông qua các pháp chế xã hội, quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp và mở rộng an ninh xã hội nhưng chính quyền Thatcher đã đảo ngược tất cả và có xu hướng tăng cường vai trò của các xí nghiệp tư nhân. Từ khi người Norman xâm chiếm vùng này năm 1066, số dân có mối quan hệ thuần nhất đã được duy trì. Tuy nhiên nước Anh vẫn là nơi trú ẩn của những người tị nạn từ Huguenots đến trong thế kỷ XVII cho đến những người Do Thái bị ngược đãi trong thế kỷ XX. Đầu những năm 1950, số dân thuần nhất này lại thay đổi do sự nhập cư của những người Tây Ấn và Nam Á. Đạo luật Nhập cư và việc ngăn cấm tệ phân biệt chủng tộc đã được ban hành song tình trạng căng thẳng về chủng tộc vẫn tồn tại, đặc biệt ở vùng trung tâm London và vùng Tây Midland, nơi có 60% là người di cư. Cư trú Khoảng 90% dân Anh sống ở đô thị và vùng ngoại ô, và chưa đến 3% số dân sống ở nông thôn làm nông nghiệp. Do vậy có một kết cấu xã hội trong các thị trấn, các làng, các thành phố nơi có các nhóm người ở rải rác với mật độ dân số cao. Mặc dầu các vùng đô thị lớn ngày càng lan rộng, nước Anh vẫn còn lưu lại những dấu tích của các trang trại với các làng nhỏ đã bị quên lãng qua các loại cây, bãi trồng cây để làm chất đốt, các hàng rào cây và các cánh đồng. Kiểu định cư ở dây được phân thành bảy phạm trù: khu tập trung các thành phố, thành phố, thị xã, thị trấn, làng, xóm, và các trang trại. Khu tập trung các thành phố chỉ các vùng đô thị có mật độ dân số cao và phức tạp so với các vùng ngoại ô và thị trấn bao quanh hoặc trong một thành phố rộng. Thành phố là một khu rộng có vai trò quan trọng. Khu là thị trấn có sự kết hợp của một vùng đô thị cổ có các đặc quyền đặc biệt do hoàng gia ban (một thành phố có thể có cả thị xã). Một thị trấn có thể có sự liên kết hoặc không có sự liên kết trong một khu tập trung thành phố. Nói cách khác, nó là các khu nhà nhỏ ở tập trung, có một chính quyền tự trị có quyền lớn trong việc định ra mức thuế ở địa phương, tạo các mặt bằng, cải thiện điều kiện vệ sinh hơn là trong các làng. Các làng nhỏ hơn thị trấn và ít có sự độc lập, xóm thường nhỏ hơn làng và không có nhà thờ. Việc khảo sát các kiểu mẫu định cư trong các thị trấn, các làng và các xóm thể hiện một kiểu dạng của việc định cư theo kế hoạch và không có kế hoạch gắn với các ngôi nhà được xây dựng với một khoảng cách cân đối hoặc tùy tiện ngẫu nhiên. Các kiểu định cư này có thể tập trung quanh một vùng trung tâm, có cấu trúc riêng với các con đường hoặc đường làng nhỏ, dài hẹp dọc hai bên cánh đồng. Nhìn chung các trang trại thường là trang trại của gia đình. Sinh kế và các hoạt động trao đổi Theo các mục đích, nước Anh được phân thành tám vùng nhưng nó cũng có thể nhóm họp lại thành bốn vùng gồm phía Bắc, Midlands, Đông Nam, và Tây Nam. Ở phía Bắc có khoảng 1/3 số đất và 1/3 số dân. Mặc dầu có một số trại chăn nuôi và sản xuất sữa, việc phân chia này vẫn mang tính công nghiệp cao, chiếm 35% lực lượng lao động sản xuất ở Anh. Phần lớn các thành phố đều gần các khu khai thác than. Các ngành công nghiệp cổ xưa và ổn định đang suy giảm dẫn đến nạn thất nghiệp. Sự di trú trong một vùng rất cao mặc dù vậy số dân ít ỏi ở vùng đó vẫn tăng lên. Vùng Midland có khoảng một nửa số công nhân trong vùng làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo ô tô, các mặt hàng kim loại và các sản phẩm khác. Khoảng 3% số công nhân đó làm việc trong các mỏ than, mỏ sắt và 1,5% số công nhân làm việc trong các trang trại. Phổ biến nhất là các làng đã được chuyên biệt hóa (làm khóa ở Wilenhal, làm kim và móc ở Riditch). Ở vùng Đông Nam, hơn 60% số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp dịch vụ như xây dựng nhà và các công trình công cộng. 32% làm việc trong lĩnh vực sản xuất và gần 2% làm nông nghiệp. Các thiết bị điện, máy móc, giấy, in ấn, xuất bản là những ngành công nghiệp hàng đầu. Phía Tây Nam có số dân ít hơn. Các trang trại sản xuất sữa là chủ yếu và lực lượng lao động chiếm 32%. Nhiều người ở vùng đó đã về hưu và du lịch đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp vẫn rất cao. Thực chất, nước Anh đang phát triển thông qua một quá trình thay đổi. Trong thế kỷ XIX, ở phía Bắc, một vùng trước đây lạc hậu và không phát triển đã trở thành vùng “chế tạo máy móc trên thế giới”. Khi vương quốc Anh mất đi sự nổi tiếng về kinh tế trên thế giới thì vùng phía Bắc cũng mất đi tầm quan trọng của nó và quyền lực chuyển về vùng Đông Nam. Kỹ nghệ Lực lượng lao động ở Anh chiếm 1/2 trong các ngành công nghiệp dịch vụ trong khi đó, 1/3 số công nhân vẫn làm việc trong các ngành sản xuất và là kỹ sư. Số còn lại làm trong nông nghiệp, xây dựng, mỏ và năng lượng. Thương mại Có ba kiểu buôn bán trong các cộng đồng ở nước Anh. Tổ chức truyền thống nổi tiếng nhất là khu chợ trung tâm bao trùm lên nhiều lĩnh vực và không hạn chế. Chợ có nhiều cửa hàng bán đủ mọi thứ từ cá đến quần áo. Trong các vùng lân cận cũng tập trung nhiều cửa hàng đặc biệt bán tạp phẩm, cửa hàng thịt, cửa hàng bán sách báo, các kho trữ hàng và cửa hàng bán đường. Từ năm 1970, một loạt các xí nghiệp sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các đồ tạp phẩm đã phát triển và ngày càng mở rộng. Phân công lao động Phân cấp và phân công lao động có biến động rất nhỏ. Trong sản xuất, các công việc chuyên môn tùy thuộc vào kỹ năng và sự phân chia giai cấp, người chủ có quyền đối với những người làm thuê. Việc phân công lao động theo giới tính ngày càng giảm sút nhất là trong lĩnh vực lao động gia đình. Ý thức giai cấp giảm sút gắn với tính hay thay đổi của tầng lớp trẻ có chuyên môn trong các đô thị đang trở thành một kiểu mẫu chính. Sử dụng đất Đất đai ở Anh là sở hữu của cá nhân. Nhóm gia tộc Nhóm gia tộc quan trọng nhất là gia đình mở rộng, nhìn chung bao gồm tất cả họ hàng. Mặc dầu dòng tộc không được xét đến một cách nghiêm ngặt nhưng tên họ của một gia đình thường theo dòng cha. Tuy nhiên, các mối quan hệ thông qua dòng tộc của mẹ trước đây vẫn được thừa nhận. Các mối quan hệ thân tộc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua khu vực cư trú, qua từng giai đoạn trong cuộc đời con người và thông qua mối quan hệ họ hàng ruột thịt. Thực tế, mối quan hệ của mẹ và con gái là phổ biến và thường xoay quanh các hoạt động gia đình là chủ yếu. Các thành viên khác trong nhóm thân tộc cũng được tính đến nếu họ sống gần nhau. Tuy nhiên, những người hàng xóm vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết và hỗ trợ xã hội, mối quan hệ bạn bè vẫn thường được duy trì sau khi một người đã đi xa. Hôn nhân Việc nhấn mạnh đến địa vị trong hôn nhân ngày càng giảm trong mấy thập kỷ qua. Địa vị và sự tôn quý ngày nay được xác định thông qua nghề nghiệp, ngược lại trước đây, địa vị và sự tôn quý của một người thường tập trung vào việc người đó đã có gia đình và có con. Ngày nay nhiều người trì hoãn việc kết hôn và có con cho đến khi có một nghề nghiệp vững chắc. Nhìn chung, các cuộc hôn nhân thường là do sự lựa chọn của đôi bên nam nữ. Việc phá thai là hợp pháp và việc ly dị được chấp nhận, cả hai điều này đều đang tăng lên trong kỷ nguyên hậu chiến. Đơn vị gia đình Gia đình hạt nhân là đơn vị gia đình phổ biến nhất, gồm cha mẹ và những đứa con chưa đến tuổi thành niên. Trong những thời kỳ nhà cửa khan hiếm, các đôi vợ chồng trẻ thường ở cùng gia đình nhà vợ là tình trạng rất phổ biến. Ở nơi cư trú của dòng tộc, người con trai trưởng là người được ở trên vùng đất của người cha trong khi con cháu của người quá cố cư trú ở một nơi khác. Thừa kế Theo truyền thống, thừa kế thường được xác định theo dòng cha. Giai cấp quý tộc duy trì tài sản của mình thông qua hệ thống trưởng nam thừa kế. Tất cả các tài sản đều thuộc về người đó. Những người con trai khác bắt buộc phải phục vụ trong quân ngũ, phục vụ cho nhà thờ, tham gia kinh doanh hoặc phải chịu cảnh tối tăm nghèo khổ. Ngày nay, việc thừa kế tùy thuộc vào ý muốn của người có tài sản để lại. Người có tài sản sẽ định ra việc thừa kế thông qua ý thích hoặc di chúc của mình. Nếu người có tài sản không có ý định gì thì việc chia thừa kế có thể do tòa án giải quyết. Xã hội hóa Cha mẹ, những người ngang vai với cha mẹ và những người trung gian là ba yếu tố ảnh hưởng đầu tiên trong việc xã hội hóa. Cha mẹ có thể kỷ luật con cái nhưng việc trừng phạt về thể xác là điều không được chấp nhận. Sự định giá những người ngang vai với cha mẹ là một điều rất quan trọng đối với trẻ em Anh. Truyền hình, video, nhạc Roc, quảng cáo và các hình thức khác của văn hóa truyền thông có ảnh hưởng rất mạnh đến trẻ em. Tổ chức chính trị xã hội Nước Anh là một nước theo chế độ quân chủ lập hiến, ở đây không có các văn bản thành văn về hiến pháp, về luật và các quy định chung nhưng trong thực tế, vẫn có sự cai trị điều hành. Quốc vương là người đứng đầu quốc gia và kiểm soát các tổ chức hành pháp. Thủ tướng đứng đầu chính phủ và có một nội các. Lĩnh vực luật pháp là quốc hội với hai nghị viện gồm thượng viện và hạ viện, quyền lực trước hết thuộc hạ viện. Có một hệ thống tòa án và thượng viện giữ vai trò cao nhất. Trong xã hội Anh, giai cấp quý tộc “nhóm mới”, tầng lớp trung lưu và giai cấp công nhân là ba đơn vị xã hội đầu tiên. Tầng lớp quý tộc có đất là tầng lớp quý tộc duy nhất. Kế đó, tầng lớp quý tộc là nhóm mới hình thành do làm giàu. Trong thế kỷ XIX, tài sản không mua được quyền lực bởi nó được tập trung vào trong tay giai cấp quý tộc. Tuy nhiên, giai cấp quý tộc đã đánh mất sự độc quyền về quyền lực của mình. Hiện nay, phần lớn những người Brito tự coi mình hoặc thuộc tầng lớp trung lưu hoặc tầng lớp lao động. Điều khiến một người thuộc một trong hai giai cấp ấy có nhiều nguyên nhân rất khác nhau nên sự giàu có về kinh tế và nơi ở đã không còn là dấu hiệu phù hợp chỉ rõ một con người thuộc giai cấp nào. Cũng như vậy, tầng lớp trung lưu đang tan rã thành những nhóm riêng biệt tự xác định, đối lập với các nhóm khác. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ trung ương, nước Anh được phân thành các thành phố tự trị, các hạt và các vùng theo đơn vị bầu cử quốc hội. Năm 1974, các khu thành phố được tách ra khỏi các hạt và được gọi là các hạt trung tâm. Kiểm soát xã hội Hệ thống tòa án, ý thức truyền thống, các quan niệm phổ biến và tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng đã thúc đẩy sự tuân thủ và giải quyết xung đột trong xã hội Anh. Xung đột Từ khi nước Anh thoát khỏi sự xâm lược của người Norman, không còn một sự thù oán tập trung vào một số nhóm đặc biệt nào đó nhưng vẫn còn sự oán hận đối với người Đức do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới. Các cuộc xung đột nội bộ cũng đã diễn ra với người ở phía Bắc Ireland. Các xung đột này bắt đầu năm 1968 gắn với các cuộc biểu tình của tín đồ Thiên Chúa giáo, những người bị đối xử phân biệt trong việc thực hiện quyền bầu cử, trong vấn đề nhà ở và việc làm. Tình trạng bạo lực và khủng bố ngày càng tăng giữa quân đội của nước Cộng hòa Irish, các nhóm theo đạo Tin Lành, cảnh sát và quân đội Anh. Sự căng thẳng về vấn đề chủng tộc giữa cộng đồng người Anh da trắng với người Tây Ấn và người Nam Á mới đây đã phát triển nhưng sự căng thẳng này không phải là do tệ nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực gây ra. Tín ngưỡng và người thực hành tôn giáo Mặc dầu nước Anh là một nước mang tính thế tục hóa nhưng khoảng một nửa số dân vẫn thực hiện lễ rửa tội ở nhà thờ Chính giáo. Tuy nhiên, chỉ có 10% người chịu lễ ban thánh thể. Những người theo đạo Thiên Chúa giáo La Mã là 6 triệu người, số còn lại theo giáo phái Rửa tội hoặc hội Giám lý. Ngoại trừ các vùng có người Irish định cư ở phía Tây Bắc, các tôn giáo đều tồn tại dung hòa lẫn nhau. Dấu vết nhà thờ ở Anh còn lưu lại cho thấy sự xuất hiện của những người theo Thiên Chúa giáo ở vương quốc Anh suốt thế kỷ thứ hai. Các nhà thờ này lưu giữ phần lớn truyền thống của đạo Thiên Chúa trong khi vẫn bám lấy các nguyên tắc cơ bản của phong trào Cải cách. Nó xóa bỏ chế độ giáo hoàng La Mã trong triều đại của Henry VIII (1509 - 1547). Nhà thờ đã suy yếu đi do sự đàn áp và tác động mạnh mẽ của người Puritan. Tuy vậy, nó vẫn duy trì được chế độ giám mục trong chính quyền gắn với hoạt động của chế độ quân chủ với cương vị là người đứng đầu việc thế tục hóa trong nhà thờ Anh. Tổng giám mục vùng Canterbury vẫn nổi tiếng trong việc thực hành nghi lễ. Nghệ thuật Nước Anh có một nền văn học, sân khấu và kiến trúc rất phong phú và độc đáo. Trong văn học, các nhà văn thường có xu hướng tập trung mô tả các vùng riêng biệt của họ còn trong các tác phẩm kịch, họ thường thích gắn với cuộc sống của nước Anh. Trong kiến trúc, người Anh vay mượn từ các nền văn hóa khác nhưng họ đã biến các quan niệm thành phong cách đặc trưng riêng của mình. Nước Anh cũng đã trở thành một nước dẫn đầu trong văn hóa bình dân gắn với các nhóm nhạc nổi tiếng trên thế giới. London là trung tâm sân khấu nói tiếng Anh trên toàn thế giới. Y học Dịch vụ chăm sóc y tế của nước Anh có chất lượng cao. Tuy nhiên, hệ thống này đã giảm sút ở một số nơi dưới sự cai trị của chính quyền Thatcher và hoạt động y tế tư nhân đang ngày càng phát triển. Cái chết và kiếp sau Trong nhà thờ Chính giáo Anh, những việc được thực hiện khi có người chết rất huyền bí. Tuy nhiên, những người theo giáo phái Anh tin rằng con người sẽ “được Chúa đón nhận vào vòng tay ngài và điều này cũng có nghĩa là con người sẽ trải qua những thời khắc ngắn ngủi và trải qua mối quan hệ gần gặn với Chúa không giống như những gì họ đã trải qua trong cuộc sống trước đây. Tang lễ sẽ được các thầy tu và mục sư tiến hành một hai ngày sau khi một người nào đó chết đi. TỘCNGƯỜIALBAMAN (ANBANI - NAM ÂU) ✧✧✧ Tên dân tộc học khác: Albanois, Arbereh, Arnuts, Arvanits, lllyrians, Shiptare. Nhận diện Cái tên “Albanian” bắt nguồn từ tên một thị trấn cổ ở vùng Albanopolis do Ptolemy ở thế kỷ II sau Công nguyên và ngày nay vùng này nằm trong vùng đất của Albania. Xét về từ nguyên học thì cái tên này bắt nguồn từ một từ trong tiếng La Tinh - albus - (trắng) một từ có khả năng chỉ những người da trắng ở gần một dãy núi. Cái tên “Arberesh” xuất phát từ tiếng Albania arber, một từ chỉ người Albania ở nước Italy. Tên gọi “Arbanit”, “Arvanit” là tên gọi những người Albania gốc Hy Lạp, do biến đổi từ tên “Arberit” bắt nguồn từ cách gọi của người Ottoman giống như “Albanoi” là tên gọi người Albania xuất phát từ tiếng Pháp - đó là những cách gọi có nguồn gốc từ xa xưa. “lllyrianss” là tên chỉ những người dân bản địa sống chủ yếu trên lãnh thổ của Albania hiện nay từ thời kỳ Đồ sắt và đôi khi nó được sử dụng trong văn học Albania như một cách thể hiện về “tổ tiên người Albania”. Còn tên gọi “Shiptare” - “những đứa con của chim đại bàng” là cách tự gọi mình của chính những người chỉ sống ở vùng cao nguyên phía Bắc và ở nước Albania hiện nay, cái tên này là tên dân tộc học chính xác để chỉ những người Albanian. Vị trí Nước Albania hiện nay có diện tích là 28.748km2, nằm giữa 39°38′ tới 42°39′ Bắc và 19°16′ tới 21°4′ Đông, đường biên giới bao quanh là các biển Adriatic và Ionian ở phía Tây, Montenegro, Serbia và Macedonia ở phía Bắc và phía Đông, Hy Lạp ở phía Nam. 76% vùng Albania là đồi và núi, 23,4% là vùng đồng bằng. Vùng đồng bằng ven biển và vùng chân các dãy đồi là khí hậu Địa Trung Hải. Vùng núi nằm sâu trong lãnh thổ Albania là khí hậu lục địa mùa hè khô, mát mẻ, mùa đông lạnh và có tuyết. Dân số Năm 1990, có khoảng 3,25 triệu người Albanian sống ở Albania, 35% trong số đó sống ở thành thị. Tỷ lệ tăng dân số là 2% một năm, tỷ lệ sinh cao nhất trung bình là 24% trên 1000 người. Đây là vùng có dân số trẻ nhất châu Âu. Tuổi thọ trung bình của đàn ông là 69, của phụ nữ là 74. Hơn 1/3 số người Albanian sống bên ngoài lãnh thổ chính trị của Albania; số dân này đã được tập trung lại sau chiến tranh Ban Căng năm 1913. Hơn 2 triệu người Albania sống ở Kosovo và Cộng hòa Serbia, Nam Tư và các vùng Tshamaria (Epirus thuộc Hy Lạp), Peloponnesos, Thrace, vùng Macedonia thuộc Hy Lạp và trên các đảo thuộc Angistri, Euboea, Hydra, Poros, Spetsai v.v... Cũng có khoảng 100.000 người khác sống ở phía Nam Italy và Sicily, họ là con cháu của những người vùng Ottoman, đến đây tị nạn tôn giáo ở các thế kỷ XV, XVI. Hàng nghìn người Albanian mới gần đây (1990-1991) là những người tị nạn chính trị tới các vùng Hy Lạp, Italy, và các vùng khác ở Tây Âu. Cũng có một số người Albanian ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nga và Mỹ. Ngôn ngữ Albanian là ngôn ngữ duy nhất của một nhánh thuộc ngôn ngữ Ấn - Âu. Có hai phương ngữ chính và tên nó cũng là tên của hai nhóm vùng lớn ở Albania, đó là hai tổ chức mang truyền