"
Từ Biệt Berlin - Christopher Isherwood & Duy Đoàn (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Từ Biệt Berlin - Christopher Isherwood & Duy Đoàn (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
CHRISTOPHER ISHERWOOD
TỪ BIỆT BERLIN
Duy Đoàn chuyển ngữ
Tiểu thuyết
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN —★—
ebook©vctvegroup
LỜI GIỚI THIỆU
Tôi phải thừa nhận rằng khi đọc lại quyển sách kí ức này, tôi bắt đầu hồ
nghi kí ức bản thân. Khi lật giở những trang sách, lòng tôi dâng lên niềm hân hoan được hàn huyên cùng người bạn cũ, không mong mình sẽ ngạc nhiên khi có được nhãn quang về một người nào đó lạ lẫm.
Thực sự liệu có thể nào tồn tại vô vàn những đề tài, những giọng điệu cùng những thời khắc mà tôi không sao nhớ được, trong một thứ mà tôi thấy rất đỗi quen thuộc và mang lòng thích ý đến thế?
Nhưng còn tệ hơn vậy! Liệu có phải giống như cô Schroeder, tôi đã trở nên có chút ngờ nghệch và những phát hiện này thực chất chẳng phải là phát hiện gì hết, mà chỉ đơn thuần là kết quả của chuyện tôi là một thứ cá vàng văn chương đích thực, bơi vòng vòng quanh cái chậu đượm khí chất Isherwood, và lại khám phá ra những nhãn quang“mới” sau mỗi vòng bơi?
Tôi ngẫm lấy điều này khi lê bước trên đường phố Glasgow, nơi mà tôi đã tới, giống như Isherwood tới Berlin, hòng đi tìm cuộc sống và ái tình với tư cách của một chàng trai đầu xanh tuổi trẻ. Ba mươi năm sau đó, tôi quay lại diễn tập một vở kịch, Macbeth, và mỗi sáng tôi đi bộ tới một hồ bơi cũ kĩ ở khu West End, tại đó tôi bơi mấy vòng và hi vọng những câu thoại mà tôi đã học đêm trước vẫn còn lưu lại trong lúc tơ lòng được gỡ rối[1]. Mỗi sáng, chuyến đi bộ đưa tôi qua chỗ mình cư ngụ đầu tiên khi ở Glasgow, tôi thuê một phòng trong căn hộ của một phụ nữ trung niên, cô Child, người tôi bỗng dưng nhận ra có nhiều điểm tương tự cô Schroeder: Cô có những ảo tưởng, nếu không muốn nói là huyễn hoặc, về tầm quan trọng của bản thân, và những người khách trọ trẻ tuổi phải chịu cái cảnh bị cô lúc thì bỉ bôi lúc thì ưng thuận, rất đều đặn nhưng không bao giờ có lí. Giống như
Christopher Isherwood, tôi dắt về một vài vị khách lúc đêm muộn ngang qua cửa phòng ngủ nhà cô, lòng cứ sợ cái khe bên dưới cánh cửa sẽ sáng ánh đèn ngủ nếu các vị khách và tôi không thể kềm mình cười rúc rích. Cô cũng đã cam chịu trong những thời điểm khó khăn và cô cũng có thể đi khệnh khạng trong tấm áo choàng mặc ở nhà.
Có lẽ vì cái hoạt động trí óc liên can đến việc hồi tưởng hàng ngày về thời hoa niên, tôi cũng lục lại những phần khác trong cái ao kí ức của mình, và thật vui là tôi nhớ rằng lần gần nhất đọc Từ biệt Berlin tôi cũng cảm giác điều tương tự. Cảm giác không phải như thể tôi đọc nó lần đầu, nhưng những mẩu thông tin mà tôi thấy mới mẻ và vén mở cho tôi đơn thuần là những nhãn quang sâu lắng hơn, đi vào những cảnh huống, những nhân vật mà tôi đã gặp và đã mến yêu. Chắc chắn đây là biểu hiện của một tác phẩm lớn? Có khả năng làm độc giả cảm giác như thể câu chuyện này đang được kể lại, chứ không chỉ là đọc lại, và những thêm thắt mới mẻ, hấp dẫn được thâu gom để mang đến niềm hân thưởng cho riêng cá nhân ta. Và thực vậy, chẳng phải chuyện một tác phẩm được đọc lại đều đặn là biểu hiện của một cây bút lớn, đặc biệt là với lòng hăm hở như khi tôi sa vào lại những trang sách này?
Tôi đọc cuốn này lần đầu năm 1987, khi chuẩn bị vào vai Cliff trong vở Cabaret diễn tại một nhà hát kịch ở Mussleburgh, ngay ngoại ô Edinburgh. Đạo diễn cho phép điều chỉnh một số chi tiết trong kịch bản: Cliff của tôi giờ là nhà văn Anh, chứ không phải Mỹ; buổi diễn được mở màn và khép lại bằng phần đầu và phần kết của cuốn sách; và nhìn chung tôi tìm cách khắc họa bản thân Isherwood thay vì nhân vật trong vở kịch gốc. Tôi đâu biết đây chính là khởi đầu cho cuộc đồng hành lâu dài giữa hai chúng tôi.
Khoảng sáu năm sau, tôi có dịp đọc lại cuốn sách khi vào vai người dẫn chương trình cũng trong vở Cabaret nhưng do Sam Mendes đạo diễn, tại nhà hát Donmar Warehouse ở London. Tôi còn đọc thêm một tác phẩm xuất bản sau này của ông, Christopher and His Kind, một thiên tự truyện xuất sắc và hé lộ nhiều điều mới mẻ, thuật lại câu chuyện thực sự của những
nhân vật chúng ta đã gặp ở Từ biệt Berlin và All the Conspirators, qua con mắt của một người đàn ông già dặn hơn, phóng khoáng hơn, và tự tin hơn; và cảm giác của tôi khi đọc nó cũng giống như văn chương với việc nhìn đằng sau bức màn trong The Wizard of Oz: khi xác thực lại các sự kiện, tôi thêm phần tri ngộ cuốn tiểu thuyết này. Tôi rất mừng là Isherwood đã chuyển vào ở cùng nhà Nowak bởi vì ông sẽ làm tình với Otto! Nhưng tuy vậy, tôi vẫn đem lòng yêu mến khi chính nỗi cơ cực của một người Anh là thứ dẫn đưa ông đến đó trong cuốn sách này. Và dẫu tôi hết mực yêu thích cái dơ dáy, nhớp nhúa và sự thật về việc là một chàng trai trẻ đồng tính giữa lòng một xứ sở đang bên bờ vực biến thành địa ngục, thì chính chất thơ trong Từ biệt Berlin mới là thứ mà tôi trở đi trở lại suốt, chứ không phải cái sự thật tàn bạo - dẫu cho bằng lối tỉ dụ văn chương khôn khéo, xa cách, ở ngôi thứ ba - của cuốn Christopher and His Kind.
Khi đọc lại những trang sách này, tôi cũng nhận ra tính trá ngụy của Isherwood khi cố nói cho ta biết rằng ông chỉ đơn thuần là “con tàu văn chương”, là cái camera không suy tư ở trang đầu tiên với màn trập mở, một phiên bản Zelig[2] may mắn trong vai trò người chép sách, với đặc điểm tuổi tác, cảnh huống và xu hướng tính dục khiến ông trở thành trung tâm của biến động xã hội và chính trị ở Berlin những năm cuối thập niên 20, nơi mà ông chỉ ghi chép để cho tương lai nhai lại. Tính khiêm nhường giả mạo kết hợp với văn phong Anh ngữ thuần chất, tự nhiên và thường không mang dấu ấn cá nhân, chính là thứ trái ngược với cơn dục cảm và khổ lụy của cái thời mà ông đang thuật lại; cùng lối miêu tả mộc mạc và khúc chiết phơi bày thân phận con người một cách chính xác đến tàn bạo, thậm chí trong những cảnh huống mà đa số chúng ta hẳn sẽ không bao giờ trải nghiệm, tất nhiên tôi hi vọng là mình sẽ không bao giờ đụng phải.
Tôi không thể hình dung được mọi sự sẽ ra sao khi đó để cảm nhận sự đảo chiều của lương tâm công chúng, để thực sự thấy được điểm khởi đầu của bạo lực và sự chấp thuận chủ nghĩa Quốc xã như là một phương án chính trị chủ lưu và cuối cùng như là một pháp lệnh tầm quốc gia. Nhưng
tôi không cần. Christopher Isherwood đã chỉ cho tôi biết, và mỗi lần tôi quay lại thì ông lại có thêm những nhãn quang và sự vén mở khác dành cho tôi.
Lần gần nhất đọc cuốn này là lúc tôi đang ở xa thành phố Glasgow, sắp sửa mở màn vở kịch Cabaret phiên bản London trên sân khấu Broadway, khi điều đó xảy đến thì đời tôi đổi thay đáng kể. Giống như Isherwood, tôi đã tìm được một mái nhà mới tại Mỹ, và giống như ông, tôi đã đi một quãng dài thoát khỏi vị thế một người khách trọ nhẹ dạ tại một thành phố mới.
Cách đây mấy năm, tôi có làm một phim tài liệu cho kênh BBC mang tên The Real Cabaret và tới Berlin để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với giới nghệ sĩ và kiều dân của những câu lạc bộ ca vũ thời Weimar[3] sau khi âm nhạc ngừng chơi và ánh đèn sân khấu tắt đi trên toàn cõi châu Âu. Chuyến đi không mấy thú vị. Nhưng qua đó, tôi đã có dịp ghé căn hộ ở Quảng trường Nollendorfplatz và ngồi ở cửa sổ thực sự trong căn phòng của Isherwood, đọc lớn đoạn đầu tiên của cuốn sách này, đồng thời nhìn ra chỗ những tòa nhà thực sự mà ông đang miêu tả. Đó là một khoảnh khắc kì quái và tuyệt vời, như thể được giao lưu với một người đàn ông từng ngồi ngay chỗ cửa sổ đó hơn tám mươi năm về trước, và với một câu chuyện vô tình làm đổi thay cuộc đời của một gã Scotland lúc ấy vẫn còn chưa sinh ra.
Chuyện này gần như thể là, vì lẽ nào đó, tôi bị lôi cuốn vào việc đọc Từ biệt Berlin lúc này lúc nọ suốt đời mình và sau đó sẽ có chuyện khá hay ho xảy đến. Tôi nóng lòng muốn tìm hiểu xem lần này là chuyện gì, và tôi thực lấy làm vui mà đón chào bạn, độc giả thân mến, bước vào một thế giới mà tôi đoan chắc bạn sẽ giống như tôi, muốn trở đi trở lại hết lần này đến lần khác.
Alan Cumming[4]
Sáu truyện nằm trong tập sách này hình thành nên một bản trần thuật
không hẳn là liên tục. Chúng chỉ là những mảnh rời sẵn có thuộc một bản văn ban đầu được dự tính sẽ thành một cuốn tiểu thuyết chương hồi lớn về Berlin thời trước Hitler. Tôi có dự định gọi tên nó là The Lost. Tuy vậy, nhan đề cũ đã thay đổi, nó quá ư khoa trương đối với chuỗi truyện ngắn nối kết nhau ơ hờ và thoát thai từ những trang nhật kí cùng những bản phác thảo.
Độc giả của Mr Norris Changes Trains (xuất bản ở Hoa Kì dưới tên The Last of Mr Norris) có thể để ý thấy một số nhân vật và tình huống trong tiểu thuyết đó chồng lấn và mâu thuẫn với những gì tôi viết ở đây, chẳng hạn như Sally Bowles hẳn sẽ đụng phải ông Norris ở chỗ cầu thang nhà cô Schroeder. Chắc hẳn một tối nào đó, Christopher Isherwood về nhà và sẽ phát hiện thấy William Bradshaw thiếp ngủ đi trên giường của ông. Lời giải thích đơn giản thôi: Những chuyến phiêu lưu của ông Norris từng làm nên một phần của chính tác phẩm The Lost.
Bởi vì tôi đã giao cái tên của chính mình cho nhân vật “tôi” trong câu chuyện này, độc giả chắc chắn không được quyền cho rằng những trang sách này là bản văn tự truyện thuần túy, cũng như không được cho rằng những nhân vật trong đây là bức chân dung chính xác, đến mức như muốn phỉ báng, của những người đương tại thế. “Christopher Isherwood” chỉ là một con rối tiện lợi của nghệ sĩ nói tiếng bụng, chứ không phải là gì khác.
Ba truyện đầu Một bản nhật kí ở Berlin, Gia đình Nowak, và Gia đình Landauer đã xuất hiện trên tạp chí văn học New Writing của John Lehmann. Trong số ba truyện này, Một bản nhật kí ở Berlin, Gia đình Nowak và cả
Một bản nhật kí ở Berlin thứ nhì cũng xuất hiện trên tạp chí New Writing nhà Penguin. Truyện Sally Bowles ban đầu được in thành tập sách riêng biệt do nhà The Hogarth Press xuất bản.
C.I.
Tháng Chín năm 1935
MỘT BẢN NHẬT KÍ Ở BERLIN
Thu 1930
Từ cửa sổ nhà tôi, con phố mênh mông trang nghiêm sâu lắng. Đèn mấy tiệm rượu bừng sáng cả ngày, bên dưới bóng râm trước nhà nơi có xây ban công nặng nề phía trên, mặt tiền nhà bằng thạch cao dơ bẩn được chạm nổi những đường cuộn trang trí và những bức hình gia huy. Toàn bộ khu vực tựa hồ thế này: con phố nọ dẫn đến con phố kia với những ngôi nhà giống như cái két sắt to tướng xoàng xĩnh chất đầy những thứ châu báu xỉn màu và mấy món đồ nội thất cũ mua lại của tầng lớp trung lưu khánh kiệt.
Tôi là cái máy ảnh với màn trập mở, hết sức thụ động, ghi hình, chứ không suy tư. Ghi hình người đàn ông đang cạo râu ở cửa sổ đối diện và người đàn bà vận kimono đang gội đầu. Một ngày nọ, toàn bộ cảnh này sẽ phải được rửa, được in ra cẩn thận, được treo lên.
Vào lúc 8 giờ tối của nhà sẽ khóa lại. Trẻ Con đang ăn bữa nhẹ. Cửa tiệm thì đóng. Biển hiệu điện tử bật sáng bên trên cái chuông đêm của khách sạn nhỏ nọ ở góc đường, nơi bạn có thể thuê phòng theo giờ. Chẳng mấy chốc tiếng huýt sáo sẽ nổi lên. Đám thanh niên đang gọi các cô gái của chúng. Đứng dưới kia trong khí trời lạnh lẽo, chúng huýt sáo hướng lên những cửa sổ sáng đèn của những căn phòng ấm áp, trong đó chăn nệm đã được xếp dọn sẵn sàng để chui vào ngủ. Chúng muốn được cho vào. Những tín hiệu của chúng vang vọng dọc theo con phố trống rỗng sâu thẳm, huê tình, kín đáo và buồn bã. Bởi vì tiếng huýt sáo ấy, tôi không muốn ở đây vào buổi tối. Nó gợi tôi nhớ rằng mình đang ở một thành phố ngoại quốc, một mình, xa quê hương. Đôi khi tôi quyết tâm không nghe những tiếng động đó, cầm lên một quyển sách, cố đọc. Nhưng chẳng mấy chốc tiếng gọi rõ âm vang
lanh lảnh, thật nhức nhối, thật nỉ non, thật đậm tình người tới tuyệt vọng, đến mức cuối cùng tôi phải đứng dậy và dòm qua những thanh mảnh kiểu Venice để đoan chắc rằng tiếng kêu đó không phải như tôi biết rất rõ nó không thể nào - dành cho tôi.
Cái mùi lạ thường trong căn phòng này lúc bếp được nhóm lửa và cửa sổ đóng lại, không hoàn toàn khó chịu, một hỗn hợp giữa mùi nhang và mùi bánh cũ. Cái bếp lò cao Có lát gạch màu sắc sặc sỡ như một cái bàn thờ. Cái giá rửa mặt tựa như điện thờ kiểu Gothic. Cái chạn bếp cũng Gothic, với mấy cửa sổ kiểu thánh đường có hình khắc chạm: Bismarck đối diện Quốc vương nước Phổ trên kính màu. Cái ghế cách nhất của tôi cũng hợp để làm thành ngai của giám mục. Ở góc phòng, ba cái kích giả theo kiểu Trung cổ (từ một đoàn hát lưu diễn nào chăng?) được cột chặt vào nhau để làm thành giá treo nón. Cô Schroeder đã tháo lưỡi kích ra và thi thoảng đánh bóng chúng. Chúng nặng và đủ bén để giết người.
Mọi thứ trong phòng đều như thế đó: cứng cáp không cần thiết, nặng bất thường và sắc bén một cách nguy hiểm. Ở đây, chỗ bàn viết, tôi đang đối đầu với một đội hình các vật kim loại - một cặp giá đỡ nến có hình thù như mấy con rắn cuộn vào nhau, một cái gạt tàn mà ở đó trỗi lên cái đầu một con cá sấu, một con dao rọc giấy sao phỏng từ thanh đoản kiếm thành Florence, một con cá heo bằng đồng trên đuôi có gắn một cái đồng hồ nhỏ đã hỏng. Chuyện gì xảy ra với mấy thứ như thế? Làm sao chúng có thể bị hủy hoại? Chúng có lẽ sẽ vẫn còn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm: người ta sẽ giữ gìn chúng trong các viện bảo tàng. Hoặc có lẽ chúng sẽ đơn thuần bị nấu chảy để làm đạn trong chiến tranh. Mỗi sáng, cô Schroeder cẩn thận sắp xếp chúng ở những vị trí cố định nào đó: chúng cứ đứng ở đấy, tựa hồ một tuyên bố bất khoan nhượng thể hiện những quan điểm của cô về Tư bản và Xã hội, Tôn giáo và Tính dục.
Cả ngày dài, cô cứ bước đi quanh căn hộ lớn xám xịt ấy. Luộm thuộm mà hoạt bát, cô đi lạch bạch từ phòng này sang phòng nọ, chân mang đôi dép lê và vận bộ áo choàng điểm bông được ghim lại thật tài tình, sao cho không
thấy được một phân váy lót hay áo lót nào; Cô phất phơ tấm giẻ lau, dòm ngó, dò xét, chúi cái mũi nhọn ngắn của cô vào chạn bếp và hành lí của những người ở trọ. Cô có đôi mắt đen huyền, sáng, hiếu kì cùng mái tóc nâu gợn sóng xinh xắn mà cô tự hào. Cô tầm năm lăm tuổi.
Cách đây đã lâu, trước thời Chiến tranh và Lạm phát, cô từng là người khá sung túc. Cô đến vùng biển Baltic để đi nghỉ mát mùa hè và nuôi một người hầu gái để làm việc nhà. Trong ba mươi năm qua cô đã sống nơi đây và đón nhận các khách trọ. Cô bắt đầu làm công việc ấy bởi lẽ cô thích có người ở cạnh bên.
“Mấy người bạn từng nói với tôi: “Lina à, sao mà có có thể làm vậy? Làm sao cô có thể chịu được việc Có người lạ sống trong mấy căn phòng nhà mình và làm hư hỏng đồ đạc, đặc biệt khi cô có đủ tiền để tự trang trải?” Và tôi luôn trả lời họ cùng một câu: ‘Khách trọ của tôi đâu phải là khách trọ, tôi từng nói vậy. Họ là khách mời của tôi.”
“Cậu thấy đó, Issyvoo[5], hồi đó tôi đủ điều kiện để kén chọn loại người nào đến sống ở đây. Tôi có thể chọn lựa. Tôi chỉ tiếp nhận những ai con nhà quyền quý và có học vấn cao những người lịch lãm đúng mực (như chính cậu đó, Issyvoo). Tôi từng cho một vị Freiherr[6], một vị Rittmeister[7], và một vị Giáo sư thuê trọ. Họ thường biếu tôi quà - một chai cognac, một hộp sô Cô la hay mấy đóa hoa. Và khi một trong số họ đi du lịch, họ luôn gửi bưu thiếp cho tôi - từ London, có thể vậy, hoặc từ Paris, hoặc từ Baden Baden. Những tấm bưu thiếp xinh xắn vô cùng mà tôi từng có…”
Và giờ đây cô Schroeder thậm chí không có phòng cho chính mình. Cô phải ngủ ở phòng khách, đằng sau tấm bình phong, trên cái ghế bành nhỏ mà lò xo đã hỏng. Tựa như nhiều căn hộ cũ kỹ ở Berlin, phòng khách chúng tôi nối tiền phòng với hậu phòng của căn nhà. Những khách trọ sống ở tiền phòng phải băng ngang qua phòng khách trên đường tới phòng tắm, thế là cô Schroeder thường bị làm phiền suốt cả đêm. Nhưng tôi thiếp ngủ lại ngay. Chuyện đó không làm tôi lo. Tôi đã quá ư mỏi mệt.” Cô phải tự thân làm mọi việc nhà và chuyện đó chiếm gần hết cả ngày. “Cách đây hai mươi
năm, nếu ai đó bảo tôi đi cọ rửa sàn nhà mình, tôi hẳn sẽ tát vào mặt hắn. Nhưng rồi ta cũng quen chuyện đó. Ta có thể quen với bất cứ chuyện gì. Chà, tôi nhớ lúc mà tôi thà chặt đứt bàn tay phải còn hơn đi dọn trong căn phòng này. Còn giờ…” cô Schroeder nói, ra điệu bộ khớp với lời, “ối trời! Chuyện này với tôi chẳng khác gì đi rót một tách trà!”
Cô thích chỉ cho tôi xem nhiều dấu vết khác nhau do khách trọ để lại, những người đã ngụ trong căn phòng này:
“Phải, Issyvoo, tôi thường có chút gì đó để nhớ về từng người bọn họ bằng cách…Nhìn đây, trên tấm thảm - tôi đã gửi nó đến mấy tiệm giặt không biết bao lần nhưng không sao tẩy sạch được - đó là chỗ cậu Noeke nôn ọe sau bữa tiệc sinh nhật của mình. Cậu ta có thể ăn cái quái gì mà ra được một đống như thế kia cơ chứ? Cậu ta đến Berlin học, cậu biết đó. Cha mẹ cậu ta sống ở Brandenburg - một gia đình thượng lưu, ồ, tôi bảo đảm với cậu đấy! Họ có cả mớ tiền! Người cha là bác sĩ phẫu thuật, và dĩ nhiên ông ấy muốn thằng con trai theo bước mình…Thật là một chàng trai có duyên! Cậu Novske, tôi từng nói với cậu ta, thứ lỗi tôi, nhưng cậu phải làm việc thật chăm hơn nữa - cậu với tất cả trí tuệ của cậu ấy! Hãy nghĩ đến cha cậu và mẹ cậu, thật không công bằng cho họ khi lại phí cả đống tiền như thế. Chà, nếu cậu đánh rơi tiền xuống dòng sông Spree thì còn hay hơn đó. Ít nhất nó sẽ làm nước bắn tóe[8]! Tôi giống như người mẹ đối với cậu ta vậy. Lúc nào cũng thế, khi tự lâm vào khốn cảnh - cậu ta cực kì vô tư lự - cậu ta sẽ đến ngay chỗ tôi: Bác Schroeder yêu dấu, cậu ta bảo, xin đừng giận dữ với cháu…Bọn cháu chơi bài tối qua và cháu thua toàn bộ tiền cha mẹ cấp tháng này. Cháu chẳng dám nói với cha…Và rồi cậu ta nhìn tôi bằng đôi mắt to bự ấy. Tôi biết chính xác cậu ta cần gì, thằng quỷ đó! Nhưng tôi không đang tâm từ chối. Nên tôi ngồi xuống và biên thư cho mẹ cậu ta và năn nỉ bà ấy tha lỗi cho thằng bé chỉ lần đó thôi và hãy gửi thêm tiền. Và bà ấy sẽ luôn làm vậy…Dĩ nhiên, là một phụ nữ, tôi biết cách thu hút xúc cảm của người mẹ, dù bản thân tôi chưa từng có đứa con nào…Cậu cười gì vậy, Issyvoo? Chà, chà! Sai lầm cứ đến thôi, cậu biết đó!”
“Và đó là nơi anh chàng Rittmeister luôn làm đổ nhào cà phê lên tấm giấy dán tường. Anh ta từng ngồi đó trên cái trường kỉ cùng vị hôn thê. Anh Rittmeister, tôi hay nói với anh ta, làm ơn uống cà phê trên bàn đi. Thứ lỗi cho tôi, có nhiều thời giờ cho chuyện khác sau đó mà…Nhưng không, anh ta luôn ngồi trên trường kỉ. Và rồi, luôn là vậy, khi anh ta bắt đầu thấy chút phấn khích, у như rằng bay mấy tách cà phê. Thật là một quý ông hào sảng! Người mẹ và người chị của anh ta đôi khi đến thăm chúng tôi. Họ thích đi tới Berlin. Cô Schroeder, họ thường bảo tôi, cô không biết là mình may mắn thế nào khi sống ở đây lâu, ngay giữa mọi thứ. Chúng tôi chỉ là mấy người nhà quê thối - chúng tôi thật ganh với cô! Còn giờ hãy cho chúng tôi biết tất cả mấy vụ tai tiếng ở Tòa án nào! Dĩ nhiên, họ chỉ đùa thôi. Họ có căn nhà nhỏ ấm cúng, không xa Halberstadt, ở Harz. Họ hay cho tôi xem mấy bức hình chụp nơi đó. Một ước mộng hoàn hảo!”
