" Từ Năm 1945 Đến Năm 1950 - Vũ Duy Mền full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Từ Năm 1945 Đến Năm 1950 - Vũ Duy Mền full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử] Ebooks Nhóm Zalo VIỆN H À N LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN SỬ HỌC ĐINH THỊ THU cúc (Chú biên) LỊCH Sử VIỆT NAM TẬP 10 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 Biên mục trẾn xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Đinh Thị Thu Cúc Lịch sử Việt Nam / B.S.: Đinh Thị Thu Cúc (ch.b.), Đỗ Thị Nguyệt Quang, Đinh Quang Hải. - Tái bản. - H. : Khoa học xã hội. - 24cm ĐTTS ghi: Viộn Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Sử học T.10: Từ năm 1945 đến năm 1950. - 2017. - 628tr. : minh hoạ 1. Lịch sử 2. 1945-1950 3. Việt Nam 959.7041 - dc23 KXM0036p-CIP' ' VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN SỬ HỌC ĐINH THỊ THU cú c (Chủ biên) ĐỖ THỊ NGUYỆT QUANG - ĐINH QUANG HẲI LICH SỬ VIÊT NAM • • TẢP10 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 (Tái bản lần thứ nhất có bổ sung, sửa chữa) NHÀ XU ÁT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ N Ộ I-2017 LỊCH SỬ VIỆT NAM TẬP 10 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 PGS.TS.NCVCC. ĐINH THỊ THU cúc (Chủ biên) Nhóm biên soạn: 1. PGS.TS.NCVCC. Đinh Th| Thu Cúc: Chương I, II 2. TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang: Chương III, IV 3. PGS.TS.NCVC. Trương Thị Yốn: Chương V, VI Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập được hoàn thành trên cơ sở Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), do Viện Sử học là cơ quan chủ trì, PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm và Tổng Chủ biên, cùng với tập thể các Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS), Tiến sỹ (TS), Thạc sỹ (ThS), Nghiên cứu viên cao cấp (NCVCC), Nghiên cứu viên chính (NCVC) và Nghiên cứu viên (NCV) của Viện Sử học thực hiện. Bộ SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM TẬP 1: TỪ KHỞI THỦY ĐẾN THẾ KỶ X - PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền (Chủ biên) - TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ - TS.NCVC. Trương Thị Yến TẬP 2: Từ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIV - PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi - TS.NCVC. Đổ Đức Hùng TẬP 3: Từ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVI - PGS.TS.NCVC. Tạ Ngọc Liễn (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Minh Tường - PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền 5 TẬP 4: TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XVIII - PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên) - TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng - TS.NCVC. Trưomg Thị Yến - PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi TẬP 5: Từ NẢM 1802 ĐẾN NẢM 1858 - TS.NCVC. Trương Thị Yén (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mèn - PGS.TS.NCVC. Nguyẽn Đức Nhuệ - NCV. Phạm Ái Phương - TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm TẬP 6: TỪ NẰM 1858 ĐẾN NẰM 1896 - PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa - TS. Nguyễn Mạnh Dũng - ThS.NCV. Lê Thị Thu Hằng TẬP 7: TỪ NĂM 1897 ĐẾN NẪM 1918 - PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) - NCV. Phạm Như Thơm - TS.NCVC. Nguyễn Lan Dung - ThS.NCV. Đỗ Xuân Trường TẬP 8: TỪ NẢM 1919 ĐÉN NĂM 1930 - PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) PGS.NCVCC. Ngô Văn Hòa - PGS.NCVCC. Vũ Huy Phúc TẬP 9: Từ NẢM 1930 ĐÉN NĂM 1945 - PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên) - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão - PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương 6 TẬP 10: Từ NĂM 1945 ĐÉN NĂM 1950 - PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc (Chủ biên) - TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang - PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải TẬP 11: Từ NĂM 1951 ĐẾN NẢM 1954 - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên) - TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang - PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải TẬP 12: Từ NẢM 1954 ĐẾN NẢM 1965 - PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên) - NCV. Nguyễn Hữu Đạo - TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân TẬP 13: Từ NĂM 1965 ĐẾN NẢM 1975 - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên) - TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang - PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải TẬP 14: TỪ NẢM 1075 ĐÉN NẢM 1986 - PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên) - TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân - PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc TẬP 15: TỪ NĂM 1986 ĐÉN NẰM 2000 - PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên) - PGS.TS.NCVC. Lê Trung Dũng - TS.NCVC. Nguyễn Thị Hồng Vân 7 LỜI GIỚI THIỆU CHO LẦN TÁI BẢN THỨ NHẤT Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử và văn hóa từ lâu đời. Việc hiểu biết và nắm vững về lịch sử văn hóa của dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi bức thiết đối với mỗi người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay đất nước đang trong quá trình Đổi mói, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hỏa và hội nhập quốc tế. Đe đáp ứng được những đòi hỏi đó, từ trước đến nay đã có nhiều cơ quan, tổ chức và các tác giả ở trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiều công trình lịch sử đã xuất bản và được công bố rộng rãi, giúp cho nhân dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới hiểu biết về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó đều là những công trình lịch sử vẫn còn khá giản lược, chưa phản ánh hết được toàn bộ quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến ngày nay một cách toàn diện, có hệ thống; Một số công trình lịch sử khác lại mang tính chất quá chuyên sâu về từng lĩnh vực, từng thời kỳ, hoặc từng vấn đề lịch sử cụ thể, nên chưa thu hút được sự quan tâm rộng rãi của mọi đối tượng trong xã hội. Do đó chưa đáp ứng được sự hiểu biết về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam của quảng đại quần chúng nhân dân. Hom nữa trong xã hội Việt Nam hiện nay, rất nhiều người dân, thậm chí có cả học sinh các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, kể cả một số sinh viên của các trường cao đẳng và đại học không thuộc các trường khối Khoa học xã hội và Nhân văn có sự hiểu biết rất hạn chế về lịch sử dân tộc. Thực trạng trên đây do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân 9 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 khách quan, ừong đó phải kể đến một trong những nguyên nhân chinh là do chưa có được một bộ Lịch sử Việt Nam hoàn chinh được trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và thật sâu sắc về đất nước, con người, về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước rất đỗi oai hùng và nền văn hóa hết sức phong phú, đặc sắc của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến nay. Để góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, góp phần truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân và bạn bẻ trên thế giới mong muốn hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của thời kỳ trước, bổ sung các kết quả nghiên cứu mới gần đây và những tư liệu mới công bố, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học đã dày công biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập. Bộ sách Lịch sử Việt Nam là bộ Thông sử Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay; là bộ sách cỏ giá trị lớn về học thuật (lý luận), thực tiễn và xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập hiện nay. Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản trọn bộ 15 tập Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 vào năm 2013 - 2014. Trong lần tái bản thứ nhất này, Viện Sử học đã bổ sung, chỉnh sửa một số điểm và chức danh khoa học của tác giả cho cập nhật và chính xác hem. Đây là một công trình lịch sử đồ sộ, nội dung hết sức phong phú, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng... nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 PGS.TS. Đinh Quang Hải Viện trưởng Viện Sử học 10 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Gia Định thành thông chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhắt thống chí,... Trong thời kỳ cận đại, nền sử học Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển dù đất nước rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Để phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, ừong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sử học được nhiều nhà cách mạng Việt Nam coi là vũ khí sắc bén nhằm thức tinh lòng yêu nước của nhân dân và coi việc viết sử là đế cho người dân đọc, từ đó nhận thức đúng đắn về lịch sử mà thấy rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước, tiêu biểu như Phan Bội Châu với Trùng Quang tâm sử, Việt Nam quốc sử khảo; Nguyễn Ái Quốc với Bản án chế độ thực dân Pháp, Lịch sử nước ta (gồm 210 câu lục bát). Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nền sừ học đương đại Việt Nam bước sang ữang mới vừa kế thừa và phát huy những giá trị của sử học truyền thống, đồng thời tiếp thu những yếu tố khoa học và cách mạng của thời đại mới. Nhiệm vụ của sử học là tìm hiểu và trình bày một cách khách quan, trung thực quá trình hình thành, phát triển của lịch sử đất nước, tổng kết những bài học lịch sử về quá trinh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên thực tế, sử học đã 11 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Bước vào thời kỳ Đổi mới, sử học đã góp phần vào việc đổi mới tu duy và xây dựng luận cứ khoa học cho việc xác định con đường phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Sử học đã phát huy được vị thế của mình nhằm nhận thức đúng quá khứ, tìm ra quy luật vận động của lịch sử để hiểu hiện tại và góp phần định hướng cho tương lai. Đồng thời, sử học, nhất là khoa học nghiên cứu về lịch sử dân tộc, có vị trí nổi bật trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc và rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ... Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các vấn đề dân tộc và tôn giáo, về đặc điểm và vai trò của trí thức và văn hóa trong lịch sử Việt N am ... Kết quả là đã có nhiều cuốn sách, nhiều tác phẩm của tập thể tác giả hoặc của cá nhân các nhà nghiên cứu ra đời. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần vào việc truyền bá tri thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân. Để phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cần có những công trinh lịch sử hoàn chỉnh hơn về cấu trúc, phạm vi, tư liệu và có sự đổi mới về phương pháp nghiên cứu, biên soạn, mang tính hệ thống, đầy đủ và toàn diện với chất lượng cao hơn, thể hiện khách quan, trung thực và toàn diện về quá trình dựng nước và giữ nước của dần tộc Việt Nam. Trước đòi hỏi đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với Viện Sử học giới thiệu đến bạn đọc bộ Lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến ngày nay. Đây là kết quả của Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ (cấp Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) do Viện Sử học chủ trì, PGS.TS. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm đồng thời là Tổng Chủ biên. 12 Lời Nhà xuất bản v ề phân kỳ lịch sử và phân chia các tập: Bộ Lịch sử Việt Nam được kết cấu theo các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thòi kỳ thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (cũng có thể gọi là thời kỳ đương đại, kể từ khi đất nước giành được độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay). Việc phân chia các tập chủ yếu theo các giai đoạn lịch sử cụ thể và ứng với các nội dung chính được thể hiện ừong giai đoạn ấy. Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, như sau: Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thể kỷ X đến thế kỷ XIV T ập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỳ XV đến thế kỳ XVI T ập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thể kỳ XVIII Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 T ập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1896 T ập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 T ập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 T ập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 T ập 10: Lịch sứ Việt Nam từ nám 1945 đến năm 1950 T ập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 T ập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 T ập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986 T ập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 13 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 Hy vọng bộ Lịch sử Việt Nam sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử nước nhà. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những khó khăn chủ quan và khách quan, với một khối lượng công việc đồ sộ lại đòi hỏi chất lượng cao, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Viện Sử học trong khả năng có thể đã làm hết sức mình, nhưng công trình khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để khi có dịp tái bản, công trình được sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu! Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Nhà xuất bản Khoa học xã hội 14 LỜI MỞ ĐÀU Sử học là khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung hay của một quốc gia, một dân tộc nói riêng. Nghiên cứu lịch sử là nhằm tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong quá khứ để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Nghiên cứu và biên soạn lịch sử, vì vậy, trở thành một yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia, dân tộc. Phạm Công Trứ, nhà chính trị danh tiếng, nhà sử học sống ở thế kỳ XVII, trong bài Tựa sách Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên viết: "Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chù yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thế bắt chước, người ác biết có thế tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhỉcu. Cho nên làm sử là Cốt để cho được như thế"1. Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời. Việt Nam cũng là một dân tộc yêu sử và có rất nhiều người ham thích tìm tòi, nghiên cứu và biên soạn lịch sử. Đã có nhiều công trình lịch sử được công bố, không chi do các cơ quan, tổ chức chuyên nghiên cứu biên soạn, mà còn do cá nhân người yêu sử thực hiện... Điều này vừa có mặt tích cực, lại có mặt tiêu cực. Tích cực vì sẽ góp phần giúp nhân dân hiểu thêm về lịch sử nước nhà, nhưng cũng chứa đựng yếu tố tiêu cực là dễ dẫn tới những hiểu biết phiến diện, sai lầm về lịch sử... đôi khi đồng nhất truyền thuyết với lịch sử? 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 96. 15 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và công bổ nhiều tư liệu lịch sử; đồng thời tập trung công sức nghiên cứu những vấn đề cơ bản cùa lịch sử Việt Nam trên tất cả các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đổi ngoại... Việc nghiên cứu, làm sáng rõ những vấn đề cơ bản trong lịch sử Việt Nam nhảm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết về nội dung khoa học tiến tới biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến ngày nay. Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, dưới sự chi đạo trực tiếp của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, Chủ nhiệm ủ y ban Khoa học xã hội kiêm Viện trưởng Viện Sử học, Viện Sử học đã tổ chức biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam gồm ba tập, Tập I xuất bản năm 1971, Tập II xuất bản lần đầu năm 1985, tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2004. Đến thập niên 90, Viện Sử học tổ chức biên soạn và công bố một số tập Lịch sử Việt Nam, gồm: Lịch sử Việt Nam từ khởi thuỳ đến thế kỷ X, Lịch sử Việt Nam thể kỷ X và XV, Lịch sử Việt Nam 1858-1896. Lịch sử Việt Nam 1897-1918. Lịch sử Việt Nam 1954-1965 và Lịch sử Việt Nam 1965-1975. Kế thừa thành quả nghiên cứu của thời kỳ trước, bổ sung các kết quả nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực, trong khoảng 10 năm gần đây, Viện Sử học tổ chức biên soạn và nay cho xuất bản bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập trên cơ sở kết quả Chương trình nghiên cứu cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Để biên soạn bộ sách này, Viện Sử học xác định Lịch sử Việt Nam phải được nhận thức là lịch sử của các cộng đồng quốc gia và tộc người đã từng sinh sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hiện nay, đỏng góp vào sự phát triển của văn hóa và văn minh Việt Nam, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 16 Lời mở đầu Viết về tiến trình lịch sử Việt Nam cần phải có cái nhìn đa tuyến với điểm xuất phát là sự tồn tại trong thời kỳ cổ đại của ba trung tâm văn hóa dẫn đến sự hỉnh thành những nhà nước sơ khai: trung tâm văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc ờ miền Bắc, trung tâm văn hóa Sa Huỳnh và nước Lâm Áp (Champa) ở miền Trung, trung tâm vãn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam ở miền Nam. Chính sự hội nhập cùa ba dòng văn hóa ấy, mà dòng chủ lưu thuộc về văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc, đã tạo nền tảng phong phú, thống nhất trong đa dạng của lịch sử văn hóa Việt Nam ngày nay. Trong quá trình biên soạn, những đặc điểm khác của lịch sử Việt Nam cũng được chú ý đến. