"
Tình Thế Hiểm Nghèo - Jonathan Kellerman full prc pdf epub azw3 [Trinh thám]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tình Thế Hiểm Nghèo - Jonathan Kellerman full prc pdf epub azw3 [Trinh thám]
Ebooks
Nhóm Zalo
Mụclục
GiớiThiệu
Chương1
Chương2
Chương3
Chương4
Chương5
Chương6
Chương7
Chương8
Chương9
Chương10
Chương11
Chương12
Chương13
Chương14
Chương15
Chương16
Chương17
Chương18
Chương19
Chương20
Chương21
Chương22
Chương23
Chương24
Chương25
Chương26
Chương27
Chương28
Chương29
Chương30
Chương31
Chương32
Chương33
Chương34
Chương35
Chương36
Chương37
Chương38
Chương39
ĐôiNétVềTácGiả
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Jonathan Kellerman
www.dtv-ebook.com
Giới Thiệu
JONATHAN KELLERMAN
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
Tiểu thuyết
KHANG VỊNH dịch
Dịch từ nguyên bản tiếng AnhCompulsioncủa Jonathan Kellerman Nhà xuất bản Ballantine Books, New York.
Copyright © 2008 by Jonathan Kellerman.
This translation published by arrangement with Ballantine Books, an imprint of The Random House Publishing Group, a division of Random House, Inc.,
Xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa Nhà xuất bản Ballantine Books, của tập đoàn xuất bản Random House, thuộc Random House, Inc., và Nhà xuất bản Văn học.
Bản quyền tiếng Việt © Nhà xuất bản Vãn học, 2012.
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Jonathan Kellerman
www.dtv-ebook.com
Chương 1
KAT LUÔN THÍCH PHÁ LUẬT.
Đừng nói chuyện với người lạ.
Thế mà, cô ấy đã nói chuyện với rất nhiều kẻ lạ mặt tối nay. Thậm chí, còn nhảy với một vài người trong số họ. Nếu bạn có thể gọi cái cách mà tụi dở hơi đó di chuyển là nhảy. Hậu quả thật thê thảm và đáng sợ, một ngón chân bị giẫm bẹp, bởi thói lịch sự của một kẻ dở hơi trong chiếc áo sơ mi đỏ sẫm.
Đừng có điên khùng mà trộn lẫn các thức uống vào nhau.
Vậy bạn sẽ giải thích thế nào về món trà Xứ Đảo, về cơ bản là trộn đủ các thứ vào nhau và nuốt cạn? Cô ấy đã uống ba ly như thế đêm nay. Thêm cả vài hớp bia hương phúc bồn tử và rượu Tequila Mêhicô, cả thứ cần sa mà một gã mặc áo kiểu bowling đã đưa cho cô ấy. Chưa kể đến... thật khó nhớ. Gì cũng
được.
Đừng lái xe khi uống say.
Ừ, kế hoạch vĩ đại. Đáng ra cô ấy phải làm gì đêm nay, để một trong mấy kẻ dở hơi kia đưa cô về nhà trong chiếc Mustang ư?
Thật ra kế hoạch là Riana sẽ giới hạn mình trong hai ly mà thôi, và được chỉ định lái xe, để Kat và Bethie nhập bọn. Chỉ có Bethie và Riana lượn lờ, cặp kè với hai gã tóc vàng giả tạo trong những chiếc sơ mi nhái kiểu Brioni.
Trông như thể là huynh đệ của nhau - một kiểu của dân lướt ván ở Redondo.
Bọn tớ đang nghĩ, có lẽ sẽ đến tiệc tùng với Sean và Matt, cười khúc khích, khúc khích. Nếu cậu thấy thích, có thể đi với bọn tớ đó Kat.
Đáng lẽ cô ấy phải nói gì nhỉ? Ở lại với tôi, tôi mới là kẻ dở hơi nhất này?
Thế nên, Kat mới loạng choạng bước ra khỏi hộp đêm Light My Fire vào lúc ba bốn giờ sáng để tìm chiếc xe.
Chúa ơi, sao trời tối thế nhỉ, vì chuyện quái quỷ gì mà họ không mở đèn bên ngoài chứ?
Vừa bước được ba bước thì một chiếc giày cao gót của Kat dính phải nhựa đường làm cô vấp ngã, suýt nữa thì trật mắt cá chân.
Không muốn vấp ngã, Kat cố gắng lấy lại thăng bằng.
Cũng may là nhờ phản xạ nhanh đấy, nữ siêu nhân ạ. Và cả những bài nhảy cô bị ép học nữa. Không phải là cô chưa bao giờ thừa nhận điều đó với mẹ mình, dù bà thường thúc ép cô làm những việc vớ vẩn mà bà nghĩ ra.
Mẹ và những luật lệ của bà ấy. Không được lười biếng sau ngày Quốc tế lao động. Điều đó thật hợp lí ở Los Angeles.
Thêm được hai bước thì một sợi mì Ý trên chiếc áo màu mận chín dát bạc rơi khỏi vai cô. Kat cứ để nó như thế, như thể một nụ hôn êm ái của sương đêm lên làn da trần mỏng manh.
Cảm thấy mình thật gợi cảm, Kat đưa tay phất hờ mái tóc, và chợt nhớ ra rằng mình vừa mới cắt, nên cũng chẳng còn bao nhiêu tóc để mà làm duyên nữa.
Mắt cô bắt đầu nhòe đi. Cô đã uống sạch bao nhiêu ly Xứ Đảo nhỉ? Có lẽ
là bốn.
Hít một hơi thật sâu, Kat cảm thấy đầu óc tỉnh táo hơn. Rồi lại trở nên mụ mẫm. Và lại tỉnh táo. Như thể nắp máy ảnh cứ hết mở rồi đóng. Điên thật, có lẽ thứ cần sa ấy đang phát tán... chiếc Mustang đâu nhỉ... Kat bước nhanh hơn, rồi lại vấp ngã, và lần này phản xạ của nữ siêu nhân vẫn chưa đủ, nên cô chộp phải thứ gì đấy - dường như là thành xe... nhưng không phải là chiếc Mustang, mà là một chiếc Honda hay một loại rác rưởi nào đấy... thế thì chiếc Mustang đâu?
Lẽ ra, với chỉ vài chiếc xe trong bãi như thế thì phải dễ dàng nhận ra chiếc Mustang. Nhưng màn đêm làm mọi thứ rối cả lên... những kẻ dở hơi làm chủ hộp đêm Light My Fire kia nghèo nàn đến mức không mua nổi vài cái bóng đèn, như kiểu chúng không đủ chỗ để nhét cái đám người trong câu lạc bộ vào, còn cả những kẻ gác cửa với mấy sợi dây thừng nữa nhưng chỉ để làm trò cười cho thiên hạ.
Những kẻ hèn hạ rẻ tiền. Như tất cả những gã đàn ông khác vậy!
Ngoại trừ Royal. Bạn có tin được không, cuối cùng mẹ cũng gặp may sau một thời gian dài? Ai mà biết được bà già lại có thứ ấy chứ?
Kat cười lớn khi tưởng tượng ra cảnh đó. Có điều gì đấy bên trong mẹ.
Thật ra thì không hẳn thế, cứ mười phút Royal lại ở trong phòng tắm. Không phải điều đó có nghĩa là một kẻ quy phục hèn kém sao?
Kat lảo đảo trong bãi xe tối như mực. Trời tối đến nỗi cô không thể thấy cả hàng rào mắt xích bao quanh bãi đậu xe, hay những dãy nhà kho làm thành rào chắn dị hợm xung quanh.
Theo như trang web của câu lạc bộ thì đây là Brentwood. Có vẻ giống như một khu xô bồ, hôi hám của phía tây Los Angeles hơn... À, kia rồi, chiếc
Mustang ngốc nghếch.
Cô chạy vội về phía xe mình, tiếng giày cao gót kêu lộc cộc khi chạm phải những cục nhựa đường. Mỗi va chạm tạo nên những tiếng vọng nho nhỏ khiến cô nhớ tới lúc mình bảy tuổi, mẹ cô vẫn thường ép cô giậm gót xuống sàn.
Khi tới nơi, cô sờ soạng tìm chiếc chìa khóa trong ví. Tìm được rồi lại làm rơi mất chúng.
Cô nghe thấy tiếng lách cách khi chúng chạm đất, nhưng trời quá tối nên cũng chẳng biết chúng ở đâu. Uốn mình một cách khéo léo, một tay cô lảo đảo chống xuống đất, tay kia dò tìm.
Chẳng thấy đâu cả.
Trong tư thế ngồi xổm, cô đánh mùi thấy một thứ hóa chất nào đó, - xăng, như thể khi bạn đổ xăng và dù đã cố rửa tay rất nhiều lần nhưng vẫn không thể nào loại bỏ được thứ mùi dai dẳng đó.
Một vết rỉ nhiên liệu ư? Thế là quá đủ rồi đấy.
Trải qua sáu ngàn dặm thì chiếc xe chỉ toàn đem lại phiền toái cho cô mà thôi. Thoạt đầu, cô nghĩ nó thật tuyệt, nhưng rốt cuộc chỉ là một chiếc xe quèn và thôi không trả tiền nữa. Xin chào, Repo. Lại một lần nữa.
Chúng tôi chịu trách nhiệm về số tiền trả trước của cô, Katrina ạ. Tất cả những gì cô cần làm là ghi nhớ cứ vào ngày mười lăm mỗi...
Chùm chìa khóa quỷ quái ở đâu nhỉ? Cô gằn những ngón tay trên mặt đường. Một chiếc móng giả gãy rời làm cô phát khóc lên.
À, thấy rồi!
Chống chọi với đôi chân rã rời, cô chạm nhẹ vào điều khiển, ngồi phịch vào ghế tài xế và khởi động máy. Chiếc xe lùi lại, Kat đạp ga và đây rồi, nữ siêu nhân lao thẳng vào màn đêm tối mịt - à há, mở đèn pha lên thôi. Một cách chậm rãi, với kiểu quan tâm quá mức của một kẻ say khướt, Kat thả dốc, chạy qua khỏi lối ra, lùi lại, và chạy xuyên ra cửa. Theo hướng nam về phía đại lộ Corinth, cô lướt xe tới Pico. Đại lộ hoàn toàn vắng vẻ và cô lao ra giữa con lộ. Cua quá gấp, lao qua bên kia đường, đi lệch hướng và cuối cùng cũng hướng chiếc xe vào đúng làn đường.
Kat đâm vào cột đèn đỏ ở Sepulveda.
Không có chiếc xe nào ở giao lộ. Không có tên cớm nào cả. Cô lại lao đi.
Hướng về phương Bắc, Kat cảm thấy thật tự do, như thể cả thành phố này - cả thế giới này là của mình vậy.
Giống như một kẻ nào đó đã thả vũ khí hạt nhân và cô là người sống sót cuối cùng.
Điều đó không tuyệt vời sao chứ? Cô có thể lái xe đến Beverly Hills, vượt hằng hà sa số đèn đỏ, bước điệu đàng đến cửa hàng Tiffany và lấy bất cứ cái gì mà cô muốn.
Một hành tinh không một bóng người. Cô bật cười.
Cô băng qua Santa Monica và Wilshire và cứ đi tiếp cho đến Pass. Phía bên trái là đường 405, chỉ có chút ánh sáng leo lét của đèn chiếu hậu. Bên kia là ngọn đồi trải dài trong màn đêm không bóng trăng.
Không có ánh đèn nào trong những ngôi nhà trên đồi trị giá hàng triệu đô la của những kẻ giàu sụ đang say ngủ. Cũng là những kẻ đần độn mà cô
thường đối mặt ở La Femme. Những người phụ nữ như mẹ, vờ như họ không hề nhăn nheo hay mập như heo.
Nghĩ về công việc khiến Kat căng thẳng, cô hít một hơi thật sâu, khiến cô ợ rõ to và kiệt sức, lái xe càng nhanh hơn.
Ở tốc độ như thế, cô có thể lao qua khỏi ngọn đồi và về nhà thật sớm. Cái đồ dở hơi ngu ngốc ở Van Nuys đó, nhưng cô đã nói với mọi người rằng đó là Sherman Oaks vì nó đang nằm ngay biên giới, và thật tình thì ai quan tâm đến điều đó?
Bất ngờ, mắt Kat bắt đầu nhắm lại và cô phải lắc mạnh để tự đánh thức mình. Đạp mạnh vào chân ga và chiếc xe lao vút đi.
Vèo... Đi nào cô gái!
Vài giây sau, chiếc Mustang bắt đầu rên rỉ rồi dừng lại. Cô cố gắng lái sang bên phải, dừng lại ở ngay ven đường. Cứ để chiếc xe nghỉ vài giây rồi thử lại vậy.
Nhưng không có gì khác, ngoại trừ những tiếng rên rỉ.
Thử thêm hai lần nữa, rồi lần thứ năm.
Khỉ thật!
Phải mất một lúc Kat mới tìm được công tắc bật đèn trong xe. Trong lúc đang loay hoay, cô làm đầu mình bị thương và choáng váng, cô nhìn thấy những thứ gì đó vàng vàng đang nhảy nhót trước mắt mình. Khi chúng biến đi, cô nhìn vào kim xăng.
"Chết tiệt thật! Sao lại thế được chứ", cô chửi thề - giống như giọng nói của bà mẹ đang cằn nhằn cô. Cô bịt tai lại và cố gắng suy nghĩ.
Trạm xăng gần nhất ở đâu nhỉ... chẳng có cái nào trong hàng dặm phía trước cả. Cô đấm thùm thụp vào bảng điều khiển, đến nỗi bị thương ở tay. Khóc lóc, ngồi bệt xuống, và kiệt sức.
Nhận ra ánh đèn xe đang rọi vào mình, cô tắt chúng đi.
Bây giờ thì sao nhỉ?
Gọi cho AAA! Sao mình lại không nghĩ ra chứ?
Cũng mất khá lâu, để cô tìm được điện thoại trong ví của mình. Thậm chí, còn lâu hơn cả tìm danh thiếp của AAA.
Nhìn ra số điện thoại miễn phí gọi đến của AAA cũng thật là khó khăn, dưới ánh đèn điện thoại leo lét. Những con số trở nên nhỏ tí và tay cô bắt đầu run rẩy.
Khi nhân viên trực điện thoại bắt máy, cô đọc số thẻ hội viên. Phải đọc đến hai lần vì mắt cô nhòe đi, nên thật khó mà phân biệt số 3 hay số 8.
Kat chờ máy trong giây lát thì người nhân viên quay lại, báo với cô rằng thẻ thành viên của cô đã hết thời hạn.
Kat nói "Làm gì có chuyện đó."
"Xin lỗi cô, nhưng cô đã ngưng sử dụng nó mười tám tháng qua rồi". "Không thể nào có chuyện nực cười như thế".
"Tôi xin lỗi, nhưng -"
"Anh là cái quái gì chứ -"
"Thưa cô, chẳng có lí do gì để -"
"Không phải thì là cái quái gì" Kat tức tối rồi cúp máy ngay. Bây giờ thì sao?
Suy nghĩ, suy nghĩ, và suy nghĩ - được rồi, kế hoạch B. Gọi cho Bethie. Mà nếu gặp phải chuyện gì nữa thì quả là đen quá.
Điện thoại reo năm lần, trước khi giọng của Bethie cất lên từ máy trả lời tự động. Kat cúp máy. Điện thoại của cô đột nhiên tắt ngấm.
Nhấn nút bật/tắt nguồn cũng vô dụng.
Điều này làm cô mơ hồ nhớ đến một thứ gì đó mà cô đã phớt lờ bỏ qua. Sạc điện thoại trước khi ra khỏi nhà tối nay - làm thế quái nào cô có thể quên chuyện đó được chứ?
Bây giờ thì toàn bộ cơ thể Kat đang run lẩy bẩy, ngực ép sâu và đổ mồ hôi dữ dội.
Cô kiểm tra kĩ càng để đảm bảo rằng chiếc xe đã được khóa an toàn. Có lẽ, một gã tuần tra nào đấy sẽ tạt qua. Còn nếu có một chiếc xe khác thì sao nhỉ?
Đừng nói chuyện với người lạ.
Cô biết chọn điều gì, ngủ ở đây cả đêm chắc?
Cô gần như ngủ gục trước khi chiếc xe đầu tiên xuất hiện, chạy về phía cô, đèn pha làm cô giật mình.
Một chiếc Rang Rover hoành tráng, tốt đấy chứ.
Kat vẫy tay qua cửa sổ. Gã trai lái xe đến cạnh bên.
Vài phút sau, đèn pha của xe kia giúp cô nhìn rõ phía sau xe mình hơn. Rõ ràng là chiếc xe ấy dừng ngay cạnh xe cô.
Mấy thứ linh tinh chất đống trong thùng xe phía sau, dưới một tấm vải bạt.
Kính xe được cuộn xuống.
Một gã Mêhicô trẻ tuổi. Một gã khác ngồi sau vô lăng.
Họ nhìn cô đùa cợt.
Gã hành khách bước ra. Nhỏ thó và luộm thuộm.