“Cậu thấy mấy vết mực trên thảm chứ? Đó là chỗ ông Giáo sư Koch hay vẩy cây bút mực. Tôi nhắc ông ấy về chuyện này cả trăm lần. Rốt cuộc, tôi thậm chí còn đặt mấy tấm giấy thấm dưới sàn nhà quanh ghế ngồi. Nhưng ông ấy quá đỗi đãng trí… Thật là một quý ông già thân thương! Và quá đỗi giản dị. Tôi rất mến ông ấy. Nếu tôi vá cái áo hay mạng lại mấy chiếc vớ của ông ấy, ông ấy sẽ cảm ơn tôi với đôi mắt ướt lệ. Ông cũng thích vui đùa. Đôi lúc, khi nghe tiếng tôi đi tới, ông ấy sẽ tắt đèn và núp sau cánh cửa, và sau đó gầm lên như con sư tử để làm tôi sợ. Y như đứa trẻ vậy…”
Cô Schroeder Có thể thao thao bất tuyệt như thế, mà không lặp lại câu chuyện nào, suốt cả giờ đồng hồ. Khi tôi lắng nghe cô một lúc, tôi thấy mình rơi vào trạng thái ủ dột kì quái cứ như bị thôi miên. Tôi bắt đầu thấy buồn tột độ. Mấy vị khách trọ này giờ ở đâu cả rồi? Sau mười năm nữa, tôi, chính tôi, sẽ ở nơi đâu? Chắc chắn không ở đây. Bao nhiêu vùng biển và vùng biên thùy tôi sẽ phải băng qua để đến được cái ngày xa xôi ấy, tôi sẽ phải di chuyển bao xa, bằng đôi chân mình, trên lưng ngựa, bằng xe ô tô, bằng xe đạp, máy bay, tàu thủy hơi nước, tàu hỏa, thang máy, thang cuốn, và tàu điện? Bao nhiêu tiền tôi sẽ cần cho cuộc lữ hành miên trường đó?
Bao nhiêu thức ăn tôi phải tiêu tốn một cách mòn mỏi trên đường đi của mình? Bao nhiêu đôi giày tôi sẽ mang đến mục nát? Bao nhiêu ngàn điếu thuốc tôi sẽ hút? Bao nhiêu tách trà và bao nhiêu ly bia tôi sẽ uống? Thật là một viễn cảnh vô vị thê thảm! Ấy thế mà - để phải chết…Một Cơn sợ hãi nhức nhối mơ hồ bất chợt nắm lấy bụng dạ tôi và tôi phải xin cáo lỗi để vào nhà vệ sinh.
Nghe nói rằng tôi từng là sinh viên y khoa, Cô giãi bày với tôi rằng cô rất buồn bởi kích thước bộ ngực mình. Cô bị chứng hồi hộp và đoạn chắc rằng chứng này là do trọng lượng đè nặng lên tim cô. Cô tự hỏi liệu có cần phẫu thuật không. Một số người quen khuyên cô nên thế, số khác thì phản đối:
“Ôi trời, thật là một gánh nặng phải mang đi cùng! Và cứ nghĩ đi - Issyvoo: trước đây tôi cũng mảnh mai như cậu vậy!”
“Tôi cho là cô có rất nhiều người hâm mộ, cô Schroeder nhỉ?” Phải, cô có hàng tá. Nhưng chỉ một người bạn. Ông ấy là người đã kết hôn, sống li thân với vợ, người sẽ không li dị ông.
“Chúng tôi đã bên nhau được mười một năm. Rồi ông ấy chết vì viêm phổi. Đôi khi tôi thức dậy giữa đêm lúc trời lạnh giá và ước gì ông ấy có ở đó. Dường như cậu sẽ không bao giờ được ấm áp thực sự, khi ngủ một mình.”
Có bốn người khách khác trong căn hộ này. Kế bên tôi, trong căn phòng mặt tiền to lớn, là cô Kost. Ở phòng đối diện, nhìn ra sân trong, là cô Mayr. Ở sau lưng, phía bên kia phòng khách, là Bobby. Và đằng sau phòng Bobby, trên nhà tắm, ở đầu cầu thang, là một căn gác mái nhỏ mà cô Schroeder, vì lí do huyền bí nào đó, gọi bằng cái tên “Gác Thụy Điển”. Căn phòng này cô để, ở mức 20 mark[9] một tháng, cho một anh chàng nhân viên tiếp thị luôn ra ngoài cả ngày và gần như cả đêm. Thi thoảng tôi chạm mặt anh ta vào sáng Chủ nhật, ở nhà bếp, bận áo ghi lê và quần dài, sục sạo tìm kiếm hộp diêm với vẻ hối lỗi.
Bobby làm DJ ở một quán bar nằm khu phía tây, mang tên Troika. Tôi không biết tên thật của anh ta. Anh ta mang lấy cái tên này bởi những cái
tên thành tiếng Anh ngay lúc này đây đang là một trong giới giang hồ Berlin. Anh là một thanh niên nhợt nhạt, trông bồn chồn, ăn mặc gọn gàng với mái tóc đen bóng lưa thưa. Suốt đầu giờ chiều, ngay sau khi ra khỏi giường, anh thường rào vòng quanh căn hộ trong chiếc áo sơ mi, đội lưới bao tóc.
Cô Schroeder và Bobby đang qua lại thân mật. Anh cù léc Cô và vỗ mông cô; Cô dùng cái chảo rán hoặc cái giẻ lau đánh lên đầu anh. Lần đầu tiên khi tôi bất thần bắt gặp họ nghịch ngợm kiểu này, cả hai đều khá ngượng. Giờ họ xem sự có mặt của tôi như một lẽ dĩ nhiên ở đời.
Cô Kost là một cô gái hồng hào tóc vàng với đôi mắt lớn màu lam và trông khờ dại. Khi chúng tôi chạm mặt, người này đi ra người kia đi vào nhà tắm trong bộ áo choàng tắm, Cô nàng e lệ tránh cái liếc nhìn của tôi. Cô nàng đẫy đà nhưng có hình thể đẹp.
Một hôm tôi hỏi thẳng cô Schroeder: Cô Kost làm nghề gì? “Nghề gì ư? Ha ha, hay đấy! Đúng cái từ đó! Ồ phải rồi, cô nàng có một nghề tốt. Như thế này.”
Và với điệu bộ làm một thứ gì đó cực kì khôi hài, cô bắt đầu đi lạch bạch băng qua nhà bếp như con vịt, ỏng ẹo kẹp một cái giẻ giữa ngón trỏ và ngón cái. Ngay lúc tới cánh cửa, cô hoan hỉ xoay vòng cái vụt, vung vẩy cái giẻ như thể nó là cái khăn tay bằng lụa, và hôn gió về phía tôi vẻ chế giễu:
“Ja, ja. Issyvoo! Đó là cách họ làm đấy!”
“Tôi không hiểu lắm, cô Schroeder. Ý cô muốn nói Cô nàng là người đi dây làm xiếc?”
He he he! Quả là rất hay, Issyvoo! Phải, dùng đó! Nó đó! Cô nàng đi dọc theo cái dây đó để kiếm sống. Cái đó miêu tả đúng con người cô ta!” Một buổi tối nọ, ngay sau chuyện này, tôi gặp cô Kost ở cầu thang, đi cùng một người Nhật. Sau đó, cô Schroeder giải thích cho tôi biết rằng ông ta là một trong những khách hàng sộp nhất của cô Kost. Cô hỏi cô Kost rằng họ dành thời gian bên nhau ra sao khi không ở trên giường, bởi ông Nhật đó khó lòng nói được chút tiếng Đức nào.
“Ờ thì cô Kost đáp, “chúng tôi bật máy hát nghe cùng nhau, cô biết đó, và ăn sô cô la, và sau đó chúng tôi cười thật nhiều. Ông ta thích cười lắm…”
Cô Schroeder thực sự khá mến cô Kost và chắc chắn không có ý phản đối về mặt đạo đức đối với nghề của cô nàng: dẫu vậy, khi cô giận dữ bởi cô Kost đã làm gãy cái vòi ấm trà hoặc quên đánh dấu chéo để ghi số những cú điện thoại của cô trong phòng khách, thì có Schroeder cứ ta thán cùng một giọng:
“Mà sau cùng, cậu có thể trông mong gì từ một người đàn bà loại đó, một ả điếm tầm thường! Chà, Issyvoo, cậu biết cô nàng từng là gì không? Một Cô hầu gái! Rồi cô nàng trở nên thân mật với ông chủ và một ngày đẹp trời nọ, Cố nhiên, cô nàng thấy bản thân rơi vào một số cảnh huống nhất định…
Khi nỗi khó khăn nhỏ bé ấy được loại bỏ, cô nàng phải xa chạy cao bay.” Cô Mayr là một jodlerin[10] biểu diễn trong thính phòng - một trong những người hay nhất, cô Schroeder bằng vẻ kính cẩn đoan chắc với tôi như thế, trong toàn cõi nước Đức. Cô Schroeder không hoàn toàn thích cô Mayr, nhưng cô thấy kính sợ cô ấy; mà thấy như vậy cũng phải. Cô Mayr Có cái hàm của chó bun, đôi cánh tay to lớn, và mái tóc bện dây thừng thô cứng. Cô nói phương ngôn vùng Bavaria [11] với giọng nhấn đặc biệt mạnh bạo. Khi ở nhà, cô ngồi tại bàn phòng khách như một con chiến mã, giúp cô Schroeder xếp mấy lá bài. Hai người họ đều thạo món bói bài và không ai mơ tưởng đến chuyện bắt đầu ngày mới mà không tham vấn các điềm báo. Điều chính yếu mà hai người họ đều muốn biết hiện thời là: khi nào cô Mayr Có một công việc ngắn hạn khác? Câu hỏi này làm cho cô Schroeder lưu tâm đến cũng nhiều như cô Mayr, bởi vì cô Mayr đã trễ hạn đóng tiền nhà rồi.
Ở góc phố Motzstrasse, lúc đương đẹp trời, có một gã mắt lồi ăn mặc tồi tàn đứng cạnh một cái lều vải bố lưu động. Chung quanh lều được đính những tấm biểu đồ chiêm tinh và những bức thư giới thiệu có chữ kí từ những vị khách hàng thỏa ý. Cô Schroeder đến tham vấn ông ta bất kì khi
nào cô có đủ tiền để trả phí. Thực sự thì ông ta đóng vai trò quan trọng nhất đời cô. Cách cư xử của cô đối với ông ta vừa là phỉnh nịnh vừa là uy hiếp. Nếu những điều tốt đẹp mà ông ta hứa hẹn với cô thành sự thật thì cô sẽ hôn ông ta, cô bảo thế, mời ông ta ăn tối, mua cho ông ta một cái đồng hồ vàng: nếu chúng không thành, cô sẽ bóp họng ông, bợp tai ông, tố giác ông với cảnh sát. Trong số những lời tiên tri khác, vị chiêm tinh gia này bảo rằng cô sẽ thắng chút tiền ở kênh Vé số Quốc gia Phổ. Cho đến nay, cô vẫn chưa gặp vận may nào. Nhưng cô luôn bàn về những chuyện cô sẽ làm với tiền trúng số. Dĩ nhiên, tất cả chúng tôi đều có quà. Tôi sẽ có một cái mũ, vì cô Schroeder nghĩ rằng thật quá ư thiếu đứng đắn khi một quý ông có học vấn như tôi lại đi đây đi đó mà không có cái mũ nào.
Khi không tham gia vào việc xếp bài, cô Mayr uống trà và giảng cho cô Schroeder nghe về những thành tựu sân khấu ngày xưa:
“Và viên quản lí bảo tôi: Fritzi, hẳn là ông trời đã phái cô tới đây! Nữ chính của tôi đã lâm bệnh. Cô sẽ tới Copenhagen tối nay. Và hơn nữa, ông ta không nhận câu trả lời từ chối. Fritzi, ông ta bảo ông ta luôn gọi tôi bằng cái tên đó), Fritzi, cô sẽ không để cho người bạn già này thất vọng chứ? Và thế là tôi đi…” cô Mayr nhấp trà trong tâm trạng hồi tưởng. “Một gã duyên dáng. Và có ăn học đàng hoàng.” Cô mỉm cười. “Thân tình…nhưng ông ta luôn biết cách cư xử.”
Cô Schroeder gật đầu háo hức, uống vào từng lời một, say sưa trong đó: “Tôi cho rằng nhiều tay quản lí hẳn là những gã quỷ sứ lỗ mãng? (Dùng thêm xúc-xích chứ, cô Mayr?)”
“(Cảm ơn, cô Schroeder: chỉ một miếng thôi.) Phải, một số kẻ trong bọn họ…Cô sẽ không tin đâu! Nhưng tôi luôn có thể tự trông nom bản thân mình. Thậm chí từ hồi tôi còn là đứa con gái nhỏ nhắn…”
Ở đôi cánh tay đầy đặn trần trụi của cô Mayr, những bắp thịt động đậy một cách hung tợn. Cô chìa cằm ra:
“Tôi là một người Bavaria; và một người Bavaria thì Có thù tất báo.” Lúc đi vào phòng khách hồi tối hôm qua, tôi thấy cô Schroeder và cô
Mayr nằm sóng soài sấp người, úp tại xuống tấm thảm. Đôi lúc giữa chừng, họ cười toe với nhau vẻ thích thú hoặc mừng rỡ cấu véo nhau, kèm nhiều tiếng kêu Suỵt! đồng thời,
“Nghe kìa!” Cô Schroeder thì thầm, “ông ta đang đập hết đồ trong nhà!” “Ông ta đang đánh cô ấy bầm tím!” cô Mayr cảm thán, giọng mê li. “Ầm! Nghe tiếng đó đi!”
“Suỵt! Suỵt!”
“ Suỵt”
Cô Schroeder hết sức phấn khích. Khi tôi hỏi là chuyện gì, cô bò dậy, đi lạch bạch tới trước và, ôm vòng lấy eo tôi, nhảy với tôi một điệu waltz nhè nhẹ: “Issyvoo! Issyvoo! Issyvoo!” đến khi cô hết hơi.
“Nhưng chuyện gì đã xảy ra vậy?” Tôi hỏi.
“Suỵt!” Cô Mayr ra lệnh từ dưới sàn nhà. “Suỵt! Họ lại bắt đầu kìa!” Sống ở căn hộ ngay bên dưới chúng tôi là một cô Glanterneck nào đó. Cô ta là người Do Thái gốc Galicia, tự điều đó là lí do tại sao cô Mayr phải là kẻ thù của cô Glanterneck: bởi lẽ cô Mayr, không cần nói thêm, là một người theo chủ nghĩa Quốc xã nhiệt thành. Và, ngoại trừ chuyện này ra, có vẻ như cô Glanterneck và cô Mayr từng có lời qua tiếng lại ở chỗ cầu thang về nghề hát đổi giọng của cô Mayr. Cô Clanterneck, có lẽ vì cô không thuộc giống người Aryan[12], bảo rằng cô thích tiếng động do bọn mèo tạo ra hơn. Vì lẽ đó, cô đã xúc phạm không chỉ cô Mayr, mà là toàn bộ người Bavaria, toàn bộ phụ nữ Đức: cô Mayr thấy sẵn lòng đảm nhận bổn phận báo thù cho họ.
Khoảng hai tuần trước, người dân khu này hay tin cô Glanterneck, người đã sáu mươi tuổi và xấu xí như một mụ phù thủy, đã cho đăng báo tìm chồng. Hơn thế nữa, một ứng viên xuất hiện: một ông hàng thịt góa vợ đến từ Halle. Ông ta đã gặp cô Glanterneck và dù gì cũng sẵn sàng cưới cô. Đây là cơ hội của cô Mayr. Sau khi hỏi han xung quanh, cổ khám phá ra được tên cùng địa chỉ của ông hàng thịt và biên cho ông ta một bức thư nặc danh. Liệu ông ta có biết Cô Glanterneck có (a) bọ trong nhà, (b) từng bị bắt vì tội
lừa đảo và được thả nhờ lí do là cô ta bị loạn trí, (c) cho thuê chính căn phòng ngủ của mình để thực hiện những trò vô luân, và (d) ngủ trên giường sau đó mà không thay tấm trải giường? Và giờ đây ông hàng thịt mang bức thư tới đối chất với cô Glanterneck. Chúng tôi có thể nghe tiếng hai người họ khá rõ: tiếng gầm gừ của ông người Phổ phẫn nộ và tiếng thét chói tai của bà Do Thái. Thảng hoặc có tiếng đấm thích vào gỗ, và đôi khi, tiếng thủy tinh đổ vỡ. Màn cãi cọ kéo dài hơn một giờ.
Sáng này, chúng tôi nghe nói hàng xóm đã than phiền với bà gác cổng về vụ xáo động đó và nghe nói người ta thấy cô Glanterneck có một con mắt thâm đen. Vụ kết hôn thế là tiêu tan.
Cư dân ở khu phố này đã quen với bộ dạng của tôi. Ở tiệm tạp hóa, người ta không còn xoay đầu lại khi nghe thấy giọng Anh của tôi lúc tôi hỏi mua một cân bơ. Ở góc phố, khi màn đêm phủ xuống, ba cô gái điếm không còn thì thầm qua cổ họng: “Komm, Süsser!”[13] khi tôi đi ngang qua.
Ba Cô gái điếm này rõ ràng toàn trên năm mươi tuổi. Họ không cố che giấu tuổi của mình. Họ không tô son đánh phấn đậm nét. Họ mặc áo khoác lông thú cũ kĩ thùng thình với váy dài, cùng mấy cái mũ kiểu dáng mệnh phụ phu nhân. Tôi tình cờ nhắc đến họ với Bobby và anh giải thích với tôi rằng người ta có nhu cầu rõ rệt đối với loại đàn bà xuề xòa đó. Nhiều ông trung niên thích họ hơn các cô gái. Họ thậm chí còn hấp dẫn bọn Con trai đang ở tuổi mới lớn. Một cậu trai, Bobby giải thích, cảm thấy mắc cỡ với một cô gái trạc tuổi nhưng không như thế với một người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Giống như đa số những kẻ phục vụ quầy bar, Bobby là một chuyên gia cự phách về những vấn đề tình dục.
Tối nọ, tôi tới thăm anh ta trong giờ làm việc.
Lúc tôi đến Troika thì hãy còn quá sớm, tầm 9 giờ, Chỗ này lớn và bề thế hơn tôi tưởng. Người gác cửa với mái tóc bên trông như một vị quốc công đã nhìn cái đầu không đội mũ của tôi với vẻ hồ nghi cho đến khi tôi nói với anh ta bằng tiếng Anh. Một cô gái giữ mũ áo lanh lợi cứ đòi lấy áo khoác của tôi, vốn là thứ che đi những vết ố tồi tàn trên cái quần vải flannel thùng
thình. Một cậu phục vụ, ngồi ở quầy, không đứng lên mở cửa trong. Thật nhẹ người khi thấy Bobby ở chỗ của anh ta đằng sau quầy bar hai màu lam và bạc. Tôi tiến đến chỗ anh như đang tiến đến một người bạn cũ. Anh chào tôi bằng vẻ nhã nhặn hết sức:
“Chào buổi tối, anh Isherwood. Rất mừng khi gặp anh ở đây.” Tôi gọi bia và yên vị trên cái ghế cao chỗ góc nhà. Xoay lưng vào tường, tôi có thể quan sát toàn bộ căn phòng.
“Chuyện làm ăn sao rồi?” Tôi hỏi. Khuôn mặt đầy lo toan, trét phấn và luôn thức đêm của Bobby trở nên nghiêm nghị. Anh nghiêng đầu về hướng tôi, bên trên quầy bar, với vẻ nghiêm túc phỉnh nịnh và kín đáo:
“Không tốt cho lắm, anh Isherwood. Thứ công chúng mà ta có ngày nay…anh không tin đâu! Chà, năm rồi, chúng tôi đuổi họ đi ngay từ cửa ra vào. Họ gọi bia và nghĩ họ có quyền ngồi đây cả buổi tối.”
Bobby nói bằng giọng cay đắng tột cùng. Tôi bắt đầu thấy khó chịu: “Anh uống gì?” Tôi hỏi, nốc bia bằng vẻ tội lỗi; và nói thêm, do sợ rằng có hiểu lầm gì: “Tôi thích whisky và soda.”
Bobby đáp anh cũng sẽ uống cái đó.
Căn phòng gần như vắng tanh. Tôi dò xét vài người khách, tìm cách nhìn họ qua đôi mắt vỡ mộng của Bobby. Có ba cô gái ăn bận tươm tất và hấp dẫn đang ngồi ở quầy bar: người gần tôi nhất đặc biệt thanh lịch, cô có thần thái của dân quốc tế. Nhưng lúc câu chuyện tạm lắng, tôi thoáng nghe được những mẩu chuyện rời rạc mà cô nói với tay phục vụ quầy bar kia. Cô nói nặng giọng Berlin. Cô thấy mệt và chán; miệng cô trề xuống. Một thanh niên tiến đến gần cô nàng và tham gia bàn chuyện, một chàng trai vai rộng, vẻ mặt anh tuấn, mặc chiếc áo vét ăn tối được cắt may chỉn chu, hẳn cậu là lớp trưởng ở một trường công lập tại Anh đang đi nghỉ mát.
“Nee, Nee,” tôi nghe cậu nói. “Bei mir nicht!”[14] Cậu cười toe và làm một điệu bộ cộc lốc, thô bạo kiểu đường phố.
Ở chỗ góc là một cậu phục vụ đang ngồi nói chuyện với ông lao công già bé nhỏ mặc áo khoác trắng. Cậu nói gì đó, bật cười rồi ngưng bất bất thần
và ngáp rõ to. Ba nhạc công trên bục đang tán chuyện, rõ ràng không sẵn lòng bắt đầu chơi cho đến khi họ có được khán giả xứng đáng để chơi nhạc. Ở một cái bàn kia, tôi tưởng là mình thấy được một vị khách đích thực, một ông mập mạp có ria. Tuy vậy, sau một đối tôi bắt gặp ánh mắt của ông, ông khẽ cúi đầu và tôi biết ông hẳn là viên quản lí.
Cửa mở. Hai người đàn ông và hai người đàn bà bước vào. Hai bà đã lớn tuổi, có đôi chân to, tóc cắt ngắn, và mặc bộ dạ tiệc đắt tiền. Hai ông trông lơ mơ, nhợt nhạt, có lẽ người Hà Lan. Đây, không nhầm lẫn gì nữa, là Tiền. Trong tích tắc, Troika biến hình. Viên quản lí, cậu bé gạt tàn thuốc, và ông lao công thảy đều đứng dậy ngay. Ông lao công mất dạng. Viên quản lí nói gì đó bằng giọng khẽ khàng mà giận dữ với cậu bé châm thuốc, người sau đó cũng mất dạng. Cậu bé sau đó xuất hiện lại với cái khay, đi theo một bồi bàn đang học tốc tiến tới với tờ danh sách rượu vang. Trong lúc đó, dàn nhạc ba người kia trỗi lên một khúc nhạc khinh khoái. Các cô gái ở quầy bar xoay người trên ghế, buông nụ cười mời chào không quá-thẳng-thừng. Mấy tay vũ công tiến đến họ như thể đến những người lạ hoàn toàn, cúi đầu trang trọng, và bằng giọng có học thức, mời họ cùng vui trong một điệu nhảy. Cậu phục vụ, vẻ bảnh bao, thầm cười toe toét, lắc hông như một bông hoa bung cánh, băng ngang căn phòng, tay cầm cái gạt tàn:“Zigarren! Zigaretten!”[15] Giọng của cậu vẻ chế giễu, âm vực rõ ràng như một diễn viên. Và cũng bằng cái giọng đó, mà còn to hơn, chế giễu hơn, hoan hỉ hơn sao cho tất cả chúng tôi đều nghe thấy, tay bồi bàn gọi nước từ chỗ Bobby: “Heidsieck Monopo[16]”!
Bằng vẻ nghiêm nghị chú tâm nực cười, vũ công biểu diễn những cú quay người phức tạp, thể hiện ở từng động tác ý thức về vai trò mà họ đang giữ. Và tay kèn saxophone, cho nhạc cụ của mình vung vẩy lòng thòng từ cái ruy-băng quanh cổ, tiến đến phần rìa sân khấu cùng với cái loa nhỏ:
Sie werden lachen,
Ich lieb’
Meine eigene Frau…[17]
Anh ta hát với cái liếc mắt hiểu chuyện, đưa tất cả chúng tôi vào cái mưu đồ đó, chất chứa trong giọng nói toàn những lời bóng gió, đảo đôi mắt trong điệu bộ co giật thể hiện sự hưng phấn tột độ. Bobby, khéo léo, bóng bẩy, trẻ hơn năm tuổi, lắc cái chai. Và trong khi đó hai quý ông bạc nhược kia tán gẫu với nhau, có lẽ nói về chuyện làm ăn, mà không liếc nhìn lấy một lần cái cuộc sống về đêm mà họ đã khơi nên; còn hai người đàn bà của họ ngồi lặng im, trông hững hờ, lúng túng, khó chịu và rất chán chường.
Cô gái Hippi Bernstein, học sinh đầu tiên của tôi, sống ở Grünewald, trong một căn nhà được xây dựng gần như hoàn toàn bằng thủy tinh. Hầu hết những gia đình Berlin giàu có nhất đều ngụ tại Grünewald. Thật khó để hiểu lí do. Những căn biệt thự của họ, được thiết kế theo tất cả những phong cách có tiếng là xấu xí mà tốn tiền, trải từ Cơn điên rococo quái dị cho đến kiểu hộp lập phương bằng thép và thủy tinh và có mái bằng thảy đều chen chúc nhau trong khu rừng thông ẩm ướt, u ám. Hiếm người nào trong số họ đủ khả năng có được khu vườn lớn, bởi lẽ đất ở đây đắt đỏ đến hoang đường: từ nhà họ chỉ có thể trông ra cái sân sau nhà hàng xóm, từng cái một được bảo vệ bằng hàng rào kẽm gai và một con chó dữ tợn. Nỗi khiếp sợ chuyện ăn trộm và cách mạng đã hạn chế những con người khốn khổ này trong trạng thái bị bủa vây. Họ không có riêng tư cũng như ánh nắng. Khu này thực sự là một ổ chuột của dân triệu phú.
