" Thám Tử Kỳ Phát 3: Chiếc Tất Nhuộm Bùn PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thám Tử Kỳ Phát 3: Chiếc Tất Nhuộm Bùn PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo P H Ạ M C A O C Ủ N G CHIẾC TẤT NHUỘM BÙN CHƯƠNG 1 TÔI LÀ MỘT THẰNG ĂN CẮP Chúng tôi đều ngồi im lặng… Cảnh bến tầu Nam Định vốn đã buồn, tối hôm ấy lại buồn hơn nữa. Gió lạnh, hạt mưa lất phất bay. Con đê nhỏ bằng xi măng lượn theo dọc sông trông xa như một con rắn dài nằm phơi chiếc bụng da trắng hếu. Một vài chiếc thuyền nan lơ lửng, leo lắt ngọn đèn. Đằng xa, áp bờ sông bên kia, chiếc lò vôi nung đỏ, tỏa ra trong bóng tối một ánh lửa hồng làm cho người ta nghĩ đến chiếc vạc dầu khổng lồ ở dưới âm ty. Ngồi trên đê, Kỳ Phát đưa mắt trông ra xa. Hắn lấy ngón tay sẽ đập rơi tàn thuốc lá, rồi mơ màng nhìn theo làn khói tỏa bay. Giữa cảnh êm đềm yên tĩnh, mọi vật hình như đều say sưa trong giấc mộng, Kỳ Phát lúc đó có dáng điệu một nhà thi sĩ đương trầm ngâm trước một cảnh nên thơ hơn là dáng điệu một tay thiếu niên trinh thám kỳ tài. Có lẽ ít ai ngờ rằng chính chàng trẻ tuổi ấy đã khám phá ra những vết tay trên trần mà tìm ra thủ phạm vụ án mạng bí mật trong Thanh dạo trước* và do một bài thơ kỳ dị đã lấy được cái kho tàng* khi xưa. Tôi ngoảnh nhìn Kỳ Phát không thấy một cái gì là thay đổi: vẫn bộ mặt xương xương với cặp lưỡng quyền cao, vẫn mái tóc lòa xòa vuốt ngược lốm đốm hoa râm. Bỗng chúng tôi cùng quay đầu trông lại. Trong một căn nhà lụp xụp ngoảnh mặt ra sông, một mụ đàn bà đương một tay nắm tóc, một tay cầm roi, vụt lấy vụt để một thằng bé con độ mười hai, mười ba tuổi. Thằng bé khóc lóc kêu van mà mụ đàn bà cứ thẳng tay vụt mạnh. Mụ vừa đánh vừa nghiến răng rít lên rằng: - Con cái đâu lại có con cái như thế này bao giờ? Mới nứt mắt ra mà đã ăn cắp tiền, tiêu bậy! Tôi quay bảo Kỳ Phát: - Anh nghĩ thế nào? Cứ ý tôi thì đánh đập thế này tuy hơi quá nhưng mà cần. Bằng tí tuổi đầu mà đã gian tham, bé ăn trộm gà, lớn ăn trộm trâu, nếu không thẳng tay trừng trị thì từ đồn điền trí cụ đến nhà pha Hỏa Lò cũng không xa là mấy. Tôi bỗng thấy cặp mắt Kỳ Phát sáng quắc. Hắn vất điếu thuốc lá đương hút dở, nhìn trừng trừng vào mặt tôi rồi dằn từng tiếng mà bảo rằng: - Câu này thì anh nên ghi nhớ để nghiệm về sau: khi anh thấy một người đàn bà đánh trẻ về tội ăn cắp - cứ cho rằng người đàn bà ấy là mẹ đứa trẻ - anh cũng chớ tin ngay rằng thằng bé quả là một thằng ăn cắp! Tôi không lạ gì Kỳ Phát. Muốn biết rõ Kỳ Phát, tôi đã từng chia hắn ra làm hai: Kỳ Phát lúc tĩnh và Kỳ Phát lúc động. Kỳ Phát lúc tĩnh thì yếu ớt, nhu nhược, hay nghĩ vơ vẩn và ít nói, những khi ấy thì đừng ai mong hỏi hắn gì, nhất là điều hắn đã muốn giấu thì cậy răng hắn cũng không nói nửa lời. Kỳ Phát lúc động thì lại khác hẳn: hai mắt sáng quắc, chân tay luôn luôn cử động, hắn đã biện thuyết về một vấn đề gì thì nói mãi kỳ cho người ta nghe phải phục thì mới thôi. Tôi biết Kỳ Phát lúc này vừa mới ở trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Nhớ tới hôm nào, khi Kỳ Phát khám phá ra cái kho tàng kể chuyện lại cho tôi nghe xong có nói tiếp: - Đời tôi có lẽ toàn là những cái phiêu lưu bí mật, ngay từ lúc tuổi thơ, tôi đã bị nhiều nỗi khổ lạ lùng… Lúc đó tôi có hỏi ngay về cái đời thuở nhỏ của Kỳ Phát song hắn nhất định không nói, tôi bèn nhân lúc này mà gợi chuyện ra. Làm ra bộ ngớ ngẩn, tôi hỏi Kỳ Phát: - Anh nói thế là thế nào, tôi không hiểu đấy! Kỳ Phát có vẻ tức tối, vùng giơ tay nắm chặt lấy hai vai tôi, nhìn vào tận mặt mà bảo rằng: - Anh không hiểu, phải anh không hiểu, vậy tôi nói câu này cho anh hiểu nhé: “Tôi cũng là một thằng ăn cắp!” CHƯƠNG 2 MỘT GIA ĐÌNH BÍ MẬT Rồi một lát, không đợi tôi hỏi thêm, hắn kể cho tôi nghe câu chuyện dưới đây: … Trước hết, tôi hãy nói cho anh biết một điều mà chưa có dịp nào tôi nói đến là nơi sinh trưởng của tôi. Chính quê tôi ở Hải Dương. Lúc tôi 12, 13 tuổi, thì tôi đã bắt đầu hiểu biết. Nhà tôi ở giữa một phố chính, trông lộng lẫy nhất, tuy chỉ có hai tầng, nói rõ thế để anh hiểu rằng nhà tôi cũng là một nhà giầu có trong thành phố. Gia đình tôi tất cả chỉ có ba người: thầy tôi, dì tôi và tôi. Ngoài ra còn một vú già, ước bốn mươi tuổi, trước là vú sữa nuôi tôi, về sau vì chồng chết nên lại đến ở làm vú dọn. Chúng tôi sống một cái đời rất là yên tĩnh: tôi hàng ngày đi học ở lớp ba, dì tôi thì ngày mùa cân gạo bán cho khách trú, tuy gọi là buôn bán, nhưng chỉ cốt có một công việc mà thôi, chứ không cốt trông vào đó mà sống. Thầy tôi thì ốm yếu, luôn luôn ở trong buồng, không hề bước ra khỏi ngưỡng cửa, cơm nước đều do vú già bưng vào đến tận giường cả. Thầy tôi không thích huyên náo - dì tôi vẫn bảo thế - vì vậy mà tự nhiên tôi không bao giờ dám vào phòng thầy tôi, trừ khi thầy tôi cho gọi. Mà những dịp ấy cũng rất hiếm, thường chỉ hai, ba chủ nhật mới có một lần. Tôi còn nhớ, mỗi bận tôi vào là trong lòng tôi nghi ngờ, nghĩ ngợi, tôi có thể nói là chưa có gia đình nào lại có ông bố lạ lùng, bí mật như vậy. Tôi thấy vú già bảo thầy tôi gọi thì vội rón rén bước vào. Trong phòng ánh sáng chỉ lờ mờ: một ngọn đèn Hoa Kỳ thắp nhỏ để trên chiếc giá treo ở góc tường. Trên giường chiếc màn lan tiêu bỏ kín mít làm tôi không nhận rõ rằng thầy tôi bây giờ già hay trẻ, gầy hay béo, ngồi hay nằm nữa. Thực vậy, đã bốn, năm năm nay, tôi chỉ được thấy thầy tôi ở trong phòng tối mà thôi, cũng vì thế cái hình ảnh người thuở xưa, lúc tôi lên 7, lên 8 tuổi chỉ còn lờ mờ trong trí nhớ. Thầy tôi thấy tôi vào, se sẽ bảo: - Phát đấy ư con? Con đóng cửa lại rồi đứng đây thầy bảo. Con độ này học hành thế nào, có hay phải phạt không? Lần nào vào, thầy tôi cũng chỉ hỏi việc học hành thế thôi, rồi chỉ độ năm, sáu phút là thầy tôi bảo, vẫn giọng se sẽ, yếu ớt, nhưng đầy vẻ yêu thương: - Thôi con ra mà học bài, để thầy nằm nghỉ. Con khép chặt cửa lại! Chỉ có thế mà thôi. Một điều tôi tức bực nhất là tôi không biết mẹ tôi là ai cả? Có lần tôi đã đánh bạo hỏi dì tôi thì dì tôi có vẻ không bằng lòng, gạt phắt đi: - Trẻ con nào, đi mà học bài, tao không biết! Thấy dì gạt đi thì tôi không dám hỏi nữa, nhưng tôi lại chờ lúc vắng vẻ hỏi vú già, vì tôi chắc vú già đã nuôi tôi từ thuở bé, tất biết rõ ràng. Thấy tôi hỏi, vú lộ vẻ ngạc nhiên, rồi có ý nghĩ ngợi, sau buồn rầu lắc đầu mà bảo tôi rằng: - Tôi mới đến ở sau này, nên không biết, anh ạ! Vốn có tính tò mò, tôi nhất định chưa chịu thôi. Một hôm thầy tôi theo lệ thường gọi tôi vào. Hỏi han xong, thầy tôi, cũng như mọi khi, bảo: - Thôi con ra mà học bài để thầy nằm nghỉ. Con khép chặt cửa lại! Nhưng lần này thì tôi không ra. Thầy tôi có vẻ ngạc nhiên: - Phát, cái gì thế con? Tôi ngập ngừng mãi, sau hỏi ngay một câu: - Còn… mẹ con đâu, thầy? Thì thầy tôi chỉ đáp: - Rồi thầy sẽ nói cho con biết, con ra mà học bài, thầy mệt không muốn nói nhiều. Tôi biết thầy tôi có ý nói lảng nên vẫn chưa chịu ra: - Thầy nói cho con biết ngay, mẹ con đâu? - Mẹ con… mẹ con đã mất rồi, mất đã lâu rồi! Thôi, con ra, khép cửa lại! Tôi nghi hoặc hỏi lại vú già thì vú già cũng ngạc nhiên: - Ai bảo anh thế? - Thầy tôi! - Ừ… ừ… bà mất sớm rồi, sinh ra cậu xong rồi mất! Như thế thì tôi còn biết hỏi ai được nữa. Tôi vẫn chưa chịu, còn đương nghĩ cách cố căn vặn cho ra, thì bỗng thầy tôi lên bạo bệnh. Tôi còn nhớ buổi chiều hôm đó, tôi đi học về, thấy một chiếc ô tô đỗ ở ngoài cửa. Tôi ngạc nhiên vội chạy vào nhà, thì vừa bước qua ngưỡng cửa, đã thấy một ông Tây béo đi cùng với một người Annam xách cái va ly nhỏ đi ra, theo sau là dì tôi. Ông Tây béo trông thấy tôi thì quay hỏi xì xồ. Người xách va ly chỉ tay, bảo dì tôi: - Cậu em đấy phải không? Sau khi nghe lời người Annam thông ngôn lại, ông Tây béo nhìn tôi ra dáng thương hại, kéo tôi lại gần, vỗ khẽ vào má tôi, xì xồ câu gì tôi không hiểu, xong có vẻ âu yếm lắm. Ông Tây đi rồi, vú già hỏi: - Ông đốc tờ bảo gì anh đấy? - Đốc tờ nào? - Ông Tây vừa lúc nẫy ấy mà! - Thầy tôi làm sao, vú? - Ông mệt nặng, đốc tờ xem cũng chịu rồi, nói khó lòng mà qua khỏi được. Tôi vội cất cặp chạy vào buồng trong, nhưng dì tôi đẩy tôi ra, khép chặt cửa lại, bảo đừng vào, để yên cho thầy tôi ngủ. Vú già dắt tay tôi lại đằng bàn, xới cơm cho tôi ăn rồi bảo: - Anh cứ ăn cơm đi đã, kẻo canh nguội cả! Nhưng lúc ấy tôi còn nuốt làm sao được. Vú già vẫn ngồi ở bên cạnh. Tôi rất lấy làm lạ không hiểu sao thầy tôi nguy kịch mà dì tôi cũng không cho tôi vào, nhất là vú già ngày thường vẫn âu yếm, săn sóc tôi như mẹ với con, thế mà bây giờ cũng ngồi liền đấy hình như chỉ cốt để giữ tôi lại. Bỗng trong buồng thầy tôi nấc lên một tiếng to. Vú già thất sắc. Tôi bỏ bát nhẩy bổ vào buồng. Dì tôi toan cản lại, nhưng không hiểu lúc đó tôi hùng hổ khỏe mạnh đến chừng nào, mà tôi đẩy bắn dì tôi sang bên, chạy đến cạnh giường. Trời đã tối, trong buồng lại càng tối hơn nữa. Tôi rụt rè bước đến cạnh màn, khe khẽ gọi: - Thầy! Thầy ơi! Thầy tôi nhận ra tôi khẽ hỏi: - Phát đó con? Con đứng đấy, đừng mở màn ra. Ánh đèn Hoa Kỳ nhỏ không đủ chiếu ánh sáng qua chiếc màn lan tiêu mầu hoa đào. Tôi nhìn lờ mờ thấy chăn nhiễu thầy tôi kéo lên quá cổ. Nhưng hình như thầy tôi ngần ngại, chưa muốn ra, thỉnh thoảng thầy tôi lại quay nhìn dì tôi. Một lát sau, thầy tôi bỗng ho sù sụ, rồi nấc lên mấy tiếng. Tôi toan nhẩy bổ lại chỗ thầy tôi nằm, nhưng dì tôi đã nắm chặt lấy hai vai tôi. Có lẽ thầy tôi đã đâm ra mê sảng. Thầy tôi chỉ cố kêu được ba tiếng còn rõ ràng: - Phát! Mẹ con… Nhưng thầy tôi ú ớ nói không ra nữa, tôi cảm thấy lúc đó thầy tôi cố hết sức vùng vẫy để chống chọi với cái chết đương đứng chờ bên để lôi đi. Thầy tôi giãy giụa, bỗng thò một cánh tay ra khỏi chăn, vẫy gọi, hay định nắm bắt một vật gì, tôi trông rõ lắm, thầy tôi xòe bàn tay rồi lại nắm vào như vậy ba lần. Nặng nề, thầy tôi bỏ thõng tay xuống, rồi nghiến răng, thầy tôi rên rỉ: - Liên, liên… Tiếng thở khò khè, giọng nói lại ú ớ thành ra tôi cũng không dám nói chắc rằng thầy tôi nói lúc bấy giờ là “liên” hay “yên”, là “biên” hay cái gì nữa. Vậy ta cứ ví dụ là “liên”. Mà liên là gì? Đó là tiếng đầu của một câu nói mà thầy tôi không có sức nói hết, hay là tên người nào? Hay là tên mẹ tôi? Mấy câu hỏi đó còn đương làm rộn rã bộ óc thơ ngây của tôi, thì một bí mật khác đã theo ngay đến. CHƯƠNG 3 NGƯỜI HAY MA Thầy tôi mất đã được nửa tháng. Nhà tôi - nhà tôi nghĩa là chỉ còn có ba người, kể cả vú già - vẫn sống một cái đời yên lặng như trước. Tôi đi học như thường, tối về ngủ một mình trên gác. Đối với dì tôi, nhất là từ hôm thầy tôi mất đi, tôi thấy có một sự lạnh nhạt chia rẽ làm cho tôi không thể nào thân với dì tôi được. Thấy thế, vú già, một hôm bảo tôi rằng: - Cậu không nên thế, dì cũng như mẹ, ghẻ lạnh như vậy người ta cười. Thấy tôi không trả lời, vú già nói tiếp: - Khốn nạn, từ khi ông mất, bà có lẽ thương khóc quá độ mà thành ra đau mắt! Có thương khóc thực hay không thì tôi không biết, song có một điều rõ rệt là dì tôi đau mắt. Đã mấy hôm nay, dì tôi luôn luôn đeo kính đen, tối nào cũng tra thuốc. Có lẽ dì tôi đau mắt lắm, nên nhà dưới dì tôi không cho thắp đèn điện nữa, kêu chói, chỉ dùng ngọn đèn dầu nhỏ mà thôi. Trên gác, chỗ bàn tôi học thì vẫn thắp đèn điện như thường. Một hôm trời mưa, tôi trằn trọc mãi không sao ngủ được. Tôi bèn trở dậy, bật đèn lên, lấy mấy bộ truyện quốc ngữ ra đọc vì ngày hôm sau là chủ nhật, tôi không có bài vở gì làm cả. Xem được độ hai trang truyện, tôi bỗng ngạc nhiên kinh hãi vì ở nhà dưới có tiếng người thì thầm to nhỏ. Tôi quên chưa nói rõ là khoảng gác chỗ kê bàn tôi học ở ngay trên gian buồng dì tôi ngủ. Chắc không phải là vú già đương nói chuyện với dì tôi, vì theo lệ thường, 9 giờ tối là dì tôi đi ngủ, khóa cửa ngách lại, để vú già ngủ ở ngoài hàng. Tôi nghi ngờ vô cùng, vì lúc đó dễ đã đến 1, 2 giờ đêm. Nhưng biết đâu, hay là vú già cùng dì tôi có điều gì bí mật phải bàn bạc với nhau? Vốn sẵn tính tò mò từ thuở nhỏ, tôi quyết khám phá ra điều bí mật. Rón rén ra lối cửa thang, tôi lần bước xuống dưới nhà, nhưng ác chưa, cửa thang lại khóa chặt rồi. Đó là một điều lạ, vì ngày thường không bao giờ như thế. Không làm sao được, tôi lại rón rén lên gác. Dưới nhà, tiếng nói vẫn xì xào… Tôi ghé sát tai xuống ván gác xem vú già và dì tôi bàn chuyện gì mà bí mật làm vậy, nhưng không, lạ chưa, tuy tôi không nghe rõ được câu gì, nhưng tôi biết chắc đó là giọng nói của một người đàn ông. Một người đàn ông! Vậy người đó là ai, chắc chỉ có thể là nhân tình của dì tôi. Chà, con dâm phụ quái ác thực, thầy tôi mất có lẽ ngoài mộ chưa mọc cỏ! Sáng hôm sau, tôi dậy sớm xuống nhà dưới, cửa thang đã mở khóa từ bao giờ. Có lẽ dì tôi còn ngủ, vì cửa buồng đóng chặt. Tôi ra ngoài cửa hàng thì thấy cửa khép, tôi ngồi đợi một lúc thì vú già đi mua xôi về cho tôi, lệ thường hôm nào cũng vậy, tôi trở dậy thì đã có quà sáng sẵn sàng, tôi chỉ rửa mặt, ăn quà rồi đi học. Thấy tôi, vú già ngạc nhiên hỏi: - Cậu hôm nay dậy sớm thế? Tôi không trả lời, nhìn thẳng vào mặt vú già làm cho vú càng ngạc nhiên: - Cái gì thế, cậu? - Vú phải nói thực cho tôi biết: Hôm qua ai nói chuyện gì trong buồng dì tôi mà khuya thế? - Không, có ai đâu. - Vú đừng giấu tôi! - Khốn nạn tôi mà giấu cậu thì… - Vú không phải thề, tôi tin lời vú lắm, vì tôi biết vú nuôi tôi từ thuở nhỏ, mà có lẽ ở nhà này - thầy tôi ốm yếu không kể - chỉ có vú là thương yêu, săn sóc tôi mà thôi. Nhưng thực đêm qua tôi nghe rõ dưới buồng dì tôi có tiếng người nói chuyện, mà tiếng đàn ông. - Sao cậu không xuống xem? - Tôi định xuống, nhưng cửa thang gác khóa chặt rồi. Vú già ngẫm nghĩ lẩm bẩm: - Thế thì lạ thực! Nhưng không có lẽ, vì nếu có người vào thì tôi đã biết. Từ khi ông mất đi, nhà đơn người, nhất là độ này bà đau mắt không cho bật đèn thì tôi sợ kẻ gian phi dòm dỏ, trời sẩm tối là tôi đã bắc ghế ngồi coi cửa. Tôi hỏi: - Nhưng còn đêm? Vú già lắc đầu: - Đêm thì lại càng không thể lẻn vào được, vì cửa nhà ngoài thì chìa khóa tôi giữ, mà khi đi ngủ, tôi lại bắc chõng nằm ngay ngang cửa. Cậu đã biết tính tôi thính ngủ lắm, đừng nói rằng mở cửa, chỉ hơi động một chút là tôi cũng đã tỉnh rồi! - Nếu vậy thì lạ thật, chẳng lẽ tôi mê hoảng! - Có lẽ thế thực, chắc là vì ông mới mất, cậu ngủ trên gác có một mình, nên thần hồn nát thần tính, đâm ra mê hoảng đó thôi! Vú già thì bảo thế, nhưng khốn nạn, tôi có mê đâu? Vậy là người hay ma? Nếu là người thì ít ra cũng phải kiếm cách mà vào chứ? Nhà tôi rất là kín đáo, không có cửa sau, vậy người lạ mặt vào bằng cách nào và vào giờ nào? Bí mật! Đêm hôm đó, tôi lại thức, nhưng không nghe thấy tiếng gì lạ, mà cửa thang cũng không khóa. Song cách hai hôm sau, đêm nào tôi cũng thức, thì tôi lại nghe thấy tiếng người nói chuyện, cũng vẫn tiếng đàn ông, mà cửa lần này cũng khóa. Tôi thề rằng sẽ dò ra manh mối. Từ đó không một cử chỉ, không một hành động nào của dì tôi mà tôi không để ý đến. Tôi nhận thấy một điều lạ là sao độ này dì tôi hay đi chơi luôn; cứ buổi chập tối là tôi thấy dì tôi mặc quần áo ra đi, không biết đi có việc gì, mà trời rét lại đau mắt, dì tôi phải đeo kính đen, trùm khăn tua mà cũng chịu khó đi, lạ nhất là không đi lâu, dì tôi chỉ đi chừng năm phút, mười phút rồi lại về, nhưng chỉ một chốc lại ra đi. Tôi đã cố hết sức đoán mà không hiểu sao dì tôi lại đi đi, về về luôn thế. Nhưng tôi đã thề sẽ dò ra manh mối! CHƯƠNG 4 NÉT GẠCH CHÌ XANH Muốn tìm ra manh mối, chỉ có một cách giản tiện, dễ dàng hơn cả là đi theo xem dì tôi đi đâu. Chiều hôm đó, tôi quyết tâm theo dì. Qua một phố vắng, dì tôi bỗng trông trước trông sau, rồi đứng dừng lại trước một nhà bỏ trống, ngoài có dán giấy “Cho thuê nhà dưới”. Nhưng trên gác có cầu thang đi riêng, cũng khóa cửa. Dì tôi mở khóa lên thang, tôi vơ vẩn đứng đợi một lát chừng độ năm phút, dì tôi xuống, khóa cửa lại, rồi về nhà. Độ mười phút sau, dì tôi lại ra đi, tôi cũng theo y như lần trước, dì tôi cũng lên gác cái nhà bỏ trống. Đến lần thứ ba cũng vậy, mà lần nào cũng chỉ ở trên chừng năm, sáu phút mà thôi. Vậy trên gác ấy có gì? Ai ở? Sao lại luôn luôn khóa cửa? Đến lần thứ tư thì tôi quả quyết theo lên. Đợi dì tôi lên khỏi thang gác, tôi cũng theo vào, nép mình đứng sau cánh cửa. Một lát dì tôi xuống, vô tình bước ra, khép cửa, khóa lại, thành ra tôi nghiễm nhiên được ở trong cái nhà bí mật. Tôi định bụng sẽ lên xem xét qua loa, vì chắc chỉ lát nữa dì tôi đã lại đến rồi. Tôi vội vàng chạy lên gác, nhưng tôi bỗng kinh ngạc ngẩn người, vì cái gác tôi định lên xem xét chỉ là… một gian gác trống, không có một đồ vật nào. Nói rằng không có đồ vật thì không đúng lắm, vì trên tường có treo một chiếc mắc áo. Ngoài ra thì không có bàn, không có ghế, không có gì cả. Gian gác có bốn cửa: hai cửa sổ và hai cửa ra vào. Một cửa thông xuống sân đằng sau nhà dưới thì đóng chặt, có một chiếc nẹp gỗ thì đóng đanh ngang. Một cửa thì ra chiếc sân nhỏ ngoài hiên, nhìn xuống dưới đường. Thấy trong gác không có gì lạ, tôi ra hiên chỉ nhặt được chiếc tất lớn, “gót có nhuộm bùn”. Tôi để ý xem kỹ thấy chiếc tất không có gì lạ cả, bèn bỏ đấy mà vào trong gác. Tôi bỗng để ý đến một vật treo trên mắc áo, mà lúc nẫy tôi không trông thấy. Vật đó là chiếc hốt để nong giầy tây bằng sừng, trông cũng giống như mọi chiếc hốt bình thường. Tôi nhận kỹ biết ngay chủ nhân của nó là một người không cẩn thận, vì ở chiếc hốt ấy cũng có vết bùn dây. Không có gì lạ hơn nữa, tôi bèn xuống thang gác, định lại đứng nấp sau cánh cửa để hễ dì tôi vào là tôi lẻn ra. 10 phút, 15 phút, dì tôi vẫn chưa đến. Tôi đứng dựa vào góc tường nghĩ ngợi, lúc đó mới nhận thấy mọi cái táo bạo nguy hiểm trong cách hành động của tôi. Nhỡ tôi lên gác mà có người ở trên ấy thì sao? Tôi lúc đó dầu sao thì cũng vẫn là một đứa trẻ con, 12, 13 tuổi, như vậy thì liệu chống chọi làm sao với những kẻ thù? 20 phút đã qua! Ấy mới nguy, nhỡ dì tôi không lại nữa thì thật là tôi bị nhốt ở trong này, chẳng khác gì một con chuột nhắt bị sa vào cạm. Tôi lo sợ, nhìn quanh, tìm kế thoát thân… Trong bóng tối lờ mờ, tôi bỗng nhìn thấy ngay dưới chân tôi một miếng giấy mầu đỏ, vuông vuông. Tôi cúi xuống, nhặt lên xem thì đó chỉ là một quyển lịch con bỏ túi. Bỗng ngoài cửa có tiếng mở khóa. Tôi vội vàng nín thở, đứng nép vào tường. Cửa mở, dì tôi vào, lên thang gác, tôi vội vàng lẻn bước ra ngoài… Suốt đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được. Tôi giở từng trang quyển lịch hình như cố hết sức đọc ở những giờ tầu chạy, những tên ngày, tên tháng, để tìm ra manh mối câu chuyện bí mật này. Nhưng trong quyển lịch không có biên một chữ gì, tôi chỉ thấy có “bốn nét chì gạch xanh” cách nhau chừng ba hôm một; có lẽ để đánh dấu ngày. Giở sang trang bên kia, vào một ngày thứ sáu, tôi thấy có ba dấu gạch chữ thập, cũng nét chì xanh. Chỉ có thế mà thôi. Chỉ có thế mà thôi, thi tôi còn biết tìm ra manh mối làm sao được? Tôi gục đầu suy nghĩ: gian gác trống, cái mắc áo, chiếc tất nhuộm bùn, cái hốt giầy, quyển lịch bỏ túi, những nét gạch chì xanh, từng ấy thứ đều bí mật cả. Trong khi tôi đang nát óc để tìm ra manh mối, thì ở dưới nhà, trong buồng dì tôi, khổ chưa, họ vẫn nói chuyện thì thầm. Mà cửa gác cũng khóa, chẳng lẽ họ khóa được cửa, lại khóa luôn cả bộ óc xét đoán của tôi sao? Thất vọng, tôi không buồn thay quần áo, nằm lăn ra giường ngủ. Tôi tức bực vô cùng và tự nghĩ: - Thế là một đêm vô ích! Thế là mai vào lớp, nếu bị gọi đọc bài sẽ lại phải đòn. Thứ tư vốn có nhiều bài đọc, mà mình chưa học được chữ nào. Mai là thứ tư, à, mai là thứ tư nhỉ? Mai là thứ tư, nghĩa là hôm nay là ngày thứ ba! Hôm nay là ngày thứ ba, khốn nạn, thế mà tôi không nhớ ra, không nghĩ đến. Tôi vùng trở dậy lại bàn học, bật đèn lên, giở quyển lịch nhỏ ra xem ngày lại. Đích phải rồi, vậy ra bốn nét gạch chì xanh đều là để đánh dấu những đêm mà người đàn ông bí mật vào buồng dì tôi trò chuyện. Cái đêm thứ bẩy là đêm đầu tiên tôi dậy nghe thấy tiếng trò chuyện ở dưới nhà, thì ở trong quyển lịch cũng có đánh dấu một nét chì xanh. Trên nét ấy còn một nét nữa, vào ngày thứ năm, xong có lẽ đêm hôm đó tôi ngủ mệt nên không biết. Dưới nét gạch ngày thứ bẩy lại có một nét gạch vào ngày thứ năm. Tôi nhớ lại chính hôm thứ năm ấy, tôi cũng thấy có tiếng trò chuyện mà cửa thang cũng khóa. Còn nét gạch sau cùng thì vào ngày thứ ba, chính vào ngày hôm nay, chính vào ngày mà hiện giờ ở dưới nhà họ đương trò chuyện. Tôi đã cởi được một nút bí mật. Vậy ra họ chỉ khóa được cửa thang, chứ chưa đủ lực mà khóa được bộ óc tôi. Nhưng còn ba nét gạch chì xanh vào ngày thứ sáu? Nghĩa là còn cách hai ngày nữa đây! Song bây giờ tôi không bối rối nữa, tôi tin rằng tôi sẽ tìm ra manh mối câu chuyện bí mật này. Gian nhà trống, cái mắc áo, chiếc tất nhuộm bùn, cái hốt giầy, những vật đó sẽ là cái biển cắm đường để dẫn lối cho tôi đi tìm ánh sáng… Bây giờ thì không còn cái gì là bí mật nữa! Sáng hôm sau, lúc ở nhà trường về, tôi học cách của những anh bạn lười, chuyên đi nhà thương để được nghỉ, nghĩa là tôi lấy thuốc lào dí vào mắt để vờ làm đau mắt. Ăn cơm xong, tôi bèn mở tủ lấy cái lọ thuốc đau mắt dì tôi vẫn thường tra, tôi đương loay hoay với cái nút cùng chiếc ống thủy tinh rỏ thuốc, thì dì tôi đến bên lúc nào không biết, bỗng giật phắt lấy lọ thuốc và tát cho tôi một cái nên thân. - Ai cho mày nghịch, hử? - Không, con đau mắt! Dì tôi nhìn tôi chòng chọc, thấy mắt tôi quả nhiên đầy tia máu đỏ thì bỗng hối mình quá nóng, ôn tồn bảo tôi rằng: - Chết chưa, ra thằng bé đau mắt thực; khốn nạn, dễ con lây dì hẳn. Nhưng thuốc này nặng lắm, con tra không được, để dì mua cho thuốc khác. Rồi dì tôi móc túi cho tôi một hào “để ăn quà”, hình như cốt để đền cái tát lúc nẫy. Tôi bỏ hào vào túi. Dì tôi quay đi, vui mừng. Bằng một cái tát trái, dì đã cho tôi biết một cách rõ rệt rằng những điều tôi ức đoán đều đúng cả. Tôi đã biết rõ “người ấy” vào bằng cách nào. Tôi sẽ biết rõ “người ấy” là ai, và bắt quả tang trong lúc họ hành động, vì tôi đã đoán chắc họ đương mưu tính việc gì. CHƯƠNG 5 CHẠY ĐẰNG GIỜI Hôm thứ sáu, sau bữa cơm chiều tôi xin phép dì tôi đi chơi. Khác hẳn mọi ngày thường còn hỏi han cặn kẽ, lần này dì tôi bằng lòng cho phép ngay. Tôi bèn tìm vú già, bảo vú rằng: - Có người thực, vú ạ! Vú già không hiểu tôi định nói gì, ngẩn người hỏi lại: - Người nào? - Người vẫn thường lẻn vào nhà ta. - Không