" Tiền Của Bạn - Nhiều Tác Giả full prc pdf epub azw3 [Thường Thức] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tiền Của Bạn - Nhiều Tác Giả full prc pdf epub azw3 [Thường Thức] Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC Tiền là gì? Phải có tiền Tiền quay vòng Nhận được tiền Tiền tiêu vặt Èo, việc nhà! Kiếm tiền Ba lựa chọn Tiết kiệm! Lợn tiết kiệm Tiền gửi ngân hàng Tiền sinh sôi Tiêu tiền! Cửa hàng Đi mua sắm Món hời Áp lực mua Phí phạm kinh! Vay mượn Nợ và tín dụng Kế hoạch chi tiêu Thống kê nào cơ? HÃY CHO ĐI! Từ thiện Giàu và nghèo Tiền ảo Trong tương lai Cùng thảo luận nào Tiền là gì? Câu trả lời đơn giản nhất là: tiền là lũ xu teng đang xủng xoảng trong túi hay ví bạn, cũng như những tờ giấy bạc dường như chỉ chực đợi bạn cầm vào là bốc hơi. Nhưng nếu là xu và tiền giấy nước khác, không mua nổi cho bạn dù chỉ một chiếc vé xe buýt ở nhà, bạn vẫn gọi đó là tiền chứ? Rồi còn tiền nhựa - chẳng hạn như thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng - thì sao? TIỀN HỨA Tất nhiên lúc nào bạn cũng thích nhất là có tiền xu và tiền giấy. Tiền giấy chỉ là những mảnh giấy hứa hẹn sẽ “đóng vai tiền”, nhưng đến nay vẫn là hình thức tiền phổ biến nhất. Ngoài ra còn có thẻ tín dụng và vàng - đó cũng là tiền phải không nhỉ? Thậm chí còn có một loại tiền mà ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào - tiền điện tử. Tất cả những thứ này có thật là tiền không? TIỀN QUAY VÒNG Không khó nhận ra tiền vẫn đang thay đổi dạng thức. Ngoài ra, không phải ở đâu tiền cũng được dùng theo cách như nhau. Chủ yếu là vì tiền không phải chỉ là tiền tệ - tiền xu và tiền giấy, và cả thẻ tín dụng. Tiền còn liên quan đến ngân hàng và tiết kiệm, đến dòng tiền lưu hành trên thế giới. 6.000 NĂM LỊCH SỬ! Khi tìm hiểu những gì được và không được coi là tiền ngày nay, chúng ta sẽ khám phá ra rằng có đủ mọi loại tiền kỳ quặc đã góp mặt trong quá khứ - hổ phách, hột vòng, vỏ ốc, trống, trứng, lông vũ - đấy là mới kể sơ sơ vài loại thôi. Trên thực tế, bạn có thể dùng bất cứ cái gì để làm tiền - một vài con cừu cũng được - miễn là tất cả mọi người đều đồng ý về giá trị của nó. Tiền đã tồn tại dưới dạng này hay dạng khác tận 6.000 năm cơ đấy! Thực tế là tiền không chỉ được phát minh ra ở một nơi. Nó phát triển theo đủ mọi kiểu và ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nhưng dù ta dùng thứ gì để làm tiền, nó luôn luôn có 4 tính chất thế này: Mọi người đều đồng ý sử dụng nó. ✶ Mọi người đều đồng ý rằng nó có thể được dùng theo những cách khác nhau. ✶ Mọi người đều đồng ý rằng nó có một giá trị, có thể thay đổi, nhưng ai nấy cũng đều chấp nhận. ✶ Mọi người đều đồng ý tôn trọng những gì nó đại diện. ✶ VẬY HÃY CÙNG TÌM HIỂU CÁCH TIỀN HOẠT ĐỘNG NHÉ. Phải có tiền Bạn có tiền chứ? Hôm nay bạn có tiền rủng rỉnh trong túi không? Có chiếc ví chật ních tiền xu và tiền giấy? Hay là chú lợn đất nhét đầy tiền lẻ? Hay thậm chí là sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng của riêng mình? BẠN CÓ TIỀN! Nếu có một trong những thứ kể trên là bạn có tiền đó! Và hẳn là bạn sẽ có càng nhiều tiền hơn nữa sau vài tháng rồi vài năm. ĐẾN RỒI ĐI Tiền như là nước vậy - nó tự do chảy vào chảy ra khỏi túi mọi người. Cả cuộc đời bạn tiền sẽ chảy vào chảy ra như thế, nhưng liệu nó có chảy ra nhanh hơn chảy vào? Nếu tiền chảy vào túi thì bạn đang kiếm được tiền đó. Bạn có thể phải làm việc mới có tiền, hoặc là được cho tiền tiêu vặt, tiền mừng hay tiền thưởng. Nếu nó chảy ra nghĩa là bạn đang tiêu tiền. Bạn đang mua sắm đồ và trả tiền cho chúng. Nếu tiền chảy vào túi nhiều hơn chảy ra thì tới một lúc nào đó bạn sẽ giàu. Còn không, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề đó. TIỀN CŨNG MANG LẠI NHIỀU NIỀM VUI Kiếm tiền cũng vui mà tiêu tiền thì càng vui hơn nữa! Nhưng bạn có thể làm được nhiều hơn thế. Bạn có thể khiến tiền “sinh sôi”, hay còn gọi là dùng tiền để đầu tư. Cái đó mới thật là khó! Và bạn cũng có thể tiêu tiền theo những cách đặc biệt. Bạn có thể tiêu tiền đi đồng thời thu tiền về. Điều đó lại càng khó hơn nữa. Hoặc bạn có thể chia sẻ tiền. Bạn có thể chia cho những người thật sự cần đến tiền. Hãy tưởng tượng được giúp đỡ người khác như vậy xem! Chúng ta nghĩ về tiền và nói về tiền. ✶ Chúng ta muốn có tiền và không mua được gì nhiều nếu không có tiền. ✶ Chúng ta cần tiền cho những thứ thiết yếu như đồ ăn và chỗ ở. ✶ Chúng ta tiêu tiền vào những cái mình yêu thích. ✶ Nên tiền là một thứ buộc phải có. Bạn không thể chạy trốn khỏi đồng tiền, nhưng không có nghĩa tiền là xấu. Ngược lại - nó là một thứ bạn có thể điều khiển, vui chơi cùng, khiến cho sinh sôi, sử dụng và giúp người khác. VÀ BẮT ĐẦU KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM! Tiền quay vòng VIỆC TIÊU TIỀN SẼ ĐƯA TIỀN CỦA BẠN VÀO VÒNG LUÂN CHUYỂN. Bạn đưa tiền ở quầy thanh toán để đổi lấy hàng hóa. Người bán hàng sẽ chuyển tiền đó đến ngân hàng, ngân hàng lại chuyển cho người khác, cứ thế. 1 Bạn mua một gói kẹo cao su và trả tiền. 2 Tiền lên đường đi tiếp. 3 Mỗi đồng tiền sẽ ra vào các ngăn kéo tầm bốn lần nữa trước khi hết ngày. 4 Đến cuối tuần, tiền ấy sẽ được thu gom và mang tới ngân hàng. 5 Ngân hàng giữ tiền trong hai ngày trước khi chuyển cho một trung tâm giải trí làm tiền lẻ. 6 Những đồng lẻ lại rơi vào tay một cậu bé. Nửa tiếng sau, chúng đã nằm trên quầy thanh toán của cửa hàng bán kẹo gần đó. BẠN CÓ BIẾT? Giới trẻ tham gia vào việc lưu hành tiền ngày một nhiều hơn, bao gồm cả BẠN đấy. ✶ Bạn không chỉ là người mua, người tiêu ✶ dùng, mà còn là một thành phần quan trọng trong vòng luân chuyển của dòng tiền. Giới trẻ chưa bao giờ có nhiều tiền như ✶ bây giờ, và tiền không chỉ dùng để tiêu xài! Đã đến lúc bạn học cách quản lý tiền bạc của mình rồi đó. Việc làm dành cho người trẻ đang dần thay ✶ đổi. Sẽ ngày càng ít việc ổn định, nhưng lại nhiều việc bạn có thể làm một mình, cũng như cần nhiều năng lực, sự trợ giúp và trách nhiệm hơn. Bạn còn trẻ. Có thể bạn thiếu kinh nghiệm, ✶ nhưng bạn còn nhiều phẩm chất đáng quý như lịch sự, đúng giờ, thông minh, trách nhiệm, thật thà, và mọi người sẽ muốn đầu tư vào những “tài sản” đó của bạn. Tương lai