" Tuyển Tập O"Henry full prc pdf epub azw3 [Truyện Ngắn] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tuyển Tập O"Henry full prc pdf epub azw3 [Truyện Ngắn] Ebooks Nhóm Zalo TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com Giới Thiệu Nói đến văn học Mỹ, người đọc thế giới thường nhắc tới O. Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất. Với một vốn sống phong phú, O. Henry đã sáng tác hơn 400 truyện ngắn và góp vào nền văn học Mỹ một tiếng nói rất riêng. Văn chương của O. Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo. Giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi khi giấu sau những nụ cười là một sự nghiệt ngã đến không ngờ của cuộc sống. Rất nhiều tác phẩmcủa O. Henry có những kết thúc bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc. Nhiều độc giả yêu quý nhà văn này đã rất ngạc nhiên vì một nhà văn không có học vấn cao (ông chỉ học ở một trường tư cho đến năm15 tuổi) nhưng lại rất thành công với mảng truyện ngắn và đã đưa vào tác phẩmcủa mình một xã hội đa dạng và rộng lớn của nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bạn có thể tìmthấy trong văn chương O. Henry những tội phạm, thế giới của người vô gia cư, cuộc sống phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìmvàng cho đến cuộc sống giàu sang của thành phố New York… Bạn sẽ bị cuốn đi bởi những bi kịch có vẻ rất ngẫu nhiên trong đờisống, đến những mối tình ngang trái hay những tình yêu đầy bất ngờ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi vừa đọc một câu chuyện có vẻ như bông đùa về tình yêu, về lòng tốt – bởi một sự ngẫu nhiên rất bi hài, thì lại cũng gặp những áng văn khác đầy cảmđộng về lòng bao dung của con người… Tiêu biểu như Chiếc lá cuối cùng - tác phẩmcảmđộng này được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, có mặt trong nhiều cuốn sách giáo khoa tại nhiều trường học trên thế giới. Để có một tấmphông xã hội rộng lớn trong các tác phẩmcủa mình, cuộc đời của O. Henry cũng trải qua rất nhiều thăng trầm, với nhiều nghề khác nhau, từ nghề thuốc, làmtrong ngành địa chính, vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu bếp, làmtrong xưởng in, nhân viên ngân hàng…Ông từng vào tù vì làmthất thoát tiền của ngân hàng. Chính trong tù là thời gian ông chuyên tâmvào sáng tác và sau đó đã dần định hình một phong cách riêng. Cho đến nay, nhiều truyện ngắn của O. Henry vẫn là những mẫu mực của truyện ngắn hiện đại với cấu trúc ngắn gọn, giọng văn giản dị, hài hước và những kết thúc bất ngờ. Và chắc chắn rất nhiều độc giả sẽ cảmthấy thích thú khi đặt chân vào lãnh địa văn chương của O. Henry. Trong ebook này gồmmột số tác phẩmsau: Ái Tình Theo Khẩu Phần Căn Phòng Đủ Tiện Nghi Cánh Cửa Màu Lục Câu Chuyện Tỉnh Lẻ Cây Xương Rồng Chiếc Lá Cuối Cùng Chuyện Một Tờ Báo Dấu Vết Của Bin Đen Đêm Ả-Rập Tại Quảng Trường Mađixơn Hoàng Tử Đồng Xanh Khi Người Ta Yêu Mối Tình Của Ngài Khoán Dịch Viên Món Quà Giáng Sinh Một Câu Chuyện Dở Dang Những Con Đường Chúng Ta Chọn Những Mẩu Bánh Mì Kiến Hiệu Những Quả Tim Và Những Bàn Tay Phán Quyết Của Georgia Pxysê Và Nhà Chọc Trời Sau 20 Năm Sự Ra Mắt Ngắn Ngủi Của Tinđy Tay Súng Tay Đàn Tên Cảnh Sát Và Bản Thánh Ca Tên Trộm Hoàn Lương Thợ Cắt Tóc Kể Chuyện Tiền Và Thần Tình Yêu Xuân Về Trên Thực Đơn Một Nghìn Đô La Hy Sinh Vì Sự Nghiệp Quà Tặng Của Những Nhà Thông Thái Bạn Hữu Ở San Rosario Cú Sốc Trưởng Giả Mật Bánh Cay Đắng Khách Ở Sa Mạc Lên Đồng Bệnh Tương Thân Chuyến Phà Nhỡ Nhàng Lạc Giữa Đám Diễu Hành Một Cuộc Đổi Đời Qua Cơn Mê Con Người Hai Mặt Con Người Phóng Đãng Thái Tử, Tình Yêu Và Thời Gian Mời các bạn đón đọc. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry Mục Lục Giới Thiệu Mục Lục Giới Thiệu Tác Giả Tác Phẩm Ái Tình Theo Khẩu Phần Căn Phòng Đủ Tiện Nghi Cánh Cửa Màu Lục Câu Chuyện Tỉnh Lẻ Cây Xương Rồng Chiếc Lá Cuối Cùng Chuyện Một Tờ Báo Dấu Vết Của Bin Đen Đêm Ả-rập Tại Quảng Trường Mađixơn Hoàng Tử Đồng Xanh Khi Người Ta Yêu Mối Tình Của Ngài Khoán Dịch Viên Món Quà Giáng Sinh Một Câu Chuyện Dở Dang Những Con Đường Chúng Ta Chọn Những Mẩu Bánh Mì Kiến Hiệu Những Quả Tim Và Những Bàn Tay Phán Quyết Của Georgia Pxysê Và Nhà Chọc Trời Sau 20 Năm Sự Ra Mắt Ngắn Ngủi Của Tinđy Tay Súng Tay Đàn Tên Cảnh Sát Và Bản Thánh Ca Tên Trộm Hoàn Lương Thợ Cắt Tóc Kể Chuyện Tiền Và Thần Tình Yêu Xuân Về Trên Thực Đơn Một Nghìn Đô La Hy Sinh Vì Sự Nghiệp Quà Tặng Của Những Nhà Thông Thái Bạn Hữu Ở San Rosario Cú Sốc Trưởng Giả Mật Bánh Cay Đắng Khách Ở Sa Mạc Lên Đồng Bệnh Tương Thân Chuyến Phà Nhỡ Nhàng Lạc Giữa Đám Diễu Hành Một Cuộc Đổi Đời Qua Cơn Mê Con Người Hai Mặt Con Người Phóng Đãng Thái Tử, Tình Yêu Và Thời Gian TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Giới Thiệu Tác Giả Tác Phẩm 1. Một cuộc đời lặng lẽ và những truyện ngắn nổi danh 1 O. Henry, tên thật là WilliamSydney Porter, được đánh giá là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất của nước Mỹ những nămđầu thế kỷ XX. Ông sinh tại Greenboro, tiểu bang North Carolina vào năm1862. Năm15 tuổi (1877), ông thôi học và vào làmviệc trong một hiệu thuốc tây. Vào tuổi hai mươi, ông bị đau nặng và sức khoẻ sa sút nên đã đến dưỡng sức ở một nông trại tại tiểu bang Texas. Ông đã sống ở đấy hai năm, đã làmquen với nhiều người và hiểu rất rõ tính cách miền Tây. Sau này, ông đã kể về họ rất sinh động trong tập truyện ngắn có tựa đề đầy xúc cảmTrái timmiền Tây. Năm1884, O. Henry chuyển đến thành phố Austin (Texas) và trở thành một nhân viên thư ký ngân hàng. Ông lập gia đình và có một thời gian hạnh phúc. Ngoài công việc, ông viết văn và đã có những truyện ngắn được đăng. Và rồi tai hoạ ập đến với ông. Vào năm1896, ông bị buộc tội thâmlạmngân khố. Mặc dù ông đã thề là mình vô tội, nhưng ông vẫn cảmthấy hoang mang và bỏ trốn đến Honduras (một quốc gia ở Trung Mỹ, nằmgiữa Mêhicô và NamMỹ). Sáu tháng sau, O. Henry được tin vợ ông qua đời, ông liền trở về và bị bắt. Ông bị kết án và bị giamở nhà tù liên bang ở Columbus (tiểu bang Ohio) gần ba năm. Trong tù, O. Henry tiếp tục sáng tác. Lúc đầu, ông viết truyện với mục đích cảmđộng là kiếmtiền mua quà giáng sinh cho con gái. Chính bút hiệu O. Henry đã được ông dùng từ khi ở tù. Những nămở tù đối với O. Henry quả là không vô vị. Đau thương và bất hạnh đã làmông thêmđồng cảmvới những người xung quanh. Ông trầmtĩnh quan sát những con người với những số phận và sau này đã thể hiện chúng trong các truyện ngắn của mình. Sau khi ra tù, vào năm1902, O. Henry chuyển đến thành phố New York, sống bằng nghề viết văn. New York bấy giờ là nơi quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ Mỹ. Họ đến đây từ khắp các miền của đất nước., và đều tìmthấy ở đây cái không khí trẻ trung, huyền ảo với những đường phố và toà nhà tráng lệ, và đặc biệt là cái tinh thần tự do đua tranh chứ không khắc nghiệt như ở miền Namhay hẹp hòi như ở miền Tây. Ở New York, ngay từ đầu O. Henry đã gặp may. Ông đã ký được một hợp đồng với tờ nhật báo New York World, mỗi tuần in một truyện ngắn. Giờ đây, ông có thể sống và cống hiến cuộc đời cho văn học. Năm1904, O. Henry xuất bản tập truyện đầu tiên Những kẻ cắp và những ông vua (Cabbages and Kings), lấy đề tài từ các nước Trung Mỹ và đã thành công rực rỡ. Tiếp theo, ông xuất bản các tập Bốn triệu người (The Four Million, 1906), Hàng đèn (The Trimmer Lamp, 1907), Trái timmiền Tây (The Heart of the West, 1907), Tiếng nói đô thị (Voice of the city, 1908), Đường định mệnh (Roads of Destiny, 1909), Quyền lựa chọn (Options, 1909), Việc làmminh bạch (Strickly Businees, 1910) và Những con quay (Whirligigs, 1910). Hai tập Đá lăn (Rolling Stones) và Những đứa trẻ bơ vơ (Waifs and Strays) được xuất bản sau khi ông mất vào năm1910. 2. Đề tài hướng về "người độc giả trung bình" O. Henry là một người nổi tiếng, tên ông được lấy làmgiải thưởng hàng nămcho truyện ngắn Mỹ. Nhưng đối với phần lớn người Mỹ, họ vẫn nhìn nhận ông trong cái phong thái bình dân. Ông viết truyện, lúc đầu là cho vui, sau là để kiếmtiền (thời gian trong tù) và sau nữa là để sống (những nămở New York). Về điều kiện xuất thân, ông đúng là một người bình dân và cũng giống như phần lớn người dân Mỹ thời ông, thích được đi đây đi đó, mơ ước những cuộc phiêu lưu có chừng mực, xemđô thị mới là nơi đáng sống, kiếmđược nhiều tiền là điều may mắn nhưng đừng quá mạo hiểm. O. Henry sống với thế giới này, gắn bó với nó đến mức cảmgiác được về nó từ những tiếng động, tiếng lanh canh của bát đĩa, tiếng gót giày ấn xuống cầu thang... Thậmchí, ông còn đoán định được đằng sau tiếng con người thở dài ẩn chứa nỗi niềmgì! O. Henry không phải là người ưa thích mộng tưởng. Ông chỉ viết về những cái mình quen thuộc. Cũng phải nói thêmrằng ở thời O. Henry, báo chí Mỹ đã trở thành một ngành công nghiệp hùng hậu. Một tờ báo bề thế là tờ báo có số phát hành cao. Muốn được vậy phải biết hướng tới "người độc giả trung bình". O. Henry đã làmcho viết văn trở thành một nghề có lợi, nhất là ông biết cách làmvừa lòng "người độc giả trung bình". Ông cung cấp cho họ những gì họ mong muốn. Ông hiểu rõ tâmlý của những người cùng thời, và đề tài trong truyện của ông được lấy từ chính đờisống của họ. Ông đưa đến cho họ hai điều: tiếng cười và sự cảmđộng. Những truyện ngắn của ông thường hómhỉnh và cho người Mỹ có dịp để cười về mình, cười rất độ lượng và ẩn cuối tiếng cười gợi lên sự vị tha, nhân ái. Người Mỹ, những người ở miền Tây, ở miền Namvà nhất là ở New York đã bước vào truyện của ông thật sống động. Ông miêu tả họ đúng như thực về lời nói và giọng điệu, suy nghĩ và ứng xử, thói quen và hành động. "Ở ông, người độc giả trung bình cuối thế kỷ nhận ra mình, hơi lý tưởng hoá, ngay cả khi mình bị giễu cợt". O. Henry không phải là kẻ khác người. Ông chỉ muốn truyện của mình được đọc, nên ông chẳng có một "thông điệp" gì, cũng chẳng có một đòi hỏi gì khi viết. Ông tự bằng lòng "làmmột người mua vui". 3. Cuộc sống muôn màu. New York Đờisống trong truyện ngắn O. Henry trải rộng và cực kỳ phong phú. Ông không tập trung vào một đối tượng nào như phần đông các nhà tiểu thuyết. Các truyện ngắn của ông là kết quả của những câu chuyện, những con người mà ông cho là lý thú và đáng ghi lại. Mà một người như ông, dấu chân đã lưu lại vô số vùng đất, thì những chuyện như vậy nhiều không kể xiết. Tuy nhiên, về không gian trong truyện O. Henry có ba điểmchính: Texas, Trung Mỹ và New York. Texas lưu lại trong O. Henry với hai dấu ấn trái ngược. Một mặt là những nămtháng trai trẻ, khi ông đã từng làmcác nghề chăn bò, xén lông cừu và còn nổi tiếng là người cưỡi ngựa giỏi, là tay súng thiện xạ. Mặt khác là những đau thương về đời tư (bị tù, vợ chết) đã làm thay đổi không chỉ cuộc sống mà cả tâmtính O. Henry. Những truyện ngắn tiêu biểu về miền Tây của O. Henry là Trái timvà chữ thập, Dấu vết của Bin Đen, Bánh rán miền Paimiênta, Ái tình theo khẩu phần... đã đemđến cho người đọc sự rung động về những cảnh sắc và con người xứ này. Chúng đầy ắp những chi tiết về tập tục trang trại cũng như về lòng can đảmvà sự cao thượng của dân chăn bò (cow boy), những kẻ được mệnh danh là "ông vua của đồng cỏ, chúa của súc vật và chủ nhân của thịt bò và xương bò". Ông miêu tả thật ấn tượng vẻ đẹp của đồng quê, những đêmhè trên cánh đồng cỏ với những tiếng chimhót trong bụi cây hay là tiếng chó sói hú đến chát tai làmlũ cừu sợ run lẩy bẩy, co rúmlại với nhau... Những truyện ngắn của O. Henry về các nước Trung Mỹ được tập hợp trong tập Những kẻ cắp và những ông vua. Tập truyện đã phản ánh thật sinh động cái khu vực Trung Mỹ thường xuyên mất ổn định trong đờisống chính trị, xã hội. Ở đó, những kẻ phiêu lưu và những tay "cò" chính trị đầy ắp trong nội các chính phủ, chúng chỉ toan tính việc lập đường xe lửa và chia nhượng địa. Ở Trung Mỹ, đến tổng thống cũng sẵn sàng rũ bỏ tổ quốc và nhân dân, lỉnh đi với một vali đầy ắp tiền cùng nhân tình.. Texes và Trung Mỹ chỉ chiếmphần nhỏ trong sự nghiệp văn chương của O. Henry, khoảng 80 truyện trong số gần 600 truyện mà ông đã viết, còn phần lớn ông viết về New York. New York, thành phố lớn nhất nước Mỹ, nằmở bờ biển phía đông, đã biến đổi hoàn toàn so với thời kỳ của nhà văn Washington Irving. Chính ở đây, vào đầu thế kỷ XX đã phát triển cái được người ta gọi là phong trào "người New York" mà W. Irving đã miêu tả có phần châmbiến trong cuốn Lịch sử New York của Knickerbocker (Knickerbocker's History of New York). New York thời O. Henry được xemlà "một thành phố quốc tế vĩ đại", cái cộng đồng người Hà Lan đã khai phá nên thành phố này giờ sống lọt thỏmgiữa biển người tứ xứ. O. Henry say mê thành phố này, viết về nó một cách cật lực và hào hứng. Mặc dầu trong truyện ông vẫn luôn đemđến cho người đọc niềmvuisống, nhưng ta vẫn cảmthấy trong một số truyện của ông phảng phất cái tâmlý bất an. Có lẽ ông còn bị ámảnh bởi trạng thái bịsăn đuổi và chạy trốn. New York rộng lớn là thế nhưng ông vẫn cảmthấy sợ bị rủi ro. Ông đã diễn tả tâmtrạng đó thật hay trong các truyện Căn buồng có sẵn đồ cho thuê và Hai mươi nămsau. O. Henry đến New York nămông 40 tuổi, và ở cái tuổi này người ta không dễ gì quên được mọi chuyện. Chính đây cũng là yếu tố đã làmcho truyện ngắn của ông chân thật và ý vị hơn. 4. Nghệ thuật kể chuyện O. Henry là người kể chuyện có tài. Phần lớn truyện ngắn của ông đều có cốt truyện giản đơn, kết thúc bất ngờ. Ông muốn đemđến cho người đọc một sự thi vị, một sự mơ mộng gần giống như trong truyện cổ tích. O. Henry thường thêmthắt các chi tiết bên ngoài để che đậy ý đồ tư tưởng, đánh lạc hướng người đọc. Và chỉ khi nào kết thúc câu chuyện, người đọc mới nắmđược nội dung của điều ông muốn nói. Khi đọc truyện ngắn O. Henry, ta nhận thấy có sự thay đổi trong mô thức trần thuật, gắn vớisự thay đổi không gian nghệ thuật của truyện. Ở trong loạt truyện về Texas và Trung Mỹ, chủ yếu ông sử dụng mô thức trần thuật "kiểu vở kịch" (thuật ngữ của P. Lubbock), còn ở những chuyện về New York, ông chủ yếu sử dụng mô thức trần thuật "kiểu bức tranh". Ở mô thức thứ nhất, ta thấy các nhân vật can thiệp vào các biến cố, xung đột, bản thân chúng tạo ta tính kịch và nhà văn có thể xác định được những phẩmchất đặc trưng của tính cách nhân vật. Ở mô thức thứ hai, các nhân vật bị ngập chìmvào cái không gian đô thị ồn ào không ngưng nghỉ, và chúng bị các biến cố cuốn hút đi. Ở đây, ta chỉ bắt gặp các số phận chứ không có các tính cách. Những sáng tác của O. Henry trong thời gian ở New York nằm trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử Mỹ, giai đoạn kinh tế Mỹ đã chuyển từ công nghiệp hoá sang tự động hoá. Đây là môi trường chủ yếu tạo ra màu sắc đámđông, và nhà văn cố gắng tạo ra trong đó những mảnh đời, những số phận với những dáng vẻ khác nhau. O. Henry đã sống một cuộc đời trầmlặng. Đó là số phận của ông. Nhưng giữa muôn triệu người, ông không bị chìmlãng. Ông bất tử với những truyện ngắn của mình. Ông không tự tạo ra danh tiếng, mà danh tiếng tự đến với ông. Chừng nào con người còn biết cảmxúc, biết rung động, chừng ấy người ta còn tìmđọc và tôn vinh ông. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Ái Tình Theo Khẩu Phần Xu hướng của đàn bà, - Giep Pitơxnói, sau khi đã có một vài ý kiến bàn về vấn đề này, - thường hướng về phía mâu thuẫn. Đàn bà muốn cái mà các cậu không có. Cái gì càng có ít, đàn bà càng muốn nhiều. Họ thích lưu trữ các loại xuvơnia về những sự kiện thực ra chẳng có trong đời họ. Cái nhìn một phía đối vớisự vật không đội trời chung với bản tính đàn bà. X Tớ có một điểmdở bẩmsinh và được những chuyến du lịch phát triển lên, - Giep nói tiếp, mặt đămchiêu nhìn cái bếp lò nằmlọt giữa đôi chân ghếch cao. - Tớ nhìn một số sự vật sâu hơn đa số mọi người. Tớ đã hít no hơi xăng, đã diễn thuyết trước đámđông hầu như tại tất cả các thành phố của Hoa Kỳ. Tớ mê hoặc người đời bằng âmnhạc, tài hùng biện, sự khéo léo của đôi tay và những thủ thuật ranh mãnh, đồng thời bán cho họ hàng kimhoàn thuốc men, xà phòng, thuốc mọc tóc và đủ thứ tạp nhamkhác. Trong lúc đi chu du, phần để giải trí, phần để chuộc tội, tớ đã nghiên cứu đàn bà. Muốn hiểu được một ả đàn bà, con người ta cần cả một đời, nhưng những mầmmồng kiến thức về nữ giới có thể đạt được, nếu ta dành cho nó mười nămnghiên cứu cần cù, kĩ lưỡng. Trong lĩnh vực này, tớ đã biết được rất nhiều điều bổ ích khi rao bán ở miền tây kimcương Braxin và đồ nhómlửa đã được cấp bằng phát minh, - đó là sau chuyến đi Xavanna của tớ qua vành đai bông. Dạo ấy là thời kì phát đạt đầu tiên của bang Oclahôma. Thị xã Gatơri mọc lên ở giữa bang này, vùn vụt như thổi. Đó là một thị xã điển hình ra đời trong cao trào bùng nổ kinh tế: muốn tắmrửa phải xếp hàng, nếu bạn ngồi ăn trong tiệmlâu quá chục phút thì phải trả thêmtiền chỗ ngồi; còn nếu ngủ đất trong khách sạn, sáng ra xin cứ việc chi tiền như nghỉ biệt thự. Về quan điểmlẫn tư chất thì ở đâu tớ cũng thích tìmnhững chỗ đánh chén ngon lành nhất. Tớ tìmđược một nơi hết sức vừa ý. Đó là một tiệmăn căng bạt của một gia đình vừa mới mở. Gia đình ấy đến thị xã này theo vết chân sự bùng nổ kinh tế. Họ đã dựng gấp một ngôi nhà nhỏ vừa để ở vừa để nấu nướng và chăng thêmlều bạt áp vào ngôi nhà làmtiệmăn. Lều này chăng đầy những tờ quảng cáo nhằm giành giật từ vòng tay tội lỗi của các biệt thự và khách sạn kẻ lữ hành mệt mỏi. “Hãy nếmbánh quy nhà chúng tôi”, “Bánh rán nóng với xirô phong, những món bạn vẫn ăn từ thuở bé”, “Gà rán của chúng tôi lúc sống chưa đến tuổi cục tác” đấy là những dòng chữ có nhiệm vụ kích thích sự tiêu hoá của khách ăn. Tớ mới bụng bảo dạ rằng cái thân xác tớ cần tọng một chút gì đó chiều nay tại chính tiệmăn này. Sự việc diễn ra đúng như vậy. Chính tại đây tớ đã làmquen được với Mâymi Điugân. Ông già Điugân - kiểu dân ăn không ngồi ở xứ Inđiana, cao tớisáu bộ (1) - nằmtrên ghế xích đu hồi tưởng lại vụ thất bát nămmột támlinh sáu. Bà lão Điugân nấu bếp, còn Mâymi thì phục vụ khách. Chỉ vừa trông thấy Mâymi, tớ đã hiểu ngay là cuộc tổng kê dân số đã phạmmột sự nhầmlẫn. Ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đúng ra chỉ có một cô gái mà thôi! Mô tả nàng chi tiết thật là khó. Vóc nàng xấp xỉ một thiên thần, nàng có đôi mắt, lại còn điệu bộ nữa chứ. Nếu các cậu muốn biết nàng là người như thế nào, thì có thể tìmthấy cả một chuỗi xích, trải dài từ cầu Bruclin về phía tây đến tận trụ sở toà án ở Caonsin Blaphơ, bang Inđiana. Những người như nàng kiếmsống bằng cách làmviệc ở các cửa hàng tiệmăn, trong các nhà máy và văn phòng. Họ có gốc gác theo đường thẳng từ bà Eva, chả là họ đã giàng được quyền làmđàn bà, còn nếu như các cậu dámđặt dấu hỏi về cái quyền ấy thì có khả năng ăn một cái tát ra trò. Họ là những người bạn tốt, họ trung thực và tự do, dịu dàng và táo tợn, và họ biết nhìn thẳng vào cuộc đời. Họ gặp gỡ mặt đối mặt với đàn ông và đã đi đến kết luận rằng đàn ông là giống sinh vật thảmhại. Họ đã đinh ninh rằng sự mô tả của đàn ông trong các tiểu thuyết đọc trên tàu hoả tựa như chàng hoàng tử trong cổ tích, chẳng hề được thực tế xác nhận. Đấy, Mâymi cũng là một cô gái như vậy. Toàn bộ con người nàng toát lên sức sống, sự vui vẻ và tính linh lợi, với khách thì mau mồm mau miệng: thật chết cười mỗi lần nghe nàng đáp. Tớ không ưa khai quật tận lòng sâu các cảmxúc cá nhân. Tớ vẫn theo cái thuyết cho rằng những mâu thuẫn và những mối tơ vò của cái bệnh có tên gọi là bệnh tương tư là những thứ cũng riêng tư giống như cái bàn chải đánh răng. Theo tớ, các bản tiểu sử những trái timchỉ nên tìmvị trí cho mình bên cạnh các tiểu thuyết lịch sử về đờisống buồng gan trên các tạp chí dành cho việc rao tin. Vì thế xin các cậu thứ lỗi, nếu tớ không liệt kê ra đây danh sách đầy đủ của những tình cảmcủa tớ đối với Mâymi. Chẳng bao lâu tớ đã nhiễmthói quen thường xuyên có mặt ở quán vào những lúc ít người. Mâymi tiến lại phía tớ, trong bộ áo dài đen và tạp dề trắng, miệng mỉmcười và nói: “Chào anh Giep, sao anh không đến đúng giờ đã định? Anh cố ý muộn để mọi người phải lo lắng hay sao? Gà rán - bít-tết - thịt lợn - dầu - trứng tráng - với - giăm-bông - …Nàng gọi tớ là Giep, nhưng điều ấy tuyệt nhiên không có nghĩa gì cả. Chẳng qua nàng cũng phải phân biệt người nọ với người kia mà thôi. Gọi thế thì vừa nhanh, vừa tiện. Tớ thường ăn hai bữa trưa và cố kéo dài chúng như ăn tiệc trong xã hội thưọng lưu, nơi người ta đổi đĩa, đổi vợ và trao qua đổi lại những câu đùa giữa các lần nuốt. Mâymi chịu đựng tất. Có lẽ nào nàng lại làmầmĩ lên và bỏ mất một đôla chỉ vì người ăn không đến theo thời gian biểu đã định. Ít lâu sau lại thêmmột cậu chàng nữa tên là Eđ Côliê nảy ra cái thói tọng đồ ăn vào giờ trái khoáy. Vì có tớ và cậu ta mà giữa bữa ăn sáng với bữa ăn trưa và bữa ăn trưa với bữa ăn chiều đã bắc những cây cầu nối thường xuyên. Qnán ăn biến thành rạp xiếc với ba vũ đài, thành thử Mâymi hoàn toàn không còn thời gian nghỉ ở hậu trường nữa. Thằng cha Côliê đầy những thủ đoạn ma lanh. Hắn làmviệc đâu như ở đội khoan giếng hoặc bảo hiểm, có quỷ mới biết được - tớ cũng chả nhớ ở đội nào. Hắn cũng khá về khoa ăn nói và dễ gây được thiện cảm. Tớ với hắn đã tạo ra trong quán một bầu không khí tình tự và thi đua. Mâymi giữ mình trên tầmcao vô tư và phân phối đều sự lịch thiệp đối với cả hai người chúng tớ, giống như chia bài ở câu lạc bộ ấy: một quân bài cho tớ, một quân bài cho Côliê, và một quân bài đặt cái. Trong ống tay áo không còn một quân bài nào cả. Tất nhiên tớ với Côliê đã làmquen với nhau và thỉnh thoảng còn thù tạc với nhau trong bốn bức tường của lều quán. Không kể những trò khôn ranh, cậu ta gây được ấn tượng tốt và sự đối địch của cậu ta cũng rất ngộ. - Tao thấy mày thích ngồi lì trong phòng tiệc sau khi khách đã tản về hết đấy nhé. - Có một lần tớ nói với Côliê để xemhắn đối đáp như thế nào. - Ừ, - Côliê nói, vẻ tư lự. - Sự ồn ào cảnh chen vai thích cánh làmthần kinh nhạy cảmcủa tao khó chịu. - Thần kinh tao cũng thế, - tớ nói - À, cô bé cũng kháu đấy chứ nhỉ? - À, thì ra thế, - Côliê bật cười. - Nếu mày đã nhắc đến điều đó, thì tao xin báo để mày rõ là cô bé gây được ân tượng không phải là khó chịu đối với thần kinh thị giác của tao. - Cô ấy làmtao thích mắt lắm, - tớ nói. - Tao đang tán nó đây. Nói để mày biết. Thế là bắt đầu cuộc đua nước rút của chúng tớ. Quán ăn cung ứng liên tục. Mâymi phục vụ chúng tớ, vui vẻ, dễ thương và lịch sự. Thần ái tình và người nấu bếp ở quán Điugân làmviệc cật lực. Thoạt đầu Mâymi chẳng nói gì cả. Sau đó bỗng nàng rùng rùng toàn thân. Thế là tớ nghe được những điều bổ ích. Nàng nói: - Anh Giep ạ, emrất tiếc là anh đã nói ra. Emcũng mến anh, emmến anh nhiều mặt, nhưng trên đời này sẽ chẳng có người đàn ông nào emlấy làmchồng đâu và sẽ chẳng bao giờ có cả. Anh có biết trong con mắt em, đàn ông là cái thứ gì không? Đó là nấmmồ, là nấm mồ để chôn bít-tết, thịt lợn kho, gan xào, trứng tráng với giăm-bông. Trong tâmkhảmemđã in đậmhình ảnh của họ như thế. Emđã thử chống lại cảmgiác ấy, những không tài nào chống được. Nghe nói các cô gái khen hết lời chồng chưa cưới của mình, emkhông hiểu nổi. Đàn ông, cái cối xay thịt và chạn đựng thức ăn đều gây ra ở emnhững cảmgiác giống nhau. Có lần emđi xemkịch, nhìn thấy một diễn viên mà các cô gái đều chết mê chết mệt. Emngồi xemmà nghĩ bụng, không hiểu anh ta thích loại bít-tết nào - còn tái, chín vừa hay đã rán già và loại trứng nào - còn lòng đỏ nhùng nhùng hay đã luộc nhừ, chỉ có bấy nhiêu thôi. Không, anh Giep ạ. Emsẽ không bao giờ lấy chồng. Để mà toàn trông thấy anh ta sáng đến ngồi ăn, đến trưa lại quay về ăn, rồi cuối cùng lại vác mặt về ăn tối, chỉ ăn, ăn, ăn ấy à… - Nhưng mà, Mâymi này, - tớ bảo, - cái đó rồisẽ qua. Tại emđã làmcông việc này nhiều quá đấy thôi. Nhất định rồi emsẽ lấy chồng. Đàn ông không phải bao giờ cũng chỉ ăn. - Còn emthì lúc nào cũng quan sát thấy họ ăn. Không, emsẽ nói cho anh biết emsẽ làmgì. - Mâymi bỗng tràn đầy cảmhứng, đôi mắt nàng sáng lên. - Ở Têri Hot có một cô gái tên là Xiudi Phoxtơ, bạn gái em. Cô bạn ấy làmở quán điểmtâmngay nhà ga. Emcũng đã làmhai nămở tiệmăn chỗ ấy. Xiudi còn kinh tởmđàn ông hơn, bởi vì những người đàn ông ra ga ăn bao giờ cũng vội cuống vội cuồng. Họ vừa tán tỉnh vừa nhồmnhoàmnhai cùng một lúc. Khiếp! Emvới Xiudi đã quyết rồi. Chúng emsẽ dành dụmtiền, khi nào đủ sẽ tậu một ngôi nhà nhỏ và nămacrơ (2) đất. Chúng emđã để ý đến một khoảnh đất. Chúng emsẽ sống với nhau và sẽ trồng hoa viôla. Emkhuyên người đàn ông nào phàmăn tục uống đừng nên đến gần trang trại của chúng emdưới một dặm. - Ồ, thế chả lẽ các cô gái không bao giờ…- tớ cất tiếng. Nhưng Mâymi đã dứt khoát cắt ngang. - Không, không bao giờ. Họ chỉ nhấmnháp gọi là đôi chút thôi. - Anh thì cho rằng kẹo… - Lạy trời, anh hãy nóisang chuyện khác đi, - Mâymi đáp. Như tớ đã nói, kinh nghiệmnày đã chứng minh cho tớ rằng bản tính đàn bà đời đời hướng tới những ảo ảnh và ảo tưởng. Hãy lấy nước Anh mà xem- bít-tết đã tạo nên nó, nước Đức thì do xúc-xích đẻ ra, còn chú Samhùng mạnh như ngày nay là nhờ bánh rán và gà rán. Nhưng các cô thiếu nữ có tin điều ấy đâu. Họ cho rằng tất cả là do Sếchxpia, Rubinxtên và đội khinh kị binh của Thêơđo Rudơven làmnên. Tình thế của tớ thì ai mà chẳng nản lòng. Không thể có chuyện cắt đứt Mâymi được. Thế nhưng cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ thói quen ăn uống xưa nay thì tớ lại buồn nẫu ruột. Tớ đã nhiễmphải cái tật ấy từ sớmquá. Hai mươi bảy tuổi đời mà tớ đã mù quáng lao đầu vào thảmhoạ và ngả theo tiếng gọi mê hoặc của con quái vật khủng khiếp là thực phẩm. Thay đổi muộn quá rồi. Tớ đã trở thành loại nhai lại hai chân hết phương cứu vãn. Có thể đánh cuộc bằng món tômhùmvới món bánh rán, cuộc đời tớ thế là đi đứt vì cái thói ấy. Tớ tiếp tục ăn ở quán Điugân, hi vọng Mâymi rủ lòng thương. Tớ tin vào tình yêu chân chính và nghĩ rằng nếu nó thường đã phải chống chọi lại vớisự vắng mặt của một bữa ăn thịnh soạn thì biết đâu, nó sẽ biết chống chọi lại vớisự có mặt của chính bữa ăn ấy. Tớ vẫn tiếp tục chịu sự điều khiển của tật xấu tai hại, nhưng mỗi lần tớ bỏ một miếng khoai tây vào mồmtrước mặt Mâymi là tớ cảmthấy có lẽ mình đang chôn vùi những hi vọng ngọt ngào nhất của bản thân. Côliê hình như cũng ngỏ lời với Mâymi và cũng nhận được câu trả lời tương tự. Ít ra thì có một hômhắn chỉ gọi một tách cà phê và một mẩu bánh lương khô rồi ngồi nhấmnháp miếng bánh hệt như một tiểu thư khuê các trước đó đã nếmthịt bò xào bắp cải dưới bếp. Tớ liền bắt chước và cũng chỉ gọi cà phê và bánh lương khô. Kể cũng láu cá đấy chứ hả? Ngày hômsau, hai đứa lại lặp lại như thế. Ông già Điugân từ bếp lên bưng cái món đài các của chúng tớ. - Các cậu mắc chứng ăn không ngon hả? - Bác ấy hỏi với giọng của người cha, tuy không phải không có sự châmbiếm. - Tôi đã đổi con Mâymi xuống bếp rồi, cho nó nghỉ ít lâu. Phục vụ bàn này cũng không vất vả, không ảnh hưởng lắmđến bệnh thấp khớp của tôi. Tớ với Côliê đành phải quay trở lại với những thứ thực phẩmnặng dạ dày. Lúc ấy tớ bỗng phát hiện ra mình ăn ngon miệng kinh khủng, đúng là “ngồi ăn núi lở”. Tớ ăn đến nỗi nếu có bước qua ngưỡng cửa vào gặp Mâymi lúc ấy thì nàng sẽ cămghét tớ lắm. Sau đó tớ phát hiện ra mình đã trở thành nạn nhân của một mánh khoé đầy báng bổ và đê tiện mà Eđ Côliê đã rắp ranh bẫy tớ. Tớ với hắn ngày nào cũng đi uống lai rai trong thành phố để làmdịu bớt cơn đói. Cái thằng xỏ lá ấy đã mua chuộc gần chục gã phục vụ, thế là những gã này đã rót vào từng cốc rượu uytxki của tớ một lượng đáng kể thứ chất cay làmtừ táo kích thích sự ngon miệng do hãng Anacôn sản xuất. Nhưng còn trò bịp cuối cùng mà hắn định chơi tớ, còn khó quên hơn nhiều. Một hômkhông thấy Côliê ló mặt đến quán nữa. Một người quen chung có nói rằng buổisáng hắn đã rời bỏ thành phố. Như vậy là kẻ thù duy nhất của tớ chỉ là tấmbảng món ăn. Vài ngày trước khi đi biệt tăm, Côliê đã tặng tớ hai chai uytxki hảo hạng, tuồng như là của người anh họ ở Kentơcki gửi cho hắn. Bây giờ tớ có cơ sở để nghĩ rằng thứ uytxki ấy hầu như chứa toàn món chất cay Anacôn là từ táo kích thích sự ngon miệng. Tớ vẫn tiếp tục ngốn hàng tấn thực phẩm. Trong con mắt Mâymi, hơn bao giờ hết, tớ vẫn là loài hai chân chuyên nhai lại. Khoảng một tuần sau khi Côliê mất hút, có một đoàn triển lãmtrưng bày của lạ đến thành phố và ở trong một lều bạt gần đường sắt. Một buổi chiều tớ ghé vào chỗ Mâymi, thì bà mẹ nàng bảo với tớ rằng Mâymi cùng đứa emtrai là Tômat đã đi xemtriển lãmrồi. Việc này lặp đi lặp lại tuần ba lần. Chiều thứ bảy tớ lại bắt gặp Mâymi đi xemtriển lãmvề. Tớ bèn rủ nàng ngồi lại một lát. Nàng đã thay đổi hẳn. Đôi mắt dịu dàng hơn và long lanh sáng. Thay vì một Mâymi Điugân chỉ chực trốn chạy khỏi tính thamăn của giới đàn ông, đi chămsóc hoa viôla, trước mặt tớ là một Mâymi đáp ứng được với dự liệu của Chúa trời và cực kì thích hợp với việc sưởi lòng trong ánh kimcương Braxin và những đồ nhómlửa đã được cấp bằng phát minh. - Chắc là emđang bị lôi cuốn rất nhiều vì cái triển lãmchưa từng có về các sinh vật kì diệu và lạ mắt? - Tớ hỏi. - Dù sao cũng giải trí được ạ. - Mâymi đáp. - Rồi emsẽ phải đi tìmsự giải trí để thoát khỏisự giải trí ấy, nếu ngày nào emcũng đi xem. - Đừng nổi nóng lên thế, anh Giep! Chẳng qua emchỉ muốn bứt khỏi những ý nghĩ về bếp núc. - Những sinh vật kì diệu ấy không ăn à? - Không phải tất cả. Một số bằng sáp. - Đừng có dính vào đấy là được. - Tớ nói nặng tuy không có ẩn ý gì, chẳng qua quen mồmmà thôi. Mâymi đỏ mặt. Tớ chẳng hiểu ra làmsao nữa. Trong lòng tớ bừng lên một hi vọng là bằng sự chung thuỷ của mình tớ sẽ làmnhẹ bớt tội ác khủng khiếp của cánh đàn ông là công nhiên nhồi nhét thực phẩmvào cơ thể. Mâymi loáng thoáng nói đến các vìsao, trong những ngôn từ lịch sự nhất. Tớ cũng hứng chí tán về sự kết giao của những con tim, về tổ ấmgia đình sưởi bằng tình yêu chân chính và những đồ nhómlửa đã được cấp bằng phát minh. Mâymi lắng nghe không nhăn mặt, thế là tớ đã bụng bảo dạ “Chú mày đã làmnhẹ được sự cămghét trùmlên những kẻ phàmăn tục uống rồi đấy! Chú mày đã giẫmđược lên đầu con rắn ẩn trong lọ nước chấmrồi đấy!”. Chiều thứ hai tớ lại mò đến Mâymi. Nàng với cậu emtrai lại đi xemtriển lãmcác vật kì diệu mất rồi. “Lạy trời cho bốn mươi lămhà bá quơ cái triển lãmấy đi cho rồi! - Tớ rủa. - Tròi đánh thánh vật đời đời cái triển lãmấy! Amen! Ngày mai ta phải đích thân đến đấy xemcó cái chết tiệt gì mà hấp dẫn thế. Chả lẽ một con người được tạo hoá sinh ra để thừa kế đất đai, lại có thể bị mất người yêu thoạt đầu vì thìa dĩa, rồisau đó vì một cái triển lãmmà vé vào cửa chỉ có mười xu?” Chiều hômsau, trước khi đi xemtriển lãm, tớ tạt vào nhà Mâymi và được biết nàng không có nhà. Lần này nàng không đi với Tômat, vì cậu này đã đón tớ ngay trên bãi cỏ trước lều quán để gạ tớ. - Anh Giep, anh sẽ cho emgì nào, nếu emnói chuyện này cho anh nghe? - Cái gì đáng giá thì anh sẽ cho. - Chị Mâymi phải lòng kì quan ở triển lãmrồi. Emchẳng thấy thích. Nhưng chị ấy lại thích. Emđã nghe lỏmđược họ nói chuyện với nhau. Emnghĩ chắc anh thích nghe. Anh Giep này, hai đôla đối với anh có nhiều quá không? Ở trong thành phố có bán một khẩu súng, emmuốn… Tớ lục túi và đổ vào mũ cho Tômat một đồng xu bạc. Tin Tômat báo như dao đâmvào tớ, khiến ý nghĩ của tớ chao đảo mất một lúc. Rót tiền lẻ cho Tômat, tớ mỉmcười một cách ngớ ngẩn, mà trong lòng tan nát. Tớ nói giọng nửa ngố nửa pha trò. - Cảmơn Tômat…cảmơn…emnói cái kì quan…ấy à? Nó có gì đặc biệt, cái của quái dị ấy, hả Tômat? - Đây này, - Tômat vừa nói vừa lôi từ trong túi ra tờ chương trình bằng giấy vàng khè và dúi vào mũi tớ. - Anh ta là vô địch thế giới về nhịn đói. Chắc là vì thế mà chị Mâymi cứ bámlấy anh ta. Anh ta không ăn gì cả. Anh ta sẽ nhịn đói bốn mươi chín ngày. Hômnay là ngày thứ sáu…Anh ta đây này. Tớ nhìn dòng chữ mà ngón tay Tômat chỉ vào: “Giáo sư Eđuacđô Côliêri”. - À! - Tớ thốt lên thán phục. - Giỏi thật, Eđ Côliê. Xin chịu ông cái khoản nhanh trí. Nhưng tôi không nhường cô gái cho ông đâu, hiện tại nàng chưa phải là kì quan phu nhân. Tớ rảo bước đến ngay triển lãm. Khi tớ tiến vào lối cửa sau thì có một người nào đó thò đầu ra như con rắn, đứng thẳng chân lên và lao thẳng đến tớ như chú ngựa muxtang. Tớ tómngay cổ người đó và quan sát kĩ dưới ánh sao. Đó là giáo sư Eđuacđô Côliêri mặc quần áo của giống người, với nỗi tức giận trong một con mắt và sự sốt ruột trong con mắt kia. - Hêlô, kì vậy! - Tớ nói. - Đợi một chút nhé, để tao ngắmmày cái nào. Chà chà, làmkì quan của thế kỉ chúng ta, hoặc là của lạ từ đảo Boocnêô thích thật! Thế trong chương trình người ta tôn xưng cho mày cái tên gì? - Giep Pitơxnày, - Côliê nói khe khẽ. - Thả tao ra, không thì tao nện mày bây giờ. Tao đang vội chết đi được đấy. Bỏ tay ra! - Nhẹ nhàng nào, nhẹ nhàng nào, Eđi, - tớ nói, tay vẫn giữ chặt cổ áo anh chàng. - Cho phép một người bạn cũ chiêmngưỡng mày cho thoả đã. Mày bày ra trò này phải nói là đại bợmđấy, con ạ, nhưng chớ có to mồmvề chuyện đấmnhau: mày không thích hợp với việc ấy đâu. Cái tối đa mà mày có bây giờ - đó là sự táo tợn kha khá với cái dạ dày rỗng. Tớ đoán không nhầm, hắn yếu như sên. Hắn lên tiếng: - Giep ơi, tao sẵn sàng tranh cãi với mày về chủ đề này bao nhiêu hiệp cũng được, chỉ cần tao có nửa tiếng luyện tập và một thỏi bít tết diện tích hai bộ vuông để luyện. Tổ sư đứa nào sáng tạo ra nghệ thuật nhịn ăn! Hãy xích nó lại đời đời cách cái giếng không đáy chứa toàn bít-tết nóng sốt chỉ hai bước chân! Tao bỏ cuộc đấu đây, Giep ạ. Tao đào ngũ đây. Mày sẽ tìmthấy nàng Điugân trong lều: nàng đang ngắmmột xác ướp sống và một con lợn bác học ở đấy. Nàng thật là một cô gái kì diệu, Giep ạ. Lẽ ra tao đã thắng trong cái trò này, nếu như chịu được trạng thái không ăn uống thêmmột thời gian nữa. Mày phải thừa nhận rằng đường đi nước bước của tao trong trò tuyệt thực này đã được suy tính để hoàn toàn có khả năng thành công. Tao đã tưởng như thế. Người ta bảo tình yêu lay chuyển cả núi non. Cứ tin tao đi, đấy chỉ là lời đồn sai lệch…Không phải tình yêu, mà là hồi chuông gọi đi ăn buộc núi non phải rung chuyển. Tao yêu Mâymi Điugân. Tao đã trải qua sáu ngày nhịn ăn để chiếmđược tình cảmcủa nàng. Suốt thời gian này tao chỉ có một lần xơi một miếng, đó là lúc tao đẩy cái thằng xămđầy mình và giật của nó miếng bánh xanđuych để ăn. Ông chủ cúp sạch lương của tao. Nhưng tao đến đây không phải vì mấy đồng lương, mà là vì cô gái ấy. Vì nàng tao có thể hiến dâng cuộc đời, còn vì miếng thịt lợn rán tao sẽ hiến dâng tâmhồn bất tử của mình. Đó là một cực hình, Giep ạ. Cả tình yêu, cả sự nghiệp, cả gia đình, cả tôn giáo, cả nghệ thuật, cả tinh thần yêu nước đều chỉ là những lời nóisuông trống rỗng, khi con người ta đói. Eđ Côliê tâmsự với tớ bằng giọng lâmli. Chẩn đoán bệnh rất dễ: những đòi hỏi của trái timcậu ta và những đòi hỏi của dạ dày đang xung đột với nhau, và phái hậu cần đã thắng. Quả thực, tớ luôn thấy mến Côliê. Tớ lục tìmmột câu an ủi nào đó, nhưng chẳng tìmthấy câu nào thích hợp cả. Côliê nói tiếp: - Bây giờ mày hãy thương tao mà để cho tao đi. Số phận đã giáng cho tao một đòn nên thân, nhưng bây giờ tao sẽ giáng cho đồ ăn thức uống một đòn mạnh hơn. Tao sẽ khua sạch tất cả các tiệmăn trong thành phố. Tao sẽ ngâmmình ngập đến thắt lưng trong món thịt philê và sẽ tắmtrong trứng tráng với giăm-bông. Thật kinh khủng khi một người đàn ông phải đến nước từ bỏ một cô gái chỉ vì cái ăn. Thật còn tệ hơn cái anh chàng tên gì nhỉ? Ixav, kẻ đã bỏ cả bản quyền tác giả vì một con lôi. Đói là một điều khủng khiếp. Xin lỗi mày nhé, tao đang ngửi thấy mùi giăm-bông rán ở phía xa xa, nên đôi chân tao đang thúc giục tao băng về hướng đó. - Chúc mày ăn ngon miệng, Côliê ạ. - Tớ nói - Nhưng đừng có giận tao nhé. Trờisinh ra tao cũng là một đứa phàmăn nên tao thông cảmvới nỗi đau khổ của mày. Đúng vào phút ấy mùi giăm-bông rán đã bay đến trên đôi cánh của gió trời. Nhà quán quân nhịn ăn chép miệng rồi phi nước đại về phía có mồi ăn. Tiếc rằng các vị văn hoá xưa nay vẫn quảng cáo về ảnh hưởng thần diệu của tình yêu và lãng mạn không nhìn thấy cảnh này! Thì đây, Eđ Côliê, một con người tinh tế, đầy khôn ngoan mưu mẹo. Vậy mà cậu ta đã bỏ một cô gái, đang làmchúa tể trái timcậu ta và nhảy sang địa hạt của dạ dày trong cuộc truy tìmcái ăn hèn kém. Đó là cái tát đối với các thisĩ, là sự nhạo báng chủ đề câu khách nhất của văn chương. Cái dạ dày rỗng là đối trọng tốt nhất đối với một con timtràn trề tình cảm. Tất nhiên tớ hết sức quan tâmđến việc Mâymi mù quáng tin vào mánh khoé của Côliê đến mức nào. Tớ bước vào trong lều, nơi tổ chức cái triển lãmcó một không hai đó, thấy Mâymi ở đó. Dường như nàng ngạc nhiên, nhưng không để lộ sự lúng túng. - Hômnay ngoài phố thật là một buổi tối tuyệt vời. - Tớ lên tiếng. - Mát mẻ dễ chịu làmsao, còn tất cả các vìsao thì đứng sóng hàng theo một trật tự tuyệt vời. Emcó muốn nhổ toẹt vào những sản phẩmphụ của cái vương quốc loài vật này để đi dạo với một con người bình thường chưa có tên trong chương trình được không? Mâymi e dè né sáng một bên, và tớ hiểu điều đó có nghĩa là gì. Tớ bèn nói: - Ôi, anh nói điều này ra với emquả là không dễ chịu, nhưng cái vật kì diệu chỉ nuốt không khí mà sống của emđã chuồn rồi. Hắn vừa mớibò ra khỏi lều bằng lối cửa sau. Bây giờ hắn đã hoà nhập làmmột với cái phần háu ăn của nhân loại ở trong thành phố. - Anh một số chỉ anh Eđ Côliê phải không? - Mâymi hỏi. - Đúng thế. Nhưng điều đáng buồn nhất là hắn lại bước lên con đường tội lỗi. Anh đã gặp hắn ngoài lều, và hắn đã tuyên bố với anh về ý định tiêu diệt số thực phẩmdự trữ của thế giới. Buồn không thể tả được, khi thần tượng của emđã bước khỏi bục danh dự để biến thành một con châu chấu đi tìmcái ăn. Mâymi nhìn thẳng vào mắt tớ không rời cho đến khi làmtắc tị những ý nghĩ của tớ. - Anh Giep, nói những điều ấy thật không giống với con người anh chút nào. Anh đừng có đemanh Eđ Côliê ra làmtrò cười. Một con người có thể làmnhững điều buồn cười, nhưng không vì thế mà anh ta trở nên buồn cười trong đôi mắt của cô gái bởi lẽ vì cô, anh ta làmnhững điều buồn cười ấy. Những người như Eđ ít khi gặp được lắm. Anh ấy từ bỏ ăn uống chỉ cốt làmvừa lòng em. Emthật tàn nhẫn và bội bạc, nếu như sau việc này lại đối xử không tốt đối với anh ấy. Còn anh, anh có gan làmnhững việc hisinh như thế không? - Anh biết, - tớ nói, sau khi hiểu nàng ngả về hướng nào. - Anh đã có phốt rồi. Anh chẳng thế làmgì được nữa. Vết chàmcủa kẻ phàmăn đã đóng lên trán anh. Bà Eva đã định trước điều này khi nghe lời con rắn (3). Thật là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Hiển nhiên anh là nhà vô địch thế giới về ăn. Tớ nói với giọng camphận, nên Mâymi cũng mềmlòng chút ít. - Quan hệ của emvới anh Eđ Côliê rất tốt, - nàng nói, - cũng như với anh thôi. Emcũng đã trả lời anh ấy như trả lời anh: đối với em, không có chuyện hôn nhân đâu. Emchỉ thích gặp gỡ, chuyện phiếmvới anh ấy. Emcảmthấy dễ chịu vô cùng mỗi khi nghĩ rằng có một người không bao giờ sờ đến dao và dĩa chỉ vì em. - Thế emkhông yêu anh ta à? - Tớ hỏi hết sức không đúng chỗ. - Emkhông có tí ý định nào muốn trở thành kì quan phu nhân à? Điều này với ai chả có thể xảy ra. Tất cả chúng ta đôi khi đều vượt quá phạmvi những lời nói có suy nghĩ thấu đáo. Mâymi khoác lên mặt một nụ cười mát mẻ, trong đó có bao nhiêu đường thì cũng có bấy nhiêu băng và nói bằng giọng hết sức lịch sự. - Anh Pitơx, anh không có quyền đặt cho emnhững câu hỏi như vậy. Trước tiên anh hãy nhịn ăn bốn mươi chín ngày để giành được cái quyền ấy đã, rồisau có thể emmới trả lời anh. Vậy là, ngay cả khi Côliê, bằng sự thèmăn của mình, không còn ngáng trở tớ nữa, thì triển vọng quan hệ riêng của tớ với Mâymi cũng không khá lên. Rồi công việc ở Gatơri cũng chẳng ra làmsao cả. Tớ đã ở đó quá lâu. Kimcương Braxin mà tớ bán đã dần dần kémđi, còn đồ nhómlửa thì dứt khoát không chịu cháy những khi trời ẩm. Trong công việc của tớ bao giờ cũng có cái giây phút mà ngôisao may mắn bảo tớ: “Hãy chuyển sang thành phố lân cận”. Hồi đó tớ du ngoạn trên chiếc xe ngựa có mui để khỏi bỏ sót các thị trấn nhỏ, thế là sau đó mấy hômtớ thắng ngựa và đánh xe đến chào Mâymi. Tớ chưa bỏ cuộc đâu. Tớ chỉ định đến Oclahôma Xity có công chuyện độ một hai tuần, sau đó sẽ trở về và tiếp tục mở các cuộc tấn công Mâymi. Các bạn có thể hình dung được không, - tớ đến nhà Điugân thì thấy Mâymi ở đó, kiều diễmtrong bộ áo dài xanh, và ở cửa có cái hòmcủa nàng. Hoá ra là cô bạn của nàng tên là Lôtti Ben làmnghề đánh máy ở Têri Hot, thứ nămtớisẽ đi lấy chồng và Mâymisẽ đi một tuần để thamdự lễ cưới ấy. Mâymi đang mong một xe hàng chở nàng đến Oclahôma. Tớ khinh bỉ nhìn chiếc xe rồi xung phong nhận chở hàng. Bà mẹ Điugân thấy chẳng tội gì phải từ chối cả, - vì chở hàng xưa nay vẫn phải mất tiền mà lại, - nên nửa tiếng sau tớ đã cùng Mâymi ngồi trên chiếc xe có bộ díp nhẹ và nhắmhướng phía namlên đường. Buổisáng hômấy thật đáng khen hết chỗ nói. Làn gió nhẹ thổi hây hây, cây cỏ hoa lá toả hương, những chú thỏ con vểnh đuôi chạy qua đường cho thêmphần vui nhộn. Cặp ngựa hồng Kentớcky của tớ hướng thẳng về phía đường chân trời; đến nỗi chói hoa cả mắt, khiến lắmlúc tớ phải quay mặt. Không nhìn đường chân trời căng tựa dây phơi quần áo, Mâymi phấn khởi ra mặt, nàng bô lô ba la như trẻ con, nào chuyện về ngôi nhà cũ, nào những trò nghịch ngợmthời đi học, nào những thứ nàng yêu thích, nào những cô ả đáng ghét nhà Giônxơn ở ngay phía đối diện, nơi quê hương nàng, bang Inđiana. Nhưng tịnh không một lời nào về Eđ Côliê, về ăn uống và những đề tài khó chịu đại loại như vậy. Khoảng gần trưa thì Mâymi mới phát hiện ra giỏ đồ ăn mà nàng định mang theo, đã nằmlại ở nhà. Tớ không phản đối chuyện lót dạ tí ti, nhưng Mâymi không tỏ ra một chút khó chịu nào về chuyện nàng chẳng có cái ăn, nên tớ cũng nín lặng. Đây chính là điểmchốt của vấn đề, nên tớ tránh nói động đến bất cứ đồ ăn dưới bất cứ dạng gì. Tớ xin rọi chút ánh sáng vào sự việc tớ bị lạc đường trong hoàn cảnh nào. Đường không rõ ràng, bị cỏ che lấp nhiều, mà bên cạnh tớ là Mâymi, người đã thâu tómhết tâmtrí