"
Thăng Long Nổi Giận - Hoàng Quốc Hải full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thăng Long Nổi Giận - Hoàng Quốc Hải full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 1
Vừa bước vào tới cửa cung Thánh từ, vua Trần Nhân tôn đã sụp lạy:
V
- Trình phụ hoàng.
Thượng hoàng Trần Thánh tôn vừa nhận ra con có điều gì không bình thường, liền nói:
- Ta miễn lễ, chẳng hay có chuyện gì cáo cấp mà quan gia phải vào cung đang buổi thiết triều?
- Bẩmphụ hoàng, vì có việc cơ mật, khẩn cấp, con đã cho bãi triều.
- Việc gì vậy?
- Tâu, người của ta lấy được tin từ Yên Kinh về nói rằng: Hốt-tất-liệt vừa lập An Namtuyên úy ty, cử Bột-nhan Thiết-mộc-nhi làm thamtri chính sự An Namtuyên úy sứ đô nguyên súy. Sài Thung và Khu-ghê làmAn Namphó đô nguyên súy. Lại cho lập triều đình bù nhìn. Ygiữ đoàn cống sứ của ta lại. Phong chánh sứ Trần Di Ái làmAn Namquốc vương. Lê Mục làmAn Namhọc sĩ, Lê Tuân làm thượng thư. Lạisai Sài Thung dẫn bọn này quay về Thăng Long và cho nămngàn quân hộ tống. Trong đámquân ấy có một ngàn người Mông Cổ, còn bốn ngàn tên kia là quân tân phụ. Tiền quân của chúng đã tới Quảng Tây.
(- Theo chế độ nhà Trần thì Đông cung thái tử đã lớn, nhà vua trao cho ngôi báu, rồi lui về ở cung Thánh từ để giámsát công việc. Những nămđầu của vua mới lên ngôi, thực chất các việc lớn trong triều vẫn do vua cha quyết định. Đây là chế độ kèmcặp mang tính thực tập rất đáng lưu ý trong việc dùng người của nhà Trần.
- Quan gia: Đại danh từ chỉ nhà vua. Nguồn gốc: nămđời Đế lấy thiên hạ làmcủa công gọi là Quan; ba đời Vương lấy thiên hạ làm của nhà gọi là Gia.
- Yên Kinh tức Bắc Kinh ngày nay, cũng gọi là Đại-đô, nơi hoàng đế Hốt-tất-liệt nhà Nguyên lấy làmkinh đô. - Quân tân phụ: Chỉ quân miền namTrung Quốc-vùng đất Mông Cổ mới chinh phục.)
Thượng hoàng hơi biến sắc. Không biết vì giận bọn Trần Di Ái ngu tối, ươn hèn hay cămuất bè lũ Hốt-tất-liệt. Ngài nói:
- Vậy là chúng đã biến nước ta thành quận huyện của chúng. Quân cẩu trệ. Bước ra khỏi long án, thượng hoàng dằn từng bước chân nặng trịch trong nội tẩm. Đoạn ngài quay lại hỏi Nhân tôn:
- Quan gia khu xử việc này ra sao?
- Bẩm, con đã có chiếu thư cho bá phụ Hưng Đạo vương phải đón đánh bọn này ngay khi chúng đặt bước chân đầu tiên vào đất ta. Và bắt cho được bè lũ phản bội Trần Di Ái để trị tội.
- Thế còn Sài Thung thìsao? Bang giao hai nước căng thẳng. Nếu ta để Sài Thung chết trong đámloạn quân, Hốt- tất liệt ắt có cớ cất binh ngay. Việc này phải cân nhắc kỹ lắm. Vạn bất đắc dĩ không tránh được can qua, thì cũng gắng nhẫn nhịn để còn trù liệu binh lương.
- Tâu phụ vương, con chắc là Sài Thung với danh nghĩa sứ giả, y sẽ đi trước, còn bọn kia núp bóng theo sau. Về đoàn sứ giả, con đã cử thúc phụ Chiêu Minh vương, tướng quốc thái úy (Trần Quang Khải) lên tận biên ải tiếp rước y về Thăng Long. Và cũng giámsát không cho y nghênh ngang dò xét nội tình nước ta từ biên thùy vào nội địa.
Thánh tôn vụt mỉmcười:
- Hai việc ấy, giao cho hai người ấy, ta yên tâm. Vương nhi quả là sáng suốt.
Nhận được chiếu thư của nhà vua, Hưng Đạo vương cho triệu các con về bàn việc phụng chỉ. Bởi từ lâu nay, mạn đông và đông bắc, triều đình giao hẳn cho cha con đại vương trấn giữ. Khi các vương tử đã tề tựu đông đủ, đại vương bèn nói:
- Nay Hốt-tất-liệt đã bình định xong Trung Quốc, đặt nền thống trị và đổi quốc hiệu là Đại Nguyên rồi. Mộng bá chủ gầmtrời của y là không gì cản được. Ngọn cờ xâmlược đang trỏ về phương nam, mà Đại Việt ta là chặng đường tiến quân chinh phục đầu tiên của y. Lẽ ra, sau trận thắng ở Nhai Sơn (Trận quyết chiến chiến lược của Hốt-tất-liệt tiêu diệt toàn bộ triều đình nhà NamTống), Hốt-tất-liệt đã kéo đại binh sang ta. Ngặt vì tướng sĩsau nhiều nămchinh chiến ở Trung Nguyên đã mỏi mệt, y còn phải chỉnh bị lại. Vả chăng y cũng muốn
giương oai gài bẫy răn đe để các nước nhỏ quy phục, hơn là phải cất quân đánh dẹp. Nay ta được mệnh vua ủy thác, phải xua tan đạo binh nămngàn tên do nhà Đại Nguyên cử đi hỗ trợ sứ đoàn Sài Thung, dẫn bọn phản bội Trần Di Ái - bù nhìn quốc vương do Hốt-tất-liệt sách phong về nước. Vậy theo ý các con, ta dẹp bọn này thế nào cho êmthuận. Vừa giữ được chủ quyền quốc gia, vừa không để cho kẻ kia vin cớ cất quân.
Các con của đại vương có mặt đầy đủ. Trước hết là trưởng tử Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, bấy lâu nay vẫn cùng đại vương ở đại bản doanh vùng Kiếp Bạc - Bình Than. Tiếp đến là Hưng Trí vương Trần Quốc Hiến; Hưng Hiếu vương Trần Quốc Uất trấn giữ suốt một dải biên ải từ cực đông đến đông bắc. Sau rốt là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, trấn ngự cả một vùng biển đông bắc từ Ngọc Sơn đến Vân Đồn, Hạ Long.
Đại vương là một bậc trí tuệ, nghiêmcẩn, nên người giáo dưỡng các con theo nền nếp cực kỳ thâmviễn. Đại vương thường dậy các con thấu đáo đạo làmngười, trước khi học đạo làmtướng.
Các vương cũng biết rõ tính cha, nên trước khi nói ai cũng phảisuy nghĩ cho cạn nhẽ. Và ai cũng biết rằng, trong những cuộc nghị bàn như thế này là bàn việc quân cơ, việc lớn quốc gia. Sa xẩy là đại vương chiếu quân pháp trị tội, chứ không mảy may xen lẫn tình phụ tử mà châmchước.
Đại vương đưa mắt nhìn các con. Phút imlặng nặng nề khiến không khí như ngột ngạt. Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng vốn tính bồng bột, ưa hành động hơn là suy ngẫm, vừa mấp máy môi, toan nói. Nhưng chợt nhìn thấy gương mặt cha vẫn trầmmặc và các huynh vẫn điềmnhiên, vương hơi chột dạ. Và suy nghĩ: "Việc dễ như trở bàn tay. Phục binh bất ngờ diệt gọn. Chémđầu Sài Thung ném trả Hốt-tất-liệt cho y bớt tính ngông cuồng. Treo cổ Trần Di Ái ở kẻ chợ, để làmgương cho những tên phản bội đê hèn...".
Triền miên với những suy tư đầy tức giận bởi cách cư xử hỗn xược của triều đình nhà Nguyên, Trần Quốc Tảng bực bội nói với mình: "Thân làmtướng. Gặp giặc là đánh. Có gì đâu mà các vương huynh phải nghĩ lâu thế Chẳng nhẽ ta là tướng thủy, xin lên đánh bộ, phụ thân lại quở: mạn xược".
Khí giận toát ra ngoài khiến vẻ mặt Trần Quốc Tảng không vui.
Giây lâu, Hưng Vũ vương Nghiễn lên tiếng:
- Bẩmđại vương, việc này không lớn nhưng cực kỳ khó.
Hưng Đạo vương gật gật mái đầu đốmbạc, nét mặt có vẻ tươi nhuần, người giục:
- Vương nói rõ ý con, ta nghe đây.
- Trình đại vương, con nói việc này không lớn, là bởi chỉ có nămngàn tên quân Mông - Thát vào cõi ta. Một đạo binh nhỏ của chú Hưng Trí vương Hiến, hoặc Hưng Hiếu vương Uất là quét sạch. Nhưng nó lại dính đến cáisứ đoàn nhà Đại Nguyên, do tên cáo già Sài Thung cầmđầu. Theo y có cả một triều đình bù nhìn do Hốt-tất-liệt nặn ra. Việc này làmkhông khéo sẽ chọc giận con sư tử Hốt-tất-hệt nổi máu điên khùng, kéo đại binh sang giày xéo núisông ta. Biết mưu kẻ kia thâmhiểm, nên thượng hoàng và nhà vua mới ủy thác cha và chú Chiêu Minh trông nomcho kín nhẽ.
Hưng Đạo vương vuốt chòmrâu cứng tới ba lần rồi cười lớn:
- Khá khen cho con, không những vũ dũng mà còn có mưu sâu. Người thong thả nhấn thêm: - Phát lộ được mưu kẻ địch còn ẩn tàng, tức là con đã biết rõ gan ruột nó. Lướt nhìn các con một lượt, đại vương chậmchạp vuốt râu và thong thả nói tiếp: - Người làmtướng, không phải như thiên lôi chỉ đâu đánh đấy. Người làmtướng - Đại vương nhấn thêm- không phải chỉ biết đánh, mà phải biết thắng một cách nhàn hạ, không nhọc sức quân, không hao tổn máu xương sĩ tốt. Nhìn thẳng vào người con út, lúc này mang vẻ mặt buồn thiu, Đại vương nói như an ủi, như trách móc:
- Hưng Nhượng vương Tảng, ta lấy làmtiếc, con học nhiều, đọc rộng mà con vẫn chưa định được cái tâm, chỉnh được cái ý. Tính con nôn nóng, bồng bột, nếu con không ẩn nhẫn để sửa mình, ta e con khó thâu được thành tựu.
Trần Quốc Tảng nghe cha nói, giật mình kinh sợ, mồ hôi toát đẫmsống lưng. Vương thầmnhủ: "Vậy là cha biết cả timóc ta". Lại nhìn Hưng Vũ vương Nghiễn, đại vương chậmrãi:
- Việc này ta phó thác cho con lo liệu. Con nên cẩn trọng. Ngoàisứ đoàn Sài Thung ra, không cho một tên quan quân nào khác trong đoàn hộ tống lọt được vào đất ta. Con nên nhớ, chỉ cần cản không cho lũ kia sang đất ta, chứ không cần sát hại chúng. Bõ bèn gì vài ngàn tên giặc. Đây là ván cờ bang giao, không được để xảy ra điều gìsai quấy.
Vương đột ngột ngừng lời. Đôi mắt vương bỗng sáng quắc. Vương như đang trương nhãn lực nhìn cho thấu một vật gì đó qua màn sương mờ đục. Rồi cất cao giọng, vương nói:
- Gấp gáp lắmrồi. Cứ như ta suy ngẫmqua cung cách chèn ép, bức bách của nhà Nguyên, thì Đại Việt tiếp sứ Nguyên lần này có nhẽ
là lần trót chăng? Cho nên việc canh phòng trên biên ải, cũng như việc thông đạt tin tức từ biên cương về bản doanh ta, không được lơi lỏng, trễ nải. Các hỏa điểm, củi đómlúc nào cũng phải đầy đủ, ngay cả khi trời mưa bão. Còn các trạm, phải luôn luôn có ngựa tốt, để hễ có tin gì, là các kỵ sĩ có thể lên đường ngay được.
Ngày mai ta về Thăng Long, để xemvua tôi nhà Nguyên giở thêmtrò gì nữa. Yết Kiêu đi cùng ta. Dã Tượng lo luyện tốt đội tượng binh, đội thần nỗ giúp ta. Các con cố gắng hoàn thành trách phận. Xong việc, ta sẽ có thưởng.
Nói xong, vương đứng dậy đi về phía tàu ngựa. Con tía mật thấy vương đi qua, nó hí lên một hồi dài, rồi lúc lắc bờmvà gại móng, khiến vương phải dừng lại.
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 2
Khisứ đoàn của Sài Thung đến phủ Tư Minh (Nay là huyện Ninh Minh thuộc Quảng Tây, Trung Quốc) thì đội quân hộ tống An Namquốc vương Trần Di Ái, theo lệnh thiên tử nhà Đại Nguyên Hốt-tất-hệt đã hạ trại ngoài cổng thành chừng nămdặm.
K
Nomđámlều trại, ngựa chiến, ngựa thồ của một ngàn quân Mông Cổ sắp đặt ngay ngắn tề chỉnh, khí giới lương thảo đâu vào đó, Sài Thung lấy làmhài lòng. Và đámquân tân phụ bốn ngàn tên lấy từ quân bản bộ của lộ Quảng Tây, cũng hạ trại liền sau đó. Sài Thung có cảmgiác khó chịu thấy lũ quân người phương Nam- đồng bào của y lờ mờ dưới những chóp nón tre đan rộng vành, mặt mũi đứa nào đứa ấy buồn thiu, ủ rũ không hồn như lũ lính ma trơi. Với lòng khinh ghét, Sài Thung không thèmnhìn đámquân tân phụ, mà đi thẳng vào khu lều trại quân Mông Cổ. Viên lễ bộ thượng thư người Hán, được vua nhà Đại Nguyên sủng ái, cất nhắc vào chức An Namphó đô nguyên súy. Vì Sài Thung từng lãnh chức chánh sứ sang Đại Việt nhiều lần: vừa quen thung thổ, vừa amtường phong tục, lại có nhiều thủ đoạn trong nghề bang giao. Lần này, Sài Thung còn lãnh một trọng trách vừa to lớn, vừa mới mẻ, tức là bang giao có vũ trang. Sài Thung nắmtrong tay một bộ máy triều đình của nước An Nam, do thiên tử nhà Đại Nguyên áp đặt. Từ quốc vương đến các đại thần, đều lấy ra từ đoàn cống sứ của Đại Việt Chẳng hạn Trần Di Ái dự hàng quốc thúc của An Namquốc vương Trần Nhân tôn, vốn là viên chánh sứ sang đại đô nămtrước được giữ lại. Thiên tử nhà Đại Nguyên đã mông ân cho y làmAn Namquốc vương, và phế truất cha con Nhật Huyên (Tên thật của Trần Thánh tông là Trần Hoảng, bọn vua quan và sứ giả nhà Nguyên đều gọisách mé là Nhật Huyên.). Ngay cả bộ máy cai trị của thiên triều, cũng đã sắp đặt đâu vào đấy.
Sài Thung khấp khởi, phen này y chỉ dùng ba tấc lưỡi với một đạo binh nhỏ, cũng thừa sức làmcho vua tôi nhà Trần phải run sợ đầu hàng. Vì rằng, nếu nămngàn quân kia không xong, thìsẽ có nămmươi ngàn, sẽ có nămtrămngàn. Sẽ có ức, triệu quân đến làmcỏ xứ này. Vì rằng Trung Nguyên mênh mông là thế, vĩ đại là thế, còn bị vó ngựa Mông Cổ đạp nát cả thành trì, vua tôi nhà Tống cõng nhau nhảy xuống biển chết trôi, chết chìm, huống chi lũ sẻ Thăng Long, đọ sao được với đại bàng thảo nguyên. Sài Thung mỉmcười bước vào lều trướng của viên tướng người Mông Cổ, để bàn kế tiến binh vào đất An Namcùng vớisứ đoàn của y.
(Trận đại bại của vua tôi nhà Tống ở Nhai Sơn nămKỷ mão (1279). Quân Nguyên đánh úp, quân Tống thua. Tả thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết. Qua bảy ngày, xác nổi lên mặt biển đến hơn mười vạn người. Đến đây kết thúc triều đại nhà Tống. Hốt-tất-liệt thống trị Trung Hoa và đổi niên hiệu là Đại Nguyên.)
Ba ngày sau, khi vừa canh một, Sài Thung đã đốc thúc đámTrần Di Ái dẫn đường qua cửa Tư Minh, để vào đất Đại Việt. Đámlính hộ tống người Mông Cổ quân ngậmtăm, ngựa bỏ nhạc đi cách xa chừng nửa dặm. Sau cánh quân người Mông Cổ là quân tân phụ.
Đêmmùa hè mát rượi. Trời đầy sao. Sương tưới đẫmcây cỏ hai bên vệ đường. Rừng cây âmu, đầy bí hiểm. Thỉnh thoảng lại lóe lên một đámlân tinh biếc sáng, như lũ ma trơi rập rình nô giỡn. Rồi tiếng nước suối tuôn róc rách. Tiếng gió lao xao trên đỉnh ngàn cây. Và tiếng côn trùng rỉ rả. Vẳng đâu đây có tiếng cú rúc. Tiếng tắc kè. Tiếng mang tác. Thảng có tiếng chimhốt hoảng đập cánh soàn soạt vút bay lên, xen cả tiếng chạy rậmrịch của đámthú ăn đêm.
Nằmtrên cáng, Sài Thung căng mắt némcái nhìn mơ hồ vào những vòmcây đen sẫmmỉmcười. Viên chánh sứ lấy làmđắc ý. Ynhớ hồi tháng chạp nămMậu Dần (1278), cách đây gần bốn năm, thiên tử nhà Nguyên cử y làmchánh sứ sang điếu tang An Namquốc vương (Trần Thái tôn). Ydẫn đoàn đi theo đường tắt Vĩnh Bình để vào đất Đại Việt. Yđã bị quan quân Đại Việt ngăn lại và Nhật Huyên đã gửi cho y một bức điệp văn, lời lẽ khôn ngoan tới mức không thể nào quên được: “Nay nghe quốc công đến biên giới tôi, biên dân không ai là không lo sợ, không biết sứ nước nào mà đến lối đó, xin đemquân về đường cũ mà đi... "
Hừm! Sài Thung phát đánh đét một cái vào mặt, y di bàn tay và xòe ra trong đêmtối. Không nhìn thấy, nhưng y biết là đẫmmáu. Những con muỗi quái ác như báo cho y biết là đã bắt đầu vào miền đất ẩmướt phương Nam. Mặc dù vậy, mạch suy tư của quan thượng thư bộ lễ vẫn cứ tiếp nối. Ylại cười khẩy - "Nhật Huyên, vậy là lần này ta cho quân đi đúng đường vào đất nhà ngươi. Sao không có đại quân nghênh rước"?
Sài Thung tự nhủ: "Sớmmai ta sẽ cho quân tiến thẳng vào dinh thự hiệp trấn Lạng châu. Ta sẽ quở trách y vô lễ không ra địa đầu biên ải nghênh rước sứ giả thiên triều". Và Sài Thung mơ tưởng, chuyến bang giao vũ trang này của y thành tựu, mà nhất định phải thành tựu, sẽ là một kỳ tích không tiền khoáng hậu trong lịch sử, ngay cả đến Trương Nghi, Tô Tần cũng không sánh được. Ysẽ là người đứng ra cai quản xứ An Namnày. Chính y chứ không phải tên Mông Cổ võ biền Bột-nhan Thiết-mộc-nhi trị vì cái vương quốc bé nhỏ mà giàu có này. Ysẽ có kế sách đuổi tên Mông Cổ kia đi nơi khác. Nếu không, thì khí hậu lamchướng và gái đẹp phương Namcũng giết hắn: Hoặc giả, các món ăn bổ béo, các thứ quý lạ và bạc vàng cũng giết hắn. Nghĩa là có y thì không có hắn. Trường suy tưởng của Sài Thung cứ miên man như một đàn kiến.
Bỗng một phát pháo hiệu nổ vang. Rồi hàng loạt pháo nổ như trời long đất sập. Lập tức từ hai cánh rừng, quân ùa ra như thác lũ bọc
lấy bọn Trần Di Ái, Sài Thung.
Đámngười ngựa của quân Mông Cổ đều sa xuống hố. Tiếng ngựa hí, tiếng người kêu cứu, tiếng khóc, tiếng chửi chìmđi trong tiếng reo hò của quân Nam.
Tảng sáng, bọn Trần Di Ái chạy tháo thân vào rừng. Đámgia binh của Hưng Vũ vương Nghiễn nhận mặt được, nên chẳng mấy chốc y đã bị bắt giải về kinh, theo đường ngựa trạm.
Từ lúc có tiếng nổ, Sài Thung lo chạy thoát thân, y đinh ninh rằng bọn Trần Di Ái đã chết trong đámloạn quân. Có điều lạ là Sài Thung không tìmcách quay lại đất Trung Quốc, mà lầmlũi đi theo cánh quân Đại Việt áp sát y.
Khi mặt trời đã lên tới đỉnh đầu, cũng là lúc y quá mệt nhọc. Bởisau trận phục kích bất ngờ quan bỏ lính, tớ bỏ chủ chẳng còn ai võng, cáng y nữa. Cái bụng y to, cái chân y ngắn, lại chạy tụt mất cả giầy, hai bàn chân mũmmĩmbị đất đá, gaisỏi chà sát rơmrớmmáu tươi. Ynhìn trước ngó sau, không thấy có một tên quân Mông Cổ nào chạy theo y.
Sài Thung rất đỗi hoang mang. Ytự nghĩ: Chẳng nhẽ binh lính của thiên triều lại bị cái lũ man di này giết hết cả rồisao? Chẳng nhẽ hàng ngàn thiên binh thiên tướng bị bọn Namman này dùng quỷ kế bắt hết rồisao? Giữa lúc y muôn phần bối rối thì may thay, cái quán dịch - nơi tiếp sứ của quan hiệp trấn vùng địa đầu biên ải đã gần kề. Sài Thung bèn ngồi phệt xuống không chịu đi nữa. Quân lính Đại Việt được lệnh áp sát y chứ không dọa nạt, quát lác, đánh đập. Nhưng cũng không để cho y sai khiến.
Một lát sau, quan hiệp trấn ngựa xe võng lọng, tiền hô hậu hét từ nhà quán dịch tiến về sứ đoàn thiên triều.
Ở cái trấn biên thùy lại có cửa quan thông với nước lớn Đại Nguyên, viên hiệp trấn thường nhẵn mặt các sứ đoàn Nguyên Mông. Vì vậy vừa nhìn thấy Sài Thung, quan hiệp trấn không nhịn được cười, phải quay đi vờ đưa tay áo thụng lên che miệng. Thật không ngờ, quan chánh sứ nhà Đại Nguyên, chân không giầy, áo quần rách mướp, mũ đại thần có hai cánh chuồn thì rơi mất một, còn một chiếc thì quay ngược về phía trước. Mặt mũi quan chánh sứ bị gai cào rớmmáu. Nomquan lớn thiên triều y hệt một tên hề. Bấmbụng để khỏi bật thành tiếng cười, quan hiệp trấn làmra vẻ nghiêmtrang xuống kiệu, bước về phía quan chánh sứ nhà Đại Nguyên nghiêng mình thi lễ.
Không hiểu vì tức giận hay vì xấu hổ, Sài Thung liền quay ngoắt mặt đi. Một lát sau, dường như đã trấn tĩnh, y liền quát: - Vua tôi nhà các người to gan lớn mật, dámphục binh chống lạisứ giả thiên triều.
Quan hiệp trấn Đại Việt ôn tồn đáp:
- Bẩmđại quan, tôi phụng mệnh triều đình, rước đại nhân về nghỉ nơi dịch quán.
Sài Thung hầmhầmtức giận bước lên kiệu. Lũ tùy tùng nghênh ngáo đi theo.
Bỗng một hồi chiêng nổi lên, người émtừ trong rừng ùa ra, cờ quạt, tàn lọng màu sắc rực rỡ, cùng đồ tế khí vàng son lấp lóa hòa với tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên ầmầm. Không khí rõ ra một ngày hội. Đámquân kiệu, quân rước, áo nậu nẹp vàng, tề chỉnh. Khuôn mặt ai nấy đều hân hoan. Và những dũng sĩ đánh song đao cùng con kỳ lân cứ vờn trước kiệu của Sài Thung, némra những lời chúc mừng kính cẩn: "Sài Trang khanh thiên tuế! Thiên tuế?..."
Nombộ mặt xây xát, bầmtím, mũ áo rách bươm, xộc xệch với dáng điệu vênh váo kệch cỡmcủa Sài Thung trên kiệu, Với cách tiếp rước theo nghi lễ trang trọng của quan biên trấn, khiến ai nhìn thấy cũng phải bưng miệng cười.
Vào nghỉ trong quán dịch tới xế chiều, vừa đói mệt, vừa uất ức cămgiận, xấu hổ, Sài Thung cứ mong ngóng mãi không thấy một đại thần nào của triều đình nhà Trần lên biên trấn tiếp rước, cũng chẳng thấy viên quan bản hạt dâng cơmrượu.
Tới mức không chịu được nữa, Sài Thung đập phá quát tháo. Lính hầu của quan hiệp trấn ló vào, bị Sài Thung vơ lấy khay trà đánh lên đầu tóe máu. Người lính ômđầu chạy. Lát sau yên ắng, quan biên trấn áo mũ chỉnh tề bước vào, nghiêng mình sá Sài Thung.
Sứ giả thiên triều đập án quát:
- Nhà ngươi láo thật? Định bỏ ta chết đói ở cái xó này phỏng?
Quan biên trấn làmra vẻ run sợ:
- Bẩmđại quan, bản chức đã sửa soạn cơmrượu đầy đủ ngay từ khi đại quan mới tới. Nhưng không thấy đại quan cho gọi, nên bản chức không dámtự tiện.
- Quân láo thật, dámlỡmcả sứ thiên triều.
- Bẩmquan lớn, đó là tục nước chúng tôi. Kẻ dưới phải kính cẩn với người trên. Nếu bề trên không cho gọi hỏi, kẻ dưới đều không dámtự tiện.
- Được rồi, ta cho phép ngươi dâng cơm.
Một mâmcỗ đầy, với hai tầng bát đĩa, lập tức được bê vào. Nomcó vẻ ngon, nhưng nguội ngơ nguội ngắt, ruồi bâu đầy. Loáng thoáng đã có con ngã vào âu canh. Cơmthì rắn và đóng vầng đóng chóc. Rõ là một mâmcơmthịnh soạn, thuần những đồ sơn hào hải vị. Nào gân nai, nấmthả, nào hảisâm, yến sào. Vậy mà quan chánh sứ không nuốt nổi. Bởi càng nghĩ càng uất. Mang danh một trọng thần của thiên quốc mưu cao, chước lạ vừa mới đemra thi thố đã bị bọn "man di" làmcho sập đổ. Bây giờ không biết số phận của một ngàn tên quân Mông Cổ, bốn ngàn tên quân tân phụ ra sao. Bọn lính tân phụ chẳng kể làmgì, chứ đámquân Mông Cổ kia mà bị nguy hại thì còn gì là uy danh thiên triều. Và chắc chắn là Hốt-tất-liệt sẽ không để cho y sống yên ổn. Lại cả cái đámtriều đình do y dẫn từ đại đô về cũng bị giết chết hết, không còn một mạng nào. Bây giờ kiếmđâu được một đứa ra hồn để vẽ mặt, đặt nó lên ngôi quốc vương An Nam.
Hết nghe tên Hán gian hạnh họe lại nhìn nó dằn bát đũa trên mâmcơm, quan hiệp trấn thừa biết y đang nuốt phải mật đắng của quân dân Đại Việt. ông thầmkính trọng đức Hưng Đạo điều binh khiển tướng thế nào, mà mỗi bước quân kia đi là đúng vào diệu kế của quân mình. Thoạt tiên, ông được Hưng Vũ vương cho hay mật chỉ của triều đình, là ông với danh nghĩa quan biên trấn, phải lo tiếp rước sứ nhà Nguyên long trọng. Nhưng phải ráng che tai, bịt mắt Sài Thung và đámtùy tùng của hắn. Tuyệt nhiên không để chúng dòmngó vào được kho tàng của ta, binh lực của ta. Đường ngang lối tắt của ta, một bước cũng không cho y lui tới. Bởi vậy, quan biên trấn đã nghĩ ra cách mở hội đón y. Che mắt y bằng cờ quạt, tàn lọng, và người chen ngườisuốt dọc đường chúng đi. Bịt tai y bằng tiếng trống, chiêng, hò hát. Nhưng thảmhại cho viên chánh sứ, là hắn đang đau như hoạn, vẫn cứ phải gượng sầu mà lên mặt vênh váo.
Trong khi hắn đang lo són máu, thì Hưng Vũ vương hả hê vì đã làmđược đúng như ý cha mong muốn. Nghĩa là tướng quân phục binh quanh dải rừng, đã đào sẵn một cái hào rộng ngay chỗ giáp ranh biên ải. Đêmấy chờ cho đoàn sứ giả vừa đi qua, chợt lũ người, ngựa quân Mông Cổ ập tới, vương cho nổ pháo đùng đùng. Ngựa nghe tiếng nổ và khói pháo cay sè hoảng hốt nhảy chồmlên. Thế là người, ngựa chúng nó nhất tề lăn xuống hố.
Trờisáng rõ, lũ chúng nó, những đứa nào còn sống sót lồmcồmleo lên bờ. Không thấy Sài Thung, như rắn không đầu, bèn tìm đường chạy tháo trở lui.
Trận bang giao có vũ trang này của Sài Thung, được xemlà một kỳ mưu ở đại đô Yên Kinh. Hốt-tất-liệt hết lời cổ súy. Vậy mà mới mấp mé biên thùy thôi, nó đã bị đại bại. Quân thì ômđầu máu chạy về, tướng thì mặt mày xây xát ngồi đây, với áo quần mũ mão bờmrách, như một tên hành khất, còn mấy con tất bù nhìn Trần Di Ái và đồng bọn, bị trói giật cánh khuỷu giải về triều từ đêmtrước rồi. Nay y ngồi đây, đợi triều đình ta cho người đón về Thăng Long. Yngồi đây, hẳn là y đang toan tính một nước cờ khác, liều lĩnh hơn, hiểmđộc hơn. Quan biên trấn mường tượng mối bang giao giữa hai nước, sẽ ngày một phiền toái thêm. Kẻ kia cậy thế nước lớn sẽ còn lấn tới.
Ông rùng mình nghĩ đến cảnh can qua.
Sài Thung lòng dạ bồn chồn, ăn uống không được, đứng ngồi không yên. Yvẫy gọi quan biên trấn lại gần hỏi: - Bao giờ thì vua tôi nhà ngươi đến đây rước ta?
- Bẩmđại quan, tôi đã cho chạy ngựa lưu tinh về tâu triều đình rồi. Đại quan chờ cho dămba bữa nữa, chúa công tôisẽ có người lên rước thiên sứ về kinh.
