" Thạch Lam Tuyển Tập - Thạch Lam full prc pdf epub azw3 [Tuyển Tập] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thạch Lam Tuyển Tập - Thạch Lam full prc pdf epub azw3 [Tuyển Tập] Ebooks Nhóm Zalo THẠCH LAM TUYỂN TẬP Tác giả: Thạch Lam Xuất bản: NXB Văn Học năm 2004 Soát lỗi: Trúc Quỳnh Đặng, Hà Du THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U) Sơ lược tiểu sử: T hạch Lam sinh ngày 7-7-1910, tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đәi là Nguyễn Tường Lân. Bút danh chính là Thạch Lam. Ngoài ra, ông còn có các bút danh khác như Việt Sinh, Thiện Sӻ. Thạch Lam sinh ra tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Bố là công chức quê gốc ở Quảng Nam, làm việc tại Lào. Sau khi bố mất, mẹ theo ông nội ra làm tri huyện ở Cẩm Giàng (Hải Dương), vì vậy Thạch Lam có nhiều kӹ niệm tại quê hương mới này. Ông là anh ruột với Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Sau khi thi đỗ trường cao đẳng tiểu học, Thạch Lam học trường canh nông một thời gian, sau học trường Anbe Xarô (Hà Nội), đỗ tú tài phần thứ nhất, rồi ra làm báo với các anh của mình. Năm 1932 tham gia ban biên tập tuần báo “Phong hóa”, sau đó tham gia thành lập tә chức Tự lực văn đoàn. Hầu hết các tác phẩm của Thạch Lam đều in tải trên báo “Phong hóa”, “Ngày nay”, sau đó mới in thành sách. Tuy là cùng tham gia báo “Phong hóa”, Tự lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Khải Hưng, Hoàng Đạo, ông có khuynh hướng tiến gần tới chủ nghĩa hiện thực và tình cảm nghiêng hoàn toàn về người nghèo khә, thông cảm chân thành với các cảnh ngộ éo le. Nhiều sáng tác của Thạch Lam có xu hướng tiến bộ tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn trong thời kỳ mặt trận dân chủ... Thạch Lam mắc bệnh lao và mất tại Yên Phụ (Hà Nội) ngày 28-6- 1942, khi vừa 32 tuәi. Các tác phẩm chính: “Gió đầu mùa” (Tập truyện ngắn, 1937); “Nắng trong vườn” (Tập truyện ngắn, 1938); “Ngày mới” (Truyện dài, 1939); “Theo dòng” (Bình luận văn học, 1941); “Sӧi tóc” (Tập truyện ngắn, 1942); “Hà Nội băm sáu phố phường” (Bút ký, 1943) và một số truyện ngắn thiếu nhi khác. I Truyện ngắn Đứa con đầu lòng T ân nhớ lại một cách rõ ràng những giờ chàng chờ đӧi trong căn phòng ở hộ sinh viện. Thì giờ lúc ấy sao hình như đi chậm thế! Tân tưởng cái buәi ấy kéo dài r a mãi không bao giờ hết. Chàng nóng ruột như lửa đốt, đi đi lại lại trong phòng, ngồi xuống chiếc ghế ở bên tường một lát rồi lại đứng dậy. Chàng đưa mắt nhìn qua những bàn ghế giản dị và sơn trắng, xếp đặt một cách gọn ghẽ. Rồi chàng chăm chú nhìn cái cánh cửa đóng ở góc phòng. Bên kia cánh cửa, vӧ chàng đang chờ đӧi cái bí mật lạ lùng của sự sinh nở. Thỉnh thoảng cửa phòng hé mở, một cô đӥ mặc áo trắng rón rén bước ra. Tân thoáng nghe thấy những tiếng kêu khẽ và đau đớn. Chàng để ý dò xét nét mặt của cô đӥ nhưng vẫn thấy cô ta bình tĩnh như thường, nhẹ nhàng đi ra ngoài lấy chai nước hay cái khăn mặt. Rồi cuộc chờ đӧi khó chịu ấy hết. Tân nghe thấy mấy tiếng kêu thét trong phòng bên đưa sang, tiếp đến tiếng trẻ con khóc. Một lát, cánh cửa phòng mở rộng, một cô đӥ ghé đầu ra ngoài mỉm cười: - Mời ông vào. Xong cả rồi. Tân theo cô ta bước vào trong phòng. Chàng thấy mấy cô đӥ xúm xít chung quanh cái nôi mây và thoáng nhìn thấy giữa đống vải trắng một vật gì đỏ nõn đang động đậy. Tân đến gần bên giường. Vӧ chàng nằm ngả đầu trên gối trắng, nét mặt xanh xao và mệt nhọc. Nhưng hai con mắt sáng lên như vui mừng nhận thấy chàng. Trong gian phòng yên lặng vẫn phảng phất cái không khí của một sự bí mật gì quan trọng. Các cô đӥ nói với nhau khe khẽ. Tân ngồi xuống cái ghế đầu giường, cầm lấy tay vӧ. Chàng thấy bàn tay lạnh và ướt đẫm mồ hôi. Bà đӥ chính đã lót xong tã cho đứa bé, đưa đến trước mặt Tân, vui vẻ nói: - Ông xem cô bé có khỏe không? Đưӧc hơn ba cân rưӥi đấy. Trong khi vӧ chàng giơ tay ra đón lấy đứa con một cách âu yếm và nâng niu, Tân tò mò ngắm nhìn cái đầu bé phủ tóc đen và mưӧt. Chàng thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nẩy nở trong lòng. Nhưng cái rúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một cảm tình gì đối với đứa con mới đẻ. Một tuần lễ sau ở nhà, Tân thấy vӧ và vú em bận rộn rối rít như mỗi khi sắp đến ngày giỗ. Hai người suốt cả buәi chỉ ngồi cắt và khâu những cái áo con con, đan những đôi tất xinh xinh và sửa soạn cái nôi mây. Những công việc đó, Tân thấy hay hay, nhưng chàng không để tâm đến. Thỉnh thoảng chàng mới thoáng chú ý một chút đến đứa bé mà chàng thấy lúc nào cũng quấn kín trong miếng vải trắng và nhắm mắt ngủ kӻ. Một buәi sáng, khi sắp sửa đi làm, Tân thấy vӧ gọi: - Này cậu, lại mà xem, hay quá. Tân cúi xuống giường vӧ chàng đương ngồi, và hai tay giữ chân đứa bé đặt nằm trước mặt. Hai bàn tay nhỏ nhắn của đứa bé đang cọ quậy, giơ lên giơ xuống, hai con mắt bé lờ đờ, như hơi gạc nhiên nhìn. Vӧ chàng sung sướng hỏi: - Có phải nó nhớn hơn hôm nọ nhiều không? Nàng giơ ngón tay cho đứa bé nắm rồi tiếp: - Này, cậu xem nó nắm chặt chưa này! Tân cũng cầm lấy tay đứa bé, đáp: - Ừ...Nhưng sao cái đầu nó dài thế nhỉ. Tôi trông nó thế nào ấy. - Nó còn bé thì nó thế chứ sao. - Mà hình như một mắt to, một mắt nhỏ. Vӧ Tân ra ý không bằng lòng, cãi lại: - Không, hai mắt nó bằng nhau đấy chứ. Cậu chỉ hay chê nó thôi. Rồi nàng bế đứa con lên lòng, âu yếm cho bú. Dần dần Tân cũng quen với đứa trẻ lặng lẽ sống bên mình. Mỗi lần đi về, Tân lại đến cạnh cái nôi, vén tấm màn trắng lên và nhìn một lát đứa bé nằm trong đó vẫn hai tay cọ quậy và con mắt lờ đờ nhìn mọi vật. Tuy vậy, Tân không nhận thấy rõ rệt cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi. Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vӧ tắm cho đứa bé ở trong buồng. Vӧ chàng gọi: - Cậu vào đây hộ tôi một tý. Tân quay mặt vào phía buồng, đáp: - Con sen đâu, sao không gọi nó? - Nó còn bận giặt ngoài kia. Thì cậu vào hộ tôi một tí có làm sao. Giữ hộ tôi cái đầu để tôi tắm cho nó thôi mà. Tân ngần ngại bỏ dở công việc: - Nào thì vào! Rồi chàng vào trong buồng ngồi xuống bên cái chậu, hai tay giữ lấy đầu đứa bé. Vӧ chàng nói lấy lòng: - Cậu chỉ cầm một tý thôi. Tôi tắm cho nó xong ngay bây giờ đây. Tân nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Cái thân hình ngắn ngủi và chân tay khẳng khiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến. Chàng càu nhàu mắng đứa bé: - Nằm im! Mày cứ cọ quậy bắn cả nước lên tao đây này. Cái đầu đứa bé đầy xà phòng nên càng trơn khó giữ. Tân đã thấy mỏi tay. Chàng bảo vӧ: - Thôi, giữ lấy nó, tôi mỏi tay lắm rồi. Vӧ chàng hơi gắt: - Hãy giữ một chút nữa. Mới có một tí thế đã kêu mỏi! Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng. Chàng buông đứa trẻ, đứng dậy trả lời xaÜng: - Không phải công việc của tôi. Với lại tôi trông nó khó chịu lắm. Tân không nhận thấy nét mặt ngạc nhiên và buồn rầu của vӧ, bước ra ngoài. Một chút hối hận, đến cửa, làm chàng quay mặt lại: vӧ chàng đang ôm đầu đứa bé trong lòng khóc nức nở. Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vӧ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng đứng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngӧi. Từ khi hai vӧ chồng lấy nhau, những cuộc cãi cọ nhỏ mọn, không có nghĩa lý gì, vẫn thường xảy ra luôn. Vì một câu nói, vì một cớ không đâu, hai vӧ chồng lại giận nhau. Mà cũng như lần này, Tân cảm thấy chàng chỉ nói một lời dịu ngọt, êm ái, là đủ cho hai bên hòa hӧp lại như cũ. Nhưng những câu ấy tan đi trên miệng trước khi nói ra lời. Một ý xấu khiến chàng yên lặng, và xui chàng giận dữ thêm lên để lấy phần phải về mình. Khi Tân trở lại phòng, chàng thấy vӧ đang ngồi cho con bú. Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở. Thỉnh thoảng nó ầm ừ trong miệng có vẻ rất bằng lòng. Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày phá hoại cuộc đời. Từ đấy, đứa con như cái dây giữ sự hòa hӧp trong hai vӧ chồng. Tân và vӧ chàng không cãi nhau nữa. Mà nếu có xảy ra cuộc hờn giận, hai người chỉ cùng trông đứa trẻ mũm mỉm là lại hòa hӧp như cũ. Thỉnh thoảng vӧ chồng bồng con đưa đến trước mặt Tân, chỉ cho chàng biết những cái thay đәi trong đứa bé. - Này cậu trông, cái thóp bây giờ đã nhỏ đi rồi đấy. Tân cũng chăm chú xem, rồi nói chuyện với con. Lúc chàng ngẩng lên nhìn, chàng thấy vӧ ngưӧng nghịu muốn giấu sự vui mừng làm ửng hồng đôi gò má. Tân cũng thấy trong tâm can một sự vui vẻ khác thường. Buәi sáng nay, vừa bước chân vào trong nhà, Tân đã hỏi vӧ: - Em đâu? - Nó ngủ, cái gì thế? - Tôi có cái này hay lắm. Tân giơ lên cho vӧ xem một đôi bít tất len trắng xinh đẹp. Chàng bước lại bên cạnh cái nôi rủ màn trắng sạch sẽ. Vӧ chàng vội nói: - Ấy, khẽ chứ cậu, để nó ngủ. Tôi vừa mới đặt xong. Tân rón rén, khe khẽ giở tấm màn tuyn, nhìn thấy đứa trẻ nằm gọn trong vải trắng. Chàng cúi mình xuống, yên lặng đӧi trên cặp môi nhỏ bé một nụ cười. Và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy. Nhà mẹ Lê Đ oàn Thôn là một cái phố chӧ tồi tàn gần ngay một huyện lị nhỏ ở trung châu. Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái chái nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chӧ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác bưng bít như một cái tә chim, nhà của một người giàu trong làng làm ra để bán hàng. Người ở phố chӧ là bảy tám gia đình nghèo khә không biết ở đâu, mà người dân trong huyện thường gọi một cách khinh bỉ: những kẻ ngụ cư. Họ ở đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém, làm những nghề lặt vặt, người thì kéo xe, người thì đánh dậm, hay làm thuê, ở mướn cho những nhà giàu có trong làng. Người ta gọi mọi gia đình bằng tên người mẹ, nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Đối, nhà mẹ Lê. Những gia đình này giống nhau ở chỗ cùng nghèo nàn như nhau cả. Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuәi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ә rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ә chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chồ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buәi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buәi tối đưӧc mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đӧi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưӥi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sӧ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ә rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Thằng con lớn thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về đưӧc một lưӧm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra, vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi làm một bữa cơm nóng lúc buәi tối giá rét, mẹ con ngồi chung quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua ngày nọ rồi lại đến ngày kia. Tuy vậy cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buәi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế, các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo; các trẻ con nô đùa dưới quán chӧ, còn các bà già thì ngồi giũ tóc cho chúng và gọt tóc chúng bằng mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ. Còn những đứa khác chơi quanh gần đấӷ Trong những ngày hè nóng bức, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu. Bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại càng giống mẹ con một đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chӧ thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấӷ Bác Đối kéo xe, người vui tánh nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: - Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất. Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu: - Mất bớt đi cho nó đӥ tội. Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hy hơn cả. Nó là con thứ chín, ốm yếu, xanh xao nhất trong nhà. Bác thường bế nó lên hôn hít, rồi khoe với hàng xóm, nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác lại ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm. Những đêm sáng trăng mùa hạ, cả phố bắc chõng ngồi ngoài đường, vì trong nhà nào cũng nóng như một cái lò, và hàng vạn con muỗi vo ve. Dưới bóng trăng, những đá rải đường trông đen lay láy và lấp loáng ánh sáng. Đất hãy còn giữ cái nóng buәi trưa và bốc lên một cái mùi riêng, lẫn mùi rác bẩn và mùi cát. Mọi người họp nhau nói chuyện. Trẻ con nghịch chạy quanh các bà mẹ, hình như quên cảnh khә sở, hèn mọn, ai ai cũng vui vẻ chuyện trò, tiếng cười to và dài như người lớn, xen lẫn với tiếng khúc khích của các cô gái chúm chụm sát nhau trong bóng tối, người ta thấy tiếng bác Hiền nói vang, tiếng bác Đối thuật lại buәi xe kiếm may mắn. Trong một căn nhà đưa ra một tiếng võng và tiếng hát lanh lảnh của bác Đối gái, đã đem hết tiền buәi xe kiếm đưӧc của chồng vào hiệu khách mua một cân táo tầu rồi nằm võng vưà nhai vừa hát trống quân: “Ngày xưa, có anh Trương Chi...” Mấy năm sau, sự kiếm ăn ngày một thêm khó khăn. Buәi chӧ họp không đông đúc như trước. Những tiếng nói chuyện trong sương lúc mờ sáng của các người hàng sáo gánh gạo kĩu kịt trên đò để đem xuống huyện bán, người ta không nghe thấy nữa. Cái đói kém đến chen lần trong các phố chӧ. Bác Hiền ngày nào cũng gánh hàng đi rồi lại gánh hàng về. Còn thường thấy bác Đối kéo cái xe không, đi lảng vảng trong huyện và vӧ bác cũng không hay nằm võng hát trống quân nữa. Bác Lê trong lúc ấy, đi khắp các nhà trong làng, xin làm mướn, nhưng các nhà có ruộng không ai mướn. Bác có làm không công, người ta cũng chỉ cho có nửa bát gạo, đùm bọc về không đủ cho ba đứa con ăn. Những ngày nhịn đói liên tiếp nhau luôn. Bác Lê thấy đàn con ngày một gầy còm, buәi chiều bác mệt nhọc chán nản trở về, hỏi thằng cả xem có đánh đưӧc ít cá nào không, thì nó buồn rầu khẽ lắc đầu, trả lời rằng các hồ ao người ta đã cấm không cho nó thả lờ nữa. Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đuốc không có nữa. Mấy gia đình ở phố chӧ đều đói rét và khә sở. Nhưng mồi nhà đều lặng lẽ, âm thầm và chịu khә một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau. Một buәi chiều, mà đàn con đã nhịn đói suốt buәi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa cả đến rồi bảo: - Ở nhà trông các em, tao vào ông Bá xem có xin đưӧc ít gạo nào không? - Ban sáng u đã vào nhà người ta có cho đâu, cậu Phúc lại còn bảo hễ u vào nữa thì cậu ấy thả chó ra cắn. Bác Lê đáp: - Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thôi tao cứ liều vào lần nữa xem sao. Nói xong, bác Lê mở cửa liếp ra đi. Trong lòng bác vẫn có chút hy vọng trong buәi sáng lúc vào xin gạo. Oâng Bá đã đuәi mắng không cho. Bác nhớ lại cải cảnh sang trọng, ấm cúng trong nhà ông Bá. Những chậu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói. Không lẽ ông Bá giầu có thế mà không thí cho mẹ con bác đưӧc bát gạo hay sao? Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đӧi trong ә rơm. Bác đi đâu không thấy về. Thằng Hy lắng tai nghe tiếng chó cắn trong làng rồi bảo chị nó: - Hình như u về đấy chị ạ. Thằng cả di lại bên cửa bếp nhìn ra ngòai. Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng. Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. Bác đặt người bị thương xuống chiếu rồi ra đi sau khi dặn: - Bây giờ, bác lấy lá lốt mà dịt cho nó cầm máu. Chó tây cắn thì độc lắm đấy. Khi bác đi khỏi, lũ trẻ xúm quanh lấy mẹ. Thằng Hy vừa mếu máo vừa hỏi: - U làm sao thế, u? Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết: - Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi lại còn thả chó ra đuәi, tao đã chạy mà không kịp, nên nó cắn phải. May gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê đưӧc về đến nhà. Bác ngừng lại nhìn đàn con ốm yếu, rồi thở dài: - Thế là mẹ con lấy gì ăn cho đӥ đói bây giờ. Thằng Hy òa lên khóc, con Tý cũng khóc theo. Bác Lê giơ tay ôm chúng nó vào lòng nghĩ thân phận mình, bác cũng ứa nước mắt. Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình, tư` lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khә sở nhọc nhằn. Cái nghèo không biết tự bao giờ đã vào nhà bác. Lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đó nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng có người mướn làm thì không đến nỗi. Bác nhớ lại những buәi đi làm khó nhọc, nhưng bác vui vẻ đưӧc lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hy và con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng. Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm, những lúc vò lúa dưới chân... Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc sát vào thịt da. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buәi chӧ sáng, những ngày nhịn đói như hôm naӷ Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác của cậu Phúc, con chó tây nhe nanh chồm đến. - Trời ơi! Sao tôi khә thế này? Tiếng kêu thất thanh của bác làm lũ trẻ giật mình, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sӧ hãi nhìn người mẹ. Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết. Người trong phố chӧ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưới bãi tha ma nhỏ ở đầu làng. Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ con bác Lê ngồi ở vỉa hè. Con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chӧ một lát rồi sẽ về. Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cái cảm giác lo sӧ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khә cứ theo đuәi mãi không biết bao giờ hết. Trở về M ùa hè năm nay, Tâm và vӧ chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn ở vùng thôn quê. Khi người bạn mời thì Tâm nhận lời ngay, vì chàng tính đưӧc chỗ nghỉ mát suốt một tháng hè không phải mất tiền, vả lại tiện hơn nữa, chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó. Hôm ấy trời nắng mà có gió. Buәi sáng, ăn điểm tâm xong, hai vӧ chồng Tâm bắc ghế ngồi ngoài hiên hưởng gió mát. Người bạn Tâm vì có việc phải ra tỉnh từ sớm. Tâm sực nhớ đến việc về thăm nhà, mà từ khi về nghỉ đến giờ, chàng cứ để lần lữa mãi. Chàng nói với vӧ: - Hôm nay thế nào tôi cũng phải về thăm nhà mới đưӧc. Vӧ đáp: - Thế còn tôi, tôi làm gì cho hết ngày hôm nay? Ngồi đây mãi thì chán chết. - Độ 5 giờ chiều tôi đã về đây rồi. Vӧ Tâm nũng nịu: - Thế thành ra suốt một ngày tôi ở đây một mình à? Cậu ích kӹ lắm, chỉ biết nghỉ đến công việc của cậu, mà không nghĩ đến tôi cả. Tâm ngẫm nghĩ. Muốn chiều vӧ chàng bàn: - Hay là thế này thì tiện nhất. Mӧ cùng đi với tôi. Đến ga, chúng ta rẽ vào cao lâu ăn cơm sáng. Rồi mӧ đӧi tôi ở đấy, tôi về thăm nhà độ một giờ, rồi tôi lại ra ngay. Vӧ chàng bằng lòng. Hai người đánh xe ô tô nhà đi đến nhà ga xe hỏa cách đấy độ một chục cây số. Đến nơi, hai người dạo chơi phố, rồi vào hàng cơm nghỉ. Tâm bảo: - Bây giờ mӧ đӧi tôi ở đây, tôi về thăm bà cụ. - Phải đấy, nhưng đừng có ở lâu nhé. Cậu chớ quên rằng tôi đӧi cậu ở đây đấy. Tâm mặc áo đi ra, để vӧ ngồi trong căn phòng mát mẻ ở hàng cơm. Chàng đi theo một con đường đất đỏ, hai bên toàn cây dâm bụt lá xanh thẳm. Có đến 5, 6 năm nay, tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vӧ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận đưӧc ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa. Hoặc có nghĩ đến, chỉ để lại tự chế riễu mình, khi còn nhỏ, đã có cái đời ở thôn quê là giản dị, và sung sướng. Chàng mơ màng yêu một cô thôn nữ, và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bạch dưới một túp liều tranh. Cái mộng ấy, bây giờ làm chàng khi nghĩ đến mỉm cười. Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bәn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vưӧt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vӧ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế. Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nәi sóng. Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học. Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay giây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì mình bây giờ đã vưӧt hẳn đưӧc cái bực nghéo hèn ấy. Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫãn như trước, không thay đәi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân đồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiến gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kӻ như mấy năm về trước. Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt: - Con đã về đấy ư? - Vâng, chính tôi đây, bà vẫn đưӧc mạnh khỏe đấy chứ? Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng đưӧc, vì Tâm thấy cái lãnh đạm của mình. - Bà ở đây một mình thôi à? Bà cụ cảm động đến nỗi không nói đưӧc. Một lát bà mới ấp úng: - Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi. - Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác cả không? Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng. Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi. Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp: - Đã lấy ai đâu. Con bé giở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy Bà cụ yên lặng một lát thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy. Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người. Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi: - Năm ngoái bác cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?. Tâm nhìn ra ngoài đáp: - “Như thường rồi”. Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi: - “Ở làng có việc gì lạ không?” Bà cụ trả lời: - Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng đưӧc có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đӥ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm. Có tiếng người đi ở ngoài vườn. Bà cụ ngừng lại: Có lẽ nó về đấy. Rồi bà cụ cất tiếng gọi: - Trinh đấy phải không con? Vào đây, có cậu Tâm vừa về chơi. Một thiếu nữ lách cửa liếp bước vào. Tâm trông ra thấy một cô gái quê ăn mặc giản dị, nhưng sạch sẽ. Đôi mắt Tâm gặp đôi mắt cô ta, đen láy, mở to nhìn chàng: - Cậu Tâm đấy, con không nhớ ư? Cô Trinh mỉm cười: - Thưa, có ạ, ai chứ cậu Tâm thì quên thế nào đưӧc. Hình như lӥ lời, cô thiếu nữ cuối mặt, hơi e lệ. Cái cử chỉ ấy, và lời nói đã không làm cho Tâm cảm động, lại làm cho chàng hơi ghét. Cô gái quê mùa tưởng chàng để ý đến chắc? Vì vậy, Tâm cất tiếng hỏi hơi sẵng: - Thế nào, cô Trinh còn đӧi gì mà không lấy chồng đi cho tôi ăn mừng. Thấy thiếu nữ không trả lời, Tâm để ý nhìn. Chàng thấy cô ta không thay đәi, tuy có nhớn lên mà vẫn là cái cô bé chơi đùa với chàng thuở còn nhỏ. Tâm nhận thấy, ở thôn quê, người ta không thay đәi mấy, và tính tình vẫn giữ đưӧc y nguyên. Nhưng chàng, thì chàng thay đәi khác hẳn rồi. Những kӹ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ratrẻ con và vô vị. Tâm không thấy có sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây giờ, chàng không khi nào có cái ý tưởng điên rồ đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khә. Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác cả Sinh lấy vӧ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả. Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ. Nghĩ đến vӧ đӧi, Tâm vội vàng đứng dậy. Bà cụ nhìn theo khẩn khoản: - Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra. - Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm. Tâm lại an ủi: - Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về. Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói: - Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho. Bà cụ run run đӥ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt. Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra: - Thôi, bà ở lại. Chào cô Trinh nhé. Bảo tôi có nhời hỏi thăm tất cả họ hàng. Ra đến ngoài Tâm nhẹ hẳn mình. Chàng tự cho đã làm xong bәn phận. Khi Tâm bước vào hàng cơm, vӧ chàng vui mừng lộ ra nét mặt, vì không ngờ chàng chóng thế. Trời hãy còn sớm. Hai vӧ chồng rủ nhau đi ngắm cảnh, đӧi đến chiều mát sẽ đi ô- tô về hứng gió. Hai người đi quanh quẩn trong phố, nhìn những cửa hàng nước tiều tụy của ta và những hiệu lớn của người Khách[1]. Mặt trời xế ngang chiếu ánh nắng lóe vào mắt, và giải vàng lên trên những mái nhà tranh. Chӧ đã vãn: những người đàn bà gồng gánh sắp ra về, trên mặt đất đầy những rác bẩn, những vỏ dưa, những lá gói: một cái mùi âm ấm bốc lên, cái mùi đặc biệt, hình như lẫn mùi đất, mùi ẩm, và mùi rác đốt. Tâm nhớ lại rõ rệt những ngày trẻ. Bỗng nhiên, Tâm giật lùi lại: Một bà cụ già khom lưng dựa bên một cô con gái, đi ra phía ga. Tâm nhận ra bà mẹ. Có lẽ bà cụ muốn đưӧc trông thấy con một lần nữa. Chắc bà tưởng Tâm đi xe hỏa. Chàng lộ vẻ khó chịu Bà cụ còn ra đây làm gì? Tâm sӧ lúc bà cụ lại khóc lóc, để cố giữ chàng lại. Hay nắm lấy áo chàng mà kể lể giữa chốn đông người. Chàng tưởng nghe thấy những câu bình phẩm to nhỏ, và trông thấy những cái mỉm cười chế riễu của mọi người. Vӧ chàng sẽ nói thế nào? - Thôi, chúng ta về ngay đi. Tâm nói như người sốt ruột, giật cánh tay vӧ rảo bước mau. Đӧi bà cụ đi khuất đầu phố, Tâm và vӧ trở lại nhà hàng trả tiền, rồi đánh xe ra ngoài. Máy chạy đều, cái xe êm ru bắt đầu lướt trên đất. Khi đến chỗ quặt quá ga, bỗng nhiên Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Trong một giây, Tâm thấy cặp mắt đen láy của cô gái quê mở to ngạc nhiên nhìn mình. Tâm không ngoảnh lại chàng nghĩ đến bà mẹ, đến cô Trinh vẫn chơi đùa với chàng thuở nhỏ. Song những hình ảnh ấy như xa xăm lắm, và Tâm vẫn thấy dửng dưng không bận tâm trí. Giữa những kӹ niệm ấy với Tâm, như có một cái bờ ngăn cản: xe ô tô, vӧ chàng, cái đời sang trọng, sung sướng của chàng hiện giờ. Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn vụt trốn lại sau như càng làm xa cách chàng với cảnh thôn quê cũ. Một cơn giận M ột buәi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình. Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói: - Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kӹ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi. Cũng một buәi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn. Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay đằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả: - Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ. - Thầy cho sáu xu. - Không, bốn xu là đúng giá rồi. Tôi vừa nói vừa bước đi. Người phu xe đã có tuәi, cứ kéo cái xe theo sau tôi mà lẩm bẩm: “Bốn đồng xu từ đây về nhà bò”. Cái tiếng nhà bò anh ta nhắc đi nhắc lại làm cho tôi khó chịu. Tôi biết đó là một cách của các phu xe cứ đi theo sau khách để làm cho người ta bực tức, tôi lại càng ghét và quay lại gắt: - Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải. Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi: - Lại đây đi mà. Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đӧi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng: - Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lai còn vẽ. Anh xe cãi lại: - Từ đây về đấy thầy cho đưӧc bốn đồng xu thật rẻ quá! - Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác. Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cưng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe. Tôi đoán không sai, chính là một cái xe hiệu “con lӧn” cái tên hiệu cũng xứng đáng một hạng xe tàng ở ngoại ô mà tôi vẫn phải đi. Anh xe này đã vào đây kéo trộm, vì xe ngoại ô không đưӧc phép vào thành phố đón khách, nếu không tuân lệnh thì bị phạt từ ba đến bốn đồng bạc. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa. - Xe khә thế này mà anh lại còn đòi cao giá. - Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa! Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt: - Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa. Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sӧ. Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sӧ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu. - Ê! Đứng lại! Người kéo xe dừng chân...Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin: - Lạy thầy... thầy nói giúp con...thầy làm ơn... Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe. Người cảnh sát tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi: - Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt! Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp. - Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi? Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi đưӧc biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp: - Tôi đi từ phố hàng Bún. - Vậy phiền ông xuống xe. Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái: - Allez! Đi về bót! Khi anh phu xe run sӧ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người. Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nӧ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn? Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thӧ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng bỉ của tôi ban nãy. Những ngày hôm sau thực là những ngày khә cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt. Tôi nhất định đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình. Đến phố hàng Bột hỏi dò những người chung quanh xưởng xe, tôi biết đưӧc anh xe bị phạt đêm hôm ấy là tên Dư, và ở trong một dãy nhà quá ngã tư Khâm Thiên. Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khә sở như thế. Các anh thử tưởng tưӧng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê. Người phu xe Dư ở trong ấy. Một bà cụ già gầy giơ xương ngồi cắn chấy ở vệ hè chỉ cho tôi một cái cửa thấp bé ở đầu nhà. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi: - Bẩm thầy muốn gì? Khi mắt mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà. - Bác Dư có nhà không? - Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ. Một vẻ sӧ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải: - Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác. Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngӧi một lát rồi nói: - Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ? Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói: - Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không đưӧc nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay. Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo: - Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ. - Thế bây giờ bác ta đâu? Bà cụ trả lời: - Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sӧ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì. Tôi yên lặng, trong lòng náo nức. Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau: - Tội cho vӧ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi đưӧc không? Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhӧt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưӥi của đứa bé. - Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đӥ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi đưӧc. Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp. Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rướm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cә. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bươc ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực. Qua ngưӥng cửa, tôi va phải một người đàn ông ốm yếu tay cắp một cái áo quan con bằng gỗ mới. Đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà. Đứa bé con đã chết. Anh Thanh lặng yên một lát như nghĩ ngӧi, rồi nói tiếp: - Cái kӹ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuәi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi. Tiếng chim kêu M ột đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đӧi giấc ngủ. Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê ở chung quanh nhà. Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để dưới đất, chiếu lên trần và tường nhà những bóng tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ những nếp vải mỏng manh và tha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và chị tôi nằm. Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thәi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sә. Một lát thì mưa rào đә xuống mái nhà. Anh tôi bảo: - Có lẽ là một trận bão to. - Bão thì càng thích. Mà thích thật. Tưởng tưӧng không có cái khoan khoái êm ấm nào bằng cái thú đắp chăn nằm ngủ mà nghe mưa gió ở ngoài. Đêm lúc bấy giờ lạnh hơn, lại càng làm cho mình thấy cái ấm trong chăn là dễ chịu. Tiếng mưa reo to và gió thәi như một thứ âm nhạc vui vui, ru ngủ người ta dần dần. Hai anh em chúng tôi vừa cuộn kín trong chăn cho ấm vừa nói chuyện. Chúng tôi nghĩ đến, rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này hãy còn trên đường vắng, ướt như chuột lột và run như cầy sấy, đi vội vàng để tìm một chỗ trú thân. Chúng tôi lại ái ngại cho những nhà nghèo bên hàng xóm, giờ này vӧ chồng con cái đều phải dậy để chống cái nhà lá mà mỗi cơn gió mạnh làm lung lay và để đem cái chậu thau hứng những chỗ dột nước. Khi người ta yên ấm trong một căn phòng nhà gạch chắc chắn, không sӧ mưa gió về phần mình, thì người ta dễ có lòng thương đối với những người xấu số hơn. Chúng tôi đương ở vào cái tâm tình tốt đẹp ấy, thì bỗng nhiên anh tôi sẽ thích tay vào bảo im rồi nói khẽ: - Có nghe thấy gì không? Tôi lắng tai: qua tiếng gió, tiếng mưa ở ngoài, tôi nghe thấy có tiếng chiêm chiếp như tiếng con chim kêu. Tôi bảo anh tôi: - Tiếng chiêm chiếp như tiếng chim kêu phải không? - Phải rồi. Tôi nghe thấy từ lúc nãy. Hai chúng tôi lại chăm chú nghe: tiếng chiêm chiếp khe khẽ và yếu ớt hình như ở chiếc cửa sә phía đầu cái màn đỏ đưa lại. Tôi hỏi anh tôi: - Quái, không biết con chim nó đến đây kêu làm gì nhỉ? Anh tôi chӧt nghĩ ra: - Thôi phải rồi, chắc hẳn là một con chim bị mưa gió đánh bạt đến đây trú. - Tội nghiệp, chắc ở ngoài ấy nó rét lắm. Chúng tôi tưởng tưӧng ngay ra một con chim ướt át, xù lông ra vì rét, đến chỗ cửa sә đòi vào vì nó thấy ánh sáng trong phòng ấm áp chiếu ra. Câu chuyện con chim gáy một hôm tránh bão tuyết, đến gõ cửa vӧ chồng người cày ruộng, đưӧc hai vӧ chồng nâng niu và rắc bánh cho ăn, câu chuyện ấy mà hồi nhỏ chúng tôi đã đọc trong quyển “Bài Tạp Đọc” bây giờ lại thoáng qua trong trí nhớ, làm chúng tôi đem lòng thương con chim kia vô hạn, và muốn cứu vớt nó. Tôi bảo anh tôi: - Hay là chúng ta mang nó vào trong này cho nó ấm. - Mang thế nào đưӧc. - Sao lại không đưӧc! Ta cứ việc mở cửa sә dụ nó vào có khó gì. Chứ nếu để nó ở ngoài ấy thì nó chết mất. - Ừ, phải đấy. Tuy nói thế, nhưng chúng tôi vẫn chưa dậy, người nọ có ý đӧi người kia, vì trời lạnh mà ra ngoài chăn kể cũng hơi ngại. Còn lưӥõng lự, thì bỗng ở bên kia tấm màn treo, chỗ phía chị tôi nằm có tiếng người ú ớ. Tôi bảo anh tôi: - Chị Hai đã lại mê hẳn. Nói dứt câu lại thấy tiếng ú ớ càng to lên và càng rõ rệt. Chị tôi như định nói cái gì mà không nói đưӧc. Anh tôi phàn nàn: - Chị ấy độ này cứ hay mê nói lảm nhảm luôn, chắc chị ấy yếu. Tôi cũng nghĩ thế. Hai chúng tôi yên lặng một lát để xem chị Hai có nói mê nữa không. Nhưng chắc chị tôi lại ngủ rồi. Chúng tôi lại nghe thấy tiếng vẫn cái tiếng chiêm chiếp ban nãy bây giờ hình như yếu ớt hơn. Anh tôi bảo: - Thôi, chú dậy đem con chim vào đi. Tôi ngần ngại: - Dậy bây giờ rét lắm, anh ạ. Rét gì mà rét. Chú cứ mạnh bạo ra thì không rét đâu. Hình như để trái với lời anh tôi nói, một cơn gió mạnh lọt vào phòng làm lay động chiếc màn. Tôi rùng mình nói: - Rét lắm, ra bây giờ thì chết cóng. Rồi tôi kéo chăn trùm kín cә. Anh tôi cũng kéo chăn lên, rồi bảo tôi: - Chú lười lắm. Có ra kia mở cánh cửa sә mà cũng không chịu khó. Bên kia màn, tiếng ú ớ của chị Hai lại nәi lên, thành thử tôi không biết câu trả lời của anh tôi ra thế nào. Một lát mới thấy anh tôi nói: - Chú có thương nó, bảo mang nó vào thì ra mở chứ. Tôi lúc bấy giờ đã buồn ngủ lắm, mắt đã díp lại, bèn quay mặt vào trong rồi bảo: - Thôi, mặc kệ nó anh ạ. Anh tôi gắt: - Thế thì còn nói chuyện! Rồi anh tôi quay lưng về phía tôi, kéo chăn trùm kín đầu, co chân ngủ, không nói gì nữa. Tôi còn lắng tai nghe tiếng chiêm chiếp của con chim con như thiết tha gọi. Rồi một lát tôi cũng ngủ nốt. Sáng hôm sau, khi chúng tôi tỉnh dậy, đã thấy chị Hai đứng ph nước ở đầu bàn. Khi thấy chúng tôi ngồi dậy, chị nhìn chúng tôi mỉm cười hỏi: - Có phải tối qua hai chú cãi nhau về con chim không? Chúng tôi nhìn nhau ngạc nhiên. Tôi hỏi: - Chi cũng biết à? Lúc bấy giờ chúng tôi thấy chị nói mê mãi kia mà. Chị Hai phá lên cười, đầu ngả về đằng sau, hai bàn tay che miệng, vì chị mới nhuộm răng. Chị cười như nắc nẻ, khiến chúng tôi không hiểu ra sao. Sau chị vừa cố nén cười vừa nói: - Hai chú có biết cái tiếng chiêm chiếp ấy ở đâu ra không? Đó là tiếng cây tre ở đầu nhà bị gió lay đấy. Tôi nằm ở gần nên nghe rõ. Đến khi thấy hai chú thương hại con chim, định mang nó vào mà sưởi, tôi buồn cười suýt nữa bị sặc. Mà định nói bảo cho chú biết là không phải thì lại vướng thuốc nhuộm răng trong mồm, không nói đưӧc. Thành ra ú ớ như người nói mê vậy. Chị tôi kể xong lại cười. Chúng toi nghĩ đến cái nhầm tưởng hôm qua, cũng buồn cười nốt. Ba chúng tôi cười mãi chảy cả nước mắt. Sau anh tôi ngừng lại vui vẻ nói: - Thế mà chúng em cứ tưởng có một con chim đáng thương nó đến gọi cửa. Người bạn trẻ - Anh Bình! Tôi đang mãi ngắm một cửa hàng, vội vàng quay lại, ngơ ngác nhìn xem ai gọi. Trên bờ hè phía bên kia, một người nhỏ bé, bận quần áo ta, miệng cười và giơ tay vẫy. Tôi chưa nhận rõ là ai. Người đó, đӧi cho mấy chiếc xe tay đi khỏi, rồi tất tả chạy qua đường đến gần tôi, tay giơ ra vui vẻ. - À, anh Bào. Chúng tôi mừng rӥ. Bào nắm chặt lấy tay tôi, lay đi lay lại: - Anh chưa quên tôi à? Tôi đáp: - Quên thế nào đưӧc một người bạn học cũ. Nhất là anh thì tôi lại càng nhớ lắm. Một tia vui thoáng qua trong mắt Bào. Anh thong thả nói: - Lâu lắm rồi anh nhỉ. Thấm thoát thế mà đã hơn bảy, tám năm đấy. Anh trông tôi có khác trước lắm không? Tôi nhìn Bào từ đầu đến cuối, rồi đáp: - Không khác mấy, chỉ có hơi gầy đi một chút. Nhưng cái vẻ “con gái” của anh thì vẫn vậy, không khác tí nào! Hai chúng tôi cùng cười. Khi còn học ở trường, anh Bào vẫn có cái huy hiệu là”con gái” do anh em tặng. Vì hồi ấy, anh mới có mười ba tuәi chúng tôi học ở lớp nhất hai má anh hồng hồng và vẻ mặt anh nõn nà trông xinh xinh như một cô con gái thật. Mà tính tình anh cũng ngây thơ nữa. Mới đầu còn gọi đùa, sau cái tên ấy thành quen, các bạn học ai cũng gọi anh Bào như thế. Chúng tôi thường trêu anh bằng cách gọi anh lại gần, xoa đầu anh mái tóc anh rất đẹp hôn đùa vào má rồi bảo: “Cô gái bé tôi xinh chửa”, hoặc một câu khác tương tự. Anh Bào cố sức giang tay chúng bạn ra, mặt anh thẹn đỏ lên, trông lại càng đáng yêu và càng giống cô con gái lắm. Sự nhắc lại những kӹ niệm chung ấy làm chúng tôi trở nên thân mật như xưa. Tôi khoác tay Bào vừa đi vừa nói chuyện. - Tôi nghe hình như anh đang học ở ban thành chung Nam Định cơ mà. Sao bây giờ anh lại lên đây? Bào buồn rầu đáp: - Tôi bị đuәi rồi anh ạ. Từ đầu năm ngoái. Anh kể lại cho tôi nghe cái duyên cớ: anh đang học năm thứ tư sắp thi ra, thì xảy ra việc các học trò để tang một nhà chí sĩ. Cả lớp cùng bị đuәi. Sau ít lâu, mọi người lại lục tục xin vào và đưӧc phép trở về học. Chỉ có anh và mấy người nữa, mà không biết kẻ nào đã vu cáo là cầm đầu cuộc bỏ học bị đuәi hẳn. Anh không minh oan đưӧc. Cả cha anh ở bên Thái cũng sang, vào nói với ông đốc, nhưng vô hiệu. Từ độ ấy, thầy tôi giận tôi lắm. Nhà tôi nghèo, anh cũng biết, mà tôi lại là hy vọng độc nhất của cả gia đình, các em tôi thì còn bé. Thầy mẹ tôi khә sở lắm mới nuôi tôi ăn học đến thế. Vậy mà đột một cái bị đuәi. Ngừng một lát, anh Bào tiếp: - Tôi về nhà không chịu đưӧc. Thầy tôi cứ uống rưӧu say, rồi chửi mắng tôi là đứa con bất hiếu phụ công cha mẹ, không nghĩ gì đến nhà cửa, chỉ đua đòi anh em đến nỗi bị đuәi. Thầy tôi bắt phải ra Hà Nội tìm việc làm, bảo nếu không đưӧc thì đừng về trông thấy mặt nữa. Anh Bào khẽ thở dài: - Nếu không có công việc thì thật tôi cũng không dám về. Thầy tôi nghiêm lắm anh ạ. - Sao anh không xin đi làm? - Không đưӧc. Tôi bị cấm suốt đời không đưӧc làm việc trong các sở của nhà nước. Anh Bào trở nên yên lặng. Một lát, tôi hỏi: - Còn các nhà buôn? Các sở tư?. Ấy, tôi cũng chỉ còn hy vọng ở những chỗ ấy. Nhưng cũng khó lắm, ít người dám mưӧn một người học trò bị đuәi và bị cấm. Đi đến đâu, họ cũng biết. Với lại tôi cũng không có các giấy chứng chỉ, vì có đi làm bao giờ. Chúng tôi thôi nói, lặng đi rảo bước trên hè phố. Đến chӧ cửa Nam, Bào giằng tôi ra, bảo: - Tàu điện 80 đến rồi, tôi phải về nhà không họ đӧi. - Anh ở đâu? Bào nở một nụ cười buồn trên miệng, trả lời: - Tôi ở trọ một hàng cơm nhỏ ở dưới ô Cầu Giấy. Không dám mời anh xuống chơi. - Thì anh đến chơi đàng tôi. Anh nhớ số nhà rồi chứ? Bào nhảy vội lên xe điện, giơ tay chào. Tôi nói thêm: - Thế nào anh cũng đến chơi nhé. Xe chạy khuất vào chỗ rẽ phố hàng Đẫy. Tôi thong thả trở bước về nhà, trong óc miên man nghĩ ngӧi. Sự gặp gӥ này vớt lại bao nhiêu kӹ niệm về quãng đời học sinh của tôi ở tỉnh Thái. Những nét mặt bạn cũ đã quên lại hiện ra trong trí nhớ, với những buәi học vui vẻ, những cuộc nô đùa vô tư lự. Bao nhiêu ngày sung sướng của tәi trẻ! Nghĩ đến Bào tôi đem lòng thương hại. Cậu bé con xinh xinh giống con gái ấy, với cái vẻ ngây thơ, hồi ấy làm cho chúng bạn yêu mến. Tôi thường theo anh đến nhà chơi, một căn nhà lá ở đầu tỉnh. Hai người ngồi trên chiếc chõng tre nói chuyện bên cạnh, bà mẹ anh Bào tráng bánh trứng và thәi xôi để đem bán. Thỉnh thoảng tôi mới gặp thầy anh ta; ông có vẻ nghiêm nghị lắm, và hình như lúc nào cũng ung dung không làm gì. Không nhớ là mấy tháng sau, anh Bào đến chơi tôi. Trông anh khác hẳn, người gầy đi một chút, và xanh xao như ốm. Anh hình như đã đi bộ nhiều ở ngoài đường, nên quần áo và giầy đầy những bụi. Tôi mời anh ngồi, ân cần hỏi: - Anh đã tìm đưӧc công việc làm chưa? Bào lắc đầu: - Chưa, anh ạ. Suốt trong mấy tháng nay, tôi đi khắp các nơi ở Hà Nội mà chẳng tìm đưӧc việc gì. Đến đâu người ta cũng từ chối. Anh nghĩ một lát, rồi nói thêm: - Người ta thật là bất công và vô lý quá. Tôi đã làm nên tội lỗi gì đâu! Lời nói nghẹn ngào trong cә họng anh. Anh ngồi thừ người ra, không buồn uống chén nước che của tôi mời. Tôi cũng yên lặng, không biết nói gì. Những lời an ủi lúc bấy giờ, tôi thấy hình như vô ích. - Anh cứ chịu khó đӧi ít lâu nữa xem. Để cái chuyện ấy người ta quên đi đã. - Cũng đành phải chờ, chứ biết làm thế nào. Nhưng cũng phải có tiền để trả tiền trọ chứ. Anh Bào cố mỉm cười. Cái cười thật đáng thương và ái ngại. Tôi nhìn kӻ anh: chiếc áo lương anh mặc đã cũ bạc, vá kín đáo một vài chỗ. Trên mặt anh có bao nhiêu nốt lấm chấm đỏ dày đặc cả hai má. Vô tình, tôi hỏi: - Anh bị muỗi đốt dày cả mặt kia kìa. Anh Bào có vẻ thẹn: - Chỗ tôi không có màn và không đưӧc thoáng. Có khi muỗi đốt cả đêm không sao ngủ đưӧc. Thấy người nhà tôi sửa soạn dọn cơm, anh đứng dậy cáo từ. Tôi tiễn anh ra ngoài cửa. Con đường về ô Cầu Giấy thẳng tăm tắp và bụi mù. Anh bắt tay tôi, toan quay lại đi thì tôi hỏi: - Anh không đӧi xe điện mà về à? Bào lắc đầu, vỗ vào túi: - Không hết cả tiền rồi. Tôi ái ngại, giữ anh lại: “Anh hãy đӧi tôi một chút”. Rồi vào nhà lấy mấy hào chỉ còn lại trong túi, ngưӧng nghịu đưa cho anh:”Anh cầm tạm mà đi xe”. Bào không nhìn đến tiền, bỏ vào túi rồi nắm chặt lấy tay tôi khẽ nói: - Cám ơn anh. Anh quay ra. Tôi nhìn theo cho đến khi anh lẫn vào đám người đi làm về. Một tuần sau, tôi đang qua chӧ cửa Nam, bỗng nghe thấy tiếng gọi. Một chiếc xe tay dừng lại sát hè. Tôi nhận thấy anh Bào, nằm ngay trên xe, bên cạnh có một người đàn bà đã đứng tuәi. Anh cố ngóc đầu dậy bảo tôi: - Tôi về Thái đây, anh Bình. Tiếng nói phều phào như người hết hơi. Mặt anh đỏ gay, hai mắt sáng lên một cách khác thường. Tôi sӧ hãi hỏi: - Chết chửa, anh làm sao thế? - Tôi ốm, anh ạ. Bà chủ trọ sӧ tôi chết ở nhà bà nên nhờ bà này đưa tôi về. Xin chào anh nhé. Tôi sửng sốt, yên lặng. Người đàn bà nhìn tôi nói, như định phân trần: - Cậu ấy sốt cả bảy tám hôm nay rồi. Bà Hai cũng đã sắc cho cậu ấy mấy chén thuốc nhưng bệnh không đӥ, nên mới nhờ tôi đưa cậu ấy về vậy. Ông cũng biết, nhà người ta làm ăn buôn bán, cần phải kiêng giữ. - Nhưng anh đương ốm thế này thì về làm sao? Anh Bào nhìn tôi không trả lời, có vẻ mệt nhọc lắm. Tiếng còi xe hỏa bỗng vang động ở phía ga. Người đàn bà giục anh phu xe: - Thôi đi nhanh lên kẻo nhӥ. Tôi nắm tay anh Bào. Bàn tay anh nóng rực như lửa. Tôi thấy lòng tôi thắt lại khi xe anh quay đi. Hơn một năm đã qua. Từ hôm ấy, tôi không nhận đưӧc tin tức gì về anh Bào nữa. Hình ảnh