"
Tu Viện Thành Parme - Stendhal full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tu Viện Thành Parme - Stendhal full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
TU VIỆN THÀNH PARME
Nguyên tác: La Chartreuse de Parme
Tác giả: Stendhal
Người dịch: Huỳnh Lý
Nhà xuất bản Văn Học
Nguồn: Heoconmtv
OCR: teacher.anh, Wiki: Tamchec, Rafa
Soát lỗi:suongdem, Derby, bun, Văn Cường, keodau, Tornad. Tạo bìa: inno14
Hỗ trợ: 4DHN, songuyento
Tạo ebook: tran ngoc anh
Thay danh từ sang tiếng Pháp: Văn Cường
Soát tổng thể & Hiệu đính: Văn Cường
LỜI GIỚI THIỆU
STENDHAL
Có những cuốn sách đi vào trong con người chúng ta như một ông khách lầm nhà, vào rồi ra không dấu vết. Lại có những cuốn ta đọc lần đầu không thấy hay mấy, nhưng vẫn cảm thấy có một cái gì khiến chúng ta không đành dứt bỏ, rồi đến một lúc nào đó tìm đọc lại mới thấy sâu sắc, nhất là khi mình đã hiểu biết việc đời chút ít thì càng đọc càng khám phá ra những khía cạnh mới, tuyệt vời… và mình ân hận như đã mất bao nhiêu nămchậmhiểu một người bạn khó tìmthấy trên đời.
Tu Viện Thành Parme thuộc loại này.
Nói về Tu Viện Thành Parme, nhà văn Paul Morand (1888 - 1976) viết: “Những tác phẩm lớn ngao du trong con người chúng ta, có khi chúng lần lượt biến thành nhiều sách khác nhau, trong lúc chúng ta cũng hóa nên nhiều người, chúng ta đọc Stendhal lúc cuối đời không như đọc ông trong tuổi đầu xuân. Tôi đã phát hiện nhiều “Tu viện” như thế đó, những “Tu viện” ấy đã đi vô định năm mươi năm trong tôi và có lẽ cũng chưa làmtrọn cuộc chu du của nó!”
Không những đối với một đời người, mà đối với nhiều thế hệ. Tu Viện Thành Parme cũng làm một cuộc hành trình tương tự. Cũng như mấy tiểu thuyết khác của Stendhal, buổi mới ra đời, Tu Viện Thành Parme không được hưởng một số phận tốt đẹp lắm, nó không làm chấn động dư luận, nhưng rồi thời gian và cuộc sống đã công bằng đem lại cho tác giả ánh hào quang thích đáng. Một phần vì Stendhal không viết theo thời thượng, phần khác vì sự phân tích con người rất sâu dưới vỏ ngôn ngữ mộc mạc, hầu như khô khan ở trên cái tầm tiếp thu thông thường của độc giả, ai dù thông minh, tinh tế và chịu khó đi vào chất nội dung mới thấy lý thú.
Stendhal thường nghĩ rằng tác phẩm của mình phải mấy chục năm sau người ta mới đánh giá đúng và ham đọc. Thật ra, không phải đợi lâu đến thế. Đối với những ai ý chí lớn, những ai có dụng ý khác đời thì tri kỷ quả có hiếm, nhưng không phải là không có, Tu Viện Thành Parme phát hành đầu tháng từ năm1839, thì tháng 9, ngày 25, đã có một bài bình luận của Balzac, dài 72 trang, Balzac tuy sinh sau 16 năm nhưng lúc bấy giờ đã lẫy lừng danh tiếng với ba bốn chục tác phẩm và những kiệt tác như Eugénie Grandet (1833), Le Père Goriot (1834) … Balzac nức nở khen Tu Viện Thành Parme và viết một cách kiêu hãnh: “Tu viện chỉ có thể tìm độc giả trong số một nghìn hay nghìn rưỡi người đứng đầu châu Âu. Bởi vậy tất cả những điều tôi sắp nói ra đây là để gửi đến những người trong sạch và cao quý ở nước nào cũng có, như những thiểu số không ai biết đến…”.
Bản thân Stendhal[1] cũng đã đề ở cuốn sách, bằng tiếng Anh. “Để cho một thiểu số hạnh phúc” (To the happy few). Thiểu số ấy ngày nay phải tính bằng triệu và chục triệu ở khắp thế giới, chứ không phải một đôi nghìn. Thế hệ trước đọc, rồi thế hệ sau đọc, và người ta đọc đi đọc lại. “Những cuốn sách người ta đang đọc thuộc về hiện tại, những cuốn sách người ta đọc lại thuộc về tương lai” (A. Dumas). Hai cuốn tiểu thuyết chỉ có hai từ trọn vẹn thôi của Stendhal vừa thuộc về hiện tại, vừa thuộc về tương lai.
Stendhal rất yêu nước Ý, nước Ý với thiên nhiên tươi sáng, con người sống hồn nhiên, phóng khoáng với tấm lòng say sưa, nồng nhiệt, nước Ý với nền hội họa, âm nhạc, kiến trúc và điêu khắc truyền thống đã một thời lên đến tuyệt đỉnh trong văn hóa nhân loại,
Stendhal đã mở lòng với âm nhạc, với tình yêu ở Ý, đã chiến đấu ở Ý, đã tham gia cùng những người Carbonari để đấu tranh cho độc lập, tự do và thống nhất của nước Ý, nghiên cứu về hội họa Ý. Lấy Ý làm sân khấu của Tu Viện Thành Parme, ông đã trả món nợ lòng cho nước Ývà bản thân.
Một tập biên niên sử (Xemphụ lục ở sau bản dịch) ông tìmthấy ở Rome đã gợi ý cho ông viết. Stendhal chỉ lấy trong đó các chủ đề: Một phụ nữ tài sắc tuyệt vời đã làm nên sự nghiệp cho người mình yêu nhờ dựa vào ân sủng của một nhân vật quyền quý say mê mình. Một câu chuyện thô tục, cũ rích đến ba trăm năm, Stendhal đã tái tạo theo định nghĩa của ông về chủ nghĩa lãng mạn: “Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật trình bày với các dân tộc những tác phẩm có khá năng gây hứng thú cho họ nhiều nhất trong hiện tình những tập quán và tư tưởng của họ”. Thiên tài của Stendhal đã biến hóa cuốn tàn thư kia thành “một bức họa mười sải chiều dài, sáu sải chiều cao, thực hiện với một sự tinh vi Hà Lan “(Balzac).
Thật vậy, Tu Viện Thành Parme là một bộ tiểu thuyết rộng lớn và sâu sắc trong năm trăm trang; một tiểu thuyết về tình yêu và về chính trị, hai chủ đề quấn quýt nhau, lồng vào nhau một cách hữu cơ, một tiểu thuyết vừa hiện thực vừa lãng mạn, một bài thơ ca ngợi người đẹp, nghĩa là con người biết muốn, biết say, sống hồn nhiên không giả dối, thông minh, yêu tự do, hào hiệp, nhân ái, hình thức dễ ưa và cảnh đẹp, nhưng cũng là một bài thơ châm biếm đối với chuyên chế, bạo quyền, ti tiểu, và sự giả dối, sự đầu cơ tín ngưỡng có hệ thống của giáo hội, một tiểu thuyết tâm lý, tâm lý của người yêu đương say đắm, tâm lý của những bạo chúa bảo vệ tính mạng và uy quyền của mình, tâmlý của người hợmmình mà ngu dại, tâmlý của những nịnh thần đammê danh lợi…Cũng là một thứ tự truyện, không phải tự truyện kể sự việc và diễn biến trong cuộc đời tác giả lần lượt theo thời gian, mà tự truyện của con người tư tưởng, con người tâm hồn, con người tính chất, con người ước mơ và mất hy vọng ở trong Stendhal. Bộ tam vị: Fabrice, Gina, Mosca là cái nhất thể của Stendhal, ở trong một nhân vật đó đều có một phần Stendhal: Gina là ý muốn, là sự thông minh, là ước mơ sắc đẹp và tài hoa, ước mơ sự lỗi lạc xuất chúng có khả năng điều khiển người chỉ bằng bản lĩnh của mình, Fabrice là sự sụp đổ về lý tưởng, cũng là sự sụp đổ của tính hồn nhiên, lòng ham muốn sống, chỉ đuổi bắt hạnh phúc, yêu đương. Mosca là người “chính khách sâu sắc, khuynh đảo châu Âu mà thâm tâm viên lãnh sự tội nghiệp ở Civitavecchia kia muốn đạt tới" (Paul Morand) và cùng đồng thời là một chính khách mất lý tưởng, chưa xác định được một quan niệmvề tổ chức xã hội thích đáng.
Muốn hiểu rõ tác phẩmcuối đời có tính chất tự tổng kết này phải hiểu cuộc sống bên trong của Stendhal.
Stendhal lớn lên trong lúc nước Pháp sôi sục không khí cách mạng: 6 tuổi, Quốc dân đại hội họp, ngục Bastille, biểu tượng của chuyên chế, bị dân chúng đánh chiếm (1789), rồi tiếp theo đó là dồn dập những sự kiện lớn trên cao trào cách mạng: Viện Khoán ước, cách mạng nhất, được thành lập, trận chiến thắng đầu tiên của quân đội cộng hòa đánh lui quân đội “trừng phạt” của Châu Âu (Valmy 1793), hai cái đều vương, hậu bẩn nước hại dân rơi, luật tịch biên gia sản bọn xuất cảnh và bọn tôn giáo phản động được ban bố, cuộc bạo loạn phản cách mạng Vendée dẹp yên, quân đội cộng hòa dưới sự chỉ huy của Bonaparte vượt biên giới sang Ý đánh bọn đô hộ Áo, chiến thắng giòn giã, giải phóng phần lớn đất nước Ývà thành lập nước cộng hòa Bắc Ý(1796-1797). Trong trận viễn chinh Ýlần thứ hai, Henri Beyle lúc đó chưa có bút danh Stendhal đã nghiễm nhiên là một thiếu úy kỵ binh 17 tuổi trong quân đội cộng hòa (1800). Anh
đóng ở Milan, phát hiện được nền âm nhạc Ý khi nghe vở Opéra: Cuộc kết hôn bí mật (Il matrimonio segreto) của Domenico Cimarosa và yêu say mê nhưng yêu thầmmột phụ nữ Ý: Angela Pietragrua.
Stendhal thuộc thế hệ con người mới của thời đại, mà chính ông đã định nghĩa: “Một con người đã biết các cuộc khởi nghĩa cách mạng và âm mưu đảo chính của tướng Male, một con người đã tham gia chiến dịch Nga”. Ông khác với những “con búp bê cứ hiện ra ở các phòng chờ của lâu đài Versailles và diễu hành trong các phòng khách Paris trước năm 1789” (Stendhal) đã đành, ông cũng không thuộc thế hệ thanh niên “suốt mười nămmơ tuyết Moskva và mặt trời Kimtự tháp”, bỗng một sớm“nhìn đất, nhìn trời, nhìn phố phường, nhìn đường sá, thấy tất cả đều trống hoang, chỉ có tiếng chuông nhà thờ văng vẳng từ xa” (Alfred de Musset 1810 - 1857, tâmsự của một người con thế kỷ). Từ khi Bonaparte lên cầm quyền, Stendhal cũng thấy giai cấp tư sản Pháp đi vào con đường phản bội nhân dân, nhưng vốn là người Jacobins nghĩa là người mang hai đặc tính yên nước và chống đối giáo quyền, ông còn hăng hái, vì đế chế vẫn bảo vệ vinh quang cho nước Pháp, trung hòa giáo hội và duy trì một số thành quả của cách mạng. Với nền Quân chủ Phục hưng (1814-1830), nước Pháp bị nhục mạ giữa châu Âu, nước Ý tổ quốc thứ hai của ông bị chia cắt và thống trị một lần nữa, những bóng ma “búp bê” xưa kia hiện về hỏi, đòi, xin xỏ, giáo quyền lại đắc thế hơn xưa và ăn trên ngồi trốc trong xã hội là bọn quý tộc rởm đời và bọn tư sản hãnh tiến, chúng cấu kết đồng thời mẫu thuẫn với nhau. Tình hình ấy, Stendhal không chịu được.
Elizarova, một chuyên gia văn học Pháp của Liên Xô, nhận định rằng Stendhal thấy trong xã hội chỉ có hai loại người: Những người tâm hồn thấp hèn và những người tâm hồn cao quý, có khi ông gọi những người này là những người “chết”, những người kia là những người “sống”. Ông cho là trong xã hội Quân chủ Phục hưng và trong xã hội thời Quân chủ tư sản (từ 1830) nhan nhản những con buôn và những đầy tớ, không có chỗ cho sự lớn lao, “sự lớn lao không cần thiết nữa”. Stendhal khắng định cái lớn sinh ra từ sự say mê và chủ nghĩa anh hùng, về quan niệmnày, ông là môn đệ của phái Ánh sáng thế kỷ XVIII. Diderot đã viết: “Chỉ những say mê, những say mê lớn mới có thể nâng tâmhồn lên để làmnhững việc vĩ đại. Không có nó thì không có gì cao quý trong đạo đức cũng như trong giá trị xã hội”.
Stendhal cũng quan niệm văn học nghệ thuật với tư tưởng đó. Ông viết: “Để làm một nhà văn, cần phải có tinh thần dũng cảm chẳng kémgì để làmmột người lính”. Năm1823, viết Racine và Shakespeare, ông muốn “chống sự ngưng trệ và thối rữa của chủ nghĩa cổ điển, chống bọn ngu dốt và sính chữ đang kìm hãm nghệ thuật” (Elizarova). Ông mỉa mai: “Cái nguyên lý vĩ đại của thế kỷ chúng ta, cái nguyên lý bóp nghẹt nghệ sĩ là cái muốn như tất cả mọi người khác”, - chúng ta hiểu ý ông muốn nói sự dập khuôn trong chủ nghĩa con buôn, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa tầm thường. Mười sáu năm sau, trong lời phi lộ với bạn đọc Tu Viện Thành Parme, ông lại viết: “ích gì mà gán cho họ (người Ý chúng tôi chứ) cái đạo cao đức cả, cái mỹ miều duyên dáng của người Pháp, những người yêu tiền bạc hơn tất cả trên đời và chẳng bao giờ phạmtội vì thù hận hay vì yêu thương”.
Vì ở xã hội Pháp không có cái lớn, cái đẹp, cái hùng nữa, chỉ có cái hào nhoáng nên Stendhal không có đất dụng võ, đã hoạt động ở Ý. Nước Ýsống dưới áp lực của Metternich và bọn tiểu vương chư hầu của đế quốc Áo, nó bị chia năm xẻ bảy. Nó đau thương nhưng nó chống lại bằng phong trào những người Carbonari (nghĩa đen: Những người đốt than, vì những người cách mạng này trú ẩn trong rừng), ở đây, chủ nghĩa yêu nước còn đang nồng nhiệt, còn đưa con người vào những hoạt động lớn lao, Stendhal đội cái tên bí mật Enrico
Vixmara, có khi thì Domenico để hoạt động. Vixmara bị coi là một người Carbonari nguy hiểm và bị kết án treo cổ - án xử vắng mặt. Tuy không bao giờ bọn chức trách Áo phát hiện được sự cải tên đó, Stendhal cũng bị nghi ngờ và theo dõi ráo riết. Năm 1830, khi được triều đình Louis Phillipe cử làmlãnh sự Pháp ở Trieste, Hoàng đế Áo đã không chuẩn y cho ông thụ nhậm.
Đối với xã hội Pháp thời Quân chủ Phục hưng, ông có những thành kiến không lay chuyển, mặc dù sự vật có những diễn biến tiến bộ. Thế mà Stendhal là người căm ghét quân quyền chuyên chế và giáo hội! Trong khi đó, Balzac bảo hoàng và mộ đạo lại nói về những đối thủ triệt để nhất của mình, những anh hùng cộng hòa ở đường phố Tu viện Sainte Marie, những người thực sự đại diện cho quảng đại nhân dân thời đó (1830-1836) với một lòng ngưỡng mộ không che giấu (Marx: Thư gửi cô Harkness). Bởi vì Stendhal là một trí thức xa rời quần chúng. Trong tự truyện về buổi thiếu thời, nhan đề: Cuộc đời Henri Beyle (1836) ông đã viết: “Tôi yêu nhân dân, tôi ghét những kẻ áp bức họ, nhưng ví thử phảisống với họ thì tôi coi như phải chịu một cực hình không giờ phút nào ngơi”.
Stendhal đấu tranh nhiều cho tự do, nhất là tự do của nhân dân Ý. Nhưng hình như đó không hẳn là mục đích sống của ông, mà chỉ là một phương tiện để cụ thể hóa cái quan niệm sống riêng biệt của mình, để thực hiện cái nghệ thuật sống riêng biệt mà người ta mệnh danh là “chủ nghĩa Bayle”. Muốn sống cho ra sống theo kiểu Bayle, còn nhiều “đấu trường” khác, mà tình yêu và hưởng thụ nghệ thuật không phải là những đấu trường kém sôi nổi nhất. Bởi vậy, sự bền bỉ và chuyên tâm vì tự do ở ông không phải là ghê gớm lắm, không được như ở những chiến sĩ cách mạng chính cống, ông đấu tranh vì tự do, đấu tranh chính trị, ông đã chớm thấy chủ nghĩa đại nghị hiện ra và bắt đầu mỉa mai nó, nhưng ông vẫn chưa xác định được cái chính thể, cái chế độ tốt nhất ở một quốc gia mới: Trong Tu Viện Thành Parme, ông tỏ ra căm ghét chuyên chế, đồng thời phỉ nhổ bọn tự do giả hiệu, đầu cơ. Chỉ bằng một câu đề từ ở tập thứ hai, ông tỏ bày thái độ ấy rất rõ ràng và không quên ghép vào đối tượng cười cợt cái chủ nghĩa đại nghị đã diễn ra ở Mỹ và đương nhómlên ở Pháp: “Bởi những tiếng hò hét liên miên, chính phủ cộng hòa kia ngăn trở chúng ta hưởng thụ chế độ vương quyền tốt đẹp nhất này”. Ông cũng đã nhìn thấy hiện tượng sùng bái vị thần dollar ở bên kia Đại Tây Dương.
Những con người cách mạng của Stendhal dừng lại ở hình tượng Ferrante Palla (Tu Viện Thành Parme) nửa hiện thực, nửa lãng mạn. Nhưng Palla cũng đã hoài nghi như chính Stendhal: “Làmsao thiết lập chế độ cộng hòa trong khi không có những con người cộng hòa?” Chính khách mơ ước là bá tước Mosca thi hành cải cách thế nào không rõ, chỉ thấy ở cuối Tu viện đã đạt kết quả hủy bỏ chuyên chế và tự mình cũng làm giàu: “Các nhà tù công quốc Parme trống rỗng, bá tước Mosca giàu không kể xiết, Ernest V được thần dân sùng bái...” (Chương 28). Vào thời gian cuối đời Stendhal, một phong trào mới đã sôi ngầm trong xã hội Pháp, George Sand, Victor Hugo, cả Balzac nữa cũng cảm thấy, nhưng Stendhal thì chưa, mặc dù ông khinh ghét tư sản. Phong trào ấy đã đưa đến Tuyên ngôn của đảng Cộng sản (năm1947) cuộc khởi nghĩa 1848, và trên hai mươi nămsau, bùng nổ bằng Công xã Paris (1870), Stendhal đã bước lên qua chủ nghĩa do tư sản, nhưng vẫn chưa bước tới chủ nghĩa xã hội.
Stendhal lấy Milan rồi sau và chủ yếu là công quốc Parme làm đối tượng. Vốn là một viên chức ngoại giao và đã bị tình nghi ở Ý, ông tránh rắc rối và nguy hiểm bằng cách chọn một triều đình cầu an, ít về việc. Đứng đầu triều đình lúc bấy giờ là nữ quận vương Marie Louise, nguyên là vợ Napoléon I, và là con gái hoàng đế Áo Francis II. Napoléon có vợ trước là Joséphine de Beauharnais, vì không con
nên ly dị để cưới Marie Louise. Sau khi Napoléonsụp đổ, Marie Louise được cho trị vì ở công quốc Parme. Các sử gia đều nhất trí nói mụ ta không quan tâm đến việc triều đình bằng việc quyến rũ các bậc công khanh trẻ đẹp trong triều. Trong cuốn tiểu thuyết, Stendhal đã “phế truất” Marie Louise và đặt lên ngôi quận vương một nhân vật tưởng tượng, thuộc dòng họ Farnèse đã tuyệt tự gần một thế kỷ trước. Tuy nhiên, hiện tượng chuyên chế, nỗi sợ hãi những người cách mạng, cảnh xúc xiểm mưu toan ở triều đình được mô tả trong tiểu thuyết lại là tình trạng phổ biến ở công quốc Modène kia. Chắc ai cũng hiểu mọi sự tráo trác về thời gian và không gian này Stendhal ra để tránh công pháp ngoại giao.
Nhân vật chính của Tu Viện Thành Parme: Fabrice Del Dongo. Anh là một thanh niên có tâm hồn lãng mạn và đầy nhiệt tình. Xuất thân từ một gia đình quý tộc bảo hoàng cực đoan và phản động nhưng anh lại có một lý tưởng sống khác hẳn cha và anh của mình. Fabrice say mê những chiến công hiển hách. Những ấn tượng mạnh mẽ từ thời thơ ấu về người hùng Napoléon Bonaparte khiến anh thần tượng hóa nhân vật ấy về tư tưởng cũng như hành động. Nhưng khi Fabrice ômấp hoài bão to lớn của mình đi vào cuộc đời thì gặp ngay hiện thực cay đắng đánh tan hoài bão. Anh buộc phải xét lại mối hy vọng, ước mơ của mình. Stendhal đã mô tả xuất sắc cảnh thất bại không cứu vãn nổi của Napoléon ở các chương II, III, IVtrong tác phẩm. Mới đọc ta tưởng như đó chỉ là những chi tiết phụ, đáng coi như những minh chứng lịch sử để dẫn chuyện chứ không giữ vai trò gì đáng kể trong quá trình phát triển của sự vật, thậm chí ta còn có cảm giác như thừa. Nhưng thật ra, miêu tả trận Waterloo lịch sử theo kiểu cách riêng biệt ấy, Stendhal đã có một dụng ý sâu xa, nó đặt móng cho toàn bộ sự phát triển tinh thần của tác phẩm Tu Viện Thành Parme. Bằng sự quan sát sắc sảo, tinh tế, với cách thể hiện rất chân thực, Stendhal đã gây xúc động cho người đọc không phải bằng cảnh chém giết cuồng loạn, mà bằng cái nền ảm đạm điển hình của trận đánh lịch sử.
Balzac đã đánh giá rất cao đoạn miêu tả này: “Tôi phải ghen lên, thèm thuồng khi đọc đoạn viết tuyệt diệu và trung thực về trận đánh đó. Tôi ước ao có được đoạn văn như thế để tả cảnh đời quân nhân. Đoạn miêu tả đã làmtôisay mê, buồn bã, hưng phấn và trở nên tuyệt vọng”.
Lev Tolstoy (1891 - 1895) cũng nói “Nếu tôi không đọc đoạn văn miêu tả về trận đánh Waterloo trong Tu Viện Thành Parme của Stendhal thì chắc là tôi không thể nào viết thành công cũng theo kiểu ấy, những cảnh chiến trận trong Chiến Tranh Và Hòa Bình”.
Stendhal có cách nhìn vào hiện thực sâu sắc, độc đáo và một kỹ năng phản ánh điêu luyện. Ông như một họa sĩ có tài, biết chọn bố cục từ những góc nhìn mới lạ và chọn màu sắc thích đáng nhất cho bức tranh của mình. Đây là một trận đánh lịch sử, nên Fabrice con người trẻ trung đầy nhiệt tình, khát khao những chiến công lớn, luôn lý tưởng hóa Napoléon đã được Stendhal đặt trong hoàn cảnh thử thách nhất để cho tâmlý nhân vật phát triển mạnh mẽ nhất.
Fabrice bắt đầu nhận thức cuộc đời bằng ý thức là chủ nghĩa anh hùng chỉ có thể thực hiện trên chiến trường, nhưng lòng khao khát đó của anh không được thỏa mãn. Với mơ ước đạt vinh quang bởi những chiến công lừng lẫy, sự nghiệp lớn lao, kiêu hãnh của con người lãng mạn và hình ảnh lý tưởng của Napoléon đã dần dần từng bước tan vỡ với quá trình diễn biến của trận Waterloo. Fabrice chưa kịp tham gia trận đánh đã bị nghi ngờ là gián điệp và bị tống giam. Đó là cái đòn đầu tiên mà hiện thực trần trụi nện vào đầu óc lãng mạn của
một anh tư sản măng sữa sinh ra trong chiếc nôi phong kiến quý tộc.
Chưa vào cuộc, anh đã gặp cái xác người lính xám ngắt, bẩn thỉu, chân bị lột mất giày. Rồi trận đánh mà anh tưởng là oai hùng đã diễn ra dưới mắt anh như một trò đùa, nhưng ghê tởmbởi có nhiều người chết. Đến cuộc rút chạy mới thảm hại hết nỗi, mạnh ai nấy chạy. Cả một đoàn mấy nghìn người chỉ nơm nớp lo quân Cozak đuổi đến. Loạn hàng ngũ, vô kỷ luật, hỗn quân hỗn quan. “Đạo quân vĩ đại” mà thế ư? Bản thân chủ nghĩa lãng mạn và toàn bộ cái hỗn loạn của thực tế làmđảo lộn lý trí và tâmhồn anh, khiến anh không sao lý giải nổi. Hình ảnh Fabrice chếnh choáng trên yên, mặc cho ngựa đưa đi vô định trên chiến trường là biểu tượng của việc lý tưởng anh đã chao đảo, trở nên mơ hồ, mất thăng bằng và không ổn định nữa trước khi sụp đổ. Ngay vết thương anh mang trên mình khi trở về Ý cũng không phải do kẻ thù của Napoléon gây ra. Thậm chí anh không biết “cái mình nhìn thấy có phải là một trận đánh không? Và “trận đánh đó có phải là trận Waterloo không". Sự đổ vỡ qúa lớn lao khiến “Fabrice trở thành như không phải chính mình nữa”. Tác giả đã nhận xét: “Lúc đó người anh hùng của chúng ta chẳng mấy anh hùng” (Chương III).
Bước ngoặt lịch sử của xã hội Pháp sau trận Waterloo đẩy Fabrice từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hoài nghi, bằng việc xét lại lý tưởng của mình ngay vào lúc bắt đầu nhận thức về cuộc đời.
Fabrice là con người của một thế hệ, tồn tại làm nhân chứng cho cái bất lực của chủ nghĩa lãng mạn hiệp sĩ và tất cả cái hợm hĩnh võ của bọn tư sản trước năm 1804, khi lịch sử đã thay đổi, không còn khả năng tạo nên những mẫu người hùng nữa. Stendhal đã trở thành người xác nhận những dấu hiệu “thối nát tất nhiên” của giai cấp tư sản, ngay từ khi nó còn nằm trong nôi của giai cấp phong kiến lạc hậu, đó là chủ nghĩa cá nhân của bọn trưởng giả. Tính kiên định vươn tới tính cách người hùng của anh trưởng giả ở thủa ban đầu, sau năm 1789 đã bị xói mòn, lung lay. Tuy nó chưa thực sự chịu nhận là bất lực, song để thay thế cho cái vẻ đắc thắng tham lam, thô bạo, nó kiệt sức nhanh chóng đến mức nhu nhược trong hành động, bởi cuộc sống đã cưỡng bức dục vọng của nó một cách dữ dội.
Hình ảnh Fabrice sau trận Waterloo thảm hại: Mồ chôn nền chính trị của Napoléon, chính là lời tự luận sám hối của chủ nghĩa lãng mạn khi phải thừa nhận cái kết cục bế tắc kia.
Mặt khác, chủ nghĩa lãng mạn chính trị của Fabrice cũng bộc lộ, khi anh đánh giá Napoléon như một anh hùng có sứ mệnh giải phóng nước Ýkhỏi ách xâmlược của Áo! “Tôi thấy hình ảnh lớn lao của tổ chức Ýđứng lên từ dưới bùn nhơ mà bọn Đức dìmnó, đưa hai cánh tay bầm giập, một nửa vẫn còn mang xiềng xích lên vì vua của nó và là người giải phóng nó” và khi anh nguyện: “Ta sẽ ra đi ta sẽ chết hoặc sẽ thắng cùng với con người được thiên mệnh chỉ định, con người sẵn lòng sửa nhạc cho chúng ta, nốt nhạc mà những tên đê tiện nhất, nô bộc nhất châu Âu némvào mặt chúng ta”.
Đây chính là điển hình của một thời đại, khi Napoléon chưa trở thành một tên xâmlược và những lực lượng tiến bộ toàn châu Âu đón ông ta như đón sứ giả đi giải phóng những người nô lệ khỏi vòng áp bức. Chính Ludwig van Beethoven, nhạc sĩ thiên tài Đức, khi viết giao hưởng số 3 cũng đã nghĩ như Fabrice nên lúc đầu ông định đặt cho bản “giao hưởng Anh hùng” là “Giao hưởng Bonaparte”. Nhưng Beethoven và nhiều người khác đã sớmtỉnh ngộ.
Mãi đến năm 1815, Fabrice vẫn còn chưa nhìn thấy rõ chân tướng Napoléon. Nói cho đúng, tâm hồn và lý trí của anh trưởng giả thì làm sao nhận thức điều ấy được, khi họ đã bắt đầu bằng sự khâm phục, và con người kia cũng không có hành động gì làm tổn thương đến cá nhân họ, buộc họ phải mở mắt? Fabrice chỉ mới hoài nghi vào đúng thời điểm cáo chung của nền đế chế độc tài đó mà thôi. Ta có thể coi Fabrice như đại diện của giai cấp phong kiến tiến bộ, tiến bộ nhưng vẫn mang theo cái phức tạp khôn cùng của giai cấp xuất thân.
Không phải vô cớ mà Stendhal, con người viết rất cô đọng, lại dành cho Waterloo một vị trí như vậy, trong khi trên hình thức, nó không phải là mắt xích quan trọng của câu chuyện. Bản chất giai cấp của Fabrice quyết định thái độ từ nhiệt tình sôi nổi chuyển sang chán ngán, sụp đổ ước vọng, là sự khẳng định cái bất lực, tắt lụi hy vọng của cả một thế hệ, không những chỉ ở tính cách cá nhân, mà còn ở sự nghiệp lớn lao chung này. Cái mộng giải phóng dân tộc theo cách nhìn của Fabrice cũng “vờ” theo sự mơ hồ chính trị. Stendhal đã viết: “Lượng máu chảy khỏi người Fabrice cũng cuốn luôn theo phần phiêu lưu lãng mạn trong tính tình anh”
Ta biết Stendhal chỉ mỉa mai thôi, vì sau trận Waterloo, chưa bao giờ Fabrice nhận thức được con đường giải phóng của dân tộc Ý. Ngược lại mọi hành động, mọi suy nghĩ của anh vẫn tuân theo chiếc gậy chỉ huy của chủ nghĩa lãng mạn và tệ hơn trước, những hành động lãng mạn phiêu lưu bây giờ chỉ diễn ra vì thích thú cá nhân chứ chẳng còn chút màu sắc cao quý “vì đại nghĩa” gì! Càng về sau ta càng cảm thấy chán ngán với con người Fabrice, ta ác cảm với con người mà nghị lực dần dần tàn lụi tiêu tan. Nhưng lòng ta cũng thấy bùi ngùi thương hại cho một con người mất lý tưởng, đang lao vào những đam mê linh cảm chật hẹp. Từ đây Fabrice dần chuyển sang cuộc sống của những công tử vô công rồi nghề chỉ gây phiền nhiễu cho mọi người.
Có thể nói Stendhal không cố biến Fabrice thành con người mẫu mực để làm gương cho cả một thế hệ, như ban đầu ta có lúc nhầm tưởng. Đó lại chính là sự thành công của tác giả, của phương pháp hiện thực nói chung, nó đưa con người sống đến cho ta xem, buộc người ta cảm nghĩ, đối chiếu môi trường và thời đại mà lý giải nó và tự chọn con đường của mình, chứ không mặc áo cho những công thức đạo đức hoặc những ý niệmchủ quan mà bảo đó là nhân vật.
Nhiều người cho rằng, kể từ sau trận Waterloo, hình ảnh Fabrice Del Dongo có phản chiếu thị hiếu người đọc đương thời, hành động của anh ta có tính cách đua đòi nhân vật giang hồ kiếm mã một cách đáng thương. Đứng về tính cách con người mà xét, Fabrice cũng theo đuổi những phụ nữ dễ dãi, càng thấy hứng thú khi họ được vây giữ chu đáo, anh cũng lao vào những cuộc quyết đấu danh dự vô lối rồi bị truy nã, phải mai danh ẩn tích, cũng bị giam vào ngục thất, một tháp đài kiên cố cao vời vợi, rồi trốn ra một cách mạo hiểm trước mũi lính canh, cũng yêu thầm nhớ trộm rồi mê cuồng cô gái Clélia, con viên tướng coi ngục, qua sự ngăn cách của những cửa kín tường cao…
Không có gì đáng lấy làm lạ! Khi lý tưởng lớn không giữ được, thì người thanh niên bản chất hăng say ấy tất chỉ còn luẩn quẩn với những mảnh tình vụn và những hành động rởm. Những lúc chúng ta cảm thấy lý tưởng hình như đang sống lại trong Fabrice, thì chẳng qua là gượng gạo, thấp thoáng mà thôi. Mặc dù Stendhal đã ban cho Fabrice một tính “cổ sơ” hồn nhiên, khả ái hòa đều với tính lãng mạn, nhưng hình ảnh nhân vật chính đó của tác phẩm vẫn chỉ là một con người mang đầy tâm lý trưởng giả trong giai đoạn bế tắc và thoái hóa. Chủ nghĩa cá nhân của anh trưởng giả đã biến ngọn lửa cách mạng thành đốm lửa ma trơi le lói, mờ nhạt, lạnh lẽo, chỉ còn đủ
sáng để soi rọi tâm linh mình. Sự cô đơn và cuộc sống tủn mủn bị tháo rời khỏi mối liên hệ hữu cơ với nhân dân, che tầm mắt Fabrice, không cho anh nhìn vào vũ trụ bao la nữa và tâm hồn anh cũng bị nhào nặn một cách vừa lố bịch, vừa tội nghiệp trước thực tại. Anh ta thường đau xót vì bản thân mà dường như quên đồng loại. Còn như anh có nói đến nỗi đau khổ, cay cực của nhân dân thì đều hoặc thản nhiên, hoặc gượng gạo, sáo rỗng trong sự giả tạo đến lố bịch.
Mặt khác, thực trạng xã hội Pháp tác động khiến cho Stendhal thể hiện cuộc đời như một đấu trường, trong đó tầng lớp trưởng giả tìmkiếmlý tưởng sống một cách vừa lãng mạn, vừa tuyệt vọng, vừa hoài nghi. Triết lý trưởng giả tù túng và đầy mẫu thuẫn trước sau vẫn thể hiện ở tính bi đát trong hành động vươn tới lý tưởng. Cho nên ngay cả những hành động “anh hùng" của họ cũng chỉ là những việc giải khuây của một tâm hồn tuyệt vọng. Tính liều lĩnh, điên cuồng xô lên như những đợt sóng, nhưng lại tan biến đi mau chóng trong cái tủn mủn cá nhân chủ nghĩa.
Đặc biệt ở đây, cái “tôi” bị tàn phá bằng cô đơn dễ dàng thỏa mãn một cách mù quáng với lạc thú và sự ve vuốt, dù cho bởi bất cứ bàn tay nào. Nó không còn cái vẻ kiêu hãnh của bọn trưởng giả lúc vừa mới nhảy lên vũ đài chính trị nữa. Từ chỗ từ chối ngay một cuộc sống phong lưu, nhàn rỗi, vô tích sự, của bọn công tử bột theo đề nghị của Mosca, Fabrice vẫn đi đến chỗ sống đúng như thế mặc dù có địa vị cao trong giáo hội. Từ chỗ “bay” đi chiến đấu vì đại nghĩa, anh sa xuống gần đến cảnh tiếp nhận rất thông minh các bài học phục tùng, phỉnh nịnh, dối người, xuyên tạc Chúa của bọn cha cố, từ chỗ khiến ngựa một cách khó nhọc để khỏi giẫm phải những người lính địch chết hoặc ngắc ngoải ở chiến trường, anh đã đi đến chỗ nghe lọt tai bài học của ông bá tước lõi đời: “Giết quỷ dữ vẫn tốt hơn là để cho quỷ dữ giết mình” (Chương X) và không lâu sau đó đã thực hiện châmngôn ấy.
Việc lý giải các hành động của Fabrice trong toàn bộ tác phẩm đã thể hiện quan điểm cơ bản của Stendhal khẳng định rằng sự đối diện giữa nhiệt tình và say mê cá nhân với những điều kiện xã hội là vấn đề quan trọng nhất. Thông thường, ông cho nhiệt tình và lý tưởng dẫn dắt con người bước vào đời hoạt động. Song dần dần, thực tế của cuộc sống cứ bào mòn ta bằng đủ mọi cách, con người trải bao thể nghiệm, bao nỗi cô đơn và vô nghĩa, để cuối cùng chỉ còn tìm kiếm một mảnh hạnh phúc cá nhân sàng lọc qua bàn tay của chuyên chế (Stendhal nghĩ về cuộc sống ở một xã hội suy đồi, tất nhiên). Stendhal xác định phẩm cách và hành động tất yếu chuyển theo một nguyên lý lôgic. Nỗi dày vò của dục vọng và nhiệt tình mà ông lý giải không những có khả năng hài hòa với lý trí mà trở thành thước đo trí thức. Nó còn đủ tính năng động thúc đẩy các khả năng bí ẩn nhất của con người chịu đựng, thích ứng hay phá vỡ mối tương quan đối với xã hội.