có lẽ. - Được, rồi vú xem. Song hôm nay, tôi muốn ngồi canh cửa xem nó vào lúc nào. Nhưng tôi sợ dì tôi mắng, hễ dì tôi có hỏi thì vú bảo tôi đi chơi rồi nhé. Nói xong, tôi trèo lên vựa thóc - nhà tôi buôn thóc gạo - ở ngay áp cửa, lấy dao díp khoét cót ra một lỗ nhỏ để nhòm. Vú già thì bắc chiếc ghế ngồi ngay bên cửa. Một lát sau, dì tôi ra, dưới ánh ngọn đèn Hoa Kỳ lờ mờ, tôi thấy dì tôi rút khăn lau chiếc kính, rồi cuốn lại khăn quàng bằng len đan. Trước khi đi, dì tôi quay lại hỏi vú già: - Cậu Phát đâu, hẳn lại đi chơi rồi? - Vâng cậu ấy vừa đi. - Con nhà thế thì thôi. Tôi đi đằng này một lát, vú trông kỹ cửa nhá. Một lát sau, dì tôi về. Rồi dì tôi lại đi, rồi lại về. Rồi lại đi, rồi lại về, lần nào cũng chỉ cách nhau chừng độ mươi, mười lăm phút thôi. Rồi cách một lúc lâu, chừng độ nửa giờ, tôi không thấy dì tôi đi nữa. Tôi tự nghĩ: - Không có lẽ chỉ có thế thôi. Quả nhiên, dì tôi lại ra đi. 10 phút sau lại trở về, rồi lại đi, rồi lại về. Vú già sốt ruột, lẩm bẩm: - Đi gì mà khỏe đi lắm thế? Nhưng đã thôi đâu, dì tôi lại ra đi. Tôi ngồi trong vựa thóc, vì phải ngồi xổm lâu, lại có lắm mọt, nên vừa mỏi, vừa ngứa. Tuy nhiên, tôi vẫn bền gan ngồi đợi. Một lát sau, dì tôi về. Hai bàn chân tôi đã thấy tê dại, tưởng chừng đứng lên thì không bước đi được nữa. Đàn muỗi vo vo bên tai, trước mũi, tinh một mùi cám. Trong nhà, đồng hồ chậm chạp điểm chín tiếng… Một lát sau, dì tôi về, về rồi thay quần áo, không đi nữa. Đợi lúc dì tôi ở trong nhà, tôi trong vựa thóc trèo ra. Vú già vừa chèn cửa vừa quay lại hỏi nhỏ tôi: - Thế nào, cậu ngồi rình có thấy nó vào không? Tôi nghĩ một lát rồi lắc đầu trả lời: - Không, tôi không thấy gì lạ cả. Nhưng sự thực thì tôi đã thấy rồi, cũng như tôi biết chắc “nó” đã vào rồi. Tôi vào trong nhà, rửa mặt, rửa chân, tỏ ra vẻ vừa mới chạy nhẩy ở ngoài phố về. Rồi tôi cởi bỏ áo ngoài, lên gác đi ngủ. Nhưng lên đến nửa cầu thang, tôi đã trèo xuống, rồi rón rén, lẩn ra trèo luôn vào vựa thóc. Đèn trong nhà đã tắt. Nằm co trên đống chiếu, rồi nghe rõ thấy dì tôi rón rén lên thang gác. Một tiếng vặn chìa khóa. Nếu tôi thực ở trên gác thì đã bị nhốt rồi. Trong buồng đã bắt đầu có tiếng trò chuyện rì rầm. Lúc đó, tôi tức tối vô cùng, những muốn chạy ập vào trong phòng, bắt quả tang đôi gian phu dâm phụ. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, nếu tôi làm ra to chuyện bây giờ thì rồi vú già biết, hàng xóm biết, cả tỉnh biết, lúc đó, liệu thanh danh nhà tôi còn gì. Tôi chắc hẳn nếu thầy tôi còn sống, tất cũng không muốn tôi làm như thế. Bởi vậy cho nên tôi đành nằm trong vựa thóc mà đợi sáng. Cái đêm ấy sao nó mới dài. Về sau này, tôi thức suốt đêm để bắt kẻ gian rất nhiều, song không bao giờ thấy hồi hộp như đêm hôm ấy. Sáng sớm hôm sau, đồng hồ vừa gõ năm tiếng thì vú già trở dậy, theo lệ thường, mở cửa đi mua quà sáng cho tôi. Thì tôi chỉ đợi có lúc ấy, cái lúc mà trừ tôi, dì tôi và người lạ mặt thì không còn ai nữa. Tôi quả quyết chạy thẳng đến buồng dì tôi, xô cửa bước vào. Dưới ánh ngọn đèn Hoa Kỳ, cạnh chiếc bàn con, tôi trông thấy rõ ràng một người đàn ông, mặc áo sơ mi lụa, đương ngồi xếp những vòng, hoa, xuyến, hột vào trong một chiếc khăn mặt lớn. Tôi lúc đó oai hùng như một tay đại trinh thám vào sào huyệt bắt được một đảng cướp lớn, chỉ tay, thét lớn: - Mày có chạy đằng giời! Nhưng nó không “chạy đằng giời” thì lại chạy đằng cửa. Nó vớ vội lấy chiếc khăn đầy đồ tư trang, đẩy tôi sang một bên mà chạy ra. Tôi nhanh tay giật ra, làm cho nó đánh tuột cả vòng, hột tung tóe xuống đất. Tôi toan đuổi theo, nhưng dì tôi đương nằm trong màn đã nhẩy xổ ra nắm chặt lấy tôi, ghì lại. CHƯƠNG 6 SÁU ĐI BẨY VỀ Kỳ Phát kể đến đây thì ngừng lại. Tôi hỏi: - Rồi sao nữa? Kể ra anh mới ít tuổi mà khám phá ra được thế thì cũng đã giỏi lắm rồi. Kỳ Phát mỉm cười: - Có lẽ cũng là bẩm tính trời sinh, nên tôi có óc trinh thám ngay từ thuở nhỏ. Chỉ buồn cười độ ấy trước khi vào bắt gian tôi đã suy tính kỹ càng, thế mà cũng vẫn sót một điều là quên rằng mình mới đứng cao bằng cái ô thì bắt sao được những người lớn như ông hộ pháp. Tôi gật đầu rồi hỏi: - Câu chuyện đến đây là hết ư, hẳn phải còn đoạn kết chứ? Kỳ Phát có vẻ tức tối, chỉ tay vào ngực: - Đoạn kết là: tôi thành một thằng ăn cắp, anh đã hiểu chưa? Lúc đó, dì tôi kêu ầm phố lên rằng tôi là một thằng bé ăn trộm gà, lớn ăn trộm trâu, mới nứt mắt mà đã có gan thừa lúc dì tôi còn ngủ, lẻn vào phòng ăn cắp vòng, hoa, xuyến, hột. Ấy, tôi bị một trận đòn chí tử, giống y như hệt cái cảnh mẹ đánh con lúc nẫy. Thấy tôi có vẻ suy nghĩ, Kỳ Phát hỏi: - Anh còn có điều gì chưa hiểu? - Tôi vẫn chưa hiểu tình nhân của dì anh lẻn vào trong nhà lúc nào? - Có gì mà không hiểu. Sáu đi, bẩy về mà lại! - Sáu đi, bẩy về? - Phải, sáu đi, bẩy về. Để nguyên, tôi cắt nghĩa từ đầu cho anh nghe. Anh đã hiểu ba nét gạch chì xanh trong quyển lịch là gì chưa? Tôi gật đầu: - Chỉ có ba nét gạch ấy là cuối cùng, nghĩa là chỉ còn mỗi đêm ấy là người lạ mặt lẻn vào nhà. Đoạn cuối anh vừa kể đã cho tôi biết rằng: Dì anh và người ấy bên nhau để thu xếp tiền nong, vàng bạc chuyển vận ra ngoài, có lẽ chỉ còn đợi ngày cùng nhau đi trốn. - Còn gian gác trống? - Cái đó thì tôi không hiểu. - Ấy, thoạt tiên tôi cũng không hiểu, nhưng sau cứ nghĩ mãi, xem gian gác trống, chiếc mắc áo, cái hốt xỏ giầy, và chiếc tất nhuộm bùn có liên quan gì với nhau thì lâu dần vỡ lẽ… Anh vẫn chưa hiểu ư? Vậy tôi hỏi anh nhé: chiếc mắc áo dùng để làm gì? - Để treo áo. - Cái chausse-pied? - Anh này hỏi ngớ ngẩn! Để lót vào gót mà đi giầy, chứ còn dùng làm gì nữa. - Đi giầy gì? - Giầy tây. Kỳ Phát vỗ vai tôi: - Ừ, giầy tây. Anh nên nhớ rằng: chiếc tất ấy là một chiếc tất to, nghĩa là đàn ông đi, thế mà có dây bùn, nghĩa là tuột giầy, giẫm ra đất chớ gì? Vậy anh có thấy ai đi giầy tây, mà đến nỗi tuột chân ra ngoài đất bao giờ không? Tôi gật gù nghĩ ngợi: - Ừ, lạ nhỉ! - Do đó, tôi đoán rằng gian gác trống này cốt chỉ để người đàn ông đến thay quần áo. Hắn đến, cởi quần áo treo lên mắc, tháo giầy, rồi mặc quần áo đàn bà vào. Tôi cãi: - Ừ, cho cải dạng thế thì cũng phải tìm cách lẻn vào nhà anh chứ? - Việc gì phải lẻn. Hắn trùm khăn quàng đầu, đeo kính đen lên, rồi đàng hoàng vào nhà. Vú già vô tình, thấy dì tôi đi đi, về về luôn, không để ý, thế là hắn vào không khó khăn gì cả. Nhưng đã hơi đoán ra, nên hôm thứ sáu, tôi nấp rình xem những điều mình đoán có đúng không? Quả nhiên tôi thấy dì tôi đi, rồi về, rồi đi, rồi về, rồi lại đi, lại về, rồi lại về mà không đi nữa. Đấy anh xem, chỉ có “sáu lượt đi” mà “bẩy lượt về”, vậy thì lượt về thứ sáu, chính là hắn, mà lần về thứ bẩy mới thực là dì tôi. - Thế là dì anh giả vờ đau mắt à? - Cố nhiên là giả vờ. Làm ra như thế có hai điều lợi: một là được đeo kính đen, người tình nhân cũng đeo như thế, thì sự phân biệt càng khó; hai là có cớ mà không cho thắp điện, với ngọn đèn dầu lờ mờ, cái cớ giả dạng thay người thi hành càng dễ. - Chiếc tất nhuộm bùn, phải rồi, anh có kể lại: cái đêm mà anh nghe thấy họ trò chuyện lần đầu là một hôm giời mưa. - Phải, có lẽ vì không quen đi giầy đàn bà, nên sáng sớm hắn về mới trượt chân ra ngoài, khi định đi vào giầy tây, thấy dây ra chiếc chausse-pied mới biết là tất lấm, nên quẳng bỏ đi. - Lúc sáng hắn về… Ừ vào đã vậy, nhưng hắn làm cách nào mà ra được? - Có khó gì, anh quên rằng, theo lệ thường sáng nào vú già cũng khép cửa, đi mua quà sáng cho tôi ư? Tôi cố nhớ lại, rồi quay hỏi Kỳ Phát: - Tôi không nhớ rõ, nhưng hình như trong Arsène Lupin cũng có một đoạn nhỏ giống như câu chuyện này thì phải. Kỳ Phát cả cười, vỗ vào vai tôi mà bảo rằng: - Vậy thì anh thực là một thằng ngốc. Anh tưởng là giống nhưng giống thế nào được; một đằng thì Lupin tự nhiên mà nhận thấy, còn tôi thì theo cách luận lý mà xét đoán ra. - Nhưng còn cái hành tung bí mật của mẹ anh? - Tôi thú thực rằng tôi chưa có dịp nào mà tra xét ra cả, nhưng đời còn dài, tôi thề sẽ quyết khám phá ra mẹ tôi là ai, còn sống hay đã chết, và thầy tôi làm sao mà lạ lùng bí mật như vậy. Lặng yên một lúc, rồi Kỳ Phát nói tiếp: - Tôi kể cho anh nghe chuyện này chẳng qua là muốn tỏ cho anh biết rằng: anh chớ thấy một đứa bé bị đòn về tội ăn cắp, mà vội cho nó là thằng ăn cắp thực! - Vẫn biết thế, nhưng anh cũng phải nhận rằng: những câu chuyện như chuyện của anh thì rất hiếm, trăm năm mới có một lần. Kỳ Phát cả cười: - Thôi đi anh, anh đừng vội quả quyết thế, ngay đời tôi cũng đã bị hai lần, cũng như lần trước, bận sau cũng chính tôi khám phá ra một vụ trộm mà chính tôi lại bị nghi ngờ là thủ phạm. Tôi vừa toan bảo hắn kể chuyện cho nghe, thì như đã đoán được ý tôi, Phát nhìn thẳng vào mặt, mỉm cười mà bảo tôi rằng: - Nhưng tôi không kể chuyện ấy ngay bây giờ cho anh nghe đâu, anh thực lạ, ai lại tham đâu mà tham thế, vả lại sách đã có chữ rằng: “Phàm người đã ngáp thì không nên kể chuyện nữa”, mà chính tôi thì buồn ngủ lắm rồi… P H Ạ M C A O C Ủ N G 8 GIỜ KÉM 5 CHƯƠNG 1 MỘT LỜI GIỚI THIỆU CHẾT NGƯỜI Trời mưa lầm lội. Trên con đường về phủ Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên, một người phu già ì ạch kéo chiếc xe áo tơi kín mít. Trời mưa, hai người ngồi trong xe không trông ngắm được cảnh vật bên ngoài, thế mà họ cũng không hề nói chuyện với nhau nửa lời cho đỡ buồn, quên cái thời giờ chán nản đường trường. Họ đều có ý nghĩ riêng, thỉnh thoảng họ lại ngoảnh nhìn nhau, con mắt đầy vẻ căm hờn. “Họ” đây là hai người: một thiếu phụ và một thiếu niên. Dùng hai chữ “thiếu niên” đây là cho nó có văn vẻ chứ thực ra chàng thiếu niên của chúng ta chỉ là một cậu bé 11, 12 tuổi, cặp mắt sáng, khuôn mặt tròn, đầu đội mũ trắng còn mới nguyên. Ta nói ngay cậu bé con đó là chàng Kỳ Phát mà người thiếu phụ là dì cậu. Các bạn nên nhớ rằng khi chuyện này xẩy ra thì Kỳ Phát mới là một đứa trẻ học lớp ba, chớ chưa phải một trang thiếu niên tóc điểm bạc, có tài trinh thám hơn người. Ngồi trong xe, Kỳ Phát lúc đó nghĩ ngợi lung lắm. Chàng bực tức vô cùng vì mấy hôm trước đây, nhờ có “chiếc tất nhuộm bùn” chàng đã khám phá ra vụ tư thông của dì chàng. Thì ra cái con dâm phụ chồng mới chết được vài hôm đã dắt trai về nhà, nó ngồi cạnh chàng! Chính nó, lúc chàng nhẩy vào bắt gian đã to mồm lu loa vu cáo cho chàng cái tội đê hèn: sáng sớm tinh sương lẻn vào buồng dì mở hòm ăn cắp. Cả vú lấp miệng em, hãy hỏi ai cãi cho ra nỗi oan Thị Kính này. Hàng phố, hàng xóm, sáng hôm đó đổ lại xem ai cũng nhìn Kỳ Phát bằng con mắt khinh ghét. Một bà cụ già chép miệng mà nói rằng: - Gớm thời văn minh bây giờ trẻ con bằng tí tuổi đầu mà đã có gan tướng cướp. Một bà to béo đến xem cũng thuận tay tát cho thằng bé con đứng cạnh mình một cái tát nên thân và rít lên: - Còn mày nữa, mà đổ đốn thế thì bà giết sớm. Kỳ Phát đứng giữa đám người độc ác bất công đó, cặp mắt rưng rung. Nhưng chàng đỡ uất ức một hai phần khi bỏ màn đi ngủ, vú già đến bên an ủi: - Thôi cậu đừng khóc nữa, tôi biết lắm, chắc chẳng bao giờ cậu lại thế! Kỳ Phát cảm động nắm lấy tay vú già nức nở. Chàng không ngờ rằng trong nhân loại lúc bấy giờ lại có người không ngờ là chàng ăn cắp. Nói thế thì không đúng, Kỳ Phát biết