"Tự Do Đang Lên - Christian Welzel full mobi pdf epub azw3 [Chính Trị] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tự Do Đang Lên - Christian Welzel full mobi pdf epub azw3 [Chính Trị] Ebooks Nhóm Zalo Tự do đang Lên Trao quyền cho Con người và sự Truy tìm Giải phóng Cuốn sách này trình bày một lý thuyết toàn diện về vì sao quyền tự do con người đã chịu thua sự áp bức tăng dần từ khi phát minh ra nhà nước – và vì sao xu hướng này đã bắt đầu đảo ngược mới gần đây, dẫn đến một sự bành trướng nhanh của các quyền tự do phổ quát và dân chủ. Dựa vào một lượng bằng chứng to lớn, Christian Welzel kiểm thử những giải thích khác nhau về các quyền tự do đang lên, cung cấp sự hỗ trợ thuyết phục cho một lý thuyết được trình bày mạch lạc về giải phóng (emancipation). Nghiên cứu giải thích nhiều xu hướng tới sự trao quyền cho con người (human empowerment) – một quá trình mà qua đó người dân giành được sự kiểm soát đời sống của họ. Quan trọng nhất trong số các xu hướng này là sự truyền bá “các giá trị giải phóng emancipative values,” nhấn mạnh sự lựa chọn tự do và các cơ hội bình đẳng. Tác giả nhận diện khát vọng giải phóng như nguồn duy nhất của các xu hướng trao quyền cho con người khác nhau và cho thấy khi nào và vì sao khát vọng này tăng mạnh; vì sao nó là nguồn của dân chủ; và nó tiếp sinh khí cho xã hội dân sự, nuôi dưỡng các chuẩn mực nhân đạo, nâng cao hạnh phúc, và giúp định hướng lại nền văn minh hiện đại theo hướng phát triển bền vững như thế nào. Christian Wetzel chủ trì việc nghiên cứu văn hóa chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, Đại học Leuphana Lüneberg, Đức, và chủ tịch của Hội Khảo sát Giá trị Thế giới-World Values Survey Association. Ông cũng là cố vấn nước ngoài đặc biệt cho Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Xã hội So sánh tại Trường Cao học Kinh tế, St, Peterburg, Nga và một thành viên liên kết thường xuyên của Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ tại Đại học California, Irvine. Một người nhiều lần nhận các trợ cấp quy mô lớn từ Quỹ Khoa học Đức, Welzel là tác giả của hơn một trăm xuất bản phẩm học thuật trong các tạp chí quốc tế có bình duyệt về xã hội học, khoa học chính trị, và tâm lý học. Các cuốn sách gần đây của ông gồm Modernization, Cultural Change, and Democracy (với Ronald Inglehart, Cambridge University Press, 2005); Democratization (với Christian Haerpfer, Patrick Bernhagen, và Ronald Inglehart, 2009); và The Civic Culture Transformed (với Russell J, Dalton, Cambridge University Press, sắp ra). Nguyên bản: Freedom Rising Human Empowerment and the Quest for Emancipation CHRISTIAN WELZEL Leuphana University, Lüneberg, Germany 2013 Tự do đang Lên Sự trao quyền cho con người và sự Truy tìm Giải phóng CHRISTIAN WELZEL Leuphana University, Lüneberg, Germany Nguyễn Quang A dịch Tặng AMY, Tình Yêu và Nguồn Cảm hứng của Đời Tôi Mục Lục Lời giới thiệu ix Lời nói đầu xvi Lời cảm ơn xx Dẫn nhập 1 PHẦN A: HIỂU CÁC GIÁ TRỊ GIẢI PHÓNG 1 Một lý thuyết về Giải phóng 37 2 Xác định những sự Khác biệt 57 3 Các Động cơ Đa cấp 105 4 Lần vết sự Thay đổi 140 PHẦN B: CÁC GIÁ TRỊ GIẢI PHÓNG NHƯ MỘT LỰC CÔNG DÂN 5 Các Chất lượng Nội tại 173 6 Chủ nghĩa Cá nhân Tốt Lành 191 7 Hành động Tập thể 215 PHẦN C: CÁC XUNG LỰC DÂN CHỦ CỦA CÁC GIÁ TRỊ GIẢI PHÓNG 8 Trao quyền hưởng cho Nhân dân 249 9 Cách mạng các Quyền 278 10 Nghịch lý của Dân chủ 307 vii viii PHẦN D: CÁC GIÁ TRỊ GIẢI PHÓNG TRONG VĂN MINH CON NGƯỜI 11. Sự Định hướng lại của nền Văn minh 335 12. Thách thức Bền vững 376 Kết luận 393 Tài liệu Tham khảo 409 Index 429 LỜI GIỚI THIỆU Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ ba mươi ba* của tủ sách SOS2, cuốn Tự do đang Lên (Freedom Rising) của Christian Wetzel (Cambridge University Press, 2013). Đây là cuốn sách về thuyết tân hiện đại hóa mà tác giả gọi là lý thuyết giải phóng (theory of emancipation). Một lý thuyết toàn diện về hiện đại hóa được trình bày cô đọng, sáng sủa và được khối dữ liệu khổng lồ của các cuộc Điều tra Giá trị Thế giới (Wold Values Surveys) và Nghiên cứu Giá trị Âu châu (European Values * Các quyển trước gồm: 1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002; Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007) 2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002 3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002 4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính 5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn] 6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? 7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô 8. G. Soros: Xã hội Mở 9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử 10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato 11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx 12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học 13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006 14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn 15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh Hóa, 2008 16. Kornai János: Lịch sử và những bài học,NXB Tri thức, 2007 17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập tiểu luận 18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do 19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng 20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống 21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012. 22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012 23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác được xuất bản năm 2013) 24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013 25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba Lan, 2013 26. Adam Michnik: Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác, 2013 27. Elzbieta Matynia: Dân chủ ngôn hành, 2014 28. Josep M. Colomer: Lý thuyết Trò chơi và Chuyển đổi sang Nền dân chủ – Mô hình Tây Ban Nha, 2014 29. Lisa Anderson: Chuyển đổi sang Dân chủ, 2015 30. Paul J. Carnegie: Con Đường từ Chủ nghĩa Độc đoán đến Dân chủ hóa ở Indonesia, 2015 31. Hsin-HuangMichael Hsiao (ed.): Các nền Dân chủ Á châu Mới: So sánh Phillipines, Hàn Quốc và Đài Loan, 2015 32. Larry Diamond và Marc Plattner (biên tập) Dân chủ có Suy thoái?, 2016 ix Study) trụ đỡ. Giá trị là cái người ta quý trọng. Các quyền tự do là các quyền, các khả năng để hành động, nói, nghĩ phù hợp với các giá trị của người ta. Lý thuyết giải phóng nhấn mạnh quá trình trao quyền cho con người (human empowerment). Đó là quá trình người dân thoát khỏi các ràng buộc bên ngoài đối với sự theo đuổi các giá trị riêng và các giá trị chung được chia sẻ của họ. Theo nghĩa chung nhất, sự trao quyền cho con người biểu hiện các quyền tự do của người dân để hành động phù hợp với các giá trị của họ - chừng nào hành động này không vi phạm các quyền tự do ngang nhau của những người khác. Theo tác giả, khung khổ trao quyền cho con người gồm ba yếu tố: các nguồn lực hành động là các năng lực để thực hiện các quyền tự do phổ quát; các giá trị giải phóng tạo ra các cộng cơ thúc đẩy để thực hiện các quyền tự do phổ quát; và các quyền hưởng (hay các quyền công dân) là các bảo đảm về mặt thể chế để thực hiện các quyền tự do phổ quát. Xét tổng thể, không hoạt động con người nào được miễn phí cả. Để thực hiện các quyền tự do phổ quát người dân cần các nguồn lực hành động, gồm ba loại: các nguồn lực vật chất (các công cụ, thiết bị, thu nhập); các nguồn lực trí tuệ (tri thức, thông tin và các kỹ năng); và các nguồn lực kết nối (các mạng trao đổi và các giao diện tiếp xúc). Chúng là các điều kiện sinh tồn. Các nguồn lực hành động theo nghĩa này trao quyền cho người dân ở mức các năng lực, cung cấp yếu tố sinh tồn cho sự trao quyền cho con người. Có càng nhiều nguồn lực hành động người ta càng có khả năng thực hiện các quyền tự do phổ quát. Khả năng này chưa chắc đã trở thành hiện thực nếu người ta không khát khao, không được thúc đẩy để làm vậy; và định hướng tâm lý được thể hiện trong các giá trị giải phóng (cũng được gọi là các giá trị tự-biểu hiện, các giá trị quyết đoán,…) tạo ra sự thôi thúc, khát khao đó. Tác giả gọi các giá trị gây ra động cơ thúc đẩy mạnh mẽ các quyền tự do phổ quát là các giá trị giải phóng (hay tự-biểu hiện hay quyết đoán). Các giá trị nhấn mạnh đến bốn khía cạnh tự trị cá nhân, lựa chọn, bình đẳng, và lên tiếng và có thể đo được. Trên bình diện tâm lý, các giá trị này trao quyền cho con người ở mức các động cơ thúc đẩy; chúng thúc đẩy người dân thực hiện các quyền tự do phổ quát, tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào xã hội, đòi nhà nước phải đáp ứng bằng các bảo đảm về mặt pháp lý để người dân thực hiện các quyền tự do. Trong một xã hội có tổ chức, với các nguồn lực hành động, được các giá trị giải phóng thúc đẩy, người dân thực hiện các quyền tự do của mình: họ phải có quyền tự quyết đối với các vấn đề của riêng họ (lĩnh vực tư), tức là họ có các quyền tự trị cá nhân; và họ phải có các quyền tham gia vào các quyết định tập thể của cộng đồng, kể cả quốc gia (lĩnh vực công), tức là các quyền tham gia chính trị. Nhân dân tạo ra áp lực, đòi hỏi (hay làm tăng “cầu” đối với các quyền tự do) và nhà nước đáp ứng (tạo ra “cung”) bằng các bảo đảm pháp lý cho các quyền đó qua các quy định thể chế, và khi đó các quyền được thể chế hóa này tạo thành các quyền hưởng (hay các quyền công dân): các quyền tự trị cá nhân và các quyền tham gia chính trị. Ba yếu tố này (các nguồn lực hành động, các giá trị giải phóng và các đảm bảo để thực hiện các quyền tự do phổ quát) tác động qua lại với nhau. Tuy nhiên, một trong ba luận đề chính của lý thuyết giải phóng là luận đề trình tự (sequence thesis) cho rằng chiều nhân quả chính là: các nguồn lực hành động → các giá trị giải phóng → các quyền công dân. Phần lớn cuốn sách với các phân tích khối dữ liệu khổng lồ để trụ đỡ cho luận đề này. Tiền đề gốc rễ của lý thuyết giải phóng là sự tiến hóa: mọi cơ thể sống (kể cả các xã hội, các nền kinh tế và các nền văn hóa) đều luôn phải thích nghi với thực tế. Nếu một cơ thể sống có sự chọn lọc để đối phó tốt hơn với thực tế thì có khả năng tồn tại và phát triển, ngược lại thì suy thoái hay tiêu vong. Lý thuyết giải phóng trình bày bốn cơ chế được dùng để giải thích toàn bộ sự tiến hóa lịch sử con người: cơ chế đánh giá (Đ), cơ chế kích hoạt (K), cơ chế thỏa mãn (T), và cơ chế đoàn kết. Ba cơ chế đầu hoạt động theo trình tự từ đánh giá đến kích hoạt đến thỏa mãn; cơ chế đoàn kết tác động đồng thời lên mỗi cơ chế này và mở rộng chúng vào chiều kích xã hội. Người ta làm, thực hiện những thứ mà họ cho là có ích. Ích lợi, sự hữu dụng (về mặt vật chất, xúc cảm hay tinh thần) của một thứ cũng được gọi là sự thỏa dụng (utility) của thứ đó. Cơ chế đánh giá sự thỏa dụng của các quyền tự do hoạt động khi người dân nhận ra đại thể chính xác (một cách khách quan) họ có thể thực hiện các quyền tự do nào trên thực tế trong số các quyền tự do có thể tưởng tượng được; và đánh giá chúng (gắn giá trị chủ quan cho chúng). Nếu các điều kiện sinh tồn bức bách, các nguồn lực hành động eo hẹp, họ nhận ra sự thỏa dụng thấp của các quyền tự do và đánh giá chúng phù hợp: các giá trị giải phóng là yếu (Đ1); ngược lại nếu các điều kiện sinh tồn dễ dãi, các nguồn lực hành động dư dả, họ nhận ra sự thỏa dụng cao của các quyền tự do và đánh giá chúng một cách phù hợp: các giá trị giải phóng là mạnh (Đ2). Vì các giá trị giải phóng thôi thúc người ta hành động để đòi hỏi và thực hiện các quyền tự do. Cơ chế kích hoạt hoạt động theo hai cách trái ngược: khi các giá trị giải phóng yếu người dân không hành động (K1); ngược lại khi các giá trị giải phóng cao họ tích cực hành động để đòi và thực hiện các quyền tự do (K2). Có thể tóm tắt hoạt động của cơ chế thỏa mãn như sau: Tình trạng Đ1 và K1 dẫn đến việc người dân nhận được ít sự thỏa mãn (T1) từ đòi hỏi và thực hiện các quyền tự do; ngược lại tình trạng Đ2 và K2 khiến người dân nhận được nhiều sự thỏa mãn (T2) từ đòi hỏi và thực hiện các quyền tự do. Cơ chế đoàn kết hoạt động đồng thời với mỗi trong ba cơ chế trên và mở rộng chúng vào chiều kích xã hội. Con người không hoạt động như các cá thể đơn lẻ, mà thường theo cách tập thể cùng những người được coi là ngang nhau. Một khái niệm liên quan đến chiều kích xã hội là sự thụ phấn chéo (cross-fertilization). Như mọi thứ liên quan đến xã hội, mọi đặc tính cá nhân có thể phân thành hai phần: phần đặc trưng riêng của cá nhân đó và phần chung cho tất cả mọi người trong một cộng đồng (nhóm hay quốc gia). Nếu thuộc tính đó có thể được lượng hóa (tức là có thể được đo bằng con số), thì ta luôn có thể viết giá trị (u) của thuộc tính đó dưới dạng: u = u - uchung + uchung = (u-uchung ) + uchung = uriêng + uchung, mà ở đây uchung có thể là bất cứ gì. Đối với một quần thể, nếu chẳng hạn uchung là giá trị trung bình của u, và phân bố thống kê của u có một đỉnh tập trung quanh trung bình (với tần suất cao nhất tại trung bình đó) thì nó có thể được diễn giải như phần chung của quần thể; và thuộc tính đó càng thịnh hành (phổ biến) nếu phân bố đó càng hẹp (nói cách khác sự tản mác của u quanh uchung càng nhỏ). Nói nôm na, nếu phần chung được càng nhiều người chia sẻ, thuộc tính đó càng thịnh hành. Sự thụ phấn chéo nghĩa là sự khuếch đại sự thôi thúc vốn có của một thuộc tính cá nhân qua sự thịnh hành của thuộc tính đó trong xã hội. Nói cách khác, chính phần chung mới có tính quyết định (tức là phần đó có tác động mạnh hơn phần riêng rất nhiều). Nhờ bốn cơ chế này, có thể dễ hình dung ra hai chu trình tiến hóa. Một được gọi là chu kỳ tước quyền: các nguồn lực hành động eo hẹp → [ sự thỏa dụng thấp của các quyền tự do khiến cho các giá trị giải phóng yếu (Đ1) → người dân không hành động để đòi và thực hiện các quyền tự do (K1) → nhân dân ít thỏa mãn (T1) → (Đ1)] → khó huy động tính sáng tạo con người → năng lực hệ thống thấp → các nguồn lực hành động eo hẹp →… Lưu ý rằng có hai vòng lồng vào nhau, vòng nhỏ [(Đ1) →(K1) →(T1) →( Đ1)…] được lồng vào trong một vòng lớn bao trùm. Đây là một vòng phản hồi dương, tự duy trì và tạo ra một cân bằng rất ổn định, một vòng luẩn quẩn (vicious cycle) khiến cho xã hội bị mắc kẹt trong chu kỳ tước quyền thường kéo rất dài. Đáng tiếc, từ khi có nhà nước tới nay hầu như toàn bộ lịch sử loài người bị luẩn quẩn trong cái vòng này. Ngược lại, trong chu kỳ trao quyền, các nguồn lực hành động dư dả → [sự thỏa dụng cao của các quyền tự do khiến cho các giá trị giải phóng mạnh hơn (Đ2) → người dân hành động để đòi và thực hiện các quyền tự do nhiều hơn (K2) → nhân dân có nhiều thỏa mãn hơn (T2) → (Đ2)] → sự huy động cao hơn tính sáng tạo con người → năng lực hệ thống cao hơn → các nguồn lực hành động dư dả hơn →… Đây cũng là một vòng phản hồi dương, tự duy trì và tạo ra một cân bằng ổn định. Do kết cục tốt của nó nên vòng này được gọi là vòng thiện (virtuous cycle). Sự hình thành vòng thiện này có những đòi hỏi rất khắt khe và có thể nói là rất hiếm; nó chỉ bắt đầu hình thành từ khoảng năm 1450-1500. Các điều kiện nào đã tạo cơ sở cho sự xuất hiện các nguồn lực hành động dư dả hơn để kích thích sự hình thành vòng thiện? Luận đề nguồn (source thesis) của lý thuyết giải phóng trả lời cho câu hỏi này. Luận đề nguồn đề cập đến các nguyên nhân ngoại sinh của sự trao quyền cho con người, ngược với luận đề trình tự đề cập đến tính nhân quả nội sinh của sự trao quyền cho con người. Tác giả gọi các vùng được thiên nhiên phú cho các điều kiện thuận lợi với nhiệt độ lạnh ôn hòa, lượng mưa đều đặn trong các mùa và các đường thủy đi lại được thường xuyên là các vùng nước mát (CW-Cool Water). Trong vùng CW có sự tự trị nước, tức là, sự tiếp cận dễ dàng, bình đẳng và lâu dài đến các nguồn nước cho mọi cá nhân trong vùng lãnh thổ đó. Các điều kiện CW này tạo thuận lợi cho sự hình thành nông nghiệp hộ gia đình tự trị, tạo sự an toàn bệnh tật cao hơn, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Nói cách khác các điều kiện sinh tồn ở các vùng này dễ dãi hơn, tạo ra các nguồn lực hành động dư dả hơn. Kết hợp với sự trưởng thành của văn minh đô thị, với sự phát triển của thị trường khá muộn ở các vùng CW, các điều kiện CW kích thích sự hình thành vòng thiện nêu sơ qua ở trên, đầu tiên là ở Tây Bắc châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm, được những người di cư Âu châu mang sang các vùng CW ở Đông Bắc Mỹ, Australia, New Zealand và được bắt chước ở vùng CW tại Nhật Bản. Từ đó các vùng CW đã trở thành các vùng phát triển nhất trên thế giới, với sự tiến bộ công nghệ cao nhất, nơi sự trao quyền cho con người đã bắt đầu sớm nhất. Với sự toàn cầu hóa, với sự phát triển của giao thông và truyền thông toàn cầu người dân bị tước quyền ở các nơi khác trên thế giới có nhiều thông tin hơn về cuộc sống của người dân ở các nước phát triển, khơi nên khát vọng giải phóng trong họ và khiến họ đòi hỏi và thực hiện các quyền tự do. Nói cách khác sự trao quyền cho con người lây lan sang các vùng khác của thế giới. Đó là luận đề lây lan (contagion thesis) của lý thuyết giải phóng. Ba luận đề cốt lõi của lý thuyết giải phóng, luận đề nguồn, luận đề trình tự, luận đề lây lan dựa trên một nguyên lý duy nhất mà tác giả gọi một cách ẩn dụ là thang thỏa dụng của các quyền tự do (utility ladder of freedoms). Trong cuốn sách trước, Inglehart và Welzel (2005) mô tả sự nổi lên của các giá trị tự-biểu hiện như một sự lên từ mức sống sót đến mức phát đạt trong tháp nhu cầu con người của Maslow. Trong cuốn sách này Wetzel giải thích sự lên của các giá trị giải phóng như sự lên trên thang thỏa dụng của các quyền tự do: đời sống của nhân dân ngày càng thay đổi từ một nguồn của các áp lực sang một nguồn của các cơ hội, thì nó càng có tính quyết định để thực thi và khoan dung các quyền tự do, nhằm tận dụng những gì một cuộc sống hứa hẹn hơn mang lại. Lý thú là, sự lên trong tháp nhu cầu là cùng như sự leo lên thang thỏa dụng của các quyền tự do. Tại mức sống sót của tháp nhu cầu, áp lực sinh tồn giữ sự thỏa dụng của các quyền tự do thấp: các quyền tự do không có ích trong việc thực hiện cái mà các áp lực buộc người ta phải làm. Ngược lại, tại mức phát đạt của tháp nhu cầu, các cơ hội sinh tồn nâng cao sự thỏa dụng của các quyền tự do: các quyền tự do là cốt yếu để tận dụng cái các cơ hội mang lại cho ta để lựa chọn. Tuy vậy, thang thỏa dụng không đơn thuần diễn đạt lại tháp nhu cầu. Trên đây là những nội dung chính của lý thuyết giải phóng của Christian Wetzel. Quan hệ giữa sự phát triển kinh tế-xã hội và dân chủ là chủ đề cốt lõi của thuyết hiện đại hóa kể từ công trình tiên phong của Seymour M. Lipset (1959). Lý thuyết giải phóng nhấn mạnh đến các giá trị giải phóng. Đối với mỗi cộng đồng, quốc gia, văn hóa là một tài sản tập thể, biểu thị chính xác trong sự thịnh hành của các giá trị. Nói cách khác nó bổ sung khía cạnh văn hóa vào lý thuyết hiện đại hóa. Với tư cách thuyết hiện đại hóa mới, tất nhiên, nó bàn rất kỹ các mối quan hệ kinh tế-xã hội-văn hóa với dân chủ và các quyền con người, các vấn đề liên quan như chủ nghĩa cá nhân, hoạt động phong trào xã hội, và cả tính bền vững sinh thái của sự phát triển trong khuôn khổ của lý thuyết được phác họa ở trên. Nếu xét dân chủ như một loại chế độ, nó là kết cục của quá trình trao quyền cho con người (trạng thái cân bằng của vòng thiện, chu kỳ trao quyền, được hiện thân trong các quyền hưởng được thể chế hóa bảo đảm các quyền tự trị cá nhân và các quyền tham gia chính trị) được nhắc tới ở trên. Lý thuyết giải phóng coi dân chủ như sự biểu thị thể chế của quyền lực nhân dân. Vì quyền lực nhân dân được thể chế hóa bởi sự trao quyền cho các cử tri của một xã hội để thực hiện các quyền tự do, các quyền công dân mà định rõ các quyền tự do này bằng luật tạo thành lõi thể chế của nền dân chủ. Quyền lực nhân dân thông qua các quyền công dân vì thế là định nghĩa cô đọng nhất của dân chủ. Lý thuyết giải phóng liên kết dân chủ với hai biểu thị tiền thể chế của quyền lực nhân dân: các nguồn lực hành động và các giá trị giải phóng. Phát triển các nguồn lực hành động (vật chất, trí tuệ và kết nối) và thúc đẩy để nâng cao các giá trị giải phóng vì thế là những việc hết sức quan trọng cho dân chủ hóa và chúng có thể và phải được tiến hành trong lòng một xã hội độc đoán; phát triển các nguồn lực hành động và nâng cao các qt giải phóng không những đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa mà còn góp phần chính trong củng cố nền dân chủ. Lý thuyết này được Inlehart và Wetzel (2005) xây dựng và được Wetzel hoàn thiện trong cuốn sách này. Cuốn sách không chỉ trình bày một một lý thuyết cô đọng, cố kết, sáng sủa mà phần lớn của cuốn sách là để kiểm chứng lý thuyết theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa bằng các phân tích chặt chẽ khối dữ liệu khổng lồ của các cuộc điều tra giá trị được tiến hành từ 1981 đến nay (cho đến vòng năm 2005- 2008 của WVS trong sách). Nó còn có một Phụ lục trực tuyến toàn diện về phương pháp xử lý và dữ liệu; cho phép cập nhật thêm dữ liệu (nay đã có dữ liệu cho vòng 6 của WVS 2010-2014) và mở ra khả năng cho các nhà nghiên cứu khác lặp lại các phân tích để kiểm chứng tiếp nhằm củng cố hay bác bỏ các khẳng định của lý thuyết, hoặc mở rộng phân tích theo hướng khác. Một điểm cần nhấn mạnh: do lý thuyết vạch ra các mối quan hệ, cường độ của chúng cũng như chiều nhân quả chính, nó tạo cơ sở vững chắc cho những gợi ý chính sách khá rõ ràng không chỉ cho chính quyền mà cho cả các phong trào hoạt động xã hội đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ để định hướng, hoạch định chiến lược hoạt động của mình. Như thế cuốn sách là hữu ích cho cả những người đương quyền lẫn những người hoạt động trong các phong trào xã hội và, nếu họ hiểu kỹ, nó có thể có đóng góp to lớn cho quá trình dân chủ hóa. Theo tôi, đây là một cuốn sách nền tảng hết sức quan trọng. Các nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà báo và các sinh viên cũng như tất cả những ai quan tâm đến phát triển, nhân quyền và dân chủ nên đọc cuốn sách này. Những người không ưa các mô hình thống kê, các phân tích hồi quy có thể bỏ qua các phần đó và có thể tập trung vào phần các điểm chính ở cuối mỗi chương. Tuy nhiên, nhất thiết nên đọc phần dẫn nhập, chương 1 trình bày lý thuyết, và chương kết luận. Tất cả các chương khác là để làm rõ và kiểm chứng lý thuyết (rất đáng đọc để hiểu kỹ các lý lẽ, các lập luận và nhiều thứ liên quan hết sức lý thú, song có thể lướt qua trong lần đọc đầu tiên). Người dịch đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn bản tiếng Việt còn nhiều hạn chế mong được sự góp ý của quý bạn đọc. Tôi cảm ơn tác giả đã cho phép dịch và truyền bá bản dịch tiếng Việt, cũng như xác nhận vài nhận xét của tôi được nhắc qua dưới dạng chú thích trong bản dịch này. Hà Nội 24/12/2016 Nguyễn Quang A Lời nói đầu Cuốn sách này mang ơn công trình suốt đời của Ronald Inglehart. Trong mười lăm năm qua, tôi đã có đặc ân được trở thành một trong những cộng tác viên và bạn thân cận nhất của Ron. Ngoài công trình của chúng tôi về hàng tá xuất bản phẩm, Ron là một nguồn cảm hứng liên tục trong các cuộc trao đổi thường xuyên của chúng tôi về sự thay đổi xã hội, các giá trị con người, và vai trò của sự tiến hóa trong quá trình văn minh. Tôi biết công trình của ông về chủ nghĩa hậu duy vật (postmaterialism) từ những ngày tôi học đại học và đã theo cuộc tranh luận về khái niệm này với sự say mê. Bất chấp sự phê phán, tôi vẫn tin chắc rằng logic cơ bản đứng vững: các áp lực sinh tồn teo dần mở mang đầu óc người dân, làm cho họ ưu tiên quyền tự do hơn sự bảo đảm, sự tự trị hơn quyền uy, tính đa dạng hơn sự đồng đều, và tính sáng tạo hơn kỷ luật. Theo cách tương tự, các áp lực sinh tồn dai dẳng giữ đầu óc người dân bảo thủ, trong trường hợp đó họ nhấn mạnh các ưu tiên ngược lại. Tôi tin chắc ngang thế rằng các hệ lụy thêm nữa của logic này cũng đúng: trạng thái đầu óc được an tâm về mặt sinh tồn là nguồn của tính khoan dung và đoàn kết (với) những người ngoài nhóm của mình; trạng thái đầu óc bị căng thẳng về mặt sinh tồn là nguồn của sự phân biệt đối xử và sự thù địch chống lại những người ngoài nhóm. Các mệnh đề này giả thiết một logic phổ quát về đầu óc con người đối phó ra sao với các điều kiện sinh tồn. Cuốn sách mô tả logic này như cái thang thỏa dụng (utility ladder) của các quyền tự do. Các áp lực sinh tồn càng bớt đi, bản chất cuộc sống càng chuyển từ một nguồn của các đe dọa thành một nguồn của các cơ hội. Khi điều này xảy ra, các xã hội leo lên trên thang thỏa dụng của các quyền tự do: việc thực hành và chịu đựng các quyền tự do ngày càng trở nên hữu ích để tận dụng cái mà một cuộc sống hy vọng hơn đem lại. Vì sự tiến hóa ưu đãi các năng lực thực hiện sự thỏa dụng, nó đã “lập trình” con người để tìm các quyền tự do – vì những cái này là hữu ích để phát đạt dưới những hoàn cảnh cho trước. Văn hóa không có sức mạnh để tắt logic này. Thay vào đó, sự thỏa dụng của các quyền tự do lựa chọn bản thân các taboo do văn hóa áp đặt và các lựa chọn mà nó chịu đựng: khi các áp lực sinh tồn teo đi khiến cho các quyền tự do hữu ích hơn, các nền văn hóa chuyển từ phủ nhận các quyền tự do sang đảm bảo chúng. Việc này xảy ra bởi vì người dân thay đổi đầu óc theo hướng này – sự nhận ra rằng sự cải thiện các điều kiện sống chuyển họ lên trên thang thỏa dụng của xvi xvii Lời nói đầu các quyền tự do. Các sự thích nghi cá nhân này củng cố lẫn nhau qua sự công nhận lẫn nhau. Các sự thích nghi được củng cố theo cách có đi có lại này tạo ra các xu hướng số đông theo logic tiến hóa riêng của chúng; chúng không phải là kết quả của sự tuyên truyền, nhồi sọ, và các thao túng khác do elite tạo ta. Như cuốn sách này chứng tỏ, dữ liệu điều tra tiêu biểu từ World Values Survey và European Values Study xác nhận một logic tiến hóa của sự thay đổi văn hóa. Theo một nghĩa, cuốn sách này là một cuốn tiếp công trình chung của tôi với Ron trong Modernization, Cultural Change, and Democracy (2005). Cách tiếp cận để phân tích văn hóa và sự phát triển về cơ bản là như nhau, và những phát hiện trước khác nhau được cập nhật với dữ liệu mới hơn. Tuy nhiên, cuốn sách này đưa ra bảy đóng góp đưa