Cả một quá trình hoạt động khi Fabrice gắn chặt với triều đình Parme chỉ có thể cuốn hút người đọc theo dõi cốt truyện bởi tính ly kỳ của nó, mà không gây ấn tượng mạnh mẽ về sự mới lạ của tính cách con người như ở giai đoạn đầu nữa. Nó như một món ăn quen thuộc làm ta khỏi đói, nhưng không để lại vị gì, không khiến ta nhớ mãi về sau. Tính lãng mạn phiêu lưu và mạo hiểm về sau này không làmcho ta yêu thương Fabrice hơn hay kính trọng hơn, mà trái lại đôi khi làmta khó chịu, ghét nữa là khác.
Bên cạnh Fabrice, một nhân vật chói lọi khác là Gina Del Dongo, người cô không có quan hệ huyết thống của anh. Có thể nói đây mới là nhân vật chính của tác phẩm, nhân vật sống nhất, trong khi Fabrice có dáng là một biểu tượng thôi. Đó là một phụ nữ có tâm hồn
phong phú lạ lùng. Nàng là hiện thân sự suy tư đa dạng lắt léo của chính Stendhal trước những tác động liên tục của hoàn cảnh xã hội đang xoay chuyển, ngã nghiêng đối với tâmlý con người.
Cũng giống như nhân vật nữ khác mà Stendhal sáng tạo, Gina không sống buông xuôi, tùy thuộc cảnh ngộ. Nàng luôn mang nặng ý thức lý giải cuộc đời. Cái lạ lùng ở con người nàng không phải chỉ là những hành động bất ngờ và táo bạo, mà còn là sự tự mổ xẻ tâm hồn. Thật không quá lời nếu ta ví nàng như một nhạc trưởng điều khiển bản giao hưởng Tu Viện Thành Parme. vắng mặt nàng thì toàn bộ mối dây liên hệ trong tác phẩm lập tức mủn ra. Gina biến sức sống sôi nổi, nồng nhiệt và những tình cảm đắm say của mình thành một chất keo nối dính mọi sự kiện trong tác phẩm với nhau thành một tổng thể hoàn chỉnh, đầy sinh khí và chuyển động. Nàng ở đâu thì làm dấy lên ở đó một sức sống sôi động, một luồng không khí vui trẻ, thông minh. Đẹp người thì đáng là quý, nhưng cái quí nhất ở nàng là cái bản ngã độc đáo cuốn hút người thông minh trung thực, làmngã lòng bọn ti tiểu tầmthường.
Toàn bộ cuộc đời Gina Del Dongo là tấm gương phản chiếu sự biến động ghê gớm của xã hội những năm đầu thế kỷ XIX và là một minh chứng cho sự hình thành bản tính con người trước những ảnh hưởng khách quan. Tiểu thư Gina Del Dongo sống hồn nhiên, sôi động, đầy ước mơ và là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn khao khát những điều đẹp đẽ và phi thường. Nàng không chấp nhận cái quan niệm hôn nhân tính toán vụ lợi của xã hội, đã khước từ “một nhân vật rất giàu, xuất thân đại thế phiệt”, và nàng đã “chơi ngông lấy bá tước Pietranera”, thiếu úy trong quân đội Napoléon, “nghèo từ đời cha đến đời con và không có đến nămmươi đồng lợi tức đồng niên, có thể nói cuộc hôn nhân này là hành động chống đối xã hội đầu tiên của Gina. Việc tự quyết về đời mình đã là một dấu hiệu Jacobins hóa vô ý thức. Cũng giống như Fabrice, qua tư tưởng và hành động khởi đầu cuộc đời Gina, ta thấy những tư tưởng tiến bộ của thời đại đã xâm nhập vào đời sống xã hội Ý khá mạnh mẽ và những lực lượng bảo thủ phản động không đủ sức ngăn chặn hết. Những luồng tư tưởng đó đã len lỏi vào từng gia đình, làm lung lay cơ chế xã hội cũ. Những tầng lớp trẻ đầy nhiệt tình, song sôi nổi và mang nặng nhiều hoài bão cao cả dễ dàng chấp nhận tư tưởng mới hơn tầng lớp già bảo thủ, đầy định kiến.
Ở đây, ở nước Ýbị chia sẻ và đô hộ, những tư tưởng cách mạng dân chủ và sự thần tượng hóa Napoléon của những người có đầu óc cấp tiến nhiều khi hòa trộn vào nhau không thể tách rời ra được. Đó là trạng thái tư tưởng của Gina, cùng là của Stendhal, tác giả và nhân vật của mình là người cùng một thế hệ, đâu phải tình cờ mà lúc quân đội Pháp tiến qua Ý, Gina cũng mười ba tuổi!
Sự nhận thức về cuộc đời của Gina Pietranera thuở ban đầu chỉ thể hiện bằng hành động lãng mạn, nó chưa có cơ sở chắc chẳn của tư tưởng chính trị. Nhưng nó sẻ trở nên sâu sắc và chuyển sang có ý thức hơn. Không phải chỉ vì những năm tháng chung sống với bá tước Pietranera, mà chính vì đời sống chính trị xã hội Ý những năm đó đang chuyển sang cái giờ phút lựa chọn thể chế. Chỉ có điều là Gina được đặt trong một hoàn cảnh hợp lý để phát triển những tư tưởng tự do. Bản thân cuộc sống của nàng sau khi bá tước Pietranera mất là rất tự do, nó không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ khách quan. Cũng cần nhận thấy rằng việc thừa nhận những tư tưởng tự do của Gina cũng là điều buộc Stendhal phải lý giải rồi. Bởi vì đối với xã hội trước mắt, chính sự thừa nhận này ở trong hệ thống những quan niệmphi tín ngưỡng, trái với đạo lý truyền thống.
Phải chăng ở đây, tuy chưa mạnh mẽ, Stendhal cũng đã tìm thấy tính cách của con người nổi loạn, khát khao đòi quyền sống theo
những tư tưởng triết học của các nhà duy vật chủ nghĩa thế kỷ XVIII? Gina là cái di ảnh của Delphine (1802) và Corinne (1807) (nữ nhân vật của bà de Stael 1766-1817) hiếm có về trí tuệ lỗi lạc, về tâm hồn nồng nhiệt say đắm, về ý thức bình đẳng với nam giới và của những người chị tinh thần của Stendhal ở cuối thế kỷ Ánh sáng, bà Roland bà de Stael … Hành động của Gina càng về sau càng khẳng định một cách lý giải chung, trong các tiểu thuyết của Stendhal, về cách thức chịu đựng những day dứt tâm hồn, trước sự thôi thúc không gì cưỡng lại nổi của những mối cảmnghiệmđầu tiên của con người với cuộc đời đầy rẫy giả dối, đê tiện, biến động trong bàn tay của chế độ chuyên chế và đồng tiền đến chóng mặt.
Quan hệ tư tưởng và tình cảm giữa Gina và Fabrice, trong dòng họ Del Dongo là sự tạo thành mắt xích liên kết bắt nguồn sâu xa bởi chính chiều sâu của sự phân biệt tư tưởng xã hội. Những nét chung của hai con người đó là cùng có tâm hồn nồng nhiệt say mê, khao khát tự do cá nhân, đã sống theo bản ngã và sống hết bản ngã của mình. Sự đa dạng về tâm lý tồn tại, nhưng vẫn có một cơ sở chung thống nhất: Niềmsùng kính con người hùng của thời đại, là Napoléon .
Thông qua lịch sử ở trên, ta thấy mối quan hệ này cũng phản ánh thực trạng xã hội Ýbuổi giao thời, lúc hệ tư tưởng phong kiến bảo hoàng cực đoan bị xô đẩy, biến chất và tự mâu thuẫn trước cuộc tấn công của những tư tưởng dân chủ. Nhưng nếu nhìn xa hơn thì thấy ở đấy Stendhal vẫn thể hiện, dưới một góc độ khác, đời sống tinh thần của tầng lớp trưởng giả Pháp trong giai đoạn từ sau cuộc cách mạng tư sản 1789 cho đến quãng 1840 mà thôi.
Việc Gina Pietranera gửi gắm lòng mình vào những hành động của Fabrice, khi chàng quyết định đi theo Napoléon, là sự phát triển hợp lý bản chất con người nàng. Nàng kêu lên một tiếng lòng: “Cho phép cháu đi theo Người, cô đã hy sinh cho Người cái gì thân thương nhất của cô”. Bởi vì nàng biết hành động của Fabrice tuy non dại, khờ khạo, thiếu kinh nghiệm, nhưng phù hợp với những tư tưởng thầm kín của mình: “Cháu đi đây cô ạ, cháu đi theo hoàng đế, người cũng là vua nước Ý. Ngài quý mến chú bá tước nhà ta bao nhiêu” (chương II).
Ở đây cũng là bi kịch nội tâmcủa nhân vật mà Stendhal đã gửi gắmlòng mình; nỗi lòng con người bị dày vò liên miên, không ngừng một phút giây, tìm chỗ đứng trong xã hội chao đảo và đầy áp lực, bất công. Bao giờ cũng là câu hỏi thách thức với xã hội chuyên chế, đòi hỏi lý tưởng tự do dân chủ phải chiến thắng và ngọn lửa nhiệt tình được bùng cháy. Đồng thời cũng đòi hỏi hạnh phúc cá nhân được thỏa mãn, không bị ràng buộc vào những nguyên tắc đạo lý truyền thống của giai cấp thống trị.
So sánh giữa Gina và Fabrice, ta sẽ thấy có sự khác biệt. Fabrice sau trận Waterloo mới thấy được sự thật, còn Gina thì đã nhìn thấy ngay từ khi Fabrice chuẩn bị Jên đường: “Còn như về sự thành công của Napoléon thì không có khả năng đâu, anh cháu tội nghiệp của cô ạ! Những Ngài đó biết cách giết ông ta!” (chương II).
Chính hiểu được như vậy cho nên hành động về sau của Gina ở triều đình Parme khác hẳn Fabrice, bởi có cái sâu sắc của người nhận thức ra thực chất vấn đề. Nàng chủ động như một người trực tiếp tổ chức chống đối xã hội. Tính lãng mạn chính trị trong con người Fabrice nặng nề hơn ở Gina rất nhiều, nên khi gặp thực tế khắc nghiệt nó bị lung lay, mất hướng và thụ động.
Cũng cần giải thích một cách hợp lý quan hệ giữa Gina và Fabrice sao cho ổn thỏa nhất, khi mà việc mổ xẻ tâmlý của Stendhal nhiều lúc đã cuốn hút người đọc vào những đam mê cá nhân. Việc Gina thừa nhận Fabrice đi theo Napoléon là chính đáng, hoàn toàn phù hợp với những tư tưởng thầm kín nhất của mình, thì sự thất bại của Fabrice là tổn thương tinh thần nặng nề nhất mà nàng phải gánh chịu. Nàng coi trách nhiệm cưu mang Fabrice như một món nợ tinh thần đòi nàng phải trả, nó còn lớn hơn trách nhiệm về gia đình. Nàng hành động một cách tự nguyên và chính sự tự nguyện đó dường như trở thành ý nghĩa cuộc sống. Và khi người ta đã hiến cuộc đời cho mọi niềmtin, một lý tưởng thì người ta có thể hành động mãnh liệt và có trách nhiệm. Có cái gì ở đây cao cả hơn sự đammê tầmthường.
Nhiều người cho rằng vì Gina yêu Fabrice nên đã hy sinh tất cả cho tình yêu. Thật ra thì không hoàn toàn như vậy; tình yêu của Gina là sự hòa hợp hữu cơ của thiên hướng tự nhiên và hiện thân lý tưởng của mình. Cho nên ở đây Gina không yêu chỉ riêng con người Fabrice mà qua Fabrice nàng say mê theo đuổi mục đích cuộc đời nàng. Trạng thái Gina yêu Fabrice có thể xem như một trạng thái “tự mê” một thứ chủ nghĩa “Marxist” vậy. Từ lúc Fabrice còn là một chú bé mười hai tuổi, bà cô hờ, người thiếu phụ hai mươi bảy tuổi đầy đủ tình yêu và danh vọng đó đã say chú. Là vì bà cảm thấy ở chú bé đó một “tôi” thứ hai có khả năng tiếp tục lối sống và thực hiện những hoài bão của mình. Hiện tượng tính thể hóa đã bắt đầu từ đó, và sau này có nhân tố gái gần trai tác động, nó đã chuyển không gián đoạn đến tình yêu thực sự, thì đó vẫn là lôgic.
Bởi trong niềm say mê của Gina có nhân tố phi ái tình rất sâu kín, cho nên khi Fabrice, tuy dan díu với nhiều phụ nữ khác và không hề tỏ tình với Gina, nhưng còn tỏ ra thân mật, trìu mến và tin cậy bà cô, thì Gina vẫn thấy có hạnh phúc. Chỉ đến khi anh yêu Clélia thực sự, xa rời Gina, đề phòng Gina, không trao đổi tâm sự với nàng nữa, Gina mới đau đớn tuyệt vọng. Nàng hiến dâng tất thẩy cho Fabrice, nhưng không phải cho con người Fabrice thông tục, mà cho chính cái bản ngã hết sức phức tạp của nàng. Đây là chất lãng mạn độc đáo ở con người Gina Del Dongo.
Trong khi chúng ta chán Fabrice, chúng ta lại ngày càng yêu Gina. Một lý tưởng đã hình thành trong nàng, nàng không hề để mất nó, như Fabrice, tuy có lúc phải để nó lắng xuống, vì những điều kiện xã hội đã trở thành quá ngang trái. Lý tưởng đó là một trong những nhân tố làm nên bản ngã của nàng. Còn có những nhân tố khác: Ý chí, nghị lực, tính nồng nhiệt, lòng hào hiệp vị tha, ý thức danh dự, tính kiêu hãnh tự trọng, sự ham thích sống vui, sống tự do độc lập. Nàng vẫn là một phụ nữ rất phụ nữ, ở chỗ cứ chợt nảy ra những ý định bất ngờ rồi khư khư bảo vệ nó, biết sử dụng sắc đẹp của mình, khi cần thì rất khôn khéo, giàu nhân ái, nhưng khi đã khinh và thù thì khinh và thù đều ghê gớm. Khi thất vọng sự đau đớn của nàng cũng sâu sắc như ở một phụ nữ đa sầu đa cảm nhất, điều khác là sau cơn khủng hoàng, nghị lực và ý chí của nàng lại vực nàng lên, và nàng hoạt động lại ngay.
Gina là nhân vật sống nhất, thực nhất trong Tu Viện Thành Parme, do đó cũng là điển hình nhất. Gina là một phụ nữ đầy chất lãng mạn, nhưng việc diễn tả Gina lại không lãng mạn. Người ta cảmthấy Stendhal để hết tâm trí vào việc sáng tạo nhân vật này. Người ta biết là có một sự ký thác cái “tôi” của tác giả với nhân vật của mình, nói cách khác, ở Gina, có phần tự thể hiện của tác giả.
Mosca và Rassi, một là bộ trưởng công an (về sau là thủ tướng) một là chánh án, hai người ở hai ngành anh em, hai người đều biết khai thác nhược điểm của ông hoàng chuyên chế Ernest IV để duy trì và nâng cao địa vị mình. Khi cần tiền, Mosca cũng biết làm giàu
như kẻ khác, có lẽ còn làm giàu hơn cả Rassi. Xét cho cùng về phẩm chất đạo đức Mosca không hơn gì Rassi nhiều lắm. Cả hai đều không lý tưởng chính trị, đều làmchính trị vì mình, đều dùng thủ đoạn. Nhưng Mosca là một người quý phái có giáo dục, Rassi là một tên lưu manh bần tiện. Cả hai đều là sản phẩmcủa thời đại. Chỉ có khác là Mosca còn có chút lương tâmvà coi trọng danh dự: Ông tránh nhất thiết những việc làm đè nặng lương tâm về sau, và bảo vệ đến cùng những người chủ mà mình phụng sự. Rassi là điển hình những quan tòa trong các chế độ phong kiến và tư sản, hắn bán lương tâm cho bọn thống trị, đem luật pháp làm đĩ với bất cứ ai có tiền. Stendhal đã đánh một đòn nặng vào bọn quan tòa trong Đỏ và Đen. Ở đây ngón đòn mới trông như đùa giỡn, nhưng có ma thuật hóa kiếp người ta, biến quan tư khấu, chánh án tòa án tối cao của công quốc ra con chó nằm rạp dưới chân quận vương và thủ tướng của ngài. Chân dung Rassi là một bức biếmhọa tài tình, tất nhiên có cường điệu, có hài hước hóa như tất cả biếmhọa.
Một nhà phê bình Pháp nói: “Những nhân vật nữ của Stendhal hoặc là cũng giống ông hoặc là thể hiện một kiểu phụ nữ rất khác mà ông yêu và muốn được họ yêu, điều đó đúng. Trong hai kiệt tác của ông đều có một cặp nhân vật nữ đóng vai trò quan trọng: Mathilde và de Rênal (Đỏ và Đen), Gina Del Dongo và Clélia Conti (Tu Viện Thành Parme). Mathilde và Gina là những phụ nữ giống ông, bà de Rênal và Clélia là những phụ nữ mà ông yêu và muốn được họ yêu.
Clélia đẹp, thông minh không kémbà công tước, đa cảmvà rất trẻ như Julia Ranieri[2] chăng? - Clélia dưới ngòi bút Stendhal, hiện ra dịu dàng ngoan ngoãn, chịu sức hút tự nhiên của chàng trai Fabrice, nhưng cứ tưởng tượng chỉ có lòng xót thương đối với người ngộ nạn, rất dè dặt và giữ gìn ý tứ trong sự giao thiệp, tuy chỉ là viễn giao, trên bề mặt trông rất nhu mì, có vẻ phục tùng lễ giáo, nhưng bên trong rất độc lập, tự chủ. “Trận chiến đấu” của Fabrice lần này thật gian lao, anh công tử đẹp trai quen chim gái hóa ra thận trọng, một phần vì cảnh ngộ, chủ yếu vì nết na của Clélia và vì anh yêu thực sự.
Clélia đấu tranh bản thân ráo riết, nhưng cảm tình cứ tăng dần. Clélia cũng ghen thầm, nhưng đồng thời lại thông cảm với bà công tước vì Fabrice quá đáng yêu. Nàng biết rằng bản tính mình hễ đã yêu thì chỉ yêu một người cho đến chết, còn Fabrice là một tay phong tình nức tiếng, nàng tin tưởng là ở tù, anh buồn chán, thấy có phụ nữ thì ve vãn giải buồn, một khi được tự do, anh sẽ trở lại con đường cũ, và “người bạn gái tội nghiệp của những ngày tù đành phôi pha kiếp sống thừa trong một nhà tu kín (…) riêng ôm mối hận chết người trót đã giải tỏ ruột gan” (chương XX). Nàng nghĩ thế, nhưng nàng vẵn cứ bị xô đẩy vào Fabrice như bởi một sức mạnh vô hình và vô địch. Fabrice không chịu trốn vì sợ xa nàng, điều đó càng khiến nàng yêu Fabrice, tuy vẫn bảo là anh điên cuồng dại dột và lấy làm thất vọng. Nàng biết nếu nàng trốn vào nhà tu kín thì nàng đạt một lần hai mục đích căn bản: Fabrice sẽ chịu vượt ngục, và cuộc hôn nhân cha nàng xếp đặt giữa nàng và người nàng không yêu sẽ bị hủy bỏ. Luận lý rõ ràng và sáng suốt như vậy, nhưng nàng vẫn cứ lần lứa không đi. “Tình có những lý mà lý không biết đến”. Có một chất nhựa bí mật gì gắn chân nàng tại chỗ. Đòi một đời yên ổn lấy vài ngày gần gũi, mà vô cùng nguy hiểm, nào có phải riêng Fabrice điên dại liều lĩnh? Đó là dấu hiệu của sự say mê, nói si tình càng đúng hơn. Và đó là tính cách những phụ nữ mà Stendhal muốn được họ yêu.
Fabrice không xứng đáng lắm với người con gái cao quý ấy, có chăng chỉ là tấm lòng yêu đương đắm đuối của một người yêu lần đầu, tuy đã từng trải trăng gió. Khi Clélia hoảng hốt xông vào buồng giam để báo có thuốc độc trong món ăn, chàng vờ như đã nhỡ ăn,
để cho nàng quá thương xót mà thuận cho mình “bẻ hoa”. Một hành động “thừa nhân chi nguy” rõ rệt, không kémErnest IVmấy. Những người xung quanh Clélia tầmthường bao nhiêu, thì Clélia càng hiện lên cao quý, chung tình bấy nhiêu.
Cái hành lang chân dung của Tu Viện Thành Parme thật là phong phú, đa dạng, cha con quận vương, cha bạo chúa, thâm hiểm mà có bản lĩnh, con nhu nhược và tầm thường. Bà vương phi cả đời chỉ biết có một giá trị: Danh hiệu quý tộc, càng cao càng đáng trọng. Vì có người ở trên như thế, cho nên có đức tổng giám mục Landriani đạo cao đức cả nhưng khiếp phục trước những chữ tên dài và kêu. Mụ hầu tước Raversi xứng đáng là đối thủ của nữ công tước, bố trí những âmmưu bá phát bá trúng rồi “ra vào một mực nói cười như không”, dù giận tím gan cũng không nghĩ là “thóa mạ địch thủ tức là đã trả thù”. Hai tướng Conti và Fontana sản phẩm của một tiểu quốc lệ thuộc, không có một giọt kiến thức mà ham địa vị, không biết chỉ huy, chỉ biết hò hét sai bảo lính dọn cỏ, vun bón hoa, bồng súng chào, không biết phụng sự tổ quốc, chỉ biết nhanh khi được sai bảo, chạy càng nhanh hơn khi có giặc.
Có một điều lạ là những người bình dân trong Tu Viện Thành Parme, dù là người Ý, Pháp hay Bỉ, đều rất đáng mến: Chị bán hàng căng tin, anh hạ sĩ trên đường tháo chạy của “đạo quân vĩ đại”, mấy mẹ con chị chủ quán nuôi Fabrice bị thương, cô Chékina, hầu phòng của bà công tước. Từ anh đánh xe Ludovic có cả một quãng đời chung đụng với Fabrice và nữ công tước, mà trí thông minh và óc thực tế hơn hẳn Fabrice, đến anh nông dân gặp một thoáng trên đường đi… họ đều có một chất tâm hồn cao quý, một tấm lòng hào hiệp, một ý thức nhân nghĩa đáng phục. Đọc Tu Viện Thành Parme, ta có thể xác định Stendhal thành thực khi nói “yêu nhân dân”.
Tu Viện Thành Parme ca ngợi lẫn phê phán.
Nó ca ngợi tình yêu và nhân cách. Có ba mối tình lớn, trong đó hai được chia xẻ. Mosca yêu Gina, Gina yêu Fabrice; Fabrice và Clélia yêu nhau, đều say đắm. Stendhal không thích sự mực thước trong tình cảm; như ở trên chúng tôi đã nói, ông cho nhiệt tình say đắm là động lực của mọi lớn lao. Stendhal thích kiểu tình yêu say đắm ấy. Trong sách Luận về tình yêu, ông xếp tình yêu say đắm (amour passion) lên trên ba kiểu khắc: Yêu Ưa Thích, Yêu Xác Thịt, Yêu Khoe Khoang (amour gout, amour physique, amour de vanité). Chúng ta có thể theo dõi ở Mosca, Gina, Fabrice, Clélia hiện tượng “tính thể hóa” (cristallisation), một luật tâm lý do Stendhal phát hiện. Đó là trạng thái của người khác cho người yêu của mình muôn nghìn hoàn hảo, cũng như ở mỏ muối Salzburg, “một cành trụi lá mùa đông được phủ những tinh thể lấp lánh, và 30 hạt kim cương chuyển động và sáng ngời”. Tình yêu đem lại những giờ phút hạnh phúc nhất cho con người. Bá tước Mosca, nữ công tước, Fabrice, Clélia đều có những giờ phút ấy; những dấu hiệu thắng lợi bước đầu, những nhớ mong, những phút chuyện trò, những đền đáp… đều là những nguồn hạnh phúc. Cả những đắn đo, những đau đớn vì tình yêu, cũng là nguồn hạnh phúc vì nó làm cho đời có ý nghĩa phong phú, nó cho ta niềm tự hào vì hy sinh. Những đau đớn dằn vặt vì ghen tuông hoặc là bị phụ tình quả là ghê gớm nhưng ở đây, tác giả cố ý làm cho nó trở thành những bi kịch lạc quan, hoặc là dụng ý diễn tả cho người đọc không thấy sợ tình yêu, trái lại càng xót xa với kẻ mang vết thương lòng. Mosca bắt gặp ánh mắt “lạ lùng” nữ công tước nhìn Fabrice thì nổi một cơn ghen kinh khủng, suýt phạm tội giết người. Nhưng rồi sau khi gạn hỏi cô hầu phòng của bà và điều tra được vụ Fabrice bắt nhân tình với Marietta, thì biển lặng sóng êm, và cũng là điều lạ lùng! Ông đâm ra quý mến người cháu của bà nữ công tước và tận tình giúp anh ta.
Bà Sanseverina một lần sụp đổ tinh thần vì coi như Fabrice chắc chết và mình thì bị nhục, một lần buồn bực héo hon vì Fabrice yêu Clélia, cả hai lần bà đều thu hút cảmtình của người đọc và có lẽ hơn một kẻ lần trước đã ao ước cho Fabrice thoát nạn, lần sau hẳn mơ làm Fabrice để báo đáp tấmlòng Gina.
Bà công tước cũng yêu Mosca song song với yêu Fabrice không biết có nên xếp mối tình này vào loại “Yêu Ưa Thích" trong bản phân loại của Stendhal hay không? Theo “bản đồ xứ yêu đương” của tiểu thư Madeleine de Scudéry ở thế kỷ XVII (Carte du Tendre) thì nó nằm ở vùng “Yêu Vì Mến" (Tendre sur estime). Ở đây tác giả Tu viện thành Parme đã làm cái việc mà nhà phê bình gọi là “bỏ qua mặt xấu” của sự vật.
Mặt khác, cũng cần chú ý là Tu Viện Thành Parme thể hiện tình yêu trong lĩnh vực tư duy mà im lặng hoặc nói rất ít về xác thịt. Không ai ngây thơ không biết trong tình yêu có yếu tố sinh lý; sinh lý bị cản trở càng hun đúc tình yêu, việc tác giả thể hiện tình yêu như thế có nghĩa là đã chắt lọc tình yêu. Chỉ diễn tả đôi mắt mà thể hiện được sự say đắm của nhân vật, gây xúc động sâu sắc cho bạn đọc, quả là ông có biệt tài!
Ngoài tính nồng nhiệt và tình yêu, Stendhal mượn Tu Viện Thành Parme để ca ngợi những con người có nhân cách. Có nhân cách đối với Stendhal là có nghị lực, can đảm, có ý thức danh dự, có lòng hào hiệp. Những nhân vật được ông đề cao: Gina, Fabrice buổi đầu, Ferrante Palla , Clélia, Mosca đều như thế, Ludovic, chị hàng căng tin một phần như thế, cho đến tên bạo chúa Ernest IV cũng được ông khen ở mặt có bản lĩnh, dámquyết đoán.
Nhiều nhà văn Pháp từng ở Ýnói đến “bài thơ phong cảnh” trong cuốn tiểu thuyết này và khẳng định Stendhal tả phong cảnh Bắc Ý hết sức hấp dẫn, tuy có sắp xếp lại đôi chút theo ước mơ của mình, có khi không ngần ngại làm phép rời sơn đảo hải: Chẳng hạn dời dãy núi Alpes, đến gần Parme để cho Fabrice từ trong tháp cao nhìn thấy, hoặc trồng rừng trên bờ sông Pô vốn bằng phẳng trơn tru… Không có điều kiện kiểm tra vẻ đẹp ấy, chúng ta cũng thấy cảnh vật nước Ý hiện ra trong văn Stendhal như trong giấc mộng của một kẻ tương tư.
Tu viện thành Parme phê phán không kémca ngợi. Tác giả thể hiện cái tiểu triều đình, hình ảnh của một chế độ chuyên chế này như một sân khấu hồi kịch, mọi quyền hành chức tước đều phân phối thông qua thần thế và chạy chọt, bán mua một cách tự nhiên thoải mái. Các mỹ nhân sủng ái của kẻ bề trên làm mưa làm gió. Mưu toan của một người đàn bà có thể làm cho một người bị kết án hai mươi năm cầmcố trong tháp cao vời vợi, bởi một tội lỗi chẳng có nghĩa lý gì. Rồi hầu như liền ngay sau đó, sự vận động của một ngưởi đàn bà khác lại kéo kẻ đó ra khỏi tù, chiêu tuyết cho nó, lại đẩy nó nhảy thoăn thoắt lên địa vị tổng giám mục cai quản giáo hội toàn công quốc, tuy y chẳng có công trạng gì, thánh tính gì! Quận vương Ernest IV sợ thích khách như trẻ con sợ ngoáo ộp, trị vì bằng ngục tù, máy chém, thuốc độc, lật lọng. Quan chánh án tòa án tối cao để cho ông thủ tướng đá đít, và đổi bí mật quốc gia lấy tiền bạc và tước phong. Là linh mục cao cấp (Borda) mà tấn công vợ người không kết quả, bèn đến chồng tố cáo vợ ngoại tình. Là tổng giám mục mà cải trang vào xem hát, một điều cấmgiới nghiêmngặt của Giáo hội Thiên Chúa để nhìn trộmngười yêu, gia công thuyết pháp cho thật hay để kéo người yêu đến nghe giảng, nhỏ ròng ròng những giọt nước mắt thương nhớ khiến cho con chiên tưởng là nước mắt từ bi, và làmđủ mọi cách để cho
người yêu cầm lòng không đậu, phải vi phạm lời thề thiêng liêng trước Đức Mẹ, cuối cùng vì ích kỷ và bảo thủ, đã gửi một thiên thần lên thiên đường (Sandrino con Fabrice) và cùng hai mỹ nhân (một người yêu, một ân nhân) xuống… địa ngục và chắc là vị thánh tăng ấy được ở cái vòng khốc liệt nhất của Dante (1265-1321).
Stendhal có cách tố cáo của mình, độc đáo và không kém hiệu quả. Ông không nặng lời, lớn lối. Nóng giận, la lối nghĩa là còn thương, lạnh lùng mai mỉa mới thật là khinh ghét. Ông có vẻ như chấp nhận một hiện tượng phổ biến, một trạng thái tự nhiên và tất yếu, cùng lắm là ông mỉa mai. Đó là thái độ của Philinte, ở Molière (Kẻ Gét Đời). “Chịu thôi! Chúng là thế!”. Hễ chuyên quyền thì đẻ ra đàn áp, thần thế, sủng ái, xiểm nịnh, chạy chọt mưu toan, húc báng lẫn nhau... Giáo hội là một tổ chức phong kiến hủ lậu, tệ hại, thối tha, giả dối nhất, lấy đức tin lừa người, địa ngục dọn người, biến trần gian thành thiên đường trên mặt đất để cho chính sách các đức cha ngang nhiên hướng các “quả cấm”.
Các bạn hãy thử đọc kỹ ở chương VI những bài học “vỡ lòng” mà bà cô và ông bá tước dạy cho ông cố đạo trẻ tuổi sắp tiến triều: Không được hưng phấn, không được thông minh, không bao giờ nói “Nhưng”. “Nhưng ta tha thứ một vụ nhân tình nhân ngãi, không tha thứ một hoài nghi đâu”. Đừng tỏ ra lỗi lạc, “khi đã làmgiámmục rồi, hãy tỏ ra thông minh cũng chưa muộn”.
Người học trò ấy đã tỏ ra xuất sắc ngay trong buổi đầu bệ kiến quận vương. Khi quận vương hỏi ông ta có được dân chúng yêu mến không, Fabrice tâu ngay: “Tỏ ra yêu mến chúa thượng của mình thì cũng cầm bằng hỗn láo, cái cần là một sự phục tùng mù quáng mà thôi”. (Chương VII). Rồi ông cố đạo trẻ tuổi tỏ ra là một cột chống của chiếc ngai vàng: “Những danh từ tự do, công lý, hạnh phúc của số đông, đều là phản phúc và tội lỗi (...). Cho dù là vì nghi kỵ, uy quyền của các bậc vương thượng do chúa dựng nên mà có được hai mươi hay ba mươi năm hạnh phúc như mỗi chúng ta cũng có thể mong hưởng, nhưng dù có năm mươi năm hay cả một thế kỷ hạnh phúc đi nữa, thì cũng có nghĩa lý gì đối với cực hình vĩnh cửu” (chương VII).
Rõ ràng tác giả xác định đạo Gia tô là chỗ dựa ý thức hệ phong kiến chống tư tưởng dân quyền tư sản. Vài mươi nămsau, khi giai cấp tư sản đã nằm trọn vẹn quyền thống trị ở châu Âu, thì đạo Gia tô trở thành công cụ của tư sản để trấn áp tư tưởng vô sản. Giáo hoàng Pius IX đã phát hành năm1871 bức thông thư Rerumnovarumđể răn đe giai cấp vô sản sau cao trào công xã Paris: “Chúa đã sinh tư bản, Chúa cũng sinh công nhân: Mỗi người hãy bằng lòng vớisứ mệnh Chúa đã giao phó…Một trămnămsau (1971), tòa thánh Vatican lại ban bố những nghị định sửa đổi Rerum novarum, cố rêu rao một formule hợp tốc giữa công giáo và vô sản để “mưu cầu hòa bình và ấm no, mạnh khỏe, giám bớt đau thương cho loài người” ở cõi đời này. Nghĩa là làm một con đê mềm để bảo vệ chủ nghĩa đế quốc chống ba dòng thác cách mạng.
Stendhal đã dùng hai phương pháp phê phán khác nhau, do đó tăng tính phong phú và đa dạng của cuốn truyện. Với giáo hội, ông diễn tả một cách khách quan và sử dụng những nhân vật ông có cảm tình: Borda, Landriani, Fabrice đâu có phải là người xấu? Họ chỉ làm những việc quen làm trong giáo hội mà thôi. Thậm chí ông cũng không mỉa mai! Cứ để độc giả tự hiểu. Với chính quyền chuyên chế, ông đã dùng những hình tượng phản diện sắc nét: Mụ Raversi, Rassi, Ernest IV…
Stendhal vừa lãng mạn vừa hiện thực. Chiều hướng chung của Tu Viện Thành Parme là hiện thực; triều đình như thế, tôn giáo như thế, cuộc chạy đua địa vị là như thế, tình yêu đem lại những sung sướng và những dằn vặt như thế. Sự việc lại có nhiều yếu tố lãng mạn, yêu đương quay vòng, đấu gươm, rước đuốc cưỡng bức, đầu độc, vượt ngục phiêu lưu, trốn tránh. Nhưng trong một sự kiện, khi đi vào chi tiết, Stendhal lại rất hiện thực, rất chính xác. Chẳng hạn việc trung úy Robert chuẩn bị dự bữa ăn với những phụ nữ sang trọng và xinh đẹp, cảnh chiến trường, cảnh rút lui của “Đạo quân Vĩ đại”, những biểu hiện cảmtình tiến dần lên yêu đương của Clélia…
Tu viện thành Parme tuyệt vời trong việc phân tích tâmlý - tâmlý những dục vọng, nhất là tình yêu và những diễn biến của nó. Hãy xem cơn bão lòng của bà Sanseverina, một người có ý chí ghê gớm và thông minh quái thế, một người bách chiến bách thắng, lại yêu say mê, đã tiến hành một cuộc đấu trí, đấu ý chí với nhà vua và tưởng thu được thắng lợi rực rỡ, đùng một cái, tên vua phản phúc đã ngầmbố trí làm đảo ngược tình hình. Người yêu chắc chết, mình nhục, người có uy quyền thứ hai trong nước và là người mình mến phục, vì óc “triều thần”, đã làm hỏng thắng lợi của mình! Xót thương, tự ái, khỉnh bỏ đã đánh gục con người đó. Nhưng nghị lực của bà quả thật ghê gớm! Thấy rằng tuyệt vọng, buông xuôi thì Fabrice nhất định chết, nữ công tước vùng dậy như một người đã lột xác: “Trong vài giờ nữa ta sẽ ra chiến trường, lúc đó phải hành động (…). Cho nên phải quyết định tại đây và ngay bây giờ” (Chương XVI). Gina không có “hành động cái thế” tuy vậy qua ngòi bút phân tích tâmlý của Stendhal, chúng ta vẫn cảmthấy nàng quả là một kỳ nữ ở nước Ýthời ấy.
Những băn khoăn và hy vọng khi chưa chắc chắn được yêu, những dằn vặt trong lòng vì nghi ngờ, vì ghen tuông, những tính toán thầm của tham vọng đều được mổ xẻ chính xác. Những cuộc đấu trí giữa nhân vật của Stendhal là những cuộc dò xét tâm lý lẫn nhau để đánh những đòn tâmlý dứt điểm.