chắc có một người không bao giờ lại tin chàng có cái dã tâm đó. Người ấy là mẹ chàng. Nhưng mẹ chàng lúc này ở đâu, còn sống hay đã chết, chàng cũng không hay nữa. Khi dì chàng thấy việc tư thông của mình bị bại lộ thì việc trước nhất là nghĩ cách nhổ cái gai trước mắt, rút cái gậy trong bánh xe, nghĩa là tống cổ thẳng ra khỏi nhà. Nhưng khốn thay, con ác phụ không thể nào xử thẳng tay được, vì dẫu sao, miệng tiếng thế gian cũng bảo: “Dì ghẻ, con chồng”. Nhưng nó đã nghĩ ra một diệu kế là gửi Kỳ Phát lên phủ Khoái Châu, ở nhà một người anh họ mình, lấy cớ rằng bây giờ ở nhà chỉ toàn đàn bà, Kỳ Phát hay chơi bời lêu lổng, nay gửi lên Khoái Châu thực tiện người rèn cặp. Thế là hôm đó, một hôm trời mưa lầm lội, Kỳ Phát cùng dì và một chiếc hòm nhỏ, đi xe lên phủ Khoái Châu “du học”. Đến nơi dì chàng đưa chàng lại chào ông giáo Hy, một ông giáo có tiếng dữ đòn nhất trường, rồi lễ phép mà thưa với ông giáo rằng: - Thưa ông, thầy cháu mất sớm, trăm sự chúng tôi đến nhờ ở ông. Cháu nó được cái thông minh, nhưng, biết lòng con không ai bằng mẹ, chúng tôi không dám giấu cháu nó bướng bỉnh lại có ý gian lắm ạ! Thế là bà mẹ hiền từ ấy đã gửi gắm chàng Kỳ Phát cho ông giáo bằng một lời giới thiệu quý báu. Nếu cái xéc-ti-phi-ca xấu đã làm cho một thầy ký không kiếm được việc làm, một quyển li-vê xấu đã làm cho một cậu học trò không xin học được ở trường nào, thì cái lời giới thiệu chết người kia đã làm cho Kỳ Phát lần thứ hai mang tiếng là thằng ăn cắp. Cái lời giới thiệu ấy đã làm cho ông giáo Hy tự nhận mình là một nhà trinh thám. Kết quả trước tiên của lời giới thiệu chết người ấy là ngay hôm đầu tiên đi học, Kỳ Phát được gọi lên trước bàn học, ngớ ngẩn trước cặp mắt trố và to của ông giáo Hy: - Tôi bảo cho anh biết trước: anh không bướng được với tôi đâu! Hừ, bé ăn trộm gà, nhớn ăn trộm trâu! Anh trừng mắt nhìn tôi đấy, phải không? Lần đầu tôi tha cho không đánh đòn, nhưng anh phải chép, đến chiều nộp, câu này: “L’honnêteté est la mère de toutes qualités.” Thôi, về chỗ! Ông giáo Hy đã thực hành câu: Dạy con từ thuở còn thơ, dạy học trò từ thuở bơ vơ mới lại! CHƯƠNG 2 KHÔNG CÁNH MÀ BAY Một hôm thứ bẩy, trời rét như cắt, ông giáo Hy thu thủ trong chiếc áo ba-đờ-suy, đi bộ từ nhà sang trường. Gió lạnh, tuy ông đã kéo cổ chiếc áo dạ lên tận gáy, thế mà chiếc mũi ông, vừa cao vừa to, cũng bị cóng mà thành ra đỏ. Ông tới trường, bắt tay các bạn đồng nghiệp, rồi nhìn đồng hồ nhà trường lấy lại đồng hồ của mình, và ra bàn nước, hút thuốc. Ông thở hơi khói thuốc lào, uống hụm nước lạnh. Thấy hơi bức, ông quay về lớp, treo chiếc áo ba-đờ-suy lên mắc rồi nói chuyện với các bạn hữu. Một lát sau, trống trường điểm ba tiếng vào học, ông giáo Hy thong thả bước về lớp, vỗ tay cho bọn học trò xếp thành hàng vào. Rồi ông thò tay vào túi áo khoác, treo trên mắc, lấy chiếc đồng hồ ra. Ông vừa toan quay bước lên bục, song ông thoáng nhìn đồng hồ, ông dừng bước, đưa đồng hồ lên tai nghe. Ông sẽ lắc đồng hồ cho chạy nhưng có lẽ chiếc đồng hồ của ông vẫn nhất định chết nên ông đành cau mày thở dài, rồi lại bỏ đồng hồ vào áo ba-đờ-suy. Xong ông lên bục dạy học trò như thường. Thời khắc qua… Tới giờ chơi ông giáo Hy lên buồng trên uống nước. Trước khi ra khỏi lớp ông còn quay lại mà bảo Kỳ Phát, hôm đó chàng còn phải ở lại trong lớp chép bài vì chàng giữ Cahier de Roulement. - Anh bướng vừa chứ, ngồi mà chép bài thực cẩn thận không có chốc nữa tôi soát lại còn “phốt” thì chớ chết! Giờ chơi vào, ông giáo Hy vẫn dạy học như thường, nhưng tới lúc trống về, ông mặc áo ba-đờ-suy vào, ngẩn người tìm tòi hết túi trong, túi ngoài, rồi bỗng giận dữ bảo tụi học trò: - Hãy khoan, không được ra vội! Rồi ông thở dài, lắc đầu gọi: - Kỳ Phát, anh lên đây tôi bảo. Cả lớp đều ngạc nhiên, ông giáo Hy nhìn Kỳ Phát từ đầu đến chân rồi chép miệng: - Gớm thật! Kỳ Phát ngạc nhiên, chàng tức mình vì thấy bọn học trò đứng xung quanh nhìn chàng như nhìn một con vật lạ: - Thưa thầy bảo con gì ạ? - Lại còn bảo gì? Thôi anh đừng vờ nữa, muốn sống thì đưa trả ngay đây! - Thưa thầy trả cái gì ạ? - Này trả cái này! Vừa nói, ông giáo Hy vừa thuận tay tát cho Kỳ Phát một cái tát đổ hào quang hai mắt. Bản tính Kỳ Phát rất bướng, hắn chỉ nhịn nhục có chừng thôi, khi quá mực thì không chịu nữa. Hắn đỏ mặt nhìn thầy giáo: - Nào tôi có lấy cái gì? - Phải, không lấy, chỉ lấy cái đồng hồ thôi! Bị người vu oan, Kỳ Phát nhất định cãi: - Tôi lấy bao giờ, không tin thì thầy khám cặp tôi mà xem. Ông giáo cười nhạt lắc đầu: - Thôi đừng gái đĩ già mồm nữa! Tôi còn lạ gì cái phường ăn cắp, đứa nào lấy chẳng tẩu tán tang vật ngay đi dại gì lại giữ trong mình để người ta khám thấy! - Thế thầy lấy cớ gì mà bảo tôi lấy cắp chiếc đồng hồ của thầy? Ông giáo Hy bị Kỳ Phát hỏi vặn thì tức lắm. Phải, làm một ông giáo mà bị học trò hỏi vặn thì còn giời đất nào chứng cho nữa? Ông giáo cười gằn mà bảo Kỳ Phát: - Cần gì phải chứng cớ! Thì ai còn lạ gì tính anh, đến mẹ anh cũng còn bảo tôi hôm xin cho anh vào học: “Cháu nó có tính gian lắm, ông phải coi chừng!” Thì gian nghĩa là gì? Gian nghĩa là ăn cắp! Hãy hỏi từ lúc vào học đến lúc về lúc nào tôi cũng ở trong lớp trừ lúc giờ chơi, thì lại chỉ có mình anh ở trong lớp. Vậy trừ anh ra thì còn ai vào đây mà lấy nữa? Ông giáo Hy suy xét như vậy thì thật là hợp lý, nhưng còn nhiều chỗ ông không biết đến cũng như ông không biết rằng cái người đàn bà ông bảo là mẹ Kỳ Phát không phải là mẹ, mà chỉ là người dì độc ác mà thôi! CHƯƠNG 3 MỘT ÔNG GIÁO KIÊM NHÀ TRINH THÁM Thế là ngay lúc bấy giờ, ông giáo Hy theo Kỳ Phát về nhà, ông lập tức phân bua câu chuyện cho mọi người nghe: - Thực là mất biến nhanh như điện. Thì buổi sáng hôm nay, lúc 7 giờ, tôi ở nhà đi lại trường. Việc thứ nhất là tôi lấy lại đồng hồ vì chiều nay tôi có việc cần phải đi Hà Nội cho đúng giờ. Nhưng đồng hồ tôi mỗi ngày nhanh 15 phút, bởi vậy lúc đó tuy đồng hồ nhà trường đã 7 giờ 15 mà tôi lấy đồng hồ tôi đúng 7 giờ, vì tôi ước lên tới Hà Nội đồng hồ chạy nhanh lên thì vừa đúng. Lấy lại đồng hồ xong, tôi bỏ vào túi áo ba-đờ-suy, treo ở lớp, rồi ra nói chuyện với các ông giáo. Lúc trống vào học, tôi vừa toan lấy đồng hồ ra để dạy học trò, thì đã thấy đồng hồ chết lúc 8 giờ kém 5, nên tôi đành bỏ vào túi áo. Lúc giờ ra chơi thì tôi cũng để đồng hồ ở trong lớp, có ngờ đâu lúc tan học sờ đến đồng hồ thì đã mất từ bao giờ. Người anh họ Kỳ Phát hỏi: - Nhưng tại sao ông giáo lại nghi cho Phát lấy? - Khốn nạn, không nó lấy thì ai vào đây nữa. Sáng nay, trong lúc giờ chơi, chỉ có nó là được phép ở trong lớp mà thôi! Nhưng mất chó phải rào rậu, từ nay tôi cấm hết tất cả học trò, không trừ một ai, được lai vãng trong lớp lúc giờ chơi nữa. Người anh họ quay lại bảo Kỳ Phát: - Thôi, anh có trót dại thì đưa trả ông giáo đi! Kỳ Phát lặng yên không trả lời. Trong óc chàng hình như đang mải nghĩ điều gì. Ông giáo Hy thấy Kỳ Phát không nói thì nhìn thẳng vào mặt chàng mà bảo rằng: - Lặng im nghĩa là thú tội, vậy anh lấy giấu đâu đưa trả tôi, rồi tôi tha cho. Kỳ Phát cũng vẫn không nói. Không thể nén giận được nữa, ông giáo dí ngón tay vào trán Kỳ Phát, nghiến răng, rít lên rằng: - Mày to gan lắm, và sau thì đi ăn cướp, con ạ! Bây giờ Kỳ Phát không uất ức nữa và manh mối vụ trộm tuy nhỏ nhặt nhưng lạ lùng này chàng đã đoán được cả rồi. Chàng chỉ cần suy nghĩ kỹ lại xem những điều mình ước đoán có đúng không. Nhưng chàng đã đoán trúng. Chàng vui mừng lộ ra nét mặt, không nghĩ ngợi gì vì trong óc chàng đã có một kế hoạch hành động hẳn hoi. Buổi chiều hôm đó, ông giáo Hy cũng yên trí vào lớp dạy học với một kế hoạch hành động. Việc thứ nhất là ông bắt Kỳ Phát quỳ ở một góc lớp với một chiếc biển treo lủng lẳng trước ngực, trên đề mấy chữ: “Je suis un voleur”, rồi ông ra lệnh cho tất cả học trò từ nay không ai được bén mảng vào lớp nữa. Tuy bị hình phạt một cách đê nhục như vậy, Kỳ Phát cũng không để ý gì mấy, bởi lẽ trong óc chàng đương bận nghĩ ngợi, đắn đo thử xem những điều dự đoán của mình có thể sai nhầm được không. Nhưng chàng đã nghĩ kỹ lắm mà không hề thấy có chỗ sơ sót nào, nên bỗng sung sướng và mỉm cười! Cái mỉm cười ấy, cũng không thoát khỏi cặp mắt rình mò của ông giáo Hy. Và thấy thế, ông cau mặt tức tối lắm rồi quả quyết lẩm bẩm: - À, mày cười, mày tưởng tao không có cách gì bắt quả tang mày được hay sao, trứng lại đòi khôn hơn vịt à? Và bởi thế, trong lúc Kỳ Phát quỳ mà ngẫm nghĩ xem mình nên hành động như thế nào cho tới kết quả thì ông giáo Hy cũng đi đi lại nghĩ phương pháp điều tra bắt thủ phạm của mình! Một lát sau, tới giờ ra chơi, ông giáo Hy bảo tất cả học trò rằng: - Từ hôm nay, dù giữ Cahier de Roulement nữa, tôi cũng không cho phép một người nào được vào trong lớp trong giờ nghỉ. Ai mà không tuân lệnh sẽ bị phạt nặng! Nhưng sau khi nói thế, ông gọi một ông giáo lớp bên cạnh vừa đi ngang qua đó mà bảo rằng: - Bác Huỳnh, bác làm ơn trông hộ học trò tôi ở sân, tôi vãng qua nhà lấy cái này một tý rồi lại sang ngay. Rồi ngoảnh lại Kỳ Phát, ông quát: - Còn mày thì cho ra sân chơi một tý rồi lát nữa lại vào quỳ! Kỳ Phát sung sướng đứng dậy, ra sân chạy quanh mấy vòng cho đỡ cuồng chân, vì quỳ luôn mấy giờ đồng hồ, chàng thấy hai đầu gối tê buốt như dần. Kỳ Phát để ý xem kỹ, thấy suốt mấy dãy lớp, không có một ai qua lại, bọn các ông già chia ra kẻ thì đi lại trong sân để coi sóc học trò, người thì đứng xúm lại bàn uống nước, vừa hút thuốc, vừa nói chuyện. Kỳ Phát thấy không một ai để ý đến mình thì yên dạ, len lén ra phía sau trường, vòng đến chỗ lớp mình, rồi nhanh nhẹn nhẩy qua cửa sổ vào lớp. Không ngần ngại gì cả, chàng lập tức đến ngay bàn Sáu, một người bạn học mình, ngồi ở cuối bàn thứ ba. Chàng vội vàng lục chiếc cặp của Sáu, rồi tỏ vẻ thất vọng, xếp trả vào ngăn bàn, sau đó lại sang chỗ ngồi của Thái, ngồi ở đầu bàn nhì. Lần này, sau khi xem kỹ lưỡng hơn, và để ý cúi sát xuống mặt ghế, nhòm vào trong ngăn, Kỳ Phát hình như cũng vẫn chưa tìm thấy cái mình định tìm nên lắc đầu mà thở dài. Liếc nhìn ra sân, Kỳ Phát thấy bọn học trò vẫn vui chơi, và mấy thầy giáo vẫn ung dung chắp tay sau lưng đi đi lại lại, thì cũng yên bụng, lại đến chỗ ngồi của Sâm và lần này cũng lại cúi lục cặp như hai lần trước. Và lần này nữa, chàng lại lắc đầu, xếp trả cặp sách vào mà đứng dậy. Song bỗng Kỳ Phát thoáng trông thấy cái gì ở trên mặt bàn, chàng sung sướng lộ ra nét mặt, lập tức cúi xuống xem xét rồi lại lấy trong đám sách ra một mảnh giấy thấm mà lau đi lau lại mặt bàn. Sau khi lật chiếc giấy thấm lên xem. Kỳ Phát thở mạnh vui vẻ reo lên rằng: - Đúng rồi, không còn nghi ngờ gì nữa! Nhưng cũng ngay lúc này, một tiếng reo khác tiếp liền, to hơn và già dặn hơn: - Đúng rồi, không còn nghi ngờ gì nữa! Thực là chẳng khác nào một tiếng vang vậy. Tiếng vang ấy lại nói thêm: - Mày tưởng khôn hơn tao hẳn, con ơi! Kỳ Phát sợ hãi nhìn lại, thấy thầy giáo Hy lúc này đương vui vẻ chống tay vào bậc cửa sổ mà nhẩy vào. Hăm hở, thầy tóm lấy gáy Phát, du một cái cho ngã xuống đất rồi xách một cánh tay ra đến cửa lớp, trông chẳng khác gì anh hàng thịt chó lôi xềnh xệch con vật khốn nạn rong đường. Rồi