"
Truyện Ngắn Cực Hay Trung Quốc - Quách Lâm & Dương Tiểu Mẫn full prc pdf epub azw3 [Truyện ngắn]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Truyện Ngắn Cực Hay Trung Quốc - Quách Lâm & Dương Tiểu Mẫn full prc pdf epub azw3 [Truyện ngắn]
Ebooks
Nhóm Zalo
TRUYỆN NGẮN CỰC HAY TRUNG QUỐC PHẦN 1 Hương Tình Yêu 7 Dặm
Dịch thuật: Mai Hương
Tuyển chọn: Dương Hiểu Mẫn – Quách Lâm Thể loại: Truyện ngắn
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Ebook: Cuibap
Nguồn text: Waka.vn
1
Lễ
Triển Tĩnh
Hai nhà Triệu, Vương cung dọn đến nơi ở mới, hai căn hộ đối diện nhau qua cái hành lang. Tục ngữ nói Thân xa không bằng láng giềng gần. Láng giềng gần không bằng đối diện. Hai bên cùng có tính nết ôn hòa, đều thông nghĩa hiểu lễ, nên có mối quan hệ khátốt.
Nhà Triệu thích ăn rượu nếp, cứ khoảng tuần lễ, chậm nhất là chục ngày lại ủ ủ ngâm ngâm. Làm xong, bao giờ vợ Triệu cũng đem biếu nhà Vương một bát. Nhà Vương thì khoái món sủi cảo, cũng hay vê vê nặn nặn. Lễ thường có qua có lại, hễ khi nhà Triệu biếu rượu nếp thì chỉ sau một hai hôm nhà Vương lại tặng sủi cảo. Tới lui như vậy thành ra thắm thiết lắm. Thời gian càng trôi hai nhà càng cảm thấy rất vừa ý đẹp lòng.
Rồi sự việc bỗng có chút thay đổi.
Hôm đó, vợ nhà Vương làm xong sủi cảo, đã xếp đầy bát, đã bưng lên tay, song khi vừa dợm chân bước đi thì ông chồng đứng bên bỗng nói: “Chậm đã”. “Sao?”. Bà vợ đưa mắt nhìn.
“Hôm qua bà không để ý là nhà Triệu biếu mình rượu nếp đầy hơn bình thường ư?”.
Bà vợ gật gù: “Đúng, có đầy hơn thật”.
“Vậy... hãy làm bát to hơn đi. Phong khí xã hội bây giờ là vậy. Trả lễ phải trọng hơn lễ. Bà quên à? Tháng trước, con trai lão Lý ở cơ quan vào trung học trường điểm chúng mình cho nó 20 tệ. Mấy hôm sau con mình trúng vào đại học, lão Lý cho nó 30 tệ, hơn mình những 10 tệ. Sủi cảo này thì đáng gì, đừng khiến họ nghĩ mình bủn xỉn”.
Bà vợ liền đổi bát to hơn.
Cữ chục ngày sau, như thường lệ, nhà Triệu lại biếu rượu nếp. Cả vợ lẫn
chồng nhà Vương đều nhận thấy bát này còn to hơn so với bát họ biếu lần trước. Ông chồng nói: “Bà xem, người ta rất hiểu lễ. Ngày mai bà băm một cân thịt ngon hơn, và bát sủi cảo đem sang cũng phải to hơn bát họ vừa biếu mới được”. Hôm sau, làm sủi cảo xong, bà Vương lục khắp hòm tủ mới tìm được cái bát vừa ý, chìa ra như khoe với chồng. “Ông giương mắt ra mà xem, đây là cái bát to nhất nhàta. Hết cỡ rồi. Cứ thế này rồi lấy gì mà biếu”.
Ông chồng ngậm điếu thuốc, im lặng. Đâu khoảng mười mấy hôm nữa, nhà Triệu mang sang biếu nguyên liễn rượu nếp. Liễn rất to, có thể đựng cả con gà. Vợ chồng nhà Vương nhìn mà thộn mặt ra. Người ta dùng liễn, nhà mình dùng cái gì đây? Ông chồng hoa tay nói. “Mình dùng nồi. Nhà mình đâu phải không có chiếc nồi nào nhỉnh hơn cái liễn đó?”.
Hai ngày sau, bà vợ nhà Vương mang nồi sủi cảo đi, lúc về nói với chồng. “Tôi thấy như là vợ chồng nhà Triệu không vừa ý lắm”.
“Sao, họ không thích à?”.
“Không phải là không thích, song... cũng thật khó cho họ, lần sau họ không biết đựng rượu nếp bằng cái gì để mang biếu nhà ta? Ông thật lắm chuyện. Lễ với chảlạt”.
“Đàn bà thì biết gì. Lễ nhiều, người không trách. Vả lại, chúng ta có gì sai đâu”.
Mười mấy hôm sau, vợ nhà Triệu bưng sang cái nồi nhôm cỡ vừa đầy tú hụ rượu nếp. Vợ chồng nhà Vương trong lòng không yên nhưng vẫn phải nhiệt tình tiếp nhận. Khi đóng cửalại, hai vợ chồng thở dài, ngây người nhìn món quà.
Bà vợ bỗng la lên: “Hỏng bét rồi, họ đem tất cả rượu nếp sang biếu nhà ta. Tôi đãthấy vò rượu nếp nhà họ, nó cũng chỉ to thế này thôi”.
Ông chồng khoát tay: “Việc này hay đây, hay đây”.
Bà vợ thở dài. “Chắc họ nghĩ nhà mình chết thèm chết nhạt rượu nếp nên mới nhịn năn mà biếu mình. Việc này kết thúc sẽ thế nào đây hả ông, tôi thì thấy nên thôi đi, mình đừng biếu gì họ nữa”.
Ông chồng gạt phắt, kiên quyết: “Không được,cứ biếu tiếp, và không thể thua họ”.
Ngày thứ ba, hai người bận suốt tối, mãi hơn 9 giờ mới làm xong. Bà vợ vừa khệ nệ bê cái nồi nhôm cỡ đại đựng sủi cảo vừa nói. “Cho hết người ta à? Thế này là kiểu gì đây. Làm ra bao sủi cảo mà ăn không đủ dính chân răng, làm bao rượu nếp mà không có cái nhét vào mồm”.
Ông chồng mắng: “Lôi thôi quá, đàn bàchỉ nghĩ đến ăn thôi!”. Vợ cong lưng bê cái nồi đi.
Lúc sau bà về, ông vội vàng: “Thế nào?”.
“Cái gì thế nào? Còn thế nào nữa. Tống táng như vậy, khóc không ra khóc, cười chẳng racười”.
“Kệ họ, chúng mình tận lễ là được rồi”.
“Vâng, lại là kiểu lễ của ông. Họ ăn cảtuần cũng không hết”.
Cả hai đều im lặng. Lúc sau, bà vợ nói: “Tôi thấy nhà họ có một cái ang đen đựng gạo, tôi lo họ sẽ khiêng cái ang sang mất”.
“Cái gì? Họ dám làm thế?”
“Thì họ cũng giống ông thôi, cứ đợi xem”.
“Hư... ừm...”.
Sau đó, hai người phấp phỏng lo, chỉ sợ nhà Triệu khiêng cái ang sang. Qua mười ngày, rồi lại mười ngày nữa, rồi hai tháng qua đi. Trong hai tháng này, hai nhà thường vẫn gặp nhau ở cầu thang, hoặc ngoài đường, và cả hai bên vẫn cười chào nhau, nhưng đều không nói gì.
Riêng vợ chồng họ Vương tự cảm thấy căng thẳng quá mức, hễ cứ vào nhà, đóng cửa là giày vò nhau. Bà vợ vừa nhăn nhó vừa ngờ vực. “Mẹ ơi, có thể không lâu đâu”.
Rồi sự việc cứ qua đi
Nhưng sau bữatối hôm đó...
Cốc cốc cốc... vang lên tiếng gõ cửa. Tiếp đó là
giọng của vợ nhà Triệu. “Bác Vương, mở cửara”.
Sau đó lại nghe thấy cảtiếng ông Triệu.
“Lão Vương mở cửara, chúng tôi đến biếu hai bác rượu nếp đây”. Vợ chồng nhà Vương vừa nghe đã có cảm giác run rẩy. “Mẹ ơi, hai người đã khiêng cái ang đến”.
Nhưng không thể không mở cửa. Hai người, một trước một sau, đi ra. Bà vợ từ từ mở then. Nhà Triệu xuất hiện, và cả hai bên đều nheo mắt cười. Chỉ là bát rượu nếp bình thường trên tay vợ nhà Triệu.
Lời bàn: Lễ vốn là việc tốt. Ta cứ hình dung Lễ là một người phong nhã, tốt, có giáo dục. Giống như hai nhà Triệu - Vương hòa khí, lễ lạt qua lại, hàng xóm tốt biết bao. Song phàm cái gì cũng có độ của nó, chỉ cần vượt qua cái ngưỡng một tấcthôi thì sẽ đi đến sai lầm. Nói Lễ nhiều người không trách là đúng,
song nhiều đến mức không chịu đựng nổi thì lại trở thành phiền nhiễu. Nói Anh kính tôi một thước, tôi kính anh một trượngđâu có sai, nhưng anh kính tôi tới mười trượng thìlại là chuyện khó cho tôi rồi. Thế mới thấy nỗi khổ của hai nhà Vương - Triệu.
2
Chào Ông Tào
Trần Thế Húc
(Xin chớ đem truyện đạo đức ra đọc)
Tiểu Trương Ất gần đây mới tìm được cô bạn gái, tên là Đinh Đinh, rất xinh đẹp, thích lắm không rời, thề với cô tarằng: “Từ nay về sau, em nói gì thì anh sẽ làm nấy, dám trèo lên núi đao, xuống biển lửa, chỉ cần em vui là được”. Đinh Đinh nghiên đầu hỏi: “Thật chứ? Nói lời phải giữ lấy lời đấy”. Tiểu Trương Ất vỗ ngực: “Tất nhiên làthật.
Nói mà không giữ lời thì là con chó con. Em lúc nào cũng có thể thử thách được”. Đinh Đinh bảo. “Thế thì được. Nhưng anh cứ yên tâm, không phải trèo núi đao, lội biển lửa đâu”. Hôm đó, hai người cười đùa suốt trên đường đi đến rạp chiếu phim. Phim bắt đầu, đèn trong rạp tắt ngấm, dưới luồng ánh sáng đèn chiếu, ngồi ở dãy trước mặt hai người là một vị đầu hói. Đinh Đinh đột nhiên bảo Tiểu Trương Ất: “Anh đã hứa em bảo gì sẽ làm nấy, vậy anh hãy tát cho người hói đầu kia một cái đi”, Tiểu Trương Ất hơi hoảng, do dự: “Trò đùa này hơi quá đáng”. Đinh Đinh dẩu môi: “Em hiểu được thế nào là nói lời phải giữ lời của anh rồi”.
Trương Tiểu Ất cuống lên, vung tay ra tát một cái vào mặt người hói kia. Ông ta giật mình, quay hẳn đầu lại. Trong bóng tối, không nhìn rõ vẻ tức giận nhưng có thể cảm được sự giận dữ sôi sục của ông ta. Trương Tiểu Ất chào rất thân thiết: “Chào lão Tào, ông cũng đi xem phim à?”. “Anh nhận nhầm người rồi”. Trương Tiểu Ất liền vội vã: “Xin thứ lỗi. Xin thứ lỗi”. Thế là ông ta quay lại xem tiếp phim.
Một trận rắc rối suýt xảy ra, cuối cùng tránh được. Trương Tiểu Ất đá vào chân Đinh Đinh, cô nànggật đầu lia lịa, tỏ vẻ vừa ý! Trương Tiểu Ất cho rằng đã qua thử thách, rất yên tâm xem tiếp. Không ngờ trước khi hết phim, Đinh Đinh
lại bảo: “Anh có dám tát cho ông hói ấy cái nữa không?”. Trương Tiểu Ất nói: “Như vậy sao được. Vừa mới...”. Đinh Đinh cắt lời luôn: “Không tát thì thôi, việc gì phải khó dễ, em biết cái đức này của anh rồi”. Trương Tiểu Ất cắn răng, cố chống chế: “Em nhìn người quá nhỏ đấy”. Nói rồi tát luôn ông kia cái nữa. Ông ta lần này tức giận đến mức nào thì ai cũng có thể tưởng tượng ra, đứng phắt dậy, vồ lấy Trương Tiểu Ất. Chàng si tình không vội vã, giơ tay cản ông ta, bằng vẻ mặt lẫn giọng nói đầy nghi ngờ nói: “Sao mà ông không là lão Tào được nhỉ? Ông hãy nhận là lão Tào ở văn phòng trước mặt tôi đi! Sợ cái gì mà không dám nhận nào?”. “Ai không nhận?”. Ông hói nén tiếng gầm trong họng, hổn hển: “Thằng oắt chống mắt mà nhìn tao đây, cuối cùng có phải làlão Tào của mày không?”.
Trương Tiểu Ất giả vờ qua ánh đèn của màn ảnh chăm chú nhìn hồi lâu, sau đó quay về phía ông hỏi phân trần: “Giống thật, giống thật. Thật là kỳ lạ”. Ông hói xì một tiếng rồi lại bỏ qua.
Phim hết, Trương Tiểu Ất nhẹ cả người, phổng mũi bảo Đinh Đinh: “Thế nào? Em đã tin anh rồi chứ?”. Không ngờ cô nàng lại nói: “Vội gì, đã hết đâu, anh có thể tát cho ông ấy cái nữa không?”. Lúc đó đang là ở bên ngoài rạp, đèn đóm sáng trưng, ngài hói kia đang đứng trên bậc thềm phía dưới họ, và cái đầu như càng hói hơn, bóng lộn lên.
Mặt Trương Tiểu Ất thuỗn ra như quả mướp đắng, ấp úng: “Em, đây là định mệnh của anh sao?”. Đinh Đinh nhìn vẻ đáng thương ấy, lạnh lùng bỏ đi. Trương Tiểu Ất vội kéo lại: “Đừng đi. Anh nghe lời em”. Nói rồi đi đến trước mặt vị hói bất hạnh kia tát cho cái thứ ba. Vị này không thể chịu đựng hơn được nữa, đành xông vào đánh lại, thì Trương Tiểu Ất bỗng lại vui sướng kêu lên: “Lão Tào ơi là lão Tào. Hóa ra ông đứng ở đây. Vừa rồi tôi không nhận ra, tát nhầm người khác hai cái”.
Đây là câu chuyện lúc trà dư tửu hậu, tựa hồ như tẻ nhạt nhưng bên trong ẩn chứa một đạo lý: Trên đời, không cái gì là không hóa giải được, vấn đề là ở chỗ bạn có đủ trí tuệ không.
Lời bàn: Thường nghe mọi người nói “làm phụ nữ khó”, nay xem truyện này lại thấy làm nam giới cũng không dễ. Trong một rạp chiếu bóng, trước bao nhiêu công chúng như vậy mà hai, ba lần vô cớ đánh một người không quen biết. Việc này người đàn ông đứng đắn nào cũng sẽ không làm. Thế mà Trương Tiểu Ất lại làm vì muốn hiến dâng trái tim cho người bạn gái xinh đẹp. Ba cái tát của Trương Tiểu Ất có chút hương vị của nghìn vàng mua một nụ cười. Nhưng mọi
người nói chung không thể trách anh ta vì ba cái tát của Trương Tiểu Ất chứng tỏ trí tuệ, trình độ củaanh ta.
3
Câu Chuyện Tình Yêu
Mục Hào
Thứ hai, A Hồng vừa bước vào văn phòng, A Tuệ đã cười: “Mới từ Nam Liên Minh về hả?”. A Hồng cười khổ, xoa xoa khuôn mặt trắng mịn, khập khiễng bước đến bàn ngồi, chẳng nói chẳng rằng. “Cuối cùng là thế nào, nói cho bà chị biết đi?”, A Tuệ xích lại, nhìn chòng chọc. A Tuệ ít hơn A Hồng hai tuổi nhưng rất thích xưng chị. A Hồng đã mắng nhiều lần nhưng không có kết quả đành mặc kệ. “Thôi đừng thẹn thò nữa, có đúng tối quatrèo tường không?”.
A Hồng đỏ mặt. Hai cô là một đôi nổi tiếng ở cơ quan, từ lâu đã được xếp vào hàng lớn tuổi nhưng ngay nửa hình bóng của người khác cũng chưa được nhìn. A Hồng trời sinh lại hay e thẹn,và A Tuệ lại cứ lấy việc đó để trêu cợt. “Không đáng kể ra”. A Hồng ủ ê đáp.
“Dám nói thế với chị hả? Bà chị này hò hẹn với ai đều kể cho nghe, còn em, một tí xíu cũng không hở miệng. Thật tệ bạc quá thể”. A Tuệ hậm hực giơ tờ báo lên đọc.
A Hồng rõ ràng cũng đang day dứt. A Tuệ trước kia thường xuyên nói với cô. “Dượng vừa giới thiệu với chị một người...” rồi mấy hôm sau lại “bà chị họ mới giới thiệu cho một người khác...”. Kể xong, bao giờ cũng hỏi A Hồng: “Thấy thế nào?”. Còn A Hồng làm nào cũng chỉ đáp. “Đi gặp xem racũng tốt”.
Thứ bảy tuần trước A Tuệ bảo: “Ông cậu lại giới thiệu cho chị một người, tối đến Lăng Hồ xem mặt, em thấy sao?”.
A Hồng càng nghĩ càng thấy mình không phải với bạn bè, nhìn trộm A Tuệ, đúng lúc cô ta cũng đang chăm chăm nhìn tới. Rồi A Tuệ quăng tờ báo xuống, đến trước A Hồng: “Có thật không chịu nói với chị không?”.
A Hồng đỏ mặt, nuốt nước miếng: “Bị ngã”.
“Ngã như thế nào?”.
A Hồng định lơ đi, song thấy A Tuệ như sắp cáu, cô vội vã: “Tối thứ bảy, bị ngã ở Lăng Hồ”.
Mắt A Tuệ tròn xoe. A Hồng hạ giọng: “Tối hôm đó tớ thấy một cô gái rất giống với một người tớ quen đang hẹn hò với một người đàn ông, bèn đến gần xem làai, không ngờ bị ngã. Sự việc chỉ có thế thôi”.
A Tuệ không tin: “Giản đơn thế sao? Người ta hẹn nhau việc gì đến em? Cô talàai thế?”.
“Sau đó, tớ biết mình nhầm. Cô ấy không phải làcô ta”.
“Không phải ai?”.
“Cậu không cần hỏi nữa”.
“Nói hết ra đi. Có thể bàchị sẽ giúp được em không biết chừng”. A Hồng lại trầm ngâm. A Tuệ lại trợn tròn mắt. Rồi như không chịu nổi, A Hồng đứng phắt dậy, thét lên: “Được, tôi nói đây. Thực ra, tôi cho rằng cô gái đó làcô đấy!”.
“Cậu...Cậu...” A Tuệ lặng đi. Rất lâu, cô nói trong hàng nước mắt lã chã: “Chị cho rằng em mãi mãi không thể nói ra. Kỳ thực... Tối hôm đó chị chẳng có hẹn hò gì”.
Lời bàn: Có biết bao nhiêu chuyện tình yêu, và chẳng chuyện nào giống chuyện nào, song mỗi chuyện đều làm rung động con tim ta. Có câu nói cửa miệng rất hay: Trong vòng mười bước tất có cỏ thơm. Chuyện tình yêu không nhất định phải là chuyện làm kinh thiên động địa, người mất kẻ còn mới gây xúc động...
4
Bát Canh Thịt Cừu
Kim Quang
Khi trong huyện chuẩn bị xây dựng điển hình về xóa đói giảm nghèo tiến lên giàu có thì thôn Trường Lĩnh xây dựng một bãi chăn thả gia súc lớn. Trưởng thôn Lưu nói: “Bãi chăn thả lớn này hoàn toàn áp dụng biện pháp nuôi thả kiểu Bănglađét, mua 2000 con cừu chất lượng tốt từ Tân Cương, nội Mông Cổ và Tây Tạng...”. Tuy phải vay ở Ngân hàng Nông nghiệp 10 triệu tệ nhưng nhìn đàn cừu như nước triều dâng, lòng dạ ai nấy đều tin tưởng số tiền ấy không quá hai năm sẽ mang lãi về.
Bí thư huyện Trương đích thân đến bãi chăn thả xem xét, vỗ vai trưởng thôn Lưu, vui vẻ nói:
“Hay lắm, biện pháp phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương. Đây mới là hạng mục xóa nghèo chân chính”.
Về huyện, bí thư Trương lập tức điện thoại triệu tập cuộc họp nói lên cảm tưởng của mình khi đến bãi chăn thả tự nhiên của thôn Trường Lĩnh rồi yêu cầu, bắt đầu từ huyện, lần lượt các cơ quan huyện đến tham quan. Đồng chí thường trực huyện không dám chậm trễ, suốt đêm sắp xếp đoàn đi. Mồng 8 tháng 6 bắt đầu là các thành viên của thường vụ huyện, mồng 9 là lãnh đạo hành chính huyện, mồng 10 là ban giúp đỡ người nghèo, 11 là văn phòng huyện, 12 đến ban tổ chức huyện... xếp đến tận 19 tháng 3 năm sau, có đủ cả các đơn vị trực thuộc huyện, các thôn hương trấn, yêu cầu các đơn vị đi tham quan phải hiểu rõ về kinh tế của thôn Trường Lĩnh, phải học tập tư tưởng dám nghĩ dám làm của họ, kết hợp với thực tiễn, đề ra biện pháp xóa nghèo cho mình, phấn đấu trong vòng hai năm lột được cái “mũ” huyện nghèo khó củacả nước.
Nhận được thông tri của thường vụ huyện, trưởng thôn Lưu nói ở cuộc họp lãnh đạo thôn: “Lần này huyện rất coi trọng bãi chăn thả của thôn Trường Lĩnh,
lấy thôn nhà làm điển hình xóa nghèo làm giàu, chúng ta nhất định không phụ lòng tin của trên. Một là phải xây dựng bãi chăn thả thật tốt. Hai là công tác tiếp đón phải để lại ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan”.
Ai nấy vỗ tay, rồi một đồng chí trong ban thôn bỗng nêu ra một vấn đề: “Một ngày tiếp đãi hơn 20 người thì sắp xếp ăn ở ra sao đây? Khó lắm trưởng thôn ơi. Bãi chăn thả ở tận trên núi hoang cách thôn hơn 200 dặm, người tham quan ăn ở tại thôn thì không tiện, lên núi thì không có gì chiêu đãi, làm thế nào?”.
Trong đầu trưởng thôn Lưu vụt lóe ra ý tưởng, ông vội nói: “Có cách rồi, các bãi chăn thả này đều nuôi cừu, hãy đặt trên núi hai cái nồi to, bắt hai con cừu béo giết thịt làm thành hai nồi thịt cừu tươi, vừa kinh tế lại vừa thiết thực”. Mọi người nghe ai cũng vỗ tay khen.
Hôm thứ hai đầu tuần, xe con của huyện xếp hàng chữ nhất mở đầu, có tới hơn hai chục chiếc nối nhau đỗ dưới chân núi cách bãi chăn thả Trường Lĩnh năm, sáu dặm. Các lãnh đạo lên đến nơi thấy bãi chăn thả được xây dựng quy mô trên đỉnh núi hoang thì không ai là không hết lời tán thưởng. Mười hai giờ trưa, mỗi vị một bát to canh thịt cừu cùng với hai cái bánh nướng giòn thơm, càng khiến lãnh đạo khen ngợi mãi không thôi. Bí thư Trương bưng bát canh thịt cừu, húp một cái, nói: “Thơm quá, cái này còn ngon hơn mấy trăm mấy ngàn yến tiệc. Tinh thần tiết kiệm của các đồng chí thật đáng biểu dương”. Ông kêu gọi: “Từ nay về sau bất kể ai đến đây tham quan cũng chỉ được ăn canh thịt cừu, không được bày tiệc rượu”.