Kat trượt xuống ghế, và khi gã Mêhicô ghé sát nói gì đó qua cửa sổ, cô vờ như hắn không hề tồn tại.
Hắn đứng đó, cực kì giận dữ.
Kat cứ làm cho hắn nghĩ là cô như tàng hình và gã trai Mêhicô cuối cùng cũng quay về với cái thùng xe.
Phải mất đến năm phút sau chiếc xe tải mới biến đi trước khi cô có thể ngồi dậy và thở một cách bình thường. Nó làm ướt cả tất liền quần. Cuộn nó ra khỏi mông, xuống chân và vất ra ghế sau không thương tiếc. Ngay sau khi đồ lót được cởi ra xong, vận may quay trở lại với Kat.
Một chiếc Bentley!
Cóc cần mày nhé, đồ Range Rover chết tiệt!
Trông bộ lưới tản nhiệt kìa, to, đen và bóng nhoáng làm sao! Và nó đang đi chậm lại.
Ôi trời, nếu đó là Clive thì sao?
Dù cho đó là Clive đi nữa, cô cũng có thể đối phó được, còn hơn là phải ngủ cả đêm ở đây.
Khi chiếc Bentley dừng phía trước, Kat mở cửa sổ, cố gắng nhìn xem ai đang ở trong xe.
Chiếc xe to màu đen có vẻ nhàn rỗi, lại lăn bánh.
Mẹ kiếp, thằng giàu có đê tiện!
Kat nhảy ngay ra khỏi chiếc Mustang, vẫy tay một cách cuồng nộ xen lẫn lo lắng.
Chiếc Bentley dừng lại, rồi lùi lại.
Kat cố tỏ ra mình vẫn ổn bằng một cái nhún vai và mỉm cười, chỉ vào chiếc xe.
Cửa sổ chiếc Bentley hạ xuống một cách từ tốn.
Chỉ có tài xế bên trong thôi.
Không phải là Clive, mà là một người phụ nữ!
Cảm ơn Chúa!
Kat chào hỏi bằng cái giọng ngọt ngào mà cô vẫn dùng khi ở La Femme.
"Cảm ơn rất nhiều vì cô đã dừng lại. Xe tôi hết xăng rồi, và nếu cô có thể cho tôi đi nhờ đến một nơi nào đó mà tôi có thể tìm một..."
"Ồ tất nhiên rồi", người phụ nữ nói. Một giọng khàn khàn, giống như nữ
diễn viên mà mẹ vẫn thích, Lauren Lauren.... Hutton? Không, Bacall thì đúng hơn. Lauren Bacall đã cứu lấy cô!
Kat tiến đến gần chiếc Bentley.
Người phụ nữ mỉm cười với cô. Trông bà ấy có vẻ già hơn mẹ, tóc bạc, với đôi hoa tai to bản, trang điểm rất sang trọng trong bộ cánh bằng vải tuýt, một kiểu khăn choàng bằng tơ, màu hồng, trông có vẻ đắt, choàng qua vai bà một cách giản dị và hài hòa với những món đồ thượng hạng kia.
Kiểu mà mẹ vẫn hay cố tỏ ra như thế.
"Thưa bà, tôi thật sự rất biết ơn bà vì điều này", Kat nói, bỗng nhiên lại muốn người này là mẹ của cô.
"Vào đi cô gái", người phụ nữ lên tiếng. "Chúng ta sẽ đi tìm một ít nhiên liệu nhé" .
Nhiên liệu - theo cách dùng từ này, ắt hẳn bà ta là người Anh rồi. Một bà quý tộc đồng bóng trên một chiếc Bentley đồng bóng không kém.
Kat bước lên xe, cười rạng rỡ. Cái bắt đầu như thể là một đêm chết tiệt hóa ra lại là một câu chuyện đầy thú vị đây.
Khi chiếc Bentley lướt nhẹ đi, Kat cảm ơn người phụ nữ một lần nữa.
Người phụ nữ gật đầu và mở rađiô lên. Nhạc cổ điển - Chúa ơi, âm thanh mới tuyệt làm sao, hệt như trong một buổi hòa nhạc.
"Nếu tôi có thể trả cho bà bằng cách nào đó..."
"Không cần thiết đâu cô gái".
Một người phụ nữ cao lớn, với những ngón tay cứng cáp, đầy nữ trang. Kat nói, "Xe của bà thật tuyệt quá!"
Người phụ nữ mỉm cười và vặn âm thanh to hơn.
Kat ngồi ngả lưng ra sau và nhắm mắt lại. Nghĩ đến Riana và Bethie, với những cái áo nhái hàng hiệu.
Kể lại chuyện này chắc là thú lắm đây.
Chiếc Bentley lướt êm đến Pass. Chỗ ngồi êm ái, rượu, thuốc phiện, và viên adrenalin kéo Kat vào giấc ngủ gần như hôn mê.
Cô ngáy rõ to khi chiếc xe quẹo cua và lên đồi một cách êm ái. Hướng về một nơi đen tối và lạnh lẽo.
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Jonathan Kellerman
www.dtv-ebook.com
Chương 2
Tôi đang ăn trưa với Milo trong quán café Surf Line ở Malibu thì anh ấy có điện thoại.
Chẳng có lí do gì để chúng tôi phải đến đây, ngoại trừ thời tiết quá đẹp. Căn nhà gỗ một tầng của nhà hàng với những cửa sổ vĩ đại và nền lát ván cực rộng, nằm hiên ngang phía bờ Tây của PCH, nam đại lộ Kanan Dume. Có lẽ, người ta đã gọi nhầm tên nơi này, vì cách biển nửa dặm đã không còn thấy tăm hơi của nước. Nhưng thức ăn thì rất ngon và dù ở xa ngần ấy, bạn vẫn có thể đánh hơi được mùi của muối biển.
Lúc đó là một giờ chiều và chúng tôi đang dự tiệc nướng, với cá đuôi vàng và bia trên boong tàu. Milo vừa trở về sau một tuần ở Honolulu, vẻ mệt mỏi vẫn còn hiện rõ trên nét mặt. Ánh đèn héo hắt lại càng làm cho nước da
anh trông thảm hại hơn - những cục u trên trán, sẹo rỗ đầy mặt, nếp nhăn hằn rõ sau những cái cau mày khó chịu, và trọng lực đã kéo cái hàm anh chảy xệ xuống. Điều tốt nhất mà những ánh đèn rạng rỡ hôm nay có thể làm là che giấu đi những đốm sần sùi trên gương mặt ấy.
Bỏ qua cái áo sơ mi tệ nhất mà tôi từng thấy cùng với những điều vừa kể trên, thì trông anh ấy vẫn rất ổn. Những cơn co giật và nhăn rúm lại trong tích tắc vẫn không hề tố cáo anh trong một nỗ lực giấu đi cơn đau ở vai mình.
Cái áo sơ mi là sự xáo trộn hình ảnh của những con voi màu nâu sẫm, lạc đà màu nước biển, và những con khỉ màu đất son, trên một bãi biển bằng nhân tạo màu xanh ôliu, bám chặt lấy thân hình vạm vỡ của Milo.
Chuyến đi Hawaii đã phải kéo dài thêm hai mươi chín ngày trong bệnh viện, để anh hồi phục sức khỏe vì hàng loạt những viên đạn súng hơi ghim sâu trong cánh tay trái và bả vai.
Kẻ đã bắn Milo, - một tên tâm thần bị ám ảnh, đã chết, khiến cả đoàn dính vào rắc rối với tòa án. Milo đã xua đuổi ý nghĩ, những vết thương của mình như là "một vết thương ngu ngốc đáng nguyền rủa". Tôi đã nhìn thấy hình chụp X quang. Một vài viên đạn lệch khỏi tim và phổi anh chỉ vài milimét. Một mẩu đạn ghim quá sâu nên thật khó để lấy ra mà không gây nên những thương tổn trầm trọng về cơ. Vậy nên mới có những vết nhăn co dúm trên cơ thể Milo.
Mặc dù thế, kế hoạch nằm viện trong ba ngày đã được vạch ra. Vào ngày thứ hai, anh bị nhiễm khuẩn và hậu quả là phải truyền thuốc kháng sinh gần một tháng. Bị cô lập ở tầng dành cho bệnh nhân đặc biệt vì anh được bác sĩ Rick Silverman, trưởng phòng cấp cứu chăm sóc. Nhưng những căn phòng lớn hơn và thức ăn hảo hạng hơn cũng chẳng giúp ích gì mấy. Anh bị sốt cao và có lúc chức năng thận cũng bị ảnh hưởng. Cuối cùng, anh xô đẩy loạn xạ và bắt đầu nắm chặt lấy cô diễn viên hai mươi mốt tuổi ở góc cuối phòng. Chẩn đoán chính thức về cô ta là "kiệt sức". Vị bác sĩ chuyên về chất độc của bệnh viện phải nhúng tay vào.
Hai thợ săn ảnh đã vi phạm luật an ninh, rốt cuộc chỉ để bị quẳng ra không thương tiếc bởi một trong những vệ sĩ của ngôi sao trẻ. Tôi nói, "họ không thể tiếp cận cô ấy, có lẽ họ sẽ thay thế bằng anh đấy". "Ồ, chắc rồi, tạp chí People and Us không thể sống sót trong cuộc chiến tranh của báo giới mà không có những cận cảnh của vùng băng hà vĩnh cửu rộng lớn, là cái thằng tôi nổi tiếng đây này."
Anh bước ra khỏi giường, giậm thình thịch xuống sảnh, và nhìn chòng chọc vào gã cảnh sát được thuê, đang luẩn quẩn gần cánh cửa. Gã ta bước tiếp.
"Tên xâm phạm khốn kiếp".
Chắc chắn anh đang dần bình phục.
Sau khi được cho về, anh giả vờ như mọi thứ đều ổn. Rick, Robin, tôi và tất cả những người khác biết anh vờ như không hề để ý đến sự vất vả và mất năng lượng ấy. Thầy thuốc khuyên anh giữ gìn sức khỏe và quý trọng bản thân mình, và viên đội trưởng của anh không tranh luận gì về điều này cả.
Milo và Rick đã bàn bạc về một kì nghỉ tại vùng nhiệt đới hàng tháng nay, nhưng khi đến lúc thì tâm trạng Milo lại nặng nề như một bản án treo lơ lửng trên đầu.
Anh gửi cho tôi một tấm thiệp: những vận động viên sumo người Samoa to lớn phi thường đang vật nhau trên bãi cát trắng.
A:
Hãy tận hưởng nhé. Mấy người này là dân địa phương. Thêm vài bữa tiệc như thế nữa là hợp đồng người mẫu của tôi sẽ đi tong.
Chào bạn, kẻ hoang dã.
M.
Bây giờ anh đã uống xong ly bia thứ hai và nói, "Anh đang cười ngây ngô về cái gì thế?"
"Chả biết nữa".
"Tôi là một quan sát viên được huấn luyện hẳn hoi nhé. Chắc chắn là anh đang suy nghĩ cái gì đấy!"
Tôi nhún vai.
"Cái áo, phải không?"
"Cái áo thật tuyệt"
"May cho anh là không có cái máy dò nào quanh đây nhé. Cái gì, anh không tìm được chỗ thiết kế và sản xuất thời trang hay ho nào trên đảo ư?"
"Mấy con voi trên Oahu?"
"Bác sĩ Literal." Anh vò tơ nhân tạo giữa những ngón tay thô kệch. "Tôi mà tìm thấy một con cùng với con cá mahimahi được Freud mổ xẻ, tôi sẽ mang về cho anh."
"Hạt macadamia cũng tốt đấy chứ"
"Ờ, đúng" Anh hất mái tóc ra sau trán, gọi thêm một chai bia, và uống thật nhanh. Đôi mắt xanh sáng nhìn thấy đường cao tốc bên dưới. Mi mắt anh cụp xuống phân nửa.
"Anh ổn chứ?"
"Mai lại phải đi làm, những trò thư giãn làm tôi phân tâm quá. Vấn đề ở chỗ, một khi tôi đã đến công sở, thì chẳng có gì để làm. Chẳng có vụ nào mới, chấm hết - bỏ qua một vụ thú vị rồi."
"Làm sao anh biết?"
"Tôi đã gửi thư điện tử cho đội trưởng hôm qua"
Tôi nói "Quãng thời gian yên tĩnh ở phía tây Los Angeles" "Sự tĩnh lặng trước cơn dông, hoặc còn tệ hơn nữa"
"Cái gì có thể tệ hơn?"
"Không có dông bão!"
Anh nằng nặc đòi trả tiền và đang tìm chiếc ví thì điện thoại kêu inh ỏi. Tôi lợi dụng cơ hội này, đưa thẻ tín dụng của tôi cho anh bồi bàn.
"Sneaky" Anh mở điện thoại, lắng nghe. "Được rồi, Sean. Tại sao không? Nhưng nếu một vụ án thật sự xảy ra, thì tất cả những lời cá cược đều sai hết đấy."
Khi chúng tôi rời khỏi nơi đó, tôi hỏi "Sean bắt nhầm tội phạm à?"
"Một chiếc xe bị trộm ở Brentwood. Chiếc xe bị trộm đã được phát hiện ra." Cũng như nhiều thanh tra trọng án, anh xem trọng mạng sống con người trên tất cả, những chuyện còn lại chỉ như là qua đường mà thôi.
"Sao anh ta gọi cho anh?"
"Cậu ấy nghĩ chắc là còn nhiều uẩn khúc, vì có vết máu trên ghế xe." "Ừ, nghe có vẻ là thế."
"Cũng không nhiều đâu Alex. Có lẽ là một ít thôi."
"Vết máu của ai thế?"
"Đó là một ẩn số lớn. Anh chàng non nớt và nóng nảy kia cần kinh nghiệm chuyên môn của tôi đấy. Không ai nói với anh là tôi sẽ được tự do cho đến ngày mai."
Tôi im lặng. Khi anh ra vẻ nghiêm túc như thế, thì đùa cợt là vô ích. Sean Binchy đang ngồi chờ trước một căn nhà màu vani, mặc bộ vest tối
màu như thường lệ, áo sơ mi xanh và cà vạt, đôi giày Doc Martens được đánh bóng nhoáng. Anh là một viên thám tử mới vào nghề, còn trẻ, tóc hoe hoe đỏ, một kẻ sùng nhạc ska và tin là Đức Chúa Giêsu và Sở cảnh sát Los Angeles ra đời cùng một lúc. Anh ta được Milo dạy dỗ, bị lực lượng cảnh sát cao cấp xua đuổi, rồi chuyển sang bộ phận phụ trách các vụ cướp, sau đó là phòng tra án ăn cắp xe hơi. Người ta đồn rằng việc chuyển qua nhiều ban như thế ắt hẳn có liên quan gì đó đến sự "thiếu tính sáng tạo" của anh ta.
Căn nhà phía sau anh chàng là một trong những căn nhà ấn tượng, vẻ hiền hòa mát mắt, thể hiện những dự án vĩ đại trong mơ, bắt đầu ngự trị những khu sang trọng bậc nhất Los Angeles. Đây là một phần cuối cùng của vùng cao Brentwood, tây Bundy, bắc Sunset, nơi mà những con đường hẹp dần đi và lề đường được thay thế bằng cỏ. Những cây tinh dầu tràm sum sê bao phủ lấy hầu hết con đường. Hàng xóm sát bên của căn nhà màu vani này là những trại chăn nuôi gia súc, nằm trong diện giải tỏa, chỉ còn chờ cần cẩu đến dọn dẹp.
Sean chỉ về phía lối đi bằng đá rộng, dành cho xe hơi dẫn đến gara đôi. Một chiếc Bentley Arnage mui kín, màu đen đậu trước cửa gara.
"Bánh xe dành cho dân VIP", Milo nói. "Đúng là cái tôi cần." "Xin chào, Loot. Xin chào, bác sĩ Delaware"
Tên thường gọi mang tính cạnh khóe của Milo là "Loot". Milo không phải là người hay chấp nhặt chuyện vặt vãnh ấy.
"Chuyến đi Hawaii thế nào?" Milo nói - "Tôi có đem về hạt macadamia cho anh đấy."
"Cảm ơn - áo đẹp đấy"
Ánh mắt Milo chuyển sang chiếc Bentley. "Ai đó đánh cắp nó và dám cả
gan để lại vết máu sao?"
"Hoặc là cái gì đó trông giống như máu"
"Giả dụ như?"
"Tôi khá chắc đó là máu, Loot à. Tôi chưa gọi bên giám định đến vì muốn xem anh nghĩ gì."
"Ai đã tìm ra chúng?"
"Chủ xe" Binchy lật giở xấp giấy trong tay. "...Nicholas Heubel. Một công dân hơi cứng đầu đấy, không gọi chúng ta ngay từ đầu."
Milo bước qua phía chiếc Bentley. Ánh nắng mặt trời được giải phóng rọi xuống lớp sơn sáng đến nỗi nó trông như nhựa đường đang tan ra. "Làm thế nào anh ta tìm được nó nhỉ?" "Lái xe vòng quanh và tìm ra nó cách đây ba dãy nhà."
"Cũng chẳng vui thú gì nhỉ."
