" Thất Lạc Cõi Người - Dazai Osamu Full prc, pdf, epub [Sách Hay] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thất Lạc Cõi Người - Dazai Osamu Full prc, pdf, epub [Sách Hay] Ebooks Nhóm Zalo THẤT LẠC CÕI NGƯỜI Dazai Osamu www.dtv-ebook.com Giới Thiệu Dazai Osamulà một nhà văn Nhật Bản tiêu biểu cho thời kỳ vừa chấm dứt Thế chiến thứ Hai ở Nhật. D Xa lạ với nhân gian là nỗi ám ảnh bi ai mà nhân vật "tôi" (Yozo) luôn luôn cảm thấy. Anh tin rằng mình không biết cách làm người, đã mất tư cách làm người, đúng như tiêu đề của truyện: "Nhân gian thất cách". Anh đành buông mình thất lạc trong cõi người ta, tuyệt vọng nhưng lúc nào cũng chân thật, không dối người cũng như không dối mình. Do đó anh không hiểu nổi sự giả tạo và những quy ước kỳ lạ của xã hội con người. Nhân vật Yozo củaDazai Osamu, trong hình dung của chúng ta, có thể đồng hành với nhân vật Meursault trongKẻ xa lạ (L'Etranger) của Albert Camus. Cả hai đều trầm mình trong cái chân thật của cảm thức và hiện hữu với một niềm đam mê tuyệt đối, dù phải trả giá bằng thất lạc tiêu vong. Ngoài đời, Dazai thật sự trầm mình trong một cuộc tự tử đôi. Còn Camus tử nạn giao thông. Cả hai đã uống cạn chén đắng của cái phi lý và bi ai cõi người ta. Nhật Chiêu THẤT LẠC CÕI NGƯỜI Dazai Osamu www.dtv-ebook.com Lời Dịch Giả Quý bạn đọc đang cầm trên tay một tác phẩm kinh điển của văn học Nhật Bản hiện đại. "Thất lạc cõi người" của tác gia Dazai Osamu. Q Cuộc đời của Dazai là cuộc đời đau thương và vỡ mộng. Tự sát đến năm lần, nghiện rượu, nghiện thuốc giảm đau, vào bệnh viện tâm thần, ly dị vợ, tái hôn, một con trai tật nguyền, đường văn chương lận đận. Tất cả những điều này in dấu trong tác phẩm của ông, làm nên nét độc đáo và mang lại vinh quang cho Dazai Osamu. Bên cạnh hai tác phẩm tiểu thuyết lừng danh là "Tà dương" và "Thất lạc cõi người", Dazai còn là tác giả của nhiều truyện ngắn xuất sắc như "Một trăm cảnh núi Phú Sĩ", "Chạy đi Merosu", "Tám cảnh sắc Tokyo"... mà chúng tôi có tuyển dịch ba truyện tiêu biểu cùng viết một bài khái yếu về cuộc đời tác phẩm của Dazai để quý độc giả có thể hiểu hơn về một nhà văn tài hoa bạc mệnh. "Thất lạc cõi người" là quyển tiểu thuyết cuối cùng của Dazai Osamu, mang nhiều nét tự thuật, là một tiểu thuyết tự truyện (tư tiểu thuyết - shi shosetsu). Sau khi hoàn thành tác phẩm này, Dazai cùng với người tình là Tomie trầm mình tự sát ở hồ nước ngọt Tamagawa, chấm dứt cuộc đời 39 năm ngắn ngủi. "Thất lạc cõi người" đã được dựng thành phim, được chuyển thể thành truyện tranh, bản thân cuộc đời của Dazai Osamu cũng được lên màn ảnh. Xưa nay, những tác phẩm nổi tiếng được dựng thành phim không có gì lạ. Nhưng chính cuộc đời tác giả được dựng phim thì là một điều xưa nay hiếm. Cuộc đời tác giả đã trở thành tác phẩm. Chính bản thân tác giả trở thành một huyền thoại. Huyền thoại Dazai Osamu. Tác phẩm này được dịch chỉ mấy ngày trước khi trận động đất sóng thần lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 làm trên hai mươi ngàn người chết và mất tích, kéo theo thảm họa rò rỉ hạt nhân nhà máy điện nguyên tử Fukushima đến bây giờ vẫn chưa khắc phục được. Xin được xem đây là một nén tâm hương gửi đến những con người đã khuất mà như người Nhật nói đã biến thành ngàn cánh hoa anh đào tươi cười nở vào giữa tháng tư. Cầu mong an lành đến toàn thể Nhật Bản, một đất nước mà tôi vô cùng yêu mến. Dù đã cố gắng hết sức nhưng sở học chúng tôi có hạn mà tiếng Nhật thì vốn nổi tiếng trúc trắc và mơ hồ nên chắc những thiếu sót là điều không thể nào tránh khỏi. Vì thế, trong tác phẩm này, nếu quý độc giả thấy đoạn nào hay thì đó là của riêng Dazai Osamu, còn chỗ nào bất toàn thì hoàn toàn là trách nhiệm của dịch giả. Nagoya, ngày 22 tháng 4 năm 2011 Hoàng Long THẤT LẠC CÕI NGƯỜI Dazai Osamu www.dtv-ebook.com Lời Nói Đầu Tôi đã từng nhìn thấy ba tấm hình của người đàn ông đó. T Tấm hình đầu tiên là tấm hình chụp người đàn ông thuở thiếu thời, nếu ta có thể nói như vậy. Người này lúc đó theo suy đoán là trên dưới mười tuổi, đứng bên cạnh một cái hồ nhỏ trong vườn nhà, vây xung quanh là rất nhiều người con gái (có thể chắc rằng đó là các chị em của cậu ta). Trong tấm hình, cậu ta mặc chiếc áo hakama kẻ sọc, đầu nghiêng về bên trái khoảng 30 độ, mỉm cười xấu xí. Xấu xí à? Tất nhiên đối với những người tầm thường mà nói (tức là những người không quan tâm đến sự đẹp xấu) thì họ cứ vô thưởng vô phạt mà nói "Thật là một cậu ấm dễ thương làm sao". Lời nói lấy lòng đó tuy không phải là không nghe lọt lỗ tai và âm vang của từ "dễ thương" không phải là không thể hiện trên gương mặt của cậu bé đó, nhưng đối với người đã từng trải qua sự tu dưỡng về thẩm mỹ chỉ nhìn sơ qua một lần là có thể nói ngay: "Thật là một đứa bé đáng ghét làm sao". Cùng với lời nhận xét có vẻ rất không hài lòng đó, người ta có lẽ sẽ quẳng cái tấm hình đi như thể xua đuổi đi một con sâu con gián vậy. Quả thật, gương mặt cười của cậu bé đó, càng nhìn kỹ ta càng nhận thấy một vẻ đáng ghét khó chịu mà không hiểu vì sao. Căn bản đó không phải là một gương mặt tươi cười. Đứa trẻ này hoàn toàn không cười chút nào. Chứng cứ là hai bàn tay nó nắm chặt lại. Tôi chưa từng thấy người nào vừa cười mà vừa nắm hai bàn tay thật chặt. Đúng là khỉ. Gương mặt cười của một con khỉ. Nhưng phán đoán như thế chỉ là dựa vào những nếp nhăn xấu xí trên mặt thôi. Nếu chúng ta có thể nói là "cậu ấm nhăn nhó" thì cũng được nhưng nét mặt vừa thể hiện sự kỳ diệu vừa thể hiện sự ti tiện khiến người ta nhìn tấm hình mà muốn nôn mửa. Cho đến giờ, tôi chưa từng nhìn thấy đứa trẻ nào có nét mặt thể hiện kỳ dị như thế. Gương mặt trong tấm hình thứ hai lại có một sự thay đổi ghê gớm làm ta phải ngạc nhiên. Tấm hình chụp lúc còn là học sinh. Tôi cũng không rõ là lúc đó người này là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học nhưng rõ ràng là một thiếu niên anh tuấn. Tuy nhiên tấm hình này cũng vậy, không hiểu sao lại không cho ta cảm giác về một con người đang sống. Mặc đồng phục học sinh, trên túi áo ngực thò ra một chiếc khăn tay màu trắng, cậu ta ngồi bắt chéo chân trên một chiếc ghế mây tre và lại mỉm cười. Gương mặt cười lần này không phải nụ cười của một con khỉ nhăn nheo mà là một nụ cười mỉm có phần xảo diệu nhưng dường như khác với nụ cười của một con người. Sức nặng của máu huyết, nếu có thể nói như vậy hay sự trầm đục của sinh mệnh, cái vẻ sung mãn như thế hoàn toàn không thấy một chút nào. Chính vì thế mà nụ cười của cậu không phải như một cánh chim, mà nhẹ như một cái lông vũ, một tờ giấy trắng vậy. Tức là nụ cười ấy hoàn toàn là giả tạo. Nói là trình diễn thì cũng chưa đủ. Nói là khinh bạc thì cũng thiếu chút gì. Nói là một trang nam tử hán cũng không xong. Nếu nói là điệu đàng thì càng chẳng phải. Hơn thế nữa, nếu nhìn kỹ, ta còn thấy nơi cậu học sinh anh tuấn ấy lại cho ta cảm giác khó chịu của tà ma ngoại đạo nữa. Đến bây giờ tôi cũng chưa lần nào thấy một thanh niên anh tuấn kỳ bí đến vậy. Một tấm hình nữa càng kỳ quái hơn cả. Lúc này không rõ tuổi tác bao nhiêu nhưng tóc một phần đã bạc trắng. Anh ta ngồi trong một góc phòng cực kỳ dơ bẩn (Bức tường nhà đã bong tróc đến ba phần, được chụp lại một cách rõ ràng trong bức ảnh), hai tay đang giơ ra trước cái lò sưởi nhỏ. Và lần này thì không cười. Không có một chút biểu hiện gì cả. Đó là một tấm hình phảng phất mùi vị bất tường, thật sự đáng sợ như thể anh ta vừa giơ tay sưởi ấm vừa chết dần một cách tự nhiên vậy. Nhưng sự kỳ quái không phải chỉ có chừng ấy. Vì tấm hình này chụp cận cảnh gương mặt nên tôi có thể phân tích kỹ các đường nét của gương mặt đó. Cái trán bình thường, nếp nhăn trán cũng thường tình, lông mày bình thường, mắt cũng chẳng có gì đặc biệt. Mũi miệng cằm cũng vậy. A, gương mặt này hoàn toàn không có một ấn tượng nào cả, không có một nét biểu hiện nào đặc biệt. Một gương mặt hoàn toàn không hề có nét đặc trưng. Giả như tôi nhìn tấm hình này xong rồi nhắm mắt lại. Và rồi tôi nhận thấy đã quên bẵng đi mất. Mặc dù tôi có thể nhớ được bức tường nhà và chiếc lò sưởi nhỏ nhưng ấn tượng về gương mặt chủ nhân của căn phòng đó lại như bị xóa sạch đi, không thể gợi nhớ ra được một chút gì. Đó là một gương mặt không thể nào vẽ lại được. Ngay cả vẽ phác họa theo kiểu truyện tranh cũng không thể. Đến khi mở mắt ra, thì ngay cả niềm vui như kiểu "a thì ra gương mặt đó là thế này à" cũng không hề có. Nói một cách cực đoan thì khi mở mắt ra, nhìn lại vào tấm hình đó ta cũng chẳng thể nhớ ra được gì. Chỉ còn lại một cảm giác khó chịu, hồi hộp bất an cứ khiến ta muốn đưa mắt đi nhìn ra chỗ khác. Mà cho dù đó là khuôn mặt của người sắp chết đi chăng nữa thì tôi nghĩ sự biểu hiện hay ấn tượng còn nhiều hơn gương mặt này. Còn ở đây, chỉ có cảm giác như khi nhìn thấy người ta ghép cái đầu ngựa thồ vào thân người vậy. Cảm giác đáng sợ và kỳ dị đó không biết từ đâu đến lan tỏa đến người xem tấm ảnh. Quả thật, cho đến bây giờ tôi cũng chưa lần nào nhìn thấy một gương mặt quái lạ đến như thế. THẤT LẠC CÕI NGƯỜI Dazai Osamu www.dtv-ebook.com Quyển Sổ Ghi Chép Thứ Nhất Tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn. T Tôi không dự tưởng được cuộc sống của một con người. Tôi được sinh ra ở một làng quê phía đông bắc nên mãi cho đến khi đã khôn lớn tôi mới được nhìn thấy tàu lửa lần đầu tiên. Tôi leo lên leo xuống cái cầu vượt nơi ga dừng, hoàn toàn không hay biết nó được làm để cho người ta băng ngang qua đường ray. Tôi đơn thuần chỉ xem cái cầu đó như một sự làm duyên làm dáng được lắp đặt giữa cái sân ga như một khu vui chơi của ngoại quốc mà thôi và thưởng thức sự phức tạp của nó. Tôi đã nghĩ như thế trong một thời gian dài. Tôi leo lên leo xuống cái cầu đó, xem đó là một trò vui tân kỳ, và cho rằng đây là một trong những dịch vụ hay nhất của ngành đường sắt. Mãi về sau khi phát hiện cái cầu đó chỉ là một loại cầu thang tiện dụng dành cho du khách băng ngang qua đường ray mà thôi thì tôi mất hẳn sự hứng thú. Và khi còn nhỏ, khi xem bức ảnh chụp tàu điện ngầm trong một quyển sách tranh, tôi không xem đó như là một phương tiện giao thông tiện dụng cần thiết mà chỉ nghĩ rằng đi tàu điện ngầm so với đi tàu lửa thì đúng là một trò chơi thú vị hơn nhiều. Thuở nhỏ tôi thường đau yếu bệnh tật, thường nằm trên giường bệnh. Và tôi nghĩ rằng đệm, chăn chiếu gối chỉ là những vật trang trí chán ngắt, chẳng thú vị gì. Phải đến lúc gần hai mươi tuổi, tôi mới ngạc nhiên nhận ra đó là những vật dụng cần thiết hàng ngày. Và sự tẻ ngắt của cuộc sống cần kiệm của con người đã làm tôi vô cùng buồn chán. Tôi cũng chưa từng biết đói ăn là như thế nào. Tất nhiên điều này không có nghĩa là tôi được nuôi dưỡng trong một gia đình đầy đủ cái ăn cái mặc, hoàn toàn không có ý nghĩa ngu ngốc như thế. Điều tôi muốn nói là tôi hoàn toàn không biết cái cảm giác "đói bụng" là thế nào cả. Nói nghe thì có vẻ kỳ lạ chứ thực tình cho dù đói bụng đi chăng nữa tôi cũng chẳng nhận ra. Hồi học cấp một, cấp hai, mỗi lần tan học về nhà, những người xung quanh lại hỏi thế nào, đói bụng nhỉ, lũ chúng tôi còn nhớ rõ mỗi lần từ trường về nhà là đói nẫu ra đấy, cậu dùng đậu nành ngọt nhé, hay bánh trứng, có cả bánh mì nữa đấy. Cứ làm nhặng xị cả lên. Thế là tôi được dịp phát huy tinh thần làm nũng cố hữu của mình cũng lẩm bẩm đói bụng lắm rồi cũng thảy vào miệng chừng mười hạt đậu nành ngọt nhưng thực tình tôi chẳng hiểu một tí gì về cảm giác đói cả. Dĩ nhiên tôi cũng ăn nhiều nhưng tôi hầu như không nhớ được là mình đã ăn gì vào lúc đói. Tôi đã ăn nhiều thứ được cho là hiếm và quý thời bấy giờ. Tôi cũng ăn nhiều thứ hào hoa xa xỉ. Khi đến nhà người khác, tôi hầu như ăn hết những thứ người ta mời, dù đôi khi phải gắng sức. Và thực sự khi tôi còn nhỏ, thời gian khổ sở nhất đối với tôi là giờ ăn cơm của gia đình. Gia đình tôi ở quê có khoảng chừng mười người. Đến bữa ăn mọi người ngồi thành hai bên đối diện nhau, thức ăn bày ở giữa. Tôi là con út dĩ nhiên phải ngồi ở chỗ cuối cùng. Và cái cảnh cả chục người im lặng ngồi ăn trong căn phòng âm u lặng lẽ mà mỗi lần nhớ đến tôi đều cảm thấy nổi da gà. Nhà tôi là một gia đình nhà quê thuần túy nên những món ăn thường chỉ xoàng xĩnh, quanh đi quẩn lại có mấy món mà thôi. Những thức ăn hiếm quý hay xa xỉ không thể nào với đến được. Và càng ngày tôi càng sợ cái giờ ăn uống ấy. Ngồi ở cuối căn phòng tăm tối thâm nghiêm, lùa từng chút cơm vào miệng, cố nuốt xuống, người tôi run cầm cập vì lạnh. Tôi tự hỏi tại sao người ta phải ăn mỗi ngày ba bữa chứ, khi ăn mọi người có cần làm vẻ mặt nghiêm túc như vậy không, cứ làm như thể là một loại nghi lễ nào đó không bằng. Cứ mỗi ngày ba bận, vào thời gian quy định, mọi người lại tập họp lại trong một căn phòng tù mù, sắp xếp đưa lên các món ăn theo đúng thứ tự, dù không muốn ăn cũng phải im lặng cúi đầu mà nhai nuốt. Thậm chí có lúc tôi còn nghĩ rằng hình như mọi người có lẽ đang tập trung cầu nguyện cho những hồn ma đang lảng vảng trong nhà thì phải. Cái câu không ăn thì sẽ chết, đối với tôi chỉ là lời hù dọa vớ vẩn mà thôi. Cái niềm tin đó (cho đến bây giờ bản thân tôi vẫn thấy vậy) lúc nào cũng làm cho tôi cảm thấy bất an và khủng hoảng. Vì con người không ăn sẽ chết, chính vì vậy phải làm việc và phải ăn cơm, đối với bản thân tôi thật là nan giải, khó hiểu và không có câu nói nào gây cho tôi cảm giác bị cưỡng bách uy hiếp đến như thế. Có nghĩa là cho đến tận bây giờ hình như tôi vẫn chưa hiểu công việc của con người là như thế nào. Và nỗi bất an rằng quan niệm về hạnh phúc của mình hoàn toàn khác với quan niệm về hạnh phúc của tất thảy nhân gian làm tôi trằn trọc, rên rỉ thậm chí phát cuồng lên từng đêm. Vậy thì, mình có thật sự hạnh phúc không nhỉ? Từ khi còn nhỏ, đã có rất nhiều lần người ta nói tôi là kẻ hạnh phúc may mắn nhưng tôi thì lúc nào cũng cảm thấy mình đang ở địa ngục vậy. Ngược lại tôi thấynhững người bảo tôi là may mắn hạnh phúc còn an lạc hạnh phúc hơn tôi gấp bội lần. Thậm chí tôi còn nghĩ mình phải mang vác mười khối khổ lụy trên vai mà chỉ cần cho người kế bên gánh lấy một khối thôi thì cũng đã đủ để lấy đi mạng sống của họ rồi. Có nghĩa là tôi không hiểu. Quả thực tôi không thể đoán định được mức độ, tính chất nỗi đau khổ của những người xung quanh. Có những nỗi khổ đau thực tế, chẳng hạn như nỗi khổ đau chỉ cần ăn cơm là giải quyết được. Nhưng cũng có nỗi khổ đau tận cùng của lửa địa ngục A tỳ thảm khốc đến độ có thể thổi bay đi mười khối khổ lụy của tôi thì tôi thực tình không hiểu. Nếu đã khổ đến mức như thế, tại sao họ lại không tự sát, không phát điên, lại còn hứng thú bàn luận chính trị, không tuyệt vọng mà vẫn còn tiếp tục chiến đấu vì cuộc sống? Như vậy họ có đau khổ thật không? Trở thành người theo chủ nghĩa vị kỷ, hơn thế xem việc đó là đương nhiên, và phải chăng họ chưa một lần nào nghi ngờ chính bản thân mình? Nếu như thế thì vui quá còn gì? Nhưng con người tất cả đều như thế chăng, đều đầy đủ như vậy à? Tôi cũng chẳng biết nữa. Tối ngủ thảnh thơi, sáng dậy sảng khoái, đêm qua họ đã mơ thấy những gì, vừa đi trên đường họ vừa suy nghĩ đến cái gì kia? Tiền bạc à? Lẽ nào chỉ đơn giản như thế? Mặc dù tôi đã từng nghe qua cái triết lý là con người sống để mà ăn nhưng sống vì tiền thì quả thật tôi chưa từng nghe qua. Nếu như thế... không phải... mình không thể biết được. Càng suy nghĩ tôi càng không hiểu và càng trở nên sợ hãi và bất an như thể mình đã hoàn toàn thay đổi. Tôi hầu như không thể nói chuyện được với những người xung quanh. Tôi không biết mình nên nói cái gì và nói như thế nào cả. Và cái mà tôi đã suy nghĩ ra là một anh hề. Đó là hành động tìm kiếm tình yêu cuối cùng của tôi đối với con người. Dù sợ hãi con người đến cùng cực nhưng tôi dường như không thể nào dứt bỏ được con người. Vì vậy tôi gắng nối kết với con người bằng một sợi dây mong manh của chú hề. Bề ngoài thì cười liên miên bất tuyệt còn bên trong luôn toát mồ hôi vì thập phần nguy hiểm có thể nói đến mức thử ngàn lần mà không biết chắc có lần nào thành công hay không. Mà ngay từ nhỏ, đối với người trong gia đình, tôi cũng không thể nào hiểu được họ khổ đau thế nào, suy nghĩ ra làm sao nữa mà chỉ thuần túy có một nỗi hãi sợ đến mức không thể nào chịu đựng và rồi khả năng diễn vai anh hề của tôi do đó mà giỏi giang lên. Có nghĩa là tôi không biết từ lúc nào nữa đã trở thành một đứa trẻ không nói ra một lời nào thật lòng cả. Khi nhìn lại tấm hình chụp chung với gia đình thuở đó, trong khi mọi người làm ra vẻ mặt nghiêm trang thì chỉ có một mình tôi mỉm cười với một vẻ mặt gian tà. Đó cũng lại là một vai hề buồn trong cuộc đời thơ ấu của tôi. Hơn nữa thuở đó dù bị cha mẹ nói năng gì tôi cũng chưa lần nào trả lời cả. Dù chỉ là một câu nói đùa nhẹ, đối với tôi cũng cảm thấy bị chấn động mạnh như sấm nổ bên tai, thiếu điều muốn phát điên nên đừng nói đến việc trả lời, tôi còn xem lời nói đùa đó như một chân lý vĩnh hằng vậy. Và tôi còn nghĩ rằng vì mình không có đủ sức lực để làm theo chân lý ấy nên chắc là không thể nào sống chung với loài người được nữa. Vì thế tôi không thể tranh cãi cũng không thể tự mình biện giải được. Bị người ta nói xấu, tôi lại tưởng lời nói xấu ấy là thực, âm thầm nhận chịu sự công kích và trong tâm tư thì cảm thấy sợ hãi đến mức phát điên lên. Có lẽ là không ai có thể cảm thấy dễ chịu khi bị chỉ trích hay giận dữ cả nhưng tôi thì thấy khuôn mặt con người giận dữ thể hiện bản tính động vật còn đáng sợ hơn cả sư tử, cá sấu hay khủng long nữa. Thường thì người ta che giấu được bản tính ấy đi, nhưng vào dịp nào đó, chẳng hạn như con bò đang nằm ngủ lặng lẽ trên thảo nguyên bỗng dùng cái đuôi đập chết con mòng hút máu ngay bụng, khi nhìn thấy bản tính giận dữ của con người trong lúc vô tình tôi đều hoảng hồn dựng hết tóc gáy và khi nghĩ rằng cái bản tính này là một phần tư cách sống của con người