"Tuổi 60 Khởi Sinh PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tuổi 60 Khởi Sinh PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo HỘI MÊ SÁCH Tải eBooks miễn phí tại https://hoimesach.com Nhận eBooks miễn phí qua Zalo: https://zalo.hoimesach.com Group: https://facebook.com/groups/mesachhoi Các bạn độc giả Việt Nam thân mến, Tôi thực sự biết ơn vì các bạn đã chọn cuốn sách này. Thật vinh dự biết bao khi cuốn sách của tôi được xuất bản tại Việt Nam. Tôi sinh ra ở Kobe, một thị trấn nhỏ của Nhật Bản. Ở đây có khá nhiều người Việt Nam sinh sống vậy nên từ nhỏ tôi đã gặp không ít người Việt. Tôi nhớ rằng, suy nghĩ đầu tiên của mình về Việt Nam đó là “Tại sao lại có một đất nước đẹp lạ lùng đến vậy?!”. Khi tôi đi du lịch khắp nước Mỹ lúc còn là sinh viên, bạn thân của tôi là một cậu sinh viên người Việt. Cậu ấy lúc nào cũng vui vẻ và rạng rỡ, đến mức tôi có cảm giác bất cứ điều gì cậu ấy làm cũng rất thú vị. Cậu hay kể những câu chuyện tiếu lâm khiến tôi cười lăn cười bò. Và sau mỗi câu chuyện tôi lại học được thêm một chút về đất nước, con người Việt Nam. Khi đã trưởng thành, tôi có dịp đến thăm Việt Nam, và tôi vô cùng yêu thích con người nơi đây. Nhìn cách họ đối xử với gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh, tôi nhận ra rằng nét văn hóa đặc trưng nhất của người Việt chính là văn hóa yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Với tôi Việt Nam luôn là một đất nước xinh đẹp với những con người hiền hòa, nhân ái. Hy vọng những câu chữ mà tôi viết sẽ làm các bạn thực sự cảm động giống như những gì mà Việt Nam đã chạm vào trái tim tôi vậy. Mong rằng trong lần đến Việt Nam sắp tới, tôi có thể được gặp các bạn – những độc giả đã chọn đọc cuốn sách của tôi. Cuối cùng, tôi chúc các bạn sẽ luôn tiếp tục sống với ước mơ của mình. Hãy cố gắng biến nó thành hiện thực, bạn nhé! – Ken Honda 1 LÀM NHỮNG VIỆC BẠN MUỐN LÀM NĂM 20 TUỔI Một lần nữa thực hiện ước mơ của tuổi trẻ Bạn hãy thử nhớ lại xem tuổi 20 của bạn tràn đầy nhiệt huyết hay là một người sống khép mình? Bạn quan tâm đến những vấn đề gì trong những năm tháng đó? Có lẽ ký ức của bạn về thời trẻ chính là những ước mong như muốn tham gia thay đổi xã hội, kiến thiết đất nước, khao khát hòa bình và chấm dứt chiến tranh,... Hoặc đơn giản hơn, có phải bạn đã từng mong mình có thể làm được điều gì đó lớn lao và nổi bật ở tuổi đôi mươi của mình? Nếu bạn đã từng tràn đầy nhiệt huyết ngày trẻ thì nhiệt huyết của thời thanh xuân đó bây giờ có còn chảy trong bạn hay không? Ở tuổi 60 này, cho dù bạn vẫn còn ôm ấp những hoài bão của tuổi trẻ thì có lẽ bạn cũng không nói về chúng một cách sôi nổi như ngày xưa. Và có lẽ là hiếm hoi việc bạn thức thâu đêm để nói về tương lai của đất nước hay những vấn đề của xã hội. Có chăng bạn chỉ cảm thấy hào hứng một chút khi xem những chương trình thảo luận trên ti vi mà thôi. Có bao giờ bạn tự hỏi: Phải chăng nhiệt huyết của mình hồi 20 tuổi giờ đã chết thật rồi? Bạn hãy thử cảm nhận xem. Có lẽ nhiệt huyết đó chỉ đang ngủ ở một góc sâu kín trong trái tim bạn và chờ đợi một cơ hội để được hồi sinh. Để khơi gợi nhiệt huyết một lần nữa, bạn hãy nghĩ xem có điều gì mà mình đã bỏ lỡ và cảm thấy hối tiếc vào năm 20 tuổi không? Ví dụ như bạn đã thử thành lập một ban nhạc nhưng sau đó bạn lại bỏ dở giữa chừng. Hay là bạn rất muốn chơi guitar nhưng bởi vì quá xấu hổ cho nên bạn đã không dám tập. Hãy nhớ lại tất cả những việc mà thời đó bạn đã rất muốn làm mà chưa thực hiện được. Tôi chắc chắn rằng vào thời điểm đó, có những việc bạn đã rất khát khao thế nhưng bạn đã không làm nó đến cùng phải không nào? Nếu là một người mạnh mẽ thì có lẽ bạn đã hoàn thành tất cả những việc mình muốn làm vào những năm 20 tuổi rồi. Nhưng nếu chưa làm được những điều đó, vậy thì ngày hôm nay bạn hãy thử làm lại một lần nữa xem sao. Trong tiếng Nhật, buổi tiệc mừng thọ tuổi 60 được gọi là Kanreki. Kanreki có nghĩa là bạn đã đi hết qua được 12 cung hoàng đạo và trở về cung hoàng đạo của năm bạn được sinh ra. Điều này giống như là bạn được sinh ra một lần nữa trong vòng hoàng đạo vậy. Theo truyền thống, bạn sẽ được con cháu mừng tuổi và chúc mừng bằng những phong bao lì xì đỏ thắm. Nhưng lễ Kanreki không chỉ là để ghi dấu rằng bạn đã đi qua 60 năm đời người khỏe mạnh, mà theo tôi đây cũng là buổi lễ để đánh dấu việc bạn có thể trở về sống như tuổi 20. Bởi vì bắt đầu từ thời điểm này, khi đã có thể buông bỏ nhiều trách nhiệm nặng nề trên vai xuống, bạn có thể sống cuộc đời mà bạn mong muốn mà ít bị ràng buộc hơn. Thế nên thay vì ngồi buồn bã thì bạn hãy bắt đầu làm những điều bạn đã từng muốn làm vào năm 20 tuổi đi thôi. Đừng nghĩ rằng “bây giờ là quá muộn” mà hãy nghĩ rằng “bây giờ là thời điểm thích hợp” Dù bạn đã quyết tâm thực hiện những việc mình đã bỏ lỡ vào năm 20 tuổi, thì thực tế việc thực hiện sẽ luôn có đôi chút khó khăn. Ví dụ như bạn lấy hết dũng khí để quyết định “từ giờ tôi sẽ học piano” hay “bây giờ tôi sẽ học guitar”. Thế nhưng khi bạn đến trung tâm để đăng ký, bạn lại chần chừ, do dự và nghĩ rằng “có lẽ mình đã đến sai chỗ rồi” hay là nghĩ “cho dù mình có học được đi chăng nữa thì cũng chẳng để làm gì”. Và có lẽ lúc đó, bạn sẽ suy nghĩ bi quan kiểu như: “Ở cái tuổi này mới bắt đầu học này học nọ thì đã muộn mất rồi”. Nhất là trong những trường hợp giáo viên dạy cho bạn lại là một người trẻ tuổi thì suy nghĩ đó lại càng rõ hơn. Đối với những người ở độ tuổi 60, đã có con cháu như bạn thì nghĩ như vậy cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng nếu như bạn thay đổi suy nghĩ “làm điều đó bây giờ là quá muộn” thành suy nghĩ “bây giờ chính là thời điểm thích hợp” thì cuộc đời của bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Thay vì suy nghĩ “mình có thể làm tốt hay không?” thì bạn hãy nghĩ rằng “điều đó có vui hay không, có thú vị hay không?”. Nếu như bạn có thể thay đổi cách suy nghĩ theo hướng tích cực như vậy thì có lẽ từ giờ trở đi, cuộc đời của bạn sẽ bước sang một trang mới đầy phấn khởi. Hãy thử tưởng tượng xem vào thời điểm mà bạn cận kề với cái chết thì bạn có thể sẽ hối hận vì điều gì. Bạn hãy suy nghĩ từng việc, từng việc một để có thể thực hiện chúng ngay vào lúc có thể này. Có rất nhiều người đã trải qua tuổi 70 và tuổi 80 một cách vui vẻ bởi vì bắt đầu từ năm 60 tuổi họ đã làm như vậy. Cơ hội cuối cùng Chẳng lẽ cứ để cuộc đời kết thúc mà vẫn chưa làm được điều mình muốn hay sao? Vậy nên, nếu bạn muốn làm điều gì đó thì tuổi 60 chính là cơ hội cuối cùng của bạn. “Ở tuổi này những việc như thế không thể làm được”, rất nhiều người đã khép lại ước mơ của mình bằng câu nói ấy. Thế nhưng cứ đóng ước mơ của mình lại như vậy thì cả cuộc đời này bạn sẽ vĩnh viễn bỏ qua chúng. Bắt đầu hay từ bỏ? Nếu như trong tình cảnh phải lựa chọn thì bạn hãy tự hỏi bản thân mình “nếu như không làm điều đó, liệu rằng khi chết mình có thấy an lòng hay không?”. Khi trả lời câu hỏi đó một cách trung thực, bạn sẽ biết mình nên lựa chọn điều gì. Trong trường hợp có rất nhiều điều muốn làm nảy ra trong đầu bạn thì nên làm thế nào? Ví dụ như bạn muốn đi vòng quanh thế giới cho đến lúc chết đồng thời lại muốn thành lập một ban nhạc, mở một cuộc triển lãm tranh cá nhân rồi thì viết sách, lập một cửa hàng của riêng mình,... Để làm được hết những việc đó, một là tốn rất nhiều tiền, hai là tốn rất nhiều thời gian và sức khỏe, ba là có khá nhiều rủi ro. Trong tình huống như vậy, điều bạn nên làm không phải là suy nghĩ xem làm cách nào để có thể thực hiện được hết những điều đó hay cảm thấy thất vọng và đau khổ vì những điều mình muốn đều quá tầm tay. Điều quan trọng và cần thiết lúc này là bạn hãy bình lặng để suy nghĩ xem việc gì là việc mà “mình không thể chết nếu như chưa thực hiện được”. Thường thì con người ta không có quá nhiều điều thực sự quan trọng muốn thực hiện trong cuộc đời, mà chỉ có một hoặc hai việc mà thôi. Và dĩ nhiên việc tự nhiên đi vay tiền rồi mở một cửa hàng có lẽ là một điều phi thực tế. Thế nhưng nếu như là thử học một loại nhạc cụ hay là tổ chức một chuyến du lịch thì không có gì là quá khó khăn cả. Do đó, quan trọng nhất vẫn là bạn có thể xác định được chính xác điều có ý nghĩa với mình. Làm điều bạn muốn khi còn có thể Một người bạn của tôi làm ở viện dưỡng lão đã kể tôi nghe rất nhiều câu chuyện về người già. Trong đó, anh có kể về những người mắc bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. Họ còn muốn làm rất nhiều điều, thế nhưng lại không thể thực hiện được do tình trạng sức khỏe không cho phép. Ví dụ họ muốn leo lên núi Phú Sỹ nhưng họ không còn chút sức lực nào để làm. Cho dù lúc đó họ có muốn leo núi đến đâu đi chăng nữa, thế nhưng cảm giác chân không thể bước đi, phổi không thể thở, tim không còn đủ nhịp,... là trở ngại vật lý mà họ hoàn toàn không thể nào vượt qua. Nếu như bạn vẫn còn có sức khỏe hay tình trạng sức khỏe của bạn không xấu đến mức như vậy thì bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện được rất nhiều điều trong cuộc đời mình. Tất nhiên không phải những điều phi thường kiểu như là chạy 100m trong vòng 10 giây, còn lại thì chắc chắn trong bạn vẫn còn đủ sức lực để làm nhiều việc khác. Nếu bây giờ sức khỏe của bạn không được tốt thì bạn cũng đừng bi quan quá. Cũng có những người sống khỏe mạnh ở năm 80 tuổi nói rằng năm 60 tuổi là thời kỳ sức khỏe của họ xấu nhất. Thời kỳ 60 tuổi chính là thời kỳ sức khỏe bắt đầu “trục trặc”, nhưng sau đó tình hình sẽ dần tốt lên rất nhiều. Nếu bạn suy nghĩ được như thế thì có lẽ bạn sẽ cảm thấy tốt hơn một chút. Nên cho dù sức khỏe hiện nay của bạn có xấu đi chăng nữa thì cũng hãy bắt đầu suy nghĩ về những việc bạn có thể làm đi thôi. Cách sống quyết định vẻ bề ngoài Ở độ tuổi 60, cuộc sống của từng người sẽ có sự khác biệt rất lớn. Vào năm 20 tuổi, mọi người đều khá giống nhau, không có tiền, cũng không có thời gian mà chỉ có ước mơ và hy vọng. Cho dù là có bạn trai, bạn gái hay không, cho dù có học hành hay không thì hầu như mọi người cũng không có sự khác biệt nhau mấy. Thế nhưng 40 năm sau thì như thế nào? Cùng ở độ tuổi 60, có những người nhìn chỉ như 40-50 tuổi nhưng có những người thì trông như đã 70 tuổi. Cùng là tuổi 60 có người còn rất trẻ nhưng cũng có người cho người khác cảm giác rằng họ sắp sửa kết thúc cuộc đời. Vẻ bề ngoài của một người cũng giống như vân gỗ ở trên thân cây vậy. Nó biểu thị cho sức sống và tuổi thọ của người đó. Bạn có nhận ra rằng vẻ bề ngoài của những người sống lạc quan, vui vẻ và những người sống khổ sở, buồn bã trông hoàn toàn khác nhau không? Có những người là bạn học, chơi thân với nhau thời cấp hai, thế nhưng 40 năm sau gặp lại thì có cảm giác tuổi tác của hai người cách biệt nhau rất nhiều. Ý tôi không phải là cứ trông trẻ trung mới tốt, mà điều tôi muốn nói ở đây là tùy thuộc vào cách sống của bạn mà vẻ bề ngoài của bạn cũng sẽ hoàn toàn khác. Năm 20, 30 tuổi, bạn giống như bước lên một con tàu chỉ có thể lao về phía trước. Có một số người đến năm 40, 50 tuổi thì muốn thay đổi con đường đó. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thay đổi được vì những lý do như là học tập, công việc, tiền bạc. Thế nhưng bây giờ thì sao? Bạn có muốn thay đổi “đường ray” của mình? Có lẽ không ít người nghĩ rằng bây giờ đã muộn rồi, không thể làm được những việc mà mình thích nữa. Nhưng điều đó có thực sự đúng hay không? Bởi so sánh với khoảng thời gian trước thì hiện tại những mối quan hệ bạn phải duy trì và những việc mà bạn phải làm đã ít đi rất nhiều. Từ bây giờ trở đi bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào? Cứ như vậy già đi, rồi chết sao? Cứ sống một cách nhàm chán như vậy hay là từ giờ bạn sẽ sống một cuộc sống thật thú vị? Đưa ra quyết định, đó chính là việc đầu tiên bạn cần làm ở tuổi 60. 2 GẶP LẠI BẠN BÈ Liên lạc với những người bạn đã lâu không gặp Nhắc đến hai chữ bạn bè thì bạn sẽ nghĩ ngay đến những ai và trong số đó bạn vẫn thường xuyên liên lạc với bao nhiêu người? Có lẽ sẽ có không ít bạn bè mặc dù là biết nhau mấy chục năm rồi, nhưng bao nhiêu năm qua cũng chỉ gởi cho nhau vài tấm bưu thiếp chúc mừng năm mới mà thôi. Và trong đó thậm chí có những người bạn chỉ ở mức biết được địa chỉ của nhau chứ chưa từng liên lạc lấy một lần. Những người bạn từ thời thơ ấu, những người bạn thời thanh niên, những người bạn mà bạn quen biết sau khi kết hôn, khi mà con cái vẫn còn nhỏ và những người bạn mà thậm chí còn thân thiết hơn người nhà của bạn,... những người bạn như thế hiện tại như thế nào rồi? Việc thứ hai bạn phải làm ở tuổi 60 chính là tìm lại những người bạn như thế và gặp gỡ họ một lần nữa. Đọc đến đây có lẽ nhiều người nói “Tôi không biết tìm họ như thế nào!”