" Trồng Rau Gia Vị, Rau Ăn Sống An Toàn - Nguyễn Thị Minh Phương & Nguyễn Thị Xuân & Nguyễn Thị Vân Anh full mobi pdf epub azw3 [Nông Nghiệp] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trồng Rau Gia Vị, Rau Ăn Sống An Toàn - Nguyễn Thị Minh Phương & Nguyễn Thị Xuân & Nguyễn Thị Vân Anh full mobi pdf epub azw3 [Nông Nghiệp] Ebooks Nhóm Zalo KS. Nguyễn Thị M inh Phương KS.Nguyễn Thị X uân - KS.Nguyễn Thị V ân Anh TRONG RAU GIA VỊ, RAU ĂN SÓNG AN TÒẤN NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI LỜI NÓI ĐẦU Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamỉn c, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng khác. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật. Tuy nhiên, để có được rau “sạch” thì ngay từ các quá trình chọn giống, trồng trọt, thu hoạch, bảo quản cũng cần thiết phải có những quy trình quản lý chặt chẽ và chúng ta nên trồng “sạch” để có rau “sạch” ăn. Đ ể có sản phẩm rau ít thuốc Bảo vệ thực vật nhất, các nhà khoa học ở Viện BVTV khuyến cáo: - Xử lý cây con, hạt giống trước khi trồng nhằm hạn chế một số bệnh và rệp hại đầu vụ. - Tăng cường sử dụng các giống chống chịu một số bệnh hại nguy hiểm như giống cà chua lai Fl. Sumrner 900 có tác dụng hạn chế héo xanh vi khuẩn, giống N Cross ít gây bệnh thối nhũn,... - Sử dụng các biện pháp phi hóa học để dự báo hoặc hạn chế dịch hại như Pheromone, bẫy dính vàng, bắt bằng tay (sâu non và ổ trứng sâu khoang,...). - Chỉ sử dụng thuốc khi sâu hại đạt đến mức cần thiến phải phun các cây rau chính như cải bắp, cải xanh, dưa chuột, đậu trạch, cà chua. - Tăng cưởng sử dụng các thuốc sinh học, thảo mộc, thuốc có nguồn gốc tự nhiên nhưSpinosad, Evermectin, Azadirachtin. 3 - Luân chuyển các thuốc có cơ chế tác động khác nhau. Chẳng hạn với thuốc trừ sâu tơ, có thể luân chuyển các nhóm thuốc sau đây với nhau: Spinosad- Abamectỉn, Fỉpronỉl, BT, Dia/enthiuron, Idoxacarb, và Luýenuron. - Tuân thủ thời gian cách ly theo kết quả đã nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam. - Sử dụng thuốc đúng nồng độ và liều lượng đôi với từng loại dịch hại trên mỗi cầy trồng sao cho không vượt quá 20% liều lượng trung bình. - Cuối cùng, sử dụng một số biện pháp xử lý trước khi chế biến như rửa rau từng lá một dưới dòng nước chảy đề trứng giun (thứ mà bạn không nhìn thấy) rời ra khỏi lá rau. Đã gọi là “sống” thì rau phải tươi mới giữ được các hoạt chất trong đó. Rau thơm cũng phải rửa kỹ như vậy. Tiếp đến bạn hòa thuốc tím hoặc nước muối loãng ngâm rau trong 30 phút mới vớt ra, dùng nước sạch giội lại, vẩy khô rồi mới xếp lên đĩa. Nơi nào có máy ozone thì bỏ ngập rau trong chậu nước rồi đưa đầu sục ozone trong 20 phút. Cách tất nhất vẫn làm rửa rau trực tiếp dưới dòng nước chảy nhiều lần. Những cách làm này sẽ giúp chúng ta cải tạo rau thành “sạch”. Cuốn sách “Trồng rau gia vị rau ăn sống an toàn ” được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho người trồng rau, người sử dụng rau và những người có điều kiện có thể trồng rau tại nhà cung cấp rau xanh cho bữa ăn thêm phong phú. Do lần đầu xuất bản, khó tránh khỏi những thiếu xót, mong bạn đọc góp ý cho lần xuất bản sau được tốt hơn. Chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ 4 PHẨN I SẢN XUẤT RAU AN TOÀN - NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ QUY ĐỊNH CHUNG Sản xuất thực phẩm an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng là xu thế chung của nông nghiệp thế giới những năm đầu th ế kỷ XXI. Việc nghiên cứu và phát triển rau an toàn ở nước ta được phát động từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên cho đến nay, kết quả vẫn còn hạn chế. Theo sô" liệu của Cục Bảo vệ Thực vật (2006), tại đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ rau an toàn mới chiếm 8% tổng sản lượng rau được sản xuất tại khu vực. Tỷ lệ này trên cả nước còn thấp hơn. Trước thực trạng này, hàng loạt giải pháp được các cơ quan quản lý và khoa học đề ra với tham vọng sớm đưa ngành sản xuất rau trở thành ngành sản xuất an toàn, hiệu quả trong xu thế hội nhập. Nội dung phần này trình bày khái lược những nguyên nhân làm ô nhiễm rau xanh, các biện pháp khắc phục và các giải pháp cho phát triển. i. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ô NHIỄM RAU TRỒNG Đ ể xác định rõ nguyên nhân làm rau xanh bị ô nhiễm và để xây dựng các biện pháp canh tác hợp lý nhằm giảm đến mức thấp nhất các dư lượng hoá châ"t gây tác hại cho sức khoẻ con người có trong sản phẩm cần đánh giá đúng thực trạng môi trường canh tác và các tác động 5 nhiều chiều đến sự ô nhiễm. Đây là vân đề phức tạp, chưa thể có lời giải chính xác ngay. Tuy nhiên, với sự cố gắng của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều khía cạnh nêu trên đã được làm rõ. Xin điểm qua một sô" nghiên cứu chủ yếu. 1. ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật Khi phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ dại,... thuốc sẽ tạo thành m ột lớp mỏng trên bề m ặt lá, quả, thân cây, m ặt đất, m ặt nước và m ột lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc. Theo Viện Bảo vệ Thực vật (2002), hiện nay ở Việt Nam đã và đang sử dụng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng vđi khôi lượng ngày càng tăng. Tuy chủng loại nhiều song do thói quen sợ rủi ro, ít hiểu biết về mức độ độc hại của hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) nên nông dân chỉ sử dụng một số loại thuốc quen thuộc. Nhiều khi bà con còn sử dụng những loại thuốc nhập lậu có độc tố cao đã bị câm sử dụng như Monitor, Wofatox,... Ớ đây còn một nguyên nhân nữa là các loại thuốc nhập lậu này giá rẻ, phổ diệt sâu rộng và hiệu quả diệt sâu cao. M ột nguyên nhân quan trọng khác là khoảng thời gian cách ly giữa lần phun thuốc cuối cùng tđi lúc thu hoạch 6 không được tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệt là những loại rau thu hoạch liên tục như dưa chuột, cà chua, đậu cô ve, mướp đắng,... Theo điều tra của đề tài KT-02-07 (Phạm Bình Quyền, 1995) khoảng 80% số người được hỏi khẳng định rằng sản phẩm rau của họ bán trên thị trường được thu hoạch vđi thời gian cách ly phổ biến là 3 ngày, không phân biệt là loại thuốc trừ sâu gì. Tại các vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố như Hà Nội, Đà Lạt,... do hệ sô" sử dụng ruộng đất cao, thời vụ rải đều nên trên đồng ruộng hầu như có cây trồng quanh năm đã tạo ra nguồn thức ăn liên tục cho các loại sâu và tạo ra sự di chuyển của bướm ngày càng m ạnh mẽ từ ruộng sắp thu hoạch tới ruộng mới trồng, do vậy khó tránh khỏi việc sử dụng thuốc thường xuyên. Trung bình m ột chu kỳ trồng cải bắp, người nông dân phải phun từ 7 - 15 lần vổi lượng thuốc từ 4 - 5kg/ha trong một vụ 75 - 90 ngày (Nguyễn Duy Trang, 1995). Ngoài ra, nhiều nông dân còn sử dụng thuốc trừ sâu độ độc cao (nhóm I, II) để bảo quản hạt giông các loại rau hay bị sâu, mọt như hạt mùi, tía tô, rau giền, rau muống, húng quế,... Yới hiện trạng sử dụng thuốc trừ sâu như vậy, kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu ưong mẫu rau xanh bán tại Hà Nội của Chi cục BVTV Hà Nội cho thây trong vụ đông xuân 2002, hơn 60% m ẫu rau có dư lượng thuốc 7 BVTV nhóm Carbamat và vượt ngưỡng cho phép. Bộ Y tế thống kê cho biết, trong 2 năm 2001 - 2002 tại các tỉnh phía Nam có hơn 600 trường hợp ngộ độc do ăn rau có hoá chất BVTV phải đi cấp cứu, ngoài ra lượng tồn dư không gây độc cấp tính còn khá phổ biến. K ết quả xét nghiệm sữa của 47 bà mẹ đang cho con bú tại một huyện ngoại thành Hà Nội thì có 4 trường hợp có dư lượng hoá chất BVTV nhóm lân hữu cơ từ 0,2 - 0,5mg/lít. 2. Ô nhiễm do hàm lượng nitrat (N03) trong rau quá cao Nitrat vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép mđi gây nguy hiểm. Trong hệ thông tiêu hoá nitrat (N 0 3) bị khử thành nitrit (N 0 2), nitrit là một trong những chất biến ôxyhemoglobin (chất vận chuyển ôxy trong m áu) thành chất không hoạt động được gọi là methaemoglobin, ỏ mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Trong cơ thể người lượng nitrat ở mức độ cao sẽ gây phản ứng với các amin thành chất gây ung thư gọi là nitrosamin. Có thể nói hàm lượng N 0 3 vượt ngưỡng là triệu chứng nguy hiểm cho sức khoẻ con người, nên các nước nhập khẩu rau tươi đều kiểm tra hàm lượng nitrat trước khi nhập sản phẩm. Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng 8 nitrat trong nước uống dưới 50mg/lít. Trẻ em thường xuyên uống nước có hàm lượng nitrat cao hơn 45mg/kg sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể. Trẻ em ăn súp rau có hàm lượng nitrat từ 80 - 130mg/kg sẽ bị ngộ độc. WHO khuyến cáo, hàm lượng N 0 3 trong rau không được quá 300mg/kg rau tươi. Mỹ lại cho rằng hàm lượng ấy phụ thuộc vào từng loại rau. Ví dụ: M ăng tây, không được quá 50mg/kg nhưng cải củ cho phép tới 3.600mg/kg. Ở V iệt Nam thường sử dụng bảng quy định của Nga dưới đây. Bảng 1. Tổn d ư N 0 3 trong m ột s ố loại rau vào thời điểm sử dụng (1-2 ngày sau thu hoạch) TT N ơi lấ y m ẫu T hời đ iểm 1HTX Phù Đ ổn g, Gia H à m Lưựng NO3 (m g/k g sản p h ẩm tươi) C ả i b ắp Su h à o H à n h tâ y Lâm , Hà N ộ i 1/2003 876 +376 982 +482 180 +100 2Chợ H àng D a, Hoàn k iế m , Hà N ội 2/2003 1080 +580 645 +145 116 +36 3Chợ L ong B iên , H oàn K iếm , Hà N ội 1/2004 714 +214 638 +138 96 +16 4HTX M ỹ Đ ức Thuỷ N guyên, H ải Phòng 2/2003 600 +100 - - 220 +140 5HTX N hư Q uỳnh, M ỹ V ăn, Hưng Y ên12/2002 620 +120 480 -20 - - Theo số liệu điều tra của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội các năm 2003, 2004, tại các chợ nội thành Hà Nội và tại m ột sô' cơ sở sản xuất cho thây, tồn dư N ơ 3 trong cải bắp, su hào và hành tây đều vượt ngưỡng cho 9 phép từ 16 - 580mg/kg sản phẩm (bảng 1). Theo Đặng Thị An và cộng sự (1998), khi khảo sát chất lượng rau ở các chợ nội thành đã thấy 30 trong 35 loại quả phổ biến có tồn dư N 0 3 vượt trên 500mg/kg. Cũng theo tác giả, rau bán trên thị trường hiện nay có thể phân thành 3 nhóm chính: - Nhóm 1: Có tồn dư N 0 3 rất cao (>1.200mg/kg tươi), gồm: cải xanh, cải cúc, cải bẹ, rau dền, rau đay, cải trắng. - Nhóm 2: Có tồn dư N 0 3 từ 600 - 1.200mg/kg tươi, gồm: cải bắp, cải củ, mồng tơi, xà lách, rau ngọt, xu hào, mướp, bầu, bí và các loại rau gia vị. - Nhóm 3: Là các loại rau có tồn dư N 0 3 < 600mg/kg, gồm: hành, rau muống, cải xoong, bí đỏ, đậu các loại, dưa chuột, cà rốt, su su. Theo kết quả phân tích các mẫu rau phổ biến trên thị trường các tỉnh phía Nam, Bùi Cách Tuyến và cộng sự (1998) cho thấy: + Nhóm rau ăn lá: Bắp cải, cải thảo có tồn d ư N 0 3 vượt quá tiêu chuẩn quy định, chiếm tỷ lệ lớn nhất (58 - 61%). + Nhóm rau ăn củ: Cà rốt, khoai tây có tỷ lệ số mẫu nghiên cứu có tồn dư N 0 3 vượt tiêu chuẩn quy định nhưng thấp hơn so với rau ăn lá (29 - 39%) + Nhóm rau ăn quả: Có khoảng 52% m ẫu cà chua, 47% m ẫu đậu cô ve và 34% m ẫu đậu Hà Lan đem phân tích cồn tồn dư nitrat (N 0 3) vượt ngưỡng cho phép. 10 K ết quả nghiên cứu tồn dư NO3 trong rau ở các huyện ngoại thành Hà Nội của Vũ thị Đào (1990) cho thấy: Hàm lượng N 0 3 ở rau ăn lá họ thập tự cao nhất, vượt ngưỡng cho phép từ 4 - 8 lần. Ở rau ăn quả vùng cao, vượt ngưỡng cho phép tới 2 lần, chỉ trừ mướp quả có hàm lượng N 0 3 dưới ngưỡng quy định. Đối với rau ăn củ tồn dư NO3 cũng cao, vượt ngưỡng cho phép 2 lần (khoai tây, củ đậu), đến 5 lần (ở su hào). Trong 7 loại rau gia vị chỉ có ổt cay có hàm lượng NO3 dưới ngưỡng quy định. Trần Văn Hai (2000) cho biết: Một trong 2 mẫu cải xanh của 40 hộ trồng rau ở thành phố cần Thơ vào thời điển tháng 3 - 4/1998, có hàm lượng NO3 gấp 2,4 lần ngưỡng cho phép. Vậy nguyên nhân nào làm dư lượng NO3 tích luỹ cao trong các sản phẩm rau? Nhiều nhà khoa học cho rằng có tới trên 20 yếu tố làm tăng hàm lượng NO3 trong sản phẩm rau và m ôi trường nhưng chủ yếu vẫn do các yếu tố sau: - Do bón phân, nhất là phân đạm. Có rất nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề này những năm gần đây. Lê Văn Tám và cộng sự (1998) cho thấy: Khi tăng lượng đạm bón sẽ dẫn đến tăng tích luỹ NO3 trong rau. Điều đáng chú ý ở đây là nếu bón dưới mức 160kg N/ha đối với bắp cải và dưới 80kg N/ha đối với cải xanh thì lượng NO3 trong cải bắp dưới 430mg/kg tươi (mức cho phép 500mg/kg). Như vậy người sản xuất chỉ cần giảm một lượng đạm nhất định 11 thì có khả năng khống chế được lượng N 0 3 trong rau. Các kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Trần Khắc Thi (1996), Bùi Quang Xuân (1999). + Thời gian cách ly từ lần bón cuối đến lúc thu hoạch cũng ảnh hưởng tới dư lượng N 0 3 bong rau. Trần Khắc Thi (1996) đã tổng kết qua kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước KN - 01 - 12: Tồn dư NO3 trong rau ăn lá và rau ăn quả cao nhất trong khoảng thời gian từ 10 -1 5 ngày kể từ lúc bón lần cuối tới khi thu hoạch. Đối với rau ăn củ khoảng thời gian đó là 20 ngày. Lượng NO3 có xu hướng giảm khi thời gian bón thúc lần cuối càng xa ngày thu hoạch. + Phân lân có ảnh hưởng nhất định tới tích luỹ nitrat. Baker và Tucker (1971) cho biết bón phân đạm nhưtig không bón lân đã gây tích luỹ NOj cao trong cây. Hàm lượng NO3 trong cây bón phân đạm nhưng không bón phân lân gấp 2 - 6 lần so với cây vừa bón đạm vừa bón lân. + Đối với kali, Bardy (1985) cho rằng, kali làm tăng quá trình khử NO3 trong cây. Bón thêm phân kali sẽ làm giảm tích luỹ N 0 3 trong rau rõ rệt so với chỉ bón đạm. Khi tăng liều lượng phân kali, hàm lượng NO3 trong bắp cải giảm xuống nhưng không làm thay đổi hàm lượng NO3 trong quả cà chua (Bùi Quang Xuân - 1998). Bón thúc phân kali cho rau khi sinh trưởng và phát dục mạnh sẽ làm giảm lượng NO3 trong cây. 12 - Đất trồng và nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp tới N 0 3 trong cây, tỷ lệ thuận với lượng NO3 rửa trôi trong nước và lưu giữ trong đất. - Thời tiết có tác động nhất định tới tích luỹ NO3. Vào thời kỳ thu hoạch, khi gặp thời tiết lạnh, trời âm u, lượng N0 3 tích luỹ trong cây sẽ cao hơn hẳn. Khi bức xạ ánh sáng thấp dưới 3.000ỈUX, NO3 cao so với cây ở cường độ ánh sáng mạnh (hơn 5.0001ux) (Hanway et all, 1963). 3. Ô nhiễm do kim loại nặng (KLN) Đặc tính của KLN là không thể tự phân huỷ nên có sự tích luỹ trong dây truyền thức ăn của hệ sinh thái Quá trình này bắt nguồn với nồng độ thấp của các KLN tồn tại trong nước hay trong đất, sau đó được tích tụ nhanh trong thực vật, động vật sống dưới nước, tiếp đến là các sinh vật sử dụng các động vật, thực vật này, cuối cùng đủ lớn để gây hại cho con người (Nguyễn Đình Mạnh, 2000). M ột số kim loại nặng dưới đây tồn dư trong rau xanh sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người ở các mức độ khác nhau. - Độc tính của chì (Pb): Đây là một nguyên tô" rất độc hại. Khi trong cơ thể người có Pb quá ngưỡng cho phép sẽ gây độc. Trẻ em khi nhiễm độc chì có thể chậm lớn, trí tuệ kém phát triển. Đối với người lớn thì chì gây tăng huyết áp, suy tim. Khi tồn dư chì trong cơ thể đạt 0,5 - 13 0,6ppm thì chức năng của thận bắt đầu bị rối loạn và tới 0,8ppm sẽ gây ra thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin (Bùi Hữu Đoàn, 1998). - Độc tính của thuỷ ngân (Hg): Các hợp chất thuỷ ngân chứa gốc methyl (CH3) rất bền. Khi vào trong cơ thể nó được hoà tan trong mỡ, chất béo của màng tế bào, não, tuỷ, đi qua màng phổi, gây ảnh hưởng tđi hệ thần kinh trung ương. Do vậy, sau khi nhiễm bệnh người bệnh dễ bị kích thích, cáu gắt, xúc động và rối loạn tiêu hoá, rối loạn thần kinh, chân tay run. Thuỷ ngân làm gẫy nhiễm sắc thể và ngăn cản sự phân chia tế bào. Do vậy gây hiện tượng vô sinh ở nam giới khi ngộ độc thuỷ ngân lâu dài (Cheang hong, 2003). - Độc tính của Cadimi (Cd): Nguyên nhân chủ yếu làm Cd có độc tính là do Cd đồng hình với Zn nên có khả năng thay thế Zn trong một số enzim, từ đó gây nên rối loạn trao đổi khoáng chất, rối loạn trao đổi Gluxit, rối loạn sinh tổng hợp Protenin: Trong cơ thể, Cd gắn với metalotionon tạo thành chất rất bền, Cd khó phân huỷ trở lại, do đó sự thải loại chúng ra ngoài rất lâu (Phạm Khắc Hiếu, 1998). Cd khi xâm nhập cơ thể hầu hết được giữ lại ở thận, gây ảnh hưởng đến chức năng thẩm thấu của ống thận, làm tăng protein niệu, tăng lượng B2-micooglobulin niệu và huyết thanh, sau đó tăng creatimin huyết thanh, cuối cùng có thể ảnh hưởng đến axit amin, gluco và photsphat. 14 Trong công nghiệp thực phẩm, Cd được coi là nguyên tố nguy hiểm nhất, khi hàm lượng Cd lớn hơn 15ppm thì thực phẩm được coi là nhiễm độc. Các hợp chất của Cd trong nước, trong không khí, dung dịch và trong thức ăn đều gây độc. Trong không khí nồng độ Cd tối đa cho phép là 0,lmg/m3. Cd và hợp chất của nó được xếp vào nhóm có thể gây ung thư (nhóm 2A, theo sự sắp xếp của IARC) đường hồ hấp. Trên thế giới, các nước có qui định riêng về khoảng giá trị nhiễm bẩn kim loại nặng trong đất. Đa số các nưđc coi đất chứa Cd 17 Sherpa 25 EC 1,0 II 91,0 83,6<4>; 74,4<5> 18 Sum icidin 10 EC 1,0 II 85,0 72,5<5> 19 R egent 800 WG 0,3 II 92,0 98,5<7> 20 C om ite 73 EC 0,3 m - 78,2<6> 21 Adm ire 50 EC III - 88,5W 22 M im ic 20 F IV - 80,0<2) Thuốc trừ bệnh 1 Ridom il M Z 72W P IV Sương mai, phân trắng, đốm lá... 2 M anozeb 80 WP IV Sương mai, đốm lá, thối quả... 3 V alidacin 3 DD IV Lở cổ rễ, thối nhũn... 4 Kam ulus 80 DF IV C ác bệnh do nấm 5 Score 250 N D m Thán thư, đốm lá , gỉ sắt... 6 A nvil 5 s c m Phấn trắng, đốm lá, gỉ sắt... 7 Rovral 50 WP m Đ ốm lá... Ghi chú: (1); Sâu khoang; (2); sâu xanh da láng; (3); Sâu xanh; (4); Rệp; (5); Sâu đục quả đậu đỗ; (6); Nhện đỏ; (7); Giòi đục lá; (8); Rầy, bọ trĩ. 3.2. Xử lý con giống trước khi xuất khỏi vườn ươm Bảo đảm sạch sâu trong vườn ươm là biện pháp rất quan trọng để hạn chế số lượng sâu ban đầu trên ruộng sản xuất, dẫn đến giảm mức độ tác hại và số lần phun thuốc. Cách xử lý: Sau khi nhổ cây giống, nắm từng nắm nhỏ nhúng toàn bộ thân và lá của cây giống (trừ gốc) vào dung 26 dịch thuốc Sherpa 25EC, nồng độ 0,1% đã pha sẵn trong 10 giây, rồi vớt ra để chảy hết nước thuốc trên lá mới đem trồng. Dùng biện pháp này vừa đỡ tốn thuốc vừa trừ sâu bệnh triệt để hơn là phun trên cả vườn giống (bảng 4) Bảng 3. Hiệu lực xử lý cây con bằng thuốc hoá học C ô n g th ứ c x ử lýT ỷ lệ sâu ttf giảm sau x ử lý (% ) S â u non N h ộn g Cidi M 50 N D 0,1%:Nhúng 90,56 96,00 Phun 79,55 12,00 Sherpa 25 EC 0,1%:Nhúng 82,47 95,70 Phun 73,19 16,20 * Áp dụng ngưỡng kinh tế: Ngưỡng kinh tế là m ật độ sâu trên ruộng mà ở đó nếu không phòng trừ sẽ gây thiệt hại đến kinh tế. Trong công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phổ biến việc phòng trừ theo ngưỡng kinh tế. Ở V iệt Nam đã bắt đầu ứng dụng có hiệu quả trên một số đối tượng như: rầy nâu hại lúa,... Trên rau chúng tôi bắt đầu áp dụng ngưỡng kinh tế trong phòng trừ sâu tơ hại rau họ thập tự và tạm thời được quy định như sau: + Thời kỳ cây con (sau trồng khoảng 20 ngày): 0,5 - 1 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 - 2). + Thời kỳ cây lớn (sau trồng 20 - 50 ngày): 2-10 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 - 2). 