"
Tuổi 40 Trải Nghiệm PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tuổi 40 Trải Nghiệm PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI MÊ SÁCH
Tải eBooks miễn phí tại https://hoimesach.com Nhận eBooks miễn phí qua Zalo: https://zalo.hoimesach.com Group: https://facebook.com/groups/mesachhoi
Lời mở đầu
Trong cuốn Tuổi 30 – Hoài bão tôi đã viết rằng “Độ tuổi 30 sẽ quyết định 90% cuộc đời bạn” nên nhiều bạn đọc gửi thư cho tôi hỏi: “Vậy tuổi 40 là hết hy vọng sao? Vậy nên sẽ không có sách cho tuổi 40 phải không?”.
Không đâu bạn à!
Đây là cuốn thứ tư trong bộ sách Sống không hối tiếc của tôi. Tôi đã viết cho tuổi hoa niên, tuổi 20, tuổi 30 và bây giờ là cho bạn: tuổi 40.
Tuổi 40 không còn sức trẻ như tuổi 20, 30 nhưng dưới góc nhìn của những người 60 tuổi, thì tuổi 40 lại ẩn chứa những khả năng vô hạn.
Các bạn hoàn toàn có thể tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn dù ở tuổi nào. Chính tôi đã thấy rất nhiều người thay đổi cuộc sống của họ khi ở độ tuổi 40. Các bạn chỉ là mới 40 tuổi mà thôi, đừng bao giờ tự giới hạn khả năng của chính mình.
Những người thành công tột đỉnh rất hiếm khi phát vận ở những năm 20 tuổi. Họ thường đạt được thành tựu ở những năm 30, 40 tuổi và sau đó có được cuộc sống rất hạnh phúc. Những gì đã được gieo trồng ở tuổi 20, 30 sẽ đơm hoa kết trái ở tuổi 40 này.
Độ tuổi 40 là giai đoạn lý tưởng nhất, khi có thể tận dụng những kinh nghiệm mà tuổi 20 không thể có và tận hưởng độ trẻ trung mà sau tuổi 50, 60 không còn nhiều.
Nào, hãy bắt đầu cùng tôi tìm ra những khả năng vô hạn của tuổi 40 tuyệt vời này nhé!
1
PHÂN BIỆT NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ LÀM VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ LÀM
Những điều có thể và không thể làm ở tuổi 40
Ở tuổi 20 đầy nhiệt huyết và năng lượng, người ta thường cảm thấy “Mình có thể làm được tất cả mọi thứ trên đời”. Với niềm tin “không gì là không thể”, các bạn trẻ hăng say lao vào mọi việc để mở rộng khả năng cũng như cơ hội của mình. Nhưng những ảo tưởng ấy sẽ vơi dần theo năm tháng, đến tuổi trung niên thì không còn bao nhiêu người suy nghĩ như vậy nữa.
Bước vào tuổi 40, bạn không thể cứ hăng hái làm tất cả mọi việc, kể cả việc mà mình thích, vì cánh cửa khả năng của tuổi 40 còn rất ít cơ hội để mở rộng thêm nữa. Vậy nên trước khi bắt đầu làm việc gì, bạn cần cân nhắc xem đó là việc bạn “có thể” hay “không thể” làm.
Nhưng không ít những người ở tuổi 40 vẫn còn ngộ nhận giữa những việc bản thân có thể và không thể làm. Điều này nếu không kịp thay đổi, có thể sẽ là nguyên nhân khiến bạn gặp những thất bại to lớn hơn nữa trong gia đình, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe,... đấy.
Để tránh ngộ nhận bạn cần hiểu được ưu, khuyết của bản thân. Vậy với sự từng trải và kinh nghiệm cuộc đời bạn đã có, thì bạn hiểu bản thân mình đến đâu? Bạn là kiểu người “làm tốt việc công ty nhưng nếu khởi nghiệp sẽ không thành công” hay “làm nhân viên rất tốt nhưng làm lãnh đạo thì thất bại” hay là người “có nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng lại không giỏi thực
hiện”. Tôi tin chắc đến thời điểm này, phần nào bạn cũng đã có câu trả lời cho mình rồi.
Nhiều người ở độ tuổi 40 ít nhiều cảm thấy cuộc sống không giống như mình nghĩ, cảm thấy cuộc đời không như là mơ. Tuổi 40 sẽ mang lại một bước ngoặt mới cùng với những hy vọng mới, là “cánh cửa giao thoa” giữa lý tưởng và hiện thực. Những người thành công sẽ thấy tự tin vào lý tưởng của mình, còn những ai thất bại sẽ thấy tuyệt vọng với hiện thực. Nhưng dù vậy thì cũng không có nghĩa là cuộc đời bạn không suôn sẻ thì mọi thứ ở độ tuổi này đều đáng thất vọng.
Vì vậy, việc hiểu rõ bản thân, xác định được việc có thể cũng như việc không thể, việc nằm trong khả năng hay việc yêu thích ở độ tuổi 40 là một điều hết sức quan trọng để bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tốt hơn. Mặc dù tôi biết để hiểu được điều đó rõ ràng là việc không dễ dàng.
Làm việc thuộc về sở trường
Nhìn lại quãng đường dài đã đi qua, việc gì khiến bạn cảm thấy mình đã làm tốt nhất? Bạn thấy mình bị hạn chế ở những mặt nào?
Những việc bạn làm tốt nhất chắc chắn là những việc bạn không cần phải nỗ lực nhiều so với người khác nhưng vẫn có một kết quả trọn vẹn.
Những điểm hạn chế là những việc cho dù bạn cố gắng bao nhiêu chăng nữa, bạn vẫn về đích chậm hơn người khác.
Nếu có thể nhìn lại một cách kĩ càng hai điều trên, tôi tin rằng cuộc sống của bạn về sau sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Ở tuổi 40, bạn phải biết mạnh dạn từ bỏ những việc mà khả năng của mình hạn chế và nên chú tâm vào những sở trường của mình để phát triển. Ai cũng có sở trường cũng như sở đoản của riêng mình, có những lĩnh vực bạn sẽ vượt trội, nhưng cũng có những lĩnh vực bạn không thể nào bằng người khác. Khi bạn còn trẻ, làm những việc thuộc về sở đoản không hoàn toàn vô ích, vì chí ít bạn vẫn tích lũy được kinh nghiệm cho mình. Thế nhưng, khi đã 40 tuổi, bạn không còn nhiều thời gian để làm việc không phải sở trường của mình nữa. Thay vì phải gắng sức làm những việc thuộc sở đoản, hãy làm những việc thuộc về sở trường, vừa nhẹ nhàng mà thành quả đạt được cũng cao hơn rất nhiều.
Nếu như đã biết mình không có tài mà vẫn cố gắng lao đầu vào lĩnh vực đó, thì dù bạn có nỗ lực cả đời cũng sẽ kết thúc công việc đó một cách dang dở mà thôi. Có thể, các bạn đã phát hiện ra tài năng của mình ở tuổi 30, nhưng ở tuổi 40, chúng ta mới thật sự hiểu rõ lĩnh vực nào thực sự giúp ta phát huy hết tài năng. Vậy nên, khi đã xác định được chắc chắn sở trường của mình thì giờ đây bạn hãy theo đuổi điều đó.
Chú tâm vào những việc quan trọng
Bạn nghĩ rằng mình còn bao nhiêu năm để tận hưởng cuộc sống? Nói cách khác, bạn nghĩ mình còn lại bao nhiêu thời gian nữa? Tuổi 40 này chính là thời điểm để suy nghĩ về việc: Chúng ta phải sống nửa sau của cuộc đời như thế nào?
Nếu làm việc công sở, bạn còn khoảng 20 năm để cống hiến nữa trước khi về hưu. Nếu tính theo tuổi thọ bình quân của người Nhật, thì bạn còn lại khoảng 40 năm để sống. Đối với những người không biết giữ gìn sức khỏe, thì cuộc đời sẽ ngắn ngủi hơn. Dù sao đi nữa, so với những năm 20 thì thời gian của bạn đã ngày càng ít đi rồi.
Tuổi 40 là lúc mà bạn hãy dốc sức cho những gì bạn cảm thấy quan trọng trong cuộc đời. Nếu không, vòng xoáy của những bộn bề trong cuộc sống sẽ cuốn bạn đi, thậm chí bạn sẽ không còn thời gian để suy nghĩ xem mình thật sự muốn làm điều gì cho đến khi chợt nhận ra mình đã bước qua tuổi 50 mất rồi. Vậy nên:
– Nếu sự nghiệp là quan trọng thì kể từ bây giờ hãy hoàn tất nó đi. – Nếu gia đình là quan trọng thì hãy nâng niu, giữ gìn nó.
– Nếu tiền tài là quan trọng thì hãy gia tăng nó thật nhiều.
Đừng để bị cuốn vào những bận tâm thường ngày, hãy hướng đến những gì quan trọng nhất của cuộc đời mình bạn nhé!
Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực
Với hơn 20 năm làm người trưởng thành và lăn lộn trong xã hội, tôi nghĩ bạn có thể đánh giá chính xác vị trí hiện tại của mình. Thực tế, rất nhiều người có chung cảm giác rằng mình “không được đánh giá cao trong công việc”.
Một người không được đánh giá cao trong công việc, nguyên nhân thường rơi vào 1 trong 4 lý do sau đây:
1. Vị trí công việc không phù hợp.
2. Công ty có hệ thống vận hành và cấp trên không tốt.
3. Thời điểm xảy ra tình huống không thích hợp.
4. Khách hàng và thị trường không hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ.
Một nhân viên văn phòng thì thường có cảm giác “mình không được đánh giá đúng mức” – cảm giác này không chỉ có ở tuổi 40 mà còn có ở những lứa tuổi khác nữa. Nhưng đến tuổi 40, cảm giác này mới bộc phát một cách mạnh mẽ, vì ở tuổi này bạn bắt đầu thấm thía những lỗ hổng giữa lý tưởng so với thực tế.
Tuổi 20-30 là giai đoạn chúng ta rất tự tin vào năng lực bản thân, dù thất bại vẫn có động lực để tiến về phía trước. Thế nhưng khi bước vào tuổi 40, bạn sẽ có tâm lý tuyệt vọng bởi đã đối diện với quá nhiều thử thách trong cuộc sống và những chướng ngại vật trong cuộc đời. Những thất bại đó khiến cho bạn không còn tinh thần chiến đấu nữa. Bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng và có một chút tuyệt vọng trước cuộc sống cứ thay đổi nhanh chóng. Vào thời điểm này, chìa khóa để có thể khởi đầu một cuộc sống tươi mới là không cho phép những suy nghĩ như vậy cản đường bạn.
Bạn sẽ không thể có được một sự nghiệp thành công hay những mối quan hệ tốt đẹp với người khác nếu như ngày qua ngày bạn cứ nghĩ: “Những gì mình nhận được không xứng với công lao mình đã bỏ ra”.
Dù bạn đang bất mãn với tình trạng hiện tại, với môi trường làm việc, hay với chế độ đãi ngộ thì cũng hãy gạt bỏ tâm trạng ấy sang một bên, dốc sức làm những việc cần phải làm trong khả năng của mình. Những người như vậy, bằng cách nào đó, chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Tuổi 40 chưa phải là giai đoạn kết thúc của sự nghiệp. Không ít người đã thành công sau giai đoạn sa cơ: bị điều ra chi nhánh xa xôi, bị cách chức, bị thuyên chuyển công tác sang công ty con,... Nhưng không hề gì, sau tất cả họ vẫn có thể vững bước, trở thành lãnh đạo, giám đốc hay tự xây dựng sự nghiệp của riêng mình.
Vì vậy, dù có lâm vào hoàn cảnh xấu đến mức bạn nghĩ rằng chỉ còn cách từ bỏ, bạn hãy cứ kiên nhẫn, dốc hết toàn lực của mình, rồi 10 năm sau, bạn sẽ nhận lại được điều kỳ diệu.
2
THỬ VIẾT HỒI KÝ CUỘC ĐỜI
Nhìn lại 40 năm cuộc đời
Đặc quyền của tuổi trẻ là có thể chỉ quan tâm đến tương lai mà không cần hoài niệm nhiều về quá khứ. Nhưng tuổi 40 là thời điểm để bạn nhìn lại chặng đường đã đi qua và dành cơ hội để sửa đổi những sai lầm của bản thân. Hầu hết mọi người dù đã đi qua nửa đời người vẫn không cảm nhận được mình đã trải qua những gì. Bạn hãy nhắm mắt hồi tưởng lại tuổi ấu thơ, thời hoa niên, những năm 20 rực rỡ, rồi những năm 30 tuổi đầy hoài bão, và cuối cùng là bước vào tuổi 40 như bây giờ đã trôi qua như thế nào. Hãy xem thử:
– Bạn đã trải qua những khó khăn, thử thách gì?
– Bạn đã đạt được những mục tiêu mà ngày trẻ bạn đề ra?
– Cuộc sống của bạn đã thay đổi ra sao? Hiểu rõ về nửa đời người đã trải qua, bạn sẽ biết mình muốn sống thế nào về sau.
Đây cũng là cơ hội để bạn nhớ lại xem mình đã làm những gì, quen biết được những ai, đã có cơ hội trải nghiệm những công việc nào, được trợ giúp ra sao,... Chắc chắn bạn sẽ nhớ đến những người anh, người chị hay những cấp trên đã chỉ bảo cho bạn khi bạn mới chân ướt chân ráo đi làm, cho tới những thành viên trong gia đình, những người bạn đã luôn đồng hành những lúc bạn khó khăn hay thành đạt,... Dù trong số họ, có những người không còn giữ liên lạc, có những người đã không còn trên cõi đời, nhưng hãy luôn nghĩ về họ với lòng biết ơn sâu sắc nhất để tiếp tục sải chân vững vàng trong nửa sau của cuộc đời bạn nhé.
Nhìn lại bản thân mình là ai
Khi còn trẻ, bạn thường nhìn vào những người đi trước mình rồi quyết định “Đây sẽ là vị trí của mình trong tương lai” hoặc “Mình sẽ không làm như vậy”. Ví dụ khi thấy đám bạn khởi nghiệp, bản thân bạn cũng muốn khởi nghiệp, hoặc ngược lại, tự nhủ bạn không hợp với việc đó. Có nhiều bạn trẻ chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh và có những suy nghĩ như “Nếu mình làm như vậy thì ba mẹ sẽ không vui” hay “Mình phải từ bỏ việc đó thôi, vì xung quanh ai cũng phản đối”. Có rất nhiều người nhìn theo cuộc đời của ai đó rồi mô phỏng lại mà cứ ngỡ đó là cuộc đời của mình.
Điều quan trọng để có một cuộc sống trọn vẹn chính là phải hiểu được “Bản thân mình là ai?”. Nếu không hiểu rõ “Bản thân mình là ai?” thì rất dễ sống nhầm cuộc đời người khác, sống theo cách mà bố mẹ, người bạn đời hoặc xã hội mong muốn. Tất nhiên họ đều là những người tốt, đều có những cách sống hay, nhưng đó không phải là cuộc đời của bạn. Bạn đang đứng tại thời điểm để nhìn lại một nửa cuộc đời, nên hãy bỏ qua sự phán xét của người ngoài, chỉ giữ lại những quy tắc của riêng mình mà thôi.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng phải căng thẳng tập trung tìm kiếm “Bản thân mình là ai?”. Bạn cứ làm mọi việc thường ngày của mình và khám phá bản thân trong lúc làm việc, khi giao tiếp với gia đình, bạn bè,... Hãy hướng đến bản thân nhiều hơn nhưng hãy cứ sống một cách vui vẻ lạc quan, khi đó tự động những hiểu biết thêm về bản thân sẽ đến với bạn. Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ trầm tư, không làm gì cả, thì không những mãi mãi không có được câu trả lời, mà cuộc đời cũng sẽ dừng lại một chỗ không tiến tới được.
Hành trình tìm kiếm “Bản thân mình là ai?” chính là con đường của cuộc đời bạn. Con đường này dẫu có tốn bao nhiêu thời gian để đi, bạn vẫn
phải hoàn tất nó.
Nhìn lại quá khứ của gia đình và họ hàng
Trong thời kỳ Edo1 ngoài tầng lớp võ sĩ đạo, các tầng lớp còn lại trong xã hội không được xưng họ và chữ lót trong tên. Do vậy, những người làm kinh doanh phải sử dụng tên cửa hiệu để xác định mối quan hệ gia đình và họ hàng của mình. Khi nghe tên thương hiệu, mọi người sẽ biết đến quá trình giao thương và những điểm đặc sắc của dòng tộc đó.
