" Thâm Sơn Kỳ Cục Án - Vũ Đức Sao Biển full prc pdf epub azw3 [Tùy Bút] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thâm Sơn Kỳ Cục Án - Vũ Đức Sao Biển full prc pdf epub azw3 [Tùy Bút] Ebooks Nhóm Zalo Lời nói đầu Tôi đã công tác trong hai tờ báo hình sự lớn qua 22 năm. Tôi yêu núi rừng và yêu cuộc sống hồn nhiên, nhân hậu của các cộng đồng bà con dân tộc thiểu số. Phần lớn thời gian công tác của tôi dành cho các tỉnh miền núi và cao nguyên. Tôi muốn phản ánh mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và luật tục các dân tộc. Tất cả những bài viết trong tập sách này là những điều đúc kết được từ năng khiếu của một nhà văn, kết hợp với những gì mắt thấy tai nghe và sự tìm hiểu về pháp luật của một nhà báo. Tập phóng sự được đặt tên là Thâm sơn kỳ cục án. Đây là những vụ án không có máu đổ, không giết người, không hiếp dâm, không lừa đảo, không tiền bạc. Nó là những vụ án kỳ cục bởi nội dung rất nhỏ nhưng phản ánh khía cạnh pháp luật lạ lùng nhất, đôi khi tràn đầy tiếng cười thú vị, ngộ nghĩnh. Tôi phản ánh một cách chân thật, chống lại khuynh hướng khoe khoang kiến thức pháp luật, lật xuôi lật ngược vấn đề của những tay bẻm mép. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 5 Nó là án kỳ cục bởi có những vụ việc không ra tới tòa án. Nó được khoanh vùng giải quyết ngay từ đầu trong làng xã và qua vụ việc, người ta nhìn ra được cái hay, cái đẹp của tình người. Những vụ cắn đứt vành tai, cắn sứt lỗ mũi, cho ăn thịt chó chết, thuê người đánh chồng , mắng chửi nhau, dối vợ đi ngủ với người khác... đều được giải quyết rốt ráo. Con heo nái, con bò con, con trâu đẻ, con mèo kêu, cái tivi bể, cái ống heo tiết kiệm đều được đưa ra trước tòa, nghe tòa phân xử công bằng. Nó được gọi là án ở thâm sơn bởi nó xảy ra ở những nơi rất xa ánh điện văn minh của thành phố. Nó nằm trên những vùng núi cao heo hút, sau những dốc đèo hoang sơ của Quảng Nam, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Phước, Khánh Hòa, Kontum, Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng. Nó gắn liền với cuộc sống của một bộ phận bà con các dân tộc Kinh, Khơ Me, Cil, Châu Ro, Ching , Mơ Nông , Giẻ Triêng , Gia Rai, Cơ Tu... Những người giải quyết án, giải quyết tranh chấp cũng rất đa dạng. Một chánh án tòa án tỉnh nhân ái, một thẩm phán tòa án huyện vui tính, một trưởng công an xã thông minh, một sĩ quan biên phòng yêu dân, một chủ tịch xã nhân hậu, một già làng thông hiểu việc đời, một trưởng thôn tận tụy... đều có thể đóng vai trò thẩm phán công minh. Vụ án, vụ tranh chấp được giải quyết xong là xã hội trở lại yên bình; không còn ai thù ghét ai nữa. 6 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Bản thân vụ việc đã có yếu tố gây cười. Tôi vận dụng thêm khả năng hài hước của một người chuyên viết báo cười để tạo thêm cho bạn đọc nụ cười, làm mềm và làm nhẹ nhàng câu chuyện. Vấn đề ở đây là tôi chủ tâm chọn lựa nội dung của vụ việc. Tôi từ chối viết những trọng án, chỉ chọn những chuyện nhẹ nhàng để bạn đọc có thêm chút kinh nghiệm về pháp luật. Hàn Dũ nói: “Văn dĩ tải đạo” - Văn chương dùng để chở đạo làm người. Ở chừng mực nào đó, Thâm sơn kỳ cục án cũng có ý thức tải đạo. Ấy bởi vì ta đang sống trong một đất nước tốt đẹp, một xã hội yên bình, một cuộc sống thịnh vượng. Qua những vụ án nho nhỏ, tôi muốn gửi cho đời tính nhân văn, nhân ái của cuộc sống làm người. Tân Thới Nhất, quận 12 tháng 1 năm 2011 VŨ ĐỨC SAO BIỂN T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 7 “Chơi” tới ông ba mươi Một ngày cuối tháng 11-1999, một người đàn ông dân tộc Cơtu dẫn vợ và ba đứa con lội bì bõm trong nước lũ, vào trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Hôm ấy, anh ta phải ra tòa nhưng nước lũ không chiều ý anh ta, đã tràn ngập phòng xử. Các thẩm phán và thư ký tòa lo bốc dọn hồ sơ đưa lên cao. Người đàn ông nói với ông chánh án Trần Ngọc Triều: “Mình là Zơ Râm Mạnh, đi từ huyện Giằng xuống đây cho tòa xử. Tòa không xử thì bữa sau đòi, mình không xuống nữa đâu nghe”. Ông Triều hỏi lại: “Anh ra tòa mà còn dẫn vợ con đi theo làm chi?”. Zơ Râm Mạnh: “Mình nghe nói tòa hay bỏ tù mấy người như mình. Mình dẫn vợ con 8 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN theo để tòa bỏ tù mình thì... bỏ tù vợ con mình luôn. Bọn hắn ở nhà không có ai nuôi, cũng không có cái chi ăn. Nghe nói ở tù có cơm ăn, mà ăn no nữa. Dẫn theo là rứa đó”. Tòa nghe vậy... sợ quá, bèn phải xét xử. Nước lũ ngập lênh láng phòng xử. Hội đồng xét xử ngồi ghế, co hai chân lên. Đại diện Viện Kiểm sát phải đứng trong nước ngập gần tới đầu gối để đọc cáo trạng. Luật sư không có. Vành móng ngựa trôi bềnh bồng trong nước. Bị cáo Zơ Râm Mạnh được cho phép... đứng trên ghế khai báo. Vợ con bị cáo cũng được đứng trên ghế xem tòa xử, cứ y như cả nhà đang đứng chào cờ! Phiên xử diễn ra trong khi bên ngoài trời mưa tầm tã. Cáo trạng ghi rõ: Zơ Râm Mạnh nuôi năm con bò, thả rong trên núi. Một hôm đi đếm bò, Mạnh chỉ đếm được... bốn con rưỡi, nửa con còn lại đã bị ăn thịt, mất hết ruột gan. Biết là có cọp về ăn bò của mình, tiếc của, Zơ Râm Mạnh quyết “chơi” con cọp. Mạnh chỉ nghĩ nếu không “chơi” con cọp này, nó sẽ ăn hết bò của mình. Mạnh đem cuốc thuổng đào một cái hố sâu hai mét, đặt chiếc bẫy thò có lò xo cực mạnh, gắn một cục thịt bò làm mồi. Sáng hôm sau lên núi, Mạnh thấy con cọp đã dính chân trái trước vào bẫy. Thấy Mạnh tới, con cọp hung hăng gầm thét nhảy nhót nhưng không cách chi thoát khỏi bẫy được. Vừa mừng vừa sợ, Zơ Râm Mạnh chạy về làng huy động bốn anh em hàng xóm, vác đòn dài chạy lên... đánh cọp. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 9 Bị đánh bằng cây, con cọp càng hung hăng gầm thét hung lên. Có lần, hắn đã nhảy lên tới gần miệng hầm. Zơ Râm Mạnh sợ quá, cũng muốn... kính thả ông ba mươi này chạy đi cho rồi nhưng không biết làm sao mở bẫy ra. Bỗng dưng, Mạnh nhớ ra nhà mình còn... cây súng cũ với hai viên đạn. Mạnh chạy về đem súng lên, lau chùi đạn rồi pằng pằng hai phát vào lưng ông ba mươi. Đến bấy giờ, “ngài” mới chịu chết hẳn. Mạnh làm thịt con cọp ngay trong rừng, lấy bộ da và bộ xương bán được gần 10 triệu đồng. Có tiền rủng rỉnh, Mạnh rủ các hàng xóm xuống thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Giằng, nay là huyện Tây Giang) uống rượu. Rượu vào, Mạnh cao hứng khoe với mọi người: “Mình chơi được ông ba mươi đấy”. Tiếng đồn tới tai Hạt Kiểm lâm huyện Giằng. Ngành kiểm lâm làm việc với Zơ Râm Mạnh. Trong biên bản làm việc, Mạnh thành thật nhận tất cả chuyện mình đã trừng trị ông ba mươi. Ngành kiểm lâm gửi hồ sơ đề nghị ngành công an khởi tố bị can, khởi tố vụ án. Kết luận điều tra của Công an tỉnh Quảng Nam ghi rõ bị can Zơ Râm Mạnh có dấu hiệu phạm hai tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (điều 95) và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (điều 181) theo Bộ luật Hình sự năm 1985. Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhận định Zơ Râm Mạnh là 10 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN người dân tộc Kơtu, chưa hiểu rõ được cọp là động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ, chưa nhận thức được trách nhiệm phải bảo vệ động vật hoang dã. Việc giết cọp của bị can chẳng qua chỉ là hành động nhất thời tự phát nhằm bảo vệ đàn bò chứ không chủ tâm xâm hại thiên nhiên. Viện Kiểm sát “bớt” cho tội danh vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, đề nghị tòa chỉ xét xử bị cáo Zơ Râm Mạnh theo tội danh sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Tòa thẩm vấn bị cáo Mạnh: “Anh có biết cọp là động vật quý hiếm không?”. Zơ Râm Mạnh: “Làm chi mình biết được? Hắn ăn bò của mình, mình tức rứa thôi”. “Khi cọp dính bẫy rồi, anh có muốn thả cho nó đi không?”. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 11 “Có chớ, mình sợ hung muốn thả nhưng làm răng dám xuống hố mở bẫy? Hắn nổi điên chụp cho mình một cái là chết. Hắn gầm thét và nhảy quá lắm”. “Chính vì vậy mà anh đem súng đạn bắn cọp?”. “Dạ phải”. “Súng đạn ở đâu anh có?”. “Mình mua của mấy thằng đào vàng”. “Anh bắn mấy viên đạn?”. “Mình bắn hai viên. Hết đạn rồi”. Tòa đành lắc đầu cười. Tòa tuyên án: Zơ Râm Mạnh có hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng để bắn cọp, bị phạt 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng. Tịch thu tang vật là cây súng, giao cho bên quân đội quản lý; tịch thu chiếc bẫy thò tiêu hủy. Tòa giải thích thêm cho Zơ Râm Mạnh hiểu: Án treo có nghĩa là không bị nhốt trong tù, vẫn được ở nhà với vợ con làm ăn sinh sống nhưng không được làm việc chi trái pháp luật. Cọp là loài thú quý hiếm. Hắn có lỡ ăn bò thì phải tìm cách giữ bò ở nhà, khua mõ gõ chiêng đuổi hắn đi chứ không được đào hầm đánh bẫy và giết hắn. Zơ Râm Mạnh còn phải đi nói lại với cộng đồng bà con Kơtu không nên đi săn bắn thú rừng; đặc biệt là không được phép giết cọp. Zơ Râm Mạnh nghe rõ mọi điều. Anh cười tươi, cõng thằng con út trên vai, lội ra khỏi phòng xử trong khi nước đã lên đến ngang lỗ rún anh. Chị vợ cõng thằng con giữa; thằng con lớn lội theo cha mẹ, nước lên tới ngực. Các thẩm phán và kiểm sát viên nhìn thấy 12 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN cảnh ấy, góp người mười ngàn đồng, người năm ngàn đồng đưa cho vợ Zơ Râm Mạnh. Ông chánh án Trần Ngọc Triều kêu Zơ Râm Mạnh lại dặn: “Anh chị phải tìm chỗ mô khô ráo, cho mấy đứa nhỏ ở lại. Nhớ mua cơm cho tụi hắn ăn, đừng để con đói. Nước rút xong mới được về trên Giằng, nghe chưa?”. Mạnh nghe ra, đến lúc đó mới hết sợ các ông tòa. Anh nói cứng: “Mình thông rồi. Đêm nay nhà mình ngủ ở Tam Kỳ, mai mới về Giằng. Có tiền mấy ông cho, mình ăn... cơm tiệm. Từ nay, mình hứa với ông tòa lớn không dám làm chi con cọp nữa mô”. Từ sau khi ra tòa, Zơ Râm Mạnh thật sự... kính trọng con cọp. Hóa ra, ông ba mươi này có tên trong sách đỏ sách xanh chi chi đó. Đi đâu, anh cũng nói với bà con Cơtu: “Đừng chơi con cọp như mình nghe bà con. Ai mà chơi như mình là bị mấy ông tòa Kinh phạt án ở chớ không phải án treo ngủ tại nhà như mình đâu. Mình là đặc biệt hung mới được về nhà. Nhớ đó”. