"
Truy Sát - Brad Thor full mobi pdf epub azw3 [Best Seller]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Truy Sát - Brad Thor full mobi pdf epub azw3 [Best Seller]
Ebooks
Nhóm Zalo
BRAD THOR
Hoàng Yến dịch
—★—
TRUY SÁT
• TAKE DOWN •
IPM & NXB VĂN HÓA THÔNG TIN ebook©vctvegroup | 28-07-2020
CHƯƠNG 1
CHỢ DJEMMA EL-FNA
MARRAKECH, MOROCCO
NGÀY 11 THÁNG 5
Thường thì người ta chỉ nhận ra được là mình đã xuất hiện nhầm chỗ, vào thời điểm không thích hợp, vào lúc đã quá muộn. Đó chính là trải nghiệm trớ trêu của Steven Cooke, vì đến tận phút chót của đời mình, Cooke vẫn nghĩ rằng mình đã may mắn trúng giải độc đắc trong nghề điệp viên tình báo.
Chàng trai 26 tuổi tóc vàng và mắt xanh đã có mặt tại cuộc gặp hoàn toàn vô tình. Thật ra, Cooke chẳng có việc gì phải đến khu chợ ngoài việc cô em gái đã nhờ anh mua và mang về một chiếc áo choàng dài kiểu Thổ Nhĩ Kỳ có đai thắt ngang lưng trong chuyến về thăm nhà cuối tuần đã dự định từ lâu nhưng vẫn chưa thực hiện được.
Còn cả đống việc phải giải quyết trước khi về nhưng Steven vẫn không thể từ chối yêu cầu của Alison. Hai người thân nhau thậm chí hơn cả anh em ruột và là bạn thân từ hồi còn bé. Alison thực ra là người duy nhất biết Steven làm nghề gì, thậm chí bố mẹ Steven cũng không hề biết con trai mình là một điệp viên CIA.
Steven mới đến Marocco được gần một năm và cũng khá thông thạo Marrakech. Nằm tại trung tâm thành phố, khu chợ là một mê cung của những lối đi hẹp và ngoắt ngoéo. Xe lừa chất nặng hàng
nằm ngổn ngang lộn xộn trên những con phố nóng nực, bẩn thỉu trong lớp bụi mờ cố hữu dày đến mức đứng trên khu quảng trường lớn cũng không thể nhìn thấy những bức tường gạch xây bằng bùn của thành phố, thậm chí người ta chẳng nhìn thấy dãy núi Atlas từ khu chợ. Cái nóng gay gắt khó chịu khiến cho Cooke cảm thấy hài lòng khi đi vào trong dãy chợ có mái che để tìm mua áo choàng cho Alison.
Khi đi tắt qua những lối đi chính của khu chợ, Steven lướt mắt qua một cửa hàng nhỏ bán cà phê và đột ngột dừng ánh mắt của mình vào một người khách - một người đàn ông đã biệt tăm hai ngày trước vụ tấn công 11/09 mà nước Mỹ vẫn đang tìm kiếm kể từ đó đến nay.
Nếu đúng thế thì phát hiện của anh sẽ không chỉ là một chiến công của ngành tình báo Mỹ mà còn là cơ hội để bản thân trở thành một điệp viên trẻ nổi bật. Hấp dẫn đấy, nhưng Cooke tự nhủ rằng mình gia nhập CIA để phụng sự tổ quốc trước tiên chứ không phải chỉ cố gắng để nhận khen thưởng.
Steven dùng điện thoại di động gọi cho cấp trên và thông báo về những gì mình thấy, cộng thêm cả thông tin là có một đối tượng nam chưa rõ danh tính khác vừa vào quán cà phê và ngồi cùng bàn với người đàn ông đó. Vì không có ai hỗ trợ, điều khả dĩ nhất cấp trên của Steven có thể làm là yêu cầu một trong những vệ tinh do thám của mình tập trung thu thập thêm thông tin. Thế nhưng phần lớn nhất của việc thu thập thông tin lại thuộc về Steven. CIA có một loạt những câu hỏi tối quan trọng và cần Steven thu thập thông tin nhiều nhất có thể về người đàn ông trong quán cà phê cũng như những dự định của anh ta.
Cảm thấy chất adrenaline chảy rần rật trong máu, cả sự sợ hãi và cả sự phấn khích, Cooke cố tập trung vào những gì mình đã được huấn luyện để tự kiềm chế bản thân.
Điều Steven cần làm đầu tiên là làm sao có được dữ liệu lưu lại cuộc gặp giữa hai người đàn ông trong quán cà phê. Không thể đường hoàng bước vào quán với gương mặt da trắng đậm chất Mỹ của mình vì điều đó sẽ đánh động đối tượng, Steven cần phải kiếm cho ra một cái máy ảnh. Đi nhanh nhất với tốc độ an toàn, cuối cùng anh cũng tìm được thứ mình cần, nhưng vấn đề duy nhất là Steven không có đủ tiền. Móc túi trong chợ nhiều như rươi, bản thân thì không bao giờ mang thẻ tín dụng còn tiền mặt chỉ mang vừa đủ tiêu vặt, vật giá trị duy nhất mà Steven có là chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Kobold Chronograph và người bán hàng vui vẻ đồng ý đổi chiếc đồng hồ của anh lấy một chiếc máy ảnh kỹ thuật số Canon, loại có ống kính tương đối tốt đi kèm một thẻ nhớ dung lượng cao.
Từ một vị trí trên mái nhà đối diện với quán cà phê, Steven vừa chụp ảnh, vừa quay những đoạn video ngắn với hy vọng chuyên gia phân tích của CIA ở Langley có thể giải đoán được. Lý do để người đàn ông lộ mặt ra nơi công cộng hẳn sẽ cực kỳ quan trọng không kém gì cuộc gặp này.
Steven đã dùng hết thẻ nhớ dung lượng cao và chuẩn bị thay nó bằng thẻ nhớ đi kèm máy của nhà sản xuất, định sẽ dùng để chụp những bức ảnh về chiếc xe hơi của người đàn ông khi rời quán, thì nghe thấy một tiếng động sau lưng mình.
Tiếng sợi dây rít lên trong không khí rồi thắt chặt vào cổ anh. Steven quờ quạng vô vọng vì một chân kẻ thắt cổ đã chẹn chặt vào
lưng anh và bắt đầu cảm thấy đường thở của mình tắc nghẹn. Khí quản Steven thắt lại, chiếc máy ảnh rơi xuống mái nhà kêu lọc cọc. Kẻ ám sát không để ý đến hiện trường đổ vỡ lộn xộn khi lôi xác người điệp viên CIA trẻ ra khỏi bức tường rồi nhét cái máy ảnh và thẻ lưu dữ liệu vào túi. Điều duy nhất mà Abdul Ali quan tâm là làm sao để không có bất cứ chứng cứ gì về cuộc gặp ở quán cà phê được tồn tại.
Người Mỹ sẽ sớm biết việc này và lúc đó thì đã quá muộn.
CHƯƠNG 2
PHÒNG TÌNH HUỐNG, NHÀ TRẮNG
WASHINGTON, DC
18 THÁNG 05
Tổng thống Jack Rutledge bước vào phòng và ra hiệu cho những người còn lại đang đứng quanh bàn họp ngồi xuống. Ông mới bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình được khoảng năm tháng nhưng đã phải vào phòng họp này nhiều lần hơn cả hai năm trước gộp lại.
Tổng thống đã dự định tập trung giải quyết những vấn đề chủ chốt thuộc lĩnh vực chính sách nội địa trong nhiệm kỳ thứ hai của mình mà ông đã hứa hẹn trong chiến dịch vận động tranh cử trước đây để tăng uy tín cho bản thân. Hơn thế nữa, ông muốn chuyển giao cho người kế nhiệm, một người thuộc Đảng Dân Chủ hoặc Đảng Cộng Hòa, một đất nước tốt đẹp hơn đất nước ông đã được người tiền nhiệm của mình giao lại. Dù vậy, cuộc chiến chống khủng bố vẫn đặt ra nhiều dự định cho Rutledge.
Trái ngược với thông tin Thư ký Báo chí của Nhà Trắng cung cấp cho giới truyền thông, lực lượng khủng bố vẫn âm mưu chống lại Mỹ và quyền lợi của Mỹ thì không hề giảm, những quyền lợi này thậm chí còn trên đà tăng đáng kể còn nước Mỹ thì thiếu cả chân lẫn tay để giữ vững con đê bảo vệ quyền lợi của mình.
Cứ mỗi một âm mưu tấn công khủng bố mà nước Mỹ chặn được, có lẽ sẽ có đến ba âm mưu khác hình thành. Nhịp hoạt động trong
lực lượng tình báo, quân sự và hành pháp khẩn trương hơn bao giờ hết và mặc dù đã thu được những thành quả đáng kể trong phòng chống khủng bố mà phần lớn những công dân bình thường không bao giờ biết được, tất cả những gì nước Mỹ có thể làm chỉ là bơi đứng. Cỗ máy nước Mỹ đang vận hành ngoài công suất của mình và việc cả hệ thống thuế má nặng nề đổ sụp trong tình trạng hoàn toàn kiệt quệ chỉ còn là vấn đề thời gian, cần phải làm gì đó, và phải làm ngay.
Đó là những gì tất cả những người có mặt trong phòng lúc đó cùng nghĩ đến trong khi tổng thống kết thúc sơ lược phần nội dung các hồ sơ trong cặp tài liệu của mình trước khi ông nhường lời cho Tướng Bart Waddel, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng.
“Cảm ơn tổng thống”, Tướng Waddel nói. Ông là một người trạc bốn mươi tuổi, tóc màu sẫm và khá cao. Tướng Waddel đứng dậy và bấm nút chiếc điều khiển từ xa bật màn hình plasma lớn phía trước và những màn hình nhỏ đặt cố định trên bàn họp trở về chế độ hoạt động với biểu trưng của Cơ quan Tình báo Quốc phòng. “Những hình ảnh mà tôi sắp trình bày sau đây được chụp vào sáng nay hợp nhất từ hai nguồn thông tin. Nguồn thứ nhất là một xê-ri ảnh chụp từ vệ tinh do thám theo yêu cầu của Cục Tình báo Trung ương khi điệp viên của họ phát hiện được đối tượng tại Bắc Phi, Marocco. Nguồn thứ hai là về căn cứ hoạt động của đối tượng khoảng 6.000 km phía Đông-Nam của Somali”.
Tướng Waddel mở đoạn video đầu tiên bằng phần mềm Powerpoint, đoạn phim chiếu cảnh một chiếc Land Cruiser đỗ lại trước cổng một khu nhà một tầng cũ kỹ bị thời tiết bào mòn. “Những gì các bạn nhìn thấy là một trường nam sinh Hồi giáo, hay còn gọi là madrass, nằm ở ngoại vi Mogadishu. Đối tượng ra khỏi xe từ cửa
bên phải là Mohammed bin Mohammed, bí danh Abu Khabab al-Fari mà những chuyên viên phân tích của chúng ta vẫn thường gọi là M&M. Đối tượng này là chuyên viên cao cấp về chế tạo bom và cũng là Chủ tịch ủy ban vũ khí hủy diệt hàng loạt của Al-Qaeda. Sinh năm 1953 tại Algeria, tên này cũng đã được đào tạo về cả hai lĩnh vực vật lý và hóa học”.
Tướng Waddel tiếp tục với một loạt ảnh khác: “Mohammed không những chỉ xây dựng và vận hành cơ sở sản xuất vũ khí nguyên tử, hóa học và sinh học ở Tora Bora gần Jalalabad mà còn huấn luyện cho hàng trăm người cách sử dụng những loại vũ khí này. Đa số các bạn chắc không lạ gì những bức ảnh chụp xác động vật chết như chó, mèo, lừa… bên ngoài cơ sở này”.
Mặc dù đúng là đã xem qua nhưng những người có mặt bên bàn họp đều biết sẽ không dễ chịu gì nếu phải xem lại những bức ảnh đó. Họ cùng gật đầu biểu lộ sự đồng tình một cách hoàn toàn.
Những bức ảnh này chỉ tăng thêm lo ngại cho chúng ta về các thí nghiệm bột than anthrax và chất độc sinh-hóa ghê tởm của M&M. Khi tấn công vào cơ sở này năm 2001, người của ta tìm thấy rất nhiều tài liệu của Mohammed. Chúng có nội dung tương đồng, thậm chí còn tàn bạo hơn so với tài liệu hướng dẫn thực hiện các hoạt động khủng bố phát hiện được tại các cơ sở của Al-Qaeda tại Afghanistan và Pakistan. Các tài liệu của Mohammed mang nhiều nội dung cải tiến các thiết bị nổ và cũng là một bước tiến lớn trong khả năng công nghệ của Al-Qaeda.
Cơ sở này hoàn toàn bị bỏ trống và Mohammed đã sơ tán đến một địa điểm hiện chưa xác định được trong dãy núi Hindu Kush vào ngày 09 tháng 09, hai ngày trước khi Trung tâm Thương mại Thế
giới và Lầu Năm Góc bị tấn công. Mặc dù đã có nhiều manh mối, chúng ta vẫn chưa có được những thông tin xác thực về Mohammed cho đến sáng nay”.
“Chúng ta có biết hắn định làm gì tại ngôi trường Hồi giáo đó không?”, Ngoại trưởng Jennifer Staley hỏi.
Tướng Waddel xoay về phía James Vaile, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA, ý xem ông này có muốn trả lời câu hỏi không.
Vaile nhìn Staley và nói: “Chúng tôi có những báo cáo cho thấy một số phần tử thuộc Al-Qaeda lợi dụng sự thiếu vắng một chính phủ trung ương tại Somali để tái thiết lập cơ sở và trại huấn luyện”.
Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Alan Driehaus lắc đầu: “Tôi cho rằng vì chúng ta không có động thái gì tại Mogadishu và các khu vực kế cận nên tình hình trở nên có vẻ thuận lợi hơn cho chúng”.
“Sao ông biết chúng ta sẽ không có động thái gì?”, Tham mưu Trưởng, Tướng Hank Currutt lên tiếng. Là một người yêu nước đã từng đổ máu trên chiến trường, ông không ưa Driehaus. Tướng Hank biết là với vị trí của Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, ông này dĩ nhiên muốn kêu gọi một người có kinh nghiệm trận mạc hơn là một viên biện lý chỉ thông thạo mọi thứ trong tòa án.
Về phần mình, Driehaus cảm thấy bực bội vì tướng Hank ám chỉ mình không nắm sát thực tế và thâm niên hơn hai mươi năm phụng sự tại Bộ Tư pháp không cao quý bằng chừng ấy năm phục vụ trong quân ngũ. “Nhìn lại toàn cảnh vụ trực thăng Diều hâu đen rơi và sự thật là lực lượng của chúng ta dàn trải quá mỏng”, Driehaus nói, “Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên mất bình tĩnh để rồi lại rơi và một tình
huống xung đột nữa ở đó. Tôi cho rằng chúng ta cần phải rất nhạy cảm để có thể nhận biết động thái mưu đồ quyền lực ở đây”. “Mưu đồ quyền lực?”, tướng Hank đáp lại. “Đó là điều ông nghĩ đến à?”
“Tôi nói là nhận biết, chỉ có mù mới không thấy điều đó phát sinh từ đâu mà thôi”.
“Để tôi cho ông biết điều này. Chúng tôi gửi những người lính trẻ ra chiến trường bên kia biên giới chiến đấu cho sự tự do và mảnh đất mà chúng tôi đã từng yêu cầu chỉ đủ dùng để chôn những người trong số họ mãi mãi không quay về”.
Phòng họp hoàn toàn yên lặng.
Tổng thống thường khuyến khích trao đổi những khác biệt về quan điểm một cách ôn hòa và hiệu quả giữa các thành viên nội các của mình nhưng không biết ở một vài điểm, Driehaus không làm như thế. Hank Currutt là người có mặt tại “Chiến trường Biển Đen”, nơi diễn ra cuộc đọ súng ô nhục trong suốt 18 giờ đồng hồ tại khu chợ Bakara, trung tâm của Mogadishu. Con số thương vong lên đến 18 lính chết và hơn 70 bị thương.
Còn quá nhiều những vấn đề cần bàn đến hơn là việc để thái độ đối địch của Driehaus và Corrutt trở thành tâm điểm của cuộc họp. Tất cả cần phải tập trung vào những vấn đề trước mắt và tổng thống Rutledge đã khôn khéo để Currutt đi đến ngưỡng đủ để kéo Driehaus ra, nhường chỗ cho những nội dung hiệu quả hơn.
Tổng thống lên tiếng: “Theo như tôi hiểu, mọi lựa chọn đều có thể thực hiện tại thời điểm này. Mohammed là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất và thành thực mà nói tôi đã từng hy vọng với số bom được thả xuống Tora Bora, chúng ta đã nghiền nát tất cả những
rặng núi mà hắn lẩn trốn và như thế, không có thêm tin tức gì về hắn. Nhưng theo nguồn tin gần đây thì tình hình lại khác với những gì chúng ta nghĩ và tôi muốn chúng ta thảo luận những biện pháp thích hợp. Tướng Waddell, nguồn tin do người của ông cung cấp, ông có ý kiến gì không?”
“Thưa tổng thống, từ những tài liệu thu thập được và thông tin thẩm vấn có được từ những đối tượng tình nghi ta tạm giữ tại Gitmo và Afghanistan, Mohammed đang cho người lắp ráp những thiết bị tinh vi để thực hiện các hành động khủng bố trong lòng Hoa Kỳ. Chúng ta hiện có người theo dõi hắn và tôi nghĩ cần phải rèn sắt khi còn nóng. Sẽ không có cơ hội thứ hai như thế này. Cần phải triệt hạ đối tượng”.