"Nếu anh nghĩ là tôi nên quên nó đi, thì tôi sẽ làm như thế. Tôi chỉ muốn chắc là tôi không bỏ lỡ mất một chi tiết nào thôi."
"Xe không khóa à?"
"Đúng vậy."
"Đưa cho tôi găng tay và chỉ cho tôi xem vết máu!"
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Jonathan Kellerman
www.dtv-ebook.com
Chương 3
Nội thất bên trong xe đẹp và đắt tiền, ghế ngồi bọc toàn da là da. Trông có vẻ như là một Câu lạc bộ tư nhân ở Mayfair.
Nội thất của chiếc Bentley là những đường ống trắng viền đen, nên rất dễ nhận ra những vết ố. Chỗ vấy bẩn bị tình nghi là một vết nhơ khoảng chừng ba xăng-ti-mét, bên phải ghế tài xế. Kéo dần xuống về phía đường viền, ở điểm cuối cùng thì có vẻ nhạt hơn. Có lẽ nó chảy xuống, hoặc là ai đó đã chùi nó theo cách đó.
Tôi đoán đó có thể là sốt cà chua, nhưng tôi lại cá đó là hemoglobin trong huyết thanh.
Milo lên tiếng "Cũng không ấn tượng lắm."
Sean nói "Có thể còn nhiều chi tiết khác, nhưng với tấm thảm màu đen này thì rất khó để nhận ra bất cứ cái gì mà không xem xét cận cảnh một cách kĩ lưỡng"
"Kiểm tra cốp xe chưa?"
"Tôi đã bật nó lên và xem kĩ rồi. Có vẻ như chưa từng có cái gì trong đó cả. Ý tôi là có vẻ thế. Có vài chiếc dù vẫn còn được cột lại và treo lên. Người chủ nói chúng là cả một sự chọn lọc đắt tiền, tám trăm đô chứ không ít, mà chưa dùng được một lần nào."
Milo đeo bao tay vào, cúi người vào trong, đầu rất gần với vết nhơ nhưng không chạm vào. Xem xét kĩ lưỡng và đưa mũi ngửi, anh kiểm tra cái thảm, bản lề cửa, và một dàn ly được trưng bày hết sức bắt mắt. Khi mở cánh cửa hậu ra, Milo nói "Chiếc xe có vẻ mới."
"Nó được một năm tuổi rồi."
"Theo đồng hồ thì đã đi được ba ngàn dặm. Hình như không chỉ có những chiếc dù là chưa hề được dùng tới."
"Ông ấy còn có một chiếc Lexus" Sean cho biết. Nó ít phô trương và đáng tin cậy hơn"
Milo xem xét vết bẩn một lần nữa. "Trông giống như máu nhưng tôi không thấy có va chạm nào ở đây cả, dù ở tốc độ cao hay thấp. Một kẻ phá phách nào đó, có lẽ một đứa trẻ hàng xóm đã ngồi vào đây, lén lái xe đi chơi và vô tình bị va quệt vào chỗ nào đấy. Chiếc xe được đưa ra từ gara phải không?"
"Từ con đường dẫn vào nhà đấy chứ!"
"Trông bánh xe như thế, chủ xe không khóa à?"
"Tôi đoán là không"
"Chìa khóa vẫn còn ghim trong ổ hả??"
"Người chủ bảo là không. Tôi định hỏi thêm nhưng ông ấy phải vào trong và gọi điện thoại."
Milo nói "Có lẽ nó được cố tình ghim lại như thế, không ai muốn làm kẻ ngu ngốc cả. Tăng ga lên theo cái cách gây chú ý như thế cho thấy sự bốc đồng và còn non kinh nghiệm. Nó phù hợp với một kẻ nghiền nhạc rock ở
khu này. Và việc chôn nó gần đây cũng thế. Anh nghĩ sao, Alex?" "Nghe hợp lí."
Anh quay sang Sean. "Nếu đây là một vụ nghiêm trọng, tôi sẽ đi thu thập các thứ quanh đây, bắt đầu từ bãi rác, tìm xem nhà nào có mấy đứa tuổi thiếu niên có vấn đề về hành vi. Nhưng đó là một giả thiết to tát đấy."
Sean nói "Vậy thì tôi không nên theo đuổi vụ này"
"Người chủ buộc anh theo đuổi vụ này sao?"
"Ông ta chột dạ khi thấy vết máu, nhưng bảo là không muốn làm lớn chuyện vì cũng chẳng có thiệt hại gì."
"Nếu là tôi, Sean, tôi sẽ bảo ông ta nhờ tới dịch vụ Meguiar." "Cái gì thế?"
"Dịch vụ lau dọn thượng hạng."
"Được thôi, tôi khá rành vụ đó" Sean nói.
"Chúc một ngày vui vẻ nhé."
Khi chúng tôi hướng về phía Seville, cánh cửa vào căn nhà màu vani chợt mở và một người đàn ông hối hả chạy ra.
Người đàn ông đó độ chừng ba mươi chín đến bốn mươi tuổi, cao khoảng một mét tám, chân tay lòng thòng, mái tóc húi cua màu nâu xám dần về thái dương, đeo cặp mắt kiếng hình ovan. Ông ta mặc một chiếc sơ mi màu xám, quần ống rộng bằng nhung màu xanh dương, đôi giày nâu và không mang vớ. Cặp mắt kiếng đậu trên một cái mũi thẳng và nhỏ thó. Đôi môi mím chặt và co lại như thể ai đó đang siết chặt lấy má ông.
Trung úy?" Đi lướt qua Sean, ông ta hướng về phía chúng tôi, lướt mắt qua cái áo sơ mi của Milo, rồi đến chiếc áo khoác đen và quần jean của tôi. Liếc nhìn qua cặp kính, cố gắng tìm xem ai là người chịu trách nhiệm vụ này.
"Milo Sturgis"
Bàn tay với những ngón dài đưa ra. ""Tôi là Nick Heubel." "Rất vui được gặp sếp."
Heubel móc một ngón tay vào chiếc Bentley. "Kì lạ hả? Tôi đã nói với Thám tử Binchy rằng, tôi không muốn làm ầm ĩ chuyện này, nhưng giờ tôi đã nghĩ lại. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cái gã tệ hại đó là người sống quanh đây và không chỉ đơn thuần là kẻ kích động rẻ tiền?"
"Giống kẻ phá hoại tài sản đắt tiền hơn." Milo nói.
Heubel mỉm cười. "Tôi mua nó trong lúc ngẫu hứng, bốc đồng. Cứ lái nó một tuần đi, rồi anh sẽ nhận ra nó chỉ là một chiếc xe bình thường và anh đã bị đánh lừa tệ hại thế nào. Dù sao đi nữa, cái mà tôi quan tâm là chuyện gì sẽ xảy ra nếu một vài đứa tội phạm thanh thiếu niên chống đối xã hội đang lởn vởn quanh đây và màn trộm xe chỉ là sự khởi đầu?"
"Về cái gì, ông Heubel?"
"Lấy bất cứ cái gì hắn muốn." Đằng sau cặp kính cận, đôi mắt màu nâu nhạt của Heubel ánh lên sự lanh lợi của một người nhanh nhạy.
Milo nói, "Ông lo là hắn ta có thể trở lại và làm gì khác à."
"Tôi không gọi đó là nỗi lo lắng", Heubel nói. "Giống như là... tôi đoán là tôi thực sự lo lắng. Rành rành là thế mà, chỉ việc đột kích vào và lái xe đi."
"Theo ông thì việc này xảy ra vào lúc nào?"
"Tôi có nói với thám tử Binchy có thể là vào khoảng mười một giờ đêm - là khi tôi về đến nhà hoặc sáng nay, khi tôi ra khỏi nhà và phát hiện nó đã biến mất. Tôi đang trên đường đến siêu thị Country để mua thức ăn sáng. Trong một lúc, tôi cũng thắc mắc không biết mình có đậu nó trong gara hay không, nhưng tôi biết là không thể có chuyện đó vì tôi có một chiếc xe nữa vẫn còn đó và phần còn lại của gara thì chất đầy các thứ khác" Ánh mắt ông ta đảo quanh. "Biến mất tăm. Tôi không thể nào tin được."
"Sáng nay ông ra khỏi nhà lúc mấy giờ thế, thưa ông?"
"7 giờ 45 phút. Nếu ông muốn tôi khoanh vùng lại, thì tôi đoán là nó xảy ra sau năm giờ sáng, vì lúc đó tôi đã thức và ở trong phòng làm việc phía trước nhà, nên tôi nghĩ là tôi có thể nghe thấy gì đó. Dù là không chắc lắm. Nhưng có một thứ mà tôi có thể khẳng định chắc chắn, đó là mình sẽ không dễ dàng bỏ qua tiếng động cơ xe lúc đề máy được."
"Năm giờ sáng à?" Milo lưu ý. "Ông thức dậy sớm đấy!"
"Tôi muốn chuẩn bị thật tốt cho thị trường khi chúng mở cửa ở New York. Thỉnh thoảng, khi tôi đang theo dõi thị trường tiền tệ thế giới, tôi thậm chí còn dậy sớm hơn thế."
"Ông kinh doanh chứng khoán à?"
"Chỉ sơ sơ về hàng hóa thôi. Sáng nay chẳng có gì hấp dẫn tôi cả, nên tôi ăn sáng rồi thực hiện vài cú điện thoại."
"Chắc hẳn phải thành công lắm!"
Heubel nhún vai và gãi đầu. "Một người lao động trung thực. Dù sao đi nữa, tôi cũng khai báo chuyện này, lúc nhận được phản hồi từ thám tử Binchy, tôi đã tìm thấy nó."
"Ngay khu vực lân cận?", Milo nói.
"Cách ba dãy nhà về hướng Tây, ở Villa Entrada."
"Có lí do đặc biệt nào khiến ông đến đó không?"
Heubel trông có vẻ bối rối.
Milo nói, "Ông có biết gì về mấy đứa tội phạm vị thành niên sống ở Villa Entrada, có khả năng gây ra những chuyện thế này không?"
"Ồ" Heubel lên tiếng. "Không, không hề. Tôi chỉ chạy xe ngang qua thôi, thậm chí còn không thể nói cho ông biết tại sao tôi lại làm thế nữa, vì tôi thực sự cũng chẳng hi vọng gì lắm. Có lẽ chỉ là làm một cái gì đó - ông hiểu chứ? Cố gắng lấy lại khả năng kiểm soát?"
"Tôi hiểu mà, thưa ông."
"Nếu anh muốn tôi đặt cược, thì tôi cá là nó nằm đâu đó ở phía Đông Los Angeles, hay Watts, hay trên một chiếc xe tải hàng đến Tijuana. Anh không tưởng tượng được tôi ngạc nhiên thế nào khi tôi phát hiện ra nó đâu, ai đó đậu xe ngay bên lề đường, chìa khóa vẫn còn trong ổ."
"Nhắc tới mấy cái chìa khóa," Milo nói. "Làm thế nào -"
"Tôi biết, tôi biết, ngu ngốc", Heubel nói. "Chìa chính vẫn còn nằm trong tủ kéo của tôi, nhưng ai biết được là ai đó có thể tìm thấy một cái khác?"
"Chìa dự phòng chăng?"
"Tôi giữ chìa dự phòng trong bánh xe rất cẩn thận, phòng khi chìa chính bị mất." Heubel đỏ mặt bối rối. "Tôi ngốc quá nhỉ?"
"Ai mà biết nó được cất ở đó?"
"Vấn đề là ở đây đấy," Heubel nói. "Không ai cả. Tôi đã cẩn thận đến mức khi đi rửa xe, tôi đã lấy nó ra. Chắc là tôi vẫn chưa đủ thận trọng. Có lẽ, ai đó chạy xe ngang qua và nhìn thấy tôi lấy nó ra. Tin tôi đi, bị một vố thế này tôi biết rút kinh nghiệm mà."
"Mọi việc đều trôi chảy" Milo nói.
"Chắc chắn rồi. Nhưng cái vết máu đó thật là phiền toái, đúng không nào, Trung úy? Mãi đến khi về đến nhà tôi mới để ý thấy nó." Ông ta nháy mắt. "Rắc rối là ở chỗ đó, phải không?"
"Có thể, thưa ông, nhưng thậm chí ngay cả khi sự thật là như thế, thì cũng chẳng có bằng chứng nào cho thấy có bạo lực ở đây cả."
"Ý ông là sao?"
"Thật sự là không có nhiều máu dính trên ghế, nếu có bạo lực thì thông thường ông sẽ thấy cái mà chúng tôi gọi là sự vương vãi do va chạm - chảy nhỏ giọt xịt, hay những đốm khá lớn. Còn vết bẩn này trông giống như ai đó lau một vết cắt trên ghế da hơn."
"Tôi hiểu", Heubel nói. "Nhưng tôi vẫn nghĩ ai đó đã chảy máu và người đó không phải là tôi."
"Ông có chắc về điều đó không, thưa ông?"
"Một trăm phần trăm. Điều đầu tiên mà tôi làm là đi vào trong và kiểm tra lại chân mình - có lẽ là tôi bị muỗi cắn và không cảm nhận thấy. Mà cũng không thể thấm cả máu qua ống quần được - tôi mặc quần jean rất dày - hiệu Diesels dành cho mùa đông, chúng chắc kinh khủng." Heubel vỗ chát vào đùi mình. "Tôi đã kiểm tra chân mình cả trước và sau, thậm chí soi cả gương nữa. Chẳng có gì."
"Ông nỗ lực nhiều đấy chứ", Milo nói.
"Tôi hơi run rẩy một chút, Trung úy à. Thứ nhất là chiếc xe bị cuỗm mất ngay trên lối đi vào nhà, sau đó tôi tìm thấy nó, rồi lại có vết máu! Tôi đoán là khi ông làm xét nghiệm ADN mà chẳng thấy có dấu hiệu phạm tội, tôi có thể sẽ cho chuyện này qua đi."
"Chẳng có lí do gì để phải xét nghiệm ADN cả."
"Không ư?", Heubel nói. "Tôi nghe nói công nghệ bây giờ tốt hơn thời O.J (cầu thủ bóng chày, phạm tội giết vợ nhưng không có bằng chứng) nhiều rồi. Tất cả những cách kiểm tra mới này, chúng ta có thể có kết quả nhanh chóng." Milo liếc nhìn Sean.
Sean nói, "Nhanh hơn, nhưng vẫn rất mất thời gian, thưa ông. Và xét nghiệm ADN là một quá trình thực sự rất tốn kém."
"À", Heubel nói. "Điều này không nằm trong danh mục ưu tiên của các anh rồi."
"Không phải là chúng tôi không coi trọng trường hợp của ông- " "Cơn sốc", Milo nói. "Cảm giác xung đột bạo lực."
"Đúng rồi đấy", Heubel nói. "Nhưng vấn đề chính là anh sẽ nói gì đây nếu hắn ta vẫn còn lởn vởn ngoài kia và âm mưu gì đó?"
Milo đưa cho ông ta cái mà anh ta gọi là Bài giảng kiểm soát thiệt hại về mặt pháp lý.
Sự cần thiết ngày càng tăng sau hàng tuần phát sóng chương trình chuyện cổ tích.
Vấn đề chính là: Những thủ thuật pháp y trông có vẻ như kỳ diệu lắm,
nhưng chỉ để mọi người xem giải trí, vì chỉ lý giải được mười phần trăm trong số các vụ án. Bế tắc trong kiểm tra ADN ở Bộ Tư pháp nghiêm trọng đến nỗi phòng thí nghiệm này phải hợp đồng với một phòng thí nghiệm ở New Jersey vì công việc đã quá tải, và bản sao dự phòng tệ đến nỗi chỉ còn phân tích ra được dấu hiệu của giết người và xâm phạm tình dục."
"Thậm chí là với những vụ án nghiêm trọng, ông Heubel à, thì cũng phải mất hàng tháng đấy."
"Ồ. Thế thì làm cách nào giải quyết được mấy vụ phạm tội chứ, Trung úy?"
Milo mỉm cười. "Chúng tôi cứ tìm hiểu linh tinh, và thỉnh thoảng thì gặp may mắn."
"Tôi xin lỗi, tôi không có ý - mười phần trăm, chỉ thế thôi sao?" "Ở mức tốt nhất"
"Được rồi, tôi nghe ông... Chỉ là một ai đó sống quanh đây với một niềm tin rằng anh ta có thể được cách ly, một cách tương đối - nhưng tôi cho rằng sự cách ly đó cũng chỉ là tưởng tượng."
"Khu vực này an toàn đấy, thưa ông. Một trong những khu an toàn nhất trong địa bàn." Milo giữ lại chút bí mật kinh khủng của khu Westside: Bạo lực trong những khu vực sang trọng này thì rất hiếm, nhưng những vụ trộm, bao gồm cả những vụ trộm ôtô nghiêm trọng, thì không. Cứ hễ có ai đó bắt giữ kẻ trộm thì y như rằng đều nói. - "Thế mới thú vị chứ."
Nicholas Heubel nói "Vì vậy, tốt hơn hết tôi chỉ việc bình tĩnh lại và xem như nó chưa hề xảy ra."
