"
Tướng Quân Giữa Mê Hồn Trận - Gabriel García Márquez full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tướng Quân Giữa Mê Hồn Trận - Gabriel García Márquez full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
TƯỚNG QUÂN GIỮA MÊ HỒN TRẬN
Gabriel García Márquez
Making Ebook Project
BOOKAHOLIC CLUB
Tác phẩm: TƯỚNG QUÂN GIỮA MÊ HỒN TRẬN
Tác giả: Gabriel García Márquez
Nguyên tác: El general en su laberinto
Dịch giả: Nguyễn Trung Đức
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: 7/1999
Số trang: 393
Khổ sách: 13x19cm
Giá bìa: 35.000 đồng
Đánh máy: Bùi Anh Tuấn, Minh Khuyên, Sơn Phước, PC Nguyễn, Trần Hoàng, Thanh Thủy, Tay Trái, Diễm Châu
Kiểm tra: Thảo Nguyễn, Như Nguyện
Chế bản ebook: Thảo Đoàn
Ngày thực hiện: 14/7/2011
Making Ebook Project #151 - www.BookaholicClub.com
Bạn đang đọc ebook TƯỚNG QUÂN GIỮA MÊ HỒN TRẬN của tác giả Gabriel García Márquez do Bookaholic Club chế bản theo Dự án chế bản Ebook (Making Ebook Project).
Mong rằng ebook này sẽ mang đến cho bạn một tác phẩm Văn học hay, giàu giá trị biểu cảm và nhân văn, với chất lượng cao. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến những chế bản ebook tốt nhất, nếu trong quá trình chế bản có lỗi sai sót nào mong bạn góp ý và cho chúng tôi biết những ebook mà đang mong muốn.
Making Ebook Project của Bookaholic Club là một hoạt động phi lợi nhuận, nhằm mục đích mang đến những chế bản ebook hay, có giá trị với chất lượng tốt nhất mà chúng tôi có thể với Cộng đồng đọc - người Việt. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng xin hãy đọc tác phẩm này bằng sách trước hết vì lợi ích cho Nhà xuất bản, bản quyền tác giả và góp phần phát triển xây dựng nền Văn hóa đọc.
Hãy chỉ đọc chế bản này trong điều kiện bạn không thể tìm đến ấn phẩm sách.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Gabriel García Márquez sinh ngày 06-3-1928, tại Aracataca (Colombia); Hiện sống tại Mexico City. Giải Nobel Văn học 1982.
G. García Márquez được trao giải Nobel vì những tiểu thuyết và truyện ngắn mà trong đó tưởng tượng và hiện thực hòa vào nhau, phản ánh cuộc sống và những xung đột của cả một châu lục. Sự ra đời tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (1967) đã gây nên một cơn chấn động lớn trong nền văn học thế giới và khiến ông trở nên đặc biệt nổi tiếng.
Gabriel García Márquez là con cả trong gia đình làm nghề trồng chuối, có 16 người con, của một bưu tá nghèo ở làng Arakataka, tỉnh Colombia. Khi G. García Márquez còn bé, bố mẹ đi đến một thành phố khác, để cậu lại cho ông bà ngoại nuôi dưỡng. García Márquez rất thích bà ngoại - người đã kể cho cậu nghe vô vàn chuyện cổ tích và truyền thuyết về sau đã đi vào tác phẩm của nhà văn G.García Márquez tương lai. Còn ông ngoại, một đại tá về hưu thì kể cho cậu nghe tuổi trẻ chiến trận của mình.
Năm lên 8 ông ngoại mất, García Márquez về sống với cha mẹ ở Baranquila. Tốt nghiệp trường dòng Jesuit năm 1943, ông vào học trường Sipakuira ở ngoại ô Bogota. Năm 1947, ông học luật tại Đại học Colombia. Cùng năm, tờ Người quan sát (Espectador) đã in truyện vừa đầu tay của ông Người từ chối thứ ba và trong vòng sáu năm sau đã in hơn chục truyện ngắn nữa. Trường tổng hợp bị đóng cửa vì bạo động, G.García Márquez chuyển đến Cartahena làm báo và sáng tác văn học. Năm 1955 ông hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay Bão lá.
Năm 1954 G.García Márquez cộng tác với tạp chí Người quan sát với tư cách là phái viên hải ngoại làm việc tại Roma, Paris, Barcelona, Caracas, New York và lập tức trở thành “ngôi sao” phóng sự; ông cho đăng 14 bài báo về việc các tàu chiến Colombia chở hàng buôn lậu khiến tờ báo phải đóng cửa và ông mất việc làm. Năm 1958, ông kết hôn với Mercedes Barcha Pardo, người mà ông đã yêu từ khi nàng mười ba tuổi và hai người chờ đợi nhau suốt mười mấy năm ròng; họ có hai con. Sau hai năm làm phóng viên tự do, García Márquez nhận làm cho hãng thông tấn báo chí Cuba Pressia Latin; năm 1961 ông chuyển đến Mexico kiếm sống bằng việc viết kịch bản sân khấu, làm báo và viết văn.
Năm 1967 G.García Márquez sang Tây Ban Nha; cũng năm này ra đời tiểu thuyết Trăm năm cô đơn - cuốn sách tôn vinh nhà văn và trở thành tác phẩm văn xuôi của một tác giả Mỹ Latinh được đọc nhiều nhất. P. Neruda nói “có thể đây là phát hiện vĩ đại nhất bằng tiếng Tây Ban Nha kể từ thời Don Quijote”. Sách bán hết trong vòng một tuần, được nhận định là đã gây ra “một trận động đất văn học”. Cuốn sách kể về làng Macondo huyền thoại là biểu tượng của Châu Mỹ Latinh, và lịch sử ngôi làng cùng dòng họ Buendia là biểu tượng cho lịch sử thế giới. Năm 1975, García Márquez viết Mùa thu của trưởng lão; năm 1981 ông xuất bản Kí sự về cái chết được báo trước. Năm 1982 ông nhận giải Nobel “vì những tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tưởng tượng và hiện thực hòa vào nhau, phản ánh cuộc sống và những xung đột của cả một châu lục”.
G.García Márquez là bạn thân của chủ tịch Cuba Fidel Castro, mặc dù ông không đồng ý với nhiều điều trong chính sách của Cuba; ông đứng về phía những người yếu, bị áp bức bóc lột. Sau khi nhận giải Nobel, G.García
Márquez tiếp tục sáng tác những tiểu thuyết nổi tiếng thế giới như Tình yêu thời thổ tả, Tướng quân giữa mê hồn trận và mới đây nhất là Tình yêu và lũ quỷ khác. Về già, García Márquez bị ung thư, nhưng trên giường bệnh, ông vẫn tiếp tục sáng tác. Năm 2003, ông cho ra đời cuốn tự truyệnSống để kể lại (được dịch ra tiếng Việt năm 2005). G.García Márquez được coi là nhà văn đang sống nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất không chỉ ở Châu Mỹ Latinh, mà của cả thế giới, là ngọn cờ tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh.
Tác phẩm của G.García Márquez được dịch và đọc nhiều ở Việt Nam mà công đầu thuộc về cố dịch giả Nguyễn Trung Đức.
Tác phẩm:
- Người từ chối thứ ba (1947), truyện vừa.
- Bão lá (La hojarasca, 1952), tiểu thuyết.
- Ngài đại tá chờ thư (El colonel no tiene quien le escriba, 1958), truyện vừa [No one writes to the colonel].
- Đám tang của bà mẹ vĩ đại (Los funerales de la mama grande, 1962), tiểu thuyết.
- Giờ xấu (La mala hora, 1962), tiểu thuyết.
- Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad, 1967), tiểu thuyết [One hundred years of solitude].
- Mùa thu của trưởng lão (El otoño del patriarca, 1975), tiểu thuyết [The Autumn of the Patriarch].
- Kí sự về cái chết được báo trước (Cronica de una muerte anunciada, 1982), tiểu thuyết [Chronicle of a death foretold].
- Tình yêu thời thổ tả (El amor en los tiempos de cólera, 1985), tiểu thuyết
[Love in the time of cholera].
- Tướng quân giữa mê hồn trận (El general en su laberinto, 1989), tiểu thuyết [The general in his labyrinth].
- Tình yêu và lũ quỷ khác (Del amor y otros demonios, 1994), tiểu thuyết [Of love and other demons].
- Tin tức về một vụ bắt cóc (Noticia de un secuestro, 1996), tiểu thuyết [News of a Kidnapping].
- Sống để kể lại (Vivir para contarla, 2003), tự truyện [Living to tell the tale].
- Hồi ức về những cô gái điếm buồn (Memoria de mis putas tristes, 2004), tiểu thuyết.
Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
- Ký sự về một cái chết đã được báo trước (tiểu thuyết), Nguyễn Mạnh Tứ dịch, NXB Văn Học, 1983.
- Ngài đại tá chờ thư (tập truyện), Nguyễn Trung Đức - Phạm Đình Lợi - Nguyễn Mạnh Tứ dịch, NXB Văn Học, 1983; 2001.
- Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Hải Phòng - NXB Đồng Nai, 1987.
- Giờ xấu (tiểu thuyết), Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Thanh Niên, 1989; NXB Văn Học, 2001.
- Tướng quân giữa mê hồn trận (tiểu thuyết), Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Văn Học, 1990; NXB Hội Nhà Văn, 1999.
- Mười hai truyện phiêu dạt (tập truyện), Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1995; NXB Văn Học, 2004.
- Tình yêu thời thổ tả (tiểu thuyết), Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Văn Học, 1995; 2000.
- Trăm năm cô đơn (tiểu thuyết), Nguyễn Trung Đức - Phạm Đình Lợi - Nguyễn Quốc Dũng dịch, NXB Văn Học, 1986; 1992; 1999; 2000.
- 36 truyện đặc sắc (tập truyện ngắn), Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Văn Học, 2001.
- Tin tức về một vụ bắt cóc (tiểu thuyết), Đoàn Đình Ca dịch, NXB Đà Nẵng, 1998; NXB Văn Nghệ TP. HCM, 2001.
- Những người hành hương kì lạ (tập truyện ngắn), Phan Quang Định dịch, NXB Thanh Niên, 2002.
- Tuyển tập truyện ngắn, Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Văn Học, 2004.
- Sống để kể lại (hồi kí), Lê Xuân Quỳnh dịch, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2005.
- Ông già và đôi cánh khổng lồ, Nguyễn Trung Đức dịch, in trong Tập truyện ngắn nước ngoài chọn lọc, NX B Quân Đội Nhân Dân, 1998; Tuyển tập truyện ngắn Châu Mỹ Latinh, NXB Hội Nhà Văn, 1999.
- Làng này không có kẻ trộm, Quà Tết, Nguyễn Trung Đức dịch, in trong Truyện ngắn chọn lọc - tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 1998; Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 2004.
- Dấu máu em trên tuyết (tập truyện), Nguyễn Trung Đức dịch, NXB Đà Nẵng, 1997.
- Máy bay của người đẹp ngủ, Gió Bắc, Mùa hè hạnh phúc của bà Phorớt, Thánh bà, Người bạn Mutit của tôi, Thưa Tổng thống - chúc ngài thượng lộ bình an, Dấu máu em trên tuyết, Nguyễn Trung Đức dịch; Giấc ngủ trưa ngày thứ ba, Nguyễn Kim Thạch dịch, in trong Tuyển tập truyện
ngắn Châu Mỹ Latinh, NXB Hội Nhà Văn, 1999.
- Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương, Nguyễn Trung Đức dịch, in trong cuốn Thời cơ của Matraga, NXB Mũi Cà Mau, 1986; Những truyện ngắn nổi tiếng thế giới, NXB Hội Nhà Văn, 1999.
- Buổi chiều tuyệt vời của Bantaxa, Dương Tường dịch; Thần chết thường ẩn sau ái tình, Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Nguyễn Trung Đức dịch, in trong Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Văn Học, 1999.
- Biển của thời đã mất, Nguyễn Trung Đức dịch, in trong Truyện ngắn chọn lọc - tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 1998; Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Văn Học, 1999; Truyện ngắn Châu Mỹ, NXB Văn Học, 2000; Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 2004.
- Bà Maria Dos Przeres, Đoàn Đình Ca dịch, in trong Truyện ngắn Châu Mỹ, NXB Văn Học, 2000.
- Đôi mắt chó xanh, Nguyễn Trung Đức dịch, in trong Truyện ngắn Châu Mỹ, NXB Văn Học, 2000; Truyện ngắn chọn lọc - tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 1998; Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 2004.
- Thần chết thường ẩn sau ái tình, Nguyễn Trung Đức dịch, in trong Truyện ngắn đặc sắc các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Văn Học, 2004.
Hôsê Palaxiôt, kẻ hầu cận lâu năm nhất của Tướng quân, bắt gặp ngài trần truồng với hai mắt mở to đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước trong bồn tắm và nghĩ rằng ngài đã chết đuối. Ông biết đó là một trong nhiều cách suy tư của ngài nhưng cái trạng thái xuất thần nằm nổi lềnh bềnh trên mặt nước thật có vẻ giống như không thuộc về thế giới này. Ông không dám đến gần, chỉ gọi Tướng quân bằng giọng khàn khàn phù hợp với lệnh cho phép ông được đánh thức ngài trước năm giờ để ra đi vào lúc ban mai. Tướng quân bình tĩnh lại và nhìn thấy trong bóng tối lờ mờ đôi mắt trong xanh, mái tóc quăn màu chồn xám và cái dáng cứ đứng đực ra của người quản gia mình với hai tay bưng bình nước thuốc sắc lá thuốc phiện với lá bạch đàn. Ngài yếu đuối vịn vào quai bồn tắm rồi đứng thẳng lên nhờ thứ nước thuốc với sức bật của cá heo vốn không đợi có trong một cơ thể rất không bình thường.
- Chúng ta đi thôi! - Ngài nói. Phải bay mà đi kẻo ở đây chẳng ai yêu chúng ta đâu!
Đã nhiều lần, trong nhiều trường hợp khác nhau, Hôsê Palaxiôt nghe thấy điều đó, thế mà ông đã không tin mặc dù trong các tàu ngựa, lừa ngựa đã sẵn sàng và đoàn tùy tùng chính thức bắt đầu tập hợp rồi. Bằng mọi cách, ông giúp Tướng quân lau khô người, mặc chiếc áo vùng cao nguyên lên thân hình trần truồng của Tướng quân, bởi vì cái cốc thuốc cứ rung lên cùng với cái run của đôi bàn tay. Mất tháng trước đây vì mặc lại chiếc quần da nai vốn không dùng đến kể từ sau những đêm lộng lẫy ở Lima, Tướng quân nhận ra rằng mình sút cân đồng thời vóc dáng của mình nhỏ bé lại. Ngay cả đến thân hình để trần của mình cũng khác hẳn, ngài có thân hình với nước da xanh tái, cái đầu và đôi tay sạm nắng gió. Tháng bảy vừa qua ngài vừa tròn bốn mươi sáu tuổi, nhưng mái tóc rễ tre vùng Caribê của ngài đã ngả màu tro và xương xẩu bày ra do tuổi già đến sớm. Ngài thấy toàn bộ con người mình quá ư thảm hại, khó có thể kéo dài sự tồn tại đến tháng bảy tới. Tuy nhiên, điệu bộ dứt khoát của ngài lại như thể của kẻ khác ít bị thương tổn bởi cuộc đời và ngài đi không hề ngừng nghỉ xung quanh cái hư vô để chạy trốn chính dấu nước của mình rớt lại trên những chiếc manh cỏ trải trên sàn nhà. Ngài uống liền một hơi năm ngụm nước nóng bỏng suýt làm phỏng lưỡi, cứ như thể ngài uống thứ nước lọc của sự phục sinh. Nhưng ngài không nói một lời nào khi
đồng hồ trên tháp chuông nhà thờ bênh cạnh chưa điểm năm tiếng chuông.
- Thứ bảy ngày mồng tám tháng năm năm ba mươi, ngày người Anh nã mũi tên vào Hoana đê Accô - quản gia nói - trời mưa từ lúc ba giờ sáng.
- Từ ba giờ sáng của thế kỷ XVII - Tướng quân nói bới giọng còn hoảng loạn bởi hơi thở chua loét của cơn mộng. Ngài nói bằng giọng nghiêm chỉnh: - Ta không nghe thấy tiếng gà gáy!
- Ở đây không có gà - Hôsê Palaxiôt nói.
- Chẳng có gì cả - Tướng quân nói - Đây là đất của những kẻ phản bội.
Vậy là thầy trò đang có mặt ở Săngta Phe đê Bôgata, ở bình độ của hai ngàn sáu trăm mét so với mực nước biển. Phòng ngủ của ngài rộng thênh thang và bốn bức tường vôi chường mặt ra trước những cơn gió lạnh giá lọt qua các cửa sổ đóng không kín, chẳng lợi chút nào cho sức khỏe của bất kỳ ai. Hôsê Palaxiôt đặt hộp xà phòng lên bệ đá hoa cương của bàn phấn với chiếc túi nỉ đỏ đựng các dụng cụ cạo mặt, toàn bằng thứ kim loại sáng bóng. Ông treo cây đèn nến trên một chiếc rầm ngay cạnh gương để ngài có tương đối đủ ánh sáng và đẩy lò sưởi than đến gần để chân ngài được sưởi cho ấm. Sau đó ông đưa cho ngài cặp kính mắt vuông gọng bạc, cặp kính này ông vẫn thường xuyên mang hộ ngài trong túi áo khoác ngoài. Tướng quân đeo kính và cạo râu. Ngài điều khiển dao cạo rất khéo bằng tay phải cũng như bằng tay trái và ngài thuận cả hai tay. Ngài cạo râu với sự tự chủ đáng ngạc nhiên của chính sức mạnh mà mấy phút trước đây không giúp ngài giữ nổi cốc nước thuốc. Ngài vừa đi quanh phòng vừa cạo râu mà không cần nhìn vào gương, ngài muốn nhìn thấy mình ở trong gương càng ít càng tốt để khỏi bắt gặp chính đôi mắt của mình. Sau đó, ngài nhổ lông mũi, lông tai, cắt và đánh móng tay, móng chân, dùng bột than rắc lên bàn chải lụa có cán bằng bạc đánh bóng hàm răng đều đặn của mình. Cuối cùng, ngài cởi chiếc áo khoác rồi đổ hết cả chai nước hoa to bự lên người mình, dùng hai bàn tay xoa khắp người cho đến khi mệt nhoài mới thôi. Buổi sáng ấy, ngài chính thức làm lễ misa đặc biệt nhằm tẩy sạch khỏi thân thể và tâm hồn mình hai mươi năm chiến tranh vô tích sự và những sự thật về quyền lực.
Chuyến viếng thăm cuối cùng mà ngài tiếp đêm hôm trước là chuyến đến thăm của Manuêla Saênh, người phụ nữ vùng Kitô tham gia chiến trận, từng yêu ngài nhưng không đi theo ngài cho đến khi chết! Như từ lâu nay vẫn vậy, bà ở lại đây với nhiệm vụ thông tin đầy đủ cho ngài về tất cả những gì xảy ra trong lúc ngài vắng mặt, vì từ lâu ngài không tin bất kỳ ai bằng tin bà. Tướng quân để lại cho bà giữ hộ một số kỷ vật của riêng mình, mấy quyển sách ngài thích và hai hòm đựng tài liệu cá nhân. Ngày hôm trước, trong buổi lễ tiễn đưa chính thức, Tướng quân nói với bà: “Ta yêu nàng nhiều lắm, nhưng càng yêu nàng hơn nếu giờ đây nàng ý thức đầy đủ hơn bao giờ hết”. Bà hiểu điều đó như lời hứa trung thành bao lần ngài đã dâng tặng trong suốt tám năm yêu nhau say đắm. Theo như những hiểu biết của mình, bà là người duy nhất ngài tin tưởng, lần này ngài ra đi thật sự. Nhưng bà cũng là người duy nhất chí ít có một lý do nào đó để mà đợi ngài trở lại.
Cả hai người không nghĩ rằng trước lúc khởi hành lại gặp nhau lần nữa, Tuy vậy, đônha[1] Amalia, bà chủ nhà, muốn dâng hai người một món quà tặng. Đó là cuộc tiễn đưa thầm vụng giữa hai người. Đônha Amalia đã đưa Manuêla mặc quần áo kỵ sĩ vào cửa chính để giễu cợt các thành kiến của giới tu sĩ địa phương. Đônha làm như vậy không vì họ là đôi tình nhân vụng trộm, bởi họ công khai yêu nhau giữa thanh thiên bạch nhật, và từng chịu biết bao điều ong tiếng ve, mà chỉ vì muốn giữ danh tiếng cho nhà mình bằng bất cứ giá nào. Tướng quân lại tỏ ra là người e ngại hơn cả, bởi ngài ra lệnh cho Hôsê Palaxiôt không được đóng cửa phòng ăn thông sang phòng bên vốn là đường đi lại bắt buộc của đám gia nhân, và là nơi các vệ sĩ chơi bài cho đến khuya. Ngay cả khi Manuêla ra về rồi họ vẫn còn chơi.
Manuêla đọc cho ngài nghe suốt hai giờ đồng hồ. Gần đây thôi, bà vẫn còn rất trẻ trung, khi mà da thịt của bà đã thắng được tuổi tác. Bà hút thuốc lá bằng loại tẩu của thủy thủ, bà xức thứ nước hoa của con nhà lính, mặc quần áo đàn ông, đi lại lẫn trong đám lính tráng, nhưng cái giọng khàn khàn của bà vẫn rất ngọt ngào trước ngưỡng cửa ái tình. Bà đọc trước ánh sáng leo lét của ngọn đèn nến. Bà ngồi trên một chiếc ghế vẫn còn mang gia huy của vị phó tướng cuối cùng, và Tướng quân nằm ngửa trên giường vận quần áo ngủ và đắp chiếc áo choàng làm bằng da con lạc mã. Chỉ bằng nhịp thở người ta biết Tướng quân không ngủ. Cuốn sách của Nôê Canđađiđat, người Pêru, có tựa
đề Bài học về tin tức và dư luận ở Lima vào năm 1826 vui vẻ. Bà đọc nó bằng giọng điệu sân khấu rất hợp với phong cách của tác giả.
Suốt cả giờ sau, trong ngôi nhà im lìm như đang ngủ, chỉ nghe thấy giọng đọc của bà. Nhưng sau chuyến tuần tra cuối cùng bỗng vang lên tiếng cười ha hả đồng loạt của rất nhiều người, làm kinh động cả bầy chó khu phố. Tướng quân mở mắt, nghe nhiều hơn là lo lắng, và bà lấy ngón tay trỏ đánh dấu trang sách đọc dở, gấp sách lại để trong lòng.
- Bạn của Tướng quân đấy! - Bà nói.
- Ta không có bạn - ngài nói, - và nếu ta còn có một số bạn nào đấy thì đã cách đây ít lâu.
- Vậy mà họ đang ở ngoài ấy canh gác để chúng nó không giết được Tướng quân - Bà nói.
Nhờ thế mà Tướng quân biết được cái điều mà cả thành phố biết. Không chỉ một vài ba kẻ đang âm mưu hãm hại ngài và những đồng đội cuối cùng của ngài đang bảo vệ ngôi nhà này để chặn bàn tay tội ác của chúng. Phòng đợi và các lối đi quanh vườn hoa trong khu nhà đã được lính kỵ mã và lính bộ binh, tất cả đều là người Vênêxuêla canh giữ cẩn thận. Bọn họ sẽ cùng đi với Tướng quân đến thành phố Cactahêna đê India, nơi cần sắm một chiếc thuyền buồm để đi châu Âu. Hai trong số bọn họ đã trải chiếu để nằm ngay trước cửa phòng ngủ và các vệ sĩ vẫn tiếp tục chơi bài trong phòng bên cạnh khi Manuêla vừa mới bắt đầu đọc sách, nhưng thời buổi bây giờ thật khó tin tưởng vào bất cứ thứ gì trong cái hoàn cảnh có nhiều tên lính với nguồn gốc không rõ ràng và tư chất khác nhau. Không hề nao núng trước những tin xấu, bằng điệu bộ của bàn tay, Tướng quân ra lệnh cho Manuêla đọc tiếp.
Tướng quân coi cái chết như một mối nguy hiểm nghề nghiệp có tính tất yếu. Ngài đã tiến hành các cuộc chiến của mình trên con đường nguy hiểm mà không hề mảy may sứt mẻ, và ngài hoạt động trong vòng lửa đạn với thái độ bình thản rất ngây thơ đến mức các sĩ quan của ngài đều thỏa thuận với nhau bằng lời giải thích dễ dãi cho rằng ngài là người bất khả xâm phạm. Ngài từng an toàn thoát khỏi không biết bao nhiêu cuộc mưu sát được kẻ địch
tổ chức khéo léo, và trong vài vụ ngài thoát chết vì không ngủ trên giường mình. Ngài đi lại mà không cần cấm vệ, ngài ăn uống mà không cần thận trọng để ý đến những thứ người ta dâng cho mình ở bất cứ nơi nào. Chỉ có Manuêla biết rằng thái độ của ngài trước cái chết luôn rình rập mình không phải là sự vô ý thức cũng không phải là thói liều mạng mà chính là niềm tin đậm màu buồn thương: ngài sẽ chết ngay trên giường của mình, nghèo túng và trần truồng, và không có sự an ủi của lòng biết ơn của công chúng.
Đêm ấy, đêm trước ngài khởi hành, sự thay đổi đáng kể duy nhất trong các thói quen của ngài là ngài không tắm nước nóng trước khi lên giường. Hôsê Palaxiôt ngay từ sớm đã chuẩn bị bồn nước nóng nấu từ các lá thuốc và luôn giữ cho nó có nhiệt độ thích hợp để khi nào ngài muốn tắm thì dùng. Ngài uống mấy viên thuốc nhuận tràng để trị các cơn đau quắn ruột và đi nằm trong tiếng ru của những bài dân ca ở Lima. Bỗng nhiên, và không vì một nguyên nhân rõ rệt nào, ngài ho một trận kịch liệt và tiếng ho của ngài dường như làm rung chuyển nền móng ngôi nhà. Các sĩ quan đang chơi bài ở phòng bên liền ngừng lại. Một người trong số họ, đại tá Benpho Hintông Uynsơn, người Hà Lan, đã bước vào phòng ngủ để xem người ta có cần đến mình không và thấy Tướng quân nằm ngang trên giường ở tư thế sấp mặt đang cố nôn. Manuêla nâng đầu ngài lên trên chiếc bô, Hôsê Palaxiôt, người duy nhất được phép vào phòng ngủ của Tướng quân mà không cần gõ cửa trước, đang đứng cách giường ngài với tinh thần cảnh giác cho đến khi cơn ho qua đi. Lúc đó Tướng quân thở sâu với đôi mắt đẫm lệ, và chỉ tay về phía bàn phấn.