. Quả thật sẽ rất khó để bạn tìm lại một người bạn đã bặt vô âm tín cả 10 năm nay rồi. Thế nhưng trong thời đại Internet như hiện nay, khi bạn cố ý tìm kiếm thông tin của một ai đó, bạn sẽ thấy rằng thật ra việc tìm kiếm họ dễ hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Ví dụ như bạn có thể tìm kiếm họ thông qua Facebook – trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay, được sáng lập bởi Mark Zuckerberg khi còn là một sinh viên của trường đại học Harvard. Facebook vốn là một trang web dành cho các sinh viên đại học Harvard trao đổi giao lưu với nhau. Đầu tiên chỉ những sinh viên có địa chỉ email của trường đại học này mới sử dụng được Facebook mà thôi. Nếu như bạn vẫn chưa biết gì về Facebook và xa lạ với Internet thì có thể nhờ con hoặc cháu của mình hướng dẫn cho mình bạn nhé. Cho dù là bạn không dùng cách tìm kiếm qua Internet thì bạn cũng có thể tìm kiếm địa chỉ liên lạc trong danh sách lớp của bạn ngày xưa và kết nối lại với những người bạn lâu rồi không liên lạc. Nếu như bạn thật sự muốn làm điều này thì ngay từ bây giờ, bạn hãy dành ra chút thời gian để lên danh sách những người bạn của mình từ thời tiểu học cho tới bây giờ xem sao. Bạn hãy nhớ lại xem là bạn đã quen biết họ như thế nào và suy nghĩ xem bây giờ bạn muốn gặp người nào nhất, người bạn nào khiến bạn ấn tượng và hạnh phúc khi ở bên. Có lẽ từ trước đến nay bạn không ý thức được điều này, thế nhưng trên thực tế bạn bè là những người đã giúp đỡ bạn rất nhiều trong cuộc sống và cũng là những người mang lại cho bạn rất nhiều niềm vui đấy. Sau 60 tuổi bạn không thể sống thiếu những người bạn Vì sao nên liên lạc lại với những người bạn đã bặt vô âm tín từ lâu khi bạn 60 tuổi? Bởi vì những người bạn đó mới là những người biết rõ nhất về quá khứ của bạn. Bạn đã từng học ở trường tiểu học như thế nào? Thời kỳ trung học bạn có biệt danh gì? Nếu là những người bạn thân đã học cùng trường với nhau thì có khả năng họ còn nhớ những điều này hơn cả bản thân bạn. Và đương nhiên thậm chí vợ hoặc chồng bạn, con cái bạn cũng không biết được những điều đó, ngay cả bản thân bạn có khi cũng không nhớ. Khi ôn lại chuyện cũ với những người bạn đó, bạn sẽ nhớ ra được rất nhiều điều vui vẻ trước đây. Kỷ niệm đó là những điều rất quan trọng để giúp cho bạn cảm thấy cuộc sống sau này ý nghĩa hơn. Chính vì vậy có thể nói rằng việc gặp gỡ những người bạn cũ là rất cần thiết. Vào năm 40-50 tuổi, khi bạn gặp lại bạn bè đồng lứa thì thường nói những chuyện như: Làm việc ở công ty nào tốt? Xã hội hiện nay như thế nào? Có dư dả tiền bạc hay không?... Bởi vì thời kỳ đó bạn vẫn còn cảm giác cạnh tranh, muốn so sánh bản thân mình với bạn bè. Ngoài mặt người ta có thể tỏ ra rất hiền hòa, thân thiết nhưng mà bên trong lại không ngừng cạnh tranh, ganh tị. Thế nhưng khi bước qua tuổi 60, bạn sẽ có cảm giác hoàn toàn khác. Lúc này bạn sẽ thấy rằng những người bạn này là đồng chí, là người có thể thấu hiểu và cảm thông cho mình. Khi gặp lại những người bạn như vậy, bạn sẽ có cơ hội để ôn lại kỷ niệm từ thời nhỏ hay thời hoa niên rất lâu về trước. Tuổi 60 là độ tuổi mà gánh nặng cuộc đời của bạn đã vơi dần đi và bạn cần phải sống vui vẻ hơn. Ở tuổi này những áp lực vào năm 30-40 tuổi cũng đã không còn nữa. Việc chủ yếu bạn cần chú ý đến ở tuổi 60 chỉ là thời gian và sức khỏe của mình mà thôi. Và để cho khoảng thời gian này trải qua một cách vui vẻ nhất thì có lẽ bạn bè là điều không thể thiếu được. Có những người bạn thân cùng nhau nướng thịt, cùng nhau đi du lịch sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Tạo mối quan hệ vô tư với bạn bè Bạn có bao nhiêu người bạn thân mà chỉ cần một cuộc điện thoại của bạn thì họ sẽ xuất hiện ngay lập tức? Có rất nhiều người cho rằng bạn bè chỉ là người mình liên lạc khi có việc cần mà thôi. Nhưng cũng có người cho rằng bạn bè phải là những người cho dù rất lâu rồi không gặp nhau nhưng khi gặp lại thì ngay lập tức có cảm giác thân thiết như đã từng. Chính vì vậy mà có những người bạn thậm chí sau vài chục năm mới gặp lại, nhưng vẫn có thể bộc bạch lòng mình với nhau, chẳng ngại ngần gọi nhau bằng những biệt danh ngộ nghĩnh. Những lúc như vậy, bạn như được quay trở lại ngày xưa và được trải qua khoảng thời gian tươi đẹp ấy một lần nữa. Vậy bạn có đang quên việc xây dựng các mối quan hệ bạn bè trong cuộc sống của mình hay không? Thời gian gần đây trong xã hội đang có một vấn đề khá nhức nhối, đó là có nhiều người già chết trong cô độc. Mặc dù có thể bạn đã kết hôn và có con cháu đầy đủ nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể sống cùng với gia đình mình. Cuộc đời không thể nói trước được điều gì, cho nên có những việc đáng buồn xảy ra mà bạn sẽ không lường được. Việc người bạn đời hay con cái mất trước mình cũng không phải chuyện hiếm. Thế nên, bạn bè mới chính là những người sẽ cứu bạn thoát khỏi cuộc sống cô độc. Có những người rất quan tâm đến đối tác kinh doanh nhưng lại không mấy khi để tâm đến bạn bè của mình. Có lẽ vì cuộc đời là những chuỗi ngày mưu sinh tất bật nên người ta không có thời gian để vun vén cho các mối quan hệ khác ngoài mối quan hệ làm ăn. Thế nhưng, dẫu những cái cây nhỏ trong góc phòng vẫn âm thầm lớn lên cho dù vài tuần lễ bạn không tưới, không chăm cho nó thì cũng cần bạn thỉnh thoảng phải quan tâm. Vậy nên, ít nhất sau năm 60 tuổi bạn nên tự ý thức nỗ lực xây dựng các mối quan hệ bạn bè. Vì lúc này, bạn bè mới là những người song hành và gắn bó bên cạnh ta. Nói nỗ lực xây dựng tình bạn nghe có vẻ to tát nhưng trên thực tế, bạn chỉ cần làm vài việc nhỏ nhặt như gửi lời chúc mừng hay tặng quà vào ngày sinh nhật của bạn mình. Chỉ cần những quan tâm lo lắng nho nhỏ như vậy thôi, cũng sẽ làm cho tình cảm của các bạn bền chặt hơn đấy. Trong cuộc sống có rất nhiều điều phiền muộn xảy ra, vậy nên bạn phải luôn có bên mình những người bạn để cùng sẻ chia những thời khắc khó khăn ấy. Ví dụ như khi gặp trục trặc trong công việc hay hôn nhân hoặc phải ra một quyết định quan trọng nào đó, nếu có một người bạn để cùng thảo luận và đưa ra quyết định chẳng phải tuyệt vời lắm sao? Francis Bacon – một triết gia người Anh đã từng nói rằng: “Bạn bè sẽ làm nhân đôi niềm vui và giảm đi một nửa đau khổ”. Điều đó hoàn toàn đúng! Độ tuổi 60 tuổi là độ tuổi mà bạn và bạn bè của mình có nhiều thời gian cho bản thân nhất. Nhưng đây cũng là độ tuổi mà tâm trạng của bạn có thể gặp phải nhiều khó khăn, buồn tủi. Chắc chắn là khi có những người bạn ở bên, họ sẽ vỗ về, an ủi và xoa dịu nỗi muộn phiền của bạn. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy rất xấu hổ, nhưng bạn hãy cứ thử đến bên họ đi. Bởi vì không chỉ riêng bạn mà chính họ cũng có cảm giác được an ủi và sẻ chia khi cả hai gặp gỡ nhau như vậy. Kết bạn không phân biệt tuổi tác Nói đến bạn bè thì có lẽ bạn sẽ hình dung ngay đến những người bạn cùng tuổi, cùng thời với mình. Tuy nhiên, từ giờ trở đi bạn hãy tạo thật nhiều mối quan hệ bạn bè, kết bạn với thật nhiều người kể cả những người cách biệt tuổi tác với bạn. Những người ở độ tuổi 70 trở lên nhưng trông vẫn còn trẻ trung có một điểm chung đó là họ có rất nhiều bạn bè trẻ tuổi. Cho nên mặc dù bạn đã 60 tuổi, hãy cứ kết bạn với thật nhiều người ở độ tuổi 20, 30. Việc bạn có nhiều bạn bè bằng tuổi, thậm chí là ít tuổi hơn cả con của bạn sẽ cho bạn cảm giác trẻ trung hơn. Ngoài ra bạn cũng hãy kết bạn với cả những người hơn tuổi mình nữa. Khi bạn kết bạn với người ở tuổi 70- 80, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra con đường của chính mình trong tương lai. Trong công việc, chúng ta rất dễ dàng kết bạn với những người lớn hơn hoặc nhỏ hơn mình vài chục tuổi. Nhưng đó là mối quan hệ cộng sự, còn mối quan hệ bạn bè thật sự thì lại hoàn toàn khác. Ngay cả phương pháp làm quen, cách chơi với nhau cũng hoàn toàn khác biệt. Thế nhưng cho dù trong công việc hay ngoài đời thực, những mối quan hệ ấy sẽ mang đến cho bạn nhiều điều tuyệt vời. Do đó, đầu tiên bạn hãy gạt bỏ cái giới hạn về tuổi tác trong bản thân mình. Ví dụ như hãy bỏ bớt những suy nghĩ như: “Những người 20 tuổi thật thiếu kinh nghiệm!” hay “Những người 80 tuổi nói nhiều quá!”. Không có bất kỳ giới hạn tuổi tác nào trong tình bạn. Cho dù những người ở độ tuổi 20 có rất ít kinh nghiệm trong công việc nhưng ở lĩnh vực khác họ lại có kiến thức hơn bạn rất nhiều. Những người 80 tuổi có thể nói rất nhiều, nhưng những kinh nghiệm mà có thể họ mang đến cho bạn là điều vô cùng quý giá. Chính vì vậy, bạn hãy làm quen và kết bạn một cách bình đẳng ở bất cứ lứa tuổi nào nhé. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là nói chuyện bình đẳng với nhau mà có nghĩa là hai bên tôn trọng lẫn nhau. Khi kết bạn với một người ở độ tuổi 20 thì bạn sẽ dễ nhớ lại những việc, những kỷ niệm vui vẻ, hạnh phúc của chính mình khi ở độ tuổi đó. Bên cạnh đó những việc hiển nhiên đối với bạn nhiều khi lại mang đến sự ngạc nhiên và thích thú cho những người bạn ở độ tuổi 20. Hoặc là nhiều khi bạn chỉ định nói chuyện một chút về quan điểm sống, về thế giới, về xã hội,... thế nhưng những điều đó lại trở thành bài học sâu sắc hay truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những người bạn trẻ muốn thay đổi cuộc đời mình. Đương nhiên chuyện ngược lại cũng có thể xảy ra khi bạn lắng nghe câu chuyện của những người bạn nhỏ tuổi. Việc tiếp xúc với kiến thức cũng như cảm xúc của những người bạn có tuổi tác cách biệt, nhiều khi sẽ làm thay đổi cảm xúc và kiến thức của bạn. Đồng thời tình bạn của các bạn lúc nào cũng vui vẻ và tinh khiết. Bởi vì tình bạn đó hoàn toàn khác biệt với những mối quan hệ liên quan đến lợi ích hay mối quan hệ nam nữ. 3 BỎ ĐI SUY NGHĨ “THÔI VẬY” Cuộc đời sẽ kết thúc ở thời điểm bạn nghĩ “thôi vậy” Khi bước vào tuổi 60, có phải có rất nhiều việc bạn muốn làm nhưng lại từ bỏ? Ví dụ như bạn muốn thử leo núi nhưng nghĩ đến sức khỏe của bản thân, bạn nghĩ rằng đó là điều không thể và từ bỏ. Bạn muốn đi du lịch nước ngoài nhưng lại từ bỏ nó bởi vì thấy khá là tốn kém. Hay là bạn muốn bắt đầu làm một cái gì đó mới nhưng cũng không thực hiện vì nghĩ đầu óc mình không thể theo kịp nữa rồi. Hoặc là có một người nào đó bạn rất thích và muốn bắt chuyện với họ nhưng lại sợ người ta nghĩ mình kỳ quặc cho nên cuối cùng bạn lại thôi. Và cứ như thế, mặc dù bạn biết là bạn sẽ rất vui vẻ khi thực hiện điều đó nhưng theo phản xạ tự nhiên câu trả lời của bạn lại là “không”. Đó là một điều rất đáng buồn ở tuổi 60. Mặc dù trong thâm tâm bạn rất muốn thử làm việc đó hoặc thử đến nơi đó nhưng khi suy đi tính lại thì bạn lại từ bỏ với ý nghĩ “thôi vậy”. Và kết quả cho dù bạn không mong muốn mình già cỗi nhưng cuối cùng bạn lại sống một cuộc đời già cỗi như thế. Có bao nhiêu điều bạn đã nghĩ rằng “thôi vậy”, có bao nhiêu điều mà bạn đã từ bỏ? Tại thời điểm mà bạn suy nghĩ “như vậy thật tốn kém”, “điều đó thật là rắc rối”, hay là “thôi vậy, không cần làm những điều không cần thiết”, thì chính tại thời điểm đó cuộc đời của bạn đã thực sự xuống dốc. Tất nhiên là có những việc bắt buộc phải từ bỏ vì quá sức, thế nhưng nếu chỉ vì nghĩ đến tuổi 60 của mình rồi từ bỏ điều mình có khả năng thực hiện thì thật không nên. Khi bạn có suy nghĩ “thôi vậy” thì gần như cuộc đời bạn vừa bị khép lại. Do đó, thay vì nghĩ “thôi vậy” thì bạn hãy tự nhủ “có thể, mình có thể làm được!”. Nhìn nhận như thế nào về “ngọn thủy triều” của cuộc đời? Thủy triều là hiện tượng nước sông hay biển lên xuống theo một chu kỳ thời gian nhất định trong ngày. Khi nước dâng gọi là triều lên, khi nước rút gọi là triều xuống. Sau khi thủy triều lên thì sẽ đến thủy triều xuống, luôn luôn như vậy. Hãy tưởng tượng cuộc đời mình như một ngọn thủy triều, nếu bạn không nắm được quy luật lên xuống của cuộc đời thì bạn sẽ phải chịu những tổn thất rất nặng nề. Chắc chắn là ai trong chúng ta, đến một lúc nào đó cũng sẽ nghĩ: “Thôi mình phải chuẩn bị mọi việc để rút lui thôi”. Thời điểm triều xuống đó trong công việc rất dễ nhận ra. Ví dụ như với những cầu thủ chơi thể thao thì ở độ tầm 30 tuổi, còn đối với những người làm văn phòng thì độ tuổi đó khoảng 60-65. Nhưng trong cuộc sống, có những người mà thời điểm “rút lui” này chỉ xảy đến trước một vài ngày hay trước một vài giờ trước khi họ rời khỏi cuộc đời. Với những người nghệ sĩ nổi tiếng hay những doanh nhân thành đạt thì họ sẽ làm công việc họ yêu thích đến tận lúc chết. Những người có suy nghĩ rằng sẽ hoạt động kinh doanh hay sẽ tạo ra những sản phẩm mới mà không hề quan tâm đến tuổi tác của mình thì họ sẽ sống và già đi trong hạnh phúc. Vậy nên nếu như ở độ tuổi 60 mà bạn đã nghĩ rằng đây chính là thời kỳ “triều xuống” của mình thì chính tại lúc đó, tuổi già “thực sự” đã đến với bạn. Bạn đang nhìn nhận về “ngọn thủy triều” của bản thân mình như thế nào? Đừng nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ chính thức “chấm dứt” ngay khi bạn vừa nghỉ hưu nhé! Hãy biết rằng sau đó vẫn còn một cuộc hành trình dài và bạn hoàn toàn có thể sống theo cách mà mình muốn. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn cứ để mặc cuộc đời già đi chỉ vì “tôi đã nghỉ hưu rồi” hay “tôi đã nghỉ việc rồi”. Những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn đã tích lũy được trong công việc và trong cuộc sống chắc chắn sẽ có ích cho một ai đó. Vậy nên cho dù bạn không còn làm việc đi chăng nữa thì chắc chắn có rất nhiều người xung quanh vẫn cần đến bạn. Bạn hãy học hỏi cách sống của những người đã sống trọn đời với niềm yêu thích của mình. Nếu có thể suy nghĩ như vậy thì điểm “triều rút” của cuộc đời bạn vẫn chưa đến đâu. Bạn hãy luôn suy nghĩ rằng bản thân mình vẫn còn có thể làm được rất nhiều điều hơn nữa. Tuy nhiên, tôi không nói rằng bạn nên làm việc suốt cả cuộc đời mình. Điều quan trọng ở đây là tôi muốn bạn hiểu rằng, ngay cả khi bạn không làm việc nữa thì cuộc đời bạn vẫn rất hữu ích nếu có thể giúp đỡ cho một ai đó mà bạn gặp gỡ. Đó cũng là cách để bạn có thể sống trọn vẹn hơn. Hãy làm thử điều mà bạn muốn dù có chút lo lắng Khi bạn muốn làm một điều gì đó, có lẽ bạn sẽ lo lắng về rất nhiều vấn đề như thời gian, sức khỏe hay tiền bạc phải không? Bạn có từng viện cớ bận hay mệt mà không nhận lời đến những buổi xem phim chung hay những buổi liên hoan? Và cho đến thời điểm hiện tại, có khi nào bạn từ bỏ ý định tham gia một khóa học nào đó dành cho người đi làm vì nghĩ rằng vừa đi làm vừa đi học là việc quá sức của mình và do học phí quá cao? Nếu bạn đã từng suy nghĩ như vậy thì ở tuổi 60 này, bạn hãy bỏ qua tất cả những suy nghĩ đó và thử làm những việc mình muốn xem sao. Nếu bạn quyết tâm thực hiện những điều đó thì cuộc đời của bạn chắc chắn sẽ thay đổi một cách ngoạn mục. Tôi đã từng xem một mẩu quảng cáo về thuốc vitamin dựa trên câu chuyện “Cô bé lọ lem”. Khi bà tiên dùng phép thuật định giúp cô bé lọ lem đến vũ hội thì cô lại nói rằng mình rất mệt và từ chối. Phần cuối của thước phim quảng cáo đó hiện lên dòng chữ “Bạn có đang mệt hay không?”