"Để tôi nói cho ông nghe, thưa ông. Nếu thám tử Binchy có thời gian, ông
ta có thể gọi trợ giúp kĩ thuật và chùi chỗ ấy đi, ít nhất là cũng để xác minh rằng đó là vết máu. Nếu các chuyên gia về hiện trường tội phạm có thời gian, họ cũng sẽ điều tra toàn bộ phần còn lại của cái xe. Nếu đó là điều ông mong muốn."
"Thế điều họ muốn tìm thấy là gì?"
"Nhiều máu hơn, bất cứ biểu hiện nào bất thường. Có lẽ cần thêm chút thời gian."
"Vậy có thể là tôi sẽ không nhìn thấy cái xe này trong vài ngày à" "Có thể lắm chứ"
"À", ông Heubel nói "Tôi chẳng thấy gì thêm cả -" và nở một nụ cười thảm hại. "Tôi đã tìm kiếm bằng đèn pin khắp nơi. Chắc cũng làm các thứ rối tung lên cả rồi."
"Thế ông có hút bụi cho cái xe không, thưa ông?"
"Chưa, nhưng các dấu vân tay của tôi -"
"Vân tay của ông sẽ hiện đầy lên cả chiếc xe vì ông là tài xế. Nếu ông chưa hút bụi thì những vết bẩn hay một sợi vải nào đấy chẳng hạn, có thể sẽ được tìm thấy."
Heubel đưa một ngón tay xuống chiếc kính đang đeo để nâng nó lên. "Mười phần trăm à? Tôi cược chín mươi. Chắc tôi không còn là mình nữa rồi."
"Đó là lí do tại sao chúng tôi ở đây, thưa ông. Ông có muốn thám tử Binchy gọi hỗ trợ kĩ thuật không?"
"Thế họ có cần gỡ cái bản lề cửa ra không?"
"Không đâu. Họ sẽ dùng mẫu xét nghiệm, có thể sẽ làm một vài động tác khám xét sơ lược, thấm ướt mọi thứ họ có trong dung dịch nước muối, cho chúng vào những chất xúc tác khác nhau - những hóa chất phản ứng với các chất lỏng trong cơ thể con người. Họ có thể làm các phân tích ngay tại hiện trường để phát hiện ra những protein có trong cơ thể người, và nếu đó là máu, sẽ được phân loại là ABO. Nói thì chỉ vài phút nhưng chờ các kĩ thuật viên làm việc có thể mất rất nhiều thời gian, có lẽ là nhiều ngày liền, nên tốt nhất là ông không nên lái xe. Trong thời gian này, thám tử Binchy có thể lấy thêm thông tin từ phía ông và viết bản tường thuật toàn bộ sự việc để lưu lại hồ sơ."
Sean đá chân này sang chân kia.
Heubel nói "Tôi còn một chiếc khác nữa. Để tôi nghĩ xem." "Do ông lựa chọn cả thôi."
"Thật vui vì được lựa chọn," Heubel nói. "Hay là ảo tưởng như thế"
Khi lái xe đi, tôi nói "Một bản tường thuật hoàn chỉnh ư? Nó là cái gì chứ, hình phạt cho Sean vì đã làm mất thời gian của anh à?"
"Tôi không phải là người nhỏ nhặt như thế."
"Định trả đũa bằng cách đè anh ta xuống và cuỗm lấy trò game boy của anh ta ư?"
Anh cười. "Tôi chỉ trả đũa bằng cách đá vào mông anh ta mấy cái thôi. Những người như Heubel có lẽ chỉ biết đến thị trường. Điều cuối cùng tôi cần - và điều cuối cùng Sean cần - là một buổi nói chuyện vớ vẩn về chuyện vì sao mà cảnh sát cóc thèm quan tâm."
"À," tôi nói. "Anh đang bênh vực thằng nhóc tân binh này thôi mà." "Đó là điều chú Milo làm"
"Ai mà biết được," tôi nói. "Vết bẩn ấy có thể sẽ còn dẫn chúng ta đến nhiều khám phá thú vị." Anh xoay đầu về phía tôi. "Nhân nhượng kẻ giàu có là một chuyện, Alex. Gọi hồn những con ma cà rồng không biết thuộc thời đại nào, lảng vảng quanh đường phố Brentwood đánh động khiến
chúng ra tay tàn sát những người sống bên đường, lại là chuyện khác."
"Loài ma ca rồng đầu tiên Mansonites thường lang thang trên những ngọn đồi Beverly, còn loài Los Felizb thì hút máu tất cả những kẻ giàu có."
"Đây là một vụ trộm xe mà chiếc xe không hề bị hư hại gì, gây ra bởi một kẻ chỉ muốn lấy xe để dạo chơi mà lại chu đáo đến mức đậu xe ở nơi mà chủ xe có khả năng tìm thấy nó nhất."
"Biết rồi mà," tôi nói.
Anh ta đáp trả "Đừng có nói cái giọng đó với tôi, chàng trai trẻ ạ."
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Jonathan Kellerman
www.dtv-ebook.com
Chương 4
Nếu Sean gọi cho đội kĩ thuật viên hiện trường để khám xét chiếc Bentley thì chẳng bao giờ anh ta cho Milo biết.
Trong vòng một tuần ấy, không có thêm một vụ giết người nào ở Tây Los Angeles nữa. Nguyền rủa bất cứ một nhân tố tâm lí - kinh tế - xã hội nào gây ra một mùa thu yên bình như thế, Milo đến sở làm để giải quyết một vài việc tồn đọng. Mấy quyển sách về những vụ giết người anh tìm lại biến mất hay
sơ sài đến mức vô dụng, khiến anh lâm vàobế tắc.
Vào ngày thứ tám trở lại với công việc, tôi gọi hỏi thăm xem anh thế nào? Đội trưởng của anh vừa mới thông báo một chỉ thị từ văn phòng cảnh sát trưởng. Một kẻ phạm tội cưỡng hiếp và giết người với cái tên Cozman "Cuz" Jackson, đang chờ án tử hình ở Texas, đang mong thoát chết bằng cách thú tội giết người và hứa sẽ tìm ra chính xác chỗ đã chôn nạn nhân.
Trước khi bang Texas đồng ý điều tra, họ muốn cảnh sát địa phương đưa ra một vài nhận định thực tế.
Cuz Jackson khai rằng nạn nhân ở California là Antonie Beverly, một bé trai mười lăm tuổi từ Nam Los Angeles, người đã biến mất khỏi thành phố Culver cách đây mười sáu năm, trong khi đang giao báo cho các gia đình. Jackson cũng sống gần đó vào thời gian ấy, ở Venice, và làm việc lặt vặt trong một trại động vật ở Westchester, cách tuyến đường Antonie thường giao báo mười dặm.
Không có một dữ liệu nào về Beverly trong trung tâm dữ liệu cả. Cấp trên
muốn Milo tìm kiếm thông tin ở khu vực Tây Los Angeles, và nếu tìm thấy thì tìm cách liên lạc lại với các nhân chứng.
Mãi cho đến giờ anh vẫn chưa tìm được gì cả. Anh nói "Tới lúc phải trừng trị thẳng tay cái thói quan liêu ở Satan rồi. Để tôi nói anh nghe chuyện này là thế nào nhé: Thông thường thì mấy gã bên phòng trọng án sẽ lo vụ này, nhưng họ chỉ thích những vụ có khả năng phô trương thanh thế hoặc nhiều tình tiết rõ ràng, mà vụ này chẳng có gì cả, nên họ mới đẩy qua cho bên Tây Los Angeles. Chỉ huy cho rằng, tôi hiện đang khao khát bất cứ công việc nào nên cứ đẩy cho tôi."
"À" tôi nói, "ít nhất là cũng có những yếu tố mới lạ khác thường mà." "Cái nào chứ?"
"Một đội trưởng đáng thương hại."
"Phải đi thôi, Alex."
Đám mây xám lơ lửng trên đầu anh có vẻ như vẫn chưa tan đi được tí nào. Có lẽ nó đã vượt khỏi ngưỡng chịu đựng và thổn thức một nỗi đau.
Hoặc là sự xói mòn về mặt tinh thần sau hai thập kỉ đóng vai một thám tử đồng tính ở Sở cảnh sát Los Angeles. Quan niệm đó đã thay đổi, có lẽ ở mức thấp đến nỗi nó chẳng bao giờ được ghi nhận trong đầu anh là nó đã được cải thiện hơn. Vì là tân binh nên anh phải khổ sở che giấu những định hướng của mình. Nhưng dù thế nào đi nữa thì sự thật vẫn hiện hữu, khiến anh nở một nụ cười ngớ ngẩn, thì thầm, và lộ rõ vẻ thù hằn trên gương mặt. Anh thôi không che giấu nữa, nhưng cũng không hẳn là phô trương. Lấy cái thư đáng ghét
cũng phải mở tủ mất mấy lần. Tinh thần đồng đội trong đội trọng án đã không còn trong anh nữa, với những lời thầm thì sau lưng người khác và những sự chuyển đổi công tác theo yêu cầu.
Anh đã làm việc hết mình và xử lí được nhiều vụ án nhất trong cả phòng, bằng cách tự cô lập mình ở mức tối đa. Không chắc là nên làm gì với anh, phòng cảnh sát đã giao mấy vụ liên quan đến công dân tiến bộ và những lá thư cảm ơn từ gia đình nạn nhân làm anh càng khó có thời gian quấy rầy ai.
Rồi một vụ án mạng lúc xưa đưa anh quay lại những ngày còn là tân binh, bị tên cảnh sát trưởng soi mói từng chuyện bất cẩn nhỏ nhặt và cuối cùng là một thỏa thuận: đổi lại việc không công bố rộng rãi, anh sẽ được thăng chức thiếu úy, không phải làm những công việc văn phòng tẻ nhạt và tiếp tục giải quyết những vụ giết người.
Lê bước ra khỏi phòng thám tử, anh ẩn mình trong một văn phòng chỉ nhỏ bằng cái tủ áo, mà trước kia từng là một tủ chứa đồ, với một chiếc máy tính bướng bỉnh thỉnh thoảng có thể hỗ trợ cho những văn bản chưa được kiểm chứng, nếu không ai khác cần đến chúng, và làm nhiệm vụ của mình.
Điều đó có thể hiểu như thế này: Đừng có ngáng đường, xen vào chuyện của chúng tôi và chúng tôi sẽ bù đắp cho anh bằng thứ khác.
Nếu là một gã nào khác thì có lẽ đã khuất phục. Milo đã sắp xếp một cách khéo léo văn phòng thứ hai gần một nhà hàng Ấn Độ và khép lại nhiều vụ bằng niềm tin của người mắc chứng khó tiêu. Ai cũng chiều chuộng theo cái sở thích duy nhất của anh: phàn nàn.
Tỉ lệ phá án của anh đã lọt vào mắt của viên cảnh sát trưởng mới, một người đàn ông bị ám ảnh bởi những tên tội phạm ma mãnh.
Một viên đội trưởng tên Raymonda Grant chẳng hề quan tâm ai đã ngủ với ai cả.
Milo có được một chiếc máy tính tốt hơn, thêm nhiều tính năng hỗ trợ và tiếp tục khả năng linh động trong công việc của mình.
Những thư mời tới những buổi tiệc của anh em trong phòng chẳng bao giờ xuất hiện trong hộp thư của anh, nhưng anh cũng chưa bao giờ là một người hướng ngoại, thích gặp gỡ mọi người, và cũng nhờ thế mà anh mới có thời gian cho Rick.
Nếu cuộc đời trở nên dễ dàng hơn, thì anh chẳng phải làm điều ấy.
Chẳng có gì phải nghi ngờ, khi gia đình Antonie Beverly xem vụ việc của con trai họ quan trọng như cái ngày cậu bé mất tích, nhưng sự bi quan của Milo cũng hoàn toàn có cơ sở: mười sáu năm là đủ dài để chôn vùi đi mọi chứng cứ và việc dùng mọi thủ đoạn để dựng lên lời thú tội như thể đó là một cái chết thông thường rồi cũng chẳng đi đến đâu.
Mặc dù thế, anh vẫn vui vẻ với công việc.
Hoặc có thể là bản thân tôi cũng đang lên kế hoạch cho mình vì năm nay công việc của tôi có tiến triển tốt. Nhiều vụ án về trẻ em đã thực sự đi theo hướng mà chúng nên như thế, khi mà cha mẹ chúng đã nỗ lực một cách chân thành không bao che cho chúng nữa, và các luật sư cũng đã cố gắng kìm chế tính khí bốc đồng của mình để không hủy hoại cuộc đời lũ trẻ. Thỉnh thoảng, những bản báo cáo của tôi còn nằm trên bàn của những vị quan tòa khôn ngoan - những người còn chịu khó dành thời gian đọc lấy chúng.
Tôi mơ đến một thế giới tốt đẹp và hiền hòa hơn, có lẽ đó là phản ứng với những sự tàn ác hiển hiện trước mắt.
Khi tôi lên tiếng về tính khả thi của nó với Robin, cô ấy mỉm cười và nói "Có thể là một trong những tác dụng phụ tích cực của hiệu ứng nhà kính. Chúng ta cứ đổ lỗi cho nó nếu có bất cứ cái gì tồi tệ xảy ra."
Tôi và cô ấy đã quay lại sau lần chia tay thứ hai trong mười năm qua. Chúng tôi sống trong căn nhà phía trên Beverly Glen mà cô ấy thiết kế và tôi
cảm thấy như ở trong nhà mồ mỗi khi thiếu vắng nhau. Cô ấy đã nhận một vụ làm ăn trị giá hàng triệu đô từ một đại gia trong ngành công nghệ thông tin để xây dựng một nhóm tứ tấu gồm những nhạc cụ chạm khắc bằng tay - guitar, mandolin, mandola, mandocello - một dự án có thể chiếm gần hết thời gian trong năm của cô.
Trời ạ, cô ấy không hề nghĩ là nhân vật quyền lực này gần như không biết gì về thưởng thức âm nhạc và chẳng thèm biết đến dù chỉ là nửa nốt nhạc.
Con cá chép bơi trong hồ vừa mới cho ra đời mười hai con cá con xinh xắn, những trận mưa như trút làm cây cỏ trong vườn tươi tốt hẳn ra, và chúng tôi có chú chó thật sự mỉm cười: con chó Pháp một năm tuổi tên Blanche nhỏ
nhắn, xinh xắn, êm ái và hiền lành vậy mà tôi đã từng định tặng nhiễm sắc thể của nó cho công tác nghiên cứu về sinh vật học.
Không phải ai cũng tìm hiểu về chủ đề này. Chó mà không cắn người thì chẳng còn gì để nói nữa.
Vào ngày thứ chín khi Milo quay lại công sở, ai đó đã bị cắn. - Nó xảy ra trên một trong những con đường mà chẳng bao giờ xảy ra chuyện như thế trước đây.
Vào lúc sáu giờ ba mươi hai phút của một ngày chủ nhật yên tĩnh ở phía Nam Westwood, nơi những căn nhà nhỏ bé xinh xắn chìm khuất sau chóp đỉnh của ngôi đền Mormon, trên đại lộ Santa Monica, một giáo viên đã nghỉ hưu bảy mươi ba tuổi tên Ella Mancusi, mở cửa căn nhà gỗ màu xanh lá mạ và bước bộ chừng ba mét để lấy báo sáng, và mặt - đối - mặt với một người đàn ông cùng một con dao.
Nhân chứng duy nhất, một nhân viên chuyên viết quảng cáo bị chứng mất ngủ tên Edward Moskow, đang uống cà phê và đọc báo trong phòng khách cách đó hai căn nhà về hướng Nam. Tình cờ, anh ta nhìn ra cửa sổ, thấy
người đàn ông đó đang đấm bà Ella Mancusi, và hoảng hốt cực độ khi nhìn thấy người phụ nữ lớn tuổi ngã gục trong một vũng máu.
Trước khi Moskow kịp đến bên bà Ella thì bà ấy đã chết và tên giết người đã kịp trốn thoát khỏi hiện trường.
Viên thanh tra về những vụ chết người bất thường đếm được chín vết thương do bị đâm, trong đó có bốn nhát chí mạng. Từ kích thước của những vết đâm, phỏng đoán sơ bộ tại hiện trường, phía điều tra nhận định rằng bà Ella đã bị đâm bởi một loại dao lưỡi đơn và rất sắc, loại mà những người đi săn thường dùng.
Miêu tả của Moskow về tên giết người là đáng chú ý nhất: một gã đàn ông cao lớn, tóc bạc, mặc bộ đồ tối màu và rộng thùng thình cùng với cái mũ lưỡi trai carô màu xanh dương.
"Theo loại mũ mà hắn đội, hắn là một ông già. Hắn tiến về phía chiếc xe một cách khó nhọc như kiểu những người già vẫn làm."
Chiếc xe vẫn nằm thảnh thơi trên lề, cửa tài xế mở toang, khi gã đàn ông đội nón giết nạn nhân. Khi đã hoàn thành, hắn chùi lưỡi dao vào ống quần, quay lại ghế tài xế và lái xe đi ở một tốc độ vừa phải."
