"Thời Nhà Hồ - Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 6 PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thời Nhà Hồ - Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 6 PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Hình vẽ do phòng vẽ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” thực hiện Họa sĩ thể hiện: NGUYỄN QUANG VINH - Lê Phi Hùng - LÊ TƯỜNG THANH Đồ họa vi tính: NGUYỄN VĂN TIẾN Biên tập hình ảnh: NGUYỄN THỊ ĐỖ QUYÊN - LÊ PHI HÙNG LỜI GIỚI THIỆU Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể. Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh dự kiến thực hiện xuyên suốt từ thời cổ của các thời đại đồ đá, đồ đồng đến thời Hùng Vương dựng nước; trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc đến thời kỳ tự chủ của các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và cuối cùng là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua. Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó. Mỗi tập có cấu trúc độc lập riêng nhưng hài hòa trong một tổng thể chung là Lịch sử Việt Nam. Trong quá trình biện soạn, các tác giả còn chú ý thể hiện các đặc điểm văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử. Công trình là nỗ lực chung của các họa sĩ, các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ. Đây là bộ lịch sử bằng tranh đầu tiên của nước ta được thực hiện với mục đích và yêu cầu như trên, nên trong quá trình biên soạn và thể hiện không tránh khỏi những sơ xuất. Ban biên soạn, họa sĩ và Nhà xuất bản Trẻ rất mong được sự góp ý của bạn đọc gần xa. Thành phố Hồ Chí Minh TRẦN BẠCH ĐẰNG 3 Tháng 3 năm Quý Tỵ (1293), vua Trần Khâm (Trần Nhân Tông) nhường ngôi cho con trưởng là Thái tử Trần Thuyên (Trần Nhân Tông), lên làm Thượng hoàng. 5 Sau chiến tranh, nước Đại Việt bị tàn phá nặng nề. Nhà Trần phải xây dựng lại đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn, kinh tế đất nước phục hồi. Thăng Long và bến Vị Hoàng (Nam Định) lại trở thành trung tâm thương mại của đất nước. 6 7 Đảo Vân Đồn (Quảng Ninh) vẫn là nơi thương gia các nước lui tới bán buôn. Ở phía nam, Thanh Hóa trở thành một thương cảng lớn lúc bấy giờ. 8 Chợ có ở mọi nơi, cứ năm dặm lại có một khu chợ lớn. Ở vùng nông thôn, cứ hai tháng có một phiên chợ bán buôn nhiều loại hàng hóa. 9 Sau khi đánh đuổi Thoát Hoan về nước, vua Trần Khâm lại sai sứ sang triều đình nhà Nguyên xin triều cống như xưa. 10 Dù vậy, Hốt Tất Liệt vẫn nuôi mộng đem quân xâm chiếm Đại Việt một lần nữa. Đầu năm 1294, Hốt Tất Liệt chết, kế hoạch xâm lược Đại Việt bị hủy bỏ. 11 Năm 1300, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn bệnh nặng. Trước khi mất, Trần Quốc Tuấn dặn vua Trần Thuyên rằng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”. 