"
Trung Kì Dân Biến Thỉ Mạt Kí Phan Châu Trinh - Nguyễn Q. Thắng full prc pdf epub azw3 [Lịch Sử]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trung Kì Dân Biến Thỉ Mạt Kí Phan Châu Trinh - Nguyễn Q. Thắng full prc pdf epub azw3 [Lịch Sử]
Ebooks
Nhóm Zalo
NGUYỄN Q. THẮNG (Tuyển chọn và giới thiệu)
TRUNG KÌ DÂN BIẾN THỈ MẠT KÍ
(ĐẦU CUỐI CUỘCDÂN BIẾN NĂM1908 Ở TRUNGKÌ) PHAN CHÂU TRINH TÁC PHẨM
TRUNG KÌ DÂN BIẾN THỈ MẠT KÍ
(ĐẦU CUỐI CUỘCDÂN BIẾN NĂM1908 Ở TRUNGKÌ) PHAN CHÂU TRINH TÁC PHẨM
NGUYỄN Q. THẮNG
(Tuyển chọn và giới thiệu)
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc ?Tổng Biên tập
NGUYỄNTHỊTHANH HƯƠNG
Biên tập : NGUYỄNTHỊHOÀITHANH
NHÀXUẤTBẢNTỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1,TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 38296764 ?38256713 ?38277326 ?38223637
Fax: 84.8.38222726 ?Email: tonghop@nxbhcm.com.vn
Sách online: http://www.nxbhcm.com.vn - Ebook://www.sachweb.vn
NHÀSÁCHTỔNG HỢP 1
62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1,TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 38256804
NHÀSÁCHTỔNG HỢP 2
86 ?88 Nguyễn Tất Thành, Quận 4,TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 39433868
XNĐKXBsố: 774?2013/CXB/109?86/ THTPHCMcấp ngày 12/6/2013 QĐXBsố: 174/QĐ?THTPHCM-EBOOK2013 ngày 31/12/2013
Nộp lưu chiểu quý I/2014
TRUNG KÌ DÂN BIẾN
THỈ MẠT KÍ
(Những bài ghi về đầu đuôi cuộc dân biến ở Trung Kì) PHAN CHÂU TRINH
KÊU OAN VỀ VỤ DÂN BIẾN Ở TRUNG KÌ Năm 1908, dân tỉnh Quảng Nam, nhân việc làm xâu gây biến, lan ra khắp các tỉnh Trung Kì. Khi việc đương xảy ra thì chết và bị thương không ít, sau việc đã yên rồi, bị tù bị chém cũng rất nhiều.
Tuy xảy ra thình lình, nhưng biến cố nguyên nhân các quan Pháp và Nam lo tránh lỗi, nên đều trút tội cho thân sĩ, đem tội chống thuế mà buộc nặng, tội mưu làm giặc mà vu hãm, không cho biện bạch, kết án nặng bỏ tù mà không tra hỏi, hoặc bắt được thì chém ngay. Bắt bớ thảm thiết hơn bắt trộm cướp, ngược đãi tàn nhẫn như đối với cầm thú, tiếng oan đầy trời, việc yên đã bốn năm rồi, nhà cầm quyền đã hai lần thay đổi. Ai ai cũng lau mắt ngóng cổ trông được cứu xét cho mình.
Việc đã lâu ngày, ám muội nhiều lắm. Tôi cũng là một người liên lụy trong đó, sự chết chỉ còn cách tôi một sợi tóc,
3
Nguyễn Q.Thắng
may được nhờ ơn lớn còn thấy được mặt trời. Từ khi qua Pháp thường được chiếu cố, tôi không xiết cảm kích. Nhưng một mình cái thân tôi không thẹn gì, mà ngó lại nhớ đến sĩ dân nước Nam cũng là con dân nước Đại Pháp, thì những sự đau khổ cũng phải đem ra tỏ bày để cầu được thương xót. Huống chi thân sĩ với tôi đồng bệnh cùng thương, không tội bị án, oan sâu như biển, hoặc bị trói mình ngoài hoang đảo, ngày ngày chịu roi vọt, đến nay sống chết chưa biết, hoặc vùi xương ở xứ khác, vợ con không thể lãnh chôn, có ai nhắc đến thì đau lòng nát ruột. Bởi vậy nên tôi ngày đêm than thở, tật bệnh dồn tới; nằm không yên, ăn không ngon, mỗi khi nhớ đến thì nước mắt tự nhiên chảy ra, bùi ngùi buồn bã vậy.
Nay tôi xin đem đầu đuôi sự biến lúc ấy, và sự xử tội thảm khốc, và sự ám muội trong khi kết án, vì quan lớn mà tỏ bày sơ lược từng khoản một.
1. Chứng thực nguyên nhân cuộc khởi biến là bởi việc xin xâu mà r a.
1. Năm 1908 dân biến bắt đầu phát ra ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, mà dân Đại Lộc lại thiệt vì việc làm xâu gây ra biến.
Năm ấy, vào hạ tuần tháng giêng âm lịch, viên tri huyện Đại Lộc nhân việc xâu mà sách nhiễu tiền của dân, lại tăng khống số dân lên quá số thiệt trong xã, dân các xã không chịu nổi (Nguyên tháng trước đó, viên huyện vì nhiễu dân, bị dân các xã kiện tại tòa công sứ, tòa xử viên ấy không
4
Trung kì dân biến thỉmạc kí
lỗi, nên nay viên huyện nhân đó ỷ thế, lấy việc bắt xâu mà báo thù. Vì sự khiêu khích đó, nên sinh ra biến. Đó là cái nguyên nhân đầu đã sinh ra cái nguyên nhân này vậy) rủ nhau họp tính việc đi kiện lần nữa, viên huyện ấy biết, lại đi báo vụ trước với tòa sứ rằng: xã dân nổi loạn (cái lối ấy là cái chước hay thuở nay của các quan Nam bắt dân lo lót, không phải chỉ một viên huyện ấy mà thôi đâu, vì vậy nên dân bị hại nhiều, sẽ nói nơi khác).
Quan công sứ(1)ủy cho quan binh đi khám, chưa kịp đi thì xã dân nghe tin như vậy, lo sợ, rủ nhau chừng một trăm người dân của bốn năm xã, tới tòa sứ biện bạch và chỉ trích cái tệ quan huyện sách nhiễu. Ban đầu quan sứ còn bênh vực quan huyện, đến khi thấy nhân dân tới đông dần, đồng thanh kêu oan, thì biết không xong, nên lập tức cách đuổi viên huyện nọ. Nhưng lúc đó thì nhân dân nhóm hai bên tòa sứ hơn 300 người hầu cứu đã ba, bốn ngày rồi. Bởi thế, nên dân các làng lân cận, làng nào bị khổ về việc làm xâu [do quan] cũng tranh nhau đến tòa sứ mà kêu.
Người nhóm đã nhiều, thì sự huyên truyền cũng lắm, hoặc nói công sứ bỏ việc bắt xâu, hoặc nói quan sứ đã giảm thuế. Dân dốt không biết, nghe bậy truyền bạ, rủ nhau đến càng ngày càng nhiều. Khi đó công sứ đem lí trưởng bốn, năm xã của Đại Lộc kết án trước, giải đi Lao Bảo, mà từ
(1) Công sứ: chức quan thực dân Pháp đặt đứng đầu ở mỗi tỉnh (trên quan Nam) trực tiếp trông coi việc hành chánh, quân sự... ở các tỉnh Trung Kì do người Pháp nắm giữ. Công sứ Quảng Nam lúc đó là Charles, sau (1915) thăng đến chức Khâm sứ, rồi Quyền Toàn quyền Đông Dương năm 1916.
5
Nguyễn Q.Thắng
tháng 2 về sau, tỉnh thành Quảng Nam và hai bên tòa sứ, số người đến đã có trên vài ngàn, mà việc biến càng không thể thu xếp được vậy.
Đó là xác chứng thứ nhất.
2. Nhưng mà việc xảy ra trên đó, đầu thì xin xâu, sau thì người đến càng đông nên cũng dính đến việc xin thuế. Còn như việc xảy ra ở phủ Tam Kì thì trước sau đều nhân việc xâu khích biến, không liên can đến việc thuế.
Vụ ấy như sau:
Huyện Hà Đông(1)(là huyện tôi ở) thuộc phủ Tam Kì tỉnh Quảng Nam, xưa nay dân bị khổ về việc bắt xâu không thể kể xiết (trong huyện ấy có đồn quan binh Pháp tại chợ Trà Mi mỗi tháng một lần dân phải khiêng chở hàng hóa công hay tư theo lệnh quan. Cho nên nhân dân, ngoài việc đắp đường và đưa rước phải làm, tháng nào cũng phải làm xâu). Vả lại, từ Tam Kì đến chợ Trà Mi (chỗ đồn binh) có một con đường cái quan dài không đến 4, 50 km mà sáu, bảy năm nay đắp đó thay đó, sửa cũ đổi mới mãi, không năm nào là không bắt làm xâu; việc này lí do rất ám muội, nếu không rõ tình tiết trong đó thì không biết được. Nguyên do: Một là vì quan Pháp trong địa hạt để ra một số “xâu công ích”, hễ càng có việc làm đường thì ăn lạm càng nhiều, nếu làm đường mới thì tốn công nhiều, không ăn thâm được mấy, chi bằng nhân đường cũ sửa đổi một đoạn, thì có thể mượn đó mà che lấp sự gian dối. Việc đó rất dễ hiểu. Sở dĩ quan thanh tra không
(1) Nay là các huyện Tiên Phước, Thị xã Tam Kì, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh, huyện Trà Mi Bắc, Trà Mi Nam thuộc tỉnh Quảng Nam. (NQT)
6
Trung kì dân biến thỉmạc kí
phát giác ra được là vì chỉ cứ theo sổ sách ghi chép mà thôi, nếu so sánh sự tiêu dùng với đoạn đường đã làm bao nhiêu, thì khám phá được cái tệ hại ấy ngay (ở Đông Dương chỗ nào cũng vậy cả). Hai là vì quan Pháp hay Nam coi làm xâu thường nhân đó mà thâm lạm của công, ép giá thuê thợ, hoặc bán bớt dân công, nên cầu cống đường sá làm chẳng ra trò gì. Công sứ không phải là không biết, nhưng tự mình không thẳng thắn được trước, nên cùng che lấp cho nhau (sẽ thấy rõ trong mục kiến trúc nơi khác). Thời gian làm xâu dài đến nửa năm hoặc bốn năm tháng, dân khổ lâu ngày.
Năm 1906, 1907, quan đề đốc tỉnh là X(1) coi làm đường. Ông ấy là người tham bạo trái lẽ, ai ai cũng biết, từ khi được giữ chức đi khám đường, thì đi đến đâu bắt ép dân lấy tiền đến đấy, ai không chịu lo lót thì bị đánh từ 100 roi trở lên. Xã dân kêu kiện, đều không được xét xử (ví dụ như Ô. Lê Cơ lí trưởng làng Phú Lâm, huyện Lễ Dương, kiện ông ấy đến tỉnh mà không được xử; đó là một chứng, còn nhiều không thể nhớ). Khi ông ấy coi làm xâu, thì đánh dân phu đến bị thương, bị bệnh, hay bị chết rất nhiều. Dân kiện không được chi. Lại gần đường ông ấy coi đắp, ông bức người ta bán đất cho, ép phu làm đường, trồng quế tư cho ông, dân càng không chịu nổi.
Lúc bấy giờ dân công đang tại sở làm, nghe tin dân huyện Đại Lộc xin xâu, sẵn đang tức giận, họ hiệp nhau
(1) Tức đề đốc Trần Tuệ, một viên đề đốc tàn ác bị dân chúng vây hãm. Y quá sợ, hộc máu chết trong xe trong đêm 16-4-1908 tại Phủ đường trên đường xuống đồn Đại lí Tam Kì.
7
Nguyễn Q.Thắng
năm, sáu trăm người xông vào vườn quế ông ấy hủy phá hết. Ông ấy sức lính đánh. Dân công vây được ông ấy, toan bắt đem đến tỉnh biện bạch, ông ấy thấy thế không xong, chạy trốn qua nhà đại lí Pháp, dân đuổi theo rất gấp, ông sợ khiếp mà chết. (Nguyên sau khi dân công vây một đêm, sáng ra, quan đại lí ra hiểu dụ, dân sắp hàng hoan nghênh và tố cáo việc ông ấy tàn bạo, đại lí khuyên dân yên lặng, đừng làm ồn ào, để quan lớn bẩm thế cho. Dân mừng sắp hàng ngoài cửa nha để quan đại lí(1)vào trong. Khi đại lí trở ra, thì ông ấy giả mặc đồ phu xe, chạy qua nha đại lí, dân đuổi theo, sợ quá, chết). Quan đại lí đưa xác ông ấy cho dân xem và hiểu dụ dân công về làm ăn. Dân công về làm ăn. Dân công vui vẻ kêu lên, rồi giải tán, không người nào nói đến việc xin thuế gì cả.
Xem vậy thì cái tình trạng “bắt xâu” làm khổ dân nước Nam không nói cũng biết, mà cái chứng cớ chắc chắn là nhân việc làm xâu mà sinh ra biến, không nói cũng biết vậy. Đó là thiệt chứng thứ hai.
Trở lên là nói tình hình khởi biến của dân Quảng Nam. Nhận xét: Dân huyện Hà Đông thường bị quan Nam bằm xắt, sau mới bèn đặt đại lí Pháp để trông nom, nhưng chức nhỏ lại không biết tiếng Nam, nên tệ tuy có bớt mà 10 phần chỉ được một thôi. Vả lại, việc làm đường, làm xâu đều do quyền công sứ chủ chốt, quan đại lí tuy biết việc
(1) Quan đại lý: Dịch chữ Pháp délégué. Một chức quan do người Pháp nắm giữ đứng đầu mỗi Phủ ở Trung Kì có quyền sai khiến tri phủ (chức quan đứng đầu một phủ do người Việt giữ).
8
Trung kì dân biến thỉmạc kí
khổ, cũng không làm thế nào được. Lại nghe đâu quan đại lí lúc ấy cũng khá, công sứ và quan Nam đương thời muốn giết nhiều người dân huyện ấy, mà nhờ có đại lí biện bạch thế, nên tuy bị tù nhiều, mà bị giết chỉ có một người thôi(1).
Về sau dân các tỉnh, nhân quan lại trên đường nghe bậy truyền bạ, nói dân Quảng Nam họp xin bớt thuế, đã được quan Pháp cho rồi, nên dân nghèo các tỉnh rủ nhau đứng dậy: dân Quảng Ngãi nổi dậy tháng 4, tháng 5, Thừa Thiên tháng 3, Bình Định tháng 6, Phú Yên tháng 7, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa tháng 7, tháng 8, song hoặc một hai xã đến huyện kêu xin, hoặc nhóm dân vài ba xã lại, chưa kịp đến xin, bị quan Nam bắt giết, nên giải tán ngay, không ai đi đến tỉnh.
Đó là tình hình thật của các tỉnh buổi ấy.
