"
Tự Thú của một Tín Đồ Shopping - Sophie Kinsella full prc pdf epub [Best Seller]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tự Thú của một Tín Đồ Shopping - Sophie Kinsella full prc pdf epub [Best Seller]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tự thú của một tín đồ shopping
Tác giả: Sophie Kinella
Nguyễn Quỳnh Trang dịch
Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Nhà xuất bản hội nhà văn
Edited by angel_2608
Đây là một câu chuyện hư cấu. Mọi tên riêng, tên nhân vật, địa điểm, và các tình tiết đều là sản phẩm từ óc tưởng tưởng của tác giả hoặc được hư cấu. Bất kỳ sự trùng lặp nào đối với những nhân vật có thực, dù còn sống hay đã mất, các sự kiện, các địa điểm hoàn toàn là trùng hợp ngẫu nhiên.
NGÂN HÀNG ENDWICH.
Số 1 Quảng trường Stallion
London W1 3HW
Gửi cô Rebecca Bloomwood
Căn hộ số 4
63 đường Jarvis
Bristol BS1 0DN
Ngày 6 tháng bảy năm 1997
Cô Bloomwood thân mến,
Xin chúc mừng cô! Với tấm bằng Đại họcBristol vừa nhận, cô hoàn toàn có thể tự hào với sự thể hiện của bản thân.
Ngân hàng Endwich chúng tôi cũng có niềm tự hào là một ngân hàng linh hoạt, tận tâmvới hệ thống tài khoản phù hợp cho mọi đối tượng. Chúng tôi đặc biệt tự hào về tầm nhìn xa của mình đến những khách hàng tiềm năng có năng lực như cô.
Bởi vậy, chúng tôi tặng cô, cô Bloomwood – một sinh viên mới tốt nghiệp – một thấu chi miễn lãi suất là £2.000 trong hai năm đi làm đầu tiên của cô. Nếu cô mở tài khoản ở ngân hàng Endwich, khoản lợi này sẽ được chuyển vào đó ngay lập tức. Tôi hi vọng cô sẽ quyết định nhận lời đề nghị đặc biệt này và chờ đợi nhận lại mẫu đăng ký đã hoàn thành từ cô.
Một lần nữa, xin chúc mừng!
Trân trọng,
Nigel Fairs
Giám đốc Marketing
.ENDWICH – BỞI CHÚNG TÔI QUAN TÂM.
.NGÂN HÀNG ENDWICH.
CHI NHÁNH RULLHAM
Số 3 đường Fullham
London SW6 9JH
Gửi cô Rebecca Bloomwood
Căn hộ số 2
Số 4 đường Bruney
London SW6 8FD
Ngày 10 tháng 9 năm 1999
Cô Bloomwood thân mến,
Theo như những bức thư tôi gửi ngày mùng 3 tháng Năm, 29 tháng Bảy và 14 tháng Tám, chắc hẳn cô biết rằng thời hạn được phép sử dụng miễn lãi suất khoản thấu chi của cô sẽ hết vào ngày 10 tháng Chín năm 1999. Đồng thời hẳn cô biết trên thực tế cô đã vượt quá mức cho phép £2.000.
Số dư tài khoản hiện nay đang âm £3.794,56.
Mông cô vui lòng gọi điện thoại cho trợ lý của tôi là cô Erica Parnell, theo số điện thoại ở trên, để sắp xếp buổi gặp liên quan đến vấn đề này.
Trân trọng,
Derek Smeath
Giám đốc
.ENDWICH – BỞI CHÚNG TÔI QUAN TÂM.
.NGÂN HÀNG ENDWICH.
CHI NHÁNH RULLHAM
Số 3 đường Fullham
London SW6 9JH
Gửi cô Rebecca Bloomwood
Căn hộ số 2
Số 4 đường Bruney
London SW6 8FD
Ngày 22 tháng Chín năm 1999
Cô Bloomwood thân mến,
Tôi rất tiếc khi nghe tin cô vừa bị gãy chân.
Khi bình phục, mong cô vui lòng gọi điện cho trợ lý của tôi, cô Erica Parnell, để xắp xếpbuổi thảo luận về vấn đề thấu chi hiện tại của cô.
Trân trọng,
Derek Smeath
Giám đốc
.ENDWICH – BỞI CHÚNG TÔI QUAN TÂM.
Chương 1:
OK. ĐỪNG HOẢNG HỐT. Đừng hoảng hốt. Chỉ là hóa đơn thanh toán thẻ VISA thmà. Chỉ là một mẩu giấy với vài con số. Ý tôi là, chỉ mấy con số thì có gì đáng sợ nào?
Tôi nhìn đăm đăm qua ngoài cửa số phòng làm việc nơi một chiếc xe buýt đang hướng xuống phố Oxford, quyết tâm ép mình mở chiếc phong bì màu trắng đang yên vị trên mặt bàn bừa bộn. Chỉ là một mẩu giấy thôi mà, tôi tự nói với chính mình lần thứ một nghìn. Và tôi cũng chẳng phải ngu dốt gì, phải thế không? Tôi biết chính xác hóa đơn thanh toán VISA này nhiều đến mức nào.
Kiểu thế. Đại khái thế.
Chắc chỉ khoảng… £200. Hay £300, cũng có thể lắm. Phải, chắc hẳn là ba trăm. Batrăm rưởi là cùng.
Tôi nhắm mắt lại và bắt đầu nhẩm tính. Có bộ vest mua ở Jigsaw này. Có bữa tối với Suze ở Quaglinos này. Còn có cả tấm thảm màu đỏ vàng tuyệt đẹp ấy nữa. Tấm thảm đó £200, nếu nghĩ đến giá của nó. Nhưng nó rõ ràng là đáng giá đến từng xu – ai cũng phải ngưỡng mộ. Hay ít ra là có Suze như thế.
Và bộ vest ở Jigsaw lúc đó đang giảm giá – những 30% liền. Mà như thế thì rõ ràng là tiết kiệm tiền bạc.
Tôi mở mắt ra, với lấy tấm phong bì. Ngay khi chạm vào tờ giấy, tôi chợt nhớ đến đôi kính áp tròng mới. Chín mươi lăm bảng. Khá đắt. Nhưng, ý tôi là, tôi phải mua nó mà, phải thế không? Tôi làm gì khác được nào, đi lại với đôi mắt mờ tịt hay sao?
Và tôi còn mua mấy lọ nước rửa kính mới, thêm một chiếc hộp đựng kính dễ thương và vài cái bút kẻ mắt loại ít gây dị ứng nữa. Vậy tổng cộng đã lên tới… bốn trăm? Ở bàn cạnh tôi, Clare Edwards đang xem xét chỗ thư tín của cô nàng. Cô nàng sắp xếptất cả thư từ thành từng chồng ngăn nắp như vẫn làm mỗi sáng. Rồi cô ta dùng một sợi chun buộc lại, dán lên những nhãn ghi các câu như “Trả lời khẩn cấp” hay “Không khẩn cấp nhưng cần trả lời”. Tôi ghét cay ghét đắng Clare Edwards.
“Cậu ổn đấy chứ, Becky” cô nàng nói.
“Ổn,” tôi khẽ nói. “Chỉ đang đọc thư thôi mà”
Tôi vui vẻ cho tay vào phong bì, nhưng những ngón tay không rút tờ hóa đơn ra ngay. Chúng cứ giữ chặt lấy tờ giấy khi tâm trí tôi – vẫn như hàng tháng thôi – đang bị một giấc mơ thầm kín tóm lấy.
Bạn có muốn biết giấc mơ thầm kín của tôi không ? Nó được dựa trên một câu chuyện mà một lần tôi đọc trên The Daily World về một vụ nhầm lẫn ở ngân hàng. Tôi thích câuchuyện ấy tới mức đã cắt bài báo đó dán lên cửa tủ quần áo. Hai hóa đơn thẻ tín dụng bị
gửi nhầm người, và – khi nhận nó – mỗi người đã thanh toán theo tấm hóa đơn kia mà không hay biết. họ trả tiền cho hóa đơn của nhau mà thậm chí không thèm kiểm tra lại. Kểtừ khi đoc̣ đươc̣ câu chuyêṇ này, mơ ước thầm kıń của tôi là môṭ chuyêṇ tương tựsẽxảy ra với tôi. Ý tôi là, tôi biết chuyêṇ đó không hứa heṇ mấy – nhưng nếu nó đã xảy ra môṭ lần, nó có thểlăp̣ laị chứ, phải không nào? Môṭ bà lão lẩm cẩm ở Cornwall sẽ nhâṇ đươc̣ cái hóa đơn khổng lồ của tôi vàtrả tiền màthâṃ chı́không thèm nhıǹ đến nó. Còn tôi sẽnhâṇ đươc̣ cái hóa đơn thhanh toán cho ba hôp̣ thức ăn cho mèo với giá 59 xu môṭ hôp̣ của bà. Và, dı̃nhiên là, tôi sẽtrả mà không thắc mắc gı̀hết. Cho nó công bằng, dùsao đi nữa.
Tôi khẽmım̉ cười khi đang chăm chăm nhıǹ ra bên ngoài cửa sổ. Tôi tin chắc rằng tháng này chuyêṇ đó sẽxảy ra – giấc mơ thầm kıń của tôi sắp thành hiêṇ thưc̣ . Nhưng cuối cùng khi tôi rút tờ hóa đơn ra khỏi phong bı̀– phát cáu bởi cái nhıǹ chòng choc̣ tòmò của Clare – nu ̣cười của tôi ngâp̣ ngừng rồi biến mất bẳn. Môṭ thứ gı̀đó nóng rẫy ngheṭ ở cổhoṇ g tôi. Tôi nghı̃có lẽđó làsựhoảng hốt.
Tờ giấy đen kiṭnhững dòng đánh máy.Môṭ loaṭ những cái tên quen thuôc̣ ồ aṭ lướt qua mắt tôi như trong môṭ khu mua sắm mini. Tôi cố bắt lấy chúng, nhưng chúng lướt đi quá nhanh. Sôcôla Thorntons, tôi thoáng nhıǹ thấy. Sôcôla Thorntons ư? Tôi làm cái quái gı̀ở cửa hàng Sôcôla Thorntons nhı?̉ Tôi đang phải ăn kiêng cơ mà. Cái hóa đơn này không thểlà chıń h xác đươc̣ . Đó không thểlàtôi. Tôi không thểtiêu từng này tiền đươc̣ .
Đừng hoảng hốt! Tôi hét lên trong đầu. Thiết yếu là không đươc̣ hoảng hốt. Phải đoc̣ từng thứ môṭ cách châṃ rãi. Tôi hı́t môṭ hơi thâṭ sâu, ép mıǹ h phải tâp̣ trung bıǹ h tıñh, rồi bắt đầu từ dòng đầu tiên.
WHSmith (chà, cái này OK. Ai chẳng cần văn phòng phẩm)
Boots (như trên)
Specsavers (thiếu yếu)
Oddbins (môṭ chai rươụ vang – thiết yếu)
Our Price (Our Price? À phải rồi. Album mới của Charlatans. Trời ơi, tôi cần có nó mà, đúng thế chứ?)
Bella Pasta (ăn tối với Caitlin)
Oddbins (rươụ vang – thiết yếu)
Esso (xăng dầu thı̀không tı́nh)
Quaglino’s (đắt đỏ- nhưng môṭ lần duy nhất trong đời rồi thôi)
Pret à Manger (lúc đó tôi đang thiếu tiêǹ măṭ)
Oddbins (môṭ chai rươụ vang – thiết yếu)
Rugs to Riches (gı̀đây? Àphải. Cái thảm ngớ ngẩn đó.)
La Senza (đồlót khêu gơị đểheṇ hòvới James)
Agent Provocateur (đồlót còn khêu gơị hơn đểheṇ hòvới James. Làm như tôi cần ấy) Body Shop (loaị bàn chải làm mươṭ da mà tôi nhất thiết phải dùng)
Next (chiếc áo sơ mi trắng nhaṭ nhẽo – nhưng là hàng đang giảm giá) Millets …
Tôi dừng ở dòng này. Millets ư? Tôi chưa bao giờ đến Millets. Tôi làm cái quái gı̀ở Millets đươc̣ cơ chứ? Tôi hoang mang nhıǹ chằm chằm vào bản kê, vừa nhıú mày, vừa cố gắng suy nghı̃– và rồi đôṭ nhiên, sựthâṭ trở nên rõràng. Hiển nhiên rồi. Có ai đó đã sử duṇ g thẻ của tôi.
Ôi chúa ơi. Tôi, Rebecca Bloomwwood, lànaṇ nhân của môṭ tôị ác.
Giờ thı̀moị chuyêṇ rõràng cả rồi. Môṭ tên tôị phaṃ nào đó đãăn cắp thẻ và giả maọ chữký của tôi. Ai mà biết đươc̣ chúng còn dùng nó ở những đâu nữa cơ chứ? Thảo nào bản kê của tôi dày đăc̣ toàn chữlà chữ. Có kẻ nào đó đãđi khắp London phè phỡn tiêu xài bằng thẻ của tôi – và chúng nghı̃chúng cứ thếmàbiến đi đươc̣ cơ đấy.
Nhưng chúng làm thế nào đươc̣ nhı?̉ Tôi quờ vào túi tım̀ chiếc vı́rồi mở nó ra – thẻ VISA đây rồi, nó trố mắt ngước lên nhıǹ tôi. Tôi rút nó ra, và lướt ngón tay trên bềmăṭ bóng loáng. Chắc hẳn đãcó kẻ nào đó lấy cắp nó từ vı́tôi, sử duṇ g – và rồi nhét trả laị. Vâỵ chắc hẳn là ai đó màtôi biết. Ôi Chúa ơi. Ai?
Tôi ngờ vưc̣ nhıǹ quanh phòng. Dù có là ai đi nữa, cuñ g chẳng hay hớm gı̀đâu. Sử duṇ g thẻ của mıǹ h ở Millets! Thâṭ tức cười. Cứ như thểmıǹ h đãshopping ở đó ấy.
“Tôi thâṃ chı́còn chưa bao giờ tới Millets!” Tôi nói to.
“Câụ tới rồi mà,” Clare nói.
“Cái gı̀cơ?” Tôi quay vềhướng cô nàng. “Đâu, tớ chưa từng.”
“Câụ đãmua quà chia tay cho Michael ở đó mà, đúng không?”
Tôi cảm thấy nu ̣cười của mıǹ h biến mất. Ôi, khốn naṇ . Phải rồi. Cái áo khoác có mũmàu xanh cho Michael. Cái áo màu xanh khốn kiếp mua ở Millets.
Lúc Michael, phó tổng biên tâp̣ của chúng tôi rời đi ba tuần trước, tôi đãxung phong đi mua quà cho ông. Tôi mang chiếc phong bı̀nâu đầy xu và tiền giấy tới cửa hàng và mua môṭ chiếc áo khoác dày có mũtrùm đầu (hiểu cho tôi, ông ấy là kiểu người ấy đấy). Và vào phút cuối, giờ thı̀tôi nhớ ra rồi, tôi đãquyết điṇh trả bằng thẻtıń duṇ g và giữchỗtiền măṭ thuâṇ tiêṇ ấy cho mıǹ h.
Tôi còn nhớ rõràng mıǹ h đãlấy ra bốn tờ năm bảng, cẩn thâṇ nhét chúng vào vı́, rồi xếp laị chỗxu lẻ vào bao đưṇ g xu rồi đổ chỗtiền thừa vào đáy túi xách. Ôi phải rồi, tôi nhớ đãnghı̃thế mà. Làm vâỵ tôi không phải ra máy rút tiền nữa. Tôi cứ nghı̃sáu mươi bảng cuñ g đủ cho mıǹ h tiêu trong mấy tuần.
Vâỵ chuyêṇ gı̀đãxảy ra thế nhı?̉ Tôi không thểtiêu tới sáu mươi bảng mà không hề hay biết, phải thếkhông?
“Màsao câụ laị hỏi vâỵ ?” Clare hỏi, nhoài người ra trước. Tôi có thểthấy đôi mắt nhỏ
xıú như chiếu tia X – quang của cô ta sáng hấp háy đằng sau căp̣ kıń h. Cô ta thừa biết tôi đang xem hóa đơn thẻ VISA mà. “Có gı̀đâu,” tôi nói, mau le ̣chuyển qua trang thứ hai của bản kê.
Nhưng rồi tôi dừng laị. Thay vı̀làm như moị khi – nhıǹ vào mức chi trả bắt buôc̣ tối thiểu mà lờ đi con số tổng cuối – tôi nhâṇ thấy mıǹ h đang nhıǹ chăm chăm vào con số cuối cùng. Chıń trăm bốn mươi chıń bảng, sáu mươi ba xu. Rõràng mưc̣ đen giấy trắng.
Trong vòng ba mươi giây, tôi treo máy hoàn toàn. Sau đó, vẫn không thay đổi nét măṭ, tôi cho hóa đơn vào laị phong bı̀. Thưc̣ tıǹ h tôi cảm thấy như thểtờ giấy kia chả liên quan gı̀tới mıǹ h. Có khi, nếu tôi bất cẩn để rơi nó xuống sàn nhà, đằng sau máy tıń h, nó sẽbiến mất luôn cuñ g nên. Mấy cô lao công sẽquét đi vàtôi sẽtựcho là mıǹ h chưa bao giờ nhâṇ đươc̣ nó. Người ta không thể bắt tôị tôi chı̉vı̀môṭ tấm hóa đơn tôi không hề nhâṇ đươc̣ , phải không nào?
Tôi đãkip̣ soaṇ trong đầu môṭ lá thư rồi đây. “Ngài Giám đốc Điều hàng hãng VISAkıń h mến. Bức thư của ngài khiến tôi lúng túng quá. Chıń h xác là ngài đang nói tới tấm hóa đơn nào vâỵ ? Tôi chưa hềnhâṇ đươc̣ bất cứ hóa đơn nào từ phıá công ty ngài. Tôi không quan tâm mấy đến gioṇ g điêụ của ngài đâu, và cuñ g xin cảnh báo ngài biết, tôi sẽ viết chuyêṇ này gửi lên Anne Robinson chương trıǹ h Watchdog.”
Hoăc̣ tôi luôn có thểra nước ngoài ở.
“Becky?” Tôi ngẩng đầu lên và thấy Clare đang cầm bản danh sách tin tức trong tháng. “Cậu đãviết bài vềboṇ Lloyds chưa thế?”
“Sắp sắp,” tôi nói dối. Rồi vı̀cô ta cứ nhıǹ tôi suốt, tôi đành ép mıǹ h tâp̣ trung vào bài viết trên màn hıǹ h máy tıń h, chı̉đểcho cô ta thấy tôi đãsẵn sàng.
“Loaị tài khoản lãi suất cao với 60 ngày sử duṇ g cung cấp mức thang lãi suất đầu tư lên tới hơn 2.000 bảng,” tôi gõlên màn hıǹ h, sao chép thẳng từ môṭ bản thông cáo báo chı́ ngay trước măṭ. “Những người muốn tiết kiêṃ dài haṇ chắc hẳn cuñ g sẽquan tâm đến môṭ daṇ g lãi bâc̣ thang mới chı̉cần mức tối thiểu là 5.000 bảng.”
Tôi gõliền môṭ hơi mới dừng laị, nhấp môṭ nguṃ cà phê, rồi chuyển sang trang thứ hai của bản thông cáo.
Tiêṇ thể xin nói, đây là công viêc̣ tôi đang làm. Tôi là phóng viên cho môṭ tap̣ chı́ tài chıń h. Tôi đươc̣ trả lương đểchı̉cho moị người biết cách quản lý đồng tiền của ho.̣
Lẽdı̃nhiên, làm môṭ phóng viên tài chıń h không phải nghề nghiêp̣ tôi hằng mong muốn. Không ai viết vềquản lý tài chıń h cá nhân thưc̣ sựmuốn làm viêc̣ đó cả. Boṇ ho ̣nói với baṇ rằng ho ̣“rất khoái” tài chıń h cá nhân. Ho ̣nói dối đấy. Thưc̣ tế là ho ̣không tım̀ nổi công viêc̣ viết lách vềbất cứ thứ gı̀hay ho hơn. Thưc̣ tế là ho ̣đãnôp̣ đơn xin viêc̣ ở The Times, The Express, rồi Marie – Clare, rồi Vogue, rồi GQ, và tất cả những gı̀ho ̣nhâṇ
đươc̣ chı̉là “Từ chối”.
Thế là ho ̣bắt đầu nôp̣ đơn vào Metalword Monthly rồi Chessemakers Gazette rồi What Investment Plan? Rồi ho ̣đươc̣ nhâṇ vàtrở thành người trợlý biên tâp̣ tồi tê ̣nhất, có thể không đươc̣ nhâṇ đồng lương nào mà vẫn phải biết ơn. Rồi kểtừ đó, ho ̣bắt đầu viết vềkim loaị, về pho mát hay các khoản tiết kiêṃ – bởi đó là tất cả những gı̀ho ̣biết. Bản thân tôi thı̀bắt đầu với tớ tap̣ chı́có cái tên rất kêu Nguyêṭsan Đầu tư Cá nhân. Tôi hoc̣ đươc̣ cách sao chép các bản thông cáo bảo chı́, gâṭ gùtrong các buổi hop̣ báo và đăṭ những câu hỏi như thểtôi biết mıǹ h đang nói gı̀. Sau môṭ năm rưỡi – tin hay không thı̀tùy – tôi trở thành kẻsăn tin cho tờ Successful Saving.
Tất nhiên, tôi vẫn chẳng biết gı̀vềtài chıń h. Đám người chỗchờ xe buýt kia còn hiểu rõtài chıń h hơn tôi. Tôi làm viêc̣ này đươc̣ ba năm rồi, và vẫn đang chờ có người vac̣h trần tôi.
Chiều hôm đó, tổng biên tâp̣ Philip goị làm tôi giâṭ thót vı̀hoảng sơ.̣
“Rebecca?” ông goị. “Nói chuyêṇ môṭ chút.” Rồi ông ta vẫy tay ra hiêụ tôi tới bàn ông. Gioṇ g ông đôṭ nhiên trầm hơn, gần như bı́ẩn, và ông mım̉ cười với tôi, như thể ông chuẩn bi ṃ ang đến cho tôi môṭ tin tốt lành vâỵ.
Thăng chức, tôi nghı̃. Chắc là thế rồi. Chắc ông đãđoc̣ bài tôi viết về chứng khoán vốn quốc tế tuần trước (trong đó tôi đãvı́viêc̣ săn tım̀ sựtăng trưởng dài haṇ với viêc̣ săn tım̀ môṭ đôi dép tông tuyêṭ đep̣ ) và bi đ̣ ánh guc̣ bởi sựthú vi c̣ ủa cách viết. Ông nhâṇ thấy lương tôi thấp hơn Clare thı̀bất công quá, nên sắp sửa tăng lương cho tôi ngang với cô ta. Màthâṃ chı́còn hơn ấy chứ. Và ông phải kıń đáo thông báo cho tôi đểClare khỏi ghen ti.̣
Nu ̣cười hớn hở trên măṭ, tôi đứng dâỵ, bước mấy bước tới bên bàn ông. Tôi cố giữ bıǹ h tıñh nhưng trong đầu đãkip̣ dựtıń h sẽmua gı̀với khoản lương vừa tăng. Tôi sẽ mua áo khoác lông ở Whistle. Vài đôi boots cao gót màu đen ở Pied à Terre. Có khi tôi sẽđi nghı̉nữa. Rồi tôi sẽthanh toán cái hóa đơn VISA đáng nguyền rủa đó môṭ lần cho xong.
Tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi với sựu đền bù này. Tôi đã biết mọi chuyện sẽ đâu vào đó mà…
“Rebecca này.” Ông đẩy một tấm thiệp cho tôi. “Tôi không đến dự buổi họp báo này được,” ông nói. “Nhưng chắc cũng khá hay đấy. Cô đi nhé? Tổ chức tại hãng Truyền thông Brandon.”
Tôi cảm thấy bộ dạng phấn khởi vừa rồi rơi tuột khỏi mặt như một miếng thạch. Ông ta không thăng chức cho tôi. Tôi không được tăng lương. Tôi thấy như bị phản bội vậy. Tại sao ông ta lại cười với tôi như thế chứ? Ông phải biết đã làm tôi hi vọng đến nhường
nào.
“Có chuyện gì không?” Philip hỏi.
“Không ạ,” tôi lí nhí. Nhưng tôi không tài nào bắt mình cười nổi. Trước mắt tôi, áo choàng lông thú mới và bốt cao gót đang biến đi vào hư vô, cứ như trong phim Phù Thủy Miền Tây vậy. Không thăng chức. Chỉ là một cuộc họp báo về… Tôi lật tấm thiệp. Về một công ty ủy thác đầu tư mới. Sao có người lại có thể coi thứ này là thú vị được cơ chứ?
Chương 2:
CÓ MỘT THỨ mà tôi nhất thiết phải mua trên đường đi đến cuộc họp báo, đó là tờFinancial Times. Tờ FT là thứ phụ tùng tốt nhất mà một cô gái nên có. Các lợi ích chínhlà:
1. Màu sắc bắt mắt của nó.
2. Chỉ tốn tám mươi lăm xu.
3. Nếu bạn đi vào phòng với tờ FT trong tay, mọi người sẽ coi trọng bạn. Với tờ FT kẹpdưới nách, bạn có thể nói đủ thứ chuyện phù phiếm nhất trên đời, mà người ta sẽ chẳng nghĩ bạn dở hơi, trái lại, họ sẽ nghĩ bạn siêu thông minh và có những sở thích thật khoáng đạt.
Trong buổi phỏng vấn để xin vào làm cho tờ Successful Saving, tôi đi vào với mấy tờ Financial Times, Investor’s Chronicle – tôi chẳng bị hỏi về tài chính một tí nào. Theo tôi nhớ thì, chúng tôi dành cả buổi phỏng vấn chỉ để nói về những khu biệt thự nghỉ mát và tán phét về các biên tập viên khác.
Vì thế nên tôi dừng ở sạp báo, mua một tờ FT. Có một cái tít to đùng về RutlandBank ở đầu trang và tôi nghĩ có lẽ mình nên đọc lướt qua một chút. Cũng lúc đó, tôi thấy bóng mình trên cửa sổ cửa hàng Denny and George.
Tôi nghĩ mình trông cũng không đến nỗi tệ. Tôi mặc một chiếc váy đen của FrenchConnection, một áo phông trơn màu trắng của Knickerbox, một áo len lông thỏ đan tay của M&S mà nhìn qua có thể ngỡ là của Agnès b. Và cả một đôi guốc mũi vuông của Hobbs. Tuyệt hơn nữa, mặc dù tôi nghĩ sẽ chẳng có ai thấy được là bộ đồ trong – tôi đang mặc một chiếc quần lót chẽn gối mới cực đẹp, trên là chiếc áo ngực thêu hoa hồng vàng. Chúng mới là phần tuyệt nhất trong toàn bộ trang phục của tôi. Thật sự thì, tôi ước gì mình có thể cởi hết ra cho cả thiên hạ cùng chiêm ngưỡng chúng.
Đó là một trong những thói quen của tôi, liệt kê toàn bộ quần áo mà mình đang mặc, cứ như thể cho một trang tạp chí thời trang. Tôi làm thế từ lâu rồi – từ khi còn đọc Just Seventeen. Trong mỗi kỳ, họ lại chộp một cô gái trên đường, chụp ảnh rồi liệt kê tất cả trang phục của cô ta. “Áo phông: Chelsea Gril, Quần bò: Top Shop, Giày: mượn bạn.”Tôi thường ngấu nghiến đọc những danh sách ấy, và đến giờ thì, nếu tôi mua một thứ gì từ cửa hàng mà chẳng xịn mấy, tôi sẽ cắt mác đi. Để nếu có ai đó dừng tôi lại ở trên đường, tôi có thể giả vờ là mình không biết xuất xứ của chúng ở đâu ra.
Dù sao thì tôi đang ở đây, với một tờ FT kẹp nách, nghĩ rằng mình trông khá ổn và thầmước giá như có ai đó từ tờ Just Seventeen xuất hiện với máy ảnh – đột nhiên mắt tôi nhìn vào chỗ khác và tim tôi như ngừng đập. Trên cửa sổ của Denny and George là một tấmbiển khá dè dặt. Biển màu lục thẫm với hàng chữ màu kem đề: GIẢM GIÁ.
Tôi nhìn chằm chằm vào nó và da tôi như bị kim châm. Không thể như thế được, Denny and George không thể giảm giá. Chẳng bao giờ họ giảm giá. Những chiếc khănquàng cổ và khăn choàng của họ thật đáng thèm muốn. Họ thậm chí có thể tăng giá lên gấp đôi. Tất cả những ai tôi biết trên thế gian này đều khao khát có một chiếc khăn quàng của Denny and George. (Tất nhiên trừ bố mẹ tôi. Mẹ tôi nghĩ rằng nếu bạn khôngthể mua một thứ gì đó ở Bentalls of Kingston, thì tức là bạn chẳng cần đến nó)
Tôi nuốt nước miếng, tiến lên vài bước, và đẩy cửa vào cái cửa hàng bé nhỏ đó. Cánh cửa két một tiếng và cô gái tóc vàng xinh đẹp làm việc ở đó ngước lên. Dù không biết tên nhưng tôi vẫn luôn thích cô. KHông giống như những con bò cái kênh kiệu ở các cửa hàng thời trang khác, cô không phiền nếu bạn đứng đấy thật lâu nhìn chằm chằm vào những bộ trang phục đắt đỏ mà bạn chẳng thể với tới được. Điều thường xảy ra là, tôi đứng hàng nửa giờ đồng hồ chỉ để nhìn hau háu thèm khát những chiếc khăn quàng ở Denny and George, sau đó đến tiệm tạp hóa, mua một cái gì đó khiến mình khuây khỏa. Tôi có cả một ngăn tủ đầy đồ thay thế cho đồ của Denny and George.