sự hiểu biết của chúng ta về sự phát triển xã hội lên phía trước từ nơi chúng tôi đã hiểu. Để bắt đầu, theo cách có hệ thống tôi giải thích lý thuyết tiến hóa về sự giải phóng ngầm định trong công trình trước của chúng tôi (Chương 1). Lý thuyết giải phóng nói đến các quyền tự do của mọi người; nó là một lý thuyết về sự thỏa dụng của các quyền tự do phổ quát và nguồn gốc tiến hóa của sự thỏa dụng này. Lý thuyết giải thích khi nào các quyền tự do phổ quát trở nên hữu ích và khi nào người dân nhận ra điều này và bắt đầu mong muốn các quyền tự do này, và khi nào không. Logic đằng sau điều này tự thể hiện trong hai cấu hình đối chọi, cả hai tạo hình toàn bộ kết cấu của các xã hội. Dưới các áp lực sinh tồn, các quyền tự do phổ quát có ít độ thỏa dụng, cho nên người dân đặt ít giá trị lên chúng. Trong tình huống này chắc các elite sẽ không đảm bảo các quyền tự do phổ quát, và, khi họ đảm bảo bất chấp các trở ngại, thì các đảm bảo chắc là vô hiệu. Hình mẫu này mô tả nơi dân chủ không bén rễ hay vẫn là mã ngoài của tập quán độc đoán. Ngược lại, các áp lực sinh tồn teo đi sẽ làm tăng độ thỏa dụng của các quyền tự do phổ quát và người dân bắt đầu đánh giá các quyền tự do này một cách phù hợp. Với sự thỏa dụng và giá trị của các quyền tự do tăng lên, các áp lực để đảm bảo chúng tăng lên cho đến khi sự từ chối trở nên quá đắt. Một khi các đảm bảo được thừa nhận, các áp lực lên các elite để giữ vững chúng tiếp tục, đem lại các đảm bảo hữu hiệu. Hình mẫu này mô tả nơi dân chủ nổi lên và phát đạt. Cùng nhau, các mệnh đề này cô đọng trong luận đề trình tự (sequence thesis) của lý thuyết giải phóng: nếu các quyền tự do tăng lên, chúng tăng lên theo một chuỗi thứ tự từ các sự thỏa dụng đến các giá trị đến các đảm bảo. Các định chế đảm bảo các quyền tự do phổ quát là các kết cục, không phải là nguyên nhân của quá trình này – trái ngược với quan điểm nổi tiếng “thể chế trước hết”. Thứ hai, lý thuyết giải phóng đặt chuỗi giá trị vào một khung khổ tập trung vào sự trao quyền cho con người như chủ đề dẫn đầu. Khi làm vậy, lý thuyết tiến lên một mức cao hơn của sự khái quát hóa. Những thứ đã là các mảnh tách rời trong sự lập thuyết trước của chúng tôi bây giờ đã được tích hợp vào một khung khổ chặt chẽ mà trong đó mọi khía cạnh được dẫn xuất từ một nguyên lý gốc duy nhất: thang thỏa dụng của các quyền tự do. Tính tỏa khắp của nguyên lý này nổi lên trong sự kề nhau của hai chu kỳ đối chọi tạo hình toàn bộ kết cấu của các xã hội. Vì một lý do, khi các quyền tự do phổ quát có ít sự thỏa dụng, giá trị thấp, và không có sự đảm bảo hữu hiệu, một xã hội bị bẫy trong một chu kỳ của sự không trao quyền cho con người: người dân thường có ít sự kiểm soát đối với đời sống của họ và chương trình nghị sự của xã hội của họ. Ngược lại, khi các quyền tự do phổ quát có sự thỏa dụng lớn, có một giá trị Lời nói đầu xviii cao và các bảo đảm hữu hiệu, thì xã hội phát đạt trong một chu kỳ của sự trao quyền cho con người: người dân thường có sự kiểm soát. Thứ ba, tôi nhận diện “các giá trị giải phóng” như não trạng nảy sinh khi sự trao quyền cho con người tiếp diễn. Sức đẩy chính của các giá trị giải phóng là một sự nhấn mạnh lên quyền tự do lựa chọn và sự bình đẳng về các cơ hội. Các giá trị giải phóng gợi lại “các giá trị tự thể hiện” trong công trình trước của chúng tôi. Tuy vậy, như tôi cho thấy ở chương 2, khái niệm về các giá trị giải phóng có căn cứ tốt hơn về mặt lý luận, và được triển khai một cách nhất quán hơn, và nó có chất lượng đo lường tốt hơn các giá trị tự thể hiện tiền bối của nó. Thứ tư, tôi dẫn chứng bằng tư liệu theo những cách có sắc thái hơn và với bằng chứng rộng hơn về các giá trị giải phóng nổi lên như thế nào. Nói chung, những giá trị này tăng lên khi người dân thường giành được sự kiểm soát đối với các nguồn lực hành động (action resource). Các nguồn lực hành động gồm các công cụ, các kỹ năng, và các cơ hội cho phép người dân làm các thứ tùy ý (Chương 3). Hơn nữa, các nguồn lực hành động mà người dân có chung với hầu hết các thành viên khác của xã hội của họ tăng cường các giá trị giải phóng của họ nhiều hơn các nguồn lực mà người dân có thêm rất nhiều. Vì thế, sự thỏa dụng của các quyền tự do thuộc về các sự thỏa dụng chung, tạo ra sự đoàn kết trong các giá trị và hành động giữa những người chia sẻ các sự thỏa dụng này. Và bởi vì các nguồn lực hành động có khuynh hướng trở nên được chia sẻ rộng rãi hơn trong mọi vùng văn hóa của thế giới, chúng ta thấy một sự tăng lên khắp nơi của các giá trị giải phóng qua các thế hệ (Chương 4). Thứ năm, cuốn sách này giải thích các hậu quả của các giá trị giải phóng một cách rộng hơn. Như tôi cho thấy, các giá trị giải phóng bao hàm các động cơ nội tại mạnh hơn (Chương 5), nuôi dưỡng sự tin cậy lớn hơn và chủ nghĩa nhân đạo (Chương 6), cổ vũ hoạt động phong trào xã hội (Chương 7), củng cố sự cam kết đối với các chuẩn mực dân chủ (Chương 10), và đề cao chủ nghĩa hoạt động môi trường (Chương 12). Khá tự nhiên, các giá trị tỏa ra nhiều lĩnh vực như vậy cũng có các hệ quả có tính hệ thống nữa, đáng chú ý nhất là các bảo đảm sâu rộng và hữu hiệu hơn của các quyền tự do (Chương 8), kể cả các quyền của các nhóm cụ thể như phụ nữ và những người đồng tính (Chương 9). Hơn nữa, sự tăng lên của các giá trị giải phóng nâng cao ý thức chung của xã hội về phúc lợi (Chương 5). Cuối cùng, các giá trị giải phóng tăng lên đóng góp cho chất lượng môi trường tốt hơn (Chương 12), giúp làm cho các xã hội bền vững hơn. Thứ sáu, cuốn sách này phát triển một lý thuyết mà là “đầy đủ” theo nghĩa rằng nó đặt sự trao quyền cho con người và các giá trị giải phóng trong toàn bộ quá trình văn minh hóa. Trong Chương 11, tôi mô tả sự Tái Định hướng Vĩ đại mà qua đó quá trình văn minh hóa đã chuyển hướng từ sự hoàn thiện việc bóc lột con người sang thúc đẩy sự trao quyền cho con người. Tôi chỉ ra rằng sự chuyển hướng này đã xảy ra gần đây trên thang thời gian của lịch sử, và tôi giải thích cả bản thân sự chuyển hướng và tính tân thời của nó bằng thang thỏa dụng của các quyền tự do. Văn minh đô thị đã chín muồi muộn trong các vùng nơi các quyền tự do phổ quát một cách tự nhiên có sự thỏa dụng cao hơn, nhờ một môi trường chứa chấp một dạng gốc của sự tự chủ sinh tồn: sự tiếp cận dễ và thường xuyên đến các nguồn nước cho tất cả mọi người (“sự tự chủ nước”). Đấy là cái tôi gọi là luận đề nguồn (source thesis) của lý thuyết giải phóng. Phù hợp với luận đề nguồn, sự tự chủ nước là một nét đặc biệt của các vùng được đặc trưng bởi nhiệt độ lạnh ôn hòa và mưa liên tục trong tất cả các mùa: “các vùng nước-lạnh” (các vùng CW). Trên thế giới, nền văn minh đầu tiên đạt sự chín muồi đô thị trong một vùng CW đã là Tây Âu vào khoảng 1450-1500 sau công nguyên. Đấy là khi và nơi quá trình trao quyền cho con người đã bắt đầu và từ đó nó đã khuếch tán sang các vùng CW khác của thế giới, đáng chú ý nhất là Bắc Mỹ, đông nam của Australia, New Zealand, và Nhật Bản. Đây vẫn là các vùng tiến bộ nhất về sự trao quyền cho con người. Thế nhưng, thời đại toàn cầu hóa cho thấy các dấu hiệu về sự tách rời sự trao quyền cho con người khỏi giam hãm của nó vào các vùng CW. Khi các xã hội ở châu Á, Mỹ Latin, và – gần đây hơn – châu Phi đang đuổi kịp, thì quá trình trao quyền cho con người đang toàn cầu hóa. Đấy là luận đề lây lan (contagion thesis) của lý thuyết giải phóng. Thứ bảy, khi điều này xảy ra, nền văn minh con người đối mặt với thách thức bền vững: những sự cải thiện cuộc sống đến cùng với sự trao quyền cho con người gây ra thiệt hại chưa từng có lên môi trường. Nhưng dẫu cho sự trao quyền cho con người gây ra thách thức bền vững, nó cũng nắm giữ chìa khóa cho lời giải của nó: các giá trị giải phóng. Như Chương 12 chứng minh, các giá trị này kích thích chủ nghĩa hành động môi trường, giúp tái định hướng sự trao quyền cho con người sang một con đường của các công nghệ “xanh”. Sự trao quyền cho con người bền vững trở thành một khả năng thực tế. Dưới ánh sáng của những sự thăm dò mới này, tôi hy vọng cộng đồng khoa học sẽ xem cuốn sách này là một sự mở rộng lý thuyết, khái niệm, và kinh nghiệm hữu ích của công trình mà trên đó nó xây dựng. Christian Welzel Centers for the Study of Democracy UC Irvine vàLeuphana University và Laboratory for Comparative Social Research Higher School of Economics, St. Petersburg February 6, 2013 Lời Cảm ơn Trong mười đến mười lăm năm qua, tôi đã có đặc ân thảo luận các ý tưởng của mình với đông đảo đồng nghiệp, nhiều trong số đó đã cho tôi những phản hồi quan trọng. Tôi biết ơn vì thời gian và năng lượng mà các đồng nghiệp này đã đầu tư. Các dòng này được viết để cảm tạ việc này. Người đầu tiên được nhắc đến là Ronald Inglehart. Tôi đã hợp tác mạnh nhất với Ron trong các năm dẫn đến cuốn sách này. Những cách mà ông đã cổ vũ và giúp đỡ tôi cải thiện các ý tưởng của tôi là vô giá. Cảm ơn Ron. Tiếp theo, tôi phải nhắc đến Hans-Dieter Klingemann, cựu trưởng phòng các Định chế và Thay đổi Xã hội tại Trung tâm Khoa học cho Nghiên cứu Xã hội Berlin (WZB). Hans-Dieter đã là một người thầy theo những cách khác nhau. Sự ủng hộ của ông đã đưa tôi tiếp xúc với Ron và đã khởi xướng quan hệ của tôi với Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ tại Đại học California (UC), Irvine. Tôi đã nhận được phản hồi có giá trị từ các cựu đồng nghiệp và khách sau đây tại WZB: Simon Bornschier, Thomas Cusack, David Easton, Sybille Frank, Dieter Fuchs, Philipp Harfst, Thomas Koenig, Hanspeter Kriesi, Annette Legutke, Seymour M. Lipset, Friedhelm Neidhardt, Kenneth Newton, Guillermo O’Donnell, Barbara Pfetsch, Edeltraud Roller, Kai-Uwe Schnapp, Carsten Schneider, Gunnar Folke Schuppert, Andrea Volkens, và Bernhard Wessels. Giữa các đồng nghiệp Đức, tôi đã nhận được phản hồi từ Jens Alber, Stefan Bergheim, Dirk Berg-Schlosser, Klaus von Beyme, Hermann Duelmer, Juergen Gerhards, Stefan Hradil, Wolfgang Jagodzinski, Werner Jann, Wolfgang Kersting, Helmut Klages, Markus Klein, Hans-Joachim Lauth, Steffen Mau, Wolfgang Merkel, Heiner Meulemann, Ekkehard Mochmann, Ingvill Mochmann, Gert Pickel, Susanne Pickel, Markus Quandt, Sigrid Rossteutscher, Friedbert Rueb, Fritz Scharpf, Wolfgang Schluchter, Rainer Schmalz-Bruns, Manfred G. Schmidt, Peter Schmidt, Siegmar Schmidt, Ruediger Schmidt-Beck, Hans-Juergen Schupp, Fritz Strack, và Jan van Deth. xx Giữa các đồng nghiệp quốc tế, tôi đã nhận được góp ý từ Paul Abramson, Peter Anselm, Winton Bates, Jeannette Sinding Bentzen, Michael H. Bond, Dan Brandstrom, Michael Bratton, Renske Dorenspleet, Ronald Fischer, Joe Foweraker, Bruce Gilley, Herbert Ginthis, Gary Goertz, Axel Hadenius, Jacob Gerner Hariri, Soren Holmberg, Nicolai Kaarsen, Daniel Kahneman, Hans Keman, Odbjorn Knutsen, Todd Landman, Staffan Lindberg, Frederik Lundmark, Robert Matthes, Pippa Norris, Pamela Paxton, Anna Maria Pinna, Bo Rothstein, Jeffrey Sachs, Francesco Sarracino, Shalom Schwartz, Richard Sennett, Doh Chull Shin, Paul Sniderman, Dietlind Stolle, Roger Stough, Christian Thoeni, Jaques Thomassen, Nicolas Valentino, Evert van de Vliert, Peter Whybrow, và Asger Moll Wingender. Tại nơi làm việc trước đây của tôi, Đại học Jacobs, Bremen, tôi đã trao đổi lặp đi lặp lại các ý tưởng của mình với Klaus Boehnke, Matthijs Bogaards, Hilke Brockmann, Jan Delhey, Juan Dίez-Medrano, Jens Foerster, Freia Hardt, Max Kaase, Arvid Kappas, Ulrich Kuehnen, Marion Mueller, Klaus Schoemann, Ursula Staudinger, Marco Verweij, và Adalbert Wilhelm. Tại Viện Nghiên cứu Tương lai, chủ nhà của ban thư ký của Hội Điều tra Giá trị Thế giới-World Values Survey Association, tôi đã có sự trao đổi đặc biệt kết quả và sôi nổi về công trình của tôi với Peter Hedstrom, Bi Puranen, Victoria Spaiser, và David Sumpter. Tôi đã có một sự trao đổi đặc biệt sôi nổi với những người trong mạng lưới World Values Surveys và European Values Study-Nghiên cứu Giá trị Âu châu. Trong bối cảnh này, tôi đã nhận được các bình luận thường xuyên từ Fares al Braizat, Marita Carballo, Jaime Dίez-Nicolas, Juan Dίez-Nicolas, Yilmaz Esmer, Christian W. Haerpfer, Jacques Hagenaars, Loek Halman, Ola Listhaug, Hennie Kotze, Martha Lagos, Bernhard Lategan, Ruud Luijx, Mansoor Moaddel, Alejandro Moreno, Neil Nevitte, Thorleif Pettersson, Catalina Romero, Ursula van Beeck, Birol Yesilada, và Ephraim Yuchtman-Yaar – cũng như từ Bi Puranen và gia đình tuyệt vời của bà những người đáng sự nhắc đến đặc biệt vì tất cả sự cổ vũ của họ trong khoảng mười năm qua. Với tư cách một khách đều đặn của Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD) tại UC Irvine, tôi đã có những cuộc trao đổi kích thích với Deborah Avant, Catherine Bolzendahl, Thomas Doyle, Wang Feng, Reuben Kline, David Meyer, Marc Petracca, Wayne Sandholtz, Willi Schonfeldt, David Snow, Rein Tagerpeera, Yulia Tverdova, Carol Uhlaner, và Steven Weldon. Giữa những người tại CSD, các cựu giám đốc Russell J. Dalton, Bernie Grofman, và Willi Schonfeldt đáng được nhắc đến đặc biệt vì sự ủng hộ của họ trong các cuộc thăm viếng đều đặn của tôi. Tôi mang ơn đặc biệt Russell J. Dalton mà tôi đã có đặc ân để làm việc với ông trên một dự án sách khác sắp xong (Dalton & Welzel). Tôi đã không thể hoàn thành cuốn sách này mà không có sự ủng hộ của nhóm của bộ môn tôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ tại Đại họcLeuphana. Như thế, tôi cảm ơn Dajana Badenhup, Bjoern Buss, Markus Kronfeldt, Stefan Kruse, Helen Ludwig, Jan Mueller, Nikolas Napierala, và Maren Wulff. Ngoài nhóm của bộ môn của tôi, tôi cảm ơn các bình luận từ nhiều thành viên khác của trung tâm, bao gồm Lời cảm ơn xxii Basil Bornemann, Sebastian Elischer, Dawid Friedrich, Florian Grotz, Ina Kubbe, Ferdinand Mueller-Rommel, Thomas Saretzki, Esther Seha, Charlotte Speth, và Ralf Tils. Trong vai trò của mình như một cố vấn nước ngoài của Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Xã hội So sánh (LCSR) tại Trường Cao học Kinh tế ở St. Petersburg, tôi đã nhận được sự phản hồi sôi nổi và giá trị từ Daniel Alexandrov, Evgenya Bystrov, Natalie Firsova, Olga Gryaznova, Ronald Charles Inglehart, Tatiana Karabchuk, Svitlana Khutka, Leonid Kosals, Veronika Kostenko, Anna Nemirenskova, Eduard Ponarin, Maria Ravlik, Andrey Sherback, Alexej Zakharov, Margarita Zavadskaya, Julia Zelikova, và Kyrill Zhirkov. Giữa những người này, giám đốc của LCSR, Eduard Ponarin, và phó giám đốc, Tatiana Karabchuk, xứng đáng những lời cảm ơn đặc biệt vì tất cả sự ủng hộ hành chính và cá nhân của họ trong thời gian tôi ở Nga. Sự trao đổi sôi nổi nhất tôi đã có với những người làm việc trong dự án do DFG tài trợ, các Nhân tố thúc đẩy và các Hệ quả của sự Thay đổi Giá trị Hậu công nghiệp: nước Đức trong Triển vọng So sánh-Drivers and Consequences of Postindustrial Value Change: Germany in Comparative Perspective. Những người này bao gồm, trước hết, nhà quản lý dự án của tôi Franziska Deutsch, và các trợ lý tuyệt vời của chúng tôi: Jan Eichhorn, Eva Grzecznik, Maximilian Held, Jakob Hensing, và Julian Wucherpfennig. Bên trong nhóm này, Stefanie Reher đáng được những lời cảm ơn riêng: cô đã đọc và sửa phiên bản sớm hơn của bản thảo. Những lời cảm ơn đặc biệt cũng cho Roberto Foa, Chris Swader, Serban Tanasa, và Winton Bates những người đã bình luận sâu rộng về một phiên bản phác thảo của bản thảo. Gary Goertz đã cho phản hồi quan trọng về một số vấn đề đo lường. Và tôi mang ơn Pippa Norris người đã chia sẻ với tôi kinh nghiệm của cô trong chuẩn bị một đề xuất sách và thông tin tiếp thị: rất cảm ơn. Hơn nữa, tôi muốn cảm ơn Quỹ Khoa học Đức, Qũy Alexander-von-Humboldt, Trường Nhân văn và các Khoa học Xã hội tại Đại học Jacobs Bremen, các Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ tại UC Irvine và Đại học Leuphana Lüneberg, và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Xã hội So sánh tại Trường Cao học Kinh tế ở St. Petersburg, cũng như Viện Nghiên cứu Tương lai ở Stockholm vì sự ủng hộ tài chính và hành chính. Những lời cảm ơn đặc biệt cho Lew Bateman, tổng biên tập khoa học xã hội của chi nhánh Mỹ của Nhà xuất bản Đại học Cambridge, và cho Shaun Vigil, phó của ông. Họ đã làm một công việc đáng nể trong hướng dẫn tôi qua quá trình biên tập. Toàn bộ nhóm sản xuất của họ đúng là tuyệt diệu. Cuốn sách này tốn một phần đáng kể thời gian và năng lượng của tôi. Như thế, tôi cần sự đồng cảm của những người trong môi trường cá nhân của tôi, gồm các con gái tôi (hai hòn ngọc thực sự), Janika và Felipa Wetzel; bố mẹ tôi Gisela và Peter Wetzel; bố mẹ vợ và anh rể tôi, Jeannette, Lynn, Sean, Mike, và Chris Alexander và gia đình của họ; và người bạn lâu đời nhất và thân nhất của tôi và vợ ông, Gert vàChristine Schlossmacher. Cảm ơn tất cả mọi người. Lời cảm ơn cuối cùng của tôi là cho Amy Alexander – vợ, người bạn, và đồng nghiệp của tôi. Từ em, anh nhận được nhiều phản hồi, cảm hứng, và sự cổ vũ hơn mức anh đã có thể từng hy vọng. Anh đề tặng công trình này cho em. Dẫn nhập Có sự phụ thuộc lớn hơn của các chính phủ vào những ngƣời bị trị, những ngƣời cần đƣợc thúc đẩy cao độ nếu một nhà nƣớc-xã hội phức tạp muốn vận hành tốt. . . . Dù cho áp lực có tản mác, ý kiến của số đông dân cƣ . . . ngày nay là một nhân tố mạnh trong cân bằng quyền lực của một nhà nƣớc xã hội hơn bao giờ trƣớc đây. –Nobert Elias 1984 [1939]: 229 I. CHỦ ĐỀ: TỰ DO ĐANG LÊN Từ buổi đầu của loài ngƣời chúng ta cho đến gần đây, hầu hết ngƣời dân đã sống trong sự nghèo khổ và sự bấp bênh, và đời của họ đã ngắn. Tồi hơn, với sự bắt đầu của nền văn minh, nhân dân đã bị lệ thuộc vào các lãnh chúa. Suốt từ đó, tổ chức nhà nƣớc đã đƣợc điều chỉnh cho việc hoàn thiện sự bóc lột con ngƣời và, trong hàng ngàn năm, các năng lực nhà nƣớc tăng lên đã có nghĩa là sự gia tăng áp bức các quyền tự do (Diamond 1997; Nolan & Lenksi 1999). Quả thực, sự từ bỏ các quyền tự do gốc đã là chính định nghĩa của nền văn minh (Elias 1984 [1939]). Chỉ gần đây xu hƣớng này đã tự đảo ngƣợc. Các tín hiệu đầu tiên đã xảy ra với các cuộc cách mạng Anh, Hà Lan, Mỹ, và Pháp trong các thế kỷ thứ mƣời bảy và mƣời tám (Grayling 2007). Các cuộc cách mạng khai phóng này đã mang lại một sự thay đổi trò chơi trong lịch sử: chính thể chuyên chế, mặc dù tiếp tục tồn tại, không còn an toàn nữa; thực ra nó đang rút lui với nhịp độ gia tăng (Modelski & Gardner 2002). Việc ngƣời dân thƣờng đứng lên chống lại sự áp bức và thực thi các quyền tự do ban đầu đã là một nét riêng biệt của phƣơng Tây. Thế nhƣng, nhiều thất bại của chủ nghĩa độc đoán ở các phần khác của thế giới đã cổ vũ vài làn sóng dân chủ hóa, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, các cuộc Cách mạng Màu, và Mùa xuân Arab (Huntington 1991; Markoff 1996; McFaul 2002; Weijnert 2005; Kalandadze & Orenstein 2009; Gause 2011). Áp lực quần chúng của nhân dân đòi các quyền tự do đã là lực phát động của tất cả các cuộc cách mạng này (Karatnycky & Ackerman 2005; Schock 2005). Tất nhiên, nhƣ một số trƣờng hợp nổi bật của sức bật và sự hồi sinh độc đoán nhắc nhở chúng ta, các quyền tự do của nhân dân không luôn luôn thành công (Bunce & Wolchik 2010; Levitsky & Way 2010). Tuy nhiên, khát vọng 1 2 Tự do đang lên của nhân dân cho các quyền tự do đã chẳng bao giờ vang lên mạnh mẽ đến vậy, thƣờng xuyên đến vậy, và ở nhiều nơi đến vậy nhƣ ngày nay – cả ở bên trong lẫn bên ngoài các nền dân chủ (Clark 2009; Tilly & Wood 2009; Carter 2012). Cuốn sách này là về việc con ngƣời truy tìm các quyền tự do và nguồn hứng khởi của nó – khát vọng cho sự giải phóng: một sự tồn tại không bị thống trị. Nơi nào và khi nào khát vọng này thức dậy, nó có thể thấy đƣợc trong cái tôi gọi là các giá trị giải phóng. Các giá trị này tạo thành nguồn động lực thúc đẩy của một quá trình rộng của sự trao quyền cho con người. Quá trình trao quyền cho con ngƣời tỏa khắp. Nó biến đổi thế giới đƣơng thời theo những cách phức tạp và vẫn nhất quán, vài trong số đó sẽ đƣợc phác họa trên những trang tiếp theo. Vì các giá trị giải phóng đại diện cho “tinh thần” của quá trình trao quyền cho con ngƣời, cuốn sách này tập trung vào sự nổi lên của các giá trị này, xem xét nội dung của chúng, các nhân tố thúc đẩy (driver), và các hệ quả. Sự giải phóng, ý tƣởng về sự tồn tại không bị thống trị, là một khát vọng phổ quát (Sen 1999). Với tƣ cách các sinh vật tự-ý thức với năng khiếu tƣởng tƣợng, con ngƣời có một mong muốn vốn có để sống không bị các ràng buộc bên ngoài (Deci & Ryan 2000; Haller & Hadler 2004; Fischer & Boer 2011). Dù cho một thứ nhƣ “ý chí tự do” không tồn tại theo một nghĩa tuyệt đối, nhƣ một số tác giả gợi ý (Harris 2012), tin vào ý chí tự do là một phần của cấu tạo tâm lý con ngƣời và khi niềm tin này bị tan vỡ, vài hệ quả tiêu cực nảy sinh: ngƣời dân cảm thấy ít phúc lợi hơn, và họ kiềm chế ít hơn các xung lực ích kỷ của họ (Ryan & Deci 2000; Baumeister, Masicampo, & DeWall 2009). Sự khát khao các quyền tự do là cơ bản đến mức tất cả các tôn giáo lớn đề cập đến nó bằng sự ủng hộ ý tƣởng về sự cứu rỗi. Sự cứu rỗi là một ý tƣởng giải phóng vốn có bởi vì nó hứa hẹn một sự tồn tại không bị thống trị trong kiếp sau (Dumont 1986; Lal 1998). Sự khác biệt với các giá trị giải phóng là, chúng nhắm tới sự giải phóng trong kiếp sống này. Các giá trị giải phóng tạo thành một phiên bản thế tục của khát vọng cho các quyền tự do. Các giá trị giải phóng thích nghi với các ràng buộc sinh tồn ngoài sự kiểm soát của ngƣời dân. Các giá trị này trở nên mạnh mỗi khi các áp lực bên ngoài lên cuộc sống con ngƣời giảm đi. Ngƣợc lại, nơi áp lực sinh tồn còn dai dẳng, các giá trị giải phóng vẫn nằm ngủ. Vì thế, các giá trị giải phóng phát triển theo phản ứng đối với các độ thỏa dụng thay đổi của các quyền tự do. Nơi các áp lực teo đi làm tăng độ thỏa dụng của các quyền tự do, ngƣời dân bắt đầu đánh giá các quyền tự do một cách tƣơng ứng. Mối liên kết độ thỏa dụng-giá trị này là hữu ích cho sự có thể sống của con ngƣời: nó giữ các giá trị của chúng ta liên hệ với thực tế và giúp ngƣời dân hiệu chỉnh các chiến lƣợc sống của họ với các cơ hội đang thay đổi. Trong phần lớn lịch sử, hoàn cảnh của ngƣời dân thƣờng đã là thảm khốc và cùng khổ (Maddison 2007; Morris 2010; Galor 2011). Chừng nào điều này đã là đúng, đã không có cơ sở quần chúng nào cho các giá trị giải phóng. Thế nhƣng, từ Cách mạng Công nghiệp các phần gia tăng của nhân loại trải nghiệm các tiêu chuẩn sống cao hơn, cuộc sống dài hơn, và các điều kiện đƣợc cải thiện khác. Với những sự cải thiện này, cuộc sống biến từ một nguồn của các đe dọa thành một nguồn của các cơ hội, chuyển từ một cuộc đấu tranh để sống sót sang một sự nỗ lực để phát đạt. Khi cuộc sống trở nên hứa hẹn hơn, việc ngƣời dân hành động ra sao thay đổi từ các áp lực bên ngoài nào buộc họ làm, sang các khát vọng bên trong nào cổ vũ họ làm. Nhƣ thế, toàn bộ dân cƣ leo lên trên thang thỏa dụng (utility ladder) của các quyền tự do. Khi điều này xảy Dẫn nhập 3 ra, việc thực hành và chịu đựng các quyền tự do ngày càng trở nên hữu ích để tận dụng các cơ hội mà một cuộc sống hứa hẹn hơn đem lại. Sự thay đổi bể dâu này trong bản chất của đời sống con ngƣời không chỉ xảy ra tại các xã hội Tây phƣơng giàu có. Hàng triệu ngƣời ở Trung Quốc, Ấn Độ, và các xã hội tiến bộ nhanh khác đang bỏ lại phía sau sự nghèo khổ, sự áp bức, và các hoàn cảnh khốn khổ khác (Simon 1996, 1998; Goklany 2007). Nhƣ một kết quả, sự truy tìm của con ngƣời cho sự giải phóng thức dậy; các giá trị giải phóng trở nên mạnh. Điều này không phải là phủ nhận rằng sự nghèo và áp bức tiếp tục là thực tế trong các phần của thế giới. Nhƣng các phần này đang co lại (Sachs 2005). Thu nhập, sự biết đọc biết viết, và sự sống lâu trong lịch sử đã chẳng bao giờ ở các mức cao nhƣ vậy, cho nhiều ngƣời đến nhƣ vậy (Maddison 2007; Ridley 2010; Morris 2010). Quả thực, các điều kiện sống đang đƣợc cải thiện từ các năm 1970 trong hầu hết các khu vực (Estes 1998, 2000a, 2000b, 2010; Moore & Simon 2000; Heylighen & Bernheim 2000; Lomborg 2001). Các phần của châu Phi hạ-Sahara là các ngoại lệ, tuy gần đây xu hƣớng chung chuyển sang tích cực ngay cả ở đó nữa (Africa Progress Panel 2012). Cũng đúng thế cho thế giới hậu-Soviet: các xã hội hậu-Soviet đã trải qua những điều kiện xấu đi sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản nhƣng đang bình phục. Ba biểu đồ trên Hình I.1 (tr. 4) chứng minh các điểm này về sự sống lâu, giáo dục, và thu nhập của ngƣời dân thƣờng trong các vùng khắp thế giới. Sự tác động của chiến tranh, khủng bố, tra tấn, và các hình thức khác của bạo lực thân thể giảm đi ở hầu hết các nơi kể từ sự kết thúc phi thực dân hóa (Human Security Report Project 2006; Gat 2006; Nazaretyan 2009; Pinker 2011). Sự truyền bá toàn cầu của dân chủ và sự nổi bật gia tăng của các tiêu chuẩn quyền con ngƣời giúp làm giảm áp bức trên quy mô toàn cầu (Huntington 1991; Markoff 1996; Moravcsik 2000; McFaul 2002; Landman 2005; Pegram 2010). Phụ nữ chiếm nửa loài ngƣời đƣợc lợi đặc biệt từ sự áp bức lùi dần. Chế độ gia trƣởng, hình thức kéo dài nhất của sự áp bức con ngƣời, đang giảm đi, và địa vị của phụ nữ đang cải thiện đều đặn trong tất cả trừ vài xã hội trên khắp thế giới (Walter 2001; Inglehart & Norris 2003; Strom 2003; Alexander & Welzel 2010).1 Thân phận con ngƣời đƣợc cải thiện ngay cả trong một lĩnh vực mà các học giả đã coi những sự cải thiện nhƣ vậy là không thể: phúc lợi (well-being) chủ quan (Easterlin 1995, 2005). Nhƣ bằng chứng mới đây gợi ý, sự hài lòng về cuộc sống và số “các năm sống hạnh phúc-happy life years” đã tăng lên trong ba mƣơi năm qua trong hầu hết các xã hội mà có sẵn dữ liệu (Hagerty & Veenhoven 2006; Inglehart, Foa, Peterson, & Welzel 2008; Veenhoven 2010).2 Sự an toàn thân thể, hòa bình, sự thịnh vƣợng, sự sống lâu, giáo dục, công nghệ, dân chủ, luật trị (rule of law)*, các quyền công dân, sự tin cậy, sự khoan dung, hoạt động phong trào xã hội, bình đẳng giới, an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng, và hạnh 1Bằng chứng cho tuyên bố này là sẵn có từ Chỉ số Phát triển Giới-Gender Development Index (GDI) và Số đo Trao quyền Giới-the Gender Empowerment Measure (GEM) của Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, United Nations