- Chỉ tại các thứ nước hoa đám tang kia! - Ngài nói.
Như lâu nay vẫn thế, Tướng quân luôn bắt gặp một nguyên cớ bất ngờ nào đó gây nên những bất hạnh của mình. Manuêla biết rõ ngài hơn bất cứ ai, đã ra hiệu cho Hôsê Palaxiôt mang bình hoa cam tùng héo từ ban sáng đi chỗ khác. Tướng quân nằm lại trên giường với đôi mắt nhắm lại. Bằng chính giọng ban nãy, Manuêla đọc tiếp. Chỉ khi cảm thấy ngài đã ngủ, bà đặt cuốn sách trên bàn, hôn lên cái trán nóng hầm hập của ngài và thầm thì nói với Hôsê Palaxiôt rằng từ sáu giờ sáng mai ta sẽ có mặt tại địa điểm Cuatrô Eskina nơi bắt đầu con đường đi Honđa để tiễn ngài lần cuối cùng. Sau đó bà cải trang mặc chiếc áo capôt và rón rén ra khỏi phòng ngủ. Lúc ấy Tướng quân mở mắt và bằng giọng nhỏ nhẹ bảo Hôsê Palaxiôt:
- Hãy bảo Uynsơn đưa nàng về tận nhà.
Mệnh lệnh của ngài được thi hành ngay bất chấp ý nguyện của Manuêla, người tin rằng mình thừa sức một mình đi còn hơn có cả một đội tùy tùng hộ vệ. Cầm cây đèn, Hôsê Palaxiôt đưa bà ra tận các tàu ngựa vây quanh một vườn hoa và một chiếc cầu đá, nơi những bông hoa cam tùng nửa đêm về sáng đã bắt đầu nở. Mưa lạnh chốc lát và gió thổi không gầm rít trên ngọn cây, nhưng vẫn tịnh không một ngôi sao trên nền trời giá lạnh. Đại tá Benpho Uynsơn vừa đi vừa phát tín hiệu để làm yên lòng những người lính gác đang nằm trên các chiếu trải ngoài hành lang. Khi đi qua cửa sổ phòng chính, Hôsê Palaxiôt nhìn thấy ông chủ nhà đang phân phát cà phê cho một nhóm bạn hữu, dân sự lẫn quân sự, những người chuẩn bị thức cho đến lúc Tướng quân ra đi.
Khi trở lại phòng ngủ, Hôsê Palaxiôt bắt gặp Tướng quân đang mê sảng. Ông nghe thấy ngài nói loạn xì ngầu mà chỉ rõ một câu: “Chẳng ai hiểu gì cả…” Thân thể ngài nóng hầm hập và ngài đánh rắm tum tủm thối hoắc. Sang ngày hôm sau, chính Tướng quân sẽ không biết nói như thế nào cho đúng hoặc giả trong lúc ngủ mình đã nói mơ hay trong lúc tỉnh mình nói nhảm và ngài cũng sẽ chẳng thể nhớ được mình nói gì. Đó là điều ngài vẫn gọi: “Những cơn lẩn thẩn trầm trọng của ta”. Điều đó vốn chẳng làm bất kỳ ai phải ngạc nhiên bởi từ bốn năm nay họ đã quen thấy ngài như thế rồi đến mức không một thầy thuốc nào lại mạo hiểm đi tìm lời giải đáp khoa học, và sang ngày hôm say người ta lại thấy ngài từ tro bụi của mình bật dậy với sự tỉnh táo tươi rói. Hôsê Palaxiôt đắp chiếc áo cho ngài, để ngọn đèn đang thắp sáng trên bàn đá hoa cương, rồi ra khỏi phòng ngủ mà không đóng cửa để ở phòng bên tiếp tục thức trông. Ông biết rằng Tướng quân sẽ bình phục vào bất cứ giờ nào khi trời sáng và sẽ vào lặn trong nước bồn tắm khi đã lấy lại sức sau những cơn mê sảng khủng khiếp.
Đó là phần chót của một ngày vất vả. Một đội cận vệ bảy trăm tám mươi chín lính kỵ binh và lính bộ binh đã nổi loạn với cái cớ đòi trả ba tháng lương chưa trả. Sự thật ngược hẳn lại. Phần lớn bọn họ là người Vênêxuêla, và rất nhiều người tham gia chiến tranh giải phóng của bốn nước[2]nhưng trong
những tuần gần đấy họ từng là nạn nhân của những lời chửi rủa tục tằn khiến họ có lý do để lo xa cho số phận mình sau khi Tướng quân ra nước ngoài. Mối bất hòa ấy đã được giải quyết ổn thỏa bằng việc nhà nước chịu trả lộ phí và một nghìn đồng pêsô vàng chứ không phải trả bằng mười nghìn đồng mà những người nổi loạn đòi và buổi chiều bọn người này đã diễu hành về quên hương bản quán mình kéo theo sau bầu đoàn thê tử gồng gánh và gia súc. Vẻ bóng lộn oai vệ của trống đồng và vũ khí vẫn không đủ sức mạnh dập tắt những tiếng la hét của các đám đông nhốn nháo đang suỵt chó cắn họ và ném pháo dây để làm vướng chân họ, một hành động chưa bao giờ họ làm đối với quân thù. Mười một năm trước đây, sau ba thế kỷ dài đằng đẵng dưới ách thống trị của Tây Ban Nha, phó vương ác bá đôn[3] Hoan Xamanô đóng giả lữ khách đã chạy trốn trên chính những con đường này, nhưng lại mang theo những chiếc thùng đựng đầy tượng vàng, ngọc thô, những con chim tu-căng thiêng liêng và không thiếu người đứng trên ban công khóc thương y, ném cho y một bông hoa và thật lòng cầu mong cho y đi được thuận buồm xuôi gió và giàu có.
Tướng quân đã bí mật tham gia cuộc thương lượng nhằm giải quyết mối bất hòa mà không cần phải ra khỏi ngôi nhà mượn của Bộ trưởng quốc phòng và cuối cùng ngài đã phái tướng Hôsê Laurenxiô Sinva, cháu nuôi và người giúp việc rất tin cẩn của ngài đến đội quân quật khởi đó coi đó như một dấu hiệu chứng tỏ rằng sẽ không có thêm vụ lộn xộn mới cho đến tận biên giới Vênêxuêla. Không xem cuộc diễu binh xảy ra ở dưới ban công nhà, nhưng Tướng quân nghe rõ hết những tiếng kèn đồng và tiếng trống điểm nhịp của đoàn quân diễu hành và cả tiếng ồn ào của đám tụ tập đông nghịt hai bên đường mà tiếng gào thét của họ ngài không kịp hiểu. Tướng quân không coi những chuyện đó là quan trọng lắm cho nên trong lúc xẩy ra cuộc diễu hành, ngài vẫn cùng với các ký lục của mình xem xét các thư từ đến muộn và đọc cho thư ký viết một bức thư cho đại nguyên soái đôn Anđrêt đê Săngta Crut, tổng thống Bôlivia, báo tin mình sẽ từ chức nhưng không nói chắc rằng mình sẽ ra nước ngoài. “Ta sẽ không viết thư cho ông trong phần còn lại của đời ta”, ngài nói vậy khi kết thúc lá thư. Sau đó, trong lúc Tướng quân đầm đìa mồ hôi chịu cơn sốt trưa thì những tiếng gào thét đã lọt vào giấc ngủ của ngài, và ngài giật thót bừng tỉnh bởi một tràng tiếng nổ mà có thể là tiếng súng, cũng có thể là tiếng pháo. Nhưng khi Tướng quân hỏi về việc đó thì
người ta trả lời rằng đó là cuộc vui. Họ nói gọn lỏn thế này: “Thưa Tướng quân đó là cuộc vui”. Không một ai, kể cả Hôsê Palaxiôt dám giải thích cho ngài biết đó là cuộc vui nào.
Chỉ khi Manuêla kể lại trong buổi đến thăm đêm ấy, Tướng quân mới biết rằng đó là quần chúng của các kẻ thù chính trị của mình, những kẻ thuộc đảng cơ hội, như ngài gọi thế. Bọn này đang đi chơi ngoài đường, kích động các nhóm thợ thủ công cùng với niềm hân hoan của công chúng chống ngài. Đó là ngày thứ sáu, ngày phiên chợ nên họ lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho những việc gây lộn xộn ở quảng trường lớn. Một cơn mưa lớn hơn mọi hôm kèm theo sấm chớp đã giải tán đám người gây rối vào lúc trời tối. Nhưng những thiệt hại vẫn còn đó. Sinh viên trường Săng Bactôlômê đã chiếm các văn phòng của tòa án tối cao để tạo ra một dư luận chung chống lại Tướng quân, và bọn họ đã dùng mũi dao rạch nát rồi ném bức chân dung của ngài qua ban công xuống đường. Đó là bức chân dung sơn dầu to bằng cỡ người thực do một người trong hành ngũ quân đội giải phóng đã họa cho ngài. Những vụ lộn xộn do say rượu đã cướp phá các cửa hàng lớn trên các đại lộ Rêan và các quán căng tin trên các phố phụ cận không đóng cửa đúng lúc, và tại quảng trường lớn họ đã bắn chết một Tướng quân hình nộm nhồi mùn cưa mà nó chẳng cần tới bộ đồng phục da xanh có hàng cúc vàng mới khiến dân chúng đã nhận ra là ngài. Họ buộc tội ngài là động lực ngầm của sự bất phục tùng trong quân sĩ, trong âm mưu muộn mằn nhằm giành lại quyền lực từng bị quốc hội bằng số phiếu tuyệt đối tước mất sau mười hai năm liên tục điều hành. Họ buộc tội ngài muốn giữ chức tổng thống đến hết đời để sau đó nhường ngôi cho một ông hoàng ở châu Âu. Họ buộc tội ngài đang giả vờ làm cuộc xuất dương nhưng thật ra ngài đi về phía biên giới Vênêxuêla để từ đó tổ chức kế hoạch nhằm trở về nắm chính quyền trước các đội quân khởi nghĩa. Các bức tường công cộng dán đầy những tờ truyền đơn mà thật ra chúng là những tờ rơi có nội sung vu cáo, được in ra để chống lại ngài, và những đồng đội trung thành nhất của ngài thường xuyên phải ẩn nấp trong những ngôi nhà lạ cho tới khi bọn gây rối xẹp hết nhiệt tình. Báo chí bợ đỡ tướng Phrăngxixcô đe Paula Săngtăngđe, kẻ thù chủ yếu của ngài, đã tạo ra cả một dư luận mơ hồ nói rằng thứ bệnh không rõ bệnh gì của ngài được quảng cáo quá ư ầm ỹ, những lời tuyên bố lúc nào cũng nhắc lại rằng ngài xuất dương, chẳng qua chỉ là các thủ đoạn chính trị đơn giản để cuối cùng giúp cho ngài không đi đâu hết. Đêm ấy trong lúc Manuêla kể lại chi tiết
những gì xảy ra trong cái ngày hỗn loạn, những người lính của vị tổng thống đã bị huyền chức cố sức xóa đi trên bức tường tại dinh đức giáo chủ một hàng chữ viết bằng than: “Không đi cũng không chết!”. Tướng quân buông một tiếng thở dài.
- Các sự kiện có lẽ rất tồi tệ! - Ngài nói. Và ta còn tồi tệ hơn các sự kiện nhiều để đến mức tất cả những gì xảy ra chỉ cách đây một khu phố mà chúng vẫn làm cho ta tin được rằng đó là một cuộc vui…
Sự thật là ngay cả những người bạn thân cận nhất của Tướng quân vẫn không tin rằng ngài sẽ không rời bỏ gì hết kể cả quyền lực lẫn tổ quốc. Thành phố quá nhỏ bé và dân chúng của nó lại quá ư tò mò để đến nỗi hai khe hở lớn nhất của chuyến ra đi không rõ ràng của ngài lại không bị phát giác. Một là ngài không có đủ tiền để đi đến bất kỳ đâu với đội tùy tùng quá ư đông đúc và hai là vì từng là tổng thống nước cộng hòa nên ngài không thể đi xuất dương trước một năm mà không được sự đồng ý của chính phủ và hơn nữa ngài không có hề có ý định xin nó. Cái lệnh chuẩn bị hành lý vốn được ngài trang trọng ban ra để bất kỳ ai muốn nghe thì nghe, đã không được hiểu như một bằng chứng dứt khoát, kể cả Palaxiôt cũng không tin, bởi vì trong một số trường hợp khác ngài đã đi tới mức phá cả một ngôi nhà để lừa rằng mình sẽ bỏ đi, nhưng đó bao giờ cũng chỉ là một thủ đoạn chính trị mà thôi. Các sĩ quan giúp việc của ngài cảm thấy rằng những triệu chứng của sự không vui của ngài là rất hiển nhiên trong một năm lại đây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngài lại hành động khác hẳn, và họ đã thấy ngài thức dậy với một tinh thần mới và lại nhập cuộc còn mãnh liệt hơn cả trước kia. Hôsê Palaxiôt, người vốn luôn luôn có mặt trong các sự thay đổi bất ngờ ấy đã nói theo cách của ông: “Điều mà ông chủ tôi nghĩ chỉ có ông chủ tôi biết mà thôi”.
Những lời tuyên bố từ chức nhắc đi nhắc lại của Tướng quân đã làm sống lại tập ca khúc dân gian kể từ lời tuyên bố lâu nhất với độc một câu nước đôi trong chính bài diễn văn ngài lên nhậm chức tổng thống: “Ngày thanh thản của ta sẽ là ngày cuối cùng của quyền lực…”. Trong những năm tiếp theo, ngài lại tuyên bố rất nhiều lần trong những hoàn cảnh rất khác nhau, đến mức người ta chẳng bao giờ biết đâu là thực, đâu là giả. Lời tuyên bố ầm ỹ nhất trong tất cả các lời tuyên bố cách đây hai năm vào đêm ngày hai mươi nhăm tháng chín, khi ngài thoát nạn một cuộc phục kích nhằm giết hại ngài trong
phòng ngủ của ngôi nhà chính phủ. Đoàn đại biểu quốc hội vội đến thăm ngài vào ngay buổi khuya về sáng, khi ngài không mặc áo khoác phải đứng ngâm mình dưới một hầm cầu. Đoàn thấy ngài trùm một cái khăn lanh và hai chân ngâm trong một chậu nước nóng, nhưng ngài không quá mệt mỏi bởi cơn sốt cũng như bởi nỗi thất vọng. Ngài tuyên bố với đoàn đại biểu rằng vụ mưu phản sẽ không được điều tra, rằng không ai sẽ bị xử án rằng phiên họp quốc hội được dự định vào năm mới lại được triệu tập ngay để bầu một vị tổng thống khác của nước cộng hòa.
- Sau đó, - ngài kết thúc, - ta sẽ vĩnh viễn rời bỏ Côlômbia.
Tuy nhiên, cuộc điều tra vẫn được tiến hành, những kẻ phạm tội vẫn bị xử với bộ luật sắt và mười bốn kẻ đã bị bắn ngay tại quảng trường lớn. Phiên họp quốc hội vốn ấn định vào ngày mồng hai tháng giêng được triệu tập sau mười sáu tháng và không một ai nhắc lại lời từ chức của ngài. Nhưng trong thời gian ấy, không một vị khách nước ngoài nào, không một cuộc đàm đạo nào, không một người nào mà ngài không nói với họ rằng: “Ta đi đến nơi nào mà người ta yêu mến ta”.
Những tin chính thức nói rằng ngài ốm nặng cũng chẳng có một dấu hiệu đáng tin nào như những tin tức nói rằng ngài sẽ ra đi. Không ai nghi ngờ về tình trạng sức khỏe sút kém của ngài. Ngược lại kể từ lần cuối cùng ngài từ mặt trận phía nam trở về, tất cả những ai thấy ngài đi dưới cổng chào cắm đầy hoa thẩy đều ngạc nhiên nhận ra rằng ngài trở về để trút hơi thở cuối cùng. Đáng lẽ cưỡi trên lưng con Palômô Blăngcô, ngài lại cưỡi trên lưng một con lừa lông rậm với một chiếc khăn trùm kín mông, tóc ngài đã hoa râm và vầng trán nổi hằn những đám mây u uẩn, ngài vận chiếc áo casaca[4]bẩn thỉu, ống tay áo rách bươm. Niềm vinh quang đã thoát ly khỏi cơ thể ngài. Trong buổi tiệc buồn tẻ được tổ chức cho ngài ngay đêm ấy tại nhà khách chính phủ, ngài ở trong tâm trạng yếm thế trong chính mình và chẳng bao giờ được biết cái đó là sự sụp đổ chính trị hay là do đãng trí mà ngài chào một trong các vị bộ trưởng của mình bằng tên một vị khác.
Dáng vẻ thiểu não cuối đời của ngài vẫn chưa đủ để người ta tin rằng ngài sẽ ra đi, bởi từ sáu năm nay người ra bảo rằng ngài sắp chết, nhưng ngài vẫn
duy trì đầy đủ vị trí lãnh đạo của mình. Tin tức đầu tiên được truyền đi bởi một sĩ quan hải quân Anh. Ông ngẫu nhiên gặp Tướng quân tại vùng hoang mạc Pativinca, phía bắc Lima, giữa lúc nở rộ chiến tranh giải phóng Nam Mỹ. Ông thấy ngài nằm dài trên nền một túp lều tồi tàn được dùng làm tổng hành dinh, người gói gọn trong chiếc áo capôt bằng vải gai và một mớ giẻ rách quấn quanh đầu và ngài không chịu nổi cái rét thấu xương trong cái địa ngục giữa trưa và không còn đủ sức để đuổi đàn gà đang mổ kiếm ăn xung quanh mình. Sau một cuộc nói chuyện vất vả luôn luôn bị ngắt quãng bởi những cơn đau đầu, ngài đã tiễn biệt vị khách bằng một điệu bộ bi phẫn: “Hãy đi đi và hãy kể cho thiên hạ biết ông đã nhìn thấy tôi chết mà người dính đầy cứt gà ở cái bãi biển chết người này như thế nào.”
Người ta bảo rằng bệnh của ngài là một thứ sốt nóng do cái nắng chói chang vùng hoang mạc gây nên. Sau đó người ta bảo rằng ngài kiệt sức ở Goaydakinh và sau nữa ở Kitô với thứ sốt ở bụng mà biểu hiện kinh ngạc hơn của nó là một sự thờ ơ với thiên hạ và một sự bình lặng tuyệt đối của tinh thần ngài. Không một ai hiểu những tin tức này có những cơ sở khoa học gì, bởi ngài luôn luôn chống lại cơ sở khoa học của các thầy thuốc và ngài tự đoán lấy bệnh và tự cắt thuốc cho mình dựa vào La médecine à votre maniêre[5]của Doncstierre, một cuốn sách cẩm nang dùng thuốc trong gia đình mà Hôsê Palaxiôt mang cho ngài đi khắp nơi và được sử dụng như một lời thần ngôn để hiểu và chữa bất kỳ thứ bệnh khó ở của cơ thể hoặc của tinh thần ngài.
Trong mọi trường hợp, không có một cơn hấp hối nào lại sinh lợi hơn là cơn hấp hối của ngài. Bởi trong lúc người ta nghĩ rằng ngài sẽ chết ở Pativinsa thì hơn một lần ngài đã vượt qua những đỉnh núi thuộc dãy Anđet, đã chiến thắng ở Huninh, đã hoàn thành công cuộc giải phóng toàn bộ châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha với thắng lợi cuối cùng ở Adacuchô và thành lập cộng hòa Bôlivia rồi ngài lại hạnh phúc ở Lima như chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ lại hạnh phúc như thế. Ôi niềm vinh quang đến nghẹn ngào. Vậy là những lời tuyên bố được nhắc đi nhắc lại rằng cuối cùng ngài đã rời bỏ quyền lực và đất nước vì ngài đang ốm đau, và những hành động chính thức dường như khẳng định những tin tức ấy, tất cả chỉ là những sự lặp đi lặp lại mang ý đồ xấu của một tấn kịch quá hiển nhiên buộc người ta phải tin.
Sau khi trở về được ít ngày, vào cuối buổi họp chua chát của hội đồng chính phủ, Tướng quân cầm cánh tay nguyên soái Ăngtôniô Hôsê đê Sucrê. “Ngài ở lại cùng ta”, Tướng quân nói. Ngài đưa nguyên soái vào phòng riêng, nơi ngài chỉ tiếp một số rất ít được lựa chọn, và hầu như ngài ép buộc nguyên soái ngồi xuống chiếc ghế dành riêng cho mình.
- Chỗ này của ngài hơn là của ta! - Ngài nói.
Vị đại nguyên soái chiến dịch Adacuchô, người bạn thân cận nhất của ngài, hiểu rất rõ tình trạng của đất nước, nhưng Tướng quân đã kể lại tỉ mỉ trước khi nói rõ mục đích của mình. Trong ít ngày cần phải họp quốc hội để bầu ra tổng thống nước cộng hòa và để thông qua hiến pháp mới, trong ý đồ muộn mằn nhằm cứu lấy giấc mơ huy hoàng về sự toàn vẹn của châu lục. Nước Pêru, nằm trong quyền lực của giới quý tộc tiến bộ hình như không thể thu hồi được nữa. Tướng Anđrêt de Săngta Crut đã xỏ mũi cộng hòa Bôlivia đưa nó đi theo con đường của mình. Vênêxuêla dưới triều đại của tướng Hôsê Ăngtôniô Paêt, vừa mới tuyên bố quyền tự chủ của mình. Tướng Hoan Hôsê Phlorét, quan thống sứ ở phía nam, đã sát nhập Goaydakin và Kitô lại để thành lập nước cộng hòa Êquađo. Cộng hòa Côlômbia, vốn là hạt giống đầu tiên của tư tưởng về một tổ quốc rộng lớn và duy nhất đang thu hẹp dần trong biên giới cũ của triều đình phó vương Tân Granađa. Mười sáu triệu người Mỹ Latinh hầu như mở đầu trong cuộc sống tự do nay đang sống phụ thuộc vào sở thích của đám thân hào địa phương.
- Tóm lại! - Tướng quân kết luận. - Tất cả những gì chúng ta dựng nên bằng hai bàn tay đang bị đạp đổ bởi những kẻ khác bằng hai bàn chân.
- Đó là một sự giễu cợt của số phận - Nguyên soái Sucrê nói. - Đó chẳng qua là chúng ta gieo trồng quá sâu sắc tư tưởng độc lập nên bây giờ các nước này đang cố gắng đòi được độc lập đối với nhau.
Tướng quân phản ứng lại một cách quyết liệt:
- Thôi đi chớ có nhắc lại những luận điểm xấu xa ấy của kẻ thù! - Ngài nói. - Cho dù chúng rất hiển nhiên như điều này.
Nguyên soái Sucrê xin lỗi. Ông là người thông minh, lễ phép, rụt rè, mê tín và có gương mặt thật dễ coi đến mức những vết rỗ đậu mùa không làm giảm đi vẻ duyên dáng đáng yêu ấy. Tướng quân vốn rất yêu nguyên soái, đã nói về ông như sau: Nguyên soái làm ra cái vẻ rất khiêm tốn mà thật ra là không phải. Nguyên soái là vị anh hùng ở Pichincha, Tumuxla, ở Tackê và khi chưa tròn hai mươi chín tuổi, đã chỉ huy chiến dịch Adacuchô vinh quang tiêu diệt sào huyệt cuối cùng của chế độ Tây Ban Nha ở Nam châu Mỹ. Nguyên soái nổi bật lên bởi trái tim cao quí trong chiến thắng và bởi tài năng nhà chính khách chứ không chỉ bởi những chiến công trên. Trong thời điểm ấy, nguyên soái từ bỏ mọi chức vụ đã có của mình, đi lại mà không cần cận vệ, cần vụ hoặc vệ sĩ, mặc chiếc áo khoác bằng dạ đen, dài lê thê đến tận mắt cá chân và cổ áo lúc nào cũng dựng lên cho kín cổ chống lại những ngọn gió lạnh như dao cắt của vùng núi lân cận. Cam kết chính trị duy nhất của nguyên soái đối với đất nước, cái duy nhất theo như nguyện vọng của ông, là tham gia quốc hội như một nghị viên vùng Kitô mà thôi. Ông đã ba mươi nhăm tuổi, khỏe như đá nguyên khối, đang say đắm đônha Mariana Cacxelênh, nữ công tước vùng Xôlangđa, một phụ nữ Kitô kiều diễm và mạnh dạn, một phụ nữ hầu như còn tuổi con gái, người mà nguyên soái bằng quyền lực cưới cách đây hai năm và hiện nay họ đã có một bé gái sáu tháng tuổi.
Tướng quân không thể nghĩ đến bất kỳ ai được đánh giá tốt hơn là nguyên soái để có thể thay mình trong chức vụ tổng thống nước cộng hòa. Ngài biết rằng nguyên soái còn thiếu năm năm mới đủ tuổi luật định để được bầu làm tổng thống, đó là sự hạn chế của hiến pháp do tướng Raphaen Ucđanêta ấn định nhằm chặn bước nguyên soái Sucrê. Tuy nhiên, Tướng quân đang nỗ lực vận động để sửa đổi sự hạn chế ấy của hiến pháp.
- Xin ngài hãy nhận cho. - Tướng quân nói. - Ta sẽ ở lại như một tổng chỉ huy để dạo quanh chính phủ như một chú bò tót dạo quanh đàn bò cái.
Tướng quân có vẻ mệt mỏi nhưng sự quyết định của ngài đầy sức thuyết phục. Tuy nhiên, từ lâu nguyên soái đã biết rằng cái ghế mình đang ngồi đây sẽ chẳng bao giờ là của mình. Cách đây ít lâu, lần đầu tiên khi người ta đặt cho mình cái khả năng có thể trở thành tổng thống, nguyên soái đã nói rằng chẳng bao giờ ông sẽ lãnh đạo một quốc gia mà cơ chế và phương hướng của
nó ngày càng trở nên mơ hồ. Theo quan điểm của nguyên soái, bước đi đầu tiên nhằm làm cho phương hướng của quốc gia trở nên sáng tỏ là phải tách cánh tướng lĩnh khỏi quyền lực và ông muốn đưa ra quốc hội thảo luận và thông qua điều khoản nói rằng trong bốn năm tới không một tướng lĩnh nào có thể được bầu làm tổng thống. Điều khoản này có lẽ nhằm mục đích chặn đứng bước tiến của tướng Ucđanêta. Nhưng những kẻ phản đối mạnh nhất đối với điều khoản này sẽ là những kẻ mạnh nhất: đó chính là đám tướng lĩnh.