thống xã hội khác nhau; nhóm phương ngữ Tosk chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Nam vùng sông Shkumbin và nhóm phương ngữ Gheg chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Roman, Hy Lạp, Slavơ ở phía Bắc. Ngôn ngữ chính thống của người Albanian hiện nay đã được định ra từ giai đoạn năm 1908 tới năm 1912, do kết quả của quá trình hợp nhất dân tộc. Đó là ngôn ngữ đã được tiêu chuẩn hóa dựa trên các kiểu dạng của phương ngữ Tosk và dựa trên việc giới thiệu các chữ cái La tinh. Cư trú Ngày nay, 35,5% số dân Albanian sống ở đô thị, 64,5% sống ở nông thôn. Tỉ lệ đô thị hóa rất thấp có lẽ là do kết quả của việc nhà nước cấm di chuyển, nhiều cuộc hôn nhân ở các vùng đã dẫn tới rất nhiều phụ nữ Albanian đến sống ở các vùng đô thị. Khoảng 80% số dân hiện nay sống trong các căn hộ được xây dựng trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Ngoài thủ đô Tirana, các vùng trung tâm quan trọng khác là Durres (cảng biển chính), Shkoder Elbasan, Vlore và Korce. Trong các làng thời kỳ tiền xã hội chủ nghĩa, làng gồm các nhóm hộ gia đình được bao quanh bằng các trang trại và các vùng đồng cỏ. Ảnh hưởng của đế chế Ottoman có thể thấy rõ qua các căn nhà có hàng rào bao quanh với các bức tường đá vì những lý do tôn giáo và việc sử dụng các bức tường đá xuất phát từ mục đích phòng thủ. Một kiểu nhà điển hình của người Albanian là Kula, nhà dựng bằng đá với nhiều cửa sổ, sàn thấp, các cửa ở phía trên thường đóng do sợ bị cướp bóc, bị những kẻ bên ngoài tấn công và hơn hết thảy là sợ mối thù truyền kiếp. Ở các vùng đồng bằng, các ngôi nhà thường chịu ảnh hưởng của kiến trúc Italy. Sinh kế và các hoạt động trao đổi Gia đình mở rộng là đơn vị kinh tế cơ bản gắn với tài sản và việc tổ chức lao động. Các sản phẩm dư thừa được đem bán ở các chợ xa để đổi lấy vũ khí, các đồ nghề dùng trong gia đình, v.v... Trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa, nông trại và các đàn gia súc đều được tập thể hóa, nhiều người dân trong làng đã đi làm trong các xí nghiệp của nhà nước. Việc tư nhân hóa được bắt đầu vào những năm 1980 sau khi việc tập thể hóa đất đai khiến những người nông dân giết hàng loạt gia súc. Do vậy, chính phủ đã phải cử xuống các làng các đội kinh tế, gồm những người công nhân. Họ bán các sản phẩm dư thừa của họ trong các cửa hàng bằng giá của nhà nước. Từ năm 1990, việc chuyển sang kinh tế thị trường tự do vẫn tiếp tục. Sản lượng công nghiệp suy giảm 50% trong năm 1991. Các cuộc đấu tranh, đặc biệt trong các mỏ rất phát triển, tỉ lệ 6% những người thất nghiệp là đặc điểm chính trong điều kiện một nền kinh tế không ổn định. Lịch sử và giao lưu văn hóa Các bằng chứng về khảo cổ và thời kỳ tiền sử trong việc định cư của người lllyrians trên lãnh thổ Albania đã được xác định từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Thoạt đầu, do chịu ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp cổ, người lllyrians đã phụ thuộc vào đế chế Roman năm 168 trước Công nguyên. Từ thế kỷ IV tới thế kỷ VI, họ đã phải chịu đựng cuộc xâm lược của người Hun và người Gothic.Từ thế kỷ VI, người Slavơ bắt đầu tới định cư ở vùng lãnh thổ của người lllyrians, trên các vùng đồng bằng ở Kosovo, những người dân ở đây đã rút về sống ở miền núi và từ đó vấn đề do lịch sử để lại đã tạo nên sự tranh chấp vùng lãnh thổ hiện nay giữa người Serb và người Albanian ở Nam Tư. Từ năm 750, vùng này thuộc quyền kiểm soát của Byzantine, từ năm 851 tới năm 1014, vùng này thuộc về đế chế Bulgar. Sau này, nó trở thành vùng của người Norman (1081 - 1185) và của người Neapolitan (năm 1271). Tiếp theo, nó trở thành một phần của đế chế vĩ đại Xecbi từ năm 1334 tới 1347 dưới quyền kiểm soát của Stefan Dusan. Sau đó người Venice tiếp quản vùng này cho tới năm 1393 khi đế chế Ottoman tiếp nhận, cuối cùng vùng này tuyên bố độc lập năm 1912. Ngày nay Albania là một vùng có mối quan hệ dân tộc thuần nhất xét về dân tộc học. Năm 1976, hiến pháp của Albania đã công nhận các tộc người thiểu số nằm trong quốc gia, đảm bảo quyền cho các tộc người này về ngôn ngữ, văn học dân gian, truyền thống nhưng không đảm bảo về tôn giáo. Người Hy Lạp (chiếm 5,2%) sống ở vùng Epius thuộc Albania. Hàng nghìn người Hy Lạp gốc Albania đã dời tới vùng Greece từ cuối năm 1990 vượt qua đường biên giới đã thực sự đóng cửa trong vòng mấy thập kỷ. Người Roman ở vùng bán đảo Balkan (chiếm 0,5%) cũng như các nhóm Aromun hoặc Vlach cũng được xem như là một nhóm thiểu số đã bị đồng hóa. Sinh hoạt theo kiểu du cư trước đây đã chấm dứt thông qua việc hạn chế sự lưu động của họ sau chiến tranh thế giới thứ hai khi biên giới chính trị đã bị đóng kín và thông qua tập thể hóa nông nghiệp của chính quyền xã hội chủ nghĩa, ở thế kỷ XIII, những người dân du cư và thợ thủ công người Vlach cùng các thương gia đã lập nên thủ đô của họ, Voskopoja, ở phía Nam Albania, vùng mà vào thế kỷ XVII, XVIII đã trở thành trung tâm thương mại quốc tế và giao lưu văn hóa (gắn với Venice, Vien, Budapest) cùng với các tầng lớp có học thức. Hơn 100.000 người Vlash vẫn được ghi trong các tài liệu của Albania liên quan đến sự thay đổi trong thế kỷ XX. Ở vùng này cũng có các nhóm người Macedonia (chiếm 0,4%) và Montenegrin (chiếm 2%). Người Digan (chiếm gần 2%), cả hai nhóm Sinti và Roma đều bị buộc phải định cư ở vùng thấp lâu dài. Trong các thành phố, họ sống trong các căn hộ tập thể hoặc các căn hộ riêng biệt rải rác mặc dầu người ta vẫn có thể tìm thấy 1/4 số dân Digan này cư trú đơn lẻ ở các nơi. Những người thợ rèn, đan giỏ, thợ thiếc ngày nay đều được thuê làm các việc như quét dọn đường phố, làm đường và họ giữ một địa vị không quan trọng trong xã hội. Có một số người Black (Arigi gốc Albanian) con cháu của những người nô lệ Ottoman cũng sống ở Albania. Nhiều người Do Thái đã từ Albania tới Israel tháng Một năm 1991. Mỹ nghệ Trước đây, các trung tâm đô thị và các con đường bất kỳ trong thành phố là nơi mà người thợ thủ công và các nghệ nhân bán đủ các loại hàng làm từ gốm, kim loại và gỗ chẳng hạn như các dụng cụ sử dụng trong gia đình và sản xuất nông nghiệp, dụng cụ âm nhạc, tượng thánh ở các vùng theo đạo chính thống ở phía Đông, các đồ dùng bằng sắt, các vật chạm bằng vàng, bạc, các sản phẩm thêu, may mặc. Phong cách Ottoman đã ảnh hưởng tới việc chạm khắc trên cây gậy chăn cừu của họ. Người nông dân thì chạm khắc các thìa bằng gỗ, tẩu thuốc, con quay để kéo sợi, suốt, các dụng cụ âm nhạc như sáo, cilteli (một loại đàn măng đô lin có hai dây), lahuta (một loại đàn có một dây). Một số vùng còn nổi tiếng về trang trí chạm khắc ghế gỗ, làm nôi, làm rương hòm cho cô dâu. Phụ nữ thường làm các đồ dùng cần thiết trong gia đình và ở nhiều vùng đô thị hoặc nông thôn, họ đem bán các mặt hàng đó ở chợ đặc biệt là hàng dệt. Thương mại Cho tới khi Constantinople sụp đổ năm 1453, con đường thương mại quan trọng giữa Rome và Byzantium, Via Egnatia đều đi qua Durres. Vào thế kỷ XIX, các công dân Vlach và Hy Lạp chính thống ở phần đất phía Nam của Albania đã buôn bán với đế chế Ottoman và các trung tâm kinh tế ở phía Bắc lúc đó là Shkoder và Prizen (ngày nay là Kosovo). Mối quan hệ kinh tế với Nam Tư chấm dứt hai năm sau khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Albania ra đời năm 1946. Từ năm 1949, Albania trở thành thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế Liên Xô - Đông Âu và Liên Xô đã trở thành bạn hàng quan trọng nhất của Albania cho tới năm 1961 khi mối quan hệ này bị đoạn tuyệt. Trung Quốc đã hỗ trợ về kinh tế cho Albania từ năm 1961 tới năm 1968 cho tới khi mối quan hệ này chấm dứt và các chuyên gia Trung Quốc đã rút về nước. Trong những năm gần đây, Albania đã xuất khẩu một loạt các loại quặng và kim loại (chủ yếu là quặng sắt và crom), các sản phẩm về điện, gas, các sản phẩm nông nghiệp, một số thực phẩm chế biến từ cá, hàng dệt và hàng thủ công, vật liệu xây dựng, nhựa và thuốc lá. Thóc lúa, các mặt hàng sang trọng, máy móc, xe cộ, các sản phẩm hóa chất và điện cơ khí đều phải nhập khẩu. Nguyên tắc “Không nhập khẩu nếu không xuất khẩu” đã được hiện thực hóa cho tới năm 1987 là xu hướng nhằm đảm bảo chủ quyền tuyệt đối về kinh tế. Cùng với việc suy giảm nền kinh tế Tây Âu - những bạn hàng quan trọng của Albania - và cùng với việc đó là nạn hạn hán và hệ thống kế hoạch chủ yếu rất không năng động đã dẫn tới sự thiếu hụt các mặt hàng dịch vụ. Từ tháng Chín năm 1991, các chương trình Liên minh châu Âu đưa ra khiến Albania tránh được các phong trào tị nạn. Phân công lao động Nhìn chung, đàn ông trong các nhóm thị tộc thường làm các việc về nông nghiệp và chăn nuôi. Lùa súc vật lên núi chăn thả và săn bắn cũng là các công việc theo mùa của người đàn ông. Phụ nữ thường cai quản việc nhà, làm các sản phẩm nhỏ để sử dụng trong gia đình như các sản phẩm đan lát, may thêu và các sản phẩm này cũng được sử dụng để làm của hồi môn. Ngoài ra, họ còn tham gia làm nông nghiệp và chăm sóc trẻ em. Khi một gia đình có mối thù hận, gây nên chuyện đổ máu, người đàn ông thường đi trốn và người phụ nữ lúc đó sẽ cai quản mọi việc. Người chủ gia đình được phép có một con ngựa để thay mặt cho gia đình đi giao dịch với bên ngoài, người đó có quyền quyết định việc tổ chức lao động của tất cả những người trong cùng một dòng tộc theo phụ hệ, chỉ định một người phụ nữ cũng có quyền quản lý như mình, đó là “bà chủ nhà” (không nhất thiết phải là vợ), người phụ nữ này cũng phải chịu trách nhiệm phân công lao động cho tất cả những người phụ nữ trong gia đình. Thực tế, nguyên tắc này thường tạo nên và bổ sung thêm gánh nặng cho người phụ nữ bởi lẽ trong cuộc sống cộng đồng, họ thường phải làm việc như nam giới để tạo nên các sản phẩm nông nghiệp và mỹ nghệ, phải có nghĩa vụ của một người dân và phải phục vụ cho các công việc mang tính quân sự. Trong cuộc sống riêng tư, họ cũng không được giải phóng dẫu có các chính sách cơ bản về giải phóng phụ nữ và điều này thường nặng về lý thuyết hơn là được vận dụng trong thực tế. Sử dụng đất Trong xã hội thị tộc, đất đai là của chung thị tộc và ở từng khu vực là sở hữu theo dòng cha trong một hộ gia đình mở rộng. Trong vùng đồng bằng, các điền trang lớn (cililics) đã phát triển khi các làng độc lập cuối cùng đã gia nhập vào hệ thống bảo trự trong các giai đoạn của đế chế Ottoman. Cùng với việc suy yếu của đế chế này gắn với giai cấp thống trị phong kiến vùng (các thống đốc), người Albanian đã cải đạo sang đạo Hồi và có vị thế lớn trong hệ thống hành chính của Ottoman, hệ thống này đã mở rộng quyền lực của họ và kiểm soát những người nông dân theo Thiên Chúa giáo chính thống như là những người làm thuê. Tầng lớp quý tộc trong các gia đình theo hôn nhân nội giao ngày càng phát triển. Nổi bật nhất từ năm 1788 là gia đình Bushaliti, một gia đình có tài sản lớn ở khắp vùng Shkoder thuộc miền Bắc Albania và gia đình Ali Pasha ở Tepelena (1785-1822) với một vùng đất đai tập trung lớn ở nơi ngày nay là Hy Lạp và vùng Epirus thuộc Albania. Trong khu vực này, quanh thành phố Tirana tới các quận miền núi ở sát bên cạnh thuộc Mati, hai hệ thống nói trên đã kết hợp lại và một hệ thống tổng hợp trong việc sử dụng đất đai đã rất phát triển. Những người chủ gia đình được xem như các thống đốc và trong một số vùng, việc sử dụng đất đai phụ thuộc vào các gia đình có nhiều tài sản nhưng nhìn chung đất đai vẫn còn là của chung cộng đồng trong từng thị tộc khác biệt. Giới lãnh đạo người Albania bị tước đoạt quyền lợi sau chiến tranh năm 1946, đất đai liên quan đến chủ nghĩa xã hội được phân chia cho nông dân trước đây bị lệ thuộc vào chủ nô. Sau này, đất đai được tập thể hóa và quốc hữu hóa thành nông trang của nhà nước dầu hoạt động này bị chậm trễ trong một vài vùng ở miền núi do ở đây cơ sở hạ tầng chưa phát triển và người dân chống lại việc quốc hữu hóa. Mọi người dân đều được đưa vào trong một tổ chức tập thể, thoạt đầu là ở các làng đơn lẻ, sau đó là trong các nhóm ở trong làng. Từ khi chủ nghĩa xã hội tan rã ở đây, quá trình tư nhân hóa đất đai bắt đầu phát triển và gắn với nó là vô số các xung đột, mâu thuẫn. Nhóm gia tộc và các thế hệ Xã hội thị tộc Gheg vẫn còn kéo dài cho tới tận những năm 1950 ở phía Bắc Albania. Đó là các dòng tộc cùng một cộng đồng đôi khi còn có chung một ông tổ huyền thoại và được tổ chức thành một thị tộc bào tộc theo hôn nhân ngoại hôn hoặc thành một fis tìm thấy trong rất nhiều làng. Các dòng tộc này có thể hiểu là thế hệ các “anh em trai” hoặc vellezerri bao gồm một loạt các hộ gia đình mở rộng trong cộng đồng được coi là shpi hoặc shtepi (có nghĩa là “nhà”). Mỗi hộ gia đình này gồm các gia đình hạt nhân của các anh em trai, có hộ lên tới chín gia đình. Phả hệ được hiểu ngầm như một cái cây, và theo sự hồi tưởng cẩn thận từ trên xuống dưới truyền qua các thế hệ thông qua các bài hát anh hùng ca, các câu chuyện kể từ một thần thoại cổ xưa. Thuật ngữ gia đình Mối quan hệ gia tộc được xác định theo dòng máu và trẻ em chỉ được tính theo dòng cha. Quan hệ gia tộc của người vợ, người mẹ chỉ là quan hệ của người đó với gia đình của cha mẹ mình, cha và anh trai sẽ có trách nhiệm đối với con (em) gái cho đến khi người phụ nữ đó đi lấy chồng. Như vậy, anh em và con trai của một người phụ nữ được gọi bằng những từ đặc biệt còn hình như không có các thuật ngữ chỉ mối quan hệ gia tộc rõ rệt đối với con cái của chị em gái với anh em trai. Tất cả anh chị em họ theo dòng mẹ, anh em họ chéo cũng như anh em họ theo quan hệ song phương đều có khả năng kết hôn với nhau nhưng tất cả anh em họ theo dòng cha thì không được kết hôn vì theo quan niệm của họ, đấy là sự loạn luân. Trong một hộ gia đình mở rộng theo truyền thống, anh em họ theo dòng cha dù ở bất kỳ thế hệ nào đều được gọi là anh (em) trai, chị (em) gái, các bác theo dòng cha dù ở bất kỳ thế hệ nào ngang vai với cha hoặc với bác của cha cũng được gọi là cha và bác. Khi người cha và người mẹ đã quá già thì anh em trai và chị em gái của cha mẹ, cũng được gọi là cha mẹ. Như vậy, hệ thống thuật ngữ chỉ mối quan hệ gia tộc ở đây chỉ xác định được những nét chung tối thiểu và nó nổi bật ở đặc điểm phân thành hai nhánh rõ rệt. Hôn nhân Nơi cư trú của các nhóm thị tộc người Albanian mang tính địa phương rất nghiêm ngặt. Các cuộc hôn nhân thường theo hôn nhân ngoại hôn và do người chủ gia đình sắp đặt. Trẻ em thường được hứa hôn thậm chí trong một số trường hợp còn được hứa hôn trước khi chúng sinh ra đời, thông thường nhằm tôn vinh các liên minh hoặc nhằm thiết lập mối quan hệ hữu hảo và hòa bình với thị tộc khác. Sự khác biệt về tôn giáo giữa các gia đình không gây trở ngại gì cho hôn nhân. Một phần đồ sính lễ sẽ được trả cho nhà gái khi cô gái sinh ra và món đồ sính lễ này sẽ được trả hết khi cô gái đủ tuổi kết hôn và được chú rể tổ chức lễ rước về nhà chồng. Các cô gái thường kết hôn ở độ tuổi từ 13 tới 16 tuổi còn các chàng trai kết hôn ở độ tuổi từ 15 tới 18 tuổi. Theo truyền thống ở đây, của hồi môn thường được gia đình của cô gái trao cho cô, nếu người phụ nữ góa chồng và trở về gia đình, người đó có thể sẽ mang về của hồi môn đó. Hôn nhân anh em chồng rất phổ biến. Đôi khi các bà góa còn trẻ lại được gả bán một lần nữa và lời lãi của đồ sính lễ lần này sẽ được đem chia cho gia đình của người chồng trước và chia cho chính người đó. Người vợ được xem như là tài sản của người chồng và con của người đó cũng vậy. Những người phụ nữ không kết hôn sẽ phụ thuộc vào cha mình. Nếu một người phụ nữ không sinh được con trai thì người chồng được phép ly dị bằng cách cắt đứt một góc váy của vợ và gửi về cho gia đình vợ. Một người phụ nữ như vậy bị xem là vô dụng và sẽ không còn có cơ hội để kết hôn một lần nữa. Ảnh hưởng của nhà thờ đã chấm dứt việc người phụ nữ phải kết hôn sớm cho đến khi người đó trưởng thành, có khả năng sinh sản... Một người phụ nữ chỉ có một khả năng duy nhất để tránh kết hôn với người mà mình không muốn là dựa vào một lời hứa bất diệt (verdzin) với nhiều người làm chứng trong thị tộc - đó là người phụ nữ này sẽ giữ trinh tiết suốt cả cuộc đời, nếu vi phạm sẽ bị trả thù. Những người phụ nữ hứa lời hứa verdzen sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ của một người đàn ông và ở một số nơi, phụ nữ khi thực hiện lời hứa này đã ăn mặc như đàn ông. Ở các vùng núi, có một giai đoạn phụ nữ thường bị bắt cóc do sự tăng số lượng đồ sính lễ. Chủ nghĩa xã hội ở đây đã thực hiện việc ngăn cấm nộp đồ sính lễ trong hôn nhân và cho phép nam nữ thanh niên tự do kết hôn. Đơn vị gia đình Theo các tài liệu ghi chép về nhân loại học, hộ gia đình mở rộng được tổ chức dựa trên nguyên tắc thân tộc, anh em trai cùng sống chung và nguyên tắc này rất phổ biến qua việc