Development Program (2011), chứng minh bằng tƣ liệu sự cải thiện liên tục về điều kiện sống và chia sẻ quyền lực của phụ nữ trong tất cả trừ vài xã hội trên thế giới. 2 Một nghiên cứu của Inglehart et al. (2008) cho thấy rằng hạnh phúc đã tăng lên trong năm mƣơi xã hội trong số năm mƣơi lăm xã hội trên thế giới mà sẵn có chuỗi thời gian của ít nhất mƣời lăm năm. * Tôi chủ ý dùng từ “luật trị” để dịch “rule of law” thay cho “pháp trị” có thể gây tranh cãi. HÌNH I.1 Các Xu hƣớng Chất lƣợng Cuộc sống theo các Khu vực Toàn cầu (1970–2010). Các xu hƣớng dựa trên những tính toán của riêng tôi từ dữ liệu cho 136 nƣớc đƣợc United Nations Development Program (2011) xuất bản. Để xem nƣớc nào đƣợc sắp xếp vào khu vực nào, xem Appendix I (www.cambridge.org/welzel). Lƣu ý rằng các xu hƣớng đi lên thịnh hành suốt ba mƣơi năm vừa qua trên khắp thế giới, với hai ngoại lệ: (1) sự sống lâu và thịnh vƣợng ở châu Phi hạ-Sahara chỉ tăng lên gần đây; và (2) sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, các xã hội nguyên-cộng sản đã chịu một sự sụt giảm chất lƣợng cuộc sống, đặc biệt sự thịnh vƣợng, nhƣng đang trên đƣờng bình phục. 4 phúc con ngƣời tất cả là tiến bộ nhất trong các xã hội tri thức hậu công nghiệp (Bell 1973; Toffler 1990; Drucker 1993; Florida 2002). Các xã hội này ở hàng đầu của quá trình trao quyền cho con ngƣời. Nhân dân ở các xã hội tri thức trải nghiệm các cơ chế kiểm soát xã hội yếu đi, các chuẩn mực nhóm giảm bớt, các áp lực tuân theo tàn đi, và, tổng quát hơn, sự cá nhân hóa: một quá trình đặt sự kiểm soát hành vi với bản thân ngƣời dân (Wellman 1979, 2001; Beck 2002). Khi điều này xảy ra, các định chế ngày càng cần sự cam kết tự nguyện của nhân dân để hoạt động (Coleman 1990). Cá nhân hóa làm tăng tầm quan trọng của các giá trị của nhân dân nhƣ một sự hƣớng dẫn các hoạt động của họ. Nhƣ cuốn sách này giải thích, các giá trị giải phóng nổi lên nhƣ sản phẩm tâm lý phụ của sự cá nhân hóa. Các giá trị giải phóng nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn. Tuy vậy, sự nhấn mạnh đến quyền tự do không phải là ích kỷ mà đƣợc gắn với một sự nhấn mạnh đến sự bình đẳng về các cơ hội. Việc này hƣớng sự chú ý của ngƣời dân đến các vấn đề về công lý xã hội. Nhƣ một hệ quả, ngƣời dân dễ trở nên khó chịu về các sự cố phân biệt đối xử. Mối quan hệ của các giá trị giải phóng với sự khoan dung có tác động cả hai mặt vì các lý do này. Một mặt, các giá trị giải phóng ngụ ý sự khoan dung hơn với các hành vi lệch chuẩn mà để cho tính chính trực cá nhân của những ngƣời khác không bị đụng đến. Đồng tính và các hình thức lành khác của sự lệch chuẩn đƣợc khoan dung hơn khi các giá trị giải phóng trở nên mạnh. Mặt khác, các giá trị giải phóng ít khoan dung hơn với các hành vi xâm phạm tính chính trực của những ngƣời khác. Các giá trị này làm cho nguyên lý tổn hại*của Mill thành thực tế. Vì thế, các hình thức phân biệt đối xử tính dục, chủng tộc và khác ít đƣợc khoan dung khi các giá trị giải phóng trở nên mạnh. Các giá trị giải phóng đẻ ra một loại khai phóng của sự khoan dung. Sự khoan dung khai phóng là bất khoan dung với các tập quán phi khai phóng. Đƣợc hiểu nhƣ một sự định hƣớng nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn và sự bình đẳng cơ hội, các giá trị giải phóng không phải là một hiện tƣợng hoàn toàn mới. Thay vào đó, các lý tƣởng giải phóng ban đầu đƣợc đặt ra trong triết học Khai minh bởi các tác giả nhƣ Kant, Mill, và Montesquieu (Grayling 2007). Vào lúc đầu của thời hiện đại sớm, một đặc tính giải phóng đã gây cảm hứng cho các cuộc cách mạng khai phóng của các thế kỷ thứ mƣời tám và mƣời chín ở Tây Âu và Bắc Mỹ (Chirot 1994). Với những sự bắt đầu này, sóng cồn giải phóng đã tập trung vào các thứ nhƣ xóa bỏ chế độ nô lệ và nông nô và bảo vệ ngƣời dân khỏi sự bạo ngƣợc. Kể từ đó, tinh thần giải phóng đã mở rộng trên một cơ sở quần chúng và không lĩnh vực nào của sự phân biệt đối xử nhóm bị bỏ không đụng đến – dù là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự thành kiến giới, phân biệt tuổi tác, hay các hình thức khác của sự bất công. Quan trọng nhất, các giá trị giải phóng đang nổi lên bên ngoài thế giới phƣơng Tây. Chúng ta thấy chúng tăng lên ở Mỹ Latin, thế giới hậu cộng sản, châu Á, Trung Đông, và gần đây hơn, ở những phần của châu Phi. Chí ít, nhƣ chúng ta sẽ thấy ở các Chƣơng 3 và 4, đấy là những gì dữ liệu từ Các Khảo sát Giá trị Thế giới-World Values Surveys (WVS) gợi ý. Khi các giá trị giải phóng tăng lên, chúng thúc đẩy vô số phong trào bình đẳng cơ hội, và biến các chuẩn mực chống phân biệt đối xử thành tiêu chuẩn đánh giá hàng đầu của media phê phán và một ngành phát đạt của các tổ chức “giám sát watchdog” (Keane 2009). Các áp lực công chúng liên tục từ các phong trào xã hội và media phê phán hạn chế quyền lực hành pháp đối với nhân dân. Tại các xã hội * Ngƣời dịch: một ngƣời có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn chừng nào không làm tổn hại đến ngƣời khác; nếu làm hại thì xã hội có thể ngăn chặn các hành động đó (nguyên lý tổn hại của John Stuart Mill). 5 6 Tự do đang lên tri thức, các quyền cá nhân đang mở rộng ồ ạt trong cái đƣợc dán nhãn một “cuộc cách mạng quyền” (Epp 1998; Ignatieff 2000; Franck 2001; Pinker 2011). Tƣơng tự, sự bảo vệ các cá nhân chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nƣớc và công ty đƣợc cải thiện qua việc tăng lập pháp về bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ thiểu số và vô số sự bảo vệ quyền khác (Bainbridge 2000; Bagudu 2003; Freeman 2003; Switzer 2003; Carey 2004; Hibbert 2004; Long 2004; Kafka 2005; Keane 2009). Đồng thời, mở ra các kênh mới của sự tham gia công dân vào chính sách công và dự trù chính sách (Smith & Wales 2000; Petts 2001; Scarrow 2001; Ansell & Gingrich 2003; Cain, Egan, & Fabbrini 2003). Các xu hƣớng này là tiến bộ nhất trong các xã hội tri thức, và lỗ hổng giữa chúng và phần còn lại của thế giới vẫn rộng. Tuy nhiên, các xã hội khác quanh thế giới đang đuổi kịp. Tất cả những sự thay đổi xã hội đã ám chỉ đến một thứ chung: mỗi trong số chúng, theo cách này hay cách khác, trao quyền cho nhân dân để thực hiện các quyền tự do – kể cả các quyền tự do để hƣớng dẫn cuộc sống riêng tƣ của họ và để tham gia vào đời sống công. Nhƣng một trong những nét quan trọng nhất của tất cả những sự thay đổi này là, chủ đề kết nối của chúng hiếm khi đƣợc để ý. Bởi vì sự chuyên môn hóa, các ngành khác nhau của các khoa học xã hội thảo luận các miếng và mẩu của sự thay đổi rộng này trong sự biệt lập. Chủ đề cơ bản hợp nhất vô số luồng này thành một dòng duy nhất bị quên mất. Dòng thống nhất này là một sự biến đổi nhân văn của nền văn minh làm cho các xã hội ngày càng do nhân dân cấp sinh lực. Nó đƣợc hiểu tốt nhất bằng cái tôi gọi là quá trình trao quyền cho con người (human empowerment). Các giá trị giải phóng là nguồn cảm hứng của quá trình trao quyền cho con ngƣời. Vì lý do này, cuốn sách tập trung vào các giá trị này. Các đoạn sau cung cấp một tổng quan về các chƣơng khác nhau. Đoạn tiếp sau trình bày một sơ đồ vùng văn hóa và một sự phân hạng các xã hội theo các tiêu chuẩn trao quyền cho con ngƣời đƣợc dùng suốt cuốn sách này. Đi cùng với cuốn sách là một Phụ lục bao quát, có thể thấy trên mạng tại www.cambridge.org/welzel. Phụ lục tƣ liệu hóa mọi chi tiết kỹ thuật, đặc biệt liên quan đến đo lƣờng, và chứa những phân tích thêm. Phụ lục cũng cung cấp dữ liệu cho những nghiên cứu lặp lại. 2. DÀN BÀI CỦA CUỐN SÁCH Mƣời hai chƣơng của cuốn sách này đƣợc phân thành bốn phần. Phần A gồm bốn chƣơng và truyền đạt một sự hiểu về các giá trị giải phóng. Phần B gồm ba chƣơng, mỗi trong số đó soi sáng từ những góc khác nhau về các giá trị giải phóng của ngƣời dân hợp nhất nhƣ thế nào thành một sức mạnh công dân tái tạo vốn xã hội. Phần C bao gồm ba chƣơng. Chúng tập trung vào một hệ quả chính của sức mạnh công dân của các giá trị này: sự thôi thúc dân chủ. Phần D gồm hai chƣơng đặt các giá trị giải phóng trong một viễn cảnh văn minh rộng, xem xét tầm quan trọng của chúng trong lịch sử và vai trò của chúng trong việc đáp ứng thách thức bền vững hành tinh. Những gì tiếp theo là một tổng quan ngắn. Chƣơng 1, Lý thuyết Giải phóng, mang tính quan niệm. Nó đặt các giá trị giải phóng vào quá trình trao quyền cho con ngƣời rộng hơn. Dựa vào Sen(1999) Dẫn nhập 7 và Nussbaum (2000), chƣơng này mô tả sự trao quyền cho con ngƣời nhƣ một quá trình giải phóng cuộc sống con ngƣời khỏi sự thống trị bên ngoài. Các giá trị giải phóng tạo thành cái lõi cảm hứng của quá trình này. Chúng trao quyền cho nhân dân về mặt tâm lý, củng cố các động cơ của họ để thực hiện các quyền tự do. Nhƣ thấy trong Hình 1.1 (tr. 44), các giá trị giải phóng bổ sung cho hai yếu tố khác của sự trao quyền cho con ngƣời: các nguồn lực hành động và [sự có] các quyền công dân (civic entitlement)*. Các nguồn lực hành động trao quyền cho nhân dân về mặt sinh tồn, nâng cao các năng lực của họ để thực hiện các quyền tự do. Các quyền công dân trao quyền cho nhân dân về mặt thể chế, mở rộng các đảm bảo của họ để thực hiện các quyền tự do. Đƣợc kết nối bởi các giá trị giải phóng, ba yếu tố này hợp thành sự trao quyền cho con ngƣời. Chƣơng 1 cho là đúng rằng các giá trị giải phóng nổi lên nhƣ một sự thích nghi tâm lý với các áp lực lên cuộc sống giảm đi. Khi áp lực sinh tồn bớt dần, ngƣời dân kiểm soát nhiều nguồn lực hành động hơn. Vì thế, ngƣời dân có thể tùy ý làm nhiều thứ hơn: họ trở nên có nhiều khả năng hơn. Do đó, [sự có] các quyền (entitlement) đảm bảo các quyền tự do trở nên hữu ích: những ngƣời có khả năng có thể làm nhiều thứ hơn với các quyền; họ lên trên thang thỏa dụng của các quyền tự do. Bởi vì ngƣời dân cảm thụ đƣợc, nên sự lên không thoát khỏi sự chú ý của họ và họ bắt đầu muốn các quyền hƣởng. Các giá trị giải phóng tăng lên là sự thể hiện của sự mong muốn này. Vì các giá trị hƣớng dẫn các hành động của ngƣời dân tới các kết cục mong muốn, các giá trị giải phóng cổ vũ ngƣời dân đòi các quyền hƣởng mà họ mong muốn. Sự tham gia vào việc lên tiếng đòi nhƣ vậy mở rộng khi các giá trị giải phóng đƣợc chia sẻ rộng rãi hơn. Các giá trị đƣợc chia sẻ và các hoạt động chung giữa những ngƣời có khả năng và đƣợc thúc đẩy tạo ra sức mạnh đoàn kết mà khó để chống lại. Tại điểm nào đó, các nhà cai trị buộc phải thừa nhận các quyền hƣởng đƣợc đòi đó và tôn trọng chúng. Nếu các nguồn lực hành động bị thiếu, cùng logic hoạt động theo chiều ngƣợc lại: các quyền tự do có độ thỏa dụng thấp hơn cho những ngƣời ít có khả năng hơn; nhƣ một hệ quả, ngƣời dân mong muốn ít quyền tự do hơn và không nhấn mạnh các giá trị giải phóng mạnh thế; do đó, có ít hành động để đòi và bảo vệ các quyền hƣởng. Thiếu các yêu sách, các nhà cai trị chẳng có lý do nào để ban các quyền hƣởng; lợi ích thiết thân của họ về tối đa hóa quyền lực vẫn không bị kiềm chế. Phù hợp với các tuyên bố này, ba yếu tố của sự trao quyền cho con ngƣời – các nguồn lực hành động, các giá trị giải phóng, và các quyền công dân – đƣợc kết nối bởi một nguyên lý gốc duy nhất: thang thỏa dụng của các quyền tự do. Nguyên lý này nhắc đến các quyền tự do phổ quát và giải thích khi nào các đảm bảo cho các quyền tự do nhƣ vậy trở nên hữu ích và đƣợc mong muốn và khi nào chúng không. Logic gợi ý rằng ba yếu tố của sự trao quyền cho con ngƣời nổi lên nối tiếp nhau: đầu tiên, các giá trị giải phóng nổi lên nhƣ một phản ứng tâm lý đối với các nguồn lực hành động đã tăng lên; thứ hai, các quyền công dân đƣợc ban, đƣợc mở rộng, và đƣợc tôn trọng trong sự đáp ứng lại hành động đoàn kết của những ngƣời có khả năng và đƣợc thúc đẩy. Luận đề trình tự (sequence thesis) của lý thuyết giải phóng của tôi tóm tắt các ý tƣởng này, gợi ý rằng, nếu các quyền tự do tăng lên, chúng tăng lên trong một sự nối tiếp từ các sự thỏa dụng đến các giá trị đến các đảm bảo. Tuy vậy, nhƣ luận đề này nhấn mạnh đến các quyền tự do phổ quát, nó gợi ý đấy là một *entitlement là [sự có] quyền hưởng do định chế nào đó đảm bảo, civic entitlement là quyền công dân 8 Tự do đang lên sự nối tiếp tập thể: các quyền tự do phổ quát tăng lên từ các sự thỏa dụng chung đến các giá trị đƣợc chia sẻ đến các đảm bảo chung. Tất cả các chƣơng tiếp theo đều có tính kinh nghiệm. Chúng kiểm thử (test) các mệnh đề đƣợc đƣa ra ở Chƣơng 1 sử dụng bằng chứng ngang quốc gia và theo chiều dọc từ WVS và Nghiên cứu các Giá trị Âu châu-European Values Study (EVS). Tại thời điểm viết này, vòng thứ sáu của WVS vẫn trên thực địa nhƣng vẫn chƣa hoàn tất, và dữ liệu sẽ chƣa có sẵn một cách công khai trong hai năm nữa. Vì lý do này, tôi đã quyết định lấy vòng đã hoàn tất cuối cùng của WVS nhƣ điểm kết thúc của sự khảo sát, mà là vòng năm đƣợc tiến hành trong 2005 đến 2008. Dựa vào các dữ liệu này, Chƣơng 2, Xác định những sự Khác biệt, giới thiệu một chỉ số mƣời hai khoản (item) của các giá trị giải phóng. Chỉ số là một số đo súc tích hơn về mặt quan niệm của “các giá trị sống sót đối lại các giá trị tự thể hiện” của Inglehart và Welzel (2005). Trong bối cảnh của một phân tích giao thoa-văn hóa, một câu hỏi then chốt là, liệu các giá trị giải phóng có đo một cấu tạo Tây phƣơng hẹp, không áp dụng đƣợc cho các văn hóa phi-Tây phƣơng hay không. Ngoài ra, các giá trị giải phóng nổi lên nhƣ một kết quả của sự mở rộng các nguồn lực hành động ở bất cứ đâu những sự mở rộng nhƣ vậy xảy ra, bất chấp các truyền thống văn hóa. Trong kiểm thử các lựa chọn thay thế này, tôi xem xét liệu các giá trị giải phóng của nhân dân ở chín mƣơi lăm xã hội quanh thế giới có đƣợc giải thích tốt hơn bởi “tính Tây phƣơng” của các xã hội này hay bởi các nguồn lực hành động của nhân dân của chúng. Hóa ra là các nguồn lực hành động cung cấp một sự giải thích tốt hơn nhiều. Vì thế, các giá trị giải phóng không phải là khái niệm gắn với phƣơng Tây mà là khái niệm đƣợc gây ra bởi sự mở rộng các nguồn lực hành động của nhân dân – nhƣ thang thỏa dụng của các quyền tự do gợi ý. Những phân tích thêm cho thấy rằng các giá trị giải phóng của ngƣời dân tụ thành cụm theo quốc gia, với những sự khác biệt lớn giữa các cụm quốc gia. Phân tích cũng chứng minh bằng tƣ liệu rằng, trong mỗi xã hội, các giá trị giải phóng của ngƣời dân phân bố theo đƣờng hình chuông có một đỉnh xung quanh giá trị trung bình. Vì thế, các số điểm quốc gia về các giá trị giải phóng cho biết mức phổ biến nhất của các giá trị giải phóng của mỗi xã hội. Chúng là một đại diện hợp lệ của trọng tâm của một xã hội khi liên quan đến các lý tƣởng giải phóng. Những sự khác biệt bên trong-xã hội về các giá trị giải phóng dọc theo các tuyến thế hệ, giới, giáo dục, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, và sắc tộc cũng tồn tại. Và chúng cho thấy một hình mẫu có ý nghĩa: trên mỗi tuyến chia tách, nhóm với các nguồn lực hành động lớn hơn nhấn mạnh các giá trị giải phóng nhiều hơn nhóm với ít nguồn lực hơn – lần nữa, nhƣ thang thỏa dụng của các quyền tự do gợi ý. Nhƣ vậy, chúng ta nhận đƣợc một tiểu sử (profile) xã hội của ngƣời mà nhấn mạnh một cách điển hình các giá trị giải phóng. Trong mỗi xã hội, tiểu sử này là nhƣ nhau: là những ngƣời sống trong các điều kiện vật chất tốt hơn và những ngƣời đƣợc giáo dục hơn và đƣợc kết nối rộng hơn – các thuộc tính trong môi trƣờng đô thị, giữa các nhóm tuổi trẻ hơn, và trong các nghề tri thức. Tuy vậy, những sự giống nhau này không làm thuần nhất các giá trị của ngƣời dân ngang các xã hội. Ngƣợc lại, các sự khác biệt quốc gia về các giá trị giải phóng làm còi cọc các khác biệt bên trong-xã hội. Thí dụ, cho dù những ngƣời tốt nghiệp đại học, trong mọi xã hội, là giải phóng hơn một chút so với cƣ dân trung bình, chúng ta thấy cùng những sự khác biệt ngang-quốc gia giữa những ngƣời tốt nghiệp đại học nhƣ chúng ta thấy giữa các cƣ dân trung bình. Lý do cho hình mẫu này là, các giá trị giải phóng của ngƣời dân thể hiện trên cơ sở của các nguồn lực hành động phổ biến nhất trong Dẫn nhập 9 nƣớc họ, và không phải trên cơ sở của các nguồn lực hành động mà họ có thêm trên mức mà hầu hết những ngƣời khác có trong nƣớc họ. Các nguồn lực hành động chung này vẫn khác nhau nhiều giữa các nƣớc. Chƣơng 3, Các Động cơ Nhiều mức-Multilevel Drivers, phân tích các đặc trƣng mức cá nhân và mức xã hội tƣơng tác ra sao trong sự hình thành các giá trị giải phóng. Sử dụng các mô hình nhiều mức phủ khoảng 150.000 cá nhân trong hơn chín mƣơi xã hội, tôi xem xét type nào của các nguồn lực hành động củng cố các giá trị giải phóng của ngƣời dân nhiều hơn: các nguồn lực vật chất, trí tuệ, hay kết nối. Hơn nữa, tôi phân tích liệu các nguồn lực hành động có ý nghĩa nhiều hơn cho phần mà (a) hầu hết ngƣời dân có chung hoặc (b) cho phần mà là duy nhất cho mỗi cá nhân. Tôi thấy hai câu trả lời: (1) các nguồn lực trí tuệ và kết nối củng cố các giá trị giải phóng thậm chí nhiều hơn các nguồn lực vật chất; (2) cho cả ba type nguồn lực, chính phần chung là phần củng cố các giá trị giải phóng nhiều hơn so với các phần duy nhất. Hình mẫu này phản ánh một nguyên lý quan trọng: thang thỏa dụng của các quyền tự do là một chiếc thang của các độ thỏa dụng đƣợc chia sẻ về mặt xã hội hơn là các độ thỏa dụng đơn nhất về mặt cá nhân. Có một chiều kích xã hội dính líu đến ở đây, có thể thấy trong sự đoàn kết nổi lên khi các sự thỏa dụng chung nuôi dƣỡng các hoạt động tập thể trong sự theo đuổi các giá trị chung. Chiều xã hội liên quan đến một hình mẫu nổi bật mà thông thƣờng bị bỏ qua nhƣng nổi lên lại suốt cuốn sách này: sự thụ phấn chéo (cross-fertilization). Sự thụ phấn chéo nghĩa là khuếch đại sự thôi thúc vốn có của một thuộc tính cá nhân qua sự thịnh hành của thuộc tính đó trong xã hội tƣơng ứng. Sự thôi thúc giải phóng của giáo dục là một thí dụ đích đáng: giáo dục có khuynh hƣớng làm cho ngƣời dân có tính giải phóng hơn trong các định hƣớng của họ nhƣng khi nhiều ngƣời hơn trong xã hội đƣợc giáo dục, xu hƣớng này trở nên còn mạnh hơn nữa. Vì thế, những ngƣời có giáo dục cao có tính giải phóng nhiều hơn khi họ đông hơn so với khi họ có ít. Đây là vấn đề của sự thụ phấn chéo xã hội: xu hƣớng vốn có của giáo dục tới giải phóng đƣợc khuếch đại khi nhiều ngƣời với xu hƣớng đó tiếp xúc với nhau. Hiện tƣợng thụ phấn chéo cho một sự thấu hiểu quan trọng: sự thịnh hành xã hội của các giá trị có các hệ quả độc lập với các sở thích cá nhân cho các giá trị này. Các hình mẫu thịnh hành xứng đáng sự xem xét riêng của chúng vì lý do này. Thừa nhận điều này là công khai công nhận văn hóa, bởi vì, với tƣ cách một hiện tƣợng tập thể, văn hóa thể hiện chính xác trong sự thịnh hành của các giá trị. Chƣơng 4, Lần vết Thay đổi, xem xét theo quan điểm động, chứng minh bằng tƣ liệu và giải thích sự thay đổi về các giá trị giải phóng trên thế giới. Sự thay đổi về các giá trị này, khi xảy ra, đƣợc dẫn dắt bởi hai lúc. Thứ nhất, vì các nguồn lực hành động của nhân dân tăng lên qua các thế hệ, các nhóm tuổi trẻ hơn bƣớc vào xã hội với các giá trị giải phóng mạnh hơn các nhóm tuổi già hơn. Điều này đúng cho tất cả các vùng văn hóa của địa cầu, kể cả các xã hội hạ-Sahara, Islamic, và Khổng giáo. Tiếp sau, sự mở rộng liên tục của các nguồn lực hành động nâng cao các giá trị giải phóng của mỗi nhóm tuổi qua thời gian. Dựa vào phát hiện này, một phân tích riêng rẽ xem xét chiều chi phối của tính nhân quả trong các mối quan hệ giữa ba yếu tố của sự trao quyền cho con ngƣời: các nguồn lực hành động, các giá trị giải phóng, và các quyền công dân. Lần đầu tiên, các mối quan hệ mức-xã hội giữa ba yếu tố này đƣợc xem xét theo chiều dọc và theo các chiều ngƣợc lại, sử dụng các mô hình trật tự thời gian dài hạn. Một cách cụ thể, tôi khảo sát mỗi yếu tố xem liệu nó tác động đến sự hiện diện muộn hơn của hai yếu tố khác – độc lập với ảnh hƣởng nó nhận đƣợc từ sự hiện diện sớm hơn của 10 Tự do đang lên các yếu tố này. Các kết quả chứng minh rằng có một chiều chính của tính nhân quả, có tác động từ các nguồn lực hành động đến các giá trị giải phóng đến các quyền công dân. Do các kết quả này, các nguồn lực hành động tạo thành yếu tố đặt nền móng (founding), các giá trị giải phóng thành yếu tố kết nối (linking), và các quyền công dân thành yếu tố hoàn thành (completing) của sự trao quyền cho con ngƣời. Thứ tự nhân quả này xác nhận luận đề trình tự của lý thuyết giải phóng: đầu tiên, giá trị của các quyền tự do tăng lên bởi vì sự thỏa dụng của các quyền tự do đã tăng; rồi, các đảm bảo của các quyền tự do đƣợc xác lập, hay đƣợc thiết lập hiệu quả hơn, bởi vì cả sự thỏa dụng lẫn giá trị của các quyền tự do đã tăng lên. Nói tóm lại, các quyền tự do tăng lên theo chuỗi sự thỏa dụng-giá trị-sự đảm bảo. Các Phần B và C của cuốn sách đảo viễn cảnh. Chúng ta không còn ngó tới các giá trị giải phóng nổi lên ra sao nữa. Thay vào đó, chúng ta xem xét tác động của các giá trị giải phóng. Trong khi Phần B xem xét trong mối quan hệ rộng hơn về sự nổi lên của các giá trị giải phóng truyền vào các xã hội thế nào với một “sức mạnh công dân-civic force” tạo thành vốn xã hội mới, Phần C tập trung vào một trong những hệ quả đặc biệt: dân chủ. Ba thứ làm cho các giá trị giải phóng là một sức mạnh công dân có tính đổi mới. Thứ nhất, các giá trị giải phóng gây cảm hứng cho nhân dân đi theo các động cơ thúc đẩy nội tại của họ hơn là bị kiểm soát từ xa. Thứ hai, sự thôi thúc nội tại đến với sự đồng cảm cho các mối quan tâm chính đáng của những ngƣời khác. Điều này tạo ra một hình thức thân xã hội của chủ nghĩa cá nhân mà coi ngay cả những ngƣời khác xa xôi nhƣ những ngƣời ngang nhau, mà làm cho dễ hơn đối với ngƣời dân để chung sức vì các mối quan tâm chung. Thứ ba, các giá trị giải phóng truyền cho nhân dân một sự thôi thúc mạnh mẽ để hành động vì các mối quan tâm chung. Theo đúng nghĩa đó, các giá trị giải phóng tạo ra vốn xã hội mới. Cùng nhau, các mặt này làm cho các giá trị giải phóng là một sức mạnh công dân cổ vũ ngƣời dân liều mạng và định hình chƣơng trình nghị sự của xã hội của họ. Các Chƣơng 5 đến 7 làm nổi bật mỗi trong các mặt này một cách riêng rẽ. Chƣơng 5, Các Phẩm chất Nội tại, xem xét các giá trị giải phóng ảnh hƣởng thế nào đến các chiến lƣợc sống của ngƣời dân. Vì mục đích này, chúng ta xem xét các giá trị giải phóng biến đổi ra sao các lĩnh vực cuộc sống định hình cảm nhận chung của ngƣời dân về phúc lợi. Giả thiết là, hầu hết ngƣời dân thích đƣợc khá hơn, hơn là bị tồi đi và vì thế tập trung vào các lĩnh vực có tác động mạnh nhất đến phúc lợi chung của họ. Sử dụng các mô hình nhiều mức, tôi thấy rằng các giá trị giải phóng biến đổi các lĩnh vực này rất mạnh. Một cách cụ thể, sự thỏa mãn ngƣời dân nhận đƣợc từ cảm nhận của họ về phúc lợi vật chất giảm nhanh với các giá trị giải phóng tăng lên. Đồng thời, sự thỏa mãn ngƣời dân nhận đƣợc từ cảm nhận của họ về phúc lợi xúc cảm tăng đúng đột ngột thế, dẫn đến một sự lật ngƣợc hoàn toàn trong sự xác định phúc lợi chung. Tôi diễn giải sự lật ngƣợc này nhƣ một sự thay đổi chiến lƣợc từ sự tìm kiếm các điều kiện vật chất tốt hơn sang sự tìm kiếm sự thỏa mãn xúc cảm sâu hơn. Việc này báo hiệu một sự thay đổi từ các chiến lƣợc thâu tóm (acquisition) sang các chiến lƣợc phát đạt (thriving). Sự thay đổi chiến lƣợc này không chấm dứt sự tìm kiếm của ngƣời dân cho những sự thâu tóm vật chất, nhƣng mà bản thân những sự thâu tóm không còn là một mục đích nữa; chúng đƣợc tìm kiếm vì chúng đáp ứng nỗ lực cho sự thỏa mãn xúc cảm. Bất cứ chiến lƣợc nào làm cho ngƣời ta thỏa mãn hơn nếu nó thành công trong trong đạt mục tiêu của nó. Tuy vậy, ngoài sự thành công trong đạt đƣợc mục đích, Dẫn nhập 11 thì loại mục đích mà ngƣời ta nhắm tới là quan trọng. Giữ sự thành công không đổi, các chiến lƣợc phát đạt mang lại nhiều sự thỏa mãn hơn các chiến lƣợc thâu tóm. Tôi chứng minh điều này trong các mô hình nhiều mức mà trong đó cảm nhận chung của một ngƣời trả lời về phúc lợi đƣợc giải thích bằng phúc lợi vật chất và phúc lợi xúc cảm của ngƣời đó, cũng nhƣ bởi các ưu tiên đƣợc đặt lên cả hai loại phúc lợi. Nhƣ đƣợc kỳ vọng, phúc lợi cả vật chất lẫn xúc cảm làm tăng phúc lợi chung. Còn sự ƣu tiên phúc lợi xúc cảm làm tăng phúc lợi chung thêm nữa, sự ƣu tiên phúc lợi vật chất thực sự làm giảm phúc lợi chung. Sự giảm bớt này hầu nhƣ xóa bỏ sự thỏa mãn nhận đƣợc từ bản thân phúc lợi vật chất. Từ quan điểm tiến hóa, lợi thế thƣởng của các chiến lƣợc phát đạt là có tính quyết định. Nó có nghĩa rằng có một nỗ lực vốn có trong sự tồn tại con ngƣời để dỡ bỏ các trở ngại ngăn cản chúng ta khỏi việc đặt ƣu tiên sự thỏa mãn. Các chiến lƣợc thâu tóm – theo một nghĩa tiến hóa – là một công cụ quá độ tới mục đích này. Sự tồn tại con ngƣời đƣợc dẫn dắt để leo lên thang thỏa dụng của các quyền tự do. Những phát hiện của Chƣơng 5 gợi ý rằng các giá trị giải phóng cổ vũ hành vi thân xã hội (pro-social). Lý do là, các chiến lƣợc phát đạt nhắm tới sự thỏa mãn – một cảm giác nằm trong sự tự cam kết mình cho một mục đích cao cả hơn, cho một mục tiêu lớn hơn bản thân mình (Maslow 1988 [1954]). Có thể cho rằng, “những cam kết tự-siêu việt” nhƣ vậy là có lợi về mặt xã hội: chúng thu hút nhân dân vào các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho những ngƣời khác và cho xã hội rộng hơn. Tuy vậy, các giá trị giải phóng tiêu biểu cho một định hƣớng cá nhân chủ nghĩa mạnh mẽ, và chủ nghĩa cá nhân thƣờng đƣợc vẽ chân dung nhƣ một định hƣớng chống xã hội. Điều này gợi ý rằng các giá trị giải phóng cũng là chống xã hội. Chƣơng 6, Chủ nghĩa Cá nhân Tốt lành, đề cập đến các kỳ vọng mâu thuẫn nhau này, xem xét liệu các giá trị giải phóng là chống xã hội hay là thân xã hội. Bằng chứng là thẳng thắn: các giá trị giải phóng tạo thành dạng thân xã hội của chủ nghĩa cá nhân. Một cách cụ thể, tôi chứng minh trong các mô hình nhiều mức rằng cả các sở thích cá nhân cho các giá trị giải phóng và sự thịnh hành xã hội của các giá trị đó ủng hộ (a) các định hướng không ích kỷ gắn với một sự quan tâm đến những ngƣời khác và sự cam kết, (b) sự tin cậy bắc cầu khoan thủng các ranh giới với những ngƣời ngoài, và (c) các định hướng nhân văn coi thƣờng sự phân biệt đối xử nhóm. Lần nữa, có một sự thụ phấn chéo nổi bật của sự thôi thúc thân xã hội của các giá trị giải phóng: các giá trị giải phóng của một ngƣời có