" Tình Yêu Qua Sáu Nghìn Dặm - Jules Verne full mobi pdf epub azw3 [Phiêu Lưu] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tình Yêu Qua Sáu Nghìn Dặm - Jules Verne full mobi pdf epub azw3 [Phiêu Lưu] Ebooks Nhóm Zalo Tình yêu qua sáu nghìn dặm GIUYN VECNƠ Tình yêu QUA SÁU NGHÌN DẶM “Tái bản có sửa chữa và bổ sung” VŨ LIÊM dịch NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC Hà Nội - 2003 Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Michel Strogoff’ của Jules Verne NXB Hachette Paris Nguồn sách, scan, ocr: 4DHN Soát lỗi: yeuthichsach, chippiy, amylee, nguoilaquaduong, mehplamnha,huong huynh, imnubie, lemontree123, tranminator, thienlam299, 4DHN Làm ebook: 4DHN Giuyn Vecnơ và tác phẩm Misen Xtrôgôp Giuyn Vecnơ (1828- 1905), nhà văn Pháp nổi tiếng được coi như bậc thầy về sáng tác truyện phiêu lưu mạo hiểm và khoa học viễn tưởng. Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình, ông đã giành được cảm tình của đông đảo bạn đọc Pháp và các nước khác trên thế giới. Sách của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được in đi in lại nhiều lần với hàng triệu bản phát hành khắp nơi trên thế giới. Có thể nói những tác phẩm của Giuyn Vécnơ không những được giới trẻ, mà cả những bạn đọc nhiều lứa tuổi khác nhau ưa thích. Hơn bốn chục năm (từ 1862 đến đầu 1905) Giuyn Vecnơ đã viết được 63 tiểu thuyết và 2 tuyển tập truyện vừa và truyện ngắn được in thành 97 quyển sách với tham vọng là đề cập đến toàn bộ hành tinh chúng ta, từ thiên nhiên ở các vùng khí hậu khác nhau đến thế giới động vật, thực vật, phong tục tập quán cho đến sinh hoạt muôn màu muôn vẻ của các dân tộc trên thế giới. Những tác phẩm của Giuyn Vecnơ không những thể hiện tài nghệ tuyệt vời của một nhà văn có lối viết rất hấp dẫn, sâu sắc, miêu tả những con người và sự vật hết sức tinh tế, mà còn thể hiện kiến thức uyên bác, tư tưởng tiến bộ và trí tưởng tượng phong phú của một nhà khoa học. Ông vừa là người khởi xướng loại truyện khoa học viễn tưởng mà đến nay nhiều tiên đoán khoa học của ông đã trở thành hiện thực, vừa là nhà văn nổi tiếng về những tiểu thuyết phiêu lưu, mạo hiểm làm cho người đọc rất thích thú và qua đó, những độc giả trẻ nâng cao được trình độ hiểu biết và trau dồi được phẩm chất đạo đức của mình. Giuyn Vecnơ là con một luật sư ở thành phố Năngtơ. Ngay từ khi còn ở tuổi thanh niên, sau khi tốt nghiệp trung học, Giuyn Vecnơ đã theo học trường Luật ở Pari, nhưng vẫn có xu hướng say mê văn thơ, âm nhạc và sân khấu. Khi đã tốt nghiệp và hành nghề luật sư, ông bắt đầu đi vào con đường sáng tác văn học, đồng thời tìm hiểu về khoa học tự nhiên, thường xuyên đến đọc sách ở Thư viện Quốc gia, đi nghe các buổi thuyết trình về địa lý, thiên văn, hàng hải, lịch sử và các phát minh về khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, sau này những kiến thức mà ông tiếp thu được đã thành cơ sở cho những sáng tác kiệt xuất của ông. Những tác phẩm đầu tiên của ông như “Năm tuần lễ trên khinh khí cầu (1862), “Cuộc thám hiểm trong lòng đất” (1864), “Những cuộc du hành của thuyền trưởng Hatơraao” (1864 - 1865), “Những đứa con của thuyền trưởng Grant” (1865 - 1866) v.v... đều lập tức có tiếng vang lớn trong giới độc giả thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Misen Xtrôgôp là một trong những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu được đánh giá vào loại xuất sắc nhất, vừa có tính giáo dục cao, vừa có tính giải trí lành mạnh với những tình tiết éo le phức tạp, những pha hết sức hồi hộp và bất ngờ, khiến người đọc cảm thấy bị lôi cuốn, say mê, hấp dẫn không sao cưỡng nổi và muốn đọc một mạch suốt 32 chương với gần 500 trang sách. Điều đáng khâm phục là Giuyn Vecnơ miêu tả đất nước và con người Nga chính xác và chân thật tới mức như tác giả là một người Nga, hay ít nhất là đã sinh sống trên đất nước Nga nhiều năm rồi, để có một sự hiểu biết tường tận đến như vậy về địa lý, lịch sử cũng như phong tục tập quán và tính cách con người Nga trong giai đoạn lịch sử đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Misen Xtrôgôp, con trai một người thợ săn ở Xibir. Anh được rèn luyện từ nhỏ, nên trở thành một thanh niên, cường tráng, dũng cảm và mưu trí. Năm hai mươi tuổi, anh được tuyển vào đội quân liên lạc đặc biệt của Nga hoàng làm một người lính và sau đó trở thành đại úy của đội quân ưu tú này. Thời gian đó bọn giặc Tactar đang nổi lên xâm chiếm vùng Xibir, phần châu Á của nước Nga. Hàng chục vạn quân đủ mọi chủng tộc từ những người Kiêcghidi, Mông Cổ, Apganixtang, Udơbêch, Thổ, Ba Tư, Do Thái... dưới cái tên chung là quân Tactar tràn vào xâm chiếm vùng phía Đông xứ Xibir mênh mông, gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân vùng này. Cấu kết chặt chẽ với chúng có tên phản bội cực kỳ nham hiểm và xảo quyệt, Ivan Ôgarep, đại tá trong quân đội Nga hoàng. Bất mãn vì bị đại công tước, em trai của Nga hoàng giáng chức về tội vô tổ chức, tên này đã xúi giục một số tù trưởng bộ lạc ở những vùng biên cương xa xôi nổi lên chống Nga hoàng, âm mưu xâm chiếm vùng Đông Xibir, dùng thủ đoạn gián điệp và nhiều mánh khóe xảo trá khác để bắt sống đại công tước hòng trả thù riêng. Nga hoàng nắm được ý đồ nguy hiểm của tên phản bội này đã phái Misen Xtrôgôp đem mật thư của nhà vua trao tới tận tay đại công tước - lúc này đang ở Irkuxk - để phá vỡ âm mưu đó. Suốt chặng đường dài gần sáu ngàn dặm, từ Maxcơva đến Irkuxk, Misen Xtrôgốp đã trải qua bao gian khổ khó khăn do kẻ thù và thiên nhiên khắc nghiệt gây ra tưởng chừng như khó có thể vượt qua được. Nhưng đói khát, mệt nhọc, băng tuyết, bão táp không làm anh nao núng. Mấy lần sa vào tay giặc, anh đều tìm cách trốn thoát kể cả lần giặc đã đốt mù cả hai mắt anh. Giặc bắt mẹ anh để hành hạ và uy hiếp cũng không khuất phục được anh. Ý chí gang thép của anh đã làm cho bọn giặc man rợ cũng phải sợ hãi và khâm phục. Cuối cùng, nhờ trí thông minh, lòng dũng cảm, thái độ bình tĩnh, mưu trí và nhất là tấm lòng trung thành tận tụy với đất nước, Misen Xtrôgôp đã làm tròn sứ mệnh. Quân phiến loạn bị đánh tan, tên phản bội Ivan Ôgarep bị tiêu diệt, nhân dân Xibir được giải thoát khói ách nô dịch của quân Tactar. Truyện còn được lồng vào một mối tình trong sáng và thanh cao giữa Misen Xtrôgôp và Nađia, cô gái Latvi cũng xông pha ngàn dặm, chia sẻ vói chàng trai dũng cảm bao gian nan khổ ải để tìm cha trong miền Xibir mênh mông tuyết trắng. Khi đã hoàn thành sứ mệnh, trước mặt cha cô, Misen Xtrôgôp nói với người bạn gái: - Nađia!... khi rời Riga để tới Irkuxk, em có còn để lại sau em niềm thương nhớ nào khác ngoài lòng thương nhớ người mẹ đã khuất của em không? - Không, anh ạ, - Nađie đáp, - không còn một niềm thương nhớ nào khác cả. - Nếu vậy thì, Nadia! - Misen Xtrôgôp run giọng nói tiếp. - Anh không tin rằng Thượng đế đã run rủi cho chúng ta gặp nhau, đã bắt chúng ta cùng trải qua bao gian truân thử thách, lẽ nào lại không muốn cho chúng ta được mãi mãi bên nhau? - Ôi, anh! - Nađia thốt kêu lên và sà vào hai cánh tay dang rộng của Misen Xtrôgôp. Và quay lại phía Vaxili Fêđor, mặt đỏ bừng, cô kêu lên: “Cha ơi!”. Người dịch I ÐÊM HỘI Ở TÂN CUNG - Tâu bệ hạ, một công điện mới. - Từ đâu đến? - Từ Tômxk. - Đường dây đã bị cắt từ thành phố đó phải không? - Bị cắt từ hôm qua, muôn tâu. - Tướng quân hãy từng giờ đánh điện tới Tômxk và yêu cầu cho ta biết tin tức nhé! - Xin tuân lệnh bệ hạ - Tướng Kixôp đáp. Những lời trao đổi trên đây xảy ra vào hồi hai giờ sáng, giữa lúc đêm hội ở Tân Cung đang diễn ra huy hoàng náo nhiệt nhất. Trong đêm đó, ban nhạc của các trung đoàn Prêobragienxky và Paulôpxki không ngừng chơi những điệu vũ nhạc được chọn trong những điệu hay nhất như Pônka, Mazurka và những điệu Vansơ. Những cặp nam nữ nối tiếp nhau nhảy không dứt qua những phòng khách lộng lẫy của lâu đài được xây dựng cách “tòa nhà đá cũ” có mấy bước, nơi xưa kia đã từng xảy ra bao thảm kịch rùng rợn - Và... đêm nay, tiếng vang xưa trỗi dậy, dội vào trong các điệu đối vũ. Ngài đại thống chế của triều đình cũng được hỗ trợ đắc lực trong công việc tế nhị của mình. Các công tước cùng những sĩ quan hộ vệ của các vị đại thần trực ban, các sĩ quan trong hoàng cung cũng tự mình tham gia, đôn đốc việc tổ chức vũ hội. Các công tước phu nhân, ngọc quý đầy người, các bà thị nữ với xiêm áo ngày hội mạnh dạn làm gương cho các bà vợ sĩ quan và viên chức cao cấp của “Kinh thành đá trắng” cổ kính. Vì vậy, khi tín hiệu của điệu nhạc “Pôlône” vừa nổi lên, thì tất cả quan khách, không phân cấp bậc, đều tham gia vào cuộc diễu hành nhịp nhàng đó. Trong khung cảnh trang trọng như đêm nay, thì vũ hội này mang một tầm cỡ quốc gia. Những chiếc áo dài có đính nhiều tầng đăng ten xen lẫn với những bộ quân phục lấp lánh huân chương dưới ánh sáng của hàng trăm bộ đèn chùm, được những tấm gương soi phản chiếu làm sáng rực lên gấp mười lần, trông thật ngoạn mục, chói ngời, lóa mắt. Đại sảnh đường đẹp nhất trong tất cả các phòng khách ở Tân Cung thật xứng đáng làm khung cho sự lộng lẫy huy hoàng của những vị tai to mặt lớn cùng những bà mệnh phụ trang điểm cực kỳ diễm lệ. Vòm nhà thếp vàng tuy đã phai mờ đôi chút vì đã bị phủ một lớp gỉ của thời gian vẫn ánh lên những điểm sáng như những vì sao lấp lánh. Những tấm vóc làm màn che gió và màn treo ở cửa với những nếp gấp tuyệt mỹ ửng hồng lên một màu sắc nồng thắm, tương phản mạnh mẽ với những góc cạnh của tấm màn nặng trĩu. Nhìn qua những tấm kính các cửa sổ rộng lớn, hình bán nguyệt, người ta thấy ánh sáng tràn ngập các phòng, nhưng được một làn hơi nước nhẹ nhàng tỏa ra làm dịu bớt đi, đứng bên ngoài trông như phản quang của một đám cháy nổi bật lên trong đêm tối mà trong khoảng một vài tiếng đồng hồ bao trùm toà lâu đài rực sáng này. Bởi vậy, sự tương phản đó làm cho những tân khách không tham gia khiêu vũ cũng phải chú ý. Khi họ dừng lại bên những khung cửa sổ, họ có thể nhìn thấy một vài tháp chuông với những cái bóng khổng lồ hiện lên đó đây trong đêm, mờ mờ ảo ảo. Bên dưới những bao lơn chạm trổ, họ nhìn thấy những lính canh đi lại, súng vác vai, đầu đội mũ chỏm nhọn có giắt một chòm lông chim, trông như ngọn lửa, dưới ánh sáng của những pháo hoa bắn lên từ bên ngoài. Họ cũng nghe thấy bước chân của những đội tuần tra gõ nhịp nhàng trên mặt đá lát đường, có lẽ còn nhịp nhàng hơn cả những bước chân đang khiêu vũ trên sàn nhà các phòng khách. Thỉnh thoảng có tiếng hô của lính gác lặp đi lặp lại từ trạm này qua trạm khác và đôi lúc một tiếng kèn đồng, xen vào hợp âm của dàn nhạc, cất lên những nốt lánh lót giữa sự hài hòa chung. Dưới thấp hơn, trước tòa nhà, những khối đen sẫm nổi lên rõ nét dưới những luồng ánh sáng hình nón hắt ra từ các cửa sổ của Tân Cung. Đó là những con tàu xuôi dòng sông mà mặt nước lấp lánh dưới ánh sáng chập chờn của những ngọn đèn hiệu mấp mé ở các bậc thềm đầu tiên. Nhân vật chính của buổi khiêu vũ; người ra lệnh tổ chức đêm hội này; người mà tướng Kixốp tôn trọng như đối với các đấng quân vương, chỉ vận sơ sài một bộ quân phục sĩ quan khinh binh cận vệ. Đó chẳng phải là một sự trá hình, mà là thói quen của một người không thích sự diêm dúa bên ngoài. Cách ăn mặc của ông ta tương phản với những trang phục lộng lẫy của đám người nhộn nhịp xung quanh và chính vì thế mà nổi bật giữa đám tùy tùng của ông gồm những người Grudia, những người Cô-dắc, những người Lesghi, những kỵ binh với những bộ quân phục rực rỡ vùng Capcadơ. Nhân vật này, thân hình cao lớn, thái độ hòa nhã, nét mặt bình thản, nhưng vầng trán nhuốm vẻ suy tư, đi từ đám đông này tới đám đông khác, ít nói, thậm chí chỉ lơ đãng nghe, hoặc những câu tào lao vui nhộn của đám tân khách trẻ tuổi, hoặc những lời lẽ nghiêm chỉnh hơn của những viên chức cao cấp hay của những thành viên trong các đoàn ngoại giao, đại diện cho các quốc gia chủ yếu của châu Âu bên cạnh ông ta. Hai hoặc ba trong số những nhà chính khách mẫn tiệp đó - có tài về xem tướng mặt - hình như nhận thấy trên sắc diện của chủ nhân có vài biểu hiện lo lắng băn khoăn gì đó mà họ không rõ nguyên nhân, nhưng không một ai dám tự cho phép mình được hỏi han ông ta về vấn đề đó. Dù sao thì ý đồ của người sĩ quan đội khinh binh cận vệ, không còn nghi ngờ gì nữa, là làm sao để những mối lo âu thầm kín của mình không được gây bất kỳ một trở ngại nào cho đêm hội này - Và vì ông ta là một trong những đấng quân vương hiếm có mà tất cả mọi người đều đã quen phục tùng, ngay cả trong ý nghĩ, nên những niềm hoan lạc của đêm vũ hội không một lúc nào bị giảm sút. Trong khi đó, tướng Kixôp vẫn chờ người sĩ quan mà ông vừa chuyển bức điện từ Tômxk đánh về ra lệnh để rút lui, nhưng người sĩ quan vẫn cứ im lặng, Ông ta cầm đọc bức điện, vầng trán càng sa sầm. Tay ông như vô tình đặt vào chuôi kiếm, rồi đưa lên che mắt một lát khiến mọi người tưởng như ánh sáng làm ông bị chói và ông cần có bóng tối để tự nhìn mình rõ hơn. - Như vậy là, - ông nói và kéo tướng Kixôp tới gần một khung cửa sổ - từ hôm qua chúng ta không còn liên lạc được với đại công tước, em trai ta ư? - Không còn liên lạc được nữa, muôn tâu. Và thần e rằng chẳng bao lâu, những công điện không thể vượt qua được biên giới Xibir. - Nhưng quân đội các tỉnh Amua và Irkuxk cũng như quân đội tỉnh Tranxbaikali đã được lệnh hành quân cấp tốc đến Irkuxk rồi kia mà? - Lệnh đó đã được phát đi bằng bức điện cuối cùng mà chúng ta có thể chuyển tới bên kia hồ Baikan. - Chúng ta vẫn còn liên lạc trực tiếp được với chính quyền các tỉnh Yênixêixk, Ômxk, Xêmipalatinxko và Tôbônxk từ đầu cuộc xâm lăng của địch chứ? - Tâu hoàng thượng, vẫn còn liên lạc được và thần chắc rằng cho đến giờ phút này, bọn Tactar chưa vượt qua được sông Irtys và sông Ôbi. - Còn về tên phản tặc Ivan Ôgarep, chúng ta có tin tức gì không? - Không có tin gì cả, - tướng Kixôp thưa. - Cảnh sát trưởng cũng không biết được chắc chắn là hắn đã vượt qua biên giới chưa. - Đặc điểm nhận dạng của hắn phải được gửi ngay tới Nigiơni - Nôpgôrôd, Pecmơ, Ekatêrinbua, Kaximôp, Tiumen, Ichim Ômxk, Elamxk, Kôlyvan, Tômxk và tới tất cả các trạm bưu điện mà đường dây còn liên lạc được! - Lệnh của hoàng thượng sẽ được thi hành ngay tức khắc, - Tướng Kixôp đáp. - Tất cả công việc này cần phải tiến hành thật lặng lẽ đấy nhé! Bằng một dấu hiệu tỏ vẻ trân trọng phục tùng, sau khi khẽ cúi đầu, tướng Kixôp đi lẫn vào đám đông và rời khỏi các phòng khách. Không ai để ý đến sự ra đi của ông. Người sĩ quan đứng thẫn thờ một lúc và khi trở lại nhập vào các nhóm quân nhân, các nhà chính khách đã được hình thành ở nhiều điểm trong các phòng, thì vẻ mặt ông, trước đó đã có lúc bối rối, bỗng trở lại bình thản như cũ. Tuy vậy, sự kiện nghiêm trọng khiến có cuộc trao đổi ý kiến chớp nhoáng trên đây không phải là không ai biết như viên sĩ quan khinh binh cận vệ và tướng Kixôp tưởng. Điều đó, người ta không nói ra một cách chính thức, đúng thế, cũng như bán chính thức, bởi vì không có “lệnh’’ được công khai nói. Nhưng một vài nhân vật cao cấp cũng đã được thông báo tương đối chính xác về tình hình xảy ra ở phía bên kia biên giới. Dù sao họ cũng chỉ mới nắm được láng máng về những điều mà ngay cả những thành viên trong đoàn ngoại giao cũng không nói với nhau, thế mà có hai vị khách không mặc quân phục, cũng không mang huân chương trong buổi chiêu đãi ở Tân Cung, lại thì thầm trao đổi với nhau có vẻ như đã nhận được những tin tức khá chính xác. Làm thế nào, bằng con đường nào, nhờ có sự bặt thiệp như thế nào mà hai con người bình thường này lại biết cái mà những người khác vốn là những yếu nhân, cũng chỉ vừa mới ngờ tới? Người ta