Hình như Stendhal phân tích tâm lý sâu và đúng là vì ông tự theo dõi, hoặc phục hồi diễn biến tâm lý của mình trong những cảnh huống tương tự với nhân vật, như Talma (Francois Joseph Talma 1763-1826) ngồi trầm ngâm nghe lòng mình khóc con để đóng kịch. Paul Valéry nói: Ýthức của Bayle là một sân khấu và có con người diễn viên khá đậm trong tác giả đó”. Có lẽ vì thế mà Stendhal chỉ phân tích một số trạng thái tâm lý, chứ không đi tràn lan, trong khi nhiều nhà văn khác đã đi vào những tâm trạng xa lạ với họ nên hóa ra giả tạo và chán ngắt.
Stendhal viết: “Tiểu thuyết phải kể, đó là loại thú vui mà người ta đòi hỏi ở nó” (Dẫn theo Nelly Stephane - Tạp chí châu Âu về Stendhal). Tiểu thuyết và tự truyện của Stendhal kể rất nhiều và kể súc tích. Marcel Proust dùng hai mươi trang giấy để nói một cái trở mình trên giường, Stendhal, với bốn trang đã thuật một cách đầy đủ, thuật có diễn tả việc nữ công tước đã khiến ông quận vương trẻ phục tài như thế nào, đến nỗi muốn cử mình làm thủ tướng, đã bắt ông đọc một bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine như thế nào, đã khó nhọc thuyết phục bà thái phi bỏ dự định truy tìm kẻ giết vua chồng, cuối cùng ông hoàng trẻ phải hy sinh những tập hồ sơ để làm tốn của ông mười mấy vạn francs, những tập hồ sơ ấy có khả năng đưa bà công tước lên đoạn đầu đài. Bốn trang, lúc thì khoan thai, lúc thì hồi hộp lạ thường!
Trong Tu Viện Thành Parme, sự việc trước chẳng cho đoán ra sự việc sau. Các biến cố nối nhau một cách bất ngờ, không thể dự kiến, nhưng khi xảy ra xong, mới thấy rất lôgic và không thể khác. Chúng ta đi từ khámphá này đến khámphá khác. Nhà phê bình Charles
de Brosses, người chủ trương “ức đoán” chứ không khẳng định, còn cho rằng sự việc xảy ra cũng bất ngờ đối với cả tác giả nữa. Stendhal viết theo cảm hứng, chứ không bố cục trước một cách chặt chẽ. “Ông thích thú luôn luôn đem đối chứng những nhân vật của mình, cũng như người ta cọ hai viên đá lửa để xemnhững tia gì bật ra “(ức đoán, quyển II).
Stendhal viết ngắn gọn, cô đọng, chính xác và cố ý khô khan, ông ghét lối viết bóng bẩy quanh co. Ông đi thẳng vào sự vật như ông đã nói. Ông viết: “Khi viết Tu viện, để cho nhuần giọng, mỗi buổi sáng tôi đọc hai ba trang Dân luật”. Dân luật của Napoléon là bộ sách được công nhận lời văn sáng sủa rõ ràng, giản dị nhất. Ông cho văn chương của Satobrian giả văn chương của những tay “bán thuốc dán”. Ông viết: Tôi làm đủ mọi cách để cho khô khan… Tôi lo ngại chỉ viết nên một tiếng thở dài trong khi tưởng đã ghi chép một sự thật”. Sự tự chủ, sự lạnh lùng và khô khan ở hình thức giúp người đọc lĩnh hội bằng trí tuệ một cách bình tĩnh, thấu đáo, do đó có thể tách rung động thẩmmỹ và rung động tình cảmra. Bởi vậy, dù nói thế nào, phải có trí thức, phải có thói quen suy nghĩ, phải hiểu đời, mới thấy tiểu thuyết của Stendhal là hay.
Chúng tôi ghi một đoạn văn của Stendhal để thấy rõ chủ trương của ông về ngôn ngữ văn học:
“Một nhân vật khá giả mà cách ăn mặc ở khoảng giữa người thợ làm tóc và người diễn viên giải nghệ, một hôm nói với tôi: “Người mặc đẹp là người lúc ra khỏi phòng khách, không ai nhớ anh ta mặc như thế nào”, về tác phong, tôi dám nói là về văn phong nữa, cũng thế thôi. Văn hay nhất là văn làm cho người ta quên nó, chỉ để cho người ta thấy rõ ràng nhất những ý mà nó nói, nhưng phải có ý kia, đúng hay sai được. Ýlàmcho lũ ngu bực bội vì chúng có cố cũng không hiểu nổi, bởi tập quán thưởng thức văn học của chúng là ở hình thức văn chương mà thôi. Một nhân vật tỉnh nhỏ, ngày nay có uy quyền, thấy sách nào chứa đựng những ý tứ sáng tỏ, diễn đạt bằng lời văn giản dị, thì tuyên bố sách viết kém(…) Những từ mới làmcho hắn ta tỉnh người. Hắn khâmphục những câu loại này:
“Mùa đông ở trong trái timta - Tuyết rơi trong tâmhồn ta."
(Hồi ký của một người du lịch 1838)
Tuy giản dị nhưng không đơn điệu; mỉa mai một cách kín đáo, lạnh lùng khi kể, đến lúc diễn tả cảnh đẹp hay hạnh phúc trong tình yêu, bút pháp của Stendhal trở nên trữ tình một cách thú vị. Nói tóm lại, một nhà văn tâm hồn sôi nổi, trí tuệ dồi dào, nhưng mực thước, tự chủ trong diễn đạt.
THAY KẾT LUẬN
“Tu viện là cả cuộc đời Stendhal, những kỷ niệm, những hoan lạc, những yêu đương, một quá khứ kỳ diệu không bao giờ tái hiện và cần phải kéo ra khỏi vòng quên lãng. Balzac đã thấy đúng khi nói: “Công trình lớn này chỉ có thể được ý thức và thực hiện bởi một người nămmươi tuổi”. ”Nó là chúc thư của Stendhal trước khi ngã xuống…” (Paul Morand).
“Nên đọc Tu viện trong bản gốc, nguyên như khi nó chảy ra như một làn phún thạch từ khối óc và con tim của tác giả" (Henri Martineau).
Huỳnh Lý, Trần Tiến Bình cùng bạn đọc.
***
LỜI TÁC GIẢ
Tôi viết cuốn truyện này vào mùa đông 1830 và ở cách xa Paris ba trăm dặm, vì vậy không hề có ám chỉ gì đến những sự việc năm 1839.
Rất lâu trước năm 1830, vào thời các đạo quân của ta kéo đi khắp châu Âu, tình cờ có lần tôi được lĩnh phiếu trọ tại nhà một ông Chanoine[3] ở Padua, một thành phố Ýđẹp mê hồn. Đóng ở đó lâu, tôi trở thành người bạn của ông chủ nhà.
Vào cuối năm1830, lại có dịp đi qua Padua, tôi chạy ngay đến nhà ông Chanoine đôn hậu; biết ông đã qua đời, nhưng tôi muốn nhìn lại cái phòng khách mà ông và tôi đã thích thú ngồi với nhau biết bao buổi tối, những buổi tối lâu nay tôi hằng nuối tiếc. Tôi gặp vợ chồng người cháu ông Chanoine , họ đón tiếp tôi như một người bạn cũ. Mấy người khách nữa kéo tới và đến khuya chúng tôi mới chia tay nhau. Người cháu ông Chanoine đã cho lấy ở quán cà phê Pedrocchi món kem trứng rượu vang[4][5] tuyệt diệu. Chúng tôi thức khuya chủ yếu vì câu chuyện về công tước phu nhân Sanseverina mà một người khách nhắc đến, rồi ông chủ nhà vui lòng vì tôi mà kể lại trọn vẹn.
Tôi nói với những người bạn đó:
“Ở xứ tôisắp đến, tôisẽ không tìmthấy được mấy buổi tối như tối nay, tôisẽ dùng những giờ dài thức suông để viết câu chuyện các bạn kể đây thành một cuốn truyện."
“Nếu vậy người cháu nói, tôisẽ biếu ông những tập niên giám của chú tôi. Ở mục Padua, chú tôi có ghi chép lại một số vụ mưu toan xúc xiểm ở triều đình, vào thời mà bà công tước làm mưa làm nắng tại đó. Nhưng ông cũng phải coi chừng! Câu chuyện này chẳng có tí nào tính chất luân lý, và vì ngày nay ở bên Pháp, các ông đang tự hào về sự trong sạch thánh kinh của mình, cho nên nó có thể khiến ông bị coi là kẻ sát nhân."
Ngày nay tôi cho in cuốn truyện y nguyên như bản thảo năm1830, không hề thay đổi tí gì, cái đó có thể có hai điều bất lợi:
Thứ nhất là bất lợi cho bạn đọc; nhân vật Ý có lẽ ít làm cho họ thích thú bằng nhân vật Pháp, tâm lý người xứ đó có khác nhiều với tâm lý người Pháp; người Ý thành thực, đôn hậu, chẳng e dè nói những gì họ nghĩ, ở họ bệnh khoe khoang chỉ diễn ra từng cơn thôi, và những lúc đó, nó trở nên một sự say mê và mang tên là Puntiglio[6]. Sau hết, nghèo nàn đối với họ không phải là điều xấu hổ.
Thứ hai là bất lợi cho tác giả. Thú thật tôi đã mạnh dạn để cho các nhân vật mang nguyên những góc cạnh vẫn có trong tính tình họ, tuy nhiên tôi đã phê phán rất nghiêm minh nhiều hành vi của họ, điều này tôi dám lớn tiếng tuyên bố. Ích gì mà gán cho họ cái đạo cao đức cả, cái mỹ miều duyên dáng của người Pháp những người yêu tiền bạc hơn gì hết vì chẳng bao giờ phạm tội vì thù hận hay vì yêu
thương? Nhưng người Ýtrong truyện này hầu như trái hẳn lại. Vả chăng, hình như hễ cứ đi hai trăm dặm lên phía bắc thì lại gặp một cảnh vật mới và có thể viết một cuốn tiểu thuyết mới. Đã từng quen biết, hơn thế quý mến nữ công tước Sanseverina, người cháu gái đáng mến của ông Chanoine bảo tôi đừng thay đổi gì hết trong các sự việc của bà công tước những sự việc đáng chê trách đó.
***
Ngày 23 tháng 1 năm1839 Stendhal đã từ lâu mảnh đất thân thương này gọi bảo tôì viết về nó
Ariost (Thơ trào phúng IV)
CHƯƠNG I
MILAN NĂM 1796
Ngày 15 tháng 5 năm 1796, tướng Bonaparte[7] vào thành Milan, cầm đầu đạo quân non trẻ vừa vượt cầu Lodi và báo cho thế giới biết rằng César và Alexandre[8] đã có người kế thừa sau bao nhiêu thế kỷ. Những chiến công kỳ diệu lập nên nhờ lòng quả cảm và thiên tài, mà nước Ý được chứng kiến trong mấy tháng, đã đánh thức một dân tộc mê ngủ. Chỉ tám hôm trước khi quân Pháp đến, người Milan còn cho đó là một đám quân ô hợp, gồm những tên kẻ cướp quen chạy dài trước quân đội hoàng gia[9]. Dù không phải thế thì ít ra, đó là điều mà một tờ báo lớn bằng bàn tay, in trên giấy bản, nhai đi nhai lại mỗi tuần ba bận.
Thời Trung cổ, những người cộng hòa Lombards[10] cũng dũng cảmnhư người Pháp, cho nên kinh thành của họ hân hạnh được các hoàng đế Đức san bằng. Từ khi họ trở thành những thần dân trung thành thì công việc quan trọng nhất của họ là in thơ chúc tụng trên những chiếc khăn tay nhỏ nhắn bằng lụa hồng, mỗi khi có một tiểu thư con quý tộc hoặc hào phú sắp lấy chồng. Vài ba nămsau cái ngày trọng đại trong đời con gái đó, cô ả tìm một chàng trai hộ vệ đôi khi chàng trai hộ vệ do gia đình bên chồng chọn đó được ghi tên tuổi ở một vị trí tôn quý trong hôn ước. Những tục lệ ủy mị ấy khác xa những xúc động sâu sắc mà quân đội Pháp bất ngờ kéo đến đã gây nên. Chẳng mấy chốc đă nảy sinh những tập quán mới cháy bỏng.
Ngày 15 tháng 5 năm 1796 ấy, cả một dân tộc nhận thấy rằng tất cả những gì lâu nay họ tôn kính thực ra đều hết sức lố lăng và đôi khi còn bỉ ổi nữa. Trung đoàn Áo cuối cùng rút đi đánh dấu sự sụp đổ của những ý niệm xưa cũ. Xông pha vào chỗ hiểm nguy chết chóc từ nay trở thành điều thời thượng, sau hàng mấy thế kỷ sống với những cảmgiác nhạt nhẽo, người ta thấy rằng muốn có hạnh phúc, phải yêu tổ quốc một cách chân thành và phải có những hành động anh dũng. Trước đây người ta chìm đắm trong đêm tối vì chế độ chuyên chế chặt chẽ thời Charles đệ ngũ và Philippe đệ nhị vẫn tiếp diễn, bây giờ người ta lật đổ tượng hai ông vua đó và ánh sáng bỗng chốc tỏa ra tràn trề. Năm mươi năm qua, Tư tưởng bách khoa[11] và tư tưởng Voltaire[12] càng nẩy nở ở Pháp thì bọn tu sĩ càng thét vào tai nhân dân Milan đôn hậu rằng học chữ nghĩa hay học hỏi bất cứ cái gì cũng đều vô ích, cứ nạp tô đầy đủ cho cha xứ và thật thà kể cho cha nghe tất cả những tội lỗi nhỏ của mình, thì hầu như chắc chắn đã giành được một chỗ tốt chờ sẵn trên thiên đường. Để làm chùn hoàn toàn gân cốt của một dân tộc ngày xưa đến ghê gớm và ưa lý sự, nước Áo đã cho họ mua, với giá rẻ, cái đặc quyền miễn đi lính bổ sung cho quân đội Áo choàng.
Năm 1796 quân đội Milan gồm hai mươi bốn tiểu tốt mặc quân phục đỏ. Hai mươi bốn tên này hiệp đồng bảo vệ kinh thành cùng với bốn trung đoàn thủ pháo oai vệ người kinh Hungari[13]. Phong tục thì hết sức lỏng lẻo bê tha, mà tình cảm đắm say lại hiếm thấy, vả chăng ngoàisự khó chịu phải kể hết nỗi niềm cho cha xứ, nếu không, phảisợ cảnh khánh kiệt ở ngay từ cõi đời này! Nhân dân Milan còn mắc vào một số ràng buộc phong kiến không phải là không nhục nhã. Chẳng hạn vị thượng công tước, em họ hoàng đế và khâm mạng ngài cai trị tại Milan đã có sáng kiến làm lợi là buôn lúa mì. Do đó nông dân không được bán lúa trước khi Điện hạ đổ đầy kho vựa của ngài. Tháng 5 năm 1796, khi quân Pháp vào thành, có một họa sĩ trẻ tuổi đi theo. Họa sĩ ấy tên là Gros[14] tự bấy giờ nổi tiếng. Ông
chuyên vẽ tiểu phẩm. Tính ông hơi hâm hấp. Ba hôm sau, ngồi ở đại tửu quán Servi hồi ấy được ưa chuộng và nghe kể những thành tích của ngài thượng công tước[15], ngài cũng còn là đại tá nữa, ông bóc tờ giấy vàng xấu xí liệt kê các thức kem lạnh dán trên tường, lật mặt sau vẽ chân dung ngài thượng công tước to béo cùng với một người lính Pháp đang xọc lê vào bụng ngài. Tuy nhiên máu không chảy ra mà thấy chảy ra không biết cơ man nào là lúa mì, một khối lượng lúa mì khó có thể tin được. Ở cái xứ chuyên chế giảo quyệt ấy, người ta không hề biết khôi hài biếm cợt, cho nên bức tranh mà Gros để lại trên bàn cà phê được xem như một vật mầu nhiệm từ trên trời ban xuống, người ta lấy khắc bản ngay trong đêmđó và ngày hômsau bán được hai vạn bản in.
Cùng ngày đó, có bảng yết yêu cầu một món đàm phụ chiến tranh sáu triệu, để cung ứng cho những nhu cầu của đạo quân Pháp vừa đánh thắng sáu trận lớn, thu phục hai mươi tỉnh, chỉ thiếu giầy, quần áo, mũ mà thôi.
Một khối lượng lớn thú vui và hạnh phúc đã tràn vào đất Lombards cùng với những người Pháp nghèo xơ nghèo xác đó, một khối lượng lớn đến nỗi chỉ có các cha cố và một số ít quý tộc nhận thấy khoản đảmphụ kia nặng và sau nó còn có tiếp những đóng góp khác. Những người lính Pháp ấy cười hát suốt ngày, tuổi họ dưới hăm lăm và tướng tổng chỉ huy của họ, mới hăm bảy, được coi là người cao tuổi nhất trong quân. Tính trẻ trung, vui vẻ, vô tư của họ giải đáp một cách khôi hài những lời tiên báo cuồng điên của bọn tu sĩ, sáu tháng nay, từ trên lễ đàn thiêng liêng, chúng không ngớt loan báo bọn Pháp là “những tên quỷ dữ bị bắt buộc phải chặt đầu tất cả mọi người nếu không thì bị xử tử, bởi thế cho nên mỗi trung đoàn hành quân đều chở máy chémđi đầu”.
Ở nông thôn, người ta thường thấy qua các cửa lều, một người lính Pháp ru ngủ em bé con chị chủ nhà, hầu như mỗi tối, một tay trống nào đó trong đội quân nhạc đem vĩ cầm ra kéo, lại tạo nên một tối vũ hội tự phát. Những vũ điệu tập thể thường là khó và rắc rối, lính không biết, không tập cho phụ nữ địa phương được, cho nên chính các chị, các cô lại vẽ cho lũ thanh niên Pháp ấy các điệu Monférine, Sauteuse và nhiều điệu vũ khác của người Ý.
Người ta tìm hết cách gửi sĩ quan ở các nhà giàu vì họ rất cần được bồi dưỡng. Chẳng hạn trung úy Robert được cấp phiếu trọ tại nhà hầu tước phu nhân Del Dongo. Anh sĩ quan trẻ được trưng tuyển chứ không phải chuyên nghiệp ấy khá nhanh nhẹn. Bước chân vào lâu đài Del Dongo, gia tài anh ta gồm vẻn vẹn một đồng sáu francs vừa nhận ở Plaisance. Đánh qua cầu Lodi xong, anh lột được chiếc quần rất diện và mới tinh của một sĩ quan đẹp trai người Áo, chết vì đạn đại bác, chiếc quần kia đến với anh thật đúng lúc: Cầu vai sĩ quan của anh bằng len, tay áo dạ được khâu dính với vải lót, để cho các miếng vá víu nương nhau, giữ lấy nhau. Có điều đáng buồn hơn nữa, đế giầy của anh ta làm bằng những mảnh cũng thu nhặt ở chiến trường bên này cầu Lodi. Những đế trời cho ấy được ràng vào giầy bằng mấy sợi dây buộc vòng qua phía trên thân giầy, nom rõ mồn một. Bởi vậy, khi viên quản gia kính cẩn vào phòng trung úy Robert mời ngài vui lòng dùng bữa tối với hầu tước phu nhân, thì ngài trung úy bối rối đến phát điên. Còn hai tiếng đồng hồ nữa mới đến bữa ăn tai hại, ngài trung úy với anh cần vụ dùng cả hai tiếng ấy để cố khâu vá lại chiếc áo và lấy mực nhuộm thâm những sợi dây buộc giầy khốn khó.
Giờ phút kinh hoàng rồi cũng đến.
“Đời tôi chưa bao giờ thấy lúng túng, khổ sở đến như vậy”, trung úy Robert thuật lại với tôi. “Các bà ấy tưởng tôi sẽ làm cho họ sợ hãi, ngược lại chính tôi run sợ hơn họ. Tôi cứ nhìn đôi giày và không biết làmthế nào để đi đứng cho ra vẻ”.
Anh ta còn nói:
“Hồi bấy giờ bà hầu tước Del Dongo đang độ lộng lẫy nhất. Anh đã từng nhìn thấy bà rồi, với đôi mắt đen đẹp và hiền dịu như mắt thiên thần, cùng với mái tóc xinh xắn màu vàng đậm làm nổi bật gương mặt trái xoan mê hồn. Hérodiade của Léonard de Vinci trông tưởng như chân dung bà hầu tước, ơn trời, tôi choáng lên về cái nhan sắc thần tiên ấy mà quên khuấy cách ăn mặc của tôi. Anh tính, hai năm ròng chỉ được nhìn thấy rặt những thứ xấu xí, xác xơ trong vùng núi xứ Gênes mà! Tôi đánh bạo nói với nữ hầu tước vài câu bày tỏ niềm say mê của mình.
“Tuy nhiên tôi có đủ lương tri để không dừng lâu trong thể loại tán tụng. Trong khi lựa lời mà nói, tôi nhìn thấy trong buồng ăn toàn cẩm thạch mười hai gia bộc và một bọn hầu phòng, với những sắc phục mà lúc bấy giờ tôi cho là sang trọng nhất đời. Anh cứ tưởng tượng xem cái bọn chết tiệt ấy chúng nó mang những đôi giầy không những rất tốt, mà lại còn cài bằng khâu bạc nữa chứ! Tôi liếc đăm đăm vào bộ cánh của tôi, có lẽ cũng vào cả đôi giầy nữa tôi cảm thấy nhói ở ngực. Chỉ cần quát một tiếng đủ làm cho chúng khiếp sợ. Nhưng làm như thế nào để buộc chúng biết thân phận mà khỏi khiến cho các vị phu nhân đâm hoảng? Bởi vì bà hầu tước sợ thật! Muốn đỡ sợ, bà đã cho người đến đón cô em chồng ở tu viện ra, sau này bà nói với tôi hàng trăm lần cái điều đó, cô ấy là tiểu thư Gina Del Dongo, về sau trở thành bá tước Pietranera phu nhân kiều diễm, bà bá tước đó khi gia thế thịnh vượng thì vui vẻ, ân cần, dễ mến không bì được, khi gặp nghịch cảnh thì cũng dũng cảm, ung dung thanh thản không aisánh kịp.
“Gina lúc bấy giờ hình như mới mười ba thôi mà y như một thiếu nữ mười tám, nhanh nhảu, cởi mở, như anh biết. Cô chẳng dám ăn uống gì vì chỉ sợ bật cười về bộ cánh của tôi. Trái lại bà hầu tước thì không biết ngần nào lễ phép, lễ phép một cách gò bó. Bà nhìn thấy sự bực bội của tôi trong ánh mắt. Tóm lại có vẻ một thằng đờ đẫn, tôi là mục tiêu của mọi sự khinh bỉ, điều này người ta bảo người Pháp không quen cam chịu. Cuối cùng đầu óc tôi bừng lên một sáng kiến, như có trời cho. Tôi bắt đầu kể cho hai người phụ nữ ấy nghe nỗi nghèo nàn thiếu thốn của tôi, những tai ương chúng tôi phải chịu trong hai năm qua ở miền núi xứ Gênes, vì một bọn tướng lĩnh già nua, ngu muội đã chôn chân chúng tôi tại đó. Ở đấy họ phát cho chúng tôi những tín phiếu mà nhân dân địa phương không tiêu dùng, và mỗi ngày một lạng bánh mì. Tôi nói chưa đầy hai phút thì đã thấy bà hầu tước nhân hậu rơm rớm nước mắt, còn tiểu thư Gina thì trở nên nghiêmtrang.
— Thế ư! Thưa ông trung úy, Gina nói, chỉ một lạng bánh thôi!
— Đúng thế, thưa tiểu thư. Đã vậy mỗi tuần lại thường mất đến ba bận cấp phát. Và vì những nông dân chứa trọ chúng tôi còn nghèo đói hơn cả chúng tôi, cho nên chúng tôi phảisan sẻ chút ít cho họ.
“Khi ăn xong, tôi khoác tay bà hầu tước, đưa bà đến cửa phòng khách, rồi vội vã quay trở lại biếu người gia bộc phục vụ tôi trong
bữa ăn đồng sáu francs duy nhất của tôi, đồng sáu francs trên đó tôi xây mơ dựng mộng không biết bao nhiêu mà kể. “Tám hôm sau, Robert nói tiếp, khi đã rõ ràng là người Pháp không chém đầu ai cả, thì hầu tước Del Dongo từ lâu đài Grianta trở về. Lâu đài này nằm trên bờ hồ Côme. Khi quân đội Pháp đến gần, hầu tước đã dũng cảm trốn vào đó, bỏ mặc cho bà vợ đến xinh đẹp và cô em gái của mình đương đầu với những may rủi của chiến tranh. Ông ta căm ghét chúng tôi cũng bằng với khiếp sợ, nghĩa là không cùng. Cái mặt to bạnh, nhợt nhạt và đại đạo của ông ta trông đến buồn cười khi ông ta nhăn nhó chào hỏi tôi.
“Sáng hôm sau ngày ông ta về, tôi được nhận ba mét dạ và hai trăm francs trích trên khoản đảm phụ sáu triệu ấy. Tôi thay lông đổi cánh và trở thành kỵ sĩ của các bà lớn ấy, vì những cuộc khiêu vũ đã bắt đầu”.
Câu chuyện của trung úy Robert cũng là chuyện của mọi người Pháp. Người ta không chế nhạo cảnh nghèo khổ của các người lính trung hậu ấy, người ta chỉ thương hại họ rồi mến họ.
Thời kỳ hạnh phúc bất ngờ, thời kỳ say sưa ấy chỉ trải qua hai năm ngắn ngủi. Rồi đó ai cũng ngông cuồng, ngông cuồng hết mực, khó mà diễn tả, khó mà làm cho người nghe ý niệm được. Nếu nói lên cái điều suy nghĩ sâu sắc và có tính chất lịch sử này thì may ra người ta hình dung được: Dân tộc ấy đã buồn chán một trămnămnay.
Ngày xưa, ở triều đình những quận công Milan lừng danh thuộc các dòng họ Visconti và Sforce người ta quen sống với tính hưởng lạc tự nhiên của người phương Nam. Nhưng từ năm 1624, người Tây Ban Nha đã xâm chiếm xứ Milanais, và đó là những ông chủ lặng lẽ, đa nghi, kiêu kỳ, luôn luôn sợ nổi loạn. Từ đấy vui cười không cánh mà bay. Nhân dân học theo tập quán các ông chủ, chỉ nghĩ đến việc báo thù mỗi xúc phạm nhỏ nhặt bằng một nhát dao găm, chứ không thích hưởng thụ những thú vui trước mắt. Bây giờ thì người Milan quên tuốt lo buồn, quên đến cả mực thước, chỉ biết vui quay cuồng, hồ hởi, hưởng lạc thú ở đời. Từ ngày 15 tháng 5 năm 1796, ngày quân Pháp vào thành Milan, cho đến tháng tư 1799, lúc đó bị trục xuất sau trận Cassano, trạng thái này được đẩy đến tột bậc, đến nỗi có những lão lái buôn già triệu phú, những tên cho vay cắt cổ, những tay chưởng khế lão luyện cũng nhất thời quên ủ rũ, quên cả làmtiền.
Bất quá, chỉ có thể kể mấy gia đình đại quý tộc đã lui về ẩn cư trong các tòa lâu đài của họ ở nông thôn là ra tuồng hờn dỗi trước niềm hân hoan chung và sự cởi mở của mọi tấm lòng. Cũng phải thừa nhận là các gia đình quý tộc giàu có ấy đã được chiếu cố trái với ý họ khi người ta phân bố khoản đảmphụ cho quân đội Pháp.
Hầu tước Del Dongo thấy mọi người vui nhộn quá thì lấy làm bực bội, ông là một trong những người đầu tiên chuồn về lâu đài tráng lệ của mình, lâu đài Grianta, nằm trên bờ Côme nơi đã có lần chị em bà hầu tước đưa trung úy Robert đến chơi. Lâu đài ấy xây dựng trên một cao nguyên cao ba mươi sải tay đối với mặt hồ, từ đấy có thể trông ra gần khắp cảnh hồ tuyệt mỹ. Đây là một vị trí có lẽ độc nhất trong thiên hạ. Lâu đài Grianta nguyên là một chiến lũy. Dòng họ Del Dongo xây dựng nó từ thế kỷ XV, ta đi mỗi bước, mỗi thấy bằng cứ trên những phiến cẩm thạch khắc gia huy dòng họ ấy. Người ta còn thấy tồn tại những cầu treo, những hào phòng thủ sâu, thực ra cạn nước tự bao giờ. Tuy vậy lâu đài có những tường thành dày trên một sải, cao trên mười lăm sải thì cũng khó bề đánh úp. Chính vì thế mà ông hầu tước đa nghi quý nó. Ở đây, ông có từ hăm lăm đến ba mươi gia bộc quanh mình những gia bộc mà ông cho là trung thành, chắc
tại vì lúc nào ông cũng vừa sai bảo vừa chửi mắng được họ, cho nên ông đỡ lo sợ hơn ở Milan.
Hầu tước lo sợ không phải vô cớ, ông lo sợ vì ông trao đổi thư tín thường xuyên với một gián điệp mà quân Áo gài ở biên giới Thụy Sĩ, cách Grianta ba trăm dặm đường. Hai người chuyên giúp cho tù binh bị bắt ở chiến trường trốn đi, điều ấy các tướng lĩnh Pháp có thể sẽ coi là nghiêmtrọng nếu họ biết.
Hầu tước để bà vợ trẻ của mình ở lại Milan. Bà cai quản việc nhà ở đó, bà được giao cho ứng phó các khoản trưng thu đánh vào trang viên Del Dongo, như trong vùng quen gọi. Bà tìm cách làm cho người ta hạ mức xuống, bởi vậy phải đến gặp những người quý tộc có nhận chức vụ, cả đến đôi người không phải quý tộc mà có thế lực.
Lúc này trong gia đình xảy ra một sự kiện lớn. Trước đây hầu tước định xếp đặt cho cô em lấy một nhân vật rất giàu và xuất thân đại thế phiệt. Nhưng nhân vật ấy dùng phấn. Vì vậy Gina vừa tiếp ông ta vừa phì cười, và sau đó ít lâu nàng chơi ngông lấy bá tước Pietranera. Nói cho đúng, bá tước là một người quý phái xứng đáng, rất đẹp trai, duy có nghèo từ đời cha chí đời con, và thất thế nhất là ông tin cuồng nhiệt những tư tưởng mới. Pietranera là thiếu úy trong quân đoàn người Ý, điều đó càng khiến cho hầu tước thêm thất vọng.
Sau hai năm cuồng nhiệt và sung sướng đó thì viện Đốc chính Paris[16] muốn làm ra vẻ những bá chủ đã vững ngôi, bộc lộ mối thù không đội trời chung đối với tất cả những gì vượt lên trên tầm thường, thấp kém. Các tướng lính ngu xuẩn mà họ phái đến chỉ huy đạo quân ở Ýbị thua liên tiếp trong các trận giao tranh diễn ra ngay trên những đồng bằng vùng Vérone, nơi từng chứng kiến các chiến thắng D’Arcole và Lonato kỳ diệu. Quân Áo tiến đến gần Milan. Trung úy Robert, bây giờ là thiếu tá, bị thương ở trận Cassano, đến nghỉ lần cuối cùng tại nhà người bạn gái của mình, hầu tước phu nhân Del Dongo. Phút chia tay thật là buồn bã, Robert cùng đi với bá tước Pietranera, bá tước đi theo quân đội Pháp khi họ rút lui về Novi. Còn nữ bá tước xuân xanh mơn mởn, vì ông anh không giao phần gia tài của bà cho bà, cho nên ngồi trên một chiếc xe bò mà đi theo quân đội.
Thế là một thời kỳ phản động và hồi cựu bắt đầu. Người Milan gọi giai đoạn này là thời mười ba tháng, vì quả vậy, hồng phúc của họ xui nên cái giai đoạn quay về ngu độn chỉ thu gọn trong mười ba tháng thôi, nghĩa là đến tận Marengo[17]. Tất cả mọi thứ già cỗi, tím mộ, ủ dột trở về đứng đầu mọi ngành và nắm quyền bính xã hội. Chẳng bao lâu những kẻ trung thành với cựu thuyết rêu rao trong các thôn xómlà Napoléon đã bị bọn kiêu binh Ai Cập treo cổ. “Như thế là đáng đời hắn về nhiều phương diện”.
Trong số những kẻ xưa kia hờn mát lui về trang ấp, nay trở về háo hức báo thủ trả oán, thì hầu tước Del Dongo đặc biệt cuồng nhiệt. Vì cực đoan, dĩ nhiên ông phải trở nên thủ lĩnh của đảng, các ngài ấy cũng là người tử tế khi họ không sợ sệt, nhưng họ luôn luôn run sợ, cho nên đã tìm cách lung lạc viên tướng Áo, ông này là người khá tốt, song họ thuyết phục ông ta rằng nghiêm khắc mới là chính trị cao, cho nên ông đã bắt một trăm năm mươi nhà yêu nước, tinh hoa của đất nước Ý lúc bấy giờ. Không chậm trễ, người ta đày các nhà yêu nước ấy đến vùng Vịnh Cattaro. Bị nhốt vào những hang ngầm, sự ẩm ướt, nhất là sự đói khát đã thanh toán nhanh chóng và chắc chắn những tên “bất lương” ấy.
Hầu tước Del Dongo nhận một chức vụ lớn. Keo kiệt một cách bẩn thỉu, lại có lắmnhững đức tính cao quý khác, ông khoe công khai là ông không gửi một xu nhỏ nào cho cô emgái nữ bá tước Pietranera, vẫn cứ yêu chồng một cách say mê, nàng không muốn xa chồng và đành chia cảnh đói khát với chồng trên đất Pháp. Hầu tước phu nhân tốt bụng lấy làm thất vọng. Cuối cùng phu nhân đánh cắp vài hạt kim cương nhỏ trong hộp nữ trang của bà mà mỗi buổi tối ngài hầu tước đòi lại để cất dưới giường, trong một két sắt. Lấy chồng, bà hầu tước mang về cho hầu tước tám mươi vạn francs hồi môn, để rồi nhận từ tay chồng mỗi tháng tám vạn francs tiền túi để chi tiêu về việc riêng. Thời gian mười ba tháng mà quân Pháp rời bỏ Milan, người phụ nữ rụt rè đó viện cớ này cớ khác để chỉ mặc toàn đồ đen.
Chúng tôi thú nhận đã noi gương nhiều tác giả nghiêm trang, bắt đầu câu chuyện về nhân vật chính của mình một năm trước khi người ấy sinh. Thật vậy, nhân vật chính yếu ấy là Fabrice Valserra, tiểu hầu Del Dongo như người Milan thường gọi. Chú bé chịu khó ra đời ngay đúng lúc quân Pháp bị đuổi đi. Tình cờ làm sao mà chú lại sinh vào cửa ngài hầu tước Del Dongo đại thế phiệt, làm con trai của con người có cái mặt to và tái nhợt, nụ cười giả dối và lòng cămthù đáo để những tư tưởng mới, như các bạn đã biết.
Gia tư của nhà ấy đã được sang tên tất cho người trưởng nam, Ascanio Del Dongo, giống cha như đúc. Hắn vừa lên tám và Fabrice lên hai thì thình lình tướng Bonaparte từ đỉnh Saint Bernard kéo xuống, cái ông tướng mà tất cả những ngườisang trọng đều tưởng bị treo cổ từ lâu. Ông tướng ấy vào thành Milan. Cũng lại là giờ phút hiếmcó trong lịch sử nữa, các bạn hãy tưởng tượng xemcả một dân tộc say đắm ông như điên dại! Mấy hôm sau, ông thắng trận Marengo. Rồi thế nào nữa thì không cần phải nói. Người Milan say sưa hết chỗ nói. Nhưng lần này trong say sưa có ý đồ trả đũa. Người ta đã tập cho đámdân chúng chất phác ở đây biết thù hằn mà!
Ít lâu sau, những người yêu nước còn sống sót ở vịnh Cattaro trở về. Việc hồi hương của họ được tổ chức như một lễ quốc khánh. Gương mặt xanh xao, đôi mắt mở to ngơ ngác, tay chân khẳng khiu của họ trông quá ngược ngạo với niềm vui mừng sôi nổi khắp nơi. Họ về thì những gia đình có vết tích lại ra đi. Hầu tước Del Dongo là một trong những kẻ đầu tiên chạy trốn, ông ta trốn về lâu đài Grianta của mình. Gia trưởng các vọng tộc thì thù hằn và sợ hãi như vậy, còn vợ và con gái họ thì vẫn nhớ những thú vui khi quân Pháp đến lần trước, họ không đành rời bỏ Milan và luyến tiếc những buổi khiêu vũ biết bao vui vẻ. Liền ngay sau trận Marengo, các cuộc khiêu vũ được tổ chức lại ở Vũ viện.