. Những người ở độ tuổi 60 rất giống với câu chuyện của cô bé lọ lem trong đoạn quảng cáo trên. Kể từ bây giờ, nếu muốn làm cho cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ hơn thì bạn hãy tâm niệm rằng “cho dù có lo lắng thì trước tiên hãy cứ thử làm đi”. Cho dù việc đó có thất bại đi chăng nữa thì nó cũng sẽ giúp bạn có thêm những kỷ niệm, những hồi ức đẹp. Hãy dùng câu “Chắc là sẽ thú vị đấy!” như một câu châm ngôn của tuổi 60! Và khi có điều gì muốn làm thì bạn hãy cứ suy nghĩ rằng “điều đó có vẻ thú vị đấy”, hay là “hãy thử xem sao”. Nếu như bạn nghĩ được như vậy thì chắc chắn trái tim của bạn sẽ dần dần trẻ lại. Từ giờ trở đi bạn hãy từ bỏ cái suy nghĩ “tôi đã 60 tuổi rồi” và thử làm tất cả những việc mà mình mong muốn đi nhé! Còn quá sớm để bước vào cuộc sống của người già Nhiều người đột nhiên thấy mình đã già khi bước qua sinh nhật tuổi 60, nhất là khi khoác lên mình bộ quần áo mừng thọ màu đỏ. Nhưng đối với người 70-80 tuổi thì người 60 tuổi vẫn còn trẻ lắm. Vậy nên nếu chỉ mới 60 tuổi mà đã cho rằng mình đã già thì còn quá sớm. Có không ít người 80 tuổi thậm chí là 100 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Vào năm bạn 40 tuổi, bạn cho rằng đến 60 tuổi là đã bước vào ngưỡng cửa của người già rồi. Nhưng những người 60 tuổi thì chỉ cảm thấy mình như ở năm 50-55 tuổi mà thôi. Đa phần mọi người nghĩ rằng họ chẳng có gì khác biệt so với năm 50-55 tuổi, thậm chí là họ thấy mình chẳng già đi mấy so với năm 40 tuổi khi ở nửa đầu của tuổi 60. Trong thời đại ngày nay, thực sự con người ta trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thật. Chính vì vậy, nếu bản thân bạn suy nghĩ rằng “mình đã qua 60 tuổi rồi” thì cũng không khác gì bạn tự nói với mình rằng “mình đã là người già rồi”. Trong thực tế, không ít trường hợp con cháu ngăn cản những người ở tuổi 60 tham gia những hoạt động như bay dù lượn, lặn biển hay leo núi vì cho rằng đó là những hoạt động nguy hiểm. Những khi như vậy, thường bạn cũng sẽ có cảm giác “ừ đúng là như vậy thật, thôi vậy”. Lâu dần, chính bản thân bạn cũng không biết là từ lúc nào mình luôn có câu cửa miệng là “thôi vậy”. Cho nên, từ bây giờ bạn hãy tâm niệm rằng tuyệt đối không bao giờ nói câu “thôi vậy” một lần nào nữa. Chỉ cần làm được điều đó thôi thì cuộc đời của bạn sau năm 60 sẽ rộng mở và thú vị hơn rất nhiều. Đừng để mình trở thành người già hay phá phách Tôi đã nói rất nhiều về việc bạn phải làm sao để mình không trở nên già cỗi, tuy nhiên tôi còn muốn nói thêm một chút về việc sống đúng với tuổi của mình nữa. Không ít người ở tuổi 60 gây ồn ào và không giữ ý tứ ở nơi công cộng. Cảm giác như họ muốn phản đối rằng bản thân mình đã già, muốn chứng minh là mình vẫn còn trẻ cho nên họ tái hiện lại sự nổi loạn của tuổi trẻ. Thế nhưng khi đã bước vào tuổi 60 mà lại làm toàn những điều trẻ con, gây phiền toái cho những người xung quanh như vậy thì điều đó thực sự không đúng đắn chút nào. Bạn hãy tự nhìn lại cách ứng xử của bản thân mình và điều chỉnh sao cho phù hợp với độ tuổi 60 nhé! 4 NHẬN ĐỊNH RÕ RÀNG MỐI QUAN HỆ VỚI BẠN ĐỜI Nhìn lại cuộc sống hôn nhân Khi bước vào tuổi 60, có rất nhiều điều chúng ta cần phải giải quyết. Hai việc lớn nhất trong số đó là công việc và cuộc sống hôn nhân. Bạn sẽ không muốn làm việc nữa khi bước vào tuổi 60. Có người về hưu theo quyết định của công ty, cũng có người thì tự động xin nghỉ hưu sớm. Rất nhiều người nghỉ hưu ở tuổi 60 thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người vẫn phải làm việc và phụ thuộc vào nó. Nhưng dù thế nào đi nữa thì việc quyết định xem khi nào mình sẽ thôi việc là một quyết định quan trọng. Tương tự như công việc, có rất nhiều người muốn kết thúc cuộc sống hôn nhân khi bước vào tuổi 60. Số lượng người như vậy nhiều hơn cả mức mà bạn có thể tưởng tượng. Vậy nên, mối quan hệ vợ chồng từng gắn bó mấy chục năm cũng đến lúc phải nhìn lại một lần rồi. Bây giờ con cái cũng đã trưởng thành, có công việc và có cuộc sống riêng của chúng. Khi nhìn lại cuộc sống hôn nhân, điều quan trọng là bạn nên suy nghĩ xem từ giờ trở đi cả hai sẽ sống như thế nào? Nhiều người cảm thấy cuộc sống hôn nhân ngày càng trở nên tốt đẹp, tuyệt vời hơn theo năm tháng. Chính vì vậy mà họ không có lý do gì để kết thúc cuộc hôn nhân của mình cả. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều người cảm thấy cuộc hôn nhân của mình rơi vào bế tắc. Vậy nên, nếu như bạn rơi vào trường hợp thứ hai và muốn kết thúc mối quan hệ này thì bạn cần phải nhìn lại xem “Cuộc sống hôn nhân hiện tại của mình như thế nào?”. Cuộc sống hôn nhân khác với công việc, nếu như không có gì thay đổi thì nó sẽ kéo dài cho đến lúc bạn lìa xa cõi đời này. Tuy nhiên không ít người tuy đã quá mệt mỏi với cuộc sống hôn nhân hiện tại nhưng họ vẫn lựa chọn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó. Quả thực vấn đề này có chút đáng sợ, nhưng chúng ta hãy thử làm rõ xem sao nhé. Có muốn cùng người này chung một huyệt mộ? Để nhìn lại cuộc hôn nhân của mình, bạn hãy trả lời cho câu hỏi, bạn có muốn cùng sống cùng chết với người này hay không? Suy nghĩ như vậy sẽ khiến nhiều người thấy thật quá sức khi đòi hỏi như vậy, nhưng cũng có người cảm thấy đó mới chính là một cuộc sống vợ chồng trọn vẹn. Thậm chí, giữa hai vợ chồng cũng có thể có quan điểm hoàn toàn khác nhau về điều này. Nhưng dù sao đi nữa, hãy xác định câu trả lời cho riêng bạn. Tôi đã từng thực hiện một cuộc phỏng vấn về điều này. Phần đông những người chồng chẳng đắn đo suy nghĩ gì nhiều cả. Họ cho rằng sống cùng vợ của mình đến tận cuối đời là chuyện đương nhiên và hết sức bình thường. Thế nhưng các bà vợ thì ngược lại, rất nhiều người nhận thấy cuộc hôn nhân của mình có vấn đề khi bước vào tuổi 60. Ở Nhật Bản, sau khi kết hôn người vợ phải đổi họ theo chồng. Chính vì vậy nên sau khi mất đi người vợ sẽ được chôn cất ở phần mộ của gia đình chồng, và điều này dẫn đến một số mâu thuẫn. Có lẽ người vợ nghĩ rằng: “Tôi không muốn sau khi chết đi rồi vẫn phải chăm sóc cho gia đình nhà chồng, cho bố mẹ chồng”. Thế nên khi nhắc đến đề tài này các bạn phải hết sức cẩn thận vì nó thực sự là một đề tài khá nhạy cảm và có phần nguy hiểm. Đặc biệt là đối với những người đàn ông luôn rất tự tin vào cuộc sống hôn nhân của mình. Thế nên, nếu không phải đang tiến hành một nghiên cứu xã hội quan trọng nào đó, tôi khuyên bạn là đừng bao giờ đề cập đến những đề tài kiểu này. Vậy làm thế nào để bạn có thể tìm hiểu được ý đối phương nếu không thể đề cập đến đề tài nhạy cảm này? Giải pháp là hãy thử hỏi về việc xây dựng mộ đôi cho vợ chồng. Dạo gần đây số lượng người sử dụng dịch vụ xây mộ đôi cho vợ chồng ngày càng tăng. Đặc biệt hơn là dịch vụ “ngôi mộ tưởng niệm vĩnh viễn”, tức là những ngôi mộ không có người đến thăm viếng thì sẽ được nhà chùa quản lý và chăm sóc mãi mãi. Có rất nhiều cặp vợ chồng hiện nay đang sử dụng dịch vụ này để chuẩn bị trước cho sự ra đi của mình. Vậy nên, đối với những người không thích kéo dài cuộc sống hôn nhân với nhau thì nói về những ngôi mộ như thế chính là cơ hội để phân rõ trắng đen trong mối quan hệ vợ chồng. Nếu như bạn lựa chọn ly hôn ở tuổi 60 Việc ly hôn ở tuổi 60 rất khác so với việc ly hôn ở độ tuổi 40 và 50. Để cảm nhận điều đó thì bạn có thể thử nói với những người xung quanh rằng: “Tôi muốn ly hôn”. Chắc chắn con cái của bạn sẽ nói với bạn rằng “đừng có làm những việc vô trách nhiệm như vậy” và tỏ thái độ chán chường vì bị phiền hà. Bạn bè, người thân sẽ nói với bạn là “hãy chịu đựng đi” hay là “hãy người lớn lên một chút đi”. Hầu hết mọi người sẽ khuyên bạn nên tiếp tục duy trì cuộc sống hôn nhân hiện tại. Ngay cả đối với bản thân mình, bạn cũng sẽ có những trăn trở như: “Cuộc sống sau ly hôn sẽ như thế nào?”. Đó là những vấn đề rất thực tế. Việc tách ra sống riêng với người mình đã sống chung gần 30 năm thậm chí là hơn thế, cho dù là không phải ly hôn đi chăng nữa, thì cũng rất khó khăn. Nhiều người vì không muốn gặp phải những việc phức tạp như vậy cho nên cứ lần lữa từ ngày này qua ngày khác, duy trì mối quan hệ lạnh nhạt với bạn đời và cứ như thế trở thành những ông lão, bà lão bất hạnh. Tuy nhiên, hiện nay theo số liệu thống kê thì số lượng người Nhật ly hôn ở tuổi 60 càng ngày càng cao. Điều này có lẽ cũng liên quan đến việc thực thi chế độ chi trả lương hưu riêng biệt giữa vợ và chồng ở Nhật (bộ luật bắt đầu thực hiện từ năm 2007). Tôi đã từng gặp một trường hợp như thế này, có một cặp vợ chồng trẻ muốn sinh em bé nên đã nhờ bố mẹ phụ giúp việc chăm con, thế nhưng lại bị người mẹ từ chối vì lý do “mẹ đã quyết định ly hôn rồi”. Từ xưa đến nay, ở độ tuổi 60, khi đã nghỉ hưu rồi thì việc ở nhà chăm nom cháu là chuyện rất bình thường. Thời của bố mẹ bạn chính là như vậy đúng không? Thế nhưng cuộc sống của những người ở độ tuổi 60 vẫn còn rất dài, vẫn có rất nhiều việc mà một người ở độ tuổi đó có thể làm cho riêng mình. Nếu như sống được hết độ tuổi trung bình thì nữ giới vẫn còn thời gian là hơn 20 năm. Chính vì vậy nếu như ly hôn ở tuổi 60 mà khiến bạn hạnh phúc hơn thì bạn hãy sẵn sàng để bắt đầu cuộc sống thứ hai của mình từ bây giờ. Nói một cách khác, đối với những người nói “không” với cuộc sống hôn nhân nhàm chán hiện tại thì cho dù họ có ly hôn hay gặp phải những điều rủi ro gì vì ly hôn đi chăng nữa thì họ cũng muốn nắm bắt lấy hạnh phúc của bản thân mình. Nhưng không phải ai cũng ly hôn vì lý do là để nắm bắt hạnh phúc như vậy. Có khá nhiều người vì một vài khúc mắc mà lựa chọn phương pháp ly hôn để giải quyết rồi sau đó lại hối hận rằng giá như mình đã không ly hôn. Thông thường, đa phần nữ giới sau khi ly hôn cảm thấy cuộc sống tuyệt vời và thoải mái hơn. Chính vì vậy những người đàn ông yêu thương vợ thì đừng bao giờ để vợ phải đệ đơn ly hôn một cách phũ phàng. Đừng bao giờ lơ là với những cảm xúc của người bạn đời. Chung sống càng lâu, bạn càng phải hiểu đối phương hơn. Nếu một lúc nào đó, bạn nhận ra rằng chồng hoặc vợ mình tự nhiên trở nên trầm tính hơn, hay suy nghĩ linh tinh và trở nên nhạy cảm hơn thì bạn nên quan tâm hơn và nên hiểu rằng “À, có điều gì đó không tốt xảy ra với người đó rồi”. Bạn sẽ chung bước cùng với ai trong suốt cuộc đời này? 60 mới chỉ là giai đoạn cuối của tuổi trung niên mà thôi, chưa đến mức phải gọi là ông già, bà già. Nếu hiểu là vẫn còn trên 20 năm nữa để sống thì việc bắt đầu một mối quan hệ tình cảm với ai đó nữa là việc rất bình thường. Tôi biết không ít người đã tái hôn ở tuổi 70. Có những người sẽ nắm tay người bạn đời của mình để cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Tuy nhiên cũng có khả năng là bạn sẽ tái hôn và sống với một người bạn đời khác. Nên từ bây giờ, bạn hãy xác định xem bạn muốn trải qua cuộc đời còn lại của mình cùng với ai. Tuy nhiên, điều này không phải tôi đang xúi bạn ly hôn mà ý của tôi muốn nói là bạn hãy cân nhắc thật kỹ càng điều này. Việc ly hôn một cách nông nổi và cảm xúc là vô cùng nguy hiểm. Nhưng việc phải sống với cảm xúc lạnh nhạt trong hôn nhân cũng không phải là điều tích cực gì. Nếu ở tuổi 40-50 bạn không chịu vun vén tình cảm với người bạn đời của mình thì tình cảm cũng sẽ giống như một cái cây đến năm 60 tuổi sẽ bắt đầu mục rữa. Một mối quan hệ mà bị hư hoại như vậy thì đến một thời điểm nào đó sẽ bị đốn ngã mà thôi. Để tránh điều đó xảy ra, bạn hãy thử cố gắng xây dựng mối quan hệ như thuở ban đầu một lần nữa. Lúc đó bạn sẽ biết, người mà bạn muốn ở bên là ai? Tôi đã nói ở những chương trước rằng bạn hãy suy nghĩ “bây giờ mới là thời điểm thích hợp” thay vì suy nghĩ “bây giờ đã quá muộn rồi”. Tương tự như vậy, khi nhìn lại hôn nhân của mình, đừng bao giờ nghĩ là mọi chuyện đã quá muộn. Có rất nhiều người cho rằng dù là tốt hay xấu thì bây giờ cũng quá muộn rồi. Nhưng thay vì buông xuôi như vậy thì sao bạn không tìm mọi cách để xây dựng lại mối quan hệ với người bạn đời mạnh mẽ hơn, khăng khít hơn và vui vẻ hơn. Mối quan hệ vợ chồng ở độ tuổi 60 rất khác so với độ tuổi 40-50. Hãy chấp nhận rủi ro và đi sâu hơn vào mối quan hệ của cả hai bạn nhé. 5 KHÔNG BÁM VÍU VÀO CÔNG VIỆC Không giữ mãi danh thiếp của công ty cũ Khi bạn nghỉ hưu thì thật buồn là bạn không thể sử dụng danh thiếp của công ty mình đã làm nhiều năm được nữa. Khi còn đi làm, lúc bạn chìa danh thiếp của mình ra, ngay lập tức nó thể hiện bản thân bạn là ai và có vị trí như thế nào trong xã hội. Thế nhưng khi bạn nghỉ hưu thì có lẽ giấy tờ có thể chứng minh được khả năng của bạn chỉ còn lại giấy phép lái xe mà thôi. Do vậy ở độ tuổi này, cho dù bạn có nói rằng “tôi đã từng làm trưởng phòng của một công ty lớn” thì cũng không có ý nghĩa gì lắm. Nhưng hiện nay ngay cả sinh viên cũng có danh thiếp. Ngoại trừ danh thiếp trong công việc thì còn có danh thiếp cá nhân. Chính vì vậy, dù bạn không có danh thiếp công ty đi chăng nữa thì cũng có thể làm danh thiếp cho bản thân mình. Bạn có thể ra tiệm để in hoặc đơn giản là bạn có thể tự in bằng máy tính. Khi làm danh thiếp cá nhân có thể bạn sẽ cảm thấy đau đầu vì không biết viết gì lên đó nếu trước giờ bạn chỉ dùng danh thiếp của công ty mà thôi. Nhưng theo tôi thì, vì là danh thiếp cá nhân nên bạn có thể viết lên đó những thông tin mà bạn muốn giới thiệu với người khác về mình. Nếu bạn trao danh thiếp công ty cũ cho người khác thì có thể gây ra một số điều tiếng không đáng có. Nếu công ty cũ của bạn đang ngày càng phát triển, và bạn đã từng giữ chức vụ cao thì vấn đề lại càng phức tạp. Người ta sẽ nhìn bạn với ánh mắt kiểu như “chắc là người này muốn khoe mình đã từng làm chức to như thế nào, từng hoành tráng như thế nào đây”. Và như vậy nó gây cho đối phương ấn tượng rằng bạn là một người bám víu vào chức vụ cũ, công việc cũ. Danh thiếp cũ có thể gởi đến những thông điệp ngầm ẩn như “Tôi đã từng là trưởng phòng, là quản đốc, là nhân viên cấp cao...”. Và hầu hết mọi người sẽ nghĩ “Muốn bám víu vào công việc cũ nên mới trao danh thiếp như vậy chứ gì?”