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 13 Rơchăm Sơn đi kiện Tháng 2 dương lịch, khung cảnh cao nguyên Gia Lai thật đẹp. Rừng cứ như tranh vẽ, có mảng xanh mơn mởn, có mảng vàng như nghệ, có mảng chuyển sang màu đỏ tía. Ấy là màu lá cao su, màu lá phù hợp với tuổi của từng vạt rừng. Tôi lội qua những nẻo đường đất ba-zan đỏ, tìm nhà Rơchăm Sơn. Tôi không quen biết gì với chị nhưng qua câu chuyện mà Tòa án nhân dân huyện K. thuật lại, tôi thấy vừa buồn cười vừa thương cho chị. Thôi thì đến thăm chị, an ủi chị một lời cũng là một việc nên làm. Rơchăm Sơn “bắt chồng” năm chị mười bảy tuổi. Họ ăn ở với nhau trên mười năm, không có mụn con nào 14 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN cho vui nhà vui cửa. Thế nhưng, anh bị bệnh sốt rét, hết thầy mo rồi tới trung tâm y tế chữa mà bệnh vẫn không hết. Anh về với đất, bỏ lại chị một mình ở cái tuổi ngấp nghé ba mươi. Rơchăm Sơn buồn lắm, ban đầu thì khóc hoài, sau đó hết khóc nhưng vẫn buồn ngấu, buồn nghiến. Buồn mà không biết nói ra với ai. Tháng 11 vừa rồi, làng mở hội đâm trâu ăn mừng. Con trâu tơ béo mập, rượu cần thơm phức, đống lửa sáng bập bùng, tiếng cồng chiêng nhịp nhàng, tiếng người nói cười râm ran... đã bứng cái chân của Rơchăm Sơn ra khỏi cái nhà. Đêm hội thật vui. Rơchăm Sơn cùng xẻ miếng thịt trâu nướng vừa chín tới chấm muối ớt ăn với cơm nếp, cùng kéo cái cần ống trúc xuống vừa tầm để rượu đổ vào cái miệng mình. Đêm đó, chị uống thật nhiều, cười vang như suối đổ rồi say lúc nào không hay. Khi chị ngất ngưởng trở về thì con trăng non đã muốn nghiêng xuống ngọn đồi trước mặt. Cái rượu thật lạ, nó khiến cho máu người ta chạy rần rật, lại càng khiến cho người ta mạnh dạn hẳn lên, ước mơ một cái chi chi đó. Rơchăm Sơn bước đi, cũng ước mơ một cái chi đó nhưng không biết hắn là cái chi. Rồi chị cất tiếng hát, vừa đi vừa hát. Con người chị như muốn bay lên khỏi mặt đất, như cái trăng non treo trên trời, như cái gió mát đang thoảng qua ngàn cây. Từ ngã ba hiện ra một thằng đàn ông. Rơchăm Sơn biết thằng Ksor này. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 15 - Về sớm hử, Rơchăm Sơn? - Ừ, mình về ngủ. Cái rượu say quá. Rồi bỗng nhiên, Rơchăm Sơn túm lấy cánh tay thằng đàn ông: - Này, muốn “bắt cái nước” không? Thằng đàn ông ngạc nhiên: - Ở đâu, với ai? - Ở đây, với mình! Rơchăm Sơn kéo thằng đàn ông vào một chỗ khuất. Việc xong, họ ra đi, ai đi đường nấy. Rơchăm Sơn tiếp tục đi về nhà mình. Cái rượu vẫn làm máu chạy rần rật, nghe thật ấm. Người thứ hai mà Rơchăm Sơn gặp là một thằng thanh niên. Chị “bắt” hắn ngay. Thằng nhỏ có vẻ vừa sợ sệt, vừa mắc cỡ. Kệ hắn, chị lôi tuột hắn đi theo mình và cho hắn “bắt cái nước”. Xong việc, thằng nhỏ chạy như bị ma rượt. Rồi Rơchăm Sơn gặp người thứ ba, người thứ tư. Chị cũng cho hai người này bắt cái nước luôn. Một đêm ấy, chị cho bốn thằng bắt cái nước với mình. Khi chị về tới nhà, con chó nhỏ chạy ra ngoắc đuôi mừng chủ. Chị chỉ kịp vuốt đầu nó một cái rồi bịch ra chiếu, ngủ ngay. Thiệt là một ngày và một đêm sảng khoái! Hôm sau và liên tiếp những hôm sau đó, Rơchăm Sơn quên hẳn mọi chuyện. Nhớ cái đồ yêu ấy làm chi 16 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN cho mệt? Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng lâu lâu, Rơchăm Sơn cũng nhớ lại và tự mỉm cười, không hiểu sao hôm đó mình dạn dĩ vậy. Tất nhiên là chị giú kín, không kể với ai. Và cảm thấy thú vị một mình. Vài tháng sau, chị cảm thấy người khang khác, cứ hay ớn lạnh về buổi chiều. Bưng cái cơm ăn, nhiều lúc chị muốn ói mà chẳng hiểu là ói vì cái chi. Chị lên trạm xá xã khám bệnh. Bà trưởng trạm khám cho chị thật kỹ, cũng chẳng ra bệnh gì. Rồi đột nhiên, chị lại ói. Bà trưởng trạm hiểu ra, nói nhỏ: - Mày có mang cái bụng rồi đó, Rơchăm Sơn. - Là sao? - Trong bụng mày đang có cái thai. Mày sẽ có con. Rơchăm Sơn về nhà, điểm danh lại bốn thằng đàn ông đêm ấy. Chị biết hết tên tuổi của họ nhưng không hiểu được anh chàng Ksor nào đã làm ra cái thai chi chi đó trong bụng chị. Mà cái bụng chị thì theo ngày, theo tháng hắn cứ lớn lên, không giú ai được nữa. Mấy bà trong làng thấy tướng đi khệnh khạng của chị, bảo nhau: - Con Rơchăm Sơn có bụng rồi. Con của thằng nào đó, Rơchăm Sơn? Chị không trả lời được. Chính Rơchăm Sơn mới là người cần biết điều đó hơn mấy bà. Rơchăm Sơn bèn cắt một nải chuối thật đẹp, đi đến gặp ông thầy giáo trường tiểu học. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 17 - Mình nhờ ông thầy viết cho một cái đơn. - Đơn gởi cho ai, nói việc chi? - Gởi lên cái tòa án gì đó trên K., nói về cái chuyện tìm thằng cha của đứa con trong cái bụng mình. Thầy giáo viết ngay cho Rơchăm Sơn. Ông không khỏi buồn cười khi nghe Rơchăm Sơn kể lại chuyện đêm đó chị ăn nằm với bốn thằng Ksor. Viết đơn xong, ông hướng dẫn cho Rơchăm Sơn ký tên rồi nói: - Đem cái đơn này nộp vào cho tòa án huyện K. Nhớ nói đúng lời mình dặn là “xin truy nhận cha cho con” nghe. Sáu chữ đó khiến Rơchăm Sơn mừng quá, lặp đi lặp lại mấy lần cho khỏi quên. Có vậy chớ, có đứa con thì phải có thằng cha. Trong bốn thằng Ksor, cách chi tòa cũng tìm giúp ra cho Rơchăm Sơn một thằng. Bà thẩm phán T. nhận đơn của Rơchăm Sơn, mời Rơchăm Sơn ngồi ghế và đọc đơn ngay. Bà đọc đi đọc lại mấy lần, lắc đầu ngoày ngoạy: - Khó xử lắm, chị Rơchăm Sơn à. Nếu mỗi anh Ksor gặp chị ở mỗi con trăng khác nhau thì tòa sẽ có thể điều tra và biết được anh nào là cha đứa bé. Đằng này, cả bốn anh cùng một đêm... Rơchăm Sơn cãi: - Phải có mấy thằng đó thì mới có cái bụng này chớ. 18 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Đúng, nhưng mình phải hiểu rõ được là của người nào. Thôi thì Rơchăm Sơn sinh xong đi rồi tòa mình sẽ hướng dẫn cho cách đưa đứa bé đi xét nghiệm ADN. - Là cái chi? - Là lấy một chút máu đứa bé rồi lấy một chút máu của bốn anh Ksor kia để đối chiếu. Hễ kết luận về di truyền máu đứa bé giống của máu anh nào thì anh đó mới là cha đứa bé. Rơchăm Sơn hơi lùng bùng cái lỗ tai khi nghe chuyện xét nghiệm chi đó. Chị hỏi lại: - Cái này... làm ở Pleiku phải không? T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 19 - Pleiku mình chưa làm được. Phải đưa đi Hà Nội. - Cái này... ai bỏ tiền ra làm? - Rơchăm Sơn phải bỏ tiền ra. - Bao nhiêu? - Khoảng bằng giá một con trâu lớn, Rơchăm Sơn à. Một con trâu lớn! Tiền đâu Rơchăm Sơn có? Bà tòa hiểu cái bụng của Sơn, động viên: - Bề gì nó cũng là con của mình, đẻ ra rồi nuôi cho đàng hoàng. Nhớ đừng có nghe ai xúi biểu đi phá thai, tội nghiệp lắm nghe, Rơchăm Sơn. Rơchăm Sơn ra trước cổng tòa ngồi khóc một chặp rồi trở về làng. Tôi vào thăm nhà Rơchăm Sơn. Rơchăm Sơn ngồi đó trên ngạch cửa, cái bụng đã hơi lớn. Tài sản của Rơchăm Sơn chỉ là một nhà tranh cũ, một con heo ủn ỉn lê cái bụng sát đất, một con chó ốm cất tiếng sủa cũng không nổi và mấy con gà đang bươi kiếm ăn ngoài sân. Làm gì Rơchăm Sơn có được một con trâu? 20 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Em ơi, thay chị Alăng Thị Nhé, người Cơtu, ở thôn Panai 2, thị trấn Prao Hiên (huyện Hiên, nay là huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) đã có người yêu nhưng giấu tịt vì mắc cỡ. Ở cùng thị trấn Prao Hiên, có chàng trai Alăng Gô, 30 tuổi, thầm thương trộm nhớ Nhé. Gô đề nghị cha mẹ nhờ già làng sang xin hỏi Nhé làm vợ mình. Nhé không phản đối. Gia đình Gô đem đủ 26 vật phẩm gồm chiêng, vòng bạc, heo, rượu, vải... trị giá trên mười triệu đồng sang trao cho nhà gái để cưới Nhé cho Gô. Đối với người Cơtu, các vật phẩm này là món của đầu tôi lớn, ít có cô gái nào dám nghĩ tới. Gia đình Nhé nhận số của đầu tôi, thuận cho con gái đi làm dâu nhà người. Lễ cưới diễn ra tưng bừng, T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 21 quan khách và hai họ uống rượu cần say khướt, ca hát râm ran. Sống chung được hai tháng, bỗng một hôm Nhé bỏ nhà chồng trốn biệt. Người thị trấn Prao Hiên đồn rằng cô đi theo người yêu cũ. Có kẻ nói cô trốn sang huyện Trà My, có người đồn cô lên huyện Giằng. Lại có người cả quyết cô đã đi sang tận... Lào, làm vợ ông chi chi đó, lớn lắm. Chỉ có Giàng (trời) mới hiểu được cô ở đâu! Đã đau khổ vì vợ bỏ nhà ra đi, Gô còn bị người làng chế nhạo. Nghĩ tới số của đầu tôi hôm cưới, lòng anh càng thêm xót xa. Anh bàn với cha là ông Ating Đang sang nhà cha ruột của Nhé là ông Ria Pơ Lơng bắt đại cô em gái của Nhé là Alăng Thị Nhích, mới 12 tuổi, về làm vợ thay chị. Có như vậy mới đỡ tức và khỏi mất của đầu tôi. Nghe ý định ông Đang muốn bắt Nhích về làm vợ Gô, ông Lơng phản đối rùm trời. Ông Đang nói cứng: “Nếu không chịu để mình bắt con Nhích thì phải trả đủ số của đầu tôi lại cho mình”. Mà than ôi, số của đầu tôi ấy đã biến thành mây khói sau cái đám cưới tưng bừng kia. Ông Lơng hiểu rất rõ luật tục trả của đầu tôi của dân tộc Cơtu mình, đành xuống nước xin ông Đang đừng... la lớn nữa, để ông kêu con bé Nhích về cho Alăng Gô bắt làm vợ. Vậy là cô bé Nhích 12 tuổi đang 22 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN nhảy dây ngoài sân trường phải lủi thủi bước theo ông già chồng và anh chồng 30 tuổi để về làm vợ thay chị. Trên đường đi, cô khóc sụt sùi như mưa bấc, chẳng hiểu làm vợ là làm cái giống gì. Điều may mắn là Giàng còn thương cô, cho cô được cái nhỏ con. Alăng Gô cũng là người đàn ông đứng đắn, thấy vợ nhỏ xíu, thương quá nên không hề đụng chạm đến thân thể cô. Anh định chờ cô lớn lên khoảng 13 hoặc 15 tuổi chi đó rồi mới... nói chuyện. Nhích chỉ làm chuyện lặt vặt trong nhà. Hai gia đình đồng ý giấu nhẹm chuyện bắt Nhích làm vợ thay chị Nhé, tưởng không ai biết. Thế nhưng, chính quyền thị trấn Prao Hiên biết được việc gia đình ông Đang bắt Nhích làm vợ Gô. Sự việc được báo ngay lên ông trưởng phòng Tư pháp huyện Hiên. Ông mời đại diện nhà trai Ating Đang và đại diện nhà gái Ria Pơ Lơng lên, giải thích cho hai ông sui biết việc bắt Nhích thay chị làm vợ Gô là vi phạm pháp luật. Tư pháp huyện yêu cầu ông Đang phải trả Nhích về lại gia đình. Chính quyền thị trấn cũng mời ông Đang đến phân tích cho ông hiểu là Nhích không thể làm vợ anh Gô được. Con Nhích mới 12 tuổi, bắt hắn làm vợ anh Gô là vi phạm pháp luật. Ông Đang phải trả Nhích về ngay. Thế nhưng ông Đang vẫn khăng khăng giữ ý kiến: “Hễ ông Lơng trả của đầu tôi lại thì mình sẽ trả con Nhích về”. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 23 Tư pháp huyện, chính quyền thị trấn giải thích, động viên cả chục lần nhưng ông Đang vẫn nói cứng. Cuối cùng, chính quyền quyết định phải giải thoát cô dâu nhí Alăng Thị Nhích. Mấy anh công an thị trấn đến nhà ông Đang, nói rõ là sẽ đưa cô Nhích về nhà. Vậy là Nhích đi theo mấy anh, cũng khóc như mưa bấc vì đã hết sợ phải làm vợ anh Gô. “Mình sẽ nộp đơn kiện” - là lời tuyên bố chắc nụi của ông Đang khi cô Nhích được đưa lại về nhà cha ruột. Mà ông Đang kiện thật. Ông nộp đơn lên Tòa án nhân dân huyện Hiên khởi kiện dân sự đối với ông Lơng, đòi lại số của đầu tôi. Trong danh mục, ông kê ra đủ 26 món trị giá 10,132 triệu đồng. Tòa mời ông Lơng lên lấy lời khai. Ông Lơng đau khổ xác nhận có nhận của sui gia Đang số của đầu tôi như vậy nhưng hiện tại gia đình ông quá nghèo, không còn cái chi có giá trị để trả lại cho ông Đang. Đến nước này, Ủy ban nhân dân huyện Hiên phải đứng ra bảo lãnh số nợ và ra quyết định buộc ông Đang không được phép bắt cô Nhích về làm vợ anh Gô. Ông Đang đồng ý. Thế nhưng UBND huyện nghèo quá, lương hàng tháng của cán bộ nhân viên có khi còn chậm, còn chưa đủ, làm sao có được 10,132 triệu đồng giúp ngay cho ông Lơng để trả nợ ông Đang? Nghèo thì nghèo, huyện vẫn cố gắng bởi vì việc trả nợ còn mang theo ý nghĩa cao hơn: bảo vệ tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân tộc Cơtu. 24 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Chánh án TAND tỉnh Quảng Nam Trần Ngọc Triều: Quảng Nam hiện còn nhiều vụ án phức tạp có liên hệ đến các luật tục và hủ tục tại các huyện miền núi. Việc giải quyết các vụ án như thế không chỉ phải căn cứ vào pháp luật hiện hành mà nhất thiết phải cân nhắc, có đôi khi phải dung hòa cho phù hợp với luật tục. Vụ “bắt vợ đòi của” đã được các cấp chính quyền huyện Hiên giải quyết kịp thời, bảo vệ được quyền lợi của trẻ em. Ở nhiều nơi khác, những tranh chấp dân sự mà chủ yếu là đòi của vẫn còn phức tạp trong các cộng đồng. Vì vậy, việc tuyên truyền, giải thích để bà con bỏ bớt các tập tục lạc hậu và bài trừ các hủ tục là rất cần thiết. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 25 Chút xí mất con trâu! Ông chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, huyện I (Đăk Lăk) đọc lá đơn thưa của con trai ông T. Trong đơn, anh viết rõ: Ông C, người cùng xã đã vô cớ bắt con trâu một tuổi của gia đình anh, “tạm giam” trong chuồng mà không chịu trả lại. Chủ tịch xã hội ý với bên công an. Buổi hội ý thống nhất: Mời ông C, người bắt trâu; ông T, người mất trâu và con trai ông T, người đứng đơn thưa lên ủy ban để giải quyết vụ việc. Hóa ra, đó là một “vụ án” ly kỳ, cổ quái! Mười một năm sau khi vợ mất, ông T vẫn sống một mình nuôi các con khôn lớn, không hề nghĩ đến chuyện bước thêm bước nữa. Ở vào tuổi 51, ông vẫn khỏe mạnh. Sáng 13-1-2004, ông thức sớm đi tập thể dục như lệ thường. Ông khoan khoái hít thở không khí trong lành 26 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN của cao nguyên, không quên dẫn theo con trâu một tuổi mập cui láng kít cho nó ăn cỏ, gọi là có bạn. Trên đường đồi vắng vẻ, ông nghe có tiếng bước chân người đi về phía mình. Sương chưa tan, mặt trời chưa lên, ai ra ruộng sớm vậy cà? Hóa ra đó là cô I, người cùng thôn với ông. Cô I tròm trèm 40 tuổi, chưa có chồng nhưng cũng đã tranh thủ “cải thiện” được hai đứa con. Nhan sắc của cô vẫn mặn mà y như lúc chưa có con. Đúng là gái hai con không phấn son cũng mướt! Sáng hôm ấy, cô I gánh một gánh phân chuồng đi ngược về phía ông. Khi đến trước mặt ông, cô dừng lại, để gánh xuống và mở miệng chào. Thấy nụ cười xinh xắn của cô hàng xóm vất vả, ông T xúc động cồn cào gan ruột, đỡ đòn gánh định gánh giúp. Trời xui đất khiến làm sao, bàn tay ông lại đặt đúng lên bàn tay cô. Cô I không rút tay lại hay làm một cử chỉ nào tránh né hoặc phản đối. Cô chỉ... nhìn xuống đất... Không hiểu làm sao mà cả hai lại đồng lòng đưa nhau vào một bụi rậm “nói chuyện”. Có lẽ câu chuyện dài lắm nên họ quên mất thời gian, không gian... Tàn cuộc mây mưa, cô I không nói một lời, lặng lẽ gánh phân ra ruộng. Ông T sau khi định thần lại, mới sảng hồn sảng vía vì không thấy con trâu mập cui đâu nữa. Ông chạy khắp đồi, khắp ruộng gọi nghé ơi nghé hỡi nhưng vẫn không thấy bóng dáng nó. Ông đành thất thểu trở về nhà. Thôi, vậy là ông ham vui mươi phút, mất đứt con trâu rồi! T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 27 Ba ngày sau, ông T nghe người trong xã đồn con trâu của ông đang bị nhốt trong chuồng trâu của nhà ông C, người cùng xã. Ông T vội vàng đến xem cho rõ thực hư. Đúng là con trâu mập cui láng kít của ông rồi. Song, trong cuộc nói chuyện tay đôi này, thái độ ông C rất căng thẳng. Ông C kề miệng sát tai ông T nói nho nhỏ mấy câu. Ông T liên tiếp gật đầu, mặt cứ tái mét. Tan cuộc nói chuyện, ông T đứng dậy xui cò ra về, không dám rờ tới... cái đuôi con trâu, dù nó đúng là con trâu của ông! Người con trai lớn của ông T thấy cha không dắt được trâu về thì lấy làm ức lòng. Anh không hiểu làm sao cha mình lại dễ dàng chấp nhận thua cuộc, mất một món tài sản lớn đến như vậy trong khi rõ ràng là ông C đã bắt “tạm giam” con trâu của gia đình anh. Anh bèn gửi đơn thưa ông C ra ủy ban xã. Trước chính quyền xã, ông C khai ra mọi diễn tiến gay cấn éo le của buổi sáng hôm ấy. Chính ông là người trực tiếp chứng kiến cảnh ông T và cô I cùng đưa nhau vào bụi rậm để... “nói chuyện” với nhau. Trong lúc hai người mải mê trong giấc Vu Sơn thì con trâu của ông T tự do thong thả đi vào... ruộng lúa mới trổ đòng của nhà ông C ăn hết một vạt lúa. Tức mình vì chủ ham vui quên chuyện quản lý trâu, ông C nắm dây xỏ mũi dắt luôn con trâu về “tạm giam” trong chuồng trâu của mình. Mấy ngày qua, ông vẫn cho con trâu ăn uống tử tế. Hôm ông T tìm đến xin nhận lại trâu, ông C có dọa rằng: “Hễ ông ngoan cố đòi lại trâu thì tôi sẽ công bố 28 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN rộng rãi chuyện ông và cô I quan hệ bừa bãi ngoài rừng”. Ông C nhấn mạnh: Ông chỉ dọa vậy cho ông T nhớ mà chừa thôi chứ không có ý định bắt luôn con trâu. Mấy vị trong ủy ban và công an xã bấm bụng cười thầm về diễn tiến của câu chuyện mất trâu hy hữu này. Xã phân xử: Ông T ham vui không quản lý trâu, để trâu ăn lúa của ông C thì phải xin lỗi và đền bù thiệt hại cho ông C số tiền một trăm ngàn đồng (trong đó bao gồm năm ngày công chăm sóc và cho trâu ăn uống). Ông C phải trả lại con trâu cho nhà ông T. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 29 Còn chuyện ông T có vui vẻ tý chút với cô I thì xã không can thiệp, không có ý kiến bởi đó là chuyện riêng tư của cá nhân. Một người chết vợ, một người không chồng, có “giúp đỡ” nhau trong lúc tờ mờ sáng hay nửa đêm thì cũng là bình thường, miễn là đừng làm mất trật tự an ninh trong thôn xã. Xã cũng động viên anh con trai của ông T đừng vì vậy mà rạn nứt tình cảm và niềm tin với cha. Chính quyền phân xử vậy thì phải đạo rồi. Thế nhưng, tòa án dư luận trong thôn, xã thì khắt khe hơn. Bằng chứng là nhạc sĩ đồng quê nào đó lại dạy cho bọn con nít hát một bài đồng dao đời mới: “Tò te tú tí, chút xí mất con trâu”. Tôi lên cao nguyên Đăk Lăk, nghe trẻ con đồng ca ngồ ngộ, mới hỏi các cháu. Từ chuyện đó, tôi mới viết được bài này. 30 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Bữa tiệc... thịt chó chết Chiều ngày 27 Tết Ất Dậu 2005, ông Nguyễn Thưởng (Diễn Hoàng, Diễn Châu, Nghệ An) nghe mùi hành tỏi được xào nấu thơm tho dậy lên từ nhà ông hàng xóm Vũ Bỡn. Ngặt một điều là hai nhà từ trước nay đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, không qua lại với nhau nên ông Thưởng cũng chẳng tiện nhìn sang. Thế nhưng, ông không giấu nổi sự ngạc nhiên khi ông Bỡn quần áo tề chỉnh, qua nhà mời ông dùng bữa tiệc tất niên. Cảm thấy đây là cơ hội tốt để hóa giải những xích mích giữa hai nhà, ông Thưởng đong đầy một chai rượu gạo rồi sang nhà ông Bỡn. Bữa tiệc chỉ có hai người và mồi nhậu chỉ toàn là thịt chó; món xào, món nướng, món hầm... Món nào T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 31 cũng thơm lừng gia vị và khá... bắt mồi. Ông Bỡn liên tiếp gắp mời ông Thưởng. Ông Thưởng hơi lấy làm lạ vì chủ nhà chỉ gắp một miếng lấy lệ, ngoài ra cứ dùng rau sống, bánh tráng đưa cay. Giải thích điều này, ông Bỡn nói rõ trong nhà còn rất nhiều thịt chó; bữa tiệc này chỉ là mời ông Thưởng với mục đích dĩ hòa vi quý, xóa hết mọi hiểu lầm. Được lời như mở tấm lòng, ông Thưởng vui vẻ nhậu. Tiệc rồi cũng tan, ông Thưởng “rua” ông Bỡn, về nhà. Tối ấy, ông Thưởng không dùng cơm với vợ con. Đứa con út của ông vừa ăn cơm, vừa kể lại chuyện sáng nay, nó nhìn thấy bác Bỡn vớt xác một con chó chết nổi lềnh bềnh trên sông. Ban đầu, nó tưởng bác định cuốc đất để chôn xác chó nhưng sau đó, nó ngạc nhiên khi thấy bác lấy rơm đốt lên thui chó rồi đem về nhà. Nghe đến đó, ông Thưởng giận thấu trời xanh, hiểu ra lý do tại sao ông Bỡn mời mình nhậu mà không xơi miếng thịt chó nào. Hóa ra “nó” cho mình ăn thịt chó chết, mà là chó chết trôi. Ông Thưởng xuống bếp lấy con dao, nhảy qua rào định ăn thua đủ với kẻ chơi trác mình. Ông Bỡn hét lên, ra lịnh cho vợ con chạy trốn; phần ông cũng... chạy luôn. Vụ việc làm cả xóm lùm xùm, Công an xã phải xuống tận nơi để vãn hồi trật tự. Trong lá đơn gởi lên Công an xã sau đó, ông Thưởng đã kết tội ông Bỡn cố tình mời mình ăn thịt chó chết 32 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN trôi để nhục mạ mình và đề nghị có hình thức xử lý hành vi này. Công an xã nhận đơn, không nghĩ ra cách xử lý vụ việc thế nào cho đúng pháp luật. Thứ nhất, không xử phạt hành chính ông Bỡn được bởi hình thức xử phạt hành chính chỉ áp dụng cho những hành vi vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ hai, tìm trong khắp các điều khoản của Bộ luật Hình sự cũng không thấy điều khoản nào quy