tôi lại hầu như cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng. Đối với con người lúc nào tôi cũng sợ run cầm cập, tôi lại không chút nào tự tin về hành vi cử chỉ của mình với tư cách là một con người. Thành ra tôi tự chôn giấu nỗi đau khổ của mình trong một cái hộp nơi đáy tim, cố gắng không để lộ ra sự thống khổ và căng thẳng một chút nào, dưới vẻ mặt tươi cười ngây thơ vô tội và vai diễn chú hề tài ba của tôi cuối cùng cũng đã được hoàn thành. Tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì cũng được nhưng chỉ cần làm cho người ta cười thì cho dù tôi có ở bên ngoài "cuộc sống" của tha nhân thì họ chắc cũng chẳng thèm để ý đến. Mà tốt nhất là không được làm vướng mắt họ, phải trở nên vô hình như gió như bầu trời vậy. Nhờ vai diễn hề, tôi chọc cười mọi người trong gia đình. Ngay cả đối với những người hầu cận, tôi cũng ráng sức mà diễn vì tôi cảm thấy họ đáng sợ và không thể hiểu được hơn cả những người trong gia đình tôi. Vào mùa hè, tôi mặc chiếc áo len lông cừu đỏ bên dưới lớp áo yukata đi ra ngoài hành lang mà chọc cười mọi người. Ngay người anh cả nghiêm nghị ít khi cười của tôi mà cũng phải bật cười và nói với tôi vô cùng dịu dàng: "Yochan à, nó không hợp với em lắm đâu". Dĩ nhiên tôi không phải là kẻ biến thái đến mức không hề biết nóng lạnh rồi mặc áo len lông cừu dày đi ra ngoài đường giữa mùa hè. Tôi chỉ lấy cái tất dài của chị tôi rồi xỏ tay vào, che giấu dưới lớp áo yukata, chỉ để chừa ra ngoài cổ tay áo một ít cho mọi người tưởng là tôi đang mặc áo len mà thôi. Cha tôi là người hay đi công cán ởTokyonên ông có một ngôi nhà ở khu Sakuragi, Ueno. Cứ khoảng dăm bữa nửa tháng ông lại lên ở ngôi nhà đó. Và cứ mỗi lần trở về ông lại mua rất nhiều quà cho những người trong gia đình, thậm chí cho những người bà con thân thích nữa, như thể đó là thú vui của cha tôi. Lần nào cũng vậy, đêm trước khi ông lên Tokyo, ông đều triệu tập các con đến phòng khách, vừa cười vừa hỏi chúng lần này về muốn mua quà gì, rồi lần lượt ghi những ước muốn của lũ trẻ vào quyển sổ tay. Những lần mà cha tôi tỏ ra thân thiện với những đứa con mình như thế này thật hiếm. "Thế còn Yozo thì sao nào?" Nhưng tôi lại cứ chỉ im lặng như mọi lần. Ngay khi được hỏi là muốn gì thì tôi lập tức lại chẳng muốn gì nữa cả. Tôi nghĩ rằng cái gì mà chẳng được, đâu có thứ gì làm cho tôi vui đâu. Với lại những thứ người ta cho dù không hợp với sở thích mình đi nữa, mình cũng đâu thể nào mà chối từ. Không thể nào nói thẳng ra điều mình ghét, hơn nữa những thứ mình thích thì cứ thưởng thức lén lút như một thằng ăn trộm, tôi phải chịu nỗi khổ đau và sợ hãi không thể nào nói hết. Có nghĩa là tôi cũng chẳng đủ sức lực để mà chọn một trong hai thứ nữa. Điều này tôi nghĩ về sau đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng của cái gọi là "một cuộc đời đầy hổ thẹn" của chính bản thân tôi. Thấy tôi im lặng, do dự và bất an, vẻ mặt cha tôi có vẻ cau lại một chút. "Con thích gì nào? Một quyển sách nhé. Hay để cha mua cho con một cái mặt nạ sư tử ở Asakusa để múa lân ngày tết mà chơi. Chỗ này cũng có bán những mặt nạ sư tử dành cho trẻ em đội chơi đấy. Con không thích hay sao?". Bị nói là "không thích hay sao" thí đúng là không ổn rồi. Câu trả lời của anh hề không thể thốt ra khỏi miệng được. Còn vai diễn chú hề hoàn toàn thất bại. "Con nghĩ là một quyển sách là được đấy", anh cả tôi nói với vẻ nghiêm túc. "Vậy à?". Cha tôi dừng bút viết, mất hứng và gấp quyển sổ lại. Thất bại rồi, tôi đã làm cha nổi giận, sự phục thù của cha chắc chắn sẽ đáng sợ lắm đây. Tôi đã phạm một sai lầm không thể nào cứu vãn. Đêm đó, vùi mình trong chăn, tôi vừa suy nghĩ vừa run cầm cập. Rồi tôi lặng lẽ trở ra phòng khách, mở cái ngắn kéo để quyển sổ ghi chép mà cha tôi lúc nãy đã để vào, lấy quyển sổ ra, lật giở lung tung, xem những chỗ ghi chép của cha tôi về việc mua quà rồi lấy cây bút chì gắn bên quyển sổ liếm liếm, ghi vào chữ "mặt nạ sư tử" rồi về phòng ngủ thiếp đi. Tôi thực sự chẳng thích cái mặt nạ sư tử ấy một chút nào cả. Ngược lại, tôi thích có một quyển sách hơn. Nhưng tôi nhận ra là cha muốn mua cho tôi cái mặt nạ sư tử đó và để chiều theo ý ông, cũng để làm lành với cha tôi nữa nên tôi đã dám mạo hiểm lén lút vào phòng khách giữa đêm khuya như thế. Và thủ đoạn phi thường này của tôi đã thành công đúng như dự liệu. Khi cha tôi từ Tokyo trở về nói với mẹ tôi lớn tiếng đến nỗi chúng tôi đang ở trong phòng mình cũng nghe thấy được. "Đến tiệm đồ chơi đó, tôi mở quyển sổ ra thì thấy ngay chỗ này có viết "mặt nạ sư tử". Không phải chữ tôi viết. Vậy là sao đây? Tôi nghiêng đầu ngẫm nghĩ. Thì ra đây là trò đùa của thằng bé Yozo đây mà. Cái thằng bé đó khi tôi hỏi thì cứ im lặng cười tủm tỉm nhưng về sau lại thích mê cái mặt nạ sự tử đến mức không chịu được. Đúng là cái thằng bé hay thay đổi. Cứ mãi giả vờ rồi viết vào đây. Nếu đã thích như thế thì cứ nói ra một tiếng cho rồi. Ở trước cửa tiệm đồ chơi, tôi cứ buồn cười mãi. Bà mau mau gọi thằng bé Yozo ra đây nào". Một lần khác, tôi lại tụ tập những người hầu cận nam nữ trong nhà ở căn phòng cấu trúc theo kiểu phương Tây. Tôi bắt một anh hầu ấn phím đàn piano một cách lung tung ngẫu hứng (mặc dù nhà tôi ở quê nhưng hầu như thứ gì cũng có) rồi ứng theo nhịp điệu vô nghĩa ấy, tôi nhảy một điệu vũ Ấn Độ chọc cười mọi người. Người anh thứ mới lấy máy hình chụp cảnh tôi khiêu vũ. Khi nhìn vào tấm hình đó, từ khe hở của tấm váy tôi mặc (vốn là một mảnh vải hoa sặc sỡ dùng để gói quà) lòi ra con chim nhỏ xíu của tôi khiến mọi người lại cười lăn cười bò. Đối với tôi mà nói, đó có lẽ lại là một thành công ngoài sức tưởng tượng. Mỗi tháng tôi đều có trong tay hơn mười quyển tạp chí thiếu niên mới phát hành cùng với rất nhiều sách vở được đặt mua về từ Tokyo và tôi cứ im lặng đọc một mình, nên rất quen thuộc với những nhận vật như tiến sĩ Mecharakuchara, tiến sĩ Biết tuốt. Ngoài ra những loại khác như truyện Quái đàm, Giảng đàm, Lạc ngữ (1), những truyện kể Edo tôi cũng đều tinh thông nên tôi không thiếu gì đề tài để chọc cười mọi người. Nhưng mà còn trường học nữa. Đối với tôi, trường học là nơi tôi được mọi người tôn sùng. Quan niệm được tôn trọng lại càng làm tôi thêm sợ hãi. Có một định nghĩa của riêng tôi về khái niệm được tôn sùng là một nhân vật tưởng như tài trí vẹn toàn nhưng cuối cùng bị mọi người nhìn thấu tim đen là kẻ lừa đảo những người xung quanh. Điều này làm cho hắn vô cùng đau khổ và cảm thấy nhục nhã còn hơn cái chết. Giả sử lừa dối cả thế gian và được tôn sùng đi chăng nữa nhưng chắc hẳn có một người biết rõ và cuối cùng cũng sẽ cho cả thế gian biết sự thật. Khi biết đã bị lừa dối, lúc đó cả thế gian sẽ căm phẫn, tức giận và sẽ phục thù đến mức nào đây? Chỉ cần tưởng tượng thôi mà tóc tai tôi đã dựng đứng hết cả lên. Tôi được cả trường tôn sùng vì khả năng của tôi hơn là vì tôi được sinh ra trong một gia đình giàu có. Từ hồi còn nhỏ tôi hay đau ốm nên thường nghỉ học một tháng, hai tháng thậm chí nghỉ học gần cả năm trời ở nhà dưỡng bệnh, thế nhưng khi tôi quay lại trường, trong tình trạng chưa khỏi hẳn bệnh và đi bằng xe kéo, nhưng kỳ thi cuối năm tôi vẫn đạt được vị trí cao hơn các bạn cùng lớp. Thậm chí lúc khỏe mạnh tôi cũng không học hành gì cả, trong giờ thầy giảng tôi toàn vẽ truyện tranh, chờ đến giờ giải lao tôi cho mấy đứa trong lớp xem, giải thích cho câu truyện và làm cho cả đám cười. Tôi toàn vẽ truyện cười như thế và cho dù bị thầy giáo chú ý nhưng tôi cũng không chừa. Bởi vì tôi biết thầy giáo cũng lén đọc những truyện tranh cười của tôi. Một ngày nọ như thường lệ, tôi vẽ một truyện tranh hài cảnh tôi đi tiểu thất bại vào một cái bô đặt ở lối đi trên xe lửa mà mẹ dẫn tôi lên Tokyo (tuy nhiên trong chuyến lên Tokyo đó, không phải tôi không biết đến cái bô là gì. Tôi cố tình vẽ như thế để nhằm biểu diễn cái ngây thơ trẻ con mà thôi). Tôi vẽ theo một lối buồn bã và tự tin rằng điều này sẽ làm thầy giáo bật cười nên tôi đi lén sau thầy lên phòng giáo viên. Ngay sau khi rời khỏi lớp, thầy lập tức chọn lấy truyện tranh của tôi trong số những truyện tranh khác của các bạn khác rồi vừa đi dọc hành lang vừa bắt đầu đọc vừa cười khúc khích. Vừa khi đi đến phòng giáo viên thì thầy đọc xong thì phải nên mặt đỏ bừng và cười phá lên. Trông thấy cảnh thầy đưa truyện tranh cho các giáo viên khác bảo đọc mau mau làm tôi vô cùng mãn nguyện. Thật là một đứa trẻ tinh quái. Tôi đã thành công với việc bị xem là một đứa trẻ tinh ranh. Thành ra tôi đã thoát khỏi cái sự được người khác tôn kính. Trong sổ liên lạc tất cả các môn học tôi toàn đạt điểm 10 nhưng về mặt hạnh kiểm khi thì được điểm 7, khi thì chỉ được điểm 6 và chuyện này lại là đề tài gây cười cho cả nhà. Tuy nhiên, bản tính của tôi hầu như trái ngược với đứa trẻ tinh nghịch như thế. Trong khoảng thời gian đó, tôi được đám gia nhân chỉ vẽ cho những chuyện xấu xa và tôi đã lỡ lầm phạm tội. Bây giờ nghĩ lại, đối với một đứa con nít mà làm những chuyện như vậy thật là xấu xa, đê tiện, hạ đẳng ghê gớm nhất trong các tội ác mà con người thường phạm phải. Tuy nhiên, tôi đã cam chịu. Tôi còn xem đó như là một trong những nét đặc trưng của bản tính con người và mỉm cười yếu ớt vô lực. Nếu tôi có thói quen nói sự thật, chắc tôi sẽ báo với cha mẹ tôi về những hành vi phạm tội của những con người ấy nhưng thật tình thì ngay cả tôi cũng không thể hiểu hết con người của cha mẹ mình. Đi giải thích với nhân gian ư? Tôi không mong chờ gì vào cách làm này chút nào. Dù kể với cha, kể với mẹ, với cảnh sát hay nói với chính phủ thì rốt cuộc hình như không thể nào nói hết được sự tình với những người khôn ngoan trong thế giới này được cả. Mặc dù tôi biết rằng đó có thể là phiến diện nhưng thế nào đi nữa, giải bày với thế gian là điều vô ích, không còn cách nào khác nên tôi đành im lặng cam chịu và tiếp tục diễn vai hề của mình. Ái chà, vậy là cậu không tin vào con người hay sao? Từ lúc nào cậu đã trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo vậy? Chắc sẽ có người mỉa mai tôi như thế, nhưng tôi cho rằng sự bất tín đối với con người đâu phải lúc nào cũng dẫn đến con đường tôn giáo. Con người, kể cả những kẻ mỉa mai tôi nữa, chẳng phải đang sống bình thản trong sự bất tín lẫn nhau mà không nghĩ gì đến Đấng Jehovah đó sao? Với lại có một chuyện xảy ra trong thời thơ ấu của tôi. Có một chính trị gia nổi tiếng của một đảng cầm quyền mà cha tôi tham gia đến diễn thuyết và tôi được những gia nhân đưa đi xem. Thính phòng chật ních người, tôi thấy có những người thân quen mật thiết với cha, họ cuồng nhiệt vỗ tay. Khi buổi diễn thuyết kết thúc, mọi người tụm năm tụm ba trên con đường về nhà phủ đầy tuyết và không ngớt lời chửi rủa. Lẩn vào trong số đó tôi nghe ra giọng nói của những người bạn thân thiết với cha tôi. Những "đồng chí" của cha tôi cứ tuôn trào những lời hằn học nào là bài phát biểu khai mạc của cha cũng dở, phần diễn thuyết của một nhân vật tiếng tăm nào đó chẳng ra làm sao. Rồi thì bọn họ ghé vào nhà tôi, tót vào phòng khách, vẻ mặt hớn hở tâng bốc với cha tôi rằng buổi diễn thuyết tối nay thật tuyệt, đại thành công. Ngay cả bọn gia nhân khi được mẹ tôi hỏi về buổi diễn thuyết thì cả bọn đều đồng thanh thản nhiên trả lời "rất thú vị ạ". Trong khi đó trên đường về cả bọn nhao nhao là không có gì chán ngắt như buổi diễn thuyết cả. Tuy nhiên, chuyện này chẳng qua chỉ là một ví dụ cỏn con mà thôi. Tôi nghĩ cuộc sống của con người tràn ngập với những ví dụ sống động tươi sáng về sự bất tín con người, mọi người sống trong nghi kỵ lẫn nhau, nhưng lạ ở chỗ là sự dối lừa này không hề gây bất cứ tổn thương nào và dường như họ không nhận ra là đang lừa gạt lẫn nhau. Tuy nhiên tôi chẳng có chút hứng thú nào với việc con người lừa gạt lẫn nhau. Vì bản thân tôi, cũng lừa gạt người ta từ sáng đến chiều qua cái mặt nạ thằng hề đấy thôi. Tôi chẳng mấy quan tâm đến nền tảng đạo đức gọi là chính nghĩa hay cái quái quỷ gì đó trong sách tu dưỡng tâm hồn. Đối với tôi, việc con người vừa lừa gạt lẫn nhau vừa có thể sống một cuộc sống trong sạch phiêu lãng hay vẫn tự tin mà sống, thật là nan giải. Con người đã vô tình không dạy được cho tôi cái chân lý tuyệt diệu này. Nếu hiểu ra điều đó tôi có thể sống mà đâu cần phải sợ con người đến thế và ráng sức mà diễn vai hề đến vậy. ẳ Và tôi cũng chẳng phải gặm nhấm nỗi thống khổ địa ngục từng đêm vì thấy mình quá khác biệt với loài người. Tóm lại, việc tôi không tự thú với ai cái lỗi lầm đáng để bọn gia nhân khinh ghét ấy không xuất phát từ sự bất tín con người của tôi, lại càng không phải vì chủ nghĩa Cơ Đốc giáo gì cả mà chỉ bởi vì tôi muốn khép kín cái vỏ bọc đáng tin cậy của thằng Yozo này đối với nhân gian mà thôi. Bởi vì ngay cả cha mẹ cũng đôi khi thể hiện những hành động đối với tôi là vô cùng khó hiểu. Và tôi cảm thấy cái nỗi niềm cô độc của mình không biết bày tỏ cùng ai về sau này đã là một nguyên nhân khiến tôi nhiều lần bị các cô gái đánh hơi ra được và lợi dụng bằng bản năng phụ nữ. Có nghĩa là đối với những người con gái tôi là thằng đàn ông có thể giữ gìn được những bí mật tình yêu. THẤT LẠC CÕI NGƯỜI Dazai Osamu www.dtv-ebook.com Quyển Sổ Ghi Chép Thứ Hai Trên bãi biển, ở một nơi gần sátvới những con sóng vỗ bờ, có khoảng chừng hai mươi cây anh đào xum xuê đứng sắp hàng, phơi ra những thân cây đen trùi trũi. Khi năm học mới bắt đầu vào tháng tư, hàng cây anh đào phô những chiếc lá sẫm màu cùng với những bông hoa rực rỡ trước mặt biển xanh. Những đám mây hoa dần rơi lả tả trong gió ngàn, những cánh hoa đính vào mặt nước, dập dềnh trôi theo những con sóng bạc đầu, rồi bị đánh dạt vào bờ cát. Bờ cát đầy hoa anh đào ấy chính là sân của một ngôi trường trung học vùng đông bắc mà tôi tuy học hành chẳng chăm chỉ gì lắm cũng được nhập học bình an. Trên chiếc huy hiệu gắn trên mũ, và trên nút áo của đồng phục học sinh đều được khắc cách điệu hình bông hoa anh đào nở. T Cha tôi chọn cho tôi ngôi trường của hoa anh đào và biển cả này là vì có nhà của một người bà con xa với gia đình tôi nằm kế bên ngôi trường trung học đó. Tôi được gửi cho gia đình này. Và vì nhà gần sát nơi trường học nên mỗi sáng chỉ sau khi nghe tiếng chuông chào cờ tôi mới ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Tuy lười biếng như thế nhưng nhờ vào vai diễn thằng hề của tôi mà càng ngày tôi càng được bạn bè trong lớp yêu mến. Từ lúc sinh ra đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến một nơi xa lạ nhưng tôi lại cảm thấy nơi đây còn thân thuộc, dễ chịu hơn quê tôi rất nhiều. Cũng từ dạo đó, vai hề của tôi trở nên điêu luyện hơn, việc lừa gạt người khác không còn là nỗi đau khổ dằn vặt như trước nữa. Tuy nhiên, hơn thế chẳng phải sự khác biệt về độ khó và dễ trong diễn xuất nằm trong mối quan hệ giữa gia đình và người lạ, giữa chốn khác và quê nhà đó sao? Điều này đúng cho tất cả mọi thiên tài, ngay cả đối với đấng Jesus cũng vậy. Đối với một diễn viên, nơi khó diễn xuất nhất là ở hí kịch nơi quê nhà. Trong một khán phòng tụ tập tất cả thân bằng quyến thuộc của mình, một diễn viên danh tiếng đến mấy cũng khó lòng mà diễn xuất được. Tuy nhiên tôi đã diễn và thu được những thành công nhất định. Một kẻ xảo quyệt đến độ đó thì làm gì có chuyện thất bại trong diễn xuất khi ra một xứ khác cơ chứ. Tuy nỗi sợ hãi con người vẫn cựa quậy mãnh liệt ở một góc buồng tim, thậm chí không giảm mà còn tăng thêm so với trước kia nữa nhưng nghệ thuật trình diễn của tôi thì đã tinh tiến lên rất nhiều. Trong lớp tôi luôn chọc cười các bạn đến mức giáo viên vừa cảm thán nếu lớp không có thằng giặc này thì hay biết bao nhiêu vừa phải lấy tay che miệng cười. Tôi đã có thể làm cho huấn luyện viên quân sự có giọng cất cao như sấm bật cười một cách nhẹ nhàng. Ngay khi tôi vừa mới an tâm rằng mình đã che giấu kỹ được bản chất con người mình thì đột nhiên lại bị đâm một nhát phía sau không ngờ tới. Mà cái thằng đâm tôi từ phía sau lại là một thằng ngơ ngơ ngác ngác, yếu đuối nhất trong lớp, mặt mũi xanh lét, mặc một cái áo khoác dài cổ lỗ sĩ như bậc cha chú, tay áo dài lụng thụng như tay áo của Thánh đức thái tử, không làm bài tập, giờ thể dục chỉ đứng ngoài mà xem. Ngay cả tôi cũng cảm thấy mình không cần phải đề phòng với cái loại người như thế. Ngày đó, trong giờ thể dục, cái thằng đó (họ thì tôi không nhớ còn tên nó là Takeichi), cái thằng Takeichi đó, như thường lệ đang đứng ngoài xem chúng tôi luyện múa gậy sắt. Tôi cố tình làm ra vẻ mặt nghiêm chỉnh, ngắm nghía cây gậy sắt, la một tiếng lớn rồi chạy như bay về phía trước như đang chuẩn bị nhảy xa và ngã phịch mông xuống sân cát. Tất cả đều là một sự thất bại có tính toán. Dĩ nhiên là các bạn trong lớp cười rộ, còn tôi vừa cười khổ sở vừa lồm cồm đứng dậy, phủi cát dính nơi quần, thì thằng Takeichi không biết từ lúc nào đã đến sau lưng tôi mà lẩm bẩm "mày cố tình, cố tình". Tôi run rẩy choáng váng. Cái việc tôi cố tình ngã không ai ngờ được lại bị thằng Takeichi khám phá ra. Ngay khi đó tôi cảm thấy thế giới bỗng bị ngọn lửa nghiệp chướng của địa ngục bao bọc lấy và phừng phừng cháy trước mắt tôi. Á a, tôi kêu lên và dùng hết sức mình kiềm chế cái cảm giác muốn phát điên lên. Từ đó, mỗi ngày tôi lại tiếp tục cái chuỗi bất an và sợ hãi. Biểu hiện bên ngoài tôi vẫn làm ra gương mặt hề buồn để chọc cười mọi người nhưng bất chợt đôi khi lại thở dài thống khổ. Mình làm cái gì cũng bị thằng Takeichi phát giác ra hết cả. Rồi chắc chắn có ngày nó sẽ nói hết ra với mọi người mà thôi. Khi tôi nghĩ như thế, mồ hôi trán lập tức rịn ra, mắt lại trống rỗng như người cuồng, rồi dáo dác nhìn quanh. Nếu có thể được thì sáng trưa chiều tối, mọi lúc mọi nơi mình phải giám sát thằng Takeichi này, không để nó hở cái bí mật này với ai cả. Và trong lúc bám sát thằng này, với cái vai hề của mình phải nỗ lục hết sức để cho