Những lời nói ngọt ngào bình thản đến lạnh lùng của quan biên trấn, càng như chọc tức Sài Thung. Đôi mắt y như hai cục lửa, cứ long lên sòng sọc. Không kìmnén được, Sài Thung némra một giọng nói miệt thị:
- Dân di địch các ngươi không biết lễ nghĩa. Ta chưa thấy một tiểu quốc nào lại dámnghênh đón sứ thần đại quốc như vua tôi nhà ngươi.
(Bọn thống trị Trung Quốc xưa coi dân các nước ngoài Trung Hoa là Man di, Địch quốc. Bởi trong chữ Man có bộ trùng, trong chữ Địch có bộ khuyển. Có nghĩa là chúng coi các dân tộc khác như dòi bọ, chó má.)
Quan biên trấn giận tên giặc già đến bầmruột, vẫn vờ như không biết và dẽ dàng đáp:
- Thưa đại nhân, ở nước chúng tôi từ loài trùng vô tri vô giác như con tằm, con ong, đều có nghĩa đối với người cho nó ăn. Nó giả tơ, giả mật cho người có công chămsóc nó. Ở nước tôi trẻ con cũng biết con tằm“đáo tử ti phương tận" (Đến chết vẫn còn nhả tơ ). Con chó, con ngựa là những vật nuôi trong nhà cũng trung thành với chủ cho đến lúc chết. Thật là khuyển mã chí tình. Nhưng con người, dù ở nước lớn hay nước nhỏ mà bất nghĩa bất nhân, thì đúng không bằng loàisâu bọ chó má thật.
Như giẫmphải tổ ong bò vẽ, Sài Thung hét lớn:
- Quân vô đạo! Ta đã bảo dòng giống vua tôi nhà các ngươi không có lễ nghĩa.
- Đại nhân quá lời đấy. Chắc đại nhân nóng giận mà chưa kịp nghĩ chăng? Được biết đại nhân sẽ qua thămnước chúng tôi, quốc vương tôisai tôi phải túc trực để tiếp rước đại nhân. Khi đại nhân vừa tới địa đầu biên ải, chúng tôi đã kịp nghênh tiếp. Biên dân chúng tôi nô nức đi đón đại nhân vui như trảy hội. Đại nhân tới đâu, từ lão phu tới bọn mục đồng đều kính cẩn vái chào. Từ quan đến dân, chúng tôi đều tỏ lòng hiếu khách, không hề có một sự sơ suất nào. Đại Việt chúng tôi là một nước văn hiến lâu đờisánh ngang Hán, Đường, tưởng như văn hiến bên quí quốc cũng đến thế mà thôi. Hà cớ gì đại nhân khinh mạn nước tôi. Đại nhân có thể coi thường tôi, thậmchí khinh miệt tôi, nhưng chớ có động đến quốc thể chúng tôi.
Quan biên trấn giận tới mức không thể kìmgiữ được lời nữa. Mặt quan đỏ gay, lời lời phẫn uất, khiến Sài Thung chột dạ ngồi im.
Đúng lúc ấy bỗng vang rộn tiếng nhạc ngựa, tiếng quân rậmrịch ở phía ngoài. Rồi một người dong dỏng cao, mặt mũi tuấn tú, áo thụng tía, đai ngọc, mũ bình thiên, chân mang hia đen thêu đôi phượng đỏ, tiến vào dịch quán. Người ấy nghiêng mình thi lễ:
- Bản chức có lời chào đại quan.
Liếc nhìn sắc diện và y phục Sài Thung, mặc dù đã được đámliêu thuộc quan biên trấn bẩmbáo từ trước, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải không khỏi giấu mặt cười thầm. Để cho sứ thần thiên triều đỡ mất thể diện, Chiêu Minh vương bèn dâng bức điệp văn úy lạo của quốc vương Đại Việt, và một chút quà biếu. Nhìn nét mặt Sài Thung đọc bức điệp văn có hơi vui một chút.
Chiêu Minh vương truyền cho khiêng vào trước Sài Thung hai hòmquà biếu. Một hòmđựng đầy y phục đại quan may theo kiểu phương Bắc. Hòmkia thuần các đồ vàng bạc như bộ đồ trà bằng bạc trạm. Một bộ chén ngọc nạmvàng. Một viên ngọc minh châu to bằng quả trứng chimsẻ, đựng trong hộp vàng. Và một cặp ngà voi, cùng một trămnén vàng.
Chiêu Minh vương sai viên nội nhân bày quà cáp lên kỷ. Đámquà cáp càng chồng chất cao bao nhiêu, thì gương mặt Sài Thung càng tươi tỉnh lên bấy nhiêu. Cuối cùng các vết nhăn trên khuôn mặt vốn đầy sát khí kia, như cùng một lúc giãn ra hết, và một nụ cười đầu tiên của Sài Thung đã nở trên đất Đại Việt. Yquay về phía Trần Quang Khải, hơi nghiêng đầu đáp lễ.
- Ta có lời chào quan tướng quốc thái úy. Và y thầmnghĩ: "Vậy là cha con Nhật Huyên cũng đã biết điều. Đã cử viên quan đầu triều đến tận biên trấn rước ta. Và với món lễ này - Ylại nhìn xuống đống châu báu, vàng bạc - cũng tạmđược".
Tướng quốc thái úy bèn mời Sài Thung sang nghỉ tại dinh quan biên trấn, để ngày mai lên đường về Thăng Long.
Trước sự tiếp đón long trọng của quan tướng quốc, lễ lạt lại ưu hậu, Sài Thung đã có phần nào nguôi ngoai. Chặng đường từ biên trấn về tới Thăng Long nếu đi ngựa mất bảy ngày. Nhưng lấy cớ để bảo trọng quan chánh sứ thiên triều, Trần Quang Khảisức cho quan biên trấn phải cho lính cáng. Suốt chặng đường đi cáng mất hai mươi ngày, cứ ngày đi đêmnghỉ. Sài Thung nằmcáng trước, Trần Quang Khải nằmcáng sau, hai người trò chuyện vui vẻ lắm. Đêmđêmlại cùng ngủ trong các dinh hay trong dịch quán, hai bên đã có phần nào hiểu biết nhau thêm. Tuy đi bộ, nhưng suất dọc đường, sứ thiên triều như bị bưng tai, bịt mắt. Lộ trình chỉ đi theo một đường thẳng, hai bên rừng núi ken dầy. Thảng có đường ngang đường rẽ, ngã ba ngã tư đều đã được trồng kín các loại cây cối và dây leo. Dù là người trong vùng cũng khó nhận ra, huống chi bọn ngoại nhân từ Yên Kinh tới.
Khi về đến dinh an phủ sứ lộ Kinh Bắc, thì ý đồ của Sài Thung rõ dần. Ynhất quyết phải tìmmột người nào để thay thế Trần Di Ái. Sài Thung bèn mở một nước cờ thămdò, y nói:
- Ta vẫn nghe danh quan tướng quốc thái úy, nay được tiếp kiến, ta rất lấy làmcảmmến.
- Đa tạ đại nhân. Biết kẻ kia đang giăng quỷ kế, Trần Quang Khải dè dặt đáp. Và ông cũng tương kế, tựu kế, hỏi luôn: - Đại nhân từ thượng quốc tới nước tôi lần này, chẳng hay thiên tử có điều chi dạy bảo vua tôi nước chúng tôi?
- Ta sao biết được ý thiên tử. Tất cả đều ở trong tờ chiếu được niêmphong rất cẩn thận, ta vẫn giữ đây.
Khí hậu phương namthật lạ kỳ. Ban ngày thì nóng hầmhập mà đêmxuống, khí rừng núi loãng tan ra buốt lạnh tê tái khiến Sài Thung dù đã mặc áo Hồ cừu, tay ủ trong lồng ấp vẫn thấy rét run. Trần Quang Khải truyền đóng kín các cửa dinh lại, và cho đốt thêmba lò than. Rượu hâmnóng. Thịt nai nướng mỡ cháy xèo xèo, hơi bay thơmphức. Không khí ấmnóng cùng với mùi thức ăn, mùi rượu làm cho con người quên bớt nỗi mệt nhọc, lo âu. Chỉ có hai người thù tạc, bọn quân hầu, nội nhân thấp thoáng ở phía ngoài chờ sai bảo. Các bọn tùy tùng của quan tướng quốc và quan chánh sứ, ăn uống khu biệt ra một nơi.
Quan tướng quốc người cao dỏng, mắt sáng, lông mày rậm, dài quá đuôi mắt, mũi thẳng, đôi lưỡng quyền rộng, cằmvuông, môi đỏ, da mặt tươi nhuận. Dáng người nhanh nhẹn, cứng cáp, đi đứng uy nghi. Tiếng nói trầmmà vang. Trời đêmtuy lạnh, nhưng quan tướng quân đã quen khí hậu nên chỉ vận lót trong mình một mảnh giáp hộ tâmsau lần áo kép ngắn, bên ngoài phủ thêmchiếc thụng gấmmàu tía, ngực thêu hổ phù và chiếc đai thêu hai con phượng vờn viên ngọc quí, thắt hờ.
Sài Thung có dáng điệu riêng của một người ở miền namTrung Quốc. Ông ta mập mạp hơi lùn vì cái bụng quá to. Nomtừa tựa một cái thùng hình vuông. Được cái dáng đi khoan thai nhưng đầu lại cúi, như một người chỉ thích xemngắmđôi chân mình. Sài Thung có cặp mắt híp. Khi nhướng lên lại hơi trố, và cặp lông mi thưa, tạo thành nửa vòng tròn nomngồ ngộ như một chiếc lỗ đáo. Mặt ông ta thoạt nomthì tròn, kỳ thực lại gồ ghề, bởi đôi lưỡng quyền thịt nổi lên thành múi. Nhẽ ra với gương mặt ấy, Sài Thung phải có cái mũi hình củ tỏi mới tương hợp. Song tạo hóa lại đặt vào đó một chiếc mỏ chimưng, khiến tướng ông ta bị phá cách nặng nề. Sài Thung có nước da tai tái, giống như cặp môi dầy của ông ta. Nomgương mặt lúc nào cũng khó đămđăm. Ông ta có giọng nói hơi lạ, các âmtiết như phọt ra từng cục từ cổ họng cùng nước miếng phun ra như mưa phùn. Ông ta ăn uống nhồmnhoàm, vừa nhai vừa nói. Khí nóng từ lò than, cùng rượu và thức ăn, đã làmquan chánh sứ nóng bừng. Ông hé mở hàng khuy ngoài chiếc áo cừu. Một lát lại phanh cả vạt mấy chiếc áo bên trong, khiến bộ ngực ông ta lộ ra như một súc thịt trâu còn nguyên bì, vì nạmlông đen rậmphủ kín cả một vùng ức.
Sài Thung mượn chén để tiếp nối cuộc thămdò. Ynói:
- Quan tướng quốc ạ, thiên tử rất mến tài ông, mong có dịp được trọng dụng.
Trần Quang Khải tuy lượng ăn uống không kémSài Thung, nhưng ông vẫn ung dung bình thản. Biết bụng kẻ kia càn dỡ, ông lấy lòng ngay chính khiêmnhường đáp:
- Tôi chắc đại quan hơi quá chén, nên có sự nhầmlẫn chăng? Tôi là kẻ bất tài được vương huynh tôi đemlòng yêu, nên cho tập sự chức quan nhỏ, ngày đêmlo sợ. Vả lại, Đại Việt tôi là một tiểu quốc ở mãi nơi cuối biển cùng trời, thiên tử lo việc lớn bên đại quốc, người còn tai mắt nào để ý tới lũ chúng tôi.
Sài Thung vờ làmra giận dữ, ông ta ngừng nhai, nhìn thẳng vào hai mắt Trần Quang Khải thămdò. Bốn mắt giao nhau, Trần Quang Khải xemSài Thung lúc này không hơn một con vật được nuôi nhốt, và được chămsóc chu đáo. Quan tướng quốc bụng bảo dạ: "Tướng mạo thambẩn, gian hùng, phản trắc. Người này dámlàmtất cả mọi việc, trừ việc nhân nghĩa".
Nhìn gương mặt kiên nghị với tư cách đường hoàng của tướng quân Trần Quang Khải, Sài Thung thầmnhủ: "Kẻ này khó chinh phục đây".
Vẫn bộ mặt nghiêmlạnh, giọng nói cục cằn, thô lỗ, cậy thế nước lớn, y nói:
- Thiên tử thế thiên hành đạo. Việc gì xảy ra dưới cái vòmtrời này mà thiên tử chẳng quan tâm. Tay chân của thiên tử ở khắp mọi nơi, kẻ nào hay dở, xấu tốt gì mà thiên tử không biết. Thật tình, mấy lần qua lại Thăng Long, ta có để mắt tới ông. Tất cả những gì mà ta lưu tâm, ta đều tâu thiên tử. Vì vậy, trước khi ta đi, thiên tử có gửi lời úy lạo ông.
- Đa tạ đại nhân, Trần Quang Khải nói và ông ngập ngừng thămdò Sài Thung: - Bẩmđại nhân, Quang Khải tôi vốn hiếu kỳ, dámxin đại nhân bỏ qua. Chẳng hay từ khi thiên tử đại định xong Trung Nguyên, ơn mưa móc đã nhuần thấmđến mọi nhà chưa?
- Ông hỏi ta điều ấy mà không sợ mang tội bất kính sao? Các ông ở xa thuộc dòng Di, Địch thiên tử còn mông ân, huống chi dân Trung Nguyên.
- Vậy chớ lần này đại nhân đemơn riêng gì của thiên tử cho Đại Việt chúng tôi?
- Thiên tử hạ cố cho An Namđiều gì đã có ghi trong chiếu thư gửi cho Nhật Huyên. Riêng ông, ta có chút hậu tình, muốn tiến cử để thiên tử phong cho ông làmAn Namquốc vương. Nói xong, Sài Thung tự tay rót đầy hai chén rượu, và tiếp - Chúc ông đời đời vinh hiển.
Trần Quang Khải giận tái mặt, ông đã toan thoi cho tên Hán gian này một quả thôisơn cho hả dạ. Chợt nghĩ đến thế nước, ông phải nén lòng, nói dằn từng tiếng một để lấy lạisự bình tâm:
- Chắc đại nhân hiểu tôi thuộc dòng dõi nào? Giàu sang phú quý mà làmgì? Ngôi cao lộc trọng mà làmgì? Tiên quân tôi xưa chỉ biết lấy xã tắc làmtrọng. Còn ngôi báu, Người không coi hơn chiếc áo tơi của bọn nông phu.
Sài Thung cười khẩy.
Hômsau, Trần Quang Khải dẫn Sài Thung đến bến đò sông Thiên Đức (Sông Đuống ngày nay), y nhất định không chịu đi cáng nữa mà đòi đi ngựa. Quang Khải biết y đã trở mặt.
Ông cho lính chạy ngựa đưa tin trước về triều.
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 3
Khi Sài Thung chưa vào tới Thăng Long thì triều đình Đại Việt đã nghị án xong xuôi bọn Trần Di Ái. Công việc được giữ kín như bưng, trong ngoài không ai hay. Vì vậy Sài Thung vẫn đinh ninh rằng, lũ Di Ái đã chết trong đámloạn quân.
K
Trần Di Ái đáng tội chết. Đisứ để nhục mệnh vua. Nhưng thương tình là người quốc thích, được tha tội chết. Song, để giữ nghiêm phép nước, Di Ái vẫn bị đồ làmbinh khao giáp ở Thiên Trường. Bọn tùy tùng như Lê Mục, Lê Tuân cũng bị đồ làmTống binh. Tức là cho gia nhập với những người nhà Tống lưu vong sang ta, được phiên thành đội ngũ, dướisự sai khiến của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật. Mà Trần Nhật Duật đang trấn thủ mạn Đà Giang. Vậy là lũ Trần Di Ái cũng coi như bị lưu đầy viễn châu.
Lại nói về Trần Hưng Đạo, sau khi cắt đặt công việc cho các con và bọn gia tướng cùng môn khách, ông lên đường về kinh vừa kịp thamgia việc nghị án Trần Di Ái.
Một hômtừ Quốc phủ ông sang cung Thánh từ vấn an thượng hoàng Trần Thánh tôn. Nhân có quan gia đến chầu, ông xin bệ kiến để tâu việc cơ mật.
Lúc này điều hành công việc triều chính, thực đã ở tay Nhân tôn. Song Thánh tôn vẫn luôn xemxét giámsát. Vì vậy, ông xin được tâu trình để cả hai vua cùng biết.
Hưng Đạo là con Yên Sinh vương Trần Liễu, về thứ bậc, ông là anh emcon thúc bá với thượng hoàng Trần Thánh tôn. Thánh tôn phải gọi ông bằng anh. Còn Nhân tôn lại là con rể ông. Tính tôn tộc là như vậy, nhưng ông giữ lễ vua tôi rất nghiêmcẩn.
Ông vừa quỳ lạy thượng hoàng xong, Nhân tôn đến, ông lại quỳ. Nhưng cả hai cha con Nhân tôn đều nâng ông dậy, và xin được miễn lễ. Nhân tôn nói:
- Trình bá phụ, (Nhân tôn thích xưng hô như vậy hơn là quốc trượng), lễ vua tôi là ở nơi thiết triều. Còn bây giờ ở nhà thì phải theo lễ
cha con, bác cháu.
Hưng Đạo vuốt râu cười, thong thả đáp:
- Quan gia thể tình mà rộng lượng, ấy là quyền ở quan gia; còn đạo làmtôi, Quốc Tuấn này dâu dámtrái. Ấy tính Quốc Tuấn là như vậy, ông không ưa sự sàmsỡ. Vìsàmsỡ làmcho con người dễ xuề xòa mà lỗi đạo.
Tận đáy lòng mình, Quốc Tuấn cũng rất muốn được biểu lộ tình anh em, tình cha con cốt nhục. Hiềmcó sự nghi kỵ ông đemlòng kia khác, vì mối thù cha ông và Trần Thái tôn nên ông càng phải giữ gìn. Lại nhớ hồi nămBính thìn (1256) Vũ Thành vương Doãn đemcả nhà trốn sang Tống, ông suýt bị liên lụy. Có người hỏi ông: "Sao đại vương không lo giữ mình?". Quốc Tuấn bèn đáp: "Tôi lo giữ đạo để giữ mình?". Đó là ý muốn bày tỏ lòng trung thuận với dòng thứ.
(Đây muốn nhắc lạisự kiện Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung ép Trần Thái tôn cướp Thuận Thiên là vợ Yên Sinh vương Trần Liễu. Và việc Trần Thủ Độ phù Trần Cảnh (là emTrần Liễu) lên ngôi vua. Bính thìn (1256) Vũ Thành vương Doãn là con Yên Sinh vương Trần Liễu với Thuận Thiên. Yên Sinh có hiềmkhích với Thái tôn, nên khi Thuận Thiên mất, thấy mình thất thế, Vương Doãn liền bỏ nước ra đi và bị bắt trở lại.)
Phân định lễ vua tôi xong, Quốc Tuấn liền nói:
- Tâu thượng hoàng cùng quan gia, lần này Quốc Tuấn tôi về triều kiến, là để tường trình việc thu góp binh, lương của ta, và việc rèn luyện quân sĩ chờ lệnh sai khiến.
Thượng hoàng Thánh tông từ sau cuộc chống Mông-Thát xâmlấn bờ cõi nămĐinh tỵ (1257), đã hiểu được lòng cô trung của Hưng Đạo. Nhà vua vì thế càng quý trọng người anh họ và cũng là người anh vợ mình.
Thánh tông hiểu những việc tận tâmbáo quốc của Vương, chính là sự hóa giải mối hiềmkhích giữa hai dòng trưởng và thứ. Chính nhà vua tự mình đi lại thămhỏi Quốc Tuấn, khi thì ghé nơi Quốc phủ, khi đến tận thái ấp Yên Sinh. Tình anh emtừ đấy đã có phần bớt căng thẳng. Song Quốc Tuấn vẫn một lòng thủ lễ vua tôi.
Lần này Quốc Tuấn lai kinh, thượng hoàng mừng lắm. Bởi thế nước bị uy hiếp nặng nề. Mà Quốc Tuấn lại là một tướng tài kiệt hiệt, trong tay nắmgiữ tới nửa số binh lực cả nước. Môn khách đầy nhà, thuần những bậc hào kiệt, văn võ kiêmthông.
Sau khi nghe Quốc Tuấn tâu bày, hai vua đều lấy làmdẹp ý vỗ về mãi không thôi. Đại ý Nhân tôn nói:
- Thế nước hưng lên được, phải nhờ vào bậc tể thần lương đống như quốc phụ.
- Đa tạ. Ấy là nhờ hồng phúc của tổ phụ, và ân đức của bệ hạ - Quốc Tuấn khiêmnhường đáp. Và ông hỏi thêm: - Tâu bệ hạ, chẳng hay có tin tức gì từ Đại đô đưa về không?
- Trình Quốc phụ, Nhân tôn đáp - người của ta từ Kinh Hồ hành sảnh, từ Yên Kinh về đều nói: "Hốt-tất-liệt đang chuẩn bị đánh ta gấp lắm. Chỉ mùa thu này là phát binh". Nói xong, nhà vua rút trong tay áo thụng ra một phong thư, hai tay kính cẩn đưa cho Trần Hưng Đạo. - Quốc phụ xem, trong này nói tường tận lắm.
(Năm1274 nhà Nguyên tập Kinh Hồ đẳng xứ hành trung thư tỉnh. Năm1277 gộp Ngạc Châu (Hồ Bắc) vào ĐàmChâu (thành tỉnh Hồ Nam). Sau khi diệt xong nhà NamTống lạisát nhập cả Lưỡng Quảng gọi là trung thư tỉnh Hồ Quảng (gồmHồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây). Tuy vậy vẫn cứ gọi là Kinh Hồ.)
Trần Hưng Đạo đỡ lấy bức tấu thư mở ra đọc. Ông kinh ngạc về những tin tức ông thu được qua con đường riêng, cũng trùng khớp với lời lẽ trong mật thư. Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, Hưng Đạo ôn tồn nói với hai vua:
- Tâu thượng hoàng cùng quan gia. Ta phải lo tính cấp kỳ, kẻo hối không kịp. Lực của ta, tuy vậy vẫn còn mỏng lắm. Thần nghe tin tức bên Đại đô nói: "Hốt-tất-liệt sẽ phát nămchục vạn binh, đích thân thái tử Thoát-hoan thống lĩnh để đi đánh Đại Việt".
Thánh tôn trầmmặc, Nhân tôn liền nói:
- Bẩmquốc phụ, vậy theo ý quốc phụ, ta còn cần bao nhiêu binh nữa thì mới tạmđủ dùng?
Quốc Tuấn ve vuốt chòmrâu bạc, ông chậmchạp, dường như ông còn cân nhắc từng ý ở trong đầu:
- Xin quan gia cho huy động gấp đôisố hiện có. Tức là phải thêmhai chục vạn binh nữa. Điều này thần đã suy đến cạn nhẽ. Việc binh tốn kémlắm. Thêmbinh, tức là thêmlương thảo, khí giới, lại mất đi người cày, cuốc nơi ruộng đồng. Ngay người nông phu, khi bứt khỏi gia đình thôn ấp, bỏ lại nào vợ dại, con thơ, cha già, mẹ yếu, héo hon cả ruột gan chứ họ vui thú gì.
- Vẫn biết rằng thế - Thánh tôn nói. - Lòng vương huynh thương dân như con. Nhưng nếu không bắt dân làmviệc binh thì anh emta biết tính sao?
- Cái chính là ở chỗ "biết tính sao" như thượng hoàng nói đó. Theo ý thần, triều đình phải có chính sách vỗ về trămhọ, khiến cho
các vương hầu, các chủ điền trang, thái ấp tự mình tăng thêmsố gia binh. Còn đámnông nô, nông phu cũng phải được ân huệ gì đối với cha mẹ, vợ con họ. Điều quan yếu hơn nữa là binh sĩ phải ra công luyện rèn tinh thông võ nghệ. Lại phải có lòng kiêu dũng nữa, thì lâm trận mới thủ thắng được. Cho nên việc dụng binh, cần tinh chứ không cần nhiều.
Với vẻ băn khoăn, Nhân tôn nói:
- Quả như lời Quốc phụ, việc binh tốn kémlắm. Con chỉ ngại nhọc sức dân. Xin thượng hoàng cho ý chỉ, rồi con sẽ quyết.
Nhân tôn vừa nói tới đó thì có người ào vào. Với gương mặt tươi cười, đôi mắt sáng như sao. Người ấy quỳ trước thềmđiện, giọng nói oang oang:
- Kính lạy thượng hoàng! Kính lạy quan gia! Kính chào Vương gia. Thần xin được diện kiến.
Nghe tiếng nói, mọi người đã biết là ai rồi. Nhân tôn vội chạy ra thềm, nâng người đó dậy và nói:
- Sư phụ, đây là gia đường. Sao sư phụ quá thủ lễ với cha con cháu làmvậy.
Thánh tôn lật đật tới nắmtay Trần Quốc Trung nói:
- Sư huynh về triều lâu chưa?
Hưng Đạo vương cũng đứng dậy vái:
- Vương huynh vẫn bình an chứ?
- Đa tạ, Trung này có bao giờ đau yếu gì đâu. Trần Quốc Trung vừa nói vừa cười tíu tít.
(Trần Quốc Trung, tức Trần Tung, tức Tuệ Trung thượng sĩ Hưng Ninh vương. Ông là con Trần Liễu, là anh ruột Trần Quốc Tuấn và Nguyên Thành Thiên Cẩmhoàng thái hậu - vợ thượng hoàng Trần Thánh tôn và là bác Trần Nhân tôn. Vì ông amhiểu sâu sắc đạo Thiền, nên cha con Thánh tôn tôn ông là sư huynh và sư phụ. Còn thượng sĩ là pháp hiệu của Trần Tung. Theo Du già luận chú rằng: Không lợi mình, lợi người là Hạ sĩ. Có lợi mình mà không lợi người là Trung sĩ. Được cả hai thứ là Thượng sĩ.)
Hưng Đạo lại hỏi:
- Chẳng hay vương huynh ở Hồng Lộ hay ở Tịnh ấp về triều?
(Lộ Hồng, phần đất thuộc Hải Dương sau này. Nơi đây Quốc Trung được cử làmtướng trấn giữ. Tịnh ấp: tức ấp Tịnh Bang, nơi Tuệ Trung Thượng sĩ lui về vui cảnh điền viên và tu Thiền.)
Tuệ Trung cười phá lên:
- Giời ơi! Hốt-tất-liệt đánh đến đít rồi mà vương gia còn hỏi ta ở ấp Tịnh Bang mà tu Phật chăng? Ta ở Hồng Lộ về. Nhưng Trung này xin với hai vua và vương gia, "cứu khổ cứu nạn" xong, lại về Tịnh Bang ấp vui với đạo Thiền.
Cả bọn anh embác cháu đều cười xòa.
Nhân tôn dâng Tuệ Trung một chén trà. Nhà vua hỏi:
- Thưa sư phụ, khi Thiền khi tục thế này bao giờ sư phụ mới thành Phật?
Tuệ Trung đỡ lấy chén nước, đáp:
- Sao lại không. Xuất nhập thế đều tại tâmcả. Ta dứt việc kinh sách để đi cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh - đồng bào của ta. Ta thamgia diệt trừ cái ác, tức thị tâmta là tâmPhật rồi, lo gì thành hay không thành Phật? Vả lại ta tu để đạt tới cõi thiện, chứ ta có cầu làm Phật đâu.
Chuyện đang vui thì Nguyên Thánh Thiên Cảmhoàng thái hậu ra vấn an hai anh. Bà hết nhìn Quốc Trung lại nhìn Quốc Tuấn. Thấy Quốc Tuấn ít tuổi hơn, nhưng râu tóc lại bạc hơn Quốc Trung, bà biết là ông đang quan hoài đến thế nước. Bà thương anh đến xót xa. Một lát, đámquan nội hầu dâng ngự thiện.
Vừa vào tiệc, Thánh tôn liền nói:
- Bữa tiệc nay vui quá. Chẳng mấy khi được tiếp hai vương huynh. Nhân có Thiên Cảmhoàng thái hậu đây, xin mời hai huynh và quan gia bỏ lễ vua tôi mà theo tình anh emthuần phác, cho vui vẻ thân mật.
- Vương thượng nói chí phải. Hoàng thái hậu đế theo.
- Vậy thì ta cứ cắt một người làmtửu lệnh. Bữa nay xin cứ vui cho thỏa thuê. Thánh tôn cởi mở hết lòng.
Quốc Tuấn nghiêmmặt nói:
- Tạmbỏ lễ vua tôi trong bữa tiệc vui vầy tình anh emtôn tộc, thần cho đó là một đặc ân của hoàng thượng. Nếu lại còn cử tửu lệnh nữa, thời thần không dámvâng theo.
(Tửu lệnh: Trong tiệc rượu vui chơi, thường cử một người cầmhiệu ra lệnh. Mọi người theo lệnh của người đó mà uống. Ai trái, phải phạt uống thêmrượu. Trong những cuộc vui chơi như thế này thường sa đà quá trớn, nên Quốc Tuấn không chấp nhận.)
Ai cũng biết Quốc Tuấn là người nghiêmchính, ông đã nói là làm, nên không ai bàn đến việc cử tửu lệnh nữa.
Bữa tiệc thật là vui. Bởi Thiên Cảmbiết tính chồng, con và hai anh thích ăn những món gì, nên bà đích thân coisóc việc nấu nướng, bà lại ngồi xế ra một góc nhìn mọi người ăn, và sai đámquan nội hầu, bưng bê những món nào mà các vương ưa dùng. Thấy chồng con và hai anh ăn uống ngon lành, trò chuyện vui vẻ, lòng bà như mở hội. Chợt nghĩ Tuệ Trung ăn các thức ăn thịt cá chẳng kémgì Quốc Tuấn và Thánh tôn, Nhân tôn, bà liền hỏi:
- Anh Quốc Trung tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được?
Tuệ Trung cười đáp:
- Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làmPhật, Phật cũng chẳng cần làmanh. Cô có nghe các bậc cổ xưa nói: "Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?". Vả lại, nếu bằng sự ăn chay mà thành Phật, hóa ra loài thú ăn cỏ sớmthành Phật hơn loài người chăng?
(Văn Thù: là một trong 8 vị đại Bồ Tát, đệ tử của Phật Thích Ca: 1/ Văn Thù Sư lỵ. 2/ Quan Thế âm. 3/ Đắc Đại thế. 4/ Vô Tận y. 5/ Bảo Đàn hoa. 6/ Dược Vương. 7/ Dược Thượng. 8/ Di Lặc.
Giải thoát: Chữ nhà Phật có nghĩa là dứt bỏ được sự trói buộc của mọisai lầm, phiền não, nhờ vậy sẽ được tự tại mà đạt tới cõi Niết Bàn.)