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một quốc gia đa tộc người, trong đó người Kinh chiếm đa số (hom 86% dân số). Đây cũng là lịch sử của một dân tộc luôn thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy bên cạnh các trang viết về lịch sử chống ngoại xâm như một đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của lịch sử Việt Nam, thì lịch sử xây dựng đất nước, lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được coi trọng. Đồng thời, lịch sử Việt Nam được đặt vào bối cảnh khu vực và quốc tế trong mổi thời kỳ. Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng dựng lại trung thực, khách quan bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Mặc dù có nhiều cố gắng, song với một công trình lớn như vậy, chắc chắn các tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý để công trình đạt chất lượng tốt hom khi có dịp tái bản. Xin trân ừọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 8 năm 2013 PGS.TS. Trần Đức Cường Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sử học, Tổng Chủ biên công trình 17 LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, thời kì 1945-1954, nhắt là giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950 có vị trí đặc biệt và có nhiều đặc điểm. Cách mạng tháng Tám 1945 đã thành công, nước Việt Nam dân chù cộng hòa đã được thành lập, nhưng nền độc lập cùa Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Việt Nam vẫn là nơi các thế lực đế quốc tranh giành ảnh hưởng, và dẫn đến kết cục là thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, buộc nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ phải phát động một cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện. Trên đất nước Việt Nam đã xuất hiện hình thái đan xen giữa ta và địch. Phúi ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lãnh đạo nhân dân "vừa kháng chiến vừa kiến quốc", phừi địch - các "chính phủ quốc gia" do Pháp dụng lên và lực lượng thân Phấp, tiến hành tuyên truyền, lùn bịp. lôi kéo m ột hộ phận nhân dân sắng trong các vùng tạm bị chúng chiếm đóng quay lưng lại với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn dân tộc. Trong thực tế, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn nằm trong vòng vây của chù nghĩa đế quốc. Đất nước hầu như kiệt quệ bởi chính sách khai thác, bóc lột đến cạn kiệt cùa thực dân Pháp, phát xít Nhật và bởi thiên tai liên miên, lại bị các thế lực đế quốc và các thế lực phản động nhòm ngó, xâu xé, đến mức . .ở trong tình thế hết súc mong manh, ngay chính doi với sự tồn tại cùa mừih"1. Đảng Cộng sản Đông Dương (hoạt động bí mật), Chính phủ nuớc Việt Nam dân chù cộng hòa đúng đau là Chù tịch Hồ Chí Minh 1. "Mùa thu rồi, ngày hăm ba”, Tập 2: Độc lập hay là chét. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, ư. 16. 19 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 đã thi hành chính sách đổi nội, đối ngoại vừa mềm dẻo, lỉnh hoạt vừa nguyên tắc, kiên định đã tùng bước thay đoi được tương quan lực lượng và giành được những thắng lợi rất quan trọng có ý nghĩa rất quyết định. Sự kiện Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chù nhân dân khác công nhận nền độc lập cùa Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chù cộng hòa vào đầu năm 1950, đặc biệt là Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 đập tan các căn cứ chiếm đóng của địch, khai thông vùng căn cứ địa Việt Bắc với the giới bên ngoài đã chấm dứt tình trạng bị cô lập cùa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một cục diện mới (về chính trị, quân sự, ngoại giao...) đã mở ra. Do đó, không chi phía Việt Nam dân chù cộng hòa có sự chuyển hướng trong đường loi chì đạo kháng chiến, mà cả phía Pháp với nguỵ quyển, nguỵ quân cũng đã phải để ra những đối sách mới để ứng phó với tình hình mới. Từ tháng 8/1945 đến cuối năm 1950, 13 đời Thủ tướng Pháp với nhiều kế hoạch xâm lược Việt Nam như Ke hoạch D'Argenlieu, Ke hoạch Leclerc, Ke hoạch Revers đã không xoay chuyển được tình hình và cuối năm 1950 phải chuyển sang một ké hoạch mới do Turómg De Lattre de Tassigny, Cao uỷ Tổng chi huy quân đội Pháp ở Đông Dương phụ trách. Như vậy là đến cuối năm ỉ 950, cả hai lực lượng song song tồn tại ở Việt Nam (lực lượng cùa nước Việt Nam dân chù cộng hòa - một ntỉớc đã được phe xã hội chù nghĩa công nhận và lực lượng thân Pháp đang được một sổ nước đế quốc như Mỹ, Anh ùng hộ) đều chuyển sang một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh một mất một còn để giành giật vai trò là người đại diện đích thực trên đất nước Việt Nam. Giai đoạn lịch sử 1945-1950 chứa đựng nhiều sự kiện, nhiều vấn đề nhưng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đù. Cho đến nay, những công trình của các sử gia Việt Nam nghiên cứu "phía bên kia" một cách thật sự sâu sắc còn ít. Khôi phục lại một cách chân thực, khách quan diện mạo cùa Việt Nam bằng cách nhìn tổng thể, toàn diện cả hai phía là rất cần thiết đối với việc 20 Lời nói đầu biên soạn lịch sử dân tộc giai đoạn này. Chi trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện tình hình chính trị - xã hội, quân sự, kinh tế, văn hóa của cả hai phía, chúng ta mới có điêu kiện đánh giá những thang lợi to lớn mà quân và dân nước Việt Nam dân chù cộng hòa giành được, cũng như lí giải những khó khăn, ton thất cùa ta một cách khách quan và đầy đủ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức được rằng dòng chính của lịch sử giai đoạn này là lịch sử giai đoạn đầu cuộc kháng chiến và kiến quốc cùa quân và dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Do vậy, các sự kiện lịch sử về Việt Nam dân chù cộng hòa thường được trình bày nhiều hơn. Nhóm biên soạn mong muốn và đã cố gắng thu thập tư liệu để có thể trình bày một cách tương đối toàn diện lịch sử giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950. Nhưng quả thực là "lực bất tòng tám", bời lẽ còn rất nhiều màng tư liệu, đặc biệt là khối lượng tư liệu đồ sộ đang được lưu giữ trong các kho lưu trữ ở nước ngoài chúng tôi chưa tiếp cận được. Cho nên cuốn sách lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này có những màng tư liệu còn chưa được đầy đù. Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần có thể dần dần khắc phục được sự thiếu sót này. Cuốn sách do ba cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng Lịch sử hiện đại Việt Nam, Viện Sử học biên soạn: - PGS. TS. ĐINH THỊ THU CÚC: Chương I, Chưcmg II, Lời nói đầu và Lời kết; - TS. ĐỖ THỊ NGUYỆT QUANG: Chương III, Chưcmg IV; - PGS. TS. ĐINH QUANG HẢI: Chưcmg V, Chương VI. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) về sự tài trợ, Lãnh đạo Viện Sử học về sự quan tâm chi đạo trong quá trình biên soạn và hoàn thành công trình này. Tập sách này được biên soạn trên cơ sở tham khảo, ké thừa nhiều tư liệu cũng như quan điếm của các công trình sử học đã 21 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 được công bố trước đây có liên quan đến nội dung cuốn sách này. Không có điều kiện bày tỏ sự cảm tạ tới tận từng người, chúng tôi thành thực xin lỗi và XÙI nhận ở chúng tôi, những người đi sau, lòng biết ơn chân thành nhất. Chúng tôi hết sức biết ơn các cơ quan lưu trữ tài liệu ở trung ương, ở các địa phương, các thư viện, đặc biệt là thư viện Viện Sử học đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi có thể khai thác tư liệu. Nhóm để tài độc biệt cám ơn PGS. Cao Văn Lượng, GS.NGND. Đinh Xuân Lăm, PGS. NGND. u Mậu Hãn, PGS. Bùi Đình Thanh, NNC. Đặng Phong, Thiếu tướng PGS. TS. Trịnh Vương Hồng, PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc, PGS. TS. Trần Bá Đệ, PGS. TS. Trần Đức Cuờng, PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật... đã tận tình gợi ý, chì bảo, đọc bản thảo, góp ý kiến, cung cấp tư liệu và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ quý báu để công trình hoàn thiện hơn nữa. Chủ biên PGS. TS. ĐINH THỊ THU cúc 22 Chương I VIỆT NAM TỪ THÀNH LẬP NỀN DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐẾN KÝ HIỆP ĐỊNH s ơ B ộ VIỆT - PHÁP (9-1945 - 3-1946) I. NỀN ĐỘC LẬP CÓ NGUY c ơ BỊ PHÁ HOẠI, NAM B ộ VÀ NAM TRƯNG B ộ KHÁNG CHIẾN 1. Tình hình Việt Nam ngay sau khỉ giành độc lập Tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn khẩng định: ...“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đă thành một nước tự do độc lập. lo àn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực ỉượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.1 Tuyên bố độc lập, nhưng nền độc lập của Việt Nam chưa được quốc gia nào công nhận. Đây là vấn đề rất hệ trọng liên quan đến toàn bộ cục diện phát triển của đất nước. Bối cảnh quốc tế và trong nước vào thời điểm nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã có những thay đổi cơ bản so với trước. Công cuộc xây dựng chế độ mới và bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam gắn chặt với những thay đổi đó. 1. Hồ Chí Minh: Toàn lập, tập 4 (1945-1946). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, ti. 4. 23 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và ảnh hường của Liên Xô làm thay đổi tương quan chính trị, quân sự và ngoại giao ữên thế giới. Liên Xô được coi như trụ cột của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới. Phong trào giải phỏng dân tộc phát triển như vũ bão cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản đã làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. Để đối phó lại, các nước đế quốc đã tìm cách liên minh phản công lại lực lượng cách mạng trên phạm vi toàn thế giới. Mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu với các nước đế quốc và lực lượng đồng minh do Mỹ đứng đầu ngày càng trở nên gay gắt. Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá từ nhiều phía. Theo Hiệp ước của Hội nghị Pôtxđam (17-7 - 2-8-1945), các đội quân Đồng minh được giao trách nhiệm giải giáp quân đội Nhật đã kéo vào Việt Nam ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 28-8-1945, Tướng Lư Hán, chi huy quân đội của Tường Giới Thạch, dẫn 4 quân đoàn với quân số khoảng 200 nghìn người, kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Tính chất ô hợp và sự quấy phá, nhũng nhiễu của đội quân này đã gây cho Chính phủ và nhân dân ta ở miền Bắc rất nhiều khó khăn. Nhân dân ta gọi đội quân này là "Nạn Tàu vàng". Quân Tưởng buộc Việt Nam thực hiện chế độ trưng thu lương thực để cung cấp cho chúng. Chúng đòi Việt Nam mỗi tháng phải cung cấp 10 nghìn tấn gạo, ứong khi chính nhân dân Bấc Bộ đang phải chịu hậu quả của nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử đất nước. Tướng Lư Hán còn ép Việt Nam phải để cho quân lính được tiêu đồng bạc Quan kim đã mất giá của họ trên đất Việt Nam. Ngày 28-9-1945, tại ngôi nhà nguyên là Phủ Toàn quyền Pháp tại Hà Nội đã diễn ra lễ đầu hàng Đồng minh của quân đội Nhật. Tướng Lư Hán chủ trì buổi lễ và đọc một bản tuyên ngôn nói rõ 24 Chương ỉ. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. nhiệm vụ của quân đội Trung Hoa sang Việt Nam để tiếp nhận sự đầu hàng cùa quân đội Nhật chứ không can thiệp vào chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, hành động cùa họ lại trái ngược. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, quân Tưởng còn nuôi ý đồ giúp các lực lượng phản động chống đối cách mạng Việt Nam. Khi kéo vào Việt Nam, quân đội Tưởng đã dẫn theo một số người Việt Nam nằm trong lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng (gọi tắt là Việt Quốc, do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đứng đầu) và lực lượng Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (gọi tắt là Việt Cách do Nguyễn Hải Thần đứng đầu) vốn sống lưu vong ở Trung Quốc về theo, nhằm tìm cách lật đổ chính quyền dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời, lập chính phủ thân Tưởng. Lực lượng Việt Quốc và Việt Cách, nhờ sự hỗ trợ của quân Tưởng, đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái. Quân Tưởng tiến hành nhiều hoạt động vu cáo, nói xấu Việt Minh, chống chính quyền cách mạng và ngang nhiên đòi gạt các bộ trường là đàng viên cộng sàn ra khỏi Chính phủ. Quân Tường còn quậy phá, cướp bóc, gây tình hình lộn xộn ở những nơi chúng kéo tới đóng quân. Cùng với quân Tường, các lực lượng Việt Quốc, Việt Cách đã gây cho chính quyền cách mạng non trẻ và nhân dân ta rất nhiều khó khăn. ở mièn Nam, tinh hlnh còn nghiêm trọng hơn ớ miền Bác. Ý đồ trở lại xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp ngày càng lộ rỗ. Những biến chuyển của tình hình chính trị ở Đông Dương nói riêng, trên phạm vi châu Á và thế giới nói chung trong năm 1945 làm cho Chính phủ Pháp thấy cần phải có những thay đổi trong chính sách nếu không muốn để mất Đông Dương. Ngày 17-8-1945, ủ y ban quốc phòng Pháp quyết định lấy Sư đoàn bộ binh thuộc đia số 9' do Tướng Valluy chỉ huy, Sư đoàn thiết giáp do Massu chi huy và Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3 để lập lực lượng viễn chinh Pháp ờ Viễn Đông2 (sau đổi là đạo quân viễn chinh Pháp ở 1. Division d' Infanterie coloniale (viết tát DIC). 2. Forces Expéditionnaứes Franẹaises d' Extrème Orient (viết át FEFEO). 25 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 Viễn Đông1) đưa sang Đông Dương. Tướng Leclerc được cử làm Tổng chỉ huy lực lượng lục quân Pháp ở Viễn Đông. Đô đốc ƠArgenlieu được cử làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Hải quân Pháp ở Viễn Đông, ủ y ban hành động giải phóng Đông Duơng được cải tổ thành ủ y ban Đông Dương do tướng De Gaulle làm Chủ tịch (có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Thuộc địa). Ngày 18-8-1945, Leclerc đã đến Candy (Ấn Độ) yêu cầu viên Tư lệnh quân Anh ở Đông Nam Á là Mounbatten giúp đỡ Pháp quay lại Đông Dương. Cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, nhân dân Việt Nam đã làm chủ đất nước của mình, nhưng với các chuyến công cán của De Gaulle (22-8 ở Mỹ và 24-8 ở Anh), Pháp vẫn nhận được các thỏa thuận của Mỹ và Anh về việc khôi phục quyển hành cùa Pháp ở Đông Dương. Lúc này trên thực tế người Pháp không còn chỗ đứng ở Đông Dương và đang tìm mọi cách trờ lại. Lelerc đã vạch ra một kế hoạch chiếm lại Đông Dương gồm 5 điểm: Dựa vào quân Anh để làm chủ phía Nam vĩ tuyến 16; Thả dù nhân viên dân sự và lực lượng quân sự xuống miền Bắc Việt Nam; Xác nhận với Đồng minh việc duy trì chủ quyền của Pháp ở Đông Dương; Từng buớc giành lại những vùng do Trung Quốc kiểm soát; Tiến hành các cuộc thương thuyết với người bản xứ. Cédille được cử làm ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Đông Dương, ngày 22-8-1945 nhảy đù xuống vùng châu thổ sông Mêkông, bị lính Nhật bắt được đưa về Sài Gòn. Ngày 27-8-1945, Cédille nhân danh ủy viên Cộng hòa Pháp ở miền Nam Đông Dương đã bí mật đàm phán với ủ y ban nhân dân Nam Bộ, nhưng do ông ta chi dựa ừên nội đung bản Tuyên bổ ngày 24/3/1945 về vấn đề Đông Dương của De Gaulle2, không đề cập đến vấn đề cốt lỗi là nền độc lập của Việt 1. Corps Expéditionnaứe íranẹaises d' Extrême Orient (viết tát CEFEO). 2. Do Henri Laurentie, Vụ trưởng Vụ các vấn dề chính trị của Bộ Thuộc địa, soạn thảo, Chính phủ Pháp thông qua ngày 22-3 và De Gaulle tuyên bổ ngày 24 -3. Nội đung chủ yếu: ''Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và những nước khác cùa cộng đồng thành lập một "Liên hiệp Pháp” mà lợi ích bên ngoài sẻ do nước Pháp đại diện... Đông Dương sẽ có riêng một Chính phủ Liên bang do Toàn quyền đứng đầu gồm nhiều bộ trưởng 26 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Nam, nên đã không đạt được kết quả gì. Cũng ừong ngày 22-8- 1945, Messmer, ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Kỳ, nhảy dù xuống Tam Đảo cùng hai người khác đã bị quân ta bắt giữ. Hai chiếc tàu Pháp chạy trốn sau cuộc đảo chính 9-3-1945 của Nhật, từ vùng biển Quảng Đông trở lại vùng biển Đông Bắc Việt Nam, đổ quân lên đảo Cô Tô và đảo Vạn Hoa. Những tàn binh Pháp chạy trốn quân Nhật ờ Trung Lào và Hạ Lào cũng đã tụ tập lại, chiếm đóng một số điểm trên các trục đường số 7, 8, 9, 12 và dọc biên giới Việt Lào, tìm cơ hội tiến sang các tinh Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Pháp cũng yêu cầu Chính phủ Tường Giới Thạch cho đội quân của Alessandri trước đó chạy sang lánh nạn ở Vân Nam được quay trở lại Tây Bắc. Lực lượng vũ trang của các địa phương đã tích cực đánh địch. Các tàu Crayssac và Frénohls bị các đơn vj Giải phóng quân Hải Phòng và Quảng Yên chặn đánh ở Vạn Hoa và Cô Tô; và tàu Crayssac đã lọt vào tay quân ta. Ở Bắc Trung Bộ, Giải phóng quân Nghệ An và Hà Tĩnh chặn đánh địch ở một số vị trí Ưên biên giới Việt Lào: đường số 7, đường số 8, đường số 12. Giải phóng quân Quảng Trị, Thừa Thiên phối hợp với bộ đội Lào ít-xa-la chặn đánh quân Pháp, không cho chúng tiến từ Lào sang các tinh Bắc Trung Bộ. Người Pháp đa hợp tác với người Mỹ để đến được Hà Nội. Ngày 22-8-1945, Sainteny, đại diện của Pháp cùng với bốn đồng chịu trách nhiệm trước Chính phù, chọn hoặc trong số những người Đông Dương hoặc trong số những người Pháp cư trú ở Đông Dương... Một Quốc hội bầu theo kiểu đầu phiếu nào thích hợp nhất với mỗi nước cùa Liên bang và trong đó lợi ích của nước Pháp sẽ được đại diện... Năm nước thành lập Liên bang Đông Dương có khác biệt nhau về văn minh, chùng tộc và truyền thống, vẫn giữ bản chất riêng cùa mình trong Liên bang. Ông Toàn quyền là người trọng tài cùa tất cả, trong lợi (ch riềng cùa mỗi nước... Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng, trong khuôn kho Liên hiệp Pháp, một ché độ tự trị kinh tể cho phép nó đạt mức phát triển cao nhất về nông nghiệp, công nghiệp và thtrơng mại..." Theo Philippe Devillers: "Paris - SaiGon - HaNoi. Tài liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh 1944-1947". Bản dịch. Tái bản lần thứ nhất. Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 9-2003, tr. 70-71. 