sử dụng chung một từ vốn là từ gốc Serg - Zadruga. Thừa kế Theo truyền thống, vị trí lãnh đạo không được thừa kế theo kiểu cha truyền con nối mà được truyền lại cho người có năng lực. Nhưng trong trường hợp ngoại lệ, khi tìm người giữ vị trí chủ chốt của bayraktar hoặc một người có năng lực, người lãnh đạo sẽ dựa vào cơ sở giá trị để tìm một người kế thừa xuất sắc trong số các con trai của ông ta. Một trường hợp ngoại lệ khác là vị trí của một người đứng đầu hoặc thủ lĩnh của một thị tộc thường truyền thừa kế thông qua những người trong gia đình Gjomarkaj - một thị tộc lớn ở Mirdite, một gia đình có nhiều kiến thức về “Kanun” hoặc pháp luật truyền thống. Kanun điều chỉnh thừa kế với các hộ gia đình, định rõ đất đai và tài sản không được phân chia mà phải luôn được lưu giữ theo nhóm trong cộng đồng phụ hệ và người đứng đầu các hộ gia đình có quyền kiểm soát việc sử dụng nó. Xã hội hóa Vào ngày thứ ba sau khi ra đời, (poganik) sẽ có ba sự tiên đoán về tương lai của đứa trẻ theo tín ngưỡng truyền thống. Mặc dù đứa trẻ được rửa tội sau ba hoặc bốn tuần lễ, nhưng chỉ thực sự là thành viên của cộng đồng khi nó khoảng một tuổi và được tham dự vào nghi lễ cắt tóc đầu tiên. Việc không có con được xem như một sự bất hạnh, các nghi lễ và các lá bùa nhằm bảo vệ đứa bé thoát khỏi sự nhòm ngó của ma quỷ. Các người cha thường trao đổi con trai của họ cho nhau để nuôi dạy chúng lớn lên với kỷ luật rất khắc nghiệt và đứa trẻ chỉ được phép nói khi người ta cho phép. Một người đàn ông thường xuyên phải chú ý tới vũ khí của mình (súng bắn đạn ghém hoặc súng lục) để phòng ngừa các trường hợp nguy hiểm. Các bé gái thường được giáo dục để làm các công việc nhà cửa rất sớm. Người ta thường dạy trẻ em phải tôn kính người già đặc biệt là người đàn ông. Chính quyền của chủ nghĩa xã hội đã phải đối mặt với tỷ lệ cao những người mù chữ và tới nay điều này hầu như đã được loại trừ. Việc giáo dục mang tính xã hội chủ nghĩa thường chú ý tới ba khía cạnh, đó là công việc để tạo ra sản phẩm, rèn luyện về thể lực và đào tạo về quân sự. Tổ chức chính trị xã hội Người ta thường xuyên bàn luận về nhóm gia tộc theo phụ hệ. Các quy định về cha mẹ đỡ đầu đã vượt ra ngoài các nghi lễ rửa tội và lễ cắt tóc lần đầu tiên của đứa trẻ cũng như các mối quan hệ xã hội mở rộng theo dòng tộc cha đối với toàn bộ các thành viên trong gia đình. Ông chủ trong gia đình hoặc zot i shpis là người đại diện cho gia đình mở rộng trong hội đồng bô lão ở làng và không một thành viên nào trong hội đồng này mà lại không có tài sản hoặc đặc quyền đặc lợi. Một hoặc nhiều thành viên đáng kính (plak hoặc dryeplak) của hội đồng sẽ đại diện cho làng trong hội đồng bô lão ở thị tộc (kuyend). Mỗi một thị tộc lại có một hoặc nhiều bayrknta và các thủ lĩnh quân sự chịu trách nhiệm về hành chính và luật pháp trong thời kỳ hòa bình. Mỗi một vùng lại có một zot i ship tuyển mộ những người theo ông ta và được xem như là một bayrak có thể giống như một fis trong thị tộc. Người này có quyền triệu tập hội đồng bô lão trong thị tộc và chủ trì hội đồng vì mục đích quân sự. Hội đồng có chức năng về luật pháp và hành pháp liên quan đến cộng đồng (các yêu cầu về lãnh thổ, tôn giáo chính trị, luật pháp). Ở vùng đồng bằng, các hình thức của tổ chức chính trị này được thay thế bằng quản lý hành chính của Ottoman với kết cấu phong kiến. Trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội, các bang và đảng cộng sản đã tổ chức một nền chính trị dựa trên sự phân cấp ở các địa phương. Khi một phần của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ đầu những năm 1990, Albania đã dần dần chuyển sang hệ thống dân chủ. Năm 1991, Albania đã trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an và hợp tác châu Âu. Tháng Ba năm 1992, đảng Dân chủ được hình thành năm 1990 đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do lần thứ hai ở Albania với số phiếu tối đa hơn 70%. Kiểm soát xã hội Luật tục của người Gheg chỉ được truyền miệng. Hội đồng làng và thị tộc quản lý và sửa đổi, bổ sung luật pháp trong vòng 500 năm thông qua việc chỉ dẫn của người cai trị trong vùng như đối với vùng Lek Dukagjin hoặc bất cứ vùng nào khác ở Skanderbeg. Năm 1913, một học giả thuộc dòng thánh Frăng xít tên là Shtjfen Gjecov đã thu thập tất cả các điều luật áp dụng đối với vùng Dukagin trong các thị tộc thuộc Mirdita nơi mà người ta thường nói luật pháp được thực thi tốt nhất. Năm 1933, nhiều năm sau cái chết khó hiểu của Gjecov, các điều luật đã được công bố là Kanuni i Lek Dukagjinit, luật này dựa trên các quan niệm về danh dự và dòng máu. Một người cần phải bảo vệ danh dự cho gia đình và thị tộc và quan niệm này rất phổ biến trong dòng tộc theo phụ hệ bao gồm việc bảo vệ tất cả những người cùng dòng máu và thanh danh của những người vợ. Cũng có một loạt các nghĩa vụ pháp lý được lưu truyền qua các thế hệ và được xem như là hành động của bất kỳ thành viên nào trong thị tộc, được duy trì thông qua sự thể hiện mối quan hệ thân tộc gần gũi của những người trong dòng tộc theo phụ hệ. Lý thuyết “nợ máu phải trả bằng máu” của Kanun đã dẫn đến sự thể chế hóa việc trả thù, xác định “kẻ phải trả nợ máu” và đây là vấn đề dòng tộc đặt ra cho nghĩa vụ của người kế vị. Xung đột Chết về tinh thần đáng sợ hơn bất cứ sự can thiệp nào của nhà thờ, giống như người Albanian từng nói “Anh càng trụy lạc bao nhiêu thì càng giết chết linh hồn anh bấy nhiêu”. Ý nghĩa của sự đe dọa này nhằm đạt đến một gia đình bền vững. Trong bất kỳ thời kỳ nào, lời đe dọa này đều nhằm ngăn chặn tội ác, các cuộc tranh chấp có thể xảy ra và điều chỉnh để không có sự tranh chấp hoặc giết người trong nội bộ gia đình. Từ đó, các mối liên hệ về dòng máu trong một gia đình sẽ không dẫn tới sự trả thù. Các cuộc cãi cọ do tranh chấp về sự sắp đặt trong hôn nhân, tranh chấp lãnh thổ, ăn trộm, giết người và vu cáo, tất cả đều được bộ luật Kanun đề cập đến. Chẳng hạn việc bảo vệ an toàn cho khách đến nhà tuyệt đối phải được duy trì theo một quy định nghiêm ngặt vì sự bất ổn hoặc đối xử không tốt với khách rất có thể dẫn tới việc trả nợ máu. Vì thế luật Kanun đã đưa ra các chế tài (chẳng hạn như đốt nhà của người chú) sẽ khiến cả cộng đồng bị xử phạt. Besa - trả nợ máu - là một cách thể chế hóa nhằm chấm dứt sự trả thù. Tín ngưỡng Năm 1967, Albania tuyên bố là một quốc gia vô thần đầu tiên trên thế giới và điều này được duy trì cho đến tận tháng Mười hai năm 1990 khi quá trình dân chủ hóa dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu quốc gia và lãnh đạo đảng, Ramiz Alia cho phép mọi người dân được tự do theo tín ngưỡng của mình. Trước thời kỳ Albania theo chủ nghĩa xã hội, trong một cuộc điều tra dân số, khoảng 70% số dân thừa nhận họ là người chính gốc theo đạo Hồi, 20% theo Thiên Chúa giáo. Ngày nay, dường như có một xu hướng tự xác định là người theo đạo Thiên Chúa với một động cơ là khao khát muốn gắn bó chặt chẽ với phương Tây. Một người Albanian già nói “Lưỡi kiếm ở đâu thì chân lý ở đó” và “Tín ngưỡng của một người Albanian là chính anh ta”. Điều này được duy trì cả trong thời kỳ Albania theo chủ nghĩa xã hội khi nó được sử dụng cho mục đích chính trị, chẳng hạn vứt bỏ một số quan niệm về sự cải đạo từ thế kỷ XVII tới thế kỷ XIX, dưới sự cai trị của Ottoman, khi đạo Hồi trở thành vấn đề cốt tử để có được quyền công dân. Sau sự ly giáo năm 1054, vùng phía Bắc Albania theo Thiên Chúa giáo La Mã, phía Nam theo Thiên Chúa giáo Chính thống Hy Lạp. Dưới thời thống trị của Ottoman, Thiên Chúa giáo Công giáo chỉ tồn tại ở một số vùng hẻo lánh. Bốn giáo khu theo Thiên Chúa giáo Chính thống vẫn tồn tại ở Tirana, Berat, Gjirokaster và Korce cho tới năm 1967 khi Albania tuyên bố là quốc gia vô thần. Từ thế kỷ XV trở đi, Bektashis, một người theo thuyết Phiếm thần đã ra lệnh cho các thầy tu theo đạo Hồi không được phân biệt tín đồ theo đạo với những người ngoại đạo và ông ta đã có được một số lượng rất lớn các nhà thờ Hồi giáo hoặc tekke ở khắp các nơi thuộc Albania và vùng trung tâm của đạo Hồi khi đó là lăng tẩm của thánh Sari Saltik thiêng liêng ở Kruger. Kiểu mẫu của tín ngưỡng truyền thống thời kỳ tiền Thiên Chúa giáo là sự phân đôi giữa ánh sáng và bóng tối, là sự cân bằng giữa đàn ông và đàn bà, giữa mặt trời và mặt trăng, giữa thánh thần và ma quỷ và điều này có thể mang tính tượng trưng và thường được thể hiện trong các thần thoại, các câu chuyện kể, trong các lời tuyên thệ, trong sự nguyền rủa, trong việc xăm hình, trong các lá bùa, trong các đồ thủ công và trong các bia mộ. Cũng có tín ngưỡng liên quan đến ma cà rồng, thuật phù thủy, các điềm báo và dự báo. Các điều cấm kỵ trong nghi lễ giải nạn cũng được tìm thấy ở đây, chẳng hạn tên của một người hung bạo (người sói) không bao giờ được nói to lên. Những người thực hành tôn giáo Không có các thầy tu, cũng như các giám mục, các mục sư (hoxha và sheikh ở vùng Sunnis), các cha trưởng tu viện (baba, sing, baballar) ở Bektashis họ đều ở trong các làng. Một số người đi lang thang và cũng được xem như những người thay mặt cho Chúa. Có một bằng chứng cho thấy rất rõ điều này là mọi người đều được những người thực hành tôn giáo khuyên nhủ khi cần. Các mục sư không được phép nuôi chó trong nhà bởi căn nhà của họ phải mở rộng cửa suốt đêm để các giáo dân trong giáo khu hoặc khách bộ hành đi ngang qua ghé vào. Dù căn nhà của các thầy tu theo đạo Hồi hoặc theo Thiên Chúa giáo Công giáo không được xem là nơi linh thiêng nhưng xâm phạm vào các căn nhà của họ là phạm thượng. Bên cạnh vai trò ít nhiều quan trọng trong nghi lễ vòng đời người với tư cách như cố vấn, các thầy tu còn đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục từ khi thể chế hành chính của Ottoman cho phép những người này hoạt động tôn giáo trong các trường học (thầy tu theo dòng thánh Frăngxit, thầy tu Dòng Tên). Đôi khi các thầy tu Dòng Tên đã thành công trong việc chấm dứt sự trả thù bởi người ta tin rằng họ do Giáo hoàng cử đến và có quyền lực nhân danh Chúa, cầu nguyện cho một gia đình nào đó tiếp tục phát triển. Trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã bị tù hoặc bị hành hình. Nghi lễ Các nghi lễ truyền thống theo vòng đời người bao gồm nghi lễ khi mới chào đời, nghi lễ cắt tóc lần đầu tiên, đôi khi là nghi lễ cắt móng tay lần đầu tiên, cưới hỏi, tang ma. Ngoài ra còn có các nghi lễ khác như thề trên một tảng đá, thề ở lăng tẩm, trước bàn thờ, trước cửa nhà thờ, trước một vật nổi tiếng, trước một viên đá óng ánh, trước các hiện tượng thiên nhiên như mặt trời, mặt trăng, lửa, đồng bằng, núi v.v... và cá nghi lễ besa hoặc thề sẽ hi sinh thân mình để trả thù. Các nghi lễ liên quan đến vòng đời người trong năm gồm các tập tục thời tiền Thiên Chúa giáo như các lễ hội ở nhà thờ, các đám rước có tất cả mọi người cùng tham gia. Một số ngày người ta thực hiện một số điều cấm kỵ trong một số hoạt động và trong việc kiêng ăn một số thực phẩm. Một số nghi lễ liên quan đến việc khai hoang, cầu nước, cầu đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, nghi lễ làm các dụng cụ trong nông nghiệp, cầu cho các con vật nuôi trong gia đình, lễ dựng nhà, trồng cây, cầu con cái. Dưới sự quản lý trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa, các nghi lễ mang tính tôn giáo đều bị cấm, thay vào đó là các lễ kỷ niệm của quốc gia và các hoạt động quân sự như ngày diễu hành 1 tháng Năm, ngày sinh của cựu tổng bí thư đảng Enver Hoxha và ngày mất của ông. Ngày đầu năm mới đã trở thành một ngày hội quan trọng nhất trong năm. Nghệ thuật Các bản anh hùng ca của người Albanian là phương tiện biểu hiện cơ bản truyền thống về lịch sử vùng đất của họ trong văn hóa truyền miệng. Các bản anh hùng ca về các nhân vật tiêu biểu (chẳng hạn anh hùng ca về “anh em Muji và Halili”, các bài hát của vùng Skanderbeg) được hát bằng một giọng điệu thông qua các nghệ nhân chuyên hát các bài hát này và đi lang thang khắp nơi trong những dịp có các nghi lễ hoặc được nhóm nhạc trong một gia đình cùng bạn bè biểu diễn với nhạc cụ là cây đàn một dây. Việc kể các câu chuyện dành cho người lớn và trẻ em đều rất phổ biến và đây là nơi lưu giữ các quan niệm về vũ trụ và các truyền thuyết cổ xưa. Các tiêu chuẩn và giá trị đã được truyền lại thông qua các mẩu giai thoại, các câu châm ngôn và câu đố. Các đặc điểm mang tính truyền thống này vẫn được nuôi dưỡng và được hình thành cứ năm năm một lần tại các lễ hội dân gian lớn ở Gjirokaster, một thành phố cổ ở miền Nam. Các bài hát với một hoặc nhiều giọng điệu gắn với các đặc điểm riêng biệt của từng vùng do phụ nữ khi nặn bình, chậu hát cũng như các điệu múa đa dạng của đàn ông và phụ nữ cũng được thể hiện. Nhà văn hiện đại nổi tiếng nhất của Albania là Ismail Kadare sinh năm 1939. Các truyện ngắn của ông đã phản ánh đời sống truyền thống ở Albania và các trải nghiệm của ông dưới thời kỳ đế chế Ottoman. Y học Y học theo phong cách truyền thống hoặc được thực hiện thông qua các thầy lang đặc biệt ở từng vùng (hekim), qua các thầy tu đạo Hồi, qua “những người phụ nữ già thông thái” biết rất nhiều loại cây thuốc hoặc biết rất nhiều các câu thần chú do tổ tiên của người đó truyền lại. Các thầy lang giỏi cũng được xem là các thầy bói. Người ta cũng cầu các vị thánh của đạo Hồi và đạo Thiên Chúa giúp đỡ thông qua các cuộc hành hương tới các nơi thiêng liêng như tu viện, nghĩa địa của các vị thánh, các nguồn nước và các con suối riêng. Bệnh tật đều được quy cho các lực lượng ma quỷ gây ra (vila). Người vừa mới chạm vào người chết cũng có thể lọt vào mắt của ma quỷ và dễ bị ốm. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, việc thay thế truyền thống y học trên được thực hiện thông qua việc phát triển một mạng lưới bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu y học, trung tâm chăm sóc sức khỏe, các trạm sản khoa được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của chính quyền. Y học hiện đại thường nhấn mạnh tới thông tin và các biện pháp ngăn ngừa bệnh tật. Nhà nước đã phải chi phí rất nhiều cho việc khám chữa bệnh. Năm 1983, cứ khoảng 714 người thì có một bác sĩ và số lượng các bác sĩ ở đây xấp xỉ bằng số lượng các bác sĩ tính theo đầu người theo tiêu chuẩn ở châu Âu. Cái chết và kiếp sau Khóc than, cào xước mặt, cắt tóc, mặc quần áo trái đều là sự thể hiện nghi thức tang lễ. Thông thường, các nghi lễ này do phụ nữ hoặc những người hàng xóm làm và rất hiếm khi do đàn ông thực hiện. Đôi khi những người phụ nữ than khóc trong đám tang đều do nhà có đám thuê họ về khóc. Ở phía Nam, tang lễ được tiến hành dưới hình thức hát đối giữa hai người do người chủ tang khởi xướng sau đó các phụ nữ hát hòa theo. Việc chôn cất thường kéo dài một vài ngày hoặc nếu một người chết vào buổi chiều thì sáng hôm sau sẽ có một đám rước tới nhà thờ. Phụ nữ sẽ làm một bữa cơm chia tay tiễn biệt người chết và hôn người chết bằng một cái hôn thật lâu ở trước cửa trong khi đàn ông thì hôn người chết trong nhà thờ. Trong một số vùng, nếu người chết là những người nổi tiếng, họ sẽ được mặc những bộ quần áo đẹp nhất kèm theo vật đem chôn là súng có rãnh xoắn, và những thứ khác nữa (chẳng hạn như thuốc lá ngậm trong mồm), sau đó được đặt ngồi trên ghế tựa ở sân sau để nói lời vĩnh biệt với tất cả những ai có mặt ở đó. Tang lễ sẽ kéo dài bốn ngày trong nhà của người chết và nghi thức này sẽ được diễn lại tại một nơi nào đó ở nghĩa địa. Tại các vùng theo Thiên Chúa giáo chính thống ở phía Đông, theo truyền thống, người ta sẽ bốc mộ sau ba năm, xương của người chết được chôn cùng các bộ xương khác của những người chết trước trong gia đình. Người ta nghĩ rằng người tốt sẽ chết một cách dễ dàng còn người xấu sẽ chết rất khó khăn. Người ta cũng cho rằng cuộc sống của một người sẽ thoát ra khỏi thể xác của người đó thông qua miệng. Ngoài việc trang hoàng trên cây thập tự bằng gỗ, người ta xếp đá bao quanh mộ hoặc dưới chân thi hài để bảo vệ cho thi thể người chết không biến thành ma cà rồng hoặc xếp đá thành bậc để dẫn đường cho người chết tới thế giới bên kia. Để chuyến đi của người chết sang thế giới bên kia được thuận tiện, người ta đặt vào mồm người chết mấy đồng xu (ở một số vùng là quả táo hoặc các loại thức ăn khác). Ở các vùng núi, nơi chôn cất những kẻ giết người, đặc biệt là những người chết do bị báo thù đều được phân biệt bằng các đống đá hoặc gò nhỏ gọi là murana. TỘCNGƯỜIÁO (TRUNG ÂU) ✧✧✧ Tên dân tộc học khác: Burgeenlander, Karntner, Niederosterreicher, Oberosterreicher, Ostereicher, Salzburger, Steierer, Tiroler, Vorarlberger, Weiner. Nhận diện Áo là một nền văn hóa mang tính quốc gia từ đầu thế kỷ XX (1919). Nó được tạo nên từ sáu tỉnh nói tiếng Đức thuộc đế chế Austro - Hungarian (Áo - Hung) và thành phố Vienna (Viên). Tỉnh cuối cùng gồm rất nhiều người nói tiếng Hungary và Croatia, và vùng Burgenlan đã được sát nhập vào quốc gia này năm 1945. Nền văn hóa mang tính quốc gia được hình thành thông qua hệ thống liên kết nhằm cố gắng tạo nên một sự hòa hợp tiềm ẩn dựa trên một số nhỏ các giá trị đặc biệt được nhấn mạnh qua sự tương đồng về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa. Hệ thống này bao gồm một chương trình giảng dạy tập trung trong các trường học, chương trình truyền thông phổ biến trên toàn quốc, các bài thuyết trình xoay quanh vấn đề bầu cử ở tỉnh và quốc gia và các vấn đề tương tự được viết trên báo chí, các phong tục tập quán đa dạng thể hiện qua trang phục, thực phẩm, đồ uống, thị hiếu và cách sử dụng phương ngữ. Mặc dầu có sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa, các tỉnh vẫn có các đặc trưng riêng về xã hội, chính trị, tư tưởng và điều này tồn tại dai dẳng. Một số nhỏ những người muốn tìm kiếm sự hợp nhất với nước Đức muốn loại bỏ nền văn hóa mang tính quốc gia này. Việc thúc đẩy các đặc trưng dân tộc của những người này đã thất bại tại các trung tâm đô thị đặc biệt ở Viên. Vị trí Đường biên giới của Áo ở phía Bắc là Czech và Đức, Liên bang cộng hòa Slovak, phía Đông là Hungary, phía Nam là Solovenia, Croatia và Italy, phía Tây là Thụy Sĩ và Lichtenstein. Áo nằm xấp xỉ từ 46° tới 49° Bắc và 9° tới 17° Đông. Dãy núi Alps chạy từ phía Tây tới phía Đông qua vùng trung tâm của Áo. Chỉ ở rìa phía Đông và Đông Bắc của vùng này mới là vùng đồng bằng đất thấp có nhiều đồi. Phần lớn đất nước này có khí hậu của vùng Alps với một mùa trồng trọt rất hạn chế. Ở vùng đất thấp là khí hậu lục địa với mùa hè khô và ấm, mùa thu ẩm ướt và mùa đông cũng ẩm ướt và lạnh. Nhiệt độ cao trung bình trong tháng Một là - 1° trong khi vào tháng Sáu là 18°C. Độ cao so với mặt biển ảnh hưởng rõ rệt tới khí hậu của vùng hơn là vĩ độ. Dân số Toàn bộ dân số trong cuộc tổng điều tra năm 1981 là 7.574.510 người. Viên là vùng trung tâm đông dân nhất với số dân là 1.524.510 người, tiếp theo là vùng Austria thấp (số dân là 1.431.400), vùng Austria cao (số dân là 591.069), Steiermark (số dân là 1.188.878), Tirol (số dân là 591.069), Carinthia (số dân là 537.137), Salzbung (số dân là 446.981), Vorarlberg (307.220) và Burgrenland (số dân là 270.083). Suốt thời kỳ di trú và do sự thay đổi về tỷ lệ sinh, các tỉnh ở phía Tây và các vùng cao nguyên có số dân giảm sút so với các tỉnh phía Đông và các vùng đô thị. 23% số dân sống trong các làng có ít nhất là 2.500 người và 32% số dân sống trong các thị trấn với số người từ 2.500 tới 10.000; 15% số dân sống trong các thành phố với số dân từ 10.000 tới 100.000 và 30% số dân sống ở các thành phố có số dân từ 100.000 người trở lên. Kết cấu dân số thường xuyên thay đổi do tỷ lệ người chết trong hai cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX và tỷ lệ chết do các nguyên nhân khác của đàn ông trong xã hội công nghiệp tiên tiến. Ngôn ngữ Phần lớn người Áo đều nói phương ngữ ở phía Nam (Bavaria) của nước Đức, một nhánh của họ ngôn ngữ Ấn - Âu. Những người ở vùng Vorallberg nói phương ngữ Aleman của nước Đức phần lớn sống ở phía Bắc Thụy Sĩ và vùng Swabia. Ở các tỉnh biên giới có thể tìm thấy một vùng tập trung những người nói tiếng Italy, Croachia, Hungary, Czech. Ở Viên cũng có thể có một vùng gồm rất nhiều người nói các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha... các phương ngữ Ả Rập, Ba Tư, Anh. Lịch sử và giao lưu văn hóa Mặc dầu mỗi tỉnh đều có một lịch sử riêng liên quan tới sự chiếm đóng của người La Mã, các thông tin và các vấn đề về một nền văn hóa mang tính quốc gia chỉ bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi thất bại trong chiến tranh, đế quốc Áo Hung đã tan rã thành các quốc gia - dân tộc như Hungary, Czech Slovakia và Nam Tư, các nước này trước kia liên kết với nhau dựa trên sự tương đồng về ngôn ngữ. Các tỉnh gồm những người nói tiếng Đức và một số đáng kể những người không nói tiếng Đức đã trở thành những công dân đầu tiên của nước cộng hòa Áo. Các tỉnh khác với một số lượng lớn những người nói tiếng Đức, đặc biệt ở vùng trung tâm đã được nhượng lại cho Italy (Nam Tirol), Ba Lan (Galicia), và Rumani (Transylvania). Sự hòa nhập quốc gia đã bị gián đoạn bởi nạn đói sau chiến tranh, bệnh tật, sự tan rã của các chợ tỉnh và các vùng cung cấp hàng, chu kỳ lạm phát và sự đình trệ trong những năm 1926 - 1938. Hệ tư tưởng chính trị dân tộc chủ nghĩa của chủ nghĩa đại Đức liên kết với nước Áo nhỏ bé, dễ bị tấn công để hình thành quốc gia Đức hùng mạnh ở phía Bắc là con đường đi của chủ nghĩa dân tộc Áo. Năm 1938, phần lớn người dân của quốc gia này đã chào đón “Liên minh chính trị” và vùng Third Reich đã nhập vào nước Áo. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa dân tộc Đức và Áo đã dẫn tới cuộc chiến tranh về văn hóa gây nên những tổn thất nghiêm trọng (hoặc thậm chí trong một số trường hợp là sự phá hủy) đất nước của những người Do Thái, Digan, Croatia và cộng đồng người Slovenia trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, bốn liên minh có quyền lực đã chiếm cứ các vùng riêng biệt của đất nước này và của Viên. Năm 1955, quyền độc lập tối cao đã quay trở về Áo với điều kiện Áo phải giữ thái độ trung lập về chính trị vĩnh viễn. Các trải nghiệm qua cuộc chiến tranh, sự thất bại của chủ nghĩa đại Đức, khu vực trung lập vĩnh viễn và các di sản đã bị tàn phá trong một số cộng đồng là cơ sở cho tính đồng nhất quốc gia mới trong nước cộng hòa lần thứ hai hình thành ở Áo. Người Đức vẫn duy trì một trung tâm văn hóa đáng kể ở bên ngoài nước Áo. Đồng silinh của Áo vẫn đem đổi lấy đồng mac Đức trong các chợ đổi tiền quốc tế. Các công ty của Đức đã đầu tư một số vốn lớn vào nền kinh tế của Áo. Báo chí của Đức vẫn được đọc, xu thế của người Đức trong chính phủ, trong xã hội và trong tiêu thụ đều được giám sát chặt chẽ. Áo có mối quan hệ rất mật thiết với Hungary, Czech, Liên minh cộng hòa Slovak. Mặc dầu mối quan hệ này đã trở nên căng thẳng sau sự sụp đổ của đế chế Áo - Hung, và sự tạo dựng các hàng rào chính trị trong những năm 1950, 1960, ba nước này ngày nay đã giữ được một sự liên minh thực sự. Ngày nay, công dân của ba nước này có thể tự do đi qua biên giới của các nước này mà không cần đến Visa. Các cuộc xung đột dân tộc đã tạo nên những mối quan hệ khó khăn với ba nước láng giềng khác của Áo. Ở phía Bắc Italy, (Nam Tirol) những nhóm người lẻ tẻ vùng Tiro nói tiếng Đức vẫn tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích từ Áo chống lại các thể chế của Italy. Mặc dầu chính phủ Áo đã nhiều lần tỏ ra hối tiếc vì đã để xảy ra các hành động này và đã trừng phạt nhiều kẻ phạm tội nhưng mối quan hệ của Áo với Italy vẫn căng thẳng trong nhiều năm. Quan điểm của chủ nghĩa dân tộc Đức cũng phản tác dụng ở Nam Tư. Một số người Croachia ở vùng Burgenland và các cộng đồng người Slovania ở Carinthia đã phải chịu đựng sự phân biệt đối xử của các quan chức tỉnh và địa phương, Romania giống như các nước lân cận, đã có mối quan hệ căng thẳng nhất với Áo. Một số lượng lớn người Áo theo đạo Tin Lành đã di cư tới Transylvania sau việc chống lại cải cách nhưng họ vẫn duy trì mối liên hệ với các cộng đồng gốc gác của họ. Các cộng đồng mới này đang phải chịu một mối đe dọa trực tiếp là bị “Rumania hóa” và điều này sẽ phá hủy sự đồng nhất dân tộc của họ. Sau cuộc nổi loạn năm 1989, ở Rumania, mối đe dọa này đã dịu bớt và mối quan hệ giữa các nước đã được cải thiện. Cư trú Các nhà dân tộc học người Áo đã đưa ra sáu hình thức cư trú: 1) - Các trang trại riêng biệt đơn lẻ với những lô đất. 2) - Các xóm gồm những người thuê đất. 3) - Các làng với các cánh đồng là các dải đất. 4) - Các làng hạt nhân với các cánh đồng trải rộng qua các vùng có nhiều cây gỗ. 5) - Các làng được dựng quanh một khu trung tâm với các cánh đồng. 6) - Các làng dọc theo các con đường liền với các cánh đồng. Các nơi cư trú rải rác hơn thường thấy nhiều ở vùng núi Alps. Các nơi cư trú chủ yếu (kiểu cư trú 3, 4, 5) thường thấy ở vùng đất thấp. Các vùng cư trú ở đô thị trước đây thường ở gần sông, là kiểu cư trú cơ bản, và thường có thành lũy bao quanh. Các đặc điểm này bắt nguồn từ thời kỳ đầu tiên khi hình thành thị trấn (1350 - 1650) ở trung tâm châu Âu khi các con sông đều được sử dụng làm đường giao thông vận chuyển hàng hóa và khi không có sự an toàn về quân sự và chính trị. Thời đó các trung tâm quan trọng nhất là Innsbruck (Tirol), Salzbung (Salzburg), Linz (Upper Austria), Villach và Klagenfurt (Carinthia), Eisentadt (Burgenlan), Graz (Steiermark) và Saint Polten, Wiener Neustadt (Lower Austria) đều theo kiểu cư trú nói trên. Viên, với 20% dân số là một thủ phủ mang tầm cỡ thế giới và là trung tâm giải trí và du lịch. Nguyên trước đây nó là pháo đài ở đường biên giới của La Mã (Vindobona 140 trước Công nguyên) và đã bị suy tàn trong thời kỳ hậu La Mã, nó chỉ được Saint Stephan xây dựng lại ở vùng Cathedral vào thế kỷ XII. Đó là trung tâm thương mại trong giai đoạn đầu tiên của thời kỳ cận đại khi nó trở thành con đường giao thông nối vùng thượng lưu và hạ lưu sông Danube. Việc phát triển kinh tế bị đình đốn trong các thế kỷ XVII và XVIII do triều đại Habsburg đã biến nơi này thành trung tâm hành chính và nghi lễ. Việc hình thành một thủ phủ công nghiệp bắt đầu vào cuối những năm 1820 và tiếp tục phát triển tại một nơi nổi tiếng là nhàn nhã. Việc phá dỡ các bức tường bao quanh thành phố và việc phát triển đường vòng tròn rộng Boulevard bao quanh quận trung tâm báo hiệu sự khởi đầu cho một kế hoạch và một chính quyền thành phố cận đại. Khoảng giữa những năm 1890, hai trong số 23 quận hiện nay đã được sáp nhập vào từ các vùng ngoại ô tự trị và số dân đã tăng cao trong giai đoạn này là 2 triệu người, 2/3 số người đó có nguồn gốc ở khắp các nơi và họ di trú đến thành phố để làm thuê trong các ngành công nghiệp. Sinh kế và các hoạt động trao đổi 85% người Áo sinh kế bằng lao động làm công ăn lương. Tuy nhiên 10% số dân năm 1982 vẫn duy trì nguồn sinh sống bằng lao động nông nghiệp, 5% số dân còn lại sống bằng đủ mọi nghề chủ yếu là dịch vụ tự do. Trong số những người làm công ăn lương có hơn một nửa là những người được trả lương, các công chức làm việc trong lĩnh vực thương mại hoặc phục vụ cho chính phủ. Trong số các công nhân, cứ 10 người thì có 4 người có kỹ năng lao động, họ ăn lương theo giờ và thường làm việc từ 35 tới 40 giờ trong một tuần lễ. Tất cả công nhân và những người làm thuê đều làm việc theo hợp đồng do chính phủ liên bang quy định và phải thích nghi với yêu cầu của các lĩnh vực riêng biệt trong các ngành công nghiệp. Tất cả những người làm công ăn lương mỗi năm được nghỉ bốn tuần và số tuần nghỉ này tăng lên căn cứ vào thâm niên làm việc. Các chương trình phúc lợi mở rộng (đảm bảo sức khỏe, trợ cấp thất nghiệp, lương hưu, các đảm bảo chung, trợ giúp cho gia đình, hỗ trợ về nhà ở, chương trình đào tạo lại, và việc tiếp tục đào tạo) đều được lấy từ quỹ của nhà nước thông qua nguồn thuế thu nhập ngày càng tăng. Các loại thuế thu nhập thường có xu hướng chú trọng vào nguồn thu nhập của hệ thống những người làm công ăn lương. Kỹ nghệ Các kim loại đặc biệt, chế biến thực phẩm, hóa chất, các dụng cụ máy móc, vi điện tử đều là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp hiện đại. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm các mặt hàng thể thao mùa đông, các sản phẩm bơ sữa và vật liệu xây dựng. Buôn bán bất động sản cũng rất quan trọng đối với kinh tế đô thị. Du lịch cũng là một nguồn thu nhập quan trọng đặc biệt ở Viên và Tirol. Phân công lao động Đời sống làm việc của mỗi người bắt đầu khoảng 15 tuổi và kéo dài tới đầu năm 60 tuổi. Việc về hưu được nhà nước tôn trọng và lương hưu nói chung đảm bảo cuộc sống sau khi về hưu cũng dễ chịu. Trong suốt cuộc đời làm việc của một con người, việc tăng lương liên quan tới trách nhiệm của người đó mặc dầu người ta có thể đạt được địa vị nhanh hơn trong các ngành công nghiệp trẻ hoặc trong chính phủ. 2/5 số phụ nữ ở độ tuổi làm việc làm các công việc bên ngoài gia đình. Trong các hộ gia đình ở đô thị có từ ba người trở lên, hơn 75% số phụ nữ trưởng thành là những người làm công ăn lương. Ở các vùng nông thôn, ngoài việc lao động phụ nữ còn làm các việc trong gia đình và chăm sóc trẻ em. Sử dụng đất Ở vùng núi Alps, đất thuộc quyền quản lý của gia đình thông qua sự hợp tác của các thành viên do một người chỉ huy và người đó thường là đàn ông cao tuổi, ở những vùng đất cao so với mặt biển, đất được thuê theo từng giai đoạn và người thuê đất có thể ở khắp mọi nơi. Trong các vùng đất thấp, việc sử dụng đất thường theo xu hướng hợp tác giữa nhiều người chủ của từng gia đình và người lãnh đạo sẽ là người phân công số thành viên lao động. Nhóm thân tộc Nhóm thân tộc quan trọng nhất là gia đình nội ngoại. Ở các vùng đô thị và nông thôn, các nhóm đều có xu hướng là các hộ gia đình ở cạnh nhau. Mối quan hệ giữa các dòng tộc đặc biệt là giữa cha mẹ con cái hoặc anh em ruột đều được thừa nhận với thuật ngữ chung chỉ gia đình. Quan hệ của gia đình mở rộng này được phát triển thông qua các cuộc đến thăm thường xuyên. Các gia đình được bao bọc trong Verwandschft, một mối quan hệ thân tộc nội ngoại rộng rãi. Các hình thức nhóm này được phát triển thông qua các sự kiện trong vòng đời người. Hôn nhân Các cuộc hôn nhân đều là hôn nhân một vợ một chồng. Lứa tuổi kết hôn ở các vùng trung tâm đô thị thường phù hợp với tuổi trưởng thành trong nghề nghiệp (sớm là 20 tuổi) nhưng nhiều cuộc hôn nhân bị chậm trễ cho đến lứa tuổi 30. Ở vùng núi Alps, người ta có thể nhận thấy các kiểu mẫu của hôn nhân châu Âu mới xuất hiện. Quyết định đi tới hôn nhân là sự báo hiệu đôi bên nam nữ muốn có con. Sự ăn ở với nhau như vợ chồng mà chưa kết hôn, thậm chí ngay trong nhà của cha mẹ mình là điều dễ được người ta khoan dung. Thông lệ của Thiên Chúa giáo La Mã về hôn nhân bền vững và sự trong trắng của đôi nam nữ trước khi kết hôn vẫn tồn tại phổ biến trong số dân sống ở vùng nông thôn. Theo luật pháp của nhà nước, việc ly dị có thể do vợ hoặc chồng đề nghị và tái hôn được chấp nhận. Các cuộc hôn nhân kết nối hai gia đình mở rộng với nhau. Nếu có khả năng thì sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ sẽ không sống ở vùng đất của cha mẹ mà thường ở gần một trong hai gia đình nội, ngoại nhưng thường hay ở gần nhà ngoại. Sau khi sinh con, thời gian nhiều nhất là hai năm, người phụ nữ sẽ quay trở lại làm việc. Những người họ hàng có thể được thuê để trông trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường. Thừa kế Khi việc sử dụng đất thuộc về gia đình do một cá nhân lãnh đạo, ý thức thừa kế thể hiện toàn bộ bất động sản sẽ được truyền cho người cháu trai đầu tiên được sinh ra. Nếu không đạt được điều kiện ấy thì người cháu trai nào nhiều tuổi nhất sẽ được thừa kế. Trong các trường hợp khác, dù có đất hoặc không có đất, ý thức thừa kế vẫn có xu hướng theo hai họ nội ngoại. Xã hội hóa Việc cai sữa cho trẻ thường được tiến hành khi trẻ từ ba tới sáu tháng tuổi. Người ta buộc trẻ phải rèn luyện cách đi vệ sinh và thông thường điều này sẽ được thực hiện xong khi trẻ lên hai. Ông bà đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu thời thơ ấu của trẻ. Các hình thức kỷ luật của cha mẹ đối với trẻ hoàn toàn khác nhau, người cha thường thiên về kỷ luật nghiêm khắc, chú ý tới rèn luyện thể lực còn người mẹ thường kiên nhẫn và toàn diện hơn. Các hoạt động của trẻ trước tuổi đến trường bắt đầu khi trẻ lên ba và chúng thường được gửi vào vườn trẻ. Trẻ học ở trường tiểu học từ 6 tuổi đến 10 tuổi thường học những vấn đề cơ bản nhất gồm các kỹ năng đọc, viết, tính, số học. Trẻ học cấp hai từ tuổi thứ mười tới năm trẻ lên 14 tuổi. Vào năm lên 10 tuổi, trẻ được kiểm tra và hoặc sẽ được cho học tiếp lên cấp hai hoặc sẽ được người lớn hướng nghiệp để học nghề. Như vậy, quyết định việc giáo dục là một vấn đề quan trọng nhất được thực hiện ở Áo. Tổ chức chính trị xã hội Kết cấu giai cấp ở Áo bao hàm cả các nguyên tắc mang tính chính thức và không chính thức. Có năm tên gọi chỉ các giai cấp trong xã hội và một tên gọi chỉ tất cả những người còn chưa được xếp vào giai cấp nào. Các tên gọi đó là “Gauern” (chủ trại, đặc biệt chỉ những người có quyền sở hữu đất), “Arbeiter” (công nhân, đặc biệt những công nhân có kỷ năng, tay nghề), “Kleinburger” (thợ thủ công, công chức, những người tiểu tư sản và tiểu thương), “Grossburger” (những người có tài sản lớn, các nhà công nghiệp, các nghệ sĩ thành đạt và trí thức), “Adelsstand” (tầng lớp quý tộc được thừa kế tài sản và đất