Thiên Cảmkhông nói thêmgì nữa. Nhưng Nhân tôn rất trọng thị lời đáp của Quốc Trung. Nhà vua cho rằng Thượng sĩ vừa phá một công án, quả thực đó mới là người tu đạo chân chính. Bởi việc tu đạo là cốt ở tu tâm, chứ đâu phải vì chỗ kiêng khemấy mà thành đạo. Có nhẽ từ việc làm, nay lại nghe thêmlời nói của Quốc Trung mà Nhân tôn ngộ đạo chăng? Chắc vậy. Bởi trong suốt cuộc đời mình, nhà vua
vẫn thường tôn Tuệ Trung là bậc sư phụ. Kíp đến khi lập Thiền phái Trúc Lâm, thời Nhân tôn cũng lấy việc tu tâmlàmtôn chỉ. Bữa ăn đang vui vẻ, đang từ chuyện đạo, Quốc Trung lại hỏisang chuyện đời:
- Tôi nghe đại vương- Quốc Trung vừa nói vừa liếc nhìn Quốc Tuấn - đã bắt được lũ Trần Di Ái, và Quan gia đã lưu đầy y đi viễn châu?
- Dạ, đó là nhờ uy đức của quốc phụ. Nhân tôn khiêmái đáp lời.
- Thế còn bọn Sài Thung thìsao? Chúng có bắt bẻ gì việc đại vương ta đánh tan đoàn quân hộ vệ lũ Di Ái?
- Bẩmbá phụ, chắc chắn là sẽ rầy rà với hắn đây. Hiện thời y còn bị chú Chiêu Minh kiềmchế trên đường đi bộ từ biên ải về. Nhưng mớisớmnay, chú Chiêu Minh cho chạy ngựa trạmvề báo: "Sài Thung nhất quyết đòi đi ngựa từ bến đò sông Thiên Đức về kinh".
- Sao quan gia không nói cho ta hay từ sớm? Thượng hoàng nói.
- Trình phụ vương, tiếp sứ là việc nhỏ, con không muốn kinh động đến phụ vương, cùng quốc phụ và bá phụ. Dạ, tâu phụ vương, y đòi phải tiếp rước y với nghi lễ quốc vương. Và đích thân con phải ra bến Bồ Đề nghênh đón.
- Quân càn dỡ! - Hưng Đạo buông mấy tiếng, vừa hàmchứa sự khinh ghét lẫn bực tức - Vậy chớ quan gia đã làmgì để đáp lời y?
- Dạ con cho đón y đúng với nghi lễ bang giao của một nước có chủ quyền. Việc con cử chú Chiêu Minh đi đón y, là đã có sự nhún một bước. Vì rằng, chú Chiêu Minh là trong hàng tamcông, còn y mới chỉ là tước hầu.
(Tamcông: Tháisư, Thái phó, Thái bảo, đó là ba chức quan đầu triều.)
- Con xử thế là phải, Thánh tôn nói. Nhưng ta chắc Sài Thung không để chúng ta yên. Vì rằng, việc vương huynh bắt bọn Di Ái, lại đánh tan đạo quân của nó, tức thị là phá tan mưu chước của nó. Làmcho nó bẽ mặt với Hốt-tất-liệt. Lại bởi y là người Hán mà tước trật cao, thế nào cũng bị bọn người Mông Cổ khích bác kiềmchế.
Bỗng Tuệ Trung cười phá lên. Thánh tông nói:
- Sư huynh cười gì vậy?
- Quốc Trung này buồn cười vì cái bọn Hán gian, đứa nào cũng giống nhau. Từ cái thằng Tần Cối đến Trương Đình Trân, nay lại Sài Thung. Nó hạch sách ta để nịnh chủ nó hơn cả lũ chó săn. Liệu xemquan gia có nên tiếp rước nó, như tiên đế tiếp rước Trương Đình Trân nămNhâmthân (1272)?
(Tần Cối: Đại thần nhà Tống. Khi quân Kimxâmlược, y thuộc phái chủ hòa. Nên lập mưu giả mạo chiếu vua bắt Nhạc Phi đang kịch chiến với quân Kimsắp đến hồi chiến thắng phải bỏ mặt trận quay về rồi kết án xử tử.)
Mọi người cười ồ lên.
Số là nămấy Trương Đình Trân đemchiếu của Hốt-tất-liệt đến Thăng Long. Thái tôn đã đứng nhận chiếu của vua Nguyên, chứ không chịu quỳ lạy. Tên Hán gian này buông lời hỗn xược:
- Nếu tâu việc này lên thiên tử. Mười vạn quân Vân Namlập tức kéo sang, sẽ biến vương miếu thành gò hoang, vương đình thành cỏ mọc. Rồi y đòi Thái tôn phải tiếp y theo lễ của tước vương. Thái tôn cứng cỏi vặn lại:
- Chúng tôi tuy là nước bề tôi, nhưng thiên tử vẫn tôn trọng. Lạ thay, sứ giả của thiên tử phái đến đây lại thường là bọn vô lễ. Ông là quan Triều liệt, còn tôi là quốc vương, mà ông đòi lễ ngang tôi. Chẳng hay ông học sách nào? Phải chăng văn hiến lễ luật bên quí quốc là như vậy?
(Chức quan của Trương Đình Trân là Triều liệt đại phu).
Trương Đình Trân giận run người. Yđặt tay lên đốc kiếm. Trần Thái tôn đập án quát:
- Quân bay?
Lập tức đámvõ sĩ trong đội quân hổ bôn đã phục sẵn sau bình phong liền ào ra, kiếmtuốt trần đứng vây chặt lấy Trương Đình Trân. Ybị lột khí giới rồi dẫn về nhà công quán giamlỏng. Ybị bỏ đói, bỏ khát. Mỗi khi Trương Đình Trân đòi uống nước, quân chỉ đemcho nước bẩn đục ngầu. Thấy vậy y không uống. Đòi uống nước giếng.
Đámquân hổ bôn canh phòng hắn trả lời:
- Tục nước chúng tôi, nếu đã không ưa nhau, thường bỏ thuốc độc vào giếng để giết người.
Khát quá không chịu được, Trương Đình Trân đành phải hạ mình khẩn khoản:
- Ta khát lắmrồi. Cứ cho ta uống nước giếng, chết cũng cam, chứ uống nước bẩn ta không chịu nổi.
Đámlính cười khúc khích, thủng thẳng đáp:
- Tại lời nói của ông xú uế quá, làmnhiễmbẩn nước chúng tôi đấy. Bây giờ tìmđâu ra nước sạch cho ông uống.
Cuộc trò chuyện đang vui, bỗng có tiếng vó ngựa dẫmlộp cộp phía ngoài, rồi Chiêu Minh vương Trần Quang Khải bước vào sụp lạy.
Nhân tôn vội chạy ra đỡ lấy Chiêu Minh vương mà rằng:
- Sao thúc phụ phải giữ lễ với cháu. Chẳng hay thúc phụ có được mạnh giỏi không?
Mọi người xúmquanh Quang Khải. Anh emchú cháu chưa kịp đôi hồi, Quang Khải ngửa mặt lên trời cườisằng sặc: - Sài Thung giở chứng rồi!
- Ygiở trò gì, emnói ta nghe. Thượng hoàng Thánh tông nắmlấy tay Quang Khải hỏi.
- Tâu vương huynh. Từ biên ải về đến bến đò Thiên Đức, emvẫn dẫn Sài Thung đi cáng. Bỗng hắn trở mặt đòi đi ngựa. Emcho kỵ sĩ mang biểu về triều như vương huynh đã rõ. Khi tới Thăng Long, emdẫn y vào nhà công quán, nhất định y không chịu vào, mà tế ngựa thẳng vào cửa Dương Minh, đòi vào đại điện gặp quan gia ngay. Quân thánh dực ngăn lại. Ylấy roi ngựa quất tóe máu đầu mấy tên lính. Nếu không có emở đấy, thì đámquân thánh dực đã bắt trói y lại rồi. Embèn dàn xếp để y đi kiệu qua cửa tò vò. Ynhất định không chịu. Y bảo: "Bây giờ có mở toang cửa, rước ta đi ngựa vào ta cũng không thèmnữa, mà phải bắc cầu vồng qua cửa Dương Minh lấy lối cho ta vào đại điện". Ycòn hỗn xược đòi quan gia phải tiếp y với lễ của tước vương.
Trần Quang Khải nén giấu một hơi thở dài. Rồi tiếp:
- Nếu không nhún nhường vì thế nước, chắc là Quang Khải này dã cắt đầu Sài Thung về dâng các vương huynh và vương điệt rồi. Thấy sự việc căng thẳng, Quốc Tuấn liền hỏi:
- Vậy thời Sài Thung hiện đang ở đâu, xin Chiêu Minh tướng quân cho biết.
- Ô trời? - Quang Khải kêu lên rồi lắc đầu - Thấy sứ trời càn dỡ quá, không chịu nổi, tiểu tướng liền bỏ đấy, nhưng đã ngầmsai đám gia tướng áp sát y về nhà công quán. Để đến chiều tối, y thật đói, xemy có dịu bớt hung hăng, rồi Quang Khải lại xin thù tiếp sứ trời.
Quốc Tuấn trầmmặc:
- Quan hệ hai nước lúc này mỏng manh như một sợi dây Tơ. Xin thượng hoàng cùng quan gia và tháisư liệu bề khu xử cho tế vi. Phải nén lòng. Dù có phải dùng tới mạt kế như Hàn Tín, Câu Tiễn để tránh cho quốc gia khỏi rơi vào nạn binh hỏa vẫn còn hơn. Can qua lúc này là thất lợi cho ta nhiều lắm.
(Hàn Tín, đại tướng nhà Hán. Trong cuộc Hán – Sở tranh hùng, ông đã đánh tan Hạng Vũ thâu tómtoàn thiên hạ cho Lưu Bang. Khi chưa thành đạt, ở kẻ chợ có tên hàng thịt coi thường kẻ sĩ gây sự, bắt Hàn Tín phải chui qua háng. Hàn Tín nhẫn nhục luồn háng y cho qua chuyện. Nhưng khi hiển đạt, ông không tìmcách trả thù tên hàng thịt, mà tìmbà Phiếu Mẫu khi ông cơ nhỡ đã cho lưng bát cơm nguội. Thấy nói ông đã biếu bà cả ngàn nén vàng. Nên mới có câu: "Bát cơmPhiếu mẫu trả ơn ngàn vàng".
Câu Tiễn làmvua nước Việt bị Phù Sai là vua Ngô đánh chiếmcả thành trì và bắt Câu Tiễn về Ngô hầu hạ. Câu Tiễn tỏ ra qui phục trung thành tới nước Phù Sai ốm, Câu Tiễn nếmphân Phù Sai, để đoán bệnh. Quả nhiên, Phù Sai tin mà tha Câu Tiễn. Sau Câu Tiễn đánh phục thù làmcỏ kinh thành nước Ngô và giết Phù Sai.)
Thấy một đại trượng phu, một hổ tướng kiêmthông văn võ như Quốc Tuấn, mà phải khuyên mọi người nhường nhún như vậy, đủ biết Quốc Tuấn phải nén lòng đến mức nào. Và cũng cho thấy, bên ta chưa đủ lực, chưa sẵn sàng nghênh chiến được.
- Dù sao vẫn phải giữ gìn quốc thể, cháu là quốc chủ, không thể đến công quán vỗ về Sài Thung được. Lại phải phiền chú Chiêu Minh đi cho chuyến nữa. Nhân tôn nói với tất cả sự dằn lòng. Thật quá sức chịu đựng đối với một đấng quân vương mới ngoài hai chục tuổi.
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 4
Trong lúc mọi người đang rối bời, triều đình được tin cấp báo, lãnh chúa người Man ở Đà Giang là Trịnh Giác Mật khởi binh làmloạn. T
Nhân tôn đemviệc này bàn riêng với Quốc Tuấn:
- Họ Trịnh nối đời hưởng lộc triều đình. Nay nó trở mặt làmphản. Nếu không trị tội để làmgương cho các động, sách khác, e chúng khinh nhờn phép nước, xin quốc phụ cho hay việc này nên khu xử như thế nào?
Trầmngâmsuy nghĩ giây lâu, Hưng Đạo nói:
- Người Man họ sống chưa có lễ luật, nhưng lại có lòng trung tín đối với ai là chủ của họ. Việc Trịnh Giác Mật làmphản, chắc có nguyên ủy sâu xa. Một là việc chămsóc vỗ về của triều đình thưa vắng. Hai là sĩ tốt vô tình phạmphải các điều cấmkỵ trong tôn giáo của họ. Ba là có kẻ xúi bẩy khích bác, nhằmchia rẽ họ với triều đình, để cho phên dậu của ta trống trải, kẻ thù dễ bề nhòmngó. Kẻ xúi bẩy, chia rẽ đây không ai khác ngoài bọn tay chân nhà Nguyên. Vậy nên phải xemxét cẩn trọng trước khi coi họ như cừu thù. Làmthế nào kéo họ về với triều đình được là thượng sách. Hơn bao giờ hết, lúc này phải cố kết được lòng dân. Xin bệ hạ dù có phải xuất của kho cho dân họ, hoặc gia phong cho tù trưởng của họ thêmmột vài phẩmtrật, chớ có sẻn kiệm.
Nghe Hưng Đạo vương nói, gương mặt nhà vua cứ tươi nhuần ra. Phút chốc bừng sáng lên. Đôi mắt nhà vua long lanh, như đang phát ra một thứ ánh sáng trong trẻo, ấmáp. Hưng Đạo vừa ngừng lời, nhà vua đã vui vẻ tiếp luôn:
- Được quốc phụ chỉ dẫn, lòng con bỗng thấy bình ổn. Đúng là không có quốc phụ, con sẽ bỏ đường sáng nghĩ đến việc tìmtướng giỏi, phái binh mạnh đến đánh dẹp họ, để ra oai triều đình. Nhưng nay, đúng như lời quốc phụ dạy: "Phải vỗ về họ, chiêu nạp họ". Đúng thế, họ phải mãi mãi là phên dậu vững chắc để giữ gìn biên cương Tổ quốc. Cho nên, con định cử chú Chiêu Văn lo giúp việc này. Chẳng hay cao ý của quốc phụ...
- Bệ hạ trao việc ấy cho Chiêu Văn vương là phải. Thượng tướng tuy còn trẻ, nhưng kiến văn uyên bác, lại có lòng nhân, dũng, ít ai bì kịp. Hơn nữa, Chiêu Văn vương vốn thông thạo phong tục người miền ngược, và thường có giao du với họ. Bệ hạ nên trao cho thượng tướng việc phủ dụ là chính. Vạn bất đắc dĩ mới phải đánh dẹp. Ngừng một lát, với vẻ ưu tư đau đáu. Cặp mắt Hưng Đạo nheo lại, như đang dõi nhìn một điểmvô hình nào đó thiêng liêng lắm, khiến Nhân tôn đã định hỏi thêmmột điều gì đấy, lại thôi ngay. Bỗng Hưng Đạo lên tiếng:
- Tâu bệ hạ, có một điều, thần cứ cân nhắc mãi, liệu có nên nói. Giọng ông ngập ngừng.
Trần Nhân tôn dự liệu, hẳn có việc gì tối hệ trọng, nên quốc phụ mới phải cân nhắc kỹ lưỡng như thế. Để khích lệ đấng bề trên, nhà vua khẽ thưa:
- Trình quốc phụ, xin quốc phụ cứ thực lòng dạy bảo. Trên vì nước, dưới vì nhà, chớ có điều gì tư kỷ đâu mà quốc phụ e ngại. Hưng Đạo lấy làmđẹp ý, ông ve vuốt mãi chòmrâu rồi tiếp:
- Việc Trịnh Giác Mật làmphản, khiến thần vô cùng lo lắng. Thần đã tự xét định xem, chính lệnh của triều đình có điều gì hà khắc? Các quan đại thần thay mặt cho triều đình chăn dắt dân lành, có gì khiên cưỡng bức bách họ? Song lại tự trả lời. Miền Đà Giang, TamĐái Giang là phên dậu phía tây của triều đình, đã được cử các tướng giỏi như Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, sao lại có thể khinh suất về đốisách được. Tuy nhiên, xin bệ hạ cứ có nhời răn với Chiêu Văn vương, trước khi thượng tướng đem quân vào đất của Trịnh Giác Mật. Cứ theo chỗ thần biết, người Man một khi họ đã thần phục, thường không có chuyện vô cớ làmphản. Hiện nay, ngoài thì giặc Nguyên đang uy hiếp ta rất lớn. Nếu vạn nhất xảy ra chémgiết lôi thôi ở Đà Giang, thần sợ không giữ được lòng dân ở các sách, động khác. Một khi phên dậu trống trải, sẽ nguy cho đại cuộc. Mong bệ hạ hết sức cẩn trọng.
Những lời răn tâmhuyết của Hưng Đạo như là một sự tâmtruyền, khiến Nhân tôn càng thêmkính cẩn với công việc. Khi nhà vua giao trọng trách cho Chiêu Văn vương, người cũng nói lại tất cả các điều mà Hưng Đạo vương băn khoăn... Khi tiễn Chiêu Văn vương ra cửa khuyết, nhà vua tự tay trao dây cương ngựa cho thượng tướng, và nói: - Chúc chú mã đáo thành công.
- Xin bệ hạ yên tâm, Trần Nhật Duật thư thái đáp lời.
Trần Nhật Duật lập vương phủ ở gần cửa Đại Hưng. Nhà ông không lúc nào không có vài ba chục tân khách. Thôi thì… (Sách thiếu 1 đoạn..)
Mọi người đều khen viên đầu bếp cao kiến. Và cuộc nghị bàn lập tức được giải tỏa. Ba ngày sau, quân do thámvề báo, các việc Trần Nhật Duật nói trong thư, đều đã có làm. Và dân chúng các vùng đều muốn cầu hòa với triều đình. Trịnh Giác Mật bèn viết thư phúc đáp:
“…Mật này không dámtrái mệnh, nếu ân chúa đi ngựa một mình đến bản doanh thì Mật xin hàng... "
Kèmtheo đó là lời chỉ dẫn đường đi lối lại, nơi và ngày giờ đón tiếp. Nhận được thư của Trịnh Giác Mật với vài lời ngắn ngủi, Trần Nhật Duật đọc đi đọc lại tới cả chục lần. Ông cứ soi disoi lại tờ giấy trên ánh nắng, xemcó còn mật ngữ gì ở trong nữa không. Xoay đi lật lại tờ giấy với vài hàng chữ, ông vuốt các mép cho thẳng, đặt ngay ngắn trên án và chặn ngang bằng chiếc bút lông thỏ, ông đi dạo quanh đámcây cảnh trong vườn. Đột ngột, Trần Nhật Duật dừng bước và ông đi thẳng vào trong nhà, lấy bút son phê dưới góc tờ thư: "Yhẹn, ta sẽ đến". Rồi ông gọi đámthư nhi, đemtrao lại cho Trịnh Giác Mật.
Quyết xong một việc, ông cảmthấy nhẹ nhàng. Trần Nhật Duật ôn lại những lời Trần Quốc Tuấn răn dặn ông qua nhà vua. Kiểmxét lại từng việc, ông thấy Quốc Tuấn quả là xét đoán công việc sáng suốt. Ông đã dò tìm, và thấy được đầu mối của sự bất hòa. Và ông tin, Trịnh Giác Mật đã lấy bụng thực đãi ông, cũng như ông yêu dân họ thật lòng. Bây giờ, ông đang ôn lại những điều thuộc về phong tục, lễ nghi của Trịnh Giác Mật. Từ lời ăn tiếng nói. Cách chào, hỏi, gọi, thưa. Cả cách ăn, cách uống. Các bài hát, các điệu múa, cũng như cung bậc thanh âmtrong âmnhạc của họ. Và từ bữa ấy, ông luôn mở các tiệc vui, ăn uống, chúc tụng đều theo phong tục của họ. Bữa thì uống rượu bằng cần, xoay quanh một vò lớn để giữa nhà. Bữa thì đổ rượu ra bát lớn, rồi chuyền tay nhau mỗi người uống một ngụm, cứ thế hết lại rót. Bữa thì uống bằng sừng trâu, dùng lỗ mũi hít cho rượu chảy vào mồm. Cách này chỉ một mình Trần Nhật Duật uống được. Binh sĩ cứ cười lăn cười bò ra, có ngườisặc gần chết, thượng tướng phải lấy miệng mình hút vào mũi họ cho rượu ra hết. Rồi ông sai chất củi thành đống ở ngoài vườn đốt lên, tự ông lấy lá làmkèn, thổi vang những âmthanh kỳ ảo cho mọi người nhảy múa.
Sắp tới ngày vào trại của Trịnh Giác Mật, Trần Nhật Duật bèn họp tả hữu lại báo cho họ biết, tự thân ông sẽ đi thuyết phục viên tù trưởng làmphản. Quân sĩ xúmlại can ngăn không cho ông đi. Bởi ai cũng sợ tính tráo trở của họ.
Trần Nhật Duật dẫn giải mọi điều về bản tính của người Man. Và việc xảy ra để Trịnh Giác Mật làmphản, là một điều đáng tiếc. Chỉ vì quân sĩ không chịu nghe lời ông dặn. Rằng đối với người miền ngược, phong tục tập quán và tín ngưỡng của họ, còn thiêng liêng hơn pháp luật của người miền xuôi. Ông cũng rất đau lòng khi phải hạ lệnh chémđầu người lính đã xâmphạmvào đền thờ của họ. Nhưng ông đã ngầmsai lượmthi thể cho chôn cất trong hòmgỗ thơm, lạisức về quê quán phải chu tất cho cha mẹ người lính kia. Ông nói: "Ta phải
giết một người lính của ta, cũng đau xót như ta phải giết con ta. Nhưng nếu không biết hy sinh tình cảmtư riêng, để cho một dải đất Đà Giang mênh mông này chống lại triều đình, trong lúc quân Nguyên đang dòmdỏ vào bờ cõi ta như cú dòmvào nhà bệnh, thì thật là có tội lớn với đất nước". Ngừng một lát, ông lại thong thả nói tiếp: "Các dân tộc sống trên mảnh đất Đại Việt này, đều có chung một mẹ. Nhưng vì phong thổ đất đai, thời tiết khí hậu mỗi vùng mỗi khác, nên có phong tục riêng, nhiều khi lại có cả tiếng nói riêng. Mỗi dân tộc gìn giữ nền văn hóa của mình bằng các thuần phong mỹ tục, và nó được bồi bổ thêmqua nhiều đời tích tụ lại. Những nét riêng văn hóa ấy, các dân tộc đều phải trả bằng trí tuệ, mồ hôi, sức lực, và cả bằng máu nữa, nên hết thảy đều gìn giữ một cách kính cẩn, như đối với các ngôi đền thiêng. Kẻ nào đụng vào ngôi đền thiêng ấy, lập tức tự biến mình thành kẻ thù của họ. Vậy nên, ta khuyên các ngươi, không những phải trân trọng, phải bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mình mà còn phải tôn trọng và bảo vệ các nền văn hóa của các dân tộc khác, và cả các quốc gia khác. Đối với Trịnh Giác Mật vừa qua, là một bài học, đã phải trả bằng máu. Các ngươi phải nhớ lấy nằmlòng, và cũng phải truyền đời lại cho con cháu...".
Trần Nhật Duật tới trại Trịnh Giác Mật vào một buổi mai nắng đẹp. Quân sĩ một lần nữa xúmlại van ông không nên đi. Có người khóc. Ông nói:
- Các ngươi cứ để ta đi. Ta đi là đemtheo cả tấmlòng nhân nghĩa của triều đình đối với dân họ. Nếu như Mật giáo giở với ta, thì triều đình còn có vương khác, tướng khác.
Trần Nhật Duật chỉ đemtheo mình dămbảy tên tiểu đồng và thư nhi. Ra khỏi quân doanh chừng hai chục dặmđã có người của Mật đón và dẫn di theo các lối xuyên rừng. Trời quang, mây tạnh, chimhót, vượn kêu, tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng gió ngàn reo, khiến Chiêu Văn vương cảmnhư mình đang lạc vào thế giới thần tiên. Vương đã đi tưởng như khắp nước, quả thật chưa biết cảnh nào ngoạn mục như cảnh ở đây. Đúng là cảnh sắc này đều nằmtrong đất vùng ông trấn trị, mà sao cứ thấy nó lạ, nó đẹp. Đang đi giữa một ngàn hoa trắng, tưởng phải trải đến vô tận, nhưng vừa chớmngoặt sang một nẻo đường quanh, lại đột ngột hiện ra một khung cảnh khác lạ. Đó là một khu rừng già với những cây cổ thụ thẳng tắp. Thân cao vời vợi, muốn nhìn thấu ngọn cây, phải ngả người ra phía sau, chóng cả mặt. Cây nào cây ấy to đến mấy người vòng tay ômkhông xuể. Đúng là rừng trong rừng, cảnh trong cảnh, nó cứ thoắt giấu đi, thoắt mở ra, kỳ ảo khôn lường. Ông đã được xemnhiều bức họa cổ kim. Nhưng so với cảnh sắc thiên nhiên này, thì các đấng danh họa kia chỉ là mấy đứa trẻ nghịch ngợmmàu mè. Rõ ràng chỉ có thợ Tạo mới là những tay nghệ sĩ hoàn hảo.
Khi nghe tiếng gà rừng gáy dồn dập, cũng là lúc mặt trời gần đứng bóng, bỗng vang lên đâu đó tiếng nhạc réo rắt, tưởng đó là âm hưởng từ rừng cây và các loài muông thú phát ra.
Như có một cái gì đấy làmxao xuyến, Trần Nhật Duật tiện tay bứt một cặp lá làmkèn đưa lên môi thổi. Tiếng nhạc trong trẻo vang xa
như tiếng nói từ lồng ngực ông phát ra. Rừng cây bỗng imtiếng gió. Chimchóc thôi hót. Cây cao như rủ xuống lắng nghe. Tiếng nhạc, như thôi thúc, như nỉ non trách móc ai kia nỡ phụ lòng nhau. Lạ thay, khi nghe thấy tiếng nhạc, Trịnh Giác Mật như ngây như dại, như bồi hồi xúc động, như héo hon lòng dạ, như ăn năn hối hận. Mãi tới một phút sau ông mới định thần được và nói:
- Thượng tướng quân đã đến! Quân bay tấu nhạc lên!
Trịnh Giác Mật vừa dứt lời, thì cả một rừng âmthanh tóe ra. Người ta chỉ nghe thấy tiếng ầmào của các nhạc khí như trống, chiêng, kèn, sáo đan xen với tiếng rừng và muôn loài cầmthú. Ấy là tiếng nói của rừng, của núi đang cất lên chào đón người anh emchí tình chí nghĩa từ kinh đô Thăng Long lên với họ.
Một rừng thương, gươm, giáo chĩa lên tua tủa và quây lại hàng chục vòng về phía đài cao, nơi Trịnh Giác Mật đang oai nghiêmđứng dưới lá cờ ngũ sắc.
Trần Nhật Duật để đámtiểu đồng ở lại dướisàn, ông mặc áo bào trắng, thắt chiếc đai ngọc đỏ, đầu trần ngồi nghiêmchỉnh trên lưng con ngựa tía, thả nước kiệu đi về phía Trịnh Giác Mật.
Thấy thượng tướng đến, Trịnh Giác Mật từ đài cao vội vã bước xuống vái Trần Nhật Duật, và cung kính dẫn ông lên đài. Trần Nhật Duật nói một hồi dài những lời chào mừng bằng tiếng của họ, rồi quay lại ômlấy vai Trịnh Giác Mật. Quân sĩ ở dưới reo hò tưởng đến long trờisập đất.
Nhận lời kết nghĩa anh emvới Trần Nhật Duật, Trịnh Giác Mật đã tróisẵn một con sơn dương mớisăn được từ chiều hômtrước cùng một con lợn và một con bê, đặt bên cạnh hai vò rượu lớn. Một chiếc đỉnh đồng hun to bằng chiếc nong, cao hơn đầu người đang đốt trầm hương nghi ngút khói. Bốn giá cắmđầy các đồ binh khísáng loáng. Trịnh Giác Mật vận lễ phục màu chàm, thắt một chiếc đai đỏ thêu hoa kimtuyến, có dát ngọc sáng long lanh. Chân giận hia đen, thêu đôi chimtrĩ trắng. Đầu để trần, tay ông nắmlấy tay Trần Nhật Duật đi vòng quanh đài cao vẫy chào đámbinh sĩ đông như kiến. Trở về đứng trước đỉnh trầmvà các đồ tế khí cùng các con vật hiến sinh, ông bụmtay lại làmloa nói lớn:
- Bớ quân sĩ! Hômnay ta làmlễ kết nghĩa anh emvới thượng tướng Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật. Ta với tướng quân kết nghĩa anh em, cũng có nghĩa là người Kinh, người Man kết nghĩa anh em. Xin thề từ nay hoạn nạn có nhau, vinh hiển có nhau. Ai tự ý phụ nghĩa vong ân thì trời tru đất diệt, sẽ bị chết thảmthương như những con vật hiến sinh đây!
Trịnh Giác Mật vừa liếc nhìn vừa chỉ tay vào ba con vật, lập tức có hàng chục lực sĩ nhảy lên đài, kéo những con vật kia ra chọc tiết.
Máu được hứng vào hai vò rượu lớn. Trịnh Giác Mật nhúng cả tay vào dòng huyết mấy con vật đang tuôn chảy, rồi vẩy lên các đồ tế khí. Đoạn ông lấy một chiếc tô lớn, múc đầy một tô rượu đã hòa máu tươi, chìa về phía Trần Nhật Duật. Hai người cùng đỡ tô rượu, cùng đặt miệng vào lợi tô và cùng hút một hơi cạn sạch.
Đoạn, hai chủ tướng quay ra, mời đámbinh sĩ dưới đài cùng uống rượu. Thế là ba quân xông vào chia nhau mỗi người một hớp, chỉ trong thoáng chốc, hai vò rượu cạn kiệt. Và tiếng hô: "Triều đình vạn tuế!". "Đức Nhân tôn thiên tuế!” cứ vang ầmlên như muốn dịch chuyển cả núi rừng.
Sau lễ thề là đại tiệc. Rượu để la liệt từng chum, từng chum. Các đống lửa đốt đỏ cả trời, than hồng rực. Hàng đàn, hàng đàn các con vật như dê, nai, lợn được treo nướng trên than lửa. Mỡ cháy xèo xèo, ngọn lửa xanh ngút, khói tỏa mùi thơmngọt ngào. Hàng đống sừng trâu để làmđồ múc rượu. Và muối đặt từng chậu, từng chậu. Tiệc vui không chia ngôi thứ. Tất cả đều xông vào nắmlấy sừng trâu mà múc rượu. Rồi nhảy vào xé thịt nướng ăn. Hết thảy đều tu rượu bằng mũi, xé thịt bằng tay. Trần Nhật Duật cũng lăn xả vào uống ăn như họ,
không chút nề hà ngượng ngập. Rồi cùng ômlấy họ mà múa, mà hò reo vang ầmnhư thác đổ.
Đámquân sĩ từ già đến trẻ, đều yêu thích Trần Nhật Duật. Họ trỏ vào ông mà rằng: "Tướng quân đúng là người dân tộc chúng tôi".
Vậy là sau hội thề và lễ kết nghĩa, mọi nghi kỵ cừu thù đều được gạt bỏ. Và cha con Trịnh Giác Mật theo Trần Nhật Duật về triều ra mắt Nhân tôn.
Chiến công của Trần Nhật Duật, làmnghiêng lệch định kiến của các bậc lão thần về tài năng xuất chúng, trí dũng cùng nhân nghĩa song toàn của viên tướng trẻ. Trận thắng tuyệt luân, không mất một mũi tên, đã đẩy oai danh Trần Nhật Duật lên tót vời.
