"
Và Mùa Thu Chầm Chậm Đi Qua - Thùy Dương full mobi pdf epub azw3 [Tùy Bút]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Và Mùa Thu Chầm Chậm Đi Qua - Thùy Dương full mobi pdf epub azw3 [Tùy Bút]
Ebooks
Nhóm Zalo
VÀ MÙA THU CHẦM CHẬM ĐI QUA Tản Văn - Du kí
Tác giả: Thùy Dương
Nhà xuất bản: Phụ Nữ
Ebook: @nguyenthanh-cuibap Nguồn text:Waka
For Francesco, with Love
LỜI TỰA
Sinh ra ở làng
“T
ôi sinh ra ở làng quê, lớn lên trong thành phố! Nhiều năm qua, mải miết giữa phố và làng. Ở phố ngày nhộn nhịp và về làng tìm những phút bình yên. Tôi tự hào về cái gốc gác quê mùa ấy của mình đến nỗi bạn bè tôi dù Tây hay ta, quen nhau vài bữa là tôi đã khoe ngay tôi không phải người thành thị. Ấn tượng về làng của tôi là những mối quan hệ chằng chịt và sâu nặng giữa những người láng giềng, là tính chất tư hữu và bè phái, là óc gia trưởng tôn ti hằn sâu trong từng nếp nghĩ. Là những đình đền chùa bao quanh mà bao giờ những ngày rằm, dịp lễ mẹ tôi vẫn đi cho đủ. Là ông cụ từ đền râu bạc trắng như cước hàng ngày vẫn qua trước ngõ. Là hình ảnh bà tôi những ngày cưới con cháu, ngồi trên sập gụ, bỏm bẻm nhai trầu, đôi môi thắm đỏ và mái tóc phai màu thời gian. Hình ảnh ấy mãi neo lại trong tâm trí tôi như một ấn tượng bền vững mà sau này mỗi dịp đi xa tôi vẫn thấy nhớ quay quắt. Tôi tự hỏi mình nếu một mai này, mẹ tôi, vì thể theo những lời cằn nhằn của tôi mà bỏ đi hết những xoong nồi đen cáu nhọ nồi và bồ hóng, thím tôi không còn quấy bánh đúc lạc những dịp hội hè, thì cái “người nhà quê” trong thế hệ chúng tôi sẽ còn hay mất?
Tôi viết những dòng nhật ký này đầu những năm 2007. Sau đó không lâu mẹ tôi cũng bỏ đi hết những xoong nồi đen cáu nhọ nồi và bồ hóng, còn tôi bắt đầu chuyến đi lớn đầu tiên trong đời đến Kenya. Rồi tôi cũng không còn sống ở cái làng to to tên là Hà Nội nữa mà chuyển tới một cái làng - toàn - cầu hơn, to và rộng hơn tên là London. Mười năm qua những chuyến đi của tôi đã được nối dài hơn, thường xuyên hơn. Ước mơ của cô gái nhỏ “sinh ra từ làng” được đi khắp năm châu bốn biển dần trở thành hiện thực. Cuốn sách nhỏ này bạn đang cầm trên
tay là tập hợp những trang nhật ký viết vội trên những nẻo đường tôi đã đi qua. Bạn sẽ thấy những non nớt, bỡ ngỡ trong những bài viết đầu tiên, bao băn khoăn những năm tôi hai mươi, những ngày mùa đông cô đơn đi cùng những ngày xuân duyên dáng.
Tôi trân trọng chia sẻ cùng bạn những ký ức ấy trong hành trình của tôi từ làng ra phố và rong chơi trên những cánh đồng!
London những ngày thu 2017
Thùy Dương
Kruger - Những hồi ức châu Phi C
hâu Phi với mỗi người trong số chúng ta là gì nhỉ? Là đỉnh Kilimanjaro quanh năm tuyết phủ tráng lệ, là cánh rừng già kỳ vĩ mà xa lạ, hay là những ngọn đồi xanh trong trang văn đậm chất phiêu lưu của Ernest Hemingway? Với tôi, châu Phi là mảnh đất hoang dã và bí ẩn được tái hiện trong thước phim đầy chất thơ “Lion King” của hãng Walt Disney. Hình ảnh chú sư tử mạnh mẽ trên bình nguyên bao la, đàn voi thong thả bước đi trong ánh chiều rực rỡ và buổi bình minh huy hoàng trên đồng cỏ đã ám ảnh tôi trong những giấc mơ về một miền đất lôi cuốn.
Vì thế trong lần đầu đặt chân đến Nam Phi, bỏ qua những thành phố nhộn nhịp, những cánh đồng nho và xứ sở sản xuất rượu vang ngọt ngào, tôi thực hiện chuyến safari đầu tiên của mình tới công viên quốc gia Kruger như một dịp hồi tưởng và trải nghiệm thực tế những hình ảnh châu Phi vẫn còn đọng sâu trong ký ức từ bộ phim thuở nào.
Chặng đường lái xe chín tiếng đồng hồ từ sân bay Johannesburg tới Kruger tưởng chừng dài như vô tận.
Chúng tôi có dịp qua nhiều thành phố, thị trấn nhỏ của Nam Phi. Càng về phía Đông Bắc, không gian càng trải rộng với những cánh đồng cỏ savannah màu nâu nhạt, thấp thoáng những tán cây bụi xơ xác. Rồi hẻm núi Bryde River hiện ra sừng sững trước mặt. Lúc này, mặt trời đã ngả chênh chếch về hướng Tây, ánh nắng dát vàng lên vách núi, phía xa một dòng thác bạc đổ xuống róc rách từ lưng chừng.
Thêm mấy chục vòng cua quanh hẻm núi, dăm bận hỏi đường, liên tục nhấn ga để chạy đua cùng mặt trời, chúng tôi cũng vừa kịp qua cổng Numbi, một trong số chín cổng chính dẫn vào công viên Kruger và về đến trại nghỉ trước khi trời tối
sập xuống. Ngôi nhà chúng tôi ở được xây cách tân theo phong cách lều trại của người Zulu, tường gạch với mái lợp rơm hình chóp nón, trong nhà trang trí rất nhiều họa tiết của các bộ lạc châu Phi.
Đêm trong rừng, không gian tĩnh mịch và im ắng tới lạ thường, phải để ý lắm mới nghe thấy những tiếng lích rích trong cỏ, tiếng lá khô xào xạc lối đi. Vầng trăng khuyết cong veo lạc giữa một thảm sao dày đặc trên bầu trời.
Sáng hôm sau, khi trời vừa rạng, chúng tôi bắt đầu ngày đầu tiên chinh phục Kruger. “Tôi chưa bao giờ biết một buổi sáng châu Phi khi thức dậy mà lòng không hạnh phúc”. Hemingway từng viết những dòng đầy hào hứng như vậy về những tháng ngày rong ruổi trên lục địa đen này. Và giờ đây, ngày mới của tôi cũng bắt đầu đầy rộn ràng như thế. Nắng đã chiếu rạng rỡ trên con đường nhỏ chạy sâu vào rừng, nhưng trên trời vệt trăng lưỡi liềm vẫn còn mờ như một ảo ảnh.
Gọi là công viên nhưng Kruger rộng hàng ngàn hecta tương đương với diện tích của một quốc gia như Israel hay xứ Wales. Đây là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã lớn nhất trên thế giới với thảm thực vật phong phú và hàng trăm loài động vật khác nhau. Mùa này là cuối đông đầu xuân, mặt đất trống toàn cỏ khô, điểm xuyết những bụi cây đơn độc. Chẳng mấy chốc tôi gặp cây bao báp đầu tiên, cô đơn mà kiêu hãnh giữa đồng cỏ bao la. Bao báp vươn cành khẳng khiu giống như một khối điêu khắc với hình thù kỳ dị của tạo hóa từ hàng nghìn năm qua tạc trên nền trời xanh thẳm.
Từ sau một bụi cây xanh tươi, một cái cổ dài thò ra lấp ló, hóa ra hai chú hươu cao cổ đang lững thững vặt lá cây từ bụi này sang bụi khác. Cả thân hình khổng lồ cao tới vài thước mà chúng bước đi uyển chuyển như đang trình diễn vũ điệu. Chạy xe thêm vài kilomet, chúng tôi bất chợt bắt gặp một hồ nước lớn. Từ đây tất cả diễn ra như một thước phim quay chậm. Trên nền vàng sẫm của cỏ savannah, đàn ngựa vằn thong thả gặm cỏ bên cạnh lũ linh dương nhởn nhơ giữa đám cây khô, phía xa
đám lợn rừng chậm chạp đi thành một hàng.
Xe đã tắt máy, chúng tôi lặng im ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng của thiên nhiên, cảm tưởng như chỉ khẽ lay động một chút thôi, khung cảnh huyền ảo trước mắt sẽ tan biến. Vài chú voi lững thững tiến đến mép hồ uống nước, chú hoẵng nhỏ ngơ ngác ngước lên nhìn những người khách lạ rồi chạy biến về bên mẹ. Không gian thanh vắng tới lạ kỳ, chỉ có tiếng gió rung cây, tiếng khua nước nhè nhẹ. Một con chim sặc sỡ bay vút từ đâu đậu xuống một cành khô giữa hồ mải mê rỉa lông rỉa cánh.
Về trưa, sau bữa sáng kiếm mồi, những con vật đã lùi vào bóng cây nghỉ ngơi. Dưới tán cọ bên sông, đàn trâu rừng với những cặp sừng cong veo như lưỡi hái nhẩn nha hóng mát. Bên vệ đường hai chú sư tử đang nằm ngủ ngon lành, bộ lông vàng óng lẫn vào trong cỏ. Chúa sơn lâm bình thường oai hùng là thế mà bây giờ trông hiền lành như những chú cún con mèo con? Thấy vậy nhưng tôi cũng chỉ dám chiêm ngưỡng từ xa, không dám lại gần ngộ nhỡ làm chúng thức giấc.
Khi chiều buông, những con vật lại bắt đầu hành trình kiếm ăn trong hoàng hôn. Bầy hà mã phì phò tắm bên bờ suối. Ở một vũng nước mưa lớn, lũ voi con tinh nghịch quạt nước trêu đùa, xa xa lừng lững bóng một con tê giác đơn độc. Mặt trời đỏ ối từ từ rớt xuống trên thảo nguyên bao la. Cánh rừng ban trưa vốn im ắng là thế mà nay bỗng trở nên sống động, chim rộn ràng gọi nhau về tổ, những con vật săn mồi đổ ra từ trong những bụi cây chuẩn bị tìm thức ăn, có thể sẽ là một chú dê rừng hay hoẵng cho bữa tối nay.
Những ngày ở Kruger nối tiếp nhau đi qua, mỗi ngày như một giấc mơ. Chưa ở đâu tôi được sống với thiên nhiên gần gũi và sống động như thế, chưa bao giờ tôi thấy màu sắc và âm thanh của thế giới hoang dã giao hòa với nhau đồng điệu hơn thế. Thật lạ kỳ, đôi khi ở một nơi xa Hà Nội tới hàng ngàn kilomet, lại khiến tôi có cảm giác thân thuộc như ở nhà. Chẳng phải hàng ngàn năm trước những tán cây này, cánh rừng, dòng sông này đã từng là nhà của chúng ta sao? Tôi ngỡ như mình
được trở về những năm tháng tuổi thơ chưa bao giờ thôi mơ về những miền đất lạ, những câu chuyện núi đồi và rừng thẳm, những buổi bình minh trong lành hay hoàng hôn xa xăm, có đàn chim bay về tự chân trời.
Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân... Cuộc sống vẫn trôi theo dòng, bốn mùa ở Kruger vẫn tiếp diễn như hàng ngàn đời nay vẫn thế. Chẳng mấy nữa, rồi mùa xuân sẽ về, cây cối sẽ ra lá xanh um, những dòng suối cạn rồi sẽ đầy ắp nước, mặt đất thôi khô khốc và mềm mại hơn dưới cơn mưa đầu mùa. Những con linh dương ăn lá rồi đến lượt chúng trở thành mồi cho đàn sư tử đi săn. Hoàng hôn buông để ngày mai lại bắt đầu buổi bình minh mới. Những mùa trăng nối tiếp nhau và cuộc sống giống như một bài ca vô tận…
Giương buồm lên hay những suy nghĩ ở Mũi Hảo Vọng
N
ăm lên sáu, khi bắt đầu biết nhận mặt chữ cái, tôi đọc cuốn sách đầu tiên trong đời có tên “Giương buồm
lên”, kể về hành trình khám phá thế giới của những nhà hàng hải vĩ đại trong lịch sử. Cuốn sách khổ lớn với những câu chuyện lôi cuốn và hình ảnh minh họa bay bổng đã in sâu vào tâm trí tôi để rồi kể từ đó những cái tên như Ferdinand Magellan, Vasco da Gama, James Cook, Vitus Jonassen Bering, Marco Polo, Christopher Columbus đã trở nên thân thuộc và khơi gợi niềm cảm hứng vô biên trong tôi về những cuộc phiêu lưu tới những miền xứ lạ.
Sau này, cuộc sống hào phóng đã cho tôi đặt chân tới nhiều địa danh khác nhau trên thế giới, theo dấu những nhà hàng hải năm xưa mà tôi hằng ngưỡng mộ. Tôi đã tới Genoa, nơi sinh thành của Columbus, tới Trinity House, London nơi James Cook gắn bó trước khi bắt đầu hành trình khám phá Thái Bình Dương, tới nhà thờ San Lorenzo ở Venice, nơi chôn cất của Marco Polo. Và hôm nay, tôi may mắn có mặt ở một tọa độ nổi tiếng: 34°21’23 vĩ nam, 18°29’15 kinh đông, nơi gắn bó với tên tuổi của hai nhà thám hiểm xứ Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias và Vasco da Gama.
Tôi đang ở Mũi Hảo Vọng, cực Nam châu Phi.
Nằm cách trung tâm thành phố Cape Town chừng một giờ lái xe, đây là địa danh mà bất kỳ du khách nào cũng muốn được một lần đặt chân trong đời. Con đường từ Cape Town xuôi theo hướng Nam dọc bờ biển Đại Tây Dương có lẽ là một trong những cung đường lãng mạn nhất trên thế giới mà tôi từng đi qua. Một bên là núi non trùng điệp, một bên là biển xanh miên man. Phía xa, những dãy núi đá uy nghiêm vững vàng in bóng
trên nền trời xanh thẳm. Chớm xuân, hoa đã lác đác nở trên triền núi, những vạt hoa dại vàng len lỏi vươn mình trên vách đá, mỏng manh mà kiêu hãnh, mặc cho những đợt gió lồng lộng từ biển thổi vào. Ngoài khơi, sóng nối đuôi nhau táp vào bờ tung bọt trắng xóa. Xe chúng tôi chạy qua Chapman’s Peak, cung đường với những khúc cua tay áo liên tiếp men theo vách đá ven biển, qua vịnh Camps, vịnh Hout, vịnh False đẹp tới mê hồn, qua những bờ biển rực rỡ như biển Clifton, biển Boulders nổi tiếng với những chú chim cánh cụt châu Phi lạch bạch chạy trên cát.
Càng tới gần mũi Hảo Vọng, không gian càng trở nên khoáng đạt. Con đường nhỏ chạy dài tới miên man, ngoài xa, đường chân trời mờ mờ xa ngái. Một chú chim đà điểu nhẩn nhơ bước thấp bước cao bên bờ biển. Trước mắt chúng tôi, ngọn hải đăng trên đỉnh Cape Point đang dần hiện ra. Và một lần rẽ nữa thôi, tấm biển báo “Cape of Good Hope” đã hiện ra trước mắt.
Trời đổ về chiều, gió lạnh hơn, mặt trời trút những ánh vàng lai láng cuối cùng nhuộm vàng rặng đá lô xô hướng đầu ra biển, hải âu bay thành từng đàn, tạo thành những vệt đen dài trên nền trời đầy mây cuộn lại. Tôi hít một hơi thật sâu, nếm trong gió vị mặn mòi của đại dương, lắng nghe những con sóng gầm gào vỗ vào ghềnh đá.
Theo vạt đường mòn từng in dấu chân bao du khách, tôi leo lên mũi đá cao nhất, phóng tầm mắt ngút ngàn về phương xa. Ngắm nhìn đại dương mênh mông vô tận, trong lòng tôi tràn đầy niềm cảm phục vô bờ đối với những nhà thám hiểm vĩ đại. 500 năm trước đây, họ đã giong buồm ra khơi trên những con thuyền gỗ, vượt qua những hành trình lênh đênh trên biển cả, đón bao mùa trăng lên chỉ để thỏa mãn ước mơ khám phá và chinh phục những mảnh đất nơi miền viễn xứ xa xôi.
Người đầu tiên đi vòng từ châu Âu qua khu vực này là nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias vào năm 1488 với hy vọng mở đường tiến tới vùng Viễn Đông. Sóng dữ và địa
hình khắc nghiệt của vùng nước này khiến Dias đặt cho nó tên gọi Cabo das Tormentas (Cape of Storms - Mũi Bão Táp). Tuy nhiên nhà vua Bồ Đào Nha John II khi ấy đã tin rằng nếu vượt qua được mũi Bão Táp, đến vùng phương Đông trù phú thì sẽ có hy vọng mang về được những hàng hóa quý giá như vàng, tơ lụa, những loại hương liệu hiếm như quế và tiêu. Vì vậy ông đổi tên mũi đất này thành mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope).
Sau đó không lâu, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khác là Vasco Da Gama đã vòng qua mũi Hảo Vọng thành công, đi vào Ấn Độ Dương và cập bến Calicut, Ấn Độ. Ông trở thành người châu Âu đầu tiên đến Ấn Độ bằng đường biển, người đầu tiên kết nối châu Âu với châu Á qua chuyến hành trình xuyên đại dương, mở ra con đường quý giá đưa phương Tây và phương Đông xích lại gần nhau. Thế giới đã hoàn toàn thay đổi nhờ những phát kiến địa lý vĩ đại ấy của những người như Dias và Da Gama.
Phong cảnh nơi tôi đứng hôm nay gần như không khác gì so với 500 năm trước. Trước mắt tôi, biển dạt dào như hàng ngàn năm vẫn thế. Dias và Da Gama đã chinh phục biển thành công, nhưng tôi biết, ẩn trong lòng đại dương còn là câu chuyện về hàng ngàn thủy thủ không tên, hàng trăm con tàu đắm đã bỏ mạng trong những hành trình không mệt mỏi của con người trên biển khơi. Không phải vô cớ mà mũi Hảo Vọng lại là nơi bắt nguồn của câu chuyện bí ẩn về con tàu “Người Hà Lan bay”, theo truyền thuyết, con tàu được điều khiển bởi những bóng ma thủy thủ cứ phải đi luẩn quẩn trong vùng nước mênh mông mà không bao giờ cập vào được bến bờ.
Có lẽ con tàu “Người Hà Lan bay” chỉ là một ảo ảnh, một sự tích dân gian được thêu dệt nên, nhưng tôi tin rằng mũi đá chơi vơi bên bờ biển này là minh chứng cho những ước mơ rất thật của con người nhằm chinh phục đại dương mênh mông và khám phá những miền đất bí ẩn.
Chiều buông dần, gió lạnh hơn, sóng gào lên dữ dội. Trên núi, chỉ còn lại mình tôi với trời nước mênh mông. Một niềm vui
nho nhỏ len vào tâm trí tôi giữa khung cảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn nơi cực Nam châu Phi khi chỉ còn “một mảnh tình riêng ta với ta”. Vọng về trong tôi là hình ảnh những cánh buồm đỏ thắm trong trang sách khi xưa. Tôi biết rằng những cuộc phiêu lưu của mình chỉ vừa mới bắt đầu!
Khi viết lại những dòng này, tôi đã chia tay miền đất Nam Phi đầy gió, trở lại với cuộc sống bận rộn thường ngày ở Hà Nội. Mỗi sớm mai tôi đều dành thời gian uống một tách trà và ngắm nhìn cuộc sống từ ban công tầng ba. Dòng đời vẫn chảy đi hối hả, những em bé tất bật cắp sách cho một ngày mới đến trường.