12 Dưới thời Trần Anh Tông, một số tập tục được thay đổi. Vua không xăm hình rồng lên người, Thượng hoàng Nhân Tông cũng không thể ép. Từ đó, các vua đời Trần không xăm hình rồng lên người nữa. 13 Vua Anh Tông còn quy định phẩm phục cho bá quan. Theo đó, các quan phải đội mũ chữ đinh và áo có tay rộng... Bậc vương hầu đội mũ triều thiên hoặc mũ bao. 14 15 Lâu nay, con cháu nhà Trần vẫn kết hôn với nhau để tránh việc bị họ khác cướp ngôi thông qua con đường hôn nhân. Dưới thời vua Anh Tông, việc này dần bỏ đi. 16 Trước đây, nhà Trần thường giao những chức vụ quan trọng cho người trong hoàng tộc. Vua Trần Thuyên thì tùy người mà giao việc. Những người có tài, dù không thuộc tôn thất vẫn được vua trọng dụng. 17 Ngày mới lên ngôi, vua Anh Tông hay uống rượu. Một lần, vua uống say đến nỗi không biết Thượng hoàng Nhân Tông về Thăng Long xem xét việc triều chính. 18 Khi biết vua say rượu nên không thiết triều, Thượng hoàng muốn truất ngôi Anh Tông. Thượng hoàng bắt bá quan phải về Thiên Trường* trình diện, ai vắng mặt sẽ xử tội. * Thiên Trường là quê hương của các vị vua nhà Trần, nay thuộc thành phố Nam Định. 19 Tỉnh giấc, vua Anh Tông vội vàng xuống thuyền về Thiên Trường. Trên đường đi, vua gặp Đoàn Nhữ Hài. Vua sai Đoàn Nhữ Hài soạn một bài biểu tạ tội. 20 Đến Thiên Trường, Đoàn Nhữ Hài thay vua Anh Tông quỳ dưới mưa dâng biểu tạ tội. 21 Thượng hoàng xem biểu, nguôi giận, gọi vua Anh Tông vào trách mắng nhưng vẫn cho làm vua. 22 Sau lần ấy, Đoàn Nhữ Hài được phong chức Ngự sử Trung tán. Vì trẻ tuổi, lại chưa đỗ đạt nên Nhữ Hài bị nhiều người ganh ghét. Dù vậy, ông vẫn được vua Anh Tông và Thượng hoàng Trần Nhân Tông tin dùng. 23 Năm 1303, Đoàn Nhữ Hài đi sứ Chiêm Thành. Về nước, ông được thăng chức Hành khiển - chức quan vốn chỉ dành cho người trong hoàng tộc. 24 Ngoài Đoàn Nhữ Hài, vua Trần Thuyên còn trọng dụng Trương Hán Siêu. Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình). Ông vốn là môn khách của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. 25 Trương Hán Siêu đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên vào năm 1285 và 1287. Ông có tài thơ phú, bài Bạch Đằng giang phú của ông là một áng văn bất hủ. 26 Năm 1308, vua Trần Thuyên đặc cách phong Trương Hán Siêu chức Hàn lâm viện Học sĩ, sau thăng lên chức Hành khiển. Dưới triều vua Trần Thuyên, nhiều người tài được bổ làm quan mà không phải qua con đường thi cử. 27 Năm 1299, vua Trần Thuyên xuống chiếu khuyên học trò trong nước ôn luyện kinh sách, chuẩn bị ra ứng thí. Năm 1304, nhà Trần mở khoa thi Thái học sinh, chấm đỗ bốn mươi bốn người. 28 Trạng nguyên khoa này là Mạc Đĩnh Chi, người làng Lan Khê, huyện Bàng Hà, lộ Lạng Giang (nay là xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Tuy học giỏi nhưng tướng mạo ông lại rất xấu xí. 29 Thấy Đĩnh Chi xấu xí, vua Trần Thuyên không muốn cho đỗ đầu. Biết ý, Đĩnh Chi làm bài Ngọc tỉnh liên phú (bài phú Hoa sen trong giếng ngọc) dâng lên. Vua Trần Thuyên xem, biết là người tài, bèn chọn ông đỗ Trạng nguyên. 30 Trong hai lần được cử đi sứ, Mạc Đĩnh Chi đã khiến vua quan nhà Nguyên nể phục. Vua Nguyên còn phong ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước). Nhiều giai thoại trong hai chuyến đi sứ của ông được dân gian truyền tụng. 31 Dưới đời vua Trần Vượng* (Trần Hiến Tông), Mạc Đĩnh Chi giữ chức Thượng thư tả bộc xạ. Ông làm quan liêm khiết, được triều đình quý trọng. Khi về hưu, ông mở trường dạy học tại Thăng Long. * Vua Trần Vượng là con vua Trần Mạnh (Trần Minh Tông), cháu nội vua Trần Thuyên (Trần Anh Tông). 