Khi tôi bấm chuông cổng vườn, một anh hầu từ nhà bước ra tay cầm chìa khóa, đi theo là một con béc giê to lớn đang gầm gừ.
“Tôi còn đang ở đây thì nó sẽ không cắn anh đâu.” anh hầu trấn an tôi, miệng cười toe.
Tiền sảnh trong nhà của gia đình Bernstein có những cánh cửa nạm kim loại và cái đồng hồ hơi nước được gắn lên tường bằng các đầu đinh ốc. Có những cái đèn theo phong cách hiện đại, được thiết kế để trông giống đồng hồ đo áp suất, nhiệt kế và đĩa quay số của bảng tổng đài điện thoại. Nhưng đồ nội thất không hợp với căn nhà và những món đồ đạc khác. Nơi này trông như một trạm điện mà các kĩ sư tìm cách làm cho tiện nghi bằng các
loại bàn ghế từ một ngôi nhà trọ xưa cũ và đáng trọng vọng. Trên những bức tường kim loại giản dị có treo mấy bức vẽ phong cảnh thế kỉ mười chín được đánh véc-ni và lồng trong những khung tranh lớn bằng vàng. Ông Bernstein có lẽ trong một thoáng liều lĩnh đã đặt một tay kĩ sự avant-garde thiết kế căn biệt thự, thất kinh trước kết quả và tìm cách che đậy nó càng nhiều càng tốt bằng những món vật dụng gia đình.
Hippi là một cô gái xinh xắn mập mạp, tầm mười chín tuổi, có mái tóc màu hạt dẻ óng ánh, hàm răng khỏe, và đôi mắt to như bò. Cô có kiểu cười biếng nhác, tươi vui, buông thả và vòng ngực đầy đặn. Cô nói thứ tiếng Anh của học sinh hơi hướm giọng Mĩ, nghe khá hay, một cách thỏa ý hết đỗi. Cô rõ ràng không tính làm bất kì việc gì. Khi tôi cố gắng một cách yếu ớt đề nghị một kế hoạch cho các tiết học của chúng tôi, Cô cứ xen vào để đưa tôi mấy miếng sô cô la, cà phê, thuốc lá:“Cho em một phút nhé, chẳng có trái cây gì cả” cô cười, cầm cái ống nghe điện thoại nội bộ lên: “Anna, mang vào mấy quả cam nhé.”
Khi cô hầu gái đến cùng mấy quả cam, tôi bị buộc, mặc cho có phản đối, phải ăn một bữa ăn thường tình, với đĩa, dao, và nĩa. Chuyện này hủy hoại lớp vỏ bọc giả tạo cuối cùng của mối quan hệ thầy trò. Tôi cảm thấy. như một viên cảnh sát được ban phát cho bữa ăn trong nhà bếp từ một người đầu bếp hấp dẫn. Cô bé Hippi ngồi xem tôi ăn, bằng nụ cười hồn hậu, biếng nhác:
“Cho em biết đi, tại sao anh tới Đức?”
Cô hiếu kì về tôi, nhưng chỉ giống như một con bò sữa khoan thai thác đầu mình vào giữa các thanh rào ở cổng. Cô đặc biệt không muốn cái cổng mở ra. Tôi bảo rằng tôi thấy nước Đức thật hay ho:
“Tình cảnh chính trị và kinh tế,” tôi ứng biến bằng kiểu hống hách, nói giọng thầy giáo,“ở Đức hay ho hơn những nước Âu châu khác.” “Ngoại trừ Nga, dĩ nhiên” tôi nói thêm, đầy kinh nghiệm.
Nhưng cô bé Hippi không phản ứng gì. Cô bé chỉ cười bâng quơ: “Em nghĩ ở đây với anh khá buồn nhỉ? Anh không có nhiều bạn ở Berlin
phải không?”
Chuyện này dường như làm Cô hài lòng và thấy vui:
“Anh không quen cô gái tử tế nào sao?”
Tới đây thì tiếng điện thoại nội bộ reo lên. Nở nụ cười biếng nhác, cô nhấc ống nghe, nhưng có vẻ không nghe tiếng nói lí nhí phát ra từ đó. Tôi có thể nghe khá rõ giọng nói thật của bà Bernstein, mẹ của Hippi, nói từ phòng kế bên.
“Con có để cuốn sách màu đỏ ở đấy không á?” Hippi lặp lại giọng chế giễu và mỉm cười với tôi như thể đây là một trò đùa mà tôi phải san sẻ. “Không, con không thấy nó. Chắc nó ở dưới phòng làm việc. Gọi cha đi. Phải, cha đang làm việc ở đó.” Trong màn kịch câm, cô đưa tôi quả cam khác. Tôi lịch sự lắc đầu. Cả hai chúng tôi đều mỉm cười: “Mẹ à, trưa nay bọn con ăn gì đây? Sao? Thật ư? Tuyệt!”
Cô gác máy và trở về màn hỏi cung:
“Anh không quen cô gái tử tế nào ư?”
“Bất kì cô gái tử tế nào.” Tôi sửa lại vẻ thoái thác. Nhưng cô bé Hippi chỉ mỉm cười, chờ lời đáp cho câu hỏi kia.
“Có. Một người,” tôi phải nói thêm, sau một quãng dài, nghĩ đến cô Kost. “Chỉ một thôi ư? Cô nhướng mày vẻ ngạc nhiên khôi hài. “Kể em biết đi, anh có thấy con gái Đức khác hơn. Con gái Anh không?”
Tôi đỏ mặt. “Anh có thấy con gái Đức…” Tôi bắt đầu sửa cô nàng và chợt ngừng lại, nhận ra đúng lúc rằng tôi không hoàn toàn chắc chắn liệu người ta nói khác với hay khác đối với.[18]
“Anh có thấy con gái Đức khác hơn con gái Anh không?” Cô nàng lặp lại, với vẻ kiên trì hớn hở.
Tôi đỏ mặt hơn bao giờ hết. “Có. Rất khác,” tôi bạo dạn đáp. “Họ khác ra sao?”
Tạ ơn trời đất, điện thoại lại reo. Lần này là một người từ nhà bếp, báo rằng bữa trưa sẽ sớm hơn thường lệ một giờ. Bà Bernstein sắp sửa vào thành phố chiều hôm đó.
“Em rất lấy làm tiếc” cô bé Hippi nói, cao giọng lên, “những bữa nay ta phải kết thúc thôi. Và chúng ta sẽ gặp lại vào thứ Sáu nhé? Rồi tạm biệt anh Isherwood nhé. Và em cảm ơn anh rất nhiều.”
Cô lục trong ví và trao tôi một phong thư mà tôi lúng túng nhét vào túi và chỉ xé mở ra khi tôi không còn thấy ngôi nhà của gia đình Bernstein nữa. Phong thư chứa một tờ năm mark. Tôi ném nó lên không trung, bắt trượt nó, tìm thấy nó sau năm phút kiếm tìm, bị chôn trong cát, và chạy một mạch đến trạm xe điện, vừa hát ca vừa vung chân đá mấy cục đá trên đường. Tôi cảm thấy tội lỗi và phấn chấn một cách bất thường, như thể tôi vừa thực hiện thành công một vụ trộm nho nhỏ.
Thật là lãng phí thời giờ dù có làm ra vẻ dạy Hippi điều gì chăng nữa. Nếu cô nàng không biết một chữ nào đó, cô nàng sẽ nói bằng tiếng Đức. Nếu tôi chữa cho cô nàng, cô nàng sẽ lặp lại nó bằng tiếng Đức. Dĩ nhiên tôi thấy mừng là cô nàng quá sức biếng nhác, và chỉ lo sợ bà Bernstein có thể phát hiện ra cô con gái mình đang tiến bộ ít ỏi đến dường nào. Nhưng đây là chuyện quá ư bất khả. Hầu hết người giàu, một khi họ đã quyết định tin tưởng mình, thì mình có thể o ép nó kiểu gì cũng được. Vấn đề thực sự duy nhất cho gia sư là làm sao đặt được chân vào cửa nhà giàu ấy.
Đối với Hippi, cô bé dường như thấy thích thú những lần tôi ghé nhà. Từ một điều mà cô bé có nói ngày hôm kia, tôi cho là cô khoe khoang với bạn bè đồng học rằng mình có một ông thầy Anh văn chính hiệu. Chúng tôi hiểu nhau quá mà. Tôi bị mua chuộc bằng trái cây để khỏi vất vả về món tiếng Anh này: cô bé, về phần mình, bảo cha mẹ rằng tôi là người thầy tuyệt nhất cô từng được học. Chúng tôi tán gẫu bằng tiếng Đức về đủ mọi sự làm cô nàng lưu tâm đến. Và cứ mỗi ba, bốn phút một lần, chúng tôi bị ngắt quãng trong lúc cô nàng vào vai mình trong màn chơi gia đình, tức là trao đổi qua những thông điệp vô cùng vụn vặt qua điện thoại nội bộ.
Hippi chẳng bao giờ lo lắng về tương lai. Tựa như bao người ở Berlin, Cô nàng liên tục nói đến tình cảnh chính trị nơi đây, nhưng chỉ nói ngắn gọn, bằng vẻ sầu muộn theo thói thường, như khi người ta nói về chuyện
tôn giáo. Chuyện này khá là hư ảo đối với cô nàng. Cô bé có ý học đại học, đi đây đi đó, có quãng thời gian tươi vui và sau cùng, dĩ nhiên là kết hôn. Cô bé đã có biết bao nhiêu anh bạn trai rồi. Chúng tôi dành nhiều thời giờ nói về bọn họ. Một anh có chiếc xe tuyệt vời. Anh khác có máy bay. Anh khác đã đấu bảy trận kiếm tay đôi. Anh khác nữa đã khám phá được cái mánh làm tắt đèn đường bằng cách cho chúng một cú đá thật nhức nhối vào một vị trí nhất định. Một đêm nọ, trên đường về nhà từ buổi khiêu vũ, Hippi và anh chàng đó đã làm tắt tất cả đèn đường trong khu phố. Hôm nay, nhà Bernstein ăn trưa sớm, thế là tôi được mời dùng bữa, thay vì giảng bài”, Cả nhà đều hiện diện: bà Bernstein, mập mạp và điềm tĩnh; ông Bernstein, nhỏ con, hay lắc lư và trông ranh mãnh. Còn Có Cô em gái, một nữ sinh mười hai tuổi, rất mập. Cô bé cứ ăn và ăn, tuyệt nhiên thờ ơ trước những câu đùa và cảnh báo của Hippi rằng cô bé sẽ nổ tung mất. Cả nhà đều có vẻ yêu mến nhau, theo kiểu cách ấm cúng, đúng mực. Có một vụ cãi nhau nho nhỏ trong nhà, bởi ông Bernstein không muốn vợ mình lái xe đi mua sắm chiều hôm đó. Suốt mấy ngày qua, đã xảy ra nhiều vụ bạo loạn của phe Nazi ở thành phố này.
“Em có thể đi bằng tàu điện,” ông Bernstein nói. “Anh sẽ không để chúng ném đá vào chiếc xe đẹp của anh.”
“Vậy giả sử chúng ném đá vào em thì sao?” Bà Bernstein hỏi giọng vui đùa.
“Chà, có sao đâu? Nếu chúng ném đá vào em, anh sẽ mua một cái băng cá nhân cho đầu của em. Cái băng đó chỉ làm anh tốn có năm geoschen thôi. Nhưng nếu chúng ném đá vào xe, thì có lẽ anh sẽ tốn 500 mark.”
Và thế là vấn đề được dàn xếp. Bà Bernstein sau đó xoay sự chú ý sang tôi:
“Cậu đâu thể than phiền chúng tôi đối xử tệ với cậu ở nhà này, phải chứ chàng trai? Chúng tôi đâu chỉ cho cậu một bữa tối ngon lành, mà chúng tôi còn trả tiền để cậu ăn bữa tối nữa!”
Từ vẻ mặt Hippi tôi thấy là vụ này đang đi hơi xa, cho dù cứ cho là bà
Bernstein có máu hài hước, do vậy tôi bật cười và bảo:
“Bà sẽ trả tôi thêm một mark nữa cho mỗi phần ăn tôi dùng chứ?” Câu nói này làm ông Bernstein khoái chí hết sức: nhưng ông cẩn trọng cho thấy là ông biết tôi không nghiêm túc Có ý đó.
Trong suốt tuần rồi, căn hộ của chúng tôi lao đao vì một trận cãi cọ ghê hồn.
Chuyện khởi sự khi cô Kost đến chỗ cô Schroeder và thông báo rằng 50 mark đã bị lấy trộm ở phòng cô. Cô rất ư là giận; đặc biệt, cô giải thích, do đây là tiền cô đã đặt riêng ra để trả tiền nhà và hóa đơn điện thoại. Tờ 50 mark nằm trong ngăn kéo của tủ quần áo, ngay bên kia cánh cửa vào phòng cô Kost.
Cô Schroeder nảy ra ý tức thời, cũng chẳng phải dị thường, là tiền đã bị một trong những khách hàng của cô Kost lấy trộm. Cô Kost bảo chuyện này hoàn toàn không thể xảy ra, do suốt ba ngày qua không có ai ghé chỗ cô hết. Hơn nữa, cô nói thêm, bạn của cô hết thảy đều tuyệt đối không thể nghi ngờ. Họ đều là những quý ông khá giả, nên đối với họ thì tờ 50 mark chỉ là thứ vặt vãnh. Chuyện này thực sự làm cô Schroeder rất bực:
“Tôi cho rằng cô ta đang cố làm rõ là một người trong số chúng ta đã làm việc đó! Thật xấc láo quá mà! Chà, Issyvoo, cậu sẽ tin như vậy chứ, tôi có thể băm cô ta thành từng mảnh!”
“Vâng, cô Schroeder. Tôi chắc chắn là cô có thể”
Cô Schroeder sau đó xây dựng một giả thuyết rằng tiền không hề bị ăn trộm và đây chỉ là một trò bịp của cô Kost hòng tránh trả tiền thuê nhà. Cô cứ liên tục nói bóng gió như thế với cô Kost, người lúc này đang phát cáu lên. Cô Kost bảo rằng, trong bất kì trường hợp nào, sau vài ngày nữa cô cũng sẽ gom góp được số tiền đó: điều mà cô đã làm được. Cô còn báo trước là cuối tháng Cô sẽ dọn đi.
Trong lúc đó, tôi phát hiện, hoàn toàn tình cờ, rằng Cô Kost đang có quan hệ tình ái với Bobby. Một tối nọ, khi tôi vào nhà, tôi vô tình thấy không có đèn trong phòng của cô Kost. Ai cũng có thể nhận ra hết, bởi ở cửa ra vào
phòng Cô có một tấm kính mờ để soi sáng hành lang trong căn hộ. Sau đó, khi tôi nằm trên giường đọc sách, tôi nghe tiếng của phòng cô Kost mở rồi nghe giọng của Bobby, cười đùa và thầm thì. Sau nhiều tiếng cọt kẹt ở mấy tấm ván sàn nhà và những tiếng cười nghẹn trong miệng, Bobby nhón chân ra khỏi căn hộ, đóng cửa chính nhẹ nhàng hết sức có thể. Một lát sau, anh ta vào nhà trở lại ồn ào hết sức và đi thẳng vào phòng khách, ở đó tôi nghe tiếng anh ta chúc cô Schroeder một đêm an lành.
Nếu cô Schroeder thực sự không biết chuyện này, ít nhất Cô cũng có ngờ vực. Điều này giải thích cho Cơn thịnh nộ của cô đối với cô Kost: bởi lẽ sự thật là, cô ghen kinh khủng. Những biến cố kệch cỡm và ngượng ngùng nhất cứ diễn ra suốt. Một sáng nọ, khi tôi muốn vào phòng tắm, cô Kost đã ở trong đó rồi. Cô Schroeder xông đến cánh cửa trước khi tôi có thể ngăn cô lại, rồi ra lệnh cho cô Kost ra ngoài ngay lập tức: và khi cô Kost không tuân theo như một lẽ tự nhiên, cô Schroeder bắt đầu, mặc cho tôi phản đối, dùng nắm đấm nện vào cửa. “Ra khỏi phòng tắm của tôi!” Cô hét lên. “Ra khỏi ngay lúc này, hoặc là tôi sẽ gọi cảnh sát đến lôi cô ra!”
Sau câu nói này cô òa khóc. Cơn khóc khiến cho tim đập nhanh. Bobby phải ẵm cô đến trường kỉ, lúc này cô đang hổn hển và thút thít. Trong lúc tất cả chúng tôi đứng quanh đó, khá là bất lực, thì cô Mayr xuất hiện chỗ ngưỡng cửa với khuôn mặt như một tay đao phủ và nói, bằng cái giọng khủng khiếp, với cô Kost: “Cứ nghĩ là mình gặp may đi, cô gái của tôi ơi, nếu cô chưa giết bà ấy!” Đoạn cô chỉ đạo toàn bộ cục diện, lệnh cho tất cả chúng tôi ra khỏi phòng và kêu tôi ra phố tới tiệm tạp hóa mua một chai thuốc an thần Baldrian Drops. Khi tôi quay về, cô đang ngồi cạnh trường kỉ, vuốt vuốt bàn tay cô Schroeder và lẩm bẩm, bằng cái giọng thảm thiết nhất: “Lina, đứa bé nhỏ nhắn tội nghiệp của ta…chúng đã làm gì con thế này?”
SALLY BOWLES
Một chiều nọ, đầu tháng Mười, tôi được mời tới căn hộ của Fritz
Wendel làm ly cà phê đen. Fritz luôn mời bạn đến uống “cà phê đen”, với nhấn mạnh ở chỗ đen. Anh rất tự hào về cà phê của mình. Người ta từng bảo rằng nó là loại mạnh nhất ở Berlin.
Bản thân Fritz mặc bộ y phục chuyên dự tiệc cà phê như thường lệ - một cái áo len thể thao trắng thật dày và cái quần vải flannel màu lam nhạt. Anh chào tôi bằng nụ cười toét miệng, gợi cảm:
“Chào Chris!”
“Chào Fritz! Anh sao rồi?”
“Ổn.” Anh cúi người bên trên máy pha cà phê, mái tóc đen mượt xổ ra và rủ xuống thành nhiều lọn tóc sực nức hương thơm bên trên đôi mắt anh. “Cái đồ khốn này không chạy,” anh nói thêm.
“Chuyện làm ăn sao rồi?” Tôi hỏi.
“Tồi tệ và khủng khiếp.” Fritz cười toe hết mức. “Hay tôi hoãn lại một phi vụ mới vào tháng sau hay tôi cứ làm một gã đĩ đực.”
“Hoặc…hoặc…” Tôi chữa lại, xuất phát từ mãnh lực của thói quen nghề nghiệp.
“Giờ tôi đang nói thứ tiếng Anh tồi tệ” Fritz lè nhè, với vẻ tự mãn ghê gớm. “Sally bảo có lẽ cô ta sẽ dạy tôi vài buổi đấy.”
“Sally là ai?”
“À, tôi quên mất. Anh không biết Sally. Tôi thật tệ mà. Đằng nào cô nàng cũng sẽ tới đây chiều nay.”
“Cô nàng xinh không?”
Fritz đảo cặp mắt đen nghịch ngợm, trao cho tôi điếu thuốc tẩm rượu rum
từ cái hộp thiếc bóng lưỡng:
“Tuyệt diệu!” Anh lè nhè. “Rốt cuộc tôi tin là mình đang phát cuồng trước Cô nàng.”
“Và cô nàng là ai? Cô nàng làm gì?”
“Nàng là một cô gái người Anh, một nữ diễn viên: hát ở quán Lady Windermere - hàng nóng, tin tôi đi!”
“Như thế nghe không giống một cô gái Anh cho lắm, tôi phải nói như vậy.”
“Đằng nào cô nàng cũng mang chút chất Pháp trong người. Mẹ cô nàng là người Pháp.”
Mấy phút sau, chính Sally tới.
“Có phải em trễ quá chừng rồi không, Fritz yêu dấu?”
“Chỉ nửa tiếng thôi, anh cho là vậy, Fritz lè nhè, rạng rỡ trong vẻ khoan khoái của riêng anh. “Cho phép anh giới thiệu anh Isherwood - cô Bowles? Anh Isherwood thường được gọi bằng cái tên Chris.”
“Không đâu,” tôi nói. “Fritz gần như là người duy nhất trong đời tôi từng gọi tôi là Chris.”
Sally bật cười. Cô nàng mặc đồ lụa màu đen, khoác áo choàng nhỏ trên vai, và cái mũ be bé, tựa như của cậu bé giao báo, thảnh thơi nằm lệch trên đầu:
“Anh có phiền nếu em dùng điện thoại nhà anh không, cưng?” “Được. Cứ lấy dùng đi.” Fritz bắt gặp mắt tôi. “Vào phòng kia đi, Chris. Tôi muốn cho anh xem thứ này.” Anh ta chắc chắn nóng lòng muốn nghe ấn tượng ban đầu của tôi về Sally, món hàng thửa của anh.
“Trời hỡi, đừng để em một mình với anh này!” Cô nàng kêu lên. “Bằng không anh ta sẽ cám dỗ em qua điện thoại mất. Anh ta có vẻ nhiệt tình hết sức.”
Khi cô nàng quay số điện thoại, tôi để ý thấy mấy móng tay Cô nàng sơn màu xanh lục ngọc, một màu không may được chọn, bởi nó thu hút chú ý đến đôi bàn tay cô nàng, phần nhiều bị ám khói thuốc và dơ như tay một bé
gái. Cô nàng da đủ ngăm để trở thành em gái của Fritz. Khuôn mặt cô nàng dài và thanh mảnh, đắp phấn trắng toát. Cô nàng có đôi mắt nâu rất to mà lẽ ra nên thẫm màu hơn, để tiệp với tóc cùng màu cây bút kẻ mà Cô nàng dùng cho lông mày.
“Ấy ơi,” cô nàng thủ thỉ, trề đôi môi màu anh đào rực rỡ như thể Cô sắp sửa hôn lấy cái ống nghe: “Ist das du, mein Liebling?”[19]. Miệng cô nàng nở một nụ cười ngọt ngào đến ngờ nghệch. Fritz và tôi đứng nhìn cô nàng, như một màn diễn ở nhà hát. “Was zoollen Toir machen, Morgen Abend? Oh, wie wunderbar…Nein, nein, ich werde bleiben Heute Abend zu Hause. Ja, ja, ich werde wirklich bleiben zu Hause…Auf Wiedersehen, mein Liebling…”[20]
Cô nàng gác máy và xoay sang chúng tôi vẻ đắc thắng.
“Đó là người đàn ông đã ngủ với em đêm qua, cô thông báo. “Anh ấy làm tình tuyệt diệu. Anh ấy là một thiên tài kinh doanh và anh ấy giàu kinh khủng.” Cô nàng đi tới và ngồi xuống ghế sofa cạnh Fritz, lúc ấy đang ngồi lún vào nệm kèm tiếng thở dài: “Cho anh chút cà phê được chứ, cưng? Chỉ là anh đang chết khát rồi đây.”
Và chẳng mấy chốc chúng tôi bị cuốn vào chủ đề ưa thích của Fritz: anh tuyên bố đó là Larv.
“Tính trung bình,” anh bảo chúng tôi. “Cứ mỗi hai năm tôi sẽ có một phi vụ tình ái ra trò.”
“Và kể từ lúc anh có phi vụ gần nhất thì tới nay bao lâu rồi?” Sally hỏi. “Đúng một năm và mười một tháng!” Fritz buông cái liếc đưa tình sang cô nàng.
“Tuyệt diệu làm sao!” Sally cau mũi và cười một tiếng cười sân khấu nhỏ nhẹ trong trẻo: “Cho em hay đi - vụ mới nhất này nó ra làm sao?” Dĩ nhiên điều này làm Fritz khởi bùng ngay một màn tự truyện hoàn chỉnh. Chúng tôi từng được nghe câu chuyện anh đi gạ tình ở Paris, những chi tiết về một vụ tán tỉnh ở kì nghỉ mát tại Las Palmas, bốn cuộc tình chính ở New York, một lần thất vọng ở Chicago và một cuộc chinh phục ở
Boston; rồi quay lại Paris để giải khuây chút ít, một chương tuyệt mĩ ở Vienna, đến London để được an ủi, và cuối cùng, Berlin.
“Anh biết đó, Fritz yêu dấu” Sally nói, cau mũi về phía tôi, “em tin rắc rối của anh là anh thật ra chưa từng tìm thấy người đàn bà phù hợp.” “Có lẽ điều đó đúng…” Fritz tiếp nhận ý này rất nghiêm túc. Đôi mắt đen của anh trở nên ươn ướt và chan chứa tình cảm: “Có lẽ anh vẫn còn đang tìm người đàn bà lí tưởng…”
“Nhưng một ngày kia anh sẽ tìm ra cô ấy, em hoàn toàn đoan chắc anh sẽ tìm được.” Bằng cái liếc nhìn, Sally lôi tôi vào trận cười trước Fritz. “Em nghĩ thế à?” Fritz cười toe một cách khêu gợi, nhấp nháy với cô nàng.
“Anh không nghĩ thế sao?” Sally cầu đến tôi.