và sự khôn ngoan của tớ. Điều này có thể biện hộ được hay không thì tuỳ các bạn xemxét. Chỉ có điều là tớ bị lạc đường, và trong cảnh chạng vạng, đáng lẽ phải ở Oclahôma rồi, thì chúng tớ lại luẩn quẩn trên địa giới nào đó, trong lòng khô của một con sông còn chưa khai thông, mà mưa đang quất vào người. Ở một bên, giữa đầm, chúng tớ nhìn thấy một căn nhà gỗ trên gò khô. Xung quanh cỏ mọc cùng những loài cây hiếm. Ngôi nhà nhuốmvẻ buồn bã gợi thương cảm. Theo sự đồ chừng của tớ thì hai đứa chúng tớ phải náu mình qua đêmở đó. Tớ giảng giải cho Mâymi nghe, và nàng dành quyền quyết định cho tớ. Nàng không tỏ ra nôn nao lo lắng, và không làmmình làmmẩy ra dáng khổ ải như đa số những người phụ nữ khác nếu ở vào địa vị ấy, mà chỉ nói: “Thôi được”. Nàng biết rằng nào ai muốn cơ sự này. Ngôi nhà không có người ở. Trong đó có hai phòng trống. Ngoàisân có một nhà kho nhỏ ngảy xưa vẫn nhốt súc vật. Trên gác xép còn ít cỏ khô từ nămngoái. Tớ dẫn ngựa vào gian nhà kho cho chúng ăn một ít cỏ khô. Lũ ngựa nhìn tớ bằng cặp mắt buồn bã, dường như chờ đợisự xin lỗi. Chỗ cỏ khô còn lại thì tớ ômthành từng bó vào nhà làmnơi ngả lưng. Tớ cũng mang kimcương Braxin và đồ nhóm lửa, vì cả hai thứ ấy không thể chống chọi được tác dụng phá hoại của nước. Tớ với Mâymi ngự toạ trên sàn, trên nệmgối lấy từ trên xe xuống. Tớ dùng cả đống đồ nhómlửa, vì đêmấy trời lạnh. Nếu tớ phán đoán đúng thì toàn bộ sự việc trên khiến Mâymi lấy làmthích thú. Đối với nàng, đó là một cái gì đó mới lạ, một vị trí mới từ đó mà nhìn cuộc đời. Nàng cười nói huyên thuyên, và đồ nhómlửa của tớ cháy không sáng rực bằng đôi mắt nàng. Tớ có mang theo bên người bao thuốc lá, nên về phần mình, tớ cảmthấy tớ như chàng Ađamtrước khi mắc tội. Cả hai chúng tớ đúng là đang ở trong vườn Địa Đàng xưa tốt đẹp. Đâu đó trong đêmtối là con sông Xiôn chảy dưới mưa, và vị thiên thần cầmthanh kiếmlửa còn chưa treo tấmbiển “Cấmđi trên cỏ”. Tớ mở hộp ra lấy cho Mâymi đeo lên người nào nhẫn, nào vòng, nào dây chuyền, hoa tai, thắt lưng và khánh hình trái tim. Nàng lấp la lấp lánh như một nàng công chúa triệu phú cho mãi đến khi má rực hồng và nàng đòi có gương đến suýt phát khóc. Đêmđến, tớ sửa soạn cho Mâymi một chiếc giường tuyệt vời trên sàn bằng cỏ khô, áo khoác của tớ và chăn từ xe đemxuống, rồi khuyên nàng ngả lưng. Còn tớ thì ngồi ở căn phòng khác hút thuốc, lắng nghe mưa rơi và nghĩ đến chuyện biết bao sự khó nhọc đổ xuống đầu con người ta khoảng bảy chục nămtrước khi anh ta được mai táng. Gần sáng có lẽ tớ hơi thiếp đi, bởi vì mắt tớ đã nhắmtít lại, mà khi mở ra thì trời đã sáng và trước mặt tớ là Mâymi, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, quần áo tươmtất, với đôi mắt sáng lên niềmvui cuộc đời. - Hêlô Giep, - nàng thốt lên. - Emthấy đói rồi đấy! Giá emđược ăn… Tớ chămchú nhìn nàng. Nụ cười biến khỏi khuôn mặt nàng và nàng némvào tớ cái nhìn đầy khinh thị lạnh lùng. Thế là tớ bật cười và lại nằmlăn ra đất cho dễ chịu hơn. Tớ thấy vui nhộn kinh khủng. Về bản tính và gien di truyền thì xưa nay tớ là thằng hay cười thượng hạng, nhưng lúc này tớ cười ngất, vượt xa mức thường. Khi tớ đã cười chán chê, Mâymi ngồi quay lưng lại phía tớ và toàn thân chứa đầy cảmgiác tự tôn. - Đừng giận, Mâymi, - tớ lên tiếng. - Anh không thể nào nhịn cười được. Emchải đầu buồn cười quá. Giá như emđược trông thấy… - Đừng có kể chuyện cổ tích ở đây, - Mâymi nói giọng lạnh lùng và quyền uy. - Tóc emđâu vào đấy chỉnh tề cả. Embiết anh cười cái gì rồi. Nhìn này, anh Giep, - nàng vừa nói vừa ghé nhìn qua kẽ hở giữa các súc gỗ căn nhà ra ngoài trời. Tớ mở ô cửa sổ nhỏ bằng gỗ và nhìn ra. Toàn bộ con sông đã chìmcả dưới nước và cái gò mà trên đó có ngôi nhà chúng tớ đang ở, đã biến thành hòn đảo, vây quanh là dòng nước lũ vàng điên cuồng rộng tới một trămyat. Mưa vẫn trút xuống. Chúng tớ chỉ còn cách ngồi đây đợi một chú chimbồ câu đemcành ôliu tới. Phải công nhận rằng trò chuyện và giải trí ngày hômđó mang rặt một vẻ ảmđạm. Tớ ý thức được rằng Mâymi lại chuốc cho mình cái nhìn hết sức một chiều đối vớisự vật, nhưng tớ không đủ sức thay đổi cái nhìn ấy. Bản thân tớ thì rạo rực một mong muốn được ăn. Những ảo ảnh thịt bămvà những giấc mộng giăm-bông không buông tha tớ và lúc nào tớ cũng nghĩ thầm: “Nào, bây giờ misẽ đánh chén cái gì đây, hả Giep? Misẽ gọi món gì đây khi người phục vụ đi đến?”. Tớ chọn cho mình những món ăn ưa thích nhất trong thực đơn và hình dung ra cái giây phút chúng được đặt lên bàn trước mặt tớ. Có lẽ điều này xảy đến với tất cả những ai đói cồn đói cào. Họ không thể tập trung ý nghĩ vào cái gì khác ngoài cái ăn. Hoá ra, cái chủ yếu nhất không phải là sự bất tử của tâmhồn, cũng không phải là hoà bình thế giới, mà là một cái bàn ăn xinh xắn với cái bát ăn, nước chấmgiả kiểu Uxtơ và chiếc khăn ăn để lau những vết cà phê trên khăn trải bàn. Tớ ngồi bần thần nhai đi nhai lại, than ôi, chỉ những ý nghĩ của mình và tranh luận kịch liệt với chính bản thân mình về việc tớ sẽ ăn loại bít-tết nào - với nấmhương hay là theo kiểu con cháu những người Âu sang châu Mỹ vẫn ăn. Mâymi ngồi đối diện vẻ trầmngâm, đầu tì xuống cánh tay. “Khoai tây thì cứ rán theo kiểu quê, - tớ nhủ thầm, - còn bánh cuốn thì cứ tráng lên chảo. Cũng trên cái chảo ấy sẽ rán chín quả trứng”. Tớ lục kĩ các túi xemvô tình có còn sót lại củ lạc hay vài hạt ngô nào không? Sang đến buổi chiều thứ hai, dòng sông càng dâng cao, mưa vẫn đổ xuống. Tớ nhìn sang Mâymi và bắt gặp trên mặt nàng nỗi buồn vẫn thường hiện lên trên mặt các cô gái khi đi ngang qua quầy bán kem. Tớ biết rằng cô nàng tội nghiệp của tớ đang đói, có lẽ lần đầu tiên trong đời. Nàng có cái nhìn ưu tư thường gặp ở phụ nữ khi đi ăn trưa hơi muộn hoặc khi cảmthấy đằng sau váy bị tuột cúc. Có lẽ đã đến mười một giờ rồi. Chúng tớ ngồi trong gian nhà xơ xác, mặt lầmlì và lặng imthin thít. Tớ cố xua đuổi khỏi đầu những hình ảnh ăn uống, nhưng chúng cứ trôi dạt về đúng chỗ cũ trước khi tớ kịp xích chúng vào chỗ khác. Tớ nghĩ đến tất cả những món cao lương mĩ vị đã từng được nghe kể. Tớ chìmđắmtrong suy nghĩ về những nămtháng niên thiếu và vớisự hồ hởi, sùng bái, tớ hồi tưởng bánh bích-quy tẩmmật và xúc-xích chấmnước mắm. Sau đó tớ đi dọc những nămtháng cuộc đời, dừng lại ở những quả táo tươi và táo ướp, ở bánh rán và xirô phong, ở cháo ngô, ở gà con quay kiểu Vơgini, ở ngô luộc, thịt lợn bămviên và ở bánh khoai lang, và kết thúc bằng món ragu Brunxuych là đỉnh cao của tất cả những thứ ngon lành, vì nó chứa tất cả những thứ ngon lành. Người ta thường bảo trước mắt ngườisắp chết đuối hiện ra toàn bộ cuộc đời. Cũng có thể. Vậy thì khi con người ta đói, trước mặt người đói hiện lên bóng ma của tất cả các món ăn anh ta đã nếmtrong đời. Và anh ta sáng tạo ra những món ăn mới có thể đemlại vinh quang danh giá cho người đầu bếp. Giá có ai cất công thu thập những lời trăng trối của những kẻ chết đói thì hẳn sẽ phát hiện thấy trong những lời ấy có ít tình cảm, nhưng được cái dồi dào tư liệu cho một cuốn sách dạy nấu ăn in đến triệu bản bán cũng hết. Nhiều phần chắc là những tư duy bếp núc đã hoàn toàn ru ngủ trí óc tớ. Bất giác tớ thốt lên thành lời với một người hầu bàn tưởng tượng: - Hãy cắt cho dày dày một chút và rán tai tái thôi, sau đó đổ trứng vào - sáu quả nhé. Mâymi quay đầu lại ngay. Đôi mắt nàng sáng lên và nàng mỉmcười rồi nói líu tíu: - Còn tôi thì ba quả trứng rán vừa chín với khoai tây. Ái chà, được thế thì còn gì bằng, anh Giep nhỉ. Emsẽ gọi thêmmón cơmgà rán, món kem… - Nhẹ thôi! - Tớ cắt ngang. - Thế còn bánh gan gà, thận xô-tê, lại cả cừu non rán… - Ôi, - Mâymi ngắt lời tớ, toàn thân run lên, - với nước chấmcay…Cả xalát với thịt gà tây, cả quả ôliu, cả dâu nữa… Cứ như vậy trong suốt mười phút chúng tớ duy trì cuộc đối thoại cao lâu này. Chúng tớ vòng đi vòng lại trên con đường huyết mạch rồi rẽ vào tất cả các nhánh đường con của đề tài ăn uống, do Mâymi dẫn đường, vì nàng rất có tri thức về các loại danh mục đồ ăn, và những món ăn mà nàng gọi tên càng làmtăng sự thèmkhát của tớ. Có cảmtưởng Mâymi đã hoà nhập được với thực phẩmăn uống và nàng nhìn cái thói háu ăn tội nghiệp ít khinh bỉ hơn so với trước đây. Sáng ra, chúng tớ thấy nước đã rút. Tớ thắng ngựa và cả hai lên đường, lần theo bùn lầy cho tới khi gặp được con đường khi trước. Chúng tớ chỉ đi lạc mất vài dặmvà hai tiếng sau đã ở Oclahôma. Vật đầu tiên chúng tớ dõi mắt thấy trong thành phố là tấmbiển lớn của một tiệmăn, thế là chúng tớ phóng ngay tới. Tớ ngồi vào bàn với Mâymi, giữa chúng tớ là dao, dĩa, đĩa ăn, còn trên gương mặt nàng không phải là sự khinh bỉ, mà là nụ cười, một nụ cười đói và đáng yêu. Tiệmăn mới bày biện rất khá. Tớ trích đọc cho người phục vụ rất nhiều dòng trong tờ thực đơn, khiến anh ta ngó ra ngoài xe ngựa của tớ, băn khoăn không rõ còn bao nhiêu người nữa sẽ chui ra từ xe vào đây. Chúng tớ ngồi như vậy và người ta bắt đầu bưng các món ra. Đó quả là một bữa tiệc cho mười hai quan khách, vả lại chúng tớ cảm thấy mình cũng đúng là bằng mười hai quan khách. Tớ nhìn qua bàn sang Mâymi và nở nụ cười vìsực nhớ ra một điều. Mâymi nhìn bàn ăn như một cậu bé nhìn chiếc đồng hồ có khoá vặn đầu tiên của mình. Sau đó nàng nhìn thẳng vào mặt tớ, và hai giọt lệ to ứa lên trong mắt nàng. Người phục vụ đi xuống bếp lấy thêmmón ăn bổ sung. - Anh Giep ơi, - Mâymi dịu dàng cất tiếng, - emthực là một con ngốc. Emđã nhìn mọi thứ không đúng. Trước kia emchưa bao giờ phải chịu cảnh này. Đàn ông ngày nào cũng phải chịu cảnh đói, phải không anh? Họ to khoẻ là thế, họ làmcông việc nặng nhọc là thế, cho nên họ ăn không phải để trêu tức những cô ả phục vụ ngốc nghếch, phải không anh? Đã có lần anh nói…nghĩa là…anh đã hỏi em… anh muốn…Vậy thì, anh Giep ơi, nếu anh còn muốn…thì emsẽ rất sung sướng…emmuốn có anh luôn ngồi đối diện với embên bàn. Giờ thì hãy cho emăn thêmmột chút gì nữa, mau lên, anh nhé. * - Như tớ đã bảo các cậu, - Giep Pitơxkết thúc câu chuyện, - đàn bà thỉnh thoảng cần phải thay đổi quan điểmcủa họ. Một cảnh mãi cũng làmhọ phát chán - nếu vẫn cảnh cái bàn ăn, cái bồn rửa mặt hoặc cái máy khâu. Hãy cho họ sự đa dạng một chút: một chút du lịch, một chút nghỉ ngơi, một chút hờn dỗi nũng nịu xen với những bi kịch nội trợ, một chút vuốt ve âu yếmsau cảnh omsòmtrong gia đình, một chút xao xuyến và lẵng nhẵng nói dai, và xin camđoan với các cậu là hai bên cùng có lợi. Chú thích: (1) 1 bộ (foot) = 30, 48 cm(2) 1 acrơ (acre) = 0, 4 hecta (3) Nhắc đến sự tích trong Kinh Thánh, khi Eva nghe lời xui của con rắn, cùng chồng ăn trái cây thiện ác và bị Chúa trời trừng phạt khiến con cháu về sau chịu nhiều đau khổ. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Căn Phòng Đủ Tiện Nghi Một số ngườisống trong một quận gạch đỏ dưới phía đông của thành phố luôn luôn thiếu ổn định, mãi trôi giạt, lang thang. Tuy vô gia cư, họ vẫn có hàng trămchỗ ở. Họ nhảy từ phòng cho thuê này qua phòng khác (phòng nào cũng đủ tiện nghi nội thất), luôn trong cảnh lông bông, lông bông về chỗ trú ngụ, lông bông về tâmhồn và tư tưởng. Họ ca hát “Tổ ấmgia đình” trong điệu dân ca Mỹ rộn ràng, họ mang đồ tế nhuyễn trong một cái thùng đáng lẽ chỉ để đựng đồ linh tinh, dây leo làmcảnh quấn quanh cái mũ rộng vành ta thường thấy trong các bức họa, một cái cây nhỏ là cây bóng mát. M Vì thế, những ngôi nhà của quận này, với hàng nghìn nhân khẩu, có hàng nghìn câu chuyện để kể, đương nhiên, phần lớn đều vô vị, nhưng sẽ là điều lạ lùng nếu ta không thể tìmra một vài bóng ma trong đámdân cư lông bông này. Một buổi tối, một thanh niên lượn vòng, bấmchuông những toà nhà màu đỏ đổ nát này. Đến toà nhà thứ mười hai, anh đặt túi hành lý lép kẹp trên bậc thềm, lau cái trán đã lấmđầy bụi. Cái chuông phát ra âmthanh khe khẽ và xa xôi trong những chiều sâu nào đấy hun hút, trống rỗng. Một người đàn bà đi ra cửa. Bà làmanh liên tưởng đến một con sâu bệnh hoạn, háo ăn háo uống đã đục khoét cả một cái quả chỉ chừa lại vỏ cứng và bây giờ đang lo kiếmkhách trọ nào đấy có thể xơi được, để lấp đầy chỗ hổng. Anh hỏi bà có phòng trống cho thuê hay không. Bà trả lời, tiếng phát ra từ cổ họng, cổ họng dường như được lót lông thú: - Mời vào. Tôi có tầng ba, phía sau, đã trống một tuần nay. Anh muốn xemkhông? Người thanh niên theo bà đi lên cầu thang. Một luồng ánh sáng nhợt nhạt không rõ phát ra từ đâu lắp bớt những khoảng tối trong các hành lang. Họ bước không một tiếng động nào trên một tấmthảmmà cái khung cửi dệt của nó hẳn phải không dámnhìn nhận nó nữa. Dường như tấmthảmđã trở nên một loài thực vật, trong bầu không khí nặng không hề có ánh mặt trời, nó đã bị thoái hoá thành một lớp địa y lùmxùmhay rêu lan tràn mọc từng mảng đến tận cầu thang, nó trơn nhớt dưới chân như là một chất hữu cơ. Ở mỗi chỗ ngoặt của cầu thang là những hốc lõmtrên tường. Có lẽ một loại cây cỏ nào đó đã từng mọc trong đấy. Nếu đúng thế, hẳn mấy cây cỏ đó đã tàn lụi trong bầu không khí hôi hám. Có thể có những bức tượng của các vị thánh đã được đặt ở đấy, nhưng ta có thể suy luận dễ dàng là ma quỷ đã lôi họ qua bóng tối xuống những vực sâu có trang bị đồ đạc trần tục ở phía dưới. Bà chủ nói qua cổ họng được lót lông thú: - Phòng này đây. Phòng này tốt lắm. Ít khi trống. Mùa hè vừa rồi có người đứng đắn thuê - không gây rắc rối gì cả, lại còn trả tiền trước. Nước ở cuối hành lang. Sprowls và Mooney đã thuê ở đây ba tháng. Họ diễn trên sân khấu văn nghệ tạp kỹ. Cô B’retta Sprowls - chắc ông có nghe nói đến cô ấy - À, mà đấy chỉ là tên sân khấu - trên tủ quần áo ngay đây là nơi họ treo giấy hôn thú, có đóng khung đàng hoàng. Vòi ga ở đây, có nhiều tủ quần áo, ông thấy đấy. Ai cũng thích phòng này. Không mấy khi trống. - Bà có nhiều nghệ sĩsân khấu thuê phòng ở đây không? - Họ đến rồi đi. Giớisân khấu có thuê một số phòng ở đây. Đúng thế, ông ạ, nơi đây là quận sân khấu. Mấy diễn viên không bao giờ ở lâu một chỗ nào cả. Một số có thuê ở đây. Vâng, họ đến rồi đi. Anh thanh niên nhận thuê phòng, trả trước một tuần. Anh bảo anh cảmthấy mệt và muốn nhận phòng ngay. Anh đếmtiền. Bà chủ bảo phòng đã sẵn sàng, ngay cả khăn lau và nước đều sẵn sàng. Khi bà chuẩn bị ra ngoài, anh thanh niên hỏi câu hỏi anh đã có trên đầu môi cả nghìn lần: - Có một cô gái trẻ - Cô Vashner, cô Eloise Vashner - bà có nhớ cô đã đến thuê ở đây không? Rất có thể cô hát trên sân khấu. Da trắng, tầmvóc trung bình, với tóc vàng kimđo đỏ và một bớt sẫmgần lông mày bên trái. - Không, tôi không nhớ tên. Giớisân khấu thay đổi tên liên tục cũng như họ thay đổi phòng. Họ đến rồi đi. Không, tôi không nhớ tên này. Không. Luôn luôn là không. 5 tháng điều tra liên tục rồi không tránh khỏi vô vọng. Bỏ rất nhiều thì giờ ban ngày để hỏi han mấy ông bầu, nhân viên đại diện, trường kịch nghệ, ban hợp xướng. Ban đêmtrà trộn trong số khán giả của các sân khấu từ những nhà hát đầy ngôisao đến các phòng ca nhạc hạ cấp. Anh, người yêu cô nhất trần đời, đã cố công tìmkiếmcô. Anh chắc chắn là từ khi cô biến khỏi nhà, thành phố thênh thang bao quanh toàn là nước này chứa chấp cô ở đâu đấy, nhưng nó như là một vũng lầy khủng khiếp, luôn luôn xoáy động, không có nền chắc chắn, các vật thể nổi hômnay bị chìmlấp ngày mai trong bùn nhớt. Căn phòng đủ tiện nghi nội thất đón người khách mới nhất với tia sáng đầu tiên của lòng hiếu khách giả tạo, một thái độ chào đón tất bật, hốc hác, máy móc như là nụ cười đặc biệt của một ả giang hồ. Sự thoải mái hiện đại đến từ ánh sáng phản chiếu từ đồ nội thất rã mục, tấmnệmthêu xơ xác của cái phô-tơi và hai chiếc ghế, tấmgương soi toàn thân rẻ tiền đặt giữa hai cửa sổ, từ một hai khung ảnh sỗ sàng và khung giường bằng đồng đặt ở góc phòng. Người khách trọ ngồi ngả người trên ghế, bất động, trong khi căn phòng, hoang mang trong ngôn từ như thể là một phòng trọ trong Tháp Babel, cố gắng thuyết minh về chức năng cho thuê đa dạng của nó. Cái tấmthảmvới lắmmùi khác nhau, hình chữ nhật thêu hoa, giống như hòn đảo vùng nhiệt đới bao quanh bởi một vùng biển là tấm lót sàn vấy bẩn, phồng lên chỗ này, tọp xuống chỗ nọ. Trên bức tường dán giấy màu tươisáng là những tấmhình đi theo những người vô gia cư từ nhà này đến nhà nọ. Những góc cạnh đạo mạo một cách khắc khổ của cái bệ lò sưởi bị che phủ một cách tồi tệ trong cái màn cửa theo mốt thời trang, bị kéo xệch dúmdó về một bên cứ như là tấmvải choàng của vũ nữ ba lê vùng rừng già Amazon ở NamMỹ. Trên cái bệ là xác một con tầu chỏng chơ được mang vào bờ khi một cánh buồmmay mắn mang chúng đến bến cảng tươi mát - một hai bình hoa vô duyên, ảnh của mấy diễn viên, một lọ thuốc, vài lá bài tây lạc lõng khỏi cỗ bài. Khi bản mật mã trở nên rõ ràng từ chữ này qua chữ khác, những dấu hiệu nhỏ nhoi còn sót lạisau cuộc diễu hành của những người khách trọ trong căn phòng đủ tiện nghi nội thất trở nên có ý nghĩa. Cái khoảnh tấmthảmxơ xác trước cái bàn phấn bảo rằng những người phụ nữ dễ thương đã đến hàng đoàn. Những dấu tay bé tí trên bức tường nói đến những tù nhân nhỏ tuổi cố lần mò tìmđường ra ánh nắng và không khí. Một vết bẩn vương vãi, toả ra như cái bóng của một bombùng nổ, là chứng tích của một cái cốc hay chai va vào, tung toé ra lên tường chất đựng bên trong. Trên mặt gương soi toàn thân là tên người “Marie” viết nghệch ngoạc bằng kimcương. Dường như lần lượt những khách trọ trong căn phòng đủ tiện nghi đã trút ra cơn giận dữ - có lẽ không thể chịu nổi vẻ lạnh lùng hào nhoáng rẻ tiền của nó - và đemtất cả cuồng nhiệt ra phá phách. Bàn ghế tủ giường bị đẽo gọt và trầy trụa, cái ghế bành bị móp méo vì mấy lò xo bung ra, trông như là con quái vật khủng khiếp đã bịsát tử trong cơn quằn quại loạn cuồng. Một cơn quấy động nào đấy lộ liễu hơn đã sớt cái bệ lò sưởi đi một lát lớn. Mỗi thanh gỗ sàn tạo một mảng riêng rẽ và kêu thét như là trong cơn đau đớn riêng biệt của từng cá thể. Có vẻ khó tin là những người có thời từng gọi căn phòng này là “nhà” lại có ác ý gây ra bao đau thương như thế cho căn phòng. Và tuy nhiên, có thể là bản năng do ý niệmvề “nhà” bị lừa gạt - vốn đã tồn tại một cách đui mù sau cơn giận dữ đầy bất bình đối với cơn phẫn nộ của những người ở trọ. Nếu ta là chủ một túp lều, ta vẫn quét dọn, trang hoàng và giữ gìn nó. Anh khách trẻ ở trọ, gọn người trong ghế, để những ý tưởng như thế lướt qua êmái trong đầu anh, trong khi những âmthanh và những mùi hương - đều có đủ tiện nghi nội thất - lan toả vào căn phòng. Anh nghe trong một căn phòng tiếng khúc khích và chuỗi cười vang buông thả không kiềmchế, trong những phòng khác một giọng độc thoại trách mắng, tiếng xúc xắc lanh canh, tiếng ru con và một tiếng khóc sụt sùi, tầng trên là tiếng đàn banjo gầy đầy nhiệt tình. Ở đâu đấy có những cánh cửa đóng sầm; cái thang máy kêu thét không ngừng, một con mèo rên rỉ thảmhại trên hàng rào sân sau. Và anh thở hơi thở của toà nhà - hương vị ẩmlạnh hơn là một mùi - vị nồng nồng lạnh lẽo, mốc meo như thể từ những hố ngầmdưới đất pha trộn với hương sực nức của véc-ni và đồ gỗ mục nát đã lên nấm mốc. Và thình lình, khi anh ngả người như thế, mùi hoa mignonette ngọt dịu tràn ngập căn phòng. Mùi hương dường như đến theo một cơn gió thoảng, vớisự chắc chắn, thơmtho và khẳng định thành một hương vị khác có sự sống. Và người con trai thốt lên: “Gì thế, hở em yêu?” như thể là có tiếng gọi anh, rồi anh đứng bật dậy, nhìn chung quanh. Mùi hương nồng nàn bámlấy anh và bao quanh lấy anh. Anh dang cả hai tay ra đón nó, mọi tri giác của anh trong nhất thời đều bị hoang mang, trộn lẫn. Làmthế nào một mùi hương có thể gọi được anh? Chắc chắn, đấy phải là một linh hồn. Nhưng mà, có phải đấy là một âmthanh đã chạmđến anh, đã ve vuốt anh? “Nàng đã ngụ ở phòng này”, anh thốt lên và bật người ra để níu lấy một ít, vì anh biết anh có thể nhận ra cái gì đấy dù nhỏ nhặt nhất thuộc về nàng hay cái gì đấy nàng đã chạmtay đến. Mùi hương mignonette này, mùi hương nàng vẫn yêu thích và biến thành mùi của riêng nàng, đã từ đâu đến? Căn phòng đã được dọn dẹp một cách cẩu thả. Vương vãi trên chiếc khăn mỏng dính đậy cái bàn phấn là khoảng nửa tá kimcài tóc - những người bạn thầmkín, khó phân biệt nhau của giới phụ nữ, thuộc phái yếu, với cảmhứng vô hạn và một thể ngôn ngữ không thể truyền thông được. Anh bỏ qua những món này, hiểu rõ chúng hoàn toàn thiếu khả năng chứng minh ai là ai. Khi lục lọi trong mấy ngăn kéo của cái bàn phấn, anh tìmthấy một khăn tay nhỏ bị vứt bỏ, nhàu nát. Anh áp nó vào mặt mình. Nó có mùi cây vòi voi nồng nặc xấc xược, anh némnó xuống sàn nhà. Trong một ngăn kéo khác anh tìmra vài cúc áo, một tờ chương trình nhà hát, một thẻ cầmđồ, hai mẩu kẹo đường, một lô cuốn sách nói về cách đoán mộng. Trong ngăn kéo cuối cùng là một kẹp tóc bằng vảisa-tanh đen, khiến anh dừng tay, vội bốc lấy nó, giữa băng giá lạnh và lửa nóng cháy. Nhưng cái kẹp tóc cũng chỉ là loại trang sức của nữ giới, khiêmtốn, thông thường và vô nhân cách, không nói lên được điều gì. Và rồi anh lùng sục khắp phòng như con chó săn đánh hơi con mồi, lướt qua bức tường, bò trên hai chân và hai tay để xemxét từng góc kẹt