Sau trận chiến thắng chỉ mấy hôm, vị tướng Pháp trông coi việc trị an ở Lombards nhận thấy tất cả những tá điền của bọn quý tộc cũng như tất cả những bà lão nông thôn đều chẳng còn nghĩ gì đến cái chiến công lạ lùng đó, cái chiến công đã thu phục mười ba thành trì trong một hôm và thay đổi vận mệnh nước Ý. Họ mải băn khoản về lời tiên tri của thánh Giovita, vị thánh đỡ đầu thứ nhất của thành phố Brescia. Tiếng nói thiêng liêng đó báo trước là sự thịnh vượng của người Pháp và của Napoléon sẽ chấm dứt đúng mười ba tuần lễ sau trận Marengo, Ta có thể lượng thứ phần nào cho hầu tước Del Dongo và tất cả bọn quý tộc bất hợp tác ở nông thôn vì họ thực sự tin lời tiên tri ấy và không đóng kịch tí nào. Cái bọn ấy cả đời không đọc hết bốn cuốn sách! Cuối thời hạn mười ba tuần kia, chúng công khai thu xếp hồi cư. Thế nhưng thời gian càng trôi qua càng ghi thêm nhiều chiến công mới của nước Pháp, về Paris, Napoléon đã cứu cuộc cách mạng ở trong nước bằng những sắc lệnh khôn ngoan, cũng như ông đã cứu nó khỏi bị bọn nước ngoài bóp chết, bằng chiến
thắng Marengo. Tức thời bọn quý tộc Lombards trốn trong các lâu đài của chúng thấy rằng trước kia chúng hiểu sai lời tiên tri của thánh đỡ đầu thành Brescia, không phải mười ba tuần lễ, mà là mười ba tháng. Rồi mười ba tháng cũng trôi qua mà nước Pháp thì có vẻ như ngày càng cường thịnh.
Chúng ta hãy lướt nhanh trên quãng mười năm thịnh đạt và hạnh phúc từ 1800 đến 1810. Những năm đầu Fabrice sống ở lâu đài Grianta. Cùng với bọn trẻ nhà quê, chú bé đấm đá ra trò và bị đấm đá cũng gớm. Chú chả học hành gì cả, đến cả tập đọc cũng không, về sau người ta gửi chú đến trường của Dòng Tên tại Milan. Ông bố buộc người ta dạy chữ La tinh cho chú không phải cái thứ La tinh của các tác giả xa xưa cứ luôn luôn nói đến các nước cộng hòa, mà cái thứ La tinh trong một cuốn sách to đẹp, có hơn trăm tranh khác của những nghệ sĩ thế kỷ XVI. Đó là gia phả của họ Valserra, hầu tước Del Dongo, viết bằng chữ La tinh, do Fabrice Del Dongo, tổng giám mục thành Parme xuất bản năm 1650. Họ Valserra hiển đạt chủ yếu là do vũ công, cho nên các tranh minh họa vô số trận chiến đấu, trong đó luôn luôn có một anh hùng mạnh tên họ Valserra vung gươm đánh những miếng kiêu dũng. Chú bé Fabrice rất thích sách ấy. Yêu quý chiều chuộng chú, mẹ chú thỉnh thoảng xin phép đến Milan thămchú. Nhưng ông chồng không bao giờ chi tiền cho bà đi, cho nên bà em chồng đáng mến, bà bá tước Pietranera vui lòng cho vay. Sau khi quân Pháp trở lại thì nữ bá tước trở thành một trong những mệnh phụ sắc sảo nhất giữa triều đình hoàng thân Eugène[18] phó vương.
Khi Fabrice đã làm lễ thụ thánh thể thứ nhất thì bà mẹ xin được phép ông hầu tước, vẫn đang lưu vong tự nguyện, cho chú bé thỉnh thoảng ra khỏi trường. Bà nhận thấy chú kháu khỉnh, không đến nỗi làm mất vẻ mỹ quan của phòng khách một người đàn bà được quý chuộng ngoài ra, dốt không xiết kể, chỉ tạmtạmbiết viết thôi. Bá tước phu nhân làmviệc gì cũng rất nhiệt tình, bà hứa sẽ che chở cho ông hiệu trưởng nếu cháu bà tiến bộ vượt bậc và cuối năm được nhiều phần thưởng. Để tạo điều kiện cho cháu được khen thưởng, cứ chiều thứ bảy mỗi tuần, bà cho người đến lĩnh chú bé ra và nhiều khi đến thứ tư hoặc thứ nămmới trả về cho các thầy giáo.
Các cha cố Dòng Tên được hoàng thân phó vương yêu thương trìu mến. Nhưng luật lệ vương quốc Ýkhông chấp nhận họ, cho nên cha hiệu trưởng, vốn là người khôn khéo, cảmthấy tất cả cái lợi thế có thể khai thác trong việc giao thiệp với một người phụ nữ quyền uy vô thượng ở chốn cung đình. Cha tránh không phàn nàn gì về những ngày khiếm diện của Fabrice. Còn chú bé thì vẫn dốt nát hơn bao giờ hết, nhưng cuối năm nhận được năm phần thưởng đầu lớp. Thỏa mãn về khoản ấy, bá tước phu nhân Pietranera lộng lẫy đến dự lễ phát phần thưởng ở nhà trường Dòng Tên. Cùng đi với bà có chồng bà, tư lệnh trưởng một sư đoàn cấm vệ quân, và năm sáu nhân vật cao cấp nhất ở triều đình phó vương. Cha hiệu trưởng được cấp trên ban khen.
Nữ bá tước mang cháu đi dự tất cả những ngày khánh tiết rực rõ đánh dấu triều đại quá ngắn ngủi của hoàng thân Eugène đáng yêu. Bà dùng uy thế của bà vận động cho chú bé được tuyển phong sĩ quan kỵ binh và mười hai tuổi chú đã mặc bộ quân phục đó. Nữ bá tước một hôm say sưa với dáng điệu tuấn nhã của Fabrice bèn xin cho chú làm thị đồng của hoàng thân, như thế có nghĩa là họ Del Dongo quy phục triều đại mới. Ngày hôm sau, bà lạí phải tận dụng uy tín của mình để làm cho phó vương vui lòng bỏ qua điều thỉnh cầu ấy. Nói cho đúng thì chỉ cần xin bố Fabrice đồng ý là xong, nhưng cũng rõ ràng là ông ta sẽ bác khước và làm toáng lên. Hành động ngông cuồng đó của bà em làm cho ông hầu tước bất hợp tác rùng mình, ông kiếm cớ bắt Fabrice trở về Grianta. Bá tước phu nhân khinh
bỉ người anh của mình hết chỗ nói. Bà cho ông ta là một thằng ngốc chán ngắt, một kẻ tàn ác nếu có điều kiện. Nhưng bởisay mê Fabrice, và sau mười nămkhông quan hệ với anh, bà viết thư cho hầu tước đòi trả cháu bà cho bà. Thư đi không có thư lại.
Cái lâu đài Grianta kiêu hùng ấy ngày xưa do những ông tổ hiếu chiến nhất của Fabrice xây dựng. Khi trở về đấy, chú bé chẳng biết gì cả ngoài việc luyện tập gươm súng và cưỡi ngựa. Bá tước Pietranera cũng say chú bé như vợ và thường cũng đã cho chú cưỡi ngựa đi dự các cuộc duyệt binh, diễu binh.
Fabrice về lâu đài Grianta mắt còn mọng đỏ vì đã khóc nhiều khi rời phòng khách của bà cô, chú chỉ được mẹ và các chị em chú say sưa ve vuốt. Còn ông bố thì mãi ngồi trong buồng kín với người con trưởng, tiểu hầu Ascanio. Bố con họ bận làm những bức thư mật mã được vinh dự gửi đi Viên. Họ chỉ ra mặt lúc cơm nước. Hầu tước cố ý nói đi nói lại cho mọi người nghe là ông ta phải tập cho người thừa kế làm sổ sách hợp thức về những hoa lợi của mỗi trang ấp của mình. Thực ra hầu tước rất giữ gìn quyền lực của mình cho nên có nói những điều ấy với con bao giờ đâu. Chẳng qua ông dùng con chuyển thành mật mã những bức thư dài mười lăm hai mươi trang mà mỗi tuần hai ba lần ông, cho đưa sang Thụy Sĩ, để cho người ta gửi về Viên. Hầu tước có tham vọng báo cáo cho các vương chủ chính thống của mình biết nội tình vương quốc Ýmà bản thân ông cũng chẳng nắm được chút nào. Tuy nhiên thư từ của ông rất được hoan nghênh, vì lẽ thế này: Hầu tước bảo một tên tay sai tin cẩn của mình rình trên đường thiên lý, hễ thấy một trung đoàn Pháp hay Ý nào hành quân đổi cứ điểm thì đếm quân số, rồi ông báo cáo về triều đình Viên, lúc kê báo ông đã cẩn thận rút bớt già dặn một phần tư. Những báo cáo buồn cười ấy có ưu điểm là “đính chính” những báo cáo trung thực hơn, và nó được người ta ưa thích. Bởi thế, trước khi Fabrice đến lâu đài, hầu tước đã được tặng thưởng một huân chương nổi tiếng. Và đó cũng là huân chương thứ năm trang trí bộ phẩm phục thị thần của ông. Nói cho đúng ông cũng phiền, vì không dám đóng bộ phẩm phục ấy đi ra khỏi buồng. Được cái là không bao giờ ông chịu đọc một bức điện nếu không chỉnh tề áo mão, ngù treo đủ nămhuân chương. Nếu không làmthế, ông cho là bất kính.
Hầu tước phu nhân say sưa với phong thái tuấn nhã của cậu con trai. Bà vẫn giữ thói quen mỗi năm hai ba lần viết thư cho tướng A… bá tước, danh vị hiện nay của trung úy Robert xưa kia. Bà nói dối những người mình yêu là ghê tởm, cho nên để nói về Fabrice với Robert, bà hỏi han con và lấy làmkinh hoàng về sự dốt nát của nó.
Bà tự nhủ: “Mình chẳng biết gì mà cũng thấy con dốt huống hồ Robert. Robert thông thái như thế chắc phải cho việc giáo dục của nó hỏng bét, thế mà đời nay thì lại cần có tài trí”. Một đặc điểmnữa khiến bà không kémkinh ngạc là Fabrice tin một cách mù quáng tất cả những điều về tín ngưỡng mà các thầy Dòng Tên dạy cho nó. Sự cuồng tín của chú bé làm cho bà rùng mình mặc dù bà rất ngoan đạo. “Giá ông hầu tước mà tinh ý, dùng điều này làm phương tiện lung lạc thì ông ta sẽ chiếm đoạt lòng yêu thương của con mình mất“. Bà khóc rất nhiều và tình thương con của bà lại càng nồng nhiệt hơn.
Cuộc sống diễn ra rất buồn bã ở trong lâu đài có ba bốn mươi gia bộc đó. Bởi vậy cả ngày Fabrice cứ đi săn bắn hoặc là bơi thuyền trên mặt hồ. Chú kết thân khá nhanh với những người đánh xe và giữ ngựa. Tất cả đều say sưa ủng hộ người Pháp và chế giễu ra mặt những tên hầu phòng ngoan đạo phục vụ trực tiếp hầu tước hay người con trưởng. Đề mục châm biếm chủ yếu chĩa vào nhân vật trịnh trọng ấy là việc chúng học đòi các ông chủ, dùng phấn.
CHƯƠNG II
Khi màn đêmxuống che mờ đôi mắt biết tương lai, nhìn trời tôi ngẩng mặt nơi đây,
Chúa đã ghi chép rành rành nghiệp duyên và số kiếp của mỗisinh linh.
Bởi khi nhìn xuống một con người, từ trên cao thẳm.
Đôi khi Chúa động lòng, chỉ đường đi cho hắn.
Và dùng làmvăn tự các đầu tinh
Để báo trước cho chúng ta điều dữ, điều lành.
Nhưng loài người mang nặng đất đen và chết chóc coi thường văn bản kia, chẳng bao giờ chịu đọc.
Ronsard[19]
Ông hầu tước tỏ ra thù hằn hết mức mọi thứ ánh sáng trí tuệ: “Chính các lý thuyết đã làm mất nước Ý ta”, ông nói vậy. Ông lúng túng không biết cách nào dung hòa nỗi kinh tởm thiêng liêng của mình đối với học vấn và niềm mong muốn được thấy việc đào tạo con mình hoàn thành, việc đào tạo này đã bắt đầu có kết quả rực rỡ nhờ các cha Dòng Tên.
Để đỡ lo ngại, ông giao cho ông abbé[20] Blanès đôn hậu, cha xứ ở Grianta, tiếp tục dạy La tinh cho Fabrice. Muốn thế thì bản thân cha phải biết thứ tiếng ấy. Khốn nỗi, cha lại khinh nó! Vốn La tinh của cha vẻn vẹn đủ để đọc thuộc lòng các bài kinh trong buổi hành lễ và giảng nghĩa tàm tạm cho con chiên. Dù vậy nhân dân trong tổng vẫn kính phục cha, hơn nữa sợ cha. Trước sau cha vẫn luôn luôn nói rằng lời tiên tri của thánh Giovita sẽ thực hiện không phải trong thời gian mười ba tuần lễ, cũng không phải mười ba tháng. Khi cha nói với những người bạn tín cẩn, thì cha thêm rằng nếu thiên cơ có thể tiết lậu, thì cách giải thích con số mười ba đó có thể làm cho nhiều người kinh ngạc (1813).
Sự thật thì con người lương thiện và đạo đức như một người cổ sơ, lại thông minh đó, ông abbé Blanès, đêm hôm thức suốt trên gác chuông của mình, ông ta mê khoa chiêm tinh. Cả ngày ông tính toán vị trí và giao điểm của tinh tú, đến đêm, ông thức hầu trọn để theo dõi chúng ở trên trời. Vì nghèo, ông không có khí cụ gì ngoài một chiếc kính thiên lý mà ống kính làm bằng bìa. Một con người suốt đời chỉ lo khám phá ngày tháng diệt vong nhất định của các triều đại, ngày tháng bụng no của các cuộc cách mạng làm thay đổi bộ mặt quả đất, một con người như thế ai cũng đoán biết là tất phải coi thường việc học ngôn ngữ đến dường nào. Ông nói với Fabrice: “Ta có biết gì hơn về con ngựa từ khi họ dạy cho ta tiếng La tinh gọi con ngựa là equus?”
Nông dân kiêng nể linh mục Blanès như một đại pháp sư, nhờ ông miệt mài trên gác chuông khiến họ sợ, cho nên ông răn họ khỏi ăn cắp. Những bạn đồng nghiệp của ông làm cha xứ các địa phận lân cận ghét ông vì ganh tị ảnh hưởng của ông, hầu tước Del Dongo thì khinh ông ra mặt, bởi nghĩ rằng con người hèn hạ ấy mà thuyết lý như thế thì quá nhiều! Fabrice sùng bái ông để được lòng ông, nhiều khi chú bé bỏ cả buổi tối để cộng cộng, nhân nhân với những con số rất lớn. Rồi chú leo lên gác chuông, đó là một đặc ân mà linh mục chẳng ban cho ai ngoài chú ta. Ông quý mến Fabrice vì tính ngây thơ của chú. “Nếu cháu không trở thành giả dối", ông nói với chú như vậy, “thì có lẽ cháu sẽ là một con người”.
Bạo gan và say sưa trong các trò chơi, mỗi năm hai ba lần Fabrice suýt chết đuối trong hồ. Chú là thủ lĩnh trong những cuộc viễn chinh lớn của lũ trẻ con nông dân vùng Grianta và Cadenabia. Bọn trẻ ấy kiếm đâu ra mấy chiếc chìa khóa nhỏ, chờ đêm xuống hẳn, cố mở khóa những dây xích sắt buộc thuyền vào một hòn đá to hoặc một gốc cây ở cạnh bờ, cần biết là những người đánh cá trên hồ Côme dùng kỹ thuật riêng, đặt dây câu ngầm ở cách bờ rất xa. Đầu trên dây dính vào một mảnh ván nhỏ có kẹp bấc phao, một cần con rất dẻo được tra vào mảnh ván đó, cần này mang cái chuông nhỏ, chuông reo lên khi cá mắc câu giẫy giụa làmrung động dây câu.
Mục đích lớn lao của những cuộc viễn chinh ban đêm, mà Fabrice là chỉ huy, là đi thăm dò những dây câu ngầm trước khi các người đánh cá nghe chuông báo động. Chúng chọn những đêm giông gió và để đi vào cuộc phiêu lưu, chúng xuống thuyền một tiếng đồng hồ trước bình minh. Khi bước lên thuyền, các chú bé tưởng tượng lao vào những nguy hiểm không bờ bến và đó chính là khía cạnh đẹp đẽ trong hành vi của các chú và theo gương cha chú, lũ trẻ ấy kính cẩn đọc kinh cầu nguyện Ave Maria[21].
Nhiều bận, sau khi cầu nguyện, lúc sắp xô thuyền ra thì Fabrice chú ý đến một điềmtrời: Đó là kết quá việc nghiên cứu thiên văn của ông abbé Blanès mà Fabrice rút ra được, tuy chú không tin những lời tiên đoán của ông bạn già. Theo trí tưởng tượng non trẻ của chú, cái điềm đó báo chắc thành công hoặc thất bại. Vì chú có tính quyết đoán hơn tất cả bọn, cho nên dần dần cả bọn cũng trở nên quen tin điềmtrời, lúc sắp ra đi mà nhìn thấy một ông cố đạo trên bờ hoặc là một con quạ bay về phía tay trái của mình, thì chúng vội vã khóa xích lại và về nhà ngủ tiếp. Như vậy là cha xứ Blanès không truyền được cái môn học khá phức tạp của mình cho Fabrice, nhưng đã vô tình tiêmchủng cho chú một niềmtin tưởng không giới hạn vào những điềmtrời báo trước tương lai.
Hầu tước cảm thấy nếu có một sự biến nào xảy đến cho việc trao đổi thư tín mật mã của ông thì ông sẽ bị bà em làm tình làm tội. Bởi vậy mỗi năm, vào lễ tiết nữ thánh Sainte Angela, cũng là lễ sinh nhật của nữ bá tước Pietranera, Fabrice được phép đi Milan chơi támhôm. Để rồi suốt năm chú sống trong niềm hy vọng và nỗi luyến tiếc về tám ngày ấy. Trong dịp trọng đại phái con đi công cán chính trị đó, ông hầu tước cho chú bốn đồng écu và theo lệ thường không đưa gì hết cho bà vợ mang con đi. Tuy nhiên, tối hômtrước, một người nấu bếp, sáu gia bộc và một anh đánh xe đã đi Côme, cho nên mỗi ngày, bà hầu tước có một cỗ xe ngựa để sử dụng và một bàn tiệc mười hai chỗ ngồi.
Cái cảnh sống rỗi đời như vậy rõ ràng là không vui thú gì, nhưng nó được cái lợi là làm giàu lên mãi những gia đình có thiện ý sống theo lối ấy. Ông hầu tước thu hai trăm nghìn francs lợi tức đồng niên mà tiêu không hết một phần tư số đó. Ông sống về hy vọng. Trong quãng mười ba năm từ 1800 đến 1813, ông luôn luôn tin và tin chắc là Napoléon sẽ bị lật đổ trong vòng sáu tháng. Hãy đoán xem nỗi hào
hứng của ông khi đầu năm 1813, ông nghe tin những thảm họa ở sông Bérésina[22]. Việc Paris thất thủ và Napoléon sụp đổ[23] suýt làm cho ông loạn óc, lúc ấy ông có những lời lẽ hết sức thóa mạ đối với vợ và em gái. Cuối cùng, sau mười bốn năm trông đợi, ông vui mừng không xiết, kể khi được thấy quân Áo trở về Milan. Theo mệnh lệnh từ Viên, viên tướng Áo tiếp hầu tước Del Dongo trân trọng gần như kính trọng, người ta vội vàng mời ông giữ một chức vụ hàng đầu trong chính quyền, và ông nhận chức như nhận một món ân trả nghĩa đền. Người con trưởng của ông được bổ dụng trung úy trong một trung đoàn loại ưu tú nhất của vương quốc, nhưng người em thì lại chẳng bao giờ chịu nhận chân tân binh quý tộc mà người ta định ban cho chú.
Hầu tước hưởng thụ cảnh đắc thế đó một cách kiêu căng hiếm có, nhưng vinh chỉ được mấy tháng rồi tiếp theo là nhục. Ông không hề có tài kinh luân và mười bốn năm sống ở nơi quê mùa giữa bọn tôi tớ, viên chưởng khế và ông thầy thuốc, cộng với tính cáu kỉnh của tuổi già đã đến, khiến cho ông thành một kẻ hoàn toàn bất tài bất lực. Thế mà ở đất nước Áo thì không thể nào giữ mãi một chức vụ quan trọng nếu không có loại tài năng mà cách cai trị ở cái vương quốc nghìn xưa này đòi hỏi, cách cai trị chậm chạp và rắc rối nhưng có nề nếp khá hợp lý. Những lầm lẫn của ngài hầu tước Del Dongo khiến bọn thuộc hạ bái phục, hơn nữa làm trở ngại công việc chung. Những lời lẽ bảo hoàng cực đoan của ông làm cho dân chúng bực tức, trong khi bề trên lại muốn cho họ mê ngủ và thờ ơ. Một hôm, hầu tước được cho biết là đức Hoàng đế đã vui lòng chấp nhận việc từ chức của ông, đồng thời cử ông làm đệ nhị quản lý hoàng gia liên vương quốc Lombardo Vénitien .
Hầu tước lấy làm phẫn uất về nỗi bất công thậm tệ mà ông là nạn nhân, ông nhờ người bạn in một bức thư ngỏ, mặc dù ông hết sức ghét quyền tự do báo chí. Cuối cùng ông dâng thư lên hoàng đế tâu trình rằng các ông bộ trưởng đã phản ngài và chỉ là những tên Jacobins[24]. Làmxong những việc đó, ông buồn bã trở về lâu dài Grianta.
Rồi hầu tước cũng có được một niềm an ủi. Sau khi Napoléon sụp đổ, một số nhân vật có quyền thế ở Milan sai người đánh chết bá tước Prina ngoài đường phố, bá tước nguyên thủ tướng của quốc vương Ý, là một người tài đức bậc nhất. Bá tước Pietranera liều mình cứu thủ tướng, nhưng thủ tướng bị bọn sát nhân dùng cán ô giết chết sau năm tiếng đồng hồ liền bị hành hạ tàn nhẫn. Có một linh mục có thể cứu bá tước Prina nếu như y chịu mở cổng sắt nhà thờ San Giovanni, bọn sát nhân đã lôi bá tước đến đó, hơn thế, đã bỏ ông nằm trong rãnh nước giữa đường một lúc. Nhưng y đã cười chế nhạo và không mở cổng. Ylà cha rửa tội cho hầu tước Del Dongo. Sáu tháng sau vụ này, hầu tước can thiệp xin cho linh mục thăng chức cao và hầu tước được đắc ý.
Hầu tước căm thù người em rể, bá tước Pietranera. Không có đến năm mươi[25] lợi tức, bá tước dắm sắng thoải mái, vui vẻ, lại dám trung thành với những tư tưởng mà ông suốt đời yêu quý, ông cũng ngạo mạn ca ngợi cái tư tưởng công lý không cần đến uy thế của ai, điều mà hầu tước cho là một thứ chủ nghĩa Jacobins nhục nhã.
Bá tước không chịu phục vụ trong quân đội Áo. Người ta nêu việc đó ra và mấy tháng sau cái chết của Prina, những nhân vật đã thuê tiền bọn sát nhân lại làmcho tướng Pietranera bị hạ ngục. Thấy vậy, nữ bá tước, vợ ông, lấy hộ chiếu và xin ngựa trạmđi Viên để tâu bầy sự thật với hoàng đế. Bọn giết người đâm sợ và một tên trong bọn, có họ với bà Pietranera, vào giữa đêm, đúng một tiếng đồng hồ trước giờ phút bà định khởi hành, đã đến đưa cho bà lệnh phóng thích bá tước. Ngày hôm sau, viên tướng Áo cho mời bá tước Pietranera
đến, tiếp ông một cách hết sức trân trọng và hứa hẹn với ông sẽ giải quyết phụ cấp hưu trí của ông theo cách có lợi nhất. Tướng Bubna trung hậu, vốn là người thông minh và can đảmcó vẻ xấu hổ về vụ ámsát Prina và việc bỏ tù bá tước.
Sau cơn bão tố tránh được nhờ tính cương nghị của nữ bá tước, hai vợ chồng sống đắp đổi trên khoản phụ cấp hưu trí mà họ được lĩnh khá sớmnhờ sự gửi gắmcủa tướng Bubna.
May sao là từ năm sáu năm nay, nữ bá tước chơi thân với một thanh niên rất giầu, cũng là bạn thân của bá tước. Người bạn đó để cho vợ chồng bá tước sử dụng những con ngựa kéo xe giống Anh đẹp nhất ở thành Milan, cùng với buồng lô ở nhà hát Scala và tòa lâu đài của anh ta ở thôn quê.
Nhưng bá tước có ý thức về lòng dũng cảm của mình lại có tâm hồn lớn lao, hào hiệp, ông dễ nổi nóng và khi nổi nóng thì nói năng sốc nổi. Một hômđisăn bắn với một bọn thanh niên, một tên trong bọn trước đây chiến đấu dưới ngọn cờ đối lập, nổi lên đùa cợt về lòng dũng cảm của những quân nhân nước cộng hòa Bắc Ý[26] bá tước tát nó, tức thời một cuộc đấu danh dự xảy ra, và chỉ có một mình giữa bọn chúng, bá tước bị giết. Người ta dị nghị nhiều về cách đấu này, và bọn thamgia thấy cần phải du lịch sang Thụy Sĩ,
Cái thứ can đảm buồn cười có tên là nhẫn nhục, cái can đảm của một thằng ngu chịu để cho người ta treo cổ mà không phản kháng, cái thứ can đảmấy không phải là món sở trường của nữ bá tước.
Phẫn nộ về cái chết của chồng, bà muốn cho Limercati, chàng thanh niên giàu có ấy, bạn thân của chồng bà, cũng cao hứng đi sang Thụy Sĩ và lẩy một phát súng vào ngực tên sát nhân, hoặc đánh hắn một tát tai.
Limercati cho rằng điều dự định kia quá đỗi lố bịch, còn bà bá tước thì nhận thấy ở bà lòng khinh bỉ đã giết chết sự yêu thương. Bà ân cần với Limercati bội phần hơn trước, bà muốn khơi dậy tình yêu trong lòng hắn, rồi sau đó bỏ mặc hắn tuyệt vọng. Để cho người Pháp hiểu cáí kế hoạch phục thù này, tôi thấy cần nói ở Milan xa xôi, người ta hãy còn thất vọng vì tình. Bá tước phu nhân mặc tang phục bỏ xa tất cả những phụ nữ tranh đua với bà về nhan sắc, bà làm đỏm làm duyên với những chàng trai có địa vị xã hội cao sang nhất. Một trong số đó, bá tước N, đâmra say mê bà như điếu đổ, ông thường nói đối với một thiếu phụ thông minh như nữ bá tước, Limercati có hơi nặng nề, hơi gỗ một chút. Rồi nữ bá tước viết cho Limercati:
“Ông có muốn có một lần xử sự như một người thông minh không? Ông hãy cứ làmnhư không hề quen biết tôi. Có lẽ có khinh bỉ ông đôi tí, tôi vẫn là người tôi tớ hèn mọn của ông.
Gina Pietranera”.
Đọc xong mảnh thư ấy, Limercati lui về một trong những lâu đài của hắn. Mối tình của hắn bốc lửa, hắn hóa rồ và đe sẽ tự sát, nhưng
việc tự sát không xảy ra bao giờ ở những đất nước mà người ta tin là có địa ngục.
Về đến lâu đài, sáng hôm sau hắn viết cho nữ bá tước một bức thư xin kết hôn và dâng cho bà số lợi tức đồng niên hai trăm nghìn francs của hắn. Bà bảo chú đầy tớ của bá tước N đưa bức thư chưa mở đến trả hắn. Sau việc này, Limercati ở liền ba nămở trang ấp, cứ hai tháng mới về Milan một lần, nhưng không bao giờ có can đảmlưu lại. Hắn than thở mãi về mối u tình của hắn và kể lể có chi tiết những ân huệ đã được bá tước phu nhân ban cho, khiến bạn bè chán ngắt. Lúc đầu hắn thường nói thêmrằng đi lại với bá tước N thì nữ bá tước chỉ có hư hỏng và mang tiếng mà thôi.
Thực ra thì bà bá tước Pietranera chẳng yêu thương gì bá tước N và đó là điều bà nói trắng ra với ông ta, khi đã biết chắc Limercati đau đớn, thất vọng. Bá tước vốn thạo đời, yêu cầu nữ bá tước đừng nói ra ngoài cái sự thật đáng buồn mà bà vừa cho ông ta biết. Ông nói thêm:
“Nếu phu nhân rộng lượng cứ tiếp tục tiếp tôi với tất cả những chiếu cố bên ngoài đối với một tình nhân đương vị, thì có lẽ tôi sẽ kiếmđược một chức vụ khả quan”.
Nghe lời tuyên bố oanh liệt đó, nữ bá tước đâmngán những ngựa xe, buồng lô kịch viện của bá tước N.
Nhưng đã từ mười lăm năm nay, phu nhân quen sống cuộc đời sang trọng nhất. Bây giờ bà phải giải bài tính khó giải, nói cho đúng bất khả giải đáp này là sống ở Milan với số trợ cấp mười lăm nghìn francs. Bà rời bỏ tòa lâu đài của bà, thuê hai buồng ở tầng gác năm, cho nô bộc về tất, kể cả cô hầu phòng, và mướn một bà già nấu ăn thay thế. Sự hy sinh ấy thực ra không đến nỗi dũng cảm và cực nhọc như người Pháp chúng ta tưởng, ở Milan, nghèo nàn không phải là lố bịch xấu xa, do đó không trở thành nỗi bất hạnh ghê gớm nhất đối với những con người hay lo sợ. Bà bá tước sống được mấy tháng trong cảnh nghèo khó kiêu hãnh ấy. Thư của Limercati bay đến tới tấp, cả thư của bá tước N, ông này cũng xin lấy nữ bá tước. Nhưng hầu tước Del Dongo, bình thường keo kiệt một cách gớm ghiếc, đột nhiên nghĩ rằng bọn kẻ thù của ông có thể lấy làm đắc thắng về cảnh sống cùng khó của em gái ông. Ái chà! Một bà lớn dòng họ Del Dongo mà đến nước phảisống với khoản trợ cấp mà triều đình Viên trả cho những quả phụ các tướng tá của nó sao?
Hầu tước viết thư cho bà em báo là một gian phòng và một khoản trợ cấp phí xứng đáng với em gái ngài đang chờ ở lâu đài Grianta. Tâm hồn linh hoạt của nữ bá tước hào hứng chấp nhận lối sống mới mẻ này, hai mươi năm qua bà không sống ở tòa lâu đài cổ kính vươn lên nguy nga giữa những cây lật cổ thụ trồng từ đời họ Sforce. Bà tự nhủ: “Ở đấy ta sẽ tìm thấy sự yên tĩnh và ở tuổi ta, đó không phải là hạnh phúc hay sao? (Vì bà ba mươi mốt tuổi, bà tưởng đã đến lúc về vườn). Trên cảnh hồ tuyệt vời, nơi ta sinh trưởng, chung quy một cuộc sống sung sướng yên ổn đang chờ đón ta”.
Tôi không biết bà có nhầm không. Điều chắc chắn là con người nồng nhiệt vừa từ chối lẹ làng hai gia tài vô lượng đó đã mang hạnh phúc lại cho lâu đài Grianta. Hai cô cháu gái của bà vui mừng khôn xiết. Còn hầu tước phu nhân vừa ôm hôn bà em chồng, vừa bảo: “Thế này là cô mang trả lại cho chị những ngày tươi đẹp của tuổi xanh xuân. Mới hômqua, chị còn tưởng chị đã trămtuổi”.
Nữ bá tước đi với Fabrice thăm lại tất cả những cảnh trí mê hồn ở quanh lâu đài Grianta, những cảnh trí được khách khứa đã vô cùng ca ngợi! Biệt thự Melzi ở phía bên kia hồ đối diện với tòa lâu đài và làm tiêu điểm cho nó, phía trên khu rừng thiêng Sfondrata và đồi đất bướng bỉnh chia cắt mặt hồ thành hai nhánh, nhánh Côme lả lướt và nhánh Lecco nghiêm nghị. Đây là những cảnh trí duyên dáng và kỳ diệu không kém cảnh vịnh Naples nổi tiếng đẹp nhất thế giới. Nữ bá tước say sưa tìm thấy những kỷ niệm tuổi sơ xuân và so sánh với những cảm giác hiện tại. Bà tự bảo: “Hồ Côme không bị vây bọc bởi những đám đất trồng trọt lớn như ở hồ Gèneve, những đám đất rào kín và gieo trồng theo phương pháp tốt nhất, khiến ta phải nghĩ đến tiền bạc và kinh doanh, ở đây ta thấy lô nhô những đồi cao thấp không đồng đều, phủ những lùmcây mọc tự nhiên, không có bàn tay người quấy phá và buộc làmcho ra lợi tức.
Mấy ngọn đồi kia hình dáng thật là đẹp, chúng đổ xô về hồ theo những triền khá lạ mắt, đứng giữa mấy đồi ấy ta có thể giữ tất cả những ảo ảnh do các bức tranh Tasse và Arioste đã gợi nên. Cái gì cũng cao quý và trìu mến, cái gì cũng nói yêu thương, không có gì nhắc đến những xấu xa của xã hội văn minh.
Làng xóm lơ lửng ở lưng chừng đồi, khuất sau các cây to, và ở trên các ngọn cây, vòi vọi các tháp chuông có kiểu kiến trúc xinh xắn dễ ưa. Nếu có vài đámđất nhỏ nào chiều ngang chỉ nămmươi bước, chen đây đó giữa những lùmcây lật và cây anh đào hoang, thì cây cỏ ở đó mọc khỏe mạnh, thoải mái hơn những nơi khác, và trông rất vừa mắt. Trên đỉnh các ngọn đồi, có những amẩn tu mà ai cũng muốn ở, nơi xa sau các ngọn đồi, ta sẽ ngạc nhiên nhìn thấy các đỉnh núi Alpes quanh nămphủ tuyết, mà vẻ nghiêmnghị lạnh lùng khiến người ta nhớ đến những tai ương trong cuộc sống đủ để tận hưởng những giây phút hiện tại thần nhất là tiếng chuông xa xăm từ một thôn nhỏ khuất trong cây cối vọng đến xáo động tâm hồn, tiếng chuông lướt trên mặt nước làm giảm nhẹ âm vang, thoảng như một nỗi buồn man mác, lại như một niềm nhẫn nhục lâng lâng, và có vẻ như thỏ thẻ với ta “Năm tháng trôi đi, đừng có làm cao như thế trước cảnh hạnh phúc hiện tại, hãy lo mà hưởng nhanh lên!”.
Tiếng nói của những cảnh trí mê hồn không đâu sánh kịp đã đemtrả cho nữ bá tước tấmlòng xuân tuổi mườisáu ngày xưa. Bà không thể hiểu làmsao đã bỏ qua bao nămtháng không thăm lại cảnh hồ. Bà tự hỏi phải chăng hạnh phúc chỉ tìm thấy ở tuổi bắt đầu về già? Bà mua một chiếc xuồng, Fabrice hầu tước phu nhân và bà tự tay trang điểm, bởi vì họ không có tiền mặt để tiêu vào bất cứ việc gì, mặc dù lối sống của gia đình cực kỳ sang trọng. Từ khi thất sủng hầu tước Del Dongo càng tâng cảnh sống quyền quý xa hoa. Chẳng hạn muốn lấn chiếm mười bước đất về phía hồ, nơi có rặng cây tiêu huyền nổi tiếng ở kế cận làng Cadenabia, ông cho đắp một con đê mà dự toán lên đến tám mươi nghìn francs. Ở cuối đê có một nhà nguyện dựng theo kiểu vẽ của hầu tước Cagnola nổi tiếng, một nhà nguyện làm toàn bằng những phiến đá hoa cương rất to, trong nhà nguyện, nhà điêu khắc thời thượng Marchesi đã xây cho hầu tước một sinh phần trên đó có vô số điêu khắc minh họa các chiến tích của tổ tiên ngài.
Người anh cả Fabrice, tiểu hầu Ascagne muốn được đi dạo chơi với các phu nhân. Nhưng bà cô cứ rảy nước lên đầu tóc rắc phấn và ngày nào cũng có một lời đùa bỡn vẻ đạo mạo của hắn. Rốt cuộc rồi hắn đành rút lui để cho toán người vui vẻ đó đỡ phải nhìn thấy cái mặt to bự và nhợt nhạt của hắn giữa bọn họ, cái toán người khi có hắn thì chẳng dám làm gì sất. Họ nghĩ hắn là mật thám của cha hắn và cần phải vị nể cái ông bạo chúa nghiêmnghị, lúc nào cũng giận dữ từ khi bắt buộc phải từ chức.
Ascagne thề sẽ trả thù Fabrice.
Một cơn bão xảy đến đã gây nhiều nguy hiểm. Dù có rất ít tiền, họ cũng thù lao những bạn chèo thuyền một cách hào phóng để chúng đừng thóc mách với hầu tước, hầu tước đã bực nhiều rồi về việc họ dắt hai con gái ông đi theo. Họ lại gặp một cơn bão thứ hai. Trên mặt hồ xinh đẹp này, bão tố thường bất ngờ và dữ dội, những luồng gió mạnh đột ngột thổi ra từ hai hẻm núi đứng ngược chiều nhau và các luồng gió đó giằng co nhau trên mặt nước. Nữ bá tước muốn đổ bộ giữa bão tố và sấm sét, bà cho rằng được đứng trên một mỏm đá cô lập hẹp như một căn buồng thì bà sẽ được chứng kiến một cảnh tượng hiếm có, bà sẽ được sóng cuồng vây hãm và tấn công từ bốn mặt…. Nhưng từ thuyền nhảy ra, bà rơi tõm xuống nước. Fabrice nhảy theo cứu và cả hai bị sóng nước cuốn ra xa. Chết đuối hẳn không đẹp đẽ gì, nhưng sự việc này đã làmcho buồn tẻ phải hẫng đi mà lánh khỏi tòa lâu đài phong kiến kia.