“Anh thực sự không biết,” tôi bảo. “Bởi anh chưa bao giờ có thể khám phá ra lí tưởng của Fritz là gì.”
Vì lẽ nào đó, câu nói này làm Fritz thỏa lòng. Anh coi nó như một lời chứng thực: “Và Chris hiểu anh khá rõ đấy,” anh phụ họa. “Nếu Chris không biết, chà, thì anh đoán chả ai biết đâu.”
Sau đó đến lúc Sally phải về.
“Em phải đi gặp một người đàn ông ở Adlon lúc 5 giờ, cô giải thích. “Và đã 6 giờ rồi! Không sao, bắt con lợn già chờ cũng tốt. Ông ta muốn em làm tình nhân, nhưng em đã bảo ông ta là nếu chịu thì em toi mất trừ phi ông ta trả hết nợ cho em. Sao đàn ông cứ luôn như đám dã thú như thế nhỉ?” Mở xắc tay ra, cô nàng nhanh chóng tô điểm đôi môi và cặp lông mày: “Ồ, nhân tiện, Fritz yêu dấu, liệu anh có thể là một thiên thần hoàn mĩ và cho em mượn mười mark không? Em chẳng có lấy một xu đi taxi.”
“Chắc rồi!” Fritz cho tay vào túi và rút tiền ra đưa không chút do dự, như một người hùng.
Sally xoay sang tôi: “Em bảo này, hôm nào anh tới và dùng trà với em nhé? Cho em số điện thoại của anh đi. Em sẽ gọi cho anh.” Trong đầu tôi cho rằng cô nàng tưởng tôi có tiền. Ờ, đây sẽ là bài học cho
cô nàng một lần dứt khoát luôn. Tôi viết số của tôi vào cuốn sổ da nhỏ tí của cô nàng. Fritz ra tiễn cô nàng.
“Chà!” Anh bật trở vào lại căn phòng và hồ hởi đóng cửa: “Anh nghĩ sao về Cô nàng hả Chris? Chẳng phải tôi đã bảo anh là cô nàng trông được lắm sao?”
“Quả là anh có bảo thế!”
“Càng ngày cô nàng càng làm tôi thêm phát điên!” Với cái thở dài sung sướng, anh tự châm điếu thuốc: “Thêm cà phê chứ, Chris?” “Không, cảm ơn anh rất nhiều.”
“Anh biết đó, Chris, tôi nghĩ cô nàng cũng đang mê anh đó! “Ôi, kinh!”
“Thật đấy, ý tôi thế!” Fritz Có vẻ hài lòng, “Rốt cuộc tôi đoán là từ giờ chúng ta sẽ gặp Cô nàng nhiều đấy.”
Khi tôi quay trở về nhà Cô Schroeder, tôi thấy choáng váng đến nỗi phải nằm xuống giường nửa giờ. Cà phê đen của Fritz vẫn luôn độc hại như tự bấy lâu nay.
Mấy ngày sau, anh đưa tôi đi nghe Sally hát.
Lady Windermere (giờ, tôi nghe nói, không còn tồn tại nữa là một quán bar “dân dã” có tí màu nghệ thuật, vừa ra khỏi phố Tauentzienstrasse là tới, một nơi mà tay chủ rõ ràng tìm cách làm cho có vẻ ngoài càng giống Montparnasse[21] càng tốt. Những bức tường được che phủ bằng những bức phác thảo trên tờ thực đơn, những bức biếm họa và những bức ảnh sân khấu có chữ kí - (Tặng Lady Windermere độc nhất và duy nhất”. “Tặng Johnny, với toàn bộ tấm lòng.”) Chính cái Quạt[22] to gấp bốn lần cỡ thường, được trưng bày bên trên quầy bar. Có một cái dương cầm lớn đặt trên bệ ở giữa phòng.
Tôi tò mò muốn thấy Sally sẽ cư xử ra sao. Vì lẽ nào đó, tôi đã hình dung cô nàng khá bồn chồn, nhưng cô nàng không vậy, không chút nào. Cô nàng có giọng khàn trầm lắng đến ngạc nhiên. Cô nàng hát dở, không chút biểu cảm nào, đôi tay buông thõng xuống - ấy thế mà màn trình diễn của cô, theo
cách riêng của mình, lại hiệu quả nhờ vào dung mạo sáng ngời cùng thần thái không quan tâm quái gì đến chuyện người ta nghĩ về mình ra sao. Đôi cánh tay cô nàng buông thõng với vẻ bất cần, và một nụ cười toe kiểu không-ưng-thì-đi-chỗ-khác trên gương mặt, cô hát:
Giờ em biết tại sao Mẹ
Bảo em nên chân thành;
Bà có ý dành em cho Ai đó
Giống y như anh.
Có rất nhiều tiếng vỗ tay. Người chơi dương cầm, một thanh niên đẹp trai với mái tóc vàng gợn sóng, đứng dậy và nghiêm trang hôn lên bàn tay của Sally. Đoạn cô hát thêm hai bản nữa, một bằng tiếng Pháp và bản kia bằng tiếng Đức. Hai bản này không được đón nhận nhiệt liệt lắm.
Sau màn hát ca, có thêm nhiều màn hôn tay và một dòng người chủ yếu dịch chuyển hướng đến quầy bar. Sally Có vẻ như biết mọi người nơi đây. Cô gọi tất cả bọn họ là Ấy ơi và Cưng ơi. Đối với một cô gái giang hồ tương lai, cô nàng có vẻ thiếu tài ứng biến xã giao đáng ngạc nhiên. Cô dành nhiều thời giờ đưa đẩy một quý ông lớn tuổi, người hiển nhiên thích chuyện gẫu cùng anh chàng pha rượu hơn. Sau đó, tất cả chúng tôi đều khá say. Đoạn Sally phải ra ngoài có hẹn, và viên quản lí đến ngồi chỗ bàn chúng tôi. Hắn và Fritz nói chuyện quý tộc Anh. Fritz như cá gặp nước. Như thường lệ trước đây, tôi quyết định không bao giờ ghé chỗ nào dạng thế này lần nữa.
Rồi Sally gọi đến, như cô nàng đã hứa, để mời tôi uống trà. Đến nơi cô nàng sống phải đi một quãng đường xa dọc Đại lộ Kurfürstendamm trên dải đất ảm đạm cuối cùng vươn mình đến khu Halensee. Căn phòng lớn u ám, nội thất bày biện nửa vời, là nơi tôi được đưa vào bởi bà chủ nhà luộm thuộm mập mạp với cái hàm dưới võng xuống trông như con cóc. Có một cái trường kỉ hỏng nằm một góc nhà và một bức tranh phai màu vẽ một trận đánh thế kỉ 18, tả mấy kẻ bị thương tựa mình lên khuỷu tay trong những tư thế duyên dáng, thán phục con ngựa của
Frederick Đại đế nhảy chồm lên.
“Ồ, chào, Chris yêu dấu!” Sally la lên từ ô cửa. “Anh thật dễ thương khi đến đây! Em đang cảm thấy cô đơn ghê gớm. Nãy giờ em cứ thút thít trên ngực bà Karpf. Nicht wahr, Frau Karpf?”[23]Cô cầu viện đến bà cóc chủ nhà, “ich habe geweint auf Dein Brust.”[24] Bà Karpf lắc bộ ngực mình trong tiếng khúc khích tựa như con cóc.
“Anh thích dùng cà phê chứ Chris, hay trà?” Sally nói tiếp “Anh có thể chọn một trong hai. Mà em không khuyên dùng trà lắm đâu. Em không biết bà Karpf làm gì với nó, em nghĩ bà ta đổ hết mấy đồ ăn thừa nhà bếp vào một cái bình và đun sôi chúng cùng với mấy lá trà.”
“Thế thì anh dùng cà phê.”
“Frau Karpf, Liebling, willst Du sein ein Engel und bring Zoei Tassen on Kaffe?”[25] Tiếng Đức của Sally không chỉ đơn thuần sai, mà toàn bộ là thứ tiếng của riêng cô nàng.
Cô nàng phát âm mọi chữ theo lối õng ẹo,“ngoại lai” một cách đặc biệt. Chỉ từ vẻ mặt của cô nàng là bạn có thể biết được Cô nàng đang nói tiếng ngoại quốc. “Chris yêu dấu, anh sẽ là một thiên thần và kéo màn cửa lại chứ?”
Tôi làm theo, mặc dù bên ngoài hãy còn khá sáng sủa. Sally, trong khi đó, đã bật đèn bàn. Khi tôi từ cửa sổ quay qua, cô nàng khéo cuộn người lại trên chiếc trường kỉ tựa như một con mèo, và tay mở cái xắc, lần tìm điếu thuốc. Nhưng điệu bộ đó chưa kịp hoàn tất thì cô nàng lại nhảy dựng lên:
“Anh thích một ly Prairie Oyster chứ?” Cô nàng đưa ra mấy cái ly, mấy quả trứng và một chai xốt Worcester từ cái tủ đựng giày bên dưới cái bồn rửa mặt đã tháo dỡ: “Em thực sự sống nhờ chúng.” Hai tay thành thạo, cô nàng đập trứng vào ly, thêm xốt và dùng đầu cây bút bi khuấy thành hỗn hợp: “Chúng gần như là tất cả những gì em có thể có được.” Cô nàng lại quay trở về trường kỉ, cuộn mình lại một cách trang nhã.
Hôm nay, cô nàng bận cũng cái váy đen, nhưng không có cái áo choàng. Thay vào đó cô nàng có cái cổ trắng nhỏ bé và hai cổ tay trắng. Chúng tạo
nên một vẻ trinh bạch hơi hướm sân khấu, tựa hồ một vị nữ tu trong vở đại ca kịch. “Anh đang cười gì vậy, Chris?” Cô nàng hỏi.
“Anh không biết,” tôi đáp. Nhưng tôi không thể ngưng cười toét miệng. Lúc ấy, Có thứ gì đó quá sức hài hước đến dị thường ở vẻ ngoài của Sally. Cô nàng đẹp quá, với mái đầu bé nhỏ tối màu, đôi mắt to và cái mũi cong thật tinh tế - và rất đỗi ý thức được tất cả đường nét này đến mức kỳ cục. Ở kia cô nàng nằm ra, trông nữ tính đầy tự mãn tựa như con chim cu gáy, với cái đầu e dè và điềm đạm cùng đôi bàn tay xếp đặt thật trang nhã.
“Chris, đồ lợn, anh có cho em biết tại sao anh đang cười không?” “Anh thực là không hề biết tại sao.”
Tới chỗ này, cô nàng cũng bắt đầu bật cười. “Anh điên rồi, anh biết đó!” “Em ở đây lâu chưa?” Tôi hỏi, nhìn quanh căn phòng lớn ảm đạm. “Kể từ lúc em tới Berlin. Để xem - tầm hai tháng trước.”
Tôi hỏi điều gì thực sự đã khiến cô nàng quyết định tới Đức. Cô đến đây một mình ư? Không, cô nàng đi cùng một cô bạn. Một nữ diễn viên. Tuổi lớn hơn Sally. Cô này trước đây đã đến Berlin. Cô ấy bảo Sally rằng họ chắc chắn có thể có việc làm ở chỗ công ty Ufa. Thế là Sally mượn mười bảng từ một quý ông già tốt bụng và đi cùng cô gái kia.
Cô nàng đã không kể cho cha mẹ mình nghe bất kì điều gì về chuyện này cho đến khi cả hai người họ thực sự đến Đức: “Em ước gì anh gặp được Diana. Cô ta là một kẻ đào mỏ diệu kì nhất mà anh có thể hình dung. Cô ta thao túng bọn đàn ông ở bất kì đâu - dù cô ta có thể nói được thứ tiếng của họ hay không thì cũng chả quan trọng. Cô ta làm người khác suýt chết cười. Em hoàn toàn mê Cô ta.”
Nhưng khi họ ở Berlin cùng nhau ba tuần và vẫn chưa có việc làm nào, Diana lôi kéo được một ông chủ nhà băng, người đem cô đi cùng ông ta tới Paris.
“Và bỏ em lại đây một mình? Anh phải nói anh nghĩ cô ta làm thế thì thối quá.”
“Ô, em chả biết…Người ta phải tự trông nom bản thân. Em cho là, ở vị
trí cô ta, em cũng làm y như vậy.”
“Anh cá là em sẽ không thế!”
“Dù gì thì em cũng ổn cả. Em luôn có thể xoay xở một mình.” “Em nhiêu tuổi rồi, Sally?”
“Mười chín.”
“Chúa lòng lành! Vậy mà anh nghĩ em khoảng hai mươi lăm đấy!” “Em biết. Ai cũng nghĩ vậy.”
Bà Karpf lê chân bước vào với hai tách cà phê trên cái khay kim loại mờ xỉn.
“Ô, Frau Karpf, Liebling, wie wunderbar von Dich!”[26]
“Điều gì khiến em ở trong ngôi nhà này?” Tôi hỏi, khi bà chủ nhà ra ngoài: “Anh đoan chắc em có thể có được căn phòng tử tế hơn nhiều so với căn này.”
“Phải, em biết em có thể.”
“Vậy thì sao em không làm?” “Ô, em chả biết. Em lười, em cho là thế.” “Em phải trả bao nhiêu cho chỗ này?” “Tám mươi mark một tháng.” “Có bữa sáng kèm theo chứ?”
“Không - Em không nghĩ vậy.”
“Em không nghĩ vậy?” Tôi kêu lên giọng gay gắt. “Nhưng rõ ràng em phải biết chắc chứ nhỉ?”
Sally ngoan ngoãn nhượng bộ. “Phải, thật là ngốc nghếch thân em, em cho là thế. Nhưng, anh thấy đó, em vừa đưa tiền cho cô gái già kia khi em có chút tiền. Nên thật khá là khó khăn để tính toán toàn bộ cho thấu đáo.”
“Nhưng, trời hỡi, Sally - anh chỉ trả có năm mươi đồng mỗi tháng cho phòng mình, có bữa sáng, và nó tử tế hơn chỗ này nhiều lắm!” Sally gật đầu, nhưng tiếp tục giọng hối tiếc: “Và một điều nữa, anh thấy đó, Christopher yêu dấu, em thật không biết bà Karpf sẽ làm gì nếu em bỏ bà mà đi. Em chắc chắn bà sẽ chẳng bao giờ Có được khách trọ khác. Không ai khác có thể chịu được khuôn mặt cùng mùi của bà và mọi thứ. Hiện thời bà nợ ba tháng tiền thuê. Họ sẽ đuổi bà đi ngay nếu họ biết bà
chẳng có khách trọ nào: và nếu họ làm thế, bà bảo bà sẽ tự sát.” “Cũng như nhau thôi, anh không thấy được lí do tại sao em phải hi sinh bản thân vì bà ấy.”
“Em đâu có hi sinh bản thân, thực đấy. Em khá thích đây, anh biết đó. Bà Karpf và em hiểu nhau. Bà ấy không ít thì nhiều cũng ở cái cảnh mà em sẽ lâm vào sau ba mươi năm nữa. Một bà chủ nhà đáng kính nào đó hẳn sẽ đuổi em đi sau một tuần.”
“Bà chủ bên anh sẽ không đuổi em.”
Sally cười lơ đãng, cau mũi: “Anh thích cà phê chứ, Chris yêu dấu?” “Anh thích nó hơn chỗ nhà Fritz,” tôi nói tránh né.
Sally bật cười: “Chẳng phải Fritz tuyệt diệu sao? Em mê anh ta. Em mê cái cách anh ta nói, “Anh đếch quan tâm.”
“Chết tiệt, anh đếch quan tâm.” Tôi cố bắt chước Fritz. Hai chúng tôi cùng bật cười. Sally châm thêm một điếu thuốc: Cô nàng hút thuốc suốt. Tôi để ý đôi bàn tay Cô nàng trông già nua ra sao trong ánh đèn bàn. Chúng bồn chồn, gân guốc và rất mảnh mai - đôi bàn tay của một người đàn bà trung niên. Những móng tay màu lục có vẻ lạc lõng với đôi bàn tay, cứ như an ngự trên đó một cách tình cờ - tựa như bọn bọ cánh cứng sáng màu, xấu xí. “Chuyện đó ngộ thật,” cô nàng nói thêm giọng trầm tư. “Fritz và em chưa từng ngủ với nhau, anh biết đó. Cô nàng ngừng lại, hỏi giọng thích thú: “Anh có nghĩ bọn em đã từng không?”
“À, có - anh cho là anh có nghĩ thế.”
“Bọn em chưa từng. Chưa một lần…” Cô nàng ngáp. “Và giờ em không cho là chúng ta sẽ làm thế.”
Chúng tôi hút thuốc trong im lặng mấy phút. Đoạn Sally bắt đầu kể cho tôi nghe về gia đình mình. Cô nàng là con gái của một chủ nhà máy ở Lancashire. Người mẹ là một quý cô nhà Bowles, nữ thừa kế với một điền trang, và do vậy, khi bà và ông Jackson kết hôn, họ nhập tên của họ lại với nhau: “Cha là một gã hợm mình tồi tệ, dù ông vờ như không phải vậy. Tên thật của em là Jackson Bowles; nhưng dĩ nhiên, em đâu thể gọi mình như
thế trên sân khấu. Người ta sẽ nghĩ em điên.”
“Anh tưởng Fritz từng bảo anh rằng mẹ em là người Pháp?” “Không, tất nhiên là không!” Sally có vẻ khá bực. “Fritz là đồ ngốc. Anh ta luôn chế ra mọi sự.”
Sally có một cô em, tên là Betty. “Nó là một thiên thần. Em mê nó. Nó mười bảy tuổi, nhưng nó hãy còn ngây thơ kinh khủng lắm. Mẹ nuôi dạy nó trở thành dân thượng lưu thực sự. Betty hẳn sẽ chết mất nếu nó biết em là một con điếm già thế này đây. Nó tuyệt đối không biết chút gì về đàn ông.”
“Nhưng tại sao em không theo lối thượng lưu luôn đi, Sally?” “Em chả biết. Em cho rằng đó là do ảnh hưởng từ phía người cha trong gia đình. Anh sẽ mến cha em đấy. Ông đếch quan tâm bất kì ai. Ông là thương gia tuyệt diệu nhất hạng. Và cứ khoảng một tháng một lần ông lại say quắc cần câu và gây khiếp đảm cho tất cả những người bạn thanh lịch của mẹ. Chính ông là người bảo em có thể tới London và học diễn xuất.” “Em hẳn đã bỏ học từ lúc còn rất nhỏ?”
“Phải. Em không thể chịu nổi trường học. Em tự làm mình bị đuổi.” “Bằng cách gì mà em làm thế được? “Em bảo bà hiệu trưởng là em sắp có em bé.”
“Ôi kinh, Sally, em không nói thế chứ!”
“Em có nói, thật lòng! Khi ấy một cơn náo động kinh khủng nhất xảy ra. Họ kêu bác sĩ khám em, và kêu cha mẹ em tới. Khi họ phát hiện chẳng có chuyện gì, họ thấy thất vọng ghê lắm. Bà hiệu trưởng bảo rằng một cô gái thậm chí có thể nghĩ đến chuyện tởm lợm như thế thì không thể nào được phép ở lại trường, sẽ làm băng hoại những cô gái khác. Thế là em có được cái mình muốn. Và sau đó em cứ quấy rầy cha cho đến khi ông bảo em có thể tới London.”
Sally đã định cư ở London, tại một nhà tập thể, với những Cô sinh viên khác. Ở đó, dù có giám sát, cô nàng cũng xoay xở dành phần lớn thời giờ buổi đêm ở nhà các chàng trai: “Người đàn ông đầu tiên quyến rũ em không biết em còn trinh. Em mê anh ta. Anh ta là một thiên tài ở những vai diễn
hài kịch. Một ngày nào đó anh ta chắc chắn sẽ nổi tiếng ghê gớm đấy.” Sau một thời gian, Sally nhận công việc khuấy động khán giả trong mấy bộ phim và cuối cùng là một vai nhỏ trong một đoàn lưu diễn. Khi đó Cô nàng gặp Diana.
“Và em sẽ ở Berlin thêm bao lâu?” Tôi hỏi.
“Có trời biết. Công việc ở Lady Windermere chỉ kéo dài thêm một tuần nữa. Em nhận được việc qua một người đàn ông mà em gặp ở quán Eden Bar. Nhưng giờ ông ta đã đi tới Vienna rồi. Em phải gọi điện cho người ở Ufa lần nữa, em cho là vậy. Và rồi có một tay Do Thái già gớm ghiếc đôi khi dẫn em đi chơi. Ông ta luôn hứa hẹn cho em một cái hợp đồng nhưng ông ta chỉ muốn ngủ với em, gã lợn già. Em nghĩ đàn ông ở xứ này thật gớm ghiếc. Chẳng ai có tiền, và họ mong anh để cho họ quyến rũ anh nếu họ cho anh một hộp sô cô la.”
“Làm thế quái nào mà em sẽ xoay xở được khi công việc này đến hồi kết?”
“Ờ thì, em có một khoản tiền trợ cấp từ quê nhà, anh biết đó. Nhưng việc đó sẽ chẳng kéo dài bao lâu. Mẹ đã đe dọa ngưng cấp tiền nếu em không sớm quay về Anh…Dĩ nhiên, họ nghĩ em ở đây với một cô bạn. Nếu mẹ biết em chỉ có một mình, mẹ sẽ xỉu ngay lập tức. Dù gì, em cũng sẽ có đủ tiền để tự nuôi bản thân mình theo cách nào đó, sớm thôi. Em ghét lấy tiền từ bọn họ. Việc kinh doanh của cha hiện đang tệ ghê lắm, do sức mua giảm.”
“Anh nói này, Sally - nếu em thực sự lâm vào cảnh rối ren thì anh muốn là em sẽ cho anh hay.”
Sally bật cười: “Anh thật là dịu dàng ghê, Chris. Nhưng em không ăn bám bạn bè.”
“Fritz chẳng phải bạn em sao?” Câu đó bật ra khỏi miệng tôi. Nhưng Sally dường như không mảy may để tâm.
“Ồ phải, em thích Fritz khủng khiếp, dĩ nhiên. Nhưng anh ta có cả đống tiền. Theo lẽ nào đó, khi người ta có tiền, anh sẽ cảm thấy khác về họ - em
không biết tại sao.”
“Và làm sao em biết anh không cả đống tiền như thế?”
“Anh ư?” Sally phá lên cười. “Chà, em biết anh cháy túi từ khoảnh khắc đầu tiên em để mắt đến anh!”
Buổi chiều, Sally đến dùng trà với tôi, cô Schroeder thấy phấn khích ngập tràn. Cô mặc bộ váy đẹp nhất cho dịp này và uốn tóc. Khi chuông cửa reo, Cô mở toang cánh cửa bằng một cái vung tay:“Anh Issyvoo,” cô thông báo, nháy mắt tinh ranh với tôi và nói rất lớn, “có một quý cô đến gặp anh!”
Sau đó tôi trang trọng giới thiệu Sally và cô Schroeder với nhau. Cô Schroeder tràn trề kiểu cách lịch sự: Cô gọi Sally liên tục là “Gnidiges Fräulein[27]”. Sally, với cái nón cậu bé giao báo trên vành tai, bật tiếng cười trong trẻo âm vang và ngồi xuống với dáng vẻ thanh lịch trên chiếc trường kỉ. Cô Schroeder lởn vởn quanh cô nàng với vẻ thán phục và kinh ngạc không chút giả vờ. Trước đây cô rõ ràng chưa từng thấy ai giống như Sally. Khi cô mang trà vào, ở chỗ thường hay có mấy khoanh nhỏ bánh nướng vô vị nhợt nhạt, có một đĩa đầy bánh mứt được xếp thành hình ngôi sao. Tôi cũng để ý thấy cô Schroeder đã mang cho chúng tôi hai cái khăn ăn bé tí bằng giấy, có đục lỗ ở rìa để trông giống đăng-ten. (Sau đó khi tôi khen cô về mấy sự chuẩn bị này, Cô bảo tôi rằng cô luôn dùng loại khăn ăn đó khi anh chàng Rittmeister rủ vị hôn thê của mình đến dùng trà. “Ồ phải, Issyvoo. Cậu có thể nhờ cậy ở tôi mà! Tôi biết điều gì làm hài lòng một cô gái trẻ!”)
“Anh có phiền nếu em nằm trên trường kỉ của anh không, anh yêu?” Sally hỏi, ngay khi chỉ còn chúng tôi với nhau.
“Không, dĩ nhiên không phiền.”
Sally Cởi mũ ra, vung vẩy đôi giày nhung bé nhỏ lên trường kỉ, mở xắc của mình ra và bắt đầu đánh phấn: “Em mệt kinh khủng. Đêm qua em chẳng chợp mắt được. Em có một người tình mới tuyệt diệu.”
Tôi bắt đầu rót trà ra. Sally trao cho tôi một cái liếc nhìn qua khóe mắt: “Em có gây sốc cho anh không khi nói năng như thế, Christopher yêu dấu?”
“Không chút nào.”
“Nhưng anh không thích thế phải không?”
“Đây đâu phải chuyện của anh.” Tôi đưa nàng tách trà.
“Ôi, trời đất ơi, Sally la lên, đừng có bắt đầu theo kiểu người Anh thế chứ! Dĩ nhiên những thứ anh nghĩ là chuyện của anh chứ?” “Vậy thì, nếu em muốn biết, chuyện đó làm anh khá chán.” Câu nói này càng làm cô nàng bực mình hơn tôi cố ý. Giọng điệu cô nàng thay đổi: Cô nàng nói giọng lạnh lùng: “Em tưởng anh hiểu.” Cô nàng thở dài: “Nhưng em quên mất - anh là đàn ông.”