“Chào chị,” tôi cất lời chào và cố giữ bình tĩnh. “Cửa hàng… cửa hàng đang có đợt giảm giá?”
“Vâng.” Cô gái tóc vàng mỉm cười. “Hơi lạ với cửa hàng chúng tôi.” Ánh mắt tôi quét khắp căn phòng. Tôi có thể thấy hàng dài những chiếc khăn, có gắn một tấm bìa nhỏ màu xanh lá cây thẫm đề “giảm giá 50%”. Nhung, lụa đính hạt, casdmere thêu, tất cả đều có dấu đặc biệt “Denny and George”. Chúng ở khắp nơi. Tôi không biết bắt đầu từ đâu nữa. Tôi nghĩ mình đang bị một cơn khủng hoảng.
“Tôi nghĩ chị sẽ thích cái này,” cô gái tóc vàng nói, tay lấy ra một chiếc khăn màu xanh nâu bóng từ chồng khăn trước mặt.
Ôi Chúa ơi, tất nhiên rồi. Tôi nhớ cái này. Nó làm bằng nhung tơ, đè trên lớp vải xanh nhạt đính các hạt óng ánh. Khi nhìn chằm chằm vào chiếc khăn, tôi cảm thấy như có một lực đẩy vô hình lặng lẽ đẩy tôi về phía nó. Tôi phải chạm vào nó. Tôi phải quàng nó. Nó là thứ đẹp nhât mà tôi từng thấy. Cô gái nhìn mác giá. “Giảm từ 340 bảng xuống chỉ còn 120 bảng.” Cô gái quàng chiếc khăn vào cổ tôi, và tôi nhìn vào gương.
Không có gì để nói. Tôi phải có chiếc khăn này. Tôi phải có nó. Nó làm cho mắt tôi to hơn, nó làm cho tóc tôi sáng hơn; nó khiến tôi giống như một người khác hẳn. Tôi có thể quàng nó với bộ đồ nào cũng được. Mọi người sẽ gọi tôi là Cô Gái Quàng KhănDenny and George.
“Tôi sẽ vồ lấy nó ngay nếu tôi là chị.” Cô gái mỉm cười với tôi. “Chỉ còn lại đúng một chiếc.”
Vô tình, tôi giữ chặt nó.
“Tôi sẽ lấy nó,” tôi hổn hển. “Tôi sẽ lấy nó.”
Khi cô đặt nó vào giấy gói, tôi lấy ví của mình, mở tìm thẻ VISA hoàn toàn vô thức –nhưng những ngón tay chỉ chạm vào da ví trống trơn. Tôi dừng lại bàng hoàng rồi lục lọi tất cả các ngăn của chiếc ví, tự hỏi liệu mình có để quên nó ở đâu đó với một tờ biên lai hay lẫn với một tấm danh thiếp nào đó… Và, điếng người, tôi chợt nhớ ra. Nó nằm ở trên bàn mình.
Làm sao tôi có thể ngu ngốc đến vậy được chứ? Làm sao mình có thể quên VISA trênbàn? Mình đã nghĩ gì vậy?
Cô giá tóc vàng xinh đẹp đang đặt chiếc khăn quàng được gói ghém cẩn thận vào chiếc hộp màu xanh thẫm của Denny and George. Miệng tôi khô không khốc hoảng loạn. Tôi sẽ làm gì đây?
“Chị muốn thanh toán bằng cách nào?” Cô gái vui vẻ hỏi.
Mặt tôi nóng bừng và tôi nuốt khó nhọc.
“Tôi … tôi… vừa nhớ ra rằng tôi để quên thẻ tín dụng ở cơ quan,” tôi lắp bắp. “Ồ,” cô ta thốt lên và dừng tay lại.
“Chị có thể giữ nó cho tôi không?” Cô nhìn tôi với vẻ hoài nghi.
“Đến bao giờ?”
“Ngày mai?” tôi liều nói. Ôi Chúa ơi. Cô dài mặt ra. Cô ấy không hiểu à? “Tôi e là không được,” cô đáp. “Chúng tôi không được giữ hàng lại không bán.” “Chỉ đến chiều tối nay thôi vậy”, tôi nói nhanh. “Bao giờ thì cửa hàng mình đóng cửa?”
“Sáu giờ”
Sáu giờ! Tôi cảm thấy vừa nhẹ nhõm, vừa hồi hộp. Thử thách thôi mà, Rebecca. Mình sẽ đến cuổi họp báo và về sớm nhất có thể, rồi bắt taxi trở lại cơ quan. Mình sẽ lấy thẻ VISA và nói với Philip rằng mình để quên giấy tờ, rồi đến đây, và mua chiếc khăn.
“Chị có thể chờ đến lúc đó không?” tôi van nài. “Làm ơn? Làm ơn đi mà?” Cô dịuxuống.
“Thôi được. Tôi sẽ giấu nó ở quầy thu ngân.”
“cảm ơn chị” tôi hổn hển. Nói rồi tôi lao vội ra khỏi cửa hàng, hướng thẳng đến công ty Truyền thông Brandon. Cầu cho cuộc họp báo ngắn thôi, tôi cầu nguyện. Đừng có quá nhiều câu hỏi mà. Xin Chúa, làm ơn cho con mua được chiếc khăn đó.
Khi đến được hãng Truyền thông Brandon, tôi thấy thư giãn đôi chút. Mình còn cả ba tiếng nữa cơ mà. Và chiếc khăn thì được giấu an toàn ở quầy thu ngân rồi. không ai có thể cướp nó khỏi tay mình được.
Có một tấm biển trong phòng nghỉ ghi rằng cuộc họp báo Cơ Hội Cực Kỳ Có mộtkhông hai sẽ diễn ra ở phòng suite Artemis. Và, một người đàn ông vận đồng phục đang chỉ dẫn cho mọi người ở hành lang. Điều này có nghĩa là cuộc họp báo hẳn phải khá lớn. Tất nhiên không phải là cuộc-họp-báo-lớn-tướng-có-máy-quay-truyền-hình của CNN. Nhưng nó cũng-bự-chả-kém. một sự kiện quan trọng trong cái thế giới bé nhỏ xám xịt của chúng tôi.
Khi tôi bước vào phòng đã có rất nhiều người ở đây trước rồi, và các cô phục vụ thì đang bưng bánh mì kẹp thịt lên. Cánh nhà báo đang uống sâm panh cứ như thể họ chưa bao giờ thấy nó vậy; những cô quan hệ cộng đồng trông có vẻ kiêu kì đang nhấp từng ngụm rượu. Một anh phục vụ mang sâm panh tới và tôi lấy hai cốc. Một để uống bây giờ, 1 giấu dưới ghế, để dành cho khoảng thời gian nhàm chán sắp tới.
Tôi nhìn thấy Elly Granger của tờ Invensor’s Weekly News ở góc kia của cănphòng. Cô ta đang bị kẹp giữa hai anh chàng chỉn chu trong bộ vest và đang gật đầu với họ, với ánh mắt trong vắt của cô ta. Elly cừ lắm. Cô ta mới chỉ làm việc cho tờ Invensor’s Weekly News được 6 tháng, sau khi đã thử 43 công việc khác. Cái mà cô ấy thật sự muốn là trở thành 1 biên tập viên chuyên mục sắc đẹp của 1 tờ tạp chí, và tôi nghĩ cô ta thật là giỏi khoản đó. Mỗi lấn nhìn thấy cô ta, Elly lại bôi 1 loại son mới và cô lúc nào cũng mặc những bộ trang phục thật kì thú. Hôm nay chẳng hạn, cô ta mặc 1 chiếc sơ mi vải sa màu cam với 1 chiếc quần vải cotton màu trắng, giày vải đế cói và một chiếc vòng cổ to đùng bắng gỗ, cái loại mà triệu năm nữa tôi cũng chắng bao giờ đeo được.
Tôi thực sự muốn trở thành một Fiona Philips của GMTV. Tôi tưởng tượng ra lúcmình ngồi trên chiếc ghế sofa đó, tung hứng với Eamonn vào mỗi buổi sáng và phỏng vấn hàng loạt ngôi sao phim truyền hình. Đôi khi quá say, chúng tôi giao ước nếu trong 3 tháng tới không lên được vị trí nào khá hơn, chúng tôi sẽ cùng bỏ việc. Nhưng sau đó ý nghĩ về việc không có tiền – dù chỉ trong 1 tháng thôi – còn đáng sợ hơn rất nhiều ý nghĩ phải viết về các công ty uỷ thác đầu tư suốt cả cuộc đời.
“Rebecca. Thật vui vì cô đã đến”
Tôi ngẩng lên, và suýt sặc sâm panh. Đó là Luke Brandon, chủ tịch hãng TruyềnThông Brandon, đang nhìn chằm chằm vào tôi cứ như thể anh ta biết chính xác tôi đang nghĩ gì. Nhìn chằm chằm xuống tôi , ý tôi là thế. Hắn cao chắc phải đến 1m83, tóc đen và mắt sẫm và … chà. Bộ vest đó không đẹp sao? Một bộ đắt tiền như thế khiến người ta muốn trở thành đàn ông ngay ấy chứ. Nó màu xanh sẫm, sọc tím nhạt, loại một hàng khuy, với những chiếc khuy bằng sừng thật. Khi tôi lướt mắt trên nó, tôi tự hỏi không biết nó có được may bởi Oswald Boateng, và liệu cái áo vest đó có lớp áo lót bằng lụa màu tuyệt đẹp hay không. Nếu đó là một ai khác, có thể tôi đã hỏi – nhưng với Luke Brandon thì không, không thể nào.
Tôi mới chỉ gặp hắn ta một vài lần, và chẳng khi nào thấy dễ chịu cả. Kể từ lúc đầu, hắn nổi tiếng kinh lên được. Mọi người đều bàn tán liên miên rằng hắn tài giỏi thế nào, kể cả sếp Philip của tôi nữa. Hắn khởi sự hãng Truyền Thông Brandon từ hai bàn tay trắng, và bây giờ, nó là công ty PR về tài chính hàng đầu ởLondon. một vài tháng trước,
hắn được liệt kê trong danh sách của The Mail như là một trong những doanh nhân thông minh nhất thế hệ của hắn. Người ta nói rằng IQ của hắn cao phi thường và hắn có một trí nhớ siêu đẳng.
Nhưng không phải chỉ có thế. Hắn trông có vẻ luôn nghiêm nghị khi nói chuyện với tôi . Có thể Luke Brandon nổi tiếng không chỉ là một thiên tài mà còn có khả năng đọc suy nghĩ người khác. Hắn biết rằng trong khi chăm chú nhìn những biểu đồ chán ngắt, gật đầu vẻ hiểu biết, thực ra tôi đang nghĩ đến chiếc áo len tuyệt đẹp mà tôi thấy ở Joseph, tự hỏi liệu có đủ tiền mua chiếc quần hợp với nó hay không.
“Cô biết Alicia chứ?” Luke nói. Và hắn ngoắc tay về phía cô gái tóc vàng bên cạnh. Tôi không biết Alicia. Và tôi cũng chẳng cần biết. Tất cả các cô gái ở Brandon C, ngườita vẫn gọi hãng này như thế, đều giống nhau cả. Họ ăn mặc đẹp, giao tiếp tốt, kết hôn với một ông chủ ngân hàng, và chẳng có tí hài hước nào cả. Alicia rơi vào đúng mẫu nhân dạng ấy, với chiếc áo màu xanh nhạt, khăn quàng lụa của Hermès, và một đôi guốc xanh tiệp màu với áo, đôi mà tôi đã thấy ở Russel và Bromley, và chỗ đó trị giá đến cả một gia tài. (Tôi cá là cô ta cũng có cả chiếc túi đồng bộ nữa). Làn da cô ấy rám nắng, có nghĩa là cô ta vừa đi Mauritius hay đâu đó về, và đột nhiên tôi cảm thấy mờ nhạt và nhỏ bé hẳn khi so sánh với cô ta.
“Rebecca ,” cô nàng thờ ơ nói rồi bắt tay tôi . “Chị làm ở tờ Successful Saving phải không nhỉ?”
“Đúng thế” tôi đáp lại, lãnh đạm chẳng kém.
“Chị đến thì tốt quá rồi” Alicia nói. “Tôi biết là cánh nhà báo các chị bận rộn lắm.” “Có gì đâu” tôi đáp lại. “Chúng tôi vẫn muốn tham dự càng nhiều cuộc họp báo càng tốt. Để cập nhật các sự kiện kinh tế mà.” Tôi hài lòng với câu trả lời của mình. Suýt nữa tôi đã tự biến mình thành con ngốc.
Alicia gật đầu nghiêm trang, cứ như thể tất cả những gì tôi vừa nói đều rất quý giá với cô ta.
“Rebecca này, chị nghĩ sao về tin tức ngày hôm nay?” Cô ta chỉ vào tờ FT kẹp dưới tay tôi. “Khá bất ngờ, phải không nào?”
Ôi Chúa ơi, cô ta đang nói cái gì vậy?
“Quả là rất thú vị” tôi nói, vẫn cười, và cố câu giờ. Tôi liếc nhìn quanh phòng để có thêmý, nhưng chẳng có gì cả. Cô ta đang nói cái quái gì thế? Tỉ lệ lãi suất hay cái khỉ gì vậy nhỉ?
“Tôi phải nói là, theo tôi, đó là một tin rất tệ đối với nền công nghiệp của chúng ta,”
Alicia nói sốt sắng. “Nhưng chắc hẳn, chị phải có quan điểm của riêng mình.”
Cô ta nhìn tôi và chờ đợi câu trả lời. Tôi có thể nhận thấy hai má mình đang ửng đỏ cả lên. Làm sao mình thoát ra được đây? Kể từ nay, tôi tự hứa với mình sẽ đọc báo hằng ngày. Tôi không thể bị bóc mẽ như thế này một lần nữa.
“Tôi đồng ý với chị” Cuối cùng tôi lên tiếng. “Tôi cũng nghĩ đó là một tin thật khủng khiếp” Giọng tôi như bị bóp nghẹt lại. Tôi uống nhanh một ngụm sâm panh và cầu cho động đất xảy ra.
“Chị dự đoán trước được vụ này rồi phải không?” Alicia nói. “Tôi biết là cánh nhà báo luôn tiên liệu được mọi việc.”
“Tôi… đúng là tôi đã biết chuyện này sẽ xảy ra.” Tôi nói, gần như chắc rằng giọng mình rất thuyết phục.
“Và bây giờ lại còn có tin đồn Scottish Prime và Flagstaff Life đang đi cùng hướng!” Côta nhìn tôi chăm chú. “Chị có cho rằng đó là việc làm có chủ ý không?” “Thật… thật khó mà nói được” tôi đáp lại, và uống thêm một ngụm sâm panh nữa. Tin đồn quái nào thế? Sao cô ta không để cho mình yên nhỉ?
Và tôi đã phạm một sai lầm, là ngước nhìn Luke Brandon. Hắn nhìn chằm chằm vàotôi, mép khẽ giật giật. Ôi, khỉ thật. Hắn biết thừa tôi chẳng hiểu tí gì, phải thế không? “Alicia” hắn đột ngột nói, “Maggie Stevens vừa mới đến kìa. Cô có thể…” “Tất nhiên rồi” Cô ta nói, như được huấn luyện thành ngựa đua, và lẹ làng lướt nhanh ra cửa.
“Còn nữa, Alicia…” Luke thêm vào. Cô ta nhanh nhảu quay lại. “Tôi muốn biết chínhxác thằng cha nào phao mấy cái tin đồn nhảm nhí ấy.”
“Vâng” cô ta gật đầu, rồi bước đi.
Chúa ơi, hắn đáng sợ thật. Và bây giờ chỉ còn lại tôi với hắn. Tôi nghĩ tôi phải chạy biến đi ngay.
“Ừm” tôi mau mắn nói. “Tôi nghĩ tôi phải đi và …”
Nhưng Luke Brandon đã vươn về phía tôi.
“SBG thông báo rằng họ sẽ tiếp quản Rutland Bank sáng nay” hắn nói nhỏ. Và tất nhiên rồi, giờ thì hắn đã xác nhận, tôi nhớ ra dòng tít.
“Tôi biết rồi” tôi kiêu căng đáp lại. “Tôi đã đọc trong tờ FT.” Trước khi hắn ta kịp nói thêm điều gì, tôi bỏ đi, đến nói chuyện với Elly.
Khi buổi họp báo chuẩn bị diễn ra, Elly và tôi len lén đi ra phía sau và chiếm hai chỗ ngồi cạnh nhau.Chúng tôi đang ở trong một khán phòng lớn và phải có đến hàng trăm cái ghế được xếp thành hàng ngang, đối diện với bục sân khấu và có một cái màn hình to đùng. Tôi mở cuốn sổ của mình ra, và viết “hãng ttb” ở ngay đầu trang, rồi bắt đầu vẽ những bông hoa nho nhỏ ở bên lề. Bên cạnh tôi, Elly đang bấm số nghe tử vi của mình trên điện thoại.
Tôi uống một ngụm sâm panh, ngả ra đằng sau, và sẵn sàng thư giãn. Chẳng có lý do gì để nghe họp báo cả. Thông tin luôn nằm trong tập thông cáo báo chí, và về nhà ta vẫn biết họ đã nói gì. Thật ra, tôi đang tự hỏi, liệu có ai để ý nếu tôi lôi lọ Hard Candy ra rồi làm móng không. Đúng lúc đó đột nhiên ả Alicia đáng ghét chúi mũi trước mặt tôi.
“Rebecca?”
“Vâng?” Tôi trễ nải đáp.
“Chị có điện thoại. Tổng biên tập chị gọi đấy.”
“Philip ư?” Tôi hỏi một cách ngu ngốc, cứ như thể tôi có cả một đống tổng biên tập để chọn.
“Hẳn rồi.” Cô ta nhìn tôi cứ như thể tôi là một con khùng rồi chỉ chiếc điện thoại đặt ở cái bàn đằng sau. Elly nhìn tôi có ý dò hỏi và tôi nhún vai đáp lại. Philip chưa bao giờ gọi tôi trong buổi họp báo cả.
Tôi thấy vừa phấn khích vừa quan trọng khi đi đến cuối căn phòng. Có thể sẽ có một vụ khẩn cấp ở tòa soạn. Có thể ông ta vừa mới tóm được một tin tức tuyệt diệu và muốn tôi bay ngay đến New York để viết bài.
“Xin chào, ông Philip ạ?” Tôi nói vào ống nghe – rồi đột nhiên ước là mình đã nói cái gì đó ấn tượng hơn, chẳng hạn như một tiếng “Vâng” đơn giản.
“Rebecca, nghe này, tôi biết thế này là dở lắm,” Philip nói, “nhưng chứng đau nửa đầu của tôi lại tái phát. Tôi phải về nhà ngay bây giờ.”
“Thế ạ,” tôi bối rối trả lời.
“Cô giúp tôi chút việc vặt được không?”
Việc vặt à? Nếu ông ta muốn mua mấy viên thuốc đau đầu thì nên bảo thư ký mới phải. “Tôi cũng không biết nữa,” tôi chán chường nói. “Tôi đang vướng chút việc ở đây.” “Khi nào xong việc ở đó cũng được. Năm giờ chiều nay, Ủy ban Đặc biệt Bảo an Xã hội sẽ đưa ra thông cáo. Cô qua đó lấy giúp tôi nhé? Cô đi thẳng từ chỗ họp báo tới Westminster được mà.”
Gì cơ? Tôi kinh hoàng nhìn vào chiếc điện thoại. Không, tôi không thể lấy cái bảnthông cáo chết tiệt ấy. Tôi phải về lấy thẻ VISA! Tôi phải bảo vệ chiếc khăn của mình. “Clare không đi được ư?” Tôi nói. “Tôi đang định về toàn soạn viết cho xong bài nghiêncứu về…” Tháng này tôi phải viết về cái gì nhỉ? “Về các khoản thế chấp.” “Clare đang bận việc trong thành phố. Mà khuWestminster thì nằm ngay trên đường cô về Fullham Sành điệu mà, phải không?”
Philip luôn luôn trêu tôi chuyện sống ở Fullham. Chỉ vì ông ấy sống ở Harpenden vàluôn cho rằng bất kỳ ai mà không sống ở vùng ngoại ô xanh tươi, xinh xắn đó đều khùng hết cả.
“Cô chỉ phải nhảy lên tàu điện ngầm,” ông ta nói “đến nơi, lấy báo cáo, rồi lại nhảy lên
tàu.”
Ôi Chúa ơi. Tôi nhắm mắt lại và nghĩ thật nhanh. Một tiếng nữa ở đây. Nhanh chóngquay về văn phòng, lấy thẻ VISA, trở lại Denny and George, lấy chiếc khăn, rồi lao vộiđến khu Westminster, lấy bản thông cáo.Tôi nghĩ chắc mình làm được thôi. “Vâng được,” tôi nói. “Cứ để đó cho tôi.”
Tôi về chỗ ngồi, cũng là lúc ánh đèn mờ dần, và dòng chữ Cơ Hội Viễn Đông hiện lêntrên màn hình trước mắt chúng tôi. Một loạt ảnh đầy màu sắc chụp Hồng Kông, Thái Lan, và những nơi đẹp đẽ khác, chúng luôn khiến tôi mơ ước được đến nghỉ mát. Nhưng hôm nay tôi không thể thư giãn, cũng không tài nào thấy thương xót cho cô phóng viên mới của tờ Portfolio Week được, cho dù cô nàng đang điên cuồng ghi chép mọi thứ và chắc hẳn sẽ hỏi đến năm câu với ý nghĩ rằng cô ta nên thế. Tôi quá bận tâm về chiếc khăn quàng. Nếu tôi không quay lại kịp thì sao? Nếu có ai đó trả giá cao hơn? Những ý nghĩ đó làm tôi phát hoảng.
Sau đó, ngay khi những bức ảnh về Thái Lan biến mất, thì những biểu đò nhàm chánbắt đầu xuất hiện. Tôi chợt nảy ra một ý. Đúng rồi! Tôi sẽ trả tiền mặt cho chiếc khăn. Không ai lại từ chối tiền mặt cả. Tôi có thể rút 100 bảng từ thẻ tiền mặt, chỉ cần thêm 20 bảng nữa, và chiếc khăn sẽ là của tôi.
Tôi xé một tờ giấy trong sổ tay, viết “Cậu có thể cho mình mượn hai mươi bảng được không?” rồi chuyển sang chỗ Elly. Cô nàng vẫn đang lén lút nghe điện thoại. Tôi tự hỏi không biết cô nàng đang nghe cái gì. Không thể nào vẫn là tử vi của cô nàng đấy chứ, chắc hẳn thế? Cô nàng nhìn xuống, lắc đầu, rồi viết, “Không được rồi, cái máy chết tiệt đó đã nuốt thẻ của mình. Đang sống thoi thóp bằng phiếu ăn trưa đây.”
Chết tiệt.Tôi ngập ngừng, rồi viết tiếp, “Thế còn thẻ tín dụng thì sao? Mình sẽ trảlại ngay thôi. Mà cậu đang nghe cái gì đấy?”
Tôi chuyển mảnh giấy cho cô nàng, và thình lình ánh đèn bật lại. Bài thuyết trình đã xong mà tôi chẳng nghe lọt chữ nào cả. Mọi người thay đổi chỗ ngồi, trong khi một cô PR đem phát những tập giới thiệu bóng loáng. Elly kết thúc cuộc gọi và toe toét với tôi.
“Dự đoán tình huống ấy mà,” cô nàng nói, bấm một số khác. “Cái này chính xác lắmđấy.”
“Toàn những thứ ngớ ngẩn cũ mèm.” Tôi lắc đầu phản đối. “Không thể ngờ cậu lại thích tất cả đống rác rưởi đó. Còn dám nhận mình là phóng viên tài chính nữa không?” “Sao không,” Elly đáp. “Cậu thì được chắc?” rồi chúng tôi bắt đầu cười rúc rích với nhau, cho đến khi một lão hàng trên quay xuống và nhìn chúng tôi giận dữ. “Thưa quý ông, quý bà.” Một giọng nói lanh lảnh ngắt lời chúng tôi. Tôi ngước lên. Đó là Alicia, đang đứng trên đầu. Cô ta có cặp giò thật đẹp, tôi bực bội thừa nhận. “Như các
bạn đều thấy, Chương trình Tiết kiệm Cơ hội Cực kỳ Có một không hai đã giới thiệutổng thể về một phương pháp đầu tư mới.” Cô ta nhìn quanh căn phòng, bắt gặp ánh mắt tôi, và nở nụ cười xã giao.
“Cơ hội Cực kỳ,” tôi thì thầm với Elly đầy khinh bỉ rồi chỉ vào tờ rơi. “Giá cả cực kỳ thì có. Cậu có biết nó tốn bao nhiêu không?”
(Tôi luôn nhìn vào biểu giá trước nhất, cũng như việc luôn nhìn vào cái mác đầu tiên.)
Elly đảo tròn mắt tỏ vẻ thông cảm, mặc dù vẫn đang nghe điện thoại. “Đầu tư Vùng đất mũi để gia tăng giá trị,” Alicia nói tiếp bằng giọng kiêu kỳ, “Đầu tư Vùng đất mũi mang lại cho bạn nhiều hơn thế nữa.”
“Họ tính tiền nhiều hơn, ta mất tiền nhiều hơn,” tôi nói to không kịp suy nghĩ, và một tràng cười rộ lên khắp phòng. Chúa ơi, xấu hổ quá. Giờ thì cả Luke Brandon cũng gục gặc đầu. Tôi vội vàng cúi xuống và giả vờ đang ghi chép.
Mặc dù thành thật mà nói, tôi chẳng hiểu tại sao mình lại giả vờ ghi chép. Không phải là chúng tôi chẳng bao giờ đưa lên tạp chí cái gì khác những thứ dớ dẩn từ các bản thông cáo. Đầu tư Vùng đất mũi chiếm mất hai trang quảng cáo mỗi tháng, và năm ngoái người ta còn mời Philip tham dự chuyến nghiên cứu sung sướng (ha-ha) ở Thái Lan - thế nên chẳng bao giờ chúng tôi được phép nói bất cứ điều gì ngoại trừ việc tâng bốc dự án này. Như thể nó thực sự giúp ích cho độc giả vậy.
Khi Alicia tiếp tục nói, tôi với sang phía Elly.
“Nghe này,” tôi thì thầm. “Cho tớ mượn thẻ tín dụng của cậu nhé?” “Hết sạch rồi,” Elly nói đầy vẻ xin lỗi. “Tớ tiêu cạn kiệt rồi, chứ cậu nghĩ sao tớ lại phải sống nhờ vào phiếu ăn chứ?”
“Nhưng mình cần tiền!” tôi thì thầm. “Mình tuyệt vọng rồi! Mình cần hai mươi bảng!” Tôi đã nói to hơn dự định và Alicia dừng lại.
“Có lẽ chị nên đầu tư vào dự án Mũi đất này, chị Rebecca à,” Alicia nói. Và một tràng cười khác nổ ra khắp căn phòng. Một vài người quay lại trố mắt nhìn tôi, tôi nhìn chằm chằm họ một cách thách thức. Họ là đồng nhiệp của tôi, vì Chúa. Họ nên đứng về phía tôi mới phải. Tình đoàn kết trong Hiệp hội Nhà báo Toàn quốc đâu mất rồi? Không phải tôi thực sự có tham gia hiệp hội. Nhưng dù sao đi nữa.
“Cô cần hai mươi bảng để làm gì?” Luke Brandon hỏi, từ phía trên căn phòng. “Tôi… bác của tôi…” tôi ngang ngạnh nói. “Bà ấy nằm viện và tôi muốn mua tặng bà một món quà.”
Căn phòng yên lặng. Và rồi, không thể tin nổi. Luke Brandon móc ví, lấy ra một tờ20 bảng, rồi đưa cho anh chàng ngồi hàng đầu trong dãy dành cho nhà báo. Anh ta ngập ngừng, rồi chuyển nó xuống cuối hàng. Và cứ như thế, tờ giấy bạc chuyền từ tay này
sang tay khác đến tôi cứ như một người hâm mộ được đám đông chuyền tay nhau trong buổi biểu diễn ca nhạc vậy. Khi tôi cầm lấy tờ tiền, một tràng vỗ tay nổi lên khắp căn phòng và tôi thấy ngượng.
“Cám ơn,” tôi ngượng nghịu nói. “Chắc chắn tôi sẽ trả lại.”
“Cầu cho bác cô sớm khỏe lại,” Luke Brandon nói.
“Cám ơn,” tôi nói một lần nữa. Và tôi ngước nhìn Alicia, cảm thấy như vừa mới giành được chiến thắng. Cô ta hoàn toàn xuôi xị.
Chưa hết phần hỏi đáp, mọi người đã lục đục đứng dậy để quay về tòa soan. Đây thường là lúc tôi ra ngoài mua một cốc cappuccino và lượn lờ mua sắm. Nhưng hôm nay thì không. Hôm nay tôi quyết định ở lại cho vấn đề chán ngắt cuối cùng là cơ cấu thuế. Sau đó, tôi sẽ ra gặp trực tiếp Luke Brandon để cảm ơn lòng tốt của hắn, mà nếu ngượng quá, tôi sẽ ra hiệu một cái. Rồi sau đó, tôi sẽ đi mua chiếc khăn của mình. Tuyệt vời!
Nhưng ngạc nhiên thay, sau một vài câu hỏi, Luke Brandon đứng dậy thì thầm gì đó với Alicia, và sau đó đi ra phía cửa.
“Cảm ơn,” tôi nói nhỏ khi hắn đi qua ghế của mình, nhưng không chắc là hắn nghe thấy.