27 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 đội, từ Côn Minh, theo Phái đoàn đầu tiên của o ss của Mỹ (do Trung úy Patti dẫn đầu), đáp máy bay xuống Hà Nội. Sainteny và đồng đội được đưa đến Phủ Toàn quyền1 và bị quân Nhật giam giữ ờ đó, không thể liên lạc được với bên ngoài. Ngày 27-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Võ Nguyên Giáp vào Phủ Toàn quyền gặp Sainteny (trong cuộc gặp có mặt cả Patti) đề nghị Chính phủ Pháp quan tâm đến thực tế là Việt Nam đã có một Chính phủ lâm thời, đã làm chủ đất nước. Sainteny nói một cách "cứng rắn" rằng Đông Dương vẫn nằm dưới quyền của Pháp và nước Pháp chờ đợi xem những người lãnh đạo mới hành động ra sao để quyết định chính sách của mình. Tuy vậy, trong bức điện gửi về Calcutta ngày hôm sau (28-8), ông ta đã thừa nhận: "... Đến lúc này, ta phải hiểu rằng miền Bắc Đông Dương không còn là thuộc Pháp nữa"2. Trong cuộc gặp, Sainteny cũng nói với ông Võ Nguyên Giáp về việc quân Trung Quốc vào để giải giáp quân Nhật và cho rằng còn lâu nữa quân Trung Quốc mới chịu rút lui. Cao ủy D'Argenlieu và Tư lệnh tối cao các lực lượng Pháp Leclerc đã được lệnh của De Gaulle phải tìm mọi cách khôi phục lại chủ quyền của Pháp trên các lãnh thổ của Liên bang Đông Dương mà không được cam kết bất cứ một điều gì đối với phía Việt Minh, với lời hứa sẽ gửi cho họ các phương tiện, nhân viên và thiết bị3. Vào thời gian này, khu vực Bắc Đông Dương kể từ vĩ tuyến 16 trở ra cỏ gần 30 nghìn người Pháp, trong đó có 20 nghìn người đã bị quân Nhật bắt tập trung tại Hà Nội từ ngày 9-3-1945. số người Pháp còn lại sống tại các trung tâm dân cư như Huế, Đà Năng, Vinh, Thanh Hỏa, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai... Một số ít 1. Phủ Toàn quyền đến ngày 11-9-1945 mới phải trao cho quân Tưởng. 2. Philippe Devillers, Paris - SaiGon - HaNoi. Tài liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh 1944-1947. Tái bản lần thứ nhất Nxb Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh, 9-2003, tr. 101. 3. Philippe Devillers, Paris - SaiGon - HaNoi. Tài liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh 1944-1947. Tái bản lần thứ nhất Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 9-2003, tr. 113. 28 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. sống rải rác trong các xí nghiệp mỏ, đồn điền. Cơ quan ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Đông Dương do Sainteny đứng đầu còn phải bao quát cả vùng Bắc Lào. Họ đặt trụ sở ở Hà Nội, trên đường phố Jauréguiberry (phố Quang Trung ngày nay), phục hồi lại các phòng ban trước đó đã bị quân Nhật giải tán. Léon Pignon, chuyên gia về các vấn đề Đông Dương, từng làm việc lâu năm tại Bắc Kỳ, được cử đứng ra thành lập các bộ phận chuyên trách về cai trị với các cộng sự rất am hiểu tình hình Việt Nam. Tại những địa phương có người Pháp sống đều có người Pháp phụ trách. Cùng là đồng minh, nhưng hiểu được ý đồ cùa Pháp là muốn giành lại quyền chiếm đóng Bắc Đông Dương nên quân đội Tưởng Giới Thạch tỏ ra "dè chừng" với mọi hành động của phía Pháp, do đó cơ quan đại diện của Pháp gặp không ít khó khăn. Trong lúc phải đối phó với thù trong giặc ngoài như vậy, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ lại phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế - xã hội chồng chất. Vốn đã nghèo nàn, nền kinh tế cùa Việt Nam sau chiến tranh càng thêm xơ xác. Là nước nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp lại trì trệ, thấp kém. Khi nạn đói năm Át Dậu 1945 làm khoảng hai triệu người chết vẫn còn in đậm trong tâm trí nhân dân thì sang năm Bính Tuất 1946 lại có nguy cơ phải đổi mặt với một nạn đói mới. Ở Bắc Bộ, do đê vỡ, lụt lớn đã làm cho khoảng 350 nghìn héc ta ruộng ờ 9 tình bị ngập. Người ta ước tính thiệt hại do trận lụt lịch sử này là khoảng 2.000 triệu đồng, tính ra giá gạo lúc đó bằng khoảng ba triệu tạ gạo1. Ba tinh vùng Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng bị mất mùa trên khoảng một nửa diện tích. Sau trận lụt là hạn hán kế tiếp, do đó có tới khoảng một nửa diện tích canh tác ở Bắc Bộ bị bỏ hoang hóa. Thiếu lương thực, ở nhiều nơi người dân đã phái ăn cháo. Thậm chí đây đó đã có một sổ ít người chết đói. Trong khi người dân Việt Nam đang 1. Báo Sự thật, ngày 13-4-1946. 29 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 thiếu ăn thì Chính phủ vẫn phải dành ra một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm để cung cấp cho hàng trăm nghìn quân Tưởng và quân N hật Nông nghiệp đã tiêu điều như vậy, công nghiệp cũng không khả quan hơn. Chính phủ mới quản lý được một sổ xí nghiệp phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất như điện, nước, xe lửa, bưu chính. Nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhẹ do Pháp, Nhật để lại bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu nên rất khó phục hồi sản xuất, do vậy hàng chục ngàn công nhân không đủ việc làm, đời sống rất khó khăn. Nền tài chính có thể coi là khánh kiệt vì ngân khố còn nợ Ngân hàng Đông Dương tới 564 triệu đồng bạc Đông Dương, trong khi ngân khổ quốc gia chỉ còn lại 1.2S0.000 đồng, trong đó 580.000 đồng là tiền rách nát1. Các khoản thu từ thuế giảm sút. Thuế quan vốn chiếm tới 3/4 ngân sách Đông Dương, giờ đây sụt hán xuống. Các chính sách thuế mới nhàm giảm nhẹ gánh nặng đóng góp cho nhân dân được Chính phủ ban hành ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng làm cho nguồn thu ngân sách giảm xuống rất nhiều. Nguồn thu thì quá ít ỏi mà nhu cầu phải chi cho một bộ máy nhà nước mới để có thể vận hành được thì rất lớn. Trong hoàn cảnh đó, ai cũng hiểu răng bài toán về cân bằng thu - chi của ngân sách quốc gia còn lâu mới tim đuợc lởi giải. Những vấn đề về văn hóa - xã hội cũng đặt ra hết sức bức xúc. Hậu quả của chế độ thống trị thực dân lâu dài làm cho phần lớn người dân không biết chữ, tạo nên một mặt bằng dân bí thấp khiến cho những tệ nạn xã hội có điều kiện thâm nhập vào đời sổng nhân dân. Nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm... xuất hiện bàn lan nhiều nơi, từ nông thôn đến thành phô. Dân trí thấp, cộng với khó khăn về kinh tế càng làm tăng nhanh các tệ nạn xã hội. Thực tế là những người dân 1. Báo cáo cùa Việt Minh đoàn Chính phù về hoạt động cùa Chính phú từ ngày Độc lập (2-9-1945), 7-1949. Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Phông Bọ Nội vụ, ho sơ 636 H 065. 30 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. có lòng yêu nước, tinh thần sục sôi cách mạng, quả cảm, hy sinh trong những ngày khởi nghĩa lật đổ chính quyền thực dân, lập nên chính quyền mới của minh đang phải đối mặt với một tình hình mới vô cùng khắc nghiệt so với những gì họ đã phải trải qua. Rõ ràng là tất cả các lĩnh vực quan bọng nhất của một đất nước: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao đều đang gặp những lực cản lớn. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. 2. Nam Bộ kháng chiến Ý đồ nhanh chóng lập lại nền thống trị của Pháp ở Việt Nam không thực hiện được, đầu tháng 9 năm 1945, D'Argenlieu và Leclerc điều chỉnh kế hoạch, chủ trương dựa vào quân Anh đánh chiếm nhanh Nam Bộ để làm bàn đạp chiếm toàn bộ Việt Nam. Quân Pháp ở Sài Gòn vừa ráo riết chuẩn bị lực lượng vừa tìm cách khiêu khích quân ta để lấy cớ cho quân Đồng minh can thiệp. Tình hình diễn biến hết sức phức tạp. Câu kết với Pháp, quân Anh đã yêu càu quân Nhật giữ gìn trật tự và thả tất cả tù nhân và những người Pháp mà họ đang giam giữ. Ngày 2-9-1945, trong lúc hàng chục vạn nhân dân Sài Gòn đang mít tinh chào đón Tuyên ngôn Độc lập thì một số tên lính đã nấp trong nhà thờ Đức Bà bắn lén vào đám đông, gây xung đột, nhằm làm cho người Việt Nam giết nhầm người Anh để quân Anh vin cớ "lập lại trật tự", chống lại chính quyền cách mạng. Cuộc xung đột làm cho 47 người Việt Nam bị thiệt mạng và bị thương. Phía Pháp có 7 người chết, nhiều người bị bắt. Không cỏ người Anh nào bị chết. Cuộc mít tinh vẫn tiếp tục. Tối hôm đó số người Pháp bị bắt được thả hết. Ngày 4-9-1945, Gracey, Tư lệnh Sư đoàn 20 quân đội Hoàng gia Anh lúc đó đang đóng ở Candy, lấy cớ trật tự Sài Gòn không đảm bảo, nhân danh chi huy quân Đồng minh đã hạ lệnh cho Tu lệnh quân đội Nhật Bản ở Đông Nam Ả đưa bảy tiểu đoàn từ các tinh Nam Bộ về Sài Gòn. Thực ra là Gracey muốn khống chế lục lượng của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhân dân ta tỏ thái độ căm phẫn 31 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 cực độ trước hành động gây chiến của quân Pháp. Đêm 4-9, vào lúc 22 giờ, một cuộc mít tinh được công nhân Sài Gòn tổ chức trước trụ sở Tổng Công đoàn Nam Bộ để biểu dương lực lượng và thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Trong lúc đó, đạo quân viễn chinh của Pháp đang trên đường đến Đông Dương. Ngày 5-9-1945, một số nhân viên của DGER (Cơ quan Tổng chi đạo nghiên cứu và tìm tòi) của Pháp theo chân một phái bộ Anh (gồm 30 sĩ quan, do một viên Đại tá dẫn đầu) đến Sài Gòn. Đến nơi, phái bộ Anh ra lệnh cho quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố, đồng thời đòi các lực lượng vũ trang cách mạng nộp vũ khí. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: "Quốc dân đồng bào! Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân Đồng minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng kiên quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chi là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa. Hởi đồng bào! Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!"1 Ngày 10-9-1945 viên sĩ quan B.w. Roe trong phái bộ Anh đòi lấy dinh Thống đốc Nam Kỳ cũ, lúc đó đang là trụ sờ của ủ y ban nhân dân Nam Bộ2, để làm trụ sờ của quân Đồng minh. Ngày 11-9-1945, Tướng Gracey, trên cương vị phụ trách Bộ chi huy tối cao lực lượng Đồng minh tại Đông Nam Á (SACSEA) ở phía Nam Đông Dương, đến Sài Gòn. Hôm sau, ngày 12-9, một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 20 quân đội Hoàng gia Anh đến nước ta, với trách nhiệm giải giáp quân N hật Một đại đội thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 của Pháp đã đi theo đạo quân này. Ngày 13-9-1945, quân Anh chiếm trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ. Lính Pháp với dụng ý dùng đòn tâm lý để gây ảnh hưởng, đã kéo cờ Pháp tnrớc 1. Báo Cửu quốc, số 36, ngày 5-9-1945. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 11. 2. ủy ban hành chính Nam Bộ đổi thành ủ y ban nhân dân Nam Bộ từ ngày 10-9-1945, do ông Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch, ông Trần Văn Giàu làm ủy trưởng quân sự. 32 Chương ỉ. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. sân dinh Toàn quyền và hát quốc ca Pháp. Nhưng họ đã thất bại vì nhân dân phản đối và chính quyền cách mạng yêu cầu phái đoàn Anh phải can thiệp, buộc họ phải hạ cờ. Phái đoàn Anh buộc Việt Nam dân chủ cộng hòa phải giao cho Đồng minh quản lý toàn bộ bến cảng thương mại và bến cảng quân sự, xưởng Ba Son sửa chữa tàu biển và kho bom đạn lớn nhất Đông Dương đặt tại Sài Gòn. Quân Anh có nhiều hành động "nối giáo" cho quân Pháp. Họ bất chấp chủ quyền của Việt Nam là một nước vừa giành được độc lập, ngang nhiên tước vũ khí quân Nhật trang bị cho tù binh Pháp, dùng quân Pháp thay quân Nhật canh gác một số vị trí, cho xe chở quân Pháp chạy ữên các đường phố... Những đom vị nhỏ bộ binh và xe bọc thép của Pháp núp sau quân Anh, khi đến Sài Gòn được tăng cường thêm với 1.400 lính Pháp do Nhật giam giữ được Anh thả ra và trang bị lại. Tình hình Nam Bộ càng phức tạp thêm do một số phần tử chống đối chính quyền cách mạng nhân dịp này cũng tìm cách gây ảnh hường với mục tiêu lập nên một "Chính phủ quốc gia liên hiệp" thân Pháp1. Ngày 14-9-1945 Gracey ra thông cáo cấm nhân dân ta mang vũ khí và biểu tình. Ngày 15-9-1945, ông ta ra lệnh tước vũ khi của lực lượng vũ trang Việt Nam. Ngày 17-9-1945, Gracey ban hành lệnh giới nghiêm, cấm tất cả báo chí ở Nam Bộ xuất bàn. N gày 19-9-1945, Ccdillc tổ chức họp báo, tuycn bố răng Việt Minh không đại diện cho nhân dân Việt Nam và không có khả năng giữ gìn trật tự, rằng quân Pháp có nhiệm vụ lập lại trật tự, và sau khi đã ổn định sẽ thành lập một chính phủ phù hợp với tuyên bố 24-3-1945 của De Gaulle về vấn đề Đông Dương. Ngày 20-9-1945, phái bộ Anh tuyên bố giữ quyền kiểm soát Sài Gòn, đòi thả những người Pháp đang bị giam giữ, đòi đặt công an của Việt Nam dưới quyền chi huy của họ và buộc Việt Nam dân chủ cộng hòa rút hết các lực lượng vũ trang ra khỏi thành phổ. Quá bất bình trước sự ngang ngược đó, nhiều cuộc biểu tình yêu nước ủng hộ chính quyền 1. Có thể kể tên một số nhân vật như: Dương Văn Giáo, Vũ Tam Anh, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Phú sổ, Nguyễn Thị Sương, Hồ Vĩnh Ký... 33 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 cách mạng đã diễn ra trong ngày 20-9-1945. Ngày 21-9-1945, Gracey ban hành lệnh thiết quân luật. Lực lượng quân sự của Anh ờ Sài Gòn lúc đó có 2.500 lính Anh - Ấn cộng với 7 tiểu đoàn lính Nhật mà Anh điều động về Sài Gòn hỗ trợ cho quân Anh - Ân. Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11 của Pháp đang bị quân Nhật giam giữ được thả ra và được trang bị vũ khí theo lệnh của quân Anh. Như vậy Pháp đã có một Trung đoàn 11, một đại đội thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 cùng 1.400 tù binh vừa được thả ra và khoảng 1.000 Pháp kiều. Ngày 22-9-1945, Cédille quyết định đánh chiếm Sài Gòn1. Dựa vào thế lực của phái bộ Anh và hơn 5.000 lính Nhật, đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, quân Pháp tiến công Sài Gòn. Như vậy, nhờ có vũ khí của Anh mà quân Pháp giành được quyền kiểm soát thành phố Sài Gòn. Chiến tranh đã nổ ra. Trên thực tế, từ khi quân Anh kéo vào thực hiện nhiệm vụ của Đồng minh là giải giáp quân Nhật, quân và dân Nam Bộ đã cố gắng tránh xung đột với họ. Không đợi đến khi Gracey đòi chính quyền ta nộp vũ khí cho quân Đồng minh và giao quyền cảnh sát ở trung tâm Sài Gòn cho họ, trước đó phần lớn các đơn vị bộ đội tập trung đã được lệnh rút ra ngoại ô, theo hướng sông Chợ Đệm, sông Vàm Cỏ để tránh nguy cơ bị phục kích, bị bao vây, tước vũ khí. Sau Cách mạng, ủ y ban nhân dân Nam Bộ đa cải tổ ba lữ đoàn bảo an binh ở Sài Gòn thành Đệ nhất sư đoàn (sau đổi là Cộng hòa vệ binh) với số quân khoảng 10 nghìn người, có 400 súng các loại. Trừ bốn tinh Sa Đéc, Hà Tiên, Rạch Giá, Biên Hòa, ờ các tinh, các đơn vị bảo an binh cũng được cải tổ thành Cộng hòa vệ binh. Đệ nhất sư đoàn Cộng hòa vệ binh cũng như Cộng hòa vệ binh ở các tinh đã thu nhận thêm thanh niên, công nhân, nông dân, học sinh, cựu binh sĩ, kể cả một số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. 1. Chiều 22-9, phái đoàn Pháp mời hai người đứng đầu của ủ y ban nhân dân Sài Gòn là Phạm Ngọc Thạch và Trần Văn Giàu đến dự tiệc với lý do là có đại diện của Chính phủ Pháp sang đem theo những đề nghị thương thuyết. Đoán là phía Pháp gài bẫy, phía ta nhận lời nhưng cuối cùng đẫ không đến. 34 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Phần lớn các sĩ quan cũ của Pháp, Nhật vẫn được chính quyền cách mạng sử dụng để chi huy Cộng hòa vệ binh1. Chính quyền thành phố chủ trương tăng cường Cộng hòa vệ binh, kết nạp những người trong các đội Xung phong công đoàn, trong Thanh niên Tiền phong, phát triển lực lượng dân quân tự vệ nội thành, ủ y ban kháng chiến Nam Bộ đã được bí mật thành lập để lo việc chuẩn bị kháng chiến ở Sài Gòn và các tinh. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và các khu ngoại ô được chia thành 5 mặt trận: mặt trận nội thành và 4 mặt trận xung quanh. Trong nội thành lập 14 tiểu khu và 300 tổ đội xung kích. Tất cả các tổ đội, các tiểu khu đều tự lo việc trang bị vũ khí. Một số máy móc như máy in, máy điện bát đầu được chuyển ra khỏi thành phố. Khi quân Pháp gây chiến, ừong thành phố chi có lực lượng tự vệ, trong đó chủ yếu là lực lượng tự vệ của công đoàn. Tình hình hết sức căng thẳng. Rạng sáng ngày 23-9-1945, Xứ ủy và ủ y ban nhân dân Nam Bộ, ủ y ban kháng chiến Nam Bộ họp Hội nghị liên tịch tại số nhà 107 đường Cây Mai (Chợ Lớn)2. Tham dự cuộc họp có các ông Trần Văn Giàu, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Nguyễn, Huỳnh Văn Tiểng...3 và đại diện của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh tham dự4. Hội nghị bàn chủ trương và biện pháp đối phó. Hội nghị đâ tháo luận các phương án5 và cuối cùng đi đến nhất trí với phương án huy động toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ủ y ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập do ông Trần Văn Giàu làm Chủ tịch, ù y ban kháng chiến Sài Gòn - 1. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sứ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập I. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 62-63. 2. Nay là số nhà 627 và 629 đường Nguyễn Trãi. 3. Theo: Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr. 861. 4. Ông Hoàng Quốc Việt dẫn đầu phái đoàn của Tổng bộ Việt Minh vào Sài Gòn từ ngày 27-8-1945. 5. Có thể tham khảo thêm về cuộc họp lịch sử này trong hồi ký của Trần Văn Giàu "Những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ", trong cuốn Mùa thu rồi, ngày hăm ba, tập 2. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 53-56. 