. Ngoài ra, có những người dù họ không dùng danh thiếp của công ty cũ nhưng họ lại luôn lưu nó ở trong trái tim mình. Thậm chí có những người mặc dù đã về hưu rất lâu rồi nhưng vẫn cứ nói với vợ những câu như là “cô nghĩ tôi là ai, tôi đã từng là trưởng phòng của công ty này đó” khiến người vợ không thể chịu nổi mà phải đệ đơn ly hôn. Nếu bạn nói điều đó với vợ của mình thì họ sẽ nói lại những câu như “thế thì đã làm sao?” hoặc là “tôi đã nghe chán ngấy những lời như vậy rồi”. Tự hào về công việc bản thân mình từng làm là một điều rất tuyệt vời, thế nhưng việc bám víu vào câu nói “tôi đã từng là trưởng phòng đấy”, “tôi đã từng là quản đốc đấy” thì là cách sống rất đáng buồn. Dù là ít hay nhiều, khi đối phương nhận danh thiếp của công ty cũ của bạn thì có thể bên ngoài họ thể hiện sự kính trọng, nhưng mà trong lòng họ lại cảm thấy thương hại bạn. Chính vì vậy nếu như bạn đã nghỉ việc ở công ty cũ rồi thì hãy để nó trở thành thông tin của riêng bản thân mình. Tuy nhiên, nếu bạn ghi là đã từng làm việc ở công ty này công ty kia ở mặt sau của danh thiếp thì đó lại không phải là một điều xấu. Điều đó cũng giống như là sơ yếu lý lịch của bạn vậy. Lúc này chúng ta có thể sử dụng danh thiếp như một cách để có thể biết được đối phương có từng làm cùng ngành với mình hay không cũng như tạo ra cảm giác thân thiết, gần gũi trong cuộc nói chuyện. Tóm lại, thay vì sử dụng danh thiếp công ty cũ để thể hiện sự tự mãn của bản thân mình thì hãy giữ nó như là một điều tuyệt vời trong quá khứ. Điều đó sẽ giúp bạn được nhìn nhận như một người dễ tính và dễ tiếp cận hơn. Nghe thì có vẻ hơi kỳ quặc một chút nhưng đối với người trẻ tuổi, kể về những thất bại mà bạn đã từng trải qua sẽ khiến họ thêm kính trọng và mến mộ bạn hơn là cứ đề cập đến những thành công và chiến thắng. Nếu như không còn công việc nữa thì bạn sẽ làm gì? Tuổi 60 thông thường là thời điểm có nhiều thay đổi nhất trong công việc. Với những người làm việc ở công ty thì lúc này đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy tắc. Những người làm kinh doanh thì cũng tự quyết định đây là thời điểm nghỉ ngơi của mình. Và vấn đề được đặt ra là khi không còn công việc nữa thì người ta sẽ làm gì? Đấy là một câu chuyện thực sự rất thú vị. Nhiều người có thể duy trì cuộc sống rất tốt đẹp sau khi nghỉ hưu nhưng cũng có nhiều người sống khá khổ sở. Không ít người khi bận rộn với công việc thì nghĩ rằng giá như được nghỉ ngơi bây giờ thì tốt biết mấy, nhưng trên thực tế khi không còn công việc nữa thì họ lại không biết phải làm gì. Đặc biệt đối với những người Nhật đang ở độ tuổi 60 hiện nay, họ đã từng phải bươn chải, cạnh tranh trong cuộc sống, phải cố hết sức để vươn lên trong đời. Vì sinh ra trong thời kỳ khó khăn của đất nước nên họ luôn có suy nghĩ rằng cuộc sống này là phải cạnh tranh, là cần cố gắng. Đối với những người như vậy, không có việc làm là một điều vô cùng đau khổ. Nhất là những người bình thường không bao giờ bị cảm thì đến lúc này sẽ cảm thấy như mình bị bệnh, buồn bã và không còn nhanh nhẹn, hoạt bát như trước. Đối với những người coi công việc là lẽ sống thì sẽ rất khổ sở bởi vì đối với họ, công việc là thứ tuyệt vời nhất không gì có thể sánh được. Đối với bạn công việc là gì? Công việc có ý nghĩa như thế nào? Bạn có vui vẻ không hay bạn sẽ đau khổ khi không còn công việc nữa? Những người tìm được niềm vui trong công việc thì dù có về hưu họ cũng tìm được niềm vui của bản thân và không bị hụt hẫng. Vậy thì bạn cũng hãy nghĩ xem liệu công việc có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mình? Hãy tự xem xét lại điều đó một lần nữa. Làm việc cho đến lúc chết có hạnh phúc không? Kyu Eikan là một doanh nhân và là tác giả của cuốn Làm việc cho đến lúc chết. Kyu Eikan còn được mệnh danh là vị thần của tiền bạc. Đó là một người mà tôi rất hâm mộ. Trước khi ông ấy mất, có một lần tôi được ông mời ăn tối và đó cũng là lần tôi được đến gần nhất nhân cách chân thành ấy. Lúc này mặc dù ông đã 80 tuổi nhưng ông vẫn đi vòng quanh thế giới và thậm chí lịch trình làm việc của ông còn dày hơn lịch trình của tôi nhiều lần, trong khi tôi chỉ mới 30 tuổi. Quyển sách Làm việc cho đến lúc chết được ông viết vào năm ông 60 tuổi và ông cũng sống một cuộc sống đúng như vậy. Trong đó có một chương viết như thế này: “Khi bạn còn trẻ, bạn muốn làm việc này việc kia và bạn có rất nhiều ước mơ. Thế nhưng mỗi một năm trôi qua, khi bạn vấp phải thất bại, bạn sẽ cảm thấy điều này làm cũng không được, điều kia làm cũng không xong, rồi dần dần bạn mất đi ước mơ của mình. Nếu như việc đó xảy ra thì thay vì bạn cứ mở rộng ước mơ của mình, muốn làm hết cái nọ đến cái kia thì bạn hãy biết phanh mong muốn lại. Bạn hãy làm sao để cho ước mơ hiện tại của bạn không bị khô héo để rồi phải vội vã thay thế nó bằng một ước mơ cũng dang dở khác. Thay vì dừng lại giữa chừng công việc mà bạn làm từ trước đến nay thì bạn hãy tiếp tục làm điều đó cho đến lúc chết” (trích sách Làm việc cho đến lúc chết – Kyu Eikan). Tôi cũng có cách nghĩ giống như ông Kyu, một người vừa năng động lại vừa thẳng thắn. Còn bạn thì sao? Nếu như bạn tiếp tục làm một công việc cho đến lúc chết thì cảm giác sẽ như thế nào? Những người nghĩ ngay rằng “Thật tuyệt vời! Từ bây giờ trở đi tôi sẽ cố gắng hơn nữa!” là những người sẽ vô cùng hạnh phúc khi được làm công việc mà mình yêu thích đến cuối đời. Còn những người đang làm công việc mà mình chán ghét thì có lẽ họ sẽ có cảm giác như vừa bị phán một án tù chung thân vậy. Đối với bạn, công việc của bạn có phải là một việc vui vẻ mà bạn có thể làm đến lúc chết hay không? Hay đó là một công việc mà nếu bạn phải làm cho đến lúc chết thì bạn chỉ mong được chết sớm đi? Phân thắng thua bằng việc chứng tỏ “bản thân mình là ai” Ở tuổi 60 bạn sẽ phải rời xa công việc cũng như chức vụ mà bạn đã làm từ trước đến nay. Đó chính là thời điểm mà bạn xác định xem thực chất bản thân mình là ai? Nếu như ở độ tuổi 20-30 bạn có thể được đánh giá qua tổ chức hay hệ thống mà bạn hoạt động, thì ở độ tuổi 60 bạn không còn được đánh giá qua vị trí trong xã hội nữa. Mọi người sẽ đánh giá bạn dựa trên chính phẩm chất của bạn. Vì vậy, khi bạn đến một câu lạc bộ nào đó và giới thiệu bản thân với tư cách là vị trí, chức vụ cũ thì thường người khác sẽ cảm thấy khó chịu và thiếu thiện cảm với bạn ngay. Ngược lại đối với những người có thể phát huy được kiến thức cũng như mối quan hệ mà mình có được từ công việc cũ và vui vẻ tận hưởng nó thì có khả năng cao là sẽ được những người xung quanh yêu thích. Nói tóm lại là danh thiếp ngày xưa đã không còn cần thiết nữa. Những người cứ muốn định giá bản thân mình bằng tấm danh thiếp của dĩ vãng thì có lẽ cũng sẽ đánh giá người khác bằng vị trí, chức vụ ngày xưa mà người đó đã từng làm mà thôi. Và họ sẽ thay đổi thái độ và cách ứng xử khác nhau tùy vào vị trí mà đối phương đã làm trước kia. Tức là họ đang chơi bài poker bằng danh thiếp chứ không phải bằng quân bài thực sự nữa. Danh thiếp của quản đốc thì thua trưởng phòng, trưởng phòng thì thua giám đốc, giám đốc thì thua chủ tịch. Ở tuổi 60 này, thay vì đánh bóng nhân cách của bản thân mình hay đánh giá nhân cách của người khác bằng những chức vụ đã từng làm thì bạn hãy nhìn vào nhân cách thực sự của người đó mà thôi. Nói một cách nhẫn tâm thì, nếu cứ bám víu vào tấm danh thiếp xưa cũ ấy thì chẳng khác nào bạn đã kết thúc cuộc sống của mình ở độ tuổi 60. Bản thân công việc không có vấn đề gì cả nhưng thay vì dốc hết sức lực của mình cho công việc thì bạn hãy làm sao để đừng đánh mất chính mình vì công việc. Cho dù bạn vẫn còn đang làm việc đi chăng nữa thì nhất định bạn hãy sống một cuộc sống trọn vẹn, đừng khiến bản thân mình phụ thuộc quá nhiều vào việc mình đang làm. Hãy suy nghĩ xem khi bạn đón chương cuối của cuộc đời mình thì bạn sẽ đón nó vào lúc nào và đón nó như thế nào? 6 ĐỪNG ĐỂ MÌNH ĐAU ĐẦU VỀ VẤN ĐỀ TIỀN BẠC Đừng quá lo lắng về vấn đề tiền bạc Nếu bạn không giải quyết những điều làm bạn lo lắng thì chúng sẽ chẳng bao giờ biến mất, dù bạn có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa. Ở độ tuổi 60 có lẽ bạn sẽ cảm nhận điều này rõ ràng hơn bao giờ hết. Khi 20-30 tuổi, có người lo lắng đến mức cả đêm không thể ngủ được, trong đầu họ lúc nào cũng xoay vần những vấn đề như công việc, các mối quan hệ hay tình yêu,... Nhưng khi thời gian trôi qua, hoàn cảnh của mỗi người cũng dần thay đổi, và vì vậy mối lo lắng của mỗi người cũng thay đổi theo. Tuy vậy, đa phần những mối lo lắng thời trẻ này vẫn sẽ theo bạn đến năm 60 tuổi nếu bạn không có cái nhìn rõ ràng về cuộc sống. Ở độ tuổi 60, nếu nói về điều lo lắng nhất thì có lẽ chính là tuổi già, đến 70 tuổi thì lại là vấn đề sức khỏe của bản thân. Lo lắng của bạn khi về già ở tuổi 60 hẳn là vấn đề tiền bạc sẽ như thế nào đúng không? Nếu như trước đây bạn không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương thì đến bây giờ nguồn thu nhập của bạn sẽ còn chỉ vỏn vẹn trong số tiền lương hưu ít ỏi. Suy nghĩ đó đôi khi khiến bạn cảm thấy mất hết sức sống, vì cho dù bạn không phải lo lắng quá về miếng ăn hằng ngày, nhưng chẳng may bạn đổ bệnh ra thì lúc đó phải làm như thế nào? Thời buổi này là thời buổi không thể dựa dẫm vào nhà nước hay con cái. Sẽ chẳng ai bảo người 60 tuổi thôi đừng lo lắng cả, vì dẫu có muốn như vậy thì nhiều người cũng không thể vứt bỏ mối lo đi được. Đa phần đều nghĩ rằng nếu như hết tiền thì cuộc sống về sau của mình sẽ rất khó khăn. Thế nhưng một khi bạn bắt đầu lo lắng về vấn đề tiền bạc thì cũng là lúc bạn đánh mất sự bình an trong tâm hồn của mình. Lúc đó, trong đầu bạn sẽ luôn nghĩ đến những điều tiêu cực như hết tiền thì bạn không thể sinh sống được, khi đau ốm cũng không có tiền trị liệu và chỉ có thể chết ở đầu đường xó chợ mà thôi. Thế nhưng bạn có thực sự gặp khó khăn khi hết tiền không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề đó trong phần tiếp theo đây. Bạn có thực sự gặp khó khăn nếu hết tiền? Bạn có bao nhiêu người bạn mà bạn có thể đến ở nhà họ một cách dễ dàng? Có rất nhiều người không thể thoải mái cho bạn mượn tiền bạc, nhưng nếu bạn đến và ở lại nhà họ thì họ lại hoàn toàn dễ chịu và thoải mái. Khi nhắc đến vấn đề này, có gương mặt nào hiện ra trong đầu bạn không? Tôi đã nói rất nhiều về điều này ở những buổi diễn thuyết hay những buổi thảo luận của mình. Ví dụ nếu như tôi có 52 người bạn như vậy thì một năm trời tôi có thể sống mà không cần đến tiền. Có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng đây là một câu chuyện đùa thiếu thực tế, thế nhưng khi tôi 20 tuổi, tôi đã sống như vậy ở Mỹ suốt một năm trời. Đó là lần tôi tham gia đoàn tình nguyện của sinh viên Nhật Bản với kế hoạch diễn thuyết về hòa bình ở Mỹ. Khi đó tôi đã không thể tìm được nơi nghỉ lại, trong khi chi phí hoạt động tôi phải tự mình chi trả. Vậy nên sau khi diễn thuyết xong, câu cuối cùng tôi sẽ hỏi mọi người tham dự là tối nay có ai đó có thể cho tôi ngủ nhờ được không, và cuối cùng tôi đã ngủ nhờ nhà của một người tốt bụng sẵn lòng mà trước đó tôi không hề quen biết. Trong một năm trời tôi đã làm như thế và nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người xa lạ. Đấy là những người tôi chưa từng biết, nên nếu là với bạn bè của mình thì lại càng đơn giản hơn phải không nào? Bạn hoàn toàn có đến thăm và gặp lại những người bạn lâu năm của mình đúng chứ? Với cách như vậy, bạn có thể giải quyết được vấn đề tiền bạc một cách dễ dàng. Những người 20-30 tuổi ngày nay có cách sống khá tự do và phóng khoáng. Họ không bị phụ thuộc vào nơi ở cũng như công việc của bản thân. Bạn có nghĩ rằng mình cũng có thể sống theo cách như vậy không? Không ít người đã làm như vậy và cảm thấy cuộc đời trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Tôi cũng nghĩ rằng cách sống thoải mái này sẽ càng ngày càng phổ biến. Khi hết tiền, chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau hoặc nhận sự giúp đỡ từ người khác. Nếu làm được như thế thì vấn đề tiền bạc không còn là gánh nặng khiến cho cuộc sống của con người trở nên ủ ê, chán chường nữa. Tôi được biết trong vụ động đất ở miền đông Nhật Bản năm 2011 đã có rất nhiều người dân bình thường gửi cứu trợ cho người bị nạn. Một năm sau vụ động đất, tôi đã có một buổi diễn thuyết ở Sendai và trong buổi diễn thuyết ấy, tôi đã hỏi rằng có bao nhiêu bạn đã nhận được thức ăn từ người khác trong vụ động đất năm trước thì hầu như mọi người đều giơ tay. Thời gian gần đây, tôi có đọc các tin tức rằng có rất nhiều người già ở Nhật gặp khó khăn và họ đã phải kết thúc cuộc sống của mình trong đói nghèo. Tôi thực sự cảm thấy rất đau lòng. Đương nhiên nguyên nhân khiến họ trở nên bất hạnh là do họ hết tiền nhưng chẳng phải điều đó đáng tiếc lắm hay sao? Tại sao họ không kêu gọi sự trợ giúp từ người khác? Trên đời này có rất nhiều người sẵn sàng trợ giúp, ủng hộ bạn, vậy nên nếu bạn kêu gọi thì họ sẽ chẳng phiền hà gì mà giúp đỡ đâu. Chính vì vậy khi bạn thực sự bế tắc và muốn có ai đó giúp đỡ mình thì hãy kêu gọi, nhờ vả, đừng ngồi im để rồi khiến cho cuộc đời của mình trở nên bất hạnh, đáng thương như vậy. Tôi nghĩ rằng việc biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác là một điều rất quan trọng. Những người gặp khó khăn về tiền bạc khi bước vào tuổi 60 Những người gặp khó khăn về vấn đề tiền bạc ở độ tuổi 60 là những người từng có lối sống khá phung phí. Khi lương được chuyển vào tài khoản, họ sẽ sử dụng toàn bộ chúng mà không để dành một chút nào. Họ có cách sống hưởng thụ và tiêu hết những gì mà mình kiếm được. Chính vì vậy mà khi bước vào tuổi 60, vấn đề tiền bạc là vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt. Trong quyển Tuổi 50 – Hy vọng mà tôi đã viết, có một chương là “Thống kê tình hình tài chính”. Trong đó tôi đã viết rằng ở tuổi 50 điều quan trọng là bạn phải xác định xem những gì bạn có thể mua được và những gì vượt ngoài khả năng của bạn. Và bạn hãy xem xét lại mối quan hệ của mình với tiền bạc. Những người không làm điều đó thì khi đến năm 60 tuổi họ sẽ gặp rắc rối lớn trong vấn đề tiền bạc. Ở tuổi 60 này, bạn hãy một lần nữa xem xét lại mối quan hệ của mình với tiền bạc, kể cả những người bây giờ vẫn còn đang làm việc, bạn hãy nghĩ xem công việc này có thể tiếp tục đến bao giờ. Có thể đến năm 70-80 tuổi tới đây bạn sẽ lâm vào hoàn cảnh 20 năm liền không có thu nhập. Bây giờ là thời đại không thể dựa dẫm vào trợ cấp xã hội hay con cái thế nên hãy đặt câu hỏi cho chính bản thân mình xem 20 năm này bạn sẽ sống như thế nào? Điều đó sẽ quyết định cuộc đời của bạn có hạnh phúc hay không. Từ giờ trở đi bạn nên sử dụng tiền theo cách như thế nào? Ở độ tuổi 60, bạn cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về kế hoạch sử dụng tiền của mình. Trong cuộc sống của bạn, cái gì cần sử dụng đến tiền, cái gì không cần sử dụng đến tiền và nếu như cần phải sử dụng đến tiền thì cần bao nhiêu? Điều này sẽ ảnh hưởng đến phong cách sống sau này của bạn. Chỉ khi bạn chú ý đến vấn đề này thì bạn mới có thể sửa đổi và xây dựng lại cuộc đời của mình từ bây giờ. Đừng ngại ngần nhìn thẳng vào thực tế của mình, bạn hãy suy nghĩ xem bản thân mình đến khi chết đi sẽ còn lại bao nhiêu tiền. Từ bây giờ, hãy thay đổi bản thân để tuổi già của mình không gặp vấn đề về tiền bạc bạn nhé. Thay thế việc tìm kiếm tiền bạc bằng cách tìm kiếm tài năng, con đường kiếm tiền sẽ mở ra với bạn Một trong những cách có thể giúp bạn thoát khỏi sự lo lắng về vấn đề tiền bạc, đó là từ bây giờ bạn hãy tạo ra cách kiếm tiền mới cho chính mình. Cho dù bạn chỉ kiếm được một chút tiền thôi, thế nhưng chỉ cần bạn có thể kiếm được tiền, bạn sẽ cảm thấy tương lai mình tươi sáng hơn và có lẽ bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Bởi