Đoàn thứ nhất đến, đoàn thứ hai đến, từng đoàn từng đoàn tham quan đều có ấn tượng vô cùng sâu sắc về bãi chăn thả Trường Lĩnh, nhất là về bát canh thịt cừu ấy.
Chớp mắt đã đến mùa xuân năm thứ hai, lãnh đạo ban giúp đỡ người nghèo thị ủy khi biết về bãi chăn thả Trường Lĩnh đã quyết định đến xem. Trưởng thôn cuống quít điện cho bí thư Trương bàn bạc giờ lâu, hỏi nên tiếp đãi thế nào. Bí thư không do dự chỉ thị qua điện thoại: “Vẫn dùng canh thịt cừu chiêu đãi”.
Lãnh đạo thị ủy đến nơi, sau khi nhìn khắp bãi chăn thả thì tỏ ra vừa ý nhưng không thấy đàn cừu đâu, bèn hỏi. Trưởng thôn Lưu cuống lên nói. “Đang liên hệ kinh phí mua. Bây giờ tiền vốn là vấn đề lớn, mong được thị ủy giúp đỡ”. Buổi trưa, khi mọi người bưng bát canh thịt cừu, một vị lãnh đạo cao tuổi nêu vấn đề: “Thịt cừu này là mua dưới chân núi hay là giết ở trên núi?”. Trưởng thôn Lưu đáp: “Đây là cừu ở bãi chăn thả của chúng tôi vừa mổ vừa nấu xong, rất tươi,
rất tươi”. Vị này đưa mắt nhìn bát thịt cừu và lớp mỡ dày nổi lên trong bát, chau mày: “Một ngày mổ mấy con?”. Trưởng thôn Lưu giơ hai ngón tay: “Hai con, hai con”.
Lãnh đạo đặt bát canh thịt cừu xuống, đi thẳng. Trưởng thôn Lưu chờ sự trả lời của ủy ban giúp đỡ người nghèo thị ủy, tận mắt chứng kiến đàn cừu chất lượng cao của bãi chăn thả đã thịt hết mà như người mất hồn, không thở được nữa, đến tìm bí thư Trương. Bí thư đang cúi đầu đọc “Xem xét nội bộ”.
Một hàng đề mục nổi bật: Khách tham quan một năm ăn hết một bãi chăn thả. Bí thư Trương ủ ê. “Thị ủy vừa gọi điện đến... bãi chăn thả tạm thời đóng cửa”.
Lời bàn: Các quan chức tham ô ăn hối lộ đều thường treo cao thanh kiếm Đạt ma trừ tà và rao giảng về tiết kiệm, để thả sức ăn uống bằng tiền công. Song chẳng qua chỉ bị vài lời khiển trách đạo đức, chẳng có gì cấp bách cả. Chính vì vậy màthói ăn uống vào tiền công càng diễn ra khủng khiếp.
Trên thực tế, sự nguy hại xã hội của việc này cũng không thua kém với tội tham ô ăn hối lộ. Bãi chăn thả vay tiền mang về đàn cừu lớn đồng thời cũng kéo theo một bọn ăn uống bừa bãi bất chấp tất cả. Tác giả trong truyện không bình luận thêm câu nào nhưng những dòng chữ lạnh lùng so với việc lớn tiếng phẫn nộ còn có sức mạnh hơn nhiều.
5
Bạn Trai Chạy Trốn
Lộ Dã
Hàm Tử Phong nhập học khoa Trung văn không lâu đã bị các nữ sinh bao vây. Chẳng phải ganh tị mà hạ thấp anh ta song Hàn Tử Phong xem ra cũng chỉ là một gã hơi cao, có mặt mũi đàng hoàng, cử chỉ nhẹ nhõm của người phương Nam chứ chẳng có gì nổi trội đặc biệt. Theo như tục ngữ thì là Cây ngọc trước gió còn nói trắng ra là Cốt cách thành kỳ. Nghe đâu loại nam tính này phải gọi là Sinh bất phùng thời nên bị những người nam tính mạnh mẽ xếp ra bên cạnh. Nhưng thật kỳ lạ, các cô gái vẫn thi nhau đến với anh ta, như thử vận may. Đa phần tiêm nhiễm văn hóa truyền thống, gu thẩm mĩ nữ sinh khoa Trung văn còn không ít cốt cách sĩ đại phu phong kiến nên vẫn thích con trai giống như Đường thi, Tống từ. Nhưng kiểu tìm đến tình yêu của họ không truyền thống mà vô cùng chủ động khiến mọi người không thể không cảm thấy đích thực là đã đến thế kỷ mới. Lâm Mộc Mộc là cô gái thứ n lao vào Hán Tử Phong. Cô ta xinh xắn, đáng yêu, nom cái gì cũng nhỏ hơn người một chút nhưng niềm tin và sự quyết tâm của cô tathì ngượi lại, mạnh mẽ gấp bội so với nhiều cô cao lớn...
Lâm Mộc Mộc theo đuổi Hàn Tử Phong thật y hệt cách anh hùng Đổng Tồn Thụy phá lô cốt, Hoàng Kế Quang bịt họng súng, nói thẳng: “Tôi yêu anh, vậy anh cũng phải yêu tôi”. Hàn Tử Phong nghĩ bụng, ai quy định tôi không yêu cô không được? Thế là Hàn ta cứ thấy Lâm là chạy trốn, còn Lâm thì vây đuổi chặn đường. Trống tan học còn chưa dứt tiếng, Hàn đã xách cặp lao ra, trước cả thầy giáo. Tiếp theo đích thị Mộc Mộc. Người chạy thục mạng đằng trước, kẻ đuổi gấp gáp đằng sau.
Một chạy trốn một đuổi bắt tình yêu, chân họ nhanh như gió cuốn mây vần, như chạy thi ăn giải vậy. Họ chạy từ lớp Trung văn đến con đường đầy bóng cây của công viên trường, chạy tiếp đến thao trường, chạy vào cả siêu thị học sinh...
Khi Hàn Tử Phong chạy tọt vào toilet nam thì Lâm Mộc Mộc mới chịu dừng bước. Bị truy đuổi gấp, Hàn ta đành cứ cắm cổ chạy, tới đâu thì tới, miễn là thoát được cô nàng họ Lâm.
Mộc Mộc lì lợm đợi Hàn Tử Phong trả lời, không thì không cho ra. Hai người cứ đối mặt nhau như thế, lâu sau Mộc Mộc bỗng khóc nức nở, đến mức nước mắt đầm đìa, vừa buồn thảm vừa bi tráng. Khóc đến lần thứ ba thì Hàn Tử Phong cũng có phần cảm động, đồng ý kết bạn một thời gian.
Khi quan hệ hai bên đã đi đến chỗ ổn định, Mộc Mộc bắt đầu thanh toán chuyện tình của các nữ sinh khác như Hoài Dĩnh, Lý Tiểu Nhược... nói chung là những cô có dính dáng với Hàn Tử Phong. Mộc Mộc đòi Tử Phong nói ra lời tuyên bố với những nữ sinh ấy làchấm dứt, làcắt đứt tất cả.
Tiếp sau đó là đưa vào tài liệu, giống như phái hữu, để phê phán anh, cuối cùng còn bắt thề trên đời này chỉ yêu một mình cô ta, yêu đến chết, yêu đến khi xuống mồ. Hàn Tử Phong ngày nào cũng phải thề ba lần sớm, trưa, chiều, vĩnh viễn một giọng một lời như thế, chẳng khác tín đồ Thiên Chúa giáo trước bữa ăn lại Tạ ơn chúa vậy.
Cho đến một hôm, Hàn Tử Phong bỗng thấy mình chẳng khác nào cầu sắp sập bởi quá tải nghiêm trọng, bèn nói về việc chia tay. Lâm Mộc về phòng ký túc khóc tướng lên, bảo với các bạn cùng phòng là không muốn sống nữa, nói xong trèo lên mái nhà, song lại đợi các bạn đuổi theo gần tới mới làm bộ nhảy xuống mặt đất cách bảy tầng nhà. Theo người bạn đã cứu cô ta kể lại, kỳ thực, khi ôm được Mộc Mộc kéo lên, cô ta không những không có ý chống cự mà còn hết sức phối hợp với người cứu. Sau đó, cô ta ngồi khóc, cảm động vì mình đã chết vì tình.
Sau khi tốt nghiệp, Hàn Tử Phong được phân về quê cách mấy ngàn dặm, rời trường vào một buổi chiều tĩnh lặng, không ai ra tiễn. Lâm Mộc Mộc đột nhiên nảy ý gọi điện đến phòng Hàn. Nhận điện thoại là ai đó, bảo rằng Hàn vừa đi khỏi 10 phút, bằng xe buýt, nếu bắt taxi nhất định đuổi kịp. Lâm Mộc Mộc cười, vào treo máy.
Một năm sau, Hàn Tử Phong nhận được cú điện thoại mà qua ống nghe chỉ thấy hơi thở của người gọi mà không có tiếng nói. Lập tức, Hàn đoán là Lâm Mộc Mộc. Và Hàn cũng không nói gì, chờ mấy giây sau nhẹ nhàng đặt điện thoại xuống.
Lời bàn: Mới đọc, cứ ngỡ đây là một chuyện tình cảm động. Cô gái Lâm
Mộc Mộc vì quá yêu Hàn Tử Phong mà sinh ra một cuộc truy đuổi mãnh liệt, vì tình chỉ tiến không lui, cố chấp, thậm chí không tiếc thân mình. Cô bé đatình biết bao!
Nhưng khi đọc tiếp, không ngờ lại nảy sinh câu hỏi Lâm có thật yêu Hàn không? Từ việc nhảy lầu đến biểu hiện khi tốt nghiệp của cô ta, bạn cũng có thể tìm được đáp án. Về phía cô Lâm mà nói: Đây là yêu kiểu kinh doanh hệ yêu đương đặc biệt kỳ dị của mình trước con mắt mọi người để “đánh bóng” mình. Chuyện yêu đương của Lâm - Hàn giống như trò chơi mèo đuổi chuột. Không biết trò này bao giờ mới kết thúc.
6
Canh Dưa
Triệu Tân
Thuở tôi còn nhỏ, gia đình sống bằng nghề trồng dưa, vì vậy tôi cũng phải đi canh. Ruộng dưa nhà tôi gần đường lớn, nếu không trông coi cẩn thận, người đi đường vừa mệt vừa khát sẽ tiện tay hái luôn.
Ruộng dưa nửa mẫu này có thể nói là sinh mệnh của ba miệng ăn nhà tôi. Đêm thì cha và anh tôi canh, ban ngày do tôi quản. Cha luôn quắc mắt với tôi: “Nghe rõ này, mất một quả dưathì cẩn thận cái đầu của mày đấy!”.
Trong ruộng là vô số dưa hấu vỏ xanh xanh đen đen mà đầu tôi thì chỉ có một. Vì vậy, vừa đến ruộng dưatôi đãliên tưởng: Bất kể quả dưato, dưa nhỏ, dưa chín, dưa xanh trong cái ruộng này đều là cái đầu của tôi, phải yêu quý và bảo vệ chúng như yêu quý và bảo vệ cái đầu của mình. Tôi rất sợ anh tôi, tính anh rất nóng và hay lấy chân đạp tôi, lấy tay cốc vào đầu tôi, không đánh cho đã thì không chịu ngưng lại...
Hôm đó, một trưa tháng Sáu âm lịch, trời rất nóng. Tôi đến ruộng dưa, vứt cái hộp nhỏ đựng nước giếng vào lều canh rồi ngối xuống nhổ những túm cỏ sam màu hồng tía, những mầm rễ đậu xanh xanh... Nhổ mãi, một cái gai của cây tật lê bỗng đâm vào bàn chân vì đế giày của tôi đã thủng do mòn vẹt lâu rồi. Tôi bèn vứt đôi giày rách này dưới gốc liễu đầu bờ ruộng.
Trên đường lớn chợt vang lên tiếng chuông lạc đà trong trẻo. Tôi ngẩng nhìn. Một ông lão khoảng trên năm chục tuổi đang dắt con lừa nhỏ mồ hôi nhễ nhại đi qua, trên lưng lừa là một phụ nữ ăn mặc sạch sẽ nhưng sắc mặt bủng beo nhợt như sáp, môi tím tái, cái chuông trên cổ con lừa sáng lấp lánh, rung lên từng hồi.
Họ dừng ở dưới gốc liễu đầu bờ ruộng. Ông già sợ giẫm vào ngọn dưa bò trên mặt đất, cẩn thận lách tới, khom lưng và cười với tôi: “Người anh em bé nhỏ,
chúng tôi muốn ăn dưa được không?”.
Tôi lắc: “Không được, dưa này bán đấy!”.
Ông già nói: “Chúng tôi đi thăm con gái, không mang theo tiền, ghi sổ nợ được không?”.
“Ông ơi, chúng tôi không bán chịu đâu”.
Ông lão nói: “Người anh em bé nhỏ, xin cứu mệnh, trời nóng quá, vợ tôi bị trúng nắng trên đường, họng vừa khô vừa khát, đầu vừa đau vừacăng ra...”. Tôi vào lều lấy chai nước đưa cho ông. “Ông ơi, cho bà ấy uống đi! Đây là nước giếng vừa mát vừa ngọt, vừatinh khiết vừa giải nhiệt...”.
Ông ta xua tay. “Vợ tôi không uống được nước lạnh, uống vào thì ho hen mất!”.
Đang nói thì người phụ nữ kia bỗng rên lên một tiếng rồi ngã lăn xuống đất. May mà con lừa không cao, đường lại toàn đất mềm nên không sao, chỉ làm cho mọi người sợ hãi. Ông lão hét lên, chạy tới. Tôi vội vàng hái một quả dưa ôm đến trước mặt họ. Ăn dưa xong, nằm nghỉ dưới gốc liễu một chút, người phụ nữ dần dần tỉnh táo, sắc mặt đã bừng lên,ánh mắt đãtươi trở lại, sau đó nhìn tôi cười.
Ông lão hỏi: “Cháu bé, cháu mấy tuổi?”.
Tôi trảlời: “Tám tuổi”.
Ông lão lại hỏi: “Gia đình có mấy người?”.
“Ba người, cha,anh vàcháu”.
Người phụ nữ chau mày cầm đôi giày nát mà tôi vứt ở đó xem đi xem lại rồi nói. “Đứatrẻ không có mẹ, đôi giày rách thế này cơ mà!”.
Trời đã gần trưa, tôi sợ anh tôi đến kiểm tra việc canh dưa nên giục: “Chú ơi, thím đã khỏi rồi, mọi người hay đi nhanh cho cháu, nếu không...”. Ông lão hình như biết điều tôi sắp nói, xoa cái đầu quả dưa của tôi, sau đó dìu người phụ nữ lên lưng lừa, hô “Jia” leng keng leng keng ra đi. Họ vừa đi khỏi thì anh tôi đến. Sau một hồi đi đi lại lại trong ruộng dưa, anh tôi hét lên: “Quả dưachỗ này đâu?”.
Tôi nói: “Anh, chỗ này vốn không có dưa”.
Anh tôi giơ bàn tay to tướng lên bốp vào đầu tôi một cú đau điếng. “Láo! Mọi quả dưa lớn nhỏ xanh hay chín trong ruộng này tao nhớ như in, mày hãy nhanh lấy ra đây”.
“Anh, quả dưa này không lấy ra được nữa, em cho người đi đường ăn rồi, người ta bị ốm...”.
Anh tôi lại đá cho tôi một cái: “Cho người đi đường ăn à? Người đi đường nhiều thế, mày đều cho à? Ai ốm? Quả dưa này mày ăn vụng chứ gì? Thật nhục nhã...”. Nói đoạn,anh đá vào mông tôi lialịa.
Trưa hôm đó anh không cho tôi ăn, cha tôi đưa bát cơm vào tay tôi, anh giằng lấy. Cha tôi mắng anh: “Thằng cả, mày hơn nó mười bốn tuổi, cũng bằng nó sao?”.
Anh tôi bảo: “Nó ăn dưa no rồi còn ăn cơm làm gì? Đói một bữa mới hay, không thì nó sẽ chẳng nhớ đâu!”.
Tôi bảo: “Bố ơi, con không đói, con đã uống nước ở ngoài ruộng rồi, bụng con đang no...”.
Sau đó khoảng nửa tháng, một hôm gió nhẹ mưa lất phất, tôi đang đứng canh dưa thì trên đường cái lại vang lên tiếng chuông đồng. Tôi ngẩng đầu nhìn. Ông lão và người phụ nữ đi thăm người con gái trở về, đang đứng ở ruộng dưa, người phụ nữ xuống lừa, vẫy tay gọi tôi.
Tôi vẫn còn nhớ cái mông đau như dần của mình. Chẳng phải họ lại muốn ăn dưa đó sao? Thấy tôi hơi ngần ngừ, ông lão và bà vợ tươi cười đi tới, bà ấy cầm đôi giày mới dúi vào lòng tôi:
“Con trai, cháu đi thử xem có vừa không?”.
Ông lão đặt một đồng tiền vào tay tôi: “Cháu bé, trả cho cháu, đây là tiền ăn dưalần trước”.
Tôi không hề khóc khi bị anh đánh, song lần này tôi lại ôm lấy người phụ nữ ấy khóc rống lên, nói: “Mẹ, con không cần, cái gì con cũng không cần”. Mắt ông già rưng rưng: “Con trai, đây là tình nghĩa, sao lại nói không cần? Cô ấy làthím cháu, không phải là mẹ cháu, đã được cháu cứu sống. Nay cô ấy tặng cháu đôi giày thì đáng gì đâu? Đi vào cho cô ấy vui nào!”. Trong sự xúc động, tôi không biết họ đã rời khỏi ruộng dưa như thế nào, cũng không thấy tiếng chuông đồng reo leng keng. Trời đầy mây, mưa bắt đầu nặng hạt.
Buổi tối, tôi đưa đôi giày mới vừa khít chân và đồng tiền cho cha, bảo: “Cha ơi, con hôm nay ngượng quá. Mẹ đãchết năm năm con còn gọi người talà mẹ...”. Cha thở dài: “Con, không ngượng đâu, hãy kể đầu đuôi chuyện này cho anh con nghe đi!”.
Lời bàn: Thuở nhỏ tôi rất nghịch, thích trộm dưa, chỉ hơi sợ người canh dưa một chút. Nhìn chung, người canh dưa ở đâu thì cũng lim dim hoặc nằm
trong lều ngủ say tít... Người Trung Quốc rất hay đề cao chữ NGHĨA. Trông dưa là để giảm bớt việc mất dưa. Nhưng thấy người bị nạn lại cho không người đó quả dưa mà không ngại, thà mình bị đánh, bị đói. Ôi! Cậu bé canh dưa, nghe xong chuyện của cậu, lòng tôi cũng sảng khoái, mát lạnh như được ăn quả dưa hấu ngon vậy.
7
Chân Người Tiến Hóa Thành Bánh Xe
Sa Mẫn Nông
Trong phòng sách của tôi có hai nhà nho uyên bác hay chuyện trò. Hai vị này giờ đều hâm mộ Đacuyn, người đạt nền móng cho thuyết tiến hóa. Giáo sư Hạ nói năng hòa nhã. Ông là một nhà tư tưởng sinh vật nhìn thấu tương lai, lại là nhà thực tiễn tích cực của học thuyết tiến hóa Đacuyn, đã từng cắt đuôi chuột bạch trong phòng thí nghiệm rồi cho chúng giao phối với nhau sinh con, rồi lại vẫn cắt đuôi thế hệ sau để chúng tiếp tục giao phối, sinh sản. Cứ như thế mấy chục thế hệ. Dù những con chuột bạch các thế hệ sau con nào con nấy vẫn có đuôi, song giáo sư Hạ vẫn kiên trì kiểu thực nghiệm này.
Nghiên cứu viên họ Tôn không nói nhiều về thực nghiệm của mình, nhưng lại thành công. Ông đã động viên bốn cô con gái ruột chọn người đàn ông tóc quăn tự nhiên làm chồng. Kết quả trong 16 cháu ngoại của ông, có 12 đứa tóc làn sóng. Sau đó ông ta lại động viên 12 đứa cháu ngoại kết hôn với người tóc quăn. Đến nay, chắt ngoại của ông tatóc đứa nào đứaấy còn đẹp hơn tóc uốn.
Tôi không thực nghiệm kiểu như vậy. Tôi là tác giả tự xưng là “Tiểu thuyết hài hước mini” hoặc “Tiểu thuyết hoang đường mini”, thậm chí “Tiểu thuyết vấn đề thế giới mini”, nhưng những suy nghĩ lạ thường của tôi thường làm cho hai vị này mở mang nhĩ giới.
“Qua mười triệu năm, các bộ phận của đùi và chân con người đều sẽ tiến hóa thành bánh xe!”, tôi vẽ một hình tròn tưởng tượng trong không trung. “Nhân loại sẽ dùng hai chân đã biến thành bánh xe của mình thay thế cho xe! Chi dưới củacon người có thể tiến hóathành cỗ xe chuyển động.
Như vậy, xin hai vị tiên sinh chú ý, con người sẽ biến thành công cụ giao thông. Đây thật là một tiến hóatuyện vời biết bao, vĩ đại biết bao!”. Xem ra giáo sư Hạ rất khoái kiến giải của tôi. “Đến lúc đó”, ông ta hào hứng,
“con người sẽ không đi qua đi lại nữa mà sẽ chạy, sẽ không chạy ngược chạy xuôi nữa màchạy vùn vụt, không tản bộ nữa màcưỡi gió hóng mát”. Ông nghiên cứu viên không nhanh, không chậm cũng phát biểu: “Đến lúc đó, khi con cái bệnh tật thì chúng sẽ nói với mẹ: “Mẹ ơi, con hỏng máy rồi”. “Đến khi đó”, giáo sư Hạ cười lớn, “có thể nhận nhầm vợ mà không thể nhận nhầm xe”.
Hai nhà khoa học như đứa trẻ ương bướng nghịch ngợm, đắm mình trong trò chơi chữ nghĩa, không còn nghĩ ngợi gì về ý nghĩato lớn củathuyết Chân người tiến hóa thành bánh xe nữa. Thế là tôi nói: “Đến khi ấy, người sinh ra không có chân, ai nấy đều trở thành Thần hành Thái bảo ngày đi ngàn dặm. Thử nghĩ xem: bản thân con người trở thành công cụ giao thông, xe máy và ô tô sẽ trở thành đồ cổ. Trên trái đất không còn ô tô và xe máy, cũng không còn khí thải phảra vàtiếng động, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi đáng kể”. Lúc ấy, có người gõ cửa. Tôi ra mở. Đó là một vị chi dưới bị liệt- cô gái ngồi trên xe lăn.
“Ba ông lớn”, cô ta tiến vào, “đúng như lời các ông, tôi ra ngoài hóng gió, và ở ngoài cửa sổ tôi đã nghe được các ông chuyện trò. Ông lớn”, với giọng điệu khẩn cầu, cô ta nói tiếp, “chân tôi đã tiến hóa... không, đã thoái hóa thành bánh xe. Mau mau nghĩ cách đi, hay giúp tôi có thể đứng dậy, đi lại như trước kia...”.
Ba chúng tôi cùng nghiêm túc đứng dậy, y như đứng trước một kiệt tác, có cảm giác trang nghiêm lạ thường, tựa hồ đang mang nhiệm vụ gì to lớn trên vai mình. Nhân loại chúng ta, bất kể vào thời đại nào, năm nào, trước khi thực hiện lý tưởng Chân người tiến hóa thành bánh xe, sẽ còn phải cố gắng loại bỏ hiện trạng Chân người thoái hóathành bánh xe.
