"Thời Lê Sơ - Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 8 PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thời Lê Sơ - Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh 8 PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Hình vẽ do phòng vẽ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” thực hiện Họa sĩ thể hiện: Tô Hoài Đạt, Lâm Chí Trung LỜI GIỚI THIỆU Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể. Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh dự kiến thực hiện xuyên suốt từ thời cổ của các thời đại đồ đá, đồ đồng đến thời Hùng Vương dựng nước; trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc đến thời kỳ tự chủ của các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và cuối cùng là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua. Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó. Mỗi tập có cấu trúc độc lập riêng nhưng hài hòa trong một tổng thể chung là Lịch sử Việt Nam. Trong quá trình biện soạn, các tác giả còn chú ý thể hiện các đặc điểm văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử. Công trình là nỗ lực chung của các họa sĩ, các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ. Đây là bộ lịch sử bằng tranh đầu tiên của nước ta được thực hiện với mục đích và yêu cầu như trên, nên trong quá trình biên soạn và thể hiện không tránh khỏi những sơ xuất. Ban biên soạn, họa sĩ và Nhà xuất bản Trẻ rất mong được sự góp ý của bạn đọc gần xa. Thành phố Hồ Chí Minh TRẦN BẠCH ĐẰNG Khi đất nước vừa sạch bóng xâm lăng, để xoa dịu nỗi nhục thua trận của nhà Minh, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết biểu văn chuyển cho triều đình nhà Minh. Biểu văn ấy nói rõ, xin lập con cháu của họ Trần là Trần Cảo lên làm vua Đại Việt. Sau đó, Lê Lợi cho một đoàn sứ giả sang Trung Quốc cầu phong cho Trần Cảo. 5 Sứ đoàn gồm có Lê Thiếu Dĩnh, Lê Quang Cảnh, Lê Đức Huy và Đặng Hiếu Lộc. Ngoài biểu văn và cống phẩm, sứ đoàn còn mang trả cặp song hổ phù của Liễu Thăng, ấn bạc của Thượng thư Lý Khánh và Lương Minh cùng một bản kê danh sách tù binh với 280 tướng, 138 viên quan, 12587 quân lính cùng 1200 con ngựa, 13180 lá cờ trận sẽ trao trả sau. Đây thực chất là đòn tấn công ngoại giao buộc nhà Minh phải công nhận độc lập chủ quyền nước ta. 6 Bấy giờ, nội bộ triều đình nhà Minh chia thành hai phe. Phe thứ nhất gồm những tên hiếu chiến, chủ trương tiến đánh báo thù, tái thiết nền đô hộ như cũ. Đứng đầu phe này là các tướng như Trương Phụ, Kiến Nghĩa và Hạ Nguyên Cát. 7 Phe thứ hai thì ôn hòa hơn, đứng đầu là Dương Sĩ Kỳ và Dương Vinh, hết lời can ngăn vua Minh không nên đưa quân sang Đại Việt vì như thế trong nước sẽ không lúc nào được yên, nạn binh đao chẳng biết đến khi nào mới dứt. Vả lại, các viên tướng tài giỏi như Liễu Thăng, Mộc Thạnh, Vương Thông còn thất bại thì những người mới lấy gì đảm bảo là thắng? Cứ thế, hai phe ngày đêm tranh cãi, không ai chịu ai. 8 Giữa lúc đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cũng nổi lên rầm rộ ở Sơn Đông, Hồ Quảng; đặc biệt là các địa phương tiếp giáp biên giới phía bắc Đại Việt như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Điều này khiến cho triều đình nhà Minh rất bối rối. Những tướng lĩnh khét tiếng tàn bạo của nhà Minh đều được sai cầm quân đi đàn áp khắp nơi. 9 Trước tình thế trong ngoài đều khốn khó, nhà Minh bắt buộc phải chấp nhận lời cầu phong của phái bộ sứ giả nước ta. Vua Minh sai Lễ bộ Tả Thị lang là La Nhữ Kính cùng với quan Thông chính là Hoàng Kính, Hồng lô Tự khanh là Từ Vĩnh Đạt sang nước ta để tấn phong Trần Cảo làm An Nam quốc vương. 