một sự thôi thúc thân xã hội lớn hơn khi các giá trị này thịnh hành hơn trong xã hội mà trong đó ngƣời ấy sống. Nhƣ thế, các giá trị giải phóng là một hàng hóa có đi có lại mà các lợi ích của nó nổi lên qua sự công nhận lẫn nhau. Bằng chứng trong Chƣơng 6 xác định phẩm chất các giá trị giải phóng một cách rõ rệt nhƣ một tập thân xã hội của các giá trị. Điều này không có nghĩa rằng phiên bản ích kỷ của chủ nghĩa cá nhân sẽ không tồn tại. Nhƣng đấy không phải là cái các giá trị giải phóng đo lƣờng: chúng đo lƣờng chủ nghĩa cá nhân tốt lành. Chƣơng 7, Hành động Tập thể, xem xét một ý tƣởng khác đƣợc ngụ ý bởi những phát hiện của Chƣơng 5: các giá trị giải phóng có một sự thôi thúc diễn đạt mạnh, cổ vũ ngƣời dân hành động với những ngƣời khác để lên tiếng nêu các yêu sách chung. Lại lần nữa, tôi sử dụng các mô hình nhiều mức, phân tích sự tham gia của 12 Tự do đang lên nhiều trăm ngàn cá nhân từ chín mƣơi xã hội vào các hoạt động phong trào xã hội, bao gồm các kiến nghị, các cuộc tẩy chay, và các cuộc biểu tình. Các hoạt động này là một sự thể hiện chủ yếu của sức mạnh nhân dân: chúng thƣờng xuyên giúp áp đặt nền dân chủ lên các chế độ chuyên quyền, và chúng tạo ra áp lực nhân dân nhƣ một nguồn lâu dài của ảnh hƣởng trong các nền dân chủ chín muồi. Nhƣ các mô hình cho thấy, cả sự nhấn mạnh riêng của một ngƣời lên các giá trị giải phóng và sự thịnh hành của các giá trị này trong xã hội của ngƣời ấy cấp nhiên liệu cho hoạt động phong trào xã hội. Một lần nữa, chúng ta quan sát hiện tƣợng thụ phấn chéo mà là điển hình của các hàng hóa có đi có lại: sự thôi thúc hoạt động của các giá trị giải phóng của một ngƣời là mạnh hơn khi các giá trị giải phóng thịnh hành hơn trong xã hội của ngƣời ấy. Các nhân tố khác mà nghiên cứu trƣớc đã nhận diện nhƣ có ảnh hƣởng, bao gồm các nguồn lực và các quyền hƣởng, chỉ cho thấy một tác động yếu lên hoạt động phong trào xã hội một khi chúng ta tính đến các giá trị giải phóng. Sự thôi thúc hoạt động của các giá trị giải phóng làm tan những sự tắc nghẽn hoạt động tập thể. Sự tham gia vào các hoạt động tập thể thƣờng đƣợc thúc đẩy về mặt phƣơng tiện: lý do để tham gia là mục tiêu của hoạt động, không phải là bản thân hoạt động. Với một sự thúc đẩy thuần túy phƣơng tiện, vấn đề hƣởng khống (freerider problem) là nổi bật: mục tiêu cũng có thể đạt đƣợc mà không có sự tham gia của mình, nên mình không tham gia. Nhƣng nếu bản thân sự cất lên tiếng nói về một yêu sách đƣợc coi trọng chung lại là một giá trị, thì chúng ta đối mặt với một tình hình khác. Động cơ thúc đẩy để tham gia là nội tại trong trƣờng hợp này, chứ không phải mang tính phƣơng tiện. Vì thế vấn đề hƣởng khống tan biến bởi vì, nếu ngƣời ta nhận đƣợc sự thỏa mãn từ sự cùng nhau bày tỏ một yêu sách đƣợc coi trọng, ngƣời ta tham gia cho dù sự tham gia của mình là không cần thiết cho thành công của hoạt động và cho dù hoạt động không chắc thành công. Kiểm thử các lời xác nhận này, tôi xem xét liệu một rủi ro cao của sự đàn áp có làm gián đoạn mối liên kết giữa các giá trị giải phóng và hoạt động phong trào xã hội hay không. Tôi thấy rằng chẳng hề thế. Thay vào đó, tác động đoàn kết của các giá trị giải phóng đƣợc chia sẻ rộng rãi là mạnh đến mức nó dẫn ngƣời dân cất lên tiếng nói của họ, ngay cả trong các tình huống rủi ro cao. Thực ra, điều này giải thích vì sao rủi ro về đàn áp thƣờng là thấp khi các giá trị giải phóng thắng thế. Các các giá trị giải phóng thịnh hành thúc đẩy các hoạt động phong trào xã hội rộng khắp – mà tạo ra áp lực cho các đảm bảo ngăn chặn sự đàn áp. Nói tóm lại, các giá trị giải phóng kích hoạt ngƣời dân để làm cho các yêu sách chung của họ đƣợc lắng nghe. Đây là một nét đặc điểm trao quyền thực sự. Các phát hiện của các Chƣơng 5 đến 7 miêu tả sinh động các giá trị giải phóng nhƣ một sức mạnh công dân gây chấn động tiết lộ các phẩm chất nội tại của một dân cƣ, tiếp sinh khí cho xã hội dân sự, và tái tạo ra vốn xã hội. Rõ ràng, bằng chứng ngụ ý rằng các giá trị giải phóng là một nguồn chính của các áp lực dân chủ hóa từ dƣới lên. Ba chƣơng trong Phần C xem xét ngụ ý này một cách trực tiếp. Từ quan điểm trao quyền cho con ngƣời, dân chủ là quan trọng bởi vì nó cung cấp yếu tố phƣơng tiện của quyền lực nhân dân. Trong chức năng thể chế này, dân chủ gắn kết với hai yếu tố tiền-thể chế của quyền lực nhân dân: các nguồn lực hành động và các giá trị giải phóng. Bởi vì hai yếu tố này là tiền-thể chế, tôi coi chúng nhƣ các tiền đề xã hội của dân chủ. Nhƣ thế, Chƣơng 8, Trao quyền cho nhân dân, cho thấy rằng sự phụ thuộc của dân chủ vào các tiền đề càng hiển nhiên hơn khi sự Dẫn nhập 13 đo lƣờng dân chủ càng tập trung sắc nét hơn đến các định chế thực sự trao quyền cho nhân dân. Giữa các nét đặc tính thể chế khác nhau xác định dân chủ, tôi chọn ra các quyền công dân nhƣ nét đặc điểm trao quyền cho nhân dân trực tiếp nhất. Tôi định nghĩa các quyền công dân nhƣ các đảm bảo cho hoạt động tƣ và công, đảm bảo một cách bình đẳng cho tất cả các cử tri của một xã hội. Các quyền công dân theo nghĩa này tạo thành cả các quyền tự trị cá nhân lẫn các quyền tham gia chính trị. Cái trƣớc cho phép ngƣời dân định hình đời sống riêng tƣ của họ nhƣ họ thích; cái sau cho phép họ làm cho sở thích của họ đƣợc lắng nghe và tính đến trong đời sống công. Tôi kết hợp các số đo về các quyền tự trị cá nhân và các quyền tham gia chính trị thành một chỉ số các quyền công dân-citizen rights index (CRI), sử dụng dữ liệu từ Freedom House và Cingranelli/Richards Human Rights Project. So sánh chỉ số các quyền công dân mới này với sáu số đo đƣợc sử dụng rộng rãi nhất của dân chủ, hóa ra CRI là một số đo nghiêm ngặt hơn: các tính chất dân chủ của hầu hết các xã hội tỏ ra khiêm tốn hơn nhiều theo chỉ số này so với các số đo khác. Gắn với tính khắt khe của CRI là hai nét đặc điểm sâu sắc. Thứ nhất, xu hƣớng dân chủ hóa toàn cầu là có thể thấy nhƣng tỏ ra ít ấn tƣợng trên CRI hơn so với khi ngƣời ta dùng các số đo khác của dân chủ. Tiếp theo, mối liên kết của dân chủ với những sự biểu thị tiền-thể chế của sự trao quyền cho con ngƣời là hiển nhiên với CRI hơn với các số đo thay thế. Cùng nhau, những phát hiện này làm sáng tỏ cái gì đó phần lớn bị bỏ qua trong tài liệu khoa học: sự thể chế hóa quyền lực nhân dân là không dễ bởi vì nó đòi hỏi sự cho phép các phẩm chất trong bối cảnh xã hội của dân chủ – các phẩm chất mà bản thân các định chế không thể tạo ra nhƣng lại phụ thuộc vào. Chƣơng 8 ngụ ý rằng các giá trị giải phóng tăng lên là một lực thúc đẩy đứng sau “cách mạng các quyền” của các thập niên vừa qua. Chƣơng 9, Cách mạng các Quyền, kiểm thử giả thiết này. Nó xem xét liệu các giá trị giải phóng có dẫn đến sự mở rộng các quyền công dân hay ngƣợc lại, hoặc liệu cả hai là do các nguyên nhân “thứ ba” – kể cả sự phát triển kinh tế, sự lây lan từ bên ngoài, và toàn cầu hóa văn hóa – gây ra. Mô hình trật tự thời gian trong Chƣơng 4 gợi ý rồi rằng mũi tên nhân quả chạy từ các giá trị đến các quyền, hơn là ngƣợc lại. Nhƣng, căn cứ vào quy mô thời gian rộng của mô hình này, tôi đã phải dựa vào các số đo đại diện và đã không thể tính đến những sự điều khiển quan trọng. Trong Chƣơng 9, tôi tập trung vào những sự mở rộng quyền của giai đoạn gần đây hơn, sử dụng các số đo trực tiếp của các giá trị và các quyền, và tính đến những sự điều khiển thích đáng. Hơn nữa, sự nhấn mạnh là đến các mối quan hệ động, xem xét liệu sự thay đổi về các giá trị giải phóng có dẫn đến sự thay đổi về các quyền công dân hay ngƣợc lại. Ngoài ra, tôi kiểm tra liệu cả hai có do sự thay đổi về các nguyên nhân thứ ba có vẻ hợp lý gây ra hay không. Giữ các thứ khác không đổi, tôi thấy rằng các giá trị giải phóng tăng lên dẫn đến các quyền mở rộng. Sự mở rộng các quyền, đến lƣợt, có một tác động yếu hơn nhiều lên các giá trị giải phóng tăng lên so với các quyền nhận đƣợc từ các giá trị. Việc này xác nhận, trong viễn cảnh động, luận đề trình tự của lý thuyết giải phóng: các đảm bảo của các quyền tự do là một phản ứng đối với một giá trị đã tăng của các quyền tự do. Hình mẫu này là không chỉ hiển nhiên cho các quyền công dân nói chung mà cả cho các quyền đặc thù-nhóm, nổi bật nhất là các quyền của phụ nữ và những ngƣời đồng tính, song tính, và chuyển giới (LGBT). Những quyền này cũng đã đƣợc mở 14 Tự do đang lên rộng, và các phân tích cho thấy sự mở rộng các quyền này cũng đƣợc dẫn dắt bởi một sự tăng lên đồng thời của các giá trị giải phóng, hơn là các quyền làm cho các giá trị giải phóng tăng lên. Đối với mối quan hệ các giá trị-các quyền, những phát hiện này thiết lập một ƣu tiên nhân quả của văn hóa đối với các định chế – không xác nhận quan điểm nổi tiếng “các định chế trƣớc hết” trong kinh tế học chính trị. Chƣơng 10, Nghịch lý Dân chủ, đề cập đến một trong những câu đố lớn của dân chủ: nghịch lý cùng tồn tại. Nghịch lý này mô tả sự thực rằng các mong muốn bình dân phổ biến cho dân chủ thƣờng xuyên cùng tồn tại với các thiếu sót nghiêm trọng và thậm chí với sự thiếu vắng của dân chủ. Tuy vậy, nếu chúng ta xét đến các giá trị giải phóng định hình thế nào các khát vọng của nhân dân cho dân chủ, thì nghịch lý cùng tồn tại tan biến. Để chứng minh điểm này, sự phân tích tập trung vào một bộ mới của các câu hỏi dân chủ đƣợc đƣa ra thực địa lần đầu tiên trong vòng năm của WVS. Sử dụng các mô hình đa mức để khảo sát các ảnh hƣởng kết hợp mức cá nhân và mức xã hội của các giá trị giải phóng, một phát hiện đáng chú ý đầu tiên là, các giá trị này hầu nhƣ không tác động đến cƣờng độ của khát vọng của nhân dân cho dân chủ. Khát vọng dân chủ có vẻ mạnh ở mọi nơi, cho thấy rất ít sự thay đổi trên thế giới. Nhƣng các giá trị giải phóng có làm thay đổi bản chất của các khát vọng dân chủ của nhân dân. Và chúng làm thế theo một cách kép. Thứ nhất, với các giá trị giải phóng tăng lên, ngƣời dân xác định dân chủ một cách rõ rệt hơn về mặt các đặc điểm khai phóng đảm bảo các quyền tự do phổ quát. Nhƣ thế, khát vọng cho dân chủ trở nên khai phóng hơn với các giá trị giải phóng. Bằng chứng phản đối giả định phổ biến rằng khát vọng của nhân dân cho dân chủ có gốc rễ trong một quan niệm tái phân phối của dân chủ. Thực ra, quan niệm về dân chủ nhƣ một công cụ để tái phân phối thu nhập từ ngƣời giàu sang cho ngƣời nghèo là quan niệm ít phổ biến nhất về dân chủ và không hề thúc đẩy khát vọng của nhân dân cho dân chủ chút nào. Động cơ thúc đẩy mạnh nhất của khát vọng của nhân dân cho dân chủ là quan niệm khai phóng về dân chủ, và quan niệm này đƣợc tăng cƣờng một cách có hệ thống bởi các gía trị giải phóng. Thứ hai, với các giá trị giải phóng tăng lên ngƣời dân đánh giá chất lƣợng dân chủ của xã hội của họ là thiếu sót hơn. Nói cách khác, các đánh giá quần chúng về dân chủ trở nên khó tính hơn. Nhƣ thế, tính bất biến trong cƣờng độ đơn thuần của những khát vọng dân chủ của nhân dân che giấu những sự khác biệt cơ bản trong những kỳ vọng dân chủ của ngƣời dân – mà tăng lên với các giá trị giải phóng. Lần nữa, chúng ta thấy hiện tƣợng thụ phấn chéo theo đó sự thịnh hành xã hội của các giá trị giải phóng nâng cao các sự thôi thúc vốn có của các giá trị này: sự thôi thúc khai phóng và phê phán của các giá trị giải phóng riêng của một cá nhân là lớn hơn khi ngƣời này sống trong một xã hội nơi các giá trị giải phóng thịnh hành hơn. Những phát hiện này có hiệu lực khi ta điều khiển (các biến) xã hội hóa dân chủ và huy động nhận thức. Chắc chắn, cả sự xã hội hóa dân chủ và sự huy động nhận thức cũng làm cho các khát vọng dân chủ của nhân dân khai phóng hơn và phê phán hơn. Nhƣng tác động của các giá trị giải phóng tồn tại độc lập với các nhân tố này và mạnh hơn một cách đáng kể. Vì bản thân sự huy động nhận thức là một yếu tố Dẫn nhập 15 xác định các giá trị giải phóng, tác động của nó lên các định hƣớng dân chủ phần lớn là gián tiếp: sự huy động dân chủ là một sức mạnh dân chủ hóa trong chừng mực nó tăng cƣờng các định hƣớng giải phóng. Để kết luận, cƣờng độ khát vọng cho dân chủ không thay đổi nhiều. Thế nhƣng, bản chất của khát vọng này thay đổi sâu sắc, trở nên khai phóng hơn và phê phán hơn với các giá trị giải phóng tăng lên. Những phát hiện này làm tan biến nghịch lý cùng tồn tại: sự cùng tồn tại thƣờng xuyên của các khát vọng mạnh mẽ cho dân chủ với những thiếu sót nghiêm trọng và thậm chí sự thiếu vắng của nền dân chủ. Trong mỗi trƣờng hợp của sự có vẻ nghịch lý này, khát vọng của nhân dân cho dân chủ bị tách ra khỏi định hƣớng phê phán khai phóng mà các giá trị giải phóng tạo ra. Những khát vọng bị tách ra nhƣ vậy không phải là nguồn áp lực để thiết lập hay để cải thiện dân chủ. Vì thế các khát vọng bị tách ra dễ dàng cùng tồn tại với nền dân chủ thiếu sót và thiếu vắng. Hai Chƣơng của phần D mở rộng viễn cảnh, làm sáng tỏ vai trò của các giá trị giải phóng từ quan điểm rộng nhất có thể: nền văn minh con ngƣời. Chƣơng 11, sự Định hƣớng lại của Nền văn minh, xem xét vai trò của quyền lực nhân dân và sự giải phóng con ngƣời trong quá trình văn minh. Tôi cho rằng sự trao quyền cho con ngƣời đã trở thành chủ đề hàng đầu của quá trình văn minh rất muộn trong lịch sử, phân ranh một sự gián đoạn nổi bật: sự Định hƣớng lại Vĩ đại. Sự Định hƣớng lại Vĩ đại đánh dấu một sự quay chiều đột ngột mà trong đó nền văn minh chuyển động, từ sự hoàn thiện việc bóc lột con ngƣời sang đề cao sự trao quyền cho con ngƣời. Việc này đã không xảy ra cho đến khi “sự Nổi lên của Tây Đại tây dƣơng” tới sự thống trị toàn cầu vào khoảng năm 1450–1500. So với các nền văn minh châu Âu Địa Trung Hải, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa và Mỹ indian, thì Tây Đại Tây dƣơng đã là một nền văn minh đến muộn. Thế nhƣng, nó là nền văn minh đầu tiên đạt giai đoạn chín muồi của đô thị hóa ở trong vùng mà tôi gọi là vùng CW (nƣớc mát). Nền văn minh tiếp theo trong một vùng CW đạt giai đoạn đô thị hóa chín muồi đã là Nhật Bản: nó đã đạt giai đoạn này vào khoảng năm 1600 vào đầu thời kỳ Tokugawa. Việc đạt giai đoạn đô thị chín muồi của nền văn minh trong vùng CW đến với một nét đặc điểm riêng mà mọi nền văn minh đô thị khác đã thiếu: sự tự trị nước, tức là, sự tiếp cận dễ dàng, bình đẳng và lâu dài đến các nguồn nƣớc cho mọi cá nhân trong một vùng lãnh thổ. Sự tự trị nƣớc xóa bỏ một con đƣờng lịch sử đến chế độ chuyên quyền trong các xã hội nông nghiệp: sự cung cấp nƣớc bị kiểm soát tập trung. Làm cho các cử tri độc lập hơn với các chúa tể của họ, sự tự trị nƣớc làm tăng nhanh các sự tự trị dẫn xuất một khi các thị trƣờng đô thị nổi lên – kể cả sự tự trị về tiếp cận thị trƣờng, sử dụng tài sản, kiếm lời, và phân bổ kỹ năng. Các sự tự trị sinh tồn này đặt những ngƣời hƣởng lợi của chúng lên nấc cao hơn trên thang thỏa dụng của các quyền tự do, tập trung sự chú ý của họ vào các quyền hƣởng. Hạt giống tinh thần giải phóng nằm ở đây. Mệnh đề này tạo thành luận đề nguồn của lý thuyết giải phóng của tôi. Sử dụng các dữ liệu khí hậu từ Gallup, Mellinger, và Sachs (2010), tôi tạo ra một chỉ số đo sự hiện diện của điều kiện CW trong mỗi xã hội của thế giới. Chỉ số CW (CWI) tƣơng quan rất mạnh với các chỉ báo của tất cả ba yếu tố của sự trao quyền cho con ngƣời, từ các nguồn lực hành động đến các giá trị giải phóng đến các quyền công dân. Quả thực, dân cƣ của các xã hội tiên tiến nhất trên địa cầu tập 16 Tự do đang lên trung trong các vùng với các điểm số cao nhất của thế giới về CWI, bao gồm Tây Bắc châu Âu, các vùng duyên hải của Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nam Australia, và New Zealand. Tuy vậy, các vùng này đã không luôn luôn tiên tiến hơn. Hoàn toàn ngƣợc lại, nền văn minh đã chín muồi đặc biệt chậm ở các vùng với các số điểm CW cao, nếu đã hề chín muồi chút nào. Trƣớc khi điều đó xảy ra, sự trao quyền cho con ngƣời đã chẳng hề là một nét đặc trƣng của nền văn minh, không ngay cả ở các nền văn minh tiên tiến nhất. Vì thế, trƣớc sự nổi lên của Tây Đại tây dƣơng vào khoảng 1500, đã không có sự tƣơng quan nào giữa sự trao quyền cho con ngƣời và điều kiện CW giữa các xã hội quanh thế giới. Điều này đƣợc cho thấy bằng sử dụng các ƣớc lƣợng lịch sử về thu nhập đầu ngƣời từ Maddison (2007) nhƣ một đại diện (proxy) cho sự trao quyền cho con ngƣời. Khi Tây Đại tây dƣơng đạt sự đô thị hóa tiền công nghiệp, nó đã có các điểm số CWI cao nhất giữa tất cả các nền văn minh đô thị chín muồi của Eurasia (Đại lục Âu-Á) và Mỹ indian, chỉ Nhật bản sánh đƣợc – mà đã không phải là ngẫu nhiên, Nhật Bản là xã hội đầu tiên bắt chƣớc sự cất cánh Tây phƣơng. Bên ngoài Âu Á, cũng đã có các vùng với các điểm số CWI cao: các khu vực duyên hải của Bắc Mỹ, miền nam của Nam Mỹ, Nam Australia, và New Zealand. Tuy vậy, bởi vì khoảng cách di cƣ của chúng từ gốc của loài ngƣời ở Đông Phi, các khu vực này đã là giữa các vùng đƣợc con ngƣời hiện đại định cƣ chậm nhất. Hơn nữa, các dân cƣ này đã bị rời khỏi nhau và bị cắt rời khỏi khối các nền văn minh ở Âu-Á. Sự cô lập này đã che chở các vùng CW phi-Âu-Á khỏi sự khuếch tán của nền văn minh đô thị. Quả thực, nền văn minh đô thị đã đƣợc sự định cƣ Âu châu nhập khẩu vào tất cả các vùng CW bên ngoài Âu-Á. Bên trong Âu-Á, Tây Âu và Nhật Bản đã có các khoảng cách lớn nhất từ các trung tâm ban đầu của nền văn minh ở Trung Đông và Ấn Độ. Nông nghiệp thâm canh và đô thị hóa cuối cùng đã đến đó nhƣng đã đến muộn hơn đáng kể so với các trung tâm sớm hơn của nền văn minh. Tuy vậy, một khi điều đó đã xảy ra, các độ thỏa dụng mà một mức độ cao hơn của sự tự trị nƣớc ban cho các quyền tự do đã nhanh chóng đơm hoa kết quả, và quá trình trao quyền cho con ngƣời bắt đầu. Trong thời kỳ thuộc địa, các xã hội Tây phƣơng đã dựng lên một trật tự thế giới bảo tồn các lợi lộc của sự trao quyền cho con ngƣời cho nhân dân Tây phƣơng. Kể từ giai đoạn phi thực dân hóa, sự độc quyền Tây phƣơng về trao quyền cho con ngƣời xói mòn đi. Sự toàn cầu hóa đang diễn ra làm tăng tốc sự xói mòn này. Sự tích tụ toàn cầu các kinh nghiệm và tri thức con ngƣời cho loài chúng ta cơ hội để giải phóng sự học liên văn hóa khỏi những sự giam hãm của địa lý. Nhƣ thế, phân tích của tôi cho thấy rằng các tƣơng quan của sự trao quyền cho con ngƣời với các số điểm CWI của các xã hội giảm đi kể từ 1980 và rằng sự toàn cầu hóa tiến tới chịu trách nhiệm về việc đó. Toàn cầu hóa giúp các xã hội bất lợi về môi trƣờng khắc phục sự bất lợi của họ, và bản thân sự trao quyền cho con ngƣời bắt đầu toàn cầu hóa. Chứng cớ này ủng hộ luận đề lây lan (contagion thesis) của lý thuyết của tôi về giải phóng. Luận đề cho rằng, nếu có cơ hội, sự cố gắng con ngƣời tự hƣớng mình đến sự trao quyền nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Đấy là vì sao sự toàn cầu hóa làm cho sự trao quyền cho con ngƣời lây lan: đục thủng sự ngu dốt của ngƣời dân, nó cho họ một cơ hội để thấy ngƣời dân sống sung túc và tự do thế nào ở nơi khác và dẫn chiếu đến các thành tựu này nhƣ một sự biện minh để động viên cho sự thay đổi ở địa phƣơng của chính họ. . Dẫn nhập 17 Mỉa mai thay, vào lúc khi sự trao quyền cho con ngƣời bắt đầu toàn cầu hóa, chính thành công của quá trình này đe dọa hủy hoại nền tảng của chính nó. Việc toàn cầu hóa sự trao quyền cho con ngƣời đẩy nền văn minh đến các ranh giới hành tinh của tính bền vững của nó. Tuy vậy, quá trình trao quyền cho con ngƣời đặt ra thách thức bền vững cũng nhiều nhƣ mức nó giữ chìa khóa cho lời giải của nó. Kết luận này đúng vì hai lý do. Thứ nhất, để đối phó với thách thức tính bền vững, cần nhiều tri thức hơn về các công nghệ bền vững và sự trao quyền cho con ngƣời kết nối mật thiết với sự tiến bộ công nghệ. Thứ hai, để huy động sự ủng hộ quần chúng cho các chính sách bền vững, cần đến nhận thức công chúng về thách thức tính bền vững và sự sẵn sàng để đóng góp cho giải pháp của nó. Đấy là nơi các giá trị giải phóng là có ích. Nhƣ Chƣơng 12, Thách thức Tính bền vững (Sustainability Challenge), cho thấy, các giá trị giải phóng khép lỗ hổng nhận thức-ứng xử lại: với các giá trị giải phóng mạnh hơn, nhận thức sinh thái học của ngƣời dân chuyển dễ dàng hơn thành chủ nghĩa tích cực môi trƣờng. Điều này cho phép một viễn cảnh tƣơng đối lạc quan về sự ủng hộ công chúng của một sự đổi hƣớng chính sách sinh thái. Nhìn chung, phát hiện cuối này tập hợp một khối bằng chứng phong phú, minh họa tầm quan trọng của các giá trị giải phóng cho tƣơng lai của nền văn minh con ngƣời từ các góc cạnh đa dạng. Cuối cùng, phần Kết luận gom nghiên cứu này lại vào năm đoạn. Đoạn 1 tóm tắt các phát hiện chủ yếu của các chƣơng khác nhau, đƣợc minh họa bằng một bảng tóm tắt trong Hình C.1. Đoạn 2 phác họa các ngụ ý chính của các phát hiện chủ chốt cho nền dân chủ. Đoạn 3 liên kết thang thỏa dụng của các quyền tự do mà trên đó lý thuyết của tôi đƣợc xây dựng với các khái niệm quan trọng khác, bao gồm tháp nhu cầu của con ngƣời, tính an toàn sinh tồn, và vốn xã hội. Đoạn 4 cho rằng các giá trị giải phóng tăng lên biểu thị sự tiến bộ đạo đức của loài ngƣời. Đoạn cuối cung cấp một sự trình bày lại cô đọng của lý thuyết giải phóng. Tôi muốn nhắc các bạn đọc lần nữa rằng đi cùng cuốn sách là một Phụ lục sâu rộng, sẵn có online tại www.cambridge.org/welzel. Phụ lục làm rõ các thủ tục đo lƣờng, kể cả các phân tích bổ sung, và cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu lặp lại. Đoạn cuối của Dẫn nhập này mô tả các sơ đồ mà tôi sử dụng suốt phần còn lại của cuốn sách để phân hạng các xã hội quanh thế giới. 3. CÁC SƠ ĐỒ ĐỂ PHÂN HẠNG CÁC XÃ HỘI QUANH THẾ GIỚI Khung khổ trao quyền cho con ngƣời tập trung vào ba yếu tố: các nguồn lực hành động trong lĩnh vực các năng lực của ngƣời dân, các giá trị giải phóng trong lĩnh vực các động cơ thúc đẩy của họ, và các quyền công dân trong lĩnh vực các đảm bảo của họ. Trong ba yếu tố này, các giá trị giải phóng là phức tạp nhất để đo lƣờng, mặc dù sự cố gắng là bõ công, nhƣ chúng ta sẽ thấy. Bây giờ, chúng ta tập trung vào các yếu tố dễ quan sát hơn của sự trao quyền cho con ngƣời, các nguồn lực hành động và các quyền công dân, và phân loại các xã hội theo các tuyến này. Những sự phân loại này là hữu ích để cho chúng ta sự thấu hiểu nào đó khi mô tả sự biến đổi về các giá trị giải phóng ngang-các nƣớc. 18 Tự do đang lên 3.1 Các Giai đoạn của Sự trao quyền cho con người Các xã hội tiên tiến nhất về công nghệ ngày nay tự cung cấp đầu vào trí tuệ từ các mảng rộng của dân cƣ của chúng (Bell 1973; Toffler 1990; Florida 2002; Baker 2007). Nhƣ thế, sự tiến bộ công nghệ trên quy mô lớn3ngụ ý rằng ngƣời dân thƣờng có sẵn các nguồn lực trí tuệ (intellectual resource). Các nguồn lực này đƣợc cung cấp bởi sự giáo dục phổ biến và sự tiếp cận rộng tới thông tin. Sự tiến bộ công nghệ cũng ngụ ý rằng ngƣời dân thƣờng có các nguồn lực vật chất (material resource). Các công nghệ cung cấp các công cụ và thiết bị làm nhẹ nhàng cuộc sống của ngƣời dân. Chúng cũng tăng cƣờng năng suất của ngƣời dân, cho nên công việc của họ mang lại thu nhập cao hơn. Ngoài ra, sự tiến bộ công nghệ ngụ ý rằng ngƣời dân thƣờng có tiếp cận đến các nguồn lực kết nối (connective resource). Các công nghệ giao thông và truyền thông cho phép ngƣời dân kết nối với những ngƣời khác có ý kiến giống nhau và để điều phối các hoạt động của họ cho một mục đích chung. Toàn bộ ba loại nguồn lực – vật chất, trí tuệ, kết nối – là các nguồn lực hành động: sự sẵn có để dùng của chúng mở rộng phạm vi của các hoạt động mà ngƣời dân có thể tùy ý theo đuổi. Cả ba loại nguồn lực hành động mở rộng với sự tiến bộ công nghệ của một xã hội, làm tăng nhanh các xã hội với ngƣời dân đƣợc trang bị, có kỹ năng, và đƣợc kết nối tốt hơn. Để đo sự tiến bộ công nghệ của một xã hội, tôi sử dụng chỉ số trí tuệ (knowledge index-KI) của World Bank (Ngân hàng Thế giới), mà có sẵn trực tuyến tại http://info.worldbank.org/ etools/kam2/KAM_page5.asp. Cho bây giờ, tôi sử dụng số đo từ 1995 bởi vì năm này là bắt đầu của thời kỳ mà trên đó chúng ta sẽ có cái nhìn đầu tiên vào các giá trị giải phóng. KI là một số đo tóm tắt của năng suất khoa học trên đầu ngƣời của một xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông của nó, và mức giáo dục của nó nhƣ đƣợc nêu chi tiết trong Phụ lục I-Appendix I (www.cambridge.org/welzel). Tôi “chuẩn hóa” điểm số chỉ số thành một dải từ tối thiểu 0 đến tối đa 1.0 và từ nay về sau gọi nó là chỉ số tiến bộ công nghệ. Dùng chỉ số này, tôi chia các xã hội thành ba hạng rộng: 1. Các Nền kinh tế Truyền thống: các xã hội thuộc loại này có điểm số trong một phần ba dƣới của chỉ số tiến bộ công nghệ, tức là, dƣới điểm chỉ số 0.33. Các xã hội ở một mức thấp nhƣ vậy của sự tiến bộ công nghệ thƣờng sử dụng đa số sức lao động trong khu vực nông nghiệp. Ở nơi điều này không phải thế, các xã hội công nghệ thấp thƣờng là các nền kinh tế xuất khẩu dầu. Chúng chia sẻ với các nền kinh tế nông nghiệp một sự tập trung vào tô (rent) từ các tài sản cố định. Cụ thể là đất và dầu, mà duy trì các cấu trúc xã hội kinh tế truyền thống. 2. Các Nền kinh tế Công nghiệp: các xã hội thuộc loại này có điểm số trong phần giữa của chỉ số tiến bộ công nghệ, tức là, giữa điểm chỉ số 0.33 và 0.66. Hầu hết các xã hội ở mức tiến bộ công nghệ trung bình sử dụng đa số lực lƣợng lao động trong khu vực công nghiệp. 