Đôi mắt diều hâu của Moskow hướng về phía chiếc xe. - "Mercedes S600 đời cũ, màu đen, sáng bóng và sạch. Nếu không tính đến chiếc Maybach thì đó là chiếc xe bốn cửa thuộc hàng xịn đấy. Tôi chắc về điều đó vì tôi là một người đam mê xe hơi. Tôi chỉ nhớ một phần biển số xe thôi."
Một chữ cái, ba con số. Milo đánh dấu lên chiếc xe trước khi đi khám xét hiện trường. Trước lúc anh ta gọi cho tôi thì một chuyện thú vị đã xảy ra.
"Được kéo lên từ khu cho thuê xe Prestige ở Beverly Hills, trả về trước khi họ mở cửa vào lúc chín giờ. Công ty thậm chí còn không biết rằng nó đã
bị mất tích, mãi cho đến khi tôi gọi. Đồng hồ chỉ bốn mươi ba dặm." "Thế khu đậu xe có khóa không?"
"Lẽ ra là có hàng rào chắn."
"Giết người lúc sáu giờ ba mươi, về lại chỗ cũ hai giờ rưỡi sau đó," tôi nói.
"Nói về việc quan trọng đi."
"Một chiếc xe sang trọng to kềnh màu đen tăng tốc rồi quay về," tôi nói. Anh ta nghiêm nét mặt. "Ừ, thêm cái đó nữa."
"Sean vẫn theo sát vụ Bentley chứ?"
"Tất cả những gì ông Heubel được cho phép là một miếng gạc để chùi cái vết nhơ ấy đi, không có lấy một công nghệ nào cả. Sean thì có được bộ đồ nghề và tự làm lấy một mình. Máu người, nhóm O - dương tính. Nhưng đưa cái chiếc Bentley ấy vào cái mớ hỗn độn này thì hơi xa rồi đấy. Cũng chẳng có đột phá gì từ một ngàn lẻ một điều kì lạ đâu."
"Chúa không cho phép."
"Khi Chúa bận thì tôi làm cái việc bị ngăn cấm ấy đấy. Muốn xem hiện trường không?"
"Chắn chắn rồi."
"Hai mươi phút nữa gặp lại nhé."
Thi thể bà Ella Mancusi đã được đưa vào hầm mộ. Chỉ còn lại nền gạch và bãi cỏ loang lổ máu.
Tôi chẳng phải là chuyên gia gì nên việc xét đoán xem nạn nhân chết theo kiểu nào trên một bề mặt gồ ghề thế này quả là khó khăn, nhưng tôi cũng đã được chứng kiến nhiều vụ hàng năm trời nay để có thể đoán rằng, bà Ella đã bị đứt động mạch và chảy máu dần đến lúc chết.
Cơ thể người phụ nữ già nua hoàn toàn bất động khi lượng máu cạn kiệt, tim ngừng đập hẳn, và linh hồn bà ta cũng ra đi.
Milo, đứng trong tư thế nghiêm trang mà trước nay tôi chưa hề thấy, đang nói chuyện với Sean Binchy. Những lọn tóc đen bị thổi bay vào mặt và anh ta cố gạt chúng đi một cách bất lực. Có lẽ phải cần đến một cơn bão để có thể làm chuyển động được mấy sợi tóc cụt ngủn và chải keo cứng ngắc của Sean.
Tôi bước qua khỏi vũng máu.
Sean trông có vẻ nhợt nhạt. "Một người phụ nữ lớn tuổi - Một giáo viên."
Milo nói, "Chiếc Bentley đang được đưa tới phòng thí nghiệm. Sean sẽ nói chuyện với ông Heubel về việc tự nguyện giao nộp chiếc Bentley để chúng ta phân tích kĩ càng hơn. Nếu ông Heubel không đồng ý, thì xem như chúng ta kém may mắn thật rồi."
Sean nói, "Có lẽ, nếu tôi nói với ông ta chuyện này, ông ta sẽ đồng ý thôi. Ông ấy trông có vẻ là một người tử tế mà."
"Hoặc là ngược lại."
"Ý anh là sao?"
"Những kẻ giàu sang thường không ưa rắc rối." Milo bỏ đi.
"Ừ, Loot, tôi vẫn thuộc biên chế GTA (Nhóm chuyên gia kỹ thuật bang Georgia) mà."
"Muốn tôi nói chuyện với ai đó à?"
Sean liếm môi. "Tôi không chắc là Trung úy Escudo sẽ thấy xúc động và tôi sẽ cần anh ta cho việc đánh giá công việc của tôi."
Mắt Milo nheo lại. "Anh đang nói gì thế, Sean?"
Sean nhìn lại chỗ vết máu. "Nếu có thể làm bất cứ việc gì để giúp, tôi sẽ làm."
Tôi chờ Milo quát vào mặt Sean nhưng Milo lại nói, "Để xem anh có thể làm được gì với ông Heubel, rồi chúng ta sẽ nói chuyện."
Sean chào tạm biệt và bước đi.
Tôi nói, "Anh ta kéo dài thời gian ngủ từ hồi nào thế?"
"Khi cấp bậc tăng lên." Milo quay sang căn nhà nhỏ màu xanh. "Có dấu hiệu gì bên trong không?"
"Một nạn nhân lớn tuổi, cùng một tên giết người, cũng kiểu giết chóc như thế, có lẽ là vì lí do cá nhân. Tôi sẽ kiểm tra bạn trai, chồng cũ, cả những sự rối rắm tình cảm đầy lãng mạn đã có dấu hiệu xấu đi nữa."
"Chuyện cãi nhau vặt vãnh của những tình nhân già hả? Nhân chứng nói rằng bà ta góa chồng và người thăm nom duy nhất là một gã trạc bốn mươi, mà ông ta cho là con trai của bà ấy. Các chuyên gia hàng đầu đang ở bên trong. Khi họ hoàn tất, tôi sẽ bắt đầu khai thác những vấn đề riêng tư của bà ấy."
Một người đàn ông bước ra khỏi căn nhà gỗ kiểu Tây Ban Nha, cách hai cánh cửa về hướng phía trên căn hộ. Dụi mắt thật kĩ càng, ông ta thôi không nhìn vết máu nữa.
"Anh ấy đấy," Milo nói. "Sao anh không trò chuyện trong khi tôi xem xét mọi chuyện trong nhà diễn ra thế nào rồi?"
Edward Moskow ở độ tuổi năm lăm - sáu mươi gì đấy, với bộ râu màu xám uốn quăn tít và cái trán hói. Chiếc áo sơ mi hiệu Swarthmore đã sờn ở cổ và kích cỡ thì thật là quá khổ. Ống quần kaki đã ngả vàng và cũng tiều tụy như đôi chân trần.
Tôi tự giới thiệu mình, bỏ qua phần chức vụ.
Moskow gật đầu.
Tôi nói, "Thật là kinh khủng khi nhìn thấy chúng."
"Tôi sẽ không bao giờ quên." Ông ta sờ trán. "Khắc axít ngay tại đây luôn đấy."
"Nếu ông có thể nhớ thêm điều gì..."
"Thằng già". Giọng ông ta nhỏ và khàn. "Không thể tin được. Tôi cứ nghĩ là ở tuổi ấy rồi thì còn lo sợ gì nữa chứ"
"Thường người ta hay nghĩ thế."
Ông ta nhìn tôi, như thể vừa mới nhận ra là chúng tôi đang nói chuyện với nhau. Tôi nói, "Đó gọi là hành vi bốc đồng của tội phạm. Cũng có thể gọi là ăn vụng mà không biết chùi mép."
Ông ta khẽ gật đầu.
"Moskow này, ông có thể đoán là người đàn ông đó độ bao nhiêu tuổi không?"
"Tôi chỉ thấy trong vài giây thôi." Gương mặt Moskow nhăn lại và bộ râu
dựng đứng cả lên. "Lúc đó tôi chỉ chăm chăm nhìn vào vũ khí của hắn." Ông ta giơ tay lên, giả làm động tác chém xuống. "Tôi nghĩ hắn ta đang đánh bà Ella nên tôi chạy tới. Nhưng trước khi tôi kịp đến thì hắn đã quay lại xe và tôi nhìn thấy máu dưới chân bà Mancusi. Loang ra...tràn ngập...tôi chưa bao giờ thấy cái gì như thế cả...". Ông ta khẽ rùng mình.
"Còn vể tuổi tác -"
"À vâng, xin lỗi... Bảy mươi? Sáu lăm? Bảy lăm? Tôi thật tình không đoán được. Tất cả những gì tôi biết là hắn ta đi đứng hệt như một kẻ già nua. Không có chút sinh khí nào cả, chỉ đơ người ra. Như thể cả cơ thể ấy đang bị trói buộc lại vậy."
"Chậm chạp."
Ông ta suy nghĩ. "Hắn ta không chạy, nhưng cũng không phải là dừng lại. Tất cả những gì tôi thấy chỉ là cái lưng của hắn đi về hướng chiếc xe. Tôi cho là hắn bước đi với tốc độ vừa phải. Bước đi bình thường, như thể vừa mới giao một món hàng hay cái gì đó, và không hề nhìn lại. Tôi la hét mà hắn xem như thể tôi không hề tồn tại vậy. Gã ấy thậm chí chẳng thèm quay lại nhìn, chỉ bước tiếp, lên xe, và lái đi. Đó là điều khiến tôi chú ý. Hắn ta cư xử thật bình thường quá."
"Cũng thường thôi."
Ông ta chỉnh lại một đoạn chỉ bị thừa ra nơi cổ áo.
Tôi nói. "Vậy là ông chưa hề thấy mặt hắn."
"Không. Thật điên hết sức. Tôi đã la hét như điên bằng tất cả sức lực của mình, hy vọng ai đó sẽ đến giúp, nhưng chẳng có ai cả." Ông ta nhìn lên khu nhà.
"Khu nhà ma. Los Angeles trong lành."
"Ông đã la hét như thế nào?"
"Ai mà nhớ được chứ...chắc là đại loại như "Dừng lại, thằng khốn!" Moskow giật mạnh chiếc áo đang mặc bằng ngón tay cái. "Bà Mancusi đang nằm ở đó, chìm trong vũng máu, còn tên khốn nạn ấy bước đi một cách ung dung như chẳng có chuyện gì xảy ra. Tôi bắt đầu đi theo hắn ta, mà nghĩ lại thì thật là ngớ ngẩn. Nhưng anh không biết đâu, cùng lúc đó tôi nhìn thấy con dao và dừng lại ngay lập tức."
Nơi khóe mắt ông ta đầy nước.
"Sao ông nhìn thấy được con dao?"
"Hắn ta lau nó bằng ống quần trước. Phía trên đầu gối. Như thể đó là một việc hết sức bình thường và tự nhiên vậy."
"Rồi sao nữa?" tôi nói.
"Rồi hắn ta cho nó vào túi, lên xe và lái đi mất. Mọi việc chỉ diễn ra trong tích tắc."
"Chiếc xe vẫn nằm im."
"Tôi không nhớ rõ hắn ta có khởi động nó hay không, nhưng có lẽ là có. Chẳng nhớ là có tiếng động cơ nào không nhưng có lẽ lúc đó tôi phác họa ra điều đó. Xe ấy chạy khá êm."
"Hắn ta đi lối nào?"
Ông ta chỉ hướng Nam. "Vừa ngang qua nhà tôi."
Tôi biết khu này từ những ngày còn là sinh viên ở trường đại học, lang
thang trên những con đường này để tìm lối đi tắt về căn nhà bé nhỏ tối tăm của mình ở Overland. "Nó hơi giống mê cung. Tất cả những con đường không có lối thoát ấy."
Moskow co cứng người lại. "Anh đang nghĩ là hắn ta ở gần đây à?" "Không, nhưng có lẽ hắn đã chuẩn bị sẵn lối thoát."
"Tôi chẳng bao giờ thấy hắn quanh đây cả. Chiếc xe cũng thế. Đây chính xác không phải là lãnh địa của S600."
"Không có nhiều xe Mercedes Benz à?"
"Rất nhiều xe Mercedes Benz, nhưng không phải làđời S600" "Ông thật là rành về xe hơi đấy."
"Tôi sở hữu một vài chiếc do tôi tự sửa lấy." Ông ta cố nở một nụ cười gượng gạo. "Sở hữu một chiếc DeLorean. Đó là cả một trải nghiệm. Vậy, chúng ta đang nói về cái gì thế, một tên mafia ư?"
"Sao ông lại nói thế?"
"Chiếc xe hơi to lớn màu đen, kiểu giết người man rợ của một gã ở tuổi ấy. Điều tôi nghĩ đến là có lẽ hắn ta là một kẻ khủng bố già nua ai đó đã thuê." Ông ta kéo sợi chỉ bị lơi ra, vo ve nó bằng ngón cái và ngón trỏ. "Cái mũ ngu ngốc ấy."
"Liệu có bất cứ lí do nào khiến bà Mancusi dính líu đến một tên Mafia như thế không?" "Tôi chưa từng nghĩ như thế. Nhưng, ai lại có thể tưởng tượng ra điều ấy?"
"Ông thân với bà ấy đến mức nào?"
"Cũng không thân lắm đâu. Bà ta trầm tính, có vẻ tử tế đấy. Chúng tôi chỉ chào nhau, thế thôi."
"Thế bà ấy có mối liên hệ nào trong đời sống xã hội không?" "Chỉ có cái gã mà tôi đã nói cho Trung úy nghe rồi đấy."
"Anh ta thường đến đó không?"
"Có lẽ hàng tháng, đó là lí do vì sao tôi cho rằng anh ta là con trai của bà ấy. Có thể còn thường xuyên hơn nữa, vì tôi cũng không thể nào cứ dán mắt vào nhà bà ta."
"Ông có biết gì hơn về anh ta không?"
"Khoảng bốn mươi, tóc vàng hoe, trông có vẻ nhếch nhác. Bây giờ nghĩ lại tôi mới nhớ, tôi chưa bao giờ thực sự thấy họ đi cùng nhau. Anh ta gõ cửa và bà ấy để anh ta vào. Khi anh ta đi, bà ấy cũng không ra tiễn gì cả."
"Thế việc đi lại của bà ấy có khó khăn không?"
"Ngược lại, khỏe mạnh và dẻo dai thì có."
"Ông có thể nói gì thêm về cái gã tóc vàng đó không?"
"Kiểu người thấp bé và rắn chắc, khi tôi nói nhếch nhác, ý tôi là anh ta có vẻ không quan tâm lắm đến ngoại hình của mình."
"Ông có nhớ được anh ta tên gì không?"
"Chẳng bao giờ nghe bà ấy kêu tên anh ta cả. Như tôi nói đó, chưa từng thấy họ thực sự bên nhau. Anh ta trông không vui vẻ gì lắm khi ở đây, nên có lẽ có gì căng thẳng giữa hai người. Lần cuối cùng anh ta ghé, cách đây một tháng hay ngần ấy, anh ta đứng bên ngoài, nói chuyện với bà Mancusi qua
cánh cửa mở. Tôi nghĩ đó là bà ta, vì chẳng còn ai sống ở đó cả. Tôi không thể nghe được là họ đang nói gì, nhưng có vẻ như họ đang cãi nhau. Rồi hắn ta làm như thế này nè."
Vỗ đốp vào hông một cái, ông ta bẻ cong một chân và làm điệu bộ nhăn nhó.
"Nó hơi....kịch, hiểu ý tôi chứ? Nó có vẻ buồn cười, một gã đàn ông trưởng thành trông không có vẻ gì là người đồng tính, lại có kiểu mồi chài như thế. Nó khiến tôi ngạc nhiên vì chuyện đó thật là lạ. Đặc biệt là khi đang nói chuyện với mẹ của mình. Nếu bà ta là mẹ của hắn."
"Anh nghĩ là họ có thể đã cãi nhau?"
"Nghe này, tôi không có ý đem rắc rối đến cho ai cả," Moskow nói, "Vì ngôn ngữ cơ thể của anh ta mà thôi."
"Cái cách mà anh ta định vị chính mình - trông có vẻ hơi..." "Hung hăng?"
"Giống như tự vệ hơn," Moskow nói. "Như thể bà Mancusi nói điều gì đó mà hắn ta không muốn nghe."
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Jonathan Kellerman
www.dtv-ebook.com
Chương 5
"Mafia động đến bà ta chỉ vì tên bà ấy là Mancusi ư?" Milo nói.
Chúng tôi ở quán cà phê Moghul, ngay góc nhà ga. Mấy người chủ nhà hàng xem anh như một loài chó Rottweiler mang hình người và tỏ vẻ khó chịu khi bưng ra các món ăn tự phục vụ. Tôi quan sát anh lần lượt đi lấy các đĩa càri cừu, rồi tôm hùm nấu nồi đất, mướp tây cay nồng, đậu lăng và cơm. Một bình trà đinh hương nằm ngay khuỷu tay. Sau tất cả những thứ máu me từ lối đi nhà bà Mancusi, những hình ảnh tôi hình dung về tên giết người, thì tất cả những gì tôi có thể làm là rót cho mình một cốc nước.