1. Thời kỳ Edo: Tên một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868. Đây là thời kỳ đỉnh cao quyền lực của tầng lớp võ sĩ đạo mà đại diện là Mạc phủ Tokugawa.
Ngày nay, để xác định được bản sắc và truyền thống của một dòng họ, ta thường cần phải xem xét tổng quát về những thành viên trong dòng tộc. Ví dụ dòng họ này có rất nhiều người là giáo viên hay toàn nhân viên kinh doanh, bác sĩ, nghệ sĩ, thương gia,... Với mỗi ngành nghề sẽ thể hiện một đặc điểm riêng biệt.
Tuổi 40 chính là cơ hội để bạn tĩnh tâm nhìn về quá khứ của mình. Hãy thử nhìn lại một lần nữa, ngày bé mình đã từng được nuôi dưỡng ra sao, đã từng nhận những ảnh hưởng như thế nào từ những người thân trong gia đình, dòng họ. Khi còn trẻ, bạn có thể nghĩ rằng mình là trường hợp khác biệt trong gia đình, dòng tộc. Nhưng ở tuổi 40 này, thế nào bạn cũng nhận ra bản thân vẫn có một mối tương đồng nào đó đối với người thân của mình. Bạn có thể chọn lựa yêu thích sự tương đồng đó hoặc không, nhưng chính nhờ những ảnh hưởng của gia đình và dòng họ đã tạo nên bạn ngày hôm nay và đấy là một mối quan hệ nhân quả không thể phủ nhận.
Nhìn lại cách sống của bản thân
Có bao giờ khi nhìn lại cuộc sống của mình, tự nhiên trong lòng bạn nảy sinh nghi vấn: “Cách sống của mình từ trước đến giờ có thực sự tốt hay không? Mình nên tiếp tục hay thay đổi nó?”.
Hãy suy nghĩ về những câu hỏi dưới đây, bạn có thể thấy được phần nào cách sống của mình trong suốt 40 năm qua.
– Bạn luôn tìm cách mở rộng phạm vi giao tiếp của mình hay thu hẹp nó?
– Tốc độ tiến bộ của bạn nhanh hay chậm?
– Bạn từng gặp những người như thế nào?
– Bạn có những người bạn ra sao?
– Bạn đã từng thất bại nhiều chứ? Hay cuộc đời bạn là chuỗi thành công nối tiếp?
– Cho đến giờ phút này cuộc đời của bạn toàn niềm vui? Hay nỗi buồn nhiều hơn?
Mỗi người có một cuộc đời khác nhau, cách sống cũng không giống nhau. Chỉ cần bản thân bạn cảm thấy tốt thì đó là cách sống tốt. Bây giờ nhìn lại, nếu ai cảm thấy cách sống của mình là ổn rồi thì thật tuyệt vời biết bao, còn nếu ai cảm thấy chán ghét cách sống của mình thì cũng không sao cả, tuổi 40 chính là cơ hội tuyệt vời để ta hiểu ra, sửa chữa và thay đổi.
Bạn sẽ giữ nguyên cách sống này cho đến cuối đời hay sẽ thay đổi nó? Việc lựa chọn này ở tuổi 40 không chỉ giúp bạn hoàn thiện hơn mà còn thay đổi luôn hậu vận của bạn. Tùy thuộc vào quyết định hôm nay mà tương lai 10 năm, 20 năm nữa, cuộc sống của bạn có gì khác biệt hay không. Đừng
đầu hàng nửa sau cuộc đời, và điều đó sẽ dẫn bạn đến được cuộc đời thật sự của mình.
kiểm kê cuộc đời
Nhìn lại nửa trước cuộc đời sẽ cho bạn động lực để đưa ra quyết định phải sống như thế nào trong nửa sau cuộc đời. Và một trong những việc đầu tiên phải làm là kiểm kê cuộc đời của chính mình.
Hầu hết mọi người không có thời gian để nhìn lại cuộc đời của mình trừ khi họ bị bệnh hay gặp một biến cố lớn nào đó. Không giống như việc kiểm kê hàng hóa tồn kho của một siêu thị, việc kiểm kê cuộc đời phức tạp, khó khăn và dễ lãng quên hơn bạn nghĩ rất nhiều. Vì vậy, tôi muốn khuyên bạn kiểm kê cuộc đời bằng cách thử viết hồi ký. Thực tế cho thấy, việc ghi chép sẽ giúp chúng ta nhận thức và thấu hiểu hơn nhiều so với việc chỉ nghĩ những điều đó trong đầu.
Viết hồi ký là một công việc đòi hỏi bạn phải chăm chút rất nhiều. Có thể khi mới bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy đôi chút khó khăn. Nếu không biết viết từ đâu, trước tiên bạn có thể thử viết về bản thân: từ lúc bạn chỉ mới là một đứa trẻ, cho tới khi đi học, ra trường và bắt đầu đi làm,...
Bạn hãy viết về hôn nhân, về con cái, về cha mẹ. Viết ra những suy nghĩ của bạn về tình yêu, bạn bè, những điều bạn yêu, những gì bạn ghét,... Hãy viết một cách hết sức chân thật về những suy nghĩ, những việc bạn đã làm, những nơi bạn đã đến. Điều đó hết sức quan trọng trong cuộc chiến ở nửa sau cuộc đời.
Học cách chấp nhận bản thân
“Trời ơi, tôi không bao giờ nghĩ rằng mình năm 40 tuổi sẽ bình thường như vậy” – Có phải đây là câu mà bạn của tuổi 20 sẽ nói với bạn của tuổi 40
không?
Còn nếu được gặp chính bạn ở tuổi 20, bạn sẽ nói những gì?
Ở độ tuổi 40, hẳn có đôi lúc bạn cảm thấy thất vọng vì nghĩ rằng cuộc đời mình đã trôi qua hết sức bình thường. Mặc dù luôn tự nhủ rằng “mình vẫn ổn”, vẫn hạnh phúc và có khá nhiều niềm vui, thế nhưng đâu đó trong tận đáy lòng vẫn phát ra câu hỏi “Có hay không một cuộc sống tốt hơn dành cho mình?”.
Thực tế cuộc sống thường không như mong đợi, hầu hết mọi người đều trải qua một cuộc đời hết sức bình thường. Đừng phủ định cuộc sống của bạn cho đến giờ phút này. Ở tuổi 40, bạn nên bắt đầu chấp nhận rằng vẫn có những niềm hạnh phúc trong cách sống bình thường. Hãy chấp nhận bản thân mình là bình thường, là bé nhỏ. Đừng nuôi dưỡng những ý nghĩ như không chấp nhận hiện tại mà hủy hoại niềm hạnh phúc đang có. Bằng cách đó bạn sẽ nhận ra bạn đang có một cuộc sống vô cùng hạnh phúc theo cách của riêng mình.
3
TÌM NHỮNG NGƯỜI THẦY TUỔI 60, 70
Học hỏi từ những người đi trước
Những khi bạn cảm thấy lạc lối trong cuộc sống, có ai xung quanh có thể cho bạn lời khuyên không?
Lúc còn ở độ tuổi 20, 30, xung quanh ta có rất nhiều người để giãi bày tâm sự như: bố mẹ, bạn bè, đồng nghiệp,... Nhưng khi số tuổi càng tăng thì số người có thể chuyện trò tâm sự lại càng giảm. Những người bạn ngày xưa điều gì cũng có thể nói cùng nhau, khi đến 40 tuổi, lối sống thay đổi và hoàn cảnh thay đổi, dần dần sẽ tạo nên khoảng cách. Điều đó khiến cho bạn bè dù đã từng thân thiết đến mấy cũng không còn cởi mở chia sẻ được với nhau như ngày xưa nữa.
Tôi đã từng đề cập đến tầm quan trọng của người thầy, cũng như cách tìm kiếm một người thầy tuyệt vời trong hai cuốn Tuổi 20 – Nhiệt huyết và Tuổi 30 – Hoài bão. Khi chúng ta ở tuổi 40, vai trò của người thầy vẫn không hề thay đổi, bạn vẫn cần tìm cho mình một người thầy.
Người thầy này phải có sự cách biệt về tuổi tác hơn hẳn bạn, độ tuổi thích hợp này sẽ là chừng 60, 70 tuổi. Khoảng 20, 30 năm chênh lệch tuổi tác đó sẽ giúp bạn hình dung được tương lai rồi từ đó suy nghĩ xem mình phải sống như thế nào.
Có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng, nao núng vì cho rằng mình không còn trẻ nữa, nhưng bạn chưa đến nỗi già cả gì đâu. Dưới cái nhìn của những tiền bối 60, 70 tuổi thì tuổi 40 của bạn vẫn còn rất trẻ. Sẽ rất hữu ích cho bạn khi
có cơ hội được nghe các vị tiền bối ấy chia sẻ những năm 40 tuổi của họ như thế nào và cuộc đời của họ đã thay đổi ra sao.
Tìm hiểu khả năng của bản thân
Không ai có thể thấy khả năng của chính mình một cách dễ dàng. Khi còn trẻ, chúng ta nghĩ rằng có vô số cánh cửa cơ hội trước mắt mình, chỉ cần muốn là ta có thể dễ dàng mở chúng ra, dễ dàng bước chân vào những con đường mới mẻ rộng thênh thang phía sau cánh cửa ấy.
Thế nhưng bây giờ thì sao? Những cánh cửa ấy đang dần dần khép lại. Mỗi khi có điều gì mới mẻ hiện ra trước mắt, có thể bạn sẽ tự nhủ “chắc mình không làm được việc này” hay “hình như việc đó không hợp với mình”, rồi lưỡng lự, phân vân mãi. Đó chính là cảm giác đặc trưng của những năm tháng tuổi 40.
Nhưng có phải những cánh cửa cơ hội ấy đã thực sự đóng lại không?
Có lần nọ, tôi hỏi một người thầy 70 tuổi của mình “Nếu thầy được trở lại những năm 40 tuổi, thầy sẽ làm gì?”. Ông ấy đã cười và trả lời rằng: “Nếu có cơ hội đó, tôi sẽ làm rất rất nhiều việc. Bởi vì khi đó tôi có đầy đủ sức khỏe, và tôi biết rằng bất kỳ việc gì mình cũng có thể làm được”.
Khi bạn trò chuyện với nhiều tiền bối 60, 70 tuổi, bạn sẽ nhận ra một thực tế là không ít người trên 40 tuổi vẫn thành công khi chuyển việc hoặc khởi nghiệp ở những lĩnh vực mới mẻ. Từ góc nhìn của những người 60, 70 tuổi thì người 40 tuổi có đầy đủ năng lực nhất, từ kinh nghiệm, kiến thức cho đến sức khỏe, vậy nên việc gì cũng có thể làm được.
Bây giờ, có thể bạn cảm thấy thể lực lẫn trí lực đang từ từ giảm sút, mắt cũng mờ hơn, sự lão hóa bắt đầu hiện hữu,... Thế nhưng, nếu nói về
tương lai kể từ bây giờ, thì đây là giai đoạn trẻ nhất của bạn. Cánh cửa khả năng không hề bị đóng khi bạn bước vào tuổi 40 đâu.
Trở thành người hướng dẫn cho thế hệ sau
Có thể bạn thấy mình chẳng có gì để dạy cho người khác. Nhưng cho dù bạn chỉ đang sống một cuộc đời bình thường thì những kinh nghiệm của tuổi 40 vẫn là tài sản quý báu cho thế hệ trẻ. Trong cuốn Tuổi 30 – Hoài bão, tôi đã đề cập rằng: “Hãy biến những điều bạn được dạy thành lập trường và truyền lại cho người khác”, vì khi trở thành một người hướng dẫn, bạn sẽ học được rất nhiều điều.
Việc trở thành một người hướng dẫn sẽ mang lại cho bạn nhiều điều vô giá. Khi bắt đầu chỉ dạy một người khác, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã sở hữu rất nhiều thứ quý giá mà trước đó bạn không hề hay biết. Hơn nữa, trong quá trình hướng dẫn người khác, đối với những hạn chế của cá nhân, bạn sẽ có dũng khí để vượt qua và tiến lên phía trước. Tất cả những kinh nghiệm thực tế này, bạn chỉ có thể tích lũy được khi trở thành một người thầy mà thôi. Bạn hãy tìm một người trẻ và hướng dẫn cho họ, chỉ bảo họ những điều hay cũng những thất bại mà bạn đã trải qua, bằng cách đó bạn sẽ biết bản thân mình cần điều chỉnh thêm những gì.
Là một người thầy soi đường cho thế hệ trẻ, bạn đồng thời cũng sẽ nhận được nguồn năng lượng trẻ trung từ học trò. Điều đó sẽ giúp bản thân bạn thêm mạnh mẽ để tiến bước tiếp tục trên con đường đời.
4
SỬA CHỮA NHỮNG ĐIỀU TA CÓ THỂ HỐI HẬN VỀ SAU
Những điều ta có thể hối hận ở phút lâm chung
Ở những năm tuổi 40, bạn sẽ dần dần thấy được điểm kết thúc của cuộc đời. Ai cũng biết rằng cuộc đời mình sẽ kết thúc tại một thời điểm nào đó, nhưng thực tế thì không phải ai cũng cảm nhận được điều đó. Bạn khó có thể cảm nhận được điểm kết thúc này ở độ tuổi 30, nhưng ở độ tuổi 40 thì khá dễ dàng. Khi cảm nhận được thời điểm đó, điều quan trọng là bạn hãy nghĩ thử xem ở giây phút hấp hối của cuộc đời mình, điều gì khiến bạn cảm thấy hối hận nhất?
Chắc chắn ai cũng có không ít những nuối tiếc khác nhau về những việc mình không làm được. Có người cảm thấy hối hận vì mình không thể tạo dựng được một sự nghiệp lớn, có nhiều người hối hận vì đã không kết hôn, không sinh con, không được chứng kiến quá trình con cái trưởng thành,... Vậy thì bây giờ, bạn hãy tranh thủ làm hết tất cả những gì mà bạn nghĩ rằng tương lai có thể khiến cho mình phải hối hận nếu không làm đi.
Ví dụ, nếu việc mà bạn muốn làm là sinh con thì hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ, dù tuổi 40 có thể sẽ gặp khó khăn trong việc sinh nở nhưng không phải là không thể. Còn nếu như việc sinh con quá khó khăn thì bạn vẫn có thể nhận con nuôi.
Có rất nhiều việc nếu đợi đến tuổi 50 thì sẽ vô cùng khó khăn để thực hiện, nhưng tuổi 40 lại là thời điểm vô cùng thuận lợi. Vậy thì bạn hãy bắt
đầu thực hiện những việc ấy nhé, để bản thân chẳng phải ân hận vì điều gì nữa vào lúc cuối đời.
Liệt kê những việc bạn từng muốn làm ở tuổi 20
Một số bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi tưởng tượng trong phút lâm chung mình sẽ hối hận vì điều gì. Vậy hãy thử câu hỏi khác xem: “Ở những năm 20 tuổi, mình đã từng muốn làm điều gì?”.
Hãy viết ra sổ tay tất cả những gì bạn nhớ được ở những năm tháng ấy! Nếu nghĩ mãi vẫn không ra, bạn có thể thử tham khảo cuốn Tuổi 20 – Nhiệt huyết trong cùng bộ sách này để tìm cho mình những gợi ý như:
– Bạn từng muốn chơi guitar hoặc piano một cách thành thạo? – Bạn từng muốn đi Bắc bán cầu ngắm cực quang?
– Bạn từng muốn học tiếng Ý?
– Bạn muốn tham dự cuộc đua marathon?
Những mong muốn ấy sẽ lần lượt lướt qua ký ức của bạn, từ những điều thật đơn giản đến những điều lớn lao đã từng làm cho thanh xuân của bạn đầy phấn khích. Hãy nhớ lại, rồi thử thách mình thực hiện những điều đó một lần nữa, bạn sẽ thấy khí huyết rạo rực trở lại như có một nguồn năng lượng đã thực sự hồi sinh.
Nhớ lại những điều đã từng làm bạn thổn thức
Đối với nhiều người, tuổi 40 là thời kỳ bắt đầu cạn kiệt nguồn năng lượng. Sau 20 năm ròng rã lao động hăng say và cống hiến miệt mài, chắc hẳn thân thể lẫn tâm trí của bạn đều đã mỏi mệt. Những ai càng làm việc lao lực thì nguồn năng lượng còn lại càng ít ỏi. Nhưng bạn không thể nào có
được một cuộc sống vui vẻ nếu cứ mãi ôm lấy sự mệt mỏi ấy. Vì vậy, điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải luôn giữ cho mình tâm trạng phấn khởi, lạc quan để lấy lại được nguồn năng lượng vui tươi cho bản thân.