- Tôi hiện đang quá mệt mỏi để làm việc mà không có phương hướng, - nguyên soái Sucrê nói, - ngoài ra Tướng quân cũng biết quá rõ như tôi rằng ở đây không thiếu một tổng thống mà ngược lại chỉ thiếu một người dẹp các cuộc nổi loạn mà thôi.
Dĩ nhiên, nguyên soái sẽ tham gia các quốc hội lập hiến kể cả sẽ chấp nhận danh dự được điều khiển quốc hội nếu được giao. Nhưng dự định vẫn chỉ là dự định mà thôi. Mười bốn năm chiến tranh đã dạy ông rằng không có thắng lợi nào lớn hơn là sự sống còn nguyên vẹn.
Chức tổng thống ở Bôlivia, một đất nước bao la và xa lạ mà nguyên soái từng thành lập và lãnh đạo với khả năng khôn khéo, đã chỉ cho ngài thấy rõ những mưu toan của quyền lực. Trái tim thông minh của ông đã chỉ cho ông thấy tính vô tích sự của vinh quang. “Vậy là thưa ngài tôi không chấp nhận”, nguyên soái kết thúc. Ngày mười ba tháng sau, ngày thánh Ăngtôniô, lẽ ra nguyên soái đã phải có mặt ở Kitô với vợ và con gái để ăn mừng không chỉ ngày lễ đó mà còn tất cả những ngày mang lại tương lai cho ông. Bởi cái quyết tâm của ông quyết sống cho vợ con và chỉ sống cho họ trong sự tận hưởng của ái tình, quyết tâm ấy đã được khẳng định ngay từ lễ Giáng sinh gần đây.
- Đó là tất cả những gì tôi xin ngài cho cuộc sống - nguyên soái nói.
Tướng quân tái mặt đi. “Ta nghĩ rằng chẳng có gì làm ta ngạc nhiên” - ngài nói. Rồi ngài nhìn thẳng vào mắt nguyên soái:
- Phải chăng đó là lời cuối cùng của ngài?
- Chưa đâu, thưa Tướng quân! - Sucrê nói. - Lời cuối cùng của tôi là sự biết ơn ghi xương khắc cốt của tôi đối với biết bao điều tốt đẹp mà Tướng quân đã ban cho tôi.
Tướng quân vỗ vào đùi để tự đánh thức mình khỏi cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại được.
- Thôi được - Tướng quân nói. - Nguyên soái vừa giúp ta có một quyết định cuối cùng của cuộc đời mình.
Dưới tác dụng bất ngờ của một toa thuốc giảm thống mà một thầy thuốc đã kê trước cho ngài, Tướng quân soạn thảo đơn xin từ chức của mình. Ngày hai mươi tháng giêng, Tướng quân tham dự phiên họp quốc hội với một bài diễn văn từ giã mọi quyền lực trong đó ngài ca ngợi vị tổng thống của mình: nguyên soái Sucrê, như là người danh giá nhất trong tất cả các tướng lĩnh. Lời ca ngợi đó khiến cả hội trường vỗ tay nhiệt liệt, nhưng một nghị viên ngồi bên cạnh tướng Ucđanêta đã nói thầm vào tai ông ta: “Muốn nói rằng có một danh tướng còn danh giá hơn cả ngài”. Lời ca ngợi của Tướng quân, lời sàm nịnh của nghị viên đó, cả hai thứ ấy như hai cái đinh sắt được nung đỏ đều đọng lại trong trái tim của tướng Raphaen Ucđanêta.
Đúng thế. Nếu như Ucđanêta không có những chiến công quân sự hiển hách của Sucrê, cũng như không có khả năng thu hút to lớn của nguyên soái thì ông ta không có lý do để mà nghĩ rằng mình kém danh giá hơn. Sự bình thản và mẫn cán thường ngày của ông ta được chính Tướng quân biểu dương, sự trung thành và yêu kính của ông ta dành cho Tướng quân đã được chứng thực rõ ràng hơn cả, và ông ta là một trong số rất ít đàn ông trên thế gian này dám nói trực diện với ngài về những sự thật mà chính ngài sợ biết được chúng. Do ý thức được sự cẩu thả của mình, Tướng quân cố gắng sửa chữa nó trong lúc sửa lại bản in và ở chỗ nói: “Người danh giá nhất trong các tướng lĩnh”, chính tay ngài đã sửa thành: “Một trong những tướng lĩnh danh giá nhất”. Sự sửa đổi ấy vẫn không xóa đi nổi nỗi ganh tức trong lòng Ucđanêta.
Mấy ngày sau, trong một cuộc họp của Tướng quân với các nghị viên
cùng phe, Ucđanêta đã tố giác ngài là kẻ lừa bịp. Miệng nói từ chức nhưng đang bí mật tìm cách để được bầu lại làm tổng thống. Ba năm trước, tướng Hôsê Antôniô Paêt bằng sức mạnh đã cướp chính quyền ở bang Vênêxuêla trong âm mưu đầu tiên nhằm tách khỏi Côlômbia. Thế là Tướng quân đến Caracat liên minh với Paêt bằng cú ôm hôn công khai giữa tiếng hát mừng vui và tiếng chuông nhà thờ ròn rã đổ hồi và chính Tướng quân đã tạo ra cho Paêt một chế độ ngoại lệ cho phép ông muốn làm gì thì làm. “Thảm họa bắt đầu từ đấy”, Ucđanêta nói. Bởi cuộc vui ấy không những chỉ đầu độc các quan hệ với bọn người Granađa mà còn gieo mầm mống ly khai cho họ. Ucđanêta kết thúc: Bây giờ, sự phục tùng tốt nhất mà Tướng quân có thể hiến dâng cho tổ quốc là từ chức không trì hoãn và xuất dương ngay. Tướng quân phản bác cũng quyết liệt như vậy. Nhưng Ucđanêta là một người song toàn, với khẩu khí lưu loát và sôi nổi đã kể lại tất cả cử tọa ấn tượng về việc mình đả chứng kiến sự đổ vỡ của một tình bạn lâu năm và vĩ đại.
Tướng quân nhắc lại lời từ chức của mình và đề cử đôn Đôminhgô Cayxêđô làm tổng thống lâm thời trong lúc quốc hội chưa bầu ra tổng thống chính thức. Ngày mồng một tháng ba, Tướng quân từ giã ngôi nhà chính phủ, theo cửa sau đi ra để khỏi phải gặp mặt các khách mời đang vui vẻ uống sămpanh chúc tụng kẻ mới được kế vị mình, và ra đi trên một chiếc xe hoa xa lạ đến ở ngôi nhà trong góc phố Phucha, một ngôi nhà rộng ở ngoại ô thành phố mà vị tổng thống lâm thời cho ngài mượn. Chỉ riêng ý thức sáng tỏ rằng mình bây giờ chỉ là một công dân thường đã làm cho các cơn ho nặng thêm. Tướng quân bảo Hôsê Palaxiôt, người đang thức mà mơ, hãy chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để ngài viết hồi ký. Hôsê Palaxiôt mang đến mực và giấy dư sức cho ngài viết bốn mươi năm đời mình và Tướng quân đã nói trước với Phecnăngđô, người cháu và thư ký giúp việc, để chàng dốc hết bút lực của mình giúp Tướng quân kể từ thứ hai tới vào lúc bốn giờ sáng, vốn là giờ thích hợp nhất để ngài suy nghĩ với những hận thù còn tươi nguyên. Theo như ngài nói nhiều lần với người cháu, ngài muốn khởi đầu cuốn hồi ký bằng một kỷ niệm xa xưa hơn cả, đó là giấc mơ ngài mơ ở điền trang Săng Matêô, thuộc Vênêxuêla, sau khi tròn ba tuổi ít lâu. Ngài mơ thấy có một con lừa đen có hàm răng vàng bước vào nhà và nó đi từ phòng khách đến các phòng ngủ, các buồng đựng đồ thô, chậm rãi nhai hết tất cả những gì nó bắt gặp trong lúc gia đình và đám nô lệ ngủ trưa cho đến khi nó ăn hết rèm cửa, thảm trải nhà, đèn nến, lò hơi, cốc tách và đồ ăn thức đựng trong phòng ăn, các tượng thánh, các
tủ quần áo và rương hòm cùng toàn bộ những thứ cất trong đó, các sanh chảo, nồi xoong ở nhà bếp, các cửa ra vào và cửa sổ cùng bản lề và then cửa, và tất cả bàn ghế, giường nằm kể từ phòng ngoài đến các phòng ngủ, và cái duy nhất còn nguyên vẹn trôi nổi bồng bềnh trong không trung là khung gương hình ô van nơi bàn phấn của mẹ ngài.
Nhưng Tướng quân cảm thấy rất dễ chịu trong ngôi nhà ở Phucha với không khí rất dịu nhẹ dưới bầu trời mây trôi nhanh đến mức ngài không nói lại chuyện viết hồi ký mà chỉ tranh thủ các buổi mai để đi dạo trên những con đường mòn thấm đẫm hương đồng nội. Những ai mời ngài ăn tiệc trong những ngày sau đó, thảy đều có ấn tượng rằng ngài đã bình phục trở lại. Nhất là các nhà quân sự, những người bạn trung thành nhất của ngài, những người từng duy trì ngài thường xuyên có mặt tại phủ tổng thống cho dù có phải dùng đến đảo chính quân sự. Tướng quân đã làm ngã lòng họ bằng luận điểm cho rằng quyền lực do sức mạnh mà có là điều phỉ báng đối với vinh quang của mình, nhưng hình như ngài cũng không xóa bỏ niềm tin mình sẽ được khẳng định bởi quyết định hợp hiến của quốc hội. Hôsê Palaxiôt lại nhắc lại: “Điều ông chủ tôi nghĩ, chỉ ông chủ tôi biết mà thôi”.
Manuêla vẫn tiếp tục sống trong ngôi nhà cách không xa dinh chính phủ ở Săng Caclốt, vốn là nhà của các tổng thống, chăm chú nghe ngóng mọi tiếng nói trên đường. Bà có mặt ở Phucha hai hoặc ba lần trong một tuần và nhiều hơn khi có điều gì khẩn thiết. Bà mang theo nào bánh hạnh nhân, nào kẹo nóng do các tu viện làm, và các thanh sôcôla tẩm quế ăn bữa buổi thì vào lúc bốn giờ. Hiếm hoi lắm, có lần bà mang cả báo chí, bởi vì Tướng quân lại trở nên rất dễ mất bình tĩnh trước sự phê bình mà bất cứ một sự quan sát chung nào cũng có thể khiến ngài thất vọng. Ngược lại, bà sẽ kể cho ngài nghe những chuyện lặt vặt của giới chính khách, những sự phản trắc của bạn bè, những lời dự cảm của bọn bịp bợm và ngài cần phải nghe hết mà ruột gan cuộn thắt lại cho dù đối với ngài không có lợi, bởi bà là người duy nhất ngài cho phép nói thật. Khi không còn gì để nói, hai người cùng xem lại các thư từ hoặc bà đọc cho ngài nghe, hoặc cùng chơi bài với đám nghệ sĩ, nhưng bao giờ cũng vậy, ngài và bà không bao giờ cùng ăn trưa với nhau.
Tám năm trước đây, Tướng quân và bà quen nhau ở Kitô, tại buổi khiêu vũ trọng thể ăn mừng giải phóng, khi bà còn là vợ của bác sĩ Giôn Tôm, một
bác sĩ người Anh hành nghề trong giới quý tộc Lima vào thời kỳ cuối cùng của triều phó vương. Bà không chỉ là người đàn bà cuối cùng mà ngài duy trì một tình yêu dài lâu kể từ khi vợ ngài qua đời, tức là đã hai mươi bảy năm, mà bà còn là người tin cẩn của ngài, người trông coi tư liệu của ngài và người đọc cảm động của ngài, và với quân hàm đại tá bà rất gần gũi tổng hành dinh của ngài. Đã lùi rất xa cái thời trong đó bà suýt cắn đứt một tai của ngài chỉ vì ghen tuông, nhưng bây giờ giữa hai người vẫn còn những cuộc nói chuyện dù tẻ nhạt nhất vẫn thường gây ra nhưng cuộc cãi cọ ỏm tỏi vì sự đố kỵ, và những sự ẩn ý tế nhị vì những tình yêu lớn. Manuêla không ngủ lại. Bà ra về với khoảng thời gian vừa đủ để không bị tối giữa đường, nhất là vào mùa trời tối rất nhanh.
Ngược lại với những gì từng xẩy ra ở khu phố Măcgơđalêna, tại Lima thuở đó ngài từng bịa ra nhiều cớ để bà ở xa mình trong lúc ngài ăn nằm với những bà quyền quý và những bà khác không thuộc giới quý tộc, còn bây giờ ở khu phố Phucha ngài thể hiện rõ rệt mình không thể sống thiếu bà. Ngài ngồi dõi theo con đường bà có thể xuất hiện, mỗi lúc lại hỏi Hôsê Palaxiôt đã mấy giờ rồi khiến ông cũng nao lòng, hoặc đòi ông thay đổi vị trí chiếc ghế, cời lửa lò sưởi hoặc tắt lò đi hoặc lại đốt lửa lò sưởi lên, lúc nào cũng nôn nóng và cáu gắt cho đến khi nhìn thấy chiếc xe xuất hiện trên những đỉnh đồi và thế là cuộc sống lại sáng bừng trong tâm tưởng ngài. Nhưng rồi, nếu chuyện viếng thăm của Manuêla kéo dài hơn dự định, ngài lại tỏ ra khao khát như vậy. Vào giờ ngủ trưa cả hai cùng lên giường mà không cần đóng kín cửa phòng, không cần cởi áo xống, không cần ngủ vì đã nhiều lần họ phạm khuyết điểm định làm cú làm tình cuối cùng, bởi ngài không đủ sức để làm thỏa lòng người tình của mình, và ngài đã từ chối.
Vào những ngày ấy, bệnh mất ngủ khó trị của ngài bắt đầu trở nên thất thường. Ngài ngủ gật bất cứ giờ nào. Ngài ngủ ngay ở giữa câu trong lúc đọc cho thư ký viết thư, hoặc ngay giữa ván bài. Chính ngài cũng không biết rõ lắm đó có phải là sự buồn ngủ hay là sự chết giấc, nhưng ngay sau khi vừa nằm xuống giường ngài cảm thấy tỉnh như sáo bởi một sự khủng hoảng của trí thông minh. Hầu như ngài vừa mới lịm đi trong một giấc ngủ nặng nề vào lúc rạng sáng thì ngọn gió lành giữa những ngọn cây đã đánh thức ngài dậy. Thế là ngài liền chấp nhận ý định hoãn đọc hồi ký cua mình sang buổi sáng hôm sau để làm một chuyến đi dạo cô đơn mà đôi lúc kéo dài đến tận giờ ăn
trưa.
Ngài đi không cần hộ vệ, không có cả hai con chó trung thành mà đôi lúc chúng theo ngài đến tận bãi chiến trường, không hề có một trong trong hai chú ngựa sử thi mà chúng bị bán cho tiểu đoàn kỵ binh để thêm tiền chuyến đi. Ngài bước đi trên tấm thảm lá mục của rừng phong dài vô tận để đến con sông gần đấy. Để tránh cơn gió lạnh của bình nguyên, ngài mặc chiếc áo Pôngchô[6]bằng da, đi đôi ủng da trong lót nỉ, đội chiếc mũ lụa xanh mà trước đây ngài chỉ dùng khi đi ngủ. Ngài ngồi rõ lâu để suy nghĩ ngay bên chiếc cầu nhỏ lát ván, dưới bóng những cây liễu cô đơn. Ngài ngồi lặng đi trên những dòng nước chảy mà đôi lúc ngài ví chúng như số phận những con người trong một ẩn dụ y hệt như chính ẩn dụ của người thầy thời tuổi trẻ của mình, đôn Simông Rôđrighết. Một trong số vệ sĩ của ngài đã kín đáo theo ngài miết cho đến khi ngài trở về người ướt đẫm sương, thở phều phào hầu như không đủ sức trèo lên bậc cửa, da mặt bệch bạc và miệng há hoác, nhưng đôi mắt ánh lên niềm vui như điên. Ngài cảm thấy khoan khoái trong những buổi trốn để đi dạo chơi ấy đến mức các vệ sĩ ẩn mình để theo ngài nghe thấy ngài hát dưới những tán cây các bài hát của lính y như thể trong những năm vinh quang thần thánh và những năm thất bại có tính sử thi của Hôme. Những ai quen biết ngài hơn cả thảy đều tự hỏi lòng vì lý do gì ngài phấn chấn đến như vậy, mà ngay đến cả chính Manuêla còn hồ nghi rằng ngài sẽ lại được bầu một lần nữa vào chức vụ tổng thống nước cộng hòa bởi một phiên họp quốc hội hợp hiến mà chính ngài từng đánh giá là đáng khâm phục.
Ngày tuyển cử, trong lúc đi dạo buổi sáng sớm, ngài nhìn thấy một con chó lebren[7]vô chủ đang nhảy qua hàng rào để đuổi bắt chim cút. Ngài huýt sáo gọi nó và con vật đứng khựng lại ngay. Nó dỏng tai lên tìm ngài và nó phát hiện ra ngài với chiếc áo choàng dài gần chấm đất và chiếc mũ hồng y giáo chủ vùng Phlorentinô, chiếc mũ vừa rời khỏi tay Thượng đế giữa những đám mây trôi nhanh và bình yên bao la. Nó hít rõ sâu để đánh hơi ngài trong lúc những ngón tay ngài ve vuốt làn da trụi lông của nó. Nhưng sau đó nó bỗng tách ra, hai con mắt vàng của nó nhìn thẳng vào mắt ngài rồi phát ra một tiếng gầm gừ đầy ghen tức và hoảng hốt bỏ chạy. Tướng quân đuổi theo nó trên con đường mòn không quen biết cho đến kho ngài thấy mình bị lạc ngay tại một làng có những con đường hẹp lầy bùn với những ngôi nhà xây
gạch mộc mái đỏ, mà trong sân của chúng dựng đứng đụn hơi lò vắt sữa. Ngay lập tức, ngài nghe thấy tiếng thét: “Lôngganixô.”
Ngài không kịp tránh một bãi phân bò mà từ một cái chuồng nào đó người ta ném vào ngài. Nó trúng ngay giữa ngực, bắn cả phân lên mặt ngài. Nhưng tiếng kêu còn hơn cả tiếng nổ đánh bốp của bãi phân bò, là cái đã đánh thức ngài thoát khỏi tình trạng lẩn thẩn mà ngài có kể từ khi rời bỏ ngôi nhà của các vị tổng thống. Ngài biết rõ cái tên “Lôngganixô”, mà những người vùng Granađa đặt cho mình, vốn chính là cái tên của một thằng điên lang thang ngoài đường cái nổi tiếng bởi chính bộ đồng phục tiện dụng của mình. Ngay đến cả một nghị viên thuộc số những kẻ tự cho mình là nghị viên tự do, trong lúc ngài vắng mặt, đã gọi ngài như thế trong cuộc họp quốc hội và chỉ có hai vị đã đứng dậy để phản đối ông ta. Nhưng chẳng bao giờ ngài cảm thấy sống động như vậy. Ngài bắt đầu dùng vạt áo lau mặt và trong lúc đang lau dở thì một vệ sĩ theo sát ngài một cách kín đáo đã hiện ra giữa đám cây cối tay cầm thanh kiếm tuốt trần sẵn sàng trừng trị kẻ chống đối hỗn láo ấy. Với ánh mắt giận dữ, Tướng quân ôm lấy anh ta:
- Anh làm trò khỉ gì ở đây thế? - Ngài hỏi.
Viên sĩ quan đứng nghiêm:
- Xin tuân lệnh, thưa Tướng quân!
- Ta không phải là Tướng quân của nhà anh!
Ngài tước cấp bậc và quân hàm của viên sĩ quan với tất cả lòng căm giận đến lúc chính anh ta cũng thấy rằng chẳng có thứ quyền lực nào mạnh hơn sự trả thù lại quá tàn bạo. Ngay đến cả Hôsê Palaxiôt, vốn rất hiểu ngài, cũng phải vất vả lắm mới hiểu nghị lực của ngài.
Đó là một ngày xui. Suốt cả buổi sáng ngài đi quanh nhà với chính nỗi khao khát đợi chờ Manuêla như ngài không giấu giếm bất kỳ ai rằng lần này mình không nhức nhói khổ đau vì bà mà vì những tin tức của phiên họp quốc hội. Từng phút, từng phút một, ngài cố dự đoán từng chi tiết nhỏ của phiên họp. Khi Hôsê Palaxiôt trả lời rằng đã mười giờ rồi, thì ngài nói: “Cho dù bọn
mị dân muốn be lên đi nữa, cuộc bỏ phiếu có lẽ đã bắt đầu”. Sau đó, khi kết thức một hồi lâu suy nghĩ, ngài nói to lên để tư vấn: Ai có thể biết điều mà một con người như Ucđanêta nghĩ nhỉ? Hôsê Palaxiôt biết rằng Tướng quân biết điều đó bởi Ucđanêta không ngừng quảng cáo ở khắp nơi về sự mủi lòng của mình xét từ góc độ nguyên nhân cũng như từ tầm cỡ to lớn của nó. Trong lúc Hôsê Palaxiôt lại đi qua, Tướng quân hỏi: “Anh nghĩ Sucrê sẽ bỏ phiếu cho ai?”. Hôsê Palaxiôt biết rõ như ngài rằng nguyên soái Sucrê không thể bỏ phiếu được vì vào những ngày ấy, cùng với đức giáo chủ miền Săngta Macta, ngài Hôsê Maria Extêvêt, đang có mặt ở Vênêxuêla, thay mặt quốc hội để thảo luận về các cuộc điều khoản tách Vênêxuêla ra khỏi Côlômbia. Vậy là, ông ta chẳng phải dừng chân mới trả lời ngài: “Thưa ngài, ngài biết rõ hơn ai hết ạ”. Lần đầu tiên kể từ sau chuyến đi dạo đáng nguyền rủa kia, Tướng quân mỉm cười.
Ngoại trừ cơn đói bất thường của mình, hầu như lúc nào Tướng quân cũng ngồi vào ăn trước mười một giờ để ăn một quả trứng nóng và uống một cốc rượu oporto, hoặc để nhấm nháp một mẩu bơ. Nhưng ngày hôm đó ngài ngồi ở ngoài hiên mắt theo dõi con đường trong lúc những người khác ăn cơm trưa. Ngài ngồi hết sức tư lự đến mức ngay cả Hôsê Palaxiôt cũng không dám đường đột hỏi ngài. Ba giờ đồng hồ trôi qua, bỗng ngài vùng đứng dậy khỏi ghế vì lúc đó ngài đã cảm nhận được tiếng chân lừa gõ trên mặt đường trước khi chiếc xe của Manuêla xuất hiện trên đỉnh đồi. Ngài vội chạy ra đón bà. Ngài mở cửa xe giúp bà xuống và ngay từ lúc nhìn thấy mặt bà ngài đã biết tin xấu rồi. Đôn Hoakinh Môxkêra đã được quốc hội bầu làm tổng thống nước cộng hòa với tuyệt đối phiếu thuận.
Sự phản ứng của ngài không phải là sự giận dữ cũng không phải là sự tỉnh ngộ mà là sự ngạc nhiên, bởi chính ngài đã đề cử với quốc hội tên họ của đôn Hoakinh Môxkêra, với niềm tin chắc chắn rằng ông ta sẽ không được chấp nhận. Ngài lại chìm đắm trong một sự suy nghĩ sâu sắc và không nói cho đến lúc ăn bữa thì: “Ta không được một phiếu nào chăng?”, ngài hỏi. Tuy nhiên, đoàn đại biểu chính thức đến thăm ngài sau đó, gồm các nghị viên cùng cánh, đã giải thích cho ngài biết rằng các chiến hữu của ngài đã thống nhất như sau: để cho cuộc bỏ phiếu được nhất trí tuyệt đối thì ngài không nên xuất hiện như một kẻ thất bại trong một cuộc tranh cử quyết liệt. Ngài rất bình tĩnh đến mức hầu như không thể đánh giá được sự mềm mỏng của thủ đoạn mơn trớn kia.
Ngược lại, ngài nghĩ rằng có lẽ sẽ có lợi hơn cho vinh quang của mình nếu họ chấp nhận đơn xin từ chức ngay từ lần đầu tiên ngài đưa ra.
- Tóm lại - ngài thở dài - bọn mị dân lại giành phần thắng, thắng gấp hai lần.
Tuy nhiên, Tướng quân vẫn cẩn thận giấu kín để bọn họ không nhận ra tâm trạng bị kích động của mình cho đến khi tiễn họ ra về ở cửa chính. Nhưng khi đoàn xe đi chưa khuất bóng, ngài đã ngã gục vì cơn ho rũ rượi khiến cả khu phố hoảng hốt cho đến khi trời tối. Một trong số những đại biểu của phái đoàn chính thức đã nói rằng quốc hội đã hết sức thận trọng trong quyết định của mình vì thế đã cứu vãn được nền cộng hòa. Ngài đã bỏ qua điều đó. Nhưng đêm hôm đó, trong lúc Manuêla phải uống một cốc nước thuốc, ngài nói với bà rằng: “Không một quốc hội nào đã cứu vãn một nền cộng hòa”. Trước khi đi nằm, Tướng quân đã họp những trợ lý và cả đám phục vụ của mình lại. Với thái độ nghiêm túc thường có, ngài tuyên bố với họ:
- Ngay ngày mai ta sẽ đi khỏi đất nước này!
Không phải là chính ngày mai mà là bốn ngày sau. Trong lúc chờ đợi thời tiết trở lại bình thường, Tướng quân đọc cho thư ký viết một lời tuyên bố từ biệt trong đó ngài để lộ những vết thương của trái tim mình và ngài trở về thành phố để chuẩn bị cho chuyến ra đi. Tướng quân Pêđrô Ancăngtara Hêrăng, bộ trưởng quốc phòng của chính phủ mới, đưa ngài về nhà mình ở đường La Enhxênhăngxa, không chỉ để chứng tỏ lòng mến mộ đối với ngài mà còn bảo vệ ngài trước những cú đe dọa tính mạng ngài càng trở nên đáng sợ hơn.
