"
Tư Duy Phản Biện Từ Làm Quen Đến Thói Quen PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tư Duy Phản Biện Từ Làm Quen Đến Thói Quen PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI MÊ SÁCH
Tải eBooks miễn phí tại https://hoimesach.com Nhận eBooks miễn phí qua Zalo: https://zalo.hoimesach.com Group: https://facebook.com/groups/mesachhoi
TƯ DUY PHẢN BIỆN
TỪ LÀM QUEN ĐẾN THÓI QUEN
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
Trụ sở: Số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 024-3 934 1562
Fax: 024-3 938 7164
Website: http://nhaxuatbancongthuong.com E-mail: nxbct@moit.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc - Tổng Biên tập
NGUYỄN MINH HUỆ
Biên tập: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Sửa bản in: Trung Trịnh
Trình bày: Vũ Lê Thư
Thiết kế bìa: Trang Fu
In 3000 cuốn, khổ 12 x 18 cm tại Công ty Cổ phần In và Thương mại Prima.
Địa chỉ: số 35, ngõ 93 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Số xác nhận đăng kí xuất bản: 4436-2022/CXBIPH/04-251/CT
Số Quyết định xuất bản: 456/QĐ - NXBCT ngày 08 tháng 12 năm 2022
In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2023. Mã số ISBN: 978-604- 362-510-3.
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA
www.alphabooks.vn
VP HN: Tầng 3, Dream Center Home, số 11A, ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: (84-24) 3 722 62 34 | Fax: (84-24) 3 722 62 37
Chi nhánh TP. HCM: 138C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (84-28) 38220 334 | 35
“ KHI SỬ DỤNG TƯ DUY PHẢN BIỆN cho các vấn đề hằng ngày, chúng ta sẽ đạt được hai điều tuyệt vời cùng lúc. Bộ não của chúng ta trở nên sắc bén và phản biện hơn. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn.
Tư duy quan trọng nhất trong thế giới hiện đại
Kỹ năng nào trong cuộc sống có thể còn quan trọng hơn bằng đại học? Đó là tư duy phản biện (Critical Thinking), một kỹ năng cơ bản đang ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới hiện đại.
Một trong những lý do khiến hầu hết chúng ta đưa ra các quyết định sai lầm, nhiều khi đi theo đám đông, đầu tư theo xu hướng và hành động theo phong trào dẫn đến thất bại mà thiếu những quyết định đúng đắn là vì hệ thống giáo dục không dạy tư duy phản biện. Đó là lý do khiến hầu hết chúng ta không bao giờ phát huy hết tiềm năng của mình, không có tư duy phản biện dẫn đến suy luận kém, không có khả năng phân biệt sự thật từ hư cấu, từ những lừa dối và ngụy biện.
Trong một xã hội tràn ngập thông tin và đầy cạm bẫy như ngày nay, nhận thấy tư duy phản biện ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mọi người, từ các em học sinh đến sinh viên, người lao động, quản lý, điều hành và cả những nhà lãnh đạo, nên Alpha Books tìm kiếm và lựa chọn những cuốn sách hữu ích nhất về chủ đề này để giới thiệu tư duy phản biện là gì, cách xây dựng thói quen tư duy phản biện và phân biệt sự thật với hư cấu, qua đó, giúp các bạn vững chắc hơn trong hành trình của mình.
Bộ sách này bao gồm:
➀ Tư duy phản biện từ làm quen đến thói quen: 9 tiêu chuẩn, 8 yếu tố, 7 đặc điểm đối với nhà tư duy phản biện
➁ Rèn thói quen tư duy phản biện: Công cụ và ứng dụng kiến tạo tư duy ưu việt
➂ Bẫy ngụy biện trong tư duy phản biện: Bốn quy luật logic và các lỗi thường gặp
➃ Giải phóng sức mạnh tư duy phản biện: Giải mã 10 kiểu ngụy biện, triệt tiêu chiêu trò lừa đảo và hiểu chính xác về ngụy khoa học.
Chúng tôi tin rằng, bộ sách này sẽ cung cấp cho các bạn:
• Khung tư duy phản biện được phát triển bởi hai trong số những nhà khoa học về tư duy phản biện giàu kinh nghiệm nhất mọi thời đại và cách biến nó thành của riêng bạn.
• 8 đặc điểm tư duy phản biện bạn đã có, nhưng không biết cách tối ưu hóa chúng.
• Cách xác định tin giả và thông tin sai lệch – tìm hiểu điều này và bạn sẽ có lợi thế LỚN hơn hầu hết mọi người xung quanh mình ngay bây giờ.
• Lý do bạn nên nghi ngờ bất cứ ai trích dẫn một nhân vật có thẩm quyền.
• 6 quy tắc biến thói quen hiện tại của bạn thành thói quen lành mạnh.
• Các bài tập dễ áp dụng, dễ thực hiện để bạn luyện tập mọi điểm đã đề cập. Bạn sẽ không “đọc và quên” bộ sách này.
… và nhiều, nhiều hơn thế nữa!
Chúng tôi tin rằng, những người không ngừng học tập sẽ tiếp tục phát triển và thành công. Vì thế, cách thức trở thành một người có tư duy độc lập và đưa ra các quyết định thông minh là mục đích của chúng tôi. Chúng tôi mong rằng bộ sách thực tế, dễ đọc này sẽ giúp bạn xây dựng những lập luận vững chắc hơn, đưa ra các quyết định tự tin hơn và phát hiện ra những lỗi logic trong cuộc sống.
Tư duy phản biện sẽ giúp bạn có các quyết định đúng đắn hơn, thông minh hơn trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn.
NGUYỄN CẢNH BÌNH
Chủ tịch Alpha Books
Viện trưởng Viện lãnh đạo ABG
GIỚI THIỆU
Bạn có một nhiệm vụ cần xử lý trong công việc. Để giải quyết vấn đề, bạn cần thay đổi rất nhiều thứ. Bạn cân nhắc thiết lập một kế hoạch có tác động lớn để giải quyết vấn đề cơ bản đang rất cấp bách.
Nhưng bạn biết, điều đó là không thực tế. Bạn không có thời gian và năng lượng để thực hiện những điều trái với kỳ vọng. Nếu làm vậy, bạn biết mình sẽ bị người khác phản đối. Do đó, bạn quyết định lập một kế hoạch “có nhiều cơ hội thành công”. Nhưng một kế hoạch như thế sẽ không tạo được nhiều ấn tượng hoặc cung cấp sự thay đổi cần thiết. Tuy nhiên, bạn sẽ có cảm giác không hài lòng khi thực hiện kế hoạch tẻ nhạt này.
Bạn có từng cảm thấy mình có thể làm mọi thứ tốt hơn không? Rằng bộ não của bạn có khả năng thực hiện những nhiệm vụ phức tạp? Bạn có những ý tưởng tuyệt vời nhưng không phải lúc nào cũng có đủ thời gian và năng lượng để thực hiện?
Bạn muốn nỗ lực hết mình trong công việc và cuộc sống nhưng có quá nhiều áp lực cạnh tranh về thời gian. Thật khó để biết bạn nên bắt đầu từ đâu, và đôi khi chỉ làm việc ở mức tối thiểu có vẻ dễ dàng hơn nhiều.
Bạn có thể từng nghe mọi người nói rằng tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc ngày nay. Hầu hết các nhà tuyển dụng nói rằng họ tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng này và rất khó tìm được họ. Mọi chương trình giảng dạy của trường học đều tập trung vào cách trau dồi những kỹ năng này.
Tư duy phản biện đã trở thành một biệt ngữ công ty, giống như cụm từ sự hiệp lực hoặc năng lực cốt lõi. Tuy nhiên, không giống như những lời nói suông, tư duy phản biện thể hiện một hệ tư tưởng đã được chứng minh
về vốn hiểu biết sâu sắc và kỹ năng giải quyết vấn đề, thứ đã giúp xã hội của chúng ta phát triển vượt bậc. Nếu không có nó, khoa học, công nghệ và triết học sẽ không thể tồn tại.
Bạn cũng có thể nghĩ rằng tư duy phản biện tiêu tốn nhiều thời gian của bạn. Ai có thời gian để ngồi và suy ngẫm về từng quyết định cơ chứ? Bạn hoàn toàn đúng.
Việc sử dụng toàn bộ sức mạnh của tư duy phản biện cho mọi quyết định nhỏ nhặt của bạn là không thực tế và hoàn toàn lãng phí thời gian. Tuy nhiên, khi đưa ra một quyết định quan trọng, tư duy phản biện không chỉ giúp bạn có quyết định đúng đắn hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Các kỹ năng được rèn giũa trong tư duy phản biện sẽ giúp bạn có tầm nhìn xa để dự đoán và chuẩn bị trước cho các vấn đề lãng phí thời gian. Không có gì tiết kiệm thời gian hơn là làm mọi thứ đúng ngay từ lần đầu tiên.
Tôi sẽ truyền cảm hứng cho bạn trên hành trình này. Tôi đã là nhà giáo dục trong hơn một thập kỷ và dành nhiều năm làm việc ở các công ty tư nhân cũng như chính phủ. Tôi cũng có bằng Tiến sĩ trong ngành khoa học chính trị. Nhưng quan trọng hơn, tôi có cam kết rõ ràng và có mục đích, được minh chứng bởi nhiều năm đào tạo sinh viên và nhân viên. Tôi hy vọng khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ cảm nhận được niềm đam mê của tôi với chủ đề này.
Bạn đã sẵn sàng để hiểu hơn về thế giới chưa? Bạn đã sẵn sàng để tạo ra các giải pháp mới và hiệu quả hơn cho các vấn đề trong cuộc sống chưa?
Hãy cùng tôi khám phá cách sử dụng thành thạo kỹ năng tư duy phản biện để bắt đầu những thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn. Đọc cuốn
sách này, chúng ta có thể cùng nhau giải phóng sức mạnh của tư duy phản biện.
SHAIEL BEN-EPHRAIM
★ ★ ★
Chúng tôi không bán sách, chúng tôi bán kiến thức quản trị vượt trội của những doanh nhân và tập đoàn hàng đầu!
1
TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ?
CÁI CHẾT CỦA SOCRATES
Các nhà lãnh đạo của Athens đã tuyên bố tử hình bộ óc vĩ đại nhất trong thế hệ của ông. Socrates đã phải uống thuốc độc. Một cách chết thật khủng khiếp. Toàn bộ cơ thể của nhà triết học bị tê liệt trước khi bàng quang của ông tràn ngập chất độc. Socrates sùi bọt mép và bắt đầu cảm thấy khó thở. Cuối cùng, ông co giật rồi tử vong.
Nhiều người cáo buộc Socrates “không thờ kính các vị thần linh của thành phố Athens, mang tới các vị thần ngoại lai và làm băng hoại giới trẻ”1. Trong vai trò nhà giáo dục không chính thức, Socrates đã dạy nhiều người trong số những người trẻ và sáng dạ nhất đặt câu hỏi về mọi giả định. Ông đã dạy họ rằng những ý tưởng không nhất thiết phải đúng, dù cho cha mẹ hoặc lãnh đạo của họ nói rằng nó đúng.
Socrates nói với các học trò của mình rằng hãy xem xét mọi ý tưởng dựa trên giá trị của nó.
Mặc dù bị cáo buộc là coi thường chính quyền, nhưng Socrates chưa từng thực sự ủng hộ việc nổi loạn. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng các ý tưởng do giới cầm quyền đưa ra không phải là không thể phản biện. Thay vì bảo vệ một cấu trúc quyền lực cụ thể, Socrates dạy học trò cách đi tìm sự thật. Khi ông qua đời, hai học trò của ông là Plato và Aristotle tiếp tục kế thừa truyền thống đó. Tuy ông đã ra đi, nhưng di sản của ông vẫn mãi trường tồn2.
Phương pháp đặt câu hỏi mà ông đi tiên phong vẫn được gọi là Phương pháp Socrates, và nó tập trung vào việc phát triển các ý tưởng thông qua đối thoại liên tục. Mỗi lập luận được đưa ra và chia nhỏ thành các giả định cơ bản. Mỗi giả định đều được xem xét kỹ lưỡng bất kể người tạo ra chúng và lý do3.
Phiên tòa xét xử Socrates nhấn mạnh sức mạnh của việc đặt nghi vấn cho các nguồn thẩm quyền và thông tin đã được thiết lập. Một mặt, những sức mạnh quyền lực đã dẫn đến cái chết của nhà triết gia. Mặt khác, tư tưởng của Socrates đã truyền cảm hứng cho một truyền thống lâu đời4.
Tư duy phản biện là một thành phần thiết yếu trong sự tiến bộ của con người. Nếu không đặt câu hỏi về thẩm quyền và hiểu biết thông thường, chúng ta sẽ không thể đạt được khoa học và tiến bộ như ngày nay. Việc nghiên cứu sự tiến hóa sẽ không thể thực hiện nếu các nhà khoa học không thách thức cách giải thích theo nghĩa đen của Kinh Thánh. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta vẫn tin rằng thế giới là phẳng? Hay rằng các vị Vua được hưởng một quyền lực thần thánh?
Các kỹ năng tư duy phản biện là những kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất trong nền kinh tế hiện đại. Trong một cuộc khảo sát lớn về các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, 93% người được hỏi đồng ý với nhận định rằng “khả năng suy nghĩ chín chắn, giao tiếp rõ ràng và giải quyết các vấn đề phức tạp quan trọng hơn chuyên ngành đại học [của một ứng viên]”5. Bằng cách trở thành những nhà tư duy phản biện mạnh mẽ, chúng ta trở nên toàn diện hơn. Càng có đầy đủ kỹ năng, chúng ta càng dễ tìm việc6!
CÁCH ĐỊNH NGHĨA VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN
Khi mọi người sử dụng thuật ngữ tư duy phản biện, nó có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ hơn về khái niệm này, bạn cần biết một số yếu tố quan trọng.
Dự án Delphi đã cung cấp một trong những định nghĩa nổi tiếng nhất:
“Tư duy phản biện là quá trình đánh giá có mục đích, tự kiểm soát nhằm làm sáng tỏ, phân tích, đánh giá và suy luận, cũng như giải thích về các bằng chứng, khái niệm, phương pháp luận, tiêu chí hoặc ngữ cảnh của đánh giá.”7
Giải thích rõ hơn về khái niệm này thì đó là khả năng tư duy về các ý tưởng được kết nối một cách thấu đáo và độc lập, căn cứ theo các ý tưởng dựa trên bằng chứng thực tế. Đó là hành động hướng toàn bộ lập luận của chúng ta sang việc giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
Chúng ta thực hiện điều này bằng cách nào? Các nhà tư duy phản biện thu thập và phân loại dữ liệu bằng chứng liên quan đến vấn đề của họ để mở rộng hiểu biết liên quan. Khi hiểu rõ các yếu tố khác nhau của vấn đề và giải pháp tiềm năng, các nhà tư duy phản biện kết nối các phần khác nhau của vấn đề thành một khuôn mẫu có thể giải quyết được.
Khi đã phân tích, chia vấn đề thành các khái niệm và danh mục dễ hiểu, nhà tư duy phản biện sẽ sử dụng kiến thức này để giải quyết vấn đề.
Sau đó, họ tạo ra các kết nối cần thiết để hiểu và xác định vấn đề cũng như tất cả thành phần của nó.
Một cách tiếp cận khác để định nghĩa tư duy phản biện là xem xét những điều trái ngược với nó. Từ “phản biện” có thể khiến mọi người thất vọng. Đây không phải là một cách tiếp cận được thiết kế để chỉ trích những điều chúng ta không thích. Bạn biết một người trong công việc mà bạn
không thích? Bạn có bao giờ để ý xem mỗi khi họ nói chuyện, bạn đều cố gắng tìm ra điều gì sai với ý tưởng của họ không? Đó không phải là tư duy phản biện. Đó chỉ là sự chỉ trích.