“Anh xin lỗi, Sally. Anh không thể tránh được việc là một người đàn ông, dĩ nhiên…Nhưng xin đừng tức giận anh. Anh chỉ có ý nói rằng khi em nói như thế thì chỉ tỏ ra là em đang bồn chồn. Anh nghĩ theo lẽ tự nhiên em khá bẽn lẽn trước người lạ: do đó em đã quen cái cách dồn ép họ tán thành hay phản đối em, theo cách thô bạo. Anh biết, vì bản thân anh đã thử điều đó, đôi lúc thôi…Anh chỉ mong muốn em sẽ không thử điều đó đối với anh, bởi vì chuyện đó có tác dụng gì đâu và nó chỉ làm anh thấy ngượng. Nếu em lên giường với tất thảy bọn đàn ông độc thân ở Berlin và mỗi lần thế lại tới đây nói với anh về chuyện đó, thì em vẫn không thể thuyết phục anh được em là La Dame aux Camélias[28]- vì, thực sự và thành thật mà nói, em biết đó, em đâu phải vậy.”
“Không…Em cho là em không phải…” Sally cẩn trọng nói giọng không ám chỉ đến ai. Cô nàng bắt đầu thích cuộc trò chuyện này. Tôi đã thành công trong việc nịnh nọt cô nàng theo một cách mới mẻ: “Vậy thì, chính xác em là gì nào, Christopher yêu dấu?”
“Em là con gái của ông bà Jackson-Bowles.”
Sally nhấp trà: “Phải…Em nghĩ em hiểu ý anh…Có lẽ anh đúng…Vậy anh nghĩ em phải từ bỏ hoàn toàn việc có người tình ư?”
“Dứt khoát anh không nghĩ vậy. Miễn là em chắc chắn em thấy mình vui.”
“Dĩ nhiên,” Sally đáp với vẻ nghiêm trang, sau khi ngừng một chút, “em
không bao giờ để tình ái can thiệp vào công việc. Công việc là trên hết… Nhưng em không tin rằng một người đàn bà có thể là một nữ diễn viên tài ba mà không có một phi vụ tình ái nào…” Cô nàng bất thần khựng lại: “Anh cười gì vậy, Chris?”
“Anh đâu có cười.”
“Anh luôn cười em. Anh nghĩ em là đứa ngốc nhất trần đời à?” “Không, Sally. Anh không nghĩ em là đứa ngốc gì cả. Hoàn toàn thành thật, anh hãy có cười. Những người anh thích thường khiến anh muốn cười họ. Anh chả biết tại sao.”
“Vậy là anh có thích em, Christopher yêu dấu?”
“Phải, dĩ nhiên anh thích em mà Sally. Em đã nghĩ gì vậy?” “Nhưng anh đâu phải lòng em, đúng không?”
“Không. Anh không phải lòng em.”
“Em mừng ghê gớm. Em muốn anh thích em kể từ lúc ta gặp nhau lần đầu. Nhưng em mừng khi anh không phải lòng em, bởi vì, chả biết sao nữa, em không thể phải lòng anh được - do đó, nếu anh yêu em, mọi thứ sẽ hỏng.”
“Vậy thì, như thế là rất may mắn, phải không?”
“Phải, rất…” Sally ngập ngừng. “Có điều này em muốn thú nhận với anh, Chris yêu dấu…Em không chắc anh có hiểu hay không.”
“Hãy nhớ, anh chỉ là một người đàn ông, Sally.”
Sally bật cười: “Đó là điều vặt vãnh ngu ngốc nhất đấy. Nhưng chả biết sao, nếu anh phát hiện ra chuyện này trước khi em cho anh hay thì em sẽ ghét lắm…Anh biết đó, bữa kia, anh nói Fritz bảo anh rằng mẹ em là người Pháp?”
“Phải, anh nhớ.”
“Và em bảo anh ta hẳn đã chế ra chuyện này? Ờ, anh ta không…Anh thấy đó, em đã bảo anh ta là mẹ em người Pháp.”
“Nhưng việc quái gì em phải nói thế?”
Cả hai chúng tôi bắt đầu bật cười. “Có trời biết.” Sally đáp.“Em cho là
em muốn gây ấn tượng với anh ta.”
“Nhưng có điều gì gây ấn tượng khi có một bà mẹ Pháp?” “Đôi khi em hơi điên chút như thế đó, Chris. Anh phải kiên nhẫn với em.”
“Được rồi, Sally, anh sẽ kiên nhẫn.”
“Và anh sẽ thề danh dự là không kể với Fritz?” “Anh thề.” “Nếu anh kể, anh là đồ lợn,” Sally kêu lên, bật cười và cầm lên con dao rọc giấy từ bàn viết của tôi, em sẽ cắt cổ anh!”
Sau đó, tôi hỏi cô Schroeder nghĩ sao về Sally. Cô tỏ ra phấn khích: “Cứ như một bức tranh, Issyvoo! Và quá đỗi thanh nhã: đôi bàn tay và bàn chân thật là mĩ miều! Ta có thể thấy rằng cô nàng thuộc về tầng lớp rất cao kì… Cậu biết đó, Issyvoo, có lẽ tôi chưa từng mong cậu có một Cô bạn như thế! Cậu Có vẻ lúc nào cũng trầm lặng quá đỗi…”
“À, ờ, cô Schroeder, thường thì những kẻ trầm lặng…”
Cô rú lên một tiếng cười nho nhỏ, lắc lư tới lui trên đôi chân ngắn của mình:
“Phải lắm, Issyvoo! Phải lắm!”
Vào đêm Giao thừa năm mới, Sally đến sống ở nhà cô Schroeder, Toàn bộ chuyện này được thu xếp vào phút chót. Với nỗi hồ nghi ngày càng rõ rệt do những lời cảnh báo liên tục của tôi, Sally đã bắt gặp bà Karpf dính vào một vụ lừa lọc đặc biệt trắng trợn và vụng về. Do đó lòng cô nàng chai cứng và cô nàng báo trước chuyện ngưng thuê nhà. Cô nàng sẽ có căn phòng cũ của cô Kost. Cô Schroeder dĩ nhiên thấy hoan hỉ. Tất cả chúng tôi đều ăn bữa tối Giao thừa ở nhà: cô Schroeder, cô Mayr, Sally, Bobby, một tay Dj đồng nghiệp từ quán Troika và tôi. Bữa tiệc là một thành công lớn. Bobby, được sủng ái trở lại, đã mạnh dạn tán tỉnh cô Schroeder. Cô Mayr và Sally, trò chuyện như hai nghệ sĩ lớn với nhau, bàn thảo về những triển vọng của công việc trong nhà hát ca vũ ở Anh. Sally nói dối mấy câu thực sự đáng sửng sốt, nhưng rõ là cô nàng trong một lúc cũng tin lấy nửa phần về chuyện làm thế nào cô nàng xuất hiện ở nhà hát
Palladium và London Coliseum. Như để vượt lên, cô Mayr cũng khoe chuyện mình đã bị bọn sinh viên phấn khích kéo lên cỗ xe ngựa đi khắp các con phố thế nào. Từ lúc này Sally không mất nhiều thời giờ mới thuyết phục được Cô Mayr hát bản Sennerin Abschied von der Alm, một bản nhạc mà sau tách rượu vang đỏ và một chai Cognac rẻ tiền thật quá phù hợp với tâm trạng tôi đến mức tôi nhỏ đôi ba giọt lệ. Tất cả chúng tôi đều hòa giọng vào những đoạn điệp khúc và phần kết, phần Juch-he! điếc cả tai. Đoạn, Sally hát bản I’ve got those Little Boy Blues với biểu cảm lai láng đến mức tay DJ đồng nghiệp của Bobby, ngỡ như bản đó hát cho mình, đã tóm lấy eo nàng và phải bị Bobby giữ lại, người nhắc hắn bằng giọng dứt khoát rằng tới giờ đi làm rồi.
Sally và tôi cùng đi với họ tới Troika, nơi chúng tôi gặp Fritz. Đi cùng anh là Klaus Linke, một nghệ sĩ dương cầm trẻ tuổi trước đây hay đệm đàn cho Sally khi cô nàng hát ở Lady Windermere. Sau đó, chỉ mỗi Fritz và tôi rời khỏi quán. Fritz có vẻ ưu uất: anh không cho tôi biết tại sao. Mấy Cô gái thực hiện màn sắp đặt tình cảnh theo phong cách cổ điển sau tấm vải mỏng. Và rồi hiện ra một sảnh vũ hội lớn với điện thoại đặt trên mấy cái bàn. Chúng tôi chuyện trò nhau theo kiểu thường tình: “Cho phép tôi, thưa cô. Tôi thấy chắc chắn từ giọng của Cô rằng cô là một Cô tóc vàng bé nhỏ quyến rũ với đội hàng mi đen dài - đúng gu của tôi. Làm sao tôi biết nhỉ? À ha, đó là bí mật của tôi! Phải - rất đúng: tôi cao, da ngăm, vai rộng, dáng vẻ nhà binh, và có bộ ria nhỏ tí ti…Cô không tin tôi ư? Hãy tự mình thấy đi!” Cặp đôi đang khiêu vũ, tay đặt lên hông của nhau, hét vào mặt nhau, mồ hôi đổ như suối. Một dàn nhạc trong bộ y phục xứ Bavaria reo lên, uống bia và toát mồ hôi vị bia. Nơi này bốc mùi như một vườn bách thú. Sau màn này, tôi nghĩ là mình đã lảng ra một mình và lang thang hết giờ này sang giờ nọ băng qua một rừng những bằng giấy màu. Sáng hôm sau, khi tôi thức giấc, chiếc giường đầy những băng giấy đó.
Tôi dậy mặc đồ được một lát thì Sally về nhà. Cô nàng vào thẳng phòng tôi, trông mệt mỏi nhưng rất hài lòng với bản thân.
“Chào anh yêu! Mấy giờ rồi?”
“Gần giờ ăn trưa.”
“Hả, thật vậy ư? Tuyệt diệu! Em đói gần chết. Em chả ăn gì cho bữa sáng ngoại trừ uống một tách cà phê…” Cô nàng ngưng nói với vẻ mong đợi, chờ câu hỏi tiếp theo của tôi.
“Em đã đi đâu vậy?” Tôi hỏi.
“Nhưng mà, anh yêu à.” Sally mở to mắt lộ vẻ ngạc nhiên giả tạo. “Em tưởng anh biết chứ!”
“Anh chẳng biết tí gì? “Vớ vẩn!”
“Thật mà, anh chả biết, Sally.”
“Ồ, Christopher yêu dấu, sao anh lại có thể nói dối như thế! Sao chứ, rõ ràng là anh đã lên kế hoạch toàn bộ vụ này! Cái cách anh bỏ Fritz mà đi - anh ta trông cáu lắm! Klaus và em cười gần chết.”
Dẫu sao, cô nàng không hoàn toàn thoải mái. Lần đầu tiên tôi thấy cô nàng đỏ mặt.
“Anh có điếu thuốc nào không, Chris?”
Tôi đưa cô nàng một điếu và quẹt diêm. Cô nàng nhả ra một hơi khói dài và chầm chậm bước tới chỗ cửa Sổ:
“Em yêu anh ấy kinh khủng.”
Cô nàng xoay người, khẽ cau mày, băng tới chỗ trường kỉ và cẩn thận cuộn người lại, sắp gọn gàng đôi tay và đôi bàn chân. “Ít nhất thì em nghĩ là em như vậy cô nàng nói thêm.
Tôi để trôi đi một quãng lặng tỏ ý tôn trọng trước khi hỏi: “Liệu Klaus có yêu em không?”
“Anh ta hoàn toàn mê em.” Sally quả thực rất nghiêm túc. Cô nàng hút thuốc suốt mấy phút. “Anh ta bảo đã phải lòng em ngay lần đầu bọn em gặp nhau, ở Lady Windermere. Nhưng suốt quãng thời gian bọn em làm việc cùng nhau, anh ta chẳng dám nói lấy một lời. Anh ta sợ điều đó có thể làm em gián đoạn chuyện ca hát…Anh ta bảo rằng, trước khi gặp em, anh ta không hề biết cơ thể phụ nữ là một thứ đẹp tuyệt diệu đến dường nào.
Trước đây chỉ có tầm ba người phụ nữ trong cuộc đời anh ta…” Tôi châm một điếu thuốc.
“Dĩ nhiên, Chris, em không nghĩ là anh thực sự hiểu…Chuyện này khó giải thích ghê gớm…”
“Anh đoan chắc là vậy.”
“Em sẽ gặp anh ta lần nữa lúc 4 giờ.” Giọng điệu Sally có chút ngang ngạnh.
“Trong trường hợp đó, tốt hơn em nên ngủ chút đi. Anh sẽ nói cô Schroeder bác trứng cho em ăn; hoặc là anh sẽ tự làm nếu cô ấy vẫn còn say khướt. Vào giường đi. Em có thể ăn ở đó.”
“Cảm ơn anh, Chris yêu dấu. Anh là một thiên thần.” Sally ngáp.“Em phải làm gì trên đời này nếu thiếu anh đây, em chả biết nữa.” Sau vụ này, cứ cách ngày Sally và Klaus lại gặp nhau. Thường thì hai người gặp nhau ở nhà chúng tôi, có lần Klaus ở lại cả đêm. Cô Schroeder không nói nhiều về chuyện đó với tôi, nhưng tôi có thể thấy cô khá là sốc. Không phải chuyện cô phản đối Klaus: Cô nghĩ anh chàng rất lôi cuốn. Nhưng cô xem Sally là tài sản của tôi, và cô lấy làm sốc khi thấy tôi đứng sang bên vẻ ngoan ngoãn dễ bảo. Tuy vậy, tôi đoan chắc rằng nếu tôi không biết về vụ tình ái này, và nếu Sally thực sự lừa dối tôi, thì cô Schroeder hẳn sẽ khoái chí tột cùng khi giúp tôi lập mưu.
Đồng thời, Klaus và tôi có chút ngại ngùng lẫn nhau. Khi tình cờ gặp nhau ở cầu thang, chúng tôi thường cúi đầu vẻ lạnh lùng tựa như hai kẻ thù. Tầm giữa tháng Một, Klaus thình lình bỏ đến Anh. Rất đỗi bất ngờ anh chàng có được lời mời chào cho một Công việc tốt, việc lồng nhạc cho các bộ phim. Vào buổi chiều mà anh đến nói lời tạm biệt, có một bầu không khí sặc mùi phòng mổ trong căn hộ, cứ như thể Sally sắp trải qua một ca phẫu thuật nguy hiểm. Cô Schroeder và cô May ngồi ở phòng khách và xếp bài. Kết quả, CÔ Schroeder sau đó cam đoan với tôi, không thể nào tốt hơn được nữa. Con tám chuồn xuất hiện ba lần trong một kết hợp đầy hứa hẹn. Sally dành cả ngày hôm sau cuộn mình trên trường kỉ trong phòng mình,
với bút chì và giấy đặt trên đùi. Cô nàng đang làm mấy bài thơ. Cô nàng không chịu để cho tôi thấy chúng. Cô nàng hút hết điếu này đến điều nọ, và khuấy ly Prairie Oysters, nhưng không chịu ăn gì thêm ngoài mấy miếng trứng tráng của cô Schroeder.
“Anh không thể mang vào cho em chút gì sao, Sally?”
“Không, cảm ơn, Chris yêu dấu. Chỉ là em chẳng muốn ăn gì hết. Em thấy thật quá đỗi diệu kì và siêu phàm, như thể em là một vị thánh tuyệt trần, hay một thứ đại loại vậy. Anh chả biết cái cảm giác vẻ vang dường ấy đâu…Ăn sô cô la chứ, anh yêu? Klaus cho em ba hộp. Nếu em ăn nữa, em sẽ bệnh mất.”
“Cảm ơn em.”
“Em không cho là mình sẽ cưới anh ta. Chuyện đó sẽ làm tiêu tan sự nghiệp bọn em mất. Anh thấy đó, Christopher, anh ta mê em kinh khủng đến nỗi thật không hay cho anh ta nếu em cứ lởn vởn ở gần.” “Em có thể kết hôn sau khi cả hai người đã nổi tiếng.”
Sally xem xét chuyện này:
“Không…Chuyện đó sẽ làm hỏng mọi thứ. Bọn em nên luôn luôn cố gắng sống đúng với chính mình, nếu anh hiểu ý em. Và cả hai đứa em nên thay đổi…Anh ta có dáng vẻ thô kệch đến là tuyệt diệu: y như một gã thần nông. Anh ta làm em cảm thấy giống như một nữ thần tuyệt diệu nhất hạng, hay đại khái thế, ở nơi xa cách muôn phương, ngay giữa khu rừng.”
Bức thư đầu tiên từ Klaus đã tới đúng hẹn. Tất cả chúng tôi đều nóng lòng chờ đợi nó; và cô Schroeder đánh thức tôi thật sớm để cho tôi hay là thư đã tới. Có lẽ Cô sợ mình sẽ không bao giờ có dịp tự mình đọc nó mà phải cậy nhờ tôi cho cô biết phần nội dung. Nếu thế, nỗi sợ của cô là không có cơ sở. Sally không chỉ đưa bức thư cho cô Schroeder, cô Mayr, Bobby và tôi, mà cô nàng thậm chí còn chọn ra vài đoạn đọc to lên trước cả sự hiện diện của vợ người gác cửa, khi cô ta tới thu tiền thuê nhà.
Từ đầu, bức thư để lại vị ghê tởm trong miệng tôi. Toàn bộ giọng điệu của nó đậm chất tự phụ và có chút trịch thượng. Klaus bảo không thích
London. Anh cảm thấy cô đơn ở đó. Thức ăn không hợp với anh. Và những người ở xưởng phim đối xử với anh thiếu ân cần. Anh ước gì Sally ở đó cùng anh: cô nàng hẳn có thể giúp anh được theo nhiều cách. Tuy vậy, giờ thì anh đang ở nước Anh, anh sẽ cố хоау xở hết sức. Anh sẽ chăm chỉ làm việc và kiếm tiền; Sally cũng nên làm việc chăm chỉ. Công việc sẽ làm cô nàng tươi tắn lên và giúp tránh mọi muộn sầu. Ở đoạn cuối thư xuất hiện vô vàn lời âu yếm, được áp vào hơi quá mượt mà. Khi đọc chúng ta cảm thấy: anh chàng đã viết cái thứ như thế này mấy lần trước đây rồi.
Dù vậy, Sally lại lấy làm thích thú. Lời hô hào của Klaus đã gây ấn tượng lên cô nàng đến mức ngay tức thì cô nàng gọi cho mấy hãng phim, một trung tâm kịch nghệ và nửa tá người quen “làm ăn”. Toàn bộ việc làm đó chẳng mang lại điều gì rõ ràng, thật là vậy, nhưng cô nàng vẫn rất lạc quan suốt hai mươi bốn giờ sau đó - thậm chí những giấc mơ, cô nàng cũng bảo tôi toàn những bản hợp đồng và những tờ chi phiếu bốn chữ số: “Đó là cảm giác tuyệt diệu nhất, Chris. Em biết lúc này đây em đang đi thẳng tới trước và sắp sửa trở thành nữ diễn viên tuyệt nhất thế giới.”
Một sáng nọ, tầm một tuần sau chuyện này, tôi vào phòng Sally và thấy cô nàng đang cầm lá thư trên tay. Tôi nhận ra nét chữ của Klaus ngay tức thì.
“Buổi sáng tốt lành, Chris yêu dấu.”
“Buổi sáng tốt lành, Sally.”
“Anh ngủ được chứ?” Giọng điệu cô tươi tắn và liến thoắng với vẻ thiếu tự nhiên.
“Ổn cả, cảm ơn. Em thì sao?”
“Khá ổn…Thời tiết ẩm ương nhỉ?”
“Phải.” Tôi bước tới chỗ cửa sổ để nhìn. Quả vậy.
Sally mỉm cười ra chiều muốn trò chuyện: “Anh có biết con lợn này đã đi làm trò gì không?”
“Lợn nào?” Tôi sẽ không để mình lộ tẩy. “Ô Chris! Trời hỡi, đừng có chậm tiêu như thế chứ!”
“Anh rất tiếc. Anh e là sáng hôm nay anh hơi chậm hiểu.” “Em chẳng buồn giải thích đâu, anh yêu.” Sally chìa ra bức thư. “Đây, đọc cái này đi, nhé? Cái thứ láo xược chết bầm! Đọc nó lớn lên. Em muốn nghe nó Có giọng thế nào.”
“Mein liebes, armes Kind,” bức thư bắt đầu. Klaus gọi Sally là “đứa trẻ tội nghiệp yêu dấu”, bởi vì như anh giải thích, anh e là điều mà anh phải cho cô nàng hay sẽ làm Cô nàng buồn rầu kinh khủng. Dù vậy, anh phải nói ra: anh phải cho cô nàng hay rằng anh đã đi đến một quyết định. Cô nàng không được hình dung rằng chuyện này dễ dàng với anh: đây là chuyện khó khăn và đau khổ ghê gớm. Dẫu thế, anh biết là anh đúng. Nói tóm lại, họ phải chia tay.
“Giờ anh thấy rằng” Klaus viết, “anh đã cư xử rất ích kỉ. Anh chỉ nghĩ đến niềm vui thú của riêng mình. Nhưng giờ anh nhận ra rằng anh hẳn là đã gây ảnh hưởng xấu lên em. Cô gái bé nhỏ thân thương của anh, em đã mê anh quá sức. Nếu ta có thể tiếp tục bên nhau, em hẳn sẽ sớm đánh mất ý chí và tâm trí của chính mình.” Klaus tiếp tục khuyên Sally hãy sống vì công việc của mình. “Công việc là thứ duy nhất hệ trọng, như bản thân anh đã thấy thế.” Anh ta rất bận tâm chuyện Sally không nên bực tức vô lối đối với bản thân. “Em phải can đảm, Sally, đứa trẻ yêu dấu tội nghiệp của anh.”
Ngay cuối thư, toàn bộ sự việc vỡ ra:
“Cách đây mấy đêm anh được mời dự tiệc ở nhà Phu nhân Klein, một thủ lĩnh của giới quý tộc Anh. Anh gặp ở đó một cô gái trẻ người Anh rất đẹp và thông minh tên là Miss Gore-Eckersley. Cô là bà con với một Huân tước Anh có cái tên mà anh không nghe rõ - em có lẽ sẽ biết ý anh là gì. Bọn anh đã gặp nhau hai lần kể từ dạo đó và đã có cuộc chuyện trò tuyệt vời về mọi thứ. Anh không nghĩ là anh từng gặp một người có thể hiểu được tâm trí anh rõ như cô gái ấy…”
“Chỗ đó là tình tiết mới đối với em.” Sally xen vào giọng cay đắng, kèm một tiếng cười hắt ra. “Lúc trước em chưa hề ngờ vực chuyện thằng bé này có tâm trí hẳn hoi.”
Lúc này chúng tôi bị gián đoạn bởi cô Schroeder, người xuất hiện, khi đánh hơi được bí mật, để hỏi liệu Sally Có muốn đi tắm không. Tôi tận dụng dịp đó rời khỏi chỗ hai người họ.
“Em đâu thể tức giận với gã ngốc này,” Sally nói, sau đó trong ngày, lúc đang rảo bước qua lại căn phòng và hút thuốc dữ dội. “Em chỉ thấy tiếc thương cho hắn như kiểu mấy bà mẹ ấy. Nhưng chuyện quái gì sẽ đến với Công việc của hắn, nếu hắn quỵ lụy trước mặt những người phụ nữ này. Em chẳng thể hình dung.”
Cô nàng đi thêm một vòng quanh phòng:
“Em nghĩ nếu hắn có một cuộc tình đường hoàng với người đàn bà khác, và cho em biết chỉ sau khi chuyện đã diễn ra một thời gian dài, thì em hẳn sẽ bận tâm hơn nữa. Nhưng con nhỏ này kia đấy! Hừm, em thậm chí còn không cho rằng con bé đó là tình nhân của hắn.”
“Dĩ nhiên là không tôi đồng tình. “Anh bảo này, chúng ta dùng một ly Prairie Oyster nhé?”
“Anh thật tuyệt diệu mà, Chris! Anh luôn nghĩ ngay đến chuyện nên làm. Em ước gì em có thể phải lòng anh. Klaus chẳng bằng ngón út của anh.” “Anh biết là hắn chẳng bằng.”
“Đồ láo toét chết bầm” Sally kêu lên, nuốt ực phần xốt Worcester và liếm môi trên,“dám nói là em mê hắn! Tệ nhất chính là, em quả có vậy!” Tối đó tôi vào phòng cô nàng và thấy cô nàng để bút và giấy trước mặt: “Em đã viết cỡ một triệu bức thư cho hắn và đã xé cả rồi.” “Không ích gì đâu, Sally. Ta đi xem phim đi.”
“Anh nói phải, Chris yêu dấu.” Sally dùng một góc chiếc khăn tay bé tí để lau mắt. “Bực mình thì cũng chả ích gì, phải không?”
“Không một chút hữu ích.”
“Còn giờ em quyết sẽ là một nữ diễn viên vĩ đại - chỉ để chứng tỏ cho hắn thấy!”
“Tinh thần phải như thế chứ!”
Chúng tôi đi tới một rạp phim nhỏ ở phố Bülowstrasse, nơi họ đang chiếu
bộ phim về một cô gái hi sinh sự nghiệp sân khấu vì Tình yêu Lớn, Gia đình và Con cái. Chúng tôi cười nhiều đến mức phải ra khỏi rạp trước khi kết thúc phim.
“Giờ thì em thấy ổn hơn bao giờ hết.” Sally nói, khi chúng tôi đi khỏi nơi đó.