“Giám đốc Vaille?” Tổng thống quay sang người đứng đầu CIA. “Ông có đồng ý không?”
“Cơ bản là tôi đồng ý, tuy nhiên chúng ta có một vấn đề trong trường hợp này”.
“Vấn đề gì?”, Waddell hỏi.
“Mặc dù những nỗ lực của chúng ta mang lại kết quả, Al-Qaeda vẫn đang tái tổ chức lại. Chúng đang cố gắng thực hiện vô số những hoạt động khủng bố với những giai đoạn, mức độ khác nhau tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài mà chúng ta vẫn đang theo dõi và ngăn chặn.
“Như Ngài Tổng thống đã biết, một trong những tin đau đầu nhất mà chúng ta có được gần đây là Al-Qaeda đã tiến rất gần đến việc tổ chức khả năng phóng vũ khí hạt nhân không định trước vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Dựa vào nhiều nguồn tin khác nhau, kể cả việc điệp viên CIA mất tích cũng như xê-ri ảnh chụp tại khu chợ Marrakech, Mohammed bin Mohammed hoàn toàn có khả năng thiết kế và điều
khiển vũ khí hạt nhân. Quan điểm của CIA là tối ưu hóa mục tiêu an ninh quốc gia, Mohammed cần phải được bắt sống để thẩm vấn”. “Ý ông là bắt sống và để cho một chính phủ thân Mỹ tra tấn và thẩm vấn”, Bộ trưởng Driehaus tiếp. “Cách tốt nhất cho nước Mỹ hơn là tự mình làm lấy”.
Vaille quay sang người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa bằng một ánh mắt rất thiếu thân thiện.
“Rồi chúng ta sẽ gửi hắn đến đâu? Đặc biệt là cánh báo chí đã ầm ĩ lên về chuyện này. Các nước Tây Âu thì không cho phép chúng ta sử dụng sân bay của họ làm điểm quá cảnh nữa. Vậy tôi xin mạn phép cho rằng chúng ta sẽ quay lại với các cơ sở dự phòng. Ai Cập, hay Jordan?”
“Alan, ông đứng về phía nào? Vaille hỏi.
“Tôi đứng về phía nguyên tắc của luật pháp”, Driehaus đáp. Tất cả mọi người có mặt trong phòng họp đều hiểu rằng Bộ trưởng Driehaus không ủng hộ chính sách chuyển giao tù nhân cho những chính phủ nước ngoài thân Mỹ thẩm vấn khai thác thông tin hòng lách luật cấm tra tấn tù nhân.
Không chuyển ánh mắt của mình khỏi Driehaus, Giám đốc CIA Vaille tiếp: “Chưa cần bàn đến chuyện Mohammed sẽ được thẩm vấn ở đâu, điều mà tôi hiểu là các chính sách của tổng thống được thực hiện để phục vụ tổ quốc, đặc biệt là CIA”.
“Với tất cả sự kính trọng của mình đối với tổng thống, tôi không nghĩ là ông đúng”, Driehaus đáp lại. “Chúng ta là một quốc gia đặt nguyên tắc luật pháp lên hàng đầu và điều chỉnh mọi chính sách dựa trên luật pháp, kể cả việc đưa quân vào các quốc gia thù địch.
Nếu không áp dụng nguyên tắc luật pháp như thế, chúng ta chẳng khác gì bọn khủng bố”.
“Đủ rồi đấy!”, tướng Hank Currutt gầm lên, ông đứng bật dậy khỏi ghế của mình chỉ thẳng mặt Driehaus. “Tôi sẽ không nghe thêm bất cứ những thứ rác rưởi thiếu tính xây dựng thế này nữa”.
“Thiếu tính xây dựng?” Driehaus hỏi lại. “Quả là một cách hay ho để gọi những quan điểm không đồng tình với mình”. “Nghe đây tên khốn tự mãn, nếu ông không thích cách làm việc ở đây hãy từ chức đi và kiếm một cái bảng biểu tình rồi gia nhập với cái đám tâm thần đứng ngoài hàng rào ở đại lộ Pennsylvania thì hơn”.
Một lần nữa nội dung cuộc họp lại đi vào thế bí. “Hãy ngồi lại với nhau và bình tĩnh”, tổng thống lên tiếng. Thấy Corrutt có vẻ không muốn, tổng thống ra lệnh, “Tướng Corrutt, tôi nói là ngồi xuống”.
Khi tướng Corrutt đã yên vị trở lại, tổng thống quay sang Driehaus: “Alan, ông có cách suy nghĩ sắc sảo, đặc biệt là trong các vấn đề về an ninh nội địa và đó chính là lý do tại sao…”
“Thưa Ngài Tổng thống”, Driehaus ngắt lời, “Kẻ địch lợi dụng chính sách chuyển giao tù nhân của chúng ta để tăng cường tuyên truyền chống phá. Thực tế cho thấy với sự tập trung của giới truyền thông về chính sách này, kẻ địch cũng không cần phải tăng cường hơn nữa. Chúng có đầy người sẵn sàng nằm ngoài cửa dài hàng dãy phố để biểu tình và chính sách này làm chúng ta có vẻ ngoài giống những kẻ đạo đức giả”.
“Không hề”. Tổng thống nhấn mạnh, ông cảm thấy càng lúc càng khó chịu với cái cách mà một thành viên nội các do chính mình chỉ định tỏ ra đối lập với những thành viên còn lại. “Chính sách này làm
cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Còn nữa, nó mang lại kết quả. Luật dân sự về giao tranh và luật học chẳng có ý nghĩa gì đối với kẻ địch, những kẻ sẵn sàng làm tất cả để đạt được điều mình muốn. Nếu muốn thắng, chúng ta cũng phải dùng chiến lược tương tự, thắng bằng mọi giá. Alan, tôi rất tiếc phải nói rằng một quốc gia từ chối thay đổi chính sách một cách linh hoạt, quốc gia đó có thể coi là đã gần tan vỡ. Trong trường hợp này, chúng ta cần tạm thời bỏ qua nguyên tắc của luật pháp để cứu chính nó”.
Nhận xét của tổng thống nhấn mạnh vào sự kính trọng còn lại của Driehaus đối với ông. “Chúng ta biết Mohammed đã trao đổi thông tin với những chuyên gia chế tạo bom người Pakistan và nhóm Hezbollah, những đối tượng đã hỗ trợ Richard Reid chế tạo quả bom giấu trong giầy trên chuyến bay từ Paris đến Boston năm 2001. Hãy dùng yếu tố này buộc tội hắn. Nếu chúng ta mở phiên tòa xét xử hắn tại Mỹ, một phiên tòa công bằng, điều đó sẽ rất có lợi cho việc cải thiện hình tượng của chúng ta ở nước ngoài. Đồng thời, phiên tòa cũng chuyển đi nội dung chúng ta vẫn mạnh mẽ”.
“Ramzi Yousef đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới hồi năm 1993”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Laura Finley xen vào, “Ta bắt được hắn, xử và giam hắn tại Super Max ở Colorado; thế nhưng tất cả những điều đó là được gì cho ta? Chú của Khalid Shaikh Mohammed, gia nhập Al-Qaeda và tham gia vào vụ đánh bom Trung tâm Thương mại năm 2001. Hắn được xét xử bởi một phiên tòa công bằng và nhận án chung thân và nếu được hỏi, tôi sẽ nhận xét rằng chúng ta đã mạnh tay nhưng cũng chẳng ngăn chặn được gì. Alan, chúng ta đã từng làm việc trực tiếp với nhau và ông biết rằng tôi rất khâm phục ông, nhưng tổng thống nói đúng. Ta không nên mang dao để tham dự một cuộc đấu súng”.
Driehaus định đáp lại thì Ngoại trưởng Jennifer Staley lên tiếng, “Là người trực tiếp đại diện và liên quan đến hình ảnh của Hoa Kỳ ở nước ngoài hàng ngày, hàng giờ, quan điểm của tôi là thế này. Những rò rỉ thông tin qua báo giới về việc chúng ta thẩm vấn tù nhân có làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chúng ta ở nước ngoài không? Chắc chắn là có. Nhưng điều quan trọng nhất để phân biệt đúng - sai là Hoa Kỳ an toàn hơn vì những điều chúng ta đang làm”.
“Nói vậy có nghĩa là chúng ta không quan tâm điều gì sẽ xảy ra với những tù nhân này một khi họ được chuyển giao cho một chính phủ khác?”
“Tù nhân thường sẽ được giao lại cho chính phủ của nước sở tại mà tù nhân đó là công dân, hoặc chính phủ của nước có lệnh truy nã gắt gao tù nhân đó. Báo chí có bóp méo vai trò liên quan của chúng ta thế nào đi nữa thì chúng ta thật ra vẫn chỉ có vai trò rất nhỏ kể từ thời điểm chuyển giao trở đi”.
“Vậy là vẫn sẽ có một phần mang tên xá tội cho chúng ta trong việc này - nói cách khác, phủi tay”, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa nhận xét.
Staley đủ thông minh để cuộc đối thoại không tiếp tục theo chiều hướng đối đầu trực diện. Thay vì làm thế, Staley đáp, “Nhận xét của tôi là thậm chí tổng thống đáng kính Lincoln đã hoãn lệnh đình quyền giam giữ trong thời gian Nội chiến. Tôi cho rằng thông tin chúng ta thu thập được qua việc chuyển giao tù nhân có lý của nó”.
Driehaus nhìn quanh bàn. “Có vẻ tôi là người duy nhất với một ý kiến riêng. Không ai ở đây quan tâm đến việc đặt một cái tên khác cho vai trò thẩm vấn tù nhân bí mật của chính sách này hay sao?”
“Có đấy”, một giọng nói vang lên từ phía đầu bàn bên kia, “Có tôi”.
Sửng sốt, mọi người quay dồn tia nhìn về phía Giám đốc FBI, Martin Sorce. Khi cảm thấy sự chú ý của những người còn lại, Martin Sorce nói tiếp, “Đây sẽ là một trong những thành viên cao cấp nhất của Al-Qaeda mà chúng ta đã từng triệt hạ. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách chuyển giao tù nhân của chúng ta trải quá rộng, một số chính phủ hợp tác mà chúng ta hiện đang cộng tác trong lĩnh vực này đã tuyên bố sẽ không nhận thêm tù nhân. Một vài vụ “được đánh giá là vượt ngục” đã xảy ra mà chúng ta biết nguyên nhân là do Al-Qaeda sắp xếp bằng các khoản tiền hối lộ, mua chuộc và các mối quan hệ mật thiết với những đối tượng liên quan đến chính phủ sở tại”.
“Nói vậy nghĩa là mọi chuyện không đơn giản như ngồi chơi ném phi tiêu trong chính quyền sở tại pha cà phê nóng và chuẩn bị bộ dây chích điện cho đối tượng của ta. Với tù nhân ở độ quan trọng và nguy hiểm như thế này, tôi muốn an ninh được đặt lên hàng đầu và phải đảm bảo rằng bất cứ chính phủ nào chúng ta chuyển giao đối tượng này sẽ không mất hắn”.
“Đó là một ý hay”, giám đốc CIA lên tiếng, “việc bắt giữ Mohammed bin Mohammed sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh. Al-Qaeda sẽ làm mọi cách để giải thoát hắn. Nếu để hắn làm khách của người Ai Cập hay Jordan, không có gì đảm bảo là họ sẽ giữ được chân hắn lâu. Hãy nhìn lại những gì xảy ra trong vụ đánh bom tàu USS Cole ở Yemen. Mặt khác, nếu chúng ta chuyển hắn đến Gitmo, chúng ta sẽ không có toàn quyền ép hắn cung cấp thông tin được và đồng thời ta lại cần có được thông tin về
việc chuyển giao công nghệ vũ khí hủy diệt hàng loạt của Al-Qaeda càng sớm càng tốt”.
“Vậy việc này sẽ đưa chúng ta đến đâu?”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Finley hỏi.
“Trong một hẻm núi sâu một bên là đá hoa cương còn bên kia là sự chỉ trích của giới truyền thông”, Ngoại trưởng đáp. “Bộ trưởng Driehaus có một điểm đúng, đó là khi chúng ta không thể làm gì để thay đổi ảnh hưởng xấu từ giới truyền thông thì dù có thực hiện bất cứ động thái nào, chúng ta cũng không thể làm hỏng việc”.
CHƯƠNG 3
Khoảng hai mươi phút sau tổng thống tuyên bố dừng cuộc họp và thông báo với các thành viên là ông sẽ cẩn trọng cân nhắc những đề xuất của họ. Rutledge thầm hỏi tại sao chiến thắng trong một cuộc chiến chống khủng bố và chiến thắng được giới truyền thông lại khác biệt đến thế. Liệu còn phải có bao nhiêu vụ 11/09 nữa thì dân Mỹ mới có thể nhận ra họ đang phải đối đầu với những kẻ khủng bố dã man đến chừng nào? Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với chính quyền của ông, tuy nhiên, tổng thống biết rằng dù cho quyết định của mình có thể bị chỉ trích đến đâu thì lợi ích của quốc gia và dân tộc vẫn phải được đặt lên hàng đầu - thậm chí điều đó là rất khó để đồng bào ông chấp nhận được.
Khi tổng thống chuẩn bị rời phòng thì Bộ trưởng Quốc phòng Robert Hilliman - người đàn ông dáng to lớn, tóc bạc ngoài sáu mươi tuổi với chiếc kính viền kim loại và bộ vét hiệu Brooks Brothers phẳng phiu - bước vào, “Thưa Ngài Tổng thống, chúng tôi có thể trao đổi với Ngài một chút được không?”. Đứng cạnh ông là tướng Waddel với một tập tài liệu trong tay.
Khi phòng họp chỉ còn lại ba người, Waddel chuyển tập tài liệu cho Hilliman; ông này mở tập tài liệu ra và bắt đầu: “Thưa tổng thống, ngay sau vụ 11/09, Ngài đã yêu cầu tôi giao nhiệm vụ cho
một số cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch tạm giữ và thẩm vấn tù nhân để khai thác thông tin tình báo quan trọng”. “Với nỗ lực của CIA thì kết quả cuối cùng là chính sách chuyển giao tù nhân cho chính phủ khác”, tổng thống đáp.
“Vâng, thưa Ngài, tuy nhiên Bộ Quốc phòng đã tiên liệu tình huống mà các nhân vật chóp bu của Al-Qaeda như Mohammed bin Mohammed, Ayman al-Zawahiri, thậm chí cả Bin Laden có thể sử dụng những biện pháp khả thi để đối phó với chính sách chuyển giao tù nhân của ta”.
“Ý ông là ông có một giải pháp khác cho vấn đề đã nêu ra trong cuộc họp?”
“Tôi tin là như thế, thưa tổng thống”.
“Vậy tại sao ông không đề cập đến việc này trong cuộc họp?” Rutledge hỏi.
Hilliman trả lời bằng cách lấy bản đề xuất trong tập tài liệu ra và đưa nó cho Rutledge.
Tổng thống đọc bản đề xuất hai lần và ông còn đọc thêm một lần nữa để đánh giá tính khả thi trước khi hỏi, “Có bao nhiêu người liên quan để thực hiện đề xuất của ông?”
“Càng ít càng tốt, thưa tổng thống”, Waddel đáp, “Đây là một kế hoạch hoàn toàn không chính thống và chúng tôi cho rằng càng ít người biết về nó càng tốt”.
“Như thế sẽ làm mọi việc êm dịu hơn”, Rutledge nói trong khi ông lật những trang cuối của bản đề xuất. Đọc thật chậm rãi, ông hỏi: “Các ông tự tin đến mức nào về tính khả thi của đề xuất này? Tôi không thích một viễn cảnh tự tô màu hồng, loại I. Tôi muốn có sự đánh giá sát thực”.
Waddel quay sang nhìn Hilliman, ông này đáp: “Vì những nhân tố nhất định vượt quá khả năng kiểm soát của chúng ta, chúng tôi cho rằng có sáu mươi phần trăm khả năng thành công”.
Những gì vừa được nói ra không làm tổng thống hài lòng: “Đó không phải là một con số tốt lắm”.
“Đúng vậy thưa tổng thống. Nhưng nếu cân nhắc tình huống, chúng tôi đánh giá mức độ lợi ích sẽ vượt lên hẳn nguy cơ”. “Tôi không đồng ý với ông”, Rutledge đáp, “Nếu việc này rò rỉ đến công chúng, tác hại của nó sẽ không thể lường được”. “Tôi hiểu, thưa Ngài”, Waddel tiếp lời, “Nhưng chúng ta có nhiều khả năng để chặn thông tin rò rỉ ra ngoài”.
“Chỉ với sáu mươi phần trăm thành công”, tổng thống nhận xét, “Ông nên có một mức độ thành công cao hơn”.
Hilliman và Waddel có thừa kinh nghiệm để biết khi nào nên dừng tranh luận để nội dung bản đề xuất tự bộc lộ sự cần thiết của nó. Cả hai đều biết rằng Jack Rutledge sẽ quyết định đúng đắn, cho dù quyết định ấy khó khăn đến đâu đi nữa. Ông là người như thế.
Đọc thêm vài phút nữa, tổng thống gật đầu: “Tôi muốn các ông luôn nhắc và yêu cầu tôi đẩy mạnh các bước cần thiết trong bản đề xuất này”.
“Sẽ là như thế, thưa tổng thống”, Hilliman đáp.
Tướng Waddel nhấc đường điện thoại mật của Phòng Tình huống quay số gọi Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng, nói vắn tắt năm từ mà ảnh hưởng sau này của những từ ấy vượt quá sự tưởng tượng của tất cả những người nghe: “Tiến hành kế hoạch Driftwood”.