Trước khi đi Săngta Phe, Tướng quân bán một số đồ vật ít giá trị còn lại để tăng thêm khoản tiền trong các rương hòm. Ngoài số ngựa, ngài bán một chiếc bát bạc thuộc thời hoàng kim cổ Pôtosi mà Ngân hàng đánh giá nó theo giá trị kim loại đơn thuần, chưa tính đến giá trị nghệ thuật vô giá cũng như giá trị lịch sử quý hiếm của nó, đã được hai ngàn năm trăm pêsô. Vậy là ngài mang theo tổng số tiền là mười bảy ngàn sáu trăm đồng pêsô sáu hào cùng một ngân phiếu tám ngàn đồng, một khoản trợ cấp vĩnh viễn do quốc hội nhất
trí trao cho ngài, hơn sáu trăm đồng onxa vàng để rải rác trong các rương hòm. Đây là số tiến tích cóp đáng thương của một gia sản cá nhân mà trong ngày sinh nhật của mình ngài đã chắc chắn rằng nó là một trong những gia sản giàu có nhất của châu Mỹ.
Trong chiếc vali mà Hôsê Palaxiôt thong thả chuẩn bị vào buổi sáng ngày khởi hành trong lúc Tướng quân vừa mặc xong quần áo, chỉ có hai bộ đồ lót cũ lắm rồi, hai chiếc áo sơ mi để thay đổi, một chiếc áo lễ phục nhà binh có hàng cúc đôi mà người ta nhầm tưởng chúng được làm từ vàng miền Atahoanpa, một chiếc mũ lụa xanh dùng khi đi ngủ và một chiếc mũ thầy tu mà nguyên soái Sucrê mang từ Bôlôvia về cho ngài. Để xỏ chân ngài chỉ có đôi dép trong nhà và đôi ủng màu vern ngài đang đi. Trong các hòm cá nhân của Hôsê Palaxiôt, bên cạnh túi thuốc cá nhân và một số ít đồ vật có giá trị, còn mang theo Khế ước xã hội của Rusô và Nghệ thuật quân sự của tướng Rainumđô Môngtêcuccôli, người Ý, hai viên ngọc hiện vật vốn là của Napôlêông Bônapac mà Rôbơc Inhxơ, cha của một vệ sĩ, tặng ngài. Phần còn lại là hết sức ít ỏi đến mức toàn bộ chỉ đủ nhét trong một chiếc ba lô của người lính. Khi Tướng quân sẵn sàng bước vào phòng khách nơi đoàn đại biểu chính thức đợi ngài, cũng là lúc ngài nhìn thấy chiếc ba lô ấy, ngài đã nói:
- Hôsê thân yêu này, chẳng bao giờ chúng ta nghĩ rằng biết bao vinh quang mà chỉ đủ nhét trong một chiếc giày!
Tuy vậy, trên lưng sáu con lừa thồ của ngài còn có sáu thùng nữa đầy huân chương và các đồ ăn uống bằng vàng và một số đồ vật có giá trị nhất định, mười thùng tư liệu cá nhân, hai thùng sách thường đọc và năm bộ quần áo và một số thùng nữa đựng đủ thứ tốt xấu mà chẳng ai có đủ bình tĩnh để đếm. Tóm lại, những thứ đó chưa xứng là cái bóng của số hành trang mà ba năm trước đây ngài từ Lima trở về, lần ấy ngài được tấn phong quyền lực gấp ba: tổng thống của Bôlivia và của Côlômbia, nhà độc tài của Pêru. Số hành trang lúc ấy của ngài gồm một đoàn lừa thồ bảy mươi hai hòm và hơn bốn trăm thùng chứa vô khối thứ mà giá trị của chúng không thể xác định được. Trong lần ấy, Tướng quân đã để lại ở Kitô hơn sáu trăm cuốn sách mà chẳng bao giờ ngài có ý định thu hồi về.
Đã sáu giờ. Cơn mưa phùn triền miên đã ngừng nhưng khí hậu bên ngoài vẫn tiếp tục rét, và ngôi nhà đông lính này đã bắt đầu bốc ra cái mùi khăn khắn của trại lính. Những người lính kỵ binh và bộ binh vội vã đứng bật dậy khi nhìn thấy Tướng quân xuất hiện ở cuối hành lang. Ngài lặng lẽ đi giữa đám vệ sĩ, người xanh mét trong ánh ban mai, với chiếc áo choàng khoác thăng bằng trên hai vai và một chiếc mũ rộng vành càng làm tối thêm cái bóng u uẩn trên gương mặt ngài. Tướng quân che miệng bằng một chiếc khăn tay đẫm nước hoa, phù hợp với tín ngưỡng của người miền núi, để phòng gió máy khi bất chợt bước từ trong nhà ra ngoài trời. Ngài không đeo bất kỳ thứ phù hiệu nào chứng tỏ cấp bậc của mình, cũng không hề có một ý niệm nhỏ nào về quyền lực to lớn của mình trước đây, nhưng ánh hào quang huyền ảo của quyền lực vẫn làm cho ngài nổi bật trong khung cảnh ồn ỹ của đoàn hộ tống gồm các sĩ quan. Ngài hướng về phía phòng khách, chậm chạp đi theo hành lang được trải chiếu bao quanh vườn hoa, không để ý đến những người lính đứng nghiêm chào khi ngài đi qua. Trước khi bước vào phòng khách, Tướng quân giấu khăn tay trong ống tay áo choàng y hệt như đám tu sĩ thường làm, và trao chiếc mũ cho một trong số các vệ sĩ.
Ngoài số người chính thức đến đợi ở ngôi nhà, còn có một số quan chức dân sự và quân sự đến đây từ sáng sớm. Họ tụ lại thành nhóm đang uống cà phê. Những bộ quần áo xám cùng tiếng nói thầm thì đã khiến cho không khí trong nhà lạ hẳn đi y như có đám tang vậy. Tiếng nói sắc như dao của một nhà ngoài giao bỗng nổi bật lên trên những tiếng thì thầm:
- Đây cứ như một đám tang ấy.
Ông ta vừa nói xong thì cảm thấy phía sau mình có mùi nước hoa làm khuấy động cả căn phòng. Thế là ông ta, tay còn cầm quai chiếc tách cà phê bốc hơi nóng, quay lại và ông ta phát hoảng với ý nghĩ cái bóng ma vừa bước vào phòng có thể đã nghe rõ lời nói bất cẩn của mình. Nhưng mà không: dù cho chuyến đi châu Âu của Tướng quân đã hai mươi bốn năm qua đi vẻ nhớ nhung châu Âu vẫn lộ rõ ra hơn vẻ hận thù của ngài. Vậy là nhà ngoại giao là người đầu tiên Tướng quân chào hỏi bằng một cử chỉ hết sức lịch thiệp mà những người Anh xứng đáng được nhận.
- Ta hi vọng rằng mùa thu này ở công viên Hyđe có rất nhiều sương mù -
ngài nói.
Nhà ngoại giao lưỡng lự một lát vì trong những ngày gần đây ông ta từng nghe nói rằng Tướng quân sẽ đi đến một trong ba địa điểm, và không một địa điểm nào là Luân Đôn cả. Nhưng ông ta đã trấn tĩnh ngay.
- Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để cả ngày lẫn đêm đều có mặt trời cho ngài, thưa ngài!
Vị tổng thống mới không có mặt tại đây bởi quốc hội đã bầu trong lúc ngài vắng mặt và ngài phải mất hơn một tháng mới có thể từ Pôpadăng tới đây được. Thay mặt cho ngài đã có tướng Đôminhgô Cayxêđô, phó tổng thống vừa được bầu, người mà người ta vẫn nói rằng bất kỳ một chức vụ nào của nước cộng hòa đều gò bó đối với ông vì ông ta có tài lãnh đạo và uy tín của một vị Hoàng đế. Tướng quân đã trân trọng chào ông và bằng một giọng bỡn cợt, Tướng quân nói với ông ta:
- Ngài đã biết rằng tôi chưa được phép ra nước ngoài.
Mọi người cười ầm lên khi nghe câu nói ấy dù cho họ biết rằng đây không phải là một lời nói đùa. Tướng quân Cayxêđô hứa với Tướng quân là sẽ gửi hộ chiếu hoàn chỉnh theo đường bưu điện đến Honđa cho ngài.
Đoàn đại biểu chính thức gồm có đức giám mục địa phận thành phố, em trai của vị tổng thống đương nhiệm và một số nhân vật quan trọng cùng các quan chức cao cấp và các phu nhân. Quan chức dân sự vận quần xamarô[8]. Các nhà quân sự đi ủng cưỡi ngựa bởi họ quyết tiễn Tướng quân vài dặm đường. Tướng quân hôn nhẫn của đức giám mục, hôn tay các mệnh phụ, hờ hững siết chặt tay các công tử. Tướng quân vốn là bậc thầy tuyệt đối của sự hào hoa phong nhã nhưng trong trường hợp này ngài hoàn toàn xa lạ đối với bản thể của thành phố phản trắc này, cái thành phố mà về nó, nhiều lần ngài nói rằng: “Đây không phải là sân khấu của ta”. Tướng quân chào tất cả theo thứ tự mà ngài gặp trong lúc đi khắp phòng và với mỗi người ngài đều dành cho họ một câu học được trong các sách giao tiếp, nhưng không nhìn vào mắt bất kỳ ai. Giọng nói của ngài sang sảng nhưng có vẻ thều thào do bị sốt, và
cái ngữ điệu vùng Caribê của ngài, mà bao nhiêu năm tháng di chuyển và thay đổi của chiến tranh vẫn không trở lại dịu dàng, nay nghe nó càng sống sượng hơn trước lối nói õng ẹo của những kẻ ở vùng cao này.
Khi chào xong, Tướng quân nhận từ tay vị tổng thống lâm thời một tờ giấy được ký bởi nhiều người vùng Granađa danh giá muốn bày tỏ với ngài sự thừa nhận công trạng nhiều năm phục vụ đất nước của ngài. Ngài giả vờ đọc trước sự im lặng của mọi người bởi nếu không có kính thì ngài chẳng nhìn thấy cho dù chữ viết rất to. Khi giả vờ đọc xong rồi, ngài nói mấy lời vắn tắt để cảm ơn đoàn đại biểu chính thức. Ngài nói rất phù hợp với hoàn cảnh này đến mức không một ai có thể bảo rằng ngài chưa hề đọc tờ giấy ấy. Cuối cùng, Tướng quân đưa mắt nhìn khắp bốn hướng mà không hề che giấu nỗi khao khát của mình, ngài hỏi:
- Ucđanêta không đến phải không?
Vị tổng thống lâm thời thông báo cho ngài biết rằng tướng Raphaen Ucđanêta đã đi theo đội quân khởi nghĩa để hỗ trợ cho nhiệm vụ của tướng Hôsê Laurênhxiô Sinva. Có ai nói to cho Tướng quân nghe thấy:
- Sucrê cũng không đến ạ!
Tướng quân không thể bỏ qua cái ẩn ý có sức nặng hàm chứa trong cái tin kia vốn mình không mong đợi. Đôi mắt của ngài, cho đến lúc ấy vẫn đờ đẫn và lảng tránh, bỗng sáng rực lên mãnh liệt và ngài nói dù không biết mình nói với ai:
- Vậy là đại nguyên soái chiến dịch Adacuchô không được thông báo về giờ lên đường để phải thất lễ đấy!
Dường như là vậy, ngài không biết rằng nguyên soái Sucrê đã trở về hai ngày trước khi không thực hiện được nhiệm vụ của mình ở Vênêxuêla. Tại đấy, ông bị cấm không được vào miền đất quê mình. Chẳng ai thông báo cho nguyên soái biết rằng Tướng quân sẽ ra đi, có lẽ vì không một ai nghĩ rằng nguyên soái lại không phải là người đầu tiên biết điều đó. Hôsê Palaxiôt biết chuyện ấy đang trong thời kỳ nhiều xúi quẩy và sau đó ông quên béng mất
trong lúc rối bời công việc chuẩn bị cho chuyến đi. Dĩ nhiên ông không loại bỏ ý nghĩ buồn cho rằng nguyên soái Sucrê rất buồn vì không được biết ngày giờ Tướng quân lên đường.
Trong phòng ăn ngay cạnh, bàn ăn đã chuẩn bị xong. Bữa ăn sáng thịnh soạn gồm thứ đặc sản: bột ngô nhân thịt, dồi lợn, trứng tráng, bánh ngọt, nhiều thứ bày trên khăn đăng ten, những đĩa sôcôla đặc còn bốc khói. Chủ nhân đã hoãn bữa ăn sáng lại phòng khi Tướng quân nhận làm chủ tọa bữa ăn, dẫu rằng họ biết về buổi sáng ngài chỉ dùng một cốc nước lá cây thuốc phiện và bánh chà là. Vậy là đônha Amalia đã mời ngài ngồi vào chiếc ghế tựa bệ vệ mà mọi người vẫn dành cho ngài ngay ở đầu bàn, nhưng ngài từ chối vinh dự ấy và mỉm một nụ cười lịch sự hướng về tất cả mọi người.
- Đường ta đi xa lắm, - ngài nói. - Các vị cứ tự nhiên cho.
Tướng quân đứng thẳng người để từ giã vị tổng thống lâm thời và vị này đã đáp lại ngài bằng một cú ôm hôn quá mạnh đến mức cho phép mọi người thấy rõ thân thể Tướng quân nhỏ biết nhường nào và vào giờ giã từ nom ngài mới cô đơn và trơ trọi nhường nào. Tướng quân lại bắt tay khắp lượt khách nam và hôn tay các bà mệnh phụ. Đônha Amalia cố giữ ngài lại cho đến khi tạnh mưa cho dù cũng như ngài, bà đã biết rằng đến thế kỷ vẫn sẽ không tạnh mưa. Ngoài ra, ý muốn càng đi sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu hiện rõ trên mặt người khiến mọi người thấy rằng nếu cố nán ngài lại thì ngài sẽ nổi cáu. Vị chủ nhà dẫn Tướng quân đi dưới trời mưa phùn ra tận tàu ngựa. Ông ta định giúp ngài bằng cách dùng ngón tay bế thốc nách ngài nhưng sức mạnh chạy dưới làn da tựa như một thác ngầm không hề có liên hệ gì với sự yếu đuối của cơ thể đã khiến ông ta phải ngạc nhiên. Các đoàn đại biểu của chính phủ, của các lực lượng vũ trang, đoàn ngoại giao, đứng ngoài trời mặc cho bùn ngập mắt cá chân, mặc cho mưa phùn ướt đẫm áo khoác, đợi để tiễn ngài trong ngày đường đầu tiên. Không ai biết rõ trong số họ, ai đi tiễn Tướng quân vì tình bạn, ai đi bảo vệ ngài, ai đi để chắc tin rằng ngài đã ra đi thật sự.
Con lừa dành riêng cho Tướng quân tốt nhất trong đàn lừa một trăm con mà một thương gia Tây Ban Nha hiến cho chính phủ để khỏi bị triệt phá toàn bộ số của cải của ông ta. Tướng quân đã đặt ủng lên bàn đạp thì vị bộ trưởng quốc phòng gọi: “Thưa Tướng quân…” Ngài đứng im, chân vẫn dẫm lên bàn
đạp và hai tay vẫn bám vào yên.
- Xin Tướng quân hãy ở lại đã! - Vị bộ trưởng nói. - Xin Tướng quân hãy thực hiện sự hi sinh cuối cùng nhắm cứu lấy tổ quốc.
- Hêrăng này, - Tướng quân nói, - ta chẳng có tổ quốc để mà vì nó phải hi sinh nữa!
Thế là hết. Tướng quân Simông Hôsê Antôniô đê la Săngtixima Triniđat Bôliva và Palaxiôt đã ra đi vĩnh viễn. Ngài đã quét sạch ách thống trị Tây Ban Nha ở một vùng đất rộng gấp năm lần châu Âu, đã từng lãnh đạo hai mươi năm chiến tranh để duy trì vùng đất này trong tự do và thống nhất, và đã lãnh đạo nó với sức mạnh kiên định đến tuần vừa qua, nhưng vào giờ ra đi ngài không mang theo gì cả sự an ủi rằng mình đã được người ta tin tưởng. Người duy nhất tương đối thông minh để nhận ra rằng trên thực tế Tướng quân đã ra đi và đi đâu, đó là nhà ngoại giao người Anh từng viết trong công hàm gửi về chính phủ mình “Ngài sẽ phải vất vả lắm mới sử dụng được hết thời gian còn lại để đi đến phần mộ của mình.”
Ngày đường đầu tiên là ngày khó nhọc nhất và sẽ còn khó nhọc ngay cả đối với người ít đau ốm hơn Tướng quân bởi ngài đi lòng đầy chán nản trước sự thù hằn được che giấu và cảm nhận trên các đường phố Săngta Phe buổi sáng ngày lên đường. Hầu như trời vừa hửng sáng giữa màn mưa bụi và trên đường chỉ thấy vài con bò cái lạc đà, nhưng trong không khí đã sặc mùi hằn thù của kẻ thù ngài. Bất chấp sự lường trước của chính phủ, người đã ra lệnh dẫn ngài đi trên những phố phụ, Tướng quân vẫn nhìn thấy vài dòng chữ chửi bới ngài được viết nguệch ngoạc trên cả những bức tường tu viện.
Hôsê Palaxiôt phi ngựa bên cạnh ngài. Ông ta mặc như thường lệ, ngay cả trong lúc chiến trận lộn xộn, với chiếc áo đuôi tôm, chiếc ghim đá tôpa óng ánh nổi bật trên chiếc cà vạt lụa xanh, và chiếc áo khoác may bằng vải dệt sợi kim tuyến cùng hai dải xà tích vắt chéo của hai chiếc đồng hồ quả quít giống hệt nhau. Đường viền bộ yên ngựa của ông dát bằng vàng miền Pôtôxi[9]và hai chiếc bàn đạp đều bằng vàng, vì thế dân chúng nhiều làng miền núi Anđét đã nhầm ông với Tướng quân. Tuy nhiên, sự thận trọng mà ông cố giữ để phục vụ chu đáo ngay cả cho đến những nhu cầu nhỏ nhất của Tướng quân đã xóa tan bất cứ sự nhầm lẫn nào. Ông hiểu Tướng quân và yêu Tướng quân biết bao đến mức ngay trên da thịt mình lòng ông se sót trước buổi giã từ có tính chạy trốn trong một thành phố nơi chỉ với tin Tướng quân đã đến rồi ngay lập tức nó đã trở thành ngày hội quốc gia. Chưa đầy ba năm trước khi từ các chiến trường gian khổ ở miền Nam trở về, người phủ đầy vinh quang mà không một người Mỹ Latinh nào, dù đang sống hay đã chết, có thể sánh kịp, ngài là chủ nhân của bữa tiệc long trọng mà thời đại ấy đã tổ chức. Thời ấy vẫn còn là lúc dân chúng tóm lấy cương ngựa của ngài và dừng ngài lại ngay giữa đường để ca thán về phu dịch phiền toái, về tô thuế, hoặc để xin ngài gia ân huệ, hay chỉ là để được cảm thấy ở gần vầng hào quang của con người vĩ đại. Tướng quân chăm chú nghe những lời ca thán, những đòi hỏi ở ngoài đường ấy như chăm chú nghe những vấn đề gay cấn nhất của chính phủ. Ngài có một sự thông hiểu đáng phải ngạc nhiên trước những vấn đề ăn mặc, tình hình công việc, hoặc bệnh tật của từng người và đối với những gì người ta nói với ngài đều để lại cho ngài ấn tượng về việc từng giây từng phút mình đã chia sẻ với dân chúng niềm hạnh phúc của quyền lực.
Chẳng ai tin rằng Tướng chính lại là Tướng quân thủa ấy, cũng không tin rằng thành phố chính là cái thành phố thầm lặng ấy mà ngài với sự thận trọng của kẻ cướp đường đã bỏ rơi nó mãi mãi. Không ở chỗ nào ngài cảm thấy xa lạ như ở chính con đường trơ trọi với những ngôi nhà mái nâu và các vườn hoa thơm lựng, nơi cả một cộng đồng miền núi đang chết dần chết mòn, mà những tính cách trơ tráo cũng như ngôn ngữ địa phương miền núi của họ để che giấu hơn là để nói. Tuy nhiên cho dù lúc ấy Tướng quân cảm thấy nó như là trò đùa của trí tưởng tượng, thành phố ấy chính là thành phố sương mù và giá buốt thấu xương ngài đã chọn trước khi biết nó để xây vinh quanh của mình, mà ngài yêu nó hơn bất kỳ thành phố nào khác, mà ngài đã lý tưởng hóa nó như trung tâm lẽ sống của mình, như là thủ đô của một nửa thế giới.
Vào giờ cuối cùng, trước sự mất tín nhiệm, Tướng quân cảm thấy mình là kẻ ngạc nhiên hơn cả. Chính phủ đã đặt lính gác một cách kín đáo ngay cả ở những nơi ít nguy hiểm nhất và điều đó đã ngăn cản đám dân định chặn bước ngài, đó là đám dân điên rồ từng bắn hình nộm ngài chiều hôm trước, nhưng suốt dọc đường ngài chỉ nghe chính một tiếng gào thét vọng đến: “Lôngganidô!”. Người duy nhất động lòng thương ngài là người đàn bà bình thường khi đi qua đã bảo ngài:
- Đồ ma quái, hãy cút đi với Thượng đế!
Không ai để lộ là mình đã nghe thấy nó. Tướng quân chìm trong một suy ngẫm buồn thảm, và xa lạ với thế giới xung quanh. Ngài tiếp tục cưỡi ngựa cho đến khi cả đoàn người bước vào đồng bằng quang đãng tràn ngập ánh sáng. Tại địa điểm Quatrô Exkina, nơi bắt đầu con đường trải đá, Mamela Saênh một mình ngồi trên lưng ngựa, đứng đợi đoàn tùy tùng. Từ xa bà đưa tay vẫy từ biệt ngài. Tướng quân cũng vẫy tay đáp lại bà tương tự rồi cho đoàn đi tiếp. Chẳng bao giờ họ gặp nhau nữa.
Sau đó ít lâu, mưa phùn tạnh hẳn. Bầu trời lại xanh ngắt một màu. Hai ngọn núi lửa phủ tuyết trắng im lìm phía chân trời cho đến hết ngày đường. Nhưng lần này, Tướng quân không biểu lộ lòng mình trước thiên nhiên, cũng chẳng quan tâm đến các làng mà đoàn người phải ghìm cương cho ngựa đi qua. Cũng chẳng để ý đến những lời chào từ biệt của dân chúng tung hô khi đoàn bất thình lình đi qua. Tóm lại, điều lạ lẫm hơn cả đối với những người
đồng hành là ngài không hề có chỉ một cái nhìn trìu mến đối với đàn ngựa tuyệt vời của những người chăn ngựa vùng đồng bằng, và nhiều lần ngài đã nói: đó là quang cảnh ngài yêu mến nhất trần đời.
Tại thị trấn Phacatativa, nơi đoàn nghỉ lại đêm đầu tiên, Tướng quân giã biệt những người đưa tiễn rồi lại tiếp tục hành trình với đoàn tùy tùng gồm có năm người. Ngoài Palaxiôt ra, có Tướng Hôsê Maria Carênhô, với bàn tay phải bị cắt cụt vì vết thương chiến tranh; có vệ sĩ người Hà Lan, đại tá Benpho Hintơn Uynsơn, con trai của ngài Rôbơc Uynsơn, một lão tướng của hầu hết các cuộc chiến tranh ở châu Âu; có Phecnăngđô, cháu ngài, vệ sĩ và thư ký của ngài với quân hàm thượng úy, vốn là con trai người anh cả đã chết trong vụ đắm tàu thời cộng hòa lần thứ nhất; có đại tá Anđrết Ibara, vệ sĩ thân cận của ngài, người bị liệt cánh tay phải bởi một nhát kiếm chém hai năm trước đây khi xẩy ra cuộc tấn công ngày hai mươi lăm tháng chín, có đại tá Hôsê đe la Crut Parêđết, người từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập. Đội gác danh dự gồm một trăm lính kỵ binh và bộ binh được chọn lựa trong số những người ưu tú nhất của tập đoàn quân Vênêxuêla.
Hôsê Palaxiôt đặc biệt chăm nom hai con chó chiến lợi phẩm của vùng cao Pêru. Cả hai đều đẹp và dũng cảm, và là những kẻ gác đêm ngôi nhà chính phủ ở Săngta Phe cho đến khi hai trong số các bạn của nó bị dao găm đâm chết trong cái đêm kẻ địch mưu sát Tướng quân. Trong các chuyến đi dài đằng đẵng từ Lima đến Kitô, từ Kitô đến Săngta Phe, từ Săngta Phe đến Caracat, và ngược lại, đi trở về Kitô và Goadakin, hai chú chó này làm nhiệm vụ trông coi hàng thồ. Trong chuyến đi cuối cùng từ Săngta Phe đến Cactakena, chúng cũng làm chính nhiệm vụ ấy, cho dù hàng thồ chẳng đáng là bao và nó đã được lính trông giữ cẩn thận.
Ở Phucatativa, Tướng quân thức dậy mệt mỏi, nhưng càng đi ngài càng khỏe lại nhờ việc đi men theo con đường mòn trườn theo những đỉnh đồi uốn lượn để xuống đồng bằng, nhờ thời tiết dễ chịu hơn, nhờ ánh sáng đỡ chói chang hơn. Vì lo cho sức khỏe của Tướng quân, người ta đã vài lần mời ngài nghỉ chân nhưng ngài muốn tiếp tục cuộc hành trình mà không cần ăn trưa cho đến miền đất nóng. Ngài bảo rằng bước đi của ngựa thích hợp với việc suy ngẫm và ngài đã từng đi liền nhiều ngày đêm trên lưng ngựa mà chỉ cần thay yên thôi. Hai chân ngài khuỳnh khuỳnh ra y như chân các kị sĩ lão thành
và ngài có cách đi của những kẻ quen ngồi trên lưng ngựa với hai chân dậm chắc trên bàn đạp ngủ, và xung quanh lỗ đít ngài đã hình thành vết chai sần sùi y hệt như cái dây da người thợ cạo dùng để liếc dao và vì vậy ngài rất xứng đáng với các biệt hiệu Culô đê Phiêrô[10]. Kể từ khi bắt đầu các cuộc chiến tranh giành độc lập ngài đã cưỡi ngựa đi mười tám ngàn dặm, gấp hai lần vòng quanh trái đất. Chưa bao giờ có ai bác bỏ huyền thoại nói rằng ngài ngủ trong lúc đi ngựa.