Chợt nhớ lại tuổi thơ tôi những ngày xưa cũ say mê bên những trang sách vỡ lòng. Tôi tin rằng với những cô bé, cậu bé lên năm, lên sáu vừa chập chững những bước đầu tiên tới trường này, ba chữ “Giương Buồm Lên” quả là câu thần chú kỳ diệu.
Ngắm cá voi ở Hermanus S
au một tuần say sưa với những con thú hoang ở Kruger, chúng tôi trở về một thị trấn nhỏ khác của vùng Western Cape có tên Hermanus để ngắm một điều kỳ diệu khác của thiên nhiên: Những chú cá voi phương Nam, người khổng lồ của biển Đại Tây Dương.
Hermanus là một thị trấn nhỏ thơ mộng nằm bên bờ biển, cách mũi Hảo Vọng - cực Nam châu Phi chừng ba giờ lái xe. Con đường dẫn từ trung tâm thành phố Cape Town xuôi về hướng Tây qua vùng Somerset West tới Hermanus uốn mình như một vành khăn hững hờ choàng lên bờ biển. Chốc chốc một chú hải âu bay vút khỏi mặt nước rồi nhanh chóng biến ra ngoài tầm mắt. Xe chúng tôi chạy qua vùng Stellenbosch với những cánh đồng nho ngút ngàn, qua mũi Hangklip ngắm sóng gầm gào vỗ vào ghềnh đá. Đôi lúc, chúng tôi lại hạ kính xuống chỉ đủ để những cơn gió lạnh táp vào mặt một chút, cảm nhận trong gió hương muối mặn mòi của biển khơi và vị lôi cuốn kỳ diệu của những chuyến đi cứ thôi thúc chúng ta lên đường.
Mải vui với những cảnh trí bên đường, chúng tôi dừng chân ở Hermanus khi đã gần trưa. Nắng đầu xuân vàng sánh lại, trên trời mây trắng nhởn nhơ bay!
Nằm ở lối vào Hemel-en-Aarde, thung lũng Thiên đường và Trái đất, Hermanus vốn là một ngôi làng nên thơ nơi người dân kiếm sống bằng nghề chài lưới như bao vùng ven biển khác ở xứ này. Người ta từng xây dựng một nhà ga xe lửa tại đây nhưng cư dân trong làng đã quyết định không xây thêm đường ray cho tàu chạy vì e ngại như thế sẽ khiến cho Hermanus phát triển và trở nên thương mại hơn. Vẻ cổ kính và thanh bình của Hermanus vì vậy vẫn được gìn giữ qua năm tháng, với những ngôi nhà sơn màu trắng nổi bật trông ra đại dương xanh biếc một màu.
Nếu nhìn qua, có lẽ Hermanus không khác gì với bất kỳ một địa danh du lịch bên bờ biển duyên dáng nào khác ở châu Âu. Trong cái nắng hiếm hoi đầu xuân, cả thị trấn dường như bừng tỉnh; trên khắp các con phố, những quán café tràn ra ngoài đường đông nghẹt khách; những nhân viên bồi bàn chuyên nghiệp hối hả chạy từ quầy bar tới bàn ăn với những khay rượu vang đầy ắp. Nhưng Hermanus đặc sắc ở một điểm duy nhất.
Mỗi khi có một hồi tuýt dài vang lên, tất cả những tiếng cười nói rộn ràng kia bỗng dưng chững lại, những chiếc dao dĩa phút trước còn va vào nhau lách cách nay bỗng nằm im ắng trên bàn, những lời chuyện trò rôm rả ngưng bặt nhường chỗ cho tiếng thì thầm “kìa, trông kìa…!!!”, những ánh mắt dõi theo chăm chú nhìn ra biển khơi, những chiếc ống nhòm cùng hướng về một phía, máy ảnh bấm tách tách liên hồi.
Lúc ấy chính là khoảnh khắc kỳ diệu khi thiên thần của Hermanus - những chú cá voi phương Nam xuất hiện. Dõi theo hướng chỉ tay của người bạn đồng hành, tôi ngước nhìn ra biển xanh mênh mông. Không dễ gì có thể định vị ngay chú cá voi giữa một màn nước xanh bao la tưởng chừng chỉ toàn những cánh sóng xô vào bờ tít tắp. Nhưng rồi kìa, tôi đã thấy một vòi phun nước nhô lên, tấm lưng đen như cánh phản từ từ trườn khỏi mặt nước rồi thoáng chốc một chiếc đuôi cong hình chữ V quẫy mạnh, nước bắn lên trời thành cột.
Tôi đứng lặng yên trong kinh ngạc. Không phải chỉ một, hai, ba mà bốn chú cá voi đang cùng lúc trình diễn những vũ điệu hoành tráng giữa sân khấu thiên nhiên bao la.
Chốc chốc chúng lại phun nước thành cột qua những lỗ nhỏ trên lưng. Cả tấm thân to lớn có khi lướt nhẹ nhàng trên mặt nước, có lúc lại thong thả trượt đi. Biến mất rồi đột ngột nhô lên chiếc đuôi như một cánh quạt khổng lồ. Thật khó có thể tin được trước mắt tôi là chúa tể của Đại Tây Dương. Những chú cá voi này có thân hình nặng trung bình 60 tấn, chiều dài từ 6 tới 7 mét và có thể sống tới hàng trăm năm tuổi. Hàng năm, loài cá voi phương Nam này thường rời vùng biển băng giá phía
Nam Cực và di chuyển tới nơi có khí hậu ấm hơn. Trong những tháng mùa đông từ tháng Sáu tới tháng Mười Hai, chúng tập trung về Hermanus để đón mùa sinh sản, tìm kiếm bạn tình, kết đôi, sinh con rồi dành cả tháng trời chơi với bầy con nhỏ. Số lượng cá voi ở Hermanus có khi lên tới hàng trăm con, biến nơi này thành “thánh địa” cho những người muốn chiêm ngưỡng loài động vật khổng lồ này.
Chính vì thế ở Hermanus có một nhân viên đặc biệt - Người báo hiệu cá voi - “The Whale Crier”. Truyền thống được đông đảo khách du lịch đặc biệt yêu thích này bắt nguồn từ năm 1991 khi một khách thăm quan đã tuyên bố rằng những chú cá voi ông vừa ngắm giữa đại dương là “bí mật tuyệt vời nhất của vùng Cape”. Sau đó người ta bắt đầu cử một người sẽ thổi một hồi kèn dài báo hiệu khi nào cá voi xuất hiện. Một trong số những người báo hiệu cá voi, Wilson Salakuzana được cho là “người được chụp ảnh nhiều nhất Nam Phi sau Nelson Mandela *”. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhân vật đặc biệt này đội một chiếc mũ da rộng vành và đeo một chiếc kèn ống dài trên vai cùng những tiếng tuýt dài quen thuộc.
*Nelson Mandela (1918-2013), là Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ từ 1994 -1999, là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, ông đạt giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993.
Chiều tím dần ở Hermanus, chúng tôi tìm cách bước xuống một mũi đá lô xô sát đại dương. Ở đây vắng vẻ hơn, không còn những tiếng ồn ào của du khách, chỉ còn nghe tiếng sóng biển va vào đá gầm gừ dội những thác nước trắng xóa lên trời. Ngoài xa, những chú cá voi phương Nam vẫn đang miệt mài trong một màn trình diễn không ngừng. Tôi nắm chặt tay một người bạn tri kỷ, nhấp một ngụm rượu của vùng Constantia, thứ rượu “ngọt ngào như đôi môi những kẻ đang yêu” theo lời thơ của Baudelaire, dõi mắt về biển khơi bao la thấp thoáng những cú quẫy đuôi mạnh mẽ. Hoàng hôn buông dần trên biển Đại Tây Dương. Gió lồng lộng thổi về từ những miền xa tắp.
Và tôi biết những buổi chiều kỳ diệu ngắm cá voi trên đại dương bao la như thế chỉ đi qua một lần trong đời!
Cape Town - Bão tố và Hy vọng
M
ùa xuân đến với Thành phố Mẹ 1* khá muộn. Cuối tháng Chín, khi nắng đã rải chan hòa khắp đất Nam Phi thì
ở đây trời còn lạnh. Những chậu hoa gầy guộc nở sớm trước hiên nhà tôi ở vẫn run rẩy vì rét. Mặc dù trời mưa rả rích từ đêm trước, tôi vẫn quyết định sẽ đi bộ một vòng quanh thành phố, bắt đầu từ khu Bo Kaap.
1* Một tên gọi khác của Cape Town.
Nằm thoai thoải trên sườn đồi Signal, Bo Kaap thực sự là một khu đa văn hóa với những ngôi nhà xây từ thế kỷ XVII được sơn màu rực rỡ từ xanh cốm, vàng, cam, hồng, tím sậm, những hàng chắn song được cách tân yểu điệu và ban công treo đầy hoa. Rất nhiều cư dân sống trong khu vực này là thế hệ cháu chắt của những nô lệ đến từ Malaysia, Indonesia và nhiều quốc gia châu Phi khác, từng được thực dân Hà Lan đưa tới đây từ thế kỷ XVI, XVII. Những người nô lệ này được biết đến với cái tên “Cape Malays”, do vậy khu vực này còn được gọi là quận Cape Malay. Ngôi nhà cổ nhất ở đây được xây dựng từ năm 1760 và giờ trở thành một bảo tàng tái hiện cuộc sống gia đình người Malaysia điển hình. Đi thẳng về phía Dorp Street, bạn sẽ bắt gặp Auwal, nhà thờ Hồi giáo đầu tiên của Nam Phi.
Bo Kaap, cũng giống như nhiều khu vực khác ở Cape Town, từng trải qua những ngày tháng chia rẽ đau thương dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Nếu như trong quá khứ, đây là nơi dành riêng cho những người theo đạo Hồi thì ngày nay, cả khu vực này đang chuyển mình trong một cuộc hàn gắn vĩ đại. Nhiều nhà hàng, quầy bar, studio nghệ thuật mọc lên khiến cho Bo Kaap trở thành một nơi thời thượng vừa hiện đại vừa cổ kính mà khách du lịch ai cũng phải ghé qua một lần.
Con phố Buitengracht trải dài đưa tôi tới với The Victoria Alfred (VA) Waterfront - khu vực cảng rộng lớn đồng thời là trung tâm ẩm thực, mua sắm, giải trí hàng đầu ở Cape Town.
Về trưa, mưa đã tạnh dần, mặt trời ló ra rạng rỡ. Trên quảng trường Nobel, một ban nhạc truyền thống trình diễn những bài hát cuốn hút trong tiếng trống rộn ràng. Cũng tại đây có bốn bức tượng đồng tạc chân dung bốn người con kiệt xuất của Nam Phi đó là Albert Luthuli 2*, linh mục Desmond Tutu 3*, cố Tổng thống Nelson Mandela và FW de Klerk 4*.
2*Albert Luthuli (1898-1967): Thường được gọi là Zulu Mvumbi, là một giáo viên người Nam Phi, nhà hoạt động, chính trị gia, từng đạt giải Nobel Hòa Bình.
3* Linh mục Desmond Tutu (sinh ngày 7/10/1931), là nhà hoạt động chính trị người Nam Phi và là tổng giám mục Anh giáo nghỉ hưu, trong thập niên 1980, ông nổi tiếng thế giới với tư cách là người đối đầu chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi.
4* FW de Klerk (sinh ngày 18/3/1936), là chính trị gia Nam Phi, từng là tổng thống Nam Phi và là người phá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi.
Từ khu vực này có thể phóng tầm mắt nhìn không gian rộng lớn xung quanh, phía trước là biển Đại Tây Dương ầm ầm sóng vỗ, vịnh Table tuyệt đẹp và núi Bàn sừng sững sau lưng.
Núi Bàn có lẽ là kỳ quan nổi bật nhất ở Cape Town với chiều cao trên 1.000m và hai đỉnh Devil’s Peak và Lion’s Head ở hai đầu. Đôi khi một dải mây trắng bao phủ trên ngọn núi như một chiếc khăn trải bàn mềm mại. Từ trên đỉnh núi có thể ngắm toàn cảnh khu trung tâm thành phố sầm uất và phóng tầm mắt ra đại dương mênh mông.
Xuôi về phía Nam chừng 60km là một địa danh không kém phần nổi tiếng: Cape Point và Cape of Good Hope. Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng đây chính là nơi hợp nhất của Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, tuy nhiên trong thực tế, ít ai biết rằng cực Nam của châu Phi phải là mũi Agulhas nằm cách đó 150km. Với đông đảo du khách, việc trèo lên ngọn hải đăng trên mũi Cape Point, sờ tay vào cây cột chỉ hướng tọa độ tới những địa danh lớn trên thế giới như London, New Dehli,
Jerusalem, Beijing… là một may mắn lớn trong đời.
Thập niên 70, 80 của thế kỷ trước đánh dấu một thời kỳ đen tối trong lịch sử của Cape Town với nạn phân biệt chủng tộc Apartheid mà cho tới nay sự chênh lệch giàu nghèo rõ rệt vẫn còn hiển hiện ở nhiều nơi trong thành phố. Những khu “township” - khu ổ chuột chủ yếu của người da màu hình thành từ những túp lều ghép lại bằng những tấm tôn cũ, thùng carton, rèm cửa rách nát tồn tại bên cạnh những ngôi nhà sang trọng và đắt tiền ngang với những thành phố lớn châu Âu.
Nhắc tới lịch sử của thành phố này không thể không nhắc tới một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử Nam Phi - cố tổng thống Nelson Mandela, người anh hùng đã góp phần chấm dứt nạn Apartheid và có sự gắn bó chặt chẽ với thành phố này. Trên đảo Robben, một hòn đảo cách thành phố 10km vẫn còn di tích nhà tù nơi giam giữ Nelson Mandela trong suốt 18 năm. Cựu tổng thống Kgalema Motlanthe và tổng thống đương nhiệm Jacob Zuma cũng nằm trong danh sách những tù nhân nổi tiếng của nhà tù này, nơi ngày nay đã trở thành một di sản thế giới UNESCO.
Chỉ vài giờ ngay sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã có bài phát biểu đầu tiên trước công chúng từ ban công tòa thị chính thành phố. Bài phát biểu của ông đánh dấu một kỷ nguyên mới cho cả đất nước. Bốn năm sau người dân Nam Phi được tham gia vào cuộc bỏ phiếu tự do đầu tiên. Hai mươi năm đã qua từ những ngày tháng lịch sử ấy, hôm nay Cape Town đã thay đổi rất nhiều và thực sự trở thành một đô thị quốc tế sầm uất sánh ngang với London, Paris… Những ký ức của quá khứ đau thương đã lùi xa, giờ đây khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới nườm nượp đổ về để được ngắm những buổi hoàng hôn bình yên trên đỉnh núi Bàn, mua sắm ở khu V&AWaterfront, nghe nhạc jazz tại những quán bar trong khu Bo Kaap, ngắm hoa trong vườn Botanical Garden...
Năm 1836, trong một lá thư gửi em gái, nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin đã so sánh Cape Town như “một
quán trọ tuyệt vời trên một hành trình tuyệt vời về phương Đông”. Với tôi, không có sự so sánh nào hợp lý hơn thế để kết thúc một bài viết về Cape Town - Thành phố Mẹ.
T
Zanzibar - Tình ơi là tình
hứ Hai là ngày đầu tuần! Khi cả thế giới hối hả bắt đầu một tuần làm việc mới thì tôi đang gà gật ngủ trên
chuyến bay từ Kilimanjaro tới Zanzibar. Những chặng bay mệt mỏi khiến tôi chẳng buồn ngắm đỉnh núi hùng vĩ phủ tuyết. Tôi giữ nguyên tình trạng mắt nhắm mắt mở ấy trên quãng đường đầy ổ gà xóc nảy lửa từ sân bay về tới khách sạn. Xuống xe, dụi mắt đôi ba lần thì cứ như có điều kỳ diệu xảy ra. Trước mặt tôi là màu xanh ám ảnh và nhức nhối của biển Đại Tây Dương. Tôi không còn nằm mơ nữa, tôi đã thực sự ở đây rồi, “hòn đảo thiên đường”!
Zanzibar – Cái tên nghe đã rất tình! Nó gợi cho người ta nhớ tới những hòn đảo châu Phi xanh mướt một màu. Biển ở đây tuyệt đẹp, phẳng lặng, êm đềm như một dải lụa. Có mấy con thuyền lơ đễnh dềnh dang. Tôi bước chân trần trên cát, dịu mắt ngắm hoàng hôn buông. Mặt trời rực rỡ như một quả cầu lửa chìm dần xuống biển. Trời không tối hẳn mà là những dải màu xanh lam xen lẫn màu cam đan nhau thành từng vệt, rồi bóng tối từ từ lấn dần lúc nào chẳng biết. Nhắm mắt một tí, mở ra đã thấy những dải màu cam mờ dần rồi mất hẳn. Màn đêm xanh như nhung, trăng buông lơ lửng một góc! Cả một góc bãi biển vừa ồn ào tiếng tụi trẻ địa phương nô đùa đá bóng, giờ yên tĩnh lạ thường. Chỉ còn mình tôi bơi giữa làn nước mênh mông trên biển, khi triều từ từ lên, trăng từ từ buông! Cảm giác thật là thần tiên.
Hôm sau tôi dậy từ tờ mờ sáng để đi một tour blue safari ngắm cá heo ở Kizimkazi. Chặng đi cano lúc đầu thật dễ chịu. Tôi miên man phóng tầm mắt ra xa, bốn bề là mặt biển phẳng lặng lúc sắc xanh thẫm lúc xanh lơ. Nhưng chỉ chừng sau mười phút ra xa bờ, biển không còn hiền hoà nữa. Những con sóng chồm lên khiến tôi chao đảo mặt mày. Đúng khi ấy, có tiếng ai
reo lên “Cá heo kìa”. Ngay bên phải mạn thuyền của chúng tôi, là một đàn cá heo lên tới gần chục con. Lũ cá heo dễ thương bơi thành từng cặp, tung mình trên những con sóng. Có lúc đàn cá heo áp sát vào gần cano khiến tôi có cảm giác chỉ khoát tay xuống nước là sờ thấy được.
Sau ba ngày nghỉ ngơi ở biển, chiều nay tôi mới vào thị trấn. Thay vì gọi taxi, tôi quyết định đi bộ ra đường lớn và vẫy xe minibus như dân địa phương. Chiếc xe nhỏ xíu đã chật kín người nhưng phụ xe vẫn dừng cho tôi lên. Trên xe, những người phụ nữ theo đạo Hồi mặc váy dài tới gót và đeo khăn che kín mặt nhìn tôi bằng ánh mắt xa lạ, tỏ rõ rằng tôi không thuộc về trong số họ, tôi là người ngoài. Nhưng chính những người phụ nữ ấy, dù im lặng không nói nửa lời, đã sẵn sàng ngồi nép lại, thu chân, bế đứa trẻ lên lòng, dẹp bớt cái bu gà vào một góc để tôi có một chỗ ngồi giữa bọn họ. Lần đầu tiên đặt chân tới một xứ sở mà đa phần người dân theo đạo Hồi, tôi thực sự cảm kích sự khiêm nhường ấy.