định mời người khác nhậu - dù là nhậu thịt chó chết trôi, là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu là bạn, bạn giải quyết vụ việc trên thế nào? T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 33 Con rọ rạy Không ai biết con rọ rạy là con gì. Thế nhưng trong câu chuyện sau đây, con rọ rạy ấy có vẻ vừa hấp dẫn, vừa nguy hiểm. Làng người Cà Dong nằm trong một thung lũng đẹp ở phía Đông Trường Sơn, thuộc xã C, cách thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) 30 cây số đường chim bay. Cuối năm 2003, bà con người Cà Dong trúng mùa. Lúa đã gặt xong, bắp xanh tươi nương rẫy, bò thả núi không mất một con. Làng quyết định cúng Giàng một con trâu béo mừng lúa mới. Lễ hội diễn ra thật tưng bừng trong đêm trăng sáng. Y Mảng sướng quá, thoải mái ăn mấy miếng thịt trâu nướng trên than hồng và uống những tợp rượu cần. 34 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Đến hơn 9 giờ tối, anh ta đã say bét nhè. Chạy đi tìm vợ, thấy chị đang vạch ngực cho con bú, miệng nhai thịt trâu với cơm nếp, anh bảo: - Mình về trước đây. Rồi chân nam đá chân xiêu, anh bước trên đường mòn về nhà. Bỗng nghe soạt một cái, một chị phụ nữ nhảy ra nắm lấy tay anh. Tưởng ai hóa ra là Y Phiên, chị đàn bà chồng chết đã mấy năm nay, có tiếng chịu chơi trong làng. Y Phiên cũng đã say, nắm tay Y Mảng, rủ đi với mình. Y Mảng không ưng cái bụng nên giằng mạnh tay một cái rồi tiếp tục đi. Cái giằng tay làm Y Phiên lảo đảo. Chị cảm thấy tự ái dồn dập. Còn Y Mảng về tới nhà, ịch ngay xuống chiếu. Ngủ! Sáng hôm sau, mặt trời lên đến một cây sào, Y Mảng mới thức giấc. Anh giật mình thấy vợ đang ôm con ngồi bên ngạch cửa, nước mắt chảy ròng ròng. - Cái chi rứa? - anh hỏi. Chị òa lên khóc lớn: - Hồi hôm, mụ Y Phiên đi nói khắp đám đàn bà, con gái trong hội đâm trâu là anh “bắt cái nước” với mụ nớ ngoài rẫy. Mình không muốn làm vợ nữa. Mình về nhà mẹ đây. Y Mảng vò đầu bứt tóc: - Mụ nớ nói láo. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 35 Bối rối như gà mắc tóc, anh không dám đi súc miệng, rửa mặt, sợ vợ bồng thằng nhỏ đi thiệt. Hàng xóm nghe nhà Y Mảng có chuyện ồn ào tới xem. Đúng lúc đó, ông Y Lua, trưởng thôn, cũng tới. Ông Y Lua ngồi vào chiếc chiếu giữa nhà, biểu Y Mảng đi súc miệng, rửa mặt, biểu vợ Y Mảng nín khóc và biểu người đi mời Y Phiên đến gặp ông. Phen này ông quyết xử án để làm rõ có hay không chuyện Y Mảng đã có vợ mà còn đi “bắt cái nước” với Y Phiên. Y Phiên đến, ông bắt ngồi dựa vách ván, ngó ngay mặt ông. “Phiên tòa” làng bắt đầu với phần thẩm vấn các đương sự. - Y Phiên, đêm qua mi nói với nhiều người rằng Y Mảng nó “bắt cái nước” với mi, đúng không? Y Phiên gật đầu. - Y Mảng, đêm qua mi có làm việc nớ không? - Không, mình thề trước Giàng và bà con trong làng rằng mình không làm việc nớ. Nếu vi phạm, làng đuổi nhà mình ra khỏi làng. - Được. Đứa khai rằng có, đứa nói rằng không. Trong thôn ni, mình là người đại diện cho... Chính phủ, bà con phải nghe mình để sống đúng với phép nước và lệ làng. Con Y Phiên nó đưa ra lời trước nên nó phải làm một cái đơn có cái chữ nói rõ việc “bắt cái nước” xảy ra lúc nào, ở đâu, tại răng mà bắt được. Nó lại phải kiếm mấy trăm ngàn đồng đi xuống Tam Kỳ ngủ lại 36 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN một đêm, sáng hôm sau vào bệnh viện cho mấy bác sĩ người Kinh khám và bắt con rọ rạy trong người nó ra. Bác sĩ sẽ cho nó một cái giấy chứng nhận có đóng dấu đỏ, trong nớ nói rõ con rọ rạy này là do thằng Y Mảng đổ vào. Cái nớ kêu là bằng chứng. Đem giấy này kẹp vào cái đơn đưa cho mình, mình sẽ lôi thằng Y Mảng ra trước pháp luật. Y Phiên nghe trưởng thôn nói mà lạnh cả xương sống. Ngay một lúc kiếm được mấy trăm ngàn đồng không dễ! Cái chính là thằng Y Mảng nó có đổ con rọ rạy chi chi đó vào người chị đâu mà biểu chị xuống Tam Kỳ cho bác sĩ bắt nó ra. Lỡ bác sĩ bắt ra con rọ T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 37 rạy của thằng khác thì lại ê cái mặt. Giàng ơi, chẳng qua mình say rượu, nói bậy một cái mà chừ trở thành tai vạ lớn! Y Phiên cúi đầu, suy nghĩ hung. Sau cùng, chị đành thú nhận: - Thưa trưởng thôn, đêm qua mình say rượu nên mình nói trật. Cho mình nói lại: Thằng Y Mảng không có “bắt cái nước” với mình. - Thiệt chớ?. - Thiệt. Mình có nắm tay nó nhưng nó xô mình ra rồi về nhà, không làm chi mình hết. Trưởng thôn quắc đôi mắt nhìn khắp mọi người: - Bà con nghe rõ chưa? Con vợ thằng Y Mảng nghe rõ chưa? Chưa đứa mô “bắt cái nước” với đứa mô hết. Con Y Phiên nói láo, gây xào xáo trong thôn, đáng lẽ mình phạt nó theo luật làng. Xét nhà nó nghèo, tha cho nó chuyện mần heo, gà tạ lỗi nhưng phải bắt nó xin lỗi làng và vợ chồng Y Mảng về tội nói bậy. Án được thi hành tại chỗ, Y Phiên xin lỗi mọi người. Mặt của vợ Y Mảng tươi như hoa. Đợi cho mọi người đi hết, chị dặn nhỏ vào tai chồng: - “Bắt cái nước” với mình thôi nghe, Y Mảng. 38 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Mèo kêu Ông già làm đơn thưa một chàng trai bởi đã giả tiếng mèo kêu để làm ám hiệu gặp gỡ con gái út của ông. Ông không muốn con gái yêu thương chàng trai “mèo kêu” đó. Công an xã giải quyết ra sao? Cuối tháng 2-2004, Công an xã B., huyện T (Quảng Nam) nhận được đơn thưa mất trộm heo của ông Phan T, ngụ ở đội 2, thôn 4. Đơn thưa nói rõ: Nhà ông bị mất một con heo khoảng 40 kg, ông nghi người bắt trộm là anh Võ Văn R ở cùng thôn. Đọc lá đơn, ông trưởng công an xã cứ suy nghĩ miết. Anh R là một thanh niên sống lành mạnh, lại biết chí thú làm ăn. Xã là xã anh hùng, chưa hề xảy ra vụ việc chi nghiêm trọng. Lẽ nào có chuyện mất heo mất cúi? Trưởng công an xã lặng lẽ tìm hiểu. Đúng là ông T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 39 T có hai con heo nhưng đã bán trước Tết cho thương lái, thu được trên 4,2 triệu đồng. Từ đó đến nay, ông T chưa nuôi lại con heo nào. Muốn bắt một con heo 40 kg phải cần đến hai người đàn ông mới xúc nó vào được trong rọ. Mà con heo la thì phải biết, đến bảy xã cũng nghe tiếng ò éc của nó. Ông T bị bắt mất heo, sao láng giềng lại không nghe được tiếng heo la? Một khả năng nữa là người bắt heo có thể dùng điện để chích mà nhà ông T thì... không có điện. Mọi chuyện đã rõ: Ông T không hề bị mất heo. Công an xã viết giấy mời ông lên làm việc, trọng tâm không phải là chuyện mất heo nữa mà là tại sao lại có lá đơn thưa này. Trước trưởng công an xã và một công an viên của thôn, ông T nói thật: Ông không mất heo. Chuyện ông làm đơn tố anh R chẳng qua là để công an mời anh R lên hỏi han mấy câu cho “hắn tởn tới già”. Nguyên ông đã 65 tuổi, có con gái út tên N rất nết na, thùy mỵ. Thời gian gần đây, cô N và anh R tỏ ra rất quyến luyến nhau, khiến ông T không thích. Một đêm sau Tết, trời lạnh như cắt, ông đang ngủ bỗng giật mình thức giấc vì nghe tiếng mèo kêu. Thông thường loài mèo rất sợ trời lạnh, mà chúng có kêu vì động đực thì cũng phải qua đầu tháng 4 dương lịch. Nghe tiếng mèo kêu, ông T giật nẩy mình, nghi bọn trộm làm ám hiệu vào nhà ông kiếm chác. Ông tung 40 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN chăn ngồi dậy, cầm cái đèn pin và cây mác đi ra. Cửa đã bị mở. Nhìn ra hướng chuồng heo, ông thấy... hai đứa ăn trộm mặc áo trắng đứng đó. Ông soi đèn pin, hóa ra là con gái ông đứng cạnh thằng R. Ông giơ cây mác lên dọa. Thằng R chẳng những đã không sợ, còn nói: “Con đến nói chuyện với N chớ có làm chi mà bác định chặt con?”. Ông T. kết luận: “Thiệt cái thằng ba nhe như ông nội hắn hồi trước. Hắn dám giả tiếng mèo kêu để dụ con tôi ra khỏi nhà. Cái mặt hắn mà lừa tôi răng được. Tôi phải thưa lên mấy anh cho hắn sợ”. Nghe ông già khai báo, trưởng công an xã tức cười. Ông nói cho ông T biết: Dựng lên một câu chuyện không có thật để thưa một công dân tới cơ quan công an là việc làm không phù hợp pháp luật. May mắn là ông T chỉ mới gửi một lá đơn đến công an xã chứ nếu ông gửi nhiều nơi và nhiều lần thì có thể phạm vào tội vu khống, quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự, như chơi! Trưởng công an xã hỏi: “Bác nói thiệt cho tui nghe, tại răng bác ghét thằng R, không muốn hắn làm bạn với con gái bác?”. Ông T trình bày: Ông nghe cha ông kể lại vào năm Khải Định thứ sáu, ba tộc Võ Văn, Phan Tấn và Lê Công cùng tranh nhau cái tiền hiền ở làng này. Con cháu tộc Võ Văn ỷ đông, dựng bia tiền hiền trước khi có sắc phong của vua Khải Định. Tộc Phan Tấn của ông nhào vô giựt bia xuống. Chính ông nội T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 41 của thằng R đã đánh một bạt tai và xáng cho... cha của ông T một đạp. Chuyện nhục nhã ấy được kể lại trong con cháu. Ông T nói như đóng đinh: “Gả cho ai cũng được trừ con cháu của tộc Võ Văn”. Trưởng công an xã lại tức cười: “Bác ơi, ngay cái chuyện thời Nguyễn Văn Thiệu đây mình còn quên hết được thì mong bác hãy quên chuyện thời Khải Định đi. Trai gái thương yêu nhau đàng hoàng, mình cấm bọn nớ thì mang tiếng là ngăn cản hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Thôi rứa bác về suy nghĩ thêm, bác hỉ”. Ông T ra về. May phước, ông chưa gửi đơn đi nhiều nơi nên chưa bị phạm vào cái hình sự chi chi đó. Còn gả con N cho thằng R, cái này có lẽ phải suy nghĩ đến năm 2200. 42 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Cắn ngón tay! Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Triệu Mẫn cắn tay Trương Vô Kỵ để... “đánh dấu” tình yêu. Còn trong vụ việc sau đây, chàng trai cắn đứt một lóng tay ngón đeo nhẫn của người yêu rồi... trốn mất. Cũng là một kiểu “đánh dấu” nhưng để bày tỏ tình yêu thì hình như không phải... Chiều 1-7-2004, nhà chị H ở Buôn Hồ (Đak Lak) kết hoa, chong đèn rực rỡ. Bữa cơm chiều vừa xong thì bỗng dưng một người khách ăn bận thật chỉn chu, ôm một bó hoa tươi thắm và một gói quà, xuất hiện. Anh xin gặp chị H, nói là để chúc mừng. Chị H vừa mừng, vừa buồn tủi khi nhận ra khách là anh P, bạn trai cũ của chị. Trước đây cả mười năm, chị và anh P, người cùng thị trấn, đã hứa hẹn sẽ cùng gá nghĩa với nhau. Nhà T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 43 P nghèo, anh thường phải đi nơi khác làm công việc kiếm sống. Tuy ở xa nhau nhưng họ thư từ thăm hỏi, động viên nhau khá đằm thắm, ân cần. Đùng một cái, hai năm nay anh P đi mãi không về, vắng cả thư từ qua lại. Không thể chờ đợi được lâu hơn nữa nên đầu năm 2004, chị H nhận lời kết hôn với anh C - một người đã góa vợ và có một đứa con. Nghĩ đến người tình, chị H cảm thấy se lòng nhưng biết sao được. Chị đã 30 tuổi rồi, còn phải đợi đến bao giờ? Ở chỗ này, người ta cưới nhau từ hồi 16 tuổi. Chị... trễ hạn 14 năm rồi còn gì? Hai bên gia đình quyết định chọn ngày 2-7 tổ chức lễ cưới. Anh P lễ phép chào cả nhà rồi xin được tặng quà mừng đám cưới cho chị H. Anh nói rõ ngày mai anh sẽ rời thị trấn để đi làm ăn xa. Anh xin cha mẹ chị H cho được nói mấy lời chia tay với chị. Ông bà thấy... thằng rể hụt có tác phong của người quân tử phương Đông, bèn đồng ý cho hai người ngồi nói chuyện riêng trong vườn nhà. Suốt một tiếng đồng hồ ngồi bên nhau, chị H nói cho anh nghe hoàn cảnh của mình, xin lỗi anh về chuyện đã không chờ anh được và hy vọng anh gặp một phụ nữ khác giỏi giang, xinh xắn, trẻ trung hơn mình. Cuối buổi nói chuyện, anh P xin phép cầm bàn tay trái của chị đưa lên môi... hôn chút đỉnh. Nhưng khi chị thuận đưa bàn tay ra, anh P bỗng nhiên há miệng... 44 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN cắn mạnh vào ngón tay đeo nhẫn cưới của chị. Đây là chiêu Cẩu giảo Lã Đồng Tân (Chó cắn Lã Đồng Tân) trong... khẩu pháp của phái Cô Tô bên Trung Quốc. Lực đạo của phát cắn vô cùng mãnh liệt. Chị H chỉ kịp la lên một tiếng đau đớn rồi ngất xỉu, còn anh P lủi nhanh vào bóng đêm mất dạng. Cú cắn làm đứt hẳn đốt đầu tiên của ngón áp út. Các thầy thuốc phải cắt bỏ và điều trị bằng kháng sinh liều cao cho chị H để chống nhiễm trùng. Ngay trong đêm đó, anh P bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan công an cho biết không thể xử lý hình sự vụ việc này. Bởi, pháp luật tố tụng hình sự quy định tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì mới khởi tố bị can với tội danh cố ý gây thương tích. Một phần ngón tay áp út thì lại chưa đủ tỷ lệ. Sổ tay giám định y khoa do Bộ Y tế ban hành năm 1994 quy định với các vết thương gây ảnh hưởng thẩm mỹ (tai, mắt, mũi, môi, trán, gò má), nếu tỷ lệ đạt 5% là đã có thể khởi tố bị can. Thế nhưng ngón tay thì... không thuộc khu vực ảnh hưởng thẩm mỹ. Điều đáng tiếc là chị H bị thương ở một địa phương khá xa thành phố. Nếu ở TP.HCM, có thể chị sẽ có cơ may được bệnh viện chấn thương chỉnh hình nối lại ngón tay áp út bị thương. Riêng các cô gái ở huyện Buôn Hồ thì truyền nhau kinh nghiệm đừng bao giờ đưa tay cho bạn trai cũ hôn hít ngay trước ngày đám T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 45 cưới của mình với một người đàn ông khác. Theo họ, nghĩ tới chuyện này đã thấy nóng lạnh hãi hùng rồi! Đám cưới của chị H dự định diễn ra vào ngày hôm sau phải bị hoãn lại vì tình huống không thể làm cô dâu này. Bởi trước nay, cơ bản không có cô dâu nào bị thương mà vẫn làm đám cưới cả! 46 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Đứa mô chưa nhìn con gái tắm? “Phiên tòa” do già làng Pơloong Kiên ngồi ghế chủ tọa diễn ra trong nhà gươl của làng A, xã M, huyện Đ, tỉnh Quảng Nam. Giữa nhà gươl, đốt một bếp lửa lớn. Đêm ấy, đàn ông của 52 nóc (nhà) đều có mặt. Đàn bà không được phép lên nhà gươl nhưng vẫn bồng con nhỏ đứng dưới đất dự thính. “Bị cáo” chính trong phiên tòa là thằng Briu Nhanh, 20 tuổi, người Cơtu ta. Briu Nhanh bị ông Alăng Xuân cáo buộc là đã có hành vi ăn trộm đôi dép mới của cô Alăng Thu, con gái ông. Dù xấu hổ, Briu Nhanh cũng phải tới nhà gươl. Già làng cho ông Xuân trình bày ý kiến trước cộng T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 47 đồng. Ông Xuân nói ngắn gọn chuyện thằng Nhanh ăn cắp đôi dép của con gái ông nhưng chân hắn to, không mang được nên mới đem đến nhà ông trả lại. Ông đã chửi hắn một chặp rồi. Luật lệ của người Cơtu ta rất nghiêm, không ai được xâm phạm vật gì của ai. Ông đề nghị già làng phạt thằng Nhanh. Già làng nghiêm khắc nhìn vào mặt Nhanh, buộc Nhanh trả lời có ăn cắp dép của Alăng Thu không. Nhanh cúi mặt, nuốt nước miếng ừng ực. Già làng hỏi đến lần thứ ba, anh lắc đầu nói: “Mình không ăn cắp”. Già làng hỏi vặn tới: “Rứa đôi dép từ mô mà mi có?”. Cả làng chờ đợi nghe, cuối cùng Nhanh phải “khai” ra sự thật. Cách đó mấy hôm, buổi trưa Nhanh đi dọc bờ suối hái rau dớn. Mới hái được một nắm, Nhanh nghe có tiếng động trên mặt nước. Ngỡ là có con thú đến uống nước, Nhanh sè sẹ bước tới chỗ bụi cây nhìn ra suối. Hóa ra, tiếng động đó là cô Alăng Thu... đang tắm. Alăng Thu là học sinh trường dân tộc nội trú. Hôm ấy, cô được nghỉ học, từ trên thị trấn P. về nhà, đi tắm suối. Nhanh thú nhận trước nay anh chưa hề được nhìn thấy thân hình con gái nên... tò mò, chừ có dịp phải ngó thử coi hắn ra răng. Anh níu tay lên một nhánh cây, định nhìn cho rõ hơn thì rắc một tiếng, nhánh cây gãy, đầu chạc cây đâm vào bắp tay anh. Sảng hồn, anh “á” lên một tiếng. 48 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Biết có người đang nhìn lén mình tắm, Alăng Thu hoảng hốt quơ lấy cái xà - lùng mặc vào người chạy về ngay. Cô bỏ quên đôi dép mới bên bờ suối. “Mình lượm đôi đép của Alăng Thu đem về, định đưa lại cho hắn nhưng nếu mình đưa thì lòi ra cái tội... mình ngó hắn tắm mà không đưa thì mình phạm tội ăn cắp. Chuyện của mình xấu hổ quá chừng chừng. Mình xin thú thiệt trước làng chỉ mới ngó được cái... lưng của hắn chớ chưa ngó được cái chi hết”. Lời “thú tội” của Briu Nhanh làm mấy chục người đàn ông sảng khoái cười lên ha hả. Đến cả ông Alăng Xuân cũng khoái tỷ, cười rộng huỵch, phô cả hai hàm răng đầy khói thuốc. Ông nghĩ “Thằng ni rứa mà được. Hắn có cái con mắt, biết con gái mình đẹp nên mới ngó trộm”. Ông tự hào có đứa con gái đẹp. Già làng vỗ tay ra hiệu cho mọi người ngưng cười. Ông hỏi: “Trong anh em, có ai chưa hề dòm lén bọn con gái tắm suối thì giơ tay lên”. Từ ông già già cho đến ông tre trẻ, không có ai giơ tay cả. Briu Nhanh thở một cái khì, rất sướng cái bụng. Hóa ra họ đã từng dòm lén con gái tắm suối như mình. Già làng kết luận: - Thằng Briu Nhanh khai thiệt tình là hắn chỉ đem trả đôi dép cho con gái của Alăng Xuân chứ không phải là đứa ăn cắp. Còn cái chuyện dòm mấy đứa con gái tắm suối thì anh em hồi trai trẻ cũng đã từng dòm, T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 49 kể cả... mình (lại cười). Cái vụ này không phạm tội chi hết. Nề Briu Nhanh, mi rứa mà được đó nghe. Nói mẹ mi kiếm con heo, con gà sang nhà ông Alăng Xuân đi. Câu chuyện bữa ni là chuyện vui. Mình nói vậy, thằng Alăng Xuân có thông không? Alăng Xuân thông quá đi mất, gật đầu nói có, hí hửng cười. Đến “nguyên đơn” mà cũng “thông” thì còn ai dị nghị chi nữa! 50 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Đền chồng cho mình Làng người K’Ho ở thôn Ròn (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) nằm trên ngọn đồi khá đẹp. Ở đây, già làng kiêm trưởng thôn Ka Thin, 73 tuổi, trở thành “quan tòa” trong nhiều vụ gay cấn. Một trong những vụ đó là cái chết của Ka Tân. Ka Thôn có một chiếc xe gắn máy cũ, đèn đóm, thắng phanh đều hỏng, lên dốc leo nặng nhọc, nổ to và phun khói như một chiếc xe tăng. Ấy vậy mà anh rất tốt bụng. Ai trong làng xin đi quá giang anh cũng cho đi. Một chiều mùa đông cuối năm 2002, Ka Thôn đang trên đường về nhà thì gặp anh bạn Ka Tân vẫy lại, xin về làng. Cũng là chỗ anh em, Ka Thôn vui vẻ mời bạn lên xe. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 51 Trời lạnh buốt. Ka Thôn lao xe xuống dốc, định quẹo bên phải vào làng thì bất ngờ có đàn bò chạy ra. Miệng vừa la, chân vừa đạp thắng nhưng chiếc xe vẫn xông thẳng vào đàn bò. Bịch một cái, chiếc xe tông nhằm một con bò, ngã ra. Ka Thôn đau điếng, lò mò ngồi dậy được nhưng Ka Tân thì nằm yên. Hoảng quá, Ka Thôn bế Ka Tân lên, gọi người làng ra giúp đỡ. Họ chở Ka Tân lên nhà thương huyện nhưng Ka Tân đã chết vì chấn thương sọ não. Theo tập quán người K’Ho ta, hễ ai làm người khác chết hay bị thương thì phải bắt đền. Đêm hôm ấy, vợ Ka Tân dẫn một bầy con đến nhà già làng Ka Thin, khóc và bắt đền Ka Thôn đã “làm chết” chồng và cha họ. Già Ka Thin cho gọi Ka Thôn đến. Người trong làng cũng kéo nhau đi xem xử kiện, có cả ông bí thư và ông chủ tịch xã Đạ Ròn đến nghe. Già Ka Thin cho Ka Thôn kể lại mọi việc. Kể xong, Ka Thôn thật tình bày tỏ sự đau xót, không ngờ chiếc xe ngã mà làm chết người anh em cùng làng. Đến phần vợ Ka Tân trình bày lý do kiện. Chị khăng khăng nói: “Ai biểu Ka Thôn chở chồng mình đi xe? Cứ để chồng mình đi bộ thì hắn không chết. Xe ngã, chồng mình chết thì phải bắt đền”. Rồi chị đưa điều kiện: phải đền cho gia đình chị một con trâu lớn, một cái hòm chôn chồng và làm phần mộ cho chồng. Tất cả khoảng trên tám triệu đồng. 52 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Già Ka Thin gục gặt đầu: “Nói cũng có lý. Nhưng điều vợ Ka Tân cần nhớ là thằng Ka Thôn không làm chết chồng mày. Chuyện xảy ra cũng do một nửa là chồng mày muốn ngồi xe gắn máy. Nhà thằng Ka Thôn cũng chẳng dư dả gì, thôi mày giảm cho nó một chút đi!”