anh mờ dần trong trí tôi. Rồi một buәi chiều, tôi đang ngồi xem báo dưới bóng đèn thì cửa bỗng mở. Hai cậu bé mặc áo thâm thập thò ở ngoài rồi rụt rè bước vào. Tôi ngạc nhiên. Cậu nhớn úp cái mũ trắng trên ngực, lễ phép hỏi: - Thưa ông, có phải đây là nhà ông Bình không ạ? - Phải, tôi đây. Hai cậu hỏi gì? Cậu bé yên lặng thò tay vào trong người lấy ra một cái gói con bọc giấy để trên bàn trước mặt tôi, rồi nói: - Thưa ông, chúng tôi là em anh Bào. - À... Thế anh Bào đâu? Cậu bé sẽ trả lời: - Anh chúng tôi tự tử rồi ạ. Tôi bàng hoàng cả người, nhìn hai cậu bé. Tôi nhận thấy hai cái mũ trắng đều có quấn băng tang. Thế ra thực ư, anh Bào tự tử? Cái chán nản, đau khә gì đã xui anh chết trong lúc còn trẻ trung chưa đầy hai mươi tuәi. Hỏi chuyện, tôi mới biết anh Bào ở trên này về cứ ốm liên miên mãi. Rồi anh ở nhà không đi đâu nữa. Một buәi chiều đầu tháng vừa rồi, bà mẹ đi chӧ về đến buồng thì đã thấy anh treo cә trên xà. Người nhà vội khiêng đến nhà thương cứu chữa. Anh tỉnh lại một chốc, rồi đến mười một giờ đêm thì mất. Cậu bé kể xong, tiếp thêm: - Trước khi chết, anh tôi có gọi hai chúng tôi lại bảo: “Anh chỉ có một ngươi bạn tốt là ông Bình. Các em nhớ đem cái gói này đưa lên cho ông ấy, “ Tôi giở ra, thấy có hai cái ảnh đã cũ. Một bức chụp chung cả lớp học, hồi còn học ở Thái. Tôi nhận thấy tôi đứng bên cạnh Bào. Còn bức kia là tấm ảnh nửa người của anh. Nhìn thấy cái vẻ xinh trai và ngây thơ của người bạn cũ, lòng tôi thấy nao nao thương tiếc. Nước mắt tràn lên mi, tôi thấy nghẹn ngào như muốn khóc. Hai cậu bé cũng lặng lẽ, buồn rầu, đua mắt nhìn tôi. Hai đứa trông giống anh Bào quá, cũng đôi mắt thông minh và cái vẻ kháu khỉnh ngây thơ như thế. Tôi chӧt nghĩ đến sự nghèo nàn của nhà anh, đến hai đưa trẻ kia không có chỗ nương tựa để ăn học, thật là đáng thương. Tôi xếp hai cái ảnh cũ lại rồi ngọt ngào bảo hai đứa ngồi xuống ghế. Tôi kêu khẽ: - Hai em có thương anh ấy không? Hai cậu cùng yên lặng. Cậu bé nhất bỗng ôm mặt khóc, hai vai nấc lên dưới tấm áo vải thâm đã cũ. Cái chân què C uộc đời có nhiều cái chế giễu đắng cay và đau đớn làm cho chúng ta đột nhiên hiểu cái ý nghĩa chua chát và sâu xa. Tôi sẽ kể câu chuyện dưới đây làm chứng cho sự ấy. Tôi có một người bạn tên là Minh. Anh ta là một thiếu niên linh lӧi, đảm đang và rất có nghị lực. Nhà anh vốn nghèo. Cũng vì cái nghèo ấy, mà từ thuở nhỏ, anh Minh đã phải chịu bao nhiêu nỗi khә sở, thiếu thốn, không kể những nỗi bị ức hiếp mà những người nghèo ở thời nào cũng phải chịu. Vì vậy, khi lớn lên, Minh chỉ có một chủ đích: làm giàu. Anh ta vẫn thường nói với tôi: “Đời bây giờ, chỉ có một sức mạnh, là đồng tiền. Nếu anh có tiền, anh làm gì cũng đưӧc”. Tôi mỉm cười hoài nghi trả lời rằng sự đó không chắc lắm, rằng tuy đồng tiền là một sức mạnh đáng quý thật vì ai dám chê bai nó? Nhưng không phải là mục đích cốt yếu ở đời vì đồng tiền không đem lại cho ta sự sung sướng bao giờ cả. Minh nhún vai, cho tôi là một anh thi sĩ viển vông, chỉ biết mơ màng hão mà không biết đến những sự thiết thực khác cần hơn nữa. Nhưng anh Minh hình như bị cái không may nó ám ảnh. Những công việc anh hăng hái làm đều bị thất bại cả. Những lúc anh tưởng đưӧc thành công, tưởng sẽ nắm trong tay đưӧc món tiền, thì lại là những lúc anh sắp đưӧc tin công việc hỏng. Cái không may ấy làm cho anh trở nên một người tấm tức, và ngày càng đồng tiền lại càng là cái ám ảnh độc nhất của trí não anh, cho đến một ngày cái không may lớn lên nữa đến làm anh khә sở. Hôm ấy, anh ta đương đi trong phố thì bị một cái ô tô tự nhiên bỏ đường nhảy lên hè cán phải. Minh chỉ kịp thoáng nghĩ đến cái sự không may ấy nữa, rồi anh ta đau quá ngất đi. Khi tỉnh dậy, Minh thấy mình nằm trên một chiếc giường trong nhà thương. Anh chỉ mang máng nhớ lại hình như sau tai nạn, họ có mang anh lên bàn mә, vì lúc bấy giờ anh thoáng ngửi thấy mùi thuốc mê. Nhưng rồi sau Minh mê đi không biết gì nữa. Anh khe khẽ cử động chân tay, thì biết chân bên phải như bị tê liệt. Chӧt nghĩ đến sự cưa chân, Minh toát mồ hôi trán, quả tim đập mạnh. Vừa lúc ấy, một người khán hộ bước vào phòng, tay cầm một chai thuốc. Cái câu Minh muốn hỏi người này, không ra khỏi đưӧc miệng anh ta. Minh sӧ sự thực, sӧ cái đã rồi, không bao giờ chữa đưӧc... Nhưng anh muốn biết. Người khán hộ đặt chai thuốc lên bàn, nói vơi Minh: - Cứ hai giờ ông lại uống một thìa. Đây là thuốc cầm máu. Minh hỏi lảng: - Tôi ngất đi có lâu không, ông? - Lúc mang vào đây thì ông mê man không biết gì cả. Có lúc lên bàn mә thì ông hơi tỉnh lại một chút. Nhưng mà lại bị đánh thuốc mê ngay. Minh hồi hộp đưa lưӥi liếm đôi môi khô ráo, ấp úng hỏi: - Thế... thế... mә có... lâu không? Thầy khán hộ không phải là người biết tâm lý. Thầy ta đáng lẽ phải trông thấy đôi mắt của Minh sáng lên, và cái vẻ lo sӧ của Minh hiện ra trên nét mặt. Thầy ta trả lời: - Chỉ độ mười phút. Cưa soẹt một cái là xong. Và thầy ta đưa ngón tay trỏ vụt qua bàn tay trái, với một dáng điệu rất rõ rệt. Minh ngất đi. Minh sống những ngày chán nản ghê gớm trên giường bệnh. Cụt chân! Bây giờ anh đã cụt chân thì còn làm gì đưӧc nữa. Nghĩ đến lúc phải lê cái chân gỗ như những người què anh thường vẫn gặp, Minh thấy rùng mình lạnh giá. Một người tàn tật như anh thì còn bao giờ mong đạt đưӧc cái chủ đích anh vẫn đeo đuәi xưa nay nữa. Còn mong gì có tiền! Đến mong cái chân lại lành như cũ không thể nào đưӧc rồi. Minh chỉ muốn tự tử. Nhưng bốn tháng sau, khi ra khỏi nhà thương, Minh cũng quen dần với số phận của mình. Anh đành chịu vậy với một chân què. Đấy là một sự an phận buồn rầu và khә não, tràn lấp hết cả những hy vọng, những sở ước của đời anh. Nhưng, đó là một cái may hay cái không may? Minh lại hy vọng khi người thầy kiện của anh đến bảo cho anh biết có thể kiện hãng ô tô để xin một số tiền bồi thường rất lớn đưӧc. Anh ta, từ đấy, hồi hộp mong đӧi từng ngày cái kết quả của vụ kiện trên tòa án. Anh nghĩ đến số tiền mà anh sẽ có, nghĩ đến cái sức mạnh mà tiền sẽ mang đến cho anh. Tôi thấy anh ta lại vui vẻ, huýt sáo miệng, và toan tính thực hành những cái mộng tưởng mà anh ta theo đuәi bấy lâu nay. Quả nhiên anh đưӧc kiện. Ngày lĩnh tiền, Minh rủ tôi cùng đi. Anh mân mê những tờ giấy bạc một vạn bạc một cách thiết tha và khoan khoái. Mắt anh sáng lên, nhưng lần này vì vui mừng, anh giữ chặt vào ngực tập giấy bạc yêu quý, như ôm một người tình nhân. Tuy vậy, lúc cùng đi xe trở về nhà, một mối buồn lại đến ám ánh ảnh anh. Minh buồn rầu,chỉ vào cái thân gỗ của anh, nói: - Giá không què chân mà đưӧc số bạc này có phải sướng biết bao không! Rồi anh tấm tức thở dài, mắt đăm đăm nhìn thẳng ra xa như đang suy nghĩ lung lắm. Đưӧc ít lâu, tôi gặp Minh luôn luôn ở những chốn ăn chơi trong thành phố. Đồng tiền làm cho anh đạt đưӧc mọi ý muốn. Anh lấy tiền bù đắp vào cái chỗ chân què của anh, cái sức mạnh đồng tiền làm cho anh say sưa. Muốn tận hưởng những cái khoái lạc cũng như người khác, Minh vun tiền ra không tiếc. Tôi đã có lần khuyên anh nên dè dặt, thì Minh có vẻ tấm tức trả lời: - Anh bảo tội gì mà không tiêu cho sướng? mà tôi còn giữ tiền làm gì cơ chứ? Anh trầm ngâm một lát rồi nói tiếp: - Anh không biết, tôi chơi bời để khuây khỏa nỗi buồn và để quên đi. Tôi đưa mắt nhìn cái chân gỗ của anh không trả lời. Mà thực, trong những hành động của Minh, người ta nhận thấy như một cái chua chát, một nỗi căm hờn... Có lẽ anh Minh không tha thứ cho số mệnh đã oái oăm với anh như thế, cho anh có tiền sau khi anh đã cụt một chân. Những cuộc chơi bời của anh kịch liệt như một sự phản động, mà chán nản như một vụ tự tử. Hai năm sau. Điều mà người ta có thể đoán trước đưӧc đã đến. Phung phí trong hai năm, số tiền một vạn của anh Minh không còn một xu nhỏ. Anh lại trở lại với cái nghèo nàn như cũ, với những cái thiếu thốn của kẻ không tiền. Nhưng tâm anh đã rướm máu bị thương, lòng anh bây giờ không như trước nữa. Bây giờ trong lòng anh đầy những sự chua chát và chán nản. Cái chán nản sau những cuộc chơi bời, cái chua chát khi nhận thấy sự thay đәi của lòng người đối với kẻ có tiền và không có tiền. Tôi đến tìm anh Minh trong một căn nhà ở ngoại ô. Ôn lại chuyện cũ, tôi hỏi anh một cách thân mật: - Thế mà, bây giờ anh đã quên chưa? Minh buồn rầu, giơ cái chân cụt ra ánh sáng, thong thả trả lời: - Không, nó ở đây, không quên đưӧc. Anh nói cả vết thương ở ngoài hình thể và trong tâm hồn. M Đói ột cơn gió lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. Anh ta thấy cái hơi lạnh của mùa đông thấm qua lần chăn mỏng, và thấy người mệt mỏi vì suốt đêm đã co quắp trên chiếc phản gỗ cứng. Sinh cuốn chăn ngồi dậy. Thế là, cũng như những buәi sáng khác, một cái buồn rầu chán nản, nặng nề ở đâu đến đè nén lấy tâm hồn. Những đồ vật quanh mình ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ khiến Sinh lại nghĩ đến cái cảnh nghèo nàn khốn khó của chàng. Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gẫy dăm ba nan, một cái ấm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước cáu vàng... Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước... Tất cả đồ đạc trong căn phòng chỉ có thế. Mà đã lâu lắm, quanh mình Sinh vẫn chỉ có những thứ đồ tồi tàn ấy, đã lâu lắm chàng đến ở cái căn phòng tối tăm, ẩm thấp này. Những ngày đói rét không thể đếm đưӧc nữa. Tiếng gió vi vút qua khe cửa ban đêm chàng nghe đã quen, cả đến cái mệt mỏi lả đi vì đói, chàng cũng đã chịu qua nhiều lần rồi. Sinh thở dài. Chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở chàng làm, cái giọng nói quả quyết và lạnh lùng của ông chủ, cái nét mặt chán nản, thất vọng của mấy người anh em cùng một cảnh ngộ với chàng... Từ lúc đó, bắt đầu những sự thiếu thốn, khә sở, cho đến bây giờ... Một tiếng guốc ngoài hè làm cho Sinh ngẩn lên trông ra phía cửa: vӧ chàng về. Nàng vén cái màn đỏ treo ở cửa bước vào. Sinh thoáng trông cái thân hình của vӧ in rõ trên nền sáng, một cái thân thể mảnh giẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh. Cảnh tưӧng ấy làm cho chàng xót thương... Vӧ chàng đi lại cạnh giường, yên lặnh nhìn Sinh không nói gì. Sinh vơi lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yếm hỏi: - Em đi đâu mà sớm thế? - Em lại đằng bà Ba ở cuối phố vay tiền. Thế có đưӧc không? Vơ Sinh nhìn chồng, thở dài lắc đầu: - Ai cho chúng mình vay bây giờ. Bà ấy còn nhớ đâu đến khi trước vẫn nhờ vả mình. Sinh buồn rầu, nói một cách chán nản: - Thói đời vẫn thế, trách làm gì. Nhưng bây giờ làm thế nào? Chàng nghĩ đến cái thạp gạo đã hết, mà trong túi không còn đưӧc một đồng xu nhỏ... Đã hai hôm nay, chàng và vӧ chàng thәi ăn bữa gạo cuối cùng, đã hai hôm, cái đói làm cho chàng khốn khә... - Làm thế nào? Vӧ chàng nhắc lại câu hỏi ấy, rồi cúi mặt khóc. Một mối tình thương tràn ngập vào trái tim chàng như một làn sóng mạnh. Sinh nắm chặt lấy tay vӧ ôm vào lòng, đắm đuối, thiết tha. Chàng chỉ muốn chết ngay lúc bấy giờ để tránh khỏi cái nghèo khốn khó, nặng nề quá, đè ở trên vai... Buәi chiều đến đem theo những cơn gió lạnh lùng. Sinh bắc ghế ra cái hiên nhỏ trước cửa phòng, tựa vào bao lơn nhìn xuống nhà... Chỗ chàng thuê ở là một căn nhà hẹp và dài, chia làm nhiều phòng. Mỗi gian phòng là một gia đình che chúc ở, toàn là những người nghèo buôn bán ở các nơi. Giờ này là giờ họ làm cơm. Trong thấy họ tấp nập làm lụng, Sinh lại nghĩ đến cái bếp nhà mình bây giờ vẫn còn tro lạnh, chàng lại lo không biết vӧ đi từ sáng đến giờ sao mãi không thấy về, mà về không biết có đem cái gì không, hay lại chỉ một mối thất vọng như nhiều lần... Nghĩ đến, Sinh lại đem long thương, thương người đàn bà xưa nay vẫn quen thói đài điếm phong lưu, mà bây giờ phải chịu khә vì chàng... Hai bên gặp gӥ nhau trong một tiệc rưӧu dưới xóm cô đầu. Hồi ấy, chàng còn là một người có việc làm, còn là một người có lắm tiền. Quen biết nhau, rồi yêu mến nhau, chàng đã chẳng quản sự ngăn trở của nhà lấy nàng về. Đôi vӧ chồng đã cùng nhau sống những ngày sung sướng, ái ân, những ngày còn để lại trong trí chàng một kӹ niệm êm đềm, mà mỗi khi nghĩ tới, chàng không khỏi bồi hồi. Rồi sự nghèo nàn đến, đem theo những cái nhọc nhằn, khә sở, đem theo những ngày đói rét. Tuy vậy, sự khә sở chàng nhận thấy không làm cho vӧ chàng bớt tình yêu đối với chàng. Cũng vẫn nồng nàn, đằm thắm như xưa, cái ái tình của đôi bên chỉ có thêm màu cay đắng vì xót thương nhau. Cái hình ảnh một thân thể yếu đuối, mảnh giẻ in trên nền trời sáng buәi sớm mai lại thoáng hiện ra trước mắt Sinh. Chàng nhớ lại cái thất vọng không vay đưӧc tiền, đôi con mắt buồn rầu, đắm đuối nhìn chàng như ngụ biết bao nhiêu âu yếm, bao nhiêu hy sinh. Một cơn gió đến làm cho Sinh thấy lạnh buốt tới xương. Chàng thấy đói, một sự đói vô cùng như trong đời chàng chưa thấy bao giờ. Đói như cào ruột, làm người chàng mệt lả đi, mắt hoa lên, trong vật gì cũng lờ mờ như lay động. Khi còn đủ ăn, đủ mặc, chàng không hề để ý đến cái đói, không bao giờ nghĩ đến. Bây giờ chàng mới đưӧc hiểu biết cái đói như thế nào. Chàng rùng mình khi nghĩ đến trước cái mãnh liệt của sự đói, chàng cảm thấy sự cần dùng của thân thể tràn áp đưӧc hết cả những lệ luật của tinh thần. Mùi xào nấu đồ ăn ở dưới sân nhà đưa lên làm cho chàng khó chịu vô cùng. Sinh cúi đầu trên bao lơn nhìn xuống xem họ làm bữa cơm chiều. Các thức ăn tuy tầm thường, nhưng Sinh lấy làm lạ rằng chàng chưa bao giờ thèm muốn những cái đó như chàng thèm muốn bây giờ. Mấy miếng đậu vàng trong chảo mӥ phồng dần trên ngọn lửa, mấy con cá rán bắt đầu cong lại làm cho chàng ao ước đến rung động cả người... Không bao giờ chàng thèm muốn như bây giờ cái miếng ăn kia. Trước kia, khi nghe chuyện người ta tranh giành nhau vì miếng ăn, chàng vẫn mỉm cười khinh bỉ. Chàng cho rằng miếng ăn là một sự không đáng kể, chỉ có cái thanh cao trong sạch của linh hồn mới là cần. Nhưng bây giờ, trong cái phút đói này, chàng mới thấy rõ cái cần mạnh mẽ của miếng ăn là thế nào. Và chàng, trước kia phong lưu trưởng giả, trước kia khi đi qua đám bình dân bẩn thỉu và nghèo nàn này, chàng vẫn khinh và tự hỏi không biết họ sống để làm gì, sống để mà khә sở, để mà đói rét, không biết sống đối vơi họ có ý nghĩa gì mà còn ham mê quyến luyến. Bây giờ chàng lại ao ước đưӧc một miếng ăn như họ để sống qua cái rét mướt bây giờ... Một bàn tay nhẹ nhàng để lên trên vai Sinh quay lại, vӧ chàng tươi cười, giơ ra trước mặt mấy cái gói giấy bóng, gọn gàng, sạch sẽ, mà chàng thoáng trông, Sinh cũng nhận biết ngay là những thức ăn đưӧc, mà rất ngon, ở các hiệu tây mới có. Mùi thịt ướp và mùi giò thoang thoảng đưa qua. Sinh rung động cả tay khi lần cởi những giây buộc chung quanh. Chàng sung sướng hỏi: - Ồ! Ở đâu thế này? Em Mai lấy tiền đâu mà mua thế? Mai nghe Sinh hỏi: - Anh cứ ăn đi đã! Ăn cho đӥ đói, rồi em kể chuyện cho anh nghe. Thật là may quá, mà cái bà ấy thực phúc đức quá, anh ạ... - Ai thế? Kể đi cho anh nghe. Mai âu yếm nhìn chồng: - Không, anh cứ ăn đi đã kia. Vừa ăn, em sẽ vừa nói chuyện... Rồi nàng nhanh nhẹn đặt mấy cái gói giấy lên bàn, mở những tờ giấy bọc ngoài. Sinh nhìn thấy mấy miếng thịt ướp hồng hào, mӥ trắng và trong như thủy tinh, mấy khoanh giò nạc mịn màng, mấy cái bánh tây vàng đỏ... Mai cất tiếng vui vẻ: - Thế này nhé, em ở nhà đi cũng là đi liều chứ thật không biết đến nhờ vả ai đưӧc. Anh còn lạ gì các bạn hữu bây giờ: họ thấy mình nghèo khә, thì ai người ta giúp, vì có mong gì mình trả lại người ta đưӧc. Vì thế em mới lang thang ngoài phố, nghĩ lúc bấy giờ cực thân quá, anh ạ, chỉ muốn đâm đầu xuống sông cho rảnh...May quá, vừa lúc ấy, lại gặp ngay bà Hiếu, một người quen biết từ trước. Bà trông thấy em, vồn vã hỏi han như người bắt đưӧc của... Mai nói nhanh, liếng thoắng: - Bà tử tế quá... Cho em vay tiền, lại còn hứa giúp vốn để em buôn bán nữa. Rồi nay mai, em đi buôn cau, anh nhé. Thật không ngờ có bà biết thương người đến như thế... Sinh sung sướng: - Nếu không thì chúng ta đành nhịn đói ngày hôm nay. Nhưng sao em mua hoang thế này? Mai cúi đầu cười, hai má đỏ hồng, mấy sӧ tóc rối tung trên trán càng tăng thêm vẻ kiều mӷ của nàng. Nàng thò tay vào trong túi áo, rút ra một tập giấy bạc, vứt ra trước mặt Sinh rồi nhanh nhẹn vui vẻ bước vào trong nhà. - Anh đӧi em một lát, em đi lấy dao cắt bánh. Nàng quay lưng đi, Sinh chӧt trông thấy trên mặt đất một mảnh giấy gấp rơi xuống đất. Chàng vô tình cúi xuống nhặt lên mở ra đọc: Em Mai, Đây, anh đưa em số tiền anh đã hẹn. Em muốn lấy nữa, anh sẽ cho em nốt, nhưng thế nào tối nay em cũng phải đúng hẹn đến đấy, anh đợi... Tờ giấy trên tay Sinh rơi lúc nào chàng cũng không biết. Một cái sức nặng nề như đè nén lấy quả tim, làm cho chàng ngừng thở. Hình như một giây phút, bao nhiêu cái hy vọng sung sướng của đời chàng tan đi mất. Sinh tưởng có thể chết ngay trong lúc ấy. Cái đau đớn chàng cảm thấy thấm thía, và sâu xa quá. Còn mong gì đó là một sự không thật, một giấc mộng nữa. Không còn phải ngờ vực gì, cái số tiền kia chính là cái số tiền bên trong thư này. Ai cho vay mới đưӧc chứ! Sinh nhớ lại những ngày đi hỏi tiền, những buәi trở về thất vọng và buồn rầu, những lời tha thiết và oán hờn của vӧ chàng kể lại, về cái lãnh đạm, hững hờ của những người nàng quen biết. Bà Hiếu là bà nào! Chẳng qua là một sự bịa đặt ra để che mắt chàng. Sinh thấy cơn giận dữ nәi lên mãnh liệt trong lòng; đôi môi chàng tự nhiên nhách lên một cách khinh bỉ, chàng run người lên, khẽ rằn từng tiếng: - Đồ khốn nạn. Quả tim buốt như có kim đâm. Sinh nắm chặt lấy thành ghế, nhìn cuốn bạc giấy để trên bàn, nhìn gói đồ ăn đang mở dở rồi cúi mình xuống nhặt tờ giấy gấp lên. Một lát, yên lặng. Rồi Sinh nghe rõ tiếng tấm màn vải ở cửa vắt lên trước gió, tiếng dép đi nhẹ nhàng, gần đến bên chàng... Sinh cố hết sức cắn môi để đè nén cơn giận dữ đang sôi nәi trong lòng, nắm chặt tay hơn nữa cho khỏi rung động cả người. Tay vuốt nhẹ trên tóc Sinh, vӧ chàng đưng sát hẳn ngay bên người. Nàng giở giấy ra, lấy dao cắt bánh, vui vẻ: - Anh xem bánh này có ngon không? Em mua ở hàng Trống kia đấy. Miếng thịt ướp này là hạng ngon nhất, em đã phải trả đến năm hào đấy, anh ạ. Để em cắt cho anh nhé. Hinh như anh đói lắm thì phải. Em cũng thế. Thôi chúng ta hãy ăn cho no đã, rồi sẽ liệu sau... Nàng cắt xong miếng thịt ướp, xếp lên đĩa, tươi cười nói tiếp: - Kìa, anh ăn đi chứ? Thật là may cho chúng mình quá. Nếu hôm nay em không gặp bà Hiếu thì không biết chúng ta làm thế nào nhỉ? Nàng vỗ vào vai Sinh, lay chồng: - Làm thế nào? Lại nhịn như mọi hôm, chứ còn làm thế nào nữa, anh Sinh nhỉ! Anh nên cám ơn bà ta đi. Bà thật là một người tốt, hiền hậu biết thương người. Em vừa mở miệng hỏi, thì bà đã lần ruột tưӧng đưa ngay cho em 15 đồng tất cả đấy, anh ạ... Cuốn giấy bạc anh chưa đếm à? Em không nói dối anh đâu. Cái giận của Sinh lên đến cực điểm: chàng không nén nәi nữa. Cái tên bà Hiếu làm chàng uất ức, vì chàng rõ những nhời giả dối của vӧ chàng, giả dối một cách khôn khéo, tự nhiên như thật vậy...Mai lại đến nỗi như thế ư? Đôi mắt trong, cái khuôn mặt hiền hậu như thế kia không ngờ lạicó thể giấu đưӧc những sự tối tăm như bây giờ... Vùng mạnh cánh tay, Sinh hất Mai ra xa như người ta hất một con vật đáng ghê sӧ. Mai lảo đảo lùi lại sau ngã dúi vào tường, vành khăn tung, tóc xә. Nàng giương to con mắt ngạc nhiên nhìn chồng: - Ô hay! Anh làm sao thế? Sinh cất tiếng cười, hai hàm răng rít lên, cái tiếng cười ghê gớm như tiếng cười của một người điên: - Làm sao à? Cô lại còn hỏi tôi tại làm sao nữa...Thôi, đừng vờ đi, đừng giả dối nữa... Sinh mở bàn tay giơ ra tờ giấy gấp đã nát nhàu: - Thế cái giấy gì đây mới đưӧc chứ? Mai trông thấy mặt xám đi, hai tay ôm lấy đầu, người run lẩy bẩy. Giọng nói của Sinh càng thêm vẻ chế riễu, mỉa mai, chua chát: - Bà Hiếu tử tế đấy! Úi chà! Nào là bà ấy tử tế, nào là thương người, nào là hiền hậu... Sao không nói, bà ấy hẹn đến đêm nay lại đến nữa. Mai cúi đầu ôm mặt khóc nức nở. Cái tiếng khóc ấy không làm cho Sinh bớt giận, lại chỉ làm tăng thêm lên như ngọn lửa đә thêm dầu. Càng nói Sinh lại càng thấy cái giận như sôi nәi, bồng bột trong lòng. Mai sӧ hãi nép vào tường, thәn thức, ngập ngừng, khẽ gọi: - Anh Sinh...Anh... Sinh như không nghe thấy tiếng, nói luôn: - Cô còn khóc làm gì nữa... Cô đi ngay đi, đi ra khỏi cái nhà này, tôi không muốn thấy mặt cô một phút nào nữa. Cô cầm lấy cái này... Sinh giơ tay vơ cuốn giấy bạc trên bàn ném mạnh vào người Mai; giấy bạc tung ra rơi lả tả trên thềm. Chàng hất cả mấy gói đồ ăn xuống đất, những mẫu bánh, miếng thịt bắn tung tóe dưới bàn... - Không ai thèm ăn những thứ khốn nạn này! Rồi chàng mệt nhọc ngả người trên ghế, hai tay dây mӥ ôm lấy trán, không để ý đến Mai đang sӧ hãi giơ tay về phía chàng cầu khẩn, van xin. Rồi nàng nấc lên khóc, kéo vạt áo che mặt, đi ra phía ngoài. Sinh cúi đầu ngẫm nghĩ; cái giận dữ đã tan đi, đểlại một nỗi buồn rầu chán nản vô cùng. Sinh thấy trong lòng nguội lạnh, một cảm giác lạnh lùng như thắt lấy ruột gan. Nghĩ đến những ngày đói rét khә sở đã qua, đến mấy năm sống trong cảnh nghèo nàn, Sinh uất ức căm giận cho cái số phận của mình. Nhưng tại sao lại có thêm một sự đau đớn nữa? Tại sao Mai trước kia đã từng bao phen khә sở cùng chàng, đến bây giờ đem thân bán đi lấy một vài đồng bạc, tại sao Mai lại làm sự khốn nạn như giờ... Bao nhiêu đau đớn trong tâm can làm Sinh thә thức, nghẹn ngào. Quả tim không đủ chứa nәi nỗi đau thương, Sinh gục xuống bàn. Một cơn gió hắt hiu thәi đến làm cho chàng rùng mình. Bỗng nhiên tất cả người chàng chuyển động: chàng vừa thoáng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mӥ còn dính ở tay. Cơn đói lại sôi nәi dậy như cào ruột, xé gan, mãnh liệt, ác hẳn cả nỗi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn quên đi, nhưng không đưӧc, cái cảm giác đói đã lan ra cả khắp người như nước triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi ngậy béo của miếng thịt ướp, mùi thơm của chiếc bánh vàng, mũi Sinh tự nhiên nở ra, hít mạnh vào, cái mùi thơm thấu tận ruột, gan, như thấm nhuần vào xương tủy. Sinh cúi xuống nhìn gói đồ ăn tung tóe dưới bàn, chàng lắm lét đưa mắt nhìn quanh, không thấy Mai đứng đấy nữa... Khẽ đưa tay như ngập ngừng, sӧ hãi, Sinh vớ lấy miếng thịt hồng hào. Sinh ăn vội