Việc ấy tưởng không cần phải dẫn chứng cớ nhiều, xem những điều đã nói trên, thì cái vụ ấy có dính đến thân sĩ hay không, không nói cũng rõ vậy. Lúc bấy giờ thì quan của hai nước đều kêu to lên rằng: Thân sĩ các tỉnh ngầm thông tin tức, đồng thời dấy loạn, ý muốn làm giặc. Nay xem các tỉnh nổi dậy, không đồng ngày tháng; Thừa Thiên rất gần Quảng Nam lại có xe lửa nên nổi dậy tháng 3, Quảng Ngãi tuy gần Quảng Nam mà không có xe lửa, nên đến tháng 4 tháng 5 mới nổi dậy, Bình Định, Phú Yên rất xa nên đến tháng 6, tháng 7, chỗ khác cũng vậy. Xem thế đủ biết là vì sự huyên truyền với nhau mà ra, không phải đã ngấm ngầm
(1) Người bị giết là Trùm Thuyết tức ông Trần Thuyết (1857-1908) giữ chức trùm làng Phước Lợi, huyện Hà Đông, tham gia dẫn đầu đoàn biểu tình vây bắt đề đốc Trần Tuệ tại phủ đường Tam Kì.
9
Nguyễn Q.Thắng
ước hẹn với nhau. Vả lại, dân đều đi đến tay không chẳng cầm khí giới, thì sự không có lòng làm loạn cũng rõ rệt vậy.
II. Tình hình chính phủ hai nước và các quan tỉnh xử trí cùng lời kết án ám muội.
1. Công sứ sảng sốt mà báo bậy
Buổi ấy công sứ Quảng Nam(1), một mặt lập tức kết án những lí trưởng bốn, năm xã huyện Đại Lộc đã kiện kêu xâu đầu tiên, đày ra Lao Bảo ở Quảng Trị, một mặt giao cho quan Nam hiểu dụ, lại sức bắt thân sĩ, đi hiểu trấp trong dân, lại một mặt đánh điện ra khâm sứ Huế nói rằng: “Thân sĩ dụ dân trong tỉnh chống thuế, dấy loạn” mà hẳn cái nguyên nhân vì việc xâu mà khích biến đi. Đó là tình thiệt công sứ mưu tránh lỗi mình mà gieo vạ cho thân sĩ vậy.
2. Hiểu dụ không hiệu
Các quan phủ, huyện các tỉnh nước Nam thường cậy thế hiếp dân quá, dân oán giận đã sâu, hẳn trả thù mới hả dạ, chỉ ngại còn có nhà nước bảo hộ nữa thôi. Đó là sự thiệt. Năm xưa tôi đưa thơ cho quan toàn quyền, tôi cũng đã nói đến. Nay bảo họ ra hiểu dụ, thì người thù lườm mắt ngó, chỉ còn sợ phép mà chưa dám báo thôi.
(Lúc bấy giờ tri phủ Điện Bàn tên X(2)bị dân ghét quá, họp nhau đem đến bờ sông gần nhận nước cho biết, may có
(1) Công sứ Quảng Nam vào thời điểm này là Charles.
(2) Tức tri phủ Trần Văn Thống bị dân chúng bao vây chặt, rồi khiêng lên xe xuống tòa tỉnh xin xâu. Nhưng sau đó lính tập từ Hội An lên giải vây. Trong vụ này, một số người trong đám biểu tình bị chết vì ngập nước ở bến đò Phú Chiêm, vì sợ súng đạn bắn giải vây. Trong số nạn nhân có một nông dân tên là Huỳnh Tâm được một người vô danh ghi lại trong một bài văn tế rất lâm li. (xem phần khảo cứu ở trước)
10
Trung kì dân biến thỉmạc kí
một hai người, hiểu việc ngăn lại, nên khỏi. Nay viên ấy đã lên đến chức bố chánh rồi). Lời họ hiểu dụ không những dân không thèm nghe, mà lại bươi móc những điều xấu xa ra, họ không chịu nổi.
Vả lúc ấy dân nghèo tựu tới thành tỉnh và tòa sứ đã đến hơn sáu ngàn, làm ồn ào dữ, tuy đối với quan Pháp họ hơi giữ trật tự, mà đối với quan Nam và thân sĩ thì giận dữ la lối như điên, không dám lại gần, thì còn hiểu dụ làm sao? 3. Khâm sứ(1)nổi giận
Ông Lê Viết(2)khâm sứ Huế, bình nhật không ác lắm, nhưng mê muội không biết việc, phàm việc gì đều nghe theo lời những thư kí, nói nên thì rằng nên, nói không thì rằng không. Bởi vậy, việc gì cũng để cho người lợi dụng mà mình thì bị người ta lừa dối mà mang tiếng ác. Đó là cái dở của ông. Một khi được tin điển nói trên, thì nghe lầm làm lỗi đánh điện đi các tỉnh bảo “không cần xét hỏi, thẳng tay trọng trừng” (việc điện sức này tuy thuộc truyền văn, nhưng nghiệm việc thiết yếu ở các tỉnh lúc ấy, thì không chỗ nào không làm như vậy. Cái điện tín ấy ở tỉnh Bình Thuận ai ai cũng biết vì công sứ tỉnh ấy không tuân theo, nên có người để lộ ra ngoài).
Vì cớ đó nên thân sĩ, người thì bị chém, kẻ thì bị tù, gần như heo chó, còn nhân dân thì lâm thời bị bắn chết sau việc bị gươm giết, oan thảm đầy trời, tối cả nhựt nguyệt, vô số
(1) Khâm sứ: Một chức quan do người Pháp nắm giữ ở Trung Kì, có quyền trên vua Nam triều.
(2) Lê Viết là phiên âm ra từ Hán Việt, nguyên tên tiếng Pháp là Lévecque đương chức Khâm sứ Pháp ở Huế.
11
Nguyễn Q.Thắng
sinh mạng người Nam phải chịu vứt bỏ dưới cơn thịnh nộ của khâm sứ vậy! Thương thay!
Buổi ấy, phàm thân sĩ Quảng Nam người nào có danh tiếng đều bị bắt giam trong ngục, phàm sĩ dân có dính dấp đến hội thương, hội học, hội nông hay hội diễn thuyết đều bị bủa lưới bắt sạch. Còn các trường học các xã lập ra thì sức quan binh, hủy phá hết. Quan binh cũng thừa kế đuổi bắt không khác nào như đánh với giặc lớn vậy.
4. Ám muội trong việc kết án
Thuở ấy thân sĩ Quảng Nam bị bắt giam tại tỉnh từ tháng 2 đến tháng 8, chỉ có công sứ và quan tỉnh người Nam qua lại bàn nhau rồi tự kết án. Trước khi làm án toàn không xét hỏi, sau khi làm án xong cũng không cho đương sự biết. Từ đó về sau cũng không tuyên án cho nhân dân biết. Giấy tờ tư đi các nơi, chỉ nói rằng: “Tên Xmưu loạn, đày đi chỗ Ychung thân, hoặc tên Xmưu loạn đày đi chỗ Ymấy năm mà thôi”. Cho nên đến nay người ngoài không biết bản án buộc thế nào, mà chính đương sự cũng có người không biết mình mắc tội gì.
Chỉ có người bạn của tôi là tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng khi ở ngục tỉnh, có thuê được người sao một bản án do tỉnh kết, nay tôi xin sao y như sau:
*
* *
12
Trung kì dân biến thỉmạc kí
A. Án văn:
“Huỳnh Thúc Kháng, Phan Diện(1), Lê Bá Trinh,
(1) Phan Diện (1873-1944) hay Phan Thúc Duyện hiệu là My Sanh đậu Cử nhân năm 1900, quê làng Phong Thử, huyện Điện Bàn; đồng án với Huỳnh Thúc Kháng. Ông có người con trai đầu tên là Phan Mính đi lính mộ năm 1914 đóng tại Âu châu, sau lưu học tại Pháp (đậu kỹ sư) có làm đơn kêu oan cho cha nên Phan Thúc Duyện được cải án. Án còn lại 11 năm. Sau khi được tự do, ông sinh sống tại Quảng Bình, mất năm 1944 tại quê nhà.
Lê Bá Trinh (1875-1934) hiệu là Hàn Hải, sinh năm 1875 tại làng Hải Châu, huyện Hòa Vang (thuộc thành phố Đà Nẵng bây giờ) đỗ cử nhân, nhưng không ra làm quan mà dời nhà vào Ngũ Hành Sơn (Non Nước) cùng các đồng chí lo vận động Duy tân tự cường, năm 1908, cũng bị đày Côn Lôn.
Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) hiệu là Mính Viên, sinh năm 1876 tại làng Thạnh Bình, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, đỗ Tiến sĩ năm 1904. Ông là một trong ba nhân vật chủ đạo của phong trào Duy tân (Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp) bị đày Côn Đảo 13 năm (1908-1921). Sau về Huế, lập báo Tiếng Dân (1927-1943) đắc cử nghị viên và nghị trưởng viện dân biểu Trung Kì (1926-1928), năm 1928 từ chức nghị viên và nghị trưởng. Từ đó trông nôm tờ báo Tiếng Dân làm cơ quan ngôn luận của dân chúng bị áp bức. Năm 1945 từ chối lập chính phủ thân Nhật do Bảo Đại ủy thác. Năm 1946 tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến với chức vụ Bộ trưởng Nội vụ, Quyền Chủ tịch nước V.N.D.C.C.H, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (liên hiệp các đoàn, hội Việt Nam). Năm 1947 kinh lí miền Trung và qua đời tại Quảng Ngãi ngày 21-4-1947.
Nguyễn Thành (1863-1911) còn gọi là Nguyễn Hàm, hiệu làTiểu La, hayTriết Phu, sinh năm 1863 quán làng Thạnh Mỹ, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tán tương quân vụ Cần Vương (thời Nguyễn Duy Hiệu). Phong trào Cần Vương tan rã, ông về nhà cày ruộng chờ thời. Năm 1900, hưởng ứng phong trào Đông du của Phan Bội Châu và cũng là “quân sư” của Sào Nam, Cường Để. Ông chủ trương bạo động cách mạng để đuổi Pháp. Năm 1908 bị đày Côn Đảo và mất ngoài đó năm 1911.
Phan Bội Châu (1867-1940), hiệu là Sào Nam, sinh năm 1867 tại làng Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1900 đậu giải nguyên trường Nghệ (thi hương). Ông là lãnh tụ phong trào Đông du. Năm 1905 bị chính quyền thực dân và triều đình Huế truy nã. Từ đó, ông xuất dương sang Trung Quốc và Nhật hoạt động cách mạng bạo động chống Pháp. Phan Bội Châu là người có nhiều tác phẩm văn học cách mạng. Năm 1909 bị Nhật trục xuất khỏi Nhật Bản.Từ đó ông lưu lạc cảmiền Hoa NamvàTháiLan để hoạt động chống Pháp.
13
Nguyễn Q.Thắng
Nguyễn Thành, đều là người có danh sắc không lẽ không biết người trở lòng với nhà nước (tức Phan Bội Châu) là người không nên theo, Nguyễn Thành thấy nó tới nhà, liền đi mời Phan Diện, Huỳnh Thúc Kháng cùng nhau bàn luận. Sau nghe tên ấy đi khỏi nước thì Nguyễn Thành, Phan Diện, Lê Bá Trinh lại lập ra hội buôn, hội diễn thuyết, hội mặc đồ Tây, đồng thời dựng ra cứ như tên làm ngụy là Hạ(1)nó khai, mấy người đó thì trước rủ nhau mưu thầm, sau thì lén giúp của. Tuy là trong mấy việc đó thư từ qua lại bí mật, biết không được, nhưng dò việc họ làm như vậy, nói rằng không có chí khác thì ai mà tin họ được.
Hội buôn thì Phan Diện, Nguyễn Thành làm chủ. Hội diễn thuyết thì Huỳnh Thúc Kháng và Lê Bá Trinh làm chủ.
Coi như trong thi của chúng nó làm có câu: “Mắng nhiếc, chuồng lồng” gởi thơ thì có câu “nói trước mặt người quyền mạnh”. Lê Bá Trinh sai học trò xuống dưới dân kết đoàn cũng có câu: “Lấy thương đồng bào làm chuyện đầu tiên” . Trong mấy trường học, diễn thuyết, đều dùng nhiều lời trái quấy. Tuy ở
Năm 1925 bị Nguyễn Thượng Huyền phản bội và mật thám Pháp bắt cóc ở Thượng Hải giải về Hà Nội.Bị thực dân kết án khổ sai chung thân.Từ năm1925 đến năm 1940 bị giam lỏng ở Bến Ngự (Huế), ông mất năm 1940.
(1) Tên làm ngụy là Hạ: dịch từ các chữ: “Ngụy tác Hạ” tức là người làm việc “ngụy” (xấu, bậy...) tên là Hạ, chứ không phải tên người là Ngụy Tác Hạ như nhiều sách từ trước ghi.
14
Trung kì dân biến thỉmạc kí
trong có nói: “mở trí lo làm ăn, siêng học, bớt xa xỉ” các việc. Nhưng cả thảy đều lấy dân quyền làm chủ nghĩa, xúi người ta sinh lòng khinh rẻ. Xét tình thiệt, thì do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng xướng ra, còn mấy tên đó phụ họa mà thôi. Bây giờ đây, dân trong tỉnh lộn xộn, chưa chắc không phải là lời nói “dân quyền” lần lần gây nên.
Nếu không chiếu luật mà trị tội cho nặng thì dân sẽ bắt chước nhau làm chuyện quấy, không khỏi có điều trở ngại cho chính quyền mà việc cai trị sinh ra khó làm. Vả lại, làm mấy việc đó, bày đâu ra chẳng qua một hai người, còn người khác biết mà không thú thiệt cũng có, không biết mà nghe bậy theo cũng có. Nếu một lần bắt tội hết cả thì nhà nước không nỡ lòng; nên xét theo ngày thường những người đó, và so sánh với lời bàn của số đông, hỏi xét rõ ràng đặng bắt tội cho xứng đáng.
Bây giờ, chiếu theo luật “mưu làm giặc mà chưa làm” định tội: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Diện cùng bắt tội như Phan Châu Trinh: xử tử, đày ra Côn Lôn, còn Nguyễn Thành và Lê Bá Trinh thì đánh 100 gậy, đày đi 3000 dặm.
B. Phê bình
Cái bản án trên đây là nguyên văn bản án tỉnh Quảng Nam đã làm. Chưa biết sau tư về bộ có sửa chữ nào không. Nhưng khi tôi ở Côn Lôn thì những người can án đã bị giải đến cứ theo lời quan tham biện ở đó nói, thì Huỳnh Thúc
15
Nguyễn Q.Thắng
Kháng, Phan Diện mưu việc làm giặc xử tử, cùng với tôi đồng tội, đày chung thân ở Côn Lôn, Nguyễn Thành, Lê Bá Trinh tội 100 gậy, đày 3000 dặm, đổi làm khổ sai 7 năm. Cứ theo lời ấy, ở bộ cũng y cái án ấy.
Xét bản án ấy, nghĩa câu văn không thông, thêu dệt một cách vô lí, mờ ám quá đỗi, làm cho người đọc không thể nào hiểu được, thật là một bản án quái lạ, từ khi nước Nam có chỗ đến nay chưa từng có vậy! (Nước Nam ngày xưa có nhiều án oan, nhưng tình tuy oan, song cũng ép người lấy cung để có chứng cớ đích xác. Vả lại, văn cũng xuôi, lẽ cũng thuận làm cho cấp trên không biết là oan, bởi vì quan Nam ngày xưa tuy độc ác, song học luật nhiều và có học làm án. Vài mươi năm lại đây, cách dùng người không đúng, người Nam muốn ra làm quan thì chỉ lo cho có tiền nhiều, không cần phải học luật, làm lếu láo cho qua chuyện, thì được quan Pháp bằng lòng cho thì làm án, mà quan Pháp lại không biết Hán văn và cũng không cần hiểu, hễ xảy ra việc gì thì cứ ủy cho quan Nam làm, đến nay việc ấy đã thành thói quen. Việc quan hệ đến mạng người mà coi như trò chơi trẻ con, một cái án như cái này, là cực kì vô lí, cực kì bất thông, nước Nam xưa nay chưa từng có! Tôi xin sao nạp một bản, để sau khi quan lớn qua tới Đông Dương, lựa quan Nam có học thức đưa cho xem, và kêu ông quan đã kết án đến, lấy lời tôi nói đấy mà hỏi, thì sẽ biết là lời tôi nói không sai. Nhưng mà, bấy lâu nay người Nam chết với thứ án như vậy không biết là bao nhiêu! Thảm thay!.