khó có thể tin như vậy. Hay là họ được trời phú cho cái tài tiên giác tiên tri? Hay là họ có một giác quan phụ cho phép nhìn thấy được tận bên kia chân trời của biên giới mà những con mắt người thường không thấy được chăng? Hoặc là họ có khiếu linh mẫn đặc biệt để khám phá ra những gì bí mật nhất. Hoặc là nhờ thói quen “sống cho tin tức và vì tin tức” ở họ đã trở thành bản chất thứ hai khiến tập tính của họ thay đổi chăng? Chúng ta hãy thử chấp nhận điều đó. Trong hai người này thì một là người Anh, còn người kia là công dân Pháp. Cả hai đều cao, gầy. Một người da nâu nâu như dân miền Nam xứ Prôvăngxơ, một người da hung hung đỏ như một nhà quý tộc xứ Lancasir. Anh chàng người Anh thì kiểu cách, lạnh lùng, phớt đời, tiết kiệm cả cử chỉ và lời nói, hình như chỉ nói năng và cử động khi thật cần thiết. Ngược lại anh chàng người Pháp thì linh hoạt, hăng hái, diễn tả cùng một lúc cả bằng môi, bằng mắt, bằng tay... ý nghĩ của mình với hàng chục cách khác nhau, trong khi người đối thoại với anh ta hình như chỉ có một cách duy nhất không thay đổi và như cố định trong đầu là chăm chú nghe và nhìn. Những nét khác biệt bên ngoài này dễ dàng làm cho bất cứ ai, dù có cặp mắt quan sát kém nhất cũng phải chú ý; nhưng một người giỏi xét đoán vẻ mặt, khi nhìn gần hai người ngoại quốc này sẽ xác định dứt khoát là sự trái ngược trong hành động bề ngoài của họ nói lên rằng người Pháp rất “tinh mắt”, còn người Anh rất “thính tai”. Thật vậy, cặp mắt - bộ máy quang học - của người này thường xuyên được sử dụng, nên đạt tới mức hoàn thiện lạ lùng. Võng mạc mắt ánh ta có độ nhạy tức thời như võng mạc những nhà ảo thuật chỉ qua động tác trang bài thật nhanh cũng nhận ra ngay được con bài nào, hay đơn thuần chỉ bằng sự sắp xếp một con bài mà người khác không tài nào nhận ra. Vậy là người Pháp này có một năng khiếu tuyệt vời mà người ta gọi là “trí nhớ bằng mắt”. Người Anh, ngược lại, hình như đặc biệt sinh ra để nghe và hiểu. Khi bộ máy thính giác tiếp nhận tiếng của một giọng nói, anh ta sẽ không thể nào quên được và mười năm, hai mươi năm sau, anh ta vẫn có thể nhận ra giọng nói đó trong hàng nghìn giọng nói khác. Đôi tai anh ta tất nhiên không có khả năng cử động như tai các loài vật có những loa tai to; nhưng các nhà sinh vật học nhận xét là tai người chỉ “gần như” bất động nên ta có quyển khẳng định rằng tai của người Anh trên đây vểnh lên, cụp xuống, nghiêng nghé... để tìm cách thu nhận cả những âm thanh chỉ mới vừa thoáng vẳng đến. Phải công nhận là năng khiếu về nghe và nhìn của hai nhân vật nói trên đã phục vụ tuyệt diệu cho nghề nghiệp của họ, vì anh chàng người Anh là phóng viên của tờ “Tin điện hàng ngày” và anh chàng người Pháp là phóng viên của tờ báo nào hoặc của những tờ báo nào thì anh ta không nói và khi có người hỏi, anh lại bông đùa trả lời là anh cung cấp tin tức cho “cô em họ Mađơlen” của anh. Thật ra anh chàng người Pháp tuy bề ngoài có vẻ nông nổi, nhưng lại rất mẫn tiệp và sắc sảo. Anh thường hay nói năng lung tung - có lẽ là để che giấu ý muốn tìm hiểu sự thực - nhưng không bao giờ chịu bộc lộ ý đồ chính của mình. Chính sự ba hoa đó đã giúp anh kín tiếng. Có thể nói là anh ta chín chắn và kín cạnh hơn bạn đồng nghiệp ở báo “Tin điện hàng ngày”. Với tư cách nhà báo, hai người tham dự đêm hội tổ chức tại Tân Cung tối 15 rạng 16 tháng Bảy là cốt để đưa tin sốt dẻo phục vụ thật hữu hiệu cho độc giả của họ. Không cần nói là cả hai anh chàng đều hăng say với sứ mệnh của mình ở trên đời này. Họ thích lao vào việc đi săn những tin tức bất ngờ nhất. Không gì làm cho họ sợ hãi cũng như làm họ chán nản trong khi đi tìm thắng lợi. Họ có thái độ bình tĩnh, không bao giờ nao núng. Chính đó là lòng dũng cảm thực sự của những người yêu nghề. Là những tay đua ngựa vượt rào nhà nghề trong cuộc săn tin này, họ vọt qua rào, vượt qua sông, nhảy qua bờ đất với nhiệt tình vô song của những con ngựa nòi muốn chạy tới đích “hoặc đoạt giải nhất hoặc là chết!”. Hơn nữa, những tờ báo của họ không bao giờ tiếc tiền đối với họ - đó là nhân tố thông tin mạnh nhất, nhanh nhất, hoàn hảo nhất mà người ta biết được cho đến nay. Cần phải nói thêm, và đây là một vinh dự đối với họ, là cả hai đều không bao giờ tò mò nhìn và nghe những gì thuộc về đời tư và họ chỉ hành động khi nào có dính líu đến quyền lợi chính trị và xã hội của họ. Tóm lại, họ làm như người ta thường nói trong khoảng vài ba năm nay, “thiên phóng sự lớn về chính trị và quân sự”. Nhưng, nếu theo sát họ, người ta sẽ thấy thường thường họ có một cách nhận định sự việc thật kỳ quặc, nhất là nhận định về những hậu quả của những sự việc đó, bởi lẽ mỗi người đều có “cách riêng của mình” để xem xét và đánh giá. Và cuối cùng thì không ai đang tâm trách cứ họ, vì họ làm việc thật nghiêm túc, hết mình bất cứ trong trường hợp nào. Phóng viên người Pháp tên là Anxiđ Jôlivê. Còn Hary Blao là tên của phóng viên người Anh. Họ vừa mới gặp nhau lần đầu trong đêm vũ hội tại Tân Cung mà cả hai đều có nhiệm vụ viết bài tường thuật cho tờ báo của họ. Sự trái ngược nhau về tính tình, cộng với sự ganh ghét nào đó trong nghề nghiệp có thể làm cho họ phần nào kém thiện cảm đối với nhau. Tuy vậy họ không tránh nhau, ngược lại còn tìm đến nhau để thăm dò về những tin tức trong ngày mà mỗi người nắm được. Chung quy đó là hai tay thợ săn, săn trên cùng một địa bàn, trong cùng những khu rừng cấm. Cái mà người này thiếu có thể bị người kia lợi dụng và chính lợi ích riêng thúc đẩy họ phải tìm gặp nhau và hiểu nhau. Vậy là tối hôm ấy, cả hai đều đi phục kích. Quả vậy, hình như có một cái gì đó đang lởn vởn trong không trung. “Dù đó chỉ là một đàn vịt bay qua thì cũng đã xứng đáng cho nổ một phát súng rồi!” - Anxiđ Jolivê tự nhủ. Thế là hai nhà báo cùng nhau trao đổi trong lúc cuộc khiêu vũ vẫn tiếp diễn, sau khi tướng Kixôp đi được một lát. Họ trao đổi với tính chất thăm dò nhau. - Buổi vũ hội này thật hấp dẫn, thưa ông - Anxiđ Jôlivê tưởng phải bắt đầu đi vào cuộc đối thoại bằng câu nói rất Pháp đó. - Tôi đã đánh điện đi với hai chữ “tuyệt vời!” - Hary Blao lạnh lùng đáp. Trong tiếng Anh từ đó dùng để diễn tả sự thán phục đặc biệt của một người dân Vương quốc Anh. - Thế nhưng - Anxiđ Jôlivê nói thêm - đồng thời tôi thấy cần lưu ý cô em họ của tôi là... - Cô em họ của ông ư? - Hary Blao ngạc nhiên hỏi. - Phải, cô em họ Mađơlen của tôi... Chính tôi liên hệ với cô ấy. Cái cô em họ của tôi thích được nhận tin tức nhanh và chính xác. Vì vậy tôi thấy cần phải làm cho cô ấy thấy là trong đêm hội này hình như có một đám mây đen đã làm tối sầm vầng trán của đức Vua. - Tôi thì lại thấy vẻ mặt Ngài rạng rỡ, - Hary Blao trả lời với ý muốn che giấu ý nghĩ của mình về vấn đề này. - Và tất nhiên là ông đã làm cho Ngài “rạng rỡ” trên những cột báo của tờ “Tin điện hàng ngày”. - Đúng như vậy. - Ông có nhớ, thưa ông Blao, cái gì đã xảy ra ở Zakret năm 1812? - Anxiđ Jôlivê hỏi. - Tôi còn nhớ như là hồi ấy chính tôi đã ở đó, - phóng viên người Anh trả lời. - Vậy thì chắc ông biết rõ là giữa buổi lễ tổ chức để chúc mừng hoàng đế Alêcxanđrơ, người ta báo tin là Napôlêông vừa vượt qua sông Niêmen với đội quân tiền vệ Pháp. Thế nhưng hoàng đế không rời bỏ buổi lễ, mặc dù mức độ cực kỳ nghiêm trọng của cái tin đó có thể đưa đến sự mất còn của nền đế chế. Ngài cũng không hề tỏ một chút lo lắng nào hơn là... - Vị chủ nhân của chúng ta, - phóng viên Anh tiếp ngay - khi tướng Kixôp báo tin là đường dây điện tín vừa bị cắt giữa biên giới và Irkuxk. - Ồ, ông biết chi tiết đó ư? - Tôi biết chứ. - Còn tôi, thật khó mà không biết được chi tiết đó, vì bức điện cuối cùng của tôi đã tới tận Uđinxk, Anxiđ Jôlivê nói với vẻ đôi chút tự mãn. - Điện của tôi chỉ tới được Kraxnôiarxk - Hary Blao đáp lại với vẻ hài lòng không kém. - Vậy ông cũng đã biết là lệnh đã được truyền tới quân đội tỉnh Nicôlaepxki rồi à? - Vâng, thưa ông. Đồng thời người ta cũng đã đánh điện cho quân Côdắc ở Tôbônxk tập trung. - Quả đúng như vậy, thưa ông Blao. Những biện pháp đó cũng chẳng lạ gì đối với tôi và xin ông tin rằng cô em họ đáng yêu của tôi sẽ nắm được tin đó ngay ngày mai. - Cả họ nữa, những độc giả của “Tin điện hàng ngày’’ cũng sẽ biết đúng như vậy vào ngày mai, ông Jôlivê ạ. - Đấy, khi mà người ta nhìn thấy được những gì đã xảy ra!... - Và khi người ta nghe được những gì đã được nói ra!... - Một chiến dịch lý thú cần theo dõi, ông Blao ạ! - Tôi sẽ theo dõi, thưa ông Jôlivê! - Vậy thì rất có thể chúng ta sẽ lại gặp nhau trên một mảnh đất có lẽ kém an toàn hơn là cái sàn của phòng khách này. - Kém an toàn hơn, đúng thế; nhưng… - Mà cũng đỡ trơn trượt hơn! - Anxiđ Jolivê vừa đáp vừa kịp níu giữ bạn đồng nghiệp, giữa lúc anh chàng này mất thăng bằng suýt ngã vì sàn trơn khi bước lùi. Và sau đó hai nhà báo chia tay nhau, cùng hài lòng biết rằng chẳng ai trội hơn ai. Thật vậy, cả hai cùng ngang tài trong cuộc đua. Giữa lúc đó, cánh cửa các phòng thông sang phòng khách đều nhất loạt mở rộng. Ở đây có kê nhiều chiếc bàn to, trên mặt bàn bày đầy các món sơn hào hải vị trong những bộ đồ sứ quý, những bát đĩa bịt vàng. Trên chiếc bàn chính giữa dành riêng cho các ông hoàng, bà chúa và thành viên các đoàn ngoại giao, lóng lánh một chiếc khay vô giá, sản phẩm của những hãng ở Luân Đôn và xung quanh kiệt tác về kim hoàn đó là hàng ngàn bộ bát đĩa tuyệt mỹ được các hãng ở Xevrơ sản xuất. Tất cả những thứ ấy chói lên dưới ánh sáng của những bộ đèn chùm. Đám khách mời của Tân Cung bắt đầu tiến sang các phòng ăn. Ngay lúc đó, tướng Kixôp, vừa trở vào, bước nhanh đến gần người sĩ quan khinh binh cận vệ. - Thế nào? - Ông này vội vàng hỏi cũng như ông đã hỏi lần trước. - Các bức điện không thể vượt quá Tômxk được nữa, tâu bệ hạ. - Cần một người đưa thư ngay tức khắc! Người sĩ quan rời phòng khách lớn, bước vào một phòng rộng kế tiếp. Đó là một văn phòng với bàn ghế sơ sài bằng gỗ sồi già. Văn phòng này ở một góc Tân Cung. Một vài bức họa, trong đó có bức ký tên Hôraxơ Vecnê* treo trên tường. Người sĩ quan như đang bị thiếu dưỡng khí, mở toang cửa sổ và đi ra bao lơn hít thở không khí trong lành của một đêm tháng Bảy tuyệt đẹp. Dưới mắt ông, ánh trăng tràn ngập bức tường thành kiên cố bao quanh, trong đó nổi lên hai nhà thờ, ba lâu đài và một kho quân dụng. Xung quanh thành lũy đó hiện lên rõ rệt ba thành phố: Kitai, Bêlôi, Zemlianôi. Đó là những khu vực mênh mông dành cho người Âu, người Tactar hay người Trung Hoa mà những vọng lâu, những gác chuông, những tháp của giáo đường đạo Hồi, những vòm tròn của ba trăm nhà thờ với mái bầu màu xanh có cắm thánh giá bằng bạc, nhô cao hẳn lên. Một con sông nhỏ, dòng chảy khúc khuỷu, đây đó lấp lánh ánh trăng khuya. Tất cả hợp thành một bức khảm kỳ lạ những nhà cửa nhiều màu sắc lồng trong một cái khung rộng tới mười dặm. Con sông đó là sông Maxcơva, thành phố đó là Maxcơva, thành lũy kiên cố bao quanh là Kremli và người sĩ quan khinh binh cận vệ khoanh tay trước ngực, vầng trán suy tư, lắng nghe văng vẳng tiếng ồn ào từ Tân Cung dội vào thành phố cổ Maxcơva, đó là Nga hoàng. II QUÂN NGA VÀ QUÂN TACTAR Sở dĩ Nga hoàng đột ngột rời khỏi các phòng khách của Tân Cung, giữa lúc dạ hội đang ở vào giai đoạn tưng bừng nhất, mà tất cả các quan chức dân sự cũng như quân sự, và các nhân vật chủ yếu của Matxcơva đều tham gia, chính là vì có những sự kiện nghiêm trọng đang diễn ra ở bên kia biên giới Uran. Không còn nghi ngờ gì nữa, một cuộc xâm lăng đáng sợ đang đe dọa cắt khỏi nền tự trị Nga những tỉnh của vùng Xibir. Nước Nga phần châu Á, tức vùng Xibir, có một diện tích rộng tới năm trăm sáu mươi nghìn dặm*. Nó trải dài từ Uran, rặng núi ngăn cách vùng này với nước Nga phần châu Âu tới tận bờ biển Thái Bình Dương. Phía Nam giáp Tân Cương và lãnh thổ Trung Quốc trên một biên giới chưa được xác định rõ ràng; phía Bắc là biển Băng kéo dài từ biển Kara đến eo Bering. Nó chia thành những lãnh địa hoặc tỉnh như Tôbônxk, Yênixêixk, Iakuxk, Ômxk, Irkuxk bao gồm cả hai khu là Ôkhôtxk và Kamsatka và có hai vùng hiện đặt dưới quyền thống trị của Maxcơva, đó là vùng Kiêcghidi và vùng Tsuktsơ. Miền thảo nguyên mênh mông này chiếm khoảng một trăm mười độ kinh từ Tây sang Đông, vừa là vùng đất lưu đày bọn tội phạm, vừa là nơi phát vãng những người bị lệnh Nga hoàng trục xuất. Hai viên toàn quyền đại diện cho quyền lực tối cao của các Nga hoàng trên lãnh thổ mênh mông này. Một người đóng ở Irkuxk thủ phủ miền Đông Xibir; người kia ở Tôbônxk, thủ phủ miền Tây Xibir. Ngăn đôi hai miền Xibir này là sông Tsuna, một chi nhánh của sông Yênixây. Không có một con đường sắt nào chạy qua những bình nguyên rộng lớn này mà ở một đôi nơi đất đai vô cùng màu mỡ phì nhiêu. Cũng không có con đường sắt nào nối thông với những mỏ quý nằm trên những diện tích lớn mà nếu được khai thác sẽ làm cho đất đai Xibir ở dưới sâu còn giàu tài nguyên hơn trên mặt đất. Mùa hè người ta đi lại ở Xibir bằng xe tarantax hoặc xe têlêga*, mùa đông thì bằng xe trượt. Đường liên lạc duy nhất là đường đây điện tín nối liền hai biên giới phía Tây và phía Đông Xibir, dài hơn tám nghìn dặm (8.536km). Ra khỏi dãy núi Uran, đường dây Ômxk, Elamxk, Kôlyvan, Tômxk, Kraxnôiarx, Nigiơni - Uđinxk, Irkuxk, Verkno - Nersinxk, Xtrêlinxk, Albazin, Blagôpxtenk, Rađơ, Orlômxkaia, Alêcxandrôpxkôiê, Nicôlaepxk mỗi tiếng đánh đi đến vùng ranh giới xa nhất phải trả sáu rúp mười chín kôpêch. Từ Irkuxk có một múi đường dây nối liền với Kiakhơta trên biên giới Mông Cổ và ở đó, phải trả mỗi tiếng ba mươi kôpêch, bưu điện sẽ chuyển các bức điện đến Bắc Kinh trong vòng mười bốn ngày. Chính đường dây nối liền Êkatêrinbua với Nicôlaepxk này đã bị cắt đứt trước tiên ở đoạn trước khi đến thành phố Tômxk và một vài giờ sau thì ở giữa Tômxk và Kôlyvan. Vì vậy, Nga hoàng sau khi được tướng Kixôp thông báo lần thứ hai, chỉ trả lời bằng mỗi một câu: “Cần một người đưa thư ngay tức khắc!”