Tôi nói, "Moskow không nói thế nhưng có lẽ đó là một phần câu chuyện. Nhưng có lẽ ông ta đang định làm gì đó. Dựng cảnh - biết rõ khi nào bà ấy ra khỏi nhà để nhận báo, để chiếc xe nằm nhàn rỗi, lên kế hoạch sẵn cho việc tẩu thoát - rất là chuyên nghiệp. Cả cái thái độ của tên giết người cũng thế: tàn nhẫn có bài bản hẳn hoi, không hề trốn chạy một cách vội vã."
"Một gã tồi tệ," anh nói. "Giết bà ta giữa ban ngày ban mặt rồi rửa sạch chiếc xe và quay lại chỗ cũ trong vòng chưa đầy ba tiếng như thế thật là chuyên nghiệp đúng không? Nếu không nói đến việc lái xe quay lại Beverly Hills một cách hiên ngang?"
"Bãi cho thuê xe nằm ở đâu?"
"Alden Drive gần Foothill."
"Khu công nghiệp B.H." Tôi nói. "Khá là yên tĩnh vào một sáng chủ
nhật."
"Cách khoảng năm phút từ văn phòng cảnh sát B.H"
"Nhưng một chiếc Mercedes màu đen có lẽ không thu hút được sự chú ý của ai cả. Ngay cả khi chiếc xe ấy chạy vào trong bãi. Có vết máu nào trong chiếc Benz không?"
"Thoạt nhìn thì không. Cứ chờ kết quả bên phòng thí nghiệm xem thế nào."
"Hắn ta chùi con dao bằng ống quần trước, cẩn thận để không tạo nên một mớ lộn xộn. Hai giờ rưỡi đủ để hắn ta lau chùi cái xe trước khi đem trả nó. Có lẽ hắn có một nơi an toàn nào đấy, nằm đâu đó giữa hiện trường và nơi tẩu thoát."
"Thế thì cũng hết nửa bờ Tây rồi," anh nói. "Tôi sẽ xem bên báo chí nói gì về vụ này. Một người đàn ông lớn tuổi với con dao à, có thể có bao nhiêu người như thế chứ?" Anh ta xiên lấy con tôm hùm, nhai, và nuốt. "Một kẻ cầm dao, liều lĩnh hành động ngay giữa ban ngày."
"Có lẽ hắn ta nghĩ hành động vào ban ngày sẽ an toàn hơn vì ban đêm mà cứ lảng vảng quanh nhà thì có thể là dấu hiệu sắp sửa đột nhập nhà ai đó thì sao. Bà ta có hệ thống báo động không nhỉ?"
"Cửa trước và cửa sau, không có ở cửa sổ."
"Với một gã già nua thì leo qua cửa sổ là cả một vấn đề đấy." Tôi nói. "Hắn ta cho là vào sáng sớm chủ nhật thì hầu hết mọi người đều đang ngủ. Chúng ta cũng có thể nói là một nạn nhân cũng khó mà kháng cự quyết liệt, và hắn sử dụng một vũ khí câm lặng. Hắn tấn công chớp nhoáng khiến bà ta không có thời gian kêu lên được. Nếu Moskow quên không lấy chiếc Ambien đêm qua, thì mọi chuyện có lẽ sẽ chìm vào im lặng. Có người hàng xóm nào
có thêm thông tin không?"
Anh bịt tai lại, lặp lại điệu bộ ấy bằng mắt và miệng.
"Moskow lúc xuất hiện trông rất sạch sẽ ư?"
"Không một vết bẩn." Anh đẩy cái đĩa sang một bên. "Chùi sạch lưỡi dao bằng ống quần. Điều đó có ý nghĩa gì chứ?"
"Có thể là một cách biểu hiện sự khinh bỉ," Tôi nói.
"Những vết thương từ động mạch ấy, không có cách nào hắn ta không để lại những vết tích trong chiếc xe"
"Hắn ta chùi sạch các vết máu nhìn thấy rõ ràng, chiếc xe sẽ được bên công ty rửa bằng hơi nước còn hắn thì ở nhà tự do."
"Tôi cá là hắn biểu hiện sự khinh bỉ," anh ta nói. "Khá là giận dữ. Vấn đề là một giáo viên về hưu bảy mươi ba tuổi đã làm gì mà kích động tên kia đến thế."
"Ai cũng có bí mật cả mà."
"Chẳng có tí manh mối nào từ bà ấy, mãi cho đến bây giờ. Căn nhà rất gọn gàng, sạch sẽ, đúng kiểu một bà ngoại."
Anh kéo cái đĩa lại gần hơn, bắt đầu ăn vội mấy miếng còn lại.
Tôi nói, "Cơn thịnh nộ cực đỉnh nhưng kế hoạch thì không hoàn hảo. Có lẽ hắn ta đã không được cẩn thận lắm trong lần vừa rồi."
"Ý anh là sao?"
"Vết nhơ trên chiếc Bentley."
"Chẳng ai liên tưởng đến chiếc Bentley cả, Alex. Tôi chưa sẵn sàng để nối kết hai vụ lại với nhau đâu."
Tôi giữ yên lặng.
"À, à, cũng có những điểm tương đồng đấy chứ." Anh nói. "Bây giờ, hãy cho tôi một vụ giết người khác mà anh có thể gắn kết chúng lại với nhau và giải thích tôi nghe xem, làm thế nào mà một gã cẩn trọng như hắn lại có thể để lại một vết nhơ rành rành đến thế."
"Lúc hắn đem chiếc Bentley về thì trời rất tối và hắn quên mất. Hay có gì đó khiến hắn lo sợ và biến đi nhanh chóng."
"Cái đó không thuyết phục lắm, thưa ông tiến sĩ."
"Một khả năng khác là hắn ta cố tình để lại nó."
"Một thông điệp thách thức khác à?"
"Hãy xem tôi trốn thoát với cái gì này. Có lẽ chiếc Bentley chỉ là một buổi diễn tập cho ngày hôm nay thôi."
"Một công dân cao tuổi tâm thần thích đùa cợt." Anh ta gõ gõ nhịp trên bàn bằng cái nĩa. "Hay chiếc Bentley chẳng có liên quan gì đến Ella."
"Có thể là thế."
"Anh không tin sao."
"Thế anh có tin không?"
Anh thở dài. "Tôi đã có mấy bản ghi chép để kiểm tra về tình hình tội phạm bạo hành trong suốt thời gian chiếc Bentley bị mất tích. Chẳng có gì hết."
Xúc một muỗng đậu lăng bỏ vào miệng, anh nói, "Già đến thế rồi mà. Sao lại vậy chứ?"
"Anh biết họ nói gì mà. Tuổi bảy mươi chỉ là tuổi năm mươi lặp lại thôi." Anh với lấy cái càng tôm. "Và lên tức là xuống, thấp tức là cao."
Tôi nói, "Nếu chúng ta xem đây là một đường dây tội phạm có tổ chức, thì nó có thể là một hành vi tập thể. Một người ăn cắp chiếc xe, chuyển nó cho tên giết người, và sẵn sàng giúp chùi rửa nó sau đó, hay có lẽ lái nó về chỗ cũ. Kết hợp tất cả những điều đó với tên giết người, đảm bảo sẽ hạn chế việc hắn tiếp xúc với hàng ghế ngồi phía trên, và áp lực thời gian có thể giảm xuống."
"Một cái bẫy giết người tập thể," anh nói. Lột vỏ con tôm theo các khớp của nó, anh ngồi chăm chú không hề cử động, như thể đang nghe từng lời. "Gã này chẳng là cây đinh gì từ thời Mickey Cohen, nhưng có nhiều tên cho vay nặng lãi trong thung lũng và trên đường Canon tại đồi Beverly."
"Canon cũng gần với bãi cho thuê."
"Đúng thế." Anh lấy một miếng thịt từ con tôm, ăn, và lặp lại quy trình ấy với phần tôm còn lại. "Vậy bà giáo nghỉ hưu tử tế của chúng ta có một quá khứ đen tối như là gái điếm sao?"
"Hay là một thói xấu nào đó. Như đánh bạc chẳng hạn?"
"Bà ta để dành khá đủ để đánh bạc, với thu nhập từ lương hưu à? Chẳng có ý nghĩa gì cả, Alex. Điều cuối cùng mà con cá mập muốn làm là nuốt chửng con cá bé nhỏ và kết thúc mọi hy vọng về việc nhận được tiền từ con cá đó."
"Trừ phi, con cá mập từ bỏ việc thu tiền," tôi nói. "Hay bà ấy không phải
là kẻ đánh bạc, mà là ai đó, và họ dùng bà ta như một ví dụ."
Tôi miêu tả sự trao đổi không mấy gì là vui vẻ, mà Moskow đã chứng kiến giữa Ella và gã trai tóc vàng mà ông ta cho là con trai của bà ấy.
"Tranh cãi," anh nói.
"Không có gì gây ra mâu thuẫn hơn tiền bạc hết. Có lẽ là gã đó vòi tiền và bà ấy làm hắn thất vọng.
"Cái mà tôi không hiểu là thậm chí cả con cá mập đang gặp thời cũng không ăn thịt một phụ nữ già nua, chỉ để làm khiếp sợ trái tim yếu đuối và ủ rũ của bà ấy như thế."
"Có lẽ anh đúng," tôi nói. "Nhưng đây là một thời đại mới, tàn nhẫn." "Ý anh là gì thế?"
"Cứ mở bất cứ một bản tin nào đó đi."
Anh ta quay lại với đĩa thức ăn của mình.
Tôi nói, "Đây là cách khác để xem xét sự việc khác đi: gã tóc vàng không phải con trai của bà ấy mà là một kẻ đi thu tiền."
Gỡ sợi dây buộc bằng nhựa màu xanh từ quyển sổ, anh đưa nó cho tôi. Bên trong là một mẫu đơn báo cáo sơ lược về vụ phạm tội nhưng chưa được điền vào, một số giấy tờ cá nhân trông có vẻ như là của bà Ella Mancusi, và một phong thư có một bức ảnh màu kích cỡ 3x5 centimét.
Trong bức ảnh là một người phụ nữ nhỏ nhắn, đầu bạc, trong bộ váy hoa thắt ngang lưng và giày cao gót, đứng cạnh một người đàn ông tóc vàng, bủng beo, độ bốn mươi tuổi. Phía sau họ là bức tường bằng vữa stucco màu xanh kim loại. Ella Mancusi có gương mặt trông như một loài chim và đôi
mắt sâu lấp lánh. Môi bà ấy ánh hồng và móng tay được đánh bóng rất kĩ lưỡng. Mỉm cười, nhưng hình như khóe môi có gì đó gượng gạo. Người đàn ông tóc vàng đứng đó, hai cánh tay duỗi thẳng, bờ vai cứng đờ, như thể đứng tạo dáng cho bức ảnh là một đòi hỏi quá đáng với anh ta vậy.
Tôi nói, "Cũng trùng khớp với cái gã mà Moskow đã miêu tả." "Đọc phía sau đi."
Tôi lật tấm ảnh ra sau.
Anthony và tôi, nhân dịp sinh nhật. Tôi đã nướng một cái bánh sôcôla. Nét chữ trông rất thanh tao. Thời gian là tháng Mười Hai, hai năm về trước.
"Một đứa con trai tận tâm để mẹ mình tự nướng lấy chiếc bánh sinh nhật," tôi nói. Tôi nghiền ngẫm nụ cười của bà Ella hồi lâu và nhận ra cái gì đã bị mất. Niềm tự hào của một người mẹ.
Milo nói, "Tôi nghĩ anh ta là con một vì những bức ảnh khác trong nhà cũng đều là ảnh của anh ta, hầu hết là khi còn bé và hồi còn đi học. Bà ta giữ giấy khai sinh và báo cáo mười hai năm học của anh ta. Lúc nộp đơn anh ta chỉ đạt điểm C-. Có một hồ sơ về Anthony Mancusi trong hạt và một ghi nhận duy nhất là bị phạt vì lái xe khi đang say xỉn sáu năm về trước, do cư xử không đúng mực. Nếu anh ta gặp rắc rối với rượu bia thì không lý gì lại khỏe mạnh đến thế. Bà Ella chỉ có duy nhất một chai rượu cherry, vẫn chưa mở, và bụi bám đầy trên đó."
Anh lau mặt. "Bà ta cũng chẳng có gì nhiều, Alex. Tất cả chúng ta có được chỉ là những giấy tờ quan trọng cất trong ba cái hộp xì gà gần giường ngủ. Bà ấy nghỉ hưu sau khi làm việc ở trường Los Angeles Unified, cách đây mười tám năm. Công việc cuối cùng của bà ấy là dạy môn Xã hội học ở trường cấp hai Louis Pasteur, họ đã gửi cho bà ấy một bức thư. Trước đó, bà
ấy đã góa bụa - khi Anthony còn là thiếu niên. Ông chồng là Anthony Senior, giám sát viên ở một nông trại ở Santa Fe Springs, chết khi đang làm việc vì đau tim đột ngột. Tiền mua nhà được trả hết trong vòng mười một năm, bằng tiền hưu của bà Ella và tiền đền bù cho ông chồng. Một người phụ nữ tầng lớp trung lưu với mức lương cơ bản, sống những ngày cuối đời trong một vùng ít tội phạm. Cái quái gì khiến bà ấy phải kết thúc đời mình như thế?"
Tôi nhìn lại bức ảnh. "Đó là sinh nhật mẹ anh ta nhưng anh ta lại muốn đi đâu đó. Theo như Moskow nói, thì đã có một cuộc tranh cãi đầy giận dữ mà có thể vấn đề nằm ở đấy. Có tờ di chúc nào trong hộp không?"
Anh nghĩ. "Không. Hay hắn ta làm thế để hưởng thừa kế?" "Chuyện đó cũng xảy ra nhiều rồi."
"Chắc chắn, nhưng hắn là kiểu súc vật gì mà đối xử với mẹ mình như một món thịt nướng trong ngày nghỉ lễ như thế?" Anh ra hiệu tính tiền. Người phụ nữ đeo kính vẫn luôn phục vụ anh mỉm cười và vội vã tiến đến, hỏi han xem bữa ăn thế nào.
"Ngon lắm", anh nói, đưa cho cô vài tờ giấy bạc. "Cứ giữ tiền thối." "Chừng này là quá nhiều rồi, thưa Trung úy"
"Đừng khách sáo."
"Tôi sẽ trừ bớt tiền," cô ấy nói. "Cho lần sau nhé."
"Đừng bận tâm."
"Tôi không thể."
Ra khỏi nhà hàng, anh phủi mạnh quần và nhìn đồng hồ. "Đã đến lúc nói chuyện với Tony Mancusi Junior, kẻ say xỉn thô lỗ của chúng ta."
"Việc thiếu những bằng chứng quan trọng chẳng nói lên điều gì về một vấn đề hết sức mạo hiểm," tôi nói.
"Chắc rồi, nhưng tại sao lại phải nhọc công với mấy con cá mập đang còn sung sức khi chúng ta có thể chỉ cần ngồi lướt web và sử dụng dịch vụ Paypal chứ?"
"Tại sao một siêu sao điện ảnh ở khu Four Seasons đi tìm gái điếm rẻ tiền ở khu Sunset, khi anh ta hoàn toàn có thể gọi những cô trông còn đẹp hơn cả những quý cô hàng đầu trên màn bạc? Đôi khi, dơ bẩn và nguy hiểm cũng là một phần đầy hứng khởi của cuộc chơi."
"Trò chơi," anh nói. "Được rồi, bây giờ hãy nói về gã này. Ít nhất thì tôi cũng sẽ là người mang những tin tức thực sự tồi tệ."
Điện thoại của Anthony James Mancusi Junior không liên lạc được, khiến Milo càng quyết tâm tìm anh ta.
Giấy tờ trên chiếc Toyota tám năm tuổi cho biết chủ của nó là cư dân của Olympic, cách bốn dãy nhà về hướng Đông Fairfax. Địa chỉ trùng khớp với một khu nhà màu hồng kiểu neo - Regency, xây quanh một sân vườn xanh tốt. Vẻ đẹp cũ kĩ, hoa đang mùa nở rộ, những lối đi sạch sẽ. Nếu không nghĩ đến tiếng xe cộ gầm rú đến điên người thì nơi đây quả không tồi chút nào.
Chủ nhà - một người đàn ông châu Á trạc sáu mươi tên William Park, sống trong một trong những căn hộ ở tầng trệt. Ông ta đi ra cửa, tay cầm một tờ tạp chí Smithsonian
"Tony?" ông ta nói. "Anh ta đã dời đi cách đây ba tháng rồi." "Tại sao?" Milo nói.
"Hết hạn thuê nhà và anh ta muốn thuê chỗ khác rẻ hơn."
"Vấn đề tiền bạc à?"
William Park nói, "Căn đó có hai phòng ngủ. Có lẽ Tony cảm thấy anh ta không cần nhiều đến thế."
"Nói cách khác, cũng là vấn đề tiền bạc."
Park mỉm cười.
Milo hỏi, "Anh ta sống ở đây bao lâu rồi?"
"Lúc tôi mua tòa nhà thì anh ta đã ở đây rồi. Cách đây ba năm. Trước đó thì tôi không biết."
"Một người thuê nhà dễ chịu?"
