" Trông Lại Ngàn Xưa - Nguyễn Khắc Thuần PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trông Lại Ngàn Xưa - Nguyễn Khắc Thuần PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Tên eBook: Trông Lại Ngàn Xưa Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần Thể loại: Lịch sử, Nhân vật, Văn học Việt Nam NXB: NXB Trẻ Tạo prc: Hanhdb Nguồn: tve-4u.org Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com CHÚT TỰ TÌNH THAY CHO LỜI TỰA Giáp Tết năm Quý Hợi (1983), tôi được tiếp một vị khách thật đặc biệt. Dạo ấy, điện thành phố cứ bị cúp liên miên, mới sáng ra mà đã thấy oi bức đến khó chịu. Tôi đang nhễ nhại mồ hôi vì phải lo loay hoay sắp đặt lại mấy hộp thẻ tư liệu sao cho gọn gàng và dễ sử dụng thì nghe tiếng gọi cửa. Khách đến tìm là một cụ ông lối chừng ngoài bảy mươi, tay ôm một bó hoa thược dược thật đẹp. - Ông Nguyễn đấy ư? Nếu ông không phải là người ra mở của thì chắc tôi khó có thể nhận ra. Mấy chục năm rồi còn gì? Thầy có nhà không thưa ông? Chính nhờ lời chào vồn vã cũng là câu tự giới thiệu ấy, tôi mới có thể nhanh chóng nhận ra được rằng, cụ chính là một trong số những người từng theo học lớp hoài cổ của thân sinh tôi hồi trước Cách mạng tháng Tám. Sở dĩ gọi là lớp hoài cổ bởi vì hồi đó hầu như không còn mấy ai chịu theo học chữ Nho nữa. Tôi được nghe kể rằng lớp của thân sinh tôi chỉ gồm độ dăm bảy học trò, thiên hạ có người chê bai, gọi lớp học ấy là lớp hoài cổ, thế mà cũng chẳng ai buồn, đã thế lại còn vui vẻ nhận luôn cho mình cái tên lớp hoài cổ. Đặc điểm của học trò lớp này là nói năng rất nhã nhận, biết cung kính giữ lễ với người trên đã đành, ngay cả bạn cùng một lớp mà họ cũng thường gọi nhau theo họ, như ông Trần, ông Phạm, ông Lê ... chứ ít khi nào gọi nhau theo tên. Tôi là lớp hậu sinh, không được học trong lớp hoài cổ ấy nhưng vì về sau cũng có võ vẽ tập tành dăm ba câu chi hồ giả dã, cho nên, cũng được học trò của thân sinh tôi hào phóng bắt chước theo cách trên mà gọi là ông Nguyễn. Vào nhà, thi lễ chào thân sinh và thân mẫu tôi xong, khách xin phép được tự tay cắm hoa. Tôi thật sự bất ngờ và rất lấy làm áy náy về việc này nhưng thân sinh tôi mỉm cười, ý bảo là cứ để tự nhiên, không sao cả. Một lúc sau, khách đứng dậy khoanh tay nói: - Thưa thầy và thưa cô. Con biết thầy rất thích loài hoa thược dược này. Tất cả những gì thầy dạy, rốt cuộc, quý nhất vẫn là chữ tâm. Con xin được kính tặng thầy và cô chữ tâm kết bằng hoa thược dược, là loài hoa mà thầy hằng ưa thích. Lần đầu tiên tôi thấy thân sinh tôi lặng lẽ lau nước mắt. Người ra hiệu cho phép tôi được ngồi để cùng tiếp khách và cuộc đàm đạo hôm đó giữa thân sinh tôi với người học trò cao niên đã khiến tôi không thể nào quên. Hoá ra, để lớp hoài cổ ham thích học tập, thân sinh tôi đã dạy theo cách dạy hoàn toàn riêng của mình. Người không dựa vào bất cứ một tài liệu giáo khoa nào có sẵn mà cất công tìm tòi và trích lục hàng trăm những mẩu chuyện hấp dẫn trong kho thư tịch cổ rồi cho học trò tập chép, tập dịch, tập thích nghĩa và tập suy gẫm. Cứ thế, mỗi lần tiếp xúc với một mẩu chuyện là một lần say mê và chính sự say mê đặc biệt này đã làm cho học trò dễ nhớ, dễ nâng cao nhận thức, dễ bồi bổ đạo đức làm người. Cụ Tạ -vị khách hôm đó người họ Tạ - nói với tôi rằng: - Ông Nguyễn biết không, có một lần tôi trót dại vô lễ, hỏi thầy rằng: Thầy thường cho học những bài, hoặc là khen người xưa giỏi, hoặc là khen người xưa hay, vậy thì phải chăng là giờ đây nhân tài đã cạn, người nay đều vô dụng cả? ông Nguyễn ạ, thế mà thầy không giận tôi, lại còn ân cần nói: Ta có lỗi! Ta có lỗi! Ta chăm chú tìm gương sáng của nguời xưa, cho nên, hầu như chỉ thấy người xưa đều là đấng hiền tài khả kính. Nhưng, giả thử ta không có ý chăm chú làm như vậy thì kết quả chắc cũng sẽ tương tự như thế mà thôi. Tất cả đều bởi cái tâm của các cây đại bút thuở xưa con ạ. Bền bỉ viết những lời tôn vinh đấng hiền tài để giúp đời sửa đức, ích lợi có phải là nhỏ đâu? Ta không nghĩ là nhân tài ngày nay đã cạn. Bởi vì nếu vậy thì giang sơn nòi giống làm sao mà bảo tồn? Nhưng, nếu như người nay mà không biết noi theo những điều hay, trong đó có không ít những điều hay của chính tổ tiên mình thì sự vô dụng cũng là điều rất có thể. Cụ Tạ kể thật nhiều điều, đại để, vào khoảng cuối những năm kháng chiến chống Pháp, cả gia đình cụ phải phiêu bạt vào Nam. Từ đó, biết bao biến cố vật đổi sao dời, nhưng cụ vẫn không bao giờ quên thân sinh tôi, không bao giờ quên lớp hoài cổ với những bài học luân lí thật sự bổ ích. Bấy giờ, các con cụ đều đã trưởng thành và cụ rất tự hào về điều đó. Cụ nói tiếp: - Tôi noi theo thầy, cố hiểu cho được tâm thành của người xưa và cố truyền tâm thành của người xưa cho con cháu. Nhưng ông Nguyễn ạ, chỉ tiếc là tôi không đủ sức nối được nghiệp thầy, nói năng lỗ mỗ lắm. Quả đúng là lời của học trò lớp hoài cổ, lúc nào cũng khiêm nhượng hơn người. Sau đó, được sự uỷ thác của thân sinh, tôi đến thăm để đáp lễ cụ Tạ. Ấn tượng mạnh nhất khi tôi bước vào là ngay ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà cụ có bức tường, trên chỉ thêu có mỗi một chữ tâm (心). Cụ Tạ đã sẵn lòng thành, lại vốn là một chuyên gia về trang trí nội thất, hèn chi cách cắm hoa cũng có nét riêng rất rõ. Giáp tết năm Mậu Thìn (1988), thân sinh tôi qua đời sau khi đã may mắn được hưởng phúc lành trời ban, cho bình dị tại thế vượt qua cả bậc đại thượng. Sinh thời, người vẫn thường tin cậy mà nói với tôi: - Nhà ta tính đến con nữa là chín đời liên tục làm nghề dạy học. Gia tài thiêng liêng nhất mà các thế hệ trước để lại chỉ là kho sách nhỏ và lời cầu chúc con cháu mãi mãi được thanh thản với đời và với nghề. Tôi nối nghiệp nhà, làm một thầy giáo bình thường như thân sinh tôi, như tổ tiên tôi và như bao người nặng lòng vì lớp trẻ. Trước năm 1945 mà học chữ Nho còn bị chê là hoài cổ, huống nữa là bây giờ? Đã có lúc hoang mang, tôi cứ ngỡ rằng dăm ba câu chi hồ giả dã rốt cuộc cũng chỉ như là kỉ niệm, mình biết với riêng mình mà thôi. May mắn thay, phần lịch sử cổ trung đại Việt Nam mà tôi được phân công giảng dạy ở nhiều trường đại học là phần bắt buộc người giảng dạy ở nhiều trường đại học là phần bắt buộc người giảng phải tham khảo thư tịch cổ. Bởi thế, ngày này qua tháng nọ, tôi cất công đọc hết quyển này đến