vì tiền tiết kiệm của bạn không bị giảm đi mà còn có thể tăng lên nữa. Bạn hãy thử suy nghĩ xem, trong tất cả những việc bạn làm từ trước đến nay, việc gì mà bạn thấy mình giỏi nhất, việc gì mà bạn khiến cho người khác cảm thấy vui vẻ nhưng chưa mang lại tiền bạc. Đôi khi bạn nghĩ “việc này mà cũng có thể kiếm ra tiền á?” thì đúng là nó sẽ mang lại tiền bạc cho bạn đấy. Bạn có thể vận dụng những kinh nghiệm mà mình có được trong quá trình làm việc để trở thành người tư vấn về nghề nghiệp hay trở thành diễn giả. Điều đó là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Những người có kinh nghiệm về nuôi dạy trẻ hay làm những công việc như y tá, giáo viên thì cũng có thể làm những công việc liên quan đến các tổ chức giáo dục. Những người giỏi tiếng Anh hay những người đã sống ở nước ngoài thì cũng có thể làm dịch giả, dạy kèm Anh văn,... Những món đồ thủ công mà bạn nghĩ làm cho vui cũng sẽ có người muốn mua chúng với mức giá mà bạn không thể ngờ tới. Suy nghĩ về việc kiếm tiền một cách vui vẻ sẽ làm cho đầu óc của bạn trở nên sắc bén hơn. Do đó, hãy suy nghĩ một cách thận trọng xem, liệu cung cấp dịch vụ gì sẽ đem lại sự hạnh phúc và niềm vui cho người khác. Ở tuổi 60, với kinh nghiệm 40 năm bước chân vào xã hội, bạn chắc chắn sẽ tìm được cách để biến điều gì đó thành tiền. Nếu như bạn làm giỏi điều đó, bạn vừa vui vì giúp ích được cho người khác lại vừa hạnh phúc vì kiếm được tiền cho bản thân mình. 7 CÓ SỞ THÍCH CÁ NHÂN Tìm kiếm những thứ có giá trị riêng với bản thân mình Khi còn trẻ ta hay coi trọng số lượng hơn là chất lượng. Chính vì vậy có rất nhiều người nghĩ rằng những thứ không thể tạo ra tiền là những thứ không có giá trị. Khi bước vào tuổi 60, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc đời không chỉ có tiền thôi. Có những điều mà người khác không thể hiểu được nhưng lại làm cho trái tim bạn cảm thấy vui vẻ vô cùng. Đó có thể là công việc từ thiện, tình nguyện hoặc là một hoạt động liên quan đến sở thích cá nhân. Ví dụ như có nhiều người thích sưu tập nắp chai sữa, vỏ cơm hộp, tem hay đồ chơi,... Có lẽ đối với người khác, chúng chỉ là một thứ linh tinh vớ vẩn, thế nhưng đối với người yêu thích chỉ cần nhìn ngắm bộ sưu tập của mình thôi là họ đã cảm thấy hạnh phúc rồi. Người hạnh phúc là người luôn cảm thấy vui vẻ đối với những thứ mà bản thân mình làm. Cho dù người khác không hiểu được niềm vui đó của họ thì cũng chẳng có gì quan trọng. Viện trưởng của bảo tàng đồ chơi Yokohama Buriki, ông Kitahara Teruhisa, là một nhà sưu tập đồ chơi nổi tiếng trên thế giới. Thế nhưng khi ông mới bắt đầu sưu tập những món đồ chơi này thì không một ai hiểu được giá trị của chúng và họ đều nói rằng đó là những thứ không có giá trị, vớ vẩn. Lời đàm tiếu của mọi người xung quanh khiến ông có lúc cảm thấy chán nản vô cùng. Trong cuốn Tuổi 20 – Nhiệt huyết mà tôi đã viết, có một đoạn ông Kitahara trả lời phỏng vấn như thế này: “Cho dù người khác không hiểu mình thì cũng đừng vì thế mà tự ti. Đối với tôi, ngay cả những thứ mà người bình thường cảm thấy không có một chút giá trị thì tôi đều nói rằng “Ô, cái này thật là tốt, cái này thật là tuyệt”. Và khi tôi cứ nói như vậy thì lúc nào đó sẽ xuất hiện một người rồi hai người nói lại với tôi rằng “A, cái này thú vị nhỉ, cái này được đấy nhỉ!”. Và ông Kitahara cũng đã nói với tôi, nếu như không có ai nhận ra giá trị của những điều bạn làm thì bạn chỉ cần tìm ra những người có thể nhận ra giá trị của những điều đó và thừa nhận chúng. Câu chuyện của ông Kitahara ở đây không chỉ hướng về những người ở độ tuổi 20 mà còn có thể trở thành kim chỉ nam cho những người ở độ tuổi 60. Ở tuổi này, có lẽ bạn nên hoãn lại những việc đã tiêu tốn thời gian, công sức và tiền bạc của mình từ trước đến nay để ưu tiên cho những điều mình cảm thấy hạnh phúc. Bạn hãy tìm kiếm niềm vui ở những thứ mà bản thân bạn cảm thấy có giá trị. Những thứ đó nhiều khi được bạn tìm thấy một cách rất tình cờ, có thể là trong dịp đến nhà bạn bè chơi thì bạn tình cờ mua được, cũng có thể bạn đi đến một buổi triển lãm và nhìn thấy một vật khiến bạn trở nên hứng thú. Cũng có thể bạn tìm thấy những thứ thú vị ở trong mẩu tin tức bạn xem hàng ngày. Rất nhiều người đã khám phá ra sở thích của bản thân mình bằng những cách tình cờ như vậy. Nhưng dù bằng phương thức nào đi chăng nữa, nếu như bạn bắt gặp được điều gì khiến bạn cảm thấy thú vị thì bạn hãy xem xét nó một cách tích cực. Và cho dù bạn hứng thú với điều gì đi chăng nữa thì nó cũng sẽ làm cho cuộc sống của bạn nhiều màu sắc và vui vẻ hơn. Cứ làm điều mình muốn cho dù có cảm thấy xấu hổ Có không ít điều mang đến cho chúng ta cảm giác hạnh phúc, nhưng khi phải nói về chúng với người khác thì ta lại cảm thấy xấu hổ vô cùng. Tôi đã từng đọc một bài báo nói rằng, hiện nay đang xuất hiện trào lưu đàn ông trung niên mặc áo ngực. Thoạt đầu khi biết về điều đó, thực sự tôi cũng không thể lý giải nổi. Thế nhưng khi tôi đọc những dòng bình luận của “đương sự”, chia sẻ là khi mặc áo ngực họ có cảm giác như trái tim mình được bảo vệ, thì tôi đã hiểu ra “à, hóa ra là vậy”. Và họ cũng chia sẻ rằng trong lòng họ cũng đã khá hồi hộp khi đi mua chúng, còn lúc thực sự mặc nó trên người thì nhiều người có cảm giác hơi khác người một chút. Nếu nói về sở thích của những người 60 tuổi ngày xưa thì có thể kể đến những điều như thơ ca, cây cảnh,... Thế nhưng ngày nay thì sở thích của họ đang dần trở nên đa dạng hơn. Khi bắt đầu làm một cái gì đó mới, mặc dù nó không phải thứ quá khích như là mặc áo ngực dành cho đàn ông, nhiều việc cũng khiến bạn cảm thấy rất hồi hộp và xấu hổ. Thế nhưng, bạn hãy bỏ qua những định kiến của xã hội và cho dù bạn có cảm thấy xấu hổ đi chăng nữa thì cũng hãy luôn nghĩ rằng điều đó thật thú vị và hãy thử làm xem sao miễn nó có ích cho bạn mà không gây hại gì cho ai khác. Hát một bài hát trước mặt mọi người, diễn thuyết một vấn đề gì đó, cho mọi người xem tranh của mình vẽ, đánh một bản piano hay là nấu một món ăn gì đó,... Việc lên kế hoạch cho một buổi phát biểu hay là buổi liên hoan như vậy tuy xấu hổ nhưng chẳng phải rất thú vị hay sao? Chắc chắn rằng những điều đó sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên thú vị và hạnh phúc hơn rất nhiều. Sống là làm cho bản thân mình cảm thấy vui vẻ Bước vào tuổi 60, hầu hết mọi người đều trở nên nhạy cảm với chuyện tiền bạc. Đó là do thu nhập của bản thân họ giảm đi hoặc không tăng lên. Chính vì vậy, họ sẽ tránh xa những thứ phải tiêu tốn tiền bạc hoặc là những việc mà họ cảm thấy rủi ro. Ví dụ như trong một buổi sinh nhật của ai đó trong gia đình, họ sẽ không có tâm trạng cùng tất cả mọi người ra ngoài ăn. Họ nghĩ rằng thật là lãng phí khi sử dụng tiền cho những dịp như vậy. Do đó họ sống đều đều từ ngày này qua ngày khác, cuộc sống không có gì thú vị cả. Mục đích sống của con người không phải là để hàng tháng trả tiền nhà, trả các hóa đơn điện nước rồi cứ tiếp nối những ngày tháng như vậy. Mặc dù sống dè sẻn không phải là việc xấu, thế nhưng trên hết, việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi người đó chính là sống với những niềm vui và sở thích của bản thân mình. Nếu chỉ nghĩ đến sự an toàn thì có lẽ không nên đi đâu và cũng không nên làm gì cả. Cuộc sống như vậy liệu có vui vẻ và hạnh phúc không? Bạn muốn sống một cách an toàn hay một cách vui vẻ? Hãy thử suy nghĩ về điều đó xem sao nhé. Nếu như bạn nghĩ rằng tuy khá mạo hiểm nhưng bạn thực sự muốn sống một cuộc sống thú vị thì bạn hãy bắt đầu với những sở thích không tốn kém tiền bạc. Điều gì làm cho bạn cảm thấy phấn khởi thì bạn hãy làm điều đó. Chỉ cần bạn cảm thấy vui vẻ khi nghĩ đến điều đó thì dù có bất cứ điều gì ngăn cản, bạn cũng hãy một lần thử làm nó đi. Những người bạn chơi thân với nhau thường do có chung sở thích chứ không phải dựa trên bất kỳ lợi ích nào, thế nên họ có thể chơi với nhau một cách rất vui vẻ và tự do. Vì vậy bạn cũng hãy vui vẻ và can đảm bước chân vào một thế giới mới đầy hứa hẹn đi nào. Chắc chắn bạn sẽ tìm được người hiểu mình Khi tìm kiếm trên Internet, bạn sẽ thấy có rất nhiều hội nhóm có cùng chung sở thích với nhau. Ví dụ như có những hội thích đi máy bay hay sưu tập ô tô đắt tiền, đi du lịch,... Những sở thích này thì tôi có thể hiểu được, tuy nhiên tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy có cả hội ủng hộ đội bóng cricket của một đất nước nào đó rất xa xôi. Tại sao lại có những người lại hâm mộ một môn thể thao ít phổ biến ở tận nước ngoài như vậy? Tôi thật sự không thể lý giải được điều đó, nhưng hội này thực sự tồn tại trong đời sống. Vậy nên, có những sở thích bạn nghĩ là chỉ có mỗi mình bạn thích thôi thì trên thực tế có thể có khá là nhiều người thích giống như bạn. Khi bạn tìm kiếm trên Internet, chắc chắn bạn sẽ tìm được những người có cùng sở thích hay có cùng khuynh hướng như mình. Cho dù người đó là người nước ngoài, bạn không thể hiểu được ngôn ngữ của họ đi chăng nữa nhưng miễn là có chung sở thích với nhau thì trong một khắc cũng có thể trở thành bạn bè của nhau. Trong những người bạn của tôi, có những người là fan hâm mộ của phim hoạt hình và truyện tranh. Khi anh ta đến Seoul, anh ta đã kết bạn với một fan hâm mộ hoạt hình người Hàn Quốc. Mặc dù một người nói tiếng Hàn, một người nói tiếng Nhật và cả hai đều không hiểu tiếng Anh, thế nhưng họ chỉ nói về những cái tên của nhân vật hoạt hình thôi cũng đã mất cả ngày rồi. Và cho đến buổi tối thì hai người họ đã rất lưu luyến khi phải chia tay nhau. Giữa những người có chung một sở thích sẽ có sự đồng cảm với nhau. Điều đó không chỉ vượt qua ranh giới của quốc gia mà nó còn vượt qua ranh giới của cả thời đại, tôn giáo, giới tính. Chính vì vậy nó sẽ mở ra cho bạn một thế giới mới mẻ khác biệt đầy thú vị. 8 CÓ NHỮNG NGƯỜI BẠN TRẺ TUỔI Hãy thử thay đổi phong cách thời trang của mình Lợi ích của việc kết bạn với những người ở độ tuổi 20, 30 là giúp bạn không trở nên già cỗi. Kết bạn với họ, thứ mà bạn nhận được đó chính là sự trẻ trung và tươi mới được lan truyền từ những người bạn trẻ tuổi giàu năng lượng và nhiệt huyết. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Nhiều người dù biết vậy nhưng cứ hễ ở cùng với những người trẻ tuổi thì họ lại cảm thấy lạc lõng và không biết phải làm như thế nào để hòa nhập. Quả đúng là những người lớn tuổi đột nhiên cùng chơi cùng cười với những người trẻ đáng tuổi con cháu mình thì sẽ có cảm giác khó khăn và kỳ cục. Ngay cả những người trẻ tuổi cũng sẽ cảm thấy bạn không phù hợp với họ. Vậy nên để tránh gây ra những cảm giác như thế thì đầu tiên bạn hãy thử thay đổi gu thời trang của mình. Bạn hãy thử xem có phải đa phần quần áo của bạn có màu đen, màu trà hay màu be không? Những người lớn tuổi ở châu Âu, càng nhiều tuổi họ lại càng mặc quần áo sắc sặc sỡ nên nhìn họ rất trẻ trung. Lần sau khi bạn mua quần áo thì bạn thử hỏi nhân viên bán hàng xem màu sắc nào là màu sắc thịnh hành của năm nay và đừng ngần ngại mà mua nó nhé. Đó cũng là một cách để thay đổi phong cách thời trang của bạn. Trong việc lựa chọn quần áo, thông thường thì càng ngày chúng ta càng có xu hướng chọn những màu dễ mặc, những kiểu dáng đơn giản. Thế nhưng khi đến độ tuổi 60, bạn hãy thử đi ngược lại xu hướng đó. Trong công việc, nếu những người trẻ tuổi mặc áo phông đi làm thì có thể sẽ gây ra ấn tượng là họ không được chỉn chu. Với người trẻ, vốn phải ra ngoài và giao tiếp nhiều thì áo phông dường như chỉ thích hợp để diện ở nhà. Tuy nhiên, nếu những người qua độ tuổi 60 mặc những chiếc áo phông dù để đi ra đường đi nữa, chắc chắn sẽ nhận được các phản ứng như: “nhìn thật là trẻ trung”, “nhìn thật là tuyệt”. Vì vậy bạn hãy thử mặc những kiểu quần áo có thể làm cho con cái của bạn ngạc nhiên khi chúng nhìn thấy nhé. Và lúc đó, với vẻ mặt của một người chiến thắng, bạn hãy hỏi những đứa con đang chết lặng của mình rằng “trông bố/mẹ như thế nào?”. Cảm giác lúc đó chắc chắn sẽ rất tuyệt. Quay lại cảm giác của những năm 20-30 tuổi Khi bước vào tuổi 60 sẽ có rất nhiều điều trở nên khó khăn. Có thể bạn sẽ chẳng còn hứng thú gì với những thứ đang thịnh hành hay các trào lưu trên thế giới. Đó cũng chính là điều khiến cho bạn cảm thấy mình đang già đi. Để bản thân lúc nào cũng cảm thấy trẻ trung và vui vẻ với cuộc đời, bạn hãy tìm lại cảm giác của những năm 20-30 tuổi. Khi bạn lựa chọn quần áo, bạn không cần thiết phải lựa chọn sao cho phù hợp với bản thân, mà bạn hãy chọn cho mình những bộ quần áo giống như những người 20-30 tuổi lựa chọn. Người cố vấn của tôi, ông Sakurai Hidenori, cho dù đã 80 tuổi nhưng vẫn đi mua quần áo ở các cửa hiệu dành cho giới trẻ. Và bầu không khí trẻ trung ở những địa điểm này sẽ khiến cho tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn. Ngày nay có rất nhiều người mặc dù đã 70-80 tuổi nhưng họ không hề cảm thấy bản thân mình già cỗi. Chính vì vậy, những người ở độ tuổi 60 như bạn càng không có lý do gì để làm cho mình trở nên già đi. Nếu như bạn chọn mua quần áo ở những cửa hàng bách hóa thì chắc chắn ở đó chỉ có kiểu thời trang đúng với độ tuổi của bạn mà thôi. Bạn hãy thử lấy dũng khí đi đến cửa hàng thời trang dành cho giới trẻ. Việc đi vào đó cũng không thể khiến bạn chết được, còn nếu như bạn cảm thấy xấu hổ quá thì cứ nhanh chóng rời khỏi đó là xong ngay. Hãy cứ thử một lần xem sao bạn nhé. Khi nhắc đến những địa điểm tụ tập của người trẻ, có lẽ bạn sẽ chỉ cảm thấy thật ồn ào và phiền phức. Bạn càng nhiều tuổi thì khoảng cách giữa bạn và những người trẻ tuổi sẽ ngày càng xa hơn. Chính điều đó đã đẩy bạn vào thế giới của người già. Cho dù là cửa hàng, quán cà phê hay quán ăn, bạn hãy thử đến những nơi mà giới trẻ hay đến xem. Chỉ bằng việc đến những nơi như vậy thôi thì bạn cũng sẽ cảm thấy mình trở nên trẻ trung và tươi mới hơn. Và bạn hãy ngưng đặt câu hỏi là bản thân mình liệu có đang ở sai chỗ hay không. Bạn đừng chú ý đến điều đó. Bạn hãy coi như bản thân mình cũng là một người trẻ tuổi và cứ thoải mái đi vào những nơi đó thử một lần. Người già như thế nào có thể trò chuyện được với người trẻ tuổi? Điều thú vị khi trở thành bạn với những người trẻ tuổi, đó là bạn có thể nói chuyện một cách sôi nổi với họ. Có thể trong lúc trò chuyện, đôi khi bạn sẽ cảm thấy bất ngờ về những câu, từ họ sử dụng. Thế nhưng nếu bỏ qua đôi điều khó chịu đó, bạn sẽ trải qua một quãng thời gian rất thú vị. Tuy nhiên có khá nhiều người không thể kéo dài cuộc nói chuyện với những người trẻ tuổi được. Vậy những người như thế nào thì có thể trò chuyện được với những người trẻ, còn những người như thế nào thì không thể làm được điều này? Những người có thể nói chuyện với người trẻ tuổi một cách tự nhiên là những người có tinh thần học hỏi. Bạn đừng đánh giá, nhận xét về những gì họ làm hay những gì họ nói. Thay vào đó, bạn có thể hỏi họ những câu hỏi đơn giản như: “Vì sao lại như vậy?”