3. Các Nền kinh tế Tri thức: các xã hội thuộc loại này có điểm số trong phần ba trên của chỉ số tiến bộ công nghệ, tức là, trên điểm chỉ số 0.66. Tất cả các 3Sự định tính “quy mô lớn-massscale” có ý định để cho biết sự phát triển của các công nghệ đƣợc dùng bởi các mảng rộng của dân cƣ, chứ không chỉ bởi các elite. Dẫn nhập 19 xã hội công nghệ cao này sử dụng đa số lao động trong khu vực tri thức. Lần nữa, sự tiến bộ công nghệ kéo theo các nguồn lực trí tuệ, vật chất, và kết nối phổ biến hơn. Cùng nhau, ba loại nguồn lực hành động này nâng cao các năng lực của ngƣời dân để theo đuổi các mục tiêu riêng và chung của họ. Vì thế, ngƣời dân có khả năng hơn để thực hiện các quyền tự do trong các nền kinh tế công nghiệp so với trong các nền kinh tế truyền thống và có khả năng hơn trong nền kinh tế tri thức so với trong nền kinh tế công nghiệp. Bên cạnh sự tiến bộ công nghệ, thành tựu dân chủ là một yếu tố then chốt khác của sự trao quyền cho con ngƣời. Trong khi sự tiến bộ công nghệ trao quyền cho nhân dân ở mức các năng lực của họ, thành tựu dân chủ trao quyền cho họ ở mức các bảo đảm (guarantees) của họ. Để đo thành tựu dân chủ, tôi sử dụng một chỉ số các quyền công dân mới, mà đƣợc thảo luận và xem xét chi tiết trong Chƣơng 8. Chỉ số sử dụng đánh giá của Freedom House về các quyền tự do dân sự và chính trị của một xã hội (Freedom House 2012) nhƣng làm giàu thông tin này với các đánh giá thành tích các quyền con ngƣời của một xã hội từ Dự án Dữ liệu Quyền Con ngƣời-Human Rights Data Project (Cingranelli & Richards 1999, 2010). Các đánh giá này đƣợc kết hợp thành chỉ số các quyền công dân (citizens rights index-CRI) với một tổi thiểu 0, khi không một quyền duy nhất nào đƣợc đảm bảo hoặc bởi luật hay trong thực tiễn, đến một tối đa 1,0, khi mọi quyền đƣợc đảm bảo cả trong luật lẫn trong thực tiễn. Dựa trên các dữ liệu này, tôi phân biệt ba mức của thành tựu dân chủ: 1. Các chế độ phi dân chủ có điểm số trong phần ba dƣới của CRI, từ 0 đến 0.33 điểm. Bởi vì các xã hội này từ chối nhiều quyền công dân hơn chúng ban cho, chúng là khá phi dân chủ. 2. Các chế độ lai có điểm số trong phần giữa của chỉ số, từ 0.33 đến 0.66 điểm. Bởi vì các xã hội này không tới vùng hoặc từ chối hay ban cho của CRI, chúng không là dân chủ cũng chẳng phi dân chủ. 3. Các nền dân chủ có điểm số trong phần ba trên của CRI, từ 0.66 đến 1.00 điểm. Bởi vì các xã hội này ban nhiều hơn từ chối, chúng là khá dân chủ. Nếu sự trao quyền cho con ngƣời là một hiện tƣợng cố kết, nó hội tụ trên các miền năng lực và bảo đảm. Trong trƣờng hợp này, các xã hội phải hợp trên ba hạng của sự tiến bộ công nghệ và thành tựu dân chủ, cho thấy sự tiến bộ tƣơng đƣơng trên các miền năng lực và bảo đảm của sự trao quyền cho con ngƣời. Bảng I.1 miêu tả về mặt quan niệm sự tƣơng ứng này sẽ nhìn giống thế nào. Bảng I.2 cho thấy các xã hội thực sự phân bố ra sao trên các hạng trong sự tiến bộ công nghệ và thành tựu dân chủ. Bảng bị hạn chế cho mẫu của chín mƣơi lăm xã hội đƣợc khảo sát chí ít một lần bởi WVS hay EVS. Tôi giới hạn sự tổng quan ở các xã hội này bởi vì đối tƣợng nghiên cứu chính của tôi – các giá trị giải phóng – chỉ đƣợc đo tại chín mƣơi lăm xã hội này. 20 Tự do đang lên BẢNG I.1 Các Giai đoạn của sự Trao quyền cho con người trên các lĩnh vực Năng lực và Bảo đảm. CÁC BẢO ĐẢM Rộng (Các nền dân chủ) CÁC Yếu (các nền Hẹp (Các chế độ phi dân chủ) Con ngƣời Vừa (Các chế độ lai) kinh tế truyền thống) NĂNG Vừa (các nền đau khổ Thấp vừa phải [Nghịch lý] Con ngƣời kinh tế công nghiệp) LỰC Mạnh (các nền Thấp vừa phải vật lộn Cao vừa phải Con ngƣời kinh tế tri thức) [Nghịch lý] Cao vừa phải phát đạt Độ bóng xám tƣợng trƣng cho sự hợp lẽ (likelihood) của trƣờng hợp đƣợc thấy, với bóng đậm hơn biểu thị một likelihood cao hơn. Tuy vậy, đây không phải là một hạn chế quá nhiều bởi vì chín mƣơi lăm xã hội này trải khắp địa cầu, bao gồm các dân cƣ đông nhất và các nền kinh tế lớn nhất từ mỗi khu vực thế giới, và bao phủ toàn bộ sự biến đổi mà tồn tại đối với các giai đoạn của sự trao quyền cho con ngƣời, trải toàn bộ dải từ Rwanda đến Thụy Điển.4 Bảng I.2 cho thấy sự tiến bộ công nghệ và thành tựu dân chủ quả thực có tƣơng ứng với nhau, đại diện cùng giai đoạn trao quyền cho con ngƣời trong các miền năng lực và bảo đảm. Trong miền năng lực, các nền kinh tế truyền thống đại diện giai đoạn thấp của sự trao quyền cho con ngƣời. Trong miền bảo đảm, các chế độ phi dân chủ đại diện giai đoạn này. Vì thế, hai thứ hợp sát nhau: với sự ngoại lệ của Ấn Độ, Mali, và Zambia, tất cả các nền kinh tế truyền thống là các chế độ phi dân chủ. Ngay cả tính đến ba ngoại lệ này, không một nền kinh tế truyền thống duy nhất nào là nền dân chủ theo nghĩa thực sự của từ, ngay cả Ấn Độ cũng không.5 Một giai đoạn giữa 4 Khi chúng ta dùng khảo sát sẵn có gần đây nhất từ mỗi trong chín mƣơi lăm xã hội của chúng ta, chúng ta phủ một thời kỳ khảo sát từ 1995 đến 2005. Để đặt số đo tiến bộ công nghệ và thành tựu dân chủ tại sự bắt đầu của giai đoạn này, tôi dùng các số đo từ 1995. Về thành tựu dân chủ, tôi lấy trung bình số đo của năm năm trƣớc thời kỳ khảo sát để làm nhẵn các thăng giáng cá biệt đối với năm 1995. Việc này là không cần thiết trong trƣờng hợp tiến bộ công nghệ bởi vì hầu nhƣ đã chẳng bao giờ xảy ra rằng một xã hội có sự thay đổi rõ rệt về tiến bộ công nghệ từ một năm sang năm tiếp. Với thành tựu dân chủ, lại thƣờng xuyên hơn vậy: một sự thay đổi chế độ có thể chuyển thành tựu dân chủ trong ngày một ngày hai theo nghĩa đen. 5 Dƣới một định nghĩa bầu cử nghiêm ngặt của dân chủ, ta phải phân loại Ấn Độ nhƣ một nền dân chủ bởi vì nó tổ chức các cuộc bầu cử cạnh tranh mà trong đó đối lập có cơ hội để thắng. Tuy vậy, quan điểm về sự trao quyền cho con ngƣời yêu cầu một định nghĩa khai phóng đích thực thay cho bầu cử đơn thuần của dân chủ. Một định nghĩa nhƣ vậy phải tính đến những sự vi phạm các quyền công dân. Nếu ta làm vậy, Ấn Độ có số điểm ở dải giữa của các quyền công dân đƣợc tôn trọng thực sự, nhƣ Chƣơng 8 sẽ cung cấp tƣ liệu. Việc này đặt Ấn Độ giữa các chế độ với những thiếu sót nghiêm trọng về các chất lƣợng mà biểu thị mức mà các định chế dân chủ hình thức thỏa mãn mục đích trao quyền của chúng. Bởi vì các thiếu sót nhƣ vậy, tờ The Economist (2007) phân loại Ấn Độ nhƣ một “nền dân chủ thiếu sót” (cho một thảo luận chi tiết hơn về các trƣờng hợp giống Ấn Độ và Singapore, xem Alexander and Welzel 2010). BẢNG I.2 Sự tiến bộ công nghệ và Thành tựu Dân chủ trong giữa các năm-1990s (chín mươi lăm xã hội được phủ bởi the World Value Surveys/ European Values Surveys). Mức Thành tựu Dân chủ 1990-1995 Các chế độ phi dân chủ Các chế độ lai Các nền dân chủ Algeria, Azerbaijan., Bangladesh, Burkina Faso, Ghana, Guatemala, (N = 0) Mức Các nền kinh tế truyền thống Indonesia, Iran, Iraq, Nigeria, Pakistan, Rwanda, Saudi Arabia, Tanzania, Uganda, Venezuela, Vietnam, Zimbabwe (N = 18) Albania, Armenia, Belarus, Bosnia, Ấn Độ, Mali, Zambia (N = 3) Brazil, Chile, Dominican Republic, Tiến bộ Công nghệ 1995 Các nền kinh tế công nghiệp Các nền kinh tế tri thức Trung Quốc, Colombia, Egypt, Georgia, Jordan, Kyrgyzstan, Malaysia, Mexico, Morocco, Peru, Nga, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine (N=18) Singapore, Hong Kong (N=2) El Salvador, Latvia, Lithuania, Macedonia, Moldova, Philippines, Romania, Thái Lan (N = 11) Argentina, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Estonia, H y L ạ p , Israel, Hàn Quốc, Đài Loan (N = 9) Nam Phi, Trinidad-Tobago (N = 2) Andorra, Australia, Áo, Bỉ, Canada, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức (Đông/Tây), Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Italy, Nhật Bản, Luxemburg, Malta, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vƣơng quốc Anh, Hoa Kỳ, Uruguay (N = 32) Sự biến thiên gối nhau giữa sự tiến bộ công nghệ và thành tựu dân chủ là 52 phần trăm. Mẫu từ Ethiopia bị loại ra bởi vì chất lƣợng dữ liệu thiếu; Cho Bắc Ireland và Montenegro, thiếu dữ liệu về sự tiến bộ công nghệ. Mức tiến bộ công nghệ của Andorra, Iraq, Malta, và Hong Kong cho 1995 đƣợc ƣớc lƣợng từ dữ liệu muộn hơn. 22 Tự do đang lên của sự trao quyền cho con ngƣời trong chiều năng lực đƣợc đại diện bởi các nền kinh tế công nghiệp. Trong chiều bảo đảm, các chế độ lai đại diện giai đoạn này. Vì vậy, chúng ta thấy số lớn nhất các chế độ lai trong các nền kinh tế công nghiệp. Cuối cùng, một giai đoạn cao của sự trao quyền cho con ngƣời đƣợc đại diện bởi các nền kinh tế tri thức trong chiều năng lực và bởi các nền dân chủ trong chiều bảo đảm. Nhƣ thế, hai hạng hợp nhau: với sự ngoại lệ của Trinidad-Tobago và Nam Phi, tất cả các nền dân chủ là các nền kinh tế tri thức. Ngƣợc lại, Singapore6và Hong Kong là các nền kinh tế tri thức duy nhất là các chế độ phi dân chủ. Trong hai xã hội này, Hong Kong sẽ có khả năng nhất để là dân chủ nếu giả nhƣ nó có sự tự trị chính trị. Sự tƣơng ứng giữa sự tiến bộ công nghệ và thành tựu dân chủ gợi ý để tích hợp hai miền này thành một sơ đồ duy nhất của sự trao quyền cho con ngƣời, nhƣ đƣợc trình bày sơ trong Bảng I.1. Cho nên, ta có thể mô tả thân phận con ngƣời của các xã hội nhƣ: 1. Đau khổ khi các năng lực của nhân dân là yếu và các bảo đảm của họ là hẹp; 2. Vật lộn khi các năng lực và các bảo đảm là trung bình; và 3. Phát đạt khi các năng lực là mạnh và các bảo đảm là rộng. Những sự kết hợp không nhất quán của các năng lực và các bảo đảm miêu tả các điều kiện trung gian. Bảng I.3 cho thấy xã hội nào thuộc loại nào. Bảng I.3 không chỉ phân loại các xã hội theo các tiêu chuẩn trao quyền cho con ngƣời; nó cũng sắp đặt chúng vào các vùng văn hóa. Các học giả xuất chúng tin rằng tƣ cách thành viên vùng văn hóa của một xã hội có ảnh hƣởng lớn lên sự phát triển của nó (Toynbee 1974 [1946]; Eisenstadt 2003 [1988]; Huntington 1996; Inglehart & Baker 2000). Các vùng văn hóa là các thực thể siêu quốc gia. Chúng nhóm các xã hội mà đƣợc định hình bởi cùng các lực lƣợng lịch sử – nổi bật nhất là các đế chế, các tôn giáo, và những sự di dân. Các xã hội thuộc cùng vùng văn hóa thƣờng chia sẻ các đặc trƣng kinh tế, văn hóa, và thể chế giống nhau, và chúng coi nhau nhƣ các thành viên của cùng “gia đình các quốc gia” (Castles 1993). Huntington (1996) mô tả đặc trƣng các vùng văn hóa nhƣ “các nền văn minh” riêng biệt chia loài ngƣời thành các vũ trụ song song với không cây cầu bản sắc nào giữa chúng. Nếu dấu vết của các vùng văn hóa quả thực sâu nhƣ nhiều tác giả gợi ý, thì nó phải có thể thấy trong các giai đoạn trao quyền cho con ngƣời của các xã hội. Vì thế, chúng ta bị rủi ro bỏ qua một lực lƣợng chính định hình sự trao quyền cho con ngƣời nếu chúng ta không sử dụng một sự phân hạng hợp lý của các vùng văn hóa toàn cầu. Các đoạn tiếp theo mô tả sơ đồ vùng văn hóa đƣợc dùng suốt cuốn sách này. Sơ đồ có ý định chọn ra vài hình mẫu khu biệt nhất của lịch sử nhà nƣớc toàn cầu. 6 Giống các nền quân chủ xuất khẩu dầu, Singapore là một trƣờng hợp nổi bật nằm ngoài mối quan hệ mặt khác tích cực giữa sự phát triển và dân chủ. Một nét chung của các trƣờng hợp nằm ngoài (outlier) là sự thực rằng các khoản thu nhập nhà nƣớc không nhận đƣợc từ sự đánh thuế các công dân nhƣ thông thƣờng và các suất thuế đó nói chung là rất thấp trong khi các phúc lợi nhà nƣớc lại khá hào phóng. Điều này miễn cho các nền kinh tế này khỏi logic “không có đánh thuế nào mà không có sự đại diện” ủng hộ dân chủ (cf. Verweij & Pelizzo 2009; Conrad & DeMeritt 2013). BẢNG I.3 Các vùng văn hóa và các Giai đoạn Trao quyền cho con ngƣời (cho chín mƣơi lăm xã hội đƣợc phủ bởi World Values Surveys/European Values Study). CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ TRAO QUYỀN CHO CON NGƢỜI Giai đoạn Đau khổ Giai đoạn Vật lộn Giai đoạn Phát đạt VÙNG VĂN HÓA Thấp Một chút-Thấp Một chút Một chút-Cao Đông Islamic Đông Indic Algeria, Iran, Iraq, Saudi Arabia Bangladesh, Indonesia, Pakistan Ai Cập, Jordan, Morocco, Thổ Nhĩ Kỳ Ấn Độ, Malaysia Philippines, Singapore, Thái Lan Đông Sinic Việt Nam Trung Quốc Hong Kong Hàn Quốc, Đài Loan Nhật Bản Đông Chính thống Azerbaijan Albania, Armenia, Belarus, Bosnia, Georgia, Kyrgyzstan., Nga, Serbia, Ukraine Macedonia, Moldova, Romania Bulgaria Tây Cổ Cyprus, Hy Lạp, IsraelAndorra, Áo, Bỉ, Estonia, Pháp, Ireland Italy, Luxemburg, Malta, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Tây Cải cách Đan Mạch, Phần Lan, Tây Đức, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vƣơng quốc Anh VÙNG VĂN HÓA BẢNG I.3 (tiếp) CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ TRAO QUYỀN CHO CON NGƢỜI Giai đoạn Đau khổ Giai đoạn Vật lộn Giai đoạn Phát đạt Thấp Một chút-Thấp Một chút Một chút-Cao Tây Mới Australia, Canada, New Zealand, Hoa Kỳ Tây Trở lại Croatia, Latvia, Lithuania Estonia Cộng hòa Czech, Đông Đức, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia Phi châu hạ Sahara Burkina Faso, Ghana, Nigeria, Rwanda, Tanzania, Uganda, Zimbabwe Mali, Zambia Nam Phi Mỹ Latin Guatemala, VenezuelaColombia, Mexico, Peru Brazil, Chile, Cộng hòa Dominic, El Salvador Argentina, Trinidad Tobago Uruguay Các tƣơng quan phi tham số (nonparametric) là 0,59 (Kendall’s τ-B) và 0,72 (Spearman’s ρ), cả hai có ý nghĩa tại p <.001. Biến thiên chồng gối giữa các vùng văn hóa và các giai đoạn trao quyền cho con ngƣời là 46 phần trăm. Dẫn nhập 25 3.2 Các vùng văn hóa Toàn cầu Một trong những vết khắc sâu nhất trong lịch sử của các nền văn minh đã là sự nổi lên của phƣơng Tây tới sự thống trị toàn cầu trong thời đại của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc (McNeill 1990). Trƣớc đây chƣa hề có một nền văn minh nào nổi lên để thống trị tất cả các nền văn minh khác (Fernandez-Armesto 2002). Trong lịch sử loài ngƣời, đây là một sự kỳ dị thật, và là một sự kỳ dị mà các hệ quả của nó để lại dấu vết sâu trên thế giới cho đến ngày nay (Morris 2010). Có nhiều lý do để hối tiếc tác động toàn cầu của phƣơng Tây. Sự cai trị Tây phƣơng đã có nghĩa là sự làm nhục, bóc lột, và thậm chí sự tiêu diệt các nền văn hóa khác. Hơn nữa, vào lúc khi quá trình trao quyền cho con ngƣời bắt đầu định hình bản sắc của phƣơng Tây, các quốc gia Tây phƣơng đã độc quyền hóa các lợi ích của quá trình này cho nhân dân của riêng họ. Bằng khai thác các lãnh thổ hải ngoại trong thời kỳ thuộc địa và bằng ủng hộ các chế độ độc đoán trong thời hậu thuộc địa, các cƣờng quốc Tây phƣơng thƣờng đã từ chối cho những ngƣời khác chính các quyền tự do mà nhân dân của họ đã giành đƣợc. Cho đến ngày nay, di sản lịch sử này có thể thấy trong sự thực rằng sự trao quyền cho con ngƣời là tiến bộ nhất trong các xã hội Tây phƣơng, mặc dù nhiều xã hội phi-Tây phƣơng đang đuổi kịp nhanh chóng. Nhận ra tầm quan trọng lịch sử của sự phân chia Tây phƣơng/phi-Tây phƣơng, tôi lấy sự phân chia này nhƣ điểm xuất phát của sự phân loại vùng văn hóa của tôi. Nền văn minh Tây phƣơng đã bắt đầu định hình khi dòng Latin (Latin strand) của đạo Kitô đã hợp nhất di sản của Đế chế Tây La Mã với các truyền thống bộ lạc Germanic thành chủ nghĩa phong kiến trung cổ (Quigley 1979). Vì các lý do đƣợc phác họa trong Chƣơng 11, dạng Tây phƣơng của chủ nghĩa phong kiến đã là độc nhất: nó đã là phiên bản “giao kèo” đặc biệt của chủ nghĩa phong kiến mà đã (không chỉ) liệt kê các nghĩa vụ của các hộ trồng trọt mà cả các quyền của họ nữa, dù sơ đẳng đến đâu (Powelson 1997). Trƣớc đây, chủ nghĩa phong kiến giao kèo đã định hƣớng nền văn minh Tây phƣơng tới những lợi ích giải phóng. Đƣợc dẫn dắt bởi định hƣớng này, những kinh nghiệm hình thành theo sau của phƣơng Tây gồm Cải cách (Reformation) và Phản-Cải cách (Counter-Reformation) và, quan trọng nhất, các phong trào giải phóng của Chủ nghĩa Nhân văn và Khai Sáng. Sự giải phóng khoa học khỏi giáo điều đến với các phong trào này đã đặt cơ sở tri thức cho Cách mạng Công nghiệp mà qua đó phƣơng Tây đã nổi lên thống trị toàn cầu (Braudel 1993; Elias 2004 [1984]; Goldstone 2009; Ferguson 2011). Bất chấp các đặc tính chung của phƣơng Tây, có một sự khác biệt bên trong phƣơng Tây về các xã hội đã bắt đầu sớm thế nào và nhanh ra sao để công nghiệp hóa và khi nào chúng đã bị tác động bởi các hệ quả giải phóng của sự công nghiệp hóa, nổi bật nhất bởi dân chủ. Cách mạng Công nghiệp đã bắt đầu ở nơi sự giải phóng trí tuệ khỏi nhà thờ đã là quyết định nhất: trong các khu vực Tin lành của Tây Bắc châu Âu. Trong miền nam và trung châu Âu theo Catholic, công nghiệp hóa và các hệ quả giải phóng của nó đã bắt đầu muộn hơn và đã gây ra những căng thẳng lớn hơn. Những căng thẳng này đã cản trở sự suôn sẻ và thành công sớm của dân chủ. Chỉ sau các giai đoạn độc đoán và phát xít đau đớn thì dân chủ mới đã thành công ở Trung và Nam châu Âu, mặc dù sớm hơn các nền văn minh phi-Tây phƣơng. 26 Tự do đang lên Về mặt địa lý, phƣơng Tây đã nổi lên tại sƣờn Đại Tây dƣơng của “vành đai trục” của các nền văn minh Âu-Á (Fernandez-Armesto 2002). Theo định nghĩa, thì, tất cả các nền văn minh Âu-Á khác là Đông phƣơng tƣơng đối với phƣơng Tây. Số các nền văn minh Đông phƣơng chí ít là bốn. Để bắt đầu, có nhánh Chính thống của đạo Kitô có cơ sở ở Đông Âu với nƣớc Nga Muscovite nhƣ trung tâm lịch sử của nó. Tiếp theo, có nền văn minh Islamic bao la dựa trên Trung Đông và Bắc Phi với các quốc gia Arab, Persia (Ba Tƣ), và Thổ Nhĩ Kỳ nhƣ các trung tâm lịch sử. Rồi đến nền văn minh Ấn Độ trải khắp Nam Á với Ấn Độ nhƣ trung tâm. Cuối cùng, có nền văn minh Sinic (Trung Hoa) ở Đông Á với Trung Quốc nhƣ trung tâm lịch sử của nó. Bên ngoài đại lục Âu-Á, có ba vùng văn hóa: chi nhánh Tây phƣơng ở Bắc Mỹ, Australia, và New Zealand; châu Phi hạ-Sahara; và Mỹ Latin. Bắc Mỹ, Đông Nam Australia, và New Zealand đƣợc định cƣ bởi con ngƣời hiện đại muộn hơn Âu-Á một cách đáng kể (Oppenheimer 2004). Các dân cƣ ở các khu vực này đã vẫn cô lập; họ đã đƣợc che chắn khỏi sự khuếch tán của nông nghiệp và sự đô thị hóa mà đã xảy ra giữa các nền văn minh Âu-Á. Vì thế, khi những ngƣời Âu châu khám phá ra các khu vực này, đã không có các nền văn minh đô thị đƣợc định cƣ đông đúc nào. Thay vào đó, những ngƣời Âu châu đã thấy các vùng lãnh thổ rộng, định cƣ thƣa thớt với khí hậu giống nhƣ Tây Bắc châu Âu. Các khu vực này đã cho phép cùng loại canh tác gia đình nhờ mƣa nhƣ ở Tây Bắc châu Âu. Cơ hội này đã thu hút những ngƣời định cƣ khát đất mang với họ tinh thần giải phóng từ phần này của châu Âu (McNeill 1990). Không bị cản trở bởi di sản phong kiến, tinh thần này đơm hoa kết trái ở các thuộc địa định cƣ còn mạnh mẽ hơn ở quê gốc Âu châu của họ. Bởi vậy, các thuộc địa định cƣ Tây phƣơng đã đi theo đƣờng công nghiệp hóa và dân chủ còn nhanh hơn châu Âu Tin Lành đã theo. Cho đến lúc bắt đầu của chủ nghĩa thực dân, khu vực nơi loài ngƣời đã bắt nguồn – châu Phi hạ-Sahara – đã bị rào chắn Sahara cắt khỏi những sự phát triển Âu-Á. Bởi vì các điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho các hình thức thâm canh nông nghiệp (Masters & Wiebe 2000), châu Phi hạ-Sahara đã không tạo ra đủ thặng dƣ nông nghiệp để hình thành và duy trì một nền văn minh đô thị toàn diện với một trung tâm lịch sử nhất quán. Do khí hậu phần lớn là nhiệt đới của nó, châu Phi hạ-Sahara đã không thu hút sự định cƣ Tây phƣơng. Vì thế, các dân cƣ bản địa của nó đã không bị thay thế bởi những ngƣời Âu châu.7Thế mà châu Phi đã nằm dƣới sự kiểm soát toàn bộ của chế độ thuộc địa khai thác của phƣơng Tây: mục đích chính đã là để chở các nô lệ sang các thuộc địa đồn điền và khai mỏ ở châu Mỹ và hoa quả và khoáng sản sang châu Âu. Châu Phi hạ-Sahara đƣợc phi thuộc địa hóa ngày nay vẫn là khu vực nghèo nhất trên thế giới, mặc dù từ khoảng một thập kỷ nay các phần tăng lên trải nghiệm sự thịnh vƣợng gia tăng và dân chủ (Mahajan 2011; Africa Progress Panel 2012). . 7 Ngoại lệ là vùng mũi của Nam Phi mà khí hậu ôn hòa của nó đã thu hút sự định cƣ Tây phƣơng. Dẫn nhập 27 Trung và Nam Mỹ đã là các lục địa cuối cùng đƣợc con ngƣời hiện đại cƣ trú (Oppenheimer 2004). Các cƣ dân đến đó đã dựng một cách độc lập các nền văn minh Mỹ indian, trong số đó các đế chế Aztec và Inca đã sụp đổ nhanh chóng dƣới sự xâm chiếm Âu châu. Phần lớn dân cƣ Mỹ indian đã bị tiêu diệt khi tiếp xúc với cƣ dân Âu châu: bởi vì sự cô lập của họ với các bệnh Âu-Á, những ngƣời Mỹ indian đã không có sự miễn dịch với các mầm bệnh Âu châu (Diamond 1997). Việc này đã mở Trung và Nam Mỹ cho sự định cƣ Âu châu. Nhƣng, do các điều kiện chủ yếu nhiệt đới và cận nhiệt đới, không phải là loại Bắc Mỹ của sự định cƣ nông dân tự do đã thu hút ngƣời dân đến Nam Mỹ. Thay vào đó, những ngƣời Âu châu đã đến nhƣ những kẻ kiếm (tô) đặc lợi (rent-seeker) để quản lý các đồn điền và hầm mỏ. Làm việc trên các đồn điền và hầm mỏ dƣới các điều kiện nhiệt đới đã là không thể chịu nổi đối với những ngƣời Âu châu; cho nên, họ đã nhập khẩu các nô lệ từ châu Phi sau khi hầu hết lực lƣợng lao động ngƣời bản địa đã bị tiêu diệt (Engerman & Sokolov 1997). Nhƣ thế, tổ chức nhà nƣớc đã đƣợc xây dựng quanh các chế độ áp bức lao động mà đã để lại cho Mỹ Latin một di sản về bất bình đẳng xã hội cực độ và một sự phân cực giữa chiến tranh du kích cánh tả và sự áp bức quân sự cánh hữu (Rueschemeyer, Stephens, & Stephens 1992). Có các lý do để coi Mỹ Latin nhƣ một nhánh của nền văn minh Tây phƣơng, cũng nhƣ có các lý do để coi nó nhƣ một nền văn minh tách rời. Cũng thế áp dụng cho phƣơng Đông Chính thống. Ta có thể coi Mỹ Latin nhƣ một nhánh của nền văn minh Tây phƣơng bởi vì khu vực này đã trở thành thế giới mới mở rộng của Nam Âu Catholic. Nhƣng nếu chúng ta xem xét di sản giải phóng của Khai Sáng nhƣ đặc điểm riêng của nền văn minh Tây phƣơng, thì Mỹ Latin khác biệt với phƣơng Tây. Khu vực đã trở thành sân chơi của các hình thức bóc lột nhất của chủ nghĩa thực dân đồn điền và khai mỏ của châu Âu và đã thu hút các mảng phản động của châu Âu Catholic. Sự yếu của truyền thống giải phóng phân biệt Mỹ Latin với các nhánh khác của nền văn minh Tây phƣơng (Huntington 1996: 59). Phƣơng Đông Chính thống cũng có thể đƣợc coi là một nhánh của nền văn minh Tây phƣơng bởi vì nó chia sẻ với phƣơng Tây một nguồn gốc dân tộc gia trắng và một di sản Kitô. Thế nhƣng, một di sản không sứt mẻ của chế độ chuyên quyền suốt theo chuỗi của các đế chế Byzantine-Muscovite-Mông Cổ-Sa Hoàng-Soviet tách phƣơng Đông Chính thống ra khỏi truyền thống giải phóng của phƣơng Tây. Vì cùng lý do nhƣ Mỹ Latin – sự yếu của truyền thống giải phóng – phƣơng Đông Chính thống là khác biệt với phƣơng Tây.8 Những cân nhắc này ủng hộ một sự phân biệt ba lần của các vùng văn hóa toàn cầu, mà phân biệt (1) bốn nền văn minh Đông phƣơng riêng biệt, (2) bốn nhánh bện vào nhau của nền văn minh Tây phƣơng, và (3) hai khu vực, châu Phi hạ Sahara và Mỹ Latin, mà không thích hợp với sự tách biệt Đông-Tây. Tôi dùng 8Sự biểu thị then chốt của truyền thống giải phóng là để trao cho các công dân các quyền. Khởi đầu, ban các quyền đã giới hạn cho việc đối xử của các quốc gia Tây phƣơng với nhân dân của chính chúng. Nhân dân của các vùng văn hóa khác, ngƣợc lại, bị các cƣờng quốc Tây phƣơng đàn áp trong thời kỳ thuộc địa. Kể từ thời kỳ phi thực dân hóa, tuy vậy, các đại diện Tây phƣơng và phi-Tây phƣơng ngày càng đòi tính phổ quát của các quyền cho tất cả mọi ngƣời. 28 Tự do đang lên cấu trúc ba lần này để phân biệt mƣời vùng văn hóa toàn cầu (cho một sự phân biệt tƣơng tự, xem Inglehart & Welzel 2005: 63). 