Đã quá trưa đó là lúc bắt đầu thấy hơi nóng bốc lên từ những thung sâu, đoàn người thỏa thuận cùng nghỉ một lúc để lấy sức trong hành lang của một tu viện hội truyền giáo. Đích thân nữ tu viện trưởng chăm sóc đoàn, và một nhóm các nữ tín đồ người Anhđiêng phân phát cho họ bánh hạnh nhân vừa ra lò và một mâm bánh đúc ngô gần lên men. Thoạt nhìn cái bộ dạng lúc đến của những người lính đầm đìa mồ hôi, quần áo không theo một trật tự nào, nữ tu viện trưởng có lẽ nghĩ rằng đại tá Uynsơn là người chỉ huy cao nhất vì ăn mặc gọn gàng, có mái tóc vàng và có bộ đồng phục đẹp nhất, bà ta chỉ chăm sóc viên đại tá rất ân cần đến mức gây nên những lời bàn tán châm chọc.
Hôsê Palaxiôt lợi dụng ngay sự nhầm lẫn để ông chủ của mình nằm nghỉ dưới bóng những cây gạo bên hành lang. Ngài cuộn mình trong chiếc áo khoác dạ cho ra mồ hôi để hạ cơn sốt. Ngài cứ nằm yên như thế không ăn cũng không ngủ mà mơ màng nghe tiếng hát những bản tình ca vùng Nam Mỹ của các cô tín đồ hòa cùng tiếng đàn thụ cầm do mẹ cả đệm. Cuối cùng, một trong số các cô tín đồ cầm chiếc mũ chạy đến hành lang để xin tiền cho hội truyền giáo. Mẹ cả đệm đàn thụ cầm khi đi qua bảo cô ta rằng: “Không được làm phiền người ốm.” Nhưng nữ tín đồ không nghe. Không hề nhìn cô, Tướng quân mỉm một nụ cười cay đắng, bảo cô: “Để bố thí ta sẵn sàng, con ạ”. Uynsơn đưa cô ta một túi tiền trong số túi tiền của mình, với cử chỉ hào phóng xứng đáng nhận lời đùa bỡn lịch sự của Tướng quân: “Đại tá ạ, ông đã thấy cái mà vinh quang trả giá rồi đấy.” Về sau này, chính Uynsơn đã để lộ sự ngạc nhiên của mình trước việc không một ai khi ở hội truyền giáo cũng như khi gặp trên đường trong ngày hôm ấy đã nhận ra ngài, con người nổi tiếng nhất của các nước cộng hòa mới được thành lập. Không nghi ngờ gì nữa, đối với Tướng quân, điều đó cũng là bài học đáng nhớ đời.
- Ta không còn là ta nữa! - Tướng quân nói.
Đêm thứ hai, đoàn nghỉ lại trong một nhà trọ vốn từng là nhà máy thuốc lá, ngay cạnh làng Goađuat, nơi mọi người đang chờ đến để tổ chức một cuộc vui mà chính Tướng quân không muốn phải dự. Ngôi nhà rộng và âm u. Chính cái địa điểm này gây cho ta một nỗi khó chịu lạ lùng bởi cây cối um tùm và con sông với thứ nước đen kịt và sâu hoắm của nó thường làm lở bờ đến tận những vườn chuối vùng đất nóng với tiếng nổ ầm ầm nghe rợn gáy. Tướng quân quen biết địa điểm này và ngay từ lần đầu tiên qua đây ngài đã nói: “Nếu phải tổ chức một trận phục kích bất ngờ đối với ai đó ta sẽ chọn chỗ này.” Trong các trường hợp khác, ngài đã tránh chỗ này chỉ bởi vì ngài nhớ đến Bêrucô, một nơi hiểm yếu trên đường Kitô mà ngay cả những lữ khách bạo gan nhất cũng phải tránh. Có lần ngài cho hạ trại cách đấy hai dặm trái với quan điểm của tất cả. Nhưng lần này, dẫu đang mệt và đang sốt, ngài thấy rằng bất cứ giá nào vẫn cứ dễ chịu hơn là cái mồm ngoác ra vì thương hại mà những người bạn liều lĩnh của ngài ở Goađuat đang há ra chờ đón ngài.
Khi nhìn thấy Tướng quân đến trong tình trạng mệt mỏi, ông chủ trọ nghĩ ngay đến việc gọi ngài một bác sĩ người Anhđiêng ở làng ngay cạnh, người có tài chữa khỏi bệnh chỉ cần ngửi chiếc áo sơ mi đẫm mồ hôi của người ốm dù cho người ốm ở rất xa và chưa hề nhìn thấy mặt. Tướng quân cười chế nhạo niềm tin khờ khạo của ông quán trọ và cấm không cho ai trong số giai nhân của ông ta sử dụng bất kỳ phương thuốc nào liên quan đến người Anhđiêng quái dị kia. Nếu ngài không tin các thấy thuốc mà về những người này ngài từng nói rằng họ là nhà buôn kinh doanh trên bệnh tật của người khác, thì lại không thể chờ đợi ngài sẽ giao phó may rủi của mình cho một kẻ theo thuyết thông linh ở làng bên cạnh. Cuối cùng như một sự khẩn định nữa thêm vào sự do dự trước khoa học chữa bệnh, Tướng quân không chấp nhận cái giường ngủ tử tế phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của ngài mà người ta đã chuẩn bị và ngài ra lệnh mắc võng cho mình trong phòng rộng rãi mở toang cửa nhìn ra con suối, nơi ngài sẽ qua đêm trong khí hậu khắc nghiệt của miền núi.
Cả ngày hôm đó,ngài chẳng uống gì ngoại trừ cốc nước thuốc lúc sáng sớm và ngài chỉ ngồi vào bàn ăn là để làm vừa lòng các sĩ quan của mình.
Dẫu rằng hơn bất kỳ ai, ngài đã quen với vất vả cuộc sống nơi trận mạc, hơn nữa ngài còn là nhà khổ hạnh trong cái ăn và cái uống, ngài vẫn thích và hiểu biết như một người Âu lịch duyệt các nghệ thuật sử dụng hầm rượu và nhà bếp và ngay từ chuyến đi châu Âu lần đầu tiên ngài đã học người Pháp cái thói quen nói về các món trong lúc ăn. Đêm ấy ngài chỉ uống một nửa cốc rượu màu và vì tò mò ngài nếm một miếng thịt nai rán để xem xem có đúng cái điều mà ông chủ quán nói và được các sĩ quan của mình khẳng định rằng thạch sanh màu lân tinh có cái vị hoa nhài. Trong bữa ăn ngài chỉ nói không quá hai câu và chúng được nói với giọng bình thường như những câu rất hiếm hoi trong suốt cả cuộc hành trình, nhưng mọi người cùng đi đều đánh giá cao sự cố gắng ấy của ngài coi nó như là một thìa đường vừa đủ làm ngọt thứ dấm chua loét - ý nghĩ buồn chán - về những nỗi bất hạnh và về sức khỏe tồi của ngài. Ngài lại không nói một lời nào về chính trị, cũng không nhắc đến một trong những sự kiện ngày thứ bảy mà nhiều năm sau vụ xúc phạm, ngài - một người đàn ông - đã không thắng nổi bực dọc đầy ác cảm của mình.
Trước khi kết thúc bữa ăn, ngài xin phép được đứng dậy, mặc vội chiếc áo rộng và đội chiếc mũ ngủ, người run bần bật vì cơn sốt, rồi nằm vật xuống chiếc võng. Đêm ấy mát mẻ và một vầng trăng to màu da cam bắt đầu nhô lên trên những dãy núi, nhưng ngài không còn thích thú để mà ngắm nó. Những người lính gác, cách phòng ngủ không xa, bỗng cùng đồng thanh cất tiếng hát những bài hát dân gian được ưa chuộng. Theo mệnh lệnh cũ của ngài, họ lập trại ngủ ngay cạnh phòng của ngài y như các đội của Hoàng đế Huliô Xêda, để ngài biết được ý nghĩ cũng như tâm tư của họ qua những cuộc nói chuyện ban đêm giữa họ với nhau. Những cú dạo đêm vì mất ngủ đã nhiều lần dẫn ngài tới các doanh trại và không ít lần ngài chiêm ngưỡng buổi bình minh thức dậy cùng những người lính hát những bài hành khúc với những lời thơ ca ngợi hay cợt nhả được ứng tác theo không khí của lễ hội. Nhưng đêm nay, ngài không đựng chịu nổi các bài hát và đã ra lệnh cho lính gác im lặng. Tiếng róc rách của con suối len lỏi giữa những tảng đá, nhờ cơn sốt càng nổi rõ hơn, đã thấm nhập vào cơn mê sảng.
- Con c…! - Ngài quát - Giả như chúng ta có thể dừng nó lại một phút thôi.
Nhưng mà không, không thể dừng dòng chảy của con suối lại được rồi.
Hôsê Palaxiôt muốn hạ cơn sốt của ngài bằng một trong rất nhiều thứ thuốc giảm đau đựng trong cái túi thuốc cá nhân nhưng ngài từ chối hết. Đó là lần đầu tiên Hôsê Palaxiôt nghe thấy ngài nói câu nói có tính định kỳ của ngài: “Ta vừa từ bỏ quyền lực, bởi một cơn nôn thốc nôn tháo không có thuốc chữa và ta cũng chưa sẵn sàng từ bỏ cuộc đời này”. Những năm trước đây ngài từng nói thế rồi, khi một thầy thuốc chữa lành bệnh sốt rét cách nhật bằng một cốc thuốc uống arsenic từng gây ra bệnh kiết lỵ suýt nữa giết ngài. Kể từ dạo ấy, những viên thuốc duy nhất ngài chấp nhận là những viên thuốc xổ mà ngài uống không ngần ngại vài lần trong một tuần để trị cơn đau quắn và thuốc nước lá cây keo để trị bệnh táo bón.
Sau lúc nửa đêm, mệt mỏi vì phải chăm sóc người mê sảng, Hôsê Palaxiôt nằm trên sàn nhà lát gạch nhẵn thín và ngủ lịm đi. Khi thức dậy, ông không thấy Tướng quân nằm trên võng và ngài đã để lại trên sàn chiếc áo ngủ ướt sũng mồ hôi. Chuyện đó chẳng có gì lạ cả. Ngài có thói quen rời bỏ giường nằm, rồi tồng ngồng đi cho đến khi trời sáng để làm dịu cơn mất ngủ khi trong nhà không có ai. Nhưng đêm ấy, ông có nhiều lý do để lo cho số phận của ngài bởi ngài vừa trải qua một ngày tồi tệ, vả lại thời tiết vừa mát mẻ lại vừa nồm ẩm không có lợi cho việc đi lại ở ngoài trời. Tay cầm chiếc áo khoác, Hôsê Palaxiôt đi tìm ngài trong căn nhà được ánh trăng xanh chiếu sáng và thấy ngài ngồi dựa lưng trên chiếc ghế đá ngoài hành lang, y như bức tượng nằm trên một ngôi mộ. Tướng quân quay đầu lạ với ánh mắt trong sáng, không còn một dấu vết nhỏ nào của cơn sốt.
- Lại một lần nữa y hệt như đêm ở Săngta Hoan de Padara! - Ngài nói - Thật là bất hạnh vì không có Râyna Maria Luisa.
Hôsê Palaxiôt biết rõ sự hồi tưởng ấy. Ngài muốn nói tới một đêm tháng giêng năm 1820, tại một xóm nhỏ thuộc Vênêxuêla nằm lẫn trong những cao nguyên vùng Apurê, nơi ngài vừa đặt chân tới cùng với hai người lính. Ngài vừa mới giải phóng hai mươi tỉnh khỏi ách thống trị của quân Tây Ban Nha. Ngài vừa thành lập nước cộng hòa Côlômbia bao gồm phần đất đai của triều phó vương Tân Granađa, phần đất đai thuộc địa phận Vênêxuêla, và đất đai của phủ thống đốc Kitô, và đó là thời kỳ đầu tiên ngài làm tổng thống kiêm tổng chỉ huy quân đội. Hi vọng cuối cùng của ngài là mở rộng chiến tranh xuống phía nam châu lục để biến thành hiện thực cái giấc mơ kỳ lạ về việc
lập ra một quốc gia rộng lớn nhất thế giới, một đất nước tự do và duy nhất từ Mêhicô đến Mũi Hornôt.
Tuy nhiên, tình hình quân sự là rất thích hợp cho sự mơ mộng của ngài. Một đợt dịch bất ngờ tấn công đàn lừa ngựa ngay giữa cuộc hành quân đã để lại ở vùng Danô một luồng khí khẳn lặn dài mười bốn dặm toàn xác ngựa chết.
Nhiều sĩ quan mất tinh thần đã tự an ủi bằng cướp bóc, lấy làm thích thú bằng việc vô kỷ luật, và một số kẻ đã chế giễu ngay cả lời đe dọa mà ngài đưa ra sẽ bắn bỏ kẻ có tội. Hai ngàn lính quần áo rách tả tơi, chân không giày tất, không có vũ khí, không có cơm ăn, không có áo khoác tránh rét vùng núi cao, mệt mỏi vì chiến trận và rất nhiều người trong số đó bị ốm, bắt đầu bỏ ngũ từng đoàn. Vì thiếu một giải đáp sáng tỏ, ngài đã ra lệnh thưởng mười pêsô cho đội tuần tra nếu bắt giữ và nộp một đồng đội đào ngũ của họ và bắn ngay kẻ đào ngũ này mà không cần phải xem xét lý do.
Cuộc đời ngài có khá nhiều lý do để hiểu rằng không một thất bại nào là thất bại cuối cùng. Chưa đầy hai năm trước đây do cùng với binh lính ngài chịu thất bại tại vùng rừng núi Ôrônôcô gần đấy, ngài phải ra lệnh ăn thịt ngựa vì sợ rằng quân lính sẽ ăn thịt lẫn nhau. Ở thời kỳ ấy, theo lời chứng của một sĩ quan quân đoàn Anh, ngài có diện mạo của một chiến binh kệch cỡm. Ngài đội chiếc mũ sắt hình đầu rồng, đi đôi dép của người chăn gia súc, mặc chiếc áo bành tô có hàng cúc trắng, cúc đỏ và vác một ngọn đèn cờ đen dương trên ngọn giáo mà chính giữa nó có sọ đầu lâu và hai chiếc xương người vắt chéo nổi bật trên hàng chữ máu: TỰ DO HAY LÀ CHẾT.
Cái đêm ở Săng Hoan Padara, ngài ăn vận tuy đỡ vẻ lôi thôi của một kẻ lang thang, nhưng tình hình quân sự của ngài vẫn không khá hơn. Và thế là điều đó không chỉ phản ánh tình trạng tức thời của quân đội ngài mà còn cả tấn bi kịch của quân đội giải phóng mà nhiều lần từ những thất bại nặng nề nhất đã lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn, đông đúc hơn và hiện nay suýt chết nghẹt bởi biết bao chiến thắng của ngài. Ngược lại, đôn Pablô Môridô, tướng Tây Ban Nha, với tất cả mọi biện pháp và thủ đoạn nhằm tiêu diệt những người yêu nước và lập lại trật tự thuộc địa, vẫn đang thống trị những vùng dân cư rộng lớn thuộc miền tây Vênêxuêla và đang mạnh lên ở miền núi.
Trước tình hình chung ấy, Tướng quân thả cơn mất ngủ của mình bằng cách trần truồng đi dạo khắp các phòng của ngôi nhà cũ của trang trại được ánh trăng chiếu sáng. Phần lớn số ngựa chết ngày hôm trước đã được đốt xác ở xa nhưng mùi thối rữa vẫn khẳn lặn không chịu được. Từ sau những ngày chết chóc tang thương của tuần gần đây quân lính không hát lại và Tướng quân cũng không cảm thấy đủ khả năng ngăn chặn lính gác ngủ vì đói. Bỗng nhiên ở cuối hành lang hướng về phía những cánh đồng xanh rộng mênh mông, ngài nhìn thấy Râyna Maria Luisa ngồi trên bậc gạch. Đó là một cô gái lai đen rất đẹp, đang ở tuổi dậy thì, với gương mặt nhìn nghiêng huyền ảo trong chiếc khăn choàng thêu hoa dài che kín chân và hút một điếu thuốc chỉ còn một phần tư. Cô giật nảy mình khi nhìn thấy ngài và đặt chéo ngón trỏ với ngón cái thành chữ thập. Cô giơ nó về phía ngài, nói:
- Ông đến theo lệnh của Thượng đế hay của quỷ dữ? Ông muốn gì? - Tôi muốn em!
Ngài nói rồi cười. Có lẽ cô nhớ mãi cái ánh sáng của hàm răng dưới ánh trăng. Ngài ôm ghì lấy cô, không để cô dẫy đạp, trong lúc hôn lấy hôn để những nụ hôn dịu nhẹ trên trán, lên mặt, lên má, lên cổ cho đến khi cô gái dịu dàng lại mới thôi. Lúc ấy ngài cởi bỏ chiếc khăn choàng và ngài cảm thấy nghẹt thở. Cô cũng đang khỏa thân, bởi người đàn bà cùng ngủ một phòng, đã lột hết áo cô đem giấu để cô không dậy hút thuốc mà không biết rằng về lúc nửa đêm cô vận chiếc khăn choàng trốn ra khỏi phòng ngủ. Tướng quân kiễng chân bế cô đến võng mà vẫn không ngừng hôn những nụ hôn ướt át, và cô gái hiến thân cho ngài không vì thích thú, không vì yêu mà vì sợ. Cô trinh nguyên. Chỉ khi đã làm chủ được nhịp đập trái tim mình, cô nói:
- Thưa ngài em là nô lệ.
- Bây giờ trở đi em không còn là nô lệ nữa. Tình yêu đã giải phóng cho em.
Sáng hôm sau, Tướng quân trả một trăm pêsô cho chủ điền trang để mua một cô gái, và giải phóng không điều kiện cô khỏi thân phận nô lệ. Trước khi
lên đường, ngài không cưỡng lại cái tình huống đặt ra cho ngài một chuyện khó xử chung. Ngài đang có mặt ở sân sau ngôi nhà cùng với một nhóm sĩ quan đã bằng bất kỳ hình thức nào cưỡi lên lưng lừa ngựa, những con vật sống sót sau trận dịch bệnh. Một đoàn quân khác dưới quyền tướng Hôsê Angtôniô Paêt, người vừa đến đêm qua, cũng tập hợp để tiễn chân ngài.
Tướng quân từ biệt họ bằng một bài diễn văn ngắn, trong đó ngài đã làm dịu tính chất bi thương của tình hình chiến sự, và khi bước chân đi ngài nhìn thấy Râyna Maria Luisa trong dáng vẻ một phụ nữ vừa được giải phóng và ăn mặc chu đáo. Cô vừa tắm xong, đẹp lộng lẫy dưới bầu trời trong sáng vùng Danô, mặc toàn đồ trắng hồ bột với chiếc váy phồng nhiều tầng viền đăng ten và chiếc áo blu bó sát người của các cô gái nô lệ. Với vẻ mặt tươi cười, Tướng quân hỏi cô:
- Em ở lại hay đi với chúng ta?
Với nụ cười rạng rỡ, cô trả lời ngài:
- Thưa ngài, em ở lại ạ!
Câu trả lời được mọi người cùng đồng thanh cười rộ. Thế là ông chủ nhà, vốn là người Tây Ban Nha đã ủng hộ sự nghiệp độc lập của những người Mỹ Latinh ngay từ giờ phút đầu tiên ngoài ra còn là bạn cố tri của ngài, đã cười rũ rượi trước chiếc túi da đựng một trăm đồng pêsô. Ông đã ném nó lên trời, nói:
- Tướng quân hãy giữ túi tiền này cho sự nghiệp giải phóng. Bằng mọi giá, bằng mọi giá cô gái đã được tự do.
Tướng Hôsê Ăngtôniô Paêt mà sự thô thiển của ông ta rất phù hợp với chiếc áo gồm những mẩu vải hoa, đã bật ra tiếng cười vang vọng.
- Tướng quân thấy chưa. - Ông ta nói. - Điều ấy xảy ra với chúng ta bởi chúng ta tham gia hàng ngũ những nhà giải phóng.
Ngài gật đầu tán thưởng câu nói đó và ngài tạm biệt mọi người bằng cú
khoát tay rộng. Cuối cùng ngài ra hiệu chào từ biệt Râyna Maria Luisa và chẳng bao giờ ngài gặp lại cô nữa. Cho đến chỗ Hôsê Palaxiôt nhớ, vẫn chưa hết một năm trước đây khi ngài nói với ông rằng ngài sống lại cái đêm ấy mà không có sự hiện diện kỳ diệu của Râyna Maria Luisa, ôi thật là bất hạnh, và bao giờ nó cũng là một đêm thất bại.
Vào lúc năm giờ, khi mang cho ngài cốc nước sắc lá thuốc đầu tiên, Hôsê Palaxiôt gặp ngài đang nghỉ ngơi với hai con mắt mở to. Nhưng ngài cố vùng đứng dậy bằng chính cái sức mạnh suýt làm ngài ngã vập mặt và ngài lên cơn ho rũ rượi. Ngài cứ ngồi yên trên võng, hai bàn tay ôm chặt lấy đầu trong lúc ho cho đến khi hết cơn mới thôi. Lúc đó ngài mới bắt đầu uống cốc nước thuốc còn bốc khói và ngay từ ngụm đầu tiên ngài đã tươi tỉnh trở lại.
- Suốt đêm qua ta mơ thấy Cansanđrô - ngài nói. Đó là cái tên mà ngài dùng để bí mật gọi tướng Phrăngxixcô de Paule Săngtăngđe, người bạn lớn trước đây và kẻ đối địch lớn nhất của ngài, tổng tham mưu trưởng của ngài ngay từ đầu chiến tranh, và là tổng thống đặc nhiệm ở Côlômbia trong suốt các chiến dịch ác liệt nhằm giải phóng Kitô và Pêru và sự thành lập cộng hòa Bôlivia. Vì những đòi hỏi của lịch sử hơn là vì tài năng. Săngtăngđe là một nhà quân sự năng động và dũng cảm với một sự thích thú tội ác lạ lùng. Những đức tính dân sự và sự giáo dục kinh viện tuyệt vời mà Săngtăngđe có được lại là những cái làm nổi bật vinh quang của ông ta. Không còn nghi ngờ gì, Săngtăngđe là nhân vật số hai của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, người đầu tiên trong việc lập pháp của nền cộng hòa. Săngtăngđe đã để lại mãi mãi cái dấu ấn tinh thần của kẻ theo chủ nghĩa hình thức và bảo hoàng trong cái nền cộng hòa ấy.
Một trong số rất nhiều lần, Tướng quân nghĩ đến việc xin từ chức. Ngài đã nói với Săngtăngđe rằng mình sẽ lặng lẽ rút khỏi phủ tổng thống bởi vì “tôi để lại nó cho ngài, rằng ngài cũng như tôi thôi và có thể còn hơn cả tôi.” Không một con người nào, dù là do chân lý hay do sức mạnh của các sự kiện, Tướng quân đã ký thác quá nhiều niềm tin như ở Săngtăngđe. Tướng quân là người đã phong cho Săngtăngđe danh hiệu con người của Luật pháp. Tuy nhiên, cái con người vốn xứng đáng được hưởng tất cả ấy cách đây hai năm đã bị trục xuất sang Pari vì cái tội đồng lõa không bao giờ được chứng thực của y trong một vụ mưu sát Tướng quân.
Đúng thế, Thứ tư ngày hai mươi nhăm tháng chín năm 1928, vào lúc nửa đêm, mười hai dân sự và hai mươi sáu quân nhân đã vượt qua cửa lớn ngôi nhà chính phủ ở Săngta Phe, đã chặt đầu hai trong số những con chó săn của tổng thống, làm bị thương vài lính gác, bằng một nhát kiếm làm cho đại úy Anđrêt Ibara bị thương nặng ở cánh tay, bằng một phát súng đã giết đại tá Xcôtlen Uyliam Phơcgusơn, thành viên của quân đoàn Anh Cát lợi và là vệ sĩ của tổng thống, người mà tổng thống từng nói rằng ông ta dũng cảm như một Xêda[11]và họ đã trèo lên tận phòng ngủ của tổng thống hô to: tự do muôn năm và tên độc tài hãy chết đi.
Thông qua các quyền lực và liên minh tinh thần độc tài mà Tướng quân vừa giành được ba tháng trước, những người khởi nghĩa đã nghị án vụ mưu sát để hạn chế thắng lợi của những kẻ theo Săngtăngđe trong hiệp định Ôcanha. Chức vụ Phó tổng thống nước cộng hòa mà Săngtăngđe đã thực hiện trong sáu năm đã bị bãi bỏ. Săngtăngđe đã thông báo cho một người bạn bằng một câu rất đặc trưng cho phong cách cá nhân của ông ta: “Ta vui lòng bị bãi miễn dưới sự đổ nát của hiến pháp năm 1821.” Lúc ấy, Phrăngxixcô đê Paula Săngtăngđe ba mươi sáu tuổi, từng được phong đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở Oasinhtơn, nhưng đã vài lần hoãn chuyến đi, có lẽ ông ta đang đợi thắng lợi của vụ mưu phản.
Tướng quân và Manuêla Saênh hầu như vừa mới bắt đầu một đêm hòa hợp. Họ sống ngày cuối tuần tại làng Sôacha, cách đấy hai dặm rưỡi và ngày thứ hai trở về trên những chiếc xe riêng biệt sau một cuộc tranh cãi ái tình dữ dội hơn những cuộc tranh cãi khác, bởi vì ngài bỏ ngoài tai tất cả những tin tức về một vụ mưu phản nhằm giết hại ngài. Cả thiên hạ đều nói về vụ mưu phản và chỉ một mình ngài không tin. Bà cứ ở nhà mình từ chối mọi lời khẩn khoản mà ngài từ dinh thự Săng Carlôt ở phía bên kia phố gửi tới cho bà, cho đến đêm ấy vào lúc chín giờ bà mới sang nhà ngài. Sau khi nhận được ba lời nhắn khẩn cấp của ngài, bà xỏ giày vào ủng, đầu trùm chiếc khăn choàng rồi vượt qua con đường ngập nước mưa. Bà thấy Tướng quân nằm ngửa nổi lềnh bềnh trên mặt nước thơm ngát của bồn tắm mà không có sự giúp đỡ của Hôsê Palaxiôt và nếu bà không nghĩ ngài đã chết thì chẳng qua là vì nhiều lần bà trông thấy ngài đang suy tư trong trạng thái ấy. Nhờ tiếng chân đang bước,
ngài nhận ra bà, và không mở mắt, ngài nói với bà:
- Sẽ có một vụ nổi loạn đấy!
Bà nói pha trò nhưng vẫn không giấu giếm cơn giận dữ trong lòng:
- Xin cứ tự nhiên cho! Có thể có tới mười vụ đấy, bởi ông chẳng chú ý tới những tin tức gần đây lắm sao!