Lời bàn: Khoa học kỹ thuật là một sức sản xuất lớn, nhưng như mọi sự việc trên đời, đôi khi cũng mang tính hai mặt, nhất là khi đường hướng của người nghiên cứu khoa học không đúng, phương pháp không thỏa đáng thì sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.
Đối mặt với sự hoang đường, “tôi” nhân nước khấy bùn, đẩy sự hoang tưởng lên 10 triệu năm nữa, các bộ phận của chân, đùi con người tiến hóa thành bánh xe... kéo theo một chuỗi những liên tưởng tự do hứng thú nảy sinh bất ngờ, đấy khoa học tới sự hài hước.
Đôi chân con người tiến hóa thành bánh xe, cuối cùng là bi kịch hay hỉ kịch? Cô gái ngồi trên xe lăn làcâu trảlời rất hình tượng.
Thực ra, suy nghĩ của các nhân vật trong truyện cũng chính là trăn trở của nhân loại: Không chỉ nỗ lực khiến Chân người tiến hóa thành bánh xe mà còn phải loại bỏ hiện trạng: Chân người thoái hóathành bánh xe.
Đây mới là sự hài hước có ý nghĩa chân chính, đặt nền tảng vững chắc cho nguyện vọng lạc quan vàtrí tuệ của nhân loại, theo đuổi tương lai tốt đẹp.
8
Sỹ Diện
Vương Hải Xuân - Vương Hải Quần
Lão Thiên Đấu suốt đời giang hồ hiểu nhiều biết lắm, cuối đời nhàn hạ thường kể ba cái chuyện truyền kỳ hô mưa gọi gió của mình cho mọi người nghe. Mỗi khi nói mình kiếm được nhiều tiền đến thế nào lão đều đắc ý cười nở mày nở mặt. Nhưng người trong thôn nghe xong thường là khi vô ý, lúc cố tình để lộ ra sự khinh thường đối với cuộc đời lang thang ấy nên họ thường chế nhạo sau lưng, gọi lão là Trùm bốc phét. Nghe vậy, lão chỉ nhếch mép: “Bốc phét? Nói ta thế thì họ là kẻ chưatừng trải rồi”.
Lão Thiên Đấu vẫn liên tục nổ chuyện như pháo, sau đó mới đưa mắt nhìn xiên vào người nghe và nói: “Một xu, ông xem như cục vàng, tôi coi chả bằng bụi cát”. Có người hỏi: “Tiền ông tích đâu?”. Lão đáp: “Nếu ông chứng kiến cảnh tôi tiêu tiền thì sẽ biết”.
Rồi lão kể: “Năm ấy, ngày tôi trêu khỉ ở bãi biển, tối nghỉ ở Dương Phố. Một tối tôi gọi xe tay.
Lúc ấy, một người giàu có bước đến, nói cũng cần đi Dương Phố. Người kéo xe bảo cả hai cùng lên xe, mỗi người một đồng. Nhưng cái đồ cho má kia dám nhăn mũi chê ta hôi, bảo kéo xe bắt ta xuống, y sẽ trả cả hai đồng. Ta cáu: “Ông xuống đi, tôi cũng sẽ trả hai đồng”. Y nhìn ta, bĩu môi, ý chê rách rưới lấy đâu hai đồng mà trả. Ta thách đọ nhau xem ai giàu hơn rồi bảo ta là cháu đời hai mươi ba của
Thẩm Vạn Sơn, trong nhà, trong gối, đâu cũng có vàng thoi. Lúc ấy, có năm cái xe chạy qua, con chó thối tha kia bèn xuống xe. Ta mới bảo hai xe ở trước ta, hai ở sau, một ở bên cạnh cùng với ta đến Dương Phố, mỗi xe 20 đồng. Ha ha... sau xe tay kìn kìn đi, chẳng khác gì Hoàng đế đi tuần du...”.
Kể xong, lão nói như tổng kết: “Người kiếm không ra tiền là vận không tốt.
Kiếm được tiền mà không biết tiều là đồ bị thịt. Người ta sống phải có sĩ diện, nếu không thì cần tiền làm gì?”. “Có năm”, lão lại kể, “ta từ Quảng Châu về, đến thành Liên Thủy bên bờ Hoàng Hà thì thấy một thiếu gia làm nhục cô bé người ở, bảo cho y bóp vú thì sẽ được một đồng. Ta đến trước gã xấu xa đó hỏi có phải hễ có tiền thì thích khinh người không, để ta tát cho một cái thì sẽ có một đồng. Y chửi ta, hỏi ta có bao nhiêu tiền. Ta thò tay vào túi lấy ra một nắm tiền vứt xuống sông, nói: Tao không thèm đọ với mày, nếu đọ về tiền, tao sẽ đè mày chết. Thằng xấu xa đó không phục, nó cũng rút ra một vốc ném đi. Ta ném liền ba vốc. Y ngớ người ra giống con vịt chết cứng mỏ, rồi bảo ta cứ đợi đấy, y về nhà lấy tiền. Ta đợi đến đêm chẳng thấy bóng thằng chó chếtấy đâu”.
Mọi người trong thôn nghe chuyện này càng kết luận rõ ràng lão Thiên Đấu nói phét. Nhưng sau đó, cuộc đời lão Thiên Đấu xảy ra một chuyện khiến mọi người trở nên tin toàn bộ những chuyện lão đã kể trước kia. Hôm ấy, lão Thiên Đấu 77 tuổi trên đường từ nhà cháu gái đằng ngoại về nhặt được con ba ba nặng hơn cân, và đặc biệt là có hai đầu. Khi mang nó lên thị trấn, lão gặp Quản Ngũ, chủ nhà hàng Hoa Mãn lâu. Quản Ngũ bảo lão cho xem con ba ba, hai cái đầu thay nhau thò ra thụt vào, làm cho ai nấy vòng trong vòng ngoài đều thích thú, gây tắc nghẽn cả quãng đường từ khu mới xây dựng đến bến xe, cảnh tượng vô cùng náo nhiệt. Quản Ngũ hỏi lão
Thiên Đấu: “Bán con ba ba này cho ta đi, 300 đồng được không?”. Lúc ấy, ở trong chiếc xe đỗ gần đó đi ra một tay vừa béo, vừa lùn. Vì rất thích thú khi nhìn thấy con ba ba này, hắn bảo với cô gái đứng bên cạnh mấy câu chiliquala. Cô này dịch cho lão Thiên Đấu nghe:
“Ông già ơi, người bạn Nhật Bản này muốn mua con ba ba của ông, giá sẽ cao hơn người khác nhiều”. Lão nhìn tay béo lùn kia, hỏi cô phiên dịch: “Ông tatrả bao nhiêu?”.
Cô ta lại chiliquala gì đó với tay Nhật kia, ông ta nói trả 1000 đồng. Mắt lão Thiên Đấu đưasang người hỏi trước, Quản Ngũ cáu: “Tatrả ngàn hai”. Tay Nhật: “Trả một vạn”. Mắt lão Quản Ngũ nhìn xuống, mặt đỏ bừng lên, chả biết nói gì nữa. Tay Nhật kia phì ra một tiếng, cười khểnh. Lão Thiên Đấu hỏi Quản Ngũ. “Ông nói đi! Chúng ta ngay đến con ba ba cũng không mua nổi sao?”. Quản Ngũ nói:
“Tôi muốn cũng mua không nổi, ông hãy bán cho ...”
Lão Thiên Đấu tức tối giậm chân, râu dựng đứng lên. Cô phiên dịch vào xe
lấy ra cái hộp kín. Tay béo lùn nắm lấy con ba ba hai đầu. Lão Thiên Đấu giằng lại con ba ba giơ lên cao, nói: “Ông vẫn chưa nói chuyện giá cả với tôi”. Cô phiên dịch nói lại lời của tay kia. “Ông đòi bao nhiêu?”. Lão Thiên Đấu cười, tay trái giơ lên, lật đi lật lại hai lần.
“Một triệu”. Cả tay béo lùn lẫn đám đông ai nấy đều ngây ra. Lúc sau, tay béo lùn nói một tràng, cô gái dịch lại: “Chúng tôi trả cao nhất là 10 vạn. Nếu không chịu bán thì ông mất cơ hội có một món tiền lớn đấy, tôi tin không ai có thể trả hơn đâu”. Lão Thiên Đấu cười: “Ông nói ngoài ông ra không ai được ăn con ba ba này sao? Thì 10 vạn, tôi dám ăn, con ba ba hai đầu này không bán đâu!”. Tay Nhật Bản đành lắc đầu rồi lên xe đi. Lão Thiên Đấu bảo Quản Ngũ: “Ông cũng là đàn ông chứ? Tôi đã định chỉ cần ông dám ép tay Nhật Bản kia thì tôi sẽ biếu không ông con ba ba này, một xu cũng không lấy. Người có tiền chỉ bịt chặt lấy túi tiền mà không biết sĩ diện là gì ư? Xem ra chỉ lão già này có phúc miệng, ngượng quá!”.
Lão Thiên Đấu thong thả đi về nhà, bật diêm, làm thịt ba ba, nhấm nháp với mấy lượng rượu, không ngờ mình đã gần đất xa trời đến thế này mà vẫn phải giữ vai sĩ diện?
Lời bàn của Khấu Tử: Người Trung Quốc rất coi trọng sĩ diện. Có câu nói: Người sống có khẩu khí, cây sống có lớp vỏ. Trọng sĩ diện như lão Thiên Đấu quả thực hiếm thấy. Nghìn vàng tán tận không quay lại, lão Thiên Đấu đã giành được vốn sĩ diện. Ông lão đáng yêu này suốt đời lang thang giang hồ đã phát huy sự nghĩa hiệp, hào sảng trong tính cách dân tộc đến tận cùng. Để dựng lên truyện này, tác giả đã dùng ba tình tiết để tiến triển từng lớp, từng lớp. Một là sĩ diện trong việc tranh xe với tay nhà giàu vừa sinh động vừa thú vị. Hai là đấu khẩu, đọ tiền với tay thiếu gia xấu xa để bảo vệ cô bé giúp việc. So với tình tiết thứ nhất thì cao hơn một bậc. Ba là khiến cho người trong thôn tận mắt thấy lão Thiên Đấu coi tiền chẳng là gì cả, có một phong độ đáng kính, hài hước trước mặt người Nhật Bản, chê cười tay chủ tiệm có tiền mà không hiểu được sĩ diện.
9
Hương Tình Yêu 7 Dặm
Tào Hiểu Cương
Với Cát Tiểu Bồi, bắt đầu ra sao tôi chẳng nhớ gì cả, chỉ nhớ hôm ấy tôi đi mua hoa cho bạn ở quầy thì anh ta đứng bên buông một câu: “Không bằng tặng một hộp sôcôla đâu!”.
Điều tôi chịu không nổi là cái kiểu chả có gì ga lăng của đàn ông. Tôi vặn lại: “Vì sao?”. Anh ta bảo. “Hoa rụng thì không còn gì cả, tình sâu nghĩa nặng gì gì cũng hết”. Tôi nói. “Sôcôla ăn hết thì cũng xong”. Cát Tiểu Bồi làm tôi dở khóc dở cười khi nói: “Tối thiểu thì cũng có thể thu được một miếng mỡ”. Chán không? Tôi, một cô gái lãng mạn nhường này mà lại phải trò chuyện yêu đương với cái gã nói năng chảchút tình tứ nào.
Hai năm rồi anh ta không tặng tôi lấy một cánh hoa. Trước đêm Valentine tôi liều mạng gợi ý: “Em không muốn làm biên tập đâu. Muốn mở hàng hoa”. Tiểu Bồi pha trò: “Đừng thần kinh, chăm chút hoa có gì là hay? Hoa Khang Nãi Hinh xấu như thế song đừng quên là sau khi người ta chết nó vẫn không rụng và cuối cùng chấp nhận trở thành hoa khô, y như cái xác cứng đờ. Tệ nhất là hoa Bách Hợp. Tại sao trong các quầy hoa khắp thành phố đều là loài nhập khẩu từ Đức? Chưa nói to một cách quái dị mà lại còn chẳng hương không vị nữa chứ?”. Tôi tiếp tục gợi ý đến cùng: “Đóa hồng này mà xấu sao? Nó có thể thổ lộ tâm tình đấy!”.
Tiểu Bồi ngáp một cái, nói: “Em không nói tới hoa hồng thì anh cũng quên. Anh từ lâu đã ghét nó, cho dù hoa hồng trắng hay vàng... Tất cả đều đậm màu, giống hệt một cô gái không có linh hồn”.
Kết quả ngày lễ tình yêu anh tặng tôi nắm Đông Thanh, tiết kiệm cho anh một món tiền nhỏ. Có thể vì quà tặng khác biệt này, cũng có thể vì hoa mà tôi dần dần xacách Tiểu Bồi.
Ngày ấy tôi đang bận vài việc riêng. Anh gọi điện tôi không nhận, nhắn tin tôi cũng chẳng đáp, cứ ngày đêm vùi đầu viết tiểu thuyết, mệt thì đi hát karaoke, khiêu vũ, uống rượu... hoàn toàn quên sự có mặt của anh. Bỗng có một tác gia tên gọi Tô Đa ập vào cuộc sống của tôi. Anh ta đang là một biên tập theo kỳ, ba nhăm tuổi, vóc người tầm thước, đôi mắt nhìn ai thì hơi nhiệt tình quá mức. Và ánh mắtấy đãthiêu cháy tôi.
Trong tình yêu yên ảcủa Tiểu Bồi, tôi rất cần những mãnh liệt, sục sôi, thậm chí bão táp... có lẽ là để cho sáng tác. Thế là, tôi miệt mài với cuốn tiểu thuyết viết dở, thời gian còn lại vui vẻ cùng Tô Đa. “Tế Tế, anh nhất định sẽ nâng đỡ em”. Anh bảo thế. Thực ra, tôi không mong điều đó. Đối với tôi, danh tiếng không hấp dẫn lắm. Hình như tôi khát vọng một cái gì đó sâu xa hơn.
Một hôm, tôi đến nhà Tô Đa bàn về việc viết lách của mình. Vì hưng phấn quá độ, uống rượu quá nhiều, đầu óc tôi lao đao, may mà vẫn còn dăm bảy phần tỉnh táo. Tô Đa đột nhiên ôm choàng lấy tôi, vừa đúng lục tôi ợ một cái thật mạnh, rồi nôn thốc vào bộ comlê 5000 tệ của anh. Tô Đa lập tức đẩy tôi ra, chạy đi gột rửa bộ quần áo quý hóa của mình. Tôi hụt hẫng, chán nản. Đây mới thực là vị trí của tôi trong lòng anh. Cái đồ không đáng giá 5000 tệ! Tôi không đợi anh trở ra, một mình mở cửa, lảo đảo đi tới bến xe. Về đến nhà, thấy ngoài cửa để một nắm Đông Thanh trong gói giấy. Tôi mở ra, tuy không có dòng chữ nào để lại nhưng tôi biết đó làcủa Cát Tiểu Bồi. Chỉ có anh tặng tôi Đông Thanh màthôi.
Những ngày sau, máy nhắn tin của tôi không ngừng lặp lại hai số điện thoại, một của Cát Tiểu Bồi, một của Tô Đa. Nhưng đó là những ngày tôi chỉ yêu cuốn tiểu thuyết viết dở của mình. Rồi tin nhắn của cả hai không trở lại. Tôi lên mạng giao lưu với một số tác giả không có quan hệ yêu đương.
Một phụ nữ tên là Tiểu B nói tiểu thuyết của cô đã viết xong. Khi đưa bản thảo đến biên tập, Tô Đa yêu cầu cô ta mang bộ Âu phục đến trao đổi. Cô ta không hiểu là gì. Tôi nhấn như bay xuống phím: Đồ ngốc, đương nhiên là biên tập nữ không cần Âu phục.
Sau đó, tôi đem câu chuyện hài tôi không đáng giá 5000 tệ kể cho cô ta nghe. Tiểu B trả lời: Ha! Ha, ha! Quá hay. Ngày mai tôi sẽ bảo anh ta mặc vét 5000 tệ, quần 5000 tệ đến gặp. Tôi muốn để bộ quần áo mới của hắn bung ra khắp nơi.
Từ đó về sau, tôi và Tô Đa không liên hệ với nhau nữa. Tôi vẫn tiếp tục viết truyện và gửi trực tiếp cho tổng biên tập. Viết xong tiểu thuyết tôi bắt đầu đi chơi khắp nơi ở châu Âu. Khi trở về, cửa nhà tôi chất đầy Đông Thanh. Hôm đó gần
tối, tôi đi dạo đã lâu mà vẫn chưa hết vườn hoa. Đang đi thì không biết từ đâu một hương thơm dìu dịu đưa đến. Mùi thơm dễ chịu ấy không phải trong bất kỳ quầy hoa nào cũng có được. Tìm đến tận ngọn nguồn của mùi thơm ấy, tôi đã phải đi qua 7 dặm đường thì thấy từng khóm, từng khóm Đông Thanh thâm thấp, mặt trên có hoa Hoàng Đậu trăng trắng. Nếu không có hương thơm của nó ập vào mũi thì người tacũng rất dễ dàng bỏ qua.
Tối đó, Cát Tiểu Bồi gửi tin nhắn cho tôi. Tê Tế, trong thời buổi này, tình yêu không có gì che chở. Nếu tôi nói Em sẽ là duy nhất của tôi, em có tin không? Trong thời gian dài như vậy tôi liên tục tặng em một loại hoa, đó là Hương 7 dặm. Tôi rất thích tình yêu như vậy. Còn em? Nhìn những dòng chữ, tôi không cầm nổi dòng nước mắt nóng hổi cứ lãchãtuôn rơi.
Lời bàn: Tế Tế là cô gái đang còn nụ chờ ngày nở hoa, tuổi xuân trẻ trung, lãng mạn. Đối với các cô gái mà nói, khi gặp tình yêu là lúc bài học về cuộc sống bắt đầu. Bởi vì, đó là khi một người khác giới ập vào cuộc đời cô ta. Cuộc đời hạnh phúc hay đau khổ được quyết định bởi sự lựa chọn người khác giới của cô. Bối cảnh hay nhân tố để lựachọn lại hết sức rắc rối, phức tạp, biến hóa khôn lường.
Cũng vì vậy mà bài học lớn trong cuộc đời về ái tình càng trở nên sâu xa khó hiểu. Cổ qua, kim đến. Bao nhiêu hỉ kịch, bi kịch của ái tình mở màn hạ màn. Tình yêu trở thành chua ngọt đắng cay. Có người bảo cuộc đời đầy rẫy những u mê. Con người trong thời đại nào cũng đều không ngừng có những bài học ái tình mới. Tế Tế vẫn phải tiếp tục lựachọn. Chúng tachúc phúc cho cô.
10
Người Thứ Ba
Tạ Chí Cường
Người phục vụ lui ra, tiện tay đóng cửa. Họ cùng buông rơi túi hành lý, không buồn nhìn ngó căn phòng, ôm chầm lấy nhau, rồi kéo nhau ngã xuống giường. Cái hôn cháy bỏng vừa bắt đầu thì chuông điện thoại trên bàn réo ầm ĩ. Cô nói: “Để em nghe”. Anh ở bên nghe rõ giọng đàn ông vọng ra, và thấy sắc mặt cô tái mét. Cô nghiêng người nhìn qua cửa sổ xuống con đường ồn ào náo nhiệt phía cuối khách sạn. Anh nhìn cô, hỏi: “Ai đấy?”. Cô đáp: “Gọi nhầm máy, không biết ai”. Anh bảo: “Chẳng sớm, chẳng muộn, nhè đúng lúc này mà gọi nhầm”. Nhưng tình cảm đang như nước triều dâng của cô đã lập tức hạ xuống. Đây là ngày thứ nhất trong tuần trăng mật của họ. Cô nói: “Em thấy hơi mệt, hôm nay đi nhiều thế này...”.
Hôm sau, cô lấy lại được sự vui vẻ và cả nét lãng mạn. Theo kế hoạch trăng mật, họ sẽ nghỉ tại khách sạn của một thành phố náo nhiệt và rực rỡ ánh nắng. Cô nói: “Nước đầy rồi, anh tắm trước đi”. Anh nói: “Cùng tắm nhé?”. Cô cởi quần áo.
Anh, với vẻ mặt rất lạ, đi vào toilet trước. Chuông điện thoại bỗng lại reo lên. Cô giật bắn mình, mắt trân trối nhìn vào cái vật phát ra tiếng kêu đó. Trong toilet vọng ra tiếng anh: “Điện thoại của ai đấy?”. Cô vội vồ lấy ống nghe, chỉ có tiếng hôn vọng tới. Anh thò đầu ra: “Lại là ai đấy? Thần kinh à?”. Cô tựa như đang bịt miệng bình đựng ma quỷ, gác điện thoại lên nhưng lại bịt lấy ống nghe, như sợ nó sẽ phát ra tiếng chuông, đáp: “Người phục vụ hỏi ngày mai có tiếp tục ở đây không?”. Anh nói: “Chẳng phải là đã đăng ký rồi sao, chỉ ở một đêm”. Cô nhìn quacửasổ xuống con đường rực rỡ ánh đèn, lẩm bẩm: “Em cũng nói vậy”.
Ngày tiếp theo, họ đến một thành phố khác. Anh luôn tay chỉ vào gác chuông ở cạnh đường, chỉ vào thành cổ và hứng thú nói tỉ mỉ về lịch sử của
chúng, rồi hỏi: “Hình như em có tâm sự gì?”. Cô cười: “Không, em chỉ hơi mệt thôi”. Anh bảo: “Chúng mình xếp lịch hơi chặt chẽ, tham quan danh lam thắng cảnh cũng cần sức khỏe, tinh thần. Hay làcứ từ từ, dù sao cũng còn thời gian”. Cô bảo: “Vẫn theo kế hoạch đã định”.
Tối đến, họ nghỉ tại một khách sạn yên tĩnh.Anh bảo: “Đây là tìm sự yên tĩnh trong ồn ào, anh rất thích chỉ có hai chúng ta bên nhau. Ban ngày bị quấy nhiễu quá nhiều”. Cô bảo: “Em cũng thấy thế”, rồi lại ngây ra nhìn cái điện thoại màu đỏ sẫm. Anh nói: “Để anh pha nước nóng cho em ngâm mình. Bảo đảm sẽ trút hết mệt nhọc”.
Phòng tắm róc rách tiếng nước chảy. Việc cô nơm nớp lo sợ đã đến - chuông điện thoại reo. Cô vội vàng nhấc máy, bảo luôn: “Tao ghét mày!”. Anh nói vọng ra: “Em bảo ghét ai cơ?”. Cô đưa tay che ống nói, đáp khẽ: “Điện thoại”. Anh cười: “Kệ nó. Nghe bảo khách sạn vẫn thường có những cú điện thoại không ai hiểu ra sao cả”. Cô gục đầu, nói trong nước mắt: “Em ghét điện thoại”. Anh choàng tay qua vai cô: “Đừng coi nó là chuyện gì cả”. Cô muốn nói gì đó song chỉ dừng ở chữ “nhưng...”. Anh xua tay: “Quên nó đi. Thực khổ cho em. Mấy hôm nay em gầy đi trông thấy”.
Cô nép vào lòng anh, vẫn cảnh giác nhìn cái điện thoại. Họ ngắm cảnh đêm thành phố qua khung cửa sổ: Một biển đèn! Bỗng cô có cảm giác họ đang ngồi trên con thuyền nhỏ, phiêu diêu. “Mình về đi!”, cô nói. Anh bảo: “Còn hai nơi phong cảnh rất đẹp, mình phải tới đó chứ”. Cô nói: “Em cảm thấy như có một u hồn cứ theo sát chúng ta, không cách gì thoát được...”. Anh cười bảo: “Có anh đây”. Cô nghiêm chỉnh: “Nghe em, về đi anh, thiếu gì dịp”. Anh bảo: “Em mệt thật rồi”.