Tàu điện dừng lại trong hầm không rõ lý do. Năm phút trôi qua, rồi mười phút. Tôi không thể tin mình lại đen đến vậy. Nếu là mọi khi, tất nhiên rồi, tôi sẽ mong cho tàu trục trặc – như thế tôi sẽ có lý do để không phải về toàn soạn sớm. Nhưng hôm nay tôi cư xử cứ như một doanh nhân mệt mỏi vì bị cản trở. Tôi gõ gõ móng tay, thở dài rồi nhìn qua cửa sổ ra ngoài khoảng không tối thẫm.
Một nửa trí óc tôi nghĩ rằng mình vẫn còn nhiều thời gian để đến Denny and George trước khi cửa hàng đóng cửa. Nửa kia thì nghĩ thậm chí nếu tôi không đến kịp, cô bán hàng tóc vàng chắn không bán chiếc khăn cho người khác đâu. Nhưng nguy cơ vẫn còn đó. Vậy nên chỉ đến khi cầm được chiếc khăn trong tay, tôi mới có thể thở phào được.
Cuối cùng đoàn tàu cũng chuyển bánh, tôi ngồi thụp vào chỗ, thở dài thườn thượt và nhìn người đàn ông xanh xao, lặng lẽ ngồi bên trái. Anh ta mặc quần bò, đi giày thể thao, và tôi phát hiện rằng anh ta đang mặc áo trái. Hay chưa, tôi thầm nghĩ, anh ta cũng đọc bài báo về thời trang phá cách trong Vogue số ra tháng trước ư? Tôi định hỏi anh ta – nhưng rồi tôi nhìn lại chiếc quần bò anh ta đang mặc (một chiếc 501 hàng giả tầm thường) và đôi giày đế mềm (rất mới, rất trắng) – và có cái gì mách bảo tôi là anh ta chưa đọc bài báo.
“Ơn Chúa!” tôi nói. “Suýt chút nữa là tôi chết gí ở đây rồi.”
“Thật là bực,” anh ta khẽ đồng ý.
“Họ không biết nghĩ, phải không?” tôi nói. “Ý tôi là, có những người trong số chúng ta đang có những việc rất bức thiết. Tôi đang vội khủng khiếp!”
“Tôi cũng hơi vội,” anh ta nói.
“Nếu tàu không chạy, tôi cũng không biết phải làm gì nữa,” tôi lắc đầu, “Trông anh… mệt mỏi quá!”
“Tôi hiểu ý cô,” người đàn ông nói đầy ngụ ý. “Họ không biết rằng vài người trong chúng ta… ”
Anh ta chỉ vào tôi. “Chúng ta không phải đang đi lại nhàn rỗi. Có đến nơi cần đếnhay không mới chính là vấn đề.”
“Chắc chắn rồi!” tôi nói. “Anh đang đi đâu vậy?”
“Vợ tôi sắp sinh,” anh ta nói. “Đứa thứ tư của chúng tôi.”
“Ồ,” tôi thốt lên, rụt lại. “Vâng… Ôi trời, chúc mừng anh. Tôi hi vọng rằng anh…” “Lần trước cô ấy mất có tiếng rưỡi,” anh ta nói, day day trán. “Mà giờ tôi ở trên tàu điện này đã bốn mươi phút rồi. Nhưng thôi. Dù sao chúng ta cũng đang đi.” Anh nhún vai rồi mỉm cười với tôi.
“Còn cô thì sao? Có việc khẩn cấp gì vậy?”
Ôi Chúa ơi.
“Tôi.. à… đang đi đến…”
Tôi dừng lại yếu đuối và hắng giọng, cảm thấy ngượng ngùng. Tôi không thể cho anh ta biết công việc khẩn cấp của tôi chỉ là đi mua một chiếc khăn quàng Denny and George. Chỉ một chiếc khăn quàng. Thậm chí còn chẳng phải là váy đầm hay áo khoác hay thứ gì đáng giá tương tự.
“Thực ra cũng chẳng quan trọng lắm đâu,” tôi lẩm bẩm.
“Tôi không tin,” anh ta nói dễ chịu.
Và bây giờ tôi cảm thấy thật tệ, tôi ngước lên – và ơn Chúa, đến trạm của tôi rồi. “Chúc may mắn,” tôi nói, vội vã đứng dậy. “Tôi thực sự mong là anh kịp đến đó.”
Khi đi dọc theo vỉa hè, tôi cảm thấy trong lòng xấu hổ đôi chút. Đáng ra tôi phải đưa 120 bảng của mình cho người đàn ông đó để dành cho đứa con của anh ta, thay vì mua chiếc khăn vớ vẩn này. Ý tôi là, bạn thử nghĩ mà xem, điều gì quan trọng hơn kia chứ? Quần áo – hay sự thiêng liêng của một sinh linh mới chào đời?
Khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi thấy trong lòng một chút gì thật sâu sắc và triết lý. Thực ra, tôi mải miết suy nghĩ đến mức suýt đi qua chỗ cần rẽ. Nhưng tôi đã ngước lên đúng lúc và rẽ vào góc – cảm thấy hơi choáng váng. Một cô gái đang bước về phía tôi trên tay xách một túi hàng của Denny and George. Và đột nhiên mọi thứ trong tâm trí tôi bị quét sạch.
Ôi Chúa ơi.
Nếu cô ta mua đúng chiếc khăn của tôi thì sao?
Nếu cô ta đã yêu cầu đặc biệt và cô gái bán hàng, cứ đinh ninh rằng tôi sẽ không quay
lại, đã bán nó cho cô ta.
Tim bắt đầu đập loạn xạ, tôi sải bước trên phố về phía cửa hàng. Khi tới trước cửa và đẩy cửa mở ra, tôi gần như không thở nổi vì lo sợ. Nếu chiếc khăn đã biến mất thì sao? Tôi sẽ phải làm gì?
Nhưng cô gái tóc vàng đã mỉm cười khi tôi bước vào.
“Chào chị!” cô nói. “Chiếc khăn vẫn đang đợi chị đấy.”
“Ôi, cảm ơn,” tôi thở phào, rồi mệt mỏi dựa vào quầy thu ngân.
Tôi thực sự cảm thấy như mình vừa chạy trên cả một đường đua vượt chướng ngại vật để đến được đây. Thực ra, tôi nghĩ người ta nên tính mua sắm là một hoạt động ảnh hưởng đến tim mạch. Tim tôi chưa bao giờ đập nhanh bằng khi tôi nhìn thấy bảng hiệu “giảm giá 50%”.
Tôi xếp tiền ra loại mười và hai mươi đồng rồi chờ đợi, gần như run rẩy khi cô gái lúi húi phía sau quầy và mang chiếc hộp màu xanh ra. Cô gái để nó vào một chiếc túi dày, bóng có quai màu lục sẫm rồi đưa nó cho tôi, và tôi gần như muốn khóc thật to, khoảng khắc đó thật tuyệt vời biết bao.
Chính khoảnh khắc đó. Ngay khi ngón tay bạn chạm vào quai xách chiếc túi bóng bẩy, không một nếp gấp đó – và tất cả những thứ mới lạ tuyệt vời bên trong sẽ thuộc về bạn. Nó như thế nào nhỉ? Nó như cái cảm giác nhịn đói lâu ngày, rồi nhét ngập miệng một chiếc bánh nướng bơ ấm nóng. Nó như cảm giác thức dậy rồi nhận ra hôm nay là ngày cuối tuần. Mọi thứ khác đều nằm ngoài tâm trí bạn. Đó là một cảm giác thỏa mãn
vừa ích kỷ vừa thuần khiết.
Tôi bước chầm chậm ra khỏi cửa hiệu, vẫn còn váng vất trong niềm vui sướng. Tôi đã có một chiếc khăn Denny and George. Tôi đã có một chiếc khăn Denny and George!Tôi có…
“Rebecca.” Một giọng đàn ông ngắt mạch suy nghĩ của tôi. Tôi ngước lên, bụng giật thót vì hoảng sợ. Đó là Luke Brandon.
Luke Brandon đang đứng trên phố, ngay trước mặt tôi, và hắn đang nhìm chằmchằm vào túi đồ của tôi. Tôi thấy mình bỗng trở nên bối rối. Hắn làm gì trên phố lúc này được cơ chứ? Những người như hắn chẳng lẽ không có nổi lái xe riêng ư? Đáng ra hắn phải có mặt ở một buổi chiêu đãi quan trọng của giới tài chính hay gì đó chứ nhỉ?
“Cô mua được rồi chứ?” Hắn nói, khẽ chau mày.
“Gì cơ ạ?”
“Quà cho bác cô ấy mà.”
“À vâng,” tôi nói, nuốt nước bọt. “Vâng, tôi… tôi mua được rồi.”
“Có phải nó đấy không?” Hắn chỉ vào chiếc túi và tôi cảm thấy tội lỗi lan dần làm đỏ hồng hai má.
“Vâng,” cuối cùng tôi nói. “Tôi thấy… tặng chiếc khăn chắc cũng hay.” “Cô thảo tính quá. Denny and George cơ đấy.” Hắn nhướng mày. “Bác cô chắc hẳn là một quý bà sành điệu.”
“Đúng vậy,” tôi hắng giọng nói. “Bà ấy vô cùng sáng tạo và độc đáo.” “Chắc vậy rồi,” Luke nói, rồi dừng lại. “Bà ấy tên là gì vậy nhỉ?”
Ôi Chúa ơi. Đáng ra ngay khi nhìn thấy hắn tôi nên bỏ chạy, khi còn có cơ hội. Giờ thì tôi đờ cả người ra rồi đây. Tôi chẳng thể nghĩ ra một cái tên phụ nữ nào cả. “Erm… Ermintrude,” tôi nghe thấy mình nói vậy.
“Bác Ermintrude,” Luke nói vẻ hiểu biết. “Chà, cho tôi gửi lời hỏi thăm bà ấy nhé.” Hắn gật đầu với tôi rồi bỏ đi, còn tôi đứng đó, tay cầm chặt túi, cố nghĩ xem liệu hắn có đoán ra mọi việc hay không.
.NGÂN HÀNG ENDWICH.
CHI NHÁNH RULLHAM
Số 3 đường Fullham
London SW6 9JH
Gửi cô Rebecca Booomwood
Căn hộ số 2
Số 4 đường Bruney
London SW6 8FD
Ngày 17 tháng Mười một năm 1999
Cô Bloomwood thân mến,
Tôi rất tiếc khi nghe tin cô đang mắc bệnh viêm bạch cầu.
Khi đã hồi phục, cô vui lòng liên lạc với thư ký của tôi, cô Erica Parnell để sắp xếp buổi gặp mặt thảo luận về tình hình hiện nay của cô.
Trân trọng,
Derek Smeath
Giám đốc
.ENDWICH – BỞI CHÚNG TÔI QUAN TÂM.
Chương 3:
Tôi bước qua cánh cửa căn hộ và nhìn thấy Suze, bạn cùng nhà của tôi, đang ngồi trong một tư thế yoga rất lạ, mắt nhắm nghiền. Mái tóc đẹp buộc chặt, cô đang mặc quần tất đen cùng với chiếc áo phông cũ mà cô hay mặc khi tập yoga. Đó là chiếc bố cô đã mặc khi ông tham gia đua thuyền cho đội Oxford và giành thắng lợi, cô nói nó mang đến cho cô một tinh thần thoải mái.
Trong một lúc, tôi yên lặng. Tôi không muốn làm phiền cô, yoga cũng giống như mộng du và bạn không nên cố ý đánh thức ai đó khi họ đang trong trạng thái như vậy. Nhưng sau đó Suze mở mắt, ngước nhìn lên – và điều đầu tiên cô thốt lên là “Denny andGeorge! Becky, cậu không đùa đấy chứ?”
“Phải” tôi nói, miệng cười đến tận mang tai. “Tớ tự mua cho mình một chiếc khăn.” “Cho tớ xem nào!” Suze nói, thả người xuống sàn. “Cho-tớ-xem-cho-tớ-xem-cho-tớ xem!” Cô chạy lại và bắt đầu kéo mạnh quai xách của túi hàng, như một đứa trẻ. “Tớ muốn xem chiếc khăn mới của cậu! Cho tớ xem nào.
Đây chính là lý do tại sao tôi rất thích ở chung căn hộ với Suze. Julia, cô bạn cùng nhà cũ, chắc hẳn sẽ cau mày rồi nói, “Denny and cái gì cơ?” hoặc, “Với một cái khăn thì như thế tốn kém quá.” Nhưng Suze thì hiểu điều đó, hoàn toàn và tuyệt đối. Nếu có gì thì chỉ là Suze còn tệ hơn cả tôi.
Nhưng dù gì thì cô ấy vẫn trang trải được cuộc sống. Dù Suze đã 25 tuổi, như tôi, bố mẹ cô vẫn cho cô tiền. Số tiền ấy được gọi là “tiền tiêu vặt” và có vẻ như là từ quỹ uỷ thác của gia đình – nhưng theo tôi biết thì, nói chung đó là tiền túi. Bố mẹ cô còn mua cho cô một căn hộ ở Fulham, coi như món quà sinh nhật lần thứ 21 và cô đã sống ở đây từ lúc đó tới giờ, nửa đi làm, nửa nghỉ.
Cô đã từng làm PR trong một thời gian (rất) ngắn, và đó chính là lúc tôi gặp cô, trong một chuyến tác nghiệp báo chí tới một ngân hàng ngoài khơi đảo Guernsey. Vấn đề là, lúc đó cô làm việc cho hãng Truyền thông Brandon. Không phải chỉ trích gì đâu – và cô cũng tự thừa nhận như thế - cô là cô gái làm PR tệ nhất tôi đã từng gặp. Cô hoàn toànquên khuấy ngân hàng nào mình đang cần quảng bá mà bắt đầu nói một cách nhiệt tình về một trong những đối thủ cạnh tranh của họ. Ông chủ ngân hàng kia trông càng lúc càng giận dữ, trong khi đám nhà báo phá ra cười. Suze vướng vào rắc rối lớn trong lần đó. Thực ra, đó là lúc cô ấy quyết định PR không phài là nghề dành cho mình. (Nói cáchkhác là Luke Brandon đã sa thải cô ngay khi họ quay trở lạiLondon. Thêm một lý do nữa để không thích hắn ta)
Nhưng ngay từ những giờ phút đầu tiên, hai chúng tôi đã có thời gian vui thích uống rượu cùng nhau.
Thực ra, lúc đó Suze đã bí mật khóc một chút lúc 2h sáng và nói rằng cô ấy không có chút hy vọng nào với bất cứ công việc gì cô đã từng thử sức và tự hỏi không biết sẽ phải làm gì? Tôi nói với cô tôi nghĩ rằng cô quá thú vị và sáng tạo để phải làm một trong những cô gái Brandon C hay làm bộ làm tịch. Điều này tôi nói ra không phải chỉ để làmđẹp lòng cô, đó hoàn toàn là sự thật. Tôi ôm cô thật chặt và cô khóc thêm một lúc nữa, sau đó chúng tôi đều thấy vui vẻ, gọi thêm một chai rượu, rồi thử tất cả quần áo của nhau. Tôi cho Suze mượn chiếc thắt lưng với chiếc khoá vuông bằng bạc của mình, cái, nghĩ mà xem, cô ấy chẳng bao giờ trả lại. Và chúng tôi giữ liên lạc với nhau kể từ lúc đó.
Sau đó, khi Julia đột nhiên chuyển nhà, bỏ đi với ông giáo sư hướng dẫn bằng Ph.D. (bằng tiến sĩ) (cô ta vốn bất kham như thế đấy), Suze đề nghị tôi chuyển đến sống với cô. Tôi chắc rằng tiền thuê cô tính cho tôi là quá rẻ, nhưng tôi cũng chưa bao giờ khăng khăng trả theo mức giá đầy đủ của thị trường, bởi tôi không kham nổi. Khi giá cả thị trường tăng lên, tôi tiến đến gần khu Elephant & Castle hơn là khu Fulham với mức lương của mình. Làm cách nào mà một người bình thường có thể trang trải được cuộc sống ở những nơi đắt đỏ khủng khiếp đến thế kia chứ?
“Bex, mở nó ra đi nào!” Suze khẩn khoản. “Cho tớ xem!” Cô thọc vội những ngóntay dài hăm hở vào bên trong chiếc túi, tôi vội kéo chúng ra trước khi cô xé rách nó. Chiếc túi này sẽ được treo sau cửa phòng tôi cùng những túi hàng danh tiếng khác, và sẽ được sử dụng một cách tự nhiên, không chủ đích khi tôi cần gây ấn tượng. (Ơn Chúa họ không in riêng những túi hàng “giảm giá”. Tôi căm ghét những cửa hàng làm trò đó. Còn ra gì khi một chiếc túi sang trọng có chữ “giảm giá” tung toé trên đó chứ?)
Rất từ tốn, tôi nhấc chiếc hộp màu xanh thẫm ra khỏi túi, bỏ nắp hộp rồi mở lớp giấy lụa ra. Rồi với vẻ gần như tôn kính, tôi nâng chiếc khăn lên. Nó đẹp quá. Thậm chí còn đẹphơn lúc ở cửa hàng. Tôi quàng nó quanh cổ rồi nhe răng ra cười ngơ ngẩn với Suze.
“Ôi, Bex” Cô thì thào. “Nó tuyệt quá!”
Trong một lúc, cả 2 chúng tôi đều lặng đi. Như thể chúng tôi đang cùng giao cảm với một đấng chí tôn. Thần mua sắm.
Sau đó, Suze bỏ đi và phá vỡ khoảnh khắc đó.
“Cậu có thể quàng nó để gặp James cuối tuần này đấy” cô nói.
“Không được” tôi nói gần như gắt gỏng, rồi nhắc lại một lần nữa. “Tớ sẽ không gặp anh ta đâu”
“Sao thế?”
“Tớ không còn hẹn hò với anh ta nữa” tôi cố nhún vai thờ ơ.
“Thật à?” Suze mở ta mắt. “Tại sao? Cậu chẳng kể gì với tớ cả!”
“Tớ biết” Tôi tránh ánh nhìn chăm chú đầy háo hức của cô. “CHuyện này hơi… khó nói một chút.”
“Cậu đá anh ta à? Cậu thậm chí còn chưa ngủ với anh ta mà!” Giọng Suze cao dần lênđầy hứng thú. Cô ấy đang rất háo hức muốn nghe. Nhưng liệu tôi có háo hức kể không cơ chứ? Trong một lúc, tôi đã cân nhắc việc nên giữ kín chuyện này. Nhưng rồi tôi nghĩ, ôi dào, có cái quái gì cơ chứ?
“Tớ biết” tôi nói. “Đó mới chính là vấn đề”
“Ý cậu là gì?” Suze nhoài hẳn người về phía trước. “Bex, cậu đang nói về chuyện gì vậy?”
Tôi hít một hơi thật sâu rồi quay hẳn lại đối mặt với cô.
“ANh ta không muốn chuyện đó.”
“Anh ta không thích cậu ư?”
“Không. ANh ta…” tôi nhắm mắt, tự mình cũng hầu như không thể tin được chuyện này. “Anh ta không tin vào chuyện quan hệ trước hôn nhân”
“Cậu đùa hả?” Tôi mở to mắt và thấy Suze đang hốt hoảng nhìn tôi – như thể cô vừa nghe một lời xúc phạm tồi tệ nhất từng biết đối với nhân loại. “Cậu đang đùa hả, Becky?”
Cô ấy đang thực sự nài nỉ tôi.
“Tớ không đùa đâu” Tôi gượng cười yếu ớt. “ QUả thật, chuyện này cũng hơi xấu hổ. Tớ kiểu như… đã đâm bổ vào, và anh ta phải đẩy tớ ra.”
Ký ức tồi tệ khủng khiếp mà tôi đã đè nén được, giờ bắt đầu nổi lên. Tôi gặp James trong một buổi tiệc vài tuần trước, và đó là cuộc hẹn lần thứ 3 mang tính quyết định. CHúng tôi ra ngoài dùng một bữa tối rất tuyệt, cũng là chỗ anh nhất quyết đòi trả tiền, rồi quay về nhà anh, cuối cùng là hôn nhau trên ghế sofa.
Chà, tôi còn cần phải nghĩ gì nữa cơ chứ? ANh ấy ở kia, còn tôi ở đó – và chưa hề làmđiều gì sai phạm, nếu tâm trí anh nói không, cơ thể anh nhất định đang nói có, có, có. Thế nên, là một cô gái hiện đại, tôi lần tay tới khoá quần anh và kéo nó xuống. Khi anh với tay xuống và gạt tôi sang bên, tôi vẫn nghĩ anh đang chơi đùa, và lại tiếp tục, thậm chí còn nhiệt tình hơn trước.
Nghĩ lại, thật tức cười, có lẽ lúc đó tôi đã mất nhiều thời gian hơn cần thiết để nhận ra rằng anh ta không đùa. Thật ra, anh quả thật đã thụi cho tôi một phát vào mặt để tôi tránh ra khỏi anh - mặc dù sau đó anh đã tỏ ra rất hối lỗi về việc đó.
Suze đang nhìn tôi một cách đầy ngờ vực. Rồi cô ấy phá ra cười nắc nẻ. “ANh ta đã phải đẩy cậu ra ấy hả? Bex, cậu là đồ ăn thịt người.”
“Thôi đi!” tôi phản đối, vừa buồn cười, vừa xấu hổ. “Anh ta thật sự rất ngọt ngào khi đó. ANh ta hỏi, liệu tớ có chờ được anh ta không?”
“Chắc cậu đã nói không đời nào chứ!”
“Kiểu kiểu như vậy” tôi nhìn đi chỗ khác.
Thực ra, nghĩ lại giây phút đó, tôi thấy mình hơi thách thức anh ta. “Cứ chống cự lại emlúc này đi, James ạ” Tôi nhớ đã nói với giọng khàn khàn, nhìn anh ta chăm chăm với đôi mắt mà tôi nghĩ là trong veo và khêu gợi. “Nhưng rồi anh sẽ phải gõ cửa phòng em trong vòng một tuần nữa thôi”
Thế đấy, và giờ đã qua một tuần rồi, tôi vẫn không nhận được một tiếng píp nào hết. Điều này, thử nghĩ mà xem, chẳng phải là chuyện hay ho gì cho lắm.
“Nhưng như thế thì tệ quá!” Suze nói. “Thế còn chuyện hoà hợp tình dục thì sao?” “Chả biết nữa” tôi nhún vai. “ Tớ cho là anh ta sẵn sàng đánh cuộc” Suze đột nhiên cười khúc khích. “Thế cậu đã nhìn thấy…”
“CHưa! ANh ta đâu có cho tớ được gần nó!”
“Nhưng cậu cảm thấy được nó chứ? Có phải nó bé xíu không?” Mắt Suze ánh lên tinhquái. “Tớ cá là nó bé tí. Hắn hy vọng lừa được cô gái tội nghiệp nào đó cưới mình và cả đời sẽ mắc kẹt với cây gậy bé xíu của hắn. SUýt nữa thì toi đấy Bex ạ.” Rồi cô với lấybao Silk Cut và châm lửa.
“Tránh ra nào!” tôi nói. “Tớ không muốn cái khăn sực mùi thuốc đâu” “Thế cậu định làm gì cuối tuần này nào?” cô hỏi, rít một hơi thuốc. “Cậu sẽ ổn đấy chứ? Có muốn xuống vùng quê chơi một chuyến không?”
Đó là cách Suze thường dùng để ám chỉ ngôi nhà thứ hai của gia đình cô ở Hampshire. Vùng quê. Như thể bố mẹ cô sở hữu một quốc gia nhỏ, biệt lập nào đó mà không một ai biết đến.
“Không, tớ ổn cả mà” tôi nói, rầu rĩ cầm điều khiển TV lên. “Tớ vềSurrey thôi. Thăm bố mẹ”
“À ừ nhỉ,” Suze nói “Cho tớ gửi lời thăm mẹ cậu nhé”
“Tớ nhớ rồi” tôi nói “Còn cậu cho tớ gửi lời hỏi thăm Pepper”
Pepper là con ngựa của Suze. Cô ấy đã cưỡi nó khoảng ba lần một năm, chỉ thế thôi, nhưng mỗi lần bố mẹ cô đề nghị bán nó đi, cô ấy lại tỏ ra rất kích động. Hình như nó tiêu tốn một năm khoảng £15.000. Mười lăm nghìn bảng. Và nó làm gì với số tiền ấy? Chỉ đứng trong chuống và ăn táo. Tôi cũng không phiền lắm đâu, nếu được làm một con ngựa.
“Ừ phải rồi, cậu nhắc mới nhớ” Suze nói. “Hoá đơn thuế vừa đến đấy. 300 mỗi đứa” “Những 300 bảng cơ á?” tôi nhìn cô, mất hết cả tinh thần. “Cái gì? Nộp ngay một lúc?” “Đúng rồi, thật ra cũng đã trễ ngày rồi. Cậu cứ viết cho tớ cái séc hay gì đó nhé.”
“Được rồi” tôi hững hờ nói. “300 bảng có ngay đây.”
Tôi với lấy túi xách của mình và viết một tấm séc ngay lúc đó. Suze đã rất rộng rãi với tôi trong chuyện tiền thuê nhà, nên tôi luôn trả phần chi hoá đơn của mình, đôi lúc còn trả thêm một ít. Nhưng lúc này thì, tôi cảm thấy lạnh cả người khi tay tôi chuyển tấm séc đi. 300 bảng đã ra đi, chỉ như thế thôi đấy. Và tôi vẫn còn hoá đơn thẻ VISA mắc dịch phải lo. Không phải là một tháng tốt lành tí nào.
“À, mà có ai đó gọi cho cậu đấy” Suze nói thêm, liếc mắt về phía mẩu giấy. “Erica Parsnip. Phải không?”
“Erica Parsnip?” Đôi khi tôi nghĩ trí óc Suze được mở rộng hơi quá thường xuyên. “Parnell. Erica Parnell ở ngân hàng Endwich. Cậu gọi lại cho cô ấy nhé” Tôi nhìn Suze chăm chăm. Ớn lạnh trong nỗi kinh hoàng.
“Cô ta gọi đến đây à? Cô ta gọi đến số này à ?”
“Ừ, Lúc chiều nay”
“Ôi, khốn khiếp thật” Tim tôi bắt đầu đập mạnh. “Thế cậu đã nói gì? Cậu có nói tớ đang bị viêm bạch cầu không?”
“Cái gì?” Đến lượt Suze trố mắt nhìn tôi . “Tất nhiên là tớ không nói cậu bị cái bệnhviêm bạch cầu khốn khiếp đó rồi.”
“Thế cô ta có hỏi cái gì về chân cẳng tớ không? Có hỏi bất cứ cái gì về sức khoẻ tớ không?”
“Không. Cô ta chỉ hỏi cậu đâu rồi? Và tớ trả lời cậu đang ở chỗ làm…” “Suze” tôi rên lên trong thất vọng.
“Trời, thế tớ phải nói gì mới được chứ?”
“Đáng lẽ cậu phải nói tớ đang nằm liệt giường vì viêm bạch cầu và một chân bị gãy.” “Chà, cảm ơn đã thông báo” Suze chằm chằm nhìn tôi, mắt mở to, chân khoanh lại theo tư thế đài sen. Suze có đôi chân dài nhất, mảnh dẻ nhất và dẻo dai nhất mà tôi từng biết. Mỗi khi măc quần bó màu đen, cô trông giống hệt một chú nhện. “Thực ra là có chuyện gì lớn vậy?” cô nói. “Cậu rút quá số tiền trong thẻ à?”
Tôi rút quá số tiền trong thẻ ấy à?
Tôi mỉm cười lại theo cách có thể làm yên lòng cô nhất. Nếu Suze biết bất cứ chuyện gì về tình trạng thực của tôi, cô ấy sẽ cần nhiều hơn yoga để bình tĩnh lại. “Chút chuyện nhỏ thôi mà,” tôi nhún vai vẻ lơ đễnh “Nhưng tớ chắc sẽ đâu vào đấy thôi. Không phải bận tâm đâu mà!”
Một thoáng im lặng, rồi tôi ngước lên và thấy Suze đang xé tấm séc của tôi. Trong một phút tôi nín lặng hoàn toàn, rồi tôi lắp bắp, “Suze! Cậu đừng ngốc như thế!” “Khi nào có thì hẵng trả lại tớ,” cô quả quyết nói.
“Cảm ơn cậu, Suze.” tôi nói, giọng đột nhiên nghẹn lại, và khi ôm chặt lấy cô, tôi có thể thấy những giọt nước mắt lăn ra từ mắt mình. Suze chắc hẳn là người bạn tốt nhất mà tôi
từng có.
Nhưng trong lòng tôi vẫn còn một cảm giác căng thẳng, nó cứ lưu lại trong tôi suốt cả buổi tối và vẫn ở nguyên đó khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau. Thứ cảm giác thậm chí tôi không thể làm suy suyển bằng cách nghĩ đến chiếc khăn Denny and George của mình. Tôi nằm trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà và, lần đầu tiên trong rất nhiều tháng, tính toán xem tôi nợ mọi người tất cả là bao nhiêu. Ngân hàng, VISA, thẻ HarveyNichols, thẻ Debenhams, thẻ Fenwichs… Và giờ là cả Suze nữa.
Cũng phải khoảng… để xem nào… cũng phải khoảng ₤6.000.
Một cảm giác lạnh buốt len lỏi trong tôi khi tôi suy ngẫm về con số này. Tôi kiếm đâu ra £6.000 bây giờ đây? Tôi có thể tiết kiệm £6 mỗi tuần trong vòng 1000 tuần lễ. Hoặc £12 mỗi tuần trong vòng 500 tuần lễ. Hoặc là £60 mỗi tuần trong vòng 100 tuần lễ. Nhưng làm thế quái nào mà tôi kiếm nổi £60 cho mỗi tuần?