Tư duy phản biện không phải là cách để chúng ta bảo vệ ý tưởng mà mình đồng tình theo hướng bài bản hơn. Đôi khi trong lúc tranh luận, chúng ta bảo vệ rất tốt quan điểm của mình, cho rằng tất cả điều đối phương nói là sai. Bạn có thể thấy điều này xảy ra trong mọi cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Khi sử dụng tư duy để chứng minh một điểm mà mình chưa suy nghĩ thấu đáo, chúng ta đang không hề tư duy theo cách phản biện, bất kể chúng ta làm tốt đến đâu.
Chúng ta thường cố gắng khiến các ý tưởng trông tốt hơn hoặc tệ hơn bản chất của chúng vì lợi ích của mình. Đây không phải là tư duy phản biện.
Một nhà tư duy phản biện chỉ quan tâm đến việc đánh giá sức mạnh trong bản chất của một lập luận mà không phóng đại thực tế. Khi áp dụng tư duy phản biện, chúng ta cố gắng đối xử khách quan và công bằng với những lập luận mà chúng ta thích và không thích.
TƯ DUY PHẢN BIỆN TỐT CHO ĐIỀU GÌ?
Khi thực hiện tư duy phản biện, bạn chỉ muốn có được sự thật. Việc này có nghĩa là bạn có thể tránh bị lừa gạt và xác định được sự thật nào là chính xác. Đó là vì bạn sẽ biết cách tách biệt sự thật ra khỏi vòng lặp, và tìm ra các giải pháp thực sự8.
Đôi lúc bạn có cảm giác dường như thế giới xung quanh mình đang vận hành sai? Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bạn lại gặp phải quá nhiều hệ
thống vô tổ chức và kém hiệu quả không? Bạn từng nghĩ rằng nếu có cơ hội, bạn có thể làm mọi thứ tốt hơn chưa?
Bạn có thể. Chúng ta thường xuyên gặp phải sự kém cỏi và không hiệu quả. Ở mức độ lớn, điều này là do chúng ta không đặt câu hỏi về các truyền thống và quy trình hiện có. Các hệ thống hiện tại thường không được thiết kế kỹ càng. Thay vào đó, chúng ta thường gặp phải các niềm tin xã hội, chuẩn mực văn hóa lỗi thời và sự trì trệ định hình các hệ thống. Những người có thẩm quyền cho chúng ta biết những gì nên tin, và chúng ta thường chấp nhận niềm tin chung đó.
Tư duy phản biện cung cấp cho chúng ta những công cụ để giải quyết các vấn đề khó khăn, từ những vấn đề nhỏ như đi du lịch ở đâu cho đến những vấn đề lớn như cưới ai. Tư duy phản biện cho phép chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn.
Những kỹ năng này rất cần thiết trong nền kinh tế hiện nay, với trọng tâm là các công ty khởi nghiệp và tinh thần doanh nhân. Các công ty công nghệ ủng hộ cách tiếp cận “đổi mới đột phá”9. Họ cố gắng tạo ra các thị trường và hệ thống giá trị mới, thay thế những mô hình kinh doanh hiện có. Một kế hoạch đột phá là một bài tập về tư duy phản biện. Để thay thế một mô hình hiện tại, trước tiên bạn sẽ kiểm tra, rồi đánh giá điểm yếu và mạnh của nó. Tiếp theo, bạn sẽ thiết kế một kế hoạch hiệu quả hơn, bỏ qua các mô hình “thường tình” truyền thống.
Amazon tiếp quản thị trường sách bằng cách phá vỡ thị trường truyền thống. Các hiệu sách vẫn là những tổ chức được yêu thích, và việc đến cửa hàng để bán hoặc mua một cuốn sách vẫn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh truyền thống này có những hạn chế nghiêm trọng. Một số sách mà khách hàng muốn không có sẵn vì không gian kệ hạn
chế. Giá cao do chi phí chung cao. Cuối cùng, các hiệu sách không thể dễ dàng cho khách hàng biết thông tin về những cuốn sách mới.
Amazon.com đã cách mạng hóa việc bán sách bằng cách kinh doanh từ bên ngoài. Jeff Bezos, giám đốc điều hành của công ty, không quan tâm đến việc duy trì mô hình bán hàng truyền thống. Thay vào đó, ông có nhiệm vụ sử dụng Internet để cung cấp hiệu quả các dịch vụ. Chỉ sau khi nghiên cứu một số ngành không hiệu quả, ông mới quyết định tham gia kinh doanh sách.
Ông chọn bán sách thay vì các sản phẩm khác bởi khách hàng không cần xem thử. Chúng rất phù hợp để mua hàng từ xa. Điều này nghe có vẻ khó chịu, nhưng từ góc độ kinh doanh, các hiệu sách được cho là không cần thiết.
Sau khi đi đến kết luận này, Bezos đã thiết kế một hệ thống có thể khắc phục những hạn chế của mô hình hiệu sách. Vấn đề cung cấp thông tin đã được khắc phục bằng cách tập trung các đề xuất và đánh giá trên trang chủ của trang web. Amazon đã khắc phục vấn đề tồn kho bằng cách lưu trữ sách tại các trung tâm giao hàng lớn trên toàn quốc. Trong khi đó, nó giảm giá bằng cách tích trữ hàng loạt và trả phí ít hơn10.
Những gì Jeff Bezos thiết kế là một giải pháp đơn giản và trực quan cho các vấn đề tồn tại lâu đời trong ngành công nghiệp truyền thống. Nó mang tính cách mạng vì nó đã bỏ qua hệ thống giá trị và niềm tin chung của ngành sách. Thay vào đó, Bezos đã nghiêm túc xem xét từng giả định cơ bản của ngành. Amazon.com là sản phẩm sinh lời và thành công của tư duy phản biện.
TƯ DUY PHẢN BIỆN BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Quá trình tư duy phản biện liên quan đến các khái niệm và thành phần lặp lại.
Nhận thức
Bước đầu tiên để tư duy về bất cứ điều gì là nhận thức tình hình. Chúng ta không thể phát hiện ra một vấn đề cần phải giải quyết trừ khi chúng ta đã nhận ra nó ngay từ đầu. Điều quan trọng cần ghi nhớ là nhận thức của chúng ta không khách quan hoặc trung lập. Nhận thức là cách chúng ta tiếp nhận thực tế khách quan thông qua các hệ thống giá trị chủ quan của mình.
Ví dụ: giả sử bạn đang thiết lập ngân sách hằng tháng của mình. Bạn chắc chắn mình không thể tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Tuy nhiên, cha mẹ bạn đã dạy cho bạn tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Bạn có thể xem đây là vấn đề nghiêm trọng với việc lập ngân sách của mình. Nếu sống hết mình cho ngày hôm nay, bạn có thể nhún vai và nói: “Ơn trời, tôi có đủ rồi!”
Các giả định
Các giả định là những niềm tin chưa được xem xét và được coi là hiển nhiên. Các kế hoạch và hành động của chúng ta thường vô tình được xây dựng dựa trên các giả định. Để thúc đẩy tư duy phản biện, chúng ta phải sẵn sàng xem xét nghiêm túc các giả định của mình để xem chúng có chính xác và phục vụ cho mục đích thực tế hay không. Hãy nhớ rằng, bạn không thể cho rằng điều gì là đúng trừ khi bạn đã xem xét nó kỹ lưỡng.
Quay trở lại ví dụ trước của chúng ta, không có xu hướng nào nhất thiết phải là chính xác. Hãy kiểm tra chúng cẩn thận. Nếu sẽ chủ động giảm
ngân sách của mình trong tương lai, bạn có thể không cần chắt bóp từng xu. Nếu ngân sách hiện tại của bạn là ngân sách dài hạn, thì việc không tiết kiệm bất cứ thứ gì có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Dù niềm tin của bạn vào việc tiết kiệm là gì, hãy kiểm tra mức độ phù hợp của chúng với tình hình hiện tại của bạn.
Cảm xúc
Nhiều người tin rằng bạn không thể suy nghĩ lý trí trừ khi gạt cảm xúc của mình sang một bên. Điều này không đúng và cũng không thực tế. Thay vào đó, cảm xúc là một phần không thể thiếu trong quá trình tư duy phản biện. Là con người, chúng ta rất giàu cảm xúc, và cảm xúc tự nhiên tác động đến mọi quyết định chúng ta đưa ra. Đây không phải là điều xấu.
Chúng ta có thể sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện của mình để cải thiện thế giới xung quanh. Chúng ta không thể làm điều đó mà không sử dụng các chỉ số cảm xúc. Ví dụ, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của con cái chúng ta là một mục tiêu cao cả và xứng đáng để suy nghĩ sáng suốt. Tuy nhiên, điều đó là vô nghĩa nếu không có dấu hiệu cảm xúc của tình cha mẹ và thiết chế gia đình. Đừng ngại sử dụng các chỉ báo và sự gắn kết cảm xúc để xác định vấn đề bạn muốn giải quyết và cách thức giải quyết nó.
Ngôn ngữ
Từ ngữ chúng ta sử dụng là những điểm mấu chốt của tư duy phản biện. Chúng ta có thể biến những suy nghĩ của mình từ các khái niệm mơ hồ thành những khái niệm chính xác bằng cách áp dụng ngôn ngữ chính xác vào vấn đề. Để suy nghĩ chín chắn về bất kỳ chủ đề nào, chúng ta phải xác
định vấn đề và cách tiếp cận để xử lý nó theo cách khả thi về mặt hành động. Tư duy phản biện chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta trình bày thực tế thông qua từ ngữ.
Trở lại với ví dụ lập ngân sách, để xác định số tiền mình cần tiết kiệm, chúng ta cần xem xét một số khái niệm, ví dụ như lạm phát. Chắc chắn, ngân sách của chúng ta có thể đủ cho ngay lúc này. Nhưng trong tương lai thì sao? Khả năng tăng giá như thế nào? Tương ứng, để tính được số tiền mình cần tiết kiệm, chúng ta phải hiểu khái niệm lãi suất. Đưa các yếu tố liên quan vào từ ngữ và khái niệm giúp chúng ta hiểu được những vấn đề mà mình phải đối mặt.
Lập luận
Lập luận là một khối tạo dựng cốt yếu của tư duy phán biện. Nó không ám chỉ mọi người không đồng ý với nhau. Thay vào đó, nó là một danh sách các giả định và tiền đề được hợp lý hóa. Khi những giả định này hình thành một lập luận, chúng dẫn đến một kết luận hợp lý và hiệu quả. Như đã thảo luận, chúng ta sao lưu các giả định logic bằng logic và sự thật. Nếu không, chúng ta có thể đưa ra kết luận dựa trên logic không chắc chắn11.
Ngụy biện
Những khuynh hướng nhất quán của con người đối với lối tư duy không phản biện được gọi là “những ngụy biện”. Ngụy biện là một niềm tin hoặc kết luận đạt được thông qua logic không chắc chắn. Đó là một lập luận hoặc niềm tin không thể phản biện được lại sự soi xét kỹ lưỡng. Mặc dù một ngụy biện có thể không sai, nhưng nó lại được xác định dựa trên một quá trình tư duy phi logic.
Áp dụng ngụy biện trong quá trình tư duy làm tăng khả năng bạn đưa ra kết luận sai. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Đôi khi, một quá trình tư duy mang tính ngụy biện có thể đạt được kết quả xuất sắc. Hãy nhớ lại câu nói: “Những người thường đưa ra thông tin sai đôi khi cũng đúng.” Đúng là như vậy.
Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang ăn một túi kẹo jelly bean đủ các màu. Bạn của bạn nói với bạn: “Tôi cá với cậu 100 đô-la rằng cái kẹo tiếp theo cậu lấy ra khỏi túi có màu xanh lục.” Khi bạn hỏi tại sao, người bạn giải thích: “Cái kẹo gần nhất mà cậu ăn có màu xanh lục, do đó tất cả các cái kẹo đều có màu xanh.” Bạn tranh luận nhưng đã đặt cược. Cái kẹo tiếp theo mà bạn lấy ra, chính xác, là màu xanh lục. Bạn của bạn nói: “Thấy chưa!”. Trong trường hợp này, logic của bạn bạn không chắc chắn, nhưng cậu ta đã đúng. Đây là một trường hợp đặc biệt. Nhưng thông thường, các ngụy biện nghe có vẻ hợp lý và thậm chí lập luận nghe rất thông minh12.
Logic
Đây là một từ chỉ tư duy có cấu trúc, có mục đích đánh giá chính xác thông tin. Bằng cách phân tích tính chính xác của các tiền đề và giả định, một nhà tư duy phản biện có thể phân biệt giữa các ngụy biện và những giả định mạnh mẽ, do đó họ biết được đâu là sự thật và đâu là sự giả dối. Nếu tư duy một cách logic, chúng ta sẽ thay thế một tiền đề hoặc giả định sai bằng một giả định chính xác13.
Ví dụ: giả sử chúng ta chỉ tiết kiệm được 10 đô- la một tháng. Chúng ta có thể lo lắng cũng như cho rằng, bản thân sẽ luôn sống chật vật và chúng ta cần thực hiện những thay đổi đáng kể trong việc làm hoặc hoàn cảnh sống của mình. Tuy nhiên, một góc nhìn hợp lý về ngân sách của chúng ta có thể
cho thấy điều này không đúng. Ví dụ: nếu trả 500 đô-la một tháng cho khoản vay sinh viên của mình và tháng tới là lần thanh toán gần nhất, chúng ta có thể sẽ sớm tiết kiệm được 510 đô-la một tháng! Áp dụng cách nhìn hợp lý cho tất cả các thông tin có sẵn có thể thay đổi đánh giá tổng thể của chúng ta về vấn đề.
Giải quyết vấn đề
Tư duy phản biện theo hướng trừu tượng có thể thú vị, nhưng nó không làm cho thế giới xung quanh chúng ta tốt đẹp hơn. Chúng ta thường áp dụng những kỹ năng tiêu tốn khá nhiều thời gian này khi đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết. Tìm ra cách tốt hơn để tiếp cận vấn đề hoặc đạt được mục tiêu chẳng có nhiều ý nghĩa, trừ khi bạn thực hiện các bước để áp dụng nó vào thực tế14.
CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG
Hãy thực hiện một bài tập và xem tư duy phản biện đã đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện tại của bạn và cách bạn có thể áp dụng nó trong tương lai.
Thực hiện một trong những quyết định quan trọng nhất và khác biệt nhất mà bạn đã thực hiện trong đời. Có thể bạn chuyển đến một thành phố hoặc quốc gia khác, kết hôn hoặc chia tay người thương, hoặc nghỉ việc. Điều đó không quan trọng miễn là bạn có các lựa chọn và không dễ để lựa chọn giữa chúng.
Tiếp theo, hãy làm như sau:
1. Viết ra tất cả lựa chọn thay thế mà bạn đã có cho quyết định cuối cùng đã đưa ra.
2. Viết ra lý do tại sao bạn chọn cái này thay vì cái kia.
3. Những lý do này dựa trên các sự kiện bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng hay những giả định?
4. Các giả định nào cấu thành quyết định đó?
5. Làm thế nào để bạn biết những giả định này là đúng? Bạn đã kiểm tra tính chính xác của chúng chưa?
6. Bạn có đưa ra nhiều quyết định của mình dựa trên những giả định vô căn cứ không? Một số ví dụ là gì?
Khi đưa ra quyết định, chúng ta đưa ra nhiều giả định chưa được chứng minh. Đôi khi chúng là sản phẩm của sự giáo dục hoặc niềm tin của chúng ta. Ví dụ, trong xã hội Mỹ, chúng ta được dạy phải trả nợ và nhấn mạnh khả năng tự lập. Xu hướng văn hóa này khiến một số cá nhân tiếp tục tích lũy các khoản nợ mà họ không thể trả mặc dù nộp đơn xin phá sản sẽ là một lựa chọn tốt hơn nhiều.
Có thể những ý tưởng này đã được một người có thẩm quyền truyền đạt cho chúng ta. Đôi khi, chúng ta thậm chí không biết họ đến từ đâu. Mặc dù việc đưa ra những giả định vô căn cứ là điều hoàn toàn bình thường, nhưng xu hướng này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Nó có thể có nghĩa là chúng ta đang đưa ra các quyết định tồi dựa trên thông tin không chắc chắn.