nó cảm thấy mình không phải là "cố tình" mà thực sự là vậy. Và nếu làm tốt, biết đâumình lại trở thành thằng bạn thân duy nhất của nó thì sao? Nếu như chuyện này là không thể thì tôi chỉ còn biết cách cầu nguyện cho thằng này chết đi mà thôi. Tuy nhiên tôi không hề có ý định giết chết thằng này. Cho đến bây giờ trong cuộc đời mình, tôi đã nhiều lần nguyện cầu cho người ta giết mình thảm thiết chứ chưa lần nào nghĩ đến việc muốn giết chết người ta. Bởi vì tôi nghĩ rằng, đối với những đối thủ đáng sợ đó, giết chết nó ngay thì chẳng khác nào ban cho nó một ân huệ hạnh phúc vậy. Và rồi để lôi kéo thằng Takeichi này, trước tiên tôi làm ra vẻ thánh thiện như tín đồ Thiên Chúa giáo, nghiêng vai 30 độ về bên trái nhẹ nhàng ôm lấy bờ vai nhỏ nhắn của nó và dỗ dành nó bằng giọng ngon ngọt. Tôi thường rủ nó đến chỗ tôi ở trọ chơi nhưng lúc nào nó cũng im lặng mà nhìn xa xăm. Tuy nhiên, vào một buổi tan trường khi chớm hạ, trong khi lũ học sinh chần chờ không thể ra về vì cơn mưa rào bất chợt trắng xóa đất trời, còn nhà tôi quá gần nên tôi định cứ thế mà phóng thẳng ra khỏi trường chạy về nhà nhưng vô tình tôi nhìn thấy dáng vẻ thiểu não của Takeichi đứng bên cạnh tủ để giày. "Đi nào, tao cho mày mượn dù" tôi lên tiếng và kéo Takeichi còn đang chần chừ chạy về nhà tôi dưới cơn mưa tầm tã. Với ý định nhờ dì hong khô áo khoác cho hai đứa nên đã dụ được Takeichhi vào phòng tôi trên tầng hai để thay áo. Trong gia đình này chỉ có ba người sinh sống. Người dì khoảng hơn 50 tuổi, bà chị đeo kính, cao lên khêu có vẻ hay đau yếu chừng 30 tuổi (tôi nghe nói người này đã từng đi lấy chồng nhưng sau đó quay về nhà và sống lầm lũi. Tôi bắt chước mấy người trong nhà gọi người này là "chị") và một đứa em gái, Setsu khác hẳn với bà chị, nó lùn tịt và mặt tròn quay, hình như gần đây vừa tốt nghiệp trường trung học nữ. Cửa hàng ở tầng trệt có bày bán chút ít dụng cụ thể thao và văn phòng phẩm nhưng thu nhập chủ yếu từ tiền cho thuê năm sáu căn nhà mà ông chồng quá cố để lại. "Lỗ tai mình đau", Takaichi vẫn đứng trơ người ra và nói. "Mỗi lần dầm mưa, tai lại bị đau". Tôi lại nhìn thử thấy cả hai lỗ tai nó bị mưng mủ đến độ mủ sắp xì ra ngoài. "Thế này thì không ổn rồi, đau lắm hả?" Tôi cố làm ra vẻ nghiêm trọng rồi lên tiếng xin lỗi bằng những lời nói dịu dàng như con gái: "Cho mình xin lỗi, đã lôi bạn chạy đi giữa trời mưa". Tôi xuống nhà lấy bông gòn và cồn mang lên, lấy đầu gối của mình kê làm gối cho Takeichi nằm lên và cẩn thận ngoáy lỗ tai cho nó. Quả nhiên, hình như Takeichi chẳng nhận ra quỷ kế sau bộ mặt đạo đức giả của tôi. "Chắc là mày được bọn con gái yêu thích lắm". Nó vừa nằm trên đầu gối của tôi và nói lời nịnh nọt ngớ ngẩn. Tuy nhiên, một điều, có lẽ Takeichi cũng không nhận ra, đã xảy ra giống như lời nguyền độc địa của quỷ dữ mà đến mãi sau này tôi mới nhận ra. Cứ nói thẳng ra là yêu và được yêu, dù cho đó là những lời hạ phẩm đê hèn, đùa cợt hay tự thỏa mãn cũng được nhưng cứ hễ những lời này được nói ra ngay ở những chốn nghiêm túc như thế nào đi nữa là tôi chợt cảm thấy ngôi chùa kết tinh nỗi u uất của mình bị san ngay thành đất phẳng. Còn cứ dùng những từ đao to búa lớn kiểu văn chương như "nỗi thống khổ vì được yêu" hay "sự bất an của kẻ đang được yêu" thì tôi lại thấy ngôi chùa u uất của mình vẫn đứng đó trơ trơ. Thằng Takeichi sau khi được tôi lau mủ trong tai, đã nịnh tôi một câu ngu ngốc "chắc mày được con gái yêu quý lắm nhỉ". Lúc đó tôi chỉ đó mặt cười và chẳng nói gì cả. Nhưng tôi cũng nghĩ nó nói đúng phần nào. Đối với cảm giác thỏa mãn khi nghe lời nói đê tiện "được yêu quý" đó tôi cũng phần nào nhận ra. Dường như nó biểu thị một nỗi cảm khái ngu ngốc, đến mức không thể nào dùng làm lời thoại cho hài kịch rakugo nữa, vậy mà tôi lại có cảm giác thỏa mãn, không lẽ nào lời đó là đúng chăng? Đối với tôi thì con gái còn khó hiểu hơn con trai gấp vạn lần. Trong gia đình của tôi phụ nữ nhiều hơn đàn ông con trai, rồi bà con họ hàng cũng có nhiều con gái và bọn hầu gái tội lỗi nọ. Dù có nói rằng suốt từ thuở nhỏ, tôi toàn chơi đùa với đám con gái mà trưởng thành thì cũng không ngoa chút nào. Tuy vậy tôi luôn đề phòng cẩn mật khi giao tình với bọn họ. Thật sự thì không thể nào đoán được tâm tư đànbà con gái. Có lần tôi bất cẩn vuốt râu hùm và nhận một vết thương chí mạng. Vết đau này không giống như bị cha anh quất roi, mà nó âm ỉ bên trong, như bị xuất huyết trong nội tạng, đau đớn và khó chữa lành. Những đứa con gái khi thì đeo bám lấy, khi thì hắt hủi tôi. Lại có khi còn khinh miệt, cộc cằn với tôi ở chỗ đông người, đến khi không có ai thì ôm chặt lấy. Có cô gái ngủ say như chết, đến mức tôi nghĩ rằng không lẽ nàng ta "sống chỉ để ngủ" thôi chăng?. Từ hàng loạt những quan sát khác nhau về các nàng từ thời niên thiếu của mình, tôi nhận ra rằng, cùng là con người với nhau nhưng con gái là một sinh vật hoàn toàn khác với con trai. Vậy mà loại sinh vật khó hiểu và luôn phải đề cao cảnh giác này lại quan tâm kỳ lạ đến tôi. Những từ như "được yêu" hay "được mến mộ" đã hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh của tôi rồi. Thành ra nếu nói là "được quan tâm" thì có lẽ là thích hợp nhất. So với đám mày râu, phe con gái hình như rất tự nhiên với chú hề. Tôi diễn vai hề, đám con trai không phải lúc nào cũng cười hô hố và tôi cũng luôn chú ý điều tiết không để diễn quá trớn mà thành ra hỏng chuyện. Thành ra đối với bọn con trai, tôi luôn biết dừng đúng lúc. Nhưng đám con gái thì không biết đủ, cứ yêu cầu tôi diễn đi diễn lại, tôi đáp ứng lại yêu cầu vô độ đó đến mức rệu rã cả người. Thực sự thì chúng nó cũng cười rũ rượi. Nói chung thì con gái thích thưởng thú sự vui vẻ hơn là con trai. Cô chị và cả cô em của gia đình tôi ở trọ thời trung học, cứ hễ rảnh là chạy tọt lên phòng tôi ở tầng hai, có mấy lần tôi hết hồn giật bắn cả người. "Đang học hả?" "Không". Tôi đóng sách lại, mỉm cười trả lời. "Hôm nay, ở trường tớ nhé, có ông thầy dạy địa lý tên Konpo". Rồi bắt đầu huyên thuyên tuôn trào ra những câu chuyện cười nhạt nhẽo. Một tối nọ, sau khi hai chị em kéo lên phòng tôi chơi, quậy phá và bắt tôi diễn trò này nọ, cô em Setsu lại đề nghị: "Yozo này, cậu hãy thử mang kính vào xem". "Tại sao?" "Không sao cả, đeo thử coi. Chị cho cậu ấy mượn kính đi". Lúc nào nàng cũng nói bằng thứ mệnh lệnh thô thiển kiểu như vậy. Thế là thằng hề tôi ngoan ngoãn đeo kính vào. Ngay lập tức, hai bà chị bò lăn ra cười. "Giống hệt, giống y chang Lloyd". Harold Lloyd, một nhân vật hài trong phim nước ngoài đang được yêu chuộng ở Nhật vào thời đó. Tôi đứng nghiêm, giơ một tay lên và nói "Kính thưa quí vị". "Nhân đây cho tôi gửi lời cám ơn đến tất cả các fan hâm mộ ở Nhật Bản". Tôi thử phát biểu như trên sân khấu và làm cho họ càng cười lớn hơn. Sau đó mỗi khi phim về nhân vật Royd được trình chiếu ở khu phố tôi đều đi xem và bí mật nghiên cứu cách biểu cảm của nhân vật này. Vào buổi tối mùa thu nọ, khi tôi đang nằm đọc sách, người chị nhanh nhẹn phóng lên phòng tôi như chim, đột ngột úp mặt lên cái mền futon tôi đang đắp khóc ngon lành. "Yozo, hãy giúp chị, cứu chị với. Hãy cùng nhau bỏ ngôi nhà khủng khiếp này đi nhé. Cứu chị. Cứu chị". Chị cứ tuôn trào đầy kích động và lại khóc. Đây không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy con gái khóc lóc như thế này nên ngay cả với những lời gào thét dữ dội của chị cũng không làm tôi ngạc nhiên. Ngược lại, tôi thấy nhàm chán và khó chịu nên nhẹ nhàng chui ra khỏi futon, gọt quả hồng đang để trên bàn và cắt đưa cho chị mộtmiếng. Vừa ăn hồng, chị vừa thổn thức. "Có cuốn sách nào hay hay không, cho chị mượn" chị nói. Tôi chọn quyểnTôi là con mèocủa nhà văn Natsume Soseki từ kệ sách đưa cho chị. "Cám ơn nha". Chị cười ngượng ngùng và rời khỏi phòng. Nói chung không phải riêng với bà chị này mà với tất cả bọn con gái khác, tôi đều có cảm giác là tìm hiểu suy nghĩ của bọn họ còn phiền phức và rắc rối hơn việc tìm hiểu suy nghĩ của con giun đất nữa. Nhưng theo kinh nghiệm từ hồi còn nhỏ, tôi biết khi con gái tự nhiên bật khóc như thế mà cho ăn chút đồ ngọt sẽ làm cho tâm trạng họ dễ chịu hơn. Cô em Setsu còn kéo cả bạn của cô ấy lên phòng tôi nữa chứ, vẫn như thường lệ tôi chọc cho cả đám cười. Khi người bạn vừa ra về, y như rằng Satsu bắt đầu nói xấu họ và kết luận rằng con nhỏ đó không tốt đâu, cậu hãy cẩn thận đấy. Biết vậy thì đừng có mất công dẫn lên phòng tôi làm gì. Nhưng cũng nhờ vậy mà những người khách lên thăm phòng tôi hầu hết đều là bọn con gái cả. Tuy nhiên để thực hiện được cái điều mà thằng Takeichi nịnh bợ là "được yêu thương" thì hoàn toàn chưa. Có nghĩa tôi chỉ là một Harold Lloyd vùng đông bắc Nhật Bản mà thôi. Lời nịnh bợ ngu si của thằng Takeichi có thể được như là một lời dự báo xui xẻo những điều xảy đến về sau này cho cuộc sống tùy tiện của tôi. Thằng Takeichi còn ban cho tôi một tặng vật khác nữa. "Bức tranh con ma này". Một lần thằng Takeichi lên phòng tôi chơi, cho tôi xem một bức ảnh màu in trên bìa và nói với vẻ hãnh diện. Á à, tôi giật mình. Lúc đó tôi không nghĩ rằng đó là lối thoát quyết định cho con đường mà tôi đi từ đó về sau. Tôi đã biết bức tranh này. Nó chỉ là bức chụp lại chân dung tự họa của Van Gogh mà thôi. Hồi niên thiếu của chúng tôi, trường phái tranh ấn tượng của Pháp rất thịnh hành, và những kiến thức về trường phái này được xem như là điều đầu tiên cần thiết trong việc tìm hiểu và giám thưởng tranh phương Tây. Những bức tranh của các tác giả như Van Gogh, Gauguin, Cézanne và Renoir quen thuộc đến mức những học sinh trung học ở quê như chúng tôi cũng được biết. Tôi đã được xem nhiều lần các tập tranh của Gogh, và vẫn còn nhớ rõ hứng thú đối với sự tươi mới của màu sắc cùng với phong cách vẽ của ông nhưng chưa khi một lần nào tôi hình dung ông vẽ ma cả. "Vậy à, thế bức tranh này thì sao? Đây mới là ma chứ?". Tôi lấy từ trên kệ sách tập tranh của Modigliani, chỉ cho Takeichi xem bức tranh một người phụ nữ có làn da đỏ như ống đồng bị nung chảy. "Ghê rợn quá". Takeichi mắt mở tròn xoe, cất giọng cảm thán. "Trông y chang như con ngựa ở địa ngục ấy". "Quả thật là yêu ma đấy nhỉ?" "Tớ cũng muốn vẽ được một bức tranh ma quái như thế này", Takeichi nói. Những con người vốn sợ hãi nhân gian thì trái lại thường hình thành một thứ tâm lý muốn tận mắt thấy được một yêu quái đáng sợ, và càng dễ sợ hãi bao nhiêu thì càng cầu nguyện mạnh mẽ hơn bấy nhiêu. Cho nên tất cả các họa sĩ đều bị bóng ma ẩn trong nhân gian uy hiếp, và kết quả của sự uy hiếp ấy là họ tin vào huyễn ảnh, giữa ban ngày ban mặt mà vẫn nhìn ra yêu quái. Hơn nữa vì họ không đánh lừa mình theo kiểu chú hề nên đã gắng vẽ ra chân thực điều mà mình nhìn thấy và như Takeichi nói họ đã quyết ý vẽ những bức tranh "yêu ma". Tôi chợt cảm thấy mình có bạn, hưng phấn đến trào cả nước mắt ra và nói. "Mình cũng vẽ. Mình cũng vẽ tranh yêu ma. Mình cũng vẽ con ngựa địa ngục nữa". Không hiểu tại sao tôi lại hạ giọng nói vậy với Takeichi. Tôi từ hồi tiểu học đã thích vẽ và ngắm tranh. Nhưng những bức tranh tôi vẽ không được những người xung quanh đánh giá cao bằng những truyện tranh hoạt họa của tôi. Tôi hoàn toàn không tin một chút nào lời nói của tha nhân, nên cách vẽ hoạt họa của tôi hầu như chỉ giống như một lời chào của chú hề mà thôi. Dù thời tiểu học đến trung học những câu chuyện đó đều chọc cười giáo viên nhưng tôi đều cảm thấy việc đó tôi chẳng thú vị gì. Chỉ có những bức tranh (tất nhiên là khác với tranh hoạt họa) là tôi mới có ít nhiều khổ tâm trong việc thể hiện nó. Những sách mẫu đồ họa ở trường đều chán ngắt, tranh của giáo viên thì dở tệ, tôi phải tùy tiện thử tìm ra nhiều cách vẽ khác nhau. Sau khi vào phổ thông trung học, tôi cũng sắm sửa đầy đủ các dụng cụ vẽ tranh sơn dầu. Tuy nhiên dù cho thử vẽ các mẫu đồ họa bằng bút pháp của phái ấn tượng thì những bức tranh tôi vẽ đều cứ ngang phè phè, chẳng ra thể thống gì cả như là một con búp bê bằng giấy bồi vậy. Nhưng nhờ vào lời nói của Takeichi, tôi mới nhận ra thái độ đối với hội họa của tôi từ trước đến giờ đều là sai lầm. Cái sự ngọt ngào và ngu ngốc của việc cảm nhận cái đẹp và cố gắng biểu hiện nguyên vẹn cái đẹp ấy. Những bậc thầy hội họa đã sáng tạo cái đẹp theo chủ quan từ cái không có gì, hay muốn phỉ nhổ vào cái xấu thì cũng không hề giấu diếm. Họ chìm vào niềm vui của việc biểu hiện, nghĩa là họ không quan tâm một chút nào đến cái thành kiến của con người. Cái bí truyền của họa pháp nguyên thủy ấy tôi đã nhận được từ Takeichi và tôi thử bắt đầu chế tác bức chân dung tự họa của mình, giấu không cho những đứa con gái kia biết đến. Tôi gần như choáng váng khi vẽ xong bức họa khủng khiếp. Tuy nhiên đó chính là bản chất của con người tôi vốn che giấu bấy lâu nay. Vẻ ngoài mỉm cười tươi tắn, và còn làm người khác cười nữa nhưng bên trong là cả một cõi lòng u uất, như muốn nói rằng chẳng thể nào mà khác được. Bức họa này ngoài Takeichi ra tôi không cho ai khác xem nữa cả. Tôi không muốn người ta phát hiện cái nỗi lòng u uất của thằng hề để rồi đột nhiên phải đề phòng mình. Mặt khác tôi cũng nghi ngờ là nếu như người ta không nhận ra bản chất con người thật của tôi, thì người ta sẽ xem đó như là một trò mới của thằng hề và lấy nó để làm đề tài đùa cợt. Đó là điều làm tôi đau khổ nhất thế nên tôi liền giấu kín bức chân dung tự họa ấy vào một góc sâu của tủ đựng chăn mền. Hơn nữa, vào giờ học vẽ ở trường, tôi đều che giấu cái "thủ pháp vẽ ma" mà vẫn vẽ những bức tranh đẹp theo bút pháp bình thường. Chỉ riêng với Takeichi là tôi mới có thể bình thản cho nó xem những nỗi niềm đau khổ của tôi mà thôi và yên tâm cho nó xem bức chân dung tự họa. Takeichi khen không tiếc lời. Tôi tiếp tục vẽ thêm hai ba bức tranh ma nữa và Takeichi dự đoán: "Cậu sẽ trở thành một họa sĩ vĩ đại đấy". Hai câu dự đoán của thằng Takeichi là tôi sẽ "được yêu quý" và "trở thành họa sĩ vĩ đại" luôn khắc sâu trong tâm tư tôi. Chẳng bao lâu sau tôi khăn gói quả mướp lên Tokyo. Tôi rất muốn vào trường mỹ thuật nhưng cha tôi bảo trước hết là vào trường cao đẳng, sau đi làm công chức. Mệnh lệnh đó tôi không thể mở miệng cãi lấy một lời đành ngơ ngơ ngác ngác tuân theo. Cha tôi bảo hãy thi thử sớm hơn một năm xem sao. Tôi thi thử và đã đậu vào trường cao đẳng học hiệu ở Tokyo. Hơn nữa, tôi cũng chán cái trường trung học của hoa đào và biển cả lắm rồi. Bắt đầu vào đời học sinh nội trú. Tuy nhiên tôi không thể nào chịu được sự dơ dáy và bạo loạn của ký túc xá nên đừng nói là diễn hề mà còn bị bác sĩ kê đơn cho là phổi nhiễm khuẩn nên đành rời bỏ ký túc xá mà dọn đến ở một biệt thự của cha tôi ở phố Sakuragi thuộc quận Ueno. Tôi không tài nào hòa nhập với đời sống tập thể được. Hơn nữa cứ nghe mấy lời "nhiệt tình tuổi trẻ" với "niềm tự hào tuổi trẻ" là tôi đều rùng mình ớn lạnh toàn thân. Tôi chẳng thể tắm mình trong cái "tinh thần đại học" ấy được. Cả trường học và ký túc xá đều như một đống rác với những dục vọng méo mó mà cái vai diễn hề gần như toàn bích của tôi trở nên vô dụng. Những lúc cha tôi không có công cán gì thì thường ông chỉ ở lại chừng một hay hai tuần nên khi cha đi vắng, trong ngôi nhà rộng lớn này, chỉ có tôi cùng với hai vợ chồng ông bà lão giữ nhà mà thôi. Tôi thường xuyên trốn học, nhưng chưa bao giờ có ý định đi tham quan Tokyo (thậm chí đến cuối cùng tôi vẫn chưa biết được thần cung Meiji, tượng đồng của Kusunoki Masashige, hay ngôi mộ của bốn mươi bảy võ sĩ ở chùa Sengakuji gì cả) mà chỉ ngồi lì ở nhà suốt ngày đọc sách và vẽ tranh. Khi cha tôi thượng kinh, mỗi sáng tôi đều vội vàng đi đến trường nhưng nhiều lần tôi lần tôi ghé trường tư thục dạy vẽ của nhà Yasuda Shintaro ở Hongo, bỏ ba bốn giờ liền học vẽ phác thảo với ông thầy này. Mặc dù đã thoát được khỏi ký túc xá, nhưng tôi luôn có cảm giác rằng ở trường tôi có vị trí đặc biệt như một học sinh dự thính vậy và do đó việc đến trường càng trở nên chán nản hơn. Từ hồi tiểu học qua trung học phổ thông rồi đến cao đẳng học hiệu đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu đượclòng yêu trường yêu lớp là như thế nào cả. Tôi cũng chưa từng một lần thử học thuộc bài ca của trường nữa. Trước đó, trong trường mỹ thuật tư thục, qua một sinh viên, tôi đã được biết về rượu bia, thuốc lá, đĩ điếm, tiệm cầm đồ và tư tưởng tả khuynh. Một sự kết hợp kỳ diệu nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Chàng sinh viên mỹ thuật đó tên là Horiki Masao, sinh ra ở khu Shitamachi Tokyo, lớn hơn tôi sáu tuổi, đã tốt nghiệp trường mỹ thuật tư thục nhưng vì ở nhà không có xưởng vẽ nên lại tiếp tục đến trường này học về mỹ thuật Tây phương. "Này cho tớ mượn năm yên được không?" Mặc dù chúng tôi đã biết mặt nhau nhưng cho đến lúc đó vẫn chưa bắt chuyện lần nào. Tôi vội vàng chìa ra năm yên. "Tốt rồi, giờ đi uống rượu. Tớ sẽ bao cậu. Yên tâm đi nhóc". Tôi không thể nào từ chối được đành để anh ta lôi đến quán cà phê ở khu Horai gần trường. Và chúng tôi bắt đầu trở thành bạn. "Tớ đã quan sát cậu một thời gian. Cái nụ cười e thẹn đó là dấu hiệu đặc trưng của một nghệ thuật gia triển vọng đấy. Cạn ly cho tình bạn chúng ta nào. Kinusan này, có thấy đây là một mỹ nam tử không nào? Nhưng đừng yêu cậu ta đấy nhé. Thật đáng tiếc khi phải nói rằng từ khi cậu này vào lớp thì mình đành phải làm người đẹp trai thứ hai thôi". Horiki có khuôn mặt đoan chính màu sạm đen, mặc quần áo tề chỉnh (một điều hiếm thấy đối với các sinh viên mỹ thuật), cà vạt màu nhạt, tóc bôi keo láng mượt rẽ ngôi giữa. Tôi vì đến chỗ không quen, thêm phần hãi sợ nữa nên hết khoanh tay lại thả ra, mỉm cười ngượng nghịu. Nhưng uống hết hai ba ly bia tôi chợt cảm thấy nhẹ nhàng như mình mới được nếm mùi tự do. "Mình cũng muốn vào học trường mỹ thuật nhưng mà...". "Đừng, chán lám. Những nơi chốn như thế chán lắm. Trường học vô dụng thôi. Thầy của chúng ta