Hay tôi học gạo thật nhiều kiến thức phổ thông và tham gia một chương trình trò chơi trên truyền hình. Hoặc phát minh ra một thứ gì đó thật ưu việt. Hoặc tôi có thể… trúng xổ số. Tới suy nghĩ này, một luồng sáng ấm áp dễ chịu tràn qua tôi, và tôi nhắm mắt, chui lại vào giường nằm. Xổ số lúc này là cách giải quyết ổn thoả nhất.
Dĩ nhiên, tôi không có ý định nhắm đến giải độc đắc làm gì - chuyện đó tuyệt đối không thể xảy ra được. Có lẽ là một giải nhỏ hơn. Hình như có rất nhiều giải kiểu đó. Thử xemnào, khoảng £100.000 chẳng hạn. khoảng đó được đấy. Tôi sẽ có thể trả hết nợ nần, mua xe hơi, mua căn hộ…
Thực ra thì, £200.000 sẽ tốt hơn. Hay là ¼ triệu nhỉ.
Hoặc, thậm chí còn tuyệt vời hơn, một trong số những người cũng trúng giải độc đắc. “Năm người trúng thưởng sẽ được nhận mỗi người 1,3 triệu bảng.” (Tôi thích cái cách họ nói: “Một phẩy ba” Như thể chỗ £300.000 thêm vào kia chỉ là một số tiền nhỏ xíu, vô nghĩa lý. Như thể bạn sẽ không để ý xem nó có hay không vậy.)
1,3 triệu bảng đó nên gặp tôi ngay lập tức. Và muốn chia sẻ giải độc đắc như vậy không phải là tham lam phải không? Chúa ơi, xin Người, tôi nghĩ, hãy để cho con trúng giải độc đắc lần này, con xin hứa sẽ chia sẻ thật tử tế.
Và thế là, trên đường về nhà bố mẹ tôi dừng lai ở trạm xăng mua một đôi vé số. Chọn mua số cũng mất đến nửa tiếng đồng hồ. Tôi biết số 44 luôn thích hợp, cả 42 cũng thế. Nhưng còn những số còn lại thì sao? Tôi viết vài dãy số ra một mẩu giấy rồi nheo mắt nhìn chúng, cố tưởng tượng ra lúc chúng xuất hiện trên TV.
1 6 9 16 23 44
Không được! Tệ quá! Tôi đang nghĩ cái gì thế nhỉ? Số 1 không bao giờ xuất hiện ngay đầu tiên cả, cả 6 và 9 nhìn cũng không ổn.
3 14 21 25 36 44
Khá hơn một chút rồi đấy. Tôi điền những con số vào tấm vé.
5 11 18 27 28 42
Tôi thấy khá ấn tượng với dãy số này. Trông nó giống một tấm vé trúng thưởng vậy. Tôi có thể tưởng tượng ra cảnh Moira Steward đọc to nó trong bản tin. “Người đang sở hữutấm vé số này, được suy đoán là đang sống ở phía Tây Nam London, đã trúng giải độc đắc ước chừng 10 triệu bảng.”
Trong một phút, tôi cảm thấy choáng váng. Tôi sẽ làm gì với 10 triệu bảng đây? Tôi sẽ làm gì đầu tiên?
Chà, bắt đầu bằng một bữa tiệc khổng lồ cái đã. Ở một nơi nào đó sang trọng ,mà vẫn thú vị, với thật nhiều sâm panh, rồi khiêu vũ và dịch vụ taxi nữa, để không ai phải lái xe. Và có cả quà cho khách mang về, loại dầu tắm tạo bọt thật tử tế hay gì đó chẳng hạn. (Không biết Calvin Klein có sản xuất dầu tắm tạo bọt không nhỉ?)
Sau đó tôi sẽ mua nhà cho gia đình và tất cả bạn bè tôi, dĩ nhiên rồi. Tôi đứng dựa vào quầy xổ số và nhắm mắt để tập trung hơn. Cứ cho là tôi mua 20 căn nhà với giá ₤250.000 mỗi căn đi. Như thế tôi còn lại … 5 triệu. Cộng khoảng ₤50.000 cho bữa tiệc nữa.
Như vậy là còn ₤4.950.000. Ồ, và tôi cần ₤6.000 để thanh toán thẻ tín dụng và khoản quá hạn của tôi nữa. Cộng thêm ₤300 trả Suze. Cứ cho tất cả là ₤7.000 đi. Như thế tôi còn lại ₤4.943.000.
Dĩ nhiên tôi sẽ quyên góp từ thiện thật nhiều. Mà cũng có thể tôi sẽ thành lập hẳn một quỹ từ thiện. Tôi sẽ ũng hộ tất cả những vấn đề cần góp quỹ từ thiện không hợp thời luôn bị lờ đi, như bệnh da liễu hay hỗ trợ người cao tuổi tại nhà. Và tôi sẽ gửi một tấm séc mệnh giá thật lớn cho cô giáo anh văn cũ của tôi, cô James, để cô có thể nâng cấp thư viện trường. Mà thậm chí có khi họ còn đặt lại tên thư viện theo tên tôi cũng nên. Thư viện Bloomwood.
Chà, và cả ₤300 cho chiếc áo choàng lông thú ở Whistles, tôi phải mua trước khi chúng bị mua hết sạch. Như thế là còn bao nhiêu nhỉ? 4943000 trừ đi …
“Xin lỗi cô” Một giọng nói cắt đứt mạch suy nghĩ, tôi ngước lên sửng sốt. Người phụ nữ đứng sau tôi đang cố lấy chiếc bút.
“Xin lỗi” tôi nói, và lịch sự nhường đường. Nhưng sự ngắt quãng giữa chừng đó đã làmtôi quên mất phép tính của mình. Đang giở chừng ở 4 triệu hay 5 triệu nhỉ?
Rồi sau đó, khi tôi thấy người phụ nữ đang ngó vào mẩu giấy đầy những chữ số nguệch ngoạc của tôi, một suy nghĩ khũng khiếp tấn công tôi. Nếu một trong những bộ số đã huỷ của tôi lại về thì sao? Nhỡ đâu tối nay bộ 1 6 9 16 23 44 về mà tôi không mua nó thì sao? Cả đời này tôi sẽ không tha thứ cho mình mất.
Tôi nhanh chóng điền vào các vé tất cả sự kết hợp của các con số được viết trong mẩu giấy của tôi . Thế là chín vé tất cả. 9 bảng – kha khá tiền đấy chứ. Tôi cảm thấy khá tệ khi tiêu số tiền này. Nhưng như thế có nghĩa là gấp thêm 9 lần cơ hội trúng thưởng, phải thế không?
Và giờ thì tôi có linh cảm rất chắc chắn về bộ số 1 6 8 16 23 44. Làm sao một bộ số chính xác như thế lại nhảy vào đầu tôi và ở đó được nhỉ? Có lẽ ai đó, ở một nơi nào đó, đang cố nói cho tôi biết điều gì đó.
Chương 4:
Khi tôi về đến nhà, bố mẹ tôi đang cãi nhau. Trong vườn, bố ở trên lưng chừng thang, đang thúc ống xối nước bên hông nhà, còn mẹ đang ngồi trên chiếc bàn sắt uốn, lướt qua tập catalô của hãng Past Times. Không một ai trong hai người buồn ngước lên khi tôi bước qua cổng vào sân.
“Em chỉ muốn nói là họ nên làm gương tốt!” Mẹ la lên. Trông mẹ thật đẹp, tôi nghĩ khi ngồi xuống. Màu tóc mới – màu nâu nhạt chỉ với một chút xam xám – và một chiếc áo ngoài cao cổ màu đỏ rất đẹp. Có lẽ ngày mai tôi sẽ mượn nó.
“Thế em nghĩ tự đẩy mình vào chỗ nguy hiểm là nêu gương tốt hay sao?” Bố trả lời, từ trên thang nhìn xuống. Tóc bố đã hoa râm hơn một chút, tôi nhận ra và hơi sốc. Nói thật, tóc muối tiêu khiến bố trông khá nghiêm trang. “Em nghĩ như thế có thể giải quyết được vấn đề à?”
“Nguy hiểm!” mẹ nói vẻ chế giễu. “Đừng có mà cường điệu hóa lên thế, Graham. Anhthực sự giữ cái cách nghĩ như thế về xã hội Anh quốc hay sao?”
“Con chào mẹ,” tôi nói. “Con chào bố.”
“Becky cũng nhất trí với em đấy, phải không con yêu?” mẹ nói, chỉ tay vào một trang trong tập Past Times, đầy những hộp kim hoàn và nữ trang mô phỏng theo kiểu của những năm 1930. “Áo len đan này dễ thương quá,” mẹ thì thào.”Nhìn kiểu thêu này mà xem!” tôi nhìn theo thấy một chiếc áo dài màu tím phủ kín những nét thêu Art Deco đầy màu sắc. Tôi sẽ giữ trang tạp chí ấy để tìm tặng bà nhân dịp sinh nhật – nếu tôi không biết có thể mẹ sẽ tự mua cho mình tuần sau.
“Chắc chắn Becky không thể đồng tình với em được!” bố tôi vặn lại. “Đó là ý kiến nực cười nhất mà anh từng nghe thấy đấy.”
“Không, không hề!” mẹ nói giọng phẫn nộ. “Becky, con có nghĩ chuyện gia đình hoàng gia đi lại bằng phương tiện công cộng là một ý hay không con yêu?” “À…” Tôi thận trọng nói. “Con thực sự chưa…”
“Con có nghĩ là nữ hoàng nên đi tới những buổi chiêu đãi long trọng bằng xe buýt số chín mươi ba không?” bố chế giễu.
“Tại sao lại không được nhỉ? Rất có thể sau đó tuyến xe số chín mươi ba sẽ làm việc có hiệu quả hơn!”
“Thế,” tôi nói, ngồi xuống bên cạnh mẹ. “Chuyện là thế nào ạ?”
“Con có nhận ra là nước mình đang ngày càng ùn tắc giao không?” mẹ nói, như thể bà không nghe thấy tôi nói gì. “Nếu không có nhiều người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chẳng mấy chốc đường phố mình sẽ tắc nghẽn hết.”
Bố tôi lắc đầu.
“ Và em nghĩ để nữ hoàng đi lại trên xe buýt số chín mươi ba có thể giải quyết được vấn đề đó à. Chẳng bận tâm đến vấn đề an ninh, không thèm quan tâm thực tế bà ấy sẽ có thể phải tham dự rất nhiều buổi chiêu đãi…”
“Em không nói nhất thiết phải là nữ hoàng,” mẹ vặn lại. “Ai đó trong số họ mà chẳng được. Công nương Micheal xứKent chẳng hạn. Cô ấy có thể đi lại bằng tàu điện ngầmthường xuyên, phải không? Những người đó cần phải học về cuộc sống thật mới được.”
Lần cuối cùng mẹ tôi đi tàu điện ngầm là khoảng năm 1983.
“Con đi pha chút cà phê nhé?” tôi vui vẻ nói.
“Nếu em hỏi anh, thì cái chuyện tắc nghẽn giao thông đó hoàn toàn chẳng có nghĩa lý gì cả,” bố tôi nói. Ông nhảy từ trên thang xuống và phủi tay. “Tất cả nằm ở vấn đề tuyên truyền.”
“Tuyên truyền?” mẹ thốt lên giận dữ.
“Phải rồi,” tôi nhanh nhảu nói. “À, để con đi đặt nước nhé.”
Tôi đi vào trong nhà, đặt ấm lên bếp rồi ngồi xuống bàn ăn trong khoảng nắng tuyệt đẹp. Tôi đã kịp quên bố mẹ tôi đang cãi nhau về vấn đề gì. Họ cứ nói luẩn quẩn mãi rồi lại nhất trí tất cả là lỗi của Tony Blair.Vả lại, tôi còn có những chuyện quan trọng hơn phải nghĩ tới. Tôi đang cố hình dung một cách chính xác xem tôi nên biếu Philip, sếp của tôi, bao nhiêu sau khi trúng số. Tôi không thể bỏ qua ông được, tất nhiên rồi – tuy nhiên đưa tiền mặt liệu có dở hơi không nhỉ? Liệu tặng quà có hơn không? Một cặp khuy măng sét thật đẹp chẳng hạn. Hay một chiếc hòm mây dã ngoại với những chiếc đĩa bên trong. (Clare Edwards, hiển nhiên, sẽ không nhận được gì hết.)
Ngồi một mình trong căn bếp đầy nắng, tôi cảm thấy như thể mình đang có một bí mật nhỏ bé sáng lấp lánh trong lòng. Tôi sắp trúng xổ số. Tối nay thôi, cuộc đời tôi sẽ đổi khác. Chúa ơi, tôi không đợi được nữa rồi. Những mười triệu bảng Anh. Thử nghĩ mà xem, ngay ngày mai thôi, tôi có thể mua được bất cứ thứ gì mà mình thích. Bất cứ thứ gì!
Tờ báo trước mắt tôi đang ở mục bất động sản, thế là nghiễm nhiên, tôi nhặt nó lên xem lướt qua những ngôi nhà đắt giá. Tôi sẽ sống ở đâu nhỉ? Chealsea? Notting Hill?Mayfair? Belgravia, tôi đọc. Dinh thự biệt lập bảy phòng ngủ tuyệt đẹp có khu phụ dành cho nhân viên và vườn cây lớn. Chà, nghe cũng ổn đấy chứ. Tôi có thể tậu được một căn bảy phòng ngủ ở Belgravia rồi. Mắt tôi liếc nhanh một cách mãn nguyện xuống bảng giá và dừng lại kinh ngạc. Sáu phẩy năm triệu bảng. Họ đòi từng ấy cơ đấy. Sáu triệu rưỡi bảng.
Tôi thấy choáng váng và hơi tức giận. Họ có nghiêm chỉnh không vậy? Tôi làm gì có tới 6,5 triệu bảng cơ chứ. Tôi chỉ còn khoảng… 4 triệu thôi. Hay là 5 ấy nhỉ? Tôi nhìnchằm chằm vào trang báo, cảm thấy như bị lừa. Những người trúng xổ số phải đủ khả năng mua bất cứ thứ gì họ muốn chứ - tôi đã kịp cảm thấy nghèo túng và thiếu thốn rồi.
Tôi gạt phăng tờ báo sang bên rồi lấy tập quảng cáo đầy những chiếc vỏ chăn trắng phau tuyệt đẹp với giá £100 một chiếc. Như thế thì hợp lý hơn đấy. Khi nào trúng số rồi, mình sẽ chỉ mua mấy chiếc vỏ chăn trắng phau đẹp đẽ này thôi, tôi quyết định. Và tôi sẽ mua thêm một chiếc giường màu trắng gang đúc và cửa chớp bằng gỗ sơn và cả một bộ váy ngủ màu trắng mềm mại nữa…
“Thế giới tài chính thế nào rồi con?” tiếng mẹ cắt ngang mạch suy nghĩ, tôi ngước lên. Mẹ lăng xăng vào bếp, tay vẫn cầm tập catalô hãng Past Times. “Con đã pha cà phê
chưa? Nhanh nhanh nào, con yêu!”
“Con cũng vừa định pha đây mà,” tôi nói, nhích một bước ra khỏi ghế. Nhưng, cũng như mọi lần, mẹ luôn ở đó trước tôi. Mẹ với tay lấy một hũ bằng gốm mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy, và múc từng thìa cà phê cho vào bình cà phê mới bằng vàng.
Mẹ tôi rất khiếp nhé. Bà thường xuyên mua sắm đồ đạc mới cho căn bếp rồi đemtặng những đồ cũ cho các cửa hàng từ thiện. Những ấm đun nước mới, những máy nướng bánh mới… Chúng tôi đã có cả thảy ba chiếc thùng rác mới trong năm nay – chiếc màu xanh thẫm, sau đó là bằng crôm và bây giờ đang là một chiếc màu vàng bằng nhựa trong suốt. Ý tôi là, tốn kém bao nhiêu tiền bạc.
“Váy này đẹp đấy!” mẹ tôi nói, nhìn ngắm tôi như thể lần đầu tiên. “Mua ở đâu thế?”
“DKNY,” tôi lí nhí đáp lại.
“Xịn quá nhỉ,” bà nói. “Có đắt không thế?”
“Không đắt lắm ạ,” tôi nói. “Khoảng năm mươi bảng.”
Đó hoàn toàn không phải là sự thật. Nó đáng giá gần 150. Nhưng nói với mẹ tôi đồ đạc thật sự trị giá bao nhiêu tiền cũng chẳng ích lợi gì, bởi đằng nào mẹ cũng nhồi máu cơ tim. Hay, đúng hơn, mẹ sẽ nói với bố tôi trước – rồi cả hai đều sốc đến nhồi máu cơ tim, rồi tôi sẽ trở thành trẻ mồ côi.
Bởi thế nên việc tôi vẫn làm là đồng thời duy trì hai hệ thống. Hệ thống giá cả thực tế và hệ thống giá riêng cho mẹ. Cũng hơi giống với việc mọi thứ trong một cửa hàng giảm giá 20%, và bạn đi tới đi lui trông đầu nhẩm giảm giá cho mọi mặt hàng. Sau một thời gian, bạn đã khá nhuần nhuyễn.
Khác biệt duy nhất là, tôi sử dụng một hệ thống thang đối chiếu, hơi giống trong thuế thu nhập. Nó bắt đầu giảm từ mức 20% (nếu một thứ giá thực là £20, tôi sẽ nói nó giá £16) cho đến mức… à, tới 90% nếu cần. Một lần tôi mua một đôi bốt giá £200, và tôi bảo mẹ chúng giá £20 trong đợt giảm giá. Và bà tin tôi.
“Thế con đang tìm căn hộ đấy à?” mẹ nói, liếc thấy mấy trang bất động sản qua vai tôi.
“Không ạ,” tôi rầu rĩ đáp, lật một trang trong tập quảng cáo. Bố mẹ tôi luôn tin tưởng vào chuyện tôi sẽ mua một căn hộ. Họ có biết mấy căn chung cư giá bao nhiêu tiền không chứ?
“Mà con này, hình như thằng Thomas vừa mua một ngôi nhà nhỏ xinh xắn ở khu
Reigate đấy,” bà nói, ra hiệu về phía nhà hàng xóm ngay cạnh chúng tôi. “Nó đổi đời rồi.” Bà nói điều này với cảm giác mãn nguyện, như thể đang kể với tôi hắn vừa được giải Nobel Hòa bình vậy.
“Chà, con thì không đủ tiền mua chung cư đâu,” tôi nói. “Cả nhà nhỏ hay gì cũng thế thôi.”
Chưa đâu, dù sao đi nữa, tôi nghĩ. Chưa cho tới tám giờ tối nay. He he he. “Gặp vấn đề tiền nong à?” bố nói, bước vào bếp. “Con biết đấy, có hai cách giải quyết cho vấn đề tiền nong.”
Mắt ông lấp lánh, và tôi biết ông chuẩn bị nói cho tôi một câu danh ngôn ngắn gọn khôn ngoan nào đó. Bố có danh ngôn cho bất cứ vấn đề nào tồn tại trên đời – cũng như một tuyển tập dày những bài thơ năm câu hài hước và cả những chuyện cười thật khủng khiếp nữa. Có lúc tôi khoái nghe. Có lúc thì không.
“C.G.C.T,” bố nói, hấp háy mắt. “Hoặc K.T.T.”
Ông dừng lại nói cho thên phần kịch tính còn tôi thì lật giở tập quáng cáo trong tay mình, giả vờ không nghe ông nói gì.
“Cắt Giảm Chi Tiêu,” bố tôi nói, “hoặc Kiếm Thêm Tiền. Cái này hoặc cái kia. Con chọcái nào, Becky?”
“Ồ, cả hai, con mong được như thế,” tôi hờ hững đáp, giở tiếp một trang khác trong tập quảng cáo của mình. Thật lòng, tôi gần như thấy thương cho bố. Sẽ khá sốc với bố tôi khi con gái độc nhất của ông trở thành đại triệu phú chỉ sau một đêm.
Sau bữa ăn, mẹ và tôi đi bộ tới hội chợ hàng thủ công ở trường tiểu học trong vùng. Thực ra tôi chỉ đi cùng mẹ cho vui chứ cũng chẳng định mua gì – nhưng khi chúng tôi tới nơi, tôi tìm thấy một quầy bán đầy những tấm thiệp làm bằng tay tuyệt đẹp, mà chỉ có £1,5 một tấm! Thế là tôi mua luôn mười tấm. Rốt cuộc ai mà chẳng cần có thiệp, phải không nào? Ở đó còn có cả một bồn trồng cây cảnh bẳng gốm màu thiên thanh rất đẹp với hình những chú voi nhỏ đi vòng quanh – mà tôi vẫn hằng nói mấy năm nay rằng chúng tôi nên trồng thêm cây xanh trong căn hộ. Thế là tôi mua cả cái đó. Có mỗi mười năm bảng thôi mà. Mấy hội chợ hàng thủ công kiểu này thật rẻ phải không? Khi đi, bạn nghĩ chúng toàn những thứ vớ vẩn – nhưng rồi thể nào cũng tìm được thứ gì đó mà bạn muốn.
Mẹ tôi cũng rất vui vì đã tìm thấy một đôi giá nến nữa cho bộ sưu tập của bà. Mẹ tôi có hàng loạt các bộ sưu tập giá nến, giá đựng bánh mì nướng, bình gốm, con thú bằng thủy tinh, mẫu thêu và đê thêu. (Cá nhân mà nói, tôi không nghĩ những chiếc đê thêu này
đáng được tính riêng là một bộ sưu tập, bởi bà có rất nhiều, cả một hòm ấy chứ, tất cả là từ mục quảng cáo sau tạp chí Mail on Sunday. Nhưng bà chẳng bao giờ nói với ai về điều này. Mà đáng ra, tôi cũng không nên nhắc lại chúng.)
Dù sao thì chúng tôi đều cảm thấy khá hài lòng với mình và quyết định đi uống một tách trà. Sau đó, trên đường ra khỏi hội chợ, chúng tôi đi ngang một trong những gian hàng thực sự buồn tẻ, không ai thèm đến gần, những người tốt bụng liếc qua một lần rồi cũng nhanh chóng bỏ đi. Anh chàng khốn khổ đằng sau quầy hàng trông thật đáng thương, thế là tôi dừng lại ngắm nhìn một chút xem sao. Bảo sao không ai thèm dừng lại. Anh chàng bán những chiếc bát gỗ hình thù kỳ lạ và cả những chiếc kéo bằng gỗ cho phù hợp nữa chứ. Những chiếc kéo gỗ này thì dùng để làm quái gì nhỉ?
“Đẹp thật!” Tôi vui vẻ nói, cầm một chiếc bát lên.
“Làm thủ công bằng gỗ táo,” anh ta nói. “Mất một tuần để làm đấy.”
Chà, tôi sẽ nói là phí cả tuần đấy, nếu bạn hỏi tôi. Nó chẳng có hình thù gì cả và gỗ chỉ là một khối nhem nhuốc màu nâu. Nhưng khi tôi đặt nó xuống lại chỗ cũ, trông anh ta đau lòng tới mức tôi thấy tội nghiệp cho anh ta và lật nó lên để xem giá, nghĩ bụng nếu nó khoản năm bảng tôi sẽ mua. Nhưng giá nó tới những tám mươi bảng! Tôi chìa cho mẹ xem và mẹ hơi bĩu môi.
“Chính tác phẩm này đã được đăng trên tạp chí Elle Decoration tháng trước đấy,” anh chàng rầu rĩ nói rồi chìa ra một trang báo cắt rời. Và người tôi đông cứng trước câu nói đó. Elle Decoration? Anh ta đùa đấy à?
Anh ta không hề đùa. Ở đó, trên trang tạp chí đầy màu sắc là ảnh chụp một căn phòng, hoàn toàn trống rỗng ngoại trừ một chiếc túi xách bằng da lộn, một chiếc bàn thấp và một chiếc bát gỗ. Tôi chăm chăm nhìn nó nghi hoặc.
“Có chính xác là chiếc này không?” tôi hỏi, cố tỏ ra không quá phấn khích. “Chính xác là chiếc bát này ư?” Khi anh ta gật đầu, tay tôi đã nắm chặt lấy chiếc bát. Không thể tin được. Tôi đang cầm một tác phẩm trong tờ Elle Decoration. Tuyệt vời biết mấy? Giờ đây tôi cảm thấy mình thật sành điệu và phong cách, tôi còn ước mình đang mặc một
chiếc quần lanh trắng, tóc buộc gọn phía sau lưng như Yassmin Le Bon cho phù hợp.
Điều này vừa chứng minh rằng tôi có gu thẩm mĩ tốt. Chẳng phải tôi đã tự mình lựa chọn chiếc bát – xin lỗi, tác phẩm này – đấy sao? Chẳng phải tôi đã nhận ra giá trị của nó đấy sao? Tôi đã kịp thấy phòng khách của chúng tôi được thiết kế lại hoàn toàn theo chiếc bát, tất cả đều mờ ảo và giản tiện. Tám mươi bảng. Chẳng là gì so với một tác phẩm theo phong cách trường tồn cùng thời gian như thế.
“Tôi sẽ mua nó,” tôi nói đầy quả quyết, và kiếm trong túi mình tập séc. Vấn đề là, tôi tự nhắc với lòng mình, mua đồ rẻ thực sự là một biện pháp tiết kiệm sai lầm. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bỏ thêm một chút mà mua được thứ gì đó nghiêm túc dùng được cả đời. Mà chiếc bát này mang phong cách rất cổ điển. Suze nhất định sẽ vô cùng ấn tượng cho mà xem.
Khi chúng tôi về đến nhà, mẹ đi thẳng vào trong, còn tôi đứng lại trên lối vào, cẩn thận chuyển những món đồ vừa mua của mình từ xe mẹ sang xe tôi.
“Becky! Bất ngờ quá!”
Ôi Chúa ơi. Đó là ông hàng xóm Martin Webster đang đứng tựa vào hàng rào với một cái bồ cào trong tay và một nụ cười rộng ngoác thật thân thiện trên khuôn mặt. Kiểu đó của ông Martin luôn khiến tôi cảm thấy có lỗi, tôi không hiểu vì sao nữa.
Mà thực ra thì tôi có biết. Là bởi vì tôi biết ông luôn hi vọng khi lớn lên, tôi sẽ lấy Tom, con trai ông. Nhưng tôi đã không vậy. Lịch sử mối quan hệ của tôi và Tom là thế này: Tom mời tôi đi chơi một lần khi chúng tôi đều khoảng mười sáu tuổi và tôi nói không, lúc đó tôi đang hẹn hò với Adam Moore. Và đó cũng là điểm kết thúc, ơn Chúa. Cực kỳ thành thật mà nói, tôi thà cưới chính ông Martin còn hơn phải cưới Tom.
“Cháu chào chú!” tôi nói nhiệt tình quá mức. “Chú khỏe không ạ?” “Ồ, cả nhà chú đều khỏe cả ấy mà,” Martin nói. “Cháu đã nghe chuyện thằng Tom vừa mua nhà chưa?”
“Rồi ạ,” tôi nói. “Ở Reigate ạ? Thích quá!”
“Có hai phòng ngủ, một phòng tắm, phòng tiếp khách, và một phòng bếp không vách ngăn,” ông kể lể. “Nội thất trong bếp đầu bằng gỗ sồi ngâm vôi.”
“Ôi trời,” tôi nói. “Thật tuyệt vời!”
“Tom sướng run lên với ngôi nhà đấy,” Martin nói. “Janice!” ông cao giọng. “Ra xem ai này!”
Lát sau Janice xuất hiện ở thềm cửa ra vào, trên người còn đang mặc chiếc tạp dề hoa. “Becky!” bà nói. “Cháu thành người lạ nào thế này? Bao lâu rồi ấy nhỉ?”
Giờ thì tôi lại cảm thấy có lỗi vì đã không về thăm bố mẹ thường xuyên hơn. “Dạ,” tôi nói, cố gắng gượng cười. “Cô chú biết đấy. Cháu khá bận rộn với công việc rồi đủ thứ khác.”
“Ồ phải rồi,” Janice nói, gật đầu thật mạnh. “Công việc của cháu.”
Không biết từ lúc nào, Janice và Martin đã có trong đầu suy nghĩ tôi là một người quyền cao chức trọng đang phất lên trong giới tài chính. Tôi đã cố nói với họ rằng thực sự không phải vậy – nhưng tôi càng phủ nhận bao nhiêu, họ lại nghĩ tôi hoành tráng bấy nhiêu.. Thật là nan giải. Giờ họ nghĩ tôi rất giỏi giang và khiên tốn.
Dù sao thì có ảnh hưởng đến ai cơ chứ? Nói thật thì cũng khá thú vị khi được đóng vai một thiên tài trong lĩnh vực tài chính.
“Vâng, thực sự dạo này bọn cháu cũng hơi bận một chút.” Tôi điềm tĩnh nói. “Vụ sát nhập SBG với Rutland ấy mà.”
“Phải rồi,” Janice thì thào.
“Cháu nhắc chú mới nhớ đấy,” Martin đột nhiên nói. “Becky, cháu ở đây nhé. Đợi chú hai giây.”
Rồi ông biến mất trước khi tôi kịp nói gì, để lại tôi ngượng nghịu một mình với Janice.
“Thế,” tôi nói vu vơ. “Cháu nghe Tom toàn dùng gỗ sồi ngâm vôi trong nhà bếp ạ!” Đó thực sự là điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra mà nói. Tôi mỉm cười với Janice, đợi bà trả lời.
Thế nhưng, bà rạng rỡ nhìn tôi đầy vui sướng. Khuôn mặt bà rực sáng lên – và tôi chợt nhận ra mình đã phạm một sai lầm to lớn. Đáng ra tôi không nên nhắc đến ngôi nhà nhỏ khốn khiếp ấy của Tom. Đáng ra tôi không nên nhắc đến đồ bếp gỗ sồi ngâm vôi. Bà ấy sẽ nghĩ tôi mơ tưởng đến Tom, Vì giờ đây cậu ta đã có một ngôi nhà riêng đứng tên cậu ta.