của tâmtrảisàn phập phồng sục sạo cái bệ lò sưởi và mấy cái bàn, màn cửa, màn treo, cái tủ nhỏ ở góc phòng, để tìmkiếmmột dấu vết sinh động, dù anh không thể nhận ra là nàng đã ở bên anh, xung quanh anh, tựa vào anh, ở trong anh, bên trên anh, bámlấy anh, âu yếmvới anh, gọi anh qua mọi cảmnhận tính tế hơn, đến nỗi ngay những giác quan đơn sơ nhất của anh cũng nhận được tiếng gọi. Một lần nữa, anh trả lời: “Vâng, emyêu!”, và quay người, đôi mắt rừng rực, để nhìn vào khoảng không, vì lẽ anh không thể nhận ra bóng hình, màu sắc tình yêu và đôi vòng tay mở rộng trong mùi hương của hoa mignonette. Ôi, Chúa ơi! mùi hương ấy đến từ đâu và từ bao giờ mùi hương có tiếng nói để kêu gọi? Thế là anh lần mò xung quanh. Anh vùi mình trong các kẽ ngách và góc kẹt và tìmthấy nút chai và những điếu thuốc lá. Anh bóp chúng bẹp gí trong khinh rẻ. Nhưng có lúc anh tìmthấy trong một nếp gấp của tấmtrảisàn nhà một điếu xì-gà đã hút dở và anh lấy chân chà nó với tiếng càu nhàu sắc lạnh. Anh sàng lọc cả căn phòng từ đầu này sang đầu kia. Anh tìmthấy những chứng tích lặt vặt đáng chán và hạ cấp của nhiều khách trọ lãng tử, trong khi không thấy dấu vết nào của một người có thể đã thuê phòng ở đây, người mà linh hồn dường như lảng vảng quanh đây. Và rồi anh nghĩ đến bà chủ nhà. Anh chạy từ căn phòng bị ma ámxuống mấy bậc thang, đến một cánh cửa có khe nứt toả sáng ra ngoài. Bà chủ nhà ra mở cửa. Anh cố gắng trấn áp nỗi xúc động. Anh van nài: - Bà có thể cho tôi biết, ai đã thuê căn phòng đó trước khi tôi đến? - Vâng, thưa ông. Tôi có thể cho ông biết lần nữa. Đấy là Sprowls và Mooney, như tôi đã nói. Tôi nói cô B’retta Sprowls trình diễn ở các nhà hát, nhưng thực ra là bà Mooney. Nhà của tôi nổi tiếng là đứng đắn. Giấy hôn thú, có đóng khung, treo vào cái đinh bên trên. - Cô Sprowls là người như thế nào - ý tôi muốn nói về ngoại hình? - Sao cơ? Tóc đen, thưa ông, thấp người, tròn trĩnh, với khuôn mặt trông khôi hài. Họ đã đi ngày thứ ba tuần rồi. - Và trước họ, ai đã ở đấy? - Sao cơ? Đấy là một ông làmnghề khuân vác. Ông ta đi mà còn thiếu tiền thuê phòng một tuần. Trước ông là cô Crowder và đứa con của cô ấy, họ ở bốn tháng. Trước nữa là ông Doyle, tiền phòng do các đứa con trả. Ông thuê trong sáu tháng. Đấy là một nămnay, trước nữa thì tôi không nhớ. Anh cảmơn bà và lủi thủi trở về phòng. Căn phòng đã chết. Hương thơmcho nó sự sống đã không còn nữa. Mùi hương hoa mignonette đã ra đi. Thay vào đấy là mùi cũ kỹ, nặng nề của đồ đạc lên mốc meo, của bầu không khí ngột ngạt như là trong kho hàng. Hy vọng tàn rụi đã làmcạn kiệt mọi niềmtin của anh. Anh ngồi nhìn chămchămngọn đèn ga vàng vọt. Rồi anh đi đến cái giường và xé tấmvải giường ra thành từng dải nhỏ. Dùng cáisống của một con dao, anh nhét từng dải vào từng khe hở của các cửa sổ và cánh cửa chính. Khi mọi chỗ đã được lèn chặt, anh tắt ngọn lửa, mở vòi ga hết mức, rồi lên nằmmột cách thoải mái trên giường. * Đấy là đêmbà McCool cảmthấy thèmbia. Thế là bà đi lấy một lon đến ngồi bên bà Purdy, tại một góc cô tịch dưới tầng hầmnơi các bà chủ nhà tụ họp và nơi con sâu thamlamít khi chết đói. Bà Purdy nói, qua một vòng tròn bọt bia li ti: - Tối nay tôi đã cho thuê được căn phòng trên tầng ba. Một anh thanh niên đến thuê. Anh ta đi ngủ cách đây hai giờ rồi. Bà McCool nói với lòng thán phục: - Thật à, bà Purdy? Bà tài lắmmới có thể cho thuê loại phòng như thế. Và McCool thì thầm, đầy vẻ bí ẩn, thêmcâu hỏi: - Thế thì bà có nói cho anh ta biết không? Bà Purdy nói, cổ họng càng như được lót thêmlông thú dày nhất: - Có phòng là phải trang bị để cho thuê. Tôi không nói cho anh ấy biết bà McCool ạ. - Bà nói đúng lắm, có cho thuê phòng thì những người như chúng ta mớisống được. Bà có đầu óc kinh doanh độc đáo lắm. Nhiều người có thể từ chối căn phòng đó nếu họ biết là đã có khách tự tử và nằmchết trên cái giường trong đấy. - Như bà nói, chúng ta phải lo kiếmsống. - Thật vậy bà ạ. Đúng một tuần trước tôi đã giúp bà trải lại tấmlót sàn. Một cô gái xinh xắn mảnh dẻ tự tử bằng ga thắp đèn - cái cô có khuôn mặt nhỏ nhắn đấy, bà Purdy. Bà Purdy đồng tình nói nhưng pha chê bai: - Cô ấy có thể được xemlà đẹp, như bà nói, nếu không có cái bớt trên lông mày bên trái. Dùng thêmbia đi, bà McCool. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Cánh Cửa Màu Lục Giả sử bạn đang đi dọc theo Phố Broadway sau bữa ăn tối, với mười phút để thưởng thức điếu xì-gà trong khi bạn đang phân vân giữa việc cứu nguy một thảmtrạng và làmmột việc gì đấy nghiêmtúc theo cách trong các vở hài kịch nhố nhăng. Thình lình có một bàn tay đặt lên vai bạn. Bạn quay lại để nhìn vào đôi mắt mê hồn của một phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần với những kimcương và lông chồn Nga. Người phụ nữ vội dúi vào tay bạn một cái bánh bơ thật nóng, rút ra một cái kéo nhỏ xíu, cắt đi cái nút thứ hai trên áo choàng của bạn, thốt lên “Hình bình hành!”, rồi chạy băng qua đường, ngoái đầu lại một cách kinh hãi. G Đấy là cả một sự phiêu lưu. Liệu bạn có chấp nhận không? Chắc là không. Bạn hẳn sẽ ngượng chín cả người, némngay mẩu bánh xuống và tiếp tục đi trên Phố Broadway, lần dò tìmcái nút áo bị mất. Bạn sẽ phản ứng như thế, trừ phi bạn thuộc số ít người không hề thấy mệt mỏi trong việc theo đuổi tinh thần phiêu lưu. Con người phiêu lưu đích thực không bao giờ có nhiều. Mấy người phiêu lưu được kể trong sách truyện phần lớn là dân thương mại với những phương pháp mới được khámphá. Họ theo đuổi những gì họ thèmmuốn - những bộ lông thú bằng vàng, những cốc chén linh thiêng, những người yêu quý phái, kho báu, vương miện và tiếng tăm. Con người phiêu lưu đích thực đi không có mục đích, không tính toán, để sẵn sàng gặp gỡ và chào đón một định mệnh vô hình nào đấy. Con người phiêu lưu nửa vời – can đảmvà hào nhoáng – thì có nhiều. Từ những cuộc Viễn chinh Thập tự (1) đến Palisades (2), họ đều làmgiàu nghệ thuật về lịch sử và tiểu thuyết cũng như làmgiàu cho việc buôn bán tiểu thuyết lịch sử. Nhưng mỗI người trong bọn họ điều theo đuổi một giải thưởng, nhắmvào một cái đích, vung một cái rìu, chạy một cuộc đua, khắc một cái tên – vì thế mà họ không phải là những người đích thực theo đuổi phiêu lưu. Rudolf Steiner là một người phiêu lưu đích thực. Có rất nhiều buổi tối anh đi ra ngoài để kiếmtìmnhững gì bất ngờ và thần kì. Đối với anh, điều lí thú nhất trong cuộc sống là cái gì đấy đang chờ đợi anh ở ngã rẽ trước mặt. Đôi lúc cái tật sẵn sàng thách thức định mệnh đã lôi anh vào những tình huống quái dị. Hai lần anh đã phải ngủ đêmtại bót cảnh sát; hết lần này đến lần khác anh là nạn nhân của bọn lừa đảo thần tình và đâmthuê chémmướn; có lúc anh bị mất đồng hồ và tiền bạc chỉ vì một vụ phỉnh phờ. Nhưng với tính hăng say không hề suy giảm, anh vẫn chấp nhận kéo dài thêmbảng thành tích phiêu lưu rômrả của mình. Một buổi tối, Rudolf tản bộ dọc theo hè đường trong một khu phố cổ của thành phố. Hai dòng người chật ních hai bên hè phố, một dòng hối hả trở về nhà sau công việc, dòng kia ra khỏi nhà để đi ăn uống trong những nhà hàng sáng trưng như thể được thắp bằng cả nghìn ngọn nến. Anh thanh niên thích phiêu lưu trẻ trung đang ngập tràn vui thú, bước đi với dáng vẻ thâmtrầm, ngắmnhìn cùng khắp. Ban ngày, anh là nhân viên tiếp thị cho một cửa hiệu bán đàn dương cầm. Khi anh đang đi, những âmthanh giống như là do hai hàmrăng đánh lập cập phát ra từ một khung kính khiến anh chú ý (với một ngần ngại) quan sát một nhà hàng phía trước mặt, nhưng rồi khi nhìn kĩ lại anh thấy bảng hiệu đèn điện của một phòng nha khoa đặt ở trên cao kế đấy. Một anh chàng da đen khổng lồ, ăn mặc kì quái với một áo choàng vải móc màu đỏ, cái quần màu vàng và một cái mũ cát két kiểu quân đội, đang kín đáo phân phối những tấmthiệp cho người đi đường nào muốn nhận lấy. Rudolf đã quá quen với cánh tiếp thị nha khoa kiểu này. Bình thường anh không muốn nhận một tấmthiệp tiếp thị nào cả. Nhưng lần này anh chàng da đen gốc Phi Châu dúi tấmthiệp vào tay anh một cách khéo léo đến nỗi Rudolf phải nhận mà mỉmcười khen cho cái tay kĩ xảo. Anh nhân viên tiếp thị với tính thích phiêu lưu dừng bước tại một góc phố và suy ngẫm. Rồi anh băng qua bên kia đường, đi ngược trở lại một dãy phố, băng trở lại bên này đường, và nhập vào dòng người lũ lượt. Giả vờ không hề để ý đến anh chàng da đen, anh ra vẻ lơ đãng nhận tấmthiệp trao cho mình. Cách mười bước, anh kiểmtra tấmthiệp. Vẫn cũng là những chữ viết tay bằng bút mực y như tấmthiệp đầu tiên: “Cánh Cửa Màu Lục”. Có ba, bốn tấmthiệp được vứt trên đường từ từ những người đi trước và sau anh. Mấy tấm thiệp này đều đưa mặt trống lên trên. Anh nhặt hết lên, lật qua để xem. Tất cả đều mang dòng chữ in quảng cáo cho ông nha sĩ. Ít khi nào thần Phiêu Lưu phải kêu gọi Rudolf Steiner - một tín đồ trung thành - đến hai lần.. Nhưng hômnay thì đúng là hai lần. Thế là cuộc phiêu lưu bắt đầu. Rudolf bước chầmchậmtrở lại chỗ anh chàng da đen đang đứng gần, hai hàmrăng đánh lập cập. Lần này, khi anh đi qua, anh không nhận được một tấmthiệp nào nữa. Dù với bộ trang phục quái đản, anh da đen vẫn ra dáng vẻ tôn quý man rợ theo thiên nhiên, chìa tấm thiệp cho vài người, cho phép vài người khác đi qua mà không hề phiền nhiễu đến. Cứ mỗi nửa phút, anh lại cất tiếng khàn khàn hát những câu không ai hiểu nổi ý nghĩa theo cách ồmộp của mấy lơ xe và giàn đồng ca hợp xướng. Không những anh ta không muốn trao tấmthiệp nào, nhưng đối với Rudolf cả tấmthân hộ pháp đen lù lù hình như lộ vẻ lạnh lùng, gần như đến mức khinh thường miệt thị. Cái nhìn làmnhà phiêu lưu đau nhói như là bị ong đốt. Anh nhận ra trong sự cáo buộc imlặng có lời kêu gọi đến anh. Dù gì những chữ viết tay bí ẩn kia có ý nghĩa gì chăng nữa, người da đen đã hai lần chọn anh trong dòng người bát nháo để trao cho tấmthiệp ấy. Và bây giờ người da đen có vẻ như lên án anh thiếu tinh thần và chí khí để lao vào cuộc đánh đố. Đứng ra ngoài dòng người bát nháo, anh trai trẻ dò xét một cách nhanh chóng tòa nhà mà anh cho là cuộc phiêu lưu của anh sẽ xảy ra trong đấy. Toà nhà cao nămtầng. Một nhà hàng chiếmlấy tầng hầm. Tầng trệt, giờ đã đóng cửa, xemchừng là hiệu bán mũ mãng hay hàng lông thú. Tầng thứ hai theo tấmbiển chữ đèn điện cho biết, là phòng nha sĩ. Trên nữa là một dãy phố lố nhố những bảng hiệu viết bằng vài ngôn ngữ khác nhau – nơi cư ngụ của mấy thầy bói xemchỉ tay, thợ cắt may, nhạc sĩ, và bác sĩ. Cao thêmnữa, những vải màn cửa và mấy chaisữa tươi đặt trên bệ cửa sổ chỉ định khu vực gia cư. Sau khi đã có kết luận cho cuộc điều tra của mình, Rudolf nhanh nhẹn bước lên các nấc thang xây bằng đá dẫn vào toà nhà. Anh tiếp tục bước lên một cầu thang trải thảm, và dừng lại khi đã lên đến trên cùng. Hai dòng khí đốt cháy leo lét soi đường hành lang dài, một ở xa bên phải, một gần hơn bên trái. Anh nhìn về phía ánh sáng gần hơn và thấy, trong vùng lập loè, một cánh cửa mầu lục. Anh ngần ngừ một lúc, và rồi anh dường như trông thấy cái nhếch môi cười khinh miệt của anh chàng Châu Phi với trò tung hứng mấy tấmthiệp. Thế là anh bước thẳng đến cánh cửa màu lục và đưa tay lên gõ. Trong khi chờ đợi là khoảng thời gian đo lường nhịp thở hào hển của cuộc phiêu lưu đích thực. Có thể không có phiêu lưu gì cả sau cánh cửa màu lục này! Có thể là dân cờ bạc đang sát phạt nhau; mấy tay anh chị đang giăng bẫy với bao trò ma mãnh; giai nhân đang độ yêu đương bất cần đời và thế là muốn tìmcủa lạ; mối hiểmnguy, cái chết, tình yêu, nổi thất vọng, trò cợt nhả - bất kì việc gì cũng có thể đáp lại tiếng gõ táo bạo. Có tiếng sột soạt bên trong, rồi cánh cửa từ từ mở ra. Một người con gái tuổI chưa đến hai mươi đứng đấy, mặt xanh xao, chân run lẩy bẩy. Cô buông tay khỏi nắmcửa, người đong đưa một cách yếu ớt, đưa một tay lần mò. Rudolf đỡ lấy cô gái, đặt cô lên một cái ghế bành đã nhạt màu đặt dọc theo chân tường. Anh đóng cánh cửa lại và liếc nhìn một vòng quanh căn phòng mù mờ do một ngọn đèn khí đốt. Anh nhận thấy phòng có vẻ gọn ghẽ, nhưng trông rất nghèo nàn. Cô gái nằmthiêmthiếp, như là bất tỉnh. Rudolf nhìn quanh phòng, hồi hộp đợi chờ một nòng súng chĩa vào mình. Phải lăn nạn nhân trên một cái thùng phuy – không, không, đấy là để cứu nạn nhan khỏi bị chết đuối. Anh lấy cái mũ của mình quạt cho cô gái. Anh thành công, vì anh lỡ đập vành mũ vào sống mũi của cô, và cô mở mắt ra. Và rồi người trai trẻ nhận thấy khuôn mặt cô chính là phần còn thiếu sót trong số các chân dung thân cận trong trái timanh. Đôi mắt xám, chân chất, sống mũi nho nhỏ, cong ra ngoài một cách hồn nhiên; mái tóc nâu, những sợi cong xoắn như các râu ria của một dây đậu - tất cả dường như là sự kết thúc đúng cách và là phần thưởng cho mọi chuyến phiêu lưu tuyệt vời của anh. Nhưng khuôn mặt thì gầy gò và xanh xao. Cô gái nhìn anh một cách từ tốn, rồi mỉmcười. Cô hỏi yếu ớt: - Tôi đã ngất đi phải không? Ai lại không như thế? Ông thử nhịn đói trong ba ngày xemsao! Rudolf thốt lên, đứng phắt dậy: - Trời ơi! Cô chờ tôi trở lại. Anh chạy vụt ra khỏi cánh cửa màu lục, lao xuống mấy bậc cầu thang. Trong vòng hai mươi phút anh trở lại, dùng chân đá vào cánh cửa để cô gái ra mở. Cả hai tay anh ômđầy mọi thứ mua từ cửa hiệu thực phẩmvà nhà hàng. Anh đặt hết lên bàn – bánh mì và bơ, thịt nguội, bánh ngọt, bánh trái cây, đồ chua, sò biển, một con gà nướng, một chaisữa tươi, có cả trà. Anh hào hển: - Thật là điên rồ mà không ăn uống gì cả. Cô phải chấmdứt cái trò đánh cuộc về kết quả bầu cử ăn thua theo lối tuyệt thực như thế này. Giờ thì bữa ăn tối đã sẵn sàng. Anh dìu cô gái xuống chiếc ghế gần cái bàn và hỏi: - Có cốc uống trà không? - Trên cái kệ gần cửa sổ. Khi anh quay lại với cái cốc, anh thấy cô đang bắt đầu nhai một quả dưa chuột muối khổng lồ mà cô rút ra từ mấy cái túi giấy với trực giác không nhầmlẫn của phụ nữ. Mắt cô rạng sáng. Anh dành lấy quả dưa chuột từ tay cô, cười lớn, và rót sữa vào đầy cốc. Anh ra lệnh: - Cô uống thứ này trước, rồi cô có thể uống ít trà, rồi có thể ăn một cánh gà. Cô có thể ăn đồ chua ngày mai nếu cô thật khoẻ. Và bây giờ, nếu cô cho phép tôi là khách của cô, chúng ta sẽ cùng nhau ăn bữa tối. Anh kéo một chiếc ghế khác. Cốc trà làmđôi mắt cô rạng rỡ hơn và mang lại ít hồng hào cho cô. Cô bắt đầu ăn ngấu nghiến như là một con thú rừng đã nhịn đói lâu ngày. Dường như cô xemsự hiện diện của người trai trẻ và việc anh giúp đỡ là điều tự nhiên. Không phải là cô xemnhẹ những quy ước; chỉ có điều là cơn ngặt nghèo đã cho phép cô bỏ qua mọi điều giả tạo cho con người. Nhưng dần dần, vớisức lực được phục hồi, một ít quy ước cũng đến, và cô kể cho anh nghe hoàn cảnh của mình. Đấy là hoàn cảnh thường gặp như hàng nghìn trường hợp khác, thông thường đến nỗi thành phố phải ngáp dài khi chứng kiến – hoàn cảnh của một cô gái làmchân bán hàng nhận đồng lương tồi tệ, đồng lương càng bị hụt đi do những món tiền “phạt” để cửa hiệu có thêmlợi nhuận; hoàn cảnh của đau yếu khiến ngày công bị cắt; và hoàn cảnh của việc mất chỗ làm, mất đi niềmhy vọng, và rồi - tiếng gõ của nhà phiêu lưu trên cánh cửa màu lục. Nhưng đối với Rudolf, câu chuyện nghe như là thiên anh hùng ca thần thoại Hy Lạp, hay như những nỗi đoạn trường. Anh than cho cô: - Cứ nghĩ đến việc cô phải trải qua nhưng cảnh như vậy… Cô đáp một cách nghiêmtrọng: - Có những việc khác còn dữ tợn hơn nữa. - Và cô không có thân nhân hay bạn bè trong thành phố này sao? - Không có ai cả. Sau một chút ngập ngừng, Rudolf nói: - Tôi cũng cô đơn trên thế gian này. - Tôi lấy làmvui được nghe như vậy. Cô nói tiếp ngay sau lời anh, và vô hình dung cô làmanh vui khi nghĩ rằng cô đã chấp nhận hoàn cảnh thương đau của anh. Thình lình hai mí mắt cô sụp xuống và cô thở dài nặng nề: - Tôi thấy buồn ngủ quá, mà lại cảmthấy dễ chịu lắm. Rudolf đứng dậy, với lấy cái mũ. - Thế thì tôi phải từ giã cô. Sau một giấc ngủ dài cô sẽ khoẻ ra. Anh đưa tay ra, cô bắt tay anh và nói “xin chào anh”. Nhưng đôi mắt cô ánh một câu hỏi thật hùng hồn, thật thẳng thắn và thống thiết khiến anh phải đáp lại bằng lời nói. - À, tôisẽ trở lại ngày mai để xemtình trạng của cô ra sao. Cô không thể tống khứ tôi dễ dàng được đâu! Và rồi, tại cánh cửa, như thể là cách anh đến với cô kémquan trọng hơn việc anh đã đến, cô hỏi: - Tạisao anh gõ cửa phòng tôi? Anh nhìn cô, nhớ đến mấy tấmthiệp, và bất chợt cảmthấy đau nhói vì ghen tức. Ngộ nhỡ các tấmthiệp ấy rơi vào tay những kẻ cũng có óc phiêu lưu như anh? Anh quyết định thật nhanh là không cho cô biết sự thật. Anh sẽ chẳng bao giờ cho cô biết là anh đã chủ động kiếmtìmdo cơn hoạn nạn đã thúc đẩy cô. Anh nói: - Một nhân viên điều chỉnh đàn dương cầmcủa công ty tôi ngụ trong toà nhà này. Tôi nhầmlẫn gõ cửa phòng cô. Cái anh ta nhìn thấy cuối cùng sau cánh cửa màu xanh là đôi mắt của cô. Đến đầu cầu thang anh dừng lại, đưa mắt tò mò nhìn quanh. Rồi anh đi dọc hành lang đến tận cùng, rồi anh đi trở lại, lên tầng lầu trên và tiếp tục xemxét trong nỗi hoang mang. Mọi cánh cửa anh thấy trong toà nhà đều sơn màu lục. Anh vừa đi xuống cầu thang vừa phân vân. Anh chàng Châu Phi tuyệt diệu vẫn còn đứng đấy. Rudolf đối diện anh với tấmthiệp trên tay. - Anh có thể cho tôi biết tạisao anh trao cho tôi hai tấmthiệp này và ý nghĩa là như thế nào? Anh chàng da đen cười toe toét dễ dãi và tỏ lộ tài quảng cáo cho nghề nghiệp bậc thầy của anh ta. Anh chỉ tay về phía xa: - Đằng kia kìa, sếp. Nhưng eme sếp đến quá muộn rồi. Nhìn theo tay anh chỉ, Rudolf thấy trên cánh cửa vào một nhà hát cái biển đèn điện sáng choang cho một vở kịch mới, “Cánh Cửa Màu Lục”. Anh chàng da đen nói: - Emnghe nói vở kịch này hay độc đáo. Nhân viên đoàn kịch thuê emmột đô la để phân phát mấy tấmthiệp của họ cùng với thiệp của ông nha sĩ. Emcó thể đưa cho sếp tấmthiệp nha sĩ được không? Tại góc phố nơi Rudolf đang cư ngụ, anh dừng lại để uống một cốc bia và hút một điếu xì-gà. Khi anh bước ra với điếu xì-gà cháy trên môi, anh cài nút áo choàng lại, kéo cái mũ ngược về sau và nói một cách mạnh dạn vớI cột đèn ở góc phố: - Bạn ạ, tôi tin rằng bàn tay của Định Mệnh đã chìa ra để dẫn tôi đến tìmnàng. Trong những tình huống như thế này, đấy cũng là kết luận vững chắc chấp nhận Rudolf Steiner vào hàng ngũ những môn đồ đích thực của Lãng Mạn và Phiêu Lưu. Chú thích: (1): Tiếng Anh: “crusades”, những cuộc viễn chinh trong các thế kỷ 11-13 của các nước Ky Tô giáo Châu Âu để giành quyền kiểm soát thánh địa Jerusalemkhỏi tay người Thổ Nhĩ Kỳ đạo Hồi. (2): Thắng cảnh hùng vĩ, gồmnhững vách và cột đá dựng đứng xen kẽ những vực sâu dọc bờ sông Hudson, đông namthành phố New York, được xếp hạng là Công viên Quốc gia. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Câu Chuyện Tỉnh Lẻ Lúc tôi xuống tàu ở thị trấn Nashville thuộc bang Tennessee thì trời đang mưa, một màn mưa màu xámkéo dài lê thê. Vì mệt nên tôi đi thẳng về khach sạn. Trong hành lang khách sạn, một người đàn ông to lớn nặng nề cứ đi đi lại lại. Có một cái gì đó trong cách đi của con người này làmtôi nghĩ đến con chó đói đang đánh hơi tìmkhúc xương. Hắn có bộ mặt phì nộn, đỏ gay với cặp mắt thiếu ngủ. Hắn tự giới thiệu là Wendwood Caswell, thiếu tá Wendwood Caswell, xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam. Caswell kéo tôi vào phòng khách lớn của khách sạn, la lối gọi người bồi bàn. Hắn gọi rượu cho cả hắn và tôi. Vừa uống hắn vừa không ngớt lời giới thiệu về hắn, về gia đình hắn và về gia đình vợ. Hắn nói vợ hắn giàu lắm. Hắn thọc tay vào túi áo khoác lấy một nắmnhững đồng tiền ra khoe với tôi. Đến lúc ấy thì tôi đã chán hắn đến tận cổ. Tôi chào hắn rồi về phòng. L Từ cửa sổ khách sạn nhìn ra ngoài tôi thấy đường phố chìmtrong imlặng, mặc dù lúc ấy mới là 10 giờ. " Thật là một nơi yên tĩnh ". Tôi tự nói với mình khi đã chuẩn bị lên giường nằm. " Đúng là một thị trấn buồn tẻ tầmthường của miền Nam". Tôi cũng là người miền Namnhưng bây giờ tôi ở miền Bắc, làmphóng viên cho một tạp chí lớn. Ông chủ bút phái tôi đi Nashiville vì tạp chí có nhận được mấy tập truyện và thơ của một tác giả ở Nashiville tên là Asilea Adea. Người biên tập rất thích những tác phẩmcủa bà nên người ta yêu cầu tôi ký với bà một hợp đồng, theo đó bà sẽ chỉ viết riêng cho tạp chí của chúng tôi thôi. Sáng hômsau đúng 9 giờ sáng, tôi ra khỏi khách sạn để đi tìmbà Adea. Lúc đó trời vẫn còn mưa. Tôi vừa bước chân ra ngoài thì đã gặp ngay bác đánh xe Seezer. Bác là một người đàn ông da đen dã có tuổi, thân hình to lớn, mái tóc màu xámkiểu cách. Bác Seezer khoác một chiếc áo kỳ quái, tôi chưa từng thấy bao giờ. Chiếc áo này rất dài, lúc còn mới hẳn phải là màu xámvà trước đây chắc phải là áo của một viên sĩ quan. Bây giờ thì mưa, nắng và thời gian đã làmcho nó mang đủ các thứ màu vẫn thấy trên cầu vồng. Chiếc áo chỉ còn có mỗi một khuy. Cái khuy màu vàng và to vừa bằng đồng 50 xu. Bác Seezer đứng cạnh cỗ xe ngựa, bác mở cửa xe và nói rất nhã nhặn: - Mời Ngài lên xe, tôisẽ đưa Ngài đến bất cứ đâu trong thị trấn này. - Tôi muốn đến nhà số 8-61 phố Hoa Nhài. Tôi nói và định bước lên xe. Người đánh xe giữ tôi lại: - Sao Ngài lại đến chỗ ấy? - Đến chỗ ấy thì việc gì tới anh? Tôi bực mình nói. Bác Seezer đấu dịu, mỉmcười: - Thưa không. Nhưng chỗ ấy là một nơi hẻo lánh của thị trấn này. Tôi chỉ đưa Ngài đến đó rồi xin đi ngay thôi. Số 8-61 phố Hoa Nhài đã từng là một ngôi nhà đẹp. Còn bây giờ thì nó trở thành cổ lỗ và đang chết dần chết mòn. Tôi xuống xe. - Xin Ngài cho 2 đô la. Bác Seezer nói. Tôi trả bác hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lúc đưa tiền cho bác, tôi để ý thấy một tờ bị rách ở giữa và được dán lại bằng miếng giấy màu xanh. Tờ bạc còn bị mất một góc ở phía trên, bên phải. Asilea tự mở cửa cho tôi. Bà trạc 50 tuổi. Mái tóc trắng chải ngược ra phía sau làmnổi rõ khuôn mặt nhẹ nhàng nhưng mệt mỏi. Bà mặc một bộ đồ màu vàng nhạt. Bộ đồ đã cú nhưng rất sạch. Asilea dẫn tôi vào phòng khách. ở giữa phòng kê một chiếc bàn đã mọt, ba cái ghế tựa và một chiếc tủ sôpha cũ màu đỏ. Bà mời tôi ngồi vào bàn và chúng tôi bắt đầu câu chuyện. Tôi nói với bà về đề nghị của tạp chí, còn bà tự giới thiệu mình. Bà xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam, cha bà làmnghề hội thẩm. Asilea Adea kể với tôi rằng bà chưa bao giờ cắp sách đến trường. Các cụ thân sinh đã thuê thầy tư về dạy cho bà học tại nhà. Kết thúc câu chuyện, tôi hẹn hômsau sẽ mang hợp đồng đến ký rồi đứng dậy cáo từ. Đúng lúc ấy có tiéng gõ nhẹ vào cánh cửa phía sau. Asilea Adea khẽ xin lỗi rồi đi vào mở cửa. Chỉ một lát sau bà đã quay ra. Trông bà trẻ lại tới 10 tuổi, đôi mắt long lanh, hai gò má ửng hồng. - Anh phải uống với tôi một chén trà rồi hãy đi. Bà nói rồi cầmchiếc chuông nhỏ để trên bàn khẽ lắc. Một bé gái da đen chừng 12 tuổi chạy ra. Asilea Adea mở chiếc vĩ nhỏ và cũ lấy ra một tờ giấy bạc 1 đô la. Tờ giấy bạc được dán lại bằng một miếng giấy xanh và bị mất góc trên bên phải. Đó chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer. - Intes, sang cửa hàng ông Baker mua cho bác 25 xu chè và 10 xu đường, nhanh lên nhé. Đứa bé gái chạy ra khỏi phòng theo lối cửa sau. Chúng tôi nghe thấy tiếng cánh cửa khép lại. Tiếp theo đó là tiếng kêu của đứa bé. Tiếng nói của nó chìmtrong sự giận dữ của một người đàn ông. Asilea đứng dậy. Bà đi ra ngoài, mặt không hề đổisắc. Tôi nghe thấy tiếng đàn ông cục cằn lẫn với tiếng nói nhỏ nhẹ của bà. Rồi tiếng cánh cửa đạp mạnh và bà quay trở lại: - Xin anh thứ lỗi, cuối cùng thì ngay cả đến chén trà tôi cũng không mời anh được. Bà nói. Hình như ông Baker cũng hết chè bán rồi. Chắc nó sẽ mua được chè cho cuộc gặp ngày mai. Chúng tôi chào nhau rồi tôi quay vê khách sạn. Trước bữa ăn cơmchiều, thiếu tá Wendwood Caswell tìmtôi. Tôi không làmsao tránh được hắn. Hắn cứ nài tôi uống rượu bằng được. Hắn móc ở trong túi ra hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lại một lần nữa tôi nhìn thấy tờ giấy bạc 1 đô la rách được dán một miếng giấy màu xanh và bị mất một góc. Đó cũng chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer. Thằng cha này lạ thật! Tôi cứ phân vân mãi không hiểu bằng cách nào mà Caswell lại có được tờ giấy bạc này. Sáng hômsau, bác Seezer đợisẵn tôi ở bên ngoài khách sạn. Bác đưa tôi đến nhà bà Adea và đống ý chờ cho đến khi chúng tôi làm việc xong. Bà Adea trông không được khỏe. Tôi giải thích cho bà nghe về bản hợp đồng rồi bà ký ngay. Lúc định đứng dậy, nét mặt bà bỗng biến sắc, bả xỉu đi rồi ngã vật xuống sàn nhà. Tôi vội đỡ bà dậy rồi dìu bà lên nằmtrên chiếc ghế sôpha cũ màu đỏ. Tôi chạy ra cổng gọi bác Seezer vào giúp. Bác chạy vội xuống phố và 5 phút sau quay lại cùng với bác sỹ. Ông bác sỹ khámcho bà Adea rồi quay sang nói với bác đánh xe người da đen. - Bác Seezer, ông nói, bác chạy sang bảo nhà tôi đưa cho một ít sữa và mấy quả trứng nhanh lên. Rồi ông quay sang tôi: - Bà ấy thiếu ăn, ông nói, bà ấy còn nhiều bạn bè và họ đều muốn giúp đỡ bà ấy. Nhưng bà Caswell rất giữ ý và chỉ chịu nhờ vả có mỗi mình ông già da đen đó thôi. Ông ấy từng là nô lệ của gia đình bà. - Bà Caswell? Tôi nói giọng đầy ngạc nhiên. Tôi tưởng bà ấy là Asilea Adea chứ? - Trước khi lấy Wendwood Caswell, ông bác sỹ nói. Cách đây 20 nămbà ấy đã từng là Asilea Adea. Chồng bà ây là một con sâu rượu hoàn toàn vô dụng. Lão ta cướp của vợ đến đồng xu mà bác Seezer san sẻ cho bà. Lúc ông bác sỹ đi rồi, tôi lại nghe thấy tiếng của bác Seezer ở phòng bên cạnh: - Hắn lại cướp tất cả số tiền hômqua con đưa cho bà rồi à? - ừ, tôi nghe thấy tiếng của A silea trả lời rất khẽ, lão lấy cả hai tờ. Tôi liền đi vào đưa cho Asilea Adea 50 đô la. Tôi nói đó là tiền của tạp chí gửi. Rồi bác Seezer đưa tôi trở lại khách sạn. Khoảng vài giờ đồng hồ sau, trước bữa cơmchiều, tôi ra ngoài đi tản bộ một lúc. Đến trước một cửa hàng, tôi thấy có đámđông đang bàn tán chuyện gì đó rất ồn ào. Tôi bèn rẽ vào cửa hàng. Thiếu tá Caswell đang nằmsóng sượt trên sàn. Hắn đã chết. Người ta tìm thấy hắn nằmbất tỉnh ở ngoài phố. Hắn bị giết trong một cuộc ẩu đả. Đúng là tay hắn vẫn còn nắmrất chặt. Khi tôi bước lại gần cái xác thì bàn tay phải của Caswell bỗng duỗi ra. Có cái gì đó rơi xuống và lăn đến cạnh chân tôi. Tôi giẫmmột bàn chân lên. Sau đó, tôi cúi xuống nhặt cái vật ấy bỏ vào túi áo. Người ta nói một tên ăn cắp đã giết Caswell. Họ bảo Caswell khoe với mọi người là hắn có 50 đô la. Nhưng khi tìmthấy cái xác thì trên người hắn chẳng còn xu nào. Sáng hômsau, tôi rời Nashville. Lúc tàu chạy ngang qua sông, tôi lấy trong túi áo ra cái vật hômqua rơi khỏi bàn tay đã chết của Caswell. Tôi némnó xuống dòng sông đang chảy lững lờ phía dưới. Đó là một chiếc khuy áo. Chiếc khuy màu vàng. Chiếc khuy cuối cùng trên áo khoác của bác Seezer. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Cây Xương Rồng Điều quý nhất của thời gian là nó chỉ thuần tương đối. Theo sự nhất trí chung, phần lớn những hồi tưởng được dành cho người đang bị thì thụp rơi xuống nước và ta không nói quá là con người có thể duyệt lại toàn bộ cuộc tình chỉ trong thời gian ngắn ngủi khi họ cởi đôi găng tay. Đ Đấy là việc Trysdale đang làm, khi anh đứng bên chiếc bàn trong căn phòng độc thân anh thuê. Trên mặt bàn là một cây xanh trồng trong một cái lọ bằng đất nung đỏ. Cây này là một loài xương rồng, với những chiếc lá dài thõng, liên tục đong đưa theo ngọn gió nhẹ nhất trong cử chỉ lạ lùng dường như ra dấu hiệu gì đấy. Anh bạn của Trysdale, anh trai của cô dâu, đứng kế bên cái tủ bát đĩa, đang phàn nàn vì phải uống rượu một mình. Cả hai đang mặc bộ quần áo dự lễ. Trong khi Trysdale đang chậmrãi cởi những cúc găng tay, đầu óc anh nhanh chóng và đau xót hồi tưởng lại những giờ vừa trôi qua. Dường như khứu giác của anh vẫn còn đượmmùi hương từ những lẵng hoa xếp dầy đặc trong nhà thờ và trong tai anh vẫn còn vang tiếng rầmrì của hàng nghìn giọng hát, tiếng xào xạc của trang phục giòn cứng và dai dẳng một cách cố chấp nhất, những lời ê a của vị mục sư đang buộc đời cô vào người khác mà không ai gỡ ra được. Như thể do thói quen của đầu óc anh ta, từ khía nhìn chung cục vô vọng này, anh vẫn cố gắng hết mức để đi đến lời lý giải tạisao và làmthế nào anh đã mất cô. Bị một thực tế không thể dung hoà giáng cho anh một cú thô bạo, anh bất ngờ thấy mình đối diện với cái mà từ xưa đến giờ anh chưa bao giờ giáp mặt - cái bản ngã sâu thẳm, nguyên sơ và giản đơn của anh. Anh đã thấy mọi lớp nhung y của trò giả vờ và kiêu kỳ mà anh đã mặc giờ biến thành giẻ rách của tính ngông cuồng. Anh rùng mình với ý nghĩ rằng, từ trước đến giờ, trong con mắt của thiên hạ, trang phục của anh hẳn có vẻ nghèo nàn và tả tơi. Tính phù phiếmvà tật hay dối gạt! Đây là những điểmyếu của anh. Và riêng cô thì không bao giờ như thế! Nhưng tạisao… Khi cô đi chậmrãi giữa hai hàng ghế dẫn đến bục làmlễ, anh cảmthấy một nỗi đắc thắng thấp hèn, chán ngán vốn vẫn thường nâng đỡ anh. Anh đã tự nhủ là vẻ nhợt nhạt của cô là do ý nghĩ cô dành cho một người nào khác chứ không phải cho người cô sẽ trao cuộc đời. Nhưng ngay điều an ủi tệ hại này cũng không giữ được lâu. Vì lẽ, khi anh thấy cô thoáng ngước lên nhìn, một tia nhìn trong sáng cô dành cho người đoạt được cô, tự anh biết rằng anh đã bị quên lãng. Có một lần, cô đã gửi lên anh cùng tia nhìn này. Thực ra, sự lừa dối của anh đã vỡ vụn, mọi chống đỡ đều không còn. Thế thì tạisao cuộc tình lại chấmdứt? Không có bất hoà giữa hai người, không có gì cả. Cả nghìn lần anh đã duyệt lại trong tâmtrí anh sự việc xảy ra trong những ngày cuối cùng trước khi mọi chuyện đều bị đảo lộn. Cô luôn khăng khăng muốn tung anh lên mây xanh và anh đã chấp nhận việc này với vẻ huy hoàng. Hương hoa cô dâng lên thật ngọt ngào, thật khiêmtốn (anh tự nhủ như thế), đầy tính trẻ con và đầy vẻ tôn thờ và (có lần anh đoán chắc như thế) thật thành khẩn. Cô đã gán ghép cho anh, đến mức gần như siêu nhiên, mọi đức tính và mọi xuất chúng và mọi tài năng, rồi anh đã hấp thụ việc hiến dâng như thể cây cốisa mạc thu lấy những giọt mưa mà không chắc sẽ nở hoa hay kết trái. Trysdale hồi tưởng lại rõ ràng một kỷ niệmđỉnh cao về tính tự kiêu của anh - đầy ngu xuẩn nhưng hối tiếc thì đã muộn. Đấy là vào một buổi tối khi anh mời cô lên mây xanh và chia sẻ sự vĩ đại của mình. Giờ thì anh quá đau đớn nên không muốn nhớ lại nhiều về vẻ đẹp đầy thuyết phục của cô tối hômấy - mái tóc lượn sóng buông thả, mãnh lực lôi cuốn dịu dàng và trinh nguyên của những tia nhìn và lời nói của cô. Trong khi chuyện trò với nhau, cô nói: - Và Thuyền trưởng Carruthers đã cho embiết là anh nói tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Tạisao anh giấu emmột tài năng như thế? Có việc gì mà anh không biết không? - Thực ra, Carruthers là một anh dốt. Chắc chắn là anh (Trysdale) đã mang tội (đôi lúc anh như thế) thốt lên trong câu lạc bộ của anh một câu châmngôn nào đấy bằng tiếng Tây Ban Nha mà anh đã moi ra từ mấy thứ hổ lốn trên bìa sau các quyển từ điển. Carruthers, vốn là một trong những người ngưỡng mộ anh hết mình, chính là người đã phóng đại việc phô trương cho một óc thông thái đáng nghi ngờ. Nhưng hỡi ôi! Hương hoa từ lòng ngưỡng mộ của cô đã trở nên quá ngọt và quá bốc! Anh để cho lời gán ghép lan truyền ra mà không đính chính. Không phản đối gì cả, anh đã cho phép cô choàng quanh vầng trán anh cái vòng miện giả hiệu về nền uyên bác Tây Ban Nha. Anh đã để cái vòng miện xoắn xít mềmdịu tô điểmcho cái đầu thích chinh phục của anh, mà không cảmthấy có những gai nhọn đang châmchích và sau này sẽ xuyên thủng cả anh. Cô thật là vui tươi, thẹn thùng và dè dặt làmsao ấy! Cô đã vùng vẫy như con chimbị đánh bẫy khi anh đã đemmọi thứ trọng đại của anh ra đặt dưới chân cô! Anh đã có thể đoán chắc, và giờ anh vẫn đoán chắc mà không nhầmlẫn, là cô đã chấp nhận anh. Chỉ có điều cô không thể trả lời trực tiếp cho anh, vì cô còn e thẹn. Cô bảo: “Ngày mai emsẽ gửi anh câu trả lời” và anh, kẻ chiến thắng buông thả tự tin, đã mỉmcười ban cho cô quyền được trễ hạn. Ngày kế, anh nóng nảy trông chờ câu trả lời của cô. Đến trưa, anh nài ngựa của cô đến gõ cửa phòng anh, rồi để lại cây xương rồng lạ lùng trong cái bình đất nung đỏ. Không hề có tờ thư hay lời hay lời nhắn, chỉ có chiếc thẻ cột vào cây xương rồng mang một danh từ ngoại ngữ man di hoặc là một tên thực vật. Anh đã chờ cho đến tối, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời của cô. Tự ái to phồng và tính phù phiếmbị thương tổn khiến anh không muốn đến tìmcô. Hai ngày sau, họ gặp lại nhau trong một bữa ăn tối. Họ chào hỏi nhau theo cách bình thường, nhưng cô nhìn anh, ngừng thở, băn khoăn, giận dữ. Anh lịch sự khăng khăng chờ nghe cô giải thích. Với tính nhạy cảmcủa phụ nữ, cô đoán ra ý anh, rồi trở nên lạnh lùng như băng tuyết. Từ ngày ấy, họ rời xa nhau dần. Anh đã có lỗi chỗ nào? Lỗi thuộc về ai? Giờ trở nên khiêmtốn, anh tìmkiếmcâu trả lời giữa những hoang tàn của việc tự thổi phồng. Tiếng nói của người thanh niên kia tọc mạch chen vào luồng hồi tưởng: - Này, Trysdale, có chuyện gì vậy? Cậu có vẻ đau khổ cứ như chính cậu là chú rể thay vì chỉ đóng vai phù rể! Nhìn tớ đây này, một món phụ tùng khác, đã đi hai nghìn dặmsuốt từ NamMỹ trên một chiếc tàu đầy tỏi và gián để nhắmmắt làmngơ sự hy sinh - hãy nhìn xemtội lỗi tớ chất nhẹ như thế nào trên hai vai! Tớ chỉ có một đứa emgái và giờ nó đã đi. Này, uống tí gì đi để xoa dịu lương tâmcủa cậu. - Tớ không muốn uống gì trong lúc này, cảmơn. Anh bạn đi đến gần anh, tiếp tục: - Rượu cô-nhắc của cậu tồi quá. Ngày nào đấy chạy xuống Punta Redonda để gặp tớ và thử mấy thứ ông già Garcia mang lậu vào. Chuyến đi đáng công lắm. A này! Gặp lại cố nhân ở đây! Cậu đào đâu ra cây xương rồng này thế, Trysdale? - Món quà từ một người bạn. Có biết loài cây này không? - Biết rõ lắmchứ! Nó thuộc miền nhiệt đới. Có hàng trămcây mọc quanh Punta. Tên nó ghi trên cái thẻ đây này. Có biết một chữ Tây Ban Nha nào không, Trysdale? Trysdale đáp, với bóng ma cay đắng của một nụ cười: - Không. Đấy là tên Tây Ban Nha à? - Đúng thế. Dân bản xứ mường tưởng là những chiếc lá của nó vươn dài để ra hiệu cho ta. Họ gọi nó bởi tên này - Ventomarme. Tên có nghĩa là "Hãy đến mang tôi đi". TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Chiếc Lá Cuối Cùng Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là “vùng”. Những “vùng” này lọt thỏmtrong những góc và đường cong lạ kì. Một con đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khámphá là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầmhoá đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả! T Thế nên đámhoạ sĩ chẳng bao lâu đã kéo đến phường Greenwich, săn lùng phòng cho thuê có cửa sổ thông ra hướng bắc, góc mái kiểu thế kỷ 18, gác lửng kiểu Hà Lan, và giá thuê lại rẻ. Sau đấy họ mang vào vài lọ hợp kimthiếc, một hai cái chảo nấu ăn dã chiến, và thế là một “quần cư” thành hình. Hai cô Sue và Johnsy cùng thuê chung một căn phòng đơn giản ở tầng trên cùng của một toà nhà ba tầng lụp xụp. “Johnsy” thực ra là tên thân mật của California. Họ đã gặp nhau tại một hiệu ăn trên đường Số Tám, và khámphá ra là họ có những sở thích tương đồng về nghệ thuật, rau diếp xoắn trộn dấm, và thời trang với tay áo giámmục. Thế là họ cùng thuê chung một căn phòng. Đấy là vào tháng 5. Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là ViêmPhổi, rình rập trong “quần cư”, móng vuốt giá băng quệt vào đây đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành khu phía đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nhưng hắn chỉ mới đặt chân chầmchậmqua các lối ngõ như bàn cờ của mấy “vùng” nhỏ hẹp phủ đầy rêu. Bạn sẽ không xemThần ViêmPhổi như một quân tử già đầy hào hiệp. Người con gái nhỏ vốn đã mất máu vì những trận gió ở California thì lẽ ra không đáng cho một kẻ bất tài già nua bận tâmđến. Nhưng hắn đã tấn công Johnsy. Thế là cô nằmbẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt, xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà gạch kế bên. Một buổisáng, vị bác sĩ đầy bận rộn mời Sue ra hành lang. Ông đang vẩy cái nhiệt kế thămbệnh để mực thuỷ ngân trong đó hạ xuống. - Cơ may khỏi bệnh của cô ấy áng chừng chỉ một phần mười. Và cơ may này là tuỳ vào việc cô ấy có ý chí muốn sống hay không. Với cách con bệnh chỉ ngóng chờ công ty mai táng đến thìsách thuốc nào cũng vô dụng. Cô bạn nhỏ của cô đã bị ámảnh là cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có ý định gì không? - Chị ấy... chị ấy muốn có ngày nào đó vẽ tranh phong cảnh vịnh Naples. - Vẽ tranh à? Thật là điên rồ! Cô ấy có bận tâmnặng nề về việc gì không, chẳng hạn về một người đàn ông nào đó? Cô Sue khịt mũi: - Một người đàn ông à? Một người đàn ông thì có thể... mà không, bác sĩ ạ, không có chuyện như thế. Vị bác sĩ nói: - Thế thì là do cô ấy quá yếu rồi. Tôisẽ cố làmmọi cách mà khoa học cho phép. Nhưng mỗi khi con bệnh của tôi bắt đầu nhẩmtính số lượng xe trong chuyến đưa đámcủa họ thì xemnhư hiệu lực của thuốc men chỉ còn một nửa. Nếu cô có cách khiến cho cô ấy hỏi han cô về thời trang mùa đông thì tôi có thể đoán chắc cơ may là một phần năm, thay vì là một phần mười. Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. Rồi cô đường bệ đi vào phòng của Johnsy với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng. Johnsy vẫn nằmbẹp, xemchừng không động đậy chút nào dưới tấmvải giường, mặt hướng về cái cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo, nghĩ là bạn mình đang ngủ. Cô sắp xếp giá vẽ và bắt đầu dùng viết và mực để vẽ hình minh hoạ cho một truyện để đăng trong một tạp chí. Trong khi các hoạ sĩ trẻ tuổi phải dọn đường cho Hội Hoạ bằng cách vẽ tranh cho truyện ấy để dọn đường cho Văn Chương. Khi Sue đang phác hoạ cái quần bảnh bao và gọng kính một tròng của một anh hùng (một tay cao bồi bang Idaho), cô nghe một tiếng nho nhỏ, lặp lại vài lần. Cô đi vội đến bên mép giường. Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và đang đếm, đếmngược: “mười hai”, và ít lâu sau: “mười một”, và sau đấy “mười”, rồi “chín”, rồi “tám” và “bảy” gần như liền nhau. Sue nhìn chămchú bên ngoài cửa sổ. Có gì ở ngoài đấy đâu mà đếm? Chỉ có một khoảng sân trống buồn nản, và bức tường trơ trụi của một căn nhà gạch xa hơn chừng mười thước. Một dây thường xuân thật già cỗi, gốc vặn vẹo mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Ngọn gió thu lạnh đã làmrơi rụng đámlá, phơi bầy các nhánh gần như trơ trụi bámvào mấy mảng gạch vụn vỡ. Sue hỏi? - Cái gì vậy hở bồ? Johnsy nói, gần như thì thầm: - Sáu. Bây giờ rơi nhanh quá. Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếmmuốn nhức đầu. Nhưng giờ thì dễ rồi. Thêmchiếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm. - Nămcái gì, nói cho Sue của bồ nghe nào! - Nămchiếc lá. Trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi. Mình đã biết như thế ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho bạn biết à. Sue càu nhàu, với giọng khinh miệt cao quý. - Ô hay! Mình chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá thường xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ nới với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn... xemông ấy nói gì nào... ông ấy nói cơ may chính xác là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may chúng mình có ở New York để đáp tầu điện hay đi qua một toà nhà mới. Bây giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít rượu vang porto cho cô bé đang bệnh, và thịt lợn cho chính tác giả ăn. Johnsy vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ: - Không cần phải mua rượu vang. Thêmmột chiếc nữa. Không, mình không muốn ăn cháo. Thế là còn có bốn. Mình muốn xemchiếc lá cuối cùng trước khi trời tối. Khi ấy mình cũng sẽ ra đi. Sue nghiêng mình trên cô: - Johnsy ơi, bồ có thể hứa nhắmmắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi mình làmviệc được không? Ngày mai mình phải đi giao mấy bức vẽ. Mình cần ánh sáng, nếu không mình phải kéo rèmxuống. Johnsy hỏi, giọng lạnh tanh: - Bạn có thể vẽ trong phòng kia được không? - Mình muốn ở kề bên bồ. Hơn nữa, mình không muốn bồ cứ nhìn mãi mấy chiếc lá thường xuân vô duyên đó. - Cho mình biết khi nào bạn làmxong, vì mình muốn xemchiếc lá cuối cùng rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi. Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông xuôi tất cả, và thả người trôi xuống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc lá mệt mỏi kia. Johnsy nhắmmắt lại, mặt tái nhợt, nămyên như la một cái tượng bịsập đổ. - Ráng ngủ đi. Mình muốn kêu ông Behrman lên để ngồi mẫu cho mình vẽ một ông thợ mỏ già cô độc. Mình chỉ đi một phút. Đừng cựa quậy cho đến khi mình trở lại. Ông già Behrman là một hoạ sĩsống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ. Ông đã quá sáu mươi, và có một chòmrâu rậmnhư ông Moses hiện thân trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một sự thất bại trong nghệ thuật. Trong bốn mươi nămông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạmgần đến vạt áo của Người Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài nămnay ông không vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông kiếmtiền chút đỉnh bằng việc ngồi làmmẫu cho các hoạ sĩ trẻ trong quần cư khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống rượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnamlà một ông già nhỏ thó nhưng dữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra yếu đuối, và xemmình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ sống ở tấng trên. Sue tìmgặp Behrman khi ông nồng nặc mùi rượu dâu trong căn phòng nhỏ tối tù mù. Trong một góc là cái giá vẽ với khung vải trống trơn, suốt hai mươi lămnămvẫn chờ đợi đường nét đầu tiên của một kiệt tác. Cô nói cho ông nghe về chuyện hão huyền của Johnsy, về việc cô nàng – quả thật nhẹ tênh và mỏng manh như một chiếc lá - sẽ trôi đi khisự bámvíu của cô vào trần thế vốn đã yếu sẽ yếu thêm. Ông già Behrman, với cặp mắt đỏ sòng sọc, lớn tiếng kinh thường và chế diễu cho những điều tưởng tượng ngốc nghếch: - Khốn khổ! ở đờisao lại có người ngu xuẩn muốn chết vì mấy cái lá rụng từ một dây leo vô duyên như vậy? Tao chưa bao giờ nghe có chuyện này. Không tao sẽ không ngồi làmmẫu cho một đứa ẩn cưa ngu ngốc như mày. Tạisao mày lại để ý tưởng khùng điên đấy đi vào đầu của nó? Ôi dào, cái con nhỏ Johnsy khốn khổ! - Chị ấy đang yếu lắm, và cơn sốt làmcho đầu óc chị ấy trở nên bệnh hoạn đầy những mơ tưởng kỳ quái. Được rồi, nếu ông không muốn ngồi làmmẫu cho tôi cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông là một ông già xấu tính – già vô tích sự. Ông Behrman tru tréo lên: - Mày đúng là đàn bà! Ai bảo tao không muốn ngồi làmmẫu? Đi lên đi. Tao sẽ đến. Cả nửa giờ đồng hồ rồi tao đã nói là tao sẵn sàng ngồi. Trời ơi! Đây không phải là chỗ cô Johnsy có thể nămbẹp dưỡng bệnh được. Một ngày nào đấy tao sẽ vẽ nên một kiệt tác, và bọn mình sẽ rời đi nơi khác. Trời ơi! Đúng là phải như thế. Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèmcửa xuống, ra dấu bảo Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây thường xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làmmẫu, giả làmmột thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên một cái ấmlật ngược giả làm một tảng đá. Khi Sue thức giấc vào buổisáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy Johnsy đang vô hồn nhìn cái rèmmàu sậmđã buông xuống. Johnsy thì thào: - Kéo rèmlên. Mình muốn nhìn. Sue mệt mỏi làmtheo bạn. - Nhưng xemkìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêmdài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch. Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫmgần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảmbámvào cái cành cao dămbảy mét cách mặt đất. Johnsy nói: - Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêmqua. Mình nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hômnay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó. Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối: - Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làmđược gì chứ? Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng dường như đã ảmảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng. Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xámxịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn độc bámvào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêmbuông xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan. Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra lệnh kéo cái rèmxuống. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đấy. Johnsy nằmmột hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga trên cái bếp ga. Cô nói: - Mình là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang porto, và... không, mang trước cho mình cái gương soi cầmtay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi mình sẽ ngồi lên để xembồ nấu nướng. Một giờ sau, cô nói: - Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples. Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài hành lanh. Ông nắmlấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông. - Cơ may ngang bằng. Với công chămsóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và giờ tôi phải đến thămmột ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman – tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêmphổi. Ông ta già cả, yếu đuối, cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôisẽ đưa ông đến bệnh viện để được thoải mái hơn. Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue: - Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và chămsóc – chỉ có thế thôi. Buổi chiều ấy, khiJohsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lamthật đậmvà xemvẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô và cũng quanh mấy cái gối. - Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman qua đời hômnay ở bệnh viện vì chứng viêmphổi. Ông ấy nhuốmbệnh chỉ trong có hai ngày. Người gác dan tìmthấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn phòng tầng dưới, ngất xỉu với cái chân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một đêmkinh hoàng như thế. Và rồi họ tìmthấy cái đèn bão, vẫn cháy, và một cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tạisao nó không bao giờ bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman đấy - ông đã vẽ nó đúng vào đêmchiếc lá cuối cùng rơi rụng. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Chuyện Một Tờ Báo 8giờ sáng, nó còn chưa ráo mực in đã nằmtrên quầy bán báo của Giuxeppi. Với tính ranh ma của hạng người như hắn, Giuxeppi đi tán gái ở góc phố đối diện để mặc khách tự lấy báo, chắc hẳn là hắn dựa vào cái thuyết có liên quan tới giả định về cái nồi được chú ý quá nhiều. (1) 8 Theo tục lệ và ý đồ của nó, tờ báo đặc biệt này vừa là một nhà giáo dục, một người hướng dẫn, một người khuyên răn, lại là một chiến sĩ, một cố vấn đại gia và một vade mecum(2). Trong nhiều cái đặc sắc của nó có thể chọn ra ba vài xã thuyết. Một bài, lời lẽ giản dị mộc mạc nhưng ngờisáng, nhằmvào các bậc cha mẹ và những nhà giáo, chê trách việc đánh đập để trừng phạt trẻ con. Bài thứ hai là một bài cảnh cáo có tính chất lên án, nhiều ý nghĩa gửi cho một tay thủ lĩnh nghiệp đoàn nổi tiếng đang sắp sửa xúi giục những người theo mình gây ra một cuộc bãi công rắc rối. Bài thứ ba là một lời kêu gọi hùng hồn đòi phải ủng hộ và giúp đỡ lực lượng cảnh sát về mọi mặt ngõ hầu tăng cường lực lượng của nó với tính cách là những người bảo vệ và phục vụ công chúng. Ngoài những bài trách cứ và yêu sách quan trọng này đối với cái kho tinh thần công dân tốt, còn có một phương thuốc nhiệmmàu hoặc một thứ biện pháp khôn ngoan của biên tập viên phụ trách mục “tâmtình” trình bày về một trường hợp đặc biệt về một thanh niên phàn nàn về lòng sắt đá không chuyên của một cô gái mà anh ta yêu, dạy anh ta làmcách nào để chinh phục được cô gái. Trên trang sắc đẹp, lại có lời giải đáp đầy đủ cho một thiếu nữ muốn được khuyên nhủ để có được mắt sáng, má hồng và vẻ mặt xinh đẹp. Một tin khác đòi hỏi phải có một sự hiểu biết đặc biệt, là một “việc riêng” vắn tắt, được viết như sau: “Giắc thân yêu, tha lỗi cho em. Hẹn anh đúng 8h 30 sáng nay gặp emở góc phố Mêđixơn và phố thứ…Ta ra đi vào đúng ngọ. Người hối lỗi” Lúc 8h, một thanh niên nét mặt phờ phạc, mắt hừng hực như sốt vì lo lắng, đi ngang qua quầy bán báo của Giuxeppi quẳng 1 xu nhặt lấy tờ báo trên cùng. Một đêmkhông ngủ đã khiến anh trở thành kẻ dậy muộn. 9h đã phải đến sở làmviệc mà trong khoảng thời gian từ giờ đến đó còn phải cạo râu, còn phải uống chớp nhoáng một tách cà phê nữa. Anh ghé vào hiệu cắt tóc rồi lại hấp tấp ra đi. Anh đút tờ báo vào túi, thầmnghĩ đến giờ ăn trưa sẽ đọc. Tới góc phố gần đó, tờ báo rơi khỏi túi anh, lôi theo cả đống găng tay mới. Đi được ba dãy nhà, không thấy đôi găng đâu anh bực tức lộn trở lại. Đúng támrưỡi, anh tới góc phố chỗ đôi găng và tờ báo nằmlăn lóc trên mặt đất. Nhưng thật lạ lùng, anh bỗng quên phắt đi cái mà anh trở lại tìmkiếm. Anh đang nắmlấy hai bàn tay nhỏ nhắn, chưa bao giờ anh nắmchặt đến thế và nhìn vào đôi mắt hối hận màu nâu, niềmvuisướng rộn lên trong lòng anh. -Giắc thân yêu – cô gái nói – embiết là anh sẽ đến đây đúng giờ mà. “Chẳng hiểu cô ấy định nói gì – anh thầmnghĩ – nhưng không sao, không sao hết” Một cơn gió mạnh từ phía tây xô tới, hất tờ báo khỏi vỉa hè, mở tung nó ra và bốc nó lên bay lộn trên không sang phố bên. Ngược đường phố ấy, anh thanh niên đã viết thư cho biên tập viên của mục “tâmtình” hỏi xin một công thức để chinh phục cô gái mà anh mê say đang dong cương một con ngựa hồng bất kham, kéo một chiếc xe độc mã hai bánh. Cơn gió đùa nhả bùng lên ập tờ báo đang bay vào mặt chú ngựa hồng bất kham. Con ngựa lồng lên biến thành một vệt màu hồng pha lẫn màu đỏ của bánh xe đang quay tít, kéo dài qua bốn dãy nhà. Rồi cái vòi nước máy đóng vai trò của nó trong công cuộc sáng thê và chiếc xe độc mã biến thành dómdiêmnhư thể đã được an bài từ trước, còn anh chàng xà ích thì nằmchết lặng trên đường nhựa trước một toà nhà giàu có nào đó Người ta vội chạy ra khiêng anh ta ngày lập tức vào trong nhà. Một người phụ nữ tự làmgối cho anh ta kê đầu và bất chấp những ánh mắt tò mò, cô ta cúi xuống nói: “Ôi, đúng là anh rồi Bôby; bao giờ cũng chỉ có anh thôi. Anh không thấy thế sao? Nếu emcó mệnh hệ nào thì emkhông sống được và…” Nhưng đang cơn gió to thế này, chúng ta phải mau mau theo sát tờ báo của chúng ta. Viên cảnh sát Ô Brai bắt lấy tờ báo như là một nhân vật nguy hiểmcho giao thông. Những ngón tay chuối mắn của hắn chậmchạp vuốt thẳng lại những tờ báo tơi tả. Hắn đang đứng cách cổng sau của quán ăn Xenđơn Ben vài bước. Hắn khó nhọc đánh vần đề bài báo “Báo chí đứng hàng đầu trong cuộc vận động ủng hộ cảnh sát”. Nhưng, suỵt! Tiếng tên phụ trách quầy rượi Đany lọt qua khe cửa: “Này Maikơ, một cốc nhỏ phần ông bạn già đây.” Sau những cột báo thân tình mở rộng, viên cảnh sát Ô Brai nhanh nhẹn nhận lấy cốc rượi “thứ thiệt”. Rồi hắn hùng dũng, tỉnh táo và khoẻ khoắn bước đi làmnhiệmvụ. Ước gì ông chủ bút có thể tự hào nhìn thấy cái kết quả tinh thần, cái kết quả theo đúng nghĩa của chữ đã ban phước cho công sức của ông ta. Viên cảnh sát Ô Brai gấp tờ báo lại, vui vẻ giúi nó vào nách một chú bé đi ngang qua. Chú bé tên là Giôny và chú mang tờ báo về nhà. Chị chú bé là Glađi, chính cô ta viết thư cho biên tập viên trang “sắc đẹp” để hỏi về phương thuốc nhiệmmàu để có thể thực hiện được về sắc đẹp. Chuyện ấy đã từ mấy tuần trước rồi và cô đã thôi không tìmcâu trả lời nữa. Cô đang mặc áo để đi lên phố để mua ít dải viền. Bên trong váy cô đính hai mảnh giấy báo của Giôny mang về. Khi cô đi tiếng sột soạt nghe y như tiếng sột soạt của đồ thật. Ra đến ngoài phố cô gặp nhà Brao ở tầng dưới và dừng lại nói chuyện. Cô gái nhà Brao tái mặt. Chỉ có thứ lụa nămđô một thước mới tạo được thứ âmthanh cô ta nghe thấy khi Glađi cất bước. Cô gái nhà Brao héo hon cả người vì ghen tị, nói vài tiếng hằn học rồi bỏ đi, môi mímchặt. Tay cầmđầu nghiệp đoàn – mà lời huấn thị trịnh trọng và đanh thép của bài xã thuyết trên báo nhằmvào là bố của Glađi và Giôny. Ông ta nhặt những mảnh báo còn lại của tờ báo mà Glađi đã tước mất để làmra cái thứ thuốc để làmra tiếng sột soạt của lụa. Mắt ông ta không trông thấy bài xã thuyết mà lại bắt gặp một trò đố khéo léo, có bề ngoài lừa dối vẫn thường làmsay mê cả kẻ ngây ngô lẫn người khôn ngoan. Ông vội xé lấy nửa trang báo, chiếmlấy cái bàn, cây bút chì và tờ giấy rồi miệt mài với trò chơi ấy. Ba giờ sau, sau khi đợi ông ta uổng công tại một điểmđã định, các thủ lĩnh khác, bảo thủ hơn tuyên bố và quyết định tán thành hoà giải, như thế là tránh được cuộc đình công với những hậu quả nguy hiểmcủa nó. Những số báo sau đó, với giọng của kèn đồng đã nhắc đến bằng chữ in màu, tố cáo thắng lợi của tờ báo đối với những mưu đồ đã dự tính của tay cầmđầu nghiệp đoàn. Những mảnh còn lại của tờ báo thiết thực cũng kiên trì chứng tỏ hiệu lực của nó. Khi Giôny đi học về, chú đã tìmmột chỗ khuất để bỏ những cột báo đã xé rời ra khỏi bên trong quần áo, nơi chúng được phân bố khéo léo để bảo vệ một cách có kết quả những khu vực thường bị trừng phạt ở nhà trường tiến công vào. Giôny học ở trường tư và đã có chuyện lôi thôi với thầy giáo, như đã nói, trong số báo sáng hômđó, có một bài xã thuyết xuất sắc chống lại việc đánh đập để trừng phạt và không còn nghi ngờ gì nữa, nó đã phát huy tác dụng. Sau chuyện này, còn ai dámhoài nghisức mạnh của báo chí? Chú thích: (1) Theo ngạn ngữ,” watched pot never boils” (theo nghĩa đen: để ý đến nồi thì nồi không sôi) có nghĩa là càng mong thì càng lâu đến. (2) Sổ tay, sách tómtắt vật luôn mang theo mình (tiếng latinh). TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Dấu Vết Của Bin Đen Một người gầy lêu đêu, khoẻ mạnh, mặt đỏ rực, có cái mũi khoằmcủa tướng Oenlinhtơn, đôi mắt đã đỏ lại được đôi lông mi đỏ hoe tôn lên làmcho đỏ như cội, ngồi trên sân ga Lôt Pinôtx, hai chân đung đưa. Ngồi bên cạnh là một người to béo, trầmtư, dáng buồn, hình như họ là bạn thân của nhau. Họ mang dáng dấp của những người mà cuộc đời như một cái áo khoác mặc được cả hai mặt - mặt nào cũng là trái được. M - Không gặp cậu đến bốn nămnay rồi, Hamạ, - người ủ rũ nói. - Cậu đi những đâu thế? - Bang Têchdát, - người mặt đỏ nói. - Ở Alaxka lạnh lắm, còn ở Têchdát tôi thấy ấmáp. Tôisẽ kể cậu nghe về một vụ nóng mà tôi đã trải qua ở đó. Vào một buổisáng, tôi xuống xe tốc hành bên một hồ chứa nước và để mặc cho xe đi tiếp không cần có tôi. Chỗ đây là một trang trại nhà cửa nhiều hơn ở thành phố Niu-Yooc. Chỉ có điều người ta xây cách xa nhau khoảng hai chục dặmđể có ngồi ăn thì nhà khác không ngửi thấy mùi, còn hơn là chỉ xây cách cửa nhà ông hàng xómmột tí. Chẳng thấy đường sá gì cả, vì vậy tôi đành phải cuốc bộ qua đồng quê. Cỏ mọc lún mắt cá chân và cây mexkit mọc trồng như một vườn đào. Trông hệt như cơ ngơi của một nhà quý tộc, nên lúc nào ta cũng có cảmtưởng bị đàn chó xồ ra đớp. Phải đi mất đến hai mươi dặmtôi mới nhìn thấy một căn nhà nhỏ, to độ bằng một nhà ga nổi. Dưới gốc cây trước cửa nhà có một người nhỏ bé mặc áo sơ mi trắng và bộ quần áo lao động màu nâu, cổ thắt một chiếc khăn tay màu hồng. “Xin chào”, tôi nói. “Có gì cho uống, tiền thù lao hay một công việc cho một người khách tương đối lạ hay không?” “Ồ, xin mời vào”, người đó nói, giọng nghe tao nhã. “Xin mời ngồi xuống cái ghế đẩukia. Tôi không nghe thấy có tiếng ngựa”. “Còn xa”, tôi nói. “Tôi đi bộ đến đây. Tôi không muốn phiền ông, nhưng giá ông cho tôi xin xô nước thì tốt quá” “Trông anh bẩn ghê”, ông ta nói, “mà việc thu xếp để tắmthì…” “Tôi chỉ cần nước để uống thôi”, tôi nói. “Ồ, bụi bặmbên ngoài, ngại gì”. Ông ta lấy cho tôi độ một môi nước ở trên cái bình đỏ treo lủng lẳng, rồi nói tiếp: “Ông cần có việc làmà?” “Tạmthời thôi”, tôi nói. “Nơi này kể cũng khá vắng vẻ đấy nhỉ?” “Đúng vậy”, ông ta nói. “Đôi lúc, người ta nói, có đến hàng tuần cũn không có một mống nào qua lại. Tôi mới ở đây có một tháng nay. Tôi mua cái trang trại này của một người định cư cũ. Ông ta muốn chuyển xa hơn nữa về phía tây”. “Rất hợp với tôi”, tôi nói. “Yên tĩnh và an trí đôi lúc cũng tốt cho con người ta đấy. Nhưng tôi cần một việc làm. Tôi biết phục vụ bar, các mỏ muối, giảng bài, phát hành cổ phiếu, đấmbốc ở hạng trung, và chơi đàn pianô”. “Anh biết chăn cừu chứ?”, viên chủ trại nhỏ bé hỏi. “Ýông muốn hỏi tôi đã chăn cừu chưa chứ gì?”, tôi hỏi. “Anh có biết chăn không? Nghĩa là quản lí đàn cừu ấy?”, ông ta nói. “Ồ”, tôi nói, “tôi hiểu ra rồi. Ýông muốn nói là xua chúng và sủa chúng như chó côlisủa chứ gì. Ồ, tôi làmđược”, tôi nói. “Thực ra tôi chưa bao giờ đi chăn cừu cả, nhưng qua cửa ô tô cũng thường hay nhìn thấy chúng nhai hoa cúc, trông không có gì dữ tợn cả nhỉ!”. “Tôi thiếu một người chăn cừu”, viên chủ trại nói. “Đừng có bao giờ trông cậy gì được người Mêhicô đâu. Tôi chỉ có hai đàn cừu thôi. Buổisáng anh đưa khoảng támtrămcon đi chăn cho tôi, có đáng mấy. Tôi trả anh hai mươi đôla một tháng và bao thêmcả ăn uống. Anh ở trong trại lều trên đồng cỏ với đàn cừu. Anh thổi nấu lấy, nhưng tôi cho người mang củi và nước đến cho anh. Công việc cũng chả có gì là vất vả”. “Tôi đồng ý”, tôi nói. “Tôi xin nhận việc đó, dù cho tôi có phải quàng quanh trán một vòng hoa, tay bámvào cái gậy, mặc quần áo thụng và chơi kèn ống như những người chăn cừu trong các bức ảnh”. Vậy là đến sáng hômsau, viên chủ trại nhỏ bé giúp tôi dẫn đàn cừu từ bãi quây đến gặmcỏ bên sườn đồi nhỏ trên đồng cỏ cách đấy độ hai dặm. Ông ta dạy tôi nhiều điều, nào là đừng có để từng đámcừu tách khỏi đàn, nào là đến trưa phải đưa chúng về máng nước để uống nước. “Tôisẽ cho xe chở lều bạt, các đồ để cắmtrại và thức ăn đến cho anh vào trước lúc trời tối”, ông ta nói. “Được”, tôi nói. “Mà đừng có quên thức ăn đấy, cả các đồ cắmtrại nữa. Nhớ mang cả lều nhé. Tên ông là Zôlicophơ phải không?”. “Tên tôi là”, ông ta nói, “là Henri Ogđen”. “Ồ, vậy là ông Ogđen”, tôi nói. “Tên tôi là Pecxivan Xanh Cơle”. Tôi chăn đàn cừu được nămngày ở trang trại Chikitô, lông cừu thấmcả vào lòng tôi. Con người mình sống hầu như gần với thiên nhiên. Tôi trở nên cô đơn hơn cả con dê của Cruxô (1). Tôi đã từng gặp bao người bạn đường thú vị hơn những con cừu đó. Tối tối tôi lùa chúng về bãi quây và nhốt chúng ở đó, rồi nấu ăn, có bánh ngô, thịt cừu và cà phê, sau đó vào nằmngủ trong một cái lều to bằng cái khăn trải bàn, nghe chó sóisủa và chimđớp muỗi hót quanh lều. Đến buổi tối của ngày thứ năm, sau khi tôi đưa lũ cừu đắt tiền mà tẻ nhạt đó vào bãi quây, tôi đi về khu nhà trại và bước vào cửa. “Ông Ogđen”, tôi nói, “tôi và ông cần phải đánh bạn với nhau. Lũ cừu cũng làmđẹp cho phong cảnh và giúp làmnên những bộ quần áo lông trị giá támđôla cho con người đấy, nhưng để chuyện trò tâmđầu ý hợp, thì chúng chỉ ngang hàng những vật vô tích sự. Nếu ông có bộ bài hay cờ, hay sách thì mang ra đây cho chúng ta hoạt động trí óc một tí. Tôi phải làmmột việc gì đó về mặt trí tuệ, dù chỉ là đấu trí, với ai đó”. Tay Henri Ogđen này là một chủ trại kì quái. Hắn ta đeo nhẫn và một cái đồng hồ vàng to bự, cổ đeo cà vạt cẩn thận. Bộ mặt hắn lúc nào cũng trầmtĩnh và cặp kính kẹp ở mũi lúc nào cũng bóng loáng. Có một lần ở Muxcôghi tôi đã nhìn thấy một kẻ ngoài vòng pháp luật bị treo cổ vì đã giết chết sáu người, tên này trông giống hệt hắn ta. Nhưng tôi lại còn biết một cha cố ở Ackandat, anh mà nhìn cứ tưởng đấy là ông anh hắn. Dù gì cũng mặc xác hắn; điều tôi cần là muốn có bạn cùng chung vui, dù là thánh thần hay là những kẻ tội lỗi không còn hi vọng hoán cải cũng mặc, không phải cừu là được. “Ồ, ông Xanh Cơle”, hắn nói, đặt quyển sách đang đọc xuống. “Tôi nghĩ lúc đầu anh thấy hơi cô độc đấy. Mà tôi cũng không chối rằng tôi cũng thấy đơn điệu. Anh đã lùa cừu vào bãi quây cả rồi phải không? Không lạc mất con nào đấy chứ?” “Chúng bị nhốt nghiêmngặt như là một ban hội thẩmxử một tên giết nhà triệu phú”, tôi nói. “Và tôisẽ quay lại ngay, trước khi cô y tá có qua lớp đào tạo đến”. Vậy là Ogđen tráo bài và chúng tôi cùng chơi. Nămngày nămđêmở ngoài trại chăn cừu qua đi tựa như một tiếng còi ô tô trên đường Brôtuây. Lúc tôi thắng ván to, tôi cảmthấy hồi hộp như mình thắng đến hàng triệu đôla ở Tơriniti. Rồi hắn có vẻ hơi thoải mái nên ngồi kể chuyện về người đàn bà trên toa xe lửa làmtôi cười đến nămphút. Điều đó chứng tỏ đời đâu có phải là cái gì tuyệt đối. Người ta mà nhìn đủ thứ chán mắt quá thì chẳng buồn quay đầu lại nhìn ngôi biệt thự bừng sáng ánh đèn trị giá đến ba triệu đôla hoặc ngắmbiển Ađriatic. Nhưng cứ để hắn ta đi chăn cừu một vụ đi, và ta sẽ thấy hắn ta cười đến vỡ bụng trước bài ca “Tối nay lệnh giới nghiêmkhông ban hành”, hay thoả thích chơi bài với các bà các cô. Dần dà Ogđen lôi ra một bình rượu buôcbông, và thế là đàn cừu bị lãng quên hẳn. “Anh có nhớ đã đọc các báo cách đây một tháng”, hắn nói, “về một vụ tống tiền trên tàu thuộc Công ty Xe lửa K. T. không? Nhân viên an ninh của chuyến tàu bị bắn lủng cả vai và mất khoảng mười lămnghìn đôla. Người ta đồn chỉ có một người hành động”. “Hình như tôi có nhớ”, tôi nói, “nhưng những chuyện như thế xảy ra thường xuyên đến nỗi chẳng bao giờ ở lại lâu trong đầu người Têchdát. Thế họ có đuổi theo và tómđược tên ăn cướp không?”. “Hắn chạy thoát”, Ogđen nói. “Và hômnay tôi vừa đọc đến tin nói các viên cảnh sát đã truy lùng hắn ta đến tận nơi xó xỉnh này. Hình như tiền mà tên cướp cướp được đều là loại tiền phát hành lần đầu tiên của Nhà băng quốc gia Thứ hai của thành phố Expinôda. Người ta đã theo dõi dấu vết xemtiền đó được tiêu ở đâu, dấu vết ấy đưa họ theo lối này”. Ogđen rót thêmrượu và đẩy cái chén đến chỗ tôi. “Tôi thiết nghĩ”, tôi nói, sau khi uống một hơi cạn chút rượu ngon tuyệt vời, “tên cướp tàu hoả nào mà không chạy xuống ẩn náu ở đây một thời gian ngắn thì chẳng khôn ngoan chút nào. Một trang trại nuôi cừu bây giờ là nơi ẩn náu tuyệt nhất đấy. Ai ngờ được một kẻ đầu trâu mặt ngựa lại ở chỗ những con chimhót, đàn cừu và những đámhoa dại này cơ chứ? Nhân tiện đây”, tôi nói, nhìn khắp lượt H. Ogđen, “người ta có tả diện mạo tên khủng bố đơn thương độc mã đó không? Nét mặt hắn ra sao, cao hay thấp, béo hay gầy, răng như thế nào, quần áo kiểu gì, họ có in những cái đó trên báo không?”