27 + Thời kỳ trưởng thành (sau trồng 50 ngày) >10 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 - 2). Như vậy muốn áp dụng ngưỡng kinh tế phải biết và tiến hành điều tra liên tục, phát hiện kịp thời m ật độ dịch hại để xác định thời điểm phòng trừ. Áp dụng đúng theo ngưỡng có thể hạn chế được các lần phun thuốc không cần thiết. 3.3. Sử dụng thuốc luân phiên Nhằm hạn chế tính chông thuốc của sâu tơ, biện pháp tích cực là không dùng nhiều lần (3 lần trở lên) với cùng một loại thuốc, c ầ n sử dụng luân phiên giữa các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau: một loại hữu cơ, một loại sinh học, một loại Pyrethroid hoặc Carbamate,... Biện pháp này vừa hạn chế được tính chống thuốc vừa phát huy được hiệu quả cao của thuốc đối vđi dịch hại. 3.4. Đảm bảo thời gian cách ly Đ ể không còn dư lượng thuốc trong sản phẩm rau, nhất thiết phải đảm bảo thời gian cách ly (PHI - Preharvest interval) là thời gian từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch. Thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc. Thông thường tối thiểu từ 15 - 20 ngày đối với thuốc lân hữu cơ và Carbamate; từ 3 - 7 ngày đối với thuốc sinh học và Pyrethroid. Trừ m ột số thuốc đặc biệt phân huỷ chậm phải được chỉ dẫn cụ thể. 28 Bảng 4 là kết quả thí nghiệm về thời gian phân huỷ của M ethamidophos là một loại thuốc lân hữu cơ của Trung tâm kiểm định thuốc BVTV phía Bắc. Methamidophos là thuốc rất độc, nếu phun ở nồng độ khuyến cáo (l,5kg a.i/ha) thì sau phun 13 ngày thì dư lượng đạt dưới mức cho phép, nhưng tăng gấp đôi nồng độ (3,0kg a.i/ha) thì sau phun 14 ngày dư lượng vẫn còn cao hơn gấp đôi mức cho phép. Do đó thời gian cách ly đối với thuốc lân hữu cơ tạm quy định là 15-20 ngày là cần thiết. Các thí nghiệm khác vđi nhóm thuốc Pyrethroid bước đầu đã xác định thời gian cách ly với rau thập tự là 7 ngày và với đậu ăn quả là 3 ngày. Bảng 4. Thời gian phãn huỷ của Methamidophos trên rau bắp cải (Trung tâm kiểm định thuốc BVTVphía Bắc) L iều lượng sử dụng SỐ n gày sau phun th u ấc M ứ c dư lư ợng thự c t ế (m g/kg) M R L (*) c ủ a FAO (rág/kg) 1,5 kg a.i/ha 0 29,60 1 25,80 2 22,30 3 19,70 5 15,40 7 7,90 10 1,90 13 0,67 14 0,14 29 1,00 L iều lượng sử dụng SỐ n gày sau phun thuốc M ứ c d ư iưựng thực t ế (m g/kg) M R L (*) củ a FAO (m g/kg) 8,0 kg a.i/ha 0 62,10 1 52,60 2 40,30 3 35,90 5 29,20 7 18,60 10 13,0 13 5,20 14 2,10 1,00 * MRL (Maximum Residue Limit): Mức dư lượng tối đa cho phép 30 PHẨN II TRỒNG CÂY GIA YỊ, RAU ĂN SÔNG AN TOÀN Trong ch ế biến món ăn, nhằm tăng thêm phần hấp dẫn, thơm ngon và tạo mùi vị đặc trung, bên cạnh gia vị, người ta còn thường dùng các loại rau gia vị, từ dân gian gọi là rau nêm. Cây cỏ V iệt Nam là nguồn tài nguyên vô giá. Ngoài lúa, ngô, khoai, sắn là nguồn lương thực còn có hàng ngàn loài cây cỏ khác được dùng làm rau ăn, hàng trăm loại rau được coi là những cây gia vị. Rau gia vị hay gia vị nói chung, có thể được hiểu nôm na là nguyên liệu có mùi vị đặc biệt, được thêm vào trong khẩu phần ăn, giúp món ăn ngon hơn. Đây là nguyên liệu cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho các món ăn. M ột tô cháo cá sẽ ngon hơn khi được cho thêm ít hành lá, rau ngò rí, rắc thêm bột tiêu hay vài miếng ớt. Món canh cải xanh nếu thiếu gừng sẽ kém phần thú vị. Món bánh tôm, bánh xèo, bánh khoái mà thiếu rau tía tô, rau thơm, diếp cá thì sẽ không còn hấp dẫn,... Rau gia vị là nguyên liệu không thể thiếu được cho mỗi bữa ăn, hơn thế nữa, nhiều cây rau gia vị chính là nguồn dược liệu quý giá. 31 I. CÁC LOẠI RAU QUẢ ÂN SỐNG VÀ RAU GIA VỊ Rau gia vị làm cho món ăn thêm màu sắc, hấp dẫn, lôi cuốn bởi những hương vị đặc trưhg chứa trong tinh dầu thơm của nó. Rau gia vị phần lớn có chất kháng sinh thực vật có tác dụng kìm hãm vi khuẩn phát triển. Rau gia vị có nhiều loại, có loại do hồng trọt, có loại do mọc tự nhiên và tùy theo phong tục ăn uống của mỗi vùng miền mà chúng ta sử dụng từng loại rau đưa vào bữa ăn hàng ngày. 1. R au trổng - Rau xà lách, rau diếp thường để ăn sống, trộn gỏi, trang trí thức ăn. - Húng thơm nổi tiếng ở làng Láng, Hà Nội ngày xưa, thường dùng ăn sông, thái nhỏ ăn với phở. - Bạc hà, húng chó, húng quế, húng lủi thường dùng ăn sống với m ột số loại thịt động vật, lòng lợn, tiết canh, thịt chó. - Thì là thường đi với món ăn thủy sản. - Hành hoa. - Tía tô thường ăn sống hoặc cho vào món om, ốc chuôi đậu, giả ba ba. - Kinh giới, rau diếp cá, tần ô, rau mùi, rau răm ăn sống. - Rau mùi (ngò), mùi tàu (ngò gai) ăn sông hoặc chế vào một sói món nấu. 32 - Xương sông, lá lốt: thường đi với thịt gia súc như thịt lợn, thịt bò (làm chả viên) hoặc xắt nhỏ cho vào các món nấu như ốc nấu giả ba ba, ba ba om chuối đậu... - Sả, riềng, củ niễng, tỏi, cần tây, tỏi tây thường ăn củ, bẹ lá sống hoặc xào nấu. - M ột số loại lá của những cây trồng khác trong nhà cũng có thể coi là m ột dạng rau thơm như rau cải non, lá gừng, lá chanh, lá ớt, lá gấc, lá nguyệt quế. - M ột số loại quả chua chát cũng dùng để ăn gỏi như: K hế chua, quả sung, quả vả, chuối xanh, vỏ quýt, ngó sen, xoài non, quả chùm ruột, quả bần,... - Giá đỗ và các loại rau mầm trồng trong khay và giá thể dùng để ăn sống và ăn gỏi, nộm. Hiện nay, ở V iệt Nam cũng đã đưa vào trồng một số rau gia vị nhập giống từ nước ngoài theo đặt hàng của các khách sạn và các siêu thị bán lẻ. Ví dụ như rau: Húng tây, hương thảo, việt quất,... 2. Rau mọc hoang - Lá mơ tam thể thường dùng ăn với thịt chó. - Lá cách thường dùng om lươn. - H ạt và lá của cây móc m ật (còn gọi là mác mật) để ngâm măng tươi, làm vịt quay hay lợn sữa quay, thịnh hành ở Lạng Sơn và m ột số tỉnh phía Bắc. 33 - Lá cúc tần thường cho vào dồi chó,... - Chua me: mọc hoang, thường dùng ăn sống. - H ạt dổi, hạt sẻn dùng trong các món ăn của người dân tộc thiểu số miền Bắc V iệt Nam. - Rau má dùng ăn với thịt mèo. - Rau dừa nước: Dùng làm rau ghém ăn với mắm kho hoặc luộc nấu canh. - Lá sung, lá ổi, lá lộc vừng, lá đinh lăng, lá vọng cách,... ăn cùng với các món gỏi và gỏi cá. - Hoa chuối và thân cây chuối tây non: ăn các món gỏi. II. KỸ THUẬT TRỔNG RAU GIA VỊ, RAU ÂN SỐNG AN TOÀN 1. Trổng xà lách Xà lách là loại rau ăn sống phổ biến, chất lượng rau ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, do đó người trồng rau cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng rau an toàn đối với các loại rau ăn sống. Ngoài ra khâu thu hoạch, bảo quản cũng cần được quan tâm hơn so với các loại rau nấu chín khác. 1.1. Giông Chọn giống có năng suất cao phù hợp với điều kiện địa phương, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có thể sử dụng giống của Công ty Đ ại Địa, Công ty Giống cây trồng m iền Nam hoặc giống địa phương. Thời gian gieo từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch 45 - 50 ngày. 34 Lượng hạt giống từ 90 - lOOgr/sào. Xà lách có hai loại: - Xà lách trứng: lá trắng chịu được mưa nắng, cuốn chắc. - Xà lách li ti: lá xanh, tán lớn, ít cuốin, xốp, chịu úng. Nhìn chung, về m ặt kĩ thuật gieo trồng của các giông xà lách là nhuNìhau. 