“Toàn bộ là gỗ sồi ngâm vôi và gạch lát nền Địa Trung Hải,” bà nói, đầy tự hào. “Có hai sự lựa chọn là gạch Địa Trung Hải và gạch của Farmhuose Quarry và Tom đã chọn Địa Trung Hải.”
Trong vòng một giây, tôi đã cân nhắc xem có nên nói tôi sẽ chọn đồ của Farmhuose Quarry không. Nhưng như thế có vẻ hơi quá đáng.
“Dễ thương quá!” tôi nói. “Và còn có cả hai phòng ngủ nữa!”
Làm sao mà tôi không thể thoát ra khỏi chủ đề về ngôi nhà nhỏ khốn khiếp ấy nhỉ? “Nó vẫn luôn mong có hai phòng ngủ mà,” Janice nói “Hơn mọi thứ, cháu chưa từng thấy chuyện này, phải không?” Bà mỉm cười ý nhị với tôi, và kỳ cục làm sao, tôi nhận thấy mặt mình bắt đầu đỏ ửng lên. Sao tôi lại đỏ mặt nhỉ? Thật là ngu ngốc. Giờ thì bà sẽ nghĩ là tôi thích Tom. Bà sẽ hình dung ra hai đứa tôi ở chung trong ngôi nhà độc thân đó, cùng làm bữa tối với nhau trong căn bếp gỗ sồi ngâm vôi.
Tôi phải nói điều gì đó mới được. Tôi phải nói là “Cô Janice, cháu không hề thíchTom. Cậu ta quá cao và hơi thở còn bốc mùi. ” Nhưng làm thế quái nào mà tôi nói ra được những điều ấy cơ chứ?
“Chà, cô gửi lời hỏi thăm cậu ấy giùm cháu nhé,” tôi nghe mình nói như vậy. “Chắc chắn rồi,” bà nói, rồi dừng lại. “Mà nó đã có số điện thoại của cháu ởLondon chưa nhỉ?”
Ặc!
“Cháu nghĩ là rồi ạ,” tôi nói dối, tươi cười rạng rỡ. “Mà lúc nào muốn cậu ấy đến đấy gặp cháu cũng được mà.” Giờ thì điều tôi nói nghe càng giống một câu ám chỉ lộ liễu. Tôi có thể tưởng tượng cuộc trò chuyện này sẽ được thuật lại cho Tom như thế nào. “Con bé hỏi mọi thứ về căn nhà mới của con. Nó còn bảo con gọi điện cho nó nữa đấy!”
Chắc chắn cuộc sống sẽ dễ thở hơn nhiều nếu những cuộc trò chuyện có thể tua đi tua lại rồi xóa sạch như những cuốn video. Hoặc giả bạn có thể bảo người khác không quan tâm tới những gì mình vừa nói, chẳng hạn như trong một phiên xử án. Làm ơn xóa khỏi hồ sơ mọi chi tiết liên quan đến ngôi nhà nhỏ và căn bếp gỗ sồi.
May sao, đúng lúc đó, Martin quay trở ra, tay cầm một tờ giấy.
“Cháu nhìn qua cái này hộ chú một chút,” ông nói. “Cô chú tham gia quỹ có lợi nhuận của Flagstaff Life mười lăm năm nay rồi. Bây giờ đang định chuyển sang quỹ tăng trưởng liên kết mới. Cháu xem có được không?”
Tôi chẳng biết gì cả. Ông ấy đang nói cái gì mới được chứ? Một kế hoạch tiết kiệmmới chăng? Làm ơn đừng hỏi gì cháu hết, tôi muốn nói như vậy. Chú đi mà hỏi những người hiểu họ đang nói gì ấy. Nhưng nếu nói vậy, họ sẽ không còn tin tôi là một thiên tài về tài chính nữa – vậy nên, tôi phải cố hết sức mình.
Tôi lướt qua mấy tờ giấy với phong cách là tôi mong là ra vẻ hiểu biết nhất rồi gật gù mấy cái. Đó là một bức thư hứa hẹn khoản lợi nhuận đặc biệt dành cho những nhà đầu tư chuyển sang quỹ mới. Nghe cũng có lý đấy chứ.
“Công ty đó viết cho cô chú, nói rằng có thể cô chú muốn một khoản lãi suất cao hơn trong những năm nghỉ hưu,” Martin nói. “Thư còn gửi kèm một bản tính toán làmbằng chứng nữa.”
“Họ còn gửi tặng một chiếc đồng hồ bằng quả lắc nữa,” Janice nói xen vào. “Hàng ThụySĩ hẳn hoi.”
“Ừm,” tôi nói, chăm chú đọc phần tiêu đề bức thư. “Chà, cháu nghĩ cũng là một ý hay đấy ạ.”
Flagstaff Life, tôi thầm nghĩ. Tôi chắc chắn mình vừa nghe ở đâu đó về bọn này rồi. Flagstaff Life là công ty nào nhỉ? À, phải rồi! Đó là công ty đã tổ chức bữa tiệp sâmpanh ở Soho Soho. Đúng rồi. Hôm đó Elly say đứ đù và cứ bảo David Salisbury của tThe Times là cô ta yêu hắn. Nghĩ mà xem, buổi tiệc đó hoành tráng kinh thật. Hoàng tráng bậc nhất ấy chứ.
Hừm. Nhưng mà còn gì nữa không nhỉ? Còn gì mà tôi vừa mới nghe không nhỉ? Tôi gãi mũi cố nhớ lại… nhưng quên mất rồi. Mà cũng có thể tôi đã nhầm. “Tổ chức này cũng được xếp hạng là một công ty chứ cháu” Martin nói. “Ồ vâng,” tôi nói, ngẩng mặt lên. “Trong lĩnh vực này họ được đánh giá cao lắm đấy.” “Tốt rồi,” Martin nói, trông rất thỏa mãn. “Nếu Becky nghĩ đây là một ý hay…” “Vâng, nhưng cháu nghĩ không chỉ nên nghe mình cháu!” Tôi nói nhanh. “Ý cháu là một nhà tư vấn tài chính sẽ biết nhiều điều hơn đấy ạ…”
“Nghe nó nói kìa!” Martin nói, cười khúc khích. “Con bé là một chuyên gia tài chínhthực thụ rồi đấy.”
“Cháu biết không, Tom thỉnh thoảng cũng mua tạp chí của cháu đấy,” Janice chen vào. “Không phải vì bây giờ nó đang có nhiều tiền rồi muốn đọc về vụ thế chấp hay gì đâu… Mà nó nói những bài báo của cháu rất hay! Tom nói…”
“Cậu ấy tử tế quá!” tôi cắt ngang. “Chà, cháu phải đi bây giờ. Gặp lại cô chú vui quá. Cho cháu gửi lời hỏi thăm Tom!”
Và rồi tôi trở nhanh vào nhà đén nỗi đầu gối tôi va cả vào khung cửa. Rồi tôi thấy có chút áy náy, và ước rằng mình đã tạm biệt hai người tử tế. Nhưng thú thật! Nếu tôi mà còn nghe thêm một từ nào về Tom và cái bếp chết tiệt của cậu ta nữa, tôi sẽ phát điên.
Tuy nhiên, đến lúc ngồi xem chương trình xổ số quốc gia thì tôi đã quên mọi thứ về họ. Chúng tôi đã có một bữa tối ngon tuyệt – Gà Provencale của cửa hiệu Marks andSpencer, và một chai Piont Grigio tuyệt cú mèo mà tôi mang về. Tôi biết gà Provencale
là của cửa tiệm Marks and Spencer vì tôi đã mua nó, chỉ vài lần thôi. Tôi còn nhận ra cả cà chua và ô liu phơi trắng, tất cả mọi thứ. Mẹ tôi, tất nhiên, vẫn ra vẻ như mẹ tự nấu chúng, với bí quyết riêng của bà.
Tôi không hiểu sao bà lại phiền hà như thế. Hẳn sẽ chẳng có ai để tâm – nhất là khi chỉ có bố và tôi. Và ý tôi là, hiển nhiên trong căn bếp nhà chúng tôi chẳng bao giờ có tí nguyên liệu tươi sống nào. Có rất nhiều hộp các tông và rất nhiều đồ ăn sẵn – ngoài ra không có gì nữa. Thế nhưng mẹ chẳng bao giờ thừa nhận bà mua đồ ăn sẵn, ngay cả khi đấy là một cái bánh đựng trong hộp giấy bạc. Bố tôi sẽ ăn những cái bánh đầy nấm làmbằng chất dẻo và nước xốt loét nhoét như thế, rồi nói với bộ mặt thẳn tưng, “Ngon tuyệt, em yêu”. Và mẹ tôi sẽ mỉm cười đáp lại, hoàn toàn mãn nguyện với bản thân.
Nhưng mà tối nay, không phải là bánh gói giấy, mà là gà Provencale. (Công bằng mà nói, tôi cho rằng nó trông như thể nhà làm vậy – trừ việc sẽ không ai cắt ớt đỏ nhỏ ra như vậy cả, đúng không? Người ta còn nhiều việc quan trọng hơn để làm.) Dù sao thì chúng tôi cũng chén hết và uống khá nhiều Piont Grigio, chỉ còn một mẩu bánh táo ở trong lò – và tôi đã đề xướng, vẻ như tình cờ, rằng chúng ta cùng đi xem tivi nào. Bởi vì, theo như đồng hồ thì chương trình xổ số Quốc gia đã bắt đầu. Chỉ vài phút nữa thôi, chuyện ấy sẽ xảy ra. Tôi không chờ nổi nữa.
May mắn thay, bố mẹ tôi không phải là những người thích nói chuyện về chính trị hay sách vở. Chúng tôi cập nhật tin tức cho nhau, tôi kể cho bố mẹ về công việc của tôi, còn bố mẹ kể cho tôi về kỳ nghỉ của họ ở Corsica – cuối cùng thì chúng tôi chẳng còn chuyện gì để nói. Chúng tôi cần xem tivi, như một thứ để tiếp tục buổi tán chuyện.
Thế là cả ba người rồng rắn vào phòng khách, bố tôi bật chiếc lò sưởi chạy bằng khí đốt rồi bật tivi lên. Và đây rồi! Chương trình xổ số quốc gia xuất hiện trên màn hình màu rực rỡ. Các ngọn đèn vụt sáng, và Dale Winton đang trêu đùa cùng Tiffany từ EastEnders, và như mọi khi, khán giả hò hét rất hồ hởi. Dạ dày tôi càng lúc càng co thắt lại, còn tim tôi đập thùm thụp thùm thụp. Bởi chỉ ít phút nữa thôi, những quả bóng kia sẽ được quay. Chỉ ít phút nữa thôi, tôi sẽ trở thành triệu phú. Tôi biết rõ rằng mình sẽ là triệu phú.
Tôi bình tĩnh ngả người trên ghế bành, nghĩ xem mình sẽ làm gì khi trúng giải. Ý tôi là ngay khi biết mình trúng. Tôi sẽ hét lên chứ? Hay tôi sẽ giữ im lặng? Mà có khi chẳng nên nói cho ai trong vòng hai mươi bốn giờ ấy chứ. Có lẽ tôi không nên nói cho bất kỳ một ai.
Suy nghĩ mới mẻ này thực sự làm tôi ngỡ ngàng. Tôi sẽ là một người thắng xổ số bí mật! Tôi sẽ nhận được tất cả số tiền mà không có chút áp lực nào hết. Nếu mọi người hỏi tôi tại sao có thể mua nhiều đồ hiệu như thế thì tôi chỉ cần nói với họ là tôi đang làm thêm rất nhiều thôi. Đúng rồi! Và tôi sẽ bí mật thay đổi cuộc sống của bạn bè tôi, như một thiên thần tuyệt diệu.
Tôi chỉ mới tưởng tượng ra cái nhà tôi có thể mua mà không ai biết sẽ to đến mức nào thì một giọng nói trên tivi đánh động tôi.
“Câu hỏi số ba.”
Cái gì cơ?
“Con vật mà tôi yêu thích nhất là con chim hồng hạc bởi vì nó màu hồng, lông xù, và có đôi chân dài.” Cô gái ngồi trên chiếc ghế bỗng duỗi cặp chân dài bóng bẩy ra khiến khán giả hết sức phấn khích. Tôi sửng sốt nhìn cô ta chằm chằm. Chuyện gì thế này? Tại sao chúng tôi lại đang xem chương trình Blind Date?
“Hồi trước xem cái show này còn thấy buồn cười,” mẹ tôi nói. “Bây giờ thì xuống dốc rồi.”
“Thế em bảo nó nhí nhố vớ vẩn à?” bố tôi vặn lại đầy hoài nghi.
“Bố ơi, thật ra, chúng ta có thể quay lại...”
“Em không bảo bây giờ nó buồn cười. Em nói là…”
“Bố!” tôi nói, cố gắng không tỏ ra bồn chồn quá. “Chúng ta có thể chuyển vê kênh BBC1 một lát được không ạ?”
Bind Date biến mất và tôi thở phào nhẹ nhõm. Lát sau, một người đàn ông đứng đắnxuất hiện trên màn hình.
“Điều mà cảnh sát đã không tính tới,” ông ta nói với giọng âm mũi, “là những nhân chứng không đủ khả năng…”
“Bố!”
“Cái lịch phát sóng đâu rồi?” ông sốt ruột hỏi. “Phải có chương trình gì đấy hay hơn cái này chứ.”
“Sắp có chương trình xổ số!” Tôi gần như thét lên. “Con muốn xem xổ số!”
Tôi hoàn toàn hiểu rằng dù tôi có xem nó hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cơ hội trúng giải của tôi – nhưng mà tôi không muốn bỏ mất khoảnh khắc tuyệt vời đó, phải không? Bạn có thể cho rằng tôi hâm hâm một tí, nhưng tôi cảm thấy rằng nếu tôi xem nó thì bằng cách nào đó tôi có thể giao tiếp với những quả bóng qua màn hình. Tôi
sẽ nhìn chúng chăm chú khi chúng quay tít rồi nhẹ nhàng hiện ra những con số trúng giải của tôi. Như thể ủng hộ một đội bóng vậy. Đội 1 6 9 16 23 44.
Cũng có thể những con số sẽ không theo đúng trật tự như vậy, phải không? Đội 44 1 23 6 9 16. Có thể. Hay là Đội 23 6 1…
Bỗng nhiên có một tràng pháo tay, Martine McCutcheon đã hát xong ca khúc của cô ta. Ôi Chúa ơi. Nó sắp diễn ra rồi. Tôi sắp đổi đời rồi.
“Xổ số đã trở nên thương mại hóa quá mức rồi, phải không?” mẹ tôi nói, khi Dale Winton dẫn Martine đến cái nút đỏ. “Thật đáng xấu hổ.”
“Em nói gì cơ, nó trở nên thương mại hóa?” Bố tôi vặn lại.
“Trước đây người ta chơi xổ số để hỗ trợ hoạt động từ thiện.”
“Làm gì có chuyện đó! Đừng có ngớ ngẩn thế! Chẳng có quỹ từ thiện nào hết. Tất cả chỉ là bản thân, bản thân, bản thân.” Bố tôi chỉ cái điều khiển về phía Dale Winton và màn hình tắt phụt.
“Bố!” Tôi la lên.
“Thế anh nghĩ không ai quan tâm đến quỹ từ thiện hả?” mẹ tôi nói vào khoẳng lặng. “Anh không nói thế.”
“Bố! Bật lại đi,” tôi thét lên. “Bật-lại-đi-ạ!” Tôi đang chuẩn bị giành lấy cái điều khiển, thì bố bật trở lại.
Tôi nhìm chằm chằm vào màn hình, không thể tin vào mắt mình nữa. Quả bóng đầu tiên đã rơi xuống. Và là số 44. Số 44 của tôi.
“… xuất hiện ba tuần trước. Và đây là con số thứ hai. Và đó là số 1.”
Tôi không động đậy được nữa. Nó đang diễn ra, ngay trước mắt tôi. Tôi sắp thắng xổ số thật rồi. Tôi thực sự sắp trúng xổ số! Tôi sắp trúng giải xổ số khốn khiếp đó rồi! Bây giờ khi nó chuẩn bị diễn ra, tôi cảm thấy lạ thường. Như thể cả đời mình tôi đã biết điều này sẽ xảy ra. Ngồi đó yên lặng trên chiếc ghế sofa, tôi cảm thấy mình như thể đang trong một thước phim tài liệu đời thường về bản thân mình. “Becky Bloomwood đã thầmbiết rằng một ngày nào đó cô sẽ trúng xổ số. Nhưng khi ngày đó tới, ngay cả cô cũng không đoán trước được…”
“Và thêm một số bên dưới nữa. Số 3.”
Cái gì cơ? Trí óc tôi tỉnh lại và tôi nhìn chằm chằm vào màn hình sửng sốt. Không thể nào. Số 23 chứ.
“Và số 2, con số thưởng tuần trước.”
Tôi cảm thấy lạnh buốt cả người. Cái quái gì thế này? Những con số này là thế nào? “Và lại một con số bên dưới nữa! Số 4. Một con số khá phổ biến – nó đã xuất hiện lầnthứ mười hai trong năm nay. Và cuối cùng là… số 6! Ôi, chưa bao giò! Đây là lần đầu tiên! Bây giờ, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự…”
Không. Không thể nào. Sai sót ở đâu rồi. Dãy số trúng độc đắc không thể là 1,2,3,4,5,44. Đấy không phải là một dãy số xổ số, nó là… nó là một sự tra tấn. Tôi sắp trúng kia mà. Tôi sắp trúng.
“Nhìn kìa!” mẹ tôi nói. “Thật không thể tin được! 1-2-3-4-5-44.”
“Có gì mà không tin được?” bố tôi đáp. “Cũng giống như những dãy số khác thôi mà.” “Đâu có!”
“Jane, em không biết tí gì về xác suất à?”
Tôi đứng dậy, lặng lẽ ra khỏi phòng khi nhạc hiệu chương trình xổ số quốc gia trên tivi kết thúc. Tôi vào bếp, ngồi xuống bàn, vùi đầu vào lòng bàn tay. Thực sự thì tôi thấy run run. Làm sao tôi không trúng được cơ chứ? Tôi sắp sống trong một căn nhà lớn, sắp đi nghỉ ở Barbados với tất cả bạn bè, và sắp vào tiệm Agnè b mua tất cả những gì tôi muốn. Điêu đó dường như rất thật.
Còn bây giờ, thay vào đó, tôi ngồi trong căn bếp của bố mẹ, không có nổi tiền cho một kỳ nghỉ, và tôi mới đốt tám mươi bảng vào một cái bát gỗ mà thậm chí tôi chẳng thích chút nào.
Khổ sở, tôi đặt ấm đun nước rồi nhặt Women’s Joural lên, giở qua giở lại – nhưng làmthế cũng chẳng giúp tôi vui lên chút nào. Tất cả mọi thứ đều nhắc tôi nhớ đến tiền. Có thể Cắt Giảm Chi Tiêu là một biện pháp. Tưởng tượng mà xem… tôi cố thắt lưng buộc bụng để tiết kiệm sáu mươi bảng một tuần. Tôi sẽ có £6.000 sau một trăm tuần.
Và bỗng nhiên trí óc tôi thức tỉnh. Sáu nghìn bảng. Chẳng ghê gớm gì, phải không nào? Nếu nghĩ kỹ thì tiết kiệm sáu mươi bảng một tuần có khó lắm đâu. Chỗ đó chỉ bằng mấy bữa ăn thôi. Ý tôi là, thậm chí ta còn chẳng nhận ra ấy chứ.
Chúa ơi, đúng rồi. Tôi sẽ làm như vậy. Sáu mươi bảng một tuần, hằng tuần. Thật tuyệt vời! Tôi sẽ hoàn toàn làm chủ tài chính của mình – và khi tôi thanh toán hết các hóa đơn tôi sẽ vẫn tiếp tục tiết kiệm. Tằn tiện sẽ trở thành một thói quen của tôi. Và cuối năm tôi sẽ vung tiền cho một vụ đầu tư cổ điển, chẳng hạn một bộ váy Armani. Hoặc có thể là Christian Dior. Dù sao cũng phải là một thứ đẳng cấp.
Tôi sẽ bắt đầu vào thứ Hai này, tôi phấn khích, xúc một thìa sôcôla Ovaltine vào cốc. Điều này sẽ làm tôi không tiêu bất cứ thứ gì. Tất cả tiền tiết kiệm của tôi cứ tích dần lên, rồi tôi sẽ giàu. Chuyện sẽ tuyệt vời lắm đây!
OCTAGON > Tài năng… phong cách… tầm nhìn
PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
TẦNG 8 TOWER HOUSE
ĐƯỜNG LONDON WINCHESTER S0 44 3DR
Gửi cô Rebecca Bloomwood Số thẻ thanh toán 7854 4567
Căn hộ số 2
Số 4 đường Burney
London SW6 8FD
Ngày 2 tháng Ba năm 2000
Cô Bloomwood thân mếm,
Theo như sổ sách của chúng tôi, hóa đơn Thẻ Bạc Octagon gần đây nhất của cô vẫnchưa được thanh toán. Nếu cô đã trả tiền trong một vài ngày vừa rồi, xin hãy bỏ qua lá thư này.
Hóa đơn của cô hiện nay đã lên tới £235,76. Khoản phải thanh toán nhỏ nhất là £43,00. Cô có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc, hoặc thông qua phiếu tín dụng chuyển khoản được đính kèm ở phía dưới. Chúng tôi rất mong sớm nhận được khoản thanh toán của cô.
Trân trọng,
John Hunter
Quản lý Tài khoản Khách hàng
OCTAGON > Tài năng… phong cách… tầm nhìn
PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
TẦNG 8 TOWER HOUSE
ĐƯỜNG LONDON WINCHESTER S0 44 3DR
Gửi cô Rebecca Bloomwood Số thẻ thanh toán 7854 4567
Căn hộ số 2
Số 4 đường Burney
London SW6 8FD
Ngày 2 tháng Ba năm 2000
Cô Bloomwood thân mếm,
Đây là thời điểm tiêu xài tốt chưa từng có!
Trong một thời gian có hạn, chúng tôi đang khuyến mại thêm NHIỀU ĐIỂM THƯỞNvới tất cả giao dịch trên £50 qua Thẻ Bạc Octagon* - vì thế ngay lập tức hãy nắm lấy cơ hội để cộng thêm nhiều điểm hơn nữa vào tổng số tiền của bạn và giành lấy những phần quà dành cho những người tích điểm.
Một vài phần quà hấp dẫn đó là:
Một túi da Ý 1.000 điểm
Một lốc sâm panh hồng 2.000 điểm
Hai vé máy bay đến Paris** 5.000 điểm
(Số điểm hiện nay của bạn là: 35 điểm)
Và xin nhớ rằng, trong suốt thời gian khuyến mãi đặc biệt này, khi tiêu £5 bạn sẽ được cộng thêm 2 điểm! Chúng tôi rất mong bạn sẽ tham gia tích cực vào chương trình khuyến mãi đặc biệt này.
Trân trọng,
Adrian Smith
Quản lý Dịch vụ Khách hàng.
* trừ các khoản thanh toán ở quán ăn, hiệu thuốc, sạp báo, và tiệm làm tóc ** với một vài giới hạn – xem tờ bướm đính kèm
Chương 5:
Sự tằn tiện. Sự giản dị. Đó là kim chỉ nam mới của tôi. Một cuộc sống mới, mộc mạc, như người tu hành trong đó tôi chẳng tiêu một đồng nào hết. Không tiêu một đồng nào. Ý tôi là, thử nghĩ xem, hàng ngày tất cả chúng ta hoang phí bao nhiêu tiền? Không nghi ngờ gì, tôi đang mắc nợ chút ít. Và đấy không phải lỗi của tôi, thật đấy. Tôi đơn thuần chỉ bị cuốn đi bởi lối sống thực dụng phương Tây, thứ mà bạn phải có sức voi mới có thể kháng cự lại. Chút ít thì đó là những gì mà cuốn sách mới của tôi bảo.
Thế này, hôm qua, khi đi cùng mẹ đến cửa hàng Waterstone để mua sách giải trí, tôi đã lẻn tới quầy sách tự giúp mình và mua được quyển sách hay nhất mà tôi từng đọc. Thành thật mà nói, nó sẽ thay đổi cuộc đời tôi. Bây giờ, tôi đang mang nó, trong túi xách của tôi. Tựa sách là Kiểm soát đồng tiền của bạn của David E.Barton, nó thực sự tuyệt vời. Nó
nói rằng tất cả chúng ta đều có thể quẳng tiền qua cửa sổ mà chẳng hề để ý, và đa số chúng ta có thể dễ dàng cắt giảm chi tiêu xuống còn một nửa chỉ trong vòng một tuần.
Chỉ trong một tuần!
Bạn chỉ phải làm những việc như tự làm sandwich thay vì đến nhà hàng và đi xe đạp thay vì dùng tàu điện ngầm. Khi bạn bắt đầu để ý đến nó, bạn có thể tiết kiệm ở bất cứ chỗ nào. Như David E.Barton nói, có rất nhiều niềm vui miễn phí mà chúng ta bỏ qua vì quá bận tiêu tiền, như là đi công viên, viện bảo tàng hay niềm vui nho nhỏ của một cuộc thăm thú miền quê chẳng hạn.
Thử nghĩ xem, tại sao chúng ta không cho những thông tin này vào tờ Successful Saving? Nó chẳng hữu ích hơn biết về một đơn vị tín phiếu mới có thể tạo ra lợi nhuận hay không sao? Ý tôi là, với kế hoạch này bạn có thể kiếm ra tiền ngay lập tức!
Tất cả đều rất dễ dàng, trôi chảy. Và điều thú vị hơn cả là, bạn phải bắt đầu từ việc đi mua sắm! Quyển sách nói rằng bạn nên bắt đầu bằng cách kê ra từng món hàng trong một ngày chi tiêu bình thường và lập một biểu đồ. Nó nhấn mạnh rằng bạn phải luôn thành thật và không được đột ngột cắt giảm hay thay đổi thói quen mua sắm của mình, thật may mắn cho tôi, thứ Sáu là sinh nhật của Suze và tôi phải mua quà cho cô ấy.
Thế là vào sáng thứ hai, tôi ghé qua tiệm Lucio trên đường đi làm để mua một cốc cappuccino cỡ bự và một cái bánh sôcôla, như tôi vẫn thường dùng. Phải thú thật là tôi cảm thấy hơi buồn rầu khi trả tiền, bởi đây là cốc cappuccino cuối cùng và cái bánh sôcôla cuối cùng của tôi. Sự tằn tiện mới sẽ bắt đầu vào ngày mai – và cappuccino bị cấm. David E.Barton nói rằng nếu bạn có thói quen uống cà phê thì hãy làm ở nhà và mang cà phê đến cơ quan trong một cái bình còn nếu thích ăn đồ ăn nhẹ bạn nên mua bánh giá rẻ ở siêu thị. “Những cửa hàng bán cà phê đang lừa tiền bạn cho những thứ
chẳng hơn gì nước sôi và polystyrene,” David nói vậy và tôi cho rằng ông ta đúng. Nhưng tôi vẫn nhớ những cốc cappuccino buổi sáng của mình. Dù vậy, tôi đã hứa với mình sẽ tuân thủ những quy tắc trong cuốn sách – và tôi sẽ làm thế.
Ra khỏi tiệm cà phê, nắm chặt cốc cappuccino cuối cùng, tôi nhận ra rằng mình không có cái bình nào để đựng cà phê. Không sao, tôi sẽ mua một cái. Có mấy cái bình mạ crômbóng loáng ở tiệm Habitat. Giờ đây những chiếc bình đã trở nên sành điệu hơn. Tôi nghĩ cả hãng Alessi có thể cũng đã sản xuất một loại. Chẳng tuyệt sao? Uống cà phê từ một cái bình Alessi. Rõ ràng là ngầu hơn cappuccino đóng hộp rồi.
Thế là tôi vừa đi vừa phởn phơ. Khi qua tiệm Smiths, tôi ghé vào mua mấy quyển tạp chí để tiếp tục công việc của mình – và tôi còn mua một cuốn sổ màu bạc xinh xắn và một cây bút để ghi lại tất cả những gì mình đã tiêu. Tôi chắc chắn sẽ cương quyết về chuyện này vì theo như David E.Barton nói thì chính việc ghi lại các khoản chi tiêu sẽ có tác dụng cắt giảm. Thế là khi đến chỗ làm, tôi bắt đầu liệt kê.
Cappuccino ₤1,50
Bánh ₤1,00
Sổ ₤3,99
Bút ₤1,20
Tạp chí ₤6,40
Tổng cộng cho đến giờ là…£14,09.
Chúa ơi. Thế là quá nhiều, trong khi bây giờ mới là 9h40 phút sáng. Nhưng mà sổ và bút thì không tính, đúng không? Chúng chỉ như là những thứ cần thiết khi đi học thôi. Ý tôi là, làm thế quái nào có thể ghi lại những khoản chi tiêu mà không có sổ và bút chứ? Thế là tôi trừ 2 khoản đó đi và bây giờ tổng chi tiêu là…£8,40. Đỡ hơn nhiều đấy.
Dù sao đi nữa tôi cũng đã đến toà soạn. Có lẽ cả ngày tôi sẽ không tiêu một cắc nào nữa.
Thế mà trớ trêu thay, không tiêu gì quả là nhiệm vụ bất khả thi. Đầu tiên là anh chàng phòng kế toán qua chào và lại một món quà chia tay nữa phải tặng. Rồi tôi phải ra ngoài ăn trưa. Tôi rất kiềm chế với cái bánh sandwich của mình – tôi chọn nhân trứng và cải xoong, thứ rẻ nhất ở tiệm Boots trong khi tôi chẳng thích chúng tẹo nào.