10 Riêng về Trần Cảo, khi nghe tin mình được phong làm An Nam quốc vương thì vô cùng hoảng hốt. Trong lúc loạn lạc, Cảo nhận liều là dòng dõi vua Trần, chẳng qua chỉ để dễ kiếm sống; nay biết mình chẳng có công lao, không xứng ở ngôi cao hơn Lê Lợi nên bỏ trốn. Sợ hắn sang Trung Quốc, rồi nhà Minh lấy cớ phò hắn làm vua mà kéo quân sang nên các tướng đã truy lùng và giết chết để dứt hẳn mối lo về sau. 11 Cuối cùng, vào ngày 16 tháng 4 năm Mậu Thân (29-4-1428), tại kinh thành Thăng Long, Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu của nước nhà (vốn có từ năm 1054) là Đại Việt. Triều Lê chính thức dựng lên từ đó. 12 Sau nhiều cuộc đấu tranh ngoại giao khôn khéo của Lê Lợi, cuối cùng, ngày 5 tháng giêng năm Tân Hợi (1431), vua Minh sai Hữu Thị lang là Chương Xưởng và Hữu Thông chính là Từ Kỳ đem ấn tín và sắc phong cho Lê Lợi làm Quyền thự An Nam quốc sự (nghĩa là tạm coi công việc của An Nam, nhưng sử Trung Quốc lại chép là phong cho Lê Lợi làm An Nam quốc vương) và yêu cầu cứ ba năm lại sang cống một lần. 13 Ngày 20 tháng 11 năm Tân Hợi (1431), sứ thần nhà Minh về nước. Lê Thái Tổ sai các quan Thẩm hình viện phó sứ Nguyễn Văn Hiên, Ngự sử Trung thừa là Nguyễn Công Chí đi cùng với Chương Xưởng và Từ Kỳ sang triều Minh để đáp lễ. Từ đó, hai bên thông sứ đều đặn với nhau. 14 Khi phương Bắc đã yên, Lê Thái Tổ nghĩ đến việc ban thưởng cho tất cả những ai có công trong cuộc khởi nghĩa. Trước hết là 121 người đã sát cánh với nhà vua ngay trong thời kỳ đầu khởi nghĩa (1416). Tiếp theo là các võ tướng có công, có 218 người, chia làm ba hạng. Hạng nhất có 52 người, hạng hai có 72 người và hạng ba 94 người. Ngoài chức tước và tài sản do triều đình ban tặng họ còn được mang quốc tính (tức họ của vua - họ Lê của Lê Lợi). Bên cạnh đó, Lê Thái Tổ còn ban biển khai quốc công thần cho 93 văn thần võ tướng tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa. 15 Để có người làm việc trong bộ máy nhà nước, nhà vua đã tuyển lựa một đội ngũ quan lại qua thi cử. Các quý tộc họ Lê dù có tước vị rất lớn nhưng vẫn không được phép chi phối hoạt động của triều đình như ở các triều đại Lý - Trần ngày trước. Mọi việc triều chính đều do bá quan văn võ (với các chức vụ tùy theo thứ tự đỗ đạt) đảm nhiệm và vua là người quyết định sau cùng. 16 Thực ra, việc xây dựng một đội ngũ quan lại để điều hành đất nước đã được Lê Thái Tổ tiến hành từ sau trận Tốt Động dù lúc đó một nửa đất nước vẫn nằm trong tay giặc Minh. Khoa ấy, Lê Lợi đã lấy đỗ 36 người, trong đó có Đào Công Soạn (Tiên Lữ, Hưng Yên) và Nguyễn Vỹ (Vĩnh Khang, Nghệ An). Tất cả đều được Lê Lợi tin cậy trao cho chức An phủ sứ các lộ hoặc Viên ngoại lang ở bộ. Cũng có một số người tuy không dự thi nhưng có tài thì vẫn được bổ làm quan như Nguyễn Tử Hoan (Quảng Bình) được trao chức quân sư. 17 Ngay sau khi lên ngôi, một trong những công việc được Lê Thái Tổ coi là cấp bách là tiếp tục tổ chức các khoa thi để kén chọn nhân tài. Năm 1429, nhà vua mở khoa thi Minh Kinh (hiểu rõ kinh sách Nho học) và lấy đỗ 7 người. Trong đó có nhà sử học tài ba Phan Phu Tiên (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). 18 Ngoài ra, triều đình còn tổ chức hai khoa thi khác là Hoành Từ (1431) lấy đỗ 5 người và thi Hội (1433) lấy đỗ duy nhất một mình Chu Xa. Như vậy, sau 10 năm bôn ba đánh giặc cứu nước, giờ đây, Lê Thái Tổ lại phải dồn hết tâm trí để xây dựng đất nước. Chỉ trong 6 năm ở ngôi, Lê Thái Tổ đã cho tổ chức tất cả 4 khoa thi. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của nhà vua trong việc tuyển chọn quan lại. 19 Lúc chưa quét sạch giặc Minh, miền đất phía bắc Thanh Hóa đã được Lê Lợi chia thành 4 đạo: Tây đạo (vùng Tuyên Quang, Phú Thọ đến tận Tây Bắc ngày nay), Đông đạo (vùng Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng ngày nay), Bắc đạo (vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên ngày nay) và Nam đạo (vùng Ninh Bình, Nam Hà, Thái Bình ngày nay). 