. Nga hoàng đứng im lặng hồi lâu bên cạnh cửa sổ Văn phòng cho đến lúc nội giám lại mở cửa ra vào một lần nữa. Viên cảnh sát trưởng hiện ra trước ngưỡng cửa. - Vào đi, tướng quân! - Nga hoàng ra lệnh. - Và cho ta rõ khanh đã nắm được gì về Ivan Ôgarep. - Đó là một con người cực kỳ nguy hiểm, muôn tâu. - Hắn là đại tá? - Thưa vâng, tâu bệ hạ. - Là một sĩ quan thông minh? - Rất thông minh nhưng bất trị. Tham vọng của hắn thật không bờ bến; hắn không lùi bước trước bất cứ cái gì. Hắn đã lao vào những âm mưu đen tối, do đó đã bị ngài đại công tước cách chức và đày đi Xibir. - Vào thời gian nào? - Thưa, cách đây hai năm. Sau sáu tháng thì được hoàng thượng ân xá, hắn lại trở về Nga. - Và từ dạo đó hắn có quay trở lại Xibir không? - Dạ, có, muôn tâu, nhưng lần này thì do tự ý hắn. - Viên cảnh sát trưởng đáp. Và ông ta hạ giọng nói thêm: - Đã có thời kỳ mà một khi đã đi Xibir, thì người ta không bao giờ trở về nữa. - Này, chừng nào ta còn sống thì Xibir là nơi và sẽ là nơi người ta đến và từ đó sẽ quay trở về. Nhà vua có quyền tự hào nói những lời trên đây vì với lòng khoan hồng độ lượng, ông luôn chứng tỏ rằng nước Nga thường biết tha thứ cho những đứa con lầm lỗi của mình. Viên cảnh sát trưởng làm thinh không nói gì, nhưng chắc chắn trong thâm tâm ông ta không tán thành những biện pháp nửa vời như thế. Theo ông, những kẻ nào đã bị hiến binh áp giải qua rặng Uran, thì không bao giờ được phép quay trở lại nữa. Thế mà dưới triều đại mới này, tình hình không phải như vây. Và ông thầm phàn nàn về việc đó. Sao? Không còn án tù chung thân đối với những tội phạm khác ngoài án tù thường phạm ư? Tại sao những tù nhân chính trị bị lưu đày lại có thể từ Tôbônx, từ Irkuxk trở về như vậy? Đúng là viên cảnh sát trưởng đã quen với những quyết định độc đoán trong các sắc lệnh của Nga hoàng trước đây không bao giờ dung thứ, nên ông ta không thể chấp nhận được cách cai trị như vậy. Nhưng ông im lặng chờ nhà vua hỏi tiếp. Ông không phải chờ lâu vì ngay lúc đó Nga hoàng hỏi: - Phải chăng Ivan Ôgarep đã trở về Nga lần thứ hai sau cuộc đi sâu vào các tỉnh vùng Xibir, cuộc đi mà cho đến nay chưa ai biết mục đích thực sự của nó là gì? - Hắn đã quay về Nga, muôn tâu. - Và từ đó cảnh sát không nắm được tung tích của hắn? - Tâu bệ hạ, càng phải theo dõi sát chứ ạ! Vì một kẻ tội phạm chỉ thực sự trở thành một phần tử nguy hiểm từ ngày hắn được ân xá. Vầng trán Nga hoàng cau lại một thoáng. Có thể viên cảnh sát trưởng sợ rằng đã đi quá xa, mặc dù cái đầu óc bướng bỉnh của ông cũng ngang với lòng trung thành tận tụy của ông đối với chủ; nhưng Nga hoàng không thèm đếm xỉa đến những lời chỉ trích gián tiếp về chính sách đối nội của mình, tiếp tục đưa ra một loạt câu hỏi cộc lốc; - Rốt cuộc thì Ivan Ôgôrep bây giờ ở đâu? - Ở Pecmơ, muôn tâu. - Nhưng ở thành phố nào? - Ngay tại thành phố Pecmơ ạ. - Hắn làm gì ở đó? - Dạ, hình như hắn chẳng làm gì cả và hành vi của hắn chưa bộc lộ điều gì đáng nghi ngờ. - Hắn không bị đặt dưới sự quản thúc của cơ quan an ninh tối cao ư? - Tâu bệ hạ, không. - Hắn rời Pecmơ vào khoảng thời gian nào? - Vào tháng Ba. - Để đi đâu? - Dạ, không rõ. - Và từ đó không ai biết hắn ra sao à? - Không ai biết, muôn tâu. - Thế mà ta lại biết đấy, - Nga hoàng nói. - Những báo cáo nặc danh, không qua các cơ quan cảnh sát, đã được trao đến tay ta và căn cứ vào những sự kiện đang xảy ra ở bên kia biên giới, ta có cơ sở để tin rằng đó là những báo cáo chính xác. - Tâu bệ hạ, có phải ý người muốn nói, - viên cảnh sát trưởng kêu to, - là Ivan Ôgarep đã nhúng tay vào cuộc xâm lăng của bọn Tactar chăng? - Đúng vậy, tướng quân ạ! Ta sẽ cho khanh rõ những gì mà khanh chưa biết: sau khi rời tỉnh Pecmơ, Ivan Ôgarep đã vượt qua Uran. Hắn nhảy vào Xibir, trong vùng thảo nguyên Kirghidi và ở đó, hắn mưu toan xúi giục dân du mục nổi loạn không phải là không có kết quả. Rồi hắn đi sâu về phía Nam, tới tận vùng Tân Cương tự do. Hắn đã tìm được ở các phiên bang Bukhara, Khôkhanđ và Kunđuđơ những tên đầu sỏ sẵn sàng tung những đội quân Tactar ô hợp vào các tỉnh Xibir và gây thành một cuộc xâm lăng rộng lớn trên toàn cõi đế quốc Nga phần châu Á. Cuộc phiến loạn lúc đầu còn âm ỉ, nhưng gần đây vừa bùng nổ ra như một tiếng sét và hiện nay, tất cả những phương tiện giao thông liên lạc đều bị cắt đứt giữa Đông và Tây Xibir. Thêm nữa, Ivan Ôgarep vì khao khát trả thù riêng, nên hắn đang muốn mưu hại em trai ta. Nga hoàng nói một cách sôi nổi, chân bước dồn dập. Viên cảnh sát trưởng không đáp lại, nhưng ông ta tự nhủ thầm là ở cái thời kỳ mà các hoàng đế Nga không bao giờ ân xá cho bất cứ một tên tội phạm nào có án lưu đày, thì những ý đồ phản loạn như của tên Ivan Ôgarep không sao thực hiện được. Một vài phút trôi qua, viên sĩ quan cảnh sát vẫn yên lặng. Rồi bước đến gần Nga hoàng lúc đó đã ngả lưng xuống chiếc ghế bành, ông ta nói: - Chắc bệ hạ đã ra lệnh để mau chóng đẩy lùi cuộc xâm lăng đó chứ? - Phải, - Nga hoàng đáp. - Bức điện cuối cùng có thể đã tới Nigiơni - Uđinxk và tất nhiên quân đội các tỉnh Yênixêixk, Irkuxk, lakuxk và quân đội các tỉnh Amua và hồ Baikan đều đã được huy động. Cùng lúc, các liên đội thành Pecmơ và Nigiơni - Nôpgôrôđ và cả quân Côdắc ở biên giới đều nhất loạt tiến gấp về phía rặng núi Uran. Nhưng cũng phải mất nhiều tuần lễ nữa mới có thể giáp mặt được với các đạo quân Tactar. - Và em trai của hoàng thượng, ngài đại công tước trong lúc này đang bị cô lập trong tỉnh Irkuxk, không còn trực tiếp liên lạc được với Maxcơva? - Phải, không liên lạc được. - Nhưng chắc là, qua những bức điện cuối cùng, công tước cũng đã biết được hoàng thượng có những biện pháp gì và nên chờ đợi sự viện trợ nào ở những tỉnh gần Irkuxk nhất chứ? - Công tước có biết đấy, - Nga hoàng đáp, - nhưng điều mà công tước chưa nắm được là vai trò của Ivan Ôgôrep, kẻ vừa thủ vai quân phiến loạn lại vừa là tên phản bội. Hắn coi công tước là kẻ thù không đội trời chung vì chính do công tước mà hắn bị thất sủng. Và nghiêm trọng hơn nữa là công tước không biết mặt hắn. Âm mưu của Ivan Ôgôrep là bí mật tới Irkuxk và ở đó, hắn thay tên đổi họ tới xin phục vụ công tước. Rồi, sau khi tranh thủ được tín nhiệm, tới lúc quân Tactar bao vây Irkuxk, hắn sẽ làm nội công đem dâng nộp thành trì cùng với cả em trai ta khiến tính mạng của công tước bị trực tiếp đe dọa. Đó là những gì trẫm nắm được qua các báo cáo và đó cũng là những gì mà công tước chưa biết và cần phải biết. - Nếu vậy, tâu bệ hạ, cần phải có một người đưa thư thông minh, dũng cảm... - Ta chờ người đó. - Và phải tiến hành thật gấp rút, - viên cảnh sát trưởng xin phép nói thêm, - bởi vì, tâu bệ hạ, đất Xibir này là vùng đất thuận lợi cho các cuộc phiến loạn. - Có phải ý tướng quân muốn nói rằng những người bị lưu đày sẽ câu kết với bọn xâm lược chăng? - Nga hoàng không tự chủ được nữa, kêu to lên trước câu nói có hàm ý của cảnh sát trưởng. - Xin hoàng thượng miễn thứ, - viên cảnh sát trưởng ấp úng sợ hãi nói. Vì lo lắng và nghi ngờ, nên ông ta mới có ý nghĩ như vậy. Nhưng Nga hoàng nói tiếp: - Ta tin là những người bị lưu đày có đầy đủ lòng yêu nước... - Nhưng còn có những tội phạm khác, ngoài những người tù chính trị bị đày ở Xibir. - cảnh sát trưởng nói thêm. - Những tội phạm hình sự à? Ồ, bọn đó thì trẫm giao phó cho nhà ngươi. Đó là cặn bã của nhân loại. Chúng là hạng người không có xứ sở. Nhưng cuộc nổi dậy, hay nói đúng hơn là cuộc xâm lăng này không phải là để chống lại hoàng đế, mà chính là chống lại nước Nga, chống lại xứ sở mà những người đi đày không phải là đã mất hết hy vọng được trở về, và nhất định họ sẽ trở về! Không, không bao giờ một người dân Nga lại bắt tay với giặc Tactar để làm suy yếu, dù chỉ trong một giờ, cường quốc Maxcơva. Nga hoàng có lý để tin vào lòng yêu nước của những người, mà do chính sách của Nhà nước nên tạm thời bị phát vãng. Chính sách khoan dung - vốn là bản chất nền công lý của ông được thực hiện với những biện pháp làm giảm nhẹ đi rất nhiều những hình phạt ghê gớm áp dụng theo sắc lệnh các hoàng đế ngày xưa - đã mang lại nhiều hiệu quả theo ý muốn. Điều này bảo đảm cho ông không thể lầm lẫn được. Nhưng ngay cả khi chưa có cái yếu tố mạnh mẽ giúp cho bọn Tactar xâm lược chiến thắng, thì tình thế cũng đã không kém phần nghiêm trọng, vì cần phải đề phòng có thể một bộ phận lớn quân Kirghidi sẽ đi theo bọn xâm lược. Dân Kirghidi chia làm ba bộ lạc: “lớn”, “nhỏ” và “trung bình”, có khoảng bốn chục vạn “lều trại” tức là khoảng hai triệu người. Trong số những bộ lạc khác nhau đó, có bộ lạc độc lập, có bộ lạc thừa nhận quân quyền của Nga, hoặc của những phiên bang như Khiva, Khôkhanđ và Bukhara mà người cầm đầu là những thủ lĩnh đáng sợ nhất của Tân Cương. Bộ lạc “Trung bình” giàu có nhất và cũng đông nhất. Lều trại của họ đóng trên một vùng đất rộng nằm giữa các con sông Xarasu, Irtys, vùng thượng lưu sông Ichim, vùng hồ Hađisang và hồ Aksakan. Bộ lạc “Lớn” chiếm cứ những vùng giáp phía đông của bộ lạc “Trung bình” kéo dài đến tận các tỉnh Ômxk và Tôbônxk. Như vậy nếu đám dân Kirghidi này nổi dậy, thì đó là một cuộc xâm lăng nước Nga phần châu Á và trước hết là chia cắt vùng Xibir ở phía đông sông Yênitxây. Những người dân Kirghidi này rất non nớt trong nghệ thuật chiến tranh. Thực ra họ chỉ là những kẻ cướp đêm, những tên chuyên trấn lột các đoàn lữ hành hơn là những binh lính chính quy. Đúng như M. Lepsin đã nói: “Một mặt trận bố trí chặt chẽ, hay “một phương trận”* bộ binh thiện chiến cũng có thể đẩy lùi được một đám quân Kirghiđi đông gấp mười lần, và chỉ một khẩu đại bác thôi cũng có thể tiêu diệt được một số lượng khủng khiếp”. Có thể là như vậy, nhưng cái “phương trân” bộ binh thiện chiến đó phải đến được xứ nổi loạn này và những họng súng khạc ra lửa phải rời khỏi công binh xưởng các tỉnh của Nga ở cách xa tới hai hoặc ba ngàn dặm. Thế mà trừ con đường chính nối Êkatêrinbua với Irkuxk ra, thì còn lại là thảo nguyên thường bị lầy thụt không dễ dàng gì qua lại được, và chắc chắn phải mất nhiều tuần lễ, thì bộ đội Nga mới tới được để đẩy lùi lũ cướp Tactar. Ômxk là trung tâm tổ chức quân sự vùng Tây Xibir, cốt giữ cho dân Kirghidi phải phục tùng và nể sợ. Đây là vùng giáp ranh đã nhiều lần bị những đám dân du mục chưa hoàn toàn quy phục này xâm phạm và ở Bộ Quốc phòng, người ta hoàn toàn có lý do để cho là Ômxk đang bị uy hiếp nặng. Hệ thống các cứ điểm quân sự tức là những đồn bốt quân Côdắc đóng rải rác suốt dọc tuyến đường từ Ômxk đến tận Xêmipalatinxk có thể đã bị tấn công nhiều chỗ. Hơn nữa, điều đáng ngại là các “đại xuntan”* cai trị các quận, huyện Kirghidi tự nguyện hoặc bắt buộc phải chấp nhận sự thống trị của bọn Tactar vốn cũng theo đạo Hồi như mình và mối thù do sự áp bức gây nên, cộng với mâu thuẫn giữa các tôn giáo - đạo Hồi và đạo Hy Lạp - lại càng sâu sắc thêm. Thật vậy, đã từ lâu, người Tactar ở Tân Cương và nhất là ở các phiên bang Bukhara, Khôkhanđ và Kunđuđơ đã tìm cách, hoặc bằng võ lực hoặc bằng thuyết phục, đưa những bộ lạc Kirghidi ra khỏi sự đô hộ của Maxcơva. Người Tactar, đặc biệt hơn cả là họ thuộc hai dòng giống khác nhau: Capcadơ và Mông cổ. Aben đơ Rêmuyda đã từng nói: “Ở châu Âu, dòng giống Capcadơ được coi là khuôn mẫu của vẻ đẹp loài người chúng ta, vì tất cả các dân tộc ở hạ giới này đều từ dòng giống đó mà ra”. Dưới cái tên chung Capcadơ đó là người Thổ và người bản xứ gốc Ba Tư. Còn giống thuần Mông Cổ thì gồm người Mông Cổ, người Mãn Châu và người Tây Tạng. Người Tactar lúc này đang đẹ dọa đế quốc Nga là những người thuộc dòng giống Capcadơ. Họ chiếm lĩnh Tân Cương là vùng chủ yếu. Đất nước rộng lớn này chia thành những bang (khanat) khác nhau do những khan (phiên vương) cai trị. Những khanat hoặc phiên bang chính là Bukhara, Khiva, Khô Khand, Kunđuđơ v.v... Vào thời kỳ đó, khanat quan trọng nhất và đáng gờm nhất là Bukhara. Nước Nga đã phải chiến đấu nhiều lần với các thủ lĩnh của phiên bang này. Để đảm bảo quyền lợi riêng tư và cũng là để đặt một ách khác lên cổ những người Kirghidi, Bukhara đã ủng hộ nền “độc lập” của họ chống lại sự đô hộ của Maxcơva. Khan hoặc phiên vương hiện tại của khanat này là Fêôfar cũng theo dấu chân của những kẻ đi trước hắn. Phiên bang Bukhara kéo dài từ Bắc xuống Nam giữa vĩ tuyến 37 và Vĩ tuyến 41 và từ Đông sang Tây giữa 61 và 66 độ kinh tuyến, tức là trên một diện tích khoảng 10.000 dặm vuông. Bang này có số dân hai triệu năm trăm ngàn người, có một đội quân gồm sáu vạn lính (sẽ đông gấp ba lần trong thời chiến) và ba vạn quân kỵ. Đó là một xứ giàu có, phong phú về động vật, thực vật và khoáng sản. Có mười chín thành phố lớn. Bukhara có một tường thành bao quanh dài trên tám ngàn dặm Anh, có những vọng gác cao bảo vệ. Bukhara đồng thời là một thành phố nổi tiếng và vinh quang vì đã từng sản sinh ra những nhân vật lịch sử như Avixen và nhiều học giả khác vào thế kỷ X. Nó được coi như trung tâm của nền văn minh Hồi giáo và được xếp hạng là thành phố nổi tiếng nhất miền Trung Á; lăng của Tamerlan xây dựng ở Samarcanđ là một lâu đài nổi tiếng mà người ta còn giữ được tấm đá xanh dùng làm nơi khai ngự cho các phiên vương lúc mới lên ngôi. Lâu đài này được bảo vệ bằng một hệ thống thành quách vô cùng kiên cố. Khanat Bukhara được núi non che chở, được thảo nguyên ngăn cách là một quốc gia đáng gờm. Nước Nga sẽ buộc phải huy động một lực lượng quan trọng mới có thể chống lại. Thế mà chính tên Fêôfar tham lam và tàn bạo lúc bấy giờ đang trị vì cái vùng đất Tactar này. Dựa vào những “khan” khác - chủ yếu là “khan” của Khôkhanđ và Kunđuđơ là những tên tướng cướp tàn ác chém giết không tiếc tay, sẵn sàng lao vào những việc làm vốn quen với bản năng người Tactar - được các thủ lĩnh chỉ huy tất cả đoàn quân ô hợp của vùng Trung Á hỗ trợ, Fêôfar cầm đầu cuộc xâm lăng mà Ivan Ôgarep là linh hồn. Tên phản bội này bị tham vọng điên cuồng thúc đẩy, đồng thời bị lòng hận thù kích thích, đã điều khiển các hoạt động quân sự nhằm cắt đứt con đường cái lớn của Xibir. Nếu hắn tưởng là có thể làm thương tổn đến đế quốc Nga, thì đúng là hắn điên rồ! Bị tên này xúi giục, khan Bukhara tự phong là êmir* và đã tung đoàn quân ô hợp của hắn vượt qua biên giới Nga. Hắn đã tràn vào lãnh thổ Xêmipalatinxk và quân Côdắc ở đây với số lượng ít ỏi đã phải rút lui. Hắn tiến sâu hơn, vượt xa hồ Bankhach và trên đường tiến quân, hắn kéo theo cả các dân tộc Kirghidi. Cướp bóc, phá phách, sung vào quân của chúng những kẻ đầu hàng, bắt sống những kẻ kháng cự, hắn di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, mang theo cả đoàn xe cộ chở hành trang theo kiểu các vua chúa phương Đông, chở theo cả toàn gia đình tức là bầu đoàn thê tử và cả những nô lệ của hắn. Tất cả! Với sự táo bạo vô liêm sỉ của một Thành Cát Tư Hãn hiện đại! Trong lúc này hắn ở đâu? Binh lính của hắn dù tới địa phương nào khi tin tức về cuộc xâm lăng mà chính hắn gây ra đã được truyền tới Maxcơva? Quân đội Nga đã phải rút lui ở điểm nào trong vùng Xibir? Giao thông liên lạc đã bị gián đoạn. Đường dây điện tín giữa Kôlyvân và Tômxk phải chăng đã bị bọn thám báo Tactar phá hoại hay là tên Fêôfar đã tiến đến tận các tỉnh ven sông Yênitxây rồi? Phải chăng tất cả mạn dưới của vùng Tây Xibir đã bị thiêu hủy? Phải chăng cuộc phiến loạn đã lan rộng tới các miền phía Đông? Không ai có thể biết rõ điều đó. Chỉ có một phương tiện không sợ lạnh cũng không sợ nóng, cái rét khắc nghiệt của mùa đông cũng như cái nóng như nung của mùa hè đều không ngăn nổi nó đi nhanh như chớp - đó là đường dây điện tín, thì nay đã không còn khả năng đi xuyên qua thảo nguyên được nữa. Do đó, nó không thể báo tin trước cho đại công tước, hiện đang bị bao vây tại Irkuxk, biết về mối hiểm nguy mà tên phản bội Ivan Ôgarep đang đe dọa. Giờ đây chỉ có người đưa thư là có thể thay thế được đường dây bị cắt đứt và cần có một thời gian nào đó để cho người này có thể vượt qua năm ngàn hai trăm dặm (5.523km) ngăn cách giữa Maxcơva và Irkuxk. Để lọt qua được hàng ngũ bọn phiến loạn và xâm lược, người này phải có bộ óc thông minh và lòng dũng cảm phi thường. Và với trí thông minh và lòng dũng cảm như thế, người ta có thể làm nên những chuyện không ngờ. “Liệu ta có tìm được một cái đầu và một trái tim như thế không?” Nga hoàng tự hỏi. III MISEN XTRÔGÔP Cánh cửa Văn phòng của Hoàng đế bỗng hé mở, nội giám vào tâu là có tướng quân Kixôp tới. - Người giao liên ấy đâu? - Nhà vua nôn nóng hỏi ngay lúc tướng Kixôp vừa bước vào. - Tâu hoàng thượng, anh ta đang đứng ngoài kia, - tướng Kixôp cung kính đáp. - Khanh đã tìm được người đúng như ta đang cần đấy chứ. - Thần xin đảm bảo về con người đó. - Hẳn là anh ta đã phục vụ ở hoàng cung? Khanh có quen biết anh ta không? - Đó là người thần vốn quen thân, tâu hoàng thượng. Đã nhiều lần anh ta hoàn thành những sứ mệnh cực kỳ khó khăn. - Ở nước ngoài? - Không, ở ngay Xibir. - Anh ta quê đâu? - Ở Ômxk, là dân Xibir. - Những đức tính: bình tĩnh, thông minh, dũng cảm... anh ta có đủ chứ? - Tâu hoàng thượng, anh ta có đầy đủ những gì cần có để giành thắng lợi trong những công việc mà kẻ khác có thể bị thất bại. - Tuổi anh ta? - Ba mươi, muôn tâu. - Sức cường tráng, dẻo dai? - Tâu hoàng thượng, anh ta có thể chịu đựng được tới mức cuối cùng của đói, khát, rét mướt và mệt nhọc. - Hẳn là phải xương đồng, da sắt? - Tâu