3.2.1 Các vùng văn hóa Đông phương Nhƣ Đông phƣơng, tôi coi tất cả các xã hội có gốc rễ trong các nền văn minh Âu-Á mà ở phía Đông của nền văn minh Tây phƣơng. Đƣờng đứt gãy văn hóa không phải là giữa châu Âu và châu Á; thay vào đó nó chạy trên trục Bắc-Nam qua giữa châu Âu, chia đạo Kitô (Christianity) Tây phƣơng (mà bao gồm cả Công giáo và Tin lành) khỏi đạo Kitô Chính thống Đông phƣơng và Islam (Huntington 1996: 159). Các nền văn minh Đông phƣơng già hơn nền văn minh Tây phƣơng rất nhiều, và chúng làm lu mờ phƣơng Tây trong nhiều thế kỷ nhƣng rồi bị tác động sâu sắc bởi sự nổi lên đột ngột của phƣơng Tây tới sự thống trị toàn cầu bắt đầu trong thế kỷ thứ mƣời sáu. So với Tân Thế giới, tác động Tây phƣơng lên phƣơng Đông đã hạn chế về mặt nhân khẩu học và văn hóa. Tác động Tây phƣơng đã không tiêu diệt các cƣ dân bản địa Đông phƣơng, nó cũng đã không phá hủy các bản sắc văn hóa của các xã hội Đông phƣơng. Không xã hội Đông phƣơng nào đã trở thành mục tiêu của chủ nghĩa thực dân định cƣ Tây phƣơng9: đã có rồi các cƣ dân đô thị đông đúc mà chia sẻ cùng các căn bệnh với những ngƣời Âu châu, vì lý do đó họ đã không chết dần hết khi tiếp xúc với các khách Tây phƣơng (McNeill 1990; Diamond 1997). Nhƣng, trừ phƣơng Đông Chính thống và Nhật Bản, các nền kinh tế Đông phƣơng từ Bắc Phi đến Trung Hoa đã đƣợc sắp xếp lại để hợp với trật tự thế giới do phƣơng Tây chi phối. Một phần của sự sắp xếp lại này đã bao gồm sự phá hủy các phƣơng tiện chế tác tự trị và dựng lên các cấu trúc khai thác để thâu tóm các sản phẩm tự nhiên nhƣ chè, các gia vị, và tơ lụa (Jones 1987; Bairoch 1995). Chủ nghĩa thực dân khai thác Tây phƣơng đã làm cho các truyền thống Đông phƣơng bản địa của chế độ chuyên quyền trầm trọng thêm – một sự kết hợp mà đã cản trở sự phát triển cả kinh tế lẫn dân chủ ở phƣơng Đông trong thời gian dài. Tuy vậy, với sự nổi lên của Nhật Bản thành một nền dân chủ hậu công nghiệp tiên tiến và với sự lên gần đây của Ấn Độ, Trung Quốc, và “các con Hổ Á châu” khác, tình hình này đang thay đổi đầy kịch tính: phƣơng Đông đang nhanh chóng đuổi kịp (Morris 2010). Các đoạn văn tiếp theo vẽ chân dung ngắn gọn bốn vùng văn hóa Đông phƣơng. Phương Đông Islamic (Islamic East) tập trung vào cái nôi của nền văn minh ở Mesopotamia và bao gồm tất cả các xã hội Arab ở Trung Đông và Bắc Phi, cộng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự lập nhóm này phản ánh sự thực rằng các đế chế Arab, Ba Tƣ (Persian), và Ottoman mỗi đế chế đã là trung tâm của Islam vào thời điểm nào đó. Một nét chung thống nhất của các xã hội trong phƣơng Đông Islamic là, các xã hội này đã là các khu vực mà Islam đã mở rộng sớm nhất. Việc này đã xảy ra phần lớn bởi sự xâm chiếm quân sự. Các xã hội trong phƣơng Đông Islamic chia sẻ mối quan hệ nào đó với phƣơng Tây bởi vì Islam trong vùng này một thời kỳ dài đã 9Sự định cƣ Nga ở Siberia không thuộc phạm trù của chủ nghĩa thực dân Tây phƣơng bởi vì Nga không phải là phần của nền văn minh Tây phƣơng. Sự thực rằng gốc rễ sắc tộc của Nga là “da trắng” Caucasian không làm cho nó là một xã hội Tây phƣơng khi định nghĩa của nền văn minh Tây phƣơng là một định nghĩa văn hóa, dựa trên các di sản giải phóng của Cải Cách, Chủ nghĩa Nhân văn, và Khai Sáng. Dẫn nhập 29 chịu ảnh hƣởng Hy Lạp-La Mã. Các xã hội Islamic ở Nam và Trung Á không chia sẻ các đặc trƣng này của phƣơng Đông Islamic và vì lý do này không đƣợc xếp vào nhóm này. Theo thứ tự abc, WVS bao gồm tám xã hội Đông phƣơng Islamic: Algeria, Ai Cập, Iran, Iraq, Jordan, Morocco, Saudi Arabia, và Thổ Nhĩ Kỳ. Phương Đông Indic (Indic East) trải khắp Nam Á và bao gồm khu vực cổ thứ hai của nền văn minh con ngƣời (tính Mesopotamia và Ai Cập nhƣ một khu vực, Trung Đông). Từ lúc bắt đầu, Ấn Độ đã là một nền văn minh lớn của khu vực này. Là cái nôi của Đạo Phật và Đạo Hindu, ảnh hƣởng của Ấn Độ tỏa khắp khu vực. Bên cạnh phƣơng Đông Islamic, phƣơng Đông Indic là vùng văn hóa bị tác động nhất bởi Islam. Và mặc dù bản thân Ấn Độ không phải chủ yếu là Islamic, Đế chế Mughal đã chinh phục Ấn Độ dƣới sự cai trị Muslim hàng thế kỷ. Ấn Độ, nhƣ thế, có một dân cƣ Muslim lớn, và những ngƣời Muslim đại diện đa số to lớn trong các xã hội rẽ nhánh khỏi Ấn Độ, nhất là Pakistan và Bangladesh. Thực ra, trong trƣờng hợp của Indonesia, phƣơng Đông Indic bao gồm xã hội Muslim lớn nhất trên thế giới. Thế nhƣng, bởi vì sự cùng tồn tại của Islam với các tôn giáo Á châu trong phƣơng Đông Indic và bởi vì Islam đã chủ yếu đƣợc nhập khẩu bởi thƣơng mại hơn là bởi sự chinh phục, Islam không chiếm ƣu thế và không cứng nhắc trong phƣơng Đông Indic nhƣ trong phƣơng Đông Islamic. WVS phủ tám xã hội trong phƣơng Đông Indic: Bangladesh, India, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, và Thái Lan. Phương Đông Sinic (Sinic East) đại diện một nền văn minh gần cổ nhƣ nền văn minh Âu châu sớm nhất ở Crete. Nhƣ Ấn Độ là xã hội lõi của phƣơng Đông Indic, Trung Quốc là xã hội lõi của phƣơng Đông Sinic. Giống Ấn Độ, Trung Quốc bị ảnh hƣởng của Đạo Phật nhƣng ở cả hai nơi Đạo Phật đã không là hệ thống niềm tin hình thành. Cũng nhƣ Đạo Hindu là hệ thống niềm tin hình thành cho Ấn Độ, Khổng giáo là hệ thống niềm tin hình thành cho Trung Quốc. Và cũng nhƣ văn hóa Ấn Độ tỏa khắp Nam Á, văn hóa Sinic tỏa khắp Đông Á. Khu vực của sự ảnh hƣởng Trung Hoa đã bao gồm Nhật Bản trong thời gian dài của lịch sử, và ngay cả khi Nhật Bản đã bắt đầu phát triển nền văn hóa riêng của nó, Trung Hoa vẫn là sự dẫn chiếu then chốt của nó. Về mặt lịch sử, các xã hội của phƣơng Đông Sinic đã không bị ảnh hƣởng nhiều bởi các tôn giáo nhất thần lớn. Theo truyền thống, tín ngƣỡng chủ yếu là một vấn đề thuộc khu vực tƣ trong các nền văn hóa Sinic. Mặc dù không phải không quan trọng nhƣ vấn đề tinh thần, tín ngƣỡng thiếu tầm quan trọng chính trị và ý thức hệ trong văn hóa Sinic. WVS bao gồm sáu xã hội trong phƣơng Đông Sinic: Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Việt Nam. Phương Đông Chính thống: Khuếch tán từ nguồn gốc Trung Đông, nền văn minh đã tới châu Âu đầu tiên trong vùng Nam Địa trung hải, tập trung vào Hy Lạp. Dƣới Đế chế La Mã, một văn hóa liên-Địa trung hải đã nổi lên. Thế nhƣng, suốt từ đó sự chia đế chế thành các khu vực Đông và Tây, hai phần Âu châu đã phát triển theo các con đƣờng riêng rẽ. Trong khi phần Tây phƣơng vẫn đã là Latin, phần Đông phƣơng đã quay lại ngôn ngữ Hy Lạp và đã trở thành nền tảng của đạo Kitô Chính thống (Orthodox Christianity) dƣới Đế chế Byzantine. Khi Byzantium trở thành một hiện thân của chế độ chuyên quyền Đông phƣơng, việc này đã để lại dấu vết lâu dài lên tính Chính thống Đông phƣơng. Sau sự sụp đổ 30 Tự do đang lên của Đế chế Byzantine, di sản Chính thống đã đƣợc tiếp quản bởi nƣớc Nga Muscovite, mà đã trở thành nền văn minh dẫn đầu của Đông Âu. Đƣợc tạo hình bởi một thời đại dài của chế độ chuyên quyền Mông Cổ, quan niệm Nga về sự cai trị đã dễ tiếp thu thuyết hoàng đế giáo hoàng (cesaropapism) của Byzantium. Kết quả đã là một phiên bản khác nữa của chế độ chuyên quyền, đƣợc định khung nhƣ chế độ chuyên quyền sa hoàng. Dƣới chế độ chuyên quyền sa hoàng, phƣơng Đông Chính thống đã bị che chắn khỏi các phong trào giải phóng của phƣơng Tây, kể cả Chủ nghĩa Nhân văn, Cải cách và Khai Sáng. Mặc dù chủ nghĩa cộng sản Soviet đã tu sửa các xã hội về kinh tế, nó đã tiếp tục truyền thống chính trị của chế độ chuyên quyền. Với sự bành trƣớng của nó sang Siberia và các phần lớn của Trung Á, các dân cƣ Islamic rơi vào dƣới sự thống trị Nga. Chế độ đế quốc Soviet đã củng cố sự thực này. Vì lý do này, tôi sắp xếp không chỉ các xã hội Kitô Chính thống vào phƣơng Đông Chính thống mà cả các xã hội Islamic đã nằm dƣới sự thống trị Nga, nền văn minh dẫn đầu của phƣơng Đông Chính thống. Láng giềng với các xã hội Chính thống và chia sẻ một di sản cộng sản với chúng, tôi cũng sắp xếp Albania và Bosnia vào vùng văn hóa này, tuy các xã hội này do Islam chi phối. Hầu hết các xã hội của phƣơng Đông Chính thống đã là phần của Liên Xô, và tất cả chúng đã dƣới sự cai trị cộng sản.10 WVS bao gồm mƣời ba xã hội trong phƣơng Đông Chính thống: Albania, Azerbaijan, Belarus, Bosnia-Herzegovina, Georgia, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Montenegro, Romania, Nga, Serbia, và Ukraine. 3.2.2 Các vùng văn hóa Tây phương Các xã hội Tây phƣơng chia sẻ với phƣơng Đông Islamic và phƣơng Đông Chính thống các nguồn gốc chung trong truyền thống Hy Lạp-La Mã. Ngoài ra, chúng chia sẻ đạo Kitô và sắc tộc chi phối “da trắng” Caucasian với phƣơng Đông Chính thống. Nhƣng chúng bị tách rõ rệt khỏi tất cả các vùng văn hóa khác bởi dấu vết giải phóng từ Chủ nghĩa Nhân văn, Cải cách, và Khai Sáng. Các xã hội Tây phƣơng đã công nghiệp hóa và dân chủ hóa sớm. Dựa vào các sức mạnh công nghệ và quân sự đạt đƣợc đột ngột của chúng các xã hội Tây phƣơng đã trở thành những tên thực dân của phần còn lại của thế giới. Các phần sớm nhất của nền văn minh Tây phƣơng hình thành trong các phần của Đế chế La Mã mà trong đó phiên bản Latin của thế giới Kitô đã chống cự đƣợc sự mở rộng của Islam lần đầu tiên và, Cải cách lần thứ hai. Các xã hội của phương Tây Cổ (Old West) nằm chủ yếu ở Nam Âu và tập trung vào Địa trung hải. Hai xã hội lớn nhất của phƣơng Tây Catholic là Pháp và Italy. Vì các phong trào giải phóng đã không khá mạnh ở đó nhƣ ở phƣơng Tây Cải cách (xem ở dƣới), các xã hội ở phƣơng Tây Cổ đã công nghiệp hóa và dân chủ hóa muộn hơn và dƣới 10 Bởi vì truyền thống Kitô-Chính thống, ta có thể nhóm Cyprus và Hy Lạp vào phƣơng Đông Chính thống. Tuy nhiên, chúng đã không nằm dƣới sự cai trị Nga hay cộng sản, đã gia nhập cộng đồng Tây phƣơng khi đƣợc giải phóng khỏi Đế chế Empire trong 1827, là phần của EU, và thuộc về phƣơng Tây trong quan niệm về bản thân của họ. Giống Israel, tôi nhóm các nƣớc này vào phƣơng Tây Cổ chủ yếu có cơ sở Địa trung hải (xem ở dƣới). Dẫn nhập 31 những ma sát lớn hơn các xã hội của phƣơng Tây Cải cách. WVS và EVS bao gồm mƣời hai xã hội trong phƣơng Tây Cổ: Andorra, Áo, Bỉ, Cyprus, Pháp, Hy Lạp, Israel, Italy, Luxemburg, Malta, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha. Các xã hội của phương Tây Cải cách (Reformed West) bao gồm các xã hội Tin lành của Bắc, Trung, và Tây Bắc châu Âu. Hầu hết các xã hội này đã chỉ là phần của Đế chế La Mã trong thời gian ngắn hay là láng giềng của nó. Cho nên, chúng đã không bị tác động mạnh bởi truyền thống La Mã. Thay vào đó, chúng đã đƣợc định hình bởi một hỗn hợp của các truyền thống La Mã và chủ nghĩa bộ lạc Germanic. Tất cả các xã hội của phƣơng Tây Cải cách, trừ Ireland, đã trở thành các trung tâm của Cải cách. Khai Sáng đã nhận đƣợc đà nhiều nhất ở đây. Các xã hội của phƣơng Tây Cải cách đã công nghiệp hóa và dân chủ hóa sớm nhất, và chúng đã là nguồn chủ yếu của sự di cƣ ban đầu sang phƣơng Tây Mới. WVS và EVS phủ mƣời xã hội trong phƣơng Tây Cải cách: Đan Mạch, Phần Lan, (Tây) Đức, Vƣơng quốc Anh, Iceland, Ireland, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, và Thụy Sĩ. Sau những Phát hiện Vĩ đại, phương Tây Mới (New West) ở Bắc Mỹ, Australia, và New Zealand đã nổi lên nhƣ sự mở rộng hải ngoại của phƣơng Tây Cải cách (cho dù các làn sóng di cƣ Catholic từ Ireland và Italy đã tiếp theo muộn hơn). Do thiếu sự dồi dào về bạc và các tài nguyên khoáng sản khác đƣợc biết từ Mỹ Latin, phƣơng Tây Mới đã không hấp dẫn cho chủ nghĩa thực dân khai thác đƣợc nhà nƣớc quản lý và các hoạt động tìm kiếm đặc lợi khác. Ngoại lệ đã là các đồn điền ở miền Nam Hoa Kỳ – không phải ngẫu nhiên là khu vực nơi sự giải phóng các nô lệ đã phải đƣợc thực hiện từ bên ngoài trong thời gian Nội chiến Mỹ. Ngoài điều đó ra, Bắc Mỹ gồm các vùng lớn với khí hậu mát, ẩm giống Tây Bắc châu Âu. Các vùng này thích hợp cho kiểu canh tác gia đình độc lập đƣợc thực hành ở Tây Bắc châu Âu. Điều này đã thu hút các chủ trang trại tìm sự độc lập, tìm kiếm một mảnh đất ở (vùng) biên cƣơng mới. Xã hội biên cƣơng mới đã ƣu đãi sự phát triển còn mạnh mẽ hơn các đặc điểm đã phân biệt phƣơng Tây Cải cách, đặc biệt là đặc tính tự do chủ nghĩa-bình quân chủ nghĩa của sự giải phóng. Phƣơng Tây Mới, nhƣ thế, cũng đã công nghiệp hóa và dân chủ hóa sớm và đôi khi nhanh hơn phƣơng Tây Cải cách. Bi thảm thay, sự thuộc địa hóa phƣơng Tây Mới đã kết nối với sự tiêu diệt phần lớn những ngƣời Mỹ bản địa ở Bắc Mỹ và với sự đặt sang bên lề và nhổ bật rễ những ngƣời Aborigine và Maori ở Australia v à New Zealand. WVS bao gồm tất cả bốn xã hội trong phƣơng Tây Mới: Australia, Canada, New Zealand, và Hoa Kỳ. Một nhóm các xã hội thuộc về Tây phƣơng theo văn hóa trên cơ sở truyền thống Catholic và Tin lành của họ đã bị tách ra khỏi phƣơng Tây ngƣợc với ý chí của họ trong bốn thập kỷ của chủ nghĩa cộng sản Soviet. So với vùng văn hóa nguyên cộng sản khác, phƣơng Đông Chính thống, sự chối bỏ chủ nghĩa cộng sản và sự truy tìm tự do và dân chủ đã rõ rệt hơn nhiều trong các xã hội này. Ngay sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, họ đã nhanh chóng gia nhập EU. Nhƣ chúng ta sẽ thấy, hệ thống giá trị của các xã hội của phương Tây Trở lại (Returned West) không khác lắm với hệ thống giá trị của phƣơng Tây Cổ. Phƣơng Tây Trở lại nằm ở Trung và Đông Âu, giáp với phƣơng Đông Chính thống. WVS và EVS bao phủ mƣời xã 32 Tự do đang lên hội trong phƣơng Tây Trở lại: Croatia, Cộng hòa Czech, Estonia, (Đông) Đức, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovakia, và Slovenia. 3.2.3 Không Đông cũng chẳng Tây Sự phân chia Đông-Tây chủ yếu là một sự phân biệt bên trong Âu-Á. Bên ngoài Âu Á, hai vùng văn hóa không hợp với sự phân chia Đông-Tây: châu Phi hạ-Sahara và Mỹ Latin. Hai vùng này, một cách tƣơng ứng, đại diện các vùng nơi các dân cƣ bắt nguồn và nơi họ đến cuối cùng. Châu Phi hạ-Sahara là khu vực nơi loài ngƣời bắt nguồn, thế nhƣng nền văn minh đô thị đã không tự biểu lộ mạnh ở đó nhƣ ở vành đai Âu-Á từ Địa Trung hải đến Trung Quốc. Việc này đã làm cho châu Phi hạ-Sahara là khu vực bị tác động tàn phá nhất bởi chủ nghĩa thực dân và buôn bán nô lệ. Gốc rễ bản địa của khu vực này xuất phát chủ yếu từ thời đại tiền-văn minh; những sự biểu hiện lâu dài nhất của nền văn minh đã đƣợc nhập khẩu qua chủ nghĩa thực dân. Trong hình thù ngày nay của các nhà nƣớc quốc gia, các xã hội Phi châu đã có ít tiền đề tiền-thuộc địa, đã đƣợc độc lập muộn trong quá trình phi thuộc địa, và tiếp tục chịu di sản của chủ nghĩa thực dân khai thác. Một trong những di sản là các sự chia tách sắc tộc nguyên vẹn thổi bùng xung đột bộ tộc trên quyền lực nhà nƣớc, mà thƣờng đƣợc xem nhƣ một nguồn thu nhập cho nhóm cai trị, không nhƣ một sự cam kết để cung cấp hàng hóa công. WVS bao phủ mƣời xã hội ở châu Phi hạ-Sahara: Burkina Faso, Ghana, Mali, Nigeria, Rwanda, Nam Phi, Tanzania, Uganda, Zambia, và Zimbabwe. Các xã hội ở Mỹ Latin sinh cơ lập nghiệp trên các đống đổ nát của các nền văn minh Mỹ indian bị tiêu diệt. Chúng chia sẻ một di sản thuộc địa Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, là các xã hội nơi Catholic chiếm ƣu thế và vẫn mạnh, và đã đƣợc phi thực dân hóa sớm, với sự độc lập dân tộc trong các năm 1820 và 1830. Các xã hội ở Mỹ Latin đã chịu đựng chủ nghĩa thực dân khai thác dựa trên các nền kinh tế khai khoáng thâm dụng lao động và đồn điền sử dụng số đông nô lệ đƣợc nhập khẩu từ châu Phi hạ Sahara. Lịch sử này đã để hầu hết xã hội với một di sản về những sự bất bình đẳng xã hội cực độ, với hậu quả khét tiếng rằng, không quan trọng liên minh xã hội nào cai trị, các đại diện của nó coi quyền lực nhà nƣớc nhƣ một nguồn thu nhập cho bản thân liên minh cầm quyền, chứ không nhƣ một cam kết để cung cấp hàng hóa [công] cho tất cả mọi ngƣời. WVS bao gồm mƣời một xã hội Mỹ Latin: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Mexico, Peru, Uruguay, và Venezuela. Là hiển nhiên từ danh sách này của chín mƣơi lăm xã hội, WVS cung cấp một sự bao phủ khá tốt của các vùng văn hóa toàn cầu và từ mỗi khu vực trên thế giới nó bao gồm các xã hội với các dân cƣ đông nhất và các nền kinh tế lớn nhất, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản ở Đông Á; Ấn Độ và Indonesia ở Nam Á; Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông; Ai Cập ở Bắc Phi; Nigeria và Nam Phi ở châu Phi hạ-Sahara; Brazil và Argentina ở Nam Mỹ; Mexico ở Trung Mỹ; Hoa Kỳ ở Bắc Mỹ; Nga ở Đông Âu; Ba Lan ở Trung Âu; Đức, Pháp và Vƣơng quốc Anh ở Tây Âu; Italy và Tây Ban Nha ở Nam Âu; và Australia. Nhƣ thế WVS đại diện hầu nhƣ 90 phần trăm của dân số thế giới. Vì lý do này, những phát hiện dựa trên WVS chắc là không bị tác động bởi sự thiên vị lựa chọn. Dẫn nhập 33 Hiển nhiên từ Bảng I.3 (tr. 23), mối quan hệ giữa giai đoạn trao quyền cho con ngƣời của một xã hội và vùng văn hóa của nó không phải là tùy ý. Thay vào đó, nổi lên một sự phân đôi Tây phƣơng/phi-Tây phƣơng rõ ràng: trừ một nhúm xã hội của phƣơng Tây Cổ và phƣơng Tây Trở lại, tất cả các xã hội Tây phƣơng ở trong giai đoạn “phát đạt” của sự trao quyền cho con ngƣời. Giữa các xã hội phi-Tây phƣơng, chỉ có hai – cụ thể là, Nhật Bản và Uruguay – đƣợc thấy trong giai đoạn đó, và không nhiều hơn một nhúm xã hội tới gần đó, bao gồm Argentina, Bulgaria, Hàn Quốc, và Đài Loan. Ngƣợc lại, tuyệt đại đa số các xã hội phi-Tây phƣơng đƣợc thấy trong các giai đoạn “vật lộn” hay “đau khổ” của sự trao quyền cho con ngƣời. Giai đoạn đau khổ không gồm một xã hội Tây phƣơng duy nhất nào. Chủ nghĩa thực dân và di sản của nó về một thế giới làm lợi cho Tây phƣơng là vẫn có thể thấy trong hình mẫu này. Tính có hình mẫu của sự trao quyền cho con ngƣời theo các vùng văn hóa là rành rành đến mức không thể bị bỏ qua. Các phần đáng kể của cuốn sách này vì thế đƣợc dành cho sự làm sáng tỏ các nguồn của hình mẫu vùng văn hóa này. PHẦN A HIỂU CÁC GIÁ TRỊ GIẢI PHÓNG 1 Một Lý thuyết về Giải phóng Sức mạnh của nhân dân và sức mạnh của lý trí là một Georg Buechner Chương này thiết lập nền tảng lý luận của nghiên cứu của tôi. Tôi trình bày một khung khổ trao quyền cho con người dựa trên một lý thuyết tiến hóa về giải phóng. Đây là một lý thuyết về “giải phóng” bởi vì nó tập trung vào khát vọng con người cho một sự tồn tại không bị thống trị. Lý thuyết là “tiến hóa” bởi vì nó dẫn xuất sự mô tả của nó về khung khổ trao quyền cho con người từ một nguyên lý tiến hóa gốc: thang thỏa dụng của các quyền tự do. Nguyên lý này xuất phát từ một điểm đặc trưng phổ quát được tiến hóa của loài chúng ta: năng lực hành động con người (human agency) – năng lực của người dân để hành động với mục đích. Năng lực hành động là một phẩm chất giải phóng cố hữu được lựa chọn cho sức mạnh của nó để tạo hình thực tế. Năng lực hành động khiến cho các bảo đảm cho các quyền tự do là một hàng hóa hữu ích – đến chừng mực mà người dân có các nguồn lực để tiếp cận năng lực hành động của họ. Đến chừng mực mà điều này đúng thế, người dân nhận ra giá trị của các quyền tự do và hành động cho sự bảo đảm của chúng. Nếu đấy là một mệnh đề đúng, thì sự truy tìm các quyền tự do là thích nghi: nó tăng và giảm theo sự phản ứng với các ràng buộc sinh tồn của các nguồn lực hành động của người dân. Một khi các ràng buộc sinh tồn giảm sút sự truy tìm các quyền tự do thức dậy và bắt đầu lan ra, cho đến khi nó đã lan ra đủ rộng để cho nhân dân tham gia các hành động nhân danh các quyền tự do được coi trọng chung của họ. Khi điều này xảy ra, sức mạnh của sự đoàn kết tăng không thể cưỡng lại được ở điểm nào đó. Do đó, các nhà cai trị buộc phải đảm bảo các quyền tự do và bị áp lực để tôn trọng các bảo đảm này. Ngược lại, nếu các ràng buộc sinh tồn vẫn còn, cùng logic hoạt động theo chiều ngược lại: sự truy tìm các quyền tự do vẫn nằm ngủ, không xuất hiện hành động nào trong theo đuổi các quyền tự do, và các nhà cai trị không chắc trao cho các bảo đảm hay, nếu họ làm vậy bất chấp mọi thứ, thì họ có thể dễ dàng lách chúng. Các ý tưởng này có thể được tóm tắt trong một mệnh đề: nếu các quyền tự do tăng, chúng tăng theo một chuỗi sự thỏa dụng-giá trị-bảo đảm. Đấy là cái tôi gọi là luận đề trình tự (sequence thesis) của lý thuyết giải phóng. 37 38 Freedom Rising Khi các quyền tự do tăng lên, chúng ta quan sát sự trao quyền cho con người: người dân giành được sự kiểm soát đối với cuộc sống của họ và chương trình nghị sự của xã hội của họ. Khi sự trao quyền cho con người tăng lên, các giá trị giải phóng nổi lên, cung cấp sự kết nối giữa các sự thỏa dụng tăng lên của các quyền tự do và các bảo đảm. Các định chế đảm bảo các quyền tự do phổ quát là kết quả, không phải nguyên nhân, của quá trình này. Đấy là một khẳng định quan trọng bởi vì nó thách đố quan điểm nổi tiếng rằng các thể chế là nguyên nhân của mọi sự phát triển (North, Wallis, & Weingast 2009; Acemoglu &Robinson 2012; Fukuyama 2012). Chương này phác thảo các đề xuất này một cách chi tiết. Đoạn 1 tóm tắt tiền đề nhận thức luận của lý thuyết trao quyền cho con người: tính phổ quát của khát vọng con người cho sự giải phóng và tính thích nghi của nó với các áp lực sinh tồn. Đoạn 2 mô tả ba yếu tố của sự trao quyền cho con người, mỗi yếu tố phủ một miền khác biệt của năng lực hành động (agency): các nguồn lực hành động trong miền của các năng lực, các giá trị giải phóng trong miền của các động cơ thúc đẩy, và các quyền công dân trong miền của các bảo đảm. Đoạn 3 phác thảo luận đề trình tự nhìn các mối quan hệ nhân quả thế nào giữa ba yếu tố. Đoạn 4 sử dụng một nguyên lý tiến hóa gốc, thang thỏa dụng của các quyền tự do, để giải thích vì sao các xã hội thấy mình trong các chu kỳ đối nhau của sự phát triển: các chu kỳ tước quyền và trao quyền. Các xã hội trong các chu kỳ tước quyền là phù hợp chừng nào chúng vẫn được che chắn khỏi các xã hội trong các chu kỳ trao quyền, nhưng trở nên không phù hợp khi đương đầu với các xã hội sau – và lợi thế tiến hóa của sự trao quyền cho con người nằm ở đây. Tôi kết thúc Chương với một tóm tắt các điểm chủ chốt. 1. CHỦ NGHĨA PHỔ QUÁT NHÂN ĐẠO 1.1 Vấn đề Bản chất Con người Sự trao quyền cho con người có nghĩa là quá trình theo đó người dân thoát khỏi các ràng buộc bên ngoài lên sự theo đuổi các giá trị riêng và được chia sẻ chung của họ (Sen 1999). Như thế, sự trao quyền cho con người là toàn bộ một quá trình giải phóng: nó là sự giải phóng năng lực hành động của nhân dân (Bates 2012). Quá trình trao quyền cho con người sẽ hoàn thành nếu ràng buộc còn lại duy nhất đối với các quyền tự do của mỗi người là các quyền tự do của mỗi người khác. Đấy, tất nhiên, là một trạng thái lý tưởng mà có thể chẳng bao giờ đạt được. Thế mà, như chúng ta sẽ thấy, thực tế cho thấy các mức độ gần đúng khác nhau đối với trạng thái lý tưởng này. Khái niệm trao quyền cho con người, như tôi nhìn nó, không có yêu sách nào về liệu “ý chí tự do” có tồn tại hay không. Từ quan điểm trao quyền cho con người, vấn đề cốt yếu là liệu nhân dân có thoát khỏi các ràng buộc bên ngoài để hành động như những người đại diện của các giá trị của họ hay không, chứ không phải liệu con người có tự do bên trong, theo nghĩa có sự kiểm soát đầy đủ đối với các giá trị họ ưa thích, hay không.1 Bất chấp người dân chọn các giá trị của họ một cách tự do như thế nào, một khi 1 Mỉa mai thay, quyền tự do của nhân dân để đánh giá các quyền tự do là hạn chế. Sự truy tìm thích nghi các quyền tự do là một cơ chế đối phó do tiến hóa định hình; nó đưa người dân đến đánh giá các quyền tự do theo chừng mực mà các nguồn lực hành động của họ ban cho sự thỏa dụng trên các quyền tự do. Hoạt động của cơ chế này nằm ngoài ý chí kiểm soát của người dân. Theo nghĩa đó, có một sự hạn chế đối với “ý chí tự do.” A Theory of Emancipation 39 các giá trị này vào vị trí, được tự do để hành động trong việc theo đuổi chúng là tiêu chuẩn chính của sự đánh giá từ quan điểm trao quyền cho con người. Với sự nhấn mạnh của nó lên sự thoát khỏi sự thống trị bên ngoài, khái niệm trao quyền cho con người đánh giá mọi xã hội theo cùng tiêu chuẩn. Một cách tiếp cận phổ quát giống thế này là có thể bảo vệ được nếu – và chỉ nếu – một thứ như bản chất con người tồn tại trong một cách bất biến-văn hóa. Lý do là hiển nhiên: chỉ nếu bản chất con người tồn tại, thì chúng ta mới có thể nói cái gì có nghĩa là con người theo một nghĩa chung. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể định nghĩa phúc lợi con người và sự thỏa dụng con người theo một cách phổ quát.2 Và chỉ khi đó mới là thích hợp để đo tất cả các xã hội theo cùng tiêu chuẩn. Giả thiết về một bản chất con người là cơ bản cho chủ nghĩa phổ quát nhân văn – lập trường chuẩn tắc của cách tiếp cận trao quyền cho con người (Anand & Sen 2000). Chủ nghĩa phổ quát nhân văn xung đột với chủ nghĩa tương đối văn hóa (Kukathan 2006). Chủ nghĩa tương đối văn hóa bác bỏ sự tồn tại của một bản chất con người phổ quát. Với tư cách các sinh vật xã hội, con người được xem hoàn toàn như các sản phẩm của các văn hóa đặc thù của họ. Ngang các nền văn hóa, con người có ít cái chung trừ các tính chất sinh học tầm thường. Như thế, con người được các nền văn hóa của họ chia ra thành các loại tách rời. Vượt xa hơn sinh học, không có ý nghĩa chung nào về tính chất người, phúc lợi con người, và sự thỏa dụng con người. Bởi thế, chủ nghĩa phổ quát nhân văn bị sai khi áp dụng cùng tiêu chuẩn ngang các ranh giới văn hóa (Wong 2006). Tuy vậy, chủ nghĩa tương đối văn hóa có vẻ mất vị trí trong các khoa học thực nghiệm. Những sự thấu hiểu mới trong tâm lý học tiến hóa (Brown 1991; Geary 2007), tâm lý học giao văn hóa (Ryan & Deci 2000; S. Schwartz 2004), nhân học tiến hóa (Boyd & Richerson 2005; Turner & Maryanski 2008), ngôn ngữ học so sánh (Chomsky 2000; Pinker 2002), kinh tế học thực nghiệm (Fehr & Gaechter 2005; Gächter, Herrmann & Thöni 2010), và triết học thực nghiệm (Gugliemo, Monroe, & Malle 2009) tất cả đều chỉ ra kết luận rằng có các nét phổ quát con người có ý nghĩa ngang các nền văn hóa. Một nét phổ quát như vậy gồm có một nguyên lý tiến hóa trong sự hình thành các giá trị con người. Điều này không phủ nhận những sự khác biệt văn hóa trong các giá trị con người. Hoàn toàn ngược lại, những khác biệt văn hóa là sâu sắc. Thực ra, chúng được đo lường với sự chính xác ngày càng tăng. Thí dụ, các học giả đo trong chừng mực nào các nền văn hóa là “chặt” hay “lỏng,” “tập thể” hay “cá nhân,” và “định hướng-sống sót” đối lại “định hướng-giải phóng.” Tuy vậy, những cơ chế, mà xác định cái nào trong những định hướng văn hóa này là chi phối trong một xã hội, bắt nguồn từ một nguyên lý tiến hóa gốc chi phối tất cả các nền văn hóa: thang thỏa dụng của các quyền tự do. Những phát hiện của ba nghiên cứu giao thoa-văn hóa làm nổi bật sức mạnh của nguyên lý này. Để bắt đầu, 2 Để tách các khía cạnh khách quan khỏi chủ quan của sự tồn tại con người, tôi sử dụng thuật ngữ “sự thỏa dụng-utility” chỉ riêng theo nghĩa của các sự thỏa dụng khách quan và thuật ngữ “phúc lợi-well being” chỉ riêng theo nghĩa phúc lợi chủ quan. Duy trì sự phân biệt này là quan trọng cho lý lẽ rằng sự tiến hóa đã cột phúc lợi chủ quan của chúng ta với sự thỏa dụng khách quan của chúng ta. Mối kết nối sự thỏa dụng–phúc lợi là trung tâm đối với mối quan hệ của chúng ta với thực tế. 40 Freedom Rising Inglehart và Welzel (2005) cho thấy rằng, trong các xã hội mà hầu hết người dân sống dưới sự căng thẳng sinh tồn, các giá trị sống sót chi phối. Các giá trị này đặt sự an toàn trên các quyền tự do. Sự định hướng ngược lại, các giá trị giải phóng, chi phối trong các xã hội với các áp lực sinh tồn thấp. Cũng thế, Triandis (1995) cho rằng các áp lực sinh tồn giải thích liệu một nền văn hóa có là “tập thể” hay là “cá nhân.” Các áp lực phai đi hạ thấp nhu cầu của kỷ luật tập thể, mở dư địa cho các quyền tự do cá nhân. Theo cùng lối, Gelfand et al. (2011) thấy rằng áp lực sinh tồn xác định liệu một nền văn hóa là “chặt” hay “lỏng.” Các áp lực phai đi làm giảm nhu cầu cho các chuẩn mực cứng nhắc, làm cho các nền văn hóa lỏng hơn và do đó tự do hơn. Nguyên lý gốc của những phát hiện này, một lần nữa, là thang thỏa dụng của các quyền tự do. Theo một nghĩa khách quan, các quyền tự do giành được sự thỏa dụng khi áp lực sinh tồn rút xuống: các áp lực thấp hơn có nghĩa rằng nhân dân ít bị buộc phải làm các thứ mà trên đó họ chẳng có sự lựa chọn nào. Mức độ của quyền tự do trong các hành động của họ như thế tăng lên. Vì thế, các bảo đảm mà trao quyền hưởng cho nhân dân làm cho các lựa chọn riêng của họ trở thành hữu ích (Bates 2012). Điều này không còn bị bỏ qua: sự tiến hóa đã dẫn con người lên đỉnh của chuỗi thức ăn bởi vì nó đã trang bị cho họ với các khả năng nhận thức được khác thường, đặc biệt về các cơ hội cuộc sống (Geary 2007; Kaplan, Gurven, & Lancaster 2007). Vì lý do này, nó không thoát khỏi sự chú ý của người dân khi các quyền tự do trở nên hữu ích hơn; họ nhận ra điều này. Cho nên, nhân dân bắt đầu coi trọng các quyền tự do, và các giá trị giải phóng nổi lên. Các giá trị này di chuyển các nền văn hóa từ một viễn cảnh chặt hơn sang lỏng hơn và từ tập thể hơn sang cá nhân hơn. Những sự dịch chuyển này có gốc rễ trong một cơ chế thích nghi của đầu óc con người mà logic của nó là một thành phần phổ quát của bản chất con người. Một cách tóm tắt, người dân kháng cự các giá trị giải phóng khi các điều kiện thúc bách cố định cuộc sống của họ ở đầu thấp của thang thỏa dụng của các quyền tự do. Ngược lại, người dân chấp nhận và làm theo các giá trị giải phóng khi các điều kiện cho phép chuyển cuộc sống của họ lên trên thang thỏa dụng của các quyền tự do. Nếu thang thỏa dụng của các quyền tự do quả thực là một nguyên lý tiến hóa gốc định hình các khác biệt văn hóa, một bản chất con người phổ quát hiển nhiên có tồn tại. Từ điều này, suy ra rằng sự thỏa dụng, phúc lợi, và phẩm giá con người có một ý nghĩa bất biến văn hóa. Và suy ra rằng cách tiếp cận trao quyền cho con người xác định chính xác ý nghĩa đó. Ý tưởng trao quyền cho con người đã được làm cho nổi bật dưới thuật ngữ “sự phát triển con người” bởi Sen (1999) và Nussbaum (2000, 2006). Thuật ngữ có thể nói đến các cá nhân hay các xã hội, và có một ý nghĩa tương đương cho cả hai thực thể. Đối với các cá nhân sự trao quyền cho con người có nghĩa là sự phát triển năng lực hành động cá nhân – tức là, một giai đoạn trưởng thành mà tại đó người ta có ý thức về các giá trị của mình và chọn các hành động một cách phù hợp. Đối với các xã hội, sự trao quyền cho con người có nghĩa là sự phát triển của năng lực hành động công dân (civic agency) – tức là, một giai đoạn chín muồi mà trong đó tất cả người dân là tự do, và bình đẳng, để chọn các hành động của họ phù hợp với các giá trị riêng và cùng chia sẻ của họ. Sự trao quyền cho con người, vì thế, là quyền tự do để theo đuổi các sự thỏa dụng được coi trọng, kể cả các độ thỏa dụng được coi trọng riêng và chung (Nussbaum & Sen 1993; Anand & Sen 2000; Clark 2002, 2006). A Theory of Emancipation 41 Các ý tưởng được gây cảm hứng bởi một quan niệm rõ ràng về những gì xác định một con người. Quan niệm về tính chất người đến lượt xác định cái gì được hiểu như một cuộc sống nhân văn và một xã hội nhân văn. Một cách ngắn gọn, quan niệm cơ bản về tính chất người có thể được mô tả như sau đây: với tư cách một loài, con người là khác biệt với các sinh vật khác trên hành tinh này bởi sự có được một mức độ cao hơn của quyền tự do trong lựa chọn các hành động của họ. Quyền tự do lựa chọn, vì thế, là một đặc trưng xác định của cái có nghĩa là con người.3 Quyền tự do này bắt rễ trong một năng lực do tiến hóa định hình của trí tuệ con người: năng lực để tưởng tượng các tiến trình thay thế khả dĩ của hành động và để tiên liệu các kết cục khác nhau của chúng. Năng lực này cho phép con người lựa chọn một hành động cho một kết cục được tiên liệu mà người ta coi trọng. (Miller 2001; Kaplan, Gurven, & Lancaster 2007; Mithen 2007). Bây giờ, nếu tiềm năng cho quyền tự do xác định tính chất người, thì sự phát triển “con người” là sự thực hiện của tiềm năng này. Vì vậy, một cuộc sống con người là một cuộc sống mà ta sống trong tự do để hành động phù hợp với các giá trị riêng và chia sẻ chung của ta (Bates 2012). Vì tiềm năng cho tự do có tính người một cách phổ quát, nó hiện diện trong mọi người. Theo nghĩa đó, mọi người là con người ngang nhau và có giá trị ngang nhau vì lý do này. Xã hội nhân văn vì thế chỉ có thể là một xã hội mà trong đó các quyền tự do, và các thứ cần thiết để thực hiện chúng, là có thể tiếp cận được ngang nhau cho tất cả mọi người. Dòng tư duy này có tính giải phóng một cách cố hữu: nó lý tưởng hóa một thế giới nơi người dân thoát khỏi các ràng buộc bên ngoài, trừ đối với cùng các quyền tự do của mỗi người khác. Lý tưởng giải phóng được trình bày rõ ràng một cách mạnh mẽ nhất trong triết học Khai Sáng, đặc biệt trong các công trình kinh điển của Kant và Mill và trong công trình đương thời của Popper (1971 [1962]), Rawls(1971), Dworkin (1988), Sen (1999) và Nussbaum (2000). Tinh thần giải phóng hợp nhất tư tưởng cộng hòa, khai phóng, khế ước, và dân chủ và tiếp tục thành cái mà Sunder (2003) gọi là Khai Sáng Mới: sự truyền tia lửa giải phóng vào các lĩnh vực cố chấp của sự thống trị mà Khai Sáng gốc đã không đụng đến – đặc biệt là gia đình và tôn giáo. Quan trọng nhất, các lý tưởng giải phóng được tán thành với sự hăng hái ngày càng tăng ở các xã hội phi-Tây phương – bởi các nhà hoạt động quyền con người ở châu Á, châu Phi, và Trung Đông, kể cả những người có tầm vóc đạo đức như Nelson Mandela (1994), Aung San Suu Kyi (1995), Dalai Lama (1999), Saad Eddin Ibrahim (2002), vàChaohua Wang (2005). 