đang trải ra trước mặt bạn. Bạn hẳn đã biết nhiều về tiền bạc hơn bố mẹ mình hồi bằng tuổi bạn, và các cơ hội đang chờ đón bạn cũng nhiều hơn. Nhận được tiền Bất ngờ được cho tiền thì bao giờ cũng thích, mà nếu nhặt được cái ví dưới lòng đường hay là bới được hộp đựng tiền trong bãi rác thì còn khoái chí hơn nữa. Thực ra thì chắc là cả điều đó đều sẽ không xảy đến với bạn đâu! Nhưng (ngạc nhiên chưa!) biết đâu đang có một thùng tiền mang tên bạn ở đâu đó, hoặc sẽ đến với bạn trong tương lai, và thay đổi cuộc sống của bạn. TIỀN SINH NHẬT Bạn có thể được người thân cho tiền vào sinh nhật - thậm chí từ khi mới chào đời nữa cơ. Số tiền đó đi đâu nhỉ? Liệu bố mẹ bạn có gửi ngân hàng dưới tên bạn nhiều năm rồi, mà quên kể với bạn không? TIỀN KÝ GỬI Bố mẹ bạn, biết đâu đấy, đã lập một quỹ riêng cho bạn. Khi gửi vào quỹ tín thác ở ngân hàng, hay tài khoản cho vay hoặc tiết kiệm, tiền sẽ được đem đi đầu tư cho đến khi người con có quyền sử dụng tài sản ấy. Thường thì phải đợi đến một mốc tuổi quy định. TIỀN THỪA KẾ Có lúc nhận được tiền lại chẳng vui tí nào, đó là thừa kế từ một người đã mất. Di chúc là một văn bản pháp lý, chỉ dẫn cách chia tài sản của một người vừa mới qua đời. Nếu không có di chúc, tài sản của người này sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho danh sách những người thừa kế. Bạn có thể vẫn được thừa kế, nhưng một người lạ sẽ quyết định bạn nhận được bao nhiêu! TÀI SẢN CỦA BẠN Không cần phải nói, nếu một trong những của trời cho này tự nhiên rơi vào tay bạn, thì hãy tiêu một cách khôn ngoan. Nếu bạn có tiền dưới dạng trái phiếu tiết kiệm, quỹ tín thác, tài khoản ngân hàng hay bất kỳ thứ gì khác, thì đấy là tài sản. Và tài sản sẽ quyết định giá trị tài chính của bạn, gọi là giá trị tài sản ròng. Càng nhiều tuổi thì giá trị tài sản ròng càng quan trọng. Nó sẽ giúp bạn vay tiền ngân hàng để mua các thứ bạn mong muốn, để học xong đại học hay là làm chuyến chu du khắp thế giới. Tiền tiêu vặt THU NHẬP ĐỀU ĐẶN Tiền tiêu vặt có thể coi là khoản thu nhập đều đặn đầu tiên của bạn. Đến hẹn lại lên, bạn sẽ có tiền hằng tuần, đầy đủ và gần như luôn đúng hạn. Bạn có thể “hoạch định” món tiền đó trước, cũng có nghĩa là trước khi nắm tiền trong tay bạn đã biết sẽ tiêu tiền vào đâu. Bạn thỏa thuận với bố mẹ nhận tiền hằng tuần hay hằng tháng là tùy vào cách lên kế hoạch chi tiêu, hay còn gọi là ngân sách của gia đình. Và cũng tùy xem bạn tuân theo kế hoạch chi tiêu của chính mình giỏi đến đâu nữa. Không nên nhận tiền tiêu vặt theo tháng nếu bạn không dám chắc mình sẽ không tiêu sạch bách ngay tuần đầu tiên! BẠN CÓ ĐƯỢC CHO TIỀN TIÊU VẶT KHÔNG? Có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên cho trẻ tiền tiêu vặt, và có thể cần thuyết phục bố mẹ bạn một chút. Hoặc có thể bố mẹ bạn đã biết hết mọi ý kiến, và tin rằng tốt hơn hết là bạn học cách kiểm soát tiền bạc từ khi còn nhỏ. BAO NHIÊU? Bạn nhận được bao nhiêu tiền tiêu vặt còn tùy bố mẹ có thể cho bạn bao nhiêu, hay nghĩ bạn nên có bao nhiêu. Hãy nhớ rằng bố mẹ luôn mong muốn những thứ tốt nhất cho bạn, nên khi nhận được tiền tiêu vặt hãy coi đó là một món quà. Xét cho cùng thì đúng thế mà. Kể cả tiền không nhiều thì bạn cũng nên tỏ ra rất biết ơn. BỐ MẸ CẦN NHỚ Có tiền tiêu vặt sẽ tốt cho con của anh/chị. ✶ Nó sẽ giúp các em phát triển tính tự lập. ✶ Nó cũng giúp các em hiểu được giá trị của đồng tiền. ✶ Nó sẽ dạy các em chọn giữa tiêu hết tiền ✶ một lúc hay để dành chờ mua cái gì đó đặc biệt. LỨA TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN Hãy tăng tiền tiêu vặt theo một lượng cố định mỗi lần sinh nhật. Nếu con anh/chị biết giúp việc nhà thì hãy cho các em thêm tiền dựa vào mức độ làm việc nhà. Èo, việc nhà! Bố mẹ bạn có thể chỉ cho tiền tiêu vặt hằng tuần với điều kiện bạn nhận làm một số việc vặt trong nhà. Chắc chắn bạn không lớn lên trong một thế giới mà tiền cứ tự nhiên đến với mình mãi mãi đâu, nên đấy là một cách chuẩn bị cho tương lai rất tốt. RÀNG BUỘC! Vậy là, để có tiền tiêu vặt bạn cần phải thực hiện trách nhiệm của mình. Nếu bố mẹ muốn bạn làm một số việc nhà rồi mới cho tiền tiêu vặt, thì rất nên soạn một thỏa thuận, một bản hợp đồng mô tả CHÍNH XÁC xem bố mẹ cần bạn làm những gì. TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ Việc nhà có thể chỉ đơn giản là giúp nấu cơm hay là dọn phòng mình - Một số việc giúp ích cho gia đình giúp bạn chắc chắn có tiền tiêu vặt hơn. mà bạn đằng nào cũng nên làm! Hay là chăm sóc chó mèo, rửa xe hay giặt đồ chẳng hạn. Chắc chắn như thế sẽ đỡ kha khá công việc cho bố mẹ và gia đình bạn. HỢP ĐỒNG ĐÃ VIẾT RỒI MÀ Tại sao lại cần ghi rõ trong bản “hợp đồng” này? Khi bạn đã nhất trí mình sẽ làm gì và sẽ không làm gì để có tiền tiêu, bố mẹ sẽ muốn bạn làm đúng như thế. Còn nếu không bạn sẽ gặp rắc rối đấy - nếu bạn quên không dọn giường, xếp bát đũa sau khi ăn hay là dọn xỉ cho mèo. CÓ QUA CÓ LẠI Dĩ nhiên luôn có những bậc cha mẹ nghĩ rằng giúp đỡ việc nhà là bắt buộc, và không vui vẻ gì khi phải đưa tiền khi con cái làm những việc này. MỘT SỐ VIỆC KHÁC CHO BẠN ✶Làm thiệp, đồ ✶ Gia sư cho các em nhỏ hoặc các bạn ✶ chơi, trang sức handmade Làm chậu cây Trông trẻ ✶ Phụ bán hàng ✶ cảnh, tiểu cảnh ✶ Làm bánh ✶ ✶ Dọn dẹp nhà để xe Làm vườn Trồng rau sạch trong nhà ✶ ✶ ✶ ✶ ✶ Chăm sóc thú cưng Phát quà Thiết kế máy tính: làm thiệp, biển hiệu v.v. Viết báo hoặc dịch bài cho báo teen ✶ ✶ Vẽ minh họa cho báo, tạp chí Bán truyện tranh, sách vở cũ Kiếm tiền Chẳng mấy chốc bạn sẽ hiểu ra rằng cách có tiền chắc chắn nhất là kiếm tiền. Có thể tiền tiêu vặt đã có điều kiện ràng buộc - như là làm việc nhà chẳng hạn. Nhưng khi bạn tham gia vào thị trường lao động - đem bán thời gian, sức lao động, tài nghệ cho người ngoài - bạn sẽ không chỉ có tiền mà còn được nhiều lợi ích khác. ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN Công việc đầu tiên của bạn gần như chắc chắn sẽ chạy song song với việc học. Đừng nghĩ rằng như thế thì người ta sẽ đòi hỏi bạn ít hơn! Nếu nhận làm việc, bạn phải dành đủ thời gian cho nó. Việc làm cũng phải được ưu tiên như việc học vậy. Hơn nữa, bạn cũng không muốn từ bỏ các hoạt động thể thao, xã hội hay cuộc sống gia đình đâu. Muốn hài hòa được tất cả những thứ đó, sẽ cần nhiều năng lượng và khả năng sắp xếp. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tính toán hết trước khi nhận việc. Có thể nhận việc làm đều đặn để kiếm thêm. Nguồn ảnh: JNP CÔNG SỨC ĐƯỢC ĐỀN ĐÁP Cuối cùng thì công sức bạn cũng được đền đáp bằng những đồng tiền quý giá - chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời! Bạn sẽ cảm thấy mình đã làm được việc lớn và tự tin hơn! KHẢ NĂNG VÒI VĨNH Giới trẻ bây giờ rất giỏi vòi bố mẹ tiêu tiền. Có hơn hai phần ba các bạn vị thành niên được hỏi cho biết mình có ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu tiền của bố mẹ. Họ dắt mũi bố mẹ mình mà lôi đi... Nghiên cứu cho thấy rằng bố mẹ thường khó mà lắc đầu với các con. Họ thà nhịn ăn nhịn mặc còn hơn là từ chối con cái. Ba lựa chọn Tiền chỉ là một miếng kim loại, một mảnh giấy hay một cái thẻ nhựa, cho đến khi bạn dùng đến nó. Bạn chỉ có thể dùng tiền theo một trong ba cách: tiêu tiền, tiết kiệm tiền hay cho tiền đi. Mỗi cách lại đem lại một kết quả khác nhau. ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● TIÊU TIỀN! Đối với những người thích tiêu pha thì tiền là thứ tuyệt diệu nhất từng xuất hiện trên đời. Nó là chìa khóa dẫn đến hàng tiếng đồng hồ mua sắm và một nhà đầy những thứ mới mẻ. Mà nó cũng có thể châm ngòi cho một thói quen xấu - mua sắm cho vui! Tiền cũng là con đường dẫn đến những trải nghiệm và phiêu lưu mới, giúp bạn gia nhập các câu lạc bộ để gặp gỡ những người có chung sở thích. Nếu tiêu tiền một cách khôn ngoan thì bạn sẽ được hưởng lợi từ những món đồ hay trải nghiệm ấy. TIẾT KIỆM TIỀN! Thật kỳ diệu là một số người để dành tiền rất dễ dàng. Cứ như thể tiết kiệm nằm trong máu họ. Mỗi người quản lý đồng tiền một cách khác nhau, y như ngoại hình hay sở thích khác biệt vậy. Tiết kiệm tiền chỉ đơn giản là không tiêu số tiền bạn kiếm được hay được cho. Nếu chỉ là vài đồng lẻ thì bạn có thể bỏ lợn. Nhưng khi có nhiều hơn thì hay nhất là bạn gửi vào ngân hàng, để nhận được một ít tiền lãi mỗi tháng. ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● CHO TIỀN ĐI! Người ta thường chia sẻ vì muốn chia sẻ chứ không phải là vì bắt buộc. Có thể bạn giúp đỡ bạn bè vì biết chắc chắn họ sẽ trả ơn lúc khác. Nhưng giúp đỡ một người đang rất cần một thứ gì đó mới là cảm giác tuyệt vời. Có rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh ấy. Thả vài đồng vào hòm từ thiện mỗi tuần nghĩa là có một ai đó ở đâu đó sẽ được BẠN giúp. Bạn cũng có thể tham gia trực tiếp xem đóng góp của mình giúp ích cho người khác như thế nào. Tiết kiệm! Phần lớn mọi người đều thấy tiết kiệm tiền khó hơn tiêu tiền rất - là nhiều. Thậm chí có người còn thấy tiết kiệm với tiêu tiền khác nhau như nước với lửa. Cũng dễ có cảm tưởng thế thật - nhưng KHÔNG PHẢI đâu! Bạn có thể nói rằng thay vì mất 10.000 đồng thì bạn sẽ có 10.000 đồng nếu giữ nó lại. Nhưng chuyện có đơn giản vậy không? TIỀN NGỦ Nếu bạn nghĩ tiết kiệm là đem hết tiền giấu kín trong tủ rồi mặc kệ nó thì giá trị “kho tàng” của bạn sẽ dần tụt đi. Nếu bạn nhét tiền vào lợn tiết kiệm thì số tiền ấy cũng nằm im thin thít y như vậy. Thế nên đây không phải là cách tiết kiệm khôn khéo đâu. TIỀN LÀM VIỆC Thay vào đó, có nhiều cách tiết kiệm lại cần bạn đưa tiền vào lưu hành, không khác gì tiêu tiền vậy. Khi gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, hay tiết kiệm bưu điện, bạn đang trông cậy vào một người khác làm cho số tiền ấy sinh sôi nảy nở. Ngân hàng sẽ đầu tư nó vào kinh doanh để lấy lợi nhuận, và bạn sẽ được chia một phần lợi nhuận đó, gọi là tiền lãi. BẠN TIẾT KIỆM THEO CÁCH NÀO? KHÔNG tiết kiệm Bạn tiêu tiền mà không cần ✶ nghĩ xem mình cần gì hay muốn gì. Bạn luôn xiêu lòng trước ✶ những thứ xa xỉ và không để dành gì hết. Bạn thường hết tiền trước khi kịp có thêm tiền. ✶ Tiết kiệm ÍT Bạn có tiêu nhưng cân nhắc giữa thứ mình cần và thứ mình muốn. ✶ Bạn kìm lòng trước một số món đồ xa xỉ để có thể để dành đôi chút. ✶ Số tiền tiết kiệm của bạn được tăng dần lên. ✶ Bạn càng có nhiều tiền thì bạn càng thấy vui hơn. ✶ Bạn vẫn có thể mua một số thứ khi bạn muốn. ✶ Bạn có thể xử lý các trường hợp khẩn cấp. ✶ Bạn có thể mua những thứ có giá cao hơn ✶ khoản tiền tiêu vặt một tuần hay thậm chí một tháng. Bạn đang học được nhiều kỹ năng sống. ✶ Tiết kiệm NHIỀU Bạn hạn chế chi tiêu hết cỡ. ✶ Bạn để dành nhiều và chỉ tiêu tiền vào những thứ thiết yếu. ✶ Bạn gửi hết số tiền còn lại vào ngân hàng. ✶ Lợn tiết kiệm Hầu như đứa trẻ nào cũng từng bỏ ống lợn tiết kiệm. Nhưng mà tại sao lại là lợn? Sao không phải là tê giác hay thú ăn kiến? Chẳng lẽ người ta cho rằng lợn giữ số tiền mồ hôi nước mắt của mình giỏi hơn? Có thể là vậy, nhưng đấy không phải là lý do mà chúng ta có lợn tiết kiệm. VỖ BÉO! Ngày xưa ở phương Tây, lợn có thể coi là hòm đựng tiền của người nghèo. Một chú lợn sữa mua ở phiên chợ xuân chỉ cần nuôi bằng đồ ăn thừa là sẽ béo lên nhanh chóng để sẵn sàng làm thịt trước khi mùa đông tới. Tương tự, những chú lợn tiết kiệm cũng được nuôi sống bằng tiền thừa và sẽ được đập ra khi đầy tiền. Ở các nước nói tiếng Đức, có tục lệ tặng những thợ tập sự - những người trẻ tuổi đang học việc để trở thành thợ thủ công - một chú lợn làm phần thưởng cho một năm vất vả. Vì thế, lợn trở thành biểu tượng của sự đầu tư - vào tiền bạc cũng như giới trẻ. PYGG Ngày xưa người ta hay làm bình vại nhà bếp bằng một loại đất sét gọi là pygg. Khi muốn cất bớt tiền đi, họ thường bỏ vào đó cho an toàn. Dần dà, những bình chứa tiền đó được gọi là pygg bank, rồi pyggy bank. Thế là chẳng bao lâu sau đã có người nảy ra ý tưởng làm các pygg bank hình chú lợn (pig). Và từ đó các chú lợn tiết kiệm ra đời. Những bình chứa bằng đất sét pygg ngày xưa trông như thế này. Nguồn ảnh: JCVStock ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● Chú lợn tiết kiệm mà chúng ta quen thuộc ngày nay. Nguồn ảnh: Sarah2 Tiền gửi ngân hàng Bạn có một ít tiền mà lại không muốn bỏ trong lợn tiết kiệm hay giấu vào tủ. Nhưng số tiền ấy có đủ mở tài khoản ngân hàng không? Các ngân hàng thường mong bạn có một khoản tối thiểu trong tài