Nữ bá tước say mê tính tình cổ sơ và khoa chiêm tinh của ông abbé Blanès. Tậu chiếc xuồng xong còn chút ít tiền, bà đem mua hú họa một kính thiên lý nhỏ. Tối tối, cùng với hai cô cháu gái và Fabrice, bà lén ngự trên sân thượng một tháp cổ của tòa lâu đài. Fabrice là nhà thông thái trong bọn. Họ sống qua những giờ phút vui vẻ, xa cách bọn thámbáo.
Phải công nhận là cũng có những hôm bá tước phu nhân chẳng chuyên vãn với ai, chìm đắm trong mơ mộng bà đi lại thơ thẩn dưới hàng cây giẻ cao vút, bà đủ thông minh để thấy rằng không trao đổi tâm sự với người ta thì cũng tẻ. Hôm sau bà lại nói cười như trước. Duyên cớ gây nên những cảmgiác đen tối cho tâmhồn ưa hoạt động đó là những lời thở than của bà chị dâu:
— Có lẽ đâu - bà hầu tước kêu lên - có lẽ đâu ta lại để phôi pha chút xuân thừa trong tòa lâu đài buồn thảmnầy! Trước khi nữ bá tước đến bà đâu có can đảmcó những luyến tiếc kiểu ấy!
Mùa đông 1814 sang 1815, họ sống như vậy. Dù nghèo túng, bà bá tước cũng có hai lần về Milan. Để xem vở ba lê kỳ tuyệt của Vigano, trình diễn tại nhà hát Scala, hầu tước không cản trở vợ đi với em gái. Nữ bá tước đi cùng để lĩnh qũy lương cấp tuất ít ỏi, và chính bà qủa phụ nghèo xơ của viên tướng cộng hòa lại cho hầu tước phu nhân Del Dongo giàu nứt đó vay mấy đồng bạc khổ. Những cuộc du ngoạn ấy rất vui thích, họ mời cơm mấy bạn cũ, họ cười đùa thực sự như trẻ con và khuây khỏa những nỗi cơ cực ở đời. Cảnh vui vẻ có tính cách, đầy nồng nhiệt và lắm những bất ngờ đó làm quên vẻ u buồn mà con mắt của ông hầu tước và người trưởng nam gieo rắc ở Grianta. Mới mườisáu tuổi Fabrice đã có vẻ là ông chủ nhà lắm.
Ngày 7 tháng ba năm 1815, hai phu nhân vừa đi một vòng Milan thú vị về được hai hôm. Họ đi dạo trên con đường trồng tiêu huyền xinh đẹp, con đường vừa được đắp kéo dài theo mép bờ hồ. Một chiếc thuyền xuất hiện, từ phía Côme đi lại và làm những dấu hiệu lạ lùng. Một tên tay chân của hầu tước nhảy lên đê: “Napoléon vừa đổ bộ lên vịnh Juyăng.
Châu Âu thật thà lấy làm ngạc nhiên về sự biến đó, còn hầu tước Del Dongo thì không. Ông viết cho hoàng đế Áo một bức thư nồng nhiệt, nguyện hiến dâng tài đức và nhiều triệu bạc để phụng sự nhà vua và lặp lại rằng các bộ trưởng của hoàng đế là những người
Jacobins thông đồng với bọn thủ lĩnh ở Paris.
Ngày 8 tháng ba, lúc sáu giờ hầu tước mang tất cả huân chương, phù hiệu lên người, rồi báo anh con trưởng đọc bản thảo một bức điện, bức điện chính trị thứ ba cho mình chép lại, ông thận trọng nắn nót nét chữ rất đẹp của mình để chép trên giấy có in chìm hình hoàng đế. Cũng trong lúc đó. Fabrice đến xin gặp bá tước Pietranera phu nhân. Anh nói:
— Cháu đi đây, cô ạ. Cháu đi theo Hoàng Đế[27], ngài cũng là vua nước Ý. Ngài quý mến chú bá tước nhà ta bao nhiêu! Cháu đi xuyên qua Thụy Sĩ. Đêm qua, ở Menaggio, bạn cháu Vasi người bán phong vũ biểu, đã cho cháu tờ hộ chiếu của anh ta. Bây giờ cô cho cháu ít đồng Napoléon[28] vì cháu chỉ có hai đồng mà thôi. Tuy nhiên, nếu cần thì cháu đi bộ.
Bá tước phu nhân khóc vì mừng, cũng vì lo ngại.
— Lạy Chúa! Làmsao anh lại nảy ra cái ý ấy! Bà ta vừa kêu lên vừa nắmtay Fabrice.
Bà đứng lên lại tủ áo lấy cái túi tiền đính ngọc trai cất giấu cẩn thận ở đấy, về của cải, bà chỉ có thế thôi.
— Cầm lấy- bà nói với Fabrice. Nhưng nhân danh Chúa, cô van anh đừng để cho bị giết đấy! Mất anh thì còn gì cho bà mẹ tội nghiệp của anh và cho cô? Còn như về sự thành công của Napoléon thì không có khả năng đâu, anh cháu tội nghiệp của cô ạ. Những ngài đó biết cách giết ông ta. Anh không nhớ cách đây támhôm. Ở Milan, người ta kể đến hai mươi ba kế hoạch ámsát hoàng đế, cái nào cũng được trù liệu
Nữ bá tước nói về vận mệnh tương lai của Napoléon với Fabrice bằng một giọng hết sức xúc động. “Cho phép cháu đi theo Người, cô đã hy sinh cho Người cái gì thân thương nhất của cô”. Mắt Fabrice ươn ướt, rồi anh khóc khi ôm hôn nữ bá tước, nhưng quyết định ra đi thì không lúc nào lung lay. Anh bồng bột giải thích cho người bạn chí thiết đó những lý lẽ xui anh ra đi, những lý lẽ mà chúng tôi mạn phép cho bà buồn cười.
— Tối hôm qua, lúc sáu giờ kém bảy phút, hai bố con cháu đi chơi trên đường trồng cây tiêu huyền ở bờ hồ, phía trên nhà Sommariva, như cô đã biết, và đi về hướng Nam. Ở đấy lần đầu tiên cháu nhìn thấy từ xa chiếc xuồng ở Côme đến, cái xuồng mang tin trọng đại kia ấy mà. Cháu nhìn chiếc xuồng, lúc ấy cháu không nghĩ gì đến hoàng đế, mà chỉ ước ao được đi lại đây đó như người ta. Bỗng nhiên cháu thấy trong người xúc động lạ thường. Xuồng cặp bờ, tên gián điệp thì thầm với cha cháu, mặt ông biến sắc, ông kéo chúng cháu ra để báo cái tin dữ dội. Cháu quay mặt ra hồ chỉ cốt để giấu những giọt lệ vuisướng trào lên đầy mắt. Bỗng nhiên từ trên cao tít tận trời xanh về phía bên phải, cháu thấy một con chimưng, con chimbiểu tượng của Napoléon, nó bay rất oai hùng về phía Thụy Sĩ, nghĩa là cũng về hướng Paris. Và cháu tức khắc tự nhủ: “Ta cũng sẽ vượt qua Thụy Sĩ nhanh như chimưng, ta đến hiến dâng cho con người vĩ đại đó cánh tay yếu đuối của ta, nghĩa là không đáng bao nhiêu, nhưng chung quy là tất cả những gì ta có thể hiến dâng. Người đã muốn cho ta một tổ quốc và người đã yêu mến chú ta”. Khi nghĩ thế, và lúc hãy còn nhìn thấy con chimưng, mắt cháu đã ráo hoảnh, không biết
do một tác động lạ lùng nào. Và cái điều chứng tỏ ý trời là cháu quyết định ngay lúc đó không cân nhắc, và nghĩ ra ngay các phương tiện để đi đường. Trong nháy mắt, tất cả những sầu thảm đầu độc cuộc đời cháu, nhất là vào những chủ nhật như cô biết, đều tiêu tan như có một ngọn gió thiêng liêng thổi bay đi, cháu thấy hình ảnh lớn lao của tổ quốc Ý đứng dậy từ dưới bùn nhơ mà bọn Đức dìm nó[29], đưa hai cánh tay đã bầm giập, một nửa hãy còn mang xiềng xích, lên vì vua của nó và là người giải phóng nó. Và cháu tự bảo: “Còn ta, đứa con vô danh chưa được người mẹ khốn khổ kia biết đến, ta sẽ ra đi, ta sẽ chết hoặc sẽ thắng cùng với con người được thiên mệnh chỉ định, con người đã sẵn lòng rửa nhục cho chúng ta, nỗi nhục mà những tên đê tiện nhất, nô bộc nhất châu Âu némvào mặt chúng ta.
“Cô biết - Anh dịch lại gần nữ bá tước, hạ giọng nói thêmvà nhìn bà với đôi mắt rực lửa - Cô biết cây giẻ tơ mà mẹ cháu tự tay trồng, bên cạnh cái giếng lớn trong rừng, ở cách đây hai dặm, vào mùa đông cháu ra đời, trước khi hành động, cháu đến thămnó. Mùa xuân đến chưa lâu, cháu tự nhủ, như vậy nếu cái cây có lá, đó là một điềm lành cho cháu. Cháu cũng vậy, cháu phải thoát ra khỏi tình trạng tê dại khiến mình mòn mỏi âu sầu trong cái lâu đài lạnh lùng buồn bã này. Cô có thấy những tường thành đen sì, cũ kỹ ngày nay là biểu tượng, ngày xưa là phương tiện của chuyên chế, cô có thấy những tường thành ấy rõ ràng là hình ảnh của mùa đông buồn thảm hay không? Chúng nó đối với cháu cũng như mùa đông đối với cây giẻ của cháu.
“Cô có tin không, cô Gina? Tối hôm qua, lúc bảy giờ rưỡi, cháu tới thăm cây giẻ, nó có lá, những lá con xinh xắn đã khá lớn! Cháu hôn chúng nhẹ nhàng, không làm cho chúng đau. Cháu kính cẩn xới đất quanh gốc cây thân thương. Tức thời cháu thấy trong người rung động một niềmhưng phấn mới. Cháu vượt núi, cháu đến Menagio, cháu cần một hộ chiếu để sang Thụy Sĩ. Thời giờ nhanh vun vút, cháu đến cửa Vasi thì đã một giờ sáng. Cháu tưởng phải gõ cửa lâu hắn mới thức giấc, không ngờ hắn còn thức với ba thằng bạn. Cháu vừa mở miệng thì hắn đã kêu: “Mày đi theo Napoléon chứ gì!” Và hắn nhảy lên ôm cổ cháu. Mấy thằng kia cũng ôm hôn cháu sôi nổi. Một thằng than: “Sao tao lại có vợ nhỉ!”.
Bà Pietranera đâm ra nghĩ ngợi, bà thấy cần nêu vài trở ngại. Giá Fabrice có kinh nghiệm thì hẳn anh đã thấy những lý lẽ hay ho mà nữ bá tước vội vã nói, chính là không tin. Tuy thiếu kinh nghiệm, anh thừa quyết tâm, anh không thèm để tai nghe những lý lẽ ấy. Chung quy bà bà tước chỉ còn mỗi một cách là buộc anh phải thưa với mẹ. Fabrice thét lên một cách kiêu hùng:
— Để rồi mẹ cháu nói lại với chị và emgái cháu và rồi các người ấy sẽ vô tình làmlộ chuyện cháu chứ sao!
— Fabrice! Hãy ăn nói một cách lễ phép hơn về cái giới ấy, cái giới sẽ giúp anh thành đạt, - bá tước phu nhân nói và mỉm cười qua nước mắt, bởi vì chắc chắn bọn đàn ông sẽ không ưa anh, anh bồng bột quá trước con mắt những kẻ tầmthường thông tục.
Bà hầu tước khóc khi nghe con mình có ý định lạ lùng ấy. Bà không cảm thấy tính cách anh hùng của hành động kia và làm hết cách để giữ con lại. Khi đã biết rõ là không gì giữ nó được trừ bốn bức tường của một nhà ngục, bà trao cho nó số tiền ít ỏi của bà, rồi bà nhớ ra còn chín mười hạt kim cương nhỏ mới có từ tối hôm qua, trị giá khoảng mười nghìn trăng, những hạt kim cương ông hầu tước trao cho để đem đi nhận nhẫn ở Milan. Trong khi bà bá tước khâu giấu kim cương trong áo đi đường của Fabrice thì chị và em gái anh đến. Anh không nhận những đồng tiền vàng hiếm hoi của họ, hai chị em tỏ ra hết sức hào hứng, họ ôm hôn anh vui vẻ ồn ào quá, khiến anh cầm
mấy viên kimcương đang chờ cất giấu lên và đòi lên đường ngay. Anh nói với chị và emgái anh:
— Chị và em vô tình làm lộ chuyện tôi mất. Thôi, tôi đã có nhiều tiền thế thì cần gì mang quần áo theo, ở đâu mà không mua sắm được!
Anh hôn những người thân yêu đó rồi đi ngay, không muốn cả đến thăm lại căn buồng của mình lần cuối. Sợ bọn cảnh sát kỵ mã đuổi theo, anh đi nhanh đến nỗi vừa tối thì đến Lugano. Ơn Chúa, anh đã ở trong một thành phố Thụy Sĩ và không sợ bị bọn cảnh sát hành hung trên đường trường vắng vẻ nữa, bọn cảnh sát do cha anh mướn ấy. Từ nơi đó anh viết cho bố một bức thư hùng hồn. Hành động bồng bột non dại của tuổi trẻ ấy đã khiến cho ông bố có cơ sở để giận dữ. Fabrice đi xe trạm, vượt đèo Saint- Gothard. Cuộc hành trình diễn ra nhanh chóng và từ thị trấn Pontarlier, anh nhập cảnh đất Pháp.
Hoàng đế ở Paris. Ở đây bắt đầu những tai họa của Fabrice. Anh ra đi với quyết tâm vào bệ kiến hoàng đế, anh không bao giờ nghĩ là việc ấy khó. Ở Milan, anh trông thấy hoàng thân Eugène mỗi ngày hàng chục lần và cũng có thể hầu chuyện ngài nếu anh muốn. Ở Paris, sáng nào anh cũng đến sân điện Tuileries xem hoàng đế duyệt binh nhưng chẳng bao giờ anh có thể đến gần người. Người anh hùng của chúng ta tưởng rằng tất cả người Pháp đều xúc động sâu sắc về nỗi hiểm nghèo đe dọa tổ quốc. Ở bàn ăn khách sạn mà anh đến ở trọ, anh không giấu diếm gì lòng trung thành và những dự định của mình. Anh gặp những thanh niên hòa nhã đáng mến, hăng hái hơn cả anh nữa, và chỉ mấy hôm sau họ lấy ráo số tiền mặt của anh. Cũng may là vì khiêm tốn, anh không nói đến những hạt kim cương bà mẹ cho. Buổi tối nhậu nhẹt ầm ĩ với nhau, buổi sáng nhận thấy rõ ràng bị lấy cắp. Fabrice bèn mua hai con ngựa đẹp, mướn một anh lính cũ đang làm mã phu cho lão lái ngựa làm tùy bộc và thế là anh xông ra chiến trường lòng đầy khinh bỉ đối với bọn thanh niên Paris lémlỉnh. Anh chẳng biết gì về quân đội của hoàng đế, ngoài việc nó tập trung về mạn Maubeuge .
Vừa đến biên giới, Fabrice nhận thấy mình cứ ngồi trong nhà mà sưởi lửa thì thật là khó coi trong khi quân đội dã ngoại. Người tùy bộc của anh không thiếu lương tri, nhưng anh ta nói thế nào Fabrice cũng không nghe, dại dột chạy đến chen vào những trại cắm ở tận cùng biên giới, trên con đường đi Bỉ. Anh vừa đến tiểu đoàn đầu tiên đóng ở cạnh đường thì bị binh sĩ nhìn xoi mói, họ nhìn cái tên thanh niên tư sản mà quần áo chẳng có vẻ gì là quân phục đó. Đêm xuống, gió thổi rất buốt, Fabrice đến gần một đám lửa trại xin được trả tiền để trú ngụ. Binh sĩ nhìn nhau lấy làm lạ, lạ nhất là cái việc xin trả tiền, nhưng họ tốt bụng dành cho anh một chỗ bên lửa, anh tùy bộc làm cho anh một cái lều. Nhưng lát sau, một viên thượng sĩ của trung đoàn đi qua chỗ trú quân, binh lính đem nói lại với ông chuyện người lạ mặt nói tiếng Pháp không thạo. Viên thượng sĩ hỏi Fabrice, Fabrice nói về nhiệt tình của mình đối với hoàng đế, nhưng bằng một giọng lạ khả nghi, vì vậy viên thượng sĩ bảo anh ta cùng đi với ông đến vị đại tá đóng ở một trang trại gần đấy. Người tùy bộc của Fabrice dắt hai con ngựa đến. Lũ ngựa gây ấn tượng mạnh cho viên thượng sĩ, y đổi ý tức khắc và dò hỏi người tùy bộc. Anh này nguyên là lính cũ, đoán ngay ra kế hoạch tác chiến của người đối thoại, bèn nói đến những chỗ dựa dẫm, những thần thế của chủ và nói thêm rằng hẳn người ta không cuỗm những con ngựa đẹp của ông chủ đi. Tức thì viên thượng sĩ gọi một người lính đến tóm cổ anh ta, một người khác được giao chămsóc hai con ngựa và dáng nghiêmkhắc, y ra lệnh cho Fabrice đi theo y không cần lý sự gì cả.
Viên thượng sĩ dẫn anh đi bộ già dặn một dặm đường trong bóng tối càng có vẻ dày thêm bởi những lửa trại le lói ở khắp chân trời.
Rồi y giao anh cho một viên sĩ quan cảnh sát, viên này trịnh trọng bảo anh đưa xem giấy tờ. Fabrice xuất trình hộ chiếu ghi anh là một người buôn phong vũ biểu mang hông theo người. Viên sĩ quan kêu lên:
— Chúng nó mới ngốc chứ! Thế này thì quá lắm!
Yxét hỏi Fabrice và anh nói về hoàng đế và tự do với những danh từ hào hứng nhất. Nghe thấy thế viên sĩ quan cảnh sát cười lăn cười lóc. Yhét:
— Ái chà! Mày chả khôn ngoan tí nào! Và bọn chúng quả đã làmquá đáng khi phái đến chúng tao những tên oắt con loại này!
Fabrice cố sức giải thích cho y biết quả anh không phải là người đi buôn phong vũ biểu, nhưng dù nói thế nào, viên sĩ quan cũng cứ gởi anh tới nhà ngục ở B, một thị trấn trong vùng. Anh đến đấy vào khoảng ba giờ sáng, giận dữ đến điên cuồng và suýt chết vì mỏi mệt.
Lúc đầu kinh ngạc, sau đó điên tiết, Fabrice chẳng hiểu gì hết về những sự việc xảy đến với mình. Anh bị giam ba mươi ba ngày đêm dài đằng đẵng trong nhà lao khốn nạn đó. Anh viết thư lên viên chỉ huy quân khu, thư nọ tiếp thư kia và nhờ người vợ viên quản ngục chuyển. Chị này là một phụ tá Flamande khỏe mạnh, ba mươi sáu tuổi, không muốn cho một thanh niên bảnh trai như vậy, lại đền công mình hào phóng như vậy bị bắn, chị ném tuốt những thư ấy vào bếp lửa. Buổi tối, khi đêm đã khá khuya, chị hạ cố đến nghe lời than vãn của người tù, trước chị đã nói với chồng là hắn có nhiều tiền cho nên viên quản ngục bật đèn xanh cho chị. Chịsử dụng quyền hạn đó và nhận được mấy đồng vàng, bởi vì viên thượng sĩ chỉ lấy ngựa, còn viên sĩ quan cảnh sát không tịch thu gì cả.
Một buổi chiều tháng sáu, Fabrice nghe tiếng đại bác giập giòn giã, nhưng khá xa. Chờ mãi mới có đánh chác đây! Tim anh nhảy rộn rã. Anh lại nghe tiếng động ầmầmtừ ngoài phố dội đến. Quả vậy, có một cuộc hành quân lớn, ba sư đoàn kéo qua thành B. Vào mười một giờ đêm, khi chị quản ngục đến an ủi Fabrice, anh càng tỏ ra đáng yêu hơn thường nhật, rồi nắmhai tay chị, anh nói:
— Chị giúp tôi ra khỏi nơi đây đi. Tôi lấy danh dự thề với chị rằng tôisẽ trở lại nhà lao này khi chiến tranh chấmdứt. — Đừng nhảmnhí nữa! Anh có kê[30] chứ?
Không hiểu tiếng kê, Fabrice lo ngại ra mặt. Chị quản ngục thấy vậy cho là nước đã cạn, đành chỉ nói đến những đồng francs chứ không nói đến những đồng Napoléon vàng như chị dự định. Chị bảo:
— Anh nghe đây. Nếu anh đưa tôi một trăm Francs thì tôi sẽ đặt một đồng Napoléon đôi lên mỗi con mắt của tên hạ sĩ đến thay phiên gác đêm. Hắn sẽ không thấy anh chuồn ra khỏi buồng giam. Nếu trung đoàn của hắn chuyển quân trong ngày hôm sau thì chắc chắn hắn sẽ nhận lời.
Giao ước được thỏa thuận mau chóng. Chị quản ngục lại còn vui lòng giấu Fabrice trong buồng mình để sáng hôm sau anh trốn đi
cho dễ.
Hômsau, trước bình minh, chị ta vô cùng cảmkích nói với Fabrice.
— Anh bạn nhỏ ơi, anh còn non trẻ quá, chớ làmcái nghề xấu xa ấy nữa. Anh hãy nghe tôi, đừng trở vào vành. — Sao chứ? - Fabrice lặp lại ý của mình. Bảo vệ tổ quốc là phạmtội ác ư?
— Đủ rồi. Hãy luôn luôn nhớ là tôi đã cứu sống anh. Trường hợp của anh quá rõ ràng. Nếu không cứu, chắc chắn anh bị xử bắn. Nhưng anh đừng nói với ai, vì như thế sẽ báo hại vợ chồng chúng tôi mất chỗ làm ăn. Trước hết, chớ lặp lại cái chuyện bịa đặt tới về một anh quý phái người Milan cải trang thành người buôn phong vũ biểu, cái tích ấy khờ khạo quá. Này, nghe đây, tôi sẽ trao cho anh bộ quần áo của tên kỵ binh vừa chết trong ngục hôm kia. Anh phải hết sức tránh mở miệng nói năng gì. Tuy vậy, nếu một viên đội kỵ binh hoặc một sĩ quan xoay anh cách thế nào mà anh bắt buộc phải trả lời thì anh cứ nói là anh sốt ngã bên lề đường, được một nông dân làm phúc nhặt về và nuôi ốm lâu nay. Nếu họ chưa thỏa mãn thì nói thêm rằng anh đi tìm đoàn của anh. Vì giọng nói, có thể người ta bắt anh, lúc ấy nói anh sinh trưởng ở xứ Piémont và anh là một tân binh[31] ở lại trên đất Pháp từ năm ngoái ..”. Sau ba mươi ba ngày lộn ruột, lần đầu tiên Fabrice hiểu điểu bí ẩn trong mọisự việc xảy đến cho mình. Người ta cho anh là gián điệp. Anh bàn luận với chị quản ngục, buổi sớm ấy chị tỏ ra hết sức âu yếm. Cuối cùng trong khi chị khâu hẹp bộ quần áo kỵ binh cho vừa người Fabrice, thì anh kể rõ chuyện anh cho chị nghe. Chị lấy làmngạc nhiên. Chị tin Fabrice một lát. “Hắn ngây thơ quá! Lại rất xinh trai trong bộ quần áo kỵ binh."
Đã chừng nào tin anh, chị nói:
— Anh hăng hái muốn thamgia chiến đấu như thế thìsao khi tới Paris, không xin gia nhập một trung đoàn? Chỉ cần mời viên đội nào đó một bữa nhậu là xong.
Chị quản ngục còn khuyên bảo thêm nhiều điều bổ ích cho cách xử sự tương lai, và cuối cùng khi trời hửng sáng thì tiễn biệt anh sau khi bắt anh thề hàng trămlần là dù đến bước nào, cũng đừng tiết lộ tên chị.
Fabrice ra đi hiên ngang, gươmkỵ binh cắp nách, nhưng vừa ra khỏi thị trấn, anh đâmra băn khoăn. Anh tự bảo: “Thế này là ta mang quần áo và giấy hành trình của một kỵ binh chết trong ngục, mà hắn vào ngục là vì lấy trộm một con bò cái và mấy bộ đồ ăn bằng bạc! Như thế là ta kế thừa chân thân hắn… tuy không muốn, mà cũng không hay biết một tí gì trước! Coi chừng nhà ngục!… Điềm báo đã rõ ràng, ắt là ta phải chịu nhiều đau khổ về cảnh lao tù”.
Chia tay với nữ ân nhân chưa được một tiếng đồng hồ thì trời bắt đầu đổ mưa, mưa to đến nỗi người lính kỵ đó không đi được vì lúng túng với đôi ủng thô kệch không phải đóng đế cho anh. Gặp một nông dân cưỡi con ngựa khổ, anh ra hiệu hỏi mua, chị quản lao đã dặn nói càng ít càng hay, vì giọng của anh khác lạ. Ngày hôm đó quân đội vừa thắng ở Ligny xong, đang kéo ùn ùn đến Bruxelles, trận
Waterloo sắp diễn ra. Vào trưa, mưa rào vẫn không ngắt, Fabrice nghe thấy tiếng đại bác. Niềm vui sướng này làm quên hẳn những giờ phút tuyệt vọng ghê gớm gây nên bởi việc giam cầm oan uổng. Anh đi một mạch đến khuya, rồi vì đã bắt đầu biết khôn chút đỉnh, anh vào xin ngủ trọ ở nhà một nông dân cách khá xa đường cái. Người nông dân ấy khóc và bảo người ta đã lấy hết của y, Fabrice cho y một đồng écu[32], cho nên y tìm ra lúa mạch. “Con ngựa ta chẳng đẹp đẽ gì, tuy nhiên cũng có thể có tay thượng sĩ nào đó lấy làm vừa ý”. Anh tự nhủ thế rồi đến chuồng ngựa ngủ ngay bên cạnh ngựa.
Hômsau, một giờ trước khi trờisáng tỏ, Fabrice đã lên đường và con ngựa được mơn trớn vuốt ve đã chịu đi nước kiệu. Vào khoảng nămgiờ, Fabrice nghe tiếng đại bác nổ. Đây là tiếng pháo mở màn trận Waterloo.
CHƯƠNG III
Rồi Fabrice gặp những chị bán căng tin đi theo quân đội và lòng biết ơn vô hạn của anh đối với chị quản ngục thành B xui anh gợi chuyện với họ. Anh hướng vào một chị, hỏi trung đoàn 4, cái trung đoàn của anh ấy, hiện ở đâu.
— Chú đừng có vội vã đến như vậy thì tốt hơn, chú lính nhỏ của tôi ạ! Chị bán căng tin nói xúc động vì gương mặt trắng và đôi mắt đẹp của Fabrice, cổ tay chú chưa đủ khỏe để đánh đỡ những nhát gươm ngày hôm nay đâu. Nếu chú có một khẩu súng thì chẳng nói làm gì, chú có thể nhả đạn ra như bất cứ đứa nào.
Lời khuyên ấy không làm vừa lòng Fabrice; nhưng thúc ngựa thế nào, anh cũng không đi nhanh hơn chị bán căng tin được. Từng lúc, tiếng đại bác nghe như nhích lại gần hơn và không cho họ nghe tiếng nói của nhau, Fabrice phấn khởi và sung sướng quá đã bắt chuyện lại. Mỗi lời nói của chị bán căng tin càng làm cho anh nhận rõ hạnh phúc của mình, càng tăng niềm vui sướng. Rốt cuộc, anh nói hết với người phụ nữ có vẻ tốt bụng đó, chỉ chừa tên thật của anh và việc vượt ngục mà thôi. Chị rất ngạc nhiên và không hiểu gì hết về những điều anh lính trẻ xinh trai ấy kể lể.
Cuối cùng, với vẻ đắc thắng, chị hét:
— Ta đã biết tỏng rồi. Anh là một thanh niên tư sản mê mụ vợ của một đại úy nào đó trong trung đoàn 4 kỵ binh. Nhân tình của anh đã tặng anh bộ quân phục anh đang mặc, và anh chạy theo ả. Thật rõ ràng, rõ như có Chúa trên cao kia vậy, rõ là anh chưa hề làm lính. Tuy vậy vì anh là một chàng trai biết điều cho nên trung đoàn của anh ra trận, anh cũng phải có mặt, để khỏi mang tiếng là một tên khiếp nhược”.
Fabrice ừ tất, đó là cách duy nhất để nhận những lời khuyên bổ ích. ”Ta mù tịt về cách làm của người Pháp, chàng tự nhủ, cho nên nếu không có người hướng dẫn thì ta sẽ bị némvào tù lần nữa, và mất ngựa như chơi!”.
Chị bán căng tin càng trở nên thân thiết hơn với Fabrice. Chị nói:
— Trước hết chú nhỏ phải nhận là chú chưa đến hăm mốt tuổi. Dù cho có tính tận cùng năm tháng, bất quá chú cũng chỉ đến mười bảy thôi”.
— Đúng như vậy và Fabrice ngoan ngoãn xin chịu.
— Như vậy, chú cũng chưa phải là tân binh nữa! Anh đem xương cho người ta giần chỉ vì đôi mắt đẹp của bà đại úy kia mà thôi. Chao, bà ta cũng dễ tính đấy nhỉ! Nếu chú còn một ít cái thứ vàng vàng mà bà ấy trao thì việc đầu tiên cần làm là phải mua một con ngựa
khác. Hãy xemcon ngựa khổ của chú kia nó vểnh tai khi nghe tiếng đại bác nổ hơi gan. Ngựa này là ngựa nhà quê, nó sẽ làmchết chú khi ra trận. Làn khói trắng chú thấy đằng xa kia, ở trên cao, là những loạt súng trường đó, chú nhỏ ạ. Chú phải soạn sửa mà run đi, run ra trò khi nghe đạn rú. Tôi khuyên chú hãy ăn chút đỉnh gì khi còn có thì giờ.
Fabrice nghe theo lời khuyên ấy và đưa ra một đồng Napoléon, bảo chị hàng tính mà lấy.
— Trông chú mà thương hại! chị ta kêu - Một chú nhỏ tội nghiệp đến tiêu tiền cũng không biết cách! Chú đáng cho ta cầm luôn đồng vàng của chú rồi xua con Cocotte của ta sải nước kiệu lớn, con ngựa khổ kia đuổi cóc gì kịp! Ta bỏ chạy thì chứ làm gì nào, hở ngốc? Phải biết rằng khi thằng cục đổ gầm thì không bao giờ nên đưa vàng ra. Đây! Chị nói tiếp - đây mười tám Francs năm mươi cinquante, vì bữa ăn của chú phải trả một francs năm mươi. Bây giờ thì chúng tôi sắp có ngựa để bán lại đấy, nếu con vật bé nhỏ, chú trả mười Francs, và không bao giờ được ngã giá ngoài hai mươi Francs, dù gặp ngựa của bốn công tử Aymon[33] cũng thế”.
Fabrice ăn điểm tâm xong, chị bán hàng căng tin vẫn không ngớt mồm nói chuyện. Một người đàn bà vượt dòng lên đường ngắt lời chị:
— Ê này! Người đó hét lên gọi chị. - Này Margot, đoàn 6 khinh binh của chị đóng ở bên phải đó.
— Ta phải rời chú, chú nhỏ ạ, chị hàng căng tin nói. Nói cho đúng, trông chú mà thương hại! Ta lại mến chú, mẹ kiếp! Chú chả biết cái gì ra cái gì, chúng sẽ thịt chú mất, đúng như Chúa trời là Chúa trời vậy! Đi đến đoàn 6 khinh binh với ta thôi, đi đi.
— Tôi cũng thấy là tôi ngu lắm, chẳng biết gì. Fabrice nói. - Nhưng tôi muốn chiến đấu và nhất định tôi phải đi đến đó, đến chỗ có làn khói trắng ấy.
— Coi con ngựa của chú nó vẫy tai kia kìa. Đến đó thì dù nó yếu đuối bao nhiêu, chú cũng không khiến được nó, nó sẽ phi nước đại, và nó đưa chú đến đâu thì chỉ có trời biết mà thôi. Chú có chịu nghe lời tôi không đã? Này, khi chú đến giữa bọn lính nhỏ, chú nhặt ngay một khẩu súng và một túi dết, đến đứng bên cạnh những chú lính đó, rồi chú làm như họ, y như họ. Nhưng mà, lạy Chúa! Tôi đánh cuộc là đến cả xé một vỏ đạn chú cũng không biết cách làmnữa.
Fabrixd rất tự ái, nhưng cũng phải thú nhận với người bạn gái mới mẻ kia là chị ta đoán đúng.
— Tội nghiệp thằng oắt! Hắn sẽ bị giết ngay. Đúng như vậy thôi, không phải chờ nămlần, bảy lượt gì đâu. Chị lấy giọng kẻ cả phán. Nhất thiết chú phải đi với tôi.
— Nhưng tôi muốn chiến đấu.
— Chú cũng sẽ được chiến đấu. Chao ôi! Đoàn 6 khinh binh là một đơn vị lừng danh đấy, mà hômnay thì ai lại không có phần!
— Thế nhưng đã sắp đến trung đoàn của chị chưa?
— Mười lămphút nữa là cùng.
Fabrice tự bảo mình được chị bạn đôn hậu này đỡ đầu thì chẳng lo gì người ta cho mình là gián điệp do việc mình ngu dốt chẳng biết gì, và mình sẽ được chiến đấu. Lúc bấy giờ, tiếng đại bác gầmthét gấp bội, phát này liền với phát kia, “như một chuỗi hạt”, Fabrice nói.
— Người ta bắt đầu phân biệt được những loạt súng bộ binh, chị bán căng tin nói và quất con ngựa một roi, con ngựa nhỏ đang có vẻ hăng lên vì nghe tiếng súng.
Chị rẽ bên phải, đi vào một con đường nhánh đâmngang qua đồng cỏ. Bùn sâu đến ba tấc, chiếc xe chở nhỏ suýt nằmlại đó. Fabrice bắt bánh xe. Ngựa anh qụy hai lần. Rồi thì con đường bớt đẫmnước và chỉ như một lối mòn trên cỏ. Đi chưa đầy nămtrămbước, con ngựa của Fabrice bỗng nhiên dừng hẳn lại. Một xác chết nằmngang lối đi, khiến cho cả con ngựa lẫn người cười kinh tởm.
Mặt Fabrice bình thường xanh trắng thì nay trở nên xanh lục. Chị bán căng tin, sau khi nhìn xác chết, nói như tự nói với mình: — Ngữ này không ở sư đoàn ta.
Xong, ngẩng nhìn chàng anh hùng của chúng ta, chị bật cười:
— Ha! ha! chú nhỏ ơi! Chị hét - Coi ngon chưa kìa!
Fabrice thấy người lạnh như giá. Điều đập vào đầu óc anh mạnh nhất là hai bàn chân dơ bẩn quá chừng của cái xác chết đã bị tước giầy và tước hết mọi thứ, chỉ còn cái quần xấu xí loang lổ vết máu. Chị hàng nói:
— Xuống đi, xuống ngựa đi. Chú phải làmquen với những cái này. Ồ! Nó bị ở đầu.
Một viên đạn rúc vào bên cạnh mũi, thoát ra ở thái dương bên kia, đã khiến cho mặt nó méo mó một cách gớm guốc và một con mắt cứ mở thao láo.
— Xuống ngựa đi chứ. Chú bạn nhỏ! Và bắt tay hắn một cái xemhắn có bắt lại không nào.
Không ngần ngại mặc dù như sắp trút linh hồn. Fabrice nhảy xuống ngựa, cầm tay xác chết lắc mạnh. Rồi anh đứng sững sờ như chết, anh cảmthấy không còn đủ sức lên ngựa lại. Điều làmanh ghê rợn nhất là con mắt mở thao láo đó.
Anh cay đắng nghĩ: “Chị căng tin sẽ cho mình là một đứa hèn nhát”. Nhưng anh cảm thấy anh vẫn không thể cử động được, cử
động sẽ ngã luôn. Giây phút thật kinh khủng Fabrice xuýt ngất đi thực sự. Chị căng tin nhận thấy thế bèn lẹ làng nhảy khỏi xe và không nói gì, đưa vào cho anh một cốc rượu mạnh mà anh cầm uống cạn một hơi. Anh lại lên ngựa và tiếp tục đi, không nói một tiếng. Thỉnh thoảng chị căng tin liếc mắt trông anh. Cuối cùng chị nói:
— Đến ngày mai chú hãy đánh nhau. Hômnay chú phải ở cạnh chị mới được. Chú đã thấy là chú cần phải học nghề lính rồi mà. — Trái lại tôi muốn được chiến đấu ngay!