"Gần như vậy," Park nói. "Anh ta gặp rắc rối gì à?"
"Mẹ anh ta vừa mới mất nên chúng tôi phải đi tìm anh ấy đấy." "Mất à... Ồ!" Park dò xét chúng tôi. "Có cái gì đó... không bình thường?" "E là thế, ông Park"
"Chuyện đó thật kinh khủng... khoan đã, tôi có địa chỉ chuyển thư của Tony đây. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận thư giùm anh ta."
"Ông có giữ thư nào ở đây không?"
"Không. Tôi đánh dấu chuyển và người đưa thư mang chúng đi cả rồi." Park biến mất vào căn hộ của ông ấy, để lại căn phòng màu trắng xinh xắn mở toang.
Milo nói, "Nhân chứng, ông Moskow, bây giờ tới ông ta. Thi hành luật pháp và quyền công dân, sát cánh bên nhau trong công việc. Có lẽ... rốt cuộc thế giới cũng không đến nỗi quá kém cỏi."
Nói thế nghe cũng lạ, sau khi nhìn tận mắt Ella Mancusi nằm trong vũng máu. Tuy nhiên, thấy anh tích cực thế cũng là một điều tốt lành.
Tôi nói, "Hiệu ứng nhà kính toàn cầu."
"Hả?"
"Không có gì"
Park quay lại và trao tận tay Milo một mảnh giấy. Bưu điện Los Angeles 90027. - Đông Hollywood. Cũng may còn được một mảnh thư. Milo mỉm cười, xua đi nỗi thất vọng và cảm ơn Park.
"Bất cứ việc gì tôi có thể giúp. Tony đáng thương."
"Anh ta là một người thuê nhà tử tế," Milo nói. "Gần như thế."
Park nói, "Thỉnh thoảng anh ta trả tiền chậm, nhưng luôn luôn trả các phụ phí mà không phàn nàn gì cả."
"Anh ta làm gì để kiếm sống?"
"Anh ta nói với tôi là đã từng làm việc cho cửa hiệu chụp hình. Cách đây vài năm, anh ta bị thương ở lưng và sống đời tàn tật. Mẹ anh ta đã giúp đỡ rất nhiều. Thỉnh thoảng, bà ấy còn trả tiền thuê nhà. Ai đó đã giết bà ấy ư?"
"Ông biết về bà ấy như thế nào, ông Park?"
"Tôi à?" Tôi chẳng biết gì về bà ấy, chỉ là nhận tiền từ tài khoản của bà ấy."
"Tony có nói gì về bà ấy không?"
"Không bao giờ. Tony chẳng nói gì nhiều cả."
"Một gã ít lời."
"Thật sự rất ít lời," Park nói.
"Bà ấy trả tiền thường xuyên không?"
"Hmm. Tôi cho là phân nửa thời gian. Có lẽ, trả nhiều hơn vào những tháng cuối."
"Nhiều hơn bao nhiêu?"
"Tôi tin là trong sáu tháng vừa rồi thì bà ta đã trả bốn tháng." "Bà ấy có gửi tờ séc cho ông không?"
"Không. Tony đưa nó cho tôi."
"Tony bị thương tật như thế nào?"
"Ý anh là anh ta có bị què hay tương tự như thế không chứ gì? Không, anh ta trông bình thường. Nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Cách đây vài năm, tôi bị thoát vị đĩa đệm. Rất đau đớn, nhưng tôi chẳng nói với ai cả."
"Tony chịu đựng trong im lặng."
"Anh không nghi ngờ anh ta, đúng không?"
Park nói, "Anh ta chẳng bao giờ bạo lực cả."
Cảm thấy khó chịu với ý niệm rằng anh ta được thuê làm kẻ giết người. Milo nói, "Đây chỉ là những câu hỏi cơ bản thôi, thưa ông."
"Tôi hy vọng thế. Thật sự là anh ta không hề gây rắc rối gì cả."
Địa chỉ trong thư là một dãy phố chuyên nhận đồ giặt ủi tồi tàn và bẩn thỉu ở đường Vermont, chỉ trên Sunset một tí, một trong những mái vòm mini nặc mùi kim loại được viền bởi những hộp đồng, nơi mà những người thuê có chìa khóa và đi lại tự do 24/24.
Một tấm biển trên cửa sổ nói rằng, "Nếu gặp rắc rối gì xin vui lòng kiểm tra với tiệm giặt ủi Avakian kế bên".
Ở tiệm giặt ủi, một người đàn ông đang xả một đống áo sơ mi nhăn nhúm và nói, "Vâng," mà không hề nhìn lên. Bộ râu quai nón của William Saroyan, đôi bàn tay nhanh nhẹn.
"Cảnh sát đây. Chúng tôi đang tìm một trong những người có đăng kí giặt quần áo ở đây. Anthony Mancusi."
Tới lúc anh ta phải dòm lên. "Tony? Anh ta thường đến đây giặt ủi đấy. Với cái giá nước và xà phòng ở đây, chúng tôi chỉ tính phí rất rẻ và anh không cần phải có máy giặt riêng đâu. Có chuyện gì với Tony thế?"
"Mẹ anh ta mất, ông..."
"Bedros Avakian." Liếm lưỡi. "Mất, hả? Tệ thật. Thế sao cảnh sát lại ở đây?"
"Đó không phải là một cái chết bình thường."
"Ồ... chuyện đó thật là tệ."
"Chúng tôi có thể có địa chỉ đó được không?"
"Được, được, chờ chút. Để tôi đi lấy nó cho ông."
Avakian bước tới một cái bàn nhỏ và nhấp vào laptop. "Có viết chứ? Gửi đến Tony lời chia buồn của tôi nhé."
Địa chỉ mới của Anthony Mancusi Jr. là một căn hộ ba tầng trên đường Rodney Drive, không xa lắm với tiệm giặt ủi này. Không có quang cảnh đẹp, không có gì quyến rũ, nó thuộc về một công ty địa ốc ở Downey.
Cửa trước bị khóa. Danh mục cho thấy có mười tám người thuê nhà, mỗi người có một hộp thư nhỏ. Chẳng có ai nhận được thư trả lời từ hộp thư của A.Mancusi.
Tôi nói, "Hơi tệ so với chỗ cũ. Cộng với chuyện mẹ anh ta trả hầu hết tiền thuê nhà, chứng tỏ anh ta gặp rắc rối về tiền bạc."
Milo cố gắng nhấn nút lần nữa, lấy ra một tấm danh thiếp và thả nó vào hộp thư của Mancusi. "Qua chỗ khu nhà cho thuê bên kia xem."
Khi chúng tôi đi về phía chiếc xe, một chuyển động phía trên tòa nhà khiến tôi chú ý. Một người đàn ông trong chiếc áo sơ mi trắng tay ngắn và quần tây nâu lóng ngóng đi về phía chúng tôi.
Ít tóc hơn cách đây hai năm, mái tóc vàng đã bị nhuộm lại bằng peroxide, và anh ta đã tăng cân hết mức có thể. Nhưng đây là người đàn ông chẳng hứng thú gì để làm dáng với mẹ mình.
Milo nói tôi đợi ở đó và tiến lên để chào anh ta. Ánh sáng phản chiếu từ tấm chắn bằng vàng, khiến cái đầu của Tony Mancusi phải rụt lại, như thể anh ta bị ai tát.
Milo nói gì đó.
Mancusi vỗ vào hai bên đầu.
Miệng anh ta mở to và tiếng mếu máo vang lên lấp đầy trong đầu tôi một hình ảnh: những con vật bị xích trong lò mổ.
Không còn hy vọng.
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Jonathan Kellerman
www.dtv-ebook.com
Chương 6
Tay của Tony Mancusi run rẩy, khi anh ta cố gắng một cách khổ sở để tra chìa khóa vào ổ. Khi anh ta làm rơi nó đến lần thứ hai, tôi giúp anh ta một tay.
Khi chúng tôi đã vào trong căn phòng nhỏ bé bẩn thỉu mà anh ta gọi là nhà, anh ta ôm lấy bức tường và khóc rống lên.
Milo quan sát anh ta, bình thản như một người gác vườn.
Một số thám tử thường gán ghép những phản ứng ban đầu của con người với những điều tồi tệ, hoài nghi những người đáng thương phải chịu đựng nghịch cảnh trớ trêu, cũng như chứng cuồng loạn khi chứng kiến thực tế.
Tôi rất dè dặt khi xét đoán, vì tôi đã từng chứng kiến cảnh những nạn nhân hiếp dâm làm những trò xấc xược, còn người ngoài cuộc thì co rúm lại với những chuyện diễn ra mà họ cho là tội lỗi, những kẻ tâm thần trình diễn những màn kịch bi thương và gây sốc hết sức thuyết phục đến độ bạn muốn ôm lấy họ và giúp họ vơi bớt nỗi đau.
Nhưng cũng khó để không cảm thấy ấn tượng với đôi vai đang nhô cao của Mancusi, và những tiếng thét thất thanh gần như nhấc bổng anh ta ra khỏi băng ghế nệm cũ kĩ. Phía sau anh ta là một bức tường vừa vặn với một chiếc giường Murphy.
Ella Mancusi đã tự nướng lấy chiếc bánh sinh nhật cho mình. Có lẽ con trai bà ấy đang nhớ về điều đó.
Khi anh ta dừng lại để thở, Milo nói, "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì sự mất mát của anh."
Mancusi dần chuyển động thân mình. Sự thay đổi trong nước da của anh ta thật bất ngờ và đầy thuyết phục.
Từ vẻ nhợt nhạt trong căn phòng đến vẻ xanh tốt của những hàng giậu.
Anh ta nhào tới gian bếp tồi tàn cách đó sáu bước chân và nôn mửa vào trong bồn rửa chén.
Khi những cơn nôn chấm dứt, anh ta khoát nước lên mặt mình, quay lại băng ghế với đôi mắt ngây dại và những sợi tóc mỏng manh bết đầy trán. Một vết nhơ vương lại trên chiếc áo sơ mi do nôn khi nãy, ngay dưới cái cổ áo nhăn nhúm.
Milo nói, "Tôi biết lúc này là lúc khó khăn để có thể trò chuyện, nhưng nếu anh có thể nói bất cứ điều gì với chúng tôi - "
"Tôi có thể nói gì với anh chứ?"
"Liệu có bất cứ ai - bất kì - muốn làm tổn thương mẹ của anh?" "Ai?"
"Đó là cái chúng tôi -"
"Bà ấy là một giáo viên!" Mancusi nói.
"Bà ấy nghỉ hưu - "
"Họ trao tặng cho bà ấy một giải thưởng! Bà ấy khó tính, nhưng công bằng, tất cả mọi người đều quý bà ấy." Anh ta ve vẩy một ngón tay. "Muốn có điểm ư? Làm việc đi! Đó là châm ngôn sống của bà ấy."
Tôi hoài nghi không biết bằng cách nào mà bà ấy lại có thể hợp được với một đứa con trai ốm yếu, tàn tật và phải mượn tiền mà thuê nhà.
Một sinh viên loại C, - nếu anh ta tự nộp đơn.
Milo nói, "Vậy anh không thể nghĩ ra ai à?"
"Không. Chuyện này... chuyện này thật điên rồ."
Vết nhơ do nôn khi nãy rớt xuống tấm thảm dưới sàn, cách vài inch từ đôi giày ống của Milo.
"Cơn ác mộng điên rồ." Mancusi hạ thấp đầu. Thở hổn hển. "Anh ổn chứ?"
"Hụt hơi đôi chút." Anh ta đứng dậy, thở chậm chạp. "Tôi thường bị thế khi tôi căng thẳng."
Milo nói, "Nếu anh không phiền, chúng tôi có vài câu hỏi." Mancusi nói, "Cái gì?"
"Sau khi cha anh mất, mẹ anh có mối quan hệ tình cảm nào với ai không?"
"Tình cảm ư? Bà ấy chỉ thích sách thôi. Xem vài bộ phim dài tập. Đó chính là tình cảm của bà ấy." Anh ta vuốt tóc, hất đầu lên, vuốt một sợi tóc từ cái trán ướt đẫm mồ hôi.
Những cử động uể oải ấy gợi nhớ đến dáng dấp mà Moskow đã nhìn thấy. "Có bạn thân gì không, cả nam lẫn nữ?"
Mancusi lắc đầu, để ý thấy vết nhơ trên sàn nhà, và nhếch mày. Tấm thảm
bám đầy vết nhơ nhầy nhụa, bị che phủ bởi những mảnh vụn vương vãi và bụi. Một kiểu màu cánh gián, sẫm lại như màu răng của những người nghiện thuốc lá.
"Không có quan hệ gì với thế giới bên ngoài à?" Milo nói.
"Không hề. Sau khi nghỉ hưu, mẹ muốn là chính mình. Tất cả những chuyện nhảm nhí ở Los Angeles Unifed. Bà ấy đã phải chịu đựng suốt ba mươi năm trời."
"Và bà ấy trở thành một người thích sống riêng lẻ."
"Bà ấy luôn luôn là một người như thế. Bây giờ thì bà ấy có thể là chính mình."
Mancusi nức nở. "Ôi, mẹ..."
"Quả là một việc khó khăn khi phải đối mặt," Milo nói.
Im lặng.
"Mẹ anh có sở thích gì không?"
"Gì cơ?"
Milo lặp lại câu hỏi.
"Tại sao?"
"Tôi đang cố gắng hiểu bà ấy."
"Sở thích," Mancusi nói. "Bà ấy thích những trò chơi chữ - ô chữ, Sudoku. Sudoku là trò yêu thích của bà ấy, bà ấy thích những con số. Bà ấy có cả giấy khen về Toán học nhưng họ lại để bà ấy dạy môn Xã hội học."
"Còn trò nào khác không?"
"Ý anh là sao chứ? Bà ấy là giáo viên. Bà ấy không... chuyện này không xảy ra vì những sở thích của bà ấy. Đây là...là...một thằng điên."
"Vậy không có sở thích hay thú vui nào có liên quan đến nợ nần phải không?"
Đôi mày nâu đẫm nước của Mancusi quay sang nhìn gương mặt của Milo. "Anh đang nói cái gì thế?"
"Đây là những câu hỏi mà chúng tôi cần phải hỏi, ông Mancusi à. Thế mẹ ông có mua vé số, chơi bài trực tuyến, hay những thứ tương tự thế không?"
"Bà ấy thậm chí còn không có máy vi tính. Tôi cũng thế."
"Không truy cập Internet sao?"
"Sao anh lại hỏi thế? Anh nói là bà không bị cướp mà."
"Xin lỗi," Milo nói. "Chúng tôi phải hỏi toàn diện, tất cả."
"Mẹ tôi không chơi bạc."
"Thế bà ta có phải là người hay giữ những thói quen thường ngày không?" "Ý anh là sao?"
"Bà ấy có thói quen thường ngày không, - như ra khỏi nhà vào một thời điểm nhất định mỗi sáng, để lấy báo chẳng hạn."
Mancusi ngồi đó, đôi mắt nhìn đăm đăm, không cử động.
"Anh này,"
"Bà ấy thức dậy sớm lắm." Anh ta ôm lấy bụng. "Ồ...lại nữa rồi."
Lại chạy vội đến cái bồn. Lần này, anh ta ho khan và thở hổn hển. Anh ta mở cái tủ lạnh khiêm tốn, lấy ra một cái chai chứa thứ gì đó trong suốt và anh ta mở nắp, nốc ừng ực. Quay lại, với thứ chất lỏng vẫn còn, trên tay.
Nước khoáng dành cho người ăn kiêng.
Ôm lấy một phần bụng, anh ta cố nén một cách khó khăn, cuộn tròn người lại. "Quá béo. Đã từng uống G&T, còn bây giờ chỉ là T không đường mà thôi." Anh ta uống nước trong chai, không nén được tiếng ợ rõ to. "Mẹ chẳng khi nào lên cân từ ngày bà ấy kết hôn."
"Bà ấy tự ăn kiêng à?" Milo nói.
Mancusi mỉm cười. "Không cần phải thế, bà ấy có thể ăn mì Ý, đường, bất cứ cái gì. Tôi bị thế này là do bố. Ông ấy chết vì đau tim. Tôi phải tự lo cho bản thân mình."
"Chứng cholesterol."
Mancusi lắc đầu. "Mẹ, - họ đã làm tổn thương bà ấy ư?"
"Họ?"
"Bất cứ ai. Tệ chứ? Bà ấy đã phải chịu đựng? Nói với tôi là bà ấy không như thế."
"Việc đó xảy ra nhanh lắm," Milo nói.
"Ôi Chúa ơi." Nước mắt giàn giụa.
Milo đưa cho anh ta một miếng khăn giấy từ chiếc túi mini mà anh luôn mang theo khi đi lấy lời khai. "Anh Mancusi, lí do khiến tôi hỏi anh về đời
sống xã hội của bà ấy là chúng tôi có nhân chứng miêu tả người đã tấn công bà ấy cũng trạc tuổi như bà."
Những ngón tay của Mancusi dãn ra. Miếng khăn giấy rơi xuống. "Cái gì?"