- Ta chỉ tin các điềm báo thôi.
Trò chơi ấy được phép vì Săngtăngđe, người chỉ huy bộ tổng tham mưu của Tướng quân, sau khi nói với kẻ mưu phản cái gì là vị thánh và là ám hiệu trong đêm ấy để bọn chúng có thể chế nhạo sự canh gác cẩn mật dinh chính phủ, đã bằng lời danh dự của mình báo cáo với Tướng quân rằng một cuộc mưu phản đã thất bại. Vậy là ngài từ trong bồn tắm bước ra vẻ đầy thích thú.
- Nàng đừng lo. - Ngài nói với bà. - Dường như trò chơi đã làm chúng sợ đến lạnh cứng cả người rồi, ngay cả với bọn đĩ đực cũng vậy.
Trong lúc hai người đang mơn trớn nhau trên giường, ngài hoàn toàn khỏa thân và bà nửa kín nửa hở, thì họ nghe thấy tiếng gào thét đầu tiên, những tiếng nổ đầu tiên, và tiếng nổ ùng oàng của đại bác bắn vào một pháo đài trung thành nào đó. Manuêla giúp ngài khẩn trương mặc quần áo, trùm đôi dép không thấm nước ra ngoài đôi giày để ngài đi, bởi Tướng quân đã ra lệnh đánh bóng lộn đôi ủng duy nhất của mình, và giúp ngài trốn ra ngoài theo cửa ăn ban công. Ngài mang theo một thanh gươm và một khẩu súng lục, nhưng lại không mang theo bất cứ thứ gì để che mưa. Ngay lúc ra đến đường cái, ngài chĩa nòng súng lục đã lên đạn vào một cái bóng đang đến gần mình: “Ai?”. Đó là người phục vụ món ăn ngọt của ngài vừa trở về nhà, đau đớn vô cùng khi được tin người ta giết mất ông chủ mình. Vì sẵn sàng chia sẻ sự may rủi của ngài, ông ta đã cùng với ngài ẩn trong đám cỏ rậm um tùm bên cầu Cacmen trên sông Săng Auguxtin, cho đến khi quân đội trung thành dẹp tắt vụ bạo loạn.
Với sự khôn khéo và dũng cảm mà bà thể hiện rõ trong những trường hợp
nguy kịch, Manuêla Saênh đón tiếp bọn tấn công đạp tung cửa phòng ngủ. Bọn chúng hỏi bà tổng thống đâu, và bà trả lời ngài đang họp hội đồng. Bọn chúng hỏi bà rằng đêm mùa đông mở cửa ban công để làm gì, bà trả lời bọn chúng rằng bà vừa mở để xem vì sao ở ngoài đường ồn ào dữ vậy. Cớ sao cái giường nằm lại ấm hơi người thế, bà bảo chúng rằng bà vừa nằm đó mà chẳng thích thú gì để đợi tổng thống. Trong lúc kéo dài thời gian bằng những câu trả lời lưu loát, bà hút thuốc lá cuộn thông dụng và nhả những đụn khói to để làm át cái mùi nước hoa vẫn thơm ngát cả căn phòng.
Một tòa án được tướng Raphaen Ucđanêta điều hành đã luận tội rằng tướng Săngtăngđe là kẻ cầm đầu giấu mặt của vụ mưu phản và kết án tử hình Săngtăngđe. Kẻ thù của Săngtăngđe từng nói rằng bản án này xứng đáng với Săngtăngđe hơn cả, chẳng những vì tội lỗi của y mà còn vì thói trơ tráo dám là người đầu tiên xuất hiện ở quảng trường lớn để ôm hôn chức mừng tổng thống thoát nạn. Tướng quân cưỡi trên lưng con ngựa dưới trời mưa lâm thâm, không mặc áo sơ mi, chỉ mặc chiếc áo choàng rách và ướt sũng, đứng trong tiếng hoan hô rền vang của quân đội và nhân dân lao động từ các xóm ngoại ô đã kéo đến, vừa đi vừa hô vang hãy giết hết những tên sát nhân. “Tất cả bọn tòng phạm đều sẽ phải bị trừng trị đích đáng”, Tướng quân nói trong một bức thư gửi cho nguyên soái Sucrê. “Săngtăngđe là kẻ chính yếu nhưng lại là kẻ hạnh phúc hơn cả vì lòng độ lượng của ta đã che chở cho y.”
Đúng thế, sử dụng quyền lực tối cao của mình Tướng quân đã giảm án cho Săngtăngđe từ tử hình xuống phát vãng đi Pari. Ngược lại, đô đốc Hôsê Pruđênhxiô Pađila, người bị tù ở Săngta Phe vì một cuộc nổi dậy bị thất bại ở Cactahêra đê Indiat đã bị bắn mà không cần tới những bằng chứng đầy đủ.
Hôsê Palaxiôt chẳng biết những giấc mộng thấy Săngtăngđe của chủ mình khi nào là thật, khi nào là giả. Một lần tại Goadakin, ngài kể rằng mơ thấy Săngtăngđe đặt cuốn sách mở trang ở trên cái bụng tròn căng, nhưng đáng lẽ đọc thì ông ta xé, ăn hết trang này đến trang khác và với vẻ thích thú ông ta nhai giấy rau ráu như dê ăn cỏ. Lần khác tại Cucuca ngài mơ thấy ông ta bị gián bám đầy người. Lần khác nữa, ngài thức dậy miệng la hét ầm ĩ trong ngôi nhà quê mùa ở Môngxêratê thuộc Săngta Phe vì ngài mơ thấy tướng Săngtăngđe, trong lúc cùng ăn trưa với ngài, đã moi hai con ngươi mắt khiến mình khó chịu và đặt chúng lên bàn ăn. Vì vậy, buổi khuya về sáng ở gần
Goaduat, Tướng quân bảo rằng mình lại nằm mơ thấy Săngtăngđe, Hôsê Palaxiôt không hề hỏi về nguồn gốc của giấc mơ ấy, chỉ muốn an ủi ngài bằng việc viện dẫn thực tế.
- Giữa ông ấy và chúng ta cách nhau cả một đại dương! - Hôsê Palaxiôt nói.
Bằng ánh mắt linh lợi, Tướng quân chặn ngay lại nói:
- Hiện giờ thì không phải thế. Ta tin chắc rằng thằng chó đểu Hoakinh Môxkêra sẽ để cho nó trở về đây.
Cái ý nghĩ ấy khiến ngài nhức nhối kể từ chuyến trở về đất nước lần cuối cùng khi mà việc rời bỏ hẳn quyền lực đã đặt trước ngài như một vấn đề danh dự. “Ta thà chọn cái chết hoặc lưu vong ra nước ngoài chứ không chịu khuất phục phải để danh dự của mình trong tay của trường Săng Bartalômê”, ngài nói với Hôsê Palaxiôt. Tuy nhiên thuốc giải độc tự thân nó đã có chất độc, bởi trong lúc càng đến gần quyết định cuối cùng thì càng tăng thêm sự sáng tỏ của ngài cho rằng ngay sau khi mình vừa ra đi thì tướng Săngtăngđe, kẻ tốt nghiệp trường luật khá hơn cả cái ổ thầy cò ấy sẽ được gọi từ nơi lưu đày về nước.
- Thằng ấy đúng là một tên xỏ lá! - Ngài nói.
Cơn sốt đã hạ hẳn và Tướng quân cảm thấy rất hào hứng đến mức bảo Hôsê Palaxiôt lấy bút và giấy đến cho mình, rồi ngài đeo kính, tự tay viết một bức thư vẻn vẹn sáu dòng cho Manuêla Saênh. Điều đó hẳn là quái dị lắm ngay cả với Hôsê Palaxiôt vốn rất quen với những hành động bốc đồng của Tướng quân và nó chỉ có thể được hiểu như một điềm báo hoặc một bột khởi đầy cảm hứng mãnh liệt. Bởi điều đó không chỉ nói ngược lại cái quyết định vào ngày thứ sáu vừa qua rằng ngài sẽ không viết thêm một bức thư nào nữa trong phần đời còn lại mà còn trái với thói quen đánh thức các viên thư ký của mình vào bất cứ giờ nào để mở túi thư đến muộn hoặc để đọc cho họ viết một lời tuyên bố hoặc để sắp xếp lại theo thứ tự những ý nghĩ tản mạn nẩy sinh trong lúc mất ngủ. Có lẽ càng quái dị nếu bức thư không thuộc loại thư khẩn và chỉ nhấn mạnh ở một câu có tính chất mật mã với người nữ cố vấn
của mình: “Hãy thận trọng điều em làm, bởi nếu không, do việc em thất bại em sẽ làm cả hai chúng ta thất bại”. Ngài viết một lèo, như thể không nghĩ và cuối cùng ngài lại nằm trên chiếc võng đung đưa, vẻ trầm ngâm tay cầm lá thư.
- Quyền lực lớn nhất lại nằm ngay trong sức mạnh không thể đừng của ái tình! - Ngài thở dài tiếp - Ai nói câu ấy nhỉ?
- Không ai cả, thưa ngài! Hôsê Palaxiôt trả lời.
Ông không biết đọc cũng chẳng biết viết và ông không chịu học, với luận điểm đơn giản: “Không có sự thông thái nào lớn hơn sự thông thái của những con lừa.” Nhưng ngược lại ông đủ khả năng nhớ bất kỳ câu nói nào mà ông ngẫu nhiên nghe được, thế mà câu nói ấy ông lại không nhớ!
- Vậy thì ta nói! - Tướng quân nói. - Nhưng chúng ta sẽ bảo rằng câu ấy là của nguyên soái Sucrê.
Hơn ai hết Phecnăngđô thích hợp với những thời kỳ khủng hoảng. Ngài là người tận tụy và hiền lành nhất trong số các ký lục mà Tướng quân có, mặc dù chàng không phải là ngươi sáng láng nhất. Chàng là người nhẫn nại chịu đựng sự lạm dụng giờ giấc hoặc sự thái hóa của Tướng quân khi mất ngủ. Ngài đánh thức chàng dậy bất cứ giờ nào để bảo chàng đọc cho nghe những cuốn sách chẳng thú vị gì, hoặc bảo chàng ghi lại những ý nghĩ bất chợt đến mà sáng hôm sau chúng đã nằm trong sọt giấy. Tướng quân không có con cho dù ngài không phải là kẻ vô sinh và trải qua vô số ân ái với vô vàn cô gái, và vào giờ lâm chung của người anh trai, ngài đã nhận Phecnăngđô làm con mình. Ngài gửi Phecnăngđô cùng với những bức thư đặc biệt đến học viện quân sự Gioocgiơtua, nơi tướng Laphayêtê đã thổ lộ những tình cảm kính trọng mà chú chàng chờ đợi. Sau đó chàng học ở trường Giepphơsơn tại thành phố Saclôt, và học ở trường đại học Viêcgin. Chàng không phải là một vị kế nghiệp mà có lẽ Tướng quân từng mơ ước bởi Phecnăngđô ngán ngẩm cái quyền lực kinh viện, chàng vui lòng đổi chúng để được hưởng cuộc đời ngoài trời và các nghệ thuật hấp dẫn của nghề làm vườn. Tướng quân gọi chàng về Săngta Phe ngay sau khi học xong, và ngài thấy ngay ở người cháu những đức tính quý báu của một người ký lục không chỉ bởi chàng viết chữ
đẹp và nắm vững tiếng Anh kể cả nói lẫn viết, mà còn bởi chàng là người duy nhất có khả năng viết truyện đăng nhiều kỳ đầy sức hấp dẫn và khi đọc to chàng ứng tác ngay tức thì những đoạn văn hùng dũng để làm sinh động thêm những đoạn văn ngái ngủ trong cuốn sách. Cũng như tất cả những ai từng được phục vụ Tướng quân, Phecnăngđô cũng có giờ bất hạnh của mình khi chàng thêm cho Xixêrông[12] một câu của Đêmôxten[13] mà Tướng quân đã dẫn sau một cuộc diễn văn. Ngài đã xử chàng nghiêm khắc hơn những người khác, nhưng ngài tha thứ ngay trước khi chàng xám hối xong.
Tướng Hoakinh Pôxađa Gutiêrêt, tỉnh trưởng, dẫn đầu đoàn tùy tùng trong hai ngày để báo trước nơi ngài sẽ đến nghỉ đêm và để báo trước cho các nhà chức trách biết tình trạng sức khỏe nguy kịch của Tướng quân. Nhưng những ai nhìn thấy ngài đến Goađuat trong buổi chiều ngày thứ hai, thẩy đều đưa ra ý kiến lạc quan cho rằng những tin xấu của ngài tỉnh trưởng và cả chuyến đi này, chỉ là một thủ đoạn chính trị mà thôi.
Một lần nữa, Tướng quân là bất khả chiến thắng. Ngài bước vào thành phố theo con đường chính, ngực phanh trần với một mảnh vải Digan buộc quanh đầu để thấm mồ hôi, vẫy mũ chào mọi người trong tiếng hò reo, tiếng pháo nổ ròn và tiếng chuông nhà thờ đổ hồi át cả tiếng nhạc. Ngài cưỡi tên lưng một con lừa phi những bước phi ngắn vui vẻ làm mất đi ngay bất kỳ một ý định nghiêm trang nào về đoàn duyệt binh. Ngôi nhà duy nhất mà các cửa sổ của nó đóng im ỉm là trường nữ tu và buổi chiều ấy đã lan truyền nguồn tin nói rằng người ta cấm các nữ học sinh tham dự cuộc đón chào Tướng quân, nhưng ngài đã khuyên những ai kể lại điều đó chớ có tin những lời đồn của các tu viện.
Đêm trước, Hôsê Palaxiôt đã ra lệnh giặt chiếc áo ngài mặc để hạ cơn sốt. Một lính cần vụ đã khuyên các chú lính mang chiếc áo xuống sông giặt vào lúc nửa đêm nhưng lúc đoàn tùy tùng lên đường đi tiếp không ai biết chiếc áo ở đâu. Trong lúc đi đường và ngay cả lúc đến Goađuat, Hôsê Palaxiôt đã kết luận được rằng chủ quán trọ mang chiếc áo không giặt đến cho người Anhđiêng kỳ diệu để ông ta chứng tỏ quyền năng của mình. Vậy là khi Tướng quân về đến nhà, Hôsê Palaxiôt đã mách cho ngài biết chuyện lạm dụng của chủ quán trọ và báo cho ngài biết rằng ngài chẳng còn áo sơ mi nào
nữa ngoài cái đang mặc. Ngài chấp nhận điều đó với một sự quy phục đầy minh triết và nói:
- Những điều mê tín còn khó kiếm hơn cả ái tình.
- Điều kỳ lạ là từ đêm qua ngài không sốt - Hôsê Palaxiôt nói. Ngài nghĩ sao nếu tên thầy lang quả thật là kỳ ảo?
Ngài chưa tìm ngay câu trả lời và để cho một sự suy ngẫm sâu sắc lôi cuốn mình đi bằng cách cứ nằm trên võng đung đưa theo nhịp những suy tư của mình. “Quả là ta không cảm thấy nhức đầu nữa”, ngài nói. “Ta cũng không thấy đắng miệng nữa, cũng chẳng cảm thấy mình sẽ ngã từ trên đỉnh tháp xuống…” Nhưng cuối cùng, ngài tự phát đánh đét lên đầu gối rồi dứt khoát ngồi dậy.
- Thôi đi, chớ có nhồi thêm sự nhầm lẫn vào đầu óc ta nữa! - Ngài nói.
Hai gia nhân mang đến phòng ngủ một chiếc nồi to đựng nước sôi nấu lá thơm và Hôsê Palaxiôt chuẩn bị cho bồn nước tắm mà tin rằng ngài sẽ đi nằm ngay vì cơn mệt mỏi sau một ngày đi đường. Nhưng bồn nước nóng đã lạnh đi trong lúc ngài đọc để người ta viết lá thư cho Gabrien Camachô, chồng cô cháu gái Valênhtina Palaxiôt và là người đại diện của ngài ở Caracat để bán các mỏ ở Arôa, một mỏ đồng mà ngài thừa kế của các anh chị mình. Chính ngài cũng không có ý niệm sáng tỏ về số phận mình bởi ở một dòng ngài bảo rằng ngài đi đến Curaxao trong lúc công việc chuyên cần của Camachô cũng đi đến kết quả mỹ mãn, và ở một dòng khác ngài lại đề nghị ông gửi đến Luân Đôn cho mình qua địa chỉ của ngài Rôbơc Uynsơn và đồng thời gửi bản thứ hai (bản sao) đến Hamaica cho mình qua địa chỉ của ngài Manuem Hyxlôp để ngài chắc chắn nhận được một trong hai thư này.
Đối với nhiều người và hơn nữa đối với các thư ký và ký lục của ngài, các mỏ ở Aroa là một cơn mê sảng trong lúc ngài sốt cao. Chúng mang lại cho ngài rất ít lợi tức đến mức trong nhiều năm chúng nằm trong quyền lực của các nhà khai thác tùy tiện. Vào những ngày cuối đời, khi số tiền riêng của ngài bắt đầu vơi cạn, nhớ đến các mỏ ở Aroa nhưng lại không bán được vì sự nhập nhèm trong các văn tự. Đó là ngọn nguồn của một vụ rắc rối pháp lý
truyền thống từng kéo dài đến hai năm sau cái chết của ngài. Trong hoàn cảnh chiến tranh, các vụ cãi vã chính trị, những mối tư thù, không một ai nhầm lẫn khi Tướng quân nói: “việc tố tụng của ta”. Bởi đối với ngài, không có vụ tố tụng nào khác ngoài vụ tố tụng các mỏ Aroa. Bức thư mà ngài đọc ở Goađuat để gửi cho Đông Gabrien Camachô đã để lại cho Phecnăngđô, cháu ngài, cái ấn tượng nhầm lẫn rằng bọn họ sẽ không đi châu Âu chừng nào chưa định đoạt xong vụ tranh chấp và Phecnăngđô đã đưa chuyện đó bình luận với các sĩ quan trong lúc chơi bài.
- Vậy là chúng sẽ chẳng bao giờ đi nữa - đại tá Uynsơn nói. - Cha tôi đã đi đến chỗ tự hỏi mình liệu mỏ đồng ấy có tồn tại không.
- Cái điều nói rằng không ai nhìn thấy mỏ đồng sẽ không muốn nói rằng các mỏ không có! - Đại úy Angđrêt Ibara đốp lại.
- Có đấy! - Tướng Carênhô nói. - Chúng ở Vênêxuêla.
Uynsơn vẻ khó chịu, nói:
- Ở độ cao này, tôi tự hỏi mình liệu ngay cả Vênêxuêla có thật không?
Uynsơn không che giấu nỗi bực dọc của mình. Chàng đã đi đến tin rằng Tướng quân chẳng yêu mến mình, rằng Tướng quân giữ mình lại trong đoàn tùy tùng chỉ bởi lòng kính trọng dành cho cha mình, mà ngài không ngớt hàm ơn vì đã bảo vệ cuộc nổi dậy ở châu Mỹ ngay trong nghị viện Anh. Nhờ sự phản bội của một vệ sĩ cũ người Pháp, chàng biết rằng Tướng quân đã nói: “Đối với Uynsơn cần phải trải qua một thời gian trong trường học của những khó khăn, thậm chí của những tai ương và bần hàn.” Đại tá Uynsơn không thể tìm hiểu xem có thật ngài nói như thế không, nhưng dù sao chàng vẫn cho rằng chỉ cần mỗi một trận trong số các trận đánh của mình đủ để chàng cảm thấy huy hoàng trong cả ba cái trường ấy. Đại tá mới hai mươi sáu tuổi và có tám năm phục vụ Tướng quân kể cả chàng kết thúc việc học tập tại Oetminhtơ và được cha gửi tới đây. Chàng từng là vệ sĩ của Tướng quân ở trận Huninh và là người mang bản thảo hiến pháp Bôlivia trên lưng lừa đi trên một dãy đèo dài ba trăm sáu mươi dặm. Khi tạm biệt chàng, Tướng quân bảo rằng: “Cần phải có mặt ở La Pat hai mươi mốt ngày sau đó.” Đại tá
Uynsơn đứng nghiêm, nói: “Thưa Tướng quân, tôi sẽ có mặt trong vòng hai mươi ngày.” Lúc ấy đại tá Uynsơn mới mười chín tuổi.
Đại tá đã quyết định trở về châu Âu cùng với Tướng quân, nhưng càng ngày chàng cảm thấy rõ ràng Tướng quân luôn có những lý do khác nhau để trì hoãn chuyến đi. Đã hơn hai năm nay các mỏ ở Aroa không còn là cái cớ để ngài vin vào mà làm chuyện này chuyện nọ. Nay ngài lại nhắc đến chúng. Việc đó đối với Uynsơn là một dấu hiệu nhẫn tâm.
Hôsê Palaxiôt đã hâm nóng lại nước trong bồn tắm sau khi ngài đọc để người ta viết hộ bức thư, nhưng Tướng quân không dùng mà tiếp tục đi lang thang quanh nhà, vừa đi vừa ngâm trọn vẹn bài thơ thời thơ ấu với giọng ngân vang. Ngài lại ngâm tiếp những bài thơ do mình sáng tác mà chỉ Hôsê Palaxiôt biết. Trong các chuyến quay trở lại, vài lần ngài đi qua hành lang nơi các sĩ quan đang chơi bài rôpida[14] mà ngài thường chơi trước đây. Ngài dừng lại nhìn trò chơi qua vai từng người một, rút ra những kết luận về tình huống của từng ván bài sau đó lại tiếp tục dạo bước.
- Ta không hiểu, vì sao họ có thể để mất thời giờ vào cái trò chơi nhàm chán này! - Ngài nói.
Tuy nhiên, trong một trong số nhiều lần đi qua, ngài đã không thể cưỡng lại ý muốn yêu cầu đại úy Ibara cho mình thế chân. Ngài đã không có đức tính kiên nhẫn của những tay cờ bạc sành sỏi, lại còn là kẻ hung hăng và hay thua bạc, nhưng đồng thời ngài là kẻ ranh mãnh và nhanh nhẹn, biết đặt mình ở trên những kẻ dưới quyền. Trong trường hợp cùng về phe với tướng Carênhô ngài đã chơi sáu ván bài và thua cả sáu, ngài ném quân bài xuống bàn, nói:
- Đây là thứ trò chơi cứt đái! Thử xem có ai dám chơi trêxiđô nào?
Thế là họ chơi bài trêxiđô. Ngài thắng liền ba ván, tinh thần ngài phấn chấn hẳn và ngài định chê cười cái lối chơi bài trêxiđô của đại tá Uynsơn. Đại tá hiểu rõ điều đó, và đã tranh thủ sự phấn chấn của Tướng quân để thắng ngài và quả nhiên đại tá không thua nữa. Tướng quân trở nên căng thẳng, đôi
môi tái đi, đôi mắt lẩn sâu dưới hàng chân mày rậm để lấy lại ánh mắt dữ tợn trước đây. Ngài không nói nữa và một cơn ho rũ không để ngài tập trung tư tưởng. Sau mười hai giờ đêm, ngài bảo ngừng trò chơi lại.
- Cả đêm nay ta toàn chịu ngược gió nên thua là phải! - Ngài nói.
Người ta khiêng bàn đến một chỗ khuất gió nhưng ngài vẫn thua. Ngài yêu cầu hãy bịt miệng những tiếng tiêu nghe rất gần đấy trong một buổi tối liên hoan tiễn đưa, nhưng tiếng tiêu vẫn nổi lên trên tiếng dế kêu hỗn độn. Ngài đổi chỗ ngồi, bảo người ta đặt thêm chiếc gối lên ghế để mình ngồi cao hơn và thuận tiện hơn. Ngài uống cốc nước sắc hoa cây đoạn và nó đã làm giảm ho cho ngài. Ngài chơi thêm vài ván bài trong lúc đi lại từ đầu này sang đầu kia hành lang nhưng ngài vẫn tiếp tục thua. Uynsơn chăm chăm đôi mắt đỏ nhìn Tướng quân nhưng ngài thấy không đáng nhìn lại đại tá.
- Con bài này bị đánh dấu! - Ngài nói.
- Thưa Tướng quân, con bài ấy là của ngài! Uynsơn nói.
Đúng thế. Đó là một trong số những con bài của ngài nhưng bằng mọi cách ngài vẫn kiểm tra từng con một và cuối cùng ngài buộc phải thay cỗ bài. Uynsơn không để cho ngài thở. Dế không kêu rên rỉ nữa. Có một quãng dài im lặng, và sự im lặng này bị xáo động bởi một cơn gió ẩm mang đến tận hành lang hương vị đầu tiên của những thung lũng nóng và bởi chú gà trống gáy ba hồi liền: “Đó là một con gà rồ!”, đại úy Ibara nói. “Chưa quá hai giờ sáng mà nó đã gáy rồi”. Không rời mắt khỏi bài và bằng giọng chua loét, Tướng quân ra lệnh:
- Con c..., không ai được đi khỏi đây.
Không một ai thở. Tướng Carênhô, người tiếp tục chơi vì hiếu thắng hơn là vì thích thú, nhớ lại một đêm dài nhất trong cả cuộc đời mình, hai năm trước đây, khi ở Bucaranăngga đợi kết quả hiệp định Ôcanha, họ bắt đầu chơi bài lúc chín giờ đêm khi các bạn chơi bài của ngài thỏa thuận với nhau để cho ngài thắng ba ván liền. Vì sợ trong cái đêm ở Guađuat ngài lại thực hiện một sự chứng nghiệm mới về sức mạnh của mình như trước đây, tướng Carênhô
ra hiệu cho đại úy Uynsơn hãy bắt đầu thua đi. Uynsơn không chịu. Sau đó, khi Uynsơn xin nghỉ năm phút, Carênhô đi theo chàng suốt cả sân hiên và bắt gặp chàng đang thải cơn đau anh ách nơi bàng quang của mình xuống các chậu hoa phong lữ.
- Đại tá Uynsơn chú ý! - Tướng Carênhô ra lệnh - Nghiêm! - Hãy đợi cho tôi đi tiểu xong đã nào!
Đại tá bình tĩnh làm xong công việc dở dang rồi đóng cúc quần lại.
- Đại tá hãy bắt đầu thua đi. Ít nhất đó là một cử chỉ kính trọng đối với một người bạn đang bất hạnh.
- Tôi phản đối việc làm nhục bất cứ ai. - Uynsơn nói vẻ châm chọc. - Đó là một mệnh lệnh! - Carênhô nói.