. “Ồ, không”, Ogđen nói, “không ai nhận được mặt hắn ta vì hắn ta đeo mặt nạ. Nhưng họ biết tên cướp đó tên là Bin Đen, vì hắn luôn hành động một mình, và vì hắn đánh rơi chiếc khăn tay trên chuyến tàu tốc hành có ghi tên hắn trên đó”. “Tôi cũng đồng ý với Bin Đen là nên chạy về các khu trại nuôi cừu. Đố ai tìmđược hắn ta”. “Người ta treo giải một nghìn đôla nếu ai bắt được hắn đấy”, Ogđen nói. “Tôi không cần loại tiền ấy”, tôi nói, nhìn thẳng vào mặt người chủ cừu. “Một tháng ông trả cho tôi hai mươi đôla là đủ rồi. Tôi cần nghỉ ngơi, vả lại tôi có thể dành dụmđến khi đủ tiền để trả tiền tàu đi Techxakana, nơi bà mẹ goá bụa của tôi đang sống. Nếu Bin Đen”, tôi nói tiếp, nhìn Ogđen đầy ý nghĩa, “mà đi theo con đường này, giả dụ cách đây độ một tháng và mua một trang trại nuôi cừu và…”. “Câmhọng đi”, Ogđen nói, nhảy phắt khỏi ghế và nhìn dữ tợn. “Có phải anh định ámchỉ…”. “Không”, tôi nói, “không ámchỉ gì hết. Cứ coi như một liều tiêmdưới da thôi. Tôi nói giả dụ Bin Đen mà đến đây và mua một trại nuôi cừu, đối xử với tôi thẳng thắn và tử tế như ông đây, thì ông ta chẳng có gì phảisợ tôi. Người vẫn là người, dù cho anh ta có mắc mứu gì với cừu hay với tàu hoả cũng không sao. Bây giờ ông biết lập trường của tôi rồi”. Ogđen nhìn, mặt xámngoét như món cà phê phải uống cho nhanh ở ngoài lều trại, rồi cười vui vẻ. “Đúng, anh sẽ làmnhư vậy, Xanh Cơle ạ”, hắn nói. “Nếu tôi có là Bin Đen, tôi hoàn toàn tin ở anh, không có gì phải lo cả. Tối nay chúng ta chơi độ một, hai ván thôi. Ồ mà nếu anh thấy không có gì đáng ngại phải chơi với một tên cướp”. “Tôi đã nói với ông tình cảmcủa tôi, không có gì mờ ámtrong tình cảmđó cả”, tôi nói. Trong lúc tôi còn đang chia bàisau ván thứ nhất, tôi hỏi Ogđen, làmnhư vô tình là hắn ta từ đâu tới. “À”, hắn ta nói, “từ thung lũng sông Mitxixipi”. “Chốn ấy cũng đẹp đấy chứ”, tôi nói. “Tôi cũng thường hay dừng chân ở đấy. Nhưng ông có thấy là ở đấy khá ẩmướt, thức ăn thức uống nghèo nàn không? Tôi từ bờ Thái Bình Dương đến đây. Ông đã ở đấy bao giờ chưa?”. “Chỉ rặt gió là gió”, Ogđen nói. “Nhưng nếu anh có đến miền Trung Tây, chỉ cần nhắc đến tôi là có chỗ sưởi chân và được uống cà phê phin ngay”. “Ồ được”, tôi nói, “tôi không đi tìmsố điện thoại riêng của ông và cái tên đệmgiữa của bà cô đã quyến rũ viên mục sư giáo hội Trưởng lão Kămbơlen đâu. Không sao. Tôi chỉ muốn ông biết là ông được an toàn trong bàn tay của người chăn cừu của ông. Này, đừng có lấy quân cơ đánh quân bích, mà đừng có lo lắng thế”. “Cứ lải nhải mãi”, Ogđen nói, lại cười. “Thế anh không cho rằng nếu tôi là Bin Đen và nghĩ rằng anh nghi ngờ tôi, mà trong tay tôi lại có viên đạn súng Uynchextơ thì tôi kết liễu đời anh và chấmdứt sự lo lắng của tôisao?”. “Không”, tôi nói. “Một người mà đã có gan cướp đoàn tàu một cách đơn độc không bao giờ lại chơi xỏ nhau thế cả. Tôi đã từng sống lang thang đây đó nên biết họ là loại người biết đánh giá bạn bè. Hơn nữa, tôi đâu dámcoi mình là bạn của ông, ông Ogđen ạ. Tôi chỉ dámcoi mình là người chăn cừu của ông thôi; nhưng trong những hoàn cảnh thuận lợi hơn, biết đâu chúng ta có thể là bạn của nhau rồi”. “Tôi yêu cầu tạmthời hãy quên đàn cừu đi”, Ogđen nói. “Thôi chia bài đi”. Khoảng bốn ngày sau, trong lúc đàn cừu của tôi đang nghỉ trưa trên vũng nước, còn tôi đang lúi húi tranh thủ pha ấmcà phê, bỗng có một người bí mật đi nhẹ nhàng trên cỏ, mặc bộ quần áo mà người đó muốn tỏ ra mình là ai. Quần áo anh ta ở điểmtrung gian giữa một thámtử thành phố Kandát, một ông bầu gánh xiếc, và một người được cửa ra nhốt chó cho thành phố Batôn Rugiơ. Cằmvà mắt anh ta biểu hiện tư thế chiến đấu, do đó tôi biết người đó chỉ là một gã mật vụ. “Chăn cừu hả?”, người đó hỏi tôi. “Vâng”, tôi nói, “trước một con người tinh đời như ông, tôi không dámnói mình làmviệc đánh bóng đồng thau hay tra dầu mỡ cho xe đạp”. “Trông cách ăn nói và dáng dấp của anh không có vẻ gì là người chăn cừu cả”, người đó nói. “Nhưng ông nói thì tôi đoán ngay ra ông là ai”, tôi nói. Rồi người đó hỏi tôi đang làmviệc cho ai, tôi liền chỉ tay về phía trang trại Chikitô cách đấy độ hai dặmnúp dưới bóng một ngọn đồi thấp, sau đó người đó bảo với tôi rằng ông ta là phó cảnh sát quận. “Có một tên cướp tàu tên là Bin Đen hiện nay đang ẩn nấp đâu đây”, gã cảnh sát nói. “Hắn bị truy lùng đến tận Xan Antôniô và có thể còn xa hơn nữa. Thế anh có nhìn hay nghe thấy kẻ lạ mặt nào quanh đây vào tháng trước không?” “Không”, tôi nói, “trừ có một thông báo về một người ở khu Mêhicô của trại Lumitxtrên sông Phơriô”. “Anh biết gì về người đó?”, viên cảnh sát lại hỏi. “Chẳng hay biết tí gì”, tôi nói. “Người mà anh đang làmthuê trông ra sao? Ông già Gioocgiơ Rami còn sở hữu cái khu này không? Ông ta nuôi cừu ở đây đã mười nămrồi, nhưng chưa bao giờ làmăn phát đạt cả”. “Ông già đã bán khu này và đi về Miền Tây rồi”, tôi nói. “Một người ưa chuộng chuyện nuôi cừu khác đã đến mua khu này cách đây một tháng”. “Trông ông ta thế nào?”, viên cảnh sát phó gặng hỏi. “Ồ”, tôi nói, “đó là một người gốc Hà Lan to béo, ria để dài và đeo kính râm. Theo tôi ông ta chẳng biết gì về cừu đâu. Tôi nghĩ ông già Gioocgiơ cũng bán cho ông ta với cái giá cắt cổ đấy”, tôi nói. Sau khi tôi cung cấp cho ông ta những tin chẳng ra đâu vào đâu và ăn gần hết bữa cơmthì ông ta cưỡi ngựa đi. Tối hômđó, tôi nói lại chuyện đó cho Ogđen nghe. “Họ đang lần dấu vết của Bin Đen”, tôi nói. Sau đó tôi kể cho ông ta nghe về viên phó cảnh sát, cách tôi tả hình dáng của ông ta cho viên cảnh sát nghe và viên cảnh sát phó đã có ý kiến gì về vấn đề này. “Ồ, hay lắm”, Ogđen nói, “thôi chúng ta đừng có chuốc lấy rắc rối của Bin Đen làmgì. Chúng mình có mấy người với nhau thôi mà. Anh vào lấy trong tủ bupphê ra đây chai buôcbông và ta hay uống chúc sức khoẻ cho ông ta - trừ phi”, ông ta nói, cười khúc khích, “anh thành kiến với những người ăn cướp trên tàu”. “Tôisẽ uống chúc ai có lòng mong muốn người với người là bạn”, tôi nói. “Và tôi tin rằng Bin Đen sẽ là người như vậy. Bây giờ tôi xin nâng cốc chúc Bin Đen, chúc anh ta gặp may mắn”. Cả hai chúng tôi nâng cốc uống. Hai tuần sau đến thời kì xén lông cừu. Cừu được đưa đến trại và nhiều người Mêhicô đầu tóc bù xù đến, dùng kéo cắt ngược lông. Vì vậy, vào chiều hômtrước khi những người thợ đó đến, tôi lùa vội những con cừu chưa xén lông qua đồi, rồi qua thung lũng nhỏ, xuống con suối ngoằn ngoèo rồi lại leo ngược lên khu trại, sau đó nhốt chúng vào bãi quây và chào tạmbiệt chúng. Lúc đó trời đã tối. Tôi về khu trại, thấy H. Ogđen đang nằmngủ trên một chiếc giường nhỏ. Tôi nghĩ có lẽ hắn ta bị cơn bệnh ngủ nhiều, còn gọi là phản mất ngủ, hay một số bệnh chỉ có làmnghề nuôi cừu mới có. Mồmvà áo vét của hắn đều mờ và hắn thở như cái bơmxe đạp cũ. Tôi nhìn vào hắn ta và thả cho những ý nghĩ ngộ nghĩnh có dịp bộc lộ. “Hoàng đế Xêda cũng ngủ như thế thôi, chỉ có điều phải ngậmmồm, cho gió khỏi lọt vào mà thôi”. Người đàn ông nằmngủ rõ ràng là cảnh khiến cho các thiên thần phải khóc. Không hiểu tất cả những thứ như trí óc, cơ bắp, sống lưng, thần kinh, sự ảnh hưởng và những mối quan hệ gia đình còn ý nghĩa gì không? Anh ta nằmphó mặc vận mệnh cho kẻ thù, còn hơn thế, cho bạn bè định đoạt. Và anh ta đẹp gần như là con ngựa kéo xe đứng gần rạp hát thành phố vào lúc mười hai giờ rưỡisáng, mơ về những cánh đồng Ả Rập. Còn người đàn bà nằmngủ ta thấy khác hẳn. Dù cho mặt mũi cô nàng có trông như thế nào, ta vẫn cứ muốn nhìn cô ta nằmnguyên như thế càng lâu càng tốt. Sau đó tôi cạn một chén rượu buôcbông và một chén khác vì Ogđen, rồi rúc vào nhà nghỉ, kệ cho hắn đánh một giấc trưa. Trên bàn hắn để vài cuốn sách về những chủ đề xa lạ như Nhật Bản, cống rãnh, thể dục - và một ít thuốc lá sợi, mà có lẽ cáisau cùng mới là cái chính. Ngồi hít mấy hơi thuốc và nghe H. Ogđen thở phì phò, tôi vô tình nhìn ra ngoài cửa sổ về phía bãi quây cừu, nơi có một con đường mòn tiếp con đường chạy qua một thung lũng con ở phía xa. Tôi thấy có nămngười đang cưỡi ngựa về phía căn nhà. Tất cả đều quàng súng qua yên ngựa, trong đó có cả viên cảnh sát phó mà tôi đã nói chuyện ngoài trại. Họ tiến cẩn thận, theo đội hình tấn công, súng lămlăm. Đặc biệt tôi nhìn chămchú vào một người tôi tin chắc đấy là ông trùmcủa đội kị binh giữ gìn an ninh trật tự này. “Xin chào các ngài”, tôi nói. “Xin mời các ngài xuống ngựa”. Ông trùmcưỡi ngựa tiến sát đến chĩa họng súng vào mũi tôi. “Không được động đậy, sau khi ngươi và ta đã có một cuộc trao đổi cần thiết”. “Tôisẽ không động đậy”, tôi nói. “Tôi không câmđiếc, vì vậy không việc gì phải cưỡng lại lệnh của ngài”. “Chúng tôi đang truy lùng Bin Đen, kẻ đã cướp mười lămnghìn đôla trên tàu của Công ty K. T. vào tháng năm. Chúng tôi đang đi lục soát các trang trại và mọi người ở đây. Tên anh là gì và anh làmgì trên cái trại này?”. “Thưa đại uý”, tôi nói, “Pecxivan Xanh Cơle là nghề của tôi và tên tôi là chăn cừu. Tôi chămđàn bê, à không đàn cừu, tôi nay được mang nhốt ở đây. Những người kiểmsoát ngày maisẽ đến để xén lông, bằng rư…ợu thì phải”. “Ông chủ trại này đâu?”, viên đại uý hỏi. “Xin ngài chờ một tí, ngài đại uý”, tôi nói. “Thế không có giải thưởng cho ai bắt được kẻ liều lĩnh mà ngài có nói trong lời nói đầu của ngài à?”. “Có treo giải một nghìn đôla”, viên đại uý nói, “nhưng đấy là thưởng cho ai bắt và đemhắn ra nộp. Chứ không có điều khoản nào nói về việc thưởng cho ai chỉ điểmcả”. “Trời trông như ngày một ngày hai nữa thì mưa ấy”, tôi nói, mệt mỏi nhìn lên bầu trời xanh. “Nếu anh biết địa điểm, tính tình hay cái mật danh của tên Bin Đen này”, ông ta nói nghiêmnghe đặc giọng địa phương, “mà không bẩmbáo thì phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật”. “Tôi có nghe thấy một người chăn ngựa”, tôi nói, giọng không được mạch lạc, “kể là có một người Mêhicô bảo với cậu bé chăn bò tên là Giêch bên cửa hàng ở phố Nuetxrằng ông ta có nghe thấy người anh họ của một người chăn cừu nói đã nhìn thấy Bin Đen ở Matômorat cách đây hai tuần”. “Nghe tôi nói đây, anh chàng Miệng NgậmTămạ”, viên đại uý nói, nhìn tôi một lượt rồi mặc cả, “nếu anh chỉ cho chúng ta tómđược Bin Đen, ta sẽ lấy tiền túi của ta, à của bọn ta thưởng anh một trămđôla. Thế là hào phóng rồi đấy. Anh chẳng mất cái gì cả. Nào, nói đi”. “Đặt tiền ra chứ”, tôi hỏi. Viên đại uý bàn bạc gì đó với những người cùng đi, rồisau đó tôi thấy họ dốc túi ra. Kết quả họ có tất cả một trămlinh hai đồng ba hào tiền mặt và thuốc lá bánh trị giá ba mươi mốt đôla. “Lại gần đây, đại uý”, tôi nói, “và nghe đây”. Viên đại uý tiến lại gần. “Tôi nghèo rớt và là kẻ hèn hạ ở trên đời này”, tôi nói. “Tôi làmviệc để mong kiếmmỗi tháng mười hai đôla, chăn đàn súc vật, mà bọn cừu này lúc nào cũng chỉ nghĩ làmsao tách nhau ra thôi, dù cho tôi có tự cho mình có gì khấmkhá hơn cái bang NamĐacôta thì cũng thấy vận mình sa sút, từ xưa đến nay chỉ tiếp xúc với cừu dưới dạng những miếng thịt sườn. Sở dĩ có cái cảnh bĩ cực ấy cũng là do những thamvọng của mình bị tan thành mây khói, tại đủ các loại rượu người ta bày suốt dọc đường trên tàu của Công ty Đường sắt PRR từ Xkrantơn đến Xinxinati, nào rượu rum, nào rượu gin, nào vécmút Pháp, ông ạ. Nếu ông có đi theo con đường ấy, đừng quên thử xem sao. Vả lại tôi không bao giờ phản thùng bạn bè cả. Tôi ở bên họ khi họ dư dật, và khi vận nghịch đến với tôi, tôi cũng không bao giờ bỏ rơi họ”. “Nhưng”, tôi nói tiếp, “đây hoàn toàn không phải trường hợp một người bạn. Mười hai đôla một tháng chỉ là món tiền gọi là quen thuộc sơ sơ thôi. Tôi cũng không coi những hạt đậu nâu và bánh ngô là thức ăn của tình bạn. Tôi là kẻ nghèo”, tôi nói, “và tôi có một mẹ già goá bụa ở Techxacana. Ngàisẽ tìmthấy Bin Đen đang nằmngủ trong căn nhà này, trên một cái giường con trong buồng về phía bên phải ngài. Đó chính là người ngài cần, vì qua lời nói và những buổi nói chuyện tôi biết đúng hắn ta rồi. Hắn ta cũng phần nào đó gọi là bạn được”, tôi giải thích, “và nếu tôi là con người trước kia thì toàn bộ sản phẩmcủa các khu mỏ vàng Gônđôla cũng chẳng quyến rũ nổi tôi phản bội hắn ta. Nhưng hàng tuần có đên một nửa số đậu tôi ăn có sâu và đêmkhông có đủ củisưởi ngoài lều trại”. “Nên đi vào cẩn thận, các ngài ạ”, tôi nói, “có những lúc hắn ta có vẻ rất sốt ruột và khi ta mà nghĩ đến hành động ăn cướp chuyên nghiệp vừa qua của hắn, chắc ta sẽ có những hành động kịp thời nếu đột nhiên bắt gặp hắn”. Toàn đội cảnh sát xuống ngựa và buộc ngựa lại, sau đó tháo vũ khí đạn dược ra, rón rén đi vào nhà. Còn tôi thì đi theo, cứ như nàng Đalila phản bội, nộp Xamxơn cho những tên Philixtanh. Viên đội trưởng lay lay đánh thức Ogđen dậy. Và khi hắn chồmdậy, thêmhai người đisăn giải thưởng nữa tiến đến tómhắn. Mảnh khảnh vậy mà hắn rất khoẻ và hắn dùng chân đánh bạt cả viên cảnh sát đi, trông ngon lành chưa từng thấy. “Thế này là thế nào?”, hắn nói, sau khi họ lôi hắn xuống. “Ông đã bị bắt, ông Bin Đen ạ”, viên đại uý nói. “Chỉ có thế thôi”. “Đây là một sự xúc phạmtrắng trợn”, H. Ogđen nói, càng vùng vẫy điên cuồng hơn. “Đúng vậy”, con người ưa chuộng hoà bình và có thiện chí nói. “Đoàn tàu của Công ty K. T. không làmphiền ông, nhưng còn có luật để chống lại việc táy máy những cái gói tiền trên chuyến tàu tốc hành chứ?” Sau đó ông ta ngồi lên bụng Ogđen và lần lượt sờ khắp các túi của hắn một cách cẩn thận. “Tôisẽ làmcho các ông phải toát mồ hôi ra vì chuyện này”, Ogđen nói, người hắn cũng thấy toát mồ hôi. “Tôisẽ chứng minh tôi là ai”. “Ta cũng có thể làmđược”, viên đại uý nói, khi ông ta rút từ trong túi áo khoác của H. Ogđen một nắmđầy những tiền mới toanh của Nhà băng Quốc gia Thứ hai của thành phố Expinôda. “Những thiếp mời in nổi vào ngày thứ ba và thứ sáu của nhà ngươi cũng không thể chứng minh hùng hôn bằng những đồng tiền này. Bây giờ ngươi có thể ngồi dậy và chuẩn bị đi theo chúng tao đến nơi thanh toán tội ác của ngươi”. Ogđen đứng dậy, nắn lại khăn quàng cổ. Sau đó hắn không nói gì nữa khi họ đã lấy hết tiền khỏi người hắn. “Một ý đồ vô cùng trơn tru”, viên đại uý nói, tỏ vẻ tán thưởng. “Xuống ẩn náu tại nơi này và mua một trại cừu nhỏ để không ai có thể tìmra tung tích. Thật là một nơi ẩn náu khôn ngoan nhất đấy”. Rôi một viên cảnh sát đến chuồng xén lông, lùng được một người chăn cừu khác, một người Mêhicô tên gọi là Giôn Xali, bảo anh ta đóng yên ngựa của Ogđen, sau đó tất cả cảnh sát cưỡi ngựa sát quanh hắn, súng lămlắmtrong tay, chuẩn bị đưa tù nhân về thành phố. Trước khi lên đường, Ogđen trao cái trại cho Giôn Xali cai quản và bảo anh ta xén lông cừu, dẫn đàn cừu đi gặmcỏ ở đâu, cứ như hắn ta có ý định đôi ba ngày nữa sẽ quay lại. Và một hai giờ sau người ta có thể thấy một Pecxivan Xanh Cơle, một người chăn cừu cũ của trang trại Chikitô, có một trămđôla tiền lường và tiền thưởng ở trong túi, cưỡi trên con ngựa khác của trại đó về phía nam. Người mặt đỏ dừng lại và lắng nghe. Tiếng còi của chuyến tàu hàng vang lên xa xa giữa những khu đồi thấp. Người béo tốt, buồn bã ngồi bên cạnh khịt khịt mũi, rồi từ từ lắc cái đầu bẩn một cách khinh miệt. “Gì thế, Xnipi?”, người kia hỏi. “Lại buồn chán gì rồi?”. “Không phải”, người buồn trả lời, lại khịt khịt mũi. “Nhưng tôi không thích câu chuyện của cậu. Tôi và cậu là bạn của nhau, tuy rằng có những lúc xa nhau, trong mười lămnămtrời; và tôi chưa bao giờ nghe chuyện cậu đi khai báo người khác cho pháp luật cả - một người cũng chưa. Vậy mà đây lại là một người đã cho cậu ăn và đã ngồi bên chiếu bạc, cứ cho là thế đi, đánh bạc với cậu. Thế mà cậu lại đi bẩm báo người đó để được tiền thưởng. Tôi nghĩ, cậu chẳng bao giờ lại như thế cả”. “Sau này tôi có nghe nói rằng anh chàng H. Ogđen”, người mặt đỏ kể tiếp, “nhờ có một luật sư và nhờ vào những điều luật khác, đã chối phăng lúc đó mình không có mặt ở đấy và anh ta đã vô tội. Anh ta đã giúp tôi, vậy mà tôi lại ghét anh ta và khai báo anh ta”. “Thế còn những đồng tiền họ tìmthấy ở trong túi anh ta thìsao?”, người buồn hỏi. “Tôi để vào đấy”, người mặt đỏ trả lời, “trong lúc anh ta đang ngủ, vì tôi thấy có cảnh sát đang đi ngựa lại. Tôi mới là Bin Đen, Xnipi, tàu đến kia rồi! Chúng ta lên ngồi ở chỗ hãmxung trong lúc tàu còn lấy nước đi!”. Chú thích: (1) Nhân vật trong tiểu thuyết Rôbinxơn Cruxô của Đ. Đêphô "Lạc lên hoang đảo" TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Đêm Ả-rậpTại Quảng Trường Mađixơn Philip mang chuyến thư chiều đến cho Cacxơn Samơ đang ngồi trong căn nhà gần quảng trường. Ngoài thư tín bình thường còn có hai phong thư có dấu bưu điện nước ngoài. P Một phong thư có gửi kèmtheo bức ảnh một phụ nữ. Phong thư kia là một lá thư dài vô tận khiến Samơ ngồi há hốc mồmsay sưa đọc mãi. Bức thư đó lại của một người phụ nữ khác gửi, lời lẽ trong thư như lưỡi câu tẩmmật ong ngọt ngào, chêmvào những câu bóng gió, châmchọc sâu cay về người đàn bà gửi thư kèmảnh. Samơ xé bức thư ra trămngàn mảnh, rồi cất những bước dài đi đi lại lại trên tấmthảmđắt tiền như muốn làmcho nó tơi tả ra. Con thú rừng bị nhốt trong chuồng hành động như thế nào thì con người lạc trong khu rừng rậmhoài nghi cũng hành động như vậy. Dần đần tâmtrạng bồn chồn cũng lắng xuống. Tấmthảmđó không phải là tấmthảmcó phép màu nhiệm. Nó cũng chỉ dài có vài mét, đi một tí là hết. Muốn đi ba ngàn dặmđường thì nó chẳng thể giúp gì ông được. Philip xuất hiện. Không bao giờ anh ta vào hẳn trong buồng, lúc nào cũng chỉ thập thò, cứ như ma trơi. - Ngài dùng cơmở đây hay ngoài nhà ạ? - Ở đây – Samơ nói, – nửa giờ nữa nhé. Ông ta buồn bã ngồi nghe tiếng gió tháng giêng hú dọc theo phố vắng, nghe phù phù như tiếng kèn tơ-rom-bon thổi. - À này, – ông vội nói với anh chàng Philip vừa mới đấy đã biến đi, – lúc trên đường về nhà, đến cuối chỗ quảng trường, ta thấy lố nhố người đứng thành hàng dài. Có một người đứng lên trên cái gì ấy, diễn thuyết. Sao những người đó lại đứng xếp hàng ở đấy nhỉ? Mà họ đứng đấy để làmgì hả? - Thưa ông, họ là những kẻ vô gia cư, – Philip trả lời, – Người đứng trên cái hòmđó cố sức diễn thuyết để những người kia có chỗ ngủ qua đêm. Thiên hạ xúmquanh nghe và cho ông ta tiền. Sau đó ông ta có bao nhiêu tiền đều đemtrả cho chủ trọ. Vì vậy họ mới đứng xếp hàng, cứ đến lượt người nào thì người ấy được dẫn đi đến chỗ ngủ. - Tí nữa đến giờ ăn cơm, – Samơ nói, – anh xuống dẫn một người trong bọn họ lên đây. Anh ta sẽ ăn cơmvới ta. - Dẫn a-a-ai ạ…– Philip cất tiếng lắp bắp. Từ ngày phục vụ ông chủ đến giờ, đây là lần đầu tiên anh ta tỏ ra lúng túng như vậy. - Chọn ai cũng được, – Samơ nói. – Có điều anh phải xemxemanh ta đừng có say lướt khướt, mà anh ta cũng phảisạch sẽ một tí. Thế nhé. Cacxơn Samơ đâu có quen đóng vai kẻ làmphúc. Nhưng đêmhômđó không có thứ thuốc gì có thể làmcho ông ta nguôi nỗi u sầu nên ông ta phải có một cái gì đó thật ngộ nghĩnh, đầy thú vị và mang tính Ả Rập để khuây khoả tâmtrạng đôi chút. Trong nửa giờ, Philip hoàn thành nhiệmvụ làmtên nô lệ của cây đèn thần (2). Những người hầu bàn ở tiệmăn dưới nhà tất tưởi mang lên gác bữa ăn tối thịnh soạn. Bàn ăn soạn cho hai người rực rỡ trong ánh đèn nến nhảy nhót dưới chụp đèn màu hồng. Lúc này Philip đứng đường hoàng đẩy lẹ vị khách vào, cứ như đang hộ tống một hồng y giáo chủ – hoặc là một tên trộmbị bắt, chứ không phải là một gã ăn mày đang run cầmcập vừa được lôi từ hàng người vô gia cư xin ngủ nhờ qua đêmkia. Thường người ta gọi những người như vậy là kẻ vô thừa nhận, nhưng giả dụ có so sánh trong trường hợp đặt biệt ở đây, thì con người này chẳng khác gì một con tàu gặp nạn đang bị bốc cháy, bồng bềnh trôi dạt trong biển đời như ta vẫn thấy. Ngọn lửa bập bùng chiếu sáng trong con người anh ta. Mặt và tay anh ta vừa được rửa xong – một lễ nghi mà Philip kiên quyết thực hiện tựa như lễ tưởng niệmcho nếp ăn ở hàng ngày bị tiêu diệt. Anh ta đứng dưới anh nến, làmcho cảnh bài trí trong phòng trở nên xấu hẳn đi. Mặt anh ta trắng bệch homhem, bộ râu xồmxoàmche gần đến tận mắt, trông như bộ lông con chó săn đỏ xứ Ái Nhĩ Lan. Philip cũng đã lấy lược chải tóc cho anh ta nhưng không sao làmcho bộ tóc nâu nhạt mượt trở lại, bộ tóc từ lâu đã bện và ăn nếp theo vành mũ tứ thời lúc nào cũng trên đầu. Cặp mắt anh ta đầy vẻ thách thức, tuyệt vọng và xảo trá, trong như mắt con chó tàng bị những kẻ hành hạ dồn vào chân tường. Chiếc áo khoác trơ khố tải cài cúc cao, nhưng trông rõ chiếc cổ vừa lộn xong. Tác phong của anh ta tỏ ra không có gì là lúng túng khi Samơ đứng dậy khỏi ghế phía bên kia bàn ăn tròn. - Nếu anh cho phép, tôisẽ vui mừng được mời anh ăn cơmtối nay, – ông chủ nói. - Tên tôi là Plămmơ – vị khách giang hồ nói, giọng gay gắt và hung hăng. – Nếu là tôi, chắc ông cũng muốn biết tên ngườisắp ngồi ăn cùng với mình. - Tôi cũng đang định giới thiệu tên tôi là Samơ, xin mời ông ngồi phía bên kia. – Samơ nói tiếp, hơi có vẻ vội vã. Plămmơ quần áo lôi thôi, khomgối xuống để cho Philip đẩy cái ghế đến cho anh ta ngồi. Anh ta có dáng dấp ngày xưa thường ngồi tại những nơi có người phục vụ. Philip bắt đầu mang món cá trống và dầu ô liu. - Tuyệt! – Plămmơ nói như quát lên, – cho ăn theo món hả? Hầy, thưa Hoàng đế vui tính của thành Batđa, tôi xin làmnàng Sêhêradat của ngài để kể chuyện cho ngài nghe cho đến khi không còn món ăn gì thì thôi. Tôi công nhận ngài là người giàu có đầu tiên có hương vị phương Đông chân chất mà tôi phát hiện ra từ đầu đông tháng giá đến giờ, đã đón tay làmphúc một cách sang trọng đến vậy. Thật may mắn, tôi đứng thứ bốn mươi ba trong hàng cơ đấy. Tôi vừa đếmxong xemmình đứng thứ mấy thì vịsứ giả đầy thú vị của ngài đến mời tôi đi ăn tiệc. Thế là đêmnay tôi được dịp may kiếmđược nơi trú chân chẳng khác gì dịp may mình được làmtổng thống trong nhiệmkìsắp tới. Ngài muốn nghe câu chuyện buồn về cuộc đời của tôi theo cách nào, thưa ngài An Rasit (3), cứ mỗi món ăn một chương