"
Tiểu Đoàn Bốn Người - Leonid Sobolev full mobi pdf epub azw3 [Truyện Ngắn]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tiểu Đoàn Bốn Người - Leonid Sobolev full mobi pdf epub azw3 [Truyện Ngắn]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tiểu đoàn bốn người
Tên sách: Tiểu đoàn bốn người
Nhà xuất bản: Tiến bộ Matxcơva
Bản dịch: Nguyễn Việt Nga
Số hóa: macbupda
Ể À Ờ
TIỂU ĐOÀN BỐN NGƯỜI
Đối với Mikhain Nêgreba thì trận đánh ấy bắt đầu từ lúc anh nhảy vào trong đêm. Nói cho đúng hơn là từ lúc một cái đẩy nhẹ rất thân ái nhưng cũng rất hiệu nghiệm, vào lưng, người ta giúp anh nhảy ra khỏi cửa máy bay vì tự
dưng anh đứng sững lại ở đây làm cản trở những người khác.
Anh bay trong đêm một đoạn tương đối dài trước khi quyết định kéo vòng mở dù vì đây là lần nhảy dù đầu tiên nên anh sợ mắc dù vào đuôi máy bay.
Nhưng chiếc dù đã ngoan ngoãn sòe ra và nếu như Nêgreba có thể trông thấy anh bạn Côrôlep ở bên cạnh thì chắc thế nào anh cũng nhay nháy cái mắt ý nói với bạn rằng: «Mọi việc cứ theo đúng như ý bọn mình!»
Cách đây hai tuần, ở Xêvaxtôpôn, người ta có thành lập một đội những người nhảy dù tình nguyện. Tất nhiên là cả Côrôlep và Nêgreba đều không thể để
lỡ dịp này và cả hai khi được hỏi trước đây đã nhảy dù lần nào chưa đều khẳng khái trả lời: «Dĩ nhiên... bảy lần, lúc còn ở câu lạc bộ hàng không».
Có thể nói là đã nhảy hơn hai chục lần cho người ta tin hơn, nhưng sợ lại phải làm hướng dẫn viên thì chết! Chỉ cần qua cái lần xếp dù đầu tiên khi cả
hai đều lúng túng mãi với cái túi rộng khó bảo này (lại còn làm ra vẻ ta đây có kinh nghiệm mà phê phán cái kiểu xếp này chứ) và cứ phải liếc trộm xem những người khác làm thế nào để bắt chước cách đeo dù và kéo dây dù, thì cũng đã đủ biết.
Nhưng mọi việc đều đâu vào đấy cả và bây giờ Nêgreba đang bay trong bầu trời đêm và ngạc nhiên với sự yên tĩnh của nó. Tiếng súng nổ không vang lên tới độ cao này, nhưng vẫn thấy rõ những luồng
đạn lửa nhấp nhoáng quanh khắp Ôđetxa và các chiến hạm từ biển vẫn đang bắn vào bờ yểm hộ
cho trung đoàn thủy quân đổ bộ (những người lính nhảy dù sẽ phải từ hậu phương địch tiến ra phối hợp với trung đoàn này). Có một đám cháy to trong thành phố, ngọn lửa bốc lên cao và đỏ rực như máu. Còn nơi Nêgreba phải nhảy xuống thì lại tối mịt mù.
Nhưng chỉ một lát sau là anh đã nhận ra ở đấy có những chấm lửa nhỏ.
Quang cảnh giống như khi bạn từ trên cột buồm cao nhìn xuống sàn chiến hạm, nơi có rất nhiều người đang hút nốt những điếu thuốc vội rít luôn mấy hơi dài liên tục. Đấy là đường hỏa tuyến, cần phải nhảy xuống phía sau con đường ấy, nhảy vào hậu phương địch. Nêgreba kéo một bên dây dù, như đã được hướng dẫn, và anh bay chéo qua đường hỏa tuyến.
Có lẽ anh đã hạ xuống một nơi quá xa mặt trận nên tuy đã bò suốt một giờ
đồng hồ trong đêm rồi mà chẳng gặp một ai. Bất thình lình như có cái gì chặn lấy cổ anh và anh vội rút dao găm ra đâm phập vào bóng tối. Thành ra
anh mắc vào đường dây điện thoại. Nêgreba bèn lấy kìm trong túi ra, vừa bò theo đường dây vừa cắt nó ra từng đoạn. Anh chợt nghĩ ra rằng đường dây có thể dẫn anh đến vị trí của địch và ở đấy mà bố trí một hỏa điểm tiểu liên thì tuyệt.
Sau một giờ bò theo đường dây anh đến một bụi rậm. Qua lớp sương mù buổi sớm Nêgreba thấy ba con ngựa và một tên lính gác đứng cạnh. Ngửi thấy mùi người lạ, ngựa bèn rống lên làm Nêgreba phải nán đợi cho chúng quen mùi một lát. Trong cái khoảnh khắc thời gian ấy anh đã kịp quyết định khử tên lính gác, nhẩy phốc lên ngựa rồi phóng thẳng qua các làng và vừa phóng vừa bắn bọn địch. Tay trái cầm súng, tay phải cầm dao găm Nêgreba bò dần đến tên lính gác. Anh đang bò thì cánh tay phải của anh bất ngờ tụt xuống
một chiếc hố và chạm phải một vật gì mềm mềm ở đấy. Anh hoảng quá sửng sốt cả người. Không hiểu từ đâu ở dưới đất thấy có tiếng nói to.
Cuối cùng Nêgreba mới hiểu: cái mềm mềm và lùng nhùng mà anh chạm phải là tấm chắn che lỗ thông hơi của chiếc hầm dưới gò đất. Nghe rõ tiếng Đức, tiếng giầy đi ngựa va vào nhau loảng xoảng và tiếng đánh máy chữ
lách cách ở trong hầm. Nêgreba thận trọng lấy dao găm rạch chăn ra để
nhìn vào hầm. Chắc đây phải là ban chỉ huy tiểu đoàn hay ban chỉ huy trung đoàn gì đó. Bọn sĩ quan phát xít xúm quanh tấm bản đồ để trên bàn. Một tên sĩ quan có bộ râu đen đã lâu ngày chưa cạo, đang chỉ chỏ một cách bực tức vào tấm bản đồ đó. Phía trong góc là những lính điện thoại ngồi trên chiếc ghế dài. Họ gọi một sĩ quan lại, tên này quát inh ỏi vào ống nói. Nhân lúc ầm ĩ Nêgreba rút lựu đạn trong túi ra. Nhưng anh nghĩ một quả thì ít quá nên khi câu chuyện trong hầm lại trở nên ồn ào anh liền rút luôn quả thứ hai, quả thứ ba rồi buộc túm chúng lại. Vừa lúc định thả chùm lựu đạn qua lỗ
thông hơi vào hầm thì anh nghe thấy tiếng vó ngựa, có hai người đang phi tới. Hai tên này vào hầm thì tất cả bọn sĩ quan ở đây đều đứng dậy ngay vời tư thế «nghiêm», — chắc hẳn trong số hai tên mới vào đó phải có một tên là chỉ huy quan trọng.
Nêgreba quăng lựu đạn qua lỗ thông hơi rồi lăn nhào xuống một đám cỏ dại gần đấy. Tên lính gác vừa kịp kêu lên thì căn hầm đã nổ tan tành và hắn cũng biến đi mất tích.
Khi Nêgreba bò đến gần tuyến hào tiền tiêu của địch thì trời đã sáng rõ. Anh đành chui vào đống cỏ khô cạnh đấy để đợi. Vừa lúc ấy có một tên kỵ binh phóng qua. Đầu rạp xuống cổ ngựa, hắn phi nước đại, mắt nhìn ngang nhìn
ngửa vẻ sợ hãi. Nêgreba còn đang chĩa khẩu tiểu liên về phía hắn thì một băng tiểu liên đã vang lên gần đâu đây làm tên kỵ binh ngã
gục. Nêgreba mừng quá, anh đoán chắc phải có một anh lính nhảy dù của ta nấp cạnh đây. Lại một tràng tiểu liên nữa và nhờ đó Nêgreba xác định được loạt đạn từ phía bụi cây bên cạnh bắn ra.
Anh định bò theo bãi ngô sang với người đồng chí (dù sao hai người cũng vẫn hơn), bỗng ở ngay chỗ bụi cây ấy mìn nổ tung hết quả này đến quả khác và khẩu tiểu liên im bặt. Mấy tên phát xít nhảy ra khỏi chiến hào bắn lia lịa vào bụi cây nơi có người đồng chí không quen biết đang ẩn náu. Nêgreba bèn điểm thêm loạt đạn của mình vào cái tiếng súng loạn xạ ấy làm vài tên phát xít lăn quay, những tên còn lại toán loạn bỏ chạy vào bãi ngô. Tất cả lại trở nên im lặng và chỉ còn nghe thấy tiếng súng nổ từ xa vọng lại.
Anh bò đến bụi cây và thấy Lêonchep bị thương nằm sấp ở đấy. Nêgreba lật anh lên. Lêonchep vừa mở mắt ra thì đã nhắm lại ngay khẽ nói:
— Misa... cậu bắn cho mình chết hẳn đi... đằng nào mình cũng không thoát...
Nhìn khuôn mặt trắng bệch như sáp của người bạn, Nêgreba bỗng hiểu rõ rằng số phận của anh cũng sẽ chấm dứt ở đây, trong cái bụi cây này: anh không đủ sức để cõng Lêonchep qua suốt mặt trận mà bỏ anh ta lại đây một mình hay thực hiện yêu cầu của anh ta thì anh lại càng không thể làm được.
Anh cảm thấy giá lạnh và chán chường, tự thầm trách mình — việc gì mà lại bò đến đây... Cứ đi một mình, nguyên vẹn, khỏe mạnh, thế nào mà chẳng thoát... Nhưng tuy sự thương thân và lòng luyến tiếc
cuộc sống riêng mà vì người khác anh đành phải hy sinh có bóp chặt trái tim anh lại thì anh cũng vẫn đành nằm xuống bên Lêonchep và cố nói với một giọng vui vẻ:
— Anh bạn ơi, cái việc ấy thì lúc nào làm mà chẳng kịp... Để cho tớ băng bó cho cậu đã... Bọn mình cùng nghỉ ngơi một lúc; chẳng gì thì chúng ta cũng hai đứa chứ có đơn thương độc mã đâu...
Nêgreba phải dùng hết cả hai cuộn băng, một cuộn của Lêonchep và một cuộn của mình, mới băng đủ. Anh đặt Lêonchep nằm lại cho thoải mái, đặt khẩu tiểu liên vào tay anh ta rồi nói:
— Cậu sẽ là khẩu đội mũi nhọn. Cứ nằm mà bóp cò, tha hồ làm ăn! Chúng mình sẽ đánh bật hết. Cận nghe thấy không, quân ta đến gần rồi đấy!
Thực vậy, tiếng súng nổ dồn dập ngay ở phía trước mặt, đằng sau dãy chiến hào của bọn phát xít. Chắc trung đoàn đổ bộ đang tấn công bọn chúng. Song tình hình ấy chẳng làm cho họ dễ chịu hơn một tí nào vì rồi đây bọn phát xít bị đánh bật khỏi chiến hào sẽ rút chạy, mà bụi cây chỗ họ ẩn náu lại nằm ngay trên đường rút của chúng. Cần chuẩn bị đối phó với tình huống này.
Nêgreba xếp lựu đạn và các băng đạn ra phía trước mặt, anh quay hỏi Lêonchep:
— Cậu có lựu đạn không?
— Có, — anh này vừa trả lời vừa thử xem mình còn điều khiển được khẩu tiểu liên không, — ba quả... Nhưng cậu lấy lựu đạn thôi, còn đừng sờ đến băng đạn của tớ. Để tớ bắn... Misa này, bọn mình sẽ khử hết trước khi chúng nó mò đến đây chứ?
— Dứt khoát rồi! — Nêgreba nói, và họ lại im lặng.
Trận đánh đã sát lại gần. Tiếng súng nghe càng rõ hơn. Mặt trời đã lên cao và từ mặt đất tỏa ra một hương vị ấm áp, cay cay của cỏ. Ngồi đây để chờ
đợi trận chiến đấu cuối cùng, cái trận chiến đấu mà anh biết chắc là sẽ phải hy sinh, quả là một việc thật khó. Ngay bên cạnh cách đây ba trăm mét có một khe núi, ở đấy có thể bố trí đánh thốc sườn bọn phát xít rất tốt. Nhưng anh không thể chuyển Lêonchep sang bên ấy được.
Anh cố buộc mình nhìn thẳng về phía trước, nhìn về phía chiến hào nơi bọn địch sắp xuất hiện. Và mong sao cho mọi việc xảy ra nhanh hơn: anh tưởng như mình không còn đủ thần kinh để chịu đựng nữa và nếu như sự chờ đợi này còn kéo dài thì anh sẽ bỏ Lêonchep ở lại
đây một mình mà bò sang khe núi tránh con đường rút của những tiểu đoàn phát xít tháo chạy.
— Quân ta ở phía sau, — Lêonchep nói đột ngột. — Cậu nghe thấy không?
Bản thân Nêgreba cũng đã nghe thấy những loạt súng ngắn rành mạch ở
phía sau, nhưng anh không dám tin vào điều ấy. Lêonchep cựa mình và bằng một giọng khàn khàn anh hét lên yếu ớt:
— Anh em lính thủy ơi!.. Lại đây!..
Anh định đứng dậy, nhưng lại ngã xuống cỏ. Nêgreba thò đầu ra khỏi bụi cây
và không xa lắm, trong bãi ngô vàng kia anh nhìn thấy chiếc mũ nồi đen, rồi ngay bên trái một tí — chiếc thứ hai. Anh bèn đứng thẳng người vẫy gọi:
— Các bạn lính thủy ơi!.. Perepelixa, đồ quỷ, quay phải lên thành tầu, người mình cả đây mà!
Hai người lính nhảy dù kia chạy theo bãi ngô đến bụi cây.
Đấy là Perepelixa và Côticôp. Họ chui cả vào bụi cây và Nêgreba tóm tắt kể
cho họ nghe về tình hình và kế hoạch của mình: chạy sang khe núi rồi đánh thốc sườn bọn địch rút lui.
— Đây không phải là địa điểm tốt, bọn mình ở đây thì chúng bóp chết tươi như ngóe ngay, — anh nói. — Các cậu kéo Lêonchep đi, còn tớ sẽ yểm hộ.
Côticôp và Perepelixa nhấc người bạn bị thương lên. Anh này nghiến chặt răng và nhắm nghiền mắt lại vì mỗi lần sóc lại làm anh đau nhói. Chỉ còn cách khe núi chừng tám mươi mét thì tiếng súng từ giao thông hào vang lên và khoảng hơn chục tên phát xít nhảy ra. Nêgreba trả lời chúng bằng một tràng tiểu liên, nhưng hai chiến sĩ kia đành phải đặt Lêonchép xuống tham gia chiến đấu. Đánh tan bọn địch, những người lính thủy lăn vào khe núi và họ gặp một anh lính nhảy dù nữa là Litôpchencô đang nằm ở dây. Xung quanh anh là những quả lựu đạn xốp gọn gẽ, và nòng khẩu tiểu liên của anh hơi nhếch cao hơn ngọn cò một ít. Gặp nhau, anh phấn khởi nói:
— Thế mà tớ cứ nghĩ là tớ đi toi rồi! Nằm một mình ngán quá, bây giờ thì bọn chúng biết tay — chỉ có mà đếm chúng ngã thôi... Bây giờ thì không có sửc nào địch nổi bọn mình được nữa rồi!
Lêonchep vẫn bất tỉnh. Nêgreba thấy băng đã thầm đầy máu. Anh xé chiếc áo lót thành từng mảnh băng bó lại cho bạn. Lúc ấy Perepelixa lôi bánh lương khô và sôcôla ra.
— Tranh thủ ăn sáng một tí chứ, — anh nói. Những người khác cũng lấy khẩu phần của mình ra. Nhưng bánh lương khô cứ tắc ở cổ, còn sôcôla thì dính chặt lầy miệng không làm sao nuốt được. Miệng đã khô cong vì chạy mà mặt trời thì lại cứ nóng như nung như nấu và giá thử phải trả bằng bất kỳ giá nào đi nữa để lấy một ngụm nước chắc họ sẽ đồng ý ngay. Bi đông nước của mọi người đã ráo hoảnh từ đêm qua, trừ bi đông của Litôpchencô là còn lại vài giọt, anh đưa cho Nêgreba:
— Để cậu ấy uống. Người nóng như lửa.
Nêgreba thận trọng đổ nước vào mồm Lêonchep. Anh này nuốt ngon lành và mở mắt nhìn bạn.
— Lêonchep, cố chịu nhé! — Nêgreba nói.— Cậu thấy đấy, bọn mình bây giờ
đông lắm… Dứt khoát chúng minh sẽ phá được vòng vây!
Lêonchep không trả lời và đôi mắt anh lại nhắm lại. Perepelixa khẽ nói:
— Nhìn này, bọn phát xít tháo thân...
Quả thật, một bọn phát xít đang bỏ chiến hào tháo chạy thẳng đến bụi cây mà anh em lính thủy vừa rút khỏi. Sáu tên đeo tiểu liên chạy nhanh hơn cả.
Chạy đến bụi cây chúng nằm rạp xuống rồi quay súng nã vào những tên đang chạy theo.
— Đấy mới thật là chiến thuật! — Nêgreba ngạc nhiên. — Thế nào, các bạn lính thủy, ta giúp bọn phát xít một tay chứ... Nhưng đừng bắn bừa bãi như
chúng mà phải ngắm bắn chính xác từng thằng đấy!
Anh sắn ống tay áo lên và bắn phát đầu tiên vào tên sĩ quan đang vung vẩy khẩu súng lục. Đạn của anh em lính thủy từ khe núi đánh thốc sườn vào bọn phát xít đang tháo chạy.
Kể ra cũng có thể không cần bắn. Vì đằng nào bọn phát xít cũng không phát hiện được cái nhóm người ẩn trong khe núi này và họ có thể cứ thế mà đi về
phía quân ta một cách an toàn. Nhưng họ lại bắn và để lộ sự có mặt của mình ở đây, họ bắn vì mỗi viên đạn diệt thêm một tên giặc, họ bắn để phối hợp với cuộc tấn công của tiểu đoàn lính thủy đổ bộ.
Dưới làn đạn ấy bọn sĩ quan không làm thế nào cản được quân lính của chúng bỏ chạy ra khỏi chiến hào và tập họp được chúng lại. Nhóm tiểu liên phát xít bắt đầu nổ súng về phía những người lính thủy và một tên sĩ quan dẫn khoảng hai chục lính tiền về phía khe núi. Cuộc chiến đấu thực sự đã nổ
ra. Những người lính thủy liên tục đánh tan liền hai đợt tấn công của địch.
Đợt tấn công của bọn phát xít bị đập tan, chúng để lại trong bãi ngô và bên kia khe núi những thân hình bất động. Perepelixa ngắm bãi trận.
— Bọn mình hạ cũng khá đấy chứ! — anh hài lòng nói. — Còn đạn dược thế
nào, các bạn?
Tình hình đạn dược thì thật là gay. Anh em lính thủy đã dùng gần hết số đạn dự trữ. Bây giờ cơ sự còn nguy hiểm vì bọn phát xít ở vị trí bên cạnh cũng sắp chạy qua đây và thế nào cũng nhảy vào khe núi này. Nêgreba đề nghị
lại chuyển sang khe núi khác, ở đấy cũng có thể đánh thốc sườn bọn rút lui, nhưng khi nhìn Lêonchep anh đành tự bỏ ý kiến của mình. Những người lính thủy lặng yên suy nghĩ. Sau đó Nêgreba nói:
— Làm thế nào được! Phải cầm cự thôi. Đạn phải giữ để phá vây. Bây giờ chỉ
được dùng lựu đạn, mà chỉ ném bọn nào vào gần thôi.
Họ lại im lặng chờ đợi. Perepelixa rút từ trong túi ra một khẩu súng lục sĩ
quan và nhìn băng đạn nói:
— Sáu viên. Bọn mình năm đứa. Đủ đấy. Bây giờ bắt thăm xem ai..? Hiểu chứ?
— Hiểu rồi.
— Đồng ý!
Anh ngắt bốn ngọn cò, cắn ngắn một ngọn đi rồi xếp đầu chúng bằng nhau trong nắm tay và giơ ra cho Litôpchencô.
— Cậu lấy đâu ra khẩu súng lục Đức thế? — vừa rút ngọn cỏ Litôpchencô vừa hỏi Perepelixa rồi khoan khoái nói: — tớ không trúng rồi, cỏ dài mà.
— Đêm qua mình khử một tên sĩ quan Đức, — Perepelixa trả lời — thấy khẩu này cũng chẳng nặng gì mà có lúc sẽ cần tới... Côticôp, cậu rút đi.
— Có lẽ để dành đạn mình hơn? — Côticôp vừa thận trọng rút ngọn cỏ vừa nói một cách do dự. — Dùng đạn của chúng, nó cũng vẫn thế nào ấy...
Ngọn cỏ của anh cũng dài.
— Nếu chúng nó bắn bị thương thì không dùng tiểu liên được đâu, chứ bằng khẩu này thì nằm cũng sử dụng được, — Perepelixa nói có vẻ thông thạo và rút cò. — Cũng dài. — Misa, thế là cậu nhé... Nhưng mà đừng vội đấy. Bao
giờ thật hết đường đã, rõ chứ?
— Rõ, — Nêgreba nói và đặt khẩu súng lục xuống cạnh.
— Thôi, chúng bắt đầu đấy! — Côticôp khẽ nói. — Này, các bạn lính thủy ơi!.. Nếu không sao thì chúng mình lại gặp nhau nhé.
Họ im lặng. Chỉ thỉnh thoảng nghe thấy tiếng rên của Lêonchep mà thôi.
Perepelixa đưa tấm vải ngụy trang cho Nêgreba:
— Che vào, cậu nằm cứ giơ ra như con ngựa vằn ấy! Cách xa hàng hải lý vẫn thấy.
— Kệ cho chúng thấy! — Nêgreba trả lời. — Thế lại hay hơn, chúng sẽ biết mình là lính thủy.
Rồi họ lại im lặng nhìn bọn phát xít đang tiến về khe núi.
Bọn phát xít nhảy ra khỏi chiến hào, bắn trả lại lính thủy đổ bộ tấn công, chúng nằm rạp xuống đất, đứa nọ đè lên đứa kia rồi lại bật dậy chạy từng đoạn, khoảng năm sáu mét một. Chúng tiến thành một hàng dầy đặc, đứa nọ sát đứa kia và cứ sau mỗi dạt chạy lại càng tới gần nhóm lính thủy hơn.