Tin tốt là không quá khó để giải quyết vấn đề. Khi đưa ra một quyết định quan trọng, chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng các giả định của mình và
hành động dựa trên thông tin chính xác và lập luận hợp lý. Đúng vậy, nó cần thêm một chút công sức. Nhưng sau tất cả, Socrates đã bị kết án tử hình vì quyền được đặt câu hỏi về sự giả dối. Chúng ta không nỗ lực thêm nữa vì ông ấy sao?
2
KHUNG TƯ DUY PHẢN BIỆN:
THẤU HIỂU CÁC YẾU TỐ VÀ NHỮNG BƯỚC CẦN THIẾT CHO TƯ DUY PHẢN BIỆN
Năm 1974, các lãnh đạo của Sony rất lạc quan về việc sản xuất một sản phẩm cao cấp và họ đã đúng. Họ nói với các kỹ thuật viên của họ rằng họ muốn ghi lại bất kỳ thứ gì trên TV ở mức chất lượng cao nhất hiện có trên thị trường. Đội ngũ thử nghiệm đã sản xuất một sản phẩm mà không công ty nào khác có thể cạnh tranh được gọi là “Betamax”.
Sony tin rằng nếu họ nhanh chóng tung ra sản phẩm cao cấp này trước khi các đối thủ của họ có thể đưa ra bất cứ thứ gì tương đương, “Betamax” sẽ kiểm soát thị trường. Điều này đã hiệu quả và Sony đã hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường.
Với hy vọng tận dụng nhanh lợi thế này, các lãnh đạo của Sony đã bỏ qua một số vấn đề quan trọng với sản phẩm của họ. Betamax đã vấp phải tranh cãi rằng các băng cassette của họ chỉ có thể lưu trữ một giờ chương trình. Sai lầm này đã dẫn đến hậu quả.
Hãy tưởng tượng bạn phải tham dự một cuộc họp PTA nhàm chán trùng với lịch chiếu phim The Godfather (Bố già). Nếu bạn muốn ghi nó trên TV, băng Betamax sẽ chỉ ghi lại một giờ đầu tiên. Chắc chắn, bạn sẽ xem được khung cảnh đám cưới lộng lẫy, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ cảnh ám sát và chiếc đầu ngựa của Sonny!
Trong khi đó, các lãnh đạo tại JVS đã thử một cách tiếp cận khác. Họ đã mất quyền kiểm soát thị trường. Họ chỉ còn phương án tốt nhất là kiểm
tra hệ thống Betamax. Biết rằng không thể cạnh tranh với Sony về chất lượng hình ảnh, JVS chỉ đơn giản là phát hành băng có thời lượng ghi lâu hơn.
Điều này chính là nguyên nhân khiến Sony mất quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các sản phẩm video dành cho người tiêu dùng gia đình trong vài năm ngắn ngủi. Trong khi vào năm 1975, Betamax kiểm soát 100% thị trường, thì đến năm 1980, JVC đã chiếm 60% thị phần. Sony đã không cung cấp được loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Sony đã không thay đổi và việc này khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Họ tiếp tục tập trung chủ yếu vào chất lượng hình ảnh trong suốt thời gian đó, và tin rằng họ có lợi thế. Họ duy trì ưu thế về thị giác, hy vọng giành lại thị trường bằng cách tăng phần nào độ dài của băng. Họ cũng từ chối ngừng sản xuất. Vào cuối những năm 1980, Sony đã mất hoàn toàn thị phần dù vẫn tiếp tục sản xuất băng Betamax cho đến năm 2016(!), rất lâu sau khi thương hiệu này trở thành trò đùa tiếp thị.
Sony đã làm gì sai? Kế hoạch của họ đã có thiếu sót. Một ý tưởng mạnh mẽ sẽ thành công nếu có một chiến lược mạnh mẽ. Mặc dù bạn có thể coi tư duy phản biện là suy nghĩ sâu sắc về điều gì đó, nhưng sẽ chính xác hơn nếu hình dung nó như một chuỗi các bước. Tư duy phản biện là một quá trình chứ không phải một sự việc.
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố và quá trình của việc tư duy phản biện sâu sắc và có hệ thống. Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét khung Paul-Elder, khung này cung cấp một góc nhìn tổng quan về các yếu tố chính của tư duy phản biện. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét Thang đo Bloom, một cách tiếp cận thể hiện quá trình tư duy phản biện từ lúc bắt đầu cho đến khi tạo ra các giải pháp cho những vấn đề trong cuộc sống thực.
Cuối cùng, chúng ta sẽ xem cách áp dụng các khung lý thuyết này đối với những quyết định trong cuộc sống của bạn.
KHUNG PAUL-ELDER
Chúng ta đã nói về các yếu tố của tư duy phản biện và tầm quan trọng của chúng. Nhưng làm thế nào để chúng ta áp dụng các nguyên tắc của nó vào những vấn đề thực tế? Vào những năm 1990, nhà khoa học giáo dục Linda Elder và Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Tư duy Phản biện Richard Paul, đã tạo ra một quy trình phát triển tư duy phản biện. Đây vẫn là kế hoạch chi tiết tiên tiến nhất và được công chúng công nhận rộng rãi cho quá trình tư duy phản biện1.
Khung của Paul và Elder có ba phần: lý luận, tiêu chuẩn trí tuệ và đặc điểm trí tuệ. Phần đặc điểm trí tuệ đề cập đến các đặc điểm tính cách liên quan đến tư duy phản biện. Paul và Elder tin rằng nếu giáo dục tích cực khuyến khích những đặc điểm này, việc đó sẽ củng cố khả năng bình tĩnh và xử lý thành công, đồng thời giải quyết ngay cả những vấn đề phức tạp nhất của các cá nhân. Chúng bao gồm những điều sau:
• Khiêm nhường lý trí
• Can đảm lý trí
• Đồng cảm lý trí
• Tự chủ lý trí
• Chính trực lý trí
• Kiên trì lý trí
• Niềm tin vào lý trí
• Sự công bằng
Trong khi đó, phần tiêu chuẩn trí tuệ đề cập đến cách thức kỹ thuật mà chúng ta sử dụng để phân tích dữ liệu và xây dựng lập luận của mình. Những yếu tố này rất quan trọng trong quá trình thực hành tư duy phản biện. Khi đánh giá quá trình tư duy của chính mình và của người khác, chúng ta nên đo lường nó bằng những tiêu chuẩn này. Nếu bạn thiếu nghiêm túc trong bất kỳ tiêu chuẩn nào, việc đó làm tăng khả năng dẫn đến một quá trình và kết quả không hoàn hảo.
Một quá trình tư duy phản biện thực sự sẽ tuân thủ chặt chẽ từng tiêu chuẩn sau:
• Sự rõ ràng
• Sự chính xác
• Độ chuyên biệt
• Tính liên quan
• Suy nghĩ sâu
• Suy nghĩ rộng
• Sự logic
• Tính quan trọng
• Sự công bằng
Chúng ta sẽ trở lại tìm hiểu sâu hơn các yếu tố này trong phần sau.
Trước tiên, hãy xem xét các yếu tố cơ bản của quá trình tư duy phản biện. Đây là trọng tâm của các yếu tố lý luận trong khung Paul-Elder. Để hiểu rõ hơn về cách áp dụng tư duy phản biện vào các vấn đề thực tế, chúng ta sẽ sử dụng những yếu tố này để giải quyết các vấn đề thường phát sinh ở nơi làm việc.
Các yếu tố của lý luận
Đây là phần mà khung Paul-Elder đi vào tìm hiểu các mấu chốt của quá trình tư duy phản biện. Lý trí là hành động suy nghĩ về một vấn đề một cách thấu đáo, logic và rõ ràng, đồng thời rút ra những suy luận và kết luận có cơ sở về vấn đề đó. Đây là một quá trình có cấu trúc. Tôi đề nghị rằng khi chủ động tiếp cận một vấn đề quan trọng, bạn nên tiến hành trên từng yếu tố nhỏ, chỉ chuyển sang yếu tố tiếp theo khi hoàn thành phần trước.
Chúng ta áp dụng một quy trình lập luận vào các vấn đề thực tế bằng cách nào? Chúng ta tư duy để giải quyết mọi vấn đề của mình. Tuy nhiên, hầu hết những suy nghĩ của chúng ta xuất hiện ngẫu nhiên và thoáng qua.
Tâm trí của chúng ta có xu hướng tạo ra những suy nghĩ không có tính phản biện và không hữu ích.
Theo khung Paul-Elder, tư duy phản biện khác với các hình thức tư duy khác.
Khung Paul-Elder gợi ý chúng ta nên chú ý đến các yếu tố tư duy cụ thể. Bằng cách tập trung vào những yếu tố này, chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn và đưa ra kết luận hợp lý, thiết thực.
Mục đích: Mọi lý luận đều phục vụ cho một mục đích rõ ràng và cụ thể. Thay vì bỏ qua các quan sát, chúng ta tìm cách đạt được một kết quả
hiệu quả và cụ thể.
Giải quyết vấn đề: Mục đích của tư duy phản biện nên là giải quyết một vấn đề. Tư duy phản biện là một quá trình phức tạp. Chúng ta nên sử dụng nó để xử lý những trở ngại ngăn cản sự tiến bộ nhằm giúp cuộc sống và thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Giả định: Chúng ta có những giả định cụ thể về thế giới. Nếu phải tốn công sức tái tạo điều đã tồn tại mỗi khi chúng ta phân tích một hiện tượng, thì thật khó để xây dựng một nền tảng tư tưởng vững chắc. Chúng ta phải cẩn thận với những giả định mà mình đưa ra, nhưng cuối cùng vẫn có một số điều chúng ta đơn giản cho là đúng. Hãy giữ các giả định chưa được kiểm thử ở mức tối thiểu cần thiết. Ví dụ: giả sử cấp trên yêu cầu bạn xây dựng một kế hoạch để tăng doanh thu cho các cổ đông. Bạn muốn giữ công việc của mình; do đó, bạn sẽ giả định hệ thống tư bản hoạt động và bạn muốn trở thành một phần của hệ thống đó.
Quan điểm: Con người không có thái độ trung lập. Chúng ta xác định được nhiều khuôn mẫu tư duy hình thành từ văn hóa, định kiến và các quan điểm tư lợi. Quá trình lý luận của chúng ta cũng không ngoại lệ. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được định kiến của bản thân.
Dữ liệu: Khi tư duy phản biện, chúng ta sử dụng dữ liệu để hỗ trợ các giả định và kết luận của mình. Hãy nhớ rằng, dữ liệu đáng tin cậy là liều thuốc giải tốt nhất cho những định kiến và mơ tưởng.
Diễn giải dữ liệu: Chúng ta diễn giải dữ liệu và các liên kết của mình để thiết lập một câu chuyện có căn cứ. Đây là một hành động cân bằng kỹ lưỡng. Dữ liệu và sự thật không tự nói lên điều gì. Do đó, chúng ta cần kể một câu chuyện có mục đích dựa trên những gì mình đã tìm thấy (ví dụ: câu chuyện phi hư cấu được nghiên cứu kỹ lưỡng). Chúng ta không thể bắt sự
thật diễn giải bất cứ điều gì không tồn tại trong dữ liệu, và không thể cho rằng việc thiếu dữ liệu củng cố định kiến của chúng ta.
Khái niệm và ngôn ngữ: Chúng ta truyền đạt câu chuyện theo cách giúp người nghe dễ hiểu, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của các sự kiện.
Hàm ý và hệ quả: Trong phần đầu tiên của khung, chúng ta đã đưa ra mục đích cho quá trình tư duy của mình. Ở đây, chúng ta đảm bảo những nỗ lực của mình giúp đạt được mục đích đó. Chúng ta thực hiện tất cả công việc khó khăn mà mình đã đặt ra và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề trước mắt2.
ÁP DỤNG KHUNG PAUL-ELDER
Bethany, một người sếp làm việc chăm chỉ và công bằng tại một công ty tiếp thị, phụ trách một đội ngũ nhân viên rất tài năng. Tuy nhiên, gần đây trong đội ngũ đã xuất hiện sự bất ổn.
Shawn là người có thành tích tốt nhất trong đội của Bethany, nhưng thật không may, anh ta lại là một người kiêu ngạo, đáng ghét, không hòa đồng với đồng nghiệp.
Nếu người sếp trong câu chuyện của chúng ta tuân theo khung Paul Elder, những yếu tố chính nào sẽ xuất hiện trong quyết định của cô ấy?
Mục đích
Bethany có một vấn đề: thành công của cô luôn đến từ việc cân bằng giữa năng suất với sự gắn kết và tinh thần của nhân viên. Cô ấy tin rằng hành vi của Shawn có nguy cơ gây ra sự mất cân bằng.
Giả định
Bethany có những giả định mà cô cực kỳ tin tưởng, dù chúng chưa được kiểm chứng, về cách để thành công. Cô thấy rằng tinh thần đồng đội và bầu không khí làm việc tập thể thoải mái rất quan trọng đối với năng suất. Vì vậy, cô tin rằng việc khuyến khích thành tích cá nhân làm mất đi sự gắn kết của nhóm là sai trái và không thực tế.
Cách tiếp cận lấy bản thân làm trung tâm của Shawn luôn khiến cô lo ngại bất chấp những thành tích của anh. Vì vậy, cô không ngạc nhiên khi các vấn đề xuất hiện. Từ những giả định và định hướng của mình, cô tin rằng các thành viên khác trong nhóm có lý do hoàn toàn chính đáng để tức giận.
Quan điểm
Bethany luôn duy trì phong thái làm việc chuyên nghiệp ở mức cao và hiếm khi để lộ thành kiến của mình. Tuy nhiên, cô ấy vẫn có những thành kiến. Mối liên kết tình cảm của cô với đội ngũ của mình và phúc lợi của họ đã giúp Bethany trở thành một người sếp tuyệt vời. Cô giúp nhân viên của mình phát triển hơn, và họ trả ơn cô bằng thành tích xuất sắc.
Vì lý do tương tự, cô gặp khó khăn khi ứng phó với Shawn. Anh ta khiến cô phát điên. Khi cô cố gắng trao đổi với Shawn, anh ta nói mình sẽ tiếp tục hành động như vậy vì anh ta làm việc hiệu quả và là người không thể thay thế. Điều này khiến cô rất tức giận và gần như muốn sa thải anh ta ngay lập tức.
Nếu làm như vậy, cô sẽ đưa ra một quyết định quan trọng mà không cần cân nhắc giữa ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, cô đã kiểm soát được bản
thân và tiếp tục tiến hành quá trình suy luận.
Giao tiếp thông qua ngôn ngữ
Bethany tưởng tượng anh ta là vi khuẩn có hại tấn công cơ thể khỏe mạnh của đội ngũ của cô. Khi hình dung theo cách đó, giải pháp duy nhất xuất hiện trong đầu cô là sa thải Shawn.
Nhưng là một người sếp thông minh, Bethany biết cách làm này là vô lý. Vì vậy, cô đã viết ra vấn đề mà mình đang cố gắng giải quyết và lý do tại sao. Bằng cách trình bày mục đích của mình bằng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng, cô đã đưa ra hai mục tiêu chính: duy trì tinh thần đội ngũ và thúc đẩy năng suất cao. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ chính xác, Bethany tự nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu của cô không phải là loại bỏ Shawn. Nó vẫn là một lựa chọn, nhưng nó sẽ là một phương cách để đạt mục tiêu chính.
Sao lưu các lập luận với dữ liệu
Bethany đã cố gắng xây dựng một lập luận bằng văn bản để sa thải Shawn. Cô thực sự tin rằng việc chấm dứt hợp đồng với anh ta sẽ khiến cả đội vui vẻ và gắn kết hơn. Rốt cuộc, trước khi Shawn bắt đầu kiêu căng, mọi người đã hòa hợp với nhau hơn. Bầu không khí trong phòng nghỉ trong lành hơn. Đây là sự thật, và cô tự tin về tính chính xác của nó.