vàng, không kịp nhai, kịp nuốt. Chàng nắm chặt miéng thịt trong tay, nhây nhớp mӥ, không nghĩ ngӧi gì, luôn luôn đưa vào miệng... Trong gói giấy, đồ ăn đã hết, chỉ còn những cái vụn nhỏ dính trên mặt giấy bóng mӥ. Sinh thấy nóng ran trong bụng. Chàng ưӥn người ra đằng sau khoan khoái thở dài. Nhưng chàng nhớ lại bức thư, cuốn giấy bạc, nhớ lại tiếng khóc thәn thức của Mai nép bên tường, nhớ lại những lời khinh bỉ, mỉa mai, chua xót. Chàng nhớ lại nỗi uất ức, đau đớn của mình... Một cái chán nản mênh mông tràn ngập cả người. Sinh lấy hai tay ôm mặt, cúi đầu khóc nức nở. Một đời người T iếng còi tan việc nәi lên vang động trong không khí. Lập tức các công việc trong xưởng đều ngừng lại. Bọn thӧ đàn ông với lấy cái áo mũ trên mắc rồi hấp tấp dồn nhau đi ra phía cửa như một lớp sóng người. Liên cùng mấy chị em bạn gái thong thả hơn, vì công việc họ làm xong đã lâu rồi. Nhìn lại một lần nữa cái thùng giặt đầy quần áo sạch sẽ họ làm trong một xưởng xe tay bọn thӧ con gái ra đến cửa sau hết mọi người. Họ vui vẻ nói chuyện luôn miệng như những con chim sẻ ngày mùa. Nhưng Liên không thể giữ đưӧc cái rùng mình sẽ rung chuyển thân thể nàng mỗi lần đến trước một chú tây đen cao lớn ngồi canh cәng và khám các người làm công. Toàn thân Liên cứng lại dưới hai bàn tay mập mạp đen thủi nắn bóp khắp cả trong ngươi. Nàng nhắm mắt như không muốn trông thấy cái cười khả ố của người gác và hai con mắt sâu hoắm của hắn ta long lanh ham muốn. Ra đến ngoài, Liên nhẹ hẳn người. Cảnh tấp nập ở ngoài phố làm nàng vui vẻ. Mấy chị em bạn cùng rảo bước trên vỉa hè, vừa đi vừa nói những câu chuyện trong sở, thỉnh thoảng làm cho một cô bật lên mấy tiếng cười trong trẻo, ròn rã như tiếng cười con trẻ. Liên và mấy cô bạn gái của nàng, tuy đã có đến hàng nghìn lần, mà lần nào ở trong xưởng ra về, cũng thấy vui vẻ trong lòng như một người vừa làm xong công việc của mình. Cái vui vẻ giản dị ấy làm cho nàng quên trong chốc lát những khó nhọc và các ý nghĩ lo buồn. Đến chỗ rẽ sắp phải chia tay, tất cả bọn đứng dừng lại dưới gốc cây bàng, Liên sẽ bảo các bạn: Các chị bây giờ về nhà, chắc chồng con vui vẻ lắm. Chỉ có em là khә thôi. Mọi người nhìn Liên không nói gì. Vì họ biết Liên lấy phải người chồng vũ phu ác nghiệt, hay đánh đập nàng. Lại thêm mẹ chồng cũng ác nghiệt chẳng vừa, hơi một tí là đay nghiến nàng thậm tệ, đến nỗi cấm cả không cho các bạn lai vãng đến nhà nàng nữa. Khi Liên quay đi, mấy người bạn nhìn theo thương hại: - Chị Liên thật là khә. Đi làm cầm cập suốt ngày để nuôi cả nhà chồng, về nhà lại bị chồng nó hành hạ. Cô Sinh, người nhiều tuәi nhất trong bọn, giọng nói đầy vẻ tức giận: - Tôi mà như chị ấy thì tôi bỏ quách đi lấy người khác. Mình đi làm kiếm đưӧc nuôi thân, có phải nhờ vả gì nhà chồng đâu mà sӧ. Một người khác chép miệng thở dài: - Chẳng qua cũng là tại cái số chị ấy vất vả nên mới gặp người như thế. Liên một mình thong thả bước đi. Nàng không còn vui vẻ nữa vì sắp về tới nhà. Nàng buồn rầu nghĩ đến cái cảnh êm thấm trong gia đình của các bạn, khi đi làm về đưӧc chồng con săn sóc đến. Về phần nàng, không phải một cái gia đình mà nàng lui tơi nữa, chính là một cái địa ngục. Liên không hiểu vì sao chồng nàng và mẹ chồng đối với nàng lại ác nghiệt, ghét nàng như thế. Có lẽ vì xưa kia cha mẹ nàng đã bắt người ta phải dẫn cưới nhiều chăng? Nàng đoán có lẽ thế vì mỗi lần chửi mắng bà mẹ chồng lại nhắc đến chuyện ấy mà đay nghiến nàng. Liên thở dài nhớ lại quãng đời nàng từ lúc đi lấy chồng. Bảy tám năm qua, mà Liên tưởng hình như lâu lắm, hình chư đã hết nửa đời người. Nàng về nhà chồng từ năm mười bảy tuәi. Tại sao nàng lại lấy người chồng này mà không lấy Tâm, người nàng quý mến từ thủa nhỏ và bây giờ cùng làm một sở với nàng, Liên cũng không rõ tại sao nữa. Khi cha mẹ nàng ngỏ ý gả cho Tích, lấy cớ rằng hai nhà vẫn quen biết nhau, Liên tuy không bằng lòng nhưng nàng vẫn không từ chối. Mà nàng cũng không dám từ chối cái gì. Nàng tưởng rằng mình sinh ra chỉ để chịu sai khiến mà thôi, không dám phản kháng bao giờ cả. Trong bảy năm ở nhà chồng, nàng chịu bao nhiêu nỗi khә sở, hành hạ mà không dám kêu ca. Liên chỉ âm thầm đau đớn. Nàng thương hại cho Tâm đã khә vì nàng. Khi đưӧc tin nàng đi lấy chồng, Tâm bỏ nhà trốn đi. Cách đây một năm sự tình cờ lại khiến cho nàng với người cũ gặp nhau làm cùng một sở. Tâm vẫn yêu nàng, và sau khi biết nàng bị khә, chàng yêu cầu nàng bỏ chồng cũ để lấy chàng. Liên nhiều khi sung sướng tưởng tưӧng đến cái đời dễ chịu của nàng nếu lấy Tâm. Nhưng Liên vẫn từ chối. Chính nàng cũng không hiểu tại sao mà từ chối. Hình như có những cái lẽ tối tăm làm cho nàng sӧ hãi, không dám nhận lời. Liên lờ mờ thấy rằng nàng không đủ can đảm làm một việc như thế, không đủ quả quyết với mình để chống lại những cái cay nghiệt gây nên chung quanh nàng. Không phải vì nàng quyến luyến đứa con lên sáu: nàng không yêu nó vì nó cũng xấc láo như bố. Nhưng bỏ chồng bỏ con để lấy Tâm, để đưӧc sung sướng riêng lấy mình nàng, Liên cho như là một việc không bao giờ có thể làm đưӧc. Sáng nay, vào đến sở, nàng thấy Tâm khác mọi ngày thường. Chàng gọi nàng ra một chỗ và ứa nước mắt nói: - Liên ạ, mai tôi phải đәi đi Sài Gòn, mà đi chưa biết bao giờ mới đưӧc về, Liên nghĩ thế nào? Nếu Liên còn yêu tôi, xin Liên đi hẳn với tôi, chúng ta sẽ xa hẳn chỗ này. Tôi xin cam đoan làm cho đời Liên đưӧc sung sướng. Liên bằng lòng đi, Liên! Nàng chỉ cúi mặt khóc. Khi thấy Tâm thất vọng quay đi, nàng đau đớn, uất ức, như đứt từng khúc ruột. Hình như từ đây có cái gì gẫy nát không phương vớt lại đưӧc trong cả đời nàng. Bước chân vào nhà, tự nhiên Liên thấy lo sӧ. Không khí trong nhà nặng nề như sắp có tai nạn gì xảy ra. Tích và bà mẹ đương ngồi bàn tán, thấy nàng về ngưng lại, mỗi người ngồi một chỗ, nhưng thỉnh thoảng đưa mắt nhìn nàng. Liên lặng lẽ vào buồng xem con ngủ, rồi ngồi bên mâm cơm nguội để phần. Nàng và vội vàng mấy miếng cơm, cố nuốt cho xong bữa. Bỗng nhiên bà mẹ chồng lại gần, giọng dịu dàng làm nàng ghê sӧ: - Này cô Liên, thế cô định đi theo cậu Tâm vào Sài Gòn thật đấy chứ? Liên giật mình, hoảng hốt đáp: - Thưa mẹ, ai bảo mẹ thế? - Lại còn ai bảo nữa. Mà cần gì phải có ai bảo tôi mới biết. Thôi, cô có đi thì cứ thu xếp mà đi đi, đừng ở đây nữa. Phải, cô thiết gì cái nhà này... Liên thưa: - Mẹ nói oan cho con, chứ con đâu dám thế. Bà mẹ chồng lồng lộn lên, xỉa xói: - Đừng già mồm nữa, con kia. Có người rõ ràng trông thấy mày đứng nói chuyện với nó buәi sáng nay, còn chối gì nữa, đồ khốn nạn! Này tao bảo thật: mày tưởng mày đi thoát đưӧc cái nhà này à? Bà cụ đay nghiến và riếc móc nàng bằng những lời chua cay. Tích vẫn ngồi trên ghế, yên lặng không nói gì. Liên ứa nước mắt, đặt bát cơm ăn dở xuống chiếu, phàn nàn: - Mẹ cứ đặt điều cho con mãi. Thật là ác, không cho người ta nuốt trôi miếng cơm nữa. Nàng nghẹn ngào, buông đũa đứng dậy toan bước xuống dưới nhà. Nhưng có tiếng xô ghế, rồi một bàn tay nắm chặt lấy cә nàng: - Mày bảo mẹ tao ác à? Không ác để cho mày tự tiện đi theo trai phải không? Bàn tay như sắt bóp chặt xoay nàng lại. Liên thấy giáp mặt mình, cái mặt ghê sӧ của Tích, hai mắt đỏ ngầu. Cái giận dữ làm tiếng hắn run lên: - Con đĩ! Liên thoáng nghĩ nét mặt thanh tao của Tâm ban sáng. Nàng khinh bỉ nhìn chồng: - Buông tôi ra. Rồi nàng gục xuống dưới những cái đấm đá nặng nề. Lòng ghen ghét làm Tích khỏe thêm lên. Hắn nghiến răng lại đánh túi bụi. Hắn thấy ghét nàng đến cực điểm. Không phải vì nàng không yêu mà hắn căm tức. Nhưng nàng lại đi yêu một người khác, như đâm vào lòng tự ái của hắn. Sự ấy không bao giờ hắn tha thứ đưӧc. Khi Liên thấy tiếng nói, tỉnh lại, thì đã chiều. Mở mắt, nàng thấy đứa con đứng bên sӧ hãi nhìn nàng. Liên vùng ngồi dậy, lo sӧ, vì sực nhớ đã mất buәi làm. Nhưng khi cử động, nàng thấy khắp người đau đớn như giần, và cái quang cảnh buәi trưa lại hiện ra trong trí. Một sự căm hờn nỗi dậy trong lòng nàng, Liên nhớ ra ngày mai Tâm phải đәi vào Sài Gòn. Sao nàng không đi với Tâm đưӧc? Ai cấm? Mà tôi gì nàng ở đây để chịu những nỗi khә sở như thế này? Phải đi, đi để thoát nơi địa ngục, đi để hưởng chút hạnh phúc mà nàng có quyền đưӧc hưởng ở đời. Nhưng đến ngày mai, những điều dự định của Liên tiêu tán cả. Nàng ẵm con ra tiễn Tâm ngoài ga, rồi để Tâm một mình bước lên xe hỏa mang theo đi cái hy vọng cuối cùng của đời nàng. Khi đoàn xe đã khuất, Liên thấy bao nhiêu nỗi đau khә trỗi dậy ngập lòng. Nàng gục đầu vào chiếc cột sắt, rồi oà lên khóc. Ngày nọ nối tiếp ngày kia, Liên lại vẫn chịu cái đời khә sở, đau đớn mọi ngày. Cái mộng một cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rầu cho như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong tủ kính các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể thuộc về nàng đưӧc. Người lính cũ M ỗi buәi tối về tháng chạp, tôi cùng vơi một người bạn có việc cần phải về quê. Khi ở tàu xuống một cái ga nhỏ thì đã gần mười giờ đêm. Chúng tôi còn phải đi qua một quãng đồng vắng đến bảy, tám cây số nữa. Trời rét như cắt ruột, mà gió lại thәi mạnh. Chúng tôi vừa cúi lom khom đi, vừa run cầm cập, tuy đã mặc rất nhiều áo: bộ quần tây bằng dạ, ngoài khoác áo ba đờ xuy, ngoài nữa lại khoác một cái áo tơi đi mưa. Một chiếc khăn quàng bằng len quấn kín lấy cә và mặt lên đến mang tai. Cánh đồng chúng tôi đi qua là một cánh đồng mầu, bấy giờ chỉ còn trơ cuống rạ trên đất nẻ khô. Làng mạc đã ngủ yên lặng trong đêm tối không còn một bóng lửa nào. Thỉnh thoảng, bên con đường khúc khủyu chúng tôi đang đi, hiện ra cái vừng đen thẫm của một cây nhãn, nәi lên nền trời đen nhạt hơn. Hai chúng tôi cắm đầu rảo bước mau chỉ mong chóng về tới nhà. Đi đưӧc một quãng khá dài, chân đã thấy mỏi: bỗng người ban tôi chỉ tay về phía trước, nói: - Sắp đến quán đa rồi, đến đây ta haÜng nghỉ chân một chút đã rồi hãy đi. Tôi gật đầu biểu đồng tình. Quán đa là một cái nhà nhỏ xiêu vẹo, sắp đә nát, ban ngày, có một bà cụ già dọn hàng nước bán cho những người đi làm đồng, nhưng đến tối bà cụ lại dọn hàng về. Những khi về quê chúng tôi vẫn thường ghé vào đấy uống chén chè tươi, và nói dăm ba câu chuyện với những người nhà quê vào nghỉ ở đó. Gần đến nơi, tôi đã nghe tiếng ào ào của lá đa lật gió, một cây đa cỗi, mà vùng đấy, người ta bảo đã sống lâu lắm. Chúng tôi cúi mình bước vào quán, tới cái bục bằng đất, phủ một manh chiếu, của bà hàng giải lên đấy thay ghế cho khách hàng ngồi. Vừa ngồi xuống, chúng tôi đã ngạc nhiên nghe thấy tự trong xó tối đưa ra một tiếng rên khừ khừ như tiếng rên của người ốm. Bạn tôi cất tiếng hỏi: - Ai đấy? Chúng tôi nghe thấy tiếng người cựa mình, tiếng chiếu sột soạt: hình như người đó ngồi dậy. Rồi một tiếng nói khàn khàn trả lời, tiếp theo mấy tiếng ho rũ rưӧi: - Tôi. Các thầy đi đâu bây giờ? - Chúng tôi về Son. Tuy có nghe tiếng, nhưng chúng tôi không trông thấy gì cả, vì trong quán tối như mực. Bạn tôi lại hỏi: - Ai đó? Sao lại ra đây mà ngủ, có rét chết không? - Các thầy tính không nhà không cửa thì phải ra đây vậy chứ biết làm thế nào. - Làng bác có gần đây không? Sao không ngủ nhờ người trong làng? Người ấy lại