Gần một trăm tên chạy thẳng đến khe núi để mong tránh được những luồng đạn truy kích của trung đoàn lính thủy đổ bộ đang đuổi theo chúng. Chúng lại nằm xuống một lần nữa, bắn bâng quơ vài băng rồi như cùng theo một mệnh lệnh chung, bật dậy chạy uà vào khe núi.
Anh em lính thủy đã nhìn thấy rõ những bộ mặt, lông lá lâu ngày không cạo, mồ hôi mồ kê và hoảng hốt của bọn phát xít. Bọn chúng gần đến nơi, mùi mồ hôi đập cả vào mũi anh em lính thủy. Chúng không hò hét, cùng nhau chạy vào khe núi.
Vừa lúc ấy, Nêgreba đứng phắt dậy chắn ngay đường đi của chúng. Trông anh hùng dũng và gọn gàng trong chiếc áo may ô kẻ ngang với khẩu tiểu liên bên tay trái, tay phải giơ lựu đạn.
— Này, nhận quà của thủy quân! — anh hung dữ quát lên và ném lựu đạn vào giữa đám phát xít. Tiếp theo là ba quả khác cũng từ khe núi ném ra.
Những tiếng nổ dữ dội làm nhiều tên phát xít lăn quay. Bọn còn lại dạt cả
sang hai bên lẩn trốn. Anh em lính thủy ném thêm bốn quả lựu đạn nữa và cái lối đi xuyên qua đội ngũ địch trở nên rộng hơn. Perepelixa gọi to:
— Misa, bọn mình có thể chạy thoát đấy! Cõng Lêonchep đi!
Tất cả tức khắc hiểu ý anh và cùng nhau, mỗi người một tay, nhấc người bị
thương dậy. Họ chạy thốc vào lối đi vừa hình thành; cái đau làm Lêonchep thức dậy, anh cố nghiến răng chịu đựng cuộc chạy vùn vụt cuồng bạo này.
Khi họ đã vượt qua được chỗ đông quân địch rồi thì Lêonchep chợt thấy một toán phát xít đuổi theo. Anh nhìn Perepelixa năn nỉ:
— Bỏ mình lại... Các cậu chạy đi...
Perepelixa vừa chạy vừa làu bàu mắng anh, rồi anh lại im lặng.
Bọn phát xít đã đuổi đến gần. Bọn chúng có đến hàng trăm đứa mà anh em lính thủy chỉ có năm người. Nhận thấy điều ấy, bọn địch quyết định bắt sống những người lính thủy này. Một tên phát xít to lớn nhảy bổ đến định dùng lưỡi lê đâm Perepelixa. Côticôp buông chân Lêonchep ra bắn cho hắn một phát vào gáy, nhưng một tên khác lại xông đến anh. Perepelixa bèn nhặt lấy khẩu súng trường và dùng lưỡi lê đâm mạnh một nhát kết liễu đời tên này, rồi tên thứ hai, thứ ba. Vứt súng đi, anh giật quả lựu đạn đeo ở thắt lưng ra quăng vào đám lính đang chạy đến. Bọn này định quay lùi trở lại, nhưng quả
lựu đạn đã nổ ngay giữa chúng. Những tên sống sót nằm rạp xuống nổ súng.
Đạn réo xung quanh những người lính thủy. Perepelixa nằm xuống, anh quát to:
— Hai cậu khiêng Lêonchep đi, tớ với Côticôp bắn chặn chúng cho!
Những người lính thủy nằm sát xuống cỏ bắn những viên đạn cuối cùng.
Nêgreba và Litôpchencô bò kéo Lêonchep đi, hai anh kia vừa bò theo sau họ
vừa chặn bọn địch bằng những loạt đạn ngắn và chính xác. Bọn phát xít dừng lại, vội vã rút về hậu cứ, còn những người lính thủy
cũng bất ngờ lăn cả xuống chiến hào của bọn địch vừa bỏ chạy.
Ở đây họ mới hoàn hồn và nhìn kỹ lẫn nhau: đạn sướt má Côticôp, còn Perepelixa bị hai viên mắc ở bắp đùi. Litôpchencô cũng bị thương. Mấy chiếc áo thủy quân đều được xé ra dùng để băng bó hết.
Bọn phát xít đã chạy xa quá bụi cây, còn phía trước chắc là toàn quân ta.
Anh em lính thủy đặt Lêonchep nằm trong chiến hào, đem nước đến rửa mặt và cho anh uống rồi để cạnh anh một khẩu tiểu liên cùng mấy quả lựu đạn tìm thấy trong hầm. Nhìn thấy tất cả sự chăm sóc ấy Lêonchep mỉm cười, đôi mắt đầy lệ của anh đẹp hơn tất cả mọi lời, nói lên những tình cảm đang tràn ngập tâm hồn anh. Có lẽ cái nhìn ấy làm Nêgreba ngượng ngùng. Anh đứng dậy và nói với một vẻ quá nghiêm chinh:
— Cậu nằm đây, cánh tớ sẽ không lắc cậu nữa đâu. Tí nữa sẽ có y tá và có cáng. Còn bọn mình đi tìm quân ta đây.
Và họ đứng thẳng dậy — bốn người mặc bốn bộ áo thủy quân kẻ ngang, đội bốn chiếc mũ nồi đen, thân thể họ đầy máu và băng bó bằng những mảnh quân phục, nhưng hùng dũng và sẵn sàng lại vượt qua hàng trăm tên địch.
Và hình như bản thân họ cũng thấy ngạc nhiên cái sức sống kỳ lạ của mình.
Perepelixa nói:
— Một người lính thủy chỉ là một người lính thủy, hai người lính thủy là một trung đội, ba người lính thủy — một đại đội... Chúng mình mấy đứa? Bốn?..
Tiểu đoàn, nghe lệnh tôi: bước đều... bước!
CHIẾC KHĂN MẦU XANH DA TRỜI
Những máy bay khu trục lần lượt hạ cánh, Trên buồng lái của một chiếc, tôi thấy có chiếc khăn mầu xanh da trời bay phấp phới như lá cờ hiệu dài. Và tôi liền sực nhớ lại những cuốn tiểu thuyết đã đọc hồi còn trẻ. Chàng dũng sĩ
mặc áo giáp xông ra trận mạc và chiếc khăn mỏng nhẹ buộc trên cánh tay cầm kiếm đã cùng chàng đem tới nơi trận tuyến mầu sắc thiêng liêng đối với người yêu huyền mỹ. Tôi mỉm cười thầm cái hình ảnh lãng mạn vừa trông thấy ấy. Đó là một chiếc khăn như muôn vàn chiếc khác, Anh em phi công hay quàng bằng những khăn lụa trơn chỉ để chiếc cổ cứng của bộ quân phục khỏi sát đến đỏ cả gáy. Có lẽ trong trận đánh vừa qua đồng chí phi công này đã phải ngoảnh đi ngoảnh lại nhiều.
Quả đúng như thế. Sau trận bắn phá quay trở về, phi đội bị một lũ
«mecsecsmit» bổ vây. Chúng ở cả tứ phía, mà chiếc khăn quàng ở cổ đồng chí thiếu tá chỉ huy phi đội lại sổ tung ra. Thiếu tá hạ được một chiếc, nhưng
đồng chí không tin vào kết quả lắm vì lúc đó phải bay đi hỗ trợ cho Adarian.
Lúc đuổi theo chiếc máy bay thứ hai, thiếu tá đã phát hiện ra một sân bay mới của địch và bây giờ ông đề nghị với chỉ huy trung đoàn ngày mai cho đi diệt bọn Đức ở sân bay này vào lúc tờ mờ sáng.
Xếp máy bay vào công sự xong đâu đấy (mặt trận ở sát ngay cạnh), chúng tôi đi xuống hầm. Vừa cười tôi vừa kể với thiếu tá về chàng dũng sĩ và người thiếu nữ xinh đẹp. Đồng chí ngước đôi mắt còn đang đỏ ngầu vì gió trên cao và trận đánh vừa qua lên nhìn tôi mỉm cười. Bây giờ không đội mũ phi công và trên nền xanh da trời của chiếc khăn quàng, tôi thấy khuôn mặt của đồng chí già hơn. Chắc thiếu tá đã ngoài bốn mươi tuổi.
Trong bữa cơm tối mọi người nói chuyện về trận chiến đấu vừa qua và anh em phi công khẳng định rằng chiếc «mecsecsmit» do thiếu tá
bắn rơi đã cắm thẳng xuống đất. Rồi người ta nhớ đến chiếc khăn quàng bị sổ ra và các câu nói đùa vui vẻ bắt đầu.
— Thế nào rồi cũng có lúc nó kéo anh ra khỏi buồng lái như chiếc dù ấy! —
đại tá nói. — Mà anh cần gì cả một mảnh to thế?
— Tiện chứ, — thiếu tá trả lời. — Quàng khăn vào thì đầu cứ như trong ổ bi ấy, tha hồ mà quay.
— Thế mà cậu Mirônôp của anh thì lại dùng cái thứ như bít tất ấy. Anh xé cho cậu ta một nửa đi.
— Đồng chí đại tá ạ, xé thế nào được lời thề, — thiếu tá nói nửa đùa nửa thật. — Tôi sẽ lấy kim băng gài lại vậy.
— Vật hộ thân đấy, đồng chí đại tá ạ, — Mirônôp cười. — Thiếu tá ngủ với nó, chiến đầu với nó và đi tắm cũng cùng với nó đấy. Phải hiểu mới được chứ: phi công già...
Năm giờ sáng máy bay sẽ cất cánh, anh em phi công chuẩn bị đi ngủ. Tôi nằm cạnh thiếu tá. Khi đi ngủ, đồng chí gấp gọn chiếc khăn lại và đặt xuống bên má.
Thỉnh thoảng cao xạ hạng nặng giã vào sân bay lại làm ngọn lửa chiếc đèn
trên bàn bùng lên và cát sỏi sau những tấm gỗ dán lát quanh tường hầm lại rơi lạo sạo. Anh em phi công đã quen với bài hát ru ấy nên vẫn ngủ ngon lành, có người còn ngáy to đến nỗi đôi khi át cả tiếng nổ.
Chiếc khăn buồn buồn trên mặt tôi. Tưởng như có một hương vị dịu dàng thoảng bay tỏa ra từ chiếc khăn ấy và muôn vàn ý nghĩ hiện ra trong óc tôi.
Từ chiếc khăn tôi suy đến thời thanh niên sôi nổi, đến những bả vai thanh tú của các cô gái và đoán chắc rằng thứ vật hộ mệnh này hẳn
là quà tặng của một cô nào đó đã cảm phục lòng dũng cảm và tinh thần gan dạ hiện rõ trong nét mặt điềm đạm của người phi công này.
Tôi nhổm dậy. Đồng chí thiếu tá vẫn đang thiu thiu ngủ. Khuôn mặt điềm tĩnh, mệt mỏi của đồng chí không hợp một tí nào với câu chuyện tôi tưởng tượng ra. Đây là khuôn mặt chất phác của một người lính, của một người lao động trung thực trong hàng ngũ không quân vừa tái ngũ. Khuôn mặt ấy không thể nào gợi cho cô gái lãng mạn cái tình cảm như vậy được. Chắc là chuyện khác. Tôi sực nhớ là trong bữa cơm tối, ông có nói sơ sơ rằng khi chuyển sang trung đoàn này ông đã tranh thủ rẽ về nhà và không gặp ai: thành phố đang bị đe dọa, cả gia đình đã đi sơ tán.
Tôi tưởng tượng thấy đồng chí phi công bước vào một căn nhà bỏ hoang, nơi mọi vật đều quen thuộc, đều nhắc nhở đến những người thân yêu, nơi mà tất cả bỗng trở nên nguội lạnh và trống trải, tất cả đã bị bỏ rơi trong cái lộn xộn chua cay của một sự thu xếp vội vàng và nơi mà những hồi ức về cuộc sống thanh bình, về những niềm hy vọng, về sự âu yếm và ấm áp thân yêu cũ như những bóng ma không thể nào bắt được, hoặc có bắt được thì cũng chẳng phải là trong một thời gian gần gũi... Tôi thấy đồng chí đứng giữa nhà ngắm nhìn bốn phía, thấy đôi môi mím lại và có thể những giọt lệ đau sót và buồn nhớ đang tràn lên khóe mắt, tôi thấy đồng chí lặng lẽ cúi xuống nhặt một vật, đó là chiếc khăn quàng mầu xanh da trời — bóng hình nhẹ không của những ngày tháng đã qua.
Giá thiếu tá không cựa mình và mở mắt ra thì chắc tôi còn nghĩ thêm được vài tình tiết nữa cho câu chuyện.
— Gớm, đồ quỷ ngáy ghê quá! — thấy tôi không ngủ, đồng chí nói. — Khổ
hơn nghe súng... Cậu ta khỏe thật...
Đấy là Adarian ngáy, trận đánh làm anh mệt lử. Thỉnh thoảng anh chép
miệng một cái thật mạnh rồi lại im bặt hình như ngạc nhiên lắng nghe bản thân mình. Nhưng một tiếng nổ dữ dội lại vang lên, và trong giấc ngủ
Adarian đã trả lời lại bằng một tiếng ngáy như tiếng gầm gừ của một con vật khổng lồ bị đánh thức. Rồi điệu nhạc lại bắt đầu từ đầu.
— Không, chẳng ngủ được. — Thiếu tá thở dài nói. — Có lẽ ta hút thuốc vậy?
Chúng tôi cùng ngồi hút thuốc, rối đầu sát bên đầu thủ thỉ tâm tình với nhau, — lúc này thì cả tiếng súng, tiếng bom và tiếng ngáy của anh bạn láng giềng đều không thể át nổi những câu nói xúc động.
Trong các trận đánh và trong sự chuẩn bị trường kỳ cho các trận đánh ấy, con nhà lính không lúc nào có thì giờ để nói chuyện với nhau về tình cảm của mình. Và những tình cảm ấy đông lại, bền chặt lắng sâu vào tâm hồn như
những viên ngọc quí. Nhưng cái trái tim sinh cảm kia thì lại mơ ước, lại thèm khát được cởi mở những điều bí mật chưa từng thổ lộ với ai bao giờ. Bởi vậy trong câu chuyện tâm sự với người khách xa lạ sẵn sàng lắng nghe suốt đêm, thì dù ở trong căn hầm đất này dưới tiếng
nổ của bom đạn, hay bên công sự vào một đêm trước giờ nổ súng, hoặc trên boong của một chiến hạm đang xông ra trận, — trái tim người lính bao giờ cũng cởi mở một cách dễ tin và trìu mến. Nhiều khi trong cái lòng sâu tuyệt vời của những trái tim này, bạn sẽ thấy cái điều làm cho bản thân người lính và những chiến công của anh sẽ được soi tỏ dưới một ánh sáng mới. Bức màn bí quyết của sự
phát sinh ra chiến công được kéo lên và bạn sẽ hiểu thế nào là lòng căm thù quân giặc.
Những tưởng tượng của tôi thật nghèo nàn biết bao so với thực tế cuộc sống và chiến tranh. Sự kiện đã xảy ra đơn giản hơn, ác liệt hơn, và vĩ đại hơn nhiều.
Vào ngày đầu chiến tranh, thiếu tá chiến đấu ở vùng bờ biển Ban tích. Tái ngũ, ông liền được chỉ định công tác bảo vệ một thành phố nhỏ xứ Extoni.
Thành phố này còn sống với những quan niệm cũ về người Đức và không một ai tin rằng những người Đức ấy lại có thể ném bom xuống những thành phố thanh bình. Bởi vậy suốt từ sáng đến chiều người ta vẫn phơi mình trên bãi biển xinh đẹp của thành phố và từ trên cao nhìn xuống nó giống như một lớp bọt mầu hơi hồng pha lẫn ánh vàng, bị biển sóng gạt vào bờ cát. Bảo vệ
sự nghỉ ngơi của thành phố và của những trẻ em ở đây, thiếu tá vòng lượn trên thành phố để kịp thời phát hiện máy bay địch. Bầu trời đượm mầu xanh thẫm và xanh lơ, biển ấm áp, dịu dàng, cát nóng bỏng và vàng óng.
Câu chuyện đã xảy ra vào một ngày chủ nhật, 29 tháng sáu. Thiếu tá phát hiện thấy một chiếc «gioongke» ở phía biển bên trái và đồng chí bèn lao tới.
Nhưng thật không may: tên xạ thủ phát xít đã bắn trúng thùng xăng, đồng chí buộc phải bay xuống thấp. Chiếc «gioongke» lọt thoát và thiếu tá trông thấy những đám khói hình nấm bùng lên trong thành phố. Những ngôi nhà ngăn nắp, xinh xắn bốc cháy.
Chiếc «gioongke» quay ra biển, nhào xuống bãi tắm và các đám bọt mầu hơi hồng có pha lẫn ánh vàng của những thân người uà cả ra biển. Máy bay xả
súng xuống đám trẻ em, phụ nữ trên bãi tắm. Họ chạy trốn ra biển tưởng như nước có thể che họ khỏi những viên đạn. Họ hụp xuống, cố sao cho kín người. Nhưng chiếc «gioongke» lại vòng lại và làn sóng người trào tung lên khỏi biển dội xuống những chiếc dù mầu sặc sỡ, những lều vải, những tấm màn che nắng để rồi rơi ập xuống bãi cát như những giọt nước to bất động.
Như điên dại, thiếu tá bắn một cách vô ích theo cái chấm đen đang hút đi xa. Cuối cùng tiếng động cơ máy bay đồng chí tắt hẳn. Đồng
chí sực tỉnh.
Bây giờ chỉ còn cách đỗ xuống bãi tắm được thôi. Thiếu tá bèn lái chiếc máy bay bị thương xuống đấy, nhưng khắp bãi là xác phụ nữ, trẻ em. Những thân thể không có lấy một tý gì để bảo vệ, lặng im nằm trên cát. Mãi đồng chí mới tìm được một chỗ ở rìa bãi tắm là không có xác người.
Đồng chí nhảy ra khỏi buồng lái lảo đảo bước đi. Một đám mây màu máu nhào lộn trước mắt người phi công. Không còn nhìn thấy gì, không còn hiểu ra sao, đồng chí bước đi như người mất hồn vô phương hướng cho đến lúc vấp chân. Nhìn xuống, đồng chí bất giác lùi lại.
Trước mắt đồng chí là một người con gái nằm sóng soài đầu gục vào vai. Mặt trời làm ánh lên làn da dịu dàng của cô và bộ ngực còn chưa đầy đặn để lại một hình bóng nhẹ nhàng. Dưới ngực một chút là một giải máu gọn chảy dòng xuống sườn bên trái — dấu vết của những viên đạn nhọn, xuyên nhanh qua bụng. Trong nắm tay buông thõng có một chiếc khăn mỏng mầu xanh da trời — vật bảo vệ, che chở độc nhất của cô khi chạy tránh đạn.
Đồng chí phi công thận trọng cầm lấy những ngón tay thon còn đang nóng ấm của cô gái rồi nhặt chiếc khăn lên. Và cứ thế, với chiếc khăn trong tay, đồng chí đứng nhìn về bãi tắm đầy xác trẻ em, thiếu nữ và phụ nữ, đồng chí đã đọc một lời thề câm lặng.
— Tôi ngủ cùng chiếc khăn này để ngay cả trong lúc ngủ cũng không quên mối thù, — thiếu tá vừa nói vừa đứng dậy.
Đồng chí giở chiếc khăn ra. Cái viền tua lộng lẫy của nó như bị chuột gặm.
Tôi ngắm xem. Thành ra đây là những nút: các sợi tua được tết lại thành những giải hoặc buộc lại thành nút — những nút tròn trĩnh, cẩn thận. Có tất cả sáu nút và tám giải tết. Vừa tiếp tục nói, thiếu tá vừa tết lại thêm một giải mới.
— Đây là chiếc «mecsecsmit» hôm nay — đồng chí nghiêm nghị nói — còn nút tròn là máy bay ném bom. Nhưng anh đừng kể lại với mọi người nhé, họ
sẽ cười đấy, họ sẽ nói là gớm thiếu tá tỉm được trò chơi...
Đồng chí im lặng, thành thạo tết những sợi lụa rồi ngửng đầu lên. Nét mặt đồng chí làm tôi ngạc nhiên.
— Trò chơi gì đâu, — giọng đồng chí trầm trầm. — Cho đến lúc còn chưa tết hết được những sơi này thì cái bãi tắm vẫn sẽ hiện ra trước mắt tôi... Hồi ấy, nếu tôi không để cho chiếc «gioongke» thoát thì... Nhưng thôi, ở Matxcơva có gì mới?..
Đúng năm giờ sáng, toàn trung đoàn bay đi ném bom cái sân bay thiếu tá phát hiện ra hôm qua. Những chiếc máy bay nối đuôi nhau vút vào màn đêm và thật là lạ không hiểu sao trong cái bầu trời tối đen ấy họ có thể nhận ra nhau bay theo chiếc «diều hâu» đầu đàn do thiếu tá lái.
Sau khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, những chiếc máy bay này lại lần lượt nối đuôi nhau hạ cánh. Anh em phi công còn đang nôn nóng về chuyến bay vừa qua đã tụ lại thành từng nhóm trò chuyện. Mọi việc đã hoàn thành rất mỹ mãn, thiếu tá với độ chính xác lạ thường đã dẫn trung đoàn lao từ sau cánh rừng thẳng đến sân bay. Bọn Đức không kịp bắn lấy một phát súng, Tất cả sân bay rực lửa, nổ tan tành trong cái màn sương của buổi bình minh.
Không một chiếc máy bay nào kịp cất cánh. Lần thứ hai, thứ ba trung đoàn vòng lại là để diệt nốt những chiếc còn nguyên. Đếm tất cả được chín máy bay ném bom và tám chiếc khu trục.
Thiếu tá vẫn chưa về. Mãi mới thấy chiếc máy bay của đồng chí xuất hiện.
Nó vẫn bay với chiếc cờ hiệu dài trên buồng lái và có lẽ hết nhiên liệu. Thiếu tá cố bay về đến bãi và đỗ lại. Chúng tôi chạy ùa cả đến.
Chiếc khăn mầu xanh da trời vướng vào thành buồng lái và trên đó có những vệt máu đỏ
thắm.
— Đồng chí đại tá, — thiếu tá vẫn ngồi trong buồng lái nói. — Có lẽ phải lôi tôi ra. Sướt một tí thôi, vào vai... và chân hình như cũng bị.