Tuy nhiên, Bethany không thể lập luận rằng việc Shawn bị sa thải sẽ cải thiện năng suất làm việc. Cô quyết định kiểm tra các giả định của mình và xem dữ liệu thô về hiệu suất của nhóm, đồng thời xem cô có thể tìm hiểu
được gì từ các xu hướng về năng suất trước và sau khi thái độ làm việc của Shawn trở nên tệ hơn.
Việc xem xét kỹ lưỡng các con số chỉ ra bầu không khí tồi tệ không làm giảm năng suất. Không chỉ năng suất của Shawn tăng mạnh trong những tháng gần đây mà những người khác cũng làm việc tốt hơn. Điều này đi ngược lại với định kiến của Bethany và khiến cô cảm thấy rất khó chịu, bực bội.
Giải thích dữ liệu
Dữ liệu mà Bethany đã thu thập không phù hợp với định kiến của cô. Đúng vậy, sự gắn kết của cả nhóm đã bị hành vi của Shawn ảnh hưởng. Nhưng bằng cách nào đó, năng suất đã tăng lên. Tại sao vậy?
Sau đó, cô chợt nhận ra những con số này chỉ nói lên một điều: Hành vi khó chịu của Shawn đã thúc đẩy các nhân viên khác muốn khiến anh ta cảm thấy xấu hổ. Cảm giác cạnh tranh đó đã truyền cảm hứng cho mọi người làm việc chăm chỉ hơn.
Bethany không thích kết quả này, nhưng đó là câu chuyện mạch lạc nhất mà cô có thể tạo ra từ những con số này.
Nhờ những chỉ số “xứng đáng làm gương” của Shawn và nỗ lực cạnh tranh mãnh liệt của những người khác trong nhóm, năng suất đã tăng lên. Xét trên khía cạnh lý trí, cô không thể biện minh cho việc sa thải Shawn, ít nhất là chưa liên quan đến năng suất.
Hóa ra, cô đã tư duy dựa trên một sự ngụy biện. Cam kết cá nhân sâu sắc của cô đối với tinh thần đồng đội và niềm tin vào tầm quan trọng của tinh thần tại nơi làm việc đã hình thành quan điểm của cô về năng suất. Cô
tin rằng nếu đội không hoạt động như một nhóm thì năng suất và chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một giả định công bằng. Tuy nhiên, sự thật không ủng hộ điều đó.
Hàm ý và hậu quả
Bethany không tham gia vào bài tập tư duy “đau não” này cho vui. Cô làm việc đó để cải thiện tinh thần và năng suất của đội ngũ. Vì vậy, cô đã lấy dữ liệu mà mình tích lũy được rồi diễn giải và lập thành một kế hoạch.
Cô phát hiện ra một số sự cạnh tranh giữa các thành viên trong nhóm đã làm tăng năng suất chung. Vì vậy, cô từ bỏ tiền đề sai lầm rằng sự cạnh tranh và tập trung vào thành tích cá nhân vốn dĩ đã hủy hoại tinh thần của đội ngũ.
Trong khi đó, cô đã sử dụng bằng chứng để chứng minh cho giả định của mình rằng hành vi của Shawn đã làm cả nhóm mất đi sự hòa hợp. Vì vậy, cô vẫn cần phải khắc phục vấn đề đó. Logic của Bethany cho cô biết rằng cô phải tìm cách vừa thúc đẩy bản năng cạnh tranh của đội ngũ, vừa duy trì tinh thần của các thành viên.
Dữ liệu cho thấy một bức tranh hỗn hợp. Rõ ràng, trên một phương diện nào đó, hành vi của Shawn đã mang lại lợi ích cho nhóm, nhưng trên phương diện khác thì lại gây hại cho nhóm. Do đó, điều hợp lý cần làm là tối đa hóa lợi ích và giảm tác hại do sự hiện diện của Shawn gây ra3.
Bethany đã xây dựng một kế hoạch để chỉ định các nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của từng thành viên. Shawn được trao một chức danh mới và xếp tách biệt với các thành viên khác. Bethany giao cho Shawn những nhiệm vụ phù hợp với phong cách làm việc độc lập của anh ta. Trong khi
đó, cô giao cho các thành viên khác trong nhóm những nhiệm vụ phù hợp hơn với khả năng hợp tác của họ.
Kế hoạch này đã giảm thiểu sự tương tác giữa Shawn và các thành viên khác. Tuy nhiên, vào cuối tháng, tất cả thành viên sẽ tham gia một cuộc họp đánh giá năng suất. Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần cạnh tranh hữu ích mà không làm ảnh hưởng quá mức sự hòa hợp của nhóm. Bằng cách sử dụng tư duy phản biện, Bethany đã giải quyết được vấn đề mà không ảnh hưởng đến năng suất của nhóm.
THANG BLOOM
Như chúng ta đã thấy trong ví dụ này, tư duy phản biện là một quá trình chứ không phải một sự việc. Nhưng chính xác thì quá trình đó là gì, và làm thế nào để giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác? Vì tư duy phản biện là một quá trình có chủ ý và có cấu trúc, nên thứ tự chúng ta thực hiện nó rất quan trọng. Thang Bloom là bản thiết kế về tư duy phản biện được sử dụng phổ biến nhất. Vào những năm 1940, một ủy ban gồm các nhà giáo dục có nhiệm vụ thúc đẩy tư duy phản biện đã hình dung đây là một kim tự tháp, với các hình thức tư duy khác nhau được xây dựng trên nhau. Kết quả vẫn rất đáng tin cậy cho đến ngày hôm nay4.
Hình 1. Kim tự tháp Bloom minh họa mối liên hệ giữa mỗi bước. Hình ảnh do Trung tâm giảng dạy Vanderbilt chia sẻ.
Hình 1 ở trên cho thấy kim tự tháp Bloom sau khi được sửa đổi vào năm 2001. Hai phiên bản gần như giống nhau, nhưng có một số khác biệt. Đáng chú ý nhất, trong phiên bản cũ, bước đánh giá là cấp cao nhất của kim tự tháp. Tuy nhiên, bản cập nhật năm 2001 đã thiết lập bước sáng tạo là cao nhất5.
Kim tự tháp Bloom mang tới một phương hướng thực tế để đổi mới thông qua tư duy phản biện. Nó nhắc nhở chúng ta về hai sự thật quan trọng. Đầu tiên, việc thực hành tư duy phản biện không dễ! Chúng ta cần thực hiện một số bước và mỗi bước có thể đầy thách thức. Thứ hai, nếu làm việc chăm chỉ, bạn có thể tạo ra một cái gì đó thực sự mới và thú vị6.
Thang Bloom là một kế hoạch thực tế với mỗi bước được xây dựng dựa trên bước trước đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thử nghiệm nó trên một vấn đề thực tế.
Năm 2004, bộ phim tài liệu Super Size Me (Tôi ơi quá cỡ rồi) được phát hành. Người sáng tạo ra bộ phim tài liệu này không ăn gì ngoài các món trong thực đơn của McDonald’s ba bữa một ngày. Người xem cảm thấy kinh hoàng khi sức khỏe thể chất và tinh thần của anh suy giảm mỗi ngày.
Đây là một thảm họa về hình ảnh công khai đối với chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Những khách hàng bị tổn hại về sức khỏe và mắc bệnh béo phì đã kiện McDonald’s, và doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng.
Khi người Mỹ ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì lối sống lành mạnh, hình ảnh McDonald’s về thức ăn nhanh và không lành mạnh đang trở thành một chướng ngại. Nhiều người tiêu dùng liên tưởng McDonald’s với bệnh béo phì và bệnh tim trong tâm trí của họ.
Công ty đã công bố một nỗ lực đổi mới thương hiệu hoàn toàn để biến McDonald’s thành “một thương hiệu đáng tin cậy và đáng trân trọng hơn”.
Trong vòng vài năm, McDonald’s đã thay đổi hình ảnh của mình và khôi phục lợi nhuận về mức trước đây và hơn thế nữa. Họ làm như vậy bằng cách nào?
Công ty đã công bố chiến lược 18 tháng để đại tu hoàn toàn thương hiệu.
McDonald’s đã phải thực hiện những bước nào để hồi sinh thương hiệu của mình?
Nhớ
Khi tham gia vào việc giải quyết vấn đề, bước đầu tiên là ghi nhớ các hình thức và nguồn thông tin có liên quan. Chúng có thể bao gồm các dữ kiện, khái niệm, thuật ngữ hoặc nguồn thông tin mà bạn biết, chẳng hạn như các cuốn sách hoặc trang web.
Trong giai đoạn này, McDonald’s đã xem xét dữ liệu sơ cấp để xử lý nhu cầu hiện tại của thị trường. Điều này bao gồm việc triển khai các nhóm tập trung với người tiêu dùng.
Họ cũng thu thập dữ liệu bán hàng từ vài năm trước, nhưng điều đó sẽ không đủ. McDonald’s đã đánh giá thành công tương tự của một số đối thủ của họ, trong đó có cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực thức ăn nhanh cũng như các chuỗi thức ăn và đồ uống khác. Cách tiếp cận này đã giúp McDonald’s hiểu rõ hơn về thị trường tại thời điểm đó. Ví dụ, họ đã kiểm tra cách tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh như Chipotle, một đối thủ đã phát triển rất nhanh.
Hiểu
Khi đã có các tài liệu liên quan, hãy nghiên cứu chúng cho đến khi bạn cảm thấy mình đã hiểu hoàn toàn vấn đề đang xảy ra. Cho dù bạn là chuyên gia hay chỉ có hiểu biết cơ bản về nó, đây là bước cần thiết. Đừng tiếp tục cho đến khi bạn cảm thấy mình có thể giải thích tất cả các sự kiện, khái niệm và thuật ngữ quan trọng mà bạn nhớ được. Bạn không thể áp dụng thông tin khi bạn không hiểu nó.
Một chỉ số tốt về việc hiểu là khả năng giải thích một khái niệm bằng những thuật ngữ đơn giản nhất.
Như Albert Einstein, nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc, từng nói: “Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ sáu tuổi, thì chính bạn cũng không hiểu nó.”
Như chúng ta đã thảo luận, dữ liệu không tự thể hiện điều đó. Nhìn qua dữ liệu, các lãnh đạo của McDonald’s đã phát hiện ra hai xu hướng bán hàng. Các công ty nhấn mạnh đến lợi ích sức khỏe của sản phẩm có xu hướng tăng doanh thu. Ngoài ra, khách hàng giờ đây cho biết bầu không khí tại các nhà hàng ngày càng trở nên quan trọng đối với họ.
Thật không may, sự liên kết của thương hiệu McDonald’s với những yếu tố hợp thời này đã không thành công. Các nhóm tập trung cho thấy thương hiệu này tạo ấn tượng về thực phẩm rẻ tiền, không lành mạnh và địa điểm nhà hàng của họ khiến mọi người nhớ đến những đứa trẻ la hét và nhân viên bị bóc lột.
Áp dụng
Một khi bạn hiểu vấn đề, hãy nhìn vào kiến thức bạn thu thập được khi làm việc thông qua hai nấc thang đầu tiên của kim tự tháp Bloom. Hãy tự hỏi bản thân những câu sau:
Làm thế nào để bạn áp dụng kiến thức cho câu hỏi đang đặt ra?
Thông tin hữu ích nhất để giải quyết vấn đề này là gì? Điều gì là ít giá trị nhất?
Bạn còn thiếu kiến thức nào có thể giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn không? Nếu bỏ lỡ thông tin quan trọng, bạn có thể muốn quay lại bước trước đó trước khi tiếp tục.
Phân tích
Bây giờ, bạn đã sẵn sàng để áp dụng phân tích vào vấn đề. Hãy chia nhỏ vấn đề thành các phần nhỏ hơn. Các yếu tố chính của vấn đề là gì? Hãy xác định chúng một cách cẩn thận. Khi bạn đã cảm thấy hài lòng, hãy kiểm tra những liên kết giữa các thành phần. Làm thế nào phần này tác động đến phần kia? Tại sao? Điều gì đang thúc đẩy các tác nhân khác nhau hành động theo cách họ đang làm? Hãy đảm bảo bạn thực sự hiểu đầy đủ về vấn đề bao gồm những gì và nó biểu hiện như thế nào.
Để tránh bị phân tâm và nhiễu loạn, hãy giảm thiểu số lượng giả định xuống mức thấp nhất có thể. Khi không thể xác định giữa hai cách giải thích, tốt hơn là chúng ta nên chọn cách đơn giản hơn. Nguyên tắc này được gọi là “Dao cạo Ockham”, liên quan đến nhà triết học William xứ Ockham, một nhà tư tưởng người Anh nổi tiếng với việc “loại bỏ” các yếu tố không cần thiết trong các lập luận7.
Tại thời điểm này, các lãnh đạo của McDonald’s nhận thức được rằng việc công ty họ được nhận diện như một nhà cung cấp thực phẩm không lành mạnh là rất nghiêm trọng. Dữ liệu cho thấy các chuỗi và nhà cung cấp có danh tiếng về cung cấp thực phẩm lành mạnh đang có lợi hơn nhiều trên thị trường.
Đánh giá
Bạn đã hoàn thành tốt một số công việc cho tới lúc này. Công trình của bạn có thể trông đẹp đẽ trên giấy, với các sơ đồ và biểu đồ có tính nghệ thuật. Khi đã làm việc chăm chỉ cho một dự án, bạn rất dễ có cảm xúc gắn bó với công việc của mình. Hãy tránh cái bẫy này.
Thay vào đó, bạn hãy đưa vấn đề ra để mọi người góp ý. Hãy nhớ rằng, nếu bạn không làm như vậy, người khác sẽ làm. Nếu có bất kỳ sai sót đáng kể nào trong phân tích của bạn, thực tế sẽ tiết lộ chúng.
Hãy xem xét cẩn thận phân tích của bạn và đánh giá nó theo hai số liệu được mô tả dưới đây. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ sai sót nào, bây giờ là thời điểm thích hợp để sửa chữa chúng.
1. Chúng có hợp lý trong nội bộ không? Dựa trên nghiên cứu của bạn ở các bước trước: mọi định nghĩa có đứng vững trước cuộc kiểm tra không? Bạn chắc chắn về các kết nối mình đã thực hiện, hay chỉ đang đoán mò? Bạn tự tin phân tích của mình là chính xác và có ý nghĩa đến mức nào?
2. Chúng có hợp lý về mặt bên ngoài không? Câu hỏi liên quan ở đây là, có các nguồn thông tin bên ngoài phân tích của bạn có thể làm mất hiệu lực của các tuyên bố chính không? Có nguồn thông tin quan trọng nào mà bạn chưa xem qua không? Có thông tin bạn đã kiểm tra nhưng không tính đến? Hãy đặt mình vào vị trí của một chuyên gia về chủ đề này. Liệu họ sẽ nói bạn đang thiếu thứ gì quan trọng?
Giờ đây, các lãnh đạo của McDonald’s đã tự hỏi bản thân tại sao họ lại có danh tiếng về việc bán những sản phẩm không lành mạnh như vậy. Quay trở lại với các nhóm tập trung vào người tiêu dùng, họ nhận ra với tư cách là nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng nhất toàn cầu, tất cả những điều tệ hại của ngành đã làm lu mờ họ. Nghịch lý thay, hình ảnh mang tính biểu tượng của họ, chữ M màu vàng trên nền đỏ, lại trở thành tai tiếng thay vì nổi tiếng.
Phân tích
Đây là lúc bạn bắt đầu hình thành giải pháp cho vấn đề. Khi phân tích, chúng ta cố gắng hướng đến một cách tiếp cận vượt trội hơn so với tình hình hiện tại.
Chúng ta đưa các ý tưởng của mình vào một kế hoạch từng bước khả thi, đảm bảo mọi bước đều thực tế và có thể thực hiện. Sau đó, chúng ta tuân theo các thử nghiệm tương tự mà bạn đã tiến hành để kiểm tra tính hợp lệ của phân tích. Nó có hợp lý trong nội bộ không? Bất kỳ hoàn cảnh bên ngoài nào sẽ thay đổi nó chứ?