Bạn hãy nhìn lại cuộc đời mình cho đến thời điểm này, điều gì làm cho con tim của bạn đập rộn ràng nhất? Hãy thử nhớ lại những khoảnh khắc ấy, tiếp xúc lại với những sở thích có từ thời niên thiếu như:
– Hãy thử vẽ tranh.
– Hãy thử chơi lại một game mà bạn từng yêu thích.
– Đọc lại các cuốn truyện tranh hay tiểu thuyết mà bạn từng hâm mộ.
– Hãy nhớ lại những cảm giác luyến tiếc khi đang chơi với lũ bạn mà bị mẹ bắt đi ngủ.
Đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã già rồi và không phù hợp với những hoạt động như vậy. Bạn hãy vượt qua sự ngại ngùng để thử làm chúng xem.
Ở tuổi 40, người nào có thể lấy lại được nguồn năng lượng rộn ràng cho mình, thì nửa sau cuộc đời của họ sẽ thay đổi vô cùng khác biệt, đầy phấn khích và hào hứng lạ thường.
Hãy bắt đầu nửa sau của cuộc đời với thân thể và tâm trí được nghỉ ngơi một cách tích cực bạn nhé!
Chiến thắng nỗi sợ mang tên “không thể”
Bất cứ khi nào bạn muốn bắt đầu làm một thứ gì đó mới mẻ, sẽ có rất nhiều người nói với bạn rằng “Không được đâu! Tiền bạc không có, tài năng không có, thời gian cũng không có và sức lực càng không có”. Những lúc như vậy, cho dù hào hứng đến đâu, trong thâm tâm bạn vẫn nhen nhóm
nỗi sợ hãi “Không thể làm được đâu”. Nhưng ngay khi trong đầu vang lên suy nghĩ phủ nhận như vậy, bạn hãy làm ngay động thái mang tên “Loại bỏ những suy nghĩ không thể”.
Nếu cứ tiếp tục suy nghĩ rằng mình “không thể làm được đâu”, bạn sẽ không bao giờ thành công được. Nếu bạn suy nghĩ thật kĩ lưỡng và dồn hết quyết tâm để thực hiện điều bạn muốn thì bạn sẽ thực hiện được việc đó cho dù không đủ tiền. Đừng để sau này, khi 70 tuổi, bạn nhìn lại và hối tiếc “Tại sao lúc 40 tuổi mình đã không làm việc đó nhỉ?”.
Việc đầu tiên là bạn cần liệt kê ra giấy tất cả những gì bạn cho rằng sẽ cản trở mình thực hiện những điều mới mẻ. Đồng thời bạn cũng hãy liệt kê những lời biện minh cho những lý do cản trở đó. Thực tế, mỗi thứ trong danh sách ấy có thể đúng và tốt cho bản thân bạn nếu xét theo một khía cạnh nào đó. Nhưng nếu cứ một mực tin vào các điều ấy, khả năng của bạn cũng chỉ đến đó chứ không thể mở rộng hơn được nữa.
Như bản thân tôi, trừ những giờ tập làm văn thuở còn đi học, tôi chưa từng có kinh nghiệm viết lách, vậy mà giờ đây tôi đã trở thành một tác giả. Việc đó, nếu từ đầu tôi chỉ xét về tài năng, tiền bạc hoặc thời gian mà quyết định thì đã không thể thành công được.
Bây giờ bạn hãy nhìn kĩ lại danh sách những lý do cản trở mình một lần nữa, rồi quyết định sẽ tiếp tục ghi thêm các lý do hay là xóa bớt những điều bên trong đó. Trong cuộc đời mỗi người, có thể làm những việc mà trước đây mình nghĩ rằng không thể làm được là một niềm vui vô cùng to lớn.
5
SỨC KHỎE VÀ THỜI GIAN LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ
Tuổi 40 vô vàn gánh nặng
Tuổi 40 là độ tuổi mà bạn mang nhiều gánh nặng nhất. Vậy nên nhất định có nhiều lúc bạn cảm thấy áp lực với tất cả những điều ấy.
Trong công sở, bạn đã thuộc tầng lớp kỳ cựu, có khi chức vụ đã cao. Ngoài những trách nhiệm cá nhân, bạn còn phải trông nom lớp hậu bối và nhân viên dưới quyền.
Trong gia đình, con cái đã đến tuổi trưởng thành cần bàn tay bạn định hướng và chăm sóc sát sao, so với lúc còn nhỏ thì có nhiều điều phải lo lắng hơn nữa.
Thêm nữa, có nhiều người còn phải phụng dưỡng bố mẹ già. Không chỉ cha mẹ đã yếu ớt mà chính bản thân bạn cũng sa sút về thể lực, thậm chí còn phải chiến đấu với bệnh hiểm nghèo.
Sức khỏe và thời gian là những tài sản vô giá
Một sự thật đáng buồn là chỉ đến khi đánh mất một thứ gì đó, ta mới biết được giá trị đích thực của nó. Tiền bạc, tình yêu, sự nghiệp,... đều không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt là thời gian và sức khỏe. Nhiều người vẫn nghĩ “Trong cuộc sống này, chỉ cần có tiền thì làm gì cũng được”. Đúng thật, trên phương diện là phương tiện hỗ trợ, tiền là một công cụ vô cùng hữu ích, nhưng tiền không phải là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống này. Khi được hỏi rằng “Bạn có tài sản gì?”, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tiền bạc, nhà cửa. Có thể bạn nghĩ rằng việc làm giàu là vấn đề
khó khăn nhất, nhưng nếu nói theo một cách lạc quan thì chỉ cần ngừng phung phí và vận dụng tiền bạc một cách thông minh thì bạn có thể giàu có rồi, nhưng sức khỏe và thời gian thì không như thế.
Khác với tiền bạc, thời gian không thể tích trữ được. Mỗi ngày, cho dù bạn không làm gì thì vẫn được ban cho ngần ấy thời gian và bắt buộc phải sử dụng hết trong ngày hôm đó. Dẫu con người có ý thức được hay không thì thời gian vẫn cứ trôi đi. Con người chỉ được phép quyết định sử dụng thời gian một cách thông minh hay không mà thôi. Nếu như không hiểu về loại tài sản đặc biệt này, bạn sẽ nhanh chóng mất đi nó một cách đáng tiếc và không bao giờ lấy lại được.
Sức khỏe cũng là một loại tài sản chỉ được mọi người chú ý đến khi nó đã bắt đầu suy giảm. Thực tế là có nhiều người đến khi nhập viện mới nhận ra được chân lý: “Sức khỏe không phải là vô tận”.
Cả thời gian và sức khỏe đều không thể quan sát được bằng mắt nên thường bị chúng ta lơ đãng, sử dụng lãng phí. Từ 40 tuổi trở lên, thời gian và sức khỏe là tài sản lớn nhất làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bạn. Nếu có sức khỏe, thì bạn sẽ có nhiều khả năng và cơ hội để kiếm được nhiều tài sản hơn. Dù cho giàu có cỡ nào, nếu không có sức khỏe thì cũng chẳng còn ý nghĩa gì.
Ở tuổi 40, bạn nhất thiết phải trân trọng thời gian và sức khỏe của mình nhiều hơn nữa. Bạn có thể không nghĩ về điều này khi còn ở tuổi 20, nhưng ở độ tuổi 40 trở lên thì đây là điều bắt buộc. Bởi vì một khi đã cạn kiệt sức lực hay thời gian thì cuộc đời cũng xem như kết thúc.
Không thể vay mượn thời gian và sức khỏe
Mục tiêu to lớn của nửa sau đời người là “Làm thế nào để hạn chế tổn hao thời gian và sức khỏe một cách tối đa?”.
Nói về thời gian thì mọi người đều bình đẳng, ai cũng được ban tặng thời gian như nhau. Người không có thời gian là người phải hy sinh cả thời gian ngủ nghỉ của bản thân để lo cho công việc hoặc gia đình. Đó là những người không xem thời gian và sức khỏe là tài sản mà xem nó như một khoản vay ứng trước. Họ vay thời gian và sức khỏe của tương lai để nhận trước tài sản hoặc thành công của hôm nay. Một khi quá lao lực, bỏ qua cả những giờ nghỉ ngơi cần thiết để phục hồi, thì bệnh tật tìm đến là điều sớm muộn. Kết quả hiển nhiên là người đó sẽ đột nhiên ngã quỵ vào một ngày nào đó.
Thời gian có mối quan hệ sâu sắc với các áp lực. Những ai có thời gian sống nhẹ nhàng thì thường ít cảm thấy áp lực và do đó sức khỏe cũng sẽ tốt hơn. Ngược lại, đối với những người lúc nào cũng bận rộn, bản thân luôn ôm lấy biết bao nhiêu áp lực thì khi nhận ra sự bất cập đó cũng là lúc họ đã nằm trên giường bệnh mất rồi.
Khi còn 20 tuổi, bạn có thể làm việc xuyên đêm liên tục cũng chẳng hề hấn gì, nhưng bây giờ nếu làm việc không ngừng nghỉ như vậy bạn sẽ thấy mệt mỏi rã rời, có khi kéo dài đến cả tuần sau đó. Bạn cần nhận thức rằng, cuộc đời càng về sau thì việc sử dụng thời gian và sức khỏe ngày càng khó khăn hơn, để từ đó biết cách sử dụng thời gian và sức khỏe sao cho cân bằng.
Đầu tư cho thời gian và sức khỏe
Để có nhiều tiền thì việc đầu tiên cần phải làm là tích lũy tiền. Thế còn đối với sức khỏe và thời gian thì cần phải làm gì mới có thể tăng lên được?
Thời gian là một thứ không thể nào tích trữ được. Một người tối đa mỗi ngày chỉ được ban tặng 24 giờ, cho dù cố gắng cách mấy cũng không thể nào biến thành 28 giờ được. Nhưng ở một mức độ nào đó thì thời gian và sức khỏe có thể mua được bằng tiền bạc.
Khi có tiền, bạn sẽ có thể có được những lời khuyên trí tuệ nhất, đáng giá nhất từ những chuyên gia sức khỏe giỏi nhất. Đồng thời bạn có thể trang bị cho bản thân một môi trường làm việc lành mạnh, môi trường sinh sống khỏe mạnh, xây dựng được thói quen ăn uống bổ dưỡng,... nếu có điều kiện về tài chính.
Khi có tiền, bạn có thể sử dụng các các dịch vụ hoặc dùng robot giúp việc nhà để có thêm thời gian cho hoạt động mà mình thích. Có thể nói rằng, tiền bạc nếu biết sử dụng có thể mang đến cho bạn một cuộc sống tự do.
Việc thỏa thuận với tình trạng sức khỏe và thời gian của mình để sử dụng sao cho hợp lý là một cách đầu tư thông minh nhất đấy.
6
QUYẾT ĐỊNH CÁCH KẾT GIAO VỚI ĐỒNG TIỀN
Cách kết giao với đồng tiền
Tuổi 40 ngoài khả năng kiếm tiền thì việc bạn quản lý tiền bạc giỏi cỡ nào sẽ quyết định được nửa sau của cuộc đời sẽ tươi sáng hay là u tối.
Nếu như bạn không quản lý tốt chuyện tiền bạc ở những năm 40 tuổi, thì khi 50 tuổi trở lên cuộc sống của bạn sẽ trở nên vô cùng áp lực. Vì khi đó bạn sẽ đối mặt với rất nhiều chuyện liên quan đến vấn đề tiền bạc. Không có tiền không phải là vấn đề to lớn, thế nhưng, vì không có tiền mà phải từ bỏ những giấc mơ của mình thì đó mới là bất hạnh.
Đối với bạn, tiền là gì? Bạn có mối quan hệ như thế nào với đồng tiền? Theo tôi, có 3 cách kết giao với đồng tiền:
1. Trở thành nô lệ của đồng tiền.
2. Trở thành chủ nhân của đồng tiền.
3. Trở thành bạn hữu của đồng tiền.
Người không biết cách kiếm tiền hiệu quả thì trở thành nô lệ của đồng tiền. Họ không có cách nào khác là phải sống chung với những bất mãn như “thu nhập quá ít ỏi”, “không thể mua nổi những gì mình thích”, “tương lai cảm thấy bất an”,... Vì tiền mà họ luôn phải dán chặt vào công việc khiến cho mọi người xung quanh cũng cảm thấy áp lực theo.
Một người có thể hoàn toàn làm chủ việc kiếm tiền, đồng thời có khả năng làm tăng nguồn tiền lên một cách dễ dàng thì người ấy có thể được gọi là chủ nhân của đồng tiền. Đó là một người giỏi trong việc kiếm tiền và tạo dựng tài sản cho riêng mình. Vì vậy, họ thường hay ảo tưởng rằng mình là phi thường. Họ thường nghĩ rằng chỉ cần có tiền là có tất cả. Thế nhưng, cho dù có bao nhiêu tiền đi nữa họ cũng không thể mua được sự tôn kính, mối giao hảo và tình yêu nếu không biết dùng tiền đúng cách.
Điều bạn cần ở tuổi 40 trở lên chính là trở thành bạn hữu của đồng tiền. Người bạn của đồng tiền là người trong việc kiếm tiền lẫn sử dụng tiền đều có thể cảm thấy vui vẻ. Họ xem đồng tiền như một người bạn thân luôn ủng hộ họ làm những gì mình thích. Mối giao hữu của họ với tiền bạc thật là tự nhiên và bình đẳng. Bạn hữu với tiền không nhất thiết phải có số tiền thật lớn. Nhưng họ phân biệt được những việc nào có thể giải quyết được bằng tiền bạc và những việc nào không thể, từ đó quyết định được mức độ ưu tiên trước sau cho những sở thích của cá nhân.
Trong những sở thích của bạn sẽ có những thứ có thể mua được bằng tiền bạc, cũng có những thứ cần phải nỗ lực thì mới đạt được. Chính vì vậy, chỉ khi nào có được một mối quan hệ suôn sẻ với đồng tiền thì khi 50, 60 tuổi bạn mới cảm thấy hạnh phúc trong những vấn đề liên quan đến tiền bạc.
Hiểu về mối quan hệ giữa thu nhập với chi tiêu – Tài sản với khoản nợ
Để có được mối quan hệ tốt đẹp với đồng tiền, bạn cần hiểu rõ được bản chất của đồng tiền trong mối quan hệ giữa thu nhập với chi tiêu, tài sản với khoản nợ.
“Thu nhập với chi tiêu” có nghĩa là với mức thu nhập đó có đủ để bạn trang trải sinh hoạt hay không? Hơn nữa, bạn có thể làm tăng thêm thu nhập hay không? Hiểu rõ điều này sẽ dẫn bạn đến một phương thức sống không còn bị chi phối bởi đồng tiền. Nếu thu nhập của bạn tăng nhưng kéo theo chi tiêu cũng tăng nhanh thì cuộc sống của bạn sẽ bị phá vỡ thế cân bằng.
Bạn cũng cần phải biết về “Tài sản và khoản nợ”: Tài sản mang tiền đến cho bạn và khoản nợ sẽ lấy tiền của bạn đi. Khi mua nhà sẽ có nhiều người phải vay tiền, khi đó căn nhà không phải lúc nào cũng trở thành tài sản. Tùy thuộc vào phương thức vay và cách sử dụng căn nhà mua được mà có khi nó lại trở thành khoản nợ. Với tình trạng khủng hoảng kinh tế như hiện nay, có thể nói khả năng ngôi nhà của bạn từ tài sản biến thành khoản nợ là rất lớn.
Ở tuổi 40, nếu những khoản đầu tư kinh doanh lớn của bạn sai lầm thì cuộc sống về già của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhưng ở tuổi 40, nếu bạn có thể tạo dựng nhiều tài sản, đồng thời xóa bớt đi những khoản nợ thì về già sẽ đỡ phải mang gánh nặng và áp lực. Lúc đó bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung cho những niềm vui của bản thân mình.
Cách sống không bị chi phối bởi đồng tiền
Hiện nay có rất nhiều người bị đồng tiền chi phối, phải làm những việc mà mình không thích. Vậy thì phải làm sao để có thể có một cuộc sống tự do theo ý mình?
Theo tôi, có 3 cách sống để không bị cuốn theo đồng tiền, đó là: 1. Có nhiều tài sản, có thu nhập cao.
2. Có mối quan hệ tốt với đồng tiền, sống giản dị.
3. Thoát khỏi chủ nghĩa tư sản, hướng đến lối sinh hoạt tự cung tự cấp.
Đầu tiên, việc có nhiều tài sản, có thu nhập cao không đồng nghĩa phải làm việc quá lao lực. Một khi chọn lối sống này, bạn cần phải học nhiều về tiền tệ, kinh doanh, con người, hiểu rõ tình hình kinh tế cũng như vận hành tốt tài sản của chính mình để từ đó có thể sở hữu nhiều tài sản hơn.