Lúc mọi người chạy đi lấy cáng, đồng chí báo cáo với đại tá rằng sau đợt
nhào đầu tiên đồng chí phát hiện thấy ở phía tây có năm chiếc
«mecsecsmit» và bay tới tiếp cận để đuổi cho chúng khỏi cản trở việc bắn phá sân bay (vì công việc ở đấy đều «ổn cả»).
Người ta đặt đồng chí lên cáng và tôi để ý thầy cái nhìn lo âu trong ánh mắt đồng chí. Tôi vội nhặt chiếc khăn lên khỏi đất. Đồng chí giơ cánh tay lành ra đón lấy.
Chúng tôi hôn nhau.
— Bây giờ thì đồng chí có đủ việc mà làm trong thời gian điều trị nhé, — tôi khẽ nói, — thêm chín nút buộc và tám giải tết nữa.
Đồng chí mỉm cười với tôi như với một đứa trẻ không biết luật của trò chơi.
— Không, những cái ấy không phải của tôi... Anh em diệt cả đấy. Tôi chỉ tết thêm một sợi thôi: hạ được thêm một chiếc «mecsecsmit»...
Anh em đồng đội khiêng cáng đi, và con người dũng sĩ, — người trả thù ấy, tạm thời phải xa những trận chiến đấu, mang theo chiếc khăn mầu xanh da trời thấm máu, máu tinh khiết và nóng bỏng như lòng căm thù của mình.
1942
TRINH SÁT VIÊN TATIAN
Sự quen biết của chúng tôi thật bất thường. Vào một ngày tháng mười tươi sáng, khi mặt trời vùng Ôđetxa chói lọi tỏa sáng mà không hề sưởi ấm trên bầu trời xanh trong và gió bắc thổi những cơn bụi khô về thì đứng nói chuyện ngoài đường quả chẳng ấm cúng một tí nào. Vì thế anh em lính thủy trinh sát viên mời tôi vào căn nhà của họ. Những khuôn mặt can đảm vây quanh lấy tôi — những khuôn mặt cháy nắng, sạm gió và hồn nhiên. Câu chuyện đang lúc sôi nổi thì có hai người trinh sát viên nữa bước vào.
Cả hai đều mặc một bộ đồ giống hệt như nhau: áo cổ cứng mới tinh, quần mầu cỏ úa nhét gọn ghẽ vào đôi ủng sang trọng, đầu đội mũ ca-nô đổm dáng và cả hai đều mang một số lựu đạn, súng lục, đèn pin, băng đạn bằng nhau. Nhưng nếu cái kho vũ khí ấy trên khuôn khổ khổng lồ của một người chỉ như một chuỗi hạt cườm tí hon, thì ở người thứ hai cái món hàng quân sự
này phủ kín cả người như một chiếc áo giáp kêu lẻng xẻng: một người cao gấp đôi người kia.
Có lẽ, cái nhìn của tôi làm người trinh sát bé nhỏ này thẹn. Đôi má dịu dàng tròn trĩnh của anh đỏ ửng lên, hàng lông mi dài chớp chớp rồi cụp xuống che kín cả mắt.
— Cũng chiến đấu à? — Tôi vỗ vào má cậu ta nói. — Sao sớm thế? Mấy tuổi rồi?
— Mười tám, — người trinh sát viên trả lời với một giọng thanh thanh.
— Thật à?.. Lại khai tăng lên để người ta khỏi cho về chứ gì?
— Đúng là mười tám, — cậu bé trinh sát viên ngước mắt lên nhìn tôi trả lời.
Trong đôi mắt ấy tôi không thấy có sự tinh nghịch, tính tò mò trẻ con của một em trai luôn ước mơ về những chuyện khác thường trong chiến tranh.
Đôi mắt ý tứ và chín chắn ấy có một cái gì cá tính nhìn tôi một cách thẹn thùng và chờ đợi.
— Thôi dược, cứ cho là mười tám, — tôi vừa nói vừa tiếp tục vỗ lên má cậu ta. — Thế cậu người tỉnh nào, tên là Vanhia phải không?
— Đồng chí nhà văn ạ, nó là con gái đấy! — chàng khổng lồ nói bằng một giọng Ucren ồm ồm, — Cô ta tên là Tatiana, người làng Beliacpca đấy!
Tôi vội rụt tay ra như người phải bỏng: vỗ má con trai là một việc, đằng này lại là một cô gái đã lớn. Lúc ấy một trận cười vang lên sau lưng tôi.
Anh em lính thủy cười ầm ĩ. Tưởng như tất cả âm thanh của tiếng cười tập trung lại căn nhà này, làm nó rung lên và không hiểu từ đâu có một giọng ồm ồm, rất trầm như tiếng máy bay trùm lên tất cả: đấy là tiếng cười của anh chàng khổng lồ cùng đi vào với cô gái, vang lên dưới tấm trần của căn nhà thấp này. Anh ta vừa cười chậm rãi, ồn ào và rất khoái chí với sự hiểu lầm của tôi, vừa cúi xuống nhìn tôi. Cuối cùng tôi cũng phát phì cười.
— Anh không phải người đầu tiên đâu! — anh chàng khổng lồ nói. — Ai cũng tưởng cô ấy là con trai. Mà cũng được chứ sao, phải không các bạn, cứ gọi cô ta là Tatian(1) — trinh sát thủy quân, cũng được chứ?
...Tatiana là con gái một nông trường viên làng Beliaepca hiện đang bị bọn phát xít chiếm đóng. Bố cô đi du kích, còn cô chạy vào thành phố. Người ta giao cho cô nhiệm vụ dẫn anh em lính thủy trinh sát viên về làng quê và tình bạn đã nẩy sinh ra trong chuyến hành quân đầu tiên suốt ba ngày trong hậu phương địch ấy. Cô gái rất hợp với tâm hồn những người lính thủy, vốn là người dũng cảm, bền bỉ, thận trọng và thông minh, cô đã đưa anh em đi khắp các làng, các xóm, nơi cô thông thạo từng ngõ hẻm, từng bụi cây. Cô giấu họ trong những hầm đá, tìm ra những giềng nước bí mật và cuối cùng khi con đường dẫn họ vào hậu phương địch bị cắt đứt thì cô đã đưa anh em qua bãi ven biển trở về vị trí.
Thời gian đầu cô đi trinh sát mà vẫn mặc chiếc váy hoa, quàng khăn và đi dép nhẹ. Nhưng ban ngày thì váy dễ lộ mà ban đêm đã trở nên lạnh hơn nên anh em lính thủy trang bị cho cô một thứ binh phục pha trộn giữa bộ binh và thủy quân, giống như của bản thân họ, tạo nên một thứ kiểu như của thời nội chiến. Hai yếu tố đối nghịch nhau — yếu tố đòi hỏi phải ngụy trang và yếu tố nồng nàn muốn giữ được phong thái hải quân, đã sinh ra cái kiểu ăn mặc kỳ lạ như vậy.
Nhưng đôi dép vẫn phải giữ lại vì ban cung ứng giầy của hải quân đã không nghĩ đến loại ủng cỡ chân nhỏ quá thế.
(1) Tatian — tên con trai.
Ephim Đưrsơ, anh chàng khổng lồ, là pháo thủ từ chiến hạm «Công xã Pari»
cũng sa vào cái tình trạng khó sử như vậy. Đôi giầy cỡ bốn mươi tám của anh đã rách toác và anh đành dấu bàn chân kếch sù của mình vào đôi giầy bọc buộc khéo éo vào bắp chân bằng đôi sà cạp bộ đội. Trước hôm tôi đến đây, đồng chí bí thư khu ủy biết tin về tai họa này nên đã gửi tôi một đôi ủng cỡ to đặc biệt và trong đôi ủng đó, cứ như trong hộp đựng, có một đôi ủng khác nhỏ xíu, và luôn cả hai bộ quân phục theo đúng cỡ người. Ephim và «Tatian» bây giờ trở nên giống nhau như chiếc chiến hạm thật và mô hình của nó, chỉ có cái là rất muốn sao cũng làm nhỏ đi những quả lựu đạn, những khẩu súng lục nặng chĩu trên cái thân hình nhỏ bé của cô gái.
Đó không phải là những thứ trang sức. Đã nhiều lần Tatiana kiễng chân lên ném lựu đạn vào bọn phát xít bắn súng máy và những viên đạn khẩu súng lục parabellum (chiến lợi phẩm của cô) cũng đã quật ngã nhiều tên địch. Với giọng nói trong trẻo của người miền Nam, cô đã kể cho tôi nghe những điều cô thấy ở làng Beliaepca trước lúc cô ra đi, khi ấy đôi mắt trong sáng của cô thẫm lại, giọng nói trở nên đứt quãng, và lòng căm thù giặc sôi lên trong cô buộc tôi phải quên bẵng đi rằng đây chỉ là một cô gái, hầu như còn là một em bé.
Cô không thích nói đến chuyện này. Thường thường cô thích trèo lên ổ rơm ngồi cùng cái nhóm lính thủy sôi nổi này để pha trò, hát
những bài hát vui nhộn hay những câu vè. Trong những tuần lễ đầu, tính hoạt bát của cô đã làm vài chàng trinh sát tưởng bở. Tấn công trước tiên là anh chàng tín hiệu viên trên tàu «Nhanh trí» — cựu công nhân cơ khí điện ảnh, một chàng trai si tình của huyện lỵ. Nhưng ngay chiều hôm ấy anh ta đã được Ephim Đưrsơ
gọi ra và giơ cho xem quả đấm khổng lồ.
— Mày làm cái thớ gì thế? — Ephim hỏi nhỏ. — Mày cho cô ta là người thế
nào — là cái bật lửa hay là người lính? Mày định làm xấu mặt ai? Làm xấu mặt toàn tiểu đội à... Bận sau phải cho tử tế với cô ấy. Rõ chứ? Nhắc lại đi!
Nhưng đối với những người khác thì không cần dùng đến biện pháp này. Cái tiểu đội lính thủy tinh nghịch và yêu đời, đêm nào cũng đùa với cái chết ấy đã nâng niu cô gái trong những bàn tay khỏe mạnh và hơi thô kệch của mình một cách nhẹ nhàng, âu yếm như một bông hoa, bảo vệ cô khỏi những viên đạn của quân thù và che chở cô khỏi những lời nói đùa sỗ sàng thô lỗ, khỏi những điều xúc phạm và sự quấy rầy.
Trong đó, tất nhiên, có yếu tố của lòng quí mến chung đối với cô, nếu như
không nói thẳng là của tình yêu. Khi bóng ma chết chóc có thể bất kỳ lúc nào ập đến thì con người ta thường tìm kiếm sự ấm áp của trái tim người khác. Tâm hồn cũng trở nên lạnh lùng khi thường xuyên giáp mặt với cái chết và nó thèm khát đòi hỏi tình bạn, tình yêu. Tôi đã nhìn thấy không biết bao nhiêu cái hôn rất chặt của những người đàn ông vào những phút trang nghiêm và xúc động của buổi chia tay trước chuyến bay chiến đấu, lúc ra biển hay đi trinh sát. Tôi cũng đã nhìn thấy những giọt lệ trong khóe mắt của những người lính dũng cảm, những giọt nước mắt chia ly — sự yếu đuối kiêu hãnh của tâm hồn quân nhân cao thượng. Long lanh trên hàng mi, những giọt nước mắt ấy không rơi xuống boong tầu, không giỏ lên mặt cỏ
phi trường hay sàn cát của chiến hào, mà những giọt nước mắt bị ý chí kìm lại ấy lắng sâu vào lòng mắt thành những giọt nóng bỏng, nặng nề rơi vào trong tâm hồn người lính, làm nó khô đi và trở nên tàn nhẫn trong trận chiến đấu quyết tử với kẻ thù. Tình yêu biến thành lòng căm thù giặc, tình bạn thành cơn thịnh nộ, sự dịu dàng thành sức mạnh. Nước mắt người lính thật đáng sợ và kẻ nào gợi lên những giòng nước mắt ấy kẻ đó hãy đừng đợi sự
sót thương!
Sau câu chuyện, ngay đêm ấy, những người trinh sát ra đi làm nhiệm vụ và buổi sáng hôm sau tôi đã thấy những giọt nước mắt như vậy: cô Tatiana không quay trở lại.
Ngay hỏa tuyến anh em trinh sát đã gặp phải một ổ liên thanh bố trí trên đỉnh một ngọn núi dốc. Khẩu liên thanh này không hiểu ở đâu từ phía trên cứ bắn vào trong đêm và không có cách nào từ phía bên mò tới chỗ nó được.
Những người lính thủy đành trèo lên núi, ra lệnh cho cô phải đợi họ ở dưới.
Có lẽ tên bắn súng máy phát hiện ra những người trinh sát đang bò lên núi
trong đêm tối: đạn dội đến như mưa vào sườn núi. Anh em lính thủy nép mình xuống mặt đất, nhưng đường đạn ngày càng đến gần họ. Tên phát xít dùng liên thanh quét dọc sườn núi. Bỗng nhiên một tia lửa chớp lên sáng lóe ở bên phía dưới chân núi. Chiếc pháo sáng xé màn đêm phóng thẳng về phía đỉnh núi, rồi phát thứ hai, phát thứ ba. Anh em lính thủy sửng sốt: Tatiana giữ khẩu súng bắn pháo hiệu. Có lẽ cô gái định dùng cái phương pháp đã được kiểm nghiệm để giúp các bạn: bắn pháo sáng liên tục vào đối phương làm cho nó chói mắt. Nhưng phương pháp này chỉ hiệu quả khỉ hỏa điểm địch ở gần và khi những người đồng đội có thể nhanh chóng nhảy đến dùng lựu đạn tiêu diệt nó. Bây giờ thì Tatiana đã bị lộ.
Giống như cơn bão, nhóm thủy quân đứng phắt dậy, chạy thẳng lên đỉnh núi để diệt tên phát xít trước lúc hắn tìm ra Tatiana theo những phát pháo sáng của cô. Bây giờ luồng đạn bay cả về phía cô tìm tới cái người đã để lộ mình trong màn đêm dày đặc. Cơn thịnh nộ làm
tăng thêm sức mạnh cho những người lính thủy và chỉ một phút sau tên phát xít đã rống lên vì bị lưỡi lê cắm phập vào lưng. Mọi người vừa bò xuống vừa ngạc nhiên là họ đã leo được lên đến đây. Họ đi tìm kiếm khắp sườn núi mà chẳng thấy Tatiana đâu cả.
Những tràng đạn cuồng loạn của khẩu liên thanh ban nãy đã đánh thức cả
hỏa tuyến. Súng nổ tứ tung, rồi có cả tiếng đại bác. Ban ngày ở chỗ này không có nơi nào ẩn náu được cả vì toàn bộ sườn núi rõ như lòng bàn tay. Ở
đâu dưới những phiến đá có một hang ngầm mà chỉ có Tatiana là biết lối cửa vào. Trời bắt đầu sáng, cần phải rút đi.
Ngày hôm ấy trôi qua một cách nặng nề. Ephim Đưrsơ đêm trước lại đi làm một nhiệm vụ khác. Bây giờ anh ngồi im lặng mắt đăm chiêu nhìn vào một điểm. Bàn tay to lớn của anh nắm chặt lại và anh nhìn mọi người nói với một giọng khàn khàn:
— Cô gái như thế mà để thiệt mạng... Cũng là lính thủy!..
Rồi anh đứng dậy đi gặp đại úy báo cáo ý kiến về cuộc đột kích cần tiến hành đêm nay và ở đấy anh gặp những người cùng đến với mục đích như
vậy. Mặt trời đã ngả về chiều, tôi bước ra khỏi căn nhà và thấy Ephim ngồi một mình trong vườn.
Anh ngồi gục đầu vào đầu gối và cái thân hình to lớn của anh rung lên thầm lặng. Có lẽ nên để anh ngồi yên: đôi lúc người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi một mình. Nhưng nỗi đau thương của anh thật đáng sợ và tôi ngồi
xuống cạnh bên anh.
Anh ngẩng mặt lên. Anh khóc thật xấu xí, giống như đứa trẻ, lấy bàn tay chùi nước mắt và lau nước mũi. Thấy tôi đến, anh mừng vì có người để thổ
lộ tâm tình. Pha lẫn tiếng Ucren và tiếng Nga, anh kể cho tôi nghe về cô Tatiana, và tìm những chữ dịu dàng, kỳ diệu để tỏ tình yêu của mình đối với cô — một mối tình trong sạch, giản dị và kiên nhẫn. Anh nhớ lại những câu đùa, cái nhìn nhanh nhẹn và giọng nói của cô. Dần dần trước mắt tôi, như
một bông hoa đang nở, xuất hiện một cô gái dịu hiền, đồn hậu, nhậy cảm và dễ thẹn, chẳng giống với cô gái «Tatian — trinh sát viên» một tí nào. Và thật khó hiểu làm thế nào mà chính cô gái đó đêm qua đã nhận lấy ngọn lửa liên thanh về phía mình để giúp đồng đội tiến lên đỉnh núi.
Anh muốn biết rằng cô gái còn sống và sẽ sống. Tất cả những gì anh đã giữ
kín trong mình để khỏi làm tổn thương đến tình bạn chiến đấu, bây giờ trào cả ra trong lời thú nhận thiết tha. Anh chưa bao giờ nói một điều gì với Tatiana «để khỏi làm khuấy động tâm hồn cô trong lúc cô đang chiến đấu», anh đã mang mối tình của mình cho đến ngày chiến thắng, cho tới lúc
«Tatian» lại trở thành cô Tatiana. Nhưng niềm mơ ước cứ sôi sục trong lòng anh và anh tưởng tượng thấy căn nhà tranh vùng bờ sông Đơnhep, anh thấy Tatiana trong căn nhà ấy, và hạnh phúc, và những đêm trăng trong vườn và cuộc nhảy múa vui vẻ trong ngày cưới...
Đồng chí đại úy gọi anh. Ephim đứng dậy bước đi những bước rắn chắc vào nhà.
Chiều tối anh cùng năm người trinh sát viên đi về phía núi. Chúng tôi không ngủ chờ đợi anh.
Đến sáng những người trinh sát đem theo Tatiana trở về. Cô bị thương vào ngực và bị ngất đi vào lúc bò vào hầm đá. Cô nằm ở đây mất cả ngày. Gần chiều cô mới tỉnh dậy. Trong cái bóng tối trước cửa hầm thấy thấp thoáng bóng người và giọng nói lạ. Cô nổ súng. Bây giờ cô không nhớ là cô đã cầm cự ở chiếc cửa vào hầm đá đó bao nhiêu lâu. Cô nã súng vào từng chiếc bóng xuất hiện ở cửa hầm. Hết đạn. Cô để lại một viên cho mình. Sau đó cô nghe thấy một tiếng nổ lớn ở cửa hầm và lại ngất đi.
Đấy là tiếng lựu đạn của Ephim Đưrsơ nổ. Khi đến gần núi, bỗng nghe thấy
tiếng súng nổ, anh vượt lên trước đồng đội và như một con gấu hung dữ, bất chấp mọi chướng ngại vật, anh xông thẳng tới nơi có tiếng súng. Từ phía trên một tên phát xít cầm tiểu liên bắn xuống chặn đường anh. Ephim đứng thẳng dậy để nhìn xem có chuyện gì đang xảy ra ở dưới vách đá: anh thấy một lối vào hầm đá tối mù và cạnh đấy có ba, bốn xác chết cùng hàng chục tên phát xít đang bắn vào cửa hầm. Anh ném luôn lựu đạn đến, quả thứ hai, quả thứ ba rồi muốn ném luôn quả thứ tứ nữa, nhưng lúc ấy đạn của tên địch xuyên vào đùi trái, sườn và cánh tay anh. Ephim ngã xuống, anh bám vào cỏ chậm chạp trượt xuống rìa vực.
Bây giờ, khi anh em đồng đội khiêng anh trên cáng thì giữa những ngón tay to lớn của anh còn có một bông hoa trắng mà anh đã bám lấy để khỏi tụt xuống sườn núi dốc.
Anh ngẩng nhìn tôi khẩn khoản:
— Nèu tôi chết thì anh đừng nói chuyện gì cho cô ấy biết nhé... Còn nếu tôi sống, tôi sẽ tự nói.
Anh nhắm mắt lại, và những người trinh sát nâng chiếc cáng với cái thân hình nặng nề của người pháo thủ từ chiến hạm «Công xã Pari» lên một cách vất vả.
NÚT THẮT TÔPÔ
I
Tàu «Cường tráng» làm một công việc tầm thường hàng ngày: luôn luôn chất đầy lên tận ống khói nào thùng, nào sọt, nào hòm gỗ, nó chở tới Lêningrat, tới các đồn lính, tới Oranienbaum những thứ khác nhau. Những ngày cuối thu, chiếc mũi nhọn hoắt và cao lênh khênh của nó cứ chồm lên những tảng băng, tiến một cách hăng hái và kéo sau những sà lan và bè.
Cũng có lúc nó ì ạch ở vũng tàu để xoay vần cái thân hình khổng lồ của chiếc thiết giáp hạm, nhưng trong công việc này thì nó cần sự giúp sức của cả tàu
«Hùng cường» lẫn tàu «Hùng dũng», vì sức mạnh của «Cường tráng» chung quy chỉ là ở cái tên gọi thôi: thực ra, nó là một chiếc tàu kéo ở cảng loại bán phá băng, nó là một anh thợ khéo tay lầm lì và cẩn cù lao động.
Thế mà Grigôri Prôkhôrưch, người thuyền trưởng kỳ cựu của «Cường tráng»
cũng rất bực mình khi vào đúng dịp đầu mùa công việc, cánh thợ sơn của cảng lại đi sơn mất cái tên gọi kiêu hãnh «Cường tráng» mà viết lên thân tàu
những ký hiệu chẳng có nghĩa lý gì cả «CC-16», muốn để người ta hiểu là
«tàu kéo số 16 cảng Crônstat». Grigôri Prôkhôrưch phản đối bằng cách xin anh em thợ sơn ít sơn cùng mầu, tự tay viết lại tên gọi «Cường tráng» lên cả
bốn chiếc phao bảo hiểm và những thùng cứu hỏa.
— Sêsê, sêsê!.. Sêsê là cái nghĩa gì, lại còn thứ mười sáu nữa chứ? Đã là tàu biển thì phải có danh hiệu chứ không phải có số thứ tự, — trong bữa uống chè vào buổi tối ông than vãn với người bạn của
mình là bác thợ máy Đrôdơđôp mà ông vẫn thường trang trọng gọi là «thợ máy cả». Cả hai đều là những người cựu thủy thủ Bantich, đều tự nguyện phục vụ trên tàu «Cường trảng», phục vụ vẹn toàn và kiên trì đúng chục năm, cả hai đều đẫy người, nghiêm tính và vào giờ rỗi thường hay uống chè với một lượng mà không ai có thể sánh kịp.