Hãy đảm bảo kế hoạch của bạn là thực tế. Hãy nhớ rằng: mặc dù cách gọi có thể gây hiểu lầm, nhưng giải quyết vấn đề không nhất thiết phải loại bỏ vấn đề. Nó chỉ đề cập đến cách tốt hơn để xử lý mọi việc. Nhà triết học vĩ đại người Pháp Voltaire từng viết: “Sự hoàn hảo là kẻ thù của điều tốt.” Khi bạn đã có một kế hoạch tốt và hữu ích giúp nâng cấp đáng kể mọi thứ, hãy kiểm nghiệm nó để tìm ra chỗ cần cải thiện. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn hãy dừng lại và bắt tay vào thực tiễn. Chúng ta phải chủ động đưa các kế hoạch của mình vào áp dụng thử.
McDonald’s đã phải đối mặt với một số tình huống vô cùng khó xử để cải thiện hình ảnh của mình.
Màu sắc và chữ M hình vòm của họ đã nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, họ đã đuổi khách hàng đi. Những chiếc hamburger Big Mac của họ đã trở thành huyền thoại, nhưng ngày càng không được ưa chuộng.
Nhận thấy sự thay đổi hoàn toàn về hình ảnh đòi hỏi họ phải có một sự lột xác nghiêm túc, các lãnh đạo của McDonald’s đã thay đổi toàn bộ gu thẩm mỹ của chuỗi. Công ty đã thay thế bao bì sáng bóng cũ bằng bao bì có thể tái chế được thiết kế bởi các sinh viên tại Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Quốc tế Miami. McDonald’s đã trang trí lại các nhà hàng của họ với tông
màu xanh lá cây và nâu đất. Bằng cách đó, McDonald’s hy vọng sẽ thay đổi hình ảnh của thương hiệu.
Tổng hợp
Ở giai đoạn này, chúng ta lấy tất cả các yếu tố đã có và hợp nhất chúng thành một kế hoạch. Chúng ta đảm bảo các kết luận của mình là đúng và kế hoạch giải quyết chúng của chúng ta là hợp lệ và thiết thực. Chúng ta học hỏi từ những sai lầm đã mắc phải trong các bước trước đó và chuẩn bị thực hiện kế hoạch của mình.
Điều đó không đủ để McDonald’s thay đổi cách bày trí và hình tượng của công ty. Họ phải xử lý chính thực đơn để hình ảnh của họ thay đổi hoàn toàn.
Thực đơn mới nhấn mạnh các món mới như salad và cà phê pha theo yêu cầu. Thực đơn mới cũng làm nổi bật giá trị calo của từng món nhằm tăng tính minh bạch trong chế độ ăn uống.
Kết quả là một nhà hàng có phần rẻ tiền của McDonald’s cũ đã biến thành một địa điểm dễ chịu và lành mạnh hơn.
Sáng tạo
Khi kết thúc quá trình dài của việc lập kế hoạch, chúng ta đã phát triển kế hoạch của mình. Các phần lập luận và phân tích của chúng ta kết hợp với nhau thành một kế hoạch có thể triển khai. Khi thực thi kế hoạch, chúng ta theo dõi để xem cách nó hoạt động trong thực tế. Đôi khi chúng ta cần điều chỉnh lại ngay cả những kế hoạch đã được thiết lập rất tốt. Do đó, ngay từ
khi bắt đầu thực hiện các kế hoạch của mình, chúng ta nên xem chúng là “công việc đang được tiến hành”, cải thiện chúng, và nhận về dữ liệu mới.
McDonald’s đã đưa ra kế hoạch quảng cáo rầm rộ mới. Họ mời các phóng viên và nhà phê bình đến buổi tiệc do đầu bếp phục vụ, kết hợp thực đơn mới của họ. Ngày hôm sau, họ mở những nhà hàng quan trọng đã được tu sửa.
Họ đã cải thiện đáng kể về mặt hình ảnh, và dần nhận được nhiều sự ủng hộ khi kế hoạch hoạt động hiệu quả.
CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG
Hãy sử dụng hai mô hình tư duy phản biện này và áp dụng chúng vào một vấn đề thực tế trong cuộc sống của bạn. Điều này sẽ có lợi cho bạn theo hai hướng. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình tư duy quan trọng và nếu bạn thực hiện tốt quy trình này, cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện.
Hãy nhìn nhận trung thực về sức khỏe của bạn. Bạn có bệnh lý nào không? Các chỉ số quan trọng của bạn về huyết áp, cholesterol...?
Hãy nhìn vào thói quen hằng ngày của bạn. Bạn có ngủ đủ giấc? Chế độ ăn uống của bạn như thế nào? Bạn có tập thể dục không, và nếu có, bao lâu một lần? Sức khỏe tinh thần của bạn thế nào? Hãy xem xét thành thực lịch trình hằng ngày của bạn.
ÁP DỤNG CÁC KHUÔN KHỔ CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN
Bây giờ, bạn đã phân tích sức khỏe và lối sống của mình, hãy cùng xem xét lại nó với các công cụ được cung cấp trong chương này.
Sử dụng Khung Paul-Elder để phân tích lịch trình hằng ngày của bạn. Hãy trung thực. Đừng che giấu những sai lầm. Viết ra câu trả lời của bạn:
Mục đích
Cải thiện sức khỏe có phải là mục tiêu chính trong cuộc sống hằng ngày của bạn không? Nếu có, nó định hình một ngày của bạn như thế nào? Nếu không, tại sao không? Có nên thay đổi điều đó không?
Giải quyết vấn đề
Những trở ngại lớn nhất đối với việc đạt được sức khỏe cường tráng là gì? Lịch trình hằng ngày giúp bạn vượt qua chúng như thế nào? Bạn nên hoặc có thể làm nhiều hơn không?
Giả định
Trong cách tiếp cận sức khỏe của mình, bạn có đưa ra các giả định trong tiềm thức hay ý thức mà bạn không thách thức chúng không? Bạn có nên thách thức chúng không?
Đặc biệt, xem xét các giả định của bạn về vai trò của việc tập thể dục, giấc ngủ, chế độ ăn uống, thuốc men và công việc. Bạn kiểm tra kỹ càng toàn bộ chúng chưa?
Quan điểm
Bạn có quan điểm mạnh mẽ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe không? Ví dụ, bạn ưa thích phương pháp điều trị thay thế, hoặc bạn dựa vào dược lý học để có được kết quả? Bạn có phát triển cảm quan nhất định về thực phẩm, dược phẩm, rượu bia, bài tập thể dục, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không? Điều đó có ảnh hưởng đến lối sống và sức khỏe của bạn không?
Dữ liệu và thông tin chứng thực
Hãy xem xét thói quen liên quan đến các vấn đề sức khỏe của bạn. Phân tích thói quen hằng ngày của bạn. Bây giờ, hãy nghiên cứu các vấn đề sức khỏe cụ thể của bạn.
Hãy nhìn vào lịch trình hằng ngày rồi nghiên cứu thời lượng ngủ được khuyến nghị cho một người ở độ tuổi của bạn, số lượng bài tập thể dục, lời khuyên về chế độ ăn uống. Hãy viết ra những gì bạn tìm thấy.
Tạo suy luận và cung cấp ý nghĩa cho dữ liệu
Hãy xem xét dữ liệu bạn đã thu thập trong nghiên cứu của mình. Nó phản ánh những giả định của bạn như thế nào? Nó có gợi ý rằng bạn nên thực hiện những thay đổi đáng kể trong cuộc sống không? Nó có thay đổi cách bạn hiểu về sức khỏe và thói quen của mình không?
Hãy viết ra các hướng chính mà dữ liệu chỉ cho bạn và những thông tin quan trọng mới mà bạn đã thu thập được.
Giao tiếp và ngôn ngữ
Viết ra những gì bạn đã học được về sức khỏe của mình. Trả lời các câu hỏi sau:
1. Lối sống của tôi có lành mạnh không?
2. Tôi có đang giải quyết các vấn đề sức khỏe của mình không? 3. Tôi cần làm gì hằng ngày để có cuộc sống khỏe mạnh hơn?
Viết câu trả lời càng rõ ràng càng tốt. Bây giờ, bạn hãy đọc nó cho một người đáng tin cậy rồi hỏi xem họ có đồng ý với kết luận của bạn không và những gì bạn viết đã rõ ràng chưa.
Hàm ý và hậu quả
Bây giờ, đã đến lúc bạn phát triển một kế hoạch cho một lịch trình hằng ngày mới. Hãy lấy dữ liệu bạn đã thu thập cùng diễn giải của bạn về nó và lập kế hoạch hằng ngày để:
1. Cải thiện sức khỏe của bạn theo thời gian.
2. Đủ thực tế để bạn làm theo.
Bây giờ, hãy xem quy trình bạn đã theo dõi để phân tích sức khỏe của mình bằng cách sử dụng thang Bloom. Bạn thực hiện theo kế hoạch để tạo thói quen hằng ngày trong ít nhất một tháng. Khi thực hiện như vậy, hãy sử dụng thang Bloom để kiểm tra quá trình của bạn và so sánh hai khuôn khổ với nhau:
Ghi nhớ
Khi bắt đầu phân tích sức khỏe của mình, bạn đã tiếp cận vấn đề như thế nào? Suy nghĩ đầu tiên của bạn về cách tiếp cận vấn đề là gì?
Hiểu
Một khi đã thu thập được thông tin và tài nguyên có liên quan, bạn có nỗ lực đủ để hiểu chúng không? Bạn đã hiểu chúng chính xác chưa? Bạn đã hiểu sai thông tin gì vào thời điểm này?
Áp dụng
Khi bạn bắt đầu phát triển một kế hoạch hành động, nó có dựa trên kiến thức và nguồn lực bạn đã thu thập trước đó không? Bạn có bỏ qua thông tin quan trọng nào không? Bạn có nhận ra mình đang thiếu bất kỳ thông tin nào không?
Phân tích
Hãy nghĩ về thời điểm bạn đưa ra kế hoạch ban đầu được xây dựng để vượt qua những thách thức mà mình phải đối mặt. Bạn đã lựa chọn được thông tin từ những thu thập trước đó như thế nào? Phân tích của bạn về vấn đề và giải pháp của nó có phải là giải pháp tốt nhất mà bạn có thể thu thập dựa trên thông tin mình có vào thời điểm đó không? Hay bạn đã mắc sai lầm trong việc phân tích dữ liệu mà mình có trong tay?
Đánh giá
Khi giải quyết vấn đề, bạn đã có kế hoạch, hay đã ứng biến chưa? Nó có được xây dựng tốt không? Nó lạc quan hay bi quan?
Sáng tạo
Bạn đã triển khai kế hoạch mình xây dựng chưa? Bạn có tập trung vào một số phần hơn những phần khác không? Có chuyện gì không ổn? Đó có phải là do kế hoạch của bạn còn sơ suất, hay những trở ngại mà bạn không thể dự đoán xuất hiện?
Bây giờ, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Phần mạnh nhất trong quá trình giải quyết vấn đề của bạn trong trường hợp này là gì?
2. Phần yếu nhất trong quá trình giải quyết vấn đề của bạn là gì?
3. Bây giờ bạn đã quen với khung Elder-Paul và thang Bloom, bạn sẽ làm gì khác biệt hơn?
4. Hai cách tiếp cận khác nhau như thế nào trong việc giải quyết vấn đề? Bạn sẽ sử dụng cách nào trong tương lai và tại sao?
KẾT LUẬN
Chúng ta học được từ các mô hình được trình bày ở đây rằng chúng ta nên sử dụng tư duy phản biện như một phần của kế hoạch rộng lớn hơn bất cứ khi nào có thể. Một ý tưởng tốt là không đủ. Khung Paul-Elder và thang Bloom cung cấp những hướng dẫn tuyệt vời để chúng ta có thể sử dụng tư duy phản biện một cách có cấu trúc.
Đôi khi, chúng ta có một ý tưởng đầy cảm hứng và muốn cho cả thế giới biết. Sony chắc chắn đã làm vậy. Nhưng họ đã không lên kế hoạch tốt cho các bước của mình. Nghiên cứu thị trường tốt hơn sẽ cho thấy người
tiêu dùng muốn có băng dài hơn và ít quan tâm hơn đến chất lượng hình ảnh. Thế mới là con người.
Luôn có những điều đáng tiếc trong bất kỳ kế hoạch nào và chúng ta không thể dự đoán trước tất cả các yếu tố quan trọng. Nhưng nếu lập kế hoạch chính xác, chúng ta có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của những điều bất ngờ. Bằng cách áp dụng các yếu tố của lý luận, chúng ta cũng học cách ứng biến và quyết định nhanh chóng khi gặp tình huống bất ngờ.
Sai lầm lớn nhất của Sony là các lãnh đạo không thể thay đổi những giả định của họ khi có dữ liệu mới. Vì rõ ràng Betamax đã thất bại, họ đã không thay đổi chiến lược và vẫn để tâm đến chất lượng hình ảnh. Họ tiếp tục chiến lược đó trong suốt 20 năm sau khi mọi người đều thấy rõ rằng mô hình này đã thất bại.
Những người làm việc tại Sony vào thời điểm đó thực sự rất sáng giá. Tuy nhiên, họ đã quá cố chấp trong cách tiếp cận và không chịu thừa nhận sai lầm.
3
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN:
ĐIỀU GÌ KHIẾN CÁC NHÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN TRỞ NÊN KHÁC BIỆT?
Vua Solomon thực hiện công việc của người phán xử, như các vị vua từng làm. Một ngày nọ, có hai người phụ nữ đến gặp ông và trình bày với Solomon về một vụ án phức tạp. Cả hai đều là mẹ của những đứa trẻ sơ sinh và sống cùng một lều.
Một đêm nọ, một thảm kịch kinh hoàng xảy ra. Một trong những đứa trẻ đã chết trong lúc ngủ. Giờ đây, hai người mẹ tuyên bố đứa trẻ còn lại là của mình. Thật không may, không có nhân chứng đáng tin cậy hoặc bằng chứng hữu ích để tham khảo. Vì vậy, họ yêu cầu nhà vua xác định xem đứa bé còn sống thuộc về ai.
Nhà vua suy nghĩ về vụ án đình đám này trước khi đột ngột ra lệnh: “Mang kiếm cho ta!” Những người phụ nữ hoảng sợ hỏi nhà vua dùng thanh kiếm để làm gì, và nhà vua trả lời: “Vì không biết mẹ đứa bé là ai, chúng ta sẽ cắt đôi đứa bé ra và chia cho mỗi người một nửa.”
Một trong hai người phụ nữ chấp nhận phán quyết và nói rằng không ai nên có đứa con còn sống nếu cô ta không thể có đứa con còn sống. Tuy nhiên, người phụ nữ còn lại hét lên: “Hãy giao đứa bé cho cô ấy, đừng giết nó!” Solomon cười lớn và phán quyết đứa bé thuộc về người phụ nữ thể hiện tình yêu thương với đứa trẻ còn sống.
Vụ phân xử này rất nổi tiếng. Nhiều người coi đó là một ví dụ của trí khôn ngoan. Tại sao ư? Rốt cuộc, Solomon đã đưa ra một phán quyết điên
rồ. Đứa bé chắc chắn sẽ chết nếu bị cắt đôi.
Tuy nhiên, Solomon hiểu bản chất con người. Ngài biết rằng một trong hai người phụ nữ trước mặt ngài là một người mẹ tuyệt vọng vì mới mất đi đứa con, chất chứa nhiều nỗi cay đắng trong lòng đến nỗi cô ấy đang cố gắng tước đoạt đứa con của bạn mình. Trong khi đó, người phụ nữ còn lại là một người mẹ hết mực yêu thương đứa con còn sống.
Bằng cách đề nghị cắt đôi đứa trẻ, Solomon hy vọng sẽ làm giảm bớt sự cay đắng của một trong hai người phụ nữ và tình yêu vị kỷ ở người kia. Bài kiểm tra do ông nghĩ ra đã thành công trong cả hai mục đích và cuối cùng giải quyết được vấn đề.
Mặc dù một số người có thể coi sự phán xét của Solomon như một ví dụ về sự khôn ngoan trong việc không thiên vị, nhưng đó là sản phẩm của trí tuệ cảm xúc.