vẫy tay gọi bọn học trò chơi gần đấy, cùng những bạn đồng nghiệp của mình đến mà dõng dạc chỉ Kỳ Phát mà nói với mọi người rằng: - Này, lại mà xem, thằng ăn cắp bị tôi bắt quả tang… Nó cũng ranh lắm, lúc tôi vờ có việc qua nhà, thì nó chưa vào lớp ngay, hãy vờ chạy chơi ngoài sân một vòng đã. Nhưng tôi còn hơn nó nhiều, tôi vẫn nấp rình ở phía ngoài, đợi cho cu cậu lẻn ra phía sân sau, nhẩy qua cửa sổ mà vào lớp, tôi mới lẻn trở vào rồi theo đến cạnh cửa, đứng đợi ở ngoài xem cu cậu làm những trò gì! Quả nhiên nó không ngờ gì hết, lục hết ngăn này đến ngăn khác, ý hắn để xem trong có để tiền, hoặc có sách thì ăn cắp… Nhìn mọi người khắp lượt như để khoe khoang cái tài trinh thám của mình, ông giáo Hy tiếp: - Từ hôm tôi mất chiếc đồng hồ, tôi đoán chắc thế nào thấy ngon quen mùi, nó còn ăn cắp nhiều thứ khác, nên để ý rình, quả nhiên không sai, hôm nay bắt được quả tang, hẳn nó không còn chối cãi vào đâu được nữa! Rồi chấm hết cho cuộc diễn thuyết bất thường này, ông giáo Hy thuận tay, tát cho Kỳ Phát một cái rất mạnh, ngã chúi xuống đất. Đến lúc học trò vào lớp thì sau khi nghĩ ngợi kỹ lưỡng, ông giáo Hy gọi Kỳ Phát lên trước mặt mà bảo rằng: - Bây giờ ta hỏi mày một lần cuối cùng, mày ăn cắp chiếc đồng hồ, đem giấu đâu, hay bán đắt, bán rẻ cho ai thì lập tức nói ngay, như vậy thì ta mới có thể tha tội cho mày, nếu không thì mày sẽ chết đòn! Kỳ Phát lặng im, nhìn ông giáo, không nói, vì chàng biết, dù mình nói ra bây giờ không đủ chứng cớ để gỡ tội cũng là vô ích mà thôi! Kỳ Phát lặng im thế làm cho ông giáo Hy không chịu được nữa, hăm hở đứng dậy, tiến đến trước mặt Kỳ Phát, cười nhạt mà nói rằng: - À, được rồi, mày định gan với ta có phải không? Nhưng ta bảo cho mày biết, ta đã trừng trị được những đứa bướng bỉnh gan dạ gấp mười mày! Lặng yên một lúc, ông thay giọng, điềm tĩnh hẳn lại, gật gù mà bảo một cách nhẹ nhàng rằng: - Thôi cũng được, nhẹ không ưa, ưa nặng, vậy từ buổi sáng mai trở đi, mỗi khi vào lớp học, học trò ngồi yên đâu đấy, là lập tức anh lên nằm ở trên bục kia, để chịu mười roi đòn. Buổi học nào cũng thế, thử xem anh gan hay tôi gan? Buổi tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Kỳ Phát một mình đến nhà Sâm. Sâm là con cụ chánh Bá, một người vào bực nhất, nhì trong phủ. Thấy Kỳ Phát thấp thoáng đằng xa, Sâm lúc ấy đương đứng chơi ngoài cổng, định lảng chạy vào trong nhà, nhưng Kỳ Phát đã lên tiếng gọi: - Anh Sâm ơi! Tôi biết rõ chuyện rồi! Sâm nghe thấy Kỳ Phát nói thế càng lộ vẻ luống cuống, đành đứng im mà đợi. Kỳ Phát đã đến nơi, thấy mặt Sâm xám ngắt, ngơ ngác nhìn mình thì bất giác thương hại, vỗ vai mà bảo rằng: - Tôi hiểu rõ chuyện, tôi biết không phải anh định lấy cắp đồng hồ, chỉ vì tính tò mò mà bất đắc dĩ phải giữ lại như vậy. Và sau anh không dám trả nữa… Nhưng anh không nên để tôi phải đòn oan như vậy! Sâm như hối hận, rơm rớm nước mắt nói rằng: - Tôi không ngờ anh lại hiểu rõ chuyện như vậy. Chỉ vì tôi rút rát quá thành ra để anh mang tiếng oan… Mấy hôm nay tôi khổ lắm… Kỳ Phát hỏi: - Nhưng bây giờ đồng hồ đâu rồi, vẫn còn hỏng phải không? Sâm đưa Kỳ Phát vào trong nhà, lấy đồng hồ trao cho rồi lo lắng nói: - Nhưng anh trả cách nào để cho thầy giáo khỏi biết! Kỳ Phát mỉm cười: - Sáng mai tôi chỉ việc kiếm cách bỏ vào túi áo ba-đờ-suy trả thầy, rồi khi thầy hỏi, không ai nhận thì thôi chứ gì? Sâm đưa Kỳ Phát ra cửa, sực nhớ, hỏi rằng: - À, nhưng vì ai nói mà anh biết được việc này. Kỳ Phát lắc đầu: - Không, có ai biết mà nói được! Để tôi cắt nghĩa cho anh nghe, chỉ nhờ có chỗ 8 giờ kém 5 mà tôi tìm được ra người đã lấy, nói trót cầm thì đúng hơn, chiếc đồng hồ của thầy giáo Hy. Thấy Sâm ngạc nhiên không hiểu, Kỳ Phát tiếp: - Anh nên để ý một điều là: thầy giáo Hy sáng hôm ấy đến trường lúc 7 giờ 15. Vì thầy cần lên Hà Nội nên lấy đồng hồ lại, để chậm 15 phút vì lẽ đồng hồ thầy chạy nhanh, như vậy thì lên đến Hà Nội, đồng hồ sẽ vừa đúng. Vậy mà lúc vào học, thầy lấy đồng hồ xem, thấy đồng hồ chết và kim chỉ 8 giờ kém 5. Anh hãy nghĩ mà coi, đồng hồ của thầy giáo tuy nhanh nhưng có phải trong khoảng non một giờ đồng hồ “từ 7 giờ đến 8 giờ” đồng hồ có thể chạy nhanh lên được tới trên 15 phút không? Thực là vô lý. Như vậy, ta có thể biết chắc rằng trước khi thầy giáo vào lớp học, áo ba-đờ-suy còn treo ở trên mắc, thì đã có người lên lấy đồng hồ ra, vặn lại rồi. Tôi đoán hẳn phải có một anh bạn nào tính tò mò, nhân vào sớm giờ thấy áo thầy giáo treo trên mắc, biết trong đó có đồng hồ nên tinh nghịch lén lấy ra mở, xem máy, vặn đi vặn lại và bởi vậy làm cho đồng hồ hỏng máy không chạy nữa! Rồi đến giờ vào học, anh chàng ấy mới vội vàng bỏ đồng hồ vào túi trả thầy, tưởng rằng thầy sẽ không để ý đến, ngờ đâu, vừa vào lớp, thầy đã giở đồng hồ ra rồi. Và cũng bởi thế anh chàng kia sợ hãi, chờ cho đến giờ chơi, lại lẻn vào lớp, định lấy đồng hồ mở máy ra chữa. Song loay hoay chưa kịp lắp vào trả, vả lại đồng hồ cũng chưa chạy, anh chàng kia chợt thấy tôi ở ngoài vào (mãi về sau tôi mới nhớ lúc ra chơi tôi có bỏ lớp ra ngoài mất một lúc) không giấu đi đâu kịp, vội vàng bỏ đồng hồ vào túi và chạy ra khỏi lớp. Anh chàng này, không định lấy đồng hồ vậy mà thành ra ăn cắp bất đắc dĩ… Sâm chú ý nghe Kỳ Phát, tỏ vẻ kính phục mà nói rằng: - Anh kể việc đã xẩy ra đúng như hệt chính mắt anh trông thấy vậy. Tôi đã hiểu từ chỗ 8 giờ kém 5 mà anh luận ra có kẻ nghịch đồng hồ trước khi vào học, nhưng tôi cũng chưa biết vì đâu mà anh biết tôi chính là thủ phạm? Kỳ Phát gật đầu: - Khi đã biết thế, tôi chỉ còn nhớ ra xem trong lớp thường có những bạn nào hay đến trường sớm và hay cất sách trước vào lớp để ra sân chơi. Tôi thấy có ba, bốn anh nhưng để ý tìm tòi, không thấy cặp ai có dấu gì khả nghi cả, (vì tôi đoán có lẽ anh chàng ăn cắp bất đắc dĩ ấy không dám mang đồng hồ ra khỏi lớp ngay). Khi tìm đến chỗ anh ngồi thì tình cờ tôi thấy trên mặt bàn có vết dầu máy, khi tôi lấy giấy thấm lên lau thì vết dầu lại càng rõ rệt. Như vậy thì chắc chắn anh đã tháo máy đồng hồ để lên bàn rồi còn gì nữa. Sâm ngắt lời hỏi: - Có phải chính lúc anh đương vào lục xét ấy, thì thầy giáo rình, nhẩy vào, bắt gặp? Kỳ Phát buồn rầu, gật đầu: - Chính thế, thầy vào, bắt được tôi đương lục sách, như vậy thì tôi dù có muốn chối cãi cũng không được nữa. Vả lại, tôi đã biết anh bất đắc dĩ mà làm việc ấy, anh xưa nay vốn là một người học trò chăm chỉ và ngoan ngoãn, tôi vẫn mến, tôi tự nhiên không muốn nói rõ việc ra đợi đến tối nay, lại anh, nói chuyện cho anh nghe và bàn cách xử trí. Kỳ Phát thuật câu chuyện này, đến đây thì lặng thinh, không nói nữa. Tôi hỏi: - Nhưng kết quả việc này ra sao? Kỳ Phát đăm đăm cặp mắt như nhìn về khoảng xa xôi, lâu lâu mới nói: - Kết quả thì buồn cho tôi lắm, anh ạ! Sáng hôm sau, dù tôi đã lén bỏ được chiếc đồng hồ vào túi thầy giáo Hy mà không một ai biết rồi, lúc thầy tìm thấy, thầy cũng sung sướng như một nhà trinh thám đã tra ra án mạng, giơ cao chiếc đồng hồ lên mà bảo học trò rằng: - Đó, các anh xem, chiếc đồng hồ bây giờ đã lại tự nhiên bay vào túi tôi rồi. Và giữa lúc bọn học trò đương ngơ ngác, thầy vẫy tôi lên trước bàn, nghiêm sắc mặt mà bảo: - Ta biết ngay mà, anh chắc không bao giờ gan được bằng ta. Nhưng sự thực, ta cũng không ngờ rằng mới có một trận đòn và ra lệnh mới ấy, mà sáng nay chiếc đồng hồ đã lòi ra rồi! Nhìn tôi không chớp, thầy giáo Hy lại tiếp: - Anh đã biết sợ, thì tôi cũng rộng lượng mà tha thứ cho anh, vậy anh hãy nằm xuống kia, tôi đánh cho anh mười roi nữa thôi, còn từ chiều thì tha cho hẳn! Và thầy giáo Hy làm đúng theo như lời nói. Tôi lặng lẽ nằm xuống bục, chịu mười roi quắn đít, song trận đòn ấy, tôi sung sướng mà chịu, chứ không oán hận gì ai! P H Ạ M C A O C Ủ N G BẮT MA Hồi còn là học trò trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, Kỳ Phát đã tỏ ra cho bạn hữu biết tài trinh thám của anh ta. Mà trong các việc anh ta khám phá được ra, việc sau này là một, Phát không phải tra xét khó khăn, anh chỉ lấy trí suy đoán rất sắc sảo và rất nhanh mà cắt nghĩa nhưng điều thoạt nghe tưởng là lạ lùng lắm. Chiều hôm ấy, một buổi chiều thứ bẩy, học trò lưu trú “Bách nghệ” theo thường lệ được ra ngoài chơi. Phát bảo tôi rằng: - Chốc nữa chúng ta ra xem ma ném ở nhà ông Sinh! Ông Sinh là người giữ chức coi kho ở trường Kỹ nghệ, nhà ông chỉ cách trường chừng 20 thước. Kỳ Phát, tôi, và sáu, bẩy người bạn học nữa, vừa ở trường ra là kéo đến nhà ông Sinh ngay. Chúng tôi vừa bước vào khỏi cổng, qua một chiếc sân cỏ mọc đầy, thì đã nghe thấy tiếng ông Sinh nói to: - Ấy, nó ném đấy! Chúng tôi ùa chạy vào. Ông Sinh đương ngồi nói chuyện cùng ông Hòa, một giáo sư chuyên môn ở trường, cầm một viên đá to bằng quả ổi lớn, trao cho chúng tôi mà bảo rằng: - Các cậu tính thế có lạ không. Tôi và ông Hòa đương ngồi nói chuyện ngay lúc các cậu ở cổng bước vào, thì nó ném hòn đá này chạm vào trần nhà rơi xuống mặt bàn. Tôi để ý viên đá thấy nó cũng chỉ là viên đá xanh thường, không có gì lạ cả. Tôi hỏi ông Sinh: - Ông cho là ma ném? Ông Hòa cười mà rằng: - Ma nào, làm gì có ma cơ chứ! Ông Sinh cũng gật đầu mà rằng: - Tôi cũng ngờ là người, nhưng ai ném? Tôi hỏi: - Thưa, thế nó đã ném mấy hôm nay rồi? - Đã đến bẩy, tám hôm rồi, ngày nào nó cũng cứ chập tối cho đến khoảng 11 giờ đêm là nó ném, thỉnh thoảng lại một hòn, mà viên đá nào cũng cứ chạm vào trần nhà rồi lại rơi xuống đất. Kỳ Phát chỉ sang gian bên cạnh, chỉ ngăn bằng một bức phên liếp, cao chừng hai thước, nghĩa là còn cách trần nhà năm sáu mươi phân, mà hỏi ông Sinh rằng: - Gian bên này ai ở mà nó có ném không? Ông Sinh gật đầu: - Gian bên ấy ông Thuần ở, nó cũng ném y như là ở bên này. Kỳ Phát không hỏi gì nữa, chàng đi đi lại lại trong phòng ra dáng suy nghĩ rồi để ý nhìn quanh. Kỳ Phát lại bước ra ngoài sân đi vòng sang nhà ông Thuần ở. Mấy phút sau, chàng đã trở vào, kéo áo tôi bảo chào mà về. Ra tới ngoài, tôi sốt ruột hỏi Kỳ Phát: - Anh nghĩ thế nào, ma ném, hay người ném? - Làm gì có ma. Tất nhiên phải là người! Tôi bẻ: - Theo phép trinh thám thì bất cứ một điều gì, mình kết luận thì cũng phải viện chứng cớ; vậy anh bảo là người ném, nhưng lấy lý gì mà nói thế? Kỳ Phát cười: - Anh không nghe thấy ông Sinh nói hay sao? Cứ đến khoảng 11 giờ là nó không ném nữa. Tại sao lại 11 giờ? Nghĩa là 11 giờ, lúc nó phải đi ngủ, không thức mà ném mãi được. Anh có thấy ma phải ngủ bao giờ không? Tôi gật gù cho lời Kỳ Phát nói là có lý. - Vậy anh bảo ai ném? Kỳ Phát không trả lời, giơ cho tôi xem một mảnh giấy con rồi bảo rằng: - Anh trông đây nhé, A là cổng vào, chung quanh là giậu sắt. Nhà ông Sinh và nhà ông Thuần thì cửa ngõ đều giống nhau như hệt. C là cửa ra vào, còn B là chiếc cửa sổ song sắt, cách mặt đất chừng một thước rưỡi. Tôi nói: - Tôi chắc là không thể nào ở ngoài ném vào được, vì không có chỗ nấp. Kỳ Phát lắc đầu: - Anh nhầm, chung quanh nhà, có nhiều cây to, anh không để ý về bên tay phải có một cây đa cổ thụ và chiếc miếu con thờ thần linh ư? Tôi gật đầu mà nói rằng: - Ừ, có thể ném ở ngoài vào được nhỉ! Phát lắc đầu: - Nhưng không thể ném được, anh ạ! - Sao lại thế, anh nói lẩn quẩn