Có mối quan hệ tốt với đồng tiền, sống giản dị không có nghĩa là phải loại bỏ hết tất cả những tài sản đắt tiền như nhà lầu, xe hơi, hoặc những chuyến du lịch nước ngoài, mà là cần phải sống sao cho phù hợp nhất với bản thân mình. Tuy cuộc sống đó không hào nhoáng, sôi nổi nhưng đổi lại bạn sẽ luôn có cảm giác bình an trong tâm hồn. Có thể nói đây là một cách thông minh để sống hạnh phúc trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Thoát khỏi chủ nghĩa tư sản, hướng đến lối sinh hoạt tự cung tự cấp là hướng đến một lối sống hầu như không cần phải sử dụng tiền bạc. Ví dụ, bạn sống ở nông thôn hay miền biển, bạn tự nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản,... Cuộc sống tuy có đôi chút vất vả nhưng bù lại sẽ được nếm những món ăn tươi ngon nhất mà bạn không thể nào tìm thấy được ở nơi thành thị và đặt biệt là có thể được cảm nhận tình người nồng hậu chân chất nơi này. Đây cũng là một trong những phong cách sống mới.
Ba cách trên đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó, tùy thuộc vào cảm nhận cuộc sống của mỗi người để có thể lựa chọn cách sống phù hợp nhất.
Sự tự nhận thức về bản thân
Sự tự nhận thức là tổng hợp tất cả những gì phù hợp với bản thân mình. Sự tự nhận thức về bản thân sẽ quyết định việc bạn có thể kiếm được
bao nhiêu tiền. Điểm khác biệt giữa một người có thu nhập 9 triệu một tháng so với một người có thu nhập 90 triệu một tháng có liên quan đến “Sự tự nhận thức” này.
Người tự nhận thức rằng họ phù hợp với thu nhập 90 triệu, dù thất bại trong kinh doanh, dù có trắng tay đi nữa họ vẫn sẽ tự đứng lên, tìm cách lấy lại những gì đã mất. Ngược lại, đối với người tự nhận thức bản thân mình chỉ phù hợp với thu nhập 9 triệu thì dù họ không gặp thất bại nào, mức thu nhập cũng không bao giờ được nâng lên. Vì sự tự nhận thức đó đã in sâu vào tâm trí, khiến họ không cố làm gì hơn để tăng thêm thu nhập. Nếu bạn không tự thay đổi hình ảnh của bản thân trong đầu mình thì mọi thứ khác sẽ không thể thay đổi được.
Có thể sẽ có người phản biện rằng “Tôi muốn rằng thu nhập mình được 90 triệu một tháng nhưng thực tế đâu có gì thay đổi so với trước?”. Thế nhưng, bạn cần hiểu rằng “sự tự nhận thức” khác với “nguyện vọng”. Nếu bạn chỉ nói rằng “Tôi muốn có thu nhập 90 triệu” nhưng từ sâu thẳm trong lòng lại nghĩ rằng “Chuyện này với tôi là không thể!” thì ý nghĩ “không thể” ấy đã trở thành “sự tự nhận thức”.
Tiền bạc là một công cụ hết sức hữu ích phục vụ cho sinh hoạt của chúng ta. Không thể phủ định rằng vào nửa sau của cuộc đời, nếu càng có nhiều tiền thì cuộc sống càng dễ chịu hơn.
Mục tiêu của tuổi 40 này là khuếch đại năng lực kiếm tiền và vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn. Khuếch đại năng lực kiếm tiền chính là nâng cao “sự tự nhận thức”.
Có nhiều nguồn thu nhập
Đa số chúng ta, từ nhân viên văn phòng cho đến người nội trợ, đều chỉ có một nguồn thu nhập. Còn những người giàu có, họ đều sở hữu nhiều nguồn thu nhập từ kinh doanh, từ cho thuê nhà đất, từ đầu tư,... Cho dù họ có bị thất thu trong kinh doanh thì những phần thu nhập từ đầu tư hoặc bất động sản khác cũng có khả năng bù đắp lại được.
Nếu hiện tại bạn đang làm cho một công ty, có phải điều bạn lo sợ nhất chính là mất đi nguồn thu nhập duy nhất này không? Ở thời đại nhiều biến động như ngày nay, cho dù bạn đang làm việc cho một công ty lớn đi chăng nữa thì vẫn có rủi ro là công ty này sẽ bị phá sản. Không có gì đảm bảo được mức thu nhập cao của bạn hiện tại là mãi mãi. Bạn hãy ý thức rằng: Trong những năm tuổi 40, bên cạnh một công việc chính, bạn cần phải có cho mình một nguồn thu nhập phụ trợ. Dù chuyện mất việc không xảy ra đi nữa, khi có được nhiều nguồn thu nhập, cuộc sống của bạn cả về vật chất và tinh thần đều đảm bảo được sung túc.
Trong cuốn Tuổi 30 – Hoài bão, tôi đã có đề cập đến tầm quan trọng của việc phải có cho mình một loại “Bảo hiểm”. Dĩ nhiên, ở đây không phải là bảo hiểm sinh mạng, mà là bảo hiểm nguồn thu nhập. Hãy tưởng tượng nếu như bạn có thêm nguồn thu nhập từ một nghề tay trái khác hoặc từ bất động sản thì có phải sự lo lắng về tiền bạc sẽ không còn nữa? Giờ đây chính là thời điểm bạn có thể làm như vậy một cách dễ dàng.
Hãy mở rộng thêm nhiều nguồn thu nhập. Bạn có thể sống được cuộc sống thoát hẳn khỏi vòng xoáy của đồng tiền.
7
DŨNG CẢM NÓI KHÔNG
Cuộc sống của con người được quyết định bằng câu trả lời “Có” hoặc “Không”
Cuộc sống của bạn sẽ được quyết định khi bạn nói “Có” hay nói “Không” với điều gì đó. Đối với những điều bản thân mình muốn làm thì đương nhiên sẽ nói “Có”, và ngược lại đối với những điều mình ghét thì sẽ nói “Không”. Điều này ngay cả đứa trẻ cũng làm được, thế nhưng khi càng trưởng thành chúng ta lại càng gặp khó khăn. Không ít người dù bản thân không thích việc gì đó chút nào nhưng vẫn ép bản thân nói “Có”.
Những người không thể nói rõ ràng “Có” hay “Không” thì cho dù họ có muốn thay đổi cuộc sống, thay đổi bản thân thế nào, họ cũng không thể thay đổi được. Đặc biệt, nếu họ không thể nói “Không” mà lại cứ nói “Có” với những điều bản thân ghét thì cuộc sống sẽ càng bị cuốn đi theo hướng bản thân họ không mong muốn.
Hãy nghĩ xem, khi bạn kết hôn, khi bạn đi tìm việc, nếu bạn không thể nói “Không” với những người, những công ty mà mình không thích thì cuộc đời bạn sẽ như thế nào? Sau này, nếu bạn có thể tự hài lòng với cuộc sống của mình thì không sao, nhưng nếu cảm giác tiếc nuối cứ dai dẳng đeo bám “phải chi mình chọn công ty khác”, “phải chi mình chọn người khác”,... thì cuộc đời bạn sẽ là những chuỗi ngày bế tắc mà thôi.
Đừng bao giờ nói “Có” với những điều mình ghét. Hãy biết cách từ chối cho dù khó nói đến mức nào đi nữa.
Sống thật với bản thân
Tôi biết rằng lời khuyên “Hãy nói Không với những điều mình ghét” nghe đơn giản nhưng rất khó để thực hiện. Tuổi 40 lại càng không có dư dả thời gian để nghĩ về những điều mình thích, nghĩ xem nên nói “Có” với điều gì, nói “Không” với điều gì.
Khi đến tuổi 40, ít nhiều gì bạn cũng có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Có nhiều người không biết từ lúc nào đã có thể mỉm cười rạng rỡ khi nói chuyện với người mình ghét hoặc dù cảm thấy tức giận cỡ nào họ vẫn có thể tỏ ra như đang bình thường. Không thể nói đó là khả năng không tốt, nhưng nếu như bạn cứ quen dần với việc kìm nén bản thân, đến một lúc nào đó chắc chắn bạn sẽ bị quá sức cả về tinh thần lẫn thể xác. Đến lúc nhận ra, bạn sẽ thấy hối hận vì đã không sống cho chính mình.
Có rất nhiều người luôn sống với những điều ưu tiên, nào là ưu tiên công việc, ưu tiên gia đình, ưu tiên con cái,... Nhưng chẳng bao giờ họ ưu tiên cho bản thân mình cả. Họ không có thời gian để nghĩ xem bản thân mình thích cái gì, mong chờ điều gì.
Dù vòng xoáy công việc, trách nhiệm cuốn bạn đi hàng ngày, cũng đừng quên những điều mà bản thân mình thích. Còn đối với những điều mà bản thân không thích thì đừng làm nó một cách quá máy móc bạn nhé.
Buông bỏ những trách nhiệm thông thường
Bạn có đang giữ một vài trách nhiệm nào dưới đây không? – Trách nhiệm của một người cha/ Trách nhiệm của một người mẹ. – Trách nhiệm của một người chồng/ Trách nhiệm của một người vợ. – Trách nhiệm của một cấp trên/ Trách nhiệm của một cấp dưới.
– Trách nhiệm của một người con trai/ Trách nhiệm của một người con gái.
– Trách nhiệm của một nhân viên trong công ty.
– Trách nhiệm của một thành viên trong xã hội.
...
Có nhiều trách nhiệm đến mức khiến bạn ngạc nhiên khi liệt kê ra phải không? Nhiều người sẽ cảm thấy bản thân thất bại nếu không thể làm tốt những vai trò đã được giao như vậy. Chúng ta thường có khuynh hướng mất quá nhiều thời gian, sức lực cho những vai trò nào đó hơn là tập trung làm một người tốt và chăm chỉ. Kết quả, ta trở thành người cha hoặc người mẹ tốt, đứa con ngoan, người vợ hoặc người chồng tốt, cấp trên gương mẫu, cấp dưới giỏi giang,... thế nhưng thời gian ta dành cho chính mình lại bị tước đoạt, tính cách cá nhân từ đó mà càng mờ nhạt dần.
Phương pháp để thoát khỏi tuổi 40 bận rộn đó là buông bỏ bớt những trách nhiệm không quan trọng nhưng lại khiến bạn luôn bị mắc kẹt.
Đừng ôm lấy khó khăn quá lâu
Ở Nhật Bản có một câu nói là “Hãy để mọi thứ trôi theo dòng nước”. Câu nói này có nguồn gốc xuất phát từ nghi thức rửa sạch những điều dơ bẩn, tội lỗi trên sông để cho chúng trôi đi. Khi xảy ra điều gì khiến bản thân thất vọng, buồn bực thì con người thường không thể chuyển đổi tâm trạng nhanh chóng được. Họ càng suy nghĩ thêm, lại càng ưu phiền và kết quả là làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nói là phải dũng cảm buông bỏ những việc mình ghét để không kết thúc cuộc sống trong chuỗi ngày bận rộn, nhưng trên thực tế, nói “Không”
đối với ai hay với việc gì không phải là một việc đơn giản. Chính bạn mới là người hiểu rõ nhất mình nên nói “Không” với cái gì, nói “Có” với cái gì khi bạn nhận thấy được mức độ quan trọng và cần thiết của những việc đó. Có khi đối phương sẽ không hiểu, thậm chí thất vọng hoặc tỏ thái độ tức giận đối với quyết định của bạn. Nhưng dù sao đi nữa, đối với những việc mình không hài lòng thì nhất định phải nói “Không”.
Tôi cho rằng, không nên ôm lấy những khó khăn phát sinh trong cuộc sống quá lâu. Đối với những người biết rõ bản thân cần điều gì thì họ sẽ không bị lạc lối. Nếu không lạc lối thì sẽ không phải hối hận. Một cuộc sống mà không phải hối hận thì quả là điều tuyệt vời.
Bỏ đi suy nghĩ “Thôi, sao cũng được”
Câu nói “Thôi, sao cũng được” là câu nói sẽ “giết chết” bạn. Mặc dù “để cho nước cuốn đi” là một nghi thức rất hay của người Nhật, nhưng trong cuộc sống, nếu cứ đơn thuần “để nước cuốn đi” mọi thứ, từ những điều không tốt cho đến những điều tốt thì mọi việc có khi sẽ càng tệ hơn.
Một đặc trưng nữa của tuổi 40 là sự câu nệ. Càng lớn tuổi thì hoàn cảnh sử dụng câu nói này càng nhiều đến mức bạn không nhận ra điều đó. Và nếu cứ như thế, những điều bạn không thích không hiểu sao cũng sẽ kéo đến với bạn nhiều hơn nữa.
Hãy suy nghĩ thật kĩ những điều bản thân thích, những điều quan trọng cần thiết đối với mình. Nếu không bạn sẽ bị cuốn theo suy nghĩ “Thôi, sao cũng được” và làm những việc mà bản thân không hề hứng thú.
Lần sau, khi xuất hiện trong đầu suy nghĩ “Thôi, sao cũng được” thì hãy tự nói rõ với chính mình rằng “Không được, điều đó là không tốt”.
8
NGHĨ XEM MÌNH SẼ ĐỂ LẠI GÌ CHO ĐỜI
Làm một công việc toàn tâm toàn ý
Bạn đang làm công việc như thế nào? Mỗi ngày đi làm, bạn có cảm thấy háo hức mong chờ không? Hay là đi làm với tâm trạng miễn cưỡng?
Đối với nhiều người, việc công ty và việc nhà chiếm phần lớn thời gian trong một ngày. Vì vậy, tùy vào bạn làm việc với tâm trạng như thế nào mà bản chất cuộc sống cũng sẽ hoàn toàn khác đi. Công việc có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên rực rỡ nhưng cũng có thể là thứ khiến bạn trở nên nhàm chán và u ám.
Ai cũng mong muốn trở nên giàu có. Hầu hết mọi người làm việc dưới áp lực và khao khát về vật chất hơn là làm việc vì sở thích và đam mê. Họ chưa từng nghĩ đến chuyện háo hức làm việc hoặc sống thật vui vẻ. Có nhiều người nói rằng “Tôi có nhiều điều muốn làm, nhưng vì mưu sinh nên phải làm việc này thôi”. Nếu thật sự bạn có những điều khác muốn làm hơn nhưng không hiểu sao lại phải làm công việc như bây giờ thì có nghĩa là, bạn đang bỏ lỡ “cuộc sống trọn vẹn từ cả trái tim”.
Quyết định chọn công việc như thế nào và làm việc với tâm thế như thế nào là ở bạn. Nếu làm công việc mà bạn toàn tâm toàn ý, mỗi ngày trôi qua sẽ tràn ngập những điều thú vị và háo hức, khi kết thúc một ngày và đi ngủ thì bạn lại rất mong chờ vào ngày tiếp theo. Cuộc sống cũng từ đó mà có giá trị và thú vị hơn rất nhiều.
Sống chân thành và nhiệt huyết
Ở phần này, tôi muốn giới thiệu cho bạn một khái niệm có tên là Công việc cuộc đời.
Công việc cuộc đời là công việc giúp một người hiểu được ý nghĩa của việc mình được sinh ra. Những việc mà chỉ họ mới có thể làm, những việc mà họ có thể làm một cách tự nhiên, những việc họ vô cùng yêu thích, những việc có thể làm họ vui thì gọi là Công việc cuộc đời. Công việc cuộc đời có ở nhiều lĩnh vực từ kinh doanh, thể thao đến giáo dục, ẩm thực hoặc có thể chỉ là mọi công việc nhỏ nhoi đơn giản hàng ngày nhưng khiến người ta cảm thấy vui vẻ, háo hức từ sâu thẳm.
Ví dụ trong trường hợp của tôi, Công việc cuộc đời là việc nói chuyện trước đám đông, viết sách, chơi với con, nói chuyện với những người xung quanh trong xe điện,...
Những người có thể nhận ra sớm Công việc cuộc đời của mình là người hạnh phúc, nhưng thực tế là khi còn trẻ, rất nhiều người không tìm thấy hoặc không biết về Công việc cuộc đời của bản thân. Tuy nhiên, trong số những người vẫn còn hoạt bát, năng động ở tuổi 60, có người đã tìm ra Công việc cuộc đời của mình ở tuổi 40.
Vì vậy, bạn cũng đừng từ bỏ vì cảm thấy muộn màng, hãy tiếp tục cho đến khi tìm thấy Công việc cuộc đời của mình bạn nhé.