David E.Barton nói rằng khi bạn thực sự nỗ lực, nhất là trong giai đoạn đầu, thì bạn nêntự thưởng cho mình - thế là tôi lấy một ít dầu tắm dừa của hãng Natural như một sự khen thưởng nhỏ. Rồi tôi nhận ra là có điểm thưởng kép cho loại kem dưỡng ẩm tôi
dùng.
Tôi mê điểm thưởng. Chúng chẳng phải là một phát minh tuyệt vời sao? Nếu bạn tiêutiền đến một mức nào đó, bạn sẽ nhận được những phần thưởng đáng giá, như là một ngày làm đẹp ở khách sạn chẳng hạn. Giáng sinh năm ngoái tôi khá khôn lỏi – tôi tích luỹ điễm thưởng đến khi gom đủ để mua quà giáng sinh cho bà tôi. Thật ra chuyện là thế này, tôi đã tích luỹ được 1.653 điểm – và tôi cần 1.800 điểm để mua cho bà một bộ lô quấn tóc. Thế là tôi mua cho mình một lọ nước hoa Samsara to tổ chảng, và nó cho tôi thêm 150 điểm thưởng nữa – và rồi tôi có bộ lô quấn tóc hoàn toàn miễn phí! Chỉ có điều, tôi chẳng thích nước hoa Samsara cho lắm – nhưng tôi chẳng hề nhận ra điều đó cho đến khi về nhà. Thôi, bỏ đi.
Cách khôn ngoan để sử dụng điểm thưởng - để có những món hời đặc biệt – đó là hãy nắm lấy cơ hội và tận dụng chúng, bởi vì nó sẽ không đến với bạn lần nữa đâu. Thế là tôi tóm lấy ba lọ kem giữ ẩm và mua chúng. Điểm thưởng kép! Tiền cả mà.
Xong xuôi, giờ tôi phải đi mua quà sinh nhật cho Suze. Thực ra tôi đã mua cho cô ấy một bộ tinh dầu thơm rồi – nhưng mà hôm nọ tôi đã nhìn thấy chiếc áo len lông thỏ màu hồng tuyệt đẹp của Benetton, tôi biết cô ấy sẽ rất thích. Tôi hoàn toàn có thể giữ bộ tinh dầu thơm lại hoặc tặng cho ai đó vào dịp giáng sinh mà.
Và tôi vào tiệm Benetton và nhặt lấy chiếc áo len màu hồng. Tôi đang chuẩn bị trả tiềnthì… tôi chợt để ý thấy họ cũng có loại màu xám nữa. một chiếc áo len hoàn hảo, mềm mại, màu xám lông chim bồ câu, với những chiếc khuy nhỏ trông như ngọc trai.
Ôi lạy Chúa. Bạn biết không, vấn đề là tôi đã mong ước có một chiếc áo len lông thỏ màu xám xinh xắn từ lâu lắm rồi. Thật đấy. Bạn có thể hỏi Suze, mẹ tôi, tất cả mọi người. Và một điều nữa là, tôi vẫn chưa thực sự bắt đầu chế độ tằn tiện của mình mà, đúng không nào? Tôi mới chỉ đang cố kiểm soát mình thôi.
David E.Barton nói rằng tôi phải cư xử tự nhiên hết mức có thể. Nên thực sự, tôi phải làm theo hứng thú tự nhiên là mua cái áo đó. Sẽ là sai nếu không mua. Điều đó sẽ phá hỏng tất cả.
Cái áo chỉ có 45 bảng. Tôi đã trả bằng VISA.
Mà suy cho cùng thì – 45 bảng là cái gì trong danh sách tiêu xài khổng lồ của tôi? Ý tôi là, nó chẳng là cái quái gì hết, đúng không?
Thế là tôi mua. Cái áo len nhỏ nhắn hoàn hảo nhất thế gian. Mọi người sẽ gọi tôi là CôGái Mặc Áo Len Xám. Tôi sẽ được sống trong nó. Thật sự, đó là một khoản đầu tư.
Sau bữa trưa, tôi phải đến thăm Image Store để chọn ảnh bìa cho kỳ báo tiếp theo. Đâythực sự là công việc yêu thích nhất của tôi – tôi chẳng hiểu sao Philip luôn đẩy nó cho
người khác. Việc này đơn giản chỉ là bạn sẽ phải đến và ngồi uống cà phê cả buổi chiều, ngắm nhìn hàng hàng những tấm phim ảnh.
Bởi vì, dĩ nhiên là chúng tôi không có quỹ để thiết kế trang bìa của riêng mình. Chúa ơi, không. Khi tôi lần đầu bắt tay vào nghề báo, tôi đã nghĩ là mình sẽ đi săn ảnh và gặp những cô người mẫu xinh đẹp, và tận hưởng những thời khắc rực rỡ thật sự. Thế nhưng thực tế là tờ báo của tôi thậm chí còn chẳng có lấy một phóng viên ảnh. Tất cả những ấn phẩm của chúng tôi đều sử dụng các thư viện ảnh như Image Store, và các bức ảnh thường cứ lặp đi lặp lại. Năm ngoái, có một bức ảnh con hổ đang gầm mà thậm chí đã xuất hiện trên trang bìa của ít ra là ba bản báo cáo tài chính cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, độc giả thì không mảy may quan tâm đến điều đó. Họ chắc chắn không mua tạp chí chỉ để xem Kate Moss.
Điều tốt lành là tổng biên tập của Elly cũng không thích chọn ảnh trang bìa – và họ cũng sử dụng Image Store. Thế là chúng tôi luôn sắp xếp để có thể đi cùng với nhau và tánhươu tán vượn về những bức ảnh. Còn tuyệt vời hơn nữa là Image Store ở tận CổngNotting Hill, và bạn đương nhiên có thể nhẩn nha đi đi về về. Thường thì, tôi còn chẳng thèm nghĩ đến việc trở lại văn phòng. Quả thật đây là một cách tuyệt vời để tận hưởng một buổi chiều trong tuần.
Tôi đến đó trước Elly, tới nói khẽ với cô gái ở quầy tiếp tân, “Becky Bloomwood từ tờ Successful Saving”, ước gì tôi có thể nói “Becky Bloomwood từ Vogue” hay “BeckyBloomwood từ Wall Street Journal”. Rồi tôi đặt mình lên một cái ghế mềm bọc da đen, giở lướt qua một cuốn catalo những bức ảnh về các gia đình hào nhoáng hạnh phúc, cho đến khi một trong số những anh chàng sành điệu làm việc ở đó dẫn tôi đến cái bàn được thắp sáng dành riêng cho tôi.
“Tôi là Paul” anh ta nói. “Tôi sẽ trợ giúp cô hôm nay. Cô đã dự kiến tìm gì chưa?” “À…” tôi nói, và lấy cuốn sổ của mình ra. Chúng tôi đã có một buổi họp về trang bìa ngày hôm qua và cuối cùng đã quyết định chủ đề là “Quản lý tiền bạc: Đạt được Cânbằng Hợp lý”. Và trước khi bạn gục đầu xuống vì chán nản, cho tôi nói thêm tháng trước bìa tít là “Tài khoản tiết kiệm: Hãy thử kiểm tra”.
Tại sao không thay bằng chúng ta hãy thử một lần kiểm tra kem nhuộm da nhỉ? Thế đấy. “Tôi đang tìm những bức ảnh về cái cân,” tôi nói, cúi đọc bản danh sách của mình. “Hoặc dây thăng bằng, xe đạp một bánh…”
“Những bức ảnh về sự thăng bằng” Paul nói. “Không thành vấn đề. Cô có dùng cà phê không?”
“Có, cám ơn anh” tôi hớn hở và ngả lưng ra ghế. Bạn hiểu ý tôi chứ? Ở đây thật quá tuyệt vời. Và tôi được trả tiền để ngồi trên cái ghế này, mà chẳng phải làm gì cả.
Một lát sau, Elly xuất hiện cùng với Paul, và tôi ngỡ ngàng khi nhìn cô ấy. Cô ấy
trông thực sự sang trọng, trong một bộ đầm màu tím hoa cà, và đi giày cao gót. “Những bức ảnh về vận động viên bơi lội, thuyền, và Châu Âu” Paul nói với cô. “Chính xác” Elly nói, quăng mình vào cái ghế bên cạnh tôi.
“Để tớ đoán nhé”, tôi nói. “Cái gì đó về tiền tệ đang trôi nổi”
“Đúng vậy”, Elly nói “Chính xác là ‘Châu Âu: Chìm hay Nổi?’ ” Cô ấy nói với giọnkịch điệu bộ khiến tôi và Paul cùng cười khúc khích. Khi Paul đã đi ra, tôi bắt đầu nhìnElly từ đầu đến chân.
“Sao trông cậu ngon lành vậy?”
“Tớ lúc nào trông chả lịch sự” cô ấy lảng tránh “Cậu biết mà”. Paul đã trở lại với một cái xe đẩy chất đầy những tấm kính ảnh và cô ấy chúi đầu vào chúng. “Những cái này là của cậu hay của tớ?”
Cô ấy đang đánh trống lảng. Có chuyện gì vậy?
“Có phải cậu vừa đi phỏng vấn về không?” tôi hỏi khi nảy bật ý ra như một thiên tài. Cô ấy nhìn tôi, đỏ mặt, rồi kéo một tấm kính ảnh ra khỏi chiếc xe đẩy.
“Những màn xiếc” cô ấy nói “Diễn viên tung hứng. Đấy là những thứ cậu cần à?” “Elly! Cậu vừa đi phỏng vấn phải không? Nói cho tớ đi!”
Một khoảng im lặng. Elly nhìn chằm chằm vào tấm kính ảnh, rồi ngẩng lên. “Ừ” cô ấy trả lời, mím môi lại “Nhưng mà…”
“Thật tuyệt” tôi reo lên khiến mấy cô gái đỏm dáng ở góc phòng ngước lên. “Cho tờ nào?” tôi nói nhỏ hơn “Không phải tờ Cosmo chứ?”
Paul cắt ngang chúng tôi. Anh ta bước vào với một tách cà phê và đặt nó trước mặt Elly. “Các vận động viên bơi lội đã đến” anh ta nói, nhoẻn miệng cười rồi đi ra. “Cho tờ nào thế?” tôi nhắc lại. Elly thi tuyển quá nhiều nơi, tôi không thể nào nhớ hết. “Cho Wetherby” cô ấy nói, mặt đỏ bừng.
“Quỹ đầu tư Wetherby?” Cô ấy khẽ gật đầu khiến tôi nhíu mày ngỡ ngàng. Tại sao cô ấy lại thi tuyển vào quỹ đầu tư Wetherby? “Họ có một tạp chí nội bộ à?”
“Tớ không thi tuyển làm phóng viên ở đó” cô ấy thấp giọng trả lời “Tớ thi tuyển làmngười quản lý quỹ”
“Cái gì?” tôi nói, hoàn toàn sửng sốt.
Tôi biết bạn bè thì phải ủng hộ những quyết định trong cuộc sống của nhau. Nhưng mà tôi xin lỗi. Một người quản lý quỹ á?
“Tớ chắc chẳng thể nhận được công việc đó đâu” cô nói, ngoảnh đi chỗ khác. “Cũng chẳng phải chuyện gì to tát”
“Nhưng mà…”
Tôi không nói nên lời. Làm sao Elly có thể nghĩ đến việc trở thành một nhà quản lý quỹ được chứ? Các nhà quản lý quỹ không phải người bình thường. Họ là những kẻ mà chúng tôi vẫn chế giễu trong các chuyến tác nghiệp báo chí.
“Đấy chỉ là một ý tưởng thôi” cô bao biện. “Có lẽ tớ muốn cho Carol thấy tớ có thể làmmột việc khác. Cậu hiểu chứ?”
“Vậy nó như là một … công cụ để mặc cả hả?” tôi đánh bạo.
“Ừ” cô ấy đáp, khẽ nhún vai. “Đúng đấy. một công cụ mặc cả”
Nhưng mà cô ấy nói có vẻ không thuyết phục cho lắm – và cô ấy cũng không hăng hái tán gẫu suốt cả buổi chiều như mọi khi. Có chuyện gì với cô ấy thế nhỉ? Tôi vẫn tiếp tục nghĩ ngợi về chuyện đó trên đường từ Image Store về nhà. Tôi đi xuống Đại lộKensington, qua đường, và lưỡng lự trước hiệu Marks and Spencer.
Ga tàu điện ngầm ở bên phải. Các cửa hiệu thì ở bên trái.
Tôi phải lờ các cửa hiệu đi. Tôi phải thực hành tiết kiệm, về thẳng nhà, vẽ biểu đồ chi tiêu. Nếu cần giải trí. Tôi có thể xem vài chương trình TV miễn phí thú vị và tự nấu một ít súp vừa rẻ vừa bổ dưỡng.
Tuy nhiên, chả có gì vui trong buổi tối hôm nay, ít ra là cho đến chương trình EastEnders. Và tôi không muốn ăn súp. Tôi thực sự cảm thấy cần có một cái gì đó để làm tôi vui lên. Hơn nữa - đầu óc tôi quay cuồng – tôi sẽ từ bỏ tất cả chuyện này vào sáng mai đúng không? Thế này giống như bắt đầu mùa chay vậy. Đây là ngày mua bánh kếp của tôi. Tôi phải tranh thủ trước khi tuần ăn chay bắt đầu.
Trong cơn phấn khích. Tôi phóng ra Trung tâm Barkers. Mình sẽ không phát cuồng đâu, tôi tự hứa với mình. Chỉ là một món đồ nhỏ để mình mạnh thêm thôi mà. Tôi đã mua cái áo len – nên sẽ thôi quần áo… tôi cũng đã mua mấy đôi giày mới xinh xắn ngày hôm trước – nên cũng thôi… mặc dù có vài đôi prada rất đẹp ở hiệu Hoobs… Hừm, tôi không biết nữa.
Tôi đến khu mĩ phẩm của Barkers và đột nhiên tôi nghĩ ra. Đồ trang điểm! Đó đúng là thứ tôi cần. Một cây chải mi mới, và có thể một thỏi son môi mới nữa. Thật phấn khởi tôi bắt đầu lượn lờ quanh căn phòng sáng trưng, ấm áp, xịt nước hoa, và thoa son lên mu bàn tay mình. Tôi muốn một thỏi son màu thật nhạt, tôi quyết định. Kiểu như màu be/hồng, và một cây bút kẻ môi đi kèm với nó…
Ở quầy Clarins, sự chú ý của tôi đổ dồn vào một tấm biển khuyến mãi lớn.
MUA HAI SẢN PHẨM DƯỠNG DA ĐỂ NHẬN MỘT TÚI
TRANG ĐIỂM MIỄN PHÍ, BAO GỒM CÁC LỌ NHỎ SỮA
RỬA MẶT, NƯỚC HOA HỒNG, KEM DƯỠNG ẨM, SON MÔI MÙA THU RỰC RỠ, CHẢI MI SIÊU ĐẬM VÀ MẪU THỬ
NƯỚC HOA EAU DYNAMISANTE. NHANH CHÂN LÊN SỐ LƯỢNG CÓ HẠN.
Tuyệt cú mèo! Bạn có biết son môi của Clarins thường đắt thế nào không? Còn bây giờ, hoàn toàn miễn phí! Hăm hở, tôi bới tung đống sản phẩm dưỡng da lên để chọn mua 2 thứ. Kem thoa cổ thì sao nhỉ? Tôi chưa bao giờ dùng loại này. Còn lọ dưỡng ẩm tái tạo này nữa. Và rồi tôi được một thỏi son miễn phí! Quả là một món hời.
“Xin chào” tôi nói với cô bán hàng trong bộ đồng phục màu trắng. “Tôi muốn lấy kemthoa cổ và dưỡng ẩm tái tạo. Và một túi trang điểm” tôi thêm vào, bỗng dưng tê liệt khi nghĩ rằng mình có thể đã đến quá muộn và hàng khuyến mại đã hết.
Nhưng chúng chưa hết! Ơn Chúa. Khi thẻ VISA của tôi đang làm việc thì cô bán hàngđưa cho tôi cái túi trang điểm màu đỏ bóng lộn (phải thừa nhận là nó nhỏ hơn tôi mong đợi), tôi hăm hở mở nó ra. Và đây, chắc chắn rồi, thỏi son miễn phí của tôi! Nó có màu nâu đỏ. Thật sự thì, hơi lạ. Tuy nhiên nếu đánh cùng với những loại tôi đang có và thêm một chút son bóng thì sẽ rất tuyệt.
Khi về đến nhà, tôi mệt lử. Tôi mở cửa căn hộ và thấy Suze nhảy bổ ra như một con cúncon.
“Cậu có gì thế?” cô ấy hét lên.
“Không được nhìn!” tôi gào lại “Cậu không được phép nhìn! Đây là quà của cậu” “Quà của tớ!” Suze cực kì khoái sinh nhật. Ờ, thực ra thì, tôi cũng thế. Tôi chạy vào phòng ngủ và giấu túi đồ Benetton vào tủ quần áo. Rồi lôi tất cả mọi thứ tôi đã mua ra và chộp lấy cuốn sổ màu bạc xinh xắn để liệt kê mọi khoản chi tiêu của mình. David E.Barton khuyên rằng việc này nên làm ngay lập tức, trước khi các chi tiết có thể bị quên.
“Cậu uống gì không?” giọng của Suze lảnh lót ngoài cửa.
“Có, cho tớ với!” tôi đáp, tiếp tục viết và một lát sau cô ấy đem vào một cốc rượu. “Một phút nữa là đến EastEnders” cô ấy nói.
“Cám ơn cậu” tôi lơ đãng đáp, tiếp tục viết. Tôi đang tuân thủ luật lệ của cuốn sách một cách chính xác, lấy tất cả mọi hoá đơn ra và chép lại, và tôi cảm thấy khá hài lòng với bản thân mình. Điều đó cho thấy, đúng như David E.Barton nói, chỉ cần một chút chuyêntâm, mọi người đều có thể kiểm soát chi tiêu của mình.
Nghĩ đi nghĩ lại, có lẽ tôi đã mua hơi nhiều sữa dưỡng ẩm hôm nay, phải không nhỉ? Thực sự mà nói, khi ở quầy Clarins, mua lọ dưỡng ẩm tái tạo, tôi đã quên mất mấy lọ tôi đã mua ở hiệu Boots. Thôi, không sao. Lúc nào mà bạn chẳng cần sữa dưỡng ẩm. Đấy lànhu yếu phẩm, như là bánh mì hay là sữa, mà David E.Barton thì nói rằng bạn không nêntằn tiện nhu yếu phẩm. Trừ điều đó ra thì tôi nghĩ mình đã thực hiện không đến nỗi nào. Tất nhiên, tôi chưa cộng tất cả lại, nhưng mà…
Được rồi, đây là danh sách cuối cùng và hoàn chỉnh của tôi:
Cappuccino ₤1,50
Bánh xốp ₤1,00
Sổ ₤3,99
Bút ₤1,20
Tạp chí ₤6,40
Quà chia tay ₤4,00
Sandwich trứng, cải xoong 99 xu
Dầu tắm dừa ₤2,55
Kem dưỡng ẩm ở Boots ₤20,97 Hai cái áo len ₤90,00
Bữa tối chuẩn 35 xu
Kem thoa cổ Clarins ₤14,50
Dưỡng ẩm Clarins ₤32,00
Túi trang điểm Miễn phí! Dầu chuối ₤2,00
Bánh cà rốt ₤1,20
Và tất cả tổng cộng là…£177,96.
Tôi nhìn chằm chằm vào con số này, hoàn toàn sốc.
Không, xin lỗi, không thể thế này được. Nó không thể chính xác. Tôi không thể nào tiêuhết hơn £170 trong một ngày được.
Ý tôi là, thậm chí không phải là ngày cuối tuần. Tôi còn ở toà soạn. Tôi không thể có đủthời gian để tiêu từng ấy tiền. Có sự nhầm lẫn nào chăng. Có thể tôi đã cộng nhầm. Hay là có thể tôi viết cái gì đấy hai lần.
Tôi đưa mắt soi lại cái danh sách cẩn thận hơn và bất chợt khựng lại trong chiến thắng. “Hai cái áo len” tôi đã biết mà! Tôi chỉ mua…
Ồ phải. Tôi đã mua hai cái, đúng chứ? Khỉ gió. Nản quá đi mất. Thôi tôi đi xemEastEnders đây.
OCTAGON ► Tài năng… phong cách… tầm nhìn
PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
TẦNG 8 TOWEL HOUSE
ĐƯỜNG LONDON WINCHESTER S0 44 3DR
Gửi chô Rebecca Bloomwood Số thẻ thanh toán 7854 4567
Căn hộ số 2
Số 4 đường Burney
London SW6 8FD
Ngày 5 tháng 3 năm 2000
Cô Bloomwood thân mến,
Cám ơn cô về tấm séc £43,00 vừa đến hôm nay.
Thật tiếc, tấm séc chưa được ký. Chỉ là một chút sơ suất về phía cô. Vì thế tôi gửi lại cô tấm séc, và mong cô ký nó rồi chuyển lại cho chúng tôi.
Chắc là cô biết, việc thanh toán này đã chậm 8 ngày.
Tôi rất mong nhận lại tấm séc đã được ký của cô.
Trân trọng.
John Hunter
Quản lý Tài Khoản Khách Hàng
. NGÂN HÀNG ENDWICH .
CHI NHÁNH FULHAM
Số 3 đường Fulham
London SW6 9JH
Gửi chô Rebecca Bloomwood
Căn hộ số 2
Số 4 đường Burney
London SW6 8FD
Ngày 5 tháng 3 năm 2000
Cô Bloomwood thân mến,
Cám ơn cô về tin nhắn trả lời tự động của cô vào Chủ Nhật ngày 4 tháng 3. Tôi rất tiếc khi nghe tin con chó của cô đã chết.
Tuy nhiên, tôi buộc phải đề nghị cô gặp tôi hoặc trợ lý của tôi, Erica Parnell, trong vòng vài ngày tới, để thảo luận tình hình của cô.
Trân trọng,
Derek Smeath
Giám đốc
. ENDWICH - BỞI CHÚNG TÔI QUAN TÂM .
Chương 6:
Mọi thứ đều ổn, tôi quả quyết ngày hôm sau. Vấn đề là không được điên lên vì số tiền ta đã vô tình tiêu ngày hôm qua. Nó như nước chảy qua cầu. Điều cốt lõi là hôm nay tôi sẽ bắt đầu cuộc sống chắt bóp mới của mình. Kể từ giờ trở đi, tôi sẽ không tiêu một đồng nào hết. David E.Barton nói rằng bạn nên đặt mục tiêu cắt giảm nửa số chi tiêu trong tuần đầu tiên, nhưng tôi cho rằng mình có thể làm tốt hơn thế nhiều. Ý tôi là, tôi không muốn thô lỗ nhưng mà những cuốn sách tự giúp mình này chỉ dành cho những kẻ không có chút tự chủ nào, đúng không? Và thế là tôi bỏ hút thuốc một cách dễ dàng. (Trừ những lúc xã giao, nhưng cái này không tính.)
Tôi cảm thấy rất phấn chấn khi tự làm cho mình một chiếc sandwich phomát và gói nó trong giấy bạc. Tôi đã tiết kiệm được vài bảng, chỉ nhờ làm như vậy! Tôi chưa có bình (chắc tôi sẽ đi mua vào cuối tuần), nên tôi không thể mang theo cà phê, nhưng có một chai nước đào ép trong tủ lạnh thế là tôi quyết định sẽ đem nó thay thế. Thứ này còn bổ dưỡng nữa chứ.
Thật đáng thắc mắc là tại sao mọi người lại đi mua sandwich ở cửa hàng. Hãy xem tự mình làm rẻ và dễ dàng thế nào. Và điều này đúng với cả món cà ri nữa. David E.Bartonnói rằng thay vì ra ngoài mua đồ ăn sẵn, bạn nên học cách nấu cà ri và đồ chiên, với giá thấp hơn nhiều. Và đó là điều tôi sẽ làm cuối tuần này sau khi đã đến viện bảo tàng hay là đi dạo dọc bờ sông vãn cảnh.
Khi đi dọc ga tàu điện ngầm, tôi cảm thấy rất thoải mái, thư giãn. Hơi lạnh nữa là đằng khác nữa. Hãy nhìn tất cả mọi người trên phố xem, hớt hải đi lại, chẳng nghĩ được thứ gì khác ngoài tiền. Tiền, tiền, tiền, một nỗi ám ảnh. Nhưng khi bạn từ bỏ mọi thứ về tiền thì nó chẳng còn đáng là gì nữa. Tôi cảm thấy mình đã thay đổi suy nghĩ hoàn toàn. Giảmduy vật, tăng duy tâm. Thiên về tâm linh. Như David E.Barton nói, tất cả chúng ta đềukhông thể đánh giá được hết những gì mình đang sở hữu. Ánh sáng, không khí, sự tự do, tình bằng hữu… Ý tôi là, đấy mới là những thứ đáng quan tâm phải không?
Tôi gần như sợ hãi trước những sự biến đổi đã bắt đầu trong tôi. Ví dụ như khi tôi bước qua sạp báo ở ga điện ngầm, thờ ơ liếc nhìn không chút mong muốn mua bất cứ một quyển tạp chí nào. Những cuốn tạp chí không có chỗ trong cuộc sống mới của tôi. (Nói thêm là tôi đã đọc hầu hết chúng.)
Thế là tôi bước lên tàu, cảm thấy rất tao nhã và trầm tĩnh, như một nhà tu hành. Khi tôi xuống tàu ở ga cuối, tôi đi thẳng qua hàng bán giày giảm giá không thèm quay lại nhìn, rồi đi qua luôn cả hiệu Lucio’s. Không cappuccino. Không bánh xốp. Không tiêu gì hết - chỉ đi thẳng đến cơ quan.
Đây là thời điểm khá nhàn rỗi trong tháng cho các phóng viên tờ Successful Saving. Chúng tôi vừa hoàn thành xong chủ đề mới nhất để tạp chí ra đời, có nghĩa là chúng tôi có thể lười biếng chẳng làm gì hết trong vài ngày tới, trước khi cùng bắt tay vào chủ đề tiếp theo. Tất nhiên, đáng lẽ chúng tôi cũng phải nghiên cứu bài vở cho tháng tới. Thật ra, hôm nay tôi phải gọi điện cho một loạt người môi giới chứng khoán, hỏi họ về những mánh đầu tư trong 6 tháng tới. Nhưng tôi đã biết tỏng họ sẽ nói gì. Jon Burrrins sẽ tiếptục về vấn đề cổ phiếu thương mại điện tử, George Steadman sẽ hăng hái với mấy công ty kỹ thuật sinh học tí hon, và Steve Fox sẽ nói với tôi rằng ông ta vẫn muốn từ bỏ trò cổ phiếu để bắt đầu một trại tạo giống đến mức nào.
Cả buổi sáng trôi qua mà tôi chẳng làm được việc gì, chỉ đổi được màn hình chờ máy tính của mình thành 3 con cá vàng và một con bạch tuộc, và viết được một bản đề nghị công tác phí. Thành thực mà nói, tôi không thể tập trung vào công việc được. Tôi nghĩ là tôi quá hồ hởi về con người hoàn toàn mới của mình. Tôi cứ cố gắng ngồi đếm xem đến cuối tháng tôi sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền và mua được thứ gì ở tiệm Jigsaw.
Đến giờ ăn trưa, tôi lôi cái bánh sandwich bọc bạc ra – và lần đầu tiên trong ngày hômđó, tôi cảm thấy hơi chán nản. Cái bánh đã ướt sũng, một ít nước sốt đã thấm ra cả giấy gói, trông nó thực sự chẳng ngon miệng chút nào. Thứ tôi ao ước bây giờ là một ổ bánh mì óc chó Pret à Manger và một thanh sôcôla hạnh nhân.
Không được nghĩ đến nó, tôi kiên quyết tự điều chỉnh. Hãy nghĩ đến việc mình đang tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Và thế là bằng cách nào đó, tôi đã ép mình ăn cái bánh tự làmướt sũng, và uống một ít nước đào. Ăn xong, tôi quẳng giấy gói đi, vặn chặt nắp chai nước đào ép và tống nó vào cái tủ lạnh nhỏ xíu của phòng tôi. Và thế là đã hết… 5 phút trong thời gian nghỉ trưa.
Thế bây giờ mình sẽ làm gì nữa nhỉ? Đi đâu bây giờ?
Tôi khổ sở ngồi ở bàn. Chúa ơi, cái sự tằn tiện thật khó thực hiện. Tôi đọc lướt qua vài tập tài liệu… rồi nghển cổ lên, ngóng qua cửa sổ, nơi những người mua sắm bận rộn trên phố Oxford đang túm chặt vào những túi đồ. Tôi muốn ra ngoài đó kinh khủng, tôi thực sự đang trườn người ra phía trước, như là cái cây vươn ra đón nắng. Tôi đang mơ về những ánh đèn rực rỡ và không khí ấm áp, về dãy dãy hàng hoá, thậm chí cả tiếng bíp của máy tính tiền nữa. Nhưng tôi không thể đi. Sáng nay tôi đã tự nhủ rằng cả ngày mình sẽ không bén mảng đến các cửa hiệu. Tôi đã hứa với bản thân mình – và tôi không thể thất hứa với chính mình được.
Rồi tôi bật ra một ý tưởng tuyệt vời. Tôi cần mua công thức món cà ri để tự nấu ở nhà, đúng không? David E.Barton nói những quyển sách nấu ăn đều rất phí tiền. Ông nói bạnnên dùng những công thức in ở trên bao bì đồ ăn, hoặc là mượn sách của thư viện.