CHƯƠNG 4
BỜ BIỂN SOMALI
15 KM VỀ PHÍA NAM MOGADISHU
22 THÁNG 5
Mohammed bin Mohammed nhét một nắm tiền địa phương, từng tờ một, vào túi quần của cậu bé trước mặt trước khi dừng lại tại ngôi trường nam sinh trên đường trở về. Cậu bé 11 tuổi đã từng là một cậu công tử, có lẽ không công tử như những cậu bé châu Âu hay Arab mà cậu quen, nhưng với những gì cậu có thì cũng không khác biệt nhiều lắm.
Tắm xong, Mohammed pha thêm cho mình một tách trà nữa và bước ra thềm ngôi biệt thự. Trời hôm nay tối hơn giờ này ngày thường - những đám mây dày đặc của cơn bão đang kéo đến phủ kín sao trời, cảm thấy cơn mệt mỏi phần vì bệnh của mình, phần vì chuyến đi Marroco gần đây, Mohammed tựa lưng vào lan can đá lắng nghe tiếng sóng của Ấn Độ Dương vỗ vào bờ biển gần đó.
Đứng thêm vài phút nữa hứng gió biển, Mohammed quay trở vào trong vì chẳng thể biết được ảnh hưởng của cơn bão đối với việc kết nối vệ tinh ra sao, Mohammed còn vài phần nữa phải chuyển. Quá trình chuyển giao hầu như đã hoàn tất.
Vì sở thích cá nhân, Mohammed quyết định sống một mình tại ngôi biệt thự gần biển, nhưng không hề buông lỏng an ninh. Không chỉ có người của mình canh gác tất cả các hướng tiếp cận ngôi biệt
thự, Mohammed còn được bảo vệ bởi hàng loạt những tay súng chuyên nghiệp người địa phương. Ngoài ra, khu vực bờ biển còn được chôn mìn sát thương và ngôi biệt thự được gia cố thêm bằng thép và bê-tông kiên cố chống tấn công từ máy bay do thám điều khiển từ xa loại Predator Drone mà bọn ngoại đạo Mỹ thường sử dụng.
Với lợi thế không có sự hiện hữu của chính quyền trung ương cũng như chẳng có lực lượng vũ trang nào quản lý địa phương, những người như Mohammed bin Mohammed có thể làm bất cứ gì mình muốn ở Somali. Chỉ trong vòng ba năm, Al-Qaeda đã mở đến hàng chục trại huấn luyện bí mật trên khắp Somali rồi gửi một lượng quân khủng bố đáng kể đến Iraq để rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Hơn nữa, sau sự thất bại ê chề với du kích quân địa phương, người Mỹ không còn muốn làm bất cứ điều gì ở đây. Điều này biến Somalia trở thành địa điểm hoàn hảo để lập căn cứ hoạt động và trong thế giới riêng này của Mohammed, mọi thứ đều diễn ra hoàn hảo, sức khỏe cũng được cải thiện trông thấy.
Trong căn phòng ngủ nhỏ của mình, Mohammed cẩn thận mở chiếc cặp chế tạo đặc biệt bằng titan lấy ra và khởi động chiếc máy tính cá nhân Macintosh PowerBook được mã hóa của mình.
Thỉnh thoảng trong lúc làm việc, tâm trí Mohammed lại quay trở lại với hình ảnh cậu bé đứng cạnh mình hai mươi phút trước và mỗi lần như vậy, Mohammed cảm thấy bừng tỉnh. Mỗi lần bừng tỉnh lại đi kèm với một cảm giác - cảm giác nhói nhẹ ở lưng, bên dưới khung xương sườn và cơn buồn tiểu kéo đến. Quá nhiều trà và quá nhiều sex. Mohammed tự nhủ khi đứng dậy đi toilet. Đang bước qua cửa phòng ngủ thì tim hắn nhảy dựng lên đến tận cổ.
“Đưa hai tay lên đầu”, giọng nói đanh lên từ một trong số những người mặc đồ chuyên dụng tác chiến màu đen với đầy đủ vũ khí trong tay.
Mohammed hoàn toàn sửng sốt. Ngôi nhà đã bị đột nhập bằng cách nào?
Người mặc áo đen một lần nữa ra lệnh cho Mohammed đưa hai tay đặt lên đầu, lần này nói bằng tiếng Arab.
Bỏ ngoài tai, Mohammed quay ngược lại chạy vào phòng về phía chiếc PowerBook. Ngay lập tức, hai cực điện có ngạnh được phóng ra từ khẩu Taser X26 xé toạc chiếc áo hắn đang mặc rồi dính chặt vào lưng Mohammed. Luồng điện nhanh chóng chạy khắp cơ thế làm tê liệt cơ bắp, Mohammed ngã vật xuống như khúc gỗ, mặt đập xuống sàn đá.
Cả tay và chân Mohammed đều bị khóa bằng còng Flexicuff và điều cuối cùng hắn nhìn thấy trước khi bị lôi ra khỏi phòng là hai người mặc áo đen trong số đó tiến đến gần chiếc máy tính.
Nếu để ý, họ đã có thể thấy cái cười nhếch mép của Mohammed. Vài giây sau, một tiếng nổ lớn vang lên làm rung chuyển phòng ngủ của Mohammed, hành lang bên ngoài tung tóe những mảnh titan, vôi vữa vụn và những phần cơ thể người bị cháy đen.
CHƯƠNG 5
CAO NGUYÊN SCOTTISH
29 THÁNG 5
Eileanaigas là ngôi biệt thự mười hai phòng nằm ở rìa phía Bắc của một hòn đảo cách biệt rừng phủ kín giữa lưu vực sông Beauly. Ngoài vẻ tráng lệ của gỗ bulô bạc, linh sam Douglas, gỗ vân sam và gỗ thông, ngôi biệt thự này còn bao gồm một bể bơi nước nóng ngoài trời, những cụm vườn nhỏ đối xứng, một hầm rượu lớn và hệ thống an ninh ngang tầm và không kém bất cứ hệ thống an ninh dành cho các nguyên thủ quốc gia nào. Hệ thống an ninh ở đây là tối cần thiết vì chủ nhân của ngôi biệt thự có không ít kẻ thù quyền lực, mà nhiều người trong số họ đã từng là khách hàng cũ của chủ nhà.
Còn được biết đến với cái tên “Gã Lùn”, chủ ngôi biệt thự Eileanaigas sống theo phương châm: kiến thức không thể cân bằng quyền lực, chỉ có ứng dụng kiến thức một cách hợp lý mới cân bằng được quyền lực. Và nếu được ứng dụng một cách hoàn toàn chuẩn xác, kiến thức còn có thể bằng với sự thịnh vượng đáng kinh ngạc.
Với phương châm sống của mình, gã Lùn đã trở nên giàu có bằng việc mua, bán và trao đổi thông tin mật. Sự nhạy bén trong kinh doanh và sở thích sở hữu những thứ tốt nhất có thể lại là sự tương phản trái ngược với vóc dáng của gã Lùn. Chỉ cao không đầy
một mét, gã Lùn không thể với được đồ vật trong nhà mà không cần bắc thang, bê ghế, thường là phải dùng đến thang dạng nhỏ bằng gỗ cứng chạm khắc cầu kỳ. Ngôi biệt thự là sự tương phản của cách mà gã Lùn nhìn nhận bản thân mình và chỉ một số khu vực mang tính riêng tư nhất của ngôi biệt thự này được thiết kế cho phù hợp với vóc người của gã Lùn.
Một sự tương phản về nhìn nhận bản thân khác của gã Lùn là hai con chó trắng như tuyết giống Cáp-ca, Argos và Draco không bao giờ rời chủ. Argos và Draco là giống chó nghiệp vụ của quân đội Nga và lực lượng tuần tra biên giới Đông Đức cũ, nặng hơn chín mươi cân và cao hơn một mét. cả hai đều sung sức và cực kỳ hung tợn đối với người lạ có mặt trong lãnh thổ của chúng. Chúng là lực lượng bảo vệ hoàn hảo cho lãnh địa của gã Lùn, và đối với một người có cuộc sống song song với sự lật lọng và đe dọa , chúng thực sự an toàn vì bản năng của loài chó không bao giờ phản bội. Thật ra, gã Lùn luôn tự tin rằng có một lúc nào đó, hai con chó sẽ cứu mạng mình.
Lúc này, Argos và Draco ngồi thận trọng gần lò sưởi, bên ngoài cơn bão mùa hè đang mạnh dần lên. Mặc dù hơi ấm từ ngọn lửa tỏa ra làm cơn buồn ngủ kéo đến, chúng vẫn dán chặt mắt vào người đàn ông vừa đến.
“Whisky chứ?’ gã Lùn hỏi khách.
“Tôi không uống rượu”, khách đáp. Khuôn mặt anh ta có đôi mắt nhỏ dài nằm trên chiếc mũi đặc trưng của người Arab. “Tôi rất ngạc nhiên, tưởng ông biết rõ về tôi nhiều hơn cơ đấy”.
Gã Lùn cười mỉm và rót cho mình một ly Brandy Germain-Robin. “Abdul Ali, tên khác Ahmed Ali, Imad Hasan và Ibrahim Rahman;
ngày sinh: không xác định được; nơi sinh: không xác định được mặc dù giới tình báo phương Tây phỏng đoán là Bắc Phi, có lẽ là Algeria hoặc Morocco và vì thế biệt danh do CIA đặt là ‘người Berber’*”.
“Mặc dù vẫn chưa có cơ quan tình báo phương Tây nào có được ảnh chân dung nhưng họ phỏng đoán rằng gã đã thực hiện nhiều lần giải phẫu để thay hình đổi dạng. Nói được hơn năm ngoại ngữ, gã đã từng sống hơn một chục quốc gia trên thế giới mà quá nửa số đó là các nước phương Tây. Mục đích của tất cả việc này là biến nhân thân gã thành một bóng ma - một người có mặt ở những nơi mình muốn vào bất cứ lúc nào mà không ai biết anh có từng thực sự xuất hiện ở đó hay không”.
“Giới tình báo cho rằng gã đã từng được tập huấn về hoạt động nghiệp vụ đặc biệt cũng như tình báo quân sự nhưng không ai biết hoặc có thể biết đối tượng đào tạo cho gã là ai. Gã nằm trong danh sách các đối tượng nghi vấn liên quan đến hơn ba mươi sáu vụ tấn công khủng bố vào các mục tiêu phương Tây cũng như trực tiếp dính líu vào mười một vụ ám sát đáng chú ý, trong đó có hai điệp viên MI-6* ba điệp viên Mossad* và bốn nhân viên chìm đặc biệt của CIA”.
“Thông tin nhận dạng của gã là chiều cao khoảng 1,7-1,9 mét, vết chàm hình mũi mác bên vai trái. Nói một cách ngắn gọn, gã là một trong những đối tượng được tất cả các cơ quan tình báo phương Tây đặt lên danh sách theo dõi đặc biệt nhất”.
Ali hoàn toàn ấn tượng. “Thông tin chuẩn lắm, trừ vết chàm, tôi chẳng có vết chàm nào cả”.
“Bây giờ thì có đấy”, gã Lùn đáp. “Tôi đã bổ sung thông tin này vào hồ sơ riêng của anh và xác nhận chéo với ba nguồn thông tin
của mình. Có thể một ngày nào đó nó sẽ có ích cho tôi, coi như một phần thưởng đi. Al-Qaeda đã mang lại cho tôi những cơ hội kinh doanh đáng kể trong những năm qua”. Gã Lùn leo lên ghế bành của mình, “Nhưng thôi, hãy nói về lý do anh đến đây đi”.
“Tôi nghĩ là ông biết tại sao tôi đến đây”.
“Đúng. Anh đến vì chuyện người của anh ở Somalia, Mohammed bin Mohammed”.
Ali gật đầu.
“Tôi đã gửi tất cả tài liệu tôi có được về việc này cho cấp trên của anh. Điều tôi không hiểu là anh vẫn muốn gặp trực tiếp tôi”. “Kinh nghiệm của tôi cho thấy là ngay cả khi công việc của chúng ta đều chứa đựng nhiều điểm tế nhị, không có gì có thể thay thế được một cuộc gặp trực tiếp”.
“Cứ cho là như thế, nhưng cuộc gặp này vẫn khá bất thường”, gã Lùn đáp, nắm ly rượu bằng đôi tay bé xíu của mình.
“Cũng có những điểm bất thường xung quanh việc Mohammed mất tích”.
“Ali, lý do duy nhất khiến tôi đồng ý gặp anh là mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa tôi và cấp trên của anh. Nếu có gì cần hỏi, mời anh tự nhiên”.
Ali quan sát thái độ của gã Lùn trong vài giây trước khi hỏi. “Tôi muốn biết anh đã tìm được những thông tin gì”.
“Như tôi đã nói, tất cả đều nằm trong tập tài liệu. Giống như cách làm việc của tôi, tài liệu được chuẩn bị rất tỉ mỉ”.
“Tôi cũng vậy, nhưng đôi khi thông tin phụ và nhỏ lại có thể bị bỏ bên ngoài”.
“Tôi không bao giờ bỏ sót thông tin phụ, nhỏ hay những dạng thông tin tương tự”, gã Lùn đáp.
“Không thể chắc chắn một cách tuyệt đối đâu. Có những thông tin có vẻ vụn vặt nhưng lại trở nên hết sức quan trọng đối với chúng tôi hiện nay. Xin hãy chiều ý tôi”.
Gã Lùn nhấp một ngụm Brandy dài và biết rằng nói dối Ali sẽ có thể là một sai lầm cực lớn. Không có gì đảm bảo rằng liệu Al-Qaeda có một mảnh trong trò chơi xếp hình mà gã Lùn lại không hề biết. Tất cả mọi thứ mà gã Lùn có thể làm là tuân thủ kế hoạch của mình và điều không tránh khỏi là có lẽ Al-Qaeda sẽ đến thẩm vấn gã Lùn vì gã Lùn là một trong số rất ít người biết về nơi lẩn trốn của Mohammed bin Mohammed. “Người của anh tại Somali là mục tiêu bắt giữ của một nhóm đặc nhiệm bí mật Mỹ”.
“Mỹ”, Ali lặp lại, “Không phải Israel sao? Ông chắc chắn về điều đó chứ?”
“Tài liệu mà tôi chuyển cho cấp trên của anh cũng đề cập đến điểm này, Mohammed được đưa bằng tàu riêng đến bờ Đông của Mỹ và sau đó được chuyển đến thành phố New York bằng máy bay trực thăng”.
“Và ông ta vẫn còn sống?”
“Theo như tôi hiểu thì là như thế, nhưng Mohammed có vấn đề về sức khỏe, hình như là vấn đề nghiêm trọng...”
“Bệnh về thận”, All ngắt lời, kết thúc câu nói thay cho gã Lùn, “chúng tôi biết như vậy”.
“Vì thế, sẽ không thuận tiện cho những người bắt giữ thẩm vấn ông ta”.
“Đây là điểm tôi không hiểu. Nếu người Mỹ bắt ông ta, sao họ lại đưa luôn ông ta đến Mỹ mà không giao lại cho một chính phủ thân Mỹ nào đó thẩm vấn ông ta trước?”
“Ali, tôi không diễn dịch thông tin tình báo. Tôi chỉ chuyển thông tin mà thôi. Anh còn muốn hỏi gì nữa không?”
“Có đấy”, tên sát thủ nhà nghề đáp. Khi thấy Ali luồn tay vào bên trong áo khoác, hai con chó giống Cáp-ca bắt đầu gầm gừ. Gã Lùn đặt ngón tay lên cái cò nhỏ xíu của vũ khí bí mật cài dưới bàn làm việc của mình trong khi tay kia ra hiệu cho chó của mình yên lặng.
Biết là có súng bên dưới bàn chĩa vào tầm bụng mình, Ali chậm rãi rút một tờ giấy từ túi trong áo khoác của mình, đặt lên bàn và đẩy về phía gã Lùn.
Gã Lùn đọc tờ giấy và lý do tại sao Ali muốn gặp trực tiếp mình biết. “Tổ chức của anh không trả tiền để tôi tư vấn nhưng tôi sẽ cho anh lời khuyên. Miễn phí. Hãy coi vụ này là tổn thất đã rồi và tiếp tục công việc của mình. Thậm chí nếu tôi có thể tìm được địa điểm chính xác lúc này của Mohammed, đề xuất của anh là tự sát. Không thể thực hiện được”.
“Ông không cần lo về chuyện đó. Chúng tôi chỉ cần biết liệu ông có thể đưa một người của chúng tôi và thiết bị của họ đến nơi cần thiết vào khung thời gian định sẵn hay không”, Ali đáp. “Có đủ tiền thì mọi việc đều là có thể, nhưng - “
“Hai mươi triệu đôla, quan trọng nhất là ông sẽ được trả gấp đôi giá bình thường của ông cộng với năm triệu đôla thưởng thêm nếu như kế hoạch được thực hiện thành công”.
“Thành công có nghĩa là sau khi anh có thể giải thoát cho người của mình”.
Ali gật đầu. “Hãy coi đó là một khoản thưởng động viên”. Gã Lùn im lặng trong chốc lát, làm động tác như mình đang cân nhắc đề nghị của Ali. Dưới tay mình, với số tiền này, gã Lùn sẽ đủ để có được những gì mình cần từ đầu mối NSA của mình, nhưng gián điệp hai mang tại Bộ Quốc phòng sẽ đắt hơn rất nhiều. Tuy vậy, gã Lùn tin chắc hắn có thể có những gì hắn cần mà số còn lại cho hắn vẫn là rất lớn. “Ali, vấn đề lớn nhất mà anh đang đối mặt là thời gian. Nếu anh cho thêm thời gian, khả năng thành công của anh sẽ cao hơn”.