Ở tuổi 40, một khi đã tìm thấy được Công việc cuộc đời thì đó là thời điểm để bạn sắp xếp lại tất cả mọi thứ.
Còn nếu bạn cảm thấy quá băn khoăn với việc làm cách nào để có thể tìm được Công việc cuộc đời cho mình, thì cách đơn giản là bạn hãy quyết định lấy công việc đó. Với 20 năm kinh nghiệm xã hội, 20 năm tiếp xúc với nhiều người, bạn ắt hẳn đã nhận ra được tính thích nghi của bản thân mình.
Chìa khóa quan trọng nhất của Công việc cuộc đời là sự quyết tâm: “Tôi muốn cuộc sống từ đây trở đi sẽ tuyệt vời hơn! Tôi sẽ làm những điều mình mong muốn và sống thật trọn vẹn”.
Hãy quyết định Công việc cuộc đời của mình ngay và luôn từ bây giờ! Lần này, hãy làm cho cuộc sống trọn vẹn hơn bằng sự thành thật và nhiệt huyết.
Làm cho người khác vui vẻ
Hạnh phúc có nhiều hình dạng khác nhau, làm cho người khác vui vẻ cũng là một trong những dạng hạnh phúc. Thật đáng tiếc, trong cuộc sống hàng ngày không có nhiều cơ hội để cảm nhận những việc mình làm để khiến người khác vui vẻ.
Cảm nhận được niềm vui của người khác khiến ta háo hức và có thêm động lực để làm tốt hơn nữa những việc mình đang làm. Ta hạnh phúc vì thấy mình có ích cho đời, cho người.
Phần thưởng lớn nhất mà Công việc cuộc đời mang lại chính là cảm giác hạnh phúc khi làm cho người khác vui vẻ. Đây mới là ý nghĩa sâu xa của Công việc cuộc đời.
Để lại bằng chứng là bạn đã sống
Điểm tuyệt vời của Công việc cuộc đời chính là những gì bạn để lại ngay cả khi bạn chết đi. Ví dụ, khi bạn có một công ty làm vườn, Công việc cuộc đời của bạn sẽ là truyền đạt sự tuyệt vời mà hoa cỏ và cây cối mang lại cho cuộc sống. Hàng chục năm sau, ở thị trấn đó, những bông hoa đã nở tràn trong sân vườn của nhiều gia đình, hiên nhà của các căn hộ cao cấp cũng đặt nhiều chậu hoa nhiều màu sắc. Ngay cả khi bạn chết đi, toàn bộ thị trấn vẫn được bao bọc bởi hoa cỏ và cây xanh do công ty bạn cung cấp.
Có người để lại những tác phẩm âm nhạc cho đời, những bức ảnh gia đình đầy ý nghĩa hoặc những ngôi nhà xinh xắn. Công việc cuộc đời của bạn cho dù là bất kỳ điều gì đi nữa cũng ảnh hưởng đến thế giới này lâu hơn bạn tưởng tượng.
Chắc sẽ có người khiêm tốn bảo rằng “Tôi chỉ đơn thuần là một người nội trợ, chẳng có gì để lại”. Nhưng bạn sẽ để lại thế giới này những đứa con mà bạn đang nuôi dạy. Cho dù không phải là phát minh vĩ đại nhưng chắc chắn những người con của bạn sẽ ở lại với một sức ảnh hưởng nào đó.
Công việc cuộc đời không nhất thiết phải là điều gì đó thật đột phá, lớn lao. Công việc cuộc đời có thể là những việc đơn giản bạn làm cho người thân, cho khách hàng, hay là những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Miễn là những công việc đó đều có ích và làm cho cuộc sống của một ai đó hạnh phúc. Đây chính là bằng chứng rằng bạn đã sống ở địa cầu này.
9
CÓ MỘT “NƠI TRÚ ẨN” CHO RIÊNG MÌNH
Nơi có thể ở một mình
Có nhiều người đang ở trạng thái “không gia đình” về mặt tinh thần. “Sanctuary” có nghĩa là “nơi trú ẩn”, nơi để ta trở về đúng bản chất của chính mình. Ai cũng cần một nơi như vậy.
“Nơi trú ẩn” không cần phải là một căn nhà gỗ xinh đẹp gần biển, gần núi hay là một nơi xa hoa nhưng vắng vẻ, hài hòa giữa thiên nhiên nào đó đâu. Đó có thể chỉ là một quán cà phê thân quen, một thư viện yên tĩnh, một tiệm net,... Miễn đó là nơi bạn có thể đến một mình, không vướng bận công việc, không bị ai làm phiền, bạn có thể thư thả trở về với bản chất của chính mình.
Nếu bạn phải loay hoay giữa bộn bề công việc, rồi gia đình, con cái thì việc có không gian và thời gian để ở một mình là rất khó khăn. Nhưng cho dù chuyện gia đình quan trọng như thế nào, mối quan hệ con người ở nơi làm việc có trôi chảy đến đâu đi nữa, bạn cũng cần phải có khoảng thời gian ở một mình để tinh thần lẫn thể xác được thư giãn và thả lỏng. Khi đó, những giấc mơ và mong muốn sẽ lại đến với bạn.
Bạn đã có “nơi trú ẩn” của chính mình chưa? Nếu chưa hãy thử tìm cho mình một “nơi trú ẩn”, nơi bạn có thể được là chính mình nhé!
Thói quen nhìn bản thân mình một cách khách quan
Khi tâm trí mệt mỏi, bạn sẽ không thể có được những ý tưởng mới. Nơi trú ẩn có thể dùng làm nơi để bạn xem xét lại bản thân mình từ quan
điểm khách quan và chủ quan. Hãy dành thời gian để xem xét chính mình trong hiện tại ở mọi khía cạnh, giống như là biến mình thành một người nữa để nói chuyện với bản thân vậy. Hãy tự hỏi và trả lời những câu như:
– Mình đã đi qua những thành công hay thất bại nào?
– Có những chuyện gì mình muốn làm nhưng lại không thể làm? – Lần tới, chắc mình sẽ làm thử việc này chứ?
Dù bạn là ai, một doanh nhân bận trăm công nghìn việc hay là một người nội trợ, hãy thử đối mặt với những cảm xúc tiêu cực của bản thân và xử lý chúng. Ví dụ, việc bạn vẫn chưa kiềm chế được sự giận dữ của mình là vì bạn luôn tin rằng mình đúng. Là vì khi bạn bị cuộc sống bận rộn quấn lấy thì bản năng phòng vệ của bạn sẽ hoạt động và bạn có khuynh hướng cho rằng “Tôi không sai!”. Nhưng khi bình tĩnh, một mình nhìn lại, bạn có thể thừa nhận rằng ngay cả bản thân mình cũng có sai sót. Nếu có thể nhìn thấy bản thân mình một cách khách quan ở nơi trú ẩn thì bản chất của vấn đề cũng sẽ dễ được nhận ra.
Cho dù bận rộn đến thế nào đi nữa, hãy cố gắng dành khoảng một tiếng một tuần để nhìn nhận lại bản thân, những sự bực bội, vướng mắc trong đầu sẽ biến mất một cách thần kỳ đến mức bạn phải ngạc nhiên.
Tắt bớt những ồn ào, lắng nghe trái tim
Có rất nhiều điều bạn có thể làm ở “nơi trú ẩn”. Một trong số đó là nhớ lại hình ảnh con người mà mình cho là lý tưởng trước đây. Ví dụ khi 10 tuổi, 20 tuổi, bạn đã từng nghĩ tương lai mình như thế nào? Còn hiện tại, hãy thử suy nghĩ xem bản thân mình muốn làm điều gì và từ bây giờ trở đi, bạn sẽ làm gì để có một cuộc sống tuyệt vời như mình từng mong đợi?
Những người luôn giữ được bản ngã của mình là người hạnh phúc. Tuy nhiên, đa số mọi người đều bị quay cuồng bởi cách nhìn nhận, cách suy nghĩ của mọi người xung quanh rồi nhiều lần tự hỏi “Không hiểu bản thân đang làm cái gì?”. Những khi lạc lối, thậm chí không biết lắng nghe ai thì một trong những phương pháp hữu hiệu là bịt tai không nghe gì cả và đi đến một nơi yên tĩnh. Nếu bịt tai lại, bạn có thể lắng nghe được tiếng nói của trái tim mình.
Trong lúc bị cuốn theo những việc vụn vặt trước mắt, có thể bạn sẽ trở thành một con người khác hoàn toàn với con người mà bạn thật sự muốn trở thành. Lúc đó, “nơi trú ẩn” sẽ giúp bạn dẹp bỏ những ồn ào bên ngoài, điềm tĩnh nhìn thấy bản thân và giúp bạn đi theo đúng quỹ đạo.
Nhất định bạn phải có một nơi như thế nhé!
SÁCH CÙNG TÁC GIẢ
Tuổi 30 Hoài Bão
Nếu một ngày nào đó, bạn nhận ra những ảo tưởng của thời mười tám đôi mươi bỗng dưng tan...
Tuổi 20 Yêu Thương
Có khi nào bạn tự hỏi rằng: Vì sao chuyện tình cảm của bạn không được trọn vẹn? Phải làm...
Tuổi 20 Nhiệt Huyết
Độ tuổi 20! Bạn đang tràn đầy năng lượng, dạt dào cảm xúc và đang trải qua những ngày tháng...
Bí Quyết Để Có Bạn Đời Lý Tưởng
Người bạn đời là người giúp bạn mạnh mẽ hơn để vượt qua những cơn khủng hoảng trầm trọng nhất,...
Bí Quyết Trở Thành Người Xuất Sắc
Trên thế gian này, rất ít người có thể giàu sang nhờ sử dụng năng khiếu của bản thân, nhưng...
Bí Quyết Làm Chủ Đồng Tiền
Làm sao để bạn có đươc sự tự do với tiền bạc? Làm sao để cuộc sống của bạn không...
10
10 NĂM CUỐI CÙNG ĐỂ TẠO RA SỰ GẮN KẾT
Gắn kết với cha mẹ và con cái
Khi đến tuổi 40, thời gian để bạn gần gũi cha mẹ không còn nhiều, thậm chí có người đã trải qua cảnh chia ly đấng sinh thành. Đối với những người vẫn còn cha mẹ khỏe mạnh, hãy nghĩ rằng mình chỉ còn khoảng 10 năm để sống cùng với họ. Dĩ nhiên, gia đình bạn có thể sống cùng nhau lâu hơn như thế nhưng ý tôi là bạn hãy trân trọng khoảng thời gian này.
Những ai sinh con ở độ tuổi 30, thì nửa sau tuổi 40 là lúc các con của bạn bước vào tuổi hoa niên, chúng sẽ có những mối quan tâm khác và tạo dựng thế giới của riêng mình. Nhưng đây cũng là lứa tuổi mà chúng cần bạn quan tâm và chỉ bảo. Sau khi chúng trưởng thành có lẽ chúng sẽ không cần bạn bên cạnh nhiều nữa.
Dù là gia đình lớn hay gia đình nhỏ, bạn đều chỉ còn 10 năm cuối cùng có thể bên cạnh họ. Nhưng cùng lúc đó, công việc ở tuổi 40 cũng là đỉnh điểm của sự bận rộn. Cho dù bạn muốn gặp ba mẹ nhưng lại bị cuốn đi bởi lịch tăng ca, những cuộc hẹn gặp gỡ đối tác, những sự kiện trong trường của con cái,... Đến lúc nhận ra, có khi cả tháng trời bạn không gọi về nhà được một cuộc điện thoại.
Hãy trải qua 10 năm quan trọng này bên gia đình một cách trọn vẹn. Hãy hoàn thành những gì còn dang dở cùng gia đình nhỏ và gia đình lớn của mình. Đừng để sau này phải hối hận. Hãy nhớ thật kĩ trong tim rằng mình phải ưu tiên làm hết những việc gắn kết với gia đình ngay bây giờ!
Gắn kết với họ hàng, người thân
Khi bạn bước vào tuổi 40, khôi phục sự gắn kết với người thân là một điều rất quan trọng. Giống như cha mẹ bạn, ông chú hay bà cô đã từng rất cưng chiều khi bạn còn nhỏ rồi cũng sẽ già yếu, cơ hội để bạn gặp gỡ họ sẽ ngày càng giảm đi.
Hãy tìm gặp những người bà con thân thiết để ôn lại những câu chuyện ngày xưa. Có khi bạn sẽ được nghe kể những mẩu chuyện nho nhỏ rất thú vị, ví dụ như bạn được sinh ra như thế nào, thuở nhỏ của ba mẹ bạn ra sao, hoặc về cuộc sống khi họ mới cưới nhau,... Có thể bạn đã từng nghe những câu chuyện ấy từ ngày xưa rồi, nhưng cách nhìn nhận vấn đề của tuổi 40 sẽ khác tuổi 20 rất nhiều.
Việc nghe nhiều người với nhiều cách kể chuyện kể lại cùng câu chuyện đó sẽ giúp bạn biết thêm những khía cạnh khác về một người nào đó. Ông chú hay bà mợ sẽ có cái nhìn về bạn khác với những nhận xét mà bạn đã nghe từ bố mẹ mình. Có thể bạn sẽ biết được nguồn gốc tài năng của chính mình là do di truyền hay là do một nguyên cớ khác. Việc nghe lại những câu chuyện cũ vào thời điểm này sẽ mang một màu sắc mới mẻ hơn trước rất nhiều, bạn sẽ bất ngờ vì nhận ra nhiều tình tiết mới mà trước đây bạn không để ý.
Nhờ việc nghe lại những chuyện ngày xưa, bản thân bạn sẽ có thêm tự tin trong cuộc sống. Bạn có thể an tâm rằng: “Tôi không phải một mình, tôi có sự gắn kết với các thành viên trong gia đình”. Điều này mang đến cho bạn cảm giác ổn định, và nhờ đó bạn có thể sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn đang chờ phía trước.
Trân trọng thời gian với bạn thân
Khi còn trẻ, dù bận rộn với những chuyện trước mắt, bạn vẫn có bạn bè thân từ thời đi học, vẫn có cơ hội để gặp gỡ họ. Nhưng khi ở tuổi 40, bạn bè
thân từ thời đi học có thể đã trở nên hững hờ, và bạn lại không có dư thời gian để đi kết thêm bạn mới.
So với tuổi 20, 30, số lần gặp gỡ bạn thân ở tuổi 40 đã giảm đi nhiều. Nào là kết hôn, sinh con, chuyển việc, chuyển nhà, cách sống thay đổi,... Tuổi 20-30 là thời điểm chúng ta mải mê xây dựng sự nghiệp, có khuynh hướng ưu tiên thời gian cho những người có liên quan đến công việc hơn là bạn thân. Tuổi 40 là thời điểm chúng ta điềm tĩnh hơn về mặt cảm xúc và nghĩ về quá khứ nhiều hơn. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác muốn gặp gỡ hội bạn bè, liên lạc với người thân quen ngày xưa. Ở tuổi 40, hãy cố gắn kết mối quan hệ với bạn thân để một lần nữa cảm nhận được tình cảm bạn bè dành cho nhau khi đã bước qua nửa kia của cuộc đời.
Bên cạnh đó cũng cần phải ý thức được rằng, mối quan hệ của con người không phải chỉ giới hạn trong phạm vi công việc. Cho dù ban đầu là gặp gỡ nhau trong công việc, nhưng cũng có thể vượt ra khỏi phạm vi công việc và bốn bức tường văn phòng để trở thành bạn bè thân thiết và sâu đậm hơn. Hãy dành nhiều thời gian cho những người bạn như vậy.
Con người chỉ hạnh phúc khi có sự gắn kết với người khác dù ở bất cứ tuổi nào. Hãy thử hẹn một vài người bạn thân cùng ôn lại chuyện cũ, cùng nhìn lại tuổi trẻ của mình xem sao. Ngay bây giờ, bạn hãy thử gửi mail hoặc điện thoại cho người bạn thân mà bạn vừa nghĩ ngay đến nhé!
Cùng tạo ra những kỷ niệm hạnh phúc
Trong đời người, những kỷ niệm mà bạn muốn lưu giữ nhất đến cuối cùng chẳng phải là những khoảnh khắc bạn có được với gia đình và những người bạn thân thiết hay sao?
Việc tạo ra những kỷ niệm hạnh phúc cũng chính là một trong những điều quan trọng bạn nên làm ở tuổi 40. Có lẽ sẽ có người cảm giác rằng “tạo ra những kỷ niệm đẹp ở tuổi 40 có phải quá trễ rồi?”. Nhưng thực tế, tôi từng phỏng vấn nhiều người ở tuổi 60 và họ bảo rằng điều hối tiếc nhất của họ chính là không tạo được nhiều kỷ niệm khi ở tuổi 40.