“Anh thấy mừng.”
“Có lẽ, xét cho cùng, em hẳn đã không đem lòng yêu hắn đúng cách… Anh nghĩ sao?”
“Chuyện này anh thấy khá là khó để nói.”
“Em thường nghĩ em đem lòng yêu một người đàn ông, và rồi em thấy là mình không như vậy. Nhưng lần này,” giọng Sally ngậm ngùi, “em quả thực cảm thấy đoan chắc về chuyện đó…Còn giờ, chả hiểu sao,mọi thứ dường như hơi rối một chút…”
“Có lẽ em đang bị sốc,” tôi cho ý kiến.
Sally rất hài lòng với ý tưởng này: “Anh biết không, em mong là mình như vậy!…Anh biết đó, Chris,anh quả là hiểu phụ nữ đến mức tuyệt diệu: hơn bất kì đàn ông nào em từng gặp…Em đoan chắc một ngày kia anh sẽ viết cuốn tiểu thuyết tuyệt diệu nhất rồi sẽ bán được cả triệu bản dễ dàng.”
*Cảm ơn em đã tin ở anh, Sally!”
“Anh cũng tin ở em chứ, Chris?” “Dĩ nhiên là anh tin.” “Không, mà thành thật chứ?”
“Ờ…Anh khá chắc chắn em sẽ công thành danh toại ở việc nào đó chỉ là anh không chắc việc đó là gì…Ý anh, có quá nhiều thứ em có thể làm nếu em thử, phải không?”
“Em cho là vậy.” Sally trở nên trầm tư. “Ít nhất thì đôi khi em cảm thấy thế…Và đôi khi em cảm thấy mình chả được tích sự gì…Ôi dào, em còn chẳng thể giữ một người đàn ông chung thủy với em trong vòng một tháng.”
“Ô, Sally, ta đừng khơi gợi lại như thế chứ!”
“Được rồi, Chris - chúng ta sẽ không khơi gợi lại. Ta đi uống chút nào.”
Trong suốt những tuần tiếp theo đó, Sally và tôi ở cạnh nhau gần nguyên ngày. Cuộn mình trên trường kỉ trong căn phòng xám xịt to lớn, cô nàng hút thuốc, uống Prairie Oysters, nói bất tận về tương lai. Khi thời tiết ổn, và tôi không có lớp dạy nào, chúng tôi tản bộ đến tận Quảng trường Wittenbergplatz và ngồi trên băng ghế trong ánh nắng, bàn tán về những người đi ngang qua. Mọi người nhìn chăm chăm Sally, đang đội mũ bê-rê vàng tươi và áo khoác lông mòn sờn, như tấm da của một con chó già ghẻ lở.
“Em tự nhủ,” cô nàng thích nhận xét, “họ sẽ nói gì nếu biết hai kẻ ăn mày chúng ta sẽ là tiểu thuyết gia tuyệt diệu nhất và nữ diễn viên vĩ đại nhất thế giới.”
“Có lẽ họ sẽ rất đỗi ngạc nhiên.”
“Em mong chúng ta sẽ nhìn lại lúc này khi chúng ta lái đi đây đó trong chiếc Mercedes của mình, và nghĩ: Sau cùng, chuyện này không phải là trò đùa nhàm chán!”
“Chuyện sẽ không phải là trò đùa nhàm chán nếu ngay lúc này ta có chiếc Mercedes.”
Chúng tôi nói chuyện không ngớt về của cải, danh tiếng, những bản hợp đồng khổng lồ cho Sally, doanh số phá kỉ lục của những cuốn tiểu thuyết mà tôi có thể sẽ viết ra một ngày nọ. “Em nghĩ,” Sally nói, “làm một tiểu thuyết gia hẳn là thứ tuyệt diệu lắm. Anh là người mơ mộng, thiếu thực tế và kém xã giao khiếp khủng, người ta tưởng rằng có thể bịp anh ra trò mỗi khi họ muốn - rồi anh ngồi xuống và viết sách về họ, chỉ thẳng thừng ra cho họ thấy tất cả bọn họ là lũ lợn, đấy là thành công ghê gớm nhất và anh sẽ kiếm được cả đống tiền.”
“Anh cho rằng vấn đề của anh là anh không đủ mơ mộng…” “…Giá mà em có được một người đàn ông thật giàu làm tình nhân. Xem nào…Em sẽ không muốn nhiều hơn ba nghìn một năm, một căn hộ và một chiếc ô tô tử tế. Em sẽ làm bất kì điều gì, ngay lúc này, để được giàu có. Nếu giàu, anh có thể đường hoàng đứng ra đời một bản hợp đồng thật ngon
lành, anh không cần phải chộp lấy lời mời chào đầu tiên mà anh có được… Dĩ nhiên, em hoàn toàn chung thủy với người đàn ông đã giữ cho em…” Sally nói những điều như thế này với vẻ rất nghiêm túc và rõ ràng tin là mình có ý đó thật. Cô nàng đang ở trạng thái đầu óc quái lạ, vẻ sốt ruột và bồn chồn. Thường thì cô nàng lên cơn cáu kỉnh mà không có nguyên do gì đặc biệt. Cô nàng nói liên hồi về chuyện kiếm việc, nhưng không nỗ lực làm chuyện đó. Tuy thế, khoản trợ cấp của Cô nàng đã không ngừng lại, cho đến giờ, và chúng tôi đang sống rất tằn tiện, bởi Sally không còn quan tâm đến việc ra ngoài vào buổi tối hoặc đi gặp những người khác. Có lần Fritz tới dùng trà. Tôi để họ ở cạnh nhau một mình để đi biên một bức thư. Khi tôi quay lại thì Fritz đã đi và Sally thì đang khóc:
“Gã đó làm em chán quá!” Cô nàng thút thít. Em ghét hắn! Em muốn giết hắn!”
Nhưng vài phút sau cô nàng hoàn toàn bình tĩnh lại. Tôi bắt đầu pha ly Prairie Oyster quen thuộc. Sally, cuộn mình trên trường kỉ, đang hút thuốc vẻ trầm tư:
“Em tự hỏi,” bất chợt cô nàng nói, “liệu có phải em sắp có em bé không?”
“Lạy Chúa lòng lành!” Tôi suýt làm rớt cái li: “Em thực sự nghĩ là vậy à?”
“Em đâu biết. Với em vụ này thật khó nói: em rất thất thường…Đôi khi em thấy muốn bệnh. Có lẽ do thứ gì đó mà em đã ăn…”
“Nhưng chẳng phải tốt hơn em nên đi gặp bác sĩ sao?”
“Ồ, em cho là thế” Sally ngáp bơ phờ. “Chẳng gì phải vội.” “Dĩ nhiên phải vội chứ! Ngày mai em sẽ phải đi gặp bác sĩ!” “Nhìn này, Chris, anh nghĩ anh đang ra lệnh cho đứa quái quỷ nào vậy?
Giờ em ước là chưa nói gì cả!” Sally đang ở ngưỡng sắp sửa bật khóc trở lại.
“Ồ, được rồi! Được rồi!” Tôi vội tìm cách dỗ cô nàng. “Cứ làm điều em muốn. Đây không phải chuyện của anh.”
“Xin lỗi, anh yêu. Em không có ý gắt gỏng. Sáng ra em sẽ biết cảm giác của mình ra sao. Có lẽ cuối cùng em cũng sẽ đi gặp tay bác sĩ đó thôi.” Nhưng dĩ nhiên, cô ấy không di. Hôm sau, quả là cô nàng trông tươi tắn hẳn: “Tối nay chúng ta đi chơi đi, Chris. Em phát bệnh vì căn phòng này. Ta ra ngoài nhìn ngắm cuộc sống nào!”
“Em nói phải, Sally. Em muốn đi đâu?”
“Ta hãy tới quán Troika và nói chuyện với tay Bobby già ngốc kia đi. Có lẽ anh ta sẽ mời tụi mình một ly đó - anh không đoán trước được đâu!” Bobby không mời chúng tôi ly nào, nhưng dù vậy lời đề nghị của Sally xem chừng lại hay ho. Bởi chính trong lúc ngồi ở quầy bar quán Troika mà chúng tôi lần đầu tiên được chuyện trò với Clive.
Từ thời khắc đó trở về sau chúng tôi đi cùng anh ta gần như luôn luôn; hoặc đi riêng hoặc đi chung. Tôi chưa một lần thấy anh tỉnh táo. Clive bảo chúng tôi rằng anh uống nửa chai whisky trước khi ăn sáng, và chẳng có lí do gì để tôi không tin anh. Clive thường bắt đầu giải thích cho chúng tôi rõ tại sao anh uống nhiều đến vậy - chính là vì anh thấy rất buồn. Nhưng tại sao anh lại buồn đến vậy thì tôi không bao giờ biết được, bởi Sally luôn ngắt lời để bảo rằng đến lúc ra ngoài rồi, hoặc đến lúc đi tới nơi kế tiếp, hoặc đến lúc hút một điếu thuốc, hoặc đến lúc làm thêm một ly whisky. Cô nàng uống whisky nhiều gần như ngang với cả Clive. Có vẻ như chưa bao giờ rượu làm cô nàng say thực sự, nhưng đôi khi mắt Cô nàng trông thật dễ sợ, như thể chúng bị sôi nhiệt vậy. Mỗi ngày lớp trang điểm trên mặt cô nàng có vẻ như càng dày thêm.
Clive là người đàn ông to lớn, trông ưa nhìn theo phong cách La Mã đô con, và vừa bắt đầu mập ra. Anh phủ quanh mình cái khí sắc buồn bã mơ hồ kiểu Mĩ, vốn luôn là thứ lôi cuốn người ta, càng lôi cuốn bội phần ở một người sở hữu số tiền nhiều ngần ấy. Anh lấp lửng, bâng khuâng, đôi chút lạc lõng: lơ mơ khắc khoải mong tìm vui và do dự chẳng biết cách khởi sự làm sao để có được nó. Có vẻ anh chưa bao giờ đoan chắc hoàn toàn liệu anh có thực sự hài lòng với chính mình không, liệu những gì chúng tôi đang
làm có thực sự vui thú không. Anh liên tục cần phải được trấn an. Liệu đây có phải hàng thứ thiệt không? Liệu đây có đảm bảo là đỉnh cao của Thời điểm Hạnh phúc không? Phải ư? Phải, phải, dĩ nhiên - điều này thật tuyệt diệu! Nó thật tuyệt vời! Ha, ha ha! Tiếng cười lớn như trẻ con của anh tràn ra, vang vọng lại, trở nên khá gượng gạo và đột ngột tan biến ở cái điệu tra hỏi đầy hoang mang kia. Anh không thể dấn bước mà không có chúng tôi chống đỡ. Tuy vậy, dẫu cho anh cầu viện đến chúng tôi, nhưng tôi nghĩ là đôi khi mình có thể phát hiện những chớp thoáng mỉa mai giảo hoạt và lạ lùng. Thực sự thì anh nghĩ về chúng tôi thế nào?
Mỗi sáng, Clive phái đi một chiếc ô tô thuê để đón chúng tôi đến khách sạn chỗ anh ở. Anh tài xế luôn mang theo một bó hoa tuyệt đẹp, đặt mua từ tiệm hoa đắt tiền nhất ở Linden. Sáng nọ, tôi phải đi dạy và thu xếp với Sally là tôi sẽ tham gia cùng họ sau. Khi tới khách sạn, tôi phát hiện Clive và Sally đã đi từ sớm để bay tới Dresden. Có một tờ giấy nhắn của Clive bảo anh xin lỗi nhiều và mời tôi đến ăn trưa tại nhà hàng của khách sạn, mình tôi thôi, với tư cách là khách của anh. Nhưng tôi không đến. Tôi e ngại cái nhìn từ con mắt của tay phục vụ trưởng.
Vào buổi tối, khi Clive và Sally quay về, Clive mang cho tôi một món quà: đó là một gói có sáu cái áo sơ mi lụa. “Anh ấy muốn mua cho anh một hộp thuốc lá bằng vàng” Sally thì thầm vào tai tôi, “nhưng em bảo anh ấy là sơ mi thì ổn hơn. Cái của anh đang ở tình trạng…Ngoài ra, hiện thời chúng ta phải đi chậm lại. Chúng ta đâu muốn anh ấy nghĩ chúng ta là bọn đào mỏ…”
Tôi chấp nhận món quà với vẻ cảm kích. Tôi còn có thể làm gì khác? Clive đã làm chúng tôi hủ bại hết sức. Ai cũng hiểu là anh sắp sửa chi tiền để đưa Sally lên bệ phóng sự nghiệp sân khấu. Anh thường nói về điều này, bằng một cách tử tế vô cùng, như thể đó là vấn đề rất ư vụn vặt, để an bài mà không gây om sòm, giữa những người bạn. Nhưng ngay khi anh chạm đến chủ đề này thì sự chú tâm của anh dường như lại lảng đi - suy tư của anh dễ dàng bị xao lãng như một đứa trẻ vậy. Tôi có thể nhận ra đôi lúc
Sally phải nhọc nhằn lắm mới có thể giấu đi lòng thiếu kiên nhẫn của cô nàng. “Giờ cứ để bọn em riêng một mình một chút, anh yêu,” cô nàng sẽ thì thầm thế với tôi,“Clive và em sắp nói chuyện công việc.” Nhưng dẫu cho Sally khéo léo đến dường nào để tìm cách đưa anh đến đúng vấn đề, thì cô nàng cũng chẳng bao giờ thành công. Một giờ sau đó, lúc quay lại chỗ họ, tôi sẽ thấy Clive mỉm cười và nhấp whisky; còn Sally cũng mỉm cười để giấu đi vẻ bực dọc tột độ của mình.
“Em mê anh ấy,” Sally bảo tôi, lặp đi lặp lại, giọng rất nghiêm trang, mỗi khi chỉ còn hai chúng tôi cạnh nhau. Cô nàng hết lòng tin vào chuyện này. Cứ như một tín điều trong một tín ngưỡng tôn giáo mới được tiếp dụng: Sally mê Clive. Cái việc mê một tay triệu phú ấy quả là một quyết tâm nghiêm trang hết sức. Với tần suất tăng dần, nét mặt của Sally bắt đầu mang lấy vẻ bị hớp hồn của một nữ tu trên sân khấu. Và quả vậy, khi Clive, cùng vẻ mơ hồ quyến rũ của mình, đưa tờ hai mươi mark cho một tay ăn mày chuyên nghiệp đặc biệt trắng trợn, chúng tôi lại trao nhau ánh nhìn kính sợ thật tình. Việc phung phí cả mớ tiền như vậy đã gây tác động đến cả hai chúng tôi tựa hồ một thứ đầy hứng cảm, một dạng phép màu.
Chuyện xảy ra vào buổi chiều nọ,lúc mà Clive Có vẻ gần như tỉnh táo hơn bình thường. Anh bắt đầu lập các kế hoạch. Sau mấy ngày nữa, chúng tôi cả ba người sẽ rời Berlin, đi luôn. Chuyến tàu Orient Express sẽ đưa chúng tôi đến Athens. Từ đó, chúng tôi phải bay sang Ai Cập. Từ Ai Cập đến Marseille. Từ Marseille, đi thuyền đến Nam Mĩ. Rồi Tahiti. Singapore, Nhật. Clive phát âm những cái tên đó như thể chúng là những nhà ga trên tuyến đường sắt Wannsee, thật như một lẽ dĩ nhiên: trước đây anh đã ở những nơi đó rồi. Anh biết tất thảy. Cơn buồn chán dửng dưng của anh dần dần truyền dẫn thực tại vào trong cuộc đàm thoại hoang đường. Sau rốt, anh có thể làm chuyện đó. Tôi bắt đầu nghiêm túc tin rằng anh có ý làm thế thật. Chỉ cần động tay vào túi tiền, anh có thể đổi thay toàn bộ đường đời chúng tôi.
Điều gì sẽ xảy đến với chúng tôi? Một khi đã khởi sự, chúng tôi có thể
không bao giờ quay lại được. Chúng tôi có thể không bao giờ rời khỏi anh được. Dĩ nhiên, anh sẽ cưới Sally. Tôi có thể tiếp quản một vị trí mập mờ: một dạng thư kí riêng mà không có phận sự nào. Bằng viễn kiến thoáng chớp, tôi thấy mình thuở mười năm sau này, trong bộ đồ vải flannel cùng đôi giày trắng đen, trở nên nặng nề hơn chỗ quanh cằm, và hơi chút vô hồn, đang rót ly rượu trong phòng chờ của một khách sạn California.
“Đến ghé mắt xem đám tang đi Clive bảo.
“Đám tang gì vậy, anh yêu?” Sally hỏi, giọng kiên nhẫn. Đây là dạng ngắt lời kiểu mới.
“Sao, em chưa để ý à?” Clive bật cười. “Đây là đám tang thanh lịch nhất hạng. Nó đi ngang qua đây suốt một giờ rồi.”
Cả ba chúng tôi ra ngoài chỗ ban công phòng Clive. Chắc rồi, con phố bên dưới đây những người. Họ đang chôn cất Hermann Müller[29]. Hàng ngũ những công chức cứng đờ tái nhợt, những viên chức chính phủ, những viên thư kí công đoàn - một màn phô diễn uể oải tẻ ngắt của đảng Dân chủ Xã hội Phổ - lê bước bên dưới các loại Cờ phướn hướng đến bóng đen ngược sáng của cổng vòm Brandenburger Tor, từ đó những bằng giấy đen dài lay động chậm rãi trong cơn gió nhẹ buổi chiều hôm.
“Mà gã này là ai vậy nhỉ?” Clive hỏi, trong lúc đang nhìn xuống. “Anh đoán hắn chắc là một tay tai to mặt lớn?”
“Có Chúa biết.” Sally trả lời, miệng ngáp. “Nhìn đi, Clive yêu dấu, đấy chẳng phải là một cảnh hoàng hôn diệu kì sao?”
Cô nàng chí phải. Chúng tôi không liên hệ gì với mấy người Đức dưới kia, đang tuần hành, hoặc với người chết trong quan tài, hoặc với những từ ngữ trên mấy tấm biểu ngữ. Sau vài ngày nữa, tôi nghĩ, chúng tôi có lẽ sẽ mất đi toàn bộ mối thân thuộc với chín mươi chín phần trăm dân chúng trên thế giới, với những người đàn ông và đàn bà đi kiếm sống, đảm bảo cho đời sống của mình, khắc khoải về tương lai của con cái. Có lẽ ở thời Trung Cổ người ta cảm thấy như thế, lúc họ tin bản thân mình đã đem bán linh hồn cho quỷ dữ. Đó là một cảm giác không gây khó chịu, thật hồ hởi, kì quái:
nhưng, đồng thời, tôi thấy có chút sợ hãi. Phải, tôi tự nhủ, tôi đã làm điều đó, ngay lúc này. Tôi đã lạc lối.
Sáng hôm sau, chúng tôi đến khách sạn vào thời điểm thường lệ. Tôi nghĩ người giữ cổng nhìn chúng tôi với vẻ khá là quái gở. “Cô muốn gặp ai vậy, Madam?”
Câu hỏi có vẻ quá đỗi phi phàm đến mức cả hai chúng tôi đều bật cười. “Sao thế, số 365, dĩ nhiên rồi.” Sally trả lời. “Anh nghĩ là ai? Tới giờ này mà anh không biết chúng tôi sao?”
“Tôi e là cô không thể vào phòng đó, Madam. Quý ông ở phòng 365 đã rời đi hồi sáng sớm.”
“Rời đi? Ý anh là anh ta ra ngoài suốt bữa nay? Ngộ đấy! Mấy giờ anh ta sẽ quay về?”
“Ông ấy không nói gì về chuyện quay về, Madam. Ông ấy đã đi Budapest.”
Khi chúng tôi đứng đó giương mắt nhìn anh ta, một tay bồi bàn hộc tốc chạy lại cùng tờ giấy nhắn.
“Sally và Chris thân mến” tờ giấy ghi, “tôi không thể bám trụ ở cái thị trấn chết bầm này nữa, nên tôi đi đây. Hi vọng gặp lại hai người vào lúc nào đó, Clive.”
“(Những thứ này để phòng trường hợp tôi quên gì đó.)”
Trong bì thư là ba tờ 100 mark. Số tiền này, mấy bông hoa đương tàn, bốn đôi giày và hai cái mũ của Sally (mua ở Dresden) cùng sáu cái áo sơ mi của tôi là toàn bộ tài sản của chúng tôi từ chuyến ghé thăm của Clive. Thoạt đầu, Sally rất giận. Rồi cả hai chúng tôi bắt đầu bật cười:
“Ờ, Chris, em e là chúng ta không hữu dụng lắm ở vai trò đào mỏ, phải không anh yêu?”
Chúng tôi dành phần lớn ngày hôm đó bàn luận xem liệu màn ra đi của Clive có phải là một trò được dự tính trước hay không. Tôi nghiêng về hướng là không phải. Tôi hình dung anh rời khỏi mọi thị trấn mới và mọi tập hợp người anh mới quen với cùng một kiểu cách như vậy. Tôi thông
cảm với anh, thật nhiều.
Rồi tới vấn đề cần phải làm gì với số tiền ấy. Sally quyết định đem hai trăm năm mươi mark đi mua mấy bộ quần áo mới: năm mươi mark chúng tôi sẽ thổi bay trong buổi tối đó.
Nhưng thổi bay năm mươi mark không vui như chúng tôi đã tưởng. Sally thấy mệt và không thể ăn bữa tối tuyệt diệu mà chúng tôi đã gọi. Cả hai chúng tôi đều ưu uất.
“Anh biết đó, Chris, em đang bắt đầu nghĩ rằng đàn ông sẽ luôn rời bỏ em. Càng nghĩ nhiều về chuyện này, em càng nhớ thêm những gã đã làm vậy. Chuyện kinh khiếp, thực sự vậy.”
“Anh sẽ không bao giờ rời bỏ em, Sally.”
“Không sao, anh yêu…Những nghiêm túc mà nói, em tin mình là kiểu Phụ nữ Lí tưởng, nếu anh hiểu ý em. Là kiểu phụ nữ có thể dẫn bọn đàn ông đi xa khỏi vợ, nhưng em không bao giờ có thể giữ ai đó được lâu. Đó là vì em thuộc tuýp người mà ông nào cũng hình dung là mình muốn, cho đến khi hắn có được em; và rồi hắn thấy rốt cuộc hắn thật sự không còn muốn nữa.”
“Ờ, em thà là như thế còn hơn là Vịt con xấu xí có Trái tim Vàng, phải không?”
“…Em có thể thấy ân hận, cái cách em cư xử với Clive. Đáng lẽ em không bao giờ nên làm rộn anh ta về chuyện tiền bạc, như cách mà em đã làm. Em đoán anh ta nghĩ em chỉ là một con điếm nhỏ mọn thường tình, như bao con khác. Và em thực sự có mê anh ta - ở chừng mực nào đó…Nếu em cưới anh ta, em sẽ xây dựng được một người đàn ông từ con người anh ta. Em sẽ bắt anh ta bỏ rượu.”
“Em biến anh ta thành một tấm gương tốt đến thế đấy.”
Cả hai chúng tôi bật cười.
“Con lợn già đó ít ra phải để lại cho em một tấm séc đàng hoàng chứ.” “Kệ đi, em yêu. Tương lai còn gặp nhiều gã như thế mà.”
“Em chẳng quan tâm” Sally bảo. “Em phát chán chuyện làm một con
điếm. Em sẽ không bao giờ dòm ngó một gã đàn ông có tiền nào nữa.” Sáng hôm sau, Sally cảm thấy yếu vô cùng. Cả hai chúng tôi đều cho chuyện đó là do uống rượu. Cô nàng trên giường cả buổi sáng và khi đứng dậy thì cô nàng lại ngất đi. Tôi muốn cô nàng đi gặp bác sĩ ngay lập tức, những cô nàng không chịu. Khoảng tầm giờ uống trà, cô nàng lại ngất và sau đó trong tiều tụy đến mức cô Schroeder và tôi đi kêu một vị bác sĩ mà không hề hỏi qua ý cô nàng.
Ông bác sĩ, khi tới, đã nán lại một hồi lâu. Cô Schroeder và tôi ngồi chờ ở phòng khách để nghe chẩn đoán của ông. Nhưng, rất đỗi ngạc nhiên đối với chúng tôi, ông rời căn hộ bất thần, bằng vẻ hối hả cực kì, mà thậm chí không tạt qua chúc chúng tôi buổi chiều tốt lành. Tôi vào phòng Sally ngay tức thì. Sally đã ngồi dậy trên giường, với một nụ cười toe khá gượng gạo trên khuôn mặt:
“Ờ, Christopher yêu dấu, em vừa bị một cú lừa Cá tháng Tư.” Ý em là sao?” Sally cố bật cười: “Ông ta bảo em sắp có em bé.” “Ôi Chúa ơi!”
“Đừng trông sợ hãi như vậy, anh yêu! Em ít nhiều gì cũng mong chờ nó, anh biết mà.”
“Nó là của Klaus, anh cho là vậy?”
“Phải.”
“Và em sẽ làm gì về vụ này?”
“Không giữ lại, dĩ nhiên rồi.” Sally rướn lấy một điếu thuốc. Tôi ngồi đần người ra nhìn chằm chằm đôi giày mình.
“Liệu ông bác sĩ sẽ…”
“Không, ông ấy không làm. Em đã hỏi ông ấy thẳng thừng. Ông ấy bị sốc khủng khiếp. Em bảo: “Ông bác sĩ thân mến, ông tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra cho đứa trẻ bất hạnh này nếu nó được sinh ra? Liệu tôi trông có giống một người mẹ tốt không?”