khoản để bõ công họ giữ tiền cho bạn. Nếu để tiền tụt dưới mức này, bạn có thể bị trừ tiền phạt, thế nên hãy tìm hiểu điều đó trước tiên. BẠN ĐƯỢC GÌ? Ngân hàng có thể yêu cầu một khoản duy trì tài khoản tối thiểu. Bù lại bạn sẽ có: Một nơi để cất tiền. ✶ Một nơi để đầu tư. ✶ Một tài khoản có lãi hằng tháng tính theo số tiền ✶ trong tài khoản. (Xem trang 26 và 27 để tìm hiểu về lãi suất.) Một thẻ ghi nợ để bạn rút tiền từ máy ATM hay thanh toán trong cửa hàng. ✶ Và thậm chí có khi được quà nữa. Các ngân hàng bao giờ cũng muốn có thêm khách hàng mới trẻ tuổi mà. ✶ BẠN ĐỦ TUỔI CHƯA? Tuổi tác là một vấn đề LỚN. Ở nhiều nước, nếu muốn tự đi mở tài khoản ngân hàng, bạn cần phải đủ 18 tuổi, còn ở Việt Nam là 15. Nhưng đừng vội nản. Bố mẹ có thể lập tài khoản thay mặt bạn. Điều này không có nghĩa đó là tài khoản của bố mẹ - bạn vẫn được bí mật thông tin, và thư từ về tài khoản vẫn được gửi cho bạn. TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG Tài khoản trực tuyến Tài khoản ngân hàng của bạn thường sẽ được nối mạng Internet, để bất cứ lúc nào bạn cũng biết được tình trạng số dư cùng các khoản đầu tư của mình. Tài khoản thanh toán Mọi ngân hàng đều có một loại tài khoản thanh toán (hay tài khoản vãng lai) - có thể gửi vào và rút ra bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn sẽ không được lãi vì lượng tiền này có thể lên xuống mỗi giờ. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn trả lãi nếu số dư vượt mức nào đó - thế nên tốt nhất hãy hỏi trước. Bạn nên đăng ký nhận sao kê mỗi tháng hay là lên mạng kiểm tra tài khoản. Tài khoản tiết kiệm Để đảm bảo cho tiền sinh sôi, bạn cần mở một tài khoản tiết kiệm. Có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào số tiền hay thời gian bạn gửi. Đương nhiên là bạn cam kết gửi càng lâu thì ngân hàng sẽ cho bạn khoản lãi càng cao. Tiền sinh sôi Một trong những điều tuyệt vời nhất là tiền không tự mất đi giá trị. Nếu đã giấu 50.000 đồng trong tủ thì lúc sau tìm lại bạn vẫn có 50.000 đồng. Có thể 50.000 đồng của bạn sẽ chỉ mua được 4 cái bút thay vì 5 cái bút, nhưng vẫn là 50.000 đồng. Khi bạn dùng tiền mua gì đó thì lại khác. Hàng hóa đều sụt giá. “Sụt giá” nghĩa là gì? Nghĩa là qua thời gian, giá trị bạn trả cho một món hàng sẽ giảm đi. Hầu như mọi thứ đều để càng lâu càng mất giá trị. Xét ở mặt nào đó, tiền và các món hàng cũng giống nhau. Các thứ bạn mua để lâu thì giảm giá trị. Tiền vẫn vậy nhưng cả thế giới ngoài kia liên tục đổi thay. Giá cả tăng lên sẽ làm cho tiền của bạn mua được ít bút hơn - cũng tức là giảm giá trị. Cách đối phó duy nhất là chăm sóc cho tiền của bạn sinh sôi. HƯỞNG LÃI Khi gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng là bạn đã trông đợi tiền ấy sẽ sinh sôi. Ngân hàng lấy tiền của bạn đem đầu tư kinh doanh và sẽ trả bạn một khoản phí sử dụng. Khoản đó được gọi là tiền lãi. Lãi là khoản lợi nhuận hay đền đáp trả cho người cho vay. Lãi rất hay vì ai cũng có thể nhờ đó mà tăng tiền thêm một ít - đôi khi là rất nhiều. Bạn có thể hưởng một trong hai loại: lãi đơn hay lãi kép. Lãi đơn chỉ là cộng thêm tiền vào số ban đầu. Nếu bạn gửi 10.000 đồng với lãi suất 10% trong 5 năm thì tiền ấy sẽ sinh sôi như thế này: Năm Tổng đầu tư Lãi suất Lãi đơn 1 10.000đ 10%/năm 11.000đ 2 12.000đ 3 13.000đ 4 14.000đ 5 15.000đ Lãi kép thì cao hơn lãi đơn nhiều. Lãi suất, thời gian có thể giống nhau nhưng tiền lãi sẽ được thêm vào tổng số tiền gửi CỘNG VỚI chính số lãi. Tiền sẽ tăng lên nhanh hơn hẳn. Năm Tổng đầu tư Lãi suất Lãi đơn 1 10.000đ 10%/năm 11.000đ 2 12.100đ 3 13.300đ 4 14.600đ 5 16.100đ Tiêu tiền! Chúng ta ai cũng thích tiêu tiền. Tiêu tiền cho ta những thứ ta muốn, lại làm cho ta vui - và là việc dễ nhất trần đời! Mà chẳng bao giờ thiếu những thứ mời ta cởi hầu bao. Nếu chẳng may không nghĩ ra nên mua gì, bạn cũng sẽ thấy vô số các quảng cáo đập vào mắt mình trên đường, trong tạp chí, trên ti vi, và - kể cả khi bạn đã mua gì đó rồi - cả trên túi hàng trong tay bạn nữa. TIÊU TIỀN KHÔN NGOAN Nhưng khi tiêu tiền, bạn cũng có một chút trách nhiệm. Bạn chỉ có thể tiêu số tiền mình có. Nếu bạn tiêu cẩn thận thì ngon lành cả thôi. Nhưng nếu tiêu xài bất cẩn, bạn sẽ gặp rắc rối đấy. GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN Khi người lớn lên lớp bạn về giá trị đồng tiền, thì chính là họ muốn nói đến điều đó: cách tiêu tiền khôn ngoan. BẠN TIÊU TIỀN THEO CÁCH NÀO? CHẲNG tiêu gì Bạn dành dụm mọi đồng tiền mình có. ✶ Bạn thà nhịn hoặc dùng tạm thứ xấu còn hơn là bỏ đồng tiền quý báu ra mua đồ. ✶ Số tiền tiết kiệm của bạn tăng dần lên. ✶ Tiêu THẬN TRỌNG Bạn có tiêu tiền nhưng cân nhắc giữa thứ mình cần và thứ mình muốn. ✶ Bạn kìm lòng trước một số món đồ xa xỉ để có thể để dành đôi chút. ✶ Số tiền tiết kiệm của bạn tăng dần lên. ✶ Tiêu NHIỀU Bạn tiêu tiền cho tới khi cháy túi. ✶ Bạn vui, trông bạn long lanh và bạn có đủ thứ trong nhà. ✶ Bạn có vẻ rất thành đạt trong mắt bạn bè. ✶ Bạn có “quyền lực nằm trong túi” - trong thoáng chốc. ✶ Khi chẳng còn gì, bạn đối mặt với hiện thực phũ phàng. ✶ Bạn không có gì để dành cho những trường hợp khẩn cấp. ✶ Bạn không bao giờ có đủ tiền cho những thứ ✶ hay ho mà bạn rất thèm nhưng không mua nổi. Bạn tiêu pha quá đà và đôi khi phải vay ✶ mượn. Cửa hàng Mọi người tiêu tiền chủ yếu ở các cửa hàng. Ngày nay, đấy thường là các địa điểm hiện đại, hào nhoáng với rất nhiều hàng hóa đẹp. Nhưng hình ảnh này chỉ mới xuất hiện cách đây chưa lâu. ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● CỬA HÀNG PHÁT TRIỂN Các cửa hàng đã thay đổi rất nhiều so với thời xa xưa, khi những người bán rong còn đi khắp các nẻo đường từ thành thị tới nông thôn, bán hàng từ xe đẩy hay thậm chí chỉ từ thúng mủng rá mẹt. Và mới đầu khi các cửa hàng được mở trên phố lớn, vẫn chỉ có một số loại cửa hàng - hàng thịt, hiệu bánh, cửa hàng nến. Ông bà bạn, có khi cả cụ kỵ bạn, chắc vẫn nhớ cái thời chỉ có một số cửa hàng quần áo, không có cửa hàng băng đĩa nhạc, và tất nhiên càng không có cửa hàng điện tử bán bàn là và ti vi. NHẬP KHO NÀO! Bạn có tưởng tượng ra cảnh mua đồ ăn cho cá ở một cửa hàng thực phẩm? Mua lược ở quầy báo? Mua báo ở chỗ sửa ô tô? Nghe thì kỳ nhưng mà có thật đó. Các cửa hàng ngày càng hay nhập kho những món đồ được hỏi mua thường xuyên nhất. Một cửa hàng có thể bán rất nhiều loại hàng hóa. Có những cửa hàng tiện ích hay siêu thị mini còn bán tất cả mọi thứ mà mọi người cần. Họ biết rằng khi đã xuống xe thì bạn chỉ muốn mua cho xong liền một lúc. Cửa hàng tiện ích là một hình thức mới. Thời gian làm việc dài hơn trước khiến người ta ít thời gian mua sắm hơn. Và dù bạn đang ở quê hay xa nhà, thì các cửa hàng tiện ích đều giống hệt nhau và bán những thứ đồ như nhau. GIÁ CẢ Giá cả rất quan trọng. Ta chỉ có một lượng tiền giới hạn được tiêu, và nếu tiêu nhiều hơn vào một thứ, ta sẽ không thể mua thứ khác. Khi mà giá một sản phẩm tăng, thì các sản phẩm cạnh tranh với giá thấp hơn sẽ bán chạy. Mọi người sẽ chăm mua bánh mì hơn nếu có giá 10.000 đồng một chiếc chứ không phải là 20.000 đồng. Đi mua sắm Bạn là khách ruột của cửa hàng nào? Hẳn có vài nơi bạn thích hơn cả chứ. Có điều lạ là ta thường chỉ ghé một vài cửa hàng quen và thường ít thay đổi thói quen mua sắm. Chúng ta thích bài trí cửa hàng hay hàng hóa, hay có khi là nhân viên! Chúng ta thích vì khi mua sắm ở đó, ta luôn biết cái gì nằm ở đâu. Sẽ không có gì lạ cả. Ta thấy thoải mái, và người quản lý sẽ cố không thay đổi gì nhiều để ta tiếp tục cảm thấy quen thuộc. ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● KHÔNG KHÍ Mỗi cửa hàng lại có cách bài trí khác nhau: có thể chất đống thùng hàng hóa như siêu thị, có thể đơn giản với ánh đèn mờ và thép lấp lánh như cửa hàng điện PHONG CÁCH SỐNG Nếu là sản phẩm liên quan tới phong cách sống, lối đi giữa các quầy hàng sẽ rộng rãi hơn, màu sắc nhẹ nhàng hơn, chỉ có vài món đồ được SỰ QUEN THUỘC Mỗi chúng ta đều có một vài cửa hàng quen. Chúng ta đi đúng một con đường lên phố, bỏ qua một số cửa hàng và đi vào một số khác. Thậm chí thoại. Dù trang trí thế nào, các cửa hàng luôn cố tạo không khí tốt nhất để bạn muốn mua đồ. chọn lựa kỹ càng đặt ngang tầm mắt - có thể để cả một hai chiếc ghế và bật nhạc nhẹ nhàng, khiến bạn cảm thấy sang trọng. POP! một nơi mới khai trương cũng khó mà thay đổi thói quen ấy được. Chúng ta biết mình thích gì mà! Trên kệ trưng bày có bao nhiêu là thứ mời gọi chú ý. Nguồn ảnh: JNP mua không? Không hề! POP (point of purchase) là từ của giới bán hàng nghĩa là điểm mua hàng, đôi khi còn được gọi là điểm bán hàng - nơi bạn đến với sản phẩm! Trong một cửa hàng, đấy là kệ bày hàng hóa. Nhưng có phải các món đồ được bày ra ngẫu nhiên, mong bạn bỗng dưng dừng lại Các chủ hiệu biết rằng có tới ba phần tư các hóa đơn là của những người chỉ định dạo một vòng qua cửa hàng. Họ chỉ bỏ ra tầm mười giây để nhìn lướt qua hàng hóa trên kệ. Vậy nên hàng phải được bài trí đúng tầm - dễ Chúng ta cứ liên tục đến vài cửa hàng quen. Nguồn ảnh: Andresr nhìn thấy và dễ với tới. Nó phải có bao bì thật bắt mắt. Nhưng mua sắm cũng thành trò chơi nữa. Các hàng hóa bài trí không có kệ sẽ làm bạn phải đi vòng ra đằng sau, hay ngước lên trên, hay nhòm xuống dưới. Giống Cửa sổ bày hàng thoáng đãng sẽ thu hút khách hàng sành điệu. Nguồn ảnh: Eugene Sergeev vui! như chơi trốn tìm vậy - bạn luôn cảm thấy hứng thú, luôn phải dò đoán. Để làm cho mua sắm thêm Món hời Ai cũng thích mua được món hời. Không gì làm ta thấy sướng bằng mua được đồ giá rẻ. Tìm được món hời không khó nếu bạn chịu bỏ thời gian ra săn lùng khắp mọi cửa hàng, kiếm những sản phẩm rẻ hơn một chút hay được giảm giá, khuyến mãi. CÓ RẤT NHIỀU NƠI ĐỂ KIẾM MÓN HỜI! QUẦY HÀNG RONG Các quầy hàng rong ngoài đường bán những mặt hàng giống hệt như trong cửa hàng - chỉ có điều rẻ hơn rất nhiều. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu có lý do gì khiến bạn Những người bán rong thường chuyên về một loại sản phẩm. Nguồn ảnh: Kateryna Tsygankova muốn trả lại sản phẩm, thì hôm sau người bán có thể sẽ không còn ở đó nữa đâu. Ngoài rủi ro kể trên ra, đây là nơi rất dễ kiếm món hời, thường là hàng thanh lý hoặc hàng của một công ty đã đóng cửa. XẢ KHO Các cuộc xả kho thường bán hàng xịn của một công ty sắp đóng cửa. Dễ mua được món hời ở đó, nhưng hãy nhớ kiểm tra xem sản phẩm còn được bảo hành không, để biết chắc bạn có thể sửa hay đổi nếu có lỗi. Và hãy mua một vài phụ tùng nếu có, vì sẽ không còn nhà sản xuất để thay thế hỏng hóc cho bạn đâu. MUA SẮM TRÊN MẠNG Mua sắm trên mạng thường rẻ hơn. Xét cho cùng, không có chi phí thuê cửa hàng, các tòa nhà lớn hay người bán hàng làm đội giá lên. Nhưng ảnh chụp có thể đẹp hơn ngoài đời, màu sắc không giống như bạn đã thấy, hoặc chất vải làm bạn thất vọng. Tuy nhiên, bạn có thể trả lại những thứ mình không muốn. Hãy mở các sản phẩm thật cẩn thận - bạn sẽ phải gói lại y hệt như khi nhận được thì mới được hoàn tiền. Và hãy luôn ghi lại những thứ bạn đã trả lại. CỬA HÀNG OUTLET Các cửa hàng outlet chỉ mới xuất hiện trong bức tranh mua sắm giá rẻ gần đây. Vô số loại sản phẩm được các nhà thiết kế và sản xuất thay đổi mẫu mã hằng năm - đôi khi vài lần một năm. Đồ cũ phải nhường chỗ cho đồ mới. Các cửa hàng outlet thường chuyên bán hàng hiệu và thời trang theo mùa, nên dù bị chậm mất một mùa, bạn vẫn có thể mặc đồ hiệu. ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● CỬA HÀNG TỪ THIỆN Các cửa hàng từ thiện có đầy rẫy những món hời. Họ chỉ bán những thứ tốt nhất trong số các món đồ quyên góp. Và nếu mua ở đây, bạn còn đang làm một việc tốt nữa đấy. Mọi cửa hàng từ thiện đều được tổ chức để gây quỹ cho một mục đích nào đó, và dù chỉ mua một món nhỏ thôi, bạn cũng đã hỗ trợ cho các nỗ lực của họ rồi đấy. Áp lực mua Càng lớn bạn sẽ gặp càng nhiều áp lực, từ đủ loại công ty muốn bạn mua sản phẩm của họ - và từ những bạn bè đã mua sản phẩm ấy nữa! Nhà sản xuất cần quảng cáo để người tiêu dùng biết về sản phẩm. Nhưng cũng là để thuyết phục bạn mua. Họ muốn làm cho bạn nghĩ rằng mình cần mặt hàng họ bán, trong khi thực ra bạn không cần. XU HƯỚNG ĐÁM ĐÔNG Các nhà quảng cáo nghĩ bạn rất “dễ dụ”. Họ nghĩ rằng bạn không trung thành với hãng nào cả, và sẽ đổ tiền vào bất cứ thứ nào đẹp và mốt nhất lúc đó. Họ nghĩ ra các thủ thuật tinh vi, và gần như mọi quảng cáo đều dựa trên một trong những thủ thuật này. Có quảng cáo nói rằng nếu không mua thì bạn sẽ bị lạc lõng, không theo kịp cộng đồng. Mọi người khác đều đúng hoặc biết điều gì đó mà bạn không biết. Nhưng hãy là người cá tính! Hãy mua thứ bạn muốn, cho dù “khác người” hay “kỳ cục” thế nào. Hãy nhìn thấu những quảng cáo... ... VÀ TIN VÀO LỰA CHỌN CỦA CHÍNH MÌNH! ÁP LỰC BẠN BÈ Cưỡng lại áp lực bạn bè phải nói là hơi bị khó. Gần như cả cuộc đời chúng ta luôn có nhu cầu hòa nhập. Bắt chước bạn bè, làm theo những hình ảnh thời trang trên tạp chí, tự đánh giá bản thân theo những gì người khác nói về mình - tất cả đều là để hòa nhập. Bạn phải gan lì lắm mới có thể tách khỏi đám đông và làm những gì mình muốn. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH! Làm những gì tốt nhất cho bạn, mặc những gì hợp với bạn, và nêu lên ý kiến của riêng bạn, chính là cách để trở thành chính BẠN chứ không phải bản sao của ai cả. Hãy nhớ rằng những nhà sản xuất, phân phối sản phẩm và quảng cáo khắp thế giới luôn hy vọng bạn sẽ làm như tất cả mọi người khác. Họ kiếm tiền bằng cách tạo ra thời trang đám đông, tâm lý đám đông và thói quen mua sắm đám đông. Đứng giữa đám đông thì dễ dàng hơn - nhưng đừng để đám đông ảnh hưởng tới bạn quá nhiều. KẾT NỐI TỚI BẠN Các nhà quảng cáo đang bỏ ra hàng tỷ đô la mỗi năm để nhắm vào túi tiền của bạn, và bạn đang xem tới hàng ngàn quảng cáo mỗi năm. Thật là quá áp lực! Mỗi bạn trẻ ở phương Tây, đến năm 15 tuổi trung bình đã nhận được khoảng 250.000 quảng cáo trên các kênh thông tin đại chúng. Phí phạm kinh! Bạn có bao nhiêu cái quần bò trong tủ? Bao nhiêu áo phông, áo khoác hay quần áo khác chưa mặc tới bao giờ? Chúng ta mua sắm vì đủ các lý do, nhưng ít khi là vì thiếu. Thường thì là vì các lý do khác - và không phải lúc nào cũng có “lý”. THỪA LỰA CHỌN Nếu muốn mua sô cô la, bạn có thể chọn một trong 20 loại. Cần ngũ cốc ăn sáng? Có 12 loại nữa! Hay là áo len - cả trăm lựa chọn! Còn tạp chí nữa? Nếu nói đến đồ ăn, áo mặc và những phương tiện giải trí thì ta đang có quá thừa lựa chọn. NGÀY XỬA NGÀY XƯA... Có thời những thứ kể trên còn là hàng thiết yếu, muốn mua đồ gì cũng phải có tem phiếu. Hãy hỏi thử ông bà hay bố mẹ bạn xem, có khi trong nhà vẫn còn sổ tem phiếu đấy! Nhưng bây giờ, hàng hóa đổ về từ khắp thế giới, có thừa cho mọi người dùng - và không ai phải xếp hàng mua quần đùi với áo may ô nữa. TÍN ĐỒ MUA SẮM! So với những ngày tháng thiếu thốn “trứ danh” xưa, rõ ràng giờ đây chúng ta đang được quá nuông chiều. Gần như ai cũng là tín đồ mua sắm. Chúng ta lãng phí, vứt bỏ đồ chỉ vì không còn mới. Chúng ta đổ thức ăn đi không phải vì đã hỏng, mà vì có thức ăn mới hơn ngon hơn. Chúng ta vứt quần áo đi vì tiền giặt khô còn đắt hơn mua mới. TIÊU THỤ QUÁ NHIỀU Ở nhiều nước phát triển, người dân đã trở thành chuyên gia tiêu dùng, họ cố ý mua nhiều hơn cần thiết. Và nhiều người bỏ đi một phần không nhỏ các thứ mình mua mà không đắn đo. Ở Anh, các nghiên cứu cho thấy người ta vứt đi tới 30% đồ ăn mua về. Sự thật là, chúng ta đã trở nên rất lãng phí. Rác thải chất thành những đống khổng lồ xấu xí như thế này đây. Nguồn ảnh: Hugette Roe Vay mượn Dù có cố gắng quản lý tiền nong thế nào đi chăng nữa, sẽ luôn có những lúc bạn cần thêm ít tiền. Hết tiền đúng lúc cần sẽ có cái phiền chính là bạn phải nhờ đến người khác. Bạn phải tìm được ai đó CHO VAY tiền, và bạn phải VAY được theo điều kiện không quá khắt khe. VAY BẠN BÈ Bạn bè là người dễ cho bạn vay tiền nhất - mà lại không lấy lãi! Nói cách khác, bạn có thể vay tiền họ và trả lại sau, không hơn không kém. Tuy thế khoản vay đó vẫn là một cục nợ. Và nợ nần thường có những hậu quả cay đắng. Khi nợ tiền bạn bè, bạn thường sẽ bị nhờ việc nọ việc kia, và tất nhiên là ai mà từ chối cho được? Trên hết, hãy nhớ rằng cả những khoản vay thân tình vẫn là món nợ, không phải món quà. Tình bạn sẽ rạn vỡ nếu người vay quên mất bổn phận của mình. VAY BỐ MẸ Vay tiền bố mẹ có thể cũng đơn giản như là vay tiền bạn bè - nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tùy thuộc vào món tiền vay, bạn sẽ phải thỏa thuận xem trả bao nhiêu và trong bao lâu. Và hãy nhớ rằng bố mẹ sẽ không bao giờ cho bạn vay thêm hay giúp đỡ tiền nong nếu bạn không giữ đúng lời hứa. Bố mẹ hay nói rằng bạn không xứng đáng có cơ hội thứ hai, và tất nhiên họ nghĩ thế là đúng. Nếu có đủ dũng cảm vay tiền bố mẹ ngay từ đầu, chắc chắn là bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm trả tiền lại. Và cũng có thể bố mẹ bạn sẽ tính lãi - không nhất thiết tính bằng tiền đâu, nhưng chắc chắn thỉnh thoảng bạn sẽ được sai làm thêm việc nhà hay nhờ vả này nọ chừng nào chưa trả xong. Nợ và tín dụng Có thể hơi kỳ cục nếu cảnh báo về mối nguy nợ nần khi bạn còn ở tuổi nhận tiền tiêu vặt. Nhưng lời khuyên này không phải để bạn làm theo ngay bây giờ, mà để bạn nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra về sau. BIẾT DỰ BÁO Những ai ngày một chìm sâu trong nợ nần, thường là vì trước đó không nhận ra nợ tiền sẽ khiến mọi chuyện trở nên khó khăn như thế nào. Tệ hơn nữa, các công ty thẻ tín dụng và ngân hàng luôn gây áp lực xúi bạn vay nhiều hơn nữa. Vậy nên, nếu sớm nhận thức được ngay từ bây giờ cảnh nợ nần có mày ngang mũi dọc ra sao, có lẽ bạn sẽ nghĩ kỹ trước khi lao vào cửa đó trong tương lai. KHÔNG TRẢ ĐƯỢC Nợ nần cũng chưa trở thành vấn đề cho tới khi bạn không trả được. Đây là chuyện cần tránh bằng mọi giá, kể cả nếu cái giá là từ bỏ những thứ mà bạn muốn. Khi tình hình xấu hẳn, sẽ có những người đòi nợ thuê đến nhà bạn, lấy lại tất cả những thứ bạn không có tiền trả nữa... cứ tưởng tượng xem! NHỮNG CHỮ KHÓ Nợ là số tiền bạn phải trả lại người hay công ty nào đó khi bạn mượn tiền họ. Một nguyên tắc khi vay tiền: hãy chỉ vay từng nào bạn có khả năng trả lại sau một thời gian xác định. Nếu bạn không có đủ tiền trả góp mỗi tháng, đừng vay. Điều đơn giản như vậy vẫn có nhiều người không hiểu - và đôi khi đó không phải là lỗi của họ. Mọi khoản vay đều có rủi ro, vậy nên hãy cố giảm rủi ro đến mức nhỏ nhất. Nợ là gì? Hậu quả của nợ nần có thể khá tăm tối: Lúc nào bạn cũng lo lắng về nó. ✶ Bạn không thể tiêu tiền cho những