là ở trong Tự Nhiên ấy. Hãy đắm mình vào Tự Nhiên". Tuy nhiên lúc ấy tôi chẳng cảm thấy kính trọng lời nói ấy một chút nào. Tôi chỉ nghĩ đó là một gã ngu ngốc, vẽ tranh chắc dở tệ nhưng đi chơi chung thì thú vị đây. Có nghĩa là, cho đến lúc ấy, tôi mới lần đầu tiên được nhìn thấy tận mắt một kẻ ngu xuẩn ở chốn đô thành. Điều đó là vì chúng tôi có cùng chung một điểm là xa cách khỏi những hoạt động của cõi người, cho dù dưới một hình thức khác. Gã ta không ý thức về việc diễn hài của mình cũng như hoàn toàn không nhận ra sự bi thảm của vai hề và đó là điểm khác biệt với tôi từ bản chất. Tôi luôn khinh thường gã cho đó chỉ là một thứ tiêu khiển, một đối tượng kết giao chỉ để đi chơi mà thôi. Đôi khi tôi còn cảm thấy xấu hổ vì kết bạn với gã nữa nhưng cứ mỗi lần gã rủ rê đi chơi là tôi lại luôn cảm thấy mình là kẻ thua cuộc. Tuy thế, thoạt đầu tôi nghĩ gã là một người tử tế, một người tử tế hiếm thấy, và vì tôi vốn hãi sợ con người nên tôi đã vui mừng, buông lơi cảnh giác, cho rằng mình đã kiếm được một người hướng đạo tốt ở Tokyo. Thực ra nếu có một mình thì đi xe điện tôi sợ người soát vé, đi xem kịch kabuki tôi sợ những người con gái hướng dẫn đứng hai bên cầu thang trải thảm đỏ từ cửa chính, đi vào nhà hàng tôi lại sợ người phục vụ đứng sau lưng lặng lẽ chờ tôi ăn xong mà dọn chén dĩa. Nhưng sợ nhất là lúc phải trả tiền. Chẳng phải là tôi keo kiệt bủn xỉn gì nhưng mỗi khi tôi mua hàng xong rồi đưa tiền ra trả, cử chỉ lại lóng ngóng vụng về, hết sức căng thẳng và ngượng ngập, lại hãi sợ và bất an khiến tôi cảm thấy đầu váng mắt hoa, tối tăm mặt mũi, gần như muốn phát điên. Bởi vậy đừng nói đến chuyện mặc cả mặc kiếc gì, không chỉ tôi quên lấy cả tiền thối lại, mà còn quên luôn cả việc mang món đồ đã mua về nhà nữa. Chuyện đó vẫn thường xảy ra nên tôi chẳng thể đi đâu một mình ở cái thành phố Tokyo này cả, chỉ quanh quẩn ở nhà suốt ngày mà thôi. Bởi vậy mỗi lần đi chơi với Horiki, tôi đưa ví cho gã. Gã Horiki này mặc cả rất lành nghề lại thạo các món ăn chơi nên nhiều khi chỉ với một số tiền rất ít ỏi, chúng tôi lại được vui chơi tối đa. Hơn nữa, chúng tôi tránh không đi tắc xi tốn tiền mà tính toán làm sao trong thời gian ngắn nhất có thể đến chốn ăn chơi bằng cách đi tàu điện, xe buýt hay thậm chí tàu hơi nước trên sông nữa. Gã còn chỉ cho tôi làm saohưởng được cảm giác xa xỉ chỉ với một số ít tiền bằng cách là mỗi buổi sáng trên đường trở về nhà từ chốn lầu xanh, ghé vào một nhà hàng Nhật Bản hạng nhất, tắm nước nóng xong rồi uống chút rượu nhẹ nhấm với đậu hũ luộc. Ngoài ra còn giảng giải cho tôi rằng cơm thịt bò và gà nướng tuy rẻ nhưng có nhiều chất dinh dưỡng, quả quyết rằng không có thứ rượu nào nhanh say hơn rượu Denki brandy (2). Và đặc biệt là từ khi kết giao với Horiki, việc thanh toán tiền không làm cho tôi sợ hãi hay bất an một chút nào nữa. Một điểm làm cho tôi thấy thoải mái khi chơi với gã Horiki này là gã không bao giờ quan tâm đến việc người nghe nghĩ gì, cứ thế mà phún xuất ra lòng nhiệt tình của gã (cái sự nhiệt tình này có lẽ do coi thường người khác mà ra). Gã cứ thế mà thao thao bất tuyệt suốt ngày, bởi vậy đi chơi với gã không cần phải lo có những lúc trầm mặc chán chường không biết phải nói gì với nhau. Tôi mỗi lần nói chuyện với người thường đều hay cảnh giác đến cái sự trầm mặc đáng sợ đó nên dù rất ít nói tôi vẫn ráng sức bông đùa những câu nói hài hước. Nhưng giờ có gã Hiroki ngu độn này diễn giùm tôi vai hề một cách không ý thức nên tôi giờ chỉ cần nghe thoáng qua, bâng quơ đáp lại hay đôi lúc mỉm cười là được rồi. Chẳng bao lâu sau, tôi hiểu được rằng rượu bia, thuốc lá, đàn bà là những phương pháp rất tốt để có thể lãng quên nỗi sợ hãi con người trong một thoáng chốc. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng để thực hiện được điều này, nếu như bán hết cả những gì mình có thì tôi cũng không một chút hối hận gì. Đối với tôi, gái lầu xanh tôi không xem đó là con người hay là phụ nữ gì cả mà chỉ coi như một thứ ngu ngốc đần độn hay một dạng điên cuồng mà thôi. Với suy nghĩ đó tôi có thể yên tâm tựa đầu vào ngực họ mà ngủ ngon lành. Đáng buồn là họ hầu như không có cảm giác ham muốn nào. Có lẽ là họ cũng có cảm giác là đồng loại tương lân của tôi chăng, nên tôi luôn được các nàng tỏ tình thân thiết một cách tự nhiên. Những hảo ý không toan tính, không áp đặt dành cho người mà có thể rồi đây không đặt chân đến chốn này một lần nào nữa khiến tôi nhiều đêm nhìn thấy trong hiện thực vòng hào quang của Đức Mẹ trên những người con gái lầu xanh ngu độn hay cuồng điên ấy. Tuy nhiên khi tìm kiếm một đêm nghỉ ngơi để trốn tránh nỗi hãi sợ con người, tôi tìm đến chốn lầu xanh, vui chơi với các nàng du nữ "đồng loại", tôi dần bị tiêm nhiễm trong cái bầu không khí bất tường ấy một cách vô ý thức, tôi dần dần trở nên dày dạn và nhiều kinh nghiệm. Khi cái "kinh nghiệm thêm" này thể hiện ra, tôi đã bị Hiroki chỉ trích. Điều này khiến tôi vô cùng kinh ngạc và chán chường. Theo cách nhìn của người ngoài, nói một cách thông tục, thì nhờ gái bán dâm mà tôi biết đến mùi đời và tôi trở nên khá là lão luyện. Trong việc "tu luyện dâm kinh" thì với gái lầu xanh là hiệu quả nhất. Cái mùi "sát gái" đã ngấm vào người tôi và phụ nữ (không phải là gái bán dâm) bằng bản năng đã đánh hơi được cái mùi sở khanh. Đó là "phần thưởng" của việc ngâm mình trong cái không khí bỉ lậu, mất danh dự ấy và nó lấn lướt hơn cả việc nghỉ ngơi của tôi nữa. Gã Hiroki chỉ trích tôi nhưng có đến nửa phần là khen ngợi. Còn đối với tôi, chuyện đó chỉ là một nỗi thống khổ mà thôi. Tôi nhận được nhiều lá thư tình trẻ con của cô gái quán cà phê. Còn cô con gái khoảng chừng hai mươi tuổi của một vị tướng ở gần nhà thì mỗi sáng đúng giờ tôi đi học lại làm như vô tình lượn lờ trước cổng nhà tôi với gương mặt đã được trang điểm nhẹ nhàng. Rồi còn cô gái phục vụ ở quán bít tết mà tôi hay đến ăn nữa chứ dù tôi chẳng nói một lời nào... Thêm cả em gái nơi chỗ tôi hay đến mua thuốc lá cũng cài thư vào trong bao thuốc... Còn cả cô gái ngồi cạnh tôi khi đi xem kịch Kabuki... Rồi cả bữa say rượu ngủ vật vờ trên chuyến tàu đêm... Cả cô con gái nhà bà con tôi ở quê cũng gởi cho tôi một bức thư tình sâu đậm... Có người con gái mà tôi không quen gửi cho tôi một con búp bê (hình như chính tay nàng làm lấy) khi tôi đi vắng. Tôi đều nhất mực im lặng nên chuyện chỉ dừng ở đó, không tiến xa hơn. Cái bầu không khí làm cho bọn con gái mộng mơ ấy đã bám chặt vào tôi không phải là chuyện đùa tùy tiện như kiểu tán tụng sắc tình mà đó là điều tôi không tài nào chối bỏ được. Cho nên khi điều này bị một gã như Horiki nhận ra, cùng với việc tôi cảm thấy cay đắng gần như là hổ thẹn thì tôi cũng đánh mất hết mọi hứng thú với việc giao du với gái lầu xanh. Horiki để khoe mẽ cái hiện đại thời thượng của mình (đối với gã này, ngoài lý do đó tôi thấy không còn cách lý giải nào khác), một ngày dẫn tôi đến một hội nghiên cứu bí mật chuyên tổ chức những buổi đọc sách về chủ nghĩa cộng sản (tôi nhớ không rõ lắm, hình như tên là R. S thì phải). Có lẽ đối với hạng người như Hiroki thì cuộc hội họp bí mật về chủ nghĩa cộng sản cũng chỉ là một phần của cái gọi là "hướng dẫn du lịch Tokyo" thôi. Tôi được giới thiệu với các "đồng chí" khác, được mời mua một quyển sách mỏng và nghe một diễn giả thanh niên có gương mặt cực kỳ dị hợm thuyết giảng về kinh tế học Mác xít. Tuy nhiên tôi nghĩ là mình có thể hiểuđược trọn vẹn. Mọi điều anh ta nói là hoàn toàn đúng nhưng tôi nghĩ rằng trong tâm tư con người còn có những điều đáng sợ hơn và không tài nào hiểu được. Nói là dục vọng thì cũng chưa đủ, nói là hão huyền thì cũng không phải, nói đến kết hợp cả dục vọng và sắc tình thì cũng chưa sát sao. Nói chung là tôi không hiểu nhưng tôi có cảm giác rằng "hạ tầng cơ sở" của con người không phải là kinh tế mà là một cái gì đó kỳ quái hơn. Tôi vốn hãi sợ cái kỳ quái ấy nên mặc dù cảm thấy mình hấp thụ lý luận duy vật một cách tự nhiên như nước chảy nhưng lại không tài nào cảm thấy được giải thoát khỏi nỗi hãi sợ con người để có niềm vui hy vọng khi mở to mắt mà nhìn mây trắng trời xanh. Tuy thế, tôi vẫn tham dự đầy đủ các buổi nói chuyện ở hội R. S đó (tên này có thể tôi nhớ nhầm), không hề vắng mặt một buổi nào. Nhìn các "đồng chí" kia chú tâm nghiên cứu những lý luận sơ đẳng như thể "một với một là hai" với vẻ mặt nghiêm trang và trọng đại thật buồn cười không chịu nổi. Tôi sử dụng kỹ thuật hề của mình để đôi khi pha trò thư giãn cho mọi người và có lẽ vì thế mà cái không khí căng thẳng mỗi lần hội họp đã chấm dứt và tôi gần như đã trở thành nhân vật không thể thiếu của tổ chức này. Có lẽ các đồng chí chất phác kia nghĩ rằng tôi cũng đơn giản như họ, là một "đồng chí" có tài hoạt kê mà thôi. Như thế có nghĩa là tôi đã lừa được hết cả mọi người. Tôi chẳng phải đồng chí đồng chiếc gì cả nhưng tôi đều tham dự thật đầy đủ các cuộc họp chỉ để chọc cười mọi người mà thôi. Tôi làm vậy bởi vì tôi thích và những người kia cũng thích tôi. Tất nhiên đó không phải là sự thân mật được kết nối của những người cùng theo chủ nghĩa Mác. Bất hợp pháp. Đối với tôi đó cũng là một niềm vui thầm lặng. Hay có thể nói là tôi cảm thấy dễ chịu với điều đó. Thật đáng sợ biết bao cái gọi là hợp pháp trong thế giới này, nó chứa đựng một nỗi dự cảm của một thứ gì như là một sức mạnh khủng khiếp mà không tài nào hiểu được. Tôi không thể ngồi trong một căn phòng máy lạnh không có cửa sổ như thế được. ẳ Chẳng thà nhảy ra ngoài, bơi lặn trong cái biển phi hợp pháp kia rồi chết chìm tôi còn cảm thấy còn vui hơn. Có một từ để gọi đó là "kẻ ngoài rìa xã hội". Từ này vốn dùng để chỉ những kẻ thất bại thảm hại hay những kẻ không lương thiện trong thế giới này. Nhưng đối với tôi kể từ khi được sinh ra, tôi đã thấy mình là kẻ ngoài rìa. Mỗi lần gặp những kẻ bị xã hội cho ra rìa, tôi đều thấy thương cảm. Lòng thương cảm đó có thể nói là gần như ngây ngất trong con người tôi vậy. Cũng có một từ khác nữa là "ý thức tội phạm". Trong thế giới con người, một đời tôi đau khổ vì cái ý thức này, nó như thể là người bạn đường, người vợ chung thủy của tôi vậy. Tôi cùng với người vợ này hai người đùa giỡn với nhau. Đây có lẽ là một cách sống của tôi. Nói thông tục thì với cái vết thương của ý thức tội lỗi này ngay từ khi tôi sinh ra đã có rồi và theo thời gian không những không thể chữa lành mà nó còn ngày một thêm sâu hơn, giờ đã đến tận xương tủy rồi và nỗi đau khổ mà nó mang lại hằng đêm thật thiên hình vạn trạng. Tuy nhiên kỳ diệu thay, vết thương này lại thân thiết hơn máu huyết của tôi, thậm chí nỗi đau vết thương này tôi nghĩ có tình cảm riêng, thì thầm với tôi những lời âu yếm. Với bầu không khí của những hoạt động ngầm, đối với một thằng như tôi mà nói, lại làm cho tôi yên tâm và dễ chịu. Có nghĩa là hoạt động này hợp với tôi theo vẻ bề ngoài hơn là mục đích chính của nó. Còn đối với gã Horiki, thì phong trào này chỉ là một trò đùa ngu ngốc mà thôi. Gã chỉ đến một lần duy nhất khi giới thiệu tôi rồi nói những câu thời thượng rẻ tiền như "Mác có nói rằng đồng thời với việc nghiên cứu mặt sản xuất thì quan sát về mặt tiêu thụ cũng là cần thiết". Rồi dụ khị rằng mình chỉ cần đi quan sát về mặt tiêu thụ là cũng được rồi. Nghĩ lại, vào lúc đó cũng có nhiều dạng người Mác xít khác nhau. Cũng có kẻ như Horiki, tự xưng mình là mác xít vì hư vinh thời thượng, cũng có kẻ như tôi đến tham dự các cuộc họp hội vì bị quyến rũ bởi cái mùi "bất hợp pháp". Và nếu như những người Mác xít chân chính mà biết được điều này thì chắc sẽ nổi giận lôi đình, coi tôi với Horiki như những tên phản bội ti tiện, và sẽ đuổi cổ chúng tôi ngay lập tức. Tuy nhiên tôi và Horiki đều không bị khai trừ. Trái lại ở trong cái thế giới phi hợp pháp này tôi lại có thể đường hoàng ung dung, hành xử một cách "mạnh mẽ" hơn là ở trong cái thế giới hợp pháp của các bậc thân sĩ. Bởi vậy tôi được xem như là một "đồng chí" đầy triển vọng, được giao rất nhiều nhiệm vụ bí mật quá độ đến buồn cười. Hơn nữa, tôi chưa bao giờ từ chối, nhiệm vụ nào cũng bình thản nhận lời, ngoan ngoãn vô cùng, chưa bao giờ bị "chó" (từ các đồng chí trong Đảng gọi cảnh sát) đánh hơi rồi hỏi cung để làm thất bại nhiệm vụ cả. Tôi vừa cười, vừa chọc cười người khác, vừa nhận những công việc mà các đồng chí gọi là nguy hiểm rồi hoàn thành nhiệm vụ được giao. (Các đồng chí trong tổ chức này lúc nào cũng làm ra vẻ căng thẳng trọng đại, đến mức như kiểu bắt chước rẻ tiền trong tiểu thuyết trinh thám, tinh thần luôn cảnh giới cao độ, và những công việc nhờ tôi làm thật tình là tẻ ngắt đến mức ngạc nhiên. Nhưng các đồng chí ấy cứ ra sức dặn dò đây là công việc nguy hiểm lắm đấy). Tâm trạng của tôi lúc bấy giờ là mình trở thành Đảng viên, nếu bị bắt tù chung thân trong ngục tối thì cũng thường tình thôi. Lúc đó, thậm chí tôi còn nghĩ rằng thay vì sợ hãi đời sống thực của con người thế gian, rên rỉ trong nỗi khổ địa ngục mất ngủ từng đêm thì vào nhàlao xem thử biết đâu đời sẽ thú vị hơn chăng. Cha tôi ở biệt thự khu phố Sakuragi này phải vừa tiếp khách vừa công cán bên ngoài cho nên nhiều khi có đến ba bốn ngày không gặp mặt tôi. Nhưng tôi cũng chẳng thấy sao cả. Khi được vợ chồng người giữ nhà cho biết là cha tôi có ý định bán căn biệt thự thì tôi cũng nghĩ là vậy mình sẽ rời đây mà đi ở trọ nơi nào đó thôi nên cũng chẳng hỏi thăm gì. Chắc là nhiệm kỳ làm nghị viên của cha tôi sắp hết hạn mà cha tôi lại không có ý tranh cử nữa hay còn nhiều lý do khác mà tôi không được biết. Với lại ở quê ông đã xây một ngôi nhà ẩn cư, không còn lưu luyến gì với Tokyo, chỉ vì còn có tôi đang học trường cao đẳng mà giữ lại căn nhà với người giúp việc thì phí đi (Cái dụng tâm của cha tôi chắc cũng đồng dạng với suy nghĩ của thế gian nên tôi cũng không hiểu rõ lắm). Nhưng dù sao thì căn nhà này cũng sắp sửa giao cho người lạ nên tôi phải dọn đến một căn phòng âm u trong dãy nhà cũ có tên "Tiên Du quán" ở khu Morikawa, Hongo và gần như ngay lập tức tôi bị rơi vào cảnh thiếu thốn tiền bạc. Hàng tháng cha tôi giao cho một số tiền tiêu vặt nhất định nhưng chỉ hai ba ngày sau tôi đã tiêu hết nhẵn. Tuy vậy, thuốc lá, rượu bia, phó mát và trái cây lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Ngoài ra sách vở, dụng cụ học tập hay quần áo thì bất cứ lúc nào cũng có thể "mua chịu" ở một quán gần nhà, rồi thì mỗi lần chiêu đãi Horiki ăn mì soba hay cơm thịt bò ở những quán trong phố chịu ân huệ của cha tôi thì cứ điềm nhiên ăn xong rồi bước ra mà không ai hỏi han gì cả. Bởi vì đột nhiên phải mang thân đi làm khách trọ, nên tôi tìm đủ mọi cách để nhận được nhiều tiền hơn số tiền định mức hàng tháng đến mức đứng ngồi không yên. Vì tiền mới hai ba ngày đã tiêu nhẵn nên tôi khủng hoảng lo sợ như phát cuồng, liên tục gửi điện tín cho cha, anh và chị đòi gửi tiền. Sau những lần điện tín, tôi lại viết những bức thư kể lể (sự tình trong những bức thư đó đều là thứ hư cấu của thằng hề mà thôi. Tôi cứ nghĩ rằng khi nhờ vả người ta thì trước tiên phải chọc cười mới là thượng sách). Mặt khác, nhờ sự chỉ dẫn của Horiki, tôi bắt đầu chăm chỉ đến những tiệm cầm đồ. Dù vậy, tiền bạc lúc nào tôi cũng thiếu thốn suốt tháng quanh năm. Tự mình tôi không có khả năng sống ở chỗ trọ xa lạ, không người thân thích này. Tôi trầm mặc trong nhà, im hơi kín tiếng, lúc nào cũng có cảm giác sợ hãi như thể ai đó sắp sửa xông vào nhà bắn cho một phát chết tươi. Vì vậy, tôi lao ra khỏi nhà, đi tham gia các hoạt động ngầm, hay cùng với Horiki đi loanh quanh các nơi nốc rượu rẻ tiền, việc học hành và vẽ tranh hầu như bỏ mặc. Rồi vào tháng 11 năm thứ hai ở trường cao đẳng, tôi dính dáng đến một vụ tự tử vì tình cùng với một người đàn bà có chồng và lớn tuổi hơn tôi. Và mọi chuyện đổi thay tất cả. Tôi thường xuyên bỏ lớp, hầu như chẳng học hành gì nhưng may sao trong các kỳ thi bằng trực giác tôi vẫn làm được và cho đến giờ vẫn còn lừa được người thân ở quê là mọi chuyện đều thông suốt. Nhưng dần dần do tôi không tham gia đầy đủ các buổi học nên nhà trường đã lén gửi một bản báo cáo về cho cha tôi hay sao ấy nên anh cả thay mặt cho cha tôi viết cho tôi một bức thư dài với những lời trách mắng nghiêm khắc gửi lên cho tôi. Tuy nhiên, ngoài cái đó ra thì những nỗi thống khổ trực tiếp của tôi như thiếu thốn tiền bạc rồi những hoạt động ngầm nữa trở nên khắc nghiệt và bận rộn hơn, không còn phải là chuyện đùa chơi nữa. Tôi trở thành đội trưởng đội hành động học sinh theo chủ nghĩa Mác của toàn bộ khu trung tâm rồi các vùng khác như Hongo, Koishikawa, Kanda... Nghe nói đến khởi nghĩa vũ trang, tôi đã mua một con dao nhỏ (bây giờ tôi còn nhớ đó là con dao mỏng không đủ sắc để gọt bút chì nữa) nhét vào trong túi áo mưa, mang đi đây đó để làm nhiệm vụ "liên lạc". Tôi muốn uống rượu để dỗ giấc ngủ ngon mà lại không có tiền. Hơn nữa công việc của P đây là tên gọi ẩn danh của tổ chức, nhưng cũng có thể tôi nhớ nhầm) ngày càng dồn dập đến mức không kịp thở. Cơ thể ốm yếu của tôi gần như không kham nổi. Đầu tiên tôi vốn giúp tổ chức chỉ vì thích thú với cái không khí bất hợp pháp mà thôi. Vậy mà từ đùa chuyển sang thật, bây giờ đã bận rộn đến mức này đây. Tôi không thể nào mà nói với những người trong tổ chức là "các bạn nhầm rồi, sao không giao việc này cho những người thực sự của tổ chức làm đi?" thành ra tôi phải đào tẩu. Cách đào tẩu cũng chẳng dễ chịu gì. Tôi quyết định tự sát. Vào khoảng thời gian này, có ba người con gái để ý đến tôi. Một trong số đó là cô con gái của chủ khu nhà trọ "Tiên Du quán" chỗ tôi ở này. Mỗi lần tôi mệt lử vì công việc của tổ chức, về nhà không kịp cơm nước gì đã lăn ra ngủ thì nàng lại mang giấy bút đến phòng tôi. "Dạ, cảm phiền anh. Dưới kia lũ em ồn ào quà nên em không viết thư được". Thế rồi nàng ngồi ở chiếc bàn trong phòng tôi đến hơn một tiếng hý