“Và ông ta trả lời sao?”
“Ông ta dường như nghĩ chuyện ấy hoàn toàn không phải chuyện cần bàn
đến. Điều duy nhất hệ trọng với ông ta là danh tiếng nghề nghiệp của mình.”
“Vậy thì chúng ta phải đi tìm ai đó không có danh tiếng nghề nghiệp thôi.”
“Em hẳn đang nghĩ” Sally bảo, “tốt hơn ta nên hỏi cô Schroeder” Thế là cô Schroeder được tham vấn. Cô rất ư hiểu chuyện: cô hoảng nhưng thực tế vô cùng. Phải, cô biết một người. Một người bạn của bạn một người bạn đã từng gặp nhiều khó khăn. Và tay bác sĩ này là một người hoàn toàn đủ chuyên môn, quả thực rất tài ba. Chuyện rắc rối duy nhất là, ông ta hẳn lấy giá rất đắt.
“Cảm ơn trời.” Sally nói xen vào, “chúng ta đã không tiêu hết số tiền của con lợn Clive!”
“Anh phải nói vậy, anh nghĩ Klaus phải…”
“Này, Chris. Để em nói dứt khoát cho anh điều này: nếu em bắt gặp anh biên thư cho Klaus nói về sự tình này, em sẽ không bao giờ tha thứ cho anh và em sẽ không bao giờ nói chuyện lại với anh!”
“Ồ, hay lắm…Dĩ nhiên anh sẽ không làm vậy. Đây chỉ là đề nghị mà thôi.”
Tôi không thích tay bác sĩ. Hắn cứ vuốt ve, ngắt vẻo cánh tay Sally và sờ soạng bàn tay Cô nàng. Tuy vậy, hắn Có vẻ là người phù hợp cho công việc này. Sally sẽ tới bệnh xá tư của hắn ngay khi có chỗ trống. Mọi thứ đều tuyệt đối đường hoàng và thẳng thắn. Bằng vài câu bóng bẩy, tay bác sĩ nhỏ người bảnh bao này đã xua tan mùi phi pháp hung hiểm còn phảng phất. Ông giải thích tình trạng sức khỏe của Sally sẽ khiến cô nàng hoàn toàn không thể chịu được những nguy cơ đến từ việc sinh Con: sẽ có một giấy chứng nhận cho việc đó. Không cần phải nói, giấy chứng nhận này tốn nhiều tiền. Nhà an dưỡng cũng vậy và bản thân ca giải phẫu cũng vậy. Tay bác sĩ muốn hai trăm năm mươi mark khởi điểm trước khi ông ta thu xếp bất kì điều gì. Cuối cùng, chúng tôi ngã giá với ông ta xuống còn hai trăm. Sally muốn năm mươi mark dư kia, cô nàng giải thích với tôi sau đó, để
mua mấy bộ quần áo ngủ mới.
Rốt cuộc, tiết trời sang xuân. Vài quán cà phê đã đặt mấy cái bục gỗ trên lề đường và mấy tiệm kem sắp mở cửa, cùng mấy bánh xe cầu vồng của họ. Chúng tôi lái xe tới nhà an dưỡng trên chiếc taxi tự lái. Bởi vì thời tiết đáng yêu, Sally có tinh thần phấn chấn hơn so với những lúc tôi nhìn thấy cô nàng trong mấy tuần qua. Nhưng cô Schroeder, dù cô dũng cảm tìm cách cười, lại đang chực khóc. “Tôi hi vọng tay bác sĩ đó không phải người Do Thái.” Cô Mayr hỏi tôi giọng nghiêm nghị. “Cậu đừng có mà để một trong những tên Do Thái bẩn thỉu đó chạm vào con bé. Chúng luôn tìm cách có được công việc loại đó, bọn dã thú!”
Sally có một căn phòng đàng hoàng, sạch sẽ và tươi tắn, có ban công. Tôi ghé thăm nơi đó lần nữa vào buổi tối. Nằm ở đó trên giường mà không trang điểm gì, cô nàng trông trẻ hơn mấy tuổi, tựa như một bé gái:
“Chào anh yêu…Bọn họ vẫn chưa giết em, anh thấy đó. Nhưng họ đang cố hết sức mình để…Đây chẳng phải là một nơi ngộ nghĩnh sao?…Em ước gì Con heo Klaus kia có thể gặp em…Đây là thứ xảy đến do không hiểu tâm trí anh ta…”
Cô nàng hơi sốt và cười nhiều. Một cô y tá vào phòng một lúc, như thể tìm thứ gì đó, rồi lại ra ngoài gần như ngay lập tức.
“Cô ta muốn nhìn trộm anh khủng khiếp,” Sally giải thích. “Anh thấy đó, em bảo Cô ta anh là cha đứa bé. Anh không phiền, phải không anh yêu…” “Không chút nào. Đó như là một lời khen.”
“Nói thế làm mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Bằng không, nếu không có ai, họ sẽ nghĩ như vậy thật quái lạ. Và em chẳng quan tâm chuyện bị người ta coi khinh và thương hại như một cô gái nghèo bị bội phản, bị người tình ruồng bỏ. Điều đó chẳng phải là thứ đặc biệt tôn em lên sao? Nên em bảo Cô ấy chúng ta yêu nhau khủng khiếp nhưng cạn túi đến cùng cực, đến mức chúng ta không thể đủ tiền kết hôn, và chúng ta đã mơ ước ra sao về thời điểm mà hai ta đều giàu, đều nổi tiếng và khi đó ta sẽ có gia đình mười người, chỉ để bù lại cho lúc này đây. Cô y tá xúc động ghê gớm, Cô gái tội
nghiệp. Thực sự thì cô ta đã khóc. Đêm nay, lúc Cô ta trực, cô ta sẽ cho em xem mấy bức ảnh của chàng trai trẻ của cô ta. Thế chẳng ngọt ngào sao?” Hôm sau, cô Schroeder và tôi cùng nhau ghé nhà an dưỡng. Chúng tôi thấy Sally nằm ngửa ra trên giường, với bộ đồ ngủ kéo lên tận cằm: “Ồ, chào hai người! Hai người không ngồi xuống à? Mấy giờ rồi?” Cô nàng xoay trở khó nhọc trên giường và dụi mắt: “Toàn bộ hoa này ở đâu ra vậy?”
“Chúng tôi mua đó.”
“Hai người thật là tuyệt diệu!” Sally cười với vẻ lơ láo. “Xin lỗi vì tỏ ra là một con ngốc như thế này bữa nay…Do cái chất chloroform chết bầm… Đầu em đầy những thứ ấy.”
Chúng tôi chỉ ở lại vài phút. Trên đường về nhà, cô Schroeder bực ghê gớm: “Cậu có tin không, Issyvoo, tôi không thể nào cầm lòng cho động nếu đó là chính con gái tôi? Hừm, khi tôi thấy con bé tội nghiệp chịu khổ như thế, tôi thà là chính tôi nằm đó thế chỗ nó - tôi sẽ làm thế thật!”
Hôm sau, Sally ổn hơn nhiều. Tất cả chúng tôi đi thăm cô nàng: cô Schroeder, cô Mayr, Bobby và Fritz. Dĩ nhiên, Fritz không một chút mảy may biết được chuyện gì thực sự đã xảy ra. Anh được cho biết Sally sắp phẫu thuật trị cái ung nhọt nhỏ trong người. Thiên hạ thường hay có cái kiểu như thế lúc họ không biết sự tình, anh đưa ra mấy lời ám chỉ hợp tình cảnh một cách vô tình và đáng sửng sốt khi nhắc đến mấy con cò, bụi cây lá gai, xe đẩy trẻ con và em bé nói chung và thậm chí còn kể lại một bản tin đặc biệt mới đây về vụ bê bối liên quan tới một quý cô thượng lưu nổi tiếng ở Berlin, người được cho là đã thực hiện một vụ phẫu thuật phi pháp gần đây. Sally và tôi tránh nhìn mắt nhau.
Vào buổi tối ngày hôm sau, tôi ghé thăm cô nàng lần cuối ở nhà an dưỡng. Cô nàng sẽ rời nơi đó vào buổi sáng. Cô nàng có một mình và chúng tôi ngồi cạnh nhau ngoài ban công. Cô nàng lúc này có vẻ ít nhiều ổn thỏa và có thể đi vòng quanh căn phòng.
“Em đã bảo xơ rằng em không muốn gặp ai hôm nay trừ anh.” Sally ngáp
uể oải. “Người ta làm em thấy mệt quá.”
“Em có muốn anh cũng đi về luôn không?”
“Ồ, không” Sally đáp, không mấy nhiệt tình gì, “nếu anh đi, một trong mấy bà y tá sẽ vào đây và bắt đầu tán chuyện; rồi nếu em không tỏ ra hoạt bát và tươi tắn với bà ta, họ sẽ bảo em phải ở lại cái chỗ quỷ ma này thêm mấy ngày nữa, mà em thì không chịu được chuyện đó.”
Cô nàng mắt đăm chiêu nhìn chằm chằm con phố yên ắng: “Anh biết mà, Chris, phần nào đấy em ước gì mình sinh đứa bé đó…Hẳn sẽ khá tuyệt diệu nếu sinh ra nó. Một, hai ngày qua, em phần nào có cảm giác giống như là một người mẹ. Anh có biết là đêm qua, em ngồi đây cô độc suốt một đỗi, ôm cái gối này bằng hai tay và tưởng tượng nó là con em? Và em có cái cảm giác tuyệt diệu nhất ấy là được ngăn cách khỏi phần còn lại của thế giới. Em tưởng tượng làm thế nào nó sẽ lớn lên và làm thế nào em sẽ làm việc nuôi nó, làm thế nào để sau khi đưa nó vào giường buổi đêm, em sẽ ra ngoài và làm tình với bọn đàn ông già cả dơ dáy để lấy tiền mua đồ ăn và quần áo cho nó. Thật rất hay khi anh cười toe như thế, Chris…Em có thế thật!”
“Ờ, sao em không kết hôn và có một đứa đi?”
“Em không biết…Em cảm thấy như thể em đã mất niềm tin vào đàn ông. Em không có ích dụng gì cho bọn họ…Ngay cả anh, Christopher, nếu anh ra đường bây giờ và bị một chiếc taxi cán phải…Em có thể thấy thương tiếc chút nào đó, dĩ nhiên, nhưng thực sự em sẽ chẳng quan tâm quái gì cả.”
“Cảm ơn, Sally.” Cả hai chúng tôi bật cười.
“Dĩ nhiên em không có ý đó đâu, anh yêu - ít nhất, cá nhân em thì không. Anh không được bận tâm đến những gì em nói trong lúc em như thế này đây. Em có đủ loại ý tưởng điên rồ trong đầu mình. Có con sẽ khiến anh cảm thấy mình làm theo bản năng khủng khiếp, như một loài vật hoang dã nào đó đại loại vậy, đang bảo vệ Con mình. Chỉ có điều, em không có đứa con nào để bảo vệ…Em cho đó là thứ khiến em trở nên bẳn tính đến đáng sợ đối với mọi người ngay lúc này đây.”
Một phần do cuộc chuyện trò này mà tôi bất thần quyết định, hủy hết mấy lớp của mình tối hôm đó, rời Berlin càng sớm càng tốt, đến một nơi nào đó ở vùng biển Baltic và cố gắng bắt đầu làm việc. Từ hồi Giáng sinh, tôi gần như không viết được một chữ nào.
Khi tôi kể với cô nàng ý của tôi, Sally khá là nhẹ nhõm, tôi nghĩ vậy. Cả hai chúng tôi đều cần sự thay đổi. Chúng tôi mơ hồ nói về chuyện tái ngộ sau này, nhưng thậm chí khi đó, tôi cảm thấy cô nàng sẽ không làm vậy. Các kế hoạch của cô nàng rất thiếu chắc chắn. Sau đó, cô nàng có thể di Paris, hoặc đi tới dãy Alps, hoặc tới miền Nam nước Pháp, Cô nàng bảo - nếu cô nàng có thể có tiền. “Nhưng có lẽ,” cô nàng nói thêm, “em cứ vẫn ở lại đây. Em có thể sẽ khá hạnh phúc. Em dường như đã khá quen với nơi này.”
Tôi trở về Berlin lúc gần giữa tháng Bảy.
Suốt thời gian vừa qua tôi không nghe nói gì về Sally, ngoài nửa tá bưu thiếp được trao qua gửi lại trong suốt tháng đầu tiên tôi đi vắng. Tôi không ngạc nhiên lắm khi phát hiện cô nàng đã rời khỏi căn hộ của chúng tôi:
“Dĩ nhiên, tôi rất hiểu chuyện cô ấy đi. Tôi không thể làm cô ấy thấy thoải mái như Cô ấy có quyền mong đợi; đặc biệt khi chúng tôi chẳng dẫn nước vào phòng ngủ.” Đôi mắt cô Schroeder tội nghiệp đẫm lệ. “Nhưng đó quả là sự thất vọng kinh khủng đối với tôi, lúc nào cũng thế…Cô Bowles cư xử rất hào phóng, tôi không thể than phiền chuyện đó. Cô ấy khăng khăng đòi trả tiền phòng cho đến cuối tháng Bảy. Tôi có quyền nhận tiền, dĩ nhiên, vì cô ấy đã không thông báo cho đến ngày 21 - nhưng tôi chẳng bao giờ đề cập chuyện đó. Cô ấy quả là một quý cô trẻ tuổi duyên dáng…”
“Cô có địa chỉ của cô nàng không?”
“Ồ có, còn số điện thoại. Cậu sẽ gọi điện cho cô ấy, dĩ nhiên rồi. Cô ấy sẽ phấn khởi khi gặp cậu…Mấy quý ông kia cứ đến rồi đi, nhưng cậu là người bạn thực sự của cô ấy, Issyvoo. Cậu biết đó, tôi vẫn hay hi vọng rằng hai người sẽ cưới nhau. Hai người làm thành một cặp đôi lí tưởng. Cậu luôn gây được ảnh hưởng tích cực đều đặn đối với cô ấy, còn cô ấy thường làm
cậu tươi tắn lên chút khi cậu dấn quá sâu vào sách vở và chuyện học hành…) phải, Issyvoo, cậu có thể cười đó - nhưng cậu không bao giờ có thể biết đâu! Có lẽ giờ chưa phải là quá trễ tràng!”
Sáng hôm sau, cô Schroeder đánh thức tôi dậy bằng vẻ kích động ghê gớm:
“Issyvoo, cậu nghĩ sao nào! Bọn họ vừa đóng cửa Ngân hàng Darmstädter und National đó! Sẽ có hàng ngàn người tiêu tan, tôi chẳng lấy làm lạ! Tay giao sữa bảo rằng chúng tôi sắp có nội chiến sau nửa tháng nữa! Cậu có nói gì thì cũng thế thôi!”
Tôi xuống đường ngay sau khi mặc đồ xong. Hiển nhiên là có một đám đông bên ngoài chi nhánh ngân hàng ở góc Quảng trường Nollendorfplatz, nhiều người đàn ông mang cặp da và đàn bà đeo túi - những người đàn bà giống như Cô Schroeder vậy. Những lưới sắt được kéo xuống trên cửa sổ ngân hàng. Hầu hết mọi người đều nhìn với vẻ chăm chú và khá là ngốc nghếch trước cánh cửa đã khóa. Ở giữa cánh cửa được gắn lên một biển thông báo nhỏ, được in tuyệt đẹp bằng kiểu chữ Gothic, như một trang giấy từ một tác gia kinh điển. Thông báo nói rằng Tổng thống đã bảo đảm cho số tiền gửi. Mọi thứ đều hoàn toàn ổn. Chỉ là ngân hàng sẽ không mở cửa.
Một cậu bé đang chơi với cái vòng giữa đám đông. Cái vòng lăn đụng vào chân một người đàn bà. Cô ta phừng phừng nổi giận với cậu bé: “Du, sei bloss nicht so frech! Thằng ranh con xấc láo! Mày muốn gì ở đây!?” Một người đàn bà khác nhập bọn, công kích thằng bé đang sợ hãi: “Cút đi! Mày không thể hiểu sao?” Và một người khác hỏi, giọng mỉa mai đầy giận dữ: “Mày chắc là cũng có tiền trong ngân hàng nhỉ?” Cậu bé tháo chạy trước Cơn thịnh nộ chất chứa đang bùng phát của những người nọ.
Vào buổi chiều trời rất nóng. Chi tiết về những sắc lệnh khẩn cấp mới ban hành đều nằm trên những tờ báo đầu giờ tối - gọn lỏn, mang màu hành chính. Một cái tít gây hoang mang đứng nổi bật đậm nét, có đường kẻ bằng mực màu đỏ máu:“Mọi thứ đều sụp đổ!” Một kí giả Quốc xã chủ nghĩa nhắc độc giả mình nhớ rằng ngày mai, 14 tháng Bảy, là ngày toàn dân hân
hoan tại Pháp; và hắn nói thêm, rõ ràng là người Pháp sẽ hân hoan với sự sôi nổi đặc biệt năm nay, trước viễn cảnh nước Đức suy bại. Vào trong một cửa tiệm quần áo, tôi mua cho mình một cái quần vải flannel may sẵn với giá mười hai mark năm mươi - một cử chỉ đầy tự tin của nước Anh. Đoạn tôi đi tàu điện ngầm để ghé thăm Sally.
Cô nàng đang sống ở một khu nhà có ba căn hộ, được thiết kế như một Lữ quán Nghệ sĩ, nằm không xa Quảng trường Breitenbachplatz. Khi tôi bấm chuông, cô nàng đích thân ra mở cửa cho tôi:
“Chàooo, Chris, đồ lợn già!”
“Chào,Sally yêu dấu!”
“Anh ổn chứ?…Cẩn thận, anh yêu, anh sẽ khiến em luộm thuộm mất. Em phải ra ngoài mấy phút nữa.”
Tôi chưa từng thấy cô nàng mặc toàn đồ trắng trước đây. Bộ này hợp với cô nàng. Những khuôn mặt cô nàng trông mảnh mai hơn và già hơn. Tóc cô nàng được cắt theo kiểu mới và được uốn gợn thật đẹp.
“Em nhìn thanh lịch lắm,” tôi nói.
“Em sao?” Sally nở nụ cười ngượng, mơ màng, hài lòng. Tôi theo cô nàng vào phòng khách trong căn hộ. Một bức tường toàn là cửa sổ. Có một số đồ gỗ màu anh đào, một cái đi văng rất thấp với mấy cái đệm có tua viền hoa hòe. Một con chó nhỏ lông tơ mịn màng nhảy lên chân đi văng và sủa ăng ẳng. Sally bế nó lên và làm qua mấy động tác hôn nó, chỉ là không để môi chạm vào nó.
“Freddi, mein Liebling, Du bist soo süss!”[30]
“Của em hả?” Tôi hỏi, để ý thấy giọng Đức của cô nàng có tiến bộ. “Không. Nó là của Gerda, Cô gái ở chung căn hộ này với em.” “Em quen cô ta lâu chưa? “Chỉ mới một, hai tuần.”
“Cô ta ra sao?”
“Không tệ. Bủn xỉn phát khiếp. Em phải trả tiền gần như mọi thứ.” “Ở đây hay đó.”
“Anh nghĩ vậy sao? Phải, em cho là nó ổn. Dẫu sao cũng tốt hơn cái hốc
ở đường Nollendorfstrasse.”
“Chuyện gì khiến em bỏ đi vậy? Em và cô Schroeder đã cãi nhau à?” “Không, không hẳn vậy. Chỉ là em phát bệnh trước việc nghe bà ta nói chuyện. Bà ta hầu như lải nhải suốt. Bà ta quả là thứ chán chường già nua khiếp khủng, nhỉ?”
“Cô ấy rất thích em đó.”
Sally nhún vai, bằng cử động hờ hững hơi thiếu kiên nhẫn. Suốt cuộc trò chuyện này, tôi để ý thấy cô nàng tránh mắt tôi. Có một quãng lặng ngừng dài. Tôi thấy bối rối và thoáng lúng túng. Tôi bắt đầu tự nhủ mình có thể viện cớ đi về sớm nhất khi nào đây.
Đoạn, điện thoại đổ chuông. Sally ngáp,kéo nguyên cái điện thoại sang phía này đặt lên đùi mình:
“Alô, ai đó? Phải, tôi đây…Không…Không…Tôi thực sự không biết… Thực sự là không! Tôi phải đoán ư?” Mũi cô chun lại: “Là Erwin? Không? Paul? Không? Chờ í…Để tôi xem…”
“Còn giờ, anh yêu, em phải bay!” Sally gào, khi cuối cùng thì cuộc chuyện trò đó cũng xong: “Em đã trễ hai giờ rồi!”
“Có bạn trai mới à?”
Nhưng Sally làm ngơ trước nụ cười toe của tôi. Cô nàng châm điếu thuốc bằng vẻ mặt thoáng ghê tởm.
“Em phải đi gặp một người đàn ông bàn công việc.” Cô nàng nói ngắn gọn.
“Và khi nào chúng ta sẽ gặp lại?”
“Em phải xem đã, anh yêu à…Em có cả đống việc, ngay lúc này…Em sẽ đi về miền quê nguyên cả ngày mai, và có lẽ ngày sau đó nữa…Em sẽ cho anh hay…Em có thể sẽ sớm đi Frankfurt.”
“Em có công việc ở đó à?”
“Không. Không hẳn.” Sally nói nhanh, bãi bỏ chủ đề này. “Em quyết định không kiếm công việc về điện ảnh cho đến mùa thu tới, kiểu vậy. Em sẽ đi nghỉ ngơi hoàn toàn.”
“Em Có vẻ vừa mới kết bạn được nhiều người mới.” Một lần nữa, bộ dạng của Sally trở nên lấp lửng, chủ tâm tự nhiên: “Phải, em cho là mình đã…Đó có lẽ là phản ứng sau toàn bộ những tháng sống ở nhà cô Schroeder, lúc mà em chẳng bao giờ gặp được một ai.”
“Ờ,” tôi không thể cưỡng lại việc cười toe thật hiểm ác. “Anh hi vọng rằng không tay nào trong số những người bạn mới của em có tiền ở ngân hàng Darmstädter und National.”
“Sao vậy?” Cô nàng hứng thú ngay. “Có chuyện gì với nó à?” tâm ra “Em thực sự chưa nghe tin gì ư?”
“Dĩ nhiên là chưa. Em không bao giờ đọc báo, và bữa nay em chưa ra ngoài.”
Tôi kể cô nàng nghe tin về vụ khủng hoảng. Kết thúc câu chuyện, cô nàng trông khá hoảng sợ.
“Nhưng làm thế quái nào,” cô nàng kêu lên giọng thiếu kiên nhẫn, “mà anh không kể em nghe toàn bộ chuyện này từ trước? Vụ này có thể nghiêm trọng đó.”
“Anh xin lỗi, Sally. Anh cứ mặc nhiên nghĩ là em đã biết tin rồi…đặc biệt do em có vẻ như sắp bước vào giới tài chính, lúc này ấy…” Nhưng cô nàng phớt lờ lời châm chọc nho nhỏ này. Cô nàng cau mày, chìm sâu vào suy tư:
“Nếu vụ này rất nghiêm trọng, Leo hẳn sẽ gọi tới và kể em nghe…” Cô nàng lẩm bẩm một hồi lâu. Và phần suy ngẫm này có vẻ xoa dịu tâm trí Cô nàng đáng kể.
Chúng tôi cùng nhau đi ra ngoài đến góc phố, tại đó Sally đón taxi. “Thật là phiền dễ sợ khi sống ở nơi quá xa xôi,” cô nàng nói. “Em có lẽ sẽ sớm mua một chiếc ô tô.”
“Nhân tiện,” cô nàng nói thêm ngay khi chúng tôi sắp chia tay, “ở Ruegen thế nào?”
“Anh đi tắm biển nhiều lắm.”
“Ờ, tạm biệt, anh yêu. Em sẽ gặp anh lúc nào đấy sau.”
“Tạm biệt, Sally. Luôn vui nhé.” Một tuần sau, Sally gọi điện cho tôi: “Anh có thể ghé qua ngay không, Chris? Chuyện rất quan trọng. Em muốn anh giúp em việc này.”
Lần này, tôi cũng thấy Sally một mình trong căn hộ.
“Anh có muốn kiếm chút tiền không, anh yêu?” Cô nàng chào hỏi tôi. “Dĩ nhiên.”
“Tuyệt vời! Anh thấy đó, chuyện thế này…” Cô nàng mặc chiếc váy ôm màu hồng mềm mịn và ra chiều bó chặt đến không thở nổi: “Có một người đàn ông mà em quen sắp khởi lập một tờ tạp chí. Đây sẽ là tờ tạp chí tinh anh và nghệ thuật ghê gớm đấy, với nhiều bức ảnh hiện đại mê hồn, các lọ mực và đầu các cô gái lộn ngược - anh biết loại này đó…Vấn đề là mỗi số sẽ chọn một đất nước đặc biệt và đại loại là bình phẩm nó, bằng những bài báo về phong tục và tập quán, và toàn bộ mấy thứ đó…Ờ, đất nước đầu tiên mà họ tính làm là nước Anh và họ muốn em viết một bài báo nói về Nữ giới ở Anh…Dĩ nhiên, em không biết chút gì để mà nói, nên điều em nghĩ là: anh có thể viết bài báo bằng tên em và nhận tiền - em chỉ không muốn làm phật ý người đàn ông biên tập cho tờ báo này, bởi vì xét ở diện khác thì ông ta có thể vô cùng hữu ích đối với em, sau này…”
“Được thôi, anh sẽ cố.”