Stone Town - thủ phủ của Zanzibar là một nơi đặc biệt. Nằm bên bờ biển Ấn Độ Dương, nơi đây từng là cửa ngõ giao thương nhộn nhịp. Các công trình ở đây là sự pha trộn những nét văn hóa đặc sắc của Ba Tư, Ấn Độ, Ả Rập và châu Âu. Trung tâm của thị trấn có rất nhiều con hẻm nhỏ, đan xen vào nhau giống như một mê cung. Tôi thích cảm giác đi bộ trên những con đường nhỏ ở Stone Town, mỗi một ngã rẽ lại mở ra những điều bí ẩn. Đó có thể là một người phụ nữ mặc váy xanh biếc ngồi lơ đãng trên bậc thềm như thể một cảnh trong phim, một tiệm tạp hoá nhỏ bán đủ loại gia vị mà tôi ưa thích, những cửa hàng lưu niệm mang dấu ấn châu Phi, hay là lạc bước vào một xưởng mộc nho nhỏ nơi người thợ gần chín mươi tuổi chia sẻ với tôi ông đã đi từ Ấn Độ, sang Anh rồi tới Zanzibar như thế nào, hoặc ngỡ ngàng khi bước vào một khu vườn bí mật sau cánh cửa gỗ. Sau mấy ngày ở trong thị trấn, tôi thấy yêu Thành phố Đá lạ kỳ. Không phải những gì xa hoa, mà tôi yêu những mảng tường vôi cũ kỹ, những hoa văn trên tấm vải trải bàn, yêu những cánh cửa gỗ chạm khắc tinh xảo, mấy thứ hoa quả xếp
gọn gàng ở chợ, yêu luôn cả người đàn bà điên chọc ghẹo mình trên phố…
Zanzibar với tôi ngọt ngào như mật ong. Người ta đến đây để say sắc xanh của biển, say chút men rượu cocktail pina colada, say ít nắng rực rỡ, say chút tình mơ màng. Là nơi để người ta yêu nhau, để khi xa nhau thấy thương thương, nhớ nhớ, để người ta “chết ở trong lòng một ít”. Để khi về nhà thì biết rằng trong tim mình ít nhiều đã có một nơi đặc biệt, một nơi cho ký ức lẩn trốn, nơi cho những xao động trong lòng nương náu, để thỉnh thoảng có ai nhắc tới Zanzibar dù chẳng có gì đâu mà trong lòng vẫn cứ rộn lên một tí, mặt tươi lên một tí và nụ cười thoáng nở trên môi. Cái ngày hôm ấy biển xanh ơi là xanh và trời và mây và gió. Và tình ơi là tình, là hoàng hôn làm cho lòng người mênh mang, khiến kẻ lữ khách vốn đã quen với những chuyến đi xa bỗng thấy chùng lại, thấy cô đơn hơn một tí và cần trải lòng mình với ai đấy, cho rượu vơi đi, cho lòng bớt sầu, cho mắt thêm trong, cho tình thêm nồng, cho lửa thêm đượm và đời thêm yêu.
Tản mạn ở Nairobi
C
ó nằm mơ tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đặt chân tới mảnh đất châu Phi những ngày đầu năm này. Châu Phi xa xôi, châu Phi huyền bí vốn nổi danh qua những trang văn đậm chất phiêu lưu của Ernest Hemingway. Vậy mà chuyến đi một mình tới Kenya đã tới đầy bất ngờ và hứa hẹn nhiều điều thú vị. Qua cửa sổ máy bay, đỉnh núi Kilimangaro quanh năm tuyết phủ hiện lên hùng vĩ và tráng lệ… Nairobi không còn xa!!!
Những ấn tượng ban đầu
Chiếc minibus đưa chúng tôi từ sân bay quốc tế Jomo Kenyatta về chỗ ở tại Nairobi phải mất tới hơn hai giờ đồng hồ vì tắc đường. Nhiều phen tôi còn đứng tim sợ hãi vì cách lái xe rất ẩu của anh tài xế. Phương tiện đi lại chủ yếu ở thành phố này là những chiếc minibus, được gọi là murtatu: không điều hoà, không tiện nghi, chất lượng không tốt nhưng giá vé rẻ và rất thuận tiện. Bên cạnh đó, một loại hình xe bus công cộng cỡ lớn khác được gọi là City hoppa, mang màu xanh lá cây đặc trưng cũng đang trở nên phổ biến.
Cuộc sống hàng ngày của Nairobi thật sự bận rộn. Trên vỉa hè tấp nập người đi bộ, còn dưới đường xe cộ nối đuôi nhau. Những chiếc murtatu chả cần biết đến luật lệ tìm mọi cách vượt lên trước, nhả lại phía sau một làn khói bụi mù. Nairobi đặc biệt một phần có lẽ bởi sự đa dạng của nó. Mỗi một góc thành phố là một bộ mặt khác nhau. Cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại của Nairobi là những người ăn xin nghèo khổ. Bên ngoài những khu trung tâm thương mại đắt đỏ vẫn còn những khu chợ nghèo nàn với vài mẹt xoài, cam chỏng chơ của những người đàn bà mặc váy hoa sặc sỡ. Gần đó, một quán bar sang trọng vẫn đang vọng ra thứ âm thanh sôi động và mạnh mẽ. Ở bên này là hình ảnh cao vút của khách sạn Hilton, trung tâm hội
nghị quốc gia KICC, phía bên kia là khu vực chợ Masai tấp nập kẻ bán mua, là những tòa nhà liêu xiêu, tội nghiệp.
Nếu so với sự đông đúc và náo nhiệt ở trung tâm Nairobi thì khu vực ngoại ô Kasarani có vẻ khá buồn tẻ. Dân cư thưa thớt, những cánh đồng cỏ dại bát ngát, những con đường gập ghềnh màu nâu đỏ.
Ngoài phố, chỉ thấy manh mún vài cửa hiệu nhỏ. Cửa hàng đề biển “Beauty Salon” trông rúm ró như một căn nhà ổ chuột. Người đàn ông bán hàng rau quả ngồi cả giờ trong im lặng và bóng chiều sập xuống buồn tẻ. Những con quạ bay dáo dác trên không trung.
African Dance - Sôi động và nóng bỏng
Nairobi những ngày này nắng thật đẹp. Vàng tươi như mật! Trời xanh biếc đến tận cùng. Và mây xốp từng đám vời vợi! Có lẽ sống giữa một không gian rộng lớn và mênh mông như thế, giữa bầu trời đầy nắng và gió như thế nên tâm hồn dường như trở nên nồng nhiệt và khoáng đạt hơn, cuộc sống vui tươi và đầy màu sắc hơn! Âm nhạc dường như hiện hữu ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của người dân Kenya. Hành khách lúc nào cũng được nghe những bản nhạc rộn ràng trên xe bus. Còn trên vỉa hè là những nghệ sĩ đường phố say sưa với ngón đàn của mình.
Nairobi hiện nay được coi là trung tâm về âm nhạc của khu vực Trung và Đông Phi. Tôi đặc biệt ấn tượng khi xem những điệu nhảy hip-hop tại Khu Liên Hợp thể thao Moi International Sports Centre. Trong nhịp trống sôi động và nóng bỏng, những nghệ sĩ biểu diễn hết mình, thuần thục trong từng động tác, say mê và đầy nhiệt tình. “Không nhất thiết phải là ‘dân chuyên nghiệp’, bạn mới nhảy múa giỏi”, một anh bạn Kenya chia sẻ: “Dường như bản thân mỗi người Kenya chúng tôi đều biết múa từ khi sinh ra. Đó là một phần trong cuộc sống”. Chẳng phải thế mà khi tôi đến thăm các lớp học nhảy Salsa tại trường Đại học Quốc tế hoa Kỳ (USIU) đều thấy đông nghẹt người. Trish - sinh
viên đại học tại Nairobi nói “Mỗi khi mệt mỏi, chỉ cần bật nhạc lên và xoay người. Những điệu nhảy này giúp tôi cân bằng và yêu đời hơn rất nhiều”.
Những người tôi đã gặp
Có ba thứ tôi sẽ không quên khi rời xa thành phố này. Tôi sẽ nhớ bầu trời xanh ngập nắng của Nairobi; nhớ những chiếc xe bus murtatu xóc nẩy cả người, nhiều phen khiến tôi say lử đử; nhớ những lời hát, điệu nhảy sôi động của các chàng trai, cô gái bản xứ. Và trên hết tôi nhớ những người bạn thân thiện tôi đã gặp nơi đây, dù chỉ một lần tình cờ trên đường phố, những người đã khiến cho chuyến đi của tôi trở thành một kỷ niệm đẹp đẽ và sâu sắc! Có thể nói không ngoa rằng từ đầu đến cuối chuyến đi tôi đã may mắn gặp toàn người tốt. Từ anh em cậu bé Douglas nhiệt tình chỉ đường, anh lính gác tốt bụng ở khu vực chúng tôi trọ, cho tới bà đầu bếp hiền hậu và người bạn đồng hành trên xe bus đã giúp đỡ thật nhiệt tình.
Liều! Đó là từ chính xác nhất để nói về chuyến đi của tôi tới thành phố xa lạ và đầy cuốn hút này. Một mình tới Nairobi để có cơ hội khám phá biết bao điều mới mẻ và thú vị, để thấy những góc cạnh đa dạng trong khối rubic muôn màu của cuộc sống. Lẽ dĩ nhiên, mọi mặt đều có cái hay của nó. Và hạnh phúc là được trải nghiệm những cảm giác, cảm xúc khác nhau.
(Khách sạn Greton - Phố Tsavo - Nairobi)
Copenhagen - Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
(Viết tặng ai đó cũng yêu những thành phố biển, giống tôi)
N
ước làm cho một thành phố dịu dàng! Tôi yêu Copenhagen vì lý do như thế.
Lần nào đến thành phố cảng thanh bình này, tôi cũng đi bộ men theo dòng kênh đào Nyhavn 300 năm tuổi, một trong những khu vực sống động nhất của thành phố. Dọc hai bên bờ kênh là những ngôi nhà cổ lâu đời và sặc sỡ sắc màu mà người ta thường in trên bưu thiếp. Giữa trưa hè mà mỗi khi gió thổi, vẫn thấy hơi se se. Copenhagen là thế đấy, để sau này khi đến những nơi có mặt trời tưng bừng, tôi lại da diết nhớ mùa hè 15°C của xứ Bắc Âu.
Trời đổ về chiều, tôi lòng vòng ra bến cảng Amaliehavn thơ mộng và thanh vắng tới lạ kỳ. Con đường từ lâu đã trở nên thân thuộc, đến mức nhắm mắt lại, tôi cũng tưởng tượng ra từng chi tiết. Này nhé đây là đài phun nước hoành tráng gần cung điện Amelienborg, thấp thoáng qua màn nước là mái vòm xanh như ngọc của nhà thờ Marble. Nhìn sang phía bên kia bờ là nhà hát opera lộng lẫy. Chếch sang bên tay trái, một con thuyền nhỏ cổ kính neo lại chẳng biết tự bao giờ. Chỉ thêm mấy bước chân thôi là tới trụ sở chính của A. P. Moller Maersk với màu xanh nước biển truyền thống. Tập đoàn tàu thủy lớn nhất thế giới này không chỉ là niềm tự hào của Copenhagen mà còn là một trong những thương hiệu nổi tiếng của quốc gia xứ Bắc Âu này, bên cạnh trò chơi trí tuệ Lego, bia Carlsberg, các thiết bị nghe nhìn Bang & Olufsen.
Tôi làm việc cho Maersk Việt Nam không lâu, nhưng cứ mỗi lần đứng trước tòa nhà ấy, với ngôi sao xanh bảy cánh quen
thuộc bay phấp phới trong gió, bao giờ lòng cũng thấy bùi ngùi, nhớ lại lần đầu tiên ngơ ngác tới đây. Mới có hai năm thôi mà cứ như những ngày rất xa về trước. Tôi nhớ ngày ấy đã vòng qua đài phu nước Gfion, ghé vào giáo đường St Alban nhỏ xíu kề bên. Một bà cụ hiền từ ở cửa hỏi tôi từ đâu tới, bà quay vào tìm trong kẹp tài liệu một lúc rồi bối rối xin lỗi vì không có tờ giới thiệu nào bằng tiếng Việt.
Lần này, tôi đến muộn, giáo đường đã đóng cửa từ lâu, quán cafe ngoài trời nằm đối diện cũng không đón khách. Những chiếc ô che nắng được cuộn lại, nằm im lìm trong một góc. Tôi vòng qua con đường sỏi, ngồi nghỉ dưới rặng liễu mùa xuân đang ra lá xanh um. Không có bất kỳ âm thanh nào ngoài loáng thoáng tiếng đạp nước khẽ khàng của chú vịt con làm mặt hồ xao động. Ở ghế đá bên cạnh, một anh chàng da đen mặt buồn vời vợi chắc chỉ có thể vì cô nàng nào đấy ở phương xa!
Từ St Alban, ngược lên phía Bắc, là nơi đặt bức tượng nàng tiên cá nổi tiếng của nhà điêu khắc Edward Eriksen, người đã lấy cảm hứng từ chính vợ mình là Eline Eriksen để tạo nên kiệt tác độc đáo này. Kích thước bé nhỏ của bức tượng làm những ai đến xem lần đầu không khỏi ngạc nhiên nhưng có lẽ chính vì thế mà càng thêm phần duyên dáng. Tượng được Carl Jacobsen, con trai người sáng lập ra hãng bia Caslsberg, đặt làm năm 1909 sau khi ông bị vở ba lê về truyện cổ tích “Nàng tiên cá” mê hoặc. “Nàng tiên cá” của Hans C.Andersen có lẽ không chỉ cuốn hút riêng gì Jacobsen, nó còn là câu chuyện gắn liền với tuổi thơ tôi và biết bao em nhỏ trên thế giới.
Đi dạo trên những con đường lát gạch cổ kính của Copenhagen, nơi mà mỗi ngã tư mỗi con đường đều như đang dẫn đến xứ sở thần tiên nào đó, tôi chắc mẩm rằng chính những cung điện, lâu đài, sắc màu đằm thắm của trời biển hay tinh thần phóng khoáng từ thời Viking xa xưa ở nơi này là ngọn nguồn cảm hứng cho trí tưởng tượng phong phú của Andersen khi sáng tác những câu chuyện như “Bà Chúa Tuyết”, “Nàng công chúa và hạt đậu”, “Giày đỏ”, “Bộ quần áo mới của hoàng
đế”… Dù sinh trưởng ở Odense, nhưng về cuối đời mình, Andersen gắn bó nhiều với Copenhagen. Ông sống trong nhiều năm tại nhà số 67 Nyhavn và qua đời lặng lẽ tại một ngôi nhà có tên “Bình Yên”!
Còn rất nhiều điều mà tôi muốn viết về Copenhagen. Từ tình yêu xe đạp đến tính cách hơi “điên khùng” của người dân nơi đây (dân Copenhagen đạp xe quanh năm trong mọi thời tiết), về con đường đi bộ Strøget dài nhất châu Âu, về món bánh mì smørrebrød đặc biệt, về một buổi tối ấm áp nhân ngày Lễ mùa hè… Nhưng có lẽ chỉ viết ngắn vậy thôi vì tôi cũng nên giữ lại cho riêng mình một ít kỷ niệm; để có khi nào lang thang giữa một thành phố đông đúc và bận rộn người xe, lại thấy Copenhagen như ở trước mắt. Thấy lòng mình cũng đang hoài nhớ!
Tháng ba Aarhus - mùa xuân có lầy lội lắm không em?
A
arhus chào đón tôi lạnh lùng và khắc nghiệt. Đi từ sân bay về nhà, chỉ thấy tuyết. Tuyết ở khắp mọi nơi! Trắng
trời trắng đất. Tuyết phủ đầy mái nhà, tuyết ngập trong rừng thưa. Tuyết vun thành những đống lớn dọc hai bên bờ sông. Khắp không gian chỉ một màu trắng, thấy trong lòng mình cũng trống trải đến sợ. Những ảo ảnh của hai năm trước về những thành phố cổ tích, mơ màng bên bờ biển của Đan Mạch bỗng dưng tan biến như hơi sương. Cuộc sống ở Aarhus của tôi bắt đầu với hiện thực tuyết như thế.
Có tiếng là thành phố lớn thứ hai ở Đan Mạch, nhưng dân số Aarhus chỉ vẻn vẹn hơn 300.000 người. Nơi đây không giống với nhiều địa danh lãng mạn khác ở xứ Bắc Âu này. Aarhus không có vẻ quyến rũ như thị trấn nhỏ Silkeborg, chẳng xinh xắn bằng Helsingør, và thiếu hẳn nét dịu dàng của København. Người ta thích đến vùng Silkeborg đi thuyền trên những khu hồ xanh thăm thẳm như ngọc, thích ghé qua Helsingør ngắm lâu đài Hamlet - khởi nguồn cho vở bi kịch vĩ đại của Shakespeare, đến København tìm nàng tiên cá và đi tàu qua Oresund - cây cầu đẹp như huyền thoại nối liền hai đất nước Đan Mạch và Thụy Điển.
Không lâu đài, không cầu lớn, không hồ xanh, Aarhus không có thói quen làm dáng khiến người ta mê mẩn, hay trang sức lộng lẫy để ai phải trầm trồ.
Ở Aarhus, chỉ có những tòa nhà mái ngói dốc, gạch đỏ, gạch vàng vuông chằn chặn. Ở Aarhus chỉ có những con phố nhỏ như bàn tay con gái, đi một thoáng là hết, mà một loáng lại thấy như lạc đường. Ở trung tâm là phố Vestergade nơi có nhà thờ Vor Frue Kirke cổ kính, nhà thờ đá lâu đời nhất của vùng
Scandinavia, được xây dựng từ những năm 1060. Cách đấy không xa là phố Rådhuspladsen nơi có tòa thị chính tiêu biểu cho kiến trúc Đan Mạch do kiến trúc sư nổi tiếng Arne Jacobsen thiết kế. Đi thêm một chút nữa là khu cổ thành Den Gamble By nơi có bảo tàng ngoài trời đầu tiên trên thế giới. 75 ngôi nhà cổ ở đây nằm duyên dáng cạnh nhau tái hiện chân thực một góc không gian giống như dưới thời Hans Christian Andersen. Ở Aarhus còn có những quán cafe nằm sát con kênh nước sậm màu, đủ cho dân tình sáng chủ nhật kéo nhau ra phơi nắng, nhâm nhi một ly Capuccino và thấy đời mình cứ mãi thế này thì bình yên quá.
Aarhus với tôi còn là những ngôi nhà nhỏ ấm cúng của bạn bè, buổi tối ngồi bên nhau, thắp nến, uống vang đỏ và bật một bản nhạc rất dịu. Đêm mùa đông, tuyết làm cho mọi thứ yên ắng hơn và con người như muốn gần nhau thêm một chút.
Không tỏ ra nồng nhiệt với người ngoài, thành phố cuộn mình trong một phong cách riêng. Aarhus là mảnh đất kỳ lạ! Lạnh lùng và ấm áp! Bận rộn và yên tĩnh! Nghiêm nghị và tự do, văn minh và hoang dại! Ở Aarhus là sự pha trộn hài hòa giữa sự trẻ trung và năng động của một thành phố lớn và nét xinh xắn của một thị trấn nhỏ.
Aarhus giống như một cô gái! Không đẹp. Lại còn kiêu! Cơ mà đôi khi người ta lại yêu nhau vì những cái dửng dưng như thế! Tôi đã quen với sự ồn ào và bận rộn ở những thành phố lớn, khi đặt chân tới Aarhus cứ ngỡ như về làng. Nhưng khi đã quen, sự nhỏ bé và tĩnh lặng ở đây lại đem tới cho tôi cảm giác bình yên tới lạ kỳ. Rồi từ quen tới yêu lúc nào không biết.
Tới một ngày, mùa đông Aarhus dài như không thể có ngày mai rồi cũng qua.
Ngày đầu tiên của mùa xuân, bạn hàng xóm đến chơi tặng tôi một cái vòng đeo tay “Vòng mùa xuân” và dặn “nhớ đeo cho hết tháng ba nhé”! Tháng ba, có người nhắc “ngước lên trời mà xem, nếu không phải mùa xuân, bình minh sẽ không xanh thắm
thế này”.
Tháng Ba Aarhus, tuyết đã tan gần hết. Những quán cafe ngoài trời bắt đầu đông khách. Đi dọc theo con kênh trong thành phố, bắt đầu thấy người ta bày bàn ghế trên hè đường để dân tình tới uống café và sưởi nắng.
Tháng ba, ngày mưa, tôi bắt xe bus ra chơi ven hồ Årslev Engsø, cuốc bộ vu vơ dọc theo những con đường nhỏ. Đất trời ẩm ướt dịu dàng. “Xuân về rồi, ngoài kia có lầy lội lắm không em?”