hoáy viết. Tôi có thể làm lơ đi mà ngủ coi như không biết gì, nhưng nhìn thấy điệu bộ nàng chỉ mong chờ tôi nói một câu gì đó nên tôi phát huy tinh thần phòng vệ của chú hề, mặc dù chẳng muốn nói một lời nào nhưng tôi cố vực lại thân xác mệt mỏi đến đứt hơi này, quay người nằm sấp bụng lại, châm thuốc hút và nói: "Nghe nói có người đun nước tắm bằng thư tình của con gái gửi cho đấy". "Trời ghê vậy. Chắc là anh phải không?" "Thực sự thì anh cũng có lần lấy thư đun sôi sữa mà uống đấy". "Vinh dự quá. Lần tới dùng thư của em đi". Em gái này cứ dùng dằng mãi. Thư từ gì kia chứ, ta nhìn thấu ruột gan cô em rồi. Chắc chắn là chỉ viết nhăng viết cuội gì đó thôi. "Cho anh xem thư đi". Có chết tôi cũng chẳng thèm đọc những bức thư đó nhưng tôi cứ nói vậy. Quả nhiên nàng đây đẩy "thôi, không được", "đừng chán lắm". Niềm vui của nàng bộc phát ra thật đáng buồn cười khiến tôi mất hết cả hứng thú. Tôi chợt nghĩ hay là mình nhờ nàng làm một việc gì đó. "Cảm phiền em chút. Em có thể đến tiệm thuốc gần đường xe điện, mua giùm anh vài viên thuốc ngủ được không? Anh mệt quá, mặt nóng bừng, không tài nào ngủ được. Còn tiền bạc thì...". "Dạ được ạ. Tiền bạc thì anh không cần phải bận tâm đâu". Thế là nàng vui vẻ đứng ngay dậy. Tôi biết rõ rằng nhờ vả một chuyện gì với đám con gái không phải là làm họ thất vọng mà trái lại nếu được một người con trai nàng có cảm tình nhờ vả thì nàng sẽ vui lên bội phần. Còn một em khác là "đồng chí" khoa văn trường cao đẳng sư phạm nữ. Người này, tuy tôi chẳng cảm tình gì nhưng mỗi ngày đều phải giáp mặt nhau trong những hoạt động của tổ chức. Sau khi hoàn tất công việc, nàng đều đi về chỗ tôi, mua quà cáp cho tôi rất nhiều. "Cứ coi mình như là chị ruột của cậu vậy nhé". Tôi vừa nặn một nụ cười mỉm ra vẻ buồn bã vừa đáp. "Dạ em cũng muốn vậy". Tôi sợ phải làm nàng ta nổi giận nên để lừa cái bà chị xấu xí khó ưa này, tôi mới ra sức lấy lòng. Mỗi lần nhận được quà nàng đưa cho (toàn là những thứ tạp nham chán ngấy mà tôi ngay lập tức phải đem cho ông lão ở quán gà nướng) tôi đều tỏ ra rất vui vẻ, nói đùa vài câu chọc nàng cười. Rồi vào một đêm mùa hạ, nàng cứ không muốn rời tôi ra. Để nàng về cho nhanh, khi đi vào chỗ tôi, tôi hôn nàng một cái. Thế là bà chị hưng phấn như phát cuồng, bắt ngay một chiếc tắc xi, dẫn tôi đến một căn phòng hẹp dường như là văn phòng trong một tòa nhà mà tổ chức lén thuê để hoạt động bí mật rồi quấy phá kinh hoàng cho đến sáng. Tôi phải lén cười khổ sở mà rằng "thiệt tình, không có ai như bà chị này cả". Trường hợp con gái của chủ trọ với cô nàng "đồng chí" này tôi đều phải gặp mặt mỗi ngày. Nhưng khác với những người con gái khác, tôi không thể nào tránh khỏi hai người này được. Và dần dần, vì cái tâm bất an do hoàn cảnh mà tôi đã gắn chặt vào hai người con gái này như một món nợ tiền kiếp vậy. Cùng thời gian này, tôi đã nhận được một ân huệ không ngờ từ một nữ phục vụ trong một quán cà phê lớn ở khu Ginza. Mặc dù chỉ gặp nàng mỗi một lần nhưng vì chịu cái ơn đó mà lúc nào tôi cũng cảm thấy lo âu vô cớ, sợ hãi mơ hồ đến mức không thể nhúc nhích được tay chân mình mẩy. Khoảng thời gian đó, tôi không cần nhờ sự hướng dẫn của Horiki nữa mà có thể tự mình đi tàu điện, đi xem kịch Kabuki hay có thể mặc cái áo kimono chim cò mà đi uống cà phê một mình được rồi. Tâm tư tôi vẫn quái lạ và sợ hãi sự tự tin và bạo lực của con người. Tuy sợ hãi nhưng bên ngoài thì từng chút một, tôi đã có thể ngẩng mặt chào hỏi người ta. Mà cũng không phải. Vì tôi không thể chào hỏi người ta mà thiếu được cái nụ cười khổ sở của một thằng hề thất bại nên phải chăng nhờ những lần chạy đông chạy tây trong hoạt động phong trào mà tôi mới có được kỹ năng cần thiết cho một lời chào ấp úng như bị thôi miên kia? Hay là nhờ đàn bà, hay nhờ rượu? Nhưng trên hết là nhờ thiếu thốn tiền bạc mà tôi mới học được kỹ năng đó. Tôi nghĩ rằng cho dù hãi sợ nhưng bất cứ ở đâu nếu ta có thể hòa đồng và trải nghiệm cùng với những túy khách, nam nữ hầu bàn trong những quán cà phê lớn thì may ra cái tâm bị truy đuổi không dứt của mìnhsẽ an định chút nào chăng. Vì vậy tôi mang mười yên, bước vào một quán cà phê lớn ở Ginza, mỉm cười nói với một nữ phục vụ: "Anh chỉ mang mười yên. Tùy em định liệu cho". "Anh không cần phải lo đâu ạ". Giọng nói của nàng nghe ra ở vùng Kansai. Và kỳ diệu thay giọng nói ấy đã trấn áp được cơn sợ run rẩy trong tâm hồn tôi. Tất nhiên không phải là vì câu nói không cần phải lo lắng đến tiền bạc nữa mà bởi vì tôi cảm giác như thể ở bên người này mình chẳng cần phải bận tâm gì. Tôi uống rượu. Bởi vì cảm thấy yên tâm với người con gái này nên tôi chẳng có ý muốn diễn hề gì nữa mà cứ thế thể hiện ra nỗi sầu thảm cùng với bản tính trầm ngâm ít nói của mình. Tôi cứ im lặng mà uống. "Anh có thích mấy món này không?" Nàng đặt trước mặt tôi rất nhiều món ăn rồi nói. Tôi lắc đầu. "Vậy anh chỉ uống rượu thôi à? Em cũng muốn uống nữa". Đó là một đêm thu lạnh lẽo. Theo lời Tsuneko (tôi nhớ tên nàng là vậy nhưng giờ ký ức đã mờ phai nên không chắc lắm. Ngay cả cái tên của người con gái cùng tự sát với mình mà cũng không còn nhớ nữa) tôi đến một quán sushi ở đằng sau khu Ginza, vừa ăn những miếng sushi dở tệ vừa chờ nàng. (tên nàng thì tôi quên mà không hiểu sao cái vị sushi dở tệ ấy thì tôi lại nhớ. Rồi ông chủ quán đầu trọc, mặt như con rắn ráo cứ lúc lắc cái cổ vừa nắm sushi làm ra vẻ như ta đây giỏi lắm cứ còn y nguyên trong trí nhớ. Đến những năm sau này, khi đi tàu điện bất chợt gặp một gương mặt quen quen, rồi sau khi cố nhớ mới nhận ra là giống ông chủ quán sushi khi xưa và mỉm cười khổ sở. Hiện tại tên và gương mặt người con gái ấy đã quá xa xăm trong ký ức điêu tàn, mà chỉ có miếng sushi và gương mặt ông chủ quán là còn in trong trí nhớ phải chăng là vì sự dở tệ của nó đã cho tôi cảm giác khốn cùng và lạnh lẽo khi ấy. Tôi từ xưa được người ta dẫn đến những quán sushi thượng hạng mà ăn chưa một lần nào thấy ngon. Chắc tại vì miếng sushi lớn quá. Tôi cứ nghĩ rằng miếng sushi lớn bằng ngón tay cái thì làm sao mà nắm cho chặt được). Nàng thuê nhà ở tầng hai một cửa hiệu đồ gỗ. Tôi chẳng giấu diếm cái buồn u uất của mình một chút nào. Vừa lấy tay chống cằm như thể che một cái răng bị sưng đau, tôi vừa uống trà. Tư thế đó có lẽ làm nàng thương cảm. Tsuneko là người đàn bà cho ta cảm giác hoàn toàn cô độc như thể một cơn gió lạnh luôn thổi quanh thân nàng, để những lá khô vàng rơi loạn vũ. Chúng tôi vừa nằm vừa nói chuyện. Nàng nói nàng lớn hơn tôi hai ba tuổi gì đó, quê ở Hiroshima rồi thì "em đã có chồng rồi đấy, chồng em làm thợ cắt tóc ở Hiroshima. Mùa xuân năm ngoái hai chúng em cùng bỏ nhà lên Tokyo nhưng chồng em không chịu làm việc đàng hoàng, đi lừa đảo người ta bị bắt bỏ tù rồi. Em mỗi ngày đều vào thăm nhưng thôi từ ngày mai em chẳng vào nữa". Nàng cứ tỉ tê như vậy nhưng vì tôi chẳng bao giờ có hứng thú nghe con gái nói chuyện về mình cả, có lẽ tại cách nói của các nàng dở quá chăng, tức là các nàng cứ lan man không có một trọng tâm nào cả thành ra tôi chỉ nghe thoáng qua tai rồi thôi, như nước đổ đầu vịt vậy. "Em cô đơn lắm". Đối với tôi, chỉ một câu nói này đã đủ gây cho tôi một nỗi niềm thông cảm hơn hơn ngàn câu tỉ tê tâm sự của các nàng rồi nhưng vẫn thấy kỳ quái là chưa một lần nào nghe các nàng thốt lên câu ấy cả. Tuy nhiên, dù cho Tsuneko không nói tiếng "em cô đơn" thì sự cô độc đáng sợ vô ngôn của nàng dường như tỏa ra một dòng khí lưu khắp thân hình nàng và khi ghì sát hình hài ấy, thân hình tôi cũng được dòng khí lưu bao bọc rồi tan chảy cùng với nỗi u uất của tôi. Hai thân hình thoát ra khỏi nỗi bất an sợ hãi như hai chiếc lá khô im lặng nằm trên tảng đá dưới đáy nước sâu. Khác hoàn toàn với cảm giác yên tâm và ngủ ngon trong bầu ngực ấm của mấy em gái điếm ngu độn (chắc tại vì mấy em gái này tươi vui), một đêm ái ân cùng với vợ người tù lừa đảo này, tôi hạnh phúc (cái từ đao to búa lớn này, nói ra không có một ý nào mỉa mai mà hoàn toàn mang ý khẳng định. Trong tập ghi chép này, tôi sẽ không dùng lại từ này lần nào với ý nghĩa nghiêm túc như vậy nữa) và hoàn toàn tự do. Tuy nhiên, tôi với Tsuneko chỉ có một đêm duy nhất ấy mà thôi. Sáng hôm sau, mở bừng mắt tỉnh dậy, tôi lại trở thành tên hề khinh bạc thuở nào. Một kẻ yếu ớt sợ hãi ngay chính cả hạnh phúc. Tôi bị thương bởi lớp bông gòn. Hạnh phúc sẽ làm tôibị tổn thương. Và trong lúc còn chưa bị thương tích gì, phải mau chóng giương lên lớp khói hỏa mù của thằng hề kia mà nói lời chia tay cho sớm. "Câu nói "tiền hết thì tình cũng phai" theo anh là cần giải thích ngược lại. Không phải là hết tiền thì sẽ bị gái bỏ rơi đâu. Thằng đàn ông khi hết tiền tự nhiên ý khí tiêu trầm, trở nên vô dụng, không còn sức mà cười nữa. Rồi hắn trở nên tuyệt vọng và cuối cùng rũ bỏ đàn bà. Cho nên ý nghĩ câu này là đàn ông hóa cuồng vì hết tiền, lắc qua lắc lại đến khi ruồng bỏ được đàn bà. Nếu em tra cứu trong từ điển Kanazawa thì nghĩa còn thảm hơn nữa đấy. Anh quá hiểu rõ tâm trạng này mà". Tôi nhớ chắc là khi mình nói ra câu ngu ngốc ấy, Tsuneko đã bật cười. Tôi sợ ở lâu sẽ nguy hiểm nên vội vàng chuồn đi cho nhanh, không kịp cả rửa mặt. Nhưng câu nói bất chợt "tiền hết thì tình cũng phai" không ngờ lại ứng nghiệm đối với đời tôi đến mãi sau này. Rồi đến cả tháng sau, tôi cũng chẳng gặp lại người ân nhân trong đêm ấy. Chia tay em rồi ngày tháng trôi qua, niềm vui nhạt nhòa, cái ân ngắn ngủi ấy đã thành đáng sợ, trở thành ràng buộc, đã truy bức tôi. Cái khoản tiền ở quán cà phê khi ấy Tsuneko đã thanh toán giùm tôi cũng làm tôi cảm thấy nặng nề. Rồi tôi thấy cả Tsuneko, con gái người chủ trọ và cô gái trường cao đẳng nữ đều chỉ là những người con gái uy hiếp tôi mà thôi. Mặc dù xa lánh nhưng việc Tsuneko vẫn đeo đẳng trong lòng. Hơn nữa, việc gặp lại người con gái đã cùng mình ân ái sẽ làm tôi trở nên giận dữ. Vì sự khó khăn trong cách hành xử khi gặp mặt nên tôi xa lánh khu Ginza. Tuy nhiên không phải vì tôi xảo quyệt gì khi chối từ sự khó ăn nói khi gặp mặt mà bởi vì tôi thấy đàn bà khi ân ái và khi thức dậy vào buổi sáng hoàn toàn khác biệt. Họ sống một cách hoàn hảo trong hai thế giới hoàn toàn khác hẳn nhau như thể quên mất là có thế giới kia vậy. Mà tôi thì chẳng thể nào quen được điều này. Vào cuối tháng mười một, tôi cùng Horiki đi uống rượu ở một quán lề đường khu Kanda. Cái gã bạn xấu này cứ muốn đi uống tiếp tăng hai dù biết tôi chẳng có tiền. Gã cứ van nài "uống nữa, uống nữa đi". Lúc đó, tôi đã chuếnh choáng say nên nổi hùng khí. "Nếu vậy, tao dẫn mày đến vương quốc của mộng mơ. Đúng một chốn nhục lâm tửu trì". "Quán cà phê á?". "Đúng". "Vậy thì đi thôi". Hai chúng tôi quyết định vậy rồi đi đón tàu điện. Horiki cao hứng: "Tao thèm khát đàn bà lắm rồi. Này, hôn mấy em phục vụ cũng được chứ nhỉ?". Tôi chẳng ưa cái thói lè nhè của Horiki lúc say rượu như vậy. Horiki cũng biết vậy nên càng ra sức lải nhải. "Này, tao sẽ hôn đấy. Tao chắc sẽ hôn em gái ngồi cạnh tao cho mày xem. Được đấy nhỉ?". "Không vấn đề gì". "Cám ơn nhiều nhé. Thực sự tao thèm đàn bà quá". Chúng tôi xuống tàu ở khu phố thứ tư Ginza, vào một quán cà phê lớn có đầy đủ "nhục lâm tửu trì" mà không có một xu dính túi chỉ nhờ vào mối liên hệ duy nhất với Tsuneko mà thôi. Tôi và Hiroki vào một phòng trống, ngồi đối diện nhau. Tsuneko cùng với một nữ phục vụ khác bước vào ngồi kế bên tôi. Tsuneko thì ngồi cạnh Horiki. Vì ngồi đối diện nhau nên tôi choáng váng khi Tsuneko bị đè ra hôn. Tôi không cảm thấy tiếc nuối gì cả. Ngay từ đầu, tôi đã không có ham muốn chiếm hữu, mà cho dù có chút gì tiếc nuối, tôi cũng chẳng có khí lực cạnh tranh với người để chủ trương quyền sỡ hữu. Sau đó, có lần tôi chỉ giương mắt đứng nhìn vợ mình bị người ta làm nhục thôi. Tôi không muốn dính dáng một chút nào với những chuyện tranh giành của nhân gian. Tôi sợ bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã đó. Tsuneko và tôi chỉ là tình một đêm. Nàng đâu thuộc về tôi. Cảm giác tiếc nuối là không thể nào có được. Nhưngsao tôi vẫn kinh ngạc đến đờ đẫn cả người ra. Bởi vì tôi chợt thấy thương xót Tsuneko đang bị Horiki hôn cuồng bạo trước mắt tôi. Tsuneko bị Horiki hạ nhục như thế chắc phải chia tay với mình rồi, nhưng tôi không đủ dũng khí ngăn cản Tsuneko. Tuy một thoáng ngắn ngủi kinh ngạc trước sự bất hạnh của Tsuneko nhưng rồi tôi cũng cam chịu, nghĩ mọi chuyện vậy là xong rồi. Vừa nhìn gương mặt của Horiki và Tsuneko, tôi vừa cười ngớ ngẩn. Tuy nhiên, sự tình lại diễn ra ngoài mức định liệu. "Thôi đủ rồi". Horiki bĩu môi nói. "Ngay cả tao cũng không thèm con bé bần tiện này". Tôi gần như á khẩu. Hai tay khoanh lại, nhìn chằm chằm vào Tsuneko, tôi cười khổ sở. "Mang rượu đến đi. Anh không có tiền". Tôi thì thầm với Tsuneko. Tôi muốn lần này được tắm trong rượu. Theo con mắt người đời, Tsuneko là một cô gái rách rưới nghèo hèn không đáng được một tửu khách ôm hôn. Tôi cảm thấy mình vừa bị tát một cú như trời giáng. Tôi uống rượu, uống như chưa bao giờ được uống trong đời. Chếnh choáng men cay, mỗi lần tôi đứa mắt nhìn Tsuneko, hai đứa mỉm cười buồn bã. Dù như Horiki nói, nàng chỉ là một cô gái mệt mỏi và nghèo hèn, nhưng mối cảm tình mà nàng dành cho kẻ không xu dính túi này (đến bây giờ tôi vẫn nghĩ sự cách biệt giàu nghèo là một chủ đề muôn thuở của kịch và phim ảnh), chính mối cảm thương đó đã làm cho tôi lần đầu tiên từ khi sinh ra biết cảm giác yêu tươi sáng (dù chỉ chút ít thôi) là như thế nào. Tôi ói mửa, rồi chẳng còn biết trời đất gì nữa. Uống rượu say sưa đến đánh mất cả bản thân mình như vậy là lần đầu tiên trong đời tôi. Khi mở mắt ra tôi thấy Tsuneko đang ngồi bên gối. Tôi đã qua đêm trong phòng của nàng trên tầng hai tiệm đồ gỗ. "Lần trước anh nói những gì "tiền hết thì tình cũng phai", em cứ nghĩ là anh đùa. Anh làm thật luôn. Anh không đến nữa. Cần gì phải làm quá như vậy. Em đi làm nuôi anh không được sao?" "Không được". Rồi nàng nằm xuống cạnh tôi. Đến sáng từ đầu tiên mà nàng nói là khỏi miệng là "chết". Nàng đã quá mệt mỏi với con người, tôi cứ nghĩ đến nỗi sợ con người, sự phiền toái của thế gian, tiền bạc, hoạt động tổ chức, gái gú và trường học là không còn thiết tha gì cuộc sống nữa nên nhanh chóng đồng ý ngay với dự định của nàng. Tuy nhiên lúc đó tôi cũng cảm giác rằng cái câu nói "cùng chết" là không thể. Trong đó có chút gì nghe như "đi chơi" vậy. Sáng hôm đó, hai người chúng tôi đi dạo loanh quanh ở khu Asakura. Chúng tôi vào một quán giải khát uống sữa tươi. "Lần này anh trả đi". Tôi đứng dậy, lấy cái ví đựng tiền trong túi áo kimono. Chỉ còn ba đồng tiền lẻ. Tôi thấy buồn thảm hơn là nhục nhã. Ngay lập tức trong tâm trí tôi hiện lên căn phòng trọ hoang lương ở Tiên Du quán, tất cả đều bị đem đi cầm cố, chỉ còn lại quần áo và chăn màn mà thôi. Ngoài ra có thêm một cái áo kimono chim cò đang mặc cùng với một cái áo dạ. Đó là hiện thực cuộc đời tôi. Vì vậy tôi mới quyết ý là mình không thể nào tiếp tục sống được nữa. Thấy vẻ khó xử của tôi, Tsuneko cũng đứng dậy nhìn vào chiếc ví tôi cầm. "Chỉ còn lại vậy thôi hả anh?". Lời nói của nàng vô tình mà làm tôi đau tận xương cốt. Đau đớn vì đó là giọng nói của người con gái lần đầu tôi yêu. Chỉ vậy thôi hả anh. Về căn bản ba xu lẻ không thể gọi là tiền được. Tôi cảm thấy một nỗi nhục nhã lớn nhất trong đời. Một nỗi nhục khiến tôi không thể nào sống nổi. Cuối cùng tôi không thể thoát ra khỏi việc làm một cậu ấm của một gia đình giàu có. Và lúc đó, thực sự là tôi quyết ý muốn chết. Đêm đó chúng tôi cùng nhảy xuống biển Kamakura. Tsuneko cởi dây lưng kimono, xếp lại ngay ngắn đặt trên tảng đá và nói rằng đây là chiếc dây lưng nàng mượn của bạn. Tôi cũng cởi chiếc áo khoác ngoài, xếp lại để cùng chỗ rồi hai chúng tôi trầm mình. Nhưng nàng thì chết, chỉ có tôi là được cứu. Vụ việc được đăng tải rùm beng trên báo chí bởi vì tôi là học sinh trường cao đẳng, và hơn nữa vì danh tiếng của cha tôi đã tạo cho bản tin thêm phần giá trị. Tôi được đưa về một bệnh viện ven biển. Một người bà con hộc tốc từ quê chạy lên thăm tôi và lo thu xếp mọi chuyện. Trước khi về, người này có cho tôi biết là vì vụ việc này mà toàn gia đình tôi cực kỳ giận dữ, nhất là cha tôi và có thể tôi sẽ bị toàn họ hàng từ tuyệt. Nhưng tôi chỉ nhớ Tsuneko của tôi đã chết và khóc thổn thức không thôi. Bởi vì người con gái quê mùa ấy là người duy nhất mà tôi yêu thương cho đến bây giờ. Cô con gái chủ trọ gửi cho tôi một bức thư dài với năm mươi bài tanka. Năm mươi bài, bài nào cũng bắt đầu bằng câu rất chi là dị hợm "hãy sống vì em nhé". Với lại trong phòng bệnh tôi nằm các cô y tá đến chơi trò chuyện vui vẻ. Có cô còn nắm tay tôi thật chặt trước khi ra về. Các bác sĩ phát hiện phổi trái tôi có vết. Điều đó thật may cho tôi. Vì ít lâu sau tôi được đưa từ bệnh viện về sở cảnh sát để điều tra với tội danh "hỗ trợ tự sát" nhưng do là bệnh nhân, tôi được đặc cách nằm phòng bảo hộ đặc biệt. Vào đêm khuya, căn phòng kế bên chỗ tôi, một viên cảnh sát già canh gác nhẹ nhàng mở cửa phòng tôi và nói: "Này". "Có lạnh không? Sang đây sưởi ấm đi". Cố tình làm ra vẻ buồn bã, tôi bước vào phòng canh, ngồi sát bên lò sưởi cho ấm. "Chắc là đang nhớ người yêu đã chết phải không?". "Vâng ạ". Tôi trả lời với giọng nhỏ như sắp đứt hơi. "Chà, cái đó người ta gọi là thế thái nhân tình đấy". Rồi ông ta bất chợt cao giọng. "Thế cậu bắt đầu quen cô ta trong trường hợp nào?". Giọng nói của ông trang nghiêm như thẩm phán. Ông xem tôi như con ông, trong đêm thu dài không có gì để làm, đứng ra làm nhiệm vụ điều tra tôi, muốn lôi kéo tôi nhớ lại đoạn đời dơ bẩn cũ. Tôi nhanh chóng hiểu ngay điều đó và cố gắng để khỏi phải bật cười. Mặc dù tôi biết rõ những câu hỏi điều tra "không chính thức" này không trả lời cũng được nhưng vì cũng muốn gợi hứng cho đêm thu lạnh lẽo này, hơn nữa tôi nhanh chóng hiểu rằng vị cảnh sát đứng ra điều tra mình biết đâu liên quan đến việc quyết định tội trạng nặng nhẹ của tôi thì sao. Thế là ngoài mặt tôi tỏ ra thành ý tin tưởng rồi "tường thuật" lại câu chuyện, tùy hứng gia giảm vào sao đủ để làm hài lòng cái sự hiếu kỳ của ông ta. "Ừ, đại khái thì tôi hiểu rồi đấy. Những người trả lời thành thật chúng tôi đều mở lượng khoan hồng". "Cám ơn ông nhiều ạ. Vậy trăm sự xin nhờ ông ạ". Tôi đã diễn kịch đến mức siêu thần nhập hóa. Tuy vậy, cái diễn xuất này không giúp được tôi một chút nào. Sáng hôm sau, tôi được gọi lên phòng cảnh sát trưởng. Lần này là hỏi cung chính thức. Ngay khi cửa mở, tôi bước vào phòng cảnh sát trưởng. "Một cậu thanh niên đẹp trai đây. Vụ việc này không phải lỗi ở nơi cậu mà là do mẹ cậu đã sinh ra một đứa con tuấn tú như thế này". Cảnh sát trưởng là một người còn trẻ, có vẻ như xuất thân đại học ra, nước da ngăm đen. Đột nhiên bị nói như vậy, tôi chợt cảm thấy thống khổ như mình là kẻ tật nguyền xấu xí, trên mặt có gắn một vết chàm đỏ chiếm cả nửa khuôn mặt vậy. Cuộc hỏi cung của vị cảnh sát trưởng giống như một tuyển thủ nhu đạo hay kiếm đạo này thật đơn giản rõ ràng, so với cuộc "điều tra" trong bí mật của vị cảnh sát già đêm nọ chuyên tập trung hỏi về tình ái nam nữ thì thật xa cách một trời một vực. Khi hỏi cung xong xuôi, vị cảnh sát trưởng vừa viết báo cáo gửi cho Viện công tố vừa nói với tôi. "Phải chăm lo cho sức khỏe mình chứ? Nghe nói cậu ho ra máu hả?". Buổi sáng đó tôi họ rất nhiều. Thường mỗi lần bị ho, tôi đều lấy khăn che miệng nhưng lần này trên chiếc khăn tay có lốm đốm vết máu như mưa đá vậy. Nhưng không phải máu trào từ họng tôi mà do đêm qua tôi nặn cái mụn nhỏ dưới tai, máu đã in trên cái khăn tay đó. Nhưng tôi cảm thấy mình không nói rõ ra điều này thì sẽ có lợi hơn nên chỉ cụp mắt xuống, đáp bừa. "Dạ vâng ạ". Cảnh sát trưởng viết xong báo cáo, nói với tôi: "Vụ việc của cậu có khởi tố hay không là tùy vào bên Viện công tố quyết định. Cậu nên điện báo hay gọi điện thoại về nhà, nhờ người hôm nay đến Viện công tố Yokohama xoay xở đi. Chắc cậu cũng có ai đó làm người bảo hộ hay bảo lãnh chứ nhỉ?". Tôi nhớ ra có một người đồng hương thường xuyên ghé thăm căn nhà của cha tôi ở Tokyo. Ông ta tên Shibuda còn độc thân, chừng bốn mươi tuổi, người mập chắc, đang kinh doanh một tiệm đồ cổ, thường xuyên nịnh hót bợ đỡ cha tôi, còn làm người bảo lãnh cho tôi ở trường học nữa. Đặc biệt mắt của ông này đặc biệt giống loài cá bơn nên cha tôi thường gọi là "ông cá bơn" và tôi cũng gọi như thế. Tôi mượn quyển danh bạ điện thoại của cảnh sát, tìm thấy số điện thoại nhà ông cá bơn liền điện thoại đến nhờ vả ông ta đến Viện công tố Yokohama giùm cho. Nghe thế ông ta lập tức thay đổi giọng nói quyền uy như thể một người nào khác hẳn vậy nhưng cuối cùng ông ta cũng nhận lời. "Này, mau khử trùng cái điện thoại đi. Thằng nhỏ ho ra máu đấy". Sau khi tôi trở về phòng bảo hộ, vẫn còn nghe giọng nói sang sảng của vị cảnh sát trưởng nói với nhân viên của mình như vậy. Đến quá trưa, tôi bị trói lại bằng sợi dây thừng nhỏ, tuy bên ngoài có chiếc áo khoác che đi nhưng đầu dây trói lại bị một cảnh sát trẻ nắm rất chặt, rồi hai người chúng tôi lên tàu điện đi về Yokohama. Thế nhưng tôi chẳng cảm thấy bất an chút nào cả. Đến bây giờ, ngồi viết lại những dòng này, tôi vẫn nhớ cái phòng bảo hộ của cảnh sát, nhớ vị cảnh sát già, như thế nào nhỉ? Bị trói như một thằng tội phạm mà ngược lại tôi còn cảm thấy nhẹ nhõm, khoan khoái ung dung nữa chứ. Tuy nhiên trong số những kỷ niệm đáng nhớ thời kỳ này, có một lỗi lầm bi thảm suốt đời tôi không bao giờ quên được, mỗi lần nhớ lại vẫn toát mồ hôi đầm đìa. Đó là khi tôi bị lấy khẩu cung trong một căn phòng âm u ở Viện công tố. Ủy viên công tố chừng trên dưới bốn mươi tuổi, là mẫu người điềm tĩnh, khoan thai (nói tôi đẹp trai thì cũng được nhưng cái đẹp này mang vết tà dâm, còn gương mặt của vị công tố này thật đoan chính, cho ta cảm giác của người thông minh đĩnh ngộ). Thế là tôi chẳng đề phòng gì, cứ thao thao tường thuật lại. Rồi đột nhiên nổi cơn ho, tôi lấy chiếc khăn tay trong túi áo và chợt nhìn thấy mấy vết máu loang. Tôi nghĩ cơn ho chắc sẽ giúp ích cho mình được gì đây nên tâm cơ nổi lòng ti tiện, nên cố gắng ho khù khù hù hụ cho thật lớn và thảm thương, lấy khăn tay che miệng và liếc nhìn gương mặt của vị công tố. "Này, đang giả vờ đấy hả?". Anh ta hỏi với một nụ cười mỉm. Toát hết cả mồ hôi lạnh. Không phải, bây giờ nhớ lại tôi còn muốn nhảy cẫng lên. So với thời trung học, bị thằng Takeichi ngu ngốc nói "mày cố tình, cố tình" đâm lén sau lưng, mang nỗi thống khổ thì cái thất bại này nếu nói là thê thảm hơn nữa cũng không phải là quá lời. Đây là lần thất bại lớn thứ hai trong đời diễn kịch của tôi. Đến mức tôi nghĩ rằng chẳng thà chịu mười năm tù còn hơn phải chịu đựng cái nụ cười bình thản đầy khinh miệt của vị ủy viên công tố kia. Tôi được miễn khởi tố. Với tâm trạng buồn bã, chán nản cuộc đời này, tôi ngồi trên chiếc ghế đá nơi Viện công tố, chờ ông cá bơn đến bảo lãnh về. Từ cửa sổ lớn phía sau lưng, tôi thấy bầu trời chiều đang xuống cùng lũ vịt trời bay về tựa như hình chữ "nữ" vậy. THẤT LẠC CÕI NGƯỜI Dazai Osamu www.dtv-ebook.com Quyển Sổ Ghi Chép Thứ Ba Phần I P Lời dự đoán của thằng Takeichivề tôi một đúng, một trật. Cái dự đoán vô sỉ của nó là tôi được lũ con gái "yêu thương" thì đúng, còn cái lời chúc phúc rằng tôi sẽ là "một họa sĩ" vĩ đại thì sai trật hoàn toàn. Tôi chỉ có thể là một họa sĩ truyện tranh vô danh của một tờ tạp chí hạng bét mà thôi. Vì sự kiện ở Kamakura mà tôi bị đuổi học khỏi trường cao đẳng, đến tá túc ở một căn phòng ba chiếu trên tầng hai nhà ông cá bơn. Ngoài một số tiền nhỏ nhoi hàng tháng từ quê gửi lên, nhưng không phải trực tiếp cho tôi mà gửi qua tay ông cá bơn (nghe nói số tiền này là các anh tôi lén cha tôi mà gửi), thì tất cả mối liên hệ với cố hương đều bị cắt đứt. Ông cá bơn lúc nào cũng khó chịu, dù tôi cứ mỉm cười lấy lòng nhưng ông ta chẳng thèm cười lại. Cái sự thay đổi đến mức kỳ dị này khiến tôi thấy thật ti tiện, không phải, đến mức buồn cười thì đúng hơn rằng tại sao con người có thể thay đổi nhanh chóng như trở bàn tay vậy? "Không được đi ra ngoài. Đừng có đi ra ngoài đấy nhé". Cá bơn cứ nói toàn những lời như vậy. Có lẽ ông cá bơn cứ dõi mắt canh chừng vì sợ tôi tự sát chăng? Chắc ông sợ tôi lần theo dấu người con gái đã mất mà lại nhảy xuống biển nữa hay sao nên cấm tiệt tôi không được ra ngoài. Thế nhưng không được hút thuốc với uống rượu, từ sáng đến tối chỉ vùi trong cái bàn sưởi kotatsu nơi căn phòng ba chiếu, đọc mấy tờ tạp chí cũ, sống ngơ ngơ lay lắt như vậy, tôi chẳng còn có khí lực gì muốn tự sát nữa. Căn nhà của ông cá bơn nằm gần trường y Okubo. Trước nhà tuy có gắn tấm bảng "Thanh Long Viên, chuyên thư họa và đồ cổ" nhưng vì một căn nhà chia làm hai hộ nêncổng vào thì hẹp, trong nhà thì bày toàn những thứ vô dụng phủ đầy bụi bặm (không phải ông cá bơn dựa vào những thứ tạp nhạp này mà bán buôn mà nghe nói ông ta kiếm được bộn tiền nhờ vào việc nhượng quyền sở hữu cổ vật từ chủ này sang chủ kia). Hầu như ông cá bơn không khi nào ngồi ở tiệm cả. Mỗi sáng ông ta làm cái mặt khó đăm đăm, vội vàng chạy đi, để lại một người nhân viên chừng 17, 18 tuổi giữ nhà nhưng thực ra thì để canh chừng tôi thì phải. Mỗi khi rảnh rỗi, chú lại chạy ra ngoài chơi bóng ném cùng lũ trẻ hàng xóm. Chú ta xem kẻ ăn bám ở tầng hai này là ngu si hay bị thần kinh gì đó và thường giở giọng người lớn thuyết giáo cho tôi nghe. Vì khí chất của tôi không thể nào mà đi cãi nhau với người ta được nên tôi cứ làm ra vẻ mặt mệt mỏi hay cảm động mà lắng tai nghe, mà phục tùng. Trước đây hình như đã có lần tôi nghe người nhà đồn rằng đứa nhỏ này là con rơi của Shibuya nhưng vì một lý do nào đấy mà ông cá bơn này không nhận mặt. Vì tôi không có hứng thú gì đến chuyện riêng tư người khác nên không biết rõ chi tiết. Nhưng đôi mắt của chú nhỏ này quả thật có chút gì làm người ta liên tưởng đến đôi mắt cá. Không lẽ chú này thật sự là con rơi của ông cá bơn? Nếu vậy thì hai cha con nhà này cô đơn quá. Có lần đêm khuya tôi nghe thấy tiếng hai cha con này gọi mỳ gõ, ngồi ăn với nhau mà chẳng ai nói với ai tiếng nào. Trong nhà ông cá bơn, việc cơm nước đều do chú nhỏ này đảm nhiệm. Thức ăn cho cái gã phiền phức ở tầng hai được đặt vào một cái mâm do chú ta một ngày ba lần bưng lên bưng xuống. Còn chú nhỏ và ông cá bơn thì ăn uống xì xụp vội vàng ở trong một căn phòng tăm tối bốn chiếu rưỡi dưới cầu thang. Vào một buổi tối cuối tháng ba, ông cá bơn không biết trúng quả không ngờ hay là đã tìm ra được đối sách cho tôi rồi hay sao ấy (cho dù hai suy đoán này của tôi đều đúng thì chắc cũng còn có nhiều nguyên nhân vi tế khác mà tôi không tài nào đoán được) nên mời tôi xuống lầu. Kẻ ăn bám đang ngơ ngơ ngác trước bàn ăn thịnh soạn có cả rượu sake, cả sashimi cá ngừ, đang cảm phục sự khoản đãi của chủ nhân, đang chiêm ngưỡng thì được ông cá bơn rót rượu mời. "Từ giờ trở đi, cậu tính làm gì đây?". Tôi không trả lời, với tay lấy vài con cá mòi khô trên dĩa, nhìn vào đôi mắt bạc của lũ cá nhỏ, bỗng trào nỗi thương cảm, nhớ thuở còn rong chơi, nhớ đến cả Horiki, cảm giác bỗng dưng vô cùng muốn tự do khiến tôi suýt trào nước mắt. Từ sau khi đến ngôi nhà này, tôi chẳng còn lòng dạ nào mà diễn hề nữa, chỉ nằm dài trong nhà, chịu sự miệt thị của ông cá bơn và chú nhỏ. Tôi cũng chẳng muốn đuổi theo ông cá bơn mà giãi bày điều gì, và hầu như như trở thành một kẻ ăn bám ngu ngốc toàn phần. "Cậu đã được miễn khởi tố, và cũng không được tính là có tiền án tiền sự gì cả. Bởi vậy, chỉ cần có cái tâm sáng rõ là có thể làm lại được cuộc đời. Nếu cậu muốn cải tà quy chánh, có thể cứ nói trực tiếp một cách nghiêm túc cho tôi hay, tôi có thể suy nghĩ mà giúp cậu". Cái cách nói chuyện của ông cá bơn, không phải, của tất cả người trong thế gian này đều phiền toái, mông lung, phức tạp quanh co một cách né tránh như vậy. Đối với những lời nói có vẻ cảnh giới nghiêm trọng đến mức vô ích, với chiến thuật lôi kéo ồn ào vô số này tôi luôn khó xử, không biết xoay xở ra sao thành ra khi thì tôi biến những lời nghiêm túc thành trò cười bằng vai hề của mình hay chỉ biết gật đầu không nói không rằng, thể hiện một thái độ thất bại thảm hại mà thôi. Đến mãi sau này khi nhớ lại những gì ông cá bơn hướng về tôi mà nói lúc ấy chỉ như là một lời trình bày đơn giản sự việc, nhưng cái dụng tâm không cần thiết của ông, mà không cái lối thể hiện khoe mẽ bề ngoài của những con người thế gian vẫn làm tôi cảm thấy u uất không chịu nổi. Lúc đó, ông cá bơn chỉ cần nói thế này thì có phải hay không? "Từ tháng tư tới, cậu hãy nhập học một trường nào đó đi. Trường công hay tư gì cũng được. Sau khi nhập học rồi thì nhà cậu ở quê sẽ gửi tiền sinh hoạt phí nhiều hơn đấy". Mãi đến sau này tôi mới hiểu ý ông cá bơn muốn nói là như thế. Nếu vậy thì tôi chỉ cần làm theo là xong thôi nhưng vì cái dụng tâm loanh quanh của ông cá bơn trong lời nói mà cách sống của tôi lại hoàn toàn thay đổi. "Nếu cậu không có cái tâm nghiêm chỉnh muốn bàn bạc với tôi thì tôi cũng chẳng có cách nào khác". "Bàn bạc cái gì cơ ạ?". Tôi thật tình vẫn không tài nào đoán ra. "Cái tâm tư sâu kín của cậu ấy". "Ví dụ ạ?" "Ví dụ như là từ giờ trở đi cậu muốn làm gì chẳng hạn". "Vậy là đi làm việc là được chứ gì". "Không phải, tâm tư cậu muốn gì kia?". "Nếu vậy thì vào trường học thì sao ạ?". "Vậy sẽ cần đến tiền. Nhưng vấn đề không phải là tiền bạc mà là cái tâm tư của cậu kìa". Tại sao không nói thẳng một câu là bởi vì tiền bạc thì có nhà cậu từ quê gửi lên rồi? Chỉ cần dựa vào câu nói ấy thì tâm tư tôi cũng sẽ an định ngay mà. Tôi như bước đi giữa đám sương mù. "Sao nhỉ? Cậu không có cái gì là hy vọng tương lai à? Cái người được giúp đỡ chắc là không thể hiểu được cái việc giúp đỡ người khác là khó khăn như thế nào đâu". "Xin lỗi". "Tôi thật tình lo lắng cho cậu. Vì đã nhận lời chăm sóc cậu nên tôi không muốn thấy cậu có tâm trạng nửa vời như thế này được. Tôi muốn cậu hãy thể hiện rõ ràng quyết tâm đi theo con đường chính đáng để làm lại cuộc đời. Cậu hãy nói một cách nghiêm túc với tôi về điều đó thì tôi cũng có thể liệu đường mà giúp cậu. Với sự giúp đỡ của ông cá bơn nghèo hèn này mà cậu mong quay trở lại cuộc sống xa xỉ như trước kia là cậu nhầm rồi đó. Tuy nhiên, nếu cậu quyết tâm và xác lập rõ ràng con đường tương lai thì tuy sức tôi nhỏ bé thì cũng có thể gắng sức mà giúp cậu được. Cậu có hiểu không? Cái tâm trạng của tôi ấy? Nói chung là từ giờ trở đi cậu định như thế nào?". "Nếu ông không cho tôi ở đây nữa thì tôi sẽ đi làm..." "Thực tình thì cậu muốn làm công việc gì? Trong thời buổi này tốt nghiệp đại học đế quốc Đông Kinh cũng còn chưa chắc...". "Không phải tôi muốn vào làm trong công ty đâu". "Vậy thì làm gì?". "Họa sĩ", tôi trả lời nhất quyết. "Cái... cái gì cơ?". Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được cái vẻ rụt cổ lại mà cười khùng khục đầy vẻ gian tà của ông cá bơn. Tuy có vẻ khinh miệt nhưng thực ra lại khác. Nếu ví cuộc đời như biển sâu, thì đó là cái hình bóng huyền bí lảng vảng ở đáy tận cùng sâu thẳm ấy. Nụ cười đó cho ta thấy thoáng qua bản chất cuộc đời của nhân gian. Sau khi bị ông cá bơn nói những lời như vậy thì chẳng thể nào nói chuyện được nữa, cậu không nghiêm túc được một chút nào hay sao, cậu suy nghĩ lại đi chứ, dành chọn một đêm để động não đi nào; tôi lủi thủi lên tầng hai như bị đuổi. Trằn trọc cả đêm cũng chẳng suy nghĩ được gì. Và khi bình minh lên, tôi bỏ trốn khỏi nhà ông cá bơn. "Chắc chắn đến tối tôi sẽ quay trở về. Tôi đến nhà một người bạn để trao đổi về định hướng tương lai nên đừng lo lắng. Thật sự đấy". Tôi lấy bút mực viết vào giấy mấy dòng như vậy. Rồi sau khi viết đầy đủ tên họ cùng địa chỉ nhà Horiki, tôi lén lút bỏ đi. Không phải tôi bỏ trốn vì cảm thấy nhục nhã khi bị ông cá bơn thuyết giáo. Mà bởi vì, đúng như ông cá bơn nói, tôi là cái thằng tâm tư không nghiêm túc, chẳng biết trong tương lai mình phải làm gì, hơn nữa hiện đang là một kẻ gây phiền phức cho nhà ông cá bơn, lỡ như trong thời gian ở đây tôi tức khí phát phẫn lên, lập chí làm lại cuộc đời thật thì mỗi tháng ông cá bơn đã nghèo hèn lại phải viện trợ tiền cho tôi nữa. Nỗi khổ tâm đó làm tôi không thể nào chịu nổi. Tuy nhiên không phải tôi rời nhà ông cá bơn để đến chỗ Horiki bàn về "con đường tương lai" thực sự đâu. Tôi viết như vậy chỉ để làm cho ông cá bơn yên tâm được một chút nào đó thôi. (Tôi viết như vậy vì sợ sẽ phải gây choáng váng và bàng hoàng khó xử cho ông cá bơn hơn là một đối sách theo kiểu truyện trinh thám để bỏ nhà ra đi). Chuyện này một khi bại lộ ra ngoài, thì tôi sẽ quanh co ngụy biện rằng mọi chuyện đúng như vậy đấy. Đây cũng là một cái thói hư tật xấu trong tính cách của tôi. Nó là cái tính cách ti tiện mà nhân gian gọi là "dối trá". Nhưng viết vậy không phải để trục lợi cho mình mà vì sợ đến nghẹn thở cái sự thay đổi đột ngột. Và mặc dù biết rõ điều này sẽ gây cho mình bất lợi về sau nhưng đó hình như là cái trò trình diễn ngu ngốc và yếu kém của tôi chăng? Tôi nghĩ rằng có thể vì cái yếu tố trình diễn này mà tôi thường hay thêm thắt ngôn ngữ này kia chăng? Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy những bậc "chính nhân quân tử" cũng hay dùng thủ đoạn này. Lúc đó, tôi cứ thế mà viết thẳng họ tên và địa chỉ nhà Horiki từ đáy ký ức của mình. Tôi rời khỏi nhà ông cá bơn, đi bộ đến khu Shinjuku, bán mấy quyển sách mang theo rồi chẳng biết làm gì, hoang mang trăm lối. Mặc dù tôi chan hòa với mọi người nhưng chưa một lần biết thế nào là "tình bằng hữu". Trừ cái gã Horiki là bạn chơi bời ra thì tôi chỉ còn lại toàn thống khổ, để làm tan sự thống khổ đó tôi mới gắng sức diễn hề và cuối cùng chỉ để chuốc lấy sự mệt mỏi rã rời. Mỗi lần trên phố tình cờ gặp mặt người quen, hay chỉ cần thấy giống như người quen thôi là tôi đã choáng váng, giật bắn người lên như thể bị chóng mặt vậy. Tôi biết mình được người ta yêu quý nhưng hình như tôi thiếu cái năng lực để mà yêu quý người khác vậy. (Phải nói thêm là tôi rất nghi ngờ rằng không biết nhân gian thật sự có khả năng "yêu" hay không nữa). Một kẻ như tôi thì làm sao mà có bạn thân cơ chứ. Không những thế tôi còn thiếu khả năng "thăm hỏi" nữa kia. Cổng nhà người ta đối với tôi còn đáng sợ hơn cổng địa ngục trong tác phẩm "Thần khúc" của Dante nữa, còn đằng sau cái cổng kia tôi có cảm giác như một con quái thú rồng tanh tưởi đang ngọ nguậy rập rình vậy. Đó là cảm giác thật sự của tôi, hoàn toàn không khoa trương một tí nào. Tôi không có bạn hữu cũng không có chỗ nào mà đi nữa. Horiki. Tưởng nói đùa chơi ai ngờ là thật. Tôi quyết định đến nhà Horiki ở Asakusa đúng như điều đã ghi trong thư. Cho đến bây giờ, tôi chưa lần nào đến nhà gã Horiki này cả, chỉ dùng điện tín để gọi gã đến chỗ tôi mà thôi. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu lần này chỉ đánh điện tín thì với hoàn cảnh sa sút hiện nay của mình, có lẽ gã sẽ không đến đâu nên tôi mới quyết ý làm chuyện khổ sở nhất đời là "đến thăm" nhà gã. Tôi thở dài, leo lên lên tàu điện và khi nghĩ rằng sợi dây độc nhất nối kết mình với nhân gian chỉ là cái gã Horiki kia thôi tự nhiên tôi cảm thấy một cơn buốt lạnh thê thảm chạy dọc sống lưng mình. Horiki đang ở nhà. Ngôi nhà hai tầng của gã nằm sâu trong một con ngõ hẻm dơ dáy. Horiki chỉ sử dụng một căn phòng sáu chiếu ở tầng hai, còn ở dưới dành cho ba người là cha mẹ gã cùng với một gã người làm trẻ làm công việc may và đính quai cho những chiếc guốc gỗ geta. Ngày hôm ấy, gã Horiki đã cho tôi thấy một mặt khác của bản chất người đô thị nơi gã. Nói theo kiểu thông thường thì đó là là sự ma mãnh sắc sảo. Thứ vị kỷ gian trá và lạnh lùng của Horiki làm một kẻ quê mùa như tôi phải trố mắt ngạc nhiên. "Trời cậu đó à? Thật kinh ngạc quá. Thế cha mẹ cậu đã tha thứ cho cậu rồi hả? Hay là vẫn chưa?". Tôi không thể trả lời rằng mình đã bỏ trốn. Tôi dựa vào câu nói đó để lừa gạt Horiki dù biết rằng không sớm thì muộn gã cũng phát giác ra sự thật. "À, biết làm sao khác được. Mọi chuyện cứ thế mà diễn ra". "Này, không phải chuyện đùa đâu đấy. Tớ khuyên cậu nên thôi những trò ngu ngốc đó đi. Hôm nay tớ có việc phải làm. Dạo này bận kinh khủng đi cơ". "Bận à? Bận việc gì đấy?" "Này, này, đừng có ngắt đứt mấy sợi chỉ trên đệm ngồi như thế chứ?". Vừa nói chuyện, tôi vừa cầm một sợi chỉ tua ren nơi góc chiếc đệm ngồi, day day trên tay một cách vô tình rồi bứt bứt chơi. Cái gã Horiki này đối với những đồ vật trong nhà mình, ngay cả một sợi chỉ diềm tua của chiếc đệm ngồi cũng xót, như không biết liêm sỉ là gì, cằn nhằn tôi với ánh mắt giận dữ. Thử nghĩ lại thì từ khi kết bạn với tôi gã Horiki này chưa chịu mất một thứ gì cả. Bà mẹ già của Horiki đặt lên bàn hai bát chè đậu đỏ. "Này, vậy là sao đây?". Horiki như một đứa con hiếu thảo thật sự, hướng về phía mẹ gã nói bằng giọng lịch sự gần như mất tự nhiên. "À, con xin lỗi. Thì ra là chè đậu đỏ à? Thật là tuyệt vời quá. Mẹ không cần phải lo lắng quá cho tụi con như thế này đâu. Tụi con có việc phải đi ra ngoài ngay bây giờ đấy mà. Nhưng mà mẹ đã cất công nấu chè như thế này bỏ đi thì phí quá nên tụi con xin nhận vậy. Cậu cũng ăn một chén đi. Mẹ tớ đã cất công làm mà. Trời ngon quá, tuyệt vời làm sao". Hắn nói rồi hí hửng vui mừng, ăn ngon lành như thể chẳng phải diễn kịch một chút nào. Tôi cũng húp chè nhưng lại thấy mùi nước sôi, khi ăn đến miếng bột nếp thì đó không phải là bột nếp mà là thứ gì tôi không biết rõ. Nhưng tôi hoàn toàn không khinh miệt sự nghèo hèn đó. (Tôi không nghĩ rằng món chè đó dở và còn cảm động trước sự tận tâm của bà mẹ già. Nếu như tôi có chút cảm giác gì sợ hãi với sự nghèo hèn thì cũng không phải là sự khinh miệt). Chính nhờ vào chén chè đậu đỏ và sự vui mừng của Horiki trước chén chè đó mà tôi thấy được bản tính tằn tiện của người kinh đô, cũng như thực cảm được một gia đình ở Tokyo nơi mà con người ta hành xử khác hẳn nhau khi ở trong nhà và khi ra đường. Tôi chán chường với cảm giác mình chỉ là một thằng ngu chạy trốn cuộc sống con người, không đủ khả năng để phân biệt cách ứng xử trong nhà và ra ngoài đường, ngay cả gã Horiki này cũng muốn vứt bỏ mình nữa. Tôi vừa cầm chiếc đũa son đã phai màu vừa thấy mình cô đơn vô hạn. "Xin lỗi nhé, hôm nay mình có việc bận rồi". Horiki đứng dậy, vừa mặc áo khoác vừa nói. "Xin lỗi nhé, tớ phải đi đây". Đúng lúc đó có một người con gái đến thăm Horiki. Vận mệnh tôi chuyển xoay nhanh chóng. Horiki đột nhiên trở nên xởi lởi. "À, xin lỗi nhé. Tôi cũng đang dự định đến chỗ chị đây. Vậy mà bỗng nhiên chị lại đến tìm. Không sao cả đâu. Mời chị vào nhà". Tôi lấy chiếc đệm ngồi dưới chân, lật úp lại và đưa cho Horiki. Dường như có vẻ vội vàng, Horiki giật lấy tấm đệm ngồi và lật úp lại một lần nữa, đưa cho cô gái. Trong phòng, ngoài chiếc đệm ngồi của Horiki chỉ còn lại độc nhất một chiếc dành để tiếp khách mà thôi. Người con gái cao và gầy. Chỉ tựa vào một bên mép chiếc đệm, Nàng ngồi nơi phía góc gần cửa ra vào. Tôi mơ hồ lắng nghe câu chuyện giữa hai người. Hình như nàng làm cho một tạp chí, nhờ Horiki vẽ tranh minh họa hay gì đó và hôm nay đến lấy thì phải. "Việc cần lắm ạ". "Xong rồi, vẽ xong từ lâu rồi đấy. Đây này". Điện báo chợt đến. "Hãy về nhà ngay. Tôi đến đón cậu cũng được nhưng bây giờ đang có việc bận. Bỏ nhà ra đi à? Sao nhẹ dạ quá thế?" "Nhà cậu ở đâu vậy?" "Dạ, ở Okubo ạ", tôi đáp ngay không cần suy nghĩ. "Vậy thì gần chỗ công ty tôi đấy". Chị nói với tôi là mình sinh ra ở Koshu, năm nay hai mươi tám tuổi. Hiện chị đang sống ở một căn hộ ở Koenji cùng với đứa con gái năm tuổi. Chồng chị chết đã ba năm nay. "Có vẻ như em trải qua một tuổi thơ không hạnh phúc. Em lại nhạy cảm nữa. Thật tội nghiệp cho em". Thế là tôi bắt đầu cuộc sống như một gã chồng hờ. Sau khi Shizuko (tên người nữ ký giả này) đi làm ở một tòa soạn báo khu Shinjuku, tôi cùng với cô gái Shigeko năm tuổi của chị ở lại trông nhà. Cho đến lúc đó thì mỗi lần mẹ vắng nhà, cô bé đều chạy đến chơi ở phòng của người quản lý khu chung cư nhưng bây giờ có một chú "nhạy cảm" đến chơi cùng nên cô bé vui thích lắm. Tôi lơ ngơ ở đó chừng khoảng một tuần. Nơi hàng dây điện gần sát cửa sổ có một con diều hình cô gái bị mắc dây rách nát bụi bặm bay phần phật trong gió xuân nhưng vẫn bám chắc lấy sợi dây điện, không chịu buông như thể gật đầu khẳng quyết điều gì đó. Mỗi lần nhìn ra, tôi đều cười khổ rồi đỏ mặt lên, nó còn ám ảnh tôi ngay cả trong mơ nữa. "Em muốn có tiền". "Bao nhiêu chứ?" "Muốn nhiều. Người ta nói tiền hết thì tình cũng phai là sự thật đó". "Thật ngớ ngẩn và cổ hủ nữa". "Vậy à? Chị không hiểu đâu. Cứ thế này em sẽ bỏ trốn đấy". "Vậy chứ ai nghèo đây? Rồi ai bỏ trốn đây? Ngốc nghếch quá". "Em muốn mua rượu và thuốc lá bằng chính tiền của mình cơ. Nếu mà về vẽ thì em hơn đứt Horiki nhiều đấy". Lúc ấy tự nhiên trong tâm trí tôi hiện lên bức hình chân dung tự họa vẽ thời trung học mà Takeichi gọi là "ác ma". Một kiệt tác bị đánh mất. Mặc dù bức tranh này bị mất đi sau nhiều lần dọn nhà nhưng tôi cảm giác chắc chắn đây là một bức tranh tuyệt tác. Cho dù sau đó tôi đã vẽ rất nhiều tranh nhưng so với tuyệt phẩm trong trí nhớ chúng đều không bằng được và tôi lúc nào cũng có cảm giác mất mát một thứ gì đó lớn lao, như thể ngực mình bị trống rỗng đi vậy. Một ly rượu áp-xin còn để lại. Tôi thầm hình dung về cảm giác mất mát khó bù đắp này như thế. Mỗi lần nói chuyện về hội họa, ly rượu áp-xin còn lại đó lại hiện lên trước mắt tôi. Và bất chợt ý muốn cho người đàn bà này xem bức tranh đó, làm cho chị tin vào tài năng của tôi chợt thiêu đốt tâm can. "Này, sao vậy em? Mặt mũi nghiêm trang thế kia mà nói đùa được, thật là dễ thương". Tâm tư tôi xoay chuyển bao ý nghĩ không phải đùa đâu, thật đó, tôi muốn chị xem bức tranh kia rồi bất chợt chán nản bỏ cuộc. "Tranh hoạt họa ấy. Ý em muốn nói là nếu vẽ truyện tranh em giỏi hơn Horiki nhiều". Vậy đó, khi giở ngôn ngữ hoạt kê của thằng hề để lừa người ta thì trái lại làm chongười ta tin tưởng chân thành. "Đúng vậy, chị cũng cảm động lắm. Xem những tranh hoạt họa em vẽ cho Shigeko, chị cũng phải bật cười đấy. Hay là em thử vẽ xem sao nhé? Chị nói một tiếng nhờ ông trưởng ban biên tập là xong ngay ấy mà". Nhà xuất bản này phát hành nguyệt san hàng tháng nhưng hầu như trẻ em chẳng mấy ai biết đến tên tuổi... Khi nhìn thấy mày, hầu như đàn bà ai cũng muốn làm một cái gì đó cho mày đến mức không chịu nổi... Mày lúc nào cũng nhút nhát và hài hước... Đôi khi mày tuyệt vọng tiêu trầm quá độ nhưng điều đó càng hấp dẫn đàn bà hơn... Shizuko thuyết phục và động viên tôi rất nhiều. Khi nghĩ đến tình cảnh phiền phức của một gã chồng hờ, tôi trở nên tuyệt vọng. Mặc dù tôi tâm niệm "tiền quan trọng hơn đàn bà" và ráng sức để có thể sống tự lập, thoát khỏi Shizuko, nhưng cuối cùng tôi rơi vào tình cảnh phải dựa dẫm vào nàng. Tôi được người đàn bà mạnh mẽ vùng Koshu này chăm lo đủ đường cho tôi từ sau khi tôi bỏ nhà ra đi và kết quả là tôi càng trở nên nhút nhát với Shizuko hơn. Dưới sự chủ trì của Shizuko, nàng mở một cuộc họp ba người gồm nàng, Horiki và ông cá bơn, cho rằng tôi đã bị toàn thể gia đình ở quê hương từ bỏ, và tôi đã trở thành chồng nàng "trước bàn dân thiên hạ". Rồi nhờ sự chạy vạy bôn tẩu của Shizuko, truyện tranh tôi vẽ kiếm được nhiều tiền hơn ngoài dự tưởng. Tôi dùng số tiền đó mua rượu và thuốc lá nhưng nỗi cô đơn vộ vọng và u uất của tôi ngày càng đan kết lại. Tiêu trầm chồng chất tiêu trầm. Đến khi tôi vẽ truyện tranh "Những cuộc phiêu lưu của Kinta và Oita" thì chợt nhớ cố hương và cảm thấy mình cô đơn vô hạn, cầm bút cũng không nổi nữa, cứ gục đầu trên trang giấy trắng mà ứa nước mắt ra. Đối với tình cảnh của tôi mà nói, lúc bấy giờ giúp tôi được chút gì chỉ có bé Shigeko. Con bé chẳng câu nệ phép tắc gì, cứ gọi tôi là "cha". "Cha này, có phải mình cầu nguyện điều gì thì thần linh cũng ban cho phải không ạ?". Tôi nghĩ chính mình cũng muốn nguyện cầu đây. Aaa, cầu Trời ban cho ta ý chí lạnh như băng, cầu Trời cho ta biết được bản tính của "con người". Người chèn ép người phải chăng là tội lỗi. Cầu Trời ban cho ta chiếc mặt nạ của sự giận dữ thù hằn. "Ừ, đúng đấy. Đối với bé Shige không thì ước gì Trời cũng cho đấy. Còn đối với cha thì chắc không được đâu". Tôi sợ hãi ngay cả thần linh. Tôi không tin vào lòng tin yêu của các vị thần mà chỉ tin vào sự trừng phạt của họ mà thôi. Tín ngưỡng. Tôi cảm thấy đó chỉ như một tòa án mà ta đứng gục đầu chờ nhận roi vọt của thần linh. Tôi có thể tin vào địa ngục chứ không thể nào mà tin vào Thiên đường hco được. "Tại sao lại không được ạ?" "Vì đã không nghe lời mẹ cha". "Vậy à? Sao con nghe mọi người đều nói cha rất tốt cơ mà?" Đó chỉ là câu mọi người trong khu chung cư này nói lừa con bé để biểu thị hảo ý với tôi mà thôi. Tuy nhiên, tôi không thể nào giảng giải cho con bé hiểu là tôi sợ mọi người như thế nào, tôi càng sợ thì càng được người ta thích, và càng được thích thì lại càng sợ nên cuối cùng phải xa lánh mọi người. Cái bệnh bất hạnh ấy thiệt vô cùng nan giải. "Shigechan này, vậy con muốn cầu thần linh điều gì?" Tôi chuyển đề tài. "Shigeko à? Shigeko muốn cha thật sự của mình quay về cơ". Tôi choáng váng, tai ù mắt hoa. Kẻ thù à? Mình là kẻ thù của Shigeko? Hay Shigeko là kẻ thù của mình? Ở đây cũng có một người đáng sợ đang uy hiếp mình. Tha nhân, tha nhân không thể hiểu, tha nhân đầy bí mật. Đột nhiên tôi thấy gương mặt của Shigeko phản chiếu những điều đó. Tôi đã nghĩ chỉ có Shigeko là an toàn vậy mà con bé này đã cho tôi thấy cảnh "đuôi con bò đập chết con mòng hút máu trong lúc vô tình". Tôi biết từ giờ trở đi mình cũng phải sợ hãi ngay cả chính con bé này nữa. "Kẻ háo sắc sát gái có ở nhà không đấy?". Gã Horiki hình như đến thăm tôi thì phải. Ngày tôi bỏ nhà ra đi, hắn đã làm cho tôi buồn đau cơ khổ đến mức đó nhưng tôi vẫn không tạ tuyệt hắn mà còn mỉm cười ra chào đón. "Nghe nói truyện tranh của cậu ngày càng được người ta yêu thích đấy nhỉ. Tất nhiên không thể so với bọn amateur, bọn chúng chỉ có cái dũng của của kẻ thất phu, không biết sợ là gì. Tuy vậy, cũng phải cẩn thận. Cái kiểu vẽ phác họa của cậu vẫn chưa là gì đâu". Hắn nói với thái độ như thể là thầy dạy tôi vậy. Tôi vừa buồn bực nghĩ thầm nếu mình cho gã này xem bức tranh "ác ma" của mình thì không biết cái vẻ mặt hắn sẽ như thế nào đây. "Đừng nói những lời như thế chứ. Tớ sẽ khóc thét lên đấy", tôi nói. Horiki càng lúc càng đắc ý. "Nếu chỉ dựa vào tài năng để kiếm sống thì sẽ có ngày đói rách thôi". Tài năng kiếm sống ư. Mình ngoài nỗi thống khổ ra thì còn có gì nữa chứ. Tài năng kiếm sống của mình à? Tuy nhiên cái việc sợ người, tránh người và lừa người như bản tính mình đây chẳng phải là tuân thủ theo phép xử thế giảo hoạt của câu nói "không dây vào việc người thì họa không kéo đến" là gì? À á, cả mình và hắn hai bên đều hiểu lầm nhau, cả hai xem nhau như người bạn thân duy nhất rồi một đời không hề nhận ra sự hiểu lầm ấy, đến khi có một kẻ chết thì kẻ kia sẽ khóc lóc mà đọc điếu văn chăng? Có chuyện gì đây (chắc là do Shizuko ép hắn nên hắn mới miễn cưỡng nhận lời nhờ vả đây mà). Gã Horiki nghĩ hắn là nhân chứng trong vụ tôi bỏ nhà ra đi nên cứ nghĩ mình là đại ân nhân của tôi, đôi khi lại hành xử như một kẻ đã mai mối vợ chồng cho tôi vậy, nói với tôi những lời thuyết giáo với vẻ mặt vênh váo. Có nhiều lần hắn say rượu, ghé nhà tôi ngủ rồi sáng dậy mượn năm yên (lúc nào cũng là năm yên) mà đi mất. "Tuy nhiên chuyện gái gú của cậu nên dừng lại là được đấy. Nếu làm quá, thế gian sẽ không dung tình đâu". Thế gian cụ thể là gì đây? Là số nhiều của con người chăng? Cái thực thể của thế gian nằm ở đâu kia chứ? Cho đến bây giờ tôi sống mà cứ nghĩ thế gian toàn là một cái gì đó cường liệt, khắc nghiệt và vô cùng đáng sợ. Khi nghe Horiki nói câu ấy, bất chợt tôi buột miệng: "Thế gian chẳng phải là cậu hay sao kia chứ?" Cậu nói ấy đã phát ra đến đầu lưỡi nhưng vì ngại làm cho gã Horiki nổi giận nên tôi đành nuốt xuống. (Thế gian sẽ chẳng dung tình đâu. Chẳng phải thế gian. Chính là mi không tha thứ ấy chứ. Nếu lại tái phạm, thế gian sẽ cho mày biết tay. Chẳng phải thế gian. Là mi đấy chứ. Bây giờ thế gian đã chối bỏ mi. Chẳng phải thế gian. Là mi chối bỏ đấy) Mi hãy biết về nỗi sợ của chính ngươi, sự quái đản, sự tàn ác, tính cáo già, tính phù thủy... Những từ đó lần lượt trôi qua tâm trí tôi nhưng tôi chỉ lấy khăn tay mà lau mồ hôi mặt rồi cười nói: "Cậu làm tớ toát mồ hôi lạnh này". Tuy nhiên từ đó trở đi tôi giác ngộ một tư tưởng là "cái gọi là thế gian chẳng phải là con người cá nhân hay sao?" Khi nghĩ ra được phải chăng thế gian cũng chỉ là cá nhân thôi thì tôi mới bắt đầu có ý chí để làm việc nhiều hơn trước. Mượn lời nói của Shizuko thì tôi đã trở nên ích kỷ hơn một chút, không còn nhút nhát sợ hãi nữa. Và nếu như mượn lời nói của Horiki thì tôi trở nên bủn xỉn vô cùng. Còn như bé Shigeko nói thì tôi không còn là người dễ thương đối với bé nữa. Mỗi ngày tôi tịnh khẩu, không cười không nói, vừa chăm lo cho bé Shigeko vừa vẽ không ngừng những loạt truyện tranh như "Cuộc phiêu lưu của Kinta và Ota", rồi bắt chước mẫu "Người cha vui vẻ" mà sáng tác ra truyện "Hòa thượng vô lo", rồi thì "Bé Pin nóng nảy" theo sự đặt hàng của các nhà xuất bản (Có những nhà xuất bản khác với chỗ Shizuko làm nhưng đều kém tiếng hơn chỗ Shizuko, có thể gọi là những nhà xuất bản hạng bét vậy). Tôi cứ từ từ vẽ với tâm trạng đầy u uất (cách vận bút vẽ của tôi rất chậm) chỉ để kiếm tiền uống rượu thôi. Khi Shizuko đi làm về, tôi giao hết cho nàng rồi đi ra ngoài, đến một quán rượu gần nhà ga Koenji hay đến quán bar (3) mà uống thứ rượu mạnh rẻ tiền. Đến khi tâm trạng trở nên vui vẻ hơn một chút, tôi mới quay về nhà. "Càng nhìn càng thấy khuôn mặt em kỳ lạ. Em có biết khuôn mặt của hòa thượng vô lo là anh vẽ từ khuôn mặt em lúc đang ngủ không?" "Gương mặt em khi ngủ trông già quá thể. Như gã đàn ông bốn mươi tuổi ấy". "Tại em hết. Em làm anh kiệt quệ. Đời là dòng sông, ta trôi như con thuyền, chống chèo dọc ngang xa mấy xa. A, bờ sông có cành liễu đứng rũ buồn". "Thôi đừng quậy nữa, ngủ sớm đi anh. À anh có muốn ăn cơm gì không?" Nàng rất bình tĩnh, chẳng coi lời nói của tôi vào đâu. "Có rượu nữa thì được đấy. Đời là dòng sông, ta trôi như con thuyền. Dòng người này, à không, dòng đời này đưa thân ta về đâu". Tôi vừa hát ngêu ngao vừa để cho Shizuko cởi quần áo cho, rồi sau đó rúc đầu vào ngực nàng mà ngủ. Đó là thói quen thường ngày của tôi. Rồi từng ngày qua, những chuyện lặp lại mãi Cứ theo ngày cũ, theo tập quán cũ đừng đổi thay chi Nếu tránh đi ngay cả niềm vui mãnh liệt Thì nỗi buồn lớn lao cũng chẳng ghé thăm Nơi tảng đá chắn ngang đường lạ Một con cóc nhảy lượn vòng qua Khi tôi đọc bản dịch đoạn thơ này của Guy Charles Cros do Ueda dịch, mặt tôi đỏ bừng hổ thẹn. Con cóc. (Đó chính là tôi. Không phải chuyện thế gian tha thứ hay không, bị chối bỏ hay không mà vấn đề tôi là một con vật còn hèn kém hơn cả chó mèo. Một con cóc. Cử động khềnh khàng chậm chạp). Tửu lượng tôi càng lúc càng tăng. Không chỉ dừng lại ở vùng gần ga Koenji nữa mà tôi còn lang thang đến Shinjuku, Ginza mà uống, ngủ lang bạt ở ngoài, không tuân thủ "phép tắc, tập quán" gì nữa. Ở quán bar tôi hành xử như tên vô lại, hôn hít mấy em ngồi kế bên, nghĩa là tôi đã trở nên một tên tửu đồ hoang dã, đê tiện như ngày trước, mà không, hơn ngày xưa nữa. Cùng quẫn tiền bạc, có lần tôi mang cả quần áo của Shizuko mà đi cầm nữa. Từ khi tôi dọn đến đây, nhìn con diều rách nát mà cười đã hơn một năm rồi. Một ngày, khi những đóa hoa anh đào rụng rơi và những lá xanh đã nhú, tôi lại lén mang dây lưng và quần áo trong của Shizuko đến tiệm cầm đồ lấy tiền đến khu Ginza mà uống rượu. Sau khi lang bạt ngủ liền hai đêm liền ở ngoài, đến đêm thứ ba do mệt mỏi, theo quán tính tôi lại lê bước về nhà. Đến trước cửa phòng Shizuko, tôi chợt nghe tiếng hai mẹ con nói chuyện với nhau. "Tại sao cha lại uống rượu vậy?" "Không phải cha con uống vì nghiện rượu đâu. Bởi vì cha con là người rất tốt, bởi vì..." "Vậy người tốt thì cứ phải uống rượu hả mẹ?" "Không phải đâu nhưng mà..." "Cha chắc sẽ ngạc nhiên lắm đấy nhỉ". "Chắc cha con sẽ không ưa đâu. Coi kìa, nó nhảy ra ngoài hộp rồi". "Giống y chang như bé Pin nóng nảy vậy mẹ nhỉ". "Ừ nhỉ". Tôi nghe tiếng cười đầy hạnh phúc của Shizuko. Khi mở hé cửa nhìn vào trong tôi thấy một con thỏ trắng nhỏ. Nó cứ chạy nhởn nhơ quanh căn phòng còn hai mẹ con Shizuko thì đuổi theo bắt lại. (Hạnh phúc thực sự là hai mẹ con này đây. Một kẻ ngu ngốc như mình chen vào giữa thế là cuộc đời hai người tán loạn cả lên. Một hạnh phúc thật giản dị. Hai mẹ con thật tuyệt vời. (Nếu thần linh cũng nghe thấy lời nguyện cầu của một kẻ như tôi thì xin một lần, một lần trong đời thôi Người hãy ban cho tôi biết thế nào là hạnh phúc). Tôi nguyện cầu với tâm trạng như thể mình đang quỳ xuống chắp tay vậy. Rồi tôi nhẹ nhàng đóng cửa, đi đến khu Ginza và từ đó trở đi không bao giờ quay về căn nhà đó nữa. Tôi quyết định đến một quán bar gần khu Kyobashi. Trên tầng hai của quán bar này, tôi lại làm một gã chồng hờ, nằm dài cho qua ngày tháng. Thế gian. Tôi cảm giác như mình có thể bắt đầu lờ mờ hiểu về nó. Trong sự ganh đua giữa các cá nhân, trong cuộc tranh giành ấy, chiến thắng là tất cả. Con người không bao giờ phục tùng con người. Ngay cả kẻ nô lệ cũng biết ăn miếng trả miếng ti tiện theo kiểu nô lệ. Nếu không dựa vào sự thắng bại của cuộc ganh đua, thì công phu để sống còn không hiển lộ. Người ta rêu rao đại nghĩa, nhưng mục tiêu của sự nỗ lực chắc