Cô quấn lấy anh, ngủ lặng lẽ. Nửa đêm, cô thét lên trong cơn ác mộng: “Cút đi! Tao ghét mày”. Bừng tỉnh, cô nhìn vào màn đêm bao trùm căn phòng, vô cùng tĩnh mịch. Chồng cô vẫn thở đều đều. Cô lại ngủ tiếp. Tấm thảm được rắc đầy ánh nắng ban mai tựa như tấm thảm cỏ màu xanh của mùa xuân.
Lời bàn: Tác giả rất khéo giấu câu chuyện và nhân vật chủ yếu. Thông qua ba cú điện thoại ở vào ba thời điểm làm dây dẫn để điều khiển tư duy của độc giả, làm cho độc giả muốn tìm biết kết quả, song cuối cũng vẫn không được biết, chỉ “cảm” được màthôi.
11
Bức Tường Vĩnh Viễn
Lưu Lập Cần
Bức tường giữa nhà có cánh cửa sổ, trên cửa dán giấy trắng. Giấy trắng không cách âm nên hai bên đều nghe thấy tiếng động của nhau. Một tiếngthở dài, một chiếc kim rơi cũng vang rõ mồn một. Hơn nữa, cửa sổ không có chốt nên không cần tốn tí sức nào cũng đẩy ra được. Nếu đẩy ra thì sẽ là những ngày đẹp đẽ xưa kia, nhưng đã năm năm qua không có ai buồn đẩy nó. Không người đẩy, cửa sổ tự nhiên không thể mở. Những ngày tốt đẹp ấy chỉ còn trong sự chờ đợi của hai bên.
Cái cửa sổ này trước kia là cửa ra vào, là cánh cửa thông phòng hạnh phúc. Sau đó, cũng không hiểu vì sao, người phụ nữ đục cửa sổ ở hiên trước làm cửa ra vào. Người đàn ông thì biến cửa ra vào thành cửa sổ. Thế là hàng ngày cứ tan tầm về nhà, hai bên đều nhìn vào ô cửa sổ trước kia là cửa ra vào, chờ đợi cái âm thanh tuyệt diệu từ bên kia phát ra. Người đàn ông nghĩ, nếu có tiếng động, mình sẽ đẩy ngay cửa sổ. Người đàn bà nghĩ, nếu có tiếng động, mình sẽ mở cửa ra vào. Cả hai đều đau khổ chờ đợi, đều gắng sức trông mong. Nhưng không có âm thanh nào truyền tới họ cả, người đàn bà nhớ người đàn ông, người đàn ông cũng nhớ người đàn bà. Người đàn bà không rõ vì sao lại đục cửa ra vào, người đàn ông cũng không rõ vì sao mình lại bịt cửara vào làm cửasổ. Không rõ!
Người đàn bà thì thút thít. Không rõ! Người đàn ông nghe bên kia có tiếng thút thít thì chạy đến trước cửa sổ, nhìn lên tờ giấy trắng xem có lỗ nhỏ nào mà người đàn bà đã chọc rách, nếu có thì sẽ chạy sang xin được tha thứ. Người đàn bà nghe thấy tiếng thở dài cũng chạy đến cửa sổ xem trên tờ giấy có lỗ nhỏ nào bị đầu thuốc lá đốt thủng không, nếu có thì sẽ lao sang ôm lấy người đàn ông mà khóc một trận cho ra khóc. Hai bên đều nghe thấy tiếng nhau, và đều căng mắt tìm một lỗ thủng trên bức vách giấy có cái tên cửa sổ, nhưng chẳng một lỗ nhỏ nào hết, dù
chỉ bằng lỗ kim. Họ đều biết người nọ chỉ cách người kia một tờ giấy, và đều mong đợt một biến cố nào đấy, khiến tờ giấy kia rách hoặc thủng, nhưng chẳng hề có biến cố gì.
Người đàn ông đành thở dài, lùi khỏi khung cửa sổ. Người đàn bà cũng rời xa nó, và lại thút thít. Thế là người đàn ông nghĩ, đàn bà sợ thì tốt, nói ra lời càng tốt hơn. Người đàn bà lại nghĩ, đàn ông mắc bệnh thì hay, mắc bệnh càng nặng mình càng có cớ sang chăm sóc. Chỉ hiềm nỗi người đàn bà này hình như không nhút nhát còn người đàn ông này cũng đang rất khỏe mạnh. Người đàn ông không nghe thấy tiếng kêu kinh hãi. Người đàn bà cũng không nghe thấy tiếng rên rỉ vì ốm đau.
Một ngày căng thẳng như vậy trôi qua. Rồi một ngày nữa. Rồi một năm trôi qua. Rồi bây giờ là năm năm. Cửa ra vào vẫn là cửa ra vào. Cửa sổ vẫn là cửa sổ. Tờ giấy trên cửa sổ vẫn là tờ giấy của năm năm trước, trên đó vẫn không có lỗ thủng hay vết rách nào. Người đàn ông vẫn không biết người đàn bà có sợ hay không. Người đàn bà vẫn không biết người đàn ông có hôm nào ốm. Âm thanh họ chờ đợt trong năm năm vẫn nằm trong sự đợi chờ. Và họ liên tục bị nó giày vò.
Sau đó, cuối cùng thì cũng có một âm thanh vang lên. Người đàn ông (hoặc người đàn bà) sẽ lao đến bên cửa sổ, giọng lạc đi vì nghe như ở phía bên kia vang lên một âm thanh khác lạ. Âm thanh ấy vang lên trong một đêm. Tiếp theo, bên này cũng có mộtâm thanh lạ, và nó cũng vang lên trong một đêm.
Thế là người đàn ông lại có đàn bà, người đàn bà lại có đàn ông. Nhìn qua cửa sổ, người đàn bà của người đàn ông và người đàn ông của người đàn bà, mỗi bên một người cùng lấy gạch xây kín cửa sổ lại, quét vôi trắng lên, khiến cho cái cửa sổ vốn mang rất nhiều hy vọng kia trở thành bức tườn vững chắc và lạnh lẽo. Một bức tường vĩnh viễn.
Người đàn ông không nghe thấy tiếng thút thít của người đàn bà nữa, và người đàn bà cũng không còn nghe thấy tiếng thở dài của người đàn ông. Một thời gian sau, hai bên lại vang lên những âm thanh khác lạ. Đó là tiếng xoang xoảng của bát tan đĩa vỡ, tiếng rút xé của áo quần rách... Khi những âm thanh đó ngưng lại, họ cùng nhìn lên bức tường ấy, bức tường đã từng có cửa sổ và cửa ra vào, đến nay đã bị vôi trắng bôi xóa hết. Một màu trắng nhức nhối đến tận tâm can.
Lời bàn của Phùng Huy: Hẳn là lúc đầu, cuộc sống của người đàn ông và người đàn bà thật tốt đẹp. Sau, do một nguyên nhân nào đó, họ chia tay nhau.
Sau khi ngăn đôi nhà, người này mới biết mình vẫn rất yêu người kia. Nhưng do sự tự ái ngu ngốc mà không ai chịu tự nguyện đến bên cửa sổ gọi người kia, thậm chí dùng móng tay hay đầu thuốc lá đang hút làm thành một lỗ thủng để bày tỏ mình, để bên kia rõ lòng mình... Năm năm trời họ không chịu nhượng bô nhau như vậy.
Rồi hai bên đều tìm được người mới, nhưng không tìm được tình yêu mới. Và bức tường, vĩnh viễn là bức tường ngăn cách họ...
12
Cao Thủ
Trung Thôn
Con đường đất vàng quạch lúc ẩn lúc hiện trên đỉnh núi cây cỏ rậm rạp, tươi tốt. Khi ấy là mùa hè, mặt trời như thiêu như đốt, ve kêu râm ran. Trên đường có hai bóng người, một đến từ phía đông, một từ phíatây, song đều leo lên một con dốc lớn, đều thở phì phò, mồ hôi ròng ròng. Rồi không hẹn mà cùng tới gốc cây to nghỉ ngơi uống nước.
Trên đỉnh núi hoang dã chỉ có hai người đồng hành gặp nhau. Người từ hướng đông nhỏ bé, gầy gò, gánh trên vai bộ đồ cắt tóc. Người từ hướng tây đến thì vạm vỡ khỏe mạnh, vác một cái bao nặng trịch. Đã cùng ngồi nghỉ dưới gốc cây bóng mát thì không thể không chuyện trò. Người to lớn sau vài lần đưa mắt sang đồng hành, bèn hỏi: “Ông anh cắt tóc à?”.
Người kia nheo mắt cười: “Bacái đồ này còn để dùng làm gì nữa?”. Người to lớn im bặt, lúc lâu không tìm được lời nào để nói, bèn hỏi: “Ông có biết tôi làm nghề gì không?”.
Người cắt tóc lại nheo mắt cười: “Tôi biết”.
“Làm gì nào?”.
“Ông ấy à? Không phải là quan, cũng không phải người trồng hoa màu, càng không phải dân buôn bán... nhưng ông có tiền. Ông kiếm tiền không mất sức, chỉ làlúc nửa đêm canh khuya, người ngon giấc thì qualại tất bật. Ông làm như vậy là moi đầu óc giắt vào cạp quần...”.
“Ha... ha...” người to lớn bật ra chuỗi cười như sấm, “ông anh... tôi không nhìn ra, ông anh thật tuyệt vời”.
Người thợ cắt tóc ngồi trên gánh đồ lề vẫn chỉ nheo mắt cười.
Người to lớn xoa xoa râu tóc rậm rì của mình, bên trong đẫm mồ hôi. “Dù ông anh biết tôi làm gì thì cũng xin cắt tóc hộ tôi”, rồi vỗ vào cái bao bên hông,
“tôi theo giátrảtiền, có dám không?”.
Người cắt tóc đứng dậy, vẫn mỉm cười như cũ.
“Thợ cắt tóc thì coi cắt tóc là một thiên chức, sao lại có chuyện không dám”. “Ồ tốt, làm đi”.
“Để tóc hay làcắt trọc?”.
“Trọc, cắt trọc cho thoải mái”.
Người cắt tóc đến cái vũng gần đó múc nồi nước rồi lấy đá đánh lửa đun lên, gội rửa sạch đầu người to lớn kia rồi lấy khăn mặt lau kỹ, sau đó để ngồi vào chiếc ghế gấp đan bằng dây lưới, choàng cái khăn trắng quanh cổ rồi mới bắt đầu vào việc chính. Soạt soạt soạt soạt, tóc như tuyết đen tới tấp rơi xuống.
Cắt tóc xong, ngươi thợ mở rộng ghế gấp để người to lớn có thể nằm dài ra, rồi tỉ mỉ cạo từ quanh miệng đến khắp mặt, cổ. Người to lớn cảm thấy lưỡi dao sắc lạnh lướt êm trên da mình, vòng đi vòng lại, vèo vèo như gió, lướt đi như gần màlại như xa, gây cảm giác ngưa ngứa, dễ chịu, và khoan khoái nhắm mắt lại.
Tóc đãcắt xong, người thợ cầm gương cho khách xem, hỏi: “Thế nào?”. Người to lớn thấy râu tóc rậm rịt thường ngày của mình biến mất, trong gương xuất hiện một quả hồ lo nhẵn thín mà ngay mình cũng không nhận ra, bất giác sờ lên đầu mình. “Hà hà... không tồi chút nào. Xem ra tay nghề của ông anh cũng không đến nỗi. Bao nhiêu tiền?”.
“Hai mươi nhăm đồng”.
“Cái gì?”. Người cao lớn giật thót mình. “Hai mươi nhăm đồng? Ông anh nói đùa đấy chứ?”.
Người cắt tóc vẫn với đôi mắt nheo nheo và cái miệng mủm mỉm: “Không nhiều đâu!”.
“Sao không nhiều? Cắt một mái tóc nhiều nhất là hai hào. Cứ cho là tóc tôi khó cắt đi, trả gấp đôi là bốn hào. Vậy mà ông dám đòi hai mươi nhămđồng?”. Người cắt tóc vẫn bộ dạng cũ: “Không đâu, quảthật không nhiều đâu”. “Dù tôi trả gấp mười lần thì cũng không quá hai mươi đồng, ông đòi hai nhăm đồng màcòn nói không nhiều?
Người thợ cầm con dao ném lên không, lưỡi dao như bánh xe gió quay vù vù, lóe nắng mặt trời rất lâu sau mới rơi xuống. Người thợ nhẹ nhàng đỡ lấy. “Hãy nhìn kỹ xem nhiều hay không, ông em!”.
Người thợ vừa đùa với lưỡi dao vừa nheo mắt cười với người cao lớn. Gã kia chợt tỉnh ngộ. Người ta đã biết về con người mình, cũng biết trong
bao kia là cái gì rồi. Vừa rồi, khi cạo râu, lưỡi dao cứ lượn lờ quanh cổ, nếu có lòng dạ nào, hắn ta chỉ cần đưa một đường vào cổ thì tính mệnh mình... ô hô. Mấy trăm đồng trong cái bao này sẽ hoàn toàn thuộc về hắn. Ở cái nơi không bóng người này, giết người thật dễ như trở bàn tay.
Người cao lớn thấy luồng khí lạnh từ đôi bàn chân mình dâng lên đùi, rồi lại từ xương sống xông thẳng lên não. Chân tay gãlạnh toát.
Hai nhăm đồng một mạng người? Gã run lập cập, lẩm bẩm: “Không nhiều, không phải là nhiều...” rồi lấy tiền từ trong bao ra trả. Người thợ nhận tiền, mỉm cười. “Ông em đi nhé”. Rồi nhấc gánh đồ lề đi về phía đông. Đi một lúc, đột nhiên nghe người cao lớn gào đằng sau. “Ông anh chậm thôi”. Người thợ quay lại, thấy người cao lớn hổn hển chạy theo, đến trước mặt quỳ sụp xuống, đập đầu nói: “Đại ca, ông thật là cao thủ”. Người thợ mỉm cười không nói tiếng nào, quay mình lướt đi chỉ để lại “cái gáo múc nước” sáng loáng đờ ra trên đỉnh núi hoang dã.
Lời bàn: Cao thủ - chủ đề của tác phẩm lộ ra ở trạng thái mông lung mơ hồ, không dễ nhìn rõ nhìn thấu được. “Cao thủ” rõ ràng là người thợ cắt tóc. Vấn đề ở chỗ: cao ở chỗ nào? Về thân phận mà nói, anh ta cùng loại với tay cao lớn như hổ kia, đều là công việc đem não giắt vào cạp quần, “kiếm tiền không phí sức”, chỉ có phương pháp thao tác cụ thể không giống nhau màthôi.
Tay cao lớn hành nghề vào đêm, tất tả với việc trộm cắp. Còn tay thợ cắt tóc thì dùng lưỡi dao bé tí, cắt tóc với giá cắt cổ, cũng chẳng khác gì ăn cướp, tống tiền. So sách hai người thì tay thợ cắt tóc có thể nói là “kỹ năng số một”.
13
Ngô Muội Nhi
Mạc Hoài Thích
Đám chị em nhân tình của Đại Khoản cùng thời với Ngô Muội Nhi chẳng ai dành dụm được gì nhiều, chỉ ăn uống, sắm vài bộ váy áo và có chút tiền nhỏ mà thôi. Nhưng Ngô Muội Nhi lại mua được nhà riêng, riêng tiền lãi tiết kiệm cũng giúp cô có một cuộc sống sung túc. Song Ngô Muội Nhi cũng dần không còn trẻ nữa. Nhìn thấy vẻ mịn màng của mấy cô gái trẻ mới vào nghề, chị thấy xấu hổ. Đã một thời chị còn từ chối tiếp khách...
Nhưng còn một vấn đề khác cũng đã đến: Sự hiu quạnh! Chị đã từng quen biết mấy “cậu em út”, đã từng bỏ tiền để đàn ông làm bạn với mình. Đối với việc này, chị cũng có quan điểm riêng. Trước kia, mình nhận tiền để lên giường với người ta còn bây giờ là trả tiền để người ta lên giường với mình. Chị biết, thiếu gì việc chỉ do thói quen màtrở thành nghiện.
Rồi các “cậu em út” đánh nhau vì chị. Rồi chị bị ốm, một trận thập tử nhất sinh. Khỏi bệnh, chị quyết định lấy chồng.
Đúng lúc, có người giới thiệu bạn đời cho và chị ưng ý vị giáo sư mới ngoài 40 tuổi, vợ chết do tai nạn xe cộ này. Điều quan trọng là ông ta làm nghề giáo dục nên rất hiểu về con người. Ngô Muội Nhi không hề che giấu tình cảnh của mình. Giáo sư nói: “Điều thứ nhất, em không nên giống với các cô gái phong trần. Điều thứ hai, lịch sử thuộc về mỗi người, hiện tại và tương lai mới thuộc về hai chúng ta. Cho nên, anh không tính đến quá khứ nhưng em cần nắm chắc thực tại của hôm nay, ngày mai, bắt đầu từ ngày hôm nay. Điều thứ ba, em nên làm việc không phải vì tiền mà là để có ích và để tránh sự trống rỗng; mà sự trống rỗng là then chốt khiến cho con người talàm việc xấu”.
Trước tiên, họ ở chung với nhau, nếu thấy hợp thì sẽ làm thủ tục kết hôn. Vị giáo sư dạy chị sử dụng vi tính, nói sau này em sẽ làm thư ký cho anh, chúng mình
sẽ cùng viết ra rất nhiều thứ cho đời. Chị còn học thiết kế trang phục. Thời gian đó chị rất vui vẻ, luôn đồng ý với mọi điều giao sư nói ra. Hơn nữa, làm việc không nặng nhọc đã là một hưởng thụ lớn đối với chị. Ngoài ra, đây thực sự là một giáo sư rất đời thường. Giáo sư bây giờ phần nhiều không giống với các giáo sư thời trước. Ví như... vị giáo sư này nấu ăn rất giỏi.
Chuẩn bị kết hôn, hôm đó hai người đến một siêu thị lớn sắm đồ. Chợt thấy một người đàn ông, Ngô Muội Nhi liền vội cúi đầu lảng tránh. Đó là Đại Khoản, người đã có thời quan hệ với chị khá nồng nàn. Đại Khoản thấy chị thì vui vẻ chạy đến, thậm chí còn véo vào mông. Chị không quay lại, thầm kêu khổ. Song điều bất hạnh nhất mà chị không biết, đó là vị giáo sư đã trông thấy. Lúc đó ông không nói gì nhưng cũng không mua sắm gì nữa. Về nhà, rất lịch sự ông đề nghị chia tay. Lý do của ông là, ai đã không thể vĩnh biệt được quá khứ thì cũng không thế nắm chắc được hiện tại.
Chị giải thích kiểu gì ông cũng không nghe. Xem ra vị giáo sư này bụng dạ cũng tầm thường, đàn ông mà nhỏ nhen hơn cả phụ nữ. Giáo sư đi rồi, Ngô Muội Nhi không hiểu nghĩ gì bèn làm luôn một trăm viên thuốc ngủ, may mà vị giáo sư kia nửa đường quay lại, kịp đưa đi bệnh viên cấp cứu. Chị Ngô rưng rưng nước mắt nói với giáo sư: “Rửaruột thật là quá đau đớn!”.
Lời bàn của Quách Hân: Không thể nói vị giáo sư kia nhỏ nhen. Đàn ông, dù là giáo sư hay không, dù thực lòng tin một người phụ nữ quyết tâm hoàn lương thì cũng không thể một sớm một chiều, điều này cần có quátrình, cần có sự nỗ lực, cần sự minh chứng củathời gian.
14
Gia Huy
Hồ Thần Chung
Nước có quốc huy, trường có hiệu huy, xưởng có xưởng huy... vậy thì nhà cũng có gia huy, đâu có gì lạ. Gia huy nhà chúng tôi là con cá. Một con cá trên ván cửa. Con cá này vẽ thế nào mà trông rất lù khù, đường nét thì lộn xộn và cẩu thả, chỉ có thể giúp người ta biết được đây là cá mà thôi. Tóm lại, hình vẽ này rất không thích hợp với nhà chúng tôi, một lò thợ nổi tiếng về sơn ở vùng này. Sau khi vào học ở Học viện Mỹ thuật tỉnh, tôi quả thực không chịu nổi sự tồn tại của gia huy nhàtôi.
Hôm ấy tôi mang thùng sơn màu Mã Thày về, quyết sơn mới lại ván cửa và vẽ lại gia huy cho nhà mình. Khi đang cầm bàn chải, suy nghĩ để vẽ gia huy mới thì chatôi đến.
“Con làm gì thế?”. Giọng chatrầm trầm.
“Làm mới lại gia huy nhàta”. Đang mải nghĩ, tôi lơ đễnh đáp.
“Đợi đấy, để cha nói cho con nghe về lai lịch con cá này”.
Chatôi hít một hơi thật sâu, châm điếu thuốc.
Tôi vốn rất muốn tìm hiểu bí mật của gia huy, nay bất ngờ được nghe thì còn gì bằng.
Khi ông nội còn sống, bốn anh em bố tôi đều là những người đàn ông cao lớn. Năm thứ nhất Dân quốc chiến tranh loạn loạc liên miên, gia đình dựa vào mấy người đàn ông này liều mình xông xáo để duy trì sự no ấm cho cả nhà. Một hôm, nửa đêm cha tôi dậy đi tiểu phát hiện ra một bóng người lẻn vào bếp bèn hô lên và chắn cửa lại. Lập tức các chú bác tôi vác gậy xách rìu chạy tới, cùng sục sạo kỹ từng góc bếp, nếu bắt được trộm sẽ chỉ đánh cho tàn phế chứ không đánh chết. Lúc đó lương thực là sinh mệnh. Thế nhưng... chẳng một bóng người. Mấy anh em bảo chắc là cha tôi nửa đêm hoa mắt. Cha tôi thì thề sống thề chín là chuyện có
thật. Chỉ khi ông nội tới can thiệp họ mới ai về giường nấy ngủ tiếp. Đợi họ về hết, ông tôi mới đến bên ang nước gõ gõ vào nắp, nói: “Anh khỏi cần trốn nữa, ra đi!”. Một người ướt sũng đứng lên, toàn thân run rẩy, mặt không còn thần sắc, tay vẫn còn cầm túi đại mễ.
Ông tôi nhìn kẻ trộm, thở dài: “Thôi,anh đi đi!
Nếu các con tôi thấy thì hôm nay anh không khỏi tàn phế đâu!”. Hắn nhìn ông tôi, nghi hoặc, không nghĩ dễ dàng như thế. Ông xua xua tay. Người này trèo khỏi ang, ông tôi chỉ cái túi đại mễ sũng nước, bảo: “Cầm về đi, cũng giúp được nhàanh vài ngày”.
Hắn định nói gì nhưng không nổi, mắt đỏ hoe lên, cúi đầu đi ra. Ông tôi nói: “Chậm đã”, rồi nhét vào tay hắn một xâu tiền đồng. “Cầm chỗ tiền này lấy chút vốn liếng, đừng làm những việc trái lẽ trời, trái đạo lí thế này nữa”. Hắn quỳ sụp xuống lạy ông tôi rồi đi.
Không biết bao lâu nữa thì trời sáng. Ông tôi vừa mở cửa thì thấy ở trên vòng cửa một con cá tươi nặng hơn hai cân. Đầu tiên ông thấy lạ nhưng lập tức hiểu ra là của tay trộm mang biếu, người này có lẽ làm nghề buôn cá. Từ đó về sau, ở cái vòng cửa nhàtôi thường xuyên xuất hiện cátươi.