Tiểu kết:
Kết thúc khoá học Đối thoại nghệ thuật, cô giáo đưa ra đề tài mỗi sinh viên phải vẽ một “bản đồ cảm xúc” về Aarhus để cho triển lãm cuối học kỳ. Bạn tôi Chiara vẽ một bản đồ “mùi Aarhus”: mùi của thức ăn khi đi qua phố Stroget, mùi mặn mòi của biển khi ra gần bến cảng, mùi bia và khói thuốc toả ra từ những quán rượu Ailen. Ilaria vẽ một bản đồ “nến”- cô bảo đấy là ấn tượng đầu tiên khi đặt chân tới Aarhus vào buổi đêm, thấy ánh nến lung linh trong những căn nhà nhỏ.
Phil có một bản đồ của các bảo tàng ngoài trời trong thành phố. Sonja vẽ bản đồ của các nhà vệ sinh công cộng. Soren vẽ bản đồ các nhà hàng còn mở cửa lúc hai giờ đêm, phục vụ những kẻ hay chơi khuya về muộn. Laura vẽ bản đồ của tuổi thơ, con đường cô đi từ nhà trung tâm thành phố tới chỗ bà ngoại ở phía Nam… Chưa bao giờ tôi thấy chân dung Aarhus hiện ra đa dạng và gần gũi đến thế.
Với tôi, bản đồ Aarhus chỉ có hai màu đơn giản: màu trắng của tuyết và màu vàng của bồ công anh. Ở giữa là con đường mùa xuân đi qua khu rừng nhỏ. Phía cuối rừng là nhà số 8 Brabrand - nhà tôi ở Aarhus nơi những ngày tháng Ba tôi ngồi trên bậc cửa ngắm những ráng vàng của một ngày dần trôi và hoa bồ công anh của mùa xuân nở vàng khắp chốn. Bao giờ cho đến ngày xưa!
N
Đi tìm hoàng tử thành Rome
gày xửa ngày xưa, khi xem bộ phim “Kỳ nghỉ lãng mạn” (Roman Holiday), tôi cũng thầm ước mình sẽ
giống như nàng công chúa may mắn kia, tình cờ gặp anh chàng ký giả lãng tử đẹp trai giữa thành Rome cổ kính, ngồi sau chiếc Vespa của anh phóng vút giữa những con đường lịch sử. Tôi mơ màng nghĩ tới ngày sẽ gặp hoàng tử của riêng mình để viết nên câu chuyện cổ tích thành Rome. Mà đâu phải chỉ riêng mình tôi, cô gái nào chẳng có ước mơ về hoàng tử của lòng mình như thế.
Cái thời xưa xửa xừa xưa ấy rồi cũng qua. Ai biết rằng rồi cho đến ngày nảy ngày nay, bước chân phiêu lãng tình cờ đưa tôi đến Rome và ước mơ thuở nào tự dưng vọng lại.
Hoàng tử đầu tiên tôi gặp là anh chàng Francesco làm lễ tân tại khách sạn sát ngay ga Termini. Vừa đưa bút khoanh tròn những điểm tôi nên đến thăm trên bản đồ, anh vừa nhiệt tình kể câu chuyện đầy huyền bí về sự hình thành của Rome.
Nằm trên hợp lưu của sông Aniene vào sông Tiber, Rome là tên ghép của hai anh em sinh đôi là Romulus và Remus, con của thần chiến tranh. Theo truyền thuyết cặp song sinh này sẽ được thừa kế vương quốc Anpơ nhưng bị cướp mất ngôi và thả trôi sông Tiber. May mắn thay, hai đứa trẻ được chó sói cho bú và chim gõ kiến cho ăn. Romulus và Remus lớn lên trở thành những người hùng mạnh và tìm ra một mảnh đất trù phú để xây dựng thành Rome. Bởi thế biểu tượng của Rome chính là hình ảnh con sói cho hai đứa trẻ bú. Sau khi giết người em Remus, Romulus trở thành vị vua đầu tiên của La Mã và còn cai trị vương quốc 38 năm sau cho tới khi biến mất trong một cơn bão.
Francesco còn nói nhiều chuyện dài hơn thế nhưng tôi nghe câu được câu mất. Như muôn ngàn người Ý khác, Francesco ăn mặc bảnh bao như người mẫu, nói tiếng Anh pha ngữ điệu Ý đặc sệt. Anh nói chuyện bằng cách ra hiệu với hai bàn tay đầy lôi cuốn, thỉnh thoảng dường như còn cố tình đưa tay vén những lọn tóc xoăn lưa thưa vừa xòa xuống hai bên má. Thú thật, mọi khi cử chỉ “nữ tính” ấy thường làm tôi khó chịu, nhưng có lẽ các chàng trai Ý có phong cách làm điệu đến tự nhiên khiến tôi chỉ biết cười trừ.
Bước ra khỏi cửa khách sạn, tôi tìm đến điểm đầu tiên Francesco đã đánh dấu trên bản đồ - đài tưởng niệm Vittorio Emanuele II, vị vua đầu tiên của nước Ý thống nhất. Nằm giữa quảng trường Venezia và đồi Capioline, đài tưởng niệm này được thiết kế bởi Giuseppe Sacconi từ năm 1885, là một công trình kiến trúc khá mới so với vô vàn những kiến trúc hàng nghìn năm tuổi ở Rome. Chất liệu đá hoa cương trắng dùng cho xây dựng khiến công trình này có màu sắc nổi bật hơn trong cả khu vực. Có lẽ chính màu sắc ấy mà nhiều du khách khi tới đây đã gọi Vittorio Emanuele II là “chiếc bánh cưới” còn dân Roma cho rằng hình dạng tòa nhà gần giống với một “chiếc máy đánh chữ”.
Khi tôi còn đang cùng một nhóm khách du lịch Mỹ tạo dáng chụp ảnh trên quảng trường Venezia thì phía bên kia đường, một đoàn hàng nghìn người đông đảo, chủ yếu là thanh niên đang diễu hành với khẩu hiệu, cờ quạt rực rỡ và hàng chục xe cảnh sát hộ tống theo sau. Tính tò mò trỗi dậy, tôi hòa cùng nhóm người đang hát hò vui vẻ. Một thành viên dúi vội vào tay tôi một lá cờ và nói với tôi một tràng tiếng Ý. Sau phút đầu ngơ ngác, nhìn lá cờ đủ bảy màu sắc cầu vồng, tôi mới nhận ra mình đang tham gia vào một cuộc tuần hành lớn ủng hộ quyền của người đồng tính trên đất Ý.
Vậy là tôi bỏ dở hành trình mà Francesco đã vẽ cho, đi bộ cùng những người bạn Ý một quãng dài qua trung tâm thành phố. Vệt nắng chiều vàng ruộm chiếu lên bao kỳ quan mà tôi đã
thuộc làu trên mặt bưu thiếp du lịch: Đấu trường La Mã (Colosseum), Khải Hoàn Môn, đền Pantheon, khu quảng trường La Mã (Roman forum)… Trong một phút giây nào đó, tôi có cảm giác như mình đang sống ở cả hai thế giới. Ngoài kia, những đền đài hàng nghìn năm tuổi tưởng như chìm trong sự yên tĩnh vĩnh hằng, còn ở đây là những con người ngập tràn tinh thần tuổi trẻ, đang lên tiếng vì những giá trị mới.
Chiều muộn, khi đoàn diễu hành về tới điểm cuối, tôi chia tay họ và liếc nhìn bản đồ, tìm đường vòng lại quảng trường Tây Ban Nha, nơi có những bậc thang nổi tiếng rộng nhất châu Âu, Spanish Steps dẫn từ Piazza di Spagna ở dưới chân lên tới Piazza Trinità dei Monti và nhà thờ Trinità dei Monti trên đỉnh. Nhớ năm xưa, cô diễn viên xinh đẹp Audrey Hepburn từng ăn cây kem ngọt lịm trên những bậc tam cấp này, hình ảnh khiến cho dân Mỹ mê như điếu đổ về một cuộc sống tươi đẹp theo phong cách Ý.
Khi tôi đến, trời muộn thêm, khách du lịch đã tản đi hết, chỉ còn từng nhóm thanh niên Ý ngồi hò hẹn chuyện trò râm ran. Tôi leo 135 bậc thang lên cao để ngắm nhìn thành phố. Phía dưới, những giỏ hoa đỗ quyên đang rung rinh trong gió; bên tay trái tôi là ngôi nhà màu hồng nơi thi sĩ Anh lừng danh John Keats đã qua đời lặng lẽ ở tuổi 25. Tôi ngồi trên bậc tam cấp vấn vương hồi lâu. Chỉ vài tuần trước đó thôi, tôi đã từng thăm ngôi nhà xinh xắn của Keats ở làng Hampstead, phía Bắc London. Bây giờ tôi đang đứng trước cửa một ngôi nhà lịch sử khác. Cuộc đời thi nhân tài hoa bạc mệnh, nhưng những vần thơ của Keats còn sống mãi với thời gian “Beauty is truth, truth beauty, - that is all ye know on earth, and all ye need to know” (Cái đẹp là chân lý, chân lý là cái đẹp, nhân gian bao điều chỉ thế và người cần biết thế thôi)!
Ngày hôm sau, tôi dậy từ sớm, đi lòng vòng ra đài phun nước Trevi. Thành phố dường như còn ngái ngủ, thỉnh thoảng chỉ thấy một chiếc Vespa vèo qua. Trevi có lẽ là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất ở thành phố này. Tôi nghĩ người
Rome làm du lịch quá giỏi khi “sáng tác” ra truyền thuyết “Để có cơ hội quay lại Rome, hãy ném một đồng xu xuống đài phun nước”. Để cho câu chuyện thêm kỳ bí, người ta còn yêu cầu bạn phải quay mặt lại, ném xu bằng tay phải vòng qua phía vai trái. Đài BBC từng đưa tin rằng mỗi ngày, ước tính có tới 3.000 Euros được ném xuống đây, số tiền này sau đó được tài trợ cho Caritas, một tổ chức từ thiện của Ý. Riêng lượng tiền “ném xuống giếng” này đủ cho thấy khách du lịch tới Trevi đông cỡ nào.
Chia tay thần Nepturn và những cô gái mang biểu tượng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của ngài, tôi đi vào khu Quảng trường La Mã.
Từng là kinh đô của đế chế La Mã hùng mạnh, cho tới nay qua 2.800 năm lịch sử, Rome còn lưu giữ vô vàn những di sản quý giá về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, khoa học từ thời kỳ này. Vì thế, không thể nói là đã đến Rome nếu chưa tới thăm khu Quảng trường La Mã. Nơi đây từng là khu trung tâm hành chính, tôn giáo và sinh hoạt thương mại của đế chế La Mã với vô vàn những hội trường lớn để hội họp, những đền thờ, cung điện, chợ búa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân chúng.
Nằm trong một thung lũng nhỏ, xen giữa đồi Capitoline và Palatine, ngày nay, khu quảng trường này là một khối kiến trúc đổ nát khổng lồ, một di chỉ khảo cổ còn dang dở. Ai biết được ở dưới sâu trong lòng đất, người La Mã cổ xưa còn ấn giấu những gì? Có thể là một hệ thống dẫn nước chằng chịt, đôi chiếc bình gốm cổ, vài bức điêu khắc lớn, những đường hầm ngang dọc hay còn nhiều kho báu giá trị hơn thế? Cả một khu quảng trường rộng lớn từng là nơi ca khúc khải hoàn mừng chiến thắng, nơi tổ chức những buổi tế lễ, cầu nguyện, nơi giao thương buôn bán rộn ràng, nay chỉ còn là những mảng tường vỡ, dăm hàng cột dựng cao và những chú mèo đi hoang nhẩn nhơ đùa giỡn cùng ánh trăng lai láng.
Đời thực không như mơ, những ngày ở Thành Phố Vĩnh Hằng trôi thoảng qua như gió, tôi vẫn không tìm ra hoàng tử
đâu cả, chỉ thấy đấu trường La Mã vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Và Rome vẫn ở đó như một “người tình nghìn năm tuổi còn đợi chờ”.
Nhưng cuộc sống thật nhiều tình cờ. Tôi đã gặp hoàng tử của mình ở một nơi cách Rome 60km xuôi về phương Nam. Mà có lẽ ở đây, tôi chỉ kể về Rome thế thôi. Để tôi kể chuyện hoàng tử của mình và cái nơi cách Rome một giờ đi tàu ấy vào một dịp khác.
“Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome”! Tôi muốn mượn lời của một bạn lữ hành vừa gửi cho tôi một vài phút trước để kết thúc bài viết này, chính lá thư của anh là cảm hứng để tôi cầm bút.
“Gửi người độc hành lặng lẽ!
Tôi đang viết cho em từ một quán café nhỏ của thành Rome. Chắc em đã từng tới đây vài lần, tôi biết thế. Từ duy nhất tôi có thể nghĩ về thành phố này là một áng anh hùng ca, một thiên sử thi diễm lệ. Những vương cung thánh đường trên quảng trường Thánh Peter, Khải Hoàn Môn, bảo tàng Vatican, và hàng nghìn nhà thờ lớn nhỏ, thành quách, cung điện, tượng đài, công trình tôn giáo… Tôi đã tham dự một buổi hành lễ tại một nhà thờ Thiên Chúa giáo theo nghi thức truyền thống với tất cả sự huyền ảo và mê hoặc của nó. Đẹp tới không tin nổi.
Và tôi nghĩ tới em. Chắc em sẽ trở lại Rome chứ?”
Phải rồi, chắc chắn tôi sẽ quay lại thành phố chứ, vì tôi đã trót ném xu xuống đài phun nước Trevi. Tôi sẽ tới Rome để còn được lên đồi Palentino, đi dạo dọc bờ sông Tiber, thăm Castel Sant’Angelo - lăng mộ Hoàng đế Hadrian, ngồi nghỉ trên những bậc tam cấp Tây Ban Nha hay chỉ đơn giản được nếm một que kem hay ăn chiếc bánh pizza margarita giữa cái nắng tháng sáu ngọt ngào và hát bài Cuộc sống tươi đẹp - La Dolce Vita.
Thành Milan hoa lệ và nỗi buồn mang tên nước Ý
(Viết cho các cô gái ở Milan và câu chuyện trên những chuyến tàu của chúng ta)
H
ành trình tới Milan của tôi quả thực không dễ chịu chút nào.
Từ Aarhus, Đan Mạch tôi đi xe bus bốn tiếng đồng hồ xuôi xuống Copenhagen, đi phà qua Hamburg rồi dành nguyên ngày đi xuyên nước Đức tới Koln, từ đó bắt một chuyến tàu đêm qua Basel. Qua cửa sổ toa tàu, ngắm bao nhiêu hồ xanh, rừng biếc, núi non trập trùng của đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp, bao nhiêu lần nhắm mắt và mở mắt, bao nhiêu lần quay sang hỏi người bạn đồng hành bên cạnh: “Chúng ta đang ở đâu thế nhỉ?”. Sau 36 tiếng tàu xe xuyên châu Âu, tôi đã đặt chân đến Milan hoa lệ.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi xuống ga Milan Centrale là “người ở đâu ra mà lắm thế”. Khi bạn đã sống hàng năm cạnh một khu rừng vắng ngập tràn hoa bồ công anh ở một thị trấn nhỏ xứ Bắc Âu, bạn sẽ có cảm giác giống tôi lúc ấy.
Đã quen với mùa hè dịu dịu 15°C của xứ lạnh, tôi đến Milan trong trang phục giống như của người Eskimo với ủng da, áo khoác mùa hè, khăn quàng cổ trong khi cô bạn ra ga đón tôi mặc quần short, áo hai dây, chân đi flip-flop. Trong phút chốc, cái nóng bức choàng lấy tôi tựa như những trưa hè oi nồng của Hà Nội.
Nước Ý đã chào đón tôi như thế. Với những chuyến tàu đông, ngột ngạt và nóng bức, tiếng cười nói ríu ran như chim, tiếng nhạc và kèn chộn rộn, chuông nhà thờ lảnh lót, chim bồ câu ngập tràn quảng trường Duomo, và nắng. Rất nhiều nắng.
Milan, trong mắt tôi, quả không hổ danh là chốn ăn chơi nhất nhì nước Ý.
Đây là thành phố lớn thứ hai của đất nước hình chiếc ủng và là thủ phủ của vùng Lombardy. Ngay từ thời Trung Cổ, Milan đã nổi bật là một trung tâm giao thương bận rộn và tới bây giờ đã trở thành một thành phố toàn cầu, trung tâm tài chính, thương mại và công nghiệp hàng đầu của Ý.
Với những kẻ du lịch bụi như tôi, Milan không phải chốn làm ăn, không phải nơi mua sắm (vì hàng hiệu ở Milan đắt cứa cổ). Milan là nơi tôi… ngắm người ta đi mua sắm.
Là kinh đô của ngành thời trang và thiết kế thế giới, một năm hai lần, Milan làm giới thời trang chộn rộn với tuần lễ thời trang Milan huy hoàng. Những nhãn hiệu đã làm nên tên tuổi của thời trang Ý đều đóng đô ở đây từ Valentino, Gucci, Versace, Prada, Armani cho tới Dolce & Gabbana.
Nằm ở trái tim của thành phố là Galleria Vittorio Emanuele II - một trong những trung tâm mua sắm lâu đời nhất trên thế giới được đặt theo tên vị vua đầu tiên của Vương quốc Italy. Công trình kiến trúc đặc sắc này được thiết kế bởi kiến trúc sư Giuseppe Mengoni bao gồm hai dãy các cửa hàng bằng kính nối với nhau bởi một kiến trúc hình bát giác ở giữa. Trung tâm của công trình này là một mái vòm kính lớn, dưới mái vòm này là bốn bức tranh gốm miêu tả đặc trưng của bốn thành phố trung tâm của vương quốc Italy là Milan, Turin, Florence và Rome.
Cách gallery chỉ vài phút đi bộ là khu tứ giác thời trang Fashion Quadrangle, tên người ta đặt cho các khu phố thời trang sang trọng: Via Montenapoleone, Corso Venezzia, Via Della Spiga và Via A. Manzoni, đây là nơi có mặt của các cửa hàng thời trang sang trọng như Hermès, Bvlgari, Moschino, Tods, Vuitton, Emporio Armani, Viktor & Rolf…
Tôi nhớ một nhiếp ảnh gia nổi tiếng từng thực hiện một bộ ảnh với tên gọi “Những quý bà trên Đại lộ 5” miêu tả những phụ nữ ăn mặc thời trang, quý phái trên con phố mua sắm The 5th Avenue nổi tiếng của New York, thì ngay giờ đây trên những con phố của Milan như Via Montenapoleone, Via Della Spiga, tôi cũng có cảm giác như đang được xem một bộ ảnh tương tự. Dường như nơi đây mỗi người khi bước xuống đường, đều có ý thức họ phải ăn mặc đẹp, đẹp từ cách chọn kiểu váy, cách phối màu sắc, cách cầm túi xách tay, cách đeo một chiếc vòng cổ phá cách. Tôi ngẩn ngơ nhìn dân Milan tham gia vào một cuộc triển lãm thời trang đường phố phóng khoáng, tự do và đầy màu sắc. Anh bạn đi cùng tôi buột miệng: “Ở Bắc Âu mọi người ăn mặc đơn giản, toàn màu xám, màu đen, sang Milan thấy dân tình diện quá trời. Chỉ đi ngoài đường ngắm người cũng thấy thích rồi”.
Bỏ mặc anh bạn thi sĩ còn đang ngơ ngẩn ngắm những “nàng thơ” trên phố, tôi đi bộ lòng vòng về quảng trường trung tâm Plazza del Duomo với những đàn chim câu rợp trời níu chân du khách.
Nổi bật trên quảng trường này là nhà thờ Duomo di Milano, một kiệt tác kiến trúc và nghệ thuật có thể chứa đến 40.000 người. Đây là nhà thờ lớn thứ tư ở châu Âu chỉ sau thánh đường St Peter ở Vatincan, Saint Paul ở Anh và nhà thờ Seville của Tây Ban Nha. Thánh đường này cao 157m, kiến trúc theo kiểu Gothic được bắt đầu xây dựng từ năm 1386 và phải tới năm 1965, chiếc cổng cuối cùng dẫn vào thánh đường mới được dựng lên. Mất tới hơn 500 năm để hoàn thành kiệt tác kiến trúc này, những người thợ Ý tài hoa đã khắc họa những chi tiết điêu khắc tuyệt mỹ tạo thành một “tác phẩm thi ca bằng cẩm thạch” như lời ngợi khen của nhà văn nổi tiếng Mark Twain.