Fabrice kêu lên như vậy với vẻ mặt u uất, mà chị căng tin coi như một dấu hiệu tốt. Tiếng đại bác nhặt hơn và hình như dịch lại gần. Nó bắt đầu tạo nên như là cái phần trầm liên tục trong một cuộc hòa tấu, tiếng này tiếp liền tiếng kia không có khoảng cách nào và trên phần trầmtấu liên miên nghe như tiếng suối xa ấy, người ta phân biệt tiếng súng trường bắn từng loạt.
Đến lúc ấy, con đường luồn vào một lùm cây rừng. Chị bán hàng căng tin thấy ba bốn người lính cánh mình chạy hết sức nhanh về phía chị. Nhanh nhẹn, chị nhảy xuống và chạy trốn ở cách đường mười lăm hai mươi bước, nấp vào hố một gấc cây lớn mới đào. “Nào, ta thử xemta có phải là đứa hèn nhát hay không chứ!" Fabrice tự nhủ. Anh dừng lại bên chiếc xe chị căng tin bỏ trống và rút gươmchờ. Bọn lính không để ý tới anh, cứ chạy dọc theo khu rừng, về phía bên trái con đường.
Chị căng tin trở về xe, vừa thở vừa nói một cách bình tĩnh:
— Lính bên mình đấy…Nếu con ngựa của anh tế được thì anh hãy chạy lên phía trước, đi hết khu rừng thử xemcó ai trên đồng bằng không.
Không đợi bảo lần thứ hai, Fabrice bẻ một cành cây, tuốt hết lá, dang thẳng cánh quất ngựa. Con ngựa khổ tế lên một đoạn rồi trở lại với nước kiệu nhỏ quen thuộc. Chị hàng cho ngựa mình phi lên và thét bảo Fabrice.
— Thôi, dừng lại chứ, dừng lại!
Lát sau cả hai ra khỏi khu rừng. Đến mép đồng họ nghe tiếng ồn ào dữ dội, đại bác, súng trường nổ tứ phía, bên phải, bên trái, đằng sau. Lùm cây họ vừa ra khỏi mọc trên một mô đất cao hai ba thước, cho nên họ nhìn thấy khá rõ một góc chiến trường. Tuy nhiên không có ai cả trên đồng cỏ tiếp giáp khu rừng. Một hàng dài cây liễu dày và rậm rạp viền cánh đồng cỏ về phía bên kia, cách chỗ họ khoảng một nghìn bước. Một lần khói trẳng lơ lửng trên hàng cây liễu, thỉnh thoảng lại cuốn lên trời. Chị căng tin lúng túng:
— Đố mà biết trung đoàn nào ở chỗ nào! Không nên vượt thẳng qua đồng cỏ. Nhân thể chú em này - Chị nói với Fabrice - nếu chú gặp một lính địch, chú hãy thích nó với mũi gươm, chớ chémsả đấy nhé!
Lúc đó chị hàng trông thấy bốn tên lính chúng ta đã nói đến, chúng từ khu rừng chui ra đồng, về phía trái con đường. Một tên cưỡi
ngựa.
— Chú emtrúng tủ rồi đấy, chị nói với Fabrice.
— Ê! này này! - Chị hét lên bảo tên cưỡi ngựa - hãy đến đây uống một cút rượu đã.
Bọn lính đến gần.
— Đoàn 6 khinh binh ở đâu?
— Đằng kia kìa, đi chừng nămphút thì tới, ở trước con sông đào dọc hàng liễu. Đại tá Macon vừa tử trận ở đó. — Anh có muốn bán con ngựa kia nămFrancs không?
— Năm Francs! Mẹ non đùa khá đấy, mẹ non ạ. Năm francs một con ngựa sĩ quan mà chỉ mười lăm phút nữa thôi, đây sẽ bán năm đồng Napoléon!
— Đưa đây một đồng Napoléon - Chị nói với Fabrice. Rồi lại bên tên lính cưỡi ngựa, chị bảo:
— Xuống ngay! Đồng Napoléon của anh đây.
Người lính xuống ngựa, Fabrice vui vẻ lên yên. Chị căng tin mở cái túi kỵ binh nhỏ trên lưng con ngựa cũ. Chị thét bảo bọn lính: - Giúp ta một tay đi chứ, các chú kia! Thấy một phụ nữ vất vả, các chú cứ điềm nhiên đứng ngó như vậy à? Cái túi kỵ binh vừa chạm lưng, thì con ngựa mới tậu lồng lên, khiến Fabrice, vốn là tay cưỡi ngựa cừ khôi, phải dùng hết sức mình mới ghìmnó được.
— Dấu hiệu tốt đó! Chị căng tin nói - anh ta chưa quen với cái túi đồ, nó cù anh ta.
Anh lính bán ngựa kêu:
— Một con ngựa nhà tướng đó! Đáng giá mười đồng Napoléon như chơi.
— Hai mươi francs đây này! Fabrice nói. Anh vui mừng khôn xiết khi cảmthấy có một con ngựa hăng dưới đùi mình.
Lúc bấy giờ, có một viên đạn đại bác bắn trúng hàng liễu, trúng theo chiều dọc, và Fabrice được nhìn thấy quang cảnh lạ mắt những cành con bay ra bốn hướng như vừa bị lưỡi hái quét qua. Người lính nói: “Ái chà! Thằng cục tiến đến gần đó!” Và hắn cầm tiền. Bấy giờ khoảng hai giờ.
Fabrice hãy còn ngây ngất với cảnh lạ vừa được xem, thì có một đoàn tướng kéo theo vài mươi kỵ binh phi ngựa qua góc cánh đồng cỏ rộng có Fabrice đứng ngoài biên. Ngựa chàng hí lên, lồng hai ba bận và giật giật mạnh dây cương. Fabrice nói: “Đã vậy thì, nào!“.
Con ngựa được buông cương phi vun vút lên, nhập vào đoàn tùy tùng của các vị tướng. Fabrice đếmđược bốn cái mũ có viền. Mười lăm phút sau, nhờ anh kỵ binh đi bên chàng nói mấy tiếng, Fabrice biết là một trong các vị tướng đó là thống chế Ney[34] nổi tiếng. Chàng cảm thấy tràn trề hạnh phúc, tuy nhiên chàng không đoán ra tướng nào là thống chế Ney chàng có thể đánh đổi bất cứ thứ gì để biết điều đó, nhưng chàng nhớ là không nên lên tiếng.
Đoàn người ngựa dừng lại để đi qua một hào rộng đầy nước do cơn mưa hôm qua. Dọc hào có hàng cây to, đến hào là hết cánh đồng cỏ về phía trái, cánh đồng cỏ mà Fabrice vừa tới là mua được ngựa. Hầu hết đoàn kỵ binh xuống ngựa. Bờ cao rất dốc và trơn, nước trong hào thì ở cách dưới mặt đất hơn một mét. Fabrice vui sướng quá sinh đãng trí và nghĩ đến thống chế Ney, đến vinh quang nhiều hơn con ngựa, con ngựa thì lại háo hức, thích chạy nhảy, cho nên con ngựa đã nhảy ào xuống hào, làm nước bắn tung tóe lên rất cao. Một vị tướng bị ướt từ đầu đến chân la hét và văng tục: “Mẹ kiếp con lợn chết vằm kia!” Fabrice cảm thấy nhục hết sức vì lời mắng đó. Anh tự hỏi: “Mình có thể đòi đấu đền danh dự không nhỉ?” Trong khi chờ đợi, để chứng tỏ mình không đến nỗi quá vụng về như thế, anh chàng định cho ngựa leo lên bờ hào đối diện, nhưng bờ dốc quá và cao dễ đến thước rưỡi, hai thước, đành phải bỏ ý định ấy. Thế là anh cho ngựa lội ngược dòng, nước ngập gần đến đầu ngựa, và cuối cùng tìm được một bến uống nước của súc vật. Nhờ dốc ở đấy dịu đi, anh dễ dàng leo lên phía đồng cỏ ở bên kia rãnh nước. Là người đầu tiên lên bờ, anh kiêu hãnh cho ngựa đi bước kiệu dọc theo bờ hào, ở dưới thì bọn kỵ binh đang loay hoay bởi vì ở nhiều quãng nước sâu đến hơn thước rưỡi. Hai ba con ngựa đâm sợ, muốn bơi, gây nên cảnh bì bõmkhủng khiếp. Một viên đội nhìn thấy cách xử trí của chú oắt con ít có vẻ lính tráng đó. Ykêu to:
— Đi ngược dòng thôi! Có bến nước ở phía trái đấy!
Lần lượt họ sang bờ được hết.
Trước đây lúc lên được bờ này, Fabrice thấy chỉ có các tướng ở đấy mà thôi. Tiếng đại bác nổ càng dày hơn. Khó khăn lắm anh mới nghe được tiếng nói của vị tướng bị anh tắmnước thét vào tai:
— Mày bắt con ngựa đó ở đâu vậy?
Fabrice cuống quá, trả lời bằng tiếng Ý;
— L'ho Cômeprato poco fa. (Tôi vừa mới mua tức thời).
— Mày nói gì? Vị tướng hét.
Nhưng Fabrice không trả lời được vì tiếng ồn ào bây giờ tăng lên dữ dội quá. Chúng ta phải thừa nhận rằng lúc đó người anh hùng
của chúng ta chẳng mấy anh hùng. Tuy vậy, trong tâm trạng anh, lòng khiếp sợ chỉ đứng hàng thứ hai mà thôi, trước hết anh bực bội vì tiếng động làmđau tai nhức óc. Đoàn người ngựa lại phi nước đại, họ vượt qua một cánh đồng lớn vừa cày xong, rải rác nhiều xác người.
Bọn lính kỵ vui mừng hét lên: “Lũ áo đỏ! Lũ áo đỏ!”.
Lúc đầu Fabrice không hiểu. Cuối cùng anh để ý thấy quả nhiên hầu hết những xác đó mặc áo quần đỏ. Một điều khiến anh rùng mình kinh tởm, nhiều người trong số áo đỏ bất hạnh đó hãy còn sống, họ kêu la, ý hẳn để cầu cứu mà không ai dừng lại cứu giúp họ cả, vốn rất từ tâm, anh hết sức khó nhọc giữ cho con ngựa không giẫmlên một tên áo đỏ nào. Đoàn người ngựa dừng lại trong khi Fabrice cứ phi lên, mắt đămđămnhìn một thương binh khốn khổ, chứ không quan tâmmấy đến bổn phận quân nhân của mình.
— Mày có đứng lại không oắt con? Viên đội kỵ binh thét. Lúc ấy Fabrice mới nhận thấy mình đã vượt lên trước các vị tướng hai mươi bước về phía bên phải, ngay hướng họ đang nhìn qua ống nhòm. Khi lui ngựa lại đứng sau các kỵ binh khác, anh thấy vị tướng to nhất đámđang nói chuyện với một vị khác cũng là tướng cách oai vệ, có thể nói gần như quở trách, ông ta văng tục. Fabrice không thể cưỡng được tính tò mò và bất chấp lời khuyên giữ mồmgiữ miệng của chị bạn quản ngục, anh luyện một câu rất Pháp, rất đúng văn phạm, để nói với người kỵ binh bên cạnh:
— Vị tướng chỉ trích vị bên cạnh mình là ai vậy?
— Dào ôi! Đó là thống chế.
— Thống chế nào?
— Thống chế Ney, ngốc ạ! Ô hay! Lâu nay chú mày đánh đấmở đâu vậy?
Fabrice không nghĩ đến việc giận dỗi người mắng mình, mặc dù tính anh rất tự ái. Như chìm đắm trong sự thán phục ngây thơ của tuổi nhỏ, anh ngắmnhìn vị vương tước Moskova lừng danh, người dũng cảmtrong những kẻ dũng cảmấy.
Đột nhiên cả đoàn phi ngựa đi. Lát sau Fabrice nhìn thấy ở cách hai mươi bước về phía trước, một đám đất cày được xáo lật lên một cách kỳ lạ. Rãnh này xăm xắp nước và đất ẩm ướt trên đầu luống nay lên tơi tả thành những mảnh nhỏ ở độ cao quãng một thước hay hơn. Fabrice nhận nhìn lướt qua điều lạ đó rồi lại nghĩ về vị thống chế quang vinh. Bỗng anh nghe một tiếng đanh gọn ở bên mình, đó là tiếng hai kỵ binh ngã ngựa vì trúng đạn đại bác. Khi anh nhìn họ, thì họ đã bị đoàn bỏ lại sau cách vài mươi bước. Điều khiến anh kinh tởm là một con ngựa máu me đang giãy giụa trên đất cày, chân vướng vào chính ruột mình, nó muốn chạy theo các con khác, máu nó chảy trên bùn.
“Chao ôi! Thế là mình ra trận rồi đây. Anh tự bảo - Ta đã thấy lửa đạn thực sự! Anh đắc ý lặp lại - Bây giờ ta mới đúng là một quân nhân”. Lúc ấy, đoàn người ngựa phi nước đại và vị anh hùng của chúng ta hiểu là chính đạn đại bác đã làm cho đất bay vung tứ phía.
Anh hoài công nhìn về phía đạn Pháp bắn tới, anh chỉ thấy làn khói trắng của khẩu đội bốc lên ở khoảng cách rất xa giữa tiếng rền đều đều và liên miên của đại bác, anh nghe thấy như có tiếng súng bắn gần hơn nhiều. Anh chịu, chẳng hiểu gì cả.Lúc bấy giờ, các tướng và đoàn tùy tùng đì xuống một con đường nhỏ đầy nước, thấp hơn mặt đồng một thước rưỡi.
Thống chế dừng lại và một lần nữa, đưa ống nhòm lên mắt. Lần này Fabrice được ngắm ông tha hồ. Anh thấy ông ta tóc vàng, rất vàng, da mặt đỏ. “Ở Ý không có gương mặt kiểu ấy” anh tự bảo. Rồi rầu rầu, anh nghĩ thêm: “Như mình, da xanh trắng quá và tóc hung hung, chẳng bao giờ mình được như thế”. Đối với anh, những lời ấy có nghĩa là: Chẳng bao giờ mình được là một anh hùng! Anh nhìn bọn lính kỵ tất cả đều có râu mép vàng, trừ một người.
Fabrice nhìn bọn lính kỵ, thì bọn lính kỵ cũng nhìn anh. Anh thấy xấu hổ và muốn khỏi thẹn, anh quay đầu về phía quân địch. Đó là những hàng dài những người mặc áo đỏ, tuy nhiên điều đó không lạ, cái lạ là trông họ quá bé nhỏ. Những dây dài đó, vốn là những trung đoàn hoặc sư đoàn, trông không cao hơn những hàng rào. Một hàng kỵ binh đó cho ngựa đi nước kiệu để dịch lại gần con đường thấp mà thống chế và đoàn tùy tùng vừa men theo từng bước, chân ngựa giâm giấp trong bùn. Khói che không cho thấy gì về hướng đó đang đi tới, một đôi khi cho thấy có những người từ trong làn khói phi ngựa hiện ra.
Thình lình Fabrice thấy từ phía địch bốn người phi ngựa như bay tới. “Ái chà! Chúng ta bị tấn công rồi!” anh tự bảo. Rồi thấy có hai trong bốn người đó nói chuyện với thống chế. Một tướng trong đoàn của thống chế cùng với hai kỵ binh tùy tùng và bốn người vừa mới đến phi ngựa về phía địch. Qua khỏi một kênh nhỏ, Fabrice thấy mình đi cạnh một viên đội có vẻ dễ nói. Anh nghĩ thầm: “Mình phải chuyện trò với anh này, như thế có lẽ chúng sẽ hết ngắmnhìn mình”. Anh nghĩ ngợi lâu lắm, cuối cùng mới lên tiếng:
— Thưa ông, lần này là lần đầu tiên tôi dự trận, nhưng đây có phải là một trận đánh thật sự không?
— Hơi hơi như thế. Nhưng anh, anh là ai chứ?
— Tôi là emvợ một đại úy.
— Đại úy ấy tên gì?
Người anh hùng của chúng ta bí quá, anh không dự kiến câu hỏi đó. May thay, thống chế và đoàn người ngựa lại phi đi. “Mình phải nói cái tên nào cho đúng tên là người Pháp đây nhỉ?” anh tự hỏi. Mãi anh mới nhớ cái người chủ khách sạn anh trọ ở Paris, anh cho ngựa chạy lại gần ngựa viên đội và lấy hết gân cổ hét: “Đại úy Meunier!"
Viên đội nghe không rõ vì tiếng pháo rền vang, đáp: “À! Đại úy Teulier à? Thế thì ông ấy hy sinh rồi”. “Hay lắm! Fabrice thầm nói. Đại úy Teulier, mình phải làmmặt rầu rĩ mới xong!” Anh kêu “Ối! Trời ơi!” Và anh làmra mặt thiểu não.
Đoàn đã ra khỏi con đường thấp và đang đi qua một đám ruộng cỏ hẹp, họ phi cháy đất vì đạn đại bác lại bay tới, thống chế định đi tới một sư đoàn kỵ binh. Đoàn người ngựa đi giữa những xác chết và những người bị thương. Nhưng cảnh tượng này đã không gây xúc động mạnh cho Fabrice như trước nữa, anh có việc khác phảisuy nghĩ.
Trong khi đoàn dừng lại, Fabrice nhìn thấy cỗ xe nhỏ của một chị bán căng tin, lòng trìu mến đối với nghiệp phường đáng kính đó át tất cả, anh phóng ngựa đuổi theo.
— Trở lại đây, con bò kia! Viên đội hét.
“Hắn làm gì được ta ở đây chứ?” Fabrice nghĩ thầm và cứ phi ngựa đến chỗ chị bán hàng. Vừa thúc ngựa, anh vừa có ít nhiều hy vọng chị này là chị tốt bụng lúc ban sáng. Nhưng ngựa và xe thì giống nhau lắm, mà chủ xe thì khác, chị này, anh thấy có vẻ là một người ác. Khi đến tiếp xúc với chị, Fabrice nghe chị nói: “Tiếc là hắn đẹp trai quá đi chứ!”. Một cảnh tượng ghê rợn đang chờ đón anh lính mới, người ta cưa chân cho một anh lính giáp kỵ, một thanh niên cao lớn, đẹp đẽ. Fabrice nhắmmắt lại và uống liền bốn cốc rượu mạnh.
— Cái anh còi này tợn gớm! Chị bán hàng kêu.
Rượu mạnh khiến Fabrice sáng ý. “Ta phải mua chuộc cảmtình của những anh bạn kỵ binh trong đoàn mớí được!" Anh bảo chị bán hàng:
— Chị để nốt cho tôi chỗ rượu còn lại.
— Nhưng anh có biết rằng cái chỗ còn lại đó đáng giá mười francs một ngày như hômnay không?
Khi Fabrice phi ngựa trở về với đoàn, viên đội nói:
— À! Anh mang chất cay về cho bọn tớ đấy à? Ra anh đào ngũ vì thế! Đưa xem!
Chai rượu chuyền tay. Anh lính cuối cùng dốc chai uống xong, tung nó lên trời và thét: “Cảmơn anh bạn!”
Cả bọn nhìn anh ân cần. Những cái nhìn đó như cất gánh nặng nghìn cân trên ngực Fabrice, tim anh thuộc loại tinh chế, cần có cảm tình của xung quanh. Thế là những bạn đồng ngũ không ác cảm với anh nữa, giữa họ với anh đã có mối liên lạc! Fabrice thở phào khoan khoái, rồi giọng tự nhiên thoải mái, anh hỏi viên đội:
— Đại úy Teulier đã chết, vậy thì tôi có thể gặp chị tôi ở đây? Nói rõ được Teulier hay cho Meunier, Fabrice tưởng mình là một Machiavel nhỏ[35].
— Điều đó tối nay anh sẽ biết, viên đội đáp.
Đoàn người ngựa lại đi, để đến một số sư đoàn kỵ binh. Fabrice thấy mình đã say hẳn. Anh uống quá nhiều, nên hơi lảo đảo trên yên ngựa. Rất đúng lúc, anh nhớ lại một câu người đánh xe của mẹ anh thường nói: Khi mình đã quá chén thì mình phải nhìn thẳng giữa hai tai ngựa và cứ thấy người bên cạnh làmgì thì làmnấy.
Thống chế dừng lại khá lâu ở nhiều binh đoàn lính kỵ và ra lệnh cho họ tấn công. Nhưng trong khoảng một hay hai tiếng đồng hồ gì đó, Fabrice chẳng hay biết gì về những sự việc xảy ra quanh mình. Anh thấy quá mệt mỏi, mỗi khi con ngựa nhảy một cái thì anh rơi phịch xuống yên như một cục chì.
Thình lình anh nghe tiếng viên đội thét bảo lính:
— Tụi bay không thấy Hoàng đế sao, hử đồ lợn?
Tức khắc đoàn tùy tùng hét xé tai: “Hoàng đế vạn tuế!” Ai cũng đoán tất Fabrice phải chống con mắt mà nhìn. Nhưng anh chỉ thấy mấy vị tướng phi ngựa, cũng có một đoàn lính hộ vệ đi theo. Những bờm dài lòng thòng mà bọn long kỵ binh đeo trên mũ không để cho anh nhận thấy các gương mặt. “Thế là ta không được chiêm ngưỡng hoàng đế trên chiến trường, do những cốc rượu mạnh chết tiệt kia!”. Ýnghĩ ấy làmanh tỉnh hẳn người lại.
Đoàn lại đi xuống một con đường đầy nước, ngựa muốn uống nước. Fabrice hỏi người đi bên cạnh:
— Hoàng đế có đi qua đây thật sao?
— Ấy! Sao không thật! Người mặc áo không thêu đó. Làm sao mà anh lại không trông thấy nhỉ? Người đồng đội ân cần trả lời. Fabrice rất muốn chạy theo đoàn hộ giá hoàng đế và nhập bọn với họ. Được thực sự chiến đấu đằng sau vị anh hùng đó thì hạnh phúc biết bao nhiêu! Anh sang Pháp cũng chỉ với mục đích kia”. Ta có toàn quyền làmviệc đó - Anh tự nhủ. Bởi vì ta không có lý do gì để làm cái việc ta làm hiện nay ngoài ý muốn của con ngựa ta nó cứ việc phi lên để đi theo các vị tướng ấy”. Nhưng Fabrice quyết định ở lại vì những kỵ binh, bạn đồng đội mới của anh đối với anh có vẻ tử tế, anh bắt đầu cho mình là bạn thiết cốt của những người lính phóng ngựa bên cạnh anh từ mấy tiếng đồng hồ nay. Anh thấy giữa họ và anh có cái tình bạn cao quý như giữa các nhân vật của Tasse và Arioste[36]. Nếu anh gia nhập đoàn hộ vệ hoàng đế, thì phải có một phen làmquen lại, cũng có lẽ họ không ưa anh, vì họ là long kỵ binh, còn anh mặc quân phục khinh kỵ binh như tất cả những ai hộ vệ thống chế. Cái cách bạn đồng đội nhìn anh bây giờ đây khiến cho anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc, có gì khó nhất trên đời mà có thể làm cho các bạn, Fabrice cũng làm ngay! Tâm trí anh đang bay lượn trên mây. Anh thấy gì cũng thay đổi kể từ khi anh có bạn hữu. Có những câu hỏi cháy bỏng trong lòng, nhưng “ta còn hãy say rượu, ta phải nhớ lời dặn dò của chị quản lao”. Đi ra khỏi con đường trũng, anh nhận thấy đoàn hộ vệ không đi theo thống chế nữa. Vị tướng mà họ hộ vệ lúc này người cao lớn, mảnh mai, gương mặt không tình cảm, mắt dữ tợn.
Vị tướng ấy chẳng ai khác là bá tước A, tức trung úy Robert của ngày 15 tháng 5 năm 1796 xưa. Giá ông ta được thấy Fabrice Del Dongo, thì ông ta vuisướng biết chừng nào!
Đã từ lâu Fabrice không thấy đạn đại bác bắn tung đất lên thành từng mảnh đen nhỏ nữa. Đoàn đi đến phía sau một trung đoàn lính giáp kỵ, anh nghe rõ tiếng đạn súng trường đập vào áo giáp và nhìn thấy nhiều người ngã ngựa.
Mặt trời xuống rất thấp và sắp lặn khi đoàn người ngựa ra khỏi con đường trũng và leo lên một dốc nhỏ cao hơn thước để đi vào một đámđất cày ải. Fabrice nghe một tiếng lạ bên cạnh mình, anh quay đầu thấy bọn người đã ngã cùng với ngựa của họ.
Cả vị tướng cũng ngã nhưng ông đã đứng lên, mình đầy máu me. Fabrice nhìn mấy kỵ binh nằmdưới đất mà hãy còn giãy đành đạch mấy cái, người thứ tư hét: “Kéo tao ra với chứ!”.
Viên đội cùng hai ba người xuống ngựa để giúp vị tướng, ông ta tựa lên vai viên sĩ quan phụ tá, gắng bước mấy bước. Ông cố lánh xa con ngựa vì nó nằmgiãy giụa dưới đất và đá chân một cách điên cuồng.
Viên đội tiến lại gần Fabrice. Lúc bấy giờ vị anh hùng của chúng ta nghe có tiếng nói ở đằng sau, gần sát bên tai: “Chỉ có con ngựa này còn phi lên được”.
Fabrice cảm thấy người ta nắm chân mình, họ nhấc chân anh đồng thời luồn tay qua nách mà nâng người anh lên, họ đưa anh lướt qua trên mông ngựa, rồi thả anh rơi ngã ngồi dưới đất.
Viên phụ tá nắm cương ngựa của Fabrice, nhờ có viên đội giúp, vị tướng lên ngựa và phóng đi ngay. Sáu kỵ binh còn lại cũng vội vã phi theo. Fabrice điên tiết đứng lên rồi vừa chạy đuổi theo họ vừa hét: Ladri! Ladri (trộm, trộm). Giữa chiến trường mà đuổi theo kẻ trộm thì cũng thật buồn cười.
Vị tướng, bá tước A, cùng với đoàn hộ vệ trong chốc lát đã khuất sau một rặng liễu. Giận sôi máu, Fabrice cũng đến bên rặng liễu ấy, và gặp ngay một con kênh đào sâu mà anh vượt qua. Đến bờ bên kia, anh lại trông thấy vị tướng và đoàn hộ vệ nhưng cách rất xa, anh chửi toáng lên. Họ lại đi khuất sau cây cối nữa: “Quân ăn trộm! Quân ăn trộm” anh hét lên lần này bằng tiếng Pháp. Thất vọng vì bị phản phúc kia hơn là vì mất ngựa, anh ngồi phịch xuống bên hố, mệt mỏi, đói lả đi. Giá con ngựa đẹp của anh bị quân địch lấy thì anh có nghĩ đến làm gì! Nhưng bị phản, bị lừa bởi chính viên đội mà anh yêu quý và những kỵ binh mà anh coi như anh em, điều đó làm anh đau xé gan ruột. Không thể nào khuây khỏa trước nỗi phản phúc nhục nhã đó, anh tựa lưng vào một gốc liễu, khóc như mưa như gió. Anh rứt rời và hủy bỏ từng cái những mơ ước về tình bạn hào hiệp và cao quý, như tình bạn giữa các anh hùng trong “Jérusalem giải phóng”. Chết có sao đâu nếu quanh ta có những con người dũng cảm và trìu mến, những người bạn chiến đấu cao thượng họ siết chặt tay ta khi ta hắt ra hơi thở cuối cùng. Nhưng mà làm sao giữ được lòng nhiệt thành khi bị vây giữa những tên vô lại xấu xa như thế! Fabrice cũng cường điệu như bất cứ ai đương phẫn uất.
Xúc động một hồi, anh nhận thấy đạn đại bác bắt đầu bay đến tận nơi hàng cây anh ngồi nghĩ ngợi. Anh đứng lên, tìm hướng đi. Anh nhìn những đám ruộng cỏ chạy dọc theo con kênh đào lớn và hàng liễu rậm rạp, và như nhận ra cảnh quen. Có một binh đoàn lính bộ đang vượt qua hào để đi vào đồng cỏ, ở cách một phần tư dặm trước mặt anh. Fabrice nghĩ thầm: “chút nữa thì mình ngủ quên! Phải đừng để cho bị bắt làm tù binh”. Anh rảo bước rất nhanh. Đi tới được một đoạn, anh hết lo ngại, anh đã nhận ra quân phục, những trung đoàn mà anh lo sẽ chặn lối anh là những trung đoàn lính Pháp. Anh đi chệch về bên phải để gặp họ.
Sau cơn đau tinh thần vì bị lừa, bị cướp trâng tráo như vậy thì có một cơn đau khác mỗi lúc càng nhói thêm! Anh đói quá sức. Anh mừng rỡ biết bao sau khi đã đi, nói cho đúng đã chạy được mười phút thì thấy binh đoàn lính bộ ấy, họ cũng đi rất nhanh, đóng lại như để chiếmvị trí. Mấy phút sau, anh đã đứng giữa những người lính đầu tiên.
— Các bạn ạ, các bạn có thể bán cho tôi một mẩu bánh không?
— Ái chà! Lại có đứa coi chúng ta là những anh hàng bánh mì!
Câu nói ác đó và tiếng cười của cả bọn làm cho Fabrice khổ tâm quá. Chao ôi! Chiến tranh không phải là sự hứng khởi chung cao quý của những tâmhồn say đắmvinh quang hay sao? Nghe những tuyên ngôn của Napoléon, anh đã tưởng tượng ra như vậy! Anh ngồi xuống, đúng hơn, anh buông người ngã ngồi lên cỏ, mặt trở nên xanh nhợt. Anh lính đối đáp với anh đã dừng lại ở cách mươi bước, để lấy khăn tay lau ổ súng, hắn thấy vậy bèn đi đến bên anh và vứt cho anh một mẩu bánh, rồi thấy anh không nhặt, anh ta bẻ một miếng khác đút vào mồm anh. Fabrice mở mắt ra, ăn bánh, mà không đủ sức nói gì. Cuối cùng, khi anh đưa mắt tìm anh lính để trả tiền bánh, thì chỉ thấy có mỗi một mình anh, những người lính gần nhất bây giờ cũng đã ở cách xa trăm bước và đang đi. Anh đứng lên như cái máy và đi theo họ. Anh đi vào một khu rừng. Anh mệt lả người, đưa mắt tìm một chỗ thuận tiện để ngồi nghỉ. Nhưng anh vui sướng biết bao khi nhận ra con ngựa, rồi cái xe, cuối cùng là chị bán hàng căng tin lúc ban sáng! Chị chạy lại và đâmhoảng khi thấy vẻ mặt Fabrice.
— Đi tí nữa, chú em ạ! Chú bị thương ư? Còn con ngựa quý của chú đâu? Chị nói như vậy và dắt anh lại xe rồi đỡ cho anh lên xe. Vừa lên xong, người anh hùng của chúng ta lả ra mà ngủ, ngủ say sưa.
CHƯƠNG IV
Không gì đánh thức Fabrice nổi, kể cả những phát súng trường bắn rất gần cỗ xe, cũng như bước kiệu của con ngựa mà chị hàng căng tin thẳng tay quất đánh. Cả ngày tin rằng bên họ chiến thắng, đến lúc bất ngờ bị từng đám đông đặc kỵ binh Phổ tấn công, trung đoàn phải rút lui hay nói đúng, phải chạy trốn về đất Pháp.
Viên đại tá vừa thay chân Macon, một người trai trẻ ăn mặc rất lịch sự, cũng bị chém chết, viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng lên chỉ huy thay ông là một ông già đầu bạc, ông cho trung đoàn dừng lại và thét bảo lính: “Mẹ kiếp! Thời cộng hòa, khi nào địch bức bách lắm, không thể dừng ta mới rút… các anh phải giữ từng tấc đất, phải tử chiến mới được, cái đất mà giờ đây bọn Phổ muốn xâm chiếm là đất tổ quê cha rồi đó!”.
Cỗ xe con dừng lại, Fabrice thức giấc đột ngột. Mặt trời lặn từ lâu, anh lấy làmlạ sao đã hầu như vào đêm. Binh lính chạy ngược chạy xuôi rất lộn xộn khiến anh vô cùng ngạc nhiên. Anh thấy họ có dáng như tiu nghỉu. Anh hỏi chị căng tin:
— Có cái gì thế chị?
— Chẳng gì cả. Chỉ có điều là chúng ta đi đứt rồi, chú em ạ. Kỵ binh Phổ đang băm vằm chúng ta, có thế thôi. Ban đầu, cái anh tướng ngốc cứ tưởng là kỵ binh ta. Nào, nhanh tay đi, giúp ta chữa cái cần xe bị gãy cho con Cocotte chút. Mấy phát súng nổ ở cách mươi bước. Fabrice đã tươi tỉnh và khỏe ra, anh tự nhủ: “Phải nói là cả ngày hôm nay, ta chưa được đánh chác gì” Anh nói với chị căng tin: “Tôi phải chiến đấu mới được”.
— Yên trí. Chú sẽ được chiến đấu, chiến đấu đến ngán mà thôi! Ta hỏng bét rồi còn gì!
Chị gọi một hạ sĩ đang đi qua:
— Aubry, người anh em, thỉnh thoảng anh hãy trông chừng cái cỗ xe con này với nhé.
— Anh sắp đánh nhau ư? Fabrice hỏi Aubry,
— Không đâu, tớ sắp đi giầy đẹp để khiêu vũ đây!
— Tôi theo anh.
— Tôi gửi chú kỵ binh nhỏ đó cho anh nhé! Chị căng tin hét lớn. Chú tư sản trẻ măng đó gan dạ đấy.
Hạ sĩ Aubry không nói gì, cứ đi. Tám chín anh lính chạy đến với anh. Anh đưa họ đến sau một cây sồi chung quanh có những bụi gai. Đến đó, cũng vẫn không nói không rằng, anh bố trí họ ở bìa rừng, trên một tuyến đái, người nọ cách người kia ít nhất là mười bước. Rồi lần đầu tiên, anh lên tiếng:
— Này, này tụi bay chớ có bắn trước khi có lệnh! Phải nhớ là tụi bay mỗi đứa chỉ còn ba phát đạn thôi đó. Fabrice tự hỏi không biết cái gì đã xảy ra. Cuối cùng, chỉ còn anh với anh hạ sĩ, anh nói:
— Tôi không có súng.
— Câm mồm cái đã! Cứ tiến lên theo hướng kia, cách năm mươi bước ở phía trước rừng, mày sẽ tìm thấy một chú lính của trung đoàn trong số tội nghiệp vừa bị bắn chết, mày lấy súng và túi đạn của hắn. Nhớ đừng lột đồ đạc của một đứa bị thương, hãy tước súng đạn của một thằng chết, thực sự chết mới được. Và nhanh lên chứ không thì bị quân ta bắn đó. Fabrice chạy đi rồi nhanh chân trở lại với một cây súng và một túi lính.
— Nạp đạn đi và nấp đằng sau cây kia, cần nhớ nhất là đừng bắn trước khi tao ra lệnh cho mày bắn… Trời đất quỷ thần ơi! - anh hạ sĩ bỏ dở câu nói để kêu lên, hắn cũng không biết đến cả nạp đạn nữa kìa!…
Anh ta vừa giúp Fabrice vừa thuyết tiếp:
— Khi một kỵ binh địch phi ngựa đến để băm chặt mày, mày cứ việc chạy quanh cái cây đó và chờ cho hắn đến sát miệng súng, cách mày ba bước, hãy lẩy cò, phải chờ cho mũi lê của mày gần như chạmquân phục nó đã.
— Vứt cây mã tấu to tướng của mày ngay đi chứ còn chờ gì nữa - Anh hạ sĩ thét. Mẹ kiếp! Mày muốn cho nó báo mày ngã hay sao? Ngày nay họ giao cho chúng ta những thứ lính tráng như thế nào ấy! Anh ta vừa nói vừa tự tay giật cái mã tấu, giận dữ némra xa.
— Còn mày thì hãy lấy khăn lau viên đá súng của mày đi. Nhưng mà, mày đã bắn súng lần nào chưa?
— Tôi là một ngườisăn bắn.
Anh hạ sĩ thở phào một cái, kêu:
— Ơn Trời! Cần nhất là chớ bắn trước khi được lệnh ta.
Thế rồi anh bỏ đi.