Ở phía đối diện và từ tầm cao của mình, Uynsơn nhìn Carênhô một cách khinh bỉ. Sau đó, đại tá trở lại bàn bạc và chàng bắt đầu thua. Tướng quân biết chuyện, nói:
- Anh bạn Uynsơn thân yêu của ta ạ, không nên chơi xấu như thế. Tóm lại, có lẽ tốt hơn hết là chúng ta đi ngủ thôi.
Tướng quân tạm biệt mọi người bằng cú bắt tay thật chặt như lâu nay ngài vẫn làm như thế khi đứng dậy khỏi bàn để khẳng định buổi chơi không làm thương tổn các tình cảm thân mật, rồi ngài đi ngủ. Hôsê Palaxiôt ngủ trên sàn nhà nhưng đã vùng dậy ngay khi nhìn thấy ngài. Tướng quân cởi quần áo rõ nhanh và trần như nhộng nằm trên võng đung đưa với ý nghĩ sôi động, và nhịp thở của ngài căng thẳng ấy là khi ngài suy nghĩ càng luẩn quẩn. Khi ngài nằm nổi trên mặt nước bồn tắm thì ngài rét run đến tận tủy, nhưng lúc ấy không phải vì sốt cũng không phải vì rét mà vì tức giận. Ngài nói:
- Uynsơn là một thằng xỏ lá!
Ngài trải qua một trong những đêm tồi tệ nhất của mình. Làm trái lệnh của ngài, Hôsê Palaxiôt đã báo trước cho các sĩ quan biết để phòng khi cần phải mời một thấy thuốc và ông lấy ga giường cuốn kín người ngài để cho ra mồ hôi hạ cơn sốt. Ngài ra mồ hôi như tắm vài lần và do đó có những lúc hết sốt nhưng sau đó lại dồn dập lên cơn sốt cao. Vài lần ngài quát: “Con khỉ, những chiếc tiêu kia hãy câm đi.” Nhưng lần này, không một ai có thể giúp ngài được vì những chiếc tiêu ấy đã im bặt từ lúc nửa đêm rồi. Sau đó, ngài đã tìm thấy kẻ tội phạm gây ra tình trạng kiệt sức của mình.
- Ta cảm thấy rất dễ chịu cho đến khi họ gợi ta nhớ đến cái thằng Anhđiêng dê đực chữa bệnh qua chiếc áo sơ mi ấy! - Ngài nói.
Đoạn đường cuối cùng đến Honđa đi trên một dãy đèo rét buốt trong một thứ không khí nóng như thủy tinh chảy mà chỉ ai có một sự đề kháng cơ bắp tốt và một ý chí của ngài mới có thể chịu đựng được sau một đêm mệt lử. Ngay từ những dặm đầu tiên ngài đã đi tụt hậu so với mọi khi để cưỡi ngựa đi cạnh đại tá Uynsơn. Uynsơn biết lý giải cái cử chỉ ấy như một lời mời hãy quên đi những lời xúc phạm trong lúc chơi bài đêm qua, và chàng đã chìa cho ngài cánh tay lực lưỡng để ngài vịn tay vào. Bằng cách đó, hai người cùng xuống dốc. Đại tá Uynsơn cảm kích trước việc ngài đã chiều theo ý mình và Tướng quân thở khó nhọc với sức lực cuối cùng của mình, nhưng vẫn ngồi vững vàng trên yên ngựa. Khi vượt qua đoạn đường hiểm trở nhất, ngài hỏi bằng một giọng xa lạ:
- Dạo này, Luân Đôn thế nào nhỉ?
Đại tá nhìn ông mặt trời ở giữa đỉnh đầu và nói:
- Thưa Tướng quân, tồi ạ!
Ngài không ngạc nhiên mà chỉ hỏi bằng chính giọng khi nãy: - Vì sao vậy?
- Bởi vì bên ấy bây giờ là sáu giờ chiều, vốn là giờ tồi tệ nhất của Luân Đôn. Ngoài ra, có lẽ ở bên ấy đang mưa một cơn mưa bẩn chết người với thứ
nước nhầy nhụa như nước cóc, bởi vì mùa xuân là mùa khó chịu nhất của chúng tôi.
- Anh bạn chẳng nói với ta rằng anh bạn đã đánh gục nỗi nhớ nhung rồi sao.
- Ngược lại, nỗi nhớ đã đánh gục tôi. Tôi không mảy may nói trái ý Tướng quân đâu.
- Vậy thì anh bạn muốn hay không muốn về nước?
- Tôi cũng chẳng biết nữa, thưa Tướng quân. Tôi phó mặc mình cho số phận vốn không phải là của tôi.
Tướng quân nhìn thẳng vào mặt đại tá Uynsơn, rồi với vẻ buồn thảm, ngài nói:
- Chính ta mới là người cần phải nói điều đó!
Khi ngài nói, giọng nói và nhiệt tình của ngài đã thay đổi. “Đừng bận tâm”, ngài nói. “Dù thế nào đi nữa chúng ta sẽ đi châu Âu, dầu chỉ là để không làm mất cái thú được nhìn thấy cha anh.” Sau một lúc suy nghĩ chậm rãi, ngài kết luận:
- Hãy cho phép ta nói với anh điều cuối cùng, Uynsơn thân mến. Về anh, người ta có thể nói bất cứ điều gì trừ cái điều anh là một thằng xỏ lá!
Thêm một lần nữa, đại tá Uynsơn đầu hàng ngài và việc làm này phù hợp với những ân hận dũng cảm của mình nhất là sau cơn lốc những ván bài hay một chiến thắng nơi trận mạc. Trong lúc không khí bắt đầu sôi lên sùng sục và bọn họ phải đuổi những con chim tang tóc đang bay trên đầu mình như những con muỗi, chàng tiếp tục cho ngựa đi chậm rãi với bàn tay nóng hầm hập của người ốm, một người vinh quang nhất của châu Mỹ, người lúc này như con thần ưng săn mồi đang bám vào cánh tay mình.
Ở đoạn khó đi nhất của con dốc, họ gặp một đoàn người Anhđiêng thồ
một nhóm lữ khách người Âu ngồi trên những chiếc ghế được cột sau lưng. Bỗng nhiên, một kỵ sĩ cho ngựa phi hết tốc lực vượt lên trên đoàn Tướng quân. Y mang một chiếc mũ màu nâu gần như trùm kín mặt. Cái lối phi ngựa hộc tốc của y đã gây nên sự xáo trộn ghê gớm cho đoàn người ngựa của Tướng quân đến mức con lừa của đại úy Ibara suýt nữa lăn xuống vực vì hoảng sợ. Tướng quân chỉ kịp quát: “Của khỉ, hãy nhớ anh đang phi qua chỗ nào chứ.” Ngài vẫn nhìn theo cho đến khi y khuất bóng ở quãng đường vòng đầu tiên, nhưng ngài vẫn theo dõi y mỗi khi y thấp thoáng xuất hiện ở quãng đường vòng phía dưới đèo.
Vào lúc hai giờ chiều, đoàn người của Tướng quân đã trèo lên đỉnh ngọn đồi cuối cùng và trước mắt họ là chân trời mở rộng trên dải đồng bằng rực rỡ, và ở phía xa kia là thành phố Honđa rất nổi tiếng nằm trong sương mù với chiếc cầu đá Caxtida vắt ngang con sông rộng nước ngầu bùn, với những thành quách đổ nát và chiếc tháp chuông nhà thờ bị đổ bởi một trận cuồng phong. Tướng quân chiêm ngưỡng thung lũng nóng bức nhưng không hề để lộ mảy may xúc cảm, trừ khi nhìn thấy tay kỵ sĩ có chiếc mũ nâu đỏ mà lúc đó đang cho ngựa phi hết tốc lực vượt qua cầu đá. Thế là ngài lại bừng tỉnh sau cơn mơ màng.
- Ôi, Thượng đế của những kẻ nghèo hèn! - Ngài nói. -Điều duy nhất có thể giải thích sự vội vã kia là tay kỵ sĩ đã mang cho Caxăngđrô một bức thư báo tin chúng ta đã ra đi.
Dù đã được báo trước sẽ không đón rước linh đình khi ngài đến thành phố, một đoàn kỵ sĩ vui vẻ đã đón ngài ở bến cảng và tỉnh trưởng Pôxađa Gutiêrêt sắp sẵn một ban nhạc và chuẩn bị các trò vui trong ba ngày. Nhưng mưa đã làm rã đám vui trước khi đoàn tùy tùng đặt chân đến các phố xá buôn bán. Đó là một cơn mưa rào đến sớm của mùa mưa khốc liệt, từng làm lở đường và làm các nhà nghèo bị ngập nước, nhưng không khí oi nóng vẫn hoàn oi nóng. Trong tiếng hoan hô ầm ĩ, một người nào đó lại nói điều ngu ngốc: “Ở đây nóng lắm đến mức gà đẻ ra những quả trứng đã được rán chín.” Cái thảm họa thường có này được lặp đi lặp lại y nguyên trong suốt ba ngày liền. Trong khung cảnh thanh tĩnh lúc nghỉ trưa, một đám mây đen từ dãy đèo kéo xuống phủ kín thành phố, mưa như trút nước gây nên một trận lụt chốc lát. Sau đó, mặt trời lại rực rỡ trên bầu trời trong xanh với chính sự hà khắc trước đó, trong lúc đội vệ sinh quét sạch rác rưởi mà mưa lụt để lại trên đỉnh đường phố và đám mây đen như ban sáng lại bắt đầu tụ lại trên những ngọn núi. Dù là ban ngày hay ban đêm, dù là ở bên trong hay bên ngoài, vào bất kỳ giờ nào đều thấy oi nóng.
Mệt nhừ vì cơn sốt, Tướng quân gắng gượng chịu đựng buổi đón tiếp chính thức. Không khí sôi sùng sục trong phòng khánh tiết, nhưng Tướng quân đã bước ra hành lang với một bài diễn văn của đức giáo chủ buông thả, đọc chậm rãi với một giọng kéo rê, mà không hề đứng dậy khỏi chiếc ghế. Một bé gái mười tuổi, với đôi cánh thiên thần và một bộ váy áo có tua dài, đọc thuộc lòng một bài thơ ôđa[15]ngợi ca vinh quang của Tướng quân. Em đọc liến thoắng tưởng như nghẹt thở. Nhưng em bé nhầm, bắt đầu lại không đúng chỗ, thế là đâm lúng túng. Không biết nên làm gì, em bé nhìn ngài bằng đôi mắt hoảng hốt. Tướng quân mỉm một nụ cười thông cảm với em bé, rồi bằng giọng thầm thì, ngài nhắc câu thơ em quên mất:
Ánh sáng thanh gươm ngài
là sự phản ánh sinh động niềm vinh quang của ngài.
Trong những năm đầu của quyền lực mình, Tướng quân không bỏ lỡ dịp làm các bữa tiệc thịnh soạn và ngài mời các thực khách của mình ăn uống
cho kỳ say thì thôi. Từ quá khứ huy hoàng ấy còn lại với ngài đồ ăn cá nhân có khắc chữ lồng tên ngài và Hôsê Palaxiôt vẫn thường mang tới các bữa tiệc mời. Trong bữa tiệc chiêu đãi ở Honđa, ngồi ở vị trí người chủ tiệc danh dự, nhưng chỉ uống một cốc rượu vang đỏ và chỉ nếm thử súp rùa nước ngọt mà nó để lại cho ngài một vị khó chịu.
Ngài sớm lui về phòng thủ mà đại tá Pôxađa Gutiêrêt đã chuẩn bị ở nhà mình, nhưng tin tức dân chúng ở đây đang nói rằng việc chờ thư từ Săngta Phe tới vào sáng hôm sau đã xua tan giấc ngủ ít ỏi còn lại của ngài. Sau sự thanh thản được ba ngày, lòng ngài lại rối bời, ngài lại nghĩ về nỗi bất hạnh của mình, lại tra tấn Hôsê Palaxiôt bằng những câu hỏi lẩn thẩn của mình. Ngài muốn biết cái gì đã xảy ra kể từ khi ngài ra đi, thành phố sẽ ra sao với một chính phủ khác hẳn với chính phủ của ngài, cuộc sống không có ngài sẽ ra sao. Trong một vài trường hợp sầu não, ngài từng nói: “Châu Mỹ là một nửa hành tinh đã trở nên điên rồ”. Đêm đầu tiên ở Honđa ấy lại có thêm lý do nữa để mà tin điều đó.
Ngài thức trắng đêm, đau đớn vì muỗi xăngcuđô[16]đốt, ngài từ chối ngủ màn. Đôi lúc ngài đi đi lại lại trong phòng, vừa đi vừa nói một mình, đôi lúc nằm trên võng đưa rất mạnh, đôi lúc cuộn mình trong áo khoác chịu đựng cơn sốt và nói nhảm trong lúc ra mồ hôi đầm đìa. Hôsê Plaxiôt thức cùng ngài, thức để trả lời những câu hỏi của ngài, để báo giờ cho ngài, chính xác tới từng phút mà không cần xem hai chiếc đồng hồ quả quít mà ông để trong túi ve áo khoác. Ông đưa võng cho ngài khi ngài không cảm thấy đủ sức để tự đưa, ông xua đám muỗi xăngcuđơ bằng một mẩu giẻ cho đến khi giúp ngài ngủ được hơn một giờ. Nhưng ngài nhẩy cẫng lên thức dậy, trước khi trời sáng một lát khi ngài nghe thấy tiếng lừa ngựa và tiếng người nói ở ngoài sân. Ngài mặc áo ngủ bước ra nhận túi thư.
Đại úy trẻ tuổi Auguxtinh đê Itucbiđê, người Mêhicô, vệ sĩ của ngài, không đến kịp giờ khởi hành ở Săngta Phe, đã đến cùng với đoàn lừa ngựa. Túi thư có một bức thư của nguyên soái Sucrê, đó là một lời than vãn thống thiết vì đã không đến đúng giờ tiễn biệt. Trong túi thư còn có một bức thư viết hai ngày trước của tổng thống Cayxêđô. Sau đó một lát, tỉnh trưởng Pôxađa Gutiêrêt bước vào phòng ngủ mang theo các bài báo cắt từ báo chủ
nhật. Tướng quân nhờ ông đọc dùm các thư từ, vì ánh sáng vẫn còn mờ đối với mắt ngài.
Chuyện mới lạ là thế này: ở Săngta Phe, ngày chủ nhật tạnh mưa, nhiều gia đình cùng con cái đã xâm chiếm các bãi chăn ngựa. Họ mang theo lợn sữa quay, bánh nướng, cơm, khoai tây trắng ngần tẩm bơ. Họ ngồi trên cỏ, ăn trưa với ánh sáng rực rỡ chưa hề có ở thành phố kể từ thời lộn xộn tới nay. Phép màu tháng năm này đã làm vơi đi nỗi lo sợ ngày thứ bảy. Đám học trò Trường Săng Bactalômê lại xuống đường với thằng hình nộm nhiều lần được nhìn thấy trong các buổi hành hình tượng trưng, nhưng họ không gây được tiếng vang nào. Họ chán nản giải tán trước khi trời tối ngày thứ bảy. - Ngày chủ nhật, thay cho súng kíp, họ mang theo ghi ta và người ta thấy họ hát và nhẩy điệu bambucô[17]giữa đám dân chúng đang sưởi nắng trên các bãi cỏ chăn ngựa cho đến khi trời lại đổ mưa mà không hề có dấu hiệu báo trước vào lúc năm giờ chiều. Thế là ngày hội cũng kết thúc luôn.
- Không có gì thuộc thế giới này có thể làm đảo lộn niềm vinh quang của ngài. - Ông nói với Tướng quân. Dù họ nói gì thì nói, Tướng quân vẫn cứ là người vĩ đại nhất trong số những người Côlômbia cho đến tận các hang cùng ngõ hẻm của hành trình này.
- Ta không nghi ngờ điều đó, - Tướng quân nói - nếu chỉ với điều kiện ta ra đi để mặt trời lại tỏa sáng rực rỡ.
Điều duy nhất mà bức thư làm ngài xấu hổ là kẻ được tạm làm tổng thống nước cộng hòa đã liều lĩnh dám gọi đồng đảng của Săngtăngđe là những người tự do, cứ như thể là ngôn ngữ chính thức. “Ta không hiểu những kẻ mị dân căn cứ vào đâu mà dám mạo nhận là những người tự do”, ngài nói. “Không hơn không kém, chúng đánh cắp từ ngữ cũng như chúng đã đánh cắp những gì rơi vào tay chúng”. Tướng quân nhảy xuống võng và tiếp tục giải lao cùng với quan tỉnh trưởng bằng cách ngài sải chân đo chiều dài căn phòng từ đầu này sang đầu kia.
- Sự thật là ở đây không có đảng nào khác đảng của những người ủng hộ ta và đảng của những kẻ chống lại ta và ông biết rõ điều đó hơn ai hết. - Ngài
kết luận. - Cho dù họ không tin, không một ai tự do hơn ta.
Sau đó một nhân viên công vụ của quan tỉnh trưởng chuyển đến ngài lời nhắn rằng Manuêla Saênh không viết thư cho ngài bởi vì bưu điện đã nhận được lệnh cấm không chuyển thư cho bà. Trong chính ngày ấy bà đã gửi cho quyền tổng thống một bức thư phản đối lệnh cấm đó và đó là nguồn gốc của hàng loạt lời thách đố qua lại giữa hai người và đã kết thúc bằng việc bà bị phát vãng và lưu đày vào cõi lãng quên. Tuy vậy, ngược lại với điều mong đợi của Pôxađa Gutiêrêt, là người hiểu khá cụ thể những mối bất hòa của ái tình bão táp kia, Tướng quân ranh mãnh cười, và nói:
- Những mâu thuẫn này là trạng thái tự nhiên của người tình điên khùng của ta mà!
Hôsê Palaxiôt không che giấu nỗi bực dọc của mình trước sự thiếu thận trọng trong việc lập chương trình cho ba ngày lưu lại ở Honđa. Lời mời bất ngờ là một chuyến dạo chơi mỏ bạc ở Săngta Ama cách xa sáu dặm đường, nhưng bất ngờ hơn nữa là ngài đã chui xuống hầm lò. Tồi tệ hơn trên đường về, dù cho đang sốt cao, đầu rức như búa bổ, ngài đã nhảy xuống bơi trên một khúc sông. Đã xa rồi những ngày ngài thách đố vượt qua một thác nước với điều kiện một tay bị trói chặt, và tuy thế ngài đã thắng người bơi thạo nhất. Lần này, bằng bất cứ giá nào, ngài đã bơi không mệt mỏi trong nửa giờ, nhưng những ai nhìn thấy bộ sườn trơ xương và bộ đùi còi cọc của ngài thảy đều không hiểu nổi rằng làm sao ngài vẫn sống với một cơ thể ốm yếu thế kia.
Đêm cuối cùng, hội đồng quản hạt thành phố hiến ngài một đêm khiêu vũ long trọng nhưng ngài xin không dự vì lý do sức khỏe không được tốt sau chuyến đi mỏ bạc. Tự giam mình trong phòng ngủ ngay từ lúc năm giờ chiều, đọc để Phecnăngđô viết bức thư phúc đáp cho quyền tổng thống, tướng Đôminhgô Cayxêđô, và bảo ông đọc cho mình nghe thêm vài trang những giai thoại galăng ở Lima trong đó có một số ngài là nhân vật chính. Sau đó ngài tắm nước nóng rồi nằm yên trên võng để nghe qua làn gió nhẹ những tiếng nhạc từ đêm khiêu vũ vọng tới. Hôsê Palaxiôt đang giúp ngài ngủ thì nghe thấy ngài nói:
- Ông có nhớ điệu van ấy không?
Ngài huýt sao vài nhịp để làm sống lại điệu nhạc ấy trong ký ức người quản gia nhưng ông này không nhận ra. “Đó là điệu van được chơi nhiều nhất trong đêm chúng ta từ Chukixaca đến Lima”, ngài nói. Hôsê Palaxiôt không nhớ điệu van, nhưng sẽ không bao giờ quên cái đêm vinh quang ngày mồng tám tháng hai năm 1826. Buổi sáng hôm ấy, Lima hiến dâng họ một bữa tiệc chiêu đãi linh đình và Tướng quân đã đáp lại bằng một câu không thể thiếu mỗi khi nâng cốc: “Trên đất nước Pêru bao la, không còn bóng dáng một tên thực dân Tây Ban Nha”. Ngày ấy đã đánh dấu nền độc lập của châu lục rộng lớn mà Tướng quân dự định biến nó thành, theo đúng lời ngài, liên minh các quốc gia lớn nhất, hoặc vĩ đại nhất, hoặc mạnh nhất cho đến nay chưa từng xuất hiện trên trái đất này. Những mối xúc động của đêm vui còn lại với ngài lại gắn bó mật thiết với điệu van được lặp đi lặp lại không biết bao lần khi thấy cần thiết để không một mệnh phụ Lima nào lại không nhảy cùng ngài. Các sĩ quan của ngài, với những đồng phục sang trọng nhất vốn được nhìn thấy ở thành phố, theo gương ngài đã nhảy hết sức mình, bởi tất cả bọn họ đều là những tay nhảy van đáng khâm phục mà ký ức của họ về những đôi nhảy của mình sẽ đọng lại trong trái tim còn lâu bền hơn nhiều so với vinh quang chiến trận.
Đêm cuối cùng ở Honđa, người ta mở đầu dạ hội bằng điệu van chiến thắng và Tướng quân nằm trên võng đợi đến khi người ta chơi lại nó. Nhưng khi thấy rõ ràng người ta không chơi lại điệu van ấy, Tướng quân bỗng vùng dậy khỏi võng, mặc bộ quần áo cưỡi ngựa mà ngài đã dùng trong lúc dạo chơi mỏ bạc, rồi không cần báo trước, ngài có mặt ngay tại cuộc khiêu vũ. Ngài nhảy ba giờ, mỗi khi thay đôi nhảy ngài yêu cầu chơi lại nhạc van ấy, có lẽ ngài muốn dựng lên ánh hào quang xưa bằng tro tàn của những niềm hoài nhớ của mình. Đã xa rồi những năm tháng huy hoàng trong đó cả thiên hạ mệt lử đến phải đầu hàng, và chỉ một mình ngài tiếp tục nhảy cho đến sáng với đôi nhảy cuối trong phòng hiu quạnh. Bởi, đối với ngài khiêu vũ là một nỗi đam mê rất tự chủ đến mức ngài nhảy không có người nhảy hoặc ngài nhảy với chính âm nhạc do ngài tự huýt sáo và biểu lộ những niềm vui lớn bằng cách nhảy lên bàn ăn mà khiêu vũ. Đêm cuối cùng ở Honđa, sức khỏe ngài đã hao kiệt nhiều lắm đến mức phải khôi phục nó trong lúc nghỉ bằng cách hít thứ hơi bốc lên từ chiếc khăn tay thấm đẫm nước hoa, nhưng ngài đã
nhảy với biết bao nhiệt tình và với sự điêu luyện trẻ trung đến mức nếu không có sự sắp đặt trước, ngài đã xóa sạch những dư luận nói rằng ngài ốm thập tử nhất sinh.
Sau lúc nửa đêm, khi ngài trở về nhà, người ta báo cho ngài biết rằng có một phụ nữ đang đợi ngài ở ngoài phòng khách. Đó là một người đàn bà đẹp và kiêu hãnh, phả ra một hương vị mùa xuân. Bà mặc bộ đồ dạ, ống tay áo dài đến tận mu bàn tay, đi đôi ủng cưỡi ngựa làm bằng da dê mịn màng và đội chiếc mũ phụ nữ thời Trung cổ có mạng che bằng lụa. Tướng quân chào bà ta, mà lòng ngạc nhiên trước cách thức và giờ đến thăm. Không nói một lời, bà ta đặt ngang tầm mắt một hộp đựng thánh tích đeo trên cổ bằng một dây xà tích dài. Ngài ngạc nhiên nhận ra nó.
- Ồ, Miranđa Lynsay! - Ngài nói.
- Vâng, chính em đây! - Bà ta nói. - dẫu rằng em không còn như trước.
Giọng nói sang sảng và sôi động, y như giọng cây đàn viôlôngsen, hầu như còn ngắc ngứ bởi ảnh hưởng ít nhiều của tiếng Anh mẹ đẻ, có lẽ đã làm sống dậy trong Tướng quân những ký ức không được nhắc tới. Tướng quân phẩy tay ra hiệu cho người lính gác đang canh cửa lui ra chỗ khác, rồi ngồi đối diện với bà, rất gần kề bà đến mức đầu gối hai người hầu như chạm nhau và ngài cầm tay bà.
Họ quen nhau mười lăm năm trước đây ở Kintông nơi Tướng quân đang phải lưu đày lần thứ hai, trong một bữa cơm trưa bất ngờ ở nhà một thương gia người Anh tên là Macxuen Hyxlơp. Cô là con gái một của ngài Lơnđơn Lynsay, nhà ngoại giao vui vẻ người Anh đang sống trong nhà máy đường ở Hamaica để viết hồi ký gồm sáu tập mà không một ai đọc. Bất chấp vẻ đẹp không thể chê của Miranđan, bất chấp trái tim dễ dàng yêu của chàng thanh niên bị lưu đày, lúc đó ngài vẫn quá chìm đắm trong các hoài bão của mình, ngài đem lòng yêu một người con gái khác nên ngài chẳng để ý đến ai.
Có lẽ bà luôn luôn nhớ ngài như một người đàn ông còn già hơn cái tuổi ba mươi hai, da dẻ xanh xao vàng vọt, với hàm râu và ria mép râm lởm chởm của một người da đen và bộ tóc dài chấm vai. Ngài ăn mặc theo mốt Anh,
như những thanh niên thuộc giới quý phái sinh trưởng ở châu Mỹ, với chiếc cavat trắng và chiếc áo khoác ngoài bằng da quá dày so với khí hậu, và bông hoa dành dành cài trên ve áo. Vì ngài mặc như thế trong một đêm buông thả vào năm 1810, nên một con điếm điệu bộ đã nhầm ngài với một gã đồng tính luyến ái nam người Hy Lạp trong một nhà thổ ở Luân Đôn.
Điều đáng nhớ nhất của ngài, dù tốt dù xấu, là đôi mắt sáng và cái cách nói lưu loát và hấp dẫn với một giọng phấn khích của một loài chim săn. Điều ngạc nhiên hơn cả là ngài cứ nhìn xuống và chăm chú theo dõi những người cùng ăn và không nhìn thẳng vào mặt họ. Ngài nói bằng ngữ điệu và ngôn từ vùng đảo Carariat, và bằng lễ nghi của địa phương ngữ Mađrit, trong vinh dự của hai thực khách vốn không hiểu tiếng Tây Ban Nha. Ngày hôm ấy ngài nói có pha một thứ tiếng Anh sơ đẳng nhưng có thể hiểu được.