— Cái thứ ấy mà cũng lả tàu biển à?—ông bạn vừa trả lời vừa cắn miếng đường dòn tan. — Bác Grigôri Prôkhôrưch ơi, tôi với bác hết thời đi tàu biển rồi... Thứ này là đàn banđura(1), chứ tàu biển gì...
Thế là cuộc tranh luận đã có một lịch sử lâu đời, lại bắt đầu. Đrôdơđôp là người thẳng tính và hay nói đùa, thích trêu ông thuyền trưởng, con người ưa gọi chiếc tàu kéo của mình là tàu biển, ưa đề ra kỷ luật quân sự trên tàu và giáo dục đám thanh niên, nhất là Vaxia Jỉlin, chàng thanh niên hay trêu chọc người phố Crônstat, phải biết quý cái boong tàu sạch sẽ; còn đối với «người thợ máy cả» của minh thì ông dứt khoát yêu cầu phải làm sao cho «Cường tráng» không được phì khói như tàu hỏa trong lúc chạy mà phải không có khói theo đúng như quy định cho tàu biển quân sự vậy.
Việc đổi tên tàu làm cho Grigôri Prôkhôrưch đau khổ hơn là Đrôdơđôp có thể
tưởng tượng. Nếu đối với các thuyền trưởng khác, tàu «Hùng cường», tàu
«Hùng dũng» và những loại tàu kéo tương tự mà do ý muốn của cảng đã biến thành những «cc» có số, chẳng qua chỉ là một nơi công tác không lấy gì làm yên tĩnh lắm, thì tàu «Cường tráng» đối với ông Grigôri Prôkhôrưch là tàu biển. Mà khái niệm «tàu biển» ấy, suốt hơn ba chục năm trời phục vụ
trong hải quân, Grigôri Prôkhôrưch đã quen hiểu theo một nghĩa rất lớn.
Nhưng cố mà hỏi cho rõ tàu biển đối với ông có nghĩa lý gì thì thật cũng vô ích và tàn nhẫn như đòi hỏi ở người mẹ sự giải thích rằng
đứa con đối với bà là cái gì và vì lý do nào mà bà ta hết lòng tin con bà là đứa tốt nhất, đẹp nhất, danh giá nhất và thông minh nhất, hơn cả những đứa trẻ khác.
Đối với ông thì tàu biển chính là ý nghĩa và nội dung cuộc sống. Có lẽ cái câu chung chung ấy truyền đạt được đúng hơn cả những gì đã buộc ông nhiều lúc phải hy sinh cả sức khỏe, hiến dâng tất cả sức lực và tình cảm cho con tàu, truyền đạt được điều gì đã buộc ông suốt hai chục năm liền, sáng nào
cũng dậy sớm hơn giờ báo thức xem xét boong tàu, xuồng và lớp sơn để dự
kiến phải làm việc gì trước trong ngày sao cho tàu luôn lộng lẫy, chỉnh tề, sạch sẽ và huy hoàng, vì suốt hai chục năm trời Grigôri Prôkhôrưch đã là đội trưởng đội thủy thủ: mới đầu ở trên tuần dương hạm sau đó trên tàu biển tập và cuối cùng tại thiết giáp hạm.
Cứ mỗi lần chuyển từ tàu này sang tàu khác, mỗi lần tình cảm của ông lại phải thay đổi như nhau.
(1) Một loại đàn dân tộc Ucren. ND
(2) Ban đầu là nỗi cay đắng sót sa do sự chia tay với đội thủy thủ mà ông đã từng chung sống, do ông mất đi những người bạn, những người học trò, mà ông để lại trong họ một phần bản thân mình, do vĩnh biệt với boong tàu nơi mà mỗi góc đối với ông là một lịch sử, với những chiếc xuồng mà ông đã bỏ nhiều công sức của người đội trưởng để làm nó bơi được nhanh và có một màu trắng huy hoàng.
Nỗi cay đắng chia tay ấy được thay thế bằng sự thiếu tin tưởng và không bằng lòng với chiếc tàu biển mới và đội thủy thủ của nó, vì cái gì cũng lạ, cái gì trông cũng khác, mọi người đều không quen, không biết dựa vào ai, và khắp nơi đều đòi hỏi phải để mắt tới: cái phanh dây neo lại ngoạm lệch những mắt xích, guồng quay thì rít sịt, còn những chiếc xuồng thì thô kệch như những chiếc thuyền đánh cá.
Nhưng sức mạnh của cái khái niệm «tàu biển của mình» khiến cho tất cả mọi thứ đều mau chóng biến đổi một cách diệu kỳ: phanh dây neo trở nên chắc chắn nhất, những chiếc xuồng trở nên xinh xắn nhất và chạy nhanh nhất trong toàn hạm đội, và trong đội thủy thủ hóa ra là có những người thợ mộc hay những anh thợ sơn khéo tay, mà không loại tàu biển nào có được. Và mỗi khi đứng trên bến hoặc từ ca-nô nhìn lên chiếc tàu biển mới cách đây không lâu còn là xa lạ kia thì một niềm tự hào quen thuộc lại tràn ngập trái tim ông.
Còn chiếc tàu cũ, biến thành một hình ảnh xa mờ và thân yêu, nó lắng xuồng chiếu sâu của tâm hồn và trí nhớ như một tỷ dụ vô song của cái gì tốt đẹp nhất, nhanh nhẹn nhất và thông minh nhất:
«Trên tàu «Dũng sĩ» của chúng tôi hạ xà ngang(1) chỉ mất có nửa phút, mà những thanh xà ngang ấy mới tuyệt làm sao chứ!» Và tiếng còi của đội trưởng làm cho sức kéo của những cần cẩu và những dây kéo cột buồm có một nhịp điệu mạnh phi thường, và những thân gỗ to lớn cùng dựng lên một lúc như những chiếc cánh dài, chỉ sau nửa phút là đã áp chặt vào thành cao của tàu «Hải dương» cũng giống hệt như ở tàu «Dũng sĩ». Duy chỉ mỗi khi gặp lại tàu cũ ở ngoài khơi hay đứng cạnh nhau trên bến thì Grigôri
Prôkhôrưch nhìn nó một cách ghen tuông, ông cố tìm những đường nét quen thuộc thân yêu và, theo thói quen, ông nhìn kiểm tra xem xuồng của nó đã được buộc chặt chưa và những đầu dây có thò ra dưới tấm vải bọc không.
Có lẽ để giải thích sự gắn bó của Grigôri Prôkhôrưch với tàu chiến, với cái ngăn nắp, trật tự, với sức mạnh và sự sạch sẽ của nó thì dễ
hơn cả là bằng tình yêu riêng của ông với con tàu. Nhưng điều kỳ lạ
là tất cả những chiếc tàu mà đã được ông hiến dâng cho một phần trái tim mình trong những năm phục vụ kia, lại hòa hợp nhuần nhuyễn với nhau thành một khái niệm chung là tàu biển.
Chính khái niệm đó đã buộc ông cùng sáu người thủy thủ Bantich, cũng già như ông, bỏ chiếc tuần dương hạm tin cậy và thân yêu lại
Genxinphooc để xách một chiếc va-li nhỏ có bánh mì, ít đồ hộp cùng vài thứ dụng cụ gì đó, sang ngư lôi hạm «Xung phong». Ngư
lôi hạm này hầu như không còn thủy thủ mà bọn phát xít thì đã tiến đến gần thành phố và toàn hạm đội phải cấp tốc rút qua lớp băng dầy đặc về Crônstat chứ không thể hy vọng vào sự bảo đảm hão huyển của những điểm ký kết trên tờ giấy của bản hòa ước được, Tàu «Xung phong» đỗ ở bến phía Nam nằm ngay trong thành phố.
Nó nép sát vào thành bến và cả bốn khẩu súng trên mình nó đều dựng ngược lên giống như đám lông trên lưng mệt con chó con dũng cảm sẵn sàng xông vào trận đấu, mặc dầu trận đấu ấy không hứa hẹn với nó một điều gì tốt đẹp, — những người thủy thủ đầy nhiệt huyết còn lại trên ngư lôi hạm sẵn sàng nhả đạn ngay vào bọn phát xít mà không cần suy nghĩ gì, nếu như chúng dám đụng đến lá cờ đỏ đang phấp phới trên cột cờ cắm ở đầu lái chiến hạm bất lực này.
Những người hải quân từ tuần dương hạm đến, trong đó có một người của ban chỉ huy toàn Bantích, đã giải thích cho anh em thủy thủ tàu «Xung phong» rằng không được nổ súng vì dù sao đi nữa vẫn là hòa bình. Nhưng dù thế nào thì cũng phải rút lui. Vấn đề này sinh ra biết bao nhiêu là việc: số người trên ngư lôi hạm có thể đếm trên đầu ngón tay được, máy móc đều mệt mỏi sau ba năm tuần tiễu và những trận phong ba, trong số thủy thủ cũ chỉ có một sĩ
quan phá mìn ở lại tàu. Thế mà «Xung phong» chỉ trong một đêm đã nhận đù than, chữa chạy xong máy và nồi hơi và ngay ngày hôm sau, khi tiếng súng của bọn Đức đì đẹt nổ ở Explanađa sát bên bến tàu đậu thì nó đã nhổ neo tiến vào bãi băng.
Suốt mười bốn ngày đêm liền, nó lặn lội trong bể băng tuyết, nó len lỏi những đường nứt ngoằn ngoèo trên mặt băng do tàu đi qua để
lại. Nhờ gặp chiếc tàu tải kéo, nên nó được nghỉ ngơi hai ngày. Đến ngày thứ ba thì chúng đuổi kịp tàu «Cảnh giác» đang bị mắc trong băng, phần mũi phá băng dài của nó bị bẻ chẹo hẳn sang một bên và cả hai chân vịt đều bị gẫy. «Xung phong» đành nhường tàu kéo
cho nó và lại lặn lội một mình. Đôi lúc những tảng băng ép lại làm những thành yếu ớt của ngư lôi hạm bị kẹp giữa bãi băng mênh mông kêu răng rắc. Đối với bãi băng ấy thì việc bóp bẹp tàu khác nào như việc dùng cánh cửa để làm dập khúc xương gà non.
Prôkhôrưch chạy xuống hầm tàu, ông đặt tay vào miếng thép chỗ
nối đang rung lên và qua đấy ông cảm thấy sức ép nặng nề của băng. Đành phá hết xuồng lấy gỗ để củng cố sườn tàu và thất vọng rút ra khỏi rãnh băng lạnh buốt và phản bội cứ cố bóp bẹp tàu lại này. Có lần, cũng vì thế mà tàu bị gẫy mất chân vịt bên phải. Tàu vẫn tập tễnh chạy bằng một chân nó vẫn cứ đi, đi mãi về phía trước, về Crônstat thân yêu. Thế mà khi đã về gần đến Gogơlanđơ
thân tàu vẫn bị một tảng băng nhọn đâm thủng vào buồng máy bên phải và bốn ngày đêm liền Prôkhôrưch đã đứng trong nước lạnh cóng ngập đến đầu gối để cùng những người khác thay phiên nhau bơm nước tràn qua những khe thủng của miếng vá do họ vừa vội vã làm xong ra khỏi tàu. Từ đấy bệnh thấp khớp thấm vào ông và cứ
mỗi lần giở trời lại làm ông đau phát khóc, nó không để ông đi lại nhanh nhẹn như hồi ông còn trên boong tàu kia nữa, khi còn là đội trưởng đội thủy thủ.
(1) Xà ngang — một thân gỗ đặt ngang thường được thả xuống thành tàu để buộc xuồng. BT.
Ban đầu là nỗi cay đắng sót sa do sự chia tay với đội thủy thủ mà ông đã từng chung sống, do ông mất đi những người bạn, những người học trò, mà ông để lại trong họ một phần bản thân mình, do vĩnh biệt với boong tàu nơi mà mỗi góc đối với ông là một lịch sử, với những chiếc xuồng mà ông đã bỏ
nhiều công sức của người đội trưởng để làm nó bơi được nhanh và có một màu trắng huy hoàng. Nỗi cay đắng chia tay ấy được thay thế bằng sự thiếu tin tưởng và không bằng lòng với chiếc tàu biển mới và đội thủy thủ của nó, vì cái gì cũng lạ, cái gì trông cũng khác, mọi người đều không quen, không biết dựa vào ai, và khắp nơi đều
đòi hỏi phải để mắt tới: cái phanh dây neo lại ngoạm lệch những mắt xích, guồng quay thì rít sịt, còn những chiếc xuồng thì thô kệch như những chiếc thuyền đánh cá.
Nhưng sức mạnh của cái khái niệm «tàu biển của mình» khiến cho tất cả mọi thứ đều mau chóng biến đổi một cách diệu kỳ: phanh dây neo trở nên chắc chắn nhất, những chiếc xuồng trở nên xinh xắn nhất và chạy nhanh nhất
trong toàn hạm đội, và trong đội thủy thủ hóa ra là có những người thợ mộc hay những anh thợ sơn khéo tay, mà không loại tàu biển nào có được. Và mỗi khi đứng trên bến hoặc từ ca-nô nhìn lên chiếc tàu biển mới cách đây không lâu còn là xa lạ kia thì một niềm tự hào quen thuộc lại tràn ngập trái tim ông. Còn chiếc tàu cũ, biến thành một hình ảnh xa mờ và thân yêu, nó lắng xuồng chiếu sâu của tâm hồn và trí nhớ như một tỷ dụ vô song của cái gì tốt đẹp nhất, nhanh nhẹn nhất và thông minh nhất: «Trên tàu «Dũng sĩ»
của chúng tôi hạ xà ngang chỉ mất có nửa phút, mà những thanh xà ngang ấy mới tuyệt làm sao chứ!» Và tiếng còi của đội trưởng làm cho sức kéo của những cần cẩu và những dây kéo cột buồm có một nhịp điệu mạnh phi thường, và những thân gỗ to lớn cùng dựng lên một lúc như những chiếc cánh dài, chỉ sau nửa phút là đã áp chặt vào thành cao của tàu «Hải dương»
cũng giống hệt như ở tàu «Dũng sĩ». Duy chỉ mỗi khi gặp lại tàu cũ ở ngoài khơi hay đứng cạnh nhau trên bến thì Grigôri Prôkhôrưch nhìn nó một cách ghen tuông, ông cố tìm những đường nét quen thuộc thân yêu và, theo thói quen, ông nhìn kiểm tra xem xuồng của nó đã được buộc chặt chưa và những đầu dây có thò ra dưới tấm vải bọc không.
Có lẽ để giải thích sự gắn bó của Grigôri Prôkhôrưch với tàu chiến, với cái ngăn nắp, trật tự, với sức mạnh và sự sạch sẽ của nó thì dễ hơn cả là bằng tình yêu riêng của ông với con tàu. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những chiếc tàu mà đã được ông hiến dâng cho một phần trái tim mình trong những năm phục vụ kia, lại hòa hợp nhuần nhuyễn với nhau thành một khái niệm chung là tàu biển.
Chính khái niệm đó đã buộc ông cùng sáu người thủy thủ Bantich, cũng già như ông, bỏ chiếc tuần dương hạm tin cậy và thân yêu lại Genxinphooc để
xách một chiếc va-li nhỏ có bánh mì, ít đồ hộp cùng vài thứ dụng cụ gì đó, sang ngư lôi hạm «Xung phong». Ngư lôi hạm này hầu như không còn thủy thủ mà bọn phát xít thì đã tiến đến gần thành phố và toàn hạm đội phải cấp tốc rút qua lớp băng dầy đặc về Crônstat chứ không thể hy vọng vào sự bảo đảm hão huyển của những điểm ký kết trên tờ giấy của bản hòa ước được, Tàu «Xung phong» đỗ ở bến phía Nam nằm ngay trong thành phố. Nó nép sát vào thành bến và cả bốn khẩu súng trên mình nó đều dựng ngược lên giống như đám lông trên lưng mệt con chó con dũng cảm sẵn sàng xông vào trận đấu, mặc dầu trận đấu ấy không hứa hẹn với nó một điều gì tốt đẹp, —
những người thủy thủ đầy nhiệt huyết còn lại trên ngư lôi hạm sẵn sàng nhả
đạn ngay vào bọn phát xít mà không cần suy nghĩ gì, nếu như chúng dám đụng đến lá cờ đỏ đang phấp phới trên cột cờ cắm ở đầu lái chiến hạm bất lực này.
Những người hải quân từ tuần dương hạm đến, trong đó có một người của ban chỉ huy toàn Bantích, đã giải thích cho anh em thủy thủ tàu «Xung phong» rằng không được nổ súng vì dù sao đi nữa vẫn là hòa bình. Nhưng dù thế nào thì cũng phải rút lui. Vấn đề này sinh ra biết bao nhiêu là việc: số
người trên ngư lôi hạm có thể đếm trên đầu ngón tay được, máy móc đều mệt mỏi sau ba năm tuần tiễu và những trận phong ba, trong số thủy thủ cũ
chỉ có một sĩ quan phá mìn ở lại tàu. Thế mà «Xung phong» chỉ trong một đêm đã nhận đù than, chữa chạy xong máy và nồi hơi và ngay ngày hôm sau, khi tiếng súng của bọn Đức đì đẹt nổ ở Explanađa sát bên bến tàu đậu thì nó đã nhổ neo tiến vào bãi băng.
Suốt mười bốn ngày đêm liền, nó lặn lội trong bể băng tuyết, nó len lỏi những đường nứt ngoằn ngoèo trên mặt băng do tàu đi qua để lại. Nhờ gặp chiếc tàu tải kéo, nên nó được nghỉ ngơi hai ngày. Đến ngày thứ ba thì chúng đuổi kịp tàu «Cảnh giác» đang bị mắc trong băng, phần mũi phá băng dài của nó bị bẻ chẹo hẳn sang một bên và cả hai chân vịt đều bị gẫy. «Xung phong» đành nhường tàu kéo cho nó và lại lặn lội một mình. Đôi lúc những tảng băng ép lại làm những thành yếu ớt của ngư lôi hạm bị kẹp giữa bãi băng mênh mông kêu răng rắc. Đối với bãi băng ấy thì việc bóp bẹp tàu khác nào như việc dùng cánh cửa để làm dập khúc xương gà non.
Prôkhôrưch chạy xuống hầm tàu, ông đặt tay vào miếng thép chỗ nối đang rung lên và qua đấy ông cảm thấy sức ép nặng nề của băng. Đành phá hết xuồng lấy gỗ để củng cố sườn tàu và thất vọng rút ra khỏi rãnh băng lạnh buốt và phản bội cứ cố bóp bẹp tàu lại này. Có lần, cũng vì thế mà tàu bị
gẫy mất chân vịt bên phải. Tàu vẫn tập tễnh chạy bằng một chân nó vẫn cứ
đi, đi mãi về phía trước, về Crônstat thân yêu. Thế mà khi đã về gần đến Gogơlanđơ thân tàu vẫn bị một tảng băng nhọn đâm thủng vào buồng máy bên phải và bốn ngày đêm liền Prôkhôrưch đã đứng trong nước lạnh cóng ngập đến đầu gối để cùng những người khác thay phiên nhau bơm nước tràn qua những khe thủng của miếng vá do họ vừa vội vã làm xong ra khỏi tàu.
Từ đấy bệnh thấp khớp thấm vào ông và cứ mỗi lần giở trời lại làm ông đau phát khóc, nó không để ông đi lại nhanh nhẹn như hồi ông còn trên boong tàu kia nữa, khi còn là đội trưởng đội thủy thủ.
Ông đã làm tất cả việc đó vì một chiếc tàu nhỏ bé và xa lạ đối với ông, thậm chí ông chưa phục vụ trên đó bao giờ. Cho nên đúng hơn thì không phải là nói về tình yêu của ông đối với tàu biển mà là tình yêu đối với toàn hạm đội. Nhưng Grigôri Prôkhôrưch chẳng có thì giờ mà ngồi phân tích sâu sắc tình cảm của mình và ông đã phục vụ
hạm đội một cách giản đơn hết khả năng theo cách hiểu biết của mình.
Bệnh thấp khớp đã đưa ông đến tàu «Cường tráng». Mười năm về
trước, sau buổi lễ kéo cờ trang nghiêm vào ngày Cách mạng tháng Mười, đồng chí chỉ huy và chính ủy thiết giáp hạm đã chúc mừng ông trước hàng thủy thủ nhân dịp hai mươi nhăm năm ông phục vụ
trong hạm đội Bantich và trao tặng ông chiếc đồng hồ vàng có khắc chữ lưu niệm. Sau đó ngồi trong xoang tàu đồng chí chính ủy có nói rằng nếu ông chịu khó một tí để thi mấy môn thì người ta sẽ đưa ông lên hàng ngũ sĩ quan trung cấp và sẽ cử ông làm người phụ tá thứ hai của chỉ huy thiết giáp hạm. Triển vọng này đã làm ông lo ngại vì thực ra tuổi già cùng bệnh thấp khớp đã có ảnh hưởng. Ông thú thực với chính ủy rằng thời gian gần đây ông quả không nghĩ
đến việc cất nhắc mà muốn được về nghỉ ngơi (vì bây giờ đối với ông phục vụ một cách thực sự thì hơi khó), nhưng nhiều đêm ông cứ trở mình hoài không ngủ được trước cái hình ảnh đáng sợ của sự
vô công rồi nghề ở trên bờ. Cuối cùng ông đánh bạo đề nghị cho ông một nơi yên tĩnh trên một chiếc tàu biển nhỏ, nơi công việc nhẹ
nhàng hơn chứ đừng bắt ông phải lên bờ, ở đấy lo vì không quen mà ông sẽ chẳng chịu được lâu.
Thế là ông trở thành thuyền trưởng của «Cường tráng» và ngay từ
ngày đó ông đã đề ra những kỷ luật hải quân thực sự trên tàu: hàng ngày phải lau sạch boong tàu và cọ bóng những tay sắt, tay đồng, ông đòi hỏi trang phục, kỷ luật quân sự mà cái đơn vị làm theo hợp đồng trên tàu này không lấy gì ưa lắm, ông còn cố bắt bằng được cứ mỗi sáng khi chào cờ thì toàn bộ «ban chỉ huy» —
nghĩa là «thợ máy cả» và đội trưởng thủy thủ mà ông phong hàm là
«trợ tá trưởng», — phải báo cáo với ông rằng trên tàu kéo trợ lực «Cường tráng» không có hiện tượng gì đặc biệt xẩy ra.
Trên cảng người ta chỉ biết cười những cái lầm cẩm của ông già mà không biết tìm hiểu sâu xa bản chất cao cả chân chính của chúng.