quyển khác. Nhưng, tôi là người hay quên. Lên lớp mà quên thì quả đúng là một sự xúc phạm lớn đến sinh viên và nghề nghiệp của mình. Bởi thế, đọc tới đâu, tôi cố gắng ghi chép cẩn thận tới đó. Phần nào nguyên bản là chữ Hán thì dịch ngay. Phần nào nguyên bản là chữ Nôm thì phiên âm ngay. Làm mãi, làm mãi,... tư liệu làm ra, tính hết số trăm rồi đến số ngàn mà vẫn chưa hết. Hoá ra, tôi đã bắt chước thân sinh tôi tự lúc nào không hay. Từ năm 1991, tôi bắt đầu gửi những mẩu viết ngắn của mình tới các cơ quan thông tin đại chúng. Và, tuy trước sau, nhiều ít có khác nhau, nhưng tính ra là có đến trên một chục tờ báo và đài phát thanh đã sử dụng một cách trân trọng. Nhiều bạn bè thấy vậy thì khích lệ tôi, khuyên tôi tập hợp lại cho in thành sách. Bởi lẽ này, liên tục trong ba năm 1993, 1994 và 1995, ngoài một số sách chuyên môn khác, tôi đã cho in hai bộ. Một là Việt sử giai thoại (8 tập, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành) và hai là Giai thoại dã sử Việt Nam (4 tập, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành). Nay, bộ Việt sử giai thoại đang được in lại lần thứ ba mặc dù số lượng bản in hai lần đầu khá lớn. Điều này khiến cho tối rất lấy làm cảm kích, do vậy, lại cặm cụi viết tiếp. Tôi coi đó như một cách tiếp tục công việc của gia tiên và của bản thân mình, như một lời cámơn chân thành đối với thân nhân, bạn bè và độc giả. Tuy nhiên từ bản thảo đến hình hài cụ thể của một cuốn sách bao giờ cũng có một khoảng cách rất xa. Ân cần và vô tư tiếp sức cho tôi băng qua khoảng cách rất xa đó, ngoài thân nhân còn có một loạt những đồng nghiệp giàu lòng nhiệt thành, đó là các nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu quen thuộc như: Trần Tu Duy, Nam Đồng, Nguyễn Vũ Tiềm, Đỗ Mạnh Hùng, ... Sách mang tên tôi nhưng tên tôi lại mãi mãi quyện chặt với những tình cảm nồng nàn và tốt đẹp của các bạn. Thành phố Hồ Chí Minh, 18-4-1997 NGUYỀN KHẮC THUẦN TUỔI TRẺ CỦA LÝ THÁNH TÔNG HOÀNG ĐẾ Triều Lý tồn tại trước sau tổng cộng 215 năm (1010 -1225) với 9 đời Hoàng đế nối nhau trị vì. Trong số 9 đời Hoàng đế này. Lý Thánh Tông (1054 -1072) là người có tên tuổi thuộc hàng nổi bật nhất. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 3, tờ 1 - a) cho biết, Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, con trưởng của Lý Thái Tông và Kim Thiên Thái hậu. Một hôm, bà nằm mơ, thấy Mặt Trăng bay vào bụng, thế rồi mang thai, đến ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức là năm1023) thì mãn nguyệt khai hoa. Lý Nhật Tôn chào đời ở cung Long Đức, từ tấmbé đã có dáng vẻ khôi ngô tuấn tú hơn người. Năm Thiên Thành thứ nhất (tức là năm 1028), khi thân sinh được lên nối ngôi chí tôn (đó là Lý Thái Tông Hoàng đế) thì Lý Nhật Tôn cũng được phong làm Đông Cung Thái tử. Khi ấy, Lý Nhật Tông chỉ mới năm tuổi. Bấy giờ, Thái tử có cung thất riêng. Cung thất của Thái tử thường xây cất ở phía Đông của đại điện, cho nên, gọi là Đông Cung. Từ khi ra Đông Cung, Thái tử phải bắt đầu một quá trình học tập và rèn luyện rất căng thẳng. Tại đây, một loạt những người hiền tài được Hoàng đế đích thân chọn lựa để lo việc giảng dạy cho Thái tử. Thái tử không chỉ học văn; chương, nghi lễ, phép trị nước,... mà còn học cả võ nghệ, binh pháp,... Hẳn nhiên, vấn đề không phải là học cái gì mà quan trọng hơn vẫn là học như thế nào. Sử cũ đã viết những lời đầy thán phục về sức học của Thái tử Lý Nhật Tôn. Hơn mười tuổi, hiểu biết của Thái tử Lý Nhật Tôn về Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đã rất sâu sắc. Hai mươi tuổi, Thái tử Lý Nhật Tôn đã đủ năng lực để trực tiếp chỉ huy cả một đạo quân lớn. Ngày mồng 1 tháng 3 năm Quý Mùi (1043), Thái tử Lý Nhật Tôn được trao chức Đô Thống Đại Nguyên Soái, cầmquân đi đánh dẹp vùng Ái Châu (nay thuộc tĩnh Thanh Hoá) và Thái tử Lý Nhật Tôn đã hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ quan trọng này. Từ năm hai mươi mốt tuổi trở đi, Thái tử Lý Nhật Tôn bắt đầu được tập sự điều khiển hoạt động triều đình. Nhiều vấn đề quan trọng của quốc gia được Lý Thái Tông Hoàng đế tin cậy giao cho Thái tử Lý Nhật Tôn vạch kế hoạch giải quyết hoặc trực tiếp giải quyết. Đầu năm Giáp Thân (1044), Lý Thái Tông Hoàng đế cầm quân đi đánh ChiêmThành, Thái tử Lý Nhật Tôn được trao quyền Lưu Thủ Kinh Sư (tức là trông coi mọi hoạt động của kinh thành Thăng Long). Năm ấy, Thái tử Lý nhật Tôn chỉ mới hai mươi mốt tuổi. Vị Lưu Thủ Kinh Sư trẻ tuổi này đã tỏ rõ năng lực điều hành rất đặc biệt, khiến cho bá quan vãn võ lớn nhỏ đều răm rắp tuân theo. Theo truyền thuyết dân gian và một vài tài liệu dã sử, thì vào năm Kỷ Sửu (1049), Lý Thái Tông Hoàng đế quyết định cho xây chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột) ở ngay kinh thành Thăng Long. Và, người trực tiếp chỉ huy việc xây cất này cũng chính là Thái tử Lý Nhật Tôn. Tuy chỉ có quy mô rất nhỏ, nhưng chùa Một Cột là một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. Gần một ngàn năm qua, chùa Một Cột được coi là biểu tượng của trái tim cả nước. Ngày mồng 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), sau khi Lý Thái Tông Hoàng đế qua đời, Thái tử Lý Nhật Tôn được tôn lên ngôi báu, đó là Lý Thánh Tông Hoàng đế. Năm ấy, Lý Thánh rông Hoàng đế đã quyết định đổi quốc hiệu của nước ta. Trước đó, quốc hiệu của nước ta là Đại Cồ Việt (do Đinh Tiên Hoàng đặt từ năm 968) đến đây, đổi là Đại Việt. Thời trị vì của Lý Thánh Tông Hoàng đế cũng chính là thời nhà Tống (Trung Quốc) ráo riết chuẩn bị vạch kế hoạch tấn công xâm lược nước ta. Về mặt ngoại giao, quân xâm lăng đã sai sứ giả đi khắp các lân bang của ta, xúi giục họ phối hợp với nhà Tống quấy phá ra bằng nhiều hình thức khác nhau. Bấy giờ, Chiêm Thành là nước đã dại dột nghe theo lời xúi giục ấy. Để có thể vững tâmđối phó ở mặt Bắc, Lý Thánh Tông Hoàng đế đã tự mình cầm quân, thân chinh đến Chiêm Thành vào năm 1069. Và, với cuộc tấn công này, Lý Thánh Tông Hoàng đế chẳng những đã trừng trị đích đáng những hành vì sai trái của Chiêm Thành, mà còn đập tan một mảng quan trọng trong toàn bộ kế hoạch xâmlăng của nhà Tống. Vừa từ Chiêm Thành trở về, Lý Thánh Tông Hoàng đế đã khấn trương bắt tay vào công cuộc chuẩn bị đón đánh quân Tống, nếu chúng dám liều lĩnh tràn sang nước ta. Một kế hoạch có quy mô lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đã được Lý Thánh Tông Hoàng đế hoạch định. Và, lịch sử đã xác nhận rằng, những dự kiến chung của Lý Thánh Tông Hoàng đế về diễn biến phức tạp của tình hình chính trị đương thời là hoàn toàn đúng đắn. Thắng lợi trọn vẹn và vang dội của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Tống xâm lăng ở nửa sau thế kỉ XI, gắn liền với tầm nhìn chiến lược sâu sắc và biện pháp chuẩn bị đối phó rất hữu hiệu của Lý Thánh Tông Hoàng đế. Cũng ngay sau khi vừa từ ChiêmThành trở về, tuy rất bận rộn với vô số những công việc lớn nhỏ của quốc gia, Lý Thánh Tông Hoàng đế vẫn không quên chăm lo đến sự phát triến của văn hoá nước nhà. Chính Lý Thánh Tông Hoàng đế đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Văn Miếu ở ngay giữa kinh thành Thăng Long vào năm 1070. Đây là một sự kiện rất quan trọng, đánh dấu bước tiến mới của quá trình truyền bá Nho giáo ở nước ta Tháng giêng năm Nhâm Tý (1072) Lý Thánh Tông Hoàng đế qua đời, hưởng thọ 49 tuổi. Một cuộc đời chỉ có 49 tuổi xuân, nhưng Lý Thánh Tông Hoàng đế đã có đến hơn một chục năm nắm giữ trọng trách của quốc gia và gần hai mươi nămở ngôi chí tôn của đất nước. Thời Lý Thánh Tông Hoàng đế là thời huy hoàng của Đại Việt, thời để lại niềm kiêu hãnh cho hậu thế chúng ta. Để có thể đưa giang sơn bước từng bước, vững chắc lên đỉnh cao vinh quang, Lý Thánh Tông Hoàng đế đã phải khổ công rèn luyện và học tập suốt mấy chục năm trời. Tuổi trẻ của Lý Thánh Tông Hoàng đế, kính thay! NGỌC HOA CÔNG CHÚA - NỮ ĐIỆP VIÊN TRẺ TUỔI XUẤT SẮC THỜI LÝ Thực ra, Ngọc Hoa Công chúa lại không phải là ... Công chúa. Bà tên thật là Trần Thị Ngọc Tường, con gái của một nhà nho tên là Trần Huấn. Thần tích ở đền thờ bà tại thôn Tư, xã Nam Giang, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà (cũ) chép rằng... Thời trị vì của vua Lý Nhân Tông (1072 -1127), ở đất Phúc Lâm của Ái Châu (nay thuộc Thanh Hoá), có nhà nho trẻ, tên là Trần Huấn. Để mưu sinh, Trần Huấn đã ra tận kinh thành Thăng Long mở trường dạy học và tại đấy, ông đã kết duyên với một một người con gái làm nghề buôn bán ở chợ Đại Yên, vừa nổi tiếng là xinh đẹp và đoan trang lại nết na và thật thà hiếm thấy. Chuyện kể rằng: Có một lần nọ, dọc đường từ chợ về nhà, vợ của Trần Huấn nhặt được một túi lớn, trong đó chứa đầy lụa là và châu báu. Dầu bấy giờ gia cảnh cũng chẳng khá giả gì, bà vẫn quyết tìm cho bằng được chủ nhân túi của cải kia mà trả lại, không một chút tơ hào, tham lam. Thế rồi vào một đêm, bà nằm mơ thấy Tiên ông vào nhà mình, trao cho một viên ngọc rất đẹp và ân cần nói: -Vợ chồng ngươi khéo tu nhân tích đức, tiếng tốt vang xa, cho nên, Trời đã sai Ngọc Nữ xuống đầu thai vào nhà ngươi. Tiên ông nói xong thì biến mất. Bà thấy cơ thể ngày một khác. Đến mồng támtháng hai năm Giáp Tuất (1094), bà sinh hạ một cô con gái. Khi ấy, nhân có điềmđược Tiên ông ban cho viên ngọc quý trong mộng, hai ông bà quyết định đặt tên cho con gái mình là Ngọc Tường. Năm 1103, có người tên là Lý Giác nổi binh gây hấn ở Diễn Châu (nay thuộc Nghệ An), bị vua Lý Nhân Tông đánh và chống đỡ không nổi, bèn chạy vào cầu cứu Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành lúc ấy là Chế-ma-ma liền nhân cớ ấy, cho quân tràn ra cướp phá, lại còn có ý đòi lại ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính mà vua trước của Chiêm Thành là Chế Củ đã cắt dâng cho ta vào năm1069. Trước tình hình đó, vua Lý Nhân Tông lại sai lão tướng Lý Thường Kiệt đem đại binh đi Nam chinh một lần nữa. Khá đông lính mới được tuyển thêm, trong đó có cả nhà nho Trần Huấn. Khi cùng mẹ tiễn cha ra trận, bỗng dưng, Ngọc Tường nắm chặt áo cha, nhất quyết đòi theo cha đi đánh giặc, ai khuyên bảo thế nào cũng chẳng chịu nghe. Chuyện đến tai chủ soái, Lý Thường Kiệt đành chấp nhận cho Ngọc Tường đi theo, dẫu chưa biết sẽ dùng người con gái chưa đầy mười tuổi này vào việc gì. Đến sát biên giới phía Nam, Lý Thường Kiệt cho quân dừng lại và sai lính do thám bí mật luồn sâu vào lãnh thổ Chiêm Thành để điều tra về kế hoạch bố phòng và các vị trí đóng quân của chúng. Nhưng, dẫu đã rất cố gắng, lính do thám của Lý Thường Kiệt vẫn không sao có thể vượt qua hàng rào kiểm soát nghiêmngặt của quân Chiêm Thành. Đúng lúc đang lúng túng ấy, Ngọc Tường xuất hiện và xin được đóng vai một cô bé buôn trầu cau, quẩy gánh trầu cau đi thẳng vào dinh trại giặc. Cái dáng loắt choắt, cộng với tiếng rao lảnh lót có vẻ rất rành nghề bán hàng dạo của Ngọc Tường đã khiến cho quân Chiêm Thành không chút nghi ngờ. Và, Ngọc Tường đã đi đến khá nhiều đồn giặc, thận trọng học thuộc lòng từng vị trí đóng quân của đối phương rồi trở về báo cáo lại cho Lý Thường Kiệt. Nhờ những nguồn tin quan trọng và chính xác do Ngọc Tường cung cấp, Lý Thường Kiệt đã tổ chức thành công một cách mau chóng cuộc Nam chinh cuối cùng của mình. Khi toàn thắng trở về, Lý Thường Kiệt trân trọng kính tâu lên vua Lý Nhân Tông về công lao của nữ điệp viên trẻ tuổi mà xuất sắc là Trần Thị Ngọc Tường. Nhà vua vừa hết lời khen ngợi, vừa hạ lệnh ban thưởng cho Ngọc Tường rất hậu, ngoài ra, còn đặc biệt gia ân, phong Ngọc Tường làm Ngọc Hoa Công chúa. Sau, Ngọc Hoa Công chúa qua đời vào năm nào chưa rõ. Nhân dân Đại Yên là nơi thân mẫu của Ngọc Hoa Công chúa từng qua lại buôn bán đã đồng lòng xây đền và tạc tượng Ngọc Hoa Công chúa để thờ. Đền Ngọc Hoa Công chúa còn được nhân dân nhiều địa phương khác tôn kính lập nên. Nay, cũng có đền còn lưu giữ được cả thần tích như đã kể ở trên. Có đôi câu đối bằng chữ Hán (hiện chưa rõ của ai), viết ca ngợi Ngọc Hoa Công chúa, xin tạm dịch như sau: Sau Bà Trưng, Bà Triệu, nữ giới lại có đấng anh thư xuất hiện; Triều đình ban sắc phong, vẻ vang thay, người sống chết thật phi thường. Điều độc đáo là Ngọc Hoa Công chúa được dân một số làng tôn làm thần Thành hoàng. Bạn biết đấy, Thành hoàng mà nữ thần là hiện tượng rất hiếm hoi. Các triều đại nối tiếp sau triều Lý đều lần lượt gia phong thêm. Đến thời Nguyễn (triều đại cuối cùng tiến hành việc phong thần), Ngọc Hoa Công chúa được phong làmThượng đẳng thần. Thế mới hay, cuộc đời bao giờ cũng rất công bằng. Đền thờ và khói hương nghi ngút chính là cách tưởng nhớ đầy vẻ tôn nghiêm của hậu thế đối với tất cả những bậc giàu công đức. Người bất diệt