35 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Chợ Lớn do ông Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch. Ngay chiều 23-9, ủ y ban nhân dân Nam Bộ ra Tuyên cáo quốc dân, kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến. Bản tuyên cáo viết: "Đồng bào Nam Bộ! Vì coi quân Anh là đại biểu của Đồng minh tới đất nước chúng ta giải giáp quân Nhật, để đem lại hòa bình cho dân chúng Đông Dương, nên chúng tôi - ủ y ban nhân dân Nam Bộ - luôn giúp cho quân Anh làm nhiệm vụ được dễ dàng. Mặc dù có nhiều điều bất mãn, chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi quốc dân nên nén lòng căm giận để chờ đợi cuộc vận động ngoại giao với Đồng minh trên trường quốc tế. Nhưng do sự nhân nhượng và dung túng của quân đội Anh, bọn thực dân Pháp đã làm những điều quá đáng. Đêm 22-9, chúng cùng với quân đội Anh chiếm Sở Bưu điện và Sở Cảnh sát. Sáng hôm 23-9, quân Pháp công nhiên chiếm ủ y ban hành chính Nam Bộ và Quốc gia tự vệ cuộc. Chúng đã gây nhiều cuộc đổ máu ở đường phố Sài Gòn. Rõ ràng là quân đội Anh đã làm trái với trách nhiệm mà Đồng minh đã ủy thác cho họ. ...K hông lẽ chịu nhục hoài; vì danh dự của dân tộc, chúng tôi coi trọng quyền lợi của quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra Trung ương xin phép cho kháng chiến. Chúng tôi đã: 1. Lập ra ủ y ban kháng chiến để lo việc quân sự. 2. Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với địch 3. Truyền đi lục tỉnh thi hành phá hoại đường giao thông, phong tỏa việc chuyển vận tiếp tế để bao vây địch. 4. Kêu gọi đồng bào tố cáo bọn việt gian nguy hiểm. Đồng bào thân mến! Cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bào vệ quốc gia."1 1. Báo Cứu quốc, số 54, ngày 29-9-1945. 36 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Thực ra thì ngay trong đêm 22 rạng ngày 23-9, các đơn vị bảo vệ trụ sờ ủ y ban nhân dân Nam Bộ, trụ sở Quốc gia tự vệ và một vài nhà máy, đồn cảnh sát đã chiến đấu. Trừ một đại biểu Tổng công đoàn trong ủ y ban, còn lại không người nào trong ban lãnh đạo thành phố bị địch bắt. Cũng không một đơn vị bộ đội nào bị tập kích vì đã chuyển hết ra ngoại ô. Chiều 23-9, khi lời kêu gọi của ủ y ban kháng chiến được truyền đi khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định và được chuyển về các tinh thì các đội dân quân tự vệ đã hoạt động. Ngay từ rất sớm, dân quân tự vệ đã phá nhà máy điện, nhà máy nước, đánh lui các đợt tấn công của địch ờ nhiều vị trí, gây cho chúng nhiều tổn thất, tổ chức cho nhân dân tản cư khỏi thành phố... Xứ ùy đã gửi điện báo cáo với Trang ương Đảng và Chính phủ lâm thời tình hình ờ Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp ở Bắc Bộ Phủ. Hội nghị tán thành những quyết định của Xứ ủy và ủ y ban nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập của nước nhà vừa mới giành lại được và kêu gọi nhân dân cả nước chi viện cho Nam Bộ kháng chiến. Ngày 24-9-1945, Chính phủ lâm thời gửi Huấn lệnh cho quân và dân Nam Bộ: "Lòng kiên quyết, dũng cảm của nhân dân Nam Dộ chống lại quân đội xâm lược chảng những làm cho đồng bào cả nước khâm phục mà lại còn chứng tỏ cho cả thế giới đều biết các quyền độc lập của nhân dân Nam Bộ. Hiện nay, đồng bào Nam Bộ đương trải qua những khó khăn gay go, điều đó là sự dĩ nhiên trên con đường đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng bào phải kiên quyết giữ vững lòng tin ở tương lai và lập tức thi hành triệt để những lời thề quà quyết trong ngày Độc lập"1. Ngày 26-9-1945, qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ'. "Hỡi đồng bào Nam Bộ! 1. Báo Cứu quắc, số 50, ngày 24-9-1945. 37 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Nước ta vừa tranh quyền độc lập thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai mò lại. Trong 4 năm, họ đã bán nước ta hai lần. Nay họ lại muốn thống trị dân ta lần nữa. Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp: "Thà chết tự do hơn sống nô lệ". Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân hiện đang hy sinh tranh đấu để để giữ vững nền độc lập của nước nhà. .. .Tôi chi muốn dặn đồng bào Nam Bộ một lời: "Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng: Chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán, làm cho thế giới biết chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước"1. Huấn lệnh của Chính phủ lâm thời và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng tỏ Trung ương tán thành nghị quyết cùa Hội nghị liên tịch đường Cây Mai đêm 23-9 và điều đó đã tiếp thêm nghị lực và quyết tâm kháng chiến của nhân dân Sài Gòn và Nam Bộ. Nhân dân thực hiện triệt để chủ trương bất hợp tác với địch. Ngày 24-9-1945, Tổng Công đoàn Nam Bộ kêu gọi giai cấp công nhân sát cánh cùng toàn dân kháng chiến. Các công sở, hiệu buôn đóng cửa. Các xí nghiệp ngừng hoạt động. Chướng ngại vật, các ổ chiến đấu được các lực lượng tự vệ, công nhân, cảnh sát xung phong, sinh viên dựng lên trên các đường phố. Các đem vị vũ trang của công đoàn Sài Gòn và liên quận Hóc Môn, Bà Điểm - Đức Hòa, lực lượng Bình Xuyên của tự vệ và nhân dân ngoại thành Sài Gòn đã đào chiến hào, phá đường, lập chiến luỹ ở Thị Nghè, Khánh 1. HỒ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 27-28. 38 Chưcmg 1. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Hội, Cầu Bông, Phú Lâm, Rạch Cát, cầu Kiệu. Quân ta vừa vây hãm vòng ngoài vừa đánh trong thành phố. Cuộc tập kích của các lực lượng cách mạng vào khu Hérault, nơi có nhiều người Pháp cư trú, làm nhiều người thiệt mạng'. Ngày 26-9, khoảng 10 xe quân Anh - Ấn chở vũ khí cho Pháp bị quân ta phục kích ở Thạnh Mỹ Tây, thiệt hại nặng. Ngày 27-9, quân Pháp có sự hỗ trợ của quân Nhật kéo đi càn quét, bị ta tấn công phải quay về trấn giữ cầu Thị Nghè. Cũng ừong ngày 27-9, địch cố gắng vượt qua cầu Chữ Y, vào khu vực quân Bình Xuyên, nhưng bị quân ta đánh lui. Sách Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn kháng chiến 1945-1975 viết: "Chi trong vòng một tuần lễ sau khi lời kêu gọi của ủ y ban kháng chiến Nam Bộ phát ra, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã nhanh chóng bước vào cuộc chiến đấu đầy tự tin và quyết liệt. 138 xí nghiệp và công sờ lớn, 22 kho tàng, 4 chợ, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ, 200 xe hơi và một số càu bị đốt phá. Gần 300 quân Pháp bị tiêu diệt... Gặp phải sức đề kháng quyết liệt của nhân dân ta, sau 8 ngày gây hấn, thực dân Pháp mới chiếm đóng được các vị trí, công sở then chốt ở khu vực trung tâm thành phố, phạm vi kiểm soát chi thu hẹp một rẻo. Thành phố không họp chợ, không buôn bán, không điện nước. Lương thực thực phẩm bị hao cạn. Viện binh chưa tới kịp. Bọn tay sai ra mặt hoạt động đã hj thanh niên ta truy bắt, nghiêm trị. Nhiều lần, dựa vào quân Anh, quân Nhật, đánh lấn ra ngoài, cố phá vỡ vòng vây đang hình thành càng chặt xung quanh Sài Gòn, nhưng đều thất bại, quân Pháp lâm vào tình trạng khốn đốn. Trước tình hình đó, thực dân Pháp nhờ Gracey làm trung gian, xin thương lượng với ủ y ban nhân dân Nam Bộ"2. Mặc dù biết âm mưu của Pháp là hòa hoãn để chờ đại quân của Leclerc nhưng phía ta cũng đang cần chuẩn bị lực lượng để đối phó 1. Rất tiếc trong số đó có nhiều người vô tội, thậm chí có cảm tình với cách mạng Việt Nam. Theo Trần Văn Giàu: "Những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ" trong cuốn Mùa thu roi, ngày hăm ba, tập 2, Sách đã dẫn, tr. 60. 2. Trần Văn Giàu, "Những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ", trong cuốn Mùa thu rồi, ngày hăm ba, tập 2, Sách đã dẫn, tr. 61. 39 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 với các đợt tấn công mới của địch nên thỏa thuận ngừng bắn một tuần để thương lượng. Hai bên gặp nhau ngày 2 tháng 10 (có mặt Gracey). Phía Việt Nam, do ông Phạm Ngọc Thạch đại diện, đòi Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đình chi xung đột và rút quân về các vị trí trước ngày 23-9-1945. Phía Pháp một mực yêu cầu ta chấp nhận bản Tuyên bố 24-3-1945 của De Gaulle. Lập trường của hai bên không có gì thay đổi. Cuộc đàm phán tạm dừng. Cédille hứa là sẽ trà lời sau, nhưng ngày hôm sau thì tình hình đã khác. Ngày 3-10-1945, hai chiếc tàu chiến Pháp, mang theo một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn bộ binh số 5, cập bến Sài Gòn. Ngày 5-10-1945, Tướng Leclerc, Tổng chi huy quân viễn chinh Pháp, đến Sài Gòn. Đàm phán tiếp hai lần nữa vào ngày 6 và 8 tháng 10 nhưng vẫn không đi đến kết quả. Pháp đề nghị kéo dài thời gian ngừng bắn thêm hai ngày nữa. Tranh thủ thời gian ngừng bắn, phía ta tiếp tục chuyển nhân dân, cơ quan, kho tàng, máy móc ra ngoài, bổ sung và điều chinh lực lượng. Các mặt ữận ở Sài Gòn được củng cố. ủ y ban kháng chiến miền Đông, ủ y ban kháng chiến miền Trung và ủ y ban kháng chiến miền Tây Nam Bộ được thành lập. Một số phần tử cơ hội chính trị nhân thời gian ngừng bán ra mặt hoạt động, lập ra "Chính phủ quốc dân lâm thời" do Dương Văn Giáo đứng đầu. Nhóm người này rải truyền đơn, dán áp phích truyên truyền là Chính phủ Việt Minh đã chạy trốn, "Chính phủ dân quốc lâm thời" được lập ra để thương thuyết với Đồng minh1. Cuối tháng 9 năm 1945, hai chuyến tàu từ Côn Đảo, một chuyến cập bến Đại Ngãi (Sóc Trăng) chở gần 1.800 người, một chuyến về cần Thơ chờ khoảng 200 người, tất cả đều là tù chính trị bị giặc Pháp giam giữ 1. Sau đó, theo lệnh truy nã của ủy ban kháng chiến, Dương Văn Giáo đã bị bắt ở Cây Quéo, trong đơn vị Cao Đài mà ông ta là cố vấn; binh sĩ Cao Đài trong đơn vị đã nghe theo lệnh của ủy ban kháng chiến. Theo Trần Văn Giàu, "Những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ", trong cuốn Mùa thu rồi, ngày hăm ba, tập 2. Sách đã dẫn, tr. 62. 40 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. trong nhiều năm. Mặc dù các chiến sĩ cách mạng mới thoát khỏi ngục tù có nguyện vọng về thăm gia đình, đặc biệt là những người quê ờ miền Bắc và miền Trung, nhưng theo đề nghị của Xứ ủy và được sự chấp thuận của Trung ương, phần lớn đã tình nguyện ờ lại miền Nam và nhận sự điều động, bố trí công tác của Xứ ủy Nam Bộ. Một lớp học đã được tổ chức cho các chiến sĩ từ Côn Đảo về nhằm quán triệt tình hình và nhiệm vụ của cuộc kháng chiến ờ Nam Bộ. Lực lượng lãnh đạo Nam Bộ được bổ sung kịp thời bằng hàng trăm cán bộ cách mạng, trong số đó có nhiều nhân vật rất quan trọng. Trong hồi ký của mình, ông Trần Văn Giàu đã viết tầm quan trọng của sự kiện này như sau: "... Đảng, Mặt trận, Chính quyền được thêm người cầm lái trong lúc cần thiết nhất. Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng thuộc vào số cán bộ được giải thoát kịp thời này. Vì không có các đồng chí ở Côn Lôn về kịp thời thì khó quan niệm làm cách nào để củng cố bộ máy kháng chiến, cũng như khó quan niệm làm cách nào để hoàn thành chuẩn bị tổng khởi nghĩa nếu như không có các đồng chí trờ về từ trại giam Tà Lài, Bà R á.. Ngày 10-10-1945, chấm dứt thời gian ngừng bắn, quân Pháp lúc đó đã được bổ sung bắt đầu mở rộng đánh chiếm ra nhiều hướng. Quân Anh lấy danh nghĩa Đồng minh đi tước vũ khí quân Nhật ỏ các thị xa miên D ông Nam Bộ (Điôn Hòa, Thù Dâu Một, Tây Ninh) nhằm giúp Pháp mờ rộng phạm vi chiếm đóng các tinh xung quanh Sài Gòn. Ngày 12-10, Pháp chọc thủng phòng tuyến phía Bắc Sài Gòn, chiếm Tân Sơn Nhất, Hóc Môn, Phú Mỹ. Quân Anh chiếm Gò vấp, Gia Định. Quân ta chặn đánh địch ờ cầu Hang (Gò Vấp), ở An Nhơn, phá được nhiều xe cộ và vũ khí của địch. Quân ta còn tổ chức nhiều cuộc đột kích vào thành phố, tiêu diệt một số tên địch. Ngày 23-10, binh đoàn thiết giáp Massus đến miền Nam, bổ sung quân, tạo điều kiện cho Leclerc phá vòng vây xung quanh Sài Gòn, đánh chiếm một số thị xã miền Trung Nam Bộ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Quân Pháp 1. Trần Văn Giàu, "Những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ", trong cuốn Mùa thu rồi, ngày hâm ba. Sách đã dẫn, tr. 63. 41 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 dùng xe tàng và xe thiết giáp phá vỡ phòng tuyến Tây Nam Sài Gòn, theo đường số 4 tấn công Tân An, Mỹ Tho. Quân Anh giao Biên Hòa, Thủ Dầu Một cho quân Pháp. Từ cuối tháng 10-1945, quân Pháp mở đường thủy vượt qua sông Tiền, bắt đầu đánh các tinh miền Tây Nam Bộ: Vĩnh Long, cần Thơ, Hà Tiên, Châu Đốc (nhưng không chiếm được Hà Tiên, Châu Đốc). Từ tháng 12-1945 đến đầu năm 1946, quân Pháp mở rộng đánh chiếm vùng Tây Nam Bộ: Trà Vinh, Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu. Cuộc chiến đấu bảo vệ Sài Gòn kéo dài hơn một tháng. Quân và dân Sài Gòn đã kìm chân địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thẳng nhanh của thực dân Pháp. Cuộc chiến đấu của Sài Gòn đã tạo điều kiện để các tinh Nam Bộ có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến. Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, để bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, các lực lượng vũ trang của ta buộc phải rút ra ngoài. Ngày 25-10-1945, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức một cuộc hội nghị cán bộ ờ Thiên Hộ (Mỹ Tho). Tham dự hội nghị có các đại biểu đảng bộ các tinh, thành phố, nhiều cán bộ của Đảng vừa ở tù ra (như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn...)- Đại diện của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (ông Hoàng Quốc Việt) cũng tham dự. Đây là hội nghị lớn nhất của Đảng bộ Nam Bộ kể từ khi giành được chính quyền. Hội nghị kiểm điểm tình hình chỉ đạo cuộc kháng chiến từ ngày 23-9, biểu dương tinh thần chiến đấu của nhân dân và các lực lượng vũ trang, rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp củng cố và phát triển lực lượng, xây dựng cơ sở bí mật ở những vùng bị địch chiếm đóng, khôi phục chính quyền ở những nơi vừa bị v õ ... Hội nghị thảo luận và quán triệt các nhiệm vụ cấp bách: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo kháng chiến lâu dài, thực hiện bất hợp tác với địch phối hợp với chiến thuật đánh du kích. Hội nghị vạch ra chiến thuật ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ là cắt đứt liên lạc của địch, bao vây địch về kinh tế, quấy rối về quân sự, triệt để áp dụng chiến thuật đánh du kích, chọn một 42 Chương I. Việt Nam từ thành iập nền dân chủ cộng hòa.. số vùng chiến lược thuận lợi cho tiến công địch khi có thể, xây dựng và bảo toàn được lực lượng, giữ vững liên lạc giữa các khu để bảo đảm sự chỉ huy thống nhất. Để tăng cường lực lượng lãnh đạo ở Nam Bộ, Trung ương Đảng quyết định phàn lớn những cán bộ, đàng viên vừa ra tù ở lại Nam Bộ. Khoảng 1.000 người vừa từ nhà tù Côn Đảo về được phân vào bộ đội và về các địa phương để làm nòng cốt cho phong trào kháng chiến. Hai cán bộ lãnh đạo của Nam Bộ là Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch giữa tháng 11-1945 ra Hà Nội báo cáo tình hình với Trung ương và bàn phương hướng chi đạo tiếp tục cuộc kháng chiến trong điều kiện lực lượng quân Pháp rất mạnh. Những người lãnh đạo đều thấy rõ chi có thể tiến hành một cuộc chiến tranh du kích, lâu dài, và muốn vậy, Hà Nội và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đứng vững. Sau hội nghị của Xứ ủy Nam Bộ ở Thiên Hộ, ngày 20-11-1945 một cuộc hội nghị quân sự được triệu tập họp tại An Phú (Gia Định) để bàn công tác chi đạo tác chiến. Hội nghị tán thành quyết định chia Nam Bộ thành các chiến khu VII, VIII, IX, chi định các trưởng khu, các ủy viên chính trị. Hội nghị bàn biện pháp củng cố lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố, các chi đội vệ quốc đoàn. Hội nghị cũng quyết định xây dựng khu Lạc An, u Miiih, Dông Tháp làm căn cứ cho các chiến khu. Cuối tháng 11-1945, các chiến khu chính thức được thành lập1. Trong thời gian đó, quân Anh cũng làn lượt bàn giao cho Pháp những vùng họ kiểm soát ờ Nam Bộ. Tình hình Việt Nam sau khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật vốn đã phức tạp, càng phức tạp thêm do quân Pháp được sự hỗ trợ của quân Đồng minh gây chiến tranh ở Nam Bộ. Nước 1. Chiến khu VII gồm các tinh Thù Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn; Chiến khu VIII: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Ben Tre, Sa Đéc (lúc này địch chi mới chiếm được thị xã Tân An, Mỹ Tho, Gò Công); Chiến khu IX: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Vinh, Bạc Liêu. Vĩnh Long, cần Thơ, Sóc Trăng (lúc này địch mới chiếm được thị xã Vĩnh Long và cần Thơ). 43 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời, Chính phủ lâm thời chi mới kịp tổ chức một số cuộc họp, ban bố một số sắc lệnh, Nghị định, Thông tư biểu thị sự quyết tâm xây dựng một đất nước độc lập thật sự mà phần lớn chưa kịp thực thi thì chiến tranh nổ ra ở miền Nam. Ý chí vừa kiến quốc vừa kháng chiến được thể hiện trong mọi việc làm của các cơ quan chính phủ, mặt trận, của từng cán bộ, chiến sĩ, của từng người dân yêu nước ngay từ cuối tháng 9 năm 1945 cho đến tận khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên toàn quốc kết thúc thắng lợi (1954). 