" Thành Trì - Archibald Joseph Cronin full prc, pdf, epub, azw3 [Tiểu thuyết] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thành Trì - Archibald Joseph Cronin full prc, pdf, epub, azw3 [Tiểu thuyết] Ebooks Nhóm Zalo Thành Trì Với chủ đề nổi bật trong toàn bộ tác phẩm là đạo đức và trách nhiệm của người thầy thuốc, “Thành trì” mô tả một cách sinh động cuộc sống và đấu tranh của một bác sĩ trẻ tuổi tài năng, có lương tâm và nhiệt huyết, say mê làm việc vì khoa học và sức khỏe của người bệnh. Đây là cuộc đấu tranh chống lại sự dốt nát lạc hậu ngự trị trong ngành y và tổ chức y tế cổ hũ ở nước Anh đương thời, chống lại những lối làm ăn tắc trách, bất lương của những thầy thuốc coi rẻ tính mạng con người. Đây cũng là cuộc đấu tranh với bản thân, chống lại sự cám dỗ của tiền tài và danh vọng. Trong cuộc vật lộn không cân sức ấy, những người xốc nổi, bồng bột, ít từng trải như bác sĩ En- đru Men sân đã nhiều phen mắc phải sai lầm, nếm mùi thất bại và không tránh khỏi có lúc sa ngã. Cuốn sách mô tả những bậc thang sa sút ghê gớm về đạo đức và tinh thần của một con người mà bản chất tốt đẹp đã bị những thế lực bạo tàn của chế độ tư bản làm mai một và tiêu tan. Tác giả A-cơ-ban Giâu- đớp Cơ-râu-nin là một bác sĩ trở thành nhà văn. Quãng đời bác sĩ của ông có những chặng đường giống nhân vật En- đru Men-sân. Tốt nghiệp đại học y khoa, ông về làm việc tại một vùng mỏ miền Nam xứ Uên rồi ra Luân Đôn ở hơn mười năm. Sau đó tình hình sức khỏe buộc ông phải từ bỏ nghề y. Trong những năm làm bác sĩ, Cơ-râu-nin đã có dịp tìm hiểu cuộc sống và lao động của những người thợ mỏ, và đồng thời nhìn thấy tường tận những mặt trái của ngành y ở nước Anh. Những cảm xúc và những điều tai nghe mắt thấy trong thời gian đó thôi thúc ông viết và chúng đã đem lại cho tác giả những trang sách vô cùng chân thực và sinh động. Tác phẩm đầu tay “Lâu đài người thợ mũ”, ra đời năm 1931, đã đưa ngay Cơ râu-nin lên một vị trí nổi bật trên văn đàn. Tiếp đó là các cuốn “Dưới các vì sao” (1935) và “Thành trì” (1937). Các tác phẩm của Cơ-râu-nin đều đậm tính hiện thực, chan chứa tình cảm nhân đạo và giàu tình tiết hấp dẫn. Một nhà phê bình văn học đã gọi ông là “Đich-ken mới của Anh Chương 1 Vào một buổi chiều tà tháng mười năm 1921, trên con tàu vắng tanh chạy từ Xoan- đi đang nặng nề trườn mình leo dốc ngược thung lũng Pi-no- Oen, ở toa hạng ba có một người trai trẻ, quần áo xuềnh xoàng, mắt đăm đăm nhìn qua khung cửa sổ. En- đru Men-sân đã đi đường suốt cả ngày hôm nay từ miền Bắc, đến Ca-lai và Sơ-ru-bơ-ri thì chuyển tàu, thế mà sang chặng đường cuối cùng của cuộc hành trình buồn tẻ đưa anh đến miền Nam xứ Uên, anh còn thấy trong lòng bồn chồn háo hức hơn khi nghĩ đến công việc anh sắp nhận tại mảnh đất xa lạ, gớm ghiếc này. Đây là việc làm đầu tiên trong đời bác sĩ của anh. Bên ngoài, trời mưa xối xả che mờ những dãy núi dựng đứng hai bên con đường sắt đơn tuyến. Ngọn núi chìm vào trong bầu trời trống rỗng nhờ nhờ xám, còn sườn núi loang lổ những miện giếng mỏ như những vết sẹo chạy dốc xuống thành một mảnh màu đen ảm đạm, thê lương, nham nhở những bãi xỉ quặng kết sù, bên trên có vài ba con cừu bẩn thỉu vơ vẩn tìm mãi không được một ngọn cỏ. Chẳng có một lùm cây, một túp cỏ nào. trong ánh sáng nhợt nhạt đang tối dần, những thân cây trông giống như những bóng ma khẳng khiu, còi cọc. Đến một chỗ ngoặt, ngọn lửa đỏ rực của một xưởng đúc loé lên chiếc sáng một đám thợ mình trần, lưng vươn dài, tay quai tay búa. Tuy cảnh ấy vụt biến đi ngay đằng sau những công trình hỗn độn trên mặt đất của mỏ, song nó vẫn để lại một cảm giác mãnh liệt, căng đầy sức sống. En- đru hít một hơi dài. Trước cảnh tượng ấy, anh bỗng thấy trong người trào lên một nguồn nghị lực, tràn ngập một cảm giác hân hoan nẩy sinh từ niềm hy vọng và hứa hẹn của tương lai. Nửa giờ sau, trời tối hẳn càng làm cho cảnh vật thêm xa lạ và hoang vắng, con tàu hổ hển vào Blây-nen-li, thị trấn tận cùng của thung lũng và cũng là ga cuối cùng của tuyến đường. Thế là cuối cùng anh cũng tới nơi. Tay xách va-li, En- đru nhảy xuống tàu, rảo bước đi hết ga, nhớn nhác xem có ai ra đón không. Ở cổng ga, dưới một ngọn đèn chao đi chao lại trước gió, có một ông lão mặt vàng ệch, đội chiếc mũ vuông cạnh và mặc chiếc áo mưa dài thườn thượt đang đứng đợi. Ông lão nhìn En đru xoi mói, hỏi với giọng khó chịu: - Ông là phụ tá mới của bác sĩ Pây-giơ phải không? - Vâng. Tên tôi là Men-sân, En- đru Men-sân. - Hừ! Còn tôi là To-mớt. “Lão to-mớt”, ai cũng gọi như vậy, mặc xác họ. Tôi đưa xe đến kia kìa… Lên đi… trừ khi ông muốn lội nước thì không kể. En- đru quẳng va-li vào trong xe, rồi trèo lên chiếc xe ọp ẹp đóng một con ngựa đen đủi, cao lêu nghêu, gầy giơ xương. Lão To-mớt bước lên theo, cầm lấy dây cương và thét: - Đi nào, Tép-phi! Chếc xe lăn bánh qua thị trấn. En- đru cố gương mắt nhìn xem thị trấn này như thế nào, nhưng qua màn mưa chỉ thấy lờ mờ những dãy nhà thấp lè tè, xám xịt, nối đuôi nhau dưới chân dưới ngọn núi cao ngút lúc nào cũng sừng sững trước mắt. Lão xà ích già lặng thinh không nói một câu nào đến mươi phút, chỉ liếc đôi mắt gườm gườm từ dưới vành mũ lõng tõng mưa nhìn En- đrụ Trông lão không có một vẻ gì giống người đánh xe ngựa bảnh bao của một bác sĩ làm ăn khấm khá. Lão bé loắt choắt, lôi thôi lếch thếch, người lúc nào cũng xông ra một mùi khét lèn lẹt. Mãi sau lão mới nói: - Vừa mới nhận bằng xong phải không? En- đru gật đầu. - Biết mà. – Lão To-mớt nhổ nước bọt đánh toẹt một cái. Lão thấy mình đoán trúng nên ham nói chuyện hơn, giọng ồ ồ – Người phụ tá cũ vùa mới bỏ đi cách đây hai hôm. Nói chung, chẳng ai chịu ở lại. - Sao thế? – Tuy băn khoăn nhưng En- đru vẫn mỉm cười. - Một là vì quá nhiều việc, chắc thế. - Vì sao thế? - Rồi sẽ biết! Một lát sau, như một người hướng dẫn khách du lịnh giới thiệu một nhà thờ to đẹp, lão To-mớt giơ chiếc roi đánh ngựa chỉ về một phía cuối một dãy nhà, chỗ một khung cửa nhỏ có ánh đèn phả ra một đám hơi nước. - Kia kìa, thấy không? Đấy là cửa hàng khoai rán của tôi. Bà lão nhà tôi ở đấy. Mỗi tuần rán khoai hai lần. Có cả cá nữa. – Một sự thích thú ngần nào đó làm méo xệch chiếc môi trên dài của lão – Rồi thể nào ông cũng mò đến đó ngay mà. Phố chính đến đây là hết. Rẽ sang một ngách phố bên cụt lủn, gồ ghề, chiếc xe lọc cọc chạy qua một bãi đất trống rồi ngoặc vào một lối đi hẹp của một ngôi nhà đứng tách biệt với những nhà bên cạnh, đằng sau ba cây thông Nam Mỹ. Ngoài cổng treo chiếc biển đề “Brin gao- Ơ” To-mớt giật cương giữ ngựa lại: - Đến rồi. En- đru xuống xe. Ngay phút sau, khi anh hãy còn đang chuẩn bị tinh thần cho cuộc thử thách của buổi gặp gỡ đầu tiên này thì cửa trước đã bật mở, và anh bỗng thấy mình đứng trong một gian phòng đèn sáng và được một người phụ nữ trạc bốn mươi tuổi, lùn béo, tươi cười, da mặt căng bóng, hai con mắt tinh nhanh táo bạo, tiếp đón niềm nở. - À! À! Đây hẳn là bác sĩ Men-sân rồi. Mời ông vào, ông bác sĩ thân mến, mời ông vào. Tôi là vợ bác sĩ Pây giợ Mong ông đi đường không đến nỗi mệt mỏi lắm. Ông đến, tôi mừng quá. Tôi cứ điên đầu lên từ khi cái tên quỷ tha ma bắt ấy nó bỏ chúng tôi nó đi. Giá ông được thấy hắn nhỉ. Thật chưa bao giờ tôi gặp một kẻ nào hoang tàng như nó, tôi cam đoan với ông như vậy. Ối dào! Nhưng mà thôi, không sao cả. Có ông đến đây rồi là mọi việc sẽ tốt dẹp. Mời ông đi. Tự tôi sẽ đưa ông đến phòng dành riêng cho ông. Buồng của En- đru ở trên gác, một gian buồng bé nhỏ, kê một chiếc giường đồng, một tủ ngăn kéo đánh véc-ni vàng, một cái bàn bằng tre trên để một chậu thau và một cái sô. En- đru đưa mắt nhìn khắp một lượt trong khi hai con mắt như hai chiếc khuy đen của bà Pây-giơ nhìn soi mói vào mặt anh làm anh vội lịch sự nói: - Trong có vẻ tiện nghi lắm, thưa bà Pây-giơ. Blốt- đoen Pây-giơ tươi cười lấy tay vỗ vai En- đru thân mật như người mẹ vỗ vai con cái trong nhà: - Đúng thế. Ở đây ông sẽ được vừa ý, ông bác sĩ thân mến ạ. Ông tử tế với tôi và tôi tử tế lại với ông. Tôi chỉ biết nói thẳng thắn như thế với ông thôi. Còn bây giờ, không nên để phí thời gian, mời ông đến gặp bác sĩ Pây giơ – Bà ta ngung lời, con mắt vẫn nhìn En- đru dò xét, cố lấy giọng bình thường, tự nhiên – Không biết tôi có nói trong thư không nhỉ, nhưng thực tế là bác sĩ Pây-giơ dạo này không được khỏe lắm. En- đru nhìn bà ta sửng sốt. Không để anh kịp xen vào một câu, bà Pây-giơ vội nói: - Ồ, không có gì ghê nghớm lắm đâu. Bác sĩ Pây-giơ phải nằm mất mấy tuần naỵ Nhưng ông ấy rồi sẽ sớm bình phục. Ông có thể tin như vậy. Bụng lấy làm lạ, En- đru đi theo bà Pây-giơ đến chỗ cuối hành lang. Bà ta mở cửa một gian buồng rồi cất giọng viu vẻ: - Mình ơi, ông Ét-Uất ơi. Đây là bác sĩ Men-sân, người phụ tá mới của chúng tạ Ông ấy đến chào mình đấy. Gian phòng dài ngoẵng, đồ đạc tồi tàn, rèm che kín mít, trong lò sưởi leo lét một ngọn lửa nhỏ. Khi En- đru bước vào thì bác sĩ Ét-Uất Plây-giơ từ từ trở mình trên giường có vẻ khó nhọc lắm. Ông khoảng sáu mươi tuổi, cao gầy, nét mặt rắn rỏi, đôi mắt sáng và mệt mỏi. Tất cả vẻ mặt và bộ dạng ông lộ rõ nỗi đau đớn và một tâm trạng chán chường, nhẫn nhục. Và còn có một cái gì hơn thế nữa. Aùnh sáng của ngọn đèn dầu hắt lên gối cho thấy một bên mặt ông cứng đờ, bất động, như bằng sáp. Nửa người bên trái ông cũng bị liệt như vậy, và bàn tay trái đặt trên tấm chăn vá víu, co quắp như một mẩu chỉ cụt bóng nhẫy. Nhìn thấy những dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng lâu năm này, En- đru bỗng kinh hoàng. Không khí im lặng nặng nề. Cuối cùng, bác sĩ Pây-giơ cất tiếng nói, chậm chạp, khó khăn, tiếng nọ hơi nhíu với tiếng kia. - Tôi mong rằng ở đây ông sẽ cảm thấy dễ chịu. Tôi mong rằng công việc không quá vất vả đối với ông. Ông còn trẻ lắm. En- đru ngượng ngịu trả lời: - Thưa ông, tôi năm nay hai mươi tư tuổi. Đây là lần đầu tiên tôi nhận việc, thưa đúng thế, nhưng tôi không ngại công việc. Blốt- đoen Pây-giơ hớn hở: - Đó! Mình thấy chưa, Ét-Uất! Tôi đã bảo mình là chúng ta sẽ gặp may với người phụ tá sau mà! Mặt ông Pây-giơ trông càng đờ đẫn. Ông nhìn En đru, rồi có vẻ như không muốn để tâm đến nữa, giọng mệt mỏi nói: - Tôi hy vọng ông sẽ ở lại đây. - Ô hay! Nói năng lạ nhỉ! – Blốt- đoen kêu lên, rồi quay sang En- đru cười xin lỗi – Chả là ông ấy hôm nay hơi mệt một chút, ít hôm nữa là lại dậy làm việc ngay đấy mà. Có phải thế không, mình yêu quý? – Bà ta cúi xuống hôn chồng thắm thiết. – Tôi sẽ bảo chị En-ni mang cơm tối lên buồng mình khi nào ở dưới nhà ăn xong nhé. Ông Pây-giơ không trả lời. Vẻ cứng đờ trên nửa mặt ông làm mồm ông méo xệch đi. Bàn tay còn cử động được thò ra phía quyển sách đặt trên chiếc bàn cạnh giường. En- đru đọc nhan để cuốn sách: “Các loài chim rừng châu Aâu”. Trước khi con người bất toại đó bắt đầu đọc sách, En- đru đã cảm thấy anh được phép rút lui rồi. En- đru bước xuống nhà ăn tối, óc rối bời những ý nghĩ. Anh nhận chân làm phụ tá bác sĩ này sau khi đọc một tin tìm người đăng trên tờ”Mũi dao chích”. Trong thư từ trao đổi với bà Pây-giơ đưa đến kết cục là anh nhận đến đây làm việc, không thấy đả động tý gì đến bệnh tật của bác sĩ Pây-giợ Mà bác sĩ Pây-giơ thì rõ ràng bị bệnh nặng rồi. Không còn có nghi nghờ về bệnh xuất huyết não trầm trọng đã làm cho ông ta phải liệt giường liệt giường liệt chiếu thế kia. Phải hàng tháng nữa ông ta mới làm việc được, nếu như vạn nhất ông ta còn có thể trở lại làm việc. En- đru cố gạt những mối băn khoăn lo nghĩ này ra khỏi đầu. Anh còn trẻ, khoẻ mạnh, anh không ngại phải làm thêm việc vì ông Pây-giơ đau ốm. Đang trong tâm trạng phấn chấn, anh chỉ những mong sao có thật nhiều người bệnh mà thôi. Ba Plây-giơ tươi tỉnh nói khi bước vào buồng ăn: - Ông Men-sân thân mến, hôm nay ông gặp may đấy. Ông có thể ăn bữa tôi ngay bây giờ. Không phải khám bệnh cho ai hết. Đai Gien-kin giải quyết xong cả rồi. - Đai-Gien-kin? - Người dược tá của chúng ta ấy mà – Bà Pây-giơ thản nhiên nói – Một anh chàng khéo tay, lại chịu khó nữa. Có người còn gọi anh ta là bác sĩ Gien-kin cơ đấy, nhưng cố nhiên không thể sánh được với bác sĩ Pây-giơ rồi. Mười hôm vừa