“Sẽ không có thêm thời gian. Theo lịch định, Mohammed sẽ phải thực hiện hoạt động chuyển giao tối quan trọng cho chúng tôi trong thời gian ngắn nhất”.
“Vậy có lẽ tôi sẽ phải đề nghị anh tìm người khác thực hiện đề xuất của anh”.
“Sẽ không có ai khác cả. Đối tác mà Mohammed đang thương lượng vụ chuyển giao mà tôi đã nói sẽ chỉ làm việc với ông ta mà thôi. Nếu Mohammed không thể gặp đối tác đúng hạn, chúng tôi sẽ mất vụ này và đối tác kia sẽ tìm một khách hàng tiềm năng khác. Nếu trường hợp này xảy ra, những gì chúng tôi mất sẽ còn lớn hơn nhiều sự mất mát một thành viên cấp cao của tổ chức”.
“Anh có phiền không nếu tôi muốn biết về nội dung của vụ chuyển giao đó?”
“Điều đó hoàn toàn không liên quan đến việc của ông”, Ali đáp. Gã Lùn cười nhẹ và hoàn toàn hiểu rằng Al-Qaeda đang lùng mua thứ gì vì chỉ có rất ít thứ mà Al-Qaeda lại sẵn sàng bỏ ra nhiều
tiền đến thế để đưa được đại diện đàm phán của mình ra đúng hạn. “Nếu anh thành công, người Mỹ sẽ thậm chí mở cả cửa địa ngục để tìm ra anh, tất cả các anh”.
Abdul Ali không hiểu gã Lùn định nói đến thành công trong việc giải cứu Mohammed bin Mohammed hay vụ chuyển giao với sự đàm phán của Mohammed. Nhưng dù sao cũng chẳng quan trọng. “Chúng tôi đã đưa ra giá của mình, bây giờ là phần của ông. Nhận hay không?”
Hãy nghĩ nếu đã từng mơ về một cơ hội như thế này trong chừng ấy năm, gã Lùn liệu có thể làm gì hơn là chấp nhận. Khi rời ngôi biệt thự, Abdul Ali không thể kìm một nụ cười mỉm vì việc gã Lùn nhận lời đề nghị và giúp người của Al-Qaeda thực hiện điều mình muốn đã là một cái kết định sẵn. Điều làm kẻ sát thủ chuyên nghiệp thỏa mãn nhất là gã Lùn không hề biết rằng Al Qaeda đã biết chính hắn là người bán đứng Mohammed bin Mohammed cho người Mỹ. Mạng lưới liên lạc của Al-Qaeda có thể không phủ khắp nhưng vẫn có hiệu quả một cách bất ngờ. Sự có ích của gã Lùn sẽ sớm phát huy tác dụng và ngay khi sự có ích đó được tận dụng hiệu quả đến cùng, Ali sẽ cảm thấy thú vị khi đưa cuộc sống ký sinh của gã Lùn đến một điểm kết cực kỳ bi thảm.
CHƯƠNG 6
MONTREAL, CANADA
NGÀY 3 THÁNG 7
Sayed Jamal vừa bước vào phòng ngủ trong căn hộ mình thuê bằng tiền trợ cấp của chính phủ, Scot Harvath nện báng khẩu Heckler & Koch vào sống mũi khiến tên khủng bố đổ gục xuống sàn, máu mũi túa ra đầm đìa.
“Mày không biết là Thánh Allah luôn thích thánh đường kín người đi lễ sao?” Harvath vừa nói vừa bập còng Flexicuff khi đã bẻ ngoặt tay Jamal ra sau lưng. “Ông ấy không vui vì mày bỏ buổi cầu nguyện sáng. Tao cũng thế”.
Khi Harvath đứng thẳng dậy, anh ta đá vào sườn Jamal một cú thật mạnh, khẳng định sự bực bội của mình về việc Jamal quay về căn hộ sớm.
Cũng giống như Ahmed Ressam - tên khủng bố gốc Algeri bị bắt tại biên giới Mỹ và Canada với hơn 120 pound* thuốc nổ và kế hoạch cho nổ sân bay quốc tế Los Angeles đêm giao thừa năm 1999 - Sayed Jamal cũng là một tên khủng bố gốc Algeri lợi dụng chính sách định cư rộng rãi của Canada ẩn náu ở phía Bắc biên giới, lập kế hoạch tấn công Mỹ.
Với những con phố xinh đẹp và kiến trúc kiểu châu Âu, Montreal khiến nhiều người quên rằng mình chỉ cách bang New York có hai
mươi chín dặm. Nhưng Scot Harvath không còn là một trong số những người đó.
Mỗi khi tìm thấy một đồng penny* Canada, một hoặc cùng lắm hai lần một năm, trong mớ tiền xu của mình, Harvath thường đùa rằng Canada là một lực lượng xâm lăng kiên trì nhất trên thế giới - lâu lâu mới lọt ra một đồng penny trong nắm bạc khác loại, lúc khác thì một ca sỹ trở nên nổi tiếng, lâu lâu chút nữa thì một diễn viên lớn, mỗi lần chỉ cần một… Với tốc độ đó phải đến mười ngàn năm nữa Canada mới có thể chinh phục được Mỹ, nhưng Canada đang trên con đường đó và người Mỹ cần phải tỉnh giấc. Nhưng khi Canada trở thành một khu vực được những tên khủng bố Trung Đông lợi dụng để hoạt động tấn công Mỹ thì câu chuyện đùa của Harvath chắc không còn buồn cười chút nào.
Khi đến được Canada, lãnh thổ sau này có thể dùng để ẩn náu, những “người tìm nơi định cư” chỉ cần khai báo mình thuộc diện tị nạn chính trị và sau đó sẽ nhận được sự bảo hộ của chính phủ Canada theo công ước của Liên hiệp quốc. Chỉ cần có thế. Cơ chế giám sát kiểm tra lỏng đến mức gần một trăm phần trăm trường hợp xin tị nạn chính trị có kết quả là một phiên điều trần hoàn chỉnh bao gồm cả nội dung tư vấn pháp lý miễn phí, tiền tiêu và một nơi để ở trong khi những đối tượng tị nạn xin định cư thường phải quá hai năm mới thèm trình diện thẩm phán Canada - nếu như họ còn chút nào thiện chí muốn đến trình diện.
Cùng với cơ chế kiểm tra giám sát lỏng lẻo như vậy cộng với thiếu vắng sự có mặt của lực lượng hành pháp, đa số những kẻ giả danh xin định cư đến được Canada và gia nhập các tổ chức khủng bố Hồi giáo có liên kết chặt chẽ với Al-Qaeda. Một trong các tổ chức được biết đến là Tổ chức Hồi giáo Vũ trang Algeri, gọi tắt là GIA, và
chính GIA là nguyên nhân khiến đặc vụ Scot Harvath có mặt tại Canada.
Mỹ đã nỗ lực thuyết phục chính phủ Canada dẫn độ Sayed Jamal về Mỹ xét xử nhưng thất bại. Jamal trước đây đã từng là một giáo sư hóa và sau đó tìm thấy tôn giáo của đời mình - Hồi giáo cực đoan - chính xác hơn là gia nhập GIA, cùng các thành viên khác của GIA đến Iraq, cầm súng chống lại chủ nghĩa đế quốc xâm lược phương Tây mà nói cách khác, đó là quân đội Mỹ.
Có một điểm thú vị là trong hàng ngũ những chiến binh nước ngoài ở Iraq thì người gốc Algeri lại có tỉ lệ cao nhất, hơn hai mươi phần trăm. Trong khi các tổ chức khủng bố Syria sản sinh ra các tay bắn tỉa ngoại hạng thì các tổ chức khủng bố Algeri, đặc biệt là GIA, lại có những chuyên gia chất nổ hàng đầu. Thực tế là các loại bom mìn sát thương cài trên đường kinh khủng đến mức thậm chí những chuyên gia dày kinh nghiệm trong lực lượng đặc nhiệm bom mìn của Hải quân Mỹ cũng phải e sợ, nhất là lại do chuyên gia chế tạo bom hàng đầu của GIA, Sayed Jamal chế tạo.
Với hơn hai trăm lính Mỹ chết và bị thương bởi thiết bị nổ đặc biệt phóng từ xa, gọi tắt là EFP, do Jamal chế tạo với tầm bắn trong vòng ba trăm foot và khả năng xuyên thủng thép dày 4 inch người Mỹ tập trung mọi khả năng để tìm ra hắn. Khi tình hình quá căng thẳng, Jamal trốn sang Canada và bịa ra một câu chuyện giàu tình tiết và nhận được giấy phép cho tị nạn. Nhưng kể cả khi kẻ khủng bố Hồi giáo không hoạt động trực tiếp trong tổ chức của mình thì bản chất khủng bố Hồi giáo cực đoan vẫn không hề mất đi. Những thông tin của Cục An ninh Quốc gia về xu hướng khủng bố gia tăng cho thấy Jamal đã và đang tiến hành các kế hoạch tấn công khủng bố nội địa Mỹ.
Khi đã xác định được nơi ẩn náu của tên khủng bố, chính quyền Mỹ gửi yêu cầu dẫn độ và mặc dù có cả núi chứng cứ tạo điều kiện cho việc dẫn độ, Canada vẫn từ chối. Thủ tướng Canada cảm thấy không đủ thuyết phục Jamal chính là đối tượng theo sự mô tả của Mỹ. Thậm chí là ông còn tỏ rõ là sẽ không cân nhắc việc dẫn độ nếu như chính phủ Mỹ không cam kết bỏ án tử hình cho trường hợp này. Và theo cách hiểu của mình, của chính phủ Mỹ, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Ngay sau khi các cuộc thương thuyết không thành công, một bản hồ sơ của tình báo Canada về Jamal xuất hiện một cách thần kỳ trên bàn làm việc của tổng thống Jack Rutledge mà chẳng cần phải hỏi, ông cũng biết nó từ đâu tới. Ông hiểu cách thức hoạt động hậu trường và biết rằng nhiều thành viên cấp cao trong ngành tình báo Canada đã chán ngấy việc những đối tượng Hồi Giáo cực đoan lợi dụng chính sách nhân đạo của nước mình.
Hoàn toàn ở thế chủ động và Jamal bị trói chặt, Harvath còn một việc nữa phải làm, việc nguy hiểm nhất trong nhiệm vụ của mình - xử lý máy Laptop của Jamal.
Harvath cũng được báo trước là hai đặc vụ Mỹ đã thiệt mạng trong khi xử lý máy tính PowerBook của một thành viên cấp cao Al Qaeda. Harvath không biết điều gì làm mình cảm thấy lo ngại hơn - việc chính phủ Hoa Kỳ đã triệt hạ một thành viên Al-Qaeda cao cấp đến mức mặc dù được cấp phép dạng trên cả tối mật Polo Step*, anh vẫn không được biết thành viên đó là ai hay việc hai thành viên của đội đột kích thiệt mạng tại chỗ khi máy tính của tên khủng bố tự kích nổ.
Tất cả những gì Harvath biết là Laptop của Jamal có thể chứa một nguồn thông tin tối quan trọng và vì Jamal có liên quan đến thành viên cấp cao của Al-Qaeda đã nói trên nên cũng rất có thể máy tính của tên này cũng được trang bị thiết bị nổ và một công tắc thủy ngân dạng nghiêng.
Harvath sẵn sàng bỏ ra cả một năm tiền lương để có công cụ hỗ trợ xử lý thiết bị nổ tự hủy trong những tình huống như thế này. Thực tế là anh không có công cụ hỗ trợ hiệu quả nào, công cụ loại xoàng cũng không nốt. Harvath chỉ có hai bình phun rỗng và một can xốp giữ lạnh chứa đá khô.
Phương án thực hiện là dùng Quick Freeze, một dạng sản phẩm dùng làm lạnh tức thì các mẫu sinh thiết trong y học, để vô hiệu hóa mực thủy ngân trong công tắc nghiêng. Ngay khi công tắc nghiêng ngừng hoạt động trong vài giây, Harvath có thể an toàn đặt chiếc Laptop vào thùng lạnh rồi chuyển nó qua biên giới và trao lại cho đội kỹ thuật tháo ngòi nổ. Phương án tốt nhưng không ngờ Jamal lại quay về nhà quá sớm vì thế Harvath chuyển sang tập trung vào Jamal và hiện tại anh không có đủ Quick Freeze để làm đông công tắc thủy ngân.
Harvath buộc phải tìm ra một cách nào đó. Quay trở về tay không, hoặc tệ hơn là không còn tay nào, không phải là lựa chọn anh muốn.
Đã từng là thành viên của đội đặc nhiệm Hải quân thuộc Hải quân Mỹ, kinh nghiệm mà Harvath có được khi là mật vụ tại Nhà Trắng và hiện tại là đặc vụ mật chống khủng bố của Bộ An ninh Nội địa chỉ khẳng định thêm nội dung tập huấn hoạt động đặc nhiệm anh từng
tham dự - luôn có giải pháp cho tất cả mọi vấn đề, điều cần làm là phải bằng mọi cách tìm ra được giải pháp.
Liếc nhanh chiếc đồng hồ đặc biệt Suunto X9Mi được cấp cho chuyến đi Canada này, Harvath biết mình sắp trễ hẹn và như thế sẽ rất tệ khi ra khỏi Canada qua biên giới về Mỹ.
Trong khi nhẩm nhanh các lựa chọn trong đầu, Harvath chợt nhớ rằng Sayed Jamal là một chuyên gia chế tạo bom, và là một chuyên gia giỏi. Những báo cáo về Jamal mà Harvath đã đọc khẳng định rằng Jamal là một người rất tỉ mỉ. Nếu là người tỉ mỉ, chắc chắn hắn cũng rất cẩn trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu Jamal có thứ mà Harvath đang tìm không và nếu có thì hắn cất giấu chỗ nào?
Tóm tóc giật ngược đầu Jamal ra sau, Harvath dí nòng súng vào dưới cằm Jamal: “Mày có nhiều thiết bị quan trọng trong này, Sayed. Nếu có cháy nổ, sẽ tốn kém kha khá đấy - chưa tính đến chuyện sẽ bị dòm ngó thế nào. Còn nhớ vụ cháy hóa chất mà Ramzi Yousef phạm phải ở Philippines chứ? Nếu tao nhớ không nhầm, người của nó bị bắt khi quay lại tìm máy Laptop sau vụ cháy, đúng không? Nhưng tao nghĩ mày thông minh hơn thế. Nói cho tao biết, mày để bình chữa cháy ở đâu?”
Jamal nhổ vào mặt Harvath và chửi bằng tiếng Arab “Ebnel Metanaka!”. Harvath thúc mạnh nòng súng vào phần thịt mềm dưới cằm Jamal. “Mày muốn tiếng Anh hay tiếng Arab cũng không sao. Tao không quan tâm. Tao muốn biết mày để bình chữa cháy ở đâu”.
Tên khủng bố chuyên tạo bom cố nhổ vào mặt Harvath lần nữa nhưng không kịp vì đã lĩnh ngay một cú đá vào hạ bộ. Harvath biết rằng hỏi sẽ không ăn thua gì nhưng luôn cần phải hỏi lịch sự - và Scot Harvath sẽ chẳng là ai nếu không lịch sự.
Anh kéo tên khủng bố về phía bếp và tìm thấy bình chữa cháy bên dưới bồn rửa. “Sayed, lựa chọn tốt đấy”, Harvath nhận xét khi lôi bình chữa cháy ra “bình chữa cháy bột dùng bẩn lắm. CO2lúc nào cũng sạch và lạnh hơn nhiều”.
Đưa mắt nhìn quanh, Harvath hỏi: “Nào, mày cất bánh falafel của mày ở đâu, thằng khốn?”
CHƯƠNG 7
Khoảng 45 phút sau, Harvath dừng lại bên vệ đường, lôi Jamal khỏi cốp xe và nút hai cục bông vào mũi hắn để chặn máu. Sau khi đã khoác chiếc áo gió và khóa dây kéo kín phía trước che hoàn toàn chiếc áo lấm lem của tên khủng bố, Harvath đẩy Jamal lên ngồi ghế trước, cài dây an toàn và nói cho hắn biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu hắn giở trò.
Jamal lại một lần nữa cố nhổ vào mặt Harvath nhưng anh đã giáng một cú trời đánh vào vùng bụng làm tên này đổ gập người ra phía trước.
Quay ra băng ghế sau có chiếc túi đựng đồ lặt vặt mua tại một cửa hàng ngoại ô Montreal, Harvath lấy ra một thanh Sôcôla của hãng PowerBar và một chai nước suối. Ở tuổi ba mươi sáu, chuỗi ngày sống thả phanh với bia và bánh kẹp thịt pho-mát đã hoàn toàn lùi về phía sau. Với chiều cao 1.8 mét và hơn 80 kg cơ bắp, Harvath có hình thể trội hơn hầu hết nam giới ở nửa độ tuổi của mình nhưng anh vẫn cảm thấy mình cần phải tập luyện nhiều hơn nữa để duy trì hình thể. Nếu được giao nhiệm vụ tại một nước Hồi giáo và cần phải có râu quai nón, chỉ trong vài ngày Harvath sẽ có hai vệt râu bên má màu xám lẫn với màu nâu nhạt so với màu tóc của mình. Cha anh, một giảng viên của đội đặc nhiệm Hải quân, người đã mất trong một
tai nạn khi giảng dạy, có mái tóc chuyển màu xám hoàn toàn khi ông mới bốn mươi tuổi.