hoàng thượng, đúng như vậy. - Thế còn tâm địa? - Một tấm lòng vàng, muôn tâu. - Tên anh ta? - Misen Xtrôgôp. - Anh ta đã sẵn sàng lên đường chưa? - Hiện đang chờ lệnh hoàng thượng tại trụ sở đội thị vệ. - Cho anh ta vào! Một phút sau, người giao liên bước vào Văn phòng Hoàng đế. Misen Xtrôgôp là một chàng trai có tầm vóc cao lớn, tráng kiện, vai rộng, ngực nở. Cái đầu vững chãi có những nét đẹp truyền thống của chủng tộc vùng Capcađơ. Chân tay anh rắn chắc như những chiếc đòn bẩy, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhất. Chàng thanh niên khỏe, đẹp ấy đứng thẳng như cây cột trồng, tưởng khó có thể lay chuyển được, nếu không phải tự ý anh xê dịch, vì đôi bàn chân khi đã đặt trên mặt đất thì hình như có rễ ăn sâu xuống đó. Đầu vuông to, trán rộng với mớ tóc dày và quăn thò ra dưới chiếc mũ mềm kiểu Maxcơva. Sắc da mặt anh thường hơi tai tái, chỉ đôi lúc mới thoáng ửng hồng. Đó là khi trái tim anh đập nhanh do ảnh hưởng của tuần hoàn mạnh hơn. Đôi mắt màu xanh thẳm với cái nhìn thắng thắn, trung thực long lanh dưới vành lông mày hơi nhíu lại một chút, biểu hiện tinh thần dũng cảm cao độ: “sự dũng cảm điềm đạm của những người anh hùng” như ngôn từ các nhà sinh học thường dùng. Mũi to với hai lỗ mũi rộng, cái miệng cân đối với môi dưới hơi trễ ra một chút thường thấy ở một con người tốt bụng và rộng lượng. Misen Xtrôgôp có tính cách của một con người quyết đoán, nhanh chóng bắt tay vào việc, không cắn móng tay vì ngập ngừng, không gãi tai vì nghi ngại, không giậm chân vì do dự hoang mang. Giản dị trong cử chỉ cũng như trong lời nói, anh biết đứng im như một người lính trước cấp trên, nhưng khi bước đi thì dáng điệu thật dứt khoát biểu lộ lòng tự tin và ý chí mãnh liệt. Đó là một trong những con người mà bàn tay lúc nào cũng như “nắm được tóc của thời cơ”, hình ảnh tuy có phần gượng ép, nhưng chân thực, Misen Xtrôgôp mặc một bộ quân phục lịch sự na ná như quân phục các sĩ quan khinh kỵ binh khi ra mặt trận với ủng có đinh thúc ngựa, quần bó ống, áo choàng viền lông thú đính những dải trang sức màu vàng trên nền nâu thẫm. Trên bộ ngực rộng lóng lánh chiếc thánh giá và nhiều huân chương. Misen Xtrôgôp thuộc đội liên lạc đặc biệt của Nga hoàng và là sĩ quan trong đám quân nhân ưu tú đó. Cái toát ra từ dáng đi, từ nét mặt, từ tất cả con người anh mà nhà vua dễ dàng nhận thấy, đó là “một con người nghiêm chỉnh, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh”. Thực ra nếu có một con người có thể thực hiện thắng lợi chuyến đi từ Maxcơva đến Irkuxk, băng qua thảo nguyên vùng giặc chiếm, vượt bao trở ngại và bất chấp hiểm nguy đủ loại, thì người đó, trong số rất ít những người khác, phải là Misen Xtrôgôp. Điều kiện rất thuận lợi cho thành công của kế hoạch là Misen Xtrôgôp hết sức thông thạo vùng đất mà anh sắp phải đi qua và am hiểu cả thổ ngữ các vùng ấy - không những vì đó là những nơi anh đã từng tới, mà còn vì chính anh là người gốc Xibir. Cha anh, ông già Pie Xtrôgôp đã mất cách đây mười năm, sinh sống ở thành phố Ômxk trong tỉnh cùng tên và mẹ anh, bà Marfa Xtrôgôp hiện còn sống ở đó. Cũng chính tại đấy, giữa những thảo nguyên hoang vu của hai tỉnh Ômxk và Tôbônk mà người thợ săn đáng gờm đã nuôi dạy cậu con Misen một cách thật là “nghiệt ngã”, nói theo thành ngữ dân gian. Săn bắn vốn là nghề nghiệp thực sự của Pie Xtrôgôp. Mùa hạ cũng như mùa đông, những ngày nắng như thiêu, cũng như những hôm lạnh cóng, đôi khi xuống tới năm mươi độ âm, ông đi khắp bình nguyên băng giá, luồn qua những lùm cây tùng và bạch dương, những rừng thông, để đặt bẫy và giương súng nhằm vào những con thú nhỏ; chĩa đinh ba, dao găm nhằm vào những con thú lớn. Nói đến thú lớn, thì không ngoài giống gấu Xibir, một loài vật hung dữ đáng sợ, to lớn chẳng khác đồng loại của nó ở các biển băng. Pie Xtrôgôp đã giết được trên ba mươi chín con gấu Xibir, có nghĩa là con thứ bốn mươi đã gục ngã dưới lưỡi dao của ông và, như người ta đã biết, theo truyền thuyết về nghề săn bắn của Nga, có biết bao thợ săn gặp may mắn cho đến con gấu thứ ba mươi chín, nhưng đã gục ngã trước con thứ bốn mươi!! Pie Xtrôgôp như vậy là đã vượt quá con số bất hạnh ấy, mà không hề bị một vết xước da. Từ lúc đó, con trai ông, chú bé Misen mười một tuổi luôn bám sát cha trong các cuộc đi săn, vác theo cái “ragatina”, tức là cái chĩa ba để giúp cha, chỉ giắt vẻn vẹn một con dao bên mình. Mười bốn tuổi, Misen một mình giết con gấu đầu tiên. Chuyện đó cũng chẳng có gì đáng kể, nhưng sau khi mổ lột xong, cậu ta đã kéo bộ da con vật khổng lồ đó về tận nhà cách xa nhiều dặm đường, chứng tỏ cậu bé có một sức khỏe khác thường. Cuộc sống như vậy đối với cậu rất có lợi và khi đến tuổi trưởng thành, thì cậu thanh niên này đã có thể chịu đựng được tất cả: nóng, lạnh, đói, khát, mệt nhọc... chẳng kém gì người dân Iakuxk ở những vùng cực Bắc, nghĩa là một con người thép. Cậu có thể nhịn suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ không ăn, mười đêm liền không ngủ, có thể tự mình làm được một chỗ ẩn náu ngay giữa hoang mạc, nơi những người khác chỉ đành chịu chết cóng ngoài trời. Vốn có những giác quan vô cùng tinh tế lại được một bẩm năng kỳ diệu dắt dẫn, nên dù giữa bình nguyên tuyết trắng xóa, sương mù che lấp cả chân trời, hoặc khi trên những độ cao mà đêm tối vùng Bắc Cực kéo dài nhiều ngày, cậu vẫn có thể tìm thấy đường đi, trong khi những người khác hoàn toàn bị mất phương hướng. Tất cả những bí quyết của người cha, cậu đều nắm được. Cậu đã học được cách nhận định tình hình dựa vào những hiện tượng hầu như ít người nhận thấy. Chẳng hạn như sự phát quang của những chóp băng, sự sắp xếp bố trí của những cành cây nhỏ, những làn hơi bốc lên từ phía tận cùng chân trời, những vết chân thú trên cỏ trong rừng, những tiếng động mơ hồ trong không gian, tiếng súng nổ nơi xa, tiếng chim vỗ cánh trong sương mù... Bao nhiêu hiện tượng là bấy nhiêu cái mốc chỉ đường dẫn lối cho những ai muốn tìm hiểu. Thêm nữa, thường xuyên đầm mình trong tuyết lạnh chẳng khác nào thanh bảo kiếm trong lò tinh luyện, anh có sức mạnh của sắt thép, như lời tướng Kixôp đã nói, và cũng không ngoa là anh còn có một tấm lòng vàng. Misen Xtrôgôp dành tình thương yêu duy nhất của mình cho người mẹ là bà già Marfa. Bà không muốn rời ngôi nhà cũ của dòng họ Xtrôgôp ở Ômxk trên bờ sông Irtys mà ở đó, người thợ săn già đã từng cùng bà chung sống khá lâu. Khi cậu con trai ra đi, lòng bà bịn rịn khôn nguôi, dù con bà hứa sẽ trở lại thăm bà mỗi khi có dịp, và lời hứa đó luôn luôn được thực hiện nghiêm chỉnh. Năm Misen Xtrôgôp tròn hai mươi tuổi, anh được tuyển vào đội giao liên phục vụ riêng cho Nga hoàng. Chàng thanh niên Xibir dũng cảm, thông minh, đầy nhiệt huyết và đức hạnh ấy, bước đầu có dịp được đặc biệt nổi bật trong chuyến đi Capcađơ, giữa một vùng phức tạp mà một vài kẻ trong bọn thừa kế của Samin quấy phá và sau này, trong một sứ mệnh quan trọng, anh đã bị lôi cuốn đến tận Pêtrôpaplôpxk trong vùng Kamsatca, nơi tột cùng của biên giới nước Nga phần châu Á. Trong những chuyến đi dài ngày đó, anh đã phát huy những đức tính kỳ diệu của lòng quả cảm, khôn ngoan và gan dạ xứng đáng được cấp trên yêu mến, nể trọng và hết lòng nâng đỡ. Trong những đợt nghỉ phép, sau những chuyến đi làm nhiệm vụ nơi xa, anh không bao giờ quên rẽ về thăm mẹ, dù cách xa hàng ngàn dặm và mùa đông băng giá làm cho đường đi gặp muôn vàn trở ngại khó khăn. Thế mà đây là lần đầu tiên, từ khi được trọng dụng tại miền Nam đất nước, suốt ba năm trời - coi bằng ba thế kỷ - anh chưa được về thăm mẹ Marfa. Nhưng kỳ nghỉ phép chính thức này chỉ vài ba ngày nữa là được duyệt, anh đã sửa soạn hành trang để đi Ômxk, thì xảy ra sự việc như chúng ta đã biết. Vậy là Misen Xtrôgôp được dẫn đến trước Nga hoàng và hoàn toàn không biết vị Hoàng đế này đòi hỏi gì ở mình. Nga hoàng không nói một lời, chăm chú nhìn anh hồi lâu như muốn soi thấu tâm can anh, trong khi Misen Xtrôgôp đứng im như tượng. Rồi, Nga hoàng, sau khi quan sát, chắc đã vừa ý, liền quay về bàn giấy và ra hiệu cho viên cảnh sát trưởng ngồi xuống, nhà vua đọc khe khẽ cho ông này viết một lá thư gồm vẻn vẹn vài ba dòng. Thư viết xong, nhà vua thận trọng đọc lại, ký tên sau khi viết mấy chữ cuối cùng “By pô sêmu” có nghĩa ]à “xin được như nguyện”, đó là công thức thánh lễ của các Hoàng đế Nga. Bức thư được bỏ vào phong bì và niêm lại bằng quốc ấn. Nga hoàng đứng lên và bảo Misen Xtrôgôp lại gần. Anh tiến lên vài bước và đứng im như cũ, sẵn sàng đáp lại những câu hỏi của nhà vua. Một lần nữa, Nga hoàng nhìn thẳng vào mắt anh. Rồi dõng dạc hỏi: - Tên ngươi? - Misen Xtrôgôp, muôn tâu. - Cấp bậc? - Đại úy trong đội giao liên của Đức Vua. - Ngươi thông thạo vùng Xibir chứ? - Thần là dân Xibir - Ngươi sinh ở...? - Ômxk - Ngươi có bà con thân thích nào ở Ômxk không? - Thưa, có. - Ai? - Mẹ già của thần. Nhà vua ngừng lại một lát, rồi chìa lá thư đang cầm trong tay: - Đây là bức thư ta sẽ trao cho nhà ngươi. Ngươi có trọng trách đưa nó, bằng chính tay mình, đến đại công tước, chứ không phải là người nào khác. - Thần sẽ đưa đến tận tay đại công tước, tâu bệ hạ. - Đại công tước hiện ở Irkuxk. - Thần sẽ đi tới Irkuxk. - Nhưng ngươi sẽ phải vượt qua một vùng giặc đang nổi lên phá phách. Bọn Tactar sẽ có lợi nếu đoạt được bức thư này. - Thần sẽ mang được lá thư vượt qua vùng đó. - Ngươi sẽ phải hết sức cảnh giác, nhất là đối với tên phản bội Ivan Ôgarep, mà rất có thể ngươi sẽ gặp trên đường đi. - Thần sẽ cảnh giác. - Ngươi có qua Ômxk không? - Đó là đường thần phải đi qua. - Nếu ngươi ghé thăm mẹ, thì có cơ bị lộ tung tích. - Thần sẽ không ghé thăm mẹ. - Nhà ngươi hãy thề là không một sức mạnh nào có thể bắt ngươi phải thú nhận ngươi là ai và đi tới đâu. - Thần xin thề! - Misen Xtrôgôp! - nhà vua nói tiếp và trao bức thư cho người giao liên trẻ. - Vậy nhà ngươi hãy cầm lấy thư này. Nhờ nó mà toàn bộ vùng Xibir sẽ được bảo toàn và có thể cứu được cả tính mệnh của đại công tước, em trai ta. - Thư này sẽ được trao tận tay ngài đại công tước. - Vậy là nhà ngươi nhất định sẽ đi tới? - Thần sẽ đi tới nơi hoặc là sẽ chết. - Ta lại cần nhà ngươi phải sống kia! - Thần sẽ sống và sẽ vượt qua tất cả. - Misen Xtrôgôp nói một cách kiên quyết. Nhà vua tỏ vẻ hài lòng. - Vậy nhà ngươi hãy đi đi! - Nhà vua nói. - Đi vì Thượng đế, đi vì nước Nga, vì em ta và vì ta! Misen Xtrôgôp giơ tay chào nhà vua theo lối quân sự, bước ra khỏi Ngự phòng và một lát sau ra khỏi Tân Cung. - Ta tin rằng khanh có bàn tay may mắn đấy, tướng quân Kixôp ạ. - Nhà vua nói với tướng Kixôp. - Thần cũng cho là như vậy, tâu hoàng thượng. Và xin hoàng thượng tin rằng Misen Xtrôgôp sẽ làm được tất cả những gì mà một con người có thể làm. - Một con người! Quả đúng là một con người! - nhà vua thốt lên. IV TỪ MAXCƠVA ÐẾN NIGIƠNI-NÔPGÔRÔD Khoảng cách mà Misen Xtrôgôp sắp phải vượt qua giữa Maxcơva và Irkuxk là năm ngàn hai trăm dặm (5.523km). Khi đường dây điện tín chưa nối liền dãy núi Uran với biên giới phía Đông Xibir thì dịch vụ về điện tín dựa vào các phu trạm nhanh nhất cũng phải mất tới mười tám ngày để đi từ Maxcơva đến Irkuxk. Nhưng đó là trường hợp đặc biệt ngoại lệ, còn thường thường muốn đi qua nước Nga phần châu Á phải mất từ bốn đến năm tuần lễ, dù các phái viên của Nga hoàng có trong tay đầy đủ các phương tiện vận chuyển. Là một con người không sợ băng tuyết rét mướt, Misen Xtrôgôp thích đi lại vào giữa mùa đông khắc nghiệt để có thể sử dụng xe trượt tuyết trên suốt chặng đường. Như vậy những khó khăn trong khi dùng những loại phương tiện giao thông khác sẽ được giảm bớt phần nào trên những thảo nguyên mênh mông tuyết trắng. Không còn con sông nào phải bơi qua cả. Khắp nơi là một lớp băng giá trên đó xe trượt lướt dễ dàng và mau chóng. Vào thời gian này có thể xảy ra một số hiện tượng tự nhiên đáng ngại như sương mù bao phủ liên miên và rộng khắp, rét cực độ, bão tuyết khủng khiếp kéo dài với những cơn xoáy lốc đôi khi chôn vùi cả những đoàn lữ hành không sót một người. Lại có khi, những bầy sói bị cái đói thôi thúc, tràn xuống hàng nghìn con lang thang khắp bình nguyên. Nhưng thà phải đương đầu với tất cả các mối hiểm nguy này, còn hơn là đụng phải giặc, vì trong mùa đông khắc nghiệt, bọn Tactar xâm lược thích ru rú trong các thành phố; bọn gian phi cũng không đi sục sạo các thảo nguyên; mọi cuộc hành quân đều phải đình lại. Và Misen Xtrôgôp do đó có thể dễ dàng đi qua. Nhưng anh cũng chẳng có quyền lựa chọn cả thời điểm lẫn giờ giấc. Bất cứ hoàn cảnh như thế nào cũng phải chấp nhận và lên đường ngay. Đó là tình thế mà Misen Xtrôgôp đã thấy rõ và anh chuẩn bị để đương đầu. Trước hết anh không còn trong điều kiện bình thường với tư cách người đưa thư của Nga hoàng. Lại còn phải làm sao cho không một ai nghi ngờ cái danh nghĩa đó trên suốt chặng đường đi của anh. Trong một đất nước bị quân thù xâm lăng, thì bọn gián điệp lúc nhúc khắp nơi. Sứ mệnh của anh sẽ lâm nguy, nếu chúng nhận ra anh. Vì vậy để cho đủ chi tiêu trong chuyến đi và để giúp anh dễ dàng phần nào trên dọc đường, tướng Kixôp đưa cho anh một món tiền lớn và không trao cho anh bất cứ một mệnh lệnh nào viết trên giấy mang dòng chữ “Công vụ hoàng đế”, giấy thông hành vạn năng, mà chỉ cấp cho anh một “pôđarôxna”, giấy thông hành thường mang tên Nicôla Korpanôp, nhà buôn, cư trú ở Irkuxk. Nicôla Korpanôp được phép mang theo từ một đến nhiều người khi cần. Ngoài ra, với ghi chú đặc biệt, giấy này còn có giá trị trong trường hợp chính quyền Maxcơva cấm mọi công dân khác không được rời khỏi nước Nga. Cái “pôđarôxna” này chẳng qua chỉ là một giấy phép được lấy ngựa ở các trạm, nhưng Misen Xtrôgôp chỉ được dùng tới nó khi không gây ra vấn đề nghi ngờ gì về tư cách của anh, có nghĩa là chừng nào anh còn ở trên đất Nga phần châu Âu. Vậy thì, trong tình thế nguy hiểm này, trên đất Xibir, tức là khi anh đi xuyên qua các tỉnh đang có phiến loạn, anh không thể hành động như ông chủ ở các trạm, không thể bắt người ta cấp ngựa cho anh ưu tiên hơn những người khác và cũng không thể trưng thu các phương tiện vận chuyển để phục vụ riêng cho mình. Misen Xtrôgôp không được quên là mình không còn là một người đưa thư của Hoàng đế nữa, mà là một nhà buôn bình thường với cái tên Nicôla Korpanôp đi từ Maxcơva đến Irkuxk và như vậy anh sẽ phải hứng chịu tất cả những chuyện bất ngờ có thể xảy ra trong một chuyến đi bình thường. Đi mà không để ai thấy, đi tương đối nhanh và phải đi qua bằng được. Đó là quyết tâm của anh. Cách đây ba chục năm, để hộ tống một du khách quý tộc cần phải có không dưới hai trăm kỵ binh Côdắc, hai trăm lính bộ, hai mươi lăm kỵ sĩ Baskir, ba trăm lạc đà, bốn trăm ngựa, hai mươi lăm chiếc xe chở hàng loại bốn bánh, hai chiếc tàu thủy có thể khiêng vác được và hai khẩu đại bác. Đó là trang bị cần thiết cho một cuộc đi trong vùng Xibir. Còn anh, Misen Xtrôgôp, không có đại bác, không có kỵ sĩ, không có bộ binh cũng không có cả những con vật thồ. Anh ngồi xe ngựa hoặc cưỡi ngựa khi có thể được; đi bằng đôi chân nếu phải đi bộ. Một nghìn bốn trăm dặm đầu tiên (1493km), khoảng cách giữa Maxcơva và biên giới Nga, tất nhiên không có gì khó khăn. Đường sắt, xe thư bưu cục, tàu thủy, ngựa các trạm dọc đường đều sẵn sàng phục vụ tất cả mọi người và, dĩ nhiên là phục vụ cả người đưa thư của Nga hoàng. Vậy là ngay buổi sáng ngày 16 tháng Bảy, không mặc quân phục mà chỉ một bộ quần áo thường của người dân Nga: áo lửng bó thân, dây thắt lưng cổ truyền của nông dân, quần đùi rộng ống, giày ủng buộc dây ở bắp chân, vai mang túi đi đường, Misen Xtrôgôp ra ga đi