16
Trung kì dân biến thỉmạc kí
Nay tôi đem từng đoạn chưa rõ và giải thích để quan lớn xem cho tiện thì sẽ biết ngày nay nhân phẩm và học thức của quan Nam ở Trung Kì ra sao, mà sự coi rẻ nhân mạng trong 20 năm nay không nói cũng biết được vậy.
1. “Huỳnh Thúc Kháng, Phan Diện, Lê Bá Trinh, Nguyễn Thành đều là những danh sắc, có lẽ nào không biết người trở lòng với nhà nước (tức Phan Bội Châu) là người không nên theo” .
Phan Bội Châu là người tỉnh Nghệ An, đỗ cử nhân, trước năm 1903, thi ở trường Quốc Tử Giám(1), ăn lương đi học. Năm ấy thi, học hội không đậu, không biết ai cáo giác việc gì, quan khâm sứ Huế có đòi hỏi, rồi cho về. Sau bốn, năm tháng lại có giấy sức các tỉnh mật bắt. Ông biết được, trốn xa chẳng biết đi đâu (khi ấy tôi làm ở bộ nên có biết rõ). Một năm sau mới biết ông trốn sang Nhật Bản. Nay còn mà bắt chưa được.
Còn bốn người nói trên, vốn nhân vụ tỉnh Quảng Nam xin xâu mà bắt kết án. Nay đầu bản án thì dựng lên việc Phan Bội Châu trở lòng với nước. Thử hỏi Phan Bội Châu dính dáng thế nào vào vụ ấy? Và tại sao biết chắc bốn người ấy ắt theo Phan Bội Châu? Chưa hề thấy nói rõ. Án tình đã vô lí, văn nghĩa lại bất thông; đó là một điều không thể hiểu.
(1) Quốc Tử Giám: Một trường Đại học lớn tại kinh đô Huế để dạy cho con cháu vua chúa. Ngoài ra các học trò giỏi ở kinh đô (thường là học đậu tú tài, cử nhân giỏi ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì) và các tỉnh khác cũng được theo học để chuẩn bị thi hội (tiến sĩ).
17
Nguyễn Q.Thắng
2. “Nguyễn Thành thấy nó tới nhà, liền mời Phan Diện, Huỳnh Thúc Kháng đến cùng bàn bạc” .
a. Nói “tới nhà” là nói tới khi nào? Trước khi ông ấy đi Nhật Bản, hay sau khi đã đi Nhật rồi trốn về mà tới nhà? Tới ngày nào? Tháng nào? Sao không nói rõ ngày tháng nào?
Song cứ theo lời đoán dưới nói “nghe nó bỏ nước mà đi”, thì biết “tới nhà” trước khi ông ta đi Nhật. Nhưng mà trước khi ông ấy chưa đi Nhật thì là một ông cử nhân, chưa mắc tội danh gì. Nếu vì ông ta tới nhà mà phải tội, thì không chỉ mình Nguyễn Thành và ba người nữa phải tội, vì sao? Vì trước khi bỏ nước mà đi, ông ấy không phải chỉ tới nhà mấy người nọ mà thôi, trường Quốc Tử Giám đã thấy ông đến (nhà nước có cấp bổng), trường thi hội đã thấy ông đến, tòa khâm sứ Huế cũng đã thấy ông đến nữa. Vả chăng, việc tới nhà Nguyễn Thành với việc xin xâu liên hệ thế nào? Chưa thấy nói rõ. Đó là hai điểm không thể hiểu.
b. Nói “cùng nhau bàn bạc” thì bàn bạc làm việc gì? Tất phải có người biết rõ; nay không nói ra, chỉ nói hổ lốn mà thôi. Vả chăng, việc bàn bạc ấy cùng việc xin xâu liên quan thế nào? Chưa thấy nói. Đó là ba điều không thể hiểu.
3. “Sau khi nghe tên ấy đi khỏi nước, thì Phan Diện, Nguyễn Thành, Lê Bá Trinh lập ra hội buôn, hội diễn thuyết, hội mặc đồ tây, đồng thời dựng ra, cứ như lời tên làm ngụy là Hạ có khai” .
a. Hội buôn ở Quảng Nam, thì thân sĩ lập năm 1905 mở tại phố Hội An, gần bên tòa sứ. Phần hùn có công sứ
18
Trung kì dân biến thỉmạc kí
và quan Nam, tỉnh cho chữ kí làm bằng. Lại hội buôn thì các tỉnh Bắc Kì đều có, phi chi ở Quảng Nam mà thôi. Nếu vì lập hội buôn mà làm tội, thì hội buôn Bắc Kì và hội buôn tỉnh Bình Thuận đến nay hãy còn thì nói làm sao? Vả chăng, hội buôn cùng với Phan Bội Châu, cùng với việc xin xâu can thiệp thế nào? Không thấy nói. Đó là bốn điều không thể hiểu.
b. Diễn thuyết. Hội diễn thuyết thì chính tôi xướng ra. Nguyên buổi ấy, quan toàn quyền Beau có sức báo các quan tỉnh chuyên sức xã dân lập trường tiểu học. Ở Bắc Kì đã lập nhiều, còn ở Trung Kì thì không thấy sức bắt. Tôi đến tòa sứ xin thiệt sức cho xã dân lập trường học. Công sứ trả lời: “Nếu dân muốn học thì lập, không thì thôi; vả lại, cũng không có thầy”. Bởi vậy, nên tôi đi khắp trong xã dân diễn thuyết nói việc lập trường học có ích, trong năm, sáu tháng lập ra trường dạy quốc ngữ và trường dạy chữ Pháp ước hơn 40 trường. Vả chăng, diễn thuyết thì diễn thuyết tại tỉnh thành, hoặc tại đình các làng. Trong huyện tôi là huyện Hà Đông thì diễn tại Khổng miếu, cách nha đại lí độ 2 km, quan Pháp cũng có lúc đến nghe. Vả chăng, việc diễn thuyết cùng việc Phan Bội Châu, việc xin xâu, dính dấp nhau thế nào, chưa thấy nói rõ. Đó là năm điều không thể hiểu?
c. “Mặc đồ Tây”. Người nam thuở nay, từ bậc trung trở lên, thường dùng sô-sa của Tàu. Từ khi thuế nhập cảng tăng, vật giá thêm mắc, con buôn Tàu hay giả mạo, đem hàng xấu thế hàng tốt, tốn tiền nhiều mà mau rách, thân sĩ
19
Nguyễn Q.Thắng
biết vậy, nên hẹn nhau ngày thường qua lại thì mặc đồ Tây thay đồ Tàu, vì giá rẻ mà hàng tốt, lại tiện cho người làm việc. Đó là cái ý của hội mặc đồ Tây vậy.
Vả chăng, đừng nói đến việc bớt tốn ấy làm chi, thì mặc đồ Tây là có tội gì? Luật nước có cấm không? Than ôi! Mặc đồ Tây mà xử tử! Cái án ấy ngàn đời mới thấy. Nhưng việc mặc đồ Tây, cùng với việc Phan Bội Châu, cùng với việc xin xâu quan hệ nhau thế nào? Chưa thấy nói rõ mà dẫn vào. Đó là sáu điều không thể hiểu? d. “Người làm ngụy tên Hạ”, nghe nói tên Hạ là người Nghệ An, thủ hạ của ông Phan Đình Phùng, sau ông Phan chết thì tên ấy lưu lạc cùng nơi, đã già lại có bệnh nghiện thuốc phiện. Án sát Hà Tĩnh là Cao Ngọc Lệ bắt giam tại tỉnh ấy. Về sau các án xử tử thân sĩ các tỉnh đều có dẫn bốn chữ “cứ danh Hạ khai”. Nhưng không ai thấy mặt nó cả. Vả lại, khi tỉnh Quảng Nam kết án, thì không hề thấy giải tên Hạ đến, người trong tỉnh ai cũng biết việc ấy, vậy thì lời tên Hạ khai ở đâu mà ra đó? Lại nói cứ theo lời tên Hạ khai, mà tên Hạ khai gì thì không hề nói ra. Làm án như vậy thì từ xưa đến nay không từng thấy!
Nếu mượn việc đã nói trên mà nói là lời tên Hạ khai, thì hội buôn, hội diễn thuyết, hội mặc đồ Tây ai ai cũng đều thấy cả, có đợi chi tên Hạ phải khai? Đoạn này án tình là vô lí, văn nghĩa thì bất thông. Đó là bảy điều không thể hiểu.
4. “Mấy người đó trước rủ nhau mưu thầm” sau thì lén giúp của, tuy là trong mấy việc đó, thơ từ qua lại bí mật,
20
Trung kì dân biến thỉmạc kí
biết không được, nhưng do việc họ làm như vậy, nói rằng không có chí khác, thì ai mà tin họ được” .
“Mưu” mà nói “thầm”, “giúp” mà nói “lén”, “thơ từ qua lại” mà nói “bí mật”, “không thể biết được”, thì việc không ai thấy, ai biết là việc thiệt vậy. Như thế thì quan Nam dựa vào đâu mà chia ra trước ra sau? Trước là vào năm nào,sau là vào buổi nào? Vả lại, trên thì “nói thầm, lén, bí mật không thể biết được” mà dưới lại nói rằng “do việc họ làmnhư vậy”, thì việc họ làm như vậy là chỉ vào việc gì? Chỉ có việc hội buôn, diễn thuyết, mặc đồ tây chăng? Nếu quả vậy, thì các việc đó rõ ràng trước tai mắt mọi người không thể gọi là “thầm” là “lén” là “bí mật không thể biết” được. Hay là chỉ tắt qua là lập hội buôn để giúp lén chăng? Nếu quả vậy, thì thân sĩ tự góp tiền thầm, rồi cầm tay mà tặng, không tiện hơn sao? Hà tất lập hội buôn, kê rõ tên từng người, người nào hùn cổ phần bao nhiêu? Biên thành sổ sách, lại xin công sứ kí vi bằng, làm mấy việc đó làm gì? Đời nhà ai lại hùn lại để giúp người Nam làm giặc, mà trở lại tới quan Pháp để xin kí chứng bao giờ? Tưởng thân sĩ Quảng Nam tuy không khôn gì, nhưng không đến nỗi dại đến thế! Than ôi! Quan Nam nói bậy nói bạ đến thế sao? Đoạn này án tình thì vô lí, văn nghĩa thì bất thông. Đó là tám điều không thể hiểu.
5. “Hội buôn thì Phan Diện, Nguyễn Thành làm chủ... trong thư của chúng nó làm có câu “mắng nhiếc, chuồng lồng” gởi thơ thì có câu “nói trước mặt người quyền mạnh” Lê Bá Trinh sai học trò xuống dưới dân kết đoàn cũng có câu: “Lấy thương đồng bào làm chuyện đầu tiên”.
21
Nguyễn Q.Thắng
a. “Mắng nhiếc” “chuồng lồng” .
Xét ra, khi ở tỉnh Bình Định có kì hạch học trò, có người làm bài thơ để chế nhạo, trong có câu “cứ chịu mắng nhiếc hàng trăm năm như vậy, lại chẳng biết ngày nào ra khỏi chuồng lồng cho được”(1).
Phiên âm:
Thế sự hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng.
Vạn gia nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương túy mộng trung.
Trường thử bách niên cam thóa mạ,
Cánh tri hà nhựt xuất lao lung
Chư quân vị tất vô tâm huyết
Thí hướng tư văn khán nhứt thông.
Dịch thơ:
Thế sự thôi rồi một cái không!
Giang sơn khô lệ khóc anh hùng
Muôn dân nô lệ phường quyền mạnh,
Tám vế văn chương giấc mộng chong.
Cứ vậy chịu lì người mắng nhiếc,
Bao giờ ra khỏi cảnh chuồng lồng?
Các anh chưa dễ không tâm huyết,
Đọc suốt văn này ắt phải thông!
(Nguyễn Q. Thắng dịch)
(1) Phụ lục Bài thơ sau đây chỉ ở phần chú trong văn bản. Xin chép ra để tiện tham khảo.
22
Trung kì dân biến thỉmạc kí
Thơ ấy có ý làm ra để chế nhạo việc khoa cử. Ý nói nếu cứ theo việc khoa cử như vậy đến trăm năm, thì phải cam chịu mắng nhiếc trăm năm, lại không biết ngày nào ra khỏi cái chuồng, cái lồng khoa cử ngu dân ấy.
Quan Nam chỉ bài thơ của mấy người đó làm, nên nói vậy. Nhưng có làm bài thơ ấy thì cũng không có lẽ gì bắt tội được. Vả lại, đem lòng đau xót vì việc đời mà gởi vào thơ văn, cũng là sự thường của văn sĩ đông tây xưa nay. Bình nhựt thơ văn của tôi cũng thường như thế. Lại tôi đưa thư cho quan toàn quyền và viết bài đăng báo, tôi cũng đã thường nói về việc khoa cử như vậy. Nếu nhà nước quả lấy điều đó mà bắt tội, thì chưa đợi đến vụ xin xâu thì đầu tôi đã bị bêu lên rồi! Nay dẫn việc đó mà làm án, thì chẳng cũng kì quái lắm sao?
Nếu nói rằng có quyền thì làm việc vô lí vẫn được, muốn bắt tội ai thì bắt! Nhưng cũng phải chỉ hai câu ấy ai làm, không lẽ cả bốn người làm hai câu ấy hay sao? Vả lại, bài thơ cùng với việc Phan Bội Châu, cùng với việc xin xâu, liên hệ nhau thế nào? Chưa thấy nói. Đó là chín điều không thể hiểu?
b. “Nói trước mặt người quyền mạnh”. Nguyên lúc ấy ông Huỳnh Thúc Kháng bị bắt trong ngục tỉnh, ông Phan Diện gởi thư có nói rằng “Đại huynh, ngày thường haymuốn nói trước mặt người quyền mạnh, sao bây giờ không nhân đó mà nói” (thơ ấy còn để ở chỗ quan Nam).
23
Nguyễn Q.Thắng
Thơ ấy bị quan coi ngục người Nam bắt được, cho nên dẫn ra để làm án. Trong thơ, nói người quyền mạnh là chỉ công sứ có quyền mạnh, ý nói rằng: “Ông Huỳnh Thúc Kháng ngày thường muốn yết kiến công sứ để tỏ bày sự đau khổ của dân, mà công sứ không tiếp. Nay, sao lại không nhân lúc bị bắt, công sứ xét hỏi mà nói ra”. Bởi vì lúc ấy tuy thân sĩ bị bắt gắt, song ý họ còn mong quan Pháp lấy lòng công bình xét hỏi nên nói thế. Thơ ấy ý nghĩa rất minh bạch, phàm người Nam có học, có biết chữ chút ít đều hiểu cả, mà đường đường hai ba quan đại thần tỉnh lại không thông; đó quả là một việc lạ, lại trở lấy cớ ấy mà bắt tội người ta, thì chẳng là một điều lạ hơn trong những điều lạ kia sao? Vả lại, nói công sứ là người có quyền mạnh mà bị xử tử, thì đọc hết những pho truyện quan lại cay nghiệt trong lịch sử chuyên chế ngang ngược xưa nay, cũng không thể thấy một việc như thế? Cái câu này là câu bất thông nhứt trong bản án.