Trần Nhân tôn hết lời khen ngợi quốc thúc thượng tướng quân. Nhà vua cũng ra sức vỗ về cha con Trịnh Giác Mật, vinh thăng cho Mật hai cấp và lưu người con trai của Mật lại triều. Trần Nhật Duật nhận con của Trịnh Giác Mật làmnghĩa tử. Nhà vua ban cho y tước thượng phẩm, và tạmgiao cho chức canh trì. Tức là trông nomao cá của nhà vua, chờ xemsở trường nẩy nở về mặt nào mà trao việc cho xứng với tài đức Vậy là Đà Giang lại trở thành miền phên dậu vững chắc hơn xưa để che chắn cho kinh sư.
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 5
Sẩmtối, nhà công quán sáng choang ánh đèn. Cỗ bàn sắp đặt linh đình. Các quan tiếp sứ luôn đến vấn an Sài Thung, nhưng y vẫn nằmquay mặt vào tường không nói một lời. Trần Quang Khải khẽ kéo ghế ngồi xế phía đầu giường Sài Thung, tìmhết lời nói nhún để y nguôi giận. Sự thật, quan Tháisư không lạ gì lối làmphách của lũ "con trời" này. Bọn chúng luôn kiếmcớ gây bất hòa. Và nếu ta càng lui, y càng lấn.
S
Quang Khải phải nén lòng để lấy lạisự ôn nhu, ông nói:
- Đại nhân đến nước chúng tôi. Quốc vương tôi phải cử tướng quốc lên tận biên ải tiếp rước. Nay đã tới quốc đô, thế nào quốc vương tôi cũng làmlễ tiếp kiến đại nhân. Việc gì đại nhân phải nóng vội. Đámquan quân của chúng tôi ngu dại, đã phạmphải oai ngài. Nhưng thực tình, chúng không có lỗi. Luật lệ của nước chúng tôi như thế. Cửa Dương Minh này cũng như cửa Ngọ môn bên quý quốc, chỉ có kiệu của nhà vua và thượng hoàng qua lại. Ấy là sự phân biệt trên dưới của một nước có kỷ cương. Tôi chắc bên thượng quốc cũng không thể làmkhác được. Đại nhân không nên đòi cái mà ngài không thể đòi được.
Vừa nghe Trần Quang Khải khích, Sài Thung nộ khí xung thiên, bèn ngồi nhổmdậy quát:
- Các ngươi lớn mật, dámphạmtới oai trời. Phải biết rằng, thiên triều muốn là được. Nếu các ngươi thích cãi lý, thích ngang đầu cứng cổ thì không cần tiếp sứ nữa, cứ việc sửa sang thành quách cho vững, mài dũa khí giới cho bén để mà cãi lý với đại quân thiên triều.
- Sài Trang khanh đại nhân! Theo chỗ tôi được biết, ngài vốn xuất thân khoa bảng, lại thấu hiểu nhẽ đời, và đã trải đủ bước thăng trầmcủa thời thế. Hiện giữ chức lễ bộ thượng thư. - Quang Khải biết tên Hán gian này xuất thân nho sĩ, đã phản bội Tổ quốc làmchó săn cho bọn xâmlược Hốt-tất-liệt. Vả lại trong thù tiếp, ông cũng biết y có tính háo danh, háo thắng, nên ông đang tìmcách lấy lòng hắn - Đại nhân là người kiến văn thâmviễn, hiểu thấu được cả nhẽ huyền vi của trời đất (Quang Khải cũng biết Sài Thung rất mê bói Dịch), nhẽ nào đại nhân lại không thương đến dân tôi, trước sau vẫn một lòng thờ thượng quốc. Nay đại nhân đã tới nước chúng tôi, nếu có điều gì
chưa được như ý, xin đại xá cho.
- Ta muốn gặp quốc vương An Nam, nhưng phải xây cầu vồng qua cửa Dương Minh để ta đi vào đại điện. Chừng nào chưa xây xong cầu cho ta đi, các ngươi chớ đến quấy rầy ta.
Sài Thung nói xong quay ngoắt, y nằmxuống giường, mặt úp vào tường.
Quang Khải giận lắm, bỏ ra về. Từ hômsau, Sài Thung hạch sách các thứ ăn uống thật là quá quắt. Những món ăn cực hiếmnhư chân gấu hầmhoàisơn. Nầmsữa lợn rừng. Cò lửa, chimcuốc, rắn hổ mang gầm, cho vào hầmcách thủy bằng rượu với một số vị thuốc, và nhiều các món ăn kỳ quái khác. Ngay việc phục dịch được đầy đủ thực đơn hàng ngày của y, cũng là cả một khó khăn đối với triều đình. Những món ăn cầu kỳ đến mức bệnh hoạn ấy, vua tôi nhà Trần, cho đó là những đòi hỏi ngoài nghi lễ bang giao và sự ăn uống. Đây chính là nguyên cớ để sứ giả bất bình mà tuyệt đường giao hiếu. Và sau đấy là quân xâmlược ào vào. Vì vậy, cả triều đình đã cắn răng nhẫn nhịn để chiều sứ giả, cốt giữ cho hòa bình được ngày nào hay ngày ấy.
Sài Thung đã nhúc nhích đi lại dò xét các nơi trong kinh thành, nhưng không tiếp một đại thần nào của ta, cũng không ngỏ ý yết kiến quốc vương ta. Tuyệt nhiên y không lộ một yêu sách nào của Hốt-tất-liệt.
Để tận mắt thấy tên sứ giả nhà Nguyên - một tên đại Hán gian phách lối thế nào, Trần Hưng Đạo bèn tới nhà công quán. Ông vận một bộ đồ vải nâu, đầu trần. Đến sứ quán, ông vào thẳng phòng trong. Sài Thung đang nằmđọc sách, thấy Hưng Đạo tới, vội đứng dậy vái chào, mời ngồi. Trong khi ngồi uống nước thù tiếp, tên người hầu của Sài Thung cầmcái tên nhọn giấu trong tay áo, chọc vào đầu Hưng Đạo tóe máu ra.
Sài Thung là một tay mê bói Dịch, lại hamthích khoa nhân tướng. Ycứ ngắmnhìn mãi khuôn mặt của Quốc Tuấn. Từ vầng trán cao vuông vức, đến cặp mày lưỡi mác xanh đen, và đôi mắt sáng long lanh, tựa như nơi hai đồng tử luôn tỏa ánh hào quang. Có lúc y nhìn thẳng vào gương mặt Quốc Tuấn, bắt gặp ánh mắt của ông chiếu vào, y không chịu nổi, đành phải quay di, hay vờ cúi xuống. Ycó cảm giác, con người này khí lực sung mãn tới dư thừa. Mà oai phong lại nảy sinh từ cặp mắt và giọng nói. Toàn bộ khuôn mặt ông ta từ tam đình, ngũ nhạc đều toát lên vẻ đắc cách thượng thừa, có uy nghi đế vương thần thánh. Chỉ mới qua tướng mạo bề ngoài của Quốc Tuấn, đã làmSài Thung đâmnể kính. Ynói năng tỏ ra lễ độ và có phần hơi lúng túng. Sau vài ba tuần trà, Quốc Tuấn nói:
- Thấy nói có đại nhân từ thượng quốc sang, ta ghé thămsức khỏe. Rồi ông cáo biệt.
Sài Thung theo tiễn ra mãi tới cổng ngoài còn cung kính vái theo. Vào nhà, tên hầu mới thuật chuyện, khi đứng mời nước phía sau vị
khách, y đã lấy mũi tên chọc chảy máu đầu ông ta. Sài Thung lấy làmkinh sợ, vì y không nhận thấy một nét gì biến đổi trên gương mặt khách.
Mấy nămsau, khi được biết con người đã có lần y thù tiếp và ngờ ngợ là một hòa thượng, chính là người thống lĩnh đội quân nhà Trần, đã đánh tan nửa triệu thiên binh của nhà Nguyên với các đệ nhất danh tướng của Hốt-tất-liệt, thì Sài Thung lại càng kinh ngạc và thầmkính phục con người ấy.
Độ nămbảy ngày sau khi Sài Thung tới quốc đô nước Nam, đámquân trong sứ đoàn đi thu thập tin tức về báo. Tại Thăng Long có hai nhà buôn người Hồi-hột, được thiên tử nhà Nguyên cấp vốn cho vào đây buôn bán. Mấy nămđầu, do tính nết thuần phác, lại không có ý dòmngó gì vào nội tình của nước Nam, thìsự nghiệp phát đạt lắm. Chỉ ba nămsau từ Yên Kinh tới đây, bọn chúng đã có số vốn nhiều gấp mười lần. Nhưng mấy nămsau, bọn này ráo riết dò xét công việc cua người Namlộ liễu quá. Triều đình nhà Trần cấmdân chúng của họ không được mua bán giao thiệp gì với đámthương nhân Hồi-hột. Bọn này không những không thu thập được tình hình mà còn bị phá sản. Và hiện thời chúng lưu tán ở đâu cũng chưa dò được tung tích.
Đisâu vào các miền quê, thấy dân tình của họ no ấm. Mới vụ mùa vừa rồi lúa tốt bội thu. Có nơi mỗi chiếc đòng trổ ra hai bông lúa to như những chiếc đuôi trâu. Đi về nẻo nào cũng thấy dân binh luyện tập chămchỉ lắm. Quốc đô của họ, ngoài quân cấmvệ ra, không thấy động tĩnh gì. Không biết họ giấu quân ở đâu. Còn như chiếc cầu vồng, quan chánh sứ ta đòi họ phải xây vắt qua cửa Dương Minh, cũng không thấy họ đả động gì tới…
Nghe xong mọi việc của bọn người được nhà Nguyên gài lại Thăng Long do thám, cũng như các việc mà bọn trong sứ đoàn đi thu thập, Sài Thung tự nghĩ: "Vậy là những gì ta làm, vua tôi nhà Trần đều biết và ngăn chặn. Những gì ta đòi, nếu không phạmvào quốc thể của họ, họ đều đáp ứng. Rõ ràng vua tôi nhà Trần thần phục vờ, và đang ngấmngầmrèn quân tích lương đón đợi cuộc chinh phạt của thiên triều”.
Qua những gì thu nhận dược, Sài Thung định bụng phải thay đổi kế sách. Ymỉmcười, ngồi vào án thư thảo điệp văn gửi vua Trần: "Ta bằng lòng diện kiến quốc vương An Namtheo nghi lễ của quý quốc".
Một tờ khác y gửi tới Chiêu Quốc vương Trần ích Tắc, lời lẽ rất khiêmnhã. "Từ lâu tôi đã được nghe danh vương, trong lòng rất lấy làmkính trọng. Vẫn thầmmơ ước có ngày được diện kiến. Lần trước cầmđầu sứ đoàn tới Thăng Long, tôi đã có ý đến thămvương. Song vì công việc thiên tử giao cho chưa làmtrọn, nên chưa dámnghĩ đến việc riêng. Kíp đến khi hoàn tất thì vương đã đi trọng nhậmtại vùng TamĐái Giang. Thế là Thung này đành ngậmngùi trở lại Đại đô. Mới hay: quý nhân nan kiến diện. Nay nhân lúc rảnh rỗi chờ hội kiến với quý quốc vương, nên gửi tờ thư này mong được vương nhận lời thù tiếp tại quí vương phủ. Ngày giờ do vương liệu định. Thư nói chẳng
hết lời".
Cuối thư, Sài Thung hé lộ một cách kín đáo chức tước mà y vừa được Hốt-tất-liệt sách phong. Yviết hết sức nắn nót, khiến nét chữ mất đi phần hồn nhiên sắc sảo vốn có: “An Namphó đô nguyên súy Sài Trang khanh kính báo".
Triều đình được thiếp báo của Sài Thung, bèn hẹn ngày tiếp sứ để nhận chiếu của Hốt-tất-liệt. Sớmấy, đámquân khiêng kiệu đón Sài Thung vừa tới chân cửa Dương Minh thì hạ đòn. Đúng lúc, Trần Quang Khải dẫn đầu đoàn các quan của triều đình ra đón sứ. Sài Thung với vẻ mặt không tỏ ra giận dữ, cũng không lộ vẻ thân tình, đi theo các quan vào triều. Khi Sài Thung tới giữa sân rồng thì nhạc quốc thiều tấu lên và đích thân Trần Nhân tôn bước xuống bậc tamcấp đón y.
Nhang án bày sẵn, đỉnh trầmđốt từ sớm, mùi hương sạ bay thơmngào ngạt. Sài Thung bóc niêmphong chiếc hộp sơn son thếp vàng, rồi mở nắp lấy ra một tờ chiếu của nhà Nguyên trao cho vua Trần. Trần Nhân tôn đưa hai tay đỡ một cách kính cẩn. Nhà vua không lạy chiếu thư mà chỉ nói một lời chúc xã giao đối với nhà Nguyên: "Thiên tử vạn tuế!".
Rồi nhà vua đặt tờ chiếu lên hương án. Lễ tiếp chiếu thư xong, Nhân tôn mời trà sứ đoàn. Và sau đó là đưa thiếp mời Sài Thung đến dự dạ yến.
Tiễn sứ đoàn về nhà công quán xong, vua Nhân tôn bèn triệu các quan văn võ vào nghị bàn về các yêu sách của nhà Nguyên.
Đại khái trong chiếu, vua nhà Nguyên trách quân trưởng của ta trải ba đời chưa vào chầu. Hốt-tất-liệt nhắc lại các việc từ trước nhà Nguyên vẫn đòi:
- Quân trưởng phải vào chầu.
- Con emphảisang làmcon tin.
- Kê biên dân số.
- Phải chịu quân dịch.
- Phải nộp tô thuế.
- Vẫn đặt chức Đạt-lỗ-hoa-xích (toàn quyền) để cai trị.
Cuối chiếu, Hốt-tất-liệt nhấn thêm: "Đây là tuân theo thánh chỉ của đức thái tổ cao hoàng đế (tức Thành-cát-tư- hãn) thi ân cho các nước quy phụ. Mấy việc trên là để tỏ lòng thành của kẻ thuần phục. Khanh làmđược đủ các điều đó, há sao trẫmcòn nghi ngờ gì nữa mà không tin yêu?".
Đọc xong, Nhân tôn nói:
- Các yêu sách trên đây của nhà Nguyên không có gì mới. Từ thời thái thượng hoàng, họ đã đòi ta như vậy. Tiên đế cũng như thượng hoàng, chưa bao giờ chấp nhận được một điều gì của họ. Bởi nếu vậy, ta sẽ là đất quận huyện của nhà Nguyên, chớ còn chi là chủ quyền của một quốc gia.
Các quan đều tỏ ra bất bình. Nhất là sự vô lễ và ngạo mạn của Sài Thung, khiến nhiều vị đại thần đòi phải trị cho hắn một trận, như xưa kia tiên đế đã trừng trị Trương Đình Trân.
Thấy các quan phẫn nộ, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải bèn nói:
- Vâng thánh chỉ, tôi lên tận biên ải đón Sài Thung. Thực quả y là một kẻ kiêu ngạo. Nhưng nghĩ cũng thương tình, vì rằng các vương tử phủ Hưng Đạo đã đánh một trận hết sức ngoạn mục, khiến y đau mà không kêu vào đâu được. Thành thử y tìmmọi cách trả thù. Đây là một tiểu tâmthù vặt có tính truyền thống lâu đời, từ thiên tử tới các bậc đại quan bên thượng quốc đối với các lân bang, mà họ thường gọi một cách xách mé là tứ di. Bệnh này đã ăn sâu vào tới cao hoang từ đời Hán, Đường, Tống tới nay không thuốc nào chữa trị được đâu Ngoại trừ ta có sức mạnh như thời Lý Nhân tông, dùng Lý Thường Kiệt với kế "Tiên chế phát nhân" (tiến công để phòng thủ).
Thái úy Trần Quang Khải vừa dứt lời thì thượng vị Chương Hiến hầu Trần Kiện tiếp ngay. Kiện là con của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang. Khang là con nhận của thái thượng hoàng, về ngôi thứ là anh Thánh tông, là bác của Nhân tông. Vì thế Kiện là anh emthúc bá với nhà vua.
(Trần Quốc Khang, nguyên là con của Thuận Thiên với Trần Liễu. Khi Thuận Thiên đã có mang với Trần Liễu được ba tháng, theo ý của Thiên Cực công chúa với Trần Thủ Độ ép Trần Liễu phải nhường Thuận Thiên cho Trần Thái tôn. Vậy là nhà vua buộc phải lấy chị dâu mình làmvợ.)
Kiện nói:
- Liệu nước ta so với nước Tống ai yếu ai mạnh? Đất nước ta so với đất nước Tống ai lớn ai nhỏ?
Kiện đặt ra hai câu hỏi, lại tự trả lời:
- Lực của ta so với lực Tống như con kiến so với con voi. Đất ta so với đất Tống như chiếc khuy so với cả chiếc áo. Ấy vậy mà nước Tống bị vó ngựa Thát-đát đạp đổ thành trì, vua tôi khốn đốn, nhà Tống diệt vong.
Nước ta, hồi còn tiên đế quả có đánh thắng quân Thát-đát khi chúng đembinh vào cõi. Nhưng lực của Thát-đát nămĐinh tỵ (1257) so với lực nhà Nguyên hiện nay, thật là một trời một vực. Xin bệ hạ hãy cân nhắc cho thận trọng. Tôn miếu, xã tắc, số phận mất hay còn của hàng triệu sinh linh, đều nằmtrong tay bệ hạ; không thể xemnhư là việc dốc túi đánh một nước bạc cuối cùng, rồi muốn ra sao thì ra.
Nói xong, Kiện ngồi xuống cứ xoay đi xoay lại chiếc mũ bình thiên ở trên dầu. Kiện có thói quen nghịch mũ. Và đó là cử chỉ tự hài lòng.
Vua Nhân tôn đưa mắt nhìn khắp lượt xemtriều thần còn có ai muốn nói nữa.
Nhà vua thấy Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc đang nhúc nhắc xemlại chỗ ngồi. Quả là Ích Tắc xin được nói.
Nhà vua vẫy tay khích lệ. Ích Tắc là con thứ ba của thái thượng hoàng, là emkế của thượng hoàng Trần Thánh tông, và thái úy Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, tức là chú ruột nhà vua. Ông có một đầu óc thông tuệ khác thường. Ông cũng là người tài hoa bậc nhất kinh thành: cầm, kì, thi, họa ngón nào cũng tinh thông. ông có mở trường dạy học tại nhà. Học trò của ông thuần những tay thần đồng cự phách, như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Phóng... được ông tuyển lựa và gomvề nuôi, dạy. Gần đây ông mới được nhà vua tấn phong thượng tướng trấn trị lộ TamĐái Giang. Có thể nói, sau Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, ông là người được cả triều đình kính nể, trước hết bởi học vấn uyên bác hơn đời.
Nhẹ dưa hai bàn tay sửa lại chiếc mũ đội đầu, xốc lại cổ áo sau đó e hèmhắng giọng, Trần ích Tắc nhìn khắp cử tọa, rồi ông dừng cặp mắt phượng nơi Trần Kiện, nửa như đồng tình, nửa như răn dạy, ông nói:
- Không hẳn như thượng vị Chương Hiến hầu đã nói, Đại Việt ta vua tôi đều dốc lòng vì nước, sức mạnh đó không thể hình dung hết được đâu. Các bậc minh quân và tướng giỏi xưa nay đều xemsức mạnh lòng người như là một đội quân bất khả chiến thắng. Vả lại đã gọi là binh, thì không nên đemra tranh cường. Bất đắc dĩ có phảisử dụng đến, chỉ nên dùng vào việc cứu dân, trừ bạo nghịch - Dừng một lát, ông lại nói: - Tuy nhiên, ta cũng đã đọc nhiều sách, thambác việc dùng binh các đời, chưa từng thấy có thời nào, nước nào, người nào lại dùng binh một cách tuyệt luân như người Thát-đát. Đưa ngựa vào việc binh, thì từ thời thượng cổ, người Trung Hoa cũng đã có dùng vào việc kéo xe. Nó chỉ là một phương tiện cho con người. Hoặc để đi xa, đi nhanh, giúp cho con người đỡ mệt. Nhưng ngựa trong tay
người Thát-đát, nó không chỉ là phương tiện, mà còn là mục đích của việc binh. Bản thân nó được xemnhư là một tân vũ khí lợi hại, nhân loại chưa từng biết. Vì vậy, người Thát-đát đã tung hoành hầu khắp gầmtrời này, gần như không có đối thủ. Trung Nguyên đất rộng, người đông, của cải, tài trí đâu có thiếu. Trí như Văn Thiên Tường, dũng như Vương Công Kiên không phải là ít. Ấy vậy mà các vua Tống từ Tống Cung đế Triệu Hiển đến Tống Tường Hưng kẻ bị bắt đưa về Đại đô, kẻ nhảy xuống biển mà chết. Nhà Tống tuyệt diệt. Các việc sờ sờ ra đó, Đại Việt ta không thể không thambác cho cạn nhẽ, kẻo lỡ mất cơ hội tốt. Bởi vậy, việc tiếp sứ là một việc tế vi không thể khinh mạn người ta được. Là nước bề tôi, ta phải khu xử khôn khéo. Sao cho giữ được quốc thể, lại không mếch lòng sứ. Nếu sứ thần bất mãn, thời chẳng mấy chốc lại dẫn tới can qua.
Chiêu Quốc vương nói chưa dứt lời thì có điệp văn của Sài Thung từ nhà công quán gửi tới.
Vua Nhân tôn trao cho hàn lâmthị độc, tuyên đọc cho cả triều đình cùng nghe. Quan hàn lâmcao giọng:
- …Bữa trước, tiếp chiếu của thiên tử nhà Đại Nguyên, quốc vương An Namđã không chịu lạy chiếu. Nay thết yến sứ giả thiên triều, lại định bày ngoài hành lang đại điện. Thật là một sự khinh mạn. Sứ giả nhà Đại nguyên báo cho nhà vua được biết, nếu dạ yến không được đặt tại điện Tập Hiền thìsứ đoàn chúng tôi xin cáo thoái...
Việc này không phải bàn bạc gì. Vua Nhân tôn chấp thuận yêu sách của Sài Thung. Các đại thần cũng cho là phải. Bởi lẽ việc đó không có gì phương hại đến quốc thể. Song ai cũng lấy làmngạc nhiên và tự hỏi: - "Tạisao Sài Thung lại trở nên ôn hòa đến như vậy?".
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 6
Nhận được thư của chánh sứ Sài Thung, Chiêu Quốc vương Trần ích Tắc cứ đọc đi đọc lại mãi không thôi. Vương tự lấy làmhài lòng. Vì danh tiếng của vương không những chỉ lẫy lừng trong nước, mà ngay cả Đại đô, người ta cũng biết tới. Và Sài Thung, ai cũng bảo y là kẻ kiêu ngạo, nhưng với riêng ta, Sài thượng thư lại hết sức khiêmnhường. Phải chăng Sài Thung có tư tình gì với ta? Hoặc giả mọi người đã quá khắt khe với ông ta?
N
Chiêu Quốc vương chămchú nhìn nét chữ Sài Thung viết trong phần phẩmtước mới của ông ta: “ An Namtuyên úy phó đô nguyên súy". Ơ hay, sao nét chữ có phần run run? Ông ta xúc động hay dè dặt? Ông ta thích thú hay ngượng ngùng? Vì chức quan này do Hốt tất-liệt tấn phong, có nghĩa là nhà Nguyên đã chính thức coi nước ta như quận, huyện của họ. Có đúng họ đã sắp đặt xong vận mệnh của Đại Việt? Và Sài Thung sang ta lần này là để áp đặt cái mà cuộc xâmlăng nămĐinh tỵ (1257) do Ngột-lương-hợp-thai (Uryangqadai), cùng với nămvạn quân của y không làmdược. Lại mới đây, Sài Thung cũng đã trắng tay nămngàn quân với cả triều đình bù nhìn Trần Di Ái.
Chiêu Quốc vương lại tự hỏi: Tạisao Sài Thung căng cứng với mọi người, kể cả quốc vương Nhân tôn mà chỉ có riêng ta được y biệt đãi? Có ý mua chuộc hoặc chia rẽ gì ở đây chăng? Dù sao thì y cũng là người có biệt nhỡn. Ta không thể đãi y như đãi một người thường. Nghĩ vậy, Trần ích Tắc bày tỏ mối thiện cảmcủa mình với vịsứ giả thiên triều. Và hẹn ngày giờ nghênh tiếp sứ tại vương phủ.
Cùng với việc mời Sài Thung, Chiêu Quốc vương cho sửa sang quét tước, cũng như sắp đặt lại các đồ trần thiết trong vương phủ.
Phủ Chiêu Quốc không phải là phủ lớn nhất, nhưng là phủ đẹp nhất trong tất cả các vương phủ ở kinh thành Thăng Long. Phủ đệ nằmtrên một doi đất vuông vức, ước độ hơn một trămmẫu, xế cửa Quảng Phúc, ở phía tây Thăng Long thành chừng hơn một dặm. Bốn bề có thành đất bao quanh, có lũy tre dầy ken kín. Lại có hào chạy theo thành lũy. Hào có đường ăn thông ra hồ DâmĐàm(Hồ Tây ), rồi ra sông Cái. Con hào này rộng tới bảy trượng, sâu hai trượng, thuyền bè đi lại thuận tiện như đi trên mặt sông. Hào có nhiều nhánh, chảy uốn éo theo hình thể các khoảnh vườn và chia làmba nhánh như ba con rồng chầu về hoa viên, nằmở trung tâmvương phủ, ngay trước nhà đại bái. Hoa viên trồng đủ các loại kỳ hoa dị thảo, ngay đến cả vườn ngự uyển của đức vua, cũng chưa chắc đã hơn được. Bốn mùa
hoa nở khoe sắc, khoe hương, muôn hồng ngàn tía. Chính giữa hoa viên là một hòn non bộ, cao tới hơn mười trượng, đồ sộ như trái núi thật. Xung quanh non bộ là khe, suối, ngòi, lạch. Và giữa các đỉnh núi nhỏ được bắc những chiếc cầu cong như vành lược, rộng chưa đầy gang tay, dài ngắn độ vài thước. Lại có người bằng đất nung, bày thật là ngoạn mục. Đámnày một bàn cờ, mỗi bên là một tiên ông với chòmrâu dài quá ngực, đang chămchú nghĩsuy. Đámkia là văn nhân, xe, ngựa, kiệu, võng thật là nô nức, như cảnh trảy hội, hoặc tiến sĩ vinh quy. Loáng thoáng nhú từ kẽ đá mọc lên một vài cây tùng, nomgân guốc như thách thức với cả thời tiết và thời gian. Và dưới các tán cây cổ thụ trong vườn nổi lên những mái đình xinh xắn, ngói đỏ, rêu phong theo kiểu phương đình, bán nguyệt, ngũ giác, lục giác, bát giác... Mỗi đình có một tên gọi riêng: nơi là đình Tị huyên, nơi là đình Nghênh xuân, lại có đình Tịnh tâm, và cả đình Nghênh tiên và nhiều tên đình khác nữa, để Chiêu Quốc vương ghé nghỉ khi dạo vườn cho hợp với tình cảmvà tâmtrạng của chủ nhân lúc đó. Các đình đều để thông gió bốn mặt. Ba nhánh ngòi chầu về hoa viên đều được bắc ba cây cầu vồng bằng gỗ. Mỗi cây cầu là một công trình khắc trạmrất tinh vi. Đoạn thì phượng múa, rồng chầu. Đoạn thì theo bốn mùa: tùng, cúc, trúc, mai. Đoạn thì tứ dân: ngư, tiều canh, mục... Và trong khắp dinh phủ, nếu Chiêu Quốc vương có nhà, thì đi về phía nào cũng nghe thấy tiếng đàn, địch, ca hát. Trong vương phủ có cả một đội nhạc công, ca công và một bầy vũ nữ. Hát, múa hay phô diễn làn điệu, tích điển gì đều do tay Chiêu Quốc vương soạn lời, chế nhạc và truyền dạy. Lại có cả một tòa nhà bày đặt tranh, tượng mà Chiêu Quốc vương đã dày công sưu tầmtrên dưới hai mươi nămnay. Nghĩa là từ khoảng mười bảy, mười támtuổi, Chiêu Quốc vương đã đemlòng yêu thích nghệ thuật hội họa, và đã có ý thức lưu giữ những tác phẩmnổi tiếng. Cho tới nămngoài hai mươi tuổi, hiểu được ít nhiều về đường hội họa, và cũng có đôi khi cầmtới ngọn bút lông nhúng vào nghiên mực, và suy tư trước giá căng lụa. Và cũng nhiều lần suýt thành công trong một bức sơn thủy họa. Sau đó có một danh họa của nhà Tống từ Hàng Châu ghé thăm, có được xemphòng tranh sưu tập của Chiêu Quốc vương. Và cũng được Chiêu Quốc vương cho xemđôi bức họa của ông. Nhà danh họa kia lấy làmkinh ngạc về những ý đồ thể hiện trên tranh của tác giả. ông phải thốt lên: "Một tâm hồn nghệ sĩ. Một con người đammê nghệ thuật. Một tài năng bạt quần". Nhưng rồi ông lắc đầu. Chiêu Quốc vương gặng hỏi mãi, nhà danh họa mới đáp: "Chỉ đáng tiếc là các hạ chưa biết sử dụng ngọn bút lông. Nên nét vẽ không tuân theo nếp nghĩ của các hạ”.
Chiêu Quốc vương lấy làmtâmphục nhà danh họa, và cố ý lưu ông lại vương phủ được hai tháng. Ông có giảng giải cho Chiêu Quốc ít nhiều về nghề họa. Sau Chiêu Quốc có vẽ được dămbảy bức vào loại khá, không kémtranh Tống. Nhưng tự thấy không thể tiến xa hơn trong hội họa. Vả lại, hội họa ở Đại Việt, ông cũng không có đối thủ, nên chẳng còn mấy hào hứng theo đuổi. Tuy nhiên, về đường thơ văn, người đương thời vẫn khen ông có chất rắn rỏi, gân guốc của đời Hán, lại có sự nhuần nhị, bóng bẩy mà siêu thoát của thịnh Đường. Về thi, thư năng lực của ông ít aisánh kịp. Còn đường, cầm, ca, họa, nhạc. Ông không chỉ là ngườisành thưởng thức, mà còn là ngườisáng tác bậc thầy. Thế nhưng ông cũng khá amtường về đằng võ bị. Ngay trong vương phủ, ông cũng lập được hai Đô vào loại tinh binh. Còn trong thái ấp, ông có tới bốn Quân là đámquân luân phiên vừa làmruộng vừa luyện tập. Việc luyện tập cung tên, đao, kiếm, thủy bộ thế nào đều do đích thân ông xemxét. Ông lại thường đembinh thư ra giảng cho các tướng dưới quyền. Cũng có đôi ba lần ông sang chơi bên phủ Hưng Đạo để thambác cách dạy tướng, rèn quân và cách hành binh bày trận của Trần Quốc Tuấn. Kể cả việc ông
về ấp An Sinh xemQuốc Tuấn rèn binh, tập trận. Trong thâmtâm, ông không phục Quốc Tuấn lắm. Vì Quốc Tuấn không theo đúng sách của các nhà Tôn - Ngô thời cổ.