20 sơ đồ tổ chức hành chính thời lê tháitổ vua triều đình tây đạo đông đạo bắc đạo nam đạo hải tây đạo các trấn các huyện các lộ các châu Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi Đông Đô thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh và đặt thêm đạo thứ 5 là Hải Tây đạo (từ Thanh Hóa trở vào phía nam). Đứng đầu mỗi đạo có chức Tổng tri do một tướng thân tín của Lê Lợi nắm giữ. Dưới đạo là lộ hoặc các trấn, dưới nữa là cấp châu hoặc cấp huyện. Đứng đầu các lộ, trấn, châu, huyện cũng là các tướng trung thành của Lam Sơn. Giúp việc các tướng Lam Sơn là một loạt các quan văn được tuyển lựa từ các cuộc thi trong cả nước. 21 Lê Thái Tổ cũng rất quan tâm đến việc xây dựng kỷ cương phép nước. Ngay trong thời kỳ chống giặc Minh, ông đã từng ban bố nhiều điều luật quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa quân với dân. Khi lên ngôi, ông lại ban hành hai sắc lệnh đặc biệt: một là cho phép các quan nếu thấy các lệnh của vua đã ban hành có gì không hay thì tâu lên để sửa; hai là răn bảo các quan phải biết tự sửa mình nếu không sẽ trị tội. 22 Lê Thái Tổ còn ban bố nhiều điều luật, chủ yếu dựa theo hình luật đời nhà Đường (Trung Quốc). Đặc biệt, tội hình thời này đánh nặng vào những kẻ rượu chè cờ bạc, không chịu làm ăn tử tế. Ai đánh bạc bắt được sẽ bị chặt 3 phân ngón tay, đánh cờ thì chặt 1 phân. Những kẻ tụ tập rượu chè bị đánh 100 trượng. Ai chứa chấp cũng bị chịu phạt... Nhờ đó, mọi người ai nấy đều chăm chỉ lao động. 23 Sau khi ổn định triều chính, Lê Thái Tổ xuống chiếu đại xá thiên hạ, miễn thuế cho dân hai năm. Đồng thời, nhà vua cho 25 trong tổng số 35 vạn quân được giải ngũ để về quê. Số 10 vạn còn lại, được chia làm 5 phiên để thay nhau làm nhiệm vụ, như vậy sẽ chỉ có một phiên làm nghĩa vụ thường trực. Vào thời ấy, đó là một quyết định rất tích cực và táo bạo. 24 Nhưng lúc này có những người không có công lao gì thì lại sở hữu nhiều ruộng đất, điền trang; trong khi các quân, tướng từ chiến trận về thì hoàn toàn tay trắng. Thấu hiểu tâm tư của những người từng đồng cam cộng khổ với mình, Lê Thái Tổ đã thực hiện chính sách quân điền: lấy ruộng đất công của từng làng xã đem cấp lại cho quan và dân, tùy theo chức tước và địa vị xã hội của họ. Chính sách này được ban hành và thực hiện từ năm 1429. 25 Như vậy, quân điền là chính sách đối với ruộng đất công chứ không phải là toàn bộ ruộng đất. Bấy giờ, ruộng đất công của làng xã nào thì chia cho dân của làng xã đó, cho nên, diện tích của làng xã này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn diện tích của làng xã khác. Điều này phụ thuộc vào tổng số ruộng công và tổng số dân của từng làng. Người có chức sắc lớn hoặc địa vị xã hội cao thì sẽ được hưởng nhiều phần, ngược lại, người dân thường chỉ được hưởng rất ít, thậm chí chưa đầy một phần đất công. 26 Để có thêm ruộng đất công mà phân chia các vị vua đầu triều Lê đã quyết định trưng thu toàn bộ số ruộng đất mà quân Minh sử dụng trong thời kỳ chiếm đóng; ruộng đất của bọn quý tộc phản bội; liên tục khai hoang. Nhờ vậy, suốt thời Lê Sơ, cứ sáu năm (có khi ba năm), ruộng đất công được chia lại một lần. 27 Với dân, từ hạng cùng đinh trở lên đều được hưởng quân điền, nhưng số phần đất công của mỗi nhà luôn thay đổi, tùy thuộc vào sự thay đổi địa vị hoặc nhân khẩu. Người được hưởng quân điền phải thực hiện ba nghĩa vụ là: nạp tô, đi phu và đi lính. Nói khác hơn, họ trở thành tá điền của nhà nước và chế độ thu địa tô đã chiếm ưu thế trong xã hội. Đây là biểu hiện tập trung và sâu sắc quá trình phong kiến hóa xã hội nước ta. 28 Với quan lại, về nguyên tắc, từ hàng Tòng tứ phẩm (tức là bậc 8/18) trở xuống thì được hưởng quân điền. Còn quan từ hàng Chánh tứ phẩm (bậc 7/18) lên đến Chánh nhất phẩm (bậc 1/18) thì được hưởng chế độ ruộng đất riêng. Hẳn nhiên, diện tích quân điền mà quan lại được hưởng thì bao giờ cũng nhiều nhưng nghĩa vụ mà họ đóng góp cho nhà nước thì bao giờ cũng ít hơn dân. 29 Nhân dân hăng hái sản xuất, kinh tế nông nghiệp được phục hồi. Một thời kỳ thịnh vượng của đất nước được mở ra. Trong lịch sử nước nhà, quân điền là chính sách được đánh giá rất cao bởi nó thể hiện sự thủy chung của Lê Thái Tổ với khẩu hiệu cứu dân, vừa là một chính sách đầy sáng tạo giúp đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp - ngành kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nước