. Vợ Ka Tân bỏ con trâu, kêu xuống con bò lớn. Già Ka Thin đề nghị giảm chút nữa. Vợ Ka Tân kêu xuống con bò nhỏ. Già Ka Thin đồng ý. Đại diện chính quyền xã hứa tặng cho một cái hòm. Ka Thôn tự nguyện nộp thêm một con heo 60 ký để cúng mả. Già Ka Thin đúc kết cuộc điều đình: “Do thằng Ka Thôn chở thằng Ka Tân bị té xe nên Ka Tân chết. Theo tục lệ ta, Ka Thôn tình nguyện đền cho vợ Ka Tân một con bò nhỏ để nuôi, làm phần mộ cho Ka Tân và nộp thêm một con heo 60 ký nữa để cúng đám ma. Ủy ban xã cho Ka Tân một cái hòm đẹp giá một triệu đồng. Mọi việc đã thỏa thuận, cứ vậy mà làm, không được khiếu nại nữa. Sau khi đám ma, thằng Ka Thôn phải sang giúp con vợ thằng Ka Tân làm ruộng”. Ông nói tới đâu, Ka Thôn dạ tới đó. Đám ma Ka Tân thật ấm áp; cả làng K’Ho cùng đi đưa. Đắp mả xong, mọi người trở về nhà làng ăn cúng. Con heo coi vậy mà được việc. Ai nấy đều ăn no. Ka Thôn chỉ tốn dưới ba triệu đồng. Hú vía! Khỏi phải lên gặp ông tòa huyện Đơn Dương! T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 53 Trâu chi đẻ sinh đôi? Ngày 17-5-2004, Tòa án nhân dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) mở phiên xử dân sự giải quyết vụ kiện đòi trâu giữa nguyên đơn Phạm Thị Huệ và bị đơn Nguyễn Thị Lựu. Phiên tòa được đông đảo bà con xã Đại Lãnh quan tâm đến dự. Theo bà Huệ, ngày 22-10-2002, con trâu mẹ của gia đình bà sắp đẻ. Buổi chiều lùa trâu về nhà, bà thấy trâu đẻ rồi vì bụng nó nhỏ lại nhưng không tìm thấy con nghé. Bà cột trâu mẹ lại; nó hộc lên từng tiếng, cứ đi lòng vòng. Hôm sau nữa, trâu mẹ chết, bà phải mổ thịt bán lỗ. Cán bộ thú y xác định: trâu mẹ chết vì đẻ sót nhau và bị căng sữa bởi không có con nghé bú. 54 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Một số bà con trong thôn cho biết cách đó hai ngày, có con nghé đã được ông Trần Năm - một người cùng thôn, cũng có con trâu nái sắp đẻ, bồng về nhà. Bà Huệ chạy qua nhà ông Năm đòi con nghé lại... Ông Năm đồng ý trả nhưng vợ ông là bà Lựu thì không. Bà Huệ nộp đơn lên tòa, yêu cầu tòa buộc bà Lựu phải trả lại cho bà con nghé trị giá 3 triệu đồng và đền lại cho bà con trâu mẹ (đã mổ thịt) trị giá 6 triệu đồng. Trước tòa, bà Lựu trình bày rằng trâu nhà bà đẻ hai con. Hôm trâu đẻ, bà chạy ra đồng bồng trước về một con nghé; một lát sau trâu đẻ con thứ hai, chồng bà bồng về. Ở trong xã này, trước nay trâu của một vài nhà cũng đẻ hai con như rứa! Chính vì vậy, khi bà Huệ qua nhà đòi nghé, bà không đồng ý: “Trâu của tui sinh đôi; của tui là của tui chớ làm răng mà tui phải trả cho bà Huệ? Tui không đền chi hết!”. Sau khi nghe tin bà Huệ nộp đơn kiện mình ra tòa, bà Lựu đã bán đi một con nghé. Trước vụ kiện phức tạp và buồn cười như vậy, thông qua ý kiến của bà con nông dân, Tòa án nhân dân huyện Đại Lộc được biết chưa có trường hợp nào trâu đẻ hai con trong xã Đại Lãnh này. Vì vậy, Tòa xác định bà Lựu cho rằng trâu nhà mình đẻ... sinh đôi là không có cơ sở khoa học và không đúng sự thật. Vả chăng, khi bà Huệ đến xin lại con nghé, ông Năm (chồng bà Lựu) đã thuận trả lại. Bà Lựu lại không đồng ý là chuyện đáng tiếc, làm T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 55 mất tình nghĩa xóm làng. Tóm lại, trong hai con nghé, có một con thuộc sở hữu của gia đình bà Huệ. Tòa cũng phân tích cho bà Huệ, con trâu nái nhà bà bị sót nhau dẫn đến chết, phải mổ thịt bán rẻ cho bà con là chuyện đáng tiếc. Việc con trâu nái chết không do bên gia đình bà Lựu gây ra. Trong quá trình giữ con nghé, bên bà Lựu cũng có công chăn dắt. Trị giá con nghé một tuổi tại địa phương ở thời điểm ấy là 2,5 triệu đồng. Đôi bên phải nhường nhau một chút để giảm nhẹ cho nhau những thiệt hại về kinh tế. Tòa tuyên buộc bà Lựu phải trả cho bà Huệ số tiền 2,5 triệu đồng, tương đương trị giá con nghé một tuổi. Tòa cũng buộc bà Huệ phải trả lại công chăn dắt con nghé cho bà Lựu tương đương 40% giá trị con nghé (1 triệu đồng). Tòa bác yêu cầu đòi bồi thường con trâu mẹ của bà Huệ vì trâu mẹ chết không phải do lỗi của bà Lựu. Vả chăng, bà Huệ cũng kịp thời mổ thịt trâu mẹ bán, lấy lại được một phần tiền rồi. Ngay khi bản án vừa tuyên xong, bà Huệ đã làm đơn kháng cáo. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm. 56 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Bắt cái nước, trả bầy bò Một bà mẹ làm đơn xin xã cho bắt bảy con bò của một thanh niên vì anh này đã bắt cái nước với con gái bà bảy đêm. Chúng tôi đặt tên khác cho các nhân vật vì vấn đề khá tế nhị. Địa phương giải quyết ra sao? Ngày 6-3-2004, Ủy ban nhân dân xã P, huyện P (Quảng Nam) nhận được “Đơn xin bắt bò” của bà Pơlong Chanh. Đơn viết rõ: bà Chanh xin ủy ban xã cho phép được bắt bảy con bò của “thằng” Arất Tỏi, người ngụ cùng xã. Nguyên do là vì thằng Tỏi đã bắt cái nước với con gái bà là cô Alăng Ngò bảy đêm ở trên rẫy. Mục đích xin bắt bò của bà là để đền bù thiệt hại trinh tiết của con gái bà. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 57 Nhận được đơn, ông chủ tịch xã cho mời cả đôi bên lên để giải quyết vụ việc. Bà Chanh trình bày: Rẫy của bà và rẫy của cha thằng Tỏi liền kề nhau. Mùa bắp lớn, con gái bà và thằng Tỏi thường lên giữ bắp. Rứa mà thằng Tỏi dám bắt cái nước con gái bà. Sau khi bị Tỏi bắt cái nước, đến đầu tháng 2, cô Ngò đề nghị Tỏi hỏi cưới. Tỏi nói với con gái bà: “Đến 30 tuổi, mình mới cưới vợ. Cưới bây chừ, cực lắm”. Bà cho biết, năm nay, thằng Tỏi mới 24 tuổi! Cô Ngò không thể chờ hắn đến sáu năm nữa, mà đến đó chắc chi hắn cưới cô. Vì vậy, cô về nhà thưa với mẹ, buộc thằng Tỏi phải đền bò! “Bị đơn” Tỏi trình bày trước ủy ban: Đúng là anh có ăn ở với cô Ngò bảy đêm. Cái bữa đầu tiên, cô Ngò hái bắp đem qua chòi của Tỏi nướng ăn. Ăn xong, Tỏi nắm tay bảo Ngò trở về chòi của cô đi nhưng cô Ngò lại cười... Do vậy mà chuyện bắt cái nước xảy ra. Sau đó, Ngò lại rủ Tỏi sang chòi canh rẫy của mình hai lần cũng để... ăn bắp. Họ đã “ăn bắp” như vậy bảy đêm mà cô Ngò không nói chuyện bò trâu chi hết. Chừ mẹ cô biểu hắn đền bò, hắn không đền được. Tỏi còn khai có một lần, Ngò đề nghị Tỏi chuyện hỏi cưới nhưng Tỏi nghĩ đàn bò nhà anh có đến 16 con; chăn đàn bò đã mệt huống chi lại chăn thêm một con... đàn bà? Hôm kia, bà Chanh đến nhà anh chửi anh là “thằng đểu giả, quân mất dạy”. Tỏi lẳng lặng nghe bà chửi, không dám nói chi. Sau đó, anh tuyên 58 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN bố dứt khoát: “Chừ thì mình chưa cưới hắn được. Bả biểu mình đưa hết cả bảy con bò, mắc quá! Hắn cho mình thì mình bắt cái nước, rứa thôi. Mình có biết chi mô nà?”. Chủ tịch ủy ban xã bảo “bị đơn” Tỏi ra ngoài chờ rồi phân tích cho bà Chanh rõ: Cô Ngò đã trên 20 tuổi, anh Tỏi cũng đã 24 tuổi. Vụ việc... ăn bắp xảy ra là theo sự đồng tình của hai người. Ngò đến với Tỏi vì tự nguyện; Tỏi cũng không dùng sức mạnh để bắt cái nước với Ngò. “Thằng” Tỏi không phạm tội chi hết. Còn chuyện hôn nhân là do sự tự nguyện của đôi bên trai gái, không thể vì chuyện đã bắt cái nước mà ép buộc được. Ủy ban xã không đồng ý cho bà bắt bò của Tỏi, cũng không thể phạt vạ theo luật tục hay buộc anh đền bù thiệt hại cho chuyện tình cảm giữa đôi bên. Bà Chanh chưng hửng, hiểu ra mình cứ khăng khăng bắt bò là không chừng bị mắc tội. Ra về, bà Chanh cứ lầm bầm với con gái: “Tau hồi tê đi giữ rẫy, có ăn uống chi mô. Tại mi ham... ăn bắp quá nên ra rứa”. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 59 Cái đuôi bò Ra trước TAND huyện Trà My (Quảng Nam) hôm ấy có ông Khánh, nguyên đơn và ông Thức, bị đơn. Cả hai ông cùng ngụ tại thôn 3B, xã Trà Dương. Ông Khánh trình bày: Ông đã 75 tuổi, không làm được việc nặng nữa nên chỉ còn cách nuôi bò để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ngày 1-2-2000, con bò mẹ trong đàn bò của ông đẻ được một chú bò đực con. Khi chú bò đực con mới được sáu ngày tuổi, ông cột con bò mẹ trong chuồng, cho chú bò con chạy chơi ngoài bãi trống để nó mau cứng cáp. Thấy bò con nhảy nhót, con chó của nhà ông Thức chạy ra rượt nó, táp vào mông nó làm đứt hẳn một nửa đuôi bò. Sau sự việc đáng tiếc này, ông đã sang trao đổi với ông Thức để giải quyết. 60 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Ông Thức xác nhận chính con chó nhà mình đã cắn đứt đuôi chú bò con. Thế nhưng khi ông Khánh đề nghị ông Thức đưa 200 ngàn đồng để thuốc thang cho chú bò con, ông Thức không đồng ý. Ông Thức yêu cầu ông Khánh đưa cả bò mẹ lẫn bò con cho ông chăm sóc. Tư pháp xã hòa giải đôi bên không thành, phải chuyển hồ sơ lên tòa. Bởi con bò con đứt đuôi, mất hết giá trị nên ông Khánh đành bán cả mẹ lẫn con với giá 1,8 triệu đồng. Theo ông Khánh, đáng ra phải là hai triệu đồng. Ông đề nghị Tòa buộc ông Thức phải đền bù cho ông số tiền 200 ngàn đồng về việc chó nhà ông Thức cắn đứt đuôi của chú bò con. Về phía mình, ông Thức lập luận: Đúng là con chó nhà ông đã táp đứt đuôi chú bò con vì nó “nhìn thấy gai mắt” khi chú bò con chạy nhảy chứ không phải vì nó là chó dữ. Chuyện chó cắn đứt đuôi bò là chuyện của... chó chứ ông không biểu nó cắn! Ông Khánh yêu cầu ông đền số tiền 200 ngàn đồng thuốc thang cho chú bò con là quá đáng vì bò bị đứt đuôi có gì mà ghê gớm lắm đâu. Ông Thức sẵn sàng trả tiền thuốc thang điều trị thực tế cho chú bò con chứ không đồng ý đưa tiền cho ông Khánh. Còn việc ông Khánh bán bò hạ giá là do ông Khánh cần tiền chi xài gấp chứ không phải do con bò đứt đuôi mà ra. Ông mong Tòa giải quyết hợp tình, hợp lý vụ việc này. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 61 Một đoạn trong bút ký phiên tòa. Thẩm phán: Ông Thức, con chó nhà ông có phải là chó dữ không? Ông Thức: Mô có, thưa tòa. Hắn hiền khô à. Thẩm phán: Hiền khô sao hắn cắn đứt đuôi con bò con của ông Khánh? Ông Thức: Thưa tòa, ấy là vì nó nhìn thấy cái đuôi con bò con cứ cà tưng, cà tưng nên nó gai con mắt. Thẩm phán: Mấy con bò khác cái đuôi cũng cà tưng cà tưng, răng chó ông không cắn? Ông Thức: Cái ni thì tui chịu. Hắn ưng cắn thì hắn cắn chớ tui có biểu hắn cắn mô. Phiên tòa khá vui bởi tình huống ngộ nghĩnh của câu chuyện. Tòa nhận định: Ông Khánh nuôi bò để phát triển sản xuất; ông Thức nuôi chó để giữ nhà đều là việc làm chính đáng. Tòa đồng ý rằng ông Thức không bảo con chó của mình cắn đứt đuôi bò ông Khánh nhưng theo luật dân sự, khi vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải có trách nhiệm bồi thường. Cho nên ông Khánh yêu cầu ông Thức phải bồi thường thiệt hại cái đuôi chú bò con bị cắn đứt là chính đáng. Theo thời giá ở địa phương, một chú bò con giá khoảng 400-500 ngàn đồng. Quan niệm của người nuôi bò ở Trà My cũng rất rõ ràng: Bò phải có đầu, có đuôi 62 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN hoàn chỉnh. Việc con chó cắn đứt đuôi bò làm giảm hẳn giá trị của chú bò con. Bò cụt đuôi rất khó bán, ngay đến những nơi giết mổ cũng ít khi chịu mua. Nếu còn đủ đuôi, cả bò mẹ và bò con bán có thể hơn hai triệu đồng nhưng do bò con đứt đuôi nên ông Khánh chỉ bán được 1,8 triệu đồng. Việc ông Thức không chịu đền bù cho ông Khánh trong quá trình hòa giải là không đúng đắn, thiếu thiện chí, thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, Tòa cũng nhận thấy chuyện chó cắn đứt đuôi bò là cái rủi của đôi bên nên mỗi bên cần chấp nhận một ít thiệt thòi để giữ cho tình làng nghĩa xóm được bền vững. Áp dụng Khoản 1, Khoản 4 Điều 629 Bộ luật Dân sự, Tòa buộc ông Thức phải bồi thường cho ông Khánh 175.000 đồng tiền giá trị chú bò con giảm sút do bị chó cắn đứt đuôi. Ngoài ra, ông Thức phải chịu 50.000 đồng tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Bản án sau đó không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng nhiều người biết chuyện cứ cảm thấy đáng tiếc. Theo họ, phải chi trước đó ông Thức chấp nhận chuyện hòa giải để giữ tình làng nghĩa xóm thì hay hơn là vì số tiền chưa đến 200 ngàn đồng mà đôi bên phải đáo tụng đình. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 63 Tình già gãy gánh Ông K sinh năm 1920, ngụ tại buôn Đuk, xã Chư Gu, huyện Krong Pa, tỉnh Gia Lai. Ông sống buồn chán trong cảnh đơn độc sau khi vợ bị sét đánh chết năm 1993. Chín người con đã trưởng thành cũng không làm cho ông K. vui được. Bà H sinh năm 1947, cũng ngụ tại buôn Đuk, xã Chư Gu; cũng sống trong cảnh buồn chán từ khi chồng bị bệnh chết năm 1992, mặc dù bà đã có được bảy đứa con. Tình cờ một ngày đầu xuân năm 1996, ông K đi rẫy, gặp bà H. Cả hai là người cùng dân tộc Jarai nên thân nhau liền. Họ hỏi thăm nhau; người chết vợ, người chết chồng. Thôi thì Giàng đã định hai người có duyên nhau, biết sao! 64 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Ba hôm sau, gặp nhau trên rẫy, bà H hỏi: “K, tao muốn bắt mày làm thằng chồng. Mày ưng cái bụng không?”. Ông K: “Ưng. Nhưng nhà tao nghèo lắm”. “Mày về nhà tao ở, nhà tao cũng nghèo”. Thế là họ cưới nhau, chỉ đốt có một con bò, không làm lễ cưới. Ngày 10-4-1996, ông K ra chợ Chư Gu mua một bản sao giấy chứng nhận kết hôn, nhờ ông thầy giáo trong buôn biết cái chữ người Kinh viết giùm, ký tên luôn cho cả hai vợ chồng, rồi đem tới... nhà ông chủ tịch xã chứng nhận. Chủ tịch xã ký tên, đóng dấu cái rụp. Sống chung được sáu tháng, cuối năm 1996, bà H dứt khoát đuổi ông K ra khỏi nhà! Họ không muốn nằm chung với nhau nữa. Nghe nói người Kinh ta có cái tòa chi đó giải quyết chuyện ly hôn, ông K bèn nhờ người làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân huyện Krong Pa xin ly hôn. Tòa mời hai bên lên hòa giải đến bốn lần, nhưng đều không thành. Hai bên đã ghét nhau quá rồi, biết sao được? Tòa hỏi ông K “Vì sao muốn bỏ bà H?”. K đáp: “Nó đối xử không công bằng với con ta. Tính ta và tính nó không hạp nhau; con riêng của ta và con riêng của nó đông quá. Nó không để cho ta “bắt cái nước”, đêm nào cũng đạp ta rớt xuống khỏi giường và đuổi ta ra khỏi nhà nên ta bỏ nó”. Tòa hỏi bà H: “Vì sao muốn bỏ ông K?”. “Thằng K lấy ta mà không ngủ ở nhà, cứ ra ngoài rẫy ngủ miết. Con riêng của ta bị đau, ta gọi T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 65 thằng K về làm lễ cúng Giàng mà nó vẫn không chịu về cúng theo phong tục người Jarai ta. Ta bị bò cạp cắn tay, ngón tay sưng vù như cái ống nứa, thằng K cũng không hỏi han một lời nên ta muốn bỏ nó”. Tòa hỏi: “Hồi trước có thương không?”. “Thương”. “Còn bây giờ?”. “Ta ghét, không thèm nhìn mặt, không thèm nói chuyện với nó nữa”. Tình trạng mâu thuẫn giữa đôi bên hết sức căng thẳng. Ông K yêu cầu bà H phải đốt bò bồi thường danh dự cho mình theo tập quán người Jarai. Ngược lại, bà H cũng đòi ông K bồi thường danh dự 15 con bò sống thì mới chịu ly hôn. Trong lần hòa giải thứ tư, bà H hạ giá: “Nó phải đốt một bò chết và đưa hai bò sống thì ta mới ký bản thuận tình ly hôn”. Tòa đi xác minh, hỏi ông chủ tịch ủy ban xã Chư Gu tại sao ký vào bản sao giấy chứng nhận kết hôn như vậy. Chủ tịch xã trả lời: “Trước năm 1996, xã không có cán bộ tư pháp để chuyên lo việc đăng ký kết hôn, không có sổ bộ lưu. Cho nên, ai muốn kết hôn, cứ tự mua giấy viết sẵn đem đến cho chủ tịch hay phó chủ tịch xã ký vào là xong”! Ngày 25-8-1998, Tòa án huyện Krong Pa đưa vụ kiện xin ly hôn ra xét xử sơ thẩm. Trước Tòa, bà H đòi ông K bồi thường cho bà 10 triệu đồng vì đã lôi bà ra tòa, làm mất danh dự của bà. Ông K không đồng ý bồi thường. 66 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Tòa nhận định: Việc chủ tịch xã ký chứng vào bản sao giấy chứng nhận kết hôn cho ông K và bà H là không đúng quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình và các quy định về đăng ký hộ tịch. Giấy chứng nhận này không có giá trị pháp lý. Tòa tuyên: Hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn ngày 10-4-96; giữa ông K và bà H không có quan hệ vợ chồng theo pháp luật. Ông K không phải bồi thường tiền bạc cho bà H. Bà H làm đơn chống án. Trong phiên xử phúc thẩm ngày 6-11-1998, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai nhận định: Việc kết hôn giữa ông K và bà H không được ghi vào sổ lưu; mẫu giấy chứng nhận được dùng là bản sao, không phải bản chính. Đã vậy, ông K làm bản đăng ký không có sự tự T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 67 nguyện đồng ý của bà H. Ông K nhờ người khác viết và ký tên; bà H không biết được việc đăng ký kết hôn này. Giấy chứng nhận kết hôn này, do vậy, không có giá trị pháp lý. Giữa hai người không có con chung, không có tài sản chung. Cho nên án sơ thẩm hủy bản sao giấy chứng nhận kết hôn là đúng. Tòa cũng thấy không có cơ sở để kết luận ông K đã xâm phạm danh dự của bà H nên không thể buộc ông K bồi thường. Tình già gãy gánh! 68 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Bắt lộn bò Cuối năm 2002, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xử phúc thẩm vụ án đòi lại tài sản giữa nguyên đơn Bùi Ngọc Quyết và bị đơn Trương Thị Thanh. Tài sản đây là một con bò. Ông Quyết trình bày: Nhà ông có một đàn bò gồm sáu con, nuôi thả rong trên núi Vú (xã Tiên Cẩm, Tiên Phước, Quảng Nam). Không hiểu do đâu, tháng 6-2002, bà Thanh đưa người lên khu vực đàn bò của ông ăn cỏ, bắt mất một con bò cái 2,5 tuổi, nặng khoảng 40 kg đem về nhà chăn giữ. Ông đã nhiều lần đến yêu cầu bà Thanh trả lại bò nhưng bà Thanh không chấp nhận. Ông đề nghị Tòa buộc bà Thanh phải trả con bò ấy lại cho mình. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 69 Bà Thanh trình bày: Gia đình bà cũng có một đàn bò bốn con thả rong trên núi Vú. Tháng 6-2002, bà bắt bò đem về bán nhưng chỉ bắt được ba con; một con bò cái sổng đi, nhập sang đàn bò khác. Bà phải mượn người đến vây bắt con bò đi lạc ấy đưa về nhà chăn giữ. Bà cho rằng bò của bà thì bà bắt lại, không có lý do gì phải trả cho ông Quyết. TAND huyện Tiên Phước xét xử sơ thẩm, buộc bà Thanh phải trả lại bò cho ông Quyết. Cho rằng tòa xử như vậy làm thiệt hại quyền lợi của mình, bà Thanh đã kháng cáo. Trong phiên phúc thẩm, cả hai bên đều mô tả đặc điểm con bò gần giống nhau, đặc biệt bà Thanh mô tả rất kỹ. Theo Hội đồng xét xử phúc thẩm, các chứng cứ của bà Thanh đưa ra để chứng minh con bò đang tranh chấp là của bà là không có cơ sở. Bà Thanh bắt con bò đưa về nhà chăn giữ là việc làm trái pháp luật bởi con bò ấy đang sống chung trong đàn bò mà ông Quyết chăn thả. Bà cho rằng con bò của bà lạc đàn, sang nhập vào đàn bò của ông Quyết nhưng trước và sau khi tổ chức bắt bò, bà đã không có ý kiến trao đổi với ông Quyết để khẳng định con bò này là sở hữu của bà. Tóm lại, bà đã bắt lộn bò. Do vậy, Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của bà Thanh, giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên buộc bà Thanh phải trả lại cho ông Quyết con bò cái đang giữ. Bà Thanh vẫn 70 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN ấm ức vì “mất” con bò trị giá khoảng hai triệu đồng và phải chịu án phí sơ thẩm một trăm ngàn đồng và án phí phúc thẩm năm chục ngàn đồng. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 71 Bò đá người Khánh Vĩnh là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa. Bà con ở đây phần lớn là người dân tộc Raglay. Nhiều vụ việc liên quan đến pháp luật xảy ra đã được ông Binăng Quang - chánh án Tòa án nhân dân Khánh Vĩnh khéo léo giải quyết bằng cách dung hợp pháp luật với luật tục. Nhà anh Cao Diện ở cuối dốc A Meo, thị trấn Khánh Vĩnh. Hai vợ chồng anh có đến bảy đứa con. Ngoài nghề làm rẫy, anh chị mở cái quán nhỏ, bán đủ thứ trên đời để tăng thêm thu nhập. Cuối tháng 5-1997, anh chích thuốc tăng lực cho con bò đực kéo xe. Có lẽ chất thuốc và vết chích làm cho con bò khó chịu nên hắn cứ nhảy chồm chồm lên và kêu rống hoài. Anh Diện đem con bò cột trước sân. 72 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Ngay chiều ấy, bà hàng xóm Cao Thị Liên xách cái chai sang nhà anh mua một xị rượu về nhậu. Bà Liên đã 70 tuổi, gầy ốm nhưng rất chịu uống rượu, đặc biệt là uống với khô cá đuối nướng. Mua được rượu và mồi, bà Liên lom khom đi phía sau đuôi con bò. Nhác thấy bóng người, con bò hoảng hốt, tưởng là bị... chích thuốc nữa. Hắn co chân đá ngược về phía sau hai cước. Bịch bịch, cả hai cú đá đều trúng vào bụng bà Liên khiến bà té bật ngửa ra. Anh Diện sợ quá, bế ngay bà Liên đưa lên trung tâm y tế huyện. Dù các thầy thuốc đã hết sức cứu chữa nhưng hai ngày sau, bà Liên vẫn qua đời. Gia đình bà Liên làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân thị trấn, đề nghị ủy ban buộc anh Cao Diện phải áp dụng tục lệ “đền mạng” (đền bù tiền nhân mạng) theo luật tục của dân tộc Raglay. Ủy ban và Công an thị trấn họp hai bên gia đình để giải quyết... vụ án bò đá. Cao Diện than nghèo; gia đình bà Liên khăng khăng buộc phải đền mạng đủ tám triệu đồng. Buổi họp hòa giải bất thành. Ủy ban bèn nhờ ông chánh án Binăng Quang đứng ra hòa giải. Chánh án nói: “Mình hòa giải theo kiểu già làng nghe”. Bí thư thị trấn nói: “Được, miễn là hai gia đình đều ưng bụng”. Vậy là ông Quang “thụ lý” vụ việc theo kiểu của già làng. Buổi họp có đông đủ hai gia đình, có cả bà con T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 73 Raglay, bí thư, chủ tịch, trưởng công an ngồi chứng kiến. Ông Quang nói bằng tiếng dân tộc Raglay: “Mình là chánh án của huyện nhưng hôm nay mình không xử kiện theo kiểu của tòa án. Mình chỉ muốn giúp chính quyền giải quyết êm xuôi chuyện giữa hai gia đình Cao Diện và Cao Thị Liên. Bà con trình bày trước mình nghe”. Cao Diện trình bày chuyện bò đá bà Liên. Gia đình bà Liên trình bày ý nguyện đòi Cao Diện phải đền mạng tám triệu đồng y. Hai bên nói xong xuôi, ông Quang hỏi mọi người: “Con bò là con người hay súc vật, bà con?”