“Ồ, tuyệt diệu quá!” “Em muốn bài báo này xong sớm nhất chừng nào?” “Anh thấy đó, anh yêu, đó là toàn bộ vấn đề. Em phải có nó ngay lập tức…Bằng không thì chẳng còn ích lợi quái gì, bởi vì em đã hứa giao bài cách đây bốn ngày và em rất cần phải giao nó ngay cho ông ta vào tối nay…Bài báo không cần dài lắm. Khoảng năm trăm từ.”
“Ờ, anh sẽ làm hết sức mình…”
“Hay đó. Thật diệu kì…Cứ ngồi chỗ nào anh muốn. Đây là giấy. Anh có bút chứ? Ồ, và đây là từ điển, phòng khi có từ nào anh không chắc về chính tả…Em sẽ đi tắm đây.”
Bốn lăm phút sau, khi Sally mặc vào y phục sẵn sàng cho ngày hôm đó, tôi đã viết xong. Nói thẳng ra, tôi khá hài lòng với nỗ lực của mình.
Cô nàng đọc một lượt kĩ càng, cái cau trán dần dần tụ lại giữa hai hàng lông mày được tô kẻ đẹp đẽ. Khi cô nàng đọc xong, cô nàng đặt bản thảo xuống cùng tiếng thở dài:
“Em rất tiếc, Chris. Nó không được chút nào.”
“Không được à?” Tôi quả thật lấy làm kinh ngạc.
“Dĩ Nhiên, em dám nói là nó rất hay từ góc nhìn văn chương, nhưng toàn bộ bài đó…”
“Vậy thì nó có gì bất ổn?”
“Nó gần như không đủ mướt.” Sally khá là nhất quyết. “Nó không phải loại bài mà người này muốn, không chút nào.”
Tôi nhún vai: “Anh rất tiếc, Sally. Anh làm hết sức rồi. Nhưng báo chí thực sự không phải phạm vi của anh, em biết mà.”
Có một quãng lặng đầy phẫn khí. Lòng tự phụ của tôi bị xúc phạm. “Trời hỡi, đáng ra em phải nghĩ ra ai sẽ làm cái này cho em nếu em nhờ!” Sally gào, bất thần nhảy dựng lên. “Sao em không nghĩ đến anh ta từ trước nhỉ?” Cô nàng chộp lấy điện thoại và quay số: “Ô,alô,anh Kurt Yêu dấu…” Trong ba phút, cô nàng đã giải thích mọi thứ về bài báo. Gác ống nghe, Cô nàng thông báo giọng đắc thắng: “Thật tuyệt diệu! Anh ấy sẽ viết ngay lập tức.” Cô nàng ngừng lại vẻ oai vệ và nói thêm: “Đó là Kurt Rosenthal.” “Anh ta là ai vậy?”
“Anh chưa từng nghe nói đến anh ấy à?” Điều này làm Sally bực; Cô nàng vờ tỏ ra ngạc nhiên vô ngần: “Em tưởng anh có hứng thú với điện ảnh? Anh ấy là cây biên kịch trẻ cừ hơn ai hết. Anh ấy kiếm cả đống tiền. Anh ấy chỉ làm chuyện này để giúp em thôi, dĩ nhiên…Anh ấy bảo sẽ đọc nó cho thư kí viết trong lúc anh ấy cạo râu và rồi sẽ gửi nó thẳng đến nhà của ông biên tập…Anh ấy thật tuyệt diệu!”
“Và em chắc chắn bài đó sẽ là thứ ông biên tập muốn, lần này?” “Dĩ nhiên là thế! Kurt là thiên tài tuyệt đích. Anh ấy có thể làm mọi thứ. Ngay giờ đây, anh ấy đang viết một cuốn tiểu thuyết trong lúc rảnh. Anh ấy bận bịu đến phát sợ, anh ấy chỉ có thể đọc cho người khác chép trong lúc
anh ấy đang ăn sáng. Anh ấy có cho em xem mấy chương đầu, hôm kia. Nói thật là, em nghĩ đây rõ ràng là cuốn tiểu thuyết hay nhất em từng đọc.” “Thật sao?
“Đó là kiểu nhà văn em mến mộ.” Sally nói tiếp. Cô nàng cẩn trọng tránh ánh mắt tôi. “Anh ấy tham vọng kinh khủng và anh ấy làm việc suốt ngày, anh ấy có thể viết bất kì thứ gì - bất kì thứ gì mà anh ấy thích: kịch bản, tiểu tuyết, kịch, thơ, quảng cáo…Anh ấy cũng không có chút gì trịch thượng. Không như mấy thanh niên, những kẻ mới viết được một cuốn sách, đã bắt đầu bàn chuyện Nghệ thuật và tưởng tượng họ là những tác giả phi thường nhất thế giới…Bọn họ làm em phát bệnh…”
Dù phát bực với cô nàng, tôi không thể nhịn cười ha hả:
“Kể từ lúc nào mà em chê bai anh bạo liệt đến thế vậy, Sally?” “Em không chê bai anh,” nhưng cô nàng không thể nhìn vào khuôn mặt tôi, không hẳn.”
“Anh chỉ đơn thuần làm em phát bệnh à?”
“Em không biết…Anh có vẻ đã thay đổi, vì lẽ nào đó…”
“Anh đã thay đổi thế nào?”
“Thật khó giải thích…Anh có vẻ không có chút năng lượng nào hoặc không muốn đi tới bất cứ đâu. Anh quá tài tử. Điều đó làm em bực mình.” “Anh xin lỗi.” Nhưng giọng điệu có ý sẽ-bông-đùa của tôi lại nghe khá gượng gạo. Sally cau mày nhìn xuống đôi giày đen bé tí của mình. “Anh phải nhớ em là đàn bà, Christopher. Tất cả đàn bà đều thích đàn ông trở nên mạnh mẽ, dứt khoát và theo tới cùng sự nghiệp. Một người đàn bà muốn thể hiện thiên tính người mẹ đối với đàn ông và bảo vệ mặt yếu đuối của anh ta, nhưng anh ta cũng cần phải có mặt mạnh mẽ, vốn là thứ mà Cô gái có thể trọng thị…Nếu anh từng quan tâm đến một người đàn bà, em khuyên anh đừng để cho cô ta thấy được là anh không có tham vọng gì. Không thì cô ta sẽ trở nên khinh miệt anh.”
“Phải, anh hiểu…Và đó là nguyên tắc mà em dựa vào để chọn bạn - những người bạn mới của em?
Cô nàng nổi xung trước câu nói này:
“Thật quá ư dễ dàng cho anh để cười nhạo những người bạn của em vì họ có cái đầu kinh doanh giỏi. Họ có tiền là vì họ làm việc để kiếm ra tiền… Em cho là anh tự xem mình giỏi hơn họ?”
“Phải, Sally, bởi vì em hỏi anh - nếu họ quả đúng những gì anh hình dung - thì anh có nghĩ vậy thật.”
“Thế đấy, Christopher! Đó là điển hình của anh. Đó là thứ làm em bực mình về con người anh: kiêu căng và lười nhác. Anh phải nói được làm được.”
“Làm sao người ta có thể chứng tỏ được họ giỏi hơn người khác? Vả lại, đó không phải điều anh nói. Anh nói anh tự xem mình giỏi hơn - đó đơn giản là vấn đề về phong vị.”
Sally không đáp lại. Cô nàng châm một điếu thuốc, khẽ cau mày. “Em bảo anh dường như đã thay đổi, tôi nói tiếp. “Nói thẳng ra, anh đang nghĩ điều tương tự về em đó.”
Sally không có vẻ ngạc nhiên: “Anh nghĩ vậy sao, Christopher? Có lẽ anh nói phải. Em chẳng biết…Hoặc có lẽ hai người chúng ta chẳng ai thay đổi hết. Có lẽ chúng ta chỉ là đang nhìn về nhau theo đúng như con người thật sự của cả hai. Trong nhiều lề thói, chúng ta khác nhau khủng khiếp, anh biết mà.”
“Phải, anh có để ý thấy thế.”
“Em nghĩ,” Sally nói, hút thuốc vẻ trầm tư, đôi mắt dán vào đôi giày,“rằng ta có lẽ đã phần nào phát triển ra xa nhau, một chút.” “Có lẽ chúng ta đã thế.” Tôi mỉm cười: Ý thực sự của Sally quá sức hiển nhiên. “Dẫu sao, chúng ta không cần cãi nhau về điều đó đúng không?” “Dĩ nhiên không cần rồi, anh yêu.”
Có một đôi lặng ngừng. Đoạn tôi bảo là mình phải về. Lúc này, cả hai chúng tôi đều khá là ngượng ngập, và thừa mứa vẻ lịch sự. “Anh có chắc là anh không muốn dùng một tách cà phê chứ?” “Không, rất cảm ơn em.”
“Dùng chút trà chứ? Đặc biệt ngon đấy. Em được người ta tặng.” “Không, cảm ơn em rất nhiều, Sally. Anh thực sự phải đi về.” “Phải về sao?” Sau rốt cô nàng nói giọng có vẻ khá nhẹ nhõm. “Hãy nhớ sớm gọi điện cho em lúc nào đó nhé?”
“Ừ, được chứ.”
Chẳng bao lâu sau khi tôi thực sự rời căn nhà đó và đi nhanh ngược con phố, tôi mới nhận ra mình tức giận và xấu hổ đến dường nào. Thật là một con bé lẳng lơ đến tận cốt, tôi nghĩ. Sau rốt, tôi tự nhủ, dẫu sao mình cũng luôn biết cô nàng là loại người như thế nào - ngay từ đầu. Không, như thế không đúng: tôi không biết. Tôi tự phỉnh nịnh bản thân - tại sao không thẳng thắn về việc đó? - rằng cô nàng mê tôi. Ờ, tôi đã sai, Có vẻ vậy, nhưng liệu tôi có thể trách cô nàng vì chuyện đó? Vậy mà tôi đã trách cô nàng, tôi giận dữ với cô nàng, vào lúc đó, không gì sẽ làm tôi hài lòng hơn việc nhìn cô nàng bị quất đau quất đớn. Thực vậy, tôi quá sức phiền loạn một cách phi lí tới mức tôi bắt đầu tự hỏi liệu chẳng phải bản thân mình, suốt lâu nay, theo cách kì dị của riêng mình, đã phải lòng yêu Sally rồi sao.
Nhưng không, đó cũng không phải ái tình - đó là thứ tệ hơn. Đó đại loại là lòng tự phụ bị thương tổn theo kiểu rẻ tiền nhất, ấu trĩ nhất. Không phải là chuyện tôi đếm xỉa tới những gì cô nàng nghĩ về bài báo của tôi - ờ, cũng có tí chút, có lẽ vậy, nhưng chỉ một tí thôi; tính kiêu căng về mặt văn chương của tôi là bằng cớ chống lại bất kì thứ gì cô nàng có thể nói ra - đó là lời chỉ trích của cô nàng về chính tôi. Cái biệt tài khủng khiếp về nhục dục mà đàn bà có được để rút hết tinh thần của đàn ông! Thật không ích dụng gì khi nói với chính mình rằng Sally có kho từ ngữ và não trạng của một nữ sinh mười hai tuổi, rằng cô nàng nhìn chung là một đứa dị hợm, thật không ích dụng gì - tôi chỉ biết rằng theo lẽ nào đó tôi đã phải cảm nhận thái độ vờ vịt một cách thụ động. Tôi há chẳng cũng có chút giả cầy - dẫu không kệch cỡm như cô ả phê bình - khi cao đàm khoát luận về nghệ thuật với đám nữ sinh, và gần đây là tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa bằng mồm.
Phải, tôi có vờ vịt. Nhưng cô nàng đâu biết gì về chuyện đó. Tôi có thể gây ấn tượng với cô nàng dễ dàng hết sức. Đó là phần nhục nhã của toàn bộ sự việc, tôi đã xoay xở kém trong cuộc gặp mặt của chúng tôi ngay từ đầu. Tôi đã đỏ mặt và cãi gân lên, thay vì tỏ ra là người tuyệt vời, chắc chắn, ưu tú, đĩnh đạc, trưởng thành. Tôi đã cố tranh đua với tay Kurk bé con thú tính của cô nàng trên chính phần sân của y; chính ngay cái việc, dĩ nhiên, mà Sally muốn và mong tôi làm! Sau ngần ấy tháng, tôi đã phạm phải một sai lầm thực là chí tử - tôi đã để cô nàng thấy được rằng tôi không chỉ bất tài mà còn mang lòng ganh ghét. Phải, mang lòng ganh ghét đến thô lậu. Tôi hẳn đã thất vọng với chính mình. Chỉ đơn thuần ý nghĩ đó đã khiến tôi nhói lòng tủi hổ từ đầu đến chân.
Thôi thì đằng nào tôi cũng đã chịu tổn thương. Chỉ còn một việc để làm, và đó chính là quên đi toàn bộ sự tình. Và dĩ nhiên tôi không tài nào có thể gặp lại Sally.
Hẳn là đã tầm mười ngày trôi qua từ sau vụ này khi vào một sáng nọ tôi có một chuyến viếng thăm từ một chàng trai tóc đen, nhợt nhạt nhỏ người, nói tiếng Mĩ lưu loát pha chút chất giọng ngoại quốc. Bảo tôi rằng hắn tên là George P Sandar. Hắn đọc được mẩu quảng cáo dạy tiếng Anh của tôi trên tờ BZ am Mittag.
“Khi nào anh muốn bắt đầu?” Tôi hỏi hắn.
Nhưng chàng trai vội vã lắc đầu. Ở không, hắn không đến để học, không hề. Lòng khá thất vọng, tôi lịch sự chờ đợi hắn giải thích nguyên do cho chuyện viếng thăm này. Hắn có vẻ không vội vàng giải thích. Thay vào đó, hắn nhận lấy điếu thuốc, ngồi xuống và bắt đầu nói huyên thiên về nước Hoa Kì. Tôi đã từng đến Chicago chưa? Chưa à? Ờ, liệu tôi có nghe nói đến James L. Schraube không? Tôi không ư? Chàng trai thốt ra tiếng thở dài yếu ớt. Hắn có thần thái rất ư là kiên nhẫn đối với tôi, và với cả thế giới nói chung. Hắn rõ ràng đã từng có cuộc đàm thoại tương tự với rất nhiều người khác rồi. James L. Schraube, hắn giải thích, là một người đàn ông rất vĩ đại ở Chicago: ông ta sở hữu một chuỗi nhà hàng và một số rạp chiếu bóng.
Ông ta có hai trang viên lớn và một du thuyền trên hồ Michigan. Ông ta còn sở hữu không dưới bốn chiếc ô tô. Tới lúc này, tôi bắt đầu nhịp nhịp các ngón tay lên bàn. Một thoáng phiền lòng lướt qua khuôn mặt của chàng trai. Hắn xin thứ lỗi vì đã chiếm thời giờ quý giá của tôi, hắn bảo chỉ kể với tôi về ông Schraube, vì hắn nghĩ tôi có thể lưu tâm giọng điệu hắn ngụ ý trách móc nhẹ nhàng - và vì ông Schraube, nếu tôi có quen, chắc chắn sẽ xác minh cho sự đứng đắn của người bạn Sandars của ông ấy. Tuy vậy…không thể tránh được…Ờ, liệu tôi có thể cho hắn mượn hai trăm mark không? Hắn cần tiền để khởi nghiệp kinh doanh; đây là cơ hội độc nhất, mà hắn sẽ bỏ lỡ hoàn toàn nếu không tìm ra số tiền đó trước sáng mai. Hắn sẽ trả tôi lại trong vòng ba ngày. Nếu tôi đưa hắn số tiền đó lúc này thì hắn sẽ quay lại ngay tối hôm đó cùng một số giấy tờ nhằm chứng tỏ toàn bộ vụ này là hoàn toàn chân xác.
Không? À à…Hắn có vẻ không quá ngạc nhiên. Hắn đứng dậy đi ngay lập tức, như một doanh nhân vừa lãng phí hai mươi phút quý giá cho một khách hàng tương lai: hắn lịch sự tìm lối bóng gió là tổn thất ở phía tôi, chứ không phải ở hắn. Ra tới cửa, hắn dừng lại một lát: Liệu tôi có tình cờ quen biết mấy cô diễn viên phim? Như một nghề phụ, hắn đang tập trung cho một loại kem dưỡng da mặt đặc biệt được sáng chế nhằm giữ làn da không bị khô đi bởi ánh đèn xưởng phim. Nó đã được tất cả các ngôi sao Hollywood dùng đến rồi, nhưng ở châu Âu thì hoàn toàn chưa có tên tuổi. Nếu hắn có thể tìm nửa tá nữ diễn viên dùng và giới thiệu kem này, họ Có thể có mấy hũ kem mẫu và có nguồn cung ứng trọn đời với nửa giá bình thường.
Sau một đỗi ngần ngừ, tôi đưa cho hắn địa chỉ của Sally. Tôi hoàn toàn không biết tại sao mình làm vậy. Dĩ nhiên, một phần là để rũ bỏ chàng trai này, người có dấu hiệu muốn ngồi xuống trở lại và tiếp tục cuộc chuyện trò. Một phần, có lẽ phát xuất từ ác ý. Hẳn sẽ chẳng phương hại gì cho Sally khi phải chịu đựng màn tán chuyện của tay này trong một, hai giờ: Cô nàng đã bảo tôi rằng cô thích mấy gã có tham vọng. Có lẽ cô nàng thậm chí sẽ có
được một hũ kem dưỡng da mặt - nếu thứ đó có tồn tại. Và nếu hắn hỏi vay cô nàng hai trăm mark - Ờ, chuyện đó cũng chẳng quan trọng gì lắm. Hắn chẳng thể nào lừa được ai kể cả con nít.
“Nhưng bất kể anh làm gì tôi cảnh báo hắn,“đừng có nói là tôi đưa cho anh.”
Hắn đồng ý điều này ngay lập tức, bằng một nụ cười khẽ. Hẳn là hắn có lời giải thích cho riêng mình về yêu cầu của tôi, bởi hắn chẳng có vẻ gì thấy đó là điều lạ lùng. Hắn nâng mũ lên lịch sự khi xuống cầu thang. Tới sáng hôm sau, tôi quên khuấy chuyện hắn có ghé qua nhà.
Vài ngày sau, chính Sally gọi điện cho tôi. Tôi bị gọi ra ngoài ngay giữa buổi học để trả lời cú điện thoại này và thấy rất khó chịu.
“Ồ, anh đó sao, Christopher yêu dấu?”
“Phải, anh đây.”
“Em nói này, anh có thể ghé nhà gặp em ngay lập tức không?” “Không.”
“Ồ…” Lời từ chối của tôi rõ ràng khiến Sally bị sốc. Có một khoảng lặng ngừng thoáng qua, rồi cô nàng nói tiếp, bằng giọng điệu nhún nhường lạ thường: “Em cho là anh đang bận kinh khủng lắm?”
“Phải, anh bận.”
“Ờ…anh có phiền lắm không nếu em ghé qua gặp anh?”
“Về chuyện gì?”
“Anh yêu” Sally Có vẻ tuyệt vọng cực kì,em không tài nào giải thích cho anh rõ qua điện thoại được…Đây là chuyện nghiêm trọng lắm.” “Ồ, anh hiểu,” tôi cố làm cho chuyện này càng có vẻ thô lỗ càng tốt, một bài tạp chí khác nữa, anh cho là vậy phải không?”
Dù vậy, ngay khi tôi nói ra, hai chúng tôi cùng bật cười.
“Chris, anh đúng là cục súc!” Sally lảnh lót hồ hởi qua đường dây, rồi tự kềm mình lại đột ngột. “Không, anh yêu…lần này em hứa với anh: đây là chuyện nghiêm trọng lắm, thực sự và thực tình là thế.” Cô nàng ngừng một đối, rồi nói thêm giọng lấy lòng: “Và anh là người duy nhất có thể giúp
được.”
“Ồ, được thôi…” lòng tôi đã bị tan chảy quá nửa rồi. “Sau một giờ nữa sẽ tới.”
“Ờ, anh yêu, em sẽ bắt đầu từ đầu nhé?…Sáng hôm qua, một gã gọi điện cho em hỏi là hắn có thể ghé qua gặp em không. Hắn bảo để bàn chuyện làm ăn rất quan trọng, và do hắn có vẻ biết tên em và mọi thứ về em nên dĩ nhiên em nói: Ừ, chắc rồi, tới ngay đi…Thế là hắn tới. Hắn cho em biết hắn tên là Rakowski - Paul Rakowski - và hắn là một đại diện ở châu Âu cho hãng Metro-Goldwyn-Mayer và hắn tới để đưa em một lời mời chào. Hắn bảo họ đang gắng sức tìm kiếm một nữ diễn viên người Anh nói được tiếng Đức để diễn trong một phim hài mà họ sắp sửa quay ở vùng Riviera nước Ý. Hắn có sức thuyết phục ghê lắm khi nói toàn bộ chuyện này; hắn cho em biết những ai là đạo diễn, người quay phim và chỉ đạo nghệ thuật và ai là người viết kịch bản. Theo lẽ tự nhiên, trước đây em chưa nghe nói đến bất kì người nào trong số họ. Nhưng điều đó dường như không có gì quá ngạc nhiên: thực tế thì càng những cái tên lạ lẫm thì càng làm cho chuyện này trở nên thực tế, bởi vì hầu hết mọi người sẽ chọn lấy một cái tên nào đó anh thấy trên mặt báo…Dầu sao, hắn bảo rằng, giờ hắn đã gặp em rồi, hắn đoan chắc em chính là người cho vai diễn này, và hắn thực sự có thể hứa hẹn vai đó cho em, miễn là phần diễn thử ổn thỏa hết…nên dĩ nhiên em dễ dàng thấy hồi hộp, em hỏi khi nào thì thực hiện phần diễn thử và hắn bảo không phải ngày một ngày hai, bởi hắn phải thu xếp mọi chuyện với mấy người ở hãng Ufa…Thế là bọn em bắt đầu nói về Hollywood và hắn kể em nghe đủ chuyện trên đời - em cho rằng chúng có thể là những thứ hắn đọc trên mấy tờ tạp chí dành cho người hâm mộ, nhưng vì lẽ nào đó mà em lại khá đoan chắc là chúng không phải từ đó ra - và rồi hắn kể em nghe cách họ thực hiện các hiệu ứng âm thanh và cách họ làm mấy màn kĩ xảo; hắn thực tình thú vị ghê lắm và chắc hẳn đã ở bên trong nhiều xưởng phim rồi…Dẫu sao, khi bọn em nói chuyện Hollywood xong, hắn bắt đầu kể em nghe về phần còn lại của nước Mĩ và những người hắn quen biết, về đám băng đảng và về
New York. Hắn bảo mình vừa mới từ đó đến đây và toàn bộ hành lí của hắn vẫn còn nằm chỗ hải quan ở Hamburg. Thực tế thì, từ trước đó em đã tự nhủ rằng vụ này có vẻ khá là quái dị khi hắn ăn mặc quá sức tồi tàn, nhưng sau khi hắn nói thế, dĩ nhiên, em nghĩ chuyện này cũng tự nhiên thôi…Ờ - giờ anh phải hứa không được cười khúc này của câu chuyện, Chris, không thì em tuyệt nhiên không thể kể anh nghe - lúc này hắn bắt đầu có màn hôn hít sờ mó em nồng nhiệt. Thoạt tiên em khá tức giận hắn, vì kiểu lẫn lộn giữa chuyện công việc với chuyện khoái cảm, nhưng rồi, sau một lúc, em không bận tâm nhiều đến thế: hắn khá là hấp dẫn, theo kiểu cách người Nga. Và cuối cùng, hắn mời em dùng bữa tối với hắn, thế là bọn em đi tới quán Horcher và có một trong những bữa ăn tối tuyệt diệu nhất mà em từng Có trong đời mình (đó là một niềm an ủi); chỉ là, khi hóa đơn tới, hắn bảo, Ồ, nhân tiện, em yêu, em có thể cho anh mượn ba trăm mark đến ngày mai không? Anh chỉ Có mấy tờ đô-la trong người thôi, và anh sẽ phải đi đổi chúng ở chỗ ngân hàng Thế là, dĩ nhiên, em đưa tiền cho hắn: xui rủi thay, em có khá nhiều tiền trong người, buổi tối đó…Và rồi hắn bảo: “Ta hãy uống một chai champagne để mừng hợp đồng phim của em. Thế là em đồng ý, và em cho là tới lúc đó em hẳn đã khá xỉn rồi bởi vì lúc hắn kêu em hãy qua đêm cùng hắn, em đã nói Được!”. Bọn em tới một trong những khách sạn nhỏ nằm ở phố Augsburgerstrasse - em quên tên khách sạn rồi, nhưng em có thể tìm lại nó, dễ dàng thôi…Nó là một cái hốc gớm ghiếc nhất hạng. Dẫu sao, em cũng không nhớ gì hơn về chuyện xảy ra tối hôm đó. Tới lúc sáng sớm này em mới bắt đầu nghĩ đàng hoàng về mọi thứ, trong lúc hắn vẫn còn đang ngủ; và em bắt đầu tự hỏi liệu mọi thứ có thực sự ổn thỏa hoàn toàn không…Em đã không chú ý đến đồ lót của hắn trước đó: chúng làm em bị sốc một chút. Anh kì vọng một người quan trọng trong hãng phim sẽ mang lụa là gấm vóc bên trong, phải không? Ờ, đồ lót của hắn là cái thứ phi phàm nhất hạng, nhìn như lông lạc đà hay đại loại vậy, chúng trông như thể của Gioan Tẩy Giả[31] vậy. Và rồi hắn có cái kẹp cà vạt bằng thiếc tầm thường của siêu thị Woolworth. Không đến mức mọi thứ của hắn
"""