qua, toàn là anh ta mổ xẻ và khám bệnh cả. En- đru nhìn bà Pây-giơ trân trân với một nỗi lo ngại mới. Tất cả những điều anh đã được nghe nói, đã được báo trước về những lối làm việc đáng ngờ trong ngành y tại những vùng thung lũng xa xôi hẻo lánh ở xứ Uên này hiện lên trong óc anh. En- đru phải cố ghìm mình lắm mới không bật ra thành lời. Bà Pây-giơ ngồi ở đầu bàn, xoay lưng lại lò sưởi. Khi đã yên vị thoải mái trên chiếc ghế riêng có lót một lần nệm rồi, bà ta buông ra một hơi thở dài khoan khoái tưởng tượng đến những gì sắp dọn ra và rung chiếc chuông nhỏ ở trước mặt. Chị người làm mang thức ăn lên. Chị tuổi nhơ nhỡ, mặt hơi tái và rất sạch sẽ. Chị đưa mắt nhìn trộm En- đru. - Chị En-ni này. Đây là bác sĩ Men-sân – Bà Pâygiơ nói to, phết bơ vào một khoanh mì mềm xốp rồi đưa cả vào mồm. En-ni không trả lời. Chị nín lặng dọn cho En- đru một khoanh thịt bò nguội mỏng tang và dọn cho bà Pây một món thịt bò rán hành nóng hổi kèm theo một chai bia nâu con. Tay nhấc chiếc nắp đậy đĩa ăn riêng của mình và xắn khúc thịt bò mềm ngọt làm miệng bà ta chua chi đã ứa nước miếng, ba Plây-giơ giải thích: - Tôi không ăn trưa được mấy, bác sĩ Men-sân ạ. Với lại, tôi phải chú ý chế độ ăn uống của tôi lắm cợ Vì cái máu của tôi ấy mà… Tôi phải dùng tí ti bia cũng vì máu của tôi đấy. En- đru ra sức nhai khoanh thịt dai ngoách trên dĩa của mình và kiên gan uống nước lã. Sau một giây phút căm phẫn qua nhanh, cái mà anh phải cố sức ghìm lại chính là tính hài hước, châm biếm của anh. Sự cố yếu giả tạo của bà Pây-giơ lộ liễu và trơ trẽn đến nỗi anh phải gắng lắm mới khỏi cười phá lên. Trong bữa ăn, Blốt- đoen Pây-giơ ăn nhiều, nói ít. Sau cùng, bà ta lấy bánh mì quệt hết nước thịt bò, ăn hết khúc thịt nướng, tặc lưỡi tợp nốt những giọt bia cuối cùng, ngả người vào lưng ghế, thở phì phò, đôi má bánh đúc đỏ bóng lên. Giờ đây bà ta có vẻ muốn ngồi nán lại bàn ăn chờ đón những chuyện tâm tình, có lẽ bà ta sẽ thử tìm hiểu, theo cách táo tợn riêng của mình, xem Men-sân là người như thế nào. Quan sát En- đru Men-sân, Blốt- đoen Pây-giơ thấy anh là một chàng trai trẻ, gầy gò, vụng về, mái tóc sẫm, nét mặt khá rắn rỏi, gò má cao, chiếc cầm thanh tú và đôi mắt xanh biếc. Đôi mắt ấy, khi En- đru ngước lên thì nhìn thẳng vào mặt người ta với vẻ xét hỏi, mặc dầu có những nếp nhăn đăm chiêu nôn nóng trên trán. Ngồi trước mặt Blốt đoen Plây-giơ đúng là một mẫu người Xen-tích mà bà ta không biết. Tuy bà ta nhận ra những nét cương nghị và thông minh sắc sảo trên khuân mặt En- đru, nhưng bà ta hài lòng nhất là cách En- đru chấp nhận không chần chừ khoanh thịt bò nguội mỏng dính nấu từ ba hôm trước. Blốt- đoen suy tính rằng tuy En- đru trông có vẻ đói ăn nhưng chắc anh cũng không phải là người khó nuôi. Lấy chiếc kim cài đầu xỉa răng, Blốt- đoen Plây-giơ lại thân mật vui vẻ nói: - Tôi tin chắc ông và tôi, chúng ta sẽ làm ăn hòa thuận với nhau. Tôi cũng phải đến lượt gặp vận may chứ – Giọng ngọt ngào, Blốt- đoen kể cho En- đru nghe những nỗi phiền muộn của mình và nói qua về tình hình công việc ở đây – Thật là cơ cực, ông bạn thân mến ạ. Ông không thể hiểu nổi đâu. Cứ nghĩ mà xem, bác sĩ Pây-giơ thì đau ốm, những người phụ tá thì tồi tệ xấu xa, không thu về được tí gì mà tiền thì cứ trôi ra như nước… Có nói ông cũng không tin! Tôi lại còn khốn khổ ve vãn ông giám đốc và các quan chức của công ty mỏ nữa chứ! Tiền công khám và điều trị bệnh nhân đều ở họ mà ra cả – cũng chẳng nhiều nhặn gì đâu – Bà ta vội nói thêm – Ông hiểu không, công việc làm ăn ở Blây nen-li là như thế này: Công ty mỏ có ba bác sĩ chính nghạch, nhưng ông nên nhớ rằng bác sĩ Pây-giơ là người tài giỏi nhất đám, bỏ xa những người kia. Chưa kể đến ông thời gian ông ấy đã sinh sống ở đây! Gần ba mươi năm trời, nếu không phải là lâu hơn nữa, một điều đáng kể đấy nhé! Thế. Các bác sĩ muốn lấy bao nhiêu phụ tá cũng được. Bác sĩ Pây-giơ thì có ông này, bác sĩ Liu-ít thì có một gã tên là Đen-ni,… nhưng những người phụ tá không bao giờ nằm trong danh sách chính thức của Công tỵ Tóm lại, như tôi nói, Công ty khấu trừ một khoản tiền lương của tất cả các thợ mà Công ty thuê làm việc tại các mỏ và các công trường, lấy tiền đó trả cho các bác sĩ chính nghạch tùy theo một số người đăng ký ghi tên chữa bệnh ở mỗi bác sĩ. Bà ta phải ngừng lại vì đã bắt sự ngu dốt và cái dạ dầy quá nặng của mình làm việc quá nhiều. - Tôi thấy đã hiểu được lề lối làm việc, bà Pây-giơ ạ. Blốt- đoen cười khanh khách: - Thế thì ông không phải bận tâm gì đến nó nữa nhé. Ông chỉ cần nhớ là ông làm việc cho bác sĩ Pây-giơ là đủ. Đó là cái chính, bác sĩ Men-sân ạ. Chỉ cần nhớ là ông làm việc cho bác sĩ Pây-giơ và thế là giữa ông với cái thân tôi bé bỏng đáng thương này, hai ta sẽ làm ăn rất chi là hoà thuận với nhau. En- đru lặng quan sát người đàn bà này. Anh có cảm tưởng như bà ta vừa tìm cách gợi lòng thương hại của anh, vừa ra oai với anh dưới cung cách ân cần nhẹ nhàng đó. Còn bà ta thì có lẽ cảm thấy mình đã trót quá cởi mở, dễ dãi. Đưa mắt nhìn đồng hồ, bà ta rướm thẳng người lên, cài lại chiếc kim lên mớ tóc đen nhẫy rồi đứng dậy, giọng khác hẳn, gần như ra lệnh: - À này, nhà số 7 phố Giai- đa mời thăm bệnh đấy. Họ đến mời trước lúc năm giờ. Ông đến đấy ngay đi. Chương 2 En- đru đi thăm bệnh ngay tức thì, với một cảm giác khó nói, gần như nhẹ nhõm. Anh mừng được có dịp bức ra khỏi những xúc cảm kỳ quặc ngược nhau nảy sinh từ lúc anh đặt chân tới Brin-gao- Ợ Anh đã lờ mờ đoán ra tình hình công việc và cách Blốt- đoen dùng anh làm thay người thầy thuốc chính nay không còn khả năng làm việc nữa. Thật là một hoàn cảnh kỳ lạ, khác xa những bức tranh lãnh mạn mà trí tưởng tượng của anh có thể vẽ ra. Tuy vậy, dù sao,đối với anh, công việc là cái chủ yếu, ngoài ra mọi chuyện khác đều là vụn vặt. Anh khao khát bắt tay vào việc. Bất giác anh rảo bước, lòng bồn chồn hân hoan với ý nghĩ… Đây là người bệnh đầu tiên của mình. Trời hãy còn mưa khi En- đru bước qua bãi đất trống đen xạm, bẩn thỉu, rẽ sang phố nhà thờ, đi về phía bà Pây-giơ đã chỉ một cách chung chung. Mặc dầu đi giữa đêm tối, En- đru cũng thấy được hình thù của thị trấn. Những cửa hiệu của nhà thờ – Nhà thờ của giáo phái Xai- Ơn, Kê-pơn, Hê-bron, Bê-thơn, Bê-thê-xđa – anh đi qua dễ đến tròn một chục cái, rồi đến cửa hàng hợp tác rộng lớn và chi nhánh của ngân hàng miền tây, tất cả đều nằm trên đường phố chính ở tít dưới lòng thung lũng. Một cảm giác nặng nề đặc biệt đè lên ngực làm anh cảm thấy mình như bị vùi sâu dưới đáy khe núi này. Ngoài đường không còn mấy người đi lại. Từ phố Nhà thờ rẽ sang hai bên không xa là những dãy nhà ở của dân thợ, mái nhà xanh lam, chạy thẳng thước thợ với nhau. Và xa xa, ở tít đầu khe núi, dưới một vầng ánh sáng toa? ra thành hình rẻ quạt trên bầu trời đùng đục và khu mỏ sắt và nhà máy luyện kim Blây-nen-li. Đến số 7 phố phố Glai- đa, En- đru hổn hển gõ cửa và được đưa ngay vào gian bếp, nơi bệnh nhân đang nằm trên một cái giường, đặt sâu trong hóc tường. Bệnh nhân là một phụ nữ còn trẻ, vợ một người thợ nấu thép tên là Uy-liêm. Bước lại bên giường người bệnh, tim đập thình thình, đầu óc căng thẳng, điểm khởi đầu thực sự của cuộc đời anh. Biết bao lần anh đã nghĩ đến giờ phút này khi anh đang trong đám sinh viên nghe giáo sư Lem-plu giảng bài! Bây giờ không còn có bạn bè hỗ trợ, không còn chuyện trả bài một cách thoải mái nữa. Bây giờ anh chỉ có một mình, trước một người bệnh mà anh phải chuẩn đoán và điều trị, không nhờ cậy được một ai. Bỗng nhiên, lòng đau quặn, anh nhận ra mình luống cuống, không có kinh nghiệm, hoàn toàn không được chuẩn bị gì cho nhiệm vụ này. En- đru khám thật cẩn thận, tỉ mỉ, trong khi người chồng đứng bên cạnh trong gian phòng nền đá chật chội sáng lờ mờ. Không còn nghi ngờ gì nữa, chị phụ nữ này ốm rồi. Chị ta kêu đau đầu không chịu được. Nhiệt độ, mạch, lưỡi, đều cho thấy là có bệnh, mà bệnh nặng. Nhưng là bệnh gì? En- đru lo lắng tự đặt cho mình câu hỏi khi anh cúi xuống khám lại. Người bệnh đầu tiên của anh! Ồ, anh biết là anh quá lo! Nhưng nhỡ anh lầm, lầm lẫn ghê gớm thì sao? Tệ hơn nữa, nhỡ anh nhận ra mình không thể chuẩn đoán ra bệnh gì thì sao? Anh bỏ sót một cái gì ư? Không sót một cái gì cả. Thế mà anh vẫn thấy mình đang cố tìm cho ra cân giải đáp, cố tập hợp các triệu chứng lại dưới tên một căn bệnh cụ thể nào đó mà không được. Sau cùng, hiểu rằng không thể kéo dài cuộc tìm kiếm thêm nữa, En- đru từ từ đứng thẳng người lên, gập ống nghe lại, lắp bắp: - Chị ấy có bị lạnh không? – En- đru hỏi, mắt dán xuống sàn nhà. - À, có ạ – Uy-liêm vội trả lời. Người chồng có vẻ hoảng khi thấy cuộc khám bệnh kéo dài – Thưa bác sĩ, tôi quả quyết là nhà tôi bị lạnh, cách đây ba bốn hôm. En- đru gật đầu, khó nhọc tìm cách gây cho người chồng một niềm tin mà mà chính anh không có. Anh lí nhí: - Mấy hôm nữa là chị ấy sẽ khỏi. Độ nửa tiếng nữa, anh đến trạm xá nhé. Tôi sẽ cấp cho anh một lọ thuốc. En- đru cáo từ hai vợ chồng rồi trở về trạm xá, đầu cứ cúi gằm suy nghĩ miên man, tuyệt vọng. Trạm xá là một căn nhà gỗ tồi tàn ở đầu lối đi vào nhà bác sĩ Pây giợ Thắp ngọn đèn hơi, En- đru bắt đầu đi đi lại lại bên cạnh những cái giá bụi bặm để đầy những lọ màu xanh lam, xanh lục, nặn óc suy nghĩ, mò mẫm trong tôi. Không có một triệu chứng rõ rệt nào. Đúng, hẳn là cảm lạnh. Anh lầu bầu, rối óc, kinh hãi và tức tối trước sự bất lực của mình. Anh đành phải buộc lòng cứ bỏ mặc đấy. Gặp phải những trường hợp bí, giáo sư Lem-plu thường có một công thức ngắn gọn mà ông dùng rất khéo léo: sốt KRNN(sốt không rõ nguyên nhân). Vừa không liên lụy, vừa đúng, mà nghe có một âm hưởng hết sức khoa học! Vẻ khổ sở, En- đru lấy ra một cái lọ nhỏ sáu ao-xơ trong một quầy thuốc và bắt đầu pha một thứ thuốc hạ nhiệt, trán nhăn lại suy nghĩ. Ka-li-ni-trát, na-tri xa-li-xi lát… muối na-tri nằm ở cái xứ nào? À, đây rồi. En- đru cố vui lên bằng cách tự nhủ đây toàn là những thứ thuốc tốt nhất, không chê vào đâu được, thể nào cũng giảm sốt, chắc chắn là có tác dụng tốt. Giáo sư Lem-plu đã nhiều lần dạy rằng không có thứ thuốc nào có công hiệu chung chung bằng na-tri xa-li-xi-lát. En- đru pha thuốc vừa xong, đang viết tên thuốc vói một cảm giác khoan khoái hoàn thành công việc thì chuông trạm xá vang lên một tiếng “bình” cửa ngoài bật mởvà bước vào là một người đàn ông trạc ba mươi tuổi, mập mạp, vuông vức, sức lực, mặt đỏ au, theo sau có một con chó. Không khí trầm xuống một lúc trong khi con chó loang màu mực và đỏ tía ngồi chồm hổm trên hai chân sau đầy bùn và người đàn ông nhìn En- đru từ đầu đến chân. Người khách lạ mặc một bộ đồ bằng vải nhung cũ, đi tất nâu, giày thô đóng cá, chiếc áo choàng bằng vải sơn giả da sũng nước khoác trên vai. Giọng nói anh ta, khi cất lên, có một vẻ lịch sự mỉa mai và đúng phép tắc đến khó chịu. - Tôi qua đây thấy có ánh đèn chiếu qua cửa sổ. Tôi nghĩ nên vào chào ông một câu. Tôi là Đen-ni, phụ tá của bác sĩ Liu-ít đáng kính, văn bằng HDS. Nếu ông chưa gặp chữ ấybao giờ thì tôi xin nói đó là văn bằng của hội dược sĩ, học vị cao nhất mà chúa trời và con người được biết. En- đru nhìn lại, vẻ ngờ vực. Phi-líp Đen-ni lấy ra một bao thuốc nhầu nát, rút một điếu, châm lửa, vứt diêm xuống sàn rồi nghênh ngang đi lại. Anh ta cầm lọ thuốc, đọc tên thuốc và cách sử dụng, sau đó mở nút đưa lên mũi ngửi rồi đóng lại và đặt lọ xuống, gương mặt đỏ buồn rầu chuyển sang vẻ khen ngợi dịu dàng. - Tuyệt vời! Ông bắt đầu những việc làm tốt đẹp rồi! Ba giờ uống một thìa! Lạy chúa! Được gặp lại những thứ thuốc thân yêu khiến người ta yên lòng. Nhưng thưa bác sĩ, tại sao lại không cho uống mỗi ngày ba lần? Bác sĩ không thấy rằng theo đúng phương pháp chính thống thì những thìa thuốc phải trôi qua thực quản mỗi ngày ba lần hay sao? – Anh ta ngừng lại, trở nên châm chọc một cách nhẹ nhàng hơn bất kỳ lúc nào với cái vẻ ân cần giả tạo – Bây giờ, bác sĩ hãy cho tôi biết trong này có những gì? Ka-li-ni- trát phải không? Ngửi mùi thì biết. Một dược liệu kỳ diệu, cái chất ka-li-ni- trát này. Kỳ diệu, thật là kỳ diệu, ông bác sĩ thân mến ạ! Lợi trung tiện này, kích thích này, lại