đai). Tầng lớp cuối cùng này ngày càng ít đi do việc sử dụng phổ biến các tước hiệu quý tộc hiện nay là bất hợp pháp. Các gia đình đều thuộc một giai cấp nào đó, các cá nhân lại phụ thuộc vào gia đình. Sự liên kết giai cấp được xác định thông qua sự kiểm soát tài sản và sự giàu sang hoặc thay cho sự giàu sang là trình độ học vấn hay uy tín ở cương vị ngoại giao mà người đó có được. Do tài sản thực sự được thừa kế ngày càng ít đi, trình độ học vấn cao vẫn được đánh giá tốt hơn so với tài sản mà một người được thừa kế và là một trong số những con đường thúc đẩy xã hội phát triển. Mọi người đều có xu hướng xã hội hóa, quan tâm đến tình trạng học vấn. Hôn nhân giữa các giai cấp, giữa các vùng đã hình thành và việc tạo ra những hệ thống chặt chẽ dựa trên cơ sở giai cấp, trên cùng một vùng cư trú thường được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề trên. Áo là một nước theo chế độ dân chủ nghị trường. Những người đại diện cho các cơ quan lập pháp cả ở thượng nghị viện và hạ nghị viện đều do các đảng chính trị đề cử ra. Đảng chiếm đa số ghế trong quốc hội hoặc liên minh giữa các đảng sau này sẽ trở thành tên gọi của hội đồng bộ trưởng trong chính phủ. Hội đồng bộ trưởng sẽ định ra các chính sách, các yêu cầu về luật pháp lãnh đạo nền cộng hòa. Thủ tướng liên bang sẽ được dân bầu cử trực tiếp. Mỗi một tỉnh có một cơ quan lập pháp và một tỉnh trưởng nắm quyền điều hành việc thực hiện luật pháp của liên bang. Ngày nay, có bốn đảng chính trị trong liên bang và các cơ quan lập pháp của tỉnh: đảng Dân chủ xã hội, đảng đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, đảng đấu tranh cho lợi ích của giới tăng lữ, cho lợi ích của công nghiệp và thương mại, đảng Dân tộc chủ nghĩa Đức, đảng của những người tự nhận là “những người tự do” không có mối liên hệ nào với cương lĩnh hoặc lối nói khoa trương của các đảng Tự do ở châu Âu hiện nay và cuối cùng là đảng Xanh, đại diện cho phong trào đấu tranh vì môi trường ở Áo. Sự liên minh giữa hai đảng Dân chủ xã hội và đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo thường hình thành nên chính phủ từ khi có sự thành lập nước Cộng hòa lần thứ hai (1955). Đảng Dân chủ xã hội đã chiếm đa số ghế trong chính phủ từ 1971 tới 1983. Đảng Cộng sản cũng đã tồn tại và chiếm đa số trong quốc hội trong những năm 1950 và 1960 nhưng đây là một phong trào chính trị không tồn tại lâu. Chủ nghĩa xã hội dân tộc hoạt động bất hợp pháp và ít nhất cùng có nhóm hoạt động ngầm ủng hộ chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện trên đất nước này. Kiểm soát xã hội Chế độ quan liêu tập trung được thiết lập dưới thời kỳ đế chế cũ tiếp tục duy trì các chế tài phổ biến rõ rệt nhất trong kiểm soát xã hội. Bất cứ điều gì quan trọng đối với nước Áo đều được chấp nhận mà không cần lệ phí chứng từ và được cấp giấy phép. Sự tuân thủ các giá trị do nhóm đề ra đã được thiết lập thông qua tin đồn trong các nhóm thân tộc và trong hệ thống của các mối quan hệ quen biết. Mâu thuẫn Hệ thống pháp luật ở Áo theo hệ thống pháp luật của Napoleon. Tòa án và cảnh sát có quyền điều tra các xung đột. Các bị cáo có thể chứng minh sự vô tội thông qua việc buộc tội các bằng chứng do cơ quan của chính phủ đưa ra. Người ta cũng đã nói về các tội ác bạo lực nhưng điều này thường ít xảy ra trong các nhóm xã hội công nghiệp và các nhóm tiên tiến khác. Tuy nhiên, các tội về tranh đoạt tài sản, liên quan đến giấy tờ, đặc biệt sự biển thủ tham ô, quan liêu là rất phổ biến. Xung đột cũng xuất hiện giữa các nhóm lớn và các nhóm thiểu số. Các công nhân đến từ Hy Lạp, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang ở Viên cũng thường là đối tượng châm biếm đả kích, bị miệt thị khi nói đến và bị phân biệt đối xử trong công việc làm thuê và trong việc thuê nhà. Thái độ chống người Xêmit và người Digan rất phổ biến trên phương tiện truyền thông công cộng và trong các cuộc nói chuyện riêng tư. Mâu thuẫn giữa các cá nhân và sự bất hòa là các vấn đề xã hội lớn nhất mà Áo đang phải giải quyết. Tỷ lệ những người nghiện rượu, tự tử và vắng mặt trong các công sở không có lý do là cao nhất trong các nước ở châu Âu. Tín ngưỡng và thực tiễn Sau phong trào Chống cải cách, Thiên chúa giáo La Mã đã trở thành tín ngưỡng phổ biến ở Áo. Mặc dầu Thiên Chúa giáo chính thống ở Phương Đông, đạo Tin Lành, đạo Do Thái, đạo Hồi và đạo Phật vẫn tồn tại ở Áo nhưng các tôn giáo này không có ảnh hưởng sâu rộng bằng Thiên Chúa giáo La Mã. Mặc dầu nhà thờ và chính quyền là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt, đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo vẫn đại diện cho lợi ích của nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã trong các công việc liên quan đến chính trị. Những khổ hình của chúa Giêsu đóng vai trò trong các đề tài chống những người Xêmit ở các lễ tế của nhà thờ La Mã và trong đa số các hệ tư tưởng cổ lỗ. Ở các vùng đô thị, việc thực hành tôn giáo nhìn chung rất tản mạn và thường bị hạn chế trong các nghi lễ vòng đời người. Nghệ thuật Trong các lĩnh vực hội họa, văn học, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, Áo có một số nghệ sĩ nổi tiếng ở châu Âu. Người ta thường tổ chức kỷ niệm các nghệ sĩ này, tôn sùng họ đặc biệt là các nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc, sân khấu. Các buổi hòa nhạc thường được tổ chức ở các khu trung tâm, đặc biệt là ở Viên và Salzburg. Hai đề tài chủ yếu trong nghệ thuật ở Áo là đề tài về chủ nghĩa lãng mạn đồng quê, tô vẽ cho phong cảnh nông thôn và đề tài về đời sống tâm lý ở thủ phủ hiện nay. Các đề tài này trùng khớp với suy nghĩ của người Áo về tác phong tỉnh lẻ và chủ nghĩa thế giới. Y học Vào thế kỷ XIX, đối với người Áo, đặc biệt là người ở thủ đô Viên, y học là sự đi tiên phong trong việc phát triển khoa học y học công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, niềm tin phổ biến về tình trạng sức khỏe vẫn rất lạc hậu và người ta quan niệm con người có đặc trưng là thể lỏng. Nó sẽ được thay thế bằng tác động của gió khiến người ta khỏe mạnh hoặc ốm đau trong sự cân bằng giữa nóng và lạnh, trong sự vận động tự nhiên của con người. Sự lựa chọn cách chữa vi lượng đồng phân đối với các trường phái y học rất phổ biến đến nỗi cách cứu chữa này được đưa vào hệ thống y tế của quốc gia. Cái chết và kiếp sau Các căn bệnh suy nhược khiến người ta sợ hơn cái chết. Sự hình dung về cái chết rất quan trọng trong các bài hát dân gian và nó thường liên quan đến thuyết Định mệnh. Các nghĩa địa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cộng đồng, người ta thường tới thăm nơi này vào ngày mùng một tháng Mười một hàng năm. Các cây thường xanh đóng vai trò như những vòng hoa tang tượng trưng cho đời sống tinh thần được trồng trên mộ. TỘCNGƯỜI BASQUE (PHÁP, TÂY BAN NHA) ✧✧✧ Tên dân tộc học khác: Bascos, Eskualdunak, Vascos. Nhận diện Vùng đất của người Basque ở châu Âu là vùng phía Tây Pyrenéess, gần biên giới Pháp - Tây Ban Nha. Dẫu người Basque thường được xác định hoặc thuộc Pháp hoặc thuộc Tây Ban Nha, người Basque vẫn là một trong các nhóm dân tộc khác biệt nhất ở châu Âu. Bảy vùng tôn giáo nằm trong đất của người Basque, được phân biệt rõ hơn thông qua sự khác biệt về phương ngữ mà người Basque sử dụng, tạo ra sự khác biệt về hai nguồn gốc dân tộc trong số dân Basque. Người Basque tới Bắc Mỹ có nguồn gốc từ Pháp hoặc Tây Ban Nha còn người Mỹ gốc Basque lại được biết như nhóm văn hóa Basque với tư cách là sự đồng nhất nguồn gốc dân tộc. Vị trí Có nhiều nhóm nhỏ người Basque ở British Columbia, Quebec và bờ biển phía Đông Canada. Hiện nay, người Basque có ở tất cả các bang của Mỹ nhưng tập trung ở California, Idaho và Nevada. Người Basque đặc biệt nổi tiếng về nghề chăn cừu, vì vậy, hiện nay họ sống ở một số vùng chăn nuôi nổi tiếng thuộc 13 bang ở miền Tây nước Mỹ, Florida, New York... và Connecticut cũng là những vùng có số lượng đáng kể người Basque. Dân số Dân số Basque ở Canada không được thống kê nhưng số lượng không lớn hơn 2.000 tới 3.000 người. Điều tra dân số ở Mỹ xác định số dân Basque ở Mỹ dưới 40.000 người. Ba vùng tập trung người Basque lớn nhất là California (15.530 người), Idaho (4.332 người) và Nevada (3.378 người). Người Basque ở Bắc Mỹ thuở xưa sống chủ yếu ở các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn. Dần dần, họ tập trung ở một số đô thị như New York (cảng biển), Miami, Greater San Francisco, Greater Los Angeles, Stockton, Fresno, Bakersfield, Boise và Reno. Ngôn ngữ Thế hệ người Basque nhập cư đầu tiên thường nói thông thạo tiếng Basque (Euskera), một ngôn ngữ có các chữ cái giống như chữ La Mã nhưng không có sự đồng nhất với bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Người nhập cư Basque thường nói thạo tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp. Người Basque ở Canada và người Basque ở Mỹ dường như biết hai thứ tiếng, tiếng Basque và tiếng Anh (tiếng Pháp trong trường hợp người Basque ở Quebec) hơn là nói thạo tiếng mẹ đẻ của họ ở Tây Ban Nha và Pháp. Hiếm khi có người nào thuộc thế hệ thứ hai, sinh ra ở thế giới mới lại nói thạo thứ ngôn ngữ thứ hai. Hơn thế, ngôn ngữ của họ còn hoàn toàn bị đồng hóa với ngôn ngữ chính ở Mỹ. Lịch sử và giao lưu văn hóa Người Basque, những người săn cá voi nổi tiếng sớm nhất ở châu Âu, có thể đã tới Bắc Mỹ giai đoạn đầu cùng với cuộc hành trình của Columbus. Có các tư liệu về việc săn cá voi và các hoạt động đánh cá tuyết của người Basque dọc theo bờ Labrador vào thế kỷ XVI và các bằng chứng về sự vay mượn từ ngữ trong một vài ngôn ngữ của người Mỹ bản địa gốc Canada ở bờ Đại Tây Dương. Các nhà khảo cổ học và chuyên viên lưu trữ người Canada đã phát hiện ra vị trí săn cá voi của người Basque ở thế kỷ XVI và những con tàu săn cá voi bị chìm ở Red Bay và Labrador. Tên các địa danh như Port-aux-Basque, Placentia và Biscay Bay cũng xác nhận sự hiện diện của người Basque ở vùng bờ biển. Các hoạt động này tập trung ở thế kỷ XVIII và kéo dài tới thế kỷ XIX. Trừ những vùng ven biển ra, sự hiện diện của người Basque ở Canada hoàn toàn chưa được nghiên cứu. Một số người Basque gốc Pháp đã thiết lập ra vùng người nhập cư ở Quebec, một vùng trong số các vùng khác ở Pháp. Những năm gần đây, nhiều lễ hội của người Basque tổ chức ở thị trấn Trois Pistoles. Ở thế kỷ XX, có một khu kiều dân người Basque (liên quan tới công nghiệp khai thác gỗ) nổi bật ở miền Tây British Columbia và một số gia đình của khu kiều dân này đã tái định cư ở vùng Vancouver. Người Basque sống ở miền Tây nước Mỹ là một phần của nhóm kiều dân Tây Ban Nha. Một số người Basque làm công việc hành chính, tham gia quân đội, thám hiểm và truyền đạo ở American Southern và Spanish California. Sau khi Mexico độc lập và do kết quá của sự xâm lược của người Mỹ ở vùng này, người Basque đã nhập cư tới vùng California. Nhiều nhà thăm dò quặng từ phía Nam đã tới South America, nơi người Basque thiết lập các vùng chăn cừu ở đồng cỏ hoang. Một số người Basque đã có cơ hội quay về California chăn cừu theo kiểu mới trong điều kiện của nền văn minh hiện đại. Năm 1860, các đội chăn cừu của người Basque đã được thành lập khắp các khu đất công ở California. Trong những năm 1870 các đội chăn cừu này đã phát triển rộng ra khắp các vùng thung lũng trung tâm California và các vùng thuộc Arizona, New Mexico và Đông Nevada. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, người Basque đã ở tất cả các vùng thuộc 13 bang phía Tây. Người ta thích thuê các đội chăn cừu người Basque hơn những nhóm chăn cừu khác. Luật nhập cư hạn chế trong những năm 1920, thiên về chống những người Tây Âu nhập cư, đã hầu như hạn chế người Basque nhập cư tới Mỹ và khoảng những năm 1940, cộng đồng người Basque đã phát triển dựa trên cội nguồn văn hóa của cựu lục địa (châu Âu). Nhưng việc thiếu lao động trong chiến tranh thế giới thứ hai và việc người Mỹ không chấp nhận tình trạng khổ sở của những người chăn cừu đã buộc chính phủ Mỹ phải giảm thuế đối với những người chăn cừu Basque. Giữa những năm 1950, việc giảm sút sản lượng công nghiệp cừu nói chung sau hơn 15 năm gắn với sự phục hồi nền kinh tế của Pháp và Tây Ban Nha đã dẫn tới việc cấm người Basque nhập cư vào miền Tây nước Mỹ. Ngày nay chỉ có khoảng mấy trăm người Basque sống ở các bang của nước Mỹ. Nguồn gốc của sự nhập cư lần thứ hai ở thế kỷ XX xuất phát từ trò chơi Jaialai của người Basque. Những vận động viên chuyên nghiệp chơi trò này đã kết hôn với các công dân Mỹ hoặc nói cách khác họ đã hợp thành một lớp tường rào quanh trò chơi này ở Florida, Connecticut và Rhode lsland. Những người tị nạn chính trị là nhóm người thứ ba gồm những người có quan điểm mới; Nhóm người nhập cư này thường phản đối Franco ở Tây Ban Nha hoặc chán ghét Castro ở Cu Ba. Cư trú Tình trạng khốn quẫn của những người chăn cừu Basque bị hạn chế ở các vùng đất cằn cỗi hoặc nửa cằn cỗi, nơi việc chăn thả cừu khiến họ bắt buộc phải lên núi, phải sống ở các thung lũng vào mùa đông và chuyển lên trên núi vào mùa hè. Trong cuộc di cư hàng năm này họ phải đi bộ năm trăm dặm dầu ngày nay, lũ cừu được chuyên chở bằng xe chờ hàng nếu khoảng cách giữa nơi chăn thả mùa hè và mùa đông cách xa. Đối với người chăn cừu, mùa đông, nhà của họ là toa chở cừu, nơi chẳng có gì hơn ngoài một cái giường, một cái bàn và một cái lò sưởi. Toa hàng này thường được di chuyển tới bãi cỏ hoang vào mùa đông, chuyên chở ngựa hoặc xe bốn bánh. Trong các tháng hè, người chăn cừu thường sống trong lều da dọc theo các con suối trên các hẻm núi cao, vài ngày lại có một người ở trại chăn nuôi cưỡi trên lưng la hoặc đi bằng xe chở hàng tới thăm, mang đồ ăn cho người chăn cừu. Cuộc sống của những người chăn cừu rất đơn độc. Cuộc sống đơn độc ấy chỉ dịu bớt thông qua các chuyến thăm của những người ở trại chăn nuôi, hoặc nhờ một cái đài, vài tờ tạp chí, vài cuốn sách và thư của gia đình nhân dịp nào đó. Một số người chăn cừu đã đòi quyền sở hữu trại chăn nuôi. Các trại này được dựng lên, không mang những nét kiến trúc nào đó có thể xem như là kiến trúc riêng của người Basque. Phần lớn các thị trấn nhỏ trong các vùng chăn nuôi thường có một hay nhiều khách sạn của người Basque, được bố trí gần các nhà ga xe lửa (Tạo điều kiện thuận lợi cho những người chăn cừu mới từ châu Âu đến). Các khách sạn thường được mua lại hơn là do người chủ sở hữu xây dựng nên, bởi vậy nó rất phù hợp với kiến trúc của các thị trấn nhỏ ở miền Tây nước Mỹ dẫu có một số khách sạn bổ sung thêm sân chơi bóng. Một khách sạn điển hình ở đây gồm một quầy bar, một buồng ăn nơi các bữa ăn được phục vụ theo phong cách gia đình tại những cái bàn dài cho các vị khách bất chợt hoặc những người ăn cơm tháng. Sàn tầng hai là các buồng ngủ phục vụ khách trọ, những người chăn cừu trong thị trấn tới thăm khách trong các dịp nghỉ hè, những người mất việc, những người chăn súc vật tới để làm thuê. Sinh kế và các hoạt động trao đổi Những ngư dân Basque ở Canada là những người tạm trú theo mùa, họ vượt qua Đại Tây Dương để săn cá voi và cá tuyết. Cá voi bị ép lấy mỡ còn cá tuyết được ướp muối và chuyển về châu Âu. Ở Mỹ, người Basque là một nhóm nhập cư sống bằng nghề chăn nuôi cừu, một nghề duy nhất. Đầu thế kỷ XX, nghề nghiệp chính của họ là chăn cừu và họ là những nhóm người du cư suốt năm dẫn đàn cừu đi chăn thả ở các vùng đất công. Nhiều người Basque đòi quyền sở hữu trại nuôi súc vật; những người khác thì làm việc nuôi thú và làm đốc công. Một số người vẫn còn làm nghề thu mua len và lông cừu non. Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi cừu trên các bãi cỏ rộng ở Mỹ ngày càng giảm sút vì chi phí lao động và sự thiếu hụt người làm nghề chăn cừu do sự hủy bỏ các biện pháp kiểm soát thú ăn thịt, do sự thành công của các nhà môi trường học, hạn chế số lượng thú nuôi trên đất công, do sự giảm sút yêu cầu của các nhà máy làm len, do sự cạnh tranh về sản lượng thịt của nước ngoài. Kết quả, tình trạng tồi tệ của người Basque làm nghề chăn cừu hiện nay còn lớn hơn trước đây. Nhiều người trước kia làm nghề chăn cừu và chủ các trại chăn nuôi đã quay về châu Âu, những người khác thì chuyển trại nuôi cừu thành trại nuôi gia súc lớn, một số người chuyển tới ở gần các thị trấn nhỏ, làm nghề xây dựng hoặc buôn bán nhỏ (mở quán bar, lò bánh mỳ, khách sạn nhỏ, bán chất đốt và một số nghề khác). Ở San Francisco, người Basque làm vườn, đặc biệt làm nghề chuyên chở bưu kiện tới các đô thị. Họ cố tìm việc ở chỗ những người Mỹ gốc Nhật - những người này bị giam giữ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ở vùng Greater Los Angeles, nhiều người Basque làm công nhân vắt sữa trong các trại sản xuất lớn. Bất kỳ lúc nào hội Jaialai (những từ này chỉ “ngày hội hạnh phúc” của người Basque) được tổ chức thì người Basque từ châu Âu đều được tuyển mộ. Những người này có xu hướng sống tạm trú, đóng một vai trò trong vùng đất của người Basque và ở các bang của nước Mỹ. Người Mỹ gốc Basque bị đồng hóa trong một nền văn hóa lớn hơn, họ làm đủ mọi nghề. Có nhiều người Basque làm luật sư, bác sĩ, giáo sư đại học, một số người là chủ quản lý các cơ sở kinh doanh lớn hoặc các cơ quan tài chính. Tuy nhiên có một thực tế là, người Mỹ gốc Basque thường có xu hướng làm các công việc buôn bán nhỏ, trao đổi hàng hóa và các nghề không đòi hỏi kỹ năng lao động. Phần nào, đây là sự phản ánh nguồn gốc nông nghiệp của tổ tiên họ trong Cựu lục địa và nền giáo dục của họ trong các vùng nông nghiệp hoặc thị trấn nhỏ ở Mỹ. Thương mại Ở miền Tây nước Mỹ, có một mạng lưới những người có nguồn gốc Basque; mạng lưới này đã tạo ra khách hàng cho những người Basque - những thương gia và người bán hàng. Các khách sạn của người Basque đặc biệt đều được người Mỹ gốc Basque bảo trợ dầu mọi việc đều lệ thuộc vào số lớn các khách hàng Mỹ. Về phương diện này, người Mỹ đã buôn bán dựa trên danh tiếng và tài nấu nướng của người Basque để tạo ra một môi trường dân tộc thống nhất. Phân công lao động Trong Cựu lục địa và trong xã hội của những người Mỹ gốc Basque luôn tồn tại sự phân biệt giới tính. Dẫu việc nhà phần lớn thuộc về người phụ nữ, phụ nữ vẫn không được thừa nhận. Họ phải hạ mình trước nam giới. Ngược lại, ở bất kỳ đâu có trại gia súc, khách sạn hoặc buôn bán trong thị trấn, phụ nữ đều phải sát cánh bên cạnh nam giới để làm mọi việc. Sử dụng đất Trong xã hội của người Basque ở Cựu lục địa, người sở hữu nông trại thể hiện một phần uy tín xã hội. Điều này có thể thấy rõ trong cộng đồng người Mỹ gốc Basque. Nhìn chung, không ai tới Mỹ mà lại không chú ý tới nhóm người chăn cừu làm công ăn lương. Hơn thế, nghề nghiệp được xem như một bước tiến vững chắc, tiết kiệm được tiền để quay về châu Âu mua đất, sở hữu trại gia súc, hoặc buôn bán nhỏ ở Mỹ. Những người Basque này đến nay vẫn còn là những người làm công ăn lương đạt trình độ cao trong lĩnh vực sở hữu nhà. Nhóm gia tộc và các thế hệ Cộng đồng người Mỹ gốc Basque liên kết với nhau thông qua việc mở rộng các mối quan hệ họ hàng cùng dòng máu. Sự bổ sung những người chăn cừu từ châu Âu do việc mời hoặc chấp nhận yêu cầu của anh em ruột và họ hàng muốn tới sống ở nước Mỹ. Do vậy, mỗi vùng đất của người Mỹ gốc Basque sẽ là nơi tập trung của các thành viên trong gia đình hơn là các thành viên của các gia đình khác nhau. Mức độ của mối liên hệ được nâng cao thông qua hôn nhân nội giao giữa một người chăn cừu ở Cựu lục địa với vợ là người Mỹ gốc Basque hoặc thế hệ thứ hai của người Mỹ gốc Basque. Các gia đình mở rộng của người Mỹ gốc Basque thường có xu hướng duy trì các mối quan hệ chặt chẽ như tập trung làm lễ rửa tội, trao bằng tốt nghiệp, đám cưới, đám tang và ngày càng gắn bó thông qua các mối quan hệ tốt với cha mẹ. Thuật ngữ gia đình Các thuật ngữ chỉ mối quan hệ của người Basque thể hiện rất đa dạng giống như thuật ngữ của người Eskimo. Các từ chỉ mối quan hệ họ hàng khác nhau tùy thuộc vào người nói là đàn ông hay đàn bà. Các mối quan hệ được người Basque chú ý hoàn toàn phù hợp với những gì đã có ở vùng Bắc Mỹ. Hôn nhân Hầu như không có người Basque nào vào nước Mỹ mà lại không ở tập trung với nhau. Điều này cũng lặp lại như vậy đối với những người nhập cư, chủ yếu là nam thanh niên. Những người chăn cừu không thích hợp với cuộc sống gia đình và những người đã kết hôn chỉ là những người tạm trú, đã để vợ con ở lại châu Âu. Dần dà một số người Basque đã quyết định sống ở Mỹ, và họ hoặc mang vợ từ châu Âu sang hoặc quay về châu Âu lấy vợ (hầu như không có những người kết hôn với người không phải là người Basque). Nhiều cô dâu đến theo kiểu thư mời của chị em những người đang làm việc ở Mỹ. Khi các khách sạn của người Basque xuất hiện càng nhiều, họ càng lấy nhiều vợ. Những người quản lý khách sạn đã trở về châu Âu tìm những người phụ nữ muốn tới Mỹ làm việc nhà và hầu như chẳng mấy ai trong số họ có thể ở độc thân trong một thời gian dài. Bằng cách đó, nền tảng gia đình của người Mỹ gốc Basque và cộng đồng của họ đã được thiết lập. Đơn vị gia đình Phần lớn các hộ gia đình của người Mỹ gốc Basque là các gia đình hạt nhân và nó phân biệt rất rõ trong cộng đồng người Mỹ. Đối với những người Basque ở các trại chăn nuôi gia súc, khái niệm về gia đình hoặc ít nhất là một cuộc sống riêng tư của một gia đình thường gắn liền với những người làm công trong các trại chăn nuôi. Sau giấc ngủ ở các nhà trọ, họ thường ăn ở trong bếp của căn nhà chính. Nếu đội chăn gia súc người Basque đều sinh ở Cựu lục địa và nói tiếng Anh rất hạn chế hoặc không biết nói tiếng Anh thì họ thường chú ý đặc biệt tới cuộc sống gia đình. Đối với loại gia đình mà các thành viên sống cùng nhau trong khách sạn thì gia đình ấy thực sự là một cơ sở sản xuất. Điều đặc biệt này phụ thuộc vào những người khách trọ thường xuyên, những người chăn gia súc đã nghỉ việc nhưng không muốn quay trở về châu Âu. Thừa kế Ở châu Âu, tài sản của trang trại được truyền lại cho người thừa kế duy nhất của dòng họ. Điều này hầu như không còn nằm trong suy nghĩ của người Basque. Một vài thương gia người Mỹ gốc Basque hoặc chủ trại chăn nuôi là còn duy trì điều này trong một số gia đình có hai hoặc nhiều thế hệ. Xã hội hóa Trẻ em được nuôi dạy trong xã hội người Mỹ gốc Basque cũng tương tự như trong xã hội Mỹ chính thống. Có một ngoại lệ là những trẻ em sinh ra ở Mỹ thế hệ đầu tiên bắt buộc phải trội hơn về kiến thức và sức lực so với thế hệ thứ hai ở trường phổ thông. Điều này đã thể hiện nhu cầu cần phải tự khẳng định trong xã hội Mỹ đối với một loạt các giải pháp chống những người nhập cư, đặc biệt đối với người Basque. Tổ chức chính trị xã hội Sau gia đình, vấn đề quan trọng nhất là khách sạn hoặc các ngôi nhà trọ. Đối với những người làm nghề chăn gia súc, sinh ra ở Cựu lục địa, đây là một nơi gần gũi, là nhà băng, là chỗ làm, là nơi trú ẩn của một cộng đồng dân tộc, là nguồn lực giúp đỡ, hỗ trợ khi họ phải đối phó với xã hội, nơi mà họ đã bỏ lại các trang phục khi họ đi chăn gia súc, súng ống, giường xếp và quay trở về châu Âu, hoặc để tìm vợ hoặc về hưu và trở về sống ở gia đình. Với những người Mỹ gốc Basque, đây là nơi có thể thay trang phục dân tộc, giận dữ theo kiểu Basque, học lấy một số điều về văn hóa của Cựu lục địa, nhảy múa trong tiếng nhạc của người Basque, ăn theo khẩu vị của người Basque, có thể được giúp đỡ để ẩn nấp, là nơi trọ cho lũ trẻ khi chúng đi học, tổ chức lễ rửa tội, đám cưới cũng như thức canh người chết. Hơn bốn thập kỷ qua, các câu lạc bộ mang tính xã hội của người Basque đã xuất hiện ở nhiều thị trấn, thành phố nhỏ trong vùng miền Tây nước Mỹ. Ngày nay, các lễ hội của người Basque tổ chức ở trong vùng, kéo dài từ cuối tháng Năm tới đầu tháng Chín do rất nhiều câu lạc bộ mang tính xã hội đỡ đầu. Một số câu lạc bộ còn có các nhóm múa dân gian riêng ở Bakesheld, Boise và San Francisco, các câu lạc bộ của người Basque đều có vị trí riêng dành cho các cuộc gặp gỡ, nhảy múa và tổ chức các bữa tiệc lớn. Những người Mỹ gốc Basque thường có khuynh hướng thể hiện quan điểm chính trị bảo thủ ở vùng nông thôn phía Tây nước Mỹ với tư cách là những người cộng hòa. Phần lớn các chính trị gia nổi tiếng là người Basque, thống đốc bang Nevada, thượng nghị sĩ Mỹ Paul Lavalt và Bộ trưởng Ngoại giao Idaho Peter Canarrusa. Những người Mỹ gốc Basque rất ít hiểu biết và quan tâm tới sự phát triển chính trị ở vùng đất quê hương họ ở châu Âu. Trong những năm 1980, những người đại diện cho chính phủ ở Euskadi gồm tổng thống, nghị sĩ quốc hội, bộ trưởng đã tới thăm vùng đất định cư của người Basque ở Mỹ. Chính phủ này đã viện trợ tài chính cho các tổ chức của người Mỹ gốc Basque, hỗ trợ về văn hóa, công bố các thư tín bằng tiếng Anh thường xuyên được xem như là các sự kiện trên vùng đất quê hương của người Basque. Năm 1974, các câu lạc bộ của người Basque ở Mỹ đã hình thành NABO (tổ chức của người Basque Bắc Mỹ) mà một trong 19 thành viên của câu lạc bộ đó đã được bầu vào đoàn đại biểu của tổ chức. Tổ chức này gặp gỡ định kỳ nhằm phối hợp với nhau trong các lễ hội của người Basque và hỗ trợ các sự kiện đặc biệt. NABO còn gồm các nhà tài trợ cho môn bóng ném và môn mus (một đồ chơi cờ của người Basque), cho các giải vô địch, cho các tua du lịch của các nghệ sĩ người Basque ở Cựu lục địa đến Mỹ, cho các đoàn ca nhạc mùa hè hàng năm phục vụ trẻ em Mỹ gốc Basque để chúng có thể học được âm nhạc dân gian Basque và được truyền cho kiến thức về Txistu (một loại nhạc cụ giống như sáo chơi phối hợp với trống). Kiểm soát xã hội Sức ép về địa vị xã hội thể hiện rõ trong những người Mỹ gốc Basque. Người Basque nổi tiếng lương thiện và làm việc chăm chỉ. Bất cứ ai vi phạm tới những điều cấm kỵ thể hiện qua cách xử sự phù phiếm xúc phạm đến công chúng đều bị phê phán và bị khai trừ khỏi cộng đồng. Mâu thuẫn Người Mỹ gốc Basque là nhóm người ở một mức độ nào đó cũng bị coi thường. Thỉnh thoảng, họ hiểu rằng họ là người Mỹ La Tinh - Tây Ban Nha được thể hiện qua hình tượng những người ngu dốt trong các tiêu đề (các thuyết minh phim) vì sự khác biệt về dân tộc của họ ở phía Nam châu Âu. Việc xác định người Basque là người chăn cừu, bị bôi nhọ ở miền Tây nước Mỹ và các hoạt động chăn cừu du cư khiến họ phải chịu sự cạnh tranh của các trại nuôi gia súc định cư trong việc thâm nhập vào vùng đồng cỏ hoang. Ngoài ra họ còn bị chồng chất thêm bởi một loạt những vấn đề rất nhạy cảm, thậm chí cả điều luật chống người Basque. Gần đây hơn, một số tờ báo còn ủng hộ các cuộc xung đột trong vùng đất của người Basque, đặc biệt là các hoạt động của tổ chức ETA, đã làm cho người Mỹ gốc Basque rất nhạy cảm về vấn đề nói trên. Tín ngưỡng tôn giáo Người Basque theo Thiên Chúa giáo La Mã, thiên về giáo phái Jansen. Nhà thờ đã phân một giáo sĩ người Basque làm người thừa hành mọi việc đạo trong dân Basque ở miền Tây nước Mỹ. Trong xã hội người Basque cổ xưa từng tồn tại niềm tin vào thuật phù thủy và những người có phương thuật siêu nhiên sống trong các hang động trên núi hoặc ở sâu trong rừng rậm. Niềm tin truyền thống này hầu như không còn tồn tại trong cộng đồng người Mỹ gốc Basque. Những người thực hành tôn giáo Ngoại trừ một số việc, dân Mỹ gốc Basque thường không mộ đạo. Sống cách biệt ở các trại trên núi với bầy cừu khiến họ không thể đi lễ nhà thờ đều đặn. Dân Basque lại ở rải rác trên khắp các vùng làm cho sự phát triển của các nhà thờ của riêng người Basque rất hạn chế. Nhưng người Basque hầu như không theo tôn giáo khác, một số người còn vào học các trường dòng ở giáo khu và đại học Thiên Chúa giáo. Nghệ thuật Người Basque có một số nhóm múa dân gian, nhảy Txistu ở miền Tây nước Mỹ. Cũng có một số bertsolariak, người kể chuyện, bình luận về bất cứ đối tượng nào trong các truyện thơ. Một người kể chuyện đã kể về miền đất hứa ngọt ngào, mô tả cha anh ta là người chăn cừu ở miền Tây nước Mỹ và chuyến trở về cố hương của ông. Lễ hội của người Basque đã kết hợp một số đặc điểm của thế giới cũ với những nét đặc trưng về thế giới mới bao gồm lễ Mét, các điệu nhảy dân gian, các điệu nhảy hiện đại, lợn nướng cả con, các cuộc thi đấu thể thao (bổ củi, ném đá, mang vác vật nặng, kéo co) và có thể thi dùng gậy chăn cừu và thi chó chăn cừu. Năm 1989, tượng đài dân tộc kỷ niệm người chăn cừu Basque đã được khánh thành ở nhiều công viên thuộc Reno, Nevada. Bức điêu khắc này cao khoảng bảy mét do nhà điêu khắc Nesto Bastarretxea, người Basque ở châu Âu, tạo nên. Y học Người Basque không có sự phân biệt về niềm tin đối với y học của thế giới mới với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Cái chết và kiếp sau Các tín đồ Thiên Chúa giáo tin có thiên đường, có sự chuộc tội và địa ngục. Các đám tang thường diễn ra rất trang trọng với người thân và bạn bè đưa tiễn. Người Mỹ gốc Basque sẽ vượt qua hàng trăm dặm để tới tham dự lễ tang của các thành viên trong gia đình, bạn thân ở làng hoặc những người bạn thuở xưa. TỘCNGƯỜI BUNGARI (ĐÔNG BALCAN) ✧✧✧ Tên dân tộc học khác: Bulgarini, Bulgars. Nhận diện Bungari được nhận diện là một nền văn hóa rất đa dạng dựa trên các yếu tố về địa lý, văn hóa, chính trị với tư cách là một phần của Đông Âu, Đông Nam châu Âu, Balcan, các nước cộng hòa Slavơ, phía Nam của Slavơ và ngày nay vẫn là một khối cộng đồng. Nguồn gốc xa xưa nhất của cái tên “Bungari” bắt nguồn từ một động từ trong tiếng Turkic có nghĩa là “Pha trộn” thể hiện sự pha trộn các bộ lạc Turkic đã xâm lược vùng này và thiết lập nên chính thể đầu tiên ở Bungari. Vị trí Bungari nằm ở phần phía Đông của vùng Balcan Peninsula, giữa 41°14′ và 43°3′ Bắc, 22°21′ và 28°36′ Đông. Bungari giáp với Rumani ở phía Bắc, Nam Tư ở phía Tây, Hy Lạp ở phía Tây Nam, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Nam, và vùng Biển Đen ở phía Đông. Đất nước này có một địa hình rất đa dạng gồm núi, đồi và đồng bằng. Đặc điểm chính ở đây là dãy núi Balcan cắt ngang vùng trung tâm về hướng Đông Tây, uốn về phía Tây Bắc. Vùng đồng bằng của sông Danube chạy theo hướng Bắc về vùng Balcan và vùng đồng bằng phía Nam và Tây Nam. Địa hình ở đây đã ảnh hưởng mạnh tới khí hậu vùng này và phân đất nước thành hai vùng khí hậu. Phía Bắc là khí hậu lục địa ở Đông Âu với mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Dãy núi Balcan che chắn vùng phía Nam tránh khỏi các cơn gió mùa đông lạnh lẽo tạo nên vùng khí hậu Địa Trung Hải rõ rệt với mùa đông hơi lạnh và mùa hè nóng và khô. Dân số Năm 1988, số dân ở đất nước này là 8.973.600 người. Khoảng 85% số dân là người Bungari. Tỷ lệ sinh của người Bungari rất thấp khiến số dân Bungari từ chỗ là một nước có số dân đông nhất châu Âu trong những năm 1870 đã sút giảm xuống mức quá thấp đối với việc duy trì cho được số dân như hiện nay. Việc này đã dẫn tới sự tăng độ tuổi trung bình trong số dân Bungari. Việc biến động lớn về dân số diễn ra trong số dân ở đô thị khiến cho việc tăng tỷ lệ dân số già chỉ từ 20% năm 1900 tới 66% năm 1988. Ngôn ngữ Bungari được xếp vào ngôn ngữ Slavơ ở phía Nam và văn tự của nó theo chữ cái Kirin. Tuy nhiên, ngữ pháp hiện nay và từ vựng của ngôn ngữ này cho thấy có nhiều ảnh hưởng khác biệt đặc biệt là ảnh hưởng của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Có rất nhiều phương ngữ vùng và sự khác biệt lớn giữa hai vùng Đông và Tây. Các ngôn ngữ ở các vùng tiếp giáp như ngôn ngữ Serbia ở phía Tây Bắc, Macedonia ở phía Tây Nam, Rumani ở vùng trung tâm phía Bắc đều có ảnh hưởng ngày càng mạnh tới ngôn ngữ Bungari. Các phương ngữ vùng ngày càng mờ đi do kết quả của việc tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ dân tộc trong giáo dục và do tầm quan trọng ngày càng tăng của phương tiện truyền thông trên khắp đất nước, đặc biệt là vô tuyến truyền hình. Lịch sử và giao lưu văn hóa Bungari là một vùng đất của nhiều nền văn hóa khác biệt nhau trong đó có cả văn hóa Thracian, Hy Lạp, La Mã và Byzantine. Tuy nhiên, nước Bungari ngày nay lại có nguồn gốc xa xưa từ người Slavơ, những người đến vùng này từ phía Bắc Caprathian giữa thế kỷ V, thế kỷ VI và sau đó đã tiến công các bộ lạc người Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Á vào thế kỷ XVII. Những người này được gọi là “Bulgar” hoặc “Tiền Bungari” và xuất phát từ đó, nhóm người này được gọi là người Bungari. Mặc dầu “những người tiền Bungari” đã nhanh chóng thống trị vùng này về mặt chính trị, họ vẫn phải theo phong tục tập quán của những người Slavơ định cư ở đây và sau này, chính các phong tục tập quán này lại trở thành cơ sở cho nền văn hóa Bungari. So với các nhóm lân cận thù địch, người Bungari may mắn hơn và họ đã cảm thấy điều đó trong những năm sau này. Sự kiện quan trọng nhất là sự thống trị của đế chế Ottoman sụp đổ năm 1396. Sự thống trị của đế chế Ottoman đã kéo dài gần 500 năm và có ảnh hưởng đáng kể tới ngôn ngữ Bungari, tới văn hóa và sự phát triển kinh tế của đất nước này. Nhóm thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng lớn ở Bungari và mối quan hệ căng thẳng giữa người Bungari với người Thổ Nhĩ Kỳ cả trên phương diện cá nhân và dân tộc nói chung là do hậu quả trong thời kỳ này. Cũng tương tự như vậy, các mối quan hệ tốt đẹp có sẵn giữa Bungari và Nga là hình ảnh thu nhỏ của kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa cũng có thể bắt nguồn trong giai đoạn đế chế Ottoman bởi vì chính quân đội Nga đã giải phóng Bungari khỏi sự kiểm soát của đế chế Ottoman năm 1877. Bên cạnh nhóm thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ ước khoảng 10% trong tổng số dân Bungari, người Digan cũng là một nhóm đáng chú ý, có mối liên hệ thường xuyên với người Bungari. Nhóm người này đã bị cách ly và bị mọi người bêu riếu như một thói quen. Theo truyền thống, họ thường sống tách biệt mặc dầu họ ngày càng hòa nhập vào người Bungari. Một số thành phố lớn cũng có các nhóm công nhân và sinh viên. Nhóm công nhân nước ngoài lớn nhất là người Việt Nam, họ được gửi tới lao động ở Bungari trong thời hạn 5 năm thông qua sự trao đổi các sản phẩm của Bungari nhập vào Việt Nam. Việc ký kết hợp đồng giữa hai nước đã ở giai đoạn cuối, người ta hy vọng số đông người Việt Nam sẽ trở về nước đầu những năm 1990. Các nhóm sinh viên chủ yếu đến từ Trung Đông và châu Phi. Hầu hết các mối quan hệ giữa người Bungari với người nước ngoài thường diễn ra tại nơi làm việc và trường học. Bên ngoài bối cảnh này, mối quan hệ của họ với người nước ngoài rất ít và đôi khi rất căng thẳng. Cư trú Vùng cư trú đầu tiên ở đây đã được xác định là bắt nguồn từ việc phòng thủ. Khi vùng cư trú mở rộng ra nơi có các nguồn nước và địa hình thoai thoải đã trở thành nhân tố quyết định, các vùng cư trú lớn ngày càng phát triển dọc theo các con sông, dưới chân các ngọn đồi và một loạt các vùng đồng bằng màu mỡ. Các làng thời đó thường được phân tán dọc theo các con đường giao thông quan trọng nối liền với các thị trấn lớn. Phần lớn các làng thường định cư tập trung với các căn nhà ở rất gần nhau. Vùng người dân ở thường bao quanh là các khu đất để họ trồng trọt. Do việc di trú và thay đổi dân số, nhiều làng nhỏ đi vì số dân ít dần và trở thành các xóm. Do số dân hiện nay ngày càng già đi, việc tồn tại của họ trong một thời gian dài cũng là một vấn đề. Các làng lớn đang ngày càng tốt hơn do kết quả của sự hạn chế di cư của chính phủ, do sự phát triển và sự hòa nhập chặt chẽ với các vùng đô thị ở gần đó. Các căn nhà truyền thống trong các làng thường làm bằng gỗ trát thạch cao trộn với bùn. Chúng thường nhỏ, chỉ có một tầng gồm ba phòng. Căn nhà làm bằng gạch và đá hoặc trát vữa cũng có kiểu cách tương tự. Một số ngôi nhà hiện nay vẫn là bằng chứng về một cái làng thời xưa nhưng kiểu cách chủ yếu là nhà hai tầng với một vài phòng xây bằng gạch, bên ngoài là lớp vữa txuco. Vùng đô thị cũng có một số kiểu kết cấu nhà nhưng từ những năm 1950, các căn hộ rộng rãi, vững chãi và nhiều tầng đã được xây dựng, thường ở trong tổng thể một nhóm và đó chính là kiểu nhà phổ biến ở đô thị. Sinh kế và các hoạt động trao đổi Kinh tế truyền thống chủ yếu xoay quanh nông nghiệp và chăn nuôi, tầm quan trọng của hai hoạt động này rất khác nhau trong từng vùng. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các vùng đồng bằng còn chăn nuôi cừu và dê thường ở các vùng miền núi và có sự kết hợp giữa hai loại công việc này trong các vùng trung gian. Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mang đặc trưng của một vài vùng chẳng hạn như thung lũng Hoa hồng, nơi nổi tiếng về các sản phẩm tinh dầu hoa hồng. Ở bất cứ nơi nào khác, tầm cỡ của các sản phẩm để đem đi trao đổi thường ở trong một quy mô nhỏ vì mục đích sinh kế là chính và rất tản mạn. Việc phân công lao động mang tính tương hỗ là một nhân tố quan trọng trong việc tổ chức quản lý và một số cá nhân ở các vùng nông nghiệp nghèo đã di cư đi làm việc theo thời vụ ở các vùng đồng bằng. Cây trồng ở các vùng rất đa dạng và thường là hạt ngũ cốc, hoa quả và rau. Tình hình trong nông nghiệp dần dần thay đổi với việc tập thể hóa đất đai trong những năm 1950. Dân làng bắt đầu lao động trong các nông trại tập thể, và người dân ngày càng trồng thêm nhiều loại cây, nuôi thêm gia súc để dùng riêng trên những mảnh đất được chia riêng cho các cá nhân do tập thể đảm bảo nhằm phục vụ cho mục đích sinh kế. Từ những năm 1960, việc phát triển các xí nghiệp công nghiệp và khả năng công việc mới thay thế cho các công việc trong thị trấn đã làm cho rất nhiều người nông dân trở thành công nhân phi nông nghiệp. Tuy nhiên những người này vẫn tiếp tục đạt được một số nhu cầu sinh kế cần thiết từ những mảnh đất nhỏ mà họ đã được chia. Mỹ nghệ Theo truyền thống, người Bungari đã tạo ra rất nhiều sản phẩm để trao đổi ngoài các sản phẩm nông nghiệp. Những người thợ thủ công đã cung cấp cho các làng những thứ cần thiết như vật liệu xây dựng, đồ gỗ, xe ngựa kéo hoặc lừa kéo, các thùng rượu. Nghề dệt có lẽ là quan trọng nhất bao gồm quay tơ, dệt vải, đan, khâu. Sản phẩm quan trọng nhất là các loại hàng dệt và vải vóc dùng trong gia đình như ga trải giường, thảm trải sàn. Màu sắc và đặc biệt các hình họa trên quần áo phân biệt rất rõ các vùng khác nhau trên đất nước này. Trong khi các hộ gia đình thường làm các mặt hàng dệt thủ công, một số vùng đã phát triển công nghiệp sản xuất len và các hàng đăng ten trong giai đoạn đế chế Ottoman. Ngày nay, công nghiệp dệt đã trở thành một ngành công nghiệp lớn trong nền kinh tế quốc gia. Các lĩnh vực quan trọng khác của công nghiệp ngày nay là chế tạo máy, luyện kim, chế biến thực phẩm. Các ngành công nghiệp hóa chất và điện tử là những ngành công nghiệp lớn đang phát triển. Thương mại Sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của đế chế Ottoman, người Bungari bắt đầu xuất khẩu rất nhiều mặt hàng nông nghiệp tới Đức, Áo và các nước khác ở Tây Âu. Việc bán các quặng sạch tới Đức ngày càng tăng đáng kể trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, bản chất của nền thương mại đã dần dần thay đổi. Bungari trở thành thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế và thương mại - ngày nay do nhà nước kiểm soát - đã biến đổi thăng trầm gắn với các nước thành viên trong liên minh kinh tế của các nước theo đảng cộng sản, nhất là Liên Xô (cũ). Cùng với việc công nghiệp hóa ngày càng tăng, việc xuất khẩu ngày càng thay đổi đã tạo nên sự cân bằng giữa các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Bungari nhập khẩu chủ yếu là nhiên liệu, vật liệu thô, máy móc. Trong những năm 1970, thương mại gắn với Tây Âu bắt đầu phát triển từng bước nhỏ. Từ năm 1989, Bungari đã tham dự nhiều vào các hoạt động thương mại nhằm thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nhà tư bản của các nước công nghiệp phát triển. Phân công lao động Trong thời kỳ sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phân công lao động dựa trên cơ sở giới tính và lứa tuổi. Phụ nữ thường làm các việc nhà như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, may vá. Việc may vá đều do cả hai giới làm nhưng may quần áo lại do các thợ may trong làng làm và những người thợ may này thường là đàn ông. Trên cánh đồng - phụ nữ cuốc xới, đàn ông thì cày ruộng và cả hai giới đều tham gia thu hoạch. Cả đàn ông và phụ nữ đều chăn nuôi nhưng đàn ông thường hay chăn ngựa và giết mổ thịt lợn. Trẻ em ngay từ nhỏ đã phải giúp đỡ việc chăn nuôi và đi lấy nước. Trong thời kỳ theo chính thể xã hội chủ nghĩa, cả đàn ông và phụ nữ ngày càng tham gia vào việc làm công ăn lương. Điều này đã làm dịu bớt sự phân biệt về giới trong phân công lao động nhưng nhiều sự phân công lao động như vậy vẫn được thực hiện trong quá trình sản xuất trên mảnh đất nhỏ của cá nhân và trong các hoạt động ở gia đình của người dân nông thôn. Sử dụng đất Trong thời kỳ đế chế Ottoman, đất do các Sultan quản lý, họ có quyền giao đất, thu các đồ cống nạp hoặc thu thuế của các chúa đất trong vương quốc. Sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của vương quốc Ottoman, phần lớn đất đai được phân chia cho người dân Bungari trồng trọt nhưng các làng vẫn duy trì một số vùng đồng cỏ và rừng rậm như là tài sản chung của cộng đồng. Trường học và nhà thờ cũng có đất để phân cho những người làm các công việc phục vụ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền của đảng cộng sản đã đưa ra các chính sách về tập thể hóa nông nghiệp. Người dân trong làng vẫn có đất riêng sử dụng vào mục đích sinh kế nhưng chính quyền kiểm soát phần lớn đất theo một mục đích kinh tế thông qua sự hợp tác trong làng. Tiếp theo việc tập thể hóa, các đơn vị sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn ngày càng có xu hướng tăng, thoạt đầu là hợp tác sau đó là sáp nhập với một số hợp tác thành một đơn vị hành chính lớn gọi là liên hợp công nông nghiệp. Xu hướng này bắt đầu giảm dần vào giữa những năm 1980 và cùng với sự suy yếu của đảng cộng sản từ năm 1989, đã có một sự hỗ trợ mạnh mẽ trong việc tư hữu hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nhóm gia tộc và các thế hệ Dấu vết các nhóm thân tộc của người Bungari mang tính song phương và nhóm thân tộc lớn là nhóm có chung một ông tổ. Mối quan hệ họ hàng gần là mối quan hệ giữa các thành viên thuộc một nhóm cùng một ông tổ nhưng các mối quan hệ họ hàng xa cũng đóng vai trò quan trọng đáng kể tác động lệ thuộc lẫn nhau trong các hoạt động kinh tế. Mối quan hệ giữa các gia đình gồm nhiều cặp vợ chồng thường là mối quan hệ được họ gìn giữ và phát triển giống như sự tiếp nối quan trọng về dòng tộc tổ tiên. Thuật ngữ gia đình Việc xác định mối quan hệ thân tộc theo hệ thống thuật ngữ của người Eskimo nhưng gắn với một số từ thể hiện sự lịch sự trang trọng. Hôn nhân Các cuộc hôn nhân phổ biến xảy ra khi nam nữ ở độ tuổi 20. Hôn nhân phổ biến nhất là kiểu hôn nhân nội giao giữa các làng dẫu các cuộc hôn nhân với các làng lân cận vẫn thường xuyên xảy ra. Các đôi nam nữ thanh niên thường gặp nhau trong bối cảnh cuộc sống ở làng và tham gia vào việc làng là cơ hội để phát triển các mối quan hệ họ hàng. Sự lựa chọn của đôi bên thường dựa trên sự hấp dẫn mặc dầu đôi bên đã hiểu nhau khá rõ và hiếm có cuộc hôn nhân nào mang tính ép buộc. Người ta thường hy vọng người phụ nữ sẽ mang về gia đình nhà chồng của hồi môn là đồ gỗ, quần áo và các hàng dệt dùng trong gia đình. Một số thứ hàng dệt này được dùng làm quà tặng cho các vị khách tới dự đám cưới và phần còn lại để cho cặp vợ chồng mới cưới sử dụng. Nơi ở sau khi kết hôn thường theo bên nhà chồng và cô dâu thường cùng sống trong căn nhà của cha mẹ chú rể. Đàn ông đàn bà góa đều có thể tái hôn nhưng họ chỉ lấy những người cùng cảnh ngộ như mình. Ngày nay, kiểu hôn nhân như trên rất phổ biến và sự ly thân, ly dị, tái hôn cũng vậy. Do mối quan hệ giữa các vùng càng tăng, nam nữ thanh niên dường như thường thích quan hệ với những người ở khác vùng của họ và nơi cư trú sau khi kết hôn phổ biển nhất là không sống trên vùng đất của cha mẹ. Các nghi lễ cưới hỏi mang tính pháp lý đã thay thế cho các nghi thức tôn giáo; tuy nhiên người ta vẫn còn duy trì các đám cưới truyền thống thông qua lễ hội và trao quà tặng. Đơn vị gia đình Mọi người đều biết rõ tầm quan trọng lịch sử của các hộ gia đình mở rộng theo phụ hệ gọi là zadrugas, điển hình là một đôi vợ chồng với một vài người con trai đã thành gia thất và gia đình của họ. Kiểu mẫu gia đình này đã biến mất từ thế kỷ trước và từ đó, các gia đình có thế hệ thứ ba thường chỉ phổ biến ở vùng nông thôn. Hộ gia đình hạt nhân là chủ yếu, đôi khi các hộ có mối quan hệ họ hàng hợp tác với nhau trong hoạt động kinh tế. Ở các vùng đô thị, kiểu mẫu gia đình hạt nhân rất phổ biến và hiếm khi cha mẹ ở cùng con cái. Thừa kế Tài sản thừa kế thường được chia theo luật pháp và các quy định của xã hội. Theo truyền thống, con gái được nhận phần thừa kế ít hơn con trai và đôi khi bị tước quyền thừa kế hoặc phải nhận phần thừa kế do anh hoặc em trao cho. Các anh em trai đều được hưởng quyền thừa kế như nhau nhưng trong nhiều gia đình, người con trai ở lại nhà và chăm sóc cha mẹ sẽ được hưởng thừa kế nhiều hơn, thường là được sở hữu căn nhà của cha mẹ và những tài sản khác nữa. Người con trai sống chung với cha mẹ thường là con trai út. Xã hội hóa Theo truyền thống, các hộ gia đình và các làng thường phân chia thành các nhóm xã hội hóa lớn từ trẻ em tới các nhóm đã trưởng thành. Trẻ em học thông qua sự quan sát và những gì chúng đã trải qua. Quá trình này đã thay đổi gắn với việc giảm số lượng trẻ em bằng cách ghép đôi và tăng cường vai trò giáo dục xã hội. Cha mẹ thường nuông chiều con cái, không khuyến khích chúng sống độc lập. Có lẽ điều này ngược hẳn với việc giáo dục mang tính xã hội chủ nghĩa và tới nay đã gây nên sự khủng hoảng về lý tưởng chính trị và cuộc sống cộng đồng. Tổ chức chính trị xã hội Tổ chức xã hội trong các làng thường được xây dựng trên nền tảng của các hộ gia đình và hệ thống các mối liên hệ giữa các hộ gia đình dựa trên mối quan hệ thân tộc và sự hợp tác mang tính kinh tế xã hội. Các mối liên hệ láng giềng đặc biệt quan trọng trong hệ thống này. Trong thời kỳ tiền xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ láng giềng dựa trên sự giúp đỡ chia sẻ về lao động. Sau khi tập thể hóa, các nhóm hợp tác sản xuất cũng được tổ chức căn cứ vào nơi ở gần nhau của các hộ gia đình. Các giai tầng xã hội không đáng kể khi đại bộ phận dân làng là những người sở hữu nhỏ. Sự phân công lao động xã hội chủ yếu là giữa những người làm nông nghiệp, thợ thủ công trong làng, giới trí thức và một nhóm gồm thị trưởng, bác sĩ, thầy tu, giáo viên. Một số hộ gia đình có đất lớn có địa vị cao hơn nhưng địa vị này đã thay đổi sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đảng cộng sản đã kiểm soát các vấn đề kinh tế chính trị. Trong kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa, liên minh quan trọng trong các làng là Đoàn thanh niên cộng sản và Mặt trận tổ quốc. Đế chế Ottoman cho phép các làng tự quản công việc riêng của mình thông qua một hội đồng gồm các chủ hộ gia đình. Trong những năm tiếp theo, khi Bungari được độc lập thoát khỏi sự kiểm soát của đế chế Ottoman, ban quản lý các làng thông qua việc chỉ định thị trưởng. Thị trưởng là người duy trì pháp luật, các luật lệ và có vai trò như một quan tòa ở địa phương. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng cộng sản nắm các tổ chức chính trị vùng thông qua việc chỉ định các thị trưởng và các bí thư đảng, những người này nhận chỉ thị trực tiếp từ cơ quan đảng cấp cao nhất. Ngoài những người lãnh đạo trong các làng còn có tổ chức đảng cộng sản từng địa phương gồm đảng viên của các làng. Cũng có một tổ chức đảng quản lý về ruộng đất trong hầu hết các làng và tuân thủ các chính sách của đảng cộng sản cho tới năm 1989. Năm 1988, việc bầu cử những người quản lý các cơ quan hành chính địa phương đã được tổ chức với rất nhiều ứng cử viên. Năm 1990, Đảng cộng sản không còn là đảng cầm quyền và một quốc hội đa đảng đã được bầu ra một cách dân chủ. Việc bầu cử mang tính chất đa đảng ở các địa phương cũng được thực hiện năm 1991. Kiểm soát xã hội Theo truyền thống, thị trưởng, cảnh sát, thầy tu là những lực lượng chính trong việc kiểm soát xã hội. Tuy nhiên các tin đồn, nỗi lo sợ bị khai trừ ra khỏi cộng đồng còn là sự kiểm soát xã hội quan trọng, chắc chắn hơn bất cứ hình thức trừng phạt nào. Nhìn chung, các xung đột lớn thường bắt nguồn từ sự tranh chấp giữa hai đảng về vấn đề kinh doanh tài chính hoặc tranh chấp giữa anh chị em ruột về vấn đề thừa kế. Các sự tranh chấp về quyền thừa kế không chỉ chia rẽ các gia đình mà còn liên quan đến sự xa cách giữa những người họ hàng nữa. Thậm chí kể cả sau khi xung đột đã được giải quyết về mặt luật pháp thì các đơn vị gia đình này vẫn giữ sự ghẻ lạnh với nhau. Cùng với việc tập thể hóa, việc thừa kế đất đai trở nên không mấy quan trọng dầu việc phân chia tất cả của cải thừa kế đôi khi vẫn là nguyên nhân gây nên xung đột. Trong các làng, phần lớn xung đột đều xảy ra giữa những người lãnh đạo. Tín ngưỡng tôn giáo Phần lớn người Bungari đều theo đạo Chính giáo. Niềm tin của họ là sự kết hợp giữa tư tưởng của đạo Thiên Chúa với tư tưởng phi Thiên Chúa giáo về sức mạnh của ma quỷ, chẳng hạn như con mắt quỷ hoặc sự bất hạnh. Có khoảng vài nghìn người Bungari theo đạo Tin Lành, xấp xỉ khoảng 3.500 người là người Do Thái và một nhóm người Bungari theo đạo Hồi gọi là Pomak. Con số này ngày càng tăng lên dưới chính thể cộng sản như là kết quả của thuyết vô thần và thậm chí trước chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người nông dân chẳng hề quan tâm tới tôn giáo. Những người thực hành tôn giáo Theo quan niệm truyền thống, người phụ nữ già trong làng có thể ngăn chặn hoặc tiêu diệt được ma quỷ trong khi các thầy tu của đạo Chính giáo thường được xem là người trung gian giữa Chúa và các lực lượng làm việc thiện. Nghi lễ Các nghi lễ tôn giáo quan trọng nhất, (không kể việc làm lễ thường xuyên ở nhà thờ và các ngày hội tôn giáo) là tang ma, cưới hỏi, cầu phúc trong việc dựng nhà mới và lễ rửa tội. Chính quyền cộng sản đã tạo ra sự thay đổi về các nghi lễ tang ma cưới hỏi và lễ rửa tội, đặt tên nhưng một số người