Milo lặp lại những gì Edward Moskow đã miêu tả về tên giết người, bao gồm cả cái mũ màu xanh.
Mancusi nói, "Những kẻ gàn."
"Nghe có vẻ quen quen chứ?"
Mancusi lại vuốt tóc. "Tất nhiên là không. Bố có hàng tá cái mũ như thế. Sau khi ông ta bị hói và không muốn bị nắng chiếu vào đầu. Chuyện này hoàn toàn điên khùng."
Milo nói, "Thế còn chiếc Mercedes S600 thì sao? Anh có nhớ gì không?" "Chẳng biết gì về xe hơi cả," Mancusi nói.
"Nó là một chiếc xe bốn cửa," Milo nói. "Kiểu dáng hàng đầu đấy."
"Chắc mẹ chẳng biết ai có chiếc xe như thế đâu. Bà ấy là một giáo viên, vì Chúa!"
"Xin anh đừng cảm thấy bị xúc phạm vì câu hỏi tiếp theo nhé, anh Mancusi, nhưng mẹ của anh có biết ai liên quan đến - thậm chí là không liên quan lắm - đến một tổ chức tội phạm không?"
Mancusi cười to. Đá cái vết nhơ khi nãy. "Vì chúng tôi là người Ý ư?" "Đó là điều chúng tôi phải xem xét điều tra."
"À, ông biết không, ông Trung úy: Mẹ tôi không phải là người Ý. Bà ấy là người Đức, tên thời con gái của bà ấy là Hochswelder. Bố tôi mới là người Ý, lớn lên ở New York, và khi ông ấy còn là một đứa trẻ thì đã biết những gã trong Mafia rồi. Tất cả những câu chuyện ấy..."
"Chuyện gì thế?"
"Những xác người bị ném tung ra khỏi xe hơi, bị giết ngay trên ghế cắt tóc. Nhưng không thể nào, không, thật điên rồ, đó chỉ là những câu chuyện thôi và mẹ tôi ghét chúng, gọi là "thô tục". Bà ấy chỉ nghĩ mình hồi hộp với chương trình truyền hình Murder, She Wrote, chứ không phải là The Sopranos.
Anh ta quay lại nhà bếp, đặt chai nước khoáng lên trên cái kệ. "Cờ bạc, những tên cướp bóc, - thật nực cười."
"Tôi biết là thế, nhưng -"
"Chẳng có lí do gì để bà ấy phải chết cả, được chứ? Không một lí do nào hết, không một lí do khốn kiếp nào hết. Thật ngu xuẩn, điên khùng, lẽ ra không thể xảy ra - anh có thể đứng lên được không?"
"Gì cơ?"
"Đứng lên," Mancusi nói. "Vui lòng."
Sau khi Milo làm theo, Mancusi luồn ra phía sau và đánh phịch xuống chiếc giường Murphy. Giữa chừng anh ta thở gấp, đấm thùm thụp vào lưng và nằm duỗi ra.
Milo dịch sang một bên, để lộ tấm nệm mỏng manh với tấm trải màu xám sọc trắng.
Mancusi bắt đầu nằm xuống nệm cho dãn người. Nước mắt rơi xuống gò má hốc hác.
Milo với tay qua giúp anh ta.
"Không, không, tôi ổn."
Chúng tôi nhìn anh ta cúi thấp người từng lúc một. Cuối cùng, anh ta nằm co người trên giường, đầu gối ôm sát vào ngực, vẫn thở gấp. "Tôi không thể nói với các anh thêm gì nữa. Tôi chẳng biết gì hết."
Milo hỏi anh ta về những thành viên trong gia đình.
Mancusi lắc đầu làm anh ta va mạnh xuống tấm nệm mỏng manh. "Mẹ bị sẩy thai lần sau, vậy đó."
"Thế còn cậu, dì -"
"Chẳng có ai gần bà ấy cả."
Milo chờ đợi.
Mancusi nói, "Không ai."
"Không ai giúp anh à?"
"Giúp gì cơ?"
"Vượt qua những lúc này."
"G&T đã từng hỗ trợ tôi rất nhiều. Có lẽ, tôi lại dùng chúng thôi. Anh nghĩ nó ổn chứ?" Cười khổ sở.
Milo không trả lời.
Mancusi nói, "Thôi mặc xác, tôi cứ ăn uống bất cứ thứ gì tôi thích. Có lẽ tôi nên ngừng việc gây ấn tượng với bất kì ai đi." Nước mắt chảy dài xuống má. "Gây ấn tượng với ai chứ?"
Anh ta trở lưng. "Anh đưa cho tôi một ít Aleve được không, - nó nằm trong cái tủ nhỏ cạnh bên bếp lò đó."
Tôi thấy cái chai, lấy ra một viên thuốc, rót một ly nước từ vòi.
Mancusi nói, "Tôi cần hai viên." Khi tôi quay lại, anh ta vồ lấy hai viên thuốc từ tay tôi, xua ly nước. "Tôi nuốt chửng được rồi." Anh ta mô phỏng. "Cái tài lớn của tôi đó... tôi cần nghỉ ngơi."
Anh ta quay lưng vào trong.
Milo nói, "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì sự mất mát của anh. Nếu anh có thể nghĩ ra bất cứ điều gì, gọi cho chúng tôi."
Không có câu trả lời.
Khi chúng tôi ra tới cửa, Mancusi nói, "Mẹ luôn ghét những cái mũ ấy." Ra khỏi tòa nhà, Milo nói, "Anh có nghĩ anh ta diễn kịch không?" "Moskow miêu tả anh ta như một diễn viên kịch, nhưng ai mà biết được?" "Diễn kịch như thế nào chứ?"
Tôi thuật lại chi tiết động tác để tay lên hông.
Anh cau mày. "Bây giờ thì anh ta chỉ làm chút đỉnh như thế thôi. Nhưng anh ta làm kẻ say xỉn cũng hay đấy chứ."
"Người ta bệnh vì rất nhiều lí do," tôi nói. "Gồm cả vì tội lỗi."
"Sự hồi hộp mang tính biểu hiện? Hay bất cứ tên gọi nào mà người ta thường dùng."
"Tôi gọi nó là nổi loạn. Anh ta là con một và chẳng có họ hàng gì. Tôi thật sự muốn biết, liệu có di chúc gì không?"
"Đồng ý," anh nói. "Vấn đề là làm sao để tìm được chúng."
"Có lẽ những người họ hàng mà bà ta không thân thiết lắm có thể tiết lộ cho chúng ta biết."
"Tony hạn chế tối đa nói đến những mối quan hệ vì anh ta không muốn chúng ta nói chuyện với họ?"
"Những giá trị gia đình," tôi nói. "Đó là nơi khởi nguồn mọi thứ."
Anh lái xe qua ba dãy nhà, vỗ bốp vào cốp xe, mang găng tay vào, và vơ lấy tất cả những tài sản cá nhân trong cái hộp anh lấy từ phòng ngủ của Ella Mancusi.
Chẳng đề cập gì đến bất kỳ người họ hàng nào ngoài Tony, nhưng tấm danh thiếp của một luật sư trong mớ giấy tờ buộc bằng dây cao su, khơi gợi một đầu mối.
Jean Barone, đại lộ Esq. Wilshire, Santa Monica.
Những tấm danh thiếp khác là của những người thợ sửa ống nước, thợ điện, sửa chữa máy lạnh và máy sưởi, một dịch vụ giao hàng của cửa hàng bách hóa.
Những người đàn ông đã ra vào ngôi nhà, có thể là để biết thói quen thường ngày của bà Ella Mancusi. Nếu không có thêm đầu mối nào xuất hiện, thì tất cả họ đều cần được kiểm tra.
Milo gọi Jean Barone và sau khi qua cơn sốc, bà ấy thừa nhận là đã soạn thảo chúc thư cho bà Mancusi và ngỏ ý không muốn bàn bạc những vấn đề riêng của khách hàng qua điện thoại.
Trên đường đến Santa Monica, Milo nói, "Có lẽ là tôi, nhưng bà ấy tỏ ra rất háo hức."
Jean Barone gặp chúng tôi ở hành lang của tòa nhà hết sức chật chội và không một bóng người, kiểu kiến trúc hai tầng phía Tây Yale. Không gian cần được làm mới. Bà ấy có vẻ như vừa mới trang điểm lại.
Barone là một phụ nữ trung niên với mái tóc uốn màu nâu sẫm và bộ cánh màu xanh lông công, hiệu Chanel gọn gàng. Sau khi kiểm tra thẻ cảnh sát của Milo, bà ấy đưa chúng tôi lên văn phòng bằng thang máy. Không có cái tên nào khác trên cánh cửa ngoại trừ tên của bà ta. Phía dưới những văn bằng là những chứng nhận bổ sung dành cho công chứng viên và nhân viên xác nhận thuế.
Văn phòng của bà ta có hơi hướng của kiến trúc Shalimar. Bà Barone ngồi sau một chiếc bàn giả gỗ sẫm màu.
"Thật đáng sợ. Có manh mối nào về tên hung thủ không?"
"Vẫn chưa. Bà có thể nói gì cho chúng tôi biết về bà Mancusi không?"
"Không hẳn. Điều duy nhất tôi làm cho bà ấy là soạn thảo di chúc cho bà cách đây năm năm."
"Ai giới thiệu bà ấy cho bà?"
"Dịch vụ những trang vàng. Lúc đó, tôi chỉ vừa tốt nghiệp nên chưa có nhiều mối quan hệ. Bà ấy là khách hàng duy nhất của tôi trong sáu tháng. Việc đó cũng dễ dàng, nghiệp vụ cơ bản thôi."
Bà ta mở tủ và lấy ra một tờ giấy. "Đây là bản phôtô anh cần. Chẳng cần bảo mật gì nữa với những người đã qua đời."
"Chẳng có bản copy nào trong nhà bà Mancusi cả."
"Bà ấy không muốn giữ," Barone nói. "Bảo tôi nên giữ nó." "Tại sao?"
Barone nhún vai. "Có thể bà ấy không muốn ai nhìn thấy." Milo lướt qua bản di chúc. "Toàn bộ chỉ có thế này sao?"
"Với tình cảnh của bà ấy thì chẳng có gì phải quá bận tâm. Tài sản chỉ có căn nhà, cộng thêm lương hưu, một số tiền nho nhỏ ở ngân hàng. Không nợ nần, không gánh nặng, không tài sản tịch biên gì cả."
"Chỉ có một người thừa kế được đề cập."
"Con trai bà ấy," Barone nói. "Tôi đã đề nghị bà ta có thể thực hiện một vài bước để giảm gánh nặng thuế về tài sản cho anh ta. Chẳng hạn như, đưa căn nhà vào một công ty liên doanh với điều khoản về quyền sử dụng suốt đời cho bà ấy. Nhưng bà ấy lại không quan tâm."
"Tại sao không?"
"Bà ấy không nói, nên tôi cũng chẳng tọc mạch. Bà ấy chỉ quan tâm đến số tiền phải trả cho tôi theo giờ mà thôi, rõ ràng là không muốn tốn thêm mười xu nào nữa."
Milo trao tay cho tôi bản di chúc. Trong trường hợp Anthony Mancusi Jr. chết trước mẹ anh ta, thì mọi tài sản sẽ được dành cho Quân đội Salvation.
Milo nói, "Tất cả những gì bà ta nói đều là về con trai của mình à?"
"Anh ta là một nghi phạm ư?"
"Chúng tôi đang điều tra tất cả những ai gần gũi với bà ấy." "Tôi cá là chẳng có mấy ai."
"Sao bà lại nói vậy?"
"Bà ấy lịch sự," Barone nói, "Nhưng hơi... Tôi có cảm giác bà ta không phải là một người thích giao thiệp với xã hội cho lắm. Không thích trò chuyện, cứ muốn kết thúc cho nhanh mà thôi. Hoặc cũng có thể bà ấy chỉ muốn hạn chế tối đa thời gian có thể bị tính vào hóa đơn thanh toán. Anh biết thế hệ ấy mà. Cẩn thận với từng đồng cắc."
"Không giống thế hệ ngày nay chút nào," Milo nói.
"Hai đứa con tôi có công việc rất khá nhưng lúc nào cũng nợ tín dụng."
"Có lẽ bà Mancusi nghĩ, con trai bà ấy không có trách nhiệm và đó là lí do tại sao bà ấy không muốn cho anh ta ngôi nhà."
"Có lẽ là bà ấy sẽ không bao giờ thực sự trao ngôi nhà đó cho anh ta, chỉ là -" Barone mỉm cười. "Về cơ bản thì nó cũng vậy thôi, nên chắc anh nắm được vấn đề rồi đấy. Nhưng nếu bà không tin anh ta, bà ấy cũng chẳng nói tôi nghe. Tôi không thể nào nói quá lên, sao bà ta lại có thể dè dặt đến thế. Nhưng lịch sự. Như một quý bà. Thật lạ, khi nghĩ rằng bà ta bị giết. Có phải là một vụ cướp không?"
"Không có vẻ gì là như thế."
"Các anh đang nghĩ là thằng con trai muốn mọi việc xảy ra sớm hơn?" "Chúng tôi chưa nghĩ gì cả."
"Anh nói sao cũng được." Barone chớp chớp lông mi.
Milo đứng dậy. "Cảm ơn bà vì bản copy. Và cho cả khoảng thời gian không bị tính tiền nữa."
"Chắc rồi," bà nói, chạm tay anh. "Anh là điều thú vị nhất xảy ra trong cả tuần nay đấy."
Lúc đang đi xuống tôi nói, "Ắt hẳn phải là bộ đồng phục rồi - nhưng mà, anh không mặc đồng phục đấy nhé."
Anh nói, "À, nước hoa của tôi đấy. Eau de schmo."
Lúc đó là bốn giờ chiều, khi chúng tôi tiến về khu cho thuê xe Prestige ở Beverly Hills. Khi đang lái xe, Milo gọi cho phòng thí nghiệm động cơ. Một vài cọng tóc và rất nhiều các sợi vải lanh, cotton, len xuất hiện trong chiếc Mercedes, nhưng không hề có máu hay chất lỏng nào từ cơ thể người. Chiếc xe đã được ai đó hút bụi gần đây, rất cẩn trọng để không để lại vân tay. Phòng thí nghiệm có thể sẽ tháo cánh cửa ra vào ngày mai, nhưng các nhân viên kĩ thuật báo trước là đừng mong đợi gì nhiều cả.
Anh nói, "Câu chuyện của đời tôi," và lái nhanh hơn. "Tài sản của Ella gần như chỉ có căn nhà. Anh nghĩ gì về giá trị của nó?"
Tôi nói, "Khu vực thuộc Westwood đó sao? Một triệu ba, giá chót."
"Đó là điều tôi đã nghĩ đến. Nó là của trời cho, đáng giá cho một kẻ thua cuộc như Tony."
Tôi nói, "Ella không quan tâm đến chuyện giảm gánh nặng thuế cho anh ta và bà ta chẳng đả động gì khi anh ta mất đi căn hộ ở Olympic và rốt cuộc là chui rúc trong cái xó đó."
"Bà nghĩ rằng anh ta là một kẻ thua cuộc và anh ta biết điều đó chứ."
"Không có gì như thể miễn cưỡng làm cho người ta nổi giận vậy," tôi nói. "Và đây là một người bảy mươi ba tuổi, trẻ trung và khỏe mạnh, có ý định còn sống thêm nữa. Nghĩa là kéo dài sự nghèo đói cho Tony."
Chiếc radio báo có tin nhắn yêu cầu gọi lại cho đồn.
"Sturgis, tôi đang trên đường đến một...Ai? Okey, nói với họ... ngày mai. Buổi trưa. Tôi sẽ gọi cho họ vào sáng mai để sắp xếp thời gian... chăm sóc chúng cẩn thận nhé."
Tiếng ngắt điện thoại vang lên.
"Cha mẹ của Antonie Beverly ghé qua đồn. Sở chỉ huy nói với họ là tôi đang thi hành nhiệm vụ, họ muốn gặp tôi. Có thích ngồi đây không? Có thể, nó sẽ là một vụ cần đến sự nhạy cảm về tâm lí đấy."
"Được mà, thông báo cho tôi trước vài giờ là được."
Anh nói, "Cảm ơn - ôi trời, nhìn cái đống crôm đó kìa."
Dịch vụ ô tô Prestige rốt cuộc chỉ là một bãi bê tông ngổn ngang, được đậy bằng một tấm bạt. Tấm biển hiệu với dòng chữ bé tí, hai mươi bốn chiếc xe nằm chen chúc nhau, và một bên là văn phòng trông như cái chuồng.
"Cái đống crôm" ấy là một bãi hỗn độn Porches, Ferraris, Lamborghinis, một chiếc Rolls-Royce Phantom to kềnh, hai chiếc Bentley GT - anh em của chiếc xe tải nhẹ mà Nicholas Heubel đã đề cập nhưng nhỏ hơn một chút. Và lù lù phía trước là ba chiếc Mercedes S600.
Hai bạc, một đen. Một chỗ trống cạnh bên chiếc màu đen.
Những tấm biển bằng sắt, đánh dấu cả hai bên làn xe chạy. Giữa chúng là
"""