lợi tiểu nữa này, mà có thể tọng vào bụng hàng chai. Ông còn nhớ những điều dạy trong cuốn sách nhỏ màu đỏ không? Khi do dự thì cứ cho uống ka-li-ni-trát… hay là ka-li i- Ô- đua nhỉ? Có lẽ tôi quên mất cả một số điều cơ bản rồi. Gian phòng gỗ lại rơi vào im lặng, chỉ có tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn. Bỗng Đen-ni bật cười, riễu cợt vẻ mặt phân vân của En- đrụ Anh ta nhạo báng hỏi: - Thưa bác sĩ, ngoài khoa học ông còn thể thoa? mãn tính tò mò của tôi một tí được không? Tại sao ông về đây? Lần này En- đru nổi nóng. Anh cau có trả lời: - Tôi có ý định biến Blây-nen-li thành một nơi dưỡng bệnh… đại loại một nơi chữa bệnh bằng nước suối trên núi, ông biết chứ. Đen-ni lại cười. Cái cười của anh ta là một sự lăng nhục khiến En- đru chỉ muốn đấm cho anh ta một quả. - Dí dỏm, dí dỏm lắm, ông bác sĩ thân mến ạ. Kiểu hài hước của người Xcốt-lan chính cống. Đáng tiếc là tôi không thể khuyên người ta lấy nước làm thử nước suối lý tưởng của một nơi chữa bệnh bằng khoáng tuyền. Còn giới y học ở đây, thưa bác sĩ thân mến của tôi, bọn này chỉ là rác rưởi, là cặn bã của nghề nghiệp vinh quang và thực sự cao quý. - Trong đó có cả ông? - Đúng! – Đen-ni gật đầu. Anh ta im lặng một lúc, mắt chăm chú nhìn En- đru dưới hàng lông mày đỏ quạch. Rồi từ bỏ thái độ nhìn mỉa mai riễu cợt, nét mặt xấu xí của anh ta trở lại buồn rầu. Giọng tuy còn cay độc nhưng nghiêm nghị – Ông Men-sân này! Tôi biết ông đến đây chỉ là đi trên con đường tới phố Ha-li (#1) thôi, nhưng trong thời gian đó, có một đôi điều về cái xứ sở này mà ông cần phải biết. Ông sẽ thấy nó không phù hợp những truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp lãng mạn này đâu. Không bệnh viện, không xe cứu thương, không điện quang, không có gì hết. Nếu ông muốn mổ xẻ thì hãy hãy dùng cái bàn nấu bếp. Rồi ông rửa tay trong cái chậu rửa bát. Điều kiện thì khỏi phải nói. Mùa hè khô ráo mà trẻ con chết như ruồi vì tả. Ông Pây-giơ, ông chủ của ông, một bác sĩ già tốt đấy, nhưng bây giờ hết thời rồi, bị con mụ Blốt- đoen khốn khiếp nó áp chế, và sẽ chẳng bao giờ mó tay vào việc gì được nữa. Liu-ít, chủ của tôi, là một bà đỡ lũn ca lũn cũn, bủn xỉn, chỉ biết chạy theo đồng tiền, Brem- Oen, biệt hiệu “Cá cháo” thì chẳng biết gì ngoài mấy lời rao hàng thống thiết và mấy bài kinh Xo-lơ-mơn. Còn tôi, nên đón trước những chuyện rêu rao về tôi thì hơn… Tôi nát rượu như một cái hũ. À, còn Gien-kin, và người pha thuốc nhu mì của ông nữa, anh ta làm ăn rất phát đạt với nghề phụ là bán những viên chì chữa bệnh phụ nữ. Có lẽ gần như hết cả rồi đấy. Ê, Ho-kin, ta đi thôi – anh ta gọi con chó lai, rồi nặng nề đi về phía cửa. Ra đến đây, anh ta dừng lại, đưa mắt nhìn từ lọ thuốc trên mặt quầy đến En- đrụ Giọng đều đều, hoàn toàn thản nhiên, anh ta nói: - À này, ở vào địa vị Ông tôi nghĩ đến bệnh thương hàn, về người bệnh phố Glai- đa ấy. Bệnh này đôi khi có những trường hợp không hoàn toàn điển hình. Bình! Cách cửa lại bật ra. En- đru chưa kịp trả lời thì bác sĩ Phi-lip Đen-ni và con chó Ho-kin đã biến vào trong đêm tối ẩm ướt. Chương 3 Đêm hôm đó, En- đru không ngủ được không phải vì tấm nệm bông vón cục mà vì anh mỗi lúc một thêm lo lắng về người bệnh phố Glai- đạ Có phải là thương hàn không? Câu nói cuối cùng của Đen-ni trước khi ra về đã khơi lên những mối ngờ vực và lo âu mới trong tâm trí nghi hoặc của anh. Sợ bỏ sót một triệu chứng quan trọng nào, En- đru đã toan vùng dậy đến thăm lại người bệnh vào cái giờ kỳ quặc sáng tinh mơ này, mãi sau mới thôi. Sự thật là, trong lúc trằn trọc suốt đêm không chợp mắt, En- đru đã đi đến chỗ tự hỏi không biết quả thực anh có hiểu tí gì về y không. En- đru Men-sân có một tính tình mãnh liệt khác thường. Tính tình ấy, có lẽ truyền từ mẹ anh, một người phụ nữ vùng cao nguyên, thời trẻ sống tại Ơ-la-pun đã từng theo dõi những vì sao Bắc đẩu đổi ngôi trên bầu trời băng giá. Oâng Giôn-Men-sân cha anh là một tiểu điền chủ miền Phai-phơ-sơ, tính tình cứng rắn, cần cù và điềm tĩnh. Ông cụ chưa bao giờ phát đạt trong nghề nông nên khi hy sinh tại Iâu-mơn-ri trong năm cuối của cuộc chiến tranh, ông cụ chỉ để lại được một gia sản nhỏ bé lụn bại. Suốt mười hai tháng trời, bà Giét-xi Men-sân phải xoay xở trông nom trang trại, chuyển sang nuôi bò sữa, tự mình chở sữa đi bán khi thấy En- đru quá bận bịu sách vở không giúp được bà. Rồibệnh ho mà bà không ngờ đã chịu đựng bao nhiêu năm trời trở nên trầm trọng rồi bà đột ngột qua đời vì bệnh phổi, chính căn bệnh đã cướp đi biết bao nhiêu tánh mạng trong giống người có nước da mảnh dẻ và mái tóc đen lay láy này. Đến năm mười tám tuổi, En- đru chỉ còn một thân một mình. Lúc bấy giờ, anh đang theo học năm thứ nhất trường đại học Xân En- đruđơ, được cấp học bổng bốn mươi bảng một năm, ngoài ra không một xu dính túi. Cứu tinh của anh là Quỹ cứu trợ Glen, một tổ chức độc đáo ở Xcốt-Lân. Theo cách nói của người sáng lập ra nó là Huân tước En- đru nay đã quá cố, quỹ này “mời tất cả những sinh viên nào có năng lực và ở trong hoàn cảnh khó khăn mà lại mang tên thánh là En- đru hãy xin cấp một khoản cho vay không quá năm mươi bảng một năm miễn là những sinh viên ấy sẽ chu đáo hoàn lại số tiền vay này sau khi tốt nghiệp”. Tiền của Quỹ cứu trợ Glen cộng với việc vui vẻ chịu đựng kham khổ và thiếu thốn trong cuộc sống đã giúp En- đru học hết các năm học tại trường Xân En- đruđơ rồi qua trường đại học y khoa ở thành phố Đăn- đi. Lòng biết ơn đối với quỹ Glen, kết hợp với tính lương thiện phiền toái đã vội vã đẩy En- đru về miền nam xứ Uên (là nơi các bác sĩ tập sự mới tốt nghiệp có thể được hưởng đồng lương cao nhất) với số lương hai trăm năm mươi bảng một năm, tuy trong thâm tâm, anh muốn vào làm việc tại bệnh viện E- đin-bơ-rơ Roay- Ơn với đồng lương chỉ bằng một phần mười số tiền kia. Thế là bây giờ En- đru Men-sân đang ở Blây-nen-lị Lúc này, anh vừa mới ngủ dậy, đang cạo râu, mặc quần áo và đang rất hoang mang lo lắng về người bệnh đầu tiên của mình. Anh ăn vội bữa sáng, ba chân bốn cẳng chạy lên buồng, mở va-li lấy ra một chiếc da nhỏ màu xanh. Anh mở nắp hộp, say đắm nhìn tấm huy chương để trong hộp, tấm huy chương vàng Hăn-tơ hàng năm tặng cho sinh viên xuất xắc nhất khoa lâm sàng của trường đại học Xân En- đruđợ Chính anh, En- đru Men sân, đã được tặng thưởng huy chương ấy. Anh quý nó hơn mọi thứ trên đời, anh coi nó như tấm bùa hộ mệnh, như nguồn cổ vũ cho tương lai. Nhưng sáng nay, anh nhìn tấm huy chương ấy không phải là niềm tự hào mà với một lời cầu khẩn lạ lùng thầm trong bụng như cố lấy lại niềm tự tin. Sau đó, anh lao vội xuống nhà bắt đầu buổi khám bệnh sáng. Khi anh tới nơi, Đai-gien-kin đã có mặt trong gian phòng gỗ tồi tàn, đang lấy nước ở vòi vào một cái bình lớn bằng đất nung. Gien-kin người thấp bé, nhanh nhẹn, má hõm mà lại có những tia máu đỏ tía, con mắt đảo đi đảo lại liên hồi. Gã mặc chiếc quần chật nhất mà En- đru được thấy từ trước đến nay, nó bó chặt lấy hai ống chân gầy gò của gã. Gien-kin khúm núm chào En- đru: - Thưa bác sĩ, bác sĩ không cần phải xuống sớm thế. Tôi có thể chép lại những đơn thuốc cũ và viết chứng từ trước khi bác sĩ đến cũng được. Bà Pây-giơ đã cho khắc chữ ký cũa bác sĩ Pây-giơ vào một con dấu bằng cao su từ ngày ông ấy bị Ốm rồi mà. - Cám ơn. Tôi muốn tự tôi khám. – En- đru ngừng lời, tạm ngưng nỗi lo lắng khi thấy hành động của người dược tá – Anh làm thế làm gì? Gien-kin nhấp nháy con mắt trả lời: - Nước lấy ở đây có mùi vị tốt hơn. Ai cũng biết nước lã trong lành là tốt như thế nào rồi chứ gì, có phải không, thưa bác sĩ? Nhưng con bệnh lại không biết thế chọ Với lại, trông tôi có khác gì thằng hề không nếu để cho họ nhìn thấy tôi lấy nước ở vòi đổ đầy vào các chai lọ của họ. Tay dược tá này rõ ràng muốn chuyện trò với En đru, nhưng ngay lúc ấy có tiếng gọi the thé từ phía cửa hậu tòa nhà, cách xa đến bốn chục thước. - Gien-kin, Gien-kin, lại đây nào … nhanh lên. Gien-kin bật dậy như một con chó đã được huấn luyện quá thuần nghe thấy tiếng roi quất của chủ, run run nói: - Xin bác sĩ thứ lỗi. Bà Pây-giơ gọi tôi đấy… Tôi… tôi phải chạy lại. May mà buổi khám bệnh sáng có ít người và kết thúc vào lúc mười rưỡi. Nhận ở Gien-kin một bảng ghi tên những người cần đến khám ở nhà, En- đru liền ra xe ngựa đi cùng với lão To-mớt. Nóng ruột tới cồn cào, En đru bảo người xà ích già đưa xe đến ngay số 7 phố Glai- đa. Hai mươi phút sau, En- đru ở nhà số 7 ra về, mặt tái mét, môi mím chặt, vẻ khác thường. Anh đi quá hai nhà nữa, đến số 11 có ghi trong danh sách. Sau số 11, anh sang bên kia đường vào nhà số 18. Xong số 18, anh rẽ sang phố Rét-nơ, chỗ có hai người bệnh nữa mà Gien kin là hôm trước đã khám rồi. Trong vòng một tiếng, En- đru khám được tất cả bảy người trong cùng một khu vực. Trong số những người bệnh ấy, có năm người, kể cả phụ nữ ở số 7 phố Giai- đa nay đã phát bệnh một cách điển hình, rõ ràng là bị thương hàn. Từ mười hôm nay, Gien-kin điều trị họ bằng nước vòi và thuốc phiện. Đêm trước thì còn phải vụng về mò mẫm, nhưng giờ đây En- đru rùng mình kinh hãi nhận ra ngay anh đã vấp phải một vụ dịch thương hàn. Những người bệnh sau, En- đru khám vội cho xong với một tâm trạng hoảng loạn. Đến bữa trưa, trong lúc bà Pây-giơ chỉ chú ý đến món thịt bê thơm phức chín vàng mà bà ta tươi tỉnh kể: “Tôi đặt làm cho bác sĩ Pây giơ nhưng xem chừng ông ấy không thích”, thì En- đru lạnh lùng suy nghĩ về vấn đề kia. Anh biết rằng có hỏi bà Pây-giơ cũng vô ích và chẳng được giúp đỡ gì hết nên anh quyết định phải nói thẳng với bác sĩ Pây-giơ. Lên đến buồng bác sĩ, En- đru thấy rèm cửa kéo kín mít và Eùt-Uất Pây-giơ đang nằm phủ phục, nhức đầu vì áp huyết lên cao, trán đỏ sẫm và hằn những vết nhăn đau đớn. Tuy ông có ra hiệu bảo người đến thăm ông ngồi lại với ông một lát, nhưng En- đru cảm thấy bắt ông phải gánh lấy mối lo ấy trong lúc này thì thật là nhẫn tâm. Sau vài phút nán lại bên giường, khi đứng dậy cáo lui, anh chỉ dám hỏi: - Thưa bác sĩ Pây-giơ, nếu gặp phải một bệnh truyền nhiễm, tốt nhất là nên phải làm gì? Im lặng một rồi bác sĩ Pây-giơ trả lời, mắt vẫn nhắm nghiền, không cử động, như thể việc nói thành lời đã đủ làm ông đau đớn thêm rồi. - Việc ấy xưa nay vẫn khó. Ta không có bệnh viện, chứ đừng nói đến phòng cách lỵ Nếu anh vấp phải chuyện gì thật nghiêm trọng thì anh gọi điện thoại cho ông Gri-phít ở To-ních-glân. Đi xuôi thung lũng, cách đây mười lăm dặm. Ông ấy là bác sĩ thanh tra của hạt này – Lại một lúc im lặng, dài hơn lần trước – Nhưng tôi e rằng ông ấy chẳng giúp ích được gì mấy. Được bác sĩ Pây-giơ cho biết điều đó, En- đru yên tâm hơn. Anh vội xuống phòng ngoài dưới nhà gọi dây nói điTo-ních-glân. Đang áp ống nghe vào tai, En- đru thấy chị người làm En-ni nhìn anh qua cửa gian bếp. - A-lô! A-lô! Có phải bác sĩ Gri-phít ở To-ních-glân đấy không? – Cuối cùng anh cũng gọi được. Một giọng đàn ông trả lời rất dè dặt: - Ai hỏi đấy? - Tôi là Men-sân ở Blây-nen-li, phụ tá của bác sĩ Pây-giơ – giọng En- đru lạc đi – Tôi có năm người bị thương hàn ở đây. Tôi muốn mời bác sĩ Gri-phít đến ngay. Đầu dây đằng kia im lặng một lát rồi câu trả lời đột ngột vọng lại, xin lỗi với giọng ề à đặc biệt của xứ Uên này: - Tôi rất tiếc, bác sĩ ạ, rất tiếc. Bác sĩ Gri-phít đi Xoanđi rồi . Có công tác quan trọng. - Bao giờ thì bác sĩ Gri-phít về? – En- đru hét to vì đường dây xấu. - Tôi không thể nói chắc được là bao giờ, bác sĩ ạ. - Nhưng, này… Đầu dây đằng kia có tiếng cạch một cái. Người nọ đã lẳng lặng đặt ống nói xuống rồi. En- đru điên người, rủa to một câu: - Đồ khốn khiếp. Chắc chắn nó chính là Gri-phít. Anh gọi lại số dây nói ấy lần nữa, nhưng không gọi được. Bướng bỉnh, anh toan gọi thêm một lần nữa thì ngoái cổ lại, anh thấy chị En-ni đã bước vào trong phòng, hai tay chắp lại trước chiếc tạp dề, điềm đạm nhìn anh. Chị khoảng bốn mươi lăm tuổi, gọn gàng, sạch sẽ, vẻ mặt nghiêm nghị, bình thản. - Vô tình mà tôi nghe được, bác sĩ Men-sân ạ. Ông không bao giờ gọi được bác sĩ Gri-phít ở To-ních-glân vào giờ này đâu. Hầu như ngày nào ông ấy cũng đi Xoanđi chơi gôn. En- đru cố nuốt xuống một cái