Quan Nam học thức như vậy, thì việc dám giết người cũng không lạ gì! Đoạn này án tình vô lí, văn nghĩa cực kì bất công, lại không dính dáng gì đến việc xin xâu. Đó là mười điều không thể hiểu?
c. “Lấy điều thương yêu đồng bào làm đầu”. Đọc đến câu này thì càng phải than rằng lòng người nước Nam đã chết mất cả rồi! Câu nói như thế, dầu hạng chót trong loài người cũng không nói ra, huống chi đường đường là quan lớn ở trên dân.
24
Trung kì dân biến thỉmạc kí
Than ôi! Người Nam sao mà thoái hóa mau quá vậy? Thương yêu đồng bào mà phải xử tử, thì ghét đồng bào chắc có công to, mà giết nhiều đồng bào chắc có thưởng lớn! Có lẽ nào như vậy sao? Nhưng mà bốn, năm năm nay ở Trung Kì, trên từ đại thần dưới đến quan nhỏ, không ngày nào là không thấy thăng quan tấn tước, nhiều người không hiểu tại sao, nay thì đã biết rõ rồi vậy! Cái án như thế trong lịch sử đông tây xưa nay chỉ thấy có một! Đó là mười một điều không thể hiểu được.
6. “Trong mấy trường học, diễn thuyết, đều dùng nhiều lời trái quấy; tuy ở trong có nói mở trí, lo làm ăn, siêng học, bớt xa xí các việc; nhưng cả thảy đều lấy dân quyền làm chủ nghĩa, xui người ta sinh lòng khinh rẻ” .
Lời trái quấy là lời gì? Đã nói nhiều sao không dẫn một, hai lời làm chứng. Đã không dẫn lời trái quấy mà dưới lại nói “mở trí; lo làm ăn, siêng học, bớt xa xí các việc” mà dưới nữa lại nói tiếp rằng “cả thảy đều lấy dân quyền làm chủ nghĩa” thì nói các việc đó là trái quấy hay sao? Hoặc nói các việc ấy là chủ nghĩa dân quyền hay sao? Vả lại, các việc ấy sao lại xui người ta sinh lòng khinh rẻ được? Văn nghĩa trên dưới không theo nhau, phi chỉ án từ không nên có điều đen tối như vậy, mà giấy tờ trong dân cũng chưa từng thấy có rời rạc như thế! Vả lại, các việc ấy can thiệp đến việc xin xâu thế nào, ba đoạn này án tình vô lí, văn nghĩa thì rất không thông. Đó là mười hai điều không thể hiểu?
25
Nguyễn Q.Thắng
7. “Xét tình thiệt thì do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng xướng ra, còn mấy tên đó phụ họa mà thôi” . Từ đầu bản án đến đây chưa hề dẫn đến tên họ tôi (Phan Châu Trinh) và việc làm của tôi, nay thình lình nhét vào một câu Phan Châu Trinh xướng ra. Nếu nói rằng các việc kể trên đều do tôi xướng, thì cũng phải kể ra cho rõ ràng, hà tất phải nói lở dở, nửa nuốt nửa nhả như thế? Vả, tôi đã xướng ra thì tôi nhận, những việc xướng ra đó có dính dáng với việc xin xâu hay không? Sao không nói rõ? Đoạn này án tình vô lí, văn nghĩa bất thông. Đó là mười ba điều không thể hiểu.
8. “Bây giờ đây, dân trong tỉnh lộn xộn, chưa chắc không phải là lời nói dân quyền lần lần gây nên” . Cái án này là do việc dân xin xâu mà sinh ra. Đáng lẽ phải lấy việc dân trong tỉnh xin xâu làm chủ não mà kể rõ thiệt chứng là thân sĩ dụ dân làm loạn, rồi mới xét đoán định tội, đó là thường lẽ kết án vậy. Nay trong án từ đầu đến đuôi, không nói gì về việc xin xâu, mà nay thình lình nhét vào một câu “dân tình lộn xộn”, lại đổ tội cho cái thuyết dân quyền, còn lời nói trung gian để chuyển xuống là chỗ rất quan hệ, lại dùng lời nói “lữa khứa” mà rằng “chưa chắc không phải”. Vậy thì phải hay không phải? Sao lại đen tối đến thế? Đoạn này là chỗ quan yếu của toàn bản án, sống hay chết là do đó, mà nói cách lở dở không nhứt định. Án tình đã vô lí, văn nghĩa thì cực kì bất thông. Đó là mười bốn điều không thể hiểu được.
26
Trung kì dân biến thỉmạc kí
9. “Nếu không chiếu luật mà trị tội cho nặng thì dân sẽ bắt chước nhau mà làm chuyện quấy, không khỏi có điều trở ngại cho chính quyền, mà việc cai trị sinh ra khó làm” .
Trị tội thì nặng lắm đó! Mà thử xem họ chiếu theo luật nào kia. Buông ý giết người như làm cỏ rác, thì việc cai trị không khó gì mà làm không được. Đoạn này là lời đoán, song thử đọc lại từ đầu đến đây, thì có việc gì là can thiệp đến việc cai trị không? Đó là mười lăm điều không thể hiểu được.
10. “... Nên xét theo ngày thường những người đó, và so sánh với lời bàn của số đông, hỏi xét rõ ràng đặng bắt tội cho xứng đáng” .
Đoạn này không quan hệ gì, nhưng lời nói mơ hồ, không thể không biện bạch.
Nếu xét bình nhựt thì những người đó có phạm gian phạm pháp gì không? Quả là kẻ hiếp người lấy của, ai ai cũng biết tiếng không? Quả là bọn không biết xấu hổ, không kể chi lời chê cười của thiên hạ không? Lại nói xét thì xét bằng cách nào? Hay là xét bằng cách sai quan binh khố xanh đem vài mươi lính như lang như hổ xông vào nhà người ta, phá rương trút trắp, thấy vật gì cũng lấy, cướp đến gà heo, như vậy là xét đó phải không?
Còn nói lời bàn của số đông, là nói số đông nào? Quan hay dân? Nếu nói dân, thì số đông bị bắt đương rên la dưới ngọn roi lưỡi kiếm, cứu chết không xong, còn có lời bàn gì!
27
Nguyễn Q.Thắng
Còn số đông chưa bị bắt thì nuốt giận câm mồm, chưa biết bị bắt ngày nào, lại đâu có lời bàn được. Nếu nói quan thì chẳng qua một hai quan tỉnh cùng với một công sứ, ở trong màn đen tối, hoặc có bàn hay không, người ngoài không ai biết, thì gọi số đông sao được?
Lại nói “minh bạch” thì quả là minh bạch sao? Nói “hỏi”, thì quả có hỏi sao? Nói “xứng đáng” thì quả là xứng đáng sao? Tự cho là minh bạch mà ám muội như thế, nếu không minh bạch, thì còn thế nào nữa? Tự cho là xứng đáng mà bất bình như thế, nếu không xứng đáng thì đem đến chỗ nào nữa kia?
11. “Chiếu theo luật “mưu làmgiặc mà chưa làm” định tội:”Huỳnh Thúc Kháng, Phan Diện cùng bắt tội như Phan Châu Trinh; xử tử đày Côn Lôn, còn Nguyễn Thành và Lê Bá Trinh, thì đánh 100 gậy đày đi xa 3000 dặm.
Thử đọc án văn từ đầu đến cuối, quả có việc gì dính dáng đến việc mưu làm giặc không? Không những là không dính dáng đến việc ấy mà những việc đã nhắc ra lại đều là những việc lợi ích, những việc tất yếu cho cuộc sinh tồn của loài người. Nếu cấm cả những việc đó đi, thì người nước Nam trừ phi ăn trộm, ăn cướp, đi ăn mày và cầu làm quan thì tuyệt nhiên không còn một con đường nào khác để sống còn! Trong thiên hạ chẳng lẽ lại có cái luật cực ác, cực vô lí như thế sao? Nhưng mà quan Nam ngài có chỗ dựa nên dám công nhiên viết ra rằng: “chiếu luật xử tử” thì sự không sợ gì đã đến tột bực vậy!
28
Trung kì dân biến thỉmạc kí
Quan Nam học thức như thế, tâm trường như thế, thì không lạ gì quan đại thần nước Pháp ở Đông Dương một mực đặc biệt bảo hộ họ, đương lo thêm quyền cho họ, để khiến họ làm việc xé thịt người Nam! Đến nay dân bị oan sâu như biển, tiếng oan xông lên tận trời, mà hễ có một hai người nhân ái công bình muốn lập tòa thẩm phán riêng biệt, thì lại tìm trăm kế để làm trở ngại! Thảm hại thay!
*
* *
Trở lên tôi đã chú thích từng đoạn và lược thêm lời biện bạch, không phải dám sính viết thêm chuyện, còn nhiều chữ, nhiều câu bất thông và vô lí khác chưa kịp trích ra; nếu trích hết sợ xem cũng chán mắt. Bởi vì quan Nam thuở nay vô luận án gì, chỉ tuân theo lời công sứ dặn miệng, rồi về tom góp làm ra, toàn không đoái hoài đến tính mạng nhân dân, cũng không nghĩ chi đến nghị luận bên ngoài, việc dẫu oan khuất mà bằng theo lời nói miệng thì còn có thể thầm kín mà làm, còn viết ra văn tự thì thường thường phải chống chọi. Nhưng mà từ hai mươi năm lại đây, tính mạng người Nam đã trao đứt vào trong cái màn tối tăm ấy không biết là bao nhiêu, mà quan Nam cũng toàn nhờ đó mà được yên, được sang. Đến nay thì việc hình án đã thành thói quen như vậy rồi!
PHỤ ÁN
Đây là cứ theo nguyên văn quan tỉnh Quảng Nam kết án mà lục ra, còn sau tư về Bộ không biết có sửa đổi chữ
29
Nguyễn Q.Thắng
nào không(1). Song dầu có sửa đổi thì cũng thế thôi, vì quan lớn ở Bộ so với quan lớn ở Tỉnh thì học thức và tâm thuật cũng chưa thấy hơn chi. Tức như cái nguyên án của tôi. Đến nay cũng chưa dám phát biểu, khi tái thẩm, tôi nài xin xem nguyên án mà quan Pháp không chịu cho, thì sự đen tối chắc còn hơn vậy.
C. Gian tình của các án ấy
1. Thuở ấy dân trong tỉnh(2)xin xâu, liên lụy đến thân sĩ, nên bị bắt giam từ tháng 2 đến tháng 8 mới kết án, thì cái án ấy thiệt thuộc về cái án xin xâu. Nay về phương diện xin xâu thì bỏ đi hết, lại lấy việc thông mưu với Phan Bội Châu làm cớ chính. Đó là một điều gian.
2. Đã lấy việc thông mưu với Phan Bội Châu làm chính thì phải dẫn chứng sự thiệt thông mưu thế nào? Nay lại dẫn ra như hội buôn, diễn thuyết, mặc đồ Tây, trường học, khai trí, trị sanh, siêng học, tiết kiệm, yêu đồng bào... các việc để làm chứng, nếu thế thì không những không tội mà lại có công. Lại bỗng nhiên xử tội chết. Đó là hai điều gian.
3. Trong án xử tử thân sĩ ba tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh đều có nói “cứ theo lời khai của danh Hạ” mà lời khai thế nào thì không nói ra, và danh Hạ thì không khi nào đem ra đối chứng cả. Đó là ba điều gian.
(1) Bản án này sau vẫn giữ nguyên và đã in lại trong Châu bản triều Nguyễn - Duy tân với bản dịch Cuộc kháng thuế miền Trung qua châu bản triều Duy tân, Báo Giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn in năm 1974.
(2) Trong tỉnh: Nhân dân Quảng Nam xin xâu bằng cách biểu tình đưa yêu sách đòi bớt thuế, miễn làm xâu.
30
Trung kì dân biến thỉmạc kí
4. Buổi ấy quan Pháp và quan Nam đều cho thân sĩ Quảng Nam đồng tội với tôi, nên một mực theo án của tôi mà kết án. Vả lại, cho tôi là thủ phạm. Tôi đã nhờ được xét lại, cớ sao án thủ phạm được tha mà tòng phạm lại không nói đến? Quan toàn quyền trước vì cho lỗi các quan của hai nước ở Trung Kì nên không xét lại. Đó là bốn điều gian.
D. Vì sao mà gian dối?
1. Lúc ấy khâm sứ Huế muốn giết tất cả thân sĩ có danh tiếng ở Trung Kì. Trước hết bắt tôi và xử án chém rất gấp. May tôi nhờ các chí sĩ Pháp ở Đông Dương cứu khỏi chết, và quan toàn quyền lại đánh điện giảm đẳng đày Côn Lôn(1). Khâm sứ không làm sao được, nên đối với thân sĩ, cố ý giam lại lâu, để kiếm chuyện thêu dệt, chờ lâu đến tháng 8, mà tìm không được một mảy may sự thiệt. Nhưng ý Khâm sứ muốn đưa họ đến chỗ chết mới bằng lòng, nên không thể không vu cho họ việc thông mưu với Phan Bội Châu, và Phan Bội Châu là người chống lại nhà nước bảo hộ, bên Pháp đã biết, muôn dặm
(1) Phan Châu Trinh sau khi bị bắt ở Hà Nội giải về Huế (giam ở Hộ Thành) rồi bị giải ra Cửa Đông (Thượng Tứ), ông ngỡ là đi chém. Ông hỏi người lính áp giải mới biết rằng mình bị đày Côn Lôn. Ông ứng khẩu ngâm: Luy luy già tỏa xuất đô môn,
Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn.
Quốc thổ trầm luân dân tộc tụy,
Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn.
(Xiềng gông cà kệ biệt Đô môn,
Khẳng khái ngâm nga lưỡi vẫn còn.
Đất nước đắm chìm nòi giống mỏn,
Thân trai nào sợ cái Côn Lôn).
(Huỳnh Thúc Kháng Thi tù tùng thoại, 1939, Huế)
31
Nguyễn Q.Thắng
xa xôi, việc làm thầm kín, không ai biết manh mối, vu hãm rất dễ. Đó là một cớ.
2. Cùng lúc ấy, công sứ theo lệnh của khâm sứ nghiêm sức quan Nam ở tỉnh, phải âm thầm tìm cách vu hãm thân sĩ cho đến phải chết, nhưng quan Nam trăm kế cũng không tìm được việc gì. Nghe nói quan Nam có bắt được hơn 100 dân nghèo đi xin xâu, trói cả tay chân giam đánh rất ghê gớm, bảo phải khai cho thân sĩ lén xui. Tuy mình mẩy nứt vỡ, mà không một người nào chịu khai, cũng có dọa xử chém và chém hết hai, ba người rồi, mà dân nghèo vẫn kêu van là “mình làm mình chịu”, chớ không khai đổ cho ai. Sau rốt, có một tên dân khai rằng: thân sĩ là (...) bày biểu, quan Nam mừng lắm liền đem thân sĩ ra đối chứng. Khi thân sĩ ấy đến ngoài thềm, thì tên dân nọ chạy tới bên ông mà xin lỗi, vừa đưa mình mẩy, tay chân máu chảy lai láng cho ông coi, vừa nói rằng: “độc thảm như vậy, không sao không khai gian để mong sống rốn lại, ông thiệt không bày vẻ chi cả”. Ông thân sĩ và người chung quanh thấy vậy đều chảy nước mắt. Quan Nam thấy nông nỗi ấy thì thất vọng vô cùng. Từ đó về sau cứ ngồi trong cửa kín mà kết án, thân sĩ nào cũng không xét hỏi đến vậy.