ta. 30 Sau mấy năm củng cố xây dựng, đất nước đã đi vào ổn định, Lê Thái Tổ muốn ghi chép lại những việc đã xảy ra để truyền cho đời sau. Ngày 6 tháng 12 năm Tân Hợi (6-1-1432), vua sai làm sách Lam Sơn thực lục, một năm thì hoàn thành. Sách gồm ba quyển viết bằng chữ Hán theo kiểu biên niên về gốc tích của vua, về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, danh sách 35 công thần... với những sử liệu khá phong phú. Đích thân vua đề tựa và ký là Lam Sơn động chủ. 31 Tương truyền, trước khi khởi nghĩa, Lê Thái Tổ được trời ban cho thanh gươm báu Thuận Thiên (theo ý trời). Từ ngày đó, Lê Thái Tổ luôn đem theo thanh gươm này bên mình. Một hôm đang đi thuyền trên hồ Thủy Quân - nay là hồ Gươm, thủ đô Hà Nội - bỗng một con rùa vàng xuất hiện trước mũi thuyền. Lê Thái Tổ rút gươm ra, nào ngờ gươm rơi ngay xuống hồ, rùa vàng cắp đi mất. Hư thực ra sao không rõ, nhưng câu chuyện này đã thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta vì tin rằng đất nước hòa bình nên trời lấy lại gươm. 32 Sau những năm kháng chiến gian khổ, lại phải bắt tay xây dựng đất nước từ đống hoang tàn, vua Lê Thái Tổ chưa đến 50 tuổi, sức khỏe đã suy yếu. Đã vậy, điều khiến nhà vua suy nghĩ đêm ngày là chọn người kế vị ngai vàng. Nhà vua chỉ có hai con trai, con trưởng là Tư Tề được đặt nhiều hy vọng thì bấy giờ lại “sinh ra điên cuồng bậy bạ”, trong khi đó con thứ tư là Lê Nguyên Long lúc ấy chỉ mới lên mười, chưa đủ trí khôn để chăm lo việc nước. 33 Những người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa năm xưa giữ chức vụ cao trong triều đình, có uy tín trong dân. Một số tha hóa, sống xa hoa, tự cao tự đại khiến nhà vua nghi kỵ. Đã vậy, trong triều lại có lớp nho sĩ, hoạn quan và những quý tộc họ Lê vì không có công lao, không được quyền cao chức trọng đâm ra thù oán, chờ cơ hội để hãm hại người khác. Bọn này nếu thấy nhà vua tỏ ra không vừa lòng ai thì xông vào vu cáo, đua nhau dâng sớ để nhà vua có cớ trị tội. 34 Vì thế, về cuối đời, Lê Thái Tổ đã phạm sai lầm là giết oan các công thần đã kề vai sát cánh bên mình từ những ngày đầu khởi nghĩa. Người đầu tiên bị chết là Trần Nguyên Hãn, cháu nội quan Đại Tư đồ đời Trần là Trần Nguyên Đán (1326-1390) và là anh em con cô cậu với Nguyễn Trãi. Không thấy thư tịch cổ chép năm sinh của ông nhưng căn cứ vào hành trạng cụ thể có thể ước đoán ông chào đời khoảng trước hoặc sau năm 1380 một chút. 35 Ông sinh tại tư dinh của cha ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Ngay từ thuở thiếu thời, ông đã nổi danh là người thông minh, giỏi binh pháp lại chăm chỉ tập luyện võ nghệ nên khỏe mạnh khó ai địch nổi. Khi giặc Minh xâm lược nước ta gây ra bao điều bạo ngược khiến Trần Nguyên Hãn vô cùng căm hận. Ông muốn tìm người cùng chí hướng để rửa nhục cho đất nước nên thường đóng vai một người buôn bán dầu, đi khắp đó đây kết bạn với anh hùng hào kiệt mưu việc lớn. 36 Nghe tin Lê Lợi, trại chủ ở Lam Sơn đang thu nạp anh hùng hào kiệt, Trần Nguyên Hãn liền rủ Nguyễn Trãi tìm đường vào Thanh Hóa và được tham dự Hội thề Lũng Nhai cùng mười mấy anh em đồng chí hướng. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn và tự xưng là Bình Định vương, Trần Nguyên Hãn được giữ chức Tư đồ - một trong những chức võ quan cao cấp của Lam Sơn. Với chức vụ này, ông luôn được cùng Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn bàn mưu tính kế. 37 Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn đã có nhiều cống hiến xuất sắc. Với những công lao của mình, năm 1428, ông được Lê Lợi ban chức Tướng quốc (tức Tể tướng) và được ban quốc tính là họ Lê. 38 Nhưng làm quan chưa được bao lâu thì ông xin về trí sĩ. Nhà vua đồng ý, cho phép nỗi năm chỉ về chầu hai lần. Ông về hưu, làm nhà có lót gạch bông và đóng thuyền lớn nên bị kẻ xấu dèm pha, nói rằng ông có ý làm phản. Được tin này, nhà vua lập tức sai Xá nhân đến tận nơi để xét cho rõ hư thực. Bấy giờ, bọn Xá nhân chẳng cần hỏi han, cứ nhất