1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a. Thời vụ Xà lách trứng gieo từ tháng 7 đến tháng 2. Xà lách li ti gieo trong các tháng 3 - 4 để ăn trong vụ hè. b. Làm đất - Cày bừa kỹ và làm sạch cỏ dại - Rau xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất vẫn là đ ất' thịt nhẹ, nhiều mùn, bằng phẳng (làm đất gieo xà lách cần phải băm nhỏ kỹ), đâ't dễ thoát nước, đất được cày, phơi ải từ 5 - 7 ngày trước khi lên luống mới. - Lên luống rộng lm , chiều cao luông từ 20 - 25cm (tùy theo mùa), rãnh luống rộng 30cm, chiều dài luông tùy theo kích thước thửa ruộng. Bón phân lót, xới và trộn đều phân. c. Mật độ, khoảng cách Hàng X hàng: 15cm; Cây X cây: 15cm 35 d. Xử lý hạt giôhg và cách trồng - Xử lý hạt giông trước khi trồng bằng Ridomil hoặc Carbenda, Rovral. - Gieo qua luống ươm rồi mới nhổ cây con đem trồng từ 20 - 23 ngày. Hoặc gieo thưa trực tiếp trên luông thông qua luống ươm. Sau khi gieo xong phủ qua một lớp rơm mỏng giữ ẩm cho đất. e. Bón phân + Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 700kg - 800kg/sào hoặc phân giun: 700 - 800kg/sào. Phân Bi Fa: 20 - 25kg/sào; phân lân: 20 - 25kg/sào; vôi 20 - 25kg/sào (bón 7-10 ngày trước khi trồng). + Bón thúc: - Lần 1: sau khi trồng 4 - 6 ngày (lượng phân NPK 3 - 4kg ngâm tưới). - Lần 2: Sau lần 1 từ 12 -1 5 ngày (lượng phân NPK 4 - 6kg ngâm tưới). - Lần 3: trước khi thu hoạch 5 - 7 ngày (lượng phân NPK 4 - 6kg ngâm tưới). f. Chăm sóc - Làm dàn che bằng lưới (mùa nắng giảm nhiệt độ, mùa mưa hạn chế dập xà lách). Thường xuyên chăm sóc, nhổ 36 cỏ, tưới nước đủ ẩm, bón phân vi sinh hoặc dùng chế phẩm EM kịp thời cho cây sinh trưởng, phát triển đồng đều. 1.3. Phòng trừ sâu bệnh Sâu thường gây hại là sâu ăn lá, sâu nách, sâu xám có thể dùng thuốc: Success, BT, Delíin, Xentury, Pegasus. Xà lách ít nhiễm các loại sâu, bệnh, m ặt khác xà lách là loại rau ăn lá trực tiếp doanh nghiệp đó không được sử dụng thuốc BVTV. Chú ý: Khi dùng thuốc BVTV đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc - đúng liều lượng - đúng lúc - đúng cách, sử dụng đúng theo hướng dẫn trên bao bì và thời gian cách ly. 1.4. Thu hoạch Tiến hành thu hoạch khi rau đủ tuổi, chú ý không để xà lách quá già nhất là trong m ùa Hè làm m ất giá trị của rau. Nhổ, bỏ các lá già gần gốc, bó rửa sạch gốc xếp vào giỏ tránh làm dập lá. 2. Kỹ thuật trồng cây rau má Rau má là cây cho lợi nhuận khá cao, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng âm lịch). M ùa khô cần tưới nước thường xuyên. Rau má khá nhạy cảm vđi thời tiết, môi trường. Sương mù khiến cây vàng úa, cần tưới rửa vào buổi sáng. Những cơn mưa đầu mùa dù lớn hay nhỏ cũng cần tưới nước, rửa axít và tránh môi trường thay đổi 37 đột ngột làm cây hư hỏng. Rau má thích hợp các loại phân vi sinh và phân chuồng. 2.1. Chọn giống hợp lý Hiện có 3 loại giống chủ yếu: giống rau má cọng tím (thân tím, phiến lá hình dạng răng cưa), giông rau má m èo (cây thấp, lá nhỏ, bò sát m ặt đất) và giông rau má mỡ (thân to, lá to và xanh mướt, cây cao) là loại cho hiệu quả cao nhất hiện nay. 2.2. Làm đất Không nên lên liếp cao quá dễ bị khô, nên làm theo kiểu cuốn chiếu đưa tầng đất m ặt nằm trên m ặt liếp là tốt nhất. Sau khi lên liếp, làm rãnh thoát nước giữa liếp và để tiện chăm sóc, lượng vôi bón 150 - 200kg, phân chuồng 1 tấn + 2kg nấm Tricoderma cho l.OOOm2. Khoảng cách trồng 15 X 20cm (3 đến 4 tép/bụi, tưới nước 1 đến 2 lần/ngày vào mùa nắng). Lượng phân vô cơ cho l.OOOm2: Lân 20 - 30kg, DAP 25 - 30kg, urê 35 - 40kg. Sau thu hoạch lứa đầu bón thêm 1 tấn phân chuồng đã ủ hoai + lkg nấm Tricoderma cho l.OOOm2. c ầ n bổ sung các nguyên tố vi lượng cho rau, có thể dùng Polyfeed 19.19.19 có nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng. 2.3. Sâu bệnh M ột sô" sâu bệnh chính trên rau má - Nhện đỏ: Tấn công trên đọt non, chích hút nhựa làm lá nhỏ và dày, cây phát triển kém. Nhện đỏ còn là môi 38 giới truyền bệnh virus. Phòng trị: c ắ t và chôn vùi cây bị bệnh, đồng thời kiểm tra m ật độ nhện, dùng dầu khoáng SK 99 liều lượng pha 20 - 25cc/bình 8 lít, Saromite 57 EC liều lượng 8 - lOcc/bình 8 lít, phun 4 bình/l.OOOm2. - Sâu ăn tạp: cắn phá lá, thường xuất hiện mùa nắng, phòng trị bằng thuốc Biocin 8000SC, Sapen Alpha, SecSaigon 25EC. - Gỉ sắt: Lúc đầu vết bệnh có màu nâu tím sau chuyển m àu vàng hên kết nhau nằm ở m ặt dưới lá. Phòng trị: bằng các loại thuốc Carbenzim, nhóm có M ancozeb như M exyl MZ 72WP, Dipomate 80WP, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Bệnh đốm lá: Xuất hiện những đốm màu nâu đỏ đều trên m ặt lá, sau đó vết bệnh khô có màu xám, viền ngoài m àu nâu, lây lan mạnh ra xung quanh. Phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, chôn vùi những lá bị bệnh, bón phân cân đối, không sử dụng phân bón qua lá lúc rau bị bệnh. Luân phiên sử dụng 3 loại: Alpine 80WDG - M exyl MZ 72WP - Copforce Blue 51WP cho hiệu quả phòng trừ râ't tốt. Bà con sử dụng đúng theo hướng dẫn và đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc BVTV cho rau. 3. Trồng cây rau mùi (Ngò rí) Rau mùi trồng phổ biến khắp nước để ăn kèm với các món xào còn nóng như bò xào, mực tươi xào. Trộn lẫn 39 với rau sa lát, bạc hà, húng quế, mùi tàu, ngổ để ăn bún chả, bún nem. 3.1. Giới thiệu chung - Rau mùi thuộc cây thân thảo, lá mềm. - Lá cây mọc thẳng từ gốc bằng một cuống dài. - Cuống hình ống, rỗng ruột. - Lá màu xanh, hơi tròn, mép lõm vào như hình cánh hoa. - Mỗi cây có từ 5 - 6 lá, mùi hương dễ chịu. 3.2. Kỹ thuật trồng a. Thời vụ Rau mùi có thể trồng quanh năm, tốt nhất là trong vụ đông - xuân, từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. b. Lảm đất Đ ất phải được cày bừa nhỏ, tơi xốp, không bị úng nuớc, nhiều mùn. Đ ất cần được xử lý bằng các loại thuốc trừ kiến, dế, mọt. Làm liếp: liếp rộng l,2m ; chiều dài liếp tùy theo kích thước vườn; chiều cao liếp khoảng 20 - 25cm (tùy theo thời vụ gieo trồng). c. Gieo hạt Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt từ 12 - 14 giờ trong nước. Trộn hạt với ho bếp để gieo cho dễ. Hạt cần gieo đều. Gieo xong có thể phủ rơm rạ nhẹ hoặc lớp đất thật mỏng để giữ ẩm, hạt nhanh mọc. 40 d. Bón phân LuỢng phân cần sử dụng cho l.OOOm2 như sau: + Phân chuồng hoai mục: 1,5 tấn (sử dụng cho bón lót, lúc làm đất). + Bón thúc: Sử dụng 0,5kg phân urê + 0,5kg super lân trộn chung, hoà nước để phun cho cây. Phun sau khi cây mọc được 12-15 ngày (kể từ lúc gieo hạt). e. Chăm sóc Mỗi ngày tưới nước 1 lần, vào sáng sớm. Rau mùi là cây mọc khoẻ. Sau khi cây mùi mọc, các loại cỏ sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, phải nhổ cỏ để cây không bị lấn át. Trong trường hợp rau mùi mọc dày, có thể ứa bớt để ăn dần. Rau mùi rất ít sâu bệnh hại. N ếu có, chỉ là sâu cắn phá lá rau. Có thể sử dụng Sherpa hoặc Biocin để phun, tuy nhiên, do thời gian canh tác rau ngắn nên cần tính toán kỹ thời gian phun thuôc để thu hoạch cho thích hợp (đảm bảo thời gian cách ly). 3.3. Thu hoạch Thu hoạch rau mùi bằng cách nhổ tỉa hoặc thu cả liếp. Sau khi trồng khoảng 30 - 32 ngày là có thể thu hoạch. - Cách chế biến: Dùng trong các món rau trộn, món xào hoặc nước như mì xào giòn, m iến cua,... để trang trí và tăng thêm hương vị món ăn. 41 - M ách bạn: Nếu tự trồng rau mùi, không nên hái lá sau khi cây có hoa vì lúc này lá cây râ't đắng. 4. Mùi tàu (ngò gai) 4.1. Đặc điểm thực vật học - Cây ngò gai thuộc cây thân thảo. - Cây cao trung bình khoảng 15 - 25cm. - Lá ngò gai rộng, 2 bên m ép của phiến lá có nhiều răng cưa, có xu hướng rộng dần về phía ngọn lá. - Cuông lá mọc trực tiếp từ gốc cây, ngò gai phát triển phân thành nhiều tầng lá khác nhau. - Hoa của ngò gai mọc từ trục thân, hoa hình bầu dục hay hình trụ. - Quả ngò gai hình cầu, hơi dẹt, chứa nhiều hạt để làm giống. 4.2. Công dụng - Ngò gai là loại rau gia vị thường được dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. - Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột,... 4.3. Kỹ thuật trồng a. Giống Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc 42 nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống gieo cho l.OOOm2 từ 3 - 5kg. Muốn gieo đều nên chia hạt giống thành 2 lần gieo, mỗi lần gieo trộn hạt với phân, đất rồi tiến hành vãi đều trên m ặt luống. Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất (sử dụng Yibasu 10H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nảy mần và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nảy mần. b. Đất trồng Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ. Lên liếp hình mai rùa, chiều dài liếp tùy theo kích thước vườn, rộng 1 - l,2m , cao m ặt liếp 15 - 20cm. Các liếp cách nhau 0,3 - 0,4m. Có hệ thống thoát nước để có thể thoát nước mỗi khi có mưa to và kéo dài. c. Bón phân (lượng phân tính cho l.OOOm2) Bón lót: + Phân chuồng 400 - 500kg. + 20 - 30kg phân NPK (loại 20 - 20 - 15), sau khi bón xới xáo để trộn phân vào đất. Bón thúc: Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, nên bón bổ 43 sung khoảng 5kg urê và lOkg super lân kết hợp vđi việc tía cây. Bón phân bằng cách trộn phân trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát vđi m ặt đất, vì thế không được để cho đất cát, bùn rơi bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết. d. Tưới nước Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân. Cây ngò gai ưa ẩm ưđt vì th ế phải thường xuyên tưới nưđc cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm , nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém . e. Thu hoạch Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). N ếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. 