nhé hay toàn bộ câu chuyện kết thúc bằng những điếu xì gà và cà phê? - Đối với anh, sự việc này cũng không có gì là lạ thường lắmđâu, – Samơ mỉmcười nói. - Xin thề có Chúa trời chứng giám! – Người khách trả lời. – Niu-Yooc đầy những tên Harun An Rasit bần tiện, chẳng khác gì thành Batđa đầy những ruồi nhặng. Tôi buộc lòng phải đi kể chuyện để đổi lấy bữa ăn rất nhiều lần rồi. Đố tìmđược một ai ở Niu-Yooc này cho không một cái gì! Những Rasit này có cho ta một bữa cơmtừ thiện thì cũng chỉ để thoả mãn trí tò mò của họ thôi. Hầu hết bọn họ chỉ cho ta một xu và một bát cơmhổ lốn, còn một dúmtrong bọn họ sẽ đóng vai kẻ làmphúc để đãi ta một miếng bít-tết, nhưng tất cả bọn họ sẽ cưỡi lên đầu lên cổ ta, ép ta đến bao giờ tôi ra bản tự truyện, với đầy đủ những ghi chú, những phụ lục và những mẩu chuyện chưa được đăng. Ô, ở cái thành phố Batđa có đường xe điện ngầm(4) cổ, nhỏ bé này khi nhìn thấy cái gì ăn được là tôi biết phải xử lí thế nào rồi. Tôi đập đầu xuống đường nhựa ba lần và sẵn sàng thêu dệt chuyện huyên thuyên để kiếmbữa ăn tối. Tôi công nhận mình chẳng khác gì danh ca Tômmi Tăccơ đã quá cố, người buộc phải đánh đổi giọng hát của mình lấy bát cơmđã chén trước đó. - Tôi không cần chuyện của anh, – Samơ nói, – xin nói thật là bỗng nhiên tôi nảy ra ý nghĩ muốn vời một người lạ mặt đến ăn cơm tối. Xin anh cứ an tâm, đừng lo tôi tò mò. - Ô, rõ chỉ vớ vẩn! – Vị khách kêu lên, vừa húp sùmsụp món xúp. – Chuyện ấy đối với tôi có đáng gì. Tôi cũng giống như quyển tạp chí phương Đông có bìa đỏ sáng sủa, và bài nào hay là người ta cắt liền. Thật ra những người đi ăn chực nằmchờ như tôi cũng thuộc hạng đại loại như vậy. Thiên hạ cứ luôn phân vân không hiểu cái gì đã đưa chúng tôi xuống tận đáy xã hội. Nếu được một miếng bánh sanđuych và một cốc bia, tôisẽ kể cho họ nghe nguyên nhân chính là do món tửu gây ra. Nếu được miếng thịt bò muối, xúp bắp cải và một cốc cà phê, tôi kể cho họ nghe câu chuyện về một tên chúa tể nhẫn tâmlàmtôi thất nghiệp sau khi phải nằmnhà thương sáu tháng. Nếu được một miếng bít-tết và mất hai mươi lămxu mà được ngủ qua đêm, tôisẽ kể tấn thảmkịch ở phố Uôn, trong đó cơ đồ bị cuốn sạch sành sanh và sự xuống dốc diễn ra như thế nào. Đây là lần đầu tiên tôi được cho ăn một bữa tối thịnh soạn trong một bầu không khí như thế này. Tôi chưa nghĩ ra được chuyện gì cho hợp với cảnh này. Tôisẽ kể để ông nghe, ông Samơ ạ, tôisẽ kể cho ông nghe sự thật về chuyện này nếu ông muốn nghe. Ông tin chuyện này còn khó hơn ông tin chuyện bịa đặt đấy. Một tiếng đồng hồ sau, vị khách Ả Rập ngả người ra sau ghế thở phào thoả mãn, vừa lúc đó Philip mang cà phê và xì gà vào, và dọn bàn ăn đi. - Có bao giờ ông nghe tiếng Sêra Plămmơ không? – Anh ta hỏi, mỉmcười đến lạ. - Tôi có nhớ cái tên ấy, – Samơ nói – Anh ta là một hoạ sĩ thì phải, cách đây vài nămcòn là một người rất nổi tiếng. - Nămnămrồi – vị khách nói, – vậy mà tôi lặn chìmnghỉmluôn không hề sủi tăm. Chính tôi là Sêra Plămmơ đây! Tôi bán bức tranh chân dung cuối cùng giá hai nghìn đôla. Sau đó, tôi không sao kiếmđược người ngồi để tôi vẽ, thậmchí không lấy tiền nữa. - Làmsao lại thế? – Samơ không chịu được, đành phải hỏi. - Chuyện cũng đến buồn cười, – Plămmơ trả lời, buồn bã. – Bản thân tôi cũng không sao hiểu nổi. Trong một thời gian tôi làmăn lên như diều. Đámnhà giàu rất quen biết tôi, tíu tít vời tôi đến vẽ. Báo chí gọi tôi là hoạ sĩ hợp thời. Thế rồi những chuyện buồn cười xảy ra. Cứ khi nào tôi vẽ xong ai đó, người ta lại đến xem, thì thầmvà nhìn nhau rất lạ lùng. Tôi liền khámphá ra ngay sự rắc rối. Tôi có sở trường nêu bật trên khuôn mặt của bức chân dung cá tính giấu kín của người ngồi vẽ. Tôi không biết làmthế nào mình lại vẽ được thế – tôi chỉ vẽ cái mình nhìn nhận ra thôi – nhưng tôi biết mình làmthế là chỉ hỏng việc. Một số người ngồi vẽ nổi giận đến sợ và quẳng trả bức tranh tôi vẽ. Tôi có vẽ chân dung một phu nhân rất đẹp và nổi tiếng trong giới thượng lưu. Lúc vẽ xuống, ông chồng nhìn vào bức tranh, mặt mày trông đến lạ kì, và tuần sau ông ta đòi li dị liền. Tôi nhớ một trường hợp tôi vẽ một vị chủ nhà băng lừng danh. Lúc tôi trưng bày bức tranh ở trong phòng vẽ của mình, có một người quen của ông ta đến đó ngắm. “Ôi, lạy Chúa!”, ông ta nói, “thật ông ta trông đến nỗi thế này sao?”. Tôi nói bức tranh đó hoàn toàn thật như ở ngoài. “Chưa bao giờ tôi thấy cặp mắt ông ta lại thể hiện như vậy”, ông ta nói. “Tôi thiết nghĩ mình phải đến Nhà Ngân hàng thành phố để chuyển ngay tài khoản”. Và ông ta đã tìmđến đó thật, nhưng tài khoản của ông ta đã biến mất cùng ông chủ nhà băng. Chẳng được bao lâu thì tôi bị mất nghề. Thiên hạ không muốn sự hèn hạ bí mật của mình bị lộ nguyên hình trên tranh. Họ có thể mỉm cười và nhăn nhó mặt mày để lừa dối bạn, nhưng đã lên tranh thì không thể làmnhư vậy được. Tôi không sao vẽ tiếp được, vì không còn ai người ta muốn vẽ, và thế là tôi đành bỏ nghề. Tạmthời tôi làmhoạ sĩ trên báo hàng ngày, sau đó làmcho một thợ in thạch bản, nhưng rồi tôi lại bị rắc rối với công việc. Nếu tôi có vẽ qua bức ảnh chụp thì việc vẽ đó cũng vẫn thể hiện rõ những tính cách và những nét mà ông không thể tìmthấy ở trên bức ảnh, nhưng tôi cảmthấy chúng có ở người thật. Khách hàng la ó ầmĩ, đặc biệt các bà, cho nên tôi không thể nào duy trì công việc được lâu. Vì vậy, tôi chán nản mượn chén cho khuây khoả nỗi buồn. Rồi chẳng bao lâu tôi đã đứng trong hàng ngũ những người xin ngủ nhờ và làmnghề kể chuyện xin ăn ở những cửa hàng ăn làmphúc. Câu chuyện thật này có làmngài mệt không, thưa Hoàng đế xứ Hồi. Nếu ngài muốn, tôi có thể thay đổi chủ đề và chuyển sang thảmhoạ ở phố Uôn, nơi đã từng làmcho cuộc đời tôi tàn tạ, nhưng như vậy đòi hỏi phải mất nước mắt và tôi e rằng tôi không có khả năng làmngay được sau một bữa ăn ngon như vậy. - Không sao, không sao – Samơ nói vui vẻ. – Ông làmtôi thích thú lắm. Thế tất cả những bức chân dung đều bóc trần nét xấu nào đó, hay cũng có một số không bị cái bút vẽ kì dị của ông thử thách? - Cũng có một số. – Plămmơ trả lời. – Trẻ con nói chung, khá nhiều phụ nữ và đàn ông, không phải tất cả mọi người đều xấu, phải không ông? Khi họ tốt thì những bức tranh cũng thể hiện cái tốt của họ. Như tôi đã nói, tôi không giải thích, mà là tôi nói với ông sự thật. Trên bàn làmviệc của Samơ có một bức ảnh mà ông ta nhận được vào hômcó thư đến buổi chiều. Mươi phút sau, ông ta đề nghị Plămmơ vẽ phác từ bức ảnh đó bằng phấn màu. Sau một tiếng đồng hồ, người nghệ sĩ đứng lên và dang tay tỏ ra mệt mỏi. - Xong rồi đây, – anh ta ngáp. – Xin lỗi vì phải vẽ lâu quá. Tôi thích thú với công việc. Lạy Chúa! Hơn nữa tôi mệt quá. Đêmhômqua không được chợp mắt một tí nào. Thưa vị chỉ huy của Lòng Trung Thành, ngài có cho bây giờ sẽ là một đêmngon giấc không? Samơ đưa anh ta ra đến cửa và giúi vào tay anh ta mấy đồng. - Chà, xin ông, – Plămmơ nói. – Những ai đã rơi xuống tận đáy rồi cũng chẳng dại gì mà khó tính khi nhận tiền của những người làm phúc tình cờ. Xin cảmơn. Xin cảmơn cả bữa ăn thịnh soạn nữa. Đêmnay, tôisẽ ngủ ngon lành và mơ về Batđa. Tôi hi vọng đến sáng nó sẽ dừng trở thành giấc mơ. Xin tạmbiệt, vị Hoàng đế tuyệt vời nhất! Samơ lại bồn chồn đi trên tấmthảm. Nhưng ông ta chỉ đi từ cái bàn trên có đặt bức phác thảo bằng phấn màu đến cuối gian phòng. Mấy lần ông ta cố tiến lại gần mà không sao làmđược. Ông ta trông rõ màu xám, màu vàng và màu nâu trong số các màu sắc, nhưng do sợ hãi nên quanh bức tranh như có một bức tường được dựng nên ngăn ông ta từ xa. Ông ta ngồi xuống và cố trấn tĩnh lại. Ông ta đứng phắt dậy và rung chuông gọi Philip. - Trong nhà này có một hoạ sĩ trẻ, tên là Rainơman gì đó, anh có biết anh ta anh ta ở buồng nào không? – ông ta nói. - Tầng trên cùng, buồng phía trước, thưa ngài. – Philip nói. - Thế anh lên mời anh ta vui lòng đến đây một lát nhé. Rainơman đến ngay. Samơ tự giới thiệu. - Ông Rainơman, – ông ta nói, – ở trên cái bàn kia có một bức phác thảo nhỏ bằng phấn màu. Xin ông cho ý kiến về tài năng nghệ sĩ vẽ bức tranh đó và về bản thân bức tranh đó, được như vậy tôi xin đa tạ ông. Người hoạ sĩ trẻ tiến đến bên bàn và cầmbức tranh phác thảo lên. Samơ nửa như quay mặt đi, tựa lưng vào ghế: - Ông, ông…thấy thế nào? – Ông ta chậmrãi hỏi. Người nghệ sĩ nói: - Về phương diện bức tranh, tôi không có đủ lời để ca ngợi. Đó là tác phẩmcủa một bậc thầy – những nét rõ, đẹp, rất thật. Nó làm cho tôi hơi băn khoăn. Đã nhiều nămnay tôi chưa được thấy một tác phẩmvẽ phấn màu nào tuyệt đến thế. - Thế ông thấy thế nào, xét về khuôn mặt, chủ đề, so với bức ảnh gốc? - Khuôn mặt này là một trong những khuôn mặt của thiên thần. Cho phép tôi hỏi, đây là ai? - Chính là vợ tôi đó! – Samơ kêu lên, xoay người, vồ lấy người nghệ sĩ đang còn ngơ ngác, nắmchặt tay anh ta và vỗ vào lưng anh ta. – Nhà tôi đang chu du ở châu Âu. Anh bạn hãy cầmlấy bức phác thảo này và theo đó, anh hãy vẽ bức tranh tuyệt nhất từ trước tới giờ của anh đi. Tôi hứa sẽ trả anh với giá thật hậu hĩ. Chú thích: (1) Madison Square: một trong ba quảng trường ở Niu-Yooc, mang tên James Madison (1751 – 1836), tổng thống thứ tư của nước Mỹ vào năm1809 – 1817. (2) Ámchỉ thần đèn trong truyện Nghìn lẻ một đêm. (3) Haroun Al Raschid, hoàng đế của thành Batđa vào những năm786 – 809 sau CN, được nhắc tới trong truyện Nghìn lẻ một đêm. (4) Ýchỉ thành phố Niu-Yooc. TRUYỆN NGẮN O. HENRY Oliver Henry www.dtv-ebook.com Hoàng Tử Đồng Xanh Cuối cùng rồi cũng đến chín giờ tối, và công việc khó nhọc trong ngày chấmdứt. Lena trèo lên phòng cô trong Khách sạn Quarrymen. Cô bé đã làmviệc quần quật như nô lệ, những công việc của phụ nữ thành niên: lau sàn nhà, rửa bát đĩa, dọn giường, và cung ứng nhu cầu không giới hạn về củi và nước cho cái khách sạn xô bồ và não nề này. C Mọi chát chúa trong ngày của khu mỏ đá đã chấmdứt – tiếng nổ phá đá, tiếng khoan, tiếng ken két của cần cẩu, tiếng la thét của đốc công, tiếng ầmầmtới lui của các xe goòng chở những tảng đá vôi nặng nề. Trong văn phòng khách sạn tầng dưới, ba hay bốn công nhân đang gầmgừ, văng tục qua ván cờ. Mùi hăng của thịt ninh, mỡ cháy, và cà phê loại rẻ tiền lơ lửng như một màn sương mù chán ngán trong căn nhà. Lena đốt ngọn nến và ngồi rũ trên một chiếc ghế gỗ. Cô bé mới lên mười một, gầy còmvà thiếu ăn. Lưng và tay chân cô đều nhức mỏi, nhưng nỗi nhức nhối trong timlàmcô khổ nhất. Giọt nước cuối cùng làmđổ cốc nước đã đè thêmgánh nặng trên vai cô bé: họ đã lấy đi của cô quyển truyện của Grimm. Mỗi tối, dù có mệt nhọc đến đâu, cô bé đều nương tựa vào Grimmđể tìman ủi và hy vọng. Mỗi lần đều có Grimmthì thầmvới cô bé là một hoàng tử hay một bà tiên sẽ đến và cứu cô ra khỏi cảnh khốn cùng. Mỗi đêm, cô bé đều lấy lại can đảmvà sức mạnh từ Grimm. Với mỗi truyện cô bé đọc, cô đều tìmthấy những tương đồng với hoàn cảnh của mình: đứa trẻ lạc loài của bác tiều phu, cô gái ngỗng bất hạnh, cô con nuôi bị bạc đãi, cô gái bé bỏng bị nhốt trong túp lều của mụ phù thuỷ - tất cả đều là những phản chiếu trong suốt cho Lena, cô phụ bếp bị bóc lột của Khách sạn Quarrymen. Và luôn luôn khi đã đến cùng cực là thể nào cũng có một bà tiên hiền từ hay một hoàng tử dũng cảmđến giải cứu. Vì thế, trong lâu đài của ác quỷ, bị giamcầmnô lệ vì một lời nguyền rủa, Lena đã dựa vào Grimmvà chờ đợi, tha thiết muốn thấy sức mạnh lương thiện sẽ thắng. Nhưng ngày trước, bà Maloney đã tìmthấy quyển sách trong phòng cô bé và mang đi, phán là công nhân không nên đọc sách ban đêm, họ sẽ bị mất ngủ và không hăng hái làmviệc ngày hômsau. Có thể nào một cô bé mới mười một tuổi, sống xa mẹ, và không khi nào có thời giờ để nô đùa, lại có thể sống mà không có Grimm? Bạn thử một lần xem, và bạn sẽ thấy khó khăn đến dường nào. Nhà cô bé Lena ở bang Texas, giữa các ngọn núi nhỏ dọc sông Pedernales, trong một thị trấn nhỏ tên là Fredericksburg. Dân trong thị trấn này đều là gốc Đức. Vào buổi tối, họ ngồi ở những cái bàn đặt dọc hè đường, uống bia và chơi bài. Họ rất bủn xỉn. Bủn xỉn nhất trong bọn họ là Peter Hildesmuller, cha của Lena. Và vì thế mà Lena bị bắt đến làmviệc ở cái khách sạn gần các mỏ đá, cách ba mươi dặm. Cô lãnh được ba đô la mỗi tuần, và Peter thêmđồng lương của cô vào cửa hàng của ông. Peter có thamvọng sẽ trở nên giàu có như ông hàng xóm. Và giờ đây Lena đã đủ lớn để có thể đi làmvà giúp vào việc tích luỹ làmgiàu. Bạn hãy tưởng tượng, nếu có thể được, hoàn cảnh cô bé mười một tuổi là như thế nào khi bị tách xa khỏi mái ấmgia đình trong một ngôi làng nhỏ sông Rhine để làm lao động trong một lâu đài của ác quỷ, nơi bạn phải bay để phục vụ các con ác quỷ trong khi bọn chúng nuốt sống bò và cừu, la rống dữ dội khi bọn chúng dậmchân rầmrập để giũ bụi đá vôi trên sàn cho bạn quét và lau với những ngón tay yếu đuối đau nhức. Và rồi, người ta lấy đi Grimmcủa bạn! Lena nhấc cái nắp của một cái hộp rỗng trước đấy đã chứa ngô đóng hộp, lấy ra một mảnh giấy và một cây bút chì. Cô bé định viết cho mẹ cô. Tommy Ryan sẽ đi bỏ thư ở trạmbưu điện của ông Ballinger. Tommy mười bảy tuổi, làmviệc ở mỏ đá, mỗi tối trở về nhà ở Ballinger, và hiện đang đứng trong bóng tối dưới cửa sổ phòng Lena để chờ cô némlá thư xuống. Đấy là cách duy nhất cô bé có thể gửi thư về Fredericksburg. Bà Maloney không thích cô viết thư. Ngọn nến đã cháy gần tàn, nên Lena vội cắn lớp gỗ quanh ruột chì và bắt đầu viết. MẸ YÊU QUÝ– Con muốn gặp mẹ lắm. Và gặp Gretel, Claus, Heinrich và emAdolf. Con muốn gặp mẹ. Hômnay con bị bà Maloney tát và không được ăn tối. Con không mang đủ củi đốt vì tay con bị nhức. Bà ấy lấy quyển sách của con. Quyển “Truyện cổ tích của Grimm” mà bác Leo cho con đó. Con đọc quyển sách không làmhại ai. Con ráng sức làmviệc, nhưng công việc quá nhiều. Con chỉ đọc một ít mỗi tối. Mẹ ơi, con cho mẹ biết con sẽ làmgì. Nếu mẹ không cho người đón con về nhà ngày mai, con sẽ đi đến nơisâu trong sông và chết đuối. Con nghĩ chết đuối là không tốt, nhưng con muốn gặp mẹ, con không có ai khác. Con quá mệt. Tommy đang đợi lấy thư. Mẹ tha thứ cho con nếu con phải làmviệc đó. Con thương của mẹ, Lena Tommy vẫn trung kiên chờ đợi. Khi Lena némlá thư xuống, cô bé thấy anh nhặt lên, rồi đi lên theo triền đồi dốc. Cô bé vẫn mặc quần áo làmviệc, thổi tắt nến rồi nằmcuộn mình trên tấmnệmtrải trên sàn. Lúc 10 giờ 30 phút, ông già Ballinger bước ra khỏi nhà, chân mang tất cao, đứng dựa cổng, hút ống vố. Ông nhìn dọc con đường trắng xoá trong ánh trăng, và lấy một bàn chân chà xát cổ chân kia. Đã đến giờ chuyến xe thư Fredericksburg đi đến. Ông già Ballinger chờ chỉ được vài phút khi ông nghe tiếng vó lọc cọc của đôi lừa đen của Fritz, và chẳng bao lâu chiếc xe goòng che vải bạt đã dừng trước cổng. Đôi tròng kính của Fritz lấp loáng trong ánh trăng, và tiếng nói vang dội của anh đón chào ông trưởng trạmbưu điện Ballinger. Người chở thư nhảy ra và tháo dây cương, vì anh luôn luôn cho lừa ăn lúa mạch tại trạmBallinger. Trong khi các con lừa đang ăn, ông già Ballinger mang ra một túi thư némvào chiếc xe goòng. Fritz Bergmann là con người của ba – hay chính xác hơn – bốn tình cảm, vì hai con lừa đáng được tính riêng biệt. Hai con lừa này là mối quan tâmvà niềmvui chính của cuộc đời anh, kế đến là Hoàng đế Đức và cô bé Lena Hildesmuller. Fritz nói, khi anh đã sẵn sàng lên đường đi tiếp: - Ông cho tôi biết, trong cái túi có thư của cô bé Lena ở mỏ đá viết cho bà Hildesmuller không? Một lá thư gửi đi chuyến trước nói là cô bé đã bị bệnh. Mẹ cô nóng lòng muốn biết tin thêm. Ông già Ballinger trả lời: - Có. Đấy là thư cho bà Helterskelter, hay tên nghe đại loại như vậy. Tommy Ryan mang đến. Anh bảo cô bé làmở đấy à? Fritz thét ngoái lại khi anh nắmlấy sợi dây cương: - Trong khách sạn. Mười một tuổi nhỏ xíu. Thằng cha Peter Hildesmuller tàn bạo – ngày nào đấy tôisẽ nện cho hắn một trận. Có thể với bức thư này Lena nói là cô bé đã khoẻ, để bà mẹ vui. Ông Ballinger, coi chừng chân ông bị lạnh trong gió đêmđấy! - Chào Fritz. Anh có cả một đêmmát mẻ tốt đẹp trong chuyến đi đấy! Hai con lừa đều nhịp trên đường, trong khi Fritz thỉnh thoảng gầmlên những lời khuyến khích ngọt ngào. Khi họ đến khu rừng sồi, cách trạmBallinger támdặm, thình lình có ánh chớp, tiếng súng và tiếng roi quật vun vút như thể từ một bộ lạc dân da đỏ. Một đám người ngựa phóng đến, bao quanh xe chở thư. Một tên chĩa khẩu súng lục vào anh đánh xe, ra lệnh dừng lại. Mấy tên khác nắmlấy dây cương của hai con Donder và Blitzen. Fritz gầmlên chát chúa: - Buông tay ra khỏi mấy con lừa. Chúng tôi là xe thư Hiệp Chủng Quốc! Một tiếng nói trầmtrầmkéo dài: - Nhanh lên, anh người Đức. Anh không biết anh đang bị trấn lột hay sao? Kéo lừa lại, leo ra khỏi xe. Do những lỗi lầmkhắp cùng và thành tựu to lớn của Hondo Bill, có thể nói là cướp xe thư Fredericksburg không phải là mục đích chính của hắn. Cũng như một con sư tử có thể đặt một chân phù phiếmlên một con thỏ trên đường đuổi theo một con mồi lớn, nên Hondo Bill và băng đảng của hắn, với tinh thần thể thao, đã chộp phương tiện giao thông an bình của Fritz. Công việc thực sự trong đêmđầy tai ương của băng đảng đã xong. Fritz với túi thư tín và hai con lừa chỉ như là một thư giãn nhàn nhã, sau những nhiệmvụ nghề nghiệp nặng nề. Hai mươi dặmvề hướng đông namđang có một con tàu bị tắt máy, với đámhành khách kinh hoàng, và một xe tốc hành cùng toa chở thư đã bị trấn lột. Đấy mới là chuyện làmăn nghiêmchỉnh của Hondo Bill và băng anh ta. Với chiến lợi phẩmkhá béo bở gồmtiền mặt và bạc ròng, băng cướp đang đánh một vòng rộng về hướng tây qua vùng đồng xanh thưa thớt dân cư, định tẩu thoát về mật khu an toàn ở Mexico qua mấy điểmtrên sông Rio Grande cạn mà ngựa có thể vượt qua được. Phi vụ ở chuyến tàu đã khiến mấy tay lục lâmthảo khấu vui nhộn và hứng chí. Run rẩy vì phẩmgiá mình bị xúc phạmvà bản thân cảmthấy khó hiểu, Fritz trèo xuống đường sau khi đã chỉnh lại đôi gọng kính. Băng cướp đã xuống ngựa và đang ca hát, nhảy nhót, hò hét, bộc lộ mọi mừng vui khoái trá trong đời của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, hả hê. Rattlesnake Rogers, người đứng ở đầu hai con lừa, giật quá mạnh sợi dây cương của con Donder hiền từ, làmcon vật lùi ra sau và kêu lên một tiếng phản đối vì đau đớn. Ngay lập tức Fritz thét lên một tràng giận dữ, phóng đến tên Rogers bệ vệ và bắt đầu nắmtay đấmthùmthụp vào tên lục lâmngỡ ngàng: - Đồ ăn cướp! Chó má! Con lừa đó nó bị loét miệng. Tao đánh gãy xương vai mày ra, tên cướp đường! Rattlesnake tru “Hí! Hí!”, rồi cười phá lên và thụp đầu né tránh: “Ai đó gỡ thằng này ra cho tao”. Một tên nắmlấy vạt áo choàng của Fritz kéo giật anh ra sau, và khu đồng xanh vang tiếng Rattlesnake phê bình dữ dội: - Cái tên cả gan! Nó không đến nỗi tồi như con chồn hôiso với một tên Đức. Dámđứng lên bênh vực cho súc vật của nó, phải không? Tao khoái một thằng đàn ông yêu con vật của nó, dù chỉ là một con lừa. Nó dámchơi tao, phải không? Chà! Lừa ơi! Tao không làmmiệng mày đau nữa đâu! Có lẽ họ đã không động đến thư từ nếu không do Ben Moody, tên cầmđầu số hai, có một trí khôn nào đấy khiến hắn ta nghĩ đến thêmchiến tích. Hắn nói với Hondo Bill: - Này sếp, có thể có món bở trong mấy túi thư. Tôi đã từng buôn bán ngựa với tụi Đức này quanh Fredericksburg nên tôi biết mánh của họ. Bọn Đức đã từng liều bọc cả nghìn đô trong một mẩu giấy trước khi họ biết chi cho nhà băng để lo chuyện tiền bạc cho họ. Hondo Bill, với vóc người cao lớn, giọng nói êmdịu và hành động bốc đồng, đang lôi ra mấy cái túi từ sau xe goòng trước khi Moody nói dứt. Một con dao loé sáng trong tay hắn, và người ta nghe tiếng loạch xoạch khi con dao rọc qua lớp vải bạt dai cứng. Bọn người ngoài vòng pháp luật bao quanh, bắt đầu xé ra mấy bức thư và bưu phẩm, công việc thêmsống động vì những tiếng văng tục thân mật chửi các tác giả - những người như thể đã âmmưu với nhau để bác bỏ lời tiên đoán của Ben Moody. Họ không tìmthấy đồng đô nào trong thư tín của Fredericksburg. Túi thư Ballinger bị phanh ra như cái kén dưới con dao của Hondo. Chỉ có một nắmthư trong đấy. Hondo Bill nói với anh chở thư, nghiêmnghị: - Mầy phải tự biết ngượng khi chuyên chở lòng vòng mấy thứ giấy má lụn vụn như vầy. Mà mầy có ý gì vậy? Bọn Đức mầy giấu tiền ở đâu? Fritz đã hầmhầmvới kinh hãi và phấn khích cho đến khi túi thư ấy bị động đến. Bây giờ anh nhớ đến lá thư của Lena. Anh nói với đảng trưởng, yêu cầu để yên cho lá thư này. Hondo Bill nói với người chở thư đang lo lắng: - Tao nghe lời mầy, anh Đức. Tao nghĩ đó là lá thơ tụi này cần. Có “của” trong đó, phải không? Đây rồi. Cho tao chút ánh sáng đi tụi bây. Hondo bóc ra bức thư gửi cho bà Hildesmuller. Cả băng đứng vây quanh, tuần tự đốt mấy lá thư khác bị vặn xoắn. Hondo nhìn lá thư với vẻ khó chịu, thấy chỉ có một trang giấy nhỏ với mấy hàng chữ Đức gai góc. - Đây là cái thá gì mầy dùng để bịp bọn tao vậy, tên Đức kia? Mầy bảo đó là lá thơ có giá hả? Đó là cái trò lừa gạt hạ cấp mà lại đem chơi những người bạn của mầy đến để giúp mầy phân phát thơ! Sandy Grundy ghé mắt qua vai của Hondo: """