là người dốc lòng vì nước vì dân. Như Ngọc Hoa Công chúa, tại thế chỉ một đời mà sống thì muôn đời, kính thay! CHUYỆN LI KÌ VỀ KIẾP TRƯỚC CỦA VUA LÝ THẦN THÔNG Vua thứ năm của triều Lý là Lý Thần Tông (1128 -1138). Nhà vua vốn là con người em ruột vua Lý Nhân Tông, nhưng vì vua Lý Nhân Tông không có con trai nên mới nhận con của em ruột (là Sùng Hiền Hầu) làm con của mình. Người con ấy tên là Lý Dương Hoán, sinh năm 1116, được lên nối ngôi năm 1128, mất năm 1138, hưởng dương 22 tuổi. Chuyện li kì về vị này được khá nhiều thư tịch cổ ghi chép. Nay, xin theo một số thần tích và dã sử mà lược kể như sau: Phan Huy Chú (1782 -1840) trong Hoàng Việt địa dư chí (quyển 1) chép đại để rằng: ở làng Yên Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay là khu vực Láng, Hà Nội) có một ngôi chùa cổ, cũng mang tên gọi là chùa Yên Lãng. Dân gian quen gọi là chùa Láng. Tương truyền, chùa Láng là nơi tu luyện của đại thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh và vị thiền sư Đại Điên ở chùa Dịch Vọng (Hà Nội) vốn có mối thâm thù với nhau, vì thế, Từ Đạo Hạnh quyết chí tìm đường sang tận Tây Vực học đạo, mong sao có đủ phép thuật để trừng trị thiền sư Đại Điên. Sau bao năm tu hành khổ luyện nơi đất khách quê người, Từ Đạo Hạnh đã thành công. Thiền sư trở về nước và dùng phép thuật học được để trừng trị thiền sư Đại Điên đúng như lời nguyền trước lúc ra đi. Mối thâm thù giữa Từ Đạo Hạnh với Đại Điên do đâu mà có? Các bộ dã sử khác chép khá kĩ hơn. Xin tổng hợp tất cả những ghi chép đó mà tái hiện một cốt truyện chung như sau: Đại thiền sư Từ Đạo Hạnh thế danh là Từ Lộ, người làng Yên Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc Hà Nội). Từ Đạo Hạnh là con trai của Từ Vinh, một trong những vị tăng quan cao cấp dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông (1072 -1127). Tương truyền, vì Từ Vinh có chút hiềm khích với Diên Thành Hầu và Diên Thành Hầu đã nhờ thiền sư Đại Điên dùng phép thuật đánh cho Từ Vinh đến chết rồi đemxác quẳng xuống sông Tô Lịch. Xác của Từ Vinh cứ hễ trôi đến đoạn sông trước cửa nhà Diên Thành Hầu là lại dựng đứng lên, tay đưa lên và chỉ thẳng vào nhà Diên Thành Hầu. Hoảng quá, Diên Thành Hầu liền chạy đến cậy nhờ thiền sư Đại Điên thêm một lần nữa. Đại Điên đến, niệm chú một lúc thì cái xác mới chịu trôi đi. Từ Đạo Hạnh cầm gậy chạy đến, định đánh Đại Điên để trả thù cho cha, nhưng vừa giơ gậy lên đã nghe tiếng thét lớn từ trên không: -Chớ! Chớ! Từ Đạo Hạnh tự biết là không thể làmkhác hơn được, bèn bỏ xứ, tìm đường sang Tây Vực để theo học cho bằng được các phép thần thông. Sau nhiều nămtu luyện, phép thuật của Từ Đạo Hạnh đã rất cao cường. Một hôm, Từ Đạo Hạnh bỗng thấy một vị thần nhân đến, nói rằng: -Thần được đấng Thiên Vương cai quản Từ Trấn sai đến để sớm hôm hầu hạ. Từ Đạo Hạnh bèn trở về, ra sông Tô Lịch, lấy gậy thả xuống sông để làmthuyền, chẳng cần chèo mà gậy cũng tiến ngược dòng, đến tận cầu Tây Dương (tức cầu Giấy ở Hà Nội ngày nay), xong, cầmgậy đi tìm thiền sư Đại Điên. Thiền sư Đại Điên nói: -Ngươi không còn nhớ lời can ngăn thuở nào chăng? Từ Đạo Hạnh ngước nhìn lên, bốn bề thinh không im lặng, biết là chẳng còn ai cản ngăn như trước, bèn lấy gậy đánh Đại Điên. Đại Điên bị đánh đau, được ít lâu thì chết. Từ Đạo Hạnh rửa được thâmthù, bèn lên núi Phật Tích ở Sài Sơn tu hành. Bấy giờ, vua Lý Nhân Tông không có con trai, đành xuống chiếu tuyển con cháu tôn thất họ Lý để truyền ngôi. Emruột của vua Lý Nhân Tông là Sùng Hiền Hầu đến Sài Sơn cầu tự. Từ Đạo Hạnh rất cảm mến ơn đức của cả hai vợ chồng Sùng Hiền hầu, nên mới dặn rằng: -Tôi nguyện sẽ giúp. Chừng nào phu nhân chuyển dạ thì xin cho gia nhân đến báo cho tôi biết gấp. Đến ngày nhận được tin, Từ Đạo Hạnh vào trai giới sạch sẽ, thay áo quần tươm tất rồi vào trong hang núi ngồi mà mất. Đời truyền rằng, ấy là bởi vì ông đã dùng phép thuật, hoá thân đầu thai là con Sùng Hiền Hầu. Ngày Từ Đạo Hạnh mất cũng là ngày con trai Sùng Hiền hầu chào đời. Người con trai ấy là Lý Dương Hoán, được hai tuổi thì Lý Nhân Tông cho làm Thái Tử, được mười hai tuổi thì lên nối ngôi và ở ngôi tổng cộng mười năm (1128 - 1138), đó là Lý Thần Tông. Thế ra, kiếp trước của vua Lý Thần Tông là Từ Đạo Hạnh, còn Từ Đạo Hạnh lại là con của Từ Vinh. Từ Vinh và Từ Đạo Hạnh là người tu hành mà sao tâmđầy uẩn khúc, tính ngập oán thù, động cơ tu luyện phép thuật kiểu ấy, nghĩ mới đáng sợ làm sao! Thời Lý Thần Tông là thời bắt đầu đổ nát của nhà Lý. Phải chăng, câu chuyện li kì trên muốn chuyến tải một chút triết lí, rằng chuyên tâm báo oán thì làm sao có thể gia ân cho trămhọ? Kiếp trước nếu là vậy thì kiếp sau ắt phải là vậy, bởi vì, khi tu hành mà còn coi nhẹ đạo đức, khi ở ngôi chí tôn, đạo đức là chuyện khó nói lắm thay! CHUYỆN HAI QUAN KIỂM PHÁP THỜI TRẦN Thời Trần (1226 —1400), chức quan trông coi về tư pháp và xét xử án kiện thường được gọi là quan kiểm pháp. Bấy giờ, chức này được trao quyền rất lớn, vì thế, việc chọn người làm kiểm pháp luôn luôn được cân nhắc rất thận trọng. Không ít quan kiểm pháp đã tỏ ra xứng đáng với sự chọn lựa đầy tin cậy của triều đình. Trong số họ, có Trần Thì Kiến và Phí Trực. Sách Khâm định Việt sử thông giámcương mục (Chính biên, quyển 8, tờ 25) chép rằng: “Trần Thì Kiến là người cương trực, từng được giữ chức An Phủ Sứ tại phủ Thiên Trường (vùng tương ứng với tỉnh Nam Hà cũ -NKT). Khi ấy có người mang món ăn tới biếu, Trần Thì Kiến liền hỏi rằng: -Vì sao lại biếu? Người ấy đáp: -Chẳng có việc gì cả, chỉ vì nhà tôi ở gần lị sở mà thôi. Mấy hôm sau, người ấy đem việc đến nhờ giúp, Trần Thì Kiến giận lắm, bèn lấy tay móc họng cho ói ra. Đến đây (tháng 4 năm Đinh Dậu, 1297 -NKT) ông được cất nhấc làm quan Kiếm Pháp. Trần Thì Kiến là người xét xử công bằng, thoả đáng. Ai cũng nói rằng ông có thể quyết đoán được việc hình ngục.” Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 34 -b) chép: “Bấy giờ, trộm cướp bắt đầu nổi lên, tên Văn Khánh là đầu sỏ của bọn cướp. Có người bắt được một tên cướp, đemgiải lên quan và nói rằng chính nó là Văn Khánh. Khi xét hỏi, tên ấy cũng nhận ngay, cho nên, ai cũng tin là thực, duy chỉ có (Phí) Trực là vẫn còn ngờ, vì thế, án ấy để lâu mà không thể quyết. Thượng Hoàng hỏi, (Phí) Trực tâu: -Mạng người rất trọng mà lòng thần thì vẫn còn có chỗ ngờ, cho nên, chưa dám liều lĩnh xét xử ngay. ít lâu sau, Thượng Hoàng lại hỏi, (Phí) Trực vẫn trả lời như trước, vì thế, Thượng Hoàng giận mà nói rằng: -Nó đã nhận như thế, ngươi còn ngờ gì nữa? (Phí) Trực tâu: -Nó chưa bị tra tấn khổ sở mà đã điềm nhiên nhận, cho nên, thần rất lấy làm ngờ. Một tháng sau, tên Văn Khánh thật mới bị bắt. Thượng Hoàng do vậy mới khen (Phí) Trực có tài.” Đọc đoạn ghi chép ngắn ngủi nói trên, hậu sinh trộm nghĩ: Trần Thì Kiến móc họng cho ói hết thức ăn ra, ấy là bởi ông quyết giữ lòng cho trong sạch. Làm việc quan mà lòng không trong sạch thì chỉ khiến cho công đường ngày một thêm ô uế mà thôi. Kẻ đã biếu món ăn cho ông thấy thế thì sợ, dân trong cõi nghe vậy thì phục, điều tốt lành nào phải là nhỏ đâu! Triều đình trao cho ông chức Kiểm pháp là chí phải. Người đức sáng như ông thì việc có mờ tối bao nhiêu vẫn có thể nhìn thấu tỏ. Nhất định là như thế. Thượng Hoàng khen Phí Trực là người có tài, nhưng xem ra, trước hết hãy nên khen ông là người bình tĩnh và biết trọng mạng sống. Thượng Hoàng giận dữ thúc giục, Phí Trực vẫn quyết không vội vàng. Quan toà mà hấp tấp và hời hợt, nỗi oan khuất thật khó mà lường trước được. Chuyện chỉ nói ông tránh sự xử oan cho một người nhưng thực thì ông đã tránh được tiếng xấu cho quan KiểmPháp và phép nước một thời vậy. Kính thay! CHIÊU VĂN VƯƠNG TRẦN NHẬT DUẬT - NGƯỜI BIẾT NHIỀU THỨ TIẾNG NHẤT THỜI TRẦN Điều ít ai ngờ là tuyệt đại đa số quý tộc họ Trần đều rất giỏi sinh ngữ. Trần Hưng Đạo nói tiếng Trung Quốc hay đến nỗi khiến cho người Trung Quốc không thể ngờ rằng ... ông là người Việt. Trần Quang Khải từng tiếp sứ giả nước ngoài mà không cần đến người phiên dịch ... Nhưng, biết nhiều thứ tiếng nhất thời Trần có lẽ là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255 -1331) Trần Nhật Duật là con thứ sáu của vua Trần Thái Tông (1226 -1258), em của vua Trần Thánh Tông (1258 -1278) và danh tướng Chiêu Văn Vương Trần Quang Khải (1241 - 1294). Sử cũ chép rằng, chính vua Trần Thái Tông đã đích thân sai Đạo sĩ đi cầu tự. Thế rồi một đêm nọ, nhà vua nằm mơ thấy Ngọc Hoàng Thượng đế sai Chiêu Văn Đồng Từ xuống đầu thai làm con của vua. Đến khi Trần Nhật Duật sinh ra, trên cánh tay còn in rõ hai chữ Chiêu Văn, vì thế, nhà vua mới cho lấy Chiêu Văn làm hiệu cho con. Ngay từ thuở nhỏ, Trần Nhật Duật đã nổi tiếng thông minh, học qua là nhớ, mà điều gì đã nhớ là nhớ mãi không bao giờ quên, cho nên, người đương thời vẫn gọi ông là thần đồng. Bấy giờ, chữ Hán được coi là văn tự chính thức của nước nhà, nói đi học cũng có nghĩa là học chữ Hán. Nhưng, ta đọc chữ Hán theo âm Hán - Việt, khác hẳn với âm chữ Hán theo cách đọc của người Trung Quốc. Bởi lẽ này, rất nhiều người giỏi chữ Hán mà vẫn không sao có thể nói chuyện được với người Trung Quốc, họ đành phải trao đổi theo lối bút đàm, vừa phiền phức, vừa rất tốn thời gian. Trần Nhật Duật thì khác hẳn. Từ thuở tấm bé, hễ thấy sứ giả của Trung Quốc sang là ông lại mon men tới, vừa bút đàm, vừa học nói, và chẳng bao lâu sau thì ông đã có thể nói một cách thông thạo, khiến cho cả triều đình phải kinh ngạc. Năm chừng hai mươi tuổi, Trần Nhật Duật đã có thể nói chuyện với sứ giả cả ngày, chẳng những không chút vấp váp mà còn tế nhị chuyển đạt được những vấn đề lớn của đất nước. Bấy giờ, Đại Việt phải thường xuyên tiếp đón sứ giả của Chiêm Thành cũng như Ai Lao và Vạn Tượng (thuộc Lào ngày nay). Người thường được giao trách nhiệm tiếp sứ giả cũng chính là Trần Nhật Duật. Ông thông thạo tiếng của người Chăm và tiếng nói của người Lào đến nỗi khiến cho vua Trần Nhân Tông phải thốt lên rằng: Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chừng như là hậu thân của các phiên thuộc! Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 7, tờ 2 a - b) có một đoạn chép về Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật khá lí thú như sau: “Đời (Trần) Nhân Tông (ở ngôi từ năm 1278 đến năm 1293 -NKT), có sứ giả của nước Sách -mã -tích (tên một tiểu vương cổ, có lẽ là vùng thuộc về Singapo ngày nay -NK.T) đến dâng cống. (Triều đình) không tìm đâu ra người phiên dịch, chỉ có (Trần) Nhật Duật là dịch đuợc. Có người hỏi ông rằng nhờ đâu mà biết được tiếng của nước họ, ông trả lời: -Thời Thái Tông (ở ngôi từ năm 1226 đến năm 1258 - NK.T), sứ của nước này có sang, nhân đó, tôi giao du với họ nên hiểu được đôi chút tiếng nói của họ.”. Ngoài tiếng Trung Quốc, tiếng Chăm, tiếng Lào và tiếng Sách -mã -tích như đã nói ở trên, Trần Nhật Duật còn rất giỏi tiếng Mông cổ. Mỗi khi có sứ thần Mông cổ sang, ông thường nói chuyện trực tiếp một vài thứ tiếng nói của đồng bào các dân tộc ít người. Có một chuyện rất độc đáo, xảy ra vào năm 1280, tức là nămChiêu Văn Vương Trần Nhật Duật mới 25 tuổi, được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyến 5, tờ 40 a - b) ghi lại, đại để như sau: Năm ấy, viên Thổ tù của đạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi loạn, tình thế rất nguy cấp. Thay vì đemquân tới đàn áp, Chiêu Văn Vương chỉ đem dăm tiểu đồng tới Đà Giang, tay không hề cầm vũ khí. Quân của Trịnh Giác Mật vây lấy ông, giáo mác và cung tên đều chĩa thẳng về phía ông, nhưng ông vẫn cứ điềm nhiên đi vào chỗ trú đóng của Trịnh Giác Mật. Tới nơi, ông nói chuyện với Trịnh Giác Mật bằng tiếng thổ dân, xử sự theo đúng tập tục của thổ dân, và điều đó đã khiến cho cả Trịnh Giác Mật cùng với quân sĩ của hắn vô cùng kinh ngạc. Ngày hôm sau, Trịnh Giác Mật đem toàn bộ lực lượng ra đầu hàng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Khi ông trở về kinh đô Thăng Long, Trịnh Giác Mật đem cả vợ con theo vào chầu vua Trần. Sau đó, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật còn nhận nuôi dạy cho con của Trịnh Giác Mật nữa. Vùng Đà Giang từ đó luôn được yên bình. Hậu thế xưa nay thường coi Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là một danh tướng. Và, quả đúng là như vậy. Dũng khí và mưu lược của ông đã khiến cho quân xâm lược Mông - Nguyên phải bạt vía kinh hồn. Hậu thế xưa nay cũng thường coi Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là một văn tài. Và, cũng quá đúng là như vậy. Trước tác của ông đáng để cho đời ngưỡng mộ và tôn kính xếp vào hàng những cây đại bút của văn học dân tộc. Trong guồng máy chính