Fabrice vô cùng hớn hở. Anh nghĩ thầm: “Thế là ta sắp được đánh nhau thực sự, được giết một tên địch đây! Sớmnay, chúng phóng đạn đại bác đến, mà mình thì chẳng làmgìsất, chỉ biết phơi thân cho chúng bắn, chết như chơi! Rõ là cái nghề lừa nhau! Anh tò mò trông nhìn tứ phía. Lát sau, anh nghe bảy tám tiếng súng nổ rất gần. Nhưng không có lệnh bắn, anh cứ đứng im sau gốc cây. Lúc ấy đã vào đêm, Fabrice tưởng như mình đang rình gấu trên núi Tramezzina, mạn trên Grianta. Anh bỗng có một sáng kiến của kẻ đisăn. Anh lấy một liều đạn trong túi và bóc vỏ lấy viên đạn ra: “Nếu mình thấy nó, mình không được bắn hụt”. Anh nói thế rồi tọng viên đạn thứ hai này vào nòng súng. Anh nghe hai phát súng nổ ở sát bên gốc cây mình nấp, đồng thời một lính kỵ mặc quân phục xanh phóng qua trước mặt, đi từ bên phảisang bên trái. Anh tự nhủ: “Hắn không cách mình ba bước, nhưng mà ở tầmnày, ta bắn cũng chắc ăn, “Anh day nòng súng theo tên lính kỵ, cuối cùng bấm cò. Tên lính kỵ ngã nhào cùng với con ngựa. Fabrice ngỡ mình đang đi săn, anh hí hửng lao đến bên con mồi vừa bị hạ. Anh suýt chạmcái người đang hấp hối đó thì hai tên kỵ binh Phổ khác nhanh không thể tưởng tượng phóng ngựa đến để chém sả anh. Fabrice chạy bán sống bán chết vào trốn trong rừng, để chạy thật nhanh, anh vứt súng. Bọn kỵ binh Phổ chỉ còn cách anh ba bước thì anh kịp chui vào một khu sồi mới trồng, thân cây chỉ bằng cánh tay. Nhưng cây con rất thẳng đó được trồng viền cánh rừng. Bọn lính kỵ bị cản lại một lát, rồi cũng vượt qua và đuổi theo Fabrice trong một khu rừng mới. Anh lại sắp ở vào tầm mã tấu của chúng thì vừa đến bảy támgốc cây to và tránh vào đó. Thình lình anh thấy lửa táp vào mặt, lửa của nămsáu phát súng nổ phía trước. Anh cúi đầu. Khi ngẩng lên anh thấy viên hạ sĩ đứng trước mặt. Anh ta hỏi:
— Mày có giết được thằng của mày không?
— Có, nhưng tôi mất súng.
— Súng thì chúng ta không thiếu. Mày khá đấy khỉ ạ. Mặt mũi mày có vẻ thộn, nhưng mày đã tỏ ra xứng đáng hôm nay, còn bọn lính tồi kia thì đã bắn hụt hai thằng đuổi theo mày, dù chúng lao ngay đến phía họ. Tao thì tao không trông thấy chúng. Bây giờ thì phải chuồn ngay, chuồn nhanh, trung đoàn có dễ ở cách chúng ta năm trăm thước, và lại có cái đồng cỏ nhỏ kia chúng ta dễ bị bao vây ở đó lắm.
Viên hạ sĩ vừa nói vừa rảo bước đi nhanh, cùng với mười tên lính trong tiểu đội anh ta. Đi được vài trămbước, vừa đến cánh đồng cỏ anh ta nói thì gặp một vị tướng bị thương do viên phụ tá và một gia bộc khiêng. Giọng yếu ớt, ông bảo viên hạ sĩ:
— Anh cắt cho ta bốn người, cần mang ta đến trạmquân y. Chân ta bị bắn gãy.
— Kệ xác nhà anh! Viên hạ sĩ đáp, kệ xác nhà anh và tụi tướng nhà anh. Hômnay tụi các anh đều phản Hoàng Đế tất.
— Thế nào? Viên tướng giận dữ quát - Anh không tuân lệnh tôi à? Anh có biết tôi là bá tước B, tư lệnh sư đoàn anh hay không? v.v…
Ông ta còn lắm lời hơn nữa. Viên phụ tá xông đến bọn lính. Anh hạ sĩ đâm một nhát lê vào cánh tay y, rồi bước đi vùn vụt cùng với
tốp lính, vừa đi vửa chửi rủa: “Ước gì chúng nó đều bị gãy tay gãy chân hết như mày! Một lũ bát nháo, tất cả đều bán mình cho bọn Bourbons và phản bội Hoàng Đế!”. Nghe lời tố giác ghê gớmđó, Fabrice rất đỗi kinh ngạc.
Vào khoảng mười giờ đêm, tốp người ít ỏi đó đuổi kịp trung đoàn, lúc vừa đến một làng lớn có nhiều đường phố chật hẹp, Fabrice nhận thấy viên hạ sĩ Aubry tránh không trình báo với một sĩ quan nào. “Không có cách gì đi lên được!” Viên hạ sĩ thét. Tất cả những đường phố đó đều tắc nghẽn vì những lính bộ, lính kỵ, nhất là xe và pháo chen chúc. Đi được vài mươi bước phải dừng lại ai cũng nổi nóng, cũng văng tục. Anh hạ sĩ thét:
— Lại một lũ phản bội nào chỉ huy đây! Nếu bọn đỏ khôn, vòng bọc cái làng này thì chúng ta sẽ bị tóm như một lũ chó. Còn chúng bay thì theo tao.
Fabrice nhìn lại thấy chỉ còn sáu anh lính đi theo viên hạ sĩ. Qua một cái cửa lớn bỏ ngỏ, họ vào một sân sau rộng lớn. Họ đi lang thang trong vườn, mất phương hướng. Cuối cùng vượt qua hàng rào, họ tới một đám ruộng lớn gieo lúa mì đen. Họ theo hướng có tiếng ồn và tiếng la ó mà đi và chưa đầy nửa tiếng đồng hồ sau đó, họ đã trở lại con đường cái lớn sau khi đường đã xuyên qua khỏi làng kia. Hào ở hai bên đường đầy rẫy những súng ống vứt bỏ. Fabrice chọn lấy một khẩu. Đường thì rất rộng nhưng nghẽn vì xe cộ, vì người chạy trốn đến nỗi trong nửa giờ họ chỉ tiến lên được năm trăm bước là cùng. Có người nói con đường ấy dẫn đến Charleroi. Khi đồng hồ làng đánh mười một tiếng, viên hạ sĩ bảo:
— Ta vượt qua đồng lần nữa thôi!
Tốp của họ chỉ còn ba lính, viên hạ sĩ và Fabrice. Đến cách đường cái chừng một phần tư dặmmột anh lính bảo: — Tôi chịu thôi, không đi được nữa.
— Tôi cũng thế, - Một anh khác nói.
— Chuyện mới lạ nhỉ! Viên hạ sĩ bảo, chúng ta ai cũng đều vậy cả, nhưng chúng bay cứ làm theo tao bảo rồi sẽ thấy được việc cho coi!
Anh thấy năm sáu cái cây dọc một cái hố ở giữa cánh đồng lúa mênh mông. Anh bảo lính: “Đến mấy cái cây đó đi!” Khi đã đến, anh ta bảo:
— Chúng bay nằmxuống đó và nhớ đừng làmồn. Nhưng trước khi ngủ, đứa nào còn bánh mì nhỉ?
— Tôi! Một anh lính nói.
— Đưa đây! Anh hạ sĩ phán một cách kẻ cả. Anh chia bánh ra làm năm phần và lấy cho mình miếng nhỏ nhất. Rồi vừa ăn, anh vừa nói:
— Độ mười lăm phút trước khi trời sáng, chúng ta sẽ bị bọn kỵ binh địch ập tới sau lưng, tất cả đừng để cho chúng băm chết. Một đứa lẻ loi mà bị lính kỵ đuổi theo những cánh đồng rộng này thì đi đứt, nhưng năm đứa thì lại có thể thoát được. Hãy theo tao, đoàn kết với nhau chặt chẽ, chỉ bắn thật gần, được vậy tao dámcả quyết là tối mai, tao sẽ đưa chúng mày đến Charleroi.
Một giờ trước khi trờisáng, viên hạ sĩ đánh thức họ dậy. Anh ta bắt họ nạp đạn lại. Tiếng ồn ào trên đường cái cứ vang lên suốt đêm bây giờ vẫn còn tiếp nối nghe như tiếng suối đổ từ xa. Fabrice khờ khạo nói với viên hạ sĩ:
— Nghe như một đàn cừu chạy trốn.
— Mày có câm họng đi không, oắt con? Viên hạ sĩ tức tối quát. Còn ba tên lính trong toán quân của anh thì nhìn Fabrice với vẻ giận dữ y như Fabrice vừa thóa mạ Chúa không bằng! Phải, nó đã thóa mạ dân tộc.
“Thế này thì quá lắm! - Fabrice nghĩ thầm, ta đã nhận thấy điều ấy ở triều đình phó vương Milan. Ừ! Thì họ có chạy trốn đâu! Không thể nói sự thật với lũ Pháp này khi sự thật chạm tính phô trương của họ. Còn cái bộ dữ tợn của họ thì ta có sá gì, ta cần phải làm cho họ hiểu điều đó”.
Họ vẫn đi cách dòng người đào tẩu đông nghịt trên đường cái đó năm trăm bước. Đi được chừng một dặm, họ vượt qua một con đường nhỏ tiếp giáp với đường cái, trên đó nhiều binh lính đang nằm ngủ. Fabrice bỏ ra bốn mươi francs mua một con ngựa khá tốt và chọn cẩn thận một thanh mã tấu to thẳng, trong số vứt lỉnh kỉnh hai bên đường. Anh nghĩ: “Người ta bảo phải đâm, thì cái này thích hợp nhất”. Đóng bộ như vậy xong, anh tế ngựa theo kịp ngay viên binh sĩ đã đi lên trước. Anh giậm chặt chân trên bàn đạp, đưa tay trái nắm vỏ gươm, nói với bốn người Pháp kia:
— Cái bọn chạy trốn trên đường cái kia giống như một bầy cừu…chúng chạy như những con cừu khiếp sợ…
Fabrice nhấn mạnh trên tiếng cừu bao nhiêu cũng vô hiệu, những người đồng hành không nhớ là trước đấy một giờ, họ đã phật ý vì tiếng cừu đó. Ở đây sự tương phản giữa hai tính cách Pháp và Ýbộc lộ: Rõ ràng là người Pháp sung sướng hơn, họ cứ để cho những biến cố trong cuộc đời trôi tuồn tuột và chẳng thèmnhớ thù ghi hận.
Sau khi nói về những con cừu, Fabrice lấy làm bằng lòng về mình lắm, điều ấy chẳng cần phải giấu diếm. Tốp người đó vừa đi vừa chuyện trò. Đi được hai dặm, viên hạ sĩ vẫn lấy làmlạ sao không thấy kỵ binh địch đến, anh ta bảo Fabrice:
— Mày là kỵ binh của chúng ta! Mày hãy phi ngựa đến cái trại trên mô đất kia, hỏi người nông dân chủ trại xem có bán cái ăn cho chúng ta không. Nói rõ chúng ta chỉ có năm mống. Nếu hắn do dự, mày đưa trước cho hắn năm francs trong số tiền riêng của mày. Và
mày cứ yên lòng, chúng ta sẽ lấy lại đồng bạc sau khi ăn uống.
Fabrice nhìn viên hạ sĩ, thấy anh luôn luôn nghiêm trang, lại thực sự có một uy thế tinh thần. Anh tuân lệnh. Mọi việc xảy ra như viên tổng chỉ huy dự kiến, duy Fabrice khẩn khoản yêu cầu anh em không nên bức người nông dân đưa lại đồng năm francs anh đã trao. Anh nói:
— Tiền đó là của tôi, không phải tôi trả thay cho các anh đâu, mà tôi trả về khoản lúa anh ta cho ngựa tôi ăn.
Fabrice phát âm tiếng Pháp tồi quá khiến các bạn đường tưởng anh có giọng kẻ bề trên, họ bực lắm và từ đó họ chuẩn bị cho một cuộc đấu dành cho lúc cuối ngày. Họ thấy anh ta khác xa họ, thế là lấy làmkhó chịu. Ngược lại Fabrice bắt đầu thấy rất mến họ. Họ lầmlụi đi đã hai tiếng đồng hồ, không chuyện vãn gì nữa, cho đến khi anh hạ sĩ nhìn lên đường cái, reo một cách mừng rỡ: “Trung đoàn ta đây rồi!”. Thế là họ đi lên đường cái. Nhưng hỡi ôi! Quanh lá cờ chimưng, quân số chưa đến hai trămngười.
Chỉ trong chốc lát, Fabrice nhìn thấy chị hàng căng tin, chị đi bộ, mắt đỏ hoe, chốc chốc lại khóc. Anh đưa mắt tìm cỗ xe con và con Cocotte mà không thấy. Thấy anh đảo mắt trông tìm, chị kêu to: “Mất hết rồi, mất cắp rồi, mất cướp rồi!” Fabrice chẳng nói gì, xuống ngựa, nắmdây cương, bảo chị: “Chị lên ngựa đi”. Chị không đợi bảo lần thứ hai.
— Chú emthu ngắn bàn đạp lại cho ta đi! Chị nói.
Khi đã ngồi vững vàng trên lưng ngựa, chị bèn kể lể những tai biến xảy ra trong đêm. Câu chuyện dài như bất tận, anh không hiểu cái gì ra cái gì cả, nhưng nghe một cách háo hức vì quá mến chị bán hàng. Kể xong, chị nói thêm:
— Ấy thế mà cái bọn cướp giật tôi, đánh đập tôi, làmhư thân hoại thể tôi lại chính là người Pháp!
— Thế nào! Không phải là bọn địch à? Fabrice nói, vẻ ngây thơ làm cho gương mặt nghiêm trang, trắng trẻo của anh càng đáng yêu thêm.
— Chú ngu lắm, chú nhỏ ạ! Chị hàng mỉmcười qua nước mắt, đáp. Tuy vậy, chú rất dễ thương.
— Hắn như thế đấy mà đã hạ gọn tên Phổ của hắn đấy! Viên hạ sĩ nói xen vào. Trong sự xáo trộn chung, tình cờ làm sao anh ta lại đến phía bên kia con ngựa. Anh nói tiếp: Nhưng hắn hợmmình!
Fabrice làmmột cử động.
— Mày tên gì đã? Viên hạ sĩ nói tiếp, vì nếu có thể báo cáo thì ta sẽ nêu tên mày.
— Tôi tên là Vasi! Fabrice đáp, vẻ mặt lạ lùng. Nghĩa là Boulot, anh vội nói chữa.
Boulot là tên người mang cái giấy hành trình mà chị quản ngục thị trấn B đã trao cho anh ta. Hôm trước anh vừa đi vừa nghiên cứu cái giấy ấy bởi vì anh đã bắt đầu suy nghĩ chút ít và không đến nỗi như trước, gặp gì cũng thấy lạ lùng. Ngoài giấy hành trình của anh kỵ binh Boulot , anh vẫn trân trọng giữ tờ giấy hộ chiếu Ýqua đó anh có thể nhận cái tên Vasi cao quý, người buôn hàn thử biểu. Khi anh hạ sĩ trách anh hợm mình, anh toan đáp: “Ta mà hợm mình ư? Ta, Fabrice Valserra tiểu hầu Del Dongo, đã chịu đội tên của một thằng cha Vasi, lái buôn hàn thử biểu mà bảo là hợmmình!”.
Anh suy nghĩ và tự nhủ: “Ta phải nhớ ta là Boulot không thì coi chừng tù ngục!”. Trong khi đó, viên hạ sĩ và chị hàng căng tin bàn tán nhiều về anh. Không gọi anh là chú nữa, chị hàng nói:
— Anh đừng cho tôi là tọc mạch. Tôi hỏi anh những điều kia nọ chỉ là để giúp ích cho anh thôi. Này, anh bảo thật đi nhé, anh là ai?
Fabrice không trả Iời ngay, anh xét thấy không thể nào tìm được những người bạn tình như họ để nghe những lời khuyên bảo, mà anh thì rất cần những lời khuyên bảo. “Chúng ta sắp vào một căn cứ chiến đấu, vị trấn thủ muốn biết ta là ai, chắc chắn là ta sẽ bị tống lao nếu qua những câu trả lời của ta, họ biết rằng tuy ta mặc quân phục trung đoàn 4 kỵ binh, nhưng ta lại không quen một ai trong đó!” Vì là thần dân nước Áo cho nên Fabrice biết rõ giá trị của một tờ hộ chiếu. Những người trong tộc họ anh mặc dù quý tộc và ngoan đạo, mặc dù thuộc cánh chiến thắng, cũng đã năm lần bảy lượt lao đao vì mảnh giấy hộ chiếu. Cho nên anh chẳng khó chịu chút nào về câu hỏi của chị bán hàng. Tuy nhiên, vì trả lời, anh phải tìm những tiếng Pháp rõ ràng nhất, chị bán hàng căng tin càng tò mò tợn và thấy cần phải khuyến khích anh nói:
— Hạ sĩ Aubry và tôisẵn lòng bày vẽ cho anh cách xử sự.
— Tôi tin chắc là thế! Fabrice đáp. Tôi tên là Vasi người quê ở thành phố Gênes. Chị tôi nổi tiếng đẹp đã lấy một ông chồng đại úy. Vì tôi mới mười bảy, chị bảo tôi đến với chị để chị cho xemđất nước Pháp và để bày bảo cho tôi nên người. Không tìmthấy chị ở Paris, và biết rằng chị đi theo đạo quân này, tôi tìmđến, tôisục sạo tìmkiếmchị khắp nơi mà không gặp. Bọn lính lấy làmlạ về giọng nói của tôi, đã báo cho người ta bắt tôi. Lúc đó tôi có tiền, tôi cho tên sen đầm, hắn trao cho tôi một tờ hành trình, một bộ quân phục và hắn bảo: “Hãy chuồn đi và thề với tao không bao giờ nói tên tao ra”.
— Hắn tên gì? chị hàng hỏi.
— Tôi đã hứa với nó.
— Anh ấy không nói tên thằng ấy là phải. Hắn là một thằng vô lại, mặc dù vậy, anh bạn cũng không được nói tên nó. Còn cái ông đại úy anh rể anh tên gì? Nếu chúng tôi biết tên ông ta, chúng tôi có thể tìmra.
— Teulier, đại úy ở trung đoàn 4 kỵ binh. Vị anh hùng của chúng ta đáp.
Viên hạ sĩ khá tinh ý, nói:
— Thế là nghe giọng người nước ngoài của anh, bọn lính cho anh là một gián điệp chứ gì?
— Cái tiếng nhục nhã bôi nhọ người ta chính là tiếng đó! Fabrice hét lên, mắt nẩy lửa. Tôi yêu Hoàng đế và người Pháp đến vậy mà chúng bảo tôi là gián điệp. Sự lăng mạ đó làmcho tôi bực tức nhất.
— Không phải lăng mạ đâu! Viên hạ sĩ trịnh trọng nói - Anh hiểu sai đó. Bọn lính hiểu lầmlà lẽ tự nhiên thôi.
Thế rồi làm người thành thạo, anh ta giải thích là ở trong quân thì phải thuộc một đơn vị và mặc một loại quân phục nào đó, nếu không thế thì dĩ nhiên người ta cho mình là gián điệp. Quân thù tung nhiều gián điệp vào giữa chúng ta, trong cuộc chiến tranh này, mọi người đều phản bội, Fabrice được mở mắt, lần đầu anh nhận thấy tất cả những gì xảy đến với anh trong hai tháng qua là do lỗi ở anh. Chị hàng căng tin mỗi lúc một thêmtò mò. Chị nói:
— Nhưng chú emcần thuật tất cả với chúng ta.
Fabrice ngoan ngoãn vâng lời. Khi anh kể xong. Chị hàng trịnh trọng nói với anh hạ sĩ:
— Kể ra thì chú bé này vốn không phải là lính. Bây giờ chúng ta bị đánh bại, bị phản bội, chúng ta phải tiến hành một cuộc chiến đấu khốn nạn, ích gì mà chú ta thí mạng không công cho Chúa[37] vậy?
— Huống gì anh ta không biết đến cả nạp đạn nữa, nạp đạn qua mười hai thao tác hay nạp đạn tùy ý cũng đều mù tịt. — Chính tôi đã nạp phát đạn hạ thằng Phổ đó! Fabrice kêu lên
— Hơn nữa chú ta giơ tiền ra cho mọi người xem! Chị hàng nói thêm- Rời chúng ta ra thì chú ấy sẽ bị tước đoạt tất.
— Tên hạ sĩ quân kỵ binh đầu tiên mà anh ta gặp sẽ trưng tập anh để anh trả tiền rượu cho hắn, và có thể người ta sẽ tuyển mộ anh ta cho quân thù, bởi vì khắp thiên hạ làm phản. Thằng cha căng chú kiết đầu tiên nào gặp anh cũng sẽ ra lệnh cho anh theo hắn và anh sẽ đi theo. Tốt hơn hết là anh gia nhập trung đoàn ta.
— Không đâu, thưa ông hạ sĩ! Fabrice vội kêu lên. Đi ngựa tiện hơn, vả lại tôi không biết nạp đạn, còn khiến ngựa thì ông đã thấy ông làmrồi.
Fabrice lấy làm đắc ý về bài diễn văn đó, chúng tôi không thuật lại làm gì cuộc tranh luận giữa anh hạ sĩ và chị bán hàng về số phận tương lai của nhân vật chúng ta. Fabrice nhận thấy trong khi bàn cãi, họ lặp lại đến ba bốn lần những trường hợp xảy đến với anh, những sự nghi ngờ cùa binh lính, tên sen đầm đã bán cho anh tờ hành trình và bộ quân phục, cách anh chạy theo đoàn tùy tùng của thống chế hômqua, việc anh được nhìn thấy Hoàng đế phi ngựa, con ngựa ngã chết v.v…
Với tính tò mò cố hữu của phụ nữ, chị hàng căng tin cứ trở đi trở lại mãi với việc người ta cướp con ngựa tốt mà chị đã giúp Fabrice mua.
— Chú cảm thấy người ta nắm chân chú, người ta nhẹ nhàng nhấc người chú ra sau, khỏi đuôi con ngựa rồi người ta đặt chú ngồi xuống đất!
Fabrice tự hỏi thầm không biết tại sao chị ta lại cứ lặp đi lặp lại mãi cái điều mà cả ba đều thuộc răm rắp. Anh chưa biết đó là cách người bình dân ở Pháp thường làmđể tìmý kiến. Đột ngột chị hỏi:
— Chú có bao nhiêu tiền đó?
Fabrice luôn tin chị phụ nữ này cao thượng. Đó là mặt ưu việt của dân tộc Pháp. Anh không ngần ngại đáp: — Có thể là ba mươi đồng Napoléon vàng tất cả và támhay mười đồng écu gì đó, loại écu nămfrancs.
— Thế thì chú có thể dông đi một cách dễ dàng. Chú hãy rút ra khỏi đạo quân bại tẩu này. Chú cứ đi ra một bên thấy con đường đầu tiên nào hơi văng vắng người về phía bên phải thì chú rẽ ngay. Thế rồi cứ thúc ngựa lánh xa quân đội xa mãi ra. Kiếm cách mua áo quần thường dân mà mặc. Khi đã đi được chín mười dặm mà không gặp lính nữa thì đi xe trạm đến một thị trấn yên ổn mà nghỉ ngơi và tẩm bổ bằng bít tết. Chớ bao giờ nói là chú đã ở trong quân đội, vì bọn sen đầm sẽ coi chú là lính đào ngũ và tóm cổ chú. Chú dễ thương dễ mến đấy, nhưng chưa đủ già dặn để đối đáp với sen đầm, cảnh sát. Khi chú đã tròng áo thị dân rồi thì hãy xé tờ hành trình của chú ra làm trăm mảnh và lấy lại cái tên thật của chú là Vasi.
Chị quay lại hỏi viên hạ sĩ:
— Thế còn chú ấy phải nói chú ấy từ đâu đến cho có lý nhỉ?
— Từ Cambrai trên sông Escaut. Đó là một thị trấn rất nhỏ và yên ổn, nghe chưa? Ở đó có một nhà thờ lớn và Fénelon[38].
— Ử! Ừ! Phải rồi! Chị bán hàng nói - Đừng bao giờ nói chú đã ở mặt trận về, chớ hé răng về thị trấn B. cũng như về tên sen đầm đã bán cho chú cái giấy hành trình. Khi chú muốn trở vào Paris thì hãy đến Versailles cái đã, rồi cứ giả vờ như lang thang đi dạo mát mà vượt qua cửa ô Paris về phía ấy. Khâu giấu những đồng Napoléon vào trong quần mới được. Và nhớ là khi trả món gì, chú chỉ cần chìa ra vừa
đủ số tiền để trả. Cái điều làm cho tôi phiền muộn là chú sẽ bị người ta chài, người ta phỉnh, người ta cuỗm hết. Cạn túi thì chú sẽ làm thế nào nhỉ? Cái thứ như chú thì còn biết xoay xở là gì…
Chị bán hàng quà tốt bụng còn nói nhiều nữa. Anh hạ sĩ tán thành bằng những cái gật đầu chứ còn biết làm sao mà chen ý kiến của mình vào cái dòng lời lẽ thao thao bất tuyệt ấy! Thình lình, đám đông che kín mặt đường rảo bước đi nhanh, sau đó trong nháy mắt, họ vượt qua cái hào con ở bên trái con đường và phóng chạy. Họ hét vang bốn phía: “Lũ Cosaques đó[39] ! Lũ Cosaques đó!” Chị hàng căng tin thét:
— Trả con ngựa cho chú đấy!
— Đời nào tôi chịu thế! Fabrice nói! Phóng ngựa đi, chạy đi chị! Tôi tặng chị đấy. Chị muốn có tiền mua lại một cỗ xe nhỏ không? Thì tôi biếu chị một nửa số tiền của tôi đây.
— Tôi bảo chú bắt lại con ngựa của chú mà! Chị hàng thét lớn. Và chị sắp sửa tụt xuống. Fabrice rút mã tấu hét: “Chị ngồi vững, nghe!” rồi lật mặt bằng đập hai ba cái vào mông ngựa, tức thời con ngựa phi nước đại chạy theo những người đi trốn.
Bây giờ người anh hùng của chúng ta mới nhìn lại mặt đường, trước kia ba bốn nghìn người chen chúc trên đó như những nông dân trong một đám rước lễ. Sau tiếng Cosaques thì không thấy còn ai cả, lũ chạy trốn đã vứt lại nào mũ, nào gươm, nào súng và gì gì nữa… Fabrice lấy làm lạ, leo lên một cánh đồng ở bên phải, đồng này cao hơn mặt đường khoảng bảy tám thước. Anh nhìn con đường cái ở cả hai đầu và nhìn rộng ra khắp cả đồng bằng, vẫn không thấy dấu vết lũ Cosaques. Anh tự hỏi: “Cái bọn Pháp này kỳ thật!… Trước sau gì ta cũng cần rẽ bên phải, thì tốt nhất là rẽ ngay. Có lẽ bọn đó có lý do chính đáng để chạy trốn, mà ta không biết”.
Anh nhặt một khẩu súng, soát thấy đã nạp đạn, anh xáo trộn lại thuốc mồi, lau viên đá lửa, rồi chọn nhặt một túi thuốc đạn còn đầy đặn. Anh nhìn quanh bốn phía một lần nữa.
Rõ ràng là chỉ còn có mỗi một mình anh giữa đồng bằng trước đây dầy đặc những người, ở rất xa nơi cuối trời, anh còn thấy bọn bại binh vẫn cứ ba chân bốn cẳng chạy trốn không ngừng và bắt đầu lần lượt mất hút sau cây cối. “Quả thật là kỳ quặc!”. Anh nói thầm vậy. Và nhớ lại cái kế anh hạ sĩ đã dùng hôm qua, anh đến ngồi giữa một đám ruộng lúa. Anh không đi xa hơn vì còn mong gặp lại hai người bạn tốt, chị bán hàng căng tin và anh hạ sĩ Aubry. Ngồi trong lúa, Fabrice đếm lại tiền bạc thì thấy chỉ còn mười tám đồng Napoléon chứ không phải ba mươi đồng như anh nhớ, nhưng anh còn những viên kimcương nhỏ, mà anh đã nhét trong lần vải lót đôi giày kỵ binh buổi sớmhômngủ trong buồng chị quản lao ở B. Anh tìmhết cách cất giấu những đồng vàng trong khi nghĩ ngợi về chuyện mất mát đột ngột của mình. “Đây có phải là một điểm xấu không nhỉ?” Anh tự hỏi. Nhưng điều phiền muộn chính của anh là đã thực sự tham gia một trận đánh hay không? Anh nghĩ là có và giá được xác định như thế thìsẽ là người hạnh phúc nhất đời.
Tuy nhiên ta thamgia với cái tên của một thằng tù, ta mang tờ hành trình của một thằng tù trong túi áo, hơn nữa mặc áo sống của nó trên người! Cái đó là tai họa cho tương lai, ông abbé Blanès sẽ bảo thế nào nhỉ? Rồi cái thằng cha Boulot tội nghiệp đó lại chết trong tù nữa chứ! Tất cả những cái đó đều là điểmbất thường, số mệnh chắc chắn sẽ đưa ta vào tù!
Fabrice có thể đổi tất cả để biết tên kỵ binh Boulot có thật phạmtội hay không, cố lục ký ức, anh nhớ hình như chị quản lao thành B. có nói với anh rằng tên kỵ binh Boulot bị tóm không những vì mấy bộ đồ ăn bằng bạc, mà còn vì đã bắt trộm con bò sữa của một người nông dân, lại còn đánh đập anh ta thậm tệ. Fabrice tin chắc rằng một ngày kia, anh sẽ bị bỏ tù vì một tội trạng có phần nào dính dáng vởi tội trạng của Boulot. Anh nghĩ đến ông bạn Blanès, giá bỏ ra bao nhiêu để được hỏi ý kiến ông, anh cũng sẵn sàng! Rồi anh sực nhớ chưa viết thư cho bà cô từ khi rời Paris. “Cô Gina tội nghiệp!”. Anh than thầmnhư vậy và ứa nước mắt. Bỗng anh nghe có tiếng động khẽ bên mình, đó là một anh lính đang cởi bỏ cương hàm cho ba con ngựa ăn lúa, ba con ngựa có vẻ như sắp chết đói. Hắn nắm giữ cương phụ. Fabrice vụt nhô thẳng lên như con gà gô cất cánh. Tên lính hoảng sợ. Nhận thấy thế, vị anh hùng của chúng ta không cưỡng lại được cái thú thử đóng vai trò kỵ binh trong giây lát. Anh thét:
— Một trong ba con ngựa kia là của tao, mẹ kiếp! Nhưng mà tao sẵn lòng cho mày năm francs vì mày đã cất công giắt nó đến đây cho tao.
— Đằng ấy coi tớ là rác đấy à? Tên lính đáp.
Fabrice đưa súng lên vai ngắm, chỉ cách nó sáu bước.
— Bỏ con ngựa ra không tao nổ!
Tên lính đeo súng sau lưng. Hắn lắc vai để lấy súng. Fabrice lao đến thét:
— Mày mà cựa một cái thì coi như chết rồi đó.
— Thế thì hãy đưa năm francs đây mà bắt một con ngựa. Tên lính tiu nghỉu nói vậy, sau khi nuối tiếc trông ra con đường tuyệt đối chẳng có một bóng người. Fabrice tay trái giương súng, tay phải némcho hắn ba đồng nămfrancs.
— Xuống ngựa ngay không thì chết…Thắng cương cho con ngựa ô rồi cút đi với hai con kia…Tao sẽ bắn ngay nếu động đậy.
Tên lính càu nhàu làm theo lời bảo. Fabrice lại bên con ngựa, vắt cương lên tay trái, mắt vẫn đăm đăm quan sát tên lính chậm chạp đi xa ra. Khi thấy nó cách mình năm mươi bước, anh lẹ làng nhảy lên ngựa. Vừa ngồi lên yên, chân phải còn đang tìm bàn đạp thì đã nghe tiếng đạn réo sát bên mình! Đó là phát súng của tên lính. Điên tiết, anh phi ngựa đuổi theo, nó chạy thục mạng và lát sau Fabrice thấy hắn ngồi trên mình ngựa phi đi. Anh tự nói: “Thôi đựợc, hắn đã ở ngoài tầmrồi .
Con ngựa anh vừa mua đẹp quá, nhưng có vẻ đói gần chết. Fabrice trở lại đường cái vẫn không có bóng người. Anh vượt qua đường, cho ngựa đi nước kiệu để tới một nếp trũng về bên trái mà anh hy vọng sẽ gặp lại chị hàng căng tin. Nhưng khi lên tới đầu dốc, anh thấy cách hơn một dặm đường, chỉ có một tên lính lẻ loi. Anh thở dài than: “Số mệnh đã định cho ta không gặp lại người đàn bà đôn hậu, nhân từ ấy nữa”. Anh đi đến một nông trại nhìn thấy ở xa, về bên phải con đường. Cứ ngồi trên lưng ngựa anh trả tiền trước mua lúa mạch cho ngựa ăn, con ngựa tội nghiệp đói quá gặm luôn cả máng. Một giờ sau, Fabrice lại cho ngựa kiệu trên đường cái, với hy vọng lờ mờ được gặp lại chị hàng căng tin hoặc ít nữa là anh hạ sĩ Aubry.
Vừa đi vừa nhìn ra tứ phía, anh đến một con sông lầy lội có một chiếc cầu gỗ hẹp bắc ngang. Trước khi đến cầu, về bên phải đường cái, có một cái nhà lẻ loi mang bảng hiệu Bạch mã. “Ta ăn ở đây thôi”, Fabrice nghĩ thầm. Một sĩ quan kỵ binh cánh tay băng bó treo trước ngực đang ngồi trên lưng ngựa ở đầu cầu, vẻ mặt buồn bã. Cách ông mươi bước, ba kỵ sĩ đứng dưới đất đang nhét thuốc lá vào tẩu.
Fabrice thầm nghĩ: Những người này có vẻ muốn mua lại con ngựa của ta rẻ hơn giá ta mua đây. Viên sĩ quan bị thương và ba người đi đất nhìn anh đi tới với dáng như chờ đợi. “Tốt hơn hết là ta không đi qua cái cầu mà đi dọc bờ của con sông, đó hẳn là con đường mà chị bán hàng căng tin khuyên ta đi để tránh rắc rối… Đúng như thế. Nhưng ta bỏ chạy thì ngày mai ta xấu hổ chịu sao nổi. Vả lại con ngựa ta chân khỏe lắm còn ngựa viên sĩ quan chừng như mệt mỏi. Nếu ý muốn bốc ta xuống thì ta phóng ngựa chạy bay đi chứ”. Fabrice nghĩ thế rồisoạn sửa thế ngựa và cho đi từng bước hết sức ngắn.
Viên sĩ quan gọi, giọng bề trên: “Đi lên đi, anh kỵ binh kia”.
Fabrice tiến lên mấy bước rồi dừng lại, nói to:
— Ông muốn bắt ngựa tôisao?
— Không đời nào. Cứ đi lên đi.
Fabrice nhìn lại viên sĩ quan, râu mép ông đã bạc và nét mặt trông vô cùng trung thực. Chiếc khăn treo cánh tay trái đầy máu me và bàn tay phải cũng buộc một mảnh vải dính máu. “Chắc là bọn đi đất sẽ chồmlên nắmcương ngựa của ta”.
Anh nghĩ thế nhưng đến khi nhìn gần thì thấy nhữngngười này cũng bị thương.
Viên sĩ quan mang cầu vai đại tá. Ông bảo:
— Vì danh dự, anh hãy đứng gác ở đây. Thấy có long kỵ, truy kỵ, hoặc khinh kỵ binh đi qua thì anh hãy nói với họ là đại tá Le Baron đang ở trong quán và ra lệnh cho họ đến gặp ông.
Viên đại tá già có vẻ đau buồn lắm, mới mở miệng ông ta đã chinh phục Fabrice. Anh đáp rất hợp lý:
— Thưa ông tôi còn non trẻ quá, e họ không nghe tôi. Cần có một tờ quân lệnh do ông viết.
Ông đại tá nhìn anh rất kỹ rồi nói:
— Chú bé nói có lý! Anh hãy viết lệnh đi. La Rose, anh còn bàn tay phải. Không nói gì, La Rose rút túi lấy ra một cuốn sổ tay nhỏ, viết mấy dòng rồi xé tờ giấy đưa cho Fabrice. Đại tá lặp lại cái lệnh với Fabrice và nói thêm là hai giờ sau, anh sẽ được một trong ba kỵ sĩ bị thương thay phiên gác cho đúng lệ. Xong, ông đi vào quán với những người tùy tùng. Fabrice nhìn họ bước đi, còn anh đứng im lìm ở đầu cầu vì xúc động bởi dáng đau buồn, lặng lẽ của họ. “Trông như những thần linh bị phù phép”, anh tự nhủ. Rồi anh mở quân lệnh ra đọc, thấy viết:
“Đại tá Le Baron , đạo 6 long kỵ binh, tư lệnh lữ đoàn 2 sư đoàn 1 kỵ binh trong quân đoàn 14, ra lệnh cho tất cả lính kỵ binh bất cứ là long kỵ binh, truy kỵ binh hay khinh kỵ binh phải tập hợp dưới quyền đại tá ở quán Bạch mã gần cầu, là nơi hành dinh của đại tá. Làm tại hành dinh, gần cầu Nữ Thánh, ngày mười chín tháng sáu năm1815.
Viết thay đại tá La Baron bị thương ở cánh tay phải, và thừa lệnh đại tá.
Trung sĩ La Rose”.
Đứng gác ở đầu cầu vừa được nửa giờ, Fabrice trông thấy chín lính truy kỵ đi tới, trong đó sáu cưỡi ngựa, ba đi bộ. Anh đưa cho họ xemlệnh của đại tá.
Bốn tên cưỡi ngựa nói: “Chúng tôisẽ trở lại” rồi cho ngựa đi nước kiệu lớn qua cầu. Fabrice bèn nói chuyện vớì hai tên kia. Trong khi họ tranh cãi hăng với nhau, ba tên đi bộ cũng vượt qua cầu. Cuối cùng một trong hai lính kỵ còn lại bảo cho xem lại tờ quân lệnh, rồi mang luôn nó đi và nói:
— Ta đemđến cho các bạn ta, thế nào họ cũng quay trở lại. Cứ ở đó mà đợi họ. Rồi hắn phóng ngựa chạy bay, bạn nó cũng theo nó. Tất cả những sự việc trên diễn ra trong chớp mất.