gì nghẹn ngang cổ, tức tối nói. - Nhưng tôi dám chắc là tôi đã nói chuyện với chính ông ấy. - Có thể… - Chị En-ni thoáng mỉm cười – Tôi nghe nói là ông ấy không đi Xoanđi thì ông ấy cũng bảo là ông ấy đi rồi – Chị nhìn En- đru với con mắt thân mật điềm đạm trước khi quay đi – Vào địa vị Ông, tôi sẽ không phí thì giờ với ông ấy làm gì. En- đru đặt máy điện thoại xuống, căm phẫn và chán nản hơn. Nguyền rủa mấy câu, anh ra đường đi thăm lại các bệnh nhân. Lúc anh về đến nhà thì đã đến giờ khám bệnh chiều. Anh ngồi một tiếng rưỡi trong gian buồng nhỏ hẹp ở phía sau dùng làm bàn khám, đánh vật với số người đến xin khámchật ních trạm xá đến nỗi tường nhà đổ mồ hôi và gian phòng ngột ngạt hơi người ẩm ướt. Những thợ mỏ bị trẹo đầu gối, đứt tay, bị giật cầu mắt, viêm khớp mãn tính. Rồi cả vợ con họ nữa, bị ho, cảm, sai khớp… mọi thứ bệnh tật lặt vặt của giống người. Bình thường thì En- đru vui mừng thích thú được tỉ mỉ, bình tĩnh thăm khám những con người tóc đen, da xám này vì anh cảm thấy như vậy là anh đang rèn luyện tay nghề. Song bây giờ, bị vấn đề hệ trọng kia ám ảnh nên đầu óc anh quay cuồng khi phải tiếp xúc với những bệnh tật nhỏ mọn ấy. Suốt thời gian anh viết đơn, gõ ngực, căn dặn và khuyên bảo người bệnh, lúc nào anh cũng suy nghĩ, tính xem nên quyết định như thế nào: “ chính hắn đã chỉ đường cho mình. Mình căm ghét hắn thật đấy! Đúng, mình ghét vô cùng tay quỷ sứ ấy. Nhưng không làm khác được. Mình phải đến gặp hắn thôi”. Chín giờ rưỡi, khi người bệnh cuối cùng về rồi, En đru bước ra khỏi cái hốc, chỗ ngồi của anh, trong mắt ánh lên một quyết tâm. - Anh Grin-kin này, bác sĩ Đen-ni ở đâu? Người dược tá bé nhỏ cài vội cửa ngoài, sợ có ai đến chậm lách vào chăng, rồi quay nhìn En- đru với một vẻ khiếp đảm gần như hài hước: - Ông không có chuyện gì dính dáng với tay ấy đấy chứ? Bà Pây-giơ… không ưa hắn ta đâu. En- đru hỏi giật giọng: - Tại sao bà ấy không ưa? - Cũng vì những lý do khiến cho mọi người không ưa hắn. Hắn thô bạo với bà hết sức. – Gien-kin ngừng lời, nhưng đọc được ý định của En- đru trên nét mặt, gã miễn cưỡng nói tiếp – Thôi được, bác sĩ đã muốn biết thì tôi xin nói: bác sĩ lại nhà bà Xi-gơ, số 49 phố Nhà thờ. En- đru lại ra phố. Anh đã đi bộ suốt ngày hôm nay, tuy nhiên dù có mệt đi nữa anh cũng không cảm thấy vì ý thức trách nhiệm, vì gánh nặng của những ca bệnh kia đang đè nặng lên anh. Anh chỉ cảm thấy người nhẹ nhõm khi đến phố Nhà thờ, anh thấy Đen-ni còn ở nhà. Bà chủ nhà mời En- đru vào. Ví thử Đen-ni có ngạc nhiên khi thấy En- đru đến thì anh ta cũng không để lộ ra ngoài. Sau khi nghiêm nghị nhìn En- đru rất lâu, Đen-ni chỉ hỏi: - Thế nào, đã làm chết ai chưa? Chân hãy còn đứng trên ngưỡng cửa gian phòng ấm áp bừa bộn, En- đru đã thấy máu nóng bừng lên mặt. Song anh cố ghìm cơn giận và lòng tự ái, nói bộp ngay: - Ông nói phải: đúng là thương hàn. Tôi đáng bị đem ra bắn vì không nhận ra bệnh. Hiện nay tôi có năm người mắc phải bệnh ấy. Tôi chẳng thích gì đến đây đâu, nhưng tôi không biết lề lối làm việc ở đây. Tôi đã gọi dây nói cho bác sĩ thanh tra nhưng không được ông ta đáp lại một lời nào. Tôi đến đây để hỏi ý kiến ông. Đen-ni xoay nửa người trên chiếc ghế bành cạnh lò sưởi lắng tai nghe, miệng vẫn ngậm tẩu. Cuối cùng, anh ta làm một động tác bực bội: - Ông vào hẳn trong nhà đi. – Rồi bỗng bực tức – Ơ kìa, mời ông hãy ngồi xuống cái ghế này cho tôi nhờ. Đừng có đứng thế kia như một ông mục sư sắp sửa ngăn cấm người ta lấy nhau không bằng. Làm một tớp rượu chứ? Không à? Tôi cũng đoán là ông không uống. Tuy En- đru đã cứng nhắc làm theo lời yêu cầu ngồi xuống, thậm chí còn miễn cưỡng châm một điếu thuốc, song Đen-ni vẫn không có vẻ gì vội vàng. Anh ta lấy mũi giày vải rách híc nhè nhẹ vào con chó Ho-kin. Sau cùng, khi En- đru hút xong điếu thuốc, Đen-ni mới hất đầu nói: - Mời ông nhìn vào đây một cái, nếu ông thích! Trên mặt bàn, theo hướng tay chỉ là một cái kính hiển vi, một bộ kính hiển vi tốt của hãng Xai-xơ và một vài bản soi. En- đru lắp một bản và nhận ra ngay những bút vi khuẩn hình gậy. Đen-ni vội nói nhanh, nhạo báng, như đón trước những lời chỉ trích: - Cẩu thả lắm, đã hẳn. Thực sự là bôi bác. Nhờ trời, tôi không phải là một kẻ mài đũng quần ở phòng thí nghiệm. Nếu tôi có được là cái thá gì thì phải là một tay mổ xẻ cợ Nhưng trong cái tổ chức y tế đáng phỉ nhổ của chúng ta là phải biết làm táp nham đủ mọi thứ. Dù sao thì cũng không thể lầm được, ngay nhìn bằng mắt thường. Tôi đem đun nóng chúng trên giê-la-tin trong bếp lò của tôi đấy. En- đru hỏi, rất chăm chú: - Anh cũng gặp phải những bệnh này à? - Bốn người! Toàn ở cùng một khu vực với ông. Vi trùng này đều ở cái giếng nước phố Glai- đa mà ra. En- đru nhìn Đen-ni, sôi nổi hẳn lên, nóng lòng muốn nêu lên hàng chục câu hỏi liền một lúc. Anh nhận ra có một cái gì chân chính trong việc làm của người đồng nghiệp nọ, và nhất là anh sung sướng được chỉ cho biết ổ gây dịch. Đen-ni nói tiếp, vẫn với giọng mỉa mai, lạnh lùng và chua chát: - Ông thấy đấy. Bệnh phó thương hàn ít nhiều là một căn bệnh địa phương của nơi này. Nhưng mộ ngày kia, một ngày rất gần đây thôi, ta sẽ thấy bệnh rộ lên khá nhiều cho mà xem. Nguyên nhân là ở cái ống chính. Nó nứt rò ghê gớm và thấm vào một nửa số giếng nước ở những phố dưới. Tôi đã gõ đầu tên Gri-phít đến mệt nhoài cả người. Hắn là một con lợn ỉ sùng tín, lười biếng, lẩn như chạch và bất tài. Lần cuối cùng tôi gọi dây nói cho hắn , tôi bảo là tôi mà gặp hắn thì tôi sẽ đập vỡ sọ hắn ra. Có lẽ vì vậy nên hôm nay, hắn lủi mất khi ông gọi đấy. - Thật là đê tiện - En- đru thốt lên, không giữ được lời trong một lúc phẫn nộ bộc phát. Đen-ni nhún vai: - Hắn không giám yêu cầu Hội đồng quản trị một tí ti gì cả, sợ nhỡ người ta cắt xén mất mấy đồng lương khốn khổ của hắn để chi vào những việc này. Gian phòng im lặng. En- đru tha thiết muốn tiếp tục câu chuyện. Dù anh không ưa Đen-ni nhưng anh thấy có một sự cổ vũ lạ kỳ trong thái độ bi quan, hoài nghi, trong sự cay độc lạnh lùng và chừng mực của Đen-nị Nhưng anh không còn có cớ gì để ở lại lâu thêm nữa. Anh đứng dậy khỏi chiếc ghế ở cạnh bàn, đi ra phía cửa, che giấu những cảm nghĩ của mình, cố bày tỏ một cách lịch thiệp lòng biết ơn và biểu lộ một vài dấu hiệu tỏ ra anh đã thấy nỗi lo vơi bớt. - Tôi cám ơn ông về những tin ông cung cấp. Ông đã cho tôi thấy hoàn cảnh hiện nay của tôi. Tôi băn khoăn nhiều về nguồn gây bệnh. Tôi đã tưởng phải đối phó vói một người bệnh truyền dịch. Nhưng nay ông đã xác định được nguồn gây bệnh là cái giếng rồi thì vấn đề đơn giản đi nhiều. Từ nay trở đi, mỗi giọt nước ở phố Glei- đa đều phải được đun sôi. Đen-ni cũng đứng dậy, làu bàu: - Chính ra phải đem đun sôi lão Glei-phít thì có – Rồi trở lại giọng châm chọc – Còn bây giờ, thưa bác sĩ, xin đừng có những lời cảm ơn làm mủi lòng người nữa. Hai ta có lẽ còn phải giáp mặt nhau một thời gian nữa rồi cái chuyện này mới xong được. Ông hãy lại đằng tôi khi nào ông thấy quá khó chịu. Chung quanh đây, khúng ta không có mấy ai để mà giao du đâu. – Nhìn về phía con chó, Đen-ni kết thúc bằng một câu bất nhã – Ngay quen được một vị bác sĩ Xcốt-lân cũng là đáng qúi rồi. Có phải thế không, ngài Giôn? Ngài Giôn Ho-kin đạp đuôi xuống chiếc thảm rải sàn, lè chiếc lưỡi đỏ hồng ra tiễu cợt En- đru. Dẫu vậy, trên đường về nhà qua phố Glai- đa, sau khi rẽ vào căn dặn thật nghiêm nghặt về vấn đề nước uống, En- đru nhận thấy anh không đến nỗi ghét Đen-ni như trước kia anh tưởng Chương 4 En- đru lao vào cuộc chiến đấu chống bệnh thương hàn với tất cả ngọn lửa hừng hực của bản tính sôi nổi và nồng nhiệt. Anh yêu thích công việc của mình và tự cho là may mắn mới sớm gặp được một cơ hội như vậy. Mấy tuần đầu, anh làm việc quần quật suốt ngày mà vẫn vui thích. Anh vẫn phải gánh lấy mọi công việc khám và điều trị thường lệ, song anh đại khái cho xong để rồi hào hứng quay sang những ca bệnh thương hàn của anh. Có lẽ En- đru đã gặp may trong keo vật này, keo vật đầu tiên trong đời anh. Gần cuối tháng thì mấy người bị thương hàn đều khỏi và xem chừng anh đã chặn được dịch. Khi nghĩ đến biện pháp mà anh đã buộc phải thi hành chặt chẽ: đun sôi nước, tẩy trùng và cách ly, căng vải tẩm sát trùng lên từng cách cửa, những cân vôi clo rua mà anh lấy tiền của bà Pây-giơ đặt mua, rồi đích thân đến giám sát những cống thoát nước ở phố Glai đa, En- đru phấn khởi reo lên: “Kết quả thật tốt đẹp. Mình không xứng đâu, nhưng ơn Trời chính mình đã lập được thành tích đó”. – Anh có một niềm vui thích ngấm ngầm và bỉ ổi khi thấy bệnh nhân của anh khỏi nhanh hơn bệnh nhân của Đen-ni. Đen-ni vẫn làm cho En- đru khó hiểu và bực tức. Hai người tất nhiên gặp nhau luôn, vì bệnh nhân của họ Ở gần nhau. Đen-ni thích mỉa mai một cách hết sức cay độc công việc mà hai người đang làm. Anh ta gọi riễu En- đru và chính anh ta là những kẻ “đang chiến đấu quyết liệt với nạn dịch”, và dùng đi dùng lại hình ảnh sáo mòn đó như một lời trả thù thích thú. Nhưng dù có những lời khích bác, riễu cợt như “thưa bác sĩ, xin ngài chớ nên quên rằng chúng ta đang nêu cao danh dự của nghề nghiệp thực sự vinh quang”, Đen-ni vẫn chăm sóc người bệnh hết sức chu đáo, ngồi bên giường họ, đặt tay lên người họ, nán lại hàng giờ trong phòng họ. Đôi lúc, En- đru đã gần đến chỗ thiện cảm với Đen ni vì thoáng thấy có một sự giản dị, khiêm tốn thẹn thùng ở anh ta, thì tất cả lại bị đổ nhào vì một câu nói bi quan nhạo báng của Đen-nị Bực mình và chán ngán, một hôm En- đru giở cuốn “Danh bạ nghành y” ra xem may ra có hiểu thêm gì về anh ta không. En- đru lấy cuốn danh bạ xuất bản đã được năm năm ở giá sách của bác sĩ Pây-giơ và đọc được trong đó những điều đáng kinh ngạc. Cuốn danh bạ cho biết Phi-líp Đen-ni là sinh viên được học bổng danh dự tại trường đại học Kêm brít-giơ và Gai, tốt nghiệp bác sĩ ngoại khoa, hồi ấy đang phụ trách một phòng phẫu thuật ở thành phố Li-bơ-rơ. Thế rồi, ngày mười tháng một, Đen-ni bất thình lình gọi dây nói đến En- đru. - Men-sân! Tôi muốn gặp anh Anh có thể đến chỗ tôi vào ba giờ được không? Việc quan trọng. - Được tôi sẽ đến. En- đru vừa ăn trưa vừa suy nghĩ. Trong lúc anh ăn món thịt xay chế biến tại nhà, anh cảm thấy Blốt- đoen Pây-giơ nhìn anh chằm chặp với vẻ áp chế: - Ai gọi dây nói cho ông thế? Á, à, Đen-ni hả? Ông không có việc gì phải đi lại với gã ấy. Hắn là một đứa vô tích sự. En- đru lạnh lùng đương đầu với bà ta: - Trái lại, tôi thấy ông ấy rất có ích. - Thôi đi, ông bác sĩ! – Như mọi lần, khi nói ai nói trái ý mình là Blốt- đoen đùng đùng lên ngay – Quái gở đến như hắn là cùng. Thường thì hắn chẳng cho thuốc men gì cả. Đây này, khi bà Me-gân Rit-gân, suốt đời lúc nào cũng dùng thuốc, đến nhờ hắn khám bệnh thì hắn lại bảo bà ta hằng ngày nên leo núi hai dặm và đừng có tọng đầy bụng những thứ nước rửa bát nữa. Hắn nói đúng như vậy. Sau đó, bà ấy đến khám ở nhà ta, thật thế, và cấp cho thứ thuốc tuyệt vời của Gien-kin, hết lọ này đến lọ khác, suốt từ bấy lâu naỵ Uùi dào ôi, hắn là một đức hèn hạ ti tiện. Nghe nói, hắn có một chị vợ Ở đâu đó. Chị vợ này không ăn ở với hắn nữa. Thấy không! Lại còn lúc nào hắn cũng say bí tỉ. Này ông bác sĩ ơi, mặc xác hắn thôi, và ông nên nhớ rằng ông đang làm việc cho bác sĩ Pây-giơ đấy nhé. Khi Blốt- đoen Pây-giơ hắt vào mặt En- đru lời nhắc nhở thường lệ ấy, anh bỗng thấy cơn giận bùng lên. Anh đã làm hết sức mình để làm vừa lòng bà ta, thế nhưng những yêu sách của bà ta hình như không có giới hạn. Thái độ của bà ta, khi thì ngờ vực, khi thì tươi tỉnh, nhưng xem chừng lúc nào cũng chỉ nhằm lợi dụng anh càng nhiều bao nhiêu càng tốt, và đền đáp cho anh càng ít chừng nào hay chừng ấy. Tiền lương tháng đầu của anh đã quá hạn ba ngày rồi vẫn chưa trả. Có lẽ do bà ta nhãng quên thôi, nhưng nó làm anh rất phiền và khó chịu. Nhìn bà ta béo tốt, phốt pháp, thừa thãi sức sống, ngồi đó mà chê bai Đen-ni, làm cho En- đru không tự chủ được nữa. Anh bỗng nổi nóng: - Thưa bà, có lẽ tôi dễ nhớ là tôi làm việc cho bác sĩ Pây-giơ hơn nếu tôi đã nhận được tiền lương tháng này. Blốt- đoen đỏ mặt mau đến nỗi En- đru dám chắc là trong óc bà ta đang nghĩ đến chính chuyện tiền nong này. Bà ta hất đầu một cái, vẻ thách thức: - Rồi sẽ có. Nào ai nghĩ! Từ lúc bấy giờ cho đền hết bữa ăn, Blốt- đoen ngồi dằn dỗi, không nhìn sang En- đru, làm như thể anh đã sỉ nhục bà tạ Nhưng sau bữa ăn trưa, bà ta lại có thái độ ân cần, tươi cười, vui vẻ khi mời anh vào phòng khách: - Tiền lương của anh đây, ông bác sĩ. Mời ông ngồi xuống và hữu nghị với nhau nào. Công việc không thể nào chạy được nếu chúng ta không ăn ý với nhau. Blốt- đoen Pây-giơ ngồi trong một chiếc ghế bành bọc nhung xanh, trước cái bụng đầy ngồn ngộn của bà ta là hai mươi tờ bạc một bảng và cái ví da đen. Cầm lấy mấy tờ bạc, đếm: “Một,hai,ba,bốn!