(Theo tổ chức quân đội nhà Trần của Trần Quốc Tuấn thì một đô có 80 người. Mỗi quân có 30 Đô = 2. 400 người. Nhà Trần vẫn tổ chức quân đội theo chính sách "Ngụ binh ư nông" có từ đời Lý.)
Mấy bữa nay ông cho dọn dẹp dinh phủ để đón Sài Thung. Ông để mắt tới mọi nơi, mọi chỗ. Răn dạy kẻ hầu người hạ từng li từng tí. Rồi đámmôn khách và học trò, ông cũng giảng giải để họ thấy, sao cho qua cuộc tiếp kiến này, Sài Thung phải kính nể giớisĩ phu Đại Việt và nền văn hiến Thăng Long. Ông đã từng mở mắt cho biết bao sứ đoàn qua thămĐại Việt. Duy có Sài Thung, trước sau vẫn kiêu ngạo. Ông chắc lần này, y phải thay đổi các định kiến cố hữu của nòi đại Hán.
Một hômông đang huấn dụ đámhọc trò thì có quân vào bẩm: "Hưng Đạo vương và hoàng cô An Tư tới thăm". Cũng là tình cờ, Trần Quốc Tuấn vừa ở Giảng võ đường đi ra, chợt thấy tiếng vó ngựa phi gấp ở phía sau. ông thả cương cho ngựa đi nước kiệu. Một con ngựa bạch tiến sát con tía mật của ông, chỉ kémmột cái đầu. Có tiếng chào trong trẻo: "Kính chào vương huynh". Ông ngoảnh lại, thấy công chúa nai nịt gọn ghẽ như một kịsĩ. Sắc phục thuần một màu trắng, điểmthêmnhững bông hoa kimtuyến.
(An Tư công chúa con gái út của thái thượng hoàng Trần Thái tông, nên nàng phải gọi Quốc Tuấn bằng anh họ. Vì Trần Liễu- cha của Quốc Tuấn là anh ruột Trần Thái tông.)
Ngang lưng, công chúa thắt đai trắng, có đính những viên ngọc sáng nạmvàng. Công chúa đi hia cao tới đầu gối chứ không đi hài. Hia màu đen tuyền thêu chimphượng đỏ, hai mắt phượng đính hạt châu. Công chúa đội mũ có tua kimtuyến rủ xuống hai vai và trước ngực. Ngang lưng dắt một thanh trường kiếm. Hưng Đạo nhìn cô emhọ mỉmcười, gật đầu: "Chào em! Chào công chúa!" - "Con bé tinh nghịch đến thế là cùng. Phận gái mà chỉ thích chơi trò cung kiếmnhư con trai" - Hưng Đạo thầmnghĩ vậy. Và ông hỏi thêm:
- Vậy chớ emta đi đâu về đó?
An Tư công chúa cung kính đáp:
- Bẩmvương huynh, con ngựa này nghịch lắm, emphải theo nó đi dạo. Lại nhân bữa nay bên phủ Chiêu Quốc, vương huynh emgọi sang. Emnghe đâu bên Chiêu Quốc phủ đang dọn dẹp để đón sứ Sài Thung, chắc vương huynh đã biết?
- Ta cũng có nghe chuyện đó. Vậy chớ emđã giáp mặt Sài Thung lần nào chưa?
- Dạ chưa. Bữa trước emcó nghe anh Chiêu Minh nói trong cung, thằng này nó hạch sách, láo xược lắm. Emđịnh bụng, nếu gặp sẽ thì cho nó một đường kiếmvào cái miệng đại Hán của nó. Vừa nói, An Tư vừa vỗ tay vào đốc kiếmbên hông.
Hưng Đạo cười, vỗ vai công chúa, ông nói:
- Emta dũng lược quá. Emcứ mài chí và mài kiếmcho sắc, nay mai ắt dùng đến. Còn như chémsứ giả thì đó là việc đạisự quốc gia, không phải việc của em, nghe chưa?
- Bẩmvâng. Nhưng emghét nó quá đi. Vương huynh có ghé phủ Chiêu Quốc với emkhông?
Một thoáng lóe ở trong đầu, Quốc Tuấn nghĩ, nay mai ta về ấp An Sinh, tiện ghé thămChiêu Quốc vương rồi từ biệt luôn. Thế là hai anh emđều thả lỏng tay cương tiến vào phủ Chiêu Quốc.
Thấy Quốc Tuấn đến cùng công chúa An Tư, Trần ích Tắc vừa mừng vừa băn khoăn. Băn khoăn vì nhẽ ông chưa có chủ định mời Quốc Tuấn trong dịp này. Vả lại, nếu biết ông sắp tiếp Sài Thung, liệu Quốc Tuấn có phản bác gì không. Thật ra Trần ích Tắc và cả mấy anh emtrong chi thứ nhà ông đều ngại Quốc Tuấn. Vì Quốc Tuấn ngoài tài thao lược, thì ông có cái uy át chủ. Kể cả Trần Thánh tôn, Trần Nhân tôn đều không có cái uy toát ra từ nhân cách con người như Quốc Tuấn. Hơn nữa, mấy cha con Quốc Tuấn nắmtrong tay quá nửa số quân trong cả nước. Và ai cũng canh cánh lo vì đều biết rằng, trước khi chết, An Sinh vương Trần Liễu đã di chúc lại cho Quốc Tuấn điều gì.
Chính việc cha dặn bị vỡ lở, người trong nước ai cũng biết, khiến Quốc Tuấn rất khó xử. Và mối hiềmnghi giữa hai chi trưởng, thứ cứ đeo đuổi riết róng làmông lắmphen đau đầu. Nhất là sau khi Vũ Thành vương Doãn, người emcùng cha khác mẹ với ông bỏ nước trốn sang Bắc quốc bị bắt lại hồi nămBính thìn (1256). Ông suýt bị liên lụy, nếu như hồi ấy không có Thái tôn đứng ra che chắn trước sự đàn hặc của nhiều người. Số là Vương Doãn, con của Thuận Thiên sinh với cha ông. Khi Hiền từ hoàng hậu băng nămMậu thân (1248), Vương Doãn cảmthấy mình hụt hẫng vì không có chỗ dựa. Lại tiếp vài nămsau, vào nămTân hợi (1251), Yên Sinh vương tạ thế. Buồn bực vì thất sủng, Vương Doãn tính quẩn lo quanh thôi chứ chẳng có mưu mô phản trắc gì. Nhưng trò đời, thường là phù thịnh chứ đã mấy ai dámphù suy.
Chiêu Quốc vương chưa kịp mặc áo dài đội mũ, để làmlễ tương kiến vương huynh Trần Quốc Tuấn, ông cứ luôn miệng: "Xin vương huynh thứ lỗi," Khi đã dẫn Hưng Đạo và công chúa An Tư vào nhà tân khách, lạisai nội thị pha trà, ông vội trở lại phòng riêng mặc áo đội khăn, rồi mới điềmđạmngồi tiếp anh và emgái.
Hưng Đạo không phải không nhận ra sự tế vi trong giao tiếp của Trần ích Tắc. Song đó là nét riêng trong cá tính của từng người. Xưa nay việc giữ lễ để tỏ cái bụng của mình đối với người, cũng là sự tự kính trọng. Sau vài tuần trà, ông cùng công chúa được Ích Tắc dẫn đi xemkhắp vương phủ, từ nhà cửa đến trang trísắp xếp, bày biện. Cũng lại xemcả đội tinh binh đang luyện võ. Nhìn đámbinh cường tráng tập tành, Hưng Đạo bằng lòng lắm. Ông thầmnhủ: "Thế nước đứng được, tựu trung là do ở những người lính này". Cũng đã. có đôi ba lần ghé thămphủ Chiêu Quốc, nhưng chưa lần nào Hưng Đạo được chủ nhân cho đi xemxét một cách thấu đáo như lần này. Càng xem, Hưng Đạo càng thấy từ việc xây cất dinh thự đến trồng tỉa cây cảnh, sắp đặt khuôn viên đều tuân theo một quy củ thẩmmỹ cao. Lại như việc thành, lũy và hào lạch được đào theo thế thủy bộ liên hoàn, quả là chủ nhân không những có con mắt sắc sảo của một kiến trúc gia bậc thầy, mà còn có cái đầu của một chiến lược gia biết nhìn xa thấy rộng. Cho nên phủ Chiêu Quốc không thuần nhất là một dinh thự, mà còn là một pháo đài công, thủ đều có thế cả.
Cũng qua việc kiến trúc và bài trí, Hưng Đạo đọc được nét chung trong con người Trần ích Tắc là tính phô trương, xa hoa, kênh kiệu, hiếu thắng. Nhưng phải thừa nhận, đây là một dinh phủ sang quý nhất Thăng Long.
Khi Chiêu Quốc vương dẫn Hưng Đạo trở lại nhà tân khách, ở đấy đã có sẵn một bầy vũ nữ, ca công, nhạc công. Đámnhạc công, ca công dâng hiến hai vương một khúc nhạc Champa. Trống paranưng bập bùng, rộn rã, âmvang sâu thẳm, như lời nhắn gửi từ vũ trụ mênh mang tới con người. Kèn saranai như một lời ảo não oán than, một tiên tri đồng vọng, báo trước số phận bi thảmcủa một dân tộc tài hoa và bất hạnh, có một không hai trên cõi thế này.
Ngồi cạnh Trần ích Tắc, nghe giai điệu Champa buồn thảm, Hưng Đạo vương cảmnhư mình rơi vào lạc lõng. Lòng ông còn ngổn ngang biết bao việc lớn chưa làmđược. Và ông nghe như bước chân quân thù đang dần nhích tới biên cương. Đã toan đứng dậy cáo từ thì một bày vũ nữ vận theo lối Champa, trông như những thiên thần cánh trắng vừa từ thượng giớisà xuống trần gian. Họ múa một điệu múa dân gian Champa, khi kết thúc, hợp lại thành một bông sen trắng, hàmtiếu. Sự sắp xếp và bài trí khéo đến nỗi, người xemchỉ thấy toàn thể khối người kia là một bông sen trắng khổng lồ, và mỗi con người là một cánh trắng mỏng manh, toát lên vẻ đẹp và sự cao khiết.
Nghĩ tới công việc ở An Sinh ấp, Trần Hưng Đạo thấy nóng lòng. Mặc dù khi đi, mọi việc ở nhà, ông đã ủy thác cho Dã Tượng. Lại mới cách đây vài ngày, ông cho Yết Kiêu về trước. Ông camthấy bao việc đang chờ ông: việc quân, việc lương như lửa đốt đầu. Vậy mà ngồi đây nghe hát, nghe đàn thánh thót, nỉ non sao mà vô duyên thế.
Như đọc được ý nghĩsâu xa của Quốc Tuấn, Trần ích Tắc vẫy tay cho bầy ca-vũ-nhạc lui ra ngoài. Và sai tiểu đồng dâng rượu thạch xương bồ. Uống vội một chén, Trần Hưng Đạo cáo lui.
Khi tiễn người anh họ ra tới cổng ngoài, thân cầmcương ngựa trao cho Quốc Tuấn, Ích Tắc hỏi:
- Bẩmhuynh trưởng, trước khi trở về An Sinh, huynh trưởng có điều chi dạy bảo?
Một tay đỡ lấy cương ngựa, một tay đặt lên bả vai Ích Tắc, với vẻ chân thành và cảmđộng, Quốc Tuấn nói:
- Chiêu Quốc vương, ta mong emđể tâmnhiều hơn nữa vào việc mở rộng đámdân binh ở thái ấp. Cả đámtinh binh ở vương phủ, cũng nên lấy thêmvài đô nữa. Hốt-tất-liệt không để chúng ta yên đâu. Gấp lắmrồi. Thôi chào vương.
Nói xong, Hưng Đạo nhảy phắt lên mình ngựa. Chiêu Quốc vương chưa hết cảmđộng đã lạisủng sốt. Ông không ngờ, đã ngoài năm chục tuổi mà Quốc Tuấn vẫn còn khỏe đến vậy. Vương mới kịp nói một lời: "Kính huynh", thì bóng con tía mật đã khuất ở nẻo đường quanh, chỉ còn vọng lại tiếng khua lộc cộc.
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 7
Sài Thung đeo hổ phù (Biểu tượng do nhà Nguyên đặt ra cho sứ thần của họ được miễn trừ các qui chế của nước chủ nhà, họ tự coi mình như một tên thống sứ) đi lại nghênh ngang khắp đất Thăng Long như đi vào chỗ không người. Yhạch sách, đánh đập, quát, thét các quan tiếp sứ. Yđánh đập những người hầu hạ phục dịch rất tàn nhẫn. Phố xá buôn bán, người qua kẻ lại tấp nập, y cứ phóng ngựa ào ào. Đã có mấy bà già nhà quê ra chợ mua sắm, bị ngựa của Sài Thung giẫmcho què cẳng. Từ quan đến dân khắp kinh thành, không một ai là không cămgiận, không muốn moi gan móc mắt cả đámsứ giả bạo ngược.
S
Thăng Long đã từng tiếp nhận nhiều tên Đa-gu-ra-tri (Đạt lỗ-hoa-xích) người Mông Cổ, nhưng chưa có tên nào tàn bạo, vênh vang tự phụ như tên Hán gian mạt hạng này. Nhiều người toan hạ độc thủ hắn. Nhưng đích thân nhà vua, đã hạ chiếu cho quan đại an phủ sứ của kinh sư, phải phủ dụ cho dân chúng kinh kỳ hãy nén tâmchịu đựng, chớ có vì tức giận nhất thời mà làmhỏng đại cuộc. Kẻ kia hung hãn như vậy, là bởi đằng sau nó có cả một đạo quân lớn đang hừng hực khí thế giao tranh, chỉ cần có một cớ nhỏ là chúng ào qua biên ải.
Thật ra các hành vi của Sài Thung không phải chỉ là sự ỷ thế nước lớn, làmcàn. Mà còn là hành vi đã được sắp đặt từ Yên Kinh. Cho nên triều đình quyết né tránh, để tên võ sĩ mù này đấmvào gió. Chưa giáng được đòn nào vào đối thủ, kể từ khi y đemmấy ngàn tên quân và bọn bù nhìn vào cõi ta tới nay, y càng lồng lộn. Thượng hoàng Trần Thánh tông đã nhắc bảo quan gia và cả triều đình rất kỹ, rằng võ sĩ thượng thừa là võ sĩ tránh đòn giỏi, chứ không phải loại võ biền cứ tới tấp ra đòn múa may quay cuồng như một con bọ gậy, vừa phísức vừa gây cười cho đối phương.
Sang Đại Việt lần này, Sài Thung ngỡ mọi việc sẽ trôi chảy như Hốt-tất-liệt đã sắp đặt ở Yên Kinh. Và chính y cũng hămhở muốn nắmgiữ cái thực quyền của chức An Namphó đô nguyên súy. Ycũng đã có kế sách để đẩy đi, hoặc trừ khử tên tướng Mông Cổ Bột nhan-thiết-mộc-nhi ngu ngốc, đã được cử làmAn Namtuyên úy sứ đô nguyên súy. Ythừa biết, Giao Chỉ là đất giàu có, nhưng xa xôi. Địa bàn hiểmtrở, khí hậu thì lamchướng, không hợp với người phương bắc. Cho nên, bàn tay của thiên tử từ Đại đô với tới là hụt hẫng. Nếu y được làmsứ đô nguyên súy, tức là làmvua ở một phương. Sự giàu có, thú hưởng nhàn ở đây có kémgì ở Yên Kinh. Các chúa Giao Chỉ từ
xưa đến nay, dámchống lại các hoàng đế Trung Nguyên, cũng chỉ dựa vào trùng dương cách trở, rừng núi âmu, ma thiêng nước độc, nóng ẩmquanh năm. Nhiều lần cầm. đầu sứ đoàn nhà Nguyên qua lại giao thiệp với Thăng Long, Sài Thung đã ngắmkỹ địa thế xứ này.
Quả là "An Namtú khí". Đây là một vùng địa linh nhân kiệt. Khen cho quốc sư Vạn Hạnh, đã giúp Lý Công Uẩn dựng nghiệp tại đây. Quả là Vạn Hạnh có con mắt nhìn suốt támcõi. Và Sài Thung còn nghiệmthấy một điều, dường như lòng trời tựa đámquân Nam, cho nên xưa, Cao Biền đã từng yểmđảo triệt linh, nhưng đất vẫn cứ kết phát. Vả ta xemtinh tượng, Sài Thung tự nhủ - anh hùng hào kiệt còn quy tụ tại đây nhiều lắm. Chính vì vậy Sài Thung ao ước, nếu như y là chủ đất này, y cũng xưng đế. Tiến lên phía bắc, có thể cự được Nguyên triều. Lui về phương nam, mở rộng đất đai bờ cõi không giới hạn. Nhưng Sài Thung đang đứng trước một tình thế khó xử. Y không biết ăn nói như thế nào với Hốt-tất- liệt, một con người tính nóng như lửa. Và trong cuộc đời, ông ta không chấp nhận bất cứ một kẻ thuộc hạ nào dámnói với ông ta: "Việc này việc nọ không làmđược. Thành này thành kia không hạ được". Ông ta chỉ chịu thua có trời. Ấy là lần đại đội binh thuyền của ông vượt biển đông, nhằmđất nước Phù tang trực chỉ, bị bão lốc nhấn chìm. Việc chinh đông tạm dừng. Song không vì thế đất ấy lại được phép nằmngoài vòng cương tỏa của ông...
Rõ ràng là Sài Thung đang ở vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Ycó thể đi bất cứ nơi nào trong đất Đại Việt và kinh thành Thăng Long, không ai động đến một sợi tóc của y. Nhưng y vẫn cứ như một kẻ mù lòa. Những tên tay sai, pháisang từ mấy chục nămnay đều bị triệt hạ. Những tên mớisang thì như một lũ ngớ ngẩn. Tin tức nội tình của triều Trần không thâu tómđược điều gì đáng giá. Quân lương của họ ra sao, bố trí binh lực thế nào đều không biết rõ. Các tướng súy của họ, nắmtrong tay bao nhiêu binh sĩ cũng không biết. Họ sở trường về đánh bộ, đánh thủy thế nào cũng chưa tường. Nếu các việc này chưa nắmđược rõ ràng, lúc đại quân kéo sang thì khai triển thế nào. Vì vậy, Sài Thung đang tính một nước cờ liều. Tức là phải tìmnội ứng trong số các quan lại, tướng súy triều Trần. Dạo trước, y đã ý tứ ướmgạn với viên tướng quốc thái úy Trần Quang Khải, nhưng việc không thành. Nay lại dấn thêmmột bước nữa. Đó là một việc làm táo bạo. Được ăn cả, ngã cũng không mất gì, Sài Thung nghĩ vậy Chính vì thế y mới mạnh dạn gửi tới Chiêu Quốc vương Trần ích Tắc một cánh thiếp và một chút quà mọn: bức tranh lụa. Ythừa biết, một con người phú quí, vinh hoa tột đỉnh, tài năng siêu quần như Trần ích Tắc, dễ gì mua chuộc và lung lạc được. Song y vẫn cứ muốn thử xem. Vì mỗi con người, dù là vĩ nhân, vẫn có điểmyếu. Cái chính là tìmcho ra điểmyếu ấy nó ẩn tàng ở đâu, như Gia Cát tiên sinh tìmthấy nơisau gáy Ngụy Diên một cái vảy.
Nhận được thiếp phúc đáp của Chiêu Quốc vương, Sài Thung mừng lắm. Ygọi mấy tên thuộc hạ sẽ cho theo hầu, dặn dò cẩn thận. Lạisaisoạn sửa lễ biếu, quà cáp rồi lên kiệu qua cửa Quảng Phúc đi ra phía tây kinh thành. Thăng Long đã vào hạ. Các chùa chiền đêm ngày rộn rã tiếng chuông, mõ, kinh kệ. Các chùa lớn như Diên Hựu, Sùng Khánh, Báo Ân đều mở hạ. Tăng ni nhiều chùa xung quanh vùng tấp nập về ngồi hạ. Khóa hạ nămnay đông vui hơn các nămtrước nhiều.
Tháng năm, trời nóng như đổ lửa, ngồi trong kiệu lại có lọng che nắng hai bên, mà mồ hôi cứ chảy ròng ròng xuống cổ, xuống lưng
áo. Tuy nóng nực, nhưng trong lòng Sài Thung rất vui. Thỉnh thoảng lại được một làn gió mát từ mặt hồ DâmĐàmthổi hắt qua kiệu, Sài Thung cảmthấy khoan khoái. Kiệu Sài Thung đi được chừng non một dặmđường, thì gặp kiệu của Chiêu Quốc vương ra đón. Hai kiệu vừa gặp nhau, quân hầu đốt pháo, cử nhạc thật là long trọng. Cả Sài Thung và Trần ích Tắc đều xuống kiệu. Đôi bên thi lễ hỏi thămsức
khỏe của nhau, rồi Chiêu Quốc vương mời Sài thượng thư lên chiếc kiệu riêng, ông đemđi đón. Đó là một chiếc kiệu bốn đòn khiêng sơn then bóng đẹp, lại chạmphượng ở cả ba mặt và rèmthe mát rượi. Kiệu vừa xuống ở đầu dinh, đã có một đội tinh binh nai nịt gọn gàng, kiếmtuốt trần, chào đón sứ giả. Lại có cả nhã nhạc nổi lên, nhịp với bước đi của chủ khách từ cổng tới nhà tiếp tân.
Sài Thung để ý thấy ngôi nhà được xây trên một doi đất cao ráo. Phải leo chín bậc thềmmới tới nền nhà. Qua hai lần cửa bức bàn tới lần cửa võng mới vào đạisảnh. Vừa đặt chân vào nhà, Sài Thung thấy mát lạnh ớn cả sống lưng, và một mùi hương sạ ùa ra thơmphức.
Sài Thung được mời ngồi vào một trong hai chiếc tháisư ỷ. Những người theo hầu Sài Thung ngồi vào những chiếc ghế hoặc đôn kê xen kẽ. Giữa đạisảnh đặt một chiếc đỉnh đồng hun đen nhánh, cao hơn đầu người, trên nóc đỉnh đúc hình một con sư tử, to gần bằng con sư tử thật, đang vờn quả cầu Hai bên đỉnh là một cặp lộc bình sứ cao ngang ngực người đứng, có hoa văn vẽ các loại cây cỏ, tiêu biểu cho bốn mùa trong năm. Đây là cặp lộc bình khá đẹp, do một nhà buôn người Ba-tư biếu ông, nhân dịp khánh thành nhà tân khách. Vì nó mới được sản xuất từ đầu đời namTống, tính ra độ hơn một trămnăm.
Phân ngôi chủ, khách xong, Sài Thung sai bày đồ biếu tặng cho chủ nhân. Ấy là một tập thơ Lý Bạch có bút tích của họ Lý, được đặt trong một chiếc hộp bằng vàng ròng. Và một bức tranh lụa của họa sư Triệu Mạnh Phủ. Cùng một số thuộc văn phòng tứ bảo như nghiên mực, mực thỏi, son, lụa Tô Châu để vẽ tranh. Bút viết, bút vẽ đủ cỡ, đủ kiểu. Quí hơn cả là một chiếc đỉnh bằng trân ngọc, có vân như vân khoaisọ, to bằng quả bưởi. Đây là vật báu của nước Tề từ thời Chiến quốc lưu lạc trong dân gian, có một nhà phú hào mua được đembiếu Sài Thung. Sài Thung hai tay nâng vật báu trao cho Trần ích Tắc. Ynói: "Quý vật tầmquý nhân. Ngài là dòng dõi vương giả và có đại phước, nên vật báu mới tìmvề. Xin ngài lưu giữ, và chứng cho tấmlòng thành của kẻ quê hèn này".
Trần ích Tắc xiết bao cảmđộng. Từ trước, Chiêu Quốc vương vẫn quen nghĩ rằng, người nước ngoài tới thămông là lẽ đương nhiên. Vì trong nước này, còn aisang quý hơn ông, còn ai tài ba trác việt hơn ông? Họ tới thămông thường cốt để tỏ lòng sùng kính, và thỏa óc chiêmngưỡng tò mò. Lần này quả thật ông không ngờ, một vịsứ giả tài ba, một quan thượng thư của thiên triều thật lòng quí mến, trao cho ông những báu vật, thế gian hy hữu. Về phần mình, ông cảmnhư những báu vật hiện ông đang được nắmgiữ trong tay, là ngoài tầm mong ước của ông. Sợ rằng ông chưa đủ tài đức để thừa hưởng. Ví như một tập ba trămbài thơ của thánh thơ họ Lý đây, lại có cả đôi dòng bút tích của ông nữa. Thật là một vật báu không thể liệt vào hạng thứ hai trong thế gian được. Rồi báu vật nước Tề...
Nhân có vài món đồ quí Sài Thung mới tặng, Chiêu Quốc vương mời khách cùng ghé thămThi-thư-họa viện của ông. Đó là một ngôi
nhà cao ráo nằmsau nhà tân khách độ dămchục bước chân. Hai nhà cách nhau bằng một vườn hoa và chậu cảnh. Bước qua khu vườn cây cảnh, nhìn ngắmnhững đôn, chậu và các loài cây, thế cây, Sài Thung ngầmđoán về tính tình và khát vọng của chủ nhân. Ygật gù tự nhủ: "Con người này quả là ghê gớm. Quả là thâmtrầm".
Thi-thư-họa viện là một ngôi nhà bảy gian thoáng rộng. Nămgian dùng để chứa sách. Cũng gọi là tàng thư. Sách được xếp ngay ngắn trong các kệ. Gáy sách đều nhất loạt quay ra ngoài, có đề tắt tên sách và ký hiệu các thư mục. Thông thường, sách ở đây được đóng bằng một loại bìa có phết sơn ta, đen hoặc đỏ. Với những bộ sách quí, còn được đóng gáy bằng đồng lá. Toàn bộ số sách trong Thi-thư-họa- viện này có độ trên chục ngàn bản. Ghé vào khu vực tàng thư, là để Chiêu Quốc vương Trần ích Tắc, đặt cuốn thơ Lý Bạch mà viên chánh sứ nhà Nguyên vừa đưa tặng lên vị trí trang trọng nhất.
Trần ích Tắc khẽ đẩy vào tấmcửa ngách ngỏ then, chủ khách bước vào khu vực trưng bày tranh, tượng.
Sài Thung giật mình trước hết là bức chân dung thiếu nữ. Bức tranh to bằng một phần tư chiếc chiếu trải giường vẽ một thiếu nữ với vẻ mặt đài các, nhưng trong sáng như một thiên thần. Nàng vận toàn đồ trắng, tóc mây đen nhức buông phủ trên bờ vai. Một chiếc đai đỏ thêu kimtuyến đôi chimphượng đang múa. Mắt phượng đính ngọc sáng lấp lánh cùng với vẻ sáng từ đôi mắt thiếu nữ tỏa ra. Thiếu nữ ngồi vững vàng trên mình con ngựa sắc tía. Một tay thả lỏng dây cương, tay kia cầmngọn roi xuôi chiều với đuôi ngựa. Ngang lưng nàng, trễ một thanh trường kiếm. Con ngựa đi nước kiệu. Từ thiếu nữ và cả con ngựa, toát lên một sức mạnh bí ẩn nội tâm, và một vẻ yên bình thần thánh. Gương mặt thiếu nữ vừa toát ra vẻ thông minh hómhỉnh, như đang thầmchế giễu ai điều gì, lại vừa tinh nghịch, như là nàng bất chợt ra roi phi nước đại, khiến cho cả con vật lẫn ai chiêmngưỡng nàng đều bất ngờ. Và đằng sau đámbụi cuốn lên từ vó ngựa, là chuỗi cười giòn khanh khách. Bức tranh như có một ma lực hút chặt cặp mắt Sài Thung vào đó, khiến y không còn nhìn thấy bức "Sơn thủy họa" của Tống Huy tông treo bên cạnh, mà y mới đưa tặng cho Trần ích Tắc được ít ngày.
(Tống Huy tông (1101-1126) với các niên hiệu: Kiến trung, Tĩnh quốc, Đại quan, Tuyên hóa. Bản thân ông là một ông vua nghệ thuật - một họa sĩ lớn. Từ khi lên ngôi vua, ông đã khai nguyên một thời đại mỹ thuật huy hoàng chưa từng thấy tại Trung Quốc và cả châu Á.)
Sau vài giây định thần, Sài Thung như có ý ngượng. Bèn khen: "Đẹp quá! Bức tranh đẹp quá! Thần họa". Ylại nói tiếp trước khi ngồi vào ghế: "Chẳng hay đại nhân tìmở đâu được bức họa tuyệt tác dường này".
Chiêu Quốc vương sung sướng tới mức như ông có thể bay lên trời dược. Cái cảmgiác siêu thoát tế vi màu nhiệmcủa Như Lai Phật tổ, chưa bao giờ ông cảmnhận một cách đầy đủ như lúc này. Khuôn mặt Trần ích Tắc vốn đã rực sáng như lúc nào cũng phát hào quang, bỗng ửng đỏ. Trên bàn đã dọn sẵn một be rượu Bồ đào của nước Thổ Phồn, do lão khách thương Hồi-hột biếu ông từ hơn chục năm trước. Lại cặp chén "phí thúy” làmbằng một thứ đá ngọc, luôn phát ra màu cầu vồng bảy sắc, được đặt trên chiếc đĩa sứ mầu da cam, nom
như một chiếc đĩa lửa. Tự tay Trần ích Tắc rót rượu mời Sài Thung. Khách trân trọng nâng lấy chén rượu mà rằng: - Chừng nào đại quan chưa cho bỉ nhân được biết nguồn gốc bức họa kia, thì kẻ quê hèn này chưa dámđộng đến rượu quí của ngài.
Lời nói vừa cao nhã, vừa tò mò khích lệ, khiến Chiêu Quốc vương có phần hơi lúng túng. Hết nhìn vào bức họa, lại nhìn vào khách, Trần ích Tắc nói:
- Bẩmđại nhân. Đại nhân cứ gạn hỏi làmcho kẻ quê mùa này thêmngượng. Điều bất hạnh là bức họa kia lại do chính tay kẻ bất tài này vẽ. Và bỗng nhiên Chiêu Quốc vương nhớ lại cách đây mấy hôm, khi ông ra cổng đón Trần Hưng Đạo chợt nhìn thấy An Tư trong dáng điệu như thế này. Không hiểu sao, chỉ một thoáng thôi, mà hình ảnh emgái út của ông ăn sâu vào trí não đến kỳ lạ vậy. Đúng là lúc ấy, ông cũng có ý định vẽ một khuôn tranh. Cho nên khi tiễn Quốc Tuấn ra về, ông giữ An Tư lại và căng lụa lên, rồi hai anh emra vườn vẽ. Ông vẽ tới hai ba bức, nhưng không một bức nào hài lòng. Bữa ấy, An Tư suýt khóc, bởi vì ông bắt công chúa phải diễn đi diễn lại mãi ở một tư thế. Lúc An Tư ra về lòng buồn rười rượi, vì cả ba bức, theo công chúa đều đẹp. Nhưng ông cứ khăng khăng rằng hỏng. Theo ông: "Nó không ánh lên được cái thần của em, như lúc ta vừa chợt trông thấy embước vào sân cùng vương huynh".