Trong suốt bữa ăn ngài chẳng để ý đến bất kỳ ai và những chuyện ma quái của mình. Ngài nói liến thoắng với một phong cách thông thái và hùng hồn, cứ tung ra những ý nghĩ tiên tri vẫn còn sống sượng, rất nhiều trong số những ý nghĩ ấy sẽ có mặt trong một bản tuyên ngôn anh hùng ca được đăng tải mấy ngày sau trên một tờ báo ở Kinhxơn, và có ý nghĩ cho rằng lịch sử cần được sùng kính như Bức thư Hamaica “Không phải là những người Tây Ban Nha mà chính sự chia rẽ của chúng ta là cái dẫn chúng ta một lần nữa đi đến chế độ nô lệ”, ngài nói. Vì cứ mải nói về phẩm giá cao cả, về các của cải và các tài năng của châu Mỹ, vài lần ngài nhắc đi nhắc lại rằng “Chúng ta là một nhân loại nhỏ bé”. Khi trở về nhà, người cha hỏi Miranđa thấy thế nào con người mưu khởi nghĩa từng làm xôn xao đám dân Tây Ban Nha sống trên đảo và cô gái đã rút ngắn trong một câu: “Hefeel hés Bonaparte”[18].
Mấy ngày sau ngài nhận được một bức thư lạ lẫm, có những lời hướng dẫn tỷ mỷ để ngài đi bộ một mình đến gặp cô gái tại một địa điểm hiu quạnh vào lúc chín giờ tối ngày thứ bảy tới. Sự thách thức kia không chỉ đe dọa cuộc đời ngài mà còn cả số phận của châu Mỹ, bởi lúc ấy ngài là người cuối cùng còn lại của một cuộc nổi dậy đã bị tiêu diệt. Sau năm năm của một nền độc lập không vững chắc, Tây Ban Nha đã thu hồi toàn bộ đất đai dưới triều phó vương Tân Granađa, toàn bộ đất đai dưới quyền chế độ quân quản ở Vênêxuêla, vì dân chúng ở hai đất nước kia đã không kháng chiến chống lại
chiến dịch càn quét dã man của tướng Pablô Môriđô, được mệnh danh là Nhà Bình định. Bộ chỉ huy tối cao của những người yêu nước đã bị tiêu diệt với công thức đơn giản: treo cổ tất cả những ai biết đọc và biết viết.
Trong thế hệ những người Mỹ Latinh nổi tiếng, từng gieo mầm độc lập từ Mêhicô đến Riô đê Plata, ngài là người được đồng tình hơn cả, người kiên trung hơn cả, người thông minh hơn cả, người kết hợp trí tuệ chính trị với trực giác quân sự nhuần nhuyễn hơn cả. Ngài sống trong ngôi nhà thuê gồm hai phòng cùng các trợ lý quân sự của ngài, cùng với hai thanh niên nô lệ vẫn tiếp tục hầu hạ ngài sau khi đã được giải phóng và cùng với Hôsê Palaxiôt. Đến một cuộc hẹn không rõ ràng, lại phải đi bộ, không có người hộ vệ và đi vào ban đêm, điều đó không chỉ là một sự liều thân vô ích mà còn là một sự ngu dại có một không hai. Nhưng với tất cả điều mà ngài đã đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của mình, thì bất cứ việc nào đối với ngài cũng kém phần hấp dẫn so với điều bí ẩn của một người đàn bà đẹp…
Một mình Miranđa ngồi trên lưng ngựa đợi ngài tại một địa điểm được dự tính trước. Khi ngài đến, cô cho ngài ngồi sau rồi dẫn ngài đi vào một con đường hẻm. Ngoài biển, trời sấm chớp đe dọa sẽ có mưa. Một đàn chó xám đổ đến xúm quanh chân ngựa, cứ lồng lộn trong sương mù, nhưng cô gái đã khiến chúng im lặng bằng những tiếng gọi dịu dàng bằng tiếng Anh được cô phát âm thầm thì. Họ đi qua ngay cạnh nhà máy đường nơi ngài Lơnđơn Lynsay viết những hồi ức mà không một ai ngoài ông ta còn nhớ, lội qua một con suối lổn nhổn những đá là đá, và đi sâu vào một cánh rừng thông mà ở phía cuối của nó có một tu viện khổ hạnh đã bị bỏ hoang. Tại đây họ xuống ngựa. Cô gái cầm tay dẫn ngài đi qua phòng thuyết giảng tối om để tới kho giữ đồ thờ thánh đã đổ nát và hầu như nó được chiếu sáng bởi một ngọn đuốc cắm vào tường, và chẳng có đồ nội thất nào khác ngoài hai thân cây được rìu đẽo nhẵn. Chỉ lúc ấy họ mới nhìn vào mặt nhau. Ngài mặc áo sơ mi dài tay với mái tóc buộc lại ở nơi gáy bằng một sợi vải nom như một cái đuôi ngựa, và Miranđa thấy ngài trẻ trung hơn, hoạt bát hơn là khi gặp nhau trong bữa cơm trưa nọ.
Ngài không hành động trước, bởi phương pháp cám dỗ của ngài không tuân theo một khuôn thước nào cả, mà mỗi trường hợp một khác hẳn, nhất là bước đầu tiên. “Trong những sự mở đầu của tình yêu không một thiếu sót nào
được đính chính cả”, ngài từng nói như vậy. Trong trường hợp ấy có lẽ ngài tự bằng lòng rằng mọi trở ngại sẽ được thanh toán trong tầm tay bởi vì sự quyết định là thuộc về cô gái.
Ngài đã nhầm. Ngoài sắc đẹp của mình ra, Miranđa có một phẩm giá khó vượt qua, thời gian đã qua đi một lúc khá lâu trước khi ngài hiểu rằng lần này mình cũng phải hành động trước mới được. Cô gái đã mời ngài ngồi xuống và cả hai cùng ngồi trên thân cây được đẽo nhẵn như họ đang ngồi ở Honđa sau đó mười lăm năm, nghĩa là người nọ ngồi đối diện với người kia, rất gần nhau đến mức đầu gối họ suýt chạm nhau. Ngài cầm tay cô gái kéo lại gần và định hôn cô. Cô gái để cho ngài kéo mình lại gần cho đến khi cô cảm nhận hơi nóng trong hơi thở của ngài và kịp thời dang mặt ra.
- Tất cả sẽ làm đúng lúc! - Cô nói.
Chính câu nói này đã chặn lại mọi ý định mà ngài muốn tiến hành sau đó. Vào lúc nửa đêm, khi mưa lọt vào nhà qua những cửa sổ trần nhà, họ vẫn ngồi đối diện nhau, tay nắm tay, trong lúc ngài ngâm một bài thơ của mình mà vào những ngày ấy ngài sáng tác bằng trí nhớ. Đó là một bài thơ tám chân rất có vần điệu, thai nghén kỹ lưỡng trong đó những lời tâng bốc tình yêu và những niềm kiêu hãnh nơi trận mạc được hòa quyện vào nhau. Cô gái cảm kích lắm và dẫn ra ba tên người định đoán ra tác giả của bài thơ.
- Đó là của một nhà quân sự. - Ngài nói.
- Nhà quân sự nơi chiến trường hay nhà quân sự nơi phòng khách? - Cô gái hỏi.
- Đó là của nhà quân sự văn võ song toàn. - Ngài nói - Đó là nhà quân sự vĩ đại và cô đơn nhất trên trái đất này.
Cô gái nhớ lại điều mình trả lời cha sau bữa cơm trưa ở nhà Hyxlơp và nói:
- Chỉ có thể là Bônapac.
- Gần như thế - ngài nói - Nhưng sự khác nhau về đạo đức giữa hai người là rất lớn bởi vì tác giả bài thơ này không cho phép bất cứ ai đội vương miện cho mình.
Với năm tháng qua đi. Trong lúc tin tức mới về ngài đến với mình, Miranđa càng ngày càng ngạc nhiên hơn đã tự hỏi rằng nếu ngài ý thức được rằng cái chuyến đi xuyên qua nhà máy đường của mình kia là sự hình dung trước chính cuộc đời ngài. Nhưng đêm ấy cô không hề nghi ngờ ngài, trái lại cô hy vọng vào lời hứa hầu như không thể có được nhằm giữ kín ngài mà không cảm thấy ngài, mà không nhân nhượng trước những cú tấn công càng khẩn trương hơn của ngài khi mà buổi bình minh đang đến gần. Cô đi đến chỗ chỉ cho phép ngài hôn, ngoài ra không có gì hơn nữa.
- Tất cả rồi sẽ được làm đúng lúc! - Cô bảo ngài.
- Vào lúc ba giờ chiều nay anh mãi mãi ra đi trên con tàu Haiti. - Ngài nói.
Với tiếng cười vui vẻ cô gái bóc trần thói ranh mãnh của ngài:
- Thứ sáu này con tàu ấy mới nhổ neo. Ngoài ra chiếc bánh kem mà ngài trao cho bà Turne làm hôm qua, hôm nay nó cần được đem đến bữa ăn tối của ngài cùng với người đàn bà mà em căm ghét nhất trên thế gian này.
Người đàn bà mà cô căm ghét nhất trên thế gian này là Hulia Côbiê, một phụ nữ người Đôminích đẹp và giàu có, cũng bị lưu đày ở Hamaica, mà theo như người ta đồn đại, ngài đã hơn một lần ngủ tại nhà bà. Đêm ấy, chỉ mình ngài và Hulia Côbiê sẽ tổ chức lễ sinh nhật của bà.
- Em thông thạo tin tức hơn cả những trinh thám của anh - ngài nói.
- Vì sao anh lại không nghĩ cho chính xác rằng em cũng là một trong những trinh thám của anh nhỉ?
Ngài đã không hiểu điều đó mãi cho đến lúc sáu giờ sáng khi trở về nhà và bắt gặp người bạn của mình là Phêlich Annêxtôy chết, người đầm đìa máu
nằm trên võng là nơi đáng lẽ ngài đã nằm nếu không vì lời hẹn hò ái tình giả mạo kia. Phêlich Annêxtôy ngủ lịm trên võng trong lúc đợi ngài trở về để báo một tin khẩn, và một trong số những người phục vụ vốn là nô lệ được trả tự do, bị bọn Tây Ban Nha mua chuộc, đã giết ông ta bằng mười hai nhát dao đâm mà cứ tưởng người đó chính là ngài. Miranđa biết rõ các kế hoạch mưu sát và cô chỉ lo làm sao cho thật kín đáo để chặn đứng vụ mưu sát này. Ngài muốn đích thân cảm ơn Miranđa, nhưng cô đã không trả lời những lời nhắn tin của ngài. Trước khi đến cảng Prinhxipê trên một con tàu của người đảo Coóc, qua Hôsê Palaxiôt, ngài gửi cho cô một hộp thánh tích quý báu mà ngài thừa kế của bà mẹ kèm theo một tờ bạc có ghi một dòng chữ mà không ký tên: “Tôi đã bị trừng phạt bằng một số phận đa mang”.
Miranđa không và không bao giờ hiểu nổi câu nói khó hiểu kia của chàng thanh niên thượng võ mà những năm sau này đã trở về quê hương mình với sự giúp đỡ của vị tổng thống nước cộng hòa tự do Haiti, tướng Alêxăngđrơ Pêchiông, cùng với một đội quân chân đất vượt qua dãy núi Anđêt, đã đánh bại các lực lượng vũ trang hoàng gia Tây Ban Nha tại cầu Bôdaca, và giải phóng lần thứ hai Tân Granađa, sau đó cho Vênêxuêla, quê hương ngài, và cuối cùng các vùng đất hiểm trở miền nam giáp gianh với vương triều Braxin. Cô theo dõi hành tung của ngài nhất là các hành tung được kể trong các câu chuyện của lữ khách vốn không biết mệt trong việc kể lại chiến tích của ngài. Khi nền độc lập được xác lập đối với chế độ thực dân Tây Ban Nha, Miranđa kết hôn cùng với một nhà đồ bản người Anh đã đổi nghề và lập nghiệp ở Tân Granađa để trồng giống mía Hamaica trên các thung lũng thuộc Honđa. Ngày hôm trước Miranđa có mặt tại đấy khi nghe tin nói rằng người bạn cũ của mình, kẻ bị lưu đày ở Kinhtơn đang ở nơi chỉ cách nhà bà chừng ba dặm đường. Nhưng khi bà đến mỏ thì Tướng quân đã trở về Honđa và thế là bà phải cưỡi ngựa đi thêm nửa ngày để gặp ngài.
Hẳn là bà không nhận ra ngài ở ngoài đường nếu ngài không có hàm râu và bộ ria thời trai trẻ. Nhưng với mái tóc đã bạc lại thưa thớt, cũng như diện mạo lúng túng, ngài đã để lại cho bà một ấn tượng kinh hoàng rằng mình đang nói chuyện với một người chết rồi. Miranđa có ý định sẽ cởi bỏ mạng che mặt để nói chuyện với ngài, và như vậy mối nguy hiểm bị nhận mặt ở ngoài đường một lần nữa được vượt qua. Nhưng nỗi sợ chính Tướng quân cũng nhận ra những dấu ấn của thời gian đi qua để lại trên mặt bà đã kịp ngăn
bà lại. Hầu như họ mới chào hỏi xã giao xong, Miranđa đi thẳng vào vấn đề của mình.
- Tôi đến để xin ngài một ân huệ.
- Bà cứ nói vì tôi hoàn toàn thuộc về bà.
- Người cha của năm đứa con tôi vừa mới bị thi hành bản án tù giam lâu dài vì tội giết chết một người đàn ông.
- Giết vì danh dự phải không?
- Vì một cuộc tranh chấp tay đôi - bà nói và giải thích thêm: - Vì ghen tuông.
- Hiển nhiên là vô cớ.
- Có cớ đấy ạ!
Nhưng giờ đây tất cả đều thuộc về quá khứ, kể cả ngài và điều duy nhất mà bà yêu cầu ngài ra ân là hãy dùng quyền lực của mình để chấm dứt tình trạng bị giam cầm của người chồng. Ngài chỉ còn biết nói sự thật mà thôi.
- Ta đang ốm và vô dụng như bà có thể thấy, nhưng không có gì trên thế gian này mà ta lại không đủ khả năng làm vì bà.
Ngài ra lệnh cho gọi đại uý Ibara đến để ông ta ghi lại trường hợp này và ngài hứa khi nào tất cả đều ở trong tầm tay của quyền lực mình, ngài sẽ tìm cách giảm án ngay. Chính đêm ấy Tướng quân trao đổi ý kiến với tướng Pôxađa Gutiêrêt, trong điều kiện tuyệt đối bí mật và không để lại một mẩu giấy viết chữ, nhưng tất cả còn treo lại cho đến khi nắm được bản chất của chính phủ mới. Ngài tiễn Miranđa ra tận cổng ngôi nhà là nơi đội hộ tống của bà gồm sáu người nô lệ được tự do đang chờ và ngài hôn tay bà để từ biệt.
- Đó là một đêm hạnh phúc - bà nói.
Ngài không cưỡng lại ý định, đã hỏi:
- Đêm nay hay cái đêm ấy?
- Cả hai - bà nói.
Bà cưỡi trên lưng một con ngựa to, có dáng đẹp y như con ngựa của Phó vương và cho ngựa phi hết tốc lực mà không quay lại nhìn ngài. Tướng quân đứng ở cổng đợi cho đến khi không nhìn thấy bà ở cuối đường phố nhưng ngài vẫn tiếp tục thấy bà trong giấc mơ khi Hôsê Palaxiôt đánh thức ngài dậy vào lúc rạng sáng để bắt đầu chuyến đi thuyền dọc theo sông.
Đã bảy năm trôi qua kể từ khi ngài nhượng một đặc quyền cho viên thuyền trưởng người Đức tên là Giooăng B.Enbớc để ông ta mở vận tải tàu thuỷ. Chính ngài đã đi trên một trong những chiếc tàu của ông ta từ Barăngca Nuêva đến cảng Rêan, trên đường đi Ôcanha và ngài thừa nhận rằng đó là một hình thức du lịch thuận lợi và an toàn. Tuy nhiên, thuyền trưởng Enbớc cho rằng cuộc thương lượng không có giá trị nếu nó không được một đặc ân hỗ trợ và tướng Săngtăngđe đã nhượng bộ không điều kiện khi ông ta được giao quyền ở phủ tổng thống. Hai năm sau, khi xem xét lại bằng quyền lực tối cao do Quốc Hội giao phó, Tướng quân đã xoá bỏ sự thoả thuận trên bằng những câu tiên tri: “Nếu chúng ta nhượng cho người Đức sự độc quyền tàu thuỷ thì họ sẽ chuyển nó ngay cho Hoa Kỳ”. Sau đó ngài tuyên bố quyền tự do hoàn toàn của vận tải thuỷ trong toàn quốc.
Vậy là khi muốn tìm một chiếc tàu chạy bằng hơi nước để phòng khi phải ra đi thì toàn gặp sự chậm trễ quanh co y hệt như sự trả thù và vào lúc ra đi ngài phải bằng lòng với những chiếc thuyền champanh[19]thông dụng.
Ngay từ lúc năm giờ sáng, bến cảng đã đông nghịt những người đi bộ và những người đi ngựa được nhà chức trách tập hợp lại ở các con đường mòn gần đấy để giả làm một cuộc đưa tiễn trọng thể như trước đây. Nhiều chiếc thuyền đậu ở bến chở đầy phụ nữ tươi cười đang gào lên để trêu trọc những người lính gác và bọn này cũng trả lời họ bằng những lời tục tĩu. Cùng với đoàn sỹ quan tuỳ tùng, Tướng quân đến bến cảng vào lúc sáu giờ sáng. Ngài
đã đi từ nhà quan tỉnh trưởng, đi một cách chậm chạp, miệng bịt một chiếc khăn tay tẩm nước hoa.
Một ngày đầy mây đã được báo trước. Các cửa hàng trên các phố buôn bán đã mở cửa từ lúc rạng sáng, và một số cửa hàng hầu như bán hàng ở ngoài trời giữa đống đổ nát của những ngôi nhà bị động đất cách đây mười lăm năm phá đổ. Tướng quân vẫy khăn tay chào đáp lại những ai từ cửa sổ nhà mình chào ngài, nhưng họ chỉ là số rất ít, còn phần đông yên lặng nhìn ngài đi qua, thẩy đều ngỡ ngàng trước sức khoẻ sa sút của ngài. Ngài mặc áo sơ mi buông dài ống tay, đi đôi ủng Uêlinhtơn duy nhất và đội chiếc mũ trắng. Trong sân sau một nhà thờ, cha sứ trèo lên chiếc ghế để đọc diễn văn chia tay với ngài, nhưng tướng Carênhô đã ngăn cha sứ lại. Tướng quân đến gần và bắt tay cha sứ.
Đến quãng vòng đầu phố, chỉ nhìn thoáng một cái Tướng quân hiểu rằng mình sẽ không trèo nổi dốc, nhưng vịn vào tay tướng Carênhô ngài bắt đầu trèo dốc cho đến khi thấy rõ rằng mình không thể trèo thêm được nữa. Lúc ấy mọi người khuyên Tướng quân hãy dùng chiếc cáng tay mà Pôxađa Gutiêrêt đã chuẩn bị phòng khi cần đến nó.
- Không! Ta van ông đấy, Carênhô ạ! - Ngài nói, vẻ lúng túng. - Hãy tránh cho ta nỗi nhục nhã này!
Ngài đã lên đến đỉnh dốc bằng sức mạnh của ý chí hơn là sức mạnh của cơ thể; và tuy vậy ngài vẫn đủ sức để xuống dốc mà không cần ai giúp sức để đi đến bến cảng. Đối với mỗi vị trong đoàn tuỳ tùng chính thức, Tướng quân đều từ biệt bằng một câu nói đáng yêu. Ngài từ biệt họ với một nụ cười gượng gạo để không ai nhận ra rằng trong cái ngày mười lăm tháng năm ấy mình đang thực hiện một chuyến đi trở về cõi hư vô. Đối với quan tỉnh trưởng Pôxađa Gutiêrêt, ngài kỷ niệm cho ông ta huân chương vàng khắc nổi hình nhìn nghiêng của ngài, rồi bằng một giọng nói tương đối to để mọi người đều nghe rõ ngài cảm ơn ông đã hết lòng giúp đỡ mình, và cuối cùng ngài cảm kích ôm hôn ông ta. Sau đó ngài xuất hiện trên mũi thuyền champanh vẫy mũ từ biệt mọi người mà chẳng nhìn một ai trong số những người đang đứng thành từng nhóm ở bờ sông đồng thanh hô tạm biệt ngài, mà không nhìn sự lộn xộn của những chiếc thuyền nan vây quanh những
chiếc thuyền champanh, không nhìn đám trẻ bơi dưới nước như những con cá trích. Ngài vẫn tiếp tục vẫy mũ về chính một hướng với một biểu hiện xa lạ, cho đến khi không nhìn thấy gì hơn đỉnh tháp chuông nhà thờ nhô lên trên những bức thành đổ nát. Lúc đó, Tướng quân chui vào lều của thuyền champanh. Ngài duỗi chân để Hôsê Palaxiôt giúp ngài rút ủng ra.
- Để xem giờ đây có đúng họ tin rằng chúng ta đã ra đi không. - Ngài nói.
Hạm đội được hình thành từ tám chiếc thuyền champanh to nhỏ khác nhau và một chiếc đặc biệt giành cho Tướng quân và đội tuỳ tùng của ngài, với bánh lái đặt ở phái sau và tám chân sào bơi thuyền bằng những mái chèo làm từ gỗ dũ sang. Khác với những chiếc thuyền bình thường, mà ở giữa thường có một túp lều lá cọ chứa hàng hoá, thuyền champanh đặc biệt này có một lều vải, trên mái căng vải lanh để có thể mắc chiếc võng dưới bóng râm và bên trong lều được bọc bằng vải bố và được che bằng mành cọ, xung quanh lều mở bốn cửa sổ cho thoáng khí và sáng sủa. Người ta bày cho ngài một chiếc bàn nhỏ để viết hoặc để chơi bài, một kệ sách và một chum nước lọc. Người chỉ huy hạm đội vốn được chọn lựa trong số những người thạo công việc sông nước nhất vùng, tên là Caxinđô Săngtôt. Ông ta vốn là một đại uý của tiểu đoàn Tirađoret thuộc đơn vị Bảo vệ ngài. Ông ta có giọng nói vang như sấm và một vết sẹo trên mắt phải và một quan điểm khá táo bạo về quyền hành của mình.
Tháng năm là tháng đầu tiên trong những tháng tốt lành đối với những con tàu thuỷ của thuyền trưởng Enbớc, nhưng tháng tốt lành này lại không là những tháng tốt nhất đối với những thuyền champanh. Những cơn nóng chết người, những trận giông bão từng được nói tới trong Kinh Thánh, những dòng nước phản phúc, những đe doạ của thú dữ, tất cả những thứ đó dường như cùng phụ hoạ đe doạ sự yên hàn của khách đi thuyền champanh. Ấy là chưa kể đến một nỗi dằn vặt đối với những người yếu mệt dễ nhậy cảm là cái mùi thum thủm của các tảng thịt ướp treo một cách vô ý bên mạn thuyền tổng thống và ngài đã ra lệnh đem đi chỗ khác ngay khi ngài ngửi thấy lúc lên thuyền. Vì biết rõ Tướng quân không chịu nổi bất cứ thứ mùi vị thức ăn nào, đại uý Săngtôt ra lệnh để chiếc thuyền champanh cung ứng mà trên đó có cả các chuồng nhốt gà lợn sống phải đi sau hạm đội. Tuy nhiên, ngay từ ngày đầu đi thuyền, sau khi ngài ăn rất ngon miệng liền hai bát bánh bột ngô non,
đại uý Săngtôt tin chắc rằng ngài sẽ không ăn thứ gì khác trong suốt cuộc hành trình.
- Thứ bánh này dường như được làm bởi bàn tay kỳ diệu của Phecnăngđa Xêptima. Ngài nói.
Đúng thế. Bà đầu bếp, Phecnăngđa Bariga, người Kitô, người mà ngài gọi là Phecnăngđa Xêptima khi ép ngài phải ăn một thứ gì đó mà ngài không thích, đã có mặt ở trên thuyền cho dù ngài không biết bà là người Anhđiêng dễ mến, thích đùa, béo tốt mà đức tính lớn nhất của bà không phải là cái tài nấu ăn trong nhà bếp mà là cái bản tính làm vui lòng Tướng quân nơi bàn ăn của bà. Ngài đã dứt khoát để bà ở lại Săngta Phe cùng với Manuêla Saênh, để giúp công việc nội trợ. Nhưng tướng Carênhô từ Goađuat đã khẩn cấp gọi bà đến khi Hôsê Palaxiôt hoảng hốt báo cho ông biết kể từ đêm trước ngày lên đường Tướng quân không ăn trọn một bữa ăn nào. Bà đến Honđa vào lúc nửa đêm và người ta đưa bà lên thuyền; giấu trong chiếc thuyền champanh cung ứng đợi dịp sẽ ra mắt ngài. Bà này ra mắt ngài, ngay lập tức niềm vui mà Tướng quân bộc lộ khi ăn món bánh bột ngô non, vốn là bữa ăn ngon miệng nhất kể từ khi sức khoẻ ngài bắt đầu sút.
Ngày đi thuyền đầu tiên cũng có thể là ngày cuối cùng. Vào lúc hai giờ chiều trời đã tối sầm, nước sông đã nổi sóng bạc đầu, sấm chớp rung chuyển mặt nước và các chân sào hình như bất lực trong việc ngăn chặn mái chèo gẫy vì va phải đá ngầm. Từ trong lều, Tướng quân quan sát công việc cứu thuyền được đại úy Săngtôt chỉ huy bằng những lời quát tháo. Tài năng sông biển của ông ta xem ra không đủ để chỉ huy tàu thuyền trong trường hợp bão tố như thế này. Ngài quan sát công việc lúc đầu vì tò mò, sau đó vì nỗi thèm khát không dừng được và cuối cùng khi ở thời điểm nguy kịch ngài nhận ra rằng đại uý đã phát lệnh sai. Thế là để cho bản tính của mình lôi cuốn, ngài bước đi trong gió táp và mưa sa, rồi từ trên chõ xuống ngài ra lệnh trái ngược với lệnh của đại uý.
- Không phải phía ấy. - Ngài quát. - Về phía phải! Về phía phải.
Những chân sào phản ứng lại cái giọng yếu ớt nhưng vẫn còn đủ của một thứ quyền lực không thể cưỡng lại được, và ngài đã nắm quyền chỉ huy mà
"""