…”. Gần hết xấp bạc, bà ta càng đếm chậm hơn, con mắt đen ranh rãnh nhấp nháy lấy lòng. Đếm được mười tám tờ thì bà ta dừng hẳn lại, thở dài một cái, xót xa: - Ôi chao! Ông bác sĩ thân mến ơi! Trong thời buổi khó khăn này, thế là nhiều lắm rồi đấy! Ý kiến ông thế nào? Cho và nhận, phương châm của tôi bao giờ cũng vậy. Tôi giữ lại hai đồng lẻ này lấy may có được không? En- đru chỉ im lặng. Tính keo bần ấy đặt anh vào cái thế không thể nào chịu nổi. Anh biết rằng việc điều trị và khám bệnh đem lại cho bà ta khá nhiều tiền. Blốt- đoen cứ ngồi yên như thế hết trọn một phút, dò xét nét mặt Men-sân. Mãi sau, không thấy trả lời mà chỉ thấy một vẻ mặt trơ như đá, bà ta ném nốt mấy tờ bạc cuối cùng với một động tác cáu kỉnh, và the thé: - Cố mà kiếm tiền về! Blốt- đoen vụt dứng dậy toan bước ra khỏi phòng, nhưng En- đru đã chặn lại trước khi bà ta ra tới cửa. - Gượm hẵng nào, bà Pây-giợ – giọng En- đru run run, nhưng cương quyết. Dù cho có bỉ ổi đi nữa, anh cũng quyết không cho bà ta, hoặc tính tham lam của bà ta, áp chế anh. - Bà mới đưa tôi có hai mươi bảng, như vậy mỗi năm mới có hai trăm bốn mươi bảng, trong khi bà và tôi đã thỏa thuận là lương tôi hai trăm năm mươi bảng một năm. Bà hãy còn thiếu tôi mười sáu si-linh tám pen-ni nữa. Blốt- đoen tái người đi vì tức tối và chưng hửng. Bà ta hổn hển: - Aùi chà! Ông lại muốn để cho vấn đề tiền nong chia rẽ chúng ta à? Tôi vẫn nghe nói dân Xcốt-len bẩn tính, bây giờ mới biết. Này đây. Cầm lấy mấy đồng si linh, và cả mấy đồng pen-ni của ông nữa. Bà ta lấy tiền ở chiếc ví căng phồng ra, ngón tay run run, mắt nhìn En- đru giận dữ. Rồi sau, day mặt nhìn lại anh lần cuối cùng, bà ta đùng đùng bỏ đi, đóng cửa đánh sầm lại. En- đru ra khỏi nhà, sôi lên vì căm giận. Câu nói chế nhạo của Blốt- đoen làm anh càng bị tổn thương vì nó không đúng. Mụ ta không hiểu được vấn đề ở đây không phải là số tiền nhỏ mọn ấy mà là nguyên tắc công bằng hay sao? Ngoài ra, hoàn toàn không kể đến khía cạnh nhân cách nói lên rất kêu, En- đru còn có một đặc tính bẩm sinh: đặc tính của người miền Bắc, chừng nào còn hơi thở là quyết không để cho bất kỳ ai coi thường mình. Mãi cho đến khi anh tới bưu điện, mua một bì thư bảo đảm, gửi hai mươi bảng trả cho Quỹ cứu trợ Glen xong, (Anh giữ lại cho anh mấy đồng tiền lẻ để tiêu vặt) En- đru mới thấy nguôi. Đứng trên bậc thầm nhà bưu điện, En- đru nhìn thấy bác sĩ Brem- Oen đang đi tới nên gương mặt anh tươi tỉnh thêm. Brem- Oen đi chầm chậm, hai bàn chân to bè đường bệ dậm lên hè phố, người thẳng đơ trong bộ quần áo đen đã sờn, mái tóc bạc để dài xõa xuống cổ áo nhầu bẩn, mắt chăm chăm vào quyển sách mà ông giơ thẳng tay ra phía trước. Tuy đã nhìn thấy En- đru từ lúc còn ở giữa phố, nhưng ông để đến lúc đến gần anh mới vờ nhận ra anh. - A! Men-sân, anh bạn trẻ! Tôi mải mê quá, suýt nữa thì không trông thấy anh! En- đru mỉm cười. Anh đã có quan hệ thân thiện với Brem- Oen. Không giống như Liu-ít, người bác sĩ “chính ngạch” khác, ông này đã thân mật đón tiếp anh ngay hồi anh mới đến. Số thợ mỏ đăng ký chữa bệnh tại chỗ bác sĩ không đông nên ông không được phép xa hoa thuê một người phụ tá, song ông có một phong cách bệ vệ và điệu bộ đáng mặt một người thầy thuốc lớn. Brem- Oen gập cuốn sách lại, lấy ngón tay trỏ cáu bẩn cẩn thận đánh dấu trang sách, rồi thọc bàn tay để không vào trong ngực chiếc áo khoác ngoài đã bạc với một cử chỉ trang trọng. Động tác của ông trông kịch đến nỗi nó hóa ra không thực. Tuy nhiên, đích thực là Brem- Oen đang dứng ở giữa phố chính của Blây-nen-li đây. Không lấy làm lạ là Đen-ni đã đặt tên cho ông là “cá cháo”. - Thế nào, anh bạn trẻ thân mến, anh có yêu thích thị trấn bé nhỏ của chúng tôi không? Như tôi đã nói với anh hôm anh đến thăm bà vợ thân yêu của tôi và tôi tại “Aån dật cư”, nó không đến nỗi tồi như lúc ta mới thoạt nhìn đâu. Ở đây, chúng tôi cũng có những tài năng, có nền văn hóa của chúng tôi chứ. Bà vợ của tôi và tôi ra sức duy trì cái tài năng, văn hóa đó. Anh Men-sân ạ, chúng tôi giương cao ngọn đuốc, ngay cả giữa nơi sơn dã. Hôm nào, anh phải đến nhà tôi chơi một tối mới được. Anh có biết hát không? En- đru buồn cười nôn ruột. Ông Brem- Oen cứ tiếp tục với giọng trầm trầm: - Cố nhiên chúng tôi đều đã được nghe nói đến việc anh diệt bệnh thương hàn. Thị trấn Blây-nen-li tự hào về anh đấy, anh bạn trẻ thân mến ạ. Chỉ tiếc là tôi không được dịp may ấy. Nếu như có việc gì cấp bách mà tôi có thể giúp được một tay thì anh cứ bảo! Một cảm giác ân hận – anh là ai mà lại được người thầy thuốc già này quan tâm? – khiến En- đru trả lời: - Vừa hay trong số các bệnh nhân của tôi có một trường hợp viêm trung cách mạc thứ phát rất đáng chú ý, rất hiếm có, bác sĩ Brem- Oen ạ. Nếu rỗi, ông đến hội chẩn cùng với tôi được không? Nhiệt tình đã hơi giảm đôi chút, Brem- Oen hỏi: - Thực à? Tôi thật không muốn làm phiền anh. En- đru cố mời: - Ở ngay góc phố đây thôi. Tôi còn được rảnh nửa giờ nữa rồi mới phải đến gặp bác sĩ Đen-nị Ta đến nơi ngay bây giờ đấy mà. Brem- Oen do dự, đứng yên đến một phút dường như muốn từ chối, rồi chịu đi với một cử chỉ yếu ớt. Hai người đi về phía phố Glai- đa và vào thăm nhà bệnh nhân. Như En- đru nói, đây là một trường hợp đặc biệt đáng chú ý vì là một ca tuyến ức còn sót lại muộn hiếm có. En- đru thành thực tự hào đã chẩn đoán thấy và với tấm lòng cởi mở nồng nhiệt, anh mời Brem- Oen đến để cùng xúc động trước sự phát hiện của mình. Nhưng mặc cho En- đru nói, bác sĩ Brem- Oen có vẻ không chú ý lắm đến cơ hội này. Ông theo En- đru vào nhà không chút vội vã, mũi thở phì phò, và rón rén bước lại giường người bệnh. Đến bên giường, ông xem xét qua quít ở một khoảng cách đảm bảo an toàn. Ông cũng không muốn nán lại lâu. Ra khỏi nhà, hít một hơi dài không khí trong sạch bên ngoài rồi ông mới trở lại vẻ hoạt bát thường có ở ông. Quay sang En- đru, ông nói: - Tôi lấy làm vui mừng đã có dịp cùng anh hội chẩn một bệnh nhân, anh bạn trẻ ạ, trước hết là bởi vì tôi cho rằng trong nghề thầy thuốc không bao giờ được lùi bước nguy cơ nhiễm bệnh, sau nữa là vì tôi vui mừng trước khả năng tiến bộ của khoa học. Anh có tin tôi không thì tùy, đây là trường hợp viêm tụy lý thú nhất mà tôi được thấy từ trước đến nay! Nói xong, Brem- Oen liền bắt tay En- đru rồi vội vã bỏ đi, để mặc anh đứng ngây người. Tụy ư, En- đru bàng hoàng nghĩ. Không phải vì nói nhiều mà Brem- Oen đã phạm sai lầm tày đình này. Tất cả cách xử sự của ông với người bệnh đều lộ rõ sự dốt nát của ông. Brem Oen quả thực không biết gì cả. En- đru lấy tay xoa trán. Cứ nghĩ rằng một người thầy thuốc có bằng cấp hẳn hoi, nắm trong tay tính mạng của hàng trăm người, lại không phân biệt được tụy và tuyến ức, trong khi một cái nằm ở khoang bụng, một cái nằm ở khoang ngực, thì thực là kinh khủng. En- đru từ từ đi lộn lại về phíc nhà Đen-ni, một lần nữa anh lại nhận thấy toàn bộ quan niệm cũ của anh về nghề y đã sụp đổ. Anh tự biết anh là người mới vào nghề, còn non nớt, chưa từng trải nhiều, hoàn toàn mắc sai sót vì không có kinh nghiệm. Nhưng Brem- Oen thì không phải không có kinh nghiệm, và bởi vậy sự ngu dốt của ông ta lại càng không lấy gì biện bạch được. Ý nghĩ của Enđru bất giác quay sang Đen-ni, con người lúc nào cũng giữ một giọng mỉa mai đối với nghành của họ. Ban đầu, Đen-ni làm anh rất phật ý khi anh ta nói với giọng mệt mỏi là trong toàn nước Anh, dễ có hàng nghìn tên thầy thuốc bất tài chỉ nổi bật của sự ngu ngốc và chỉ giỏi học cách lừa bịp bệnh nhân. Bây giờ En- đru bắt đầu tự hỏi phải chăng có phần nào sự thật trong điều Đen-ni nói ra. En- đru định bụng chiều nay nhất định sẽ bàn cãi lại vấn đề này. Nhưng khi vào phòng Đen-ni, En- đru thấy ngay bây giờ không phải là lúc bàn đến kiến thức. Đen-ni tiếp En đru trong một bầu không khí ảm đạm, trán tối dầm và con mắt buồn rầu. Một lát Đen-ni mới nói: - Thằng bé Giôn chết sáng nay rồi, lúc bảy giờ… thủng ruột. – Đen-ni nói với giọng từ tốn, chứa đựng một cơn giận lạnh lùng, lặng lẽ – và tôi mới có thêm hai người nữa bị thương hàn, ở phố Ơ-xtrát. En- đru nhìn xuống, thông cảm, nhưng không biết nói gì. Đen-ni nói tiếp: - Đừng có vẻ hý hửng thế. Anh khoái lắm đấy phỏng khi bệnh nhân của tôi nặng lên còn bệnh nhân của anh thì khỏi. Nhưng cũng không hay hớm gì đâu khi cái cống khốn kiếp kia rò rỉ về phía khu của anh. En- đru vội nói ngay: - Không, không đâu. Tôi thành thực rất lấy làm buồn. Ta phải làm thế nào về vấn đề này chứ. Phải viết thư lên bộ y tế. Nén cơn giận, Đen-ni đáp: - Có viết đến hàng chục bức thư, rồi sáu tháng sau cũng đến chỉ có một viên thanh tra lập cà lập cập mò đến đây. Thôi! Tôi đã nghĩ kỹ rồi. Chỉ có một cách này mới bắt được chúng nó phải xây một cống mới. - Cách nào? - Phá sập cái cống cũ! Trong một giây, En- đru tự hỏi không biết Đen-ni có mất trí hay không. Sau, anh hiểu được đôi chút ý định táo tợn của Đen-nị Anh kinh hãi nhìn Đen-nị Anh cố sắp xếp lại những ý nghĩ đang xoay như chong chóng trong đầu anh, những ý nghĩ mà Đen-ni dường như là người được số phận trao cho nhiệm vụ đạp đổ. En- đru lẩm bẩm: - Sẽ rắc rối to nếu bị phát hiện. Đen-ni ngạo nghễ ngẩng đầu: - Anh không cần phải dây vào với tôi nếu anh không thích. En- đru chậm rãi trả lời: - Ồ, tôi sẽ cùng làm với anh chứ. Nhưng họa có trời biết được sao. Suốt chiều hôm đó, En- đru vừa làm việc vừa bực mình tiếc lời đã hứa. Anh chàng Đen-ni là một gã điên rồ, sớm muộn rồi cũng lôi kéo anh vào chuyện lôi thôi tọ Cái việc mà anh ta đề xuất thật là dễ sợ, một việc phạm pháp, nếu bị phát hiện sẽ đưa cả hai người ra tòa, thậm chí có thể làm cho họ bị mất bằng bác sĩ như chơi. En đru rùng mình khiếp sợ nghĩ đến sự nghiệp đẹp đẽ của anh đang trải ra rực rỡ trước mắt bỗng nhiên bị đứt đoạn, tan hoang. Anh nguyền rủa Đen-ni hết lời, thề trong lòng hàng chục lần là sẽ không đến với Đen-ni. Tuy thế, vì một lẽ kỳ quặc khó hiểu nào đó, En- đru không muốn và cũng không thể lùi lại. Mười một giờ đêm hôm ấy, Đen-ni và En- đru cùng với một con chó lai Ho-kin đi về cuối phố nhà thờ. Trời rất tối, đến góc phố những cơn gió thổi vào mặt họ những hạt mưa lất phất. Đen-ni đã có kế hoạch và đã tính kỹ thời gian. Thợ mỏ ca đêm đã ra lò từ một tiếng trước. Một vài người còn lảng vảng ở cửa hàng cá rán của lão To-mớt tận cuối phố, ngoài ra thì phố xá vắng tanh. Hai người và con chó lặng lẽ đi. Trong túi áo khoác ngoài nặng trĩu, Đen-ni đựng sáu thỏi thuốc nổ mà ban chiều Tom Xi-gơ, cậu con trai của bà chủ nhà đã lấy ở công trường phá đá về cho anh. En- đru mang theo sáu hộp ca cao không, nắp đã đục sẵn một lỗ, một chiếc đèn pin và một đoạn dây mồi. Tay buông thõng, cổ áo khoác bẻ gập lên, con mắt lo lắng ngoái nhìn qua vai, đầu óc rối bời những xúc cảm trái ngược, En- đru chỉ trả lời nhát gừng những câu nói ngắn gọn của Đen-nị Anh băn khoăn tự hỏi không biết ông Lem-plu, ông giáo sư hiền lành và khuôn phép, sẽ nghĩ thế nào về anh khi biết anh dúng tay vào một cuộc phiêu lưu tội lỗi giữa đêm hôm khuya khoắt này. Ở ngay phố Glai- đa, họ tìm được lỗ cửa chính xuống cống, một cái nắp sắt han rỉ gắn vào một tấm bê tông bở lỗ chỗ, và họ bắt tay vào việc. Cái nắp sứt mẻ không bị xê dịch từ bao nhiêu năm naỵ Nhưng cố một lúc, họ cũng bậy được lên. En- đru thận trọng chiếu đèn pin vào lòng cống hôi thối, trông thấy một dòng nước bẩn thỉu nhầu nhụa chảy lên lòng cống đã vỡ vụn. Đen ni nói: - Đẹp nhỉ? Anh hãy nhìn những chỗ rạn nứt