quyết bắt Trần Nguyên Hãn về kinh đô để triều đình nghị án. 39 Dọc đường về kinh, Trần Nguyên Hãn uất ức, ngửa mặt lên trời khấn: “Tôi với nhà vua cùng hiệp mưu lo việc cứu dân cứu nước, vậy mà nhà vua lại muốn giết tôi. Hoàng thiên có biết thì xin soi xét cho”. Sử cũ chép rằng, ông vừa khấn xong thì bỗng gió lớn nổi lên khiến thuyền bị lật úp. Ông cùng 42 Xá nhân và Lực sĩ áp giải đều bị chết đuối. Triều đình hạ lệnh tịch thu hết gia sản của ông. 40 Danh tướng thứ hai bị giết một cách oan uổng là Phạm Văn Xảo. Khi Lê Lợi khởi nghĩa, ông là một trong những người đầu tiên ứng nghĩa. Năm 1418, ông được trao chức Khu mật sứ, sát cánh chiến đấu với Lê Lợi lập nhiều chiến công vang dội. Đặc biệt, ông đã chỉ huy một đạo quân đánh bại 5 vạn viện binh của Mộc Thạnh khiến Vương Thông phải đầu hàng. 41 Nhờ những công lao ấy, năm 1428, Phạm Văn Xảo được bao hàm Thái bảo và mang quốc tính họ Lê. Năm 1429, ông được thăng hàm Thái phó, tước Huyện hầu và tên ông được xếp hàng thứ 3 trong 93 vị Khai quốc công thần. Nhưng chưa được hưởng phú quý thì lũ gian thần là Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoài Bá, Nguyễn Tông Chí và Lê Đức Dư tìm cách thêu dệt, dèm pha là ông có mưu đồ phản loạn. Cuối cùng nhà vua cũng phải tin theo và cho giết ông. 42 Khi đó, không những người bênh vực ông đều bị bọn này vu cho là cùng phe đảng với Phạm Văn Xảo nên cũng bị giết hoặc bị tù đày. Cái chết oan ức của Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo là chuyện đau lòng đầu tiên của thời Lê Sơ. Sử cũ cho hay, sau đó, chính Lê Thái Tổ cũng rất ân hận song tất cả đều đã muộn. Lê Thái Tổ cho đuổi 5 tên ấy đi và hạ lệnh vĩnh viễn không ai được cho chúng làm quan nữa. Đương thời cho thế là quá nhẹ tay. 43 Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu (1433), Lê Thái Tổ mất sau gần 6 năm ở ngôi, thọ 49 tuổi. Con thứ của ngài là Lê Nguyên Long do Hoàng hậu Phạm Ngọc Trần sinh hạ ngày 21 tháng 11 năm Quý Mão (1423) lên nối ngôi, tức vua Lê Thái Tông, đổi niên hiệu là Thiệu Bình. Bấy giờ nhà vua mới mười tuổi, lại sớm mồ côi mẹ (hoàng hậu họ Phạm mất lúc Thái Tông mới 3 tuổi) nên Đại Tư đồ Lê Sát nhận cố mệnh của Lê Thái Tổ phò tá cho vua nhỏ. 44 Lê Sát quê ở Bỉ Ngũ thuộc Lam Sơn (Thanh Hóa), theo Lê Lợi ngay từ ngày đầu khởi nghĩa. Ông vốn là một vị tướng tài, tham gia nhiều trận đánh và lập nhiều công lớn nên khi Lê Lợi lê ngôi hoàng đế, ông được phong Nhập nội Kiểm hiệu Tư khấu, Bình chương Quân quốc Trọng sự và đứng hàng thứ hai trong số 93 vị Khai quốc công thần. Sau khi Thái Tổ mất, Lê Sát được phong chức Tể tướng và được giao làm phụ chính. 45 Vừa có quyền hành lại vừa là nhạc phụ của vua (con gái của Lê Sát là Lê Thị Ngọc Dao được tuyển vào cung làm Nguyên phi của Lê Thái Tông) nên quyền lực của Lê Sát ngày càng lớn. Vì thế ông thường hay cậy quyền, trái phép, làm nhiều điều ngang ngược, ai không tuân phục thì tìm cách làm hại. Ngay khi vừa nắm quyền, ông đã ngầm bỏ thuốc độc giết chết Lưu Nhân Chú, cũng là một vị Khai quốc công thần có nhiều công lao khiến nhiều người bề ngoài thì sợ nhưng trong lòng không phục. 46 Trong khi đó thì vua Lê Thái Tông mải chơi, không lo học hành. Triều đình cử Nguyễn Trãi, Trình Thuấn Du và một số đại thần thay phiên nhau vào giảng học nhưng vua đều đuổi đi hoặc đóng cửa không chịu tiếp. Những Ngôn quan (quan can gián vua) như Phan Thiên Tước, Lương Thiên Phúc, Nguyễn Chiêu Phủ lúc đó là những người nổi tiếng nghiêm cẩn và mực thước, dám nói thẳng nói thật nhưng vua, chỉ tin cậy đám hoạn quan nịnh thần như Lương Đăng, Đinh Thắng. 47 Ngày 25 tháng 4 năm Giáp Dần (1434), tức năm Thiệu Bình thứ nhất, sau một năm lên ngôi, Lê Thái Tông tiến hành thăng chức đồng loạt cho cả ngàn quan lại mà chẳng có lý do gì. Hôm ấy, quan Nội mật (quan ở Khu Mật viện, cơ quan cao nhất của triều đình chuyên lo các vấn đề dân sự) phải gọi tên cấp sắc liên tục suốt từ sáng đến trưa mà vẫn chưa xong. 48 Có kẻ như Thứ sử Bùi Thì Hanh lợi dụng sự dễ dãi ấy để thăng quan tiến chức. Biết sắp có nhật thực, y tâu vua là vượn đen sắp ăn mặt trời, trong nước sẽ có tai biến, phải bắt nhiều vượn đen đem về giết để trấn yểm. Thái Tông tin theo, sai người đốc thúc đi săn vượn, tốn kém vất vả không biết bao nhiêu mà kể. Riêng Hanh thì được thăng chức và ban thưởng rất hậu. 49 Tuy nhiên, khi đã lớn khôn hơn, Lê Thái Tông cũng muốn tự xét đoán mọi việc. Thấy lâu nay Lê Sát chuyên quyền, vua đã có ý ghét. Tháng 6 năm Đinh Tỵ (1437), Thái Tông xuống chiếu bắt Lê Sát phải tự tử. Con gái Lê Sát đang là Nguyên phi thì phế làm thường dân. Quan Nhập nội Tư mã là Lê Ngân lên thay làm Tể tướng. Con gái ông là Lê Thị Nhật Lệ được sắc phong làm Huệ phi. 50 Lê Ngân người xã Đàm Di thuộc Lam Sơn, Thanh Hóa. Ông đã có mặt từ những ngày đầu khởi nghĩa và lập được nhiều chiến công. Vì thế, năm 1429, ông được phong tước Á hầu và đứng hàng thứ tư trên biển Khai quốc công thần. Nay địa vị và danh vọng của ông chẳng khác gì Lê Sát trước đó nhưng điều đáng nói là chỉ sau mấy tháng nắm quyền, ông cũng bị chết uất ức y hệt như Lê Sát. 51 Bấy giờ có kẻ dèm pha rằng Lê Ngân lập bàn thờ Phật trong nhà để cầu cho con gái được vua yêu. Vốn sùng Nho bài Phật, vua hạ lệnh bắt ông phải tự tử và giáng Huệ phi xuống hàng Tư dung. Cái chết của Lê Sát, Lê Ngân và những công thần trước đó là những biểu hiện xấu trong bước đầu xây dựng triều Lê. Sự xuất hiện của phe cánh, sự thanh toán nhau một cách lạnh lùng đã tạo ra một tấn bi kịch không phải chỉ riêng cho thời Lê Sơ. 52 Hậu cung của vua cũng có nhiều biến cố. Dù ít tuổi, vua đã có đến 5 người vợ được sắc phong. Ngoài hai bà bị tội, còn lại ba bà là bà Dương Thị Bí, Nguyễn Thị Anh và Ngô Thị Ngọc Dao. Trong số đó, bà Bí là người sanh con sớm hơn cả. Con trai đầu của bà là hoàng tử Lê Nghi Dân sinh tháng 10 năm Kỷ Mùi (1439) được phong làm Thái tử ngày 21 tháng giêng năm Canh Thân (1440). Từ đó, bà đâm ra kiêu căng ngạo mạn nên bị giáng xuống làm dân thường, còn Lê Nghi Dân bị giáng làm Lạng Sơn vương. 53 Sau đó bà Nguyễn Thị Anh được sắc phong hoàng hậu. Con trai bà là hoàng tử Bang Cơ sinh tháng 5 năm Tân Dậu (1441) được phong làm Thái tử. Để bảo vệ ngôi vị của mình, bà đã làm nhiều điều khiến gia pháp càng thêm rối ren, sự chia rẽ trong hoàng tộc ngày càng sâu sắc, dẫn đến cuộc bạo loạn trong nội bộ triều đình sau này. 54 Thời Thái Tông, mọi việc cơ bản vẫn được thực hiện như thời Thái Tổ, thi cử tổ chức được hai lần, đó là khoa thi năm 1435 lấy đỗ 2 người và khoa thi năm 1442 lấy đỗ 33 người. Đặc biệt khoa thi năm 1442 có ý nghĩa rất quan trọng đối với lịch sử khoa cử Nho giáo. Từ đây, quy chế tổ chức thi ngày một chặt chẽ và quyền lợi của những người đỗ đạt cũng đã được qui định một cách rạch ròi. Cũng từ đây, học vị Thái học sinh dưới thời Trần đã được đổi là Tiến sĩ. 55 Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông duyệt binh ở Chí Linh (Hải Dương) và chết đột ngột ở khu trại vải (Lệ chi viên), thọ 19 tuổi. Cái chết của nhà vua dẫn đến vụ án thảm khốc tru di tam tộc vị đại thần danh tiếng nhất của thời Lê Sơ là Nguyễn Trãi. Thái tử Bang Cơ mới một tuổi lên nối ngôi, tức Lê Nhân Tông, lấy niên hiệu là Đại Hòa.Vì vua còn nhỏ nên Thái hậu Nguyễn Thị Anh làm nhiếp chính. 56 Lúc này, ở biên giới phía nam Đại Việt, quân Chiêm thường tràn sang cướp phá vùng Hóa châu (Thuận Hóa). Triều đình đã mấy lần sai tướng cầm quân đi dẹp, nhưng hễ rút quân về thì quân Chiêm lại kéo sang. Vì thế, vào năm Bính Dần (1446), hai tướng Lê Thụ và Lê Khả đem quân sang đánh thành Bồ Bàn, bắt được vua Chiêm là Bí Cai đem về rồi lập người cháu vua Bồ Đề là Mã Kha Quý Lai lên làm vua. Từ đó biên giới phía nam mới tạm yên. 57 Vào năm 1447, có một sự kiện nổi bật khiến biên giới phía tây Đại Việt được mở mang. Bấy giờ, vùng đất nằm ở miền cực Tây của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa cùng phần lớn đất đai của hai tỉnh Sơn La và Lai Châu ngày nay thuộc quyền quản lý của