đến hay. - Vì rằng không thể ném được. - Thế anh bảo ai ném? Người ở trong nhà ném ư? Kỳ Phát lắc đầu, vỗ vai bảo tôi rằng: - Bây giờ dẫu tôi có cắt nghĩa thì anh cũng chẳng tin, vậy để bắt chính thủ phạm đã. - Bao giờ anh bắt? - Tối mai! - Anh định bắt cách nào? Kỳ Phát cả cười: - Thôi chúng ta về trường, bây giờ đã là ngày mai đâu? Chiều hôm sau, Kỳ Phát và tôi lại ra ngoài đi chơi. Nhớ lời hẹn hôm trước, tôi hỏi Kỳ Phát: - Thế nào, anh hẹn tối nay đi bắt ma kia mà? Phát vén tay áo, nhìn đồng hồ, lúc đó mới ngót bẩy giờ rồi cười mà bảo tôi rằng: - Bây giờ còn sớm quá, chưa đến giờ “hoàng đạo” nhưng có một điều, nếu anh còn chơi với tôi thì phải nhớ kỹ: Kỳ Phát đã hứa cái gì thì bao giờ cũng làm. Tôi cười mà bảo: - Không, có phải tôi ngờ anh nói cuội đâu, nhưng tôi sốt ruột lắm! - Thế để tôi nói một vài điều cho anh đỡ “nóng lọ” nhé! Tôi bảo người ở ngoài không thể ném được, anh có hiểu tại sao không? Tôi lắc đầu, Kỳ Phát nói tiếp: - Người ngoài không ném được vì theo lời ông Sinh nói: viên đá bao giờ cũng chạm vào trần nhà rồi mới rơi xuống… - Thế nghĩa là? - Nghĩa là, vì cửa sổ thấp, chỉ cách mặt đất chừng 80 phân tây thôi, như vậy, muốn ném qua cửa sổ cho viên đá chạm vào được trần nhà, thì ít ra cũng phải nấp ngay ở cạnh cửa thì mới ném được. Tôi hoảng nhiên nghĩ ra: - Mà nó không thể ẩn núp được, vì người ở trong nhà có thể biết ngay, vả lại tối qua, lúc chúng ta ở cổng đi vào, có viên đá ném vào nhà ông Sinh, nếu có người nấp, chúng ta đã trông thấy rồi. Kỳ Phát gật đầu: - Anh luận lý khá đấy, nhưng ý anh xét đoán thì thủ phạm là ai? - Tôi chắc chỉ ông Thuần hay người nhà ông Thuần. - Anh nói thế là vì lẽ gì, biết đâu lại chẳng chính bên nhà ông Sinh ném? Tôi hoài nghi gật gù: - Ừ nhỉ, mà biết đâu lại chẳng chính ông Sinh ném? Nhưng Kỳ Phát đã kéo tay tôi mà bảo: - Thôi muộn rồi, chúng ta về nhà ông Sinh rồi câu chuyện này, lát nữa sẽ bàn nốt. Chúng tôi trở về nhà ông Sinh, Kỳ Phát bước vào, hỏi: - Thưa ông, từ nẫy đến giờ, ma nó đã ném hay chưa? Ông Sinh chỉ năm, sáu viên đá để trên bàn mà bảo chúng tôi: - Đó, các cậu xem, nó ném đến ngót chục viên rồi! Kỳ Phát kéo tôi bước ra ngoài, nhưng còn ngoái cổ lại cười bảo ông Sinh: - Nó ném mãi thì rồi cũng phải mỏi tay, tôi chắc nó thôi không còn ném nữa! Kỳ Phát lại cùng tôi bước sang nhà ông Thuần. Lúc đó, ông Thuần đi vắng, chỉ có bà vợ và người con rể ở nhà thôi. Anh con rể niềm nở mời chúng tôi vào, bắt tay rồi mời chúng tôi uống nước. Kỳ Phát hỏi: - Ở bên này cũng bị nó ném như nhà ông Sinh ư? Anh con rể gật đầu mà rằng: - Vâng, nó vẫn ném như thường. Ấy, đá nó ném, nhiều quá, tôi còn nhặt chất đống bỏ kia! Kỳ Phát quay ra xem đống đá, rồi nhặt mấy viên lên tay nhìn. Chàng bỗng tiến đến thẳng trước mặt chàng kia, khoanh tay mà hỏi rằng: - Nhưng bác thì có tin thực là có ma ném hay không? Chàng kia mỉm cười, lắc đầu: - Tôi không tin ma quỷ, chắc phải có người nào ném. Phát gật đầu: - Tôi cũng chắc có người ném, vì ném thì có khó gì, ví dụ như bác ở bên này, muốn ném sang bên kia thì chỉ việc ra nhìn ở lỗ hổng chỗ liếp, xem có ai rình mình không, rồi cứ ném thẳng lên, qua chỗ liếp, chạm sang trần nhà bên kia là rơi xuống. Rồi Kỳ Phát bỗng giơ lên trước mặt anh chàng kia một viên đá đỏ, nhìn thẳng vào mặt chàng mà bảo: - Như cái viên đá này vừa mới ném xong, có nhiều phẩm đỏ, chắc tay cũng phải có dây phẩm đỏ… Vừa nói, Kỳ Phát vừa nắm chặt lấy tay chàng kia, giơ lên mà nói dằn từng tiếng: - Thì tay nó đây, phẩm đỏ đây mà. Tôi để ý nhìn, thì quả nhiên tay chàng kia có dây phẩm đỏ thực. Chàng kia đờ người ra, hết đường chối cãi. Kỳ Phát nắm chặt lấy vai hắn, lay mạnh mà gắt gỏng: - Hôm nay thì thôi đi nhé, anh hãy liệu hồn đấy, ông Sinh đã trình Sở Mật thám, anh mà bị bắt thì ngồi tù. Thế là từ hôm đó, con ma thôi không ném nữa. Đêm hôm ấy dầu chuông ngủ đã đánh mà tôi vẫn nhất định chưa chịu đi ngủ, cằn nhằn bảo Kỳ Phát rằng: - Anh luận lý ra thế nào mà biết rằng con rể ông Thuần là thủ phạm vụ ma ném này? Kỳ Phát đã kéo chăn đến cổ, lim dim con mắt, thấy tôi hỏi thì cau có gắt: - Anh có yên cho tôi ngủ không? Hỏi gì hãy để đến ngày mai! Tôi nhất định vẫn chưa chịu: - Anh mà không nói thì tôi nhất định không để anh ngủ yên, anh muốn trốn đằng nào cũng không thoát. - Anh thực là ác, trời đánh còn tránh bữa… ngủ mà anh thì không, về sau thì đừng oán trách gì trời. Rồi chàng kéo chăn lên tận mũi mà hỏi tôi rằng: - Nào, ông bố trẻ, ông muốn hỏi lục vấn con gì thì ông hỏi đi? - Tôi muốn biết tại sao anh lại đoán hắn là thủ phạm? - Anh hiểu rõ rằng chỉ có người trong nhà mới ném được thôi chứ? - Đã, nhưng ai ném? - Ở trong nhà thì chỉ, hoặc ông Sinh ném sang nhà ông Thuần, hay là ông Thuần ném sang nhà ông Sinh mà thôi. Ông Sinh thì không thể ném được, nghĩa là chỉ có ông Thuần mà thôi! Tôi vẫn chưa hiểu: - Tại sao ông Sinh không ném được? Phát tung chăn ngồi dậy: - Sao anh ngốc thế, chiều thứ bẩy, khi chúng ta vào, thì ông Hòa đương nói chuyện với ông Sinh, anh liệu ông Sinh lúc ấy có tài thánh cũng không thể ném sang nhà ông Thuần mà ông Hòa không trông thấy. Tôi ngẫm nghĩ gật đầu, giây lâu mới hỏi Kỳ Phát: - Nhưng người con rể ông Thuần làm giả ra ma mà ném như vậy có được ích lợi gì không? - Sao lại không, nhưng điều này thì tôi không được biết rõ. Một là bên ông Thuần muốn ở một mình cả hai gian, vì nhà ấy, trường cho ở nhờ không mất tiền thuê, hai là trước kia vợ ông Thuần có bảo ông Sinh chung tiền sửa sang chiếc miếu ở sau nhà mà ông Sinh không thuận, anh chàng rể thấy vậy muốn làm đẹp lòng bà nhạc, nên bầy ra kế ấy. Thôi nhé, anh tra khảo tôi xong rồi, vậy để cho tôi đi ngủ. Kỳ Phát nói xong, thò tay kéo chăn lên khỏi đầu. Tôi vội hỏi một câu: - Kỳ Phát, nhưng anh làm thế nào mà lại bỏ được viên đá đó vào đống đá ở nhà ông Thuần? Kỳ Phát cười khúc khích trong chăn: - Tôi đã bảo anh là ngốc mà, việc gì tôi phải bỏ viên đá sang nhà ông Thuần? - Thế sao tay hắn có phẩm đỏ rõ ràng? - Có gì là lạ cái ấy, tay tôi có phẩm, bắt tay hắn thì phẩm dây sang tay hắn, nguyên có tật giật mình, khi bị tôi kể rõ ràng cách hành động của hắn, thì hắn hoảng hốt mà không kịp suy nghĩ kỹ, chứ thực ra tôi có chứng cớ gì đâu? Tôi lại hỏi Kỳ Phát: - Này Phát, những cái anh đoán, lúc giảng ra thì sao dễ dàng thế, mà tôi thì không đoán ra được ngay từ trước? Kỳ Phát bị tôi ám mãi, kéo chăn lên quá đầu rồi lẩm bẩm: - Tại anh là thằng ngốc, hiểu chưa? Tôi mỉm cười không giận, vì tự hiểu: - Nếu tôi cũng hiểu biết như Kỳ Phát thì tôi đã chẳng là tôi. Nhưng kể ra không có tài như Kỳ Phát cũng ức. Mặc dầu, trong những cuộc tình duyên thì chưa chắc chàng đã vượt khác người thường; sau này, ra ngoài, mà cô ả Quý ở phố Tám Gian làm cho anh chàng trinh thám trẻ tuổi của tôi say mê, say mệt. Tôi đã bảo vào mặt Kỳ Phát: - Tôi sẽ có dịp công bố cuộc tình duyên lạ lùng bí mật của anh chàng tóc điểm hoa râm cùng cô nước da ngăm ngăm đen nhưng cái miệng thì tươi, mà cặp mắt thì mơ màng, đẹp tuyệt. Kỳ Phát đã giữ lời hứa, tôi chẳng lẽ lại chẳng biết giữ lời hứa hay sao? P H Ạ M C A O C Ủ N G NGƯỜI ĐÀN BÀ QUÀNG KHĂN VUÔNG CHƯƠNG 1 MỘT BỨC THƯ LẠ Tôi đương mê mải viết bài, vì nhà in giục, thì Kỳ Phát ung dung nằm dài trên chiếc ghế bố, hút thuốc lá. Hắn lặng lẽ nhìn theo khói thuốc, không nói một lời; đó là cái lệ thường mà chúng tôi, chẳng cứ ai đến nhà ai, hễ thấy bạn đương vội làm việc gì thì mình cứ điềm nhiên kéo ghế ngồi, lấy thuốc hút, giở sách xem, coi như không có bạn ở đó nữa… và nếu ngồi đã chán mà bạn còn bận thì mình có thể đứng dậy ra về, không cần chào hỏi một nhời. Kỳ Phát ngồi như vậy đã hơn nửa giờ rồi, mà tôi cũng đã viết được ba trang giấy. Bỗng có tiếng gõ cửa, tôi ngẩng đầu lên thì Kỳ Phát đã đứng dậy, ra mở cửa, và một lát sau, trở vào với một tập thư. Tôi vẫn cúi viết, bảo Phát: - Anh liệu bóc giúp hộ xem, nếu không có thư nào cần thì cứ bỏ vào ngăn kéo giúp, tôi đương làm vội một chút! Phát gật đầu, để điếu thuốc lá xuống cạnh bàn, rồi soạn thư. Xem sơ mấy chỗ đề ở ngoài phong bì rồi chẳng muốn để tôi phải sốt ruột, Phát bảo: - Của anh hôm nay, ít lắm, chỉ có năm cái thư thôi, một cái thư của bọn em nhỏ ở Nam Định, hai cái của độc giả Nam Kỳ, còn một cái báo hỉ. Tôi hôm nay lại ít hơn nữa, chỉ có một cái thư, mà lại thư lạ, ngoài không có đề tên người gửi. Nghe Kỳ Phát nói, chẳng biết có phải linh tính báo cho tôi biết trước không, mà sao tôi đoán ngay rằng bức thư ấy tất nhiên thế nào cũng đưa lại cho Kỳ Phát một việc ly kỳ bí mật gì. Tôi đoán như vậy, có lẽ một phần chỉ vì thường nhật, Kỳ Phát vẫn để địa chỉ ở tôi, thư từ thường nói chuyện suông, tôi nhận thấy rất hiếm, chỉ có những thư đến hỏi han về mọi việc, hoặc đôi khi thì mời đến điều tra khám phá một vụ gì. Nhiều việc, Kỳ Phát cho là nhỏ mọn, chỉ ngồi bàn với tôi, giống hệt như người ngồi đánh cờ tướng, sau khi luận lý ra rồi thì Kỳ Phát bảo tôi viết thư dặn bảo cách thức người nhờ việc cứ theo đó mà làm, tự nhiên manh mối sẽ ra. Mấy hôm trước đây, người phát thư đưa đến, ngoài thư của tôi ra, Kỳ Phát chỉ nhận được báo chí, hoặc sách gửi mua được ở Pháp, Hồng Kông. Bởi vậy, đột nhiên hôm nay, Kỳ Phát nhận được thư, chiếc thư lạ, không đề người gửi thì tôi ngờ ngay thư đó sẽ đưa lại một vụ án ly kỳ… Viết vội cho hết trang, tôi giao cho người nhà in đứng chờ lấy rồi vui vẻ đứng dậy, rót nước và bảo Kỳ Phát rằng: - Viết thế là đủ một khuôn in rồi, bây giờ hãy lại chơi cho đến chiều đã! Kỳ Phát lúc này đương cầm chiếc phong bì trên tay mà ngắm nghía. Đó là một chiếc phong bì kiểu rất dài, hẹp bề ngang, mầu vàng nhạt, có vân mờ, thứ giấy sang… Tôi mỉm cười mà bảo Kỳ Phát: - Thôi, lại thư của một cô nào cảm tài trinh thám của anh gửi thư đến xin ảnh chứ gì? Thử ngửi xem có mùi nước hoa thơm phức không nào? Kỳ Phát cũng cười, lắc đầu: - Anh thỉnh thoảng còn được cái hân hạnh ấy, chứ tôi thì mong gì… Mặc dầu, Kỳ Phát cũng theo lời tôi mà cầm chiếc phong bì lên trước mũi. Gật gù như suy nghĩ, Kỳ Phát chăm chú nhìn lại chữ viết đề trên phong bì rồi lẩm bẩm: - Lạ thực! Lạ thực! Tôi lặng yên, không nói gì, đợi xem Kỳ Phát đọc thư. Thì quả nhiên, mới đọc qua một lượt, Kỳ Phát đã để thư xuống bàn, đứng dậy, mà bảo tôi rằng: - Lạ thực! Cứ trông lối chữ viết trên phong bì thì rõ chữ đàn bà mà sao chữ viết trong thư giống hệt đàn ông… Tôi nói: - Có gì là lạ, nghĩa là ngoài phong bì một người đề, mà lòng thư một người viết! Kỳ Phát lắc đầu: - Như anh nghĩ thì không có gì lạ thực, song tôi ngạc nhiên vì thấy trong thư, chữ tuy cứng cỏi đàn ông mà nhận kỹ thì vẫn là chữ đàn bà, cùng một lối với chữ viết ngoài phong bì. Nghĩa là phải một người có con mắt nhận xét rất tỉ mỉ mới biết được thế chứ người thường tôi cam đoan ít ai thấy được. Ngừng lại một lát, Kỳ Phát lại tiếp: - Mà lạ hơn nữa là cứ như điều nói trong thư, không có gì phải cần để tâm thay đổi chữ đi như vậy… Tôi hỏi: - Trong thư người ta viết những gì? Kỳ Phát cầm lá thư đưa cho tôi mà nói rằng: - Anh xem đi, vắn tắt lắm, chỉ có mấy dòng thôi! Tôi cầm lấy lá thư, đọc thấy trong viết: “Ông Kỳ Phát Hà Nội Tôi rất lấy làm hân hạnh nghe danh ông từ lâu, nhưng