Mặc dù những vết chân chim bắt đầu xuất hiện ở cuối đôi mắt xanh sáng của mình, chẳng có gì khiến Harvath cảm thấy không chịu được. Ai sớm hay muộn cũng sẽ già đi. Những dấu hiệu tuổi tác làm anh phải suy nghĩ xem mình sẽ tiếp tục làm việc cho chính phủ dưới sức ép như thế này trong bao lâu nữa. Việc không thu thập được bất cứ thông tin hữu ích nào qua nhiệm vụ của mình với đối tượng khủng bố, thành viên cao cấp của Al-Qaeda mà chính phủ Mỹ vừa nắm được chỉ là một trong chuỗi những thất vọng mà Harvath phải miễn cưỡng sống cùng.
Harvath một mặt kính nể tổng thống và yêu nước nhưng anh cũng phát bực với hàng núi thủ tục quan liêu và nhiêu khê vớ vẩn. Vừa là thành viên đặc nhiệm Hải quân, vừa là nhân viên Mật vụ của Nhà Trắng, Harvath hiểu rõ giá trị của điều lệ và các qui trình chỉ huy. Nhưng khi tổng thống lập ra chi nhánh quốc tế của Bộ An ninh Nội địa với cái tên Văn phòng Hỗ trợ Điều tra Quốc tế và giao cho một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, Harvath đã nghĩ khác đi.
Còn được gọi với cái tên dự án Apex, đội đặc nhiệm bí mật của Harvath được giao nhiệm vụ thu thập tin tình báo và là công cụ thực hiện cho chính phú Mỹ nhằm trung hòa và ngăn chặn các hoạt động khủng bố nhằm vào nước Mỹ và các lợi ích khác của chính phủ Mỹ ở phạm vi toàn cầu.
Về mặt “kỹ thuật” mà nói thì dự án này không tồn tại và Harvath cũng chỉ là một “đặc vụ” không hơn nhưng mới chỉ năm ngoái, một thượng nghị sỹ với chủ ý mở rộng ảnh hưởng của mình ở Nhà Trắng đã tìm cách moi được thông tin về vai trò thực sự của Harvath đối với Apex, ép anh phải từ chức. Dù mọi việc đều mang tính tạm
thời, thì việc không biết động thái sắp tới là gì hay cuộc sống cá nhân sẽ ra sao nếu vỏ bọc bị lộ đều là những trải nghiệm chẳng hề thú vị cho anh.
Vẫn tự nhủ thầm mình phải thi hành những nhiệm vụ thầm lặng và ít được ghi nhận nhưng Harvath vẫn ngày càng cảm thấy chán ngán những chính trị gia bè cánh tiến thân bằng cách dẫm lên lưng những đồng bào yêu nước vô tội của họ, mà có chăng thì cũng chỉ có cái tội dành cho tổ quốc mình một tình yêu chân thành…
Harvath thực sự cảm thấy như thế khi tặng cho sếp của mình, Gary Lawlor, món quà là một viên đạn cỡ 5 li được buộc trang trí bằng một băng lụa đỏ. Đạn cỡ này được dùng để hạ những mục tiêu ở xa và Gary hiểu rằng viên đạn tượng trưng cho Harvath với những điệp vụ triệt hạ các đối tượng khủng bố ở nước ngoài còn ý nghĩa của băng lụa đỏ thì đã hoàn toàn rõ ràng.
Công việc này có thể trở nên dễ thở hơn với Harvath nếu anh có đủ thời gian để tạo dựng những góc nhỏ riêng tư trong cuộc sống cá nhân của mình, như những người đàn ông bình thường khác. Phần lớn bạn bè anh, kể cả những thành viên trong đội đặc nhiệm Hải quân cũng đã lập gia đình và có con. Harvath không muốn điều đó ngay ngày mai nhưng anh muốn có thể nhìn thấy một mốc thời gian cho một gia đình riêng của mình không quá xa trong tương lai. Dĩ nhiên, việc đầu tiên là tìm được người phụ nữ thích hợp nhưng thực tế là hầu hết những người mà Harvath biết đều không chấp nhận được đặc thù công việc của anh, điều thường xuyên dập tắt mọi hy vọng ngay khi một mối quan hệ mới được ươm lên. Đã từng có một người phụ nữ có khả năng chấp nhận được đặc thù công việc của Harvath, thậm chí hai người đã chuẩn bị chuyển về sống cùng nhau
tại DC* nhưng cuối cùng thì yêu cầu công việc của Harvath đã biến dự định này thành không thể.
Mặt tốt của vấn đề là nếu Harvath quyết định ngừng phục vụ cho chính phủ, anh cũng vẫn sẽ nhận được không ít lời đề nghị về làm việc cho lĩnh vực này của tư nhân. Thực ra, Harvath đã từng cân nhắc kỹ khả năng liệu mình có nên nhận làm giảng viên cho một trung tâm đào tạo chiến thuật khá nổi tiếng Valhalla ở Colorado. Điều làm anh lo là một khi đã bước chân vào lĩnh vực tư, mỗi khi đứng trước gương, anh không biết liệu mình còn nhìn thấy một người ái quốc nữa không.
Đó vẫn là điều phải quyết định và anh biết rằng việc này chắc chắn sẽ còn đè nặng lên tâm trí mình cho đến hết kỳ nghỉ cuối tuần tới.
Khi vòng xe qua vòng xoay chuẩn bị chuyển làn, Harvath chợt nhận ra mình đang tiến gần đến một trạm kiểm tra của cảnh sát. Một vẻ mặt đắc ý hiện ra trên khuôn mặt Sayed Jamal khi nhận ra cứu cánh của mình. Sayed biết rằng dù Harvath là ai, làm việc cho cơ quan nào của chính phủ Mỹ cũng không thể đưa hắn ra khỏi lãnh thổ Canada một cách hợp pháp mà không có sự đồng thuận của hắn. Tên ngoại đạo Mỹ này quá ngu xuẩn khi lôi mình ra khỏi cốp xe, Sayed nghĩ, vì hắn đã có thể lái qua trạm cảnh sát mà chẳng gặp bất cứ rắc rối gì nếu cứ để nguyên mình trong cốp. Sayed biết là chỉ sau vài phút nữa, chỉ vài phút, hắn sẽ lại được tự do và thoải mái kể cho các phóng viên nghe về các trải nghiệm khủng khiếp mà bọn ngoại đạo đế quốc Mỹ đã bắt hắn phải trải qua.
Harvath giữ vẻ mặt bình thản khi xe anh tiến đến gần trạm kiểm tra.
“Vui lòng xuất trình bằng lái và đăng ký xe”, một cảnh sát mặc đồng phục của Cảnh sát Kỵ mã Hoàng gia Canada mang súng trường yêu cầu khi Harvath hạ kính xe xuống.
Harvath làm động tác lục tìm giấy tờ trong túi quần, “Có lẽ tôi quên mang giấy tờ theo rồi, anh biết đấy, đi một chuyến sang Canada vui quá mà”.
Viên cảnh sát nhìn quanh xe nói, “Nhiều người quên giấy tờ lắm. Ai đi cùng anh thế?”
“Cứu tôi với”, Jamal hét lên vì biết rằng đây là cơ hội tự do của mình. “Tôi bị cưỡng ép - “ đang gào lên thì hắn nghẹn lại vì bị cùi chỏ Harvath nện một cú vào miệng.
“Anh đừng để ý đến anh ta”, Harvath nói tiếp và biết rằng viên cảnh sát không những không mang súng trường mà cũng chẳng đi tuần biên giới. “Anh ta chỉ hơi khó chịu một chút. Đến tháng ấy mà”.
“Có lẽ thế nhỉ”, viên cảnh sát đùa. “Tôi thấy miếng băng vệ sinh rồi”.
“Anh ấy có lẽ hơi bồn chồn một chút khi sắp qua biên giới vào Mỹ mà thôi”.
“Tôi cũng sẽ cảm thấy như thế trong trường hợp của anh ta, đặc biệt là với vai trò tác giả của những vụ nổ gây chết và bị thương cho nhiều quân nhân Hoa Kỳ” đặc vụ cơ quan tình báo Canada trong bộ đồng phục Cảnh sát Kỵ mã Hoàng gia Canada đáp rồi ra hiệu cho các xe chặn đường mở lối ra.
Khuôn mặt dính máu của Jamal tái đi. Người Canada biết và ủng hộ việc này.
“Chúng tôi chỉ muốn biết chắc là anh tóm được hắn”, đặc vụ Canada nói, “có chi tiết gì thêm về chuyến đi này mà anh cần cho
chúng tôi biết không?”
“Có lẽ anh nên cử một đội đến lục soát nơi ở của hắn. Có rất nhiều vật liệu chế tạo bom ở đó, ngoài ra thì mọi thứ đều bình thường”.
“Đi nhé”, đặc vụ Canada ra hiệu bằng cách vỗ nhẹ vào cửa xe của Harvath. “Cảm ơn đã dành thời gian đi thăm Canada. Chúc chuyến đi tốt đẹp”.
“Sẽ như thế”, Harvath cười và vẫy tay khi xe bắt đầu chuyển bánh.
Xe chạy khoảng 2km thì đến một khoảng rừng thưa rồi dừng lại. Harvath ra khỏi xe và kiểm tra vị trí GPS đã định trên chiếc đồng hồ đa năng Suunto của mình rồi bật chức năng lập lịch trình. Anh lấy hộp xốp giữ lạnh và lôi Jamal ra khỏi xe, đẩy hắn tiến về phía khu rừng.
Chỉ một khoảnh khắc sau cả hai nghe thấy tiếng cành cây gãy nhẹ và Harvath biết có người lạ quanh đây. Liếc mắt lên trên bên trái, anh thấy một đội đặc nhiệm trang bị hỏa lực mạnh với những thiết bị theo dõi điện tử quanh những gốc cây gần đó.
“Hoan nghênh đã đến Hoa Kỳ”, một trong số đó lên tiếng, “có gì cần phải khai báo không?”
“Có đấy”, Harvath đáp, đẩy Jamal lên phía trước và trao hộp xốp giữ lạnh chứa máy Laptop bị đông đá cho họ. “Canada là một đất nước tuyệt vời. Bia rất ngon, con người thân thiện và họ vừa mới bắt đầu chương trình hỗ trợ chống khủng bố thú vị”.
Đội đặc nhiệm đưa Harvath và Jamal ra khỏi khu rừng rồi đến thị trấn Rouses Point, New York, nơi Harvath bắt đầu nhiệm vụ của mình và để xe ở đó trước khi sang Canada.
CHƯƠNG 8
Sau phần báo cáo ngắn gọn, Mike Jaffe, trưởng đặc vụ Liên ngành Chống khủng bố hỏi, “Bây giờ cậu định đi đâu? Về DC dịp mừng 4-7 cuối tuần này hả?” Harvath lắc đầu. “Mình sẽ ghé thành phố New York gặp một người bạn cũ mới đi Afghanistan về”.
Mike cười, “Vậy cậu sẽ xem pháo hoa Ngày Độc lập ở đâu?” “Chắc là từ trong quán bar thôi”:
“Không đùa đấy chứ”, Jaffe thốt lên với giọng New York không lẫn vào đâu được. “Để tớ nói cho cậu biết nhé, chỗ đẹp nhất để xem pháo hoa Ngày Độc lập là khu Brooklyn, trên đại lộ Furman, đoạn giữa Atlantic và Quảng trường Cadman ấy”.
“Tôi sẽ nhớ chỉ dẫn của cậu”.
“Nếu đói bụng thì đến tiệm Lundy Brothers ở đại lộ Emmons mà ăn một tô ‘New York đỏ’ chính cống nhé. Nhớ gọi cả một ly kiểu ‘trứng đánh’ nữa, ở đấy họ sẽ cho vào ly cậu một cái bánh quế thay cho que khuấy cốc-tai đấy”.
Harvath cười, lắc đầu. Anh không biết món “New York đỏ”, càng không biết tại sao lại cần phải tìm đúng loại “chính cống”. Harvath cũng chưa bao giờ uống một ly “trứng đánh” trong đời nhưng có lẽ đó chính là phong cách của những người New York. Đối với họ mặt
trời lặn và mọc chỉ ở New York và bất cứ nơi nào khác trên thế giới cũng đều chỉ xếp hạng hai.
“Cậu nhớ hết rồi chứ?” Jaffe, dáng người cao lớn với mái tóc bạc, hỏi khi thấy Harvath có vẻ lơ đãng. “Cậu có muốn mình viết lại cho cậu không?”
“Chắc tớ sẽ nhớ được”, Harvath đáp, “Thế còn bọn cậu thì sao? Nghỉ cuối tuần ở Catskills trước khi đưa anh bạn kia đến vịnh Guantanamo hả?”
Jaffe cười. “Thực ra bọn tớ định đem tất cả cáo trạng của anh bạn đính vào với nhau rồi treo anh bạn này bên ngoài đồn Fort Drum. Chắc chỉ cần bán vé một cú đấm một đôla và quảng cáo với lính bộ binh ở đó chơi trò bịt mắt đập quà với anh bạn này là quá đủ”.
Harvath thích sự hài hước của Jaffe, anh nói. “Bán vé kiểu ấy kiếm hời ấy chứ”, biết là đồn Fort Drum ở New York là nơi đóng quân của Binh đoàn Bộ binh số 10, đơn vị mất nhiều người nhất ở chiến trường Iraq, đặc biệt là trong các vụ mìn nổ.
“Không may là bọn tớ không có đủ thời gian để làm như thế”, Jaffe tiếp, “Cục muốn giải hắn xuống Tòa nhà Liên bang, khu Manhattan hôm nay để tiến hành các thủ tục xử lý. Sau đó thì hắn sẽ là vấn đề của người khác”.
Harvath chẳng hề ghen ty với những người sẽ phải bỏ kỳ nghỉ cuối tuần với gia đình và bạn bè để thẩm vấn Sayed Jamal. Đó là việc cần phải làm và anh biết rất rõ. Hoa Kỳ không thể nghỉ ngày nào trên mặt trận chống khủng bố, thậm chí cả ngày kỷ niệm độc lập của mình. Bọn khủng bố luôn cố gắng tìm những điểm yếu có thể lợi dụng và nước Mỹ cần phải luôn đi trước một bước.
Nhìn Jaffe đi cùng với đội của mình, Harvath cảm thấy một sự thật không thay đổi được; dù có nỗ lực đến thế nào, Hoa Kỳ cũng không thể luôn đi trước trong tất cả mọi lĩnh vực. Lần này, cũng như nhiều lần trước, họ đã gặp may. Nhưng tất cả chỉ là như thế. Mặc dù đã lôi được một đối thủ lớn ra khỏi sàn đấu, vẫn còn rất nhiều những kẻ khác chờ sẵn đến lượt thay người.
Mặc dù đã bị ngăn chặn và đẩy lùi nhiều lần, danh sách kẻ thù của nước Mỹ vẫn còn rất dài và có vẻ vẫn tiếp tục dài ra không có điểm dừng. Những công dân Mỹ hoạt động trong lĩnh vực chống khủng bố đều biết một sự thật chưa được nói đến; đó là liệu nước Mỹ có bị khủng bố tấn công nữa hay không, mà là sẽ bị tấn công vào lúc nào.
Harvath mong là ngày đó sẽ không bao giờ tới vì anh biết rằng nếu nó tới thì ngày 11 tháng 9 khủng khiếp sẽ chỉ là một phần của dàn đồng ca khủng bố mà thôi.
CHƯƠNG 9
Đi từ Rouses Point đến Manhattan mất khoảng năm tiếng rưỡi nhưng với sự trợ giúp của một bình đầy cà phê, chân ga luôn lút sàn, George Clinton và nghị viện Harvath chỉ cần bốn tiếng đồng hồ.
Mở cửa nóc và cửa kính, bản “Tear the Roof Off the Sucker” vang lên từ dàn loa phía sau chiếc Chevy TrailBlazer đen, Harvath phóng xe qua cầu Triborough nhằm hướng Manhattan khoảng sau hai giờ chiều một chút. Nhìn về phía đường chân trời với dòng xe tấp nập chuẩn bị đón kỳ nghỉ cuối tuần, anh nghĩ thời tiết không thể đẹp hơn - khoảng 26oC, ngập nắng và độ ẩm khá thấp, một kỳ nghỉ cuối tuần hoàn hảo.
Sau một tiếng bên ngoài thành phố, Harvath gọi điện cho bạn thân của mình, Robert Herrington, lính thuộc lực lượng đặc nhiệm Delta đã nghỉ hưu mà bạn bè của hai người vẫn gọi thân mật là “Bob viên đạn” để hẹn nơi gặp nhau.
Vì Bob vẫn đang dọn đồ dở ở Hội Cựu chiến binh Manhattan, cả hai hẹn gặp tại quán rượu quen của Harvath, Pig & Whistle gần Quảng trường Thời đại, nơi cả hai đã từng bắt đầu cuộc hẹn đầu tiên của hội Nghiện rượu nặc danh, lang thang từ quán này sang quán khác.
Lái xe loanh quanh khu kế cận khoảng hai mươi phút, Harvath dừng lại ở gara rẻ nhất mà anh thấy, rồi đồng ý trao ba panh máu và một bộ phận nội tạng quan trọng của cơ thể trên danh nghĩa để được thanh toán sau rồi bước qua bốn dãy nhà tới quán Pig.
Phục vụ bàn và khách trong quán dán mắt vào màn hình TV. Harvath chọn một ghế ở quầy bar, gọi một vại bia Bare Knuckle Stout* và cố nhẩm lại những sự kiện vừa xảy ra.