5. Trổng cây rau húng (húng dũi và húng láng) Húng là loại rau gia vị. Cây thảo, sông dai, cao khoảng 1 m ét hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, ở mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu có màu vàng nhạt hợp thành chùy dài ở ngọn. Rau húng có vị cay thơm, tính âm, có tách dụng trừ tanh hôi, giúp tiêu hóa, tiêu đờm, chữa ho cảm, viêm họng, trắng lưỡi, đầy bụng 44 đi ngoài và co giật ở trẻ em. a. Giống: Có 2 loại giống - Giống giả: M enatha avennis - Giống thật: M enatha aquatica Giống giả có mùi bạc hà ít được ưa thích, giá trị kém nhưng trồng thì dễ dàng, năng suất cao. b. Đất trồng Rau húng thích nghi với vùng đất thịt, đất giàu hàm lượng NPK, thoáng, xốp, thoát nước tốt. Đặc biệt, nơi đất hồng rau húng cần dãi nắng (nắng tốt) vì có nắng rau húng mới có mùi thơm đặt trưng. c. Lên liếp M ùa mưa làm liếp nổi: rộng từ 1 - l,2m , cao lOcm, chiều dài tùy theo kích thước vườn. Mùa nắng làm liếp âm: rộng từ 1 - l,2m , chiều sâu khoảng 5cm, chiều dài tùy theo kích thước vườn. Trên liếp có rải m ột ít đất m ặt có ưộn phân chuồng hoai mục + tro trấu. d. Cách trồng: Có 2 cách trồng - Trồng bằng phương pháp giâm cành: Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, thân to, mập, lá xanh, tươi tốt. Trên những cây đã chọn, tiến hành cắt cành, mỗi đoạn 45 cành dài koảng 3 - 5cm. Sau đó giâm xuống đất 3 - 4cm, uốn cong phần giâm dưới đất để tăng diện tích tiếp xúc vđi đất, cây mau ra rễ. - Trồng bằng mầm (củ): nếu những vườn trồng rau húng để lấy mầm rễ (còn gọi là củ) làm giống, sau khi hái rau xong tiến hành để giống. Đ ến khoảng tháng 10 - 11 tiến hành lấy mầm trắng lên làm giông. e. Bón phân, chăm sóc - Bón lót: Phân chuồng: 1 tấn/1.000m2 Phân super lân: 15kg. - Bón thúc: chia làm 2 lần bón: Lần 1: Sau 15 ngày giâm cành. Lần 2: 25 ngày sau giâm cành. Bánh dầu: 30kg. Phân urê: 15kg. Tưới nưđc: 1 ngày 1 lần. /. Phòng trừ sâu bệnh Rau húng bị bệnh chủ yếu là cháy lá. Do đó cần phòng trị sớm trước khi lan cả vườn rau. Có thể sử dụng m ột trong những loại thuốc sau: Ridomyl MZ, Monceren,... Lưu ý: khi dùng thuốc BVTV phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng 46 các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều qui định. g. Thu hoạch Trồng rau húng có thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ 2/3 cây (phần ngọn), c ắ t sát đất độ 5cm. - Cách chế biến: Đ ể ăn sông, làm rau trộn hay dùng kèm với lòng luộc, phở, lẩu tôm,... - M ách bạn: Những lá nhỏ ở ngọn là ngon nhất. 6. Trồng cây húng quế (húng dũi) Húng qu ế mùi thơm hắc thường cũng để ăn vđi lòng lợn tiết canh ngon như húng láng. Đặc biệt thịt cầy húng quế thường phải đi đôi với nhau mới ngon, bùi. Hương vị húng quế được thể hiện trên lá, thân, ngọn, hoa. Trong húng quế, người ta có thể chiết xuất được từ 0,4 - 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ. 6.1. Đặc tính thực vật - Rễ: Rễ húng quế phát triển từ rễ phôi, hướng ăn sâu xuống lớp đất m ặt sâu 18 - 25cm, ngoài ra còn rễ cấp 2, cấp 3 tạo thành bộ rễ bám chặt vào đất giữ cho cây khỏi đổ và hút nước, thức ăn từ trong đất để nuôi cây. - Thân: Thời kỳ mọc và thời kì cây con, thân phát triển chậm, đến khi có mầm nhánh, thân phát triển mạnh. Thân cây húng quế thường cao từ 40 - 60cm; trên thân có m ặt đốt là những điểm xuất phát của các mầm nhánh, mỗi m ắt đốt có hai lá mọc đối. 47 - Lá: lá hình thoi, có cuống dài. Lá mọc đối xứng trên cùng mặt lá, gân lá hình mạng lưới lông chim, mép lá nhẵn. - Hoa - quả: Cuống hoa nằm ở phần ngọn của thân và nhánh. Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 3 - 6 hoa, cánh hoa màu tím hoa cà, nhị và nhuỵ hoa dài hơn cánh. Hoa nở lần lượt từ dưới lên trên. Sau khi được thụ phấn, cánh hoa to dần, quả được hình thành, kết hạt, già và chín. Quả khô tách ra, hạt rơi xuống đất cũng có khả năng tự mọc nhưng tỉ lệ mọc rất thấp. 6.2. Kỹ thuật gieo trồng a. Chọn đất, làm đất, bón phân Chọn nơi gieo ươm gần nhà, thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc và thu hoạch. Đ ất gieo trồng cần được cuốc sớm, phơi ải, đập nhỏ (nhất là đối với đất dùng để ươm hạt) vì hạt húng quế rất nhỏ (như hạt rau dền). Lượng phân bón lót từ 0,5 - lkg phân chuồng hoai mục cho lm 2, trộn thật đều với đất trồng và tạo cho độ ẩm đất thích hợp khi gieo hạt hoặc trồng cây. Kỹ thuật gieo, ươm và trồng cây b. Thời vụ Thời vụ thích hợp để gieo hạt là vụ xuân. Sau tiết lập xuân (4 - 2) gieo hạt để có cây con trồng tháng 3 đầu tháng 4 rau húng sẽ phát triển mạnh trong vụ hè và vụ thu. 48 c. Gieo trồng - Gieo hạt: Có thể lấy hạt đã chín trên cây đem phơi 1 - 2 nắng nhẹ để nguội vào chai lọ sau 5 - 7 ngày đem xử lý và gieo. Khi gieo, hạt giống được trộn đều với đất bột (một phần hạt giống 50 - 60 phần đất bột). Có thể gieo vãi, giơ hàng hoặc gieo hốc. Gieo xong, phủ một lớp rơm rạ mỏng để khi tưới đỡ bị nén đất và giữ được độ ẩm đất cho hạt mau nứt nang, mọc mầm. Khi hạt đã mọc m ầm cần nhẹ nhàng lấy hết rơm rạ ra. Trường hợp gieo vãi, khi cây con có từ 4 - 6 lá thật là có thể tía cây đem trồng được. N ếu sô' lượng hạt giông có quá ít, ta có thể gieo ươm vào giành, sọt hoặc khay để dễ bảo quản, dễ chăm sóc. - Trồng cây: Khi cây con có từ 4 - 6 lá thật là đủ tiêu chuẩn bầu cây ra ngôi. H ố để trồng cây phải được đào rộng hơn bầu từ 0,1 - 0,3cm. Mỗi hố được bón lót từ 0,3 - 0,4kg phân chuồng đã hoai mục. Khi trồng, đặt bầu cây vừa ngang mặt đất, khoả đất bột đã trộn phân vào gốc, lấy tay nhấn nhẹ giữ cho cây đứng thẳng, không bị đổ, khoả đất một lần nữa cho phẳng rồi tưới nhẹ xung quanh gốc bằng nước lã cho chặt gốc, tạo điều kiện để cây mau bén rễ. Những ngày đầu (sau khi trồng) cần che nắng và giữ đủ ẩm cho cây. - Chăm sóc 49 Nơi ươm hạt: c ầ n tưới nhẹ, chủ yếu là tưới thấm giữ độ ẩm. Cần che đậy khi nắng to và mưa to. Trước khi bầu cây ra ngôi từ 5 - 7 ngày nên tưới một lần bằng nước sạch. Thường xuyên theo dõi, phát hiện và bắt các loại sâu cắn cây (sâu xám, dế dũi, ốc sên); các loại sâu ăn lá, cắn ngọn (sâu róm, sâu đo, sâu xanh,...) 6.3. Thu hoạch Thường sau trồng 30 - 45 ngày có thể thu hoạch được. Dùng liềm cắt cành, nếu cần lượng ít, nên cắt tỉa cành già, để lại cành non. Nếu cần lượng nhiều có thể cắt hết cả bụi cây, chỉ chừa phần gốc 5 - 7cm rồi chăm sóc để cây tái sinh, thu hoạch lần khác. - Cách chế biến: Có thể dùng trong các món hải sản và gia cầm. Rất ngon khi trộn gỏi sò huyết. Ăn kèm vđi món lòng luộc, rau sông. - M ách bạn: Thân cây thấp nhỏ, phải nhặt cẩn thận. 7. T rồng cây ra u răm Rau răm ngoài mùi thơm cồn có vị chát, se cay dễ chịu. Rau răm thái nhỏ nấu canh thuôn thịt bò, thịt lợn đều dễ ăn vì lượng tinh dầu chứa nhiều trong cuống. 7.1. Đặc tính thực vật Rau răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Toàn thân, rễ, lá vỏ đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ. Trồng mau 50 thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 - 40cm. Lá cân, mọc so le hình m ác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt tím, màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá. Hoa mọc thành bông, hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp thành đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, 3 cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhấn. 7.2. Công dụng Rau răm chủ yếu để làm gia vị. Người m iền Trung ăn thịt gà xé bóp muối tiêu với rau răm, cùng với gừng tươi kèm ăn với trứng vịt lộn, làm rau thơm cho vào món cháo cá, cháo thịt gà, trộn với bắp cải để muối chua,... Ngoài các công dụng đã nói ở trên người ta cho rằng rau răm có tác dụng làm dịu tình dục. Ngoài ra, rau còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa rắn bằng cách hái 20 ngọn rau răm rã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn. 7.3. Kỹ thuật trồng trọt Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 - l,5m, rãnh 30cm, luống dài theo thửa ruộng. Bón lót 20 - 25 tấn phân chuồng và 300 - 51 400kg phân lân (tính ra lm 2 bón 2 - 2,5kg phân chuồng và 30 - 40kg phân lân). Trên luống xẻ hàng cách hàng 15cm. Cây cách nhau lOcm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 - 15cm có khoảng 5 - 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dậm chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa. Rau răm giông đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gôc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giông vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt. - Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ỏ nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng. Dùng nước phân lợn pha loãng hay dùng phân urê với nồng độ 1% tưới vào gốc. Cứ 10 - 15 ngày bón 1 lần. Các lần sau có thể dùng phân hỗn hợp NPK để tưới. Đ ể bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng bón 1 -2 tuần, tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ để bón cho cây. 7.4. Thu hoạch Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được. Có 2 cách: - Cắt tỉa các cành dài đèm bán. 52 - c ắ t luân phiên từng đám đem bán. Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 - 5cm, sau đó bón phân, tưới nưđc để cây phục hồi sinh trưởng. - Cách chế biến: Ăn sống như 1 loại gia vị hoặc thái nhỏ cho vào các món ăn như canh cá, bún thang, gỏi gà, vịt, canh chua,... - M ách bạn: Không chỉ tăng hương vị cho món ăn, rau răm sống còn giúp tiêu hóa tốt. 8. Trồng cây thìa là Thìa là có mùi thơm át mùi tanh nên thường dùng nấu món cá dấm, cá om cải, cá quả luộc, mộc ếch hay trứng đúc thịt. Thìa là làm tăng gia vị cho các món sa lát, súp cũng như phó m át trắng trong món Âu. Thìa là băm nhỏ trộn với bơ sẽ được món “patê xanh” thơm ngon mà người phương Tây ưa thích. Cây thìa là loại: Cây thân thảo Phần ăn được: Thân và lá Giá trị năng lượng: 92KJ/100g 8.1. Đặc điểm - Dùng để nấu canh cá, đặc biệt các loại cá có mùi tanh. - Dùng thân, lá già, quả để làm gia vị muối dưa cải và m ột số sản phẩm đóng hộp (dưa leo, cà chua,...) và 53 phơi khô làm thuốc chữa lạnh bụng, đầy hơi, nôn mửa, bí tiểu tiện. - Quả thìa là có 3 - 4% tinh dầu dùng làm hương liệu cho chè và làm thuốc kích thích trung tiện, lợi sữa. Vật liệu gieo trồng: Hạt. Đất: Ưa đất tơi xốp, ít chua và mặn. 8.2. Kỹ thuật trồng Gieo vãi 15kg hạt giống/ha hoặc gieo theo hàng, hàng X hàng: 10 - 15cm. Trồng đ ể làm giông: 30 X 30cm. Thời vụ: Tháng 9 -10, có thể gieo trong vụ đông xuân nhiều lứa. Sau khi thu hoạch xong thì trồng lại. Gieo đợt tháng 10 để làm giống. - Chuẩn bị đất và cách trồng: Đ ất cần làm nhỏ, tơi xốp, ải. Lên luống rộng 1,2 - l,5m ; cao 20 - 30cm. Bón lót 15 - 20 tấn phân chuồng hoặc chộn đều vào đất. Cào luống cho bằng phẳng, sau đó gieo hạt. Gieo hạt xong, rắc đất bột hoặc khoả nhẹ để có 1 lớp đất mỏng phủ lên hạt, sau đó phủ 1 lớp trâu rồi tưới ẩm đất. 8.3. Chăm sóc - Bón phân: Bón thúc cho thìa là khi cây cao được 10 - 15cm. Hoà 50kg urê + 50 - lOOkg supe lân vào nước để tưới 54 cho lha hoặc hoà nước tiểu theo tỷ lệ 1/10 với nước lã tưới cho thìa là thay phân hoá học. Tưới nước: Tưới nước giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu. Sau đó kết hợp với tưới phân thúc. 8.4. Phòng trừ sâu bệnh Thìa là là cây gia vị nên ít bị sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc hoá học. Thu hoạch: Sau 40 - 50 ngày sau gieo (trước khi ra hoa) có thể nhổ thu hoạch tất cả một lần hoặc nhổ tỉa thu nhiều lần. Thu hoạch bó nhỏ, rũ sạch đất hoặc rửa rễ cho sạch. Nếu để thìa là giống: Khi quả chín, nhổ cả cây về phơi. Cần giữ khô, tránh mưa xuân. Vò hạt phơi 3 - 5 nắng, sàng sảy cho sạch hạt, có thể thu 500kg hạt/ha - Cách chế biến: Dùng trong các món rau trộn, riêu cá, chả cá, chả bò hoặc ăn kèm với hải sản. - M ách bạn: Có thể dùng thì là sống hoặc cho vào các món nóng như lẩu, bún nước, canh cá. 9. Trồng cây tía tô Tía tô có mùi thơm đặc biệt. Lá tía tô có loại m àu tím sẫm, có loại màu xanh non nhưng đều công dụng như nhau. Tía tô trộn lẫn với rau sông khi ăn bún chả, nem rán nhưng ngon hơn cả là thái nhỏ nấu với ốc nhồi giả ba ba hoặc cháo cá. Khi bị cảm ăn bát cháo hành củ thật nóng rắc tía tô tím thái nhỏ trộn đều sẽ thấy nhẹ hẳn 55 người, khỏi bệnh. 9.1. Đặc điểm chung Tía tô là cây thân thảo, mọc hàng năm, đứng thẳng. Thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn. Hoa trắng hay tím. 9.2. Kỹ thuật trồng Chọn chân đất cao, tơi xốp, thoát nước tốt. Đ ất được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên liếp. Mùa nắng: Làm liếp rộng 1 - l,2m , nếu đất cát pha có thể làm liếp chìm để giữ ẩm. M ùa mưa: Làm liếp rộng 0,8 - lm , cao 20cm. a. Cách gieo trồng Có 2 cách: gieo hạt và giâm cành Liếp gieo hạt được cày bừa kỹ (đất nhuyễn), bón lót phân chuồng hoai. Trước khi gieo nên rải Basudin và sau khi gieo phủ rơm. Khi hạt nảy mầm phải giở rơm để cây mọc cứng. Khi cây có 5 - 6 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo) là đem trồng. b. Thời vụ gieo trồng: Tía. tô có thể trồng được quanh năm. c. Mật độ, khoảng cách: Cây cách cây, hàng cách hàng: 15 X 15cm. M ật độ: 450.000 cây/ha 56 d. Bón phân (tính cho l.OOOm2) - Bón lót: 1 tấn phân chuồng + lOkg super lân. - Bón thúc: + 10 NST (ngày sau trồng): Hoà phân urê với nồng độ 20g/10 lít nước, kết hợp với bánh dầu, phân chuồng. 10 ngày tưới/lần. + 20 NST: Hoà phân urê để tưới như trên. e. Chăm sóc Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng. f. Phòng trừ sâu bệnh - Bệnh chết cây và bệnh gỉ sắt: Giai đoạn cây con có 4 - 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất. Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,... để phun phòng trị. Sử dụng Tất cả các loại thuốc nên tuân theo nguyên tắc “4 đúng”. Tía tô là rau gia vị nên cẩn thận trong việc sử dụng nông dược. Trước khi thu hoạch 2 tuần tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào. 57 9.3. Thu hoạch Sau khi trồng tía tô 40 ngày là có thể thu hoạch. Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc lOcm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15-20 ngày thu 1 lần. Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc k ết hợp vổi tưới nước phân như hên. Khoảng 2 đợt bón bổ sung bánh dầu, phân chuồng + 4kg urê - Cách chế biến: Ăn sống, hoặc dùng trong các món như lẩu dê, ba ba nâu ốc, ốc nhồi,... - M ách bạn: Lá tía tô nấu cùng lá bưởi, hương nhu,... để xông giải cảm. 10. Trồng cây kinh giổi Kinh giới có chứa chất tinh dầu có vị thơm đặc biệt. Kinh giới thường được ăn chung vđi các loại rau gém khác như xà lách, rau diếp, bắp chuối, cây chuối non, rau muông chẻ,... Kinh giới còn là một vị thuốc nam. Kinh giới nhổ cả cây phơi khô sắc uống chữa cảm sốt, nhức đầu. Khi dùng chung vổi tía tô, hương nhu chữa viêm họng, nôn mửa, hoặc dùng chung với gừng, giã nát để đắp hoặc đánh dọc sông liíhg trị đau khđp. 10.1. Làm đất, bón phân Đất trồng kinh giới cần tơi xốp, thoát nước, nhiều mùn vì vậy cần đất nhẹ thoát nước. Kinh giới phát triển tốt 58 cần bón lót phân chuồng. 10.2. Cách trồng Có 2 cách trồng: Trồng bằng gieo hạt hoặc giâm cành. - Trồng hạt: Hạt kinh giới ngâm nước m ột đêm, rồi trộn đều với tro bếp hay trộn đất bột để gieo cho đều. - Trồng giâm cành: c ắ t các đoạn thân, chiều dài 12 - 15cm có 3 - 4 mắt, đem cắm vào luông, chừa khoảng 5 - 7cm, ngắt lá để mau ra rễ non là được. N ếu gieo hạt thì sau 30 ngày nhổ đi trồng, c ầ n tưới nước đẫm. 10.3. Chăm sóc Vườn kinh giới chủ yếu là trừ cỏ và bón phân tưới nước. N ếu làm đất kỹ, lên luống, có phủ rơm rạ thì ít cỏ. 10.4. Thu hoạch Tùy mục đích sử dụng để định thời gian thu hoạch. N ếu thu hoạch làm rau gia vị thì sau khi ngâm cành 1 tháng có thể thu đợt đầu. Nếu gieo bằng hạt mà không cây lại thì sau 45 ngày đã thu hoạch bữa đầu. N ếu thu hoạch để làm thuốc thì cần thu lúc cây đã trưởng thành hoặc có hoa. - Cách chế biến: Ăn sống cùng các loại rau thơm khác hoặc dùng với gỏi cá, thịt luộc. - M ách bạn: Nhặt sạch rau kinh giới, cắt khúc và cho vào túi ni-lông, bảo quản trong ngăn m át tủ lạnh. 59 11. Rau ngổ Hay còn gọi là rau ôm, mùi thơm đặc trưng, thân màu trắng. - Cách chế biến: Dùng trong các món bê tái chanh, lươn om, canh chua, canh khoai mỡ hoặc bạn có thể dùng như món rau sống cho bữa ăn thường ngày. 11.1. Đặc điểm chung - Rau ngổ thuộc loại thân thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. - Lá đơn, không cuống, mọc đối hoặc vòng quanh thân. - M ép lá hơi có răng cưa. - Có hoa mọc ở nách lá, cuống dài, hoa m àu tím. - Rau ngổ là loại rau gia vị, dùng để ăn sông hoặc chế biến thành những món ăn khác. - Rau ngổ là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, tiêu sưng, chồng độc. 11.2. Kỹ thuật trồng a. Thời vụ: Rau ngổ được trồng quanh năm. b. Đất trồng Rau ngổ thích hợp trên những vùng đất nhiều nước như ruộng lầy, ao hồ. Do đó, đất trồng rau ngổ cần nhiều bùn, đầy đủ dinh dưỡng, nhiều nước. Đ ất trồng rau ngổ được cày bừa kỹ, sạch cỏ, sục bùn. 60 Có thể lên liếp để trồng rau ngổ ở những vùng đất thấp, trũng (liếp rộng 2m, cao 30cm). Thông thường trồng ngổ bằng cách giâm cành. Chọn những đoạn thân ngọn sinh trưởng khoẻ, cắt khoảng 15 - 20cm giâm trên những liếp đất đã chuẩn bị trước. Khoảng cách trồng: cây cách cây 3 - 4cm. c. Bón phân (lượng phân bón cho l.OOOm2 như sau) Bón lót: + 1,5-2 tấn phân chuồng hoai. + 20 - 25kg phân lân. + 40kg tro bếp hoặc lOkg kali. Bón thúc: Bón thêm phân urê trong quá hình trồng (3kg/1.000m2), có thể chia làm nhiều đợt để bón nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly tối thiểu 12 - 15 ngày. Sau những cơn mưa có thể bón thêm phân tro bếp nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly như trên. d. Chăm sóc - Sau khi giâm xong cần tưới nước để rau mau bén rễ. - Rau ngổ rất cần nước nên cần tưới nước đầy đủ cho cây. - Sau trồng 10 ngày có thể bón thúc phân urê. e. Phòng trừ sâu bệnh Rau ngổ ít có sâu bệnh hại. Trường hợp sâu hại có thể 61 sử dụng Biocin hoặc bệnh thối nhũn lá sử dụng Kasumin. f. Thu hoạch Sau trồng 30 - 35 ngày là tiến hành thu hoạch. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể cắt cành, chừa gốc hoặc thu hoạch cả cây. - M ách bạn: Rau ngổ cắt khúc cho vào món xào sẽ mang đến hương vị mới lạ. Lưu ý: Khi chưa dùng ngay các loại rau thơm, hãy bảo quản bằng cách: + Ngâm cành vào cốc nước (khoảng 2,5cm nước), để cốc vào túi ni-lông và cho vào tủ lạnh. Cách này có thể giữ rau tươi từ 1 - 3 ngày. + Nhặt lá, rửa nhẹ, sấy khô và bỏ vào túi ni-lông, dán kín miệng. Lá có thể sẫm màu nhưng vị vẫn thơm ngon, dùng trong vòng 6 tháng. 