Trừ ông nội, ai cũng thấy lạ. Ông nội bèn chậm rãi kể cho các con nghe về lai lịch của những con cá đó.
Sau khi nhận mấy chục con cá ông nội tôi thấy không yên lòng. Ông nói cho cả nhà biết đó cũng là một số vốn nhỏ để làm ăn, và khuyên đừng ăn vào của người ta nữa. Thế là liền mấy ngày, cứ nửa đêm, ông trở dậy rồi thức luôn đến sáng. Cho đến ngày thứ ba, ông gặp người biếu cá, ai ngờ đó không phải là tay trộm trước kia mà là một thanh niên con của tay trộm ấy. Ông ta, trước lúc lâm chung đã dặn con phải giữ nếp biếu cá cho gia đình tôi. Ông tôi và các bác, chú đều gật đầu. Để không phạm đến nguyện vọng của người đã mất, ông tô cầm dao đưa cho anh thanh niên khắc con cá lên cánh cửa nhà tôi và bảo từ bây giờ không phải mang cá đến biếu nữa vì nó đã được thay bằng con cá vẽ này rồi.
Thế là gia đình tôi theo ý của ông nội, mỗi khi làm nhà, đổi cửa đều giữ lại hình vẽ con cá này. Nó tự nhiên là gia huy của nhàtôi.
Tôi quăng bàn chải vàsơn đi, đứng ngắm mãi con cá khắc bằng dao ấy. Lời bình của Hình Kha: Từ tác phẩm này chúng ta có thể thấy rõ việc làm phúc đức của người ông có tầng bậc tăng tiến: đầu tiên là thả kẻ trộm, tiếp đó là cho hắn túi đại mễ mang về, khiến hắn cảm kích rơi nước mắt. Nhưng đâu đã hết,
ông còn dúi vào tay hắn một xâu tiền. Sự cao thượng của ông nội ở chỗ, ông không chỉ bao dung, cho vật chất mà còn giáo dục về tinh thần. Nên cuối cùng đã cảm hóa được kẻ trộm. Đây quả là một hình tượng hoàn mĩ vừa lương thiện vừa nghiêm khắc. Việc xuất hiện gia huy lại làm rực rỡ thêm hình tượng ông nội: làm việc thiện mà không mong báo đáp. Được báo đáp quá mức làm ông không yên lòng. Việc này làm ta thêm tôn kính ông. Tuy rất ngắn nhưng tác phẩm hơn 1000 chữ này đã đúc lên một hình tượng lương thiện thân thiết, đáng tin cậy.
15
Hoa Mai Màu Máu
Trình Tập Vũ
Ba năm dằng dặc cuốn cùng cũng qua đi, tri phủ Lạc Dương Hà Tuần đã mãn nhiệm. Ba năm sống như cầm tù khiến cho Hà Tuần khó mà quay trở lại. Hà Tuần cả đời si mê hoa mai, ngưỡng mộ nhà thơ Lâm Phủ khi ẩn cư ở Tây Hồ Tiền Đường này đã lấy mai làm vợ, coi hạc là con, cảm giác một cách sâu sắc sự thoải mái và thanh nhàn của Lâm Phủ và sợ rằng mình không có được cái may mắn ấy. Làm việc ở đây ba năm, cảm giác lớn nhất của Hà Tuần là Lạc Dương không có hoa. Người đời nói Mẫu đơn Lạc Dương đẹp nhất thiên hạ nhưng Hà Tuần chỉ thích hoa mai, và đã từng thử trồng mấy gốc trong phủ nha. Mùa hạ và mùa thu cành lá sum suê nhưng đến mùa đông chỉ thấy cành khô trơ trọi run rẩy trong gió tuyết, không một chút nụ hé nở càng khiến Hà Tuần hồn mông vấn vương Dương Châu Xứ đẹp Tây Trúc danh đô Tả Hoài.
Ba năm trước, Hà Tuần nhậm chức tri phủ Dương Châu, nghiện mai như mệnh, trồng trong nha phủ. Khi việc nha tạm xong, Hà Tuần bịn rịn bên khóm mai. Mùa xuân, một vạt lá xanh ngọc bích khiến cho đầy vườn tràn trề sinh khí. Tiết thanh thu, lá xanh tàn hết, cốt cách mai phô ra giữa đất trời. Những cành khô màu than ngạo nghễ phong sương, thổ lộ khí tiết lẫm liệt, làm cho Hà Tuần luôn nhớ đến thiên cổ tuyệt xướng Thiên địa hữu chính khí [1] của Văn Thiên Tường. Đến khi gió bất thét gào, từng khóm mai hé ra vạn đóa hoa tươi, như thi như họa điểm tô cho đất trời.
[1] Thiên địa hữu chính khí: Trời đất có khí chính trực.
Thủng thẳng, Hà Tuần khi thì hạ giọng ngâm nga, khi cao giọng hát, nhất thời quên hẳn bản thân, quên nỗi ngao ngán vì mệt mỏi xử lý công vụ. Cả những chuyện đao thương, giành giật nơi quan trường, phút chốc đều lùi xa. Hà Tuần thích nhất là gốc mai trồng trước cửa sổ giường ông nằm. Sắc mai
này trắng như tuyết, khi nở rộ nhìn xa ngỡ như vạt tuyết tinh. Với gốc mai này, Hà Tuần rất chung tình, từ bón phân, tưới nước, nhổ cỏ đều tự tay làm, luôn cảm thấy mình và mai như đối bạn cùng chí hướng, đối mặt nhau, sống chết có nhau.
Lúc rời Dương Châu, nước mắt Hà Tuần ướt đẫm gốc mai. Điều này sao có thể không khiến ông mộng hồn vương vấn. Sau một đêm không ngủ, ông dâng tấu xin triều đình cho về lại Dương Châu làm tri phủ.
Và ông được như ý. Trên đường về, thành Dương Châu càng gần, Hà Tuần ngồi trên xe càng vươn cổ ra mà ngóng. Cây bạch mai ngày ấy có còn phong thái như xưa? Vào lúc rét ngọt, nó còn nở như tuyết nữa không?
Đến nha phủ cũ, Hà Tuần né tránh đám bè bạn ra đón, đi thẳng đến bên gốc bạch mai, loạng choạng khi từ xa nhìn thấy rực rỡ một cây tuyết trắng. Gần đến nơi ông dừng lại. Vẫn là cành mai cốt cách như sắt, ngạo nghễ bất khuất trong gió trong sương, không pha tạp một chút bụi trần. Nước mắt lã chã, Hà Tuần bước tới ôm lấy gốc mai, lấy tấm lòng để suy ngẫm thấu hiểu hương thanh khiết xa xôi của nó.
Khi ôm nó vào lòng, trong khoảnh khắc, Hà Tuần kinh ngạc thấy hoa mai nở rộ trên cây đột nhiên khép lại, sau đó từ từ khô héo, cuối cùng úa vàng. Gió lạnh bỗng ào tới, rắc vô vàn bông tuyết đầy trời. Tuyết rơi khiến Hà Tuần ngây ra, cảm thấy kinh sợ, nhớ đến cái án ông xử tuyên ở Lạc Dương dính dáng đến quyền quý trong triều. Ông nói với hoa mai: Người thật là thông linh thánh vật, ta làm nhục ngươi, làm nhục thanh danh một đời của ta. Việc này không ai biết nhưng người biết, ta biết.
Hà Tuần rút thanh đoản dao bên mình cứa mạnh vào cổ, máu tươi phun ra, bắn tóe lên đầu cành mai.
Hà Tuần ngã xuống, mỉm cười, ánh mắt ảm đạm nhìn những bông mai đã khô lại bắt đầu tươi mới, phô ra những cánh hoa màu máu.
Lời bàn của Hiểu Yến: Hà Tuần tri phủ Lạc Dương vốn là quan thanh liêm chính trực coi cây mai cốt cách thanh cao là bạn cùng chí hướng. Nhưng linh hồn ông ta đã bị nhiễm bẩn trong chốn quan trường, và hoa mai như có linh tính, cũng xấu hổ mà khô héo đi. Vị quan phủ này đột nhiênngộ ra, tự cắt cổ, máu nhuộm đỏ hoa mai. Lời văn này như thơ như họa cấu tứ diệu kỳ, ý muốn dùng chuyện Hà Tuần màrăn dạy những bậc làm quan trong thiên hạ.
16
Thiên Chức
Hứa Hành
Tiến sĩ Hayyeman là một bác sĩ phẫu thuật y,cao đức trọng. Khắp nơi xa gần không ai là không biết Hayyeman và phòng khám củaanh ở thành phố Brasa. Hayyeman tính tình thẳng thắn và nhạy bén, hệt như con dao mổ sáng ngời
chất thép của anh vậy. Có hai sự kiện xảy ra, phút chốc đã làm cho Hayyeman trở nên nổi tiếng.
Một đêm, phòng khám của anh bị trộm cậy cửa lẻn vào. Ít tiền mặt và mấy mẫu thuốc quý bị hắn nhét cả vào sọt để mang đi. Không may cho hắn, trong lúc vội vàng đã va phải bình ôxy ngã xuống, gãy xương đùi, bò không nổi. Lúc ấy, Hayyeman và người trợ lý cũng đang từ trên gác xuống, trợ lý nói: “Để tôi gọi điện cho cảnh sát!”.
Hayyeman lắc đầu, nói: “Không, bệnh nhân từ phòng khám của tôi không thể ra đi trong tình trạng như vậy”.
Rồi anh vực tên trộm lên bàn, suốt đêm sắp xếp lại xương rồi bó bột cho cái chân gẫy của hắn, sau đó vẫn tiếp tục điều trị cho vết thương ổn định rồi mới giao hắn cho cảnh sát. Người trợ lý thắc mắc: “Nó lẻn vào nhà anh ăn trộm, sao anh còn chữacho nó?”.
Cứu người khỏi chết, giúp đỡ người bị thương làthiên chức của một bác sĩ”. Tên trộm cảm kích lắm, song trước khi bị giao cho cảnh sát, vẫn van lạy anh hãy thả nó ra, nói: “Tiến sĩ Hayyeman, ông thật không hổ thẹn là con trời, tôi muốn lần nữa được ông cứu vớt để không phải vào nhà đá”.
Tiến sĩ Hayyeman giơ hai tay lên trời: “Tiên sinh, với yêu cầu này, con dao mổ củatôi không còn hiệu lực”.
Sau đó, lời đồn thành giai thoại.
Lại hôm nữa, có phụ nữ hộ tống một người bị trọng thương do tai nạn xe
hơi đến phòng khám, Hayyeman ớ người ra: “Là cô sao? Cô đã trung niên rồi mà vẫn đẹp vậy?”. Đây là cô vợ cũ của anh, năm xưa đã bỏ anh để đi cùng người đàn ông khác.
Người phụ nữ ròng ròng lệ: “Hayyeman, Hayyeman yêu quý, còn hận em sao? Để cứu tính mạng anh ấy em không thể không tìm đến anh, người duy nhất trong thành phố có thể giải phẫu cho anh ấy”.
Người bị trọng thương là chồng hiện tại của vợ cũ anh. Vợ anh nói: “Anh Hayyeman thân yêu, em và anh ấy xin lỗi anh. Nhưng chúng em gặp nạn... Và xin con dao mổ củaanh đừng mang theo oán thù xưa”.
Gặp lại vợ cũ trong hoàn cảnh này, sự thù hận bùng dậy khiến lòng dạ Hayyeman rối bời. Cuối cùng anh lạnh lùng nói: “Cứu người sắp chết, giúp người bị thương làthiên chức của bác sĩ”.
Trước khi mổ, người đàn ông luôn ở trạng thái hôn mê, sắp mổ thì tỉnh lại, kinh hãi khi thấy bác sĩ phẫu thuật là Hayyeman.
“Hãy yên tâm! Đây chỉ là sự an bài của thượng đế. Anh là tình địch mà vĩnh viễn tôi khó lòng tha thứ, song anh lại là bệnh nhân mà tôi không thể không cứu chữa”.
Để phẫu thuật vá xương sọ, Hayyeman phải đứng làm việc liên tục mười tiếng đồng hồ. Xong xuôi,anh ngã xuống bên bàn mổ.
Sau khi đã đỡ, hai vợ chồng họ đứng cúi đầu trước Hayyeman, nói: “Nếu anh không ghét bỏ, chúng tôi nguyện dùng cuộc đời còn lại của mình phục vụ anh”.
“Điều mà bác sĩ cần phải nhớ trong phòng mổ là thiên chức của anh ta. Điều nên quên làân oán với người”. Vị bác sĩ nói.
Việc này càng làm cho mọi người thêm kính trọng Hayyeman. Năm ấy, Đức gây ra cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, chiếm Brasa. Một tên chỉ huy phát xít bị du kích Ba Lan bắn trúng ngực. Không ai dám phẫu thuật ngực cho hắn nên viên bác sĩ Đức đã hóa trang hắn rồi mang đến phòng khám của Hayyeman. Anh nhận ratên sĩ quan SS khát máu.
Thành phố này đã có biết bao người Ba Lan ngã gục dưới họng súng hoặc mệnh lệnh của hắn. Bị kích động dữ dội, anh ngầm thở dài. Đây cũng là ý muốn của thượng đế sao? Hayyeman, với sự hỗ trợ của người trợ lý và nhân viên y tế, rửa tay, cạo mặt, khoác tấm áo choàng trắng mới nhất, sau đó cầm dao mổ to nhất mở ngực cho hắn rồi... không tìm viên đạn màthọc sâu con dao mổ vào tim hắn.
Khi tra hỏi, một tên Đức nói: “Anh làm nhơ bẩn con dao mổ của mình”. “Sai, tôi đã dùng đúng chức năng của nó”.
“Anh quên thiên chức của bác sĩ rồi ư?”.
“Không, nhưng ở giây phútấy, chống phát xít mới làthiên chức tối cao”. Anh nhấn mạnh, mỗi chữ nặng tới nghìn cân. Hayyeman chết đi nhưng khắp thành phố bỗng tràn ngập hai chữ Thiên chức. Nó đã trở thành khẩu hiệu kêu gọi chống phát xít. Đến bây giờ, ở nơi cao nhất Brasa vẫn sừng sững hai chữ đó.
Lời bàn của Vương Tử Doanh: Mọi người đều thuộc lòng câu Khoa học không biên giới còn nhà khoa học thì có Tổ quốc. Đem câu này ứng với bác sĩ Hayyeman thì cũng có thể hiểu là Hạ dao mổ xuống không ân oán người. Bác sĩ cầm dao mổ có những vấn đề lớn. Thiên chức của bác sĩ là cứu người sắp chết, giúp người bị thương, nên trong co mắt Hayyeman chỉ có người bị nạn mà không có kẻ thù. Nhưng khi đối diện với người bị thương là kẻ thù của Tổ quốc, kẻ đã sát hại đồng bào, thì anh từ một bác sĩ trở thành chiến sĩ. Hayyeman vừa là một bác sĩ có y đức vừa là một công dân không đội trời chung với kẻ thù của Tổ quốc mình.
17
Đêm Dài Khó Ngủ
Mậu Ích Bằng
Trong cái hồ hình cung có hòn đá năm người, các bà các cô hay ngồi trên đó rửa rau, giặt váy áo. Cô Hoàn đã giặt xong váy áo, rửa xong rau, ngồi trên đó khỏa đôi chân trần xuống nước rồi “tắc tắc” gọi đám cá con bơi lên đớp vào chân mình và thích thú cười vang, chân càng khua mạnh khiến nước tung bọt trắng xóa. Hoàn đùa nghịch thỏa thích quên phắt là mình đang ngồi trên hòn đá, với tay bắt những giọt nước trong như ngọc, thế làlăn tùm xuống hồ.
Quý lúc ấy đang ngồi nghỉ dưới gốc cây phong, bên cạnh là gánh phân bùn, nhìn Hoàn nghịch nước không chớp mắt, nghe tiếng cười lanh lảnh của Hoàn không chán tai. Quý muốn đến gần Hoàn nhưng không tìm ra được lý do nào thì may quá Hoàn lại ngã xuống ngước. Thế là Quý đã cứu được Hoàn, trở thành ân nhân củacô.
Và từ đó, Quý đã có lý do để đến nhà Hoàn. Lần nào Hoàn cũng nhiệt tình tiếp đãi Quý, bưngra bát canh gà, nói: “Tôi biết anh hôm nay sẽ đến nên cố tình hầm con gà này. Anh ăn đi, canh gàăn vào người rất mát”.
Quý nói: “Tôi đâu là khách quý màcô cung phụng vậy, xấu hổ lắm”. Hoàn nói: “Anh là ân nhân cứu mệnh của tôi, không thể không đối xử đặc biệt”.
“Cô nói như với người dưng vậy, tôi thích đến đây chơi, cô tiếp đón bình thường làtôi thấy mãn nguyện lắm rồi”.
Hoàn cười. “Nghe anh nói kìa, thích đến thì anh cứ đến, thích ngồi thì anh cứ ngồi, bọn trẻ con theo bố tôi đến bờ sông bao thầu rồi. Tôi chỉ mong có người đến trò chuyện thôi”.
Quý đỏ mặt, thì thầm: “Hoàn, cô đẹp lắm. Mắt cô thật đẹp”.
Chuông đồng hồ điểm 11 giờ. Lũ chuột trong bếp rinh rích chạy. Con mèo
đốm hoa lim dim ngủ trên tràng kỷ. Hoàn nói: “Buồn ngủ quá, anh không buồn ngủ à?”. Nói xong Hoàn ngáp một cái.
Quý lại nói: “Hoàn, cô thật đẹp”.
Hoàn nói to: “Đừng tào lao. Chị dâu tôi mới đẹp”. Quý ngập ngừng rồi cầm lấy tay cô gái: “Hoàn, cô không thấy làtôi thích cô lắm sao?”.
Hoàn nói: “Quý, đừng như vậy. Nghĩa tình tôi nợ anh hôm nay kiếp sau nguyện làm trâu ngựa để hầu hạanh”.
Quý nói: “Hoàn, tôi không cần kiếp sau cô thành trâu ngựa. Kiếp này cô cũng chẳng nợ nần gì tôi. Cô biết không, tôi chẳng thiếu gì, chỉ thiếu mỗi cô thôi”. “Quý, anh nói quá rồi đó. Tôi với anh đều đã có gia đình. Anh nói vậy thì thật khó cho tôi”. Nói xong khóc thút thít.
Quý buông tay Hoàn ra, đầu ong, mắt hoa, huyệt thái dương đau nhức, thở dài thất thểu ra về. Hoàn cài then cửa. Nghĩ lại sự việc vừa rồi, càng nghĩ càng cảm thấy mình có lỗi với Quý.
Không có Quý thì cô đã ở âm tào địa phủ rồi còn gì. Dù yêu cầu của Quý nêu ra có hơi quá nhưng so với tính mênh mình, rõ ràng nó nhẹ vô cùng. Hoàn nghĩ: “Ngày mai nếu Quý lại đến thì đừng làm anh ấy bẽ mặt nữa, xem ra Quý cũng rất chân thành”.
Đêm sau Hoàn cố ý tắm rửa sạch sẽ, để cửa đợi Quý. Chuông đồng hồ buông 11 rồi 12 tiếng. Ở bờ hồ, tiếng chim khuya vọng lại, đêm càng lúc càng sâu, càng tĩnh lặng, gió nổi lên, cây thạch lựu trong sân đu đưa theo gió. Hoàn ngồi trên giường đợi đến khi phương đông sáng dần lên. Gió ngừng thổi, ít khi có thời tiết đẹp như vậy. Hoàn mở cửa.
Ánh dương như sợi tơ vàng chiếu vào. Ái chà! Quý gánh một gánh phân bùn từ ngõ hẻm đi tới. Hoàn đang định quay người thì Quý đến trước mặt Hoàn nói: “Hoàn ơi, tôi nghĩ suốt một đêm rồi, giờ thì đã hiểu. Tôi vì sao phải như vậy? Từ nay về sau tôi vẫn là Quý, cô vẫn là Hoàn”. Nói xong Quý quảy gánh đi luôn. Hoàn đứng ở sân đưatay lên xoa mặt, sống mũi thấy cay cay.
Hải Xuân bình luận: Nếu nói ái tình là chủ đề vĩnh hằng của văn học thì sự dan díu vụng trộm đã trở thành gia vị của chủ đề này. Ái tình vụng trộm thời cổ đại phần nhiều là chỉ sự bứt phá ràng buộc của lễ giáo phong kiến, dùng thân mình làm những việc bi tráng thề sống chết với nhau. Quan niệm về tình yêu vụng trộm bây giờ thay đổi. Nam nữ trong ái tình nếm thử quả cấm là chuyện bình thường, còn tình yêu vụng trộm là chỉ chuyện quan hệ nam nữ ngoài hôn
nhân. Cho dù như vậy, chữ vụng trộm đã được rút bớt đi. Vì quan hệ ngoài hôn nhân tựa hồ trở thành xu hướng mang tính thời thượng thì còn nói chữ vụng trộm làm gì nữa. Ban chẳng thấy những bộ phim dài tập đang phát trên tivi là những truyền kỳ về tài tử giai nhân đó sao? Tài tử tức là những nhà cải cách, nhà doanh nghiệp, giai nhân là những người thứ ba, thương chiến và tình chiến, náo nhiệt lắm.
Cho nên, đọc xong tác phẩm này chúng ta như được thưởng thức một bức tranh đậm nhạt vừa phải của phong tục thôn quê, như được hưởng gió mát, Hoàn bị giày vò giữa lý luận phong kiến và ý thức hiện đại, Quý đã trăn trở lựa chọn giữa dục vọng cá nhân và đạo đức truyền thống. Kết cục đối với họ thật đáng tiếc, còn tác giảthì thật là ngòi bút tuyệt vời.
18
Vết Son Môi
Vương Khuê Sơn
Nếu không có đại hội thể thao mùa xuân ấy thì Quỳnh không thể biết bạn nam Lý Tinh. Quỳnh thuộc loại con gái mang tính cách hướng nội mạnh mẽ, lại được gia đình giáo dục nghiêm khắc nên chỉ biết cắm đầu vào học, hầu như chẳng biết chuyện gì khác ở ngoài đời, thậm chí ở trong trường.
Đại hội thể thao mùa xuân lần ấy, theo thói quen, Quỳnh không cần biết là thể thao gì, chỉ tham gia vào đội cổ vũ, mà đội cổ vũ này chỉ cần mỗi chỉ tiêu là đủ số ng ười. Suốt ngày Quỳnh cầm cuốn sách ngoại ngữ vùi đầu vào việc của mình. Có khi Quỳnh đang cúi đầu chăm chú đọc, bạn gái cùng lớp bỗng hích vào tay, hét rất to: “Nhìn kìa, nhanh! Nhìn nhanh”. Quỳnh đành ngẩng đầu lên. Lúc đó cuộc chạy thi 3000 mét nam đang diễn ra. Vượt lên trước chỉ thấy có ba người chạy đầu đầy vẻ mệt mỏi, như không cố được nữa. Người thứ hai thở hổn hển, mặt tái nhợt đi. Chỉ còn bạn nam ở vị trí thứ ba giống như một viên đạn vừa ra khỏi nòng, mỗi lúc một bứt nhanh hơn lên trước. Các bạn gái cùng lớp đều nhảy nhót hò reo: “Lý Tinh cố lên, Lý Tinh cố lên”. Thì ra bạn ấy tên là Lý Tinh, Quỳnh nghĩ. Lý Tinh không phụ lòng người cổ vũ, đã chiếm lấy vị trí số một, hai chân guồng như máy, không phân biệt được đâu là chân trước, đâu là chân sau. Quỳnh trong giây lát bị hình tượng của Lý Tinh kích động, cũng không tự chủ được, nhảy nhót reo hò cùng các bạn: “Lý Tinh cố lên, Lý Tinh cố lên”.