Mãi ba ngày sau, trong một giấc ngủ trưa chập chờn, Chiêu Quốc vương lại thấy lóe lên ở trong đầu cái thần thái của An Tư công chúa. Thế là ông nhổmdậy lấy bút lông, giá vẽ, mực tầu. Và ông vẽ một mạch theo trí nhớ bức chân dung này. Ông đã cho người gọi An Tư công chúa sang xemvà định bụng, nếu emông thích, ông sẽ tặng. "Tội nghiệp, hômấy con bé chỉ thích mấy cái tranh vô hồn". Thế nhưng emông, đã theo vương huynh ra vùng An Bang.
Lại đến lượt Sài Thung sửng sốt, chén rượu Bồ đào trên tay y run run, sánh ra ngoài mấy giọt. Giọng y xúc động:
- Núi Tháisơn trước mặt mà ta không được biết. Xin đại vương tha lỗi cho sự thất lễ của kẻ có mắt như đui này. Cạn chén mừng vương, mừng một họa sư - một thi bá đời nay. Nói rồi, Sài Thung nâng chén rượu lên nhấp. Ynuốt từng giọt, như để cho thứ rượu quí vô ngần kia thấmdần vào từng thớ thịt, thấmcả vào mọi nơi vi tế nhất của cảmgiác con người. Một lát, y lại nói:
- Đọc thơ, biết được cái tâmcủa ngài. Ở Đại Đô, người ta ví ngài như Lý - Đỗ đời Đường. Xemcây cảnh, biết được cái chí của ngài. Đúng là "An Namtú khí" mớisinh ra được bậc kỳ tài như vương. Tự ngắt lời, hết ngắmbức tranh vẽ lại nhìn Trần ích Tắc, Sài Thung tiếp - Người như ngài, ngay cả đến bên Đại Nguyên cũng không dễ gì có được.
Chủ khách cứ tâng bốc nhau hết lời.
Bức tranh quả có đẹp thật, người vẽ như lột tả được cả thần thái của nhân vật; nhưng có đẹp tới mức như Sài Thung suýt xoa khen ví, thì chính Trần ích Tắc cũng nghi ngờ.
Nhìn ngắmmãi hết xa lại đến gần. Lúc này Sài Thung mới chú ý đến dòng lạc khoản. Ygiật mình:
- Hóa ra đại nhân mới hoàn thành bức họa này được ba hômnay.
- Dạ bẩmđại quan, đúng như vậy.
- Dámxin đại nhân tha lỗi, ngài vẽ nó trong bao lâu?
- Dạ, tôi vẽ mười lămnăm, không hơn không kém.
Lại đến lượt Sài Thung kinh ngạc, y nhắc lại - Mười lămnămtrời để vẽ một bức tranh.
- Bẩmđại nhân, đấy là emgái út tôi - công chúa An Tư. Ở công chúa, tôi có một tình thương và một nỗi cảmthông đặc biệt. Emtôi vào đời không một tiếng khóc chào, dù người bảo mẫu có phát vào mông tới ba lần. Lớn lên, công chúa quả là một đứa trẻ có nghị lực. Thật tình tôi thương, có nhẽ vìsự lận đận trong cuộc đời mai hậu của An Tư. Vì tôi cảmmến emtôi từ lúc mớisinh. Tới nay An Tư đã tròn mười lămtuổi, tôi mới bắt nổi cái thần của nó, thế chẳng là tôi làmviệc suốt mười lămnămsao?
Sài Thung gật gù. Một điều lạ với Chiêu Quốc vương, là vịsứ giả này cứ nhìn như muốn nuốt lấy bức tranh. Ông linh cảmnhư có sự chẳng lành, bèn đứng dậy nói:
- Đại quan quá bộ giáng gót tới tệ phủ. Tôi vốn không tự lượng sức, dámkhua khoắng cả ngọn bút lông. Tưởng treo chơi vài ba bữa, rồi tặng công chúa, để làmchút quà lưu niệm. Ai dè lại làmnghịch mắt đại quan. Tôi thật đáng trách. Nhân đại quan mới cho bức tranh của một đạisư, mà tôi chỉ được nghe danh, chứ chưa được coi họa phẩm. Vừa nói, ông vừa đứng dậy cuộn bức chân dung An Tư lại, và mở bức "Sơn thủy họa" của Triệu Mạnh Phủ treo thế vào đó. Điều ấy không làmSài Thung phật lòng. Trái lại, y còn xămxămđứng dậy, cùng ngắmnghía với Chiêu Quốc vương.
Bức tranh có một sắp xếp rất lạ. Lớp lớp từng dãy viễn sơn hùng vĩ, như cắmsâu vào lòng đất, và chọc thẳng lên trời. Lô xô những ngọn nhọn với không biết bao nhiêu là kẽ nứt nơisườn đá. Tưởng như đó là những dòng thác đang gieo nước xuống các vực sâu, và ta nghe rõ cả tiếng gầmgào. Bảng lảng trên các chỏmcao một màu trắng mờ ảo như mây, như tuyết. Và cận cảnh là một ngã ba mênh mông nước. Hai nhánh sông chảy về phía núi xa, lấp lánh sau những cây cỏ phất phơ bên bờ nước, là bóng mấy chiếc lâu thuyền đang lãng
đãng đi ra phía cửa sông. Và một bầy hạc sải cánh bay tạt ngang sườn núi.
Sau một phút trầmngâm, Chiêu Quốc vương lên tiếng. Ông nói như nói với chính mình:
- Mọi vật đều như hiện ra trong mộng vậy. Vừa huyền bí vừa quyến rũ xiết bao. Tôi thích những khoảng không bao la, nơi không có ngọn bút lông nào đặt tới. Dường như đó là những biểu hiện tư tưởng trác việt của họa sư về triết lý, nhân sinh và vũ trụ.
Sài Thung gật gù tán thưởng:
- Tôi chưa từng thấy một người nào có óc thẩmmỹ cao như đại nhân. Quả là đại nhân có một nhãn quan thấu thị. Triệu Mạnh Phủ hiệu Tử Ngang của chúng tôi, hiện nay được liệt vào loại đệ nhất danh họa. Dạ, Triệu họa sư còn trẻ lắm. Ông sinh nămGiáp dần, nămthứ hai đời Tống Bảo hựu (1254). Nămnay mới tuổi hai tám. ông là con một gia đình quí tộc dòng dõi Triệu Khuông Dẫn.
- Đúng là cha nào con nấy? Chiêu Quốc vương nói, mắt ông vẫn dán vào khuôn tranh. Ông lại hỏi:
- Tôi nghe nói Triệu tiên sinh còn có sở trường vẽ ngựa?
- Thật đáng tiếc là đại nhân chưa được xembức tranh tả đàn ngựa quá giang của họ Triệu. Đúng là tiên sinh đã vẽ theo bút pháp của Hàn Cán, Lý Long Miên. Song tranh của tiên sinh lại làmlu mờ hết tiếng tămcủa các bậc tiền bối.
- Thế còn bức kia, thưa đại quan - Chiêu Quốc vương hỏi Và ông chỉ vào bức tranh sơn thủy họa của Tống Huy tông. Sài Thung mỉmcười đáp:
- Đó là một hoàng đế nghệ thuật của nhà Tống. Bản thân ông ta là một họa sĩ bậc thầy. Chính ông đã khaisinh cho thời đại mỹ thuật sáng lạn chưa từng thấy trong lịch sử văn hóa Trung Hoa. Suốt hai mươi lămnămtrị vì, ông đã đưa nền hội họa Trung Quốc lên đỉnh cao chót vót.
- Bức sơn thủy họa này - Chiêu Quốc vương chỉ vào bức tranh của Tống Huy tông, nói - chứa đựng một ý tứ thâmtrầmvà một khát vọng bao la về cái đẹp. Chứng tỏ, ông là một nhà nghệ thuật hơn là một kẻ trị vì.
- Quả có như nhận định của đại nhân, Sài Thung đáp. Và y chợt nhận ra cuộc thămviếng đã sa đà vào đàmđạo về hội họa. Ythầm phục sự amhiểu rộng rãi và sâu sắc về nhiều lĩnh vực văn hóa của Chiêu Quốc vương. Quả là y có ngại nói ra những điều cần phải nói.
Nhưng y lại tự nhủ - ta là người của một đại quốc, ta là đại nhân. Nhẽ nào hạ mình đi kết thân và tỏ lòng thán phục đối với con cái của một Man vương. Nghĩ vậy, y tự thấy mình là một con người khác: quyền thế hơn, oai phong hơn. Sài Thung bèn lái câu chuyện sang hướng khác.
Trở về chỗ ngồi, Sài Thung tự tay rót rượu Bồ đào vào chén ngọc cho Chiêu Quốc vương. Ycũng tự rót cho mình. Rồi tay nâng chén rượu, miệng nói:
- Quả là ở An Namta chưa gặp một người nào để ta trọng nể như ông. Ông mới xứng đáng làmquốc vương xứ này. Giả vờ mượn rượu, Sài Thung đưa đẩy một ý thămdò hiểmđộc. Ynhìn thẳng vào mặt Trần ích Tắc, xemông có tỏ lộ nét gì khả dĩ đáp ứng điều y đang tìmkiếm.
Trần ích Tắc bỗng tốisầmmặt lại. Ông đóng nút bình rượu và nói:
- Tôi thật có lỗi đã mời đại quan quá chén, để đại quan xúc phạmđến quốc vương tôi.
Sài Thung vờ như không biết gì hơn. Ynói thêm:
- Ồ, quốc vương là cháu ông chứ ai, tôi nói đây là nói đến tài năng, đức độ của ông xứng đáng ở ngôi quân trưởng, chớ tôi có chê gì quốc vương An Nam.
Trần ích Tắc bỗng sẵng giọng:
- Nếu ông còn tiếp tục nói về quốc vương tôi với các lời lẽ bất kính, thời tôi xin phép được nói rằng, cuộc tiếp kiến ông tới đây là chấmdứt.
Sài Thung hiểu sự việc không thể đi xa hơn được nữa. Ycườisằng sặc:
- Tôi vẫn nghĩ đại nhân rộng lượng với ngườisay. Lỗi tại cái rượu Bồ đào của đại nhân ngon quá.
Trần ích Tắc cũng hiểu tình thế không thể làmquá được với Sài Thung.
Trở lại chuyện trò vui vẻ, Sài Thung nói:
- Tôi vẫn có lòng mến đại nhân. Do đó, mến cả đất Giao Chỉ này. Nhưng tình thế không thể nói trước được. Tôisợ thiên tử tôi lần
này sẽ không dung thứ, nếu bên An Nam, quân trưởng không chịu vào chầu. Lại không cho con sang làmcon tin, và nộp lương, giúp quân cho đại binh thiên triều đánh ChiêmThành.
Trần ích Tắc tự thấy đây không phải là cuộc thương thuyết, và ông cũng không được triều đình giao cho thương nghị vớisứ giả về việc này. Nhưng ông thấy, không nên bỏ qua cơ hội. Ông nói:
- Nếu thiên tử có thương nước chúng tôi, là trước hết, đại quan có thương nước chúng tôi không đã. Nếu đại quan thương, chỉ tâu cho một lời, ắt thiên tử sẽ thi ân cho cái nước phên dậu nghèo yếu xa xôi này.
Sài Thung cười hì hì:
- Hay thật, ở nước các ông, từ vua, quan, cho đến dân thường đều nói giống nhau.
- Ấy bởi bên thượng quốc từ xưa đến nay thiên tử cũng có nói với nước chúng tôi có mỗi một điều. Khi nào thiên tử nói khác, chúng tôi mới dámnói khác chứ.
Sài Thung không những không trách về lối ăn nói phạmthượng của Chiêu Quốc vương, mà y còn cảmthấy nét khôi hài nhưng rất mẫn tuệ trong lời đáp của Trần ích Tắc. Ynghĩ: "Quả là bên Đại Đô người ta chưa nói điều gì khác ngoài cái việc bức bách An Namlệ thuộc. Thế thìsự trả lời của An Namlà xin cho không lệ thuộc, như miễn thuế, hoặc xin trì hoãn các việc một cách hết sức khôn ngoan". Nhìn thẳng vào mắt Chiêu Quốc vương, Sài Thung nói:
- Tôi vẫn có lòng ngưỡng mộ đại nhân. Sợ sau này hai nước có chuyện can qua, trong đámloạn quân không biết thế nào mà nói trước được, đại nhân nên giữ cái tín bài này, để dễ tìmnhau trong họa biến. - Yvừa nói vừa móc túi lấy ra một vật nhỏ gói bọc kỹ càng trao cho Chiêu Quốc vương, và dặn thêm: - Thiên tử vẫn có ý mến mộ ông lắmđấy.
Trần ích Tắc đỡ lấy với vẻ xúc động.
Sài Thung lại nói:
- Xin đại nhân gia ân cho tôi một việc.
Trần ích Tắc sửng sốt nhìn Sài Thung.
Ynói:
- Đại nhân cho tôi xin bức họa chân dung công chúa An Tư. Đó là bức chân dung đẹp nhất mà tôi được biết. Tôi chỉ muốn đembức tranh này về Đại đô Yên Kinh, để bắt mọi người phải thay đổi quan niệmrằng: "An Namđã có danh họa".
- Một khi đại quan đã muốn vậy, tôi còn biết nói thế nào. Ông trao bức tranh vào tay Sài Thung và nói thêm- Chỉsợ nó không xứng với lòng mong muốn của đại quan. Và Trần ích Tắc lo cho số phận emgái ông- điều mà từ lâu ông vẫn quan hoài về An Tư công chúa.
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 8
Tự nhiên thấy nóng ruột, Trần Hưng Đạo đã cho Yết Kiêu về trước từ ba hôm. Nhưng cái buổi ra giảng binh pháp cho các tướng ở điện Giảng Võ, lúc trở về gặp An Tư công chúa, rồi hai anh emcùng ghé thămphủ Chiêu Quốc vương tự nhiên ông lại thấy nóng nóng ở trong bụng. Thế là ông vội vã trở lại vương phủ, và ngay chiều hômấy ông xuôi về Vạn Kiếp. Thuận nước thuận gió, chiều hômsau ông đã về tới thái ấp An Sinh.
T
Các gia tướng Yết Kiêu, Dã Tượng ra tận bến thuyền đón chủ tướng. Các vị môn khách như Trương Hán Siêu, PhạmNgũ Lão, Phạm Lãm, Trần Thì Kiến, Trình Giũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực... là các danh sĩ, danh tướng đương thời đã về qui tụ dưới trướng Trần Hưng Đạo cũng chuẩn bị xong xuôi công việc, chỉ chờ ông về, là đệ trình ông xemxét.
Nghe các gia tướng gia thần và môn khách tâu bày xong. Trần Hưng Đạo thấy không có gìsai khác như ông đã sắp đặt lúc ra đi. Vậy thì ông nóng ruột là bởi cái gì. Ông bèn hỏi:
- Ngoài những việc các ngươi đã kể, trong thái ấp của ta có còn xảy ra chuyện gì nữa không?
Dã Tượng bèn tâu:
- Bẩmđức ông, đức ông hoàng Sáu (Trần Nhật Duật- con trai thứ sáu của Trần Thái tôn) có gửi từ Đà Giang về biếu phủ Hưng Đạo một đàn nămcon voi tơ, để sung vào đội tượng binh của ta. Còn đức ông hoàng thì hẹn dămbữa nửa tháng sẽ tới thămấp An Sinh.
Hưng Đạo "à" lên một tiếng và nói:
- Đúng. Đúng rồi, thế là ứng với điềmta nóng bụng. Hỏi han sức khỏe và công việc của từng người xong, Hưng Đạo nói: - Các ông hãy về nghỉ, để ta đi thămquân sĩ một lát, rồi đêmnay, xin các ông lại tụ hội tại đây để nghe ta nói lại các khoản mà sứ
thần nhà Nguyên đòi hỏi, cùng một số công việc khác. Cấp bách lắmrồi, không gấp lên là không kịp.
Thoạt tiên Hưng Đạo đi xemcác đámdân binh luyện tập: chỗ kéo co, chỗ vật, chỗ chạy, chỗ bơi, lặn. Lại có đámtập leo trèo cây cao, cây to, bámchuyền trên các cành cây khẳng khiu, chuyền từ cây này sang cây khác. Rồi vác nặng, leo núi. Buộc túi cát vào hai bắp chân, tập nhảy cao. Đến đâu ông cũng úy lạo quân sĩ. Ông đi rồi, họ tập luyện hăng hơn. Hết đámlính bộ binh, Hưng Đạo lạisang xemđội kỵ binh tập cưỡi ngựa, bắn cung vượt qua hào rộng, đầmlầy, núi cao. Qua đội kỵ binh của PhạmNgũ Lão, ông ghé trại thủy binh của Yết Kiêu. Ở đây quân chia làmnhiều tốp. Tốp tập đánh tay vo cướp thuyền giặc đang lao nhanh. Tốp tập lướt thuyền chặn giặc. Tốp tập đánh sáp lá cà. Tốp lại tập bơi vo, lặn sâu, lặn xa... Cuối cùng, Hưng Đạo vòng về đội tượng binh của Dã Tượng. Ở đây cũng chia làm nhiều tốp, tốp luyện voi non mới nhập trại của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật vừa trao tặng. Tốp rèn cho voi xông xáo vào các mục tiêu, các địa hình trắc trở như gai góc, cây leo, bụi cây, cây to cản đường, núi cao, nước sâu, lửa cháy... Cái giỏi của Dã Tượng là tạo được địa hình tập luyện như thật. Hưng Đạo thích thú đứng nhìn một đội ba thớt voi đi vào một nhánh đường hẹp, giữa có một cây to chắn lối. Thế là một con voi lùi xuống, hai con tiến lên lấy thân đẩy qua đẩy lại làmcho cây lung lay. Xong chúng quay đầu lại, dùng vòi nhổ bổng cây lên, némqua vệ đường. Rồi ba con voi vừa gầmrống lên, vừa chạy ào ào như một trận bão lớn tràn qua, làmrung chuyển cả núi rừng. Lại một tốp ba thớt voi khác, đang đứng trên đường tiến quân, thì gặp một hồ nước rộng và sâu. Bờ hồ bên kia là quân giặc, đang nhất loạt bắn tên sang như mưa. Lũ voi gầmlên dữ dội, rồi ào xuống hồ nước bơi nhanh. Tới gần bờ, chúng dùng voi phun nước tới tấp, làm cho cánh quân cung nỏ ngã nháo nhào như chuồn chuồn gặp bão. Lại một tốp khác, do chính Dã Tượng điều hành. Tốp này đang dạy cho voi quen dạn với lửa. Vì voi vốn nhát lửa. Phàmthành trì bốc cháy, hoặc quân địch dùng hỏa công, voi thường bỏ chạy.
Thấy Dã Tượng tận tụy với đội tượng binh và sáng chế ra nhiều cách đánh, Quốc Tuấn cảmđộng xuống ngựa, ông bước tới vỗ vào vai Dã Tượng nói:
- Liệu có thành tựu không con? Ta có lời khen ngợi đội tượng binh.
Dã Tượng với gương mặt biết ơn đối vớisự săn sóc của chủ tướng, bèn đáp:
- Bẩmđức ông, chắc là được. Mấy con voi này hiện đã quen với màu lửa, nay cho chúng làmquen dần với lửa.
Hưng Đạo thấy cạnh đống lửa cháy lomrom, ngọn lửa bập bùng khi nhỏ khi to, lá mía xếp rải rác xung quanh đống lửa. Mấy con voi vừa đủng đỉnh nhai mía, vừa lơ đãng nhìn ngọn lửa.
Lại nói, Dã Tượng xuất thân nghề rèn. Tính người ôn thuận, trung hậu, sáng dạ và hay tìmtòi chế tác. Thêmcó biệt tài tôi, rèn sắt, nên các đồ binh khí qua tay Dã Tượng đúc, rèn thường chémgỗ đá ngọt như chémchuối. Là một gia nô tin cậy, được Hưng Đạo giao hẳn
cho việc rèn binh khí trong quân. Kíp đến khi Quốc công lập đội tượng binh, đã giao cho nhiều quản tượng luyện voi chiến, chúng đều không theo. Dã Tượng xin làmthử, và làmđược. Quốc công mừng lắm, liền cho Dã Tượng coisóc đội tượng binh.
Trên đường về, ông ghé thămmấy ấp trại của đámnông phu. Ông ngó vào tận trong buồng, thấy nhà nào cũng đầy một lẫmthóc. Hỏi ra, mấy nămnay dân đã đủ ăn, không còn lo đói nữa. Hình ảnh các quân sĩ đang hammải luyện rèn và dân tình no đủ, khiến ông thêm vững dạ. Nếu như mai đây quân Thát-đát có tràn vào xâmlấn cõi bờ, chắc là dân sẽ sát cánh cùng ông đứng lên gìn giữ mảnh non sông gấmvóc này.
Tối đến, tại nhà đại bái đèn nến thắp sáng choang, các gia thần, gia tướng và môn khách đã tề tựu, Trần Hưng Đạo mới từ ngoài nhà thư trai bước vào. Ông vận chiếc áo thụng tía, đầu quấn khăn vành dây bằng lượt màu xanh ngọc. Tóc ông lơ phơ bạc. Ông có bộ râu nămchòmdài, rậmnhư râu Quan Công, và khuôn mặt vuông chữ điền. Mắt to sáng. Đôi tròng con ngươisóng sánh như phát hào quang. Cặp lông mày lưỡi mác rậmhơi xếch, mỗi bên đều có dămsợi dài vuốt cong lên. Toàn bộ con người ông, gương mặt ông, và dáng đi đứng của ông toát lên một phong thái uy nghi, đường bệ. Ông có giọng nói ấmáp, cứng cỏi thanh âmtrong trẻo như tiếng chuông ngân, khiến như rót vào tai người nghe, không phải vìsự mê hoặc của ngôn từ, mà do uy lực của âmthanh quyến rũ. Chào hỏi mọi người, phân ngôi chủ khách xong, ông nói:
- Ta không sợ gì cha con Hốt-tất-liệt, nhưng không biết cảnh thanh bình mà chúng ta đang an hưởng đây, còn kéo dài được bao lâu nữa? Nếu các ông ở Thăng Long, lại phải tiếp sứ giặc như ta, thời các ông hoặc là phải chémđầu Sài Thung, hoặc là phảisôi máu, vỡ tim mà chết. Sài Thung và tay chân của y đi lại nghênh ngang, từ nhà công sứ đến các nơi thờ phụng tôn nghiêm, hoặc nơi hội hè chợ búa, không còn biết kiêng nể gì. Nơi đông đúc, thì chúng phóng ngựa chạy vào. Nơi thưa vắng mà gặp ai thì roi da chúng đánh đến vỡ đầu sứt mặt. Nói năng chửi mắng thô bỉ. Từ nơi cung điện tới miếu đường, chúng đều không giữ lễ. Ngay ta đây, - vừa nói Trần Hưng Đạo vừa bỏ khăn ra cho mọi người xem, dấu máu còn đọng két trên đầu, - do đứa quân hầu Sài Thung lấy mũi tên nhọn đâmvào - Trần Hưng Đạo ghìmnén một tiếng thở dài trong lồng ngực. Ông dừng lời nhìn khắp lượt, các tướng văn, tướng võ, và gia thần. Ông đọc được trên gương mặt họ, lòng cămuất lũ giặc cậy thế ỷ quyền nước lớn, bắt nạt lân bang. Ông biết, chỉ khi nào ông truyền được lòng cămgiận lũ chó kia, cho các chư tướng như lòng ông cămgiận chúng, và các chư tướng lại truyền cho quân sĩ cũng được như vậy; tới khi nào cả vua quan, tướng lĩnh, sĩ tốt và thứ dân trong cả nước đều một lòng phanh thây xé xác quân giặc, thì khi ấy ông mới dámnghĩ đến chuyện ra quân và thủ thắng cha con Hốt-tất-liệt.
Biết các thủ hạ đang nóng lòng chờ ông nói tiếp, Trần Hưng Đạo lại chụp chiếc khăn lên đầu, và thong dong nói: - Con sói già Hốt-tất-liệt nằmtrong hang ổ ở Yên Kinh đòi nước ta cái gì, xin chư vị hãy nghe đây - Hưng Đạo cúi xuống mở nắp
chiếc tráp nhỏ, lấy ra một cuốn sách, và đọc. Xong ông nói - Trước sau thì y vẫn đòi ta có sáu việc chính. Triều đình đã cân nhắc kỹ lưỡng. Nay chỉ cần nhận một trong sáu việc là nước không còn chủ quyền quốc gia nữa. Vả lại quân kia như loài hổ đói, ta nhận một, chúng đòi hai, đòi mười.
- Quân trưởng vào chầu ư? - Không được.
- Phải chịu quân dịch?
- Phải nộp tô thuế?
Đó là bổn phận của các quận, huyện trong cả nước, phải đóng góp cho triều đình. Lũ chó này ở xa ta hàng vạn dặm, dámhỗn xược hư trương thanh thế, định biến ta thành nô lệ cho chúng chỉ bằng mấy lời dọa dẫmchăng?
Các ông có biết, Hốt-tất-liệt còn dọa vua ta điều gì không? Ynói rằng: “ Nếu cố ý kháng cự mệnh trẫm, thì ngươi cứ bồi đắp thành trì, sắmsửa giáp binh, sẵn sàng mà đợi...".
Ngừng lời một lát, Quốc Tuấn nhìn khắp gương mặt các thuộc hạ của ông. Ông hiểu rằng, họ đã ghét cái mà ông ghét. Ông đặt cho họ một câu hỏi:
- Vậy chớ xin hỏi các ông, có phải lần này Hốt-tất-liệt vẫn dọa ta chứ?
Không khí imphăng phắc. Chỉ nghe thấy tiếng bấc đèn nổ lép bép, và cả tiếng muỗi vo ve trong xó tối.
Một lát sau, PhạmNgũ Lão lên tiếng:
- Bẩmđức ông, theo ngu ý của tiểu tướng, lần này Hốt-tất- liệt nói thật, chứ không chỉ là việc đe suông. - Căn cứ vào đâu tướng quân cho những lời dọa dẫmkia là thật?
- Bẩmđức ông, đó là do thái độ hống hách, trịch thượng, vô lễ của sứ giả. Ytìmđủ mọi cách khiêu khích, để sao cho ta nổi đóa lên là bọn chúng có cớ cất quân sang. Thái độ của Sài Thung như vậy, có nghĩa là ở Yên Kinh người ta đã sẵn sàng. Xin đức ông, với uy đức của mình, làmthế nào cho triều đình gắng nín nhịn. Và phải lấy lòng Sài Thung; dù việc đó có phải nhẫn nhục, tốn kém, vẫn còn hơn là xảy ra binh hỏa, trong khi lực ta chưa vững.
PhạmNgũ Lão vừa dứt lời, Nguyễn Thế Trực đã lên tiếng:
- Bẩmđức ông, Phạmtướng quân nói rất đúng. Việc chiến hay hòa lúc này là tối quan trọng. Hòa với giặc có nghĩa là, hàng chúng nó. Là dâng nước cho quân Thát-đát một cách hèn nhát. Mà chiến trong lúc thế dân sức quân chưa sẵn sàng, tức là đánh một nước cờ liều, đemtrứng chọi với đá, mất nước như chơi. Bởi thế, việc chọn lựa đường đi nước bước của ta, là không có quyền được sai. Sai là mất hết. Là không còn gì để làmlại nữa.
Trước lời nói chân thực của hai vị tướng văn, tướng võ, Trần Hưng Đạo vô cùng xúc động. Không những ông cảmthấy yên tâm, mà còn sung sướng nữa. Bởi kẻ sĩ đã nghĩsuy, điều mà cả quốc dân cùng đau khổ. Ông yên tâm, bởi không những họ chỉ biết quan hoài đến tình thế, mà còn biết cách thoát ra khỏi tình thế. Và ông vuisướng, cũng bởi họ đã chia sẻ cùng ông, nỗi lo cho cả dân tộc. Và vì thế họ rất xứng đáng là môn khách của ông.
Lấy làmmãn nguyện, Trần Hưng Đạo đưa tay lên vuốt vuốt chòmrâu tới ba lần. Thong thả ông lại nói:
- Thế giặc lần này không sơ sài như nămĐinh tỵ (1257). Chúng đã bình định xong Trung Nguyên. Cái đất nước mênh mông mà của cải và con người đều nhiều như cát sa mạc ấy, Hốt-tất-liệt có thể lấy cả trămvạn quân, xéo nát bờ cõi giang san của ta không phải là chuyện chúng không làmđược. Nhưng không phải việc gì chúng cũng làmđược. Không phải việc gì chúng muốn là làmđược. Như việc tiến đánh Nhật Bản. Đã mấy lần đi mà không đến. Thế mà bên ta còn nhiều điều thật đáng lo ngại. Như bữa trước ta đã bàn với các ông, xemcó kế gì phá được cái oai hão, rằng quân Nguyên là một đội quân bất khả chiến bại. Rằng dưới gầmtrời này, quân Nguyên là vô địch. Nỗi ámảnh ấy không chỉ có ở những người nhát sợ trong dân chúng, mà nó còn có ở trong giớisĩ phu, tướng lĩnh và cả một số đại thần.
Lại nữa, điều này ta cho là trọng yếu nhất trong sự nghiệp hưng binh. Tức là phải làmsao cho dân chúng chóng giàu. Chí ít là nhà nhà dư dật, thì ai ai cũng sẽ chămlo đến việc mở mang kinh tế. Nếu dân chúng giàu, thì nước mới có cơ mạnh được. Theo đó, nhà nhà lại yên tâmcho chồng con sung vào quân thứ, đi luyện tập dài ngày. Như trước đây là thời bình, mỗi nămhai lần sau mùa vụ, tới hạn kỳ đám nông phu đemtiền gạo của nhà đi ở lính, để tập luyện hoặc làmcác việc trong quân. Hết hạn lại về làmruộng. Nay xét tình thế gấp gáp. Việc luyện quân đòi hỏi phải ráo riết, và dài ngày. Ngay khi họ đã thạo các việc trong quân rồi, lại phải dạy cho họ về binh pháp nữa. Bởi ta xemngười lính, khác với quân cờ. Nếu họ amhiểu, nhiều khi vắng tướng lĩnh, tự họ khắc xoay chuyển được tình thế.
Ta vẫn nói, nếu các ông có kế sách làmđược các điều ta mong mỏi, thì dù có phải chia nửa thái ấp của ta cho dân chúng, và giải tỏa hết đámnông nô, ta cũng sẵn sàng. Việc này không chỉ riêng ta làm. Mà các vương hầu khác cũng sẽ phải làm. Vì mất một phần gia sản còn hơn là mất nước. Một khi nước đã mất thì thân cũng chẳng còn, nói gì đến thái ấp và nô tì. Nào, bây giờ đến lượt ta nghe các ông. Các ông cứ mạnh dạn, dù điều các ông nói có hại cho ta, nhưng lợi cho nước thì các ông chớ có nề hà.
Lời nói của Trần Hưng Đạo như dứt từ tủy xương, từ óc não ra, khiến các quan thuộc hạ đều cảmđộng. Đáp lời kêu gọi của ông, ít lâu nay các tướng đều lo đến việc tìmkế sách đánh giặc, giữ nước.