Nhưng bao lâu sau, ai nấy đều ngạc nhiên nhận thấy rằng trên tàu
«Cường tráng» bây giờ máy móc tuy đã cũ nhưng ít hư hỏng hơn, bước chân lên boong tàu cảm thấy dễ chịu hơn, tất cả mọi nhiệm vụ
đều được thực hiện một cách nghiêm túc và nhanh chóng và bất kỳ
lúc nào cũng có thể phái «Cường tráng» đi bất cứ đâu vì thuyền trưởng luôn có mặt trên tàu và số thủy thủ lên bờ đã được tính toán
sao cho những người còn lại có thể nhanh chóng cho phát hơi và rời khỏi cảng. Thực ra, thành phần thủy thủ lấy từ số anh em tự do của Crônstat đã thay đổi nhiều lần cho đến lúc chọn toàn những người có cùng quan điểm với Grigôri Prôkhôrưch về việc phục vụ trong hải quân dù là dưới loại cờ nào — cờ xanh của cảng hay cờ quân đội.
Ông Prôkhôrưch đã giải thích cho Đrôdơdôp rằng thậm chí tàu ngầm người ta cũng gọi bằng số thứ tự như S-1, Ch-315, cho nên ký hiệu CC-16 chẳng có gì là đáng buồn giận cả, nhưng ông vẫn chỉ dùng ký hiệu ấy trong khi viết hồ sơ thôi, còn lúc trên boong tàu và ở
cảng thì ông cứ gọi tàu mình là «Cường tráng».
Một tháng rưỡi sau sự kiện đổi tên, sau khi giao cho một đơn vị ở xa báo chí, đạn dược, một chiếc máy hát mới và nhận về những thùng đựng rỗng không, «Cường tráng» trở lại Crônstat. Hôm ấy là một ngày mùa thu êm ả và nắng ráo, và Prôkhôrưch cho phép mình xuống buồng — tu nước chè. Nhưng mới uống đến chén thứ sáu thì Đrôdơđôp từ tầng trên chạy xuống thò đầu vào cánh cửa sáng sủa gọi:
— Đồng chí thuyền trường ơi, ba chân bốn cẳng chạy ngay lên trên này! Hãy ngắm xem!
Trong giọng nói của Đrôdơđôp có một cái gì độc ý làm Prôkhôrưch hồi hộp chạy ngay lên boong tàu — và ông đã hết sức sửng sốt.
Có một chiếc tàu chiến, tuyệt đẹp mà chưa ai từng thấy đang đi ngược chiều với «Cường tráng». Mang trên mình những nòng súng dài, những máy phóng ngư lôi cổ rộng, những máy nhìn tầm xa chính xác, những máy điện tử phức tạp, chiếc tàu cân đối này đang vun vút đẫm mình trong nước, lướt trên mặt biển và để lại tiếng âm vang của những quạt gió mạnh. Tất cả cái sức mạnh chiến đấu của tàu được xắp xếp gọn gàng và thông minh trên những buồng máy và buồng hơi. Hình dáng thoi nhọn tuyệt đẹp của thân tàu xẻ mặt nước lóng lánh mà đi, còn phía sau nó là một làn sóng bọt ngầu bám chặt vào đuôi tàu chứng tỏ cái tốc độ rất lớn của con tàu đang bay trên mặt nước.
Có một chiếc tàu chiến, tuyệt đẹp mà chưa ai từng thấy đang đi ngược chiều với «Cường tráng». Mang trên mình những nòng súng dài, những máy phóng ngư lôi cổ rộng, những máy nhìn tầm xa chính xác, những máy điện tử phức tạp, chiếc tàu cân đối này đang vun vút đẫm mình trong nước, lướt trên mặt biển và để lại tiếng âm vang của những quạt gió mạnh. Tất cả cái sức mạnh chiến đấu của tàu được xắp xếp gọn gàng và thông minh trên những buồng máy và buồng hơi. Hình dáng thoi nhọn tuyệt đẹp của thân tàu xẻ mặt nước lóng lánh mà đi, còn phía sau nó là một làn sóng bọt ngầu bám chặt vào đuôi tàu chứng tỏ cái tốc độ rất lớn của con tàu đang bay trên mặt nước.
Grigôri Prôkhôrưch vừa ngắm chiếc chiến hạm mới được bổ sung, vừa nháy mắt nói với Đrôdơđôp:
— Đồng chí thợ máy cố mà học đấy nhé: phóng nhanh như ngư lôi vậy mà nào có thấy khói đâu?
Quả thế, trên những ống khói thấp chỉ thấy lớp không khí nóng trong suốt hơi rung động: toàn hộ chất cháy của dầu hỏa bị những bình
hơi hút hết. Nhưng Đrôdơđôp gật đầu ra hiệu cho ông một cách châm chọc:
— Sao ông lại nhìn ống khói... có biết chữ không đấy?
Grigôri Prôkhôrưch thoáng nhìn và hết đỗi bàng hoàng: con mắt sắc sảo của người thủy thủ giúp ông nhận ra ngay dòng chữ «Cường tráng» trên phía sau tàu. Vaxia Jilin chỉ đợi có lúc ấy để cười vang thoải mái, nhưng anh mất hứng vội im ngay vì Grigôri Prôkhôrưch quay nhìn anh ta mặt ông tối tăm như giông tố:
— Đồng chí thường trực! Tại sao anh không chào? Không thuộc điều lệ à?..
Vaxia bèn nhảy đến cột buồm và vội vã tháo cờ ra, còn ông Prôkhôrưch người thủy thủ Bantich không cao lớn, chắc người, tóc đã bạc và có bộ mặt sạm đi vì nắng gió, hô vang: «Đứng nghiêm!»
và giơ nắm tay lên ngang chiếc mũ lính thủy đã cũ của mình đứng bất động như một pho tượng đá.
Trong cái bất động đó của ông có một cái gì trang trọng làm cho Vaxia, một người vui vẻ, hay cười, cũng phải im bặt. Đrôdơdôp cũng không mỉm cười nữa, và những người khác «làm theo hợp đồng», vừa chạy lên boong tàu để nhìn qua đống thùng, đống hộp cái hình ảnh lực lượng trẻ tuyệt vời, đầy sức sống của hạm đội Bantich, cũng phải đứng nghiêm. Trong sự tĩnh mịch ấy chỉ còn nghe thấy tiếng sình sịch vội vàng và cần cù của những chiếc pít-tông của chiếc
«Cường tráng» nhỏ bé này và tiếng âm vang trầm tĩnh của những tuốc bin và quạt gió của chiếc kia. Một lá cờ mới màu trắng dọc xanh có sao đỏ và quốc huy Liên-xô, tung ra theo chiều gió trên đỉnh cột cờ ngư lôi hạm. Nó được thả xuống để trả lời sự chào mừng của chiếc cờ cảng màu xanh đã cũ, rồi lại lên cao và tung bay phấp phới.
Ngư lôi hạm lướt qua, chân vịt của nó quay mạnh đã sinh ra một đợt sóng ngầm thoai thoải xô tới chiếc tàu kéo và rất dễ dàng, không cần một sự cố gắng nào cả, nó đã làm cho tàu kéo nghiêng đi. Trên boong tàu hòm gỗ đổ liểng xiểng, Vaxia chạy đuổi theo một chiếc thùng đang lăn đến lan can, một chiếc thùng cứu hỏa bị hòm gỗ đập vào vừa kêu long cong vừa lăn đến chân Grigôri Prôkhôrưch.
Sự kiện bất ngờ ấy làm mất hết cả không khí trang nghiêm và Grigôri Prôkhôrưch, sau khi tóm được chiếc thùng cứu hỏa, đã văng ra những câu thoải mái mà chẳng kể gì đến yêu cầu phải tuân thủ
điều lệ hải quân cả. Mãi cho đến lúc thùng, hòm đã lại được buộc chặt gọn ghẽ vào boong tàu thì ông mới để ý thấy chiếc thùng mà ông đang vung vẩy trong tay. Ông treo thùng lên chỗ cũ, ngắm nhìn hàng chữ viết trên nó rồi bỏ đi xuồng lòng tàu, ngắn gọn ra lệnh cho Vaxia:
— Sơn kín đi!
Thế là tàu «Cường tráng» xưa kia đã dứt khoát trở thành tàu «CC 16» khiêm tốn. Nhưng bây giờ nếu ai trở về tàu không đúng giờ hay để xẩy ra sự gì hư hỏng trên tàu thì bao giờ Grigôri Prôkhôrưch cũng kết thúc lời phê bình sấm sét của mình bằng câu:
— Anh không có một tí tự hào thực sự nào về chiến hạm cả... Làm như thế thì anh không bao giờ trở thành thủy thủ Bantich dược! Cái đồ lạc hậu à, anh phải nhớ rằng mình đã nhường tên lại cho tàu nào chứ?..
Và những tay vịn bằng đồng trên tàu «CC-16» lại bóng nhoáng không kém gì chính trên tàu «Cường tráng», trên boong và trong buồng máy lúc nào cũng sạch sẽ như trên tàu quân sự, cả đến Đrôdơđôp cũng tìm ra cách biến đụn khói dầy đặc thường sặc sụa trên ống khói thành một giải khói nhỏ mầu xám.
II
Vào một buổi tối lạnh của tháng mười một, tàu «CC-16» trở về cảng Crônstat. Cũng như cả thành phố, cảng Crônstat đang chìm trong bóng đêm, và hình dáng những chiếc tàu biển đỗ ở bến hiện lên mờ ảo. Cơn gió bão rít mạnh trên ngọn những cây cổ thụ của công viên Pêtrôpxki và đôi lúc đám cành trơ trụi lại in hình lên nền trời xanh nhạt: đó là lúc chiếc đèn pha từ
một đồn gác ở xa kiểm tra bầu trời và mặt biển. Suốt những ngày này, tàu làm việc chẳng kể ngày đêm vì đó là thời gian rất căng thẳng. Thậm chí Grigôri Prôkhôrưch cũng không còn đòi hỏi đến sự sạch sẽ nữa, — đội thủy thủ không được ngủ đẫy giấc và quên cả bến bờ vì công việc dồn dập.
Tàu vừa ghé sát bến thì từ trong bóng tối đã vang lên giọng nói của đồng chí đặc phái viên:
— Grigôri Prôkhôrưch, đồng chí phụ trách cảng cấp tốc mời bác đến ngay!
Và Prôkhôrưch, không kịp thay bộ quần áo làm việc, vội nhảy lên bờ. Sau hai tiếng, ông trở về nom trịnh trọng và nghiêm chỉnh. Ông tập họp toàn đơn vị
lại gian phòng công cộng và tuyên bố rằng «CC-16» vừa được nhận nhiệm vụ chiến đấu, cho nên chỉ ông và đồng chí «thợ máy cả» là những người sĩ
quan dự bị ở lại tàu thôi, còn toàn đội «làm theo hợp đồng» thì sáng phải đi lĩnh thanh toán ở ban quản trị cảng vì sẽ có thủy quân hồng quân đến thay.
Vaxia Jilin hồi hộp đứng dậy tuyên bổ rằng dù người ta có dùng đến vũ lực đi nữa thì anh cũng không bỏ tàu, anh còn nói rằng chắc
trong thời gian qua, ông Grigôri Prôkhôrưch đã quá mệt nên không còn biết giải thích với đồng
chí phụ trách hộ là họ không phải là cái thứ «hợp đồng» nào cả, mà là những người xô-viết và những người thủy thủ Bantich, và thật xấu hổ nếu như ngay ngày đầu chiến tranh mà đã bỏ chiến hạm cho những kẻ khác, còn bản thân thì cứ ở Crônstat luôn chở rau cải. Sau anh, những người khác đều đứng lên có ý kiến. Cả đến bác thợ đốt lò Macxutôp mà trước đây thường giơ cái bệnh sốt rét kinh niên ra để tránh mọi việc, cũng phát biểu. Grigôri Prôkhôrưch lập tức đi gặp đồng chí phụ trách cảng. Trên đường đi ông rẽ qua nhà ở
khoác chiếc áo cổ cứng có ba vạch kim tuyền trên ống tay mà đã mười năm nay ông không dùng.
Công tác chiến đấu của tàu «CC-16» đã bắt đầu như vậy. Dù sao đi nữa, đồng chí phụ trách cảng cũng gạt đi ba người, trong đó có Macxutôp, và cử
những người khác, lính thủy dự bị, đến thay. Súng liên thanh đặt ngay trên đầu tàu, trong chòi canh là đài vô tuyến xinh gọn, và chiều hôm sau thì «CC-16» đã đậu ở một bến xa, nơi tập trung các chiến hạm của đơn vị đổ bộ, ban đêm nó làm nhiệm vụ bảo vệ, và Vaxia Jilin là người đầu tiên thường trực súng máy và pháo tín hiệu.
Suốt hai ngày liền, «CC-16» bận việc tíu tít, nó chở người, vũ khí, lương thực, nước uống, đạn dược đến chiến hạm, chạy đi chạy lại thi hành mệnh lệnh của đồng chí chỉ huy đơn vị giữ cờ trên ngư hạm «Cường tráng».
Đến ngày thứ ba thì chân Grigôri Prôkhôrưch đau nhức nhối và đến trưa đúng là đổi trời, tuyết rơi rất dầy. Từng chùm tuyết lớn ướt át rơi xuống chiến hạm, xuống mặt nước đen thâm làm không còn nhìn thấy gì nữa. «CC-16» bị nghẽn cạnh sườn tàu «Cường tráng».
Grigôri Prôkhôrưch đứng trên cầu ngắm nhìn chiến hạm. Những bông tuyết rơi phải ống khói nóng lập tức biến thành nước từ từ chảy thành giòng trên mầu son xanh xám hoàn mỹ của tàu. Ngay khi
ấy từ phía boong tàu, đồng chí trung tá thuyền trưởng chiến hạm cất tiếng gọi ông. Đấy là đồng chí chỉ
huy toàn đơn vị, nhưng Grigôri Prôkhôrưch nhận ngay ra anh học viên vui tính Côlia Cuôccôpxki mà mười hai năm về trước ông đã giảng cho biết những bí quyết của nghề hàng hải. Không hiểu tại sao anh ta không thể nào buộc chặt được nút thắt tôpô, đến nỗi Grigôri Prôkhôrưch phát bực mình bắt anh ta phải ngồi buộc nút ấy bốn chục lần liền, cho đến lúc những ngón tay Cuôccôpxki còn chưa tự động đan chéo được cái nút thắt này, mà theo con mắt của người đội trưởng là đơn giản. Cuôccôpxki mời Grigôri Prôkhôrưch sang uống nước chè. Ông già cố tỏ ra ta vẫn khỏe mạnh như xưa, cố nhấc đôi chân đau qua lan can bước sang tàu kia, và ở đây thông qua đôi chân ấy ông liền cảm thấy một nhịp rung ngầm liên tục của toàn bộ thân tàu «Cường
tráng» vẫn ở tư thế sẵn sàng xuất phát và chiến đấu: hàng trăm máy móc đốt nóng đang rung lên như một con chó săn khỏe mạnh và nhanh nhẹn đánh hơi thấy mồi.
Một không khí ấm cúng tràn ngập trong hành lang của chiếc chiến hạm sạch sẽ này. Có mùi hơi nước, mùi sơn, mùi thơm của chiếc thảm mới trải ngay ở
lối xuống hầm tàu và mùi cay cay chiến đấu của dầu súng máy mà người ta đã dùng để đánh bóng máy nâng đạn. Trong gian công cộng ánh đèn sáng sủa, thật ấm cúng và yên bình, tiếng đài mở không to lắm và có cảm giác như không phải trong đêm nay đơn vị sẽ đi làm nhiệm vụ. Chỉ có tấm bản đồ
trải trên bàn bên ở gần đi văng là nhắc tới điều đó. Mãi đến chén chè thứ tư
Cuôccôpxki mới thôi nhắc lại thời còn là học viên, về thiết giáp hạm và nút thắt tôpô mà anh vẫn nhớ mãi, rồi như vô tình, anh hỏi về đội thủy thủ của Grigôri Prôkhôrưch: nếu như có chuyện gì xẩy ra, nó vẫn không sợ chứ? ông già trả lời rằng tuy đội thủy thủ của ông gồm những người làm theo hợp đồng nhưng rất tốt và đáng tin cậy.
Cuôccôpxki dẫn ông đến gần bản đồ rồi chỉ vào một lối đi hẹp tục gọi là «họng chó», nơi đơn vị cần phải đi qua (vì lối thứ hai để đi đến vị trí đổ bộ lại nằm giữa những hòn đảo có địch đóng), và nói rẳng do thời tiết xấu này nên «CC-16» phải đảm nhiệm một nhiệm vụ
chiến đấu. Trước khi trời tối, nó phải đến chiếc đèn phao ở gần «họng chó»
đã bị tắt vì chiến tranh, rồi thả neo cạnh bờ đá và sẽ theo lệnh điều khiển bằng vô tuyến từ «Cường tráng», bật đèn trên mũi tàu chỉ đường cho đơn vị
tiến đến. Tất cả chiến hạm và tàu tải chở lính sẽ theo ngọn đèn đó vượt qua
«họng chó», sau đó «CC-16», trước ba giờ sáng, phải đuổi theo đơn vị ngay để vận chuyển bộ đội đổ bộ lên bờ vào đứng mười giờ sáng.
Đồng thời Cuôccôpxki hạ lệnh cho một trung úy cầm bản đồ và bản mật mã vô tuyến sang tàu «CC-16» để giúp thuyền trưởng tàu này (anh nói là «để
giúp», làm Grigôri Prôkhôrưch rất vừa lòng). Cuôccôpxki một lần nữa nhắc lại rằng đài vô tuyến chỉ có thể sử dụng để nhận tín hiệu thôi và «CC-16»
phải đuổi theo tàu vận tải không được chậm trễ.
Grigôri Prôkhôrưch vội vã ra về để phân công công việc. Vào lúc trời gần tối, chiếc tàu kéo «CC-16» một thân một mình tiến về phía «họng chó» và thả
neo đỗ lại cạnh đèn phao. Càng về tối tuyết rơi càng nhiều thành một màu trắng phủ kín cả chung quanh. Grigôri Prôkhôrưch rất lo lắng vì các chiến hạm có thể sẽ không nhìn thấy ngọn đèn hiệu, nhưng chẳng có cách nào giải quyết. Mọi người đợi chờ tín hiệu bằng vô tuyến. Chẳng mấy chốc từ chòi đài vô tuyến người ta đem lại một mảnh giấy, đồng chí trung úy vừa tra mật mã vừa lầm bầm
đọc: «Apêtia... Vanhia... Lesa... », rồi tuyên bố rằng đơn vị đã nhổ neo.
Mọi người sốt ruột chờ đợi tín hiệu thứ hai cho phép bật đèn.
Tuyết rơi càng dầy hơn, đã hai lần phải xúc tuyết trên cầu đi vì nước đọng lại quá nhiều. Đến nửa đêm thì Grigôri Prôkhôrưch cho rằng kế hoạch đã bị
hoãn vì lý do không vượt qua được tuyết dày và đơn vị đã quay trở lại. Đồng chí trung úy ngạc nhiên quay đầu lại phía ông, vừa gạt những bông tuyết ướt cứ cố tình nhét đầy vào cổ áo, anh vừa nói chẳng nhẽ ông lại nghĩ thật rằng có thể không thi hành mệnh lệnh? Đồng chí đã hỏi với một giọng làm cho Prôkhôrưch cảm thấy kính trọng chàng thanh niên này hơn và lập tức ông đi kiểm tra xem bật đèn có trục trặc gì không.
Nhưng tín hiệu vẫn chẳng thấy đâu và trung úy bắt đầu bực mình. Đồng chí cho rằng anh điện báo viên của chiếc tàu kéo bé nhỏ này đã bỏ lỡ mất tín hiệu và đáng nhẽ phải lấy một người thủy quân vì chắc đơn vị đang đi qua ngay gần đâu đây trong cái cơn bão tuyết
mịt mù này vì đơn vị phải vượt qua «họng chó» trước hai giờ sáng. Chiến dịch không thể bị trung tá Cuôccôpxki hoãn lại vì đặc tính của đồng chí trung tá không phải như thế, và đồng chí không hề huấn luyện cho sĩ quan của mình điều đó; chỉ còn có thể
nghĩ rằng người ta đã bỏ lỡ mất tín hiệu. Anh cúi xuống cầu và gọi Grigôri Prôkhôrưch yêu cầu cứ cho bật đèn lên. Ánh sáng chói lọi dập vào bóng tối và chiếu sáng những bông tuyết đang chậm chạp quay cuồng rơi xuống không ngừng. Có lẽ cách xa năm mươi mét thì chỉ có thể đoán được tia sáng này bằng cái ánh hào quang yếu ớt của tuyết trắng; như thế có nghĩa là đơn vị đang mò trong tuyết đi cạnh những mỏm đá mà không có sự giúp đỡ của đèn báo hướng.
Tất cả những lo lắng và ngờ vực ấy trung úy giữ lại trong lòng, còn Grigôri Prôkhôrưch thì yên tâm chờ đợi. Thật ra, cái giọng nói mà trung úy đã trình bầy với ông ý kiến của mình về mệnh lệnh đã làm ông hoàn toàn tin rằng kế
hoạch vẫn được tiến hành và đơn vị đã tìm ra một cách nào đó để vượt qua
«họng chó» mà không cần đến ngọn lửa làm hiệu. Bởi vậy, sau khi đã đợi đến ba giờ sáng, thời gian mà theo đúng lệnh là lúc «CC-16» phải nhổ neo để đi tới vị trí đổ bộ, Grigôri Prôkhôrưch ra lệnh: «Nhổ neo!», và tiếng xích nặng nề vang lên như một bài ca hành khúc.
Trung úy nói có lẽ nên đợi cho đến lúc có lệnh mới, nhưng Grigôri Prôkhôrưch mềm mỏng, song kiên quyết nhắc rằng người ta cử đồng chí sang tàu là «để giúp» thôi cho nên mọi việc là do ông, người thuyền trưởng của tàu, tự quyết định lấy: chưa có lệnh hủy lệnh cũ, sự phân công mới cũng chưa có mà thời gian quy định đã qua, do đó cần hành động theo kế hoạch
chứ không phải chờ đợi gì cả vì đồng chí chỉ huy đơn vị sẽ chẳng làm loạn không gian thêm để khẳng định lệnh cũ một lần nữa làm gì khi bản thân đã cấm không cho dùng điện đài. Tất nhiên, các chiến hạm bằng một cách kỳ
diệu nào đó đã vượt qua «họng chó» và đến vị trí đổ bộ chậm trễ là chuyện không thể có được. Còn nếu như quả vì thời tiết mà phải hoãn kế hoạch (điều mà ông không thể nào tin được), và nếu không thấy các chiến hạm trên vùng biển thì ông sẽ cho tàu quay lại bến.