Đại hội thể thao kết thúc. Rồi kỳ thi hết cấp cũng qua, Quỳnh lại quay về với hiện thực đầy ắp những bài tập. Nhưng hình ảnh bạn nam tên là Lý Tinh ấy vẫn thường xuất hiện trong đầu Quỳnh, thậm chí cả trong giấc mơ - Lý Tinh như con tuấn mã đang chạy như bay về đích. Tỉnh dậy, Quỳnh không ngăn được tự hỏi, mình như thế này làsao?
Hơn nữa, điều khiến Quỳnh thấy kỳ lạ là không thể ngăn được mình không
nghĩ đến Lý Tinh. Tất nhiên Quỳnh cũng ý thức được suy nghĩ của mình là hoang đường, không có căn cứ. Đây không phải là nói Quỳnh không xứng đáng với Lý Tinh, mà là ngược lại, vì Lý Tinh không cùng một tầng lớp xã hội với Quỳnh. Gia đình nông dân, nhà ở nông thôn, học hành không ra sao, thậm chí ít khả năng thi đỗ...
Hạ tuần tháng Tám, Quỳnh nhận được giấy triệu tập vào trường đại học Bắc Kinh. Lúc sắp đi, không hiểu sao Quỳnh quyết định viết thư cho Lý Tinh, viết xong vẫn thấy chưa thể hiện được hết lòng mình, Quỳnh tìm thỏi son mà chị họ tặng hôm sinh nhật, soi gương tô cho môi mình đỏ thắm. Sau đó Quỳnh áp môi vào hai chữ Lý Tinh ở chỗ cao nhất của bức thư. Thế là bức thư có vết son môi rất rõ nét. Quỳnh đương nhiên là không gửi bức thư đi mà đốt nó. Sau đó Quỳnh lên Bắc Kinh nhập học.
Lời bình của Phùng Huy: Tôi tin Quỳnh sẽ ghi nhớ suốt đời vết môi son trên bức thư ấy. Vì đấy là lần đầu tiên Quỳnh nảy mầm tình yêu. Cô yêu Lý Tinh. Cô biết hoàn cảnh anh ta nghèo, học tập không tốt, tiền đồ không sáng sủa nhưng vẫn yêu. Hơn nữa lại viết cho anh ta bức thư có in dấu son môi của mình. Dấu môi son này cũng là lần đầu tiên trong cuộc đời Quỳnh. Còn có tình cảm nào thuần khiết, trong sáng hơn thế! Vết son môi thuần khiết đầu tiên trong đời đã khắc sâu trong tâm hồn cô.
19
Lỗ Ban Sống
Thân Bình
Xưa kia, trong thành Hà Đạt có một người thợ nổi tiếng, được thiên hạ tặng cho mĩ danh là Lỗ Ban sống. Bạn đừng cho rằng Lỗ Ban chỉ là thợ mộc, thực ra cha Lỗ Ban còn là tổ sư của ba nghề - thợ mộc, thợ đá, thợ gạch. Lỗ Ban sống này đúng là một tập trung của sự khéo léo, tinh xảo của ba loại gỗ, đá, gạch. Thành Hà Đạt từ cổ xưa không có nhàlầu. Ngôi lầu yến tiệc đầu tiên cho khách là do Lỗ Ban sống đến xây cho mới có được. Từ đó tiếng tăm ông nổi như cồn. Ngày nào cũng có người đến xin làm công và bái ông ta làm thầy, đông đến mức làm nát cả ngưỡng cửa.
Lúc đầu, Lỗ Ban sống còn biết khiêm nhường. Mỗi khi có ai gọi bằng mĩ danh ấy, ông liền lắc lắc đầu “không dám, không dám”. Lâu ngày, tai nghe quen đi, cảm thấy không cần “không dám” nữa. Rồi tiếp đó, ai đến mà không gọi là Lỗ Ban sống thì trong lòng không vui. Nhận đồ đệ cũng vậy. Lúc đầu Lỗ Ban sống nghiêm khắc coi trọng chất lượng, phát triển rất thận trọng. Dần dần cứ dựa vào tên tuổi mình, mượn danh thu nạp hiền tài, ai đến cũng không chê. Dù sao, thêm đồ đệ làthêm thu nhập, tiếng tăm lại được truyền tụng thêm, sao không làm?
Bỗng một hôm, trong xưởng xuất hiện lão ăn mày, bảo làtránh nạn đói từ xa đến, không chỗ nương náu, muốn nghỉ đỡ trong xưởng vài ngày. Đại đồ đệ cai quản xưởng động lòng trắc ẩn, gật đầu. Vừa đúng hôm gặp Lỗ Ban sống đến lo việc công xưởng, các đồ đệ không ngớt chào: “Lão tổ sư... Bố Lỗ Ban”. Lỗ Ban sống mặc áo dài, tay nâng tẩu ngọc, da mặt bóng nhẫy, xem xét, sắp đặt xong vừa quay mình định đi, không ngờ bị lão hành khất chặn đường, hỏi:
“Ông là Lỗ Ban sống à?”.
Lỗ Ban sống nhìn, thầm đánh giá ông lão, thấy ăn mặc tồi tàn thì tỏ ý khinh thường, hừ một tiếng định bước đi, nhưng lại nghe ông lão nói: “Chậm lại đã.
Ông đã là Lỗ Ban sống thì tất nhiên thông cả ba nghề. Chẳng giấu gì ông, lão là thợ đá, hôm nay muốn thi tay nghề với ông, chẳng biết có được không?”. Tên ăn mày này muốn đọ với ta? Lỗ Ban sống tức giận, nhưng khi thấy bao con mắt đang hồi hộp trông đợi bèn gật đầu kẻ cả: “Được, thi thế nào đây?”. Ông lão ăn mày bình thản: “Thi đục dưa hấu.
Trong ba ngày xem ai dùng đá đục thành quả dưa như thật”.
Lỗ Ban sống mỉm cười: “Được, ba ngày”.
Lỗ Ban sống về nhà, tự đi chọn những tảng đá đẹp, đem hết tài sức ra đục đẽo. Đồ đệ thì không ngừng báo cho thầy những thông tin về lão ăn mày, bảo rằng ông ta kiếm đâu được hòn đáchẳng ra gì, cũng đang đóng cửalàm bài thi.
Ngày hẹn đã đến, đồ đệ lớn bé của Lỗ Ban sống và trăm họ chen chúc đến xem kết quả cuộc so tài. Họ thấy Lỗ Ban sống sai người bưng ra cái khay phủ khăn đỏ rồi tự tay mở ra: một quả dưa hấu to có cả cuống cả lá sọc văn nằm trên khay. Lập tức tiếng reo hò vang dậy. Đến lượt lão ăn mày, mọi người thấy lão chẳng vội vàng cũng không trang trọng gì, ôm ra một quả trứng đá, tròn không ra tròn, bẹt không ra bẹt, khiết tất cảcười ồ lên.
Lỗ Ban sống nói: “Đây mà gọi là dưa hấu được ư?”.
Ông lão nghiêm nét mặt: “Dưa hấu của ngươi tuy đẹp nhưng chỉ nhìn mà không thể ăn. Dưacủata khó coi nhưng làruột đỏ hạt đen”.
Nói đoạn ông vứt quả dưa lên bàn, vớ lấy cái dùi gõ nhẹ lên, quả dưa lập tức nứt làm hai. Bên trong đúng là hạt đen nhánh ruột đỏ tươi, phút chốc tỏa hương khắp gian nhà.
Đám đông ngây ra, khi tỉnh lại thì lão ăn mày đã biến mất.
Lỗ Ban sống hổ thẹn vô cùng, vội quỳ xuống trước quả dưa, dập đầu lạy: “Lão tổ sư, con biết ngài hiển thánh rồi. Đồ đệ đáng chết!”. Ngay hôm sau ông ta tự đến tu sửa miếu Lỗ Ban và sửa đãi yến tiệc trong ba ngày rồi tuyên bố: “Từ nay về sau ai còn gọi talà Lỗ Ban sống tức làlàm nhục ông tổ củata”.
Kiều Phong bàn luận: Kiêu ngạo làm cho người ta tụt hậu. Đạo lý ngắn gọn này rất dễ thấy trong sách vở thánh hiền, mang ý nghĩa giáo dục to lớn.
20
Cô Giáo Đỗ
Hầu Diệp Chiết
Với cô giáo Đỗ, tôi rất khó chỉ dùng vài lời mà khiến bạn hình dung được. Đặc điểm nổi bật của cô là chậm. Giờ cô dạy thường là vào buổi chiều thứ tư. Sau buổi trưa vắng lặng, ánh mặt trời ấm áp tuôn chảy vào lớp học. Tiếng cô như gió sớm mùa xuân thổi về, có điều là rất chậm. “Nhân vật... anh hùng này trong Thủy hử gọi là... Võ... Tòng, đúng không?”, hoặc “Các em có nghe nói về cuốn tiểu thuyết gọi là... Cuộc đời tôi không?”. Tựa hồ tư duy và ngôn ngữ của cô cũng chậm như nhau.
Mỗi lúc như vậy, mấy học sinh nam nghịch ngợm thường giả vờ trầm tư một lúc, sau đó đồng thanh rề rề đọc từng chữ một: “Hình như... đúng”. Sau khi đã khẳng định đáp án, cô giáo chậm rãi cười một cách mơ màng, khoan thai đứng dậy cầm lấy cốc nước, uống một hớp nhấp giọng rồi... chậm rãi giảng tiếp.
Lúc ấy tôi cũng cười một cách mơ màng, như cô Đỗ, và khi tiếng chuông hết giờ vang lên, tôi lập tức bừng tỉnh trong ống kính quay chậm ấy, vội vàng cho sách vào ngăn bàn, chạy ra chỗ “mục đích thứ nhất” của mình. Từ khi ngồi vào ghế giảng đường đại học tôi đột nhiên phát hiện ra, trong tuổi thanh xuân đẹp đẽ của mình đã học quá nhiều những cái không sử dụng, còn bao nhiêu những cái cần sử dùng thì lại không được học. Bây giờ tôi phải lao vào học những thứ đó, bù lại khoảng thời gian đã lãng phí, vùi đầu đọc sách của khoa Trung văn, thuộc làu những từ đơn bắt buộc với sinh viên khoa Anh văn năm thứ tư, rồi lại còn phải làm chức bí thư chi đoàn, kiêm nhiệm một tạp chí... Thôi thì ngày ngày rèn luyện cũng là để trải thảm cho tương lai mình.
Bận rộn khiến tôi luôn ao ước được nghỉ ngơi. Tốt đấy, nhưng là khi nào đây. Đêm ư? Không. Đêm khuya yên tĩnh thì viết luận văn, học từ là tốt nhất. Cuối tuần ư? Đừng nói cuối tuần, mới giữa tuần này mà hoạt động của tuần sau
đãchật kín rồi. Hay nghỉ hè? Nghỉ hè đâu phải là nghỉ học.
Nghĩa là về căn bản tôi không có thời gian để nghỉ, không có cả thời gian để từ từ nói một câu:
Chán thật!
Hôm ấy tan học, tôi ôm cuốn sách tiếng Nhật vừa đi vừa học từ, bỗng một người vội vội vàng vàng chạy qua mặt, suýt va vào tôi. Người đó quay đầu xin lỗi rồi lại lật đật chạy tới chiếc xe buýt vừa dừng lại đón khách. Tuy người đó không nhận ra tôi và tuy không tin lắm vào mắt mình nhưng tôi dám khẳng định đó là cô giáo Đỗ. Chắc chắn.
Sau đó tôi không chỉ một lần hoặc ở thao trường, hoặc trên cầu thang, có khi lại ở ngoài đường... đã chứng kiến sự tất bật của cô Đỗ. Nhưng hễ cứ vào lớp là cô lại trở về với cái tiết tấu chậm chạp ấy. Và tôi kinh ngạc bởi cô có thể diễn xuất tốt đến vậy.
Một lần trong giờ học, cô Đỗ hỏi tôi. “Vì sao văn chương của em tiêu cực vậy?”. Tôi bảo tôi quáchán, quá mệt, giống như Lỗ Tấn một thời khắc nào đấy. Tôi hỏi lại: “Còn cô, có khi nào cô chán nản buồn bã không? Và cô làm thế nào để quên được nó?”.
“Nghĩ đến một việc buồn hơn thì sẽ quên được”. Cô nghiêm trang nói, hình như có chút tức giận.
Hôm ấy, vào giờ học, cô Đỗ nói muốn hát cho chúng tôi một bài, cái bài mà cô thích, gọi là Sự bình yên trong lòng mới là vĩnh cửu.
Cả lớp ngớ ra. Tôi nghĩ gay rồi, chậm chạp như cô mà hát chẳng phải sẽ giống cái máy ghi âm không đủ điện ư? Rồi bỗng cả lớp cười phá lên, hình như chúng đều nghĩ như tôi vậy. Kệ, cô vẫn hát, tiết tấu rất chuẩn, không sai cả điệu lẫn lời. Kêu to một tiếng giữa trời xanh, đã thử lòng bao năm như vậy. Khi ta mệt mỏi hay quạnh hiu khó nói... Cô hát rất say sưa. Buổi chiều yên ả, ánh mặt trời ấm áp e lệ nghiêng nghiêng vào lớp học, giọng cô như gió xuân sớm thoảng qua. Để ngày mai biến thành hôm qua, hôm qua trở thành một mảnh lãng quên. Sự bình yên trong lòng mới là vĩnh viễn. Sự bình yên trong lòng mới là vĩnh viễn.
Cô Đỗ ngưng lại, cả lớp im phăng phắc, cô lại từ từ nói như giải thích: “Không phải mỗi người đều là nhân vật trong phim ảnh hoặc tiểu thuyết, công khai và thoải mái nói như vậy. Trong hiện thực cuộc sống, cái mà phần lớn mọi người trải qua là những ngày tháng rất lúng túng, nào mai phải thi, nào lãnh đạo đến kiểm tra công việc, nào lương hai tháng chưa phát, nào mẹ chồng thì ốm, con
trai thì môn toán bị điểm xấu, con gái thì lấy chồng muốn đám cưới thật sang... Hoặc ngày mai nhanh chóng đến đi, bất kể thành công hay không, hoặc hôm nay mau mau đi đi, bớt được sự quấy rầy.
Thế làsuốt đời phải sống trong chờ đợi, giày vò...”.
Vậy thì... sống mệt mỏi đâu chỉ một mình tôi. Cô giáo nói đúng. Cuộc sống thật sôi động, song cũng thật gian nan. Phàm đã là người thì không ai làm hết được việc mình muốn. Song dù sao vẫn phải có một tâm thái bình tĩnh để đối mặt với cuộc sống. Tôi vẫn suốt ngày bận rộn, thế nào rồi cũng sẽ biến phiền não thành sự giày vò. Tốt nhất là biến nó thành hưởng thụ.
Buổi chiều yên lặng, ánh tà dương ấm áp chiếu vào lớp học. Tiếng cô giáo như gió xuân sớm thổi qua. “Cho nên nói hình tượng Trư Bát Giới có tính tiêu biểu nhất định, đúng không?”. Rồi cô như tự hỏi. “Tôi làm sao mà giảng được chỗ này”. Vẫn là cái giọng chậm chạp tựa hồ như đang hưởng thụ sự bình an trong lòng. Cô cười, chúng tôi cũng cười.
Khấu Tử bàn luận: Mỗi người chúng ta không phải ai cũng được sống thoải mái theo ý mình, nhưng cũng có thể sống ung dung một chút. Thoải mái là điều kiện bề ngoài cần thiết mà ung dung thì hoàn toàn là một loại dưỡng tính tu thân. Mỗi người trên vũ đài lịch sử riêng của mình đều phải đóng nhiều vai mà xuất hiện thành hình tượng trước mặt mọi người, đó gọi là vai trò xã hội, chắc chắn là vai trò quan trọng nhất. Ví dụ như cô giáo Đỗ làm người thầy thì để lại ấn tượng sâu sắc cho học sinh chính là sự chậm rãi, ung dung, say sưa, bất kể với người nói hay người nghe đều làm một loại hưởng thụ. Nhưng giống mỗi người chúng ta, cô Đỗ cũng phải đảm nhiệm nhiều vai khác như làm vợ, làm mẹ, làm chủ gia đình. Điều đó khiến cô không thể không tất bật hàng ngày chạy theo xe buýt, đi chợ, đón con... Cho nên, mọi sự phiền phức buồn rầu của con người cô Đỗ cũng đều có. Vậy cô chỉ có thể khôi phục cái tiết tấu chậm rãi của mình trên bục giảng màthôi.
21
Ngựa Mồ Hôi Máu
Ngụy Kế Tân
Mặt trời thong thả lặn xuống phía tây, sắc chiều mênh mông phết lên một lớp u uất trên sa mạc vô tận. Hoàng hôn ngưng đọng, ráng chiều ảm đạm dần. Mấy dải mây rách nát bị thiêu cháy rực lên, thỉnh thoảng cơn gió đầy cát bụi và lạnh thấu xương tràn tới càng làm sa mạc thêm hoang dã và thê lương, với vẻ bi thương hùng vĩ. Sự khô cháy khiến họng và mắt người như cũng bốc lửa, khiến cả hơi thở cũng gây đau đớn.
Tóc chàng trai đã điểm bạc nhưng râu ngắn và thô ráp chứng tỏ chẳng những tuổi già chưa đến mà tuổi trẻ cũng chưa qua. Sự điểm bạc kia chỉ là dấu ấn phong sương mà thôi. Mặt mũi chàng cương nghị và sáng sủa, vầng trán như tảng đá làm cho mấy nếp nhăn bỗng như vết đục đẽo của dân điêu khắc. Tuy nhiên, đâu đó vẫn lộ ra dăm ba đường nét lấc cấc, đôi mắt trũng xuống mang vẻ hung hãn, u ám.
Làm bạn với chàng là con ngựa nhỏ thó nhưng nhanh nhẹn, bộ lông màu táo tàu. Nó đã cùng chàng sinh tử, hai bên thực sự là bạn tốt của nhau. Đã hơn một lần chàng bất tỉnh trên lưng nó, phó mặc tính mạng mình cho nó, và nó đã đưa chàng thoát vòng nguy hiểm. Còn lần này, lại chính nó mang chàng bị thương chạy suốt ba ngày ba đêm, và chỉ đến khi liều mạng xông vào cái sa mạc này kẻ thù mới thôi truy sát. Con ngựa phì hơi ra đằng mũi, khó nhọc nhấc từng bước trong cát lún, mãi sau mới dừng lại ở cái hố cát tránh gió và nằm xuống đó, không quên nép vào trước đầu chàng, lấy thân che gió. Chàng trai cảm kích cười cay đắng.
Trăng đã lên, sa mạc nhợt nhạt và thần bí. Một lớp trăng u uất mạ lên mình chàng trai vàcon ngựa khiến cả hai như hóathành tượng đất đen nhẻm. Chàng trai đã tỉnh hẳn lại, mặt trời nóng bỏng cũng đã treo trên hoang mạc,
phơi bày ra vô số xương trắng của người vàthú trên gió cát sa mạc. Kẻ thù sát hại cả gia đình chàng đã bị chính tay chàng giết... chàng cùng anh em cầm gậy đi giết bọn ác bá cứu người nghèo... quan binh vây giết anh em... Chỉ còn lại Ngọc Như thân thiết của chàng, và... sa mạc. Kìa, Ngọc Như đang hí lên, dùng chân đá thanh đao đến gần chàng rồi nằm xuống, hướng cái cổ về phía chàng. A, nó muốn chàng lấy máu của nó để uống cho đỡ khát. Chàng ứa nước mắt, ôm lấy cổ Ngọc Như, bàn tay chậm chạp cầm lấy cán đao, nhưng không cứa vào ngựa mà lại cứa vào cổ tay mình. Máu ứa ra, chàng đặt vào mõm ngựa. Ngọc Như tựa hồ hiểu ý chủ, liếm sạch, và như nước mắt nó ứa ra. Chàng xé mảnh vải buộc miệng vết cắt lại rồi bò lên lưng Ngọc Như. Nó đứng dậy, khó nhọc bước đi. Chàng trai lại ngất trên lưng ngựa. Không biết qua bao ngày đêm, khi con ngựa hí lên một hồi thì chàng tỉnh lại, mơ mơ màng màng thấy màu xanh trước mặt. Ngọc Như vẫn đang chạy, mồ hôi đầm đìa, song mùi là lạ. Chàng vuốt mình Ngọc Như rồi đưalên nhìn. Trong mồ hôi có lẫn những sợi máu.
Sau đó chàng trai dựng nhà trên mảnh đất xanh giữa sa mạc, không lấy vợ, sống bằng việc chăn thả ngựa dê bò. Lâu dần, mảnh đất ngày càng đông đúc, xanh tươi, và thêm nhiều dân chăn thả gia súc đến an cư lập nghiệp. Ngọc Như của chàng sinh con đẻ cái, con cái sinh sôi nảy nở thành đàn. Chỉ có điều những con ngựa này khi ra mồ hôi đều có máu, thật chẳng phải giống ngựathường.
Khấu Tử bình luận: Ở truyện này, con ngựa có mồ hôi máu mới là anh hùng chân chính. Nếu miêu tả cảnh thảm sát giữa con người với con người tất sẽ phân tán sự chú ý của người đọc, ảnh hưởng tới nhân vật chính của chúng ta là Ngọc Như. Vì vậy tình tiết câu chuyện được vứt bỏ, giữ lại hợp lý, cắt gọt đúng chỗ làm nổi bật hình tượng nghệ thuật.
22
Củng Kiều
Lão Thần
Củng Kiều[1] là một người chứ không phải là một cây cầu. Nghe cái tên này bạn có thể hình dung ra dáng vẻ của thầy, ví dụ cây cung hoặc con ếch, hoặc cầu Triệu Châu gì đó.
Khi tôi biết thầy thì thầy đã già, lưng đã rất còng, đang ở trong căn nhà đá cũ kỹ phía đông thôn. Thầy đã làm hiệu trưởng nhiều năm. Nói hiệu trưởng là để tỏ lòng tôn vinh thầy, vì thầy chỉ quản có mỗi một giáo viên, đó làchính thầy. [1] Nghĩa là cầu cong.
Mặt thầy vô số nếp nhăn, lúc nói thì đầy biểu cảm vui, buồn, phấn khích... Râu thầy mọc kín hai bên má và cằm dưới, nhất là cằm dưới, và đều cứng kinh khủng. Học sinh nam nào phạm kỷ luật, thầy không đánh vào bàn tay mà hạ giọng: “Duỗi bàn tay ra, úp xuống”. Bàn tay to tướng của thầy túm chặt lấy, xát mu bàn tay bé nhỏ và run bần bật của đứa học trò vào cằm dưới mình một hồi, khiến nó vừa đau vừa buốt ngứa như bị lông nhím đâm.
Vì vậy chúng tôi hay nhìn cái cằm rậm râu củathầy màsợ hãi.
Tôi lúc ấy học lớp ba, rất hay gây rối. Có lần bảo với Nhị Thanh ngồi gần tôi rằng: “Cằm dưới của thầy hiệu trưởng nếu giống như gót chân thầy thì có phải hay không?”. Nhị Thanh nghe xong cười sằng sặc, sau đó làm cái việc phản bội là mách lẻo.
Thầy nhìn tôi bằng đôi mắt đùng đục của người già, bảo: “Anh có thật sự sợ cằm dưới củathầy không?”.