Tiếp lời ông, Trương Hán Siêu liền nói:
- Đáp cái ơn tri ngộ của đức ông, chúng thần đã bàn tới nát nước. Điều mà đức ông hỏi, làmthế nào cho trên từ đấng quân trưởng, tới các vương hầu, dưới đến các sĩ thứ và con dân trong nước, ai ai cũng cămghét quân Nguyên tàn bạo, và tin ở sức mình dámđánh, quyết đánh. Việc ấy, không gì hơn là phải phát hịch, bố cáo trong cả nước. Nói rõ cho mọi người biết sức địch, thế ta. Nhất là đường lợi hại của lẽ tồn vong, sự liêmsỉ của mỗi con người, và trách phận của họ trong lúc quốc gia hữu sự. Khi đã khơi được lòng tự tôn và tự trọng dân tộc trong mỗi con người, thì không còn kẻ thù nào là vô địch đối với họ nữa. Việc này xin đức ông, nếu thấy là việc cần kíp, nên phải làmngay. Vì nếu mọi người còn chưa tin vào sức mình, thì chưa thể bắt đầu khởisự được.
Trần Hưng Đạo gật đầu tán thưởng. Ông ghi lời nói của Trương Hán Siêu vào trong một cuốn sổ. Phía ngoài bìa cuốn sổ đó có hai chữ lớn: "MƯU THUẬT".
Sau Trương Hán Siêu, Trình Giũ nói:
- Nhờ chính sách thân dân, từ đời tiên đế, đã lo cho dân được đủ ăn, đủ mặc. Nước thì đủ binh. Cho nên cuộc xâmlấn của Thát-đát nămĐinh tị đã bị đánh tan. Người dân trong nước, ai cũng tin triều đình. Cho tới ngày nay, mọisự đều tinh tiến cả. Tuy nhiên, như đức ông nói: lực của kẻ thù lớn hơn xưa gấp bội. Cho nên, muốn thắng chúng, ta cũng phải có một nội lực khang cường hơn. Tức là quân nhiều hơn, lương thảo, khí giới nhiều hơn. Tất cả những điều ấy, đều phải trông cậy vào dân. Nếu dân cùng lo với nỗi lo của quan quân, hẳn là ta không còn sợ kẻ kia cậy mạnh nữa. Nhưng làmthế nào để dân cùng lo mối lo của quan quân?
Trình Giũ kết thúc thâmý của mình bằng một câu hỏi lửng.
PhạmLãmtiếp luôn:
- Trình tiên sinh đặt câu hỏi, nhưng tiên sinh lại bỏ lửng. Thần dámchắc mọi điều giải tỏa nỗi quan hoài của đức ông, lại đều nằm trong câu hỏi đó. Chủ kiến của thần là: con ngườisinh ra có hai điều mong muốn nhất. Một là tự mình xoay xỏa lấy cuộc đời mình, không phải lệ thuộc ai, không phảisống kiếp tôi đòi. Hai là, phải có cái ăn cái mặc. Mà muốn có cái ăn cái mặc, trước hết phải có ruộng đất. Thâu tómlạisở nguyện của con người từ thái cổ đến nay, vẫn chỉ là tự do và tư hữu. Đại Việt ta từ khởi thủy đến nhà Lý, ruộng đất vẫn là của nhà nước, gọi là quốc điền. Bản triều ta vẫn noi theo các triều trước. Duy tới nămGiáp dần (1254) Nguyên phong thứ tư đời tiên đế, mới
ban hành chính sách bán ruộng công. Mỗi một diện là 5 quan. Từ đấy, nhân dân mới có ruộng tư. Từ khi có tư điền, lúa ruộng tốt hẳn lên. Mùa vụ thóc lúa nhiều hơn. Dân chúng ai cũng mong muốn có mảnh ruộng, và được làmăn trên mảnh đất của mình. Nhưng không phải ai cũng có đủ tiền mua ruộng. Để trong dân, ai cũng có chút ít ruộng đất, theo thiển ý của tiểu nhân, nhà nước nên xẻn bớt quốc điền, để cấp cho những người không có ruộng. Lại cho dân tự khẩn hoang đất rừng, đất bãi bồi ven sông, và hạn chế phần chiếmhữu. Quá hạn giới, phải nộp cho quốc điền phần nửa, Nơi nào không có đất đai hoang hóa thì xẻn bớt một phần đất thái ấp của các vương hầu, bán cho dân. Ai không có đủ tiền được trả dần trong một hạn định. Lại nữa, số nông nô, nô tì các nhà quan hiện chiếmhữu quá nhiều. Nếu như các dân ấy được giải tỏa mà lại có thêmruộng đất nữa, thì thần đoán chắc, chỉ trong vòng vài ba năm, nước ta không muốn sung túc dư thừa (lương thực và các sản vật chăn nuôi như trâu bò gà lợn) cũng không được. Và một khi người dân đã được hữu sản, mà trong nước có họa xâmlăng, đức ông và ngay cả nhà vua, có muốn cản không cho họ nhập quân đánh giặc giữ nhà, giữ nước cũng không được. Bởi vìsự gắn bó của dân với nước là ở chỗ phần của họ có gì trong đó. Còn nếu như, bẩmđức ông - PhạmLãmchợt giật mình, vì ông ngại lời nói của ông có gì phạmthượng, ông nhìn Hưng Đạo như có ý dò thăm.
Hiểu ý PhạmLãm, Hưng Đạo tươi cười, giục:
- Tiên sinh cứ nói hết ý mình, đừng nên lựa ý chọn lờisao cho đẹp lòng ta. Nếu ta đẹp ý mà dân bất bình, để rồi nước rơi vào tay giặc, thì cả ta và các ông đều có tội với tiền nhân, có tội với dân nước nhiều lắm.
Được lời an ủi, PhạmLãmhồ hởi nói tiếp:
- Bẩm, xin đức ông và các chư huynh tha lỗi cho, ý thần muốn nói rằng, nếu người dân chỉ có mỗi cái quyền đi đánh giặc và để được chết, còn lợi thì thuộc hết thảy về nước và các quan trên, thì bẩmđức ông, nước không có nghĩa lý gì với họ cả. Và sự thể sẽ là họ trốn lính. Trốn mọi phận sự.
Dạ, ngu ý trên đây, là thần muốn đáp ứng lòng mong mỏi của đức ông, sao cho dân chóng giàu, và người dân hết lòng với nước. Đương nhiên là phải có va chạmđến quyền của các vương hầu. Bởi lẽ ruộng đất chỉ có hạn, nay muốn quân phân cho dân chúng, nếu không xẻn bớt quốc điền và điền trang, thái ấp thì lấy đâu ra? - PhạmLãmngừng lời. Trong thâmtâmông cũng lo lời nói thẳng của mình. Nhất là lại đối với người mình hằng kính trọng.
PhạmLãmvừa dứt lời, Nguyễn Thế Trực đã đứng lên. Ông nói:
- Trình đức ông, nếu các việc như Phạmtiên sinh vừa nói, được triều đình chấp thuận cả, thì lo gì ta không có binh nhiều, binh mạnh. Và theo ngu ý của tiểu sinh, đức ông thử suy ngẫmxem, ta có nên đặt thành lệ miễn việc quân cho những người còn cha mẹ già yếu,
không nơi nương tựa. Hoặc những người chủ gia đình, nếu thiếu họ, vợ con sẽ lâmcảnh khốn cùng. Lại nữa, các gia đình chỉ có một con trai, cũng nên miễn việc quân cho họ. Còn như cha mẹ mới mất, thì được hoãn việc quân sáu tháng. Người nào đang ở trong quân, có cha mẹ chết, cũng cho về nhà cư tang sáu tháng. Ngoài các điều tha giảmtrên đây, kẻ nào vi phạmđều bị khép vào tội ngũ nghịch mà trị.
Tiếp lời Nguyễn Thế Trực, Ngô Sĩ Thường tâu:
- Nếu những điều khải thị lũ thần vừa tâu như hạn nô, hạn điền, cấp đất... mà được đức ông cùng hoàng thượng chuẩn cho, thì triều đình phải ban bố thành một chương luật mới, bổ túc thêmcho bộ quốc triều hình thư.
Trần Thì Kiến rất lấy làmtâmđắc về cao ý của Ngô Sĩ Thường, ông nói:
- Từ cổ đến nay, các học giả đã bàn nhiều về nhẽ trị loạn nhưng đều không ngoài ý của Khổng Tử. Tức là không lo ít, chỉ lo không công bằng; không lo nghèo mà lo không yên ổn. Vậy muốn cho công bằng và yên ổn thời chỉ có giữ nghiêmpháp luật. Muốn giữ nghiêm pháp luật, không gì bằng những người cầmcân nảy mực trong bộ máy quốc gia, không được đứng ra ngoài hoặc đứng trên pháp luật. Về việc này trong thời tiên đế, Tháisư thống quốc Trần Thủ Độ đã nêu một tấmgương rực sáng, không những cho đương thời, mà còn cho muôn đời con cháu.
Nghe những lời tâmhuyết đầy nghĩa khí của đámmưu sĩ và gia thần, Trần Hưng Đạo rất lấy làmcảmkích. Đúng là nuôi tướng ba nămdùng một giờ. Đúng là những người này cảmmến cái đức của ông, nên ông mới lưu giữ được họ ở lại thái ấp. Trước sau, ông vẫn đãi họ như đãi những bậc thượng khách. Và ông kính họ, như kính các bậc quốc sĩ. Mặc dù tuổi họ còn ít. Có người còn thua cả tuổi con ông như PhạmNgũ Lão, Trương Hán Siêu. Còn về đường tài năng, quả là họ chưa có gì hiển lộ, chưa có cơ hội để họ bộc lộ chân tài. Nay nước nhà bị bọn giặc ngoài dọa nạt xâmlăng, bao nhiêu điều uẩn khúc như một búi tơ vò rối, lòng còn đang ngổn ngang, chưa biết chuyển xoay thế nước ra sao, thì chính họ - những kẻ được người đời gọi là bạch diện thư sinh này đã toan tính cùng ông... Trần Hưng Đạo đang mải miết nghĩsuy về những điều mà gia tướng, gia thần của ông mách bảo, thì PhạmNgũ Lão lại nói:
- Các bậc huynh trưởng đã bày tỏ với đức ông đến cạn nhẽ, về các kế sách làmcho dân giàu nước mạnh. Thần tuy là một tướng trẻ bất tài, cũng xin trình đức ông một mẹo nhỏ. Đức ông thường dạy: "Quân cần tinh chứ không cần nhiều". Nay quân của ta không nhiều mà cũng chưa tinh. Vậy xin đức ông, trước hết hãy mở hội thi võ trong vùng ấp An Sinh này. Hội mở từ các xómthôn, cứ tinh tuyển dần lên tới xã, tổng, trấn, lộ. Thi đủ các môn: vật, võ, đao, kiếm, côn, quyền, bắn cung, bắn ná... Thi bơi. Thi lặn. Lặn sâu, lặn lâu, lặn xa. Thi
mang vác nặng. Thi đi nhanh, chạy nhanh, thi đua thuyền, đua ngựa. Cỡi ngựa, bắn cung... Rồi chimđưa thư, chó đưa tin, ai nuôi luyện được các loài cầmthú trên, đều được trọng dụng. Cứ là dân biết đến đâu, thi đến đấy. Biết môn nào thi môn ấy. Trong khi dân gian thi, thì các vương hầu cử người đi lựa tuyển. Nhân tài từ đấy mà ra. Nếu nămnay được một, sang nămắt phải được hai ba lần nhiều hơn. Xin đức
ông hãy cứ thử một phen - nói tới đây, PhạmNgũ Lão ngừng lời.
Trong cuốn sổ "MƯU THUẬT", Trần Hưng Đạo ghi gần kín những lời bàn tâmhuyết - những kế sách hưng quốc, hưng binh.
Đêmdã khuya, các đĩa đèn đã cạn dầu, những con muỗi, những con thiêu thân ngã vào ngấmdầu trương phình lên, nay bắt đầu cháy và lép bép nổ như bỏng rơm. Ngay đầu sảnh, bọn đầu bếp dã dọn sẵn cháo gà. Trước khi về nghỉ, Trần Hưng Đạo cảmkích nói thêm đôi lời:
- Những điều các ông tỏ bày, đều là những việc cấp kỳ, không thể không làm. Có diều, các việc đó sẽ đụng chạmđến lợi lộc của một số người quyền cao chức trọng. Quả thật, việc này làmđược là muôn khó. Vì rằng, từ lâu người ta dã quen sống với việc chỉ nhận thêm vào hơn là phải xén bớt di, dù là quyền hay lợi cũng thế cả thôi.
Một phút đắn đo, gương mặt Hưng Đạo đầy đau khổ, như là ông đang vận nội công để nuốt trôi đi cả một túi mật đắng đang chẹn cứng nơi yết hầu. Sau giây lát phân tâm, Trần Hưng Đạo lại trở về với bản ngã đoan chính.
Bằng một giọng trầmấm, ông nói thật là khúc chiết, rành rõ:
- Các việc trên đều phải được thực hiện. Vì nó là quyết sách sống còn của cả dân tộc và vương triều. Việc đó sẽ bắt đầu từ thái ấp An Sinh, từ phủ Hưng Đạo!
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 9
Trần Nhân tôn cứ đọc đi dọc lại mãi bài: “ Tống Sài Trang Khanh" của Trần Quang Khải. Tháisư đưa tiễn Sài Thung lên tận biên ải. Và bài thơ này làmđêmtrước khi Sài Thung rời đất Lạng Châu. Tức là sau khi Sài Thung đã dằn lòng nhận chuyển biểu chương của nhà Trần, xin hoãn các việc mà Hốt-tất-liệt đòi, với lời chứng của sứ giả rằng những điều trần tình trong biểu là thực.
T
Nhân tôn nhớ bữa thết yến Sài Thung tại điện Tập Hiền. Ycứ khăng khăng đòi nhà vua phải vào chầu. Mặc dù nhà vua có nóisức yếu, đường xa, thủy thổ không hợp. Không bắt bẻ thêmđược, y lại đòi phải cho hoàng tử làmcon tin. Nhà vua bèn cho gọi hoàng tử vào. Lúc ấy hoàng tử mới có sáu tuổi. Dáng người khôi ngô nhanh nhẹn. Hoàng tử vái chào vua cha và mọi người, rồi cúi chào Sài Thung. Sài Thung cứ khen mãi thái tử có quý tướng. Nhân tiện nhà vua lại nói: “ Mới chỉ có được một con. Trẻ nhỏ không chịu được nắng gió, lại sống xa sự dưỡng dục của cha mẹ, e không chịu nổi, xin quan chánh sứ hiểu lòng cho".
Vậy là cứ từng điều một trong chiếu của vua Nguyên, đemra bàn bạc cho cạn nhẽ. Điều nào Sài Thung cũng đuối lý, không ép được. Cuối cùng y dằn dỗi nói:
- Ta đến An Namkhông phải chỉ có việc úy lạo các ông. Mà đemchiếu của thiên tử nhắc các ông những việc từ trước chưa chịu làm. Nay các ông vin hết cớ này đến cớ khác, để thoái thác mệnh trên. Ngay việc tự quân đây lên ngôi cũng chưa có mệnh thiên tử. Lại không chịu lạy chiếu, thìsao tỏ được phận dưới trên. Rồi việc quân, việc lương, việc biên kê hộ khẩu nhất nhất chối từ. Vậy thời, trở lại Đại đô ta tâu với thiên tử như thế nào? Nếu cứ theo ý của các ông, ta không những bị cất chức, mà còn bị cắt cả đầu. Thôi thì, ta nói trước với các
ông ở đây, để khỏi mất lòng nhau. Rằng ta sẽ cứ tình thực tâu lên thiên tử: “An Namcưỡng mệnh”.
Mặc dù lời lẽ Sài Thung có dịu đi nhiều, nhưng sự thắt buộc của y lại càng ráo riết. Chỗ nào chưa được rốt ráo thì tên phó sứ lại nhấn nhá thêmcho chặt chẽ.
Nhân tôn đã sai tìmmọi cách ly gián bọn chúng, và đút lót bạc vàng cùng các đồ châu ngọc quý hiếm. Nhưng bọn này cũng nhận
một cách dè dặt lắm. Nếu chúng nhất loạt chê không nhận một tí gì, thì cơ sự coi như tan hỏng. Đằng này nhận, nhưng có vẻ lấmlét. Như vậy có nghĩa rằng bọn chúng nghi kỵ nhau, chứ không phải chúng là những chính nhân quân tử. Vì vậy, Nhân tôn sai cứ tìmbiếu riêng, mà không đòi hỏi một điều gì. Vì thế, bọn sứ đoàn đã ít sục sạo săn tìmtin tức trong dân. Và cũng bớt hống hách, hỗn xược đối với triều đình.
Cho tới khisứ bộ của Sài Thung trở lại Yên Kinh, tướng quốc Trần Quang Khải còn theo tiễn. Cứ mỗi trạmnghỉ, Chiêu Minh vương lại tìmcách tặng Sài Thung một kỷ vật. Và kỷ vật sau thường quý hơn kỷ vật trước. Thành thử vàng bạc, châu báu vào tay Sài Thung không thiếu một thứ gì. Có thể làmquan suốt đời ở Đại đô, y cũng không đủ tiền mua nổi một trong những vật quý, đã được Trần Quang Khải trao tặng. Nào ngọc minh châu, ngọc trai đỏ, ngọc trai đen là loại cực hiếmtrên đời, đắt gấp trămgấp ngàn lần vàng. Nào gối quạ, ngọc rết là những vật tưởng như chỉ có trong huyền thoại. Rồi những con giống như voi, rùa, hươu, công, trĩ to bằng cổ tay; cổ chân đúc thuần vàng ròng. Tượng Phật Quán thế âmbằng đồng đen. Đỉnh trầmbằng mã não. Rồisừng tê, dạ minh châu.. thôi thì không thiếu một thứ gì. Chính những thứ đó đã làmlóa mắt quan chánh sứ, làmnhạt loãng máu đại Hán, và làmlệch đạo trung quân của quan lễ bộ thượng thư. Và vì thế, Sài Thung đã thay đổi dần cách cư xử với quan tướng quốc Trần Quang Khải. Những cung bậc thăng giáng của những lời nói căng thẳng, cậy quyền, hiếp đáp cứ tụt dần so với các quà tặng biếu cứ mỗi ngày một quý hơn và nhiều hơn. Cuối cùng là cách cư xử hòa nhã cười vui.
Vào một đêmtrước ngày lưu biệt, Sài Thung đã lâmvào cảnh xúc động thực sự. Và y đã có làmthơ xướng họa với quan tướng quốc. Kể cả việc camkết, về Yên Kinh sẽ tìmngười giúp rập thêmcùng với y, để can gián Hốt-tất-liệt.
Khi Quang Khải cứ gạn Sài Thung gắng giúp, y nói "Bằng mọi cách, tôisẽ giãi bày để cho thiên tử thấy cái nhẽ của An Nam. Nếu ngài thương, ấy là phúc lớn của dân Namcác ông. Nhược bằng có kẻ xúc xiểmkhiến cho thiên tử nổi giận, buộc sớmtối phải ra quân, thì đó là quyền ở ngài chứ không phải lỗi ở tôi. Mong hiểu cho nhau”.
Chính trong cảnh ngộ đó, tướng quốc mới viết bài "Lưu biệt" này để gây cho kẻ kia thêmlòng yêu nể.
Nhà vua cứ xoay đi xoay lại mãi bài thơ và đọc to thành lời.
Tống quân quy khứ độc bàng hoàng".
Nhân tôn cười phá lên: "Thật không ngờ Chiêu Minh thúc phụ, tướng võ đã giỏi, tướng văn lại càng siêu việt - Tiễn ông về nước tôi thật bồi hồi. Có thật bồi hồi vì phải chia tay ông không? Hay là bồi hồi vì chưa biết ông sẽ nói thế nào với Hốt-tất-liệt về Đại Việt chúng tôi. Ông sẽ góp phần làmdịu bớt đi không khí chiến tranh của tên khát máu Mông Cổ. Hay ông cay cú thúc đẩy cho cuộc chiến mau hơn,
với tâmđịa độc ác của một tên Hán gian đê mạt.
Lại nữa:
Chủ tân đạo vị phiếmly trường.
Nhất đàmtiếu khoảnh ta phân duệ Cộng xướng thù gian tích đốisàng Chao ôi, lại còn thế nữa? - Chủ khách say mùi đạo cùng nhau chuốc chén biệt ly. Nói cười vừa chốc lát, than ôi đã dứt áo chia tay! Trong lúc ngâmnga xướng họa, nhớ tiếc khi giường nằmđối diện.
Đúng là tâmsự của các bậc túc nho tri kỷ. Cứ như là Bá Nham- Tử Kỳ không bằng. Sáng suốt thay, trong cảnh đồng sàng dị mộng, nếu không vì nghĩa lớn, làmsao thúc phụ ta lại có thể giấu được tâmtrạng cămgiận kẻ kia, mà viết ra những lời hoa mỹ này.
Và rồi:
Vị thẩmhà thời trùng đổ diện Ân cần ác thủ tự huyên lương.
Ấy đấy, thúc phụ lại còn luyến tiếc và mong mỏi có dịp trùng phùng - Chưa biết ngày nào lại gặp nhau, tay nắmtay kể chuyện hàn huyên.
Nhà vua rất lấy làmtự hào vì có mấy ông chú lỗi lạc. Đối với Chiêu Minh vương Trần Quang Khải thì: đánh tan mưu đồ của cả thiên tử, thiên sứ, khiến mệnh vua, sứ vua không làmtròn. Tay không trở về, tống cho một ít bạc vàng vô dụng, để cho lúc nào cũng lo ngay ngáy. Phần lo việc bại lộ thì mất đầu. Phần lo nếu không được việc, sẽ ăn nói như thế nào với bên Đại Việt.
Đối với Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật lạisớmtỏ ra là một tướng nhân, dũng kiêmtoàn. Đúng là ông có tài hàng long phục hổ. Chỉ một việc ông dùng nhân nghĩa, tay không, một mình vào trại giặc, dụ hàng được cả đámdân Man làmphản trở lại hết lòng trung với triều đình, cũng là một chiến công bất hủ.
Lại còn bậc siêu quần như bá phụ Hưng Đạo vương và biết bao nhiêu nhân tài khác nữa, lo gì không đủ sức chống lại quân Nguyên.
Lòng nhẹ lâng lâng, Vua Nhân tôn lên kiệu ra hồ Lục Thủy. Tới bến, nhà vua đã thấy hoàng cô An Tư và đámtì nữ lao xao đón đợi. Một lát sau, kiệu của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật cũng vừa tới. Tất cả đều xuống lâu thuyền và cùng xuôi về An Bang.
Trong chuyến đi An Bang lần này, Nhân tôn đemtheo hoàng cô An Tư công chúa và thúc phụ Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, là
có hàmý tăng thêmtình thân mật giữa ngành thứ và ngành trưởng. Hầu mong xóa hết nghi ngờ, để ai nấy đều một lòng vì nước mà ra sức giữ yên bờ cõi. Vì rằng sự rạn nứt đã có từ đời tiên đế, cứ âmỷ mãi. Nhà vua tự biết mình phải làmgì để nối bước thái thượng hoàng và thượng hoàng, cho tình thương tôn tộc không bao giờ trở thành cừu hận. Như bá phụ Trần Tung thì chẳng nói làmgì. Người dốc một lòng cho sự nghiên cứu Phật điển, lại để tâmvào trước tác và tu đạo. Nay thấy nước nhà lâmnguy, tạmgác việc riêng trở về thái ấp, tự săn sóc việc chiêu binh và tập luyện. Đến như thượng vị Chương Hiến hầu Trần Kiện (con của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang) thời thật là khó hiểu. Thế nước đang như chuông treo chỉ mành lại bỏ về Thiên Trường, lấy cớ là học đạo Lão trang, cầu tìmsự trường sinh bất lão, không biết để làmgì? Nếu nước mất, đạo kia sao còn? Đây hẳn chỉ là sự bất như ý trong vị thế cao thấp, mà hầu cho rằng chức kia với tài này không cân xứng. Nhân tôn tự nghĩ rằng, những mối bất hòa này nếu không được hóa giải mà cứ để âmỉ, tới một ngày nào đó sẽ bùng lên, mà như thế thìsức mạnh đâu để chống trả với quân thù.
Thuyền xuôi chừng vài bốn dặm, nhà vua sai quạt trà, rồi mời Chiêu Văn vương lên vọng lâu đàmđạo.
Chiêu Văn với Nhân tôn tình là chú cháu, nghĩa là đạo vua tôi. Hai người tuổi lại xấp xỉ nhau. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật sinh nămất mão (1255), còn nhà vua sinh nămMậu ngọ (1258). Trước khi Nhân tôn lên ngôi và Chiêu Văn chưa đi trấn trị đạo Đà Giang, hai chú cháu thường gặp gỡ vui chơi đàmđạo. Nhất là phủ Chiêu Văn, không lúc nào không nườmnượp khách vào ra. Chiêu Văn biết nhiều tiếng nước khác. Ngoài tiếng Trung Hoa, thìsứ các nước Tiêmla, La-hộc, Champa, Chân-lạp tới Thăng Long, triều đình đều phải nhờ ông đến tiếp và thông dịch. Tính tình ông lại vui vẻ, cởi mở, nên tân khách kéo đến mỗi ngày một đông. Ngay cả một số cựu thần và binh sĩ nhà vong Tống, cũng đến tá túc tại nhà ông khá nhiều. Ông có lưu giữ họ lại, và phiên chế thành một đội, gọi là Tống binh, do ông chỉ đạo việc tập luyện và hành binh.
Khi Trần Nhật Duật trèo lên vọng lâu thì Trần Nhân tôn thân ra hành lang đón vào. Trần Nhật Duật đã toan thụp lạy, Nhân tôn bèn đỡ dậy và nói luôn:
- Bữa nay trên thuyền xin tạmgác lễ vua tôi, mà giữ tình chú cháu cho được tự nhiên thôi, chú Chiêu Văn ạ. Trần Nhật Duật cười ha hả - Chỉsợ tới một lúc nào đó bệ hạ lại quở trách thần - Nhờn phép nước, bỏ lễ vua tôi.
- Không. Lễ vua tôi thì không bỏ. Bỏ thì mất hết kỷ cương. Nhưng là ở nơi triều chính thôi. Chú không nhớ hồi còn sinh thời đức Thái thượng hoàng đã cho làmcả một cáisàn dài. Thiết triều xong, cha con, anh em, chú cháu về nhà đánh chén rồi ômnhau mà ngủ. Các chú còn đánh vật ầmầmkia mà. Chú có nhớ cái bữa bác Tĩnh Quốc múa điệu người Hồ được tiên quân ban áo cho không?
(Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, con đầu của Trần Thái tôn, nhưng thực là con của Trần Liễu.)
Trần Nhật Duật lấy tay vỗ lên trán rồi "à" một tiếng:
- Nhớ, thần nhớ ra rồi. Bữa ấy vào đầu mùa đông nămMậu thìn (1268). Sau lễ Thường tân (Lễ cúng cơmmới vào ngày 10 tháng 10 hàng năm) mới có cuộc vui đó. Ngày ấy bệ hạ còn bé lắm, mới có mười tuổi, còn thần thì mười ba tuổi. Thần còn nhớ sau khi anh Quốc Khang được vương phụ ban áo, thì vương huynh ta (Trần Thánh tôn) cũng nhảy ra múa kiểu người Hồ để xin lấy áo ấy.
Tĩnh Quốc bèn nói:
- Quý nhất là ngôi hoàng đế, hạ thần không dámtranh với chú hai, nay đức chí tôn cho hạ thần một vật nhỏ mọn này mà chú hai còn muốn cướp lấy chăng?
Phụ vương ta cười lớn mà rằng: "Thế ra mày coi ngôi hoàng đế với cái áo này không kémgì nhau". Thượng hoàng khen mãi anh Quốc Khang về tính khiêmnhường, rồi ban cho áo ấy.
- Bây giờ, cháu cũng chỉ mong sao trong hoàng gia và hoàng tộc ta, có được tinh thần hòa mục đó - Nhân tôn vừa nói vừa đưa mắt nhìn Trần Nhật Duật với ý thămdò. Một lát, nhà vua nói tiếp - Việc lớn như phụ vương cháu với bác Tĩnh Quốc, còn chẳng để lại điều gì ấmức, thế mà tự dưng Chương Hiến hầu lại bỏ nhiệmsở đi tu đạo trường sinh, cháu thật không hiểu nổi. Đất nước thái bình chẳng nói làmgì, đằng này giặc ngoài đang đe dọa, họa chiến tranh chỉ còn trong gang tấc, người biết nghề không ai làmnhư vậy - Nhân tôn lại liếc nhìn khuôn mặt vô tư bừng sáng của Trần Nhật Duật, và gặng hỏi - Theo ý chú, nên như thế nào?
Trần Nhật Duật vẫn lắng nghe nhà vua nói, nhưng mắt ông bị hút vào đámmây bông trắng nõn trên nền trời xanh ngắt. Đámmây biến ảo kỳ lạ. Thoạt tiên nó có hình như trái núi. Rồi tự tan ra như hình chiếc ngai, và lố nhố hình người quỳ phủ phục như đương buổi thiết triều. Sau đó, lại là hình lũ quỷ, đang vờn đuổi nhau. Và bây giờ, thì loãng chìmtrong màu xanh sẫm, không để lại dấu vết gì. Thoáng lát, gây trong ông một ấn tượng buồn. ông có cảmgiác, các hình thù kia, tựa như một triều đại đã đi qua, một cuộc đời đã đi qua mà chẳng để lại một dấu vết gì trên trần thế. Cuộc đời con người, so với chuyển xoay của vũ trụ, có khác nào cảnh tượng ta vừa nhìn thấy. Vậy mà con người không tự biết, cứ đi tranh giành những thứ hư ảo để làmchi? Ngay cả bọn Thát-đát. Ngay cả tên chúa Mông Cổ Hốt-tất-liệt, đang đô hộ miền đất đai Trung Hoa mênh mông kia cũng thế mà thôi. Ycó hơn gì các người khác. Thật tình, nó cũng chỉ là một thứ "Sú bì đại" như phụ vương ta đã nói.
(Sú bì đại: Cái túi da đựng các đồ thối tha. ÝTrần Thái tôn nói về con người.)
Chợt tên trà nô dâng lên một khay với hai chiếc chén ngọc và một bình ủ nước. Nhân tôn ra hiệu cho lui. Nhà vua tự tay rót mời.
Nước được một tuần. Nhân tôn lại nhắc - Theo ý chú, tạisao Chương Hiến hầu Trần Kiện bỏ đi tu đạo? Triều đình nên cư xử việc này ra sao?
Như là một sự khó nói. Để có thời gian cân nhắc, Trần Nhật Duật tự tay rót cho mình một chén trà nữa. Ông đi thẳng vào điều mà Nhân tôn đã hai lần gặng hỏi. Đặt chiếc chén xuống, nhìn thẳng vào gương mặt phúc hậu nhưng không kémphần kiên nghị của nhà vua, ông nói:
- Chuyện về dòng trưởng dòng thứ, giữa bên nhà ta với bên phủ Hưng Đạo, bệ hạ biết hết cả rồi chứ?
- Dạ. Chuyện ấy thì cháu biết?
- Thế còn chuyện tạisao phụ thân bệ hạ được lập làmđông cung rồi được truyền ngôi, còn Tĩnh Quốc đại vương phải vào trấn trị Thanh Hóa, bệ hạ biết chưa?