Dưới mái vòm của Plazza del Duomo vẫn còn hình chú heo rừng, loài vật được coi là biểu tượng của Milan. Theo truyền thuyết, người Celtic, những cư dân đầu tiên của thành phố xem heo đực là con vật thần thoại đã chỉ đường dẫn lối cho họ đến
đây làm ăn sinh sống. Trên đỉnh chóp của nhà thờ là bức tượng đồng của Đức mẹ đồng trinh Maria được đặt vào năm 1774 và ngày nay trở thành hình ảnh quen thuộc của Milan.
Milan cũng là thánh đường của những người say mê hội họa, đặc biệt là những ai yêu thích các tác phẩm của danh hoạ Leonardo Da Vinci. Da Vinci đã có nhiều thời gian sống và làm việc ở thành phố này. Ông có nhà riêng ở Porta Orientale trong quận Santa Babila. Tài sản quý giá nhất mà họa sĩ lừng danh này trao tặng cho thành phố có lẽ là kiệt tác “Bữa tiệc cuối cùng” (The Last Supper) - bức tranh tường mô tả cảnh bữa ăn cuối của Chúa Giêsu với các tông đồ, hiện còn được lưu giữ tại tu viện Santa Maria delle Grazie. Đây được coi là bức tranh tôn giáo được sao chép nhiều nhất của mọi thời đại.
Chia tay với Duomo và tu viện Santa Maria delle Grazie, tôi hẹn anh bạn nhà thơ tới nhà hát Teatro alla Scala hay còn được gọi tắt là La Scala, một trong những nhà hát opera hàng đầu trên thế giới. Theo truyền thống, mùa biểu diễn của La Scala thường được bắt đầu vào ngày 7 tháng 12 hằng năm - Ngày Thánh Ambrose, vị thánh bảo trợ của Milan. Tất cả các buổi biểu diễn trong ngày ra mắt này đều phải kết thúc trước nửa đêm và vì thế những vở opera dài có khi được bắt đầu diễn từ thời điểm rất sớm trong ngày.
Tôi đến với La Scala vì từng có thời gian dài say mê thứ âm nhạc vừa dữ dội, vừa da diết của Verdi và Puccini. Nhà hát này chính là nơi công diễn hàng loạt tác phẩm opera lừng danh của hai nhà soạn nhạc này như vở “Otello” vào năm 1887, vở “Edgar” (1889) và “Madama Butterfly” của Puccini (1904).
Milan là điểm dừng chân đầu tiên của tôi trên hành trình chinh phục nước Ý, cũng là điểm dừng chân cuối cùng trước khi tôi lên tàu ngược về Thụy Sĩ, qua Pháp rồi về đến Anh. Những ngày hè dài nóng nực của nước Ý rồi cũng dần trôi. Ngày tôi rời Milan, trời chuyển sang dịu mát. Trên những chuyến tàu dài, tôi vẫn còn thấy thấp thoáng bóng những con phố bận rộn, những cô gái Ý trẻ xinh tươi trong những bộ váy
mùa hè rực rỡ sắc màu, thấp thoáng nhà thờ Milan và tu viện cổ, vọng về những lời hát say sưa của Verdi… Những ngày rất Ý đã qua nhưng tôi biết rằng với tôi tình yêu nước Ý sẽ còn đọng lại.
Tiểu kết:
Một ngày giữa tháng 6, Milan đông đúc và ngột ngạt, tôi thẩn tha ở góc ngã tư cạnh Galleria Victor Emmanuel II, chờ đợi buổi chiều hè nóng nực của nước Ý trôi qua một cách lười biếng và nhàn hạ. Trên phố, dân tình tấp nập trong cơn mua sắm điên cuồng cuối mùa sale. Toàn bộ ma-nơ-canh trong các cửa hàng đeo một tấm biển duy nhất “Saldi”. Ở một quán bar gần đó, người ta ồn ào trò chuyện giữa tiếng guitar rất ngọt của một nghệ sĩ không chuyên.
Giữa đám người cười nói ấy, tách biệt một cô gái đứng lạc lõng hút thuốc, ngửa mặt thả khói bay lên trời. Đôi mắt buồn lơ đãng.
Tôi không hút thuốc. Càng không có ý định lãng mạn hóa hình ảnh phụ nữ hút thuốc. Nhưng hình ảnh cô gái cạnh tấm biển có chữ taxi đỏ rực ấy tôi chưa khi nào quên.
Sau này, có dịp đi qua nhiều vùng của nước Ý, tôi có dịp gặp lại dáng hình ấy nhiều lần: Trên một quảng trường nhỏ ở Verona, một bức họa trên vách tường Assisi, bên cửa sổ ở Siena, bậc cầu thang một ngôi nhà nhỏ ở Rome.
Ý để lại ấn tượng trong tôi là mảnh đất rất con gái! Và có một giây phút nào đó trong cuộc đời, bạn và tôi, cũng giống như cô gái ấy, “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”!
Lòng ngỡ như nắng qua đèo!
Những ngôi làng cổ tích vùng Cinque Terre
B
a năm trước tôi nhận được một bưu thiếp in hình những ngôi nhà rực rỡ sắc màu cheo leo trên vách đá
gửi từ miền Bắc nước Ý. Phía sau là nét bút quen thuộc: “Gửi em từ Riomaggiore, một ngôi làng nhỏ ở Cinque Terre. Nơi này đẹp như một giấc mơ, rồi em sẽ thích nó”.
Vậy đấy, có những chuyến đi của bạn bắt nguồn đơn giản từ một tấm bưu thiếp. Một sớm mai cầm chiếc vé tàu trong tay, máy ảnh quàng qua cổ, gửi một tin nhắn vu vơ: “Em đang trong những ngày rong ruổi trên đất Ý”, thế là lên đường, thấy lòng mình nhẹ tênh. Tuổi trẻ hào hứng và bồng bột, chỉ cần tích lũy những chuyến đi làm thứ tài sản có giá trị duy nhất cho mình!
Nước Ý là một xứ kỳ lạ! Tôi vẫn luôn cho là như thế. Tôi yêu nơi này bởi những công trình kiến trúc đồ sộ, những pho tượng được chạm khắc tỉ mỉ, những pháo đài nghìn năm nhưng vùng đất Ý nhất với tôi lại là ở những nơi mà vẻ đẹp đến từ những điều tự nhiên, từ đám cây dại mọc theo sườn đồi, từ giỏ hoa treo hững hờ bên cửa sổ, từ dây quần áo chăng phấp phới trên ban công, những ngôi nhà lô xô bên sườn núi, cửa hàng sơn màu lộn xộn, tiếng cười nói ríu ran trên quảng trường, dăm con thuyền chòng chành neo trên bến… Cinque Terre là nơi tiêu biểu cho vẻ đẹp Ý như thế. Và vì vậy mà người ta dễ yêu cái xứ này như phải lòng một người con gái từ cái nhìn đầu tiên.
Nằm trên bờ biển Riviera thơ mộng, Cinque Terre là cái tên được người dân địa phương đặt từ thế kỷ XV, dịch theo tiếng Italy nghĩa là “năm vùng đất”, bởi nơi đây có năm ngôi làng xinh đẹp gồm: Monterosso, Vernazza, Corniglia, Manarola và Riomaggiore. Năm ngôi làng với hàng trăm ngôi nhà nhỏ nằm chênh vênh trên núi. Đi lại giữa các làng có thể sử dụng tuyến
đường sắt địa phương, phà hoặc đi bộ trên những con đường mòn tuyệt đẹp quanh co men theo vách núi.
Cách dễ nhất để khám phá Cinque Terre là cuốc bộ theo con đường mòn Sentiero Azzurro ngoằn ngoèo nối từ Riomaggiore tới Monterosso để được thỏa sức ngắm nhìn các ngôi làng từ trên cao khi chênh vênh giữa một bên là núi, một bên là biển. Dọc con đường này, qua nhiều thế kỷ, người ta đã xây dựng những thửa ruộng bậc thang để trồng nho và ô liu, giờ đây, chúng tạo thành những cảnh quan độc đáo.
Từ bao đời nay, người dân nơi đây đã vui với cuộc sống chài lưới và nghề sản xuất rượu vang. Chính họ đã làm ra sản phẩm rượu Sciacchetrà ngọt ngào. Ngày nay, khi du khách đổ về ngày một đông hơn, những quán cafe, khách sạn nhỏ, nhà hàng cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn… nhưng không vì thế mà nơi này đánh mất vẻ hoang sơ và cổ kính của mình.
Một ngày mới ở Riomaggiore bắt đầu với nhịp sống thật chậm. Những người phục vụ uể oải kéo bàn ra trước hiên một quán cafe, tụi trẻ con í ới trêu đùa nhau trên phố nhỏ, vài cụ già lững thững đi dạo đầy nhàn tản.
Tôi men theo con đường nhỏ dẫn thẳng ra bến cảng và dừng chân trên một mỏm đá hướng ra biển. Gió từ ngoài khơi Địa Trung Hải thổi vào ve vuốt. Vài chú hải âu sải cánh bay là là trên mặt nước rồi đậu trên ghềnh đá. Từ góc này có thể ngắm nhìn toàn bộ ngôi làng trên núi. Nhà cửa ở đây đều xây theo hình ống, nhà sau chồng cao hơn nhà trước để cửa sổ luôn hướng ra biển, mỗi ngôi nhà đều được sơn màu khác nhau từ hồng, cam tới đỏ; mới nhìn qua tưởng như lộn xộn mà tổng thể chúng duyên dáng tới lạ kỳ.
Vẻ đẹp của Riomaggiore nằm ở những chi tiết nhỏ: những con thuyền du lịch màu sắc sặc sỡ được chăng dây níu vào bờ đá, trông xa cứ như một tác phẩm sắp đặt, đôi bức tranh đã cũ bên ngoài một cửa hàng, tấm poster điện ảnh tình cờ dán trên lan can, và hoa, cơ man nào là hoa, hoa mọc trong chậu, hoa
treo trước cửa nhà, hoa tràn trên tường, hoa rủ xuống từ ban công.
Tôi dừng lại ở Riomaggiore không lâu rồi lại bắt đầu di chuyển sang ngôi làng Manarola qua con đường nổi tiếng La Via dell’Amore. Con đường thơ mộng này dài chừng 1km chạy dọc theo sườn núi ven biển. Những người dân ở đây kể lại rằng trước kia Cinque Terre tương đối biệt lập và vì thế thanh niên trong vùng hiếm khi kết hôn với người ở nơi khác cho tới khi những tuyến đường đất đầu tiên xuất hiện. Tới đầu thế kỷ XX, trong quá trình hiện đại hóa tuyến xe lửa Genoa - La Spezia, những người công nhân đã làm một con đường mòn nối liền Riomaggiore và Manarola để thuận tiện cho việc xây dựng một đường hầm. Con đường mòn này trở thành nơi gặp gỡ, hẹn hò của các đôi nam nữ yêu nhau từ hai làng và do vậy được đặt tên là Đường Tình Yêu. Ngày nay, rất nhiều những đôi tình nhân vẫn còn cùng nhau khóa những ổ khóa ở đây rồi vứt chìa xuống biển.
Ở Manarola có những vịnh nước nhỏ trong veo ăn sâu trong lòng núi, nơi người dân địa phương và du khách có thể sưởi nắng và tắm biển trong làn nước êm đềm. Tôi đã đi qua nhiều thành phố biển khác nhau nhưng màu biển Địa Trung Hải của xứ này, cái màu xanh biếc của trời mây non nước hùng vĩ hòa cùng sóng biển dưới chân làm tôi không thôi mê mẩn.
Nằm giữa Cinque Terre là Corniglia, ngôi làng duy nhất không nằm gần mép biển, nhỏ hơn và cũng yên tĩnh hơn. Từ ga tàu Corniglia phải trèo 365 bậc để lên tới làng nằm trên đỉnh đồi, mỗi bậc tượng trưng cho một ngày trong năm. Con đường đá đi qua những vườn chanh, ruộng nho, những vườn rau và hoa đủ loại, thoang thoảng mùi hương trong mát. Còn Vernazza và Monterosso Al Mare là hai ngôi làng cuối cùng ở phía Bắc. Nếu như Corniglia là nơi tuyệt vời nhất để ngắm Cinque Terre từ trên cao thì Monterosso là ngôi làng lớn nhất với bãi biển dài, cát trắng mịn giống như một thành phố nghỉ dưỡng nhỏ với rất đông khách sạn, nhà hàng và các cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Trời ngả về chiều cũng là lúc tôi phải nói lời chia tay với vùng Riviera của nước Ý, lên tàu về lại Milan.
Với những ngôi làng nằm cheo leo trên núi, giữa mênh mông sóng nước và màu xanh đằm thắm của trời biển, Cinque Terre đem đến cho người ta cái cảm giác vừa bình yên, vừa phóng khoáng để những ai từng đến đây một lần đều nhớ mãi. Từng ngôi làng lướt qua cửa sổ toa tàu đang lao đi vun vút nhưng chúng mãi lưu lại êm đềm trong tâm trí tôi như ký ức ngọt ngào của một giấc mơ cổ tích “1, 2, 3, 4, 5 Cinque Terre, Cinque Terre”.
London - Ký ức những ngày xuân hạ thu đông
(Trích những bức thư gửi từ bờ Bắc sông Thames)
Tôi sinh ra ở làng quê. Rồi một ngày tôi rời cái làng nhỏ xíu của mình ở ngoại thành Hà Nội và chuyển tới một ngôi làng toàn cầu, to và rộng hơn có tên là London.
Trong những năm qua London đã thành nơi tôi sống và viết với tất cả yêu thương, nhiệt huyết và ước mơ của tuổi trẻ. Bài viết này là những trích đoạn ngắn trong những lá thư tôi gửi cho người yêu, cho bạn bè và cho chính mình để mong lưu giữ những ký ức đẹp về London khỏi trôi theo gió mây ngàn.
Tháng Ba - mùa xuân đầu tiên
T
ôi đang viết cho bạn từ bờ Bắc sông Thames, để tôi kể cho bạn nghe mùa xuân xứ này có gì lạ.
Mùa xuân nước Anh đến thật khẽ, từ khi những bông hoa chuông tuyết bắt đầu nhú ra khỏi mặt đất còn lớm chớm tuyết những ngày tháng giêng trên đồi Hampstead, đến tháng hai lác đác những bông hoa anh thảo. Rồi dường như chỉ trong nháy mắt tới những tuần cuối tháng ba, hoa anh đào đã nở trắng trên đường tôi đi học, và thủy tiên vàng rực khắp ven hồ công viên St James’s Park. Đợi một chút thôi nhé sẽ thấy bạt ngàn hoa chuông xanh, hoa cốc bơ, hoa bồ công anh vàng óng ả. Trong rừng, lũ sóc bắt đầu nhảy múa trên những cây sồi già. Và dòng sông mùa xuân miệt mài chảy!
Ở xứ lạnh, mùa xuân đến thường làm con người cởi mở và thân thiện hơn. Không còn thấy nhiều khuôn mặt lạnh lùng, cau có và những dáng người co ro trong chiếc áo dạ sù sụ của mùa đông nữa. Những nếp nhăn trên mặt giãn ra, ánh mắt hồ hởi và
lấp lánh. Những quán cafe ngoài trời bắt đầu đông khách. Trong quán rượu Wilmington Arms gần bến Angel, người ta vui vẻ hỏi nhau về kết quả của trận bóng ngày Chủ nhật.
Tôi sẽ không bao giờ quên được buổi chiều này, ngồi nhâm nhi một cốc café nóng trong quán Gallipoli trên phố Upper Street, thấy mùa xuân tràn ngập trong lòng. Tôi cũng sẽ không quên những ngày mùa xuân lặn lội đi hái nấm ở rừng Epping phía Đông thành phố hay một buổi chiều gió thổi se se nhân ngày lễ Phục sinh bắt tàu xuôi về phía Tây tới vườn bách thảo Kews ngắm hoa chuông xanh. Dưới những tán sồi cổ thụ, khắp mặt đất ngút ngàn một thảm hoa chuông mơ màng, để rồi khi về nhà vẫn thấy biêng biếc cả những giấc mơ.
Tháng Sáu ngày mưa
Chiều mùa hè trời London đột ngột đổ mưa, cũng may chỉ mưa có chút xíu rồi tạnh. Sau cơn giông, trời quang và hơi hửng nắng. Gần nhà thờ St Paul’s vừa mới xuất hiện một chiếc đàn piano rất sặc sỡ, tôi đoán là một dự án nghệ thuật đường phố mới có tên “Street Pianos”. Tôi đứng lại nghe họ đàn một lúc, một cô gái giọng trong veo hát “Part of your world”, rồi đi vòng lên cầu Millenium. Cây cầu này còn có tên gọi đáng yêu khác là “Wobbly Bridge” được xây dựng vào năm 2000 để nối liền thánh đường Saint Paul cổ kính bên bờ Bắc và bảo tàng nghệ thuật hiện đại Tate Modern ở bờ Nam; “Wobbly Bridge” thường được ví như một sợi dây nối liền quá khứ và hiện tại của London.
Tôi không nhớ là trong những năm qua, tôi đã đi dạo trên con đường ven sông này bao nhiêu lần, mà lần nào cũng thấy rất cảm xúc. Khi đi xa, tôi có viết tôi nhớ London, cũng là nhớ cái góc nhỏ này với con sông đục ngầu màu đất. Cuối ngày, mây dồn ứ về trên mái vòm nhà thờ, phía xa rơi rớt một ráng chiều tím lịm. Tôi trốn vào bảo tàng Tate xem tranh Picasso rồi lên quán café trên tầng bảy nơi có thể ngắm nhà thờ St Paul và quang cảnh phía bờ Bắc London qua cửa kính. Ngoài kia, dòng Thames trôi mờ như một ảo ảnh.
Tháng Mười - bình minh đầy sương
Mùa thu thứ ba ở London, tôi đã thấy quen thuộc với những góc phố dịu dàng, những nếp nhà nhỏ xinh với những lẵng hoa treo quyến rũ, những khu vườn ngập tràn hoa hồng nước Anh, con sông êm đềm chảy, hàng cây đến mùa thay lá và những tháp chuông kiêu hãnh trên vòm trời xanh thẳm.
Sớm mùa thu, tôi dậy từ năm rưỡi sáng bắt chuyến tàu đầu tiên trong ngày đi đón mặt trời. Ra khỏi nhà, trời vẫn tối đen như mực, sương thu ướt những con đường ngập lá.
Khi đến sông Thames, trời bắt đầu xanh hơn. Màn đêm lui dần và bình minh từ từ hé rạng. Tôi đứng trên cầu Golden Jubilee đợi mặt trời lên, ngắm những chú chim hải âu bay lướt trên mặt nước tĩnh lặng. Phía xa tháp chuông Big Ben chìm trong sương và nắng, đẹp huyền ảo như trong cổ tích. Trên cầu Waterloo, những chiếc xe bus đỏ hai tầng nối đuôi nhau chạy vào thành phố trong khi đoàn kị binh với mũ áo chỉnh tề đang nhịp bước trên cầu Westminster hướng về phía Whitehall.
Tôi vấn vương nhớ lại Ella Fitzgerald đã da diết hát về London một ngày đầy sương,
“A foggy day in London Town
Had me low and had me down
I viewed the morning with alarm
The British Museum had lost its charm
How long, I wondered, could this thing last?
But the age of miracles hadn’t passed,
For, suddenly, I saw you there
And through foggy London Town
The sun was shining everywhere”.
Một ngày mù sương ảnh thành phố London
Khiến em man mác, khiến em u buồn
Buổi sáng ấy em ngắm nhìn trong thổn thức
Bảo tàng anh chẳng còn nét yêu kiều
Sẽ kéo dài bao lâu, em muốn biết
Những ngày kỷ niệm vẫn chưa khép lại đâu
Vì đột nhiên, em thấy người nơi đó
Và qua lớp sương mù phủ kín London
Em thấy một vầng dương rực rỡ, đang chiếu rọi khắp muôn nơi.