Sự việc đã cho thấy niềm tin rằng mặc dầu thời tiết rất xấu, đơn vị vẫn thực hiện mệnh lệnh, — niềm tin mà chính trung úy đã đem tới cho Grigòri Prôkhôrưch tuy sau này bản thân mình, dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh đã giao động, — tỏ ra là đúng. Khi ở phía trước mặt, dưới đám mây thấp bọng tuyết, những mỏm gồ khổng lồ của đảo hiện lên trên làn nước xám thì Grigôri Prôkhôrưch nhìn thấy những chiến hạm và tàu vận tải ở phía bên phải, trong đám mây mờ của buổi sáng tháng chạp. Chúng vượt qua ngạch nước nằm giữa các đảo bị địch chiếm: có lẽ Cuôccôpxki đã lợi dụng chiếc màn tuyết dày và dẫn toàn đơn vị qua đấy để tránh đi qua con đường hẹp và nguy hiểm cạnh «họng chó». Toàn đơn vị đã tới địa điểm đúng giờ quy định.
— Xem đấy mà học, đồng chí hoa tiêu ạ! — Grigôri Prôkhôrưch nói với Jilin đã làm nghề hoa tiêu một năm nay. — Hãy học xem các chiến hạm quân sự
đi như thế nào!.. Lấy hướng theo đơn vị!
Những chiếc ngư lôi hạm lao thẳng về phía trước. Tàu vận tải dừng cả lại. Cả
một đàn những ca nô nhỏ, những tàu kéo bao quanh lấy thành tàu cao ngất của chúng, còn những chiếc thuyền cảnh giới chạy quanh chúng để kiểm soát xem có tàu ngầm địch xuất hiện không. «CC 16» mở hết tốc lực chạy đến chiếc tàu vận tải được phân công, và lập tức những người thủy quân mang súng trường, lựu đạn và súng máy từ đó như đỗ vãi nhảy xuống boong tàu kéo. Trung úy tàu «Cường tráng» nhảy lên tàu vận tải tìm đoàn lính đổ
bộ của mình, còn một trung úy khác trẻ hơn bước lên tàu «CC-16» và vừa sóc lại lựu đạn vừa nói bằng một giọng phấn khởi.
— Đi thôi, đồng chí chỉ huy phân đội, theo hướng về phía bến!
Grigôri Prôkhôrưch sửng sốt nhìn xung quanh tìm kiếm người mà đồng chí trung úy nói, nhưng khi sực nhớ tới phù hiệu của mình bèn mỉm cười:
— Rõ!
«CC-16» mở hết tốc độ chạy vào phía bờ. Tàu «Cường tráng» vừa vòng qua
nó thì một tiếng nổ làm tung lên ngay sau đuôi nó một cột nước khổng lồ
đen ngòm, rối cột thứ hai, cột thứ ba. Chắc người ta phát hiện ra tàu ngầm.
Tiếng nổ của những trái bom ngầm làm động nước đến nỗi toàn bộ tàu «CC-16» nhảy lên, những mũi nhọn hoắt của các ngư lôi hạm và
thuyền cảnh giới bơi quanh tàu vận tải là là quét trên mặt nước thành những vòng rộng, cả
một đoàn ca nô chở bộ binh đổ bộ đi vào phía bờ và hàng trăm con mắt đều quan sát xem có thấy ống nhòm của tàu ngầm địch thò lên khỏi mặt nước một lần nữa không. Nhưng họ không thấy gì cả.
Bờ đã gần. «CC-16» đã đuổi kịp ca nô, xuồng, và các tàu kéo khác chở đầy lính đồ bộ. Trung úy dùng ống nhòm quan sát bờ và khi bỏ ống nhòm nhìn những chiếc thuyền đang đuổi theo nó thì một sự sốt ruột lộ ra trong khóe mắt anh làm Grigôri Prôkhôrưch phải cúi xuống ống nói quát to vào buồng máy:
— Đrôdơđôp, mở hết tốc lực ra! Có phải anh chở bắp cải đâu!
«CC-16» tăng thêm tốc độ và dễ dàng đuổi sát tới «CC-12» và «CC 14»
đang đi trước họ, dễ dàng đến nỗi Grigôri Prôkhôrưch phải ngạc nhiên vì thực ra cả hai tàu này đều không phải loại chạy tồi, nhất là tàu «thứ mười hai», cựu «Hùng dũng». Nhưng sau khi đã kịp nó, ông mới nhận thấy rằng nó chạy với tốc độ thấp. Đồng chí thuyền trưởng tàu này đứng trên nhịp cầu vung mũ vẫy gọi và muốn nói gì đó với ông. Phải giảm bớt tốc độ và chú ý nghe, Grigôri Prôkhôrưch mới hiểu rằng bến bị giải mìn và đi vào đấy rất nguy hiểm.
— Đã có ai bị nổ rồi hay sao? Đẳng trước chưa có ai mà!.. — Grigôri Prôkhôrưch trả lời.
— Grigôri Prôkhôrưch ạ, hãy để các ca nô đi trước, chúng mình hãy đợi ở
đây, vào nguy hiểm đấy!..
Lại thêm một chiếc nữa đuổi kịp những tàu kéo này và cũng giảm bớt tốc độ.
Grigôri Prôkhôrưch không lấy gì làm hài lòng liếc nhìn nó rồi quay về phía trung úy:
— Thế nào đồng chí trung úy, chúng ta sẽ ngủ lại đây hay là cứ liều?
Trong giọng nói của ông rõ ràng có ý nhạo báng, nhưng trung úy buồn rầu khẳng định rằng trong lệnh cũng có nhắc là có thể bến bị gài mìn, và do đó đợt đổ bộ đầu tiên giành cho những ca nô nhẹ, còn tàu kéo phải đợi đợt sau.
Nhưng sự giải thích này không sao ăn khớp với cái nhìn sốt ruột mà anh đang hướng vào bến xa, và Grigôri Prôkhôrưch rất thông cảm tâm trạng của anh.
Ông chú ý lắng nghe trung úy, lịch sự gật đầu đồng thời chăm chú nhìn vào bến, sau đó cúi xuống ống nói, ông ra lệnh:
— Mở hết tốc độ về phía trước!
Trung úy ngạc nhiên nhìn ông, nhưng Grigôri Prôkhôrưch láu lỉnh nháy mắt chỉ về phía bên phải bến. Ở đấy, trong lòng sâu của vịnh có một bãi cát và rằng bọn địch trên đảo chẳng lấy đâu ra mìn mà gíải khắp bãi vịnh được.
— Thế nào đồng chí trung úy, — Grigôri Prôkhôrưch vẫn láu lỉnh hỏi, — chỗ
ấy được chứ? Trong lệnh chẳng nhắc gì đến nó cả, còn bến thì chúng ta không vào làm gì... Chỉ có cái là anh em bộ đội sẽ hơi bị ướt tí thôi.
Trung úy đồng ý gật đầu và cúi mình qua lan can hạ lệnh: — Chuẩn bị nhảy xuống nước! Giữ khô súng vả lựu đạn!
Sau khi vòng một vòng ngoặt và nhả vài tràng liên thanh lên bờ, «CC-16»
lao thẳng vào vịnh về phía bãi cát. Mặt nước phẳng lặng, khó mà đoán nổi có gì ẩn náu dưới bề mặt bạc đùng đục của nó. Trung úy định dồn hết người về
đằng đuôi vì nếu tàu kéo có chạm phải mìn thì tất nhiên sẽ chạm đằng mũi trước, nhưng rồi hiểu rằng ở cuối tàu cũng chẳng hơn gì, và đồng chí chuẩn bị nhảy, giơ cả lựu đạn và súng lục lên. Grigôri Prôkhôrưch thay thế cho thợ
lái để tự điều khiển tàu, ông chăm chú và bình tĩnh quan sát vịnh nước nhỏ
như khi đưa tàu vào bến góc của Cảng giữa. Chỉ những thớ thịt căng thẳng cùng đôi mắt thận trọng của ông là để lộ tính bất thường của cuộc đổ bộ lên bờ này mà thôi.
Một tiếng chạm nhẹ làm mọi người trên boong tàu đổ xiêu. Tiếng cát lạo xạo dưới mũi tàu và chân vịt quẩy đục ngầu cả nước để lùi ra — nước bắn tung tóe lên boong tàu: anh em bộ đội theo sau trung úy nhảy ùa xuống nước lạnh, lội ngập đến ngực tiến vào bờ.
Grigôri Prôkhôrưch đưa chiếc tàu kéo đã nhẹ hết người ra khỏi bãi cạn một cách dễ dàng rồi quay đi chở đơn vị mới. Chiếc tàu «Hùng dũng» bây giờ
cũng mạnh dạn đi vào bãi cát và gặp tàu «CC-16» trên đường ra. Tiếp theo là hai chiếc tàu kéo khác. Anh em thủy quân đã giơ súng lên khỏi đầu chuẩn
bị làm theo gương đợt đổ bộ thứ nhất.
— Thế mà vẫn gọi là lính Bantich! — Grigôri Prôkhôrưch châm biếm gọi đồng chí thuyền trưởng tàu «Hùng dũng». Vaxia Jilin ngồi bên bàn hoa tiêu, lập tức chêm thêm vài câu tai quái. Prôkhôrưch không hài lòng quay lại phía anh:
— Đồng chí Jilin, trong lúc chiến đấu anh phải giữ cho điềm đạm! — ông nói, và lần đầu tiên gọi Jilin bằng «anh».
III
Hòn đảo đã trở thành của ta. Bây giờ «CC-16» đến đây với chức năng cũ của mình: chở thùng, hòm, máy quay đĩa và đạn dược, tưởng như không làm gì có cái buổi sáng tháng chạp nọ, khi tàu này chỉ đường cho quân đổ bộ đến đây. Do chỉ có một mình «CC-16» thường tới đây nên đơn vị bộ đội trên đảo này rất vui mừng mỗi khi đón nó trên bến. Và cũng bởi tình cảm tràn trề cho nên ngay vào chuyến thứ ba, anh em đã gọi đổi cái tên «CC-16» thành tên gọi âu yếm là «Sêsêsa», đôi khi còn gọi là «Sêsêtôsa» hoặc để cho trang trọng hơn «Sêsêtôn Ivanôvich». Thật lạ là cái tên mới ấy, cái tên gọi biểu lộ
tình cảm của anh em bộ đội trên đảo đối với chiếc tàu kéo chung thủy này, lại bị Grigôri Prôkhôrưch phản đối. Vừa nghe thấy Jilin gọi nó bằng tên gọi ấy ông liền nghiêm nghị cắt lời anh, gọi anh bằng «anh» vì theo ông đang là lúc phục vụ trong quân đội, ông đã rành mạch phân rõ quan hệ trong lúc phục vụ và ngoài lúc phục vụ.
— Đồng chí hoa tiêu (Jilin đã gần trở thành hoa tiêu), đồng chí hãy vứt cái tên ấy đi. Tàu đã có tên gọi do điều lệnh quy định, không làm gì mà phải gọi chệch đi, hơn nữa cái tên ấy đã được ghi vào lịch sử rồi.
«Lịch sử» đây Grigôri Prôkhôrưch có ý nói về đoạn viết trên báo «Hạm đội Hồng quân Bantich», ở đấy trong một bài phóng sự người ta đã mô tả về đợt đổ bộ đầu tiên và nói đền sáng kiến chiến đấu của đồng chí chỉ huy tàu «CC-16». Jilin cũng giữ mảnh báo ấy, nhưng có những mục đích thực tế hơn: trong những giờ ngắn ngủi ở Crônstat, khi chạy ghé thăm cô Dina anh thường kiêu hãnh lôi mảnh báo đó ra và lại kể về cái câu chuyện chiến đấu đầu tiên (và tạm thời còn là độc nhất) của mình. Với bộ mặt bí ẩn, anh thường nói thêm rằng cô ta sẽ còn được nghe nhiều về tàu «Sêsêsa» qua báo chí, và khi ấy chắc chắn tên anh sẽ được nhắc tới.
Nhưng các chuyến đi tới đảo đã trở thành thông thường, không còn những
trường hợp để «Sêsêsa» thể hiện phẩm chất chiến đấu của mình nữa, và Jilin cứ thở dài liên tục cúi nhìn tấm bản đồ để trên bàn hoa tiêu của anh.
— Ôi, cuộc sống Sêsêsa của chúng ta ơi!.. Người ta thì chiến đấu, còn mình thì cứ chở bắp cải... Vaxia Jilin ơi! Mày chẳng có hạnh phúc đâu! Cứ với nhịp này thì đừng có hòng mà tiến đến Anh hùng Liên-xô!..
Những câu nói như thế làm Grigôri Prôkhôrưch rất bực mình. Đứng tì tay vào lan can và ngọ nguậy ngón chân trong đôi ủng lông (vì cứ mỗi lần đến đảo thì mùa đông lại càng về gần hơn), Grigôri Prôkhôrưch đã chỉnh đốn cho Jilin những mẻ rất dài; ông chứng minh rằng trong hạm đội cũng như trên tàu biển, mỗi vật đều có giá trị của nó và ngay cả loại cải bắp xấu tiếng thì cũng là một loại hàng cung ứng và chuyên chở nó đến hòn đảo xa xôi này là một công việc rất chiến đấu, rất phù hợp với «CC-16». Với niềm tự hào và không có ý châm biếm ông nói thêm rằng tàu mười hai và tàu mười bốn có được cử
đi đâu bởi vì không ai dại gì lại đi giao phó việc chở hàng bắp cải chiến đấu cho thứ tàu mả hễ chạm phải băng là đã sợ bỏ chạy xa.
Quả thực, bây giờ những tảng băng mà họ gặp trong vịnh ngày một nhiều hơn và lớn hơn. Dọc bờ đá hình thành một lớp băng mỏng và mỗi cơn sóng to lại ngoạm của lớp màng xanh bàng bạc bằng phẳng ấy những cục băng lớn và thả chúng lênh đênh vào vịnh, còn ở bờ thì cái lạnh giá và lớp nước yên lặng cứ liên tục bu lại sự mất mát này. Những tảng băng lẻ loi ấy sau khi vào vịnh đã không tan trong nước mà ngược lại, sẵn có cái lạnh giá trong mình nên khi gặp dịp là chúng làm đông cứng luôn lớp nước bao quanh và cũng lớn lên không ngừng, trở thành những bãi băng bằng phẳng. Đôi khi sóng to không hiểu cái nhiệm vụ do thiên nhiên đề ra, lại đánh vỡ luôn cả
những bãi băng trôi lềnh bềnh này, nhưng cải lạnh giá lập tức sửa ngay lỗi lầm hộ nó, — và bãi băng mới, do những tảng băng gắn chặt vào nhau lại chậm chạp bập bềnh trên mặt vịnh, tìm kiếm xem có chỗ nào để bám vào hoặc gắn lại với nhau thành những bãi lớn hơn.
Đúng là «CC-16» không sợ bỏ chạy xa khi gặp những tảng băng ấy. Nhờ có con mắt đầy kinh nghiệm, biết đánh giá lứa tuổi và độ dầy lớp băng, trong phần lớn trường hợp Grigôri Prôkhôrưch cứ cho tàu phóng thẳng vào bãi băng. Tàu rùng mình, chiếc mũi phá băng của nó chồm lên băng và nhích đi từng tấc một cả cái sức nặng của thân tàu. Bãi băng không chịu nổi đã vỡ ra thành từng mảnh quay lộn chậm chạp để lộ ra trong vết vỡ những ánh hào quang rực rỡ của các tinh thể, và rồi bị chân vịt xoáy kéo lùi về phía đuôi tàu. Đôi khi ngay từ đầu, chiếc mũi phá băng đã làm tảng băng nứt ra một đường gân ngoằn ngoèo, bãi băng vỡ làm hai phần mở đường cho «CC-16»
lấy thân tàu gạt băng sang hai bên mà lách đi một cách dễ dàng êm ả.
Nhưng cũng có lúc — càng về sau càng nhiều hơn — Grigôri Prôkhôrưch ngắm nhìn bãi băng rồi lặng im chỉ hướng đi cho đồng chí lái tàu, nhường lối cho tảng băng, đành tránh địch thủ chứ không cần xông thẳng vào nó.
Chẳng bao lâu sau, cách này trở thành thường dùng vì những bãi băng đã củng cố vững vàng vị trí của chúng. Chúng đã chiếm vùng tam giác châu sông Nêva, vũng Mackidôp và hầu như toàn bộ vịnh Crônstat. Từ hai bên, những mũi tiền tiêu của nó đã kéo dài suốt bờ
biển phía nam và phía bắc, chiếm lĩnh các eo và vịnh nhỏ để từ đây cùng với cơn phong ba đưa tất cả bãi băng vào vịnh, đến những khoảng rộng của nó. Chỉ ở cảng Crônstat và ở lối đi dọc theo các cột hải đăng là nước còn giữ được trạng thái sền sệt: ở đấy là cả một đồng lầy lạnh buốt của những tảng băng vỡ lộn xộn, vô hình dạng mà chiến hạm và tàu phá băng qua lại luôn đã làm chúng không dính vào nhau thành một lớp dày được. Mỗi lần bị tàu biển đập vào,
chúng lại kêu leng keng, gầm gừ và cọ sát vào thân tàu, nhưng rồi vẫn vỡ tan ra. Song mỗi khi được để yên thì chúng trả thù bằng cách đông lại một cách đểu cáng thành những cục lộn xộn giống như một cánh đồng bị cày lên lởm chởm. Phá những bãi băng này khó gấp bội so với bãi bằng phẳng. Nhưng người ta vẫn phá được chúng vì chiến tranh vẫn đang tiếp diễn và những chiến hạm vẫn phải có đường qua những bãi băng này để ra vùng nước còn chưa kịp đóng băng. Và theo sau các chiến hạm là tàu «CC-16» len lỏi theo lối đi còn mới để, hoặc tránh những bãi băng ngược chiều, hoặc đâm thẳng vào chúng mà kiên trì tiến về phía đảo.
Một ngày đầu tháng giêng, tàu «CC-16» cũng theo sau đoàn chiến hạm đang đi làm nhiệm vụ bằng cách như vậy. Ra đến vũng tàu, nó đứng đợi cho chiếc tuần dương hạm xoay tấm thân khổng lồ phá tan một cách dễ dàng bãi băng đông cứng trên lối đi xong, rồi bám theo sau đuôi nó trên con đường rộng thênh.
Bầu không khí xanh trong của buổi rạng đông cuối tháng giêng như
bị chiếc tuần dương hạm dần lùi lại phía tây, còn ở sau lưng nó, ráng hồng mênh mông của buổi binh minh mùa đông ngày càng dâng lên cao hơn, lan rộng ra rực rỡ và những ngọn đèn hải đăng như ánh sáng rực rỡ của ngày hội bừng lên trong bầu không khí lạnh buốt. Grigôri Prôkhôrưch đứng trên cầu, ông mải nhìn ráng
hồng chậm rãi trải ra trên nền trời, mà quên cả lạnh. Ông ngắm nhìn cái bóng dáng quen thuộc của thành phố, — cột bơm nước, những máy cần trục, ống khói nhà máy Hải quân, gác chuông nhà thờ, những đỉnh nhọn hoắt của cột buồm trên bến cảng, — và một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái kỳ lạ và đồng thời một nỗi buồn khó tả, càng xâm lấn tâm hồn ông.
Ông yêu cái giờ của buổi bình minh yên tĩnh này, cái giờ mà ông đã quen thuộc trong suốt nhiều năm khi ông dậy sớm trước lúc báo thức, — cái giờ, khi chiến hạm còn đang ngủ và qua cửa sổ tàu còn nhìn rõ những ngọn đèn đêm màu xanh; khi những hình dáng mỏng manh của dây và cột buồm ngày càng rõ nét trên nền bầu trời đang hửng sáng, và màu sơn trên tàu càng đượm màu chiến đấu khắc
khổ của mình; khi mà không muốn nói to vì cả đến những chiếc xuồng treo trên xà ngang lắc lư không ngừng suốt đêm kia, giờ
cũng nằm yên và hơi kéo căng dây buộc như để thử xem mình còn có được buộc chặt không. Nhưng những buổi bình minh về mùa đông đối với ông là một cảnh tượng bất thường vì chúng đến trong lúc ông đang bận rộn công việc trên tàu, cái công việc của ngày mà ông thường bắt đầu từ khi trời còn tối, cho nên không làm gì có được sự tĩnh mịch ấy.
Giờ đây ông ngắm nhìn bầu trời giá lạnh đang ửng hồng như mới thấy lần đầu và chợt nghĩ rằng ông sống thế mà cũng đã khá lâu và bây giờ thì ông chẳng còn được nhìn cái khởi điểm dịu dàng nhưng không có gì ngăn được của một ngày, là bao nhiêu nữa. Ý nghĩ đó xuất hiện trong đầu óc ông rõ rệt đến nỗi ông phát bực mình: sao bỗng dưng lại thế? Nhưng nỗi buồn khó hiểu vẫn cứ xâm chiếm tâm hồn ông và ông tiếp tục đứng nhìn hình bóng đen thâm của Crônstat đang chìm dần vào phía chân trời ửng hồng kia cho đến lúc tiếng va chạm vào băng làm ông ngoảnh lại. Thành ra chiếc tuần dương hạm đi đã khá xa và lớp bùn lầy băng giá lại ngoan cố
lấp kín cả lối đi. Ông nhìn Crônstat như vĩnh biệt với nó, rồi quay lại theo hướng đi về phía tây.
Cả ở phía ấy trời cũng đã sáng, không gian trở nên nhẹ nhàng, rạng rỡ và bầu trời đượm một màu xanh trong sáng. Theo mọi dấu hiệu thì trời sẽ lạnh và êm ả, nhưng cái đau âm ỉ trong chân lại nói rằng
sẽ có bão.
Và quả thế: bãi băng ở mép đã rung động.
Đấy là một cảnh tượng kỳ lạ: bãi băng bằng phẳng cong lên uốn xuống một cách chậm chạp, im lìm như có ý bắt chước hình dáng cơn sóng từ biển đánh luồn xuống dưới đội bề mặt co dãn của nó lên. Băng không vỡ và cũng không nứt vì ở đây nó còn đang mềm và dẻo như xương trẻ con. Nó chỉ cong lên uốn xuống theo cơn
sóng thoai thoải vừa làm cho bãi băng chuyển động vừa giảm dần sức mạnh của mình khi vào gần lớp băng dày.