thứ bạn muốn. ✶ Mọi khoản tiền thừa đều phải đem trả nợ hay bù lãi. ✶ Bạn không biết bao giờ mới trả xong. ✶Tín dụng là gì? Tín dụng là khoản tiền có giá trị không đổi mà bạn được phép vay. Khoản này là bao nhiêu sẽ được người cho vay tính toán dựa trên giá trị tài chính, hay là giá trị tài sản ròng của bạn (xem lại tr. 11). Giống như tiền vay, bạn có thể tiêu khoản tiền tín dụng rồi trả lại sau. Nếu người cho vay tính đúng thì bạn có thể trả lại số tiền đó mà không gặp mấy khó khăn. Tất nhiên, có nhiều công ty vẫn tính sai. Nhiều người đi vay được nhận khoản tín dụng quá cao. Rắc rối bắt đầu từ đó! Kế hoạch chi tiêu Lên kế hoạch chi tiêu là hình thức quản lý tiền bạc đơn giản nhất. Tất nhiên, cũng là chán nhất! Tiêu tiền và kể cả tiết kiệm tiền còn Bạn có thể lên kế hoạch ngay từ khoản tiền tiêu vặt trong túi. Nguồn ảnh: Hung Chung Chih là bạn có làm). hay hơn lên kế hoạch chi tiêu nhiều. Nhưng đấy là một việc càng làm càng dễ hơn (miễn Lên kế hoạch chi tiêu cũng giống như là nhổ răng ấy. Ngán thì ngán lắm, nhưng bạn biết là có lợi mà! MÌNH CÓ ĐỦ TIỀN KHÔNG? Lên kế hoạch chi tiêu có nghĩa là bạn nhận ra nguồn tiền của mình là có hạn - và việc này chả hay ho gì! Lên kế hoạch chi tiêu gần như có nghĩa là bạn muốn làm nhiều thứ nhưng biết mình không có tiền. Tin vui là khi đã đặt ra kế hoạch thì bạn sẽ không cần lo lắng xem mình phải tiêu như thế nào nữa, và lúc ấy mới thật bõ công! MÌNH CÓ ĐỦ! Kế hoạch chi tiêu gần như chắc chắn sẽ cho thấy rằng bạn có đủ tiền làm những điều mình muốn. Mặc dù có thể bạn sẽ phải tiết kiệm một thời gian, thậm chí là phải chờ đợi một chút. Và có thể không phải ngay một lúc bạn đã có đủ bộ sưu tập đĩa DVD hay quần áo mùa đông, mà phải mua ít một. KHÔNG ĐỦ... Không phải lúc nào cũng dễ dàng hoãn lại một việc mình muốn làm hay một thứ mình muốn mua. Chúng ta sống trong một thế giới nhìn đâu cũng thấy hứa hẹn. Mua trước đi - trả sau cũng được! Cứ thanh toán bằng thẻ tín dụng! Khi nào hóa đơn gửi đến thì hãy lo! Nếu bạn làm như thế, thì gần như chắc chắn là bạn đã nhiễm thói quen xấu về chi tiêu. Có thể bạn sẽ được ai đó “giải cứu” với lý do là bạn còn trẻ nên “chưa biết khôn” - nhưng không may là chẳng phải cứ mãi như thế đâu. Ở ngoài đời, những người duy nhất chịu giúp bạn có thể cũng muốn đòi một khoản tiền lớn. TRÊN HẾT, LÊN KẾ HOẠCH CHI TIÊU CẦN TÍNH KỶ LUẬT CAO. Thống kê nào cơ? Các nhà thống kê theo dõi bạn mọi lúc mọi nơi - ghi lại bạn chi bao nhiêu tiền và mua ở đâu. Đó là vì bạn tiêu cực kỳ nhiều! Bạn đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nên các nhà sản xuất và bán lẻ muốn biết mọi thứ về bạn. Thanh thiếu niên Những bạn trẻ vị thành niên từ 13 đến 15 thường đặc biệt khôn khéo. Họ nhận tiền và tiêu nhiều hơn để thoát khỏi sự quản thúc của bố mẹ, khỏi quy tắc và công việc hằng ngày nhàm chán. Đời sống của họ tập trung vào vui chơi, thời trang và bạn bè. Nguồn ảnh: bikeriderlondon Nhóm tuổi nhi đồng gồm hàng triệu bạn nhỏ (8-12) ngày nay tiêu pha nhiều hơn hẳn thời trước, vì bố mẹ đang đi làm thường cho các bạn tiền để đỡ cảm thấy áy náy. Ở Anh, tiền tiêu vặt trung bình là 8 bảng/tuần. ✶ Lứa tuổi nhi đồng thường muốn ra vẻ già ✶ dặn như anh chị, nên thường thích những sản phẩm lớn hơn tuổi. Họ rất thích dùng di động. ✶ Một thế giới di động Điện thoại di động là cách phổ biến nhất để giữ liên lạc với bạn bè, chơi trò chơi và tìm các phụ kiện thời trang mới nhất. Thế giới ngày nay có hơn 1 tỷ chiếc điện thoại di động. ✶ 60% giới trẻ ở Anh (1 triệu) sở hữu một ✶ chiếc điện thoại di động hay được sử dụng điện thoại của bố mẹ. Lứa tuổi trung bình một bạn trẻ được dùng điện thoại là 14 tuổi. ✶ Nhắn tin là hình thức liên lạc phổ biến nhất giữa giới trẻ. ✶ Quảng cáo nhắm tới bạn! Bạn có xem ti vi vào những thời điểm như chiều tối và sáng thứ Bảy không? ✶ Bạn có nghĩ rằng có quá nhiều quảng cáo nhắm tới bạn? ✶ Bạn có nghĩ rằng có quá nhiều quảng cáo đồ ăn nhanh và đồ ngọt nhắm tới bạn? ✶ Bạn nên nghĩ như vậy đi! Những người tiêu nhiều Phần lớn (60%) tiền bạn tiêu là tiền trợ cấp hay tiền tiêu vặt cha mẹ cho. Phần còn lại là do làm việc nhà, người khác tặng và làm thêm cuối tuần. Nhưng ai tiêu nhiều nhất? Con gái hay con trai? ✶ Ai tiết kiệm nhiều nhất? Con gái hay con trai? ✶ Câu trả lời cho hai câu hỏi này đều là con gái. Trung bình con gái tiêu nhiều hơn con trai 18%. Tiền của bạn đi đâu? Hai phần ba tiền của bạn được tiêu vào quà vặt và sô cô la. ✶ Con gái tiêu phần còn lại vào quần áo, giày dép, tạp chí và đồ trang điểm. ✶ Con trai thì tiêu vào đồ ăn khác, trò chơi điện tử, đĩa CD hay DVD. ✶ Và 12% thiếu niên không biết mình tiêu vào cái gì! ✶ Lựa chọn của bạn Đánh dấu vào những thứ bạn hay bỏ tiền mua nhất: đi xem phim, nghe nhạc □ quần áo □ đồ ngọt và quà vặt □ giày dép □ trò chơi điện tử □ xem thể thao □ sách □ điện thoại di động và thẻ điện thoại □ tạp chí □ mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân □ đĩa CD, DVD □ khác: .......................... □ Bạn đã đưa tất cả vào kế hoạch chi tiêu chưa? Bạn nhìn thấy một đôi giày tập khá đắt. Bạn sẽ: tiết kiệm tới khi đủ tiền? □ làm việc nhà để có tiền? □ năn nỉ bố mẹ cho thêm tiền? □ xin bố mẹ quà sinh nhật sớm? □ Bạn rút ra được điều gì từ câu trả lời của mình? HÃY CHO ĐI! Lúc nào cũng có rất nhiều người cần được giúp đỡ. Nếu xem thời sự trên ti vi hay đọc những lời kêu gọi trên Người tị nạn chạy trốn chiến tranh hay thiên tai ở quê nhà. Họ sống trong những chỗ ở tạm bợ cho đến ngày có thể quay về. Nguồn ảnh: 3777190317 báo chí, chắc hẳn bạn đã biết người dân ở những nước nghèo hoặc những nơi bị chiến tranh tàn phá sống rất khó khăn. Nếu bạn muốn quan tâm đến những chuyện xảy ra trên thế giới, và những con người đang sống cùng một hành tinh với bạn - trở thành một “công dân toàn cầu” chứ không phải chỉ ngồi không ở nhà - thì đã đến lúc bắt đầu rồi đấy. VIỆC NHỎ CŨNG HỮU ÍCH! Chúng ta đều có nhu cầu và mong muốn. Nhu cầu là những thứ mà chúng ta không thể thiếu - như là đồ ăn, nước uống, quần áo, v.v. Mong muốn là những thứ mà chúng ta nghĩ là không thể thiếu - như Trẻ em nhận thùng thực phẩm từ một tổ chức cứu trợ nước ngoài. Nguồn ảnh: Northfoto là kem, trò chơi điện tử và quần áo hàng hiệu. Nhưng tất nhiên chúng ta có thể từ bỏ một số mong muốn ấy để giúp người khác. Khi nhìn thấy những ảnh chụp người tị nạn và nỗi kinh hoàng họ phải trải qua, thật khó mà nghĩ ra ta giúp được gì cho họ. Nhưng ở đây từng việc nhỏ cũng là hữu ích! GIÚP ĐỠ XUYÊN QUỐC GIA Hằng ngày chúng ta đều nghe tin về cảnh nghèo đói ở một số nước trên thế giới. Có thể bạn chỉ bỏ ngoài tai, coi đó là vấn đề của người khác - đằng nào thì họ cũng ở quá xa. Hơn nữa, tại sao chính quyền ở đấy không giúp họ? Nhưng khi chỉ vài người có rất nhiều tiền còn phần lớn mọi người khác đi xin ăn, thì quả là dường như mất cân bằng quá mức. Điều này CÓ THỂ thay đổi. Chúng ta có thể chung tay mỗi người giúp một ít, và biết rằng cộng lại sẽ thành một sự giúp đỡ không nhỏ. VÔ GIA CƯ Rất nhiều người phải sống không nhà không cửa, kể cả ở các nước phát triển. Đóng góp cho các tổ chức từ thiện giúp người vô gia cư là giúp họ khỏi phải lang thang và có một mái nhà. CẢM GIÁC TUYỆT VỜI Bạn trao tặng cho những người khó khăn hơn, không phải là để thấy mình cao siêu và tự mãn. Bạn làm thế để biết rằng ai đó ngoài kia hôm nay có cái ăn nhờ điều bạn vừa làm. Và hẳn bạn phải thấy mình đã làm được một việc xứng đáng. Từ thiện CHÌA TAY GIÚP ĐỠ Tổ chức từ thiện là các tổ chức giúp đỡ những người cần giúp theo nhiều cách. Có nhiều tổ chức nổi tiếng mà bạn sẽ nghe nói đến - và có thể sẽ đôi lần giúp đỡ họ. Những tổ chức này có tên tuổi nhờ luôn sẵn sàng tới trợ giúp tức thời các khu vực thiên tai, cũng như đóng đô dài hạn ở một nơi nào đó để cải thiện tình hình giáo dục và y tế. QUỸ TƯ NHÂN Các quỹ tư nhân cũng là tổ chức từ thiện. Chúng được các công ty, cá nhân hay gia đình có điều kiện mở ra để tài trợ tiền mặt cho một số dự án. Cũng có khi cả cộng đồng mở quỹ để dành riêng vào những mục đích từ thiện. Quỹ tư nhân không phải đóng thuế thu nhập nên có thể dùng hết khoản tiền của mình (cũng như của bạn đóng góp!). Nguồn ảnh: Andrey N. Bannov GÂY QUỸ Một trong những hình thức gây quỹ là đi bộ từ thiện. Bạn cần đi quanh công viên gần nhà hoặc đường phố xung quanh trong một sự kiện được tài trợ. Cứ mỗi cây số bạn đi được, bạn bè và gia đình sẽ hỗ trợ bạn 20.000 đồng chẳng hạn. Bạn có thể đi thành một nhóm, hay cả gia đình, hay cả lớp, thậm chí là cả trường. Nếu có tầm 50 người đi cùng bạn thì số tiền quyên góp được cũng khá đấy! Tất nhiên là bạn làm từ thiện bao nhiêu tùy thuộc vào bạn. Hãy lựa chọn mức độ mà bạn vừa lòng, hãy nhớ rằng kể cả là số tiền nhỏ đến mấy thì khi quyên góp đều đặn sẽ hợp lại thành một lượng tiền không hề nhỏ và rất ý nghĩa. Và đừng quên: cho tiền chỉ là một trong rất nhiều cách giúp đỡ. Bạn có thể tặng đồ chơi, quần áo hay sách vở - tất cả đều có ích. Giàu và nghèo Nhiều người nghĩ rằng nếu giàu hơn, mình sẽ hạnh phúc hơn. Tất nhiên là ai có đủ tiền để ăn ngon mặc đẹp sẽ sống thoải mái vui vẻ hơn những người không có. Nhưng một khi bạn đã sống thoải mái tiện nghi rồi, thì nhiều tiền hơn liệu có giúp bạn hạnh phúc hơn? Thực ra thì, giàu có không có nghĩa là chắc chắn sẽ hạnh phúc, và giàu có cũng không phải là cách DUY NHẤT để trở nên hạnh phúc. CHẬT VẬT LÀM GIÀU Nhà lãnh đạo vĩ đại của Ấn Độ Mohandas Gandhi tin rằng hạnh phúc đến từ việc sống giản dị. Giống như nhiều tín đồ chân chính, ông không coi tiền của là cách để có một cuộc sống đủ đầy, thậm chí ông còn tự dệt vải may áo cho mình. Những người tin rằng hạnh phúc và tiền của đi liền với nhau sẽ thấy như mình luôn đi ngược lên dốc vậy - luôn cố làm sao càng lúc càng giàu hơn, và càng cảm thấy khổ ải chật vật vì không làm được. Cuối cùng, họ cảm thấy mình đã thất bại - không vươn tới được đỉnh cao. Tuy nhiên, biết hài lòng với những gì mình đã đạt được mới là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc. CÓ TẤT CẢ Thu nhập của một người sẽ quyết định khả năng mua sắm của họ. Nếu một người có thu nhập thấp bỏ hàng chục triệu đi du lịch vòng quanh thế giới, họ sẽ phải bớt tiền đồ ăn, quần áo hay nhà ở. Nhưng một người thu nhập cao chi ra chừng ấy thì gần như sẽ không phải bớt thứ gì cả. Khi kiếm được nhiều tiền hơn, người ta cũng sẽ tiêu nhiều hơn - phần lớn là vào những hàng hóa thông thường như là đồ ăn, đi nghỉ và giải trí. Họ cũng giảm bớt việc mua hàng hóa thứ cấp. Ví dụ như phương tiện giao thông công cộng - người ta sẽ bỏ xe buýt và chuyển sang đi xe riêng. CÁC NHÀ HẢO TÂM Những người giàu không chỉ tiêu tiền cho riêng mình. Nhiều người đem rất nhiều tài sản để làm từ thiện hay ủng hộ cho mục đích cao đẹp nào đó. Những người như vậy được gọi là những nhà hảo tâm. Hảo tâm chính là giúp đỡ người khác. Tiền ảo Trong tương lai, có thể tiền giấy và tiền xu sẽ không còn nữa. Thay vào đó, bạn sẽ dùng các thẻ nhựa như thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ để mua bán tất cả các thứ. Nói cách khác, chỉ còn lại tiền điện tử. Hay thậm chí còn đi xa hơn nữa: tiền có thể “biến mất” luôn! Vậy làm sao tiền còn là tiền khi trông không còn giống như tiền nữa? Thậm chí trông còn chẳng giống cái gì cả, vì bạn còn không nhìn thấy chúng? Bạn không thể cầm “đồng điện tử” bỏ vào ví được. Tiền điện tử là tiền chuyển giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa người với người, do máy tính điều khiển. Các máy tính dễ dàng chuyển tiền từ nơi này đi nơi khác bằng các lệnh đặc biệt. VÀ LOẠI TIỀN NÀY KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ THỰC. NÓ CÓ THỂ LÀ TIỀN ẢO. THỰC HAY ẢO? Tiền ảo cũng gọi là tiền tệ ảo. “Ảo” là những thứ không tồn tại bên ngoài để bạn nhìn thấy hay chạm vào, nhưng nhờ phần mềm máy tính mà nó có vẻ như tồn tại. Nó gần như có thật mà lại không phải là có thật. Vậy nó có đáng tin không? Nghe thì có vẻ là không - nhưng tiền ảo hoạt động như tiền thật, và ngày càng có nhiều người dùng đến nó. Giống như tiền truyền thống, tiền ảo có thể dùng để trả cho các món hàng và dịch vụ bình thường. BITCOIN Một trong những loại tiền ảo đang dần trở nên phổ biến chính là đồng bitcoin. Bitcoin được tạo ra và cất giữ hoàn toàn trên máy tính. Máy tính chính là chú lợn tiết kiệm đựng bitcoin của bạn. Giao dịch bitcoin được bảo """