nay mới có dịp gặp mặt. Vậy đúng 6 giờ sáng mai, xin ông vui lòng lên tìm tôi ở ga Lao Cai. Tôi sẽ đợi ông ở đó, muốn cho nhận nhau được dễ dàng, tôi sẽ quàng chiếc khăn mầu xanh bể, có gạch vuông, còn ông thì xin gói hai quyển tự vị Larousse vào trong một tờ giấy báo, ngoài buộc chỉ dây gai đỏ và cam ở tay. Tại sao lại có những lời dặn tỉ mỉ và lạ lùng này, khi gặp gỡ, tôi sẽ nói để ông rõ và nói luôn câu chuyện tại sao chúng ta lại cần gặp nhau. Xin ông theo đúng lời dặn cho. Tái bút: Xin ông để ý cẩn thận, vì một lẽ chưa thể nói ra ngay đây được, chúng ta phải đề phòng. Mong ông nhớ cho một điều: nếu thấy tôi rồi mà tôi chưa nói gì với ông hết thì ông cũng thản nhiên, chớ có ra vẻ biết tôi, vì quanh chúng ta, còn có nhiêu kẻ rình mò… Ký tên (không rõ)” Tôi đọc đi, đọc lại bức thư lạ này tới ba lần, rồi sau khi xem kỹ nét viết đề ngoài phong bì, bảo Kỳ Phát rằng: - Ừ, lạ thực, chữ viết ngoài thì mềm đẹp, rõ là con gái, mà ở trong thì cứng cáp, mạnh mẽ rõ chữ đàn ông, trừ anh ra tôi chắc không có ai nhận thấy hai thứ chữ cùng là của một người. Kỳ Phát gật đầu: - Nếu cứ theo phương pháp đoán tính nết bằng chữ viết thì tôi có thể nói rằng người đàn bà này có hai tính nết khác hẳn nhau, hầu như chia ra làm hai người: một thì rất đa cảm, yêu văn chương, mỹ thuật, si tình đến chết… còn một thì cương quyết, quả cảm, thực là linh hồn sắt đá của một viên lão tướng vậy… Tôi ngắt lời Kỳ Phát hỏi: - Bây giờ anh định thế nào? Kỳ Phát gấp cẩn thận bức thư lạ rồi gài vào trong ví, ung dung bảo tôi rằng: - Thì còn định gì nữa, chúng ta cứ theo đúng lời dặn trong thư mà lên Lao Cai. Tôi hỏi: - Anh nói chúng ta hình như muốn bảo tôi cùng đi nữa phải không? Kỳ Phát ngạc nhiên nhìn tôi, rồi nói: - Sao hôm nay anh lạ lùng thế, mọi khi, hễ có một việc bí hiểm gì là thế nào anh cũng đi với tôi, sao hôm nay lại dở chứng như vậy? Tôi lắc đầu mỉm cười: - Không, lần này, tôi không muốn đi chỉ vì hai lẽ: bài tuần này tôi đã lười để trễ quá mất rồi, thế nào cũng phải làm xong rồi muốn đi đâu mới đi được. Lẽ thứ hai là trong thư tuy không nói ra, song chúng ta có thể hiểu được việc này rất quan trọng, phải cẩn thận đề phòng, như vậy chúng ta đi hai người, nghĩa là sai với lời dặn trong thư, biết đâu chẳng có thể xẩy ra việc gì đáng tiếc được! Kỳ Phát gật đầu: - Anh nói có lý. Song tôi hơi phàn nàn rằng một việc đáng để ý như việc này mà anh không đi được thì thực tiếc quá! Tôi cười, vỗ vai Kỳ Phát bảo: - Thì tôi lại đành ở nhà đợi anh về kể lại nghe vậy. May mà anh có tài kể chuyện lắm, nói như việc đương xẩy ra trước mắt làm cho người nghe kể cũng đủ thú lắm rồi. Ngừng lại một lát, tôi lại tiếp: - Mà cũng chưa chắc, biết đâu lại chẳng là một cách đùa giỡn của ông bạn nào tinh nghịch bầy kế ra thế để cho nhà trinh thám ưa hoạt động của chúng ta trời rét như thế này phải mò lên Lao Cai buổi sớm, lúc trở về, kết quả chẳng gặp gỡ được gì chỉ mang theo trận ốm cảm hàn. Kỳ Phát lườm tôi, như giận dữ, như khinh bỉ, rồi bảo: - Anh thì biết cái cóc khô gì! Hai tiếng “cóc khô” này, chúng ta thường được nghe Kỳ Phát nói đến trong lúc rất vui, cũng như trong lúc tức giận, hai tiếng viết ra thì không có nghĩa lý gì cả, song nghe miệng chàng nói thì bao hàm được nhiều ý lắm. Kỳ Phát ngồi xuống ghế, đánh diêm châm điếu thuốc rồi nói tiếp: - Không cần phải có một điều gì bí mật nào nữa, cứ nguyên hai lối chữ trong thư ấy là đủ cho tôi náo nức đi tìm kiếm rồi, nhất là không hiểu sao từ lúc nhận được thư này, tôi thấy trong người xôn xao nóng ruột lắm. CHƯƠNG 2 CHIẾC KHĂN VUÔNG VÀ GÓI GIẤY NHẬT TRÌNH Kỳ Phát ra chờ ở ga Lao Cai từ sớm lắm. Tay cắp gói nhật trình vuông vắn, trong để hai quyển tự vị và ngoài buộc dây gai đỏ theo đúng như lời trong thư dặn, Kỳ Phát lững thững đi lại, chốc chốc vén tay áo xem đồng hồ, chàng giận tại sao mình hôm nay lại ra đi sớm quá như vậy, nhưng nghĩ kỹ thì dù có ở thêm trong nhà trọ ít lâu nữa, chàng cũng không ngủ được. Suốt đêm Kỳ Phát thấy lòng mình xôn xao, mà lúc nào cũng chỉ sợ rằng mình ngủ quên khuấy quá giờ hẹn. Bởi vậy, mới 4 giờ sáng, Kỳ Phát đã dậy mặc quần áo xong, ngồi chờ uống cốc cà phê sữa, rồi lập tức ra ga. Trong đêm rét lạnh, cảnh ga tỉnh nhỏ lại càng thêm vắng tẻ. Ánh sáng từ những ngọn đèn điện trước cửa ga không đủ xuyên tan những làn sương mù dầy đặc. Đi đi lại lại, Kỳ Phát theo tính quen đã để ý nhìn kỹ khắp chung quanh xem có gì khả nghi không, nhưng chẳng nhận thấy chi khác nên mỏi chân, đành ngồi xuống chiếc ghế dài nhỏ, đóng liền sát tường mà nghỉ. 5 giờ! Rồi 5 giờ 15. Cảnh trong ga dần dần sôi động, nhiều người đàn bà đứng trong những bồ hàng của mình, xúm lại ăn trầu và bàn chuyện lài sát. Kỳ Phát lúc này đã đứng dậy, tay cầm bọc sách, đi đi lại lại trước cửa ga, vì sợ ngồi một chỗ thì người hẹn mình không nhận thấy. Trong bọn hành khách “nữ lưu” ấy không thấy ai là người hẹn, nhưng trái lại, chàng thấy có nhiều bọn người đàn ông hoặc đứng từng bọn bốn người, hoặc đi riêng lẻ tẻ ăn mặc đủ các lối sang có, thường có. Nhìn qua họ, Kỳ Phát đã nhận ngay ra đó là những “người nhà nước” đi làm phận sự mặc thường phục. Mặc dầu thấy họ để ý và chăm chú nhìn mình, Kỳ Phát cũng không lấy làm lạ vì ở một tỉnh biên giới, viên chức Sở mật thám và nhà đoan để ý đến những người khách qua lại là sự rất thường. 5 giờ rưỡi. Những hành khách đã đứng đợi rất đông ở ga, họ không nói chuyện với nhau nhiều, chỉ nhằm nhằm đợi hễ cửa phát vé mở là ùa lại, vì hôm nay là ngày mấy phiên chợ lớn, nên rất đông người đi, gấp ba, bốn ngày thường, lấy được vé là một sự rất khó khăn. Kỳ Phát thấy đã gần đến giờ tầu chạy mà sao chưa thấy người hẹn đến, nhất là từ lúc cửa buồng phát vé mở thì chàng lại càng nóng ruột lắm. Chàng vừa định len vào lấy vé thì bỗng ở ngoài cửa ga một chiếc xe buông kín mui đỗ, rồi trên xe một người đàn bà vội vã chạy vào. Người ấy quả nhiên cũng quàng một chiếc khăn vuông mầu xanh bể có dệt gạch vuông… đúng như lời dặn trong lá thư bí mật. Kỳ Phát trong phút đầu có hồi hộp, nhưng chàng trấn tĩnh lại ngay được, điềm nhiên vào lấy vé rồi ra cửa ga. Ba phút sau, người đàn bà cũng lấy được vé bước ra, ngơ ngác nhìn quanh như có ý tìm tòi. Nhưng khi người ấy thấy Kỳ Phát thì lộ vẻ vui mừng, song không nói năng gì, yên lặng tiến đến trước mặt chàng. Kỳ Phát đợi cho người đàn bà lại, tưởng người ấy sẽ hỏi chuyện mình mà nói rõ tại sao lại có cuộc gặp gỡ kỳ lạ này, nhưng không, người ấy đi qua mặt Kỳ Phát thôi, chứ không hề nói năng gì cả. Kỳ Phát nghĩ bụng: “Ta thực ngu ngốc, trong thư người ta có dặn cần phải để ý, như vậy thì lẽ nào mới gặp nhau, người ta đã vội vàng chạy đến nhận ngay?” Nhưng Kỳ Phát cũng để ý xem người kia làm gì, thấy người lạ lùng ấy đi hết đầu đằng kia thì quay lại, cũng qua sát cạnh mình và cũng vẫn không nói năng gì cả. Trong khi hai người đến sát cạnh nhau, Kỳ Phát nhận thấy hai tia mắt người ấy nhìn thẳng vào mình, nhìn một cách sâu xa, bí mật, mà Kỳ Phát không hiểu sao, tự nhiên chàng thấy trong người nao nao khó chịu vô cùng… Sự thực người ấy cũng không có gì đặc biệt khác thường cả. Tuổi chừng non bốn mươi, ăn vận một cách sang trọng nhưng nhã nhặn, người đàn bà ấy có một dáng điệu quý phái, và mặc dầu tuổi đã quá chiều xuân, nhưng nhan sắc cũng không đến nỗi tàn úa quá, tỏ rõ trong lúc đương thời, phải có một sắc đẹp lộng lẫy vô cùng. Miệng người đàn bà ấy lúc nào cũng như mỉm cười, tươi tắn, song đối với một con mắt nhận xét tỉ mỉ như Kỳ Phát thì chàng biết trong đời người đó, tất phải gặp nhiều lần đau khổ, cái đau khổ ngấm ngầm không thể nói cho ai biết được. Có một điều mà Kỳ Phát nghĩ mãi không ra là chàng thấy người đàn bà đó như quen quen vậy mà không nhớ ra ai, cũng không biết đã gặp lần nào và ở đâu. Lúc này, người đàn bà đã bước lên xe hỏa. Thoáng trông dáng điệu người ấy bước lên toa, rất nhanh nhẹn, không cần nắm vào tay vịn nữa, thì Kỳ Phát chợt nhớ đến hai lối chữ viết trong thư. Chàng gật gù ngẫm nghĩ: “Thôi đúng rồi, trong đám phụ nữ nước ta hiện giờ, những người vào trạc bốn mươi, thường đã lên mặt cụ, đâu có được hoạt bát, nhanh nhẹn như vậy. Lúc cần vội lên xe thì như thế, mà lúc đi đi lại lại trước ga thì vẫn có dáng điệu mềm yếu và cao sang của con gái nhà quyền quý, người đàn bà này thực có hai bản chất khác nhau rõ rệt - cũng như hai luồng chữ kia, một thì lãng mạn yếu mềm, một thì quả cảm và hoạt bát…” Kỳ Phát để ý thấy khi người đàn bà vừa bước lên toa thì tiếp liền đó, hai người đàn ông một người vận tây, một người vận ta cũng lên theo luôn. Kỳ Phát biết hai người này chính là trong bọn người trước đây đã chú ý hết sức đến mình. Nhưng không quan tâm, Kỳ Phát ung dung đi lại trên hè ga mấy phút nữa. Chàng biết tầu sắp chạy, nhưng nghĩ bụng mình hàng hóa chẳng có gì, có mỗi bọc sách cầm tay thì dù còi tầu huýt, mình nhẩy lên cũng thừa kịp. Với lại, tính Kỳ Phát vốn cẩn thận, chàng muốn xem xét mọi nơi thực kỹ lưỡng xem có gì lạ, đáng để ý đề phòng không đã chứ không vội vàng hấp tấp bao giờ. Trên sân ga lúc này chỉ còn mấy nhân viên Sở Hỏa xa, Kỳ Phát và hai người đàn ông ăn vận lối lao động đương đứng nói chuyện với nhau. Họ nói huyên thuyên, chỉ trỏ, hình như không để ý gì đến ai cả, song giấu làm sao nổi mắt Kỳ Phát, chàng biết hai người đó tuy miệng nói, song không bao giờ quên nhìn theo chàng luôn luôn như coi sóc. Tự nhiên thấy khó chịu, Kỳ Phát không muốn ở dưới nữa, lẳng lặng bước lên tầu. Cũng ngay lúc ấy, hai người lao động kia lập tức theo lên. Nhưng họ không ngồi một chỗ, chia nhau ra, đứng mỗi người ở một đầu toa. Kỳ Phát khó chịu lắm, vì không hiểu hai người kia định làm gì, mà lại cứ có vẻ canh giữ mình như hai người lính giải một phạm nhân vậy. CHƯƠNG 3 THẰNG BÉ ÁO VÀNG Liếc nhìn, Kỳ Phát đã thấy người đàn bà đội khăn vuông xanh ngồi gọn vào trong một góc toa, phía cuối. Mà ở ngay ghế trước mặt thì có hai người đàn ông vận âu phục lúc nẫy ngồi. Kỳ Phát nghĩ bụng, không ngờ cuộc gặp này lại quan hệ như vậy vì chàng thấy cuộc canh phòng, rình mò chung quanh rất là ráo riết. Nhưng chàng vẫn ngờ rằng đó chỉ là một sự tình cờ thôi, nên thử lén qua nhiều bồ hàng, bước sang bên cạnh. Lần này thì không còn nhầm lẫn gì được nữa, vì chàng vừa lên ngồi được xuống ghế ngay giữa toa thì hai người ăn vận lao động lúc nẫy cũng đã theo sang, và giống như lần trước, lại chia nhau đứng ra đầu toa như có ý sợ Phát trốn chạy. Nếu không có lời dặn trong thư từ trước, và đương muốn êm chuyện cho xong việc mình thì gặp trường hợp này, Kỳ Phát đã chẳng ngại ngùng gì mà không hỏi thẳng hai người kia cớ sao lại cố tình theo dõi mình như vậy. Cố nén cơn tức, Kỳ Phát lẩm bẩm: - Được rồi, muốn theo ta cho theo mệt! Rồi chàng lại quả quyết đứng dậy, bước về toa trước, và lần này lại kiếm chỗ ngồi ngay đối diện với người đàn bà kia. Tuy vậy, cả hai vẫn không hề tỏ ý quen biết nhau, Kỳ Phát thì luôn luôn nhìn quanh, e ngại những việc có thể xẩy ra bất ngờ, trái lại, người đàn bà kia thì lim dim cặp mắt như người mỏi mệt buồn ngủ vậy. Kỳ Phát ngồi trước mặt người đàn bà kia, nghĩa là ngồi gần sát cạnh hai người vận âu phục. Để ý, chàng thấy hai người