Và đáng lẽ Grigôri Prôkhôrưch phải lo lăng nghĩ xcm cơn sóng nào đang chờ đợi ở ngoài kia thì ông lại ngắm nhìn nhịp thở đều hòa của băng và vẫn nỗi buồn khó ở nhẹ nhàng kia đã buộc ông lặng yên.
Trong suốt đời mình ông đã ba, bốn lần chứng kiến cảnh bãi băng rung động như vậy và chẳng hiểu rằng ông sẽ còn được chứng kiến cảnh như thế nữa không. Ông bực mình thực sự với những ý nghĩ
đó, ông gọi mình là thằng ngốc già, rồi bỏ đi xem công việc trên tàu ra sao.
Ông bước xuống khỏi cầu thang đi kiểm tra xem hàng hóa buộc có chặt không, đặc biệt ông xem các hòm đạn dược. Lúc đến buồng máy ông báo cho mọi người biết rằng ngoài biển sắp có bão và ra lệnh đóng kín cửa lại, rồi lại đi lên cầu.
Ở đây, trong lúc ông vắng mặt, Jilin đã sử dụng quyền hạn «hoa tiêu» của mình và ra vẻ hò hét với đồng chí lái tàu: «Giữ đúng hướng!», «Không sang phải!» và những mệnh lệnh khác không có nghĩa gì mấy đối với công việc nhưng lại tỏ được quyền lực chỉ huy. Nhìn bộ mặt tươi cười của Jilin, Grigôri Prôkhôrưch hiểu vì sao những ý nghĩ buồn rượi lại cứ đến với ông.
Nguyên nhân của tâm trạng này là cái bệnh thấp khớp đáng nguyền rùa.
Chuyến cuối cùng trên đường trở về, «CC-16» bị ướt không còn lấy một chỗ
nào gọi là khô, kể cả cầu thuyền trưởng và trong chòi, nơi mà cơn sóng đã trơ trẽn đẩy cửa tràn vào quá đầu gối. Sau chuyến này Grigôri Prôkhôrưch phải nằm liệt giường. Lần đầu tiên trong cả quá trình phục vụ, ông đã không đi được mà phải cử Jilin đi thay khi đồng chí phụ trách cảng triệu tập. Việc đó làm Jilin lo sợ nhiều hơn là sung sướng và khi về anh đã bị một vố toát
mồ hôi hột mới truyền đạt lại mọi chỉ thị. Nhưng có một điều làm Grigôri Prôkhôrưch khó chịu là ông tưởng tượng rằng trong căn phòng quen thuộc, noi chiếc đồng hồ kỳ quặc từ thời thuyền biển còn chạy bằng buồm vẫn trang trọng kêu tích tắc, người ta cũng nói chuyện về ông, về bệnh tình của ông, rằng đã đến lúc ông gỉà cần về hưu vì thậm chí ông đã không tự đi được mà phải phái trợ tá đi. Grigôri Prôkhôrưch vừa nguyền rủa đôi chân vừa gắng sức đứng dậy để đi gặp đồng chí phụ trách cảng (với lý do là để nhận thêm chỉ thị), và tuy rằng đồng chí này không hề nói đến một chữ về cái điều mà Prôkhôrưch đang lo lẳng, nhưng một cảm giác lo âu vẫn cứ đọng lại làm mầm cho những suy nghĩ về tuổi già.
Bờ băng càng dâng lên cao và biến dần thành bãi băng dày đặc. Bây giờ ở
đây đã có những cơn sóng thật lớn nhưng tấm áo giáp băng giá không cho phép nó vùng lên thành những bọt nước ngầu tung tóe. Còn phía trước, mặt biển thẫm màu của buổi ban mai đang bàng bạc những đợt sóng và chẳng mầy chốc cơn sóng đầu tiên đã nhấc bổng «CC-16» lên đỉnh, tóe lên nó những giọt nước lạnh. Chuyến đi «vui vẻ» bắt đầu.
Chiếc tàu «C-16» ướt đến tận đỉnh cột buồm mà vẫn kiên trì leo sóng. Lúc đầu sóng chạy ngược hướng đi của tàu, nhưng về chiều, cơn bão chuyển sang hướng nam, và chiếc tàu kéo bé nhỏ lại bị đảo điên vì những đợt chòng chành dữ dội. Song bão biển không làm Grigôri Prôkhôrưch lo lắng mấy vì tàu vẫn đi đúng hướng và đối với việc đó thì ông đã quen — gặp bão là chuyện thường, chẳng phải lần đầu đơn vị gặp bão. Ông nghĩ về một việc khác và thỉnh thoảng lại lau kính chiếc ống nhòm, lo lắng nhìn về phía nam: hỉnh như có một bãi băng lớn đang từ phía ấy chuyển đến cản đường đi.
Chắc cơn bão đã làm nó rời khỏi bờ và bây giờ đang đồn nó lên phương bắc.
Rõ ràng đây là một bãi băng bờ đáng ngại và Grigôri Prôkhôrưch không gì muốn đụng chạm với nó vì đang trong cơn bão này mà
mắc vào nó thì có nghĩa là đành chịu bó tay cho gió đưa đi, mà gió lại thổi về phương bắc, về
phía bờ địch chiếm.
Sau một lúc suy nghĩ, ông ra lệnh cho Jilin cầm ống nhòm trèo lên cột buồm để xem có thấy bờ rìa phía nam của bãi băng không. Jilin hăng hái cởi ngay áo khoác ra và chỉ mặc mỗi chiếc áo bông, nhanh nhẹn trèo lên cột buồm, vừa trèo vừa lắc lư theo nó. Jilin một tay treo mình lơ lửng trên cột buồm, còn tay kia anh đưa ống nhòm lên mắt quan sát, rồi anh cũng dùng ống nhòm để chỉ phương hướng, nói cho Grigôri Prôkhôrưch tra theo bản đồ. Ông dự đoán đúng: khi «CC-16» đi tới bãi thì bãi băng đã rời khỏi vùng nước nông, cho phép luồn vòng bãi băng từ phía nam. Ông cho đổi hướng để tiến thẳng vào những mảnh băng vụn đang như chiếc đuôi kéo theo sau bãi
băng, và nháy mắt Jilin lúc này vừa mồ hôi mồ kê bước ra khỏi buồng nồi hơi vì lúc đứng trên cột buồm anh bị gió và sóng đánh lạnh thấu xương nên lúc xuống anh đã chạy ngay vào đây...
— Phải đổi hướng chứ, đồng chí hoa tiêu! Chúng ta sẽ lừa tảng băng một mẻ, không thì không biết nó sẽ kéo đi tận đâu... Gớm thật, nó cứ theo gió bắc mà đi. Đến đêm chắc là gặp bọn Đức! Chắc chắn như vậy rồi!
Jilin vui vẻ hưởng ứng — tàu ít bị chòng chành hơn trong vùng băng vỡ, bãi băng đã bị đánh lừa, và lúc trên cột buồm, anh đã tỏ rõ tài năng của mình —
biết bao là chuyện để kể lúc lên bờ. Sau khi ra lệnh chỉ đi trong đám băng vụn thôi chứ không được sán lại gần bãi băng, Grigôri Prôkhôrưch để anh đứng lại trên cầu thuyền trưởng thay mình và đi xuống xoang tàu uống nước chè cho ấm. Nhưng Vaxia còn chưa kịp ra oai hạ lệnh cho lái — vì bây giờ
phải chỉ huy cho nghiêm túc — thì Grigôri Prôkhôrưch lại hối hả lên cầu. Câu hỏi đầu tiên của ông thật bất ngờ:
— Này, Malicôp có phải đảng viên cộng sản không?
Malicôp chính là anh thợ lái đang trực. Grigôri Prôkhôrưch không quan tâm lắm đến thành phần đảng viên của đơn vị mình, còn sở dĩ ông biết Jilin là đoàn viên Cômxômôn vì anh này đôi khi xin phép ông đi họp. Jilin ngạc nhiên nhìn đồng chí chỉ huy.
— Đảng viên.
Anh cho rằng Malicôp phạm một khuyết điểm gì lớn vì lúc phê bình, Grigôri Prôkhôrưch thường nói một câu: «Thế mà cũng là đảng viên!». Nhưng Grigôri Prôkhôrưch vẫn lo lắng nói với Jilin mà lại gọi anh bằng «con» như
xưa:
— Này, con hãy bố trí cho những người ngoài đảng thay thế cho đảng viên và đoàn viên để triệu tập họ đến cả đây! Nhanh lên!
Khi toàn bộ đảng viên và đoàn viên của chiếc tàu nhỏ bé gồm ba người thợ
đốt lò, anh thợ điện báo viên Clepicôp, hai thợ máy, Đrôdơđôp, Jilin và Malicôp đã đến đủ cả trong căn buồng thì Grigôri Prôkhôrưch ngẩng đầu khỏi tấm bản đồ tuyên bố một cách ngắn gọn rẳng ông có một quyết định quan trọng và yêu cầu các đảng viên, đoàn viên hãy làm gương tinh thần hy sinh quên mình và lôi kéo toàn đơn vị theo vì đấy không phải việc dễ.
Ngắm nhìn tất cả một lượt xong, ông đọc bức điện do Clepicôp vừa nhận được cùng những bức khác báo trong toàn hạm đội. Theo mật mã bức điện cho biết rằng khu trục hạm «Cường tráng» bị băng làm đứt neo kéo đi, nó không tự thoát ra được và yêu cầu tàu phá băng
đến cứu. Grigôri Prôkhôrưch bổ sung thêm rằng tính theo mọi quỹ đạo thì «Cường tráng» ở
trong bãi băng mà họ đang đi tránh vòng theo ria phía nam, và bãi băng này đang trôi với một tốc độ lớn về bờ biển phía bắc, vào tầm
súng giặc. Thời gian không cho phép chờ đợi gì nữa.
Ông quyết định: đi thẳng vào bãi băng, cố tiến đến sát tàu «Cường tráng»
rồi kéo nó ra. Công việc rất nguy hiểm vì bản thân có thể bị mắc, nhưng đợi tàu phá băng thì cũng vô ích vì không biết bao giờ nó mới đến, và lúc nó đến thì không biết «Cường tráng» đã ở đâu. «CC-16» lại đang ở gần, bản thân cũng còn là một tàu bền chắc và còn đối chọi với băng được, nếu làm hết lòng hết sức và không sợ. Sau đấy ông phân công cho mọi người, rồi kết thúc bằng lệnh nhanh chóng chuyển tất cả đạn dược lên đầu mũi làm cho nó nặng để dễ phá băng hơn và nếu bị mắc thì còn có khả năng chuyển chúng về đằng đuôi cho mũi nổi lên.
Khi trời đã tối thì tàu «CC-16» bắt đầu khỏi động trong đám băng vụn, rồi lấy hết sức húc cú đầu tiên vào bãi băng. Bãi băng đầu hàng ngay một cách bất ngờ và suốt một tiếng đồng hồ liền tàu cứ thế tiến đi dễ dàng. Nhưng sau đó việc vận chuyển những hòm cân bằng thật là vất vả. Người ta chuyển những hòm đạn nặng nề về phía đuôi tàu làm mũi nhẹ đi. Và «CC-16» trơn tuột lùi xuống khỏi tảng băng ngoan cố. Người ta lại phải chuyển hòm lên mũi. Mọi người mệt mỏi buông thõng tay ngồi sệp cả xuống thùng, chiếc tàu kéo lấy đà rồì lại đâm thẳng vào tảng băng và hoặc phá vỡ được nó, hoặc mọi người lại phải đứng dậy khuân thùng về phía đuôi.
Đây là một công việc hết sức nặng nhọc, vất vả, nhưng không uổng công.
«CC-16» ngày càng đi sâu hơn vào bãi băng. Clepicôp đã mầy mò xếp đạt được một bản điện tín mật mã gửi đến tàu «Cường tráng»: «Chúng tôi từ
hướng đông nam đến giúp, bật đèn lên». Grigôri Prôkhôrưch vẫn đứng trên cầu một mình giữ lái (vì cả Jilin và Malicôp đều bận chuyển thùng), ông ngắm nhìn phương bắc, nhưng đêm vẫn tối đen và gió vin rít qua những dây kéo buồm, và ông cảm thầy cô đơn, lo âu và buồn tẻ.
Ông không thấy đèn. Đứng trên đống thùng, chính Jilin đã phát hiện ra nó và rối rít kêu lên:
— Tôi thấy rồi!
Anh thở đốc, mệt mỏi nhưng sung sướng chạy tới cầu thuyền trưởng và chỉ
về phía ngọn đèn xanh yếu ớt. Grigôri Prôkhôrưch thở chậm rãi và khoan khoái, trong bóng tối ông cúi xuống ống nói và nỏi với một giọng khàn khàn, cảm động:
— Trong buồng máy... Nhìn thấy rồi... Các chú cố gắng lên...
Có lẽ vì trong buồng máy người ta đã gắng lên, mà cũng cỏ lẽ vì băng trở
nên yếu hơn, nhưng ngọn lửa xanh nhanh chóng gắn lại và chỉ phải chuyển thùng có một lần nữa. Một tiếng sau, Grigôri Prôkhôrưch đã phải lóe mắt vì ánh đèn chói trong gian phòng công cộng quen thuộc và Cuôccôpxki ôm hôn ông rất chặt. Họ nhanh chóng hội ý.
Trung tá đề nghị Grigôri Prôkhôrưch phá hộ lớp băng quanh thân tàu «Cường tráng» để nó có thể xoay cái thân hình dài ngoẳng của mình về phía rãnh nước, sau đó «CC-16» sẽ dẫn ngư lôi hạm đi theo về phía nam. Grigôri Prôkhôrưch vừa nhìn bản đồ vừa lắc đầu: — Thế không được, — ông suy nghĩ rồi nói, — tôi chỉ làm anh chậm lại thôi. Các anh có thể tự đi được, rãnh sẽ không bị ép vào đâu, nó theo đúng hướng gió đấy. Nếu tôi đi chắn ngang thì chắc chắn nó sẽ bị ép lại ngay. Đằng này khi vào đến đường rãnh các anh sẽ cho tốc độ mười hai hải lý, chỉ có điều là đừng đâm vào bãi băng. Các anh cần rút ngay, vì đã bị trôi xa quá rồi...
Ông chỉ lên chấm tròn đánh dấu vị trí cuối cùng trên bản đồ. Bờ có cao xạ
địch bố trí đã quá gần.
— Còn về chúng tôi thì không phải lo gì cả, — ông nói thêm khi thấy Cuôccôpxki phân vân. — Chúng tôi sẽ thoát ra khỏi đây. Hơn nữa chắc gì chúng đã phí đạn để bắn chúng tôi. Ông bỗng im bặt, rồi nói nhỏ:
— Nhờ các anh đem giúp về hộ một người của chúng tôi... bị thùng đổ làm bị
thương vào chân... Nhỡ có làm sao...
Ông không nói hết câu. Trung tá nhìn vào đôi mắt ông. Với trái tim quân nhân ông đã đoán dược những điều còn chưa nói hết và im lặng cúi hôn thẳm thiết vào bộ râu bạc cứng quèo của bác Grigôri Prôkhôrưch.
— Thế, — bỗng cảm thấy xấu hổ với sự bồng bột của mình, trung tá nghiêm giọng nói. — Trường hợp nhỡ có làm sao, các đồng chí phải đi tới đây, — anh chỉ lên mũi đất nhô ra trên bản đồ, đó là cổ mở rộng về phía tây bắc của
vịnh Crônstat. — Chỗ này quân ta đóng, rõ chứ?
— Rõ, — Grigôri Prôkhôrưch cũng nói một cách nghiêm trang.
— Tôi sẽ luôn nghe các đồng chí trên làn sóng. Nhỡ có làm sao thì cho biết ngay... giả dụ bằng một chữ nào đó cho dễ nhớ...
— Nút thắt tôpô, — Grigôri Prôkhôrưch mỉm cười nói. — Anh còn nhớ không, cho đến giờ anh vẫn chưa biết thắt à?.. Thôi, hạnh phúc nhé...
Họ lại ôm hôn nhau lần nữa và Grigôri Prôkhôrưch bước ra. Trong căn buồng ấm cúng ấy ông đã quên hẳn những gì đang xảy ra. Trên boong tàu cơn gió lạnh buốt, suýt làm ông ngã, nhưng ông nhanh chóng bước sang tàu mình đi lên cầu, và «CC-16» bơi dọc theo thành ngư lôi hạm. Cuôccôpxki đợi khi lớp băng quanh tàu anh đã được đánh tan và «CC-16» đến ngang cầu phía sườn kia, liền ra lệnh cho chạy máy. «Cường tráng» cựa mình trong băng rồi đi theo
tàu «CC-16». Chiếc này đã phải chậm rãi bơi thành một vòng cung rộng, thế mà «Cường tráng» khó khăn lắm mới chui được chiếc thân thon dài ngoẳng của mình, vào lọt. Cuối cùng nó đi vào rãnh nước đã có sẵn. «CC-16» giảm tốc độ, «Cường tráng» vượt qua nó và dùng mũi nhọn gạt những tảng băng đã bị tàu kéo phá vỡ sang hai bên, nhanh nhẹn tiến phương nam.
Grigôri Prôkhôrưch đã đoán đúng: chỉ có vài ba chỗ là rìa bãi băng là đã bị
thân tàu «CC-16» vững chắc cắt đứt, ép lại thôi, nhưng cả ở dây «Cường tráng» cũng vẫn như mũi kim nhọn lọt cả tấm thân thon gọn vào giữa những bờ mép của bãi băng.
Bốn giờ sau nó ra đến vùng nước không bị đóng băng. Thế mà Cuôccôpxki không vui mừng cho lắm: anh đã đánh diện cấp tốc yêu cầu tàu phá băng đến giúp «CC-16», nhưng người ta trả lời là hiện rất bận vì phải dắt hai ngư
lôi hạm khác bị giam trong bãi băng. Chiếc tàu phá băng thứ hai tuy hỏng đã từ lâu, nhưng cũng phải rời Crônstat đi cứu những ngư lôi hạm khác nữa...
Chắc trên biển đang xảy ra một sự kiện chưa từng có và bây giờ các tàu phá băng đều bận việc bù đầu.
Thực vậy, cơn bão biển đã lên đến mức cực mạnh. Các bãi băng khổng lồ
như những cánh đồng băng, trước gắn chặt vào bờ, bây giờ đang nhanh chóng trôi ngang vịnh lên phía bắc, va chạm nhau, bờ bãi nọ đè lên bờ bãi kia cồng kềnh ép chặt những tảng băng khác vào các kẽ hẹp với một sức mạnh khủng khiếp làm chúng đứt ra và rồi đẩy chúng đi hoặc kéo chúng theo sau. Tất cả cái khối băng khổng lồ từ phương nam kéo tới đó đè chặt lên bãi băng mà tàu «CC-16» đang tìm cách mò mẫm vượt ra sau khi chiếc
ngư lôi hạm có máy móc khỏe hơn đã đi xa.
Ngay cả tàu kia cũng đang gặp khó khăn. Cơn giông ngược chiều cứ dội nước xuống boong và cầu tàu làm lạnh cóng toàn bộ dây kéo buồm, cột buồm, đại bác và phần trên mặt tàu, có lúc anh em thủy thủ phải lội trong nước lạnh buốt để phá những lớp băng đang đông lại trên chiến hạm. Tàu «Cường tráng» nặng chúi mũi đi về phía nam, nhưng thỉnh thoảng bỗng phải đổi hướng và nghiêng hẳn sang một bên để vòng tránh bãi băng đang lao tới dọa ôm chặt lấy tàu, kẹp dí nó lại. Trong cuộc vật lộn với vùng vịnh điên cuồng này, Cuôccôpxki đã không để ý đến thời gian. Khoảng gần mười bảy giờ, người ta đưa cho anh một bức điện báo của chỉ huy sư đoàn.
Với ngón tay đã tê cứng Cuôccôpxki cầm lấy bức điện đi vào phòng chòi. Anh đặt nó lên bàn rồi vụng về mở ra đọc. Đồng chí chỉ huy tàu «Cường tráng»
ngạc nhiên thấy anh bỗng ngồi phịch xuống đi-văng. Đồng chí nhìn bức điện và thấy trên đó có một dòng chữ ngắn ngủi:
«Mười sáu mười lăm, nút thắt tôpô, hướng Xtiêcxuđen «CC-16»».
IV
Gần sáng, tàu «CC-16» đến sát mép bãi băng và đã có thể xác định được vị
trí của mình. Hóa ra, mặc dù tàu luôn tiến về phía nam nhưng bây giờ, so với địa điểm nơi nó đưa «Cường tráng» ra thì lại càng ở xa hơn về phía bắc vì bãi băng trôi ngược nhanh hơn. Bây giờ tàu đang ở sâu trong vịnh lớn lọt vào lòng bờ bắc.
Nhưng tàu đã vượt ra được khối băng, và Jilin tuy đã rét cóng thâm tím và ướt đầm đìa, bỗng hét lên với cái giọng như khi đã hét lúc anh phát hiện thấy tàu «Cường tráng».
— Nước!!
«CC-16» quay chân vịt nhẹ nhàng, nhưng chỉ một giờ sau, nó đành phải đổi hướng: có một bãi băng đang trôi từ phía nam tới. Tàu quay sang hướng đông và hết sức vội vã tránh bãi băng này khi nó còn chưa gắn với lớp băng rìa từ bờ phía đông lấn vào vịnh. Hàng chục con mắt từ boong chiếc tàu bé nhỏ đều hướng nhìn giải nước đen thâm ngày càng hẹp lại. Chẳng mấy chốc mọi người đều hiểu rằng trong cuộc ganh đua ác liệt này thì băng sẽ thắng: cơn bão đẩy nó về phương bắc nhanh hơn là con tàu chạy về phương đông.
Thấy rõ điều đó, Grigôri Prôkhôrưch dứt khoát hạ lệnh: «Quay sang trái!» và chạy về phía tây, ông cho rằng bãi băng không thể rộng đến nỗi có thể che kín cả lối từ vũng vịnh ra, và giữa bờ phía tây và bãi băng đang chuyển đến nhất định phải có lối ra, mặc dù nó nằm trong phạm vi tầm pháo địch.
Đrôdơđôp đánh giá tình hình và chạy xuống buồng máy. Chưa bao giờ «CC-16» lại chạy với tốc độ lớn như vậy.
Nhưng giải nước đen giữa bờ phía tây và bãi băng ngày một hẹp dần. Ai nấy đều thấy rõ rằng cả ở đây, hai bãi băng đã khép kín lại,
rằng sau khi bịt kín lối ra khỏi vịnh, thì bãi băng vẫn tiếp tục tràn vào vịnh như chiếc ngăn kéo bàn, phá vỡ lớp rìa của mình cũng như lớp băng dọc bờ.