trị, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là một trong những đấng lương thần khả kính, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triến đất nước đương thời. Ngày nay, trong không khí đối mới của đất nước, khi mà ngoại ngữ trở thành phương tiện không thể thiếu của tất cả những ai muốn hội nhập vào cuộc giao lưu, chúng ta càng khâm phục Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Cũng cần nói thêm rằng, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật biết rất nhiều thứ tiếng và tập tục của người nước ngoài, nhưng, phẩm cách của ông thì hoàn toàn thuần Việt, ông là một trong những đại diện của khí phách và nhân cách cao quý của Đại Việt thế kỉ thứ 13. Ông học rất nhiều, nhưng cái xuyên suốt mọi sụ học của ông chính là học làm chủ. Kính thay! KÍNH THAY! LÝ ĐẠO TÁI Thời Trần có hai người cùng tên là Đạo Tái. Một người là Trần Đạo Tái con của Thượng tướng Trần Quang Khải, cháu nội của vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông. Trần Đạo Tái đỗ Bảng nhãn năm mới 14 tuổi, sau được phong tới tước Văn Túc Vương. Một người là Lý Đạo Tái, sinh năm Giáp Dần (1254) tại làng Vạn Ty, huyện Gia Định (nay là thôn Vạn Ty, xã Cao Đức, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh, mất năm Giáp Tuất (1334), hưởng thọ 80 tuổi). Nếu như Trần Đạo Tái sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, thì trái lại, Lý Đạo Tái sinh ra trong một gia đình nghèo hèn. Dã sử chép rằng: thời thơ ấu, vì gia cảnh quá khó khăn, Lý Đạo Tái thường bị người làng hắt hủi. Bà con trong họ thấy thế cũng làm ngơ, chẳng ai ra tay giúp đỡ, thậm chí, có người còn ra mặt khinh khi. Tuy rất buồn nhưng cả nhà Lý Đạo Tái chẳng ai lấy đó làm điều oán giận. Ngày ngày, Lý Đạo Tái vừa tất bật kiếm sống vừa dốc chí học hành. Không được vào lớp đàng hoàng như bao chúng bạn thì ông đứng ngoài nghe lỏm lời thầy giảng, không có giấy thì ông lấy que viết xuống đất, vậy mà chẳng bao lâu, ông đã nổi danh hay chữ. Khoa Giáp Tuất, niên hiệu Bảo Phù năm thứ hai (1274) đời vua Trần Thánh Tông, Lý Đạo Tái đỗ Thái Học Sinh (học vị này từ năm 1442 đối gọi là Tiến Sĩ). Năm đó, Lý Đạo Tái tròn hai mươi tuổi, ông là người giàu đức độ, được nhiều người nể trọng, lại có tài uyên bác, cho nên, tuy chỉ đỗ Thái Học Sinh, đời vẫn tôn ông là Trạng Nguyên. Từ khi ông đỗ đạt và vinh hiển với đời, tự dưng, ai ai cũng nhận ông là bà con họ hàng, ai ai cũng muốn bày tỏ tình đồng hương quen biết, ông chán nản với nhân tình thế thái, chỉ muốn vùi đầu vào sách vở cho quên hết mọi sự. Người đương thời có câu rằng: Khó khăn thì chẳng ai nhìn Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em Bấy giờ, vua Trần thấy ông là người gồm đủ hiền tài, bèn dự tính đem công chúa Liễu Sinh gả cho ông. Danh vị Phò mã với nhiều quyền lợi vật chất đang đợi Lý Đạo Tái, nhưng nỗi chán nản về nhân tình thế thái vẫn đè nặng trong tâm trí ông, khiến ông phải khôn khéo tìm cách chối từ. Vua Trần thấy không thể ép buộc ông được nên đành phải từ bỏ ý định này. Từ đó, Lý Đạo Tái dành tất cả thời gian rảnh rỗi cho việc đọc sách. Những lúc có sứ thần phương Bắc tới, ông thường được cử làm người tiếp đón. Tài ứng đối bằng ngôn ngữ phương Bắc của Lý Đạo Tái đã khiến cho nhiều vị sứ thần nể phục. Danh tiếng về sự uyên bác của ông dần dần lan truyền sang cả Trung Quốc. Khi Lý Đạo Tái bắt đầu bước vào tuổi ngũ tuần thì cũng là khi phái thiền tông Trúc Lâm Yên Từ đã phát triển khá mạnh. Phái này do Thượng hoàng Trần Nhân Tông xưng là Điều Ngự Giác Hoàng, và đó chính là vị tổ thứ nhất của phái thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Năm1308, Điều Ngự Giác Hoàng viên tịch, người được tôn làm vị tổ thứ hai của phái thiền tông này là Pháp Loa Tôn Giả, tức Đồng Kiên Cương. Một lần, nhân hộ giá vua Trần đi viếng cảnh chùa, Lý Đạo Tái được gặp Pháp Loa Tôn Giả. Phong thái ung dung, đạo đức cao khiết, và đặc biệt là sự uyên thâm kì lạ của Pháp Loa Tôn Giả đã khiến cho Lý Đạo Tái vô cùng bái phục, ông quyết từ bỏ mọi phú quý và danh vọng để đi tu theo đạo Phật. Năm 1330, Pháp Loa Tôn Giả viên tịch, Lý Đạo Tái được tôn là vị tổ thứ ba của phải thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Bấy giờ, Lý Đạo Tái xưng là Huyền Quang, vì thế, đời vẫn quen gọi ông theo đạo Huyền Quang này. Việc Lý Đạo Tái xuất gia đầu Phật khiến cho không ít người đương thời tỏ ra nghi ngờ. Tương truyền, chính Thượng hoàng Trần Anh Tông cũng không tin. Và, để thử đạo hạnh của bậc tu hành này, Thượng hoàng Trần Anh Tông đã bí mật sai một cô gái rất đẹp, tên là Điểm Bích, đến để tìm cách thử ông. Điểm Bích đã khôn khéo thử đủ mọi kiểu, nhưng rốt cục cũng phải chịu thất bại. Từ đó, mọi người mới thực tin rằng Lý Đạo Tái là bậc chân tu. Như trên đã nói, năm 1334, Lý Đạo Tái qua đời, hưởng thọ 80 tuổi. Támmươi năm của cuộc đời bậc tài hoa này đã để lại cho hậu thế những điều thật lớn lao. Một là sáng suốt nuôi chí vượt qua sự nghèo hèn một cách thật khả kính. Hai là bình tĩnh xa lánh thói tệ của thế tục một cách thật khôn khéo. Ba là biết dừng lại khi cần thiết phải dừng, không để cho bả vinh hoa chôn vùi khát vọng vươn tới không ngừng của kẻ sĩ. Và, bốn là canh cánh giữ gìn đạo hạnh, khiến cho tại thế chỉ một đời mà đức sáng đến bao đời. Kính thay! VIÊN BÁCH HỘ NGƯỜI HỌ THÔI BỊ DIÊM VƯƠNG NGHIÊM TRỊ Sử cũ cho hay, vào thời loạn, nơi công đường chẳng ít bọn quan lại nhũng nhiễu tham tàn. Tích xưa kể rằng, chốn âm ti địa ngục cũng không thiếu đám gian thần tệ hại. Cuộc đối đầu giữa thiện và ác, giữa chính và tà,... diễn ra quyết liệt khắp mọi lúc, mọi nơi. Trông lại ngàn xưa, thấy chẳng ít những chuyện thoạt nghe thì đầy vẻ lí thú và quái đị, nhưng suy gẫm cho kì thì lại thấy ý tứ răn đời dưỡng đức thật khôn khéo của tổ tiên. Đại để như chuyện ... Cuối năm 1406, quân Minh giương ngọn cờ chính trị giả hiệu là phù Trần diệt Hồ (giúp nhà Trần tiêu diệt nhà Hồ) để tràn sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo đã nhanh chóng bị thất bại, nước ta bị quân Minh đô hộ suốt hai mươi năm trời (từ năm 1407 đến năm1427). Sử gọi đó là thời thuộc Minh. Dưới thời thuộc Minh, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy, chiến đấu một mất một còn, quyết giành lại cho bằng được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và