3. Quân Pháp mở rộng vùng đánh chiếm. Nam Trung Bộ kháng chiến Trong khi quân và dân Nam Bộ tích cực tổ chức lực lượng kháng chiến thì thực dân Pháp cũng liên tiép tăng cường lực lượng để mờ rộng vùng chiếm đóng. Đầu tháng 11 năm 1945, tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn kỵ binh thiết giáp số 9 đến Nam Bộ. Được Anh che chờ, lại có thêm lực lượng, quân Pháp tiếp quản các vị trí ờ Gò Vấp, Gia Định và đánh chiếm Tây Ninh (8 tháng 11), Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp (12 tháng 11). Cùng thời gian này, địch từ Biên Hòa theo quốc lộ số 1 tiến ra hướng Đông - Bắc đã bị bộ đội Nam tiến, lực lượng vũ trang Liên hiệp công đoàn và một bộ phận Đệ nhất sư đoàn Cộng hòa vệ binh chặn đánh ở Xuân Lộc. Quân Pháp thiệt hại nặng. Ngày 9 tháng 11, Gracey lệnh cho bọn chi huy Nhật đem khoảng 1.500 quân từ đồn điền An Lộc bí mật đánh úp quân ta vào ban đêm, ta phải rút lui. Quân Pháp cũng tiến đánh Mỹ Tho, Gò Công ở hướng Tây - Nam Sài Gòn. Mỹ Tho cách Sài Gòn hơn 70km, là địa điểm đầu tiên quân Pháp lựa chọn để mở rộng chiếm đóng vùng đồng bằng Nam Bộ. Quân Pháp mở cuộc hành quân mang tên Maussac, cho binh lính mặc quân phục Anh, ngày 24 tháng 10 tiến đánh Mỹ Tho bằng cả đường bộ, đường sông, có tàu chiến và xe thiết giáp chi viện. Gặp phải vật chướng ngại do quân và dân ta dựng trên đường và nhiều cầu bị phá nên quân Pháp mặc dù lực lượng mạnh nhưng tiến chậm. Ngày 25 tháng 10, chúng tiến đánh Gò Công và cũng bị 44 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. quân ta chặn đánh. Sau các cuộc tiến công đó, rút kinh nghiệm, quân Pháp chủ trương cơ động bằng đường thủy, sử dụng quân dù, lính thủy đánh bộ làm lực lượng chủ yếu đánh chiếm những nơi còn lại. Chúng thành lập hạm đội trên sông để vận chuyển, tiếp tế cho quân đội. Trong hai ngày cuối tháng 10, quân Pháp theo đường bộ và đường sông đánh chiếm thị xã Vĩnh Long, cần Thơ với ý đồ sử dụng hai nơi này làm nơi xuất phát theo sông Tiền, sông Hậu để tiến sang Campuchia. Được quân Anh cho phép sử dụng quân Nhật đi trước mở đường, quân Pháp đã chiếm đóng tất cả các mục tiêu còn lại ờ nội thành và ngoại ô Sài Gòn. Lực lượng vũ trang của ta nhiều lần bí mật đột nhập Sài Gòn và các thị xã bị địch chiếm để đốt phá kho tàng, diệt tề, trừ gian, có gây cho địch những tổn thất nhất định nhưng hiệu quả không cao. Khi địch đánh rộng ra một số tinh phía Bắc, Đông - Bắc và Tây - Nam Sài Gòn, các đom vị vũ trang của ta phải rút ra nhiều hướng để bảo toàn lực lượng. Bộ chi huy mặt ừận Tây Sài Gòn rút về Ben Tre. Bộ chỉ huy mặt trận Đông Sài Gòn rút về An Phú Đông (Gia Định), ủ y ban nhân dân Nam Bộ chuyển về Thủ Dầu Một. Phần lớn tự vệ chiến đấu thuộc Công đoàn Sài Gòn rút về Xuân Lộc rồi lên rừng Tân Uyên. Bộ đội liên quận Hóc Môn, Bà Diẻm - Đức Hòa ở lại bám đánh địch ở Bác Sài Gòn trong suốt một tháng rồi rút về khu vực An Phú Xã. Các đơn vị Bình Xuyên rút về Bến Tre, Biên Hòa và Rừng Sát. Đệ nhất sư đoàn Cộng hòa vệ binh theo quốc lộ số 1 rút về phía Đông, một bộ phận về Bến Tre. Đệ nhị sư đoàn tan rã sau khi quân Anh đòi tước vũ khí, bộ phận còn lại rút về Tây N inh'. Sau khi mặt ữận của ta bao vây địch ờ Sài Gòn tan vỡ, quân Pháp chiếm đóng các thị xã, thị trấn, đầu mối giao thông quan trọng, khống chế phần lớn vùng nông thôn đồng bằng. Tuy nhiên, cho đến cuối tháng 12 năm 1945, các tinh miền Tây Nam Bộ như Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Trà Vinh, Hà Tiên, 1. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập I, Sách đã dẫn, tr. 72-75. 45 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 SÓC Trăng, Bạc Liêu chưa bị địch chiếm. Quân và dân Tây Nam Bộ biết trước âm mưu mở rộng vùng chiếm đóng của địch, đã rất khẩn trương chuẩn bị lực lượng đón đánh. Cho đến đầu năm 1946, địch vẫn chưa ổn định được tình hình ở Sài Gòn - Chợ Lớn và một số thành phố, thị xã. Lực lượng kháng chiến vẫn làm chủ một số vùng nông thôn Nam Bộ. Các tinh củng cố lại lực lượng vũ trang, tăng cường trang bị vũ khí, xây dựng căn cứ để kháng chiến lâu dài. Ngày 22 tháng 1 năm 1946, thực dân Pháp huy động hàng nghìn quân với trang bị mạnh và tối tân đi theo cà đường bộ và đường sông tiến công căn cứ Tân Uyên nhằm tiêu diệt cơ quan chi huy và lực lượng vũ trang quân khu VII. Quân ta chặn đánh, tiêu diệt một phàn lực lượng của địch, buộc chúng phải bỏ dở cuộc hành quân. Đến cuối tháng 1 năm 1946, địch mới chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngày 5 tháng 2 năm 1946, Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3 của Pháp do Nyo chi huy đến Việt Nam. Được tăng cường lực lượng, D' Argenlieu và Leclerc chủ trương gấp rút chiếm đóng vùng nông thôn Nam Bộ. Quân Pháp mở hàng loạt cuộc hành quân "bình định" trên khắp các tình Nam Bộ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều. Chính quyền và các đoàn thể cứu quốc ở nhiều nơi bị tan vỡ. Trên các vùng chiếm được, quân địch chia thành các khu, đóng đồn bốt, khống chế hoạt động chống đối của nhân dân. Một số trận đánh nhằm củng cố tinh thần và gây thanh thế cho kháng chiến của quân ta ở chiến khu VIII, chiến khu IX, trước sức tấn công ồ ạt của địch, đã không thu được nhiều kết quả. Trong tháng 1-1946, Bộ chi huy khu VIII phải rút về Bạc Liêu. Tháng 2-1946, Hội nghị liên tịch của Bộ chi huy quân khu VIII và khu IX họp ờ An Biên (Rạch Giá) bàn vấn đề xây dựng cơ sở và bảo toàn lực lượng. Sau hội nghị này, phần lớn bộ đội quân khu VIII "xuyên Đông" rút ra Cực Nam Trung Bộ. Đến cuối tháng 2-1946, trên địa bàn khu VIII, địch mở rộng phạm vi chiếm đóng, thiết lập bộ máy chính quyền thân Pháp từ tinh đến tận các thôn. Chiến khu VIII chi còn căn cứ ở Đồng Tháp Mười và ở khu rừng Thạnh Phú ven biển Bến Tre, một bộ phận thuộc Đệ nhất sư đoàn Cộng hòa vệ binh trụ lại ở đây. Ở 46 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. khu IX, bộ đội không "xuyên Đông" mà trụ lại, tổ chức phòng tuyến ngăn địch, nhưng không thành công, rút về lập căn cứ ở u Minh. Vừa hành quân chiếm đóng các vùng đất đai của ta, thực dân Pháp vừa ráo riết xúc tiến lập chính phủ bù nhìn thân Pháp. Ngay tà tháng 10 năm 1945, Cédille âm mưu lập một Hội đồng tư vấn 80 người và giao cho Nguyễn Văn Thinh vận động các nhà trí thức tham gia. Phần đông trí thức tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp. Đến tháng 2 năm 1946, Cédille mới lập được Hội đồng tư vấn Nam Kỳ gồm 12 thành viên là người Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp. Thực dân Pháp cũng tiến hành tuyển quân, tập hợp bọn tay sai để thành lập chính quyền bù nhìn ở các thị trấn, thị xã. Chúng tìm cách lôi kéo một số nhân vật trong các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa trong cà lực lượng Bình Xuyên và Cộng hòa vệ binh. Ngày 5 tháng 3 năm 1946, quân Anh bàn giao lại toàn bộ địa bàn và vũ khí, trang bị cho quân Pháp, rút hết khỏi miền Nam. Trong lúc nhân dân Nam Bộ kháng chiến thì nhân dân Nam Trung Bộ cũng sống trong tình trạng hết sức căng thẳng và cũng phải chuẩn bị kháng chiến. Nam Trung Bộ gồm các tinh Ọuảng Nam, Ọuảng Ngãi. Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng. Vùng rừng núi Tây Nguyên địa thế hiểm trờ và vùng đồng bằng ven biển dài, hẹp, có nhiều sông ngòi và dãy núi ăn ra biển chia cắt, lại nàm ờ giữa đất nước nên vùng Nam Trung Bộ là một địa bàn chiến lược quan trọng về nhiều mặt. Vùng cao nguyên miền Tây là khu vực có tầm quan trọng chiến lược không chỉ đối với miền Trung mà còn đối với cả nưóc. Tây Nguyên được ví như là "mái nhà" của chiến trường Nam Đông Dương. Nam Trung Bộ, trước hết là các tinh cực Nam Trung Bộ và vùng cao nguyên miền Tây, được thực dân Pháp coi là hướng tiến công quan trọng khi trờ lại xâm lược Việt Nam. Phần lớn các tinh Nam Trung Bộ vào cuối năm 1945 đều có quân Nhật đóng, có nơi một vài đại đội, có nơi một tiểu đoàn, 47 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 riêng ở Nha Trang và Ba Ngòi có một sư đoàn gồm khoảng 9 nghìn quân. Trong tình cảnh lo lắng chờ quân Đồng minh đến giải giáp, quân Nhật không dám phá phách nhiều nhưng một số sĩ quan Nhật theo lệnh của Anh vẫn đem quân khiêu khích quân ta. Trong khi đó quân và dân ta được lệnh cố gắng tránh xung đột. Trong lúc quân Pháp chưa đến, quân Anh đã vũ trang cho tù binh và thường dân Pháp bị bắt ở Nha Trang, cùng với quân Nhật đánh chiếm một số vị trí trọng yếu, chuẩn bị cho quân Pháp tiến công các tỉnh Nam Trung Bộ. Nhân dân các tinh khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Khi quân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, ủ y ban quân chính Nam Trung Bộ đã được thành lập vào cuối tháng 9 để chỉ đạo việc chuẩn bị chiến đấu ở 7 tinh. Ông Nguyễn Chánh (Ưỷ viên quốc phòng trong ủ y ban nhân dân Trung Bộ) đã chủ trì một cuộc hội nghị quân sự bàn kế hoạch đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh của Anh, Pháp, dùng quân Nhật đánh chiếm Nam Trung Bộ. Hội nghị đã quyết định huy động quần chúng tuần hành biểu dương lực lượng, giữ vững mạch máu giao thông thông suốt để chi viện cho cuộc kháng chiến Nam Bộ, điều động lực lượng quân sự từ miền Bắc và Trung Trung Bộ (các chi đội Nam tiến) vào tăng cường cho các tình cực Nam. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, các tinh từ Quảng Ngãi trờ ra khẩn trương chuyển lực lượng vào Nam Trung Bộ. Bộ chỉ huy mặt trận được thành lập, sở chi huy đặt tại Ninh Hòa. Các cơ sở kinh tế, quốc phòng quan trọng ở các tinh cực Nam bắt đầu được di chuyển đi nơi khác an toàn hơn. Các xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí dần dần được xây dựng. Đến cuối năm 1945 đã có 10 xưởng với trên một nghìn công nhân đặt cơ sở ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Tuy vũ khí sản xuất ra không nhiều nhưng cũng phần nào giải quyết được sự thiếu thốn ban đầu. Mặc dù cố gắng tránh xung đột nhưng nhiều cuộc đụng độ giữa quân ta và quân Nhật đã không thể tránh khỏi (ở Quy Nhơn, Ninh Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Đà Lạt...). Nha Trang là nơi quân Nhật giam giữ kiều dân Pháp ờ Nam Trung Bộ sau đảo chính ngày 9-3-1945. Đêm 19-10-1945, quân Pháp đổ bộ 48 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. lên đảo Hòn Cau ven biển Nha Trang. Các lực lượng vũ trang của ta đã đánh trả, bao vây những khu vực địch chiếm đóng. Ke hoạch của quân Pháp dùng Nha Trang làm bàn đạp mờ rộng đánh chiếm các tinh cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã không thực hiện được. Lực lượng chiến đấu ờ Nam Trung Bộ gồm các đơn vị của địa phương và các chi đội Nam tiến. Vào thời điểm này, chi có hai chi đội Nam tiến là vào tới Đông Nam Bộ, còn phần lớn bộ đội Nam tiến được giữ lại tăng cường cho các tinh Nam Trung Bộ: 1 tiểu đoàn cho Phan Rang, Đà Lạt; 3 tiểu đoàn cho Tây Nguyên để chặn địch trên đường số 14 từ Nam Bộ ra Buôn Ma Thuột; 4 tiểu đoàn cho Nha Trang, Ba Ngòi; 3 tiểu đoàn dự bị ờ Ninh Hòa. Các lực lượng vũ trang trên mặt trận Nha Trang đã kìm chân địch được hơn 3 tháng. Cuối tháng 12-1945 đầu tháng 1-1946, địch tập trung quân giải vây cho Nha Trang và đánh chiếm tinh Khánh Hòa. Cùng với đánh chiếm Nha Trang, quân Pháp còn đánh Buôn Ma Thuột, tinh lỵ của Đắc Lắc, một trong ba thị xã lớn của Tây Nguyên, nơi từ đây có thể đi Pleiku, Kontum và xuống Ninh Hòa, Nha Trang. Đầu tháng 12-1945, phải hai lần tấn công quân ta, địch mới chiếm được Buôn Ma Thuột. Địch chiếm Buôn Ma Thuột làm cho quân ta ớ Nha Trang gặp khó khăn vì bất cứ lúc nào chúng cũng có thể theo đường 21 đánh xuống Nha Trang. Cuối tháng 1-1946, đồng thời với cuộc hành quân đánh chiếm các tinh còn lại của miền Tây Nam Bộ do Tướng Valluy chi huy, Pháp mờ cuộc hành quân mang tên "Gaur", từ Tây Nguyên đánh xuống, từ biển đánh vào, từ phía Nam đánh ra các tinh cực Nam Trung Bộ. Tướng Pháp Leclerc trực tiếp chi huy 15 nghìn quân tấn công bằng đường bộ và đường thuỷ, chia làm nhiều cánh quân, đánh chiếm Di Linh (ngày 26-1), Đà Lạt (ngày 27-1), Phan Rang (ngày 28-1). Quân ta chặn đánh nhưng rồi buộc phải rút lui. Sau khi chiếm Phan Rang, quân Pháp đánh ra Nha Trang, đánh vào Phan Thiết. Quân ta chống cự nhưng không đủ lực lượng, phải rút khỏi Nha Trang và để một bộ phận lập tuyến chặn địch ở Đèo Cả. 49 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 Như vậy, sau 4 tháng chiến đấu anh dũng, với sự chi viện của nhiều đơn vị Nam tiến, đã từng tiêu diệt được hàng nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí, nhưng vấp phải sự tấn công mạnh gấp nhiều lần của Pháp, các lực lượng vũ trang các tinh cực Nam Trung Bộ đã phải tạm thời rút ra khỏi các thị xã, thị trấn và một số trục đường giao thông lớn. Tại các vùng nông thôn ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, chính quyền cách mạng, các đoàn thể cứu quốc và lực lượng vũ trang vẫn làm chủ. 4. Cả nước hướng về tiền tuyến miền Nam Đồng bào cả nước đã hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ và chi viện cho đồng bào Nam Bộ kháng chiến. Khắp nơi tổ chức mít tính, biểu tình với tinh thần vì Nam Bộ, nước Việt Nam là một. Hầu hết các tinh Bắc Bộ và Trung Bộ đều lập "Phòng Nam Bộ" để ghi tên những người tình nguyện vào Nam chiến đấu. Các đom vị Nam tiến được thành lập bao gồm những người tình nguyện có kinh nghiệm chiến đấu và được trang bị vũ khí tốt nhất Tuỳ theo khả năng nhân tài vật lực của từng địa phương mà tổ chức các đơn vị Nam tiến. Ngày 26-9-1945, ba ngày sau khi quân Pháp gây chiến ở Sài Gòn, chi đội 1, đom vị Nam tiến đầu tiên' đã đáp tàu hỏa rời ga Hà Nội hướng vào Nam. Những đợt đầu tiên bộ đội Nam tiến gồm có nhiều đơn vị thuộc các chi đội giải phóng quân từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, chiến khu Đông Triều, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và nhiều tinh khác với nhiều cán bộ chi huy lão luyện (có những cán bộ từng là chi huy của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân như Hoàng Đình Giong, Thu Sơn, Hoàng Thơ, Nam Long, Vi Dân...). Chi trong một thời gian ngắn, mỗi tình ở Bắc Bộ và 1. Chi đội 1 gồm các đại đội Bắc Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, khi đi qua Thanh Hóa, Nghệ An được bổ sung thêm mỗi nơi một đại đội. Chi đội 1 từ Hà Nội đi vào miền Đông Nam Bộ, chiến đấu ở cầu Bình Lợi, Xuân Lộc, sau chuyển ra Phan Thiết, chiến đấu ở Nha Trang và đường số 21. 50 Chương Ị. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Bắc Trung Bộ đều tổ chức được một hoặc hai chi đội Nam tiến (số lượng quân tương đương từ một tiểu đoàn đến một trung đoàn)1. Cả nước tổ chức "Ngày toàn quốc kháng chiến" vào mồng 5-11-1945. Tại cuộc mít tinh ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc một bài diễn văn, trong đó có đoạn: "Bọn thực dân Pháp phải biết rằng: dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến. Vì dân Việt Nam tin chắc rằng thế nào cuộc kháng chiến này cũng thành công"2. Ngày 23-11-1945 được gọi là "Ngày Nam Bộ". Khắp các thôn xóm dựng đài kháng chiến, biểu thị sự ủng hộ đối với đồng bào Nam Bộ kháng chiến. Các khẩu hiệu như "Đả đảo thực dân phản động Pháp xâm lược", "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "ửng hộ Nam Bộ kháng chiến", "Triệt để ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh"... được trương lên khắp nơi. Những lời ca, tiếng hát thôi thúc nhiều lớp người ra đi sát cánh cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu. Các "Phòng Nam Bộ" ờ các địa phương đón tiếp nhiều công nhân, nông dân, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, thầy thuốc, thậm chí cả nhà sư, đến ghi tên tình nguyện vào Nam chiến đấu. Nhân dân sống dọc những con đường các đơn vị Nam tiến đi qua đã mang cờ, biểu ngữ chào đón, tặng quà, bày tỏ sự ngưỡng mộ 1. Có thể kể tên một số đơn vị: chi đội 1, chi đội Bắc - Bắc và chi đội Đông Triều (có thêm lực lượng Nam Định), đại đội Hà Tĩnh, chi đội Thừa Thiên chiến đấu ở Nha Trang; chi đội Hưng Yên, chi đội Thanh Hóa, đại đội Hải Phòng, đại đội Kiến An, đại đội Hải Dương, đại đội Thái Bình, đại đội Quảng Trị, chi đội Quảng Nam, trung đội Đà Năng chiến đấu ở cực Nam Trung Bộ; chi đội Nam Định - Ninh Bình và chi đội Hà Nội chiến đấu ở Buôn Ma Thuột; chi đội Quảng Ngãi và chi đội Bình Định chiến đấu ở Bắc Sài Gòn, Dầu Tiếng, Nam Tây Nguyên... 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 91-92. 51 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 trước lòng dũng cảm của các chiến sĩ, gửi gắm tình cảm tới đồng bào miền Nam. Các đom vị Nam tiến đã góp công sức và xương máu của mình cùng với quân và dân Nam Bộ chặn các bước tiến công của địch, kìm chân địch, không để cho chúng thực hiện được ý đồ mở rộng nhanh chóng vùng chiếm đóng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ căn cứ kháng chiến. Ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Chi thị về kháng chiến kiến quốc, trong đó nhấn mạnh phải "Trực tiếp chi huy cuộc kháng chiến Nam Bộ và Trung Bộ (phái ủy viên Chính phủ vào điều khiển ủ y ban kháng chiến Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ). Cải cách chính quyền nhân dân ở địa phương. Đầu tháng 12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh cử một phái đoàn Chính phủ do ông Lê Văn Hiến dẫn đầu vào miền Nam để nắm tình hình và một phái đoàn do ông Võ Nguyên Giáp dẫn đầu vào kiểm ứa tình hình bộ đội và các chiến trường. Đến tháng 2-1946, thực dân Pháp chiếm đóng được tất cả các thành phố, thị xã, đường giao thông quan trọng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, bắt đầu các chiến dịch càn quét bình định vùng nông thôn Nam Bộ. Cuộc kháng chién của nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ bước vào một giai đoạn mới, hết sức cam go. IL BẮT TAY NGAY VÀO XÂY DựNG ĐẤT NƯỚC VÀ TÌM CÁCH HẠN CHÉ CHIẾN TRANH LAN RỘNG RA MIỀN BẮC Các lực lượng chổng đối cách mạng trong cả nước, dựa vào thế lực của quân đội nước ngoài, cũng bắt đầu hoạt động. Chưa lúc nào trên đất nước Việt Nam có nhiều lực lượng chổng đối nhau hoạt động nhu vậy, và chưa lúc nào chính quyền cách mạng Việt Nam cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù như vậy. Trong khi đó 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 31. 52 Chương ỉ. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. thì trên thế giới chưa có bất cứ một nước nào công nhận tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lực lượng mọi mặt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn hết sức non yếu. Nen kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị kiệt quệ nặng nề do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật. Công nghiệp lạc hậu và đình đốn. Nông nghiệp tiêu điều do lụt và hạn hán liên tiếp. Thương nghiệp cũng đình trệ và bế tắc. Hàng tiêu dùng khan hiếm. Tài chính hầu như cạn kiệt. Kho bạc chì còn lại khoảng hom một triệu đồng tiền lè và rách nát. Ngần hàng Đông Dương còn năm trong tay của tư bản Pháp nên họ vẫn nắm việc phát hành giấy bạc. Nền tài chính của ta càng khó khăn hơn do đồng “Quan kim” và “Quốc tệ” của quân Tưởng Giới Thạch bị ép đưa vào lưu thông trên thị trường. Nạn đói đầu năm 1945 đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thì nguy cơ một nạn đói mới lại đe dọa nhân dân dân ta ở Bắc Bộ. Nhân dân Việt Nam biết rõ muốn kháng chiến thắng lợi ờ miền Nam thì nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải vững mạnh. Chính phủ kêu gọi toàn dân bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn trước mắt để tạo điều kiện xây dựng đất nước, kháng chiến thắng lợi. Trong vòng 4 tháng cuối năm 1945, Chính phủ đã họp ngót 80 phiên (phần lớn các cuộc họp diễn ra ngoài giờ làm việc) để bàn việc lãnh đạo đất nước và các quyết định của Chính phủ đều được ban hành kịp thời. 1. Giải quyết khó khăn kinh tế trước mắt a. Khắc phục nạn đói, phát triển sản xuất Trước những khó khăn về kinh tế, nhất là hậu quả của nạn đói cũ đang hoành hành, nạn đói mới đang có nguy cơ đe dọa, trong phiên họp đàu tiên của Chính phủ ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nhiệm vụ chống nạn đói lên hàng đầu. Người nói: "Hơn hai triệu đồng bào ta đã chết đói... Những người thoát chết đói, nay đang bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống"1. Chính phủ đã quyết định phát động ngay một phong trào tăng gia sản xuất. Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc đã vận động nhân dân 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 7-8. 53 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 cứu trợ đồng bào những nơi đang bị đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo cho những người đang đói. Người viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói... Tôi xin thay mặt dân nghẻo mà cảm ơn các đồng bào"1. Các hoạt động cứu đói đã làm thành một phong trào quần chúng rộng lớn như tổ chức lạc quyên, tổ chức "ngày đồng tâm" nhịn ăn, lập "hũ gạo cứu đói"... Hơn lúc nào hết, truyền thống đồng cam cộng khổ, đùm bọc nhau, "một miếng khi đỏi bằng một gói khi no", của nhân dân ta được khơi dậy mạnh mẽ ở thời điểm này. Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc vận động thành lập Tổng hội cứu tế. Để dồn lương thực cho việc cứu đói, Chính phủ ban hành những biện pháp hành chính như cấm dùng gạo vào việc nấu rượu, cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo, xóa bỏ mọi hạn chế trong việc lưu thông gạo giữa các vùng trong cả nước. Ngày 28-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 67/SL về việc thành lập và quy định nhiệm vụ của "Ưỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế" để lo việc cứu đói. Các nhà buôn được kêu gọi tham gia vận chuyển thóc gạo cùng với Chính phủ. Có hẳn một bộ phận chuyên lo việc chuyên chở gạo từ các tinh ở Nam Bộ và Trung Bộ ra Bắc Bộ. Trước khi chiến sự ở Nam Bộ bắt đầu ác liệt (từ ngày 23-9-1945), ngót 30 nghìn tấn gạo đã được chuyển ra Bắc bằng đường sắt. Sau đó việc vận chuyển được tiến hành bằng đường thủy ra Hải Phòng nhưng một phần khá lớn đã bị quân đội của Tướng Lư Hán trưng dụng mất2, số gạo 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, ứ. 31. 2. Theo Đặng Phong, Lịch sử kinh tể Việt Nam 1945-2000, tập 1. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, ứ. 128. 54 Chưomg Ị. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. chuyển ra Bắc Bộ được phân phối cho các địa phương bị đói trầm trọng nhất. Các hoạt động kể trên chi có tính chất "cấp cứu" kịp thời. Để xóa bỏ hẳn nạn đỏi, điều cơ bản là phải phát triển sản xuất. Trong bài "Gửi nông gia Việt Nam", Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Hiện nay chúng ta có hai việc quan trọng nhất: cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam. "Thực túc" thì "binh cường", cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện "tấc đất tấc vàng" thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!...1. Tờ báo Tấc đất do Bộ Canh nông bảo trợ ra đời nhằm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tăng gia sản xuất. Một phong trào tăng gia sản xuất rộng lớn được diễn ra trong toàn dân. Chính phủ đã lập ủ y ban Trung ương phụ trách vấn đề sản xuất. Tuy gặp khó khăn lớn về tài chính nhưng Chính phủ vẫn cố gắng chi khoảng 8 triệu đồng để lo việc sửa chữa, tu bổ đê điều, về công sức chữa đê thì chủ yếu huy động từ nhân dân. "Quỹ thóc chữa đê" được lập ra trên cơ sở đóng góp của các chủ ruộng. Chính phủ chủ trương cho đấu thầu việc chữa đê để bảo đảm chất lượng, ủ y ban hành chính Bắc Bộ đã khuyến khích các kỹ sư, công chức dưới thời Pháp am hiểu sâu sắc về thủy lợi tham gia đấu thầu việc tu bổ đê điéu. Nhiều người đa không tiếc sức đẻ làm việc này, thậm chí có những người còn không lấy tiền công. Đến đầu năm 1946, công việc tu bổ đê điều về cơ bản hoàn thành. Chính phủ đã chủ trương cho các chủ ruộng kê khai những ruộng đất thừa rồi cho những nông dân thiếu ruộng mượn để canh tác. Ruộng đất của Việt gian và đế quốc bị tịch thu được chia cho nông dân nghèo thiếu ruộng. Đất công cũng được chia lại cho hợp lý hơn. Chính phủ miễn thuế cho dân vùng bị lụt; giảm 20% thuế ruộng, buộc chủ điền giảm 25% tô cho tá điền, mờ chợ buôn bán trâu bò... Bộ Canh nông lập Sờ Khuyến nông nhằm hướng dẫn kĩ thuật canh tác cho nông dân. Chương trình tổ chức hợp tác xã trong nông nghiệp được phổ biến. Trong khi chưa đến vụ lúa, việc trồng hoa màu được đặt ra một 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 114-115. 55 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 cách cấp thiết. Tình trạng thiếu đỏi trong thời kỳ giáp hạt được giải quyết một phần nhờ hoa màu. Năm 1946 ở Bắc Bộ, vụ lúa chiêm đã tăng hơn vụ chiêm năm 1945 khoảng 100.000 tấn, vụ mùa trồng trọt trên diện tích 890.000ha, đạt sản lượng 1.155.000 tấn lúa. Nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định dần. Thành tựu này được đánh giá là "một kỳ công của chế độ dân chủ"1. Ngoài trọng tâm là sản xuất nông nghiệp để khắc phục nạn đói trước mắt cũng như chuẩn bị lương thực một cách lâu dài và ổn định, Chính phủ chủ trương khôi phục sản xuất, kinh doanh trong các ngành kinh tế công thương nghiệp, giao thông vận tải... Các mỏ than ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Ninh Bình, mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), Nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh)... được khôi phục dần. Chính quyền mới từng bước quản lý và khai thác kinh doanh hệ thống đường bộ, đường thuỷ, hàng không, thông tin liên lạc. Các nhà máy, xí nghiệp của tư bản Pháp và tư bản nước ngoài vẫn được tiếp tục kinh doanh theo luật lệ của Việt Nam. Chính phủ cố gắng đưa guồng máy kinh tế đất nước còn đang hết sức rệu rã vào hoạt động trở lại, để trước tiên là cứu đói, sau đó từng bước xây dựng nền kinh tế mới. b. Bước đàu khắc phục nền tài chính kiệt quệ Sự trống rỗng của các kho bạc sau khi chính quyền cách mạng đã về tay nhân dân buộc Chính phủ lâm thời phải đề ra các giải pháp có tính cấp bách. Giải pháp đầu tiên là quyên góp trong nhân dân. Ngày 4-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh sổ 4/SL quy định lập Quỹ Độc lập2 nhằm "thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của quốc gia"3. 1. Báo Cứu quốc, ngày 5-9-1946. 2. Ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản yêu nước, được cử phụ trách Quỹ Độc lập. 3. Công báo, số 1 năm 1945, tr. 5. 56 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Cụ Ngô Tử Hạ cùng kéo chiếc xe quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói năm 1945 Nguồn: Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945-2000, Tập ỉ (1945-1954). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr. 129. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các đại biểu công thương gia tại Bắc Bộ phủ, Hà Nội Nguồn: Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945-2000, Tập 1 (1945-1954). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr. 157. 57 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 "Tuần lễ vàng" (từ ngày 16-9-1945) được tổ chức nhằm kêu gọi các nhà giàu đóng góp một phần tài sản cho đất nước vừa giành được độc lập còn gặp nhiều khó khăn. Đông đảo nhân dân ữong cả nước và một số kiều bào ở nước ngoài đã đăng ký hưởng ứng Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng. Có những nhà tư sản đóng góp hàng trăm, hàng chục lạng vàng. Có những người dân bỉnh thường chỉ có chiếc nhẫn hoặc đôi khuyên tai cũng hăng hái đóng góp. Ngay cả ở Nam Bộ cũng có nhiều người tham gia đóng góp và tìm cách chuyển ra bằng được số vàng đó cho Chính phủ trong điều kiện chiến tranh đã diễn ra. Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng đã thu được tất cả là 370kg vàng và 20 triệu đồng1. Ngoài tiền và vàng, nhiều người còn hiến cả nhà cửa, ruộng vườn, xí nghiệp cho Chính phủ. Sự đóng góp tự nguyện xuất phát từ lòng yêu nước, từ lòng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sự lo lắng đến vận mệnh đất nước, đã giúp Chính phủ trang trải được một phần tài chính trong giai đoạn đầu. Ông Lê Văn Hiến nhận xét: "Nhìn cuộc sống và việc làm của cán bộ và chiến sĩ, dân rất thương, rất quý, nên dân đóng góp rất hăng hái... Nếu như hồi đó dân thấy cán bộ sống phè phỡn, ăn trên ngồi trốc hoặc sử dụng công quỹ bừa bãi, lãng phí thì làm sao mà dân hăng hái tự nguyện đóng góp được? Cho nên thanh liêm, không tham ô, không lãng phí là những điều kiện rất quan ừọng không những đối với chi mà còn hết sức quan trọng đối với thu nữa"2. Vừa huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân, Chính phù vừa xây dựng nền tài chính quốc gia nhằm bảo đảm có nguồn thu ổn định và thu chi hợp lý. về chế độ thuế, Chính phủ chủ trương cải cách từng bước. Ngày 7-9-1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh số 11/SL về việc sửa 1. Công báo, số 12, ngày 1-12-1945. 2. Lê Văn Hiến, "Nhớ lại tuần lễ vàng", Tạp chi Thị truờng và Giá cả, số 9- 1990, tr. 22. 58 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. đổi chính sách thuế. Toàn bộ bộ máy trong lĩnh vực thuế được cải tổ. Sắc lệnh sổ 27/SL ngày 10-9-1945 quy định việc thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu. Nha thuế trực thu, Nha thuế trước bạ, thuế công sản, thuế điền thổ... cũng được quyết định thành lập. Ngày 1-11-1945, Bộ trưởng Tài chính ban hành nghị định số 341 quy định xóa bò nguồn gốc dân tộc hay quốc tịch mà đạo luật Pháp ban hành từ năm 1903 về chức trách trong ngành thuế; từ đây mọi nhân viên trong ngành thuế đều là công chức bình đẳng của nhà nước, có quyền hạn trong lĩnh vực công tác của mình. Trong Sắc lệnh số 11 (ngày 7-9-1945), Nhà nước quyết định bãi bỏ thuế thân. Tiếp đó, Nhà nước ban hành thêm một số sắc lệnh bãi bỏ một số loại thuế đối với các hộ kinh doanh nhỏ, như bãi bỏ thuế môn bài chính dưới 50 đồng, miễn hẳn số tỷ lệ phần trăm phụ thu đối với các loại môn bài trên (Sắc lệnh ngày 27-9-1945), bãi bỏ thuế thổ trạch (Sắc lệnh số 15 ngày 30-1-1946), bãi bỏ thuế xe tay, xe đạp (Nghị định 301-TC ngày 4-4-1946), giảm thuế điền thổ 20%... Việc bán thuốc phiện và rượu cồn trước cách mạng vốn được Pháp coi là nguồn thu ngân sách thì bây giờ bị cấm hẳn. Nhà nước cũng ban hành nhiều sắc lệnh sửa đổi chế độ thuế cũ vốn nhẹ với người giàu, nặng với người sản xuất kinh doanh nhỏ. Ngoài ra, Chính phủ đặt thêm một số thuế mới có tính chất gián thu đánh vào các mặt hàng xa xi như rượu ngoại. Ngoài các khoản thu từ thuế, do điều kiện chiến tranh, Chính phủ quy định các chế độ trưng thu, trưng dụng, trưng tập và các chế độ này được thực hiện trong những trường hợp cần kíp2. 1, 2. Sắc lệnh số 9, ngày 6-9-1945 cùa Bộ trường Nội vụ; sắc lệnh số 68, ngày 30-11-1945 của Chủ tịch nước. Xem Công báo số 1-1945, tr. 7 và số 13-1945, tr. 1. 59 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 Để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, một số cơ sở đầu tiên của kinh tế quốc doanh được xây dựng. Chính phủ thủ tiêu quyền khai thác kinh doanh đường xe lửa Hải Phòng - Vân Nam mà từ năm 1901 vốn thuộc quyền của Công ty xe lửa Vân Nam, giao cho Bộ Giao thông công chính quản lý theo cùng một chế độ như đường xe lửa Hà Nội - Sài Gòn (vốn là sở hữu của Pháp). Các bất động sản do nhà binh Pháp quản lý trước cách mạng được chuyển thành tài sản công của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước chính thức thành lập các khu mỏ tại Đông Triều, Thái Nguyên, Trà My, Nông Sơn, Khe Bố, v.v... Tóm lại, chi trong một thời gian ngắn, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chấn chỉnh và xây dựng được một hệ thống thuế khóa mới, nắm được các nguồn thu cho ngân sách, có kế hoạch hơn trong việc thu và chi ngân sách. Cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ là một cuộc đấu tranh rất khó khăn và phức tạp đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã không đạt được mục tiêu chiếm Ngân hàng Đông Dương vì có quân đội Nhật canh giữ và sau đó quân đội Tường đã vào tiếp quản bảo vệ ngân hàng. Ngay trên đất Việt Nam sau Cách mạng đã diễn ra những sự tranh chấp tài chính giữa Pháp (đang nắm giữ Ngân hàng Đông Dương) và quân đội Tưởng Giới Thạch. Sau các cuộc đàm phán tại Trùng Khánh, ngày 14 tháng 11 năm 1945, tại Hà Nội bắt đầu diễn ra các cuộc đàm phán về cách thức trả tiền chi phí cho quân đội Trung Hoa, cách thức đổi tiền Trung Hoa sang tiền Đông Dương. Để tạo ảnh hưởng trong đời sống kinh tế và tài chính ờ Bắc Bộ, từ cuối tháng 11 năm 1945, nhiều ngân hàng Trung Hoa đã mờ chi nhánh tại Hà Nội. Phía Trung Hoa đưa ra giải pháp gồm 4 điểm: - Ngân hàng Đông Dương và Ngân hàng Pháp - Hoa đổi tiền Quan kim (Gold Unit) với số lượng 600.000 đồng/ngày; - Ngân hàng Đông Dương mỗi tháng cung cấp 40 triệu đồng cho quân đội Trung Hoa làm chi phí quân sự; - Số lượng tiền mỗi người được đổi trong một ngày là 50 Quan kim; 60 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. - Chính phủ hai nước Trung Hoa và Pháp cùng nghiên cứu thể thức thanh toán. Phái đoàn của Pháp buộc phải chấp nhận để có thể nhận được sự bảo vệ của quân đội Trung Hoa. Jean Laurent, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Dương, đưa ra lập luận nếu "Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh phía Bắc bị chuyền sang tay người Việt Nam thì sẽ thiệt hại cho kinh tế Pháp hom mọi sự nhượng bộ về chi phí chiếm đóng"1. Các quan chức Pháp thấy rõ chi có quân đội Trung Hoa mới có thể kiềm chế được Việt Minh trong việc kiểm soát tiền tệ phục vụ cho cuộc đấu ừanh chống Pháp. Tướng Alessandri tán thành nhận định đó, được Cao ủy Pháp đồng ý, quyết định chi 45 triệu đồng cho quân đội Trung Hoa qua Ngân hàng Đông Dương. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc của cuộc đàm phán Pháp - Hoa, phía Pháp quyết định chi tiền và cung cấp gạo từ phía Nam để quân Tường rút nhanh khỏi Bắc Bộ. Ngày 17 tháng 11 năm 1945, đại diện quân đội Trung Hoa tuyên bố với giới báo chí Việt Nam là ngày 20 tháng 11 tiến hành đổi tiền Quan kim sang tiền Đông Dương, đồng thời công bố quyết định của Chính phủ Trung Hoa về tài chính và để nghị dân chúng địa phưomg tôn trọng. Nhưng theo chỉ thị của phái đoàn Pháp, Ngân hàng Pháp - Hoa đã không làm theo lệnh của phía Trung Quốc, khiến Chu Khiết phải đích thân đến tận nơi, thay thế nhân viên Ngân hàng Pháp - Hoa bằng nhân viên Ngân hàng Trung Hoa và hạ lệnh đổi tiền dưới sự giám sát chặt chẽ của họ. Trong ngày đầu tiên chì có 189.000 đồng được đổi trong khi giới hạn cho phép là 600.000 đồng2. 1. M. Meuleau dẫn trong Lịch sử Ngân hàng Đông Dương (1875-1975) Paris, 1990. Dần theo Lin Hua: 'Tranh chấp tài chính ở Việt Nam sau ngày độc lập”; Tạp chí Xưa và Nay, số 219, 9-2004, tr. 7. 2. M. Meuleau dẫn trong Lịch sử Ngân hàng Đông Dương (1875-1975) Paris, 1990. Dần theo Lin Hua: "Tranh chấp tài chính ở Việt Nam sau ngày độc lập"; Tạp chí Xưa và Nay, số 219, 9-2004, tr. 8. 61 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Đối với Việt Nam dân chủ cộng hòa, Ngân hàng Đông Dương chấp nhận yêu cầu của Chính phủ, chuyển tiền cho ngân sách của chính phủ mới, căn cứ theo những tờ séc do ngân khố chuyển sang. Tính đến 23-10-1945, Ngân hàng Đông Dương đã chuyển cho Ngân khố của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tổng sổ tiền là 22 triệu đồng tiền Đông Dương. Lợi dụng những tờ lệnh chi tiền của Ngân khố Việt Nam, Ngân hàng Đông Dương phát hành thêm nhiều giấy bạc Đông Dương loại mới, mệnh giá 100 đồng, tung ra thị trường. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đối phó lại bằng cách đóng dấu nổi lên nhừng tờ bạc được chuyển giao chính thức đồng thời giải thích để nhân dân không sử dụng những đồng tiền không có dấu nổi của Chính phủ. (Chính phái đoàn Pháp sau đó phải mang tiền mới sang đổi tiền cũ thì mới tiêu được). Sau khi quân Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, từ ngày 22-10-1945, giới chủ Ngân hàng Đông Dương không chịu chuyển tiền cho Ngân khố của Chính phủ nữa. Ngày 17-11-1945, Đô đốc D'Argenlieu, Cao ủy Pháp ở Sài Gòn, tuyên bố huỷ tất cả các tờ giấy bạc mệnh giá 500 đồng Đông Dương vốn được in tại nhà in Viễn Đông từ ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) đến ngày quân Pháp trờ lại Sài Gòn (23-9-1945). Lý do phía Pháp đưa ra là họ không chịu trách nhiệm về số tiền được in trong thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng. Ngoài ra, họ còn quy định loại tiền mệnh giá 500 đồng Đông Dương in trước ngày 9-3-1945 cũng phải đổi lấy tiền mới để "tẩy uế" nền tài chính Đông Dương, với mức đổi chi bằng 70% giá trị và buộc phải đổi trong thời hạn 7 ngày (từ ngày 9-11 đến ngày 15-11-1945). Họ đặt thời hạn gấp rút như vậy làm cho nhiều người, nhất là những người sổng xa thành phố khỏ mà đổi kịp. Nhân dân Việt Nam, nhiều nhà buôn người Hoa, thậm chí có một số người Pháp sở hữu nhiều tờ 500 đồng, đã có phản ứng. Bộ chi huy quân sự Trung Hoa tuyên bố việc thu hồi đồng 500 không được áp dụng trong khu vực chiếm đóng của Trung Quốc nếu không có sự thỏa thuận trước. Họ xác nhận sự hợp thức của đồng 500 trong vùng Trung Quốc kiểm soát và tiếp tục cho đổi tiền Quan kim sang tiền Đông Dương. Vào thời điểm đó, người ta ước tính loại tiền mệnh giá 500 đồng có khoảng 62 Chưcmg ỉ. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. 627 triệu, trong đó 200 triệu in ở Pháp, 250 triệu do người Nhật in, 177 triệu được in dưới thời Việt Minh. Người Trung Hoa nắm giữ 1/3 tổng số tiền loại này (khoảng 200 triệu). Phía Trung Quốc yêu cầu huỷ quyết định thu hồi đồng 500 nhưng bị phía Pháp khước từ. Ngày 23 tháng 11, nhà chức trách Trung Hoa gửi công văn đến ông Sainteny, nêu rõ: 1/ Việc huỷ đồng 500 là việc làm chưa từng có trong lịch sử tiền tệ. Nếu chi nhằm vào số tiền do người Nhật phát hành thì cần phải công khai số sê-ri để người giữ tiền nộp cho ngân hàng trong khi chờ thanh toán với người Nhật; 2/ Đồng 500 chiếm khoảng 27% lượng tiền lưu hành (2,7 tỷ), việc thủ tiêu chúng sẽ gây bất ổn tình hình tài chính, gây thiệt hại cho người có tiền; 3/ Quân đội Trung Hoa không thể bảo vệ tòa nhà Ngân hàng Đông Dương trước sự phản đối của người Việt Nam. Quân đội Tưởng Giới Thạch cho biết họ không thể duy trì trật tự ở Bắc Bộ nếu phía Pháp không cung cấp số tiền hằng tháng là 15 triệu đồng để đổi sang tiền Quan kim và huỳ quyết định ngày 17 tháng 11 (thu hồi đồng 500). Ngày 24 tháng 11, theo lệnh của Trung Quốc, ncri đổi tiền được chuycn từ Ngân hảng Trung Iloa sang Nhà hát Thành phố Hà Nội cho rộng rãi hom. Nhiều người Việt Nam đã bao vây Ngân hàng Đông Dương đòi tiếp tục được đổi tiền. Trưa ngày 26 tháng 11, Đài Tiếng nói Việt Nam kêu gọi người Việt Nam đi đổi đồng 500 ở Ngân hàng Đông Dương. Chiều ngày 26-11-1945, một cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra trước tòa nhà Ngân hàng Đông Dương phản đối biện pháp thu đổi tiền của phía Pháp. Lính Pháp bắn vào cuộc biểu tình. Tính đến ngày hôm đó, mới có 1.453.275 đồng bạc Đông Dương được đổi sang 968.850 đồng Quan kim. Nhưng trước sự phản ứng mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, của quân lính Tưởng Giới Thạch và của nhiều Pháp kiều, ông Sainteny, đại diện của chính phủ Pháp đã phải nhượng bộ. Việc thu và huỷ giấy bạc đồng 500 được ngừng lại. Tháng 12 năm 1945, Ngân hàng Đông Dương chấp nhận đổi 63 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 cho người Việt Nam 7 triệu đồng, người Hoa 6 triệu đồng và người Pháp 2 triệu đồng Đông Dương. Vấn đề tiền của Trung Quốc cũng gây nhiều khó khăn cho nền tài chính Việt Nam dân chủ cộng hòa. Quân đội Tưởng Giới Thạch đã buộc Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phải cho phép họ lưu hành ở Việt Nam đồng bạc Quan kim và đồng Quốc tệ của họ mà quân lính mang vào từ tháng 9 năm 1945. Để tránh xung đột, thực hiện hòa hoãn về chính trị, Chính phủ đã quyết định tạm thời cho phép lưu hành những đồng tiền đó trong phạm vi trao đổi hàng hóa giữa nhân dân ta với quân đội Tưởng1. Chính phủ quy định tỷ giá 1,5 đồng Đông Dương bằng 1 đồng Quan kim và bằng 13,3 đồng Quốc tệ (tức 1 đồng Quan kim bằng 20 đồng Quốc tệ). Kho bạc, bưu điện, thuế quan Việt Nam phải nhận tiền Quan kim. Viên chức Chính phủ cũng buộc phải nhận một phần lương bằng tiền Trung Hoa. Nhưng đồng Quan kim nhanh chóng bị tụt giá. Một lượng lớn tiền Quan kim được vận chuyển sang Việt Nam từ khi đường hàng không Côn Minh - Hà Nội được mở. Có chuyến bay đã mang theo 60 triệu Quan kim. Đồng Quan kim mất giá đã tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Nhân dân ta phải tiêu đồng tiền đã mất giá của quân Tưởng nên thiệt hại về kinh tế là không tính hết. Tướng Lư Hán yêu cầu đổi tiền của họ lấy 4.500 triệu đồng tiền Đông Dương, ừong khi toàn bộ số tiền Đông Dương lưu hành ở Việt Nam chi cỏ 2.172 triệu đồng2. Tướng Lư Hán còn tự ấn định tỷ giá đổi 14/1. Một học giả nước ngoài nhận xét: "Tỷ lệ này đối với đồng quốc tệ mất giá cùng với các thủ đoạn tài chính khác đã đặt khuôn khổ cho một chợ đen đồ sộ, đã tàn phá nền kinh tế Việt Nam"3. Chi sau khi quân đội Tưởng rút khỏi Việt Nam theo Hiệp ước Trùng Khánh 28-2-1946 và Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, gánh nặng tài chính này mới được trút bỏ. 1. Công báo, ngày 6-10-1945. 2. Theo Đặng Phong, Lịch sử kinh tể Việt Nam.. Sách đã dẫn, tr. 155. 3. A. Patti, Tại sao Việt Nam? Nxb. Đà Năng, 1995, tr. 288. 64 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Từ khi Ngân hàng Đông Dương ngừng cung cấp tiền, Chính phủ phải tìm giải pháp khác. Việc phát hành đồng tiền Việt Nam được Chính phủ chủ trương từ sớm và được tiến hành hết sức bí mật. Bốn họa sĩ từng học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được giao nhiệm vụ vẽ mẫu một số tờ bạc đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa1. Chính phủ mua hai chiếc máy in tiền, một máy của hãng Taupin, một máy của hãng Extrême - Orient, và dùng giấy của nhà máy giấy Đáp cầu để in tiền. Từ tháng 10 năm 1945, loại giấy bạc 5 đồng và 10 đồng bắt đầu được in. Tiền nhôm loại 2 hào và 5 hào cũng bắt đầu được dập. Nghị định số 76/TC của Bộ Tài chính ngày 1-12-1945 quyết định phát hành đồng 2 hào tiền Việt Nam bằng nhôm. Nghị định 156/TC ngày 21-1-1946 quyết định phát hành tiếp đồng 5 hào bằng nhôm. Hai đồng tiền nhôm ra đời đã giải quyết được nạn khan hiếm tiền lè và tiền rách nát trên thị trường, số tiền giấy in được đều chuyển hết vào Nam Trung Bộ. Sắc lệnh số 18 B/SL ngày 31-1-1946 của Chính phủ cho phép phát hành giấy bạc Việt Nam tại vùng tự do Nam Trung Bộ từ vĩ tuyến 16 ừở vào. Đồng tiền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa xuất hiện vào ngày mồng 2 Tết Bính Tuất 1946. Các địa phương hồ hởi tổ chức đón đồng tiền của Việt Nam. Nhân dân gọi tiền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là "giấy bạc cụ Hồ". Nhân dân đem tiền Đ ỏng Dương đổi lấy giấy bạc cụ Hổ. Chính phú quy định đổi ngang giá. Chính quyền Nam Trung Bộ cũng giải quyết được nhiều khó khăn lớn về tài chính nhờ đồng tiền Việt Nam mới phát hành. Chính phủ chuyển số tiền Đông Dương đổi được ra Bắc Bộ và vào Nam Bộ để chi tiêu. Một phần trong số tiền này trở thành nguồn ngoại tệ dự trữ để mua những mặt hàng trong vùng Pháp chiếm đóng phục vụ cho công cuộc kháng chiến sau này. c. Phục hồi nền công thương nghiệp và giao thông vận tải Nền công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tài của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám sa sút nghiêm trọng. Một vài con 1. Bốn họa sĩ là Nguyễn Đỗ Cung, Mai Văn Hiến, Nguyễn Văn Khanh, Nguyễn Huyến. Theo báo Lao Động, ngày 20-2-2005. 65 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 Số dưới đây cho thấy phần nào điều đó. Ngành mò năm 1940 có 39.500 công nhân, đến năm 1945 chi còn 4.000 người, tức là chỉ còn hơn 1/10 sức lao động. Năm 1940, các mỏ kẽm, thiếc, sắt, phốt - phát khai thác được 74.490 tấn, năm 1945 chì khai thác được 8.967 tấn. Mức khai thác than chưa được 1/10, từ 2.500.000 tấn sụt xuống còn 231.000 tấn. Công nghiệp chế biến cũng bị tê liệt. Nguyên nhân chính là do những xí nghiệp quan trọng đã bị quân Nhật chiếm và khai thác nên sau đó bị máy bay của Đồng minh ném bom làm hư hỏng. Ngoài ra, các chủ cũ, phần lớn là người Pháp, do chiến tranh đã ngừng đầu tư, sa thải công nhân, thu hồi vốn. về thương nghiệp thì cả nội thương và ngoại thương đều bị tê liệt. Sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm. Hom nữa, từ năm 1943, Đồng minh chủ trương phong tỏa toàn bộ vùng trời và vùng biển của Đông Dương nhằm chống lại phát xít Nhật nên xuất nhập khẩu đều bị đình trệ. Giao lưu buôn bán giữa hai miền Bắc - Nam cũng bị cắt đứt. Sản phẩm lúa gạo miền Nam không chở ra Bắc được, than đá miền Bắc không cung cấp cho miền Nam được1. Tình trạng khan hiếm hàng hóa và lạm phát nghiêm trọng đã diễn ra trong một thời gian khá lâu, để lại hậu quả nặng nề cho chính quyền và nhân dân ta sau khi giành được quyền làm chủ đất nước. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương phải nhanh chóng tìm biện pháp phục hồi và phát triển nền công thương nghiệp và giao thông vận tải. Một mặt, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho các thương gia yêu nước người Việt phát triển sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước vẫn để cho các nhà tư bản nước ngoài, tnrỏc hết là tu bản Pháp, tiếp tục công việc kinh doanh, tránh gây cho họ những xáo trộn lớn trong công việc làm ăn ở nước ta. Trong bài "Nhân tài và kiến quốc" đăng trên báo Cứu quốc số 91, ngày 14-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta cần nhất 1. Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam.. Sách đã dẫn, tr. 158. 66 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. bây giờ là: kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục. Vậy chúng tôi mong ràng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những việc đó, lại sẵn lòng hàng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ..."1. Trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam kêu gọi họ nỗ lực và cùng góp vốn xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng2. Tỳ lệ các nhà công thương trong Quốc hội (chiếm 11 %) phản ánh vai trò quan trọng của họ đối với việc xây dựng nền kinh tế của đất nước độc lập. Từ ngày 2-10-1945, thay vì phải đăng ký và xin giấy phép như dưới thời thống trị của Pháp và Nhật, Chính phủ lâm thời cho phép tất cả các nhà tư sản Việt Nam được quyền kinh doanh3. Song song với việc xây dụng bộ máy chính quyền mới, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bắt đầu xây dựng khu vực kinh tế quốc doanh. Các nghị định của Toàn quyền Pháp về độc quyền tìm kiếm và khai thác mỏ4 đều bị Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh tuyên bố huỷ bỏ. Thay vào đó, Chính phủ ban hành các sắc lệnh bảo đảm quyền tìm mỏ và khai thác mỏ của Nhà nước, trên cơ sờ vẫn tôn trọng những quyền sở hữu sẵn có và phù hợp với luật lệ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Các mó than ở Hòn Gai (Quảng Ninh), Tân Trào (Tuyên Quang), Làng cẩm và Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quyết Thắng (Ninh Bình) được Chính phủ cho phép mở lại. Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) bị Nhật chiếm từ tháng 3-1945 và trước khi rút chúng đã phá hoại nay tiếp tục được khai thác. Nhà máy cơ khí Truòmg Thi, một nhà máy có nhiều máy móc, chuyên chữa đầu máy và toa 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 99. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đa dẫn, tr. 49. 3. Nghị định của Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc dân. Công báo 1945, tr. 23. 4. Ở Khu Đông Triều (Nghị định ngày 30-5-1913 và Nghị định ngày 16-2- 1918); ở Thái Nguyên (Nghị định ngày 18-11-1918); ở Trà My (Nghị định ngày 28-11-1937); ở Nông Sơn (Nghị định ngày 24-1-1943); ở Khe Bố (Nghị định ngày 16-11-1944). 67 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 xe lửa, bị thiệt hại nặng do bom từ tháng 2-1944, đã được khẩn trương phục hồi. Nhà máy giấy Đáp cầu bị Mỹ ném bom tháng 7-1945, chủ là người Pháp đã bỏ nhà máy, công nhân đứng ra tổ chức sửa chữa và sản xuất. (Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Pháp tấn công chiếm lại, công nhân đã tháo dỡ máy, bí mật chuyển lên chiến khu Việt Bắc, thành lập nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ). Đường xe lửa Hải Phòng - Vân Nam được chính phủ ra sắc lệnh lấy lại' và được giao cho Bộ Giao thông Công chính quản lý. Nhà nước chủ trương mờ rộng lưu thông kinh tế. Ngày 5-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 7/SL về đảm bảo tự do buôn bán, vận chuyển thóc gạo ở Bắc Bộ. Từ ngày 2-10-1945, nội dung của sắc lệnh này được áp dụng cho cả Trung Bộ. Chính phủ nghiêm cấm việc đầu cơ tích trữ gạo; ai vi phạm sẽ bị xử theo quân luật, bị tịch thu tài sản. Trong hai tháng 9 và 10-1945, Chính phủ lâm thời ban hành thêm nhiều nghị định về việc sàn xuất, vận chuyển, buôn bán hoàn toàn tự do một số loại nguyên liệu sản xuất giấy, như Nghị định ngày 26-9-1945 về nhựa thông, các hạt có dầu, Nghị định ngày 2-10-1945 về da trâu bò và nguyên liệu da... Nhờ có các sắc lệnh và nghị định về tự do lưu thông hàng hóa mà Nhà nước hạn chế được nạn đầu cơ tích trữ, chợ đen, hàng hóa (nguyên vật liệu cũng như hàng tiêu dùng) dàn dần đã được điều hòa từ chỗ nhiều đến chỗ ít. Không chì tạo điều kiện dễ dàng hơn, mà Chính phủ còn kêu gọi các nhà buôn cần tích cực hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh. Ngày 6-10-1945, Nha Thương vụ Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ chính là nghiên cứu các vấn đề về thương nghiệp, đề xuất các chính sách thương nghiệp với Chính phủ. 1. Sắc lệnh số 5, ngày 15-1-1946. 68 Chương Ị. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Đối với các công ty tư bản Pháp và nước ngoài, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương vẫn cho tiếp tục kinh doanh nhưng có Nhà nước quản lý. Ngay từ ngày 9-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về vấn đề này, trong đó khẳng định: "Các hãng kỹ nghệ hoặc thương mại ngoại quốc hiện có ờ Việt Nam vẫn được tiếp tục công việc kinh doanh như cũ", "Vì nền trật tự công cộng, Chính phủ Việt Nam có quyền kiểm soát và nếu cần, có quyền đặt những ban chuyên môn để giữ nhiệm vụ đó"1. Liên quan trực tiếp đến hoạt động của bộ máy Chính phủ và đời sống nhân dân Thủ đô Hà Nội Nhà nước đã trưng thu một sổ cơ sờ như nhà máy nước Hà Nội, nhà máy luyện kim Hà Nội, cơ sở và thiết bị vô tuyến điện của hãng hàng không Air France. Song song với việc thừa nhận về pháp lý quyền sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản nước ngoài, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bắt đầu quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề về quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp đó. Ngày 1-10-1945, Bộ trường Bộ Lao động ra Nghị định số 1 quy định một số điều khoản cụ thể về trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp đối với người làm công. Do chưa kịp in các loại tem bưu chính mới nên Chính phủ cho phép đóng dấu "Việt Nam dân chủ cộng hòa" lên tem cũ (tem Nam Giao) để lưu hành Tem 1 hào hán thành 5 đồng, tem 6 hào hán thành 10 đồng Đông Dương. về ngoại thương, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố bãi bỏ Sắc lệnh số ngày 13-8-1941 của Tổng thống Pháp giành độc quyền cho hàng hóa Pháp và các công ty ngoại thương của Pháp. Ngày 9-11-1945, Bộ trường Bộ Tài chính ra Nghị định số 48 quy định các điều khoản mới về xuất nhập cảng. Các nhà kinh doanh Việt Nam đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Do điều kiện thiếu thốn lương thực trầm trọng, ngày 9-10-1945, Chính phủ ra sắc lệnh cấm xuất cảng các loại lương thực, kể cả các loại sản phẩm chế biến từ ngũ cốc. 1. Công báo năm 1945, số 4, tr. 34-35. 69 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Chính phủ cũng kiểm soát chặt mặt hàng nhập khẩu. Ví dụ nhằm bảo hộ ngành sản xuất muối, Nghị định 92/TC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 11-12-1945 quy định rõ, muối chỉ được nhập cảng vào Hài Phòng, phải bán cho Sở Thuế quan theo giá mua ở vùng muối Văn Lý (Nam Định). Muối mua lại của Sở Thuế quan phải trả thuế nhập cảng và các loại thuế khác. Hầu hết các cửa khẩu quan trọng đều bị phong tỏa hoặc năm trong tay quân đội Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch hoặc quân Anh. Cửa khẩu Lạng Sơn, trước là quân Pháp, sau là quân của Tướng Lư Hán khống chế. Cảng Hải Phòng bị Pháp chiếm đóng. Pháp lại cùng với quân Lư Hán kiểm soát việc nhập khẩu ở Hải Phòng. Càng Sài Gòn nằm trong tay quân Anh và Pháp. Phục hồi giao thông vận tải và liên lạc là một trong những công việc hàng đầu được Chính phủ quan tâm. cầu cống, đường sá trong chiến tranh đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Trên toàn bộ các tuyến đường sắt trong cả nước có 18 chiếc cầu và hom 300km đường ray bị phá hỏng, đứt đoạn, buộc phải dùng phương pháp "tăng bo" (transbordement) khi vận chuyển hành khách và hàng hóa. Gần 500km đường bộ và 60 chiếc cầu bị phá hỏng. Công việc sửa chữa được tiến hành khẩn trương. Sau một tháng, đường sắt được phục hồi. Xe lửa đã đi lại được từ Bắc vào Nam và ngược lại, chi còn phải "tăng bo" ở các cầu Ninh Bình, Đò Lèn, Đò cấm , Yên Xuân1. Bốn tháng sau, cầu Yên Xuân dài 420 mét, cầu Ninh Bình dài 203 mét được sửa chữa xong Bộ Giao thông công chính cử cán bộ chuyên trách lo việc phục hồi vận tải đường thuỳ. Ngày 3-10-1945, ủ y ban quản lý thương thuyền trực thuộc Bộ được thành lập. Ngày 13-12-1945 thành lập Nha hàng hải thương thuyền Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý giao thông đường thủy (cả sông và biển). 1. Báo Cứu quốc, ngày 14-9-1945. 70 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. Sớ Hàng không cũng được thành lập nhằm chuẩn bị dần cho việc thành lập ngành hàng không. về thông tin liên lạc, hệ thống đường dây trước kia do quân Nhật quản lý đã bị hư hại nhiều. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, chỉ trong vài tuần, nhờ khẩn trương khắc phục mà đường liên lạc giữa Hà Nội với Sài Gòn đã thông suốt. Đến giữa năm 1946, khoảng 4.000km đường dây thép được sửa xong. Người Việt Nam đã thay thế toàn bộ nhân viên người Pháp trong toàn ngành Bưu chính với 115 Bưu cục. Không chi tập trung khắc phục những hư hại về đường sá, cầu cống, thiết bị để bảo đảm giao thông vận tải, thông tin liên lạc thông suốt, mà ngay sau ngày thành lập, Chính phủ đã chủ trương vạch kế hoạch lâu dài cho giao thông liên lạc. Ngày 6-9-1945 lập ủ y ban tư vấn liên hiệp vận tải, huy động những chuyên gia giỏi nhất vào việc nghiên cứu, đào tạo cán bộ. Ngày 14-11-1945, Bộ trường Bộ Giao thông công chính ký Nghị định 126 mở trường Cao đẳng Công chính tại Hà Nội. 2. Xây dựng hệ thống chính quyền mới Chính quyền lâm thời trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở đã được thành lập sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Ngày 28-8-1945, ử y ban Dân tộc giải phóng Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một số vị là ủy viên của Mặt trận Việt Minh trong ử y ban Dân tộc giải phóng đã tình nguyện rút ra để mời một số nhân sĩ tham gia Chính phủ. Thành phần Chính phủ gồm có 15 vị:1 1. Chủ tịch kiêm Ngoại giao: Hồ Chí Minh; 2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Võ Nguyên Giáp; 3. Bộ trường Bộ Thông tin tuyên truyền: Tràn Huy Liệu; 4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Chu Văn Tấn; 1. Việt Nam Dân quốc Công báo năm 1945, ngày 29-9-1945. 71 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 5. Bộ trường Bộ Thanh niên: Dương Đức Hiền; 6. Bộ trường Bộ Kinh tế Quốc gia: Nguyễn Mạnh Hà; 7. Bộ trường Bộ Cứu tế xã hội: Nguyễn Văn Tố; 8. Bộ trường Bộ Tư pháp: Vũ Trọng Khánh; 9. Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính: Đào Trọng Kim; 10. Bộ trường Bộ Lao động: Lê Văn Hiến; 11. Bộ trưởng Bộ Y tế: Phạm Ngọc Thạch; 12. Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phạm Văn Đồng; 13. Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục: Vũ Đình Hoè; 14. Bộ trường không giữ bộ nào: Cù Huy Cận; 15. Bộ trường không giữ bộ nào: Nguyễn Văn Xuân. Trong phiên họp ngày 14-11-1945, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập thêm Bộ Canh nông, cử ông Cù Huy Cận làm Bộ trưởng, về nguyên tắc, Chính phủ lâm thời tiếp thu bộ máy nhà nước cũ, đổi mới một số bộ phận, còn lại thì chuyển sang phục vụ cho chính quyền mới. Chính quyền Trung ương, chính quyền ba kỳ, chính quyền các tinh, huyện, xã, quân đội và cảnh sát được thay đổi cho phù hợp với chính thể mới là nền dân chủ cộng hòa. Nhà nước ban bố các sắc lệnh bãi bỏ tất cả các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương và sáp nhập vào các Bộ của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính phủ điều hành chính quyền các cấp theo hệ thống dọc. Các Bộ trưởng đều là người mới được bổ nhiệm. Toàn bộ các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước cũ liên quan đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, dịch vụ công cộng đều được tiếp tục sử dụng. Sắc lệnh số 75 ngày 17-12-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ: "... cho tới khi có lệnh mới, tất cả các viên chức tòng sự tại các công sở trong toàn cõi Việt Nam đều coi như bị trưng tập. Trừ khi được lệnh trên cho phép nghi việc, các viên chức bất cứ thuộc hạng nào đều phải giữ chức vụ của mình ở nơi đang làm việc 72 Chưomg I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. và khi nào nhận được lệnh trên bổ dụng đi nơi khác đều phải đi nhận chức ngay ở nơi đó"1. Bộ máy các ngành được sắp xếp lại nhưng hầu hết các nhân viên vẫn tiếp tục công việc như trước. Trụ sở, hồ sơ, hệ thống liên hệ, phương tiện hoạt động đều được giữ lại. Các vị Bộ trường sau khi nhậm chức đều có thể điều hành ngay các cơ quan dưới quyền mình. Do vậy, sau khi thành lập, các hoạt động xã hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ít bị xáo trộn. Tình hình các địa phương cũng tương tự như vậy. Bộ máy chính quyền cũ bị xỏa bỏ, ủ y ban nhân dân cách mạng là bộ máy chính quyền mới với lãnh đạo mới. Hầu hết các cơ quan, các ngành đều giữ nguyên, hoạt động dưới sự điều hành của ủ y ban nhân dân cách mạng. Ở Bắc Kỳ và ờ Trung Kỳ tình hình nói chung là tương đối giống nhau, còn ở Nam Kỳ tình hình có khác hơn. Ngoài những cơ sở đã có sẵn của hệ thống nhà nước cũ, sau Cách mạng Tháng Tám, nhiều yêu cầu mới nẩy sinh đòi hỏi cần phải lập ra những tổ chức mới. Ở Trang ương có các ủ y ban Quỹ Độc lập, Tuần lễ vàng giải quyết vấn đề tài chính, Tiểu ban Canh nông lo việc thực hiện khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", ủ y ban "Mùa đông binh sĩ" lo việc trang bị quần áo cho bộ đội. Lo việc tổ chức lại chính quyền có Ban dự thảo điều lệ Tống tuyén cử, Ban dự thảo Hiến pháp. Theo quyết định của cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 14-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64/SL ngày 23-11-1945 thành lập một Ban Thanh tra đặc biệt. Theo sắc lệnh số 80/SL ngày 31-12-1945, cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Chánh nhất tòa Thượng thẩm Hà Nội và ông Cù Huy Cận, Bộ trường Bộ Canh nông được cử vào Ban Thanh tra đặc biệt. Ban Thanh tra đặc biệt có quyền nhận đơn khiếu tố của nhân dân, xem xét các hồ sơ của các ủ y ban nhân dân hay của các cơ quan Chính phủ nếu thấy cần thiết cho công việc giám sát. ủ y ban này có quyền đình chức, nếu xét thấy phạm tội có thể bắt tạm giam bất cứ nhân viên nào 1. Theo Công báo, số 16, ngày 29-12-1945. 73 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 trong ủ y ban nhân dân hay ừong Chính phủ trước khi trình Hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt để xét xử. ủ y ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết được thành lập theo sắc lệnh 78 ngày 31-12-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm xây dựng kế hoạch phát ứiển đất nước, ủ y ban này tập hợp được tới 40 vị nhân sĩ, trí thức nổi tiếng: Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Kha Vạng Cân, Đinh Quang Chiểu, Nguyễn Xuân Dương, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Vàn Hiền, Phạm Khắc Hoè, Nguyễn Phú Hữu, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Tá Khanh, Vũ Ngọc Khuê, cô Tâm Kính, Phan Tử Lăng, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Văn Luyện, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Mần, Phan Mỹ, Hoàng Hữu Nam, Trần Đình Nam, Nguyễn Như Quý, Lê Hữu Sơn, Nguyễn Trọng Tam, Phạm Thiều, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Đình Thụ, Hoàng Đạo Thuý, bà Vĩnh Thuỵ, Hoàng Tích Trí, Văn Võ Vàn. Sau đó, theo sắc lệnh số 04/SL ngày 14-1-1946, ủ y ban được bổ sung thêm 10 vị nữa là Đào Duy Anh, Lê Dung, Hoàng Văn Đức, Đặng Văn Hướng, Trần Đăng Khoa, Đặng Xuân Khu, Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Cao Luyện, Bùi Công Trừng, Nghiêm Xuân Yêm. ủ y ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết do Chủ tịch Chính phù điều hành, ủ y ban có quyền giao thiệp với tất cả các bộ, các cơ quan để thu thập tài liệu nghiên cứu. Bộ máy quản lý của chính quyền mới gồm hàng chục nghìn người thuộc các lũih vực khác nhau. Nhân lực của bộ máy chính quyền mới lấy từ nhiều nguồn. Chủ yếu là nguồn cán bộ đã tham gia cách mạng, từ hoạt động bí mật chuyển sang hoạt động công khai, nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Đây là bộ phận cán bộ phần lớn là trí thức, có nhiều kinh nghiệm hoạt động chính trị và thực tiễn. Đối với nguồn mới bổ sung và tuyển dụng thì Chính phủ áp dụng nhiều phương thức linh hoạt Chính phủ tiếp tục sử dụng một bộ phận khá lớn những chuyên gia của chế độ cũ, thậm chí cả một số viên chức trong bộ máy cũ của chính quyền Pháp, Nhật, quan lại trong triều đình, miễn là 74 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. họ có trình độ, có lòng yêu nước, mong muốn đóng góp sức mình xây dựng đất nước. Có thể kể tên một số vị trong một số giai đoạn ngay sau Cách mạng và sau này nữa đã được giao nắm giữ những cương vị trọng yếu trong chính quyền mới; Đó là Vĩnh Thuỵ: c ố vấn Chính phủ; Huỳnh Thúc Kháng: quyền Chủ tịch nước; Bùi Bằng Đoàn: Chủ tịch Quốc hội; Phan Anh: Bộ trường Quốc phòng; Phan Ke Toại: Bộ trưởng Nội vụ; Nguyễn Mạnh Hà: Bộ trưởng Quốc dân kinh tế; Nghiêm Xuân Yêm: Bộ trường Canh nông; Dương Đức Hiền: Bộ trưởng Thanh niên; Nguyễn Văn Tố: Bộ trưởng Cứu tế xã hội; Đào Trọng Kim và Trần Đăng Khoa: Bộ trưởng Giao thông công chính; Vũ Đình Hoè: Bộ trường Quốc gia giáo dục, sau là Bộ trường Tư pháp; Nguyễn Văn Huyên: Bộ trưởng Giáo dục; Đỗ Đức Dục: Thứ trưởng Giáo dục; Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Hưởng: Bộ trưởng Y tế; Đặng Phúc Thông: Thứ trưởng Giao thông công chính; Phạm Văn Bạch: Chủ tịch ủ y ban hành chính Nam Bộ; Kha Vạng Cân: Chủ tịch ủ y ban hành chính Sài Gòn; Hoàng Văn Đức: trợ lý kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phạm Khắc Hoè: Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ;... Cả hai nguồn cán bộ cũ và mới, một khi đã tham gia vào chính quyền nhân dân, đồng lòng phục vụ chính quyền đó thì đã bổ khuyết được cho nhau những mặt yếu. Thậm chí nhiều người còn tình nguyện làm việc mà không nhận lương. Chính nhờ sự đồng lòng và trình độ quản lý của cán bộ mà Chính phủ đã ngay lập tức điều hành được mọi hoạt động của đất nước trong một tình hình chính trị - xã hội vô cùng phức tạp. Để bảo vệ chính quyền, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Chính phủ xác định là Tổng tuyển cử, bầu ra Chính phủ chính thức để từ đó lập nên hệ thống chính quyền hợp pháp tò Trung ương đến địa phương. a. Tổ chức chính quyển Nhà nước ở Trung ương Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tổ chức cuộc 75 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đàu phiếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân gái trai mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống..."1. Ngày 8-9-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 14-SL, quy định trong thời hạn hai tháng kể từ ngày ký Sắc lệnh sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Chính phủ lâm thời còn xúc tiến công cuộc chuẩn bị cụ thể cho cuộc Tổng tuyển cử bằng việc ban hành nhiều sắc lệnh cụ thể như: - Sắc lệnh số 34-SL ngày 20-9-1945 thành lập ủ y ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên (Hồ Chí Minh, Vĩnh Thuỵ, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu); - Sắc lệnh số 39-SL ngày 26-9-1945 thành lập ủ y ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử gồm 9 thành viên đại diện cho các ngành, các giới; - Sắc lệnh số 51-SL ngày 17-10-1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải được tiến hành theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bí mật, định số đại biểu quốc hội và định ngày bầu cử chung cho cả nước; - Sắc lệnh số 71-SL ngày 2-12-1945 bổ khuyết điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ra ứng cử; Tất cả mọi quy định của Chính phủ lâm thời đều nhằm đạt mục tiêu mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền dân chủ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội, 2000, tr. 8. 76 Chương I. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. cộng hòa. Nói về ý nghĩa của Tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Tổng tuyển cử là một dịp để cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết. Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân..."1. Vào thời điểm này, rõ ràng là đối với đại bộ phận nhân dân Việt Nam, tư tưởng đó còn rất mới mẻ và nó có sức hấp dẫn đặc biệt. Mọi công việc chuẩn bị cho Tổng tuyển cử đã diễn ra ứong điều kiện chính trị hết sức phức tạp. Các lực lượng đế quốc và các lực lượng đối lập trong nước ráo riết hoạt động chống lại chính quyền cách mạng. Lực lượng Việt Quốc, Việt Cách đòi phải lập lại Chính phù, đòi xóa hò chế độ Uy han nhân dân. Các đại diện của Việt Quốc đòi phải được giữ 1/3 số ghế trong Quốc hội và đòi họ phải được giữ các Bộ sau: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục, Bộ Thanh niên. Họ yêu cầu lực lượng Việt Minh cũng chi được giữ 1/3 số ghế trong Quốc hội. Mặt trận Việt Minh và Chính phủ lâm thời một mặt kiên quyết bác bỏ các yêu sách phi lý của Việt Quốc, Việt Cách, mặt khác kiên trì và khôn khéo tiến hành các cuộc hòa giải, thương lượng, nhân nhượng nhằm tạo bầu không khí ổn định để tiến hành Tổng tuyển cử thành công. Đàng Cộng sản Đông Dương chủ trương rút vào hoạt động bí mật để tránh sự tấn công của các lực lượng chống đối Đảng. Ngày 11-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị và ra 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 133. 77 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 10 nghị quyết "tự giải tán". Thông cáo nêu rõ: "... để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ờ trong nước có thể trờ ngại cho tiền đồ giải phóng nước nhà", còn những ai muốn nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin thì sẽ gia nhập "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Đông Dương"1. Tuy tuyên bố tự giải tán nhưng các cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn nắm giữ những vị trí quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngày 25-11-1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra một bản Chi thị về Kháng chiến, kiến quốc, trong đó xác định các nhiệm vụ và chính sách lớn trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc giữ vững quyền độc lập và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân: củng cố chính quyền cách mạng; chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Bản Chi thị nêu rỗ: "Chính phủ dân chủ cộng hòa mới thành lập đã phải đối phó với một tình thế vô cùng phức tạp, không phải chỉ đối phó với Pháp mà thôi, lại còn Anh, Tàu can thiệp vào nội chính của ta nữa.... Ở Đông Dương hiện nay, về quân sự, cuộc kháng chiến đã lan ra nhiều tinh Nam Bộ và vài tinh ở miền Nam Trung Bộ, vài tình ở Ai Lao và biên giới Nam Bộ - Cao Miên. Mặt trộn thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược của các dân tộc bị áp bức ờ Đông Dương đã thành lập. Tuy quân ta phải bỏ mười thành phố hay tinh lỵ ờ Nam Bộ nhưng nói chung, tinh thần kháng chiến vẫn cao... Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập”2. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương vẫn giữ khẩu hiệu "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Đại diện của Mặt trận Việt Minh đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc với đại diện của Việt Quốc, Việt Cách và đã đạt được những cam kết có tính nguyên tắc trên tình thần hợp tác, đoàn kết, nhằm 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 19-20. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 23-26. 78 Chương ỉ. Việt Nam từ thành lập nền dân chủ cộng hòa.. thực hiện quyền độc lập, ủng hộ Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và kháng chiến. Bản ký kết ngày 23-12-1945 giữa Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách có 14 điều chính và 4 điều phụ1. Các bên thỏa thuận chấm dứt sự công kích lẫn nhau, mở rộng Chính phủ lâm thời, chấp nhận việc để ra 70 ghế cùa Việt Quốc, Việt Cách trong Quốc hội không qua bầu cử. Những thỏa thuận này tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc Tổng tuyển cử. Ngày 1-1-1946, Chính phù lâm thời cải tổ thành Chính phù liên hiệp lâm thời. Chính phủ ra mắt tại Nhà hát thành phố Hà Nội trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân. Hồ Chí Minh công bố danh sách Chính phủ, trong đó mở rộng thêm một số thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vẫn là Hồ Chí Minh. Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) là Phó Chủ tịch. Bộ trường Bộ Quốc dân Kinh tế là Nguyễn Tường Long (Việt Quốc), Bộ trưởng Bộ Y tế là Trương Đình Tri (Việt Quốc). Các vị trí khác trong Chính phủ liên hiệp lâm thời không thay đổi so với Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố đường lối đối nội, đối ngoại cùa Chính phủ. Công việc đối nội quan trọng hàng đầu của Chính phủ liên hiệp lâm thời là thực hiện thành công cuộc Tổng tuyển cử, bàu ra Quốc hội và chuản bị cho các hoạt dộng cùa Quốc hội. Chính phủ Hên hiệp lâm thời và Việt Minh đã triển khai công tác chuẩn bị Tổng tuyển cừ trong cả nước với phương châm thực hiện đại đoàn kết thống nhất dân tộc. Bản dự án Hiến pháp do ủ y ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, sau khi trình Hội đồng Chính phủ, được công bố công khai để toàn dân bàn bạc, góp ý. Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Người nói: "Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vi ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hường dụng quyền dân chủ của mình. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 519 -521. 79 LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 10 Ngày mai dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: về mặt trận quăn sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn"1. Người chi cho quần chúng thấy rõ đi bỏ phiếu là để thể hiện quyền làm chủ của mình, để mình tự do lựa chọn và bầu ra những đại biểu xứng đáng thay mặt cho mình giải quyết công việc. Hom nữa đi bầu cử còn tỏ cho thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, kiên quyết bảo vệ nền độc lập. Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã diễn ra trong cả nước. Tại những vùng đang có chiến sự ác liệt, cuộc bầu cử vẫn được tổ chức nghiêm túc. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử2. Nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc Tổng tuyển cử. Có địa phương đến 90% tổng số cử tri đi bỏ phiếu. Cả nước đã bầu 333 đại biểu, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu các dân tộc ít người. Trong số 333 đại biểu, có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái dân chủ khác nhau, 43% đại biểu không thuộc đảng phái nào. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là cột mốc quan trọng đầu tiên của tiến trình xây dựng thể chế dân chủ ờ Việt Nam. Trong bài diễn văn khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử là “kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta... không kể già trẻ, lớn bé, bao gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4. Sách đã dẫn, tr. 145. 2. Theo cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, riêng ở Sài Gòn - Chợ Lớn có 42 người hy sinh. 80 """