ho rũ một hồi nữa mới trả lời đưӧc: - Tôi ở An ngay đây. Nhưng mình nghèo khә ai người ta cho ngủ nhờ. Và người ta khinh trọng tôi cũng không thích. Ấy, thà rằng ra ở nhờ bà cụ hàng nước đây lại còn hơn, bà ta tử tế. Lời nói khí khái đó làm chúng tôi ngạc nhiên. Người đàn ông lại hỏi: - Thầy có thuốc lào cho tôi xin... - Có. Nhưng mà không có điếu. - Điếu đây. Tôi nghe thấy anh ta sờ soạng trong bóng tối. Chúng tôi nhích lại gần. Tôi cho tay vào túi lấy thuốc, rồi nói với bạn tôi một câu bằng tiếng Pháp: - Thật là rét quá nhỉ. Tức thì người đàn ông trả lời: - Vâng, rét thật. Tôi sửng sốt hỏi: - Bác cũng biết tiếng tây à? - Thưa, gọi là biết qua loa một vài chữ. Hồi trước tôi cũng có đi líùnh sang Pháp. Que diêm đánh lên, thoáng ánh lửa sáng, tôi nhận ra một người đã đứng tuәi, gày còm và hốc hác, ngồi co ro trên cái bục đất sát vách. Quần áo bác ta rách nát, trên vai phủ một cái bao gạo đã thủng nhiều chỗ. Không đӧi cho chúng tôi hỏi, bác ta hấp tấp kẻ chuyện về thân thế bác, như hể hả vì đưӧc kể lại với người lạ cái đời gian truân của mình: - Hai thầy nghe, tôi cũng đã có lúc sung sướng, chứ có phải khә như bây giờ đâu. Lúc bấy giờ tôi đăng lýnh sang Tây mới có ngoài hai mươi tuәi. Ở bên ấy bốn năm đưӧc lon bếp, tôi lại có cả vӧ đầm, nó thương yêu tôi lắm. Nhưng từ khi về nước đến giờ, lo việc làm ăn, nên tôi cũng chẳng gửi tin tức gì sang cả. Không biết ở bên ấy nó ra sao. Rồi anh ta thuật lại cho chúng tôi nghe cái đời anh đã đưӧc sống ở bên Pháp. Những khi khoác tay vӧ đi xe chớp ảnh, trong túi có ba, bốn trăm quan, vào hàng cà phê uống rưӧu rồi đi tiệm khiêu vũ. Những khi theo vӧ về quê ở miền Provence, ra cánh đồng hái nho, rồi cùng đoàn kéo nhau về nhà hát vui vẻ quanh cái giếng rưӧu nho ở giữa làng. Anh ta nhắc lại những tên tỉnh đã ở qua bây giờ xa xôi mờ mịt: Toulouse, Bordeau, những tên làng nhỏ anh ta qua chơi: Militry, Saint - Etreuil. - Bác đã ở qua Paris chưa? - Có, tôi đưӧc ở Paris năm tháng. Montmattre, Bois de Boulogne tôi đã có đi xem cả. Chúng tôi lặng yên nghe anh kể không khỏi buồn cười khi tưởng đến những cảnh tưӧng xán lạn ánh sáng ở thành phố Paris, lại nghĩ đến bác lýnh này, bây giờ là một anh nhà quê An Nam nghèo khә ngồi bó gối hút thuốc lào trong một cái quán vắng giữa chốn đồng không mông quạnh. Bạn tôi hỏi: - Thế làm sao mà bây giờ bác như thế này? Bác Lýnh thở dài, như trút bao điều uất ức ra hơi thở, chép miệng đáp: - Cũng là cái vận mình như thế, hai thầy ạ. Khi tôi mãn về, nhà cũng có trâu, ruộng, cầy cấy đủ dư dật. Một năm sâu ăn, mấy năm mất mùa, nước lụt, thành hết cả. Lại thêm một vài cái kiện vì rắc rối trong họ, thế là gia tài khánh kiệt. Đến bây giờ thì thật là một thân một mình, không nhà, không cửa. - Thế sao bác không tìm việc làm, hay là xin nhà nước giúp? - Có, tôi đã đi làm ở tòa sứ đưӧc hơn một năm, thì ông quan thầy tôi về Pháp. Tôi cũng bỏ việc. Từ độ ấy, người ta cũng có giúp kỳ đưӧc mười đồng, kỳ dăm đồng. Nhưng hai thầy tính sao đủ: tôi lại bị bệnh ho ra máu và lóa mắt nữa, bao nhiêu tiền vào thuốc men hết cả. Bác ta nói đến đấy lại với cái điếu cày đánh diêm châm hút. Tôi thấy mặt bác hốc hác thêm, bác hút xong, đặt điếu, ho rũ rưӧi một hồi rồi lại ngồi yên lặng trong bóng tối. Chúng tôi không biết nói gì để an ủi bác, sửa soạn đứng dậy đi. Bác ta xin vài chiếc diêm và mấy điếu thuốc lào. Khi que diêm sau cùng sáng lên, tôi thấy bác nhìn chúng tôi ngập ngừng nhu muốn xin tiền mà không dám xin chăng? Đã toan đãi bác mấy hào chỉ nhưng tôi lại lưӥng lự không đưa, sӧ làm tủi bác ta quá. Tôi thấy bác ta khẽ thở dài. Ra khỏi quán, gió thәi mạnh làm tung tà áo. Trời lấm tấm mưa, rét buốt cả chân tay. Chúng tôi đi yên lặng, nghĩ đến người lýnh cũ khôn nạn kia, bây giờ lại đắp manh chiếu rách không đủ che thân, nằm nhớ lại những lúc khoác tay vӧ đầm bước vào tiệm nhiều ánh sáng, tận bên kia trái đất. Những kӹ niệm sung sướng ấy bây giờ đối với anh ta chua xót biết bao. Như cùng một ý nghĩ, người bạn tôi thong thả nói: - Chắc anh ta bây giờ đang mơ mộng nhiều cái đẹp lắm thì phải. Tôi yên lặng, không trả lời. Chung quanh chúng tôi, cái đen tối của bóng đêm khuya dày đặc. Người bạn cũ T ôi với Khanh - người bạn duyên nӧ trăm năm - đang ngồi cùng bàn câu chuyện làm ăn, ấm nước chè giải khát pha đã hầu nhạt. Chuông đồng hồ điểm mười một giờ; ngọn đèn lụt dần, dầu hỏa trong bầu do một tay rót có điều độ chỉ cháy đưӧc đến thế là hết. Cảnh tịch mịch một đêm khuya ở tỉnh nhỏ thật buồn bã, khiến tôi lại nhớ đến những đêm náo nhiệt, đầy ánh sáng ở Hà Nội. Khanh sửa soạn sắp ẵm con đi nghỉ, thì bỗng có tiếng gõ cửa rồi vú già vào. - Thưa cậu, có người đàn bà nào hỏi cậu. Tôi thất ý bảo: - Sao vú không nói tôi vắng, bảo người ta lúc khác hãy đến có đưӧc không? - Thưa, người ấy có việc cần, con không dám tự ý. Tôi ngạc nhiên ngửng lên nhìn vӧ, thì Khanh cũng đang ngạc nhiên nhìn tôi, đôi lông mày lá liễu đã bắt đầu díu lại. Tôi bảo vú già: - Vú ra hỏi ai đã. Người vú vừa quay đi thì Khanh đã sầm ngay mặt lại lườm tôi mà rằng: - Đàn bà, con gái, nửa đêm còn hỏi với han gì? Sao cậu không sai vú già tống khứ đi cho rồi. Ngay lúc ấy, người vú trở vào: - Thưa cô Lệ Minh đấy, cậu ạ. Tôi ngẩn người ra. Lệ Minh, người bạn đồng chí gặp gӥ ở Hà thành ba năm về trước, sao nay cô lại về đây? Cô đến bí mật thực. Không biết cô đến tìm tôi có việc gì trong lúc đêm khuya khoắt này? Đến nhà tránh nạn chăng? Trong một buәi mà tấm lòng nhiệt huyết còn sôi nәi, tôi đã hứa lúc nào cũng sẵn lòng giúp cô trong bước khó khăn. Lời hứa đó, và cái kӹ niệm một thời thiếu niên hăng hái thoáng qua trí nhớ khiến tôi băn khoăn; một mối lo ngại bỗng nhiên đến ám ảnh tâm trí làm tan nát cái yên tĩnh tôi đã giữ gìn trong mấy năm này. Vú già vẫn đứng đӧi. Tôi bảo Khanh: - Mӧ vào trông em nó ngủ trước. Tôi phải ra có việc. Rồi vội bước để tránh câu bấc chì mà tôi có thể đoán đưӧc, tôi ra ngoài tiếp khách. Trông khách mà kinh ngạc, không biết có phải Lệ Minh người cũ không. áo sa chùm ngoài áo cánh trắng càng làm rõ cảnh nghèo khә ẩn ở trong; hai túi nhét đầy những thứ lạ gì, há hốc miệng như kêu đói; một giải lưng lụa đã ám màu xơ xác thoáng qua sӧi sa thưa. Tôi lại nhớ đến Lệ Minh ngày xưa, óng ả biết bao trong chiếc áo vải rồng, đi đâu cũng cә động dùng nội hóa mà chính cô hiến cái gương diễm lệ. Ngay đến dung nhan cô xét cũng khác xưa, đôi mắt tinh nhanh buәi trước bây giờ lờ đờ như bị ám sau cái màn lo nghĩ; đôi gò má hây hây nay không biết vì tuәi hay vì phiền não ở đời, đôi má kia đã thành ra hóp lại, hai gò má nәi cao, phải chăng như để tiêu biểu cho kẻ số phận vất vả long đong. Tôi ngại ngùng, lâu chưa nói đưӧc câu hỏi han, cô cũng ra vẻ sưӧng sùng, e lệ; một lát, cô khẽ nói: - Mạnh quân chắc thấy em khác trước lắm. Nào tôi có trách gì cô! Trong một phút nhìn sự thực, tôi hiểu chính tôi thay đәi nhiều lắm, mà tự ghen với người nữ đồng chí. Cái thân trưởng giả nửa mùa tôi nay đã nghiễm nhiên thành một người tòng sự công sở, họa chăng có lo lắng cho vӧ con đủ ấm no là mãn nguyện. Cái đời nghĩa hiệp lãng mạn đã thuộc về thời quá khứ, cô đến đây thật là tiếng sét trong quãng bình minh. Rồi không biết tự nhủ mình hay nhủ ai, tôi đáp: - Vâng, người đời ta mỗi lúc một khác. Lệ Minh như không để ý đến câu triết lý ngớ ngẩn ấy: - Em đến đây muốn phiền ông anh một việc, chả biết ông anh có sẵn lòng không? Tôi hơi chột dạ. Không hiểu nhà nữ đồng chí này lại muốn bày ra chuyện gì. Song cũng gưӧng đáp: - Việc gì, cô cứ cho biết. Lệ Minh bắt đầu thuật lại quãng đời vừa qua. - Anh em bây giờ mỗi người một nơi, người nào lo phận người ấy. Còn em thế cô, một thân lang thang nay đây mai đó, chẳng làm đưӧc việc gì, rồi một buәi chán nản, yếu hèn, em đã đem thân gửi một nhà lái buôn. Nghe thấy cô có chồng tôi như đӥ đưӧc một gánh nặng, dằn lòng nghe nốt câu chuyện. Chuyện cô cũng giống như chuyện trăm nghìn gia đình éo le khác. Gã lái buôn đã dối cô: gã đã có vӧ cả. Cả, lẽ ghen tuông, cô vốn người học thức, không chịu đưӧc phận tôi đòi, một hôm cô ẵm con lên đường tìm phương tự lập. Cô đến nhờ tôi tìm cho một chỗ dạy tư, nhất đưӧc nhà nào chịu nuôi thày dạy con ở nhà thì càng hay, vì cô chỉ mong đưӧc một chỗ “yên thân” là quí. Cô nói xong, cúi nhìn đi chỗ khác, như tự lấy làm xấu hә vì cái điều mong mỏi tầm thường ấy. Yên thân! Bây giờ chúng tôi chỉ cầu có thế thôi ư? Tự nhiên tôi thấy khó chịu trong bộ quần áo lụa, trong căn phòng của tôi bày biện nào đỉnh đồng, tủ chè, sập gụ, những thứ đồ đạc làm nẩy vẻ thèm muốn trong con mắt những người đồng sự ở cái tỉnh nhỏ này. Tôi không giấu đưӧc cái mối thẹn thùng đưa lên làm nóng mặt. Tôi quay lại phía Lệ Minh vừa gặp lúc nàng cũng đưa mắt nhìn tôi. Hai chúng tôi nhìn nhau ngưӧng nghịu. Cô khẩn khoản thêm: - Thế nào anh cũng cố giúp hộ tôi nhé. Tôi nhận lời cho qua chuyện. Song tôi cũng thừa hiểu, trước cái hoạn nạn không xứng đáng kia, một lời hứa xoàng chẳng cũng quá ư nhạt nhẽo. Không tìm đưӧc phương cứu giúp cô một cách kiến hiệu hơn, tôi tự thấy mình hèn nhát. Nhưng biết làm thế nào? Mời cô ở lại đây ư? Tôi nghĩ đến cái giận dữ của Khanh mà sӧ: nàng chẳng sẽ làm tan hoang nhà cửa ra mất? - Hỏi thế này khí không phải, cô sao không đến chơi sớm hơn một chút? Lệ Minh như mới hiểu mình đến giờ vô lý. Cô bối rối xin lỗi: - Em chỉ còn nhớ chỗ ở ngõ huynh biên cho trước. Đến hỏi từ sáu giờ tối, họ chỉ quanh quẩn, và em không thuộc phố tỉnh này thành ra cứ đi vơ vẩn mãi. Và khi còn ở trên Hà Nội anh hay thức khuya lắm cơ mà. Anh thường vẫn nói, đêm là ngày của bọn trí thức, em vẫn tưởng thế nên mới dám đường đột đến đây. Tìm công việc hộ cô, giới thiệu một thiếu nữ như cô vào một gia đình nền nếp cũ, tôi cho là khó khăn, mà nghĩ không có can đảm làm. Giúp cô cái vốn nhỏ để cô tìm cách tự lập, tôi vẫn cho là phận sự của tôi. Song mӧ cháu giữ chìa khóa, mà Khanh đâu có phải là người có thể lấy nghĩa khí mà chuyển đưӧc lòng. Muốn tìm câu khuyên giải cô, song tôi thấy chính cần phải khuyên giải cho tôi nhiều hơn, nên tắc cә không nói đưӧc nên lời. Đồng hồ đánh mười hai tiếng lanh lảnh trong đêm khuya. Tôi giật mình nhìn Lệ Minh, lo sӧ. Đã một giờ đồng hồ ở nhà ngoài rồi, chắc Khanh ngờ vực, mà từ nãy đến giờ tôi chắc đã lẩm bẩm chán. Lệ Minh như biết ý, đứng dậy xin cáo từ. Tôi mở cửa tiễn cô ra ngoài. Trông cô đi khuất vào bóng tối, tôi lại nhớ đến những ngày nào hồi còn trẻ vẫn cùng nhau hội họp khuya trong một căn phố tối tăm ở ngoại ô Hà Nội. Tôi đóng cửa trở vào, thấy Khanh vẫn còn giong đèn ẵm con ngồi đӧi trên ghế. Tôi vào, nàng kể lể lôi thôi, trách móc nào là không biết thương vӧ thương con, nào là đã ngần ấy tuәi - (tuәi mới có ba mươi!) - mà còn toan tính những ai. Giọng Khanh tấm tức như bị điều gì khә sở lắm, rồi nàng cúi mặt tỉ tê khóc. Tôi phải liệu nhời khuyên giải mãi, nàng mới nín. Khi nàng đã ẵm con vào màn đi nghỉ, khi cái yên lặng tịch mịch của đêm khuya đã trở lại trong phòng, tôi cúi đầu suy nghĩ. Từ cái dĩ vãng xa xôi thăm thẳm, tôi thấy hiện lên một hình ảnh rõ ràng, hình ảnh tôi trong lúc còn niên thiếu, một thanh niên hăng """