Nhưng tôi có một ý tưởng còn tuyệt vời hơn. Tôi sẽ đến hiệu sách Smiths để copy ra một công thức để nấu món cà ri cho tối thứ Bảy. Bằng cách đó, tôi có thể vào cửa hiệu mà chẳng tiêu đồng nào. Tôi nhanh nhẹn đứng dậy, vớ lấy áo khoác. Cửa hiệu, ta đến đây!
Khi bước vào hiệu Smiths tôi cảm thấy cả thân thể mình thư giản thoải mái. Có một ma lực thôi thúc bạn đi vào những cửa hiệu - bất kỳ cửa hiệu nào – mà bạn khó có thể cưỡng lại được. Một phần là do sự háo hức, một phần là do không khí náo nhiệt gọi mời, một phần đơn giản chỉ là do sự mới mẻ đáng yêu của mọi món đồ. Những quyển tạp chí mới tinh, những cây bút chì mới tinh, những cây thước đo góc mới tinh. Tôi đã không còn cần thước đo góc từ năm mười một tuổi – nhưng không phải chúng xinh xắn, sạch tinh,
và thật ngăn nắp trong hộp sao? Có cả một lô đồ văn phòng phẩm mới hiệu nhãn con báo mà tôi chưa thấy bao giờ, và trong vài giây tôi suýt bị cám dỗ nán lại. Tuy nhiên tôi đã bắt mình sải bước qua, thẳng xuống cuối cửa hiệu, nơi có hàng đống sách.
Có cả một chuỗi dài những cuốn sách dạy nấu món ăn Ấn Độ, và tôi nhặt ngẫu nhiên một quyển, lướt qua mấy trang để xem mình cần loại công thức nào. Trước đây tôi không biết món Ấn lại cầu kỳ đến thế. Có lẽ tôi nên chép ra vài công thức, để cho chắc chắn.
Tôi cảnh giác nhìn quanh rồi lôi sổ và bút ra. Tôi khá thận trọng vì tôi biết hiệu Smiths không thích khách hàng copy thông tin trong sách của họ. Lý do tôi biết điều này là vì Suze đã một lần bị mời ra khỏi hiệu Smiths ởVictoria. Cô ấy đang copy trang bản đồ chỉ đường, vì cô ấy quên mất, và họ bảo cô ấy rằng hoặc mua quyển sách hoặc ra ngoài. (Điều đó thệt chẳng công bằng chút nào, trong khi họ cho bạn đọc tạp chí miễn phí, đúng không?)
Cuối cùng thì khi đã chắc không có ai nhìn mình, tôi bắt đầu chép công thức món “Tômhùm Biriani”. Tôi mới chép được nửa số gia vị thì một cô gái trong bộ đồng phục của WHSmiths lại gần, thế là tôi vội vàng đóng cuốn sách vào, bước vài bước giả vờ như đang tìm kiếm. Khi nghĩ mình đã an toàn, tôi lại mở quyển sách ra – nhưng trước khi tôi viết thêm được chữ nào, một bà cụ mặc chiếc áo choàng màu xanh biển nói to, “Có gì hay không, cô bé?”
“Gì cơ ạ?”, tôi nói.
“Cuốn sách ấy!” bà cụ lấy cái ô chỉ về hướng cuốn sách. “Bác muốn có một món quà cho cô con dâu, nó là người Ấn Độ, nên bác nghĩ sẽ chọn một cuốn sách dạy nấu món Ấn thật hay. Cuốn đó có được không cưng?”
“Cháu e là cháu không rõ ạ” tôi nói “Cháu đã đọc đâu”
“Ồ” bà cụ nói và bắt đầu đi khỏi. Tôi cần phải ngậm miệng và chú tâm vào công việc của mình – nhưng mà tôi không thể làm thế được, thế là tôi cất giọng “XIn lỗi bác – nhưng chị ấy chắc phải biết nhiều công thức nấu món Ấn rồi chứ ạ?”
“Ai cơ cưng?” bà cụ quay lại nói.
“Con dâu bác ạ!” Tôi đã bắt đầu hối hận chuyện này. “Nếu chị ấy là người Ấn Độ thì chắc chị ấy biết nấu món Ấn chứ ạ?”
“Ồ” bà cụ nói, bà cụ trông rất bối rối “Thế thì theo cháu bác nên mua gì?” Ôi Chúa ơi!
“Cháu không biết nữa.” tôi nói. “Hay là một cuốn sách… về cái gì khác chẳng hạn?” “Ý kiến hay đấy” bà cụ hoan hỉ và tiến lại gần tôi. “Chỉ cho bác với nào, cưng” “Vâng” tôi nói, nhìn xuống mấy cái giá sách một cách vô vọng. “Thế chị ấy quan tâm đến điều gì ạ? Chị ấy… có sở thích gì đặc biệt nào không ạ?”
“Nó thích không khí trong lành” bà cụ trầm ngâm. “Đi dạo ở vùng thôn quê” “Tuyệt” tôi thở phào nhẹ nhõm. “Thế thì sao bác không ghé qua khu sách du lịch và chọn một quyển sách về đi dạo?”
Tôi chỉ cho bà cụ khu sách đó rồi vội vã quay lại tiếp tục việc copy của mình. Tôi đến khu bán băng đĩa, nơi lúc nào cũng vắng vẻ, và núp sau giá để những cuốn băng chương trình Teletubbies. Tôi nhìn quanh xem có ai không, rồi lại mở cuốn sách ra. Được rồi, trang 214, “Tôm hùm Biriani”… tôi tiếp tục chép, và khi tôi mới chép gần hết các gia vị thì một giọng nói nghiêm nghị vang lên sát cạnh tai tôi, “Xin lỗi cô”
Tôi hoảng quá, giật mạnh cái bút ra khỏi cuốn sổ, và khốn khổ thay, quệt một vệt dài màu xanh lên tấm ảnh món cơm basmati. Tôi vội lấy tay che vết mực và quay đi một cách hồn nhiên. một người đàn ông mặc sơ mi trắng có đeo thẻ tên đang nhìn tôi không bằng lòng.
“Đây không phải là thư viện công cộng, cô biết đấy” ông ta nói.
“Tôi chỉ đang lựa sách thôi mà” tôi lấp liếm và nhanh tay đóng quyển sách lại nhưng ngón tay của người đàn ông từ đâu mọc ra đã chẹn vào trang sách trước khi tôi kịp đóng. Ông ta từ từ mở cuốn sách ra và cả hai chúng tôi cùng nhìn chằm chằm vào vệt mực Biro xanh.
“Lựa sách là một chuyện” ông ta nói một cách nghiêm nghị “phá hoại cửa hàng lại là chuyện khác”
“Đấy chỉ là một tai nạn thôi!” tôi nói. “Anh đã làm tôi giật mình!”
“Hừm” ông ta nói, và lườm tôi. “Thực sự thì cô có ý định mua cuốn sách này không? Hay một cuốn sách nào khác?”
Im lặng một lúc - rồi, thật xấu hổ, tôi đáp “Không”
“Tôi hiểu rồi” ông ta nói, mím chặt môi “Được rồi, tôi e là chuyện này phải được trao đổi với bà quản lý. Hiển nhiên. giờ chúng tôi không thể bán cuốn sách này nữa, đó là tổn thất cho chúng tôi. Mời cô đi với tôi và thuật lại cho bà ấy một cách chính xác cô đã làm gì khi tai nạn xảy ra…”
Ông ta không đùa đấy chứ? Đáng lẽ ông ta phải tử tế nói rằng chẳng vấn đề gì đâu và rằng tôi có muốn một thẻ khách hàng trung thành không chứ. Tim tôi bắt đầu đập thình
thịch hoảng loạn. Tôi phải làm gì bây giờ? Hiển nhiên, tôi không thể mua quyển sách, dưới chế độ tiết kiệm của tôi. Nhưng tôi cũng không hề muốn gặp bà quản lý chút nào.
“Lynn?” người đàn ông gọi cô gái ở quầy bán bút. “Cô làm ơn gọi bà Glenys cho tôi nhé!”
Ông ta không đùa chút nào. Ông ta trông rất hả hê với bản thân, như thể là vừa mới bắt quả tang được một tên trộm vặt. Họ có thể khởi tố tôi vì đã vẽ vào sách hay không? Có thể đó là tội cố ý phá hoại tài sản. Tôi sẽ có tiền án, tôi sẽ không bao giờ được sang Mỹ nữa.
“Thôi được rồi, tôi sẽ mua cuốn sách, được chưa?” tôi tức tưởi nói. “Tôi sẽ mua quyển sách chết tiệt này” Tôi giật quyển sách khỏi tay người đàn ông rồi chạy ra quầy tính tiền trước khi ông ta kịp nói gì.
Đứng cạnh tôi ở quầy tính tiền là bà cụ mặc áo khoác xanh lúc nãy, bà cụ hoan hỉ nói to, “Bác đã nghe lời cháu! Bác đã chọn cho con dâu một cuốn sách về du lịch. Bác nghĩ nó sẽ rất thích!”
“Ồ hay quá!” tôi đáp, đưa cuốn sách để quét mã vạch.
“Tựa đề cuốn sách là đường tới Ấn Độ” bà cụ nói, giơ quyển sách dày cộm màu xanh lên. “Cháu đã nghe lần nào chưa?”
“Ồ” tôi nói. “Dạ, rồi, nhưng mà…”
“£24,99 của chị” cô thu ngân cắt ngang.
Cái gì cơ? Tôi hoảng hốt nhìn cô ta. 25 bảng, chỉ cho mấy cái công thức? Tại sao tôi lại không vớ một quyển nào rẻ hơn nhỉ? Chết tiệt. Chết tiệt. Hết sức miễn cưỡng, tôi lấy thẻ tín dụng đưa cho cô ta. Đi mua sắm là một chuyện, bị ép mua thứ mình không muốn lại là chuyện khác. Ý tôi là tôi thậm chí có thể mua một bộ đồ lót xinh xắn với 25 bảng đó.
Đổi lại, tôi ngẫm nghĩ tên đường về, mình sẽ có thêm nhiều điểm thưởng mới trên thẻ hội viên. Giá trị tương đương với… 50 xu! Và bây giờ tôi có thể làm cả đống cà ri ngon tuyệt và tiết kiệm lại được số tiền đã phí phạm đó. Thật ra, tôi sẽ coi cuốn sách này là một sự đầu tư.
Tôi không muốn ba hoa, nhưng trừ lần mua bán đó, tôi thực hiện khá tốt trong mấy ngày tiếp theo. Những thứ duy nhất tôi mua là một cái bình bằng crôm rất đẹp để mang cà phê đến cơ quan. (Cùng một ít hạt cà phê với một máy xay cà phê). Và một ít hoa và sâmpanh cho sinh nhật của Suze.
Nhưng thật ra là tôi được phép làm điều đó, bởi vì như David E.Barton nói, bạn phải trântrọng bạn bè mình. Ông nói chia bánh với bạn bè là một trong những hành động giản dị xa xưa nhất, thiết yếu nhất của đời sống con người. “Đừng bao giờ ngừng tặng quà cho bạn mình.” Ông nói. “Chúng không cần phải đắt tiền – hãy sử dụng óc sáng tạo và cố gắng
tự mình làm những món quà.”
Thế là tôi mua cho Suze nửa chai sâm panh thay vì cả chai – và thay vì mua bánh sừng bò đắt đỏ từ cửa hàng, tôi sẽ tự làm chúng với thứ bột nhào đặc biệt mà bạn có thể lấy từ những tuýp bột.
Tối đó, chúng tôi đi ra ngoài ăn đêm ở tiệm Terrazza với anh chị họ của Suze là Fenella và Tarquin – và thú thật, đó là bữa tối khá tốn kém. Nhưng không sao, bởi vì cái đó tính là chia bánh với bạn bè. (Trừ chuyện bánh mì ở Terrazza là bánh mì Ý cà chua phơi nắng giá £4,50 một ổ.)
.
Fenella và Tarquin đến lúc sáu giờ và vừa nhìn thấy họ là Suze đã reo lên thích thú. Tôi vẫn ở yên trong phòng và tiếp tục trang điểm, trì hoãn việc phải chạy ra ngoài để chào họ. Tôi không kết Fenella và Tarquin lắm. Thật sự thì, tôi nghĩ họ hơi bất bình thường. Mà trước hết là ở ngoại hình của họ bất bình thường. Họ đều rất gầy gò, nhưng lại to xương, và đều có hàm răng hơi hô. Fenella còn có chút để ý đến quần áo và trang điểmnên trông không quá tệ. Còn Tarquin thì, nói thẳng ra là trông như một con sóc. Hay là một con chồn. Hay là một sinh vật xương xẩu bé tí nào đấy. Họ cũng làm những điều lạ lùng nữa. Họ đi dạo bằng xe đạp đôi, mặc áo len chui ống giống nhau được bà vú già đan cho, và nói thứ ngôn ngữ của gia đình mà chẳng ai có thể hiểu được. Ví dụ như họ gọi sanwich là “witchy”. Và đồ uống là “titchy” (trừ khi nó là nước, thứ được gọi là “Ho”). Chỉ từng đó thôi cũng đủ khiến tôi phát bực rồi.
Nhưng Suze lại mê tít họ. Cô ấy đã trải qua những mùa hè thời thơ ấu với họ ở Scotland nên cô ấy không hề thấy họ có chút khác thường nào. Điều tồi tệ nhất là cô ấy bắt đầu nói về witchy và titchy khi ngồi với họ.
Tuy nhiên, tôi chẳng thể làm gì được - bây giờ họ đã ở đây rồi. Tôi chuốt mascara xong, đứng dậy và soi gương. Tôi khá hài lòng với hình ảnh của mình. Tôi đang mặc một bộ quần áo đen giản dị - và, cuốn hờ quanh cổ tôi là cái khăn lộng lẫy, lộng lẫy, hiệu Denny and George. Chúa ơi, thật là đáng đồng tiền. Trông nó thật tuyệt vời.
Tôi lưỡng lự một chút, rồi đành mở cửa đi ra.
“Chào cậu, Bex!” Suze nói, ngước nhìn với ánh mắt long lanh. Cô ấy đang ngồi khoanh chân trên sàn hành lang bóc quà, còn Fenella và Tarquin đang đứng bên cạnh, ngắm nhìn. Họ không có cái áo chui đầu giống nhau hôm nay, ơn Chúa. Nhưng Fenella lại mặc một cái váy đỏ kỳ cục may bằng vải tuýt lông, còn Tarquin thì mặc một bộ vest trông như thể được may từ thời Thế Chiến I.
“Xin chào!” tôi nói rồi hôn từng người một cách lịch sự.
“Ôi, trời!” Suze hét lên, lôi ra một bức tranh có khung cổ mạ vàng. “Em không thể tin
được! Em không thể tin được!” Cô ấy nhìn hết Tarquin đến Fenela với đôi mắt lấp lánh, và tôi liếc nhìn bức tranh qua vai của Suze. Thành thật mà nói, tôi chẳng thể thấy ấn tượng nổi. Nhìn thoáng qua, trông nó thật bẩn thỉu- màu xanh, màu nâu lem nhem bao phủ- và hơn thế nữa, chỉ là một con ngựa đang đứng yên trên cánh đồng. Ý tôi là lẽ ra nó phải đang nhảy qua hàng rào hay chồm lên hay đại loại thế chứ? Hoặc là nó đang phi nước kiệu trong Hyde Park, trên lưng là một quý cô mặc bộ váy dễ thương như trong Kiêu hãnh và Định kiến chứ.
“Chúc Mừng Ngày Tồi Tệ!” Tarquin và Fenella nói đồng thanh ( Đây lại là mộtchuyện nữa. Họ gọi sinh nhật là ngày tồi tệ, kể từ khi… Ôi Chúa ơi. Thật quá nhạt nhẽođể giải thích.)
“Nó quả là lộng lẫy,” tôi nhiệt tình nói. “Quả là rất đẹp!”
“ Đẹp quá phải không?” Tarquin nói một cách tha thiết. “ Hãy nhìn các sắc màu mà xem.”
“Ừm, rất dễ thương,” tôi nói, gật đầu.
“Và cả những nét vẽ nữa. Thật tinh tế. Bọn anh đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy nó.” “Quả là một bức tranh tuyệt đẹp,” tôi nói. “Khiến bạn chỉ muốn.. phi nước kiệu xuống vùng quê thôn dã!”
Tôi đang nói điều vớ vẩn gì thế này? Tại sao tôi không thể trung thực mà nói rằng tôi không thích nó?
“Em có hay cưỡi ngựa không?” Tarquin nói, nhìn tôi với một thoáng bất ngờ. Tôi đã cưỡi ngựa một lần. Con ngựa của anh họ tôi. Tôi đã ngã lần đó và thề rằng sẽ không bao giờ trèo lên lưng ngựa nữa. Nhưng mà tôi không định sẽ thú nhận điều đó vời Ngài Ngựa của Năm.
“Trước em cũng thường cưỡi,” tôi trả lời, khe khẽ mỉm cười khiêm tốn. “Nhưng không giỏi lắm.”
“Anh chắc là em sẽ lấy lại phong độ thôi,” Tarquin nói, nhìn tôi chằm chằm. “Thế em đã đi săn bao giờ chưa?”
Đi săn? Những con cáo nhỏ lông dày á? Anh ta có đùa không đấy?
“Này,” Suze nói, thích thú treo bức tranh lên tường. “Chúng ta làm một chút titchy trước khi đi đã chứ?”
“Tất nhiên rồi!” tôi nói, quay lưng lại với Tarquin. “ Ý kiến hay đấy.” “Ồ, phải” Fenella nói. “Em có sâm panh không?”
“Chắc là có đấy” Suze nói, và chạy vào bếp. Đúng lúc đó điện thoại reo, và tôi tới nghe. “Xin chào”
“ Xin chào, làm ơn cho tôi nói chuyện với cô Rebecca Bloomwood?” Một giọng phụ nữlạ cất lên.
“Vâng,” tôi đáp bâng quơ. Tôi đang lắng nghe tiếng mở và đóng tủ bếp và tự hỏi không biết chúng tôi còn ít sâm panh nào không trừ nửa chai chúng tôi đã uống trong bữa
sáng... “Tôi nghe.”
“Chào cô Bloomwood, tôi là Erica Parnell ở ngân hàng Endwich,” đầu kia nói và tôi nhưtê liệt.
Khốn thật. Ngân hàng gọi. Chúa ơi, họ đã gửi cho tôi lá thư đó đúng không và tôi chưa hề làm điều gì đáp lại.
Tôi phải nói gì bây giờ? Nhanh lên, tôi phải nói gì?
“Cô Bloomwood?” Erica Parnell nói.
Được rồi, tôi sẽ nói rằng tôi hoàn toàn nhận thức được là số tiền chi trội của tôi có hơi vượt quá giới hạn, và tôi sẽ có những biện pháp khắc khục trong vài ngày tới. Đúng rồi, nghe ổn đấy. “Biện pháp khắc phục” nghe rất xuôi tai. Được rồi - nói đi.
Tôi cương quyết tự nhủ không được hoảng hốt - những kẻ đó cũng là người - và hít một hơi thật sâu. Và rồi, bất chợt và không định trước, tay tôi đặt ống nghe xuống.
Tôi nhìn chằm chằm vào cái điện thoại yên lặng trong vài giây, gần như không thể tin được điều tôi vừa làm. Tôi làm thế để làm gì? Erica Parnell biết đó là tôi mà, đúng không? Cô ta sẽ gọi lại bất cứ lúc nào. Có thể bây giờ cô ta đang nhấn nút gọi lại cũng nên, và cô ta sẽ rất tức giận.
Tôi vội rút dây điện thoại ra và nhét nó dưới ghế sa lông. Bây giờ cô ta không thể gọi cho mình được nữa. Mình an toàn rồi.
“Ai gọi thế?” Suze hỏi trước khi bước vào phòng.
“Có ai đâu,” tôi đáp, cố nặn ra một nụ cười rạng rỡ. Tôi chỉ không muốn làm hỏng ngày sinh nhật của Suze với những vấn đề ngớ ngẩn của mình. “ Nhầm số thôi mà.. Nghe ngày, đừng uống ở đay. Ra ngoài uống đi!”
“ Ừ,” Suze nói,” được thôi!”
“Sẽ vui hơn nhiều,” tôi lắp bắp, cố gắng để cô không nhìn cái điện thoại. “Chúng ta sẽ đến những quán bar thật đẹp, uống cốc-tai, rồi đi đến tiệm Terrazza.”
Tôi nghĩ trước mắt tôi sẽ cài hiện số tất cả các cuộc gọi. Hoặc trả lời điện thoại bằng giọng nước ngoài. Hoặc, thậm chí tốt hơn là đổi số. Biến khỏi danh bạ điện thoại. “Có chuyện gì thế?” Fenella xuất hiện ở cửa và hỏi.
“Có gì đâu,” tôi nghe thấy mình nói. “Chúng ta sẽ ra ngoài kiếm titchy, rồi đi ăn tối.” Ôi tôi không thể tin được. Tôi đang biến mình thành một trong số họ.
Khi đến tiệm Terrazza, tôi đã thấy bình tĩnh hơn nhiều. Đương nhiên, Erica Parnell sẽ nghĩ là chúng tôi bị mất liên lạc do lỗi đường truyền hay gì đó. Cô ta sẽ không bao giờ nghĩ là tôi đã cúp máy. Ý tôi là cả hai chúng tôi đều là những trí thức trưởng thành, đúng không? Những trí thức trưởng thành thì không làm những việc như thế.
Và nếu tôi gặp cô ta, cầu Chúa điều này không xảy ra, tôi sẽ tỏ ra rất bình tĩnh và nói rằng “Chuyện thật lạ phải không, lúc trước cô gọi cho tôi ấy mà?” Hay còn hơn thế nữa, tôi sẽ trách móc cô ấy đã dập máy. (Tất nhiên là theo kiểu nửa đùa nửa thật.)
Quán Terrezza đầy người, nhộn nhịp, khói thuốc lá và tiếng chuyện trò, và khi chúng tôi ngồi xuống với quyển menu màu bạc to đùng, tôi cảm thấy còn thư giãn hơn nữa. Tôi thích đi ăn ở ngoài. Và tôi cho là mình xứng đáng có một bữa thực sự, sau mấy ngày chắt bóp vừa rồi. Thật không dễ dàng chút nào để thực hiện được chế độ nghiêmngặt đó, nhưng dù sao, tôi đã xoay sở được. Tôi vẫn thực hiện rất tốt! Thứ Bảy, tôi sẽ kiểm tra thói quen chi tiêu của mình, và tôi chắc chắn là nó phải giảm xuống ít nhất là 70% rồi.
“Ta uống gì bây giờ?” Suze nói. “Tarquin, anh chọn đi.”
“Ôi nhìn kìa!” Fenella hét lên. “Eddie Lazenby kìa! Chị phải ra chào mới được.” Cô tachạy đến chỗ một người đàn ông hói đầu mặc áo sặc sỡ cách chừng mười bàn. Làm thế nào mà cô ấy có thể nhận ra ông ta giữa đám đông, tôi chịu thôi.
“Suze!” một giọng khác thét lên, và chúng tôi cùng ngước lên. Một cô gái tóc vàng trong bộ cánh màu hồng phấn nhỏ xíu đang tiến về phía chúng tôi, hai tay dang rộng chuẩn bị cho một cái ôm. “Cả Tarkie nữa!”
“Chào Tory,” Tarquin nói, đứng lên. “Thế Mungo đâu?”
“Anh ấy ngồi đằng kia!” Tory nói, “Cậu nhất định phải ra chào anh ấy mới được”
Sao Fenella và Tarquin lúc nào cũng ở vùng trung Perthshire, vậy mà vừa mới đến London, họ đã bị những người bạn lâu ngày không gặp vây lấy nhỉ? “Eddie gửi lời chào,” Fenella thông báo sau lúc quay trở lại bàn. “Tory! Cậu thế nào? Mungo sao rồi?”
“Ồ, anh ấy rất ổn,” Tory nói. “ Nhưng nghe này, cậu có nghe thấy gì chưa? Caspar vừa mới về!”
“Không thể nào!” mọi người đều hét lên, và tôi suýt nữa thì cũng làm như họ. Chẳng ai bận tâm giới thiệu tôi với Tory, nhưng kiểu nó phải thế. Bạn tham gia vào hội bằng cách thẩm thấu. Một phút trước bạn là một người hoàn toàn xa lạ, phút sau bạn đã phát cuồng lên với cả hội, rồi tham gia “ Các cậu có nghe về Venetia và Sebastian chưa?”
“Xem nào, chúng ta phải gọi đồ đã,” Suze nói. “Tory ơi, một chốc nữa bọn tớ sẽ ghé thăm bàn cậu nhé.”
“Được rồi, chào,” Tory nói rồi khệnh khạng đi mất.
“Suze!” lại một giọng khác thét lên, và một cô gái mặc váy đen xinh xắn chạy tới. “Cả Fenny nữa!”
“Milla!” cả hai gào lên. “Cậu thế nào? Benjy thế nào rồi?”
Ôi Chúa ơi, cái sự này không thể nào dừng lại được. Tôi cứ ngồi trơ trơ ra đó, nhìnchằm chằm vào cái menu, giả vờ đang rất chăm chú chọn món khai vị nhưng tôi cảm thấy mình như là một kẻ bị lãng quên không ai thèm đếm xỉa. Thật không công bằng. Tôi cũng muốn nhảy từ bàn này sang bàn khác gặp gỡ bạn bè. Tôi muốn tình cờ gặp lại những người bạn thời thơ ấu. (Mặc dầu nói thật là, người duy nhất tôi biết lâu đến thế là Tom, cậu bạn hàng xóm, và bây giờ cậu ta đang ở trong căn bếp gỗ sồi ngâm vôi ở Reigate.)
Nhưng để phòng khi, tôi hạ thấp tờ menu xuống, và nhìn quanh đầy hy vọng. Làmơn, Chúa ơi, chỉ một lần này thôi, hãy để ai đó nhận ra con. Không cần là ai đó con thích, chẳng cần là ai đó con thân - chỉ cần một ai đó mà con có thể chạy ra hôn má chụt, chụt và hét lên, “Chúng ta nhất định phải đi ăn trưa!” Ai cũng được mà… Ai cũng được…
Và rồi thật bất ngờ, tôi nhận ra một khuôn mặt quen quen, chỉ ngồi cách có mấy bàn! Đó là Luke Brandon, ngồi chung bàn với một người đàn ông và một người đàn bà đứng tuổi ăn mặc rất sang trọng.
Thật ra hắn không phải là một người bạn cũ - nhưng tôi biết hắn mà, đúng không? Và tôi rất muốn nhảy từ bàn này sang bàn nọ như mọi người.
“Ôi Luke kìa!” tôi reo lên (nhỏ tiếng để Luke không nghe thấy). “Tớ phải ra chào mới được!”
Khi mà mọi người vẫn còn đang ngỡ ngàng thì tôi đã chỉnh lại tóc, đứng dậy rồi bước vội, tràn đầy hạnh phúc bất ngờ. Tôi cũng có thể làm thế! Tôi đang nhảy từ bàn này sang bàn khác ở quán Terrezza. Tôi là một cô gái Thời thượng!
Tới khi chỉ còn cách bàn họ vài bước, tôi đi chậm dần và tự hỏi thực sự thì mình sẽ nói điều gì với hắn.
Được rồi.. Tôi sẽ phải lịch sự. Chào và - a, đúng rồi! Tôi có thể cảm ơn hắn lần nữa vì đã tử tế cho tôi vay hai mươi bảng.
Khốn thật. Tôi đã trả hắn rồi, đúng thế không?
Rồi. Rồi mà. Tôi đã gửi cho hắn một tấm thiệp xinh xắn có hình những bông hoa anhtúc làm bằng giấy tái chế và một tấm séc rồi mà. Đúng rồi. Giờ thì đừng có hoảng, hãy bình tĩnh và Thời thượng.
“Xin chào!” tôi nói ngay khi đến tầm nghe của bàn hắn, nhưng tiếng ồn ào xung quanh quá to, nên hắn không nghe thấy tôi. Khỏi phải nghi ngờ, tất cả đám bạn của Fenella đều có giọng choe chóe.
Bạn chỉ cần có sáu mươi lăm decibel để được nghe thấy. “Xin chào!” tôi thử lại lần nữa, to hơn, nhưng vẫn không có đáp trả. Luke đang nói chuyện say sưa với người đàn ông đứng tuổi còn người đàn bà thì đang lắng nghe chăm chú. Không ai trong số họ buồn liếc mắt lên.
Thế này thì hơi xấu hổ thật. Tôi đang đứng đó, như trời trồng, hoàn toàn bị kẻ mà mình muốn chào phớt lảng. Dường như chưa một ai khác từng mắc vào rắc rối này. Tại sao anh ta không chồm dậy, hét lên “Mọi người đã nghe về Quỹ đầu tư Vùng đất mũi chưa?” Thật không công bằng. Tôi nên làm gì bây giờ? Tôi có nên chuồn đi không? Tôi có nên vờ như đang đi về phía toa lét nữ không?
Một người bồi bàn đang bưng khay xô vào tôi, và tôi bị đẩy về phía trước, phía bàn của Luke - và đúng lúc đó, hắn ngước lên. Hắn nhìn tôi chằm chằm ngây ngô như thể chẳng biết tôi là ai, và tôi thấy dạ dày mình khẽ quặn lên hốt hoảng. Nhưng giờ thì tôi phải tiến lên thôi.
“Xin chào, Luke!” Tôi hào hứng nói. “Tôi chỉ nghĩ là nên… ra chào một tiếng.” “Chà, xin chào,” cuối cùng hắn cũng đáp lại. “Bố, mẹ, đây là Rebecca Bloomwood. Rebecca, đây là bố mẹ tôi.”
Ôi, Chúa ơi. Tôi vừa làm gì thế này? Tôi đã nhảy vào một cuộc sum họp gia đìnhđầm ấm sao. Ra khỏi đây, nhanh lên.