- Dạ cháu biết rồi ạ.
- Biết như thế nào?
- Là bởi tiên đế xét thấy phụ thân cháu có đức hơn ạ.
- Không phải như vậy. Bệ hạ nhầmđấy.
- Bẩmchú, thế thì vì cớ gì tiên đế lại bỏ trưởng, lập thứ?
- Chuyện cũng chẳng tốt đẹp gì. Đây là việc của các bậc tiền bối. Mà chính là do sự sắp đặt của Linh từ quốc mẫu với Thượng phụ tháisư Trung Vũ đại vương Thượng trụ quốc, đệ nhất Khai quốc phụ chính đại thần Trần Thủ Độ. Trời ơi, đây là con người có một không hai trong lịch sử. Một con người mà chắc chắn hậu thế sẽ mất khá nhiều thời gian xét định- Thiện ư? Sao ông ấy vướng vào nhiều việc tàn bạo thế - Ác ư? Sao ông ấy bỏ cả cuộc đời vào việc hưng nước an dân, cứu cả một dân tộc thoát khỏi vòng nguy họa. Riêng thần xét đoán thời: không có đức Trung vũ đại vương, sẽ không có nhà Trần. Được, rồi thần sẽ nói vìsao bỏ trưởng lập thứ, ấy là vì tiên đế, sau khi gá nghĩa với công chúa Chiêu Thánh, hơn mười nămsau vẫn không có con. Nói đúng ra thì có một lần nhưng không nuôi được. Mãi nămnămsau không sinh được nữa. Linh từ quốc mẫu với Đức ông sợ bị phạt tự (không có con trai) bèn ép tiên đế phải lấy vợ của anh, tức Hiển Từ hoàng thái hậu sau này (lúc ấy là phu nhân Yên Sinh vương (tức Trần Liễu, anh ruột Trần Cảnh (Trần Thái tôn), cha đẻ của Trần Quốc Tuấn). Chẳng là khi Hiển Từ về với tiên đế, đã mang sẵn một bào thai ba tháng. Sinh ra, người ấy chính là Tĩnh Quốc đại
vương Trần Quốc Khang. Lý thì vẫn là con ruột của tiên đế, nhưng tình lại không phải thế. Vì vậy mới có chuyện bỏ trưởng lập thứ. Buộc phải làmthế, nhưng tiên đế cư xử độ lượng lắm, nên Tĩnh Quốc cũng không oán thán gì. Tới nay, Trần Kiện vì không biết nhẽ tới lui lại kíp đến việc mới đây hoàng thứ tử Đức Việp (Con thứ của Trần Thánh tôn, emruột của Trần Nhân tôn.) được phong tặng Tá thiên đại vương, nên ngầmcó ý ghen tỵ, bỏ đi tu đạo. Việc này để rồi thần sẽ nói với Tĩnh Quốc bắt Chương Hiến hầu phải tái nhiệmsở.
Nghe xong vua Nhân tôn thở dài. Hẳn là trong lòng nhà vua không được vui.
Mãi lâu sau, Nhân tôn mới lên tiếng. Giọng nhà vua rời rạc:
- Phải gỡ bỏ hiềmkhích trong hoàng tộc. Nếu không thì mối nguy sẽ từ đấy mà ra. Việc này tự thân cháu phải làm. Phải gỡ bỏ các thứ tư riêng hiềmoán, thể nhập vào với đại cuộc của quốc gia dân tộc, may ra mới giữ được nước. Bây giờ chia rẽ là chết, chú Chiêu Văn ạ. Kẻ thù không mong gì hơn thế.
- Thần cũng nghĩ như bệ hạ.
Hai chú cháu trò chuyện thì An Tư công chúa kéo theo một lũ tỳ nữ, vừa chạy vừa nói và thở hồng hộc. Vừa ló vào vọng lâu, An Tư vừa nói:
- Giời ơi, mấy chú cháu bỏ lên hết đây đàmđạo. Sướng thật. Nói chưa dứt lời. An Tư leo tót lên vọng lâu. Đámtỳ nữ đứng ngơ ngẩn nhìn lên.
Trần Nhật Duật nhìn cô emgái nghịch ngợmvào loại nhất trong hoàng cung, hỏi:
- Công chúa An Tư!
- Dạ, vương huynh dạy emđiều gì ạ?
- Emcó biết ai đây không? - Chiêu Văn vương vừa hỏi vừa chỉ vào Trần Nhân tôn.
An Tư hết nhìn Chiêu Văn lại nhìn Nhân tôn như một sự lạ Rồi nàng phá lên cười.
Chờ cho emgái dịu cơn cười, Trần Nhật Duật nhắc lại:
- Ta hỏi, emchưa trả lời đấy, An Tư!
- Trời ơi! (An Tư nhíu mày). Đây là Trần Khẩm, con ruột hoàng huynh Thánh tôn, ai còn lạ gì mà anh khéo vờ. - Suỵt! Trần Nhật Duật đưa tay bịt miệng An Tư – Đồ qủisứ, emăn nói gì vậy. Đây là đức vua của cả nước. Emchỉ quen thói càn dỡ. - Lại còn thế nữa! - An Tư ngoẹo đầu giễu cợt - Vua của cả nước chứ vua gì của em.
- Nhưng emphải biết giữ lễ chứ. Đây là ở trong nhà không ai biết. Chứ nếu ra đường hoặc đang buổi thiết triều mà emăn nói như thế này, các quan đàn hặc, là emmất đầu như chơi.
Là một cô gái thông tuệ, nghịch ngợmvà mẫn cảm, trước mọi việc xảy ra, An Tư công chúa thường ứng đáp được tức thời. Nàng vội rụt cổ lại, đưa tay lên sờ khắp một vòng từ yết hầu tới gáy. Rồi nàng lắc đầu nói:
- Trước hết là emkhông có can dự vào việc triều chính. Nên chẳng bao giờ emló mặt vào chỗ vua tôi các anh thiết triều làmgì. Lại nữa ra ngoài đường, ai dại gì đi với vua. Mỗi lần vua của anh ra đường là emchúa ghét. Kiệu trước, kiệu sau, lính cấmvệ, lính hổ bôn xớn xáo săn đầu săn đuôi, quát hét như mấy thằng rồ nhảy múa trên sân khấu của đámgiáo phường. Khiến người đi đường phải chạy dạt ra hai bên. Ai không kịp chạy thì phải cúi đầu phủ phục xuống mép đường. Trông thật thảmhại, y hệt mấy con ngựa bị hổ đuổi không kịp chạy, phải rúc đầu vào bụi rậm, còn hai chân sau thì đá tít lên, trong khi mắt nhắmnghiền. Đã sinh ra đường đi lối lại, là để cho mọi người cùng đi, cớ sao chỉ có mỗi một nhà vua đi?
- Đây là nghi thức của triều đình, emchẳng hiểu gì cả - Nhật Duật giảng giải cho emgái về lễ nghĩa triều đình rất kỹ- Vả lại đó là để tỏ rõ phận thần dân kính cẩn đức vua của mình - ông nói thêm.
- Vậy chớ nếu vua của anh rong ruổisuốt ngày ở ngoài đường, thì dân chúng lộisông lộisuối hết à? Dở. Dở lắm. Bỏ cái kiểu đi đứng quá quắt ấy ngay đi, kẻo dân người ta ghét. Emđây còn ghét nữa là dân.
- Emchỉ được cái bướng bỉnh là không ai bằng. Phép nước chớ đâu phải chuyện đùa.
- Emnói thật nhé, anh Chiêu Văn- công chúa An Tư nhìn anh với vẻ chế giễu, lại nhìn Nhân tôn với vẻ thămdò - Emnghĩ đây là chuyện đùa chứ không phải là phép nước. Nếu đúng là phép nước, thì đây là điềmgở, nó từa tựa như nạn động đất, sao chổi hoặc một điều gì na ná như vậy. Mấy lại luật lệ phép tắc gì, cũng đều do các anh bịa đặt ra cả thôi - Với vẻ nghiêmtrang đột ngột, công chúa kính cẩn nhưng cao ngạo, quay ra nói với nhà vua - Bẩmđức chí tôn, thần thiếp nói thế có điều gì tỏ ra bất kính với bệ hạ không?
Trần Nhân tôn mỉmcười đáp:
- Hoàng cô An Tư, những điều cô vừa nói là rất hợp đạo làmngười. Luật lệ như thế, không phải là hà khắc, nhưng quá quắt, gây phiền toái cho dân. Hồi còn tiên đế đã nói: "Luật lệ là phải làmcho dân được tiện, được lợi. Cái gì không lợi cho dân, cũng sẽ là không tiện cho dân". Hoàng cô cứ yên tâm, những gì không cần thiết cho dân phải được bãi bỏ. Hoàng cô nói đúng, luật lệ gì thì cũng đều ở trong tay những người có quyền, có thế cả. Vì vậy ngay bây giờ, luật này bãi bỏ. Nay maisẽ bố cáo cho toàn dân đều biết.
Lại đến lượt An Tư và Nhật Duật sửng sốt.
- Có thế thật chăng, hoàng thượng? - An Tư hỏi - Như vậy có vội vàng quá không, thưa đức vua. Thường muốn thêmhoặc bớt một điều gì phải được các đại thần xemxét, nhất là bên thẩmhình viện, và kiểmpháp quan. - Trần Nhật Duật nói và có hàmý mong rằng, nếu đây là tình cảmxúc động tạmthời của nhà vua thì vẫn có thể xemxét lại.
- Chú Chiêu Văn ạ- Trần Nhân tôn nói- ý của hoàng cô An Tư đúng đấy. Hoàng cô mang tiếng là nghịch ngợm, nhưng cô ấy sống gần dân hơn chú cháu mình. Đây không phải là không suy xét. Bỏ đi một điều cấmkỵ vô lý, ta được lòng dân, được gần dân thêmnữa. Nhất là trong cảnh ngộ đất nước đang bị giặc ngoài đe dọa, cháu nghĩ làmbất cứ việc gì để cố kết được toàn dân lại, vẫn cứ nên làm. Suy cho cùng thì ta có mất cái gì đâu chú. Đường sá cầu cống, mọi thứ đều do dân làmra cả; chứ có phải chú cháu mình làmđâu. Ta bỏ sự cấmđoán đi, dân hoan hỉ như là ta đã ban ân cho họ nhiều lắm. Tuy vậy, cấmhay không, đường đi lối lại ấy, người của triều đình đi lúc nào thì đi, chứ dân họ có cấmta đâu. Tức là chú Chiêu Văn ạ, - Trần Nhân tôn vừa nói vừa cười - Triều đình chỉ ban cho dân cái mà triều đình không mất.
An Tư công chúa bỗng phá ra cười:
- Thế thì cho tất cả, anh Chiêu Văn ạ, cứ để nhà vua cho tất cả những cái gì ta không mất, để dân chúng được cậy nhờ.
- Không được - Trần Nhật Duật nghiêmmặt, ngay cả những cái cho mà không mất, cũng không được. Nếu cho tất cả những gì mà ta không mất thì triều đình mất hết uy linh, còn trị vì ai được nữa? Ngay cả việc cho mà không mất ấy cũng phảisuy xét cho kỹ, và phảisẻn kiệm.
Câu chuyện đang có đà thì bị ngắt quãng bởi viên quan nội hầu vào tâu đến giờ nhà vua dùng ngư thiện. Nhân tôn lệnh cho dùng bữa chung với hoàng cô An Tư và thúc phụ Chiêu Văn. Câu chuyện đột ngột chấmdứt, như nó tự nhiên hình thành. Càng gần tới hạ lưu nước chảy xiết, lại được chiều gió thuận, thuyền đi nhanh vun vút.
Trong khi ăn, An Tư công chúa thỏ thẻ hỏi:
- Anh Chiêu Văn ạ, trên đường nhà vua ra Tịnh Bang, thuyền có qua Tịnh Bang ấp của anh Tuệ Trung không? - Thuyền có qua Tịnh Bang, nhưng nhà vua không ghé Tịnh Bang ấp, đúng thế không bệ hạ? - Chiêu Văn hỏi. - Dạ đúng - Vua Nhân tôn đáp.
- Ôi thế thì chán lắm- An Tư nũng nịu - Xin bệ hạ cùng hoàng huynh ghé thămTịnh Bang ấp một chuyến. - Nhưng chú Tuệ Trung lại không ở Tịnh Bang, thưa hoàng cô.
An Tư là một cô gái bướng bỉnh, lại được thượng hoàng cưng chiều. Tuy còn ít tuổi, công chúa đang ở tuổi mười lăm, nhưng tính nết hơi lạ, đã thích cái gì thì làmcho bằng được. Con gái mà chỉ thích cưỡi ngựa, bắn cung. Thích đi đó đi đây, thămhết danh lamthắng cảnh này đến đền đài, đình miếu khác. Thấy hai người không muốn ghé ấp Tịnh Bang, công chúa tỏ vẻ khó chịu. An Tư nói như nói với chính mình:
- Quí nhau thì ngay cả khi người ta không có nhà cũng cứ đến. Biết đâu chuyến đi này lại chẳng là chuyến đi cuối cùng.
Biết không cho công chúa vào thămTịnh Bang ấp cũng không được. Nàng sẽ đay nghiến chọc giận suốt cuộc hành trình. Nhân tôn bèn đưa mắt ra hiệu cho Chiêu Văn. Hai chú cháu ngầmhiểu ý nhau. Sau bữa ăn, Chiêu Văn báo cho viên chu sư ghé Tịnh Bang ấp.
Mãi tới khi thuyền áp mạn vào bờ, An Tư công chúa vẫn chưa hay biết đây là đâu. Vì thủy đạo tại miền đất này, lần đầu tiên nàng đặt chân tới, nên mọi chuyện nàng đều ngỡ ngàng mới mẻ cả.
Lên bờ dẫn bộ được một lát thì gặp tiểu dinh thự hiện ra. Và khi đisát tới cổng thấy ba chữ đề "TỊNH BANGẤP"; An Tư công chúa sững sờ. Nàng không ngờ, hoàng huynh và vương điệt đã dành cho nàng một ân huệ. Nàng bèn quay lại cúi đầu vái nhà vua và anh trai.
Quản gia của ấp Tịnh Bang là một người đàn ông trạc ngoài ba mươi tuổi, khỏe mạnh, cân quắc như một lực sĩ. Tấmthân to lớn của ông được giấu trong bộ áo nâu sồng kiểu nhà chùa. Nomdáng dấp ông ta di chuyển nhẹ nhàng như một con chim, khiến ta liên tưởng tới những tay hòa thượng võ nghệ cao cường trong các thiếu thất của Thiếu Lâmtự. Khu ấp trại mênh mông được chia cho dân cày làm lụng, chỉ phải nộp cho chủ một phần chín sản lượng thu được, kiểu như chế độ tỉnh điền xưa (Chế độ nộp tô cổ đại theo kiểu chữ Tỉnh, tức là ruộng đất chia làm9 phần. Támphần xung quanh của nhà dân. phần ở giữa của nhà quan. Nhưng từ cấy đến gặt 8 nhà dân phải
chịu trách nhiệm).
Nhà vua không dùng nghi lễ xa kiệu hoàng đế, mà cải dạng như người thường. Còn Trần Nhật Duật và An Tư ăn vận kiểu cách tuy có sang trọng, nhưng bất quá cũng không hơn mấy so với các nhà quyền quí. Vả lại Trần Nhật Duật cũng chỉ nói là người nhà của Trần Tung từ Thăng Long ghé thăm.
Viên quản gia sau khi mời khách an tọa ở nhà thư trai, bèn tự xưng danh phận:
- Tôi là cư sĩ Viên Sơn, hiện được thầy tôi (ý nói Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung) phó cho việc trông nomTịnh xá. Và san định kinh sách Phật điển do thầy tôi xướng xuất.
Trần Nhân tôn qua vài lời hỏi han việc trước tác của thầy trò Viên Sơn, liền ngỏ ý muốn được xemTịnh thất.
Viên Sơn bèn mời khách lên thăm. Đó là một ngôi nhà không lớn lắm, làmtheo kiểu chuôi vồ. Hai gian đầu nhà bầy khít các kệ sách. Gian giữa nhà xây lên một sàn gạch cao hơn bề mặt độ hai gang tay. Ở đó có bày một vài cái kỷ, mỗi kỷ lại có đủ cả đồ văn phòng tứ bảo. Gian chuôi vồ, cũng gọi là hậu cung, trên bức tường chắn phía hồisau, vẽ một bức tranh choán hết khung tường. Đó là hình ảnh Đức Phật Thích Ca đang giảng kinh KimCương cho 1. 250 vị Đại Tỳ Kheo ở trong Tịnh xá Kỳ Hoàn, nơi vườn của Thái tử Kỳ Đà nước Xá Vệ. Ở một góc tranh có ghi bài tụng, mọi người đều nhẩmđọc:
Nể hỷ ngã bất hỷ Quân bi ngã bất bi Nhạn tư phi hàn bắc Yến ức cựu sào qui Hai câu cuối mờ quá không đọc được, trong khi Viên Sơn cư sĩ lại vừa chạy ra ngoài lo trà nước. Lập tức nữ tì Yến Ly bèn đọc tiếp:
Thu nguyệt xuân hoa vô hạn ý Cá trung chỉ hứa tự gia tri Dịch nghĩa:
Người vui ta chẳng vui Người buồn ta chẳng buồn Nhạn bay về biển Bắc Yến nhớ ở trời namXuân hoa thu nguyệt vô cùng ý Lãnh hội thế nào tự mình thôi.
Đại ý bài này diễn tả Bát Nhã vô trụ, Bát Nhã chân như. Có nghĩa rằng việc hiểu đạo là tự bổn tâmmỗi người. Mọi người đều kinh ngạc hỏi tạisao nàng biết. Yến Ly vòng tay cung kính đáp:
- Muôn tâu bệ hạ, đây nguyên là bài tụng của ngài Xuân Thiền sư, làmsau khi đã lãnh hội được diệu nghĩa của Kinh KimCương Bất Nhã Ba La Mật, mà thần thiếp có được đọc qua từ nhỏ.
Vừa lúc ấy thì Viên Sơn cư sĩ cũng đã bước chân vào Tịnh Xá, và nghe được trọn vẹn câu chuyện trên. Ông rập đầu kêu lên: "Cúi xin thánh thượng đại xá cho lũ quê hèn chúng tôi, có mắt cũng như đui".
Nhân tôn vội đỡ dậy và an ủi:
- Đó là lỗi tại trẫm, chớ đâu tại cư sĩ. Trẫmđi lặng lẽ là bởi không muốn cho tai mắt kẻ thù dòmnomthấy. Nhưng xin cư sĩ cho hỏi, tại sao trong Tịnh thất lại không có bày tượng, mà chỉ có mỗi hình Đức Phật đang giảng kinh tại vườn nhà thái tử Kỳ Đà nước Xá Vệ.
- Dạ, muôn tâu bệ hạ, - vị cư sĩ vừa nói vừa nhìn đức vua - Thầy tôi và tôi chủ trương theo về yếu ước của Phật giáo nguyên thủy, chứ không chấp nhận các nghi thức thần bí, mà giáo hộisau này tự đặt ra để huyễn hoặc lòng người. Bức tranh đó là thực chứng tinh thần của Phật trên đường hành Đạo. Vả lại việc tu đạo là cốt ở tu tâm. Tu tâmlại chính là tu về cái thiện. Mà thiện thì phải tự mình tu chớ cầu tìmgì ở ngoại lực, ở tha nhân. Chính Phật dạy: Hãy làmđiều thiện và trở nên thiện. Và điều ấy sẽ đưa người đến tự do giải thoát và đến bất cứ chân lý nào có thật".
- Nếu như vậy thì hiểu như thế nào về việc các sa môn đến tu chùa? - Nhà vua hỏi Cư sĩ đáp:
- Tâu bệ hạ, thầy tôi thường dạy: "Không ai có thể đemnhốt Phật vào chùa được. Phật là cái gì vô thỉ vô chung, là chân lý vĩnh hằng cho thế gian chiêmnghiệm. Còn chùa chỉ là nơi tu tắt của đámthầy tu muốn mau thành Phật". Tiếc thay, những kẻ thamlam, ích kỷ, khoa trương thường lại được đámdân chúng khờ khạo tin theo. Bình sinh Phật rất ghét cái ác và sự dối trá. Cho nên trong ba đức tính cần yếu mà Phật dạy có "Đại hùng". Tức là khi cần thì không những chỉ có đệ tử Phật, mà ngay cả Phật cũng thamgia vào việc diệt trừ cái ác.
Chuyện thầy tôi giao lại Tịnh thất cho tôi để cầmquân, nhằmchống lại nguy cơ đe dọa xâmlăng của người Nguyên, cứu lấy giang san, nòi giống, cũng chính là biểu lộ tâmPhật chứ không khư khư cố chấp theo con đường ngũ giới. Ngay cả tôi, thầy tôi cũng cho phép nhập thế diệt ác, rồisau đó nước thanh bình lại trở về với Đạo.
(Ba đức tính đó là: Đại hùng - Đại lực - Từ bi (Sức mạnh - Lòng can đảm- Tình thương người bao dung rộng rãi).
Ngũ giới: Nămđiều răn, cũng là nămđiều cấmkỵ đối với đệ tử Phật: Cấmsát sinh. Cấmtrộmcắp. Cấmtà dâm. Cấmdối trá. Cấmcác chất cay (rượu).
Nhân tôn lại hỏi:
- Vậy chớ hai câu cuối của bài tụng mực phai, lại mất nhiều nét rất khó đọc. Liệu như nữ tì vừa đọc có đúng không?
- Dạ, bẩmhoàng thượng, thần có nghe nàng đọc, vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Rằng không hiểu vìsao còn ít tuổi, nàng đã thông tuệ Phật điển đến như vậy?
Chiêu Văn vương đưa mắt nhìn An Tư công chúa như dò hỏi: "Chắc embiết rõ chứ. Vì nàng là tì nữ của emkia mà". Công chúa gật đầu, đoạn nàng dẽ dàng thưa:
- Yến Ly của emvốn là người Tống. Con nhà đại gia vọng tộc ở Yên Kinh. Loạn lạc chạy sang ta. Lạc cha mẹ trên đường chạy loạn. Nàng trôi dạt tới phủ Chiêu Quốc cách đây dămnăm. Gần đây, nhân buổi viếng thămanh Ích Tắc đang dạy học tại nhà. Lại nghe đồn đám học trò anh ấy thuần loại thần đồng. Embèn đến xemhọ học. Trời, có cái nhà anh Mạc Đĩnh Chi, người đâu mà xấu thậmtệ. Nhưng thông tuệ khác đời. Bữa emđến, Yến Ly tới phiên dâng trà, và sau đó được phép ngồi hầu giảng. Nàng amhiểu kinh sách lắm, đôi lúc anh Chiêu Quốc có quay lại hỏi nàng vài điều, đều ứng đáp trôi chảy. Đemlòng cảmmến, emngỏ lời xin về bên này. Anh Ích Tắc bảo: "Nếu phụ hoàng ưng để emnhận thì anh cho". Thế là tự nhiên emcó bạn. Bây giờ thì Yến Ly nói tiếng Đại Việt mình cũng như anh emta thôi. Còn emđang học cách nói của người Tống, chứ cách mình đọc đây, họ không nghe được. Thành thử cùng dùng chung một thứ chữ, lại hóa ra đồng tự bất đồng ngôn.
Trần Nhật Duật và cả Trần Nhân tôn đều hết sức chú ý lắng nghe câu chuyện này. Vì thực ra trước đây ít ai chú ý tới. Bởi người nhà Tống tị nạn ở bên này nhan nhản, từ binh sĩ đến đại thần có thiếu gì. Vả lại, các nhà quyền quý, nhà nào chẳng nuôi hoặc cưu mang mấy người Tống. Ngay như Trần Nhật Duật, có hẳn một đội binh người Tống thìsao. Tuy nhiên, đây lại là một cảnh ngộ khác. Với Yến Ly vừa đáng thương, vừa đáng trọng. Hơn nữa trong lúc hai bên đang ra sức dò xét nội tình của nhau, biết đâu nhan sắc kia và với học thức
cùng sự thông minh lanh lợi, nàng chẳng giúp cho ta được nhiều việc.
Chuyện đang vui vẻ, Nhân tôn giục mọi người tiếp tục hành trình.
Viên Sơn cư sĩ hai ba lần lưu lại, nhưng nhà vua cố chối từ.
Biết không giữ xa giá lại được, cư sĩ bèn nói:
- Muôn tâu hoàng thượng, chủ tôi hiện đang mở cuộc thi võ tại lỵ sở, xin hoàng thượng ghé thămcuộc tuyển lựa nhân tài cho nước. Dạ, cuộc thi hàng xã, hàng tổng đã cách đây một tuần trăng.
Nghe nói về cuộc thi võ, Nhân tôn hết đỗi vui mừng. Nhà vua thầmnghĩ: "Khá khen cho bác Tuệ Trung một nhà tu hành, một nhà
trước tác đã nghĩ ra được cách tuyển người tài để dùng cho nước. Trong khi triều đình cứ mải lo việc khác. Nhưng cái việc cần kíp thiết yếu này, lại không chỉ ra được cho các vương hầu".
Nghĩ vậy, nhà vua xămxămtrở lại lâu thuyền, và giục thủy đoàn tức tốc đêmnay phải tới được Tịnh Bang lỵ sở.
THĂNG LONG NỔI GIẬN
Hoàng Quốc Hải
www.dtv-ebook.com
Chương 10
Sau khi gặp gỡ Trần Quốc Tung ở lỵ sở Tịnh Bang, Trần Nhân tôn và Trần Nhật Duật cùng một số tùy tùng lên ngựa về thái ấp An Sinh. Trước khi rời Tịnh Bang, Trần Tung có đemtặng nhà vua một viên tì tướng vừa mới lựa tuyển được trong hội thi võ của toàn vùng.
S
Đó là chàng trai hai mươi mốt tuổi, người vùng thượng du Đà Giang. Chàng đemtrầmra bán tận hải cảng Vân Đồn, nhân lúc về qua Tịnh Bang, thấy có hội thi võ. Thế là chàng ghé vào thi đủ các môn, từ vật, đến côn, quyền, đao, kiếm, môn nào chàng cũng được giám khảo liệt ưu hạng. Riêng môn phi ngựa bắn cung, chàng là một tay vô địch. Cách xa một trămbộ, chàng có thể cho ngựa phi nước đại rồi ngoái ngược người lại bắn trúng hồng tâm. Ai được nhìn thấy những mũi tên của chàng cắmvào đích, cũng đều phải thốt lên hai tiếng: "thần tiễn!". Trần Tung đã đemchàng về dưới trướng để sai bảo. Nhưng chợt có đức vua ghé thăm, tướng quân bèn đemtặng. Vì ông thấy cần phải có những tay võ nghệ cao cường mà trung thành hộ giá.
Nhất là trong thời chiến, việc đó không thể khinh xuất.
Thế là võ tướng có cái tên Đặng Dương ấy được hầu cận vua Nhân tôn. Và ngay lập tức chàng được xâmtrên trán ba chữ "Tọa thượng nô" màu chàm.
(Thời Trần, nô bộc của nhà vua ghi trên trán ba chữ "Tọa thượng nô". Nô bộc của các vương tôn quý tộc ghi trên trán ba chữ "Quan trung khách").
Vua Nhân tôn cùng với thượng tướng rong ruổi khi lộisuối lúc trèo non, khi lại bámsát bờ con sông Rừng mênh mông nước. Sông lớn, hai bờ sậy, lau, cây cối và rừng già rậmrạp. Xét thấy đường bộ, đường thủy đều rất không thuận tiện cho việc dùng binh của quân Thát-đát, nhưng lại lợi cho việc đánh quân phục của ta. Nhà vua bèn nói với thượng tướng:
- Chú Chiêu Văn ạ, trời cho ta mảnh đất thủ hiểmnày để chống lại với bọn cường địch phương Bắc, phải tận dụng cho bằng được,
để nhân sức quân lên mà cự giặc.
- Bệ hạ nói đúng. Chắc chắn Hưng Đạo vương sẽ bẫy giặc quanh vùng này.
Khi nhà vua và tùy tùng đến ấp An Sinh, đã sang quá nửa chiều ngày hômsau. Đường tuy xa xôi hiểmtrở, nhưng hai chú cháu còn đang độ tuổi thanh niên nên không cảmthấy mệt mỏi. Vừa tới đầu ấp, được tin thượng hoàng cũng từ Thăng Long xuôi thuyền về từ ba bốn hômtrước. Vậy là việc lưu thủ kinh sư do tướng quốc thái úy Trần Quang Khải đảmnhận.
(Lưu thủ kinh sư: Chức giámquốc khi nhà vua ra khỏi kinh thành. Chức này chỉ giao cho thái tử. Trần Quang Khải vừa là con vua, vừa là tể tướng nên kiêm.)
Trần Hưng Đạo làmlễ cung nghinh hai vua thật là long trọng, và giữ đúng đạo quân thần, song bề ngoài vẫn cứ lặng lẽ khiến cả đám nông phu trong ấp cũng không hề biết khách từ Thăng Long tới. Trong việc binh nhung, Hưng Đạo luôn nhắc mọi người phải giữ đúng qui củ: lai vô ảnh khứ vô hình. Tức là đi lại đều không lưu dấu vết, cốt để che tai bịt mắt quân thù.
Hai vua lần này đi thịsát mạn đông và đông bắc, nhân ghé thămấp An Sinh, và hội kiến với Trần Hưng Đạo về các việc quân quốc trọng sự.
Cuộc hội kiến được giữ kín như bưng. Chỉ có hai vua, Trần Quốc Tuấn và Trần Nhật Duật thamdự. Sau khi khớp cả hai nguồn tin của triều đình, và tin riêng của Quốc Tuấn thu được từ Yên Kinh và các tỉnh Kinh Hồ, Phúc Kiến và Lưỡng Quảng đều nhất quán ở chỗ là Hốt-tất-liệt đang ráo riết động binh sang đánh An Nam. Triều đình nhà Nguyên ra sức ép Đại việt cho mượn đường sang đánh Chiêm Thành không được. Thật ra đây cũng chỉ là mưu "đồ Ngu diệt Quắc". Việc ép không xong, nhà Nguyên có thể khởi binh đánh Chiêm trước. Rồi lấy đất Chiêmlàmcăn cứ hậu thuẫn. Quân Nguyên sẽ đánh ta từ hai mặt bắc-nam. Kẹp ta vào giữa hai gọng kìmấy, là các danh tướng đã chinh phục khắp cõi Trung Nguyên và hàng chục quốc gia khác.
Thượng hoàng Thánh tôn vẻ mặt hơi buồn, hỏi Quốc Tuấn:
- Huynh trưởng thử liệu sức quân ta có cự được với quân Nguyên không?
- Tâu thượng hoàng cùng quan gia, nếu cứ ngồi đây mà hình dung ra một đoàn nămmươi vạn quân, với hàng chục vạn lừa ngựa, xe cộ và chiến thuyền, thì chúng thừa sức xéo nát từng bụi cây khómcỏ, đạp đổ thành trì, chuyển rung sông núi, và chúng thừa sức tàn sát hàng triệu sinh linh. Một khi có đoàn quân như thế đi qua, thì chúng sẽ biến các vùng đất chúng đặt chân tới thành đất chết. Ấy là thần
"""