Quan Nam tuy vâng cái lệnh gắt gao của quan Pháp, nhưng khổ nỗi không tìm được cớ gì để kết án xử tử, nên lượm lặt nào là hội buôn, nào là diễn thuyết, nào là mặc đồ Tây, v.v... bày bố ra cho thành cái án. Tôi nghe đích xác rằng: lúc đầu định án, chỉ mỗi người ba năm, năm năm hoặc tám năm mà thôi, khi tư qua công sứ thì
32
Trung kì dân biến thỉmạc kí
công sứ nổi giận la rầy, nói những án ấy làm nhẹ quá! Quan Nam sợ hãi, không biết làm sao, mà quan Pháp thì cứ hối thúc mãi, nên bất đắc dĩ cứ để y cái án cũ, chỉ thêm vào sau một câu là “chiếu luật mưu làm giặc nhưng chưa làm, mà xử tử”. Thành thử tội kể ra không xứng với án. Đó là hai cớ (một cái chứng, người huyện tôi là tú tài Dương Thạc(1)lúc đầu án chỉ 3 năm, sau cùng xử tử, đày Côn Lôn).
3. Đương thời, các tòa quan Pháp cho trinh thám đi khắp trong làng xóm, dọa ép dân đủ cách, khiến họ vu cho thân sĩ, mà không được. Quan Nam cũng bủa vây bốn mặt, nay chỉ có tìm được cớ để làm đẹp mắt quan Pháp thôi?
Nguyên trước vụ xin xâu một năm, là năm 1907, quan án sát Hà Tĩnh là Cao Ngọc Lệ (nay đã thăng chức, nhân phẩm và lịch sử ở Trung Kì ai ai cũng biết) có tìm được một tàn tướng của ông Phan Đình Phùng, tên là Hạ. Tên ấy đã già lại nghiện, có nghề làm thuốc phiện tuyệt giỏi. Quan án sát trước lấy oai dọa dẫm lấy cung, tên ấy không sợ, không nói gì, sau lại dỗ ngọt, lấy rượu thịt, thuốc phiện mà cho, thì tên ấy, trước bàn đèn, hăm hở nói rằng: “sĩ phu nước Nam mưu sao, tôi đều biết cả”. Quan án nghe nói, mừng quýnh, lại đãi hậu hơn, coi như được ngọc quý giá hơn ngàn vàng.
(1) Dương Thạc hay Dương Đình Thạc (1881-1908), hiệu là Trường Đình, anh là Dương Đình Thưởng đỗ tú tài, bạn đồng học với Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh. Sau vụ xin xâu, Dương Đình Thạc bị đày Côn Lôn, anh là Dương Đình Thưởng (1881-1918) đày Lao Bảo. Cả hai anh em người chết ở Côn Lôn, người bỏ mình nơi núi rừng Lao Bảo.
33
Nguyễn Q.Thắng
Trước đó, ông tiến sĩ tỉnh Hà Tĩnh là Ngô Đức Kế, bị án sát ấy vu hãm, bắt giam một năm mà không chứng cứ gì, tiếng oan sôi nổi, nhựt trình Pháp ở Đông Dương cũng vì ông mà tỏ nỗi bất bình, án sát lấy làm khó xử trí, gần thả ra. Nay bỗng nghe tên Hạ nói thì mừng quýnh. Thầm kín dặn riêng bảo vu cho ông tiến sĩ ấy thông mưu với ông Phan Bội Châu, tên Hạ cũng vâng dạ.
Hôm sau là ngày đem ông tiến sĩ đối chứng với tên Hạ, lại mời công sứ thân hành đến xét hỏi. Công sứ nghe nói, trong lòng cũng khen tài. Không ngờ khi công sứ hỏi, thì tên ấy nhứt nhứt trả lời y như án sát dặn, công sứ cũng bảo làm bản cung, cũng mừng lắm, nhưng khi công sứ bảo nó lại gần hỏi nó sao mà biết được, thì nó trả lời rằng: “Đó đều là những điều án sát bảo nói”. Công sứ giận lắm, mắng rằng: “Nếu quả án sát bảo, thìsao mày lại nghe theo?”. Nó trả lời: “Không nghe thì không có thuốc phiện để hút, lại không có rượu thịt”. Công sứ nạt rằng: “Mày đã nghe theo, sao nay lại phản cung?”. Nó nói: “Sợ vu chứng thì làm cho người ta chết oan”. Quan của hai nước không biết làm sao, chỉ đem nó giam lại thôi, nhưng nó không vợ con, không nhà cửa, thì dầu ở địa ngục, nó cũng xem như thiên đàng vậy!
Từ đó về sau, phàm án tử hình của thân sĩ Trung Kì, đều nói cứ theo lời khai tên Hạ làm chứng, mà không lục ra lời khai thế nào, lại không dẫn nó đối chứng nữa. Đó là ba cớ.
4. Lúc ấy tuy tôi được cứu khỏi chết, nhưng cái án của tôi, thì do đại thần Viện Cơ mật thảo ra, quan khâm sứ kí tên và quan toàn quyền duyệt y, nên cái tội danh xử tử đày
34
Trung kì dân biến thỉmạc kí
Côn Lôn chung thân, đã thành như một án sắt, vững như núi, không thể phá được. Các quan Pháp, Nam các tỉnh làm án nặng các thân sĩ, đều lấy cớ thông mưu với Phan Bội Châu làm chính, nhưng cái khổ là thiệt không có chứng cớ gì, nếu vội xử tử, thì sợ cái án không thành, lại nhân phần nhiều thân sĩ can án là người đồng học với tôi, là bạn bè của tôi, ngày thường qua lại với tôi. Cho nên nói tôi là thủ xướng cho nặng thêm, rồi hạ một lời là xử đồng tội với tôi, để đưa đến cái án xử tử cho tiện. Đó là một sự xảo quyệt.
Không ngờ nay tôi được ơn xét lại được thả ra, thì những án thân sĩ các tỉnh ngày nay lại thành ra nghi án cả! Bởi vì, người cầm đầu đã được tha thì người theo sau không lẽ nào còn phải chịu tội nặng nữa. Mà nếu như thế, thì cái điều mà ngày trước cố ý dùng làm cho họ chết, trở lại làm cho họ sống. Thật các quan Pháp, Nam không bao giờ cam chịu như vậy được! Bởi thế cho nên, tôi tuy được xét lại, mà những án của thân sĩ khác, đến nay, các quan lớn Pháp, Nam cùng nhau giấu kín, không chịu dở ra coi lại, là vì vậy. Đó là bốn cớ.
III. Tình hình thảm sát
Trong buổi dân các tỉnh nổi dậy, bị giết chết nhiều, nhưng người và nhiều việc tôi không biết, hoặc biết mà không được rõ. Nay tôi xin đem cái án ông Trần Quí Cáp, tiến sĩ, thuật rõ đầu đuôi ra trước, và biện bạch thêm. Nếu xem qua thì cái tình hình đen tối ở xứ Trung Kì lâu nay không nói cũng biết cả.
35
Nguyễn Q.Thắng
1. Tiến sĩ Trần Quí Cáp(1)người tỉnh Quảng Nam trước làm giáo thọ phủ Thăng Bình tỉnh ấy, năm 1907 đổi vào tỉnh Khánh Hòa, cũng giữ chức giáo thọ một phủ. Sau khi tới nhậm chức, ông diễn thuyết nói sự ích lợi về việc học, khuyên nhân dân mở nhiều trường học. Ban đầu, thì công sứ Pháp và Nam trong tỉnh cũng khen và khuyến khích ông. Đến khi dân Quảng Nam nổi dậy, tuy có lan ra các tỉnh gần, mà dân tỉnh Khánh Hòa thì yên như thường. Không ngờ quan Pháp và quan Nam tỉnh ấy, dụng tâm ám hiểm, bắt ông giáo thọ ấy và giam không đầy một ngày một đêm, không xét hỏi gì, liền kết án xử tử, lập tức đem chém tại chỗ.
Nghe nói đích xác là mới đầu, quan tỉnh là Phạm Ngọc Quát xử án “lăng trì” (đốt), rồi sau đổi ra “trảm quyết”
(1) Trần Quí Cáp (1870-1908) hoặc Trần Nghị tự là Dã Hàng, hiệu là Thai Xuyên sinh năm 1870, quê làng Bất Nhị, huyện Diên Phong (nay là Điện Bàn), bạn đồng châu, đồng song và cũng là đồng chí của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Ông là một trong “bộ ba” hay chữ khét tiếng của Quảng Nam ở Huế vào thời đó (Huỳnh Thúc Kháng - Phạm Liệu). Trong công cuộc vận động duy tân, ông là tác giả những bài thơ quốc ngữ rất nổi tiếng trong ý niệm cách mạng cũng như tư tưởng dân quyền. Ông bị chết chém ở Khánh Hòa năm 1908 với bản án “tam tự ngục”. Huỳnh Thúc Kháng lúc bị giam ở nhà lao Hội An (Quảng Nam) nghe tin sét đánh này có làm một bài thơ khóc Trần Quí Cáp, trong đó có câu:
Trực tương tân học khai nô lủy,
Thùy tín dân quyền chủng họa côn.
Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng,
Nha Trang thu thảo khắp anh hồn.
Huỳnh Thúc Kháng tự dịch:
Quyết đem học mới thay nô kiếp,
Ai biết quyền dân nảy họa nguyên.
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng.
36
Trung kì dân biến thỉmạc kí
(chém ngay). Chém được một giờ, thì được dây thép quan toàn quyền sức giải đi Côn Lôn, nhưng mà đã giết chết rồi, không sao làm sống lại được! Đến nay thì cái án ấy hoàn toàn giấu mất, không đem ra tuyên bố cho ai biết, còn thây và đầu cũng không cho người nhà nhận lãnh (khi đó có người nhà đi theo, song chém rồi thì bắt ngay người nhà giải về Quảng Nam lập tức), mà cũng không biết chôn vào chỗ nào.
Than ôi! Trong thiên hạ có đâu mà coi mạng người như cỏ rác, có đâu mà giết chết một người chí sĩ một cách dữ tợn như vậy ư?
2. Cái án ấy có tám điều oan
a. Ông tiến sĩ ấy, phẩm hạnh tốt và trong sạch, học và hành đều giỏi, thờ mẹ rất có hiếu, trong đám thân sĩ Quảng Nam, ông ấy đứng đầu, sĩ phu theo học có hơn trăm (sau khi ông chết, thì học trò ông phẫn uất không có chỗ kêu, nhiều người bỏ nước mà đi), danh tiếng của ông người các tỉnh ai cũng biết. Bình nhựt ông làm nhiều sách, khuyên người trong nước lo học, đừng trông vào người ngoài vô ích mà lại có hại. Những việc đó ông nói rất rõ ràng. Nhân phẩm như ông, nước Nam ít có lắm, không tội gì mà bị giết tức, chết tối. Đó là một điều oan.
b. Diễn thuyết cổ động, khuyến khích việc học là một chức vụ của thầy giáo, huống chi quan toàn quyền Beau cũng đã sức bảo quan tỉnh phải chuyên sức xã dân lập trường dạy học, thì việc ấy là công lệnh của nhà nước. Nay vì cớ đó mà giết tức tối. Đó là hai điều oan.
37
Nguyễn Q.Thắng
c. Công sứ và quan Nam các tỉnh sở dĩ bắt tội nặng thân sĩ là lấy cớ thông mưu với Phan Bội Châu và xúi giục dân chống xâu, nhưng không nơi nào xử quyết chém liền. Nay ở Khánh Hòa đã không có việc xin xâu, tuy quan tỉnh có vu hãm thế nào, cũng không có lẽ gì mà giết chết được. Thế mà giết chết đi! Đó là ba điều oan.
d. Theo pháp luật nước Nam, vô luận người nào, chỉ có làm giặc hay giết người, mới có việc xử ngay tại chỗ, nhưng cũng là khi lâm trận, hay là khi bị bắt mà chống lại kia. Ngoài ra thì cũng để lại ba, bốn ngày xét hỏi và kết án xong, mới đem ra xử quyết. Nay ông tiến sĩ ấy không ở trong trường hợp ấy, lại không xét hỏi gì cả, mà vội đem chém ngay. Đó là bốn điều oan.
e. Theo pháp luật nước Nam, người có khoa mục, trừ phi làm giặc, ăn cướp, giết người, thì không có phép bị tước sổ khoa mục, chớ đừng xử tử. Nếu có mắc tội thì phải giải về kinh đô, xét hỏi năm, ba lần, lấy chứng cớ xác thiệt, rồi tâu lên vua định án. Năm xưa Cụ phó bảng Nguyễn Hiệu(1) khởi binh chống lại nước Pháp ba năm, sau bị bắt,
(1) Nguyễn Hiệu (1847-1887) hay Nguyễn Duy Hiệu trong dân gian thường gọi là Cụ Hường Hiệu (Hồng Lô tự Khanh). Ông sinh năm 1847 tại làng Thanh Hà, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; đỗ phó bảng, làm phụ đạo dưới thời Kiến Phúc, Hàm Nghi. Năm 1883 Pháp chiếm Trung Kì, ông cùng Tiến sĩ Trần Văn Dư kêu gọi dân chúng (Quảng Nam) chống lại thực dân Pháp, được vua Hàm Nghi tán trợ. Ông lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, lập chiến khu tận miền nguồn Quảng Nam và lập tân tỉnh lại làng Trung Lộc (huyện Quế Sơn). Quân dân cùng ông một lòng chống Pháp, cầm cự và tiêu hao nhiều lực lượng nòng cốt của đạo quân viễn chinh Pháp trong những năm 1885-1886. Lúc đó, Pháp sai Nguyễn Thân vào đánh dẹp. Trước sức mạnh của đạo quân đánh thuê Nguyễn Thân, ông thấy không thể nào chống cự, tự
38
Trung kì dân biến thỉmạc kí
cũng phải giải về kinh đô định án xử quyết. Nay ông tiến sĩ ấy phi chỉ không có những việc làm giặc giết người, lại đương giữ chức làm việc công, không xét mà giết ngay. Đó là năm điều oan.
g. Nếu quan tỉnh ấy cố kiếm cách ám muội vu hãm việc gì, thì cũng phải giải về kinh đô xét hỏi đã. Chính năm ấy, ở Quảng Ngãi, nguyên bố chánh là ông Lê Thứu Khiết và thân sĩ là ông Nguyễn Bá Loan chưa biết phạm tội gì mà bị xử tử, nhưng cũng giải về kinh đô xét hỏi ba, bốn tháng rồi mới đem ra chém. Vả chăng, ở tỉnh Quảng Ngãi có náo động chút ít, còn phải thong thả giải về kinh kết án, nay ở tỉnh Khánh Hòa không việc gì cả, chưa biết quan tỉnh ấy nhân cớ sự gì mà lại vội vàng như vậy, đem giết phăng ngay đi. Đó là sáu điều oan.
h. Theo luật nước Nam, hễ gặp những án nặng, như làm giặc, giết người, cướp lớn, thì chém rồi bêu đầu một hai ngày, mới lãnh về chôn. Cái luật dã man ấy, người văn
đem thân ra nộp cho Pháp gần núi Ngũ Hành (Non Nước). Sau bị Pháp xử tử tại Huế, trước khi lên đoạn đầu đài, ông có làm hai bài thơ Đường luật bất hủ, trong đó có các câu:
Hàn sơn kỉ đắc cô tùng cán,
Đại hạ yên năng nhất mộc chi.