một tiểu vương quốc có tên là Bồn Man. 58 Phía Tây Bồn Man là núi rừng trùng điệp chẳng khác nào một bước tường kiên cố ngăn cách với xung quanh, Còn phía đông là Đại Việt hùng cường. Trong điều kiện chật hẹp và đầy khó khăn đó, Bồn Man không thể tồn tại độc lập và cũng không thể giao tiếp với ai ngoài Đại Việt. Vì thế, quốc vương Bồn Man đã chọn con đường xin sáp nhập làm một châu của Đại Việt, đó là châu Quy Hóa. 59 Trong khi đó, nội tình Đại Việt vẫn phức tạp. Năm 1451, Thái hậu Nguyễn Thị Anh giết hại công thần, đó là vụ án Trịnh Khả (1403- 1451). Ông người xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa; tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu tiên và lập được nhiều chiến công nên được phong tước Liệt hầu và có tên trên bảng Khai quốc công thần. Ngay trong thời bình, ông vẫn tiếp tục đem quân bình Chiêm, bảo vệ biên giới phía nam. Tiếc rằng có kẻ dèm pha nên thái hậu đã xử tử ông và con trai ông là Trịnh Quát. 60 Mười năm sau khi lên ngôi, năm Quý Dậu (1453), Lê Nhân Tông mới thực sự nắm quyền. Năm sau (1454), nhà vua đổi niên hiệu là Diên Ninh. Việc đầu tiên là nhà vua minh oan cho một số công thần đã bị giết, cấp quan điền cho con cháu của họ, đồng thời tăng bổng lộc cho các quan. Năm Diên Ninh thứ hai (1455), nhà vua sai sử gia Phan Phu Tiên soạn quốc sử. Sau mấy năm, Phan Phu Tiên đã soạn xong bộ Đại Việt sử ký tục biên gồm 10 quyển. Bộ sách này nối tiếp bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu (1272), chép thêm từ đời Trần Thái Tông (1225 - 1258) đến khi quân Minh rút khỏi nước ta (1427). 61 Khi vua Nhân Tông đang bắt tay xây dựng đất nước thì năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đã nổi loạn, cướp ngôi vua. Thù hận vì bị truất ngôi Thái tử, Lê Nghi Dân đã tập hợp hơn 100 thủ hạ thân tín kết hợp với một số kẻ làm nội ứng, đang đêm bắc thang trèo vào cung giết chết vua Lê Nhân Tông. 62 Hôm sau, Lê Nghi Dân lại giết bà Tuyên Từ thái hậu Nguyễn Thị Anh rồi tự lập làm vua, đổi niên hiệu là Thiệu Hưng. Vừa lên ngôi, Nghi Dân đã giết hại một loạt các đại thần âm mưu lật đổ mình trước đây và lấy những kẻ gian trá xu nịnh vào các chức lớn trong triều, vì thế lòng người không phục. 63 Mãi gần tám tháng sau, vào ngày mồng 6 tháng 6 năm Canh Thìn (1460) nhân buổi thiết triều, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm... phối hợp với các tướng lĩnh đã nhất loạt đóng cửa cung vây bắt Nghi Dân và đồng bọn. Loạn Nghi Dân đến đó là dứt. Triều thần đón hoàng tử Lê Tư Thành lên ngôi. Sau một thời kỳ bước đầu xây dựng nền móng đầy biến động, từ nay, đất nước bước sang một thời kỳ phát triển nhiều mặt dưới thời vua Lê Thánh Tông. 64 Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (còn gọi là Hạo hay Hiệu), sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1422), là hoàng tử thứ tư của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Do những xung đột trong hoàng tộc(*), bà Ngọc Dao phải lánh vào chùa Huy Văn(**) và sinh Tư Thành ở đó. * Xem phần viết về danh nhân Nguyễn Trãi. ** Chùa Huy Văn nay vẫn còn ở ngõ Văn Hương, đường Tôn Đức Thắng (tức Hàng Bột cũ), Hà Nội. 65 Vào năm Thái Hòa thứ ba (1445), Lê Tư Thành được anh là vua Lê Nhân Tông phong làm Bình Nguyên vương và vời vào kinh để cùng các thân vương ở tòa Kinh diên học tập. Cậu học hành chăm chỉ, sớm khuya không rời quyển sách, tính tình lại đứng đắn, nghiêm cẩn nên ngay cả Tuyên Từ thái hậu Nguyễn Thị Anh trước kia vốn thù ghét bà Tiệp dư nay cũng phải thương yêu Tư Thành như con đẻ. 66 Khi Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân cướp ngôi, Tư Thành không những không bị Nghi Dân hạch tội mà còn được phong làm Gia vương, làm nhà ở bên hữu nội điện cho ở. Đầu tháng 6 năm Canh Thìn (1460), sau khi lật đổ Lê Nghi Dân, các quan tôn Lê Tư Thành lên ngôi vua. Năm đó, Lê Tư Thành 18 tuổi. 67 Sau khi lên ngôi, Thánh Tông tổ chức, thanh lọc lại bộ máy quan lại. Lê Thánh Tông đặt ra 6 bộ: bộ Lễ trông coi việc