. Ví dụ như có một bạn trẻ nhuộm tóc màu vàng và người giáo viên lại hỏi với một giọng bề trên rằng: “Tại sao tóc cậu lại màu vàng?”, thì chắc chắn cả hai sẽ chẳng nói chuyện được với nhau nhiều. Nhưng nếu bạn hỏi: “Tóc màu vàng nhìn vui mắt hơn nhỉ?” thì sẽ tạo cảm giác hoàn toàn khác biệt. Câu hỏi này không tốt cũng không xấu, nó tạo ra cuộc nói chuyện bình đẳng và làm cho đối phương dễ dàng mở lòng hơn. Nói một cách dễ hiểu thì câu hỏi đầu tiên giống như một câu tra hỏi, còn câu hỏi thứ hai giống như một câu phỏng vấn. Câu hỏi thứ hai cũng giống như là cách những người nước ngoài khi đến Nhật Bản thường thắc mắc: “Vì sao khi vào trong nhà lại phải cởi giày?”, hay là “Vì sao khi chào hỏi lại phải cúi đầu?”. Ngoài ra nếu bạn toàn nói những câu như là: kinh nghiệm của tôi là, cái này ngày xưa tôi từng làm rồi,...thì chỉ càng làm cho đối phương xa bạn hơn mà thôi. Bạn hãy nhớ lại những điều mà bạn ghét cay ghét đắng khi người lớn làm với bạn khi bạn còn trẻ. Có phải đó là những điều bạn đang làm với những người trẻ tuổi hay không? Người trẻ tuổi ghét những những người như thế này Có rất nhiều người khi bước sang độ tuổi 60, họ sống tách riêng với con cháu của mình và không hề tiếp xúc với những người trẻ tuổi. Khi bạn về hưu hay là ngay cả khi bạn đang đi làm đi chăng nữa thì ở tuổi 60 bạn có rất ít cơ hội để nói chuyện với những người trẻ tuổi, dù ở công ty bạn cũng có những người trẻ mới vào làm. Tiện đây thì bạn đã xem bộ phim About Schmidt chưa? Đó là bộ phim mà Jack Nicholson làm diễn viên chính, được trình chiếu năm 2002, là bộ phim bi hài kể về tuổi xế chiều của một người đàn ông tên là Schmidt sau khi ông nghỉ hưu ở công ty bảo hiểm vào năm 66 tuổi. Trong đó có một cảnh là sau khi nghỉ hưu, ông Schmidt không có việc gì để làm cả, chính vì vậy mà ông đã đi đến công ty cũ của mình. Vào ngày mà ông nghỉ hưu, những người đồng nghiệp của ông đã mở một buổi tiệc chia tay và nói rằng bất cứ lúc nào ông cũng có thể đến công ty chơi. Ông nhớ lại điều đó và đã đi đến công ty. Tuy nhiên, khi ông đến đó thì chỗ ngồi của ông chẳng còn nữa và ông cũng không có việc gì làm hay có ai để nói chuyện ở đó cả. Mặc dù ông Schmidt đã nói với họ rằng nếu có bất cứ việc gì không hiểu hãy hỏi ông, thế nhưng mọi người trong công ty đều bận rộn và không một ai đoái hoài gì đến ông. Nói tóm lại là ông Schmidt đã không thể giao tiếp tốt với những người trẻ tuổi. Thông thường người trẻ tuổi ghét những người luôn làm ra vẻ ta đây lúc nào cũng đúng. Bởi vì chẳng có gì vui vẻ khi phải ở cùng với những người lúc nào cũng cho mình là đúng và luôn nói những câu như là “điều tôi nói mới là đúng”, “ngày xưa thì phải làm như thế này này”, hay là “ngày xưa mới tốt làm sao”,... Những người có được sự bình đẳng với tất cả mọi người thì sẽ nói những câu như “Ôi cái này thật là thú vị!”, “Cái này thật là tốt nhỉ!” và họ giao tiếp với người khác một cách tích cực. Không chỉ những người trẻ tuổi mà tất cả mọi người đều yêu quý những người như thế. Khi bạn ở tuổi 60, bạn hãy kết bạn với thật nhiều người ở độ tuổi 20, 30 và 40. Đương nhiên là bạn không cần phải nịnh hót hay ra vẻ với họ. Nhưng cũng đừng có tỏ thái độ bề trên. Những người như vậy sẽ bị người trẻ tuổi ghét bỏ. Theo tôi thì bạn bè là phải giữ thái độ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Điều này tôi cũng đã nói ở Chương 2 “Gặp lại bạn bè” rồi. Với việc có nhiều người bạn là những người trẻ tuổi, bạn sẽ tích thêm rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống của mình. Hãy thử tìm hiểu xem giới trẻ ngày nay đang suy nghĩ gì và cảm nhận nó. Bạn cũng nên chỉ cho những người bạn cùng độ tuổi với mình về điều này để mọi người cùng cảm nhận xem sao. Rồi sau đó, bạn hãy thử bắt đầu một kế hoạch nào đó nhằm giúp cho những người bạn đang già cỗi ở xung quanh mình trẻ trung lại. 9 ĐỪNG ĐẾM SỐ TUỔI HƯỞNG DƯƠNG CỦA BỐ MẸ BẠN Thời gian còn lại của bản thân mình Có rất nhiều người khi bước vào độ tuổi 60 thì hay nghĩ về việc bố mẹ mình đã qua đời ở năm bao nhiêu tuổi. Khi còn trẻ ít ai nghĩ đến việc bố mẹ mình sẽ chết đi, nhưng khi bước vào độ tuổi 40-50 thì đa phần mọi người đã trải qua kinh nghiệm chăm sóc bố mẹ khi ốm đau và đặc biệt là chăm sóc họ thời kỳ cuối đời. Ở độ tuổi 60, có những người vẫn còn bố mẹ, thậm chí là ông bà của họ vẫn còn sống rất khỏe mạnh, thế nhưng cũng không ít người đã mất đi ông bà, bố mẹ của mình. Với những người như vậy, họ thường có cảm giác là mình đang tiến dần đến độ tuổi mà bố mẹ mình đã mất. Nói một cách dễ hiểu là họ đã lấy số tuổi thọ của cha mẹ để làm cột mốc cho tuổi thọ của chính mình. Ví dụ như bây giờ bạn đang ở độ tuổi 63, bạn nghĩ đến việc bố mẹ mình đã lìa xa cõi đời này năm 70 tuổi, thế là tự nhiên bạn sẽ có suy nghĩ rằng mình chỉ còn có 6 năm để sống nữa thôi. Ở độ tuổi 60, có nhiều người vẫn đang làm việc nhưng cũng có những người đã nghỉ hưu. Nên khi bước vào những năm cuối của tuổi 60, bạn sẽ có cảm giác rằng bản thân đang phải đón chờ những năm cuối cùng của cuộc đời. Đặc biệt đối với những người không còn bố mẹ thì việc họ có ý thức về thời gian cuối cùng của mình cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng trên thực tế, người đó không hẳn sẽ chết ở đúng độ tuổi mà bố mẹ họ đã mất. Chính vì vậy, nếu như bạn cứ nghĩ rằng đây là những năm tháng cuối đời của mình thì rất có thể nó sẽ trở thành hiện thực. Tuổi thọ của mỗi người đều có giới hạn. Khi so sánh với những người ở độ tuổi 20-30 thì hiển nhiên là bạn không còn nhiều thời gian giống như họ. Thế nhưng nếu như lúc nào bạn cũng suy nghĩ rằng mình chỉ còn lại bao nhiêu năm ngắn ngủi đó thôi thì cho dù bạn đang rất khỏe mạnh đi chăng nữa bạn cũng sẽ nhanh già hơn mức bình thường. Vậy nên, khi bước vào độ tuổi 60, tôi khuyên bạn không nên nghĩ đến độ tuổi hưởng dương của bố mẹ mình. So sánh cuộc đời bạn với cuộc đời của bố mẹ bạn Bước vào tuổi 60 và nhìn lại cuộc đời của mình, sau đó suy nghĩ đến cuộc đời của bố mẹ mình là một điều khá thú vị. Khi bạn được sinh ra, bố mẹ bạn bao nhiêu tuổi và họ đang làm gì? Ở lứa tuổi này, khi nhớ lại dáng vẻ của bố mẹ mình lúc họ còn trẻ, bạn sẽ nhìn thấy những điều mà khi còn là trẻ con bạn không nhìn thấy được hay không thể nào hiểu được. Bố mẹ của bạn đã đối xử với bạn như thế nào? Năm tháng qua đi, khi bạn lớn lên thì cách đối xử đó có thay đổi hay không? Đối với cuộc đời của họ, bạn có ý nghĩa như thế nào? Có nhiều người lúc nào cũng làm bố mẹ lo lắng, nhưng cũng có nhiều người lại là niềm tự hào vô bờ của bố mẹ mình. Thế còn con của bạn, tức là cháu của bố mẹ bạn thì sao? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với bố mẹ bạn? Có nhiều người không thể hiện tình cảm với con nhưng lại dịu dàng đọc sách, kể chuyện hoặc đùa giỡn, âu yếm cháu của mình. Nhìn những hình ảnh ấy, có lẽ bạn sẽ cảm thấy vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Thế nên bạn hãy thử nhớ lại xem bố mẹ của bạn đã sống một cuộc sống như thế nào. Có phải bạn sẽ phát hiện ra những mặt rất khác của bố mẹ mà bạn chưa bao giờ thấy trước đó không? Và như thế, bạn hãy thử suy nghĩ về cuộc đời của chính bản thân mình xem. Vì thời đại thay đổi không ngừng nên cuộc sống về già của bố mẹ bạn và cuộc sống về già sau này của bạn sẽ hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, cho dù bạn có muốn sống một cuộc sống khi về già giống như bố mẹ bạn đi chăng nữa thì thực tế cũng có thể không thực hiện được. Ngày xưa người già có thể an tâm trải qua những ngày tháng cuối đời của mình trong sự chăm sóc của con trai trưởng và con dâu. Họ có thể sống một cuộc sống an nhàn và trở thành những người ông người bà quấn quýt bên con cháu. Nhưng ngày nay thì điều này có thể không được như vậy nữa. Trong thời đại bây giờ, độ tuổi 60 vẫn chưa được gọi là người già. Đặc biệt là có rất nhiều gia đình dù con cái đã 60 tuổi nhưng ông bà hay bố mẹ của họ vẫn sống khỏe mạnh. Có không ít người mà bố mẹ của họ mặc dù đã 80-90 tuổi nhưng vẫn không đau ốm bệnh tật gì. Thậm chí là có những người đã qua tuổi 100 rồi mà họ vẫn còn rất hoạt bát, minh mẫn. Những người bước qua tuổi 60 mà vẫn còn ông bà như vậy thì có khi họ vẫn được nhận phong bao lì xì từ ông bà của mình. Nhiều người hay đùa rằng ở lứa tuổi này có thể lấy phong bao từ ông bà để trao cho những đứa cháu của mình. Vậy nên để không già cỗi khi bước vào tuổi 60 thì bạn phải tìm một cách sống phù hợp với thời đại của chính mình. Liệu bạn có chết ở độ tuổi mà bố mẹ bạn qua đời không? Những người có bố mẹ mất sớm thì dù thế nào đi chăng nữa họ cũng sẽ có ý thức về độ tuổi mà bố mẹ họ đã mất đi. Diễn viên Nhật Bản Nakaiki Ichi từng chia sẻ rằng bố ông đã mất ngay trước sinh nhật ba tuổi của ông vì tai nạn giao thông. Bố của ông ấy chính là diễn viên Sadake Iri. Tin tức về vụ tai nạn giao thông này được chiếu ở khắp các bản tin trên toàn nước Nhật và đám tang của ông đã có khoảng 1.000 người hâm mộ xếp kín đường để đưa tiễn. Ông Sadake Iri đã mất vào năm 37 tuổi. Chính vì lẽ đó mà con trai ông, diễn viên Nakaiki Ichi, ngay từ nhỏ đã nghĩ rằng bản thân mình sẽ chết vào năm 37 tuổi giống như bố ông ấy vậy. Và có một câu chuyện rất nổi tiếng về Nakaiki Ichi, đó là khi ông bước qua sinh nhật tuổi 38 thì ông mới bỏ được suy nghĩ trong đầu rằng mình sẽ chết sớm và lúc đó ông mới quyết định kết hôn. Sự ra đi của những người thân thiết và quan trọng đôi lúc sẽ khiến cho bản thân ta bị sốc tâm lý nặng nề và để vượt qua được điều đó là điều không hề đơn giản. Cho dù lý trí bạn biết rằng đó là sự thật nhưng trái tim bạn thì lại không có cách nào chấp nhận được. Khi còn trẻ có thể bạn sẽ tạm thời quên những điều đó đi, thế nhưng khi bước vào tuổi 60 thì cái cảm giác buồn thương này lại trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ hơn. Có rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần họ sống qua được độ tuổi mà bố mẹ họ đã sống thì sau đó dẫu có lìa xa cõi đời này thì họ cũng không còn gì hối hận nữa. Với diễn viên Nakaiki Ichi thì phải sau khoảng thời gian đó, cuộc sống của ông mới thực sự bắt đầu. Ông đã chính thức vượt qua được nỗi ám ảnh đó ở tuổi 38. Và chẳng phải nếu bạn 60 tuổi thì bạn càng dễ dàng để bắt đầu cuộc sống của mình hơn hay sao? Thay vì suy nghĩ rằng bạn sẽ kết thúc cuộc đời của bản thân mình ở độ tuổi mà bố mẹ bạn đã mất đi, bạn hãy nghĩ rằng đó chính thời điểm mà cuộc đời thứ hai của bạn được bắt đầu. Suy nghĩ về cuộc đời của bố mẹ mình Khi bạn bước vào tuổi 60, có những người vẫn còn bố mẹ nhưng cũng có nhiều người ở lứa tuổi này, đấng sinh thành đã ra đi mãi mãi. Bây giờ, bạn hãy thử một lần suy nghĩ về cuộc đời của bố mẹ mình xem sao. Khi 60 tuổi, bạn đã có kinh nghiệm sống nhất định, thế nên khi suy nghĩ về cuộc đời của bố mẹ mình bạn thấy rằng họ có hạnh phúc hay họ đã phải trải qua một cuộc sống vô cùng khổ cực? Và trong cuộc đời của họ thì điều gì làm cho họ hạnh phúc nhất? Trong khi bạn nhớ lại những điều như vậy, bạn có thể một lần nữa xác nhận lại mối liên kết của mình đối với bố mẹ. Từ những điều đó, bạn có thể đúc rút được những kinh nghiệm hữu ích cho chính mình. SÁCH CÙNG TÁC GIẢ Tuổi 50 Hy Vọng Nếu bạn sống đến 90 tuổi, không tính 20 năm đầu còn đi học, thì hiện tại vừa đúng là... Tuổi 40 Trải Nghiệm Tuổi 40 không còn sức trẻ như tuổi 20, 30 nhưng dưới góc nhìn của những người 60 tuổi, thì... Tuổi 30 Hoài Bão Nếu một ngày nào đó, bạn nhận ra những ảo tưởng của thời mười tám đôi mươi bỗng dưng tan... Tuổi 20 Yêu Thương Có khi nào bạn tự hỏi rằng: Vì sao chuyện tình cảm của bạn không được trọn vẹn? Phải làm... Tuổi 20 Nhiệt Huyết Độ tuổi 20! Bạn đang tràn đầy năng lượng, dạt dào cảm xúc và đang trải qua những ngày tháng... Bí Quyết Để Có Bạn Đời Lý Tưởng Người bạn đời là người giúp bạn mạnh mẽ hơn để vượt qua những cơn khủng hoảng trầm trọng nhất,... Bí Quyết Trở Thành Người Xuất Sắc Trên thế gian này, rất ít người có thể giàu sang nhờ sử dụng năng khiếu của bản thân, nhưng... Bí Quyết Làm Chủ Đồng Tiền Làm sao để bạn có đươc sự tự do với tiền bạc? Làm sao để cuộc sống của bạn không... Bí Quyết Để Có Sự Nghiệp Mơ Ước Bí quyết để có sự nghiệp mơ ước viết về những suy nghĩ xung quanh vấn đề công việc, cuộc sống... Những Bài Học Đáng Giá Về Xây Dựng Mối Quan Hệ Cuốn sách này được viết ra sau trận động đất lớn ở quê hương Kobe của tác giả vào năm... Những Bài Học Đáng Giá Về Hạnh Phúc Những bài học đáng giá về hạnh phúc là cuốn sách đầu tiên trong bộ Happy Life của Ken Honda – kể về cuộc gặp gỡ... Những Bài Học Đáng Giá Về Giàu Có Cuốn sách thứ hai trong bộ Happy Life của tác giả Ken Honda – Những bài học đáng giá về giàu có – mang đến cho... 10 ĐI DU LỊCH Mục đích và hiệu quả của việc đi du lịch Khi viết quyển sách này, tôi đã phỏng vấn rất nhiều người ở độ tuổi 60 với phong cách sống đa dạng. Có một điểm chung ở những cặp vợ chồng có mối quan hệ khăng khít, đó chính là họ rất thường xuyên đi du lịch cùng nhau. Nói về việc đi du lịch, cho dù là đi du lịch dài ngày hay ngắn ngày thì không nhất thiết phải thật xa hoa, tốn kém. Chính vì vậy, bạn có thể đi du lịch trong nước hay nước ngoài sao cho phù hợp với tình hình tài chính của mình. Thậm chí là bạn chỉ cần đi tản bộ ở xung quanh nhà thôi cũng có ý nghĩa rất lớn rồi. Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian của họ dành cho nhau ở bên ngoài gia đình cũng nhiều hơn. Điều này có thể là một bí quyết của các cặp đôi hạnh phúc mà chúng ta cần phải học hỏi. Sau khi kết hôn, trải qua 30-40 năm sống cùng nhau, cho dù mối quan hệ hôn nhân có tốt đẹp hay không thì việc bên cạnh nhau cũng đã trở thành lẽ tự nhiên rồi. Cho dù tình yêu vẫn còn đó nhưng những cặp đôi gắn bó này thậm chí không còn thường xuyên nói chuyện với nhau nữa và điều này là hết sức bình thường. Nói như vậy không có nghĩa là tình yêu của họ đã chấm dứt mà nó chỉ đơn giản trở thành một mối quan hệ không cần thiết phải nói ra thành lời. Tuy nhiên, mặc dù khi ở nhà thì cứ lẳng lặng ở bên nhau nhưng đến khi đi du lịch thì sẽ không như vậy. Cùng nhau ngắm cảnh, cùng nhau đi mua sắm, những việc đó sẽ khiến cả hai cùng hướng về một phía và có cùng một cách nhìn với nhau. Nhưng nếu đột nhiên cùng đi du lịch nước ngoài thì có thể sẽ gặp khó khăn vì chi phí đắt đỏ. Cho nên đối với những người không có sẵn điều kiện thuận lợi về tài chính thì hãy thử bắt đầu với những chuyến du lịch trong nước xem sao. Tôi biết rất nhiều những cặp đôi nhờ nghe lời tư vấn của các công ty lữ hành mà đã tham gia những chuyến du lịch cùng nhau. Ban đầu khi đi ngắm cảnh, họ tách nhau ra để đi nhưng ngày hôm sau, khi trở về họ lại nắm tay nhau đi tản bộ. Những việc như vậy xảy ra rất nhiều. Chính vì vậy, bạn và người bạn đời của mình hãy thử cùng nhau đi du lịch đi nhé. Những việc không thể trải nghiệm trong cuộc sống thường nhật Có rất nhiều việc bạn sẽ được trải nghiệm lần đầu tiên khi đi du lịch. Đặc biệt khi bạn đi du lịch nước ngoài. Có những việc ở Nhật là những chuyện rất bình thường thế nhưng ở nước ngoài thì bạn lại cảm thấy vô cùng mới mẻ và thú vị. Ví dụ như ở nước ngoài, ngay cả việc lên tàu điện ngầm thôi cũng là việc khiến bạn lúng túng. Thậm chí chỉ là việc mua vé thôi cũng có thể làm bạn bối rối rồi. Hơn nữa, vì đến một nơi xa lạ bạn cũng phải cảnh giác rất nhiều với những tai nạn hay rủi ro trong suốt hành trình của mình. Cảm giác căng thẳng đó sẽ đánh thức những giác quan cũng như cảm nhận của bạn về mọi thứ xung quanh. Có nhiều trường hợp mà người chồng khi bước vào tuổi nghỉ hưu, đã mất đi niềm vui trong cuộc sống, nhưng nhờ vào việc đi du lịch với vợ của mình, họ đã thức tỉnh bản thân và cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn bao giờ hết. Khi hai người cùng nhau đi du lịch thì sẽ sinh ra cảm giác như là họ đã trở thành một thể thống nhất cùng chung một vận mệnh. Điều đó giống như là nếu như bạn không hỗ trợ lẫn nhau, không giúp đỡ lẫn nhau, không dựa vào nhau thì bạn sẽ không thể trở về một cách bình an vô sự được. Khi đi du lịch, bạn cũng có thể gặp rất nhiều vấn đề rắc rối. Ví dụ như là bạn bị trộm hành lý hay là để quên đồ đạc của mình,... Những điều xảy ra bất ngờ như vậy sẽ làm cho cuộc sống bình lặng trước đây của bạn trở nên mới mẻ hơn. Ví dụ như bạn hãy thử thuê một căn hộ có bếp ở Hawaii trong hai tuần và thử sinh hoạt ở đó xem sao. Tôi chắc rằng điều đó vô cùng thú vị. Phí sinh hoạt ở đó hầu như không khác biệt gì ở Nhật Bản cho nên chỉ cần thêm một chút tiền vé máy bay thôi là bạn có thể trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt ở nước ngoài rồi. Bạn hãy thử đi siêu thị mua đồ ở nơi đó và hãy thử sống một cuộc sống giống như những người dân bản địa. Có lẽ lúc này bạn sẽ có những trải nghiệm rất khác biệt. Tôi có quen biết một cặp vợ chồng trong chuyến du lịch nọ, món súp miso mà họ làm cực kỳ ngọt và họ không thể nào ăn được. Ngạc nhiên vì trước đây chưa bao giờ nấu ra món ăn tệ như vậy nên họ đã tra lại các nguyên vật liệu thì hóa ra món mà họ tưởng là hạt đậu lại là hạt hạnh nhân. Sự nhầm lẫn đó khiến họ phải phì cười. Đó là một nụ cười mà phải trên mười năm rồi họ mới có được. Những nhầm lẫn, thất bại ấy không phải lúc nào cũng xấu, trong trường hợp này nó giúp cho mối quan hệ của hai vợ chồng càng trở nên sâu sắc hơn. Một ngày trải qua ở nhà so với một ngày trải qua ở nước ngoài thật sự rất khác biệt, và việc đó sẽ trở thành những trải nghiệm vô cùng thú vị cho cuộc sống của bạn. Chính vì vậy bạn hãy luôn mang đến cho cuộc đời mình những thời khắc kích thích như vậy. Nếu cứ để mặc cho những ngày tháng tẻ nhạt trôi qua trong bình lặng thì nó có thể làm cho đầu óc của bạn bị mài mòn đi đấy. Nếu không có đủ kinh phí cho chuyến du lịch thực sự thì bạn cũng hoàn toàn có thể thực hiện một chuyến đi trong tưởng tượng. Hai người hãy thử mua một cuốn sách hướng dẫn, tưởng tượng ra mình đang tham gia một chuyến du lịch nào đó và cùng nhau trải qua khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc nhé. Hãy đi đến những nơi mà bạn đã từng nghĩ rằng sẽ phải đến một lần trong đời “Chà, một lúc nào đó phải đến đây mới được!” – Có nơi nào khiến bạn nghĩ như vậy hay không? Có một quyển sách mà những người 60 tuổi chắc chắn phải đọc nó, đó là quyển sách giới thiệu về 1.000 nơi trên thế giới mà bạn phải đi trước khi chết. Nhưng cho dù là nơi đó có được ghi ở trong quyển sách giới thiệu đó hay không, chỉ cần là nơi mà bạn muốn đến, bạn hãy lập kế hoạch và đi đến đó. Tự tìm hiểu, thu thập thông tin và sắp xếp thời gian để lên đường. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn hãy quyết định khi nào thì mình sẽ đi. Trong bộ truyện tranh Kacho Kosaku Shima1 của tác giả nổi tiếng Hirokane Kenshi có một loạt truyện tên là Chạng vạng mưa sao băng. Loạt truyện này gồm những truyện ngắn xoay quanh tình yêu của những người trung niên với suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời. Loạt truyện Chạng vạng mưa sao băng này khuyên mọi người nên sống một cuộc đời thật lấp lánh và ý nghĩa đến tận những giờ phút cuối cùng. Tập một của loạt truyện, phần Ngôi sao không quyến rũ được bắt đầu từ khi nhân vật chính, người đã dành cả 30 năm để phục vụ cho một công ty, bị điều đến một chi nhánh công ty con. Vì cảm thấy quá tuyệt vọng nên sau đó anh ta đã đi du lịch đến núi Matterhorn ở Thụy Sĩ và gặp được tình yêu của đời mình ở đây. Cho dù không hẳn là bạn sẽ tìm thấy được tình yêu của mình giống như nhân vật trong truyện nhưng mỗi lần bạn đi đến một nơi mà bạn muốn đến, chắc hẳn nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên thú vị và có chiều sâu hơn. 1. Kacho Kosaku Shima là bộ truyện tranh đầu tiên của Nhật được chuyển thể thành phim hoạt hình. Đây là bộ truyện thể hiện rất rõ nét văn hóa công sở Nhật. Phim chuyển thể được trình chiếu từ năm 1983 đến năm 1992 và giành được giải Kodansha Manga trong thể loại Tổng hợp, năm 1991. Hãy vui vẻ với những rắc rối nho nhỏ khi bạn đi du lịch một mình Khi tôi làm một bản khảo sát về việc “Bạn thường đi du lịch cùng ai?” thì những người ở độ tuổi 60 thông thường sẽ có đáp án là đi với gia đình. Tuy nhiên, cũng có không ít người muốn đi du lịch một mình. Đặc biệt là phụ nữ. Thông thường họ muốn đi một mình đến nơi mình thích và ở đó theo cách mà họ muốn. Bạn có nghĩ rằng thay vì lúc nào cũng chú ý đến người thân, gia đình, bạn bè thì đi du lịch một mình cũng là một trải nghiệm thú vị nên thử hay không? Nhiều người không chọn cách đi du lịch một mình mà họ dành thời gian cho chính bản thân bằng những cách khác như đến các buổi triển lãm hay đi xem kịch một mình. Khoảng thời gian mà bạn đi du lịch, tự thưởng thức và tự vui vẻ một mình cũng quan trọng như khoảng thời gian bạn cùng trải qua với bạn đời hay gia đình của mình vậy. Dành thời gian một mình cũng là một cách có thể làm cho bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bạn có thể trải nghiệm niềm hạnh phúc mà mình chưa từng biết bằng việc dạo quanh những bảo tàng hay các khu triển lãm mỹ thuật, hoặc là đi du lịch một mình đến một nơi xa và tìm hiểu lịch sử của địa phương và thử thưởng thức đặc sản của địa phương đó. Thông qua việc đi du lịch, bạn cũng có thể gặp rất nhiều người, bằng cách không ở những khách sạn bình thường, mà chọn ở những ký túc xá nơi những người trẻ đi du lịch hay tá túc lại. Thường thì ở đó bạn sẽ gặp được những người mà bình thường bạn sẽ không thể nào gặp được. Chính việc này sẽ giúp bạn gặp được những thanh niên ở độ tuổi 20 và có thể trở thành bạn của họ. Ở độ tuổi 60, trong khi bạn vẫn còn khỏe, tôi nghĩ rằng việc thử nghiệm đi du lịch một mình có thể sẽ trở thành kỷ niệm rất vui của bạn. Sau khi đã đi một mình rồi, lần tới bạn có thể rủ ai đó đi cùng mình để cùng họ chia sẻ sự thú vị của nơi đấy. Có thể nói rằng độ tuổi 60 chính là thời điểm cuối cùng mà bạn vẫn còn có thể mạo hiểm được. Tất nhiên bạn cần phải cẩn thận khi đến những nơi nguy hiểm, nhưng dù vậy bạn cũng hãy vừa cẩn trọng, vừa thử vui vẻ với cảm giác mạo hiểm nho nhỏ một cách tích cực xem sao. 11 HỌC NHỮNG ĐIỀU MỚI Học những điều mà mình chưa biết Một trong những niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người chính là học được một thứ gì đó mới lạ. Vốn dĩ học hành là việc không thể ép buộc, thế nhưng chẳng phải mọi người ai cũng từng trải qua cảm giác bị ép phải học một cái gì đó và trở nên chán ghét nó hay sao? Vậy nên hãy học những thứ làm cho bạn cảm thấy vui vẻ, có như vậy thì chắc chắn là bạn sẽ càng ngày càng muốn học hỏi thêm nhiều thứ hơn nữa. Nói cách khác, nếu như bạn muốn thử học một điều gì đó thì điều quan trọng là bạn phải tìm được sự hứng thú ở lĩnh vực đó để có thể bắt đầu thật hào hứng. Từ xưa người Nhật có một câu thành ngữ đó là “rửa tay 60 lần”, được hiểu với nghĩa là việc học không bao giờ phân biệt tuổi tác. Thậm chí là có những việc hồi trẻ bạn không thể nào làm được thế nhưng bây giờ lại chính là thời điểm mà bạn có thể làm chúng. Có một người phụ nữ nọ từ nhỏ đã rất muốn học đánh đàn piano, tuy nhiên chỉ có những gia đình khá giả mới có điều kiện để cho con cái theo học môn này. Chính vì vậy, cô ấy đã không dám nói mong muốn đó với bố mẹ mình. Từ đó cho đến bây giờ, vì các lý do như thời gian, tiền bạc nên đến tận năm 60 tuổi, cô ấy vẫn không thể nào học được piano như mình mong muốn. Nhưng chẳng phải chính bây giờ là thời điểm tốt nhất để cô ấy học piano hay sao? Vì vậy mà bước vào năm 60 tuổi, bạn hãy bắt đầu học những điều mà khi còn trẻ bạn đã không thể học. Học làm vườn, học nấu ăn, cũng có thể là học viết văn hay nghiên cứu lịch sử, tâm lý học,... Chỉ cần đó là điều bạn khao khát, bạn muốn làm thì đừng bao giờ chịu khuất phục trước thời gian. Niềm vui sướng khi được học những điều mới mẻ sẽ mang đến cho cuộc đời bạn cảm giác hạnh phúc và phấn khởi tuyệt vời. Vui vẻ học những thứ không liên quan đến công việc Chắc hẳn có những người cảm thấy việc học khi còn trẻ là việc vô cùng khủng khiếp. Tuy nhiên đa phần việc học đó đều liên quan đến công việc phải không nào? Đa phần mọi người học để lấy bằng, để có lợi thế để xin việc hoặc là học những kiến thức, những công nghệ để cải thiện hay phát triển tình hình kinh doanh chẳng hạn. Còn ở độ tuổi 60 thì việc học sẽ là học những thứ mình yêu thích, những thứ mình cảm thấy vui vẻ. Vì lúc này bạn học cho chính niềm vui của mình chứ không phải vì để đánh đổi một điều gì khác. Vậy nên đây sẽ khoảng thời gian tốt nhất để bạn có thể học được những thứ mà bạn thật tâm yêu thích từ tận trái tim mình. Cũng có thể việc học này sẽ tốn kém, nhưng hãy nghĩ thoáng hơn một chút. Một trong những thói quen xấu của những người 60 tuổi chính là cái suy nghĩ “lãng phí thời gian vào những thứ không mang đến tiền bạc hay không có lợi cho công việc là điều không tốt”. Thói quen xấu này đặc biệt rõ nét ở những bà nội trợ. Họ có thể rất dễ dàng sử dụng tiền để mua sắm vật dụng hay chăm sóc cho gia đình mình, thế nhưng khi sử dụng tiền cho bản thân thì họ lại nghĩ rằng đó là điều không tốt. Rất nhiều người đã tự giam cầm bản thân mình với suy nghĩ như vậy. Ví dụ như khi họ đi học vẽ tranh thì họ cũng cần phải có lý do “chính đáng” để giải thích cho việc học vẽ tranh đó, là để trang trí nhà cửa chẳng hạn. Thế nhưng ở tuổi 60, việc dốc toàn lực cho gia đình đến lúc này đã đủ rồi, kể cả đối với công việc, bạn cũng đã cố gắng đủ rồi. Chính vì vậy từ bây giờ bạn hãy chỉ học những gì làm cho bản thân mình vui vẻ mà thôi. Cho dù đó là âm nhạc, bắn cung hay ngoại ngữ, miễn là thứ làm cho bạn vui vẻ thì bạn hãy học nó. Một đặc trưng nữa của những người 60 tuổi là hay đắn đo lựa chọn giữa niềm vui và việc tiết kiệm. Nếu như vậy thì bạn hãy sáng tạo ra những việc làm khiến bạn vui vẻ mà không cần sử dụng đến tiền. Nếu làm được điều đó thì cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ trở nên nhiều màu sắc hơn. Những thứ làm bạn vui vẻ trong 10 năm tới Trong khi học những thứ bạn cảm thấy vui vẻ, bạn có thể tìm ra được mục đích mà mình được sinh ra. Có thể từ giờ trở đi bạn sẽ gặp được những điều rất hợp với bạn, đến mức bạn cảm thấy nó như định mệnh của mình vậy. Phần còn lại của cuộc đời, bạn hãy học những thứ mà bạn thực sự muốn học, bằng cách đó, không chỉ bản thân bạn cảm thấy mãn nguyện mà những người xung quanh bạn cũng cảm thấy mãn nguyện theo. Bạn hãy học những thứ mà bạn yêu thích và có thể trong tương lai bạn sẽ dạy lại cho một ai đó. Dạy lại cho người khác một điều gì đó chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Có thể bạn cho rằng 60 tuổi mới học thì làm sao có thể dạy được cho người khác. Nhưng đúng là bạn có thể dạy lại cho người khác được đấy! Bây giờ dù bạn đã 60 tuổi, và bạn sẽ phải mất 10 năm để trở thành chuyên gia khi học một điều gì đó mới. Nhưng nếu bây giờ bạn bắt đầu thì 10 năm nữa, khi đạt đến tuổi thọ trung bình chắc chắn bạn có thể truyền đạt những hiểu biết của mình cho người khác. Chính vì vậy việc bạn học những thứ mà bạn thực sự muốn, làm những thứ mà bạn cảm thấy yêu thích, những thứ mà bạn chưa từng trải nghiệm trước đây, sẽ làm cho cuộc đời còn lại của bạn thực sự tỏa sáng. Những người trông trẻ trung là những người luôn thử thách mình với những điều mới Nhiều người nghĩ rằng độ tuổi 60 là những năm cuối cùng của cuộc đời rồi. Thế nhưng nếu họ học được những điều mới, họ sẽ đột nhiên muốn kéo dài cuộc sống của mình hơn nữa. Ví dụ như khi bạn học cắm hoa thì tự nhiên bạn muốn học cả trang trí bàn ăn. Sau khi học trang trí bàn ăn xong, bạn lại muốn học thêm trang trí nội thất. Cứ như vậy khi học được một thứ gì đó, bạn lại muốn học thứ tiếp theo. Việc này giống như là một chuỗi domino đổ vào nhau vậy. Và cứ học tập thêm những việc như thế sẽ giúp cho cuộc sống của bạn ngày càng vui vẻ hơn. Ngoài ra, bằng việc học những điều mới, bạn sẽ gặp được những người mà từ trước đến nay bạn chưa từng gặp và nó cũng giúp bạn mở rộng các mối quan hệ. “Cháu của tôi thì bận rộn với việc đi học thêm, đi học bơi còn bản thân tôi thì cũng bắt đầu học bale, rồi thì học thư pháp, học thổi sáo và gần đây còn bắt đầu học cả thêu nữa” – Cứ như vậy bạn sẽ có một cuộc sống vô cùng bận rộn, vô cùng đầy đủ đến mức mà bạn khó có thể tìm được thời gian trống trong một tuần. “Bởi vì có quá nhiều thứ thú vị để học cho nên tôi không có thời gian rảnh nữa” – Bạn có thấy cuộc sống khi về già như vậy rất thú vị không? Những người nhìn trẻ hơn tuổi thực của mình, lúc nào họ cũng thử thách mình bằng những thứ mới mẻ. Trên thực tế, việc thử thách mình với những điều mới mẻ không phải là việc đơn giản. Bạn có thể thất bại và cũng có thể cảm thấy xấu hổ khi làm những điều đó, thậm chí nó cũng có thể để lại cho bạn những hồi ức khá là đau đớn. Tuy nhiên bạn cũng đừng vì vậy mà sợ hãi. Hãy tiến gần đến những điều mới mẻ với cảm giác tò mò: “Đây là cái gì vậy?”