32 Khoa thi Thái học sinh năm 1304, ngoài Tam khôi*, vua Trần Thuyên còn lấy người đỗ thứ tư làm Hoàng giáp. Hoàng giáp là Nguyễn Trung Ngạn, mưới sáu tuổi, quê ở làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, lộ Khoái Châu (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên ngày nay). * Tam khôi: Trạng nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn. 33 Khi giữ chức An phủ sứ Thanh Hóa, Nguyễn Trung Ngạn lập kho Tào thương để thu mua thóc lúc được mùa và khi mất mùa thì lấy thóc đó phát chẩn cho dân. Vua Trần Thuyên lệnh cho các địa phương khác làm theo. 34 Dưới thời vua Trần Thuyên, Nho giáo tuy đã lớn mạnh nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò là quốc giáo. Năm 1310, vua Trần Thuyên cho xây tòa tháp cao mười bốn tầng trong khuôn viên chùa Phổ Minh*. Tuy sùng đạo Phật nhưng vua Trần Thuyên không mê tín. * Toàn tháp này vẫn tồn tại đến ngày nay. 35 Năm 1303, sau khi xuất gia, Thượng hoàng Trần Nhân Tông sang thăm Chiêm Thành và được vua Chế Mân tiếp đón nồng hậu. Thượng hoàng Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền Trân - em gái vua Trần Thuyên - cho vua Chăm. 36 Tháng sáu năm Bính Ngọ (1306), Chiêm Thành dâng hai châu Ô, Lý (vùng đất kéo dài từ phía Nam tỉnh Quảng Bình đến phía bắc đèo Hải Vân ngày nay) làm sính lễ, hỏi cưới công chúa Huyền Trân. 37 Vua Trần Thuyên đổi tên hai châu Ô, Rí thành châu Thuận và châu Hóa, lại sai Đoàn Nhữ Hài đi chiêu an dân chúng, bổ nhiệm quan lại. Triều đình còn miễn thuế ba năm cho người dân ở vùng đất mới. 38 Một năm sau, Chế Mân đột ngột từ trần. Theo tục lệ Chiêm Thành, vua chết thì hoàng hậu phải chết theo. Vua Trần Thuyên sai Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành viếng Chế Mân rồi tìm cách đưa Huyền Trân về nước. 39 Năm 1311, Chiêm Thành nhiều lần gây hấn. Vua Anh Tông đích thân cầm quân đi đánh dẹp, bắt vua Chiêm là Chế Chí. Năm 1318, nhà Trần lại đánh Chiêm Thành lần nữa, vua Chiêm phải chạy sang nước Trảo Oa (tức Java, thuộc Indonesia ngày nay). 40 Làm vua được 21 năm, vua Anh Tông nhường ngôi cho con là Trần Mạnh (Trần Minh Tông), mười bốn tuổi, rồi lui về phủ Thiên Trường làm Thượng hoàng. 41 Năm 1314, vua Minh Tông cử Nguyễn Trung Ngạn làm Chánh sứ cùng Phạm Tông Mại sang triều đình nhà Nguyên. Trong chuyến đi này, Nguyễn Trung Ngạn đã sáng tác nhiều bài thơ được in thành quyển Giới Hiên thi tập. Đó là những bài thơ đi sứ sớm nhất của nước ta mà ngày này còn giữ được. 42 Năm 1315, nước sông Hồng dâng cao, Trần Minh Tông muốn đích thân xem đắp đê, quan Ngự sử can: - Bệ hạ nên chăm sửa đức chính, xem làm gì việc sửa đê nhỏ nhặt. Quan Hành khiển (Tể tướng) Trần Khắc Chung đáp lại: - Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai nạn khẩn cấp, sửa đức chính không gì lớn hơn việc đó. Nhà vua cho thế là phải. 43 Năm 1324, ở Trung Quốc, vua Nguyên Thái Định đế lên ngôi, sai Mã Hợp Ngưu sang nước ta báo tin. Vua Trần Mạnh sai Nguyễn Trung Ngạn ra tiếp đón. 44 Năm 1326, do sơ suất trong công việc ghi chép quan phục của quan lại, Nguyễn Trung Ngạn bị chuyển ra làm An phủ sứ* Thanh Hóa. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện các điển lệ thời này vẫn còn rất nghiêm ngặt. * Ở cấp lộ, An phủ sứ lo việc hành chính, việc quân cơ do Kinh lược sứ lo liệu. 45 Thời vua Trần Mạnh, trong các buổi tiệc cung đình thường có hát xướng. Phường nhạc phải ngồi khuất ở phía sau thềm điện. Mỗi lần rót rượu, quan hầu rượu sẽ hô to lên và phường nhạc sẽ tấu những khúc nhạc ngắn. 46 Thềm điện là nơi các nữ vũ công múa chân không. Các nữ vũ công phải bôi đỏ mười móng chân. Lại có mười nam vũ công cởi trần, nắm tay nhau đứng hát xung quanh. 47 Năm 1285, khi đánh giặc Nguyên, nhà Trần bắt được một kép hát là Lý Nguyên Cát. Lý Nguyên Cát đã dạy các phường hát Đại Việt nghệ thuật hát tuồng. 48 Năm 1350, Đinh Bàng Đức - một người Hoa di cư sang Đại Việt - đã truyền dạy nghề diễn trò cho dân chúng. Đây là nền tảng của nghệ thuật xiếc sau này. 49 Thượng hoàng Trần Nhân Tông rất thích xem đấu voi hoặc xem voi đọ sức với hổ. Các vị vua Trần đời sau thường ngự ở điện Thiên An xem đấu voi. 50 Nhà Trần nghiêm cấm dân chúng đánh bạc. Năm 1296, vua Trần Thuyên đã sai đánh quan Thượng phẩm Nguyễn Hưng đến chết vì tội đánh bạc. 51 Hàng năm, vào mùa xuân, dân chúng khắp nơi mở lễ hội. Đầu tiên là phần lễ, dân làng dâng lễ vật lên thần linh cầu xin một năm mới bình an. Sau đó là phần hội với những trò chơi dân gian được nhiều người ưa thích. 52 Trong lễ hội, các tiết mục diễn xướng rất được dân chúng ưa thích. Những sự tích, truyền thuyết về các vị thần, về các anh hùng dân tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua lễ hội. 53 54 Trong phần hội, thanh niên trai gái cùng nhau hát múa. Nhiều điệu múa còn được truyền đến ngày nay như điệu múa Lý Liên. Đây là điệu múa do bốn, tám hoặc mười sáu nam nữ thanh niên biểu diễn. Họ vừa bước theo tiếng nhạc, vừa múa những động tác như bơi chải, chèo thuyền... 55 Thời Trần, các ngành thiên văn, lịch pháp, y học rất phát triển. Năm 1339, một viên quan ở tòa Khâm thiêm giám là Đặng Lộ đã dâng lên vua Trần Vượng một loại kính thiên văn, gọi là Lung linh nghi, và bộ lịch Hiệu Kỷ. 56 Cuối đời vua Minh Tông, triều đình nhà Trần bắt đầu phân hóa. Việc tranh giành ngôi thái tử đã khiến nhiều người bị giết oan như Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn. 57 Năm 1329, vua Trần Minh Tông nhường ngôi cho con là Trần Vượng (Trần Hiến Tông). Vì vua Trần Vượng mới mười tuổi nên mọi việc vẫn do Thượng hoàng Minh Tông quyết định. Năm 1341, Hiến Tông băng. Hoàng tử Trần Hạo (Trần Dụ Tông) - mới sáu tuổi - được Thượng hoàng Minh Tông đưa lên ngôi, tức Dụ Tông. 58 Năm 1334, Thượng hoàng Minh Tông đem quân đi đánh Ai Lao ở biên giới phía Tây Nam. Quân Ai Lao sợ hãi bỏ chạy. Thượng hoàng sai Nguyễn Trung Ngạn ghi lại chiến công lên núi đá. 59 Năm 1341, Thượng hoàng Minh Tông giao cho Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và bộ Hình thư (bộ luật Hình sự). 60 Đầu năm Đinh Dậu (1357), Thượng hoàng Minh Tông bệnh nặng. Vua Dụ Tông và triều đình muốn lập đàn cầu thọ cho Thượng hoàng nhưng người bác đi. Tháng hai năm ấy, Thượng hoàng Minh Tông băng hà tại phủ Thiên Trường. 