Hảo bả đơn tâm triều liệt thánh,
Trung thu mình nguyệt bạn ngô qui.
Núi lạnh, tùng côi xơ xác đứng,
Nhà to cột một khó ngăn ngừa.
Về chầu liệt thánh lòng son đấy,
Tháng tám trăng rằm sẵn nhịp đưa.
(Huỳnh Thúc Kháng dịch).
39
Nguyễn Q.Thắng
minh ai cũng chê cười. Nhưng còn những án quyết chém khác, thì thi hành xong, tức cho thân nhân nhận lãnh ngay. Nay ông tiến sĩ ấy đã có tội gì mà lại gia hình gấp bội, giấu xác không cho nhận lãnh, làm cách mọi rợ hơn cả mọi rợ nữa. Đó là bảy điều oan sai.
i. Xưa nay nước Nam vô luận án xử quyết nào, đều lập tức đem tội trạng và án văn đã làm, sao lục tư đi các nơi, lại yết thị ra, là có ý tỏ ra là cùng với công chúng bắt tội. Nay ông tiến sĩ ấy đã phạm tội gì? Vì sao mà xử quyết? Sau khi giết vội, đã trải qua ba, bốn năm trường, mà án vẫn nhất thiết giấu bặt, không tuyên, không yết. Đến nay sự oan khuất như chìm xuống đáy biển, không ai biết được. Đó là tám điều oan.
Có tám điều oan như vậy, mà buổi ấy quan tỉnh cả hai nước tuyệt không chút thương xót, tuyệt nhiên không tra hỏi, quyết muốn làm cho chết mới vui!
Than ôi! Hình phạt như thế mà bảo kẻ chết nhắm mắt cũng khó lắm thay! Tánh mạng người Nam như đứng trong vòng lửa đỏ, cũng nguy lắm thay!
3. Cái án ấy là gian dối và vì sao mà gian dối Cái án ấy oan ức, tôi đã biện bạch như trên, nhưng quan tỉnh của hai nước có thù oán gì với ông tiến sĩ ấy mà phải làm ông chết mới sướng bụng. Tôi xin trích phát cái trình tự gian ra sau:
a. Ông bố chánh tỉnh Khánh Hòa là Phạm Ngọc Quát, là người xảo trá tàn nhẫn, mọi người đều biết. Đường quan
40
Trung kì dân biến thỉmạc kí
chậm trễ (ông ấy làm án sát lâu mà không được thăng), khao khát được thăng, tuy được bổ làm bố chánh mà lòng ông cũng chưa mãn. Nghe quan toàn quyền Beau có lòng thương dân, sức dân lập trường học cho nhiều, và cho các tỉnh nhóm lập hội buôn, ông ấy lanh trí, mong mau lập công, cho nên một mặt sức các dân xã lập trường, lại ủy cho ông tiến sĩ Trần giáo thọ(1)khuyên dân dựng nhà học, một mặt ông ta xuất tiền tính lập hội nông, hội thương (chưa thành), lại chung cổ phần vào hội buôn tỉnh Bình Thuận. Đến khi nghe dân tỉnh Quảng Nam xin xâu, những người trong hội buôn, trong việc lập trường học, đều bị bắt làm tù hay bị giết. Ông ta hoảng hốt, lại sợ nhân việc đó mà mất chức, nên tìm đủ trăm cách thêu dệt, đổ hết tội cho ông tiến sĩ ấy để toan thoát thân. Đó là một điều gian.
b. Lại sợ, nếu một mai giải ra kinh, thảng có hỏi đến việc trường học, hội buôn, thì ông tiến sĩ ấy khai ra, tất lụy đến quan tỉnh, chi bằng xử nặng giết ngay để không còn miệng nói. Đó là hai điều gian.
c. Lại nhân lúc khâm sứ Huế giận dữ, chưa kịp suy tính, ra oai hình phạt, đánh điện sức các tỉnh trừng trị thẳng tay. Lâu nay ở nước Nam, hễ càng giết người nhiều thì càng mau thăng quan; mỗi lần trong dân có lộn xộn, thì quan Pháp, quan Nam nhiều người được thăng quan tấn chức, việc này sẽ nói rõ nơi khác, đến nay đã thành lệ quen, nên quan của
(1) Tiến sĩ giáo thọ: tức tiến sĩ Trần Quí Cáp trước làm giáo thọ phủ Thăng Bình (Quảng Nam), sau bị đổi vào làm giáo thọ Tân Định phủ Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, trong vụ biểu tình xin xâu bị chém tại Khánh Hòa.
41
Nguyễn Q.Thắng
hai nước đều lấy việc đó làm con đường thăng thưởng duy nhất. Lúc ấy khâm sứ bảo trị nặng, chớ cũng không nói rõ là giết ngay. Nhưng cái lòng cầu quan của quan Nam như thèm ăn khát uống, gặp cơ hội ấy thì nảy ra ngay, thường thường như thế không chỉ lần này mà thôi!, quan tỉnh Khánh Hòa được dịp ấy, thì quay lại nghĩ cách khác. Thừa theo ý tốt của quan toàn quyền, thì chưa chắc được công, mà có tội, còn làm cho thỏa lòng giận dữ của quan khâm sứ, thì không những khỏi tội mà có lẽ lại được công. Vả lại, nghe trong các tỉnh lộn xộn, bỏ tù nhiều, giết nhiều, có được cơ hội lập công, mà tỉnh mình im lìm không xảy ra chuyện gì, không có đường tiến. Bởi đó, cái lòng muốn gỡ tội và cái hi vọng được thăng, hai cái hợp lại mà làm ác, thì ông tiến sĩ nọ không còn lẽ gì sống được! Quả vậy, sau khi giết ông tiến sĩ rồi, thì quan tỉnh ấy tức thì được thăng làm tuần vũ Hà Tĩnh. Nghe đâu quan ấy đến tỉnh mới, chém giết cũng nhiều, đến nay chưa biết đã thăng lên đến chức gì nữa? Đó là ba điều gian (lần này các quan lớn các tỉnh vì cớ không giết nhiều mà bị mất chức, cũng lắm (sẽ nói rõ nơi khác).
d. Quan Nam xảo trá rồi, khâm sứ nổi giận rồi! Tuy vậy, giá như công sứ có lòng nhân một chút thì người Nam cũng được nhờ. Xem như công sứ tỉnh Bình Thuận là ông Gạc-nhê (Garnier), chống lại lệnh khâm sứ, không chịu hủy trường học, phá hội buôn, bắt thân sĩ. Vả lại, quan tỉnh người Nam lúc bấy giờ, theo ý khâm sứ, kiếm chuyện thêu dệt buộc tội nặng người trong tỉnh, ông công sứ ấy nhất thiết cự gắt, không chịu kí tên, lại biện bạch thế người ta,
42
Trung kì dân biến thỉmạc kí
nên họ được thả về mà bảo toàn được một tỉnh, đến nay tiếng nhân của ông, dân chúng ca tụng đầy đường, lòng yêu kính ông như đối với cha mẹ (khi ấy các quan Pháp ở tòa sứ thấy ông ấy việc gì cũng lấy nhân ái mà làm, nên cũng nổi lên chống lại ông, ông nói ông làm thủ hiến một tỉnh, nếu dân làm giặc thì tự ông chịu lỗi. Ôi lời nói của người nhân có lợi lắm thay!). Hiện nay người Trung Kì nghe tên ông, biết việc ông, ai cũng kính phục hâm mộ ông không thôi.
Than ôi! Ông mới thật là người đại biểu cái văn minh của nước Pháp vậy(1).
Nhưng mà công sứ các tỉnh Trung Kì bấy giờ được như ông là có mấy người? Kiến thức và tâm thuật khác hẳn quan An Nam được mấy người?
Vả lại, lâu nay công sứ các tỉnh, phàm việc phi pháp đều ép quan An Nam làm (quan nào còn trọng công lí đôi chút mới đợi ép, còn quan nào trá bạo ngược thì họ đánh hơi nghe ngóng, làm sao cho vừa ý công sứ, không đợi ép buộc). Việc thành thì công về công sứ, việc hư thì đổ tội cho quan Nam, lỗi đó là thường, huống chi những án giết người đều chiếu theo luật nước Nam mà xử, thì càng có cớ để lót miệng vậy. Than ôi! Giết người đã không sợ mắc tội mà lại được công, thì còn ai ngại chuyện gì mà không làm? Bởi vậy công sứ thì mong làm theo ý khâm sứ để được lương cao, quan Nam thì mong làm theo ý công sứ để được
(1) Chính vì việc làm đó của công sứ Bình Thuận, nên các tổ chức duy tân ở Bình Thuận (trường Dục Thanh, công ti Liên Thành) vẫn phát triển cả ở Trung Kì và Sài Gòn, Chợ Lớn.
43
Nguyễn Q.Thắng
chức lớn, nhập cái hi vọng giàu sang bồng bột của quan cả hai nước lại để làm ác thì ông tiến sĩ nọ càng không có lẽ nào sống được! Quả vậy, sau khi giết ông tiến sĩ rồi, tức thì công sứ tỉnh ấy và quan tỉnh người Nam đều được thăng bổ đi nơi khác. Đó là bốn điều gian.
e. Sau khi quan tỉnh ấy đã giết ông tiến sĩ rồi, ngoài thành cũng như trong thành, tiếng oan sùng sục sôi nổi, lại tiếp có điện quan toàn quyền giảm tội chết, thì quan tỉnh tự biết có lỗi, giấu kín không tuyên án, không để tiết lộ nhiều ra ngoài. Lại e để người nhà ông tiến sĩ ở lâu trong xứ và nhận xác chôn cất, nếu tiếng xấu truyền ra xa thì chắc có sự khó xử. Bởi vậy nên giam riêng họ vào một nhà, rồi giải về xứ ngay, không cho nhận lãnh mình đầu, là vì cớ đó. Đó là năm điều gian.
g. Việc lộn xộn yên rồi, nhựt trình Đông Dương có nhiều tờ lấy công tâm, vạch ra gian dối, dư luận sôi nổi, vì thế quan Nam quan Pháp che giấu cho nhau, nên cái lí do vì đâu ông tiến sĩ bị giết, và cái bản án xử tử lúc ấy, thảy đều giấu mất, không dám đem ra mà tuyên bố lại nữa. Đó là sáu điều gian.
Có sáu điều gian như vậy, nên biết thì không ai không thương hại người bị oan. Nhưng lâu nay quan lớn của hai nước cùng nhau che đậy không chịu vì người chết oan mà xét lại để rửa hờn, là vì sao? Vì nhiều lẽ, vì quan tỉnh cả Pháp cả Nam đã kết án lúc bấy giờ thì nay đã đồng thời thăng chức đổi đi. Nếu xét lại cái án ấy thì tình gian
44
Trung kì dân biến thỉmạc kí
lộ hết ra, mắc tội không nhẹ, lại nhân đó có thể kéo lây đến các quan tỉnh khác đã giết nhiều mà được làm lớn. Như vậy thì cuộc diện quan trường lại phải một phen biến động; sau nữa vì quan Nam hiện nay đều nương nhờ dưới nách quan Pháp ai cũng có chỗ núp, ai cũng có người đỡ đầu. Nếu một mai vì giết người mà phải tội, mất chức, thì quan Pháp không thể chịu được, thà để cho chí sĩ hàm oan, thà để cho nhân dân ta thán, thà để nhân dân chết mà hại đến tình nhân ái của hai dân tộc, thà để nhân đó mà làm chướng ngại trên con đường tiến của hai nước. Nhưng quyết không muốn lấy việc hàng trăm sĩ dân nước Nam bị chết ức, bị tù oan mà làm lụy đến mảy lông của quan trường An Nam, làm cho quyền lợi họ phải sa sút, để cho người ta thấy được rằng mình ôm ấp không linh nghiệm. Nghĩ mà buồn thay!
IV. Tình hình nhiễu lụy oan thảm
Hai cái án trên, là chỉ đem điều tôi biết rõ hơn mà nói đó thôi. Nay tôi xin nói về tình hình nhiễu hại oan ức thảm thiết ở các tỉnh mà tôi đã nghe biết được, như sau: A. Tỉnh Quảng Nam
1. Giết chết trong lúc dân biến và xử quyết sau dân biến
Trong lúc dân tựu đông tại hai bên tòa sứ, bị lính tập xua đuổi, nhảy xuống nước chết đuối ba người, sau khi biến, bị xử tử năm hay sáu người, chưa rõ đích xác con số.
45
Nguyễn Q.Thắng
Dân Quảng Nam lộn xộn thiệt do sự kiện về việc xâu mà ra, không phải chống thuế, công sứ cũng biết không phải lỗi tại dân, nên cũng có ý tự trách mình. Vả lại, dân nghèo tụ tập ở tòa sứ tuy đông, mà đối với công sứ kể ra cũng giữ trật tự, vì hai lẽ đó nên cách đối đãi so với các tỉnh khác có rộng rãi hơn. Nhưng hà tất phải xử nặng thân sĩ và chém giết nhân dân là vì: một là công sứ muốn che lỗi mình, hai là quan An Nam thừa dịp có chỉ thị, kiếm chuyện báo thù. Đó là tình hình thật lúc ấy vậy.
2. Giải tán hội buôn
Hội buôn ở Quảng Nam lập tại Hội An, ông quan cựu An Nam là Nguyễn Toản và ông cử nhân Phan Diện làm chủ, khi làm án thì ông Nguyễn Toản(1)tuổi già 70, được miễn nghị. Ông Phan Diện thì xử tử đày Côn Lôn. Tiền thì chiếu theo sổ sách trả lại cho chủ hùn, còn người hùn vốn thì từ thân sĩ đến các nhà giàu đều kết án khổ sai từ ba tháng đến ba năm, cũng có bắt tội đến vợ hay cha chủ hùn nữa. Khi trả cổ phần cũng rất ám muội, mỗi cổ phần là 50 đồng, nghe nói chỉ trả năm, sáu đồng, nhưng chủ hùn đều là người mắc án, nên không dám nói chi, lại cũng có người không dám lãnh, chỉ kí không là đã nhận bao nhiêu thôi.
3. Phá trường học, bắt giáo sư và nhiễu hại Sau khi bắt giam thân sĩ, phàm sự nghiệp gì của thân sĩ bình nhật mà làm ra đều nhất thiết phá hủy. Những người
(1) Còn gọi là ông Bang tá Kì Lam. Đồng bào trong tỉnh thường gọi là ông Bang Kì Lam.
46
Trung kì dân biến thỉmạc kí
bình nhật hay qua lại với thân sĩ đều bị bắt, cũng có khi bắt đến thân thuộc, có khi nhân việc mà lấy của cải, súc vật người ta. Nay tôi lược kể ra đây vài việc mà tôi có biết rõ hơn thôi.
a. Xã nào có lập trường học, thì sức ngay quan binh khố xanh người Pháp, dẫn trên 20 lính hiệp với quan tỉnh người Nam, đến tại chỗ hủy phá đuổi bắt như vào trận giặc lớn vậy. Thảm hại không kể xiết. Nay chỉ nói việc tôi biết chắc chắn mà thôi.