. Sự hiếu học đó sẽ kéo dài sự trẻ trung của bạn và giữ cho nó được bền lâu. Bạn hãy hiểu rằng cho dù là nam hay nữ thì nguyện vọng lớn nhất của họ cũng là duy trì sự trẻ trung của bản thân mình. 12 TÌM KIẾM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIỮ GÌN SỨC KHỎE PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN Tài sản lớn nhất sau năm 60 tuổi chính là sức khỏe Mặc dù ở độ tuổi 40-50 bạn không chú ý lắm đến sức khỏe, thế nhưng khi bước vào độ tuổi 60 bạn phải bắt đầu nghĩ đến nó. Có phải trong những người bạn học của bạn, có người đột nhiên mất vì bệnh tật hay có người chết vì tai nạn giao thông rồi không? Độ tuổi 60 là độ tuổi cần chú ý đến bản thân và coi sức khỏe của mình là điều quan trọng nhất. Làm thế nào để duy trì sức khỏe của mình? Bạn hãy thử một lần nhìn lại thói quen sinh hoạt của bản thân xem sao. Thông thường thì bạn chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hay ít? Ví dụ như có những người uống sinh tố rau mỗi ngày và có những người giữ gìn sức khỏe bằng cách uống vitamin cũng như tăng cường vận động. Còn bạn thì sao? Những người không ý thức về việc chăm sóc sức khỏe của mình thường sẽ nói những câu như là: chết hay sống là do trời quyết định, dù có chăm sóc thế nào thì đến khi chết cũng phải chết mà thôi. Kể cả điều đó có đúng đi chăng nữa thì việc chú ý đến sức khỏe không phải là để làm cho mình không chết mà mục đích của việc rèn luyện sức khỏe là để mình có thể khỏe mạnh cho đến lúc chết. Bạn hãy cứ tưởng tượng đi, nếu bạn phải sống với bệnh tật, đau đớn thì cuộc sống đó sẽ khó khăn đến nhường nào. Có rất nhiều người mặc dù biết là rượu và thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng không thể nào từ bỏ được. Thỉnh thoảng sẽ có những người nói những câu như là: “Ui, đằng nào mà chẳng phải chết!”. Thực ra tôi thấy cách sống như vậy có hơi lãng phí. Nếu như bạn không thể bỏ được thuốc lá thì bạn hãy chú ý làm sao để không hút nó quá nhiều, đồng thời ăn uống đúng cách để cơ thể được chăm sóc và hồi phục tốt nhất. Mỗi ngày bạn hãy thay đổi một chút thói quen của mình và hãy bảo vệ bản thân sau năm 60 tuổi. Đó mới là điều quan trọng. Áp dụng những phương pháp giữ gìn sức khỏe phù hợp Những phương pháp giữ gìn sức khỏe thông dụng không phải lúc nào cũng phù hợp với bản thân mình. Đôi khi nó có thể phù hợp với người này nhưng chưa chắc phù hợp với người kia. Khi bạn quyết định ăn kiêng thì đầu tiên bạn sẽ thấy hoa mắt chóng mặt trước hàng trăm phương pháp. Tương tự như vậy, phương pháp giữ gìn sức khỏe cũng có rất nhiều. Khi một quyển sách có nội dung là “Người hiện đại chỉ cần ăn một ngày một bữa” trở thành quyển sách bán chạy nhất, người ta chạy theo xu hướng chỉ ăn một ngày một bữa. Khi trào lưu “không nên ăn những thức ăn có chứa nhiều tinh bột” trở nên thịnh hành thì họ không ăn cơm, không ăn bánh mì. Rồi khi có lời khuyên rằng: “ăn chuối thì tốt”, “uống nước nho thì tốt”, “ăn táo thì tốt”,... thì những đồ như thế ở siêu thị bị mua hết sạch. Có rất nhiều phương pháp giữ gìn sức khỏe như vậy và phương pháp nào nghe qua cũng có vẻ hợp lý. Thế nhưng trên thực tế, cũng có những người khi thử những phương pháp đó thì sức khỏe của họ lại ngày càng xấu đi. Chính vì thế bạn không nên áp dụng những phương pháp giữ gìn sức khỏe đang thịnh hành một cách máy móc mà hãy tìm cho mình những phương pháp phù hợp với thể chất của bạn. Trong cuộc sống, có người thì bị huyết áp thấp, có người thì bị tiểu đường, có người lại sở hữu một thể chất dễ bị phù,... Những người như vậy mà lại nói là đều phù hợp với cùng một cách chăm sóc sức khỏe thì nghe có vẻ hơi kỳ quặc. Phương pháp “một ngày ăn một bữa” có những người áp dụng nó thì cảm thấy sức khỏe ngày một tốt lên, nhưng cũng có những người áp dụng nó thì bị hạ đường huyết và ngất đi. Ngay cả việc bơi lội, có những người bơi làm cho cơ thể của mình ngày một khỏe khoắn hơn nhưng cũng có người bị nhiễm lạnh khi ngâm nước quá lâu. Bản thân mình đi bộ tốt hay chạy bộ thì tốt? Buổi sáng thì ăn chuối tốt hay ăn táo tốt? Bạn hãy tự quan sát cơ thể mình để tìm ra phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Đối với những ai đang bước vào độ tuổi 60 thì điều quan trọng nhất là phải tìm kiếm và hoàn thành phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Lựa chọn phương pháp chăm sóc sức khỏe không quá áp lực Có những việc khi 40-50 tuổi bạn có thể làm được nhưng đến năm 60 tuổi lại trở nên quá sức. Chính vì vậy bạn hãy lựa chọn phương pháp chăm sóc sức khỏe nhẹ nhàng nhất, không tạo nên gánh nặng cho tinh thần cũng như thể chất. Hãy thử nghiệm và điều chỉnh những phương pháp chăm sóc sức khỏe sao cho thật dễ dàng với bạn. Bởi nếu vì chăm sóc sức khỏe mà bạn ép bản thân vào một khuôn khổ khó khăn thì bạn cũng không thể nào có được cuộc sống vui vẻ được. Bạn bảo dưỡng cơ thể mình từ bây giờ thì đến năm 70-80 tuổi cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu và vui vẻ vì lúc đó bạn vẫn còn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu như bạn không bảo dưỡng được cơ thể của mình thì có thể cuộc đời của bạn sẽ kết thúc vào năm 60 tuổi hoặc cũng có thể là đến năm 70-80 tuổi bạn sẽ phải sống rất khổ sở với bệnh tật. Chung sống một cách tốt đẹp với bệnh tật Bạn không thể nào thay thế các bộ phận trong cơ thể mình như thay một thứ linh kiện của ô tô được. Chính vì vậy bạn phải chú ý coi trọng từng bộ phận trên cơ thể mình như răng, mắt, đầu hay là hông, khớp gối,... Khi bước vào tuổi 60, nếu bạn bị mắc một vài chứng bệnh gì đó thì cũng là điều bình thường. Nếu như bạn chú ý đến sức khỏe của mình thì điều quan trọng là bạn phải làm sao để sức khỏe của bạn không xấu đi nữa. Từ những bộ phận như là mắt, tai, mũi hay những cơ quan nội tạng như phổi, thận, dạ dày, gan cho đến các cơ quan có chức năng vận động như hông, đầu gối, chân, tay,... đều rất dễ xảy ra trục trặc ở độ tuổi này. Từ bây giờ trở đi có thể sức khỏe của bạn sẽ ngày càng kém đi, tuy nhiên bạn phải làm sao để duy trì được tình trạng hiện tại một cách tốt nhất. Nếu như bạn cứ so sánh với năm 20 tuổi và nghĩ rằng cơ thể mình đang dần suy yếu đi thì điều đó chỉ làm cho tâm trạng bạn ngày càng trở nên u ám thêm mà thôi. Nhưng, thay vì cứ nghĩ về sự giảm sút của sức khỏe bạn có thể nghĩ xem trong tương lai mình có thể mất vì bệnh gì. Ví dụ như trong gia đình bạn có bố mẹ hay là anh chị em mất vì bệnh ung thư dạ dày thì bạn phải chú ý thật nhiều đến dạ dày của mình. Ngay từ bây giờ, bạn phải chú ý đến những căn bệnh mang tính chất di truyền trong gia đình mình và cần ý thức rằng đó là một vấn đề quan trọng. Bạn thử nhìn lại xem mình có thói quen nào không tốt cho sức khỏe không. Ví dụ như ăn nhiều chất béo, uống quá nhiều rượu hay hút thuốc quá nhiều,... Tất cả những điều đó sẽ quyết định tuổi thọ của bạn, bởi vì những bệnh di truyền trong gia đình hay những thói quen hàng ngày của bạn có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh cực kì nguy hiểm. Nếu hiện tại bạn đang mắc một căn bệnh nào đó thì hãy cố gắng tìm cách phù hợp nhất để sống chung với nó cả quãng đời còn lại. Chúng ta rồi sẽ đến lúc phải nói lời tạm biệt với cõi đời này. Chính vì vậy từ bây giờ bạn hãy suy nghĩ làm sao để mình trải qua khoảng thời gian còn lại một cách dễ chịu và thoải mái nhất. 13 TÌM RA LẼ SỐNG CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH Từ giờ trở đi bạn sẽ sống vì điều gì? Đối với một người đã bước vào tuổi 60 như bạn, tôi nghĩ rằng bên cạnh công việc thì bạn cũng đã trải qua rất nhiều điều khác trong cuộc sống, tất cả đều mang đến cho bạn một khối kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý giá. Mười năm tiếp theo đây, bạn hãy xem xét lại những kinh nghiệm và những kiến thức ấy của mình để có thể vận dụng chúng thật tốt trong khoảng trên 20 năm còn lại của cuộc đời bạn. Tôi lấy con số 20 năm vì 83 hiện đang là tuổi thọ trung bình của người Nhật1. Hãy suy nghĩ xem trong khoảng thời gian này, bạn sẽ sống vì điều gì và nên sống theo cách nào để cho đến lúc lìa xa thế gian, bạn sẽ tự hào rằng “Cuộc đời mình thật tuyệt vời!”. Và trên hết, bạn phải biết được rằng cuộc đời của bạn có ý nghĩa như thế nào. Nếu như bây giờ bạn không biết được điều đó thì đến khi bạn bước vào chương cuối của cuộc đời, bạn cũng không thể nào hiểu được rốt cuộc mình sống để làm gì. 60 tuổi chính là cơ hội cuối cùng để bạn tìm được lẽ sống của bản thân mình. 1. Tuổi thọ trung bình của người Việt năm 2017 là 73,5 tuổi. (Thông tin theo Tổng cục Thống kê) Nguồn: Bài báo “Dân số cả nước đạt 93,7 triệu người trong năm 2017” – Vietnamplus – 9/1/2018. Trong quyển Tuổi 30 – Hoài bão mà tôi đã xuất bản, ở Chương “Xác định mục đích đời mình”, tôi đã viết như thế này: “Khi nói đến mục đích của cuộc đời, bạn thường nghĩ là nó phải là điều gì đó rất to lớn, nhưng thực ra nó chỉ là tìm ra điều gì là điều quan trọng đối với bạn. Đó là mối quan hệ với gia đình, công việc hay đó là ước mơ của bản thân bạn. Điều gì mà bạn cảm thấy quan trọng nhất đối với bản thân mình thì đó chính là mục đích của cuộc đời bạn.” Lẽ sống của những người 30 tuổi là từ bây giờ trở đi sẽ sống một cuộc đời thật tuyệt vời. Còn lẽ sống của những người ở độ tuổi 60 chính là làm sao để có thể thuyết phục được bản thân mình rằng cuộc đời của mình cho đến bây giờ đã rất tốt đẹp. Với ý nghĩa như vậy thì lẽ sống của năm 60 tuổi có thể nói là rất quan trọng. Đừng sống chỉ vì con cháu Bước vào độ tuổi 60, có lẽ sẽ có nhiều người lấy cháu của mình làm lẽ sống. Điều đó cũng không phải là một điều xấu. Nhớ lại ngày xưa, khi lần đầu tiên bạn được làm bố mẹ, niềm xúc động đó có lẽ là điều mà bạn sẽ không bao giờ có thể quên được. Tuy nhiên khi đó tất cả mọi thứ đều là lần đầu tiên đối với bạn, từ công việc cho đến những mối quan hệ xã hội rồi cả những dự định, và đó cũng là thời kỳ mà bạn bận rộn nhất. Chính vì vậy có lẽ bạn không có thời gian rảnh rỗi để hưởng thụ trọn vẹn niềm vui trong việc nuôi dưỡng con cái. Thế nhưng nếu như là cháu của bạn thì sao? Thứ nhất là bạn đã có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái của mình rồi. Hơn nữa bạn không phải là bố mẹ chúng cho nên không có quá nhiều trách nhiệm như là một người cha người mẹ. Lúc này, cuộc sống của bạn đã bớt bận rộn và bạn có dư dả thời gian và có thể là tiền bạc. Mặc dù sức khỏe không còn được như trước thế nhưng vì bạn rất yêu con cháu của mình cho nên việc chăm sóc cháu dù vất vả một chút nhưng sẽ không là vấn đề. Bước vào tuổi 60, cháu chắt sẽ là món quà vô giá mà bạn có được. Chính vì vậy, bạn có xu hướng rất cưng chiều cháu của mình và điều đó có thể trở thành nguyên nhân khiến cho mối quan hệ của bạn và bố mẹ đứa trẻ tức là con của bạn nhiều khi xảy ra xung đột. Thông thường bạn sẽ chiến thắng trong các cuộc chiến đó và dần dần phương châm giáo dục trong gia đình sẽ theo ý bạn. Nhưng chính những điều phiền phức bạn gây nên đó sẽ làm cho mối quan hệ gia đình ngày càng trở nên xấu đi. Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “hội chứng chiếc tổ rỗng” bao giờ chưa? Đó là một hội chứng nói về trường hợp người mẹ quá chuyên tâm vào việc chăm sóc con cái nên khi con cái lớn lên và tự lập được thì người mẹ bị rơi vào cảm giác trống rỗng, nhiều khi dẫn đến trầm cảm. Điều đó được ví như là một chiếc tổ bị rỗng, chỉ còn lại mỗi mình con chim mẹ. Đến một lúc nào đó, con cái của bạn rồi sẽ phải lớn lên và rời khỏi chiếc tổ của mình, đương nhiên cháu của bạn cũng không phải là ngoại lệ. Để tránh trường hợp bạn sẽ lại thất vọng khi đứa cháu của mình trưởng thành và rời khỏi tổ của mình thì ngoài cháu ra, bạn hãy tìm cho bản thân mình một lẽ sống khác, và điều quan trọng là bạn hãy làm điều mà bản thân bạn thực sự muốn làm. Khi công việc trở thành lẽ sống Có rất nhiều người lấy công việc từ trước đến nay làm lẽ sống. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là nhờ công việc đó mà họ được xã hội coi trọng và công việc làm cho họ cảm thấy hạnh phúc. Thế nhưng nếu bạn làm việc từ sáng đến đêm liên tục như vậy thì sẽ rất mệt mỏi, chính vì vậy tôi nghĩ rằng bạn nên sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý và phải đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu. Bạn có thể phân nhỏ công việc ra và thực hiện chúng vào khoảng thời gian nào bạn cảm thấy tuyệt vời nhất, tốt nhất. Có rất nhiều người vẫn còn khỏe mạnh ở độ tuổi 80 và họ vẫn làm công việc của mình khoảng vài giờ một tuần. Bạn cũng có thể làm những hoạt động tình nguyện không lương cũng không vấn đề gì cả. Ở thời đại này, sau khi về hưu sẽ rất khó để tìm được một công việc giống như công việc mà trước đây bạn đã từng làm. Chính vì vậy bây giờ bạn đừng nên quá câu nệ về những vấn đề như vị trí và mức lương phải được giống như trước đây. Chỉ cần công việc đó đúng với lẽ sống của bạn là được. Điều quan trọng bây giờ không phải tiền bạc mà bạn hãy suy nghĩ xem công việc mình đang làm có ý nghĩa gì với mình hay không! Nếu bạn đã từng làm việc ở nhà xuất bản thì bạn cứ làm công việc gì liên quan đến công việc xuất bản là được. Ví dụ như bạn có thể cùng thảo luận với người biên tập sách hay là bạn có thể giới thiệu những nhân tố mới, những bản thảo mới cho nhà xuất bản. Đó chẳng phải cũng là một công việc rất mới mẻ hay sao? Cho dù bạn đang làm một công việc khác hoàn toàn với công việc bạn làm trước đây cũng không sao cả. Nếu như bạn tìm được việc bạn muốn làm thì đó cũng có thể trở thành lẽ sống của bạn. Vì vậy điều quan trọng là bạn hãy tìm cho mình điều mà bạn thực sự thích nhất. “Đây chính là lẽ sống của cuộc đời tôi!”. Bạn phải tìm cho mình một điều như vậy. Đặt tên cho cuộc đời bạn Nếu cuộc đời bạn là một cuốn sách thì tiêu đề của cuốn sách đó sẽ là gì? """