Tôi nhìn khuôn mặt rộng rãi của thầy mà kính nể gật đầu. Thầy xoa xoa cằm dưới làm cho nó phát ra tiếng, nói: “Sợ thì đừng quấy phá nữa nghe, ranh con!”. Bàn tay to tướng của thầy vỗ vào cái đầu nhẵn thín như quả dưa của tôi, cười khà khà: “Đây chả phải gót chân, nhưng lông của nó mềm không đâm vào người.
Thôi, đi đi”. Tôi chạy biến.
Thầy lúc đó đã về hưu năm năm, nghe nói con trai thầy mấy lần đón thầy về quê ở Liêu Tây nhưng thầy đều từ chối. Thầy đi thì ai dám về đây dạy lũ quỷ sứ này. Chỉ có thầy.
Vì rụng mất hai răng cửa nên thầy phát âm nhiều từ không rõ. Ví dụ thầy đọc chữ em thành chữ a. Khi chúng tôi cũng đọc là a thì thầy nhăn khuôn mặt màu tương lại và bảo: “Thầy đọc là a các con không được đọc là a”. Chúng tôi đồng thanh. “Vâng, thưa thầy. Thầy đọc là a chúng con không được đọc là a”. Nhưng chúng tôi không sao đọc khác được. Thầy đành cười: “Già rồi, cái hồi dạy bố mẹ các con, thầy không phát âm như thế này đâu, già rồi. Bảo già là già rồi”. Lúc đó thầy già hơn ông của bất cứ đứa nào trong lớp.
Ngoài cái việc dùng râu ở cằm dưới xát vào mu bàn tay học trò, thầy rất tốt với chúng tôi. Ví dụ trời mưa, cái lưng cong của thầy trở thành cái cầu cong của chúng tôi.
Nhà trong thôn thưa thớt, lớp học ba mặt dựa núi, một mặt áp mương. Tôi và mười đứa khác đi về đều phải qua cái mương này, rộng tới hơn bốn trượng, tuy mùa đông khô cạn song tới mùa mưa thì cuồn cuộn. Tất nhiên, nước chỉ tới đùi thầy nhưng đối với bọn trẻ mười tuổi chúng tôi thì nó là sông Hồng Cầu2, khó mà vượt qua. Không có cầu gỗ, cầu đá, cầu sắt, chỉ có cầu cong làm bằng xương thịt củathầy hiệu trưởng.
2 Sông Đào thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Tôi được leo lên Củng Kiều duy nhất một lần, không lâu sau vụ oán trách cằm dưới thầy hiệu trưởng chẳng phải là gót chân.
Nước to đã ngăn chúng tôi lại bờ bên này. Thầy hiệu trưởng bèn từ bờ bên kia lội sang cõng từng đứa qua. Không có ai thay thầy. Một trường ba lớp học mà chỉ có một thầy giáo. Thầy đã cõng tám đứa kia qua mương, chỉ còn tôi, không muốn nhưng cũng chưa nghĩ racách nào thoái thác. Thầy đãchìacái lưng cong ra, dưới chân nước chảy ào ạt. Khắp người thầy ướt sũng hơi thở, nghe như kéo đàn gió. “Đến đây!”, thầy ngồi xổm, chìacái lưng cong về phíatôi.
“Không!”, tôi từ chối, “tự con sẽ qua được”.
Nhưng đó là nói dối, nước chảy cuồn cuộn, ngọn sóng đuổi theo nhau, chỉ nhìn cũng đủ chóng mặt. Huống hồ nước lại ngập đến rốn tôi. “Lên đây, con trai”. Thầy giục, cái lưng cong của thầy không động đậy, đợi tôi trèo lên.
Tôi rân rấn nước mắt, làm thế nào đây?
“Đừng xấu hổ, như ông cõng cháu ấy mà, các bạn đang đợi kìa”. Thầy đã không chấp nhận lời từ chối ngầm của tôi. Nhắm mắt lại, tôi run rẩy bò lên cái lưng còng ấy. Tiếng sóng ào ào bên tai. Tôi nằm sấp, bám chặt vào lưng thầy.
Lúc sắp lên bờ, thầy như loạng choạng nhưng bàn tay to rộng của thầy vẫn giữ chặt tôi.
“Đến bờ rồi phải không?”. Thầy hỏi.
“Vâng, đến rồi”. Tôi từ trên lưng thầy tuột xuống bờ đất cứng đứng lặng. Thầy thì như không đứng dậy nổi, mệt mỏi ngồi bệt xuống, cái miệng thiếu hai răng cửa thở phì phò. Thầy cười cay đắng: “Già rồi! Già rồi. Khi còn cõng cha mẹ các con thầy không như thế này đâu”. Dáng của thầy thật giống cái cầu cong sụp đổ. Thở một lúc thầy đứng dậy, chúng tôi đỡ thầy đi vào lớp. Nhị Thanh bảo tôi: “Thầy hiệu trưởng cõng cậu qua sông, không phải đi mà là bò”. Từ “bò” ở vùng tôi dùng để chỉ người với ý chê bai. Tôi ghét nó nói thầy hiệu trưởng bò, cố nén để không đạp cho nó một cái.
Mùa thu năm đó tôi chuyển trường, đi học nơi khác. Thầy cũng đã ra đi, và cũng không dạy học nữa. Chẳng mời được ai về thay thầy. Bây giờ thì quê tôi đã xây trường tiểu học mới, mang tên Hy vọng. Nhị Thanh giờ làm trưởng thôn, nói: “Xây cả một cái cầu cong đây!”. Thế là có môt cái cầu để học sinh dễ dàng đến trường.
Nhiều năm trôi qua, những cái cầu tôi đã đặt chân lên so với quãng đường thời niên thiếu thì nhiều hơn, dài hơn, hoành tráng và đẹp đẽ hơn ngàn vạn lần, nhưng tôi vẫn không thể quên cái cầu cong ấy, cái cầu dày rộng, chắc chắn, ấm áp bằng xương thịt củathầy, màsuốt đời tôi có đi cũng không hết.
Kim Nhuệ bàn: Theo “tôi” thì Củng Kiều có vẻ mệt mỏi, già nua, ốm yếu, nếu có nói thêm Củng Kiều thô lậu một chút thì cũng chẳng oan uổng gì. Nhưng chính ông già ấy, đã hưu mà không nghỉ ngơi, vẫn dùng toàn bộ sức lực còn lại để gánh vác trách nhiệm tưởng như không thể hoàn thành, là mang tới ánh sáng văn hóa cho đám trẻ vùng núi sâu heo hút. Trước dòng sông cuồn cuộn nước, ông đã biến tấm thân già nuacủa mình thành cây cầu, cõng từng học sinh quasông.
Ai là anh hùng bình thường, là tuấn kiệt trong dân? Hiện tượng Củng Kiều đã giải thích rõ, gợi ý sâu sắc và đầy đủ cho chúng ta.
23
Tâm Người Thợ
Chúc Xuân Cương
Hai ông cháu đang chăm chú làm việc trong cửa hàng đồ gỗ thì ông Trương, cán bộ chống gian dối của huyện đẩy cửa bước vào. Thấy lão thợ mộc chuyên chú khác thường vào những dụng cụ gia đình chạm trổ tỉ mỉ, ông ta không nỡ quấy rầy, chỉ nói ý định của mình với đứa cháu, là đặt 15 cái hòm thư báo đóng đinh treo ở ngã ba, ngã tư đường, tiện để quần chúng báo những việc gian dối. Đứa cháu vừa nghe đã thấy là việc nhỏ, không muốn nhận, song vẫn mềm mỏng khuyên ông Trương lui lại một thời gian hãy đến. Ông Trương thất vọng định đi thì lão thợ mộc gọi lại. Đứa cháu lập tức đưa mắt cho ông nó: “A công, những đồ gia dụng này cần trả gấp, chúng ta đâu nhàn rỗi mà nhận những việc vụn vặt này”.
Ông lão làm như không nghe thấy, vẫy tay gọi ông Trương. Đứa cháu hiểu tính ông, đành chịu, đứng nghe ông Trương giao việc, nào kích thước, nào kiểu cách. Trương ta vốn ngoại đạo, nói như thánh tướng, rằng chỉ một sớm một chiều là xong... Lão thợ mộc vừa nghe vừa vẽ trên tờ giấy, đầu gật gật.
Sau đó, ông Trương và đứa cháu bàn đến giá cả. Thằng cháu đòi mỗi cái 20 tệ. Lão thợ mộc lập tức lừ mắt. Ông Trương chỉ trả 4 đồng. Hai bên giằng co một lúc, Trương chịu tăng mỗi cái lên 2 tệ nhưng đứa cháu cứ khăng khăng giá cũ, lộ ý rất rõ - đòi thật đắt để đuổi khách đi. Quả nhiên, ông Trương chán nản định đến cửa hàng khác. Lúc đó lão thợ mộc bèn nói: “Được, 6 tệ thì 6 tệ”. Đứa cháu tuy không vui nhưng chỉ dám làu bàu mấy tiếng, lão thợ mộc cũng không để ý, bảo Trương đến gần chỉ ba, bốn cái phác thảo cho xem. Trương ta thấy cái nào cũng đẹp, tiện tay cầm lấy một phác thảo.
Lão thợ mộc cởi mở nói: “Sau hai ngày đến lấy hàng về”.
Trương ta sợ lão thợ mộc thay đổi ý kiến, vội rút ra 10 tệ đặt cọc. Thằng cháu
lừng khừng không muốn nhận, lão thợ mộc phải trừng mắt, nó mới cầm tiền và viết hóa đơn.
Hai hôm sau, Trương ta cho người kéo xe ba bánh đến nhận hàng, từ xa đã thấy 15 cái hòm thư xếp ngay ngắn trước cửa. Bên ngoài hòm thư còn quét sơn trắng bóng, mặt chính và hai bên đều viết bốn chữ màu đỏ Hòm thư báo cấp trên, nét chân phương, linh hoạt trên nền trắng, như đập vào mắt. Nắp hòm còn đặc chế một cái rèm chắn bằng sắt hình cong, quét sơn chống rỉ màu bạc trông rất chắc chắn, mưa nắng không sợ thấm vào trong.
Xem ra lão thợ mộc thực chu đáo, Trương ta vô cùng vừa ý. Nhưng theo thói quen làm việc công, ông ta vẫn kiểm tra từng cái một. Đứa cháu thấy Trương tỏ vẻ bới lông tìm vết, sầm mặt nói: “Ông yên tâm, A công nhà tôi dùng gỗ tốt nhất trong xưởng để đóng đấy. Lại phải làm thêm giờ, bận tối mắt, đâu thèm kiếm lãi của ông. Lỗ to đấy”.
Lão thợ mộc cười bảo Trương: “Đừng nghe nó tào lao”. Trương kiểm tra xong thì rút ra 80 đồng cùng tờ biên nhận đặt cọc rồi bảo nó cứ viết hóa đơn theo giá 20 tệ một hòm. Đứa cháu ớ ra, không muốn viết, vì thêm tiền thù lao là thêm thuế nộp. Trương thấy thằng nhỏ ngần ngừ, hiểu ra nó chưa biết được việc kê giá trong hóa đơn giả bèn rút đi một nửa, viết lại, rối xé tờ hóa đơn thanh toán nhét vào trong, chỉ giữ lại cuống trống không. Đứa cháu như hiểu ra, đi lấy bút. Lão thợ mộc sắc mặt sầm xuống hét lên: “Đứng lại”. Đứa cháu ngơ ngác nhìn ông: “Ta không làm nghề buôn bán”, lão thợ mộc nói với Trương: “Ông không thể nuốt lời được”.
Trương cũng tức giận lệnh cho người kéo xe: “Chất hòm lên. Kéo về”. Nhưng kìa, lão thợ mộc đang xách rìu đi ra, và trong ánh dương chói lọi, vung rìu lên, dùng hết sức đập tan từng cái. Lúc sau, mặt đất đã biến thành một đống trắng đỏ nhức mắt...
Hình Khả bàn luận: Tác giả sử dụng thủ pháp tầng tầng lớp lớp để ca ngợi lão thợ mộc, để cuối cùng nâng lão lên đỉnh cao, hoàn thành việc xây dựng hình tượng nhân vật. Đề tài không mới, song thông qua từng lớp một, trước mắt chúng ta đã hiện lên hình tượng đẹp đẽ về một trái tim hồng. Chỉ là một ông lão thợ mộc bình thường song thật có đầu óc, có tấm lòng, có nhân phẩm... không chỉ biểu hiện sự giác ngộ cao, sự đàng hoàng mà còn tiêu biểu cho tâm nguyện của hàng triệu người. Vì vậy nhân vật thực sự có tính điển hình.
24
Canh Giữ
Lô Phu Hồng
Chàng thợ sơn trẻ chết giữa mùa xuân, lúc đất trời đang non xanh nước biếc, hoa đào từng chùm từng chùm tưng bừng khoe sắc. Phường sơn của anh ở bên rừng đào phía tây của thôn. Mọi người đến xem. Anh ta không giống như chết, nằm trên giường gần cửa sổ, phảng phất như đang ngủ, cái chống cửa sổ chữ tỉnh mở ra, từng làn hương thơm của hoa đào theo gió thấm vào tận tâm can, mấy cánh đào đỏ thắm đáp nhẹ nhàng trên người, gương mặt trẻ trung vẫn tràn trề nụ cười mãn nguyện, y hệt chàng tân lang trong giấc mộng.
Anh ta chết không bệnh tật, không đau đớn, đến mức thản nhiên, khiến ai nấy đều thấy kỳ quặc. Rồi bỗng trong thôn truyền tai nhau rằng, kỳ thực anh ta bị một con hồ ly tinh trong rừng đào bóp chết. Con này đã tu luyện nghìn năm, hấp thu đủ tinh hoa của nhật nguyệt, khi đêm tối trăng sáng sao thưa thường hóa thành cô gái xinh đẹp và lả lơi... Chuyện này hay có hay, nhưng nghe mà sởn gai ốc. Từ đó không ai dám nửa bước tới gần rừng đào, song đám trai sinh sau đẻ muộn thì lại tỏ ý hâm mộ, bảo: “Cái tay vớ vẩn ấy thật không uổng phí đời nam nhi...”.
Cha mẹ mất sớm, anh sống cô độc. Thời ấy thôn nghèo, không chỉ mình anh mà bao gã trai xấp xỉ tuổi anh ta không tìm được vợ. Ban ngày làm cỏ, đêm tối trăn trở trên giường, đêm nào trăng sáng lại uống rượu, ca hát. Đầu tiên thì Con gái xinh xắn eo nhỏ tay tròn, cả người đều xinh, bốn mươi hai cái bấc đèn cầm không nổi, đêm cõng tình lang còn chê nhẹ... Sau đó lại hát Tay hòm chìa khóa, nhà mày có mấy con gái, mày không cho tao không đi, tao trêu chết chó nhà mày... Họ cứ hát mãi, cứ nhìn vào rừng hoa đào mà tưởng nhớ đến anh ta. “Thằg vớ vẩn ấy thật không uổng là đấng nam nhi!”. Một đêm trăng, cũng đang tụ tập uống và hát như vậy thì họ đột nhiên không thấy Trường Vũ đâu cả. Lại có người bảo
mấy đêm rồi cũng không thấy Vũ đến, thế là bèn về nhà anh ta gọi. Cha Trường Vũ hỏi: “Thế nó không đi với các cháu à?”. Nghe đáp đã mấy hôm Vũ không đến, ông thốt lên: “Thôi chết, hỏng rồi”.
Thế là mọi người chia nhau đi tìm, tất nhiên chẳng thấy đâu cả. Có người tự nhiên nhớ đến rừng đào, nghĩ đến hồ ly tinh và cái chết của anh thợ trẻ, buột miệng: “Trường Vũ chẳng biết có bị hồ ly tinh mê hoặc hay không?”. Nghe vậy, ai nấy lặng đi.
Thế là mấy đầy tớ to gan lớn mật bèn ùa chạy vào rừng đào. Quả nhiên, họ thấy trong lều anh thợ sơn trẻ năm xưa có ánh đèn le lói, và qua cửa sổ, họ thấy Trường Vũ mặc bộ quần áo sạch sẽ nhất mà bình thường rất ít mặc, ngồi trên giường của người thợ sơn xưa, đang mê mẩn ngắm rừng đào bên cửasổ.
Đại Phàm bàn luận: Rừng đào mùa xuân nở rộ, đêm trăng sáng bí mật hò hẹn với mỹ nữ yêu kiều thì đáng coi là ở chốn thần tiên. Song đây có thể cũng chính là cái bẫy tử vong, có điều nó tuyệt đẹp, nên đám trai sinh sau để muộn tuy biết mà vẫn một hai nhảy vào, còn ôm ấp mong mỏi là khác, vì tình chỉ tiến không lùi. Anh thợ sơn xưa vô tình mà chết, Trường Vũ nay cố tình vẫn sống, hay là hồ ly tinh đã bị dũng khí vàsự thành kính củachàng trai hậu sinh làm cảm động?
25
Thân Cây Lúa Mạch
Lưu Đế
Giữa trưa, thầy Vương buông bát đến sân phơi lúa mạch, chọn ra những thân cây lúa chưa bị cán trong đống những cây đã cán xong. Mặt trời đỏ rực trên đầu nhưng chưa thấm vào đâu so với sự sốt ruột của con gười. Chả là chiều qua vừa xảy ra một chuyện.
Chú út của Nhị Lăng Tử ở bộ đội về thăm người thân mua cho Nhị Lăng Tử một cái bút máy, thân bút có những sợi vàng sợi bạc lóng lánh viền quanh, nắp bút lại còn khắc con rồng. Nhị Lăng Tử đem khoe với các bạn trong lớp, để rồi đến chiều, mới vào tiết đầu nó đã khóc và mách rằng mất cái bút rồi. Cái bút máy tuy không phải thỏi vàng nhưng đối với học sinh lớp Hai tiểu học ở nơi xa xôi hẻo lánh này thì cũng là vật quý giá, ngay thầy Vương cũng chỉ có bút chấm mực thôi. Thầy Vương nổi trận lôi đình ngay trên lớp, sau đó ân cần khuyên nhủ, nói rất nhiều về chí khí, rồi còn bảo: “Chỉ cần nhận lỗi, thầy sẽ không nói ra tên”. Nhưng hết một ngày vẫn không có học sinh nào nhận.
Lúc ăn trưa xong, thầy Vương ôm một đống thân cây lúa mạch vứt lên trên bục giảng, nghiêm khắc nói: “Xem ra người có lỗi đã không chịu nhận lỗi của mình. Nhưng thầy có cách này. Đây là 34 thân cây lúa mạch. Thân dài và thô nhất làcủathầy.
Đợi một lúc, các em mỗi người cầm một thân, ai ăn trộm bút thì thân lúa mạch trong tay người ấy sẽ dài thêm ra một đoạn như thế này này...”. Nói xong, thầy dùng tay vẽ độ dài của đoạn dài raấy.
Phòng học im phăng phắc. Thầy Vương đưa ánh mắt uy nghiêm nhìn khắp lượt rồi bảo từng em ra khỏi lớp, mỗi đứacầm lấy một thân cây lúa mạch. Rồi thầy cầm thân lúa mạch của mình đứng ở cửa lớp. lại cho từng đứa đi vào, để khi quacửa, lấy thân lúa mạch trên tay chúng đo với thân trong tay thầy.
Đến học sinh thứ 19, nó không dám nhìn lên thầy giáo. Đem thân lúa mạch của nó so với của thầy thì ngắn hơn một đoạn, rõ rằng là nó mới ngắt bớt đi. Nó lập tức khóc òalên.
Mười năm sau, đứa trẻ ấy tốt nghiệp phổ thông, về quê dạy học, gọi là thầy Lý. Thầy Vương đã được điều về trường tiểu học thị trấn. Thầy Lý về thay thầy, lại dạy trong cái lớp mà mười năm trước mình đãtừng ngồi học.
Hôm đó vừa hết giờ, một học sinh nữ tên là Linh Tử mếu máo tìm thầy, mách rằng vừa bị mất cái đồng hồ điện tử đeo tay bà cô ở trong thành tặng nhân dịp sinh nhật nó, mà lúc ngồi học nó còn lôi trong cặp ra ngắm nghía... Thầy Lý bảo cho cả lớp biết, nghiêm khắc phê phán hành vi này, và hy vọng em nào lấy sẽ chủ động trảlại. Nhưng hai ngày đãtrôi qua mà không thấy gì...
Đêm xuống, thấy Lý ngồi dưới ngọn đèn nghĩ đến chuyện thân cây lúa mạch mười năm trước, cái tay phải này đây cầm thân cây lúa cứ run bắn lên. Ngày thứ ha, thầy kể cho cả lớp nghe chuyện đó, rồi bảo: “Em học sinh lấy cái đồng hồ sẽ không dùng những cách tương tự thế này. Nếu nó không chịu trả, thầy sẽ vào thành phố mua cho Linh Tử cái đồng hồ khác, tin rằng sau khi hiểu ra, em kia sẽ hối hận vàsẽ biết phải làm thế nào để trở thành con người chân chính”.
Nói xong, thầy Lý ngầm than thở: “Ngay những lời này chẳng biết các em có hiểu nổi không. Có lẽ là không.
Khấu Tử bàn luận: Cách làm của thầy Vương không thể chê trách. Trộm cái bút máy chẳng phải chuyện to tát gì nhưng đối với trẻ thì có thể là bước đầu tiên trượt xuống vũng lầy. Bây giờ trộm nhỏ, mai kia thì sao? Thế là thân cây lúa mạch bé nhỏ đã khiến cho kẻ mắc lỗi ghi xương khắc cốt đến tận mười năm sau, nhất là việc người ấy tự kể ra câu chuyện đáng xấu hổ của mình. Dù truyện không có kết thúc như mong đợi song chúng ta tin nó sẽ gây chấn động đến tâm hồn bé nhỏ củaem học sinh trót lấy trộm đồng hồ.
26
Ngàn Năm Đánh Cuộc Một Lần
Trần Kiến Chung
Trước khi gọi điện, Trần Kỳ do dự khá lâu, sợ quyết tâm của mình sẽ bị điện thoại làm cho dao động. Vì nếu biết anh chưa qua thể nghiệm mà đã vượt Đường Cổ La Sơn thì dù thế nào vợ anh cũng không thể chấp nhận. Xem ra chỉ có hai cách, một là nói dối vợ, hai là tiền trảm hậu tấu. Cách sau bị loại trừ ngay, anh nghĩ, vạn nhất... mình không thể thuyết phục được vợ thì sao? Thế là Trần Kỳ lấy giọng điệu cao hứng bảo: “Những gì anh mơ ước giờ đã trở thành hiện thực. Anh rất vui, và muốn em vui cùng anh”. Chị quả nhiên vui lắm.
Từ lão đến tân binh trên cao nguyên đều nhất trí rằng leo núi Đường Cổ La Sơn không có gì là không thể xảy ra. Những người khỏe mạnh không ai là không hụt hơi, nhức đầu, còn nếu bạn chẳng may có căn bệnh kinh niên gì đó thì ở cái nơi dưỡng khí cần cho con người chỉ có một nửa này thật khó mà sống yên. Từ khi đường Thanh Tang mở ra đến nay không ít những linh hồn chỉ vì thiếu dưỡng khí đã ngủ vĩnh viễn trên cao nguyên trẻ trung màthần bí này.
Trần Kỳ mắc bệnh tim song không cách nào chế ngự được sự mê hoặc ghê ngớm, nóng bỏng của anh với mảnh đất phô màu tía ngất ngưởng nhô lên trên địa cầu này, để cuối cùng quyết định “thượng tuyến” (cách nói của lính cao nguyên với việc vượt Đường Cổ La Sơn). Anh tự nhủ, nếu vĩnh viễn phải ở lại cái nơi mình ngưỡng vọng này thì linh hồn cũng đã tìm về được nơi tốt đẹp nhất. Hãy lấy sự sống ra đặt cược một lần với tự nhiên, đúng hơn là với vận mệnh. Cơ hội này không phải ai cũng có được. Thành bại đều vinh.