bùng nổ sớm nhất là khởi nghĩa do Trần Ngỗi (tức là Trần Quỹ hay Giản Định Đế) và Trần Quý Khoáng (tức Trần Quý Khoách hay Trùng Quang Đế) lãnh đạo. Sử gọi đó là nhà hậu Trần. Sau gần bảy nămchiến đấu ngoan cường (1407 -1413), tuy cuối cùng đã bị quân Minh đàn áp thảm khốc, nhung cuộc khởi nghĩa này cũng đã gây cho lũ xâm lăng nhiều tổn thất nặng nề. Trong số những trận đánh vang dội của nhà hậu Trần, nổi bật hơn cả là trận Bô Cô (đất này thuộc tỉnh NamHà cũ), diễn ra vào cuối năm 1408. Ở trận đánh này, tướng cao cấp của nhà Minh là Mộc Thạnh nhờ may mắn mà thoát chết. Trong số những tì tướng của Mộc Thạnh bị thiệt mạng tại Bô Cô, có một viên mang hàm Bách Hộ, người họ Thôi, cho nên sách xưa chép là Thôi Bách Hộ, còn như tên thật của hắn là gì thì chưa ai rõ. Sinh thời, Thôi Bách Hộ là tên gian ngoa tàn ác, chết đi, hồn ma của hắn lại trở thành yêu quái, phá phách hành hạ đủ điều, dân cả một vùng rộng lớn quanh khu vực Bô Cô lấy đó làm mối lo lớn. Ai cũng muốn tìm cách trừ khử đi nhưng không sao làm được. May sao, có một người trẻ tuổi mà tài cao, họ Ngô, tên Soạn, tự là Tử Văn, từ phương xa đến, quyết ra tay diệt ác quý, trừ tà ma. Dã sử chép rằng, Ngô Soạn người huyện An Dũng, phủ Lạng Thương (nay thuộc tỉnh Bắc Giang) là người khí khái, ghét gian, sẵn sàng bênh vực kẻ oan khuất. Tới Bô Cô, nghe các bậc trưởng lão kể rằng, hồn ma Thôi Bách Hộ đã hoá thành yêu quái, chiếm đền thờ ở khu Bô Cô, nhũng hại dân khốn khổ khống sao kể hết. Ngô Soạn nghe xong thì nổi giận bừng bừng, bèn trai giới sạch sẽ rồi lập đàn tế cáo và sau đó là... cầm lửa đốt đền. Xong việc, ông trở về nhà, tự dưng thấy mình ớn lạnh, chốc lát thì mê man li bì. Trong cơn mơ màng, Ngô Soạn thấy có một người cao lớn, ra dáng người phương Bắc, áo mũ chình tề, tự xưng là thần được sắc phong trấn giữ ở đền, nói rằng: -Âm dương cách trở nhưng gần chớ chẳng xa, nếu không khôn hồn lo làm lại đền cho ta, ta sẽ lôi cổ xuống địa ngục. Khi ấy, chớ có trách. Nói xong thì người ấy hậm hực bỏ đi ra. Một lúc sau, bỗng có một người khác, mình mặc áo vãi, đầu đội mũ thâm, dáng khoan thai, ung dung bước tới mà chào hỏi rồi nói rằng: -Tôi là thần ở đền Bô Cô đây. Hay tin ông liều mình đốt đền, cảnh cáo cả tên gian thần nhũng hại tàn ác, sung sướng quá nên vội đến chúc mừng. Ngô Soạn chẳng hiểu ra làm sao cả, bèn hỏi: -Người cao lớn lúc nãy nhận là thần đền Bô Cô, giờ đến lượt ông cũng nhận là thần đền Bô Cô. Chẳng lẽ một đền mà có đến hai thần hay sao? Người ấy liền nói: -Tên cao lớn lúc nãy là Thôi Bách Hộ, người Tàu, chết trận Bô Cô nên hồn gửi ở đây. Hắn là tên gian ngoa, trên dối trời, dưới lừa âm ti mạo nhận cả họ tên tôi, chiếm cả đền của tôi, khiến tôi phải bỏ đi nương nhờ ở chỗ thánh Tản Viên. Khốn khổ thay, tôi vốn là đại thần thời Lý Nam Đế, chết vì nước nên mới được phong làm thần nơi này, từng dày công ban phúc cứu độ cả ngàn năm, vậy mà giờ đây bị yêu quái làm cho ô nhục cả danh tiết. Ngô Soạn hỏi: -Phàm đã gặp oan ức thì phải đi kêu oan, cớ sao phải nhún mình mà đi nương nhờ ở thánh Tản Viên. Người ấy lại đáp: -Tôi nào có quản ngại việc kêu oan, từng bao lần gửi sớ xuống để kêu với Diêm Vương rồi đấy chứ. Nhưng, hồn ma Thôi Bách Hộ gian xảo khó lường, vả lại, chư thần quanh đây đều là hạng hay ăn của đút lót, họ đã mờ mắt vì tiền của Thôi Bách Hộ, có ai dám bênh vực tôi đâu. Ngô Soạn hỏi: -Vậy, nó có thể hãm hại tôi không? Người ấy đáp: -Có quá đi chứ. Nhưng, hễ nó có kiện xuống âm ti thì ông cứ nói là xin DiêmVương sai người đến gặp thánh Tản Viên mà hỏi. Đừng sợ. Chuyện vừa dứt thì Ngô Soạn thấy có hai tên quỷ sứ đến bắt ông đi. Qua một dinh thự lớn lắm, chúng để ông ngồi đợi phía ngoài một lúc, khi trở ra, chúng nói: -Tội ngươi nặng lắm, không thể tha được đâu. Chúng lại dắt ông đi tiếp. Đến chỗ cây cầu bắt qua một con sông nước đen ngòm, mùi tanh tưởi bốc lên nồng nặc, nơi có đến hàng ngàn quỷ dạ xoa dữ tợn đang đợi sẵn, Ngô Soạn kêu to lên rằng: -Tôi chỉ là người thẳng thắn vô tội của thế gian. Vì sao tôi bị xử cực hình oan uổng nhu thế này? Ngô Soạn vừa kêu xong thì nghe tiếng phán truyền rằng: -Hãy mang kẻ cứng cổ kia lại đây để ta chỉ rõ tội lỗi cho hắn. Lời phán truyền ấy là của Diêm Vương. Trở lại, Ngô Soạn đã thấy kẻ cao lớn, trước đó từng tụ xưng là thần đền Bô Cô, đang sụp lạy kêu với Diêm Vương. Diêm Vương phán tiếp: -Đây là đấng trung thần từ thời Lý Nam Đế, từng có công nên mới được phong làm thần đền Bô Cô. Người là tên học trò ngạo mạn, sao dám đốt đền của thần? Ngô Soạn cứ tình thực kể lại từ đầu, sau cùng còn nói thêm: -Nếu Diêm Vương không tin, xin sai sứ đến hỏi thánh Tản Viên, ắt sẽ rõ hư thực. Hồn ma Thôi Bách Hộ biết là khó bề lừa dối mãi, bèn giả giọng nhân từ, xin với Diêm Vương tha tội cho Ngô Soạn, vì dẫu sao thì Ngô Soạn cũng chỉ là một học trò rồ dại, mới phạm tội lần đầu. Nhưng, cũng chính thái độ thay đổi đột ngột đó của hồn ma Thôi Bách Hộ đã khiến cho Diêm Vương thêm sinh nghi. Việc kiểm tra lời kêu oan của Ngô Soạn lập tức được tiến hành. Sự thực sáng tỏ. Ngô Soạn được tha còn hồn ma Thôi Bách Hộ thì bị tống gỗ vào miệng, bị gông và bị giam vào ngục kín. Đền Bô Cô lại được trả về cho thần cũ. Dân địa phương góp công góp của xây dựng lại to đẹp hơn. Riêng Ngô Soạn, về sau, theo sự tiến cử (kể như một sự đáp ơn) của thần đền Bô Cô, đã được Diêm Vương cho làm Phán Quan ở đền thánh Tản Viên. Bạn nghĩ gì về mẩu chuyện trên? Hình như tổ tiên muốn nói rằng, dù có bao nhiêu tiền của hối lộ và mánh khoé gian manh, vẫn không sao che giấu được tội lỗi. Cương trực đáng kính như Ngô Soạn, dẫu có bị vùi dập thì cuối cùng cũng sẽ được minh oan. Trông lại ngàn xưa, kính thay Ngô Soạn! Kính thay, tuổi trẻ hiên ngang! TUỔI THANH XUÂN CỦA DANH TƯỚNG TRỊNH KHẢ Danh tướng Trịnh Khả người làng Kim Bôi, huyện Vĩnh Ninh, nay đất làng quê ông thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Hiện vẫn chưa ai rõ Trịnh Khả chào đời vào năm nào, chỉ biết ông mất vào năm Tân Mùi (1451). Sử cũ cho hay, tổ tiên Trịnh Khả từng làm quan dưới thời Trần và đã từng lập được nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâmlược. Thân phụ của Trịnh Khả là Trịnh Quyện, tuy làm chánh tổng nhưng vì suốt đời thanh liêm nên bốn anh em Trịnh Khả rất vất vả. Trịnh Khả là con út của Trịnh