Fabrice điên tiết gọi người lính bị thương đang thò đầu ra cửa sổ quán Bạch mã. Người đó đeo lon trung sĩ kỵ binh. Anh ta xuống và vừa đi đến gần vừa hét:
— Rút gươmra chứ! Anh gác kia mà.
Fabrice làmtheo lệnh, rồi nói:
— Chúng nó mang tờ quân lệnh đi rồi.
— Chúng đang tức tối vì trận đánh hôm qua, viên trung sĩ đáp, vẻ chán chường - Tôi sẽ cho anh một khẩu súng ngắn. Nếu người ta vi phạm lệnh nữa thì anh bắn chỉ thiên, tôi sẽ đến, không chừng chính đại tá cũng sẽ ra. Khi báo cáo quân lệnh bị lấy đi, Fabrice nhận thấy viên trung sĩ đã có một cử chỉ ngạc nhiên. Anh hiểu rằng danh dự bản thân đã bị xúc phạm, và tự hứa sẽ không để cho bị lừa như thế nữa.
Được vũ trang bằng khẩu súng ngắn kỵ binh của viên trung sĩ, Fabrice hiên ngang đứng gác lại ở đầu cầu. Anh thấy bảy kỵ binh cưỡi ngựa đi tới. Anh ta đứng chặn đầu cầu từ trước. Anh truyền đạt mệnh lệnh của đại tá. Chúng có vẻ không bằng lòng. Tên táo bạo nhất tìm cách vượt qua cầu. Vừa sáng hôm qua, chị hàng quà bảo nên đâm chứ không nên chém. Fabrice nghe theo lời dạy khôn ngoan của người bạn gái đó, anh hạ mũi mã tấu và vờ như muốn đâmngười vi phạmlệnh một nhát.
— Ái chà! Bọn lính kỵ la lớn - Cái thằng oắt con này muốn giết chúng ta. Làm như hôm qua chúng ta bị giết chưa đủ số! Cả bọn rút mã tấu xông vào Fabrice. Anh chắc chết. Nhưng anh nghĩ đến vẻ ngạc nhiên của viên trung sĩ và không muốn để bị khinh bỉ lần nữa. Vừa lùi trên cầu, anh vừa cố chĩa gươm đâm lại bọn kỵ mã. Sử dụng cây mã tấu đại kị quất thẳng, to, quá nặng đối với sức vóc anh, anh có vẻ mặt lạ lùng thế nào ấy, khiến bọn lính kỵ biết ngay đối thủ của mình. Bây giờ họ tìm cách không phải để đánh cho anh bị thương, mà để băm nát quần áo trên người anh. Vì vậy Fabrice nhận mấy nhát kiếm nhẹ trên hai cánh tay, về phía anh, luôn vung gươm ráo riết đâm nhiều nhát tới trước. Rủi làmsao, một nhát đâmphải tay một tên, làmhắn bị thương. Tức giận vì bị một tên lính non choẹt đánh trúng, hắn ta trả lời bằng một nhát kiếm đâm thẳng cánh, tin vào phần trên đùi Fabrice. Sở dĩ miếng kiếm đó trúng đích là vì con ngựa của Fabrice không những chạy tránh cuộc xung đột, lại có vẻ thích thú và cứ muốn xông vào bọn tấn công. Bọn này thấy máu chảy dọc theo cánh tay phải Fabrice, đâm ngại là trò đùa nghịch của họ đã vượt giới hạn quá xa, bèn tấn chàng thanh niên vào thành cầu bên trái, rồi phóng ngựa chạy đi. Vừa rảnh tay Fabrice bắn phát súng chỉ thiên để báo với đại tá.
Khi súng nổ thì có bốn kỵ binh cưỡi ngựa, hai đi bộ, cùng một trung đoàn với mấy tên kia, đang tiến về phía cầu và còn cách vài trăm bước. Chúng chăm chú nhìn sự việc xảy ra trên cầu và tưởng Fabrice bắn vào bọn đồng ngũ của họ, bốn tên đi ngựa lao tới Fabrice, gươm trần vung cao, một cuộc xung phong thực sự! Đại tá La Baron nghe súng, mở cửa ra và chạy lên cầu, vừa đúng lúc bọn kia phi ngựa tới. Tự ông ra lệnh bảo chúng dừng lại.
— Ở đây làm gì có đại tá! Một tên trong bọn thét và thúc ngựa tiến lên. Đại tá phẫn nộ bỏ dở những lời khiển trách và dùng bàn tay phải bị thương nắmcương ngựa của tên đó. Ông thét:
— Đứng lại! Đồ lính tồi. Tao biết mày, mày ở đại đội của đại úy Henriet.
— Ừ! Đã vậy thì để chính đại úy ra lệnh cho ta.
Nó lại cười khanh khách, nói thêm:
— Đại úy Henriet bị giết hômqua, còn lão thì xéo đi, tìmchỗ mà rụi!
Nó vừa nói vừa muốn vượt lên, khiến ông đại tá bị đẩy ngã xuống nền cầu. Fabrice đang ở trên cầu, cách hai bước, mặt quay về quán Bạch mã. Anh thúc ngựa lên và trong khi ức ngựa của tên hung thủ đẩy ngã ông đại tá tay vẫn nắm chặt dây cương, thì anh căm phẫn đâm nó một nhát thẳng cánh. May sao ngựa của tên kỵ binh thấy mình bị kéo xuống đất, do tay ông đại tá nắm dây cương nên nhảy qua một bên, do cử động của con ngựa, lưỡi gươm đại kỵ dài lướt dọc áo gilê tên kỵ binh và bày ra trọn vẹn dưới mắt hắn. Nổi điên, tên kỵ binh quay lại chémmột nhát cực mạnh làmFabrice đứt tay áo, lưỡi gươmbămsâu vào cánh tay, anh ngã xuống.
Một trong hai tên kỵ binh không ngựa thấy hai người bảo vệ cầu đều ngã, bèn chộp cơ hộí nhảy lên lưng ngựa Fabrice và phóng đi, định chiếmđoạt con ngựa.
Viên trung sĩ từ trong quán chạy ra thấy đại tá của mình ngã, tưởng ông bị trọng thương. Anh đuổi theo ngựa Fabrice đâm mũi kiếm của mình vào hông tên kỵ binh. Tên này đổ xuống. Những đứa khác thấy trên cầu chỉ còn viên trung sĩ đi đất, liền phi ngựa vượt qua cầu và chạy đi nhanh chóng. Tên đi bộ chạy trốn về phía đông.
Viên trung sĩ đến bên cạnh những người bị thương. Fabrice đã đứng lên, anh ta không đau lắm nhưng mất nhiều máu. Ông đại tá đứng dậy chậmhơn, choáng vì ngã chứ không mang thương tích gì. Ông nói với viên trung sĩ:
— Ta chỉ đau vì vết thương cũ ở bàn tay.
Tên kỵ binh bị trung sĩ đâmchỉ còn ngắc ngoải. Đại tá kêu:
— Quỉsứ bắt nó đi! Rồi ông nói với viên trung sĩ và hai người lính kỵ vừa mới chạy đến. Hãy săn sóc chú thanh niên bé bỏng này, ta đưa chú vào chỗ nguy hiểm không phải lúc. Tôi ở lại trên cầu để tự mình cố chặn những tên điên cuồng đó lại. Các anh hãy đưa chú bé về quán và băng bó cánh tay cho chú. Lấy một chiếc sơ mi của tôi mà băng”.
CHƯƠNG V
Tất cả sự biến đó xảy ra trong không đầy một phút. Những thương tích của Fabrice không có gì nghiêm trọng, người ta buộc cánh tay anh với những băng xé từ áo sơ mi của đại tá ra. Người ta muốn dọn cho anh một cái giường ở tầng gác một tại quán. Nhưng Fabrice nói với viên trung sĩ:
— Thế thì trong khi tôi ở đây, được nâng niu trên tầng một, con ngựa tôi ở trong tàu sẽ buồn chán vì lẻ loi và đi theo một ông chủ khác mất.
— Tân binh mà thế thì khá thật! Viên trung sĩ nói. Thế là các người tùy tùng của đại tá soạn một ổ rơm mới cho Fabrice nằm ở ngay cái máng buộc ngựa của anh.
Xong, vì Fabrice tỏ ra yếu sức quá viên trung sĩ mang cho anh một cốc rượu vang nóng và trao đổi đôi lời với anh. Mấy lời khen tặng chen lẫn trong cuộc chuyện trò đó đã khiến chàng thanh niên sung sướng như lên chín tầng mây.
Đến tờ mờ sáng hôm sau, Fabrice mới thức giấc dậy. Ngựa hí dài và làm huyên náo kinh khủng, chuồng ngựa đầy những khói. Lúc đầu Fabrice không hiểu vì sao mà ồn ào như thế và cũng không nhớ mình đang ở đâu. Về sau, suýt ngạt thở vì khói, anh đoán là cái nhà quán cháy. Trong chớp mắt, anh đã ra khỏi chuồng và lên lưng ngựa. Anh ngẩng đầu, khói tuôn ùn ùn qua hai cửa sổ bên trên tàu ngựa, còn mái nhà thì bao phủ một lớp khói đen cuồn cuộn. Khoảng một trăm lính bại tẩu đã đến quán Bạch mã trong đêm. Tất cả đều la lối và nguyền rủa. Nămsáu đứa Fabrice được trông thấy gần như say mềm. Một tên định tómanh, hét: Mày mang ngựa tao đi đâu đấy?
Fabrice cho ngựa chạy đi được một phần tư dặmthì ngoái cổ trông lại. Không ai đi theo anh cả, nhà quán đang bốc lửa. Anh nhận ra cái cầu, nghĩ đến vết thương, cảm thấy cánh tay bó chặt trong băng và rất nóng. “Còn ông đại tá già, ông ra sao rồi nhỉ? Ông đã cho chiếc áo để người ta băng bó mình!” Sáng hôm đó, Fabrice bình tĩnh lại. Lượng máu chảy khỏi người anh cũng cuốn luôn theo phần phiêu lưu lãng mạn trong tính tình anh.
Đi được một giờ anh cảm thấy yếu sức đi quá. Ái chà! Mình sắp ngất chăng? Nếu mình ngất, người ta sẽ bắt mất con ngựa, không chừng còn lấy áo quần nghĩa là luôn cả cái gia tài của mình trong đó. Anh không còn sức khiến ngựa và đang cố lấy thăng bằng trên yên thì một anh nông dân trông thấy. Anh ta đang cuốc ruộng bên đường cái, nhìn thấy vẻ mặt tái nhợt của Fabrice, bèn chạy đến mời anh một cốc bia và một miếng bánh mì.
Người nông dân bảo: “Thấy anh xanh xao, tôi nghĩ là một thương binh trong trận kịch chiến!” Sự giúp đỡ ấy quả đúng lúc. Khi Fabrice bắt đầu nhai mẩu bánh đen thì cũng là lúc mắt anh bắt đầu nhức nhối khi nhìn tới trước. Khỏe lại được một tí, anh cảm ơn người nông dân và hỏi: “Vùng này là vùng nào?” Người nông dân bảo cứ đi ba phần tư dặm nữa thì đến thị trấn Zonders, ở đấy anh sẽ được
chăm sóc chu đáo. Fabrice đi bừa đến thị trấn ấy, mà tự mình cũng không hiểu mình làm gì, chỉ mỗi bước mỗi lo sao cho khỏi ngã ngựa. Anh thấy một cổng lớn rộng mở, anh đi vào, đó là quán Etrille . Liền đó, một người đàn bà đồ sộ chạy ra, đó là chị chủ quán. Giọng lạc đi vì thương hại, chị kêu cứu. Hai cô con gái đến giúp Fabrice xuống ngựa. Vừa xuống đất thì anh ngất lịm đi. Người ta mời một thầy thuốc giải phẫu đến, ông này chích máu cho anh.
Ngày hôm đó và những ngày sau, Fabrice chẳng biết người ta đã làm gì cho mình. Hầu như anh ngủ suốt. Nhát đâm ở đùi đe dọa sưng to.
Những khi tỉnh, Fabrice dặn bảo chăm sóc ngựa cho anh và lặp lại nhiều lần là anh sẽ chi tiền rộng rãi, khiến bà chủ quán và hai cô con gái phật lòng. Anh được chăm sóc vô cùng chu đáo mười lăm hôm và bắt đầu tỉnh người lại. Bỗng một tối, anh nhận thấy những phụ nữ trong nhà có vẻ hết sức bối rối. Không lâu sau đó, một sĩ quan Đức vào buồng anh, người trong nhà đối đáp với hắn bằng một thứ tiếng mà anh không hiểu, tuy vậy anh cũng thấy rõ là họ nói về anh cho nên vờ ngủ. Lát sau, đoán rằng tên sĩ quan Đức đã đi rồi, anh gọi bà chủ và các cô gái hỏi:
— Có phải viên sĩ quan ấy đến ghi tên tôi vào một danh sách để bắt tôi bỏ tù hay không?
Bà chủ rưng rưng nước mắt bảo là đúng như vậy.
— Thế thì có tiền ở trong áo tôi đó! Fabrice vùng dậy nói.- Bà ạ, bà mua hộ tôi một bộ quần áo thị dân và nội đêm nay tôi sẽ rời nơi đây. Bà đã cứu sống tôi một lần khi đón nhận tôi trong lúc tôi sắp ngã chết giữa đường. Hãy cứu tôi lần nữa bằng cách giúp phương tiện cho tôi trở về với mẹ tôi.
Hai cô gái nghe nói thế khóc òa, họ lo sợ cho số phận của Fabrice. Vì họ nghe tiếng Pháp câu được câu chăng cho nên họ đi đến giường Fabrice để hỏi han thêm. Họ bàn luận với bà mẹ bằng tiếng flamand[40], nhưng cứ luôn luôn nhìn về phía anh với đôi mắt trìu mến. Anh hiểu tàm tạm rằng việc anh bỏ trốn sẽ làm họ liên lụy nặng nề đấy, nhưng họ cũng cứ vui lòng phó mặc rủi may. Anh chắp tay lại, sôi nổi cảmơn họ.
Một người Do Thái địa phương cung cấp cho anh đủ bộ sậu quần áo. Vào khoảng mười giờ đêm, hắn đem tới hai cô gái đo áo ngoài lên cái áo lính Fabrice thì thấy cần phải thu hẹp lại bao nhiêu. Tức thời họ bắt tay vào việc vì không còn thì giờ nữa. Fabrice chỉ mấy đồng Napoléon giấu trong áo, nhờ họ khâu vào quần áo mới mua. Cùng với quần áo có một đôi giầy mới rất đẹp. Anh không ngần ngại nhờ các cô gái đôn hậu đó rạch đôi giầy mới theo kiểu kỵ binh ở một chỗ mà anh chỉ, và cất giấu những hạt kimcương nhỏ vào lần vải lót.
Do hậu quả lạ lùng của việc mất máu và trạng thái suy yếu sau đó, Fabrice hầu như quên hết tiếng Pháp. Anh nói tiếng Ývới những người chủ nhà, họ lại nói với anh bằng một thứ thổ âm flamand, thành thử hai bên hiểu nhau hầu như chỉ qua những dấu hiệu. Khi hai cô thiếu nữ, họ tuyệt đối không vụ lợi, thấy kim cương, lòng mến phục của họ với Fabrice tăng lên không hạn độ, họ cho anh là một hoàng
tử cải trang. Aniken, cô em và là người ngây thơ nhất, ôm anh hôn đại, không kiểu cách, về phần mình, Fabrice cũng thấy họ rất dễ ưa. Vào giữa đêm, khi thầy thuốc cho phép anh uống chút ít rượu vang để đủ sức đi đoạn đường dài sắp tới, anh gần như không muốn ra đi nữa. “Còn ở đâu hơn đây chứ!" Anh nói. Tuy nhiên vào lúc hai giờ sáng, anh mặc quần áo ở trong buồng.
Bước ra, anh được bà chủ cho biết con ngựa đã bị tên sĩ quan giắt đi, tên sĩ quan đã đến xét nhà mấy tiếng đồng hồ trước đây. Fabrice thét lên và văng tục:
— Lũ chó chết! Làmthế đối với một thương binh thì quá lắm.
Cái chàng người Ýtrai trẻ đó chưa phải là một triết gia, nếu không anh hẳn phải nhớ chính anh tậu con ngựa đó như thế nào!
Aniken vừa khóc vừa nói cho anh biết người ta đã thuê cho anh một con ngựa khác. Cô muốn ở lại. Cảnh chia tay diễn ra trong tình quyến luyến vô hạn. Hai thanh niên cao lớn, có họ với chị chủ quán đỡ Fabrice lên yên. Dọc đường họ dìu đỡ anh ta, trong khi một người thứ ba đi trước mấy trăm bước quan sát xem có đoàn tuần tiễu khả nghi nào trên đường không. Đi được hai tiếng đồng hồ thì họ dừng lại ở nhà một người chị em họ của chị chủ quán ở Etrille. Fabrice nói thế nào hai anh thanh niên dìu dắt anh cũng không chịu rời bỏ anh, họ bảo là họ biết đường lối trong rừng rõ hơn ai hết.
“Nhưng sáng mai! Fabrice nói - khi người ta biết tôi đi trốn và thấy các anh vắng mặt thì thế nào các anh cũng bị rầy rà .
Họ lại tiếp tục đi. May sao, lúc trờisáng thì đã có sương mù dầy đặc che lấp đồng bằng. Khoảng támgiờ, đoàn đi đến một thành phố nhỏ. Một thanh niên tách ra đi lên trước xem thử ngựa trạm có bị bắt trộm không. Người trạm trưởng đã nhanh tay làm tiêu biến những con ngựa trạm ấy và thay thế vào chuồng ngựa công mấy con ngựa khác tồi tệ. Hắn vào đầm lầy bắt hai con trong bầy ngựa hắn giấu ở đó và hai giờ sau, Fabrice lên một chiếc xe con hết sức xộc xệch được thắng hai ngựa trạm này. Phút chia tay đối với mấy chàng thanh niên họ hàng của chị chủ quán lâm ly tột bậc. Họ nhất định không nhận tiền đền ơn, mặc dù Fabrice viện những lý do ân tình nhất. Họ chỉ một mực bảo: “Thưa ông, với tình trạng ông, ông cần tiền hơn chúng tôi”. Cuối cùng họ trở về với nhiều thư của Fabrice, đi đường xóc, anh đã hơi tỉnh người, cho nên cố ghi vào trong thư tất cả cảm tình của anh đối với mẹ con chị chủ quán. Anh cảm động chảy nước mắt, trong khi viết thư, và chắc chắn là bức thư gửi cho cô bé Aniken phải ướt át niềmyêu.
Hành trình còn lại không có gì lạ. Đến Amiens, anh thấy đau nhiều ở nhát kiếm đâm vào đùi, viên y sĩ nông thôn trước đấy không nghĩ đến việc nói cho nên mặc dù, nhiều lần chích máu, vết thương vẫn sưng phù, Fabrice ở lại quán Amiens mười lăm hôm, do một gia đình nịnh hót và tham lam làm chủ. Trong lúc đó, quân đồng minh xâm chiếm đất Pháp. Còn Fabrice thì trở thành như không phải chính mình nữa, chỉ vì anh có những suy nghĩ sâu sắc về những sự việc xảy đến cho anh. Anh chỉ còn trẻ con ở một điểm: “Cái mà mình nhìn thấy có phải là một trận đánh không? Thứ nữa, trận đánh đó có phải là trận Waterloo không?” Lần đầu tiên trong đời anh biết cái thú đọc sách báo. Anh luôn hy vọng tìm thấy trong báo chí, trong các bài tường thuật chiến trận một đoạn văn tả cảnh nào giúp anh xác định được những nơi anh đã đi qua với thống chế Ney, và sau đó với một tướng khác.
Những ngày trú ở Amiens, hầu như ngày nào anh cũng cố viết thư cho những người bạn tốt của anh ở Etrille. Một khi bình phục, anh đi Paris ngay. Anh tìmthấy ở khách sạn cũ hai mươi bức thư của mẹ và cô anh van anh mau chóng trở về. Cái thư sau cùng của bà bá tước Pietranera có một cái gì bí mật khiến anh rất lo ngại và không còn những mơ mộng tình tứ. Tính anh là thế, chỉ cần một tiếng là đủ cho anh dễ dàng dự kiến những tai họa lớn nhất, sau đó thì trí tưởng tượng của anh lại vẽ vời những tai họa ấy với nghìn chi tiết ghê gớm.
Bá tước phu nhân viết: “Chớ ký tên vào những bức thư anh viết để báo tin sức khỏe. Khi về, chớ vội về ngay hồ Côme, hãy dừng lại ở Lugano, trên đất Thụy Sĩ”. Fabrice phải đổi tên Vasi mà đến thị trấn nhỏ đó, anh sẽ tìm gặp ở cái quán lớn nhất người bồi phòng của nữ bá tước, người này sẽ báo cho anh biết phải làmgì. Bà cô chấmdứt bức thư bằng mấy câu sau đây:
“Hãy tìm hết cách giấu cái việc ngông cuồng anh đã làm, và cần nhất là chớ giữ trên người một giấy tờ gì in hay viết tay. Ở Thụy Sĩ anh sẽ có những người bạn của Sainte Marguerite[41] đi kèm. Nếu cô có đủ tiền, ở khách Balances và anh sẽ có được những chi tiết cô không thể viết ra giấy, nhưng mà anh cần biết trước khi bước chân lên đất nước nhà. Tôi van anh, không nên ở Paris thêm một ngày nào nữa, ở lại đó, anh sẽ bị bọn mật thámbên ta phát hiện mất”.
Trí tưởng tượng của Fabrice hình dung ra những điều lạ lùng nhất và anh không còn tìm thấy thú vui gì khác hơn là thú thử đoán xem cái việc ly kỳ cô anh nói đến đó là việc gì. Vượt sang đất nước Pháp, anh bị bắt hai lần, nhưng anh cũng biết cách thoát. Có sự phiền não đó là do anh mang giấy thông hành Ývà vì anh tự xưng là một người buôn hàn thử biểu, điều đó không khớp chút nào với gương mặt trẻ măng và cánh tay treo buộc của anh.
Rốt cuộc, đến Genève, Fabrice gặp người nhà của nữ bá tước, anh này nhân danh chủ mà nói cho anh biết anh bị tố giác với sở an ninh Milan là đã mang đến cho Napoléon những đề nghị của một tổ chức phiến loạn lớn đặt ở vương quốc Ý. Bức thư tố giác đó viết rằng nếu mục đích đi Pháp không phải thế thì cần gì đổi tên họ. Mẹ anh tìmcách chứng minh sự thật là:
“Anh không hề bước chân ra khỏi Thụy Sĩ. Anh bỏ đi đột ngột sau một cuộc cãi vã bất hòa với người anh cả."
Nghe câu chuyện đó, Fabrice giương giương tự đắc. Anh tự nhủ: “Ta mà là sứ thần bên cạnh Hoàng đế Napoléon! Ta có vinh dự hầu chuyện với con người vĩ đại đó, ơn Chúa!” Anh sực nhớ ông tổ thứ bảy của mình, cháu nội người đã đến Milan theo de Sforce, ông tổ ấy đã có vinh dự bị những kẻ thù của quận công chặt đầu, chúng bắt gặp ông trong khi ông mang điều ước liên minh đến cho các tổng và tuyển mộ binh lính. Anh hình dung lại bức tranh minh họa sự kiện này, đính trong gia phả.
Hỏi người hầu phòng, Fabrice thấy anh ta cămphẫn về một chi tiết mà rốt cuộc anh không giấu được, mặc dù bà bá tước nămlần bảy lượt dặn anh đừng cho Fabrice biết. Đó là việc chính người anh cả của Fabrice, Ascanio đã tố cáo em. Cái tin tàn nhẫn ấy khiến Fabrice như lên một cơn điên. Từ Genève đi Ý phải qua thành phố Lausanne, Fabrice muốn đi bộ và đi ngay nghĩa là phải vượt mười, mười hai dặmđường dù là trạmxe Genève – Lausanne chỉ hai tiếng nữa là khởi hành.
Trước khi rời Genève, Fabrice gây gỗ với một thanh niên trong quán cà phê khổ địa phương anh cho là anh thanh niên kia nhìn anh với đôi mắt kì dị. Đúng như vậy, anh thanh niên Genève phớt lạnh chỉ nghĩ đến tiền kia, tưởng là anh điên. Bởi vì khi vào quán, Fabrice đã đảo con mắt giận dữ nhìn quanh rồi lóng ngóng làmđổ cốc cà phê lên quần. Trong cuộc gây gổ này, cử chỉ đầu tiên của Fabrice là một cử chỉ đặc sệt thế kỷ XVI. Rút dao găm xông đến để đâm anh kia chứ không nói đấu gươm, đấu súng gì cả. Trong cơn cuồng nộ, Fabrice quên hết những nguyên tắc danh dự đã học, và quay trở về với bản năng, nói cho đúng, với những thói cũ của tuổi thơ.
Người tâm phúc gặp ở Lugano càng làm cho anh tức giận hơn nữa bởi những chi tiết mới mà người ấy tiết lộ, ở Grianta, mọi người đều mến Fabrice, không ai phát giác anh và nếu không có thủ đoạn đáng yêu của người anh thì ai cũng vờ tin rằng anh đang ở Milan, bọn an ninh sẽ không bao giờ chú ý đến sự vắng mặt của anh.
Người của bà cô phái đến nói: “Chắc chắn là bọn thuế quan nắmđược nhận dạng của công tử, nếu chúng ta theo đường cái mà đi thì đến biên giới vương quốc Lombardo Vénitien, cậu sẽ bị bắt thôi”.
Fabrice và bọn thủ hạ biết tất cả những đường cong nẻo tắt trong cụm núi nằm giữa Lugano và hồ Côme, họ cải trang thành những người đi săn, tức là những người buôn lậu và vì họ là ba người có vẻ mặt kiên quyết, cho nên những nhân viên thuế quan gặp họ chỉ còn nghĩ đến chào họ mà thôi, Fabrice xếp đặt thì giờ để đến lâu đài vào nửa đêm, vào giờ ấy bố anh và tất cả những kẻ hầu hạ dùng phấn đều đi ngủ đã lâu. Anh leo xuống cái hồ sâu không khó nhọc gì và vào lâu đài qua một cửa sổ con ở tầng hầm. Mẹ anh và cô anh đợi anh ở đó và lát sau, chị anh và em anh cũng chạy đến. Vuốt ve âu yếm, và khóc lóc xúc động lần lượt diễn ra khá lâu, khi họ bắt đầu nói chuyện với nhau tỉnh táo thì những tia sáng đầu tiên của bình minh cũng đến nhắc cho những người tưởng mình khổ đó là thì giờ đi nhanh như bay biến.
— Cô hy vọng là anh cả không biết anh đã về! Bà Pietranera nói. - Cô không thèm nói gì với nó từ khi nó có hành động đẹp đẽ đó, cho nên nó lấy làm nhục lắm. Tối hôm qua, cô hạ cố nói chuyện với nó vì cô cần tìm cách giấu niềm vui mừng cuồng nhiệt của cô để cho nó khỏi nghi ngờ, rồi thấy nó đắc ý vì cái việc gọi là làmlành đó, cô lợi dụng sự vui mừng của nó để ép nó uống rượu vô tội vạ và chắc là nó không nghĩ đến việc rình mò mai phục, làmnốt cái nghề mật thámcủa nó.
— Cần giấu chú kỵ binh của chúng ta trong buồng cô! Bà hầu tước bảo - Chú không thể đi ngay đâu, vào lúc ban đầu này chúng ta không đủ tự chủ để tính toán, thế mà ta lại cần chọn cách tốt nhất để lừa cáisở an ninh Milan ghê gớmkia.
Người ta làm theo lời bà. Nhưng ngày hôm sau, hầu tước và trưởng nam của ông nhận thấy bà hầu tước cứ ở luôn trong phòng cô em chồng. Chúng tôi không dừng lại để diễn tả những cuộc bộc lộ tình cảm và những hoan hỷ của mấy con người sung sướng kia trong ngày hômđó. Do có trí tưởng tượng nóng bỏng, người Ýbị dày vò hơn chúng ta bởi những nghi ngờ, những ý tưởng điên loạn, ngược lại cái vuisướng của họ nồng nhiệt hơn, lâu bền hơn. Ngày hômđó, bà bá tước và bà hầu tước mất trí thực sự. Fabrice bị bắt buộc phải kể lại từ đầu tất cả những gì anh đã kể. Cuối cùng họ quyết định mang niềm vui mừng chung đến giấu ở Milan, bởi vì họ thấy khó lẩn tránh lâu hơn nữa sự kiểmsoát của bố con ông hầu tước.
Đoàn đi chiếc xuồng mà gia đình thường dùng để đi Côme, nếu làm khác thì sẽ xảy ra trăm sự nghi ngờ. Nhưng đến bến Côme thì bà hầu tước sực nhớ bà đã để quên ở Grianta nhiều giấy tờ quan trọng bậc nhất, bà vội vàng cho bọn chèo thuyền trở về nơi đó, cho nên họ không thể nhận xét gì về cách hai bà lớn dùng thì giờ ở Côme. Vừa đến nơi, các phu nhân thuê hú họa một trong những chiếc xe đỗ chờ khách bên cạnh ngôi tháp cao thời Trung cổ đứng sừng sững ở cổng Milan. Họ lên đường tức khắc, người đánh xe không có thì giờ chuyện vãn với ai. Còn cách thành phố một phần tư dặm, các bà ấy gặp một người đi săn trẻ tuổi quen biết, người ấy có nhã ý làm kỵ sĩ cho các phu nhân cho đến cửa ô Milan, nơi anh nhằmđi tới trong khisăn bắn, vì các bà không có đàn ông đi hộ vệ.
Mọi việc diễn ra êm thấm, hai phu nhân nói chuyện vui vẻ với người bạn đường thanh niên cho đến một khúc ngoặt để vòng cái đồi thơ mộng và khu rừng San Giovanni, ở đây ba viên sen đầm cải trang xông tới nắm cương ngựa. “Chao ôi! Ông chồng tôi đã phản chúng ta!” bà hầu tước thét lớn rồi ngất đi. Một trung sĩ sen đầm đi sau tiến lên, bước lảo đảo đến bên cỗ xe và nói với giọng của người ở quán ra:
— Tôi lấy làmtiếc phải thi hành nhiệmvụ. Tôi cần phải bắt ngài tướng quân Fabio Conti ạ.
Fabrice tưởng viên trung sĩ gọi anh là tướng để chế diễu anh. Anh đe thầm: “Rồi mày coi tao!” Anh nom chừng bọn sen đầm cải trang và rình cơ hội để nhảy xuống xe băng đồng chạy trốn.
Nữ bá tước cười bâng quơ rồi nói với viên trung sĩ:
— Này ông trung sĩ thân mến, ông tưởng chú bé mườisáu này là tướng Conti đó chăng?
— Cô không phải con gái ông tướng là gì?
— Ông nhìn cha tôi kia! Bà bá tước nói và chỉ Fabrice.
Bọn sen đầmcười như điên dại.
Viên trung sĩ phật ý về tiếng cười cợt nói:
— Các người hãy đưa giấy thông hành tôi xem, không lý sự gì cả.
— Quý vị phu nhân đây chả bao giờ lấy giấy thông hành để đi Milan cả! Anh đánh xe mới, vẻ thản nhiên và hiền triết. — Các bà từ lâu đài Grianta của các bà đến. Bà lớn đây là bá tước Pietranera phu nhân, bà lớn kia là hầu tước Del Dongo phu nhân.
Viên trung sĩ tiu nghỉu đi ra phía trước đầu ngựa bàn bạc với lính của y. Cuộc hội đàm diễn ra được năm phút thì bà bá tước Pietranera yêu cầu các viên chức ấy để cho xe ngựa tiến lên mấy bước, đỗ dưới bóng cây, nắng gay gắt dù mới mười một giờ sáng. Fabrice chăm chú nhìn quanh tứ phía để tìm cách chạy trốn, sực thấy một thiếu nữ từ một lối mòn băng qua đồng đi ra con đường cái đầy bụi bặm. Thiếu nữ khoảng mười bốn mười lăm đang cầm khăn tay che miệng khóc thút thít. Cô đi tới giữa hai tên sen đầm mặc binh phục. Đi sau, cách ba bước là một người cao lớn, gầy guộc, cũng có hai sen đầm kèm hai bên, ông này lấy dáng hộ vệ của một quan quân trưởng đi trong đámrước. Viên trung sĩ bấy giờ ngấmrượu say mềmhỏi:
— Lũ bay tìmthấy họ ở đâu đó?
— Chạy trốn qua đồng, không có thông hành thông hiếc gìsất.
Viên trung sĩ hoàn toàn loạn óc, y chỉ cần tóm có hai mà bây giờ có đến những năm tù nhân. Yđi tránh ra mấy bước, chỉ để một tên sen đầmgiữ người tù đang làmoai và một tên khác ghìmngựa. Fabrice vừa nhảy xuống xe thì nữ bá tước bảo:
— Đừng đi, mọi việc sẽ dàn xếp ổn thỏa.
Một tên sen đầmlớn tiếng:
— Mặc! Nếu chúng không có thông hành thì cứ bắt lại.
Viên trung sĩ vẻ không được cương quyết như vậy. Tên tuổi bà bá tước Pietranera khiến y lo ngại, anh ta trước có biết tướng Pietranera nay vẫn chưa hay là ông đã quá cố. Anh nghĩ thầm: Trung tướng không phải là người dễ bỏ qua việc ta bắt ẩu vợ ông.
Trong khi họ bàn bạc dai dẳng với nhau như vậy thì nữ bá tước bắt chuyện với cô thiếu nữ đứng dưới đường, trong bụi bặm, bên cạnh cỗ xe, bà lấy làmkinh dị về vẻ đẹp của cô ta. Bà nói:
— Cô đứng giữa nắng sẽ mệt đấy, tiểu thư ạ. Bà lại hướng về tên sen đầmgiữ ngựa, nói thêm: - Chú quyền giỏi giang kia chắc sẽ cho phép cô lên xe ngồi nghỉ tạm.
Đang đi lò dò quanh cỗ xe, Fabrice lại gần để giúp thiếu nữ leo lên xe. Được Fabrice nâng cánh tay, cô vừa bước lên bàn giậm thì con người bệ vệ ở sau xe hét, giọng cất cao để cho oai:
— Cứ ở dưới đường, đừng lên xe của người khác.
Fabrice không nghe thấy lệnh ấy, thiếu nữ không leo lên xe nữa, chỉ muốn lui xuống, còn Fabrice thì cứ tiếp tục đỡ cô, hóa nên cô ngã vào tay anh. Anh mỉm cười, thiếu nữ xấu hổ đỏ mặt. Cô nhoài ra khỏi tay anh, bốn mắt nhìn nhau một lát. Fabrice nghĩ thầm: ”Cô này
mà làmbạn tù thì tuyệt! Cái trí tuệ dưới vầng trán kia coi mà sâu sắc! Chắc là nàng phải biết yêu."
Viên trung sĩsấn lại, oai vệ:
— Trong các bà đây ai là Clélia Conti?
— Tôi, thiếu nữ đáp.
— Còn tôi. Ông có tuổi nói - Tôi là tướng Fabio Conti, thị thần của ngài điện hạ quận vương thành Parme. Tôi thấy một người như tôi mà bị lùng bắt như một tên cướp thì khiếmlễ quá.
— Hôm kia, lúc xuống thuyền ở bến Côme, không phải ông đã xua đuổi viên thanh tra cảnh sát hỏi giấy thông hành ông là gì? Vậy hômnay ông ấy không cho ông đi dạo chơi!
— Lúc ấy thuyền tôi đã xô ra rồi, tôi vội, trời sắp nổi giông. Một người không vận binh phục từ trong bờ thét lên đòi tôi trở lại, tôi nói tên và tiếp tục đi.
— Và buổisớmhômnay, ông bỏ Côme trốn đi?
— Người như tôi không lấy giấy thông hành để đi từ Milan đến xem hồ. Sáng nay ở Côme, người ta nói với tôi rằng tôi sẽ bị bắt ở cổng Milan, tôi ra đi, đi bộ với con gái tôi, tôi hy vọng tìmthấy một chiếc xe chở tôi đến Milan, ở đó chắc chắn việc đầu tiên của tôi là đến thămtướng trấn thủ để khiếu nại.
Viên trung sĩ thấy như được cất một gánh nặng:
— Thế thì tướng quân bị bắt rồi đó, và tôisẽ đưa ông về Milan. Còn anh, anh là ai? Yhỏi Fabrice.
— Con tôi. Nữ bá tước nói- Ascagne, con trung tướng Pietranera.
— Không thông hành sao, thưa phu nhân? Viên trung sĩ hỏi, giọng đã dịu đi nhiều.
— Với tuổi ấy, nó chả bao giờ lấy giấy thông hành. Nó có đi một mình bao giờ, nó luôn luôn đi với tôi.
Trong lúc họ trao đổi lời lẽ thì tướng Conti càng bộc lộ sự bất bình vì bị mất thể thống với bọn sen đầm. Một tên nói:
— Thôi chớ nhiều lời. Ông bị bắt, thế là đủ. Chúng tôi đồng ý để cho ông thuê một con ngựa con một bác nhà quê nào đó, thế là phúc ba đời nhà ông rồi! Viên trung sĩ nói. - Nếu không, dù bụi bặm và nắng nôi, và mặc cái chức thị thần Parme, ông vẫn cứ phải đi đất
"""