chuyến xe lửa đầu tiên. Anh không mang vũ khí, ít ra là bên ngoài thấy như thế, nhưng dưới thắt lưng, anh giấu một khẩu súng lục và, trong túi áo, một mã tấu Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng loại dao này, một người thợ săn Xibir có thể phanh bụng một con gấu mà không làm hỏng bộ da lông quý của nó. Khá đông khách đổ đến nhà ga Maxcơva. Các nhà ga xe lửa Nga là những nơi tụ họp của rất đông người, là nơi người ta đến để nhìn những người ra đi và cũng là nơi mà những người ra đi phải đến. Một sở giao dịch về tin tức hình thành tại đó. Chuyến tàu mà Misen Xtrôgôp sắp đáp sẽ đưa anh tới Nigiơni - Nôpgôrôđ. Thời đó đường sắt nối liền Maxcơva với Xanh Pêtécbua đáng lẽ kéo dài tới biên giới Nga, nhưng ngừng lại ở đấy. Đó là cung đường dài khoảng bốn trăm dặm (426km), tàu chạy hết độ mười tiếng đồng hồ. Một khi tới Nigiơni-Nôpgôrôđ, Misen Xtrôgôp tùy hoàn cảnh hoặc đi đường bộ hoặc đi tàu thủy xuôi dòng Vônga để tới rặng núi Uran càng sớm càng tốt. Cho nên lúc này, Misen Xtrôgôp đến nằm dài ở một góc toa tàu, nghỉ ngơi thoải mái như một nhà tư sản thực thụ không quá lo lắng về công việc kinh doanh và tìm cách giết thời gian bằng giấc ngủ. Tuy nhiên vì không phải chỉ có một mình anh trong toa tàu, nên anh chỉ ngủ chập chờn, còn hai tai thì chú ý lắng nghe. Tiếng đồn về cuộc nổi dậy của quân phiến loạn Kirghidi và hành động xâm lược của quân Tactar không phải không gây xôn xao trong toa tàu. Quả vậy, những hành khách bạn đồng hành ngẫu nhiên của anh, thì thào về những tin đồn trên đây một cách dè dặt. Cũng như phần lớn những người đi chuyến tàu này, những hành khách trên là những nhà buôn cùng đi tới hội chợ nổi tiếng ở Nigiơni-Nôpgôrôđ. Đám người đó tất nhiên là rất ô hợp, gồm Do Thái, Thổ, Côdắc, Nga, Grudia, Canmưc v.v... nhưng hầu như tất cả đều nói được tiếng Nga. Họ bàn cãi các mặt lợi hại của tình hình nghiêm trọng đang xảy ra bên kia rặng Uran và những người lái buôn này hình như sợ chính quyền Nga có thể đi đến chỗ phải thi hành một số biện pháp hạn chế nào đó, nhất là đối với các tỉnh vùng giáp ranh, những biện pháp này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc buôn bán. Phải nói là những kẻ ích kỷ trên đây chỉ coi chiến tranh, tức là sự đàn áp bọn phiến loạn và sự chiến đấu chống xâm lăng theo quan điểm những người mà quyền lợi riêng bị đe dọa. Sự có mặt của một người lính mang quân phục chắc chắn cũng đủ làm cho những người lái buôn này phải giữ mồm giữ miệng. Nhưng trong toa tàu của Misen Xtrôgôp không có gì làm cho mọi người phải nghi ngờ về sự có mặt của một quân nhân, đồng thời cũng là người đưa thư của Nga hoàng, đã tự nguyện thay tên đổi họ và quyết không để lộ tung tích của mình. Vậy là anh lắng tai nghe. - Người ta khẳng định là trà của đoàn thương khách đang lên giá đấy! - Đó là lời một người Ba Tư, dễ nhận ra vì người này đội mũ lông bằng da cừu non và mặc áo dài màu gụ có những nếp gấp rộng. - Ồ! Trà thì không sợ xuống giá đâu, - một ông già Do Thái, nét mặt cau có đáp. - Ở hội chợ Nigiơni-Nôpgôrôđ trà xuất dễ dàng qua phương Tây, nhưng buồn thay, cái món thảm Bukhara thì ngược lại không được như vậy! - Thế nào! Vậy là ông đang đợi một chuyến hàng từ Bukhara đến ư? - Người lái buôn Ba Tư hỏi. - Không. Từ Xamarcanđ kia, và cũng thật là nguy hiểm! Liệu ông có thể trông chờ được vào những chuyến hàng gửi đến từ một đất nước mà các bộ lạc đang nổi loạn từ Khiva đến tận biên giới Trung Quốc? - Càng hay! - Người Ba Tư nói. - Tôi cho rằng nếu những tấm thảm không tới được, thì những tên phiến loạn cũng chẳng tới được. - Vậy còn lỗ lãi, ôi Chúa Ixraen! Ông không tính đến hay sao? - Ông già Do Thái bé nhỏ kêu lên. - Ông có lý đấy. - Một hành khách khác nói. - Hàng hóa miền Trung Á có cơ rất thiếu trên thị trường, cả thảm Xamarcanđ, cũng như len, mỡ bò và khăn quàng phương Đông nữa. - Này cẩn thận đấy, bố già ạ! Một hành khách Nga, vẻ diễu cợt chêm vào. - Ông sẽ làm bẩn khăn quàng, nếu để lẫn với mỡ bò đấy. - Thế mà cũng cười được à? - Người lái buôn khó chịu với kiểu cợt nhả đó, gay gắt đáp lại. - Này, ông có vò đầu bứt tai hoặc phủ tro lên người để cầu may*, - người hành khách đáp, - thì liệu có xoay chuyển được tình thế không? Vậy thì tình hình hàng hóa trên thị trường cũng vậy thôi. - Rõ ràng ông không phải là nhà buôn! - Ông già Do Thái nhận xét. - Đúng thế, vị con cháu đáng tin cậy của giáo trưởng Abraham ạ!*. Tôi chẳng bán hốt bố, chăn lông vịt, mật ong cũng như sáp ong, hạt gai, thịt ướp muối, trứng cá ướp mặn cũng không; gỗ, len, băng vải, sợi đay, sợi lanh cũng không; da dê thuộc và da lông thú cũng không nốt. - Nhưng ông có mua những thứ đó không? - Người lái buôn Ba Tư cắt ngang lời người hành khách đang liệt kê các thứ hàng. - Có chứ, nhưng chỉ mua chút ít đủ cho tiêu dùng riêng của tôi thôi. - Ông này nháy mắt đáp. - Một người vui tính! - Người Do Thái nói với người Ba Tư. - Hay là một tên mật thám! - Người này hạ giọng đáp. - Hãy cảnh giác! Chúng ta chỉ nên nói những gì cần nói thôi! Vào thời buổi này, cảnh sát chẳng dễ chịu chút nào đâu. Và người ta cũng không tài nào biết được bạn đồng hành của mình là ai nữa! Trong một góc khác của toa tàu, người ta nói về những món hàng buôn, nhưng nói nhiều về cuộc xâm lược của bọn Tactar và những hậu quả tai hại của nó. - Sắp có lệnh trưng dụng ngựa vùng Xibir, - một hành khách nói, - và giao thông liên lạc sẽ trở nên rất khó khăn giữa các tỉnh miền Trung Á! - Bộ lạc “Trung bình” người Kirghidi câu kết với bọn Tactar, không biết có đúng thế không? - Người bên cạnh hỏi. - Nghe người ta nói vậy thôi. - Người hành khách hạ thấp giọng. - Nhưng ai mà có thể tự cho là mình đã biết được cái gì đó ở xứ sở này. - Tôi nghe nói quân đội đã tập trung ở biên giới. Quân Côdắc sông Đông đã được rải ra dọc sông Vônga để đối phó với quân Kirghidi nổi loạn. - Nếu quân Kirghidi đã tràn xuống tới triền sông Irtys thì đường đi Irkuxk không còn bảo đảm nữa! - Người bên cạnh đáp. - vả lại, ngày hôm qua, tôi muốn gửi một bức điện tới Kraxnôiarxk, nhưng không được. Sợ là không bao lâu nữa những đạo quân Tactar sẽ cô lập miền Đông Xibir! Nếu trong toa này, đề tài của những cuộc trao đổi riêng với nhau không có gì khác, thì ở những toa khác của đoàn tàu cũng vậy; nhưng khắp đâu đâu, nếu chú ý quan sát, người ta cũng thấy một sự dè dặt hết mức trong những câu trao đổi với nhau giữa những người nói chuyện. Thảng hoặc, khi họ tình cờ đề cập tới các sự kiện, thì họ không bao giờ đi đến chỗ đoán trước hoặc đánh giá ý đồ của chính quyền Maxcơva. Đó là điều mà một trong số hành khách của toa tàu ở đầu đoàn tàu đã nhận xét rất đúng. Người khách này - chắc là người nước ngoài - chú ý nhìn khắp, không bỏ sót một cái gì và đặt ra đến vài chục câu hỏi, nhưng chỉ được trả lời bằng những câu hết sức mập mờ. Cứ mỗi lần cúi người ra ngoài cửa sổ toa tàu - mà anh ta không bỏ sót một điểm nào về phía chân trời bên phải đoàn tàu - anh ta hỏi tên các địa phương chẳng có gì nổi tiếng, hỏi phương hướng, rồi hỏi đến các mặt thương mại, kỹ nghệ, dân số, con số trung bình về tử vong trong từng giới v.v... và tất cả những cái đó, anh ta viết vào một cuốn sổ tay đã đầy những ghi chép từ trước. Đó là nhà báo Anxiđ Jôlivê. Sở dĩ anh đặt ra rất nhiều câu hỏi vô nghĩa như vậy là vì anh hy vọng rằng giữa bao nhiêu câu trả lời, anh ta sẽ chộp được vài sự kiện đáng chú ý để gửi cho “cô em họ” của anh ta. Nhưng tất nhiên, những người trong toa tàu cho anh ta là một tên gián điệp, nên không nói một lời nào dính dáng đến sự kiện đang xảy ra trong ngày. Vì vậy, thấy là không thể biết được gì liên quan tới cuộc xâm lược của bọn Tactar, nên anh ghi vào sổ tay: “Hành khách tỏ ra hết sức kín tiếng. Còn về khuynh hướng chính trị thì họ vô cùng bủn xỉn keo kiệt, khó mà moi được gì ở họ”. Trong lúc Anxiđ ghi tỉ mỉ cảm tưởng trong chuyến đi của mình, thì bạn đồng nghiệp của anh, cũng trên đoàn tàu đó, cùng một mục đích như anh, cũng đang chú ý quan sát ở một toa khác. Hai người không gặp nhau ngày hôm đó ở nhà ga Maxcơva. Họ đều không biết là họ đã cùng đi ra chiến địa. Chỉ có điều là, Hary Blao nói ít, nghe nhiều, không làm cho các bạn đồng hành nghi kỵ như đối với Anxiđ Jôlivê. Vì vậy họ không cho anh là gián điệp và những người bên cạnh anh nói chuyện với nhau không chút e dè trước mặt anh, mà còn đi xa hơn, quá sự thận trọng cố hữu của họ. Do vậy, phóng viên tờ “Tin điện hàng ngày” có thể nhận xét về những diễn biến của tình hình đã làm cho những nhà buôn đi Nigiơni-Nôpgôrôđ phải lo ngại như thế nào và sự vận chuyển hàng hóa để buôn bán với Trung Á bị đe dọa đến mức nào. Vì thế anh ta không ngần ngại mà ghi vào sổ tay nhận xét rất đúng sau đây: “Hành khách rất lo lắng. Họ bàn tán hết sức tự do về vấn đề chiến tranh, khiến cho từ sông Vônga đến sông Vixtuyn* ai cũng phải ngạc nhiên!”. Độc giả tờ “Tin điện hàng ngày” chắc cũng sẽ được biết rõ tình hình chẳng kém gì “cô em họ” của Anxiđ Jôlivê. Và hơn nữa, vì Hary Blao ngồi ở phía trái đoàn tàu chỉ nhìn thấy một phần của vùng đất khá gồ ghề khúc khuỷu, mà chẳng hề chịu khó nhìn sang phần vùng đất phía bên phải gồm toàn những đại bình nguyên dài dặc nối tiếp nhau, nên anh không quên ghi thêm vài niềm tự tin của người Anh: “Cả một vùng núi non giữa Maxcơva và thành phố Vladimir”. Nhưng rõ ràng là chính quyền Nga, trước những sự kiện nghiêm trọng đang xảy ra, đã thi hành ngay trong nội địa một số biện pháp nghiêm ngặt. Cuộc phiến loạn chưa vượt quá biên giới Xibir, nhưng ở những tỉnh dọc sông Vônga này, sát với xứ Kirghidi, người ta có vẻ lo sợ hậu quả của những ảnh hưởng xấu. Thực vậy, cảnh sát chưa tìm ra được tung tích của Ivan Ôgarep. Tên phản bội này, trong khi cầu cứu ngoại viện để trả thù riêng, đã bắt tay với “khan” Fêôfar chưa, hay là đang tìm cách gây rối loạn trên địa bàn Nigiơni Nôpgôrôđ, nơi hàng năm, cứ vào thời kỳ này, thành phần dân cư trở nên vô cùng phức tạp. Trong số những người Ba Tư, người Armêni, người Canmưc... đang ùn ùn kéo về hội chợ, tránh sao khỏi có những tên do thám tay chân của hắn trà trộn vào với mục đích gây bạo loạn từ bên trong? Tất cả những giả thuyết trên đây đều có thể chấp nhận được, nhất là trong một đất nước như Nga hồi đó. Thật thế, đế quốc rộng lớn này với mười hai triệu kilômét vuông không thể có được tính thuần nhất như ở các quốc gia Tây Âu. Giữa những dân tộc khác nhau hợp thành đế quốc Nga, thì sự tồn tại của nhiều sắc thái khác nhau là điều tất nhiên. Lãnh thổ Nga ở châu Âu, châu Á, kéo dài từ mười lăm độ kinh Đông đến một trăm ba mươi độ kinh Tây, tức là rộng gần tới hai trăm độ (khoảng 2.500 dặm) và từ ba mươi tám độ vĩ Nam tới tám mươi mốt độ vĩ Bắc, tức là bốn mươi ba độ (khoảng 1.000 dặm). Dân số lên tới hơn bảy mươi triệu người, nói ba mươi thứ tiếng khác nhau. Chủng tộc Xlavơ có lẽ đông hơn cả, nhưng cùng với người Nga còn có người Ba Lan, người Litva, người Cuốclanđơ. Còn phải thêm vào đó người Phinoa, người Extôni, người Lapôni, người Tsêrêmitx, người Tsuvas, người Permiakx, người Đức, người Hy Lạp, người Tactar, những bộ lạc Capcadơ, Mông Cổ, Canmưc, Xamoyeđơ, Kamtxsađalơ, Alêutơ và người ta sẽ hiểu là khó mà duy trì được sự thống nhất trong một quốc gia rộng lớn như thế. Đấy phải là công việc của thời gian, được sự sáng suốt của nhà cầm quyền hỗ trợ. Dù sao chăng nữa thì cho tới nay, Ivan Ôgarep vẫn thoát được mọi sự tầm nã và rất có thể hắn đã liên lạc được với quân Tactar. Nhưng ở mỗi nơi đoàn tàu dừng bánh, các viên thanh tra lại xuất hiện, họ xem xét hành khách và kiểm tra tất cả thật tỉ mỉ, vì theo lệnh cảnh sát trưởng, họ phải tầm nã bằng được Ivan Ôgarep. Chính quyền Maxcơva tin rằng, tên phản bội này chưa thể rời khỏi nước Nga phần châu Âu. Một hành khách có vẻ khả nghi chăng? Anh ta sẽ phải tự giãi bày tại đồn cảnh sát, trong khi đó tàu vẫn cứ chạy tiếp, chẳng cần quan tâm lo lắng gì đến người khách bị bỏ rơi. Vì cảnh sát Nga vốn cực kỳ độc đoán, cho nên thật hoàn toàn vô ích nếu muốn trình bày lý lẽ. Nhân viên cảnh sát đều mang quân hàm và họ tiến hành công việc với tác phong quân sự. Về phần Misen Xtrôgôp, anh có đủ giấy tờ hợp lệ và như vậy là tránh được mọi sự phiền hà do cảnh sát gây nên. Đến ga Vlađimir, đoàn tàu dừng lại ít phút - có lẽ cũng đủ cho phóng viên tờ “Tin điện hàng ngày” có một cái nhìn bao quát nhưng hết sức đầy đủ về kinh thành Nga thời cổ này cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ở ga này, một số khách mới lên tàu, trong số đó có một cô gái lấp ló ở cửa toa tàu nơi Misen Xtrôgôp đang có mặt. Đối diện người đưa thư của Nga hoàng có một chỗ trống. Cô gái ngồi xuống đó, sau khi đặt bên cạnh mình một túi du lịch giản dị bằng da màu đỏ. Hình như tất cả hành trang của cô chỉ vẻn vẹn có thế. Rồi mắt cô cụp xuống, chẳng nhìn ai cả, mà chỉ lo chuẩn bị chỗ ngồi cho thoải mái để vượt qua đoạn đường có thể phải mất một vài giờ. Misen Xtrôgôp không khỏi chú ý ngắm nhìn cô bạn đồng hành mới của mình. Cô ngồi ở phía ngược với hướng đi của đoàn tàu, nên anh ngỏ ý nhường chỗ của anh mà có thể là cô thích, nhưng cô khẽ nghiêng mình cảm ơn và từ chối. Cô gái rất trẻ, khoảng mười sáu, mười bảy tuổi. Cái đầu thật duyên dáng, mẫu người Xlavơ thuần túy, vẻ mặt hơi nghiêm nghị, triển vọng trong vài năm nữa, cô sẽ đẹp sắc sảo hơn là xinh xắn, khi những đường nét được định hình. Cô chít khăn mỏ quạ để thò ra những lọn tóc vàng óng. Đôi mắt màu nâu có cái nhìn man mác êm dịu như nhung. Sống mũi thẳng với hai cánh mũi nhè nhẹ phập phồng cạnh đôi má hơi gầy và xanh. Cái miệng xinh xắn nhưng hình như đã lâu lắm chẳng còn mỉm cười. Cô hành khách trẻ có khổ người cao mảnh thon thả. Người ta có thể nhận thấy được cái đó dưới chiếc áo khoác ngoài rộng giản dị cô đang mặc. Dù là một “cô gái còn rất trẻ” - mấy từ này dùng theo nghĩa hoàn toàn trong sáng - nhưng sự phát triển của vầng trán cao, hình nét rõ ràng ở phần dưới khuôn mặt của cô gợi cho ta ý nghĩ về một nghị lực lớn lao - chi tiết này không thoát khỏi con mắt của Misen Xtrôgôp. Rõ ràng cô gái này đã từng trải qua đau khổ trong quá khứ và chắc tương lai sẽ đến với cô cũng chẳng huy hoàng gì lắm. Nhưng không phải vì thế mà anh không tin chắc rằng cô cũng biết đấu tranh và đấu tranh quyết liệt để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Ý chí của cô tất phải mạnh mẽ, kiên trì và sự bình tĩnh vững vàng của cô tất phải được thể hiện ngay cả trong những hoàn cảnh mà một người thuộc nam giới có thể bị nao núng hoặc phải nổi xung lên. Đó là cảm giác mà cô gái gợi lên cho ta khi mới thoạt nhìn. Misen Xtrôgôp vốn cương nghị, nên cùng dễ nhận thấy tính cách qua diện mạo của cô gái. Anh vừa cố giữ không quấy rầy cô ta với cái nhìn chăm chú của mình, vừa kín đáo quan sát cô bạn ngồi trước mặt mình. Y phục của cô hành khách trẻ vừa giản dị vừa hết sức sạch sẽ. Cô không giàu, cái đó có thể dễ dàng đoán biết được, nhưng khó mà tìm thấy ở bộ áo váy cô mặc bất cứ một dấu hiệu nào của sự cẩu thả. Toàn bộ hành trang của cô chứa trong một cái túi da có khóa ngoài mà vì thiếu chỗ nên cô để nó trên đầu gối. Cô mặc một áo khoác dài lót da lông thú, không tay, màu sẫm với một đường viền xanh ôm khít lấy người một cách duyên dáng. Dưới áo khoác là chiếc váy ngắn, cũng màu sẫm. Chiếc áo dài thả xuống tận mắt cá chân, gấu áo có trang trí một vài đường thêu đơn giản. Hai bàn chân bé nhỏ của cô xỏ vào đôi ủng bằng da thuộc, có đế cứng mà cô chọn dường như để chuẩn bị cho một cuộc đi dài ngày. Căn cứ vào một vài chi tiết, Misen Xtrôgôp tưởng chừng như nhận ra được ở bộ quần áo ấy cái kiểu cắt may của xứ Livôni, và anh