61 Sau khi Thượng hoàng Minh Tông băng hà, vua Dụ Tông ham chơi, không lo việc nước. Trong triều, gian thần ngày càng đông và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Kỷ cương phép nước bị xem nhẹ. 62 Bấy giờ, giữ chức Tu nghiệp Quốc tử giám là Chu Văn An, quê ở làng Văn Thôn, xã Quảng Thanh Liệt (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Chu Văn An là thầy của vua Trần Hiến Tông. Thấy vua Dụ Tông để gian thần lộng hành, Chu Văn An dâng Thất trảm sớ xin chém bảy tên gian thần. 63 Vua Dụ Tông không xử tội bảy tên gian thần, Chu Văn An từ quan về vùng núi Chí Linh (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ẩn cư. 64 Mùa đông năm 1363, Dụ Tông cho mở rộng vườn ngự uyển, dựng nhiều cung điện làm nơi ăn chơi, hưởng lạc. 65 Vua Dụ Tông lại thường vi hành đến nhà quan lại thân cận để vui chơi. Có lần, vua bị bọn cướp chặn đường, lấy mất cả ấn báu và gươm báu. 66 Năm 1369, trước khi mất, vua Trần Hạo truyền ngôi cho Nhật Lễ. Nhật Lễ là con của Cung Túc vương Trần Dục với vợ một kép hát tên là Dương Khương. Khi Trần Dục cướp vợ của Dương Khương thì nàng đang mang thai Nhật Lễ. 67 Vua Trần Nhật Lễ chỉ lo việc ăn chơi khiến nhiều người thất vọng. Thái hậu Hiến Từ là bà nội của Nhật Lễ tỏ ra hối tiếc vì đã giúp Nhật Lễ lên ngôi. Biết việc, Nhật Lễ ngầm sai người bỏ thuốc độc giết Hiến Từ Thái hậu. 68 Năm 1370, Nhật Lễ còn định bỏ họ Trần để theo họ Dương. Một số người trong tôn thất bất bình, tìm cách giết Nhật Lễ. Việc không thành, mười tám người này bị Nhật Lễ giết hại. 69 Trong số mười tám người bị Nhật Lễ giết hại có hai người con của công chúa Thiên Ninh. Trần Phủ - là anh của công chúa Thiên Ninh - sợ bị vạ lây nên đem gia quyến lánh ra trấn Đà Giang. 70 Tháng 10 mùa đông năm Canh Tuất (1370), sau khi công chúa Thiên Ninh ra sức thuyết phục, Trần Phủ cùng Cung Túc vương Trần Kính, Chương Túc hầu Trần Nguyên Đán và công chúa Thiên Ninh khởi binh chống Nhật Lễ ở Thanh Hóa. 71 Bấy giờ Nhật Lễ rất tin dùng Thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang là người của Trần Phủ. Mỗi khi Nhật Lễ sai quân đi đánh Trần Phủ thì Ngô Lang lại bí mật khuyên họ đầu hàng Trần Phủ. 72 Một tháng sau, Trần Phủ kéo quân về kinh đô, bắt giam Nhật Lễ rồi lên làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông. Mẹ của Nhật Lễ trốn sang Chiêm Thành lánh nạn. 73 Mẹ của Nhật Lễ xui vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt. Năm 1371, Chế Bồng Nga mang quân vượt biển tiến vào nước ta. Quân Chiêm đánh bại quân Trần ở cửa Đại An (Nam Định) rồi đánh thẳng vào kinh đô Thăng Long. 74 Vua tôi nhà Trần bỏ kinh đô chạy sang Đông Ngàn (Bắc Ninh). Chế Bồng Nga cho quân đốt cung điện, cướp của cải, bắt phụ nữ đem về Chiêm Thành. 75 Em vua Trần Nghệ Tông là Cung Tuyên vương Trần Kính tập hợp quân lính chiếm lại kinh đô rồi rước vua hồi triều. Năm 1372, vua Nghệ Tông lập Trần Kính làm Thái tử và nhường ngôi cho Trần Kính (Trần Duệ Tông), lên làm Thượng hoàng. 76 Vua Duệ Tông ra sức chuẩn bị lương thực, chiến thuyền để đánh Chiêm Thành. Triều đình liên tục bắt dân đi lính khiến người dân vô cùng cực khổ. 77 Từ phi Bích Châu khuyên chồng tập trung xây dựng đất nước chứ không nên đánh Chiêm Thành nhưng vua Duệ Tông không nghe mọi lời khuyên nhủ. Ngự sử Đại phu Trương Đỗ cũng đã ba lần dâng sớ can ngăn nhưng không được nên đành treo ấn từ quan. 78 """