Tháng Mười hai - mùa đông ấm
London bắt đầu lạnh rồi, ngoài phố thấy dân tình choàng lên áo khoác, rồi khăn, rồi mũ; ai cũng lạnh lùng và vội vã. Ở London đôi khi thấy những ngày mùa đông u ám thật dài. Nhưng mùa đông cũng là mùa lễ hội, vào tháng Mười hai, chợ Giáng sinh bắt đầu mở trải dài dọc theo South Bank. Cả khu chợ lấp lánh sắc màu, rộn ràng tiếng cười nói, phảng phất trong không khí là mùi thơm của bánh quy nướng, của rượu vang nóng nồng nàn quế và hồi. Tôi yêu không khí tưng bừng của đêm giao thừa ở London tay trong tay với người mình yêu trên quảng trường Trafalgar, đợi thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, ngắm pháo hoa bừng lên trên nền nhạc hùng tráng của bản Chariots of Fire.
Mùa đông này là mùa đông thứ tư của tôi ở xứ lạnh này, nơi nhiều mưa ít nắng. Trong những mùa qua, tôi đã miệt mài khám phá những góc nhỏ bí ẩn mà quyến rũ của thành phố. Từ làng Crouch End thi vị ở phía Bắc cho tới khu Forest Hill xinh đẹp ở phía Nam với bảo tàng động vật kỳ thú Horniman ít người biết tới, từ vùng Hampton Court thơ mộng ở phía Tây với lâu đài Hampton Court Palace tráng lệ gắn liền cùng cuộc đời đầy biến động của Vua Henry thứ VIII, cho tới ngôi làng Rotherhithe cổ kính ở phía Đông với quán Mayflower - quán rượu cổ nhất trên dòng Thames nơi khi xưa thuyền trưởng Christopher Jones bắt đầu chuyến viễn du tới Tân Thế giới.
Tôi đã say mê tìm hiểu London như cách người ta tìm hiểu người mình yêu. Từ những buổi ban mai sương lạnh mỏng manh như khói dạo bước trên vạt cỏ băng giá trong công viên Richmond tới những lần đạp xe qua cầu Tower Bridge giữa màn đêm huyền bí như nhung, cứ ngỡ như đang đặt chân vào một lâu đài cổ kính.
Từ những ngày mùa xuân xanh mơn man bên hồ Serpentine tới những ngày mùa thu vàng óng trên đồi Primrose. Từ buổi chiều mùa hè đi xem kịch “Hamlet” ở nhà hát Shakespeare’s Globe cho tới một ngày đông lạnh giá viếng thăm nghĩa địa Highgate, nơi có ngôi mộ Karl Marx im lìm trong sự yên tĩnh tựa như ngàn đời.
Ngày hôm nay tôi đang ngồi viết những dòng này trong căn phòng nhỏ bé của mình nhìn ra sông Thames êm đềm, con sông “được yêu nhất trong số những đứa con của đại dương”. Để một mai giữa những thành phố lạ, nhắm mắt lại tôi thấy mình đang trên cầu Westminster. Gió. Và ngoài xa bóng chiều đang lặn xuống trên dòng Thames lặng ngắt!
Ngoài kia mùa xuân đang đi ngang cửa!
Lặng lẽ mùa đông Edinburgh C
ó những thành phố khiến ta yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Với tôi, Edinburgh là một nơi như thế!
Bước ra khỏi ga Waverly, thấy trước mắt sừng sững tượng đài Walter Scott cổ kính, xa xa trên đỉnh đồi, lâu đài Edinburgh kỳ vĩ theo năm tháng, những mệt mỏi của một chuyến tàu dài tan biến đi mất, tôi để bản thân lặng lẽ hòa mình trong sự yên bình của thành phố phương Bắc này. Edinburgh. Mùa đông. Gió. Tuyết. Lâu đài. Sự mịn màng trên những chiếc áo len cashmere. Màu kẻ ô xanh trên những chiếc váy caro. Điệu kèn túi văng vẳng. Và những tháp chuông nhà thờ cao vút tạc trên nền trời xám. Có lẽ nào tôi không yêu cho được?
Không ồn ào lộng lẫy, không khoa trương cầu kỳ, Edinburgh cuộn mình trong vẻ đẹp thâm trầm của quá khứ. Những phiến đá trầm ngâm nhuốm màu thời gian nhắc tôi biết rằng đây không phải một thành phố trẻ. Trong phút chốc, tôi có cảm giác như mình đang trên tàu trở về những thời xa xăm nào ở một thị trấn xưa lắm. Edinburgh tôi đến hôm nay có lẽ không khác gì lắm với Edinburgh thế kỷ XIX trong những tiểu thuyết của Scott hay Edinburgh những năm 1776 khi nhà kinh tế học mà tôi yêu thích Adam Smith viết cuốn “Của cải của các quốc gia”.
Như muôn vàn các thành phố khác ở châu Âu, khu trung tâm lịch sử của Edinburgh được chia làm hai bởi khu vườn Princes Street. Nhìn về hướng Nam là lâu đài Edinburgh cùng với khu phố cổ (Old Town) kéo dài xuống cung điện Holyrood. Nhìn về phía Bắc là phố Princes và khu phố Mới (New Town) được thiết kế từ năm 1766 bởi một kiến trúc sư trẻ James Craig khi ấy mới 27 tuổi.
Nếu như khu phố Mới có đặc trưng là những tòa nhà mang kiến trúc Georgian với khung cửa sổ cao thanh thoát thì khu
phố cổ được ví như hình xương cá nhờ con đường Royal Mile nằm ở chính giữa, tỏa ra hai bên sườn là những ngách rộng chỉ vài feet 1*, dẫn vào những ngôi nhà nhỏ thoai thoải trên sườn đồi. Trên đỉnh đồi tọa lạc cung điện Edinburgh uy nghi, được xây dựng trên một ngọn núi lửa đã không còn hoạt động từ hàng trăm năm trước. Nơi chứng kiến sự thăng trầm của biết bao bậc quân vương trong các chương về lịch sử Scotland từ thời Trung Cổ đến hiện đại từng có lúc được biến thành nhà tù trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất rồi ngày nay trở thành điểm hút khách du lịch số một của xứ này.
1* 1feet bằng 0,3048m.
Bước xuống từ lâu đài, tôi lạc bước giữa những ngõ nhỏ vòng vèo của Edinburgh, để mình rẽ tình cờ vào những quệt, những ngách, những hẻm, mỗi nơi lại mở ra một khung cảnh đầy màu sắc điện ảnh: vài ngôi nhà im lìm như thiêm thiếp ngủ, những viên gạch cũ kỹ lặng im không nói, dăm khóm hoa trước hiên nhà trơ trụi, sương tím lại trong góc chiều mùa đông xám xịt. Mùa đông trầm lắng và u hoài xứ này khiến người ta có cảm giác muốn cuộn mình hơn bao giờ hết. Trên phố, những nhóm du khách vội vàng kéo nhau vào một quán pub nhỏ tránh cái giá lạnh cuối ngày, vài khách bộ hành vội vã tới bến xe bus. Gió lạnh thêm, con đường vắng hơn dưới ngọn đèn vàng vọt và ánh trăng yếu ớt.
Có một giây phút nào đó trong cuộc đời, bạn cảm giác như được trên cỗ máy thời gian trở về quá khứ không? Tôi nghĩ rằng trong buổi tối hôm đó, tôi đã có cảm giác sống trong hoài niệm như thế. Cứ như thể chỉ đâu đó thôi, có thể tôi đã nghe tiếng xe ngựa chạy lộc cộc trên con đường đá gập ghềnh và từ đó bước ra một Robert Burns, một John Adams 2*; hay có lẽ nào ngài William Bruce 3* đang mỉm cười với tôi từ trong cung điện Holyrood?
2*John Adams (1721 – 1792): kiến trúc sư Scotland. Robert Burns (1759-1796): Thi hào người Scotland.
3* William Bruce (1630-1710): Kiến trúc sư người Scotland, người sáng lập ra phong cách kiến trúc cổ điển ở Scotland, là người thực hiện việc tái thiết cung điện Holyrood
vào những năm 1670.
Trong những tour quảng cáo về Edinburgh, người ta thường nhắc nhiều tới ba chữ “castle, tartan haggis”. Castle là để chỉ lâu đài hoành tráng xứ này; tartan là những chiếc khăn kẻ đặc trưng của Scotland bày bán đầy trong các cửa hàng lưu niệm; còn món haggis truyền thống được làm từ nội tạng cừu nhồi cùng hành tây, bột yến mạch và các loại gia vị, được coi là món ăn “quốc hồn quốc túy” của dân vùng phía Bắc.
Tôi yêu thích tất cả những thứ ấy ở Edinburgh, nhưng nếu được chọn, tôi sẽ nói về tình yêu của mình với nhịp sống chậm rãi trên những con đường đá cổ kính và mùi vị trầm ngâm của quá khứ hiện diện trên từng góc phố, ngôi nhà của thành phố này. Trên những con ngõ lát đá xám, những ban công sắt đã rỉ màu, vài ba chiếc cốc vintage được sắp đặt ngẫu nhiên trên cửa sổ một nhà ven đường.
Hôm nay giữa xe cộ ngược xuôi của một thành phố xa lạ và đông đúc, tôi nhớ quay quắt những giây phút một mình ở Edinburgh. “Khi không còn chỗ cho sự cô đơn, thành phố không còn chỗ cho tôi nữa”. Tôi nhớ sự cô đơn của mình như nhớ những phút giây lang thang ở Edinburgh trong những ngày mùa đông, khi sự bình yên từ từ xâm chiếm lấy tôi giống như khi đã ngấm những ngụm whiskey nồng vị khói.
Trong giấc mơ, tôi thấy mình lặng lẽ đi trên con đường Royal Mile cổ kính dẫn từ lâu đài Edinburgh rẽ qua bao nhiêu ngõ hẻm để lên đồi Calton tuyết trắng mênh mông. Buổi sáng trên đồi, tuyết lạnh còn đọng từng vạt, những tượng đài sừng sững như nhắc nhở con người về vĩ nhân và dấu ấn thời gian. Dưới chân tôi, những vạt hoa dại cứng cỏi vươn mình trong tuyết, đầu cành nở nụ vàng óng ả, cuộn mình trong những giọt sương mai đã đóng băng. Đôi khi có những vẻ đẹp giản dị mà thường ngày mình cứ vội vã mà quên mất. Hạnh phúc với tôi lúc bấy giờ là hít thở bầu không khí trong lành của ban mai trên đồi Calton và ngắm nhìn những bông hoa bé xinh đang vươn mình giữa sương tuyết trong tiếng nhạc bay bổng của Norah Jones.
“Come away with me and we’ll kiss On a mountaintop
Come away with me
And I’ll never stop loving you”. Hãy đi với em và mình sẽ hôn nhau Trên đỉnh đồi
Đi với em
Và em sẽ không ngừng yêu anh.
Pangbourne - ngôi làng mộng mơ
B
ức thư đầu tiên của Andy, một người bạn cũ đến với tôi ngày hôm qua, được viết vội giữa những cuộc phiêu
lưu của anh: “Tôi viết cho em từ một xó nhỏ trên trái đất, một nơi nào đó ở gần cực Nam châu Mỹ, sáng nay tôi có thể ngắm một dòng sông băng chảy qua, còn tuần trước, chúng tôi đã ở một thị trấn nhỏ xinh đẹp của Argentine có cái tên thật kỳ quặc - Ushuaia. Người ta còn gọi nó là ‘nơi tận cùng của thế giới’. Tôi nhớ tới em và thế giới yên ả ở Pangbourne”.
Tôi không còn ở Pangbourne nữa nhưng tấm postcard của Andy khiến cho tôi nhớ ngôi làng nhỏ vùng Đông Nam nước Anh này hơn bao giờ hết.
Tôi biết rằng Pangbourne không phải một cái tên phổ biến trên bản đồ du lịch thế giới, càng không gợi ra những điều gì đó cuốn hút như Ushuaia hay muôn vàn những địa danh bí ẩn khác ở châu Mỹ xa xôi, nhưng là nơi cho tôi cảm giác thanh bình hiếm có sau những chuyến đi xa.
Lần đầu tiên tôi đến Pangbourne là khi tình cờ nghỉ lại đây trên những hành trình khám phá sông Thames từ hạ nguồn Greenwich, phía Đông London nơi con sông xuôi dòng đổ ra biển, ngược lên phía Tây vùng gần Kemble, quận Gloucestershire. Tôi dừng chân ở đây, yêu mảnh đất này, tiếp tục trở lại và sau đó có may mắn sống ở đây một thời gian đủ dài để đi xa thấy nhớ.
Điều ngạc nhiên hơn cả là tôi nhớ nơi này với cảm giác như nhớ nhà. Nhớ con đường đi dạo bên bờ sông, những chiếc ghế gỗ, bãi cỏ hay picnic cùng bạn bè, cây cầu Whitchurch thường đi xe đạp qua, nhớ những ngày chớm thu ngắm cây lá bắt đầu chuyển màu trong công viên Beale Park, nhớ nỗi buồn mùa đông, nhớ nhà thờ St James the Less, quán rượu Con Thiên
Nga, những buổi tối ấm cúng nhâm nhi một ly rượu vang với cá nướng trong lò, khoai tây chiên, đậu hầm, và sốt tartare.
Pangbourne sở hữu tất cả những vẻ đẹp hiền hòa và duyên dáng mà người ta có thể tìm thấy ở vùng đồng quê phía Nam nước Anh với những ngôi nhà lợp mái rạ dày đen bóng, dòng sông xanh thẳm chảy hiền hòa và hàng liễu trầm ngâm soi bóng xuống mặt gương lấp loáng.
Nơi đây còn lưu giữ cây cầu nổi tiếng Whitchurch nối liền giữa Pangbourne và làng Whitchurch-on-Thames. Cây cầu sắt sơn trắng thanh tú này có nguồn gốc từ năm 1792. Nó là một trong hai cây cầu duy nhất ở nước Anh nơi mỗi lần lái xe qua, bạn phải trả 40 pence tiền phí. Người dân ở đây không thấy phiền hà với việc này, mà trái lại, còn vui vẻ nộp tiền vì họ muốn góp phần bảo tồn và lưu giữ cây cầu độc đáo này.
Nằm cuộn mình bên dòng Thames, Pangbourne này là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ trong đó có Kenneth Grahame, tác giả của “Gió qua rặng liễu”. Ông sống ở đây nhiều năm trong một ngôi nhà có tên Church Cottage. Câu chuyện thấm đẫm hương vị đồng quê của ông bắt nguồn từ những năm tháng gắn bó với mảnh đất bên bờ sông Thames và có dịp quan sát tinh tế cuộc sống đa dạng của những cư dân và thiên nhiên sông nước nơi này từ chuột nước, lũ chồn, rái cá, chim hoàng yến cho tới rặng liễu và đập nước.
Tôi đã từng say mê những nhân vật thân thuộc của “Gió qua rặng liễu” như Chuột Chũi, bác Lửng, Chuột Nước cùng ngài Cóc từ thuở nhỏ và bây giờ khi ở Pangbourne, tôi nhận thấy những người bạn ấy đang ở gần mình hơn bao giờ hết. Tôi yêu con đường nhỏ nằm sát bên mép nước, rẽ từ phía sau nhà thờ St James the Less, nơi mỗi buổi chiều sau khi viết xong một thứ gì đó, tôi thường dành hàng giờ đi dạo. Dòng Thames ở đây dịu dàng và hiền hậu, soi bóng những rặng liễu mùa hạ ra lá xanh um. Thật khó tưởng tượng được rằng dòng sông nhỏ, mềm mại này cũng chính là con sông rộng và đục ngầu màu đất phía hạ lưu London. Trời càng về chiều càng vắng. Không hiểu sao, tôi
cứ tin rằng hẳn Grahame cũng đã đi trên con đường này nhiều lần để tìm nguồn tài liệu sống cho những trang sách của mình.
Con đường trở nên thân thuộc với tôi hơn mỗi ngày. Thậm chí tôi đã quen với việc phải tinh mắt để tránh không giẫm phải những cây tầm gai vốn mọc nhiều trên những triền cỏ bên sông, và nếu lỡ chạm phải, cũng biết cách tìm lá cây chút chít để xoa cho khỏi ngứa. Tôi lặng lẽ ngắm nhìn những rặng cây xanh mướt mát, lắng nghe lũ vịt trời và thiên nga quạt nước lười biếng trên sông, bình thản như thể không gì ngăn nổi chúng thưởng thức một buổi hoàng hôn êm ả. Và có thể nếu tôi chăm chú nhìn một chút thôi, thì sẽ thấy phía sau rặng cây kia là lâu đài nguy nga của ngài Cóc, có tiếng ô tô bíp bíp vọng lại, Chuột Nước đang say mê chèo thuyền trên sông và đi xa một chút nữa thôi là có thể tôi sẽ lạc vào Rừng Hoang và sẽ gõ cửa hỏi thăm nhà bác Lửng.
Cuộc sống ở Pangbourne diễn ra đều đặn và yên ả như trong cổ tích khiến cho ký ức về những ngày sôi động ở London mờ dần. Tôi hạnh phúc sống giữa những ngày hè thanh bình của Pangbourne, cảm nhận cái im lìm, tĩnh mịch từ bao đời giữa những đêm dát đầy trăng, ngắm nhìn những hàng cây xanh rì, một cơn gió nhẹ, bầu trời khoáng đạt và đón nhận thứ hương trong lành, dìu dịu, mát mẻ của trời đất.
Nhưng rồi, chuyện cổ tích nào cũng kết thúc. Sau những tháng mùa hè, tôi phải trở lại với công việc bận rộn của mình ở thành thị, tạm biệt Pangbourne và dòng sông hiền hòa. Từ trên cầu Whitchurch, tôi phóng tầm mắt xuôi về hướng Tây, ngắm nhìn con sông vẫn miệt mài chảy, để ngày mai hòa vào biển lớn.
“Giống như dòng Thames, cuộc đời mỗi người cũng như một dòng sông, luôn vượt qua mọi thác ghềnh để vươn ra biển lớn của tình yêu”. Tôi đã viết cho Andy như thế: “Hẹn khi nào anh về lại Pangbourne, chúng ta sẽ cùng nhau đi dạo dọc bờ sông Thames, sưởi nắng trong công viên Beale, uống bia tươi ở Swan và xem phim, những hạnh phúc giản dị thường ngày
trước khi anh hoặc em, chúng mình lại bắt đầu những cuộc phiêu lưu mới”.
Castleton - trên trời, tuyết vẫn mải miết bay!
T
rong phòng tôi có treo một tấm bản đồ nước Anh, được ghép lại từ những tấm ảnh tôi chụp trong những chuyến
lãng du dọc ngang đảo quốc sương mù.
Có lần, Chris, bạn tôi xem ảnh rồi bảo tôi chọn top 3 địa danh mà tôi thích nhất ở Anh, không do dự, tôi đáp ngay “Duram, Chichester và Castleton”. Chris nghe thế mà bật cười “Trời, ba cái vùng nhỏ xíu đó có gì mà thích? Lý do gì mà em loại cả thành phố cảng Liverpool với Edinburgh - trung tâm văn hóa châu Âu thế?”
Ừ, cớ gì mà tôi lại thích mấy nơi “phố nhỏ như làng” ấy đến thế?
Hình như những chuyến đi của tôi bây giờ thiên nhiều về những cái vu vơ và bất chợt. Những thánh đường nguy nga, lâu đài và thành quách vẫn đẹp, nhưng không còn nhiều cuốn hút.
Tôi thích Chichester vì cái mùi nồng nồng của bùn đất và cây lá khi đi dạo lúc ban chiều ở một vùng ven biển! Tôi nhớ Durhum vì khi chúng tôi vừa chui ra khỏi ga tàu, ngước mắt lên thấy thành phố nhỏ xinh tắm mình trong một màu vàng rất đượm - vạt nắng muộn hiếm hoi của một ngày cuối thu!
Với Castleton, ấn tượng đọng lại với tôi là bình minh sương lạnh mỏng manh như khói; một cốc trà nóng cho ngày đầu đông. Mà hình như không phải, tôi nhớ những ngôi nhà bình dị, những con đường sỏi im lìm men theo núi và thánh đường nhỏ với một nghĩa địa tĩnh lặng như thể thời gian đang ngừng trôi.