chắn phải là cá nhân, cá nhân vượt lên trên cá nhân. Cho nên sự nan giải của thế gian cũng chính là sự nan giải của cá nhân. Đại dương không phải là thế gian mà chính là những cá nhân. Khi hiểu được vậy tôi cảm thấy mình phần nào được giải phóng khỏi nỗi sợ hãi trước huyễn ảnh thế gian như biển lớn. Cách cư xử của tôi đã trở nên dày dặn hơn một chút, không còn suy nghĩ lo lắng vô độ như trước nữa mà chỉ hành động ứng với tình hình hiện tại thôi. Sau khi chối bỏ căn nhà nơi Koenji, tôi tìm đến quán bar ở khu Kyobashi và nói với má mì: "Tôi đã chia tay nàng và tìm đến đây". Tôi chỉ nói vậy và vậy là đủ rồi. Thắng bại của trường tranh đấu đã được quyết định. Từ đêm đó, tôi cứ mặt dày ngủ lại nơi tầng hai của quán bar. Cái "nhân gian" đáng sợ kia không gây hại gì cho tôi cả còn tôi thì chẳng cần biện minh gì thêm. Chừng nào má mì còn ưa tôi thì chừng đó tất cả đều xuôi chèo mát mái. Tuy thế "nhân gian" không một chút mảy may nghi ngờ gì trước sự hiện diện chắc chắn là quái dị của tôi. Tôi vừa như một vị khách của quán, vừa như ông chủ, vừa như thằng giúp việc, vừa như người thân thích của quán vậy. Những người khách cứ gọi tôi là "Yochan, Yochan", đối xử với tôi rất tử tế và còn mua rượu cho tôi uống nữa. Đối với cuộc đời, dần dần tôi chẳng dụng tâm gì nữa. Tôi nghĩ rằng cái gọi là cuộc đời cũng chẳng đáng sợ đến thế. Có nghĩa là cảm giác sợ hãi của tôi cho đến bây giờ như hàng vạn con vi khuẩn ho mãn tính sinh sản trong gió xuân, như vạn con vi trùng đục mắt tiềm phục trong nước ấm, như vạn con vi khuẩn gây hói đầu nơi tiệm hớt tóc, như những vi trùng gây ngứa lúc nhúc trên vòng da cầm tay trên tàu điện, như ấu trùng sán trong sashimi và thịt bò nướng tái, như sán lá gan náu mình trong trứng, như mẩu kính vỡ đâm sau gót chân khi đi dạo bộ bằng đôi chân trần, rồi run sợ theo lý thuyết của "mê tín khoa học" rằng mẩu kính đó sẽ theo đường máu tàn phá cơ thể đục hư mắt và làm ta mù vĩnh viễn. Hàng vạn con vi khuẩn đang trôi nổi, ngoe nguẩy khắp nơi đó là điều chính xác "theo khoa học". Đồng thời với điều này thì chỉ cần mặc xác sự tồn tại của chúng, coi chúng như chẳng có liên quan gì đến ta, thì ngay lập tức ta có thể làm chúng biến mất xem đó chỉ như là một "bóng ma của khoa học" mà thôi. Tôi biết là như vậy. Những chuyện như là mỗi ngày ăn cơm hộp chỉ cần chừa lại ba hạt cơm, rồi hàng ngàn hàng vạn người cũng chừa lại ba hạt cơm như vậy thì lãng phí biết bao nhiêu gạo mà kể; hay mỗi ngày mỗi người tiết kiệm một chiếc khăn giấy chùi mũi thôi thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu bột giấy... Những cái "thống kê khoa học" như vậy làm tôi sợ rúm cả người. Mỗi ngày ăn cơm còn chừa lại một hạt, hay mỗi lần hỉ mũi, tôi đều khổ đau với cái ảo tưởng mình đã lãng phí một núi gạo hay một núi bột giấy rồi u uất buồn đau như mình đã phạm phải một tội lỗi tày đình. Thế nhưng với cái "dối trá khoa học", "dối trá thống kê", "dối trá toán học" đấy đâu thể mà gom ba hạt gạo của mọi người được. Cho dù ứng dụng toán nhân toán chia vào những chủ đề đơn giản nguyên thủy nhất như một người cứ mấy lần bước vào nhà vệ sinh tăm tối do mất điện thì có một lần bước hụt vào bồn cầu, hay xác xuất bao nhiêu phần trăm người bị lọt chân xuống khoảng giữa cửa tàu điện và bậc thềm nhà ga... Những tính toán xác suất ngớ ngẩn như vậy cho dù có xảy ra đi chăng nữa, thì tôi cũng chưa bao giờ nghe thấy chuyện có người bị thương vì lọt chân xuống bàn cầu cả. Những giả thuyết đó được dạy cho chúng ta như những "sự thật khoa học" rồi chúng ta chấp nhận hoàn toàn không hồ nghi. Khi dần dần từng chút biết được thực thể của thế gian này, tôi thấy tội nghiệp cho mình đã sợ hãi cho đến bây giờ, và tự dưng muốn cười lên sằng sặc. Dù nói vậy nhưng cái gọi là "nhân gian" vẫn làm tôi sợ hãi. Tôi chỉ tiếp xúc được với những người khách trong quán sau khi đã uống một ly rượu mạnh mà thôi. Ham muốn xem những cái đáng sợ đã khiến tôi mỗi tối xuống quầy bar, uống rượu với khách say sưa thậm chí còn cao đàm khoát luận nửa mùa về nghệ thuật. Điều này cũng giống như con trẻ sợ con vật gì thì ngược lại càng nắm nó chặt hơn (4). Họa sĩ truyện tranh. Đúng, nhưng tôi chỉ là một họa sĩ truyện tranh vô danh không có cả niềm vui bất tận lẫn nỗi sầu khổ lớn lao. Mặc dù trong tâm tư tôi luôn mong muốn có một niềm vui lớn lao phóng khoáng để rồi chịu đựng nỗi buồn dai dẳng về sau này cũng được nhưng cuối cùng hiện tại niềm vui của tôi chỉ là nói chuyện tào lao với khách và uống rượu của họ mà thôi. Từ khi đến Kyobashi, tôi tiếp tục cuộc sống vô vị như vậy gần một năm. Truyện tranh tôi vẽ không những đăng trên những tạp chí dành cho trẻ con mà còn đăng tải trên những tạp chí khiêu dâm dành cho người lớn bán đầy nơi nhà ga. Lấy một bút hiệu nặc danh ngỗ nghịch là Joshi Ikita (Thượng Ty Kỷ thái) (5), tôi vẽ hình đàn bà khỏa thân tục tĩu và chèn vào đó những bài thơ tứ tuyệt Rubaiyat: Chính nghĩa, lý tưởng cuộc đời này Nơi chiến trường máu chảy nát thây Và đầu mũi dao kẻ thích khách Chính nghĩa đâu nào cho tôi hay Rượu tràn tim ta đầy niềm vui Sáng nay thức dậy bỗng bùi ngùi Hoang lương chợt đến sau đêm cũ Tỉnh rượu, mọi chuyện đều đổi thay Cảm giác tuyệt vời ta bước đi Tìm trong nhân tính nỗi chung gì Nhưng sao bên cạnh bao kẻ khác Ta thấy đời ta đứng bên lề Có lẽ ta đọc sai Thánh Kinh Hay không trí huệ với thường tình Nếu buông bỏ rượu với nữ sắc Thử hỏi làm sao ta tái sinh? Tuy vậy, thời gian này cũng có một cô gái khuyên tôi bỏ rượu. "Mỗi ngày say xỉn từ trưa đến tối là không được đâu anh". Đó là một cô gái chừng mười bảy, mười tám tuổi bán thuốc lá trong một cửa tiệm nhỏ đối diện quán bar. Nàng tên Yoshiko, nước da trắng trẻo và có cái răng khểnh dễ thương. Mỗi lần tôi ghé mua thuốc lá nàng đều cười và khuyên nhủ như vậy. "Tại sao không được? Có gì xấu xa đâu. Rượu trần ai gội niềm cay đắng, làm tiêu tan u sầu đấy. Người Ba Tư ấy, từ xưa nhé, đã biết thứ bồ đào mỹ tửu làm cho con người say sưa, mang lại hy vọng cho những con tim khổ đau trần thế. Bé có hiểu không?" "Em không hiểu". "Con bé quê mùa này. Anh hôn em một cái nhé". "Hôn đi". Nàng thè lưỡi ra ngay không do dự hãi sợ gì. "Con bé quê mùa ngu ngốc này. Quan niệm trinh tiết để đâu thế hở?" Tuy nhiên, từ cách thể hiện của nàng tôi biết nàng còn là xử nữ, chưa trao thân mình cho ai cả. Năm mới sang, vào một đêm lạnh giá, tôi say rượu bước ra ngoài mua thuốc lá, vấp ngã xuống cái cống trước cửa tiệm rồi gọi "Yoshichan, ra giúp anh với" thế là Yoshichan chạy ra nâng tôi dậy, đưa tôi vào nhà. Vừa băng bó cánh tay phải cho tôi, nàng vừa rầu rầu nói "uống quá nhiều mà". Mặc dù tôi thấy cái chết cũng bình thường thôi nhưng mà bị thương rồi máu chảy đầm đìa, trở thành kẻ tàn phế thì thực tình tôi không mong muốn chút nào nên vừa để Yoshiko băng bó vết thương nơi tay tôi vừa nghĩ thôi mình nên bỏ rượu là vừa. "Anh sẽ bỏ rượu. Từ ngày mai anh không đụng đến một giọt". "Thật không đấy". "Chắc chắn anh sẽ bỏ rượu. Nhưng nếu vậy thì Yoshiko phải làm vợ anh nhé?" Tất nhiên chuyện làm vợ chỉ là lời nói đùa thôi. "Nhiên rồi". Nhiên là nói tắt của từ "đương nhiên". Mấy cậu trai, cô gái trẻ "hiện đại" thời bấy giờ hay dùng những từ tắt như vậy. "Được rồi. Nghéo tay nào. Chắc chắn anh sẽ bỏ rượu đấy". Và rồi ngày hôm sau, tôi lại bắt đầu uống say từ trưa. Đến tối, tôi lảo đảo bước ra ngoài đến trước cửa tiệm của của Yoshiko. "Yoshichan à, xin lỗi em, anh lỡ uống rồi". "Ghét quá, anh cứ giả vờ như anh đã uống say không bằng". Tôi giật mình, cảm thấy tỉnh rượu hẳn. "Không, thật đấy. Anh đã uống rượu thật đấy. Không phải là anh giả vờ say xỉn đâu". "Đừng đùa với em nữa. Anh thật tệ". Nàng không mảy may nghi ngờ một chút nào. "Em ra xem sẽ thấy ngay thôi. Hôm nay anh uống say từ trưa đấy. Tha lỗi cho anh nghen". "Anh diễn kịch hay quá nhỉ". "Không phải diễn kịch đâu. Ôi cô gái quê mùa thơ dại. Anh hôn em nhé". "Hôn đi". "Không anh là kẻ chẳng có tư cách gì. Em đừng lấy anh mà làm chi nữa. Nhìn mặt anh xem này. Đỏ bừng đấy. Là anh đã uống rượu, hiểu chưa?" "Đó là tại mặt trời chiếu vào mới thế chứ. Đừng lừa em nữa. Chẳng phải hôm qua anh đã hứa rồi sao. Chắc chắn không uống nữa cơ mà. Chúng mình cũng đã nghéo tay rồi mà. Anh nói đã uống rượu là nói dối, nói dối, nói dối". Nhìn gương mặt trắng trẻo của Yoshiko đang mỉm cười trong cửa tiệm tối tăm, tôi thấy thật tôn quý sự trinh trắng chưa biết gì đến dòng đời vẫn đục của nàng. Cho đến bây giờ, tôi chưa lần nào ngủ với một xử nữ trẻ trung hơn tuổi mình cả. Hãy cưới nàng đi thôi, rồi về sau chịu nỗi sầu khổ lớn lao nào cũng được. Niềm vui hoan lạc phóng khoáng chỉ cần trải nghiệm một lần trong đời cũng đủ. Cái vẻ đẹp trinh trắng kia tôi nghĩ chỉ là cảm giác huyễn hoặc của những thi nhân ngu ngốc, nào ngờ lại hiện diện nơi đây, giữa trần gian này. Cưới nhau xong rồi, vào mùa xuân hai đứa đạp xe đi đến thác nước ngắm hoa lá rơi với dòng nước chảy. Có nghĩa là tôi đã quyết ý "một lần phân tranh thắng bại", không do dự gì cướp lấy đóa hoa kia. Vì thế hai chúng tôi kết hôn, và niềm vui tuy không lớn lao nhưng nỗi rầu buồn sau đó thì vượt quá mức tưởng tượng của tôi, đến mức có nói là "thê thảm" vẫn còn chưa đủ. Đối với tôi, cái thế gian này thật đáng sợ đến mức không thể nào tưởng nổi. Nó nhất quyết không phải là nơi mà mọi chuyện có thể quyết định dễ dàng chỉ bằng "một lần phân tranh thắng bại" như thế. Phần II Horiki và tôi. Nếu như cái gọi là "bằng hữu" trong thế giới này là vừa giao thiệp vừa khinh miệt lẫn nhau, cả hai cùng tự hạ thấp nhân phẩm của mình, thì mối quan hệ của tôi với Horiki rõ rằng là "bằng hữu". Tôi phải nương nhờ vào lòng hào hiệp của madam quán bar ở khu Kyobashi đó, (gọi người nữ có tấm lòng nghĩa hiệp có vẻ thật lạ lùng nhưng từ kinh nghiệm của tôi thì ít nhất đối với nam nữ chốn kinh đô này thì người nữ có vẻ giàu lòng nghĩa hiệp hơn đám nam nhi. Cánh đàn ông thì chỉ run run rẩy rẩy, lo giữ gìn thể diện và keo kiệt nữa) mới có thể lấy được cô bé Yoshiko nơi tiệm thuốc lá về làm vợ, mới thuê được một căn hộ nhỏ tầng trệt ở gần bờ sông Sumida, khu Tsukiji. Tôi bỏ rượu, chuyên tâm sáng tác truyện tranh như thể đó là nghiệp định sẵn cho mình vậy. Sau bữa ăn tối, chúng tôi đi xem phim, khi trở về ghé quán cà phê hay ghé tiệm mua một bình hoa nhỏ. Hơn nữa, nghe những lời thỏ thẻ của cô vợ nhỏ xinh đang hết mực tin tưởng vào mình, vui sướng nhìn cách cư xử của nàng tôi dần dần thấy mình có vẻ ra dáng con người, tự hỏi có lẽ mình không cần phải chết bi thảm nữa chăng? Khi đang mơ mơ màng màng với những ý nghĩ ngọt ngào êm đềm len lỏi sưởi ấm tâm tư như vậy, chợt đâu gã Horiki lại xuất hiện trước mặt tôi. "Này, tay sát gái. Sao cái mặt cậu đăm chiêu cảnh giác như vậy? Hôm nay tớ mang thông điệp từ cô nàng ở khu Koenji cho cậu đây". Horiki chợt hạ giọng, hất cằm về phía Yoshiko đang pha trà trong bếp và hỏi "có sao không đấy?" "Không sao đâu. cậu cứ nói". Tôi bình tĩnh đáp lời. Nói chung, Yoshiko có thể gọi là một thiên tài trong việc tin tưởng con người. Không những nàng không hay biết về mối quan hệ của tôi với madam ở quán bar khu Kyobashi mà ngay cả khi tôi cho biết nàng về vụ tự sát vì tình của tôi ở biển Kamakura thì nàng cũng chẳng nghi ngờ gì về mối quan hệ của tôi với Tsuneko cả. Không phải vì tôi nói dối tuyệt luân đâu mà bởi dù tôi đã nói trắng ra mọi chuyện rồi mà Yoshiko cứ cho tôi đang nói đùa với nàng mà thôi. "Cậu vẫn kiêu ngạo như thế nhỉ. Nhưng không có gì quan trọng đâu. Cô nàng khu Kojien nhờ tớ nhắn với cậu là nếu được thì thỉnh thoảng ghé chỗ nàng chơi thôi". Chuyện tưởng đã quên đi rồi thì con quái điểu lại vỗ cánh bay đến, dùng mỏ xé toạc vết thương ký ức. Những ký ức tội lỗi và nhục nhã của quá khứ ngay lập tức lại hiện về rõ ràng ngay trước mặt, khiến tôi sợ đến nỗi muốn hét lên thất thanh và ngồi cũng không vững nữa. "Làm vài ly chứ?", tôi mời. "Được thôi", Horiki đáp. Tôi và Horiki. Cả hai giống nhau về hình thức. Tôi có cảm giác gã là một con người y chang như tôi vậy. Tất nhiên là chỉ khi hai chúng tôi đi lang thang uống thứ rượu rẻ tiền khắp thành phố. Khi đối mặt nhau, chúng tôi ngay lập tức biến thành hai con chó cùng kích cỡ, cùng màu lông chạy nháo nhào trên con đường phủ đầy tuyết trắng. Từ ngày đó trở đi, chúng tôi nối lại mối giao hữu. Có khi cả hai ghé quán bar nhỏ khu Kyobashi, có khi hai con chó hoang say túy lúy ghé thăm căn hộ của Shizuko ở khu Koenji và ngủ lại đó đến sáng mới mò về. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên. Một đêm mùa hè oi bức. Horiki mặc bộ yukata nhàu nát ghé căn hộ của tôi ở Tsukiji vào lúc nhá nhem tối. Gã nói rằng vì có chút việc nên đã mang bộ quần áo mùa hạ đi cầm đồ nhưng sợ má mình biết được thì phiền nên muốn mượn tôi ít tiền để đi chuộc lại. Nhưng ngờ đâu tôi cũng không có tiền nên đã bảo với Yoshiko mang mấy bộ đồ của nàng đi cầm được ít tiền cho Horiki mượn. Còn dư chút đỉnh, tôi bảo Yoshiko mua một chút rượu mạnh, rồi chúng tôi lên sân thượng chung cư, đón những ngọn gió hôi hám từ sông Sumida hiu hiu thổi đến, vừa làm một bữa tiệc hóng mát thật là bẩn thỉu. Chúng tôi lúc đó bắt đầu chơi trò danh từ hài kịch và danh từ bi kịch. Đây là một trò chơi do tôi phát minh ra, dựa trên việc phân chia danh từ làm ba loại là giống đực, giống cái và trung tính thì đồng thời có thêm sự phân biệt danh từ hài kịch và bi kịch nữa. Ví dụ như "thuyền hơi nước" và "xe hơi nước" đều là danh từ bi kịch, còn "tàu điện" và "xe buýt" là danh từ hài kịch. Những người không biết điều đó thì không đáng bàn về nghệ thuật, những kịch tác gia chỉ cần dùng một từ bi kịch trong một vở hài kịch thì cũng xem như đã rớt đài thất bại, và ngược lại đối với bi kịch cũng vậy. "Đã sẵn sàng chưa? Thuốc lá thì sao?", tôi hỏi. "Bi" (viết tắt của bi kịch). Horiki trả lời dứt khoát. "Thuốc thì sao?" "Thuốc bột hay thuốc viên?" "Thuốc tiêm". "Bi". "Vậy à? Nhưng trong thuốc tiêm cũng có kích thích tố đấy". "Không, chắc chắn là bi. Chẳng có gì bi kịch hơn mũi kim tiêm đúng không?" Ừ "Ừ, thì mình thua. Nhưng mà thật ngạc nhiên là cả thuốc và bác sĩ đều là hài cả đấy. Cái chết thì sao?" "Hài. Cả mục sư hay hòa thượng cũng là hài cả thôi". "Quá tuyệt. Thế còn cuộc sống là bi kịch chứ?" "Không đâu, nó cũng là hài luôn". "Nếu mà nói thế thì tất thảy mọi thứ đều thành hài kịch hết. Tớ hỏi thêm một câu. Họa sĩ truyện tranh thì sao? Danh từ này cũng có thể gọi là hài kịch được chứ?" "Bi, bi. Một danh từ đại bi kịch". "Đại bi kịch là cậu mới phải chứ". Cái trò hề vớ vẩn dở tệ như thế này tuy chán ngắt nhưng chúng tôi vô cùng đắc ý vì đây là một trò tiêu khiển thông minh chưa từng xuất hiện ở bất cứ salon văn nghệ nào trên thế giới. Lúc đó, tôi cũng phát minh ra một trò chơi khác nữa. Đó là trò chơi tìm từ phản nghĩa. Ví dụ trái nghĩa với "đen" là "trắng". Nhưng trái nghĩa với "trắng" lại là "đỏ". Và trái nghĩa với "đỏ" là "đen". "Trái nghĩa của "hoa" là gì?" Horiki cau mày suy nghĩ. "À, có một nhà hàng tên là "Hoa nguyệt". Vậy là "trăng" đúng không?" "Ây dà, đó đâu phải là từ trái nghĩa. Ngược lại còn là từ đồng nghĩa là khác. Cũng như "sao" và hoa violet vậy, đều là đồng nghĩa. Có phải là phản nghĩa đâu". "Hiểu rồi. Vậy chắc là "ong" đấy". "Ong à?" "Cũng như kiến trên hoa mẫu đơn ấy". "Đấy là chủ đề của hội họa chứ có phải phản nghĩa đâu". "Vậy thì mây nhỉ?" "Mây à? Mây thì phải đi với trăng chứ?" "À, đúng nhỉ. Vậy hoa và gió. À, phản nghĩa của hoa là gió". "Tệ quá. Chẳng phải đó là một khúc diễn tấu đàn samisen hay sao? Lộ ra trình độ của cậu rồi nhé". "Vậy thì là đàn tỳ bà". "Không được. Cậu phải tìm ra cái gì ít giống bông hoa nhất thì mới là phản nghĩa của hoa được chứ?" "Vậy thì là... Đợi đã. Phải chăng là đàn bà?" "Cuối cùng thì cũng ra. Vậy đồng nghĩa với đàn bà là gì?" "Cơ quan nội tạng". "Cậu chẳng hiểu gì về thơ ca cả nhỉ. Vậy trái nghĩa của nội tạng?" "Sữa". "Khá là tuyệt đấy. Thêm một câu nữa. Hổ thẹn. Trái nghĩa là gì?" "Không biết hổ thẹn. Họa sĩ truyện tranh được yêu thích Joshi Ikita". "Còn Horiki Masao thì sao?" Từ lúc đó trở đi, hai đứa không còn cười được nữa. Cảm giác u uất như một mảnh thủy tinh của ly rượu mạnh kia xông thẳng lên đầu nhức buốt. "Đừng nói giỡn. Dù sao tớ vẫn còn chưa chịu nỗi nhục bị giam giữ như cậu đâu nhé". Tôi choáng váng. Trong thâm tâm, gã Horiki kia chưa bao giờ coi tôi là một con người bình thường cả. Hắn xem tôi chỉ như một con ma ngu ngốc vô liêm sỉ còn sống sót sau đợt tự sát, một "tử thi còn sống". Và cái giao tình "bằng hữu" cho đến bây giờ chỉ là để lợi dụng tôi đến hết mức có thể nhằm thỏa mãn cái thú vui của hắn mà thôi. Khi nhận ra thế tất nhiên cảm giác chẳng dễ chịu gì nhưng rồi sau khi nghĩ lại thấy Horiki nhìn đúng bản chất của mình từ xưa tôi đã là một đứa trẻ không có tư cách con người nên sự khinh miệt của Horiki cũng là có lý. "Còn tội lỗi thì sao? Trái nghĩa của tội lỗi? Cái này khó đấy nhé". Tôi làm vẻ mặt như chẳng có chuyện gì xảy ra rồi hỏi tiếp. "Pháp luật chứ gì?". Nghe Horiki trả lời rất thản nhiên nên tôi liếc nhìn gương mặt gã. Trong ánh đèn neon đỏ quạch từ tòa nhà bên cạnh hắt lên, mặt Horiki trông uy nghiêm như một con quỷ hình sự vậy. Tôi hoàn toàn bất ngờ. "Tội ác là một phạm trù hoàn toàn khác chứ". Trái nghĩa của "tội lỗi" mà lại là "pháp luật" à. Tuy nhiên con người thế gian có lẽ đều suy nghĩ đơn giản như thế và sống có vẻ nghiêm túc như vậy. Chắc họ đều cho rằng tội ác sinh sôi nảy nở ở những nơi nào không có cảnh sát hình sự. "Vậy là gì chứ? Thần linh à? Tớ thấy người cậu có phảng phất mùi của một con chiên ngoan đạo đấy". "Đừng có đánh trống lảng đi như vậy. Hai đứa mình thử suy nghĩ thêm một chút nữa xem sao. Đây cũng là một đề tài thú vị đấy chứ? Tớ có cảm giác là chỉ cần căn cứ trên một câu trả lời này thôi thì ta có thể hiểu hết về con người đó vậy". """