nghĩ quê cô bạn phải là ở các tỉnh vùng Bantích. Nhưng cô gái đi đâu một mình như vậy, ở cái tuổi mà chỗ dựa, có thể nói bắt buộc phải là một người cha hoặc một người mẹ, hay dưới sự che chở của một người anh? Phải chăng cô ta đã từ các tỉnh miền Tây nước Nga tới, sau một chặng đường dài? Cô chỉ đi đến Nigiơni-Nôpgôrôđ thôi, hay là sẽ đi tới tận bên kia biên giới, phía Đông đế quốc Nga? Liệu có bạn bè thân thích nào đó đợi cô khi xuống tàu không? Hay là ngược lại, lúc xuống tàu, cô lại một thân một mình trong thành phố cũng như trên toa tàu này? Không một ai - chắc cô tưởng như vậy - có vẻ quan tâm đến cô? Có lẽ đúng như thế. Thật vậy, những thói quen tiêm nhiễm trong cuộc sống cô đơn biểu hiện rất rõ ràng trong phong thái của cô hành khách trẻ tuổi này. Cái cách cô vào trong toa tàu, cách cô thu xếp trong chuyến đi, việc cô ít gây náo động xung quanh mình, thận trọng để khỏi quấy rầy và làm phiền ai... tất cả đều nói lên thói quen của cuộc sống lẻ loi đơn độc và chỉ trông cậy vào chính bản thân mình. Misen Xtrôgôp quan sát cô một cách đầy thiện cảm, nhưng kín đáo, thận trọng. Anh không tìm cách tạo cơ hội để trò chuyện hỏi han cô, mặc dù còn nhiều thời gian trước khi tàu tới Nigiơni Nôpgôrôđ. Chỉ một lần người ngồi cạnh cô gái, - tay nhà buôn đã vô ý để mỡ bò lẫn với khăn quàng - ngủ gà ngủ gật, cái đầu to xù ngật ngưỡng, lúc ngả bên này lúc ngả bên kia làm cho cô láng giềng phát hoảng. Misen Xtrôgôp đột ngột đánh thức hắn dậy và bảo hắn phải ngồi cho ngay ngắn và nghiêm chỉnh. Tay nhà buôn bản tính khá thô bạo, càu nhàu phản đối “những kẻ chõ mũi vào những cái không liên quan gì tới mình”. Nhưng Misen Xtrôgôp nhìn hắn với một vẻ chẳng dễ chịu chút nào khiến anh chàng ngủ gật phải ngả mình tựa sang phía khác. Do đó cô gái trẻ cũng đỡ phải khó chịu về người khách ngồi bên. Cô gái nhìn anh một thoáng với cái nhìn bao hàm một sự biết ơn thầm lặng và khiêm tốn. Nhưng một trường hợp xảy ra đã mang lại cho Misen Xtrôgôp một ý niệm về tính cách cô gái này. Chỉ còn cách ga Nigiơni Nôpgôrôđ độ mười hai dặm, ở một quãng đường quẹo bất ngờ, đoàn tàu bị va rất mạnh. Rồi trong khoảng một phút đồng hồ, nó trượt dài theo triền dổc của một bờ đường. Hậu quả đầu tiên là ít nhiều hành khách bị xô đẩy. Những tiếng kêu la, sự lộn xộn, tình trạng hỗn loạn chung trong các toa tàu. Người ta sợ có một tai nạn nào nghiêm trọng xảy ra chăng? Vì vậy, ngay trước khi tàu dừng lại, các cửa toa đều bị mở toang, và các hành khách hoảng sợ, chỉ còn một ý nghĩ: nhảy ra khỏi tàu và tìm chỗ ẩn núp. Misen Xtrôgôp nghĩ trước hết đến cô bạn ngồi bên. Nhưng trong khi những hành khách cùng toa lao ra bên ngoài, kêu la, chen chúc và xô đẩy nhau, thì cô gái vẫn lặng yên ngồi tại chỗ, vẻ mặt chỉ hơi tái đi một chút. Cô bình tĩnh đợi, Misen Xtrôgôp cũng thế. Cô không hề có một cử động nhỏ nào tỏ ra muốn bước xuống tàu. Anh cũng không hề nhúc nhích. Cả hai người đều vẫn thản nhiên. “Một con người thật cương nghị!” Misen Xtrôgôp thầm nghĩ. Nhưng tất cả mọi hiểm nguy đều nhanh chóng qua đi. Đầu tiên có sự va chạm là do đứt vành đai sắt của toa chở hàng, rồi tàu trật bánh, từ trên nền bờ đất suýt nhào xuống một vũng lầy. Chậm lại mất một tiếng đồng hồ. Cuối cùng đường được khai thông, đoàn tàu tiếp tục lăn bánh và đến tám giờ rưỡi tối thì đến ga Nigiơni Nôpgôrôđ. Trước khi mọi người trên tàu bước xuống, các thanh tra cảnh sát ập đến các cửa toa để khám xét hành khách. Misen Xtrôgôp xuất trình “pôđaroxna” có ghi tên: Nicôla Korpanôp. Vậy là không có gì trở ngại khó khăn đối với anh. Tất cả các hành khách khác trong toa chỉ đi đến Nigiơni-Nôpgôrôđ và họ đều không có vẻ gì khả nghi. Thật may mắn cho họ! Còn cô gái thì xuất trình, không phải hộ chiếu, vì hộ chiếu không còn bắt buộc phải có trên đất nước Nga, mà là một giấy phép có đóng dấu đặc biệt và hình như có tính chất cá nhân gì đó. Viên thanh tra đọc rất kỹ. Rồi, sau khi chăm chú ngắm nghía cô gái mà trong giấy có ghi đặc điểm nhận dạng, viên thanh tra hỏi: - Cô từ Riga tới? - Vâng! - cô gái đáp. - Cô đi Irkuxk? - Vâng! - Bằng đường nào? - Đường qua Pecmơ. - Được, - viên thanh tra nói. - Cô hãy chú ý đưa giấy phép này đến cơ quan cảnh sát ở Nigiơni-Nôpgôrôđ để ký xác nhận. Cô gái nghiêng mình tỏ ý tuân theo. Nghe được những câu đối đáp trên, Misen Xtrôgôp cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa thương hại. Sao! Cô gái này một thân một mình lặn lội trên đường đi đến Xibir xa xôi và như vậy thì ngoài những hiểm nguy thường xảy ra còn thêm tất cả những tai họa của một đất nước đang bị xâm lăng và loạn lạc! Làm sao mà cô ta tới được? Rồi cô ta sẽ ra sao?... Cuộc khám xét kết thúc, cửa các toa đều mở toang, nhưng, trước khi Misen Xtrôgôp tiến được về phía cô gái trẻ xứ Livôni, thì cô ta, là người xuống đầu tiên, đã mất hút trong đám đông đang chen chúc nhau ở sân ga. V MỘT NGHỊ ÐỊNH VỚI HAI ÐIỀU KHOẢN Nigiơni - Nôpgôrôđ, tức là Nôpgôrôđ - Hạ ở vào ngã ba sông Vônga và sông Oka, là thủ phủ của tỉnh cùng tên. Cũng từ nơi này phải rời đường sắt, mà hồi đó chỉ đến ngang thành phố này là hết. Như vậy anh càng tiến lên thì các phương tiện giao thông di chuyển càng chậm hơn và càng kém an toàn hơn. Nigiơni - Nôpgôrôđ lúc bình thường chỉ có từ ba mươi đến ba mươi lăm ngàn dân, nhưng lúc này dân số lên tới ba trăm ngàn tức là tăng gấp mười lần. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do trong thành phố có hội chợ nổi tiếng kéo dài tới ba tuần lễ. Thành phố thường ngày khá buồn tẻ, lúc này bỗng huyên náo hẳn lên. Các thương gia thuộc mười chủng tộc khác nhau. Âu có, Á có chen vai thích cánh giao tiếp thân thiện với nhau trong các mối quan hệ thương mại. Mặc dù Misen Xtrôgôp rời nhà ga lúc đêm đã về khuya, nhưng hãy còn rất đông người tụ tập ở cái thành phố vốn bị dòng sông Vônga chảy qua ngăn đôi thành hai khu phố: Nigiơni - Nôpgôrôđ là khu phố thấp, còn khu phố trên cao thì được xây dựng trên một khối đá cheo leo có thành lũy bảo vệ mà ở Nga người ta gọi là “Kreml”*. Nếu Misen Xtrôgôp bắt buộc phải dừng lại ở Nigiơni - Nôpgôrôđ, thì khó có thể tìm ra được một khách sạn và ngay cả một quán trọ ra hồn. Ở đây mọi chỗ đều tấp nập khách khứa. Vì không thể đi ngay, mà phải chờ tàu thủy chạy trên sông Vônga, nên anh phải tìm một chỗ nghỉ tạm. Nhưng trước hết, anh muốn biết chính xác giờ khởi hành, nên phải đến hỏi văn phòng Công ty có tàu thủy chạy từ Nigiơni - Nôpgôrôđ đi Pecmơ. Ở đó, anh vô cùng chán ngán được biết tàu “Capcadơ” mãi đến trưa hôm sau mới khởi hành. Mười bảy tiếng đồng hồ chờ đợi! Thật là bực mình cho một người có việc vội, nhưng đành phải kiên nhẫn vậy thôi. Anh đã chịu đựng, chẳng hề kêu ca vô ích. Hơn nữa trong hoàn cảnh hiện tại, theo đường bộ, không một loại xe nào: têlêga, tarantax hoặc xe hòm hay xe trạm, không một con ngựa nào có thể đưa anh đến Pecmơ hoặc đến Kazan nhanh hơn. Tốt nhất là chờ tàu thủy, loại phương tiện đi nhanh hơn cả và có thể cho phép anh lấy lại thời gian bị mất vì chờ đợi. Thế là Misen Xtrôgôp đi dọc thành phố và tìm kiếm - điều mà anh chẳng bận tâm lắm - một quán trọ nào đó để nghỉ qua đêm. Về vấn đề này, anh không chút bối rối, nếu không bị cái đói dày vò, anh có thể dạo lang thang trên các phố ở Nigiơni - Nôpgôrôđ đến tận sáng. Cái mà anh tìm kiếm là một bữa ăn tối hơn là chiếc giường nằm. Thế mà anh lại tìm được cả hai ở cái tấm biển đề “Thành phố Côngxtantinôp”. Ở đó, người chủ quán chọn cho anh một buồng khá vừa ý, ít đồ đạc, nhưng không thiếu hình Đức Mẹ Đồng Trinh, cũng như chân dung một số các vị thánh được đóng khung với vải thêu kim tuyến. Một chú vịt nhồi xào chua, ngập trong một lớp kem dày, bánh mì làm bằng bột đại mạch, sữa đông, đường cát trộn quế, một bình Kơvax, loại bia rất thông dụng ở Nga được đem ra phục vụ ngay. Thực ra anh cũng chẳng cần phải nhiều đến thế. Ăn xong, đáng lẽ lên buồng nghỉ ngơi, thì như một cái máy anh lại tiếp tục đi dạo trong thành phố. Dù hoàng hôn còn kéo dài, song đám đông đã giải tán, các đường phố dần dần vắng vẻ và mọi người đều trở về nhà. Vì sao Misen Xtrôgôp không đi ngủ ngay, sau cả một ngày mệt mỏi trên tàu hỏa? Phải chăng anh nghĩ tới cô gái xứ Livôni trẻ trung đã là bạn đồng hành của anh trong mấy tiếng đồng hồ? Đúng là anh đã nghĩ đến cô vì chẳng có việc gì làm thích hợp hơn. Anh sợ cô bị lạc giữa cái thành phố náo nhiệt này và có thể bị người ta xúc phạm chăng? Đúng là anh sợ và sợ như vậy là có lý. Phải chăng anh hy vọng gặp lại cô và nếu cần, anh sẽ là người che chở cho cô? Không, gặp lại cô thật là khó. Còn che chở cho cô thì... anh đâu có quyền! Rồi anh tự nhủ: “Một mình thân gái giữa cái đám người du mục này! Song những hiểm nghèo trước mắt có đáng kể gì so với những gian nguy sẽ đến với cô trong những ngày sắp tới? Xibir! Irkuxk! Cuộc phiêu lưu mà ta đang dấn thân vì nước Nga và vì Nga hoàng, thì nàng, chính nàng cũng sắp dấn thân vì... Vì ai? Vì cái gì? Nàng cũng được phép vượt qua biên giới! Và bên kia thì đang loạn lạc! Bọn giặc Tactar đang tung hoành ngang dọc trên thảo nguyên!...”. Chốc chốc, Misen Xtrôgôp lại dừng bước và suy nghĩ: “Chắc rằng ý định về chuyến đi này đã đến với cô trước khi có cuộc xâm lăng! Có thể ngay bản thân cô ta cũng không biết những gì đang xảy ra!... Nhưng, không. Những người lái buôn đã trò chuyện ngay trước mặt cô về những lộn xộn ở Xibir... Và cô ta chẳng hề tỏ vẻ gì là ngạc nhiên sợ sệt cả... mà thậm chí cũng chẳng cần một lời giải thích nào... Như vậy rõ ràng cô ta có biết. Biết mà vẫn cứ đi! Ôi, cô gái đáng thương! Nguyên nhân khiến cô ta phải đi ắt là vô cùng mạnh mẽ. Nhưng dù có can đảm tới mức nào chăng nữa - chắc chắn là cô ta rất can đảm - thì sức khoẻ cũng phản lại cô trên đường đi, đó là chưa nói đến những hiểm nguy và trở ngại, cô ta không tài nào chịu đựng nổi những nỗi nhọc nhằn của một chuyến đi như vậy!... Cô ta sẽ không bao giờ đi tới được Irkuxk!”. Misen Xtrôgôp cứ lang thang vô định như vậy, nhưng vì anh thông thuộc thành phố như trong lòng bàn tay, nên việc tìm lại đường đối với anh không có gì khó khăn cả. Sau khi tản bộ khoảng một tiếng đồng hồ, anh tới ngồi trên một chiếc ghế dài đặt tựa vào một cái lều gỗ lớn dựng giữa rất nhiều lều khác trên một khoảnh đất rất rộng. Anh ngồi đó được độ năm phút, thì có một bàn tay vỗ mạnh vào vai anh: - Anh làm gì ở đây? - Một giọng đanh và hách của một người đàn ông cao lớn, mà khi hắn bước tới anh không để ý, cất tiếng hỏi. - Tôi ngồi nghỉ, - Misen Xtrôgôp đáp. - Phải chăng anh có ý định ngủ qua đêm trên chiếc ghế này? - Phải, tôi sẽ ngủ ở đây nếu thấy cần. - Misen Xtrôgôp đáp với giọng hơi dằn mạnh quá mức một chút, không đúng với giọng một nhà buôn bình thường mà anh đang thủ vai. - Đến gần đây xem nào! - Người đó bảo. Misen Xtrôgôp sực nhớ ra trước hết là phải hết sức thận trọng, nên bất giác lùi lại và đáp: - Không cần ai phải xem mặt tôi cả! Nhìn kỹ, anh thấy hình như đang có chuyện với một loại người Bôhêmiêng du cư thường thấy ở tất cả các hội chợ và thấy thật không thích thú gì, khi phải đụng chạm với họ bất cứ về phương diện nào. Rồi, nhìn kỹ hơn trong bóng tối đã bắt đầu dày đặc, anh nhận thấy cạnh lều có một chiếc xe ngựa to rộng, loại nhà ở lưu động của những người Zingaris hay Digan đông như kiến trên đất Nga. Nhưng người đàn ông xứ Bôhêm đã tiến lên, định chất vấn Misen Xtrôgôp một cách gay gắt hơn nữa, thì vừa lúc đó, cánh cửa túp lều bật mở. Một mụ đàn bà trông không được rõ lắm, bước ra và, bằng một thổ ngữ khá cộc cằn mà Misen Xtrôgôp nhận ra đó là một thứ tiếng hổ lốn vừa pha ngôn ngữ Mông Cổ vừa lẫn tiếng Xibir. Mụ ta nói: - Lại một tên gián điệp! Thôi mặc hắn! Vào ăn đi thôi! Món papluka* đang chờ anh đấy!”. Misen Xtrôgôp không khỏi mỉm cười về cái danh hiệu mà mụ ta vừa mới ban cho anh, vì chính anh lại hết sức ngại bọn gián điệp. Nhưng, cũng cùng một ngôn ngữ đó, song giọng rất khác với người đàn bà, người đàn ông trả lời bằng mấy tiếng đại khái có nghĩa như sau: - Phải đấy, Săngga ạ! Hơn nữa ngày mai ta đi rồi! - Ngày mai ư? - Người đàn bà khẽ hỏi lại bằng giọng có đôi chút ngạc nhiên. - Phải! - Người Bôhêmiêng đáp. - Ngày mai, và chính Đức Cha phái chúng ta đi... đến nơi chúng ta muốn đến. Sau đó, người đàn ông và mụ đàn bà bước vào trong lều, đóng cửa lại rất cẩn thận. “Được! - Misen Xtrôgôp tự nhủ. - Nếu những người Bôhêmiêng này muốn không ai hiểu họ nói gì, ta sẽ khuyên họ dùng một thứ ngôn ngữ khác khi nói trước mặt ta”. Với tư cách là người dân Xibir và đã qua cả một thời niên thiếu trên thảo nguyên như chúng ta đã biết, Misen Xtrôgôp nắm được tất cả các thổ ngữ thông dụng từ Tactari đến vùng Biển Băng. Còn ý nghĩa chính xác của những câu trao đổi giữa người đàn ông và bạn gái của hắn, thì Misen Xtrôgôp thấy chẳng cần bận tâm đến làm gì. Đêm cũng đã khuya, anh nghĩ tới việc phải về quán trọ để nghỉ ngơi một chút. Trằn trọc mãi, một giờ sau Misen Xtrôgôp mới chợp được mắt trên chiếc giường kiểu Nga hình như quá cứng đối với khách lạ. Và hôm sau, 17 tháng Bảy, anh thức dậy từ sáng sớm tinh mơ. Năm tiếng đồng hồ nữa còn phải chờ ở Nigiơni - Nôpgôrôđ đối với Misen Xtrôgôp dường như là cả một thế kỷ. Phải làm gì cho hết buổi sáng này, nếu không đi lang thang các phố như hôm trước? Ăn sáng xong, túi buộc gọn, giấy thông hành “pôđaroshna” đã đưa trình sở cảnh sát để được ký xác nhận, anh chỉ còn việc lên đường nữa thôi. Nhưng vốn là người không quen dậy sau mặt trời, anh rời khỏi giường nằm, mặc quần áo, nhét cái thư có in quốc ấn xuống tận đáy túi, trong lần lót của chiếc áo dài mà anh nịt chặt bằng dây thắt lưng. Rồi buộc túi xách lại, khoác nó lên vai. Xong việc, không muốn quay trở lại nhà trọ “Thành phố Côngxtantinôp” nữa và dự tính sẽ dùng bữa sáng trên bờ sông Vônga, nên anh thanh toán các khoản, rồi từ biệt quán trọ, bước lên đường. Để cẩn thận hơn nữa, trước hết, Misen Xtrôgôp đi tới bến tàu và ở đó, anh biết chắc chắn là tàu Capcadơ sẽ rời bến đúng giờ quy định. Ý nghĩ đầu tiên đến với anh là nếu cô gái trẻ xứ Livôni phải đi theo đường Pecmơ thì rất có thế cô ta cũng đáp tàu Capcadơ. Trong trường hợp này thì tất nhiên là Misen Xtrôgôp sẽ đi cùng một đường vói cô. Khu phố trên cao có thành lũy Kreml chu vi tới hai dặm - giống như thành Kremli ở Maxcơva - lúc đó thật hoang vắng. Viên thủ hiến cũng không ở đó nữa. Nhưng khu phố trên càng vắng lặng như lịm chết bao nhiêu, thì khu phố bên dưới lại càng náo nhiệt và sống động bấy nhiêu. Misen Xtrôgôp, sau khi vượt sông Vônga, trên một cây cầu nổi có lính Côdắc cưỡi ngựa canh gác, tới ngay chỗ mà hôm trước anh đã đụng vào nơi cắm trại của những người dân Bôhêmiêng du cư. Nơi đó ở xa thành phố một chút, cái thành phố đang có hội chợ Nigiơni - Nôpgôrôđ mà ngay cả hội chợ Laixich cũng khó sánh nổi. Trên một bãi đất rộng và bằng phẳng bên kia sông Vônga, hiện lên dinh thự tạm thời của viên thủ hiến. Trong suốt thời gian hội chợ, người viên chức cao cấp này phải ở tại đó vì hội chợ có nhiều vấn đề cần phải giám sát thường xuyên. Lúc đó, trên khoảnh đất rộng này đã mọc lên những căn nhà gỗ được bố trí một cách đối xứng và có những lối đi khá rộng để mọi người di chuyển dễ dàng. Có một sự hội tụ nào đó của các lều quán to nhỏ đủ các cỡ, hình thể khác nhau, chia thành từng khu vực riêng biệt phù hợp với từng loại hàng hóa mua bán, trao đổi. Có khu hàng sắt thép, khu hàng da lông thú, khu len dạ, khu đồ gỗ, khu vải vóc, khu hàng cá khô v.v... Một số căn nhà còn được xây dựng bằng những vật liệu hết sức kỳ quặc: những viên gạch bằng trà uống hoặc bằng những tảng thịt ướp muối, tức là bằng những mẫu hàng mà người chủ sẽ bán cho khách mua. Mặt trời mọc từ lúc bốn giờ đã lên cao. Trên các đường phố, dọc theo những lối đi, dòng người đã khá đông đúc: người Nga, người Xibir, người Đức, người Côdắc, người Turcơmen, người Ba Tư, người Grudia, người Hy Lạp, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Ấn Độ, người Trung Quốc... Sự hỗn hợp kỳ lạ giữa Âu và Á. Họ chuyện trò, bàn cãi, ba hoa khoác lác và giao dịch mua bán. Tất cả những gì để bán và mua đều hầu như được tập trung ở địa điểm này. Phu khuân vác, lạc đà, lừa ngựa, tàu bè, xe cộ... tất cả những gì dùng để chuyên chở đều tụ lại ở nơi họp chợ này. Những da lông thú, đá quý, vải, lụa, hàng casơmia* Ấn Độ, thảm dệt Thổ Nhĩ Kỳ, vũ khí Capcadơ, hàng len dạ Xmyrnơ hay Ba Tư, giáp trụ của Tbilixi, trà của các đoàn khách thương, đồ đồng đỏ của châu Âu, đồng hồ Thụy Sĩ, nhung lụa Lyông, vải sợi Anh, đồ phụ tùng các loại xe cộ: rau quả, khoáng sản của Uran, đá khổng tước, ngọc bích, hương liệu, nước hoa, cây thuốc, các thứ gỗ, nhựa đường, thừng chão, sừng thú, bầu bí, dưa hấu v.v... tất cả những sản vật của Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, vùng biển Caxpi và Biển Đen cho đến các sản vật của châu Mỹ và châu Âu đều tụ hội ở điểm này của địa cầu. Đó là một quang cảnh náo động, hưng phấn, hỗn tạp ồn ào mà người ta khó có thể tưởng tượng được; những người bản xứ ở tầng lớp hạ lưu tỏ ra hết sức vồn vã, cởi mở trong giao dịch, và những người nước ngoài về điểm này, cũng chẳng chịu thua kém. Ở đây có những khách buôn từ Trung Á đến, đã để cả một năm trời áp tải những hàng hóa vượt qua những bình nguyên dài dặc và chỉ một năm sau mới trở lại những cửa hàng cửa hiệu của họ. Đó là ý nghĩa quan trọng của hội chợ Nigiơni - Nôpgôrôđ. Con số giao dịch kinh doanh lên tới không kém một trăm triệu rúp (khoảng 175 triệu frăng trước 1914). Rồi trên những quảng trường, giữa các tiểu khu trong cái thành phố xuất hiện bất ngờ này, người ta thấy tụ tập những đám người làm trò đủ loại: ảo thuật, nhào lộn làm đinh tai nhức óc vì dàn nhạc của họ và vì những tiếng hò hét om sòm quảng cáo các tiết mục; những người Bôhêmiêng từ trên núi xuống xem tướng số hoặc bói toán cho những người hiếu kỳ hết người này đến người khác; những người Zingaris hay Digan – người Nga gọi là bọn Gipxi* thuộc giống Côphtơ* – hát những điệu hết sức độc đáo; các phường hát rong, diễn những vở bi kịch của Sêchxpia hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả đang ùn ùn kéo tới. Rồi trên những đại lộ, nhũng người làm trò xiếc gấu dẫn những nghệ sĩ bốn chân, chuyên biểu diễn động tác thăng bằng, tự do đi trên đường; những tiếng rống khàn khàn của những con thú các gánh xiếc vang lên dưới ngọn roi thép hay cây gậy sơn đỏ của người điều khiển. Cuối cùng giữa quảng trường lớn ở khu trung tâm, những người ham thích nghệ thuật đến độ say mê, đứng vòng trong vòng ngoài để hát đồng ca bài “Những người chèo thuyền trên sông Vônga”. Họ ngồi trên đất mà tưởng như ngồi trên mạn thuyền, làm động tác như đang chèo đò dưới chiếc đũa chỉ huy của người nhạc trưởng, thuyền trưởng thực sự của con tàu tưởng tượng! Phong tục kỳ dị và thật thú vị! Trên đầu tất cả đám đông đó là một bầy chim vừa thoát khỏi những chiếc lồng đã được người ta đem tới. Theo tục lệ rất lâu đời ở hội chợ Nigiơni - Nôpgôrôđ, chỉ với một vài đồng kôpêch - mà những người nhân hậu vui lòng đánh đổi - để làm một việc từ thiện. Thế là những cai ngục mở ngay cửa lồng thả tù nhân của họ ra và hàng trăm con chim bay vù lên trời cao, ríu rít hót lên những tiếng hót vui náo nức. Đó là quang cảnh của khu vực hội chợ Nigiơni - Nôpgôrôđ nổi tiếng. Theo thường lệ, hội chợ sẽ kéo dài sáu tuần lễ. Cũng cần thêm là lần này ít ra là nước Pháp và nước Anh có hai đặc sản tiêu biểu cho nền văn minh tân tiến của họ tại hội chợ Nigiơni - Nôpgôrôđ. Đó là ngài Hary Blao và ngài Anxiđ Jôlivê. Quả vậy, hai nhà báo đều tới tìm kiếm ở đây những cảm xúc để phục vụ cho các độc giả của họ và họ tận dụng vài tiếng đồng hồ còn lại, vì hôm nay họ cũng sẽ lên tàu “Capcadơ” đế tiếp tục cuộc hành trình. Họ gặp nhau đúng ở hội chợ này và chẳng ngạc nhiên chút nào vì cùng một linh tính dẫn dắt họ trên cùng một đường đi; nhưng lần này họ chẳng trao đổi, chuyện trò gì mà chỉ chào nhau lạnh nhạt. Anxiđ Jôlivê, tính vốn lạc quan, thấy mọi cái xảy ra đều thuận lợi và nhờ ở sự may mắn, anh ta đã tìm ra được nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Anh đã ghi vào sổ tay một vài nhận xét đặc biệt trung thực đối với thành phố Nigiơni - Nôpgôrôđ. Ngược lại Hary Blao, không tìm đâu ra được quán trọ đã bắt buộc phải ngủ ngoài trời. Do đó anh chàng nhìn nhận sự việc ở một góc độ hoàn toàn khác và đang nghiền ngẫm một bài báo sấm sét nhằm đả kích cái thành phố mà các chủ khách sạn đều từ chối chẳng chịu tiếp nhận một du khách không đòi hỏi điều gì đặc biệt. Misen Xtrôgôp, một tay đút túi, một tay cầm cái tẩu thuốc có cán dài bằng gỗ anh đào, có vẻ là một người bình thản nhất, ít nôn nóng nhất trong tất cả mọi người. Nhưng cứ nhìn vào cặp lông mày hơi nhíu lại của anh thì một người có con mắt quan sát cũng dễ dàng nhận thấy là anh đang cố gắng chịu đựng. Suốt chừng hai tiếng đồng hồ, anh đi dạo khắp phố phường, để rồi trở lại đúng ngay địa điểm hội chợ. Len lỏi giữa đám đông, anh nhận thấy có một sự lo lắng biểu hiện trên nét mặt của tất cả những khách buôn từ các vùng lân cận của châu Á tới. Sự mua bán, trao đổi bị ảnh hưởng rõ rệt. Những người làm trò ảo thuật, làm xiếc leo dây, múa rốì thì làm rùm beng lên trước lều quán của họ. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, vì những người khốn khổ này chẳng có gì phải mạo hiểm trong kinh doanh thương mại, nhưng các thương gia thì ngần ngại trong việc giao ước với những nhà buôn ở miền Trung Á, vùng đất đang bị rối ren vì cuộc xâm lăng của quân Tactar. Một triệu chứng khác thường nữa cũng đáng chú ý. Ở Nga, những bộ quân phục xuất hiện trong bất cứ trường hợp nào. Quân lính thường sẵn sàng trà trộn vào các đám đông và chính ngay ở Nigiơni - Nôpgôrôđ này trong thời gian hội chợ, những nhân viên cảnh sát, thường được lính Côdắc giúp sức, vác giáo trên vai giữ gìn trật tự trong cái đám hỗn tạp tới ba trăm ngàn khách nước ngoài này. Thế mà ngày hôm đó binh lính, quân Côdắc hoặc cảnh sát đều vắng bóng trong hội chợ. Chắc là họ đã bị cấm trại để sẵn sàng chuẩn bị một cuộc hành quân đột xuất. Nhưng nếu không thấy binh lính xuất hiện, thì với các sĩ quan không phải cũng như vậy. Từ đêm hôm trước các sĩ quan tùy tùng đã từ dinh viên thủ hiến tản đi các ngả. Vậy là đã có một sự hoạt động không bình thường, mà chỉ có tính chất nghiêm trọng của tình hình mới có thể lý giải được. Những sĩ quan liên lạc đi lại như mắc cửi trên các tỉnh lộ hoặc về phía Vladimir hoặc về phía rặng núi Uran. Các bức điện không ngừng trao đổi với Maxcơva và Xanh - Pêtecbua. Vị trí của Nigiơni - Nôpgôrôđ, một thành phố không xa biên giới Xibir mấy tý, tất nhiên đòi hỏi phải có một sự đề phòng thật chu đáo. Người ta không thể quên rằng vào thế kỷ XIX, thành phố này đã hai lần bị tổ tiên quân Tactar xâm chiếm. Hiện nay quân Tactar do Fêôfar - khan chỉ huy đang lặp lại cuồng vọng xâm lược đó qua miền thảo nguyên Kirghidi. Một nhân vật cao cấp không kém bận rộn so với viên thủ hiến, đó là cảnh sát trưởng. Những nhân viên thanh tra của ông và cả bản thân ông ta chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự nhận đơn khiếu nại theo dõi việc chấp hành các quy chế, không lúc nào rỗi việc. Các văn phòng hành chính mở cửa suốt ngày đêm, luôn luôn bị dân thành phố cùng như những người nước ngoài, Âu hoặc Á vây kín. Misen Xtrôgôp đang ở ngay quảng trường trung tâm thành phố, thì bỗng có tiếng đồn lan ra là cảnh sát trưởng vừa được sĩ quan liên lạc triệu đến dinh thủ hiến. Nguyên nhân cuộc triệu tập này, theo họ nói là do có một bức điện quan trọng từ Maxcơva tới. Như vậy là viên cảnh sát trưởng đi đến dinh thủ hiến và ngay lập tức, như có một linh cảm chung, tin tức loan truyền rằng một biện pháp nghiêm ngặt nào đó, ngoài mọi dự kiến, ngoài mọi thông lệ, sẽ được thi hành. Misen Xtrôgôp chú ý lắng nghe để lợi dụng trong trường hợp có thể lợi dụng được. - Họ sẽ đóng cửa hội chợ! - Một người kêu lên. - Trung đoàn Nigiơni - Nôpgôrôđ vừa xuất phát! - Một người khác nói. - Nghe đồn là quân Tactar đang uy hiếp Tômxk! - Ngài cảnh sát trưởng đây rồi! - Khắp nơi có tiếng reo hò. Và ồn ào huyên náo bất ngờ nổi lên... bớt dần, rồi im bặt. Mọi người đều linh cảm sắp có một thông báo nghiêm trọng nào đó của chính quyền. Cảnh sát trưởng, phía trước có các nhân viên hộ vệ, vừa rời khỏi dinh thủ hiến. Một phân đội lính Côdắc theo sau tả xung hữu đột, xô người này, đẩy người kia bắt tất cả phải xếp hàng trật tự. Ông ta đi tới giữa quảng trường trung tâm và mọi người đều trông thấy trong tay ông phe phẩy một tờ giấy. Và ngay lúc đó, ông cất cao giọng đọc lời tuyên bố sau đây: “Nghị định của ngài thủ hiến thành phố Nigiơni - Nôpgôrôđ. - Điều khoản 1: Cấm tất cả mọi công dân Nga không được rời khỏi tỉnh bất cứ vì lý do gì. - Điều khoản 2: Lệnh cho tất cả khách nước ngoài gốc châu Á phải rời khỏi tỉnh trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ”. VI ÔNG ANH VÀ CÔ EM Những biện pháp này rất tai hại đối với lợi ích riêng của từng người, nhưng hoàn cảnh cụ thể biện minh cho chúng là tuyệt đối chính xác. “Cấm tất cả các công dân Nga ra khỏi tỉnh”, có nghĩa là nếu Ivan Ôgarep còn ở trong tỉnh tức là hắn bị chặn lại không liên lạc được với Fêôfar-khan làm cho tên thủ lĩnh này mất đi một phụ tá đáng gờm. Nhưng điều này thực ra cũng không phải dễ mà thực hiện được. “Lệnh cho tất cả khách nước ngoài gốc châu Á phải rời khỏi tỉnh trong thời hạn hai mươi bốn tiếng đồng hồ”, tức là tống khứ cả một khối những khách buôn từ Trung Á tới cùng với cả những đám dân Bôhêmiêng, Gipxi và Digan ít nhiều có liên hệ khăng khít với các dân tộc Tactar hoặc Mông Cổ mà hội chợ đã tập họp chúng lại. Chắc là do thực trạng của tình hình mà phải trục xuất đám này đi, vì mỗi con người có thể là một tên gián điệp. Nhưng người ta cũng dễ dàng nhận thấy hiệu quả của hai đòn trời giáng này đánh xuống thành phố Nigiơni - Nôpgôrôđ và thành phố này nhất định phải hứng chịu nặng nề hơn bất cứ một thành phố nào khác. Như vậy là những người quốc tịch Nga mà công việc đòi hỏi phải đi sang bên kia biên giới Xibir đều không được rời khỏi tỉnh, dù là tạm thời. Nội dung điều khoản thứ nhất của nghị định thật dứt khoát không chấp nhận một ngoại lệ nào. Tất cả lợi ích riêng phải hy sinh cho lợi ích chung. Còn về điều khoản thứ hai của bản nghị định, tức lệnh trục xuất, thì nội dung của nó không cho ai được phép bàn cãi. Nó không liên quan đến những người ngoại quốc nào khác ngoài những người gốc châu Á. Họ chỉ còn có việc đóng gói hàng hóa và quay trở về con đường mà họ vừa đi qua. Còn về bọn làm trò xiếc, hát rong, mà số lượng rất lớn này, muốn đi tới biên giới gần nhất cũng phải vượt qua ngót nghìn dặm đường, thì quả thật là một tai họa ghê gớm không sao tả xiết đối với họ. Vì vậy nổi lên tiếng xì xào phản kháng; tiếng kêu gào thất vọng chống lại biện pháp cứng rắn này. Nhưng sự có mặt của binh lính Côdắc và của các nhân viên cảnh sát đã mau chóng làm cho những tiếng ồn ào đó im bặt. Và hầu như ngay lập tức, người ta có thể gọi là cuộc thu dọn cái bãi rộng mênh mông này bắt đầu. Những mảnh vải căng trước các lều quán được gấp lại, những rạp của các phường hát được rỡ đi từng mảng. Nhảy múa và ca hát đều ngừng lại: tiếng quảng cáo om sòm các tiết mục bây giờ cũng im bặt; đèn đóm tắt rụi; dây căng để biểu diễn thăng bằng bây giờ đây cũng chùng xuống; những chú ngựa già thở hổn hển rời chuồng để trở lại càng xe các nhà ở lưu động. Cảnh sát và binh lính cầm roi hoặc gậy trong tay đến thúc giục xua đuổi những người chậm chạp lề mề và chẳng ngần ngại giật đổ các lều quán ngay cả khi những người Bôhêmiêng khốn khổ này chưa kịp chui ra. Tất nhiên với những biện pháp như vậy, trước khi trời chưa tối hẳn, quảng trường Nigiơni - Nôpgôrôđ sẽ hoàn toàn trống không và sự ồn ào náo nhiệt của một khu chợ lớn được thay thế bằng sự im lặng vắng vẻ của sa mạc. Lại còn phải nhắc thêm - vì đây là điều khoản bắt buộc - là những người du cư, đối tượng trực tiếp của lệnh trục xuất, không được đi ngang qua thảo nguyên vùng Xibir, mà phải tạt xuống phía Nam biển Caxpi hoặc qua Ba Tư, hoặc qua Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc đi tới các bình nguyên vùng Tân Cương. Những đồn kiểm soát ở Uran và rặng núi nối vùng này với biên giới Nga, không cho phép họ vượt qua. Như vậy họ phải rong ruổi trên một quãng đường dài nghìn dặm nữa, trước khi đặt được chân lên mảnh đất tự do. Khi bản nghị định được viên cảnh sát trưởng công bố xong, Misen Xtrôgôp bỗng thấy nảy ra trong óc một sự liên hệ. “Trùng hợp lạ lùng! - Anh nghĩ thầm. - Giữa bản nghị định trục xuất những người ngoại quốc gốc châu Á và những câu trao đổi giữa hai người Digan xứ Bôhêm tối hôm ấy! “Chính Đức Cha phái chúng ta đi đến nơi chúng ta muốn”! Lão già đã nói như vậy - Mà “Đức Cha” đây chính là Hoàng đế. Dân chúng đều gọi thế. Làm sao bọn người du cư này lại dự đoán và biết trước được các biện pháp chống lại chúng? Vậy, chúng muốn đi đâu? Đây là bọn người khả nghi và nghị định của viên thủ hiến đối với chúng hình như có lợi hơn là có hại!”. Suy nghĩ đó chắc là rất đúng, nhưng lập tức bị một ý nghĩ cắt ngang và chi phối toàn bộ trí óc của Misen Xtrôgôp. Anh quên bọn Digan, quên những lời nói khả nghi của chúng, quên cả sự trùng hợp lạ lùng trong vấn đề công bố lệnh của viên thủ hiến... Hình ảnh cô gái trẻ xứ Livôni bất ngờ hiện lên trong trí nhớ anh. “Cô bé thật đáng thương! - bất giác anh kêu lên. - Thế là cô ta không qua được biên giới rồi!”. Quả vậy, cô gái từ Riga đến, là dân xứ Livôni, tóm lại là người Nga, thế thì không được rời khỏi lãnh thổ Nga! Giấy phép, được cấp trước khi có những biện pháp mới, tất nhiên không còn giá trị nữa. Tất cả các con đường đi Xibir vừa bị phong bế đối với cô và bất cứ với lý do nào, cô cũng không được phép tới Irkuxk. Ý nghĩ này chi phối mạnh mẽ đầu óc Misen Xtrôgôp. Anh tự nhủ - ban đầu còn chưa rõ rệt - là trong khi không chút lơ là đối với sứ mệnh nặng nề mà anh đảm nhận, anh vẫn có thể, nếu cần, giúp đỡ phần nào cho cô bé can đảm này. Ý nghĩ ấy đã làm anh rạng rỡ hẳn lên. Vốn là một thanh niên rắn rỏi đầy nghị lực, anh thấy rõ những hiểm nguy mà bản thân anh sẽ phải đương đầu trong một xứ sở mà may mắn thay, anh đã thuộc đường đi lối lại, vì vậy anh lại càng thấy rõ những hiểm nguy đó sẽ vô cùng khủng khiếp đối với một thiếu nữ. Vì cô gái đi tới Irkuxk, cùng đường với anh, sẽ bắt buộc phải đi qua giữa bầy giặc xâm lăng cũng như anh, cũng phải trải qua biết bao thử thách. Lại còn điều này nữa - rất có thể như thế - là nếu cô ta chỉ chuẩn bị một khoản tiền chi tiêu vừa đủ cho một chuyến đi trong điều kiện bình thường, thì làm sao mà hoàn thành được chuyến đi đó trong hoàn cảnh không những nguy hiểm mà còn tốn kém nữa? “Thôi được! - anh tự bảo, - nếu cô ta theo con đường đi Pecmơ, thì không thể nào mình lại không gặp. Vậy có thể kín đáo quan tâm tới cô, nhưng không để cô ta hay biết. Và xem ra cô có vẻ cũng vội vã để tới mau Irkuxk, như vậy sẽ không gây cho ta sự chậm trễ nào”. Nhưng ý nghĩ này lại kéo theo ý nghĩ khác. Cho tới lúc đó Misen Xtrôgôp chỉ mới lập luận với giả thuyết một nghĩa cử phải làm, một sự giúp đỡ cần thực hiện. Nhưng một ý nghĩ mới lại vừa nảy sinh trong óc anh và vấn đề đặt ra với anh lại theo một phương diện hoàn toàn khác: “Thực ra, - anh tự nhủ, - ta có thể cần đến cô ấy hơn là cô ấy cần ta. Sự có mặt của cô ấy chẳng những không vô ích đối với ta, mà còn có tác dụng đánh lạc hướng mọi nghi ngờ về ta. Vì đối với một người đàn ông mà đơn độc băng qua thảo nguyên, thì người ta có thể dễ dàng đoán được đó là người đưa thư của Nga hoàng. Nếu, ngược lại có cô gái ấy đi cùng thì mọi người sẽ cho ta đúng là Nicôla Korpanôp như đã ghi trong “pôđaroshna”. Do vậy cô gái này phải đi theo ta! Phải tìm cho ra cô ấy bằng bất cứ giá nào! Không chắc gì từ chiều hôm qua đến giờ cô ta đã kiếm được xe để rời khỏi Nigiơni - Nôpgôrôđ. Ta hãy đi tìm cô ấy và cầu mong Thượng đế dẫn dắt cho ta!”