Castleton không phải một cái tên nổi tiếng với khách du lịch ngoại quốc. Nhưng với những người yêu thích dã ngoại, leo núi, ngắm cảnh đồng quê thanh bình, đây là nơi không thể bỏ qua. Ngôi làng nhỏ xinh ở miền Trung nước Anh này nằm cuối một thung lũng có cái tên rất nên thơ – Thung lũng Hy Vọng, bao quanh bởi đỉnh núi Dark Peak về phía Bắc và đỉnh White Peak về phía Nam. Được mệnh danh là “viên ngọc” của vùng Peak District, hàng năm Castleton thu hút hàng chục nghìn khách du lịch từ những người mê trekking, thích leo núi, muốn đạp xe đường dài, đến những người bất chợt ghé qua chỉ vì muốn trốn tránh sự xô bồ nơi phố thị, tìm kiếm chút yên bình nơi vùng quê hẻo lánh.
Với những ai mê khám phá hang động, Castleton là một nơi kỳ thú với bốn hang động kỳ vĩ từ động Peak Cavern, Speedwell Cavern cho tới động Treak Cliff Cavern và Blue John Mine. Điều đặc biệt là một trong bốn hang động này sẽ được mở cửa quanh năm, kể cả những ngày đông lạnh giá để đảm bảo bất kỳ ai tới đây cũng có cơ hội được khám phá.
Về mùa hè, Castleton trở nên bận rộn hơn nhiều, đặc biệt trong ngày 29 tháng 5, bởi lượng khách du lịch đông đảo tới tham dự ngày hội Oak Apple Day. Tất cả du khách tới làng trong dịp này đều được đề nghị đeo một chiếc vòng lá sồi và tham dự vào một cuộc diễu hành qua các đường phố trong làng. Trong dịp này một cặp nam nữ thanh niên sẽ được trọn để vào vai Vua và Hoàng Hậu. Một vòng hoa kết bằng hoa dại và lá cây nặng tới 25kg được gọi là vòng Garland sẽ được đặt lên vai “nhà vua” để sau đó rước tới tháp nhà thờ Saint Edmund.
Trái ngược với không khí tưng bừng vào mùa hè, Castleton mùa đông vô cùng lặng lẽ. Cái giá rét cắt da cắt thịt hôm ấy khiến cho ước muốn đầu tiên của tôi khi đặt chân đến đây là được quay lại xe bus, về nhà ngủ tiếp! Nhưng dường như mấy chú chim chuyền cành lích chích ở một bụi cây gần đó đã níu bước tôi ở lại.
Đã sắp sang trưa nhưng cả làng vắng lặng dường như đang ngái ngủ; chỉ có tiếng khua nước nhè nhẹ của bầy thiên nga trắng muốt trên kênh nước nhỏ trong veo.
Chúng tôi đi thăm Peak Cavern rồi đi dạo trên những con ngõ nhỏ; rồi lòng vòng leo lên sườn đồi vẫn còn lác đác tuyết phủ, chỉ có những chú cừu hiền lành đang gặm cỏ, chắc cũng hơi bực mình vì sự ồn ào thái quá của chúng tôi!
Bạn hỏi làm gì mà tôi cứ thích leo mãi lên cao trên đỉnh đồi thế, trên ấy có gì đâu! Thú thật là cảm xúc của một ngày trong veo, một mùa nghiêng nghiêng khi ấy, khiến tôi tưởng tượng rằng chỉ cần lên tới đỉnh đồi kia thôi là sẽ gặp ngay anh ấy - cái anh chàng chăn cừu của Alphonse Daudet!
Vậy đấy, tôi đã qua cái tuổi mê cổ tích từ lâu rồi, thế mà đôi khi những cảm xúc bất chợt vẫn khiến tôi tin rằng chìa tay ra có thể hái được cả những vì sao!
Đàn cừu vẫn im lìm ở đó, nhưng anh chàng mục đồng của Daudet bị gió cuốn đâu rồi!
Trên trời, chỉ riêng những bông tuyết vẫn mải miết bay! Còn dưới chân tôi, Castleton vẫn im lìm trong sự yên tĩnh tựa như ngàn đời.
Chichester - Giáng sinh quê S
ống ở London quanh năm, tôi đã quen với những ồn ào, bận rộn của thành phố này. Càng tới gần lễ Giáng sinh, những con phố chính như Oxford Street, Regent’s street, Kings Road cho tới cả đoạn phố Holloway nơi tôi ở bỗng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người ta hối hả trong cơn mua sắm quay cuồng nhằm chuẩn bị cho ngày lễ lớn nhất trong năm. Tôi yêu London là thế mà những ngày này, tôi thường nhìn những dòng người chen chân trong siêu thị, cửa hàng, hội chợ, bến tàu điện ngầm mà thấy ngán ngẩm trong lòng, đếm từng giây đợi đến kỳ nghỉ.
Chờ mãi rồi cái ngày ấy cũng đến. Đã thành lệ, cứ vào ngày 24 tháng Mười hai hàng năm, tôi chia tay mọi ồn ào phố xá, lên tàu về quê nghỉ Giáng sinh. Tôi nghĩ những cô cậu học trò xứ Việt hằng năm hứng khởi đón tàu về quê ăn Tết thế nào thì tôi cũng rộn ràng chia tay London như thế. Quê tôi là Chichester, một thành phố nhỏ nằm ở phía Nam nước Anh, chỉ cách London chưa đầy hai giờ đi tàu. Gọi là quê vì đây là nơi có bố mẹ nuôi của tôi sinh sống, nơi tôi trở về trong những kỳ nghỉ lễ dài, nơi tôi có căn phòng sơn trắng phủ đầy hoa hồng leo bên cửa sổ, nhìn ra cánh rừng thưa thấp thoáng lũ hươu nhởn nhơ, nơi tôi đi dạo cùng cô chó Maggie lên đỉnh đồi từ đó trông ra thung lũng xinh đẹp của vùng Sussex.
Giáng sinh của tôi ở Chichester thực sự bắt đầu vào chiều ngày 24 khi mọi thành viên trong gia đình đã về nhà đông đủ. Khi ấy, tôi cùng hai cô em gái Katherine, Jessica và cậu em trai Matthew trang trí cây thông Noel bằng cách gắn các quả bóng thủy tinh, các đồ trang trí bằng thiếc hoặc những hộp kẹo sô cô la với các hình thù ngộ nghĩnh.
Các món quà xếp dưới gốc cây đã đính sẵn tên cho mọi người trong gia đình, không quên quà cho Maggie - thành viên
đặc biệt. Bốn đứa chúng tôi còn một nhiệm vụ nữa là trang trí bánh Giáng sinh. Chiếc đế bánh đã được Gillian - mẹ nuôi tôi làm từ trước, giờ chúng tôi chỉ việc phủ lên một lớp kem và mỗi đứa trang trí một góc tùy theo ý thích. Katherine vẽ hình cây thông, tôi đắp người tuyết, Jessica cố gắng xếp hình những chú tuần lộc, riêng Matthew thì cắm vào một ông già Noel to đùng.
Khác với nhiều quốc gia ở châu Âu, người Anh tổ chức tiệc mừng chính vào ngày Giáng sinh (ngày 25 tháng Mười Hai). Tuy vậy vào đêm Giáng sinh, tôi vẫn thường cùng cả gia đình tới nhà thờ Fisbourne dự lễ đêm khuya (mid-night mass). Nhà thờ Fisbourne không rộng lớn và không có kiến trúc cầu kỳ như thánh đường Chichester ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên tôi rất thích nhà thờ cổ kính này với khu vườn nhỏ và những tấm bia liêu xiêu chìm dần vào lòng đất, những dãy ghế gỗ nâu bóng màu thời gian và vị linh mục hiền hậu thường chào đón tôi nồng nhiệt. Giữa đêm khuya giá lạnh, không khí buổi lễ ở đây càng trở nên trang nghiêm và ấm cúng hơn bao giờ hết.
Tôi là người không theo tôn giáo, nhưng rất thích có mặt tại nhà thờ vào thời khắc đặc biệt ấy trong năm để hòa cùng những bản thánh ca rộn ràng và nghe những lời chúc phúc tốt đẹp của cha xứ. Kết thúc buổi lễ chúng tôi trao tặng nhau một vòng ôm thật chặt và nói “Mừng Giáng sinh hạnh phúc. Mong bình yên đến với bạn!”. Trong giây phút ấy, tôi quên đi mọi bận rộn lo toan của cuộc sống đô thị thường ngày, thanh thản đón chào một năm mới tươi đẹp, trong lòng rộn ràng niềm hạnh phúc được chia sẻ thời khắc đặc biệt này với những người mà tôi yêu quý.
Buổi sáng hôm sau là khoảng thời gian được trông đợi nhất. Khi bốn đứa chúng tôi vào phòng khách đã thấy ông già Noel gửi quà là những chiếc tất to treo lủng lẳng cạnh lò sưởi.
Ông già Noel thật hào phóng khi tặng tôi hàng đống thứ tỉ mẩn mà con gái thường thích; một chiếc cốc uống trà, vòng đeo cổ, đôi khuyên tai, một cái ô điệu đà, bộ gương lược, cuốn lịch năm mới, hai quyển sách giới thiệu du lịch đến Scotland và Đan
Mạch (ông cụ tinh quá, còn biết trước kế hoạch đi lại của tôi nữa), cộng với rất nhiều bánh bích quy gừng. Ông cũng không quên bỏ vào một quả quýt theo đúng truyền thống vì ngày xửa ngày xưa, quýt là một thứ quả xa xỉ rất khó kiếm ở nước Anh.
Sau đó cả nhà sẽ cùng chuẩn bị cho bữa tiệc chính sẽ diễn ra vào buổi trưa. Cũng như những dịp lễ Tết của người Việt, người Anh thường dành nhiều thời gian và công sức vào việc ăn uống trong dịp Giáng sinh. Bà Gillian thường đi chợ từ cả tháng trước để bắt đầu mua rượu và các loại đồ uống khác, làm bánh pudding, đặt mua một con gà tây khổng lồ 5-7kg từ siêu thị, tích trữ các loại rau quả.
Trong ngày này, khi bà Gillian chuẩn bị món chính, tôi và Katherine sẽ thái các loại rau củ, Jessica thích nướng bánh sô cô la, còn ông Gorden và Matthew sẽ chuẩn bị bày bàn ăn theo đúng kiểu cách, xếp sẵn các ống pháo giấy. Trước khi bắt đầu bữa tiệc chính, mỗi người sẽ nắm tay người bên cạnh, kéo mạnh để nổ pháo. Bên trong mỗi ống pháo thường là một câu đố vui hoặc một câu chuyện cười thú vị để mọi người chia sẻ, cùng một món quà nhỏ xíu khi là chiếc ruy băng, lúc là một cái kẹp nhựa.
Bữa tiệc Giáng sinh của người Anh thường gồm gà tây nướng có kèm sốt việt quất, ăn cùng khoai tây, các loại rau củ đặc trưng mùa đông ở Anh như Brussel sprouts, parsnip, cà rốt và món xúc xích nhỏ cuốn thịt lợn muối, riêng món ăn này mang cái tên rất kỳ lạ mà mỗi lần nhắc tới tôi đều phì cười, món “lợn đắp chăn” (pigs in a blanket). Có tới vài loại bánh tráng miệng nhưng tôi thích nhất là bánh pudding Giáng sinh được làm từ các loại hoa quả khô. Matthew sẽ rót một chút rượu whiskey lên trên bánh và châm lửa đốt, theo phong tục, đây chính là cách để trừ ma quỷ và mang lại những điều tốt lành.
Buổi chiều, cả nhà thường quây quần chơi trò chơi, đón xem thông điệp của nữ hoàng Anh được phát trên ti vi lúc ba giờ chiều rồi vào rừng đi dạo. Dù nắng hay mưa, chúng tôi đều yêu những phút giây thanh bình này khi đi dạo trên con đường đất
vắng vẻ, nghe tiếng cười đùa ríu rít của Katherine và Jessica, ngắm nhìn đôi chú hươu đang nhẩn nha và xa xa là sương nắng chan hòa trên biển Sussex.
Có dịp đi nhiều nơi, tôi may mắn vì có Chichester là chốn quay về sau những ngày bận rộn. Tôi yêu Chichester một phần vì cái mùi nồng nồng của bùn đất và cây cỏ lúc ban chiều thế này. Cái mùi “quê” đặc trưng ấy khiến tôi chợt nhận ra rằng những Giáng sinh quê như thế này rồi ngày mai sẽ còn theo tôi mãi. Một đêm xuân nào đó giữa phố thị đông người, tôi lại mơ màng nhớ tới gà tây quay, rượu mạnh và chiếc bít tất đỏ rực rỡ đựng quà của ông già Noel.
L
Những phiên chợ thành London
ondon nổi tiếng là thành phố có mật độ camera giám sát CCTV nhiều nhất trên thế giới. CCTV cùng với hệ
thống báo động, khoá chống trộm... đã trở thành những yếu tố khiến người ta nhận xét London là “Thành phố của sự sợ hãi” (City of Fear). Sự sợ hãi và dè chừng khiến con người giam mình trong những chiếc hộp, bốn bức tường ở nhà, bốn bức tường công sở, xe bus là chiếc hộp màu đỏ, tàu điện ngầm mang hình dạng một chiếc quan tài, mỗi mặt người lạnh tanh như xác chết...
May mà London còn có chợ. Người cười người nói, người bán người mua rộn ràng, tấp nập. Cùng với công viên và quảng trường, chợ là nơi giao lưu xã hội đặc sắc của London mà tôi đồ rằng, nếu thiếu nó, thành phố này chỉ hoạt động như một con rối đi cà kheo, cứng nhắc và què quặt!
Sống ở đô thị, những lần đi chợ gợi tôi nhớ về nếp sống quen thuộc của ngày cũ, con người gần gũi và chia sẻ với nhau trong những không gian công cộng sống động.
Dù bận rộn thế nào với công việc, chiều cuối ngày của tôi bao giờ cũng kết thúc bằng việc ghé vào một cái chợ nho nhỏ mua rau quả. Ông cụ bán hàng đã biết tôi từ lâu mà hôm nào cũng hỏi “Cô từ đâu đến?”, “Việt Nam à, thế hôm nay tôi bán rẻ cho cô người Việt Nam nhé”.
London là thành phố lớn ở châu Âu có nhiều chợ nhất mà tôi từng biết. Chợ đồ ăn và rau quả tươi ở Borough, chợ quần áo nhăng nhố và kiểu cách ở Camden, chợ đồ cổ ở Notting Hill, chợ hoa ở Columbia Road, chợ bán thịt Smithfields, chợ cá Billingsgate, chợ Covent Garden, chợ Leadenhall, chợ Leather Lane, chợ Greenwich, chợ Spitalfields, chợ Whitecross... Trong bài viết này, tôi chỉ điểm danh bốn khu chợ lớn nhất của
London.
Chợ cá Billingsgate
Chợ cá Billingsgate trước đây nằm ở khu Billingsgate ngay bên bờ sông Thames để thuận lợi cho việc chuyên chở cá bằng thuyền. Suốt thế kỷ XIX, đây là chợ cá lớn nhất trên thế giới tuy nhiên tới năm 1982, chợ này đã được chuyển tới khu Isle of Dogs phía đông của thành phố. Cá được vận chuyển tới đây từ những vùng xa như Cornwall hay Aberdeen.
Ngoài ra người ta cũng nhập khẩu tôm hùm từ tận Canada hay lươn từ New Zealand. Với những người yêu thích cá và hải sản, đây thực sự là một nơi lý tưởng để mua cá tươi với giá rẻ, tuy nhiên bạn sẽ phải có mặt ở chợ từ rất sớm bởi Billingsgate chỉ mở cửa tới 9 giờ 30 sáng.
Chợ thịt Smithfield
Smithfield là một trong những khu chợ lâu đời nhất London và đây là nơi buôn bán thịt gia súc từ hơn 800 năm nay. Từ xa xưa, Smithfield có nguồn gốc là một chợ gia súc. Nhà văn Daniel Defoe, tác giả nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết “Robinson Cruso trên đảo hoang” từng nhận xét vào năm 1726 rằng: “Không nghi ngờ gì, đây là chợ gia súc lớn nhất thế giới”. Người ta thống kê trong khoảng thời gian hơn 100 năm, từ năm 1740 tới 1750, đã có tới 74.000 gia súc và 570.000 con cừu được bán hàng năm ở chợ này.
Ngày nay, mục đích của chợ là để phục vụ các cửa hàng thịt và các nhà hàng trong trung tâm thành phố vì thế chợ chỉ mở cửa từ 4 giờ sáng tới 12 giờ trưa các ngày trong tuần. Ước tính có khoảng 120.000 tấn thịt được mua bán tại đây mỗi năm.
Chợ rau quả Covent Garden
Người ta lần đầu họp chợ Covent Garden vào năm 1654. Nhà vua Charles II khi ấy cho phép bá tước vùng Bedford được
thành lập một chợ bán rau và hoa quả tươi hằng ngày trừ ngày chủ nhật và lễ Giáng sinh. Trong khoảng thời gian này, dứa bắt đầu được trồng trong các nhà kính ở nước Anh và suốt hàng trăm năm sau đó, quả dứa được coi như biểu tượng của sự giàu sang và lòng hiếu khách. Chợ Covent Garden đặc biệt gắn bó với loại quả này. Khi đến thăm chợ, bạn hãy ngước nhìn lên và sẽ thấy mỗi ngọn đèn đều được trang trí một quả dứa.
Ngày nay Covent Garden đã mở rộng trở thành chợ tổng hợp nhiều gian hàng bán đủ mọi thứ từ những đồ nội thất trang trí nghệ thuật đến đĩa than cổ. Covent Garden không chỉ có một chợ nữa mà bao gồm ba chợ: chợ Apple, chợ Jubilee và chợ East Colonnade trong đó riêng chợ Apple tập trung vào các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đồ cổ của Anh. Khu vực quảng trường phía ngoài chợ giờ đây trở thành một địa chỉ quen thuộc để các nghệ sĩ đường phố biểu diễn âm nhạc và hài kịch.
Chợ ẩm thực Borough
Với những người yêu thích ẩm thực không thể không tới thăm chợ Borough ở khu Southwalk phía Nam sông Thames. Nơi đây tràn ngập các loại đồ ăn hấp dẫn, và đặc trưng từ mọi miền trên thế giới. Bạn có thể thưởng thức bánh mì và xúc xích Đức, pho mát Ý, món paella của Tây Ban Nha, rượu vang Pháp, hay món Falafel của Thổ Nhĩ kỳ.
Với nhiều người, đi chợ Borough đã trở thành một niềm yêu thích vì họ có thể chọn mua nguyên liệu cho các món ăn độc đáo của mình trong khi trò chuyện cùng những người bán hàng mến khách. Những ai muốn mua hoa quả tươi thường tới quầy của Elsey & Bent trong khi khách hàng muốn mua bánh ngọt sẽ tới Artisan Bakers DeGustibus. Quầy của Furness Fish & Game Supplies cung cấp các loại cá và hải sản trong khi Peter Gott là nơi lý tưởng để mua trứng và các sản phẩm sữa.
Nhớ về chợ xứ mình
Đi chợ xứ người mà chợt nhớ tới xứ mình. Hà Nội của tôi góc nào cũng có chợ. Khu tập thể nơi tôi ở ngày xưa, mỗi sáng sớm là ồn ào tiếng họp chợ, huyên náo tới tận gần trưa, cứ như câu thơ của Nguyễn Duy:
“Có món ngon nào giá rẻ không em,
Gạo trắng, rau tươi, cá bơi, tôm nhảy”.
Thời mở cửa, đi siêu thị giờ thành mốt, những plaza, đại siêu thị hoành tráng mọc lên. Chợ cóc, chợ tạm bị phá bỏ vì nó là biểu tượng của cái cũ, cái nhà quê và lạc hậu.
Chợ là một hình ảnh xưa cũ. Đi chợ là một thói quen xưa cũ.
Nhưng thiếu những cái cũ ấy, con người đôi khi sẽ bơ vơ trong cái mới mà không biết vin vào đâu.