Du lịch cũng là một cách hay để tạo kỷ niệm nhưng cũng cần cân nhắc cẩn trọng, vì ba mẹ bạn đang ở độ tuổi có thể bị té ngã hoặc ngất xỉu bất cứ lúc nào. Bạn vẫn có thể tạo kỷ niệm cùng gia đình khi làm những việc thường ngày như cùng nhau ăn bữa cơm, kể nhau nghe những câu chuyện vui, cùng đi bộ đến công viên gần nhà,... Thời gian và cảm xúc mà mọi người chia sẻ cùng nhau dần dần sẽ trở thành những kỷ niệm. Khi nhìn lại cuộc đời đã trải qua, bạn sẽ mỉm cười khi nhớ về những kỷ niệm đẹp mình đã có.
Có người nói “Du lịch không phải bắt đầu từ ngày xuất phát mà bắt đầu từ khoảnh khắc bạn lên kế hoạch”, đúng là như vậy. Bạn nhất định phải lên kế hoạch du lịch với gia đình và bạn bè để có thể tạo ra được những kỷ niệm thật hạnh phúc nhé. Từ bây giờ trở đi, cuộc sống sẽ mở ra vô vàn niềm vui và trải nghiệm đẹp cho bạn.
11
HÔN NHÂN TUỔI 40
Người chỉ cho bạn ý nghĩa của hạnh phúc
Người bạn đời không phải là người làm cho bạn hạnh phúc, mà là người chỉ cho bạn biết ý nghĩa của hạnh phúc. Mặc dù vậy, có nhiều người bực bội rằng “Mỗi khi ở cùng cô ấy/anh ấy, tôi lại cảm thấy khó chịu. Đáng lẽ họ phải là người làm tôi hạnh phúc chứ”.
Cảm giác hạnh phúc hay không hạnh phúc trong một mối quan hệ, đặc biệt là trong quan hệ nam nữ đôi khi vượt xa hơn cả những cảm giác mà công việc, sức khỏe hay tài chính có thể mang lại. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và khô khan khi bạn có tiền, có sức khỏe nhưng lại sống một cuộc đời không yêu ai và được ai yêu. Cho dù bạn không có tiền, sự nghiệp chưa thành công, thậm chí là bị bệnh tật quật ngã,... nhưng nếu bạn yêu và được yêu bởi một người nào đó, bạn vẫn có thể yên tâm vì đã có hạnh phúc “gõ cửa” trái tim mình.
Chắc có rất nhiều người từng trải qua cảm xúc muốn trao tặng hết những gì mình có cho người mình yêu mến, tuy nhiên cảm xúc đó thường không kéo dài lâu. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ bắt đầu đòi hỏi nhiều hơn ở đối phương. Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một người độc thân thì có mức độ hạnh phúc cao hơn một người đang phải trải qua tình trạng “chiến tranh lạnh” trong tình yêu. Thứ tự của nó sẽ như thế này: người hạnh phúc nhất là người có mối quan hệ tốt với người yêu hay người bạn đời, người hạnh phúc tiếp theo là người độc thân và bất hạnh nhất là người luôn cãi nhau hoặc “chiến tranh lạnh” với “một nửa” của mình. Vậy:
– Bạn đang độc thân hay đã kết hôn với ai rồi?
– Người bạn đời hiện tại của bạn là người như thế nào?
– Tình cảm của hai bạn vẫn nồng thắm chứ? Hay giữa hai người cũng tồn tại một bầu không khí lạnh nhạt?
Đừng bao giờ nghĩ rằng, con cái và vợ/chồng là người làm cho mình hạnh phúc, suy nghĩ đó chỉ khiến bạn thêm thất vọng mà thôi. Khi sống cùng nhau nhiều năm trời, sự lãng mạn ban đầu sẽ mất dần đi, thậm chí có nhiều tình yêu khi bước vào độ tuổi 40 đã phải nhường chỗ cho “trách nhiệm” và “nghĩa vụ”. Việc nuôi dạy con cái cũng như vậy. Những lúc cảm thấy thất vọng hay giận dữ, hãy nhớ lại những ngày đầu tiên, bạn và người bạn đời đã nên duyên vợ chồng như thế nào, hai bạn đã từng hạnh phúc khi đón đứa con đầu lòng ra sao? Tuổi 40 chính là lúc thích hợp nhất để bắt đầu những bài học sâu sắc hơn về cách “trao tình yêu bằng cả trái tim”, không ai khác hơn, chính người bạn đời và con cái sẽ là người truyền cho bạn những bài học đó.
Hiện trạng là hầu hết gia đình đều bỏ lỡ cơ hội học lại bài học về tình yêu. Đừng để điều ấy xảy ra với bạn nhé!
Cuộc sống độc thân
Với những người đến tuổi 40 mà vẫn độc thân, nếu không thay đổi thì sẽ rất khó tìm được người để kết duyên, vì lối sống của những người độc thân thường không có khe hở để cho người khác bước vào.
Vì họ đã quen với việc hàng chục năm một mình nên khi người khác bước chân vào, cuộc sống của họ sẽ trở nên hỗn loạn. Nếu không phải là đối tượng như mình mong đợi thì họ sẽ càng không thể chấp nhận. Và kết quả là mối quan hệ nam nữ ấy không thể phát triển thành mối quan hệ vợ
chồng. Ngoài ra, việc sống chung với một ai đó cũng có nghĩa là cùng nhau gánh vác cuộc sống. Đối với điều này, có khi bạn sẽ nảy sinh cảm giác có chút thiệt thòi và tự đặt câu hỏi rằng sự hy sinh đó của mình có đáng hay không.
Điều buồn nhất là dù không thích cuộc sống độc thân nhưng vì không muốn bị tổn thương nên những người đang sống một mình ở tuổi 40 rất khó để phá vỡ bức tường họ đã dựng lên bao lâu nay. Với những người luôn một mình thì họ càng ngại để người khác thấy được nhược điểm của bản thân, và họ càng cố gắng để đối phương không tiếp cận được mình ngay từ đầu.
Vậy nên, nếu bạn vẫn đang độc thân, hãy suy nghĩ kĩ về hôn nhân. Tôi không nói cuộc sống độc thân là không hạnh phúc. Nhưng hãy nghĩ xem bạn có thật sự muốn bước vào hôn nhân không? Bạn đã sẵn sàng chưa? Bạn muốn người bạn đời của mình là người như thế nào?
Nếu bạn không muốn một mình khi tuổi già thì hãy thay đổi bản thân nhiều hơn để bắt đầu một mối quan hệ thực sự nghiêm túc nhé!
Cuộc sống hôn nhân
Tại sao người ta hay nói, tuổi 40 là thời điểm thay đổi hôn nhân?
Tình cảm thường đi theo hai hướng: duy trì như hiện tại hoặc chia tay. Ở tuổi 40, người bạn đời đôi khi chỉ khiến bạn thấy phần đáng ghét nhất trong cuộc hôn nhân của hai người mà thôi. Theo kết quả nghiên cứu cá nhân của tôi, khi hỏi những người trên 60 tuổi, thì từ tuổi 40 trở đi dù cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc đến mức nên chia tay thì cũng rất ít người đi bước nữa.
Rất nhiều người kết hôn với những người mà họ gặp gỡ ở những năm tuổi 20, có nghĩa là họ đã trải qua gần 20 năm bên cạnh người đó. Gần 20
năm là quãng thời gian rất ấn tượng, những điều cùng nhau trải qua thật sự rất nhiều. Khi hai người xa lạ bắt đầu về chung một nhà, tự nguyện gắn kết với nhau thì chuyện chênh lệch về thế giới quan và cách sống tất nhiên sẽ xảy ra. Nhưng nếu đã trải qua ngần ấy thời gian, hai người vẫn không hiểu nhau, không thông cảm cho nhau, không còn cùng nhìn về một hướng thì việc tiếp tục cuộc hôn nhân có phải là điều tốt?
Đứng ở ngả rẽ cuộc đời, hãy suy nghĩ xem bạn có hạnh phúc không? Nên chia tay để cả hai có lối đi riêng hay tiếp tục kéo dài hôn nhân không còn ý nghĩa? Bạn hãy suy nghĩ xem điều gì là quan trọng nhất với mình? Dù quyết định như thế nào, hãy chọn cuộc đời mà bạn thấy hạnh phúc!
Thấu hiểu tình yêu
Có nhiều người nghĩ rằng họ sẽ không còn quan tâm đến tình yêu khi đến tuổi 40, nhưng tình yêu luôn vô cùng quan trọng dù ở lứa tuổi nào. Và đối với những người sống độc thân, có lẽ đây chính là lúc mà họ muốn yêu nhất.
Khi ở độ tuổi 20, tuổi 30, chỉ cần nghĩ đến người yêu thôi là đủ để trái tim ta rung lên rộn ràng. Ở tuổi 40, hẳn bạn vẫn còn mong muốn có lại cảm giác hồi hộp, bồi hồi của tình yêu ở tuổi 20 chứ? Thế nhưng tình yêu của tuổi 40 lại có những cung bậc rất kỳ lạ, lúc này, tình yêu đã phát triển thành một thứ tình thương như máu mủ, giai đoạn lãng mạn, hồi hộp đã kết thúc. Vậy giữa vợ chồng còn lại điều gì? Đây là lúc bạn phát hiện ra điều tuyệt vời của người bạn đời. Vì tình yêu tuổi 40 đã trở thành tình thương – một thứ tình cảm ấm áp và điềm tĩnh. Nếu bạn cứ đòi hỏi tình yêu nồng nhiệt, rộn ràng như tuổi đôi mươi thì có khi bạn sẽ không bao giờ biết được hạnh phúc thực sự. Hãy trân trọng tình yêu giống như tình thương máu mủ giữa vợ chồng. Nếu chỉ vì đôi chút khó chịu, đôi chút bực dọc mà bạn có ý nghĩ
thay đổi bạn đời thì bạn sẽ không bao giờ có được một cuộc hôn nhân hoàn hảo nào cả.
12
THỬ THÁCH NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ
Tìm kiếm những điều thú vị khác ngoài công việc
Hãy nghĩ xem, sau một ngày dài đáng chán nơi công sở hoặc vật lộn với lũ trẻ trong gia đình, vẫn có một việc bạn yêu thích đang chờ đợi bạn, một điều khiến bạn có thể dồn tâm sức vì nó với sự hưng phấn cao độ. Khi tìm được những sở thích như thế, nửa sau cuộc đời của bạn sẽ tràn ngập niềm vui dù có thể sở thích đó không mang đến cho bạn lợi lộc hay danh tiếng gì.
Những đứa trẻ ở trường mẫu giáo chỉ làm những điều mà chúng thích. Tiêu chuẩn hành động của chúng là “chỉ cần đó là điều thú vị, đó là chuyện khiến mình thấy vui”. Nếu người lớn cũng có thể lấy những điều thú vị, vui vẻ làm trọng tâm trong cuộc sống thì tốt biết mấy. Nhưng càng lớn thì người ta càng quên mất điều này.
Công việc có thể được xem là một niềm vui đối với nhiều người độ tuổi 40. Nói một cách tích cực thì có nhiều người cảm thấy “không có gì thú vị hơn công việc”. Còn nói một cách tiêu cực là không ít người “chỉ biết đến công việc”. Những người chỉ biết làm việc không thôi thì cuộc sống sẽ khá tẻ nhạt, buồn chán. Đừng chỉ tập trung cho công việc. Hãy ra bên ngoài, tìm xem mình còn thích thú với điều nào đó khác hơn không.
Hãy tự tìm cho mình thật nhiều niềm vui, thật nhiều sở thích phong phú ngoài công việc nhé!
Háo hức làm những việc mà mình chưa từng có kinh nghiệm
Bạn được khuyên là hãy thử nghiệm thật nhiều điều thú vị nhưng lại không biết làm gì?
Vậy thì hãy thử thách mình ở những công việc mà bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm xem sao.
Khi đến tuổi 40, cơ hội để bạn đến trường học như ngày xưa hầu như không có, nhưng bạn có thể tham gia các lớp ngắn hạn để học kỹ năng, học thêm về thể thao hay một sở thích nào đó của mình. Trong một chừng mực hợp lý thì hãy thử thách bản thân mình ở những việc mà bạn chưa từng làm bao giờ. Có rất nhiều việc bạn có thể thử, nếu bạn chưa từng trượt tuyết lần nào thì hãy thử trượt tuyết một lần, đi học những ngoại ngữ không được dạy trong trường, học cờ tướng, cờ vây, chạy marathon, leo núi, trà đạo,...
Có rất nhiều nơi để bạn có thể học những điều như vậy. Hoặc bạn có thể nhờ một chuyên gia nào đó chỉ dạy cho bạn. Tôi cũng đã học ngoại ngữ, thử đi du lịch đến những nơi tôi chưa từng đi và tôi khuyến khích bạn nên làm điều đó.
Tôi mong các bạn làm cuộc sống thú vị hơn ở tuổi 40. Nếu bạn để mỗi ngày bị giết chết bởi sự bận rộn thì bạn sẽ quên mất mình sống vì điều gì. Trải nghiệm những điều mới mẻ ngoài việc giúp bạn thêm năng lượng, thêm niềm vui thì còn giúp bạn mở rộng mối quan hệ, kết giao thêm nhiều bằng hữu. Có khi bạn sẽ gặp những người thú vị mà bạn sẽ không bao giờ có cơ hội gặp họ nếu không thử những điều này.
Lấy sở thích làm công việc
Trên thế giới, người hạnh phúc nhất chính là người được làm việc mình thích mỗi ngày. Với ý nghĩa đó, những người kết hợp được sở thích với công việc chính là những người hạnh phúc nhất thế gian. Phần lớn con
người ngay từ đầu đã phân chia rạch ròi, sở thích là sở thích, công việc là công việc mà không biết cách kết hợp hai điều này lại với nhau.
Khi được làm những việc mình thích, có phải bạn luôn cố gắng hết sức, luôn tràn trề ý tưởng, không sợ khổ hay không? Nếu bạn có thể mang cảm giác giống như vậy vào trong công việc thì chắc chắn xác suất thành công của bạn sẽ rất cao.
Những người đầu tiên làm ra mì soba1 đơn giản là vì nghĩ rằng nó thú vị. Sợi mì làm từ bột kiều mạch không có màu sắc bắt mắt như những “người anh em” khác của nó vốn được làm từ bột mì. Khi mì soba mới xuất hiện, nhiều người nghi ngờ khả năng thành công của món ăn kỳ lạ này, cho rằng nó không thể bán được. Nhưng sau một thời gian, sợi mì soba ngon tuyệt hảo được người dùng đón nhận nhiệt liệt, khách hàng ngày càng đông, cửa tiệm làm ăn ngày càng phát triển.
1. Mì soba là một món mì truyền thống của Nhật Bản được làm từ bột kiều mạch.
Dĩ nhiên, không phải ai làm việc theo sở thích cũng đều thành công, nhưng khả năng có thể đạt được thành tựu không phải là không có.
Hãy nghĩ thử xem, cảm xúc của bạn đối với sở thích của mình là bao nhiêu, những người nào sẽ có được niềm vui vì sở thích đó của bạn. Để an tâm hơn, ban đầu bạn có thể lấy sở thích làm công việc tay trái, nếu tiến triển tốt thì chuyển sở thích đó thành sự nghiệp chính. Ngày xưa, việc mở một cửa hàng là cực kỳ rủi ro. Nhưng ngày nay, bạn có thể mở cửa hàng online và làm song song công việc khác. Nếu làm như vậy thì khả năng thành công cũng sẽ cao hơn và bạn cũng tránh được nhiều rủi ro cũng như không phải quá đắn đo để bắt tay vào thực hiện đúng không?
Vậy nên bạn hãy thử nghĩ về việc lấy sở thích làm công việc nhé!
13
ĐẾM NHỮNG PHƯỚC LÀNH TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN
Cuộc sống bình thường của chúng ta chính là giấc mơ của người khác
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu điều tuyệt vời. Đôi khi những điều đó diễn ra quá tự nhiên đến mức bạn không nhận ra được. Bạn hãy để ý mọi việc xung quanh để thấy rằng trong cuộc đời mình có vô số những điều tốt đẹp, từ đó bạn sẽ biết rằng mình là người hạnh phúc và may mắn đến nhường nào. Cảm nhận như vậy sẽ làm cho cuộc sống tinh thần của bạn giàu có hơn nhiều lần.