Bungari vẫn tuân theo các nghi thức tôn giáo đã được hình thành trước đây. Nghệ thuật Văn học dân gian là thành tố quan trọng trong văn hóa truyền thống và đương đại của Bungari. Các bài hát dân gian rất phong phú, nhiều bài hát trong số đó diễn tả cuộc đấu tranh chống lại sự đô hộ của Ottoman. Sau khi thoát khỏi ách đô hộ, các bài hát này là cơ sở cho việc sáng tác các tác phẩm âm nhạc. Đối với người Bungari, hát là một hoạt động xã hội quan trọng, họ thường hát theo nhóm và trong các bữa tiệc, họ không thể không hát. Nhảy múa cũng là một hoạt động xã hội quan trọng, theo thường lệ vào mùa hè và mùa xuân, các làng thường tập trung lại để nhảy múa. Các bài hát và điệu nhảy này tới nay vẫn được duy trì mặc dầu ở mức độ nào đó đã có phần giảm đi. Chính quyền cộng sản đã thúc đẩy việc phát triển văn học dân gian như một sự tượng trưng cho đặc điểm riêng của người Bungari và đã hỗ trợ kinh phí cho các đoàn hát múa dân gian và các lễ hội. Nhiều làng và thị trấn đã có các đoàn ca múa dân gian không chuyên hình thành từ các lễ hội. Các làng và thị trấn còn có các đoàn kịch, các câu lạc bộ âm nhạc. Nghệ thuật dệt cũng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt các loại vải và thảm trải sàn dệt theo các kiểu mẫu cầu kỳ. Người Bungari hiện nay cũng nổi tiếng trong nhiều hình thức nghệ thuật khác và một số nghệ sĩ chẳng hạn như các nghệ sĩ hát opera đã được thế giới thừa nhận. Y học Trước đây, việc chữa bệnh cho người ốm được thực hiện bằng nhiều cách: các hoạt động mang tính tôn giáo như uống nước thánh và hôn các tượng thánh mặc dầu nhiều người Bungari phủ nhận điều đó. Việc chữa bệnh bằng cây cỏ thường là các loại cây có sẵn ở địa phương. Cái chết và kiếp sau Theo truyền thống, người chết được chôn trong vòng 24 giờ. Người Bungari tin rằng khi con người ta chết đi, người ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình dài 40 ngày để đi tới thế giới mới. Nhiều vật dụng cần cho chuyến đi này và cho cuộc sống của người chết ở thế giới bên kia như nến, thực phẩm, quần áo, rượu, tiền đều được chôn theo người chết và được đặt trên mộ. Các thứ vật dụng này sẽ được những người họ hàng thân cận của người chết bổ sung thêm trong các nghi lễ được thực hiện trong nghĩa địa vào các dịp tưởng nhớ đến người chết như nghi lễ 3 ngày, 40 ngày, 6 tháng và một năm. Ngoài ra, còn có một số ngày theo lịch tôn giáo của giáo hội chính thống dành cho người chết. Vào ngày đó, người ta thường thắp nến trên mộ, đặt thức ăn và tưới rượu lên tất cả các ngôi mộ của người thân. Chính quyền cộng sản đã đưa ra cách thức thực hành tang lễ mới nhằm thay thế các nghi thức tôn giáo và phát triển các nghi lễ được tổ chức hàng năm theo lối mới để tưởng niệm người chết. Người Bungari đã thực hiện cả hai nghi thức: theo lối mới và nghi thức theo tôn giáo. TỘCNGƯỜICASTILAN (TÂY BAN NHA) ✧✧✧ Tên dân tộc học khác: Không có. Nhận diện Castila là những người thuộc vùng Castile, vùng đất nằm sâu trong nội địa Meseta, vùng cao nguyên trung tâm của Tây Ban Nha, trước đây là một vùng của các tiểu chủ, một vùng đất sau này trở thành vương quốc Tây Ban Nha. Cái tên “Castile” bắt nguồn từ rất nhiều thành quách ở biên giới sau này hợp thành một vùng. Vị trí Có hai đơn vị vùng chính thức được thừa nhận bắt nguồn từ cái tên “Castile” (Castile - và Leon, Castile - La Mancha) nhưng xét về lịch sử và dân tộc học, cái tên “Castile” ngụ ý chỉ vùng bình nguyên (Meseta) nằm sâu trong nội địa Tây Ban Nha được phân cách bằng Siera de Guadarrama chạy từ Đông sang Tây qua trung tâm vùng này. Lượng mưa trung bình hàng năm rất ít, chỉ có 70cm và mưa chủ yếu vào mùa xuân và mùa đông. Vào cuối xuân đầu hè, thường có mưa rào và có sấm nhưng độ ẩm không đủ và hay có mưa đá gây thiệt hại cho mùa màng. Có một thời kỳ khắp Tây Ban Nha đều là rừng thông. Ngày nay vùng rừng này giảm đi rất nhiều và hầu như chỉ có ở Castile. Ngoài ra, địa hình Tây Ban Nha hoặc được bao phủ bằng các loại cây rậm hoặc là các vùng đất để trồng trọt. Đất đai rất cằn cỗi và các nguồn nước (chảy từ Đông sang Tây) đều do hai con sông Duero và Tagus cung cấp. Dân số Số dân thực sự là người Castile không thể xác định được nhưng theo ước tính năm 1986, tổng số dân Tây Ban Nha là 38.700 người, 3/4 số dân đó sống ở Castile. Tuy nhiên, con số này không chính xác vì người Castile chủ yếu sống ở các vùng đất nhỏ nơi mật độ dân số trung bình rất thấp nhưng bù lại, vùng này lại là vùng đô thị với nhiều thành phố như Madrit, Toledo và Valladolid. Trên khắp vùng này, số dân thường thấy ở các vùng nông thôn do người dân ở đây hay di trú ra thành phố và ra nước ngoài. Ngôn ngữ Trong sáu phương ngữ Tây Ban Nha được thừa nhận (Andalucia, Aragonese, Asturia, Castila, Leonese và Valencia) thì phương ngữ Castila là phương ngữ chính. Ngoài ra, trong ngôn ngữ tiếng “Tây Ban Nha” ngụ ý chỉ phương ngữ Castila là chính, điều này dẫn tới sự bất bình của nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha (không phải phương ngữ Castila). Theo ước tính ở Tây Ban Nha, hơn 28.000.000 người nói phương ngữ Castila mặc dầu không phải tất cả những người nói phương ngữ này đều ở vùng Castile. Phương ngữ Castila cùng với năm phương ngữ khác của Tây Ban Nha đều thuộc họ ngôn ngữ Ibero - Romance ở vùng trung tâm phía Bắc và nó thể hiện sự tương đồng về từ vựng học (hơn 80%) với tiếng Bồ Đào Nha, Italy và Catalan. Các ngôn ngữ ít sự tương đồng, (hơn 70%) là tiếng Pháp, Rheto - Romance, Sardinia và Rumani. Lịch sử và giao lưu văn hóa Những người dân bản địa ở đây chủ yếu là người Iberia sau đó là người Iberocelt và vùng Castile trong một thời gian đã chịu sự thống trị của La Mã sau đó là sự thống trị của người Moor. Trong một thời gian nó dưới sự điều hành của các bá tước thuộc vùng Asturia và Leon, sau đó bị sát nhập vào dưới sự cai quản của Sancho ở Navarre, (1026 -1035), người đã trao vùng Castile cho con trai mình - Ferdinan I cai quản - năm 1033. Leon đã hợp nhất với Castile năm 1047 sau đó lại chia tách ra năm 1065 rồi lại hợp nhất dưới triều đại Alfonso VI năm 1072 Alfonso cũng là người sát nhập vùng Galicia. Sau đó Leon và Castile lại chia tách nhưng rồi lại hợp nhất dưới triều Ferdinan III năm 1230 khi vị vua này chiếm được phần đất rộng lớn của người Moor. Các vị vua khác ở vùng này là Alfonso X và Pedrro thuộc vùng Cruel. Công chúa Isabella ở Castile kết hôn với Ferdinan vùng Aragon năm 1469 và trở thành hoàng hậu của xứ Castile năm 1474. Ferdinan trở thành vua của Aragon năm 1479 và từ thời gian đó Castile và Aragon đã hợp nhất với nhau. Dưới triều đại của Isabella và Ferdinan không chỉ lãnh thổ Tây Ban Nha được thống nhất mà quyền lực cuối cùng cũng tập trung vào tay của một chính quyền duy nhất, Castile trở thành vùng trung tâm quyền lực. Trước giai đoạn này, sự độc lập của giới quý tộc phong kiến cũng đồng nghĩa với việc lãnh thổ này bị chia vụn ra gắn với tình trạng lộn xộn không có luật pháp. Bằng việc khẳng định tài sản hợp pháp, quyền con người và đất đai, thông qua giới quý tộc và các cuộc thập tự chinh lớn nhằm giành độc lập và quyền lực, Ferdinan và Isabella đã giành được sự đồng tình ủng hộ của dân chúng. Sự nắm quyền của đôi vợ chồng này đã buộc giáo hoàng phải cho họ quyền đề cử người vào các chức vụ tôn giáo cao ở Tây Ban Nha và họ đã sử dụng quyền này để dựng nên nhà thờ bằng việc đưa một số người vào nắm giữ quản lý nhà thờ mà không bị giáo hội chính thống cật vấn và họ đã kiên trì thực hiện công việc này để giữ ngai vàng. Do vậy các nhà thờ đã trở thành nơi tập trung quyền lực của hoàng gia. Tòa án dị giáo thành lập năm 1478 dưới sự kiểm soát của chế độ quân chủ từ Castile đã thực hiện việc thanh trừng tất cả những người dị giáo theo Hồi giáo và thường gây nên đổ máu. Tòa án dị giáo này phát triển độc lập từ rất sớm và nó ngày càng tăng thêm quyền lực. Khoảng năm 1492, nó đã vượt ra ngoài mục đích ban đầu của nó nhằm trục xuất tất cả những người Moor và người Do Thái khỏi vùng này. Năm 1609, Philip III đã ra lệnh trục xuất cả những người Moriscos (con cháu của những người Moor theo đạo Thiên Chúa). Do việc làm này, khi Charles II lên ngôi năm 1665, ông ta đã được thừa kế một đất nước hầu như không còn có các thương nhân và thợ thủ công. Nền nông nghiệp thời kỳ này ngày càng suy giảm, nghệ thuật và văn học ngày càng suy thoái. Năm 1700, sau cái chết của vua Tây Ban Nha Charles II, đã gây nên sự tranh chấp xem ai là người kế vị ngai vàng. Nước Pháp thích sự lựa chọn của Charles II, đó là Philip ở vùng Anjoi (cháu nội của Louis XIV) thuộc dòng họ Bourbon. Nhưng đối thủ của nước Pháp trong thời gian này lại không thích sự lựa chọn đó, họ đã hình thành nên “một liên minh lớn” nhằm kiểm soát nước Pháp. Do vậy, cuộc chiến tranh nhằm giành quyền thừa kế ngai vàng ở Tây Ban Nha bắt đầu và lan rộng khắp châu Âu cho tới những năm 1713 - 1714 và chấm dứt bằng hiệp ước hòa bình ở Utecht gắn với việc đưa Philip V lên ngôi. Năm 1808, em trai của Napoleon, Joseph, lên ngôi. Nỗ lực của vị vua này nhằm hiện đại hóa các thể chế đã dẫn đến sự phản ứng dữ dội chống lại chủ nghĩa tự do. Trong thời gian này, các tầng lớp dân chúng gồm giới quý tộc giàu có, giới tu sĩ, các nhóm quân sự và những người nông dân nghèo. Do nghề thủ công và thương mại ngày càng phát triển ở các tỉnh gồm những người gốc là người Moor và người Do Thái ở Tây Ban Nha, khi họ bị kìm hãm và trục xuất khỏi các vùng họ đang sống, ở các tỉnh này không hề có giai cấp trung gian tiến bộ và có quyền lực nên phong trào ở đây chỉ chú trọng vào các nhóm quân sự và giới trí thức. Năm 1822, nhằm chống lại sức ép của phong trào tự do, vua Philip VII đã đi ngược lại mong ước của nhân dân khi liên minh với giới cầm quyền ở các nước châu Âu nhằm kiểm soát các thuộc địa hay nổi dậy đấu tranh ở châu Mỹ. Ferdinan đã đặt ra và thiết lập các quy định về thừa kế đồng thời truyền ngôi cho Isabella II năm 1833, gây nên cuộc chiến tranh Carlist (1833 - 1840). Trong cuộc chiến tranh đó, những người ủng hộ em trai ông ta là Charles đã không thừa nhận người kế vị Isabella. Năm 1866, một cuộc cách mạng đã lật đổ ngai vàng của Isabella và giai đoạn tiếp theo, ngôi vị thường xuyên thay đổi, các vị vua đều lên ngôi một thời gian ngắn sau đó lại bị lật đổ. Năm 1870, ngai vàng được Leopold thuộc vùng Hohenzollerrn - Sigmaringen nắm giữ. Sự thay đổi này đã gây nên sự khủng hoảng về ngoại giao khắp châu Âu và đặc biệt là đối với nước Pháp bị xô đẩy đột ngột vào cuộc chiến tranh Pháp - Phổ. Không thể có khả năng giải quyết các vấn đề trong nước, người Tây Ban Nha đã đưa hoàng tử Amadeo ở Savory lên ngôi nhưng vị hoàng tử này đã không giữ được ngôi báu trong vòng ba năm sau đó. Rồi một giai đoạn ngắn, Tây Ban Nha do chính thể cộng hòa nắm giữ, chính thể này tồn tại cho tới năm 1875 khi Alfonso XII chiếm lấy ngai vàng và phục hồi nền hòa bình cho đất nước, ông mất năm 1885 và người kế vị là con trai ông, Alfonso XIII. Cho tới tận năm 1902, tuy Alfonso XIII lãnh đạo nhưng quyền nhiếp chính vẫn thuộc về Maria Cristina, vợ góa của Alfonso XII. Trong một thời kỳ dài, các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ đã bùng nổ các cuộc cách mạng, mở đầu là hòn đảo thuộc Cuba năm 1895. Sự can thiệp của Mỹ dẫn tới kết quả Tây Ban Nha đã mất không chỉ thuộc địa ở Cuba mà còn ở Puetto Rico, Philippin và Guam, khiến kinh tế của Tây Ban Nha kiệt quệ. Cuộc đảo chính năm 1923 đã lập ra chính thể của Primo de Rivera, người đứng đầu chính thể này là nhà độc tài, ông ta điều hành đất nước bằng những luật lệ hà khắc nhưng người ta vẫn có thể xem đây là một giai đoạn hòa bình cho đến năm 1931 khi cách mạng nổ ra. Alfonso XIII rời khỏi Tây Ban Nha năm 1931 và hiến pháp của nước cộng hòa đã tịch thu tài sản của nhà thờ, ngăn cấm việc truyền dạy các kiến thức về tôn giáo trong trường học, trục xuất tất cả những người hành nghề tôn giáo. Cuộc tấn công vào nhà thờ phá hủy phần lớn quyền lực của chế độ quân chủ và ảnh hưởng của nó đối với đám đông dân chúng sùng đạo. Chính sách này cũng như các kế hoạch sửa đổi về đất đai và toan tính nhằm hạn chế quyền lực của nhóm quân sự đã chia tách ba thành tố truyền thống chủ yếu nhất xã hội Tây Ban Nha. “Mặt trận bình dân” gồm những người cánh tả (bao hàm cả những người cộng sản và xã hội chủ nghĩa) đã chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1936. Giới quân sự phản ứng đã nổi dậy chống lại cách mạng và gây nên cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha năm 1936, cuộc nội chiến này do giới quân sự phát động, nhận được sự ủng hộ về quân đội, pháo, máy bay của Đức và Italy. Các Xô Viết đã giúp đỡ nền cộng hòa chống lại chủ nghĩa dân tộc phát xít nhưng chủ nghĩa dân tộc phát xít này dưới sự lãnh đạo của Francisco Franco đã chiến thắng nền cộng hòa năm 1939. Chính thể của Franco duy trì trên danh nghĩa sự trung lập song trên thực tế nó nghiêng hẳn về trục phát xít trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai bởi vậy trong những năm hậu chiến, liên minh phát xít không còn giúp cho sự phát triển kinh tế ở Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đã phải từ bỏ mộng làm bá chủ để nhờ vào sự giúp đỡ của châu Âu. Ở Castile những năm hậu chiến là “những năm đói kém” khi nền kinh tế bị hủy hoại đến mức thậm chí chó và mèo cũng không còn thấy trên đường phố Tây Ban Nha, chúng bị chết đói hoặc bị ăn thịt. Mặc dù Franco vẫn tiếp tục nắm quyền nhưng trên lý thuyết, Tây Ban Nha vẫn là nước theo chế độ quân chủ. Khoảng năm 1950, Tây Ban Nha phục hồi kinh tế một cách chậm chạp và nỗ lực của chính phủ trong việc phục hồi kinh tế và chính trị đơn giản chỉ là sự xâm nhập của nhà nước vào cuộc sống của cá nhân, phát triển những ngành công nghiệp nhỏ trong các trung tâm đô thị và giới thiệu các hãng nước ngoài. Điều này đồng nghĩa các vùng nông thôn hầu như không phát triển ngoại trừ hệ thống các công trình công cộng. Nông nghiệp không có sự thay đổi nào. Người dân chủ yếu sống ở các vùng nông thôn trong đó có Castile đã phải di trú ra thành phố lớn hoặc ra nước ngoài để kiếm sống. Năm 1973, Franco lên làm đô đốc. Thủ tướng Louis Carrero Blanco hy vọng chính quyền của ông sẽ kế tục các chính sách của ông sau khi các điều luật của Franco bị xóa bỏ. Tuy nhiên những kẻ khủng bố người Basque đã ám sát đô đốc sau khi ông nhậm chức được sáu tháng. Carlos Arias Navaro được đưa lên thay thế Franco. Sau khi Franco chết, tháng Mười một năm 1975, quyền lực lại trở về trong tay nhà vua. Vua Juan Carlos, người được Thủ tướng Adolfo Suarez chọn để đưa lên ngai vàng, mở ra một thời kỳ cải cách cả về chính trị và kinh tế ở Tây Ban Nha. Hiến pháp mới của Tây Ban Nha được thông qua năm 1978 và nó được chào đón với tư cách là hiến pháp tự do nhất ở Tây Âu. Hiến pháp này xác định Tây Ban Nha là đất nước theo chế độ quân chủ nghị trường. Tuy nhiên, dẫu sự cải cách về chính trị đã mang lại cho chính phủ một sự ủng hộ to lớn của đại bộ phận dân chúng nhưng giới quân sự lại rất oán hận và bất mãn. Khi Suiarez từ chức thủ tướng năm 1981, trước người kế vị tuyên thệ một tháng, do sự bất mãn của giới quân sự, ông đã buộc phải dùng quyền của mình để thuyết phục chính phủ từng bước nhân nhượng. Từ thời gian này đất nước Tây Ban Nha có kế hoạch phát triển kinh tế lớn đặc biệt trong nông nghiệp và các tỉnh đã có sự tự trị lớn hơn. Cư trú Mặc dầu có một số trung tâm đô thị lớn ở trong vùng, Castile vẫn là một vùng nông thôn mà đặc trưng là các thị trấn nhỏ và các làng có mối liên hệ mật thiết về nông nghiệp, làm nghề trồng nho và kinh tế lâm nghiệp. Các khu định cư không mang tính chất đô thị gọi là pueblos. Các pueblos lớn và nhỏ là các khu định cư chủ yếu gồm một khu buôn bán chính bao quanh là các cửa hàng và (trong các thị trấn lớn) các tòa nhà lớn. Ở một bên của khu trung tâm là nhà thờ trong thị trấn với tháp chuông cao. Các ngôi nhà cổ trong các làng ở Castile vừa là nơi ở, vừa có kho thóc, chuồng nuôi ngựa và nơi nuôi súc vật. Theo truyền thống, bếp của người Castile thường có chimene ở giữa, đó là một cái lò sưởi xung quanh treo nồi niêu xoong chảo lớn. Nhiều làng khan hiếm nước nên mỗi khu định cư có một đài phun nước công cộng. Các ngôi nhà thường có kết cấu bằng đá mặc dầu vữa vẫn là một loại nguyên vật liệu. Sinh kế và các hoạt động trao đổi Mặc dầu các nông trại nhỏ giữ vai trò chủ chốt trong kinh tế vùng nhưng hiếm có cá nhân hoặc hộ gia đình nào chỉ sống bằng nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Nguồn thu nhập trong các nông trại còn được bổ sung bằng việc nuôi các loài thú nhỏ có sừng, gia cầm, bằng việc đi làm thuê ở các công trình công cộng và làm ở các xưởng sản xuất tư nhân như nuôi ong, mở cửa hàng và làm """