này, nhìn lần cuối cùng đi, Men-sân. Không ai nói một lời nào nữa. Không hiểu tại sao, tâm trí En- đru bây giờ lại đổi khác. Anh thấy náo nức lạ thường, quyết tâm không kém gì Đen-nị Nhiều người đã chết vì cái cống thối tha kinh tởm này mà bọn quan liêu đê tiện vẫn không làm gì cả. Bây giờ không phải là lúc dùng những cử chỉ ve vuốt người bệnh và cho những lọ thuốc cỏn con vô nghĩa lý! Họ bắt đâu nhanh nhẹn giở những hộp ca cao sắt tây ra đút vào mỗi hộp thuốc nổ, cắt và buột dây mồi dài ngắn chênh lệch nhau. Một que diêm bật lên trong đêm tối, soi sáng gương mặt tái và đanh lại của Đen-ni, bàn tay run rẩy của En- đrụ Sau đó, Đoạn dây mồi đầu tiên cháy xè xè. Những hộp sắt tây đựng thuốc nổ được thả xuống trước. Sau cùng chiếc nắp được đậy lại như cũ và hai người ba chân bốn cẳng chạy ra xa khoảng ba mươi thước. Họ vừa chạy đến góc phố Rét-pơ, dừng lại nhìn xung quanh thì ầm một cái, hộp thuốc nổ đầu tiên nổ. En- đru hớn hở thì thào: - Chao ôi! Xong rồi Đen-ni ạ. En- đru cảm thấy nẩy nở một tình đồng chí với người bạn đồng nghiệp, anh muốn nắm chặt lấy tay Đen ni và hét to lên. Rồi liên tiếp đến những tiếng nổ khác, những tiếng bị nghẹt lại, dồn dập, tuyệt vời, hai, ba, bốn, năm và tiếng nổ tuyệt đẹp cuối cùng chắc phải vang vọng đi xa ít nhất một phần tư trong thung lũng. - Chà! – Đen-ni nói với giọng khàn khàn, như thể tất cả nỗi cay đắng thầm lặng trong đời anh bộc lộ ra trong cái tiếng độc nhất ấy – Thế là đi đời một chút thối tha! Đen-ni vừa nói dứt lời thì chung quanh bắt đầu ồn ào nhốn nháo. Cửa chính và cửa sổ các ngôi nhà bật mở, rọi ánh sáng xuống đường tối om. Người nọ, người kia ùa ra khỏi nhà. Trong nháy mắt phố xá đã đầy người. Ban đầu, người ta hô hoán là nổ dưới hầm lò. Nhưng thấy ngay là không phải, mà tiếng nổ từ phí thung lũng dội lại. Lời bàn cãi, phỏng đoán vang lên. Một đám người xách đèn đi xem sự thể ra sao. Tiếng ồn ào náo nhiệt rung chuyển đêm tối. Nhờ bóng đêm và sự huyên náo ầm ĩ, Đen-ni và En- đru đi vòng đường lẻn về nhà trót lọt. Máu chảy trong người En- đru rộn ràng thắng lợi. Chưa đến tám giờ sáng hôm sau, bác sĩ Gri-phít đã đi ô-tô đến. Gri-phít người to béo, mặt như chàm đổ, hoảng hốt, vửa mới bị uỷ viên Ban quản trị Công ty mỏ Glin Mo-gân nhiếc mắng, lôi dậy khỏi chiếc giường ngủ ấm áp. Gri-phít có thể không trả lời các bác sĩ địa phương gọi dây nói, song ông ta không thể cưỡng lại mệnh lệnh giận dữ của Glin Mo-gân. Mà Glin Mo-gân thì có thừa lý do để nổi giận. Tòa biệt thự mới của ngài uỷ viên quản trị Ở phía dưới thung lũng nữa dặm ngay trong đêm qua đã có một hào nước hôi thối hơn những hào nước thời Trung cổ bao quanh. Suốt nửa tiếng đồng hồ, được hai phụ tá là Hây-ma Đây-vít và Đin Ro-bớt phụ hoa. thêm, Glin Mo-gân đã bảo thẳng vào mặt viên thanh tra y tế tất cả những ý nghĩ của họ về Gri-phít, bằng một giọng để cho người khác cũng nghe được. Xong xuôi, Gri-phít quệt trán, lập cập đi về phía Đen-ni đang cùng với En- đru đứng giữa một đám người say sưa thích thú. En- đru bỗng bồn chồn khi Gri-phít đến. Một đêm xáo động đã làm anh bớt phấn chấn. Trong ánh sáng lạnh lẽo của buổi sáng sớm, bối rối trước con đường cái vỡ toác ngổn ngang, En- đru cảm thấy khó chịu, nôn nao trong người. Nhưng Gri-phít đâu còn có ý nghĩ ngờ vực ai nữa. Gri-phít run run nói với Phi-líp Đen-ni: - Ông bạn ơi, ông bạn ơi, chúng tôi sẽ phải xây cái cống mới cho ông bạn ngay bây giờ đây. Vẻ mặt Đen-ni vẫn thản nhiên như không. Anh lãnh đạm nói: - Tôi đã bảo ông từ bao nhiêu tháng nay rồi. Ông không nhớ à? - Có, có, nhớ chứ! Nhưng tôi có ngờ đâu cái đồ khốn kiếp này lại nổ tung lên như vậy. Làm sao lại xẩy ra sự việc này, thật tôi chịu không hiểu nổi. Đen-ni lạnh lùng nhìn Gri-phít: - Kiến thức về y tế của ông để đâu rồi, ông bác sĩ? Ông không biết là khí trong cống rất dễ cháy hay sao? Việc xây dựng chiếc cống mới được khởi công ngay hôm thứ hai sau Chương 5 Ba tháng sau, một chiều tháng ba đẹp trời. Mùa xuân sắp đến đem hương lại cho những ngọn gió nhẹ lướt qua các triền núi nay đã có những vệt xanh mờ mờ của cây cỏ chọi lại vẻ xấu xí bao trùm những đống xỉ quặng và những công trường đá. Dưới hầm trời xanh lơ trong vắt, ngay Blây-nen-li cũng trở nên đẹp. Khi bước ra khỏi nhà đi thăm bệnh nhân ở số 3 phố Ri-xkin vừa mới cho người đến mời, En- đu thấy lòng rộn ràng với ngày hôm naỵ Anh đã quen dần với thị trấn kỳ quặc này, một thị trấn cổ lỗ, trơ trọi, nằm lút mình giữa những quả núi, không có lấy một nơi giải trí nào, ngay một rạp chiếu bóng cũng không, chỉ toàn những hầm lò ảm đạm, những công trường đá, lò luyện kim, chuỗi nhà thờ nhỏ và những dãy nhà tăm tối… một địa phương lạ lùng, lặng lẽ, im lìm. Và cả con người cũng kỳ lạ. Thế màdẫu vậy, tuy thấy họ xa lạ đối với anh song En- đru vẫn không khỏi cảm thấy có lòng yêu mến họ. Trừ những người buôn bán, các thầy tu và một vài người làm nghề mở hiệu, còn thì tất cả đều trực tiếp làm việc cho Công ty mỏ.Vào những giờ hết ca và bắt đầu ca, đường phố im ắng bỗng tỉnh dậy, vang lên tiếng giày đinh, bất ngờ sống động với những đoàn người đi bộ. Quần áo, giày ủng, bàn tay và cả mặt mũi những người làm việc dưới mỏ sắt đều đỏ bóng bụi quặng. Thợ phá đá thì mặc quần áo may bằng vải giả da có những chỗ máy độn và nịt gối. Thợ nấu gang trông phân biệt được ngay ở chiếc quần dài bằng vải chéo go xanh. Họ ít nói và thường là nói bằng thổ ngữ xứ Uên. Với thái độ giữ gìn, xa cách, họ có vẻ là một chủng tộc cách biệt. Tuy vậy, họ là những người tử tế, tốt bụng. Những thú vui đơn giản, mộc mạc của họ thường được tổ chức trong gia đình, tại sảnh đường nhà thờ, trên sân bóng bầu dục bé tẹo ở đầu thị trấn. Niềm say mê nhất của họ có lẽ là âm nhạc, không phải những ca khúc rẻ tiền đương thời mà là âm nhạc cổ điển, đứng đắn. Không phải là hiếm đối với En- đru những khi đi bộ ban đêm ngoài phố nghe thấy tiếng đàn dương cầm vọng ra từ một trong những ngôi nhà nghèo nàn đó, một bản Xô nát của Bét-tô-ven hay một khúc dạo đầu của Sô-panh, đánh rất hay, chơi vơi trong bầu không khí lặng lẽ, vọng cao lên tận những ngọn núi bí ẩn kia rồi lan đi mãi. Về công việc của bác sĩ Pây-giơ, tình hình đối với En- đru nay đã rõ. Et-Uất Pây-giơ sẽ không bao giờ khám bệnh cho ai được nữa. Nhưng các khách bệnh của ông không muốn bỏ rơi ông, người bác sĩ đã tận tụy chữa chạy cho họ trong hơn ba mươi năm trời. Và mụ Blốt- đoen táo tợn, vừa lừa bịp vừa ve vãn ông giám đốc khu mỏ Uót-kin, người đứng ra thu tiền y tế phí của thợ thuyền, nên đã giữ được tên bác sĩ Pây-giơ trong biên chế của Công ty do đó vẫn có một khoảng thu nhập kha khá mà mụ chỉ trả có khoảng một phần sáu cho En- đru là người làm toàn bộ công việc. En- đru vô cùng thương hại Et-Uất Pây-giợ Et-Uất, một con người hiền lành, chất phác, đã cưới cô ả Blốt đoen lũn cũn, phốp pháp, diêm dúa và xấc xược sau khi quen nhau tại một phòng trà ở A-be- Ơ-tuýt mà không biết có những gì đằng sau đôi mắt to đen láy đung đưa ấy. Gờ đây, sức lực suy tàn, liệt giường liệt chiếu, ông nằm trong tay mụ, chịu đựng một lối đối xử kết hợp những cử chỉ dịu dàng tán tỉnh với một thứ hăm dọa đùa bỡn. Không phải Blốt- đoen không yêu chồng. Mụ ta yêu thích chồng theo một lối đặc biệt. Bác sĩ Pây-giơ là vật sở hữu của mụ. Khi vào phòng mà thấy En- đru đang ngồi bên cạnh ông già đau ốm thì mụ tiến lại, giả đò tươi cười nhưng ngấm ngầm bên trong là một nỗi ghen tị kỳ cục cho rằng mụ bị gạt ra ngoài khiến mụ kêu to lên: “Ơ này! Hai người nói chuyện gì thế?”. Không thể không yêu mến Et-Uất Pây-giơ vì ông biểu lộ rất hiển nhiên đức tính hy sinh và vị thạ Nhưng ông phải nằm đó trên giường, bất lực, hơi tàn sức cạn, chịu đựng tất cả những sự chăm chút ồn ào của người đàn bà liều lĩnh, trơ trẽn, nóng nảy, mặt khó đăm đăm, vốn là vợ Ông, làm nạn nhân của lòng tham lam, của sự quấy rầy liên miên quanh năm ngày tháng và vô liêm sỉ của mụ. Không có gì để cần phải ở lại Blây-nen-li nữa, Et-Uất Pây-giơ mong muốn được đến ở một nơi ấm áp, dễ chịu hơn. Có lần khi En- đru hỏi: “Ông có muồn điều gì không?”, Et-Uất đã thở dài: “Tôi muốn rời khỏi chốn này, anh bạn trẻ ạ. Tôi đã được đọc những câu chuyện nói về hòn đảo đó, đảo Ca-pri, các loài chim”. Nói xong, ông quay nghiêng mặt trên gối. Niềm ao ước trong giọng nói của ông thật buồn thảm. Et-Uất Pây-giơ không ưa thích trẻ con. Ông không bao giờ nói đến nghề y, trừ thỉnh thoảng nói bằng một giọng thiểu não: “Tôi có thể nói là tôi chẳng hiểu biết gì nhiều. Nhưng tôi đã làm hết sức mình”. Có những lúc ông nằm yên hàng giờ không hé một lời nào, lặng lẽ nhìn về phía bậu cửa sổ, nơi sáng nào chị En-ni cũng nhớ để những mẩu bánh mì, những miếng mỡ con, những sợi cùi dừa. Sáng chủ nhật nào cũng có một người thợ mỏ già, cụ E-nốc Đây-vít, rất chững chạc trong bộ quần áo đen bạc phếch và ngực áo sơ-mi hồ cứng, đến ngồi chơi với bác sĩ Pây-giợ Hai người im lặng ngắm chim. Một hôm, En- đru gặp cụ E-nốc đang xuống cầu yhang trong trạng thái rất kích động. Người thợ mỏ già thốt lên: - Ôi chao! Chúng tôi vừa mới được hưởng một buổi sáng đẹp đẽ hiếm có! Hai con sơn ca đùa rỡn với nhau trên bậu cửa suốt gần một tiếng đồng hồ. Cụ E-nốc là người bạn độc nhất của bác sĩ Pây-giợ Cụ có uy tín lớn đối với thợ mỏ trong vùng. Cụ thề một cách chắc nịch rằng sẽ không có một ai rút ra khỏi danh sách của bác sĩ pây-giơ chừng nào bác sĩ còn sống. Cụ biết đâu sự thuỷ chung của cụ đối với ông bác sĩ tội nghiệp kia lại hại ông nhường ấy. Một người khách khác, cũng hay đến thăm nhà là giám đốc ngân hàng các hạt miền tây tên là A-nơ-rin Rít. Rít vóc người cao, khô khóc, trán hói, thoạt nhìn đã khiến En- đru phải ngờ vực. Ở đây, Rít là một người dân được rất kính nể, nhưng Rít không nhìn thẳng vào mắt ai bao giờ. Hắn đến thăm bác sĩ Pây-giơ năm phút chiếu lệ, rồi vào phòng đóng kín cửa với bà vợ bác sĩ mỗi lần đến một giờ. Những buổi hội kiến ấy hoàn toàn không có gì chê trách về mặt đạo đức. Vấn đề được bàn bạc là tiền nong. En- đru đoán chừng Blốt- đoen Pây-giơ đã gởi ngân hàng rất nhiều tiền đứng tên mụ, và dưới sự chỉ bảo khôn ngoan của A-nơ-rin Rít, mụ đã thỉnh thoảng khéo léo làm tăng số tiền gởi ấy lên. Tiền bạc trong lúc này không có nghĩa lý gì đối với En- đrụ Anh đã trả nợ được đều đặn cho quỹ Glen, thế là đủ. Trong túi, anh có vài si-linh để mua thuốc lá. Ngoài ra, anh chỉ còn công việc của anh. Bây giờ, hơn lúc nào hết, En- đru nhận thấy công việc làm sáng của anh có ý nghĩa đối với anh thế nào. Kiến thức tồn tại như một ý thức ấm áp lôn luôn có mặt trong mình, nó khác nào một ngọn lửa sưởi ấm anh mỗi khi anh mệt mỏi, chán nản, băn khoăn. Thực vậy, thời gian gần đây ở trong anh có một mối băn khoăn kỳ lạ nẩy sinh và tác động mãnh liệt hơn trước đây. Trên phương diện y học, anh đã bắt đầu có những suy nghĩ riêng. Có lẽ Đen-ni, với cách nhìn triệt để tiêu cực, chính là người đã gây ra tâm trạng đó. Phương châm của Đen-ni hoàn toàn trái ngược với mọi người ta đã dạy cho En- đrụ Phương châm ấy có thể cô đọng và đóng khung lại đem treo trên đầu giường anh ta như sau: “Tôi không tin”. Được trường y khoa đào tạo theo đúng khuân mẫu, En- đru đã nhìn về tương lai với niềm tin tưởng vững chắc ở sách vở. Anh đã được học đôi chút kiến thức hời hợt về vật lý, hoá học và sinh học – ít ra anh cũng đã được mổ và nghiên cứu con giun đất. Sau đó, anh đã được nhồi nhét một cách giáo điều những lý thuyết đã được người đời chấp nhận. Anh được biết tất cả các tật bệnh với những triệu chứng của chúng được sắp xếp lại thành từng mục, và biết các thứ thuốc điều trị của bệnh ấy. Lấy bệnh thống phong chẳng hạn. Ta có thể điều trị bằng con-ki-xin, dược chất lấy ở cây con-ki-cum. Anh còn như nhìn thấy giáo sư Lem-plu rủ rỉ trên bục giảng : “các bạn, vi-num colchici, rượu con-ki-xin, liều tối thiểu từ hai mươi đến ba mươi giọt, là một thứ thuốc điều trị bệnh thống phong hết sức đặc hiệu”. Có đến thế không? Đó là câu hỏi mà bây giờ En- đru tự đặt ra cho mình. Cách đây một tháng, anh đã thử con-ki-xin, với liều tối đa, để điều trị một ca thống phong “của người nghèo” thật đặt trưng – một ca nghiêm trọng và gây