Sau khi xác định một lần nữa vị trí và nhận thấy còn cách tầm xa nhất của trọng pháo địch không quá ba hái lý, Grigôri Prôkhôrưch cho quay lại phía nam và đâm bổ vào bãi băng.
Ngay lần thử đầu tiên đã cho thấy rằng không thể nào vượt qua bãi băng được: theo độ dầy và độ chắc thì đây là lớp băng sớm nhất, có thể là nó bị
đầy từ vịnh Côpôxki đến. Đây là băng của quê hương thân yêu, lớp băng mà cách đây không lâu những người dân Liên-xô còn đi trên nó, những em bé nông trang còn trượt trên nó và những đôi thanh gỗ trượt tuyết của những người lính biên phòng còn lạo sạo trên mình nó mỗi lần tuần tra đêm... Ở
đây, khi bị tách khỏi bến bờ thân yêu nó đã trở nên thù địch. Trong lúc tràn vào vũng vịnh, nó dồn «CC-16» về phía bắc và lần xác định góc độ mới về
mũi đất trong bờ cho thấy họ chỉ còn cách tầm súng chưa tới hai hải lý.
Grigôri Prôkhôrưch ngẩng đầu lên khỏi bản đồ, và Jilin sợ hãi khi thấy mắt ông già khô hẳn đi và gầy dộc. Cái giá lạnh và cơn gió làm khuôn mặt ấy đỏ
bừng lên, bộ râu bạc rối bù, mắt sâu lại và long lanh một ngọn lửa lo âu.
Ông nhìn quanh như con thú bị thương, nhưng cả bên trái, đằng trước và bên phải đều là băng, còn phía sau — là pháo địch. Ông cúi xuống ống nói, khàn khàn ra lệnh:
— Mở hết tốc độ về phía trước!
«CC-16» lấy đà trong vũng nước, rồi đâm mũi vào bãi băng và cứ đứng như
vậy mặc chân vịt quay cuồng loạn một lúc lâu. Rồi Grigôri Prôkhôrưch bỗng nói với một giọng bình tĩnh:
— Dừng lại! Đrôdơđôp, lên cầu!
Ông bỏ chiếc mũ lông đã cũ của mình ra lau trán và ngồi phịch xuống đi-văng trong buồng chòi như vừa làm xong một công việc nặng nhọc và định nghỉ ngơi. Đrôdơđôp vừa đến và bắt gặp ông trong tư thế như vậy.
Mệnh lệnh của ông thật rõ ràng và ngắn gọn.
Jilin phải chuẩn bị súng máy phòng trường hợp bọn địch đi theo băng đến.
Đrôdơđôp — chuẩn bị mở khóa cho nước tràn vào bụng tàu nhưng đừng quên tháo hơi trước để bình hơi khỏi nổ, vì sau chiến tranh nhất định đội thợ
lặn sẽ vớt lên. Cả hai chịu trách nhiệm giải thích cho đơn vị rằng nhỡ có làm sao thì tất cả sẽ đi theo băng về Xtiêcxuđen. Nhân lúc còn thời gian, đem tất cả quần áo, ủng lông vào buồng bình hơi sấy cho khô, chuẩn bị lương thực và những thứ vũ khí nhẹ. Chia làm hai nhóm, một do Jilin và một do Đrôdơđôp chỉ huy. Không được quên lấy địa bàn, vừa đúng hai chiếc. Để kéo súng máy đi theo, phải làm xe trượt tuyết: có thể sẽ phải tự vệ. Đưa bức này cho điện báo viên, bảo anh ta sẽ tự ghi giờ vào lúc cuối cùng. Hết.
Trong lúc mọi người trên tàu âm thầm và trật tự làm tất cả những việc đó thì Grigôri Prôkhôrưch đành phải ngồi xoa chân trong buồng. Chạm phải nó đã rất đau, mà đi lại còn đau hơn. Ước được nằm và phủ cái gì ấm áp lên trên.
Nhưng phải dậy, khập khễnh đi tới địa bàn, xác định góc độ về bãi đất trên bờ và sau đó còn phải cấp tốc tập họp vì bãi băng vẫn tiếp
tục đưa họ đến gần pháo địch. Đrôdơđôp đem đến một đôi ủng lông và chiếc áo bông đã khô bắt Grigôri Prôkhôrưch phải thay cái của mình để đem đi sấy. Chân đỡ đau được một lúc, nhưng khi ông đứng dậy đi tới địa bàn thì cơn đau lại nổi lên dữ dội. Lần xác định góc độ mới cho thấy rằng «CC-16» đã bị trôi đến đúng tầm súng địch.
Ông ghi vào sổ trực nhật góc độ đó rồi nhìn về phía bờ bắc đang cúi thấp mình hung dữ ẩn náu trong đám sương mù xanh của rừng cây.
— Thế nào, — ông nói thầm, — còn đợi gì? Muốn bắn thật trúng à?
Và trên bờ xa lóe lên một ánh lửa vàng như để trả lời câu hỏi đó. Bầu trời bị
tiếng nổ ghê gớm xé ra và từ mặt nước cách «CC-16» khoáng hai trăm mét phụt lên những cột nước trắng không cao lắm.
— Trái phá, — Grigôri Prôkhôrưch tự nói với mình rồi gọi xuống dưới. — Toàn đơn vị rời tàu, phân tán trên mặt băng cho đến lúc ngừng bắn!
Tiếng nổ thứ hai ầm lên át cả tiếng nói của ông và đạn trái phá lại nổ đúng chỗ trước. Không thấy có loạt đạn thứ ba. Có lẽ bọn pháo binh địch đã hiểu chẳng cần phí đạn làm gì khi mục tiêu đang tiến lại gần. Grigôri Prôkhôrưch tháo địa bàn ra cặp nách, ông đứng trong chòi
ngắm nhìn nó và cầu thuyền trưởng rồi nặng nề cất bước theo hành lang một cách khó nhọc để xuống khỏi tàu và đặt chân lên băng giá.
— Nào, đồng chí Đrôdơđôp, tiến hành đi, — ông nói, rồi quay mặt đi.
Bầu trời sau chiếc tàu đỏ rực như một đám cháy khổng lồ, và trong cái ánh lửa rực rỡ và đầy lo âu của nó, ông không tìm thấy cái trong suốt êm đềm mà sáng hôm qua còn tràn ngập trái tim ông bằng một
sự lặng im kỳ diệu. Ông quay hẳn lưng vào tàu nhìn về phía Crônstat. Ở đấy bầu trời xanh thẳm và bình yên.
Anh em thủy thủ tàu «CC-16» lần lượt đứng cả dậy, họ quay mặt về phía người chỉ huy và tàu của họ. Ngọn gió bão căng phật lá cờ
màu xanh của cảng trên ngọn buồm tựa như chiếc cờ có màu đen thẫm trên nên của buổi hoàng hôn ấy. Chiếc nắp trên ống khói sập xuống và một cột hơi trắng phì ra như tiếng còi rú mạnh, bay bổng vào không gian. Tất cả im lặng. Hơi nước yếu đần, cột khói dày đặc
thấp xuống rồi tắt hẳn cùng với tiếng kêu não nuột, và những dòng nước đọng như những giọt nước mắt nóng hổi chảy dài theo đường ống.
Trong cái tĩnh mịch, qua tiếng rít của gió, mọi người đều nghe thấy tiếng lách cách của cánh cửa sắt đang mở ra. Đrôdơđôp chậm chạp bước ra khỏi buồng máy và không hiểu để làm gì đồng chí cẩn thận đóng chặt cánh cửa lại và tiếng lạch cạch lại vang lên. Đồng chí đứng cạnh đấy một lúc rồi hất tay tuyệt vọng, không nói không rằng nhảy qua lan can và bước đến chỗ đám người đang đứng lặng lẽ.
Họ đợi đã lâu. Nhưng «CC-16» vẫn cứ đứng giữa bãi băng như không muốn bị chìm, chỉ có mũi là hơi thấp xuống.
Malicôp không chịu được nữa.
— Sao nó lại thế? — anh nói khẽ như đứng bên giường người hấp hối. — Đrôdơđôp, anh đã mở hết khóa cho nước vào rồi đấy chứ?
— Băng giữ nó mà, — Đrôdơđôp trả lời cũng khẽ như vậy.
Tất cả lại im lặng. Sau đó nghe thấy tiếng rạn nứt của băng và tảng băng dưới thân tàu vỡ ra mở đường cho nó. Tàu chìm thẳng xuống nước một cách nhanh chóng, lòng tàu vẫn giữ được thăng bằng.
Anh em thủy thủ người thì thương xót, người thì thở dài nhẹ nhõm, còn Grigôri Prôkhôrưch thì quay hẳn người lại: ông bỏ mũ ra và bước lên hai bước đến gần tàu. Đrôdơđôp đỡ tay ông.
— Thôi, thôi... đồng chí Prôkhôrưch... — ông âu yếm nói.
Jilin nấc lên và cũng bỏ mũ cất cao giọng hô:
— Chiến hạm hạm đội Bantich Cờ đỏ «CC-16» muôn năm!
Tiếng hô của anh như làm cho mọi người sực tỉnh. Lời hô «muôn năm» vang âm trên mặt băng và tắt hẳn khi mặt nước lạnh giá rung động, ánh màu đỏ rực của buổi hoàng hôn trên ngọn cờ cũ
màu xanh của cảng khép lại.
— Trái phá nằm xuống! — Grigôri Prôkhôrưch bỗng hét lên vì thấy chớp lửa vàng quen thuộc lóe lên ở trên bờ. Tất cả nằm rạp xuống.
Bầu trời trên đầu lại âm vang và gầm rít xung quanh. Và Grigôri Prôkhôrưch cũng ngã soài lên tuyết.
Trọng pháo bắn bốn loạt. Ba người bị thương. Đã cần phải rút lui ngay. Jilin cầm dây kéo xe trượt tuyết mà mọi người đã kịp xếp súng máy lên. Đến gần chỗ Grigôri Prôkhôrưch, anh ta nói:
— Malicôp, giúp mình một tay. Ông già hỏng chân rồi không đi được đâu... Bọn ta thay nhau chở...
Họ kéo súng máy đến gần Grigôri Prôkhôrưch, nhưng ông này
không trả lời. Mọi người lật ông dậy thì thấy ông bị đạn trái phá bắn trúng trán. Ông sống lâu hơn tàu của mình đúng hai phút rưỡi.
TRONG RỪNG
Trong cơn mê man bất tỉnh khôn cùng, dần dần hiện lên cảm giác mơ hồ của một sức nặng đè trên chân. Cảm giác ấy càng quấy rầy mạnh hơn và cuối cùng con người nằm mê làm một động tác vô ý thức để nằm cho thoải mái hơn. Không hiểu có cái gì đó cứ ghì chặt lấy chân, không thể nào co lại được.
Ý nghĩ đầu tiên còn mơ hồ bảo rằng chắc cái thằng Côlia Xitin, anh bạn cùng giường, lại đè lên chân rồi. Bằng một động tác dứt khoát,
và bây giờ thì đã có ý thức, người nằm đấy cố nhấc chân ra. Khi ấy anh cảm thấy đau nhói và bừng mắt dậy.
Anh chau mày lại vì cái ánh sáng chói chang và liếc nhìn xung quanh để cố
hiểu tại sao mình lại bị cây thông có cành lá xùm xòe đang phù trên người, như một tấm chắn dầy đè dí xuống tuyết.
Qua những cành thông xanh um, thơm mùi nhựa và mùi băng giá ngay trước mặt, anh thấy một bãi tuyết trắng xóa. Những đám lá thông rườm rà phủ
nặng đầy tuyết đứng lặng yên. Có tiếng ai thở dồn dập ngay đâu đây đã phá tan sự tĩnh mịch mênh mông của khu rừng mùa đông này.
Anh lắng tai nghe. Và khi nhận ra rằng dỏ chính là mình thở to như vậy thì anh há hốc cả miệng. Bây giờ nhận thức của anh cũng hoàn toàn thức tỉnh.
Mồ hôi đổ ra như tắm khi anh chợt hiểu điều gì đã xẩy ra và anh đang ở đâu.
Tim như muốn vỡ ra, dập dồn dập liên hồi. Chẳng có sự cố gắng lý trí nào, chẳng có cách thở đều hòa nào có thể giữ được nhịp đập điên cuồng tưởng như vang động khắp rừng của nó được. Một sự mệt mỏi và uể oải đến buồn nôn từ chân tràn lên khắp cơ thể. Đấy là sự sợ hãi, một sự sợ hãi tầm thường của con vật khi nó bất thình lình bị mắc bẫy mà lối thoát chỉ là cái chết.
Anh cố tự hiểu tình trạng của mình, Một thân một mình, hầu như không có vũ khí, trừ quả lựu đạn đeo ở thắt lưng, anh đang bị một cây thông đè chặt xuống trong khu rừng có mặt trời chiếu sáng một cách tàn nhẫn, ở hậu phương địch. Cây thông che anh khỏi đường đạn chính xác của tên xạ thủ, nhưng lại đè nặng lên người anh và cũng có thể đã làm gẫy chân anh. Khẩu súng trường đã bị tiếng nổ nặng nề và nóng bỏng văng đi xa, trong lúc nổ
tung làm anh từ bụi thông ra đến gốc tùng bách này, quật anh xuống tuyết
và dìm vào sự mê man sâu thẳm.
Hồi đêm họ có hai người: bản thân Côlôbanôp và cái anh chàng láng giềng cùng hầm Côlia Xitin. Họ mặc đồ ngụy trang mầu trắng bò đến đây. Họ là hai người bạn, hai người thủy quân trinh sát giỏi nhất của đơn vị. Họ đã nằm trong bụi thông kia đến nửa giờ, mà cũng có thể là cả một giờ, trước khi bò ra bãi tuyết giữa cây thông và hàng nhân tùng bách thẳng đứng như hàng cột. Họ nằm im và nghe rừng. Lỗ tai rất thính của họ đã phân biệt được những tiếng đụng chạm của vũ khí ở đằng xa và những tiếng sột soạt sau những cây tùng đằng kia, nhưng ở đây thỉ tất cả đều im lặng.
Lúc ấy Xitin bấm hai cái vào ngón tay bạn, đợi một lúc anh lại bấm thêm cái nữa, như thế có nghĩa là «tớ đi lên trước một mình», rồi bò ra khỏi rừng thông. Như chiếc bóng mờ anh bò một cách chậm chạp và nhẹ nhàng trên tuyết, cách bò ấy chỉ có anh là có thể làm khéo thế được, và chỉ cách ba bước là đã không thấy anh đâu. Thế mà gần đâu đây ngay bên cạnh anh đã có tiếng một phát súng của tên xạ thủ địch, một tiếng khô và khẽ giống như
cành củi khô bị dẫm gẫy. Rồi trong đêm chỉ còn lại sự tĩnh mịch mênh mông của khu rừng.
Côlôbanôp đợi năm — mười phút, tin chắc rằng Côlia sẽ trở lại vì đã nhiều lần sau những tiếng phát súng vô ích trong đêm như vậy họ lại gặp nhau nguyên vẹn. Nhưng Xitin đã không trở lại. Khi ấy anh bò lên phía trước để
giúp nếu như bạn bị thương, hay để biết chắc là bạn đã hy sinh. Nhưng vừa bò được bốn mét thì từ một phía khác lại cỏ tiếng súng rất gần, tuyết bắn tung lên ngay bên vai trái. Anh phải nằm đợi rất lâu cho đến lúc tên xạ thủ
kia mờ mắt đi vì nhìn mãi vào đêm tối.
Vừa lúc ấy, có ai kéo chiếc ủng bên phải của anh: thành ra Xitin, «người trinh sát viên vô hình», như anh em trong đơn vị thường gọi, đang nằm ở
phía sau. Côlôbanôp bò lùi lại bụi thông và nằm bên bạn. Hơi thở nóng hổi của Xitin đã sưởi ấm má anh và anh đoán rằng Xitin đang mỉm cười một cách thỏa mãn và tinh nghịch như người thợ săn tìm thấy mồi: «Nhiều «chim cu» lắm... bọn mình dò thêm ở phía phải cánh rừng có gì nữa không...» Lập tức thân hình mềm mại của anh đã bò vào bụi cây. Côlôbanôp để anh bò đi trước rồi bò theo, thận trọng gạt sang bên những cành thông từ tuyết đâm lên. Bỗng một cột lửa dựng lên ở phía trước, bầu không khí nặng chịch làm cháy dát cả mặt. Và còn chưa kịp hiểu rằng sức nổ ghê gớm đang văng anh đi xa thì Côlôbanôp đã ngất đi.
Bây giờ tỉnh dậy anh mới hiểu rằng đêm qua trái mìn nổ đã văng anh đến
gốc tùng bách này, ném anh xuống một chiếc hố rồi lấp cây thông bị bật cả
gốc lên trên. Anh nằm im và qua đám lá nhìn khắp rừng thông, bãi tuyết, các bụi cây để tìm Côlia. Cuối cùng anh đã thấy trên đám tuyết hồng một vật gì rất đáng sợ và nhắm nghiền mắt lại. Anh chỉ còn mệt mình. Và thế là hết.
Ngày vừa bắt đầu. Cái ánh sáng phũ phàng, tàn nhẫn tràn ngập khắp rừng, và những tên xạ thủ hồi đêm đã săn họ, vẫn ngồi trên cành thông. Không thể bỏ hố này đi đâu được. Mà nằm đây đợi đêm thì chắc không đủ nhiệt.
Lượng nhiệt trong cơ thể đã cóng lạnh nhiều giờ khi mê man, còn lại chẳng được là bao.
Mặt trời bò theo những cành thông rậm rạp, chuyền quanh những thân tùng bách đầy nhựa vàng óng. Tất cả những cái đó mới chậm chạp làm sao! Rừng im lặng.
Anh nghĩ đến tất cả, trừ rừng, trừ sự im lặng và ánh sáng. Anh hình dung thấy đêm Ưcren tối thẳm, thấy hương vị anh đào và tiếng rốc rách ở bờ đê.
Anh nóng ruột đợi bóng tối vì khi ấy sẽ có thể bò thoát ra khỏi bụi thông. Đôi lúc anh lại mở mắt nhìn những hàng cột thân tùng bách được chiếu sáng chói lòa.
Thời gian mất hết cả ý nghĩa. Nó không chuyển động và tưởng như bóng tối sẽ không bao giờ trở lại.
Nỗi thất vọng xâm chiếm toàn bộ tầm hồn anh. Anh sờ nắm trái lựu đạn. Cứ
thế là đơn giản nhất. Chỉ cần rút vòng ra, và anh sẽ nằm yên như Côlia Xitin... Và chẳng cần phải đếm nhịp đập của trái tim nữa, chẳng cần theo dõi xem bóng thông đã ngả đến đâu rồi. Không cần gì phải chờ đợi, chờ đợi mãi làm gì, khi việc chờ đợi ấy đã trở nên vô nghĩa.
Anh nhìn đám tuyết mầu hồng cạnh chiếc thân hình bất động và bỗng nhớ đến hơi thở ấm cúng của người bạn bên má mình, đến giọng nói thì thầm không thành tiếng, nụ cười tinh nghịch của bạn, và niềm khao khát muốn sống lại bao trùm lấy anh. Cần phải sống để trả thù những kẻ đã làm ngừng vĩnh viễn hơi thở ấm cúng đó.
Bây giờ anh cảm thấy ý nghĩ này là quan trọng hơn cả và anh dồn sức để chuẩn bị chiến đấu.
Cái yên tĩnh của khu rừng bỗng bị phá tan tành. Không khí rít lên dữ dội, rừng thông rung chuyển, tuyết từng chùm dầy từ trên cành
rơi xuống. Cả bầu trời náo động, và Côlôbanôp hiểu rằng trận pháo kích khu rừng đã bắt đầu. Súng ta bắn đạn trái phá trên các đỉnh cây để đuổi bọn xạ thủ. Rừng như sống lại. Những cành cây bị
mảnh kim loại nóng bỏng cưa đứt rơi lỏa tỏa. Một mảnh đạn rít kinh sợ rơi ngay bên cạnh anh. Hai con chim đen bay vút khỏi rừng
thông. Chú sóc vội nhảy chúi vào đám lá rậm rạp khiến những bông tuyết dầy rơi xuống.
Và lúc ấy, từ một cây thông ngay bên cạnh có một người đang bám vào cành cây leo xuống một cách vụng về và chậm chạp.
Hắn mặc một bộ đồ lạ, quàng quấn chặt chẽ để có thể ngồi chịu rét lâu dài. Khẩu tiểu liên đêm qua dùng để bắn hai người trinh sát, hắn móc lại trên cành mà leo xuống một mình. Một cảm giác nóng rực chạy khắp cơ thể Côlôbanôp và muốn nhấc anh dậy, khói cây thông. Nhưng anh thận trọng giơ tay ra nắm lấy quả lựu đạn mà không sợ bị phát hiện vì lúc này tên xạ thủ còn chú ý gì đến tiếng động của cây thông nữa: đạn đang rít khắp khu rừng và bản thân hắn đang vội chạy xuống hầm. Vừa lúc Côlôbanôp rút chân khỏi cây thông, co dúm người lại để chuẩn bị nhảy ra, ném lựu đạn và chạy nhanh tới bụi thông thì có một vật gì rất nặng đè ập lên người anh.
Còn chưa hiểu ra sao, anh vội quai khủy tay ra phía sau và nghe thấy tiếng kêu. Anh lập tức lật mình lại dưới cái sức nặng đang đè lên anh.
Đấy là tên xạ thủ thứ hai, hắn ngồi ngay ở cây thông trên đầu Côlôbanôp và bây giờ cũng vội tụt xuống chiếc hố đào sẵn ở gốc cây để tránh đạn trái phá.
Cuộc vật lộn thật ngắn gọn và ác liệt. Tên địch định rút dao găm đeo ở thắt lưng ra. Côlôbanôp vừa giữ chặt tay hắn vừa tìm vũ khí.
Trái lựu đạn nằm vừa đúng tầm tay anh. Anh dùng lựu đạn như chiếc búa đập mạnh vài lần vào đầu tên giặc. Hẳn gục hẳn.
Sau đó anh vạch cành thông, thò đầu ra nhìn mà chẳng cần phải giữ bí mật. Trái phá vẫn gầm rít qua những cành cây, không khí như bị xé ra từng mảnh, hỏa lực thực dầy đặc và dữ dội, Côlôbanôp
nhìn tên địch vừa bị giết, ngắm cây thông, thử sức rồi trèo lên.
"""