Sức khỏe là thứ mà chỉ khi đánh mất, ta mới nhận ra đó là một tài sản vô cùng quý giá. Đối với những người ốm yếu, bệnh tật triền miên, ngày nào không bị đau nhức là họ đã cảm thấy tuyệt vời lắm rồi. Còn đối với người khỏe mạnh như chúng ta thì cảm thấy những ngày ấy hết sức bình thường, thậm chí còn không để ý. Đến thời điểm này, nếu như bạn không đau ốm ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, thì đó đã là một hạnh phúc vô cùng to lớn.
Chúng ta luôn có những lúc bất mãn với hiện tại và luôn mong muốn những điều khác hơn, kiểu như “Nếu như có nhiều tiền hơn thì tốt biết mấy”; “Phải chi mình được sống ở một nơi tốt hơn”; “Ước gì mình có một công việc tốt hơn”,... Thế nhưng thay vì cứ mong cầu như vậy, bạn hãy nhận ra cuộc sống bình thường mà mình đang có đã là vô cùng hạnh phúc rồi. Nếu nhìn rộng ra, bạn sẽ thấy có những khu vực trên thế giới vẫn còn trong cảnh bị chiến tranh tàn phá, có những nơi thời tiết lại vô cùng khắc
nghiệt và có nơi mà người dân bị hành hạ bởi đói nghèo, bệnh tật. Hãy thầm biết ơn khi bản thân bạn đã có được một mái nhà, không phải chống chọi với mưa nắng, không phải chống chọi với cái lạnh, cũng không thiếu ăn thiếu mặc, mỗi khi bị bệnh đều có thể đến bệnh viện để điều trị. Cuộc sống bình thường của chúng ta đôi khi chính là giấc mơ của người khác.
Đừng để mình chỉ nhận ra hạnh phúc khi đã bị mất đi
Có một điều thú vị là những người hay nói “Tôi muốn được hạnh phúc!” lại là những người thường hay đánh mất hạnh phúc. Hạnh phúc là thứ mà thường khi đánh mất rồi người ta mới nhận ra là mình đã từng có trong tay. Những gì tuyệt vời nhất trong cuộc đời của bạn đôi khi lại chính là những điều bình thường mà bạn không để ý thấy, như:
– Có được người lo lắng cho mình trong những việc trọng đại. – Được sống chung với người mình yêu.
– Được làm việc chung với một tập thể xuất sắc.
Thông thường, chúng ta chỉ nhận ra được những việc này là hạnh phúc khi nó không còn nữa. Ví dụ sau khi chuyển việc chúng ta mới nhận ra được nhiều điều tốt đẹp của công ty cũ. Tỷ như dẫu cho có vài đồng nghiệp không hợp tính, nhưng còn lại mọi người đều rất vui vẻ và tốt bụng. Tỷ như tuy từng bất mãn vì công việc quá nhiều, nhưng thực sự tôi cũng được trả lương rất hậu hĩnh. Hay tỷ như tôi rất hay bị sếp trách mắng, nhưng điều đó bây giờ lại có ích cho tôi rất nhiều.
Bạn có bao giờ cảm thấy những điều tương tự như thế không?
Con người là một giống loài khờ khạo, chỉ đến khi đánh mất một thứ gì đó thì họ mới nhận ra được giá trị của nó. Hiểu được điều này thì bạn sẽ
không còn đánh mất những điều quan trọng hiện hữu ngay trước mắt nữa.
Bạn hãy thử tìm lại những niềm hạnh phúc mà mình thường hay bỏ qua. Những năm 20 tuổi, 30 tuổi, bạn còn nông nổi, thích đua chen, nên sẽ có những điều quan trọng với mình mà bạn đã không thể thấy được. Nhưng giờ là lúc bạn hãy thử tìm lại xem mình đã đánh mất những gì. Có điều gì quan trọng mà bạn đã đánh rơi trong những lo toan bộn bề của cuộc sống hay không? Bạn có quên nói lời cảm ơn với gia đình, bạn bè, người yêu thương,... của mình không? Nếu bạn vẫn còn đang ngóng trông “nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa” thì có lẽ bạn vẫn chưa thể thưởng thức được một cuộc sống hạnh phúc thực sự.
Mỗi khó khăn đều có một món quà kèm theo
Trong thực tế, ngoài hạnh phúc thì cuộc đời cũng mang đến nhiều vấn đề nan giải. Những vấn đề nan giải của bạn là gì? Bạn hãy thử viết ra hết tất cả những vấn đề mà bạn đang gặp phải trong cuộc sống hiện tại mà hiện thời chưa giải quyết được xem sao. Ví dụ như “tiền bạc không dư dả”; “không tìm thấy phương hướng trong cuộc sống” hay “không tìm thấy người bạn đời thích hợp cho mình”,...
Có nhiều người chỉ biết than vãn trước những vấn đề gặp phải mà ít ai biết rằng kèm theo những khó khăn ấy là rất nhiều món quà đang chờ đợi phía sau. Ví dụ, khi công ty bạn tái cơ cấu và bạn lại là một trong những nhân sự bị cắt giảm, bạn sẽ cảm thấy trước mắt mình là một bầu trời u tối. Nhưng nếu bạn thay đổi góc nhìn, thì bạn vừa trở thành một người tự do, có thể bắt đầu bất kỳ công việc mới nào mà bạn thích. Bạn cũng có thể xem đây là một dịp tốt để thắt chặt tình cảm với gia đình, đón nhận sự giúp đỡ nồng ấm từ những người quen biết mà bấy lâu nay bạn đã bỏ quên.
Khi đối mặt với bệnh tật cũng vậy, hãy nhìn thoáng ra, nhờ trải qua cơn bệnh này mà bạn có thể chuyển sang một lối sống lành mạnh hơn trong quãng đời còn lại.
Đừng xem khó khăn như là một yếu tố làm cho bạn khổ cực mà hãy xem đó là nhân tố giúp cho bạn trở nên hạnh phúc hơn. Khi nghĩ được như vậy, bạn sẽ thấy cảm kích đối với trạng thái chán chường hiện tại.
Hãy sẵn sàng đón nhận những vấn đề khó khăn trong cuộc đời với tâm thế thoải mái nhất. Hãy nhớ đó thật ra không phải là những “vấn đề”, mà chính là những “cơ hội” tuyệt vời dành cho bạn.
Lời cảm ơn – Vòng tuần hoàn của hạnh phúc
“Vòng tuần hoàn của hạnh phúc” có thể được khởi đầu từ chính bản thân bạn. Bạn hãy cảm nhận niềm hạnh phúc đang có và đừng quên giữ cho mình cảm xúc biết ơn vì đã nhận được rất nhiều điều quý giá từ cuộc sống.
Bạn sẽ nhận được những “món quà” khi bắt đầu biết ơn các đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình, những người đã từng gặp mặt,... nói chung là bất cứ ai đã từng giúp đỡ bạn. Càng thể hiện sự biết ơn ấy với mọi người xung quanh thì bạn sẽ nhận lại càng nhiều điều tốt đẹp.
Vào thời điểm bạn bị sa thải khỏi công ty, ly hôn hoặc phải nằm viện, thông thường bạn sẽ cho rằng cuộc đời mình không được suôn sẻ, thậm chí còn cảm thấy những người xung quanh còn nhìn bạn với con mắt tội nghiệp. Thế nhưng, người ngoài nghĩ gì không quan trọng, quan trọng là bản thân bạn biết cách chuyển hóa những cảm giác tiêu cực đó thành sự biết ơn thì chắc chắn những tình huống khó khăn trong cuộc sống sẽ dễ dàng tháo gỡ hơn rất nhiều.
Hãy tận hưởng tất cả những gì bản thân bạn đang có, hạnh phúc trong chính hoàn cảnh của mình, như vậy thì cảm giác biết ơn sẽ dễ dàng đến với bạn. Khi một người có được thói quen biết cảm kích, hạnh phúc sẽ liên tiếp đến với họ.
14
HIỆN THỰC HÓA NHỮNG ƯỚC MƠ TRONG TẦM TAY
Điều gì bạn đã từng mong mỏi muốn thực hiện?
Rất nhiều người băn khoăn: Hiện tại mình vừa không có thời gian, vừa không có tài năng, tiền bạc cũng chẳng dư dả,... Vậy làm sao mình có thể hiện thực hóa giấc mơ chứ?
Đầu tiên bạn hãy liệt kê ra hết tất cả những giấc mơ của mình từ 10 năm, 20 năm trước. Nếu như nghĩ mãi vẫn không ra, bạn có thể tìm lại trong những quyển nhật ký hoặc sổ tay ngày xưa, đi gặp gỡ bạn bè, hỏi thăm họ xem ngày xưa mình đã từng như thế nào,... Có lẽ bạn sẽ bắt gặp thêm đôi điều về bản thân mà ngay cả chính bạn cũng đã quên mất.
Viết ra những giấc mơ có thể thực hiện được
Một khi nhớ lại được những điều ngày xưa từng làm rung động trái tim mình, bạn sẽ muốn thử sức với nó ngay. Nhưng hãy chú ý một điều là chỉ bắt đầu với những giấc mơ nào có khả năng thực hiện thôi nhé! Hãy bắt đầu với những ước mơ đơn giản, ví dụ như giảm bớt 0,5 kg, viết blog, sử dụng thành thạo mạng xã hội,... Cảm giác thành công khi thực hiện những điều giản đơn như vậy sẽ tạo cho bạn sự thích thú và động lực để thực hiện những điều tiếp theo.
Khi nghĩ về việc biến giấc mơ thành hiện thực, hầu hết chúng ta thường nghĩ về những điều hết sức lớn lao. Những giấc mơ kiểu như vậy thường không thể thực hiện ngay lập tức mà phải cần nhiều năm tháng cố gắng, theo đuổi. Quãng thời gian dài đằng đẵng đó sẽ bào mòn đáng kể sự
hào hứng ban đầu trong mỗi chúng ta. Sự hào hứng giống như phép mầu trong câu chuyện Cô bé Lọ Lem vậy, một khi phép màu biến mất thì mọi thứ sẽ quay về điểm bắt đầu và sẽ không có gì được thay đổi cả.
Vậy nên, để không gặp phải tình huống khó khăn này, đầu tiên bạn hãy thử từ những mong muốn nho nhỏ mà mình chắc chắn có thể thực hiện được. Như vậy thì với những bước tiếp theo bạn mới cảm thấy phấn chấn. Sau càng nhiều thành công, bạn sẽ có thêm quán tính để lao về phía trước, suy nghĩ của bạn về những giấc mơ chưa thực hiện cũng trở nên lạc quan hơn rất nhiều.
Thử biến một giấc mơ thành hiện thực
Người ta thường hay nói: “Giấc mơ vì không thể biến thành hiện thực nên mới gọi là giấc mơ”. Thế nhưng tôi nghĩ rằng, nếu như bạn thật sự nghiêm túc với giấc mơ của mình, chắc chắn có thể biến nó thành sự thật. Tôi xin mượn lời của tác giả Toshitaka Mochizuki viết trong cuốn Bản đồ kho báu hạnh phúc1rằng “Một giấc mơ trở thành hiện thực vì nó nằm trong tim của người đó”.
1. Bản đồ kho báu hạnh phúc – Toshitaka Mochizuki, Thái Hà, 2015.
Khi một giấc mơ nào đó trở thành sự thật, trong ta sẽ càng có thêm niềm tin là “Những giấc mơ còn lại có thể biến thành sự thật”. Vì vậy, bạn hãy hiện thực hóa từng giấc mơ một, từng giấc mơ một, sau đó tiếp tục với những giấc mơ to lớn hơn. Những giấc mơ cho dù lớn lao cỡ nào, rồi cũng sẽ có thể thành sự thật cả nếu bạn theo đuổi chúng đến cùng.
Trên hành trình theo đuổi giấc mơ, sẽ có những điều bạn không bao giờ ngờ tới cũng có thể trở thành sự thật. Bản thân tôi thường xuyên cập nhập danh sách những ước mơ của mình. Nhờ đó ngày ngày tôi có thể kiểm tra
được mình có đang trên đường thực hiện ước mơ của mình hay không. Tôi đã khởi đầu với ước mơ là có thể viết được 10 trang luận văn. Sau đó, tôi hoàn thành các giấc mơ tiếp theo như là viết được một cuốn sách, trở thành nhà diễn thuyết ở tuổi 30. Gần đây, nhiều giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật, như mỗi tháng đều có buổi diễn thuyết với quy mô 1.500 người, sách phát hành được 4 triệu bản, có một ngôi nhà ở Yatsugatake, sở hữu được một viện nghiên cứu có sảnh hội nghị. Đó là điều mà 10 năm trước tôi không thể tưởng tượng nổi.
Tôi không biết ước mơ của bạn là gì, nhưng tôi tin chắc một điều là bạn hoàn toàn có thể biến nó thành sự thật.
15
TUYỆT ĐỐI KHÔNG BỎ CUỘC
Ba cách sống của tuổi 40
Tôi xin phép được chia cuộc sống ở tuổi 40 trở đi thành 3 dạng: 1. Cuộc sống ấp ủ hy vọng và ước mơ.
2. Cuộc sống chán chường.
3. Cuộc sống tuyệt vọng.
Bạn có biết 3 cuộc sống trên khác nhau như thế nào không?
Người có cuộc sống ấp ủ hy vọng và ước mơ là người luôn tin rằng giấc mơ của mình sẽ thành sự thật. Họ nghĩ rằng những điều mình làm chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.
Người sống chung với cảm giác chán chường là người không bao giờ bước ra khỏi vùng an toàn.
Người sống chung với nỗi tuyệt vọng thì luôn nghĩ rằng mọi chuyện từ giờ trở đi sẽ không thể dễ dàng và tốt đẹp được. Họ thường cảm thấy bi quan đối với mọi điều trên thế giới này. Thật ra bản thân họ cũng chẳng muốn thế, họ cũng đã từng có những năm tháng nỗ lực hết mình, nhưng khi sự tận tâm ấy bị cuộc đời từ chối, con tim họ dần dần bị mây đen bao phủ. Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với những người này là tìm ra được nguyên nhân sâu xa khiến họ trở nên tiêu cực để có một phương hướng sống mới.
Tuổi 40 này chính là thời khắc quyết định để bạn một lần nữa lựa chọn cách sống mà bản thân thật sự mong muốn.
Người đã từ bỏ giấc mơ
Những người xung quanh bạn trong độ tuổi 50, 60 đang sống như thế nào? Tôi đoán là trong số đó có một vài người vẫn chưa từ bỏ giấc mơ và nỗ lực thực hiện nó từng ngày, nhưng cũng có những người đang sống buông xuôi như đã chết. Hãy nhìn vào những người lớn tuổi trong công ty, những người làm việc uể oải chỉ đợi đến cuối tháng nhận lương. Bạn có muốn sau này giống như họ không?
Những người đã từ bỏ ước mơ ấy, họ cảm thấy như thế nào về cuộc sống? Và những người đang chờ đợi giấc mơ trở thành sự thật, họ cảm thấy thế nào?
10 năm của tuổi 40 là khoảng thời gian dễ dàng để quên những giấc mơ của mình. Có quá nhiều thứ khiến bạn bận tâm, từ con cái, gia đình, sự nghiệp, điều kiện kinh tế, cho đến cha mẹ, họ hàng,... Ngay cả việc dành riêng cho bản thân mình 5 phút họ cũng không có, nói gì đến những giấc mơ.
Trong cuộc đời, chỉ có hai hướng sống mà thôi. Đó là chậm rãi chết dần chết mòn và sống cháy hết mình. Nếu như bạn từ bỏ giấc mơ, vậy thì còn lại điều gì bạn muốn làm nữa? Để 10 năm trôi qua một cách nhanh chóng hay biến nó thành 10 năm tươi đẹp nhất của cuộc đời, đó là quyết định của bạn!
Tin vào tương lai và khả năng của bạn
Konosuke Matsushita – nhà sáng lập thương hiệu Panasonic khi được hỏi về bí quyết thành công của mình đã từng trả lời rằng: “Không từ bỏ cho
đến khi thành công”.
Thủ tướng Anh Winston Churchill khi được mời đến thuyết trình tại một trường đại học, đã đọc to khẩu hiệu “Không bao giờ, tuyệt đối không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc”. Đó chính là buổi diễn thuyết thành công, ngắn gọn và ấn tượng nhất của ông.
Tôi từng hỏi một người thầy của mình là: “Để thành công thì không được quên điều gì?”, thầy trả lời: “Một khi đã quyết tâm rồi, tuyệt đối không được đầu hàng!”. Tôi đã được dạy rằng chỉ cần có quyết tâm thì bất cứ chướng ngại nào cũng có thể vượt qua.