đau. Kết quả thảm hại. Còn một nửa, hay ba phần tư những “liều thuốc” khác trong Dược điển thì thế nào? Lần này, anh như nghe thấy giọng nói của bác sĩ E-li- Ớt giảng về “dược liệu” : “Các bạn, bây giờ chúng ta chuyển sang chất e-lê mi, một chất nhựa ở thể rắn chưa biết rõ nguồng gốc thực vật, nhưng có lẽ lấy từ loại cây trám trắng, nhập khẩu chủ yếu từ bên Ma-ni-la, dùng dưới dạng thuốc mỡ, tỉ lệ một trẹn năm, một chất kích thích và sát trùng tuyệt tuyệu đối với các chỗ đau và các vết Thương”. Toàn chuyện bậy bạ. Bây giờ anh đã biết, E-li- Ớt có bao giờ dùng thứ thuốc mỡ dầu trám unguentum elemi chưa? Anh tin chắc là chưa. Tất cả những điều thông thái này đều lấy ở một cuốn sách mà ra, cuốn sách ấy lại lấy ở một cuốn sách khác, cứ thế mà đi ngược mãi lên, có thể đến tận thời trung cổ. Tối hôm đầu tiên Đen-ni đã chế riễu khi thấy anh pha một lọ thuốc. Đen-ni bao giờ cũng chế riễu những kẻ thích pha chế thuốc cùng những kẻ thích nốc thuốc. Đen-ni cho rằng tất cả vào loại “rác rưởi” hết. Ý kiến ấy của Đen-ni là cái mà đêm đêm En- đru cứ phải đấu tranh, nó là ý kiến đảo lộn mà anh mới chỉ hiểu lờ mờ các chi tiết. Suy nghĩ đến đây thì En- đru tới phố Ri-xkin. Anh vào nhà số 3. Bệnh nhân là đứa bé chín tuổi, tên là Giâu i Hao- Oen, bị sởi. Bệnh không có gì hệ trọng, song do hoàn cảnh gia đình này, một gia đình nghèo khó nên nó có gây khó khăn cho mẹ Giâu-i, Người bố, làm công nhật tại công trường đá, bị nằm liệt giường từ ba tháng nay vì viêm màng não phổi mà không được một khoản tiền trợ cấp nào. Bà mẹ là một phụ nữ mảnh khảnh đã mệt nhoài vì phải trông nom người chồng ốm ngoài công việc quét dọn nhà thờ Bê-thêđơ- đa rồi, nay còn phải chăm sóc thêm đứa con ốm nữa. Khám xong, đứng nói chuyện với bà Hao- Oen ở ngoài cửa, En- đru phàn nàn hộ: - Bà bận lắm thứ việc quá nhỉ. Rất tiếc là bà lại phải giữ cháu I- đrít ở nhà, không cho đến trường được. I- đrít là em trai cậu bé Giâu-ị Nghe En- đru nói, bà Hao- Oen vội ngẩng đầu. Bà ta là một phụ nữ bé nhỏ an phận, hai tai đỏ ửng, khớp tay sưng phồng lên vì công việc. - Nhưng cô Ba-lâu bảo tôi không phải giữ cháu ở nhà. Mặc dầu thông cảm nhưng En- đru vẫn thấy bực mình. Anh hỏi: - Thế à? Cô Ba-lâu là ai? Bà Hao- Oen vô tình trả lời: - Cô Ba-lâu là cô giáo ở trường học phố Ngân hàng. Cô ấy vừa mới lại chơi nhà sáng naỵ Thấy tình cảnh nhà tôi khó khăn, cô ấy bằng lòng để cho cháu bé I- đrít được ở lại lớp cô ấy. Không biết tôi sẽ xoay xở ra sao nếu còn vướng thêm cháu ấy nữa. En- đru bực mình chỉ muốn bảo ngay với bà ta là phải làm theo những điều anh căn dặn chứ không được theo ý kiến của một cô giáo thích xen vào chuyện người khác. Nhưng anh biết rõ lỗi không phải ở bà Hao- Oen. Anh không nói gì ngay, nhưng khi về, đi theo phố Ri xkin, anh cau mày bực bội. En- đru rất ghét thói xen ngang vào công việc của người khác, nhất là vào công việc của anh, và ghét nhất là những người phụ nữ bạ đâu cũng thích dính vào. Càng nghĩ anh càng tức. Giữ I- đrít ở lại trường khi anh nó bị sởi rõ ràng là trái quy tắc. En- đru đột ngột quyết định đến gặp cái cô Ba-lâu hiếu sự kia làm cho ra nhẽ. Năm phút sau, anh đi ngược phố Ngân hàng, vào trường hỏi người gác cổng và đến lớp một. Anh gõ cửa rồi bước vào. Lớp học là một gian buồng rộng, thoáng, tách biệt, có một bếp lửa đặt ở cuối lớp. Học sinh đều là trẻ em dưới bảy tuổi. En- đru đến đúng vào giờ giải lao chiều là lúc mỗi em được phát một cốc sữa. Cốc sữa ấy nằm trong chương trình trợ giúp nhà trường của chi nhánh Nghiệp đoàn thợ mỏ địa phương. En- đru nhìn thấy ngay cô giáo. Cô giáo đang viết những con số trên bảng, quay lưng lại phía anh và chưa biết ngay là có anh. Bỗng cô giáo quay người lại. Cô giáo trông hoàn toàn khác với kiểu người đàn bà thích dính chuyện mà En- đru đã hình dung trong lúc bực tức khiến anh ngập ngừng. Hay có lẽ là vẻ ngạc nhiên trong đôi mắt nâu của nàng khiến anh cảm thấy lúng túng ngay trong phút đầu. En- đru đỏ mặt hỏi: - Cô có phải là cô Ba-lâu không? - Vâng. Cô giáo Ba-lâu trông mảnh dẻ trong chiếc váy vải nâu, chân đi tất len và đôi giày nhỏ xoàng xỉnh. Nàng bằng tuổi anh, En- đru đoán vậy. Không, trẻ hơn – khoảng hai mươi hai tuổi. Nàng nhìn En- đru, hơi phân vân, thoáng mỉm cười, dường như đã chán với môn số học dạy cho trẻ con nên mừng rỡ thấy có một cuộc gặp gỡ mới lạ trong ngày xuân tươi đẹp này. - Ông là người phụ tá mới của bác sĩ Pây-giơ phải không ạ? En- đru trả lời cộc cằn: - Không phải về việc đó, tuy đúng tôi là bác sĩ Men sân. Tôi nhận thấy cô có ở đây một đứa trẻ truyền bệnh tên là I- đrít Hao- Oen. Cô biết là anh nó bị sởi chứ? Gian phòng im lặng. Đôi mắt cô gái tuy bây giờ có vẻ dò xét, nhưng vẫn dịu dàng thân mật. Vuốt lại mái tóc, nàng đáp: - Có, tôi có biết. Thấy cô giáo không coi việc anh đến đây là chuyện nghiêm túc, En- đru lại nổi nóng. - Cô không biết rằng giữ đứa bé ở đây là trái quy tắc à? Nghe giọng nói ấy của En- đru, gương mặt cô gái đỏ bừng lên và không còn vẻ thân thiện khi nãy nữa. En đru không khỏi nghĩ nước da nàng sao nuột nà tươi mát, với một nốt ruồi nhỏ màu nâu ở phía trên má phải đúng hệt màu mắt nàng. Nàng rất mảnh khảnh trong chiếc áo bờ-lu trắng và non nớt đến buồn cười. Bây giờ, nàng thở hơi gấp hơn một chút, song vẫn nói chậm rãi: - Bà Hao- Oen không còn cách nào xoay xở nữa. Trẻ em ở đây hầu hết đã lên sởi rồi. Em nào chưa mắc chắc chắn rồi cũng sẽ mắc, không sớm thì muộn. Nếu I- đrít không đến trường thì em sẽ mất phần sữa, nà sữa thì rất cần cho sức khỏe của em. En- đru ngắt lời: - Không phải là vấn đề sữa của nó mà là vấn đề nó phải được cách ly. Cô giáo bướng bỉnh trả lời: - Tôi đã cách ly em ấy rồi, một hình thức cũng là cách lỵ Nếu ông không tin, mời ông xem. En- đru nhìn theo hướng mắt nàng. Chú bé I- đrít lên năm tuổi được ngồi xếp riêng một mình một bàn gần lò sưởi. Chú có vẻ rất vui thích với hoàn cảnh ấy, chú giương đôi mắt màu xanh lơ nhạt nhìn thao láo, mãn nguyện, qua miệng ca sữa. En- đru thấy vậy tức điên người. Anh bật ra một tiếng cười khinh khỉnh, khích bác: - Có thể đó là quan niệm cách ly của cộ Tôi e rằng đó lại không phải là quan niệm của tôi. Cô phải cho đứa trẻ này về nhà ngay tức khắc. Trong mắt nàng có những chấm sáng nho nhỏ lấp lánh. - Chẳng lẽ ông không biết tôi là cô giáo dạy lớp này sao? Có lẽ ông có quyền ra lệnh trong những giới cao quý hơn thật. Nhưng ở đây, lời nói của tôi mới quan trọng. En- đru nhìn cô gái với vẻ nghiêm trang giận dữ: - Cô vi phạm luật pháp. Cô không được giữ đứa bé ấy ở đây. Nếu không, tôi buộc lòng phải đi tố cáo cô. Gian phòng lặng đi một lát. En- đru có thể nhìn thấy những ngón tay cô gái bóp chặt lấy mẩu phấn cầm trong taỵ Dấu hiệu xúc động ấy càng làm tăng cơn thịnh nộ của anh đối với cô gái, và đối với cả bản thân anh nữa. Cô gái khinh bỉ nói: - Thế thì ông cứ đi tố cáo, hay gọi người đến bắt tôi đi. Tôi chắc rằng việc ấy làm ông vô cùng hài lòng. En- đru điên tiết, không đáp. Anh tự cảm thấy ở vào một cái thế hết sức lố bịch. Anh cố trấn tĩnh, trừng mắt, tìm cách bắt nàng phải cụp đôi mắt nẩy lửa hiện đang lạnh lùng nhìn anh. Hai người nhìn thẳng vào mặt nhau một lúc, sát nhau đến nỗi En- đru nhìn thấy được mạch máu ở cổ nàng đập nhè nhẹ, hàm răng nàng ánh lên giữa đôi môi hé mở. Sau đó, nàng nói: - Không còn việc gì nữa, phải không ông? – Rồi nàng quay phắt về phía lớp học. - Nào, các em đứng dậy và đồng thanh nói: “Chúng cháu chào bác sĩ Men-sân ạ. Chúng cháu cảm ơn bác sĩ đến thăm lớp”. Nào. Tiếng ghế xô lạch cạnh khi đám trẻ đứng lên nói véo von câu chào ngộ nghĩnh, mỉa mai của cô giáo. Tai anh nóng bừng khi cô giáo tiễn anh ra cửa. Anh tức điên vì bẽ mặt, ngoài ra lại có ý nghĩ khổ sở là anh đã xử sự rất dở khi nổi nóng lên trong lúc nàng vẫn bình tĩnh biết bao. Anh tìm một câu nói thật đau, một câu hăm dọa để lập lại lần cuối cùng. Nhưng nghĩ chưa ra thì cánh cửa đã lặng lẽ khép lại ngay trước mặt anh. Chương 6 Sau một tối giận dữ viết rồi lại xé liền ba bức thư lời lẽ rất kịch liệt gởi đến viên Thanh tra y tế, En- đru cố quên đi chuyện đã quạ Tính hài hước của anh, mất đi một lúc ở phố ngân hàng, làm anh tự nhận mình về thái độ nhỏ nhen hôm ấy. Sau một cuộc đấu tranh gay gắt với tình tự ái cứng nhắc của dân Xcốt-lân, En- đru đã đi đến kết luận là anh sai, không thể nghĩ đến chuyện đi tố cáo việc này, nhất là tố cáo với lão Gri-phít khó tả kia. Tuy nhiên, dầu En- đru có song anh vẫn không thể dễ dàng xua đuổi hình ảnh cô gái Cơ-ri-xtin Ba-lâu ra khỏi dầu. Thật vô lý, một cô giáo non trẻ lại choán hết tâm trí En- đru dai dẳng đến vậy và anh cứ phải băn khoăn không biết cô ấy nghĩ gì về mình. En- đru tự nhủ đây chính là một trường hợp ngu ngốc về lòng tự ái bị tổn thương. Anh biết mình rụt rè, vụng về với phụ nữ. Nhưng dù lý lẽ gì đi nữa cũng không thể làm thay đổi thực tế là hiện nay En- đru thấy bứt rứt, hơi cáu kỉnh. Những lúc tâm trí vẩn vơ như khi thiu thiu ngủ khi cảnh tượng lớp học hiện lên hết sức rõ nét, trong óc và anh thấy mình chau mày giữa ban đêm. Anh vẫn còn nhìn thấy nàng, tay bót chặt mẩu phấn, đôi mắt nâu bừng lên giận dữ. Có ba chiếc khuy trai nhỏ ở ngực áo bờ-lu của nàng. Thân hình nàng thon thả và nhanh nhẹn, đường nét rắn chắc, gọn ghẽ bảo cho anh biết hồi nhỏ hẳn nàng rất hay chạy nhảy. En- đru không tự hỏi xem nàng có xinh không. Nàng đứng đó, mảnh mai và tươi tắn trước con mắt của anh, thế là đủ rồi. Và thế là đủ để tim anh đập rộn lên không sao nén được, và một cảm giác chưa bao giờ có là như một bàn tay nào nhẹ nhàng bóp nghẹt tim anh. Nửa tháng sau, En- đru đang đi trên phố nhà thờ, tâm trí để tận đâu đâu làm anh suýt nữa va phải bà bác sĩ Brem- Oen ở góc phố gạ Không nhận ra bà ta, anh toan đi tiếp, nhưng bà Brem- Oen đứng ngay lại gọi anh, miệng cười tươi roi rói: - Ơ kìa, bác sĩ Men-sân đúng người mà tôi đang đi tìm. Tối nay, tôi có tổ chức một buổi họp mặt thân mật nho nhỏ, như vẫn thường làm ở nhà ấy mà. Bác sĩ đến dự nhé. Gle- đi Brem- Oen là một phụ nữ ba mươi lăm tuổi, tóc vàng màu lúa chín, ăn mặc loè loẹt, thân hình đầy đặn, đôi mắt xanh biếc như mắt trẻ sơ sinh và điệu bộ như con gái. Bà ta tự gọi mình một cách lãng mạng là “người phụ nữ chỉ biết yêu có một người”. Nhưng những kẻ hay kháo chuyện ở Blây-nen-li thì lại nói khác. Bác sĩ Brem- Oen yêu vợ mê mệt, và người ta bảo rằng chỉ có sự si mê mù quáng đó mới làm ông không thấy vợ Ông có những cử chỉ quá mức lẳng lơ với Ghê-ben, người bác sĩ có nước da ngăm ngăm ở To-ních-glân. En- đru vừa nhìn bà Brem- Oen vừa vội tìm cớ thoái thác. - Thưa bà Brem- Oen, e rằng tôi không được rảnh. - Nhưng ông vẫn cứ phải đến, ông bạn ngốc nghếch ạ. Tôi mời những người rất đáng yêu đến dự cơ đấy. Hai ông bà Uốt-kin ở khu mỏ này – bà ta nở một nụ cười ý tứ – có bác sĩ Ghê-ben ở To-ních-glân… à suýt nữa thì quên, có cô giáo nhỏ nhắn Cơ-ri-xtin Ba lâu nữa. En- đru giật mình. Anh mỉm cười ngớ ngẩn. - Được, được, tôi sẽ đến, bà Brem- Oen ạ. Rất cảm ơn bà đã có lòng mời. Anh cố tiếp chuyện với bà ta vài ba phút cho đến khi bà ta chia taỵ Song từ lúc ấy đến hết ngày, anh không thể nghĩ đến chuyện gì khác ngoài cái điều anh sẽ gặp lại Cơ-ri-xtin Ba-lâu. Buổi “tiếp tân” của bà Brem- Oen bắt đầu vào lúc chín giờ tối, muộn như vậy là để chiếu cố đến các thầy thuốc có thể còn mắc bận tại phòng khám. Thực vậy, mãi đến chín giờ mười lăm, En- đru mới khám xong người cuối cùng. Anh vội vàng rửa mặt trong chậu rửa tay ở phòng khám, chải đầu bằng chiếc lược gẫy và rảo bước đến “Ẩn dật cư”. Trái ngược với cái tên thơ mộng, “Ẩn dật cư” là một ngôi nhà gạch nhỏ ở giữa thị trấn. Đến nơi, En- đru nhận ra mình là người đến cuối cùng. Trách nhẹ anh một câu xong, bà Brem- Oen dẫn năm người khách và ông chồng sang phòng ăn. Bữa ăn gồm những món ăn nguội bày trên chiếc bàn gỗ sồi hun khói phủ khăn trải bàn bằng giấy. Bà Brem Oen hãnh diện về mặt tiếp tân của mình, bà tự coi là người đề ra phong cách ăn mặc và xã giao cho Blây-nen li, ý nghĩ ấy cho phép bà dám làm cho dư luận phải choáng váng với cách “phấn son” của bà. Còn bí quyết “làm cho không khí sinh động” của bà là nói cười thật