Trong nỗ lực tìm hiểu thành công thế giới nội tâm đầy cảm xúc của hai người mẹ, nhà vua đã thể hiện một yếu tố quan trọng của tư duy phản biện: sự đồng cảm.
Khả năng trở thành một nhà tư duy phản biện chân chính và có tầm ảnh hưởng đòi hỏi những đặc điểm tính cách nhất định. Người có tư duy phản biện sâu sắc nhất không nhất thiết phải là người thông minh nhất. Thay vào đó, những người có tư duy phản biện thường là những người thông minh, tài năng với các đặc điểm tính cách nhất định. Chúng bao gồm sự cởi mở, khiêm tốn và đồng cảm1.
CHÂN DUNG CỦA MỘT NHÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN
Trong chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào những đặc điểm của các cá nhân có tư duy phản biện. Những nhà tư duy phản biện là những người tư
duy phân tích và cẩn thận. Tuy nhiên, họ cũng sở hữu những khả năng về mặt tình cảm và đạo đức, mà không phải lúc nào chúng ta cũng gắn liền với lý trí và tư duy. Một nhà tư duy phản biện chân chính bao gồm nhiều đặc điểm như vậy.
Hãy nhớ rằng ngay cả khi không sở hữu một số đặc điểm này (và chắc chắn bạn cũng có ít nhất một vài đặc điểm đó), bạn vẫn có thể nỗ lực cải thiện những khía cạnh này trong quá trình tư duy. Trí óc giống như cơ bắp. Nếu bạn rèn luyện trí óc đúng cách, khả năng tư duy phản biện của bạn có thể cải thiện nhanh chóng.
Theo định kiến của mình, chúng ta hình dung những người có khả năng tư duy là những người có kiến thức và trí thông minh tuyệt vời. Đây quả thực là những phẩm chất đáng mơ ước của một nhà tư duy phản biện. Tuy nhiên, một nhà tư duy phản biện không nhất thiết phải thông minh hơn một nhà tư duy không phản biện. Thay vào đó, họ kết hợp trí thông minh với tư duy có hệ thống và lòng can đảm về cảm xúc. Thông thường, nó đòi hỏi bạn phải sẵn sàng ủng hộ những ý tưởng không phổ biến.
Mọi người đều có cảm giác khó chịu rằng điều gì đó về lẽ phải thông thường dường như không đúng. Tuy nhiên, chỉ cần bỏ qua cảm giác đó thì sẽ dễ dàng hơn. Mọi người đều để ý thấy rằng những niềm tin cùng được chấp nhận có thể có sai sót. Những người có tư duy phản biện khác nhau ở chỗ họ sẵn sàng khám phá các lựa chọn khác nhau.
Một số người thông minh nhất ngoài kia nhìn thế giới qua lăng kính cụ thể của họ. Họ coi tất cả những thông tin trái ngược với thế giới quan của họ là điều phiền toái. Những nhà tư duy hạn chế nhưng có tầm ảnh hưởng này sử dụng trí thông minh của họ để đạt được những gì họ muốn.
Dưới đây là một số đặc điểm chính của các nhà tư duy phản biện2.
Người đi tìm sự thật
Tư duy phản biện liên quan đến việc không ngừng theo đuổi sự thật. Điều đó có nghĩa là thu thập dữ liệu và phân tích nó để tìm hiểu bản chất thực sự của mọi thứ.
Những người có tư duy phản biện coi trọng sự trung thực từ người khác. Nhưng quan trọng nhất là họ thành thật với chính mình. Mọi người thường thích trấn an bản thân và người khác bằng những lời nói dối vô hại. Nhưng khi chúng ta đang thực hiện các kế hoạch hành động phức tạp, sự trung thực có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bạn cần nhớ rằng một kế hoạch dựa trên sự không chính xác rất có thể sẽ thất bại.
Ví dụ, khi thực hiện các kế hoạch của mình, chúng ta nên chấp nhận những lời chỉ trích và xem xét chúng dựa trên giá trị của chúng. Việc chấp nhặt với chỉ trích sẽ khiến chúng ta không thể cân nhắc đến những lời khuyên có giá trị. Ngoài ra, nếu chúng ta không khuyến khích ý kiến đóng góp của người khác, họ sẽ không nói ra trong tương lai. Điều này sẽ dẫn đến việc chúng ta mất nhiều thông tin đầu vào hữu ích.
Có hệ thống
Một người có kỷ luật sẽ tích cực tìm cách làm việc thông qua các hành động của họ một cách cẩn thận và có phương pháp. Điều này có nghĩa là trước khi thực hiện một hành động phức tạp, họ sẽ thiết kế rồi thực hiện một kế hoạch chi tiết và chuyên sâu về cách họ lập kế hoạch để đạt được mục tiêu cụ thể của mình.
Nếu bạn nhìn vào thang Bloom hoặc khung Paul-Elder, bạn sẽ thấy chúng được phân chia một cách chủ động thành các phần hợp lý. Cùng với
nhau, những phần đó đã được cố ý thiết lập để tạo thành một bảng đánh giá có hệ thống về tư duy phản biện. Khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta không bao giờ được bỏ qua một bước nào và chỉ tiếp tục khi mọi phần trong kế hoạch đã được hoàn thành triệt để.
Bất kể trực giác của bạn có tốt đến đâu, bạn cần tìm kiếm tất cả các kiến thức có liên quan.
Một ví dụ về việc tích cực theo đuổi tư duy có hệ thống của các nhà tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập kiến thức nền tảng. Họ thu thập một cách có hệ thống tất cả các thông tin liên quan đến chủ đề và phân tích nó cẩn thận.
Một khi đã thu thập được thông tin liên quan, những nhà tư duy phản biện sẽ đi theo một con đường rõ ràng và hợp lý để giải quyết vấn đề đang xảy ra.
Các đánh giá trước đây về khung Elder-Paul và thang Bloom cung cấp cho chúng ta những ví dụ điển hình về việc đi theo một hành trình có hệ thống để giải quyết các vấn đề của mình.
Phân tích
Chúng ta rất dễ bị đắm chìm vào tất cả các chi tiết liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Một bộ óc phân tích có khả năng xác định vị trí và giải quyết vấn đề. Một nhà tư duy phản biện sẽ vẫn tập trung vào những thành phần quan trọng nhất thay vì bị cuốn vào các chi tiết.
Ví dụ, một bộ óc phân tích có thể xem xét tất cả dữ liệu và thông tin thu thập được để phát triển một kế hoạch và tìm ra những trở ngại lớn nhất. Khi dự đoán những trở ngại lớn nhất mà một kế hoạch hành động cụ thể
phải đối mặt, các nhà tư duy phản biện xác định những tình huống bất ngờ và cách vượt qua chúng.
Tư duy cởi mở
Không có trí thông minh nào có thể bù đắp cho tư duy bảo thủ. Hầu hết mọi người thường từ chối thông tin đến từ nguồn mà họ không thích. Tuy nhiên, một nhà tư duy phản biện sẽ không bao giờ bác bỏ thông tin chỉ dựa trên nguồn của nó. Họ sẽ cố gắng hết sức để đánh giá nó dựa trên giá trị của chính nó.
Ví dụ, nhiều người ra quyết định gạt bỏ ý kiến của cấp dưới trong công việc. Ý kiến của một cá nhân có cấp bậc thấp hơn ít có khả năng được chấp nhận. Tuy nhiên, đôi khi những cá nhân với ít thâm niên hơn lại có những ý tưởng mới mẻ hơn và có thể cải tổ những phương pháp cũ kỹ và lỗi thời.
Thay vì gạt bỏ những ý kiến mà mình không thích, chúng ta nên phát triển năng lực để đối xử với chúng một cách công bằng nhất có thể.
Tự tin
Nếu tư duy phản biện dẫn đến hành động có ý nghĩa, thì nó cũng cần bạn đủ can đảm để bảo vệ và thúc đẩy những ý tưởng khác biệt. Do đó, một nhà tư duy phản biện có ảnh hưởng sẵn sàng ủng hộ các ý kiến đúng đắn và hợp lý khi đối mặt với sự phản đối đáng kể của xã hội. Đây là một trong những yếu tố thách thức và rủi ro nhất trong việc sử dụng tư duy phản biện một cách có ý nghĩa.
Một nhà tư duy phản biện phải phát triển trí tuệ tự tin để tránh hai cạm bẫy cảm xúc tiềm ẩn liên quan đến sự thiếu tự tin. Một số người thiếu tự tin
nên ngại lập kế hoạch và nghĩ rằng chúng sẽ không đủ chất lượng. Những người khác không muốn thừa nhận họ có thể đã mắc sai lầm. Một nhà tư duy phản biện phải tránh cả hai. Họ phải sẵn sàng làm cho ý tưởng của mình được biết đến và chấp nhận những lời chỉ trích.
Tò mò
Một nhà tư duy phản biện không lười biếng. Chúng ta thường ví von “đường lối của công ty” là do sự lười biếng tuyệt đối tạo ra. Rốt cuộc, nếu tuân theo lẽ phải thông thường, chúng ta không cần phân tích logic trong các giả định của mình. Để phát triển các ý tưởng mới, chúng ta phải sẵn sàng nỗ lực thách thức niềm tin hiện có. Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu. Chúng ta cần làm việc chăm chỉ hơn nữa để thiết lập các giải pháp thay thế. Nhiều nỗ lực tư duy lại các giả định của chúng ta sẽ dẫn đến ngõ cụt.
Đôi khi chúng ta sợ phải chấp nhận những rủi ro về trí tuệ bởi chúng ta có thể vấp phải sự phản đối hoặc cảm thấy bối rối. Tuy nhiên, chúng ta cần sẵn sàng phạm sai lầm. Không có lối tắt nào cả. Chúng ta cần có lòng dũng cảm và sự kiên trì để trau dồi tư duy phản biện.
Ví dụ, chúng ta có thể phải đối mặt với hai kế hoạch: một kế hoạch sẽ mang lại kết quả tệ hơn nhưng chúng ta ít bị chỉ trích hơn và một kế hoạch phù hợp hơn nhưng gây ra nhiều tranh cãi hơn. Lựa chọn con đường ít sự phản kháng có vẻ khôn ngoan, nhưng nếu làm vậy, chúng ta đã không còn giữ cam kết với sự thật.
Trưởng thành về nhận thức và cảm xúc
Quá trình đánh giá trung thực các sự kiện liên quan đến sự khiêm tốn. Các nhà tư duy phản biện nhận ra thông tin mới có thể và nên làm suy yếu
các giả định lâu nay. Họ đủ can đảm để vượt qua, bất chấp sự khó chịu về tinh thần và rủi ro xã hội liên quan đến việc thách thức các chuẩn mực hiện hành.
Nghe có vẻ như là một nghịch lý, nhưng một nhà tư duy phản biện phải xây dựng tính khiêm tốn và lòng dũng cảm. Hai thứ bổ sung cho nhau. Bạn cần có dũng khí để thừa nhận mình không tốt ở điều gì đó hoặc đã đưa ra quyết định sai lầm.
Chúng ta cũng cần khiêm tốn thừa nhận cảm xúc có thể cản trở việc phân tích chính xác. Đặc biệt, sự tức giận và hoảng sợ làm lu mờ khả năng suy luận của chúng ta. Việc chúng ta bỏ qua một quyết định khi đang ở trong trạng thái cảm xúc không ổn thể hiện sự khiêm tốn. Đưa ra quyết định một cách hấp tấp thì không cho thấy điều đó.
Ví dụ, các bậc cha mẹ biết rằng họ nên tránh phạt con cái khi tức giận. Thay vào đó, họ phải luôn kiểm soát được hành động của mình. Họ chỉ nên áp dụng hình phạt khi nó có lợi cho con họ.
Tuy nhiên, khi tức giận, chúng ta khó có thể vừa đưa ra các hình phạt con cái, vừa tính đến lợi ích lâu dài của chúng. Khi giận dữ, chúng ta chỉ có động lực là thoát khỏi cảm giác đó. Lý trí của chúng ta biết rằng nếu chúng ta phạt con mình quá khắc nghiệt, nó sẽ tác động xấu đến sức khỏe của chúng. Do đó, khi áp dụng tư duy phản biện, chúng ta sẽ nắm bắt được bản thân trước khi quá muộn. Chúng ta có thể đưa ra những quyết định tồi tệ, trừ khi chúng ta thừa nhận với bản thân: đúng, tôi đang tức giận. Không, tôi không nên đưa ra quyết định lúc này.
Một nhà tư duy phản biện đủ khiêm tốn để thú nhận họ không phải và cũng không thể là chuyên gia về mọi vấn đề. Bạn nên sẵn sàng lắng nghe ý
kiến của người khác một cách cởi mở, thậm chí (hoặc đặc biệt) nếu họ thách thức quan niệm của bạn3.
Tính linh hoạt: Để tránh ngụy biện “người rơmi”, chúng ta phải xem xét công bằng một lập luận. Khi trình bày những lập luận mà mình không đồng ý, chúng ta thường cố ý mô tả chúng là vô lý.
i. Một dạng ngụy biện tạo nên ấn tượng rằng bạn đã bác bỏ một lập luận, trong khi trọng tâm thực sự của lập luận đó không được giải quyết mà được thay thế bằng một lập luận sai. (Theo Wikipedia)
Khi đang cố gắng tỏ ra nhún nhường trong một cuộc tranh cãi mà bạn không đồng ý, hãy thực hiện bài tập tư duy sau đây. Đừng tưởng tượng bạn sẽ “thắng” một cuộc tranh cãi với họ như thế nào. Thay vào đó, hãy tưởng tượng bạn cần hỏi người đưa ra tranh luận xem bạn có hiểu chính xác quan điểm của họ không. Người đó sẽ nói gì? Họ có nghĩ bạn trình bày về suy nghĩ của họ là công bằng và chính xác không? Hãy nghĩ về những lý lẽ của những người mà bạn không đồng tình khi họ nhìn thế giới khác với bạn. Để làm như vậy, bạn phải có sự đồng cảm: khả năng đặt bản thân vào vị trí của họ.
Tính khiêm tốn: Chúng ta coi sự khiêm tốn không phải là một thiếu sót. Thay vào đó, đó là một sự hiểu biết trung thực rằng kiến thức và sự nhận thức của chúng ta còn hạn chế. Bạn thực sự khiêm tốn khi sẵn sàng thừa nhận rằng giá trị bản thân không phụ thuộc vào việc luôn đúng.
Một nhà tư duy phản biện chân chính biết rằng họ sẽ sai về mọi thứ. Họ cũng có sự trưởng thành về nhận thức để kiểm tra lại các giả định của mình và làm đúng trong lần thứ hai.
Tầm nhìn xa
Không ai có thể đọc được tương lai, nhưng quá trình tư duy phản biện có thể làm giảm bớt rất nhiều nghi ngờ và sự không chắc chắn xung quanh những phát triển trong tương lai. Sau khi thu thập và phân tích tất cả các dữ liệu liên quan, một nhà tư duy phản biện nên đưa ra một ước tính hợp lý về những phát triển có thể xảy ra và lập kế hoạch phù hợp.
Nếu không có ít nhất một số sự nhìn xa, chúng ta không thể lập kế hoạch cho tương lai. Phân tích rủi ro là chìa khóa khi giải quyết vấn đề. Một nhà tư duy phản biện sẽ có những phương án dự phòng cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra.
Chúng ta có thể trau dồi tầm nhìn xa bằng cách củng cố sự hiểu biết về cách người khác tư duy. Trong thế giới kinh doanh tàn nhẫn, nhiều người coi sự đồng cảm là dấu hiệu của sự yếu kém vì gợi nhắc đến việc không có khả năng tự lực cánh sinh.
Đây là một sự hiểu lầm về khái niệm. Trong bối cảnh của tư duy phản biện, sự đồng cảm đề cập đến khả năng hiểu cách người khác nghĩ và lý do tại sao.