12. Trồng cây lá lốt Lá lốt mọc trong vườn nhà có nhiều bóng cây. Lá lốt thái nhỏ nấu ốc, gói chả nướng gọi là chả lá lốt cũng thơm như xương sông nhưng hương vị hơi khác nhau. 12.1. Đặc tính thực vật - Là cây thảo sống nhiều năm. - Thân có rãnh dọc. - Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh 62 đậm, m ặt lá bóng. - Lá có 5 gân chính toả ra từ cuông lá, cuống có bẹ ôm lấy thân. - Hoa mọc từ nách lá, quả mọng chứa một hạt. 12.2. Kỹ thuật trồng - Thời vụ: Trồng quanh năm. - Làm đất: Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng. - Lên liếp: chiều cao X chiều dài X chiều ngang tương ứng với tỉ lệ sau:15cm X chiều dài vườn X l,2m. Khoảng cách giữa các liếp khoảng 3cm. a. Nhân giống và trồng Chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 - 30cm để giâm. Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây. d. Bón phân Lượng phân bón cho l.OOOm2 như sau Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg. 63 Bón thúc: phân Urê 10 - 12kg. 12.3. Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác BVTV trên cây tương đối nhẹ. Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì có thể thu hoạch lá lốt. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10 - 15cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá. 13. Trồng cây diếp cá (rau giấp cá) Diếp cá là loại rau mọc hoang ở những vùng đất ẩm. Khi cần ăn sống với món cá người ta tìm hái ở ngoài bãi ruộng ít khi phải mua. Diếp cá có mùi tanh hơn cả cá. Dân Nam Bộ rất thích loại rau này nhưng người ngoài bắc thì lại không hợp khẩu vị bởi chỉ quen rau thơm. 13.1. Đặc tính thực vật - Cây thân thảo. - Thân cây màu lục hay tía đỏ. - Lá mọc so le, có bẹ. - Phiến lá hình tim, nhọn về phía đỉnh. - Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc thành bông. - Qủa nang, hạt hình trứng. 13.2. Kỹ thuật trồng 64 - Thời vụ: Diếp cá có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa. - Làm đất: Đ ất trồng diếp cá được cày bừa kỹ, đất nhuyễn, làm sạch cỏ. Diếp cá thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất có nhiều bùn. - Lên liếp với kích thước: chiều dài (chiều dài vườn) X chiều rộng 1 - l,2m X chiều cao 10 - 15cm. 13.3. Nhân giống Có thể cắt ngang thân của bụi diếp cá hoặc nhổ cả bụi để trồng. Khoảng cách giữa các cây 30 - 40cm, trồng trực tiếp trên chân đất đã chuẩn bị liếp. Mỗi ngày tưới nước 2 lần. Sau khi trồng khoảng 7 ngày thì rễ mọc và cây bắt đầu phát triển bình thường. 13.4. Bồn phân Lượng phân bón cho l.OOOm2 như sau: - Bón lót: Phân chuồng hoai: 2 tấn, phân lân 10 - 15kg. - Bón thúc: sau khi trồng khoảng 2 tuần thì dùng 3kg NPK để tưới cho cây. 13.5. Phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch - Diếp cá tương đối ít sâu bệnh hại, chỉ m ột ít sâu cắn phá lá, có thể sử dụng Biocin để phun trừ. - Sau khi trồng 1-1,5 tháng là có thể thu hoạch. 65 III. TRỔNG CÂY CÂY GIA VỊ, RAU ÂN SỐNG LẤY củ , LẤY QUẢ 1. Trồng cây củ riềng Củ riềng cũng là giống cây hoang dại, rừng nhiệt đới nào cũng có. Cá kho tộ, thịt chó bảy món thiếu riềng là không ngon, nhất là món nhựa mận. Nồi cá kho lót giềng dưới đáy cùng với lá chè tươi kho khô, ăn hết cá lại ăn cả riềng lẫn mùi cá ngâm sâu trong ruột, ăn bùi bùi béo béo cứ tưởng như vẫn đang ăn cá. - Quả riềng tán nhỏ, uống ngày 6 - lOg chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn. - Lá riềng có thể giã nhỏ vắt lấy nước trộn vào gạo làm bánh truhg có màu xanh đẹp. 1.1. Làm đất Riềng là cây có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh: khô hạn, ngập úng,... thích ứng trên nhiều loại đất, nghĩa là riềng không kén đất. Tuy vậy để có năng suất cao, riềng cũng cần đất tốt, nhiều mùn như gừng và nghệ. 1.2. Riềng trồng quanh nhà Chỉ cần chọn chỗ đất cao ráo, gần bể nước, đào hố 30 - 40cm, cho phân rác, phân chuồng khoảng 1 - 2kg 1 hố, lấp đất rồi cắt một nhánh thân rễ (củ riềng) có mầm đặt xuống, lấp đất, tưới nưđc. Sau 4 - 5 ngày riềng đã phục 66 hồi, có rễ mới, mầm nảy lên. Thỉnh thoảng vun gốc, tưới thêm ít phân cho riềng được tốt. Sau trồng 4 - 5 tháng riềng đã có củ to, khi cần, tỉa một vài nhánh đem dùng, lại vun gốc, riềng lại đâm nhánh khác, cứ thế thu hoạch quanh năm. 1.3. Riềng trồng trên diện tích rộng Tuy riềng có thể chịu được úng trong một thời gian ngắn, nhưng tốt nhất là trồng riềng ở khu đất cao ráo. Đ ất được cày, bừa, làm sạch cỏ, bón 15-20 tấn phân chuồng, 200 - 300kg lân cho lha, trộn đều, lên luống 20 - 25cm, rộng 1 - l,2m rạch hàng 50 X 50cm. Chọn c á c giò riềng sạch bệnh, cắt hết lá, đem trồng, cây cách cây 40cm, lấp đất chặt gốc, nếu đất khô nên tưới ít nước. Riềng có thể chịu hạn rất tốt và sống rất dai, thường tỷ lệ mọc rất cao. Riềng mọc cao 30 - 40cm, thì vun gốc 1 lần, kết hợp làm cỏ. Khi riềng mọc tốt sẽ át cỏ dại, do vậy chỉ cần nhổ cỏ bằng tay là được. 2. Trồng cây gừng Củ gừng cay, thơm tẩy mùi tanh của bóng bì, mực, cá, thịt gà, thịt bò. Gừng đập dập nấu canh cải cá quả, ốc hấp lá gừng. Thịt gà, thịt vịt luộc trong nước gừng dậy mùi. Gừng đi đôi với muối trong bát nước dùng ngon ngọt nên có câu “Gừng cay muối m ặn xin đừng quên nhau”. 2.1. Thời vụ trồng gừng 67 Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1 - 2) đến cuối vụ xuân (tháng 4 - 5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8 - 10 tháng tùy từng giống. 2.2. Đ ất trồng gừng Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. N ên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất. 2.3. ươm hom giôhg gừng Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3 - 4 mắt, cắt nhấn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa. Sau cắt hom 4 - 6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2 - 3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1 - 2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ). 2.4. Phân bón cho gừng Phân chuồng 5 -1 0 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali lOOkg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần. Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất. 68 2.5. K ĩ thuật trồng gừng - N ên đánh luống: Rộng 1,2 - l,5m , cao 35 - 40cm. - Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm - Mỗi hốc đặt một hom. - Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm. 2.6. Chăm sóc cây gừng -Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón 1/2 đạm, 1/2 kali). - Sau khi mọc 2 - 3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại. 2.7. Thu hoạch gừng Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kỹ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc cách gốc 20 - 25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm. 2.8. B í quyết trồng gừng trong bao Đó là cách trồng gừng độc đáo đem lại hiệu quả kinh tế cao, khắc phục được những bất lợi của thời tiết, đất đai,... Tôn khá nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, thử nghiệm, ông Phạm Huynh ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cuối cùng đã tìm ra cách trồng gừng mới lạ được nhiều nông dân học hỏi và làm theo. 69 Ông Huynh kể: “Khi xuống giông thử nghiệm lứa gừng đầu tiên trong bao vào đầu năm 2005, tôi giấu kín mọi người vì chưa b iết có ra ngô, ra khoai gì không, nhưng thật b ất ngờ, chỉ sau 2 tháng, gừng phát triển khá nhanh, bằng cả gừng trồng ngoài đất đã trồng được 4 tháng”. Từ thành công này, năm 2006, ông Huynh bắt đầu làm ăn lđn và trúng đậm hơn 8 tấn gừng tươi. Thấy vậy, mọi người kháo nhau khắp nơi, ông Huynh trở thành người “thầy” bất đắc dĩ. Đi riêng lẻ từng người có, đi cả đoàn cũng có, từ ngoài Bắc vào, trong Nam ra, râ't nhiều nông dân tìm đến tham quan, nhờ ông hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Nhiều địa phương ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Bình Định mời ông về mở lớp dạy cách trồng cho nông dân. Cách trồng của ông Huynh về cơ bản gồm: dùng vỏ bao xi măng giặt sạch, đáy bao đục 6 lỗ; dùng trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 4 trấu + 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giông sau khi ủ lên mầm được cấy vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân. “Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 trâu. Lần 2, 70 cách thời gian bón ỉần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu. Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh dễ dàng đem ra cách ly, không để lây lan”. Vđì sáng kiến này, ông Huynh trở thành “Sao nhà nông” và là gương điển hình sản xuất giỏi của tỉnh Quảng Ngãi. Giải pháp trồng gừng trong bao của ông cũng đã qua m ặt hàng trăm giải pháp khác để lọt vào vòng chung kết và đạt giải khuyến khích trong hội thi “Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật V iệt Nam - VIFOTEC năm 2007”. “Cái hay của cách trồng này là từ m iền núi, hải đảo hay đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới tán cây, hay ven lối đi cứ chỗ nào đất không dùng cho sản xuất”, ông Huynh nói. Bên cạnh đó là ưu điểm dễ di chuyển khi cần thiết, tránh được bất lợi của thời tiết. Thường thì mỗi củ gừng giông khi trồng chỉ nảy từ 3 - 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. M ỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 - 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2kg củ/bao. Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho m ột bao gừng chưa đến 2.000 đồng, thu được 15.000 đồng. Tính ra hiệu quả 71 trồng gừng trong bao cao gấp 8 lần so với cách trồng thông thường. 