Các kênh trên TV đều đang đưa tin nóng về một vụ bắt giữ con tin tại một trường phổ thông tại khu Bronx. Bắt đầu kỳ nghỉ cuối tuần và Ngày Độc lập thế này mới hay làm sao, Harvath tự nhủ. Anh gọi một phần ăn trưa và cố quên thế giới và những vấn đề của nó trong phút chốc.
Trí nhớ Harvath quay lại lần đầu tiên anh gặp Bob Herrington, cả hai cùng được cử làm giảng viên khóa tập huấn Tác chiến Đặc biệt cho lực lượng đặc nhiệm của một chính phủ Nam Mỹ thân Mỹ. Nhiệm vụ cuối cùng của đội đặc nhiệm là trình diễn các kỹ năng đồng thời tập hợp lại tại một khu đất cao nơi tổng thống, tướng tá và các nhân vật VIP dự khán. Mấu chốt của nhiệm vụ này là làm sao thực hiện được tất cả các nội dung trong một khung thời gian tương đối hạn hẹp.
Mặc dù mọi thành viên của đội đặc nhiệm đều trình diễn các kỹ năng tốt hơn mức hai giảng viên Mỹ của họ mong đợi, rõ ràng là đội vẫn không thể có đủ thời gian để tập hợp tại khu vực khán đài trên đỉnh đồi theo khung thời gian đã định. Bob đã làm gì? Ngay khi đội đặc nhiệm có mặt tại khu vực thung lũng bên dưới, khuất tầm nhìn từ khán đài, Bob tập hợp súng trường của cả đội, nhét vào balô chuyên dụng của mình và bắt đầu dẫn cả đội chạy lên đỉnh đồi.
Harvath không hiểu Herrington đang làm gì. Tiến gần đến khu vực nằm trong tầm nhìn của khán đài, Bob giao lại súng cho mỗi thành viên của đội khi họ chạy ngang qua điểm tập hợp cuối cùng, dĩ nhiên đội đặc nhiệm hơi lúng túng một chút và phải mất vài phút, tất cả các thành viên mới đổi được đúng súng cho nhau. Harvath tiến lại gần và anh thấy Bob mỉm cười, chính lúc đó, Harvath học được bài học lớn nhất về tinh thần lãnh đạo - điều quan trọng nhất là cả đội cùng nhau nỗ lực để đạt được mục tiêu. Làm thế nào không quan trọng mà điểm quan trọng nhất là cả đội cán đích cùng một lúc.
Bob đã có thể nhận công đầu về mình nhưng đó không phải là tính cách của anh. Đền bù lớn nhất là Bob nhìn thấy đội đạt được thành công. Harvath thích Bob ngay từ lúc mới gặp nhưng trên khu thao trường bụi bặm ở Nam Mỹ ấy, anh đã dành cho Bob một sự kính trọng và một tình bạn trong nhiều năm liền, một tình bạn hơn cả những mối liên hệ khăng khít của một cơ số các điệp vụ mà cả hai cùng thực hiện. Harvath vẫn thường đùa rằng Bob đã trở thành một người anh trai mà anh chưa bao giờ muốn có.
Khoảng bốn mươi lăm phút sau, khi Harvath định gọi một vại bia nữa thì “Bob viên đạn” xuất hiện và vỗ đồng xu huy hiệu của lực lượng Đặc nhiệm Liên ngành lên quầy bar. Luật là cứ có huy hiệu và đã từng vào một đội mà lại không mang theo mình thì sẽ phải mua một chầu, còn nếu có mang theo thì người đặt huy hiệu ra để thách người kia sẽ phải đãi chầu đó. Harvath lần này là người thắng, anh luồn tay xuống dưới miếng lót vại bia và lấy huy hiệu của mình ra.
Harvath hỏi nhân viên quầy bar xem có rượu Cognac Louis XIII không rồi quay sang bắt tay bạn cũ. “Anh khá lắm, anh bạn!”, Harvath nói và nhẹ nhàng lắc tay Bob vì biết bạn mình có vết thương ở vai.
“Có lúc thắng thì cũng phải có lúc thua chứ nhỉ”, Herrington đáp; anh cao hơn Harvath ít nhất 7cm và có bộ ngực vạm vỡ hơn. Mái tóc nâu cắt gọn nhưng Bob vẫn để hàm râu quai nón tự do kiểu dân Afghanistan. Quay sang cô phục vụ quầy bar, Herrington nói: “Cho bọn tôi một thêm một lượt nữa, thứ mà anh chàng này đang uống, và một vại to cho tôi nhé”.
“Anh ấy uống bia đen vại lớn đấy, anh yêu ạ”, cô phục vụ quầy bar người Ireland cười tình tứ.
Bob nở nụ cười duyên dáng nhất của mình, “Vậy cho tôi hai vại lớn nhé, tôi không thích anh chàng này vượt lên trước chút nào”. Cô phục vụ quầy bar quay lại lấy ba vại bia. Khi cô vừa ra khỏi tầm nghe, Harvath nói với Bob “Tôi nghĩ cô ấy thích anh đấy”. “Trái tim và khối óc. Tôi có cả hai mà”.
Harvath cười. Anh luôn thấy vui khi biết Bob vẫn duy trì được tâm trạng tốt. Bên trong nụ cười và vẻ hài hước vô lo, Harvath biết việc nghỉ hưu của Bob không dễ dàng với anh chút nào. Đó cũng chính là lý do lớn nhất để Harvath quyết định dành kỳ nghỉ cuối tuần mùng 4 tháng 7 ở thành phố New York.
Lý do khác là lúc này Harvath chẳng có ai để chia sẻ kỳ nghỉ cuối tuần với mình. Người phụ nữ duy nhất anh muốn có lại đã đính hôn và đang chuẩn bị cưới một người khác chứ không phải anh.
Như thể đọc được suy nghĩ của Harvath, Bob hỏi ngay: “Này, Meg thế nào?”
Harvath biết là Bob sẽ hỏi vì cả hai đã từng trong đội giải cứu con tin và Meg Cassidy là một trong số những con tin trong vụ không tặc vài năm trước đó. Meg là người duy nhất thấy mặt tên không tặc nên sau đó cô đã được dùng để nhận dạng và tìm dấu vết đối tượng
này. Một phần của chương trình tập huấn dành cho Meg do Bob và các đồng nghiệp lực lượng Delta thực hiện bên kia hàng rào tại Fort Bragg. “Meg sắp cưới rồi”, Harvath đáp. “Trả lời luôn trước khi anh hỏi, đúng là cô ấy sắp cưới, nhưng mà cưới người khác”.
“Thế thì anh là tên ngốc nhất mà tôi biết, anh hiểu không?” “Rất vui được gặp anh, Robert”, Harvath đáp khi cô phục vụ quay lại với ba vại bia, một đặt trước mặt anh và hai cho Bob. Khi cô phục vụ đã đi khỏi, Bob tiếp, “Meg Cassidy là người hợp với anh nhất mà tôi đã biết và anh để tuột cô ấy khỏi tay như thế sao?”
“Chuyện phức tạp lắm”.
“Cô ấy là phụ nữ”, Bob nhấp một ngụm bia và tiếp “Phụ nữ lúc nào cũng phức tạp cả”.
Harvath không hề muốn tiếp tục chủ đề này. “Chuyện này qua rồi, được không?”
“Được với tôi nếu anh thấy được”
“Được thôi”, Harvath đặt lại vại bia trên miếng lót.
“Vậy anh có đang hẹn hò với ai không?” Bob hỏi.
“Không”.
Herrrington cười, “Vậy thì anh không thật sự ổn và chuyện này vẫn chưa thực sự qua, phải không?
“Anh thôi đi, có được không?”
“Ít nhất thì cứ nhận mình là đồng tính đi. Hải quân hay không hải quân thì anh cũng đã từng là lính hải quân rồi.
Đồng tính thì có chỗ cho mực ống đấy. Người ta nói gì nhỉ? Khi mọi sự tồi tệ, có đồng tính cũng chẳng sao?”
“Anh là đồ khốn”, Harvath đáp, “Ngừng ngay cái việc dí mũi vào đời tư của người khác đi và tôi sẽ thích bàn về việc xảy ra ở Afghanistan hơn đấy”.
Lần này thì Bob lại chính là người im lặng. Mặc dù không có ý đó, Harvath đã khơi dậy nỗi đau vẫn chưa lành của anh. Cuối cùng thì Herrington cũng lên tiếng, “Anh mất bao nhiêu người trong vụ tổng thống bị bắt cóc?”
“Nhiều đấy”.
“Thế đấy”, Bob đáp, “Tệ thật. Anh có biết điều gì có thể tệ hơn không?”
Harvath lắc đầu.
“Đó là chứng kiến người của mình bị thương, trở nên tàn tật và luôn bị các cơn đau giày vò. Như thế tệ hơn việc nhìn người của mình chết nhiều, ít nhất nếu chết, họ không còn cảm thấy đau đớn nữa”.
Harvath ra hiệu cho cô phục vụ mang thêm một lượt bia nữa và hỏi. “Chuyện gì đã xảy ra ở Afghanistan?”
Bob chờ đến khi Harvath bắt đầu uống vại bia mới và giục mình thêm mới trả lời. “Bọn tôi nhận nhiệm vụ hạ một mục tiêu gần Heart. Bằng cách nào đó, chúng biết tin và đánh chặn trên đường đến, đánh rất rát.
“Một thành viên của đội bị thương mắt cá chân và tôi phải vác đồ của cậu ấy. Đáng lẽ tôi đã phải nhận ra dấu hiệu phục kích nhưng đã không nhận ra được vì không ở đúng vị trí của mình. Hai thành viên phía trước bị dính hỏa lực mạnh. Tôi thì bị nhẹ hơn họ nhưng chung quy vì tôi mà cả ba đều nghỉ hưu sớm vì lý do sức khỏe”.
“Anh nghĩ là lỗi do anh không ở đúng vị trí?”
“Vị trí đội trưởng, đúng thế”.
“Vớ vẩn, Bob, anh biết điều đó”, Harvath thốt lên. “Không ai có thể đúng vị trí của mình trong suốt thời gian được, anh cũng thế. Vì vậy mà vị trí sẽ được đảo liên tục”.
“Nhưng lúc ấy là đến lượt tôi ở phía trước”.
“Mà anh còn đang phải vác đồ của người bị thương nữa. Không thể làm cả hai việc cùng lúc được”.
“Chắc chắn là không bao giờ thế nữa”.
“Chuyện vớ vẩn thôi, Bob”.
“Chuyện không may không thể xảy ra với tôi và đội của tôi. Bọn tôi chả sao cả, một vết xước cũng không trong gần hai năm và rồi bùm, cả ba cùng dính. Một người không bao giờ đi lại được nữa, mất chức năng làm đàn ông và người kia mù vĩnh viễn. Anh ấy sẽ không bao giờ nhìn thấy con mình lớn lên và tất cả chỉ vì tôi đã không ở vị trí phía trước trong khi đáng lẽ phải như thế”.
Harvath biết rõ về Bob và anh biết về danh tiếng của Bob trước khi biết về con người anh. Thật ra hầu hết mọi thành viên thuộc lực lượng Tác chiến Đặc nhiệm đều biết điều đó. Bob có thể mang cả một tiểu đoàn trên lưng. Anh là một vận động viên cừ khôi với thể chất của một người lính tốt nhất mà quân đội Mỹ từng có. Từ ngày nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học, kinh qua các đơn vị biệt kích, đội 7 bộ binh lừng danh rồi lực lượng Delta, Bob luôn là người dẫn đầu. Đó không phải là bản ngã, đó chỉ đơn giản là Bob - mà không ai có thể kìm chân được.
Việc Bob bị dày vò với thương tích của đồng đội mình không làm Harvath ngạc nhiên. Hầu hết lính Mỹ đều như vậy, và Bob cũng thế.
Chân lý, tự do và bản sắc là những giá trị thể hiện rõ trên phim ảnh nhưng sự thật là trên chiến trường, người ta không chiến đấu vì lý tưởng, mà chiến đấu cho và chiến đấu cùng với đồng đội bên cạnh mình.
Nhìn vào mắt bạn, Harvath cố làm dịu bớt mặc cảm của Bob bằng cách lặp lại: “Bob, chuyện không may thôi mà”. “Ừ, có lẽ thế. Nhưng đó không phải là cái kết mà tôi muốn”, Herrington dừng lại và tợp một ngụm bia. “Tôi muốn được đứng ở phía trước và muốn có một cơ hội nữa để chứng tỏ với đội của mình và bản thân mình là tôi vẫn có thể làm được - những gì đã xảy ra không liên quan đến việc tôi già đi hay chậm chạp hơn”. Harvath không muốn chủ đề này sẽ xoay quanh cho đến hết kỳ nghỉ cuối tuần. Bob dứt khoát cần phải thoát ra khỏi tình trạng này. “Anh và đội của mình đã thực hiện mấy vụ kể từ lần nghỉ về thăm nhà năm ngoái?”
“Hai”
“Còn lần tệ nhất mà anh có?”
“Lần thứ năm”.
Harvath giả vờ suy nghĩ một chút rồi đáp, “Anh biết không, có lẽ đó là ý tốt khi bên quân đội quyết định cho anh giải ngũ. Ý tôi là, chỉ có hai điệp vụ quốc tế thành công trong top 10? Anh đúng là xuống dốc rồi”.
Bob không nhìn anh nhưng Harvath có thể thấy nét mặt chán nản của Bob dần chuyển sang một nụ cười. Anh đẩy sự hài hước đi xa hơn một chút nữa. “Lạy Chúa, Bob, anh đã bốn mươi tuổi rồi. Đến tuổi mà người ta sắp phải thay răng giả và thay xương hông cho anh rồi, thay vì đưa cho anh một khẩu súng và giao cho anh những
nhiệm vụ nguy hiểm nhất liên quan đến an ninh quốc gia. Đó là việc của bọn trẻ hơn như tôi”.
Herrington cười ngoác miệng. “Thứ nhất, anh chỉ trẻ hơn tôi có bốn tuổi thôi và thứ hai, là lính Hải quân hay không thì tôi cũng có thể cho anh đo ván chỉ trong một phút ở New York này. Thế nên đừng có mà tinh vi. Khó mà đi hẹn hò với các cô cuối tuần này lắm nếu tôi dùng quả đấm tô đen hai mắt anh đấy”.
Harvath đang định đùa Bob thay ngạn ngữ mô tả người chỉ huy từ “trầm lặng, nhanh nhẹn và nguy hiểm chết người” sang “lão hoá, chậm và điếc” thì anh ta đã liếc lên màn hình TV và nói, “Không ổn rồi”.
Harvath nhìn lên theo và thấy nhiều xe cỡ lớn của đơn vị phụ trách các tình huống khẩn cấp thuộc sở cảnh sát New York vây quanh khu vực bắt giữ con tin tại ngôi trường trong khu Bronx.
“Đơn vị phụ trách các tình huống khẩn cấp thường sử dụng xe loại nhỏ hơn, hai người một đội”, Herrington tiếp. “Mấy cái xe cỡ lớn kia dùng để huy động hỏa lực mạnh. Họ sẽ không sử dụng đến xe này nếu tình huống không trở nên quá xấu. Ít nhất tôi đếm được bốn cái, nghĩa là có bốn đội sẽ tham gia. Đây rõ ràng không phải tình huống bắt giữ con tin thông thường”.
Harvath biết là ngoài quân đội thì đơn vị phụ trách các tình huống khẩn cấp thuộc sở cảnh sát New York không phải là đơn vị Tác chiến Đặc biệt SWAT lớn nhất, nhưng họ là một trong những đơn vị mạnh nhất. Thành viên của mỗi đội thuộc đơn vị này gắn kết với nhau như người nhà trong các cuộc giao tranh với tội phạm và mỗi đội thường có xu hướng tác chiến độc lập, họ sẽ chỉ yêu cầu hỗ trợ nếu thực sự cần thiết. Những hình ảnh tái hiện cuộc thảm sát tại
ngôi trường Beslan ở Nga dần hiện lên trong suy nghĩ Harvath. Trường học là mục tiêu tấn công khủng bố hoàn hảo và nếu nó xảy ra ở đây, tại Mỹ, thì mức độ ảnh hưởng của nó là không thể tưởng tượng nổi. Harvath vẫn thường tự hỏi tại sao chưa có lực lượng khủng bố nào nhắm vào mục tiêu trường học ở Mỹ. Trong trường hợp đó, tầm phủ sóng của báo chí cũng như cơn đau tim cho cả dân Mỹ cũng sẽ không còn chỗ để thể hiện tình hình.
Harvath vừa định nói suy nghĩ của mình với Bob thì một góc màn hình TV chia ra làm hai ô tường thuật về hai tin nóng khác - vụ cháy tại Trung tâm ứng phó các trường hợp khẩn cấp tại tòa thị chính thành phố New York David Brown và tin thứ hai về một đối tượng bắn tỉa nhắm vào máy bay tại sân bay LaGuardia, khu Queens.
Nghe xong phần tin, Herrington lắc đầu. “Nếu không biết rõ hơn tôi nghĩ chắc là có người đang chơi trò hớt váng sữa. Rõ ràng là tác giả vụ bắt con tin tại ngôi trường ở khu Bronx lôi được một cơ số kha khá đội tác chiến của sở cảnh sát New York đến đó đấy chứ”.
“Giống như ở Beslan vậy”. Harvath nói.
“Anh thấy đấy”, Bob tiếp, “Càng lúc càng có nhiều đội đang trên đường đến hỗ trợ. Rồi lại đến vụ sân bay. Họ có mọi chi tiết cụ thể đến từng mái che, thang máy bay, từng ngọn cỏ một trong bán kính hai dặm mà một tên bắn tỉa có thể lợi dụng. Rõ ràng là kẻ nào lọt được vào vòng hai dặm đó và gây ra vụ này chắc chắn là một tay chuyên nghiệp”.