1.2 Vấn đề Trung dung Tây phương Đã có thể có vẻ rằng lý tưởng giải phóng của một sự tồn tại con người không bị ràng buộc là duy nhất Tây phương, nhưng không phải vậy. Trong mọi nền văn hóa, 3Lập trường này có phủ nhận hay ủng hộ quan niệm về một “ý chí tự do”? Tôi nghĩ ít nhất chúng ta có thể nói là, khả năng trí tuệ của chúng ta để mô hình các lựa chọn thay thế và đánh giá sự thỏa dụng của chúng dưới một hệ thống giá trị cho trước mở rộng vốn tiết mục ứng xử. Thực ra, chức năng của các giá trị là để trang bị cho chúng ta một uy quyền cao hơn để chế ngự các sự thôi thúc bản năng. Vì thế, con người có các mức độ nào đó của quyền tự do để kiểm soát các thôi thúc bản năng. Khả năng con người để trì hoãn sự hài lòng chỉ tồn tại bởi vì điều đó. Theo nghĩa đó, có một phần một ý chí tự do. 42 Freedom Rising ta thấy các ý tưởng về một sự tồn tại mà trong đó con người thoát khỏi các ràng buộc bên ngoài (Dumont 1986). Tất cả các tôn giáo lớn của thế giới chủ trương sự thực hiện một sự tồn tại tự do như sự cứu rỗi và bằng cách ấy hoãn nó tới kiếp sau. Thế nhưng, sự cứu rỗi là một khái niệm giải phóng cố hữu chẳng liên quan gì đặc biệt đến Tây phương (Valea 2010). Cái có vẻ đặc biệt Tây phương – mặc dù ngày càng ít vậy – là quan niệm thế tục về giải phóng: ý tưởng rằng quyền tự do có thể được thực hiện trong kiếp này. Sự cầu khẩn giải phóng đã bén rễ trong một sự (sai) lệch (discrepancy) làm phiền sự tồn tại con người: sự sai lệch tưởng tượng-thực hành (Bakan 1966). Sự không nhất quán này đụng đến “vấn đề tâm-vật” – một vấn đề được thảo luận trong triết học cả Tây phương lẫn Đông phương. Trong tâm trí của họ, con người là tự do theo nghĩa rằng có ít giới hạn đối với các thực tế mà họ có thể tưởng tượng. Tuy vậy, trong số các thực tế được tưởng tượng này, con người có thể thực hiện chỉ một phần nhỏ xíu. Căn cứ vào sự sai lệch này, sự tồn tại vật chất của chúng ta là còn xa mới không bị ràng buộc như chúng ta tưởng tượng nó có thể là. Tuy nhiên, chính xác bởi vì con người có thể tưởng tượng một sự tồn tại không bị ràng buộc, một sự tồn tại như vậy trở thành một sự khát khao cuối cùng – một giá trị tận cùng. Sự khao khát bất tử, mà được đề cập đến trong tất cả các tôn giáo lớn bởi quan niệm nào đó về kiếp sau bất diệt, cô lại giá trị cuối cùng này (Valea 2010). Cho đến bình minh của Thời đại Công nghiệp, cuộc sống đã “ngắn, tàn bạo, và dơ dáy,” như Hobbes đã gợi ý từ lâu. Cho đến gần đây, ý tưởng rằng một cuộc sống thoát sự khỏi khốn cùng có thể có khả năng trên thế giới này, và rằng một số lượng đáng kể quyền tự do có thể được hưởng trong cuộc đời này, đã dường như là không có vẻ hợp lý. Chừng nào mà sự khốn khổ đã là điều kiện con người phổ biến khắp, cách duy nhất để đối phó với sự sai lệch tưởng tượng-thực hành đã là để tin vào một sự tồn tại được tự do trong một kiếp sau. Chức năng an ủi này là một trong những mục đích chính của tôn giáo. Nhưng với cách mạng khoa học trong tiền tuyến của công nghiệp hóa, tri thức công nghệ đã được phóng lên các mức tác động chưa từng thấy. Việc này đã mở rộng sự kiểm soát con người đối với thực tế vào những chiều kích mới. Các xã hội ở hàng đầu của những của kiếm được này đã dùng các năng lực công nghệ tăng lên của họ để làm cho cuộc sống của nhân dân của họ dài hơn, an toàn hơn, thoải mái hơn, lý thú hơn, có mục đích hơn – và tự do hơn (Ridley 2010; Morris 2010; Pinker 2011). Thách thức ngày nay là để truyền bá sự giải phóng của sự tồn tại con người ra tất cả các khu vực nơi người dân tiếp tục chịu áp bức và nghèo khổ – mà không tàn phá hành tinh. Trong tư tưởng khế ước, khai phóng, dân chủ, và thế giới chủ nghĩa, cũng như trong lý thuyết trao quyền cho con người, mọi người có cùng quyền để sống trong tự do. Vì thế, các cơ hội để sống trong tự do phải là sẵn có ngang nhau trong một xã hội nhân văn. Theo nghĩa đó, lý thuyết trao quyền cho con người coi thường một sự mâu thuẫn giữa tự do và bình đẳng (Nussbaum 2006). Trên thực tế, sự bình đẳng là một tính chất chứng minh then chốt của tự do; vấn đề là quyền tự do ngang nhau cho mọi người. Lập trường này lặp lại nguyên lý thứ nhất về công lý của Rawls (1971: 53): “mỗi người có một quyền ngang nhau đối với sơ đồ sâu rộng nhất của các quyền tự do cơ bản ngang nhau tương hợp với một sơ đồ tương tự của các quyền tự do cho những người khác.” A Theory of Emancipation 43 Sự nhấn mạnh lên quyền tự do lựa chọn và sự bình đẳng về các cơ hội đã có thể bị phê phán như quy định một quan điểm Tây phương về cuộc sống tốt và xã hội tốt. Nhưng sự phê phán này dựa trên hai tiền đề không thể đứng vững được, mà có thể được diễn đạt như sau: 1. Thực hiện các quyền tự do không phải là một tiềm năng con người phổ quát mà là một tiềm năng chỉ những người Tây phương mới có. 2. Thực hiện các quyền tự do không phải là một giá trị con người phổ quát mà là một giá trị chỉ những người Tây phương nâng niu. Chẳng cái nào trong các tiền đề này chịu được sự xem xét kỹ lưỡng hơn. Tiền đề đầu tiên hiển nhiên là phi lý: tiềm năng để thực hiện các quyền tự do bén rễ trong một năng lực nhận thức của đầu óc con người – sự tưởng tượng về các tiến trình thay thế của hành động. Người ta không thể gợi ý một cách nghiêm túc rằng khả năng này là tính chất duy nhất của “những người Tây phương.” Về tiền đề thứ hai thì sao: Có phải các quyền tự do là một nét đặc trưng được coi trọng của cuộc sống chỉ giữa “những người Tây phương”? Luận điệu này đã được đưa ra một cách mạnh mẽ bởi những người chủ trương Luận đề các Giá trị Á châu (Yew 1994; cf. Thompson 2004). Tuy vậy, luận điệu rằng những người phi-Tây phương không chia sẻ sự đánh giá của phương Tây về các quyền tự do đã thường được mặc nhận nhiều hơn là được chứng minh. Trên thực tế, vài khảo sát thực nghiệm về vấn đề cho biết điều ngược lại. Người dân có coi trọng các quyền tự do hay không là hiển nhiên trong cảm giác tự do có làm tăng sự hài lòng của họ về cuộc sống hay không. Inglehart và Welzel (2005: 140) xem xét câu hỏi này dựa trên bằng chứng từ bảy mươi xã hội quanh thế giới. Họ thấy rằng cảm giác tự do làm tăng sự hài lòng của người dân về cuộc sống trong mọi xã hội, bất kể nền về văn hóa. Những nghiên cứu khác, kể cả một siêu (meta) phân tích của tất cả các công trình đã công bố trước về đề tài này, ủng hộ cùng sự phát hiện: tác động của cảm giác tự do lên sự hài lòng về cuộc sống là tích cực một cách phổ quát (Fisher & Boer 2011). Cái biến đổi chỉ là cường độ mà theo đó cảm giác tự do tác động lên sự hài lòng của người dân về cuộc sống. Thế mà, nguồn của sự biến đổi này không phải là văn hóa mà là sự khắc nghiệt của áp lực sinh tồn: nơi cuộc sống dễ dãi hơn, cảm giác tự do làm tăng sự hài lòng của người dân về cuộc sống càng mạnh mẽ hơn (Delhey 2009; Wetzel & Inglehart 2010). Những thấu hiểu này chứng tỏ ba thứ. Thứ nhất, sự truy tìm quyền tự do là thực. Thứ hai, nó có tính thích nghi. Thứ ba, logic của sự thích nghi của nó là bất biến-văn hóa. Có lẽ người dân trong các nền văn hóa khác nhau định nghĩa các quyền tự do theo những cách hoàn toàn khác nhau. Nhưng rồi là một sự trùng nhau bí ẩn rằng những định nghĩa khác nhau này luôn luôn dàn hàng một cách gọn ghẽ với sự hài lòng về cuộc sống. Tất nhiên, sự trùng nhau là một sự giải thích không có vẻ hợp lý một cách cố hữu về tính đều đặn giao-văn hóa của mối liên kết quyền tự do-phúc lợi. Trên thực tế, nghiên cứu thực nghiệm trong khung khổ của lý thuyết tự-quyết định xác nhận rằng tác động tích cực của cảm giác tự do lên sự hài lòng về cuộc sống là một tính phổ quát giao-văn hóa (Deci & Ryan 2000; Chirkov, Ryan, Kim, & Kaplan 2003; Haller & Hadler 2004). Như công trình của Turner và Maryanski (2008) gợi ý, các lợi ích thỏa mãn của cảm giác tự do bắt nguồn từ một khát vọng giải phóng mà sự tiến hóa đã được gắn cứng vào đầu óc chúng ta. Để kết luận, sự nhấn mạnh rằng khái niệm trao quyền cho con người đặt trên các quyền tự do không quy định một quan điểm Tây phương rõ ràng về cuộc sống tốt và xã hội tốt. Nó bênh vực một quan điểm nhân văn cố hữu. 44 Freedom Rising 2. BA YẾU TỐ CỦA SỰ TRAO QUYỀN CHO CON NGƯỜI Khái niệm của Sen về sự phát triển con người tập trung vào các năng lực cho phép người dân thực hiện các quyền tự do. Vì lý do này, cách tiếp cận thường được mô tả là “cách tiếp cận năng lực” (Clark 2002, 2006; Nussbaum 2000). Welzel, Inglehart, và Klingemann (2003) mở rộng cách tiếp cận năng lực thành khung khổ trao quyền cho con người bằng sự bao gồm các giá trị giải phóng như một yếu tố thêm vào. Các giá trị giải phóng nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn và sự bình đẳng về các cơ hội. Chúng hoạt động như một siêu-giá trị (meta-value) khoan dung sự theo đuổi một sự đa dạng lớn của các giá trị riêng biệt dưới cái ô của nó: các giá trị giải phóng nhấn mạnh các quyền tự do của người dân để theo đuổi các giá trị riêng biệt của sự lựa chọn của họ. Thế nhưng sự đa dạng của các giá trị riêng biệt được khoan dung có các giới hạn. Để bảo vệ sự giải phóng khỏi sự hủy diệt bởi chính các nguyên lý của nó, không phải mọi giá trị riêng biệt phải được khoan dung. Để bảo vệ sự khoan dung khỏi sự tự-hủy diệt, người ta không thể khoan dung sự bất khoan dung. Điều này được biết như “nghịch lý của tự do”: để giữ vững được quyền tự do, ta không thể cho phép quyền tự do chọn sự thiếu tự do (unfreedom). Thí dụ, quyền tự do để theo một truyền thống văn hóa ta thích không bảo vệ các truyền thống văn hóa khỏi vi phạm các quyền tự do. Dưới sự đứng đầu của giải phóng, không có những nơi trú ẩn nào từ sự đòi các quyền tự do phổ quát. Theo nghĩa đó, các giá trị giải phóng đẻ ra một sự khoan dung được cho là đủ tư cách tự do mà không dung thứ cho các tập quán phi khai phóng (illiberal). Theo nghĩa tổng quát nhất, sự trao quyền cho con người biểu hiện các quyền tự do của nhân dân để hành động phù hợp với các giá trị của họ – trong chừng mực việc này không vi phạm các quyền tự do ngang nhau của mọi người khác. Để khiến các quyền tự do có thể thực hiện được cho càng nhiều người càng tốt, đời sống của người dân phải phải được làm giàu bằng ba thành phần, như cho thấy trong Hình 1.1. Các thành phần này được thảo luận từng cái một trong các đoạn sau đây. HÌNH 1.1 Khung khổ Trao quyền cho Con người A Theory of Emancipation 45 2.1 Trao quyền qua các bảo đảm: Các quyền công dân Để bắt đầu với thành phần hiển nhiên nhất, người dân thường phải được phép thực thi các quyền tự do. Sự cho phép này được ban cho bởi các bảo đảm pháp lý cho các quyền tự do. Các bảo đảm phải là “dân chủ” theo nghĩa rằng chúng ban quyền pháp lý cho mọi cử tri của một xã hội một cách ngang nhau. Trong tất cả các xã hội có tổ chức, ta có thể phân biệt hai lĩnh vực của đời sống: một lĩnh vực tư trong đó các thứ được quyết định bởi những sự lựa chọn cá nhân và một lĩnh vực công trong đó các thứ được quyết định bởi các lựa chọn chính trị. Để trao quyền cho nhân dân trong cả hai lĩnh vực, các quyền công dân phải bảo đảm các quyền tự do tư và công (Beetham 1999; O’Donnell 2004; Saward 2006; Williams 2006). Các quyền tự do tư được bảo đảm bởi các quyền tự trị cá nhân; các quyền tự do công được bảo đảm bởi các quyền tham gia chính trị. Để thể chế hóa “quyền lực nhân dân” theo một nghĩa đầy đủ, cả hai tập của các quyền phải được bảo đảm, và chúng phải được bảo đảm theo sự cân xứng đều đặn sao cho không lĩnh vực nào bị sao nhãng nhân danh lĩnh vực khác. Trong chừng mực mà những bất lợi được thừa kế cản trở sự thực hành ngang nhau của các quyền tự trị và các quyền tham gia, thì cần các quyền đền bù như một lĩnh vực thứ ba của các quyền (Marshall 1950). Như thế, khái niệm trao quyền cho con người cung cấp không sự biện minh nào cho chủ nghĩa tự do thị trường thuần túy. Thay vào đó, sự trao quyền cho con người đòi hỏi một sự tổ chức xã hội mà đưa ra sự can thiệp nhà nước khi các thị trường thất bại để bảo đảm sự bình đẳng về các cơ hội. Sự bảo đảm của các quyền đền bù cho các thành viên của các nhóm bị thiệt thòi rõ rệt là một phương tiện cho mục đích này. Vì thế, khái niệm trao quyền cho con người bênh vực các các quyền tự trị và các quyền tham gia cho tất cả mọi người, và các quyền đền bù cho những người thuộc các nhóm thiệt thòi quá mức. Sự trao quyền cho con người hướng về một khái niệm thống nhất về các quyền. Những căng thẳng hay được trích dẫn giữa các quyền tham gia, các quyền tự trị, và các quyền đền bù tan biến trong lý thuyết về sự trao quyền cho con người. Như Brettschneider (2007: 8, fn. 4) lưu ý, “dân chủ và các quyền không căng thẳng với nhau mà là phần của một lý thuyết chặt chẽ, thống nhất về chế độ tự-quản.” Trong mọi trường hợp, các quyền công dân trao quyền cho nhân dân ở mức các bảo đảm, đóng góp yếu tố định chế cho sự trao quyền cho con người.4 Các quyền công dân cung cấp giấy phép cho các quyền tự do. 2.2 Trao quyền qua các Năng lực: Các nguồn lực hành động Quyền lực của nhân dân để thực thi các quyền tự do không chỉ là vấn đề về các bảo đảm. Nó cũng là vấn đề về các năng lực, mà được thiết lập ít dễ hơn các bảo đảm. Lý do là hiển nhiên: các bảo đảm có thể tiếp cận được một cách trực tiếp đến kỹ thuật về 4Tôi dùng thuật ngữ “các định chế” chỉ theo nghĩa chính thức, ám chỉ đến hiến pháp, các luật, và các hình thức khác của quy định chính thức. Tôi kiêng mở rộng thuật ngữ để bao ồm “các định chế phi chính thức” bởi vì làm vậy khiến cho các định chế không thể phân biệt được với văn hóa. Làm mờ sự phân biệt này sẽ tước mất khả năng của chúng ta để phân tích mối quan hệ văn hóa-định chế. 46 Freedom Rising con người (human engineering) bởi vì chúng được công bố và là bắt buộc theo luật. Nhưng các năng lực không thể được đặt vào chỗ bằng luật: các luật có thể quy định một thực tế được ưa thích, nhưng chúng không thể tạo ra nó. Năng lực của người dân để thực thi các quyền tự do là một sự phản ánh trực tiếp của các nguồn lực sẵn có của họ. Những người có nhiều nguồn lực hơn là tự do hon, theo nghĩa rằng họ có thể làm nhiều thứ hơn để theo đuổi cái họ coi trọng. Tính chất này làm cho các nguồn lực đủ tư cách như các nguồn lực hành động. Các nguồn lực hành động gồm ba loại phân biệt của các nguồn lực: 1. Các nguồn lực trí tuệ: tri thức, các kỹ năng, và thông tin 2. Các nguồn lực kết nối: các mạng trao đổi và các giao diện tiếp xúc 3. Các nguồn lực vật chất: thiết bị, các công cụ, và thu nhập Không loại hoạt động con người nào là hoàn toàn miễn phí. Để thực hiện một hoạt động, người ta thường cần kỹ năng nào đó; nhiều hoạt động cần thiết bị nào đó hay cách khác thì tốn kém; và một số hoạt động chỉ có thể được thực hiện cùng nhau, đòi hỏi khả năng để kết nối với những người khác có tính giống nhau. Sự tiến bộ công nghệ quy mô lớn (mass-scale)5làm tăng cả ba loại nguồn lực (Bell 1973; Toffler 1990; Drucker 1993; Elias 2004 [1984]). Các xã hội tiên tiến về công nghệ kéo dài cuộc sống con người và trang bị cho người dân các công cụ giải phóng thời gian làm công việc khó chịu để làm những thứ lý thú hơn. Như Veenhoven (2005) chỉ ra, cuốc sống dài hơn với ít thời gian bị phí cho những thứ khó chịu dẫn đến một sự tăng lên có thể đo lường được về “các năm sống hạnh phúc.” Sự tiến bộ công nghệ cũng khuếch đại năng suất lao động, nâng cao giá trị của giờ làm việc của chúng ta, như thế nâng cao thu nhập và sức mua. Hơn nữa, sự tiến bộ công nghệ hiện đại ngày nay tự nuôi dưỡng từ sự huy động các năng lực trí tuệ trên quy mô lớn, mà gồm sự mở rộng giáo dục và thông tin. Cuối cùng, sự tiến bộ công nghệ kết nối người dân trong các mạng lưới trao đổi tầm rộng. Các xu hướng này nâng cao các nguồn lực trí tuệ, kết nối, và vật chất của người dân. Đấy là các nguồn lực hành động bởi vì mỗi trong số chúng mở rộng các lựa chọn của cái người dân có thể làm tùy ý. Các nguồn lực hành động mở khóa cho năng khiếu về năng lực hành động. Các nguồn lực hành động theo nghĩa này trao quyền cho nhân dân ở mức các năng lực, cung cấp yếu tố sinh tồn cho sự trao quyền cho con người. Các nguồn lực hành động làm tăng các độ thỏa dụng của người dân từ các quyền tự do. Các nguồn lực hành động càng phổ biến, các độ thỏa dụng chung của người dân từ các quyền tự do càng lớn – cơ sở của sự đoàn kết. 2.3 Trao quyền qua các Động lực thúc đẩy: Các giá trị giải phóng Ngay cả trong sự kết hợp, các bảo đảm và các năng lực không hoàn thành sự trao quyền cho con người. Người dân có thể được tạo khả năng và cho phép để thực thi các quyền tự do, nhưng nếu họ không háo hức làm vậy, họ sẽ không thực hiện các quyền tự do. Các quyền tự do khi đó vẫn là một tiềm năng chưa được thực hiện. Như thế, bên cạnh các bảo đảm và các năng lực, các động cơ thúc đẩy là thành phần 5Sự hạn chế “quy mô lớn-mass scale” có ý định để chỉ sự phát triển công nghệ được sử dụng bởi các mảng rộng của dân cư, chứ không chỉ các elite. A Theory of Emancipation 47 khác của sự trao quyền cho con người. Các động cơ thúc đẩy là một sự phản ánh trực tiếp của cái người dân coi trọng trong cuộc sống. Tôi gán nhãn các giá trị mà tạo thành một động cơ thôi thúc mạnh để thực hiện các quyền tự do là “các giá trị giải phóng.” Các giá trị giải phóng là một động cơ thôi thúc trao quyền bởi vì chúng cổ vũ người dân trở thành chủ nhân ông của cuộc đời của họ. Sự thôi thúc này kích hoạt người dân chí ít theo hai cách. Thứ nhất, sự nhấn mạnh lên các cơ hội ngang nhau vốn có trong các giá trị giải phóng đến với một sự nội hóa các tiêu chuẩn nhân đạo; các tiêu chuẩn này làm cho người dân nhạy cảm với sự bất công xã hội và dễ bất hòa hơn về sự tác động của nó. Thứ hai, các giá trị giải phóng dính líu đến một sự đánh giá cao sự tự thể hiện của con người; cho nên, việc bày tỏ những mối quan tâm chung bản thân nó trở thành một giá trị và như thế một nguồn thỏa mãn. Như một kết quả, sự tính toán độ thỏa dụng thay đổi: sự thỏa dụng không còn cốt ở chỉ sự đạt mục tiêu; nó cũng cốt ở việc bày tỏ nó. “Sự thỏa dụng bày tỏ” làm giảm bớt các sự tắc nghẽn hoạt động mà khác đi ngăn cản người dân bày tỏ các mối quan tâm của họ. Tóm lại, các giá trị giải phóng trao quyền cho nhân dân ở mức các động cơ thúc đẩy, cung cấp yếu tố tâm lý cho sự trao quyền cho con người. Cũng nhiều như các nguồn lực hành động làm tăng sự thỏa dụng của các quyền tự do, và cũng nhiều như các quyền công dân cung cấp các bảo đảm cho các quyền tự do, các giá trị giải phóng thiết lập sự đánh giá cao các quyền tự do. Cùng nhau, ba yếu tố này của sự trao quyền cho con người xác định tình trạng của các quyền tự do trong một xã hội. 2.4 Sự trao quyền cho con người như Năng lực hành động Công dân Để ước lượng giai đoạn trao quyền cho con người của cả một xã hội, câu hỏi cốt yếu là sự bao gồm: Tình trạng điển hình của hầu hết người dân trong một xã hội là gì? Tiêu chuẩn bao hàm áp đặt các đòi hỏi lên ba yếu tố của sự trao quyền cho con người. Về phần các quyền công dân, các thứ này phải được ban ngang nhau cho mọi cư dân nếu chúng nhằm để thúc đẩy sự trao quyền bao hàm. Với các nguồn lực hành động và các giá trị giải phóng, tình hình là phức tạp hơn. Lý do là các nguồn lực và các giá trị chia thành các phần đơn nhất và các phần chung. Đơn nhất là các phần của các nguồn lực và các giá trị của người dân trệch khỏi cái là điển hình cho hầu hết nhân dân trong một xã hội; chung là những phần trùng với cái là điển hình cho hầu hết nhân dân. Về phần các nguồn lực, phần đơn nhất cho biết trong chừng mực nào sự thỏa dụng riêng của một người từ các quyền tự do là khác với sự thỏa dụng của hầu hết những người khác. Phần chung cho biết sự thỏa dụng chung của người đó với sự thỏa dụng của hầu hết những người khác. Về phần các giá trị, phần đơn nhất cho biết chừng mực mà sự đánh giá riêng của một người là khác với sự đánh giá của hầu hết những người khác. Phần chung cho biết sự đánh giá chung của người đó với hầu hết những người khác. Sự phân biệt này làm sáng tỏ rằng sự trao quyền cho con người trở nên bao hàm hơn chỉ khi các phần chung của các nguồn lực hành động và các giá trị giải phóng của nhân dân tăng lên. Sự bao hàm không chỉ là một tiêu chuẩn chuẩn tắc của sự trao quyền cho con người; nó cũng có các hệ quả thực tiễn. Vì sự bao hàm cung cấp cơ sở của sự đoàn kết. Sự đoàn kết, đến lượt, là thành phần then chốt của năng lực của một dân cư cho 48 Freedom Rising hành động tập thể. Khi nhân dân sử dụng năng lực này, họ sử dụng năng lực hành động công dân (civic agency) – công thức cho một xã hội dân sự mạnh. Vì thế, sự trao quyền cho con người bao hàm là đồng nghĩa với năng lực hành động công dân. 3. LUẬN ĐỀ TRÌNH TỰ (SEQUENCE THESIS) 3.1 Sự Thỏa dụng Tiến hóa của các Quyền tự do Sự tồn tại của văn hóa không che chở các xã hội khỏi sự tiến hóa; văn hóa di chuyển sự tiến hóa lên một mức mới. Giống cơ sở sinh học của nó, văn hóa là một hệ thống thừa kế, được lập trình để tích lũy, lưu trữ, và truyền tri thức được-thử-và được-kiểm-thử về làm thế nào để chế ngự thực tế (Avery 2003). Trong lĩnh vực sinh học, tri thức chế ngự thực tế được mã hóa trong các gen và được truyền qua sự sinh sản hữu tính. Trong lĩnh vực văn hóa, trí thức được hiện thân trong những ký ức được chia sẻ, đôi khi được gọi là “mene,” và được truyền qua sự học (Dunbar, Knight, & Power 1999; Chattoe 2002; Boyd & Richerson 2005). Bất kể hệ thống thừa kế nào – dù sinh học hay văn hóa – là chủ đề vĩnh cửu cho một sự kiểm tra thực tế. Vì vậy, các hệ thống thừa kế liên tục được định hình bởi sự chọn lọc cho sự phù hợp-thực tế (Distin 2011). Tính bền bỉ của sự chọn lọc thiết lập một cỗ máy tự-lái của sự tiến bộ (Roux 2010). Sự tiến bộ là hiển nhiên trong hệ thống thừa kế cả sinh học lẫn văn hóa, cho dù sự tiến bộ trong cả hai lĩnh vực bị ngắt quãng với các pha đình trệ trước khi những sự tăng tốc lớn xảy ra. Một sự tăng tốc lớn trong sự tiến hóa sinh học là xu hướng “cephalization-sự hình thành đầu” trong lịch sử của bộ linh trưởng. Sự hình thành đầu mô tả xu hướng tới các bộ óc to hơn và phức tạp hơn với các năng lực trí tuệ cao hơn (Flinn, Geary, & Ward 2005). Khoảng 150.000 năm trước, sự hình thành đầu đã lên đến cực điểm trong não người – công cụ mạnh nhất để xử lý tri thức trên hành tinh này (Alexander 1987; Ehrlich 2000). Sự chọn lọc đã hoạt động hướng tới não bởi vì các năng lực trí tuệ của não cho phép sự kiểm soát khác thường đối với thực tế (Flinn, Geary, & Ward 2005; Geary 2007). Bằng cách định hình trí năng con người, sự tiến hóa đã sáng chế ra bộ gia tốc của riêng nó: năng lực hành động (agency). Agency là năng lực để hành động với mục đích. Agency cho phép sự thí nghiệm có chủ đích, mà làm tăng tốc của sự khám phá ra các giải pháp hoạt động tốt hơn. Trong sinh học, sự