Quyện, vậy mà ngay từ thuở thiếu thời đã phải quanh năm tất bật với công việc mộng nương. Bấy giờ, quân Minh đã xâm lược và đô hộ nước ta, chúng áp bức và bóc lột nhân dân ta rất hà khắc, đúng như Nguyễn Trãi nói: “thui dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầmtai vạ. ” Lớn lên trong bối cảnh đó, Trịnh Khả phải nếm đủ mọi đắng cay, nhục nhã. Trong Đại Việt thông sử (Chư thần truyện), Bảng nhãn Lê Quý Đôn có kể rằng: “Năm lên mười sáu tuổi, một hôm, ông (đây chỉ Trịnh Khả -NK.T) dắt trâu đi cày về ngồi nghĩ trước cổng một ngôi chùa trên núi. Khi ấy, có viên tướng nhà Minh từ thành Tây Đô đến, thấy vẻ mặt ông thì ưa, liền bắt ông về làm gia nô cho hắn. ít lâu sau, hắn xem tướng ông và nói: -Thằng bé này mình rồng, mắt hổ, khoẻ hơn cả mọi lính tráng trong ba quân. Ngày sau thế nào hắn cũng sẽ được cầm cờ mao và tiết việt (ý nói sẽ được làm tướng—NK.T). Thế rồi hắn nói tiếp: -Ngày sau, kẻ đánh đuổi ta tất phải là mày, phải trừ ngay đi để đề phòng hậu hoạ. Ông nghe thế thì sợ quá, trốn qua bên kia sông Mã, ẩn trong nhà của người cô ở xã Diên Phúc. Quân Minh đuổi theo bắt mà không được, bèn bắt thân phụ ông là Trịnh Quyện, cốt để buộc ông phải trở lại, nhưng không được, giặc liền quãng thân phụ ông xuống sông. Đến đêmkhuya, ông lén vớt xác thân phụ đem đi chôn. Vừa thương thân phụ, vừa cămquân Minh, ông quyết chí báo thù. Nghe tin Thái Tổ (chỉ Lê Lợi -NK.T) đang náu mình ở Lam Sơn, ngầm nuôi binh mã, ông liền vác gươm đến xin theo ngay.” Đến với Lê Lợi, Trịnh Khả được tin dùng, được trao chức phó chỉ huy lực lượng quân Thiết Đột. Năm 1416, ông là một trong số mười chín người thân tín nhất của Lê Lợi, tham dự Hội thề Lũng Nhai -tức là lễ ra mắt dưới dạng đặc biệt của bộ chỉ huy Lam Sơn. Trải hơn mười năm chiến đấu ngoan cường, Trịnh Khả đã liên tiếp lập được nhiều công lao, trở thành danh tướng Lam Sơn, cũng là danh tướng trong lịch sử nước nhà. Cuối năm 1424, khi mới khoảng ba mươi tuổi, Trịnh Khả đã là tướng cao cấp, tham gia chỉ huy chiến dịch tấn công vào Nghệ An, giải phóng vùng đồng bằng rộng lớn này. Cuối năm 1426, cùng với các danh tướng khác của Lam Sơn như Phạm Văn Xảo, Lý Triện và Đỗ Bí, ông lập công lớn trong ba trận oanh liệt tại Ninh Kiều (nay thuộc Hà Nội), Nhân Mục (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) và Xa Lộc (nay thuộc Vĩnh Phú), khiến cho quân Minh phải kinh hoàng. Cũng cuối năm 1426, ông là một trong những vị tướng cao cấp của Lam Sơn, chỉ huy xuất sắc trận quyết chiến chiến lược Tốt Động -Chúc Động, làm thay đổi hẳn mối tương quan thế và lực giữa Lam Sơn với quân Minh. Từ đây, viên Tổng binh khét tiếng hung hãng của nhà Minh là Vương Thông, vốn được sai đi cứu viện, đã buộc phải trở thành tên tướng kêu cứu một cách thảm thiết. Cũng bắt đầu từ đây, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô cả nước. Cuối năm 1427, khi bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định đập tan hoàn toàn đạo viện binh mười vạn tên của nhà Minh do Liễu Thăng cầm đầu, danh tướng Trịnh Khả được lệnh đem quân lên ải Lê Hoa (vùng Cao Bằng ngày nay), trận đánh đạo viện binh khác của nhà Minh gồm năm vạn tên do viên lão tướng dày dạn kinh nghiệm vào hàng bậc nhất của giặc là Mộc Thạnh chỉ huy. Trọng trách của lực lượng Trịnh Khả là phải vô hiệu hoá mọi khả năng của Mộc Thạnh, đặc biệt là quyết không để Mộc Thạnh có thể cứu nguy cho Liễu Thăng. Và, cùng với các tướng lĩnh khác, Trịnh Khả đã đánh thắng hai trận lớn ở Lãnh Câu và Đan Xá (gần ải Lê Hoa). Năm 1428, sự nghiệp đánh đuổi quân Minh đô hộ đã thành công, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Trịnh Khả là một trong số 93 công thần khai quốc, được trao lần lượt rất nhiều chức hàm lớn của triều Lê. Rất tiếc là ông bị gièm pha rồi bị giết một cách oan khuất vào năm 1451. Từ một người lam lũ với ruộng nương trở thành một vị danh tướng, từ một người ở dưới đáy của xã hội trớ thành một đại thần ... tất cả chỉ diễn ra trong hơn mười năm của một thời trai trẻ, tuổi thanh xuân của Trịnh Khả, đáng kính thay! TUỔI THANH XUÂN CỦA KIẾN QUỐC TRINH LIỆT PHU NHÂN Kiến Quốc Trinh Liệt Phu nhân là tước hiệu cao quý mà vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) đã ban tặng cho bà Lương Thị Minh Nguyệt, người phụ nữ sinh trưởng tại làng Ngọc Chuế (làng này thuộc xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tình Nam Định). Hiện tại vẫn chưa ai rõ bà sinh vào năm nào, chỉ biết rằng khi quân Minh xâm lược và đô hộ nước ta, bà đã ở vào tuổi trường thành và đã kết hôn với một thanh niên người cùng làng là Đinh Tuấn. Sinh thời, Lương Thị Minh Nguyệt là người nổi tiếng xinh đẹp và giàu khí phách. Theo thần tích (tờ ghi sự tích của các vị thần) ở đền Ngọc Chuế (tục danh là đền Duối) thì đám cưới giữa Đinh Tuấn với Lương Thị Minh Nguyệt tổ chức chưa được bao lâu, quân Minh đã tràn đến xây thành cổ Lộng và trú đóng ở đó rất đông. Đây là một trong những thành kiên cố, cách làng Ngọc Chuế không bao xa. Ngày ngày từ thành cổ Lộng, quân Minh liên tục tiến hành những cuộc tấn công đàn áp tàn bạo và vơ vét không biết bao nhiêu là tài sản của nhân dân các vùng chung quanh. Việc làm này của giặc khiến cho bà Lương Thị Minh Nguyệt rất căm giận. Bà liền bàn với chồng bỏ vốn mở một quán hàng nước ở sát ngay của đồn Cổ Lộng để theo dõi tình hình quân Minh, nhằm chuẩn bị kế hoạch đánh đuổi chúng. Đó là một quán hàng khá khang trang, có nhiều rượu ngon và thức uống tốt, lại có nhiều cô gái trẻ và đẹp phục vụ rất chu đáo. Giặc không chút nghi ngờ, liên tục rủ nhau ra quán, cả ngày và cả đêm, thậm chí, không ít tên còn bạo san xin ngủ lại. Theo mô tả của sử sách xưa thì lúc bấy giờ, mỗi tên lính đều được phát một chiếc bao dệt bằng đay rất to, gọi là cái túi ngủ. Tối đến, tất cả lính đều chui vào túi ngủ, phần túi ở dưới là giường, là chiếu, còn phần túi ở trên là chăn, là màn. Sau vài đêm xin ngủ lại mà vẫn được bình an vô sự, quân Minh trong đồn cổ Lộng kéo nhau ra quán để ngủ ngày càng nhiều. Tướng chỉ huy đồn cổ Lộng của giặc còn cho gọi bà Lương Thị Minh Nguyệt vào đồn để nhờ nấu nướng mỗi khi chúng có tiệc tùng. Bởi lẽ này, bà nắm rất vững mọi chi tiết về sự sắp đặt và bố phòng trong đồn giặc. Khi vợ khôn khéo tạo lập niềm tin và bí mật nắm tinh hình giặc thì chồng ráo """