“Hoặc hôm nay chỉ là một ngày tồi tệ ở New York”.
“Không biết được”.
“Coi nào Bob. Có ai muốn khuấy động tất cả các đội tác chiến như vậy chứ?”
Herrington trả lời Harvath đúng lúc màn hình TV quay trở lại vụ cháy tại Trung tâm ứng phó các trường hợp khẩn cấp tại tòa thị chính thành phố New York dưới cầu Brooklyn, “Có lẽ ai đó cũng có cùng mục đích và muốn cơ sở chỉ huy dự phòng của thành phố”.
“Anh có thực sự nghĩ rằng đây chỉ là một phần của một cuộc tấn công quy mô lớn không?”
“Ai mà biết được? Nhưng nếu anh không phản đối thì tôi chẳng muốn ngồi trong quán bar tại Quảng trường Thời đại này nếu cuộc tấn công đó xảy ra”.
CHƯƠNG 10
Dù có máy điều hòa không khí và đã xịt khử mồ hôi, chiếc áo Polo tím mà Nassir Hamal mặc theo yêu cầu của chỉ huy vẫn dính chặt vào cơ thể đẫm mồ hôi của mình. Tất cả những kẻ tử vì đạo đều được cho sử dụng thuốc, chính xác là Valium, để giữ được bình tĩnh tại thời điểm quyết định. Giáo sỹ của nhà thờ Hồi giáo tại New Jersey đã trấn an họ rằng uống các loại tân dược này sẽ không ảnh hưởng gì đến việc lên thiên đàng của họ. Có nhiều người đã nhận và uống thử thuốc trước nhưng Nassir từ chối. Hắn tin rằng khi thời điểm của mình đến, hắn sẽ đối mặt với đoạn kết của đời mình với một trái tim mạnh mẽ đầy tình yêu dành cho đạo Hồi. Nhưng lúc này khi đang hòa vào dòng xe dài bất tận trên phố 54 chỉ với những suy nghĩ, trăn trở của mình và một máy phát radio FM hỏng, Nassir không còn được tự tin như thế.
Nhìn sang chiếc điện thoại di động để ở ghế phụ, Nassir định gọi cho chỉ huy của mình nhưng rồi lại thôi.
Cả hai đã thức thâu đêm để cầu nguyện, đọc đi đọc lại các lời răn của kinh Koran và nói về thiên đàng trong khi những người khác ngủ. Chỉ huy như một người anh trai của Nassir và tin tưởng kể cho hắn rằng nhà tiên tri Mohammed, với ánh hào quang bình yên của Ngài, đã gặp mình trong giấc mơ và dặn phải giao cho Nassir nhiệm
vụ quan trọng và khó khăn nhất. Đó là một vinh dự mà Nassir đã nhận với lòng trung thành tột bực và tinh thần trách nhiệm của mình. Dù không được phép nói lời chào, trong trường hợp này là vĩnh biệt, mẹ và em gái, cả hai đã nhập cư vào Mỹ cùng Nassir mười năm trước, hắn hy vọng cả hai sẽ hiểu. Hắn cũng hy vọng cả hai sẽ trân trọng khoản trợ cấp mà chỉ huy của mình đã hứa sẽ trao lại cho gia đình những kẻ tử vì đạo. Cộng đồng Hồi giáo tự lo cho người của mình - điều mà Nassir cho rằng văn hóa phương Tây thiếu một cách nghiêm trọng.
Không nghĩ đến việc gia đình mình cảm thấy thế nào, trong thâm tâm Nassir biết mình đang làm một việc đúng. Tại nhà thờ phía bắc Chicago, khi được hỏi liệu có muốn gặp và tham vấn một lãnh tụ Hồi giáo thông thái đang ở thăm thành phố hay không, Nassir đã nhận lời ngay. Vỡ mộng khi công việc kinh doanh thất bại, hôn nhân đổ vỡ và những gì còn lại chỉ là sự hiện hữu bị đè nén, chà đạp tại nước Mỹ của mình, Nassir đã tìm chân lý mới cho mình khắp mọi nơi, cho đến khi hắn tìm được điều có thể lấp đầy sự trống rỗng bên trong mình - đạo Hồi.
Nassir cũng đã kịp vứt bỏ bộ sưu tập đĩa của mình, bỏ thuốc lá và trừng phạt em gái hàng ngày vì những thứ nhảy nhót xấu xa, các loại bạn không đáng có và những thứ quần áo Mỹ hở hang, vô đạo đức. Cho đến một ngày, em gái Nassir đã lấy hết dũng khí bảo hắn là nếu không thích nước Mỹ và tất cả những thứ thuộc về nơi này thì có lẽ hắn nên trở về tổ quốc. Nassir đã nghĩ rất kỹ về việc này và thậm chí đã để dành tiền mua vé máy bay và thu xếp nơi ở với một gia đình hắn quen khi quay về nhưng trước khi điều ấy xảy ra thì lãnh tụ Hồi giáo đã xuất hiện. Khi đã gặp nhau một thời gian, lãnh tụ Hồi giáo đó đã cho Nassir một ý tưởng - ý tưởng yêu cầu hắn vinh
danh Thánh Allah lên trên dục vọng và những khao khát cá nhân của mình.
Thấy dòng xe bắt đầu nhích trở lại, Nassir rẽ nhanh chiếc xe tải nhỏ Fedex giả hiệu của mình vào Đại lộ số 3 và lái về hướng Bắc. Đi qua vài khu nhà, Nassir đã thấy mục tiêu của mình. Chẳng suy nghĩ lâu, Nassir bắt đầu nhẩm những lời răn đặc biệt của kinh Koran mà hắn và những kẻ cùng tử vì đạo được nhắc để cầu xin sức mạnh và lòng can đảm cho những giây phút sắp tới - những khoảnh khắc mà chưa ai trong số họ từng trải qua.
CHƯƠNG 11
4:30 chiều. Dòng người hối hả cho kỳ nghỉ cuối tuần. Bước ra khỏi Quảng trường Thời đại cùng Herrington, Harvath tự hỏi cả hai đang làm gì. Đa nghi một cách hợp lý là điều kiện tiên quyết trong công việc của họ nhưng liệu nó có quá mức chút nào không? Phần lý trí trong suy nghĩ của Harvath cho rằng việc rời một quán bar lớn có một cô phục vụ bàn nhan sắc trên trung bình là hơi quá mức, nhưng phần còn lại thì có lẽ Bob có lý hơn.
“Mình đi đâu đây?” Harvath hỏi.
Bob chỉ về phía Nam Broadway “Nếu có khủng bố, Quảng trường Thời đại rất có khả năng là mục tiêu đầu tiên. Tôi biết một nhà hàng rất khá, không xa Hội Cựu chiến binh lắm. Mình đến đó đi”.
“Hội Cựu chiến binh? Anh đã ở đó quá đủ rồi. Chưa chán đến đó cơ à?”
“Anh sẽ ngạc nhiên đấy, không phải Hội Cựu chiến binh thời ông nội của mình đâu Scot. Ở đó khá hơn nhiều rồi”.
“Vậy giờ họ khử trùng dụng cụ và các thứ khác hả?” “Hơn thế chứ, nếu họ phải cưa chân anh, họ sẽ cho anh hẳn hai viên đạn để khỏi phải cắn vào lưỡi ấy chứ”.
Bob vẫn không hề mất khiếu hài hước của mình chút nào. “Vậy còn xe của tôi thì sao?” Harvath hỏi.
Thấy một chiếc taxi vừa trả khách gần đấy, Bob vẫy tài xế, “Cứ để ở đây, bao giờ xong mình quay lại rồi anh lấy xe sau”. Xe chạy. Harvath nhìn dòng người nhộn nhịp hai bên hè phố, dòng suy nghĩ của anh quay lại các bản tin trên TV ở quán Pig & Whistle. Nếu chỉ coi là những vụ việc không liên quan xảy ra ngay ngoại vi Manhattan, chúng thực sự nghiêm trọng nhưng chưa đến mức kinh hoàng. Còn nếu xâu chuỗi, chúng quá ngẫu nhiên, ngẫu nhiên đến mức cả Scot Harvath và Bob Herrington đều không thể tin được. Thậm chí những người cùng ngành với Harvath và Herrington chắc cũng có cùng suy nghĩ. Họ được huấn luyện để nối, xâu chuỗi các mảnh nhỏ để có được toàn cảnh sự việc.
Việc của Harvath lúc này là nghỉ ngơi, thư giãn nhưng anh vẫn không thể không nghĩ về những gì Bob nói. “Cứ cho là anh đúng về những gì xảy ra bên kia sông đi, vậy tại sao anh nghĩ là có ai đó muốn kìm chân tất cả các đội đặc nhiệm?”
“Tôi có thể nghĩ đến triệu câu trả lời cho câu hỏi của anh”, Bob đáp, mắt liếc qua một chiếc xe tải vẽ graffiti nhằng nhịt đậu bên ngoài một ngân hàng gần đó, “nhưng chẳng có câu trả lời nào mang lại kết quả cả đâu”.
“Tách ra cho đơn giản nhé, lý do cầm chân các đội đặc nhiệm khả dĩ nhất là ngăn họ không thể can thiệp đối tượng tiếp cận mục tiêu hoặc đường rút của mình, đúng không?”
Xe chạy lướt qua, ánh mắt của Bob chuyển sang một nhóm tài xế taxi đỗ xe hàng đôi gần một quầy thức ăn nhanh truyền thống của người đạo Hồi đang sôi nổi về một chủ đề gì đó. “Ừ, thì sao?”
“Vậy nếu anh là gã đánh bom cảm tử chuẩn bị lao máy bay vào một tòa nhà cao tầng, chẳng có lý do gì phải lo về đội đặc nhiệm vì lúc mà họ biết anh định làm gì, vì theo lý thuyết mà nói thì lúc ấy đã quá muộn”.
“Cũng còn tùy anh định làm gì chứ. Nếu không phải là đánh bom cảm tử, hoặc cũng không phải lao máy bay vào nhà cao tầng mà là thứ gì đó khác thì sao?”
Harvath quay lại nhìn kính hậu xe taxi, “Ví dụ như?”
“Tôi chẳng biết”, Herrington đáp. “Những thứ mới xem trên TV làm tôi có cái cảm giác muốn thốt lên ái chà”.
“Thói quen cũ khó bỏ đây”.
Bob cười.
“Khá hơn rồi đây”, Harvath quyết định đổi chủ đề. Cả hai đã tranh luận khá nhiều. “Tôi có được uống Louis XIII anh nợ tôi ở nhà hàng mình sắp đến không?”
“Chắc là không, về phần uống thì chắc là phải tìm cho anh một quán bar xịn dành riêng cho dân đồng tính. Có khi ở đấy anh sẽ tìm được mấy anh chàng Hải Quân đáng yêu không chừng”.
Harvath giơ ngón tay giữa lên dứ dứ và Bob lại cười. Giao thông dưới phố 34 dần trở nên khá hơn và Herrington chỉ đường đi cho tài xế taxi.
Khoảng 15 phút sau khi xe đang qua phố 28, radio trong xe thé lên những âm thanh hoảng loạn bằng thứ tiếng mà cả Harvath và Herrrington đều không hiểu.
Khi Scot hỏi chuyện gì đang xảy ra, tài xế taxi lắp bắp, “Cầu… cầu… Queensboro”.
“Cầu Queensboro làm sao?” “Cầu vừa mới bị nổ rồi”.
CHƯƠNG 12
ĐƯỜNG CAO TỐC
LONG ISLAND
Tim và Marcy không ngại đưa hai cô con gái vào trung tâm thành phố, thật ra, cả hai cùng thích làm như thế bởi con gái họ có thể đi uống chút gì đó mà không lo về chuyện chúng sẽ lái xe về nhà như thế nào.
Trên đường đi, cả nhà chứng kiến dòng xe cộ nối đuôi nhau vào giờ tan tầm từ khu Manhattan đổ ra, hướng về Fire Island*, Hamptons và Montauk Point. Tim liếc sang Marcy hiểu ngay ý anh. “Lạy Chúa, may mà chúng ta không kẹt trong dòng xe đó”, Marcy nói.
Hai cô con gái được bố mẹ thả tự do làm những gì mình muốn. Cả hai định sẽ đến mua sắm ở Soho trước rồi đi ăn tối với bạn tại một nhà hàng sang trọng tại Chelsea. Chương trình sau khi ăn tối xong là đến hộp đêm nổi tiếng tại Midtown* nhưng cả hai không muốn đến đó quá sớm nên đã quyết định là nếu lái xe qua mà chưa thấy có ai xếp hàng thì sẽ giết thời gian tại phố 56, khu Town mà cả hai cùng thích, uống vài ly vang là vừa vặn đến giờ vào hộp đêm.
Mặc dù Marcy dễ tính để con nghe gì trên xe cũng được nhưng cô đã hài hước xin chúng cho phép mình chuyển radio trên xe sang kênh WCBS năm phút để nghe bản tin giao thông. Không phải là
người hay lo xa, nhưng với tình hình giao thông tại khu Bronx, Brooklyn và Queens thì Marcy vẫn muốn đảm bảo rằng đường đi thuận lợi và không bị kẹt xe phía trước.
Theo bản tin giao thông đài WCBS, giao thông đến cầu Williamsburg và qua sông vào khu hạ Manhattan đều bình thường. Marcy chuyển radio trở lại kênh Power 105 và tập trung vào tay lái.
Hai cô gái cười nói, tán gẫu và than thở về mùa hè cuối cùng của sự tự do thực sự trước khi tốt nghiệp trường Yale - tự nhiên như thể không có sự hiện diện của hai bậc phụ huynh phía trước vậy. Điều đó cũng chẳng sao với Tim và Marcy, họ đã quá quen với việc sự hiện diện của mình bị tảng lờ.
Khi xe đến cầu Williamsburg, dòng xe bắt đầu chậm lại. Marcy kiên nhẫn bám đuôi xe trước nhích từng chút một nhưng càng lúc càng cảm thấy khó chịu. Lúc có đủ khoảng trống để chuyển làn, Marcy bật xi-nhan và đánh lái sang trái. Dấn lên thêm được khoảng sáu thân xe, Marcy nhận ra nguyên nhân làm cả dòng xe bị chậm lại. Một chiếc xe thùng xấu xí màu nâu giấy với biển hiệu Công ty tạo hình mỹ thuật Birchman đang bò với tốc độ ít nhất là mười lăm dặm mỗi giờ dưới tốc độ hạn chế thấp nhất, trong khi các xe khác đều cố gắng đi từ hai mươi dặm mỗi giờ trở lên.
Marcy nhìn Tim, anh nói, “Đừng nói đến việc ấy”.
“Anh xem đây”, Marcy đáp và nhấn ga cho xe chạy song song với xe tải. Trong cabin xe tải là hai người đàn ông da nâu sẫm. Trông họ giống người Mexico.
“Em đã bảo mà”, Marcy lên tiếng.
“Cho qua đi Marcy. Xã hội lúc nào chả có người này người kia”.
“Thì em cũng biết như thế. Về chuyện lái xe thì người Đức nhanh nhất, người Ý lái điên nhất còn người Mexico thì ở dạng lái chậm nhất”.
“Anh phản đối nhận định của em”, Tim lên tiếng, “Anh là người Ý đấy”.
“Chính vì thế em mới phải lái xe, để em khỏi phải lo”. Tim cười. Marcy chẳng bao giờ thay đổi. “Em nhìn xem, cái xe tải này có lẽ là cái xe sơn màu xấu nhất mà anh đã từng thấy đấy”. “Anh nghĩ là nhân viên tạo hình mỹ thuật phải sáng tạo hơn, phải không nào?”
“Vẽ hoa lá cành một chút, hay vẽ thêm cái gì đó cũng được cơ mà”.
Bây giờ lại đến lượt Marcy cười. Đôi khi cô có cảm giác Tim đã bỏ lỡ cơ hội của đời mình. Tim rất có khiếu về mỹ thuật và Marcy cũng nhận ra rằng những nhân vật nổi tiếng về mỹ thuật nói chung đều liên quan đến nước Ý. Caravaggio, Da Vinci, Michelangelo… đều là người Ý.
“À, mà em xem này”, Tim tiếp, “Làm việc cho Brichman ngoài việc lái một chiếc xe xấu xí và mặc đồng phục thì họ đều đeo một loại đồng hồ như nhau”.
Marcy liếc mắt qua cửa kính và thấy hai người lái xe tải đang nhìn đồng hồ. “Chắc là họ sắp muộn cuộc hẹn kế rồi. Bảo sao lái xe vội vàng đến thế”.
Tim cố nén cười. Mặc dù Marcy thường hơi nghiêm nghị so với Tim nhưng thỉnh thoảng cũng khá hài hước. Trước đây thì tính nghiêm nghị của Marcy cũng có lúc làm Tim cảm thấy băn khoăn,
nhưng sau khi sống với nhau đủ lâu khiến Tim chấp nhận điều đó như một thuộc tính bất di bất dịch của cô.
Marcy nhấn ga vượt chiếc xe tải thùng và hỏi, “Anh thấy sao?” Tim nhỏm người ra phía trước cố tìm điều mà vợ mình nhìn thấy qua cửa sổ xe. “Gì cơ?”
“Có một cái xe khác y như thế này làm tắc bên đường ngược chiều kia kìa”.
“Ở đâu cơ?”
“Mình vừa mới vượt qua nó thôi”.
“Ái chà, mình chỉ muốn vượt qua cho xong. Sao chỗ nào cũng thấy xe của cái công ty này nhỉ”.