“Cháu chào hai bác,” tôi nói, cố nặn ra một nụ cười yếu ớt.” Dạ, cháu không muốn làmphiền mọi người..”
“Cháu quen Luke thế nào nhỉ?” bà Brandon hỏi.
“Rebecca là một phóng viên tài chính hàng đầu ạ,” Luke nói, nhấp một chút rượu. Có thực là hắn nghĩ thế không? Trời ơi, tôi phải kể chuyện này với Clare Edwards.(Và Philip, cả ông ta nữa.)
Tôi mỉm cười tự tin với ông Brandon, cảm giác như thể kẻ tung người hứng. Tôi là một phóng viên tài chính hàng đầu, tán gẫu với một doanh nhân hàng đầu trong một tiệm ăn hàng đầu ở London. Không tuyệt lắm sao?
“Phóng viên tài chính ư?” Ông Brandon lẩm bẩm và trễ cặp kính lão xuống để nhìn cho rõ tôi hơn. “Thế cháu đánh giá thế nào về tuyên bố mới của ngài thủ tướng?” Tôi sẽ không bao giờ bắt chuyện trong quán ăn nữa. Không bao giờ.
“Dạ,” tôi lấy lại bình tĩnh, tự nghĩ giá mà tôi có thể giả vờ như vừa nhìn thấy một người bạn cũ nơi cuối phòng.
“Bố, con chắc là Rebecca không muốn nói chuyện công việc đâu,” Luke nói, môi hơi mím lại.
“Đúng đấy!” bà Brandon nói, mỉm cười với tôi. “Cái khăn đẹp quá, Rebecca. Có phảicủa hiệu Denny and George không cháu?”
“Dạ, vâng ạ!” tôi nói, thở phào nhẹ nhõm. “Cháu đã gặp may, cháu mua nó trong đợt giảm giá tuần trước!”
Từ khóe mắt, tôi có thể nhận thấy Luke đang nhìn tôi chằm chằm với một thái độ rất lạ. Tại sao nhỉ? Tại sao anh ta trông như là…
Ôi khỉ thật. Làm sao mà tôi ngu thế nhỉ?
“Cháu mua…cho bác cháu”, tôi tiếp tục, cố gắng nghĩ nhanh nhất có thể. “Cháu mua tặng cho bác cháu. Nhưng mà bác ấy đã… qua đời rồi ạ.”
Mọi người đều im lặng choáng váng còn tôi thì cúi gằm mặt. Tôi không thể tin được điều tôi vừa nói.
“Ôi trời,” ông Brandon thốt lên.
“Bác Ermintrude mất rồi?” Luke hỏi bằng một giọng rất lạ.
“Vâng” tôi đáp, cố ép mình ngước lên. “Điều đó thật rất tệ”
“Khủng khiếp quá!” bà Brandon nói đầy thương cảm.
“Bác ấy đã nằm viện đúng không?” Luke nói, tự rót cho hắn một cốc nước. “Có chuyệngì xảy ra với bác ấy thế?”
Trong một khoảnh khắc, tôi im lặng.
“Là do… chân của bác ấy,” tôi nghe mình nói thế.
“Chân bà ấy?” bà Brandon nhìn tôi đầy băn khoăn. “Chân bà ấy bị làm sao?” “Nó.. sưng vù lên và bị nhiễm trùng,” tôi nói sau một hồi im lặng. “Và họ phải cưa nó đi nhưng rồi bác ấy đã không qua khỏi.”
“Chúa ơi,’ ông Brandon nói, lắc đầu. “Bọn bác sĩ khốn kiếp.” Ông bất chợt đưa mắt nhìntôi một cách dữ dằn. “Bà ấy đến bệnh viện tư à?”
“Dạ… cháu không chắc lắm,” tôi nói, bắt đầu lùi lại. Tại sao tôi lại không nói là bác ấy đã đưa cho tôi cái khăn điên rồ này? “Dù sao cũng rất vui khi được gặp anh, Luke. Tôi phải đi đây, chắc các bạn tôi đang chờ.”
Tôi vội vã vẫy chào, không dám nhìn thẳng vào mắt Luke rồi nhanh chóng quay lại chỗ Suze, chân tôi bủn rủn và những ngón tay tôi vặn vẹo hai bên.Chúa ơi, một thất bại ê chề.
Tôi đã lấy lại bình tĩnh ngay khi đồ ăn tới. Đồ ăn! Tôi đã gọi món sò nướng và lúc ănmiếng đầu tiên, tôi suýt khóc. Sau quá nhiều ngày ăn uống khổ sở, đối phó, thì đây quả thực như ở thiên đường. Tôi thấy vui, phát khóc - như là một tù nhân khi mãn hạn, như một đứa trẻ sau chiến tranh. Sau món sò, tôi dùng bít tết besarnaise với khoai tây chiên - và khi tất cả mọi người đều nói không, cảm ơn với món tráng miệng thì tôi gọi một cái kem socola. Vì ai mà biết đến bao giờ tôi mới lại đi ăn tiệm như thế này? Mấy tháng tới sẽ tiếp tục là bánh sandwich pho mát và cà phê tự làm đựng trong bình, chẳng có gì khác ngoài sự đơn điệu đó.
Khi tôi đang đợi món kem socola của mình, Suze và Fenella quyết định họ phải đếnnói chuyện với Benjy, ở phía bên kia của quán. Thế là họ đứng lên, cùng châm thuốc lá
như thường lệ, rồi đi mất. Còn Tarquin thì ở lại cùng tôi. Anh ta có vẻ không thích gặp gỡ chuyện trò như hai người kia. Thực ra cả buổi tối anh ta khá ít lời. Tôi cũng để ý thấy là anh ta uống nhiều hơn tất cả bọn tôi. Tôi nghĩ là anh ta có thể gục xuống bàn bất cứ lúc nào.
Chúng tôi im lặng một lúc. Thật lòng mà nói tôi nghĩ Tarquin khá khác thường. Tôi không biết nên nói chuyện gì với anh ta. Rồi bỗng nhiên anh ta nói “Em có thích Wagner không?”
“Ồ có chứ,” tôi trả lời ngay. Tôi không chắc đã nghe thấy cái tên Wagner lần nào chưa, nhưng mà tôi không muốn tỏ ra thiếu hiểu biết văn hóa. Với lại tôi cũng đã từng đi xemOpera, mặc dù tôi nghĩ đấy là Mozart.
“Bản ‘Liebestod’ trong vở Tristan” anh ta nói, lúc lắc đầu. “Liebestod.” “Ừm,” tôi nói, và gật đầu với hy vọng đó là một hành động sáng suốt. Tôi rót cho mình một chút rượu và rồi cũng rót đầy cốc anh ta, và nhìn quanh xem Suze đâu. Cô biến mất, bỏ mặc tôi với gã anh họ say xỉn.
“Dah-dah-dah-dah, daaaah dah dah…”
Ôi Chúa ơi, giờ thì anh ta bắt đầu hát. Không to nhưng đầy sôi nổi. Rồi anh ta nhìn chằmchằm vào mắt tôi như thể chờ đợi tôi cùng hát.
“Dah-dah-dah-dah…”
Bây giờ thì anh ta đã nhắm mắt lại và bắt đầu đung đưa. Thật xấu hổ quá đi mất.
“Da diddle-idy da-a-da-a daaah da…”
“Hay lắm, tôi nhiệt tình nói. “Anh không thể bắt nhịp được Wagner, đúng không?” “Tristan,” anh ta nói. “Un Isolde.” Anh ta mở mắt ra. “Em sẽ là một Isolde tuyệt đẹp.” Tôi sẽ là một cái gì? Trong khi tôi vẫn đang nhìn anh ta, anh ta đã bắt đầu nâng hai tay tôi lên môi và bắt đầu hôn chúng. Trong một khoảnh khắc, tôi sốc đến nỗi không thể cử động được.
“Tarquin,” tôi nói dứt khoát hết mức, cố gắng giật tay lại. “Tarquin, làm ơn…” Tôi nhìn lên, cố gắng tìm Suze khắp nơi - và, khi tôi làm thế, tôi thấy ánh mắt Luke Brandon, đang rời khỏi nhà hàng. Anh ta hơi nhíu mày, giơ tay lên chào tạm biệt, rồi biến mất sau cánh cửa.
“Da em thơm như hoa hồng vậy,” Tarquin rên rỉ vào tay tôi.
“Thôi, im đi!” tôi gắt lên, và giật mạnh tay ra khỏi tay anh ta, mạnh đến nỗi răng của anh ta hằn một vệt dài trên da tôi. “Để tôi yên!”
Tôi sẽ tát anh ta nhưng mà anh ta có thể sẽ coi nó như là một sự khuyến khích. Ngay lúc đó, Suze và Fenella quay lại bàn với đống tin tức về Binky và Minky - cònTarquin trở nên im lặng như trước. Và cả tối đó, ngay cả lúc chúng tôi giải tán, anh ta
không còn nhìn tôi. Ơn Chúa. Chắc chắn anh ta đã hiểu.
Chương 7:
VẬY MÀ CÓ VẺ NHƯ anh ta vẫn không hiểu, vì hôm thứ bảy tôi nhận được mộtấm thiệp có hình một cô gái bẽn lẽn vẽ theo lối tiền Raphael. Trong tấm thiệp, Tarquin viết:
Ngàn lần xin lỗi về cách cư cử vụng về của tôi. Tôi hi vọng có thể chuộc lỗi với em. Một cặp vé đến Bayreuth – hoặc nếu không, ăn tối nhé?
Tarquin.
Ăn tối với Tarquin. Bạn có tưởng tượng nổi không? Mà thật ra anh ta định làm gì kia chứ? Tôi chưa bao giờ nghe đến Bayreuth. Nó là một buổi trình diễn mới hay cái gì nhỉ? Hay ý anh ta là Beirut? Nhưng vì Chúa, sao chùng tôi lại đến Beirut cơ chứ?
Nhưng dù sao thù tôi cũng có nhiều thứ quan trọng hơn phải quan tâm ngày hômnay. Đây là ngày thứ sáu Cắt Giảm Chi Tiêu – và quan trọng, đây là ngày cuối tuần đầutiên. David E. Barton nói đây thường là thời điểm mà chế độ tằn tiện bị phá vỡ. Bở vì ngày nghỉ thoát khỏi nhịp sống công việc thường ngày nên tạo ra một sự đứt quãng và nó thường lê thê trống rỗng, háo hức được lấp đầy bởi việc mua sắm thoải mái quen thuộc.
Nhưng tôi thừa quyết tâm vượt qua. Tôi sẽ tuyệt đối kiểm soát ngày của mình – và sẽ không đến gần một cửa hàng nào hết. Sáng nay tôi sẽ tới thăm bảo tàng và đến tối nay, tôi sẽ tự nấu một bữa càri cho tôi và Suze. Và tôi thực sự rất háo hức với việc này.
Và tổng chi phí hôm nay sẽ bao gồm:
Đi đến bảo tàng: Miễn phí (vì tôi có vé tháng)
Vào bảo tàng: MIễn phí
Cà ri: £2,50 (David E. Barton nói là bạn có thể làm một bữa cà ri tuyệt vời cho bốnngười với giá không quá £5,00 – mà chúng tôi chỉ có hai người.)
Tổng cộng chi tiêu trong ngày: £2,50
Vậy là tốt hơn rồi. Thêm nữa tôi được mở mang kiến thức thay vì những thứ vật chất phù phiếm. Tôi chọn bảo tàng Victoria &Albert vì chưa đến đó bao giờ. Thực ra tôi thậmchí chẳng biết bên trong nó có gì. Tượng Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Albert chăng, hay đại loại thế?
Nhưng dù có gì trong đó đi nữa thì nó cũng sẽ rất thú vị và lôi cuốn, tôi bảo đảm thế. Vì trên hết thảy, hoàn toàn miễn phí!
Khi tàu ra khỏi ga điện ngầm Nam Kensington, dưới ánh mặt trời rục rỡ, tôi rảo bước trên đường, tự cảm thấy hài lòng với chính mình. Bình thường tôi sẽ phí phạm buổi sáng thứ bảy của mình để xem chương trình Live and Kicking và chuẩn bị mua sắm. Nhưng
nhìn mà xem này! Tôi bỗng nhiên thấy mình trưởng thành và mẫu mực như nhân vật nào đó trong phim của Woody Allen. Tôi chỉ cần thêm chiếc khăn len dài với đôi kính mát là sẽ giống Diane Keaton.
Và vào ngày thứ hai, khi mọi người hỏi tôi ngày cuối tuần như thế nào, tôi sẽ nói “Thực ra tôi đã đến bảo tàng V&A”,. Không tôi sẽ nói là “Tôi đã tạt qua một buổi triểnlãm.” Nghe có vẻ sành điệu hơn đấy. (Mà sao mọi người hay nói họ “tạt qua” một buổi triển lãm nhỉ? Đâu có phải các bức họa có thể ầm ầm chạy ra như lũ bò tót ở Pamplona). Sau đó họ sẽ nói, “Thật sao? Tớ không biết là cậu cũng quan tâm đến nghệ thuật đấy, Rebecca.” Và tôi sẽ nói, “Ồ, có chứ. Tớ dành hầu hết thời gian rảnh để đến các bảo tàng mà.” Rồi họ sẽ có ấn tượng về tôi rồi tiếp…
Mải nghĩ tôi đã đi băng qua cửa ra vào. Thật là ngớ ngẩn. Quá bận nghĩ về một cuộc đối thoại giữa mình và… tôi chợt nhận thấy thực ra người mà tôi dựng lên trong hoạt cảnh ngắn ngủi vừa rồi lại là Luke Brandon. Kỳ cục thật. Sao lại thế cơ chứ? Vì tôi đãchào hắn ở quán ăn thôi, tôi cố nghĩ. Thôi nào. Tập trung. Bảo tàng.
Tôi nhanh chân trở lại và hờ hững tiến vào tiền sảnh, cố tỏ ra là mình đã đến đây nhiều lần. Chẳng giống như đám du khách người Nhật đang túm tụm xung quanh anh hướng dẫn viên. Ha! Tôi thầm nghĩ đầy tự hào, mình không phải du khách. Đây là di sảncủa mình. Văn hóa của mình. Tôi lơ đễnh lấy một tấm bản đồ như thể tôi chẳng thực sự cần nó, nhìn vào danh sách các bài giới thiệu về các hiện vật như Đồ Gốm Dưới Triều Nguyên Và Đầu Triều Minh. Sau đó, rất tự nhiên, tôi bắt đầu dạo qua phòng trưng bày đầu tiên.
“Xin lỗi chị,” một người phụ nữ đang đứng ở bàn gọi tôi. “Chị đã trả tiền vé vào cửa chưa?”
Tôi đã cái gì cơ? Không ai phải trả tiền để vào nhà bảo tàng mà! Ờ, tất nhiên – cô ta chỉ đang đùa với tôi thôi. Tôi mỉm cười thân thiện và tiếp tục đi.
“Xin lỗi chị,” Cô ta nói, bằng giọng sắc lạnh hơn và một gã đàn ông trong bộ đồng phục bảo vệ đột nhiên xuất hiện. “Chị đã trả phí vào cửa chưa?”
“Bảo tàng miễn phí cơ mà!” Tôi thốt lên kinh ngạc.
“Tôi e là không,” cô ta nói, và chỉ vào môt tấm biển đằng sau tôi. Tôi quay trở lại và bật ngửa ra vì bất ngờ.
Vé vào cửa £5,00
Tôi suýt ngất vì choáng váng. Chuyện gì đã xảy ra với thế gian này vậy? Họ đang tínhphí vào thăm một bảo tàng. Thật là quá đáng. Mọi người đều biết là bảo tàng luôn miễn phí mà. Nếu bạn tính phí vào bảo tàng thì còn ai thèm đến nữa! Rồi di sản văn hóa của chúng ta sẽ không thể được biết rộng rãi chỉ vì cái rào cản tài chính khủng khiếp. Cả đất
nước rồi sẽ bị thụt lùi rất xa và xã hội văn minh sẽ phải đối mặt khẩn cấp với nguy cơ sụp đổ. Đó là điều ông muốn phải không, Tony Blair?
Hơn nữa, tôi không có £5. Tôi cố ý không mang tiền theo, trừ £2,50 để mua nguyên liệu làm cà ri. Ôi Chúa ơi, thật là phiền phức. Ý tôi là, tôi đã ở đây, sẵn sàng tìm hiểu văn hóa. Tôi muốn vào trong và ngắm nghía… Ừm, thì bất cứ cái gì trong đó – nhưng mà không thể!
Giờ thì đám du khách người Nhật đang nhìn tôi chằm chằm như thể tôi có tội gì vậy. Biến đi! Tôi cáu kỉnh nghĩ. Đi mà ngắm mấy cái thứ nghệ thuật ấy đi.
“Chúng tôi có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng,” người phụ nữ nói. “VISA, Switch,American, Express.”
“À.” Tôi nói. “Vâng… được thôi.”
“Vé năm là £15,” cô ta nói khi tôi đang tìm ví, “nhưng với nó cô có thể vào cửa không giới hạn lần vào trong một năm.”
Không giới hạn lần vào trong một năm! Nào, đợi một lát! David E.Barton nói rằngđiều mà bạn phải tính toán khi mua bất kỳ cái gì là ước lượng “giá mỗi lần sử dụng”, tức là giá mà bạn chia cho số lần bạn dùng nó. Thử giả sử là từ giờ trở đi, tôi sẽ đến V&Amỗi tháng một lần. (Tôi nghĩ đó là sự thật). Nếu tôi mua vé năm, có nghĩ là chỉ… £1,25 mỗi lần đến.
Ôi, một món hời đấy chứ, phải không? Khi cân nhắc lại bạn sẽ thấy nó thực sự là một vụ đầu tư rất tốt.
“Được, tôi sẽ mua vé năm.” Tôi nói và chìa thẻ VISA ra. A ha! Văn hóa ơi, ta đến đây.
Tôi bắt đầu với việc nhìn tấm bản đồ nhỏ và lướt qua mỗi tác phẩm trưng bày, tỉ mỉ đọc những tấm biển chú thích nhỏ.
Chén thánh làm từ bạc, Hà Lan, thế kỷ 16
Bức bích họa Chúa Ba Ngôi, Ý, giữa thế kỷ 15
Bát đất nung màu xanh và trắng, đầu thế kỷ 17
Chiếc bát đó quả là rất đẹp, tôi bỗng dưng cảm thấy thích thú và tự hỏi, không biết nó trị giá bao nhiêu. Trông nó có vẻ đắt tiền… Tôi nhìn quanh xem có tấm bảng đề giá nào không nhưng chợt nhớ ra mình đang ở đâu. Tất nhiên, sẽ chẳng có giá trị gì ở đây hết.
Thật là thiếu sót, tôi nghĩ. Bởi lẽ giá cả sẽ khiến nó thêm thú vị, phải không nào? Bạn dạo quanh, nhìn ngắm mọi thứ, sau một hồi sẽ cảm thấy khá tẻ nhạt. Ngược lại, nếu họ đặt thêm bảng giá tiền vào, bạn sẽ cảm thấy hứng thú lâu hơn. Thật ra, tôi nghĩ tất cả các bảo tàng đều nên đề giá cho các vật trưng bày của họ. Bạn ngắm nhìn một chiếc ly
bạc hay một bức tượng cẩm thạch hay bức họa MonaLisa hay cái gì đi chăng nữa, và ngưỡng mộ vẻ đẹp hay giá trị lịch sử của chúng, vân vân – rồi sau đó bạn tìm bảng giá thực và thoảng thốt “Ôi, xem trị giá của nó này!” Và mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn.
Tôi sẽ viết cho V&A và đề nghị họ chuyện này. Dù sao, tôi là người có vé năm cơ mà. Họ cũng nên nghe ý kiến của tôi chứ.
Giờ thì tôi chuyển sang kệ ly bên cạnh.
Ly chạm khắc, Anh, giữa thế kỷ 15.
Chúa ơi, tôi muốn uống một tách cà phê chết đi được! Tôi đã ở đây bao lâu rồi nhỉ! Hẳnlà phải…
Ôi, mới mười lăm phút.
Khi bước vào phòng trưng bày lịch sử ngành thời trang, tôi bỗng trở nên nghiêm nghị và thông thái lạ thường. Thực sự thì tôi đã dành nhiều thời gian cho nơi này hơn bất cứ chỗ nào khác. Nhưng rồi những bộ váy áo, những đôi giày cũng hết và nhường chỗ cho những bức tượng cùng những thứ lặt vặt khó hiểu trên kệ. Tôi liên tục nhìn đồng hồ còn đôi chân thì đau nhức… và cuối cùng, tôi sà vào một chiếc ghế sofa.
Đừng hiểu lầm tôi. Tôi thích các bảo tàng. Tôi thực sự thích. Và tôi rất quan tâm đến nghệ thuật của Hàn Quốc. Chỉ là sàn nhà quá cứng mà tôi thì lại đi bốt hơi chật. Với lại tôi phải cởi áo khoác vì trời nóng, nhưng giờ cái áo cứ liên tục trơn tuột khỏi cánh tay tôi. Và thật là kỳ cục, nhưng tôi cứ nghĩ mình có nghe thấy tiếng của một ngăn kéo đựng tiền. Có lẽ chỉ là tôi tưởng tượng thôi.
Tôi đang ngồi vẩn vơ, tự hỏi xem mình còn đủ sức đứng lên nữa không, thì đámkhách Nhật bước vào gian trưng bày này, tôi buộc phải đứng lên, vờ như đang chăm chú ngắm nghía một cái gì đó. Tôi lơ đãng nhìn một tấm thảm, rồi sải bước xuống hành lang nơi bày những viên ngói cổ Ấn Độ. Tôi đang nghĩ đến việc là bọn tôi nên lấy mấy viên ngói nung ấy và trang trí lại phòng tắm thì thoáng thấy một cái gì đó qua tấm lưới kim loại và rồi tôi lặng người sửng sốt.
Tôi đang mơ ư? Hay đó là ảo ảnh? Tôi có thể thấy một chiếc máy tính tiền, một hàng người xếp dài, một chiếc tủ trưng bàu cùng các bảng giá…
Ôi Chúa ơi, tôi không nhầm đâu! Đó là một cửa hàng! Có một cửa hàng nagy trước mặt tôi!
Chân tôi như đang nhún nhảy, năng lượng tràn trề trở lại. Theo tiếng bíp bíp của chiếc máy tính tiền, tôi nhanh chóng đến lối vào cửa hàng và dừng lại trước ngưỡng cửa. Tôi tự nhủ với mình là đừng quá hi vọng để khỏi phải thất vọng nếu đó chỉ là tiếng đánh dấu
sách và khăn ăn.
Nhưng không. Tuyệt vời kinh khủng! Sao tôi lại không biết nơi này sớm hơn nhỉ? Có vô số đồ trang sức đẹp và hàng đống sách nghệ thuật tuyệt hay, thêm nữa là những món đồ gốm, những tấm thiệp xinh xắn và…
Ôi. Tôi đâu có ý định mua bất cứ thứ gì trong ngày hôm nay kia chứ! Khỉ thật! Thật là tồi tệ. Khám phá ra một cửa hàng mới và rồi chẳng mua cái gì trong đó là nghĩa làm sao? Thật quá bất công. Mọi người đều đang mua đồ, họ đều đang vui vẻ. Tôi chánnản lượn lờ quanh một kệ trưng bày ca cốc, nhìn một người đàn bà Úc đang mua một đống sách về điêu khắc. Bà ấy đang trò chuyện với người bán hàng và tôi tình cờ nghe thấy hai người nhắc gì đó về Giáng sinh. Và rồi tôi nảy ra một ý tưởng tuyệt vời.
Mua đồ cho Giáng sinh! Tôi có thể mua toàn bộ đồ Giáng sinh ở đây. Tôi biết tháng ba có vẻ hơi sớm, nhưng sao lại không kia chứ? Và khi dịp giáng sinh đến, tôi không phải chen chúc trong một đám đông mua sắm khủng khiếp. Không thể tin nổi, sao mình không nghĩ ra việc này từ trước nhỉ? Và là như thế thì không hề vi phạm nguyên tắc vì khi nào đó tôi sẽ phải mua quà giáng sinh mà. Tất cả điều tôi sẽ làm bây giờ tiến hành việc mua sắm. Đúng là quá thông minh.
Và sau một giờ đồng hồ, tôi quay ra hồ hởi với hai túi sách. Tôi đã mua một quyển album có bìa là ảnh của William Morris, một bộ ghép hình bằng gỗ kiểu cổ, một cuốn sách ảnh thời trang và một bình trà bằng gốm độc đáo. Chúa ơi, tôi mê việc mua sắmgiáng sinh. Tôi chưa biết sẽ tặng gì cho ai – nhưng quan trọng là, những món đồ độc đáo, phi thời có thể làm đẹp bất cứ ngôi nhà nào. (Ít ra là chiếc bình trà bằng gốm vì điều đó được ghi trên mẩu tờ rơi bé xíu.) Vì vậy, tôi cho là đã hành động thực sự đúng.
Như vậy buổi sáng nay đã thành công mỹ mãn. Khi rời khỏi bảo tàng, tôi cảm thấy phấn chấn, bay bổng lạ thường. Điều đó chỉ ra tầm ảnh hưởng của một buổi sáng hoàn toàn dành cho văn hóa với tâm hồn. Từ giờ, tôi quyết định sẽ dành mỗi sáng thứ bảy ở một bảo tàng.
Khi tôi về nhà, trên tấm thảm chùi chân ngoài cửa có một bưu kiện cùng với một phong bì vuông có đề địa chỉ người nhận là tôi bằng nét chữ tôi chưa từng thấy. Tôi kéo đống túi vào phòng rồi xé bì thư ngay – và khựng lại. Đó là một tấm thiệp của Luke Brandon. Làm sao hắn có được địa chỉ nhà mình nhỉ? Tấm thiệp viết:
Gửi Rebecca, thât vui vì tình cờ gặp cô tối hôm trước, tôi thực sự hi vọng cô đã có một buổi tối thú vị. Giờ tôi mới nhận ra là tôi chưa cảm ơn cô về khoản tiền cô gửi trả tôi. Vô cùng cảm kích.
Chúc cô mọi điều tốt đẹp – và, dĩ nhiên. Xin bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc nhất về sự mất mát bác Ermintrude. (Nếu được xem là một sự an ủi thì, tôi không thể tưởng tượng chiếc khăn đó có thể hợp với ai hơn cô.)
Luke.
Tôi lặng lẽ nhìn chằm chằm vào bức thư một lúc. Tôi khá ngạc nhiên. Trời, tôi nghĩ một cách cảnh giác. Hắn thật tử tế khi đã viết thiệp, phải không? Một tấm thiệp viết tay đẹp đẽ dường này, chỉ để cảm ơn cho tấm thiệp của tôi. Ý tôi là hắn không chỉ vì lịch sự thôi chứ? Bạn không nhất thiết phải gửi thiệp cảm ơn cho một người chỉ vì họ trả lại hai mươi bảng đã vay.
Hay là bạn cũng thế? Có thể, ngày nay, mọi người làm như vậy. Mọi người gửi thiệp vì mọi lý do. Tôi chẳng biết tí gì về cái phải làm và cái không nên làm cả. (Tôi biết tôi nên đọc cuốn sách về nghi thức xã giao mà tôi có.) Tấm thiệp này phải chăng chỉ là một lời cảm ơn lịch sự? Hay nó còn là một cái gì đó khác? Và nếu là như vậy… thì… đó là gì?
Hắn đang chế giễu tôi sao?
Ôi Chúa ơi, chắc thế rồi. Hắn biết là bác Ermintrude không có thật. Hắn chỉ giễu cợt để làm tôi xấu hổ thôi.
Nhưng mà… hắn mất công mua thiệp, viết thiệp, rồi gửi nó chỉ để làm tôi bẽ mặt thôi sao?
Ôi, tôi không biết nữa. Ai quan tâm kia chứ? Dù sao tôi thậm chí còn chẳng thích hắn.
Mở mang kiến thức trong cả buổi sáng, tôi xứng đáng tự thưởng một chút trong buổi chiều, thế là tôi mua một tờ Vogue và một túi Minstrels rồi nằm thượt lên sofa. Chúa ơi, tôi đã bỏ qua những điều thú vị này sao. Tôi chưa đọc một tạp chí nào trong…hẳn là một tuần rồi, trừ bản phô tô tờ Cosmo của Suze ngày hôm qua. Và tôi không nhớ
nổi lần cuối cùng tôi thưởng thức vị socola.
Tôi không thể dành quá nhiều thời gian hưởng thụ được, bởi vì tôi còn phải ra ngoài mua đồ cho món cà ri tự nấu của chúng tôi. Vì vậy, sau khi đọc lá số tử vi của tôi, tôi gấp cuốn tạp chí lại, rồi lấy quyển sách dạy món Ấn ra. Tôi thực sự rất háo hức. Tôi chưa bao giờ làm cà ri cả.
Tôi không muốn làm cà ri tôm hùm nữa vì hóa ra tôm hùm rất đắt.Tôi sẽ thay thế bằng món gà nấm Balti. Món đó có vẻ rẻ và dễ làm hơn. Và giờ thì tôi chỉ cần viết danhsách những thứ cần mua.
Khi viết xong, tôi hơi ngạc nhiên. Tờ danh sách dài hơn tôi nghĩ. Tôi không biết rằng cầnphải có nhiều gia vị đến thế để làm món cà ri. Tôi vừa đảo qua bếp, và thấy chúng tôi không có chảo Balti, hay máy nghiền gia vị, hay máy trộn tạo hương. Hay thậm chí một chiếc thìa gỗ hay bất cứ cái cân nào dùng được.
Nhưng không sao. Việc tôi phải làm là mau mau đến cửa hàng Peter Jones và mua
"""