tiến hóa làm việc trên thông tin genetic (di truyền). Ở đây, sự tiến hóa thiếu agency. Những sự cải thiện tự nhiên trong mã di truyền của một loài xuất hiện một cách ngẫu nhiên, qua các lỗi tình cờ trong sao chép DNA. Đấy là một quá trình mù quáng của sự thứ nghiệm và vì thế là một cỗ máy chậm của sự tiến bộ. Trong văn hóa, sự tiến hóa làm việc trên thông tin được học. Vì năng lực để nghĩ ban cho tác nhân đang học năng lực hành động, thông tin được học để ngỏ cho sự cải thiện có tính hệ thống qua sự thử nghiệm có chủ ý. Việc này cho phép sự đổi mới sáng tạo có chủ ý, mà là một cỗ máy nhanh của sự tiến bộ (Nolan & Lenski 1999; Avery 2003; Boyd&Richerson 2005). Bất chấp sự khác biệt về nhịp độ, trong cả sinh học lẫn văn hóa sự tiến hóa định hình sự thừa kế hướng tới sự thỏa dụng lớn hơn bằng việc loại bỏ cái không có kết A Theory of Emancipation 49 quả và ủng hộ cái hoạt động tốt hơn trong đối phó với thực tế (Elias 1984 [1939]; Nolan & Lenski 1999; Rubin 2002; Popper 2009 [1987]). Chẳng cấu trúc xã hội nào của chúng ta được miễn sự chọn lọc: các công nghệ, các ý thức hệ, các định chế tất cả thường xuyên phải chịu một sự kiểm tra thực tế và bị loại bỏ khỏi nhóm các mô hình khả thi trong trường hợp chúng thất bại (Runciman 1998; Chattoe 2002; Diamond 2005). Đôi khi, sự tiến hóa “phát hiện ra” muộn các đặc điểm có ích nhất. Nhưng một khi một đặc điểm có ích được tìm thấy, sự tiến hóa gia tốc việc làm hoàn hảo đặc điểm này (Miller 2001). Não, thí dụ, đã tồn tại từ rất lâu trước khi bắt đầu sự hình thành đầu được gia tốc. Một khi nó bắt đầu, các lợi thế của năng lực não lớn hơn đem lại kết quả nhanh đến mức sự chọn lọc hoạt động với tốc độ gia tăng ưi ái nó. Sự phát triển tri thức công nghệ trong sự tiến hóa văn hóa là một hiện tượng so sánh được với sự phát triển các năng lực trí tuệ trong sự tiến hóa sinh học (Avery 2003). Cả hai quá trình đã nhắm tới sự kiểm soát lớn hơn đối với thực tế, và cả hai minh họa sự thỏa dụng của các quyền tự do. Các xã hội người đã luôn luôn thu thập và truyền tri thức công nghệ (Nolan & Lenski 1999). Như một hệ quả, kho tri thức người đã tăng lên từ buổi bình minh của loài người và cũng thế sự kiểm soát thực tế mà các xã hội người sử dụng đối với các môi trường của họ (Fernandez-Armesto 2002). Thế mà, như hồ sơ về các đổi mới công nghệ minh họa, sự phát triển tri thức đã rất chậm trong hầu hết lịch sử (Spier 2010). Các xã hội đã không có nỗ lực có hệ thống nào để làm tốt hơn nhau bằng đầu tư nhiều hơn các láng giềng của mình vào nghiên cứu và phát triển cho đến khi sự nổi lên của khoa học hiện đại đã chứng minh các lợi thế của việc làm chính xác điều này. Từ khi khoa học nổi lên, tri thức con người tăng theo hàm số mũ và đã nâng cao sự kiểm soát thực tế của chúng ta lên các mức, trong vòng vài thế kỷ, đã làm còi cọc tất cả các thứ đã đạt được trong hơn 150 thiên niên kỷ của sự tồn tại con người. Điều này là hiển nhiên từ sự tăng rõ rệt và đột ngột trong đường cong tăng trưởng tri thức bắt đầu vào khoảng năm 1500 (Nolan & Lenski 1999; Oppenheimer 2004; Morris 2010). Giống sự phát triển não trong sự tiến hóa sinh học, sự phát triển tri thức trong sự tiến hóa văn hóa đã được gia tốc đột ngột đến mức, trong cả hai trường hợp, sự gia tốc này đánh dấu một sự đứt đoạn sắc nét khỏi nhịp tiến hóa trước kia. Thật lý thú, cả hai sự gia tốc là những minh họa nổi bật của sự thỏa dụng của các quyền tự do. Sự phát triển được gia tốc của các năng lực trí tuệ trong sự tiến hóa sinh học đã đến với một nét đặc điểm hùng mạnh: sự tưởng tượng. Sự tưởng tượng ban sức mạnh của năng lực hành động, và năng lực hành động dính líu đến các quyền tự do để thử nghiệm và để học có chủ tâm. Con người nhờ sự vận dụng các quyền tự do trí tuệ này mà có địa vị thống trị của họ trên hành tinh này (Birch & Cobb 1981; Ehrlich 2000; Rubin 2002). Trong sự tiến hóa văn hóa, sự phát triển được gia tốc của tri thức công nghệ cũng đã bắt đầu với một nét đặc điểm hùng mạnh: khoa học (Elias 2004 [1984]). Nghiên cứu là một hoạt động con người tự nhiên nhưng nó đã không được thể chế hóa cho đến khi khoa học nổi lên như một khu vực xã hội độc lập trong thời Phục hưng-Chủ nghĩa Nhân văn (Braudel 1993). Sự độc lập của khoa học đã được bảo vệ bởi các bảo đảm cho các quyền tự do trí tuệ, tiếp theo, bởi các quyền tự do dẫn xuất trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, kể cả sự tiếp cận thị trường và sự tham gia chính trị (Goldstone 2009). Nền dân chủ khai phóng là sản phẩm của các quyền tự 50 Freedom Rising do này. Suốt từ đó, các quyền tự do là nét đặc trưng khu biệt riêng của các xã hội với tri thức công nghệ tiên tiến nhất (North, Wallis, & Weingast 2010; Acemoglu & Robinson 2012). Các mưu toan của các hệ thống áp bức, như Đức Nazi và Nga Soviet, để nắm sự dẫn đầu về tri thức công nghệ đã kết thúc như những thất bại làm tan nát. Lý do có vẻ hợp lý nhất cho những thất bại này là bản thân sự áp bức: các hệ thống áp bức không có khả năng để khai thác các động cơ thôi thức vốn có của người dân, và việc này làm cho họ không đủ năng lực để huy động trí tuệ con người với quy mô đầy đủ của nó (Popper 1971 [1962]; Fukuyama 1992). So với bức tranh này, thì đáng ngờ rằng Trung Quốc sẽ tiến tới sự dẫn đầu thế giới về tri thức công nghệ mà không bảo đảm các quyền tự do cho nhân dân của nó. Dù sao đi nữa, những sự gia tốc nổi bật nhất của sự tiến hóa sinh học và sự tiến hóa văn hóa là những minh họa mạnh mẽ về sự thỏa dụng của các quyền tự do. Vì cả hai lý do, sự tiến hóa ưu ái sự tăng trưởng của năng lực để sử dụng các quyền tự do bởi vì năng lực này kéo theo sự kiểm soát lớn hơn đối với thực tế. Các quyền tự do là hiện thân của sự thỏa dụng tiến hóa. 3.2 Trí óc như một Công cụ Theo đuổi-sự Thỏa dụng Một đặc trưng định nghĩa của trí óc con người là năng lực của nó để tưởng tượng ra các thực tế tốt hơn – các thực tế mà trong đó sự tồn tại của chúng ta ít bị ép buộc hơn. Bằng việc phú cho trí óc năng lực này, sự tiến hóa đã định hình một công cụ cho sự theo đuổi có chủ ý các mục tiêu được coi trọng. Đây là nguồn của sự truy tìm của con người cho các quyền tự do (Birch & Cobb 1981; Kaplan, Gurven, & Lancaster 2007; Turner & Maryanski 2008). Tuy vậy, để là có ích thì sự truy tìm các quyền tự do không được là tĩnh. Thay vào đó, nó phải điều chỉnh cho hợp với các ràng buộc bên ngoài mà vượt quá sự kiểm soát nhất thời. Vì thế, sự tiến hóa của trí óc đã chọn một sự truy tìm thích nghi các quyền tự do. Để giữ cho sự truy tìm các quyền tự do là thích nghi, trí óc phải giữ quan hệ với thực tế. Vì lý do này, ba cơ chế tâm lý học phải hoạt động. Cơ chế thứ nhất, sự đánh giá độ thỏa dụng, có nghĩa rằng con người nhận ra theo những cách đại thể chính xác họ có thể sử dụng các quyền tự do có thể tưởng tượng được nào trong thực tiễn. Cơ chế này hoạt động bởi vì sự tiến hóa đã định hình con người như các sinh vật nhận thức được, nhận ra cái gì là ở bên trong tầm với của các năng lực của họ. Nếu điều này không đúng như vậy, thì loài chúng ta đã thất bại từ lâu rồi. Nhưng sự nhận ra các quyền tự do có ích sẽ là không thích đáng nếu sự nhận ra không kích một sự đánh giá tương ứng về các quyền tự do được nói đến. Như thế, sự nhận ra các sự thỏa dụng khách quan dẫn đến sự đánh giá chủ quan của chúng, tạo ra một mối liên kết sự thỏa dụng-giá trị. Cơ chế thứ hai, sự kích hoạt giá trị, ngụ ý rằng con người có một sự thôi thúc để hành động nhằm theo đuổi cái họ coi trọng. Chỉ bởi vì mối liên kết giá trị-hành động này mà các giá trị mới có ý nghĩa. Đối với các quyền tự do, mối liên kết giá trị-hành động ngụ ý rằng người dân hành động vì các quyền tự do họ coi trọng. Việc này bao gồm các hành động để bày tỏ các quyền tự do được coi trọng của mình khi chúng bị từ chối hay bị thách thức và các hành động để thực thi các quyền tự do được coi trọng của mình khi chúng được bảo đảm. Cơ chế thứ ba, sự thỏa mãn hành động, là lý do vì sao cơ chế thứ hai có kết quả: khi các quyền tự do được coi trọng được đòi hỏi và được thực hành, việc này A Theory of Emancipation 51 là sự thỏa mãn một cách vốn có. Lý do cho phần thưởng là, sự đòi và sự thực hành các quyền tự do bày tỏ cho một người năng lực hành động của mình. Một cảm giác về năng lực hành động tạo ra lòng tự trọng – ngưồn cuối cùng của sự thỏa mãn cho một sinh vật tự giác (Deci & Ryan 2000; Wright 2004; Wetzel & Inglehart 2010). Quan trọng là, sự thỏa mãn tác động lại các giá trị: sự thỏa mãn với các quyền tự do được khẳng định và thực hành củng cố giá trị đặt trên các quyền tự do này. Bởi vì vòng phản hồi này, sự xử lý tinh thần của các quyền tự do hoạt động như một chu kỳ tự-duy trì. Sự nối tiếp của các cơ chế này buộc phần thưởng thỏa mãn của các quyền tự do vào các năng lực của chúng ta. Việc này giữ cho các chiến lược cuộc sống của người dân liên hệ với thực tế. Kết quả là một sự truy tìm thích nghi cho các quyền tự do, điều chỉnh cho hợp các ràng buộc bên ngoài vượt quá sự kiểm soát nhất thời. Việc này dẫn đến một nghịch lý lý thú: mặc dù sự truy tìm quyền tự do là một phần không thể triệt được của bản chất con người, nó là có thể thích nghi đến mức nó có thể ngủ đông suốt các thời đại, không được nhận ra trong các thế hệ. Như thế, người dân có thể sống mà không có các quyền tự do nếu cần. Khác đi, thì các hệ thống áp bức đã không thể thống trị hầu hết lịch sử của nền văn minh. Nếu người dân sống dưới các ràng buộc mà họ không có các công cụ để thay đổi, họ thấy ít sự thỏa dụng trong các quyền tự do. Vì thế, họ đánh giá thấp các quyền tự do, tiến hành ít hoạt động nhân danh chúng, và phần nào tách rời sự thỏa mãn của họ khỏi sự thực thi các quyền tự do. Sự điều chỉnh này cho phép người dân hoạt động trong sự thiếu các quyền tự do. Tuy nhiên, loại bỏ các quyền tự do như một nguồn thỏa mãn làm giảm lượng thỏa mãn người dân có thể nhận được: có thể không có sự hoàn chỉnh bên trong nào cho một sinh vật tự giác mà không có sự làm chủ các quyền tự do. Do đó, các đòi hỏi để bảo đảm các quyền tự do sẽ luôn luôn trở nên mạnh, đến mức người dân kiếm được các nguồn lực để làm chủ các quyền tự do. Nói cách khác, sự truy tìm các quyền tự do ngủ đông chừng nào cần thiết nhưng thức dậy ngay khi có thể. Sự thức dậy thường xuất hiện đột ngột và có thể dẫn tới cái Kuran (1991) mô tả như “yếu tố ngạc nhiên”: sự bất ngờ đập vào mắt các nhà quan sát khi các đám đông tăng lên mau chóng của những người mà đã hầu như chẳng có dấu hiệu nào của sự đối lập hàng thập kỷ đột ngột đứng lên chống lại sự đàn áp và đòi các quyền tự do. Các cơ chế định hình tâm tính của nhân dân đối với các quyền tự do không hoạt động giữa các trí óc bị cô lập từng cái. Con người đã tiến hóa như một động vật nhóm (Bowles & Gintis 2011). Vì lý do này, trí óc con người đã được định hình như một trí óc xã hội (Forgas, Williams, & Wheeler 2001; Wilson 2004; Dunbar & Shultz 2007a; 2007b; Flinn & Coe 2007; Kaplan, Gurven, & Lancaster 2007). Một trong những năng lực xã hội xuất sắc nhất của trí óc là sự thấu cảm. Sự thấu cảm dẫn đến sự mở rộng của cái tôi (ego) của ta thành một “cái tôi tập thể-collective self” mà bao gồm những người khác mà ta coi là ngang nhau. Đấy là cái tôi gọi là cơ chế đoàn kết. Cơ chế đoàn kết mở rộng sự theo đuổi các sự thỏa dụng sang các sự thỏa dụng chung với những người ngang nhau (Wilson 2004). Sự nhận ra các sự thỏa dụng chung trải rộng thế nào phụ thuộc vào bán kính xã hội của những người với các nguồn lực giống nhau. Khi các nguồn lực hành động là phổ biến đến mức không sự độc quyền nhóm nào đối với các quyền tự do có thể được thiết lập, thì sự nhận ra các sự thỏa dụng của các quyền tự do vượt quá sang các mảng lớn của một xã hội. Trong trường hợp này, các nỗ lực của người dân nhắm tới các quyền tự do phổ quát. 52 Freedom Rising Sự đánh giá chung các quyền tự do thúc đẩy hành động tập thể để đòi các quyền tự do này. Nếu hành động tập thể như vậy thành công, như trong trường hợp các sự phản kháng quần chúng đuổi một nhà độc tài, phần thưởng thỏa mãn được nâng cao: thành công được chia sẻ về mặt xã hội tạo ra một kinh nghiệm đoàn kết mà ban cho tất cả những người tham gia một cảm giác chung về sự thỏa mãn (Forgas, Williams, & Wheeler 2003). Tóm lại, tôi gợi ý rằng trí óc vận hành bốn cơ chế để đối phó với các quyền tự do: cơ chế đánh giá, cơ chế kích hoạt, cơ chế thỏa mãn, và cơ chế đoàn kết. Ba cơ chế đầu tiên hoạt động trong một trật tự nối tiếp từ đánh giá tới kích hoạt tới thỏa mãn, với một vòng phản hồi tự tăng cường từ sự thỏa mãn đến sự đánh giá. Cơ chế đoàn kết làm việc trên mỗi của ba cơ chế đầu tiên, mở rộng chúng vào chiều kích xã hội. Sự đoàn kết với những người ngang nhau vượt quá sự theo đuổi các sự thỏa dụng cá nhân đơn nhất sang sự theo đuổi các sự thỏa dụng được chia sẻ về mặt xã hội. Các liên minh xã hội nổi lên từ các sự thỏa dụng chung. Sự theo đuổi thỏa dụng như thế trở thành một quá trình lồng ghép nhóm (group-embedded process). Theo các mệnh đề này, các quyền tự do tiến triển theo hai bước kế tiếp, như được gợi ý bởi hai mũi tên ngang trong Hình 1.1 (tr. 44). Trong bước thứ nhất, sự đánh giá thỏa dụng, các quyền tự do được đánh giá một cách chủ quan theo mức độ sự thỏa dụng khách quan của chúng đã tăng. Trong bước thứ hai, pháp điển hóa giá trị, các quyền tự do được bảo đảm về mặt thể chế theo chừng mực giá trị chủ quan của chúng đã tăng lên. Vì thế, nếu chúng tăng lên, các quyền tự do tăng lên theo một sự liên tiếp thỏa dụng-giá trị-bảo đảm. Đấy là cái luận đề trình tự gợi ý. 4. CÁC CHU KỲ TRAO (TƯỚC) QUYỀN CHO (CỦA) CON NGƯỜI Lý thuyết tiến hóa của tôi về giải phóng kết nối phúc lợi con người và sự trao quyền cho con người theo những cách mà giải thích ba đặc điểm nổi bật trong lịch sử của nền văn minh: 1. các xã hội dễ bị mắc bẫy và thường bị bẫy trong thời gian dài trong một chu kỳ tự-duy trì của sự tước quyền; 2. một chu kỳ trao quyền chỉ nổi lên dưới các điều kiện đòi hỏi khắt khe nhưng, một khi chuyển động, nó cũng tự-duy trì; 3. các xã hội trong chu kỳ tước quyền trở nên không ổn định khi đối mặt với các xã hội trong chu kỳ trao quyền. Hình 1.2 sơ đồ hóa các chu kỳ đối chọi. Cả hai chu kỳ định hình toàn bộ kết cấu của các xã hội. Chu kỳ tước quyền bắt nguồn trong các điều kiện sinh tồn thúc bách. Áp lực sinh tồn có nghĩa rằng các dân thường thiếu các nguồn lực hành động. Trong điều kiện này, các giá trị giải phóng vẫn nằm ngủ. Với các giá trị giải phóng nằm ngủ, người dân không tiến hành hoạt động nào để đòi và thực hiện các quyền tự do. Vì vậy, người dân nhận được ít sự thỏa mãn từ các quyền tự do. Sự thỏa mãn thấp từ các quyền tự do củng cố sự đánh giá yếu các quyền tự do, tạo thành một chu kỳ tự-duy trì. Chính xác bởi vì chu kỳ là tự-duy trì, các nhà cai trị không cần sử dụng nhiều cố gắng để giữ nó tồn tại. Không có áp lực nào lên họ để bảo đảm các quyền tự do. Như một kết quả, họ không bảo đảm các quyền tự do hay, khi họp làm vậy bất chấp mọi thứ, họ bỏ qua chúng trong thực tiễn và trốn tránh nó. Trong chu kỳ tước quyền, người dân A Theory of Emancipation 53 HÌNH 1.2 Các Chu kỳ Trao quyền và Tước quyền bị đau khổ vì thiếu các năng lực, các động cơ thúc đẩy, và các bảo đảm. Họ có ít sự kiểm soát đối với cuộc sống của họ và chương trình nghị sự của xã hội của họ. Chu kỳ trao quyền là chính xác ngược lại. Nó có gốc rễ trong các điều kiện sinh tồn dễ dãi làm cho các nguồn lực hành động sẵn có một cách rộng rãi. Với các nguồn lực hành động phổ biến, người dân nhấn mạnh các giá trị giải phóng. Các giá trị giải phóng được chia sẻ tạo ra sự đoàn kết cổ vũ các hành động chung để đòi và thực thi các quyền tự do. Kinh nghiệm đoàn kết tạo ra sự thỏa mãn chung. Việc này tăng cường sự đánh giá cao các quyền tự do, tạo ra một chu kỳ tự-duy trì khác. Trong hình trạng này, các nhà cai trị bị hạn chế nghiêm ngặt trong các lựa chọn thể chế của họ. Họ dưới áp lực của các yêu sách công chúng mà là khó để kháng cự bởi vì các yêu sách này được đưa ra bởi nhân dân có năng lực và có động cơ thúc đẩy những người hành động với sức mạnh đoàn kết. Cuối cùng, các nhà cai trị phải bảo đảm các quyền tự do phổ quát và bị áp lực để gắn bó với các bảo đảm này. Trong chu kỳ trao quyền, nhân dân hưởng lợi từ các năng lực, các 54 Freedom Rising động cơ thúc đẩy và các bảo đảm mạnh. Nhân dân kiểm soát cuộc sống của họ và chương trình nghị sự của xã hội của họ. Hiển nhiên, cuộc sống của nhân dân hết sức khác nhau trong hai chu kỳ đối ngược. Trong chu kỳ tước quyền, cuộc sống là nguồn của những ràng buộc, và những gì nhân dân làm phần lớn bị áp lực bên ngoài áp đặt lên họ. Bị dẫn dắt bởi áp lực bên ngoài, các động cơ thúc đẩy của người dân là từ ngoài vào. Trong chu kỳ trao quyền, cuộc sống là nguồn của các cơ hội, và phần lớn cái nhân dân làm là vấn đề của sự lựa chọn. Vì thế, cái thúc đẩy nhân dân dịch chuyển từ áp lực bên ngoài sang các động lực bên trong: các động cơ thúc đẩy trở thành nội tại. Tôi gợi ý rằng sự khác biệt này trong các động cơ thúc đẩy có ba hậu quả cơ bản. Thứ nhất, các xã hội trao quyền tạo ra các mức phúc lợi cao hơn bởi vì, đối với con người như một loài tự-giác, các động cơ thúc đẩy nội tại mang lại nhiều sự thỏa mãn hơn các động cơ thúc đẩy bên ngoài. Thứ hai, và vì lý do này, các xã hội trao quyền nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ các cử tri của chúng; chúng có tính chính đáng (hợp pháp) hơn. Thứ ba, bởi vì tính sáng tạo con người nằm ở các động cơ thúc đẩy nội tại, các xã hội trao quyền huy động sự sáng tạo con người với một quy mô đẩy đủ hơn. Bởi vậy, các xã hội trao quyền có tính đổi mới sáng tạo hơn, phát triển nhiều tri thức hơn, và có được các năng lực hệ thống ưu việt hơn, kể cả các năng lực công nghệ và tổ chức. Vì thế, sự trao quyền cho con người tạo ra các xã hội với cả tính chính đáng cao hơn lẫn năng lực cao hơn. Tính chính đáng cao hơn làm cho các xã hội phù hợp hơn từ trong; năng lực cao hơn làm cho chúng cạnh tranh hơn với thế giới bên ngoài. Bởi vì lợi thế kép này, sự tiến hóa ưu đãi sự trao quyền cho con người –một khi nó đã bắt đầu ở đâu đó. Có thể cho rằng, các xã hội tước quyền không làm cho người dân hạnh phúc, thế nhưng nhân dân không cần được hạnh phúc để mà hoạt động. Vì lý do này các xã hội tước quyền là phù hợp về mặt nội tại – chừng nào mà dân thường thiếu các nguồn lực hành động. Lịch sử dài hàng ngàn năm của các hệ thống áp bức xác nhận sự ổn định nội tại của các chu kỳ tước quyền. Chừng nào các xã hội tước quyền không đối diện với các xã hội trao quyền, sự tước quyền vẫn không bị thách thức. Tuy vậy, một khi sự đối diện đó xảy ra, trò chơi thay đổi. Các xã hội trao quyền làm tốt hơn các xã hội tước quyền trong các năng lực công nghệ và tổ chức. Cuối cùng, việc này dẫn đến sự thống trị của các xã hội trao quyền đối với các xã hội tước quyền. Hơn nữa, trong khi tính chính đáng duy trì khả năng đứng vững của các xã hội trao quyền, các xã hội tước quyền bây giờ trở nên không ổn định bởi vì nhân dân của họ thấy các điều kiện sống tốt hơn ở các xã hội trao quyền. Trong lịch sử, lợi thế của các xã hội trao quyền đã trở nên hiển nhiên muộn bởi vì chu kỳ trao quyền đòi hỏi các điều kiện khắt khe mà đã không bắt đầu định hình cho đến sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản tiền công nghiệp và Cách mạng Công nghiệp (McNeill 1990). Chương 11 thảo luận chi tiết điểm này. Qua thời đại tiền công nghiệp kéo dài, sự tiến hóa của tổ chức nhà nước đã đạt đỉnh điểm trong việc dựng lên các đế chế chuyên quyền ở Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc, và châu Mỹ trước-Columbus. Mặc dù chế độ chuyên quyền đã tạo ra công trình kiến trúc tuyệt diệu, đã đưa các đội quân ấn tượng ra chiến trường, và đã phát minh ra các công nghệ quan trọng, tại điểm nào đó nó đã luôn luôn kết thúc trong những sự tắc nghẽn phát triển (Goldstone 2009). Qua hàng thiên niên kỷ, điều kiện sống của A Theory of Emancipation 55 dân thường đã vẫn cực khổ: ngay cả các nền văn minh cổ nhất, bền bỉ nhất, và tiên tiến nhất đã không đạt bất cứ sự cải thiện đáng kể nào trong tiêu chuẩn sống và tuổi thọ trung bình của nhân dân (Jones 1987; Hall 1989; Maddison 2007; Galor 2011). Bất chấp sự thất bại này, chế độ chuyên quyền đã vẫn không bị thách thức như một cách để tổ chức cuộc sống văn minh cho đến sự đối đầu đương thời với các xã hội trao quyền. Trong cuộc đối đầu này, chế độ chuyên quyền truyền thống đã sụp đổ. Trong lúc ấy, các phiên bản hiện đại của chế độ chuyên quyền đã xuất hiện – đáng chú ý nhất ở nước Đức Nazi và nước Nga Soviet. Các hệ thống này có thể được xem như một thử nghiệm: Người ta có thể đạt sự dẫn đầu công nghệ và sự thống trị toàn cầu trong khi vẫn tiếp tục tước quyền của nhân dân? Với các chi phí con người không thể tưởng tượng nổi, sự thất bại của cả hai thử nghiệm gợi ý rằng người ta không thể. Nếu đây là một bài học chính xác, tham vọng của Trung Quốc cho sự dẫn đầu công nghệ sẽ không thành sự thật trừ phi nó bắt đầu trao quyền cho nhân dân của mình. CÁC ĐIỂM THEN CHỐT Sự tiến hóa đã định hình trí óc con người như một công cụ để theo đuổi sự kiểm soát đối với thực tế. Sự theo đuổi kiểm soát đối với thực tế kéo theo một sự truy tìm các quyền tự do. Vì năng lực để kiểm soát thực tế nằm trong khả năng làm chủ các quyền tự do. Nhưng để giữ sự truy tìm các quyền tự do là một công cụ hiệu quả để theo đuổi các sự thỏa dụng, thì sự truy tìm phải thích nghi với hoàn cảnh vượt quá sự kiểm soát con người. Sự truy tìm thích nghi cho các quyền tự do hướng sự theo đuổi con người vào một chuỗi các cơ chế đối phó. Các cơ chế này được tích hợp vào một hệ thống tự điều chỉnh thông qua sự phản hồi thỏa mãn. Để bắt đầu, trí óc nhận ra cái gì có sự thỏa dụng dưới hoàn cảnh cho trước. Như thế, với sự chính xác đại thể chúng ta ước lượng các quyền tự do nào là bên trong tầm với của các năng lực của chúng ta, và chúng ta đánh giá các quyền tự do phù hợp với sự thỏa dụng được nhận ra của chúng (sự đánh giá thỏa dụng). Rồi, chúng ta hành động để đòi các quyền tự do mà chúng ta coi trọng (sự kích hoạt giá trị). Cuối cùng, chúng ta đòi thành công càng nhiều quyền tự do, thì chúng ta thu được càng nhiều sự thỏa mãn trong sự phổ biến của lòng tự trọng (sự thỏa mãn hành động). Vì trí óc người tiến hóa qua một lịch sử của đời sống nhóm, nó không làm việc trong sự cô lập; trí óc hoạt động như một công cụ được gắn về mặt xã hội. Các khả năng xã hội của trí óc – đặc biệt sự thấu cảm – đảm bảo rằng con người nhận ra các sự thỏa dụng họ chia sẻ với những người khác. Việc này đưa các quyền tự do được coi trọng chung vào tiêu điểm: người dân coi trọng các quyền tự do như các quyền tự do ngang nhau của tất cả những người họ chia sẻ cùng sự thỏa dụng (cơ chế đoàn kết). Như một hệ quả, nhân dân liên minh để đòi các quyền tự do được coi trọng chung. Phạm vi tầm với đoàn kết rộng đến đâu phụ thuộc vào sự sẵn có để dùng của các nguồn lực để sử dụng các quyền tự do. Các nguồn lực này càng ít tập trung, phạm vi đoàn kết càng rộng. Cơ chế đoàn kết đảm bảo rằng sự theo đuổi các sự thỏa dụng của con người hoạt động theo cách được liên minh về mặt xã hội, chứ không bị cô lập về mặt cá nhân. 56 Index Sự truy tìm thích nghi các quyền tự do là động cơ (cỗ máy) của quá trình trao quyền cho con người. Quá trình này bao gồm ba thành phần: các nguồn lực hành động, các giá trị giải phóng, và các quyền công dân. Dội lại sự truy tìm thích nghi các quyền tự do, các giá trị giải phóng của người dân thăng trầm theo sự đáp lại các các nguồn lực hành động của họ, và người dân không tiến hành hoạt động để đòi các quyền công dân phụ thuộc vào sự nhấn mạnh của họ đến các giá trị giải phóng. Các áp lực lên các nhà cai trị để ban hành và tôn trọng các quyền công dân thay đổi theo sự phản ứng lại với các hành động của nhân dân, làm cho các bảo đảm hữu hiệu là có khả năng hơn dưới áp lực dân chúng rộng và kéo dài. Tôi tin rằng tính thích nghi của sự truy tìm các quyền tự do giải thích một số của các nét đặc điểm nổi bật của lịch sử dân chủ. Các đặc điểm này là bốn lần, bao gồm, thứ nhất, sự thiếu dân chủ suốt phần lớn lịch sử; thứ hai, vì sao dân chủ cuối cùng đã nổi lên ở các nơi nào đó; thứ ba, vì sao nó đã thành công kể từ sự nổi lên của nó; và thứ tư, vì sao nó vẫn chưa hưng thịnh ở mọi nơi. Trong phần lớn thời gian, sự thiếu phát triển đã hạn chế các nguồn lực hành động của người dân nhiều đến mức sự truy tìm các quyền tự do vẫn còn nằm ngủ. Do đó, đã không có áp lực nào cho dân chủ và vì thế không có dân chủ. Chỉ với sự bùng nổ của sự phát triển trong thời hiện đại thì sự truy tìm các quyền tự do đã mới thức dậy, nhưng khi đó với một sự trả thù. Từ đó, chúng ta quan sát sự Định hướng lại Vĩ đại của Nền văn minh từ sự hoàn thiện sự bóc lột con người sang sự trao quyền cho con người. Sự Định hướng lại này đã bắt đầu ở phương Tây, vì các lý do được phác họa trong Chương 11. Nhưng nó đã và đang tiếp tục lan nhanh chóng sang nơi khác. Bởi vì tính thích nghi của sự truy tìm các quyền tự do là một đặc điểm phổ quát của bản chất con người, sự truy tìm có thể thức dậy ở mọi nơi. Ở nơi điều này xảy ra, kết cục chắc là dân chủ. Cùng nhau, các mệnh đề này tạo thành lý thuyết tiến hóa về giải phóng – cơ sở của khung khổ trao quyền cho con người. Sự trao quyền cho con người là quá trình mà qua đó nhân dân giành được cái họ cần để kiểm soát đời sống của họ. Tất cả các quá trình trao quyền đều bắt đầu trong một khát vọng giải phóng vốn có: khát vọng để tồn tại không có sự thống trị bên ngoài. Khát vọng này được khắc trên sự tồn tại con người bởi vì nó có sự thỏa dụng tiến hóa: nó là nguồn của sự tìm kiếm chủ ý sự kiểm soát thực tế. Thế nhưng nguyên lý thỏa dụng cũng gợi ý rằng khát vọng cho các quyền tự do là thích nghi: nó lái các nỗ lực của chúng ta chỉ xa ở mức các ràng buộc sinh tồn cho phép. Khát vọng cho các quyền tự do dẫn dắt các cố gắng của nhân dân mạnh thế nào là rõ rệt trong các giá trị giải phóng – mối liên kết trung tâm giữa sự thỏa dụng của các quyền tự do và sự bảo đảm của chúng. Để xem xét liệu bằng chứng có ủng hộ lý thuyết này hay không, chúng ta phải đo các giá trị giải phóng. Đấy là nhiệm vụ của chương tiếp theo. """