. Đám đông đồng thanh trả lời: “Súc vật”. Ông Quang: “Nó đá chết người, có phải là do chủ nó biểu đá không?”. Đám đông: “Không phải”. Ông Quang: “Nó đá chết bà Liên, nó có biết chủ nó bị kêu đền tám triệu đồng không?”. Đám đông: “Không biết”. Ông Quang: “Vậy đó thôi, hai bên bàn lại số tiền “đền mạng” cho hợp lý đi”. Gia đình bà Liên: “Thằng Cao Diện phải nộp bảy triệu đồng đi mày”. Anh Diện: “Bảy triệu đồng nhiều quá, mình không có được đâu”. “Không có thì thằng Cao Diện mày đưa sáu triệu đồng đi”. “Cũng không đủ sáu triệu đồng. Bớt cho mình đi mà”. “Mày đưa năm triệu đồng vậy”. “Thề có Giàng làm chứng, mình không có được năm triệu đồng đâu”. Nghe tới Giàng, ai ai cũng kính sợ. Đôi bên cò kè một chặp thì một 74 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN cụ già quắc thước đứng lên nói: “Theo mình ưng, chỉ nên bắt thằng Cao Diện “đền mạng” hai triệu rưỡi đồng thôi”. Diện đáp: “Hai triệu rưỡi đồng thì mình “đền mạng” được ngay”. Ông Binăng Quang biểu thư ký ghi biên bản rõ: “Đôi bên thỏa thuận đền mạng hai triệu rưỡi đồng. Tối nay, thằng Cao Diện phải đem qua đưa trước một triệu đồng; một triệu rưỡi đồng còn lại phải đưa thành hai lần trong vòng 10 ngày không được chậm trễ”. Ông bảo cả hai bên lăn tay vào biên bản. Lăn tay xong, Cao Diện và con trai bà Liên cùng... cười, rủ nhau đi mua sáu chai rượu uống... hòa giải thành. Mọi chuyện hòa giải trong cộng đồng Raglay đều kết thúc bằng... rượu gạo. Ngày 5-7-1999, tôi ghé thăm nhà anh Cao Diện, định xem con bò hung hãn với đường Ngưu thoái cước của nó ra sao. Anh Diện cười méo xẹo: “Nó đá chết bà, mình giận quá, bán nó đi rồi”. Hỏi thăm qua tình chòm xóm, anh phấn khởi: “Vẫn qua lại, chào hỏi, uống rượu chung với mình mà”. Nhìn bầy con bảy đứa của anh, tôi động viên anh chị: “Thôi, nên dừng lại ở... bảy con để nuôi dạy cho tốt!”. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 75 Cây quế giữa rừng Xã P (huyện P, Quảng Nam) là một xã miền cao, giáp biên giới Lào. Phần lớn bà con trong xã là người Mơ Nông. Hai ông Hồ Văn S. và Hồ Văn R. cùng là người Mơ Nông ta, từ lâu vốn là hàng xóm tốt. Ông S. có một rẫy quế hai tuổi, ông R. có một rẫy quế bốn tuổi, gần nhau. Lâu lâu họ đi thăm rẫy, có khi họ chỉ đi một người. Một người đi nhưng họ làm được hai việc của hai người: người này đi thăm luôn giùm rẫy quế của người kia. Một ngày đẹp trời, ông S. cầm cây mác đi thăm rẫy. Lên rẫy, tự dưng ông thèm... rượu. Nhìn những hàng quế hai tuổi của mình, rồi nhìn qua những hàng quế bốn tuổi cao to, mơn mởn của ông R., ông S. suy tính. 76 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Trong một lúc không tự chủ được mình, ông S. vào rẫy của bạn chọn một cây quế đẹp nhất, thẳng nhất, chặt ngay. Hạ xong cây quế, chặt bỏ hết cành nhánh, ông xòe gang tay đo, cứ bốn gang khứa một cái. Ông lột vỏ quế ngay tại chỗ, lấy dây bó lại. Bước ra khỏi rẫy, gặp một tay lái người Kinh cưỡi xe gắn máy chạy qua, ông kêu lại bán mớ vỏ quế. Tay lái người Kinh làm bộ chê ỏng chê eo, chê quế non không cay, không thơm. Anh ta trả cho ông 150.000 đồng mua mớ vỏ quế. Có tiền trong tay, ông S. đi ngang quán tạp hóa quơ hai chai rượu gạo, lại mua một đùm lòng heo, hành tỏi, rau dưa. Rồi ông cầm cái bao nylon lùng nhùng đó ghé vào nhà ông R. Thấy bạn đến mang theo rượu thịt, ông R. cảm động lắm. Ông cũng đang thèm rượu. Hai ông bạn vàng nhanh chóng nhóm bếp, cắt lòng, thái dưa, xào nấu thức ăn. Làm xong mồi nhậu, hai ông trải chiếu ra sân chén tui, chén anh, “cưa” sạch hai chai rượu gạo. Ngấm rượu, cả hai lăn ra chiếu ngủ. Họ ngủ cho đến chiều tối mới tỉnh giấc. Ông S. giã từ bạn ra về, ông R. lưu luyến tiễn chân ra tới ngõ. Hai hôm sau, ông R. lên thăm rẫy quế. Giàng xui khiến làm sao lại gặp ngay tay lái người Kinh mua hàng dạo đi qua. Tay lái khoe hai hôm trước mới mua được mớ vỏ quế bốn tuổi của ông S. rất đẹp. Sinh nghi, ông R. chạy ngay vào rẫy của mình. Nhìn gốc quế mới T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 77 bị chặt, cành nhánh còn tươi rói, ông R. hiểu ra mọi chuyện. Hóa ra lão S. đã chặt trộm quế của ông! Ông bèn làm đơn thưa ông S. ra ủy ban xã. Nhận được đơn thưa, ông chủ tịch ủy ban xã P, cũng là người Mơ Nông ta, viết giấy mời hai ông S. và R. lên hòa giải. Trước mặt chủ tịch xã, ông S. thừa nhận đã chặt trộm cây quế của ông R. bán được 150.000 đồng. Chủ tịch xã phân tích cho ông S. rõ: Trước nay trong cộng đồng Mơ Nông chưa ai xâm phạm vật gì của ai. Việc chặt cây quế trong rẫy ông R. để đem vỏ bán lấy tiền là sai. Số tiền phạm pháp không lớn nên không bị xử lý hình sự. Để góp phần nhắc nhở ông S. giữ đúng phép nước luật làng, ủy ban xã sẽ phạt hành chính ông S. “Nhưng mình dùng số tiền bán vỏ quế mua rượu và lòng heo rủ R. nhậu rồi. Mình đâu có nhậu một mình mà xã lại phạt?” - ông S. gân cổ cãi. Chủ tịch xã muốn phì cười, tiếp tục giải thích: “Khi ông rủ ông R. nhậu, ông không nói rõ số tiền mua mồi, mua rượu là do chặt cây quế của ông R. mà ra. Vả chăng ông chỉ nhậu có mấy chục ngàn, nghĩa là ông vẫn còn cất giữ cả trăm ngàn đồng do bán quế mà có. Ông sai rồi”. Nói miết ông S. mới nghe ra. Chủ tịch xã quyết định: Buộc ông S. phải trả lại cho ông R. số tiền còn lại, phạt hành chính ông S. một trăm ngàn đồng. Việc “thi hành án” được tiến hành tại chỗ, số tiền phạt sẽ đóng sau khi nhận được quyết định. 78 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Ông S. móc túi quần, còn được 104 ngàn đồng đưa cho ông R. Hóa ra họ chỉ mới nhậu hết 46 ngàn đồng. Trên đường về nhà, ông R. nắm lấy tay bạn. “Cái chi rứa?”. “Lão S. cầm 50 ngàn đồng này đi, kiếm thêm 50 ngàn đồng nữa đóng tiền phạt. Mình còn 50 ngàn đồng đây, hai anh em mình đi mua đồ nhậu”. Chiều ấy, họ lại xào lòng heo, uống rượu gạo. Trong cơn tửu hứng, họ ca hát râm ran rồi múa nhảy. Tới lúc này thì họ quên mất câu chuyện cây quế giữa rừng. T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 79 Mike Tyson ở Tam Kỳ! Ra trước Tòa án nhân dân thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) hôm ấy có bị cáo H.A.P, người bị hại Trần Thị Sâm và nhân chứng Hoàng Thị Mỹ Diệu. Người dân thị xã nghe tin tòa xử vụ án cắn lỗ mũi của Mike Tyson Tam Kỳ, bèn đến xem khá đông. Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Tam Kỳ nêu rõ: Hôm ấy, P rủ một người bạn đến ăn tiết canh, cháo vịt và uống rượu tại quán bà Sâm. Người bạn của P trả 17 ngàn đồng. Phát cao hứng gọi thêm thuốc lá và cháo, khoảng năm ngàn đồng nữa. Ăn uống xong, P và bạn ra về, quên... trả số tiền sau. Bà Sâm ức lòng, chạy theo nắm tay P đòi tiền. 80 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Không nói không rằng, P quay lại đấm vào mặt bà Sâm. Bà Sâm hoa mắt, không nhìn thấy gì nữa, bị P xô ngã ngửa xuống nền quán. P nằm đè lên người bà Sâm, rồi “Dùng răng cắn đứt cánh mũi bên trái của bà Sâm. Cánh mũi trái của bà Sâm bị đứt lìa hoàn toàn, bộc lộ sụn, máu chảy nhiều, khoảng một giờ sau gia đình mới tìm được” (nguyên văn cáo trạng). Bà Sâm được đưa đi cấp cứu, chi phí thuốc men gần một triệu đồng. Công an thị xã Tam Kỳ khởi tố vụ án, bắt tạm giam P. Tổ chức Giám định pháp y tỉnh Quảng Nam xác định tỷ lệ thương tích của bà Sâm là 14% do bị đánh bầm hố mắt phải và bị đứt lìa cánh mũi trái. Tại cơ quan điều tra, P cố tình trốn trách nhiệm, không thành khẩn khai báo nhận tội. Trước tòa, P vẫn cho rằng cánh mũi của bà Sâm bị đứt lìa là do cái gì đó gây ra chứ không phải do P cắn. Tòa hỏi: “Bà Sâm ở trong tư thế bị bị cáo đè ngửa ra thì cánh mũi trái của bà va đập vào cái gì?” và: “Liệu bà Sâm có thể tự cắn đứt cánh mũi của mình để đổ vạ cho bị cáo không?”. P trả lời không được. Nhân chứng Hoàng Thị Mỹ Diệu khai chính cô đã tận mắt nhìn thấy P há miệng cắn vào cánh mũi bà Sâm. Cô nói: “Thưa tòa, ổng há miệng ra rồi táp mạnh cái mũi của bà Sâm. Tôi nghe bà Sâm hét lên đau đớn. Tôi biểu nhả ra, nhả ra nhưng ổng không chịu nhả”. Trước Tòa, bà Sâm khai từ ngày mất một cánh mũi, T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 81 bà không thể điều chỉnh được giọng nói theo ý muốn của mình. Nói đến chi phí thuốc men hết 975 ngàn đồng, bà nói bằng một âm sắc ngọng nghịu: “Ín ăm bảy mươi ăm ngàn ồng” khiến Tòa phải hỏi đi hỏi lại ba lần mới rõ ý. Đi đâu bà cũng bị mặc cảm xấu hổ vì mất một cánh mũi, khuôn mặt có vẻ dị dạng, khó coi. Bà đề nghị tòa buộc P phải bồi thường cho bà số tiền 1,2 triệu đồng về khoản thuốc men và các chi phí khác trong nửa tháng điều trị. Tòa nhận định: Hành vi của bị cáo đã gây cố tật cho bà Sâm, làm ảnh hưởng thẩm mỹ suốt đời bà. Mặt khác, trước cơ quan điều tra cũng như trước phiên tòa, bị cáo không thành khẩn khai báo, cố tình che giấu hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, bị cáo phạm tội lần đầu và tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên tòa giảm một phần hình phạt, xử phạt bị cáo 24 tháng tù. Về dân sự, tòa buộc bị cáo phải đền bù cho bà Sâm số tiền thuốc men và các chi phí hợp lý khác là 1,2 triệu đồng. 82 • VŨ ĐỨC SAO BIỂN Trâu về lò cũ Câu chuyện khá hy hữu: Vào lò mổ dắt trộm hai con trâu, kẻ trộm lớ ngớ, không thông thuộc địa bàn lại đem cặp trâu đến nhà chủ lò mổ bán lại. Ông Lê Minh Hoàng, ngụ tại khu phố Tân Bình (phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước), có một lò mổ thịt trâu bò ở khu phố Suối Cam (phường Tân Phú, Đồng Xoài). Chiều ngày 11-4, mua về một cặp trâu với giá 15 triệu đồng, ông dự tính sẽ cho mổ một con, con còn lại đợi vài tuần sau sẽ mổ. Dân nhậu ở Đồng Xoài thường khoái món lẩu trâu nấu cơm mẻ. Kỳ này, ông xẻ thịt trâu bán, chắc lời to. Cặp trâu được đưa vào lò mổ tạm giữ, có cột dây xỏ mũi đàng hoàng. Ấy vậy mà rạng sáng ngày 21, cậu T h â m S ơ n K ỳ C ụ c Á n • 83 """