3. Trổng hành hoa (hành lá) Hầu như trong các bữa cơm hàng ngày của mọi gia đình, không thể vắng bóng cây hành, do đó hành lá được trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của các bà nội ượ. Hành lá có thể trồng trong chậu, những đất trốhg quanh nhà hoặc thâm canh, xen vụ trên diện tích lớn. Đ ất trồng hành lá không kén lắm, có thể trồng trên chân đất sét pha thịt, đất thịt, thịt pha cát,... Tuy nhiên, tốt nhất là trên đất thịt. 3.1. Giống Hiện nay có 2 giông hành phổ biến: Giống hành gốc tím (hành sậy) và gốc trắng (hành hương). Hành gốc tím nồng dân thích trồng hơn vì năng suất cao, ít sâu bệnh và ít đổ gãy lá hơn. Hành hương cọng và gốc nhỏ nhưng rất thơm. 3.2. Làm đất Liếp trồng hành có thể rộng 1,2 - l,4m , cao khoảng 20 - 40cm, đất phải được làm tơi nhỏ, sạch cỏ dại. M ùa nắng liếp trồng có thể thấp khoảng 20 - 25cm là đạt yêu cầu. 3.3. M ật độ và khoảng cách Lượng giống cần cho l.OOOm2 là: 300 - 400kg (mùa mưa) và 400 - 500kg (mùa nắng). Khoảng cách hàng cách hàng: 20 - 30cm. Khoảng cách cây cách cây: 20 - 25cm. M ỗi hốc, 2 tép hành. Rãnh giữa 2 liếp rộng: 20 - 30cm. 72 Khoảng cách hồng còn tùy thuộc vào mùa vụ. Mùa nắng có thể trồng dày hơn mùa mưa. 3.4. Trồng VÀ chăm sóc Trồng bằng cây gốc, chọn cây già, gốc to, không quá non mềm, lá cứng, có phấn trắng. Hành khi mua giống về đem trồng ngay, một liếp có thể cấy 4 - 5 hàng tùy theo độ rộng của m ặt liếp, c ầ n phải rải một lớp rơm mỏng lên m ặt liếp trước khi trồng nhằm giữ ấm cho cây sau khi hồng, đặt biệt là mùa mưa. N ếu để giúp cây phát triển nhanh hơn thì dùng chày có đầu nhọn dọng lỗ với độ sâu 2 - 3cm rồi cấy hành lên. - Chăm sóc: Làm cỏ: Làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành. Tưới nước: Cây hành rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung cấp đủ nước cho cây 1 - 2 lần/ngày. 3.5. Phân bón Lượng phân cần bón cho cây tùy thuộc vào nhu cầu của cây, độ phì nhiêu của đất (tính cho l.OOOm2). Có thể tham khảo công thức phân bón như sau: - Bón lót (trước khi trồng): Tro trâu (đã ủ hoai): 200- 300kg, lOkg DAP (hoặc 20kg Super lân). - Bón thúc: Có thể pha phân vào nước tưới + Đợt 1 (8 ngày sau khi trồng): 5kg DAP 73 + Đợt 2 (16 ngày sau khi trồng): lOkg DAP + Đợt 3 (23 ngày sau khi trồng): 15kg DAP Lưu ý: Nên ngưng tưới và phun phân bón trước thu hoạch ít nhất 7-10 ngày. - Sâu bệnh: Trồng hành rất sợ bệnh thán thư: Do đó có thể hạn chế bệnh này cần xử lý giống trước khi hồng bằng thuốc Roral, Anvil, Validacin, Ridomyl,... Sâu xanh, dòi đục lá có thể sử dụng Padan, Furadan rải vào gốc hoặc phun theo liều hướng dẫn. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: - Biện pháp canh tác: Luân canh vđi cây trồng khác họ để cắt đứt cầu nối sâu bệnh giữa các vụ. Chọn giông sạch, nếu cần thiết nên nhúng lá hành giống vào dung dịch thuốc trừ bệnh Rovral để xử lý giống. M ùa nắng trồng dày, mùa mưa trồng thưa 10 - 15cm. Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali. N ên bón thêm phân chuồng hoai vào lần bón lót hoặc phân hữu cơ vi sinh. Hạn chế việc tưới urê định kỳ bằng cách phun phân bón lá, phân bón sinh học. Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, tưới đầy đủ nước, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh. 74 - Biện pháp vật lý - cơ học: Làm đất phơi ải, xử lý vôi 100 - 200kg/l công, tiêu diệt mầm móng sâu bệnh. Lên liếp cao, thoát nước tốt, phủ rơm sạch để tránh m ầm bệnh lây lan. - Biện pháp sinh học: Hạn sử dụng thuốc trừ sâu để bảo tồn thiên địch, nhất là ong ký sinh, cóc, ếch, nhái,... Sử dụng các chế phẩm sinh học như AIM trừ dòi đục lá hành và thuốc điều hòa sinh trưởng như: Mimic, Atabron trừ sâu xanh da láng. 3.6. Thu hoạch H ành trồng được 45 - 60 ngày là có thể thu hoạch. Nhưng có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo thị trường và giá cả. M ột công hành (l.OOOm2) có thể thu hoạch 4 tấn (mùa thuận - m ùa nắng) và đạt 2 tấn (mùa nghịch). Ngưng phun thuốc BVTV trưđc khi thu hoạch 20 ngày. 4. Kỹ thuật trồng hành củ (hành tím, hành trắng) Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn trong đời sông hàng ngày. Có hai loại củ: củ tròn to và củ nhỏ dài. Đa số các loại giông có thời gian sinh trưởng từ 60 - 70 ngày. Khi trồng nên chọn củ già (củ ngừng tăng 75 trưởng) có màu tím sậm. Lượng giống để sản xuất hành thương phẩm cần 60 - 90kg/1.000m2, trồng để giữ giông 300 - 400kg/l .OOOm2. 4.1. Thìn vụ Trồng giữ giông vào tháng 2 - 3 dương lịch, vụ mùa trồng hành thương phẩm tháng 9-10-11 dương lịch, thu hoạch tháng 11 -1 2 -1 âm lịch. Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp nhiều dinh dưỡng, nếu trồng gần nguồn nước m ặn phải tưới nước ngọt. Hành rất sợ ngập úng, vì thế người ta cần bố trí vụ trồng vào thời điểm hết mưa để tránh hiện tượng thối củ. 4.2. Làm đất Cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3 - 5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đất sét cần ưộn cát mịn đều ưên mặt liếp. Làm liếp: liếp cao 15 - 20cm, m ặt liếp rộng 0,7 - 0,9m, khoảng cách mương giữa 2 liếp 20 - 30cm. Liếp trồng cầm bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ một lớp rơm trước khi trồng, xịt thuốc diệt m ầm cỏ bằng Ronstar, Dual. Chọn củ tốt có m àu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu bệnh. Trước khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng thuốc: Copper zinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran. Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 15 - 20cm X cây cách cây 10 - 15cm. M ật độ 4.000 - 4.500 bụi/1.000m2, 76 trồng 1 - 2 củ/hốc, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừa ngập m ặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước. 4.3. Bón phân Liều lượng phân cho l.OOOm2 đất trồng: Vôi: 50kg - 60kg; phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm): lOOkg; Humix, Komix 40 - 50kg; Phân vô cơ: Supper lân 10 - 15kg (lần cải tạo đất 30kg); Kali 5kg; NPK (16-16-8 + 13S) 55 - 70kg, thuốc BVTV; Sử dụng thuốc Furadan 2kg. Cách bón: bón lót toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ (chuồng hoai) + 15kg NPK + 2kg Furadan. Rãi theo hàng hoặc dùng thùng tưới: - Bón thúc lần 1 (7 - 10 ngày sau khi trồng (NSKT): tưới 5 - lOkg urê - Bón thúc lần 2 (15 - 20 NSKT): tưới (10 - 15)kg NPK + 5kg urê - Bón thúc lần 3 (30 NSKT): toàn bộ phân hữu cơ vi sinh (Komix, Humix) + (10 - 15)kg NPK + 5kg urê - Bón thúc lần 4 (40 NSKT): 10 - 15kg NPK + 5kg Kali. Đối với hành giông thì bón lót lOOkg phân tôm (phân hữu cơ vi sinh): - Bón thúc lần 1 (7 -1 0 NSKT): 5 - lOkg urê + 5kg NPK. - Bón thúc lần 2 (15 - 20 NSKT): 5kg NPK nếu cây phát triển kém thì bổ sung 5kg urê. 77 Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh của hành. Nếu hành phát triển xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ, củ phát triển, không nên tưới urê lá sẽ vươn dài (hành bò) tạo củ khó. 4.4. Chăm sóc Trong 10 ngày đầu tưới 1 - 2 lần/ngày, 11 ngày trở đi 2 ngày/lần, lượng nước tưới thay đổi từ 100 - 150 đôi nưđc/1.000m2/lần tưới (400 - 600 lít/lần) và ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch. Lượng nước tưới phải tăng đều ổn định, nếu tưới nước bất thường củ sẽ bị xé. Nhổ cỏ hai lần ở giai đọan 35 ngày đầu, tránh nhổ trễ hành sẽ bị động rễ, củ. Phun thuốc ngừa định kỳ nhất là khi thời tiết xâu. Trong lúc trồng hành tím thường xuất hiện những sâu bệnh chủ yếu như: sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, ruồi hành (dòi đục thân hành), tuyến trùng rễ cách trị: Phun một trong các loại thuốc: Match, Ataron, Peran, Polytrin, Regent, Sincocin. Riêng sâu xanh da láng phải phu thuốc hóa học luân phiên vổi thuốc vi sinh, để phòng trị đạt hiệu quả nên ngắt ổ trứng và phun thuốc trừ trứng ngay trong giai đoạn mới phát hiện trứng ổ lứa đầu tiên có thể sử dụng Polytrin, Lannate, sau đó nếu phát hiện sâu vẫn còn xuất hiện phun luân phiên thuốc Prodigy, Match, Crymax, Delíĩn, Ammate, bệnh thối củ, đốm lá (đếm cổ lá), thán thư, đốm vòng hiện tượng giương cổ bò để phòng trị các 78 loại bệnh nên cần điều chỉnh lượng phân, không nên bón thừa phân đạm, lượng nước và phun định kỳ thuốc gốc đồng (7-10 ngàyAần) Cocman, Coc 85, Kasuran, Kasumil, Cupry micin hoặc Benomyl, Score, Bavistin. 4.5. Thu hoạch Giai đoạn 55 - 60 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngã 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2 - 3 ngày cho lá m ềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tồn trữ. Đối với hành sản xuất vụ tháng 2 - 3 dương lịch, để giữ làm giống thì thu hoạch 40 - 45 ngày sau khi trồng (củ đã già ngừng tăng trưởng để lâu dễ hư củ). Bảo quản: phơi nắng 10 - 15 ngày, rơm thật khô, phải sạch sâu bệnh, chất đống cao 1 - 5m, cứ một lớp hành phủ một lớp rơm, vị trí rơm giữa trời, thoáng hoặc treo nguyên chùm hành ở nơi thoáng gió, tồn trữ thuốc hóa học bằng cách ướp hỗn hợp 40kg bột Tale + Sevin + Rovral/1 tấn củ hành. 5. Trồng tỏi ta (tỏi lấy củ) Tỏi khô vừa là gia vị vừa là dược liệu nhưng không hợp với người loét dạ dày, suy gan và đau thận. Tỏi 79 """