Xe chạy với tốc độ trăm tư, trăm rưỡi cây số một giờ song vẫn chỉ động đậy như con giun bò lên ngực cao nguyên rộng lớn. Độ cao so với mặt biển tăng lên theo vòng bánh xe lăn. Tới đầu nguồn con sông hùng vĩ Trường Giang, những người đồng hành bắt đầu có phản ứng, bước chân chậm dần, nói cười cũng giảm,
môi thâm tái đi. Trần Kỳ cố tỏ ra bình thường, nói cười tự nhiên, bước đi ổn định, trong khi lòng vừa buồn vừa đau. Đầu anh cũng bắt đầu căng ra, và anh sợ là mình sẽ phản ứng mạnh hơn người khác. Người khỏe ở đây có thể phóng đại sự đau khổ của họ. Anh thì không thể. Một mặt, sự đau khổ này không đến mức không thể chịu đựng nổi, cái gì có thể chịu đựng được thì vì sao lại phải biểu lộ ra bên ngoài. Mặt khác, anh không thể làm tăng nỗi lo sợ của các bạn đồng hành. Nếu anh nói anh đã có phản ứng rõ ràng thì các bạn đồng hành, trong đó có mấy vị bác sĩ giỏi, sẽ khuyên anh ở lại binh trạm. Anh mang cái túi như túi đựng rác, đợi khi xe đã vượt qua Đường Cổ La Sơn nhân tiện mang anh trở về nơi xuất phát. Đương nhiên anh không chỉ là túi rác mà còn để lại cho đồng hành sự thất bại, sự khuất phục, dù đó không phải là trách nhiệm của anh. Trần Kỳ rất quý sự sống. Từ nhỏ, thể chất yếu nhược. Bà ngoại khi khuất núi đã gọi: “Trần Kỳ”. Cái âm thanh già nua thấu qua nắng chiều, khoan vào tai. Đó là “gọi hồn”. Anh đáp lại tiếng gọi cuộc sống này. Sau này trưởng thành, anh trở thành nhà duy vật chủ nghĩa, nhưng cái thời khắc vang lên tiếng của bà ngoại vẫn văng vẳng bên tai. Anh nghĩ:
“Tính mệnh mình như quả trứng vỏ mềm, cần có môi trường để sinh mệnh trở nên cứng rắn”. Đối với núi, Trần Kỳ có một loại tình cảm tôn giáo. Anh cho rằng trong sự sống có thể không có phong hoa tuyết nguyệt nhưng không thể không có núi. Chỉ có kết hợp với núi thì sự sống mới có độ cao. Núi là môi trường vững chắc nhất của sự sống. Ngày nay, những ham muốn vật chất hoành hành. Xã hội ngày càng phức tạp, người ta lại cùng có nhu cầu đến cao nguyên Thanh Tang nguyên thủy, thánh địa rộng lớn thuần khiết này để lễ bái, đi tìm những thứ không có ở nơi phồn hoa, phú quý. Vì vậy, đối với việc vượt qua Đường Cổ La Sơn, Trần Kỳ trước tiên có thái độ chủ động, quyết tâm cao.
Trên đường Trần Kỳ phản ứng mạnh, thỉnh thoảng anh lại nghĩ đến người sắp chết và con sói ốm trong “Tình yêu cuộc sống” của Giắc Lơn Đơn. Ham muốn sống của họ đều mãnh liệt. Phản ứng cao nguyên như con sói, nhưng cuộc đọ sức giữa con sói và ý chí của anh, lộ rõ vẻ yếu nhược vô hạn; con đường trập trùng, trời xanh biết bao, mấy tầng tầng lớp lớp. Giữa trời đất chỉ có cái đẹp, không có một chút điềm nào của nguy cơ sinh tồn. Trần Kỳ hoàn toàn bị chinh phục bởi hạnh phúc to lớn của “cao cao tại thượng”, mắt anh không tiếp nhận được quang cảnh của cao nguyên. Những suy nghĩ của anh đung đưa giữa trời đất bát ngát, đi qua ký ức vạn năm, tung hoành nghìn vạn dặm... bản thân sự sống bé
nhỏ biết bao, ngắn ngủi hữu hạn biết bao.
Nếu không vứt bỏ trên cao nguyên rộng lớn bát ngát, cách xa sự huyên náo để qua một chuyến nhọc nhằn và lễ rửa tội, làm sao có thể có được ý nghĩa vĩnh hằng và vĩ đại. Cuộc sống bình an chỉ có thể mài mòn ý chí, không có những ngày mạo hiểm thì giống như cái ao tù, dù miễn cưỡng sống cũng chỉ có thể mài mòn ý chí, không có những ngày mạo hiểu thì giống như cái ao tù, dù miễn cưỡng sống cũng chỉ làcục thịt biết đi màthôi.
Anh cần chinh phục được Đường Cổ La Sơn, cũng cần phải coi thường bệnh mà nói: “Không”. Anh làm được. Khi anh đến La Sa, thấy bố Đạt La cung hùng tráng nguy ngathì không ngăn được những giọt nước mắt.
Anh lại gọi điện trong đêm khuya, vợ anh vẫn đợi anh. Anh tự hào nói với vợ sự mạo hiểm và cả những hạnh phúc mà chuyến leo núi mạo hiểm này mang lại. Chị bảo đã nhận được điện thoại của anh trước khi lên cao nguyên. Chị đã biết anh nói dối chị. Chị không muốn nói thẳng ra mà thôi. Trần Kỳ hơi ngạc nhiên. Chị bảo anh trong điện thoại, chị biết lời nói dối của anh, biết anh không thể chi phối bệnh tim của mình. Chị không muốn anh mang sự nuối tiếc trở về. Đồng thời chị tin vào phán đoán của anh, tin sự mạo hiểm của anh có thể thành công. Chị không muốn làm tăng gánh nặng suy nghĩ trên đường đi của anh cho nên chị giả vờ tin anh...
Có một cái gì đó cứ quấn lấy tâm trí anh, trong mắt anh dần dần hiện ra một đám mây, trong đám mây tràn lan đó anh lại thấy cao nguyên Tang Bắc mỹ lệ thậm chí trên cao nguyên còn có núi tuyết sừng sững lặng lẽ.
Hải Xuân bàn luận: Ngàn năm đánh cuộc một lần. Cái đánh cuộc là gì, là tinh thần. Cái gọi là “chim nhạn bay qua để lại công danh”, cái gọi là “khẩu khí trong cuộc sống con người”. “Âm thanh”, “khẩu khí” ở đây chỉ tinh thần “cao nguyên thượng thảo”, “dã hỏa thiên bất tận” (cỏ trên cao nguyên, ngọn lửa tự nhiên không thể đốt hết được); “đại tuyết áp thanh tùng, thanh tùng đĩnh thủ trực” (tuyết lớn trĩu tùng xanh, tùng xanh sừng sững vươn thẳng). Cây cỏ còn có khí tiết như vậy huống hồ con người, linh hồn của muôn vật. Dù thời đại kinh tế hàng hóa, ham muốn vật chất hoành hành, tinh thần sụt giá, có người sống vì danh, có người vì lợi, có người vì sắc đẹp... có người lại sống vì một tinh thần. Hoàn cảnh bên ngoài không làm dao động lòng tin vững như bàn thạch trong lòng họ.
Gần đây có bộ phim Mỹ “Cứu đại binh Thụy Ân” làm dấy lên cuộc tranh cãi
trên báo “Thanh niên Trung Quốc”. Trọng điểm của vấn đề là “Đem tám sinh mệnh đổi lấy một sinh mệnh có đáng không?”. Tôi nghĩ đây không đơn giản là vấn đề công thức số học: 8 không bằng 1 màlà vấn đề giátrị của họ, tinh thần đang khiêu chiến với thực tế, với lợi ích thiết thực. Kiểu đánh cược của Trần Kỳ có người cho rằng không đáng, nhưng Trần Kỳ lại cho rằng có đủ ý nghĩa vĩ đại và vĩnh hằng”. Đừng sống hoài phí, hãy sống bằng tinh thần của bạn.
27
Kết Cục Cuối Cùng Của Lão Đức Phúc
Hồ Song Khánh
Lão Đức Phúc cho con trâu ăn no cỏ rồi dắt nó đi làm. Trong buổi chiều thu êm ả, lão nông khô đét tráng kiện này rất vui. Lão và con trâu già làm bạn với nhau đã nhiều năm, an nhàn giẫm bước trên đường làng ra ruộng. Phong cảnh quê hương luôn gần gũi thân thiết, giống như thịt da, thậm chí là tâm hồn của lão. Dòng sông vẫn róc rách trôi, vầng mặt trời vẫn sáng rõ, ruộng mạch ra dòng vẫn tỏa hương thơm tươi mới trên đồng. Có mấy con chó cái đang xuân hiển nhiên đã hiểu được chuyện tình ái...
Lão Đức Phúc với con trâu già chậm rãi đi qua một phần ruộng lúa đang chín củalão, nhổ sợi thuốc lá đắng ngắt đi, thỉnh thoảng ho một tiếng... Bây giờ cả hai đã giẫm lên mảnh ruộng đang chờ bừa, đây cũng là bối cảnh chính của truyện này. Lão âu yếm nhìn mảnh ruộng đang lô nhô gốc mạch. Đây là nơi khiến lão luôn thấy sảng khoái, luôn lưu luyến không nỡ rời. Mỗi khi cày bừa và thu hoạch trên ruộng, lão đều ngửi thấy mùi mồ hôi tổ tiên và mùi nồng đượm ruộng đồng xa xưa, khiến lão rơi vào trạng thái mê mẩn, thấy mình như đang sống trong giấc mộng vĩnh hằng. Cuối cùng thì thức tỉnh lão vẫn là tiếng ò ò trầm dài củacon trâu già, lão thấy đó là ngôn ngữ đẹp nhất thế gian.
Lão nhả ra làn khói thuốc cuối cùng rồi đặt cái điếu cày xuống đất, sau đó âu yếm nhìn con trâu già tình nghĩa mà theo lão, không động vật nào sánh được, nhất là với một nông dân thuần túy và nhiều năm đơn độc như lão. Rất khó hình dung nếu một mai mất đi con trâu này thì lão còn thiết sống nữa không?
Lão Đức Phúc ngắm con trâu và phát hiện bữa nay ánh mắt nó sáng hơn mọi ngày, cái sừng sắc nhọn thì bóng lên như thách thức. Song lão chỉ thấy chiều nay nó càng làm càng hăng, khiến lão luôn phải gật đầu vừa ý. Đây là con trâu do lão đích thân dạy bảo, nó càng già yếu thì lão càng chú ý chăm sóc. Hạ thì tắm táp,
bắt ve rận, đông thì ủ ấm. Thỉnh thoảng lão vẫn phải rút roi ra nhưng con trâu chưa hề có một biểu hiện oán giận gì. Lão nghĩ nó hiểu ý lão, hiểu rằng có vụt nhẹ cũng là mắng yêu nó thôi.
Chiều thu yên ả, lão Đức Phúc nhìn nắng vàng chảy tràn trề, đẹp rực rỡ trên cánh đồng của mình, gật gù vừa ý. Khoảng năm chục mét phía đông bắc của ruộng là phần mộ tổ tiên lão, cây cỏ rậm rạp.
Lão nghĩ, có lẽ tổ tiên cũng đang nhìn lão cày ruộng. Lão là hậu duệ của họ, và hẳn họ đang rất hài lòng về dòng giống nhà mình. Lão cũng đã vẽ sẵn ra cho mình mấy kiểu kết cục. Một là chết tại nhà, một là đang cày bừa thì kiệt sức ngã ngay trên ruộng, vĩnh viễn hòa nhập vào với đất đai, cùng tổ tiên bắt rễ ngay trên mảnh đất này, nhìn đời sau dâu bể, nhìn hậu duệ của mình tiếp tục gặt hái. Còn kiểu kết cục đẹp đẽ nhất là cùng con trâu già ra đi, cùng từ biệt thế giới này, mãi mãi không rời nhau. Tóm lại, lão đều bình thản với ba kết cục ấy. Đó là một thế giới ấm áp, thơm tho.
Lão Đức Phúc bỗng thét lên. Tiếng thét hôm nay nhọn sắc khác thường, rách nát không trung, khiến mặt trời cũng bị rung động. Nó vang rền trên cánh đồng khiến lão toát ra vẻ cao lớn vĩ đại.
Nhưng con trâu già như không hề nghe thấy, chẳng mảy may xúc động gì. Lão cáu sườn lại thét lên tiếng nữa. Buổi chiều mùa thu bị tiếng thét của lão xé ra nhưng con trâu vẫn lờ đi. Lão cảm thấy hôm nay nó không bình thường. “Súc sinh”, lão mắng, trút tức giận lên đầu nó. Lão rút roi ra...
Buổi chiều mùa thu này như một định mệnh, lão Đức Phúc đi đến cái kết cục cuối cùng của mình. Khi cái roi trong tay lão quất xuống mặt con trâu, nó xông lên phíatrước, xô lão ngã xuống rồi quỳ chân trước lên bụng lão, lấy cái sừng nhọn cứng của mình móc họng lão...
Gần như không ai đón chờ kết cục này. Thân thể lờ nhờ máu thịt của lão được đặt ở chỗ của tổ tiên. Chỉ có điều, con trâu già thân thiết sau khi bị những người thân của lão giết thì không được làm bạn với lão mà bị cắt thành nhiều phần chiacho mọi người.
Tuyết Phong bàn luận: Tác giả đã dùng phép nhân hóa, mượn con trâu là nhân tính cụ thể để miêu tả. Lão nông Đức Phúc yêu con trâu như máu thịt. Nhưng tình yêu này coi sự thuần phục, quên mình, trầm mặc và cần cù là tiền đề. Rồi một chiều thu, lão bỗng cảm thấy mình lớn lao, vĩ đại. Song con trâu thì không quan tâm đến điều đó. Thế là lão tức giận. Tất cả buổi chiều thu bị tiếng
thét của lão xé rách ra, lão vung roi lên, và vô tình tạo nên kết cục bi thảm của đời mình. Bi kịch của con trâu, hay là của lão? Điều mà ai cũng thấy là con trâu già trước khi từ biệt cõi đời đã giành thắng lợi bi tráng.
28
Hươu Quay Đầu Lại
Vương Thần
Cây có âm thanh củacây, chim có tiếng hót củachim, sấm có tiếng hay của sấm, đánh cácó lời ca đánh cá, thế còn đi săn?
Pháo thủ bảy mươi hai tuổi Hám Minh Đức khẳng định đi săn cũng có nề nếp của đi săn. Tiên sinh Vu Tế Nguyên, chuyên gia về phong tục dân tộc Đông Bắc đã có nhiều năm để tâm nghiên cứu việc này, thấy quy mô, mục đích và các công cụ dùng vào việc đi săn Quan Đông không giống nhau, chia thành Bang vây và Lưu vây, trong đó lại còn có thể chia làm Hồng vây, Thái vây, Cẩu vây và Ưng vây. Hồng vây là đi săn để lấy những dược liệu quý là chính, như mật gấu, xương hổ, xạ hương, gan, bào thai hươu, nhung hươu, mỡ sói...
Thái vây lấy thực dụng là chính như lợn rừng, thỏ, gà phi long... Đông người cùng săn gọi là Bang vây, một người tự mình đi săn gọi là Lưu vây. Hám Minh Đức từ trước đến nay đi săn đều mang theo chó. Theo cách nói của Tiên sinh Vu Tế Nguyên, cách này gọi là Cẩu vây. Hám tiên sinh suốt đời chưa từng săn hổ, cũng như chưa từng thấy hổ. Ông săn lợn rừng, bào1, gấu đen, con lửng lợn, cáo, song tuyệt không săn hươu. “Cả chục lần gặp hươu, lần nào tôi cũng hạsúng xuống để nó chạy đi”. Ông nói vậy.
1 Giống hươu có tai và mắt to.
Mọi người ở đây đều biết trên núi Trường Bạch và đỉnh Hưng An Lĩnh, hươu là đối tượng tìm kiếm chủ yếu của thợ săn. Chỉ nói riêng về mặt kinh tế, toàn thân hươu đều đã quý, cho nên mới có câu: “Một con hươu mẹ bằng lương thực nửa năm”. Da, sừng, gân, bào thai, tim, mắt, môi hươu... đều là những thứ đáng tiền. Nhưng Hám Minh Đức vẫn không bắn hươu. Người trong thôn bảo, hai mươi năm trước pháo thủ Hám Minh Đức là tay thiện xạ, chân chạy như lướt, con mắt làm cháy cỏ. Lợn rừng, bào... đã nhìn thấy là khó thoát. Ông ta nuôi
bachó săn, con nào cũng to như trâu đực, trẻ con sợ không dám đến gần. Con chó tên gọi là Hoàng Tử, lông vằn như hổ, mắt sáng như đèn, chạy trên tuyết như gió. Trước khi chết, Hoàng Tử đã bị thương mấy lần. Lần nào cũng đều tự tay Hám Minh Đức khâu và băng vết thương rồi tiêm cho hai ống kháng sinh tiêu độc 400.000 đơn vị. Khi Hoàng Tử chết, ông chôn nó sau nhà, với chiếc quan tài nhỏ. Ông nói: “Những ai chơi súng đều có thể săn được con bào. Con này phản ứng chậm, rất đần độn”.
Cho nên, người xưa mới ví ai ngu đần là “con bào ngốc nghếch”. Khi phát hiện ra con bào thì đầu tiên hét lên một tiếng, nó đứng ngay lại. Tư thế chạy của nó cũng rất dễ thấy, ngẩng cổ chạy theo hình cung. Nó rất sợ máu. Dù không bị thương đến chết nhưng ra máu nhiề, sợ quá nó cũng chết. Săn gấy thì không thể một người, mà dù hai người song không đồng tâm cũng không săn được. Săn gấu, bắn xong một phát là phải mau chóng đổi chỗ vì gấu không sợ người. Bị bắn, nó vẫn ngẩng đầu tìm, nếu bạn chạy thẳng, nó có thể đuổi bạn chạy đến chết. Gấu vốn hung hãn, tàn nhẫn.
Đừng tưởng bình thường nó chậm chạp ngu ngơ, khi đã liều mạng, tấm thân cục mịch ấy sẽ y hệt bức tường... bắn lên trời thì được, bắn xuống đất thì không, vùng thận và gáy tuyệt đối cấm. Đừng tưởng mắt nó nhỏ, khi nghe có tiếng súng thì mắt nó giương ra như mắt ốc nhồi. Ai bảo gấu không ăn thịt người. Có đấy. Gấu đã từng ăn và thấy người là vồ vì đã vừa miệng với thịt người rồi. Loại gấu này, sau khi chết lột da, mỡ không trắng mà vàng sẫm. Đánh gục được gấu thì phải nhanh tay lấy mật, chậm thì mật tiêu mất. Mật gấu chia ra làm nhiều loại: mật đồng, mật sắt, mật cỏ. Nước mật đồng màu vàng đỏ, mật sắt màu xanh đen, mật cỏ màu cỏ xanh. Trong ba loại này thì làm thuốc công hiệu nhất, giá đắt nhất là mật đồng.
Hám Minh Đức cũng đã một mình săn lợn rừng, ở đây gọi là “Đả Tam Xác”[2]. Con lợn rừng chạy đến rùng rùng, gây tiếng động lớn. Còn chỗ nó chạy qua thì cây cối đổ gãy răng rắc. Săn lợn rừng thì phải đứng đầu chứ đừng đứng cuối gió, vì ngược gió mắt người nhìn không rõ. Bắn dưới chuẩn nhất, bắn từ dưới lên trên chỗ ngắm bắn là xương sống nó. Viên đạn bắn vào bụng hoặc vào cái khung trước vai mới tốt.
[2] Bắn ba viên.
Bắn gấu thì không như vậy, phải di chuyển nhanh. Đạn bắn không trúng phải rút nhanh. Nạp đạn tiếp khi bắn, giữa ngón tay phải cần giáp hai vỏ đạn.
Hám Minh Đức nửa đời đi săn lợn rừng rồi, mỗi lần đều phải bắn ba viên, tối đa ba viên mới giết chết được lợn rừng.
“Nói về săn, con chó đồng lòng như người, nó không xấu bụng, cũng không sợ chết”.
Ông nói về ba con chó săn của mình khiến ai nấy nhiệt huyết bừng bừng: “Lợn rừng rất hung tợn, chó tồi lập tức bỏ chạy, sủa loạn lên, gọi thế nào cũng không quay lại. Ba con chó của tôi, không nói quá lên đâu, đổi lấy ba mỹ nữ tôi cũng không. Mõm lợn rừng vừa dài vừa cứng, thân cây to bằng miệng bát nó vẫn cắn nát. Lợn rừng 400 cân răng nanh chìa ra ngoài giống như hai cái móc cân, chạm vào là tiêu đời. Ba con chó của tôi, hai đằng trước một đằng sau, vây lấy lợn rừng. Nghĩ kỹ mới thấy chó thông minh biết bao. Nó hơn chúng ta là tìm ra cách vồ được lợn rừng. Hai con đằng trước, cùng lúc cả bên phải và trái, cắn vào tai lợn,áp chặt lên lưng khiến con lợn không cựa quậy được.
Ấy, không phải dán mà là “hàn” lên lưng lợn. Ta sẽ bắn ư? Không cần. Anh cứ nhìn tuyết trên mặt đất, từng tảng, từng tảng bay lên. Một con lợn rừng lại thêm hai con chó nó chạy cứ như một cỗ xe tăng. Anh đoán lúc đó con Hoàng Tử ở đâu? Ngay mông con lợn. Nó còn thông minh hơn người, dũng mãnh xông vào cắn mông lợn, móc vặn ra từng miếng thịt. Tới miếng thứ ba thì ruột con lợn xổ ra...”.
Pháo thủ Hám Minh Đức nói tiếp: “Săn gấu, lợn, bào... dạ dày, nội tạng đều vứt cho chó ăn hết. Dạ dày của dãthú thì để người ăn”.
Tôi hỏi sao ông không săn hươu?
“Hươu quá hiền. Nhìn thấy mắt hươu ta không bắn được. Hai tròng mắt ươn ướt ấy làm cho kẻ lòng gan dạ sắt cũng phải mềm lòng. Hơn nữa, khi gặp người, đầu tiên nó sải chân chạy, sau đó nó quay đầu nhìn lại, không động đậy, cứ nhìn thôi. Thấy nó quay đầu nhìn, lòng tôi mềm lại. Anh đã thấy cảnh ấy chưa? Chỉ cần thấy anh sẽ hiểu tại sao tôi không bao giờ săn hươu”.
Tôi đã thấy hươu quay đầu lại, không phải ở trong rừng mà là ở trại hươu ở trấn Tiên Nhân Kiều huyện Vũ Tùng tỉnh Cát Lâm. Hươu quay đầu lại, cái đầu tuyệt đẹp không đeo nhạc, lặng lẽ quấn quít lấy anh, làm anh nghĩ đến một thế giới thân tình, lương thiện và đẹp đẽ. Thế là lòng anh mềm như sáp. Bản thân việc hươu quay đầu lại là một truyện ngụ ngôn giữa con người và giới tự nhiên. Nó gần như thần linh vậy.
Khấu Tử bàn luận: Tác giả không chỉ am hiểu việc đi săn mà còn miêu tả nó
một cách sinh động, đẹp đẽ.
Nhìn thấy hươu quay đầu lại là gặp may lớn, và hình ảnh làm chúng ta xúc động là đôi mắt hươu. Lão pháo thủ là tay thiện xạ, lòng dạ sắt đá mà còn bị cảm hóa huống hồ chúng ta, những người đatình thích thú với truyện này.
"""