Nhà chiến lược quân sự vĩ đại Tôn Tử từng khuyên: “Biết người biết ta, trăm trận không nguy”. Chìa khóa để đánh bại kẻ thù của bạn là hiểu được động lực và tham vọng của họ. Nếu biết người khác đang cố gắng đạt được điều gì, bạn sẽ dễ dàng ngăn cản họ đạt được điều đó.
Đừng nhầm lẫn sự đồng cảm với sự cảm thông. Sự cảm thông bao gồm việc trở nên thân thiết với một cá nhân hoặc nhóm khác đến mức bạn có thể cảm nhận những gì họ làm. Một sự cảm thông sâu sắc thực sự có thể ảnh
hưởng đến tư duy phản biện của bạn bằng cách hình thành một khuynh hướng cảm xúc. Thay vào đó, bạn nên trau dồi khả năng hiểu người khác đang cảm thấy gì và tại sao.
Chúng ta có xu hướng tự nhiên là đưa ra các giả định tiêu cực về quá trình tư duy của người khác. Chúng ta thường tin rằng lý do đằng sau một lập luận mà mình không đồng tình vì nó tệ hơn so với nỗ lực của chúng ta. Chúng ta cho rằng đối thủ của mình thiếu thông tin hoặc không có toàn bộ dữ kiện. Một nhà tư duy phản biện có tính chính trực về trí tuệ.
Một giả định phổ biến khác là những người khác đang đưa ra lập luận của họ với sự không thành thực. Chúng ta có thể tự nghĩ rằng, có lẽ người này đang cố gắng làm suy yếu vị trí của tôi trong công việc và vì thế không đồng ý với tôi.
Lần tới khi lắng nghe một chính trị gia mà bạn hoàn toàn không đồng ý, hãy để ý cách bạn phản hồi. Bạn có cảm thấy hơi thở của mình nhanh hơn và bắt đầu có một cơn đau đầu nhẹ? Bạn có cảm thấy một cảm giác tức giận mơ hồ trong lõm thượng vị? Bạn có thể tự hỏi mình, làm thế nào mà một kẻ có đầu óc lại có những quan điểm như vậy.
Chỉ nghe những quan điểm này thôi cũng khiến bạn khó chịu. Bạn gần như chắc chắn sẽ có một sự thôi thúc để chuyển sang kênh khác.
Lần tới khi bạn xem tin tức, đừng chuyển đề tài. Thay vào đó, hãy thực hiện bài tập sau. Bạn nghĩ gì về việc chính trị gia tán thành những quan điểm này? Lập danh sách các đặc điểm mà bạn thấy gắn liền với người này. Câu trả lời của bạn gần như chắc chắn sẽ chứa một chút trí tuệ hoặc thiện chí của họ. Thường thì bạn sẽ không nghĩ nhiều về điều này.
Đây là bộ não của bạn đang bảo vệ cảm giác chắc chắn của nó bằng cách loại bỏ các quan điểm khác nhau.
Tính chính trực lý trí là khả năng đối xử công bằng với lý lẽ của người khác. Những người khác thực sự có thể thiếu thông tin hoặc có sự thiên vị trong phân tích của họ. Tuy nhiên, dù chúng ta có trung thực, phân tích của chúng ta cũng không hoàn toàn chính trực.
Những thành kiến có ý thức và vô thức của chúng ta không thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình suy nghĩ và quan điểm của chúng ta. Chúng ta cũng có những lỗ hổng đáng kể trong thông tin và kiến thức, giống như những người khác. Chúng ta đều biết rằng chẳng ai sở hữu trí tuệ và chuyên môn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi chủ quan.
Khi thực hành đúng đắn tính chính trực lý trí, chúng ta gạt bỏ những thành kiến của mình về sự kém cỏi về trí tuệ hoặc đạo đức của người khác. Thay vào đó, chúng ta đánh giá lập luận dựa trên giá trị của chính nó.
CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG
Tòa án Tối cao có hàng trăm quyết định về các chủ đề gây tranh cãi và quan trọng. Các thẩm phán sử dụng tư duy phản biện để quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong ngày.
Chọn một quyết định đáng chú ý của Tòa án Tối cao về một chủ đề mà bạn quan tâm. Trang web chính thức bao gồm tất cả các quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từ năm 2014 đến nay: https://www.supremecourt. gov/opinions/slipopinion/20
Các quyết định có một loạt thẩm phán đồng tình hoặc không đồng tình với các phán quyết cuối cùng của tòa án. Phân tích các lập luận mà mỗi
thẩm phán sử dụng theo đặc điểm của các nhà tư duy phản biện. Xếp hạng mỗi thẩm phán theo thang điểm từ 1-10. Cố gắng không để ý kiến trước đây của bạn về vấn đề bạn đã chọn ảnh hưởng đến xếp hạng. Bạn chỉ nên dựa vào chất lượng trong lập luận của mỗi thẩm phán.
Đảm bảo thực hiện một số nghiên cứu về trường hợp này trước khi bạn đọc các ý kiến. Ví dụ, đọc trang Wikipedia về trường hợp cụ thể và một số báo cáo về nó. Đây là một bài tập quan trọng vì nghiên cứu là một phần cốt yếu của tư duy phản biện!
• Tìm kiếm sự thật: Thẩm phán có quan tâm hơn đến việc thúc đẩy một chương trình nghị sự kỹ lưỡng hay tìm kiếm sự thật khách quan và chính xác về vấn đề này không?
• Tư duy cởi mở: Mỗi thẩm phán đã xử lý thông tin phản bác quan điểm và thế giới quan của họ như thế nào? Họ công bằng hay bác bỏ? Có thông tin quan trọng nào được các thẩm phán phản đối mà họ không đề cập không? Sao bạn lại nghĩ như vậy?
• Phân tích: Mỗi thẩm phán đã phân tích việc áp dụng luật vào vụ án tốt như thế nào? Họ đã chú ý đến tác động của phán quyết ra sao? Phân tích của họ có đúng với bạn không hay dường như nó trở thành một chương trình nghị sự cụ thể hơn?
• Có hệ thống: Họ có áp dụng đồng đều các yếu tố luật cùng suy luận logic của họ và sử dụng cùng một hệ thống trong suốt quá trình phân xử không? Họ đã xem xét tất cả các yếu tố liên quan hay chọn lựa để khiến quan điểm của họ trở nên mạnh mẽ hơn?
• Tự tin: Các thẩm phán có do dự hoặc mạnh mẽ trong cách họ trình bày quan điểm của mình không? Liệu ý kiến của họ có đúng sự thật không
hay chỉ là một hành động? Mức độ sẵn sàng của họ trong việc thừa nhận mình có thể sai hoặc rằng một số thông tin mâu thuẫn với ý kiến của họ?
• Tò mò: Kiểm tra một chút lý lịch về các thẩm phán và chuyên ngành pháp lý của họ. Họ sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình như thế nào? Việc tìm kiếm thông tin mới sẽ làm sáng tỏ vụ việc, bất kể định kiến của họ là gì, quan trọng như thế nào?
• Trưởng thành về mặt nhận thức: Các thẩm phán nhận thức được mức độ phức tạp của tình huống như thế nào? Họ có tránh bị thôi thúc đơn giản hóa vụ án để đưa ra phán quyết dễ dàng hơn không? Họ sử dụng bao nhiêu trí tuệ và kinh nghiệm đằng sau quyết định và lý luận của mình?
Bây giờ, hãy nhìn lại chính mình. Bạn đã đồng ý với ai trước khi đọc các ý kiến? Việc đọc nó có thay đổi suy nghĩ của bạn theo bất kỳ cách nào không? Tại sao? Quan trọng nhất, hãy tự hỏi bản thân: bạn có tiếp thu những ý kiến mà bạn không đồng tình như với những ý kiến mà bạn đồng tình không?
Hãy nhớ rằng, việc phát triển tư duy phản biện nhằm đạt đến điểm mà chúng ta đánh giá tất cả thông tin một cách công bằng, bất kể nguồn thông tin đến từ đâu. Đây có thể là một thách thức. Như bạn có thể thấy, ngay cả các thẩm phán của Tòa án Tối cao cũng gặp rắc rối với điều đó.
Nhưng họ nên tiếp tục cố gắng, và bạn cũng vậy!
KẾT LUẬN
Khi Vua Solomon phán xử, ngài không nhìn xuống hai người phụ nữ trước mặt mình. Ngài đặt mình vào vị trí của họ và hỏi: “Tôi sẽ làm gì trong tình huống đó?” Sự trưởng thành về mặt nhận thức đã cho ngài tầm nhìn xa để dự đoán tình huống sẽ diễn ra như thế nào.
Các nhà tư duy phản biện không tỏ vẻ lạnh lùng và xa cách khi đánh giá thế giới. Họ được kết nối với môi trường của họ và hiểu nó. Họ tích cực tìm kiếm thông tin mới và không ngại bị thử thách. Sau đó, họ sử dụng thông tin và hiểu biết sâu sắc mà họ có được để hiểu cách vận hành của thế giới.
4
RÀO CẢN ĐỐI VỚI TƯ DUY PHẢN BIỆN
Lực lượng không quân có một câu châm ngôn: “Nếu bạn chưa thấy pháo phòng không thì bạn vẫn chưa đến mục tiêu.” Kinh nghiệm đã dạy cho các phi công rằng việc bay phía trên mục tiêu có giá trị lớn sẽ thu hút hỏa lực của địch. Với khả năng xác định mục tiêu hạn chế vào thời điểm đó, mức độ hỏa lực phòng không là dấu hiệu tốt cho thấy phi công đã đi đúng hướng.
Ngoài ra, còn một yếu tố khác. Việc ném bom giữa làn đạn quân địch được coi là dũng cảm tới mức can trường. Điều tồi tệ nhất mà phi đội ném bom có thể làm là tránh một mục tiêu khó và cố gắng ném bom ở nơi khác. Việc này hủy hoại nghiêm trọng danh tiếng của phi công.
Ngày 1 tháng 8 năm 1943, 177 máy bay ném bom của quân đồng minh cất cánh từ Benghazi ở Libya. Nhiệm vụ của họ là ném bom các cơ sở khai thác dầu do Đức Quốc xã điều hành ở Rumani. Một trong những đội hình tham gia là Nhóm ném bom 376 của Không quân Hoa Kỳ.
Nhóm đã rẽ nhầm hướng và cuối cùng bay vượt qua Bucharest, thủ đô của Rumani. Khi đến gần thành phố, họ phải đối mặt với hỏa lực pháo phòng không của địch. Tuy nhiên, chỉ huy Keith Compton lại thấy rõ rằng bên dưới là những tòa nhà dân sự. Anh phải đưa ra một quyết định chớp nhoáng. Nhớ lại câu châm ngôn, anh quyết định ra lệnh thả bom.
Ngay sau đó, một phi đội khác đã liên lạc và cảnh báo về sai lầm này. Nếu không can thiệp kịp thời, họ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của vô số sinh mạng vô tội. Sĩ quan Compton suýt mắc phải một sai lầm khủng khiếp do định kiến trước niềm tin của mình.
Vị chỉ huy dũng cảm đã suýt trở thành nạn nhân của một rào cản chung với tư duy phản biện: một niềm tin chưa được khám phá trước đó.
Như chúng ta sẽ thấy trong chương này, niềm tin, thành kiến, trực giác và một số cảm xúc nhất định có thể là rào cản với tư duy phản biện. Tuy nhiên, với khả năng nhận thức về bản thân, chúng ta có thể vượt qua những trở ngại này. Hãy cẩn thận với vấn đề này, để biết những gì bạn cần tránh!
Niềm tin
Sai lầm đắt giá mà sĩ quan Compton suýt mắc phải là một ví dụ về ngụy biện khẳng định kết quả. Sai lầm về mặt logic này xảy ra trong hai giai đoạn. Đầu tiên, một người tin rằng một kết quả có thể xảy ra trong những trường hợp cụ thể. Thứ hai, khi kết quả đó thành hiện thực, người đó cho rằng những hoàn cảnh định trước đó là nguyên nhân của nó1.
Tuy nhiên, đây thường là một ngụy biện. Một sự giải thích hoàn toàn khác có thể dẫn tới kết quả như vậy. Các tình huống dẫn đến kết quả trong trường hợp này có thể không áp dụng cho trường hợp khác.
Ở dạng sơ khai nhất, ngụy biện khẳng định hậu quả sẽ giống như sau: Paris nằm ở châu Âu. Do đó, nếu tôi ở châu Âu, thì tôi đang ở Paris. Những trường hợp ngụy biện cực hạn này khá hiếm2.
Tại sao chúng ta lại mắc phải những sai lầm đắt giá như vậy? Trong một môi trường phức tạp, chúng ta không thể xử lý tất cả thông tin liên quan trong thời gian thực. Do đó, chúng ta dựa vào sự đơn giản hóa để đưa ra quyết định nhanh chóng. Khi làm như vậy, chúng ta chủ yếu dựa vào những niềm tin chưa được kiểm chứng mà mình đã thừa nhận trước đó trong cuộc sống3.
Khuynh hướng này mang tính con người. Tuy nhiên, khi mức rủi ro cao, chúng ta không thể chấp nhận những giả định văn hóa đã định trước. Trong những trường hợp này, việc xác định và kiểm tra các giả định đã ăn sâu của chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.
Các nhà tư duy phản biện sẵn sàng xem xét các lý tưởng đã ăn sâu một cách kỹ lưỡng và khách quan. Do đó, khả năng đặt câu hỏi cho cả những lý tưởng văn hóa đáng kính nhất của chúng ta là trọng tâm của tư duy phản biện. Thật khó để tin rằng những ý tưởng mà chúng ta cho là đương nhiên đang làm lu mờ suy nghĩ của chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không đúng.
Điều này không có nghĩa là chúng ta nhất thiết phải từ bỏ những quan niệm và truyền thống văn hóa mà mình tin tưởng. Thay vào đó, bây giờ chúng ta sẽ có đủ can đảm để nhìn thấu được cách chúng chống lại những lời chỉ trích hợp lý. Chúng ta có thể thu thập niềm tin được đổi mới bởi chúng đã vượt qua được thử thách.
Trong những trường hợp khác, bằng chứng mới có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta kết luận rằng chúng ta duy trì đức tin của mình hoặc một số ý tưởng vì lý do văn hóa chứ không phải dựa trên lý trí. Đó là điều cần thiết, miễn là chúng ta nhận thức được điều đó và cân nhắc nó khi đưa ra quyết định. Vấn đề là chúng ta phải cởi mở với bất kỳ kết quả nào được bằng chứng hỗ trợ.
Dù kết quả là gì, việc áp dụng phân tích phản biện cũng rất hữu ích cho chiều sâu niềm tin của chúng ta. Sau khi xem xét các nguyên tắc của mình, chúng ta sẽ tận hưởng niềm tin được đổi mới, do đó niềm tin của chúng ta đại diện cho sự thật khi chúng ta hiểu nó.
Hãy xem xét tín ngưỡng văn hóa của bạn. Bạn đã nhận được gì từ bố mẹ, trường học, nơi làm việc? Có những giả định đằng sau chúng không? Chúng có ý nghĩa không? Bạn từng đặt câu hỏi về chúng nhưng sau đó lại tự dừng lại? Những niềm tin và giả định này đã bao giờ ngăn cản bạn thể hiện hết tiềm năng của mình chưa?
Xem xét lại niềm tin sâu sắc nhất của mình có thể là một quá trình đau đớn. Tuy nhiên, nếu bạn thành thật với bản thân, việc nhận ra điều này sẽ tạo nên sự khác biệt. Kết quả là bạn sẽ cải thiện mạnh mẽ quá trình đưa ra quyết định hợp lý của mình.
Thành kiến
Thành kiến là khi một cá nhân có một sở thích hoặc ác cảm mạnh mẽ đối với điều gì đó, bất kể giá trị của nó. Đó là một cách nhìn thế giới không công bằng, nhưng cũng là cách mà tất cả chúng ta đều áp dụng thường xuyên.