quốc lễ và tổ chức các khoa thi ; bộ Hộ thống kê phân loại các hạng dân và thu thuế; bộ Lại tuyển lựa bổ nhiệm và đề đạt việc thăng hoặc giáng chức của quan lại; bộ Binh tuyển lính và cung cấp quân nhu cho quân đội; bộ Hình trông coi về án kiện, xét xử và ngục tụng; bộ Công lo việc xây dựng thành trì, cung điện, lăng tẩm và các công trình công cộng. Mỗi bộ đều có một quan đứng đầu gọi là Thượng thư, sau là quan Tả - Hữu Thị lang, dưới nữa là những người giúp việc. 68 Bên cạnh 6 bộ là 6 khoa, cạnh 6 khoa là 6 tự, cạnh 6 tự là nhiều cơ quan chuyên trách khác như: Quốc sử viện, Quốc tử giám... Có thể nói quan chế thời Lê Thánh Tông đã được sắp đặt có hệ thống, quy củ, chặt chẽ và các triều đại về sau hầu như đều theo cách tổ chức này. 69 Ngoài triều đình, tổ chức hành chánh địa phương cũng thay đổi. Thời Lê Thái Tổ, cả nước chia làm 5 đạo, nay Lê Thánh Tông chia nhỏ thành 13 thừa tuyên (1471). Mỗi thừa tuyên bao gồm từ 1 đến 11 phủ. Dưới phủ là cấp huyện và châu. Chính quyền từ cấp phủ trở lên được chia làm ba bộ phận gọi là tam ty, gồm: Thừa ty trông coi về hành chính và thuế khóa, Đô ty trông coi về quân sự và Hiến ty trông coi về tư pháp. 70 Các đơn vị hành chính cấp cơ sở như xã và thôn thì có các chức sắc đứng ra đảm nhận việc quản lý. Tất cả những chức sắc này đều do dân cử. Tất nhiên, chỉ một số người thuộc các thành phần nhất định trong xã hội như địa chủ lớn, hào phú... mới được đề cử cho dân bầu thôi. 71 Tất cả quan lại dưới thời Lê Sơ đều có lương. Lương của các quan gồm hai khoản chính: tiền và bổng lộc từ ruộng đất. Ngoài ra họ còn được hưởng thêm một vài khoản thu khác nữa. Về tiền lương, cao nhất trong hàng quý tộc là Hoàng thái tử, được hưởng 500 quan mỗi năm; thấp nhất hàng quý tộc là Phò mã, được hưởng 92 quan mỗi năm. 72 Đối với quan lại, người được hưởng lương cao nhất là hàm Chánh nhất phẩm, mỗi người được 82 quan mỗi năm và thấp nhất là hàm Tòng cửu, mỗi người chỉ được 12 quan một năm. Nếu lấy giá gạo cao nhất là năm 1490 để tính thì lương bình quân mỗi quan một năm chỉ đong được trên dưới 30 ký gạo. 73 Tuy nhiên, các quan có phần thu nhập quan trọng khác từ ruộng đất. Việc cấp đất cho quý tộc và quan lại đã được đặt thành một chế độ từ thời Lê Thái Tổ. Đó là chế độ lộc điền. Đây là dạng lương bổng đặc biệt được quy định một cách chặt chẽ dành riêng cho quý tộc và quan lại từ hàng Chánh tứ phẩm (bậc 7/18) đến Chánh nhất phẩm (bậc 1/18). Còn quan lại từ Tòng tứ phẩm trở xuống chỉ được hưởng theo quân điền. 74 Giữa quý tộc và quan lại cao cấp được hưởng lộc điền cũng khác nhau. Thường quý tộc được hưởng lộc điền nhiều hơn nhưng lại không nắm quyền lực chính trị. Lộc điền gồm hai phần, phần được cấp vĩnh viễn thì con cháu nối đời được hưởng; còn phần được cấp tạm thời, sau khi người được cấp chết đủ 3 năm, nhà nước sẽ thu lại. 75 Thực tế, phần cấp vĩnh viễn của chế độ lộc điền đã thật sự tạo cơ hội thuận tiện cho quá trình địa chủ hóa đội ngũ quan lại cao cấp và quý tộc họ Lê. Quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất ngày càng trở nên phổ biến và được pháp luật thừa nhạn. Nhưng đây là sở hữu nhỏ, khác với kiểu sở hữu điền trang thái ấp rộng lớn của quý tộc thời Lý - Trần trước đó. 76 Như vậy, có thể nói, nhà nước thời Lê Sơ là nhà nước của quan lại. Đặc biệt dưới triều vua Lê Thánh Tông, vì triều đình có quá nhiều cơ quan nên lực lượng quan lại làm việc tại triều đình khá đông đúc. Cả nước lúc đó có 5370 quan lại thì có tới 2755 người làm việc tại triều đình. Tuy nhiên, so với dân số nước ta lúc đó khoảng gần 6 triệu người thì số quan lại chừng đó cũng là hợp lý. 77 Để có đủ người tài làm việc cho triều đình, vua Lê Thánh Tông cũng noi theo các vua đời trước, chú trọng việc học. Ngay trong năm Quang Thuận thứ ba (1462), nhà vua đã định ra lệ thi Hương, 3 năm một lần, người nào trúng ba kỳ thi Hương thì được gọi là Sinh đồ, trúng bốn kỳ được gọi là Hương cống. Tên gọi Sinh đồ, Hương cống bắt đầu từ đấy. 78 """