nhiều. Bà bao giờ cũng có ý muốn nói bà là người thuộc giới hết mực sang trọng trước khi lấy bác sĩ Brem- Oen làm chồng. Tối nay, khi mọi người đã ngồi xuống xong xuôi, bà tươi tỉnh nói: - Nào, mọi người đều đã có đủ các thứ cần dùng rồi chứ? Thở hổn hển vì đi vội, thoạt đầu En- đru rất lúng túng. Dễ đến tròn mười phút, anh không dám nhìn sang Cơ-ri-xtin. Anh cứ cúi gằm mặt nhìn xuống đất, tuy mê mẩn biết nàng đang ngồi tít tận đầu bàn kia, giữa bác sĩ Ghê-ben – một chàng công tử ăn diện, da ngăm ngăm, chân đi ghệt, chiếc kẹp cà-vạt nạm ngọc – và ông giám đốc khu mỏ già Uốt-kin, tóc cắt ngắn theo kiểu bàn chải, đang săn đón nàng một cách không thật ý tứ. Mãi sau, khi nghe thấy câu pha trò của ông Uốt-kin “Cô vẫn là cô gái miền Ioóc-sơ của tôi đấy chứ, cô Cơ-ri-xtin?”, En đru mới ghen tức ngẩn đầu lên nhìn nàng thì anh cảm thấy nàng xiết bao gần gũi thân thiết trong chiếc áo màu ghi nhạt với cổ áo và cửa tay trắng, đến nỗi anh thấy bối rối vội phải quay mặt nhìn đi chỗ khác sợ nàng đọc được tâm trạng anh trong con mắt. Từ lúc bấy giờ, để che đậy, hầu như không biết là mình nói năng những gì, En- đru quay sang nói chuyện với người ngồi cạnh là bà Uốt-kin, một phụ nữ lùn tịt, mang theo cả đồ đan. Cho đến hết buổi, En- đru cứ phải chịu nỗi khắc khoải là miệng thì nói chuyện với người này còn lòng thì khao khát được nói chuyện với người khác. Suýt nữa thì En- đru thở đánh phào một cái khi bác sĩ Brem- Oen, ngồi chủ trì ở đầu bàn, nhìn các đĩa thức ăn hết nhẵn với con mắt rộng lượng và thọc tay vào trong ngực áo theo kiểu Na-pô-lê- Ông, cất tiếng: - Mình này, có lẽ đã ăn xong cả rồi đấy. Ta chuyển sang phòng khách chứ? Trong phòng khách, sau khi mọi người đã ngồi đâu vào đấy, mỗi người một tư thế, chủ yếu là ngồi ở bộ ghế ba chiếc gồm một đi-văng và hai ghế bành, thấy rõ là chương trình có phần âm nhạc. Nét mặt rạng rỡ, Brem- Oen nhìn vợ trìu mến và cầm tay dẫn vợ ra chiếc dương cầm. - Chúng ta sẽ hiến quý vị Ở đây bài gì để mở đầu tối nay, hở mình? Brem- Oen vừa giở những bài nhạc đặt trên giá vừa ngậm miệng ngâm nga nho nhỏ. Ghê-ben gợi ý: - Bài “Tiếng chuông chùa”. Tôi nghe bài này không biết chán, bà Brem- Oen ạ. Ngồi trên chiếc ghế xoay, Gle- đi Brem- Oen vừa đánh đàn vừa hát trong khi ông chồng đứng bên cạnh giở các trang nhạc, một tay quặp sau lưng, một tay đưa ra phía trước như vé thuốc hút. Gle- đi có một giọng nữ trung khỏe khoắn, đầy đặn, hát đến những trầm thì ngửa cằm lên cho tiếng hát thoát ra tròn trặn từ bộ ngực của mình. Sau bài “ Tình ca”, bà hát thêm bài “Thẩn thơ” và bài “Chỉ là một cô gái”. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Brem- Oen hài lòng nói nho nhỏ, vẻ lơ đãng: - Bà ấy tối nay được giọng. Tiếp đến, bác sĩ Ghê-ben được mời ra biểu diễn. Mân mê chiếc nhẫn đeo ở tay, vuốt lại mái tóc bôi đẫm dầu nhưng vẫn cứ bồng lên, chàng công tử có nước da màu ô-liu, duyên dáng nghiêng mình trước mặt bà chủ nhà chắp hai tay trước bụng, rống lên một cách chớt nhả bài “Tình yêu ở Xê-vi-gia ngọt ngào”, rồi lại hát thêm bài “Người đấu bò rừng”. Bà Uốt-kin tốt bụng bình phẩm: - Ông hát những bài Tây Ban Nha này thật là sôi nổi, bác sĩ Ghê-ben ạ. - Có lẽ là do dòng máu Tân Ban Nha trong tôi - Ghê ben cười nhún nhường, và trở lại chỗ ngồi. En- đru nhận ra vẻ tinh quái trong con mắt ông Uốt kin. Ông giám đốc già là người xứ Uên chính cống, am hiểu âm nhạc, mùa đông năm ngoái đã giúp thợ mỏ xây dựng một trong những vở ca kịch ít được biết đến nhất của Véc- đi. Bây giờ, mắt lim dim, chiếc tẩu ngậm vào miệng, ông có vẻ thích thú ngầm với một điều gì bí ẩn không nói ra. En- đru không khỏi nghĩ Uốt-kin chắc phải rất khoái trá khi ngắm nghía những người từ phương xa đến thị trấn quê hương, ông tưởng rằng họ đi truyền bá văn hoá với những bài ca ướt át vô giá trị ấy. Khi Cơ-ri xtin tủm tỉm từ chối không ra biểu diễn thì Uốt-kin ngoảnh sang nàng, nhếch miệng cười: - Cô Cơ-ri-xtin thân mến, chắc cô cũng giống tôi hẳn thôi. Không đánh dương cầm vì quá yêu nó. Tiếp theo sau là tiết mục nổi nhất của buổi tiếp tân. Bác sĩ Brem- Oen ra giữa sân khấu. Ông hắng giọng, đưa một chân lên phía trước, ngả đầu ra đằng sau, thọc một tay vào trong ngực áo với một điệu bộ sân khấu rồi giới thiệu: - Thưa quý bà quý ông, sau đây là tiết mục : “Ngôi sao tàn tạ, độc thoại có nhạc đệm”. Ngồi trước đàn dương cầm, Gle- đi bắt đầu phần đệm rất tình cảm, và Brem- Oen bắt đầu biểu diễn. Bài thơ đặc quánh xúc cảm này, bị rơi vào cảnh bần cùng khốn khổ, được ông ngâm với một giọng thống thiết. Khi kịch tính lên cao thì bà vợ đánh những nốt trầm. Khi nỗi bi ai lắng xuống bà bấm những nốt thanh. Đến cao trào, Brem- Oen ưỡn thẳng người, giọng nghẹn lại ở dòng cuối: - “Nàng nằm đó” – nghỉ một lúc – “bỏ mình giữa rãnh nước” – nghỉ một lúc lâu – “chỉ còn là một ngôi sao tàn tạ mà thôi!”. Bà Uốt-kin bé nhỏ đánh rơi cả đồ đan xuống đất, ngước đôi mắt đẫm lệ về phía Brem- Oen: - Tội nghiệp! Người đàn bà tội nghiệp! Bác sĩ Brem Oen! Ông ngâm bài này bao giờ cũng mê ly quá! Rượu vang đỏ được mang ra làm phân tán sự chú ý của mọi người. Đã quá mười một giờ khuya. Ngầm hiểu rằng sau tiết mục khác sẽ không còn được ai chú ý nữa,mọi người chẩn bị ra về. Tiếng cười nói, những lời cảm tạ lịch sự và mọi người ra dần phòng ngoài. Khoác áo ngoài lên người, En- đru đau khổ nghĩ rằng suốt buổi tối nay, anh không nói được một câu nào với Cơ-ri-xtin. Ra khỏi nhà, En- đru đứng lại ở cổng. Anh cảm thấy anh nhất thiết phải nói với nàng. Lòng anh nặng trĩu khi nghĩ anh đã bỏ lỡ cả một buổi tối dài mà anh đã tưởng là một dịp làm lành với nàng thật đễ dàng và êm ái. Tuy nàng tuồng như không nhìn anh, nhưng vẫn là có mặt ở đây, ngay gần anh, trong cùng một gian phòng, thế mà anh cứ đần độn nhìn mũi giày mình. En- đru khổ sở nghĩ : “Ôi trời! Mình còn khốn khổ hơn cả ngôi sao tàn tạ. Tốt nhất là nên về nhà ngủ quách đi cho xong”. Nhưng En- đru không về. Anh vẫn đứng đấy, tim đập thình thình khi thấy Cơ-ri-xtin một mình đang bước xuống mấy bậc cửa, đi về phía anh. En- đru cố lấy can đảm, lắp bắp: - Cô Ba-lâu, tôi xin đưa cô về nhà, có được không? - Rất tiếc, - nàng ngừng một lúc – Tôi đã hẹn chờ ông bà Uốt-kin rồi. Anh ỉu xìu, muốn bỏ đi như một con chó bị đánh đập xua đuổi. Nhưng có cái gì giữ anh lại. Mặt anh tái hẳn nhưng chiếc cằm vẫn cương nghị. Những câu nói tự tuôn ra, tiếng nọ vấp vào tiếng kia: - Tôi chỉ muốn nói, tôi lấy làm tiếc về chuyện chú bé Hao- Oen. Tôi đến khoe quyền một cách lố bịch quá. Tôi thật đáng bị đập cho một trận, một trận nên thân. Cách cô giải quyết về đứa bé là rất tốt, làm tôi phải khâm phục cộ Vả lại, nên tôn trọng tinh thần hơn là câu chữ của luật pháp. Tôi xin lỗi đã làm phiền cô về chuyện này, nhưng tôi cần phải nói. Xin chào cô! Anh không thấy được gương mặt nàng. Anh cũng không chờ nàng trả lời. Anh quay người đi về cuối phố. Lần đầu tiên từ bao nhiêu hôm nay, anh cảm thấy hạnh phúc. Chương 7 Văn phòng Công ty mỏ vừa gửi đến tiền công nửa năm khám và điều trị bệnh nhân. Số tiền ấy khiến Blốt đoen Pây-giơ phải suy nghĩ và là thêm một đề tài nữa để mụ và viên giám đốc ngân hàng địa phương An-nơ-rin Rít bàn bạc với nhau. Từ mười tám tháng nay, đây là lần đầu tiên số tiền thù lao tăng vọt hẳn lên. Danh sách những người đăng ký khám bệnh và điều trị chỗ bác sĩ Pây-giơ tăng thêm bảy mươi người so với trước ngày En- đru đến làm việc. Tuy mừng rỡ khi nhận được một ngân phiếu lớn hơn nhưng Blốt- đoen Pây-giơ bụng vẫn lo ngại. Trong bữa ăn, nhiều khi En- đru bất chợt thấy mụ nhìn anh chằm chằm với con mắt dò xét, ngờ vực. Đến hôm thứ tư liền sau buổi tiếp tân tại nhà Brem Oen, Blốt- đoen hớn hở bước vào phòng ăn, tỏ ra hết sức vui vẻ. Mụ nói: - Ông này, tôi vừa mới nảy ra một ý nghĩ. Ông ở đây đã được gần bốn tháng rồi. Ông làm việc không đến nỗi tồi. Tôi không có gì phải phàn nàn. Nhưng chắc ông cũng biết, không được bằng như chính bác sĩ Pây-giơ đâu. Ồ, không đâu. Vừa mới hôm kia thôi, ông Uốt-kin có nói với tôi là mọi người đều mong bác sĩ Pây-giơ trở lại làm việc. “Phải nói là bác sĩ Pây-giơ rất giỏi, chúng tôi không bao giờ muốn ai thay ông ta”. Ông Uốt-kin nói với tôi thế. Mụ ta ra sức mô tả tài năng phi thường của bác sĩ Pây-giơ với những chi tiết thật đặc sắc. Mắt trợn tròn, mụ the thé: - Ông không thể tưởng tượng nổi không có việc gì mà bác sĩ Pây-giơ không làm được hoặc chưa làm. Mổ xẻ ư? Có chứng kiến mới thấy. Này, ông này, tôi xin nói với ông có lần bác sĩ Pây-giơ lấy hẳn bộ Óc ra khỏi đầu rồi lại đặt vào như cũ. Đúng thế. Ông muốn nhìn gì tôi thì cứ nhìn, bác sĩ Pây-giơ đã lấy óc ra rồi lại đặt vào đấy. Mụ ngả lưng vào thành ghế rồi nhìn En- đru chòng chọc, cố xem lời nói của mụ ta có tác dụng như thế nào. Rồi mụ cười, tin tưởng. - Ở Blây-nen-li, người ta sẽ mừng rỡ phải biết khi bác sĩ Pây-giơ trở lại làm việc. Cũng sẽ không lâu đâu. Mùa hè này thôi, tôi đã bảo với ông Uốt-kin là đến mùa hè này, bác sĩ Pây-giơ sẽ lại làm việc. Cuối tuần ấy, sau lượt đi thăm bệnh nhân buổi chiều về, En- đru sửng sốt thấy bác sĩ Pây-giơ ngồi co quắp trong chiếc ghế bành ở gần cổng ra vào, mặc quần áo chỉnh tề, một cái chăn phủ trên gối, chiếc mũ đội xiên vẹo trên đầu ông nghiêng đi ngả lại. Một cơn gió thổi giật, còn ánh nắng tháng tư trùm lên thân hình thảm thương ấy thì nhợt nhạt và lạnh giá. Blốt- đoen đi từ cổng về phía En- đru nói to, đắc thắng: - Đó nào! Ông thấy rồi, có phải không? Bác sĩ Pây giơ đã dậy rồi nhá! Tôi vừa mới gọi điện thoại cho ông Uốt-kin báo tin bác sĩ Pây-giơ đã khá hơn rồi. Chỉ ít bữa nữa thôi là ông ấy sẽ lại làm việc, có đúng thế không, mình yêu? En- đru thấy máu dồn lên mặt: - Ai đưa ông ấy xuống đây? Blốt- đoen trả lời, giọng thách thức: - Tôi đấy. Sao lại không? Ông ấy là chồng tôi, với lại ông ấy khoẻ rồi. En- đru hạ thấp giọng, nói thẳng vào mặt mụ: - Ông ấy ở trong tình trạng không ngồi được, và bà đã biết như vậy. Bà hãy làm theo lời tôi. Giúp tôi đưa ông ấy về giường ngay lập tức. Et-Uất pây-giơ nói thì thào: - Đúng, đúng đấy… Cho tôi về giường… Tôi lạnh lắm. Tôi không được khẻo…Tôi… tôi cảm thấy khó chịu. En- đru đau lòng khi thấy ông già đau ốm bắt đầu rên hừ hừ. Blốt- đoen tức thì đến cạnh ông, nước mắt tuôn ra như mưa. Mụ quỳ xụp xuống, tay quàng lấy người ông, hối hận, sướt mướt: - Thôi, thôi nào, mình yêu quý. Mình sẽ về giường, con cừu non tội nghiệp của tôi. Blốt- đoen sẽ lo công việc cho mình. Blốt- đoen yêu quý mình, mình thân yêu. Mụ đặt những cái hôn rất kêu và ẩm ướt lên chiếc má cứng đò của ông. Nửa giờ sau, khi ông Pây-giơ đã được đưa lên gác và cảm thấy dễ chịu, En- đru đi xuống bếp, cơn giận bừng bừng. Chị En-ni bây giờ đã là bạn thật sự của anh. Tại gian bếp này, hai người đã nhiều lần trò truyện tâm sự với nhau, và những hôm bữa ăn quá đạm bạc sơ sài, người đàn bà hơi đứng tuổi, nhẫn nhục, thầm lặng ấy đã nhiều lần lấy ở chạn ăn dúi cho En- đru khi thì quả táo, khi thì một cái bánh nướng nhân quả lý. Đôi lúc, không còn cách nào khác, chị đành chạy ra cửa hiệu lão To-mớt mua hai xuất cá rán và hai người vào tiệc như vậy với nhau dưới ánh nến tại ngay bàn nhà bếp. Chị En-ni đã làm việc cho gia đình bác sĩ Pây-giơ gần hai mươi năm naỵ Chị quen biết nhiều người ở Blây nen-li, toàn là những người khá giả. Lý do duy nhất khiến chị Ở lại làm việc lâu như vậy là chị quý mến bác sĩ Pây-giơ. - Chị dọn cho tôi uống trà tại đây, chị En-ni ạ – En đru nói – trong lúc này tôi không thể chịu đựng nổi mụ Blốt- đoen thêm tí nào nữa. En- đru bước vào hẳn trong bếp mới nhận ra chị En ni đang có khách: Au-in, em gái chị, với chồng là En-ri Hiuđợ En- đru đã gặp họ nhiều lần. En-ri là thợ chôn thuốc nổ trên những tầng đất cao ở Blây-nen-li – Một người trai tráng lực lưỡng, hiền lành, nước da mai mái và dáng chắc nịch. Thấy họ, En- đru còn ngập ngừng thì Au-in, một phụ nữ trẻ, mắt đen lanh lợi, đã nhanh nhẩu nói: - Bác sĩ đừng ngại có chúng tôi ở đây. Bác sĩ cứ uống trà đi. Chúng tôi đang nói đến bác sĩ thì bác sĩ vào đây. - Thật không? - Thật chứ –Au-in liếc nhìn chị –Chị En-ni, chị không việc gì phải nhìn em. Em nghĩ trong bụng thế nào """