Chúng ta không tạo ra hoặc chấp nhận các ý tưởng để thỏa mãn trí tò mò. Chúng ta làm như vậy để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình. Các nghiên cứu cho thấy bộ não của chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để tránh những đau khổ đi kèm với sự nghi ngờ. Do đó, bộ não tích cực tìm kiếm những ý tưởng sẽ mang lại trật tự và chắc chắn cho cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta phát triển các mô hình tư duy như một phương tiện để đối phó với sự không chắc chắn. Bất cứ khi nào phải đối mặt với một tình huống chưa có tiền lệ, chúng ta có thể thấy lo lắng và căng thẳng. Do đó, ngay từ thời thơ ấu, tâm trí chúng ta không ngừng tìm kiếm sự chắc chắn.
Chúng ta nghĩ về những năm đầu đời là một khoảng thời gian đầy niềm vui. Tuy nhiên, lo lắng là một phần không thể thiếu trong những năm chúng ta trưởng thành. Rốt cuộc, đó là một giai đoạn có rất nhiều điều trẻ em thấy khác thường và đáng sợ.
Thay vào đó, hãy bắt đầu áp dụng tư duy phản biện vào vấn đề một cách có hệ thống và tích cực. Khi giải quyết các vấn đề quan trọng, bạn không nên dừng lại khi kết quả chưa đủ tốt.
Cảm xúc
Chúng ta có xu hướng coi tư duy phản biện như một bài tập lý trí, mà chỉ có thể bị cản trở bởi cảm xúc của chúng ta. Điều này chỉ chính xác một phần.
Đúng là trong một số trường hợp, cảm xúc có thể là trở ngại cho tư duy phản biện. Như đã thảo luận trước đây, điều này chủ yếu liên quan đến những gì chúng ta coi là cảm xúc tiêu cực. Sự tức giận không song hành với tư duy phản biện. Khi tức giận, chúng ta có xu hướng chỉ trích để giải tỏa những cảm xúc khó chịu.
Vấn đề là chúng ta không cân nhắc hậu quả của hành động của mình. Khi hành động vì tức giận, chúng ta sẽ rơi vào một tình huống tồi tệ hơn trước.
Nhưng một số cảm xúc khiến chúng ta suy nghĩ cẩn thận hơn và nỗ lực nhiều hơn để phân tích và tìm kiếm giải pháp. Ví dụ, nếu chúng ta có niềm đam mê đối với một môn học hoặc quan tâm sâu sắc đến một mục tiêu, năng lượng đó có thể được chuyển thành tư duy phản biện. Bạn chỉ cần bình tĩnh và thư giãn trước khi bắt đầu quá trình làm việc về một vấn đề mà
bạn quan tâm sâu sắc. Hãy tuân theo một quy trình đáng tin cậy như quy trình được trình bày trong khung Paul-Elder và thang Bloom. Hãy để niềm đam mê nuôi dưỡng sở thích của bạn nhưng đừng để nó “ra lệnh” cho quá trình của bạn.
Cảm xúc cũng có thể giúp chúng ta định hình các vấn đề của mình một cách có đạo đức và hữu ích. Ví dụ, Liên Hợp Quốc đã thành lập Chương trình Lương thực Thế giới để giải quyết nạn đói trên thế giới. Lòng trắc ẩn của nhiều người đối với những người bị suy dinh dưỡng trên khắp thế giới đã tạo ra sự quan tâm và nỗ lực cần thiết để chương trình hoạt động.
Chương trình Lương thực Thế giới đã chủ động và quyết đoán sử dụng tư duy phản biện thúc đẩy nỗ lực này và tận dụng nó một cách hiệu quả. Với ngân sách hạn chế, Liên Hợp Quốc cần tìm nguồn cung cấp thực phẩm rẻ và đáng tin cậy, đồng thời tiếp cận và xác định vị trí của những cá nhân đói khát và thiếu thốn nhất.
Việc lập kế hoạch hậu cần được nhanh chóng thực hiện nhằm tiếp cận một số khu vực bị tàn phá nặng nề nhất trên thế giới là vô cùng phi thường. Với những nỗ lực bền bỉ này, tổ chức đã cứu sống 97 triệu người ở 88 quốc gia. Tổ chức đặt mục tiêu giảm nạn đói trên thế giới xuống mức số 0 vào năm 20306.
Ảnh hưởng của cảm xúc đối với tư duy phản biện rất phức tạp. Cảm xúc phù hợp có thể giúp phát huy bản năng giải quyết vấn đề tốt nhất của chúng ta. Thành thật mà nói, cảm xúc có thể làm lu mờ khả năng phán đoán và cản trở quá trình lập luận của chúng ta. Tuy nhiên, những cảm xúc tích cực có thể giúp chúng ta định hình quá trình tư duy phản biện bằng cách nhắc nhở chúng ta về điều quan trọng: biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực thường làm lu mờ khả năng
phán đoán của chúng ta và khiến chúng ta theo đuổi những mục tiêu sai lầm, chẳng hạn như khiến chúng ta cảm thấy bất an hoặc muốn trả thù.
Tin tốt là chúng ta có thể dễ dàng phân biệt tầm ảnh hưởng giữa cảm xúc tích cực và tiêu cực. Tất cả các cảm xúc mà nhiều người chủ động coi là tiêu cực đó đều là những cản trở. Tức giận, ghen tị, tự cho mình là đúng và kiêu ngạo là những trở ngại cho tư duy phản biện. Sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự rộng lượng giúp chúng ta tư duy và khiến chúng ta nghĩ đến người khác thay vì chính mình.
Mặt khác, một số cảm xúc cản trở và làm xáo trộn suy nghĩ của chúng ta. Bạn đã bao giờ cố gắng đưa ra một quyết định quan trọng khi đang tức giận? Điều đó dẫn tới kết quả gì? Tương tự, chúng ta không muốn bác bỏ các ý tưởng và bằng chứng vì chúng ta không thích người đưa ra lập luận. Sự xa lánh và ghen tị có thể hạn chế chúng ta làm những điều tốt cho những người xung quanh.
Có hai quy tắc ngón tay cái hiệu quả ở đây.
• Quy tắc đầu tiên: Nếu cảm xúc của bạn sẽ tham gia vào quá trình này (và chúng thường xuyên xảy ra), hãy đảm bảo chúng là cảm xúc cao thượng. Đồng cảm, kiên nhẫn và khoan dung là những cảm xúc rất hữu ích trong việc hình thành tư duy phản biện. Giận dữ, nhỏ nhen và ghen tuông là những cảm xúc không mong muốn vào những thời điểm quyết định và chỉ cản trở tư duy hợp lý.
• Quy tắc thứ hai: Cảm xúc (chỉ những cảm xúc tốt!) có thể là yếu tố cần thiết trong việc xác định vấn đề và đưa ra giải pháp cho chúng. Chúng ít hữu ích hơn nhiều trong việc xác định quy trình bạn tuân theo một khi các mục tiêu và vấn đề đã được xác định. Ví dụ, không cho phép cảm xúc xác định cách bạn cân nhắc bằng chứng và dữ liệu nào cần xem xét nghiêm túc.
Chúng ta không thể và không nên ngừng cảm nhận. Nó là thứ tạo nên con người, và những cảm xúc tốt đẹp nhất làm cho cuộc sống trở nên đáng sống. Bạn chỉ cần nhớ để cho những điều tồi tệ trôi qua trước khi bắt đầu lập luận.
CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG
Bây giờ, chúng ta sẽ thực hiện một số bước để xem xét vai trò của những trở ngại này trong việc ra quyết định của bạn từ trước tới nay. Bằng cách đó, chúng ta có thể tạo ra con đường đã đi để hướng tới sự cải thiện trong tương lai.
Hãy nghĩ đến ba quyết định quan trọng mà bạn đã đưa ra trong ba khía cạnh: cuộc sống tình cảm, sự nghiệp và tài chính.
Viết ra câu trả lời của bạn một cách trung thực:
Thành kiến:
1. Bạn đã kiểm tra tất cả các lựa chọn có sẵn cho mình hay đã loại bỏ chúng mà không kiểm tra thêm?
2. Bạn đã loại bỏ các lựa chọn khả thi do thành kiến, hay vì các lý do hợp lý?
3. Nếu thành kiến đóng một vai trò nào đó, thì thành kiến của bạn là gì?
4. Thành kiến của bạn có kết quả tiêu cực hay tích cực?
5. Bạn sẽ làm thế nào để vượt qua thành kiến này và thành kiến tương tự đối với các quyết định trong tương lai?
Trực giác:
1. Bạn đưa ra quyết định chủ yếu dựa trên lý trí hay trực giác? 2. Trực giác cho bạn biết điều gì?
3. Việc dựa vào trực giác của bạn mang lại kết quả tiêu cực hay tích cực?
4. Quyết định có quá quan trọng để được đưa ra chỉ dựa trên trực giác không?
5. Làm thế nào bạn xác định được trong tương lai liệu một quyết định có quan trọng đối với phương pháp tiếp cận dựa trên trực giác không?
Niềm tin:
1. Lập danh sách những niềm tin mà bạn cho là quan trọng đối với việc định danh bản thân mình và mọi người xung quanh đều không biết về điều đó.
2. Xem xét từng niềm tin; chúng có ảnh hưởng đến bất kỳ quyết định nào trong ba quyết định không?
3. Niềm tin của bạn có tác động tích cực hay tiêu cực?
4. Bạn có nhận thức được tác động của niềm tin đối với việc ra quyết định của bạn vào thời điểm đó không?
5. Làm thế nào bạn vẫn nhận thức được ảnh hưởng của niềm tin tới các quyết định bạn đưa ra trong tương lai?
Những cảm xúc:
1. Những cảm xúc nào tác động đến quá trình ra quyết định của bạn? 2. Cảm xúc nào bạn cho là hữu ích và cảm xúc nào bạn tin là trở ngại? 3. Cảm xúc của bạn tác động đến kết quả như thế nào?
4. Những cảm xúc tích cực của bạn (chẳng hạn như sự đồng cảm) đã tác động gì đến quá trình này?
5. Những cảm xúc tiêu cực của bạn (chẳng hạn như sự tức giận) có ảnh hưởng gì đến tư duy phản biện?
Hãy viết ra câu trả lời của bạn. Lần tới, khi bạn có một quyết định quan trọng cần thực hiện, hãy tham khảo những câu hỏi này và câu trả lời của bạn trước khi quyết định. Khi bạn đã hoàn thành việc viết ra câu trả lời của mình, nhớ xem lại những câu trả lời đó một lần nữa.
Bạn nhận thức về những rào cản này ảnh hưởng đến việc ra quyết định như thế nào? Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những rào cản và trở ngại đối với tư duy phản biện. Tuy nhiên, khi nhận thức được chúng, chúng ta đã làm cho chúng suy yếu.
KẾT LUẬN
Khi đối mặt với một vấn đề, giải quyết nó thông qua tư duy phản biện không phải là bản năng đầu tiên của chúng ta. Chúng ta muốn dành ít thời gian hơn để giải quyết vấn đề, tránh đặt câu hỏi về niềm tin và tin tưởng vào trực giác. Sự thật là, đối với hầu hết các quyết định mà chúng ta đưa ra trong cuộc đời, quá trình này là đủ hiệu quả. Chúng ta không cần sử dụng thang Bloom từ đầu đến cuối để đặt món ăn trưa.
Chúng ta nên sử dụng quá trình tư duy phản biện tốn nhiều thời gian cho những quyết định quan trọng trong cuộc sống và các vấn đề phức tạp
nhất liên quan đến công việc. Chúng ta không thể và cũng không nên sử dụng nó cho mọi quyết định nhỏ. Nhưng khi đi đến những quyết định đó, chúng ta phải tránh chủ yếu dựa vào trực giác, niềm tin và thành kiến. Như Đội trưởng Compton đã nhận ra, đó có thể là vấn đề sống hoặc chết.
TẢI THÊM SÁCH
Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề...
Tư Duy Kế Toán Phải Có Trong Kinh Doanh
Tư duy và phong cách quản trị dựa trên nền tảng kế toán tài chính đang trở nên cần thiết...
Tư Duy Theo Khổ Giấy A3
Dành riêng cho những người có quá nhiều việc, không biết nên ưu tiên làm việc nào trước, việc nào...
Chìa Khoá Tư Duy Tích Cực
Cuốn sách trình bày 10 bước để bạn sống tích cực lên mỗi ngày. Những nguyên tắc sống được tác...
Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược
Có phải những người chiến thắng các chương trình truyền hình thực tế được trời phú cho trí thông minh...
5
VÀO VỊ TRÍ, SẴN SÀNG, BẮT ĐẦU:
ÁP DỤNG TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀO CUỘC SỐNG CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP
Chúng ta đã xem xét cách thức hoạt động của tư duy phản biện trên lý thuyết. Nhưng trong thực tế thì sao? Làm thế nào để chúng ta áp dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống hằng ngày? Bất kể chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào, cuộc sống vẫn mang đến một số trở ngại bất ngờ.
Điều gì xảy ra khi chúng ta đưa những ý tưởng tốt nhất của mình vào thử nghiệm thực tế? Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ không theo kế hoạch? Khi áp dụng quá trình tư duy phản biện vào thực tế, chúng ta phải đối mặt với những con người thực sự. Họ phản ứng theo những cách không thể đoán trước mà có thể làm xáo trộn các kế hoạch được thiết lập tốt nhất của chúng ta.
Hãy nghĩ về hoàn cảnh của Coca Cola trong “Cuộc chiến coke” với Pepsi. Doanh số bán hàng của họ đã giảm vào đầu những năm 1980, do sự thành công của các đối thủ. Đáp lại, họ đã thay đổi sản phẩm. Đổi tên thức uống bán chạy nhất của họ là “New Coke” và làm ngọt nó để thu hút thị trường thanh thiếu niên đang tăng trưởng.
Nó không đạt hiệu quả. Các khách hàng trung thành của Coca Cola đã vô cùng giận dữ. Hàng chục nghìn cuộc gọi và thư phàn nàn về hương vị mới tràn ngập trụ sở chính ở Atlanta. Tình hình trở nên tệ hơn khi thanh thiếu niên tiếp tục thích Pepsi hơn.
Coca Cola đã mất khách hàng cũ và không có được khách hàng mới. Một tổ chức có tên Old Cola Drinkers of America (Những người uống cola
lâu đời của Mỹ) đã được thành lập và nhận được hàng trăm nghìn đô-la đóng góp.
Các giám đốc tiếp thị của Coca Cola sớm nhận ra công thức ban đầu chưa bao giờ là vấn đề. Nó vẫn được yêu thích trên khắp đất nước. Thay vào đó, doanh số bán hàng sụt giảm do tiếp thị kém. Việc đưa ra công thức mới thực sự không cần thiết.
Chỉ 79 ngày sau khi giới thiệu công thức mới, công ty đã khôi phục lại công thức cũ, đổi tên thành Coca Cola Classic. Các lãnh đạo của Coke đã tặng cho người sáng lập Old Cola Drinkers of America mẻ sản xuất lớn đầu tiên của loại đồ uống mới-cũ. Phản ứng về sự trở lại của hương vị cũ nhiệt tình đến mức một lãnh đạo đã nhận xét một cách dí dỏm: “Bạn có thể nghĩ rằng chúng tôi đã chữa khỏi bệnh ung thư.”
Để nắm bắt thị trường thanh thiếu niên, công ty đã tung ra một chiến dịch mới. Nó có một nhân vật máy tính dạng pixel kỳ lạ trong bộ com-lê và cà vạt, được gọi là Max Headroom, người sẽ thay thế các bình luận bằng những hiệu ứng âm thanh được điều chỉnh bằng máy tính. Điều này mang lại hiệu quả ngoạn mục và tăng doanh số bán hàng trong nhóm tuổi đó. Kể từ đó, công ty đã tung ra các chiến dịch thành công nhắm vào đối tượng thanh thiếu niên.
Trong khi đó, công ty vẫn bám sát công thức đã được chứng minh là đúng của mình.
Chúng ta rút ra được bài học từ điều này rằng một kế hoạch tốt trên lý thuyết là chưa đủ. Chúng ta cần điều chỉnh nó cho phù hợp với thế giới thực. Chúng ta cần thực tế và hiểu cách đưa ý tưởng của mình vào thực tế và thuyết phục người khác giúp đỡ mình.
"""