. Misen Xtrôgôp ra khỏi quảng trường Nigiơni - Nôpgôrôđ rộng lớn mà việc thực thi các biện pháp quy định đã làm cho sự ồn ào náo động lên đến cao độ. Những lời phản kháng của những người nước ngoài bị trục xuất, tiếng hò hét của những cảnh sát và binh lính Côdắc hành hung họ, đó là một sự náo loạn không sao tả được. Cô gái anh tìm không thể ở đây. Lúc đó là chín giờ sáng. Đến trưa tàu mới chạy. Như vậy là Misen Xtrôgôp còn khoảng hai tiếng đồng hồ nữa để đi tìm lại cô gái mà anh muốn sẽ trở thành người bạn đồng hành. Anh lại qua sông Vônga một lần nữa và đi khắp các khu vực bờ biển kia; ở đó đám đông đã thưa hơn. Có thể nói: anh đi thăm dò hết phố này đến phố nọ, cả phố trên lẫn phố dưới. Anh vào trong các nhà thờ, nơi ẩn lánh tự nhiên của những lời than khóc, của những nỗi đau khổ nào đó. Không một nơi nào anh gặp lại cô gái xứ Livôni. “Nhất định cô ta chưa có thể rời khỏi được Nigiơni - Nôpgôrôđ, anh lẩm bẩm, - ta cứ tìm nữa!”. Misen Xtrôgôp lang thang như vậy suốt hai tiếng đồng hồ. Anh cứ đi miết mà không thấy mệt, tuân theo một tình cảm khẩn thiết không cho phép anh đắn đo suy nghĩ gì nữa. Nhưng tất cả mọi cố gắng đều uổng công vô ích. Anh bỗng chợt nghĩ ra là có lẽ cô gái chưa biết có cái lệnh quái ác đó, trường hợp này khó có thể xảy ra, vì tiếng sét nổ to như vậy, không ai là không nghe thấy. Điều tất nhiên là khi cô quan tâm đến những tin tức dù là nhỏ nhất từ Xibir tới, thì làm sao lại có thể không biết rõ những biện pháp mà viên thủ hiến vừa thi hành, đang trực tiếp đánh vào cô? Nhưng, cuối cùng, cứ giả thiết là cô ta không biết những tin tức đó, thì trong một vài tiếng đồng hồ nữa, thế nào cô cũng phải tới bến tàu và, ở đấy một nhận viên nào đó sẽ từ chối một cách tàn nhẫn không cho cô đi! Bất cứ bằng giá nào, Misen Xtrôgôp cũng phải gặp cô ta trước, có thể nhờ anh mà cô tránh được thất bại đó. Nhưng mọi tìm kiếm đều vô hiệu và anh thấy không còn hy vọng gì gặp lại cô. Lúc đó đã là mười một giờ trưa, ở vào trường hợp khác, Misen Xtrôgôp thấy chẳng cần thiết, nhưng anh nghĩ lúc này cũng nên xuất trình giấy tờ của mình ở văn phòng cảnh sát. Bản nghị định không dính dáng gì tới anh, vì trường hợp này đã được tính trước đối với anh, nhưng anh cũng muốn biết thật chắc chắn là không có gì cản trở anh ra khỏi thành phố. Vậy là Misen Xtrôgôp lại phải trở sang bên kia sông Vônga, đến khu vực có trụ sở văn phòng cảnh sát. Ở đó, người đông như kiến, vì nếu khách nước ngoài có lệnh phải rời khỏi thành phố thì trước khi đi, cũng vẫn buộc phải làm đúng một số thủ tục cần thiết. Nếu không đề phòng như thế thì rất có thể một công dân Nga nào đó, ít nhiều có sự câu kết với bọn phiến loạn Tactar, đội lốt để lọt qua biên giới. Vì vậy bọn làm trò ảo thuật, hát rong, bọn người du cư, bọn Digan, bọn Zingaris trà trộn vào đám khách buôn người Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Tân Cương, Trung Quốc khiến cho ngoài sân và trong các phòng của sở cảnh sát đều đông nghịt. Người nào cũng vội vã vì các phương tiện vận chuyển sẽ trở nên cực kỳ khan hiếm đối với đám người bị trục xuất. Những kẻ chậm chân sẽ có nguy cơ không thể rời khỏi thành phố đúng thời hạn quy định. Như vậy họ sẽ phải giơ đầu chịu sự ngược đãi tàn bạo của các nhân viên dưới quyền thủ hiến. Misen Xtrôgôp, nhờ sức mạnh của hai khuỷu tay đã có thể đi lọt qua sân. Nhưng còn vào được các phòng và đến được chỗ các nhân viên làm việc thì quả là rất khó khăn. Nhưng chỉ một lời rỉ tai tên nhân viên cảnh sát và vài đồng rúp đưa ra đúng lúc là có khá đủ sức mạnh để anh có thể có một lối đi vào. Tên nhân viên, sau khi đưa anh vào phòng chờ liền đi báo với một nhân viên cấp trên. Như vậy là chỉ trong chốc lát, Misen Xtrôgôp sẽ được cơ quan cảnh sát chứng nhận là hợp lệ và anh sẽ được tự do hành động. Trong lúc chờ đợi, anh nhìn ra xung quanh. Và, anh trông thấy gì? Kìa, trên một chiếc ghế dài, một cô gái trẻ với niềm tuyệt vọng thầm lặng đang rũ người xuống chứ đâu phải là ngồi. Dù không trông rõ mặt, nhưng với cái bóng nghiêng của cô in trên tường, Misen Xtrôgôp tin là mình không thể nào nhầm. Anh nhận ra đó là cô gái trẻ xứ Livôni. Không biết là có bản nghị định kia, cô đến sở cảnh sát để xin đóng dấu thị thực vào giấy phép. Cô đã bị từ chối. Đúng là cô có được phép đi Irkuxk, nhưng nghị định mới kia thì phải dứt khoát chấp hành, nên những giấy phép đã cấp từ trước đều không còn giá trị nữa và con đường đi Xibir đối với cô đã bị đóng lại. Misen Xtrôgôp rất sung sướng, vì cuối cùng đã tìm thấy cô, anh tiến đến gần. Vừa thoáng nhìn thấy anh, khuôn mặt cô rạng rỡ hẳn lên. Cô bất giác đứng dậy và như một người sắp chết đuối vớ được cọc, cô sắp nhờ anh giúp đỡ thì... ngay lúc đó người nhân viên cảnh sát hích nhẹ vào vai Misen Xtrôgôp: - Cảnh sát trưởng chờ anh! - hắn nói. - Vâng! - Misen Xtrôgôp đáp. Không nói một lời nào với cô gái mà anh đã mất bao công tìm kiếm từ hôm qua đến giờ, cũng không có một cử chỉ nào có thể làm cho cô gái an tâm, mà cũng có thể làm hại cả cho hai người, anh theo người nhân viên len lỏi qua đám đông. Cô gái Livôni thấy con người duy nhất có thể giúp cô đi khỏi thì lại sụp ngồi xuống ghế. Chưa quá ba phút đồng hồ, Misen Xtrôgôp lại quay ra phòng đợi, theo sau có một nhân viên cảnh sát. Anh cầm trong tay tờ “pôđaroshna” cho phép anh tự do rong ruổi trên các con đường của Xibir. Anh tới gần cô gái, chìa tay ra cho cô: - Nào, em!... - Anh nói. Cô gái hiểu liền. Cô đứng dậy như có một linh cảm bất ngờ nào đó không cho phép cô chần chừ một giây nào cả. - Em ạ! - Misen Xtrôgôp nói. - Chúng ta được phép tiếp tục cuộc hành trình tới Irkuxk. Em đi chứ? - Vâng, em theo anh! - Cô gái đáp và đặt bàn tay mình vào lòng bàn tay Misen Xtrôgôp. Và hai người rời trụ sở cảnh sát. VII XUÔI DÒNG SÔNG VÔNGA Khoảng gần trưa, tiếng chuông của tàu thủy thu hút một đám rất đông người đổ xô về bến cảng sông Vônga. Đó là những người được đi và cả những người muốn đi. Những nồi hơi của tàu “Capcadơ” đã đủ áp suất. Dĩ nhiên là cảnh binh giám sát rất kỹ chuyến đi của tàu “Capcadơ” và tỏ ra không khoan nhượng đối với những hành khách không đủ điều kiện buộc phải có để rời thành phố. Rất đông lính Côdắc đi đi lại lại trên bến, sẵn sàng tiếp tay cho các nhân viên cảnh sát, nhưng không có gì xảy ra để phải can thiệp. Mọi việc đều êm ả. Đúng giờ quy định, một hồi chuông cuối cùng vang rền, neo kéo lên, những chân vịt đập nước ào ào và tàu “Capcadơ” lướt nhanh giữa hai khu phố của Nigiơni - Nôpgôrôđ. Misen Xtrôgôp và cô gái trẻ Livôni đã ở trên tàu “Capcadơ”, không gặp trở ngại khó khăn nào. Chúng ta đã biết, tờ “pôđaroshna” ghi tên Nicôla Korpanôp cho phép người khách thương này được mang người đi theo trong suốt cuộc hành trình ở Xibir. Như vậy là một ông anh với một cô em gái đi đường được cảnh sát hoàng gia bảo đảm. Cả hai ngồi ở phía đuôi con tàu, nhìn thành phố chạy lùi lại phía sau. Nigiơni - Nôpgôrôđ đang bị đảo lộn ghê gớm vì nghị định của viên thủ hiến. Misen Xtrôgôp không nói một lời nào với cô gái và cũng chẳng hỏi gì cô cả. Anh chờ cô nói nếu cô thấy cần. Cô đã vội vã rời khỏi thành phố, mà ở đó nếu không có sự can thiệp may mắn của vị cứu tinh này, thì cô đã bị cầm chân lại rồi. Cô không nói gì cả, nhưng ánh mắt chan chứa vẻ biết ơn. Sông Vônga, người xưa gọi là sông Pha, được coi là một con sông lớn nhất châu Âu với chiều dài không dưới bốn ngàn dặm (4300km). Những tàu của Công ty vận tải giữa Pecmơ và Nigiơni - Nôpgôrôđ sẽ vượt khá nhanh khoảng cách giữa thành phố này với thành phố Kazan dài ba trăm năm mươi dặm (373km). Những con tàu này chỉ việc trôi theo sông Vônga mà sức đẩy của dòng chảy sẽ làm cho tốc độ vốn có của tàu tăng thêm khoảng hai dặm một giờ, nhưng khi tới ngã ba sông Kama, phía dưới Kazan một chút, thì tàu bắt buộc phải bỏ sông lớn mà vào sông nhỏ, từ đó phải đi ngược dòng tới Pecmơ. Với tất cả sự tính toán sát sao và dù máy có công suất lớn, tàu “Capcadơ” cũng không vượt quá mười sáu dặm một giờ. Nếu dành một tiếng đồng hồ dừng lại ở Kazan thì hành trình từ Nigiơni - Nôpgôrôđ đến Pecmơ cũng phải mất vào khoảng từ sáu mươi đến sáu mươi hai tiếng. Con tàu này được xếp đặt bố trí rất tốt, khách đi tàu tùy theo điều kiện túi tiền của mình mà giữ chỗ từ hạng nhất đến hạng ba. Misen Xtrôgôp đã cẩn thận giữ hai ca-bin hạng nhất, để cô bạn gái có buồng riêng nghỉ ngơi khi nào cô muốn. Tàu “Capcadơ” chật ních hành khách đủ loại. Một số khách buôn châu Á thấy việc rời ngay Nigiơni - Nôpgôrôđ là tốt hơn hết. Trong khu dành riêng cho khách thuê buồng hạng nhất của con tàu, ta thấy những người Acmêni mặc áo dài và đội một loại mũ cao và nhọn, những người Do Thái dễ nhận ra với những chiếc mũ hình nón, những người Trung Quốc giàu sang trong bộ y phục cổ truyền: áo dài rất rộng màu xanh, tím hoặc đen, mở phía trước, phía sau và phủ ngoài một áo dài thứ hai có ống tay rộng cắt may giống kiểu áo các giáo trưởng, những người Thổ Nhĩ Kỳ hãy còn quấn khăn kiểu dân tộc, những người Inđu đội mũ vuông và thắt lưng bằng một sợi dây nhỏ. Cuối cùng là người Tactar, chân đi ủng được tô điểm bằng những dải vải nhiều màu sắc và ngực áo thêu. Tất cả những nhà buôn này chất hành lý và hàng hóa của họ đầy hầm tàu và cả trên boong tàu. Phía mũi tàu “Capcadơ”, hành khách túm lại đông hơn, không chỉ những người nước ngoài, mà còn cả những người Nga mà nghị định không cấm họ đi trở về những thành phố khác trong tỉnh. Ở đây, người ta thấy có những mugich* đội mũ bô-nê hoặc mũ lưỡi trai, mặc sơ mi kẻ ca rô, bên ngoài có chiếc áo khoác rộng, và những người nông dân ở dọc sông Vônga, quần xanh lơ, ống quần nhét trong ủng, áo sơ-mi bằng vải sợi bông màu hồng có dây thắt bên ngoài, mũ lưỡi trai dẹt hoặc mũ bô-nê bằng nỉ. Một số phụ nữ mặc áo dài bằng vải sợi bông in hoa, mang tạp dề màu sáng và đầu trùm khăn có hình vẽ màu đỏ. Tóm lại boong tàu này rất đông người. Vì vậy các hành khách phía đuôi tàu chẳng muốn bén mảng tới đây giữa những đám người ô hợp này làm gì, trong khi chỗ của họ đã được ghi rõ trên mặt những chiếc trống lớn. Mặc dù vậy, tàu “Capcadơ” vẫn chạy hết tốc độ giữa hai bờ sông Vônga. Nó gặp nhiều con tàu có tàu kéo đi ngược dòng sông chở nhiều hàng hóa tới Nigiơni - Nôpgôrôđ. Hai giờ sau khi tàu “Capcadơ” rời bến, cô gái trẻ Livôni mới bắt đầu chuyện trò với Misen Xtrôgôp. Cô hỏi: - Anh đi Irkuxk, hả anh? - Đúng đấy, em ạ, - Chàng trai đáp, - Chúng ta đi cùng đường. Do đó, nơi nào tôi phải đi qua thì cô cũng cùng phải đi qua. - Anh ạ, ngày mai anh sẽ biết vì sao em rời khỏi bờ biển Bantích để đi tới tận bên kia rặng núi Uran. - Anh không hỏi gì em đâu, em ạ! - Rồi anh sẽ biết tất cả. - Cô gái nói, đôi môi hé một nụ cười buồn bã. - Đã là em gái thì không có gì được giấu diếm người anh của mình. Nhưng hôm nay thì em chưa thể!... Tuyệt vọng, mệt mỏi làm em rã rời. - Em có muốn vào nghỉ trong ca-bin riêng của em cho đỡ mệt không? - Có ạ! Vâng, thôi để đến mai, anh nhé! - Vậy thì, lại đây em… - Anh ngần ngừ không nói hết câu, như muốn gọi tên mà anh chưa biết của cô bạn đồng hành. - Em là Nađia, - cô vừa nói vừa chìa tay cho anh. - Lại đây Nađia, và đừng ngần ngại khi cần đến sự giúp đỡ của ông anh Nicôla Korpanôp của em. Và anh dẫn cô gái tới buồng riêng mà anh đã giữ cho cô ở phía đuôi tàu. Misen Xtrôgôp trở lại boong tàu và khao khát muốn biết những tin tức có thể làm thay đổi lộ trình của anh. Anh trà trộn vào đám hành khách, chú ý lắng nghe, chứ không tham gia chuyện trò. Những khách đi trên tàu tất nhiên là chỉ bàn tán về các sự kiện trong ngày, về bản nghị định và những hậu quả của nó. Những con người đáng thương này vừa mới lấy lại được hơi sức sau chuyến đi qua vùng Trung Á, giờ đây lại bắt buộc phải quay về, đều không dám biểu lộ sự phẫn lộ và nỗi tuyệt vọng đến cao độ của mình. Có thể là có những tên mật thám đã bí mật lên tàu “Capcadơ” để theo dõi. Vậy tốt hơn hết là giữ mồm giữ miệng, vì dù sao bị trục xuất còn dễ chịu hơn là bị giam trong một pháo đài. Nhưng nếu ở phía này, Misen Xtrôgôp chẳng biết được gì thêm, vì không biết anh là ai nên họ im hơi lặng tiếng mỗi khi anh đến gần, thì anh chợt vẳng nghe tiếng nói của ai đó có vẻ như bất cần mọi người có nghe được hay không. Người có cái giọng oang oang đầy vẻ tự tin đó nói tiếng Nga lơ lớ pha tiếng nước ngoài, và người đối thoại của anh ta, kín đáo hơn, đáp lại cùng một thứ ngôn ngữ, nhưng cũng không phải là tiếng mẹ đẻ của y. - Thế nào, - người thứ nhất lên tiếng, - ông cũng ở trên tàu ư, ông bạn đồng nghiệp? Tôi đã thấy ông ở đêm hội trong hoàng cung tại Maxcơva và chỉ thoáng thấy lại ông ở Nigiơni - Nôpgôrôđ. - Chính tôi đấy! - Người thứ hai đáp giọng cộc lốc. - Này, thực tình tôi không ngờ là bị ông bám sau và theo sát đến như vậy đấy! - Tôi đâu có theo sau, thưa ông! Tôi còn đi trước ông kia! - Đi trước! Đi trước! Cứ cho là chúng ta đi ngang nhau, bước đều như hai người lính đi diễu binh, và ít nhất là tạm thời trong lúc này chúng ta thỏa thuận với nhau, nếu ông muốn, là người nọ sẽ không vượt người kia! - Ngược lại, tôi sẽ vượt ông! - Điều đó rồi sau sẽ hay, khi nào chúng ta ở ngoài chiến địa. Nhưng từ lúc này tới đó, ma quỷ thật, chúng ta hãy cứ là bạn đồng hành với nhau cái đã. Sau này, còn chán thời gian và cơ hội để chúng ta trở thành đối thủ của nhau! - Địch thủ của nhau chứ! - Địch thủ à? Cũng được! Ông bạn ạ, trong ngôn ngữ, ông có một sự chính xác làm tôi đặc biệt thích thú. Với ông, ít ra là người ta biết phải xử sự ra sao! - Không có hại gì cả. Vì vậy, đến lượt tôi, tôi xin phép được xác định vị trí của mỗi chúng ta. - Ông cứ xác định. - Ông cũng đi tới… Pecmơ như tôi chứ? - Như ông. - Và chắc rằng từ Pecmơ ông sẽ tới Ekatêrinbua, vì đó là con đường tốt nhất, đảm bảo nhất để vượt qua dãy Uran? - Có lẽ là thế. - Một khi đã qua biên giới, chúng ta sẽ ở trên đất Xibir, tức là ngay giữa vùng giặc dã đang hoành hành. - Chúng ta sẽ tới đó! - Vậy đến lúc ấy, và chỉ đến lúc ấy mới là lúc để nói: “Mỗi người vì mình, và Thượng đế...”. - “... Vì tôi!”. - Thượng đế vì ông, vì một mình ông thôi à? Được lắm! Nhưng vì trước mắt chúng ta còn khoảng tám ngày trung lập, và vì dọc đường, chắc là tin tức không nhiều lắm, nên chúng ta hãy cứ là bạn cho đến khi trở thành đối thủ của nhau. - Địch thủ chứ! - Vâng. Đúng! Địch thủ! Nhưng từ giờ cho đến lúc đó, chúng ta hãy hiệp đồng với nhau, không xâu xé lẫn nhau. Hơn nữa tôi hứa với ông là sẽ chỉ giữ cho mình tất cả những gì tôi nhìn thấy. - Còn tôi thì tất cả những gì tôi nghe được. - Thỏa thuận như thế nhé! - Thỏa thuận! - Vậy thì ông đưa tay đây! - Này, thì đưa… - Và, bàn tay người thứ nhất, nghĩa là năm ngón tay xòe ra, lắc mạnh hai ngón của bàn tay người thứ hai chìa ra một cách phớt đời. - Nhân tiện xin nói ông biết, - người thứ nhất nói, - sáng nay, ngay từ lúc mười giờ mười bảy phút, tôi đã điện cho “cô em họ” cả nội dung nguyên văn bản nghị định rồi. """