Paris - Còn chảy mãi dòng Seine
T
ôi yêu Paris kể từ khi còn chưa đặt chân đến thành phố này. Khi tôi còn ở trong căn phòng nhỏ hẹp ở ngoại ô
London, những ngày mưa buồn nhìn ra dòng sông mờ ảo, nghe vọng về những câu hát ngọt ngào của Ella Fitzgerald.
“I love Paris in the springtime.
I love Paris in the fall.
I love Paris in the winter when it drizzles,
I love Paris in the summer when it sizzles”.
(Tôi yêu Paris mùa xuân
Tôi yêu Paris mùa thu
Tôi yêu Paris mùa đông những khi mưa bay
Tôi yêu Paris mùa hạ những ngày rực rỡ)
Rồi một ngày cầm lòng chẳng đặng, tôi xách túi lên xe bus đi vòng vèo qua những con phố làng mạc miền Đông Nam nước Anh hướng xuôi ra biển. Chỉ cần nhìn ngắm những hàng cây hai bên đường cũng thấy thu đã về thật đậm ở xứ này. Tới cảng Dover, tôi lên phà đi qua kênh đào Anh, bên kia đã là Calais đất Pháp; chừng vài tiếng sau, tôi đã tới Paris.
Không giống như những dịp đi du lịch khác, tôi đến thành phố này không người đưa đón, không bản đồ trong tay, không tìm hiểu chi tiết sẽ đi đâu, xem gì, ăn thế nào. Tôi muốn để mình có những cảm giác về Paris mà không cần một sự chỉ dẫn, một kỳ vọng, một phán xét nào ảnh hưởng, có chăng chỉ
vọng về đôi lời thoại trong bộ phim “Trước bình minh, trước hoàng hôn” và những lời hát da diết của cô nàng Celine “Hãy để em hát anh nghe một điệu waltz/Chẳng phải đến từ đâu, đến từ suy nghĩ của em/Hãy để em hát anh nghe một điệu waltz” (“Let me sing you a waltz/Out of nowhere, out of my thoughts/Let me sing you a waltz”).
Từ bến Gallieni tôi lò dò tìm cách đi vào trung tâm. Sau những giờ lạc dưới lòng đất vì hệ thống tàu điện ngầm rối rắm của Paris, đến khi chui lên mặt đường, trời đã ngả sang chiều, tôi ngỡ ngàng thấy mình đang ở trên Đại lộ Champs-Élysées lộng lẫy. Trước mặt tôi, Khải Hoàn Môn đường bệ vững vàng cùng năm tháng, phía bên kia đường tọa lạc cửa hàng sang trọng của hãng thời trang cao cấp Louis Vuitton.
Người ta thường nói nhiều về những ấn tượng đầu tiên khi bạn tới một thành phố. Sau này khi ngẫm lại nếu tôi bắt đầu đến với Paris từ một cửa ngõ khác ví như khu nghệ sĩ Montparnasse hay khu thương mại mới La Defense, đồi Montmartre hay khu ngoại ô vắng vẻ Vincennes, có lẽ tôi đã nghĩ về “nàng” rất khác. Đằng này từ Champs-Élysées, với tôi, Paris giống như một quý tiểu thư điệu đà và tự nhiên đâm ra tôi lại thấy xa lạ. Cái chất “người nhà quê” trong tôi trỗi dậy, tôi rảo bước tránh Champs-Élysées càng nhanh càng tốt, tôi lò dò tìm đường ra sông Seine khi “con trăng vừa nhú trên trời cao, hoàng hôn chìm dần vào mặt nước”.
Bên bờ sông, vài cụ già đang uể oải thu lại những chồng sách báo cũ cho vào chiếc hòm sắt sơn xanh, kết thúc một ngày thu dềnh dàng như mọi ngày. Tôi dừng lại trước một sạp hàng, xin phép ông cụ ngắm nghía những cuốn sách đã ố màu thời gian, tờ tạp chí LIFE từ những năm nào đã sờn gáy, cô đào Marilyn Monroe vẫn lộng lẫy trên những tấm poster quăn mép, bên cạnh nụ cười ngạo nghễ của Che Guevara.
Ai đó từng nói rằng “Tôi yêu những gì đã cũ, sách cũ, rượu cũ, bạn cố tri”. Tôi tin rằng cái cách người Paris cố tình vương vấn những sạp báo cũ bên bờ sông Seine là để họ níu kéo lòng
mình với quá khứ, với hoài niệm, mà hoài niệm lúc nào chẳng đẹp, thay vì chỉ mải miết chạy theo ánh đèn hào nhoáng trên Đại lộ Ánh Sáng Champs-Élysées hay những mặt hàng xa xỉ trong Galeries Lafayette.
Những ngày sau của tôi ở Paris gắn chặt với những con đường lát đá thơ mộng bên bờ sông Seine. Tôi đi bộ dọc theo Quai de l’Hôtel de ville ghé thăm Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame cổ kính, ngồi trong thánh đường hồi lâu đợi những nhịp chuông rung huyền hoặc, chờ giây phút nhiệm màu nào đó chàng gù Quasimodo sẽ hiện ra cùng nàng Esmeralda xinh đẹp.
Tôi đi qua chín cây cầu bắc ngang dòng sông trong khu trung tâm thành phố từ bờ Đông sang bờ Tây trong những tiếng thì thầm của của Apollinaire - thi sĩ Pháp mà tôi yêu quý.
“Dưới chân cầu Mirabeau chảy mãi dòng Seine
Đêm cứ buông chuông giờ cứ điểm
Tháng ngày trôi, mình tôi đứng lặng yên”
Tôi đã say mê với những họa tiết trang trí kiểu hoàng gia cuối thế kỷ XIX trên cầu Alexandre III, ngẩn ngơ với những pho tượng cổ xưa trên Cầu Neuf, mải mê ngắm những đôi tình nhân nắm tay nhau trên cầu nghệ thuật Pont des Arts - được người ta nhắc tới như “cầu khóa”, “cầu tình yêu”.
Tôi nhịp bước dọc theo từ Quai Malaquais ngược lên Quai Voltaire vào thăm bảo tàng nghệ thuật Orsay - nơi từng là một nhà ga xe lửa cũ, xem tác phẩm của những bậc thầy trường phái Ấn Tượng từ Claude Monet, Paul Cézanne, từ Auguste Rodin, Pierre-Auguste Renoir cho tới Vincent van Gogh.
Tôi đã ngồi nhâm nhi một ly café thơm lừng tại một quán nhỏ ven sông Seine vào buổi sáng với chiếc bánh sừng bò tươi còn thơm mùi hạnh nhân, đã thưởng thức baguettes với phô mai Camembert béo ngậy khai vị cho bữa tối tiếp nối bởi một lát thịt
bò nướng sốt cùng Roquefort – loại phô mai xanh nổi tiếng xứ Pháp với cái mùi đặc trưng còn theo tôi vào tận giấc ngủ.
Tôi đã tìm đến hiệu sách Shakespeare & Company ở rue de la Bûcherie lúc ban chiều những mong gặp lại Hemingway, Scott Fitzerald và một “thế hệ đã mất” của văn đàn thế giới. Tôi hẹn hò cùng Julie một cô bạn xinh đẹp khi trời chạng vạng, uống một ngụm bia Kronenbourg 1664 trong một quán bar cạnh khu Latin để thấy lòng mình say say và đời mình yêu yêu.
Tôi đã lòng vòng theo Quai d’Orsay đến ngắm tháp Effief, công trình sắt cao khổng lồ ấy chẳng hiểu sao cứ khiến tôi liên tưởng tới những viền đăng ten mềm mại trên chân váy của một nàng thiếu nữ. Tháp truyền hình này hằng năm thu hút tới hơn hai trăm triệu lượt khách tới viếng thăm ấy thế mà khi vừa khánh thành, nó bị không ít người ghét bỏ. Văn hào Maupassant thậm chí đã dằn dỗi: “Tôi rời bỏ Paris và cả nước Pháp bởi vì tháp Eiffel hoàn thành làm tôi quá chán nản”.
Tôi vốn yêu Maupassant nhưng không thể học theo ông mà chán Paris được. Bởi vì Paris với tôi là những tháng ngày hội hè miên man, là cảm giác say đắm với thơ và nhạc trên đồi Montmartre, là sự tò mò trước những tác phẩm nghệ thuật đương đại ở trung tâm Georges- Pompidou, là phút giây một mình ngắm những cột đèn soi bóng dưới dòng Seine tĩnh lặng, là thời khắc lãng mạn nắm tay một người trong vườn Tuileries đợi hoàng hôn buông xuống, là buổi sáng trong veo giữa Père Lachaise; nghĩa địa rộng lớn, đi hoài không hết, chỉ thấy mình lạc giữa không gian phiêu diêu và tiếng quạ xao xác, vừa thấy cô đơn, vừa thấy thanh thản đến lạ kỳ. Paris còn là những lần thơ thẩn đi dạo qua con phố không cần biết tên, những phố thưa người lắm về đêm; duy ở góc một ngã tư có cái quán “Con mèo” vẫn thấy những đôi tình nhân ngồi ngắm nhau say mê qua những ngụm rượu vang và rót vào tai nhau những lời thì thầm. Chợt thấy mình như gã nhà văn khờ khạo trong bộ phim “Nửa đêm ở Paris” của Woody Allen, chỉ cần nhắm mắt lại một chút thôi, bạn sẽ thiếp đi trong mùi hương dìu dịu của những
bông hoa hồng và lạc bước vào một thế giới kỳ ảo.
“Nếu bạn may mắn được sống ở Paris khi còn trẻ, thì rồi sau này bạn có đi đâu, quãng thời gian đó sẽ luôn bên bạn”. Hemingway đã viết về thành phố tình yêu này như thế. Sau những ngày tháng yêu dấu ở Paris, tôi về lại căn phòng nhỏ ở London, nghe tiếng mưa rơi lặng thinh. Căn phòng lặng lẽ với những cánh hoa freesia mỏng manh in thân hình gầy guộc trên nền tường trắng xóa, chỉ riêng tôi thấy lòng mình đầy ắp những hoài niệm. Ngoài kia mùa thu đang chầm chậm đi qua. Tôi nghe vọng về đâu đây lời hát “I love Paris every moment, every moment of the year. I love Paris, why, oh why do I love Paris? Because my love is near”(Tôi yêu Paris, yêu mọi lúc yêu từng khoảnh khắc, yêu trọn cả năm, mà sao tôi lại yêu Paris đến thế? Bởi vì tình yêu tôi luôn gần kề).
Bởi tình yêu thật gần, thế thì cứ đến Paris tận hưởng những ngày thơ mộng và cứ yêu đi tôi nhỉ?
Nice - thành phố Đẹp
Ở
Milan được ba ngày, tôi nhớ ra mình vẫn còn một vé tàu InterRail cho phép tôi đi tới bất kỳ điểm nào ở châu Âu. Mở bản đồ ra, điểm gần nhất và thu hút tôi nhất là một thành phố trên đất Pháp nằm phía bên kia biên giới nước Ý, cách Milan khoảng sáu tiếng và hai chặng đổi tàu. Ừ nhỉ, sao không thực hiện hành trình Milan - Genova - Ventimiglia - Monte Carlo để đến điểm cuối cùng có cái tên rất đẹp ấy - thành phố Nice la Belle (Nice - Người đẹp) ở miền Nam nước Pháp.
Vậy đấy, khi bạn 20 tuổi, có một vé tàu InterRail và một tài khoản trên CouchSurfing, bạn có cảm giác thế giới nằm trong lòng bàn tay và niềm vui hứa hẹn trong những hành trình mới cứ thôi thúc bạn lên đường rong ruổi.
Chuyến tàu dài đưa tôi qua nhiều địa danh với những cảm xúc khác nhau. Tôi đã đi qua những làng mạc nhỏ xinh thấp thoáng ngọn tháp chuông nhà thờ cao vút trên nền trời xanh thẳm, tôi cũng đã qua những thị trấn cũ kỹ của nước Ý nơi bên ngoài những tòa nhà xám xịt lủng lẳng những mắc treo quần áo sặc sỡ sắc màu. Giữa tiếng tàu chạy vun vút, tôi nghĩ về nước Ý của những mảng màu đối lập: Quá khứ vàng son và hiện tại tan vỡ. Tôi đã chuyển tàu ở Ventimiglia, khoảng thời gian ngắn ngủi đủ cho tôi dạo bước lên đồi thăm một thánh đường cổ kính. Tôi cũng dừng lại ở rẻo đất vàng Monaco, lướt qua những du thuyền sang trọng trên cảng, ngắm nhìn những khách du lịch sành điệu, những nhà quý tộc mới trong trang phục trắng xa hoa tính chuyện tiêu tiền qua những canh đỏ đen.
Gió mang theo phong vị của biển ùa vào qua cửa sổ toa tàu. Tôi biết Nice đã ở rất gần!
Tàu vừa dừng lúc bốn giờ chiều ở nhà ga Nice Ville, Francois, anh bạn người Pháp hẹn trước trên CounchSurfing
đã tươi cười đón tôi ở cửa. Francois sinh ra và lớn lên tại thành phố này, từng đi du lịch khắp nơi trên thế giới, kiếm sống bằng đủ nghề từ họa sĩ, nhạc công, nhiếp ảnh gia, buôn đồ thổ cẩm, dạy tiếng Pháp rồi cuối cùng thấy không đâu đẹp bằng non xanh nước biếc quê mình nên lại quyết định trở về Nice sinh sống. Anh vừa cho ba lô của tôi lên xe vừa đùa: “Thưa tiểu thư, cô muốn về nhà nghỉ ngơi hay khám phá Nice bây giờ?”. “Ồ, đi ngay chứ. Đi chơi thì không cần đợi”.
Năm phút sau, tôi lại thấy mình trên xe và trên những con đường mới. Gió thì thào. Biển lấp loáng. Nắng vàng tươi. Người ta nói hạnh phúc nằm trên cả hành trình, không phải ở đích đến có lẽ là như thế. Francois dừng xe trên một bãi biển vắng nơi một nhóm bạn anh đang đợi với đồ picnic sẵn sàng cho một bữa tiệc cuối ngày. Phía xa, đỉnh núi đã tím lại, mặt biển không sẫm màu mà chuyển sang sắc xanh lơ êm ả, rơi rớt vài vệt ráng vàng của một ngày dần trôi, những cơn sóng nhỏ lăn tăn dịu dàng gối đầu lên bờ.
Francois cầm cây guitar hát say sưa một tình khúc bằng thứ tiếng Pháp quyến rũ “chết người”. Cộng với rượu và hoàng hôn, Nice đón tôi bằng một buổi chiều ngọt ngào quá đỗi!
Nằm trong vùng biển Thiên Thanh Côte d’Azur ở vùng Đông Nam nước Pháp, Nice với nắng gió chứa chan được mệnh danh là bến xuân trên Địa Trung Hải. Từ thế kỷ XVIII, vẻ đẹp tự nhiên của thành phố này và điều kiện thời tiết lý tưởng đã thu hút tầng lớp quý tộc người Anh vượt qua eo biển Manche để dành thời gian nghỉ đông ở đây. Con đường đi bộ rộng lớn trong thành phố dọc theo bờ biển với những hàng cây thốt nốt cao vút vì thế được đặt tên là Promenade des Anglais (đường đi bộ của người Anh).
Tôi đã từng đi đến nhiều thành phố biển, nhưng màu biển của Nice làm tôi mê mẩn tới lạ kỳ. Cứ ngỡ như có ông họa sĩ nào tỉ mỉ tìm pha cho bằng được một màu xanh ngọc của cả mây trời núi non hùng vĩ rồi hòa vào vùng Vịnh Thiên Thần ấy (Baie des Anges) để tạo được một màu xanh vừa phóng
khoáng tự do vừa kiêu sa đài các, khiến cho một vùng ven biển nhìn từ trên cao nơi đồi Lâu Đài (Colline du Chateau) cứ ngỡ như một dải khăn biếc vắt hững hờ giữa trời núi. Ngồi trên dãy ghế băng dài hướng mặt ra phía biển, ngắm mắt lại và thả hồn theo mây gió, tôi hiểu lý do vì sao Francois quyết định quay lại quê nhà.
Tôi cùng Francois uống một ly café cappuccino nóng trước khi anh lên đường chuẩn bị chụp ảnh cho một bộ sưu tập thời trang mới còn tôi sẽ nhẩn nha ghé vào khu phố cổ.
Cùng với Promenade des Anglais, phố cổ cũng là điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Nice. Cũng giống như nhiều khu phố cổ khác ở châu Âu, phố cổ Nice ẩn chứa nhiều nét thật duyên dáng. Những con đường nhỏ vòng vèo dẫn lên đồi, những căn nhà cao tầng gối nhau san sát, những ngõ hẹp vừa lôi cuốn vừa bí ẩn, những bậc thang rớt đầy nắng, những mảng tường sơn hồng, sơn đỏ, sơn cam sậm màu thời gian, những ban công cũ kỹ, dăm khuôn cửa sổ khép hờ, vài giỏ hoa xinh xắn, thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây leo vươn cành khẳng khiu. Một khu phố không lớn về diện tích mà có cảm tưởng như ẩn bên trong nó bao nhiều là ký ức, bao nhiêu là cuộc đời. Có lẽ vì thế mà mỗi một lần dạo qua phố, bạn lại ngỡ như mình đang ở một góc khác, đang xem một bức tranh khác, một câu chuyện khác.
Lang thang trong khu phố cổ hồi lâu, tôi vòng theo tấm biển chỉ dẫn ra tới khu chợ Cours Saleya nằm giữa quảng trường Massena và khu thành cổ. Xen giữa những hàng hoa là các sạp bán rau quả với những khay ớt ngọt tươi rói cùng với bí xanh, cà chua đỏ lựng… Mê mẩn với những màu sắc ở chợ, tôi chụp hàng trăm bức ảnh hoa trái trên các sạp hàng.
Khi trời chuyển về chiều, tôi thư thả đi bộ theo rue Rossetti, Montée Monica - Rondelly, rue Catherine Ségurane lên đồi Lâu Đài. Trên đồi còn rơi rớt dấu ấn của thời Hy Lạp chiếm đóng thành phố, nhưng điều tuyệt vời hơn cả là ở đỉnh ngọn đồi cao 92 m này, bạn được thỏa sức ngắm nhìn một vùng Vịnh Thiên
Thần rộng lớn, khu phố cổ, và khu cảng Nice.
Bên ly cà phê, những câu chuyện lịch sử dần trôi xa, tôi lặng im tận hưởng cảm giác thanh bình của gió biển mang lại. Francois từng nói với tôi rằng người Pháp có câu Joie de vivre để chỉ niềm vui sống mãnh liệt của họ.
Khi ấy tôi biết rằng, nếu có một điều gì tôi có thể mang về làm quà lưu niệm từ thành phố này, đó chính là tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời phơi phới mà hẳn ai dừng chân ở Nice cũng có thể cảm nhận rõ ràng.
Tôi không thể dành thời gian ở Nice được lâu nhưng thành phố này đem đến cho tôi sự thư thái tuyệt đối. Để đến khi lên tàu về lại Milan, nhắm mắt lại, tôi thấy Nice hiện ra đầy sống động với những mảng màu tươi tắn: màu xanh ngọc của trời biển, màu hồng cam trên những ngôi nhà cổ, màu vàng tươi của nắng, màu tím lam của hoàng hôn.
Và tôi nhớ nhiều tới những bức tranh của Henri Matisse, họa sĩ từng gắn bó nhiều với thành phố này.
Những màu sắc rạng rỡ, ánh sáng, đường nét kỳ vĩ và thiên nhiên tươi đẹp của thành phố này là cảm hứng cho Matisse vẽ nên những bức tranh tuyệt tác với những mảng màu khỏe khoắn và ngôn ngữ tạo hình hồn nhiên chỉ riêng mình ông có được. Từ 1921, Matisse đã chọn Nice làm nơi sống và sáng tác. Tới khi mất, ông được yên nghỉ trên đồi Cimiez thơ mộng gần thành phố, để ông sẽ mãi mãi được ngắm nhìn nước, nắng, trời, biển Địa Trung Hải chan hòa dưới chân.
"""