“Vào lúc này nữa chứ, làm tắc đường vào giờ này thì khác gì giết người ta”.
Vài giây sau, một tiếng nổ kinh khủng rung lên. Hai cô con gái gào thét trong tiếng kính cửa sổ bị sức ép thổi vụn và Marcy mất lái không điều khiển được chiếc SUV nữa. Tiếng sắt thép bị xoắn vặn mài vào nhau tạo nên một âm thanh kinh hoàng chói tai. Mọi thứ tối đen như mực.
CHƯƠNG 13
HỒ GENEVA, WISCONSIN
Jack Rutledge luôn cho rằng tổng thống và phi công không bao giờ được uống rượu, nhất là vào buổi chiều. Việc này không dễ chịu chút nào và vì thế, dù Rutledge đang thưởng thức một ly vốt-ka với nước tăng lực lúc này, trong kỳ nghỉ của mình nhưng ông vẫn có một ly trà chanh Arnold Palmers bên cạnh.
Nhấm nháp ly nước, tổng thống nhận ra rằng không có nhiều nơi trên đất Mỹ mà ông lại thích như hồ Geneva và chẳng thể tìm ra câu trả lời tại sao mình không phát hiện ra điều này sớm hơn. Bạn học cũ của ông, Rodger Cummings, một nhà đầu tư bất động sản thành đạt đến từ Chicago đã mua một ngôi nhà ở đây ba năm trước và tổng thống đã có dịp đến thăm nơi này sáu lần. Hồ Geneva đã trở thành nơi để ông lui về nghỉ trong chiến dịch bầu cử căng thẳng đến mức khốc liệt của mình - một vài ngày chỉ đơn thuần là nghỉ ngơi, gạt công việc sang một bên; và dần dà nó đã thành một nơi mà ông ưa thích, thậm chí còn hơn cả Trại David.
Nơi đây còn được người ta ví von như Hamptons của miền Tây nước Mỹ và dù nhiều người cho rằng hồ Geneva đẹp nhất trong tiết hè thì tổng thống lại thấy lúc nào đến đây cũng đều phù hợp.
Sự ưu ái của tổng thống dành cho hồ Geneva hơi hài hước một chút bởi bên kia hồ, từ nơi mà ông đang đứng, là ngôi nhà của cố tư
bản công nghiệp, Donald Fawcett, người đã bí mật dàn xếp vụ bắt cóc chính mình nhiều năm trước. Đó cũng chính là nơi hai thượng nghị sỹ Mỹ, đồng mưu với Fawcett, đã lãnh một kết thúc đáng buồn.
Vừa ngắm thuyền buồm và xuồng nhỏ các loại qua lại trên hồ, tổng thống cảm thấy hài lòng khi mình đã nhận lời mời của anh bạn cùng phòng thời sinh viên. Nơi đây luôn mang lại cho ông một cảm giác yên bình. Hồ Geneva mang lại một tác động sâu sắc cho Rutdlege, giúp ông tạm dừng những trăn trở của người đứng đầu một đất nước tự do để cảm nhận được chính mình, một người có tên Jack Rutledge.
Tổng thống mang theo khá nhiều tiểu thuyết mà ông muốn đọc từ lâu nhưng tiếc rằng, bất kể đang ở đâu, phải sau buổi họp tổng thống hàng ngày, ông mới có thể thưởng thức được. Lúc này, ông đang phải “hát” tại bữa tối mà bạn mình tổ chức, một bữa tối họp mặt nhỏ với khoảng năm mươi người mà phần lớn trong số họ là những người đóng góp chủ chốt trong chiến dịch tranh cử của ông, nhờ vào kỹ năng gây quỹ của Cummings. Sau phần phục vụ cốc-tai sẽ là các món ăn nhẹ và tổng thống đã xong phần việc của mình, hướng tới ba ngày thư giãn thực sự.
Điều có thể làm cuối tuần của Rutledge trở nên hoàn hảo là Amanda, con gái ông, có thể đi nghỉ cùng bố nhưng lúc này đang là dịp hè và cô gái đang tuổi lớn có những người bạn khác của mình.
Biết là tổng thống sẽ thấy mệt, Rodger đã tinh ý đẩy tiệc bắt đầu sớm hơn. Cầu nổi màu trắng trước nhà, đã từng thuộc về một nhà tài phiệt đường sắt Illinois, nhô ra mặt nước ấm và lặng của hồ Geneva, cầu nổi được bà Cummings trang trí rất phong cách với hoa tươi, những cây cọ nhỏ và lồng đèn đan bằng sợi liễu gai. Thực khách đứng chuyện trò với nhau phía cuối cầu, nơi dọn sẵn ghế của
hãng nội thất Adirondack xanh da trời nối liền với phần mở của đuôi thuyền chạy bằng hơi nước Jolly Rodger cao xấp xỉ 20 mét. Tổng thống ngỏ lời mời Meg Cassidy, công dân của Chicago, cũng là người sống tại khu vực hồ Geneva, ghé thăm mỗi khi ông về nghỉ tại đây. Meg, chỉ với vai trò một công dân bình thường, đã cống hiến cực kỳ tận tụy giúp cho chính phủ lần ra dấu vết một trong những đối tượng khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Không có vai trò của Cassidy, nước Mỹ có lẽ không bao giờ chặn được đối tượng khủng bố mà mình chưa bao giờ nhận diện được.
Meg đi cùng với hôn phu của mình. Mặc dù đó là một người có tư chất, nhưng anh ta vẫn không có được cốt cách như Scot Harvath. Tổng thống luôn tiếc là Meg và Scot cuối cùng không đến được với nhau bởi cả hai là một cặp trời cho, ngoại trừ yêu cầu sự nghiệp của mỗi người không cho phép họ gắn cuộc đời của mình với người kia, mà điều đó thì tổng thống đã tiên liệu là sẽ xảy ra.
Tổng thống, Meg Cassidy và hôn phu của cô đang chuyện trò vui vẻ thì trưởng mật vụ an ninh của tổng thống, Carolyn Leonard, nhẹ nhàng tiến đến. Carolyn xin lỗi về sự đường đột của mình và khẽ nói gì đó vào tai tổng thống, ông lập tức khựng lại.
“Thứ lỗi cho tôi nhé”, tổng thống bắt tay Meg và chồng chưa cưới của cô, “Tôi có chút việc đột xuất và phải đi ngay”.
“Mong là không quá nghiêm trọng, thưa tổng thống”. Meg đáp lại và tổng thống đã nhanh chóng được nhóm mật vụ hộ tống tới chiếc Jolly Rodger.
“Có chuyện gì thế Carolyn?” Rutledge hỏi khi ông thấy đội đặc nhiệm Hải quân lãnh trách nhiệm đảm bảo an ninh cho ông khi hiện diện gần hồ trong bộ đồ chuyên dụng ướt đẫm với vũ khí sẵn sàng.
“New York có chuyện rồi”, Leonard đáp.
“Có chuyện nghĩa là sao?”
“Thông tin hiện tại mà tôi có rất hạn chế, thưa tổng thống. Có lẽ tốt hơn là để các chuyên viên báo cáo với ngài trong chuyến bay”. Rutledge không muốn chờ đến lúc đó, ông muốn có câu trả lời ngay, vì Amanda, con gái ông đang nghỉ tại Long Island* với bạn. Nhưng khi tổng thống định hỏi trưởng mật vụ an ninh về Amanda thì cánh quạt chiếc trực thăng chuyên dụng của ông đã kịp gầm lên xé gió khiến không ai có thể nghe được gì.
CHƯƠNG 14
THÀNH PHỐ NEW YORK
Thấy dòng xe không nhích được chút nào, Harvath bèn đặt tờ hai mươi đôla cạnh tài xế taxi rồi nhảy ra ngoài với Bob. Theo Bob thì họ chỉ cách Hội Cựu chiến binh sáu khu phố và quyết định sẽ đi bộ đến đó. Trên đường đi, quán xá kín đặc người dán mắt vào màn hình TV xem những hình ảnh mới nhất về vụ nổ kinh hoàng tại cầu Queensboro.
Khi đến nơi, cả hai len qua lối vào lộn xộn của quán. Mọi người, kể cả cảnh sát Hội Cựu chiến binh, đều cố lách đến gần những màn hình TV trong quán. Bob dẫn Harvath lách qua đám đông, lên gác rồi vào văn phòng của bác sỹ Sam Hardy. Hardy trạc gần năm mươi, dáng cao và gọn với cái đầu hói và một ánh mắt mà khi nhìn vào, người đối diện ông biết ngay rằng Sam đã từng bôn ba khắp nơi, mà không chỉ một lần trong đời.
Hardy đang dán mắt vào màn hình chiếc TV trên bàn làm việc của mình và nói với Bob khi Bob và Harvath bước vào, “Có vẻ như đây là một loạt các vụ tấn công”.
“Một loạt?” Harvath hỏi khi Bob giới thiệu anh với Hardy. “Chúng tôi mới biết về vụ cầu Queensboro thôi. Có những vụ tấn công khác nữa à?”
Hardy gật đầu. “Tin mới được đưa gần đây thôi nhưng có vẻ như tất cả cầu và hầm đường bộ ra vào Manhattan đều bị tấn công”. Harvath thừ người, miệng há ra vì ngạc nhiên mất một lúc, mắt vẫn dán vào màn hình TV của Hardy. Cuối cùng anh lên tiếng “Có lẽ bây giờ tôi đã hiểu tại sao có người muốn kìm chân tất cả các đội đặc nhiệm”.
“Và cũng là lý do có người muốn vô hiệu hóa Trung tâm ứng phó các trường hợp khẩn cấp”, Bob nói thêm vào rồi quay sang Hardy, “Anh có thêm nguồn tin nào khác không?”
“Không”, Hardy đáp, “Nhưng có lẽ sẽ có thêm sớm thôi”. “Anh đang nói về ai thế?” Harvath hỏi.
Herrington không trả lời câu hỏi của Harvath mà quay sang Hardy, “Cho tôi mượn chìa khóa của anh được không?” “Để làm gì?”
“Tôi muốn cho Scot lên trên tầng thượng và xem xung quanh một chút”.
“Tôi sẽ lên cùng các anh”, Sam nói. “Tôi cũng muốn xem thế nào. Đợi tôi viết mấy chữ để trên bàn trong trường hợp có ai đến mà không gặp chúng ta ở đây”.
Từ tầng thượng, cả ba có thể nhìn thấy những đám khói khổng lồ từ phía cầu Queensboro và một số điểm khác trong thành phố. Dưới phố, mọi người nhốn nháo, sợ hãi và nhiều người còn cố chạy xuống phố 23 và sông Đông để có thể quan sát những gì đang xảy ra tại Queensboro và cầu Williamsburg.
Cả ba sững sờ, không nói được gì. Khoảnh khắc mà họ đang trải qua kéo dài dường như vĩnh viễn bởi ấn tượng hoang tàn và kinh
khủng trước những gì họ đang chứng kiến.
“Cầu và hầm đường bộ”, cuối cùng Harvath cũng cất được tiếng, “Bị tấn công vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm. Sẽ có bao nhiêu người thiệt mạng? Hàng ngàn? Hay hàng chục ngàn?”
“Phải đến chừng ấy”, bác sỹ Hardy lắc đầu, “Chí ít cũng phải đến chừng ấy”.
Không ai trong số họ cần phải liên tưởng mà tự khắc đều nhớ đến cái buổi sáng ấm áp tháng Chín năm 2001 ấy, ngày mà một nhóm không tặc khủng bố dùng máy bay đâm thẳng vào làm sập tòa Tháp Đôi. Cả ba cùng cảm thấy sự sợ hãi, bối rối, và sự giận giữ cay đắng vì một lần nữa kẻ thù của nước Mỹ lại gieo rắc chết chóc và tàn phá lên đất nước và nhân dân họ.
“Al-Qaeda”, Bob thốt lên, hơi thở nghẹn lại.
Harvath biết là Bob có lý. Những cuộc tấn công này đều có hơi hướng và kịch bản kiểu Al-Qaeda. Dương đông kích tây rồi đánh chọc sườn bằng một loạt các vụ tấn công đúng kiểu giáo trình khủng bố Al-Qaeda. Đột nhiên băn khoăn của Harvath về việc bỏ nghề đặc vụ, chuyển sang làm tư không còn đè nặng lên suy nghĩ của anh nữa. Điều mà anh muốn, ngay tại thời điểm này là một phát đạn công lý cho công bằng và Harvath biết Bob Herrington cũng cảm thấy y như mình.
Trong lúc cả ba vẫn đang đứng nhìn các cuộn khói trong ráng chiều thì cánh cửa dẫn lên tầng thượng bật mở. Ba người xuất hiện sau cánh cửa. Bề ngoài của họ đúng như Bob đã mô tả trong email và Harvath nhận ra họ ngay.
“Các anh ổn cả chứ?” Hardy lên tiếng khi những người mới đến tiến lại gần.
“Chúng tấn công mọi nơi!” Paul Morgan thốt lên. Đó là một thanh niên trạc hai tư tuổi với chiều cao cỡ 1,8 mét mặc quần kaki và áo sơmi thẳng thớm kiểu sinh viên, tương phản với giọng đặc Bronx. Morgan phát âm chữ “mọi nơi” thành “moọoi…. nới”. “Tất cả cầu và hầm đường bộ, bác sỹ ạ. Chúng phá sập mọi thứ rồi”.
“Paul, chúng ta vẫn chưa biết chúng đã tấn công chính xác bao nhiêu chỗ cơ mà. Bình tĩnh một chút”. Harday đáp.
“Morgan đúng đấy, bác sỹ Tracy Hastings lên tiếng. Đó là một cô gái trạc hai mươi sáu tuổi với mái tóc vàng thắt thành hai bím phía sau. Harvath luôn thích phụ nữ có vẻ ngoài như Tracy. Nhiều người cho rằng chỉ trẻ con mới thắt bím tóc, nhưng đối với Harvath, một cô gái với mái tóc thắt thành bím như thế thật hấp dẫn. Đúng như lời Bob nói, Tracy có một vẻ ngoài không chê vào đâu được. Cô tập thể thao bất cứ lúc nào có thể và kết quả là cơ thể Tracy trở thành một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Thường thì Harvath không bị lôi cuốn bởi phụ nữ với nước da nâu như mình, hoặc thậm chí hơn mình nhưng Tracy có một kiểu hấp dẫn khiến anh không thể rời ánh mắt của mình ra được. Tracy hẳn cảm thấy ánh mắt của Harvath, cô quay mặt đi và tiếp, “Các kênh TV đều đưa tin nóng. Chúng tấn công mọi cây cầu và hầm đường bộ - có những chỗ bị đến hơn một lần”.
“Như thế là thừa”, Rick Cates, người thứ ba, cũng là người còn lại trong nhóm những người mới đến lên tiếng. Rick cao gần một mét chín, mắt đen, đầu cạo trọc và mặc một chiếc áo phông in dòng chữ Súng đạn không giết người, tôi mới là kẻ giết người. ”Đây chính là kiểu tấn công mà chúng ta vẫn nói tới”, Rick tiếp với cơn thịnh nộ trên khuôn mặt, cảm giác mà tất cả bọn họ đều đang có.
Hardy cố gắng làm tất cả bình tĩnh hơn. “Chúng ta vẫn chưa biết đích xác chuyện gì đang xảy ra, thở sâu và bình tĩnh lại, được chứ?” “Tất cả cầu nội và ngoại Manhattan đều bị đánh sập”, Hasting
không chịu, “làm sao còn có thể bình tĩnh nổi cơ chứ?” “Đúng thế”, Hardy đáp. “Mọi người cần phải dừng lại và bình tĩnh trong một phút”.
Harvath không biết mối quan hệ của bác sỹ với những người mới đến như thế nào, nhưng có vẻ tất cả bọn họ đều nghe theo lời ông, kể cả Herrington. Sau khoảnh khắc yên lặng mà bác sỹ yêu cầu, ông lần lượt giới thiệu họ với nhau, hạ sỹ Paul Morgan, lực lượng Lính thủy đánh bộ Hoa kỳ, đại úy Tracy Hastings, Hải quân Hoa kỳ và trung sỹ Rick Cates, thuộc Lực lượng bộ binh.
Ngay lúc Harvath vừa bắt tay với bộ ba xong, một chiếc trực thăng xanh-trắng 412 EP đặc trưng của cảnh sát New York lượn qua tầng thượng nơi họ đứng. Chiếc trực thăng bay gần đến mức tất cả đều có thể nhìn thấy một tay súng bắn tỉa của cảnh sát trên máy bay với khẩu 50 ly đời mới của cảnh sát, khẩu súng có khả năng hạ mục tiêu cách xa đến hơn một dặm.
“Hoan hô!”, Morgan hét vang trong khi vung nắm đấm vào không khí. “Hạ bọn khốn ấy đi!”
Như những khán giả trong một trận tennis căng thắng, tất cả cùng quay đầu hướng mắt theo chiếc trực thăng vọt lên mạn sông Đông hướng về phía cầu Queensboro âm ỉ cháy. Liệu khi máy bay đến nơi thì có còn ai ở đó không, không ai có thể trả lời được nhưng là những người lính, họ trân trọng khi thấy đồng đội của mình tiến lên phía trước, đương đầu và ngăn chặn cái ác.
Chiếc trực thăng đang qua giữa khu sông Đông, thu hẹp khoảng cách với cây cầu thì một vệt khói bất ngờ vạch ngang bầu trời. Cates là người đầu tiên hiểu được điều gì đang xảy ra và anh hét vang như thể phi công lái chiếc trực thăng có thể nghe thấy mình, “Tên lửa vác vai RPG đấy!”
"""