Để thành công không phải chỉ dựa vào tài năng, cũng không phải dựa vào mối quan hệ, mà phải có sự quyết tâm. Sau rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống, trải qua nhiều cuộc chiến trong đời, tôi càng thấm thía hơn rằng thất bại không hề đáng sợ. Điều quan trọng là sau những lần thất bại ấy, chúng ta đứng dậy và sửa sai như thế nào để tiếp tục tiến bước trên con đường chinh phục giấc mơ.
“Đã quyết thì không được đầu hàng” – Bạn cần nhớ điều này trong suốt cuộc đời nhé!
Không bao giờ bỏ cuộc, tuyệt đối không đầu hàng!
16
CHỌN “ĐIỀU VUI” THAY VÌ “ĐIỀU ĐÚNG”
Niềm vui thường ngày của bạn là gì?
Trên đời này có rất nhiều cách sống. Những ai cho rằng “Cuộc đời là sự rèn luyện” sẽ vượt qua hết thử thách này đến thử thách khác. Những ai cho rằng “Cuộc đời là chuỗi ngày đau khổ” thì sẽ liên tục gặp nhiều khổ đau. Cùng một sự việc xảy ra, những ai nhìn nhận theo hướng tích cực thì lúc nào họ cũng có thể sống hạnh phúc.
Chúng ta thường phân loại những gì diễn ra trước mắt thành hai thái cực, cố ép mình phải chia mọi thứ theo loại này hoặc loại kia, kiểu như không hạnh phúc nghĩa là bất hạnh, không tốt nghĩa là xấu. Nhưng không phải, có khi phía sau những gì ta tưởng là hạnh phúc lại ẩn chứa bất hạnh, hoặc cũng có khi ta nghĩ một điều nào đó là bất hạnh thì lại có hạnh phúc ở bên trong.
Một lối sống hạnh phúc là lối sống mà ta cảm thấy niềm vui từ những điều nhỏ nhặt và không ngại đối mặt với những thử thách. Không cần là tỷ phú, chỉ cần đêm đến có chỗ ngủ, trong ngày có những bữa ăn ngon, có một chút thời gian để làm điều mình yêu thích thôi là bạn đã hạnh phúc viên mãn rồi. Những ai có suy nghĩ như vậy sẽ luôn cảm thấy trong lòng đủ đầy, cuộc đời thật tươi đẹp, thật đáng sống.
Bên cạnh đó bạn cũng cần đặt ra câu hỏi “Còn gì có thể làm cho ta vui hơn nữa không?” để có thêm động lực cầu tiến. Những người chỉ biết bằng lòng với tình trạng hiện tại là những người có lối sống khép kín, tách biệt với đám đông. Còn những người sống kiểu hướng ngoại thì lại hay quên đi
mặt tốt của cuộc sống hiện tại. Cần phải kết hợp cả hai điều đó, vừa trân quý những gì trong tầm tay, vừa dũng cảm tạo thêm thử thách cho bản thân thì cuộc đời sẽ thú vị hơn gấp bội lần. Bạn cần phải sử dụng cả nguồn năng lượng bên trong và bên ngoài này để đạt được cuộc sống vui tươi.
Lạc quan ngay cả trong tình huống xấu nhất
Để sống hạnh phúc thì cho dù trong tình huống nào cũng phải luôn lạc quan và chủ động. Tôi không biết bây giờ bạn có đang gặp phải những tình huống tồi tệ nào không, nhưng trong mỗi hoàn cảnh vẫn có điểm tốt của riêng nó.
Nếu bạn tự biến mình thành người bị hại và thụ động trong các hoàn cảnh tồi tệ thì bạn sẽ không thể nào thoát ra được. Nhiều năm sau, khi nhìn lại quá trình cố gắng thoát khỏi nghịch cảnh, bạn sẽ cảm thấy trong đời gặp phải tình huống đó lại là một may mắn, nếu không có sự kiện đó thì bây giờ có lẽ bạn không thể hạnh phúc được như vậy.
Có câu chuyện rằng một anh bạn nọ đạp xe qua một đoạn đường lạ thì bị xe hơi đâm trúng.
Khi nhập viện, anh ta cảm thấy mình thật xui xẻo. Nhưng sau đó, anh ta quen được một cô bạn nữ ở phòng bệnh kế bên rồi cả hai tiến đến hôn nhân. Ban đầu, anh ta còn than vãn không hiểu sao mình bất hạnh đến thế, nhưng hóa ra đó là quá trình không thể thiếu để góp phần vào cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của anh ấy sau này.
Trong cuộc đời không thể nói trước được điều gì, những gì ta nghĩ là đau đớn, là xui xẻo thật ra chỉ là một mắt xích bắt buộc phải có trong quá trình tiến đến một cuộc sống hạnh phúc. Vậy những lúc gặp khó khăn, bạn
hãy cứ nghĩ rằng “Đây chỉ là một báo hiệu cho điều tốt đẹp nào đó mà thôi”.
Bạn đừng bao giờ bị lừa bởi những gì đang diễn ra trước mắt, mà hãy nhìn ở quan điểm rộng lớn hơn về cuộc đời và giữ sự lạc quan trong mọi tình huống. Chắc chắn bạn sẽ thấy được nhiều điều khác hẳn. Và cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn.
Cân bằng giữa tích cực với tiêu cực
Trong 40 năm cuộc đời, điều tồi tệ nhất bạn đã trải qua là gì? Và trong những lúc như vậy có điều gì tích cực đã ở bên bạn hay không? Những lúc khổ đau, bạn hãy thử nghĩ rằng “Chuyện này chắc hẳn có ý nghĩa nào đó. Biết đâu có liên quan đến hạnh phúc của bản thân mình”. Làm như vậy không phải để có thể lập tức thay đổi được tình huống khó khăn, mà để ta có thể thấy được một mặt khác trong tình huống đó.
Bạn hãy nghĩ ra ít nhất 10 tình huống tồi tệ mà bạn đang gặp phải nhưng trong tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Nếu chỉ biết than vãn “Tại sao điều tồi tệ này lại đến với mình cơ chứ?” thì bạn sẽ càng vướng vào những cảm xúc tiêu cực khác nữa. Dù cho bạn không chắc chắn về chuyện tương lai, nhưng hãy vì hạnh phúc của bản thân mình mà nghĩ một cách tích cực rằng chuyện tồi tệ đó sẽ giúp ích cho tương lai của bạn và vượt qua nó.
Cũng có một số người đang nghiêng về trạng thái quá tích cực. Đặc biệt là khi cuộc sống của họ quá suôn sẻ hoặc bản thân họ tự phụ quá mức. Khi đó, thường những người xung quanh họ sẽ trở nên tiêu cực, mệt mỏi, không còn năng lượng. Nếu bạn có cảm giác cấp dưới, hoặc gia đình, con
cái mình dường như không còn chút năng lượng nào, thì hãy xem chừng bạn đang sử dụng cả phần năng lượng của họ đấy!
Trước đây tôi đã từng chứng kiến trường hợp một bà mẹ tự tin một cách thái quá, còn đứa con thì mất tự tin đến nỗi không thể đi học. Bà mẹ nhận ra được vấn đề và bắt đầu biết tiết chế bản thân hơn, ngay lập tức đứa con lại trở nên khỏe mạnh và đến trường bình thường.
Bạn nên hiểu rằng cuộc sống lúc nào cũng cần phải cân bằng giữa tích cực với tiêu cực.
Điều vui và điều đúng
Kể từ tuổi này, bạn sẽ phải gặp khá nhiều tình huống nan giải trong việc lựa chọn giữa điều nên làm và điều vui vẻ. Nhưng nếu bạn chỉ chọn điều nên làm thay vì điều vui vẻ thì cuộc sống sẽ dần dần đi đến chỗ khổ đau không lối thoát lúc nào chẳng hay.
Để có thể đón nhận một cuộc sống hạnh phúc, hãy luôn chọn làm điều khiến mình vui vẻ – đó chính là chiếc chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa hạnh phúc trong đời người. Có thể bạn nghĩ rằng mình nên hy sinh niềm vui của mình vì người khác, nhưng thật ra nếu bạn phải làm những điều mà chính bạn cảm thấy không vui, thì mọi người xung quanh cũng chẳng thể vui vẻ được. Bạn đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió và tuổi 40 chính là lúc bạn có quyền sống cho riêng bản thân mình. Hãy làm cho chính bản thân mình vui sống! Dĩ nhiên ở đây tôi muốn nói đến những niềm vui cá nhân nhưng không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hay niềm vui của người khác.
17
TÌM ĐƯỢC Ý NGHĨA CUỘC SỐNG
Biết ơn vì đã được sinh ra
Trước tuổi 40, tôi từng có thời gian chán ghét chính mình đến nỗi có những lúc chỉ mong chết đi cho rồi. Bây giờ nói ra có vẻ hơi kiêu ngạo một chút, nhưng tôi nghĩ bản thân mình “rất ổn”. Tôi chấp nhận tất cả những gì mình đã làm được lẫn những gì mình chưa làm được.
Trên đời này có rất nhiều người thành đạt, uyên bác, dùng tài năng và nụ cười của mình để giúp đỡ, gieo mầm niềm vui cho người khác. Ngược lại, rất nhiều người cứ mãi làm phiền những người xung quanh mình với lời ca thán “Xin lỗi vì tôi đã trót bị sinh ra trong cõi đời này”.
Tùy thuộc vào việc bạn biết ơn vì đã được sinh ra hay cảm thấy mình trót “bị” sinh ra mà cuộc sống của bạn sẽ hoàn toàn khác biệt. Những ai hiểu được ý nghĩa của cuộc sống sẽ luôn thấy bình an trong tim. Ngược lại, nếu không cảm nhận được mục đích cuộc sống, không thể biến giấc mơ thành sự thật, cho dù có tích lũy được bao nhiêu của cải, có nhận được vô số giải thưởng đi nữa thì sẽ không bao giờ cảm thấy viên mãn trọn vẹn được.
Hạnh phúc của con người được quyết định bởi việc chúng ta có thể chấp nhận chính bản thân mình hay không. Những người cảm thấy mình sinh ra để làm thế giới này tốt đẹp hơn sẽ sống trong muôn vàn niềm vui. Cho dù không thành công ngoài xã hội, nhưng chỉ cần có cảm giác bình an đối với mọi việc thì người đó đang sống vô cùng hạnh phúc.
Để ý những cảm xúc trỗi dậy bên trong bạn
Trong sinh hoạt đời thường sẽ có vô số cảm xúc xuất hiện trong bạn như: vui, buồn, hờn, giận,... và biết bao cảm xúc phức tạp khác nữa. Cảm xúc chứa đựng sức mạnh có thể điều khiển cuộc đời của bạn, thế nhưng không nhiều người để ý đến nó. Thường ngày bạn đối đãi với những cảm xúc của mình như thế nào?
Những người không suy nghĩ chín chắn, không biết kiềm chế cảm xúc thường khiến mọi việc trở nên mất kiểm soát, đôi khi hủy hoại cả cuộc đời mình. Trên mặt báo có biết bao nhiêu vụ say xỉn đánh người, trộm vặt, tham ô cũng là do bộc phát cảm xúc mà ra. Nếu không hiểu rõ về cảm xúc của bản thân mình, bạn sẽ bị đẩy đến những bước đường không mong muốn.
Không phải ai ở tuổi 40 cũng đều biết cách kiềm chế cảm xúc. Con người sẽ cảm thấy tức giận mỗi khi bị người khác làm trái ý, khi cảm thấy người khác không hiểu mình, khi không được tôn trọng hay không được nhìn nhận công sức,... Những cảm xúc tiêu cực như tức giận hay tự ti báo cho chúng ta biết ta đang đau đớn ở bên trong. Vậy nên thế giới càng khắc nghiệt thì chúng ta càng cần phải đối xử thật tốt với cảm xúc của bản thân mình hơn.
Con đường dẫn đến cuộc đời mới
Sống để bản thân vui vẻ cũng là cách sống giúp ích cho những người khác. Chỉ khi nào bạn có thể hào hứng làm những gì mình thích thì bạn mới có thể góp sức giúp cho cuộc sống người khác tốt hơn.
Tôi có biết một người đàn ông nọ vốn đang yên ổn làm công ăn lương, được gia đình hết sức ủng hộ. Vậy mà, đùng một cái, ông lại muốn trở thành bác sĩ bằng mọi giá trong ánh mắt ngỡ ngàng của đồng nghiệp lẫn người thân. Ông xin nghỉ việc, quay trở lại trường đại học. Đến tuổi 50, ông đã trở thành một bác sĩ. Vậy là cuối cùng, thay vì tiếp tục công việc làm
công ăn lương, ông đã có thể thật sự sống với niềm đam mê để cống hiến nhiều hơn mọi người lẫn gia đình của mình.
Nếu bạn nhận ra rằng, hơn 40 năm vừa qua chỉ là bước chuẩn bị cho hành trình sắp tới đây, bạn sẽ thấy vô cùng phấn chấn. Ở tuổi 40, bạn vẫn còn cơ hội để thực hiện những điều mới mẻ, sống một cuộc đời mới khác với hình ảnh hiện tại.
Có thể trực giác đang chỉ đường cho bạn đến với cuộc sống tươi đẹp thật sự của mình đấy. Bạn hãy tin vào những cảm hứng từ sâu thẳm trong lòng mình mà hành động. Hãy thử sống theo cảm hứng dù chỉ trong một khoảnh khắc, từ đó cuộc đời bạn sẽ thay đổi.
LỜI KẾT
Cảm ơn bạn đã đọc cuốn sách này đến trang cuối cùng. Tôi vô cùng biết ơn những nhân duyên trong cuộc đời để tôi có thể viết được quyển sách này.
Nhìn lại những năm tháng trôi qua, có nhiều điều tôi đã hoàn thành, cũng có nhiều điều không được như ý. Bạn cũng vậy phải không? Từ giờ trở đi, cuộc sống của chúng ta có lẽ vẫn thế, cũng có phần suôn sẻ và có phần trắc trở. Có khi ta còn gặp nhiều thử thách hơn nữa vì thời đại bây giờ khó khăn hơn trước đây rất nhiều. Nhưng nếu có thể tìm được niềm vui, sự lạc quan trong khó khăn, bạn vẫn sẽ trở thành người hạnh phúc.
Dù cuộc sống có thuận lợi đến đâu cũng sẽ có rủi ro, có khó khăn. Chỉ khi nào bạn hiểu được điều này và lạc quan trong mọi tình huống thì bạn sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc viên mãn.
Tôi sẽ đồng hành cùng các bạn trên con đường thử nghiệm những điều mình yêu thích ở tuổi 40. Bạn hãy bắt đầu rèn luyện bài tập của tuổi 40, đó là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống.
Nửa cuộc đời còn lại của bạn sẽ hạnh phúc hay không là do lối sống từ hôm nay của bạn quyết định. Chấp nhận khả năng, cá tính của mình, chấp nhận thế giới xung quanh, chấp nhận quá khứ, chấp nhận tương lai, chấp nhận khó khăn, mỉm cười vượt qua gian nan, là cách để bạn hướng đến cuộc sống tốt đẹp sau này. Chỉ cần làm được như vậy, bạn sẽ tìm được hạnh phúc và bình an trong hành trình tiếp theo của cuộc đời.
Tôi chúc bạn một cuộc sống tràn đầy niềm vui, từ nay trở về sau!
Tháng 4 năm 2011 – Ken Honda
Đôi nét về tác giả Ken Honda
Sinh ra tại Kobe, Nhật Bản, Ken Honda được mệnh danh là “Chuyên gia tiền tệ”. Ông làm việc tại nhiều công ty kinh doanh như: Công ty tư vấn kinh doanh, Quỹ đầu tư mạo hiểm, và nhiều công ty khác.
Trong vai trò là chuyên gia tư vấn kinh doanh độc lập, ông đã đào tạo nhiều nhà đầu tư thành công. Từ khi có con gái, ông quyết định về hưu sớm để tập trung cho việc nuôi dạy con. Hiện tại, ông đã chuyển từ Tokyo đến Nagano sinh sống. Bên cạnh việc chăm sóc con cái, ông tổ chức không định kỳ các buổi hội thảo, tư vấn, diễn thuyết về chủ đề yêu thích của ông là “Hạnh phúc và tiền bạc”.
Ngoài ra ông còn tổ chức các khóa học trực tuyến về chủ đề tiền bạc cũng như phát hành tạp chí và đưa tin tức trực tuyến về chủ đề “EQ về tiền”, “IQ về tiền”. Những hoạt động này của ông thu hút sự quan tâm của hàng ngàn khán thính giả.
"""