Làng Tây Lộc, làng tôi ở, thuộc huyện Hà Đông, phủ Tam Kì, có lập một sở trường học, giáo sư Pháp văn, Hán văn đều có một người, học trò nhỏ trên 40 em. Tháng 3 năm ấy, giáo sư nghe quan binh Pháp đến tưởng là đi đàn áp loạn dân mà thôi, không biết là đi phá trường học, nên đem học trò ra ngoài đường trước cửa trường sắp hàng đón rước. Quan binh không đáp lễ, bảo lui ngay vào trường sắp hàng ngồi, bảo giáo sư đem vở học Pháp văn hàng ngày ra khiến bọn học trò đọc qua một lượt. Quan binh mang gươm trợn mắt đứng xem. Thình lình tay đánh, chân đá giáo sư ngã quỵ xuống đất, nạt lính trói xấp ké hai tay dắt đi ra. Học trò không ngờ thấy việc hung dữ như vậy, nhảy rào chạy bị thương ở mặt, ở tay chân, van khóc, sợ hãi như bầy chim én bị ó diều đuổi vậy.
Lại bắt người anh nhà bác của tôi là ông Phan Khải 60 tuổi, bắt người phu trường thuê và dân làng bán cơm bán rượu vài người (mấy người này nửa đường thả về) cùng
47
Nguyễn Q.Thắng
với hai giáo sư cột chung một dây, khiến lính tập lôi chạy, rồi theo sau đánh đập túi bụi như lùa bầy trâu dê. Từ đó đến tỉnh phải đi bộ một ngày đường, đương lúc trời nắng gắt gao, đầu không cho đội nón, chân không cho mang dép guốc, đói khát không cho ăn uống.
Ôi! Độc ác biết bao! (Sau Phan Khải bị án khổ sai một năm, mỗi giáo sư bị tù ba năm).
Xét ra, trường học làng tôi lập đã hơn hai năm, nhiều lúc quan họa đồ Pháp tới thăm, thầy trò cùng tiếp rước kính trọng như trên, và quan Pháp cũng đáp lễ theo phép lịch sự, nhân dân truyền nhau cho là việc tốt. Lần này tuy dân nghèo có tụ hội tại thành thị mà trong hương thôn cũng yên lặng. Nghe nói quan binh Pháp đến cũng biết là đi đàn áp, nhưng tưởng quan Pháp đã thân hành đến, tất không có điều gì thái quá và cũng tưởng quan binh cũng như quan họa đồ, nên mới lấy lễ tiếp rước. Không ngờ xảy ra việc dữ như thế, cũng đáng tức cười mà cũng đáng thương hại vậy!
b. Làng Phú Lâm, thuộc huyện Lễ Dương, có lập trường dạy trẻ nhỏ cả trai lẫn gái hơn 100 em, giáo sư thì ba người đàn ông, một đàn bà. Khi nghe quan binh đến, thì học trò chạy tan, quan binh liền hủy phá trường học, hoặc lấy làm chuồng ngựa, hoặc làm phòng trú cho lính, bàn ghế chụm (đốt) hết phân nửa, sau rồi dỡ nhà trường đem làm chỗ khác cho vợ con lính tập ở. Bàn ghế còn lại thì cho vợ con lính ngồi hay là dùng làm việc nhà bếp.
48
Trung kì dân biến thỉmạc kí
Lí trưởng làng ấy là ông Lê Cơ(1)(anh bên ngoại của tôi), can vào việc trường học, ông bị giải ra tỉnh, lãnh tù 3 năm, chị bên ngoại tôi là Lê Thị Mười(2)làm giáo viên, cũng bị trói giải ra tỉnh, may gặp một bà vợ của một ông quan người Pháp xin cho, mới được thả về.
c. Trở lên hai việc, tôi biết đích xác nên nói ra. Còn ở các phủ, huyện khác, xã nào có trường học, cũng thi hành theo lối đó cả.
Ví dụ: Ông Trần Hoành(3)ở xã Phúc Bình, huyện Quế Sơn, biết Pháp văn, làm công đã lâu cho mỏ than của người Pháp ở Quảng Nam, sau về mở lớp dạy học tại nhà, học
(1) Lê Cơ (1871-1918): Trong dân gian thường gọi là “Xã Sáu”, sinh năm 1871 tại làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước. Nguyên là một học trò thi trường ba (tú tài). Năm 1903 bị tri phủ Tam Kì buộc làm lý trưởng làng Phú Lâm. Ban đầu ông từ chối, nhưng ông là một nhân vật chỉ đạo thực hành của phong trào Duy tân nên nhận lời để giúp đỡ phong trào một cách công khai. Năm 1908 bị án 3 năm tù. Năm 1911 được trả tự do, đến năm 1916 ông lại có mặt trong cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân. Do đó, ông bị đày Lao Bảo rồi bị giết chết vì một cuộc chống lại sự đối xử tàn bạo của bọn cai ngục.
(2) Lê Thị Mười: Một người nữ giáo viên đầu tiên của các Nghĩa thục ở Quảng Nam vào những năm 1903-1908.
(3) Trần Hoành (...-1936) hiệu là Phúc Bình, còn gọi là Cửu Cai (ông làm cai ở mỏ than của người Pháp tại Nông Sơn, Quảng Nam). Ông vừa là giáo viên Pháp văn vừa là giáo viên dạy võ của phong trào Duy tân. Sau khi bị Pháp truy nã lâu ngày, ông bị bắt nhân vụ vua Duy Tân khởi nghĩa và đày Côn Lôn. Sau khi ra Côn Đảo (1917), ông cùng các ông Nguyễn Hy Cao (Tú Kiên) và Nguyễn Kim Đài thả bè trốn thoát. Vừa trốn về tới Sài Gòn thì bị bắt và bị đày ra Côn Đảo lại. Còn Nguyễn Hy Cao, Nguyễn Kim Đài trốn sang Trung Hoa cũng bị bắt đày ra Côn Lôn. Sau (khoảng 1923) ông (Trần Hoành) được trả tự do. Trở về Huế, ông trở thành nhân viên đắc lực của Huỳnh Thúc Kháng trong tòa soạn báo Tiếng Dân (1927-1943) và tham gia đảng Tân Việt ở Huế. Ông mất vào khoảng năm 1936.
49
Nguyễn Q.Thắng
trò nhỏ chừng bốn năm mươi. Lúc ấy quan binh Pháp đến phá nhà ông, lấy làm phòng lính đóng lầu. Ông Trần Hoành sợ trốn, quan tỉnh vu cho ông là giặc, đến nay còn tìm bắt chưa thôi... còn nhiều việc nữa không kể xiết.
4. Tình hình nhiễu hại
Những thân sĩ có can về việc lập trường học thì nhà nước đã cho là làm giặc, nên quan binh nhân đó làm như là ra trận, ngoài việc phá học đường, bắt giáo sư ra, còn thả cho lính tập làm nhiều điều phi pháp, cướp bóc nhiễu hại, nhân dân sợ hãi không chịu nổi. Nay xin nói sơ lược ra đây:
a. Ngoài cửa trường làng tôi là làng Tây Lộc, có vợ chồng người dân làng tên là Trá, làm quán nhỏ bán cơm, rượu để nuôi sống. Lính tập kéo nhau vào lấy rượu thịt ra ăn uống, lại bắt người ấy đánh rồi trói dẫn đi, anh ta trốn thoát, lại bắt người em vợ giải ra tỉnh làm án khổ sai năm tháng.
b. Tại trường làng có nuôi một bầy gà ba bốn chục con, để dọn cơm cho giáo sư, cũng bị lính đuổi bắt làm thịt ăn. Lại khi đi đường, thả lính vào gần đường lục bắt gà vịt. Người anh họ tôi là ông Lúa có một bầy vịt bị lính đập chết đem đi, ông ấy cùng với vợ con ra cãi cọ, lính tập lấy báng súng đánh túi bụi, nhân dân tức giận, gần gây ra to chuyện, lính mới bỏ đi.
c. Khi phá trường làng Phú Lâm, lính tập thừa cơ hội vào nhà người ta, nói là đi kiểm soát, trút trắp, lục rương
50
Trung kì dân biến thỉmạc kí
không chỗ nào sót. Bà chị ngoại tôi, nhà cũng bị kiểm soát, nghe nói lúc ấy có bị cướp mất của cải.
Đấy, tôi chỉ kể mấy việc tôi biết chắc mà thôi. Ngoài ra, phàm xã thôn nào có trường học, lính cũng đóng lại một hai ngày, bắt dân sắm ăn uống, nói là bắt phạt, cướp nhiễu cũng nhiều, không thể kể xiết. Tình hình đó, tỉnh nào có trường học thì cũng đều có như vậy cả, nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh lại càng dữ hơn.
5. Bắt bớ thân thuộc
Bắt thân sĩ, rồi bắt đến bà con họ nữa.
Anh nhà bác của tôi là cửu phẩm Phan Khải, đã già lại đau, bị bắt làm án khổ sai một năm.
Anh và chị bên ngoại tôi là Lê Cơ, lí trưởng làng Phú Lâm, và Lê Thị Mười, cũng bị bắt như đã nói trên. Cháu ông Huỳnh Thúc Kháng, Huỳnh Quán đến thăm ông ấy tại trường giam tỉnh, cũng bị xử giam phạt năm tháng.
Nguyễn Phiên, em giáo sư Pháp văn Nguyễn Hàn tới trường thăm anh, cũng bị bắt bỏ tù năm tháng. Anh ông Phan Diện cũng bị bắt giam, chưa biết kết án gì?
Cũng có khi bắt đến cha, vợ của thân sĩ nữa. Ông cử nhân Nguyễn Bá Trác và Phan Khôi, Nguyễn
51
Nguyễn Q.Thắng
Mai(1)cùng bạn học hơn 10 người ra Hà Nội học tập Pháp văn, sau vụ dân biến, đều đánh điện sức về hết, bạn đồng học năm sáu người tuân lệnh về làng; tức thì bị bắt làm án. Ông cử nhân ấy sợ trốn ra ngoại quốc, nghe nói cha ông bị bắt giam, bức bách đủ cách, nhà ông trước cũng khá giàu, nay thì đã nghèo xơ xác, mà cái lệnh bắt bớ đến nay cũng chưa đình. Như vậy thì không khác gì đẩy người ta ra ngoại quốc vậy.
Bà con của thân sĩ Quảng Nam và những người vô tội bị bắt giam đánh khảo nhiều không kể xiết, án tù khổ sai hai tháng đến ba năm ước hơn trăm. Nghe nói các bản án ấy làm một cách lạ lùng, nước Nam xưa nay mới có một lần. Nếu không tin thì đem dịch ra mà xem một lượt cũng đủ thấy thương tâm, choáng đầu không biết là bao nhiêu!
(1) Nguyễn Bá Trác: (1881-1945) hiệu là Tiêu Đẩu, quê làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nguyên là học trò của Trần Quí Cáp, đậu cử nhân năm 1906 hưởng ứng phong trào Duy tân. Năm 1907 ra Hà Nội học Pháp văn, bị chính quyền thực dân lùng bắt, ông trốn sang Nhật Bản. Sau về đầu thú Pháp làm việc tại Phủ Toàn quyền Đông Dương. Năm 1917 cùng Phạm Quỳnh lập Nam phong tạp chí. Sau đó Nguyễn Bá Trác trở thành một tay chân của thực dân. Từ năm 1923 làm tá lý bộ học, tuần vũ, án sát (Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bình Định). Năm1945 bị lực lượng cáchmạng xử bắn ở Qui Nhơn (Bình Định). Phan Khôi (1887-1959) hiệu là Chương Dân, sinh năm 1887, quê làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cha là một nhà khoa bảng từng làm tri phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, mẹ là con gái Tổng đốc Hoàng Diệu, đỗ tú tài năm 19 tuổi (1905), sau đó trực tiếp tham gia phong trào Duy tân. Năm 1908 bị bắt ở Hà Nội giải về giam ở nhà lao Hội An đến năm 1911 thì được trả tự do. Từ đó về sau ông trở thành một nhân vật của làng báo và làng văn Việt Nam, ông mất năm 1959 ở Hà Nội.
Nguyễn Mai (?) người Điện Bàn, giáo sư Pháp văn, bị bắt giam ở nhà lao Hội An cùng với Phan Khôi.
52
Trung kì dân biến thỉmạc kí
B. Tỉnh Quảng Ngãi
Năm ấy ở Quảng Ngãi dân nghèo tụ tại tỉnh thành khá đông, công sứ và quan Nam ra lệnh bắn súng giết chết và làm bị thương nhiều người. Dân tức giận không đi, lại tranh nhau tới trước làn súng, kêu to cầu cho mau chết, cho nên chết và bị thương nhiều hơn trăm.
Nghe nói, dân nghèo bị thương nằm van la rải rác ngoài thành, xảy có xe quan Thương chánh tới tỉnh đi qua chỗ dân bị thương nằm, rủi đè phải chân người bệnh, họ đau quá rên to, dân nghèo xúm lại trước xe không cho đi tới. Quan Thương chánh dừng xe hỏi họ muốn gì? Họ kêu lên rằng: “Nhờ quan lớn vào thành nói với quan công sứ là dân nghèo không chịu nổi xâu thuế, đi đến xin giảm bớt, đi tay không, chẳng có ý gì khác, xin công sứ thương tình, đừng giết hại kẻ vô tội”. Quan Thương chánh nhận lời và bảo người phu kéo xe đi, dân nghèo không cho, nói rằng: “Chúng tôi xin giữ xe cho quan lớn, quan lớn vào nói với quan công sứ, được thì khi về chúng tôi sẽ kéo xe cho quan lớn đi”. Quan thương chánh để xe ngoài thành mà đi bộ vào. Một lúc thấy công sứ đứng trên thành, bảo người cầm 50 đồng bạc cho dân nghèo và bảo trả xe cho thương chánh. Dân nghèo đồng thanh kêu to rằng: “Nay ngoài thành có tới vài ngàn người, chết và bị thương như vậy đó, quan công sứ cho chừng ấy tiền, không biết dùng làm gì, không dám lấy, chỉ xin đừng sai lính bắn giết mà thôi”.
Lại nghe nói: lúc đầu dân nhóm lại ở tỉnh, công sứ đuổi
53
Nguyễn Q.Thắng
đi và bảo rằng: “Chúng mày muốn làm cách mạng thì phải đợi vài mươi năm nữa sẽ làm, còn nay thì chỉ tìm đến chỗ chết mà thôi”, rồi bảo quan binh nã súng, làm cho dân chết và bị thương nhiều.
Sau vụ này, thì nghe nói nhân dân bị xử tử nhiều, nhưng chưa biết rõ, có hơn trăm thân sĩ, hoặc bị xử tử đày Côn Lôn, hoặc bị khổ sai 20 năm, 10 năm, 7, 8 năm, nặng thì đày đi Lao Bảo, nhẹ thì ở tỉnh.