này, thấy mình đến ngồi cạnh bên, thì như hết sức ngạc nhiên lộ vẻ sợ sệt, cùng liếc nhìn nhau ra hiệu. Kỳ Phát nghĩ bụng cười thầm: “Mình không ngờ lại nguy hiểm đến thế!” Tầu lúc nầy đã bắt đầu chuyển máy, bọn bốn người kia tuy làm như không quen biết, song cũng đồng lòng để ý hết sức đến Kỳ Phát và người đàn bà, nhất là những khi có hàng quà bánh nào mang thúng đi ngang qua trước mặt. Không khí rình mò, canh gác này vẫn còn mãi dù tầu đã qua phố Mới, đến Yên Bái vào hồi 11 giờ rưỡi. Tầu vừa ngừng bánh thì bọn hai người âu phục và hai người lao động liếc mắt nhìn nhau, rồi như hiểu ý, mỗi bọn chia ra một người ở lại trên tầu, còn một người xuống ga. Kỳ Phát sẽ liếc mắt nhìn qua cửa sổ thấy hai người này, nhìn quanh ra ý tìm tòi, rồi cuối cùng đứng sát lại gần nhau như bàn bạc chuyện gì. Họp thêm vào hai người này, Kỳ Phát còn thấy một người nữa, râu quai nón, mặc nam phục, lúc trước đứng ở ngay chỗ thu vé cửa ga Yên Bái. Ba người đứng nói chuyện với nhau một lát rồi người mặc lối lao động rẽ vào buồng đánh điện tín của Ga, có lẽ muốn gửi dây thép đi đâu, báo một tin gì… Rồi tầu chạy. Bánh xe bắt đầu từ từ chuyển, mãi đến lúc này, người vận âu phục và người lao động mới cùng nhau chạy theo và nhanh nhẹn nhẩy lên tầu. Cũng như mấy giờ trước, hai người lại trở về chỗ cũ, rồi cũng lặng lẽ mà canh giữ Kỳ Phát, trong khi người đàn bà kia vẫn thản nhiên mua trầu ăn, không lộ vẻ gì khó chịu cả. Nhưng Kỳ Phát thì cáu kỉnh lắm rồi, chàng đương tìm cách hỏi thẳng ngay bọn người kia xem họ nghi ngờ gì mà có cái thái độ canh gác ấy. Chàng vừa toan đứng dậy thì chừng như đoán rõ ý định, người đàn bà kia lừ mắt cản chàng lại, rồi nhìn chàng tỏ ý van nài đừng có cương cường, nóng nẩy mà hỏng việc. Nhìn cặp mắt đầy lo lắng và sợ hãi ấy, Kỳ Phát tự nhiên thấy lòng cảm động, không nỡ xử sự thẳng tay, đành đợi xem sự việc xẩy ra thế nào. Người đàn bà lúc này không lặng lẽ, lờ vờ như trước nữa. Liếc mắt chung quanh như tìm tòi và tính toán mưu kế, người đàn bà hết trông Kỳ Phát, lại nhìn đến bọn bốn người lạ lùng kia, sau để ý hết tất cả hành khách ngồi trong toa, cuối cùng thì đổi chỗ mà đến ngồi cạnh một thằng bé mặc áo vàng, kiểu áo lính cũ, thải ra. Người đàn bà nói chuyện với thằng bé lâu lắm và rất nhỏ, thỉnh thoảng lại sẽ chỉ hoặc Kỳ Phát, hoặc bọn bốn người kia, Kỳ Phát thấy thế, không lấy làm ngạc nhiên, nghĩ bụng: “Có lẽ người đàn bà này biết mình sốt ruột nên đã mưu tính được việc gì cho bọn kia vào ‘xiếc’ đây!” Trái lại bọn bốn người canh gác thấy thái độ người đàn bà thay đổi thì lộ vẻ sợ sệt, lo lắng lắm. Họ hết nhìn nhau như muốn bàn thầm ý kiến, rồi cuối cùng hai người lao động cùng đồng ý cởi bỏ áo ngoài, vắt lên trên đống đồ để ở giữa lối đi. Tuy không hiểu chuyện gì, Kỳ Phát cũng biết rằng sắp xẩy ra sự gì kịch liệt, bởi vậy, mấy người kia mới tỏ ý đề phòng cẩn thận như thế. Mặc dầu, chàng cũng rất lấy làm khoái chí vì thấy người đàn bà chưa hành động gì, mà bọn kia đã sợ sệt lo lắng ra mặt rồi. Bỗng người đàn bà vỗ mạnh vai thằng bé con mặc áo vàng mà nói to: - Em cứ làm thế là được! Rồi hạ thấp hẳn giọng xuống, người đàn bà nói rất nhỏ cái gì với thằng bé như dặn dò kỹ lại một lượt, cuối cùng thì đưa nhanh cho nó mấy tờ giấy gấp nhỏ mà Kỳ Phát đoán chắc là giấy bạc. Đến đây hai người lại ngồi xa nhau ra, như không hề quen biết gì nhau nữa. Chừng mươi phút qua, bỗng thằng bé bỏ chỗ ngồi, len sang cạnh Kỳ Phát, nho nhỏ nói rằng: - Bà kia, bảo biết ông… Chẳng muốn cho thằng bé nói dài dòng, Kỳ Phát ngắt lời: - Biết rồi, làm sao? Thằng bé nhìn trước nhìn sau, rồi ngập ngừng thưa: - Bà bảo con làm gì thì ông làm theo! Không hề ngạc nhiên, Kỳ Phát gật: - Lẽ tất nhiên, nhưng làm gì bây giờ? Thấy Kỳ Phát ngoan ngoãn như vậy, thằng bé như ngẩn người, nhưng sau cùng nó cũng bảo: - Vậy bây giờ, con đi rất nhanh về phía toa dưới kia, lập tức ông cũng đi theo luôn, và cần phải làm như có ý đuổi con vậy… Kỳ Phát gật đầu: - Hiểu rồi, nhưng sau đó thì làm gì? Thằng bé con thấy Kỳ Phát hỏi dồn thì nó luống cuống, sau mới nói rằng: - Con cũng chẳng hiểu ra làm sao nữa, nhưng bà ấy dặn… Kỳ Phát sốt ruột, giục: - Được rồi, bà ấy bảo thì mày cứ nói! Tao đuổi mày đến cuối toa thì sao nữa? Thằng bé liếc nhìn bọn mấy người kia rồi hạ giọng, nói tiếp: - Ông đuổi theo con, hễ thấy bọn người kia cùng theo, thì đến toa cuối, con ngồi một chỗ thì lập tức ông cũng ngồi xuống đối diện, tất nhiên bọn kia cũng dừng lại, và nếu lâu lâu, không thấy họ hành động gì thì ông và con, chúng ta lại theo như kỳ trước, chạy lên đầu toa… Cứ thế mãi cho đến khi về tới Việt Trì… CHƯƠNG 4 THUA TRÍ ĐÀN BÀ Thằng bé lại móc túi mà nói: - Bà ấy cho con… Nhưng Kỳ Phát gạt đi, bảo: - Cái đó ta không cần biết. Nào, bây giờ chúng ta đừng nói gì nữa, hễ khi nào mày thấy tao đương mải mua bánh tây thì mày đứng dậy lảng chạy nhé! Thằng bé gật đầu, thế là hai người yên lặng, và vờ nhìn đi nơi khác làm cho bọn bốn người kia, lại ngẩn ngơ không còn hiểu ra sao nữa. Thấy người đội thúng bánh qua chào, Kỳ Phát gọi lại bảo: - Bà bán cho tôi một chiếc bánh tây và hai cái chả lợn! Người đàn bà vừa ghé để thúng bánh xuống ghế thì lập tức, bọn bốn người kia không ai bảo ai, mà cùng xúm lại gần vây quanh lấy, tám mắt chăm chú nhìn vào thúng bánh chẳng khác gì mấy con diều hâu xúm bắt đàn gà con vậy. Kỳ Phát không thể chịu được, quắc mắt nhìn lên, làm cho một người trong bọn kia tự thấy ngượng nghịu lúng túng bảo người bán hàng rằng: - Bà bán bánh cho ông ấy xong rồi thì bán cho chúng tôi mấy chiếc bánh giò nhé! Người đàn bà bán hàng, liếc nhìn bọn người kia như nghi ngờ, rồi hơi mỉm cười, tỏ ý mình bán hàng quen ở tầu chẳng lạ gì bọn này, và gật đầu bảo: - Được rồi, các ông mua gì mà tôi chẳng phải bán! Trong lúc này, thằng bé con mặc áo vàng vẫn để ý chờ, khi nó thấy Kỳ Phát móc ví trả tiền thì đột nhiên đứng dậy, đẩy mạnh một bà cụ vừa đi ngang qua trước mặt, hốt hoảng chạy về phía cuối toa. Bà cụ đột nhiên bị đẩy kêu chu chéo: - Thằng ông mãnh, chạy đâu mà như bố chết thế? Kỳ Phát chỉ đợi có thế. Chàng không kịp lấy tiền nhà hàng trả lại nữa, vụt đứng dậy, ngơ ngác nhìn quanh, rồi đâm bổ đuổi theo thằng bé con áo vàng, lúc này đã trèo qua sang toa sau. Nhưng chàng không quên mang theo gói giấy nhật trình trong có hai quyển tự vị Larousse. Bọn bốn người kia trong lúc bất thần, không kịp giữ gìn nữa, một người kêu: - Chết rồi! Một người khác giục: - Nhanh lên! Thế là cả bốn người cùng rảo cẳng đuổi theo Kỳ Phát, họ hùng hổ, hấp tấp, giẫm bừa lên hàng, đẩy bừa hành khách đứng, không kể gì đến những lời than phiền chửi rủa của mọi người. Trong khi ấy, người đàn bà quàng chiếc khăn vuông mầu xanh bể có gạch vuông, điềm tĩnh nhìn theo, sẽ mỉm một nụ cười bí mật. Từ toa này truyền sang toa khác, thằng bé con mặc áo vàng đã làm cho Kỳ Phát phải khó nhọc. Mà chính Kỳ Phát cũng đã làm cho bọn người theo mình khốn khổ. Rồi kết cục, xuống toa cuối cùng, thằng bé dừng chân đàng hoàng ngồi xuống ghế. Kỳ Phát cẩn thận đóng vai của mình đến cuối cùng, vờ ngơ ngác nhìn quanh, rồi cũng tìm một chỗ ngồi xuống góc toa. Nhưng ngơ ngác hơn hết, vẫn là bọn bốn người kia. Họ ngẩn ngơ nhìn nhau, rồi lúng túng không biết làm gì, đành đứng sát lại gần, thì thầm bàn tán. Tầu đỗ tại Phú Thọ lúc 1 giờ 16 phút, rồi lại khởi hành ngay. Thằng bé con áo vàng thấy bọn người kia lảng vảng đứng chờ thì chợt nhớ lại lời dặn, sẽ liếc mắt nhìn Kỳ Phát, ra hiệu. Kỳ Phát gật đầu, thế là chẳng nói, chẳng rằng thằng bé con đã vụt đứng dậy, và đâm bổ chạy lên phía toa đầu. Nhờ có màn xế Phú Thọ, hành khách và hàng hóa xuống nhiều nên lần này, người chạy, người theo, và cả bọn người đuổi nữa, cũng được dễ dàng. Nhưng cũng như lần trước, bọn sau này lại tưng hửng vì thấy thằng bé mặc áo vàng, lại lên toa đầu tìm một chỗ ngồi ung dung, mà Kỳ Phát cũng bắt chước như vậy. Bọn người kia bị một phen hốt hoảng mà không ăn thua gì, có vẻ tức giận lắm, nhưng không làm gì được. Mặc dầu, việc canh gác họ vẫn không trễ nải chút nào, trái lại, càng thêm ráo riết. Nhưng Kỳ Phát bỗng sực nhớ một điều lúc vừa qua chỗ toa cũ, chàng hình như không thấy người đàn bà ngồi ở đấy nữa. Ngay lúc này, thằng bé sẽ liếc mắt nhìn chàng. Rồi nó đứng dậy mà đi thong thả về toa cuối. Lẽ tất nhiên, lập tức, Kỳ Phát cũng đứng lên và theo nó sát bước tuy hai người không trao đổi với nhau nửa lời. Bọn bốn người kia như một, không lưỡng lự, lập tức cũng đi theo, song lần này cẩn thận hơn, họ chia ra, hai người rảo cẳng, tiến lên trước như muốn chặn đường, còn hai người thì lùi lại đằng sau… chẹn hậu! Vốn để ý từ trước, Kỳ Phát nhận kỹ suốt mấy toa không thấy người đàn bà quàng khăn vuông đâu nữa. Bởi vậy đến toa cuối thì chàng đứng lại, không ngồi cùng thằng bé mặc áo vàng, mà đi tìm người đàn bà bí mật. Trong khi ấy, bọn kia lập tức cũng chia làm hai, rồi hai người âu phục thì đi theo Kỳ Phát còn hai người lao động thì ở lại coi giữ thằng bé áo vàng. Nhưng có lẽ họ cũng đều thất vọng, vì sau khi Kỳ Phát đi mấy lượt nhìn cẩn thận khắp các toa, mà không hề thấy tung tích người đã hẹn mình, thì chàng đến cạnh thằng bé con áo vàng mà hỏi nhỏ rằng: - Bà ấy đâu rồi, mày có trông thấy không? Thằng bé lắc đầu thì Kỳ Phát nói tiếp: - Nếu thế thì mày thử đi tìm với tao đi. Nhưng thằng bé lắc đầu bảo: - Chịu thôi, tôi chỉ biết làm có thế, bà ấy đâu thì mặc ông đi tìm. Tầu đã sắp đến Việt Trì tôi phải xuống đây. Vừa nói, thằng bé vừa cúi xuống dưới ghế, lấy gói quần áo của nó để đấy từ bao giờ và giở vé ra xem lại. Kỳ Phát liếc nhìn thì quả nhiên chiếc vé ấy đi Việt Trì thật. 2 giờ 10 phút. Tầu hỏa vừa đỗ trước ga thì thằng bé vội vàng bước xuống không kịp quay lại chào Kỳ Phát nữa. Nhưng bọn bốn người từ lúc nẫy vẫn đứng ở hai đầu toa đã kịp ra hiệu cho nhau rồi bọn hai người lao động theo gót thằng bé bước xuống. Rồi tầu lại chạy. Kỳ Phát ngồi một mình, mân mê gói nhật trình có bọc hai quyển tự vị và nghĩ ngợi. Chàng từ lúc thấy mất dấu người đàn bà đã nghi ngờ lắm rồi, nhưng chàng vẫn chưa nghĩ ra manh mối vụ này; người đàn bà quàng khăn vuông là ai, tại sao có cuộc hẹn hò kỳ khôi, bí mật như vậy. Cũng đã có lúc chàng nghĩ có lẽ mình bị kẻ nào bông đùa, nhưng xét kỹ, nếu là chuyện đùa thì làm gì có đến ba bốn người hàng nửa ngày giời, cẩn thận theo dò từng li, từng bước? Từ Việt Trì trở đi, Kỳ Phát ngồi im một chỗ những muốn cố sức bắt trí óc mình làm việc tìm cho ra vài ba tia sáng trong vụ này, nhưng chàng không thấy có kết quả gì cả. Bởi vậy khi chuyến tầu dừng bánh trước ga Hà Nội thì Kỳ Phát bực mình lắm, chàng cau mặt, tự mắng mình rằng: - Rõ mình là một thằng ngốc, mất trọn một ngày giời mà không được việc cóc khô gì cả! Nhưng chàng còn bực mình hơn nữa, khi chàng cắp bọc sách ra ga, vừa trả vé xong, mới đi được ba bước thì bị một viên cảnh sát tây ngăn lại, bảo: - Ông hãy cho tôi xem thẻ! Ngay lúc ấy một bọn năm người xô lại, trong đó có hai người vận âu phục theo từ Lao Cai, họ vây quanh lấy Kỳ Phát mà bảo: - Chúng tôi là viên chức nhà đoan, ông để cho chúng tôi khám! Cùng lúc ấy, một người nhanh nhẹn đỡ lấy bọc sách của Kỳ Phát """