Lại nghe ông Lê Thứu Khiết, nguyên làm bố chánh và ông thân sĩ Nguyễn Bá Loan(1)bị giải ra kinh giam ba tháng
(1) Lê Thứu Khiết (...-1908) hay Lê Khiết người làngAn Ba, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyên thời phong trào Cần Vương, ông là thuộc hạ của Nguyễn Thân và một thời gian làm đến bố chánh. Khoảng năm 1900 ý thức được thực cảnh nên từ quan về hưu trí. Sau đó hưởng ứng phong trào Duy tân nên bị thực dân Pháp giết trong vụ biểu tình xin xâu ở Quảng Ngãi năm 1908. Huỳnh Thúc Kháng có ghi lại một dật sự giữa Phan Châu Trinh và ông ta như sau:
“Năm 1905 Phan Châu Trinh từ Bình Thuận trở về... Ra tỉnh Quảng Ngãi vào nhà ông An Ba bố chánh hưu, trước là môn hạ ông Thạch Trì Nguyễn Thân, gần đây thôi quan ở nhà. Thạch Trì có ý sơ vì ông ấy có tư tưởng mới nhiều ít, trong lúc nói chuyện, tiên sinh muốn dẫn tới đường mới, bàn nhân vật hiện thời và môn hạ Thạch Trì, tiên sinh nói: “Môn hạ ông Thạch Trì không có người”.
Sao mà ông biết.
Tài lược oai vọng như Thạch Trì và cầm quyền nước ta đã lâu, mà không làm được công danh sự nghiệp lớn lao, chỉ rốt cuộc đến phú quí một mình mà thôi! Môn hạ có người sao lại như thế?
- Ông có chỗ chưa rõ, sao lại không người?
- Dẫu có thì Thạch Trì lại không dung được!
An Ba nghe câu ấy, đắc ý vỗ bàn đứng dậy cả cười mà nói rằng: “Thật có như lời ông nói đó” .
Than ôi! Chỉ vài câu nói mà ông An Ba trở nên một người tân nhân vật, chết về việc dân biến năm 1908! (Phan Tây Hồ tiên sinh dật sử - H.T.Kháng). Nguyễn Bá Loan tức Ấm Loan con đại thần Nguyễn Bá Nghi, người Mộ
54
Trung kì dân biến thỉmạc kí
xử án đem về tỉnh chém, mắc tội gì chưa rõ, tôi cũng không biết hai người ấy, nhưng nghe người ta nói đến luôn, ai cũng cho là vì thù riêng mà vu hãm. Việc ấy ám muội, lại thuộc về người có quyền và trọng yếu, nên ít người dám hở môi, khó biết đến nơi được.
C. Tỉnh Bình Định
Vụ dân biến ở tỉnh ấy, tôi chưa biết rõ đầu đuôi, chỉ nghe nói: trong đó giết chết và bị thương nhiều và sau đó xử chém ngay chừng 20, 30 người trở lên.
Sau khi yên việc, công sứ tỉnh ấy xử chém nhiều. Tổng đốc tỉnh nói rằng: “Dân nghèo không hiểu làm bậy phạm pháp, nhưng xét ra cũng không làm hại gì lắm, nên lựa vài ba người đầu nậu xử quyết, thừa ra thì phân biệt định tội”. Công sứ không nghe, đánh điện triệt chức ông ấy, quan kế nhậm theo chỉ thị thêu dệt, nên chém giết nhiều. Thảm thay!
Thân sĩ, lí hào và nhân dân hoặc xử tử, đày Côn Lôn, hoặc xử khổ sai 7, 8 năm có 7, 8 người, án tình oan thế nào, tôi không được biết. Chỉ khi tôi ở Côn Lôn thấy giải đến 8 người, trong số đó có một bị kêu án là: “làm tướng cầm đầu, tay cầm địa đồ vào núi, tính mưu chiếm cứ làm loạn”. Tôi tới hỏi mới biết: người ấy trạc độ 25 tuổi, mặt mày thô kệch, nói năng khờ khỉnh, gần như không phân biệt được lụa hay vải, trông qua cũng biết, không phải là người hiểu
Đức, Quảng Ngãi, một trong những nhân vật nổi tiếng của phong trào Duy tân ở Quảng Ngãi, nguyên ông là một người cựu đảng Cần Vương, Văn Thân thời Pháp mới chiếm nước ta.
55
Nguyễn Q.Thắng
việc. Tôi lấy làm lạ, hỏi kĩ đầu đuôi mới rõ: người ấy tên là Hồ Như Ý, nhà giàu, con một, không học, năm trước thi hương ở tỉnh, lấy tiền mua được đỗ tú tài, từ đó ở nhà làm ăn. Khi dân nổi dậy, quan Nam thèm tiền anh ta, vu hãm, bắt giam kĩ và làm án nặng, bảo trút sạch của nhà ra chuộc, anh ấy tiếc tiền không chịu, nên bị vu hãm là tướng cầm đầu, xử tử đày Côn Lôn.
Xem đó thì thấy rõ ràng: cái tình hình đen tối ở các tỉnh lúc ấy, không hẹn mà giống nhau. Bởi vì quan An Nam bình nhật đều đồng một lòng dạ ấy, đồng một nghề xấu ấy cả. D. Tỉnh Phú Yên
Việc chém giết tôi chưa rõ. Chỉ biết thân sĩ bị tù ở Lao Bảo và bị khổ sai ở tỉnh độ hơn 20 người.
E. Tỉnh Khánh Hòa
Dân tỉnh ấy yên ổn, không xảy ra việc gì lộn xộn cả. Ngoài việc quan tỉnh vu giết ông tiến sĩ Trần Quí Cáp ra, cũng có liên lụy đến người vô tội 8, 9 người, nhưng chỉ giam vài tháng đến một năm rồi thả ra.
F. Tỉnh Bình Thuận
Dân tỉnh ấy cũng không có lộn xộn gì. Quan tỉnh lúc ấy có thừa dịp khâm sứ chỉ thị thêu dệt kết án hơn 10 người từ 5 đến 10 năm tù. Công sứ tỉnh là ông Gạc Nhê(1)công bình, không chịu kí tên, lại biện bạch giúp, thả ra, không ai mắc tội, chỉ bị quan Nam bắt giam một hai tháng thôi.
(1) Tên đầy đủ của công sứ này là Claude Léon Lucien Garnier.
56
Trung kì dân biến thỉmạc kí
G. Tỉnh Thừa Thiên
Nghe nói khi dân nổi lên, có bắt giết, chưa rõ số chết và bị thương, có người nói chết một người, bị thương bốn, năm người. Sau việc yên rồi, có chém giết hay không chưa rõ. Thân sĩ bị xử tử đày Côn Lôn một người. Nghe nói bị đày Lao Bảo và mắc án khổ sai tại tỉnh nhiều.
H. Tỉnh Hà Tĩnh
Dân tỉnh ấy nghe nói dân tỉnh xin thuế được giảm, cũng bắt chước nhóm nhau lại đến huyện xin, nhưng chỉ năm ba mươi người thôi, không nhiều và cũng không đến tỉnh.
Thân sĩ và lí hào bị xử tử đày Côn Lôn bốn, năm người. Tôi biết rõ là oan chỉ có cái án ông tiến sĩ Ngô Đức Kế(1). Ông ấy là con ông Ngô Huệ Liên, đương thời làm chức tham tri Bộ Lễ. Từ năm Tân Sửu, ông thi đậu tiến sĩ (cùng một khoa với tôi) rồi không ra làm quan, ở nhà lập phố buôn, và trường học, lập thơ xã. Năm 1907, ông ấy bị quan án sát Hà Tĩnh là Cao Ngọc Lệ vu làm giặc, bắt giam ở tỉnh một năm, xét không có thiệt trạng và không chứng cứ. Nhật báo Bắc Kì thường nói ông oan không tội, lại chỉ trích vết xấu của quan án sát ra, ai cũng biết ông bị vu oan, nên kết án không thành, cần phải thả ra. Năm 1908, thừa dịp các
(1) Ngô Đức Kế (1878-1929) hiệu là Tập Xuyên sinh năm 1878, quán làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, con quan tham tri Ngô Huệ Liên, đậu tiến sĩ nhưng không ra làm quan, ông thành lập nhóm “Minh Xã” tại Nghệ Tĩnh, cổ động và thực hành duy tân. Năm 1908 bị bắt, lưu đày Côn Đảo vô thời hạn. Đến năm 1923 được trả tự do. Sau ra Hà Nội chủ trương Hữu Thanh tạp chí.
57
Nguyễn Q.Thắng
tỉnh nổi dậy, khâm sứ một loạt kết án, nên bị xử tử đày Côn Lôn, cha làm Tham tri cũng bị đuổi về.
Than ôi! Trong thiên hạ việc minh bạch như thế, mà dám trắng trợn cố ý hãm người vào tội để xử tử cho người. Lại nghe nói bố chánh Khánh Hòa là Phạm Ngọc Quát sau khi giết ông tiến sĩ Trần Quí Cáp rồi, tức thì thăng làm tuần vũ tỉnh Hà Tĩnh và sau khi đến nhậm chức mới này, có bắt giết bốn, năm người, nghe nói oan lắm, nhưng tôi chưa rõ tên họ và tình trạng ra sao? Ngoài ra bị đày Lao Bảo và khổ sai ở tỉnh cũng nhiều, chưa biết rõ.
K. Tỉnh Nghệ An
Xã dân tỉnh ấy tuy có họp nhau hai, ba xã đến phủ hay huyện gần đó để nài xin, mà chưa hề đến tỉnh. Lại vì tổng đốc là ông Trần Đình Phác là người hiểu biết việc, trên tuy có đày đi Côn Lôn bốn, năm người thân sĩ và lí hào, mà dính vào việc dân biến này cũng không có xử chém.
a. Những điều oan khuất trong vụ này tôi không rõ lắm. Duy có cái án của ông phó bảng Đặng Nguyên Cẩn người tỉnh ấy, tôi biết rõ hơn, nay lược thuật ra sau:
Ông Đặng Nguyên Cẩn, người Nghệ An, năm ấy làm đốc học tỉnh Bình Thuận, bị bắt giao cho án sát Cao Ngọc Lệ và tuần vũ Phạm Ngọc Quát tỉnh Hà Tĩnh xét xử tử đày Côn Lôn. Tuy đến nay chưa biết ông mắc tội gì, về việc gì. Nhưng cứ theo các điều dưới đây, thì sự oan không nói cũng rõ vậy.
58
Trung kì dân biến thỉmạc kí
Oan tình của cái án ấy! Dầu ông Đặng Nguyên Cẩn có mắc tội gì, nhưng ông là người có khoa mục, lại đương làm đốc học tỉnh, nếu biết rồi không hỏi mà giết ngay đi như giết ông Trần Quí Cáp thì cũng thôi. Nay đã bắt giải đi để xét hỏi, dầu có muốn cho chết đi nữa, cũng phải giải về kinh, hỏi rõ kết án mới hợp lệ, bằng không thì giải về nguyên quán của ông là tỉnh Nghệ An xét hỏi, còn hợp cách làm việc, mà lại bỗng nhiên giải ngay ra giao cho quan tỉnh Hà Tĩnh xét xử, là ý làm sao? Có phải là thấy tuần vũ tỉnh là Phạm Ngọc Quát tháng trước đã giết tiến sĩ Trần Quí Cáp, án sát tỉnh ấy là Cao Ngọc Lệ năm trước vu hãm tiến sĩ Ngô Đức Kế, hai người ấy bụng dạ đặc biệt, nên khâm sứ mới giao cho xử cái án ấy, có phải vậy chăng?
Nói rằng hai người ấy tuy tâm thuật không ra gì, nhưng giỏi pháp luật, có thể giao cho xử án nặng hay sao? Thì đây Phạm Ngọc Quát vì có cha làm quan nên tập ấm được làm quan, Cao Ngọc Lệ vì vu hãm thầy học mà được chức (Cao Ngọc Lệ là học trò ông Tống Duy Tân. Ông Tống Duy Tân theo thân sĩ khởi nghĩa, sau biết việc không thành, muốn ra thú mà không ai dẫn đường, nghe nói Cao Ngọc Lệ làm người hầu quan Pháp, bảo người tới cậy Ngọc Lệ nói trước quan Pháp, để ông ra đầu thú mới tiện, Ngọc Lệ giả nhận lời, lại bảo ông đến chỗ nọ ở chờ, ông tin lời làm theo. Và đến nói với quan Pháp xin binh vây bắt được ông, sợ ông tố cáo việc gian dối ra, nên xin giết gấp ông đi. Vì có công đó nên được làm quan. Việc này ai cũng biết). Hai người đó đi đến đâu, nhân dân cũng ta oán, quan An Nam người
59
Nguyễn Q.Thắng
nào hiểu biết sự lí chút đỉnh cũng khinh bỉ hai người ấy. Vậy thì khâm sứ cho họ có cái gì đáng dùng, mà bảo họ xét xử cái án nặng ấy. Không phải là cho họ sẵn lòng dám giết người hay sao? Than ôi! Lấy điều đó mà suy, thì oan tình không cần biện bạch cũng đủ rõ rồi vậy!
b. Tình hình quan binh sách nhiễu! Nghe nói ở tỉnh ấy, đương thời, phàm xã thôn nào có xin xâu và có trường học, thì quan binh đến đồn trú hoặc ba ngày hoặc bốn ngày, bắt phạt xã dân phải dọn cơm rượu, lính tập thừa thế cướp đến gà chó, dân chịu không nổi, hoặc có kẻ muốn nổi loạn. Bọn bất lương thừa cơ nổi lên hoành hành nhiễu loạn xã dân càng lắm. Chạy báo với quan binh, quan binh đến nơi, thì giặc đã đi chỗ khác, quan binh quở trách là không báo cáo sớm, lại bắt đồn binh ba bốn ngày, phạt cơm rượu. Giặc đi thì lính đến, không bên nào hơn, bên nào kém; không bên nào là không lấy việc cướp bóc nhũng nhiễu làm cái chước hay thứ nhất.
Than ôi! Nhân dân có tội gì mà phải chịu cái nạn độc ác đến thế! Đến nay bọn giặc cỏ ấy còn ẩn núp trong rừng núi, quan binh không biết làm sao nổi, chỉ có dân làng là phải chịu bao phen cơm rượu nặng nề và hai tầng khổ hại mà thôi! Đường sao mờ mịt, chịu sao cho kham!
L. Tỉnh Thanh Hóa
Nghe nói xã dân tỉnh ấy tuy có một hai xã tụ họp mà chưa đến tỉnh. Nhưng công sứ đương thời bắt thân sĩ giam kĩ, đánh đập có khi đến một hai trăm roi. Buổi ấy quan bố
60
Trung kì dân biến thỉmạc kí
chánh tỉnh là Nguyễn Dĩnh được lệnh dự tra xét, thấy đánh đập thái quá, chống cãi lại công sứ rằng: không có thiệt chứng mà đánh chết người thì chẳng phải là đẩy người ta làm giặc hay sao? Rồi không chịu dự tra, sau nhân cáo bệnh về (nghe nói nay bổ lại ở Thừa Thiên, chưa biết chức gì). Quan tỉnh khác tới thay, đều kết án nặng xử tử đày Côn Lôn. Khi tôi ở Côn Lôn, thấy giải đến năm, sáu người thân sĩ, hai cánh tay sưng vù, máu me dầm dề, nhiều người không bước đi nổi, thảm khốc biết bao!
V. Thảm tr ạng lúc đi đày
Lúc dân đi đày, duy thân sĩ Quảng Nam được thong thả hơn. Các tỉnh khác tuy có ngược đãi, nhưng không thái quá. Chỉ có thân sĩ hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An giao cho quan binh áp giải, trói cả tay chân, không cho cựa quậy, lấy trành khiêng xuống tàu thủy rồi cũng không mở dây, sắp hàng trên boong tàu, khát không cho uống, mưa to gió lớn ướt lạnh không dời đi nơi khác, có người kêu đau kêu khổ, rất thảm thương!
61
"""